Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 3 November 2016

SƠN TRUNG * VIỆC HỌC VÀ ĐỌC SÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Saturday, August 22, 2015


SƠN TRUNG * VIỆC HỌC VÀ ĐỌC SÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

 

VIỆC HỌC VÀ ĐỌC SÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TA
 SƠN TRUNG


Nhân dân ta vốn hiếu học. Dù là nông dân, công nhân cũng kính trọng kẻ sĩ vì người đi học là đi trên con đường trau dồi tài đức để phụng sự quốc gia, xã hội. Dù là ông vua thất học hoặc it học cũng kính trọng kẻ sĩ  vì kẻ sĩ là nhân tài của quốc gia..Bởi vậy nhà vua thường xuống chiếu chiêu hiền, và mở các khoa thi chọn hiền tài. Con các công thần và trọng thần được ưu đãi nhưng cũng phải qua các kỳ thi và lớp học mới được bổ dụng. Kẻ sĩ mà thi đỗ thì sớm nhẹ bươc thanh vân. Các cô thiếu nữ hằng mơ ước:
 -Chẳng tham ruộng cả ao liền, Tham về cái bút, cái nghiên anh đồ." 
Và: " Lọng anh đi trước, võng nàng theo sau". 

 Tuy nhiên, trong nhân dân cũng có kẻ không ưa trí thức:
-Nhất sĩ nhì nông, 
Hết gạo chạy rông 
Nhất nông nhì sĩ.
-Khuyên ai chớ lấy học trỏ 
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm".

Không phải thi đỗ là giỏi, và có học là có hạnh. Một số là "đậu lạy quan xin":
“Con nên chức phận cha mòn trán, em được khoa danh chị nát đồ”.
Một số đi học bên Pháp bằng cấp cao sang nhưng trong bọn họ chỉ là bằng mua, bằng giả. Bên Pháp cũng như bên  Mỹ nghề viết thuê   luận án  Thạc sĩ, Tiến sĩ không hiếm. Có kẻ bên Tây, bên Mỹ về làm giáo sư đại học hay ông nọ bà kia thực ra chẳng có bằng cấp gì cả bởi vì trường tư bên Pháp, bên Bỉ...cứ nhân đại sinh viên cho xôm tụ, không cần có bằng tú tài, họ cho khất.  Vô ra trường đại học nhưng thật sự họ chưa có bằng tú tài. Bằng Tú Tài ngày trước khó lắm. Nhiều ông bà làm bằng gỉả để vào đại học rồi cũng như mánh lới, cũng thi đỗ nọ kia.


Như đã trình bày, một số đi học chỉ vì bằng cấp để kiếm danh lợi. Sau khi thi đỗ, có việc làm thì sống  tà tà, chẳng hơi sức đâu mà nghiên cứu, tìm tòi. Viết được một vài quyển sách là quý. Không thấy ai có những sáng kiến về khoa học, kỹ thuật,  nghệ thuật..


Vì đi học lấy lệ cho nên rất it người học hành thật sự. Họ học bài của thầy, cours của thầy là đủ, không cần phải mua sách, muợn sách đọc thêm. Đi thư viện là vì thư viện có chỗ ngồi, có quạt máy và máy lạnh, còn ở nhà ồn ào, chật chội, nóng nực. Ra thư viện cũng có cái thú là gặp bạn bè, tán gẫu với nhau rất vui vẻ.

Nếu đi thư viện đọc sách, thì họ không chịu khó biên chép, họ xé sách mang về nhà.  Giáo sư Thanh Lãng sai sinh viên biên chép tài liệu trong thư viện để hoàn thành bộ "Ba Mươi Năm Tranh Luận Văn Học". Ý kiến của Ngài rất hay nhưng có chỗ sai lầm vì các sinh viên lừời biếng, ghi chép cẩu thả , làm dối trá cho xong chuyện, mà Ngài thì không có thì giờ  đã đành mà cũng chẳng sai cô thư ký đi thư viện kiểm tra lại cho nên quyển sách của Ngài là tập họp những lười biếng và sai lầm của đám sinh viên thiếu tinh thần trách nhiệm.

 Một cái tệ của việc cho mượn sách là  sách bị mất hoặc bị xé rách. Không phải riêng tại Việt Nam mà bên Âu Mỹ cũng thế.  Charles Nodier , một nhà văn Pháp đã kêu thân:
Tel est le sort du livre emprunté,..
Souvent perdu et toujours maltraité.

Gia đình tôi xưa có một số sách báo. Bà con mượn đọc, đến khi họ trả thì đã bị mất nhiều trang. Bản thân tôi có một quyển truyện do ba tôi ở Saigon gửi về tặng. Tôi đem ra lớp, một câu bạn mượn xem, không trả. Tôi đòi lại thì được bạn trả lời: Mất rồi!

Sau 1975, bạn tôi có tủ sách, được Phan Lạc Tuyên hỏi mượn. Thế là mất tiêu. Ở chế đô cộng sản, sách rất hiếm, phải có giấy phép mới được vào thư viện.  Thành thử sống trong chế độ cộng sản, con người càng quý tư hữu. Muốn có tư hữu phải cướp giật thội. Không riêng kinh tế, chính trị, mà văn hóa, giáo dục cũng thế. Nhà trường cho mượn sách giáo khoa nhưng hết niên khóa phải trả lại cho trường. Khi ra trường, sinh viên chỉ có hai bàn tay trắng. Trước khi sống với cộng sản, nghe tin ngoài Bắc sinh viện được nhà nước nuôi, không tốn học phí và tiền sách vở, ai cũng cho là thiên đàng. Sau này mới biết thế là khổ! Nhà nước nuôi thì luôn ăn đói vì sinh viên bị nhiều tầng bóc lột.. Sách giáo khoa trải bao đời, cũ mèm, rách nát, sai lầm thảm hại mà giáo viên không dám sửa chữa vì sợ phạm pháp quy của chế độ!

Người Việt Nam ta trước 1975, một số theo ngành thương nghiệp, công nghiệp. Cha mẹ gầy dựng cơ nghiệp, con cháu thừa hưởng. Cuộc sống nhân dân ta tại miền quốc gia tương đối hạnh phúc. Người nông dân bốn mùa thoc lúa ê hề, sáng chiều chạy ra ruộng cũng bắt được vài con tôm, con cá lóc đủ ăn suốt ngày. Người  xich lô buổi trưa ngủ dưới hàng cây xanh, vợ ở nhà bồng con sang hàng xóm đánh tứ sắc. Con nhà giàu, bỏ ra năm sáu cây vàng, sang lại một cửa hàng, thế là cứ hàn hạ lao động và thu lợi. Cuộc sống an nhàn như thế, họ không cần phải lo học, lo thi đỗ để kiếm việc làm. Mấy người cháu, người em họ tôi thắc mắc: "Tại sao dòng họ nhà anh, nhà chú, nhà cậu ai cũng phải lo học?"
Bởi vì một số người Việt Nam ngày xưa coi việc học là con đường tiến thân cũng như bên Âu Mỹ phải đi học, tôi thiểu phải tốt nghiệp trung học mới được nhận vào làm việc. Lẽ dĩ nhiên bưng phở thì không cần bắng cấp. 

 Nhưng câu hỏi trên  cũng là một chân lý. Trước 1975, nếu một tháng không lương, chắc cả nhà tôi chết đói. Nhưng sau 1975, tôi thất nghiệp, mở cửa hàng nhỏ bán gạo, thoc , cám chăn nuôi mà đủ sống ngày ba bữa cháo rau. Thế thì cần gì làm công chức, làm cán bộ, cần gì tranh nhau chức vụ nhỏ nhoi, tầm thường! Trước 1075, đừng coi thường những cô, những bà bán thuốc lá trước rạp xi nê hay đầu ngõ. Thu thập của họ cao gấp mấy những ông thầu khoán ở nhà thuê, đi xe hơi mượn nhưng trong túi không có lấy vài xu.



Chỉ nước ta  ngày xưa là không học vẫn sống giàu sang, an nhàn và hạnh phúc. Mất chức về vườn vẫn ung dung vì còn có nhà cửa, ruộng vườn ở thôn quê, đâu cần đến sổ hưu! Sau này ra ngoại quốc, dân ta mới biết ai cũng cần phải học.  Ai cũng phải học hết mức phổ thông trung học. Có học mới có việc làm.  Phải học tiếng Anh, tiếng Pháp và học nghề.  Một số dân Việt ở Paris và California là không cần học ngoại ngữ vì ra khỏi nhà  toàn là người Việt. Chánh án, Cảnh sát cũng là người Việt. Tuy nhiên ai cũng phải học ngề, phải thi cử và phải có giấy chứng nhận hành nghề. Làm thợ móng tay ư? Làm thợ cắt tóc ư? Làm thợ may ư? Làm tài xế taxi ư?  Phải có văn hóa và bằng cấp chuyện môn cho dù làm nghề đấm bóp! Và xin nói thêm, chỉ ở nước ta là  sướng nhất, chỉ văn hóa lớp ba trường làng hay chẳng học hành gì cà mà vẫn làm lãnh tụ, làm lý thuyết gia cộng sản như  Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh...


Trước 1975,  giáo dục tại miền Nam phát triển. Dù chiến tranh, các vị lãnh đạo quốc gia vẫn nghĩ đến gtiáo dục và y tế miễn phí cho nhân dân, còn cộng sản ngày nay, dân không có tiền là chịu dốt và chịu chết.Các lãnh đạo quốc gia hiền từ, không có cái mộng " Đốt cháy Trường Sơn", " đánh cho đến người Việt cuối cùng " cho nên học sinh, sinh viên vẫn được học hành, không phải chịu cảnh 15 tuổi phải ra trận địa. Vì vậy, thanh thiếu niên được học hành, ngoài trừ những người đến tuổi quân dịch.

Nền giáo dục Âu Mỵ tạo cho học sinh, sinh viên nhu cầu đọc. Còn giáo dục Việt Cộng chỉ làm cho hoc sinh, sinh viên chán cái trò dối trá, tuyên truyền lường gạt. Ngày nay, sinh viên, học sinh chán môn Văn, môn Sử vì các thầy cô đã theo Cộng sản phá hoại cái Chân, Thiện, Mỹ của Văn và Sử. Lại nữa, người ta học để làm gì vì con cán bộ dốt nát vẫn thi đỗ, mà lại đỗ cao, và dốt vẫn có địa vị cao sang! Thầy giáo , cô giáo, bác sĩ và y tá cũng chán làm việc vì bọn đảng trong nhà trường và bệnh viện ăn hết rồi, chỉ còn vài hột cơm thừa quăng ra cho giáo viên, bác sĩ và y tá,
Xã hội và giáo dục Việt Nam nay suy đồi vì chủ nghĩa cộng sản. Sai lầm lớn lao của cộng sản là khởi xướng giai cấp đấu tranh, lấy công nhân làm giai cấp cách mạng tiên phong. Sự thực công nhân hay vô sản chỉ là khẩu hiệu che đậy sự tàn bạo của cộng sản. Công nhân hay vô sản chỉ là bình phong, chỉ có bọn cộng sản là nắm quyền. Họ giả cách bênh vực lao động mà đàn áp mọi giai cấp. Họ căm thù tư sản,  khinh miệt kẻ sĩ và coi trí thức như kẻ thù Khởi đầu là Marx đã liệt kê trí thức, nông dân, thương gia, nói chung là các giai cấp trung lưu là lưng chừng là phản động, chỉ có vô sản và cộng sản là " cách mạng" nghĩa là sẵn sàng chém giết  người và cướp tài sản nhân dân! Tiếp theo, Lenin, Stalin sau  cuộc nổi loạn 1917 đã đuổi trí thức ra khỏi nước. Và Mao đã nói "Trí thức là cục phân". Ông cũng như Lenin, Stalin đuổi trí thức, đưa nông dân lên nắm quyền từ địa phương đến trung ương. Ông ra những kế hoạch 5 năm, muời năm, thực hiện bưiớc nhảy vọt vĩ đại nhưng không nhập cảng máy móc Âu Mỹ! Tại Việt Nam, Sô Viết Nghệ Tĩnh đã đề khẩu hiệu " trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ". Mai Chí Thọ, Đinh Dức Thiện chuông lưu manh Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Chí Thanh mà khinh miệt trí thức (Vũ Thư Hiên-Đêm Giữa Ban Ngày). Vô học đi đôi vô hạnh, vô đức.  Tuy nhiên,  một số it trí thức cũng lưu manh, gian ác như PolPot, Võ Nguyên Giáp, Trần Vân Giàu, Nguyễn Văn Trấn...  Cổ nhân đã nói:
Thứ nhất thì sợ anh hùng
Thứ nhì sợ cố cùng liều thân.
Cố cùng lúc gay go thì làm liều, còn lúc nắm quyền hành thì cực kỳ hung ác. Đằng nào bọn lưu manh cũng đáng sợ!
 
Vì thấy sai lầm của chủ nghĩa Mac-Mao, Đặng Tiểu Bình đã dẹp bỏ phần lớn lý thuyết và chính sách cộng sản, ông chủ trương bốn hiện đại hóa mà trong đó khoa học kỹ thuật là then chốt. Đã hiện đại hóa thì phải nhập cảng khoa học kỹ thật Âu Mỹ, chứ không như Tố Hữu và Mao chủ trương lấy sức người " Bàn tay ta làm nên tất cả  / Với sức người sỏi đá cũng thành cơm."
Người Việt Nam ta một số theo ngành thương nghiệp, công nghiệp. Cha mẹ gầy dựng cơ nghiệp, con cháu thừa hưởng. Cuộc sống nhân dân ta tại miền quốc gia tương đối hạnh phúc. Người nông dân bốn mùa thoc lúa ê hề, sáng chiều chạy ra ruộng một lát cũng bắt được vài con tôm, con cá lóc đủ ăn suốt ngày. Người  xich lô buổi trưa ngủ dưới hàng cây xanh, vợ ở nhà bồng con sang hàng xóm đánh tứ sắc. Con nhà giàu, bỏ ra năm sáu cây vàng, sang lại một cửa hàng, thế là cứ  nhàn hạ lao động và thu lợi. Cuộc sống an nhàn như thế, họ không cần phải lo học, lo thi đỗ để kiếm việc làm.  Chỉ có nhà nghèo hoặc trung lưu phải lo học để sinh sống và đóng góp với đời. Mấy người cháu, người em họ tôi thắc mắc: "Tại sao dòng họ nhà anh, nhà chú, nhà cậu ai cũng phải lo học?"

Chỉ nước ta  ngày xưa là không học vẫn sống giàu sang, an nhàn và hạnh phúc.  Chồng là hàn sĩ, quanh năm thơ rượu và thi cử, vợ buôn thúng bán bưng vẫn đủ sống như nhà Tú Xương
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi nấng năm con với một chồng.
Mất chức về vườn vẫn ung dung vì còn có nhà cửa, ruộng vườn ở thôn quê, đâu cần đến sổ hưu! Được như thế là vì không có đảng lãnh đạo và  đè đầu bóp cổ. Sau này ra ngoại quốc, dân ta mới biết ai cũng cần phải học.  Ai cũng phải học hết mức phổ thông trung học. Có học mới việc làm. Làm thợ móng tay ư? Làm thợ cắt tóc ư? Làm thợ may ư? Làm tài xế taxi ư?  Phải có văn hóa và bằng cấp chuyện môn cho dù làm nghề đấm bóp! Và xin nói thêm, chỉ ở nước ta là  sướng nhất, chỉ văn hóa lớp ba trường làng hay chẳng học hành gì cà mà vẫn làm lãnh tụ, làm lý thuyết gia cộng sản như  Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn,  Đỗ Mười, Võ Chí Công, Nguyễn Chí Thanh...


Nền giáo dục Âu Mỵ tạo cho học sinh, sinh viên nhu cầu đọc. Còn giáo dục Việt Cộng chỉ làm cho hoc sinh, sinh viên chán cái trò dối trá, tuyên truyền lường gạt. Ngày nay, sinh viên, học sinh chán môn Văn, môn sử vì các thầy cô đã theo Cộng sản phá hoại cái Chân, cái Mỹ của Văn và Sử. Lại nữa, người ta học để làm gì vì con cán bộ dốt nát vẫn thi đỗ, mà lại đỗ cao, và dốt vẫn có địa vị cao sang!
Một hậu quà khác của chủ nghĩa cộng sản là bùng nổ tư hữu, phát triển lòng tham danh lợi. Cộng sản nay lộ bộ mặt gian trá, tàn ác:
-Cộng sản chủ trương hủy bỏ tư hữu thì sau khi cướp chính quyền, cộng sản ngang nhiên chiếm đoại của công làm tư hữu.
-Cộng sản tuyên bố bình đẳng, dân chủ nhưng thực tế cộng sản phản quốc gia, phản dân chủ, cướp đoạt mọi quyền tự do, dân chủ của nhân sản.
-Cộng sản xưa tự hào là vô sản nhưng sau Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, họ thấy họ thua xa các lãnh đạo  quốc tế, ai cũng xuất thân đại học nọ, đại học kia, nhưng Nguyễn Tất Thành, Đỗ Mười,Lê Đức Anh... chỉ có cái vốn vô học, cao lắm chỉ là lớp ba trường làng. Vì sự xấu hổ này, họ quyết phải cải trang thành trí thức. Họ ra nghị quyết trong vài tháng sẽ đẻ ra vài chục ngàn thạc sĩ ,tiến sĩ. Vì vậy mà Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang đều có bằng cử nhân oai ra phết. Nhưng cái thạc sĩ, tiến sĩ này chỉ là đồ mã, đồ chơi cho trẻ con, không ich lợi gì cho quốc gia.

Một nền giáo dục như vậy phải hủy bỏ cùng một lúc với chủ nghĩa cộng sản để xây dựng một quốc gia dân chủ, tự do và phát triển.

No comments:

Post a Comment