Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 September 2018

 

Saturday, December 23, 2017

NHÌN NƯỚC TIỂU ĐOÁN BỆNH


 
NHÌN NƯỚC TIỂU ĐOÁN BỆNH
Nước tiểu là chất cơ thể chúng ta thải ra mỗi ngày, do đó đôi khi chỉ cần nhìn tình trạng nước tiểu thì bác sĩ cũng có thể đoán được phần nào cơ thể có khỏe mạnh hay không hoặc cơ thể đang có nguy cơ mắc những loại bệnh nào.

Cùng tìm hiểu cách nhìn màu nước tiểu để xác định bệnh trạng của cơ thể do đài Chosun Đại-Hàn hướng dẫn sau.
Nhờ đó, bạn sẽ phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời, đúng lúc .


Vị bác sĩ được mời đến chương trình này là bác sĩ Yang Dong Ho – chuyên khoa về thận sẽ hướng dẫn chúng ta phân biệt màu sắc nước tiểu và mỗi màu sắc có liên quan đến các loại bệnh nào.


Đầu tiên, vị bác sĩ này mang theo 5 mẫu nước tiểu với 5 trạng thái màu sắc khác nhau. Mới nhìn vào 5 màu nước tiểu này thì ai cũng đoán được rằng cốc nước tiểu có màu sậm chắc chắn sẽ có bệnh trong người nhưng cụ thể thế nào thì còn cần bác sĩ giải thích rõ hơn.



Theo bác sĩ Yang Dong Ho thì 2 mẫu nước tiểu có màu sậm như nước coca cola và nước tiểu có màu cam đỏ là do có máu trong nước tiểu.


Trong đó, nước tiểu có màu như nước coca là dấu hiệu cho biết huyết áp không ổn định, đặc biệt là tình trạng thận bị tổn thương khá nghiêm trọng.



Còn nếu nước tiểu có màu đỏ cam là dấu hiệu cho biết cơ thể có sỏi trong đường tiết niệu.
Ngoài ra, đó cũng có thể là dấu hiệu đáng nghi ngờ do ung thư thận gây ra.




Ngoài ra, nước tiểu có xuất hiện bọt là dấu hiệu cho biết bạn đang có nguy cơ tiểu đường rất cao. Đặc điểm để nghi ngờ bệnh tiểu đường là nước tiểu có bọt như bọt xà phòng nhưng phần bọt này không tự tan đi mà vẫn tồn tại như thế. Ngoài ra, nước tiểu có bọt cũng còn là dấu hiệu thận suy.



Nước tiểu có màu vàng đậm là dấu hiệu cơ thể đang bị mất nước.


Ví dụ như bạn vận động mạnh ra nhiều mồ hôi mà không nạp đủ nước kịp thời hoặc bạn có thói quen lười uống nước cũng gây ra tình trạng này. Đôi khi chỉ đơn giản là bạn uống rượu quá nhiều vào hôm trước khiến cơ thể mất nước nên ngày hôm sau cũng có thể làm nước tiểu sậm màu hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe cơ thể khá ổn.


Bởi chỉ cần bạn chăm bổ sung nước hơn nữa thì sẽ khắc phục ngay tình trạng này nên cũng không có gì đáng lo ngại.



Và cuối cùng là tình trạng nước tiểu trong và có màu vàng nhạt là dấu hiệu đáng mừng. Bởi đây là biểu hiện nước tiểu của một người khỏe mạnh, cũng như không bị mất nước. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt và trong như thế này thì bạn cứ duy trì chế độ uống nước như hiện tại là được.



 Như vậy, trong 5 loại nước tiểu thì 3 loại đầu là loại có màu coca, loại có màu đỏ cam, loại có bọt phía trên là dấu hiệu cơ thể đang có vấn đề liên quan đến các bệnh như huyết áp, tổn thương thận, sỏi đường tiết niệu, tiểu đường hoặc thậm chí là ung thư thận.



Do đó, nếu thấy tình trạng nước tiểu xuất hiện màu như thế này thì bạn nên đi khám ngay để kịp thời chữa trị chứ đừng để quá lâu đôi khi lại khó chữa trị và gây nguy hiểm cho sức khỏe.


TƯỚNG ĂN UỐNG


TƯỚNG ĂN UỐNG - từ cách ăn nhìn rõ một người
Cách đây hơn 5 năm, tôi ứng tuyển vào vị trí giám đốc kinh doanh cho một tập đoàn đa quốc gia. Sau khi tôi vượt qua các vòng sơ tuyển, trước khi quyết định có nhận tôi vào làm hay không, Tổng giám đốc muốn mời tôi dùng cơm tối.
Lúc đó tôi ngạc nhiên, không hiểu tại sao họ lại tiếp đón long trọng một người còn chưa phải là thành viên trong công ty như vậy? Mãi sau này tôi mới hiểu: Kỳ thực, bữa ăn đó chính là buổi phỏng vấn sau cùng.

Từ tướng ăn, thế ngồi cũng có thể phản ánh ra dục vọng của một người


Cổ nhân có câu: “Quân tử thực lược thường chi vị, tiểu nhân sanh tử bất túc” (Người quân tử ăn biết ngon là đủ, kẻ tiểu nhân ăn tới chết cũng không vừa), ở đây không chỉ là nói đến thức ăn mà còn nói đến cả dục vọng. Bậc quân tử phàm làm việc gì cũng có mức độ, còn kẻ tiểu nhân thì vô độ mà hành.


Việc ăn uống quan trọng chính là để bản thân được thoải mái, chúng ta khó có thể làm được tuyệt đối. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng cần phải có sự chế ước tự thân, có câu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, cần phải học cách quan sát trước sau, đừng để vì một chút sơ ý mà trở thành nỗi ám ảnh của người khác.

Tướng ăn xấu sẽ bị người khác xem thường



Từ tư thế ăn có thể phản ánh ra dục vọng của một người


Trước đây, tôi có một đồng nghiệp có thói ăn hay lấy đũa gẩy gón thức ăn, khi gặp món mình không thích thì hay chống đũa gẩy gẩy thức ăn ở đĩa. Ví như có lần ăn cùng, hôm ấy ăn món mực xào chua cay, vì không thích ăn hành tây nên anh bạn này chuyên lấy đũa gẩy sang một bên, chọn miếng mình thích để ăn, nhìn rất phản cảm.


Một lần khác, trong đám cưới một người bạn, tôi vô tình ngồi ở một bàn toàn người không quen biết. Mỗi lúc thức ăn lên liền thấy 3, 4 người khách nhanh nhanh chóng chóng gắp thức ăn, có người khi thấy món ăn mình thích nên thức ăn trong bát vẫn còn chưa ăn hết đã vội gắp món mới về ăn, thậm chí có người khi thấy mọi người đã gắp hết lượt liền trút luôn cả đĩa vào bát mình. Người ngồi trong mâm đều ăn diện bảnh bao, lịch sự nhưng tôi khó lòng tôn kính họ cho được.


Tướng ăn quyết định cả vận mệnh và sự nghiệp


Có người bạn nói với tôi: “Từ nhỏ ở nhà đã được mẹ quản giáo rất nghiêm khắc, cái gì mẹ cũng quản, từ tướng đi ra sao, tướng đứng thế nào, tướng ngồi làm sao, ngay cả tướng ngủ mẹ cũng yêu cầu. Khi ăn thì không được chọn, gắp miếng nào ăn miếng đó, tôi luôn cảm thấy mẹ quản lý quá nhiều, nhưng đợi đến khi lớn rồi đi làm mới phát hiện một điều, tướng ăn của một người đôi khi không chỉ là ảnh hưởng tới công việc mà còn quyết định cả vận mệnh, sự nghiệp của một người”.



Đôi khi, một bữa ăn có thể quyết định đến cả tương lai của bạn.
Tôi còn nhớ cách đây hơn 5 năm, tôi ứng tuyển vào vị trí giám đốc kinh doanh cho một tập đoàn đa quốc gia làm về ngành điện tử. Sau khi phỏng vấn qua các vòng sơ tuyển, trước khi quyết định có nhận tôi vào làm hay không, thư ký của tổng giám đốc nhà máy đã gọi điện cho tôi, thông báo tổng giám đốc muốn mời tôi dùng cơm tối.
Tôi có chút ngạc nhiên nhưng vẫn nhận lời đi. Khi đến nơi, ngoài tổng giám đốc ra còn có cả hai người giám đốc cùng tham gia. Lúc đó tôi giật mình, không hiểu tại sao họ lại tiếp đón long trọng một người còn chưa phải là thành viên trong công ty như vậy? Mãi sau này khi vào công ty tôi mới hiểu, đây là quy định của công ty cho những vị trí quan trọng.


Kỳ thực, bữa ăn đó chính là buổi phỏng vấn sau cùng, xem tôi ứng xử như thế nào trong bữa ăn, đặc biệt có thể hoà nhập với hai vị giám đốc kia không? Bởi công việc của tôi sau này có quan hệ mật thiết với hai vị này, và cũng đây cùng là vòng phỏng vấn quan trọng nhất.


Qua đây chúng ta có thể thấy, những người làm việc lớn đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết cỡ nào? Câu nói “Người làm việc lớn không quên tiểu tiết” cũng chính là ý này đây. Có thể từ cách ăn, từ cách giao tiếp ứng xử với mọi người trong bữa ăn mà nhìn được ra sự giáo dưỡng của một người.


Cách bạn ăn phản ánh sự giáo dưỡng của bạn



Cách ăn phản ánh sự giáo dưỡng của bạn.
Có câu rằng: “Sự giáo dưỡng của một người đều thể hiện ở cách ăn”. Tướng ăn tốt không chỉ thể hiện ở thế ngồi, dáng ăn mà còn được thể hiện ở cách biết chăm sóc người khác khi ăn, biết quan tâm đến cảm nhận của người ngồi ăn cùng.
Nhớ lại hồi còn nhỏ, tôi lớn lên ở nhà ngoại. Ngay từ khi còn nhỏ bà đã dạy tôi ăn cơm phải đợi người lớn cùng ngồi vào mâm cơm, khi người lớn động đũa rồi thì tôi mới được cầm đũa ăn, trước khi ăn cần phải mời ông bà, cha mẹ, các anh các chị rồi mới được ăn. Khi ăn phải nhỏ nhẹ, không được phát ra tiếng, khi gắp thức ăn thì chỉ nên gắp thức ăn ở góc đối diện gần mình nhất, cho dù đó là thứ mình không thích ăn nhất cũng phải lặng lẽ ăn hết.
Khi còn nhỏ, luôn cho rằng bà ngoại quá khắt khe, quá nhiều quy tắc thật là phiền phức. Bây giờ nhìn lại mới cảm nhận được sự thâm thuý những lời bà dạy, có thể thu nhận được lợi ích cả đời. Nuôi dưỡng một thói quen lâu ngày sẽ biến thành tự nhiên, dần dần nó cũng trở thành tư cách của một người.
Giáo dục chính là việc được bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhoi nhất, đặc biệt là trong những việc bình thường có tần suất lặp lại nhiều lần. Cổ nhân có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Trẻ em sinh ra như tờ giấy trắng, cần phải được chú trọng dạy bảo từ những bước cơ bản, học đi, học đứng, học nói, học gói, học mở.

Thiết nghĩ một người muốn trưởng thành, muốn có chỗ đứng trong xã hội, bước chân ra đời tạo thân, lập nghiệp cần phải có cho mình một nhân cách sống. Trẻ em cần phải được chú trọng giáo dục ngay từ khi còn nhỏ, lấy giáo dục gia đình làm nền tảng để giáo dưỡng nhân cách. Giáo dưỡng nhân cách ở đây chẳng phải là những gì quá lớn lao, mà chỉ cần bắt đầu từ những hành động nhỏ hàng ngày mà cha mẹ chính là những tấm gương cho trẻ noi theo.

NGUYỄN THIÊN-THỤ * NHẬT BÁO TỰ DO

NHẬT BÁO TỰ DO

NGUYỄN THIÊN-THỤ






NHẬT BÁO TỰ DO

NGUYỄN THIÊN-THỤ



So với chế độ cộng sản, thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam có khá nhiều quyền tự do, trong đó có tự do báo chí. Nước Nam từ nhiều năm bị chiến tranh tàn phá, và chưa có nền tự do dân chủ như Tây phương, cho nên chúng ta chỉ có một nền tự do, dân chủ tương đối.Các chính quyền quốc gia đã thi hành chế độ kiểm duyệt, và tệ hại nhất ngày 4.8.1972, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sắc luật 007, buộc mỗi tờ nhật báo phải ký quỹ tại Tổng nha ngân khố 20 triệu đồng (bằng 500 lượng vàng). Ngày 3.9.1972, Trần Tấn Quốc ra số báo cuối cùng, trên số báo này, ông nói lời tạm biệt với bạn đọc, tuyên bố tự ý đình bản và công kích gay gắt sắc luật 007. Dẫu sao cũng vẫn có một số tờ tạp chí và nhật báo hoạt động.


Trong khi Cộng sản nắm trọn báo chí, ấn hành và xuất bản sách. tại miền Nam trước 1963, chúng ta có khoảng 50 tờ báo tư nhân, sau 1963, có khoảng vài trăm tờ báo tư nhân và rất nhiều nhà xuất bản, nhà phát hành và nhà in tư nhân. Trong số này, các nhật báo Thần Chung, Công Nhân, Tiếng Dội, Sóng Thần, Lẽ Sống, Buổi Sáng, Tiếng Dội Miền Nam, Dân Quyền.Chính Luận,  Sống, Trắng Đen, Tự Do, Saigon Mới ...là nổi bật hơn cả.


Trong bài này, chúng tôi xin trình bày về nhật báo Tự Do.




Tam Lang



Tạ Quang Khôi cho biết lịch sử nhật báo Tự Do:

Nhật báo Tự Do ra đời năm 1954 là năm đầu của cuộc di cư từ Bắc vào Nam.


Nhóm chủ trương tờ Tự Do mới đầu gồm có: Tam Lang, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Đinh Hùng và Vũ Khắc Khoan. Ông Tam Lang đứng tên chủ nhiệm, ông Mặc Thu làm quản lý và ông Như Phong làm thư ký tòa soạn. Khi bắt đầu có nhà in, họ cần một thư ký và tôi được mướn. Lương tháng là 1,500 đồng. Có việc làm ở ngay Saigon là tôi mừng rồi, bất chấp lương cao thấp. Ngoài công việc nhà in, tôi vẫn giúp thầy cò (correcteur) sửa bản vỗ của thợ xếp chữ. Nhờ thế, tôi liên lạc thân mật với các nhân viên tòa soạn.


Báo được dân Bắc di cư ủng hộ nhiệt liệt nên số phát hành tăng nhanh mỗi ngày. Thế là nhóm chủ trương quyết định ra thêm một tờ tuần báo lấy tên là Văn Nghệ Tự Do.
Các bài đăng trong tờ nhật báo gồm có: “Chuyện hàng ngày” (film du jour) do ông Tam Lang phụ trách; ông thi sĩ Đinh Hùng viết một truyện dài dã sử “Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu” với bút hiệu Hoài Điệp Thứ Lang, một bài thơ châm biếm “Đàn Ngang Cung” với bút hiệu Thần Đăng và tranh hí họa chống cộng; ông Như Phong, ngoài công việc thư ký tòa soạn, còn viết một truyện dài tên là “Một Triệu Đồng”.




Như Phong



Khi nhóm chủ trương mở rộng, có thêm ba người: Nguyễn Hoạt, Bùi Xuân Uyên và họa sĩ Phạm Tăng. Ông Nguyễn Hoạt, ngoài việc giúp ông Như Phong về tòa soạn, còn viết một truyện dài hàng ngày, tên là “Trăng Nước Đồng Nai”. Vì làm việc quá hăng say, ông Như Phong bị lao phổi. Ông phải nghỉ nhà để chữa bệnh. Việc tòa soạn do ông Nguyễn Hoạt tạm thay thế. ”( Tạ Quang Khôi. Tôi làm báo. http://www.voatiengviet.com/content/toi-lam-bao-143514366/1120052.html )



Thụy Khuê viét về báo Tự Do:


Tự Do là nhật báo đầu tiên của người di cư, quy tụ những tên tuổi như: Tam Lang (Vũ Đình Chí), Mặc Thu (Lưu Đức Sinh), Mặc Đỗ (Đỗ Quang Bình), Vũ Khắc Khoan, Như Phong (Lê Văn Tiến); Nguyễn Hoạt (Hiếu Chân), Đinh Hùng (Hoài Điệp Thứ Lang, Thần Đăng), Phạm Tăng…


Theo lời nhà văn Mặc Đỗ: “Nghị định cho phép Tự Do xuất bản do chính tôi ký [lúc ấy ông làm việc ở Bộ Thông tin cùng với Vũ Khắc Khoan], tôi tập hợp ban chủ trương […] Có giấy phép rồi phải lo tìm vốn. May sao có tổ chức quốc tế International Rescue Committee (IRC) sẵn sàng tài trợ cho tờ báo […] Từ phút đầu tôi nghĩ ra và bàn với Khoan đồng ý cho tới ngày cuối cùng của tờ báo tuyệt đối không một ảnh hưởng nào từ bất kỳ đâu tới đường lối và hoạt động của tờ Tự Do […] Ban chủ trương (in rõ mỗi ngày trên măng-xét) chỉ có Tam Lang, Vũ Khắc Khoan, Đinh Hùng, Mặc Thu, Như Phong và tôi. […] Anh Tam Lang chủ nhiệm lo điều hành, Mặc Thu lo trị sự tiền bạc, Vũ Khắc Khoan là người trực tiếp liên lạc với J. Buttinger của IRC, tôi không dự. Sau một lượt tài trợ ban đầu, Tự Do tự nó đứng vững (lập trường hợp với độc giả di cư, tài tổ chức bán báo lo trị sự) còn có lời là khác. Tuy ở trong ban chủ trương Vũ Khắc Khoan rất ít đến toà báo và không hề viết một bài. Tôi lo cho Tự Do chạy rồi thì để anh em làm” (trích bài “Văn học Miền Nam, tờ Tự Do, nhóm Quan Điểm và Văn học hải ngoại, Mặc Đỗ trả lời Nguyễn Tà Cúc”, Khởi Hành số 98, tháng 12/2004).


Theo lời họa sĩ Phạm Tăng: Như Phong Lê Văn Tiến là linh hồn của tờ báo. Tháng giêng năm 1956, Tự Do bị đưa ra toà vì hai bài xã luận của Nguyễn Hoạt đả phá khiá cạnh tiêu cực của chính quyền và những tranh biếm họa của Phạm Tăng chế giễu bà Nhu và chế độ. Phạm Tăng được trắng án, nhưng Nguyễn Hoạt và Mặc Thu bị tù ba tháng. Ít lâu sau Tự Do đình bản. Có thể nói, Tự Do là cơ sở báo chí đầu tiên quy tụ những khuôn mặt trí thức di cư, và nó đã làm đúng vai trò của một tờ báo tự nhận là “tiếng nói của người Việt tự do” lúc bấy giờ.
(Thụy Khê. ăn học Miền Nam từ 1954 đến 1975. https://ngominhblog.wordpress.com/2014/07/16/van-hoc-mien-nam-ii/ )


Về biến cố của Nhật báo Tự Do, ban đầu Tạ Quang Khôi viết:


Nhưng tờ Tự Do không sống lâu, nội bộ lủng củng rồi…dẹp tiệm. (Ibid)




Thế Phong cũng có ý kiến như vậy . Ông viết:

" Ngoài ra, tờ nhật báo Tự Do được Mỹ tài trợ, ban đầu Tam Lang cùng một số nhà văn báo di cư như: Thượng Sỹ, Hoàng -Lan, Nguyễn-Xuân-Huy, Đinh Hùng (ký Thần Đăng), Mặc Thu, Phạm Việt Tuyền, Như Phong, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan... Sau họ chia thành phe phái, tranh chấp nhau, tự ý đóng cửa báo, loại nhau khỏi cơ sở. Sau 1956, chủ nhiệm mới Phạm Việt Tuyền, quản lý Kiều Văn Lân, nhóm này lập Cơ Sở Tự Do, in tác phẩm của Vương Hồng Sển, Nguyễn Đình Toàn, Lê Hoàng Long, Trần Đình Khải, Hoàng Đạo (tái bản), Đỗ Thúc Vịnh.( Thế Phong. Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam. PHẦN THỨ BA .MIỀN NAM: 1954 – 1956 (VIỆT NAM CỘNG HÒA. Ch.I. http://newvietart.com/index4.368.html)



Vương Tân cũng nói là do nội bộ lủng củng:




Vương Tân sang làm báo Đời Mới được ít tháng thì nội bộ báo Tự Do lục đục. Nhà báo Tam Lang chủ nhiệm báo Tự Do đưa Nguyễn Trọng Nho em giáo sư Nguyễn Văn Phú vào làm trị sư để kiểm soát quản lý Mặc Thu Lưu Đức Sinh và vạch ra nhiều cái lem nhem về tiền bạc của Mặc Thu Lưu Đức Sinh. Khi Vương Tân sang làm nhật báo Thời Đại và tuần báo Việt Chính thì đột nhiên ông Trần Chánh Thành lên làm bộ trưởng bộ Thông Tin. Nhà báo Tam Lang nhân danh chủ nhiệm báo Tự Do gửi đơn xin bộ thông tin cho nhật báo Tự Do đình bản. Nhà văn Măc Thu Lưu Đưc Sinh lúc đó đang là chủ nhiệm tuần báo Văn Nghệ Tự Do ức quá cho công bố một bài viết trên báo này do nhà văn Nguyễn Hoạt chấp bút nói bộ trưởng Trần Chánh Thành không ra thể thống gì và thêm rằng ông chỉ là cây đa. Văn Nghệ Tư Do vị thần nể cây đa, chứ thứ cây đa chẳng là cái thá gì. Luật sư Trần Chánh Thành bèn dùng quyền bộ trưởng thông tin đóng của báo Văn Nghệ Tư Do và dùng tòa án truy tố người viết bài Nguyễn Hoạt và chủ nhiệm là Mặc Thu Lưu Đức Sinh ra tòa. Qua biện lý cuộc tòa án Saigon ông Trần Chánh Thành dùng ảnh hưởng tống giam Nguyễn Hoạt và Mặc Thu Lưu Đức Sinh vào khám Chí Hòa. Thế là nhà văn Nguyễn Hoạt và nhà văn Mặc Thu bị đưa vào tạm giam ở khám Chí Hòa làm cho Như Phong Lê Văn Tiến phải một phen vất vả chạy ngươc chạy xuôi mấy ngày hai nhà văn này mới đươc tại ngoại. Sau vụ này bác sĩ Trần Kim Tuyến quyết định nắm tờ Tự Do. Ông xuất tướng của ông là nhà giáo Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm báo Tự Do. Nhờ ông Buttinger tiếp tục yểm trợ báo Tự Do với Như Phong Lê Văn Tiến làm chủ bút, Phạm Xuân Ninh làm quản lý. (Lê Thị Huệ, Ibid)



Nhưng sau gặp lại Như Phong tại Mỹ, Tạ Quang Khôi mới được biết sự thật:

Năm 1996, ông Như Phong sang Mỹ theo diện HO, lên Virginia chơi và ghé thăm tôi. Trong dịp này, tôi hỏi ông về chuyện lủng củng nội bộ của báo Tự Do. Ông cho biết thực sự không có chuyện lủng củng nội bộ. Sở dĩ Tự Do bị đình bản vì lý do chính trị. Phủ Tổng thống thấy báo Tự Do được dân Bắc di cư ủng hộ thì không vui, vì nhóm chủ trương và nhân viên tòa soạn không ai có đạo Thiên chúa, lại không có ai là người Trung. Thế rồi báo đình bản được ít lâu lại được xuất bản với chủ nhiệm và quản lý mới. Đó là hai ông Phạm Việt Tuyền và Kiều Văn Lân. Hai ông không những theo đạo Thiên chúa mà còn là nhân viên phủ Tổng thống. (TQK ,ibid)



Vương Tân trả lời phỏng vấn của Lê Thị Huệ:


Lê Thị Huệ: Ông nói ông là một trong những người xây dựng Nhật Báo Tự Do vào giai đoạn khởi đầu của nền đệ nhất Cộng Hòa cùng các nhà văn nổi tiếng như Mặc Đỗ, Mặc Thu,Vũ Khắc Khoan, ông có thể cho biết thêm về thời kỳ hoạt động của tờ báo nổi tiếng này. 

 


Nguyễn Gia Trí


Vương Tân: Về chuyện làm nhật báo Tự Do, tôi đã có viết trong hồi kỳ công bố trên mạng internet. Như Vương Tân còn nhớ thì sau hiệp định Geneve chia đôi nước Việt Nam, Vương Tân theo Đoàn Sinh Viên Hà Nội mà trưởng đoàn là luật sư Trần Thanh Hiệp vào Saigon. Sống trong lều bạt trên nền khám lớn Saigon ở đường Gia Long. Thời kỳ này Vương Tân, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế , Lữ Hồ, Doãn Quốc Sĩ say sưa làm tờ báo Lửa Việt của Đoàn Sinh Viên Hà Nội. Bỗng nhiên một buổi chiều một học giả người Mỹ tên Buttinger, mà Vương Tân quen từ ngoài Hà nội, tới nói với Vương Tân rằng một tổ chức của người Mỹ, mà ông là đai diện, đã yểm trợ một số anh em văn nghệ sĩ Bắc Kỳ Di Cư ra một tờ nhật báo. Buttinger muốn Vương Tân tham gia bộ biên tập tờ báo này. Nếu Vương Tân chịu tham gia thì Như Phong Lê Văn Tiến một người khá thân với Vương Tân sẽ tới gặp Vương Tân. Nghe Buttinger nói tới Như Phong Lê Văn Tiến em kết nghĩa nhà văn Hoàng Đạo, một ngươi bạn có hỗn danh Tiến Nhật, người từng được nhà văn Nhật Kotmasu đào tạo viết văn và làm tình báo, Vương Tân hơi hứng thú. Nên trả lời ông Buttinger làm báo thì Vương Tân sẵn sàng. Tuy nhiên vấn đề là làm báo để làm gì và phục vụ ai thì Vương Tân cần phải trao đổi với Như Phong Lê Văn Tiến rồi mới quyết định được. Buttinger nói với Vương Tân có thể sáng hôm sau Như Phong Lê Văn Tiến sẽ tới gặp Vương Tân.Qủa nhiên sáng hôm sau Như Phong đi một cái xe mobilette vàng tới lều bạt gặp Vương Tân rủ đi ăn phở. – “Mình đi ăn phở Thổ Nhĩ Kỳ nhé, Như Phong Lê Văn Tiến nói. Cái quán phở này nấu theo kiểu Saigon nước phở có củ cải trắng củ cải đỏ. Nó tọa lạc tại đường Thổ Nhĩ Kỳ nên thiên hạ gọi là phở Thổ Nhĩ Kỳ. Mình ăn phở Hà nội quen rồi hôm nay đổi món” Trong tiệm phở Như Phong Lê Văn Tiến cho biết tổ chức thiện nguyện của Mỹ do ông Buttinger đại diện tại Việt Nam đã tiếp xúc với Vũ Khắc Khoan nhận yểm trợ cho anh em văn nghệ sĩ di cư ra một tờ nhật báo lấy tên là Tự Do. 



 Tạ Quang Khôi


Tờ báo sẽ do nhà văn Tam Lang đứng vai chủ nhiệm, nhà văn Măc Thu đứng vai quản lý, Như Phong Lê Văn Tiến làm Tổng Thư Ký tòa soan, Măc Đỗ viết xã luận, Đinh Hùng viết truyện dài làm thơ trào phúng ký bút danh Thần Đăng vẽ biếm họa ký bút danh Đào Hoa, nhà báo Tam Lang viết tạp ghi, nhà văn nhà báo Tchya Đái Đức Tuấn Mai Nguyệt viết phiếm luận, nhà báo nhà văn Nguyễn Hoạt phụ trách hệ thống thông tin tại miền Bắc (sau này Như Phong với bút danh Cô Thần làm công việc này). Như Phong Lê Văn Tiến muốn Vương Tân làm phụ tá tổng ký tòa soạn kiêm phóng viên chánh trị cho tờ Tự Do. Đến ở luôn tại tòa soạn. Theo Như Phong thì với tư cách Đổng Lý Văn Phòng bộ Thông Tin mà lúc đó bộ trưởng là bác sĩ Bùi Kiến Tín , Măc Đỗ đã ký giấy phép cho nhật báo Tư Do ra đời. 




Như Phong Lê Văn Tiến không dấu diếm gì hết nói với Vương Tân đang làm thư ký riêng cho bộ trưởng Bùi Kiến Tín trong lúc Mặc Thu làm công cán ủy viên nhưng lại tiết lộ bác sĩ bộ trưởng Bùi KiếnTín sắp nghỉ làm bộ trưởng để thủ tướng Ngô Đình Diệm cải tổ chính phủ. Như Phong Lê Văn Tiến nói thêm tòa soan có nhà báo Thương Sĩ, nhà văn Vũ Bằng, nhà báo Lê Văn Vũ Băc Tiến, nhà báo Hoàng Lan, họa sĩ Phạm Tăng. Nếu Vương Tân nhận lời sẽ có lương tháng hai mười ngàn (hai mươi ngàn lúc đó mua đươc bốn lượng vàng ba số 9). Nói xong Như Phong Lê Văn Tiến đưa cho Vương Tân một cái phong bì và nói ông nên sắm một cái mobilette để đi lại cho tiện hơn xe đạp. Trước hành động của Như Phong Lê Văn Tiến Vương Tân không cách nào từ chối đành nhận phong bì. Rồi Như Phong chở Vương Tân đến hang Lucia mua một cái xe mobilette vàng hết mười bẩy ngàn đồng (trong phong bì có sáu chục ngàn tiền Đông Dương ngân hàng). Và dọn tới nhà in Long Giang số 124-126 Lê Lai bắt đầu làm báo Tư Do. Nhiệm vụ của Vương Tân tại báo Tự Do tương đối nhàn. Ngoài làm phóng viên chánh trị phải đọc lại bản sắp chữ cuối cùng xem có gì sai sót trước khi đem đúc in. Việc này là của tổng thư ký tòa soạn phải làm, nhưng Như Phong Lê Văn Tiến nhờ Vương Tân làm. Dịp này Vương Tân thường thấy nhà văn Vũ Khăc Khoan xoay trần ra viết truyện Thần Tháp Rùa và soạn bài cho số tết xuân Tự Do Vũ Khắc Khoan có tật viết là phải uống rượu. Trước mặt Vũ Khắc Khoan luôn có chai Martelle Cordon Bleu. Vũ Khắc Khoan viết trên một cuốn vở học trò 200 trang. Ông viết bằng một cây bút parker. Vũ Khắc Khoan từng tham gia nhóm Hàn Thuyên và từng được Thái Dich Lý ĐôngA tin tưởng giao làm trưởng ban kiểm tra Đảng. Tuy Vũ Khăc Khoan là người đứng ra nhận tiền của ngươi Mỹ làm báo Tự Do nhưng ông chỉ lãnh lương tháng 30.000 đồng, và đi chiếc xe gắn máy Velo Solex. Còn thua Mobilette vàng của Vương Tân. 





Phạm Việt Tuyền  

Người trong tòa soan duy nhất đi ô tô là nhà văn nhà báo Măc Thu Lưu Đức Sinh. Nhà văn Mặc Thu đi cái ô tô Citroen 15 ngựa do Mai Đen làm tài xế. Nhân vật Mai Đen thời tướng Nguyễn Cao Kỳ từng đóng vai đại tá Thanh Tùng phụ trách tình báo. Dịp này Vương Tân thương thấy ông Bùi Kiến Thành con trai bác sĩ Bùi Kiến Tín thay mặt ông Buttinger đến đưa tiền cho Mặc Thu Lưu Đức Sinh Nhà báo Tam Lang là chủ nhiệm báo Tự Do nhưng không có xe riêng nhà ông ở con hẻm đường Võ Tánh bên hông tòa soạn. Tam Lang thường đi bộ qua tòa soạn. Thi sĩ Đinh Hùng thì lúc nào cũng măc đồ lớn sách cái cặp to đùng đi tắc xi tới tòa soạn, ngồi viết, ngồi vẽ. Thợ xếp chữ luôn phải chờ bài của thi sĩ Đinh Hùng để sắp chữ. Được cái Đinh Hùng viết rất nhanh, nên thợ in ít phàn nàn.

Như Phong Lê Văn Tiến mang tiếng làm Thư Lý Tòa Soạn nhưng hết bay ra Hải Phòng lại lo công việc làm tình báo với bác sĩ Trần Kim Tuyến nên công việc tòa soạn gần như giao cho Vương Tân cáng đáng hết. Như Phong Lê Văn Tiến có lần nói với Vương Tân là bạn thân của Như Phong là bác sĩ quân y Trần Kim Tuyến vừa được thủ tướng Ngô Đình Diệm cử làm giám đốc sở Nghiên cứu chánh trị thay ông tòa Vũ Tiến Tuân (sở nghiên cứu chánh trị là cơ quan mật vụ của chính phủ do tướng tình báo Mỹ Lansdal gợi ý thành lập). Như Phong nói bác sĩ Trần KimTuyến đang là nhân vật quan trọng thứ ba của chế độ chỉ sau hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Vương Tân nói với Như Phong Lê Văn Tiến, ông là người viết được nên vừa viết văn vừa làm báo, chứ làm tình báo lôi thôi lắm đấy. Làm báo Tự Do đươc ba tháng Vương Tân thấy chán cái tờ báo tiếng nói Băc Kỳ Di Cư này quá, nên nói với Như Phong Vương Tân xin nghỉ. Như Phong bảo tiếc quá nhưng ông sang làm việc với ông Trần Văn Ân thì tốt thôi. 





Từ đó Vương Tân sang làm báo Đời Mới với Trần Văn Ân. Tuy bỏ Tự Do nhưngVương Tân vẫn liên lạc với Như Phong và rất thích khi thấy Như Phong với bút hiệu Lý Thắng viết trường giang tiễu thuyết Khói Sóng. Như Phong là người thân với bác sĩ Trần Kim Tuyến và giúp Trần Kim Tuyến gầy dựng sở Nghiên Cứu Chánh Trị từ đâu tới cuối. Nhưng năm 1960 báo Tự Do ra số xuân Canh Tý Như Phong xin được họa sĩ Nguyễn Gia Trí bức tranh Chuột với Dưa Hấu về làm bìa báo đã khiến báo bị tịch thu cả tòa soạn. Sở dĩ xẩy ra cớ sự vì bức tranh họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ chuột với dưa hấu. Lật ngược bức tranh thì quả dưa hấu bửa đôi là bản đồ Việt Nam. Mặt mấy con chuột giống y chang mặt anh em ông Ngô Đình Diệm. Bị cảnh sát bắt Như Phong Lê Văn Tiến tuy thoát nạn nhưng cũng giã từ báo Tự Do. Và bắt đầu một phiêu liêu chánh trị mới với đám tướng trẻ. Như Phong Lê Văn Tiến là người cùng với luật sư Đinh Trịnh Chính làm dự án đưa các tướng trẻ lên cầm quyền.và tham gia chính phủ Nguyễn Cao Kỳ với tư cách ủy viên hành pháp. Nhưng ngày 30 tháng Tư năm 1975 Như Phong Lê Văn Tiến lại kẹt ở Saigon. Khi gặp Vương Tân tại phòng giam Công An Cộng Sản ở đường Trần Hưng Đạo, Như Phong Lê Văn Tiến nói tối 29 tháng tư luật sư Chính còn cho xe lại đón Như Phong xuống tầu của ông đậu tại bến Bach Đằng nhưng Như Phong đã không đi vì quyết ở lại để thực chúng những điều ông nghiên cứu về Cộng Sản và bây giờ ông thỏa mãn.


Vào tù cộng sản Như Phong được đích thân Mai Chí Thọ giám đốc công an Saigon thẩm vấn. Như Phong nói với Mai Chí Thọ các ông đang kẹt với Bắc Kinh vì chiếm miền Nam, rồi các ông còn kẹt hơn nữa. Các ông bắt văn nghệ sĩ là lầm. Bắt nhà thơ Vũ Hoàng Chương làm gì. Ông Vũ Hoàng Chương ung thư sắp chết thả ra đi để khỏi mang tiếng muôn đời. Các ông bắt nhà báo Trần Việt Sơn cũng vậy. Ông ấy ung thư sống có mất tháng nữa, để chết trong tù mang tiếng. Mai Chí Thọ nghe lời Như Phong Lê Văn Tiến nhưng bỏ tù Như Phong LêVăn Tiến. ( Lê Thị Huệ. Phỏng vấn nhà báo, nhà thơ Vương Tân.Kỳ V,

http://www.gio-o.com/Chung/VuongTanPhongVan5.htm )



Bùi Kiến Thành kể công lao phò Diệm Nhu và cái nhìn xa thấy rộng của ông. Ông là một nhà kinh tế chuyên chuyển ngân cho họ Ngô và chỉ đường mách lối việc cướp sống nhật báo Tự Do.



Tôi bên cạnh ông Diệm suốt ngày mà! Khi tôi về tại Dinh Gia Long ngày 23 tháng 8 đó ăn cơm trưa với ông Diệm và một số Bộ trưởng, Tổng trưởng, có những nhân hào nổi tiếng của Việt Nam như ông Phạm Duy Khiêm, Bác sĩ Bùi Kiến Tín, Nguyễn Văn Châu… chúng tôi hết sức khẩn thiết làm bất cứ việc gì để ổn định tình thế, tôi ở suốt ngày suốt đêm trong dinh một thời gian rồi sau đó tôi mới dời ra ngoài. Sau khi bố trí lại thì ngày nào đêm nào tôi cũng vào trong dinh để mà làm việc với Thủ Tướng rồi Tổng thống Ngô Đình Diệm.[...].Tất cả những chuyện thâm cung bí sử, khó khăn trong thời kỳ tháng 8 tháng 9 tới tháng 12 năm 1954 thì thật sự hội lại chỉ có 4 người trong Dinh Gia Long thôi: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Bác sĩ Bùi Kiến Tín và Bùi Kiến Thành. Chúng tôi bàn với nhau cái gì cần phải làm. Làm sao nắm được quân đội, làm sao đối kháng với Bình Xuyên, làm sao giải tỏa được thành phố Sài Gòn xây dựng lên một chính quyền được nhân dân ủng hộ.[...]. Xây dựng được tờ báo Tự Do là việc tôi hết sức thú vị. Tôi nói với Thủ tướng mình cần có cơ quan ngôn luận tự do. Tờ báo đó được Bác sĩ Bùi Kiến Tín, lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thông tin, ký giấy phép. Tôi tập hợp những nhân sĩ ở Bắc Hà vào làm trong đó có Tam Lang, có Đinh Hùng, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Vũ Khắc Khoan …làm ban biên tập để cho tờ báo Tự do có tiếng nói tự do trong thời kỳ hết sức khó khăn như thế. Chỉ có tờ báo Tự do lúc ấy là thực sự nổi tiếng, có tiếng nói tự do trong một khung cảnh rất khó khăn và để chống lại những tờ báo thiên Pháp hay thân các chế dộ trước kia của Sàigon và những đài phát thanh khi đó tại Sài Gòn theo phe quân đội chửi bới Ngô Đình Diệm suốt ngày. [...]. Tờ Tự Do là nguồn dư luận rất tốt trong thời kỳ đó, trong chánh thể đệ nhất cộng hòa.


(RFA pv ông Bùi Kiến Thành: Tại sao phải giết TT NĐ Diệm? http://hieuminh.org/2015/10/31/rfa-phong-van-ong-bui-kien-thanh-tai-sao-phai-giet-tt-diem/



Ông công nhận nhật báo Tự Do nổi tiếng nghĩa là nó  có danh cho nên ông thèm thuồng mà tính kế chiếm đoạt, Ông kinh tế giỏi chuyển tiền ra ngoại quốc thoải mái mà tài nghề  khác cũbng giỏi. Thế là tờ nhật báo Tự Do có uy tín nhất thời đó đã lọt vào tầm ngắm của Bùi Kiến Thành, và họ Ngô Họ phải chiếm lấy tờ Nhật báo Tự Do cho dù tờ báo này là tờ chống cộng bởi vì tờ báo này có danh!

Trong khi cộng sản thi hành đảng độc tài tòan trị thì họ Ngô thực thi gia đình trị. Trần Chánh Thành ở Cộng sản về đem tất cả kiến thức, kinh nghiệm cộng sản giúp nhà Ngô thực hiện độc tài gia đình tri. Cộng sản chú trọng tuyên truyền ý thức hệ, nắm chặt việc kiểm soát tư tưởng trong mặt trận chính trị văn hóa thì họ Ngô cũng nắm lấy hội Văn Bút Việt Nam, nơi đây có hai tướng trường kỳ trấn giữ là LM Thanh Lãng và Phạm Việt Tuyền. Về báo chí thì có Phạm Việt Tuyền,, Hà Thượng Nhân nắm nhật báo Tự Do. Nhưng họ Ngô không thể tàn bạo và ác liệt như cộng sản cho nên đám văn nghệ sĩ coi khinh cụ Diệm, bà Cố......



Bùi Kiến Thành nói ông xây dựng tờ báo Tự Do là sai.

Nhật Báo Tự Do là do dân Bắc kỳ di cư thành lập, chứ không phải do Bùi Kiến Thành, Ngô Đình Như thành lập.

Cấp giấy phép và xây dựng tờ báo là hai việc khác nhau. Hơn nữa năm 1954, nhật báo Tự Do chưa có tiếng để cho Tổng Thống phủ quan tâm dòm ngó, thèm thuồng. Phải đến khoảng 1956, nhật báo Tự Do nổi tiếng, Bùi Kiến Thành xúi họ Ngô cướp đoạt.Họ tiến hành hai bước. Trước là đấu văn sau là đấu võ. Họ đầy Hùnh Văn Lang ra đấu văn. Huỳnh Văn Lang đứng ra điều đình mua nhật báo Tự Do nhưng Tam Lang không đồng ý. Tạ Quang Khôi viết:

Một hôm ông Tam Lang sai tôi đến một building ở đường Bà Huyện Thanh Quan để gặp một đại diện của nhóm Ngân hàng. Nhóm này có ý định lấy tên báo Tự Do để ra một tờ báo riêng cho nhóm họ. Điều kiện duy nhất của ông Tam Lang là nhóm Ngân Hàng dùng lại cả tòa soạn của Tự Do cũ. Nhưng nhóm này từ chối. Thế là việc cộng tác không thành. Sau đó, nhóm Ngân Hàng xuất bản tờ nguyệt san Bách Khoa. Tờ báo này có rất nhiều uy tín trong giới văn học.(Ibid)




Vương Tân



Huỳnh Văn Lang chỉ đứng sau Ngô Đình Nhu, Bùi Kiện Thành đứng xa Huỳnh Văn Lang vì lúc đó không ai nói đến Bùi Kiến Thành. Huỳnh Văn Lang tích cực phò Ngô, cũng theo chiều hướng của Bùi Kiến Thành lấy nhật báo Tự Do làm cơ quan ngôn luận của nhà Ngô. Tại sao ông không lấy tên báo là Cần Lao, là Nhân Vị hay Ngô Gia Tạp Chí mà là Bách Khoa? Lại nữa, tờ Bách Khoa là tạp chí Tả pín lù, sao không chuyên ngành chống cộng? Hoặc là ý kiến Huỳnh Văn Lang đã bị cấp trên bác bỏ vì họ đã cướp được nhật báo Tự Do rồi thành ra Huỳnh Văn Lang lỡ bộ. Hoặc là Huỳnh Văn Lang cũng có máu văn nghệ, muốn làm chủ bút nên lập riêng Bách Khoa cho mình?

Tạp chí Bách Khoa ra đời năm 1957, như vậy cuộc điều đình mua nhật báo Tự Do phải xảy ra năm 1956. Và việc cướp đoạt báo Tự Do cũng xảy ra trong khoảng 1956.


Lúc bấy giờ Sài gòn lộn xộn, dân chúng đồn ầm lên là họ Ngô cướp báo Tự do rồi để cho Phạm Việt Tuyến, Kiều Văn Lân làm chủ. Nhất là sau 1963, việc này trở nên công khai trên các báo chí và quán cà phê. Tại sao Tạ Quang Khôi, Thế Phong là những nhà báo khá tiếng tăm lại không biết gì về việc này?

Lúc này, báo chí đóng cửa rồi mở cửa, và thay đổi chủ nghiệm, chủ bút là chuyện thường. Hơn nữa họ Ngô khôn ngoan chỉ loại trừ Tam Lang và vài người chủ chốt, trong khi đó vẫn lưu dụng các vănb thi sĩ cũ để che đậy việc thay bậc đổi ngôi trong nhật báo Tự Do. Tạ Quang Khôi viết về việc này:

Ông Như Phong vẫn làm thư ký tòa soạn, ông Nguyễn Hoạt vẫn là một nhân viên tòa soạn. Ông còn viết thêm mục “Chuyện Hàng Ngày” với bút hiệu Hiếu Chân. Mục này được đổi tên là “Nói Hay Đừng”. Ngoài Hiếu Chân còn hai người nữa cũng viết trong mục này, là nhà văn đường rừng Tchya Đái Đức Tuấn. Bút hiệu của ông trong “Nói Hay Đừng” là Mai Nguyệt. Người thứ ba là Phạm Xuân Ninh, tức Hà Thượng Nhân, với bút hiệu Tiểu Nhã. Ông nói lái “Nói Hay Đừng” thành “N… Hay Đòi”. Mục này được độc giả rất hâm mộ vì lối viết sắc bén và châm biếm của các tác giả. Một lần, Mai Nguyệt viết một bài đụng chạm tới ông Cao Văn Tường, chủ tịch quốc hội. Ông Tường đòi trừng phạt báo Tự Do. Mai Nguyệt đã không sợ, còn viết thêm một bài, gọi ông Cao Văn Tường là “Cao Tặc” (đọc lái là C.. Tao). Câu chuyện tưởng sẽ nổ lớn, nhưng nhờ có sự dàn xếp khéo léo của bác sĩ Trần Kim Tuyến mà được êm thắm. (Ibid)


Các nhà văn viết về nhật báo Tự Do, có vài chỗ không nhất thống.

(1). Nhật báo Tư Do phải đình bản và một số nhà báo bị bắt giam. Sau đó Phạm Việt Tuyền lên thay.

Thụy Khuê viết:

Tháng giêng năm 1956, Tự Do bị đưa ra toà vì hai bài xã luận của Nguyễn Hoạt đả phá khiá cạnh tiêu cực của chính quyền và những tranh biếm họa của Phạm Tăng chế giễu bà Nhu và chế độ. Phạm Tăng được trắng án, nhưng Nguyễn Hoạt và Mặc Thu bị tù ba tháng. Ít lâu sau Tự Do đình bản. (Ibid)


Thế Phong cũng nói như vậy:
Sau 1956, chủ nhiệm mới Phạm Việt Tuyền, quản lý Kiều Văn Lân, nhóm này lập Cơ Sở Tự Do (Ibid)


Nhiều tài liệu nói sự kiện này xảy ra năm Canh tí (1960)

Năm Tí vẽ tranh chuột là hợp lý. Chưa thấy tài liệu nào nói rõ Phạm Việt Tuyền làm chủ nhật báo Tự Do năm nào.

(1). Bài phỏng vấn Vương Tân của Lê Thị Huệ cho ta biết những chi tiết về nhật báo Tự Do:

+ Vương Tân nói việc này xảy ra năm canh tí 1960 và Như Phong Lê Văn Tiến phải đi trong khi Tạ Quang Khôi nói Như Phong Lê Văn Tiến ở lại.

Như Phong là người thân với bác sĩ Trần Kim Tuyến và giúp Trần Kim Tuyến gầy dựng sở Nghiên Cứu Chánh Trị từ đâu tới cuối. Nhưng năm 1960 báo Tự Do ra số xuân Canh Tý Như Phong xin được họa sĩ Nguyễn Gia Trí bức tranh Chuột với Dưa Hấu về làm bìa báo đã khiến báo bị tịch thu cả tòa soạn. Sở dĩ xẩy ra cớ sự vì bức tranh họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ chuột với dưa hấu. Lật ngược bức tranh thì quả dưa hấu bửa đôi là bản đồ Việt Nam. Mặt mấy con chuột giống y chang mặt anh em ông Ngô Đình Diệm. Bị cảnh sát bắt Như Phong Lê Văn Tiến tuy thoát nạn nhưng cũng giã từ báo Tự Do. [...].. Phải nói một cách công bằng tờ Tự Do do Phạm Việt Tuyền và Như Phong Lê Văn Tiến làm lại có chất lượng hơn thời ký đầu, nhất là mục Nói Hay Đừng do bộ ba Hiếu Chân, Mai Nguyệt, Tiểu Nhã xa luân chiến. Tên mục làm bà Ngô Đình Nhu nổi giận vì có kẻ “nói lái” bẩm bà nó chửi xéo bà rồi Tchya móc Phó Chủ Tịch Quốc Hội Cao Văn Tường là Cao Tặc[nói lái rất tục và hỗn] rồi vụ tranh bìa báo xuân Canh tý [1960] * của họa sĩ Nguyễn Gia Trí khiến cả tòa soạn bị bắt nhốt trừ Như Phong Lê Văn Tiến và Phạm Việt Tuyền. Kết quả Phạm Việt Tuyền bị mất chức chủ nhiệm về tay Kiều Văn Lân.(Lê Thị Huệ, Ibid)


+ Theo Vương Tân, lúc Ngô Đình Diệm cải tổ chánh phủ ngày 10.5.1955, ông Trần Chánh Thành đảm nhiệm chức vụ Tổng Trưởng Thông Tin, Tam Lang nộp đơn xin đành bản nhật báo Tự Do và các nhà báo chửi Trần Chánh Thành kết quả báo bị Trần Chánh Thành đóng cửa. Như vậy Phạm Việt Tuyền có thể làm chủ nhiệm nhật báo Tự Do trong khoảng 1956.



(2). Theo Đỗ Mậu, năm 1960 khi An Ninh Quân Đội đập phá nhật báo Tự Do và vây bắt các nhà báo thì họ bắt được các ông Như Phong, Phạm Việt Tuyền, và Kiều Văn Lân (hai ông Tuyền và Lân hiện ở hải ngoại). Cũng theo lệnh của ông Cố vấn thì ba ông này phải được giam giữ tại Sở An ninh Quân đội Quân khu Thủ đô.(Đỗ Mậu. Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Ch. IX)


Và cũng theo Đỗ Mậu, mục đich họ Ngô đưa Phạm Việt Tuyền làm chủ nhật báo Tự do là để gây uy tín cho chính quyền

Tờ Tự Do được ra đời để giải tỏa áp lực của một dư luận quốc tế đang lên án và đả kích nặng nề chính sách kềm kẹp báo chí gắt gao của chế độ Diệm. Vì vậy ông Ngô Đình Nhu và bác sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc sở Nghiên Cứu Chính Trị, bèn cho nhật báo Tự Do ra đời, ngụy trang đối lập nhằm cải chính dư luận của quốc tế và đóng vai trò giải tỏa ẩn ức cho quần chúng Việt Nam.
Nhật báo này do ông Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm và ông Kiều Văn Lân làm quản lý. Hai ông này đều là người Công giáo và lúc đó đang thật tâm ủng hộ chế độ. Một số các nhà văn và ký giả tên tuổi như các ông Như Phong, Hiếu Chân, Mặc Thu, họa sĩ Phạm Tăng được mời vào ban biên tập như là chủ lực của tờ báo. Ông Như Phong phụ trách viết quan điểm và tham luận, ông Hiếu Chân phụ trách mục “truyện phim”, ông Phạm Tăng, mục hí họa chính trị và thời sự.


Vì hoài bão muốn xây dựng một cuộc cách mạng xã hội tại miền Nam và tin tưởng vào sự đồng thuận của chính quyền, các ông Như Phong và Hiếu Chân (vốn là đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng) đã viết những bài có nội dung cổ xuý cho một quan điểm chống Cộng khôn ngoan và hiệu dụng hơn, phù hợp với hiện thực của xã hội miền Nam lúc bấy giờ; đồng thời các ông cũng công khai chủ trương đánh phá những biện pháp độc tài phản dân chủ để xây dựng sức mạnh cơ bản thật sự cho miền Nam.


Vào dịp Tết Canh Tý (đầu năm 1960), nhóm Tự Do cho ra số Xuân với bức hí họa đặc biệt ở trang bìa làm sôi nổi dư luận và đem thích thú lại cho độc giả cũng như đem tai họa lại cho nhóm chủ trương. Bức tranh bìa của tờ báo vẽ sáu con chuột háu ăn, nanh vuốt bén nhọn, đang tham lam tranh nhau gậm xới một trái dưa hấu đỏ trên bản đồ miền Nam Việt Nam. Nhìn bức hí họa, ai cũng có thể thấy được thâm ý của nhóm chủ trương và người họa sĩ đã có tài phản ánh trung thực tình trạng đất nước đang bị sáu anh em ông Diệm cầm quyền tranh nhau đục khoét tài nguyên quốc gia. Chuột là con vật tượng trưng cho tuổi Tý theo quan niệm tướng số học, mà tuổi của ông Diệm lại là tuổi Canh Tý. Chuột cũng tượng trưng cho thứ thú vật dơ bẩn, thường đi kiếm ăn về ban đêm (bất chánh), và thường mang lại bệnh tật cho loài người nên ai cũng ghê tởm muốn giết đi. Sáu con chuột trên bức hí họa rõ ràng ám chỉ sáu anh em nhà Ngô: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và vợ, Ngô Đình Luyện, và Ngô Đình Cẩn. Tờ báo Xuân Tự Do bán chạy như tôm tươi và Tết năm đó, mọi người gặp nhau, câu chuyện đầu môi là bức hí họa chuột. Nhưng trong lúc dân miền Nam hả hê với bức tranh chuột của báo Tự Do thì những kẻ chủ trương lại đang gặp tai họa. (Đỗ Mậu, Ibid)



Về vụ án , có lẽ các nhà văn đã lầm lẫn ghép các vụ thành một. It nhất có hai vụ xảy ra. Một vụ 1956 và một vụ 1960 tức vụ năm con chuột ăn quả dưa hấu.


Theo Thụy Khuê, Vương Tân, khi Trần Chánh Thành làm tổng trưởng Thông Tin thì đóng cửa nhật báo Tự Do vì bài báo của Hiếu Chân, và theo nhiều nhà văn, năm 1960, họ Ngô đập phá và bắt các nhà báo.

Chúng ta không thể đọc báo Tự Do ở các thư viện để biết ngày tháng năm Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm nhất báo Tự Do. Nhưng chúng ta thấy rõ việc họ Ngô cướp báo Tự Do của dân di cư là đúng sự thật . Họ Ngô đóng tuồng con sói vá chú cừu non của La Fontaine.Đó là Ngô gia dùng cái lý của kẻ mạnh, dùng bạo lực. Muốn ăn thiịt cừu, trước tiên phải khủng bố nó, kết tội nó. Do đó`,Trần Chánh Thành lấy một vài cớ nào đó, kết tội nhật báo Tự Đo, đóng cửa nhật báo Tự Do, it lâu, có lẽ chỉ vài tháng là ông có thể ký một giấy phép cho nhật báo Tự Do tục bản do Phạm Việt Tuyền chủ nhiệm và Kiều Văn Lân làm quản lý. Các nhà báo họ Ngô làm tin tức, viết bài, Phạm Việt Tuyền đứng ra mời các nhà văn, nhà báo danh tiếng hợp tác. Thế là xong cuộc đảo chính. Ngon ơ!


Bùi Kiện Thành nói rằng ông và thủ hạ nhà Ngô xây dựng tờ nhật báo Tự Do. Câu này cũng có phần đúng. Các ông xây dựng nó khi nó đã vào tay các ông chứ không phải xây dựng từ 1955 khi tờ Tự Do mới ra đời. Các ông nắm tờ Tự Do nhưng không nắm nổi tinh thần tranh đấu của dân di cư cho nên mới có vụ tranh Chuột. Các ông tự hào đã có nhật báo Tự Do trong tay, có quân đội, pháp luật cảnh sát, An Ninh quân đội thì cần gì phải phái binh đội bao vây, đập phá và lùng bắt? Chỉ ra lệnh đóng cửa tờ báo và đưa các nhà báo ra tòa là xong. Giết gà đâu cần dao mổ trâu? Hơn nữa lúc bấy giờ dù sao sao đi nữa, chính qưyền và nhà văn vẫn có liên lạc dù là không thân mật lắm. Buttinger, Trần Kim Tuyến, Như Phong, Vương Tân, Vũ Khác Khoan... đều quen biết, đặc biệt là Buttinger, Như Phong, Trần Kim Tuyến...đều là người quốc tế, sao phải nặng tay như thế?



Đỗ Mậu tỏ ra kinh trọng Như Phong, Hiếu Chân là những con người bất khuất của nhật báo Tự Do. Bùi Kiến Thành khoe khoang thành tích phò Ngô chống Cộng và chỉ trích người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam .

Ông phê bình các tướng lãnh đảo chánh làm theo lệnh Mỹ: để làm việc này là người Mỹ mà người đại diện cho Mỹ làm việc này là đại tá Conein, ngồi thường trực tại Bộ Tổng tham mưu để điều khiển mấy ông tướng kia thành ra tất cả bộ tham mưu lúc đó nghe theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, anh thấy có đau khổ chưa? (RFA pv ông Bùi Kiến Thành: Tại sao phải giết TT NĐ Diệm? http://hieuminh.org/2015/10/31/rfa-phong-van-ong-bui-kien-thanh-tai-sao-phai-giet-tt-diem/

Sao ông kêu than như vậy ? Khi mới về nước, các ông Diệm, Bùi Kiến Tín, Bùi Kiến Thành, Huỳnh Văn Lang há không phải nhờ tay CIA sao? Các ông còn nhớ hay quên Lansdale?

Chính ông nhờ tay CIA giúp tiền bạc, vũ khí và lực lượng quân sự Mỹ cho các ông mà bây giờ ông lại oán họ sao? Không có Mỹ làm sao có Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiến Tín, Bùi Kiến Thành? Ăn quả nhớ kẻ trồng cây chứ!


Nếu không lầm, nay ông cũng sống nhờ đế quốc Mỹ và tư bản đỏ đấy thôi! Chính nghĩa ở đâu? Tinh thần Dân tộc ở đâu?

Ông kết tội các tướng lãnh:

Do những ông tướng không nghiên cứu tình hình đất nước, do không hiểu lý tưởng, không hiểu được chính nghĩa như thế nào mà đi theo lời của nước ngoài để mà sát hại một tổng thống, tưởng mình làm được cái gì nhưng cuối cùng cũng đầu hàng cộng sản mà thôi chứ làm được gì đâu.


Cái tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản.
Đấy là cái tội của các anh làm cho bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải chết, đó là tội của các anh vì các anh không hiểu gì về chính trị, hữu dũng vô mưu, đưa đất nước đến chỗ suy tàn.



Luận chữ Trung, vua đầu hàng giặc, quan quân và dân chúng cũng phải đầu hàng giặc là trung hay sao? Pétain đầu hàng Đức, nếu ông là dân Pháp, ông theo Pétain hay De Gaule?

Ông xác nhận việc họ Ngô bắt tay với Việt Cộng và ông cũng như Nguyễn Văn Châu cho đó là việc mưu hòa bình.

Qua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp…qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẽ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và nó đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bán nước cho cộng sản, vì vậy anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản….

Những đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả, nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô Đình Diệm để cứu đất nước khỏi họa cộng sản...[...].Nếu chúng ta có cơ hội thì còn thương lượng được giữa miền Bắc với miền Nam, cũng như Tây Đức và Đông Đức có thể thương lượng với nhau. Chúng ta phải có nội lực có sức mạnh để mà thương lượng chứ không phải giao đất nước cho ngoại bang, giao cho Mỹ rồi đi đến chỗ chết.

Đó là tội của những người tự cho mình giỏi hơn người khác. Không thể nào một dân tộc một đất nước nào giữ được chính nghĩa của mình bằng cách bước theo những đội quân nước ngoài bắn phá làng xóm cả. Không thấy cái đó là mất chính nghĩa. Đầu óc các anh ở đâu mà anh vác súng đi theo người Mỹ vào trong làng xóm bắn giết dân chúng mình, như vậy là không thể được. Vì không thấy nên anh làm hại cả một thế hệ, làm hại cả một đất nước.(RFA pv ông Bùi Kiến Thành: Tại sao phải giết TT NĐ Diệm? http://hieuminh.org/2015/10/31/rfa-phong-van-ong-bui-kien-thanh-tai-sao-phai-giet-tt-diem/

Ông nói sai vì Đông Đức sụp đổ, Đông Đức phải thống nhất một cách hòa bình với Tây Đức . Đông Đức tan rã mà Tây Đức nhân đạo nên không có tắm máu và tù đày như Việt Nam. Còn ở ta, Bắc Việt có Nga Tàu, một mình ta không thể chống Nga, Tàu. Ông tin vào họ Ngô có thể sống chung với cộng sản ư? Nhiềư tin tức cho biết ông Diệm đã đươc phong Phó chủ tịch nước. Con nai có thể ôm hôn con cọp ư? Bắt tay với cộng . sản chỉ là một cách đầu hàng cộng sản, là phản bội quốc gia và phản bội đồng minh!

Sau 1975 mà ông không thấy cái gương bọn giải phóng bị giải tán khiến cho lũ Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Trần Thúc Linh, Nguyễn Văn Hảo, Lê Văn Hảo ..  Châu Tâm Luân...phải đào tẩu?

Và cũng sau 1975, ông không thấy các linh mục, các con chiên biểu tình chống Thiệu tham nhũng và đòi hòa bình đã tan mộng vàng. Họ tưởng lập công với cộng sản thì vẫn được đặc ân như thời Pháp thuộc! Nhưng ôi thôi, Tổng giám mục đỏ Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận , linh mục Hoàng Quỳnh, bà bác sĩ Nguyễn Thị Thanh... bị tù khiến cho cái đám Thiên Chúa giáo yêu nước bỏ chạy tán loạn ra nước ngoài...


Ông nói Ngô Đình Diêm không muốn Mỹ đến Việt Nam là không nói thật. Ai đưa Ngô Đình Diệm, Bùi Kiến Thành, Huỳnh Văn Lang về Việt Nam và ai đưa Mỹ vào Việt Nam ? Ông kết tội những ai theo Mỹ bắn giết người Việt Nam, tàn phá làng xóm Việt Nam. Ông nên để Việt Cộng nói câu này. Ông nói câu này mà không thấy ngượng mồm, ngượng miệng hay sao? Chính ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Trần Chánh Thành, Bùi Kiến Tín, Bùi Kiến Thành, Huỳnh Văn Lang ...đã cùng Mỹ tiêu diệt Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo, Đại Việt.. Sao ông hay quên thế nhĩ? Xem ra ông còn tệ hơn Nguyễn Cao Kỳ!


Hơn nửa thế kỷ trôi qua,nếu ông im lặng thì mọi người sẽ bỏ qua nhưng nửa thế kỷ qua, cho đến ngày 29-10- 2015, trả lời đài RFA, ông vẫn "hồ hởi phấn khởi ", lấy làm vui thú vi vì bọn bốn người của ông (Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Bác sĩ Bùi Kiến Tín và Bùi Kiến Thành) đã tiêu diệt giáo phái, đảng phái, giết hại các công dân vô tội đã theo phò tá họ Ngô như Tạ Chí Diệp, Hồ Hán Sơn, Nguyễn Bảo Toàn, Phạm Xuân Gia, Vũ Tam Anh ... và cướp đoạt tài sản dân di cư. Đó là những tội cướp của giết người, bất trung bất chính, bất nhân bất nghĩa. Về đạo đức, các ông phạm lời răn của Chúa, Phật công bình, nhân ái; về chính trị, các ông đã phạm tôi đầy dân về phía cộng sản.

Ông có biết hay không?  Có gì vui trong việc cướp đoạt nhật báo Tự Do?



NGUYỄN THIÊN-THỤ * MỐI TÌNH ĐẦU CỦA TẢN ĐÀ





MỐI TÌNH ĐẦU CỦA TẢN ĐÀ
NGUYỄN THIÊN-THỤ


Ngày xưa, chàng thi sĩ ấy đã yêu say mê và đã đau khổ. Năm Tản Đà mười chín tuổi, là tuổi chín muồi mộng mơ, khao khát, Tản Đà đã say mê một hình bóng giai nhân.

Năm này,năm 1907 là một năm quan trọng, đánh dấu một khúc quanh trong đời chàng thư sinh họ Nguyễn. Thân phụ Tản Đà là án sát Nguyễn Danh Kế mất sớm, mẹ lại bỏ đi theo nghiệp xướng ca, Tản Đà nương náu vào người anh cùng cha khác mẹ là phó bảng Nguyễn Tái Tích. Ông là anh nhưng cũng là thầy, là bậc quyền huynh thế phụ theo truyền thống xưa đã nuôi em ăn học. Năm này, ông Nguyễn Tái Tích từ Sơn Tây được bổ nhiệm về Hà Nội, làm ở cục Tu Thư. Tản Đà theo anh về Hà Nội.

Gia đình trọ ở Hàng Nón . Lúc bấy giờ Pháp đã muốn loại bỏ nho học. Chương trình mới gồm chữ nho, quốc ngữ và Pháp văn và đang bắt đầu thí nghiệm với những trường kiểu mẫu . Hàng ngày Tản Đà theo học trường Quy Thức ( École Modèle), đường Gia Ngư :

" Quảng oai vừa trải bốn xuân dư,
Xuân mỗi ngày cao, học cũng như
Cuối xuân mười chín ra Hà Nội,
Học trường Quy Thức đường Gia Ngư.[1]"

Con đường từ nhà đến trường đã trở thành con đuờng hoa mộng. Hàng ngày đến trường, chàng thư sinh họ Nguyễn phải đi qua phố hàng Bồ. Đấy là lối vào Thiên Thai, là con đường tình sử của một chàng thi sĩ tuổi đương thì ! Tất cả tâm hồn chàng đều để cả vào một gian hàng sách mà lúc bấy giờ người ta cũng gọi là hàng tạp hóa , ở "số nhà hơn hai mươi về giẫy bên lẻ có một người con gái ngồi bán hàng tạp hóa" [2].

Đó là một giai nhân mày ngài mắt phượng, đã làm điên đảo tâm hồn thi nhân. Những ngày đó thật thơ mộng,thật đẹp đẽ! Ngôi nhà của người yêu đã trở thành một thiên đường diễm ảo cho kẻ tình si! Trừ những ngày mưa gió bão bùng, không một ngày nào Tản Đà không đi qua ngõ ngưòi yêu! Tản Đà viết :

" Mỗi buổi chiều tan học, ở Gia Ngư về hàng Nón, trừ phi giời mưa gió,thường tất phải đi quanh hàng Bồ"[3]
 
Có lẽ Tản Đà cũng như những chàng trai tình si thuở xưa yêu rất say đắm nhưng lại rất rụt rè, thầm kín :

" Ngó em không dám ngó lâu,
Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi.
[4]

Nhưng môt đôi lần, Nguyễn sinh lấy tất cả nghị lực, bước vào hàng sách, hỏi mua cây bút Tảo Thiên quân, vài thỏi mực Kiêu Kị ,vài thếp giấy hoa tiên để nhìn vào đôi mắt giai nhân, và đón nhận một nụ cười. . . Tâm trạng Tản Đà là tâm trạng của con người cuồng si. Phải chăng Tản Đà là thi nhân cho nên đam mê mạnh mẽ hơn người ? Hay đó là cái bệnh chung của những kẻ yêu mối tình đầu?

" Cái giống yêu hoa lạ lạ đời,
Mắt xanh chưa lọt đã mê tơi!
Chim trời cá nước duyên ai đó
Vía dại hồn khôn chết dễ chơi.
[5]

Thât ra chính trị, tôn giáo, văn hóa và tình yêu đều là chủ quan. Tại sao ta yêu người này mà không yêu người khác ? Đó là chủ quan. Khi yêu thì người ta yêu là đẹp nhất trần gian.

Tản Đà đã nói lên tâm trạng mình trong những ngày dông bão của đam mê :
"Không biết có phải là tuyệt sắc hay không, mà tự con mắt mình khi bấy giờ thời như ngoài người ấy không có ai là con gái. [6]

Có lẽ những khi ngồi bên án sách hay những đêm trường quạnh hiu, thi nhân đã luôn nhớ tưởng hình bóng giai nhân:

" Quái lạ làm sao cứ nhớ nhau,
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu.
Bốn phương mây nước , tình đôi ngả,
Hai chữ tương tư, một gánh sầu
.[7]

Tình yêu của những lớp người xưa khác với tuổi trẻ ngày nay. Ngày nay người ta yêu chỉ để mà yêu. Ái tình và hôn nhân là hai chuyện khác nhau. Ngày xưa, người ta yêu là muốn đi đến hôn nhân. Tản Đà đã mơ ước cùng giai nhân kết tóc xe tơ trăm năm đầu bạc :

" Chắp đôi tay anh vái lạy ông Hoàng thiên,
Sớm sai ông nguyệt lão để xe duyên cho chúng mình.
Dù duyên, dù nợ, dù tình,
Lòng anh đây đã quyết thời cô mình cũng phải nhất tâm.
Ở đời, em ơi, được mấy tri âm
![8]

Và :
" Ai xui anh lấy được mình,
Để anh vun xới ruộng tình cho xanh.
Ai xui mình lấy được anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
[9]

Quá si mê người thiếu nữ hàng Bồ, Tản Đà quyết định đi đến hôn nhân cho dù lúc đó Tản Đà chỉ là một bạch diện thư sinh. Người con gái đó là ai mà Tản Đà yêu ghê gớm đến thế ? Nàng là ái nữ của Đỗ Thận tiên sinh, một nhân sĩ lừng danh của Hà thành lúc bấy giờ mà báo Phong Hóa của Nhất Linh đã nhiều lần đề cập. Theo ông Nguyễn Mạnh Phưởng ( con trai cụ phó bảng Nguyễn Tái Tích, gọi Tản Đà bằng chú ) , ông Đỗ Thận là một nhà nho khôn ngoan, lại có óc kinh doanh. Ông ra làm ký lục cho Pháp, được Pháp tin cậy. Ông mở hiệu sách Cẩm Vân Đường và giao cho hai cô con gái lớn trông coi. [11]

Theo Hồ Đình Chử, ông Đỗ Thận có bốn gái, hai trai. Cô gái đầu lòng là Đỗ thị Thăng ( đối tượng của Tản Đà ) , cô thứ nhì là Đỗ thị Thi, cô ba là Đỗ thị Phúc, cô tư là Đỗ thị Thảo.Một người con trai mất sớm, một người tên là Đỗ Cầu.[10]

Theo ông Nguyễn Mạnh Bổng, Đỗ thị có "khổ mặt trái soan, da trắng, tóc dài, người nhỏ nhắn xinh tươi, có vẻ yêu kiều ngoan ngoản, ăn nói dịu dàng lễ phép dễ nghe, biết đọc chữ nho, chữ quốc ngữ - ngày xưa người con gái được thế là gia giáo đáng quý lắm, vì nữ học chưa mở mang.


Yêu Đỗ thị, Tản Đà bèn đem tâm sự trình bày với trưởng huynh nhưng không đuợc trưởng huynh chấp thuận. Tản Đà cho ta biết là ông phó bảng bảo rằng


"Nhà ta nghèo như thế, lấy đâu xe song mã mà cưới." [12]

Cụ bà Nễ Xuyên Nguyễn Thiện Kế, nhũ danh Nguyễn Thị Hiền , chị ruột Tản Đà nói với chúng tôi rằng cụ phó bảng bảo :" Quan viên Hà Nội , nhà nghèo dây sao được!"
Theo Hà Xuân Tế, " vì cảnh nhà thanh bạch cho nên ông anh không tính đến sự hôn thú ở nơi thành thị, mà câu chuyện bỏ qua không nói đến." [13]

Theo ông Nguyễn Mạnh Phưởng, ông bảng bảo :
'Tao không làm bạn với ký lục.'

Tại sao ông Nguyễn Tái Tích không tán thành việc hôn nhân của Tản Đà ? Ta có thể chia các ý kiến trên thành hai: Ý kiến thứ nhất là gia đình Tản Đà nghèo. Ngày xưa, người Hà Nội có tục thách cưới cao. Ông bảng là một người thuộc ngành giáo chức, tất nhiên là thanh đạm. Ngày xưa , giữa nho gia và phú thương thường có nhiều xích mích . Cuộc hôn nhân với gia đình Đỗ Thận quả thực gây nhiều điều khó khăn về tài chánh cho gia đình họ Nguyễn, một gia đình đã phá sản vì thời cuộc!

Ý kiến thứ hai do ông Nguyễn Mạnh Phưởng thuật lại ,là do giai cấp và chính kiến bất đồng. Hai ý kiến đó đều đúng cả , nó diễn tả những khía cạnh khác nhau của một vấn đề. Sự thực, ông Nguyễn Tái Tích vừa tự ty lẫn tự tôn. Một mặt, ông tự ty vì nghèo. Một mặt ông tự tôn vì gia đình trâm anh thế phiệt, đời đời khoa bảng.Ông cũng tự tôn vì ông yêu nước, không làm việc cho Pháp. Quá say mê người đẹp, Tản Đà đã làm trái ý trưởng huynh.

Tản Đà đã nhờ một người bạn đồng canh lo việc mối manh. Và nhà gái đã đồng ý.

Việc này cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Tản Đà viết :
'Tấm lòng ao ước, ngỏ cùng một người anh em bạn học đồng canh. Người bạn đi nói giúp việc mối, cứ như bên nhà người con gái, thời việc có nhẽ đã xong[14]

Theo bà Nễ Xuyên, chính quan huyện Móm, tức phu quân của bà vì thương em vợ mà đứng ra lo việc tiếp xúc với nhà gái. Nguyễn Mạnh Bổng cũng cho biết chính ông Nguyễn Thiện Kế đến nói với quan phán Đỗ. Khi về, ông anh rể thuật lại:

" Ái khanh cùng nghiêm phụ chỉ muốn được chồng, được rể thi đỗ cử nhân, ra tri huyện mà thôi" [15]

Đó là một lời khuyến khích hay một điều kiện ? Nếu đó là một điều kiện thì rất đơn giản nhưng không dễ thực hiện. Nhưng khó là đối với ai kia chứ đối với Tản Đà thì hạnh phúc ở trong tầm tay! Tản Đà là một người văn hay chữ tốt, xuât thân gia đình khoa hoạn, lại được anh là phó bảng Nguyễn Tái Tích đào luyện. Mông khoa danh ắt hẵn thành tựu. Mai đây, chàng sẽ thi đỗ, sẽ cùng người đẹp sánh duyên giai ngẫu.

Đời người con trai ngày xưa là chú trọng khoa cử, trọng sự nghiệp. Tình yêu là phụ.

"Trai thì đọc sánh ngâm thơ,
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Mai sau nối được nghiệp nhà,
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân.
" [16]

Nhưng Tản Đà không chú trọng sự nghiệp. Đối với Tản Đà, tình yêu là chính. Sự nghiệp chẳng qua là điều kiện để chinh phục người đẹp. Nói cách khác công danh chỉ là phương tiện để thực hiện cứu cánh tình yêu. Tản Đà cũng như vị tướng quân xông pha trận tiền giết giặc không phải để cứu nước, không phải để lấy ấn phong hầu, mà chỉ vì nụ cười giai nhân. Hàng ngày, Tản Đà ngâm bài cổ thi sau đây, và bài này đã nói lên tâm hồn Tản Đà lúc này :

"An đắc tỳ hưu thập vạn binh,
Hổ lang sào huyệt nhất thời bình.
Quy lai bất sách phong hầu ấn,
Chỉ hướng quân vương mịch ái khanh
."

(Sao được anh hùng mươi vạn binh,
Hổ lang hầm tổ dẹp tan tành.
Khi về chẳng lấy phong hầu ấn,
Chỉ đến thềm vua xin ái khanh.) [17]

Chính Tản Đà cũng thú thực rằng việc thi cử chính là do tình yêu : "Mục đích sự học ở khoa cử, tiền đồ khoa cử có quan hệ với tình duyên." [18] .Nhưng rồi trời chẳng chiều người! Con người tài giỏi thơ văn như thế lại thi hỏng khoa thi nhâm tí ( 1912) tại thành Nam . Tản Đà trở về Hà Nội, đi qua phố hàng Bồ mong gặp giai nhân cho đỡ u sầu . Nhưng Tản Đà xiết bao cay đắng khi thấy nhà người yêu pháo nổ rền vang trong ngày vu quy! Hỏi rõ ngọn nguồn, Tản Đà mới biết Đỗ thị" sắp sửa bước lên xe song mã để về làm dâu một nhà quan huyện." [19]

Tản Đà vô cùng đau đớn. Tản Đà bị hai thất bại cùng một lần: Đại đăng khoa hỏng mà tiểu đăng khoa cũng mất luôn. Tản Đà cất lên tiếng than oán não nuột:

" Cử tú không mà rể cũng không,
Còn đeo áo đoạn để ai trông.." [20]

Cụ bà Nễ Xuyên đã đọc cho chúng tôi nghe bài thơ của Tản Đà sáng tác lúc này :

Điều đâu sét đánh vỡ giời vang,
Thằng bé đương mê tỉnh dậy nhoàng.
Hỏi chú thiên lôi đâu chạy lại,
Từ bà huyện Thủy bắn tin sang.
Một dao tầm sét tan hồn phách,
Mãy mối tơ tình đứt dọc ngang.
Ông Nguyệt bỏ nhau tìm nẻo trốn,
Trăm năm mở mắt vẫn mơ màng."


Tản Đà thấy rõ cuộc đời hư ảo, tất cả chỉ là giấc mông kê vàng . Tản Đà đã nuôi bao mộng đẹp nhưng cuối cùng thành hư không:

"Người trong mộng, niềm nguyện mong, giục xui lòng: rõ ràng đôi lứa, phụng thành song, thành song. Mừng tạo hóa chắp mối tơ hồng. Tỉnh giấc cô phòng, dậy thành không, thành không. Sự sắt cầm chiêm bao thành không." [21]

Trong nỗi đau khổ vì tình, Tản Đà đã hành động một cách liều lĩnh và tuyệt vọng.

Sau khi Đỗ thị lấy chồng, Tản Đà bỏ đi lang thang, rồi bỏ ăn bỏ uống, sống một cách điên cuồng, buông thả và hành hạ mình. Tản Đà bỏ lên Hòa Bình và than vãn :

"Vì ai cho tớ phải lênh đênh,
Nặng lắm ai ơi một gánh tình
!"[22]

Sau Tản Đà lên chơi chùa Non Tiên, làm văn tế Chiêu quân. Tế Chiêu Quân là khóc Đỗ thị, là thương tiếc một giai nhân đã bỏ phí đời xuân về nơi mọi rợ :

"Má hồng để tiếc cho ai,
Đời người như thế có hoài mất không?
Khóc ai nước mắt ròng ròng,
Xương không còn vết, hận không có kỳ.
[23]

Sau khi từ giã Non Tiên, Tản Đà về ở ấp Cổ Đằng ( quận Tùng Thiện, Sơn Tây ) của cụ Nguyễn Danh Kế.Tại đây Tản Đà càng chán nản cực độ.Tản Đà muốn tịch cốc tu tiên để lánh trần tục mà đi về cõi cực lạc. Tản Đà viết :

" Cái bụng chán đời đến cực điểm, quyết mong tịch cốc để từ trần. Tiếc không nhớ bắt đầu từ ngày nào thôi sự ăn cơm, chỉ khát không chịu được.. . còn phải uống nước. Ba hôm như thế sầu khổ không thể chịu được nữa, thời lại phải uống rượu. Rượu uống cũng uống xuông, mà uống đến thật say. Nguyên đã ba hôm không ăn, trong bụng hư không, lại một phen say rượu mê ly, thành ra tự đãy về sau, khác hẳn tự đãy về trước. Bụng không biết no, biêt đói, người không biết vui biết buồn , cứ chỉ mỗi ngày một bữa rượu, hoặc uống xuông, hoặc ăn một đĩa rau rưa nhỏ con, xong rồi đem chõng ra nằm ở dưới cây ngọc lan, nghe những con chim kêu trên cành cây, hoặc là xem những đám mây đi trên giời, con chim bay trên không, xem kết cục đến đâu là hết.[24]

Chính Tản Đà cũng công nhận rằng lúc bấy giờ mình đã mắc bệnh khủng hoảng tinh thần:
"Trong khi đó tự lấy làm phóng dật thanh cao nhưng thực đã gần ra tâm tật vậy" [25]

Càng tuyệt vọng, càng đau khổ ,Tản Đà sinh ra oán thán mọi người. Việc đầu tiên là trách gia đình không chu toàn hôn sự nên mới có chuyện thất bại ở hàng Bồ như thế.[26]

Điều này kể ra cũng đúng. Nếu ông Nguyễn Tái Tích đến thăm viếng đôi lần có lẽ nhà gái cũng vui vẻ và tin tưởng. Sự vắng bóng , sự lạnh lùng của ông Nguyễn Tái Tích đã làm cho nhà gái bực tức. Nhưng điều này e chỉ đúng một phần. Sự thực là do Tản Đà. Nhà gái đã nói rõ điều kiện của họ là muốn Tản Đà thi đỗ cử nhân, ra tri huyện. Tản Đà không hội đủ điều kiện này, lẽ dĩ nhiên, nhà gái phải nhận lời cầu hôn của một người khá hơn.


Người đó là Nguyễn Văn Đồng, con quan huyện Thanh Thủy, sau này làm việc cho Thống sứ Bắc kỳ. Dù ông Nguyễn Tái Tích có lui tới săn đón , chưa chắc họ đã thiết tha con người thất bại Tản Đà. Thứ hai là trách tình nhân phụ bạc, tham danh, tham danh, tham lợi:

-" Trách ai đánh đá nung vôi,
Trách ai ngả gỗ trên đòi đốt than.
Làm cho vôi trắng than đen,
Cho lòng đen bạc thế gian lắm người
.
" [27]

-"Đa tiền mới đa tình,
Ít tiền son phấn khinh
" [28]

Ngày nay, người ta có thể nói tình yêu của Tản Đà là tình yêu đơn phương, vì giữa hai ngưòi không hề có việc hẹn ước dưới đêm trăng trong vườn Thúy, hay thư từ trao đổi theo dòng lá thắm , cho nên Tản Đà không thể trách người bội bạc. Người ta phải vâng lời cha mẹ mà thôi! Nhưng ngày xưa , việc hẹn biển thề non là ít, còn phần lớn do cha mẹ quyết định. Ý kiến cha mẹ cũng là ý kiến của người con gái. Khi nhà gái hứa hẹn có nghĩa là bản thân người con gái đã bằng lòng. Và khi bên gái bỏ lời ước hẹn có nghĩa là người con gái phụ tình.

Dầu sao thì đây cũng là một sự khước từ vì Tản Đà thiếu điều kiện. Điều này cho phép Tản Đà than van tình đời tham phú phụ bần ! Tản Đà giận Đỗ thị, giận luôn việc thi cử ! Tản Đà mượn lời Ngọc hoàng thượng đế để bênh vực cho nỗi đau khổ của mình:

"Vì chi một sự khoa danh nhỏ mọn đến nỗi con bỏ chồng, thằng rẫy vợ. . . Một sự thi cử ở trần gian sinh ra hại đến luân thường như thế, thời thôi từ nay bỏ hẵn đi." [29]

Và trong đau khổ, Tản Đà nảy sinh tâm lý ghen ghét, đố kị kẻ tình địch. Trong thi ca, Tản Đà châm biếm chồng Đỗ thị theo dạng những câu tục ngữ ,ca dao Việt Nam . Hàng ngày Tản Đà ngâm nga :

"Chị Hằng ơi, chú cuội ,
Con cú nọ cành mai.
Thương ai mà lại tiếc cho ai
" [30]

Và Tản Đà đã ám chỉ người chồng của Đỗ thị, ông Nguyễn Văn Đồng, người to béo, da đen, trong bài thơ sau:

Sợi tơ hồng ai khéo xe duyên,
Treo tranh tố nữ đứng bên anh tượng đồng.
Chị em ơi ba bảy đường chồng
[31]. ..

Bài văn dưới đây cũng được sáng tác trong mục đích " trả thù tình địch" một cách xa xôi, kín đáo:

" Thằng người ngây với con ngựa hay , chẳng phải duyên cũng không phải nợ. Con ngựa hay để thằng ngây cưỡi, cũng không nên trách thân mà lại giận giời. Ai ơi, nghĩ đi mà xem, nghĩ lại mà xem. Thế gian được vợ hỏng chồng, cũng như thế đó. Cán cân tạo hóa, so đi nhắc lại, có mây khi nhầm ![32]

Khoảng 1913-1914, Tản Đà đã vẽ một bức tranh đem dự triển lãm tại ngân hàng Trung Hoa tại phố Trường Tiền, Hà Nội. Bức tranh này vẽ con cóc đậu trên một cành lan , bên cạnh đề thơ :

Con cóc mà đậu cành lan,
Cành ngô con phụng, thế gian đã thường.
Có ai thương cóc thì thương!
[33]

Và từ đây Tản Đà sinh ra chán đời. Trong thi văn Tản Đà ,sự yếm thế trở thành chủ đề chánh.
 
" Đời đáng chán hay không đáng chán,
Cất chén quỳnh riêng hỏi bạn tri âm?
" [34]


Trước tiên là buồn chán về đời mình thất bại :

" Hai khóa thi bay, mỹ nhân xuât giá
Thì đời đáng chán hay chưa đáng chán
?

Sự chán đời nghĩ lại bạn tri âm " [35]


Sau nữa là sầu nhân thế . Dưới con mắt Tản Đà, đâu đâu cũng xấu xa, đáng chán, đáng buồn.

Gió gió mua mưa đã chán phèo,
Sự đời nghĩ đến lại buồn teo.
Thối om sọt phẩn nhiều cô gánh,
Tanh ngắt hơi đồng lắm cậu yêu.
Quần tía đùi non, anh chiệc vỗ,
Rừng xanh cây quế chú mường leo.
Phố phường nghe có vui chăng tá?

Áo mũ, râu ria mấy đám chèo." [36]

Cái buồn chán của Tản Đà là buồn chán thường xuyên, nó lên cao độ trong thời thất vọng tình yêu.


" Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu. Mưa dầm là rụng mà sầu, giăng trong gió mát mà càng sầu, một mình tịch mịch mà sầu, đông người cười nói mà càng sầu., vắt tay lên trán mà sầu, đem thơ văn ngâm vịnh mà càng sầu." [37]


Làm sao để thoát khỏi nỗi buồn khổ trong tâm hồn ? Tản Đà đã tìm con đường siêu thoát.

" Gió hỡi gió, phong trần ta đã chán,
Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong."[38]

Và :

"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió cùng mây thế mới vui.
" [39]

Đau khổ vì mộng ban đầu , Tản Đà xây dựng những thế giới mộng như Giấc Mộng Con với khuôn mặt người tình lý tưởng Chu Kiều Oanh. Những Vân Anh, Người tình nhân không quen biết. . .đều là phó bản của Đỗ thị ngày xưa.

Mọi sự sẽ thay đổi theo thời gian. Tình yêu cũng vậy. Một số thi nhân sau khi yêu hoặc tình yêu đổ vỡ đã có những cái nhìn khác nhau về quá khứ. Một số dù bao lâu vẫn giữ gìn kỷ niệm cũ và coi đó là một gia bảo của cuộc đời mình. Chính Tản Đà cũng nói rằng mình là một người yêu chung thủy :

" Nghìn dặm dám quên tình lúc ấy,
Trăm năm còn nhớ chuyện ngày xưa
"[40]

Nhưng thực tế thì khác hẳn! Thế giới là biến chuyển và tâm lý con người biến động từng sát na ! Con người phút trước và con người phút sau có thể khác nhau xa. Nhìn lại quá khứ bao giờ ta cũng bình tĩnh và khách quan hơn. Ra khỏi cơn đam mê, Tản Đà là con người lý trí. Tản Đà đã thấy mối tình Đỗ thị không còn hương sắc ban đầu mà chỉ còn dư vị đắng cay của những ngày đông giá. Tản Đà nhìn quá khứ bằng con mắt của người tỉnh mộng, cho mình là đã dại khờ trong tuổi thanh xuân yêu mù quáng, yêu sai lầm:

" Cái mê vô ích mà mê dại.!
Mê dại mê mê chẳng mãi thôi
" [41]

Cũng như bao thi nhân trăm năm trước và ngàn năm sau, thuở thiếu thời Tản Đà đã yêu say mê, yêu điên cuồng. Tản Đã đã ôm ấp bao mộng đẹp nhưng rồi bao mộng ước đã biến thành ảo mộng thảm thương! Mộng khoa danh tan vỡ kéo theo sự sụp đổ của giấc mộng tình. Tản Đà đau khổ. Tản Đà điên loạn. Sau khi say men tình ,Tản Đà say men rượu để quên đời, quên mộng. Tản Đà là một Trang sinh mê hồ điệp. Và đời chính là một cơn trường mộng, Tản Đà say hết mộng này đến mộng khác. Chu Kiều Oanh, Vân Anh là những phó bản của mối tình lý tưởng . Dù đam mê, sau một thời gian dài, Tản Đà phải tỉnh mộng. Nhìn lại quá khứ, Tản Đà thấy tuổi trẻ đã trôi đi trong đam mê,khờ dại! Nhưng dẫu sao đó là cuộc đời , là đoạn trường ai cũng phải đi qua. Dù dại, dù khờ vẫn là một đoạn đường đời. Nhưng với đoạn đường tình này, với kinh nghiệm cay đắng này và với trái tim đa cảm, và tài hoa này ,thi nhân đã để lại cho chúng ta những khúc tơ lòng réo rắt !
(DÒNG VIỆT, Tập II,  số 7, 1999. tr.325- 335,  California,)


[1] Tản Đà. Ngày xuân nhớ xuân. Tản Đà Vận Văn Toàn Tập I (TDVVTT), Á Châu, Sài gòn, 1958, 29.
[2] Tản Đà. Giấc Mộng Lớn (GML). Hương Sơn, Hà Nội, 1942, 11.
[3] Ibid.
[4] Ca dao
[5] Tản Đà. Cái giống yêu hoa.TDVVTT I, 89.
[6] GML, 11.
[7] Tàn Đà. Tương tư. TDVVTT, I,  76.
[8] Tản Đà. Con sáo sậu. Sds, 141
[9] Tản Đà. Phong dao, sđd, 174
[10] Hồ Đình Chử. Tản Đà với Tình Yêu.. DHVK Saigon, 1968, chú thich 7,tr.56.
[11] Nguyễn Mạnh Bổng. Thân thế và sự nghiệp văn chương của thi sĩ Tản Đà, TDVVTT I,  15-16.
[12] GML, 12.
[13] Hà Xuân Tế. Thi sĩ Tản Đà. TDVVTT, I, Hương Sơn, Hanoi,1942,7.
[14]  Tản Đà. Giấc Mộng Con, 1916 (Tiểu thuyết ). Hương Sơn tái bản, Hà nội,, 1941, 12.
[15] Nguyễn Mạnh Bổng, sđd, 17.
[16] Ca dao.
[17] Nguyễn Mạnh Bổng, sdd, 16.
[18]  GML, 12.
[19] Lê Thanb, Thi Sĩ Tản Đà. Tản Đà thư cục, ha nội, 1939. 121.
[20] Tản Đà.(TĐ)  Dạm bán áo đoạn. TDVVTT, II, 312.
[21] TĐ. Năm canh một mối tình. Sđd, 33,
[22] TD. Chơi Hòa Bình. TDVVTT2,115.
[23] TD. Văn tế Chiêu Quân.TDVVTT1, 161.
[24] GML, 21.
[25] Ibid, 14.
[26] Nguyễn Mạnh Bổng.op.cit. 21.
[27] TD. Phong dao, TDVVTT1,  179.
[28] TD. Tình tiền. TDVVTT1, 83.
[29] TĐ. Thổ công phải đòn. TDVVTT1,  277-288.
[30]  Nguyễn Mạnh bỔng. Ibid. 20.
[31] TĐ. Con cá vàng. TDVVTT1,  68.
[32]  TĐ. Thằng người ngây cưỡi con ngựa hay. Tản Đà Tản Văn.  Hương Sơn, Ha Nội, 1942.  105.
[33] Nguyễn Công Hoan. Họa sĩ Tản Đà. Tao Đàn. 9-10,  ngày 16-7-1939, 857.
[34] TĐ. Đời đáng chán. TDVVTT!,  57.
[35] Bà Nễ Xuyên thuật
[36] TĐ. Sự đời. TDVVTT 1,   94
[37] TĐ, Giải sầu. TDVVTT 1,  41.
[38] TĐ. Hỏi gió.TDVVTT1, 48.
[39] TĐ. Muốn làm thằng cuội. TDVVTT1,  95.
[40] TĐ. Ngày xuân tương tư. TDVVTT1, 89.
[41] TD. Cái giống yêu hoa. TDVVTT1, 89.

 

saturday, December 23, 2017

TAP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 501




SƠN TRUNG    
CHỦ BIÊN 



Tranh Đặng Văn Can
 

s 501

Ngày  23 tháng 12 năm 2017
 

No comments:

Post a Comment