THANH PHONG * NGƯỜI ZIT ZÌ ZẬY?
Ở Mỹ 40 năm vẫn còn có ông Việt như thế này!
October 4, 2015
Trạm thu mua phế liệu ở góc đường Newland và Westminster, nơi xảy ra một vụ cãi vã kịch liệt giữa một ông Việt Nam và một bà Mỹ trắng hôm thứ Tư, 30 tháng 9, 2015. (Thanh Phong/Viễn Đông) Trong số báo Viễn Đông ra ngày thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015 có đăng …
Trạm thu mua phế liệu ở góc đường Newland và Westminster, nơi xảy ra một vụ cãi vã kịch liệt giữa một ông Việt Nam và một bà Mỹ trắng hôm thứ Tư, 30 tháng 9, 2015. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Trong số báo Viễn Đông ra ngày thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015 có đăng 5 bản tin về một số người Việt làm những chuyện xấu hổ lây cho cộng đồng Việt Nam: Dược sĩ Scott Trần ở Nebraska gian lận Medicaid số tiền lên tới $14.4 triệu Mỹ kim; bà Phan H. Kim ở Chicago lái xe tông người rơi xuống mương rồi chạy luôn; anh Nguyễn Duy Minh ở Virginia giết chồng của vợ cũ, anh Danny Nguyễn 22 tuổi ở Boston đi vẽ bậy trên tường bị bắt, cô Lê Trâm 18 tuổi ở Houston bắn chết bạn trai. Tại Littlle Saigon, một chuyện đáng xấu hổ khác xảy ra ngay vào trưa thứ Tư, 30 tháng 9, 2015, mà người viết vô tình chứng kiến từ đầu đến cuối tại vựa thu mua phế liệu kế bên chợ Stater Bros gần ngả tư Newland và Westminster.
Trong số người sắp hàng chờ đến phiên mình bán ve chai có một phụ nữ Mỹ trắng, trạc trên 40 tuổi. Trước người này vài ba người có một bà cụ Việt Nam, và sau lưng người phụ nữ Mỹ này có năm, bảy người khác đứng chờ. Một người đàn ông Việt Nam độ ngoài 50 tuổi kéo cái thùng đựng một số ve chai của ông đến sau lưng bà cụ Việt Nam. Người phụ nữ Mỹ lên tiếng, kêu anh này phải sắp hàng phía sau. Người đàn ông Việt sừng sổ ngay với người này, “Tao đến sau bà già này, biết chưa?” Người phụ nữ Mỹ nói, “Không cần biết, đến sau phải sắp hàng sau.”
Người đàn ông không chịu, cứ một, hai nói là anh ta đến sau bà già Việt Nam nhưng đậu xe ở chỗ kia để lựa chai ra chai, lon ra lon nên vào sau. Người phụ nữ Mỹ nhất định không chịu. Hai bên cãi nhau kịch liệt, người đàn ông Việt Nam chửi thô tục, gọi người phụ nữ kia là đồ chó. Người phụ nữ Mỹ cũng gọi anh chàng này “Mày mới là đồ chó.”
Người thu mua ve chai là một người Việt Nam họ Hoàng. Anh này nói với người phụ nữ Mỹ, “You yên tâm, đừng sợ, tôi sẽ không mua của người đó trước you. Hồi nãy tôi đã nói rồi, phải sắp hàng, ông ta không chịu. Bây giờ cứ theo thứ tự ai sắp hàng trước tôi mua trước.”Hai bên lại tiếp tục chỉ tay vào nhau cãi rất hăng.
Có lẽ đuối lý và muốn “nổ” với người phụ nữ Mỹ, ông trung niên này nói, “Tao là bác sĩ, mày biết chưa?” Người phụ nữ Mỹ và những người đứng đó cười! Người phụ nữ nói, “Tao chưa thấy người bác sĩ Việt Nam nào phải đi lượm mấy cái này bán, mày là bác sĩ hả, bác sĩ gì mày?”
Nghe người đàn bà Mỹ hỏi như vậy và thấy mấy người trong hàng cười, người đàn ông lúc đó nói với bà cụ Việt Nam, “Tôi cho bà hết đó, tôi không cần nữa!” và ông ta quay đi. Đi được hai ba bước, ông ta quay lại chỉ tay vào người đàn bà Mỹ nói: “Mày là đồ chó.”
Ra tới chỗ đậu xe cách chỗ hai người cãi nhau chừng sáu, bảy bước, người đàn ông rút cái bóp trong túi quần ra, chìa cái thẻ (không ai nhìn rõ thẻ gì) và ông ta nhắc lại với người phụ nữ Mỹ, “Coi này, tao là bác sĩ nghe rõ chưa?” Nói rồi ông lên xe phóng đi.
Bà cụ già người Việt, mặc dù được ông kia cho một ít ve chai nhưng bà cũng không bênh. Bà cụ nói, “Hồi nãy tôi đã bảo ông ta rồi, muốn lẹ thì bỏ một ít chai lọ vào cái thùng để kế sau tôi, nhưng không nghe; bà Mỹ kia cự là phải rồi; mà không hiểu sao lại còn khoe mình là bác sĩ? Làm gì có bác sĩ nào phải đi lượm ba cái này bán bao giờ!”
Một người đàn ông đứng xem nói với chúng tôi, “Ở Mỹ này 40 năm rồi mà một phép lịch sự tối thiểu cũng không học được. Mấy năm trước đây, người Việt mình có tật hễ đến trễ nhưng cứ muốn được trước, thành thử không cần xếp hàng, cứ thấy chỗ phía trên có người Việt đứng bèn lại gần, giả vờ nói chuyện thân mật như người trong nhà rồi chen vào để được đứng trước. Sau khi nhiều người Mỹ, Mễ và cả người Việt lên tiếng, tệ nạn đó bây giờ gần như chấm dứt, nay không ngờ lại thấy xuất hiện một ông Việt Nam có hành động quái gở này, Người phụ nữ Mỹ dạy cho bài học như vậy thật không biết xấu hổ. Đã vậy còn nổ mình là bác sĩ, không biết nhục. Ai mà tin thứ đó là bác sĩ!”
Một vị khác chen vào, “Ngoài cái tật xấu đó, tôi thấy nhiều người Việt còn một cái tật chưa bỏ, có khi còn đang phát triển mạnh; là cái tật nói điện thoại oang oang ở nơi công cộng như chỗ không người. Thậm chí trong phòng mạch bác sĩ, chờ ở nhà bank hay bưu điện, cầm cái cell phone lên là cứ nói thả cửa như ở nhà, bắt mọi người phải nghe những chuyện không đâu, chán quá! Tại sao không thể nói nhỏ hay để về nhà hãy nói.” Ông kia nói, “Không phải đâu! Mấy người đó chắc cũng sanh ra ở kho đạn Long Bình hay kho đạn Thành Tuy Hạ gì đó, muốn khoe cái Iphone năm, IPhone sáu gì đó mà. Thôi kệ thây họ, họ viện cớ xứ Mỹ là xứ tự do nên cứ để cho họ nổ, càng nổ càng bị mọi người khinh ghét chứ có ai ưa cái loại người như vậy đâu.”
THANH PHONG / Nguồn: Theo Báo Viễn Đông
Trạm thu mua phế liệu ở góc đường Newland và Westminster, nơi xảy ra một vụ cãi vã kịch liệt giữa một ông Việt Nam và một bà Mỹ trắng hôm thứ Tư, 30 tháng 9, 2015. (Thanh Phong/Viễn Đông) Trong số báo Viễn Đông ra ngày thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015 có đăng …
Trạm thu mua phế liệu ở góc đường Newland và Westminster, nơi xảy ra một vụ cãi vã kịch liệt giữa một ông Việt Nam và một bà Mỹ trắng hôm thứ Tư, 30 tháng 9, 2015. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Trong số báo Viễn Đông ra ngày thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015 có đăng 5 bản tin về một số người Việt làm những chuyện xấu hổ lây cho cộng đồng Việt Nam: Dược sĩ Scott Trần ở Nebraska gian lận Medicaid số tiền lên tới $14.4 triệu Mỹ kim; bà Phan H. Kim ở Chicago lái xe tông người rơi xuống mương rồi chạy luôn; anh Nguyễn Duy Minh ở Virginia giết chồng của vợ cũ, anh Danny Nguyễn 22 tuổi ở Boston đi vẽ bậy trên tường bị bắt, cô Lê Trâm 18 tuổi ở Houston bắn chết bạn trai. Tại Littlle Saigon, một chuyện đáng xấu hổ khác xảy ra ngay vào trưa thứ Tư, 30 tháng 9, 2015, mà người viết vô tình chứng kiến từ đầu đến cuối tại vựa thu mua phế liệu kế bên chợ Stater Bros gần ngả tư Newland và Westminster.
Trong số người sắp hàng chờ đến phiên mình bán ve chai có một phụ nữ Mỹ trắng, trạc trên 40 tuổi. Trước người này vài ba người có một bà cụ Việt Nam, và sau lưng người phụ nữ Mỹ này có năm, bảy người khác đứng chờ. Một người đàn ông Việt Nam độ ngoài 50 tuổi kéo cái thùng đựng một số ve chai của ông đến sau lưng bà cụ Việt Nam. Người phụ nữ Mỹ lên tiếng, kêu anh này phải sắp hàng phía sau. Người đàn ông Việt sừng sổ ngay với người này, “Tao đến sau bà già này, biết chưa?” Người phụ nữ Mỹ nói, “Không cần biết, đến sau phải sắp hàng sau.”
Người đàn ông không chịu, cứ một, hai nói là anh ta đến sau bà già Việt Nam nhưng đậu xe ở chỗ kia để lựa chai ra chai, lon ra lon nên vào sau. Người phụ nữ Mỹ nhất định không chịu. Hai bên cãi nhau kịch liệt, người đàn ông Việt Nam chửi thô tục, gọi người phụ nữ kia là đồ chó. Người phụ nữ Mỹ cũng gọi anh chàng này “Mày mới là đồ chó.”
Người thu mua ve chai là một người Việt Nam họ Hoàng. Anh này nói với người phụ nữ Mỹ, “You yên tâm, đừng sợ, tôi sẽ không mua của người đó trước you. Hồi nãy tôi đã nói rồi, phải sắp hàng, ông ta không chịu. Bây giờ cứ theo thứ tự ai sắp hàng trước tôi mua trước.”Hai bên lại tiếp tục chỉ tay vào nhau cãi rất hăng.
Có lẽ đuối lý và muốn “nổ” với người phụ nữ Mỹ, ông trung niên này nói, “Tao là bác sĩ, mày biết chưa?” Người phụ nữ Mỹ và những người đứng đó cười! Người phụ nữ nói, “Tao chưa thấy người bác sĩ Việt Nam nào phải đi lượm mấy cái này bán, mày là bác sĩ hả, bác sĩ gì mày?”
Nghe người đàn bà Mỹ hỏi như vậy và thấy mấy người trong hàng cười, người đàn ông lúc đó nói với bà cụ Việt Nam, “Tôi cho bà hết đó, tôi không cần nữa!” và ông ta quay đi. Đi được hai ba bước, ông ta quay lại chỉ tay vào người đàn bà Mỹ nói: “Mày là đồ chó.”
Ra tới chỗ đậu xe cách chỗ hai người cãi nhau chừng sáu, bảy bước, người đàn ông rút cái bóp trong túi quần ra, chìa cái thẻ (không ai nhìn rõ thẻ gì) và ông ta nhắc lại với người phụ nữ Mỹ, “Coi này, tao là bác sĩ nghe rõ chưa?” Nói rồi ông lên xe phóng đi.
Bà cụ già người Việt, mặc dù được ông kia cho một ít ve chai nhưng bà cũng không bênh. Bà cụ nói, “Hồi nãy tôi đã bảo ông ta rồi, muốn lẹ thì bỏ một ít chai lọ vào cái thùng để kế sau tôi, nhưng không nghe; bà Mỹ kia cự là phải rồi; mà không hiểu sao lại còn khoe mình là bác sĩ? Làm gì có bác sĩ nào phải đi lượm ba cái này bán bao giờ!”
Một người đàn ông đứng xem nói với chúng tôi, “Ở Mỹ này 40 năm rồi mà một phép lịch sự tối thiểu cũng không học được. Mấy năm trước đây, người Việt mình có tật hễ đến trễ nhưng cứ muốn được trước, thành thử không cần xếp hàng, cứ thấy chỗ phía trên có người Việt đứng bèn lại gần, giả vờ nói chuyện thân mật như người trong nhà rồi chen vào để được đứng trước. Sau khi nhiều người Mỹ, Mễ và cả người Việt lên tiếng, tệ nạn đó bây giờ gần như chấm dứt, nay không ngờ lại thấy xuất hiện một ông Việt Nam có hành động quái gở này, Người phụ nữ Mỹ dạy cho bài học như vậy thật không biết xấu hổ. Đã vậy còn nổ mình là bác sĩ, không biết nhục. Ai mà tin thứ đó là bác sĩ!”
Một vị khác chen vào, “Ngoài cái tật xấu đó, tôi thấy nhiều người Việt còn một cái tật chưa bỏ, có khi còn đang phát triển mạnh; là cái tật nói điện thoại oang oang ở nơi công cộng như chỗ không người. Thậm chí trong phòng mạch bác sĩ, chờ ở nhà bank hay bưu điện, cầm cái cell phone lên là cứ nói thả cửa như ở nhà, bắt mọi người phải nghe những chuyện không đâu, chán quá! Tại sao không thể nói nhỏ hay để về nhà hãy nói.” Ông kia nói, “Không phải đâu! Mấy người đó chắc cũng sanh ra ở kho đạn Long Bình hay kho đạn Thành Tuy Hạ gì đó, muốn khoe cái Iphone năm, IPhone sáu gì đó mà. Thôi kệ thây họ, họ viện cớ xứ Mỹ là xứ tự do nên cứ để cho họ nổ, càng nổ càng bị mọi người khinh ghét chứ có ai ưa cái loại người như vậy đâu.”
THANH PHONG / Nguồn: Theo Báo Viễn Đông
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 386
Nhắc đến Hoa Sen, không ai không liên tưởng đến bốn câu thơ lục bát đã khoát lên vỏ đóa hoa này như một huyền thoại:
HOA LAN * CÁNH SEN TRONG BÙN
Cánh Sen Trong Bùn
Hoa lan.
Hoa lan.
Trong đầm gì đẹp bằng Sen.
Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng bông trắng lá xanh.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Nhưng riêng đối với tôi, trong ký ức chỉ còn mẩu chuyện nho nhỏ dưới đây để nhớ đến một loài hoa không vỡ này.
Lúc tôi học Đệ Tam trường Bùi Thị Xuân ở Đà Lạt, thầy dạy Toán rất trẻ
và rất đẹp trai. Chỉ phải tội thầy là dân ở miền ngoài, nên giờ Hình Học
khi phải giảng về mấy cái hình tròn tròn vuông vuông mặt phẳng.
Chúng tôi phải bấm bụng nhịn cười, khi nghe thầy gọi nó là “Mợt Phởng”.
Năm sau về lại Nha Trang học Đệ Nhị, nhân duyên vẫn đưa đẩy xui khiến
sao cho tôi gặp một ông thầy dạy Toán khác, cũng vẫn trẻ và vẫn đẹp
trai. Lần này thầy gọi cái hình vuông là “Mẹt Phẻng”.
Tuy tiếng nói có làm giảm đi phần nào sự thu hút của thầy với đám học
trò con gái mới lớn, nhưng vẫn có người Ra ngẩn vào ngơ với thầy.
Chẳng thế sao một lần vào lớp, thầy phải vội dùng khăn chùi nhanh hai câu thơ Vịnh Đóa Sen một cách châm chọc:
Trong đầm gì đẹp bằng Sen.
Mắt to mắt nhỏ, lại chen cục ghèn.
Có người ghen với người yêu của thầy đó! Tên nàng là Sen, nên phải hứng chịu hai câu thơ cải biên gợi hình gợi cảm đến thế.
Nếu tôi mở đầu cho Truyện Hoa Sen bằng những giọng điệu phũ phàng như
thế, các bạn sẽ tự hỏi: Cần gì Hoa Lan phải mất công biến thành Hoa Sen.
Cứ ở nguyên tình trạng cũ, có phải đẹp hơn là Mắt to mắt nhỏ lại chen
cục ghèn.
Ấy! Cái hay của Hoa Sen là Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Cho dù ai
có nói ngả nói nghiêng, Hoa Sen vẫn ung dung tự tại vươn lên cao khỏi
vũng bùn.
Nhìn một đóa Sen, đa số đều tỏ lòng kính trọng, không dám giỡn cợt, đùa vui.
Các bậc làm cha mẹ, sinh con gái hay chọn những tên mỹ miều như: Liên Hương, Ngọc Liên …
Riêng tôi chỉ thích tên bằng chữ Nôm, hay nhất là tên Hương Sen, thơm
như mùi trà Tàu ướp hoa sen, đượm đầy hương vị tình tự dân tộc.
Nhắc đến chữ Nôm, các bạn cho phép tôi được lạc đề kể câu chuyện này:
Chẳng là văn chương chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Hoa, tên
tuổi đặt ra phải dùng từ Hán Việt cho hay. Con gái phải tên là Hồng Vân,
chứ không ai dám gọi là Mây Hồng, yêu mến hoa sen phải đặt là Liên
Hương chứ không gọi Hương Sen. Riêng tôi rất chịu đèn hai cái tên Việt
Nam chay này, nghe nó dễ thương làm sao ấy!
Để cách mạng hóa tên gọi thuần túy đầy tính chất nước mắm nhĩ này, tôi
nhất định đòi một vị cao tăng ở Việt Nam cho Pháp danh là Diệu Lòng thay
vì Diệu Tâm như từ thuở khai sinh lập địa đến giờ.
Vị Đại lão Hòa Thượng phải khuyên tôi: Thầy cho con pháp danh Diệu Hạnh
rất hợp với chị bạn con là Diệu Tiết. Con gái được chữ Tiết Hạnh Khả
Phong là hay lắm rồi! Nói xong Thầy lấy card visit ra trở mặt sau, viết
tên cúng cơm của tôi cùng pháp danh Diệu Hạnh rồi ký tên lên phái quy y
kiểu mới trao cho tôi.
Vài hôm sau tôi lặn lội lên tận Thao Hối Am ở Bình Dương thăm thầy.
Chị Thị giả của thầy ra mở cổng hỏi lớn:
- Có phải chị Diệu Lòng đó không?
Tôi hân hoan ra mặt, cái tên Diệu Lòng dầu sao cũng được đón nhận một
cách chân tình, mặc dù trên giấy tờ vẫn chưa được chính thức.
Lúc về lại xứ Đức, chị bạn đạo với pháp danh Diệu Tiết đã thán phục tôi
sát đất, khi thấy tôi mang về một pháp danh mới mà khi ghép hai tên lại.
Thôi tôi không dám viết ra, sợ các bạn lại liên tưởng đến đĩa Tiết Lòng
béo ngậy mà hỏng hết đường tu phải tội.
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc, hôm Tết con gà vừa rồi Thầy có gửi thiệp
chúc Tết cho các Phật tử phương xa. Vì không biết địa chỉ của tôi, Thầy
viết lên phong bì hàng chữ: Nhờ chuyển dùm cho phật tử Diệu Lòng.
Thế là tôi được chính thức mang pháp danh hằng đêm mình thường ấp ủ.
Trở về Đóa Sen tinh khiết, nghe đâu Sen có rất nhiều màu, trắng xanh
vàng đỏ đủ loại. Nhưng trên thực tế tôi chỉ biết có hai màu là trắng với
hồng, còn những màu kia chắc phải đến cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà mới
gặp.
Một đặc điểm của Hoa Sen là hoa và quả xuất hiện đồng thời. Thuở bé tôi
hay lấy hột sen non màu vàng óng làm nải chuối cau thật xinh.
Nhắc đến Hoa Sen, tôi lại liên tưởng ngay đến Bộ kinh Đại Thừa Diệu Pháp
Liên Hoa, Đức Phật đã thuyết giảng trước khi nhập diệt. Trong đó có
Phẩm số 2 phương tiện, nhờ xử dụng thuần thục phẩm này, tôi đã hóa giải
cho những lần đi chui, trốn chồng lên Chùa hay Thiền Đường, về không bao
giờ bị bể.
Tôi phải kể rõ thêm về đoạn này, không các bạn lại hiểu lầm. Vợ đi chùa
là điều tốt phải mừng, tại sao lại cấm cản. Các bạn ạ! Cũng tại tôi quá
trớn, thời gian trước cứ bỏ chồng con ở nhà, lên chùa làm công quả liên
miên.
Cứ tưởng thế là giúp đời, giúp người, nhưng người đáng được giúp nhiều
nhất vẫn là ông chồng ở ngay cạnh mình. Người đã còng lưng ra đi làm
nuôi mình, mình lại bỏ bê.
Mỗi cuối tuần được vợ cho ăn mì gói, hay bát cơm nguội hẩm hiu, hỗ trợ
cho vợ lên chùa làm công quả. Lỡ vợ có đạt được quả vị nào sẽ được chia
đôi theo đúng tinh thần: Có phước cùng hưởng, Có họa cùng chia.
Tình trạng này kéo dài được vài năm, con đường công danh sự nghiệp bên
cửa Phật của tôi càng ngày càng thăng tiến như tên lửa xuyên lục địa.
Tôi giữ một lúc đến mấy chức vụ, điện thoại lúc nào cũng reo vang tìm cô
Thiện Giới.
Chồng tôi hết chịu nổi cảnh dưới mắt nhìn của ông đó là Ăn cơm nhà vác ngà voi của vợ mình.
Chàng nhất định ra tay, lôi cổ vợ về áp dụng 8 điều Đức Phật dạy người
phụ nữ. Chỉ cần thực hành cho chàng điều thứ nhất thôi cũng đủ mãn
nguyện rồi.
Phải thương yêu và chiều chuộng chồng.
Tôi không còn đường nào khác hơn là ở nhà áp dụng triệt để đường lối và chính sách lãnh đạo của chồng.
Các bạn đạo phải quán câu Thành Trụ Hoại Diệt, duyên đến rồi duyên đi cho đỡ đau lòng.
Tôi thuộc loại chân đi, bây giờ bị quản thúc tại gia với mật lệnh Cấm
Khẩu, chịu sao cho thấu. May nhờ tu giỏi phát sinh Trí Tuệ, tôi dùng
phẩm phương tiện để thoát vòng vây.
Mỗi thứ bảy đẹp trời, tôi vác xe đạp ra dạo vài khúc nhạc:
Anh ơi! Em đi xe đạp dạo bờ hồ ăn kem nghe!
Cơm nước để sẵn đó, bố con ăn trước đi đừng chờ em.
Chàng rất hài lòng, thấy tôi chịu khó giữ gìn sức khỏe, phải sống lâu để
phục vụ chàng. Ra khỏi nhà tôi đổi lộ trình, thay vì quẹo phải ra bờ
hồ, tôi cua trái đến thiền đường. Vì đến trễ tôi bỏ mất mục Thiền Hành,
nhưng chẳng sao tôi đã Thiền Xe Đạp rồi. Ăn cơm Chánh Niệm xong, ca hát
nhạc Thiền đã đời cho đến gần giờ nấu cơm chiều, tôi từ từ Xả Thiền, đạp
xe qua hai cánh rừng về nhà.
Từ ba năm nay, áp dụng phẩm phương tiện để đi chùa. Các bạn đừng tưởng
tôi mang tội nói dối. Không, tôi không nói dối một tí ti nào, tôi chỉ
bảo rằng Em đi xe đạp và ăn kem. Hai điều đó tôi đã thực hiện, còn phần
cuối đến chùa ai bắt mà mình phải khai.
Tuy nhiên trong ba năm nay chàng đã biết tỏng là tôi có đến chùa thường
xuyên, bằng chứng là mỗi lần tôi về đều mang cho chàng xôi chè, bánh
chuối… để hối lộ. Chàng vẫn ăn tỉnh bơ, không thèm tra hỏi ở đâu, lại
còn hỏi sao lần này xôi vị không có mấy cọng dừa.
Cái quả ngon ngọt của hoa Sen là Hạt Sen, ai mà chẳng biết ly chè hạt
sen Sâm Bổ Lượng giải nhiệt mỗi trưa hè oi ả. Mứt Sen trần không thể
thiếu trong ngày Tết, ăn hạt sen sẽ chữa bệnh mất ngủ.
Ngó Sen làm gỏi chay mặn đủ kiểu, chỉ khác nhau ở mấy con tôm luộc đỏ au nằm hóng gió trên mặt đĩa.
Tôi phải ngừng tả chân ở phần này, vì ruột gan muốn xuống đường đòi
quyền sống. Người Nam hay nói là Nghe tả làm người ta thèm muốn chết!
Trong thời gian đi sinh hoạt ở chùa chiền hoặc thiền đường, tôi hay được
diện kiến với những câu chuyện vui hay những mẩu đối thoại, tôi cho là
tâm đắc.
Muốn chia xẻ với các bạn, nhưng nếu bạn nào đọc xong phê câu Chuyện nhạt
như nước ốc, tôi cũng đành chịu, vì tài kể chuyện của mình chỉ có thế
thôi.
Nhắc đến bạn đạo, tôi phải kể đến một nhân vật khá quan trọng, xuất hiện khá nhiều trong cuộc đời tu hành của tôi.
Các bạn đừng hiểu lầm hai chữ Tu Hành tôi dùng ở đây, rồi tưởng tượng ra
hình ảnh tôi với đầu tròn áo vuông. Không, Tu tức là Sửa, Hành tức là
Làm. Nghĩa là luôn luôn Sửa sai, Sửa Tâm, Sửa Ý, Sửa những cái gì chưa
được tốt…
Đấy là bác Diệu Thủy, người mà suýt tí nữa tôi phải mua nải chuối để ra mắt nhận làm sư phụ.
Bác có tài văn thơ, hở ra câu nào là toàn ca dao tục ngữ, gần bác ai
chịu khó học hỏi sẽ tiến mau tiến mạnh trên con đường văn học.
Chẳng hạn khi giao công việc cho ai không đúng khả năng, bác chêm
câu: Không có chó bắt mèo ăn cứt. Mới đầu nghe cũng chối tai, nhưng sau
nghe riết cũng quen, có người dám bạo gan xài tiếp.
Bác có tài bói quẻ bàn xâm, ngày Tết bác mặc áo tràng ngồi đoán quẻ, thu
hoạch cho chùa không biết bao nhiêu tài lộc. Vì bác đoán đúng quá, nên
các thí chủ thưởng công bác ào ào.
Có khó gì đâu, tay nào đến xin xăm cũng xoay qua ba chữ Tình, Tiền và
Danh Vọng, bác chỉ cần bắt nọn vài câu là tự khai ra hết, chỉ cần dựa
theo đó mà tán rộng ra thôi.
Cuối câu bao giờ bác cũng thòng vào đoạn: Tu là chuyển nghiệp, Ở hiền gặp lành, Có đức mặc sức mà ăn. Con ạ!
Các đám con cháu ở chùa của bác cần được bác dạy dỗ nhiều.
Ai đời đến chùa còn mang cả con gà luộc, thuốc lá ba số Năm, tiền Đô-la do Ngân hàng Âm Phủ phát hành, rượu đế để lên mâm cúng.
Mở nắp chai rượu cho các cụ ngửi mùi, hết tuần hương đậy lại đem về nhậu tiếp.
Sau một thời gian khuyên bảo, đám con cháu của bác đã khá ra, không dám đem những vật bất tịnh đến chùa.
Nhưng không ai có thể cản được những câu khấn treo giá đánh bạc với Phật kiểu fifty fifty như:
Con xin khấn đầu ăn mày lộc ngài. Xin ngài phù hộ cho con trúng được mối này, con sẽ chia đôi cho ngài một nửa.
Dĩ nhiên nếu trúng mánh, cái thùng Phước Sương của chùa sẽ nhận được hết
tài lộc. Còn vấn đề chia chác như thế nào, có giữ đúng lời hứa cho Ngài
năm chục phần trăm hay không, chỉ có đương sự mới biết được.
Tôi sở dĩ muốn làm đệ tử của bác, vì muốn kế thừa sự nghiệp bói toán của bác.
Dùng phương tiện bói quẻ xin xăm, để đưa các thiện nam tín nữ lên cứu cánh niết bàn.
Tuy nhiên đường tu còn lắm chông gai, mục đích chưa đi đến đâu, chồng
tôi đã lôi cổ về nhà bắt tu tại gia, theo đường Tịnh Khẩu và hướng Nhập
Thất không giao thiệp với bên ngoài.
Tôi đành ngâm hai câu giải sầu:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu.
Gặp thời thế thế thời phải thế.
Bác Diệu Thủy tu theo trường phái “Thiền Tịnh song tu. Như mãnh hổ thêm vuốt“.
Mỗi lần các Thầy Cô bên Làng sang mở khóa tu, bác đều mời đến nhà tiếp
đãi, theo đúng tinh thần Khách Tăng đến thăm như Phật Bà giáng thế.
Vì là đệ tử tập sự, tôi được bác gọi đến chung vui. Tuy trong bụng mừng
được đi ăn, nhưng tôi vẫn khách sáo dùng câu bác hay nói:Ăn một bát
cháo, lội ba quãng đồng.
Có lần bác tiếp đãi các Thầy trẻ tuổi từ Việt Nam và Đài Loan sang, bác
thường lên mặt kẻ cả khuyên các Thầy hãy gắng tu hành tinh tấn, đừng để
các Ma Nữ quyến rũ mà hỏng đường tu.
Một Thầy rất vui tính trả lời:
- Bác ơi! Ma Nữ chỉ bắt những người đẹp trai học giỏi con nhà giàu như Ngài A Nan thôi. Còn như tụi con đây, chẳng Ma Nữ nào chịu thèm bắt hết. Bác đừng lo!
Những năm trước còn khỏe, bác làm công quả cho chùa thật đáng ngại.
Với tài gói bánh chưng trứ danh của bác, đến dịp Tết thiên hạ thi nhau đặt bác gói đến hàng chục chiếc, chay mặn tùy khẩu.
Có lần Thầy trụ trì ở Hannover về hướng dẫn khóa tu, bác chọn những chiếc bánh chưng hấp dẫn nhất, đem lên cúng dường.
Khi mở ra, một miếng thịt ba chỉ mỡ màng rơi trên đĩa, làm bác ngỡ ngàng
than câu: Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, bây giờ già rồi đâm lẫn, chắc Phật
cũng xá tội.
Phật có bao giờ bắt tội ai đâu, lúc nào Ngài cũng ngồi trên đài sen, nở
nụ cười từ bi, nhìn lũ con ngài lăng xăng phía dưới, hay dở gì ngài cũng
cười cả.
Một nhân vật khác quan trọng còn có phần hơn nữa, đó là bác Năm Trực
Ngộ, nhưng tôi nhắc đến sau vì theo truyền thống Âu Tây, Lady first bác
Diệu Thủy là phụ nữ được ưu tiên hàng đầu.
Bác Năm Trực Ngộ được mệnh danh là Ông già Ba Tri, quê ở Bến Tre.
Có người cho bác thuộc loại ngang tàng Điếc không sợ súng, nhưng đối với
tôi bác mang hình ảnh của một Triệu Tử Long về già. Đơn thương độc mã,
một người một ngựa tung hoành trong Núi Thứu, bảo vệ cho lý tưởng Đạo
Pháp của mình.
Cái pháp danh Trực Ngộ của bác cũng mang một huyền thoại.
Vì lỡ sinh ra trong giới trí thức, quanh người được quấn một vòng đai
Nhị Nguyên. Bác không tin, không phục bất cứ chủ thuyết tôn giáo nào.
Chỉ cần hiểu sai câu niệm Phật, cái gì mà Nam dzô, thay vì Nam Mô, bác đã khước từ bao nhiêu cơ hội đến với đạo pháp.
Cho đến một hôm, nhân duyên chín mùi, một vị Đại Lão Hòa Thượng với
giọng nói thật hiền từ như ông Ngoại khuyên cháu, đã khõ đầu khai thị
cho bác mở con mắt Tuệ và tặng bác pháp danh Trực Ngộ.
Trong ngôi Niệm Phật Đường mang tên một ngọn núi nơi Đức Phật ngày xưa
hay thuyết pháp, bác là người có công sáng tạo ra nhờ tài ngoại giao với
chính quyền Đức.
Tôi lúc ấy chỉ theo mẹ đi lễ chùa rồi làm quen với vợ chồng bác.
Bác Năm gái với pháp danh Đạt Huệ, phụ giúp những việc từ thiện, thư từ giúp đỡ tài chánh cho các thuyền nhân còn kẹt trên đảo.
Nên có lần được một người không quen biết ái mộ viết thơ xin tiền, đề ngoài phong bì: Kính gởi Đại Đức Đạt Huệ.
Nghe đâu Đại Đức Đạt Huệ lúc trước là cô giáo dạy môn Toán, nên chùa tận dụng tài năng cho giữ chức Thủ Quỹ.
Chắc tài tính toán cộng trừ nhân chia tiền cúng dường quá chính xác, nên năm nào cũng được bầu lại.
Họ định cho làm thủ quỹ suốt đời, nhưng nửa chừng Đại Đức phải theo chồng đi về miệt dưới ở với con cháu.
Cái công lớn nhất của vợ chồng bác Năm là khi mở cửa bức tường ở Bá
Linh, bác đã áp dụng câu Cửa Chùa rộng mở, chứa hết tất cả các người tỵ
nạn tràn sang.
Mãi về sau này khi ngôi Niệm Phật Đường chuyển sang ngôi Chùa Núi Thứu. Tôi mới chập chững bước vào làm công quả cho chùa.
Lúc ấy bác giữ chức Gia Trưởng, trông coi đám nhi đồng trong Gia Đình Phật Tử.
Với vốn liếng Phật Pháp nhỏ nhoi của tôi lúc bấy giờ, làm sao tôi không bái sư nhận bác làm sư phụ.
Tuy chưa được chính thức truyền tâm ấn, nhưng mỗi lần gặp bác ở chốn hội
hè nào, tôi đều mang theo nải chuối cau nhỏ tặng bác làm quà.
Bác thường dúi tay tôi những bản photocopy về kinh điển hay những bài Pháp của các bậc Thiền Sư nổi tiếng.
Chúng tôi sinh hoạt chung với nhau, một già một trẻ thật tương đắc, như
có cùng một tần số, một mục đích chung muốn làm tốt hơn nơi mình đang
sinh hoạt, để mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Ấy thế mà không dễ! Thiên hạ đại đa số chỉ muốn giậm chân nơi phương tiện, có vẻ thoải mái hơn là lên cứu cánh Niết bàn.
Năm nào cũng cái trò lắc xăm, gặp quẻ xấu hạ hạ, vất đi xin quẻ khác,
lắc đến khi nào gặp quẻ thượng thượng mới hớn hở đem ra cho bác Diệu
Thủy đoán giải.
Đầu năm tiền vô như nước, làm ăn phát tài, gặp người trong mộng và một điều ước mới là được giấy tờ ở lại, ai cũng hài lòng.
Bác Năm rất ưu tư cho tình trạng đám con cháu bác Diệu Thủy, cứ sợ người
thân chết đi sẽ bị đày xuống địa ngục, nên đổ hết tiền của vào làm ma
chay tụng niệm mong Phật A Di Đà thương tình cho tỵ nạn bên trển.
Tôi nhớ mỗi sáng thứ bảy, ngày cúng Thất cho các hương linh quá cố.
Bác với tôi nháy nhau ra hàng giậu sau sân chùa giao công tác phát
truyền đơn, băng giảng phản tuyên truyền. Chống đối chính sách cấp thông
hành giả cho lên cõi Tịnh Độ.
Bác bảo tôi:
- Cô làm thì được, chứ tui như con cọp chưa làm gì chỉ đi sột sột đã bị chụp mũ rồi.
Tôi sốt sắng:
- Chú đừng lo, cháu là con rắn loại rắn lục, luồn lách hay lắm, không bị bể đâu.
Càng ngày tôi càng thấy công lao gây dựng của bác tan tành theo mây
khói, người ta tìm cách thu hẹp môi trường hoạt động của bác.
Nhiều người phẫn nộ khi nhìn cảnh vắt chanh bỏ vỏ, nhưng bác vẫn cười
trừ không nói năng gì, chỉ đi xuống bếp làm Bồ Tát rửa chén, dọn sạch sẽ
nơi mình đến.
Đối với tôi bác là một vị Đại thiện hữu tri thức, biết bao kinh điển,
băng giảng bác trao tận tay cho tôi về nghe, có băng bị câm thu không ra
tiếng.
Bác Diệu Thủy cũng mến bác, mỗi lần con cháu bác không biết trời trăng
đem thuốc lá thơm lên cúng, bác tịch thu ngay tại chỗ, đem giấu về cho
bác Năm hút đỡ ghiền.
Bác Năm rất thích sưu tầm tài liệu về Đạo Pháp, từ những bài giảng mang
tính chất cao siêu đến những câu vè được dân gian hóa, hay thơ cải biên
kiểu:
Mồ tổ bay ơi! Nó chửi tao.
Khi chưa hiểu đạo giận làm sao.
Đến khi hiểu được không gì lạ.
Mồ tổ bay ơi! Nó chửi tao.
Tôi phải ghi lại bản chánh dưới đây cho các bạn đối chiếu, xem nghệ thuật cải biên của ai đó đáng mặt cao thủ thượng thừa:
Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang.
Khi chưa đến đặng hận muôn trùng.
Đến rồi về lại không gì lạ.
Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang.
Từ ngày bác Năm từ giã xứ Bá Linh, cả tăng thân như thiếu đi bóng mát của một cây cổ thụ ngàn năm.
Hoa lan.
Giới Thiệu tác giả Wolfgang Borchert
Wolfgang
Borchert sanh ngày 20 tháng 5 năm 1921 tại Hamburg, mất ngày 20 tháng
11 năm 1947 tại Basel (Thuỵ Sĩ), là nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ sân
khấu. Tác phẩm của ông ngày nay được đưa vào giảng dạy trong các trường
trung học ở Đức, là những ví dụ tiêu biểu cho dòng văn học đổ nát
"Trümmerliteratur" (hay Kahlschlagliteratur) sau chiến tranh.
Năm 1941, ngay sau khi vừa tốt nghiệp trường nghệ thuật sân khấu,
Borchert bị động viên vào Lực lượng Vệ quốc của Đức quốc xã và bị điều
về mặt trận miền Đông. Tại chiến trường Smolensk ông bị thương ở bàn tay
trái. Ngón tay giữa bị phẫu thuật cắt bỏ. Tháng 7 năm 1942, Borchert bị
đưa ra toà án binh Nümberg với tội danh "Tự huỷ hoại thân thể" cùng mức
án tử hình. Borchert được toà án tha bổng nhưng sau đó lại bị truy tố
về tội chỉ trích chống đối chính quyền bằng nhiều hình thức: thơ, văn,
thư từ, kịch bản sân khấu. Ông bị chính quyền Phát xít bắt giam nhiều
lần và bị đưa trở ra chiến trường trong tình trạng thương tật và bệnh
hoạn. Tháng 3 năm 1945, tại phòng tuyến ở Frankfurt, ông bị quân đội
đồng minh bắt làm tù binh. Borchert đào thoát khỏi trại giam, lê tấm
thân suy kiệt và bệnh tật trên suốt con đường bộ dài 600 cây số để trở
về lại thành phố quê hương.
Trong quãng đời ngắn ngủi còn lại sau chiến tranh, bằng một nỗ lực kiên
cường và một khát vọng sống mãnh liệt, Borchert không ngừng cố gắng vượt
qua bệnh tật và đau đớn để đến với công việc. Các tác phẩm văn chương
nổi tiếng của Borchert được sáng tác vội vã trong những ngày từ sân khấu
chuyển sang giường bệnh, từ giường bệnh về lại sân khấu. Ngày tháng cô
đơn cuối cùng ở nhà thương Babel, trong những cơn động kinh và tình
trạng xuất huyết nội tạng, Borchert vẫn miệt mài viết. Dann gibt es nur
einlà tác phẩm phản chiến nổi danh và cũng là tác phẩm cuối cùng của
ông.
Ngày 21 tháng 11 năm 1945, tin buồn đến với khán giả thành phố quê hương
Hamburg, ngay trong đêm vở kịch Draußen vor der Tür lần đầu được trình
diễn trên sân khấu và thành công rực rỡ. Borchert đã qua đời một ngày
trước đó, ở tuổi 26.
Wolfgang Borchert viết về bộ mặt thật tàn khốc của chiến tranh và thân
phận bi thảm của con người. Câu văn đơn giản ngắn gọn, bỏ qua những ràng
buộc ngữ pháp, đôi lúc vỡ vụn. Bài văn mang dáng vóc của một bài thơ
vận chuyển theo nhịp điệu, tốc độ và sự dồn nén. Như những tác phẩm
thuộc dòng văn học đổ vỡ khác, chúng thường không có khởi đầu và cũng
không có kết cuộc, chúng mang bộ mặt phẳng lì vô cảm trên một thân thể
thương tật.
*********
Lời tri ân Borchert
Thưa tiên sinh,
tôi mạo muội dịch ba tác phẩm của tiên sinh để giới thiệu với độc giả
Việt Nam: một khuôn mặt tiêu biểu của dòng văn học đổ nát, một ý thức
phản chiến quật cường và một khát vọng tự do. Ba bản dịch này phải trải
qua bảy tháng dài hoang mang lo nghĩ, bởi vì tôi không chắc là mình có
hiểu rõ được tâm tình của tiên sinh hay không. Nhiều đêm liền, tôi ngồi
trong bóng đêm. Giữa lòng chiến hào đổ nát. Ngoài kia súng đạn vang rền.
Những con người cầm súng bắn vào những con người không quen biết. Những
con người gục ngã ngay trong chiếc hố mình vừa mới đào. Những bộ xương
trắng phơi trên tuyết trắng. Những kẻ vì cái chết của đồng loại mà được
phong thưởng. Trong bóng tối hãi hùng ấy, lời thì thầm của tiên sinh làm
tôi thức tỉnh:
"Và còn một kẻ nữa – HẮN ĐÃ RA LỆNH."
Thưa tiên sinh,
những ngày được "làm quen" với tiên sinh tôi ngẫm ra một điều: sự giản
dị và chân thật trong văn chương là con đường ngắn nhất để đi vào tâm
hồn người đọc. Cảm ơn đoạn đường đã được đồng hành cùng tiên sinh. Sau
này nếu có chia tay nhau trên những nẻo đường tự do trùng điệp, những kỷ
niệm giản dị và chân thật ấy vẫn mãi khắc sâu trong lòng.
Lưu Thuỷ Hương
Radi
Lưu Thủy Hương chuyển ngữ
Đêm nay Radi ở bên tôi. Vẫn mái tóc vàng và nụ cười trên khuôn mặt rộng
mềm mại. Cặp mắt hắn cũng như mọi khi: hơi nhút nhát và hơi thiếu tự
tin. Cũng vẫn vài sợi râu vàng lún phún.
Tất cả vẫn thế.
Radi, cậu chết rồi mà, tôi nói.
Vâng, hắn trả lời, xin đừng cười.
Tại sao mình phải cười?
Các cậu luôn cười mình, mình biết đấy. Bởi vì mình có dáng đi buồn cười
và dọc đường đến trường cứ ba hoa về bọn con gái, những đứa mà mình
không hề quen. Các cậu cứ hay cười chuyện đấy. Và bởi vì mình là đứa
luôn hơi rụt rè một tí, mình biết rõ như thế.
Cậu chết đã lâu chưa? tôi hỏi.
Chưa, chưa lâu, hắn nói. Nhưng mình ngã xuống ngay mùa đông. Bọn chúng
không chôn hẳn mình xuống đất được. Đông đá cả. Tất cả cứng như đá.
Ôi phải rồi, cậu tử trận ở Nga mà, đúng không?
Vâng, ngay mùa đông đầu tiên. Này bạn, đừng cười nhé, chẳng hay ho gì
chuyện nằm chết ở Nga. Mọi thứ đối với mình xa lạ quá. Cây cối cũng xa
lạ làm sao. Buồn lắm, cậu có biết không. Đa phần là cây hắc dương. Chỗ
mình nằm, thuần một loài hắc dương buồn thảm. Và mấy hòn đá đôi khi
cũng than vãn. Bởi vì chúng phải mang thân phận là những hòn đá Nga. Và
những cánh rừng rên xiết mỗi đêm. Bởi vì chúng phải chịu thân phận là
những cánh rừng Nga. Và tuyết gào thét. Bởi vì chúng phải là tuyết Nga.
Vâng, tất cả đều xa lạ. Tất cả xa lạ biết nhường nào.
Radi ngồi lên mép giường của tôi và im lặng.
Có thể cậu thấy ghét mọi thứ như thế, vì cậu phải chết ở đấy, tôi nói.
Hắn nhìn tôi: cậu nghĩ thế sao? Không đâu, bạn, tất cả đều xa lạ một
cách khủng khiếp. Tất cả. Hắn nhìn đầu gối mình. Tất cả sao mà xa lạ. Cả
chính bản thân.
Chính bản thân?
Vâng, xin đừng cười. Đúng là thế đấy. Ngay chính bản thân cũng hóa xa
lạ một cách khủng khiếp. Đừng cười nhé bạn, bởi thế mà tối nay mình tìm
đến cậu. Mình muốn có lần tâm sự với cậu chuyện đấy.
Với mình?
Vâng, xin đừng cười, chỉ với cậu. Cậu biết rõ mình mà, đúng không?
Thì mình vẫn tưởng thế.
Không sao. Cậu biết mình rất tường tận. Ý mình muốn nói cái vẻ bề ngoài
của mình ấy mà. Không phải mình là người như thế nào. Mình nghĩ cậu biết
rõ vóc dáng của mình, đúng không?
Vâng, thì cậu tóc vàng. Cậu có bộ mặt đầy đặn.
Không đâu, cứ nói thẳng rằng khuôn mặt mình có nét dịu dàng. Mình biết điều ấy mà. Thế nhé –
Vâng, thì cậu có một bộ mặt mang nét dịu dàng. Một khuôn mặt rộng và luôn tươi cười.
Ừ, ừ. Và cặp mắt của mình?
Mắt của cậu luôn có một chút… , một chút buồn bã và kỳ bí.
Đừng có bốc phét nhé. Mình có cặp mắt rất rụt rè và thiếu tự tin, bởi vì
mình không hề biết các cậu có tin tất cả những thứ mình kể về bọn con
gái không. Rồi sao nữa? Mặt mày mình luôn nhẵn bóng?
Không, cậu không như thế. Cậu luôn có râu vàng lún phún trên cằm. Cậu
tưởng người ta không nhìn thấy. Nhưng bọn mình luôn thấy chúng.
Và các cậu cười.
Và bọn mình cười.
Radi ngồi trên mép giường tôi và xoa lòng bàn tay lên đầu gối. Vâng, hắn thì thầm, mình như thế. Chính xác là như thế.
Và rồi hắn đột nhiên nhìn tôi bằng cặp mắt lo sợ của hắn. Cậu làm cho
mình một việc nhé? Nhưng đừng cười, xin cậu đừng cười. Hãy đi với mình.
Sang Nga?
Ừ, nhanh lắm. Chỉ trong chớp mắt. Vì cậu vẫn còn biết mình rất rõ, xin cậu.
Hắn nắm lấy tay tôi. Nó như là tuyết. Hoàn toàn mát lạnh. Hoàn toàn rời rạc. Hoàn toàn nhẹ bỗng.
Chúng tôi đứng giữa vài cội hắc dương. Có cái gì hơi sáng nằm kia. Đi,
Radi nói, mình nằm ở đấy. Tôi thấy một bộ xương người, như là cái tôi
từng biết trong trường học. Một khối kim loại màu nâu lục nằm bên cạnh.
Đấy là cái nón sắt của mình, Radi nói, nó hoen rỉ hết rồi và đóng đầy
rêu.
Và rồi hắn chỉ lên bộ xương. Xin đừng cười, hắn nói, nhưng là mình đấy.
Cậu có thể hiểu được không? Cậu biết mình mà. Hãy nói đi, có thể nào là
mình đây không? Cậu có nghĩ thế không? Cậu không thấy nó xa lạ khủng
khiếp hay sao? Nó có điểm gì quen thuộc với mình đâu. Người ta chẳng
nhận ra mình nữa. Nhưng mà nó là mình đấy. Mình hẳn phải là nó đây.
Nhưng mình không thể hiểu nổi. Nó xa lạ khủng khiếp. Nó chẳng còn liên
quan gì với những thứ đã từng là mình. Không, xin đừng cười,
nhưng mình thấy sao mà lạ lẫm ghê gớm, sao mà khó hiểu đến thế, sao mà
xa cách quá vậy.
Hắn ngồi xuống mặt đất đen và buồn bã nhìn vào khoảng không trước mặt.
Không còn gì của ngày trước, hắn nói, không còn gì, hoàn toàn không.
Rồi hắn lấy đầu ngón tay khều một chút đất đen lên và ngửi. Xa lạ, hắn
thì thầm, hoàn toàn xa lạ. Hắn đưa cho tôi chỗ đất. Nó như là tuyết.
Giống như bàn tay hắn mới đây vừa nắm lấy tôi: Hoàn toàn mát lạnh. Hoàn
toàn rời rạc. Hoàn toàn nhẹ bỗng.
Ngửi đi nào, hắn nói.
Tôi hít mạnh.
Sao?
Đất, tôi nói.
Rồi sao nữa?
Hơi chua chua. Hơi ngai ngái. Đúng là đất.
Nhưng mà lạ hoắc? Hoàn toàn xa lạ? Lại còn gớm ghiếc nữa, đúng không?
Tôi hít mạnh chỗ đất. Nó có vị mát lạnh, bời rời và nhạt nhẽo. Hơi chua chua. Hơi ngai ngái.
Thơm đấy, tôi nói. Như đất.
Không gớm ghiếc à? Không xa lạ à?
Radi dò xét tôi bằng ánh mắt lo sợ. Nó có mùi ghê tởm lắm, bạn ơi.
Tôi ngửi.
Không, đất đều có mùi như thế.
Cậu nghĩ thế à?
Nhất định rồi.
Và cậu không thấy nó gớm ghiếc?
Không, nó toả mùi thơm, Radi. Ngửi lại cho kỹ đi nào.
Hắn khều ngón tay lấy một ít đất và ngửi.
Tất cả đất đều có mùi như thế à? Hắn hỏi.
Vâng, tất cả.
Hắn hít mạnh. Hắn chúi mũi vào bàn tay bụm đất và hít. Rồi hắn nhìn tôi.
Cậu có lý, hắn nói. Dường như nó có mùi thơm. Nhưng mà vẫn xa lạ, khi
mình nghĩ đấy là mình thì vẫn cứ xa lạ khủng khiếp, bạn ạ.
Radi ngồi và ngửi và hắn quên bẵng tôi, và hắn ngửi, ngửi lấy ngửi để.
Và hai chữ xa lạ hắn cứ nhắc ít dần đi. Cứ nhỏ dần đi. Hắn ngửi và
ngửi và ngửi.
Thế là tôi nhón chân đi về nhà. Năm giờ rưỡi sáng. Trên khoảng sân
tuyết trước nhà đất đã lộ lên khắp nơi. Tôi dẫm đôi bàn chân trần lên
mặt đất đen giữa tuyết. Nó mát lạnh. Và tơi xốp. Và nhẹ thênh. Và nó toả
mùi. Tôi thức dậy và hít thật sâu. Ừ, nó có mùi đấy. Radi, nó toả mùi
thơm, tôi thì thầm. Nó thơm thật đấy. Nó thơm mùi đất thật. Bạn có thể
yên nghỉ được rồi.
*****************
Nguyên tác tiếng Đức của Wolfgang Borchert
Radi
Heute nacht war Radi bei mir. Er war blond wie immer und er lachte in
seinem weichen breiten Gesicht. Auch seine Augen waren wie immer: etwas
ängstlich und etwas unsicher. Auch die paar blonden Bartspitzen hatte
er.
Alles wie immer.
Du bist doch tot, Radi, sagte ich.
Ja, antwortete er, lach bitte nicht.
Warum soll ich lachen?
Ihr habt immer gelacht über mich, das weiß ich doch. Weil ich meine Füße so komisch setzte und auf dem Schulweg immer von allerlei Mädchen redete, die ich gar nicht kannte. Darüber habt ihr doch immer gelacht. Und weil ich immer etwas ängstlich war, das weiß ich ganz genau.
Bist du schon lange tot? fragte ich.
Nein, gar nicht, sagte er. Aber ich bin im Winter gefallen. Sie konnten mich nicht richtig in die Erde kriegen. War doch alles gefroren. Alles steinhart.
Ach ja, du bist ja in Russland gefallen, nicht?
Ja, gleich im ersten Winter. Du, lach nicht, aber es ist nicht schön, in Russland tot zu sein. Mir ist das alles so fremd. Die Bäume sind so fremd. So traurig, weißt du. Meistens sind es Erlen. Wo ich liege, stehen lauter traurige Erlen. Und die Steine stöhnen auch manchmal. Weil sie russische Steine sein müssen. Und die Wälder schreien nachts. Weil sie russische Wälder sein müssen. Und der Schnee schreit. Weil er russischer Schnee sein muss. Ja, alles ist fremd. Alles so fremd.
Radi saß auf meiner Bettkante und schwieg.
Vielleicht hasst du alles nur so, weil du da tot sein musst, sagte ich.
Alles wie immer.
Du bist doch tot, Radi, sagte ich.
Ja, antwortete er, lach bitte nicht.
Warum soll ich lachen?
Ihr habt immer gelacht über mich, das weiß ich doch. Weil ich meine Füße so komisch setzte und auf dem Schulweg immer von allerlei Mädchen redete, die ich gar nicht kannte. Darüber habt ihr doch immer gelacht. Und weil ich immer etwas ängstlich war, das weiß ich ganz genau.
Bist du schon lange tot? fragte ich.
Nein, gar nicht, sagte er. Aber ich bin im Winter gefallen. Sie konnten mich nicht richtig in die Erde kriegen. War doch alles gefroren. Alles steinhart.
Ach ja, du bist ja in Russland gefallen, nicht?
Ja, gleich im ersten Winter. Du, lach nicht, aber es ist nicht schön, in Russland tot zu sein. Mir ist das alles so fremd. Die Bäume sind so fremd. So traurig, weißt du. Meistens sind es Erlen. Wo ich liege, stehen lauter traurige Erlen. Und die Steine stöhnen auch manchmal. Weil sie russische Steine sein müssen. Und die Wälder schreien nachts. Weil sie russische Wälder sein müssen. Und der Schnee schreit. Weil er russischer Schnee sein muss. Ja, alles ist fremd. Alles so fremd.
Radi saß auf meiner Bettkante und schwieg.
Vielleicht hasst du alles nur so, weil du da tot sein musst, sagte ich.
Er sah mich an: Meinst du? Ach nein, du, es ist alles so furchtbar
fremd. Alles. Er sah auf seine Knie. Alles ist so fremd. Auch man
selbst.
Man selbst?
Ja, lach bitte nicht. Das ist es nämlich. Gerade man selbst ist sich so furchtbar fremd. Lach bitte nicht, du, deswegen bin ich heute nacht mal zu dir gekommen. Ich wollte das mal mit dir besprechen.
Mit mir?
Ja, lach bitte nicht, gerade mit dir. Du kennst mich doch genau, nicht?
Ich dachte es immer.
Macht nichts. Du kennst mich ganz genau. Wie ich aussehe, meine ich. Nicht wie ich bin. Ich meine, wie ich aussehe, kennst du mich doch, nicht?
Ja, du bist blond. Du hast ein volles Gesicht.
Nein, sag ruhig, ich habe ein weiches Gesicht. Ich weiß das doch. Also –
Ja, du hast ein weiches Gesicht, das lacht immer und ist breit.
Ja, ja. Und meine Augen?
Deine Augen waren immer etwas – etwas traurig und seltsam –
Du musst nicht lügen. Ich habe sehr ängstliche und unsichere Augen gehabt, weil ich nie wusste, ob ihr mir das alles glauben würdet, was ich von den Mädchen erzählte. Und dann? War ich immer glatt im Gesicht?
Nein, das warst du nicht. Du hattest immer ein paar blonde Bartspitzen am Kinn. Du dachtest, man würde sie nicht sehen. Aber wir haben sie immer gesehen.
Und gelacht.
Und gelacht.
Radi saß auf meiner Bettkante und rieb seine Handflächen an seinem Knie. Ja, flüsterte er, so war ich. Ganz genauso.
Und dann sah er mich plötzlich mit seinen ängstlichen Augen an. Tust du mir einen Gefallen, ja? Aber lach bitte nicht, bitte.
Komm mit.
Nach Russland?
Ja, es geht ganz schnell. Nur für einen Augenblick. Weil du mich noch so gut kennst, bitte.
Er griff nach meiner Hand. Er fühlte sich an wie Schnee. Ganz kühl. Ganz lose. Ganz leicht.
Wir standen zwischen ein paar Erlen. Da lag etwas Helles. Komm, sagte Radi, da liege ich. Ich sah ein menschliches Skelett, wie ich es von der Schule her kannte. Ein Stück braungrünes Metall lag daneben. Das ist mein Stahlhelm, sagte Radi, er ist ganz verrostet und voll Moos.
Und dann zeigte er auf das Skelett. Lach bitte nicht, sagte er, aber das bin ich. Kannst du das verstehen? Du kennst mich doch. Sag doch selbst, kann ich das hier sein? Meinest du? Findest du das nicht furchtbar fremd? Es ist doch nichts Bekanntes an mir. Man kennt mich doch gar nicht mehr. Aber ich bin es. Ich muss es ja sein. Aber ich kann es nicht verstehen. Es ist so furchtbar fremd. Mit all dem, was ich früher war, hat das nichts mehr zu tun. Nein, lach bitte nicht, aber mir ist das alles so furchtbar fremd, so unverständlich, so weit ab.
Er setzte sich auf den dunklen Boden und sah traurig vor sich hin.
Mit früher hat das nichts mehr zu tun, sagte er, nichts, gar nichts.
Dann hob er mit den Fingerspitzen etwas von der dunklen Erde hoch und roch daran. Fremd, flüsterte er, ganz fremd. Er hielt mir die Erde hin. Sie war wie Schnee. Wie seine Hand war sie, mit der er vorhin nach mir gefasst hatte: Ganz kühl. Ganz lose. Ganz leicht.
Riech, sagte er.
Ich atmete tief ein.
Na?
Erde, sagte ich.
Und?
Etwas sauer. Etwas bitter. Richtige Erde.
Aber doch fremd? Ganz fremd? Und doch so widerlich, nicht?
Ich atmete tief an der Erde. Sie roch kühl, lose und leicht. Etwas sauer. Etwas bitter.
Sie riecht gut, sagte ich. Wie Erde.
Nicht widerlich? Nicht fremd?
Radi sah mich mit ängstlichen Augen an. Sie riecht doch so widerlich, du.
Ich roch.
Nein, so riecht alle Erde.
Meinst du?
Bestimmt.
Und du findest sie nicht widerlich?
Nein, sie riecht ausgesprochen gut, Radi. Riech doch mal genau.
Er nahm ein wenig zwischen die Fingerspitzen und roch.
Alle Erde riecht so? fragte er.
Ja, alle.
Er atmete tief. Er steckte seine Nase ganz in die Hand mit der Erde hinein und atmete. Dann sah er mich an. Du hast recht, sagte er. Es riecht vielleicht doch ganz gut. Aber doch fremd, wenn ich denke, dass ich das bin, aber doch furchtbar fremd, du.
Man selbst?
Ja, lach bitte nicht. Das ist es nämlich. Gerade man selbst ist sich so furchtbar fremd. Lach bitte nicht, du, deswegen bin ich heute nacht mal zu dir gekommen. Ich wollte das mal mit dir besprechen.
Mit mir?
Ja, lach bitte nicht, gerade mit dir. Du kennst mich doch genau, nicht?
Ich dachte es immer.
Macht nichts. Du kennst mich ganz genau. Wie ich aussehe, meine ich. Nicht wie ich bin. Ich meine, wie ich aussehe, kennst du mich doch, nicht?
Ja, du bist blond. Du hast ein volles Gesicht.
Nein, sag ruhig, ich habe ein weiches Gesicht. Ich weiß das doch. Also –
Ja, du hast ein weiches Gesicht, das lacht immer und ist breit.
Ja, ja. Und meine Augen?
Deine Augen waren immer etwas – etwas traurig und seltsam –
Du musst nicht lügen. Ich habe sehr ängstliche und unsichere Augen gehabt, weil ich nie wusste, ob ihr mir das alles glauben würdet, was ich von den Mädchen erzählte. Und dann? War ich immer glatt im Gesicht?
Nein, das warst du nicht. Du hattest immer ein paar blonde Bartspitzen am Kinn. Du dachtest, man würde sie nicht sehen. Aber wir haben sie immer gesehen.
Und gelacht.
Und gelacht.
Radi saß auf meiner Bettkante und rieb seine Handflächen an seinem Knie. Ja, flüsterte er, so war ich. Ganz genauso.
Und dann sah er mich plötzlich mit seinen ängstlichen Augen an. Tust du mir einen Gefallen, ja? Aber lach bitte nicht, bitte.
Komm mit.
Nach Russland?
Ja, es geht ganz schnell. Nur für einen Augenblick. Weil du mich noch so gut kennst, bitte.
Er griff nach meiner Hand. Er fühlte sich an wie Schnee. Ganz kühl. Ganz lose. Ganz leicht.
Wir standen zwischen ein paar Erlen. Da lag etwas Helles. Komm, sagte Radi, da liege ich. Ich sah ein menschliches Skelett, wie ich es von der Schule her kannte. Ein Stück braungrünes Metall lag daneben. Das ist mein Stahlhelm, sagte Radi, er ist ganz verrostet und voll Moos.
Und dann zeigte er auf das Skelett. Lach bitte nicht, sagte er, aber das bin ich. Kannst du das verstehen? Du kennst mich doch. Sag doch selbst, kann ich das hier sein? Meinest du? Findest du das nicht furchtbar fremd? Es ist doch nichts Bekanntes an mir. Man kennt mich doch gar nicht mehr. Aber ich bin es. Ich muss es ja sein. Aber ich kann es nicht verstehen. Es ist so furchtbar fremd. Mit all dem, was ich früher war, hat das nichts mehr zu tun. Nein, lach bitte nicht, aber mir ist das alles so furchtbar fremd, so unverständlich, so weit ab.
Er setzte sich auf den dunklen Boden und sah traurig vor sich hin.
Mit früher hat das nichts mehr zu tun, sagte er, nichts, gar nichts.
Dann hob er mit den Fingerspitzen etwas von der dunklen Erde hoch und roch daran. Fremd, flüsterte er, ganz fremd. Er hielt mir die Erde hin. Sie war wie Schnee. Wie seine Hand war sie, mit der er vorhin nach mir gefasst hatte: Ganz kühl. Ganz lose. Ganz leicht.
Riech, sagte er.
Ich atmete tief ein.
Na?
Erde, sagte ich.
Und?
Etwas sauer. Etwas bitter. Richtige Erde.
Aber doch fremd? Ganz fremd? Und doch so widerlich, nicht?
Ich atmete tief an der Erde. Sie roch kühl, lose und leicht. Etwas sauer. Etwas bitter.
Sie riecht gut, sagte ich. Wie Erde.
Nicht widerlich? Nicht fremd?
Radi sah mich mit ängstlichen Augen an. Sie riecht doch so widerlich, du.
Ich roch.
Nein, so riecht alle Erde.
Meinst du?
Bestimmt.
Und du findest sie nicht widerlich?
Nein, sie riecht ausgesprochen gut, Radi. Riech doch mal genau.
Er nahm ein wenig zwischen die Fingerspitzen und roch.
Alle Erde riecht so? fragte er.
Ja, alle.
Er atmete tief. Er steckte seine Nase ganz in die Hand mit der Erde hinein und atmete. Dann sah er mich an. Du hast recht, sagte er. Es riecht vielleicht doch ganz gut. Aber doch fremd, wenn ich denke, dass ich das bin, aber doch furchtbar fremd, du.
Radi saß und roch und er vergaß mich und er roch und roch und roch. Und
er sagte das Wort fremd immer weniger. Immer leiser sagte er es. Er roch
und roch und roch.
Da ging ich auf Zehenspitzen nach Hause zurück. Es war morgens um halb
sechs. In den Vorgärten sah überall Erde durch den Schnee. Und ich trat
mit dem nackten Füßen auf die dunkle Erde im Schnee. Sie war kühl. Und
lose. Und leicht. Und sie roch. Ich stand auf und atmete tief. Ja, sie
roch. Sie riecht gut, Radi, flüsterte ich. Sie riecht wirklich gut. Sie
riecht wie richtige Erde. Du kannst ganz ruhig sein.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 386
No comments:
Post a Comment