Sunday, August 16, 2015
NGUYỄN VĂN TRẦN * NHẬT KÝ TRẦN VĂN ÂN
Lần dở lại trang nhựt ký của Cụ Trần văn Ân
“Chung quanh sự xung đột giữa Nhà Ngô và Giáo phái Miền nam”
“Chung quanh sự xung đột giữa Nhà Ngô và Giáo phái Miền nam”
Nhơn ngày cuối năm, người ta có thói quen và cũng vì có nhiều
ngày giờ rỗi rảnh do sanh hoạt nông nghiệp lúc còn ở Việt nam, nghỉ lễ
cuối năm khi ở hải ngoại, thường nhắc lại chuyện cũ. Chuyện trong gia
tộc, chuyện đất nước. Nhắc để nhin lại quá khứ, xác định hiện tại. Nhắc
lại để thấy mình hôm nay.
Lịch sử Việt nam trong giai đoạn bị thực dân đô hộ và toàn dân tranh
đấu giành độc lập vô cùng phức tạp. Xã hội nam kỳ có nhiều đặc tính mà
người ở vùng khác không hiểu được do không có cùng điều kiện địa lý và
lịch sử.
Đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo là hai tôn giáo hoàn toàn Việt nam
và của Nam kỳ, không từ ngoài du nhập vào qua các giáo sĩ truyền đạo. Do
hoàn cảnh lịch sử, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo lần lượt xuất hiện ở
Mìền Đông và Miền Tây Nam kỳ vào nửa đầu thế kỷ XX. Khi toàn dân đứng
lên kháng chiến giành độc lập, tín đồ của hai tôn giáo cũng tổ chức hàng
ngũ tham gia. Từ tầm vông vạt nhọn tới súng tự động, họ từng bước võ
trang và trở thành 2 tôn giáo ái quốc có lực lượng quân sự. Quân đội tôn
giáo cho tới 1955, vẫngiữ được an ninh trong vùng của họ. Việt Minh
cộng sản không kiểm soát được dân ở những nơi này.
Năm 1948, Bảy Viễn, Tư lệnh Khu 7, bỏ Việt Minh, kéo quân về Thành
hợp tác với Chánh quyền Quốc gia, đóng quân ở Bình Xuyên, giữ an ninh
vùng Sài gòn – Chợ lớn, lần lần đẩy lui Việt Minh ra xa khỏi vùng phụ
cận, thủ tiêu những hoạt động nội thành của Việt Minh.
Khi dẹp những tổ chức «Tôn giáo-quân sự» này, nhà cầm quyền Ngô Đình
Diệm gọi đó là những «Giáo phái». Nghĩa của từ ngữ «Giáo phái» trong
những bìểu văn tuyên truyền của chế độ Ngô Đình Diệm hàm ý dè bỉu, mạ
lỵ. Những người liên hệ Giáo phái đều bị lên án phản động, đưa ra Tòa
lảnh án tù giam tời tử hình.
Cụ Trần văn Ân, nhận lới Cố vấn ở Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Giáo chủ
Đạo Cao Đài, bị án tử hình. Chưa kịp xử vì bị ảnh hưởng xấu của vụ tử
hình Tướng Hòa Hảo Ba Cụt trước đó, Cụ Trần văn Ân cùng những người khác
bị đày ra Côn Đảo, nằm khám cấm cố suốt 9 năm.
Nhưng, cụ thể, trường hợp của Cụ Trần văn Ân như thế nào mà bị chế độ dành cho Cụ bản án tối đa như vậy?
Nay sự việc đã qua hơn nửa thế kỷ. Nhắc lại là nhắc
một sự kiện lịch sử. Theo những tư liệu của người trong cuộc để lại. Của chứng nhân và nạn nhân.
Tới tháng 4/1955
Trước tiên, Cụ Trần văn Ân xác nhận khi thành lập Mặt Trận Quốc gia
Thống nhứt tại Thánh Thất Cao Đài ở Tây ninh, giữa Đại diện Cao Đài, Dân
Xã Đảng của Phật Giáo Hòa Hảo và Bình Xuyên, không có mặt Trần văn Ân
và Trần văn Ân không có tham dự.
Xin nhắc lại Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo là 2 tổ chức nhân xã đặc
biệt riêng của đất Nam kỳ, không có ở những vùng khác Việt nam. Nó vừa
tôn giáo, vừa chánh trị và cả quân sự. Nó vừa là sản phẩm, vừa là tác
nhân của một giai đoạn nghiêm trọng lịch sử Nam kỳ.
Từ trước tháng 4/1955, hai Giáo phái và quân đội Quốc gia Bình xuyên
đã bắt đầu xung đột ít nhiều với chánh quyển Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Nhưng xung đột đã được giàn xếp với sự tham gia chánh phủ của Tướng
Nguyễn Thành Phương bên Cao Đài, Tướng Trần văn Soái Năm Lửa của Phật
Giáo Hòa Hảo với chức vụ Quốc vụ Khanh. Nhưng chỉ trong một thời gian
ngắn, Tướng Năm Lửa và Nguyễn Thành Phương bỏ ra khỏi Chánh phủ, cùng
với các Ông Lại Hữu Tài của Bình Xuyên, Sĩ Thanh Phạm văn Sơn của Phật
Giáo Hòa Hảo, thành lập Mặt Trận Thống Nhứt Toàn lực Quốc gia dẫn đến
xung đột kỳ này mạnh, với võ trang. Sau cùng bị quân đội chánh phủ Ngô
Đình Diệm đánh, đẩy lui xuống Rừng Sát và thanh toán luôn.
Theo Hồi ký, Cụ Trân văn Ân trước đó, sau hai lần tham chánh trong
chánh phủ Nguyễn văn Xuân với tư cách Tổng trưởng Thông tin, đã tuyên bố
«không tiếp tục tham gia chánh trị đảng phái nữa».
Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc của
Cao Đài tổ chức họp báo tại Trụ sở Văn phòng Đại dìện Thánh Thất Tây
ninh ở đường Trần Hưng Đạo, Chợ quán, bên cạnh Trụ sở Tuần báo Đời Mới
của Cụ Trần văn Ân. Cụ được Đức Hộ Pháp mời qua tham dự họp báo. Nhà
báo, Cụ Ân nhận lời không do dự. Sau buổi họp báo, Đức Hộ Pháp, Tướng Lê
văn Viễn và tất cả anh em Dân Xã Đảng của Phật Giáo Hòa Hảo đều ân cần
mời Cụ tham dự Mặt Trận Thống Nhứt Toàn lực Quốc gia. Chẳng đặng đừng,
Cụ nhận lời làm Cố vấn cho Mặt Trận. Cụ hoàn toàn không tham gia riêng
một tổ chức nào trong Mặt trận. Tánh cả nể đã đưa cụ ra Côn đảo diện
bích suốt 9 năm dài, nằm cấm cố, nghe tiếng sóng biển, làm được ba tập
thơ tù, nhờ phước đức thoát khỏi máy chém của Đội Phước.
Xin trở lại với Trần văn Ân trong vai trò Cố vấn của Mặt trận Thống
nhứt Toàn lực Quốc gia. Cuối tháng 4/1955, Cụ được Mặt trận yêu cầu đi
với phái đoàn Mặt trận hội kiến Thủ tướng Ngô Đình Diệm tại Dinh Độc
lập. Ông Thành Nam Nguyễn Long, Tham mưu của Tướng Năm Lửa, làm phát
ngôn nhơn của phái đoàn. Ông giữ sẳn bản dự thảo một chánh phủ đoàn kết
quốc gia nhằm tạo sức mạnh đương đầu với áp lực cộng sản lúc này, sẽ
trình Thủ tướng Ngô Đình Diệm nếu cuộc hội kiến đưa đến kết quả thuận
lợi.
Trong cuộc hội kiến, Cụ Trần văn Ân có trình qua sự chuẩn bị chánh trị của Mặt trận:
«Chống cộng, giữ nước, phải có quần chúng. Tín đồ các Giáo phái
miền nam xưa nay nhiệt thành chống thực dân pháp và chống cộng sản.
Chính người dân có đức tin, tay lấm, chơn bùn, mới là người giữ nước và
hết lòng với Cụ. Khoa bảng và nhà giàu, họ sẽ lo chạy trước và bỏ Cụ khi
nước nhà lâm nguy. Cụ nên đón nhận tín đồ tôn giáo miền nam. Thêm nữa
là họ có thành tích chống cộng. Binh lính Bình Xuyên là những người đi
đầu khi khởi nghĩa kháng chiến chống thực dân pháp. Cụ không nên bỏ qua.
Nếu Cụ chịu đoàn kết thì Ông Thành Nam Nguyễn Long, Phát ngôn nhơn của
Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia, sẽ trao cho Cụ sơ đồ dự án tổ
chức tân chánh phủ, do tôi soạn thảo, chỉ có 9 Bộ, dành cho Cụ những Bộ
quan trọng như Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại giao, Thông tin. Phần nhiều là
Tổng Giám đốc. Tôi đã tính cho các ông lớn tuổi của Giáo phái sẽ đi ra
ngoại quốc sống. Mình giữ những người trẻ ở lại làm một tổ chức mạnh
chống cộng sản. Các ông lớn tuổi đã ưng thuận. Xin Cụ yên lòng. Cụ
thường nói với tôi lúc còn Việt nam Phục quốc Đồng minh Hội là khi nào
vào Nam, Cụ chỉ tìm tôi nói chuyện nước. Cụ nên vững tin».
Theo Cụ Ân thì Ông Diệm có vẻ xiêu lòng. Nhưng ít phút sau, ông kết thúc buổi hội kiến:
«Thôi mấy ông về đi. Tôi sẽ xét lại».
Ông Diệm không trả lời dứt khoát chắc ông muốn nói chuyện lại với Ông Ngô Đình Nhu.
Trên đường ra về, Cụ Ân nói với phái đoàn là việc hỏng rồi.
Xung đột võ trang
Vào những ngày cuối tháng 4/1955, một trái lựu đạn lìệng vào bót Cảnh
sát Đô thành ở Đại lộ Trần Hưng Đạo do Bình Xuyên nắm giữ. Lập tức Công
an Xung phong của Bình Xuyên do Ông Lại Hữu Sang chỉ huy phản ứng. Thế
là quân đội quốc gia thi hành quyết định của Thủ tướng Ngô Đình Diệm bắt
đầu tấn công các cơ quan và căn cứ võ trang của Bình Xuyên. Áp lực quân
sự của phía chánh quyền ngày càng mạnh. Căn cứ của Bình Xuyên ở phía
bên kia cầu Chữ Y mất, toàn bộ phải rút xuống Rừng Sát.
Theo Cụ Ân thì trái lựu đạn liệng vào Bót Cảnh sát Đô thành là do Đại
tá CIA Lansdale tổ chức nhằm gây hấn tạo cái cớ để quân đội tinh nhuệ
quốc gia ra tay dẹp Bình Xuyên và dẹp luôn Mặt trận Thống nhứt Toàn lực
Quốc gia. Nguồn tin này do một học giả người Huê kỳ cho Cụ Ân biết sau
này, lúc Cụ làm Tổng trưởng Thông tin trong chánh phủ Nguyễn Khánh. Điều
này cũng nhắc lại người đọc một chi tiết liên quan đến báo cáo của Đại
tá Lansdale về Hoa-thạnh-đốn là Ông Diệm đã chỉ huy được quân đội quốc
gia và đã hoàn toàn ổn định được tình hình Sài gòn và Việt nam. Báo cáo
của Đại tá Lansdale đã làm thay đổi lập trường của Hoa thạnh đốn từ
«muốn bỏ Ông Diệm vì bất lực tới giữ lại Ông Dìệm ở nhiệm vụ Thủ tướng
và còn ủng hộ ông» (Xem Kenneth Todd Young của Steohen B. Young, Việt
Luận, Thời Luận, Đàn Chim Việt, …)
Lực lượng Bình Xuyên rút về Rừng Sát, chiến khu thời kháng chiến
chống thực dân của họ. Chiến dịch Hoàng Diệu do Đại tá Dương văn Minh và
Đại tá Nguyễn Khánh chỉ huy bao vây Rừng Sát. «Một con kiến cũng không
lọt ra được», Đại tá Dương văn Minh tuyên bố với báo chí.
Nhận thấy có nhiều anh em cựu kháng chiến, thanh niên mới gia nhập
khá đông, tất cả đều trong tình trạng bất lợi, hai Cụ Trần văn Ân và
Nguyễn Hữu Thuần tình nguyện, nhơn danh Ông Viễn, đi ra gặp Tư lệnh
Chiến dịch thương thuyết ngưng bắn. Trên đường đi, hai cụ phải ngủ đêm
trong Rừng Sát. Ngọn đèn pha của tàu chiến rọi sáng tưởng họ đã thấy
được hai cụ. Sáng ra, hai cụ đi xe đò tới Biên hòa thật sớm, vào Dinh
Tỉnh trưởng, gặp Trung tá Tỉnh trưởng Nguyễn Linh Chiêu. Cụ Trần văn Ân,
vốn quen biết với Ông Nguyễn Linh Chiêu nên xin Ông Chiêu cho một bữa
ăn sáng ngon lành. Ông Chiêu cho dọn một bữa ăn sáng tươm tất mời hai
cụ. Ăn sáng xong, hai cụ nhờ Trung tá Chiêu đưa đi gặp Đại tá Mai Hữu
Xuân, rồi gặp Đại tá Dương văn Minh và Đại tá Nguyễn Khánh, chỉ huy
Chiến dịch. Như vậy có 2 con kiến đã đi ra tới Biên Hòa (Ông Nguyễn Linh
Chiêu vừa mất ở Cal, anh của Bs Nguyễn Quốc Nam hiện ở 95 610 Éragny
sur Orge, phía Tây-Bắc cách Paris, lối 30km).
Hai bên, Ông Trần văn Ân và Ông Nguyễn Hữu Thuần, bên kia là Đại tá
Dương văn Minh, thương thuyết ngưng bắn, binh sĩ Bình Xuyên ra về hợp
tác với chánh quyền quốc gia hoặc về quê trở lại đời sống dân sự bình
thường. Họ trở về không bị khó khăn, tù tội, … Hai bên đạt được sự thỏa
thuận tạm ngưng bắn. Giấy thỏa thuận được hai bên ký. Một trong hai
người, cụ Ân hoặc Cụ Thuần sẽ trở về Rừng Sát gặp Ông Viễn để chuẩn bị
thi hành thỏa thuận ngưng bắn. Bỗng Ông Hồ Hữu Tường ra nhận lấy tờ thỏa
thuận cầm về cho Ông Viễn. Cụ Ân bàn riêng với Ông Tường nên để những
người quan trọng như Ông Viễn, Ông Paul, con trai của Ông Viễn ở lại
Rừng Sát, Ông Lại Hữu Tài tạm lánh mặt,…
Ông Tường trở về Rừng Sát gặp Ông Viễn, không biết Ông Tường bàn với
Ông Viễn như thế nào mà Ông Viễn không chấp nhận bản thỏa thuận. Cuộc
thương thuyết hóa ra bất thành.
Sau đó, hai Cụ Trần văn Ân và Nguyễn Hữu Thuần ký giấy, với tư cách
cá nhơn, ở lại về với chánh quyền. Từ đây, hai cụ trở thành tù nhơn và
bị nhốt nhiều nơi vì chiến dịch thanh toán giáo phái chưa kết thúc.
Có nhiều truyền đơn rải kêu gọi binh sĩ Bình Xuyên và Phật Giáo Hòa
Hảo hảy ra về sẽ không bị xem có tội. Vài tháng sau, binh sĩ Bình Xuyên
kéo về thành gần hết, ngoại trừ Tiểu đoàn Bảy Môn thoát khỏi vòng vây,
trở lại với Việt Minh.
Ra Tòa án Quân sự tối cao
Sau thời gian thụ lý, có 10 người bị Tòa án Quân sự Tối cao ở Sài gòn
tuyên án tử hình. Riêng Tướng Cao Đài Nguyễn văn Thành do một Tòa án
riêng xử vì ông là Tướng của Quân đội quốc gia. Trong lúc chờ ra Tòa
lãnh án, những người này, nhứt là những người quan trọng như Cụ Trần văn
Ân, Nguyễn Hữu Thuần, Hồ Hữu Tuờng, …bị báo chí theo chế độ chửi bới
thậm tệ, đặc chuyện nói xấu đủ điều để chuẩn bị dư luận cho những bản án
sắp được công bố.
Hai ông Trần văn Ân và Nguyễn Hữu Thuần tự nguyện ra về để thương
thuyết ngưng bắn và tự nguyện ở lại để chánh quyên tùy nghi xử lý. Trước
Tòa, hai Cụ có yêu cầu hai Đại tá Mai Hữu Xuân và Dương văn Minh ra làm
chứng nhưng cả hai ông đều vắng mặt. Nếu có tội thật sự thì hai cụ phải
hưởng được trường hợp giảm khinh. Trái lại, hai cụ không hưởng đưọc qui
định này của luật pháp.
Nhiều sĩ quan Bình Xuyên khai có truyền đơn kêu gọi binh lính hảy
quay về, không bị buộc tội và hợp tác với chánh phủ nên họ mới ra về.
Ông Chánh án Trịnh Xuân Ngạn đòi bị can hãy trình những tờ truyền đơn ấy
cho Tòa xem. Ông lấy đút vào túi hết và những tờ truyền đơn không hề
được nhắc tới trong suốt thời gian xét xử.
Cũng trước Tòa, Ủy viên Chánh phủ Công tố viên, Ông Nguyễn Phu, không
hề đặt vấn đề tại sao ở Nam kỳ sản sanh ra Giáo phái? Vai trò xã hội và
chánh trị của Giáo phái ở Miền Đông và Miền Tây, nhứt là sự đóng góp
của Giáo phái trong công cuộc toàn dân chống thực dân và chống cộng sản
từ 1945, tức trưóc khi có chánh quyền Ngô Đình Diệm đang xét xử họ. Thái
độ của Ủy viên Chánh phủ cũng thiếu nghiêm chỉnh. Trước Tòa án, ông lại
lớn tiếng chửi bới, có nhiều lời lẽ khinh miệt Giáo phái và các bị can.
Ông mỉa mai «Trí thức là bọn chạy theo kiếm ghế Bộ trưởng». Ủy viên
Chánh phủ chửi xong, bảy Quan Tòa vào trong nghị án để tuyên bố bản án
tử hình cho 10 người trong Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia về «Tội
phiến loạn bị bắt tại trận».
Sự thật không có ai là người bị bắt tại trận hết cả !
Trong hồi ký, tuy dành cho con cháu và thân hữu, Cụ Trần văn Ân viết
«Từ lâu, Ân tôi không hề muốn nói ra điêu xấu hổ này. Nay thấy phải viết
cho chư hữu Phục Việt (**) đọc trong tinh thần Tư Vô Tà!»
Phạm nhơn tử hình trong vụ Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia hay
còn gọi vụ «Phiến loạn Bình Xuyên» chưa đem ra hành quyết gấp như vụ
Tướng Ba Cụt vì chánh phủ Ngô Đình Diệm hãy còn bị ám ảnh hồn ma Tướng
Ba Cụt!
Tất cả tội nhơn tạm thời bị đưa ra Côn đảo bằng tàu biển. Họ bị nhốt
dưới hầm tàu chung với heo. Ở Miền Bắc, trí thức như Triết gia Trần Đức
Thảo bị đày lên Việt Bắc chăn bò để biết giá trị của lao động. Để thấm
thía «Trí thức không bằng cục phân» của Mao Trạch-đông. Tới Côn đảo, tôi
tử hình bị nhốt vào xà-liêm cấm cố, hai chơn bị còng vào thanh sắt dài.
Cụ Trần văn Ân bị còng suốt hai năm tại cấm cố 3. Không có sách báo
đọc. Thêm cái khổ ngoài những đau đớn thể xác.
Trở về đất liền
Sau Cách mạng 1-11-1963, tất cả tù nhơn trong vụ Giáo phái hay «Phiến
loạn Bình Xuyên» được đưa về nhốt tại khám Chí Hòa ở Sài gòn.
Cụ Trần văn Ân, pyjama, chống gậy đứng giữa,, phía sau, trái, Hồ
Hữu Tường, ngay bên trái, Tướng Cao Đài Nguyễn văn Thành, đứng sau ông,
bên trái, Nguyễn Hữu Thuần. Thứ ba, từ mặt qua, Kỹ sư Lê văn Ngọ (nhạc
phụ Bs Lữ Y). Người áo bá ba đen, cao lớn là Tướng Kháng chiến Trịnh
Khánh Vàng. Ảnh chụp tại Côn đảo lúc ra tù.
Tới phiên Tướng Nguyễn Khánh làm đảo chánh, hạ bệ Tướng Dương văn
Minh, Quốc trưởng và Đốc phủ sứ Nguyễn Ngọc Thơ, Thủ tướng Chánh phủ.
Tướng Nguyễn Khánh mới cho thả những tù tử hình còn nhốt trong Khám Chì
Hòa. Sau đó, Tòa án Sài gòn làm thủ tục phá án và trả tự do cho tất cả.
Không ai hiểu tại sao Tướng Dương văn Minh và cả Nhà Hành chánh
Nguyễn Ngọc Thơ, Thủ tướng Chánh phủ, đều không thả những tù nhơn chánh
trị này.
Cụ Trần văn Ân thêm lời
Tập hồi ký trong đó có phần cụ kể lại chuyện của cụ bị Tòa án Sài gòn
kết án tử hình đươc cụ viết xong tháng 5/1994 tại tư gia ở Thành phố
Rennes, vùng Bretagne, Tây-Bắc nước Pháp. Ở cuối phần này, Cụ Trần văn
Ân có viết thêm một đoạn ngắn:
«Tôi đã suy nghĩ nhiều đêm, nên viết ra điều này, sau khi đốt nén
hương dâng Bàn thờ Tổ quốc và vái vong linh các bậc tiền bối, chí sĩ
Việt nam và hướng tâm mình về Linh điện Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, trong
tinh thần TƯ VÔ TÀ. Tôi quả quyết rằng Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc
gia hay Giáo phái chỉ nhằm làm áp lực chánh quyền, không hề có ý nghĩ
dùng võ lực lật đổ chánh quyền. Vào Rừng Sát, tôi thấy Ông Viễn hoàn
toàn không có dự bị chiến đấu, không có dự bị chạy giặc hay ẩn núp máy
bay. Tôi cho Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia là chánh trị không
đường lui!
Ngoài ra, tôi muốn ghi nơi đây rằng giữa Ông Ngô Đình Diệm và Trân
văn Ân, tôi, quen biết nhau từ trước khi tôi nhận làm Tổng thư ký Phục
quốc Đồng Minh Hội của Cụ Cường Để (Ông Diệm cũng là nhơn sĩ của tổ chức
này), chỉ có cảm tình, chớ hoàn toàn không có giận hờn hay thù oán. Lúc
nào Ông Diệm cũng niềm nở khi gặp tôi. Và chúng tôi có đi chung với
nhau nhiều lần».
Roissy en Brie, Pháp, Cuối thu 2014
Để tưởng nhớ một Đấu sĩ của thế kỳ XX
Ghi chú
(*) Tựa của Cụ Trần văn Ân
(**) Hội Phục Việt, Trụ sở tại 4, Place de la Méditerrannée, 95200
Sarcelles, Pháp, chủ trương báo Hồn Nước. Cụ Trần văn Ân là người đỡ đầu
và hướng dẩn sanh hoạt của nhóm anh em vào đầu thập niên 80.
Phụ bản
Qua sự giới thiệu của Bác sĩ Nguyễn Hoài Vân ở Rennes, Tử đệ của Cụ
Trần văn Ân, Bác sĩ Trần Kim Tuyến ở Cambridge, nguyên Giám đốc Sở
Nghìên cứu Chánh trị của Phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, quen bìết với Cụ
Ân, chuyện vản và thư từ qua lại với nhau. Sau thời gian ngắn, Bs Trần
Kim Tuyến nói ra «rất tiếc trước kia đã hiểu Cụ Ân hoàn toàn sai lạc».
Nhơn đây, chúng tôi xin đính kèm phụ bản 1 thiệp chúc Tết với bài thơ
họa của Bs Trần Kim Tuyến gởi Cụ Ân, nhờ Bs Nguyễn Hoài Vân còn giữ
được.
NHỊ LINH * QUACH THOẠI
Thanh Tâm Tuyền về Quách Thoại
Nhị Linh
Hình như đây là tập thơ duy nhất từng in của Quách Thoại, nhà thơ yểu
mệnh, người từng được Thanh Tâm Tuyền viết tặng những câu thơ rất nổi
tiếng: "Xin trao thi sĩ vòng hoa tặng/Chúng ta đã thắng giữa cuộc đời".
Hai câu này ở trong tập Tôi không còn cô độc, còn trong Liên Đêm mặt
trời tìm thấy cũng có bài thơ Thanh Tâm Tuyền tặng Quách Thoại, trong đó
có câu "Người thi sĩ bay vào miền đất lạ".
Tập thơ trên đây do tạp chí Văn Nghệ (ra được tổng cộng 24 số) ấn hành,
người phụ trách tờ này là Lý Hoàng Phong, tác giả Sau cơn mưa và Người
giết người, anh trai của Quách Thoại. Phí Ích Nghiễm trên đây là tên
thật của nhà văn Dương Nghiễm Mậu.
Bài ai điếu/tưởng niệm/khóc bạn của Thanh Tâm Tuyền thì mới thấy Dương
Nghiễm Mậu trích vài đoạn trong tiểu luận về Thanh Tâm Tuyền và nhóm bạn
hữu. Dưới đây là toàn văn bài viết ấy, đăng Sáng tạo (tờ này thì ra
được 31 số bộ cũ và chừng 7 số bộ mới). Nhiều người đã chỉ ra tính chất
hung bạo ở Thanh Tâm Tuyền; tôi còn thấy sự bồn chồn bứt rứt không bao
giờ yên.
Thoại ơi! Thoại ơi! Không biết khóc
Khi người ta nghĩ không thể nào mang lại hạnh phúc cho người mình yêu,
người ta sẽ làm những điều tàn ác với hắn. Không phải người ta hết tình
yêu trong lòng. Trái lại đó là sự biểu diễn của một thứ tình bất lực.
Chúng tôi mang thứ tình bất lực ấy đối với Quách Thoại. Thoại nghèo,
Thoại bệnh, Thoại thi sĩ. Chúng tôi chẳng thể thay đổi được những điều
ấy ở Thoại. Và tàn ác chúng tôi đã ước mong cái chết của Thoại.
Nhật ký của tôi còn ghi ngày 22 tháng 7 năm 1956 những dòng này: “Và
chính bây giờ tôi có ý tưởng Thoại nên chết thì hơn. Sống khốn nạn và
hắt hủi thì chết còn nhẹ.”
Một nhân vật của Dostoievski thắc mắc: Có thể nào có một người được
quyền phán đoán kẻ khác, quyết định kẻ nào đáng sống và kẻ nào không
đáng sống chăng? Câu trả lời: Người ta có quyền ước mong cái chết của kẻ
khác. Chúng tôi đã ước mong cái chết của Thoại. Và bây giờ thì Thoại đã
chết.
Ước mong mới chỉ là khởi đầu sự tàn ác trong tâm hồn. Sự tàn ác ấy có
thể nhập vào hành động. Tôi hiểu tại sao Plisnier đã để cho một nhân vật
của ông bắn chết người vợ đau khổ yêu quý của y. Vì y không mang lại
hạnh phúc cho người vợ đau khổ mà y yêu hơn thân mình nên một buổi sáng
kia y nói những lời âu yếm với vợ và nổ đạn vào ngực người đàn bà khốn
nạn.
Thì chúng tôi cũng đã tàn ác không kém với Thoại. Chúng tôi bỏ rơi,
chúng tôi quên Thoại trong những ngày cuối cùng của đời chàng. Thoại
chết bao giờ, ở đâu? Cho đến khi viết những dòng này tôi cũng chẳng hay.
Chỉ nghe kể lại sau ba ngày không ăn uống, Thoại đã từ biệt vĩnh viễn
cuộc đời trong một bệnh viện Trung hoa ở Chợ lớn. Không một người bạn
đưa Thoại tới nơi an nghỉ. Người anh của Thoại, anh Lý hoàng Phong, lo
chôn cất em và dấu [sic] kín tin tức về cái chết ấy. Khi chúng tôi biết
thì Thoại đã ngủ yên ở một nghĩa địa nào ngoài Phú Thọ. Có thể anh Lý
hoàng Phong không muốn làm phiền mọi người vì cái chết được ước mong ấy.
Có thể đó là ý muốn của Thoại.
Ngày tôi gặp Thoại, chúng tôi - Doãn quốc Sỹ, Nguyễn sỹ Tế, Trần thanh
Hiệp và tôi - đang làm những số Người Việt đầu tiên. Thoại trao cho tôi
tập thơ dày của Thoại để tôi giới thiệu trên báo. Tôi đưa Thoại vào làm
chân sửa bài ở nhà in. Nhưng Thoại không đến được vì bệnh. Một buổi
chiều Thoại tìm tôi, dưới những bóng cây lớn, nói cho tôi hay chứng bệnh
nguy hiểm và nhờ tôi chạy một món tiền vào nằm nhà thương. Anh em Người
Việt góp được hơn một ngàn đồng và Thoại vào nằm ở một nhà thương bên
Thị Nghè. Thỉnh thoảng Thoại vẫn phải ra phố tìm gặp tôi vì hẹn tôi vào
thăm chẳng bao giờ thấy tôi cả. Tôi lười và bận công việc. Thoại tả cho
tôi nghe chỗ giường nằm của Thoại với cửa sổ cao nhìn lên trời, gác
chuông nhà thờ, đồng rộng, bà Phước hiền từ mà Thoại yêu ngông cuồng của
thi sĩ (Phải tôi có biết bà Phước đó!). Người Việt ra đến số 3 thì lực
lượng kiệt quệ, chúng tôi quyết định ra số đặc biệt rồi tạm đình bản.
Một buổi trưa nắng Thoại tìm tôi ở nhà in Thanh Long đưa cho tôi bài thơ
“Còn Sáng tạo ta hãy còn Sáng tạo” để đăng vào số Sáng Tạo của Người
Việt và Thoại sửa soạn về Huế vì hết tiền nhà thương.
Lỡ một mai tôi chết trần truồng không cơm áo
Bây giờ không còn là lỡ nữa. Đúng là Thoại chết trần truồng không cơm
áo. Và chúng tôi chẳng thể làm gì hơn cho Thoại được. Nhưng ngày ấy tôi
đã viết cho Thoại, tự dối mình và dối bạn:
Không chết trần truồng, không thể được
Chúng tôi đập vỡ những hình hài
Và tôi hy vọng:
Xin trao thi sĩ vòng hoa tặng
Chúng ta đã thắng giữa cuộc đời
Bài thơ ấy tôi gửi ra Huế cho Thoại trước khi đăng báo. Không bao giờ
tôi trao tặng Thoại vòng hoa nào cả, dù là một vòng hoa phúng viếng.
Ít lâu sau Thoại trở vào Saigon khỏe mạnh hơn trước. Mọi người đều vui
mừng. Những số hấp hối của Người Việt được đánh dấu bằng cuộc triển lãm
của Duy Thanh và Ngọc Dũng. Chúng tôi đã sống những giờ vui nhất với
nhau. Không ngày nào chúng tôi không có mặt quây quần trong cái quán
nước đặc khói trong ngõ hẻm Phạm ngũ Lão sau nhà in Dân Chủ. Chúng tôi
ăn những cái bánh gọi là ngói, nhìn ngõ hẻm ra ngoài đời. Những ngày
triển lãm chúng tôi la cà tụ họp ở đường Tự Do ngồi trong phòng ngó ra
thiên hạ. Phòng triển lãm đóng cửa. Người Việt đóng cửa. Và chúng tôi
trở thành những kẻ thất nghiệp gặp nhau hằng ngày: Duy Thanh, Quách
Thoại và tôi. Quách Thoại dự định in thơ, Ngọc Dũng chạy nhà xuất bản và
tôi viết tựa. Nhưng cuộc sống thất thường làm cho bệnh Thoại nặng trở
lại. Một buổi sáng chủ nhật tôi được tin đêm trước Thoại thổ ra huyết.
Khi ấy Thoại ở khách sạn Đại Nam đường La Somme gần chợ Bến Thành. Tôi
không xuống thăm Thoại ngay mà ngồi nhà ghi nhật ký: “Và chính bây giờ
tôi có ý tưởng Thoại nên chết thì hơn. Sống khốn nạn và hắt hủi thì chết
còn nhẹ.”
Buổi trưa tôi xuống gặp Duy Thanh. Thanh đã ngồi suốt buổi với Thoại và
cản tôi vào vì Thoại ngủ. Ngọc Dũng đạp xe từ Hòa Hưng mang lên cho
Thoại một ống thuốc. Chúng tôi tính một món tiền thuốc nhưng không
thành. Tôi thất nghiệp, kết quả tài chính cuộc triển lãm của Thanh và
Dũng không được khả quan. Buổi chiều chúng tôi kéo nhau ra bờ sông uống
rượu như khi thất tình. Tôi về viết tựa cho tập thơ Thoại sợ Thoại chết.
Và tôi viết bài thơ “Tĩnh vật Duy Thanh Quách Thoại Tôi” mà khi đăng
báo theo lời yêu cầu của Mai Thảo chỉ còn vỏn vẹn là “Tĩnh vật”:
Người nhổ muôn ngàn giấc máu ra khỏi ngực
Là tĩnh vật
Kẻ đi ngoài kia la vào mồm
Sống
Tôi đã ghi trong nhật ký rằng tôi muốn chửi tục để kết luận bài thơ ấy.
Nhưng Thoại không được in thơ mà tôi in thơ. Và Thoại không chết. Tôi có
nói ý nghĩ muốn Thoại chết với Thoại và Thoại cười. Trong những tháng
này có một đứa con gái, tôi không biết tông tích, Thoại bảo người miệt
Hậu Giang, mê thơ Đông Hồ và về chăm sóc giặt rũ [sic] cho thi sĩ Quách
Thoại. Những buổi chiều tối mở cửa phòng tôi gặp Thoại đứng xoay lưng
nhìn xuống đường chuyện trò với đứa con gái. Đứa con gái ấy thường mặc
quần áo trắng và im lặng như một cái bóng. Tôi không muốn thi vị hóa mà
gọi đấy là bà tiên hay vị thiên thần của đời Thoại, vì nếu biết đứa con
gái ấy tầm thường như thế nào chắc có kẻ dám khinh Thoại. Vì người con
gái tử tế nào lại tình nguyện chung sống với một thằng thi sĩ ho lao
ngông cuồng là Quách Thoại - Đứa con gái ấy - hiểu tại sao tôi gọi bằng
đứa - đến với Thoại không vì tiền, Thoại không có tiền ở khách sạn là
nhờ [sic], cũng không vì thú vui xác thịt, Thoại bệnh, chỉ vì một lẽ
giản dị: nó nhìn thấy Thoại là thi sĩ.
Thời kỳ ngặt nghèo ấy qua khỏi, Thoại không chết. Và chúng tôi quên điều
ước mong. Cho đến hôm nay nghe tin Thoại chết chúng tôi sửng sốt đến
nỗi không thể cảm động. Cái chết đến với Thoại khi chúng tôi không nghĩ
tới nữa, chúng tôi quên Quách Thoại. Đó là một thứ tàn nhẫn của tâm hồn
con người.
Tôi gặp Thoại lần cuối tại nhà tôi một buổi trưa khi tôi sửa soạn đi dạy
học. Thoại lại về Huế lần nữa và mới trở vào. Thoại mặc áo cà sa và
mang theo tập “Những bài thơ tình đầu tiên” hy vọng tìm một nhà xuất
bản. Thoại giảng cho tôi nghe phép tu luyện “yoga”, dạy tôi cách đi bộ
hai tay mở ngửa để có thể đi xa đi nhanh không mệt. Thoại dự định học
tiếng Phạn để sang Ấn Độ. Tôi đưa xe Thoại lên Saigon và đến trường. Và
tôi quên Thoại, quên một cách tàn nhẫn.
Tôi ước mong Thoại chết, và Thoại chết:
Có kể gì tôi ăn mày
Có kể gì anh bệnh hoạn
Những người chết đi là chết đi
Em tôi thành hoàng hậu
Giữa đô thành ParisThoại đã “ngủ một giấc không nhớ lại tý gì”.
Điều ân hận nhất trong đời Thoại là Thoại đã không được in thơ. Tôi nhớ khi còn sống tôi với Thoại đã giao ước: kẻ nào chết trước, sau một năm, sẽ được kẻ sống lập một giải thưởng thơ để kỷ niệm. Tôi không hiểu tôi có giữ trọn lời ước với Thoại không?
Có một điều là tôi sẽ phải viết lại bài tựa cho tập thơ của Thoại vì bài tựa trước hình như Thoại chưa hài lòng. Dù viết lại tôi cũng không bỏ ý này:
Giả thử không có Quách Thoại cuộc đời của chúng ta cũng chẳng thay đổi chút nào. Những Quách Thoại đã có mặt và chúng ta sẽ chẳng bao giờ cởi bỏ được sự có mặt ấy. Thế giới Quách Thoại vây lấy chúng ta. Và tiếng nói Quách Thoại đã ném vào vĩnh viễn mãi mãi còn là những gì thân yêu quen thuộc.
Với chủ quan của một người bạn, tôi chẳng ngại ngần gì không bảo: cái chết của Thoại không những chỉ làm đau đớn bằng hữu của chàng là chúng tôi mà còn là một cái tang lớn cho văn học trong mười năm trở lại đây!
(Sáng tạo số 16, 1/1958, tr. 12-15)
LÊ THÀNH NHÂN * SINH LỘ CHO VIỆT NAM
SINH LỘ CHO VIỆT NAM
minhtânLêThànhNhân
NHỮNG NGÀY CHÍ NGUY CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Đầu tháng 5 năm 2014 được đánh dấu trong lịch-sử Việt Nam như là một
trong những ngày chí nguy của Đất Nước và Dân-tộc Viêt Nam khi mà con
sư-tử đói Tàu cộng giương ra những nanh vút khổng lồ của chúng toan vồ
lấy và ăn tươi nuốt sống lân quốc Việt Nam. Đó
là ngày mà tên CS đầu xỏ Tàu cộng phơi bày cho cả thế-giới thấy thực
chất của chủ-nghĩa CS là xâm-lăng và ăn cướp kẻ khác còn thô bạo gấp
nghìn lần bọn "đế-quốc tư bản" mà chúng thường lên án. Trong
khi đó thì bọn "hậu thân của Nga sô" cũng làm như vậy ở Ukraine và hùa
theo bọn ăn cướp Tàu cộng để phanh thây "đồng chí XHCNVN" từng có công
làm tay sai đánh thuê cho chính Liên xô trong mưu đồ nhuộm đỏ (thôn-tính) Đông Nam Á trước khi Liên-xô sụp đỗ năm 1991.
Tưởng cần nhắc lại hai sự kiện trước đây:
1. Tháng 2 năm
1979, khi "đồng chí Tàu cộng" xua quân xâm lăng Việt Nam ở phía Bắc, thì
"đồng chí Nga cộng (Liên-xô)" ... án binh bất động, làm ngơ, mặc dầu đã
có hiệp-ước phòng-thủ hỗ-tương với Việt cộng và mặc dù Việt cộng kêu
cứu thống thiết!
2. Năm 1988, khi
Tàu cộng xua quân xâm lăng chiếm đảo Garma của Việt Nam, thì "đồng-chí
Nga cộng" lại cũng ... án binh bất động, làm ngơ!
Trong vụ Tàu cộng xâm lăng lãnh hãi của Việt Nam ở Biển Đông hiện nay,
bọn "hậu thân Nga cộng-- Putin" không những án binh bất động mà còn ma
mảnh "biến đau thương của đồng-chí Việt cộng thành cơ hội bán vũ-khí để
hốt bạc làm giàu". Thế
mà những cái đầu VC u-mê, ấu trỉ ở Bắc bộ-phủ lại "nằm mơ" là có thể
"dựa vào Nga (cộng) để đẩy lui Tàu cộng"!! Giả sử như có được đi nữa thì
vẫn là chuyện "đuổi hùm ra cửa trước để rước hổ vào cửa sau" thôi: VC
muôn đời vẫn phải mang kiếp làm nô lệ cho hai tên đầu sỏ cộng-sản
quốc-tế Nga, Tàu!
HUYỀN THOẠI VÀ THẢM HỌA HÔM NAY!
1. Huyền-thoại "Chủ-nghĩa CS giúp giải phóng các dân tộc bị áp-bức". HCM
và đồng bọn đã tin tưởng ngây thơ rằng chủ-nghĩa CS có thể giúp
giải-phóng VN khỏi ách thực-dân theo "Đề cương Giải-thực" của Lénine. Hầu
hết các nước cựu thuộc địa trên thế-giới không nhờ đến chủ nghĩa CS đã
thu hồi độc lập rất sớm và tốn phí ít xương máu hơn nhièu (Ấn-độ, Mién
Điện, Nam Dương, v.v...). Chủ-đích
của Lénine và cộng đảng của y là nhằm thay chân "đế quốc tư bản" phồn
thịnh, tự do bằng "đế-quốc cộng-sản" đói rách và độc tài trên khắp thế
giới. Tại khắp
mọi nơi trên thế-giới, sau khi cướp được chính quyền bằng bạo lực, bọn
CS đã cai trị tàn bạo, độc ác gấp trăm, gấp ngàn lần hơn bọn thực dân.
Người dân đói khổ gấp trăm ngàn lần hơn dưới thời thuộc địa.
ĐÓ LÀ SAI-LẦM THỨ NHỨT CỦA CỘNG ĐẢNG HCM.
2. Huyền thoại " Đuổi Pháp để giành độc lập". Trận Điện Biên Phủ là do Tàu cộng "đánh giùm" chớ đâu phải do HCM và Võ Nguyên Giáp đánh. Trước ngày Tàu cộng chiếm được Trung-Hoa lục-địa (1949) thì VC chỉ trốn chui trong hang "Pắc Pó" chớ có đánh đấm gì đâu. Bởi
vậy, sau khi nhờ Tàu cộng đánh bại Pháp thì cộng-đảng HCM đã phải
"dâng" đất nước cho Tàu, dẩn đến thảm họa Tàu cộng cướp nước hôm nay.
ĐÓ LÀ SAI-LẦM THỨ HAI CỦA CỘNG ĐẢNG HCM
3. Huyền thoại "Chống Mỹ cứu nước".
Cộng-đảng HCM thi hành chỉ-thị của tên đế-quốc CS Liên-xô xâm lăng Miền
Nam như là một tên "đầy-tớ vâng lệnh chủ" chớ làm gì có việc "chống Mỹ cứu Nước". Lê Duẩn trắng trợn khoe khoan hành-động phản quốc của cộng-đảng của y: "Ta đánh chiếm Miền Nam là đánh cho Liên-xô và cho Trung quốc!"
Chính hành-động phản-quốc đó của Cộng-đảng HCM đã cướp đi sinh mạng của 4
triệu người Việt và tàn phá đất nước tan hoang cho đến ngày nay, với
những thảm cảnh Tù đày, Thủy-lợi, Kinh-tế Mới, Vượt Biên, ... Dân chúng nghèo đói đến nỗi phải đem bán con cái ra nước ngoài để làm nô lệ, v.v....
Nếu "Mỹ là đế-quốc xâm-lược" thì tại sao bây giờ lại phải van xin Hoa Kỳ trở lại để ... bảo vệ giùm biển, đảo của mình? Quân
ta đủ sức "đánh thắng" đệ nhứt cường quân-sự Hoa Kỳ mà tại sao chỉ có
việc ngư dân Việt Nam bị Tàu cộng giết hại, cướp bóc hàng ngày mà không
bảo vệ nỗi?
ĐÓ LÀ SAI-LẦM THỨ BA CỦA CỘNG ĐẢNG HCM
4. Huyền-thoại: "Bán Nước để cứu Đảng là con đường đúng đắn"
Khi đế-quốc CS Liên-xô sụp đổ vào cuối thập niên 1980, thay vì coi đó là
cơ-hội bằng vàng để "thoát khỏi thân phận làm nô-lệ cho CS quốc-tế", và
đưa Dân-tộc tiến lên như các nước Đông Âu, thì các môn đệ của HCM lại
vác xác đến Thành-đô (Tứ Xuyên) đầu tháng 9 năm 1990 để xin quy phục Bắc
triều, xin cho nước Việt Nam đưọc làm một tỉnh của Tàu trễ nhứt là năm
2020. Cộng đảng HCM rõ ràng là một lũ bán Nước cố bám lấy quyền lợi
chứ không hề yêu Nước; đảng đó đã luôn luôn sẳn sàng hi sinh nền
độc-lập của Tổ-quốc Việt Nam để phục vụ quyền lợi của ngoại bang, hết
Nga đến Tàu.
ĐÓ LÀ SAI-LẦM THỨ TƯ CỦA CỘNG ĐẢNG HCM
Tóm lại, trái với những
"huyền thoại lừa bịp" nhai đi nhai lại từ lúc khai sinh đến nay, CỘNG
ĐẢNG HCM ĐÃ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG PHẢN QUỐC, HẠI DÂN TRONG SUỐT 70 NĂM
LỊCH-SỬ CỦA ĐẢNG. VÀ CHÍNH CON ĐƯỜNG ĐÓ ĐÃ ĐƯA ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC TA ĐẾN BỜ DIỆT VONG HÔM NAY. BỞI VẬY ĐẢNG ĐÓ CÓ TỘI LỚN VỚI TỔ-QUỐC VÀ DÂN-TỘC!
Những đảng-viên thực tâm yêu
nước đã từng bị "đảng" lừa gạt hãy nhận ra sự thật lịch-sử đó để trở về
với Dân-tộc và cùng với đồng bào chống giặc cứu Nước.
SINH-LỘ CHO VIỆT NAM
Bất cứ chiến-lược-gia
nào trên thế-giới cũng đều biết là vị-trí địa-dư của nước Việt Nam là
địa-điểm mà mọi thế-lực lớn trên thế-giới đều muốn "chiếm lĩnh" khi có
cơ-hội đầu tiên. Ngay trong giai-đoạn đầu của phong-trào chiếm thuộc địa
của các nước Tây Âu thì "cô gái kiều diễm Việt Nam" đã "lọt vào mắt
xanh" của đế-quốc Tây Ban Nha, rồi Pháp. Kế
đến là Nhựt trong đệ II Thế-chiến, rồi Pháp trở lại lần thứ hai, rồi
sau đó là Hoa Kỳ, rồi Liên-xô, Trung cộng... Không một lúc nào là không
có một "cường quốc" ở bên cạnh Việt Nam. Muốn
tồn tại và giữ được nền độc-lập, tự chủ, những nhà lãnh đạo Việt Nam
phải có một tinh-thần dân-tộc thật vững vàng và phải sáng suốt vận dụng
các thế-lực thời đại vào mục-tiêu bảo vệ nền độc-lập và tự chủ của
dân-tộc mình.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có 4 con đường để lựa chọn:
1. Quy phục Bắc triều Tàu cộng theo "Thỏa hiệp Thành-đô năm 1990" của cộng-đảng HCM;
2. Trở lại theo Nga để chống Tàu cộng như thời Lê Duẩn;
3. Lập Khối Trung-lập, Phi-Liên-kết cùng với Miên, Lào, Thái-Lan, Miến-Điện có sự bảo đảm của các cường quốc;
4. Liên kết với Hoa Kỳ và đồng-minh của Hoa Kỳ như Nhựt, Nam Hàn, Phi-Luật-Tân, Úc, v.v... để chống sự xâm-lược của Tàu cộng;
Mọi người Việt có lòng yêu nước tối thiểu đều thấy ngay là con đường số 1
và con đường số 2 trên đây mà cộng-đảng HCM đã đi theo là "tử lộ" và đã đưa Đất Nước đến thảm họa mất nước hiện nay.
Con đường số 3 là con đường "lý-tưởng" như được áp-dụng ở Thụy-sĩ chẳng hạn. Nó
bảo-đảm ổn-định chánh-trị vì các cường quốc không tìm cách lập vây cánh
của mình để thao túng quyền lực: hi vọng tránh được tình trạng có những
phe thân Tàu, thân Nga, thân Pháp, thân Mỹ. .. .đấu đá tranh giành
quyền lợi với nhau gây chia rẻ dân tộc và bất ổn chánh-trị. Quan-trọng nhứt là quốc gia không phải trút hết tài-nguyên vào việc mua sắm vũ-khí vô cùng tốn kém (như Hà Nội đang làm). Nhờ vậy mà nền kinh tế có được tài nguyên để phát triển nhanh chóng đưa Đất Nước lên kịp với thế giới. Điều
khó khăn là con đường đó đòi hỏi phải có một nhóm người lãnh-đạo thật
tài ba, xuất sắc để vận-động ngoại-giao với các cường quốc để họ chấp
thuận bảo đảm qui chế trung-lập của mình, nhứt là có biện pháp trừng
phạt bọn xâm-lăng vi phạm nền trung lập của các thành-viên của Khối. Một
khi nền trung-lập của Việt Nam được các cường quốc bảo đảm rồi thì cái
lợi tức thời là Tàu cộng không thể tùy tiện xua quân xấm lấn như chúng đang làm hiện nay. Các tổ-chức đấu-tranh của NVQG chúng ta mắc một nhược điểm lớn là không biết giá-trị vô cùng to lớn của vũ-khí ngoại-giao như các dân-tộc Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật-bản, Do-Thái, v.v...
Còn lại con đường thực tế hiện nay là con đường số 4. Từ nhiều năm nay
chúng tôi đã từng khẳng định trong các bài viết của chúng tôi về các
giải pháp cứu Nước (xin mời vào trang mạng www.minhductandan.com): trong bối cảnh của thế-giới ngày nay, không ai có thể giúp VN đẩy lui được cuồng vọng xâm-lăng của Tàu cộng ngoài Hoa Kỳ. Với
những hành-vi thô bạo của Tàu cộng từ tháng 5 năm 2014 nhằm áp đặt
chủ-quyền của chúng trên Biển Đông dựa theo Đường 9 đoạn của chúng, Tàu cộng đã không dễ gì rút giàn khoan khỏi vùng đặc-quyền kinh-tế VN, và ngưng các hành-vi xâm lấn khác NẾU KHÔNG CÓ:
a. Thượng Viện
Hoa Kỳ ra Nghị-quyết lên án Tàu cộng và yêu cầu Tàu cộng tôn trọng
nguyên trạng của trước ngày 1 tháng 5 năm 2014 ở Biển Đông;
b. Các thượng-nghị-sĩ John McCain và Shelton Whitehouse họp báo ngay tại Hà Nội tuyên bố ủng hộ VN và lên án Tàu cộng (8/8/14);
c. Quốc-hội Hoa Hoa Kỳ cứu xét gấp việc bải bỏ lệnh cấm bán vũ-khí sát thương cho Việt Nam;
d. Ngoại-trưởng
Hoa Kỳ John Kerry bày tỏ lập-truờng cứng rắn của HK tại hội-nghị
Sangri-La (Singapore) và nhứt là tại diễn-đàn ASEAN tại thủ-đô Miến-Điện
mới đây (8 đến 10 tháng 8, 2014);
e. Chủ-tịch
Tham-mưu trưởng Liên Quân Hoa kỳ --tướng 4 sao Martin Dempsey -- đến Hà
Nội để cam kết giúp VN bảo vệ độc-lập và an-ninh quốc-gia (8/14/14 đến
8/17/14).
Ngoài ra, trong thời gian trên, cựu TT Bill Clinton cũng dã đến Hà Nội với một sứ mệnh do TT Obama giao-phó.
Với các hành-động trên đây của Hoa Kỳ, cơn nguy biến của Đát Nước Việt Nam đã tạm thời đang được đẩy lùi.
Xin mọi người Việt khắp nơi thiết tha đến sự tồn vong của Đất Nước:
- Hãy tạ ơn những
nhà lãnh-đạo HK đã đóng góp vào công cuộc cứu nguy Tổ-quốc Việt Nam
thoát khỏi tình thế nguy khốn nhứt trong những ngày tháng qua.
Bỏ qua những sai lầm chiến-lược của Hoa Kỳ về VN trong quá khứ, phải
công nhận CHÍNH HOA KỲ LẦN NẦY ĐÃ MỞ RA SINH-LỘ CHO VIỆT NAM trong khi
thi-hành chánh sách chuyển trục sang Á châu. (Phụ
chú: Bài nầy viết từ tháng 8, 2014; các biến cố ngoại giao, chính-trị
giữa VN và HK trong tháng 6 và 7 năm 2015 mới đây với sự hạ bệ được phe
tay sai Tàu cộng tại Hà Nội đã củng cố mạnh mẽ niềm tin nầy).
- Hãy
tạ ơn tất cả những đồng bào, sĩ phu và đoàn-thể trong và ngoài nước đã
đóng góp vào việc tạo ra được những diễn biến trên đây có khả năng thay
đổi vận mệnh của Đất Nước chúng ta;
- Hãy
tạ ơn Hồn thiêng Sông Núi nước Việt đã xui khiến cho lũ bành-trướng Tàu
cộng đã xuẩn động trên Biển Đông khiến cho Hoa Kỳ và thế giới kịp thời báo động về cuồng vọng làm bá chủ thế-giới của của bè lũ Tập Cân Bình ở Trung Nam Hải/Bắc Kinh . Bè lũ Việt-gian phản quốc tay sai Tàu cộng ở Bắc Bộ-phủ cũng "bị vô hiệu hóa". Quan trọng nhứt là khí thế chống Tàu cộng cướp nước của toàn thể đồng bào người Việt khắp nơi đã lên cao đến tột độ.
Đại họa bị Tàu cộng cướp nước chỉ mới được đẩy lùi một bước chứ chưa hẳn là đã biến mất. Các
sĩ-phu và đoàn-thể ngưòi Việt yêu Nước khắp nơi, trong và ngoài nước
(nhứt là ở Hoa Kỳ), vẫn cần phải tiếp tục công cuộc đấu tranh của mình
cho tới ngày Đất Nước hoàn toàn thoát khỏi nguy cơ xâm lược và thôn tình
của Tàu cộng.
ĐÔI LỜI KÉT LUẬN
Các hành-động rõ ràng, dứt khoát và cương quyết trên đây của Chánh-phủ
và Quốc-hội Hoa Kỳ trước đại-họa xâm-lăng thô bạo của Tàu cộng ở Biển
Đông đã khiến chúng tôi cảm thấy phần nào lạc quan cho vận mệnh của
Dân-tộc chúng ta.
Những diễn biến đó phù hợp gần đúng với sự mong ước trong bài viét 3 năm
trước đây của chúng tôi “CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC NGẮN NHỨT” (xin vào tham
khảo tại www.minhductandan.com).
Cái ưu việt của CHÍNH-NGHĨA QUỐC-GIA là không chủ-trương "NGUỜI VIỆT GIẾT NGƯỜI VIỆT", không chủ-trương "CỔNG RẮN TÀU CỘNG VÀO NHÀ ĐỂ CẮN NGƯỜI VIỆT" và không chủ-trương "ĐỂ CHO GIẶC TÀU VÀO ĐÔ HỘ ĐẤT NƯỚC CHO LÒNG DÂN CĂM PHẨN MÀ NỔI LÊN CHỐNG GIẶC!"
Hải-ngoại ngày 18 tháng 8 năm 2014
(Rev.25.7.2015)
minhtânLêThànhNhân
Email: minhtandiendan@yahoo.com
GHI CHÚ: Xin mời vào trang mạng www.minhductandan.com để đọc tiểu-sử và các bài viết khác của tác-giả, nhứt là bài viết:"PHẢI LÀM GÌ KHI VẬN NƯỚC ĐANG ĐỔI THAY?".
THÁI KẾ TOẠI * NGUYỄN HỮU ĐANG
Chuyện giải tỏa cho ông Nguyễn Hữu Đang
Tác giả: Thái Kế Toại (Đi tá CA PA25 nghỉ hưu)
KD: Bắt đầu đổi mới, tôi được giao nhiệm vụ tham mưu cho cấp trên xem xét xử lý vụ Nhân Văn – Giai Phẩm (Thái Kế Toại)
Nếu không có Đổi mới thì sao nhỉ? Số phận một dân tộc như dân tộc Việt sẽ tàn lụi trong nghèo khổ cùng cực. Những người như ông Đang có thể chết rục trong tù. Và mỗi con người như chúng ta, sống như trong… mộng du
Khi ông Đang ra tù năm 1973 ông vẫn còn bị quản chế 5 năm. Theo tiền lệ
thời gian đó Bộ Công an phải nuôi ông mỗi tháng 15 đồng, cũng tạm đủ ăn.
Sau đời sống khó khăn số tiền đó không đủ nuôi ông, công an Thái Bình
xin thêm, Bộ giải quyết cho 50 đồng nhưng hàng tháng phải cho người trực
tiếp lên đơn vị tôi lĩnh về.
Bắt đầu đổi mới, tôi được giao nhiệm vụ tham mưu cho cấp trên xem xét xử lý vụ Nhân Văn – Giai Phẩm.
Đầu tiên là phải đọc lại toàn bộ hồ sơ vụ án. Đó là một công việc nan
giải vì hồ sơ của vụ án này nhiều hàng mét khối. Giấy tờ đã lưu trữ hàng
ba chục năm, bản viết tay nhiều, bản đánh máy thì lèm nhèm. Tôi vừa làm
công tác lãnh đạo đơn vị vừa tranh thủ đọc các tập hồ sơ cơ bản. Một
cán bộ là anh Dương Thanh Hưởng giúp cho tôi. Khi đọc hồ sơ tôi hiểu
được bản chất vụ án, phát hiện ra một số tình tiết mà một số bài báo,
bản tổng kết sau này đã viết khác đi.
Việc thứ hai là phải rà soát lại toàn bộ nhân sự cùng quan hệ nhóm, quan
hệ xã hội, tâm tư, sáng tác, thái độ chính trị của những văn nghệ sỹ đã
tham gia phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm.
Việc thứ ba là đánh giá thái độ của các chính phủ, các cơ quan văn hóa,
các đài phát thanh, truyền hình, báo chí các nước, các tổ chức quốc tế
quan tâm đến vấn đề Nhân Văn- Giai Phẩm này.
Kết quả là tôi đã đề xuất cần thực hiện nhanh các biện pháp giải tỏa cho
những văn nghệ sỹ đã tham gia nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm. Đó là biện
pháp công tác tích cực nhất góp phần tháo bớt căng thẳng dư luận xã hội
và văn nghệ sỹ, góp phần làm cho việc lợi dụng sự kiện Nhân Văn – Giai
Phẩm theo chiều hướng tiêu cực giảm đi.
Đầu tiên là khôi phục ngay hội tịch cho những người đã bị khai trừ khỏi
Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật. Thứ hai là cấp lương hưu cho hai ông Nguyễn
Hữu Đang và Phùng Cung sau khi đi tù về không có lương, chỉnh lương hưu
cho những người đã có lương nhưng quá thấp như Trần Duy, Trần Dần, Lê
Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm. Thứ ba là bình thường hóa việc in tác phẩm
trên báo, xuất bản sách của các ông ở các nhà xuất bản. Thứ tư là dỡ bỏ
những rào cản đối với nghề nghiệp, đời sống con cái các ông.
Nói thêm là cùng với số văn nghệ sỹ tham gia Nhân Văn – Giai Phẩm còn có
một số văn nghệ sỹ khác cũng bị ngừng in bài, in sách trong một thời
gian dài như Nguyễn Dậu, Hồ Dzếnh, Vũ Trọng Phụng, Hà Minh Tuân, Hoàng
Tiến, Hoàng Yến, Trần Huyền Trân, Hoàng Công Khanh…
Do nhiệt tình của Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương và các Ban, Ngành khác công việc được tiến hành nhanh chóng.
Riêng ông Nguyễn Hữu Đang do thân phận đặc biệt của ông cần được giải
quyết ngay. Tôi trực tiếp đi Thái Bình. Hội ý với anh Hội Phó Giám đốc
phụ trách an ninh, anh Tuất Trưởng phòng nghiệp vụ, anh Tý trinh sát
xong, không dùng xe con, tôi nhờ anh Tý lấy xe máy đèo tôi xuống Trường
cấp hai Vũ Công. Tôi ở lại làm việc với ông Đang, đêm ngủ ở nhà ông Hiệu
trưởng ngay gần nhà ông Đang. Gọi là nhà chứ đó trước là căn bếp của
trường trong buổi sơ khai, sau trường có bếp tập thể to hơn để lại cho
ông Đang ở nhờ.
Sau khi tôi về giải tỏa cho ông, ông Phùng Quán, nghệ sỹ nhiếp ảnh
Nguyễn Đình Toán mới về thăm ông được. Khung cảnh và cuộc sống của ông
đúng như Phùng Quán đã kể trong bài viết Người tổ chức Lễ Độc lập 2-9.
Gầm giường ọp ẹp của ông đầy vỏ chai rượu, vỏ bao thuốc lá ngoại ông
nhặt từ Hà Nội để trao đổi với bọn trẻ con cóc nhái làm thức ăn. Ông có
một đống tất cũ đã rách cũng xin từ Hà Nội sửa lại để đi. Lại còn một
chiếc vại nữa xin nước gạo của nhà bếp để lắng lại rồi gạn lấy phần bột
để nấu cháo mà ông gọi là xúp. Rau thì ông trồng lấy trên vạt đất nhỏ
trên bờ ao. Với mấy thứ đó ông cho là tự đủ dinh dưỡng, cũng không cần
chợ búa.
Ông vẫn để dành được số tiền trợ cấp ít ỏi của công an chi mua thóc lúc
đang mùa, bán lại vào lúc giáp hạt để sinh lời. Có lúc ông đã có hàng
tấn thóc. Nhưng con cháu ông nghèo khó luôn luôn nhòm ngó tìm cách vay
mượn của ông rồi ăn quỵt. Trong thư viết cho tôi ông gọi họ là lũ giòi
bọ, lưu manh. Ông thích nói về tư tưởng của Lão Trang, triết học an
nhiên tự tại thuận theo quy luật tạo hóa.
Ông cũng không tỏ ra ân oán với vụ án mà ông chịu 15 năm tù giam, 5 năm
quản chế sau mãn hạn tù. Tôi biết ông đã trải qua những trại giam khắc
nghiệt như Phong Quang Lào Cai, Quyết Tiến Hà Giang nhưng ông chỉ nói
đến việc lần ông bị tạm giam ở Nam Định do sang thăm người bạn tù bị một
thanh niên 18 tuổi cưỡi trên lưng, bắt ông làm chó cắn gâu gâu.
Trở về công an Thái Bình tôi trao đổi mấy việc theo tinh thần chỉ đạo của Bộ như sau:
Ông Đang đang là một công dân bình thường cần phải đối xử với ông bình
thường như những công dân khác. Không thể tiếp tục thực hiện biện pháp
quản chế như cũ. Phải làm hộ khẩu cho ông, cấp chứng minh thư cho ông.
Ông được tự do đi lại mà không cần có giấy phép của công an mới được ra
khỏi đất Thái Bình. Bạn bè, người thân từ xa về thăm ông không phải
trình báo xin phép. Ông được đọc và mượn sách báo tại Thư viện của tỉnh,
có thể giúp cho công tác biên soạn lịch sử cách mạng của tỉnh.
Về Hà Nội tôi báo cáo với Bộ trưởng cần đề nghị Bộ Lao động Thương binh
Xã hội làm lương hưu cho ông Đang chứ không tiếp tục dùng tiền nghiệp vụ
nuôi ông nữa. Vì ông độc thân, không có nhà cửa chỉ còn anh em con cháu
ruột ở Hà Nội nên bố trí cấp nhà cho ông và cho ông chuyển lên sống ở
Hà Nội. Việc xếp lương hưu tiến hành tương đối nhanh, ông được hưởng mức
trợ cấp như chuyên viên bậc 5 tương đương Vụ trưởng.
Đối với một người như ông Đang số tiền lĩnh hàng tháng đó rất là có ý
nghĩa và cũng là rất lớn so với số tiền công an nuôi ông. Trong khi làm
lương hưu cho ông Đang xảy ra một chuyện. Ông cứ khăng khăng đòi trợ cấp
đặc biệt một lần. Ông cũng tính với tôi trong thời gian chờ làm thủ tục
ông đã thiệt hại 1.400.000 đồng. Những năm tháng trở về sống như thế đã
làm cho ông tính toán như một người nông dân thực thụ.
Việc cấp nhà và chuyển lên Hà Nội thì lâu hơn nhưng cũng xong vào đầu
những năm 90 với sự giúp thêm của ông Trần Quốc Hương, người đàn em của
ông Đang thời Văn Hóa cứu quốc, ông Phan Diễn là cháu của ông Phan Khôi.
Căn hộ ông được cấp ở cùng Khu nhà tập thể Hội Sân khấu đường Liễu Giai
nhưng ông đã bán đi dọn về ở cùng người cháu tên Hà con ông anh ruột
tại Khu tập thể nhà máy bánh mỳ Nghĩa Đô.
Ông Đang bắt đầu viết và đăng báo trở lại. Vaì bài báo về đời sống điện
ảnh Hà Nội trước 1945, Việc tổ chức ngày Lễ Độc lập 2-9-1945, hoạt động
của Hội truyền bá quốc ngữ… một truyện ngắn về người yêu của ông ở Hà
Nội Chiếc vòng Xơ men. Các báo cũng có bài viết và ảnh về ông.
Tôi nhớ trong thời gian chờ đợi làm thủ tục ông lên Hà Nội hay đạp chiếc
xe đạp mi ni lại chỗ tôi. Người đương thời Hà Nội không thể biết được
ông già bé nhỏ vẻ mặt khắc khổ, dáng điệu nhếch nhác đạp chiếc xe mi ni
kia lại là Nguyễn Hữu Đang một thời nổi tiếng ở thành phố. Tôi đã trả
lại cho ông bức ảnh giấy lụa còn rất đẹp về Kỳ đài Lễ Độc lập 2-9-1945
Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập. Ông Đang đứng trên lễ đài phía ngoài
cùng bên phải. Một lần ông bị sưng bàn chân trái. Tôi đề nghị Bệnh viện
198 của Bộ Công an chữa cho ông. Ông Giám đốc Hoàng Tuấn mừng lắm nhận
lời ngay vì mấy khi có dịp chữa bệnh cho con người đặc biệt đó.
Trước khi vào viện anh em tôi đưa ông ra ăn phở Nam Ngư đang có tiếng.
Mấy bà bán nước chè ngỡ ngàng khi ông nói chuyện phở ngày xưa. Ngày xưa
Hà Nội không có phở gà như bây giờ. Chỉ có phở bò, phở chín, phở tái,
phở nạm, phở gầu, phở nước trong, phở nước đục… Họ cũng không thể biết
rằng Nam Ngư là cái quán phở thời trước ông vẫn ăn, căn nhà cũ ông ở
cũng ngay gần đây ngoài phố Yết Kiêu.
Có lần tôi hỏi ông việc bố trí quay phim ngày 2-9-1945 ông bảo có đặt
hiệu ảnh Hưng Ký ở Hàng Trống quay phim nhưng sau họ báo là phim bị
hỏng, chỉ còn ít ảnh. Do bận nhiều việc to lớn hơn nên không ai nghĩ đến
việc này. Ông cho biết hình như Đội biệt kích Con nai của người Mỹ cũng
chịu trách nhiệm bảo vệ kỳ đài ngày 2-9 có thể có máy quay. Sau này khi
Điện ảnh Công an làm bộ phim Điệp viên nhảy dù về nhóm các ông Lê Giản,
Hoàng Đình Giong, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Hiệu, Nông Văn Hoạt được Đồng
minh thả dù xuống miền Bắc Việt Nam đầu 1945 liên lạc với Việt Minh đánh
phát xít Nhật chúng tôi được Hội hữu nghị Mỹ Việt tặng một cuốn băng
video có những thước phim quay về hoạt động của Đội Con nai ở chiến khu
Việt Bắc. Tuy vậy đấy mới chỉ là giả thiết. Cho đến giờ người quay những
thước phim nhựa cực kỳ quý giá về ngày lễ Độc lập 2-9-1945 vẫn còn là
một ẩn số.
Ngày 20-11-1992 hai người em kết nghĩa là thi sỹ Phùng Cung và thi sỹ
Phùng Quán tổ chức cho ông Lễ mừng thọ 80 tuổi tại nhà ông Phùng Quán
ven hồ Tây. Hàng trăm người đủ các thế hệ già trẻ của văn nghệ sỹ Hà
Nội, những người bạn cũ, ông Vũ Tú Nam Tổng thư ký Hội Nhà văn đã đến
dự. Trong lời tâm sự ông nói:
Tôi không thể nói hết được sự cảm động của tôi trước cử chỉ thân ái, ân
cần của các bạn đối với tôi hôm nay. Đúng là việc may mắn lớn mà trước
đây tôi không thể nào nghĩ tới, không thể nào tưởng tượng được.
Sau khi ông Đang yên vị ở Hà Nội tôi chuyển sang phụ trách Điện ảnh Công
an, một công việc thuần túy quản lý nghệ thuật ít có dịp gặp lại ông.
Sau nhiều năm, có một lần trong dịp kỷ niệm gì đó của Hội Nhà văn ở Cung
Hữu nghị Việt Xô tôi thấy ông đứng với các ông Nguyễn Đình Thi, Vũ Tú
Nam… Tôi đi lại chào và bắt tay các ông. Ông Đang đã già, thần sắc ngơ
ngác. Ông bắt tay mà hình như không nhận ra tôi…
Tháng 12-2014
https://ngominhblog.wordpress.com/2015/08/07/chuyen-giai-toa-cho-ong-nguyen-huu-dang/
No comments:
Post a Comment