Thursday, September 17, 2015
HÀ LONG *TRUYỆN ĐỨA EM
Hành Trình Vượt Biển Đông: Truyện Đứa Em Tội Nghiệp
Nguồn: http://vantuyen.net -
::: Download audio file (mp3) :::
Một buổi chiều đầu tháng năm, chị em chúng tôi đang ở nhà, ba má đi vắng, xe công an tới đậu ngay trước cổng, bao vây quanh nhà và lục soát rất kỹ đồ đạc trong các phòng. Chúng tịch thu một số bản thảo do ba tôi viết, phần nhiều là hồi ký và những suy nghĩ của ba tôi về cuộc đời tù đày, về triết lý chính trị, về chế độ bắt ông ngồi tù hơn bảy năm.
Chúng hỏi chị em chúng tôi về những người khách hay đến nhà, những người và những nơi ba tôi thường lui tới. Nghi là chúng có thể bắt ba tôi như vẫn thường xảy ra, Quỳnh nhanh chân chạy ra cầu Kinh, chờ ba má tôi về, báo cho biết và dặn ba má tôi đừng về nhà nữa.
Ba má ở lại nhà một bà thầy bói mà má tôi quen thân, gần chợ Thị Nghè. Chỉ có tôi là chị cả được lên thăm. Ba má tôi quyết định trốn đi, chỉ còn một cách là vượt biên theo đường dây của người hàng xóm vừa đi lọt hôm tết. Ba má tôi định đem theo cả hai đứa út nhưng tôi cản lại, chỉ cho một đứa. Cuối cùng thì bé Hí được đi còn bé Bi ở lại với chị em chúng tôi. Khoảng cuối tháng 6, Diễm, em gái tôi, ở Mỹ gọi điện thoại về báo cho biết là ba má đã tới Bidong. Chúng tôi quá mừng. Thế là ba tôi thoát khỏi tù tội cộng sản một lần thứ hai nữa. Nhưng bây giờ tất cả gánh nặng đổ lên đầu tôi vì tôi là chị cả.
Khi Diễm gọi về, chúng tôi được gọi ra Bưu Điện Saigon để chờ nghe điện thoại. Nghĩ lại mà tức cười. Tôi chỉ vừa nghe: “Allô! Diễm đây!” là Diễm khóc nức nở. Tôi vội vàng la to lên “Hà đây! Hà đây Diễm ơi!” Rồi tôi cũng khóc, cả mấy em tôi, đứa nào cũng giành lấy ống nghe, gọi tên và khóc. Chúng tôi chỉ nghe được có mấy tiếng “Ba má đến Bidong rồi”, thế thôi! còn lại toàn là khóc. Chị em chúng tôi xa nhau thế mà đã năm năm, vắng tiếng, vắng hình mà chị em chúng tôi thì thương nhau lắm, đứa nào vắng nhà một ngày thôi cũng đã nhớ đã thương, huống gì năm năm trời đằng đẵng.
Niềm vui gặp gỡ qua thật nhanh. Ở nhà vắng ba má, nhà vắng vẻ lạ lùng. Nhìn cái gì cũng nhớ ba má cả. Ngoài sân, trong nhà, sau bếp, trên lầu, chỗ nào cũng nhớ, cũng thấy có ba má. Ba má ngồi chỗ này, ba má ăn chỗ này, ba má nằm chỗ này, ba má ở chỗ này...Chỗ nào cũng thấy ba má. Nhớ ba má và nhớ Hí không tưởng được.
Ba ngày sau ngày đầu tiên, xe công an lại đến. Lần này không xét nhà nhưng chúng hỏi kỹ ba má đi đâu, đi bao giờ, đi bao lâu về. Chị em chúng tôi nói liều là về Huế thăm ngoại bệnh. Ngoại già lắm rồi, hơn 90 tuổi. Nói vậy cho có lý. Tháng đầu thì sợ, sợ ba má vượt biên bị bắt, nhưng nhờ ơn trên...
Tháng 6 tháng 7, xe công an đến liền liền. Chúng hỏi đi hỏi lại là ba má đi sao lâu về, hỏi địa chỉ của ngoại ở Huế. Tôi nói dối là ngoại ở quê, chúng tôi xa Huế từ hồi nhỏ xíu, không rõ. Nghe nói các bạn của ba như chú V. Chú S. đều bị bắt cả, chú T. thì bị đánh chết trong tù. Cuối cùng, công an biểu tôi về Trung gọi ba má vào, chúng dụ là chỉ hỏi chuyện ba má thôi. Tôi nói là chị cả, không đi được, bỏ em không ai coi sóc, tụi nó toàn là con gái. Công an bèn bắt thằng em trai tôi, Bảo Long, biểu ra ngoài Trung gọi ba má về. Chúng tôi cũng chẳng lo vì bây giờ biết ba má ở Bidong rồi.
Mấy hôm trước cô tôi xuống thăm, không nói gì, chỉ khóc. Cô tôi rất mau nước mắt và rất thương ba tôi. Cô tôi dặn là coi chừng tụi nó sẽ xét nhà, tịch thu nhà, có gì quý thì lo cất. Tôi và thằng em trai cạy miếng gạch bông trong phòng ăn, lấy mấy lượng vàng lận vào lưng. Sau lần bị đánh tư sản và sau bao nhiêu lần vượt biên bị bắt, bị gạt, của cải ba má cất giấu chỉ còn lại chừng đó. Nghĩ mà thương ba má quá, một đời vất vả dành dụm, bỗng tài sản đi như nước chảy.
Công an phường lại đến tìm thằng em trai tôi, buộc phải đi Trung tìm ba má về. Tôi sợ thằng em trai tôi dám bị bắt lắm. Công an bắt nó để ba má tôi trốn ở đâu đó phải về. Nhân dịp chú Sáu, chú Mười ở Cà-Mau lên thăm, hai ông là người tổ chức cho ba má tôi đi, tôi lại biểu thằng em tôi đi. Sau mấy lần ngần ngại, nó nghĩ là ba má đã đi rồi, trong nhà chỉ có nó là trai, còn lại toàn là chị em gái nên nó không muốn đi. Nhưng sau lần công an gọi nó qua phường, đe dọa, biểu phải khai rõ ba má trốn ở đâu, còn không thì sẽ quy cho nó tội ngoan cố, bao che phản động làm thằng bé sợ quá. Hôm sau, 3 giờ sáng, tôi đưa nó ra bến xe Miền Tây, cho nó về Cà Mau theo đường dây cũ của ba má mà đi vượt biên.
Tội nghiệp thằng nhỏ ở cả tháng dưới ruộng mới đi được. Nó mà chịu ở ruộng lâu như thế là nó sợ công an lắm chứ cậu ta vốn dĩ là con trai độc nhứt của gia đình có tới sáu chị em gái, đẹp trai, con nhà giàu, cả nhà ai cũng cưng, ăn diện dữ lắm, chưa bao giờ phải khổ cả. Cũng tội nghiệp cho nó nữa: Ghe nó tấp vào đảo Redang, nghe nói chỉ cách Bidong có một hòn đảo vậy mà nó bị kéo ra khơi. Nó phá ghe để vào đất liền, lại bị kéo ra. Nó xin người ta cho nó vào Bidong, bập bẹ mấy tiếng Anh “My parents are on Bidong, let me come there” nhưng cũng bị đẩy ra. Ba lần như thế, nó cố đến với ba má mà không đến được. Cuối cùng nó bị đẩy qua Indo. Bây giờ thì nó thui thủi một mình ở trại tỵ nạn Galang.
Công an thấy vắng luôn thằng nhỏ, lại truy riết tới. Ngày nào công an phường cũng gọi tôi lên hạch hỏi, lấy cung, bắt làm tờ khai, kiểm điểm. Những thằng công an này thường đến uống cà-phê nơi quán tôi, để xã giao, tôi không tính tiền. Vậy mà bây giờ chúng làm mặt lạ. Tính tôi đã lì, lại ỷ mình là đàn bà con gái, tôi lại lì hơn. Ngày nào tôi cũng làm kiểm điểm giống ngày nào. Công an tức lắm. Vả lại, tôi cũng muốn chọc tức mấy thằng này. Ba má và Bảo đi rồi, còn lại năm chị em gái, chúng nó làm gì được? Chúng dọa tịch thu nhà vì nhà má tôi đứng tên. Tôi dọa lại tôi sẽ dẫn các em ra trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành phố khiếu nại. Chúng nó thách. Dù sao thì án chưa xử, chưa tịch thu nhà được, nhưng nếu khi xử, dù xử khiếm diện ba má, chúng cũng sẽ lấy nhà vì luật lệ ở trong tay chúng. Chúng viện cớ quán cà-phê má tôi đứng tên, tịch thu môn bài, đóng cửa. Thật xui, quán mở chưa được mười hôm thì ba má trốn đi. Nhưng chị em tôi cũng chưa đói. Bảo đi ngay gốc nên tốn chỉ hơn một cây, còn Diễm ở Mỹ, nghe chị em tôi ở nhà loe ngoe với nhau, gởi tiếp mấy thùng quà, đủ tiêu chán. Có điều chị em chúng tôi buồn lắm. Bỗng dưng gia đình ly tán, ba má một nơi, chị em mỗi đứa một nơi. Chúng tôi không tổ chức party mỗi kỳ sinh nhật nữa. Mấy năm sau khi ba ở tù về, ba má cho mở party nhảy đầm. Ba má nói “Để cho các con được vui!” Ba má chỉ cấm không được làm ồn ào quá lắm, công an lưu ý, còn ba má thì bắc ghế giả bộ ngồi chơi trước cổng, canh chừng công an để “các con được vui!”
*********
Tình hình thế này thì chị em chúng tôi cũng phải đi thôi, không thể ở được nữa. Chúng nó ghim nhà tôi kinh quá, “bao vây kinh tế” kỷ quá. Không cho bán cà phê là chị em chúng tôi ngồi không tối ngày. Công an cứ gọi tôi hoài, cảnh cáo là đi xa phải xin phép. “Không thì khó khăn đấy.” Đó là lời chúng đe dọa.
Chú Sáu, chú Mười lại lên. Sợ công an, tôi gởi họ bên nhà cậu mợ, bàn với họ cách cho chị em chúng tôi đi. Bi nhỏ không kể, bây giờ còn bốn chị em, không đủ tiền ghe tàu cho tất cả. Tuy nhiên, nếu đưa vàng trước cho chủ ghe tổ chức thì đủ, nhưng nếu không đi được thì coi như mất vàng. Tôi suy đi tính lại thật kỹ: Ba má đi đường này, Bảo cũng đi đường này, an toàn. Chú Sáu và chú Mười thật thà, đáng tin. Chỉ sợ gặp xui. Dù gì thì cũng phải liều thôi, như câu bà nội hay nói đùa mà nay thành ra thật: “Một liều ba bảy cũng liều, cầm như con trẻ chơi diều đứt dây.” Diều đứt dây là coi như... không dám nghĩ tiếp. Chị em chúng tôi tới đường cùng rồi, đi thì may ra thoát còn không đi thì coi như chết cứng ở đây.
Từ khi ba má đi rồi, Bi tội lắm. Nó không chơi với trẻ con hàng xóm nữa, chỉ chơi một mình. Đang ngồi, tự nhiên nó thừ ra, mắt nhìn vào đâu đâu, rồi Bi khóc. Hỏi, Bi nói: “Bi nhớ ba má và Hí lắm.”
Đúng ra Tân Long là út. Tân sinh năm 1972. Mười hai năm sau, khi ba tôi đi ở tù về, vừa đúng 49 tuổi. Má nói đàn ông 49 tuổi xui lắm, nếu má sinh một đứa nữa thì sẽ xả xui cho ba. Vì vậy, năm đó, để xả xui cho ba, má tôi sinh liền hai đứa. Cả nhà, và cả bà con nữa, ai cũng cười. Hai đứa nhỏ này cách chị nó, đứa áp út những 12 năm, trong khi chị em chúng tôi cách nhau đều đều chỉ có 2 năm.
Hai đứa bé sinh đôi, lớn lên, ăn, chơi, ngủ với nhau nên thương nhau lắm. Vậy mà bây giờ Hí thì đã đi, chỉ còn lại thui thủi một mình Bi. Nó rất người lớn, không nhỏng nhẻo như trước, mỗi ngày đôi ba lần nó thờ thẫn nhìn đâu đâu, nghĩ đâu đâu, rồi khóc, cũng khóc một mình, không quấy rầy các chị. Tôi nghiệp, nó không còn cái vui hồn nhiên của trẻ thơ nữa. Năm tuổi đầu, Bi đã biết buồn đau vì những ly tán, xa cách, nhớ nhung và âm thầm chịu đựng. Bi không còn bắt chước các chị gọi đùa tôi là “Hà che (ke)” nữa (vì tôi gầy lắm), không gọi “Bảo sún” (vì Bảo sún răng). Bi gọi đúng tên, nghiêm chỉnh. Nó mất đi cái tính vui vẻ, đùa nghịch. Có khi nghe một bài hát quen, nó bỗng gọi tôi: “Hí biết hát bài này, nó có hát đấy”. Tôi nhớ hai đứa nhỏ rất thích bài Ali Baba. Mỗi khi quán cà phê mở bản nhạc nầy ra, tôi thấy Bi thờ thẫn, nhớ nhung. Nó thường nhớ những kỷ niệm khi hai đứa nhỏ sống với nhau. Bi chỉ còn một thú vui duy nhất, chơi trò chơi điện tử. Đôi khi đưa Bi đi chợ, qua chỗ có trò chơi điện tử, nó nằng nặc xin hai trăm đồng để vào chơi. Tôi đứng ngoài chờ. Nhìn cái lưng nhỏ bé của nó đang ngồi chung với đám con trai trên dưới hai mươi tuổi mà tức cười. Vậy mà chơi lúc nào nó cũng ăn. Mấy đứa trong phường mỗi lần thấy Bi, nói với nhau: “Con bé đó, nhỏ vậy mà chơi điện tử hay vô cùng”. Bi giống chị em chúng tôi, đứa nào cũng thông minh.
Mấy đêm trú nơi cửa biển chờ vượt biên, nó đã khôn lại khéo. Nó bảo là đi gặp ba má phải mặc quần áo đẹp cho ba má thương, lại còn chuẩn bị đem quần áo sang cho Hí. Nó nói là gặp Hí sẽ không gọi “mày tao” nữa, gọi là em Hí, xưng là chị Bi, để khỏi bị người ta mắng là “mất dạy”. Buổi chiều hôm trước khi ra biển, tôi nhờ bà chủ nhà mua cua về luộc ăn. Đòi ăn cái càng cua, Bi nói: “Đưa cái miệng cua cho Bi” khiến mấy chị em tôi cười. Đêm ra đi, Bi tắm rửa, soi gương, chải tóc, lấy ráy tai, thay quần áo đẹp. Bi chuẩn bị đi thăm ba má kỹ đến thế.
Khi xuống ghe, ghe có mui, Vũ Long bồng Bi ngồi trong cùng. Chúng tôi ngồi ở ngoài. Vì vậy, khi ghe lật, Vũ và Bi kẹt trong mui, không văng ra khỏi ghe như mấy chị em. Mọi người bám vào ghe. Tôi đứng trên lưng ghe, lạy lục, van xin, người ta chui vào ghe cứu các em tôi. Quỳnh, Tân lên được trên lưng ghe, còn tỉnh. Khi lôi được Vũ ra ngoài thì nó bất tỉnh rồi, bụng đã phình lên vì uống nhiều nước. Vì bất tỉnh nên Vũ không giữ được Bi, Bi chết trong tay Vũ.
*********
Người ta vớt mấy chị em chúng tôi đưa lên ghe lớn. Vũ được hút nước, làm hô hấp nhân tạo, cả tiếng đồng hồ sau mới tỉnh lại. Mấy chị em ôm nhau mà khóc sướt mướt, thương Bi quá, và thương thân nữa. Thương Bi nhiều nhất. Vượt biên dễ sợ quá, kinh hoàng quá, ghê gớm quá! Chúng tôi ở trên ghe chờ suốt đêm hôm đó, qua hết ngày hôm sau để người ta tìm xác Bi. Nếu tìm được, tôi sẽ nhờ chủ tàu đem Bi về chôn, chúng tôi tiếp tục đi. Đến Bidong không có Bi biết ăn nói với ba má ra làm sao?! Nếu không tìm được xác Bi, chúng tôi sẽ quay về, cố tìm xác em để chôn em vào đất cho được ấm áp. Tội nghiệp cho đứa em bé nhỏ của tôi, âm thầm chịu đau đớn vì ly tán, vì thương nhớ, âm thầm đi vào cõi chết, không một tiếng khóc đau đớn, không một tiếng than cho số mệnh, không một lời nhỏng nhẻo, một cái chào tay giã từ, nhớ lời Vũ Long nói, Bi chỉ kêu lên mấy tiếng “Ba ơi, má ơi” trước khi nước tràn vào ngập cả mui ghe.
Chiều hôm đó, không tìm được xác Bi, người chủ tàu đem ghe ra đón mấy chị em chúng tôi về. Ngày ra đi vui tươi, hy vọng bao nhiêu thì ngày về buồn bã và đau đớn bấy nhiêu! Năm chi em gái đã thiếu một đứa nhỏ nhất, bé bỏng nhất, dễ thương nhất.
Ba giờ sáng, người chủ ghe đón tàu đò cho chúng tôi về Cà-Mau. Chúng tôi sẽ ở lại đó chờ tìm xác Bi, chôn cất xong, chúng tôi mới về Saigon. Nhà chắc không còn. Chúng tôi khóa nhà đi đã hơn mười ngày. Công an đang “ghim” nhà tôi, thấy vắng, chắc chúng sẽ niêm phong. Nhà không còn, tiền bạc cũng không còn, chúng tôi sống bằng gì bây giờ. Nhưng vì thương em, thế nào chúng tôi cũng phải về.
Người ta bọc xác Bi trong một cái áo mưa nylon, đóng vội cái quan tài bằng sáu miếng ván thuyền, chôn ở một khu rừng nào đó, tại một cửa sông nào đó... Bi nhỏ bé của tôi, Bi dễ thương của tôi, Bi “sinh sau đẻ muộn”, Bi đến muộn màng trong gia đình mấy chị em chúng tôi, Bi ra đi vội vàng trong gia đình mấy chị em chúng tôi, và rồi Bi đã nằm lại đó, ở một cửa sông, giữa một khu rừng đước hoang dại, cô đơn, lẻ loi, lạnh lẽo. Ôi, Bi yêu dấu; tội nghiệp cho Bi của tôi biết bao nhiêu!
Sáu tháng sau, tôi nhắn người chủ tàu lên, đưa tôi về bốc mộ cho em. Ngày đi, có Vũ Long đi theo, phòng khi tôi bị ngất xỉu vì đau đớn. Tôi về ở lại nhà người chủ tàu. Bốn giờ sáng, tôi, Vũ Long, người chủ tàu và hai người làm công chèo thuyền ra cửa sông. Tôi ngồi trên ghe, nghĩ đến đứa em bé nhỏ tội nghiệp mà nước mắt cứ tuôn ra ròng ròng. Tôi thấy Vũ Long cũng lau nước mắt. Hai chị em âm thầm khóc. Gần tới cửa sông, ghe rẻ vào một con rạch. Đi càng xa, rạch càng nhỏ dần, hai bên là rừng hoang. Sợ công an, người ta đã đưa em tôi vào đây, chôn giấu một cách lén lút, vội vàng. Ngôi mộ được đánh dấu bằng hai cọc cây: Một cao đằng đầu, một thấp đằng chân. Đầu em tôi quay về hướng nam, hướng đảo Bidong, nơi ba má tôi đang sống trong trại tỵ nạn. Không biết vô tình hay cố ý, người ta đã chôn em tôi hướng về phía ba má tôi. Đất mềm và ướt, chỉ cuốc một chốc, tiếng cuốc đụng nhẹ vào nắp hòm một tiếng cộp nhẹ, tiếng dội nhẹ đập thẳng vào tim tôi. Tôi kêu lên hai tiếng “Bi ơi” và khóc nức nở. Vũ cũng khóc. Tôi cố chồm tới để cố nhìn vào quan tài nhưng người chủ ghe giữ tôi lại, bảo tôi khóc nhỏ, sợ công an, du kích nghe thấy, tìm tới thì bị bắt cả đám. Một lúc sau, quan tài được đưa lên mặt đất, ván còn nguyên, chưa mục. Tôi lại nhoài người tới để xem em tôi nằm trong hòm nhưng người ta lại không cho. Tôi ngoan ngoãn ngồi yên. Tôi nghĩ tới nỗi đau đớn khi nắp hòm cạy ra và Bi nằm yên lặng trong đó. Tôi nhắm mắt và cố nghĩ tới ba má. Nghĩ tới ba má sẽ vơi đi những nỗi khổ đau...
*********
Ba má ơi! Nếu con đưa được em về thì coi như con đã làm tròn phần nào bổn phận đối với ba má. Con tưởng là con đem em đi cho ba má được gặp em, cho ba má đỡ nhớ, đỡ thương, cho ba má được gần gũi đứa con “ănsau chạy dọi” bé nhỏ tội nghiệp mà ba má thương lắm, cho hai chị em sinh sau muộn màng được gặp nhau, được ăn uống vui đùa cùng nhau. Ngờ đâu hôm nay con lại đưa em về, cũng lén lút như khi đưa em đi. Người ta đang sắp những lóng xương, đốt xương nhỏ bé tội nghiệp của Bi vào cái rương thiếc con đã mua sẵn. Khuôn mặt dễ thương ấy, bàn tay bàn chân nhỏ nhắn ấy, giờ đây chỉ còn lại những cái xương vô tình, còn đâu da dẻ hồng hào trắng muốt của em.
Ba má kính yêu,
Hí phiêu bạt của chị Hà,
Con đã lén lút đưa em về, và lại một lần nữa lén lút đem chôn em bên mộ bà nội. Con đã khấn trước mộ: “Nội ơi! Bây giờ ba má đi xa mà em thì côi cút. Con đưa em về ở với nội, gởi cho nội gần gũi hôm sớm để nội chăm sóc cho em, để em vui đùa với nội. Tối tối, nội sẽ hiện lên ngồi trên mộ, em sẽ bắt chí cho nội như mẹ con Cúc Hoa ngày xưa. Đến khi gà gáy sáng, em và nội sẽ về lại cõi âm. Có lẽ em sẽ hỏi bao giờ thì ba má về thăm nội, thăm em. Nội cứ liệu mà trả lời cho em khỏi buồn!”
Sau khi chúng con về, nhà đã bị tịch thu nên chị em chúng con không về nhà cũ nữa. Nhà không còn mà chị em cũng không muốn trở về lại căn nhà dấu yêu và quá nhiều kỷ niệm ấy! Để sống, chúng con phải chạy trốn kỷ niệm. Ba má tha lỗi cho chúng con.
Tết vừa qua, chỉ có bốn chị em chúng con ở với nhau, nhớ ba má, nhớ Hí, nhớ Bảo, nhớ Diễm vô cùng. Nhiều đêm bốn chị em nằm ôm nhau mà khóc. Con khóc ít nhất vì con là chị cả, nhưng con cũng ngủ sau cùng khi các em khóc nhiều, mệt và ngủ thiếp đi, cũng vì con là chị cả.
*********
Một năm sau ngày ba má đi, nhiều sóng gió quá mà chị em chúng con thì cô quạnh quá. Ba bị ở tù Cọng Sản 7 năm, vắng ba còn có má. Bây giờ thì vắng cả ba lẫn má.
Một năm qua, một năm kinh hoàng, đau khổ và cô đơn. Kinh hoàng, con không sợ vì chị em chúng con sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong chiến tranh, đã quá quen với bao nỗi kinh hoàng. Kinh hoàng vì năm ngàn người bị giết ở Huế hồi tết Mậu Thân, lúc gia đình mình còn ở ngoài ấy, con mới 5 tuổi; kinh hoàng vì ngày 30 tháng Tư, con mới mười ba tuổi. Đau khổ, con cũng không sợ, vì con chấp nhận triết lý Phật giáo, “Đời là bể khổ”, nhưng chị em chúng con rất sợ cô đơn. Xa ba má, chúng con rất cô đơn. Tất cả chị em chúng con đều sợ cô đơn. Ba má nhớ thư Diễm viết về khi nó ở Bidong năm 1984 không: “Tối qua, lúc ba giờ, giật mình thức dậy, cảm thấy bơ vơ và nhận thấy một cách rõ rệt và đau đớn rằng giờ ba má đã xa rồi, các em đã xa lắm rồi. Mai đây và dài lâu nữa, con một mình sống cuộc đời của kẻ tha hương, biết bao giờ con mới gặp lại ba má và các em... “
Giờ thì “ba má đã xa lắm rồi!”, đang lạc loài nơi đất khách, lưu đày nơi xứ lạ, sống đời vong quốc. Bốn chị em chúng con ở đây, ngay trên quê hương mình, cũng đang chịu kiếp lưu đày. Lưu đày ngay chính trên quê hương mình, đó là câu của Saint Exupery mà ba thường nói khi còn ở nhà. Bây giờ mấy chị em sống côi cút với nhau lại càng thấm thía lời ba nói, đau xót cho ai bị lưu đày ngay chính trên quê hương mình.
Hôn ba má và Hí ngàn vạn cái.
Hà Long
(Bidong, năm 1990, tuệ chương viết lại theo thư của con)
Nguồn: http://vantuyen.net -
::: Download audio file (mp3) :::
Một buổi chiều đầu tháng năm, chị em chúng tôi đang ở nhà, ba má đi vắng, xe công an tới đậu ngay trước cổng, bao vây quanh nhà và lục soát rất kỹ đồ đạc trong các phòng. Chúng tịch thu một số bản thảo do ba tôi viết, phần nhiều là hồi ký và những suy nghĩ của ba tôi về cuộc đời tù đày, về triết lý chính trị, về chế độ bắt ông ngồi tù hơn bảy năm.
Chúng hỏi chị em chúng tôi về những người khách hay đến nhà, những người và những nơi ba tôi thường lui tới. Nghi là chúng có thể bắt ba tôi như vẫn thường xảy ra, Quỳnh nhanh chân chạy ra cầu Kinh, chờ ba má tôi về, báo cho biết và dặn ba má tôi đừng về nhà nữa.
Ba má ở lại nhà một bà thầy bói mà má tôi quen thân, gần chợ Thị Nghè. Chỉ có tôi là chị cả được lên thăm. Ba má tôi quyết định trốn đi, chỉ còn một cách là vượt biên theo đường dây của người hàng xóm vừa đi lọt hôm tết. Ba má tôi định đem theo cả hai đứa út nhưng tôi cản lại, chỉ cho một đứa. Cuối cùng thì bé Hí được đi còn bé Bi ở lại với chị em chúng tôi. Khoảng cuối tháng 6, Diễm, em gái tôi, ở Mỹ gọi điện thoại về báo cho biết là ba má đã tới Bidong. Chúng tôi quá mừng. Thế là ba tôi thoát khỏi tù tội cộng sản một lần thứ hai nữa. Nhưng bây giờ tất cả gánh nặng đổ lên đầu tôi vì tôi là chị cả.
Khi Diễm gọi về, chúng tôi được gọi ra Bưu Điện Saigon để chờ nghe điện thoại. Nghĩ lại mà tức cười. Tôi chỉ vừa nghe: “Allô! Diễm đây!” là Diễm khóc nức nở. Tôi vội vàng la to lên “Hà đây! Hà đây Diễm ơi!” Rồi tôi cũng khóc, cả mấy em tôi, đứa nào cũng giành lấy ống nghe, gọi tên và khóc. Chúng tôi chỉ nghe được có mấy tiếng “Ba má đến Bidong rồi”, thế thôi! còn lại toàn là khóc. Chị em chúng tôi xa nhau thế mà đã năm năm, vắng tiếng, vắng hình mà chị em chúng tôi thì thương nhau lắm, đứa nào vắng nhà một ngày thôi cũng đã nhớ đã thương, huống gì năm năm trời đằng đẵng.
Niềm vui gặp gỡ qua thật nhanh. Ở nhà vắng ba má, nhà vắng vẻ lạ lùng. Nhìn cái gì cũng nhớ ba má cả. Ngoài sân, trong nhà, sau bếp, trên lầu, chỗ nào cũng nhớ, cũng thấy có ba má. Ba má ngồi chỗ này, ba má ăn chỗ này, ba má nằm chỗ này, ba má ở chỗ này...Chỗ nào cũng thấy ba má. Nhớ ba má và nhớ Hí không tưởng được.
Ba ngày sau ngày đầu tiên, xe công an lại đến. Lần này không xét nhà nhưng chúng hỏi kỹ ba má đi đâu, đi bao giờ, đi bao lâu về. Chị em chúng tôi nói liều là về Huế thăm ngoại bệnh. Ngoại già lắm rồi, hơn 90 tuổi. Nói vậy cho có lý. Tháng đầu thì sợ, sợ ba má vượt biên bị bắt, nhưng nhờ ơn trên...
Tháng 6 tháng 7, xe công an đến liền liền. Chúng hỏi đi hỏi lại là ba má đi sao lâu về, hỏi địa chỉ của ngoại ở Huế. Tôi nói dối là ngoại ở quê, chúng tôi xa Huế từ hồi nhỏ xíu, không rõ. Nghe nói các bạn của ba như chú V. Chú S. đều bị bắt cả, chú T. thì bị đánh chết trong tù. Cuối cùng, công an biểu tôi về Trung gọi ba má vào, chúng dụ là chỉ hỏi chuyện ba má thôi. Tôi nói là chị cả, không đi được, bỏ em không ai coi sóc, tụi nó toàn là con gái. Công an bèn bắt thằng em trai tôi, Bảo Long, biểu ra ngoài Trung gọi ba má về. Chúng tôi cũng chẳng lo vì bây giờ biết ba má ở Bidong rồi.
Mấy hôm trước cô tôi xuống thăm, không nói gì, chỉ khóc. Cô tôi rất mau nước mắt và rất thương ba tôi. Cô tôi dặn là coi chừng tụi nó sẽ xét nhà, tịch thu nhà, có gì quý thì lo cất. Tôi và thằng em trai cạy miếng gạch bông trong phòng ăn, lấy mấy lượng vàng lận vào lưng. Sau lần bị đánh tư sản và sau bao nhiêu lần vượt biên bị bắt, bị gạt, của cải ba má cất giấu chỉ còn lại chừng đó. Nghĩ mà thương ba má quá, một đời vất vả dành dụm, bỗng tài sản đi như nước chảy.
Công an phường lại đến tìm thằng em trai tôi, buộc phải đi Trung tìm ba má về. Tôi sợ thằng em trai tôi dám bị bắt lắm. Công an bắt nó để ba má tôi trốn ở đâu đó phải về. Nhân dịp chú Sáu, chú Mười ở Cà-Mau lên thăm, hai ông là người tổ chức cho ba má tôi đi, tôi lại biểu thằng em tôi đi. Sau mấy lần ngần ngại, nó nghĩ là ba má đã đi rồi, trong nhà chỉ có nó là trai, còn lại toàn là chị em gái nên nó không muốn đi. Nhưng sau lần công an gọi nó qua phường, đe dọa, biểu phải khai rõ ba má trốn ở đâu, còn không thì sẽ quy cho nó tội ngoan cố, bao che phản động làm thằng bé sợ quá. Hôm sau, 3 giờ sáng, tôi đưa nó ra bến xe Miền Tây, cho nó về Cà Mau theo đường dây cũ của ba má mà đi vượt biên.
Tội nghiệp thằng nhỏ ở cả tháng dưới ruộng mới đi được. Nó mà chịu ở ruộng lâu như thế là nó sợ công an lắm chứ cậu ta vốn dĩ là con trai độc nhứt của gia đình có tới sáu chị em gái, đẹp trai, con nhà giàu, cả nhà ai cũng cưng, ăn diện dữ lắm, chưa bao giờ phải khổ cả. Cũng tội nghiệp cho nó nữa: Ghe nó tấp vào đảo Redang, nghe nói chỉ cách Bidong có một hòn đảo vậy mà nó bị kéo ra khơi. Nó phá ghe để vào đất liền, lại bị kéo ra. Nó xin người ta cho nó vào Bidong, bập bẹ mấy tiếng Anh “My parents are on Bidong, let me come there” nhưng cũng bị đẩy ra. Ba lần như thế, nó cố đến với ba má mà không đến được. Cuối cùng nó bị đẩy qua Indo. Bây giờ thì nó thui thủi một mình ở trại tỵ nạn Galang.
Công an thấy vắng luôn thằng nhỏ, lại truy riết tới. Ngày nào công an phường cũng gọi tôi lên hạch hỏi, lấy cung, bắt làm tờ khai, kiểm điểm. Những thằng công an này thường đến uống cà-phê nơi quán tôi, để xã giao, tôi không tính tiền. Vậy mà bây giờ chúng làm mặt lạ. Tính tôi đã lì, lại ỷ mình là đàn bà con gái, tôi lại lì hơn. Ngày nào tôi cũng làm kiểm điểm giống ngày nào. Công an tức lắm. Vả lại, tôi cũng muốn chọc tức mấy thằng này. Ba má và Bảo đi rồi, còn lại năm chị em gái, chúng nó làm gì được? Chúng dọa tịch thu nhà vì nhà má tôi đứng tên. Tôi dọa lại tôi sẽ dẫn các em ra trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành phố khiếu nại. Chúng nó thách. Dù sao thì án chưa xử, chưa tịch thu nhà được, nhưng nếu khi xử, dù xử khiếm diện ba má, chúng cũng sẽ lấy nhà vì luật lệ ở trong tay chúng. Chúng viện cớ quán cà-phê má tôi đứng tên, tịch thu môn bài, đóng cửa. Thật xui, quán mở chưa được mười hôm thì ba má trốn đi. Nhưng chị em tôi cũng chưa đói. Bảo đi ngay gốc nên tốn chỉ hơn một cây, còn Diễm ở Mỹ, nghe chị em tôi ở nhà loe ngoe với nhau, gởi tiếp mấy thùng quà, đủ tiêu chán. Có điều chị em chúng tôi buồn lắm. Bỗng dưng gia đình ly tán, ba má một nơi, chị em mỗi đứa một nơi. Chúng tôi không tổ chức party mỗi kỳ sinh nhật nữa. Mấy năm sau khi ba ở tù về, ba má cho mở party nhảy đầm. Ba má nói “Để cho các con được vui!” Ba má chỉ cấm không được làm ồn ào quá lắm, công an lưu ý, còn ba má thì bắc ghế giả bộ ngồi chơi trước cổng, canh chừng công an để “các con được vui!”
*********
Tình hình thế này thì chị em chúng tôi cũng phải đi thôi, không thể ở được nữa. Chúng nó ghim nhà tôi kinh quá, “bao vây kinh tế” kỷ quá. Không cho bán cà phê là chị em chúng tôi ngồi không tối ngày. Công an cứ gọi tôi hoài, cảnh cáo là đi xa phải xin phép. “Không thì khó khăn đấy.” Đó là lời chúng đe dọa.
Chú Sáu, chú Mười lại lên. Sợ công an, tôi gởi họ bên nhà cậu mợ, bàn với họ cách cho chị em chúng tôi đi. Bi nhỏ không kể, bây giờ còn bốn chị em, không đủ tiền ghe tàu cho tất cả. Tuy nhiên, nếu đưa vàng trước cho chủ ghe tổ chức thì đủ, nhưng nếu không đi được thì coi như mất vàng. Tôi suy đi tính lại thật kỹ: Ba má đi đường này, Bảo cũng đi đường này, an toàn. Chú Sáu và chú Mười thật thà, đáng tin. Chỉ sợ gặp xui. Dù gì thì cũng phải liều thôi, như câu bà nội hay nói đùa mà nay thành ra thật: “Một liều ba bảy cũng liều, cầm như con trẻ chơi diều đứt dây.” Diều đứt dây là coi như... không dám nghĩ tiếp. Chị em chúng tôi tới đường cùng rồi, đi thì may ra thoát còn không đi thì coi như chết cứng ở đây.
Từ khi ba má đi rồi, Bi tội lắm. Nó không chơi với trẻ con hàng xóm nữa, chỉ chơi một mình. Đang ngồi, tự nhiên nó thừ ra, mắt nhìn vào đâu đâu, rồi Bi khóc. Hỏi, Bi nói: “Bi nhớ ba má và Hí lắm.”
Đúng ra Tân Long là út. Tân sinh năm 1972. Mười hai năm sau, khi ba tôi đi ở tù về, vừa đúng 49 tuổi. Má nói đàn ông 49 tuổi xui lắm, nếu má sinh một đứa nữa thì sẽ xả xui cho ba. Vì vậy, năm đó, để xả xui cho ba, má tôi sinh liền hai đứa. Cả nhà, và cả bà con nữa, ai cũng cười. Hai đứa nhỏ này cách chị nó, đứa áp út những 12 năm, trong khi chị em chúng tôi cách nhau đều đều chỉ có 2 năm.
Hai đứa bé sinh đôi, lớn lên, ăn, chơi, ngủ với nhau nên thương nhau lắm. Vậy mà bây giờ Hí thì đã đi, chỉ còn lại thui thủi một mình Bi. Nó rất người lớn, không nhỏng nhẻo như trước, mỗi ngày đôi ba lần nó thờ thẫn nhìn đâu đâu, nghĩ đâu đâu, rồi khóc, cũng khóc một mình, không quấy rầy các chị. Tôi nghiệp, nó không còn cái vui hồn nhiên của trẻ thơ nữa. Năm tuổi đầu, Bi đã biết buồn đau vì những ly tán, xa cách, nhớ nhung và âm thầm chịu đựng. Bi không còn bắt chước các chị gọi đùa tôi là “Hà che (ke)” nữa (vì tôi gầy lắm), không gọi “Bảo sún” (vì Bảo sún răng). Bi gọi đúng tên, nghiêm chỉnh. Nó mất đi cái tính vui vẻ, đùa nghịch. Có khi nghe một bài hát quen, nó bỗng gọi tôi: “Hí biết hát bài này, nó có hát đấy”. Tôi nhớ hai đứa nhỏ rất thích bài Ali Baba. Mỗi khi quán cà phê mở bản nhạc nầy ra, tôi thấy Bi thờ thẫn, nhớ nhung. Nó thường nhớ những kỷ niệm khi hai đứa nhỏ sống với nhau. Bi chỉ còn một thú vui duy nhất, chơi trò chơi điện tử. Đôi khi đưa Bi đi chợ, qua chỗ có trò chơi điện tử, nó nằng nặc xin hai trăm đồng để vào chơi. Tôi đứng ngoài chờ. Nhìn cái lưng nhỏ bé của nó đang ngồi chung với đám con trai trên dưới hai mươi tuổi mà tức cười. Vậy mà chơi lúc nào nó cũng ăn. Mấy đứa trong phường mỗi lần thấy Bi, nói với nhau: “Con bé đó, nhỏ vậy mà chơi điện tử hay vô cùng”. Bi giống chị em chúng tôi, đứa nào cũng thông minh.
Mấy đêm trú nơi cửa biển chờ vượt biên, nó đã khôn lại khéo. Nó bảo là đi gặp ba má phải mặc quần áo đẹp cho ba má thương, lại còn chuẩn bị đem quần áo sang cho Hí. Nó nói là gặp Hí sẽ không gọi “mày tao” nữa, gọi là em Hí, xưng là chị Bi, để khỏi bị người ta mắng là “mất dạy”. Buổi chiều hôm trước khi ra biển, tôi nhờ bà chủ nhà mua cua về luộc ăn. Đòi ăn cái càng cua, Bi nói: “Đưa cái miệng cua cho Bi” khiến mấy chị em tôi cười. Đêm ra đi, Bi tắm rửa, soi gương, chải tóc, lấy ráy tai, thay quần áo đẹp. Bi chuẩn bị đi thăm ba má kỹ đến thế.
Khi xuống ghe, ghe có mui, Vũ Long bồng Bi ngồi trong cùng. Chúng tôi ngồi ở ngoài. Vì vậy, khi ghe lật, Vũ và Bi kẹt trong mui, không văng ra khỏi ghe như mấy chị em. Mọi người bám vào ghe. Tôi đứng trên lưng ghe, lạy lục, van xin, người ta chui vào ghe cứu các em tôi. Quỳnh, Tân lên được trên lưng ghe, còn tỉnh. Khi lôi được Vũ ra ngoài thì nó bất tỉnh rồi, bụng đã phình lên vì uống nhiều nước. Vì bất tỉnh nên Vũ không giữ được Bi, Bi chết trong tay Vũ.
*********
Người ta vớt mấy chị em chúng tôi đưa lên ghe lớn. Vũ được hút nước, làm hô hấp nhân tạo, cả tiếng đồng hồ sau mới tỉnh lại. Mấy chị em ôm nhau mà khóc sướt mướt, thương Bi quá, và thương thân nữa. Thương Bi nhiều nhất. Vượt biên dễ sợ quá, kinh hoàng quá, ghê gớm quá! Chúng tôi ở trên ghe chờ suốt đêm hôm đó, qua hết ngày hôm sau để người ta tìm xác Bi. Nếu tìm được, tôi sẽ nhờ chủ tàu đem Bi về chôn, chúng tôi tiếp tục đi. Đến Bidong không có Bi biết ăn nói với ba má ra làm sao?! Nếu không tìm được xác Bi, chúng tôi sẽ quay về, cố tìm xác em để chôn em vào đất cho được ấm áp. Tội nghiệp cho đứa em bé nhỏ của tôi, âm thầm chịu đau đớn vì ly tán, vì thương nhớ, âm thầm đi vào cõi chết, không một tiếng khóc đau đớn, không một tiếng than cho số mệnh, không một lời nhỏng nhẻo, một cái chào tay giã từ, nhớ lời Vũ Long nói, Bi chỉ kêu lên mấy tiếng “Ba ơi, má ơi” trước khi nước tràn vào ngập cả mui ghe.
Chiều hôm đó, không tìm được xác Bi, người chủ tàu đem ghe ra đón mấy chị em chúng tôi về. Ngày ra đi vui tươi, hy vọng bao nhiêu thì ngày về buồn bã và đau đớn bấy nhiêu! Năm chi em gái đã thiếu một đứa nhỏ nhất, bé bỏng nhất, dễ thương nhất.
Ba giờ sáng, người chủ ghe đón tàu đò cho chúng tôi về Cà-Mau. Chúng tôi sẽ ở lại đó chờ tìm xác Bi, chôn cất xong, chúng tôi mới về Saigon. Nhà chắc không còn. Chúng tôi khóa nhà đi đã hơn mười ngày. Công an đang “ghim” nhà tôi, thấy vắng, chắc chúng sẽ niêm phong. Nhà không còn, tiền bạc cũng không còn, chúng tôi sống bằng gì bây giờ. Nhưng vì thương em, thế nào chúng tôi cũng phải về.
Người ta bọc xác Bi trong một cái áo mưa nylon, đóng vội cái quan tài bằng sáu miếng ván thuyền, chôn ở một khu rừng nào đó, tại một cửa sông nào đó... Bi nhỏ bé của tôi, Bi dễ thương của tôi, Bi “sinh sau đẻ muộn”, Bi đến muộn màng trong gia đình mấy chị em chúng tôi, Bi ra đi vội vàng trong gia đình mấy chị em chúng tôi, và rồi Bi đã nằm lại đó, ở một cửa sông, giữa một khu rừng đước hoang dại, cô đơn, lẻ loi, lạnh lẽo. Ôi, Bi yêu dấu; tội nghiệp cho Bi của tôi biết bao nhiêu!
Sáu tháng sau, tôi nhắn người chủ tàu lên, đưa tôi về bốc mộ cho em. Ngày đi, có Vũ Long đi theo, phòng khi tôi bị ngất xỉu vì đau đớn. Tôi về ở lại nhà người chủ tàu. Bốn giờ sáng, tôi, Vũ Long, người chủ tàu và hai người làm công chèo thuyền ra cửa sông. Tôi ngồi trên ghe, nghĩ đến đứa em bé nhỏ tội nghiệp mà nước mắt cứ tuôn ra ròng ròng. Tôi thấy Vũ Long cũng lau nước mắt. Hai chị em âm thầm khóc. Gần tới cửa sông, ghe rẻ vào một con rạch. Đi càng xa, rạch càng nhỏ dần, hai bên là rừng hoang. Sợ công an, người ta đã đưa em tôi vào đây, chôn giấu một cách lén lút, vội vàng. Ngôi mộ được đánh dấu bằng hai cọc cây: Một cao đằng đầu, một thấp đằng chân. Đầu em tôi quay về hướng nam, hướng đảo Bidong, nơi ba má tôi đang sống trong trại tỵ nạn. Không biết vô tình hay cố ý, người ta đã chôn em tôi hướng về phía ba má tôi. Đất mềm và ướt, chỉ cuốc một chốc, tiếng cuốc đụng nhẹ vào nắp hòm một tiếng cộp nhẹ, tiếng dội nhẹ đập thẳng vào tim tôi. Tôi kêu lên hai tiếng “Bi ơi” và khóc nức nở. Vũ cũng khóc. Tôi cố chồm tới để cố nhìn vào quan tài nhưng người chủ ghe giữ tôi lại, bảo tôi khóc nhỏ, sợ công an, du kích nghe thấy, tìm tới thì bị bắt cả đám. Một lúc sau, quan tài được đưa lên mặt đất, ván còn nguyên, chưa mục. Tôi lại nhoài người tới để xem em tôi nằm trong hòm nhưng người ta lại không cho. Tôi ngoan ngoãn ngồi yên. Tôi nghĩ tới nỗi đau đớn khi nắp hòm cạy ra và Bi nằm yên lặng trong đó. Tôi nhắm mắt và cố nghĩ tới ba má. Nghĩ tới ba má sẽ vơi đi những nỗi khổ đau...
*********
Ba má ơi! Nếu con đưa được em về thì coi như con đã làm tròn phần nào bổn phận đối với ba má. Con tưởng là con đem em đi cho ba má được gặp em, cho ba má đỡ nhớ, đỡ thương, cho ba má được gần gũi đứa con “ănsau chạy dọi” bé nhỏ tội nghiệp mà ba má thương lắm, cho hai chị em sinh sau muộn màng được gặp nhau, được ăn uống vui đùa cùng nhau. Ngờ đâu hôm nay con lại đưa em về, cũng lén lút như khi đưa em đi. Người ta đang sắp những lóng xương, đốt xương nhỏ bé tội nghiệp của Bi vào cái rương thiếc con đã mua sẵn. Khuôn mặt dễ thương ấy, bàn tay bàn chân nhỏ nhắn ấy, giờ đây chỉ còn lại những cái xương vô tình, còn đâu da dẻ hồng hào trắng muốt của em.
Ba má kính yêu,
Hí phiêu bạt của chị Hà,
Con đã lén lút đưa em về, và lại một lần nữa lén lút đem chôn em bên mộ bà nội. Con đã khấn trước mộ: “Nội ơi! Bây giờ ba má đi xa mà em thì côi cút. Con đưa em về ở với nội, gởi cho nội gần gũi hôm sớm để nội chăm sóc cho em, để em vui đùa với nội. Tối tối, nội sẽ hiện lên ngồi trên mộ, em sẽ bắt chí cho nội như mẹ con Cúc Hoa ngày xưa. Đến khi gà gáy sáng, em và nội sẽ về lại cõi âm. Có lẽ em sẽ hỏi bao giờ thì ba má về thăm nội, thăm em. Nội cứ liệu mà trả lời cho em khỏi buồn!”
Sau khi chúng con về, nhà đã bị tịch thu nên chị em chúng con không về nhà cũ nữa. Nhà không còn mà chị em cũng không muốn trở về lại căn nhà dấu yêu và quá nhiều kỷ niệm ấy! Để sống, chúng con phải chạy trốn kỷ niệm. Ba má tha lỗi cho chúng con.
Tết vừa qua, chỉ có bốn chị em chúng con ở với nhau, nhớ ba má, nhớ Hí, nhớ Bảo, nhớ Diễm vô cùng. Nhiều đêm bốn chị em nằm ôm nhau mà khóc. Con khóc ít nhất vì con là chị cả, nhưng con cũng ngủ sau cùng khi các em khóc nhiều, mệt và ngủ thiếp đi, cũng vì con là chị cả.
*********
Một năm sau ngày ba má đi, nhiều sóng gió quá mà chị em chúng con thì cô quạnh quá. Ba bị ở tù Cọng Sản 7 năm, vắng ba còn có má. Bây giờ thì vắng cả ba lẫn má.
Một năm qua, một năm kinh hoàng, đau khổ và cô đơn. Kinh hoàng, con không sợ vì chị em chúng con sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong chiến tranh, đã quá quen với bao nỗi kinh hoàng. Kinh hoàng vì năm ngàn người bị giết ở Huế hồi tết Mậu Thân, lúc gia đình mình còn ở ngoài ấy, con mới 5 tuổi; kinh hoàng vì ngày 30 tháng Tư, con mới mười ba tuổi. Đau khổ, con cũng không sợ, vì con chấp nhận triết lý Phật giáo, “Đời là bể khổ”, nhưng chị em chúng con rất sợ cô đơn. Xa ba má, chúng con rất cô đơn. Tất cả chị em chúng con đều sợ cô đơn. Ba má nhớ thư Diễm viết về khi nó ở Bidong năm 1984 không: “Tối qua, lúc ba giờ, giật mình thức dậy, cảm thấy bơ vơ và nhận thấy một cách rõ rệt và đau đớn rằng giờ ba má đã xa rồi, các em đã xa lắm rồi. Mai đây và dài lâu nữa, con một mình sống cuộc đời của kẻ tha hương, biết bao giờ con mới gặp lại ba má và các em... “
Giờ thì “ba má đã xa lắm rồi!”, đang lạc loài nơi đất khách, lưu đày nơi xứ lạ, sống đời vong quốc. Bốn chị em chúng con ở đây, ngay trên quê hương mình, cũng đang chịu kiếp lưu đày. Lưu đày ngay chính trên quê hương mình, đó là câu của Saint Exupery mà ba thường nói khi còn ở nhà. Bây giờ mấy chị em sống côi cút với nhau lại càng thấm thía lời ba nói, đau xót cho ai bị lưu đày ngay chính trên quê hương mình.
Hôn ba má và Hí ngàn vạn cái.
Hà Long
(Bidong, năm 1990, tuệ chương viết lại theo thư của con)
LÊ TÔN NGHIÊM * SOCRATE
Socrate Tiêu biểu cho triết học hiện sinh hay triết học theo chân lý vương giả?
Socrate
Tiêu biểu cho triết học hiện sinh
hay
triết học theo chân lý vương giả?
“Trong lịch sử nhân loại nói chung,
Socrate đã nghiễm nhiên là một trong những nhân vật lớn nhất, ngang
hàng với Khổng Tử, Phật Thích Ca và Jésus.” (K. Jaspers)
Thân thể đời sống đơn sơ và gương mẫu của ông nhất là cái chết anh
dũng của ông đã là những kỷ niệm còn được ghi sâu nhất trong ký ức
mọi người. Hơn nữa với thời đại chúng ta, hình như người ta còn nỗ
lực hơn để làm, sống man mác nhưng mông lung về con người lịch sử ấy.
Những triết gia, những học giả cả Đông lẫn Tây đều không ngớt ca
tụng và nghiên cứu con người ấy trong những sách vở hoặc trong những
luận án tiến sĩ đối chiếu.
Riêng trong lịch sử triết học Hi Lạp và Tây Phương, hình ảnh tiêu
biểu của Socrate càng có vẻ linh động hơn mặc cho bao nhiêu mập mờ
của lịch sử.
Nghiễm nhiên Socrate đã được coi là lằn ranh giới phân đôi lịch sử
triết học thành một bên là triết học trước – Socrate với trên dưới
bốn hay năm thế kỷ trước Tây lịch là một bên là triết học sau –
Socrate và trên dưới 20 thế kỷ sau Tây lịch. Hơn nữa, trong lập
trường và chủ trương rất đối nghịch nhau, nhưng nhiều khuynh hướng
triết lý đã chỉ căn cứ vào tên tuổi của Socrate để làm thế giới hầu
như tuyệt đối cho lý thuyết của mình. Qua cái nhìn sơ lược trên ảnh
hhưởng của Socrate, đôi khi không khỏi nảy sinh ra trong đầu óc ta
một ý nghĩ kỳ khôi rằng: tuy đến với ta như một kẻ trần truồng, ngu
si khộng một sử liệu rõ rệt, không một lý thuyết hay một sáng tác nhỏ
mọn, tại sao Socrate đã được lịch sử ca tụng ông như một kẻ đứng ở
giới tuyến của minh triết (Sagesse) và triết học (Philosophie)?
Nói khác, thể hiện ra trước sự đăm chiêu của muôn vàn thế hệ tư
tưởng gia như một thực thể vô cùng đơn sơ tương tự mệnh lệnh "tuyệt
học vô ưu" của Lão Tử, Socrate lại như dung hòa được hai đức tính hi
hữu nhất trong lịch sử triết học Tây Phương, tức là một hiền triết
đồng thời như một triết gia hệ thống.
Kỳ lạ thay! tính cách mập mờ của lịch sử không những đã không chôn
vùi tên tuổi ông như đã chôn vùi bao nhiêu biến cố khác, trái lại
hình như càng mập mờ, tiểu sử của ông càng dung nạp thêm nhiều huyền
thoại và cả những chuyện hoang đường, đến nỗi cho ta cảm tưởng ngược
ngạo rằng: càng có vẻ lịch sử bao nhiêu thì con người ấy càng có vẻ
huyền thoại bấy nhiêu.
Thậm chí đã có học giả ghi lại được ba bộ mặt khác nhau về Socrate,
một trong Socrate lịch sử, hai là Socrate huyền thoại ba là Socrate
hiện sinh [1]
Tiểu sử phức tạp, đa diện ấy là những kết quả của những sử liệu hàm
hồ còn được lưu truyền tới ta qua nhiều nhãn giới lịch sử và tư
tưởng khác nhau về người hùng của chúng ta.
Đó là những sử liệu Aristophane, Diogène Laèrce, Xénophon, Platon và Aristote.
Sử liệu xưa nhất của truyền thống là hài kịch "Mây gió"(Nuées) của Aristophane, trong đó Socrate bị chế giễu (năm 423) (Jaspers: Les Grands Philosophes I trg 847)
"Aristophane thi sĩ trình bày Socrate như một ngụy luật đang giảng
thuyết cho những học trò có những nét mặt xám xì, nghệ thuật làm sao
lấy lý của kẻ mạnh để thắng lý của kẻ yếu. Thi sĩ còn trình bày ông
đang quan sát các vì tinh tú, khi ông được kéo lên (trên tầng mây)
trong một cái thúng đan bằng cây mây và đang ngự trị trong một lốc
khí quyển thay đổi các vị thần" (P. M. Schuhl: Oc Pl. trg 48)
Với quyển "tiểu sử Socrate" (Vie de Socrate) của ông: Diogène Làerce
thuật lại rằng: sau khi Socrate từ trần, thấy xuất hiện hai loại môn
đệ của ông: một loại chính cống như Platon, Xénophon, Antisthène;
ngoài ra còn một loại tự xưng là những triết gia "theo khuynh hướng
Socrate" (les Socraticiens) như Eschine, Phédon, Aristippe, Criton,
Simon, Glaucon, Simmias, Cébès và Ménédème.
Theo Laèrce, các môn đệ ấy thường sọan thảo những đối thoại và lấy
Socrate làm nhân vật chính yếu. Nhưng ngày nay chỉ còn sót lại duy
những đối thoại của Platon.
Cũng theo Laèrce, Xénophon là người đầu tiên đã mang lại cho công
chúng "những gì ông thâu lượm được và đã ghi lại thành những hình
thức giải thích" về Socrate, qua những cuộc đàm đạo của Socrate với
nhiều lớp người đồng thời ở Athènes lúc bấy giờ. Tất cả bốn quyển:
Biện hộ cho Socrate (Apologie de Socrate)
Những hồi ký về Socrate hay Những cuộc đàm đạo thời danh (Entretiens mémorables cũng có khi gọi tắt là Mémorables)
Bữa tiệc (Banquet) tương tự của Platon
Sau cùng một quyển nhan đề Kinh tế luận (Economique)
Tuy nhiên tầm quan trọng và giá trị lịch sử của
những sáng tác trên là một điều rất khả nghi: nhiều nhà bình luận
Đức đã khẳng định rằng: Xénophon đã không bao giờ trực tiếp gặp và
nghe Socrate, trái lại theo một số nhà bình luận khác như A. và M.
Croiset, rồi A. Cresson thì một số sáng tác trên là những tài liệu
trung thực nhất về thân thế và lý thuyết của Socrate. Rõ rệt hơn nữa,
A.E. Boutroux lại coi bằng chứng của Xénophon là một bằng chứng quan
trọng nhất, vì theo ông, Xénophon là một sử gia chuyên môn, một biên
niên sử (chroniqueur) rất đáng tin cậy, nhất là Xénophon không tài
ba như Platon để có thể lý tưởng hóa quá mức những quan niệm triết lý
của Socrate (bài Sorate fondeteur de la scien molare trong Etudes
d’histoire de la philosophie, 1879, trg 16).
Tuy nhiên trong bốn quyển đó, hình như chỉ duy
quyển "Hồi ký về Socrate" là được người đời sau trích dẫn nhiều nhất.
Quyển này chia thành bốn tập nhỏ:
Những chương đầu của tập I khai triển những chủ đề sau đây:
Socrate luôn luôn tôn trọng tôn giáo của Nhà nước; và không bao giờ ông đưa thanh thiếu nhiên vào con đường trụy lạc.
Những chương tiếp trình bày về ý niệm thần minh với tính chất thiên hữu của họ, rồi về đức tính tiết độ và khiêm tốn.
Tập II gồm một bài phê bình tính ươn hèn, một bài
Socrate khuyên nhủ Lamprocles con cả của ông để nó ghi nhớ công ơn bà
Xantipe mẹ nó đã làm cho nó, tuy bà có tính tình hay bẳn gắt v.v.
Tập III chú trọng đến những công việc và vấn đề
binh đao, nhấn mạnh trên sự cần thiết phải có khả năng trong nhiều
công việc khác nhau, nhất là đối với những người muốn làm thủ lãnh.
Ngoài ra cũng thấy nói đến liên quan giữa sự Thiện, sự Mỹ và sự Lợi, v.v.
Tập IV gồm những cuộc đàm đạo rất quan trọng với
Euthydème và Hippias, trong đó Socrate nhấn mạnh trên sụ cần thiết
phải tự biết mình…
Trên đây là một mớ sử liệu hỗn tạp không có giá
trị đồng đều: nhiều câu chuyện có vẻ tầm thường, vô nghĩa; ngược lại,
một số câu chuyện khác lại biểu lộ nhiều tư tưởng sâu xa nhất của
Socrate, vì qua đó, người ta khai triển ra được những nguyên tắc cho
hành động. (Cesson: Socrate, trg 6-12)
Nói tóm, theo các học giả trên, những gì chính yếu
do Xénophon kể lại hình như không khác lắm với những điều Platon
trình bày về Socrate trong các cuộc đối thoại.
Trước hai khuynh hướng qúa khích trên đây, Jaspers xem ra có vẻ dung hòa hơn như sau:
"Tuy khác xa với hình ảnh đã được Platon lý
tưởng hóa về Socrate nhưng hình ảnh do Xénophon ghi lại là một hình
ảnh đơn sơ, mộc mạc mà không mâu thuẫn với những gì thiết yếu.
Xénophon nhìn trên bề mặt, còn Platon nhìn xuống chiều sâu". (Gr. Ph. Trg 97)
Sau Xéphonon, Platon là một chứng nhân khác hay được ghi nhận nhất mỗi khi nói về Socrate.
Gặp Socrate vào năm 407, khi Platon lên 20 tuổi
theo học với Socrate như một ông thầy lý tưởng trong vòng 8 năm trời
tức là vào năm 399 tới khi Socrate từ trần. Nhưng trong giờ phút bi
đát nhất của Socrate thì Platon đã không có mặt.
Tuy đã chịu ảnh hưởng của nhiều trường phái triết
lý khác nhau như Elée, Milet, Pythagorisme và triết gia Héraclite,
v.v. nhưng hầu như Platon đã bị chi phối một cách quyết liêt do cái
chết anh dũng phi thường của Socrate, đến nỗi có thể nói rằng cái
chết ấy ảnh hưởng mãnh liệt hơn cả lý thuyết, vì với Platon, sự chết
ấy là một tội ác tày trời dân thành Athènes đã vấp phải. (J. Brun)
Do đó, hầu hết trong các cuộc đối thoại của
Platon, đều thấy xuất hiện hình ảnh Socrate hoặc như một nạn nhân vô
tội do sự điên rồ của loài người hoặc như người điều khiển cuộc tranh
luận với những chứng lý sắc bén, hài hước và sản ý (maieutique).
Đó là những bằng chứng quý báu về tiểu sử của Socrate.
Nhưng nhiều học giả xưa và nay vẫn chỉ coi đó là
những gì đã bị Platon lý tưởng hóa một cách rất tài tình. Do đó, ngày
nay người ta khó lòng phân biệt những gì thực sự lịch sử và những gì
đã bị lý tưởng hóa.
Để giải quyết thắc mắc trên, ở thế kỷ trước người
ta đã nghĩ ra phương pháp xếp loại những đối thoại của Palton theo
thứ tự niên kỷ, rồi khảo sát tư tưởng và hành văn của những đối thoại
ấy một cách tỉ mỉ.
Kết quả là các học giả đã đồng ý phân phối các đối thoại thành 3 giai đoạn liên tiếp như sau:
- Những đối thoại thường được gọi là có tính cách
socratique nghĩa là trong đó hình ảnh của Socrate vẫn còn linh động.
Theo đó, nhiều học giả nghĩ rằng: những đối thoại này đã được ghi lại
lúc còn sinh thời Socrate, nên có thể coi là những bằng chứng xác
thực nhất về lý thuyết của ông. (Cresson: sd. Trg 5)
- Tiếp theo là những đối thoại đứng tuổi, khởi sự
trình bày công việc xây dựng học thuyết thời danh gọi là lý thuết về
những lý tưởng (théorie des Idée). Tuy không còn linh động bao nhiêu,
nhưng hình ảnh Socrate vẫn còn đứng đàng sau lý thuyết nền tảng
Platon.
- Sau cùng là những đối thoại tuổi già. Ở đây hình
ảnh Socrate đã bị phai mờ hẳn, hầu như chỉ còn thấy xuất hiện duy
những tư tưởng độc đáo của Platon. Đó là những đối thoại Parménnid,
Sophiste, Politique.
Tuy nhiên một hai tác giả trứ danh như John Burnet
và A.M.Taylor lại cho rằng: trong những tác phẩm về cuối đời Platon,
quyển "pháp luật" (lei Lois) là bằng chứng xác thực về lý thuyết của
Socrate. Ngược lại, theo nhiều học giả hiện nay, hình ảnh Platon
phác họa về Socrate vẫn mang tính chất một khuynh hướng bị lý tưởng
hóa rồi. L. Robin trong quyển "La pensée hellénique" nhất là
V. de Magalhaès – Vilhena trong quyển Socrate et la légende
platonicinne đã khẳng định như sau:
- Platon "khởi họa ra được một hình ảnh Socrate tiêu biểu cho thời
đại ông và giai cấp ông một cách hoàn hảo nhất. Vì lý do ấy, Platon
chính là người trong số những kẻ tự xưng mình thuộc trường phái
socratisme và là người đã biết truyền đạt lại cho hậu thế một hình
ảnh lý tưởng hoàn bị và thành tựu nhất do sự cảm hứng của Socrate".
Nhưng chính đó là một trong những khuyết điểm trầm trọng nhất nói lên tính cách biến ngôn của Playon. [2]
Tuy niên, theo A. Cresson "dù có cho rằng những đối thoại kia không
phải của Platon đi nữa thì chúng vẫn có một công dụng vì chúng có
tính cách Socrate và có thể minh xác những tư tưởng mà truyền thống
gán cho Socrate. Còn về những đối thoại khác dù chúng chỉ trình bày
những nhãn quan của Platon thôi, nhưng chúng cũng thấm nhuần đầy tinh
thần Socrate. Phương pháp của chúng, một số cách thức phán đoán và
lập luận, một số những định lý hiển nhiên hay bí ẩn đều có nghĩa vì
lý do ấy cả. Ta có thể nhận thấy thế ngay khi Platon muốn vượt
Socrate, ngay khi ông nói ngược lại Socrate". (sd. Trg 5-6)
Jasper lại có vẻ dung hòa hơn nữa khi viết: "Hình ảnh Socrate trong
những đối thoại của Platon không phải là một sự ghi lại chính xác
những bối cảnh, những cuộc đối thoại, những câu nói theo nghĩa một
thực tại lịch sử. Tuy không phải là một sự ghi lại chính xác nhưng
đó cũng không phải một chuyện hoàn toàn bịa đặt, vì những gì Platon
đã bịa đặt ra thì đã được bịa đặt trong đường hướng của thực tại ấy,
tức là nhân cách huyền bí của một nhà tư tưởng mà không ai sánh kịp.
Nhưng hình ấy chỉ hiện diện với ta qua toàn bộ những đối thoại vì
chúng phải bổ túc lẫn cho nhau. Dù người ta muốn phân biệt những khía
cạnh đặc thù khác nhau trong thứ tự các đối thoại, như sau này người
ta đã làm trong những nghệ thuật tôn tạo thì những khía cạnh ấy vẫn
ăn khớp với nhau như những thay đổi trong cùng một khuôn mặt.
Đó là một hình ảnh toàn cục xuất hiện theo nhiều bộ diện khác nhau,
nhưng lại là thực tại đã được lý tưởng hóa. Ở đây điều phi lý là thái
độ tra vấn một thực tại lịch sử như một sự kiện phải thiết định như
chụp lại một bức ảnh hay ghi lại một âm thanh cho trung thực, theo
lối các nhà ngữ học và sử học.
Những ai phủ nhận thực tại lịch sử thì không thể phục lý theo những chứng cứ. Vậy phải có sự hiện diện của Platon để nhìn và để truyền đạt thực tại của Socrate. Những gì mà Plaon nhìn thấy, thì chúng ta cũng có thể nhìn với ông và nhờ ông; về Socrate trước sự chết thì hãy đọc những đối thoại Apologie – Criton – Phédon, còn về Socrate trong lúc bình sinh thì hãy đọc những đối thoại banquet và Phèdre." (Gr. Ph. Trg 93)
Những ai phủ nhận thực tại lịch sử thì không thể phục lý theo những chứng cứ. Vậy phải có sự hiện diện của Platon để nhìn và để truyền đạt thực tại của Socrate. Những gì mà Plaon nhìn thấy, thì chúng ta cũng có thể nhìn với ông và nhờ ông; về Socrate trước sự chết thì hãy đọc những đối thoại Apologie – Criton – Phédon, còn về Socrate trong lúc bình sinh thì hãy đọc những đối thoại banquet và Phèdre." (Gr. Ph. Trg 93)
Sau cùng là bằng chứng của Aristote: đối với Socrate, Aristote là một
kẻ hậu sinh hoàn toàn vì 14 năm sau khi Socrate qua đời rồi Aristote
mới sinh. Vì thế, những điều Aristote nói về Socrate toàn có tính
cách gián tiếp nghĩa là hoặc do chính những người đã trực tiếp sống
với Socrate, hoặc do những sử liệu khác thân cận với những môn đệ đầu
tiên ấy!
Nhưng theo ý kiến của K. Joel và Th. Gomperz mà
P.M. Schuhl chỉ là phát ngôn viên, thế giá của Aristote không vì vậy
mà không đáng tin cậy, hơn nữa, những bằng chứng ấy có thể đuợc coi
là những ý kiến dung hòa được cả Platon và Xénophon.
Tuy nhiên, một số dữ kiện khác quan trọng phát
xuất từ chính lập trường lý thuyết của Aristote có lẽ không cho phép
ta chấp nhận một quan điểm như trên.
Trước hết, chính lối trình bày lý thuyết của
Aristote là một quan điểm khả nghi vì mỗi khi trình bày một vấn đề
nào thường thường ông trình bày những lý thuyết của những người đã
nói tới vấn đề, sau đó ông mới trình bày chính vấn đề. Điều ấy ông
thường làm trong các tác phẩm trứ danh của ông như quyển "Thiên nhiên học" (physique), "Siêu hình học" (Métaphysique), "Sự sinh thành và sự tiêu diệt",( De la génération et de la corruption), "Vòm trời" (Du Ciel). Vì thế người ta thường gọi Aristote là một nhà sử quan triết học (Philosophe de l’histoire de la philosophie) trước cả Hegel. Chính tư cách ấy đã làm cho những dữ kiện lịch sử do ông để lại trở thành khả nghi.
Hơn nữa, riêng vấn đề Socrate hình như giá trị lịch sử của Arisrote
càng không đáng kể lắm, vì xem ra ông ít chú trọng đến thân thế
Socrate. Trong tất cả sáng tác của Aristote, Th. Deman chỉ ghi lại
được 40 điểm nói về lý thuyết Socrate mà thôi. (xem Th. Deman: Le témoignage d’Aristote sur Socrate, Paris 1942)
Đằng khác, chính những điểm về lý thuyết ấy lại cũng được nhìn theo
khuynh hướng sử quan triết học thường xuyên của Aristote.
Sau cùng, nguồn tài liệu Aristote xử dụng để trình bày về Socrate lại do chính "Hàn lâm viện" của Platon cung cấp.
Vì những lý do trên, bằng chứng của Aristote không đem lại điều gì
cốt yếu hơn. V. Magalhaes Vilhena cũng nhận định như thế khi ông
viết:
"Mặc dầu những nguồn tài liệu đã được Aristote xử dụng, bằng chứng
của ông không thêm một điều gì cốt yếu cho những gì ta biết về
Socrate. Nói tóm, bằng những khẳng định lý thuyết, Aristote đã không
tự phụ biết được gì xa hơn Socrate lịch sử bên ngoài Socrate của
những đối thoại (của Platon) theo tư cách một nhân vật được dựng
cảnh" [3]
Với từng ấy sử liệu và giá trị tương đối của chúng, ta đã có ý thức
rằng: hình dung một nhân vật và một lý thuyết như Socrate cho trung
thực là một điều vô cùng khó khăn.
Đứng trước sự kiện phức tạp ấy, nhiều triết gia và học giả như P.M. Schuhl đã phải chấp nhận một giải pháp dung hòa như sau:
"Vì Socrate không viết gì cả nên ta có thể hoạch định lại lý
thuyết của ông theo những gì đã được các môn đệ của ông truyền lại
nghĩa là trên hết phải kể đến Platon và Xénophon, rồi sửa sai hay bổ
túc những chứng cứ ấy bằng chứng cứ của Aristote, hay bằng những gì
đến với ta từ những tư tưởng nhỏ tự xưng theo khuynh hướng Socrate,
hay bằng những gì nhiều người thừa hướng gián tiếp tư tưởng của ông
và không nên bỏ qua những tài liệu đã rõ rệt bị xuyên tạc, nhưng vẫn
còn sử dụng được ví dụ của một tác giả hài hước như Aristote". [4]
*
* *
Tiểu sử Socrate (469-399)
Tiểu sử Socrate (469-399)
Sinh trưởng tại Athènes, Scorate là con một người cha làm nghề điêu khắc và một người mẹ hành nghề hộ sinh.
Như thế, dòng dõi Socrate không phải dòng dõi quý phái mà chỉ là dòng
dõi của những thường dân Athènes (Nietzsche thường gọi ông là "phàm
dân" (plébéien).
Nhờ một di sản nhỏ bé và những phụ cấp của chính phủ, Scorate đã sống
một nếp sống rất khiêm tốn, nhưng lại rất độc lâp về tinh thần.
Trong thời kỳ thi hành nghĩa vụ quân dịch, ông đã chiến đấu như một
bộ binh trong một cuộc chiến tranh Péloponèse. Khi thi hành những
nhiệm vụ chính trị bó buộc, năm 406, ông đã được chỉ định giữ chức
Thủ tướng chính phủ và chính lúc đó ông đã đứng về phía bênh vực đạo
luật chống lại số đông khi họ phẫn nộ đòi hỏi và bắt buộc xử án những
tướng lĩnh thuộc trận chiến Arginuses.
Nhưng không bao giờ Socrate đã mưu tìm một địa vị quan trọng nào trong nhà nuớc hay trong quân đội.
Qua các sử liệu, ta còn hình dung được một đôi nét đặc sắc về dáng
điệu bề ngoài của Socrate: trong đối thoại Banquet thời danh của
Platon, ông được mô tả như một con người xấu xí, với đôi mắt lồi ra,
đôi mắt dầy cộp, với sống mũi cao, với cái bụng to, ngang hông mập
thù lù.
Hình ảnh ấy mô tả giống hệt những pho tượng Silènes và Satyre Marsyas trong những xưởng điêu khắc người Hi Lạp xưa.
Trong quyển Banquet của Xénophon, ta lại thấy chính Socrate chế nhạo hình ảnh ấy ở chương V.
Nhưng trong một thể xác xấu xí lại chứa đựng một vẻ đẹp cao quý cả
về tinh thần và đạo đức; tuy là con người đã tuyên bố không biết chi
cả, nhưng ông đã được người ta ca tụng là một kẻ chiến thắng sau cùng
trong tất cả các cuộc đấu lý; hay là người không bao giờ tự xưng có
tài hùng biện như các Ngụy luận gia, nhưng dưới con mắt người Hi Lạp
xưa, mỗi khi đàm đạo với quần chúng, ông luôn luôn là con người có
khả năng quyến rũ mọi người như một người có bùa mê.
Hơn nữa trong lối sống của ông còn biểu lộ một thái độ can trường và tiết độ phi thường .
Đó là hình ảnh Socrate do Platon trình bày lại cho chúng ta qua cửa miệng say sưa (trong "Bữa tiệc") nhưng thành thực của triết gia khuyển nho Alcibiade (Cresson)
Ngoài ra trong con người ấy, người ta còn ghi nhận hai hiện tượng phi
thường khác: Mỗi khi bị chi phối bởi một ý tưởng, Socrate đứng lại
tại chỗ, bất động như một người bị thôi miên, quên tất cả những gì
khác.
Đó là trường hợp khi cùng với Aristodème, Socrate đi dự "Bữa tiệc" vì
vậy, cả hai người đã đi dự tiệc trễ, làm cho Agathon chủ tiệc phải
tức giận.
Nhờ cơ hội ấy, Alcibiade còn thuật lại cho Potidée một hiện tượng kỳ lạ hơn như sau:
"Một buổi sáng, Socrate khởi sự suy nghĩ một việc gì thế rồi ông
đứng bất động tại chỗ. Không tìm ra, điều ông kiếm, ông cứ đứng im và
tiếp tục suy nghĩ trong cùng một tư thế. Lúc ấy đã trưa rồi, người
ta tuôn đến quan sát và bỡ ngỡ xầm xì với nhau rằng, Socrate đứng đó
suy nghĩ từ sáng giờ rồi! Tối đến, các binh lính Ioniens ăn tối xong
mang giường ngủ tới chỗ đó để ngủ cho mát (lúc ấy là mùa hè) và quan
sát xem Socrate có đứng y như thế thâu đêm không.
Thì ra ông cứ đứng như thế tới ngày mai khi mặt trời mọc.
Lúc ấy ông cầu nguyện mặt trời xong mới rút lui."
Hiện tượng thứ hai phi thường hơn và hay được ghi nhận là "thần hộ mệnh" (démon) của Socrate.
Vị thần ấy hình như có nhiệm vụ ngăn chặn ông mỗi khi ông toan tính
một việc không nên làm, hay mỗi khi ông có thể hành động một điều bất
chính hay phản lại quyền lợi của riêng ông hoặc của dân chúng.
Hình như chính vị thần ấy một ngày kia đã biến đổi tất cả cuộc đời
của ông, nghĩa là trước kia Socrate cũng đã am tường vũ trụ luận của
Anaxagore: ông đã chứng kiến và say mê nguỵ luận thuyết. Nhưng không
một triết lý nào trong hai triết lý đã thỏa mãn ông: vũ trụ luận thì
không giúp ích gì cho tâm hồn con người; còn ngụy luận thuyết thì tuy
có thực hiện được nhiều điều vĩ đại bằng cách nêu lên những tra vấn,
thắc mắc nhưng cách thức đặt vấn đề của họ lại đẩy nó lạc vào một
kiến thức khác sai lạc hay vào thái độ phủ nhận mọi dữ kiện của
truyền thống .
Trước sự thất bại của hai triết lý. Socrate ý thức được sứ mệnh cao
cả của mình. Nhưng sứ mệnh này không phải sứ mệnh do một Thượng đế
nào uỷ nhiệm ông để truyền đạt cho loài người những sứ mệnh của các
vị tiên tri. Trái lại sứ mệnh của ông là chỉ tìm nhân loại tức là
chính con người (Jaspers)
Hơn nữa, Socrate còn thú nhận rằng, cũng do ảnh hưởng tiếng nói của
các vị thần ấy mà ông đã thi hành một số quyết định cao cả trong đời
sống ông như: ông không nên tự biện hộ cho mình, không nên vượt ngục,
không nên chấp nhận cái chết đang khi ông còn có thể sống.
Nói tóm, với những nét đặc sắc trên ta đã có thể hình dung được
Socrate là một nhân vật độc đáo, trong xã hội đương thời của ông.
Nhưng khi Chéréphon người bạn chí thân của ông đến Delphes hỏi vị tư
tế Pythie xem trong loài người có ai khôn ngoan, thông minh hơn
Socrate không? Thì được lời sấm trả lời rằng: Không!
Lời sấm ấy được phổ biến càng tăng thêm huyền bí giá trị chung quanh
nhân vật Socrate: tất cả dáng điệu bề ngoài của ông hình như tương tự
dáng điệu của những triết gia khuyển nho kiểu Diogène, nhưng kỳ
thực ông lại là một triết gia vượt xa sự lố bịch khờ khạo của họ.
Theo Xénephon: "Chúng ta có thể tin chắc rằng cuộc đời của Socrate
hoàn toàn có tính cách công cộng. Buổi sáng ông thường đi dạo và vào
vận động trường. Ông xuất hiện ở những công trường mỗi khi có dân
chúng tụ họp đông đảo. Ngoài thời gian ấy, trong một ngày ông còn mở
rất nhiều cuộc hội thảo. Ông thường nói nhiều trong các cuộc hội thảo
ấy, những ai muốn thì có thể nghe ông".
Không bao giờ ông giảng thuyết một cách long trọng mà chỉ chuyện vãn
hay đàm đạo với một hay nhiều đối thoại viên, bất kể tuổi tác, địa vị
hay nghề nghiệp. Đời sống ấy là một đời sống đàm đạo với bất cứ ai,
với những thợ thủ công cũng như với những nhân vật trong chính
quyền, với những nghệ sĩ cũng như với những ngụy luận gia, với những
chàng thanh niên cũng như với những bạn bè hay môn đệ.
Những cuộc đàm thoại ấy mang lại một sắc thái mới mẻ, không quen
thuộc đối với người Athéniens vì ở đây cuộc đàm đạo luôn luôn có sức
mạnh khích động gây băn khoăn và xuyên thấu vào tận đáy sâu của tâm
hồn.
Trước kia, đề tài của những cuộc đàm đạo là cách thức sống của người
Athéniens tự do, nhưng với Socrate đề tài ấy trở thành một cái gì
khác.
Đó là cách thức đưa vào chân lý của Socrate, vì ở đây từ bản chất,
chân lý phải xuất hiện và chỉ xuất hiện với cá nhân và cho cá nhân.
Vậy muốn đạt tới sự minh bạch thì cuộc đàm đạo cần phải thực hiện
giữa nhiều người, người ta cần tới ông và chính ông cũng tin chắc
rằng ông cần tới người ta. Nhưng trước hết là những chàng thanh niên,
Socrate muốn giáo hoá.
Đối với Socrate, giáo hoá không phải là truyền đạt một cái gì khác từ
ngoại tại, như lối nhà bác học dạy khoa học cho người không biết.
Trái lại, theo ông giáo hoá là yếu tố làm cho con người này tiến gần
lại với người khác để nhờ sự tiến gần ấy mà họ gặp được sự thật. Các
chàng thanh niên trợ giúp ông khi ông muốn trợ giúp họ.
Kết quả: sẽ khám phá ra được những khó khăn trong chính những gì xem
ra hiển nhiên, gây thắc mắc, bó buộc suy nghĩ thêm, học hỏi cách
nghiên cứu, tra vấn và tra vấn mãi không bao giờ trốn tránh trả lời
với niềm tin chắc chắn rằng chân lý là yếu tố quy tụ loài người lại
với nhau (Jaspers).
Với cuộc sống và phương pháp giáo hoá mới mẻ ấy, dĩ nhiên Socrate đã thành công một cách rực rỡ.
Nhưng chính sự thành công ấy đã tạo nên một sự hiểu lầm và nghi kỵ trầm trọng giữa ông với chính quyền đương thời.
Kết quả Socrate sẽ là nạn nhân của sự hiểu lầm và nghi kỵ ấy. Nhưng
sự nghi kỵ ấy không bắt nguồn từ một tình cờ nào cả. Nó đã phát xuất
ngay từ những hài hước của Aristophane phổ biến rộng rãi trong quần
chúng qua quyển "Mây Gió" (423). Như đã nói sơ qua ở trên, nhà hài
kịch Aristophane trình bày một Socrate say sưa với vũ trụ thiên nhiên
học, chăm chú quan sát những hiện tượng xảy ra trên trời, dưới đất;
ngoài ra Socrate còn phủ nhận những vị thần của truyền thống và thay
vào đó khí trời và mây gió; ông còn dạy cách chiến thắng một cuộc
tranh luận và thâu thù lao sau khi dạy.
Nhưng như vừa trình bày, Socrate đã thực hiện cuộc sống và cách thức trái ngược hẳn với những điều vu khống của Arisophane.
Ngoài Aristophane, phong trào chống đối Socrate cũng đã chớm nở từ
nhiều phía khác nhau. Người ta chỉ trích Socrate đã truyền bá thái
độ thụ động lười biếng, đã lợi dụng lối giải thích của các thi sĩ để
thiết lập những lý thuyết gây tội ác.
Đó là một hình ảnh sai lầm về Socrate, nhưng đã được những kẻ thù xây
dựng trên những sự kiện có thực mà đã bị xuyên tạc. Ví dụ lúc thiếu
thời Socrate đã am tường vũ trụ thiên nhiên học và ngụy luận thuyết
nhưng ông đã bị nghi ngờ là người khởi xướng một phong trào triết lý
mới, bị công chúng thù ghét, vì họ không hiểu thế nào là ngụy luận
thuyết và kẻ chiến thắng nguỵ luận thuyết.
Quả vậy, không phải Socrate ùa theo Phong trào ngụy luận mà là vì
phương thức mới ông nêu ra để vượt ngụy luận và đem lại một đường
hướng mới cho tư tưởng, đã là điểm quần chúng không thể chấp nhận.
Phương thức mới ấy, như đã nói là ở chỗ Socrate luôn luôn thắc mắc,
tra vấn mà không biết mệt mỏi, chỉ đẩy tới những câu hỏi căn bản mà
không giải đáp. Thái độ ấy thường gây bối rối, tự ti và yêu sách khắt
khe đến mức khai nguồn cho sự bực tức và căm hờn.
Một trong những phản ứng thời danh là của Hippias sau đây với Socrate. Ông ấy nói: "Ông
(Socrate) chỉ muốn xâu xé người khác bằng những câu hỏi và đẩy họ
vào chân tường. Còn ông không bao giờ ông cho ai là có lý cả, cũng
không bao giờ cho ý kiến của ông. Tôi không muốn bị ông chọc tức như
thế nữa". (Xénephon)
Không những thế, sự kiên nhẫn còn phát xuất từ hàng ngũ của chính những người bạn thân Socrate cỡ như Alibiade và Critias.
Sự kiện này nằm trong một khuôn khổ chính trị rộng rãi hơn, tức là
chiến tranh giữa Hi Lạp và Sparte xẩy ra vào năm 431. Chiến tranh này
gây những điều kiện sống khó khăn và tai họa thảm khốc cho tất cả
nước Hi Lạp và riêng cho Athènes.
Theo Cresson, các sử gia phân chiến tranh này ra làm ba thời kỳ:
Từ 431 đến 421, khi bại khi thắng. Nhưng mỗi năm trước mùa gặt, các
đồng ruộng của Attique và Laconie đều bị tàn phá thành thử người Hi
Lạp bị chết đói. Vào năm 421. Nicias ký với dân Sparte một cuộc đình
chiến trong vòng năm năm.
Thời ký thứ hai bắt đầu từ năm 521 đến 412; đó là cuộc chinh phạt do
Alcibiade điều khiển chống lại xứ Sicile. Nhưng cuộc chinh phạt ấy
đã gieo tai họa cho Athènes và thủ lãnh của họ bị lưu đầy.
Thời kỳ thứ ba (từ 421 đến 404) trước hết được đánh dấu bằng sự thất
trận của hạm đội Pélopoèse ở quần đảo Aginuses (406). Không những
thất trận như thế, Đề đốc Spartiate tên Lysandre, lại thắng trận
Oegos-Potamos vào năm 405 và chiếm cứ Athènes năm 404. Rốt cuộc các
thành trì bị sụp đổ, những hạm đội bị thiêu huỷ, những thuộc địa bị
chiếm đóng.
Đó là những thống kê 40 năm binh đao cho thành Athènes phồn thịnh.
Thảm họa thêm nữa là những kẻ chiến thắng đặt ra một chính phủ gồm 30
bạo chúa. Phần đông là những người Spartiates, nhưng cũng có xen vào
một hai người Athénien, trong số có Critias, Théramène, Chariclès.
Nhưng chính quyền ấy chỉ còn tồn tại có tám tháng trời rồi bị Thrasybule đánh đuổi vào năm 403.
Tuy nhiên, theo Xénephon, chính quyền ấy đã gây ra những tội ác tầy
trời vì chính vì hành động độc ác của họ mà Socrate đã bị án tử
hình.
Khi đứng trong hàng ngũ chính phủ của 30 bạo chúa, Critias được giao
trọng trách dự thảo những đạo luật, trong đó có một đạo luật chống
lại Socrate, cấm chỉ Socrate không được "dạy nghệ thuật hùng biện"
nữa.
Nhưng không những không hàng phục, Socrate còn cương nghị lên án chế
độ độc tài của 30 bạo chúa, vì những tội ác của họ như đã giết một số
lớn những công dân ưu tú và áp bức một số khác phải tham gia những
tội ác của họ.
Sóng gió nổi dậy vào năm 339 (trước tây lịch) ba nhân vật tên Anytos,
Mélétos và Lycon đệ đơn tố cáo Socrate về ba trọng tội:
1. Không tin tưởng vào tôn giáo của nhà nước
2. Nhập cảng những thần mới vào Athènes
3. Làm trụy lạc thanh niên
Trong nhiều năm trường, không hề thấy Socrate đếm xỉa gì đến những
lời vu khống ấy. Trong lúc sinh thời ông đã không viết một bản văn
hay một lời nào để biện hộ cho ông và cho những điều ông dạy.
Theo những sử liệu của Laèrce và Xénephon thì nói đến những lời bạn bè khuyên nhủ Socrate hãy tự biện hộ.
Nhưng chỉ thấy cả hai tài liệu ấy nhấn mạnh trên quyết nghị vững chắc
của Socrate là ông đã không bao giờ rút lui, lẩn trốn hay chỉ dạy
dỗ một số môn đệ nào đó trong bóng tối, trái lại ông luôn luôn xuất
hiện ngoài công trường với những đám đông của quần chúng.
Trước sự tấn công của kẻ thù, Socrate chỉ tự biện hộ trong câu ông
nói rằng: thần minh đã uỷ nhiệm cho ông sứ mệnh là phải dành cả cuộc
đời để tự kiểm thảo chính mình và kiểm thảo kẻ khác.
"Sứ mệnh ấy thần minh đã uỷ thác cho tôi qua những sấm ngôn, những
chiêm bao và tất cả những biểu hiện có thể có mà thường thường thần
minh xử dụng để tự biểu thị ra với loài người".
Sứ mệnh ấy ông đã chấp nhận, nên ông phải cương quyết ở địa vị đó mà không sợ nguy hiểm hay sợ chết.
"Tôi sẽ thần phục thần minh hơn thần phục các ông; và bao lâu tôi còn
hơi thở và sức mạnh tôi sẽ không thôi dò thám chân lý để báo động
và soi sáng cho các ông, và tôi sẽ không thôi nói với ý thức của tất
cả những ai tình cờ gặp tôi, như thói quen tôi thường làm, nghĩa là
tôi sẽ nói với họ rằng: hỡi ông bạn, tại sao ông không chú ý đến trí
não, đến chân lý và cải thiện tâm hồn ông đến mức tối đa, và tại sao
ông lại không ưu tư gì điều ấy cả?"
Trong việc tự biện hộ ấy, Socrate còn phản đối các quan toà của ông
rằng: "Quý vị tuyên án tôi là quý vị gây tai họa lớn nhất cho quý vị
hơn là cho tôi."
Dĩ nhiên họ có thể giết ông, bỏ tù ông, đặt ông ra ngoài vòng pháp
luật. Nhiều người coi đó là một tai họa lớn, nhưng Socrate nói: "Còn
tôi, tôi không coi đó là một tai họa, nhưng đó là một xảo kế để lên
án tử hình cho một người một cách bất công nhất."
Rồi dân thành Athènes sẽ tự nhận lỗi mình khi đã phủ nhận ân huệ của
thần minh ban cho họ qua sứ mệnh của Socrate: "Vì nếu quý vị cướp
đoạt sự sống của tôi, quý vị sẽ không dễ tìm được một người khác như
tôi, vì – tuy điều ấy xem ra buồn cười – đó chính là một ân huệ thần
minh ban cho công dân đô thị làm lợi khí sửa sai…, vì tôi không bao
giờ ngơi báo động, huấn dụ và tưởng lệ….
Nhưng có lẽ quý vị nội giận mà đánh đập tôi, không khác gì một người
đang ngủ say mà bị con mòng chích…. đập chết mòng để rồi say ngủ lại
triền miên hơn trong quãng đời còn lại."
Nhưng bây giờ bản án đã tuyên đọc có nên xin các quan toà ân xá bằng nước mắt theo thông lệ không?
Điều ấy không thể quan niệm được, không hợp lý và không hợp đạo:
"Vì quan toà không phải được chỉ định để ân xá mà là để xét xử,
không phải để tỏ lượng khoan hồng mà là để tuyên án theo luật định."
Và Socrate đã chấp nhận bản án, để vào ngồi tù và uống thuốc độc tự
tử. Trong thời gian ngồi tù, một biến cố đã trì hoãn bản án được ba
mươi ngày. Số là hàng năm, dân Athéneiens có gửi một hạm đội sang
Délos. Các bạn hữu của Socrate muốn nhân cơ hội mà cứu nguy cho
Socrate, nhưng ông đã không chấp nhận cơ hội may mắn ấy.
Đối thoại Phédon đã thuật lại những chi tiết cuối cùng trước giờ chết của Socrate.
Khi đến giờ uống độc dược, theo công lệ, người ta cởi xiềng xích cho
ông. Bà con bạn hữu đươc phép tới để từ biệt và chứng kiến ngày tận
số của ông.
Vào lúc chiều tà Socrate đã tự vận bằng ly độc dược!
Cái chết của Socrate là yếu tố thiết định hình ảnh và ảnh hưởng của
ông. Ông đã chết như một vị tử đạo chứng minh cho triết lý.
Đó là sơ lược những sử liệu về thân thể của Socrate.
*
* *
Lý thuyết
Về một số điểm căn bản trong lý thuyết của Socrate, lịch sử đã đồng ý ghi nhận như sau:
a. Socrate không chủ trương xây dựng một vũ trụ luận như các triết
gia trước ông ví dụ Empédocle và Héraclite, vì theo ông loài người
phải để cho thần thánh nhiệm vụ chú ý tới vũ trụ ngoại tại, còn chính
con người lại phải chú ý những gì trực tiếp liên hệ với mình. "Hãy
tự biết mình!" đó là châm ngôn ghi trên khung cửa đền thờ Delphes và
được coi là châm ngôn cho tinh thần nhân bản của Socrate.
b. Nhưng mục đích của Socrate không phải là dạy ta lý thuyết về bản
tính con người nghĩa là ông không muốn trình bày cho ta một kiến thức
khách quan, ngoại tại mà có lẽ không bao giờ ta sở đắc được.
Trái lại, ông chỉ muốn giúp ta suy nghĩ, gây ý thức cho ta về những tư tưởng ý nghĩ ấy gợi ra.
Lối dạy ấy đã tạo nên cả một nghệ thuật độc đáo gắn liền với tên ông.
Đó là thuật "Sản ý" (maieutique) ông tự thú đã học được ở nghề thực
hành hộ sinh của mẹ ông, vì hộ sinh không phải là sinh thay cho người
khác mà là giúp đỡ họ để họ sinh dễ dãi và bảo đảm.
Trong lãnh vực tư tưởng cũng vậy, dạy không phải là truyền đạt một
tri thức khách quan từ ngoại tại vào trí óc của người khác mà là gợi
lên những thắc mắc để người khác khám phá được chân lý tiềm ẩn trong
trí óc và tâm hồn của họ.
c. Nhưng đang khi kêu gọi người khác về những ý thức tư tưởng riêng
tư của họ bằng sản ý như vậy thì Socrate còn muốn họ phải hiểu rằng:
những gì họ tưởng đã biết thực sự là những gì họ còn ngu dốt.
Nghệ thuật ấy thường được gọi là "Hài hước" (Ironie). Theo nghĩa đen,
danh từ ấy muốn nói lên nghệ thuật biết tra vấn, nghĩa là mỗi khi
nêu lên những thắc mắc, Socrate thường giả bộ như muốn học hỏi với
người khác. Ví dụ với các ngụy luận gia - những người thường bị ru
ngủ với những kiến thức giả tạo của mình – Socrate thường giả vờ tỏ
thái độ khiêm tốn, nhưng nhờ những thắc mắc ông nêu lên, đối phương
mới nhận thức được những mâu thuẫn trong tư tưởng của mình và sự ngu
dốt trầm trọng của họ.
d. Tuy là người đầu tiên và trên hết tự nhận thức sự ngu dốt của
chính mình, nhưng Socrate lại là một nhà tư tưởng đặt tư tưởng tuyệt
đối vào chân lý, vì trên hết phương pháp của ông là khám phá cho
được những ý tưởng tổng quát hay những định nghĩa ví dụ từ những biểu
thị khác nhau của đức công chính nơi nhiều người và trong nhiều hoàn
cảnh khác nhau, nhà tư tưởng tìm ra được một định nghĩa chung thiết
định được yếu tính của đức công chính là gì?
Chỉ có định nghĩa yếu tính ấy mới dung nạp được mọi biểu thị khác
nhau của đức công chính vừa nói trên. Socrate đã sáng nghĩ được hai
điểm quan trọng một là những chứng lý diễn dịch (les arguments
déductifs), hai là những định nghĩa tổng quát và phổ biến (Méta.
1078b 27) (A.E. Taylor: Sokraytes, trg 153).
Vì theo W. Capell. Tuy xem ra rất đơn giản, nhưng khám phá trên đã
ảnh hưởng xâu xa cho những vấn đề trí năng thuộc tâm lý học và tri
thức luận tương lai (Geschichte der Philosophie, II, trg 35).
Riêng trong lĩnh vực đạo đức, sự tin tưởng tuyệt đối vào tri thức và
chân lý như trên vừa giải thích đã biểu thị rõ rệt tính chất duy lý
của Socrate (rationalisme moral). Điều này được trình bày rõ rệt nhất
trong các đối thoại đầu tiên của Platon, mỗi khi phải tranh luận về
một nhân đức như công chính, tiết độ, can đảm, sùng tín, v.v. Từ
những tranh luận ấy, theo Socrate, Platon luôn luôn muốn trình bày
rằng, tất cả những người bất công hay có thể làm điều ác chỉ vì họ
không biết, không tri thức, không đạt được chân lý. Nói khác, theo
Socrate – Platon, sở dĩ những người không thực hiện hay sống nhân đức
là vì họ không thể suy diễn ra được một định nghĩa hay một ý tưởng
tổng quát. Một khái niệm yếu tính về nhân đức đặc thù. trái lại nếu
thực sự họ tri thức được những nhân đức nói chung hay từng nhân đức
một như công chính, tiết độ, v.v. bằng một ý niệm tổng quát kiểu định
nghĩa thì đương nhiên họ sống nhân đức, công chính và tiết độ.
Đó là những ý nghĩa của câu nói hầu như đã trở thành châm ngôn kỳ quặc trong lý thuyết đạo đức của Socrate như:
"Không ai có thể cố tình muốn làm điều ác" (Nul n’est méchant volontairement)
Hay:
"Người ta không thể muốn điều ác nếu người ta có tri thức chính xác về sự thiện"
(On ne peut pas vouloir son mal quand on sait de science certaine
quel est le bien) nghĩa là người ta chỉ làm điều ác được là vì
người ta không quan niệm được sự thiện là gì. Ngược lại nếu người ta
hiểu được ác là gì và thiện là gì thì không thể không làm điều thiện.
Theo bằng chứng của Xénophon, chủ trương đạo đức của Socrate là tri
thức và đạo đức là một nghĩa, là muốn sống đạo đức phải tri thức và
chỉ cần có tri thức về nhân đức là sống nhân đức (indentité de la
science et de la vertu c’est à dire pour être vertueux il faut
savoir, et il suffit de posséder la science pour être vertueux).
Trong đối thoại Protagors. Platon cũng giải thích như vậy: "không ai làm điều ác một cách cố tình"
(Personne ne peut faire le mal volontairement) (351 c, d, và Timée,
86 d tiếp). Trong đối thoại cuối cùng tức quyển "Pháp luật", Platon
vẫn không ra ngoài viễn ảnh đạo đức nói trên; bằng một ví dụ cụ thể,
ông giải thích: Một người nào đó vì nóng giận hoặc vì thực sự ước
muốn làm điều ác và họ đã làm điều ấy một cách ý thức là một việc
không thể xảy ra, vì theo Platon, "sở dĩ có sự bất hoà giữa đau khổ
và khoái lạc với ý kiến hợp lý là do một sự không biết trầm trọng và
bao la chi phối tâm hồn ta đó thôi" (Platon définit: "le désaccord de
la douleur et du plaisir avec l’opinion raisonnable comme la pire
ignorance et aussi la plus vaste parce qu’elle atteint la plus grande
partie de notre âme) (689 a)
Trong quyển "Đạo đức học gởi Nicomaque" (Ethique à Nicomaque),
Aristote xác nhận thêm điều ấy rằng: Socrate chủ trương đồng tính
giữa tri thức và nhân đức (VI, 13, 1144 b, 17).
Hơn nữa, để biễu lộ sự bất đồng ý kiến với Socrate, Aristote còn
trình bày một phân biệt thời danh thành hai loại nhân đức khác nhau:
một bên là nhân đức lý thuyết (vertus dianoétiques), một bên là những
nhân đức thực tiễn (vertus éthiques ou pratiques).
Nói theo danh từ triết lý Đông Phương nhân đức lý thuyết là tri, nhân
đức thực tiễn là hành. Với Aristote, tri và hành không đồng tính:
biết điều tốt không dĩ nhiên người ta làm điều tốt.
Ovide nhà văn hào trứ danh của La mã đã phát biểu một ý kiến bất hủ tương tự:
"Tôi nhìn thấy và công nhận những điều tốt, nhưng khổ thay tôi lại cứ theo con đường tà!" (Video meliora proboque Deteriora sequor…) (Métam. VII,20)
Trong sự đối nghịch ấy, Aristote muốn nói rằng: chủ trương đạo đức
của Socrate là chủ trương coi tri và hành là một theo nghĩa lý trí.
Đó là lý do tại sao Taylor và Wahl, Mucchielli đã gọi khuynh hướng
đạo đức của Socrate là "Đạo đức duy lý" và so sánh với "đạo đức" của
Spinoza sau này.
Trên đây là bản tóm tắt vắn tắt và tổng hợp về thân thế và lý thuyết
của Socrate được hầu hết các triết gia và triết sử gia công nhận.
Tuy nhiên nếu nhìn vào ảnh hưởng đa diện của Socrate trên lịch sử tư
tưởng Hi Lạp và Tây phương thì sự đồng ý trên hầu như trở thành khả
nghi. Từ sự khả nghi ấy, người ta đã mường tượng ra nhiều chân dung
khác về Socrate.
Một cách tinh vi, Jaspers đã phác họa một vài nét về ảnh hưởng và chân dung đa diện ấy như sau:
"Cái chết của Socrate đã làm bùng nổ một trái bom lớn. Sau biến cố
ấy, nhóm bạn bè của ông tự cảm thấy phải có sứ mệnh phải nói về
ông, phải làm chứng nhân cho ông, phải triết lý theo tinh thần của
ông. Từ đó đã khai nguyên một đường hướng triết lý mới, mang nhãn
hiệu Socrate mà Platon là một đại diện lớn nhất. Tuy rằng không một
công tác, không một lý thuyết, không một hệ thống nhưng Socrate đã
khai trương một trào lưu triết lý hùng mạnh nhất, vẫn tồn tại cho tới
ngày nay.
Nhưng kỳ lạ thay, ảnh hưởng của Socrate đã không phản chiếu đồng
đều qua các môn đệ của ông. Muôn vàn trường phái với những màu sắc
riêng biệt đều căn cứ trên thế giá của ông: từ trường phái Mégarique
với những ngụy biện, với ý niệm khả tính và trường phái Elis với
những nghiên cứu tất cả đều mang cùng một nhãn hiệu là trường phái
Socrate.
Ngược lại không những không tham gia một trường phái nào vừa nói
vì quan niệm của chúng là những mê lộ mà còn đối lập lại chúng,
Platon đã khởi xướng một trào lưu tư tưởng cũng mang ấn tích của
Socrate, nhưng bao la và sâu sắc hơn các trường phái kia.
Nói tóm, trong khả tính tất cả đều có một điểm tựa trong tư tưởng của Socrate nhưng không một lý thuyết nào thực sự của ông.
Ảnh hưởng ấy còn mang đầy tính chất đa diện cả trong những thời kỳ
lịch sử tiếp sau cái chết của Socrate ví dụ trong triết học Ky tô
giáo, các nhà tư tưởng giáo phụ (Pères de l’Eglise) khi gọi là
Socrate là tiền hô của các tử đạo, khi thì đặt ông ngang hàng với
Jésus: "Socrate và Christ cùng nhau đứng lên phản đối tôn giáo Hi
Lạp" (Justin) hay "chỉ duy có một Socrate" (Tatient); Origène ghi
nhận những đặc điểm giống nhau giữa Socrate và Jésus. Théodoret lại
quan niệm trực giác "vô tri" của Socrate là con đường chuẩn bị cho
Đức tin, v.v.
Qua một thời Trung cổ bị lu mờ, sang thời kỳ Phục hưng, Socrate được Erasme ca tụng như một vị thánh:
"Lạy thánh Socrate, cầu cho chúng tôi" (Sancte Socrate, ora pro nobis!)
Montaigne nhìn tư tưởng của Socrate là mô phạm
cho mọi khuynh hướng hoài nghi và duy nhiên, trong đó đức tính cao cả
nhất là sự thành hình của một con người dám chết.
Ở thế kỷ Ánh sáng, nghiễm nhiên Socrate trở thành một nhà tư tưởng chủ trương tinh thần độc lập và tự do.
Với nhạc sĩ Mendelssohn, Socrate vừa là con
người đạo đức tuyệt vời vừa là chứng nhân cho sự hiện hữu của thần
minh và bất khả tử. (Phédon)
Tuy nhiên, theo Jaspers, ảnh hưởng đa diện trên đây mới "chỉ là một khởi điểm [5] thuộc những thế kỷ trước"
Với thế kỷ chúng ta thấy xuất hiện hai khuynh
hướng giảng nghĩa Socrate một cách mới mẻ, sâu sắc khác hẳn nhưng lại
đối nghịch nhau hoàn toàn. Đó là khuynh hướng quan niệm Socrate như
khởi điểm nguyên thuỷ cho triết học hiện sinh, do Kierkegaard cầm
đầu.
Khuynh hướng thứ hai nhằm trình bày Socrate như
con người sáng lập ra phong trào suy tư bằng lý trí, do Nietzsche
lãnh đạo.
Nói tóm, một đàng Socrate được coi như tiêu biểu
cho triết học hiện sinh; một đàng Socrate được coi như tiêu biểu cho
con đường triết lý vương giả.
Đó là hai điểm cần được khai triển.
Tuesday, September 15, 2015
ĐỖ HỒNG NGỌC * GIÁO SƯ NGHIÊM TOẢN
Năm 1960, lúc học đệ nhị (để thi Tú tài 1), tôi may mắn đựơc học cùng lúc với ba ông thầy đặc biệt: Nghiêm Toản, Vũ Hoàng Chương và Nguyên Sa. Thầy Hạo Nhiên Nghiêm Toản, giáo sư Việt Hán tại Văn khoa Saigon lúc đó dạy môn cổ văn, nhà thơ Vũ Hoàng Chương dạy văn và nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan vừa ở Sorbonne về dạy Pháp văn.. Thầy Nghiêm Toản là tác giả Việt Nam văn học sử trích yếu và Luận văn thị phạm, tánh nghiêm khắc, học trò ai cũng sợ. Thầy chịu khó uốn nắn cho chúng tôi từng chữ từng câu, nhất là những từ hán việt. Thầy Vũ Hoàng Chương thì gầy nhom, đi nghiêng nghiêng, ung dung mà tất tả, dạy văn tuyệt vời khi phân tích thơ Tản Đà, Nguyễn Khuyến, riêng Nguyên Sa thì dáng bệ vệ, dạy Pháp văn nhưng vào lớp nói toàn chuyện thơ, đọc cho học trò nghe những bài thơ mới viết của ông. Lúc đó ông cũng vừa nổi tiếng với tập Thơ Nguyên Sa. Tôi vốn mê văn thơ từ nhỏ nên cảm thấy mình đã rất may mắn được cùng lúc học với ba ông thầy đặc biệt này. Các bài luận văn của tôi luôn đựơc điểm cao, nhất là với thầy Vũ Hoàng Chương, có khi cho đến 19,75 điểm (lúc đó cho điểm trên 20) với lời nhận xét rất trang trọng. Sau này, có lần tôi đến thăm thầy lúc thầy còn tạm trú ở nhà cô Mộng Tuyết thất tiểu muội (Vợ thi sĩ Đông Hồ), thầy vẫn còn nhớ và hỏi Đỗ Nghê.
Vài năm trước đây, có lần tôi gặp nhà thơ
Trụ Vũ và được anh đọc cho nghe một bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu của Vũ
Hoàng Chương, một bản dịch rất lạ, mà Hoàng Hạc Lâu chỉ như một cái cơ
để ông tỏ bày tâm sự. Dịch đựơc như thế, vừa thóat vừa không rời gốc,
vừa luật vừa phá thật không dễ dàng. .
Dưới đây là bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu của Vũ Hoàng Chương do Trụ Vũ đọc cho tôi chép lại.
Hoàng hạc lâu
Xưa hạc vàng bay vút bóng ngườiĐây lầu hoàng hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc bay bay mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời
Cây nước Hán dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống nào quê quán
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi…
Vũ Hoàng Chương
No comments:
Post a Comment