Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 1 November 2016

TUỔI GIÀ = TTP=TIN VIỆT NAM =NÓN LÁ VIỆT NAM

DUY TRÁC * TUỔI GIÀ CỦA TÔI

Tuổi Già Của Tôi Duy Trác
 


Năm 1992 gia đình tôi tới Mỹ, một quốc gia tự do và nhân đạo, với 13 nhân khẩu. Không ngờ, vốn chỉ là một ca sĩ tài tử và đã bị chính quyền Cộng Sản giam cầm và cấm hát suốt 17 năm, tôi vẫn được một trung tâm ca nhạc tiếng tăm mời sang Paris tổ chức một buổi hội ngộ với thính giả và thu những băng nhạc nghệ thuật.

Các thính giả đã vào cả hậu trường chào mừng tôi, buồn vui, mừng tủi. Tôi chỉ còn nhớ, và nhớ mãi, một câu chào, như mâu thuẫn và thật lòng: "Bác (hay chú) chẳng thay đổi gì cả, chỉ già đi nhiều thôi."


Ồ! Tôi đã già đi! chắc chắn rồi. Nhưng tôi đã không có thì giờ nghĩ đến. Làm sao có thì giờ nghĩ đến khi không biết ngày nào hết cảnh lao tù để về chung sức với vợ nuôi nấng 6 đứa con, 5 đứa cháu và một mẹ già đau yếu. Nhất là nỗi đau mất 3 đứa con và 7 đứa cháu trên biển cả. Nỗi đau quá lớn khiến mẹ đã té ngã và trở thành phế nhân với nửa người bất động.

Trong đời sống của mỗi con người, ai cũng có 3 giai đoạn: tuổi thơ, tuổi thanh xuân và tuổi già. Riêng tôi tuổi thơ hầu như không có. Cha mẹ mất sớm, bị những người lớn tuổi trong đại gia đình hành hạ; năm 12 tuổi tôi đã bỏ đi sống một mình.

Tôi còn nhớ, hồi đó ở vùng kháng chiến Việt Bắc tôi thi vào trường Sư Phạm; với học bổng 18 kg gạo, 180 đồng tiền thức ăn, và 1 chai dầu dùng để thắp đèn học đêm. Nghỉ hè, trường không phát học bổng, tôi phải đi hái trà và đạp trà thuê. Cuối ngày lãnh tiền đủ đong được chút gạo, hái rau rừng làm thức ăn. Với đủ mọi hình thức kiếm tiền lương thiện, tôi đã phấn đấu học hành, làm việc với châm ngôn do mình đặt ra: không hận thù những người đã hành hạ mình và phải cố gắng học cho thành tài. Cả hai châm ngôn này tôi đã thực hiện đầy đủ và chân thành. Bỏ vùng Việt Bắc, trở vềHà Nội rồi di cư vào Nam, tôi đã cố gắng hoàn tất việc học, trở thành luật sư đồng thời lập gia đình năm 1961.

Ngẫm nghĩ lại, tuổi thơ không có, tuổi thanh xuân cũng không được bao nhiêu. Sau khi gia nhập Luật Sư Đoàn được 2 năm và lập gia đình được hơn 1 năm, vào năm 1962 tôi được gọi nhập ngũ. Dĩ nhiên, phục vụ đất nước trong thời chiến tranh là nghĩa vụ thiêng liêng của con dân một nước. Nhưng rời bỏ gia đình mới được hơn một tuổi, bỏ lại vợ và con thơ để làm nghĩa vụ người trai trong 13 năm rưỡi rồi tiếp theo là 11 năm tù đày trong các trại tù Cộng Sản; thì hỡi ôi tuổi thanh xuân của tôi đã mất hút tự bao giờ tôi cũng không còn nhớ được nữa.

Ra tù và sang đến Mỹ năm 1992 thì tôi đã ở vào tuổi 56. Các thính giả có bảo là già đi nhiều thì cũng phải thôi. Tiếp tục vật lộn với đời sống để nuôi gia đình nên mối ưu tư về tuổi già, về những chăm sóc cho tuổi già được sống hợp lý, tốt đẹp cũng không phải là điều dễ dàng. André Maurois đã viết:

"Năm, sáu chục năm trời nếm trải những thành công và thất bại, hỏi ai còn có thể giữ được nguyên vẹn những điểm sung mãn thời trẻ? Đi vào hoàng hôn của cuộc đời như đi vào vùng ánh sáng đã điều hòa, ít chói chang hơn, mắt khỏi bị lóa bởi những màu sắc rực rỡ của bao ham muốn. Và như vậy già là một tất yếu của vòng đời, một chuyện đương nhiên khi người ta tính tuổi, cớ sao phải lãng tránh? Có trẻ thì có già, đó là nhịp điệu của vũ trụ, đâu cần phải khổ đau vì già? Trái lại, phải làm sao để có một tuổi già hạnh phúc."

Trong thời gian tôi theo học tại trường Luật, có một người bạn đã gửi cho tôi một tấm thiệp giáng sinh trên đó có ghi toàn văn bản dịch của bài thơ "TUỔI TRẺ(YOUTH)" của Samuel Ullman. Lời lẽ bài thơ thật là sâu sắc, đầy tinh thần lạc quan, nó ảnh hưởng sâu sa đến tôi trong mấy chục năm nay.

Mặc dầu nó được viết ra từnăm 1918, lúc tác giảđã 78 tuổi nhưng ý tưởng thật mới mẻ. Xin trích một vài câu tiêu biểu:

"Không một ai lại già cỗi đi vì những năm tháng trôi qua. Chúng ta già nua bởi vì ruồng bỏ lý tưởng của mình. Năm tháng có thể làm nhăn nhúm làn da của chúng ta, nhưng sự từ bỏ tinh thần hăng say, phấn khởi mới làm tâm hồn chúng ta héo hắt."

Tướng Douglas Mc Arthur rất tâm đắc với bài thơnày và ông đã cho trưng bày bài thơ ngay tại phòng làm việc của ông ở Tokyo khi ông đang là Tư Lệnh Quân Đội Đồng Minh đặc trách công việc giải giới và phục hồi nước Nhật sau chiến tranh. Rồi vào năm 1946, tạp chí Reader's Digest ấn bản tiếng Nhật đã phổ biến toàn văn bài thơ bất hủ này bằng Nhật ngữ. Nhân dân Nhật đã hân hoan đón nhận cái tín hiệu đầy lạc quan, tích cực và năng động của bài thơ không vần này. Cũng từ đó họ đã hăng say dấn thân vào việc tái thiết đất nước, khiến nước Nhật lấy lại được vị thếcường quốc về kinh tế, chính trị cũng như văn hoá như ta thấy ngày nay.

Sau đây là nguyên văn bài thơ:

YOUTH
By Samuel Ullman (1840-1925)

Youth is not a time of life; it is a state of mind; it is not a matter of rosy cheeks, red lips and supple knees; it is a matter of the will, a quality of the imagination, a vigor of the emotions; it is the freshness of the deep springs of life.

Youth means a temperamental predominance of courage over timidity of the appetite, for adventure over the love of ease. This offen exists in a man of sixty more than a body of twenty. Nobody grows old merely by a number of years. We grow old by deserting our ideals.

Years may wrinkle the skin, but to give up enthusiasm wrinkles the soul. Worry, fear, selfdistrust bows the heart and turns the spirit back to dust.

Sixty or sixteen, there is in every human being's heart the lure of wonder, the unfailing child-like appetite of what's next, and the joy of the game of living. In the center of your heart and my heart, there is a wireless station; so long as it receives messages of beauty, hope, cheer, courage and power from men and from the infinite, so long are you young.

When the aerials are down, and your spirit is covered with snows of cynicism and the ice of pessimism, then you are grow old, even at twenty, but as long as your aerials are up, to catch the waves of optimism, there is hope you may die young at eighty.

Năm 1992 tôi tới Mỹ với một tấm thân tàn vì bệnh hoạn, đói khổ, và tù đầy. Nếu không nhờ nền y tế tối tân và siêu việt của quốc gia này, tôi không còn sống tới ngày hôm nay. Từ bệnh cao huyết áp, tiểu đường, nghẽn mạch máu tim, cao mỡv.v.., tôi đã phải vào bệnh viện 5 lần, thông tim 4 lần, stroke nhẹ 2 lần. Tôi phải liên tục dùng thuốc trong mười mấy năm nay, tốn kém của nhà nước bao nhiêu tiền của. Tôi đã cốgắng tập thểdục, ăn uống kiêng cữ, và nhất là tìm một môn luyện tập thân thểtheo phương pháp đông phương thích hợp với tuổi già. Đấy là nguồn gốc cái duyên mà tôi tìm đến với môn Taichi.

Một lần trong một buổi phát thanh của đài VOVN, phỏng vấn các vịlãnh đạo TAEKWONDO thếgiới, tôi đã hỏi ngắn gọn về môn Taichi thì nhận được những lời ngợi khen nồng nhiệt và có ý kiến rằng môn tập này mang ý nghiã sử dụng nguyên lý âm dương như một võ công. Muốn có được những lợi lạc của phương pháp Taichi thì cần có ý niệm về khí công. Một trong những điều căn bản cần nắm vững là phải biết thư giãn bản thân. Vì Taichi hầu như chỉ được tập luyện qua những động tác chậm cho nên ở bất cứ tuổi nào người ta cũng có thể luyện tập một cách dễd àng.

Một lợi điểm phụ thuộc là có được khả năng tự vệ. Đấy cũng là quan điểm của võ phái Taekwondo. Các tài liệu khoa học theo tạp chí Science Daily gần đây có nêu 2 lợi điểm nổi bật trong việc tập thể dục theo phương pháp Taichi: - Một là chữa các dạng viêm khớp - Hai là gia tăng sức đềkháng nơi những người lớn tuổi

1/ Taichi giúp chữa viêm khớp: Một công trình mới đây của viện nghiên cứu The George Institute International Health cho thấy Taichi có lợi rõ rệt đối với các chứng viêm khớp. Một sốcác nhà nghiên cứu đang tiến hành một cuộc thử nghiệm để xem phương pháp thể dục đó có hiệu quả gì đối với chứng đau nhức ở phần dưới của lưng hay không.

2/ Taichi giúp gia tăng sức đề kháng ở người lớn tuổi: Tập thểdục theo Taichi đã được ít nhiều Tây hóa của một môn võ thuật Trung Hoa từhơn 2000 năm trước với những nét đặc trưng như vận động chậm rãi trong tư thế trầm tư. Phương pháp này có khả năng tăng cường sức đề kháng nơi người cao niên chống các loại vi khuẩn gây nên các chứng nổi mần, nổi ngứa rất khó chiụtrên da, mà thuật ngữ y học tiếng Anh gọi là Shingles, theo như một nghiên cứu mới nhất của Đại học UCLA ở California.

Tôi không phải là một nhà nghiên cứu mà chỉ là một ông già nhiều bệnh đi tìm một môn tập có thể giúp mình giải thoát được phần nào những tật bệnh đã hành hạ mình từ bao năm nay. Do một cơ duyên tình cờ, tôi đã đến với hội TỪ BI PHỤNG SỰ. Hội do Thầy HẰNG TRƯỜNG sáng lập với mục đích phục vụ tha nhân về mặt tinh thần và thể lực. Trụ sở chính của hội đặt tại California nhưng Thầy HẰNG TRƯỜNG đã huấn luyện được hàng trăm huấn luyện viên hiện sinh sống tại nhiều thành phố lớn có đông người Việt cưngụ. Hội mở ra các lớp tập mang tên CÀN KHÔN THẬP LINH phối hợp giữa 2 môn Taichi và Yoga. Yoga cũng là một môn tập rất lâu đời cuả người Ấn Độmà lợi ích to lớn cuả nó thì ai cũng đã biết rõ. Sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa Taichi và Yoga đã khiến những bài tập CÀN KHÔN THẬP LINH trở nên hiệu quả một cách tuyệt hảo. Thế là bao mong ước của tôi về môn Taichi không những đã được đáp ứng mà còn được đáp ứng một cách hoàn mỹ nữa nhờ có thêm Yoga.

Tôi theo tập lớp Càn Khôn Thập Linh này đã được hơn 2 năm và giờ đây những bệnh tật của tôi, không quá lạc quan là đã hết hẳn, nhưng hình như đã nằm yên để cho những ngày già của tôi được an bình. Ông Bác sĩ người Mỹ ở bệnh viện tim khám bệnh thường xuyên cho tôi 3 tháng 1 lần, nay đã hẹn 1 năm nữa mới phải trở lại. Có lần tái khám, ông ấy mỉm cười nói: "Chẳng lẽ tôi hẹn ông 2 năm mới khám lại thì kỳ quá!"

Bây giờ các bệnh máu cao, mỡ cao, đường cao đều đã xuống. Hoạt động của tim cũng điều hòa. Có một điều này nữa, tôi không nói dối đâu. Tất cả các bằng hữu, người quen biết hay các fans âm nhạc khi gặp tôi đều có cùng một nhận xét là tôi trẻ ra nhiều, thậm chí còn trẻ hơn ngày tôi mới sang Mỹ năm 1992 nữa.

Tất cả các bạn già cùng tập Càn Khôn Thập Linh với tôi đều có kết quản hưtôi, nhiều hay ít mà thôi. Ngày mới tập, mỗi thế tôi chỉ làm được 5, 7 lần là đã thấy mệt. Nay tôi có thể"múa" được 15, 20, thậm chí 25 lần vẫn thấy thoải mái. Thấm nhuần và mở rộng các quán tưởng của mỗi thế tập còn khiến người ta thấy yêu đời, yêu người, mở lòng mình ra vũ trụ, ra thế giới bên ngoài, nhân ái với hết thảy mọi loài nữa.

Qua bài viết này, trước hết tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Thầy Hằng Trường, người đã bỏ bao công sức, bao thời gian, đi đến những vùng rất xa xôi trên đất nước Trung Hoa để tìm tòi, học hỏi mà sáng chế ra những thế tập qua tên gọi của những con vât tượng trưng cho sự nhẫn nại, sự hiền hoà, sự vượt khó v.v... Bài tập CÀN KHÔN THẬP LINH quả đã mang lại sức khỏe, sự tươi vui ... cho những người tìm đến nó.

Lời cảm ơn tiếp theo tôi xin gửi đến toàn thể anh Chịếm Huấn Luyện Viên của hội TỪ BI PHỤNG SỰ đã chia sẻ với chúng tôi những kiến thức quí báu, đã hy sinh thời giờ, ngay cả tiền bạc để mang lại cho chúng tôi những bài tập bổ ích, những phòng tập thoải mái mát mẻ. Để kết thúc bài viết này tôi xin giới thiệu bài thơ vui, rất vui (do một người bạn gửi cho), dành cho những người tuổi hạc như tôi vậy.

SỬA LẠI GIÂY ĐỜN
Thanh Mai

60 chưa phải là già
60 là tuổi mới qua dậy thì
65 hết tuổi thiếu nhi
70 là tuổi mới đi vào đời
75 là tuổi ăn chơi
80 là tuổi yêu người yêu hoa
90 mới bắt đầu già
Đêm đêm vẫn cứ mặn mà yêu đương
100 có lệnh diêm vương
Cứ ở trên ấy yêu đương thỏa lòng
Bao giờ đạn hết lên nòng
Từ từ nằm xuống là xong một đời
Duy Trác
HOUSTON7/9/2009

THÔNG TIN VÀ BÌNH LUẬN QUỐC TẾ



TPP, công cụ của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương



TPP, công cụ của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương
12 nước tham gia TPP.Nguồn : Freemalaysiatoday.com

Hoa Kỳ nhượng bộ trên hai hồ sơ lớn : dược phẩm và công nghệ xe hơi để đạt được Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP với 11 đối tác trong vùng. Washington đặc biệt quan tâm đến quyền lợi và điều kiện lao động của công nhân viên, vai trò của giới công đoàn độc lập hay quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ. Doanh nhân Mỹ hài lòng vì TPP nhưng thủ tục phê chuẩn sẽ kéo dài.

Ngày 05/10/2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ và 11 quốc gia đối tác chính thức hoàn tất đàm phán để thành lập một khu vực tự do mậu dịch lịch sử. Sau 7 năm và hơn 20 vòng đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, Hoa Kỳ, Canada, Chilê, Mêhicô, Pêru, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Singapore và Việt Nam đạt đồng thuận về « khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới ».
Văn kiện các bên vừa ký kết tại Atlanta còn phải được chính phủ và Quốc hội các nước liên quan phê chuẩn. Khó khăn lớn nhất có lẽ lại xuất phát từ Hoa Kỳ : Quốc hội Mỹ có thời hạn 90 ngày để xem xét trước khi biểu quyết thông qua hoặc bác bỏ trọn gói hiệp định TPP. Sớm nhất TPP chỉ được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào tháng 1/2016.
TPP liên kết 12 nền kinh tế chiếm đến 40 % GDP toàn cầu, với mục đích xóa bỏ các rào cản cho giao thương và nhất là làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Washington chờ đợi với Hiệp định thương mại Xuyên Thái Bình Dương, tổng trao đổi mậu dịch của Mỹ với 11 đối tác trong vùng lên tới 400 tỷ đô la một năm, 50 % trong số đó là giao thương với Nhật Bản.
Dù đã được khởi động từ cuối năm 2008 đầu 2009, quá trình đàm phán TPP đã đầy rẫy những trở ngại. Một trong những thách thức bất ngờ là Nhà Trắng đã gặp phải sự chống đối ngay từ bên trong, không chỉ trong hàng ngũ của đảng Cộng Hòa đối lập mà còn cả từ chính đảng Dân Chủ của bản thân Tổng thống Barack Obama. Nhưng rồi cuối cùng Hành pháp Hoa Kỳ đã được Quốc hội lưỡng viện bật đèn xanh để tiến hành đàm phán.
Là một người theo dõi sát hồ sơ TPP chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trở lại với những nhượng bộ và đòi hỏi của phía Mỹ. Theo ông TPP với Hiệp định tự do mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương, Mỹ dùng sức mạnh kinh tế để củng cố ảnh hưởng chính trị đối với các quốc gia trong vùng Châu Á –Thái Bình Dương, là một « hàng không mẫu hạm đối trọng với Trung Quốc ».
 

Bộ trưởng Thương mại 12 nước tham gia TPP kết thúc đàm phán tại Atlanta. Ảnh ngày 05/10/2015.Erik S. Lesser / European Pressphoto Agency)
RFI : Hoa Kỳ đã nhượng bộ những gì và áp đặt quan điểm trên hồ sơ nào ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nội dung chi tiết của các cam kết về hơn 70 hồ sơ trình bày trong 30 chương khá dài sẽ chỉ được công bố trong nhiều ngày tới vì còn phải qua các phần chuyên môn như trình bày, rà soát lại nhiều khái niệm luật pháp, chuyển ngữ rồi kiểm chứng lại văn bản v.v… Tuy nhiên, qua mộ số tiết lộ đây đó về phiên họp kéo dài tới bất ngờ tại Atlanta, người ta có thể suy đoán được một số điểm rất gay go trước khi Hoa Kỳ và 11 quốc gia đối tác đạt được một thỏa thuận mà các Bộ trưởng và giới chức hữu trách đánh giá là có ý nghĩa lịch sử. Riêng về Hoa Kỳ, phía Mỹ đã tranh đấu mạnh mà nhượng bộ cũng nhiều.
Một hồ sơ đáng chú ý là loại dược phẩm gốc sinh lý hay phôi bào, gọi tắt là biologic. Trong danh mục gần năm ngàn loại thuốc được TPP bàn cãi, khoảng ba ngàn bốn trăm loại là thuốc do doanh nghiệp Hoa Kỳ mất công nghiên cứu, chế biến và phân phối. Một đạo luật được cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa thông qua quy định rằng doanh nghiệp Mỹ cần thời hạn khai thác là 12 năm trước khi loại thuốc đó trở thành thuốc “đồng căn” –là dược phẩm gốc được mọi doanh nghiệp khác chế biến căn cứ trên thành phần gốc do doanh nghiệp Mỹ tìm ra.

Các nước khác thì nêu yêu cầu về đạo đức là phải sớm có thuốc rẻ cho dân nghèo mà thật sự là để kỹ nghệ dược phẩm của mình sớm sản xuất được loại thuốc “đồng căn” với sinh dược của Mỹ. Vì vậy, ngoài Nhật, hầu hết các nước đều yêu cầu Mỹ thu ngắn thời gian khai thác từ 12 năm xuống năm bảy năm. Dẫn đầu là Canada nơi mà các doanh nghiệp dược phẩm được bảo vệ tác quyền trong tám năm, hay Úc là đối tác có năm năm bảo vệ công nghệ dược phẩm của mình.
Kết quả thì Hoa Kỳ nhượng bộ bằng một quy định nhập nhằng giữa hai kỳ hạn năm năm và tám năm. Các doanh nghiệp sinh dược Hoa Kỳ thì vẫn giữ được tác quyền sáng chế nhưng đang chờ đợi chi tiết về quy định khá mập mờ nói trên. Cũng vì sự nhượng bộ ấy, Hiệp ước TPP bị giới dân cử của các tiểu bang có doanh nghiệp sinh dược đả kích hoặc nghi ngờ.

Hồ sơ thứ hai là Hoa Kỳ cũng đồng ý cho Nhật Bản bán xe vào Mỹ với phụ tùng chế tạo tại Á Châu là nơi người ta tin rằng lương rẻ sẽ khiến Nhật dễ cạnh tranh hơn. Chi tiết về thời hạn cam kết này vẫn chưa được rõ, nhưng gây quan ngại cho các doanh nghiệp chế biến phụ tùng xe hơi tại Michigan. Phía Hoa Kỳ còn nêu vấn đề về tình trạng lũng đoạn hối đoái của nhiều nước để bán xe vào Mỹ cho rẻ. Chẳng hạn, hãng Ford của Mỹ kịch liệt theo dõi chuyện ấy, với hàm ý là nhắm vào Nhật Bản khi Tokyo ào ạt bơm tiền làm đồng yen sụt giá và xe Nhật hóa ra rẻ hơn.

Thật ra, với các nước, đây là đòi hỏi lố bịch của Quốc hội Mỹ vì chính Hoa Kỳ đã ào ạt bơm tiền từ cuối năm 2008 khiến có lúc Mỹ kim sụt giá nặng. Phía Hoa Kỳ nhượng bộ là không nêu vấn đề này trong các cam kết của TPP, và bị doanh nghiệp trong nước phản đối, nhưng sẽ dùng đòn phép nghị trường rất nhiêu khê rắc rối của Quốc hội Mỹ để Thượng viện sẽ ra một đạo luật riêng, rồi kèm vào Hiệp ước TPP trước khi được phê chuẩn.
Đấy là về những nhượng bộ đáng chú ý nhất của Mỹ. Ngược lại, Hoa Kỳ mạnh mẽ đòi hỏi một số điều kiện được ghi vào văn kiện sẽ được Quốc hội từng nước phê chuẩn. Một vài thí dụ sau đây là đáng chú ý hơn cả : Thứ nhất là tôn trọng quyền lợi và điều kiện lao động của công nhân viên qua công đoàn độc lập và triệt để giải trừ nạn buôn người. Hai điều khoản này trực tiếp nhắm vào Việt Nam và Malaysia.
Thứ hai là tránh nạn cạnh tranh bất công nhờ sự ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp tư nhân có sân chơi bình đẳng- lại cũng là một điều khoản nhắm vào Việt Nam. Thứ ba là phải bảo vệ môi sinh, khái niệm mơ hồ mà thỏa mãn được cánh tả thích ôm cây xanh và cứu thú hiếm. Then chốt nhất, Hoa Kỳ đòi các nước phải nâng tiêu chuẩn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Và dù dịch vụ không bị rào cản quan thuế, Hoa Kỳ vẫn chiếm thế mạnh trong các ngành dịch vụ cao cấp, kể cả tư vấn kỹ thuật, nghệ thuật phim ảnh, âm nhạc, giải trí hay công nghệ tin học, v.v… chính là nhờ quyền sở hữu trí tuệ này.
RFI : Doanh nhân Hoa Kỳ có hài lòng không ? Hoặc có những lo ngại gì ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thói thường, khi được lợi thì các doanh nghiệp giữ im lặng, có khi sau khi đã kín đáo vận động. Hiệp ước TPP sẽ giảm trừ khoảng 18 ngàn thuế quan khác nhau nên giúp doanh nghiệp Hoa Kỳ bung vào 11 thị trường kia và có thể nâng mức xuất cảng của Mỹ, tạo thêm việc làm cho công nhân Hoa Kỳ. Nông sản là trường hợp đáng kể với các nông trại Mỹ vẫn được bảo vệ dù dân số không cao.
Nhưng các doanh nghiệp lớn có kinh nghiệm về thị trường quốc tế thì hài lòng nhất. Ngược lại, giới tiểu thương thì vất vả hơn vì phải cạnh tranh với hàng ngoại sẽ đổ vào Mỹ với giá rẻ. Còn lại, các thành phần xưa nay được ưu đãi và bảo vệ, kể cả loại nghiệp đoàn quý tộc đang mất đoàn viên thì lo sợ và vận động chính trường để phản đối.
Như mọi khi và ở mọi nơi, các ngành chế biến không thể cải tiến để cạnh tranh thì phản đối. Trong khi doanh nghiệp cao cấp thì đã lên một trình độ khác, thiên về dịch vụ và trí tuệ, nên lặng lẽ cải tiến và khai thác cơ hội mới của TPP.

RFI : TPP đem lại những lợi ích gì cho Hoa Kỳ, về cả kinh tế lẫn chiến lược ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nói chung, Hoa Kỳ có lợi lớn nhờ TPP. Theo dự phóng từ chính quyền thì mươi năm nữa, mỗi năm xuất cảng thêm được 123 tỷ đô la. Nhưng thật ra mối lợi ấy không lớn bằng các nước đang phát triển trong khu vực TPP. Từ nay, kinh tế của các quốc gia này thêm gắn bó với Hoa Kỳ và chính trị cũng vậy. Mối lợi chiến lược là Hoa Kỳ dùng sức mạnh và sức mua kinh tế để trở thành một trụ cột về chính trị của các nước Á Châu và của cả vành cung Thái Bình Dương.
Với triển vọng thành công trong hai năm tới, TPP có thể kết nạp thêm Hàn Quốc và cả Đài Loan. Khi ấy, như lời phát biểu vào Tháng sáu của một nhà vật lý học và chuyên gia lịch sử nay đang là Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ, TPP là một « hàng không mẫu hạm đối trọng với Trung Quốc ».

RFI : Cuối cùng, anh đánh giá thế nào về thỏa ước này ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Hoa Kỳ có nền kinh tế số một toàn cầu với sức sáng tạo và khả năng cạnh tranh ít ai bì, nhưng lại có hệ thống chính trị suy đồi của một nền dân chủ mị dân với các chính khách chỉ muốn tái đắc cử.
Sáng kiến TPP là của bốn nước nguyên thủy từ 10 năm trước. Đến năm 2008, chính quyền Hoa Kỳ thời George W. Bush thấy hay nên nhập cuộc và nắm đầu máy để đẩy tới chỗ cao xa hơn với sự tham gia của nhiều nước khác. Qua năm 2009 thì lãnh đạo mới là chính quyền Mỹ, Barack Obama lại do dự đắn đo và học bài mất một năm mới hiểu ra mối lợi nên từ năm 2010 mới thật sự tiến vào đàm phán qua hơn 20 kỳ họp, với tiêu chí quá lạc quan.
Vì khi ấy, chính trường lại mở ra nhiều đợt du kích nghị trường bằng thủ thuật luật lệ đầy lắt léo tại cả hai viện để đảng Dân Chủ của Tổng thống Obama tấn công ngay công trình mà ông cho là hệ trọng cho nước Mỹ về cả an ninh lẫn kinh tế. Cho nên, sau kết quả đàm phán ở Atlanta vừa qua, các thành phần chống đối đang dàn trận để qua năm tới Quốc hội mới cứu xét Hiệp ước.
Năm 2016, nước Mỹ có tổng tuyển cử tức là bầu lại cả Tổng thống với Quốc hội, cho nên nội dung TPP bị xoi kính hiển vi và Hiệp ước sẽ còn bị phục kích liên hồi. Có khi Hoa Kỳ chỉ phê chuẩn Hiệp ước vào đầu năm 2017 với một số điều chỉnh sẽ làm các đối tác điên đầu. Kết luận thì kinh tế Hoa Kỳ có thể lãnh đạo thế giới, nhưng chính trị thì không. Đây là một cám dỗ cho các chế độ tại Matxcơva và Bắc Kinh.




Hiệp định TPP được mọi nơi hoan nghênh, ngoại trừ Trung Quốc


media 

Các bộ trưởng Thương mại tham dự đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương trước khi bước vào hội đàm ngày 1/10/2015 tại Atlanta, tiểu bang Georgia Hoa Kỳ.REUTERS/USTR Press Office
« Một thế kỷ mới » cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, theo Thủ tướng Nhật, « một viên đá khổng lồ đầu tiên cho sự thịnh vượng tương lai của chúng ta », theo Thủ tướng Úc… Ngày 06/10/2015, nhiều lãnh đạo thế giới đã lên tiếng hoan nghênh sự kiện 12 nước quanh Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, đã đúc kết được bản hiệp định tự do mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Là cường quốc kinh tế trong cùng khu vực, nhưng không tham gia vào khối, Trung Quốc cũng có phản ứng nhưng rất chừng mực.
Đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, « một vùng kinh tế lớn sẽ nổi lên (...), TPP sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta sung túc hơn… Một thế kỷ mới đang bắt đầu cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. ». Phản ứng phấn khởi của ông Abe cũng dễ hiểu vì hiệp định TPP được cho là rất có lợi cho Nhật Bản, đồng thời là một thành công chính trị của ông.
Không kém phấn khởi, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cũng nhiệt liệt hoan nghênh TPP, trong lúc Malaysia tỏ ý vui mừng về khả năng được tiếp cận dễ dàng hơn với một loạt thị trường. Các lãnh đạo 12 nước thành viên TPP lên tiếng hoan nghênh đã đành, mà ngay cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế FMI, qua lời bà Tổng giám đốc Christine Lagarde, cũng cho rằng hiệp định TPP là « một sự kiện rất tích cực ».
Ông Huỳnh Bửu Sơn tại Sài Gòn: 06/10/2015 Nghe
Phản ứng từ Việt Nam
Sau khi có tin về việc 12 phái đoàn đàm phán TPP đạt thỏa thuận, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn (từ Sài Gòn) chia sẻ :
« Tôi cũng vừa mới đọc báo sáng nay. Khi đọc đến tin đã kết thúc cuộc đàm phán lịch sử về Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương, tôi rất là cảm xúc. Lúc đó, tự nhiên tôi muốn vỗ tay tán thưởng nỗ lực của tất cả những vị đại diện của 12 quốc gia, phải nói là đã làm việc hết sức nỗ lực, để vượt qua nhiều khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực thuốc, sinh học… Tôi rất mừng. Tôi nghĩ rằng, đối với Việt Nam, kết thúc cuộc đàm phán thành công này, Việt Nam trong tương lai sẽ trở thành một thành viên của TPP. Đó là một bước ngoặt về kinh tế rất tốt cho Việt Nam, để có thể đặt nền kinh tế trên một đường băng phát triển mới.
Việc Việt Nam tham gia vào TPP sẽ mang lại cho Việt Nam những thuận lợi lâu dài. Trước mắt, cơ hội là lớn, nhưng thách thức cũng không kém. Điều quan trọng là TPP sẽ giúp cho Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa những cải cách trong bộ máy hành chánh, những cải cách về thể chế, để tạo điều kiện cho môi trường kinh tế, cho các doanh nghiệp tư doanh của Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh.
Tham gia TPP sẽ tạo ra những áp lực để Nhà nước và chính phủ Việt Nam phải thực hiện các cải cách về thể chế kinh tế. Tôi nghĩ rằng, đó chính là điều kiện cho phép Việt Nam nhận được những thuận lợi cơ bản và lâu dài trong tương lai ».

Trung Quốc với thái độ dè dặt
Riêng Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, cũng là một nước ven Thái Bình Dương, nhưng lại không tham gia khối TPP, vì xem đấy là một công cụ của Mỹ, đã có phản ứng rất thận trọng. Sau khi được tin hiệp định TPP đã được thông qua, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ nói vắn tắt là Bắc Kinh luôn « mở cửa chào đón bất kỳ cơ chế nào » có khả năng « tăng cường sự hội nhập kinh tế của khu vực Châu Á Thái Bình Dương ».
Đối thủ của Trung Quốc là Nhật Bản đã không ngần ngại gợi ý với Trung Quốc là hãy cố cải thiện luật lệ để có thể tham gia vào khối TPP. Theo Thủ tướng Abe : « Nếu trong tương lai Trung Quốc tham gia vào TPP, điều đó sẽ góp phần đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và ổn định của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ».

Các bên 'đạt thỏa thuận' về TPP

  • 5 tháng 10 2015



 
Image copyright Getty 
Các nhà bình luận cho rằng Việt Nam sẽ gia nhập TPP trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam vào tháng 11/2015

Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Hà Nội tuyên bố TPP sẽ đem lại "cơ hội to lớn cho doanh nghiệp Việt Nam" sau khi đoàn đàm phán các nước loan báo đã đạt thỏa thuận.
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam và chín quốc gia khác vừa đạt thỏa thuận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
TPP sẽ tạo ra khối kinh tế Thái Bình Dương mới, với việc giảm bớt rào cản thương mại giữa 12 quốc gia thành viên.
Cùng ngày 5/10, AmCham tại Hà Nội ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
Thỏa thuận được ký kết sau năm ngày đàm phán tại Atlanta, Hoa Kỳ, sau thời gian đàm phán kéo dài năm năm.
Thỏa thuận vẫn phải được quốc hội các nước thông qua.
Giới quan sát nói Tổng thống Mỹ Barack Obama còn đối diện khó khăn để được thông qua tại Quốc hội Mỹ.
Dự đoán Quốc hội Mỹ sẽ chỉ xem xét thỏa thuận TPP vào đầu năm sau.
Việc chốt lại thỏa thuận đã liên tục bị trì hoãn do các đàm phán về vấn đề dược phẩm.
Mười quốc gia còn lại của TPP bao gồm Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt hôm 5/10, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói: "Gia nhập TPP tất nhiên là tin vui, tuy vậy, tôi thấy cần đặt vấn đề về việc xây dựng nội lực để hội nhập an toàn."
"Rõ ràng Việt Nam chưa đủ khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài trong lúc có nguy cơ thị trường nội địa bị hàng hóa nước ngoài giá tốt lấn lướt. Doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh cả trên thị trường xuất khẩu và nội địa."
Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh rằng đến nay chưa thấy nghiên cứu và thống kê về những rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt khi vào TPP ngoài những bài báo bàn về cơ hội và tác động của hiệp định này.
Cùng ngày, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn cho BBC Tiếng Việt biết: “Bên cạnh sự lạc quan về khả năng cứu vãn nền kinh tế nhờ TPP, Việt Nam nên nhìn thẳng vào vấn đề công đoàn độc lập và quyền lập hội - những điều khoản trong TPP. Đây là thách thức với hệ thống luật cũ kỹ, chưa đáp ứng cho điều kiện ra đời công đoàn độc lập."
"Mặt khác, Việt Nam cần chấn chỉnh hoạt động của Liên đoàn Lao động Việt Nam lâu nay, tuy họ thu 2% tổng quỹ lương nhưng chưa bao giờ tổ chức biểu tình cho công nhân, nếu không muốn nói là kết hợp cùng những lực lượng khác ngăn chặn công nhân đình công."
 http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/10/151005_tpp_deal_agreed

Obama: ‘Không để TQ viết luật chơi mậu dịch’

  • 6 tháng 10 2015


 
Image copyright Getty
Thỏa thuận mậu dịch lớn nhất trong nhiều thập niên đã đạt được vào hôm thứ Hai, đánh dấu sự kết thúc của 5 năm đàm phán
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cắt giảm thuế quan thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn chung trong dậu dịch cho 12 nước trong khu vực vành đai Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Giới ủng hộ nói rằng thỏa thuận này có thể trị giá nhiều tỷ đô la cho các nước liên quan, nhưng giới chỉ trích nói thỏa thuận được đàm phán bí mật và thiên vị cho với các tập đoàn lớn.
Thỏa thuận này chi phối khoảng 40% nền kinh tế thế giới và được ký kết sau năm ngày đàm phán ở Atlanta tại Hoa Kỳ.
Mặc dù có thành công từ các cuộc đàm phán, thỏa thuận này vẫn còn phải được quốc hội từng nước thành viên phê chuẩn.
Thỏa thuận này khởi đầu giữa bốn nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký cách đây 10 năm.
Nay thỏa thuận có ảnh hưởng tới khoảng 800 triệu dân ở 12 nước.
Nhật Bản được xem là nước gặt hái những lợi ích kinh tế rất lớn từ thỏa thuận này, trong khi TPP là một bước đi chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ.

'Thắng lợi lớn'


Đối với Tổng thống Barack Obama, thỏa thuận này là một thắng lợi lớn.
Ông nói: “Thỏa thuận này tạo sân chơi công bằng cho người nông dân, chủ trang trại của chúng ta, và các nhà sản xuất bằng cách loại bỏ hơn 18.000 loại thuế mà các nước đánh vào những sản phẩm của chúng ta".
Nhưng Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, một ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, nói: "Wall Street và các tập đoàn lớn khác đã giành chiến thắng một lần nữa."
Ông cho biết thỏa thuận này sẽ làm mất việc làm ở Hoa Kỳ và tác động tiêu cực tới người tiêu dùng và rằng ông sẽ "làm tất cả những gì có thể để đánh bại thỏa thuận này" trong Quốc hội Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã không tham gia vào thỏa thuận này, và chính quyền Obama đang hy vọng sẽ buộc Bắc Kinh phải chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn TTP đặt ra.
Ông nói: "Khi có nhiều hơn 95% khách hàng tiềm năng của chúng ta sống bên ngoài biên giới của chúng ta, chúng ta không thể để cho các quốc gia như Trung Quốc viết ra luật lệ của nền kinh tế toàn cầu.
"Chúng ta nên viết ra luật lệ, mở thị trường mới cho sản phẩm của Mỹ trong khi thiết lập các tiêu chuẩn cao để bảo vệ cho người lao động và giữ gìn môi trường."
Nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp tại Hoa Kỳ cảm thấy mối lợi thực sự của TPP sẽ nhiều hơn khi mở ra cho các nước khác tham gia, đặc biệt là Trung Quốc.
Các nước thành viên hiện này gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ US và Việt Nam.


 
Image copyright Reuters
 
  TPP chi phối 40% mậu dịch toàn cầu và ảnh hưởng 800 triệu dân tại 12 nước.
Nhưng một số nước có khả năng tham gia gồm Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, và Colombia.
Trung Quốc nói họ chấp nhận bất kỳ cơ chế nào theo qui định của WTO mặc dù không bày tỏ ý định tham gia TPP.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc gọi TPP là “một trong những thỏa thuận mậu dịch tự do chính cho khu vực châu Á Thái Bình Dương”, theo một thông cáo của Tân Hoa Xã.
"Trung Quốc hy vọng thỏa thuận TPP và các cơ chế mậu dịch tự do khác trong khu vực sẽ bổ trợ cho nhau và góp phần làm tăng mậu dịch, đầu tư và kinh tế cho châu Á Thái Bình Dương,” thông cáo nói.
Vào hôm thứ Ba, Thủ tướng Nhật mô tả thỏa thuận này báo hiệu một “thế kỷ châu Á Thái Bình Dương mới” nhưng nói thêm rằng sẽ có ý nghĩa chiến lược nếu Trung Quốc tham gia trong tương lai.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào hôm thứ Hai nói với các phóng viên thỏa thuận là một "kết cục quan trọng không chỉ đối với Nhật Bản mà còn cho tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Trả lời báo giới sau khi kết thúc đàm phán TPP, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng nói:

“Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong nhóm 12 nước tham gia TPP, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ vượt qua mọi khó khăn để làm tròn trách nhiệm và quyền hạn của mình.
“Nếu chúng tôi quyết định tham gia vào những gì đã chấp nhận khi đàm phán thì tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ ứng xử theo đúng những cách thức của các thành viên trong khối TPP,” ông Hoàng nói.
Thỏa thuận này đánh dấu việc cải thiện điều liện lao động trong các nước thành viên theo đó chính phủ các nước này có thể khiếu nại các nước trong khối TPP trong trường hợp không tuân thủ các điều kiện đã thống nhất khi đàm phán.
Trước đây thỏa thuận mậu dịch của Hoa Kỳ chỉ cho phép khiếu nại khi các nước không tuân thủ điều kiện chính nước đó đặt ra hoặc theo tiêu chuẩn lao động quốc tế mà thôi.
Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
ttp://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/10/151006_tpp_update

Tuesday, October 6, 2015

TIN VIỆT NAM


 Phe nào sẽ thắng sau hội nghị trung ương 12?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-10-05
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 12 ngày 05-10-2015, tại Thủ đô Hà Nội
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 12 ngày 05-10-2015, tại Thủ đô Hà Nội
Courtesy Vietq.vn
Hôm nay ngày 5/10/2015, đảng cộng sản Việt Nam nhóm họp Hội nghị Trung ương lần thứ 12, bàn về nhân sự lãnh đạo cho nhiệm kỳ tới. Sau đây là nhận định của một số nhà quan sát trong và ngoài nước về sự cạnh tranh quyền lực trong nội bộ đảng.
Thay đổi quan điểm?
Ông Nguyễn Vũ Bình, một người bất đồng chính kiến ở Hà nội, từng làm biên tập cho tạp chí Cộng sản nói rằng kỳ họp trung ương đảng lần này và đại hội đảng sắp tới đây rất là quan trọng vì ngoài chuyện nhân sự phe phái, còn có chuyện quan điểm, vì đảng cộng sản đang đối mặt với nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, đối ngoại cùng một lúc. Ông giải thích chữ quan điểm ở đây có nghĩa là có cải cách hay không.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, từng là đảng viên cộng sản nhận xét về bài diễn văn khai mạc hội nghị trung ương đảng ngày 5/10:
“Có một điều hơi lạ lùng là trong diễn văn khai mạc hội nghị trung ương 12 lần này của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi không thấy một cụm danh từ Chủ nghĩa xã hội hay tính từ Xã hội chủ nghĩa nào. Cũng không có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài diễn văn khá dài nhưng không có những từ đó.”
Nói về các phe nhóm, ông Nguyễn Vũ Bình nói thêm là có vẻ như hai phe nhóm chủ yếu là nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và phe của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đang giằng co nhau về cách đặt luật bầu người đứng đầu đảng sao cho có lợi cho phe của mình. Nhóm ông Trọng thì muốn rằng người đứng đầu đảng sẽ do Bộ Chính Trị bầu, còn nhóm ông Dũng thì muốn rằng chức danh đó nên được Trung ương đảng bầu ra.
Có một điều hơi lạ lùng là trong diễn văn khai mạc hội nghị trung ương 12 lần này của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi không thấy một cụm danh từ Chủ nghĩa xã hội hay tính từ Xã hội chủ nghĩa nào. Cũng không có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
nhà báo Phạm Chí Dũng
Quan niệm là đảng cộng sản Việt nam có hai nhóm như ông Bình đề cập cũng là cách nhìn khá phổ biến trong giới quan sát chính trị Việt nam hiện nay. Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, làm việc ở trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương, cũng cho rằng cạnh tranh giữa phe chính phủ và phe đảng, mặc dù tất cả đều là đảng viên cộng sản, sẽ tiếp tục hoặc để lại dấu ấn quan trọng cho kỳ đại hội đảng sắp tới.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh là sự phân chia như thế rất tương đối, vì có rất nhiều viên chức đảng cao cấp không thuộc nhóm nào, hoặc quan hệ với tất cả các nhóm. Ông Lâm cho rằng sẽ hợp lý hơn nếu phân chia thành các xu hướng, gọi là trục lợi và hiện đại hóa. Những người trục lợi là những người chỉ biết có quyền lợi, và họ sẽ gia nhập bất cứ phe nào miễn là có lợi.
Thủ tướng Dũng?
Trong lần trao đổi với chúng tôi vào tháng bảy năm 2015, ông Vũ Hồng Lâm có đưa ra dư luận lúc ấy là quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang rất mạnh, và đưa ra lời bình luận:
Có thể nói là đa số đều khẳng định là ván đã đóng thuyền rồi, bây giờ khả năng lớn là ông Dũng sẽ làm Tổng Bí Thư, vấn đề chỉ là ông có kiêm chức Chủ tịch nước hay không thôi. Cá nhân tôi thì không đồng ý với ý kiến này. Tôi nghĩ là đến bây giờ vẫn chưa nói được gì một cách chắc chắn. Cái mà có thể nói được là những cái xu hướng rất là lớn về lâu dài. Về ngắn hạn phái trục lợi vẫn là vẫn là xu hướng mạnh nhất trong đảng. Nhưng về lâu dài xu hướng hiện đại hóa sẽ ngày càng mạnh lên. Thế còn cụ thể hơn, tương lai của ông A, ông B, ông C, thì tôi nghĩ rất là khó nói. Và nó hoàn toàn có thể thay đổi chỉ trong vòng 1 tuần.”
Trong ngày đảng cộng sản khai mạc đại hội Trung ương để bàn về chuyện nhân sự, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết:
Từ đầu năm 2015 đến nay có hai đợt điều chuyển nhân sự rất quan trọng. Từ khoảng tháng 2 đến tháng tư năm 2015, gần 60 nhân sự cấp chủ tịch tỉnh hay bí thư tỉnh, thành được điều ra trung ương để giữ cương vị các phó ban đảng. Đợt điều động nhân sự thứ hai diễn ra trong hai tuần qua, một cách cấp tập, ngay trước hội nghị trung ương 12. Nếu tôi nhớ không lầm thì cũng 10 hay 15 người là chủ tịch hay bí thư tỉnh ra là phó ban hay thứ trưởng các bộ. Vấn đề là việc điều động như vậy là do bên đảng chứ không phải bên chính phủ làm. Mà bên đảng là do ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Huy Rứa. Như vậy nếu tính về việc điều động và số lượng nhân sự được điều động trong 2015 thì không biết là ông Nguyễn Tấn Dũng có còn phong độ như trước đây hay không!
Từ đầu năm 2015 đến nay có hai đợt điều chuyển nhân sự rất quan trọng. Từ khoảng tháng 2 đến tháng tư năm 2015, gần 60 nhân sự cấp chủ tịch tỉnh hay bí thư tỉnh, thành được điều ra trung ương để giữ cương vị các phó ban đảng
nhà báo Phạm Chí Dũng
Liên quan đến vấn đề bầu và ứng cử vào vị trí ủy viên trung ương đảng, cách đây vài tháng đã có đồn đoán rằng qui chế bầu cử sắp tới sẽ hạn chế quyền lực của các ủy viên trung ương, vì họ không được tự ứng cử hoặc nhận đề cử.
Một viên chức cao cấp của đảng xin không được nêu danh tánh có xác nhận điều này, song ông giải thích thêm là những ủy viên trung ương ấy thuộc về khóa trung ương đảng đã mãn nhiệm kỳ, và họ phải tuân theo quyết định của khóa ấy. Ông nói thêm là những người không phải là ủy viên trung ương đảng tham gia đại hội đảng có quyền tự ứng cử hay nhận đề cử.
Như vậy lời đồn đoán rằng Thủ tướng Dũng không còn có lợi thế là có cơ sở, vì so với thời gian cách đây hơn một năm nhiều người nói rằng có rất nhiều ủy viên trung ương đảng ủng hộ ông, những người này sẽ có thể bị hạn chế quyền lực khi cất tiếng trong đại hội đảng sắp tới.
Cùng tắc biến?
Nhìn từ góc độ phong trào đấu tranh cho dân chủ và đa nguyên ở Việt nam ông Nguyễn Vũ Bình nói rằng việc đấu tranh quyền lực và tư tưởng của đảng cộng sản hiện nay là điều tốt:
Điều đó là tốt vì nếu như mà nó thay đổi theo cái hướng xấu nhất thì nó cũng đẩy sự việc đến giới hạn cuối cùng. Nếu không thì nó là sự giằng co dẫn đến vỡ ra, tốt cho tình hình chung.”
Nhưng có nhiều nhà quan sát khác cho rằng nếu như sau các kỳ họp của đảng mà ý thức hệ cộng sản vẫn được giữ thì cũng sẽ không có thay đổi gì đáng kể. Nếu nhận xét này đúng thì có thể là thành phần nhân sự sẽ thay đổi, nhưng đường hướng lãnh đạo của đảng vẫn như cũ.

Hội nghị Trung ương 12 bàn về nhân sự lãnh đạo

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-10-05
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã chính thức khai mạc sáng ngày 05-10-2015, tại Thủ đô Hà Nội
Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã chính thức khai mạc sáng ngày 05-10-2015, tại Thủ đô Hà Nội
VOV
Hội nghị Trung ương lần thứ 12 khai mạc hôm nay tại Hà Nội và tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam có bài phát biểu khai mạc.
Đây là một hội nghị được cho là quan trọng chuẩn bị cho đại hội đảng cộng sản Việt Nam Khóa 12 dự kiến diễn ra vào năm tới, mà nhiều người mong đợi có những đổi thay so với lâu nay.
Nhân sự mới và chuyện ‘thoát Trung’!
Trang mạng Chính phủ Việt Nam loan tin hội nghị trung ương lần thứ 12 diễn ra trong tuần này từ ngày 5 đến 11 tháng 10, Bộ chính trị sẽ trình Trung ương kết quả giới thiệu nhân sự qua hai vòng của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan/đơn vị trực thuộc trung ương; báo cáo công tác chuẩn bị nhân sự bộ chính trị, ban bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung Tâm Minh Triết làm chủ Biển Đông trình bày một số nhận định hiện nay về vấn đề nhân sự cấp cao sẽ được đưa ra vào năm tới:
“ Về cơ bản, nhân sự phải đi theo đường lối. Hiện nay đường lối không thấy thay đổi gì, vẫn là Mác- Lê nin đã phá sản. Đường lối như thế ‘dơi không ra dơi, chuột không ra chuột’, không rõ ràng.
Thế thì hiện nay đang có mấy xu hướng tranh luận như thế này: một là lệ thuộc Tàu nhiều hay ít, thoát ra thế nào? Nhưng xu hướng lệ thuộc Tàu bị phá sản, nên đó là một khả năng có sự tương đối thống nhất với nhau: phải bảo vệ đất nước, phải thoát Trung. Thoát Trung là dân gian nói thôi chứ ‘họ’ không nói.
Về cơ bản, nhân sự phải đi theo đường lối. Hiện nay đường lối không thấy thay đổi gì, vẫn là Mác- Lê nin đã phá sản. Đường lối như thế ‘dơi không ra dơi, chuột không ra chuột’, không rõ ràng
Ông Nguyễn Khắc Mai
Thứ hai vẫn giữ đường lối Mác- Lê nin như hiện nay nhưng có khuynh hướng điều chỉnh nhỏ giọt. Ví dụ chủ trương vẫn giữ Mác- Lê nin, vẫn giữ Hồ Chí Minh, vẫn giữ định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng phải tăng cường coi trọng kinh tế tư nhân.
Còn khuynh hướng nữa là ‘muốn tử tế’ thì phải thay đổi chế độ.”
Thay đổi chính sách!
Một nhà nghiên cứu Việt Nam hiện đang nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, vào cuối tháng 8 vừa qua cho rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Trung Quốc sau đại hội đảng 12 còn tùy thuộc vào thái độ của Bắc Kinh ở Biển Đông. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp phát biểu:
“ Về chính sách đối ngoại (của Việt Nam) kể cả sau đại hội 12 khả năng có những đột biến, có những thay đổi lớn về chính sách đối ngoại thì tôi nghĩ khả năng đó tương đối thấp.  Tôi nghĩ những chính sách hiện tại vẫn được tiếp tục; tuy nhiên tiếp tục trong chiều hướng nào? Ví dụ chuyển động của chính sách đối ngoại của Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra nhanh hay chậm là tùy thuộc nhiều vào động thái của Trung Quốc trên Biển Đông hơn thay đổi về mặt lãnh đạo hay thay đổi về mặt chính sách của Việt Nam. Theo tôi ở một mặt nào đó chính sách của Việt Nam mang tính chủ động, nhưng ở một khía cạnh khác thì lại chủ động theo nghĩa đối phó với các hành vi, các bước đi của Trung Quốc trên Biển Đông. Cho nên phải chờ xem Trung Quốc có tiếp tục hung hăng, hiếu chiến hay không hay họ có cách tiếp cận khác. Trong trường hợp họ tiếp tục có những hành động gây hấn, hiếu chiến thì các chuyển động chính sách của Việt Nam sẽ nhanh hơn, sẽ dễ có các bước đi táo bạo hơn; nếu không cứ như tình hình hiện tại thì theo tôi ít có khả năng đó. Và các điều chỉnh nếu có sẽ xảy ra từ từ, tiệm tiến hơn là có những thay đổi lớn.”
Lệ thuộc kinh tế ‘Trung Quốc’
Trong khi đó giáo sư Ngô Vĩnh Long, Khoa Sử, Đại học Maine Hoa Kỳ vào tháng 8 chỉ ra tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam cũng như thực tế Trung Quốc đang bỏ tiền ra mua đất đai, bất động sản và thuê hay mua kho bãi để chứa hàng như là hoạt động khuynh loát của Trung Quốc về mặt kinh tế đối với Việt Nam.
Trung Quốc đưa hàng vào Việt Nam có hai lý do: một ở bên nước họ quá nhiều hàng tồn kho, nếu không đẩy đi thì không vay tiền được của ngân hàng thêm nữa để sản xuất; hai họ đẩy hàng sang Việt Nam để chờ Hà Nội ký TPP và nói đó là hàng của Việt Nam và dùng cái đó để xuất đi
giáo sư Ngô Vĩnh Long
“ Từ 6-7 năm nay các tỉnh được quyền sử dụng đất, trừ những nơi nào dính đến an ninh quốc gia. Trung Quốc đưa người đến tận các tỉnh và huyện tìm mọi cách để mua chuộc các lãnh đạo ở đó. Đó cũng là điều mà tại sao chúng ta thấy bao nhiêu vấn đề lem nhem trong vấn đề đất đai. Đất đai rất quan trọng đặc biệt ở các tỉnh duyên hải hay các tỉnh gần thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tôi cho ví dụ là những kho hàng ở chung quanh Hà Nội, Sài Gòn giá một bộ vuông ( square foot) tùy nơi từ khoảng 3,5 đến 4 đô la mấy. Trong khi giá một bộ vuông kho hàng ở Boston là 2,10 đô la và ở Los Angeles cũng khoảng 2,10 đến 2,20 đô la. Theo điều tra của một số người và của tôi thì Trung Quốc mướn những kho để đưa hàng của họ vào. Đó là lý do vì sao mà giá đắt đến như vậy.
Trung Quốc đưa hàng vào Việt Nam có hai lý do: một ở bên nước họ quá nhiều hàng tồn kho, nếu không đẩy đi thì không vay tiền được của ngân hàng thêm nữa để sản xuất; hai họ đẩy hàng sang Việt Nam để chờ Hà Nội ký TPP và nói đó là hàng của Việt Nam và dùng cái đó để xuất đi. Cho nên số tiền vào rất nhiều, chẳng hạn năm ngoái ‘nhập siêu’ của Trung Quốc với Việt Nam là 20 tỷ đô la. Số tiền này rất lớn: hai lần số tiền Việt Nam xuất siêu sang Mỹ. Năm nay chưa hết năm mà nhập siêu của Trung Quốc đối với Việt Nam đã 32 tỷ đô la rồi.
Vậy đặt câu hỏi ‘số tiền lớn đó đi đâu?’ Nó được dùng để mua đất đai, thuê hay mua kho hàng và kể cả mua địa ốc tại Sài Gòn và một số chỗ khác. Cho nên nhìn vào ‘lũng loạn’ kinh tế của Trung Quốc, tôi thấy còn nguy hiểm hơn tình hình Biển Đông nữa. Có thể họ ‘rục rịch’ ở Biển Đông để đánh lạc hướng nhằm gây ảnh hưởng trên đất liền.”
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng cần phải chờ xem và ông hy vọng sẽ có những chuyển động được nói là kiên quyết hơn với Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai thì cho rằng dù bất cứ ai được đưa vào các chức vụ lãnh đạo đất nước đều cần phải vì dân, vì nước chứ không thể vì ý thức hệ cộng sản mà theo ông này đã quá lỗi thời. Ông Nguyễn Khắc Mai so sánh việc Nga đã từ bỏ chủ nghĩa đó như cưa bỏ ‘cặp sừng trâu’; trong khi ấy Hà Nội qua dự thảo báo cáo chính trị đại hội đảng 12 được phổ biến thì chưa thấy có gì đổi thay mà dường như lại tiếp tục đi vào ngõ cụt của chiếc sừng trâu mà Nga từng cưa bỏ.



TPP : Việt Nam thắng lớn, Trung Quốc thua đau ?


media 
Một xưởng may mặc ở Sài Đông, ngoại ô Hanoi, Việt Nam.REUTERS/Kham/FilesF
Vào ngày 05/10/2015, 12 nước hai bên bờ Thái Bình Dương đã thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership), được đánh giá là một thỏa thuận tự do mậu dịch lớn nhất trong lịch sử. Ngay sau khi văn kiện được thông qua, giới quan sát đã thử phân tích xem ai được lợi nhiều nhất, và ai sẽ bị thua thiệt nặng nhất. Một trong những câu trả lời lý thú đã được hãng tin Mỹ Bloomberg đưa ra hôm nay : Được lợi nhiều nhất là Việt Nam, trong khi bị thua thiệt nhiều nhất lại là Trung Quốc, một nước không được mời gia nhập khối TPP.
Tầm vóc của khối tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương phải nói là rất lớn, tập trung khoảng 40% kinh tế toàn cầu, với tổng mức GDP lên đến gần 30 ngàn tỷ đô la, trải rộng từ Úc, New Zealand, Nhật Bản, qua Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, để vươn tới Canada, Mỹ, Mêhicô, Chi Lê, Peru.
Theo tính toán từ phía chính quyền Mỹ, một khi Hiệp định TPP bắt đầu có hiệu lực, hơn 18.000 sắc thuế to nhỏ đánh vào hàng hóa do Mỹ sản xuất sẽ bị loại bỏ, trong lúc mọi người, từ giới nuôi tôm Việt Nam cho đến các nhà chăn nuôi bò sữa New Zealand, tất cả đều có quyền tiếp cận dễ dàng các thị trường trên toàn vùng Thái Bình Dương.
Với TPP Việt Nam có thể tăng được 11% GDP và 28% xuất khẩu
Để đạt được kết quả trên, các nước đã phải đàm phán gay go trong suốt 5 năm, và nói đến đàm phán, tức là nói đến mặc cả với kết quả là có được, có mất. Trích dẫn giới chuyên gia phân tích, hãng Bloomberg đã có một nhận xét rõ ràng : Bên cạnh Nhật Bản, Việt Nam nằm trong danh sách các nước được hưởng lợi nhiều nhất với hiệp định TPP.
Theo nhóm nghiên cứu Eurasia, thỏa thuận TPP có tiềm năng giúp GDP Việt Nam tăng thêm được 11% vào năm 2025, với kim ngạch xuất khẩu trong cùng thời điểm tăng 28% nhờ vào việc các công ty xí nghiệp di dời cơ sở sản xuất của họ từ nước khác vào Việt Nam để tranh thủ mức lương còn thấp tại chỗ.
Một cách cụ thể hơn, hai ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam là thủy sản và dệt may sẽ được lợi rõ nét. Việc giảm thuế nhập khẩu ở Mỹ và Nhật Bản sẽ là một hậu thuẫn đáng kể cho ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam, sẽ tranh thủ được lợi thế lương nhân công thấp của mình để giành lấy các thị phần hiện nằm trong tay Trung Quốc…
Bên cạnh đó, ngành xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam chắc chắn sẽ được lợi nhờ việc bãi bỏ thuế nhập khẩu đang đánh vào các sản phẩm như tôm, mực và cá ngừ, hiện đang ở khoảng 6,4% -7,2%.
Toàn cảnh dĩ nhiên không hoàn toàn mầu hồng : Việc Việt Nam phải loại bỏ thuế nhập khẩu (hiện ở khoảng 2,5%) đánh trên dược phẩm, sẽ dẫn tới một tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài. Các quy định bảo vệ bằng sáng chế rất chặt chẽ trong TPP cũng sẽ gây khó khăn cho các công ty dược phẩm Việt Nam trong việc tiếp cận với các sản phẩm mới cũng như sản xuất ra các loại thuốc mới.
Trung Quốc vừa mất thị phần, vừa phải ngồi nhìn Mỹ xoay trục
Điểm rất đáng chú ý trong bài phân tích của Bloomberg tuy nhiên lại liên quan đến Trung Quốc, không thuộc TPP, nhưng lại bị cho là sẽ bị thiệt thòi nhất vì phải đứng bên ngoài khối tự do mậu dịch này. Thiệt thòi đầu tiên đối với Trung Quốc là vì đã lỡ tẩy chay TPP, cho nên giờ đây, Bắc Kinh phải lặng yên ngồi nhìn Washington (và Tokyo) thắt chặt quan hệ với khu vực, và thúc đẩy chính sách « xoay trục » của Tổng thống Mỹ Obama mà Trung Quốc ghét cay ghét đắng.
Trung Quốc như đã nhận thức được sai lầm ban đầu đó, vì thế, trong thời gian gần đây, đã bắt đầu đổi giọng, tung tín hiệu cho biết là họ sẵn sàng gia nhập khối TPP trong tương lai.
Trong lãnh vực thuần túy thương mại, ngành xuất khẩu Trung Quốc được cho là sẽ bị mất một số thị phần ở Mỹ và Nhật Bản vào tay các nước Đông Nam Á trong TPP, đặc biệt là Việt Nam.
Trước mắt, theo một chuyên gia kinh tế của hãng Bloomberg, để hạn chế tác hại đến từ TPP, Trung Quốc sẽ thúc đẩy chiến lược « Con đường tơ lụa mới » của họ, phát huy hoạt động của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á mà họ thành lập, và đàm phán thêm nhiều hiệp định tự do mậu dịch với các nước khác.
 http://vi.rfi.fr/viet-nam/20151006-tpp-vn-tq-kt-pt

  TPP: Việt Nam ai mừng ai lo?

  • 6 tháng 10 2015

Image copyright Reuters
Image caption Dệt may Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng nhờ TPP

Sau nhiều nỗ lực và không biết bao nhiều vòng đàm phán, Hiệp định thương mại TPP, là Hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử, gồm 40% của tổng GDP toàn cầu, cuối cùng đã được cả 12 nước thành viên đồng ý.
Dù vẫn còn một số trở ngại trong Quốc hội Hoa Kỳ...dường như TPP đã được đàm phán thành công.
Việc này sẽ có những tác động đáng kể đối với sự phát triển của nền kinh tế Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Vậy, dân Việt Nam nên mừng về kết quả này? Hay mừng bao nhiêu %? Ở đây chỉ xin chia sẻ vài ấn tượng đơn giản, chưa sâu.
Thứ nhất, gần như tất cả những nhà quan sát đều đồng ý “Việt Nam” sẽ là một trong những “người” thắng – tức là sẽ là một “big winner,” chủ yếu vì TPP sẽ (1) mở rộng và nâng cao khả năng của các công ty sản xuất tại Việt Nam để tiếp cận những thị trường lớn trong khối, trong đó có Hoa Kỳ.
(2) Do đó, cũng sẽ khuyến kích FDI vào Việt Nam. Oh, nhiều tiền hơn hả? Thế thì tốt quá! Phải không? Cũng tốt chứ, nhưng tiền đó sẽ đi đâu, vào túi của ai? Các công ty (cả của Việt Nam lẫn ngoại quốc) sẽ ‘ăn’ bao nhiêu? Còn người dân? Những đồng tiền này sẽ tác động đến tài chính công cộng/ngân sách nhà nước như thế nào? Nhiều câu hỏi lắm. Chính vì thế nói “Việt Nam” sẽ có nhiều lợi ích là chưa được. Phải hỏi và nói cụ thể: Việt Nam là ai? Ai ở Việt Nam sẽ được quyền lợi .v.v…
(3) Điểm được đề cập và nêu ít hơn nhưng tôi thấy quan trọng hơn, liên quan đến khả năng của TPP để kích thích những bước phát triển trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam.
Ở đây phải xin lỗi vì tiếng Việt của mình còn quá hạn chế để nói/viết đúng. Theo Hiệp định TPP (cũng như hiệp định EU đã được ký cách đây mấy tháng) để được miễn thuế v.v., những hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam phải gồm những “đầu vào” (inputs) từ trong nước (hay các nước thành viên của TPP khác).
Điều này có thể khuyến khích các nhà sản xuất tại Việt Nam đầu tư nhiều hơn trong nước, và đồng thời giảm sự hấp dẫn của mô hình nhập khẩu đầu vào từ Trung Quốc lắp ráp tại Việt Nam. Như nhiều người Việt Nam thấy, kinh tế “lắp ráp” chưa thực sự là một nền kinh thế công nghiệp đúng nghĩa.

Khuyến khích chất lượng

Như vậy, TPP có thể khuyến khích các ngành công nghiệp ở Việt Nam có những bước đột phá đối với công nghệ, sáng tạo, v.v., đầu từ mạnh hơn vào việc nâng cấp công nghệ, nâng cao chất lượng...
Vậy, sao ở đầu bài tôi hàm ý chưa chắc nên mừng về TPP? Tất nhiên, việc TPP sẽ mở rộng những cơ hội cho Việt Nam cũng như gia tăng FDI vào Việt Nam là hai tác động hứa hẹn. Nhưng, cuối cùng, những lợi ích của TPP đối với người dân Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của các thể chế chính trị và kinh tế trong nước.
Với vị trí chiến lược và những lợi thế đó, chắc chắn nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục có tăng trưởng từ 5% trở lên. Nhưng câu hỏi đặt ra là không phải Việt Nam có thể có tăng trưởng kinh thế như thế nào mà là chất lượng của sự phát triển của Việt Nam sẽ ra sao?
Nếu ở các nước tư bản có câu nói rằng chủ nghĩa tư bản là quan trọng để cho những nhà tư bản quản lý, thì có lẽ ở Việt Nam có thể nói kinh tế thị trường là quan trọng để thống trị bằng một hệ thống thiếu minh bạch.
Như vậy, đối với TPP tôi thấy nếu cải cách thể chế theo hướng minh bạch bao nhiều, số người dân Việt Nam có lý do để mừng về Hiệp định TPP sẽ tăng bấy nhiêu.
Tóm lại: TPP sẽ mang lại những cơ hội tốt cho Việt Nam. Nhưng những tác động của TPP tới sự phát triển của Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các thể chế chính trị, kinh tế ở Việt Nam trong những năm tới. Còn sớm là đúng.
Bài đã đăng trên trang web cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ, giảng viên tại Đại học Thành thị Hong Kong.

 Ông Trần Anh Kim lại bị khởi tố điều 79 BLHS

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-10-05
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg3081583
Cựu trung tá quân đội Trần Anh Kim tại tòa án tỉnh Thái Bình hôm 28/12/2009.
AFP photo

Cựu Trung Tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, ông Trần Anh Kim từng bị bắt và bị kêu án 5 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế vì tội âm mưu lật đổ chính phủ. Mãn hạn tù tháng Giêng 2015, đến ngày 21 tháng Chín ông bị bắt trở lại và sẽ bị khởi tố vẫn với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền như cáo buộc năm năm về trước.
Thanh Trúc ghi nhận ý kiến của một số nhà hoạt động dân chủ về chuyện này.
Bản tin AFP sáng thứ Hai 5 tháng Mười loan tin cựu trung tá Trần Anh Kim, nhà hoạt động dân chủ được trả tự do tháng Giêng năm nay nhưng còn 3 năm quản chế, bị bắt trở lại hồi tháng Chín và đang bị tạm giam trong bốn tháng để khởi tố tội âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự.
Đối với những người bất đồng chính kiến, việc ông Trần Anh Kim bị bắt trở lại là mối thương tâm cho cá nhân và cũng chung cho mọi người. Từ Hà Nội, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Trung Lĩnh nói:
Anh Trần Anh Kim vận động thành lập tổ chức bao gồm những cựu quân nhân bên Việt Nam Cộng Hòa và bên Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Cái này là một cái mới, có tính cách kêu gọi các sĩ quan hai bên hợp tác với nhau để đấu tranh dân chủ, vấn đề mà đảng cộng sản rất e ngại và tìm cách nhấn chìm, anh Trần Anh Kim là thủ lĩnh thì họ bắt thôi.
Tôi nghĩ anh Trần Anh Kim là một người rất dũng cảm, vừa ra khỏi nhà tù và đang trong quản chế thì anh đã tham gia đấu tranh. Nhưng đúng là để bị bắt thì nó cũng hơi quá, nói chung là anh làm mạnh quá. Nếu đấu tranh khôn khéo và mềm mỏng thì có thể sẽ không bị bắt. Họ tìm những hạt nhân quan trọng để bắt và truy tố thì quả là thương tâm cho anh Trần Anh Kim.
Là sáng lập viên Hội Anh Em Dân Chủ và cũng từng là tù nhân lương tâm, luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng sự kiện ông Trần Anh Kim bị bắt là vấn đề thời điểm:
Nếu đấu tranh khôn khéo và mềm mỏng thì có thể sẽ không bị bắt. Họ tìm những hạt nhân quan trọng để bắt và truy tố thì quả là thương tâm cho anh Trần Anh Kim.
- Nhà hoạt động Nguyễn Trung Lĩnh
Anh Trần Anh Kim từ khi ra tù thì có tham gia Hội Anh Em Dân Chủ. Được một thời gian, anh nói là anh có dự án mới nên anh rút ra khỏi hội. Cách đây khoảng 2 tháng cho tới ngày anh bị bắt thì tôi được biết họ giữ anh tới ngày 3 tháng Mười rồi thông báo anh đã bị khởi tố theo Điều 79 và bị tạm giam 4 tháng để điều tra.
Nghe tin như vậy tôi rất sốc bởi vì từ đầu 2013 đến nay, chính quyền đã tạm ngưng bắt giữ những nhà hoạt động trong các tổ chức gọi là tổ chức chính trị. Không hiểu tại sao họ lại chọn thời điểm này, tôi vừa nghe tin đàm phán TPP vừa kết thúc và Việt Nam đang có cơ hội rất lớn trở thành thành viên chính thức của TPP khi nó có hiệu lực. Chắc chắn việc ký kết chính thức giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ diễn ra, một trong những điều kiện tiên quyết là phải tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho tù nhân chính trị.
Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân anh Kim bị bắt có thể là anh đã  chọn thời  điểm dự dịnh công bố tổ chức của anh chỉ hai ngày trước khi diễn ra đại hội đảng bộ tỉnh Thái Bình. Người cộng sản không bao giờ muốn người ta công khai thành lập những tổ chức đối lập vào những dịp rất quan trọng của họ. Anh Kim đã lựa chọn không đúng thời điểm cho nên đã bị bắt. Nếu anh có thể dừng lại sau kỳ đại hội đảng bộ của họ một vài tuần thì  chuyện trở nên bình thường hơn. Đó là vấn đề thời điểm.
Tổ chức mà cựu trung tá quân đội nhân dân, cựu tù chính trị Trần Anh Kim vận động thành lập với dự định công bố vào tối 21 tháng Chín có tên là Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ. Phát ngôn nhân của tổ chức này, ông Lê Thanh Tùng:
Kế hoạch cho ra mắt Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ 21 giờ ngày 21 tháng Chín thì 8 giờ sáng thì trung tá Trần Anh Kim đã bị bắt. Tình hình của  tôi cũng rất căng thẳng, chưa biết họ bắt tôi giờ nào và tôi cũng đang chuẩn bị tinh thần sẵn sàng.
Cảm tưởng của tôi bây giờ rất là đau xót nhưng mà anh em chúng tôi đã tiên liệu điều này. Chúng tôi là lính chiến, trách nhiệm của chúng tôi là phải bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân trước thảm họa xâm lăng của Tàu cộng, chúng ta sẽ trở thành khu tự trị thứ sáu của Trung Cộng, chính vì thế mà chúng tôi không kể cả bằng giá nào chăng nữa. Mọi người khuyên tôi nên chạy sang Thái Lan để xin tị nạn nhưng dứt khoát là tôi không đi. Anh em chúng tôi đã ăn thề với nhau rằng là sống cùng nhau và chết cùng nhau, dứt khoát không thể bỏ chủ tịch của chúng tôi tức là anh Trần Anh Kim.
Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân anh Kim bị bắt có thể là anh đã chọn thời  điểm dự dịnh công bố tổ chức của anh chỉ hai ngày trước khi diễn ra đại hội đảng bộ tỉnh Thái Bình.
- Luật sư Nguyễn Văn Đài
Không hề quen nhưng biết về việc làm của  cựu trung tá Trần Anh Kim, nên nghe ông bị bắt cảm tưởng đầu tiên của nhà báo Phạm Chí Dũng là:
Tôi cảm thấy chưng hửng, cảm thấy tiếc cho anh và cảm thấy buồn. Theo tôi đó là một người có nhiệt tâm, muốn chống tham những, muốn có dân chủ, một trong những người được bên Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm đánh giá là sáng giá.
Chỉ tiếc quá là dường như anh đi hơi nhanh, còn nhanh như thế nào, làm được gì thì tôi không dám bình luận vì những người như vậy họ biết nhiều hơn hẳn mình. Thâm tâm tôi mong thế này, hy vọng anh Trần Anh Kim đợt này không bị nặng như lần trước và có thể đoàn tụ sớm với gia đình. Có 2 lý do mà ông Trần Anh Kim bị bắt, một, đây là giai đoạn sốt nóng chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ XII đầu 2016. Lý do thứ hai không phải liên quan tới TPP mà liên quan tới chuyến đi dự kiến có thể xảy ra của tổng thống Barack Obama vào tháng Mười Một năm 2015.
Nhà cách mạng lão thành Nguyễn Khắc Mai, giám đốc tổ chức Minh Triết Làm Chủ Biển Đông, cho hay ông vừa gởi một thư ngỏ có hai ý kiến  lên chủ tịch Trương Tấn Sang và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Một ý là phải trưng cầu ý kiến của nhân dân nhân dịp đảng cộng sản đưa dự thảo báo cáo ra để lấy ý kiến. Lời thứ hai là tôi đề nghị nhân dịp này phải làm một cuộc đại ân xá, không phải tha mà thả hết tù chính trị, ông Trần Anh Kim là một trong số ấy.
Tôi cho rằng những việc bắt bớ đối lập chỉ vì họ phê phán đường lối, những hành xử không dân chủ, sự tham lam rồi cướp bóc của dân vân vân... Bắt bớ họ là trái với đạo lý của dân tộc mà một chính quyền có văn hóa không nên và không được làm như vậy.
Việc ông Trần Anh Kim bị bắt và bị khởi tố tội gọi là thành lập tổ chức để âm mưu lật đổ chính phủ, phạm Điều 79 Bộ Luật Hình Sự, là một lời kết tôi chung chung và mơ hồ như chính chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng công khai phát biểu:
Cái này Nguyễn Sinh Hùng đã nói huỵch toẹt ra rồi chứ không phải tôi, là “Muốn bắt ai thì bắt à?”Mà bây giờ tôi là người nói ở đây cũng có thể bắt được rồi đấy.
Vẫn theo lời ông Nguyễn Khắc Mai, hành động trấn áp, bắt giữ nhà hoạt động dân chủ Trần Anh Kim là chạm vào nỗi đau của những người từng nhiệt thành tham gia cách mạng nhưng khi đến tuổi già vẫn  cứ loay hoay không biết làm sao cho cái chế độ mình từng phục vụ trở nên tốt hơn và tử tế hơn.

NÓN LÁ VIỆT NAM

Nón lá Việt Nam. 
Thuong qua la thuong




















































No comments:

Post a Comment