Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 September 2018

NGUYÊN GIAO * BẠN ĐƯỜNG



Bn đường
                                                                                 Nguyên Giao
 



Trong một quán cà phê ở ‘Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Kiên hỏi Giao:
- Bạn đến Mỹ năm nào?
- Năm 1975, ngay sau Tháng Tư Đen, trực thăng bốc. Tôi có về Việt Nam năm 1972, làm việc với chính phủ.
- Ba mươi bốn năm rồi! Lần cuối mình gặp nhau ở Sài Gòn tại nhà bạn, trong tiệc chia tay trước khi bạn đi du học Tân Tây Lan, ngay khi mình mới xong Tú Tài II ở Chu Văn An (CVA) cuối năm 1965, bạn có nhớ không?
- Làm sao quên được những kỷ niệm hiếm có như vậy! Thế sau 1965, bạn làm gì?
- Tôi được vào trường Y Khoa Sài Gòn.
- Y khoa hả, vậy chắc bạn phải biết thằng Long? Đặng Tuấn Long, cũng ở CVA. Tôi gặp lại Long lần cuối ở Sài Gòn là đầu năm 1970, lúc tôi về nghỉ hè; tôi còn nhớ có đi ăn nhậu và tán dóc cả một buổi với nhau. Có người nói Long bị mất tích trên đường vượt biên, có đúng không?
- Chuyện dài lắm, mà nhiều chi tiết chắc chỉ có tôi biết …
 β   Chương 1: Suối Khô Dòng Lệ   β 
HUYỀN THOẠI Ở THÀNH PHỐ
Vào những năm đầu thập niên 1980, đường phố Sài Gòn trông chẳng khác gì một thành phố chết. Người dân sống trong đói rách, tuyệt vọng, và đầy thù hận chế độ bạo tàn. Trong khung cảnh đó, người ta xôn xao, trao đổi với nhau một tin đồn làm nức lòng nhiều người: Bác sĩ Đặng Tuấn Long hiện đang là Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Phục Quốc sẽ mang quân về giải thể chế độ bạo cường.
Là một bạn thân của Long, tôi được không biết bao nhiêu người quen hỏi thăm về người bạn này. Thậm chí bọn công an Việt Cộng cũng mất ăn, mất ngủ vì tin đồn này, và có gọi tôi lên trình diện nhiều lần để điều tra những gì tôi biết về Đặng Tuấn Long, cũng như tìm hiểu xem tôi có liên lạc gì với Mặt Trận Phục Quốc không?
Những lời hỏi han, hay tra hỏi đã làm tôi đau lòng không ít vì mỗi lần trả lời là thêm một lần phải xác nhận tôi đã là nhân chứng cho những sự kiện đã xảy ra cho Long. Với những người vẫn nuôi hy vọng, tôi luôn luôn đoan quyết rằng Đặng Tuấn Long còn sống. Ngược lại, với công an Việt Cộng, lần nào tôi cũng khai là Long đã chết; không tin thì cứ liên lạc với ban cai tù trại cải tạo ở Kà Tum, Tây Ninh thì sẽ rõ chi tiết.
Xuyên qua lời đồn đãi – có thể coi như một huyền thoại – này, có một vấn đề làm mình phải suy nghĩ. Trước hết, một tin đồn dù đúng hay sai, cũng đều phải có căn cứ/lý do. Tại sao lại là Đặng Tuấn Long, một người vốn ít ai biết đến, được cho rằng cầm đầu Mặt Trận Phục Quốc, mà không phải là Nguyễn Cao Kỳ, hay Ngô Quang Trưởng chẳng hạn? Tôi không có đủ hiểu biết, và phương tiện để có thể phối kiểm tin đồn, nhưng trong thâm tâm, tôi nghĩ rằng tối thiểu Long cũng phải có những xử thế anh hùng, và tư cách xứng đáng.
Thời gian trôi qua, dù trong tâm khảm những người có để ý đến chính trị vào thời đó chắc vẫn có người còn nhớ đến tên Đặng Tuấn Long, những tin đồn rồi cũng phai nhạt dần …
Ngược lại, những gì tôi biết và thấy về Long hình như vẫn còn nguyên vẹn. Vừa là hàng xóm, vừa là một bạn học của Long suốt 14 năm, gồm 7 năm ở trường Trung học CVA, và những năm tiếp theo ở Trường Đại Học Y Khoa, nên tôi đã tưởng chẳng có gì về Long có thể làm cho tôi ngạc nhiên ...
SINH VIÊN Y KHOA
Cuối năm 1965, tôi đỗ vào trường Y Khoa, Đại học Sài Gòn cùng với Long, và khoảng 150 thanh niên & thiếu nữ khác. Không kể khoảng 50 nữ, 100 nam sinh viên được chia thành hai thành phần: Khoảng 40 là Quân Y, còn lại là Dân Y. Tuy không có sự khác biệt nào trong việc học, vào Quân Y có vài lợi điểm:
Thứ nhất: Tự túc về tài chánh. Khi đi học, các sinh viên đeo lon và được lãnh lương tháng. Năm thứ nhất là chuẩn úy; năm thứ hai và ba, thiếu úy; rồi từ năm thứ tư trở lên, trung úy. Thứ hai: Nếu lỡ có thi rớt một năm nào thì có thể được học lại. Trong khi nếu là Dân Y thì bị kêu đi lính liền.
Ngược lại, Quân Y cũng có điều kiện ràng buộc: Sinh viên Quân Y phải ký một giao kèo là cứ mỗi một năm lãnh lương phải trả lại bằng ba năm phục vụ trong quân ngũ.
Long và tôi đều là Dân Y, khi ra trường năm 1972 thì bị gọi nhập ngũ, đeo lon Trung úy. Từ năm 1968, vì biến cố Mậu Thân, sinh viên Dân Y còn phải thực tập thêm quân sự; Khi nhập ngũ được coi như đã có đủ căn bản quân sự để được gửi ngay ra mặt trận.
Khoảng năm 1970, khi gia đình xây thêm một căn nhà - để cho thuê - ở đường Chi Lăng, Gia Định, Long đã nài nỉ ông cụ thân sinh dành riêng một căn phòng để cưu mang những bạn bè nào thiếu phương tiện. Thời còn đi học, đâu có mấy sinh viên nào dư giả tiền bạc? Cứ mỗi lần kỳ thi cuối năm đến, tôi đều phải bỏ dạy học kèm, để chúi đầu vào sách vở. Đói bụng hả? Cứ tự tiện lẩn vào nhà Long, có gì, ăn nấy. Có lúc tôi và Long còn đi làm thêm với những hãng xưởng của Mỹ để kiếm thêm tiền túi.
Trường Y Khoa lúc đó dậy toàn bằng tiếng Pháp. Chỉ trừ một số anh chị tốt nghiệp các trường trung học Pháp như J.J. Rousseau, hay Marie Curie thì không gặp khó khăn về ngôn ngữ, chứ còn anh em CVA mình thì thật là lúng túng. Không sao, đã có chàng Long, chuyên viên dịch thuật với lối hành văn thật trắng trợn: “‘La vulve’, với chả ‘la verge’, là ‘cái l*n’, chứ không có ‘âm hộ’, hay ‘âm hiếc’ gì hết!”
Trong lớp chúng tôi học có một chị bạn rất xinh đẹp tên là Liên. Có điều không hiểu tại sao cứ mỗi tháng vào một ngày nào đó, chị ấy lại bị mụn trứng cá khá nhiều ở mặt. Một lần gặp Long ở ngoài hành lang trường, tôi vô tình hỏi: “Ê, hôm nay ngày mấy rồi, Long?” thì ông bạn của chúng ta trả lời ngay, không cần suy nghĩ: “Bạn quay lại, nhìn mặt bà Liên thì biết ngay, chứ hỏi tôi làm đ*o gì?” Tôi quay lại thì thấy chị Liên đứng ngay sau lưng tôi! Kể từ đó, chị Liên có vẻ giận tôi, ít khi nói chuyện. Thật là “Oan ôi, ông Địa!” Nhưng mỗi khi nói chuyện thì toàn hỏi về Long. Chẳng hiểu tại sao? Đàn bà khó hiểu thật!
Sở thích của Long gồm bơi lội - Long bơi rất giỏi - và thuốc lá Bastos xanh, ‘mốt’ thịnh hành trong giới sinh viên hồi đó; Long hay ngâm nga bài thơ:
‘Có tiền mua thuốc, đếch thèm mua!
Xuân, Hạ, Thu, Đông đủ bốn mùa,
Thấy ai có thuốc tà tà đến,
Điếu cầm, điếu hút, điếu … sơ-cua!’
Anh chàng còn mê tiếng hát ca sĩ Anh Ngọc trong bài ‘Đôi mắt người Sơn Tây’.
Sau 7 năm mài miệt, cả Long và tôi đều tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1972. Theo đúng thủ tục, khoảng 60 nam bác sĩ tân khoa được triệu đến một buổi hội để chọn đơn vị. Trên thực tế, lề lối ‘Con ông, cháu cha’ coi như đã dành 20 chỗ ‘tốt’ (tức là không tác chiến, ở bệnh viện lớn như tổng y viện, hoặc quân y viện, v.v. ở các thành phố) cho các con ông lớn, con tướng, rể tướng, hay con các nhà triệu phú, bằng những nghị định, hay ‘nhu cầu công vụ’, v.v.
Sau đó là những chỗ ‘tốt vừa vừa’ như Hải Quân, Không Quân, hay Cảnh Sát. ‘Trần trụi’ như tôi thì dù có đỗ thủ khoa vẫn phải đợi chọn những chỗ ‘không tốt lắm’ - như Bộ Binh - thì cũng là may rồi.
Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), Biệt Kích, v.v. thì dành cho các tân thủ khoa …  ngược! Các cơ quan có chỗ tốt chẳng thèm cử phái đoàn đến đón các tân bác sĩ, trong khi Nhẩy Dù, và TQLC, vì ‘biết thân biết phận’ nên phái đại diện đến rất đông. Riêng phái đoàn TQLC còn giương rõ cả biểu ngữ:
‘Hãy gia nhập
Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến
để sống HÙNG, sống MẠNH
nhưng KHÔNG sống … LÂU!’
Trong khung cảnh như thế, Long đã thản nhiên xung phong chọn TQLC trước tiếng vỗ tay của nhiều tân bác sĩ khác. Một phần vì nhờ Long đã chiếm một chỗ ngoài mặt trận, những bác sĩ còn lại có cơ hội được vào những chỗ an toàn hơn! Còn tôi chọn Bộ Binh.
Sau khi thủ tục chọn chỗ vừa xong, Long và tôi được các phái đoàn đến đón dẫn đi ăn nhậu, rồi đưa thẳng ra mặt trận!
BÁC SĨ QUÂN Y
Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trên bốn vùng chiến thuật - không kể Không Quân, và Hải Quân - gồm có ba lực lượng là Tổng trừ bị (Nhẩy Dù, TQLC, Biệt Kích); Vùng với chủ lực là Biệt Động Quân, và Bộ Binh; và Địa phương gồm Địa Phương Quân, và Nghĩa Quân. Trong mỗi trung đoàn Bộ Binh có một chiến đoàn cơ động.
Năm 1972, tức là Mùa Hè Đỏ Lửa, Nhẩy Dù và TQLC bị cầm chân tại Quảng Trị thì tôi đang ở Trung Đoàn 15, Chiến Đoàn Cơ Động của Quân Đoàn IV. Khi mặt trận An Lộc bùng nổ, chiến đoàn của tôi được phái đến tiếp cứu dù ở đó cũng đã có - ngoài các lực lượng khác - 2 Tiểu đoàn TQLC, để đương đầu với 12 sư đoàn của Việt Cộng.
Tại mặt trận này, chỉ sau có một tháng, tôi đã được đặc cách lên lon đại úy, cùng với hàng trăm các chiến hữu khác. Lon mới tinh được thả từ trực thăng xuống. Tưởng là oai phong, chứ thật ra rất thương tâm, vì cứ 100 người được lên lon, thì có đến 99 người đã nằm trong quan tài rồi, đúng như hai câu:
‘Em không thấy được xác chàng
Anh lên lon giữa hai hàng nến trong!’
                    
                                                    (Lê Thị Ý)
Giữa những trận đánh khốc liệt, tôi và Long thỉnh thoảng vẫn có dịp gặp nhau. Có một lần Long đến thăm tôi, giữa chừng thì tôi bất ngờ phải đi hành quân gấp. Vì vội quá, tôi bỏ quên cái áo giáp flak jacket ở nhà. Đang cố liên lạc bằng máy PC25 nhờ một người lính gửi cái jacket ra thì đã thấy ông bạn thân lù lù xuất hiện ở cổng trại, với chiếc jacket trong tay. Ở ngoài mặt trận, đi lại chỉ khoảng một cây số cũng có thể chết vì mảnh đạn, miếng bom. Thế mà ông ‘Don Juan’ này, bất kể hiểm nguy, một mình tự lái một cái xe Jeep đi suốt 40 cây số chỉ để tận tay mang một cái jacket đến mặt trận cho bạn!  
Trong gần ba năm hành nghề bác sĩ quân y, tôi đã được dịp - ngoài những chữa trị thông thường - mổ xẻ có đến 500 thương bệnh binh. Long cũng chắc phải bận rộn hơn tôi trong quân vụ vì TQLC giao tranh nhiều, và gay go hơn binh chủng Bộ Binh của tôi. 
Khoảng cuối tháng 3 năm 1975, tôi đang ở trong vùng hành quân thuộc Cao Lãnh thì nhận được điện thoại của gia đình Long, nhờ tôi liên lạc với Long đang hành quân ngoài miền Trung. Có hai lý do: Thứ nhất, tôi có một người anh làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu, có thể dùng đường giây điện thoại Tiger Hot Line, gọi đi khắp chiến trường. Thứ hai, tôi đoán thân nhân của Long cho rằng tôi là người bạn đủ thân để có thể thuyết phục được Long bỏ về Sài Gòn cùng gia đình tìm cách đi Mỹ, như hầu hết mọi gia đình khác trong cơn hoảng loạn lúc đó. Câu chuyện trao đổi rất ngắn ngủi; Long nói trong máy: “Sao bạn không đi đi, mà lại khuyên tôi bỏ súng? Bạn làm ơn gọi cho gia đình tôi, nói cứ đi hết đi, khỏi cần phải lo cho tôi!”
Sau ngày 30 tháng 4, 1975, tôi đang lang thang ở Sài Gòn thì nhận được tin từ một người lính (quân y) thân cận của Long, cho biết ‘Bác sĩ Long có thể đã chết, hay mất tích khi dẫn nguyên một Tiểu đoàn TQLC (khoảng 500 người) vào rừng rồi. Các cấp chỉ huy cao hơn đều đã bỏ trốn, hay lên máy bay đi Mỹ, hoặc về nhà. Hiện thời sinh mạng của Bác sĩ Long đã được Sư đoàn 308 của Việt Cộng treo giá một triệu đồng!’
Trong tâm trạng chán ngán, và hoang mang cùng cực lúc đó, tôi cũng nửa tin, nửa ngờ. Có thể lắm chứ, vì tôi biết tính của ông bạn tôi quá mà! Tôi bèn chạy lại nhà Long hỏi thăm, thì cũng chả biết gì hơn. Chỉ biết chắc một điều là Long chưa về. Mặc dù lúc đó quân lực VNCH đã tan rã, và tất cả các cấp, nếu không đi Mỹ, hoặc tự tử, thì đều về nhà, nằm chờ để sau đó được gọi đi … trại ‘cải tạo’!
NHỮNG NGÀY TÙ ĐẦY
Tôi gặp lại Long lần đầu tiên kể từ khi bọn Việt Cộng chiếm miền Nam Việt Nam vào khoảng tháng 9, năm 1976 tại trại tù ‘cải tạo’ Kà Tum. Những ai đã đi tù Cộng Sản vào những năm này thì đều biết địa danh quen thuộc này ở Tây Ninh, sát biên giới Việt – Miên, giữa một khu rừng già rộng mênh mông.
Tôi là ‘khách’ mới chuyển trại, trong khi Long đã ở đó từ bốn, năm tháng trước. Gặp nhau khi đi ngược chiều trong rừng, đốn tre về dựng nhà. Thấy tôi, mắt Long chỉ thoáng ánh lên, đúng như câu thơ:
‘Ta nhìn nhau ánh mắt không quen!’
Nhưng chúng tôi hiểu nhau rất rõ. Trước hết là về thành phần: Bị giam ở trại Kà Tum có nghĩa là bị kỷ luật. Long, đáng lẽ ra, vì ở gần nhà tôi, nếu như người thường thì cũng phải ở cùng chỗ với tôi từ ngày đầu. Còn tôi, nếu ngoan ngoãn một chút thì cũng đâu có bị đưa ra vùng địa đầu, giới tuyến. Thứ hai, ở trong tù, nếu tìm cách liên lạc với nhau sẽ bị kỷ luật rất nặng.
Bất ngờ thấy nhau, tôi trong bộ quần áo tù rách hàng trăm mảnh, lòi tất cả các thứ cần phải che đậy ra ngoài. Nhưng cũng chẳng sao, vì chỉ toàn ‘đực rựa’ lếch thếch với nhau! Vả lại, vì bị ghẻ khắp người, nên quần áo càng rách nát, càng dễ gãi! Riêng Long thì nước da đen xạm, hoặc có sắc diện rất là khó tả, vì - cũng như các tù nhân khác - xanh mướt do thiếu ăn, mình trần, chả thèm mặc áo, chỉ có một cái quần đùi may bằng bao cát, chân đi đất. Nên nhớ là đi chân không giữa đất rừng đầy gai và đá, chứ không phải như mấy em Hippies ở Mỹ đi chân không trên viả hè thành phố đâu!
Vừa mừng vì thấy lại người bạn cũ, tôi vừa thấy thương cho thân phận của Long, và tôi, mới mấy ngày nào đều là bác sĩ đại úy quân y của cả một quân lực hùng hậu, một chính phủ, nay bỗng trở thành tù nhân thứ thật, tơi tả, lê lết giữa khu rừng già hoang vu, hẻo lánh! Quan sát Long giống như được soi gương, tôi mới ý thức rõ mình đã thay đổi như thế nào, đúng như mấy câu thơ sau này tôi mới được đọc:
‘Từ vượn lên người mất mấy triệu năm,
Từ người xuống vượn mất bao năm?’
                                                                                (Nguyễn Chí Thiện)
Nhưng niềm vui nhỏ đánh giạt nỗi buồn lớn … Chúng tôi tìm cách di chuyển đến gần nhau để có thể nói chuyện. Trong tù Việt Cộng, nói chuyện nhiều với những người mình không hiểu rõ cũng rất nguy hiểm, vì có những ông bạn kém tư cách, sẽ báo cáo tất cả những điều mình nói lên cho bọn cai tù thường chỉ để có ảo vọng sẽ được thả về sớ m!
Những người may mắn chưa bị tù có lẽ không biết một ngày ở trong tù nó dài như thế nào. Nhưng nếu có được, dù chỉ một người bạn thân và tín cẩn để tâm sự được, thì thời gian sẽ qua nhanh hơn. Long và tôi nói với nhau đủ chuyện; từ đời xửa đời xưa, không dấu nhau một điều gì. Có lẽ bạn tù biết về nhau còn nhiều hơn bố mẹ, anh em, hay vợ chồng nữa …
Cả Long và tôi đều bị liệt vào loại vi phạm kỷ luật vì hai lý do khác nhau: Long vì đã chiến đấu chống Cộng đến giây phút cuối cùng, trong khi tôi vì không ra trình diện đúng lúc. Khi tôi hỏi về dư luận khi trước “Bạn dẫn cả một tiểu đoàn TQLC đi đâu?” thì Long đáp, “Riêng điều này thì tôi không thể kể với Kiên, vì tôi không thích nói về mình. Nhưng tôi chắc chắn rồi sẽ có người kể lại cho bạn nghe.” Quả nhiên sau này có một chú lính trẻ, là cận vệ của Long, đã kể tôi nghe những chi tiết của giai đoạn hào hùng đó của Long.
Một lần thấy Long trầm mặc như một triết gia, tôi hỏi: “Thế bạn có oán những thằng như Nguyễn Văn Thiệu, hay Dương Văn Minh không?” thì máu tếu của chàng ta nổi lên, “Sao lại oán? Người Việt Nam mình phải cám ơn những tay đó mới đúng!” Thấy tôi ngớ người ra, ông bạn tôi mới giải thích: “Bạn nhớ bài diễn văn mà thằng Thiệu đọc trước khi trốn đi không? Nó nói như thế này:” Rồi chàng ứng khẩu đọc luôn:
‘Kính thưa đồng bào:
Trước mặt tôi là đồng bào,
Sau lưng tôi là đồng ruộng,
Trên tay tôi là đồng hồ,
Và trong túi tôi là đồng đô-la.
Thưa đồng bào:
Suốt một đời tôi hy sinh vì Đất Nước;
Đất Nước còn? Tôi còn,
Đất Nước lâm nguy? Tôi ra Phước Tuy,
Đất Nước mất?
Tôi lên Đệ Thất Hạm Đội!’
Có lẽ chỉ có dân CVA mới có khẩu khí trào phúng như thế!
Suốt trong thời gian nằm tù chung với nhau, tôi mới thấy Long có nghị lực hơn người, và nhiều tài năng không thể ngờ được trước đó. Bài học đầu tiên tôi học được từ Long là ‘Primum vive're, deinde philosopharie’. Muốn thế, phải hiểu nguyên tắc cơ bản, ‘Bất cứ con vật nào còn nhúc nhích là có thể ăn được!’ Có nghĩa là người tù, nếu muốn sống còn, phải tập ăn cóc nhái, con sâu nằm trong thân cây, chuột cống, chuột trù, v.v.
Có lẽ vì là con một nhà giáo, nên Long cũng tỏ ra có khiếu dạy học. Một hôm, khoảng tháng 10 thì phải, Long đánh thức tôi dậy và hỏi: “Kiên còn nhớ chuyện Kiều không?” Khi tôi trả lời là có thì Long chỉ lên trời và nói:
"’Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời’
                                                          (Nguyễn Du)
là ngày hôm nay đây!”
Nhìn lên trời thì thấy rõ nửa mặt trăng khuyết, và ba ngôi sao nằm thẳng hàng. Thế mới biết là so với Long, kiến thức của tôi còn kém lắm.
Long thường tâm sự với tôi là có lẽ anh ta chọn lầm nghề, vì thấy mình có khiếu về võ hơn là văn. Vì thế, tuy gia đình có thế lực, dư sức xin vào làm ở một bệnh viện nào đó sau khi tốt nghiệp y khoa, nhưng Long lại chọn TQLC để thỏa mộng bay nhẩy. Trong một bộ dạng thoát ra vẻ nam tính, có lúc như bất cần đời, lạnh lùng, khinh bạc, lại là một con người quan tâm đến & tận tình giúp đỡ mọi người chung quanh, và có số đào hoa. Chàng ta thường nói với tôi, “Tôi thích bơi bướm, vì động tác này giúp mình ‘đánh võ trên … giường’ tốt lắ m! ” Ngoài ra, Long lại rất thích thơ. Anh ta thuộc nhiều bài thơ, và bình thơ thì quả là ‘hết xảy’; từ Tản Đà, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Hoàng Chương, đến Thế Lữ, Xuân Diệu, v.v. chàng ta đều như thuộc nằm lòng. Có một lần, Long ta cao hứng đọc cho tôi nghe bốn câu thơ được coi như ‘tuyệt tác’ của ‘Bác Hồ’ trong tập thơ ‘Nhật Ký Trong Tù’ mà cả nước đều phải học:
‘Đầy mình đỏ tía như hoa gấm,
Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn.
Nghĩ  đời lắm nỗi cay con mắt,
Buồn đái năm canh, thức mấy lần!’
Rồi bình thơ ngay: “Hai câu đầu có nghĩa là ‘bác’ giống mình, trong tù bị ghẻ ngứa, gãi luôn tay, da bị xước chảy cả máu.
Câu 3, ‘Nghĩ  đời lắm nỗi cay con mắt’: ‘Bác’ khóc lóc hơi nhiều! Cái này thì ‘bác’ hèn hơn mình. ‘Bác’ ở tù với bọn thực dân sướng thấy mẹ, vì dù sao cũng còn đủ ăn, vượt ngục cũng đéo dám, chỉ ngồi mà khóc loạn lên!
Câu 4, ‘Buồn đái năm canh, thức mấy lần’: Điều này chứng tỏ trong tù, ‘bác’ cũng thủ dâm, self service dữ dội. Vì chẳng có lý do gì một anh suốt đời không lấy vợ, mà lại bị yếu thận, cứ phải đi đái soành soạch cả đêm như thế!”
CHUẨN BỊ VƯỢT NGỤC
Vào những năm 1976 –1977, Sài Gòn có nhiều trại tù lắm. Người ta ước tính trung bình cứ mười người đàn ông, thì có đến sáu, bẩy người đang ở trong tù! Tất cả các trại lính đều biến thành nhà tù. Trường học, rạp xi-nê – như rạp Đại Lợi ở Ngã Ba Ông Tạ – hay bất cứ mảnh đất, hay khu nhà kho rộng lớn nào cũng biến thành chỗ giam người. Tuy nhiên, với loại tù ‘nặng ký’ như Long và tôi, thì cách tốt nhất là đưa vào rừng để dễ kiểm soát, và nếu cần giết đi thì cũng có thể làm khuất mắt công chúng.
Phương cách vượt ngục vì thế cũng khác nhau. Nếu bị giam ở gần thành phố thì chỉ làm sao thoát khỏi hàng rào, rồi tìm cách lẩn về Sài Gòn, mua giấy tờ giả, rồi tìm cách vượt biên.
Còn nếu bị giam giữa rừng thì chỉ có một cách duy nhất là đi bộ, vượt Trường Sơn, băng qua Lào hoặc Cambodia, rồi tìm cách qua Thái Lan. Hầu hết những trại giam ở giữa rừng đều là những mật khu cũ của bọn Việt Cộng, nên khó có cách thoát trước sự bố trí của bọn chúng ở đầu rừng. Dĩ nhiên hướng đi về phía núi tương đối dễ hơn vì không có hàng rào. Chỉ có một điều chắc chắn là nếu bị phát giác thì chỉ có chết, và … chết!
Ở phần đầu, tôi đã kể là khi tôi gặp Long lần đầu thì chàng ta đi chân đất, mặc dù có một đôi botte-de saut rất tốt. Đó chính là ẩn ý của Long: Đi đất để rèn luyện nghị lực, và giầy thì để dành cho ‘Cuộc Hành Trình Cuối Cùng’!
Long dạy tôi coi thiên văn, làm cách nào biết thứ quả rừng nào ăn được, làm thế nào định hướng sông, suối để tìm nước ngọt, v.v. Tóm lại, những bài học để mưu sinh và thoát hiểm trong rừng. Tôi mơ hồ cảm thông được ý định - đối với tôi thật mạo hiểm - của Long, vì tuy tôi chưa tới 30 tuổi đầu, vợ con chưa có, chẳng biết sợ là gì, nhưng đi rừng, vượt núi đòi hỏi nhiều thời gian, và tập luyện, đâu phải chuyện dỡn chơi. Nhất là suốt trong gần 3 năm làm bác sĩ quân y, tôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, lại là Bộ Binh, nên kinh nghiệm đi rừng coi như không đáng kể.
Thực phẩm là yếu tố tối quan trọng cho những ngày đầu vượt trại. Bọn tôi chẳng bao giờ đủ ăn, nhưng mỗi bữa vẫn phải dành dụm một chút khoai hay sắn đem phơi khô. Việc này phải làm hết sức cẩn thận vì nếu bị phát giác sẽ bị chúng đem ra xử tử liền! Ngoài ra, có nhiều lương thực dự trữ cũng rất nguy hiểm, vì có thể người tố giác mình - vì ghen ghét, hay hèn kém muốn lấy điểm với bọn cai tù - chính là những ông bạn đồng tù. Vì thế, tôi đã đề nghị thêm một phương pháp khác, và đã được thực hiện thành công: Đó là lấy thức ăn từ bọn cai tù.
Đối với bọn CVA mình - đều vừa ma lanh, vừa có được dậy kiến thức căn bản - thì cũng dễ thôi. Hai đứa tụi tôi đã lập tức thử nghiệm một vài ‘dịch vụ’ lần đầu tiên có trong tù.
Tôi trở thành giáo sư dạy toán, kiêm luôn bác sĩ cho thằng trưởng trại giam. Tụi nó chả thằng nào làm nổi bài tính cộng có trên hai con số! Thế mà có thằng tâm sự với tôi, “Anh ạ, anh dạy em làm thông tính cộng, tính trừ là em ghi tên ngay vào Đại Học Tại Chức. Với chính sách nâng đỡ, chỉ một năm sau em sẽ tốt nghiệp, là có thể làm giám đốc, hay thủ trưởng được rồi!”
Vì là giáo sư cho chỉ huy trưởng nên phần ăn mỗi ngày tôi được thêm tí phụ trội để tăng thêm sức khỏe. Nói cho xôm tụ, chứ thật ra chỉ là 14 ký khoai / một tháng, thay vì các anh em khác, dù làm việc nặng nhọc cũng chỉ được 12 ký!
Nhờ có ‘thế lực (!)’, tôi xin cho Long - để cũng được 14 ký khoai một tháng - làm thư ký văn phòng, kiêm luôn thày dạy võ, đồng thời chuyên viên coi chỉ tay, tử vi, cộng với nghề viết thư tình giúp mấy chú cán ngố.
Tôi nhớ có một lần tôi được chứng kiến ‘chuyên viên bói toán, và giải đáp tâm tình’ trổ tài với một thằng Việt Cộng con vừa gãi đầu, gãi tai, vừa trình bầy vấn đề: “Thưa hai anh, em mới lấy vợ được hai ngày thì được lệnh lên đường vào Nam đánh Mỹ. Bây giờ thống nhất rồi, xin hai anh coi cho em một quẻ xem vợ em có còn chung thủy với em không, hay là đã lấy thằng nào khác rồi? Và nếu quẻ bói nói nó còn chờ em thì xin hai anh viết giúp em một lá thư tình thật mặn nồng, bảo nó chờ em thêm … vài năm nữa, theo lệnh của Đảng!”
Long và tôi về trại vừa buồn, vừa cười ra nước mắt. Hôm sau quẻ đoán được ông thầy công bố: “Quẻ này tốt lắm. Vợ chú em vẫn rất chung thủy chờ chồng, và có thể vì quyền lợi của Đảng, sẽ sẵn sàng chờ thêm vài năm nữa!” Thế là chú khờ khoái quá, nhất là tôi lại dúi vào tay chú em thêm một bức thư tình rất sến, lấy từ thơ Lamartin, ‘Je t'aime aujourd'hui plus qu'hier et moins que demain’, sau khi đã dịch cho chú em cẩn thận, ‘Hôm nay anh yêu em nhiều hơn hôm qua, nhưng còn kém xa ngày mai!’ Chú cán ngố tặng hai ông thầy một nửa con gà để tạ ơn.
Kể từ hôm đó, các mối viết thư tình (có hậu tạ) cứ tràn đến dồn dập, khiến hai ‘chuyên viên viết thư tình’ phải nặn ra các lối viết mới để không có lá thư nào giống lá thư nào, và nội dung càng ngày càng mùi mẫn hơn. Việc chuẩn bị hành trang cho chuyện vượt ngục vì thế trở nên rất đầy đủ, và thuận lợi. Chất lượng của các món quà trả công cho các lá thư tình cải lương càng ngày càng gia tăng: Không phải chỉ là thực phẩm nữa, mà là bản đồ, diêm quẹt, ba-lô, đèn pin, v.v. toàn là những ‘đồ quốc cấm’ vì rất cần thiết cho những tù nhân toan tính trốn trại, và vượt biên.
Điều đáng để ý là nhận đồ từ bọn Việt Cộng lại ít nguy hiểm hơn là từ các người tù khác vì bọn cai tù cũng sợ bị kỷ luật nặng, nên khi phải liên lạc với tù nhân, bọn chúng vì không tin nhau, nên buộc phải giấu giùm mình. Tuy nhiên, mình vẫn phải cất giấu thật kỹ - như chôn ngoài bìa rừng - để tránh có thể bị phát giác. Sau nhiều năm tháng lao động trong rừng, bọn tôi cũng quen với rừng núi không thua gì bọn vệ binh.
Việc bói toán vớ vẩn có khi bị tổ trác bất ngờ. Một hôm chú ngố ‘có vợ mới cưới hai ngày phải ra đi, mà lại muốn vợ phải chung thủy 10 năm’ mếu máo khai với ông thầy tướng số Long: “Anh ạ, em mới nhận được thư nhà thì biết là vợ em ở nhà đã có ba đứa con, cả ba đứa đều là với bố e m! Nên bây giờ em có ba đứa, vừa là con, vừa là em của e m! ”
Xin đừng ngạc nhiên, hay lợm giọng: Ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, chuyện đó là bình thường, với chính sách xua tất cả các ông nhóc 14, 15 tuổi vào Nam, thì đâu còn đàn ông. Trong khi chúng nó vẫn cần thêm lính để có thể giết chóc thêm nhiều chục năm nữa!
Tôi phải khâm phục bộ mặt tỉnh bơ của ‘chuyên viên gỡ rối tơ lòng’ CVA này, “Nếu thế, nó vẫn chung thủy đấy chứ. Nó lấy người trong nhà để xây dựng Xã hội Chủ nghĩa (XHCN), chứ có lấy ai khác đâu?” Thằng nhỏ nghe nói thế, ngẩn người ra suy nghĩ một lúc rồi đáp, “Có lẽ anh nói đúng, anh Long ạ! Hôm nọ, chi bộ Đảng thấy em buồn, có họp lại để đóng góp ý kiến xây dựng cho em, em đã làm bài tự kiểm thảo là có lẽ điều này cũng là quyết định sáng suốt của Đảng, muốn tăng gia sản xuất từ hậu phương để yểm trợ tiền tuyến. Nhưng có điều vẫn làm em thắc mắc là mai mốt em phải gọi con vợ em là gì? Mẹ kế hay vẫn là vợ em?”
Long trả lời trôi chẩy y như một cán bộ quản giáo Cộng Sản thứ thiệt: “Thì tùy theo lúc cậu về, vợ cậu sẽ chọn ai? Nhưng tôi chắc là sẽ chọn cậu vì cậu có hôn thú chính thức mà. Nhưng thôi, lo gì chuyện đó. Mai mốt Cách Mạng thành công rồi tất cả mọi người đều bình đẳng, mọi sự đều của chung. Cộng Sản tức là ‘cộng đồng tài sản’ mà, cậu muốn ngủ với ai chẳng được. Vả lại cậu có công lao to với ‘Cách Mạng’, thế nào ‘Cách Mạng’ chả thưởng thêm cho cậu vài con vợ nữa. Trai năm thê, bẩy thiếp là thường!”
Câu chuyện thế rồi cũng qua.
Nhận diện cảnh vật trong rừng rất khó vì không thể nhìn thấy mọi thứ bao quát được. Trại giam ở giữa một khu rừng già đầy những cây leo chằng chịt. Muốn di chuyển trong rừng thì một ngày đi được 3 cây số là giỏi rồi. Nhà ở gọi là ‘lán’ hay ‘láng’ (chữ nghĩa của mấy thằng Việt Cộng!) thực ra chỉ là những căn lều vội vã dựng lên một cách tạp nham, bằng gỗ hay tre do chính tay tù nhân cưa hay nhổ đem về. Nên tuy gọi là nhà nhưng thật ra trống hông hốc. Mà trống nhất lại là cái buồng tắ m! Buồng tắm luôn luôn bị trống vì hai lý do:
Thứ nhất: Bọn vệ binh tìm cách vạch ra để rình nhau xem thằng nào thủ dâm trong khi tắm để báo cáo! Trong những buổi kiểm điểm ban đêm của tụi nó mà tôi nghe được, hóa ra thằng nào cũng thủ dâm hết! Thành ra chẳng biết thi hành kỷ luật thằng nào? Mà thực ra, tôi cũng chẳng biết chúng nó thi hành kỷ luật như thế nào đối với tội thủ dâm?
Thứ hai: Cứ ban đêm, ở chỗ buồng tắm là bọn vệ binh rình đông nhất, không phải là rình tù trốn trại, mà là rình coi lén mấy con ‘chiến sĩ gái’ tắ m!
Bởi thế cho nên muốn trốn trại thì phải trốn vào ban ngày, chứ trốn ban đêm thế nào cũng sa vào ổ phục kích của các ‘chiến sĩ trai’ đang rình xem người khác tắm. Nhưng lỡ có bị bắt thì tội lại nhẹ hơn, vì chỉ bị khép vào tội “Tư tưởng đồi trụy, học tập không tiến bộ, chỉ giỏi đi rình nhìn … l*n của các chiến sĩ cách mạng!”, sẽ chỉ bị cúp phần ăn, bỏ đói một ngày rồi thôi, chứ không bị xử bắn như thông thường.
Riêng các ‘chiến sĩ gái’ thì cũng trở nên khôn lanh hơn: Từ  đó các nàng tắm theo lối đánh du kích, theo đúng chiến thuật của ‘Hồ Chủ Tịch’ dậy. Không kể nàng nào có tháng thì bắt buộc phải tắm đêm.
Từ khi ‘lên chức’ giáo sư, Long và tôi lại bị kẹt vì không được đi rừng nữa, vì chỉ ở nhà dạy học, viết thư tình, coi bói, v.v. Việc trốn trại lại thành ra bị trì trệ!
Đến đây ở trại tù lại xuất hiện thêm hai nhân vật mới: một trai và một gái. Nhờ vậy mới có thể thấy thêm số ‘đào hoa’ của ông bạn Long là có thật ...
Có một chú nhóc Việt Cộng vừa nhập ngũ được vài tháng vào chiến trường miền Nam thì trúng một trận bom Mỹ tơi tả. Chú ta trở nên khật khùng, khi tỉnh khi mê. Câu nói đầu lưỡi của chú là ‘Địt mẹ bác’! Thực tình tôi cũng chẳng biết chú ta chửi Đ.M. bác nào, nhưng chắc phải là ‘bác Hồ’ vì ở Việt Nam mình chỉ có ‘bác Hồ’ mới được gọi là ‘bác’ cho cả nước!
Tôi trở thành bác sĩ riêng cho chú ‘Đ.M. bác’. Ở Việt Nam , bất kỳ người nào dám mở miệng ra đòi ‘Đ.M. bác!’ là bị kết án tử hình như chơi. Riêng chú ‘Đ.M. bác’ này thì không sao vì ba lý do:
- Thứ nhất: Nó bị bệnh thần kinh.
- Thứ hai: Nó là con một ông lớn Việt Cộng nào đó, nên đã được gửi gấm riêng cho trưởng trại.
- Thứ ba: Nó chỉ bị lẩn thẩn, chứ ít khi phạm tội, nhất là tội thủ dâm. Tôi đoán là nó đã Đ.M. ‘bác’ nhiều quá, nên không cần đến ngón nghề này nữa!
Có một lần chú ‘Đ.M. bác’ làm cho bọn tôi sốn sang ruột gan. Hôm đó chú ta có vẻ tỉnh táo, xà ngay đến chỗ tôi và Long đang nấu nước, và nhờ bọn tôi dẫn đi trốn khỏi trại! Long làm bộ hỏi, “Đất nước hòa bình rồi, còn trốn đi đâu nữa? Vả lại, mày muốn trốn thì cứ ra khỏi cửa rừng, rồi tìm xe mà về nhà có dễ hơn không?” Nó đáp rất là thành khẩn: “Không, hai anh cứ để em dẫn hai anh ra khỏi đây rồi mình đi Mỹ. Đấy mới là Thiên đàng!”
Dĩ nhiên là bố ai dám tin Việt Cộng, dù rằng nó thề thốt đủ điều! Sau này, để chứng tỏ lòng thành thật, nó bán rẻ cho Long một cái địa bàn để đi rừng, trước một lần đi phép về Sài Gòn, và dặn chỉ cần hứa nếu lỡ bị bắt thì đừng có khai tên nó là đủ. Và cho tôi cả địa chỉ nhà nó ở Sài Gòn. Cái địa bàn này cũng là nguyên nhân thất bại của lần dự định vượt trại thứ nhất.
Lắm lúc, về sau này tôi cũng tiếc, tự hỏi sao Long không nghe lời đề nghị này, vì sau khi tôi được thả về thì tôi biết chắc thằng nhỏ đã đi vượt biên thoát thật. Đây có thể là một nhân chứng sống biết nhiều chuyện ly kỳ. Có ai gặp một thằng ‘Địt mẹ bác!’ luôn miệng, nhớ thử hỏi xem sao.
Nhân vật mới thứ hai là một ‘chiến sĩ gái’! Hôm đó tôi và Long đang đấu láo hay làm gì đó, gần chỗ nhà tắm thì nghe tiếng dội nước ùm ùm, vừa kỳ cọ, vừa vỗ bèm bẹp của một ‘con bộ đội cái’! Tính tôi không thích dùng chữ hơi tàn nhẫn để tả đàn bà. Tuy nhiên, nếu tả Việt Cộng mà không dùng chữ đó thì không thể nào chính xác được! Chàng Long ta tự nhiên hứng khởi, nổi máu tếu lên, bèn hít hơi, ca to đôi câu Vọng Cổ thật gợi hình:
‘Em ơi, nếu có đi tắm biển,
nhớ đừng có bơi ra ngoài sâu qúa
Kẻo nếu không, đôi con cá loòng toong
nó rỉa … đứt … đôi ba sợi
ớ lông … ơ … ơ … ơ … ơ … ơ … ơ … mày!’
Câu Vọng Cổ quả là có công hiệu vì tiếng dội nước bỗng im bặt, và một em ‘bộ đội cái’ cả người còn ướt nhẹp, chạy vội ra, trên người chỉ mặc một cái áo may-ô đàn ông, và chiếc xì-líp may bằng vải có in chữ Sakybomy (Sài Gòn Kỹ Nghệ Bột Mỳ) vừa thở hổn hển, vừa nói:
“- Anh ơi, anh dậy em ca vọng cổ với!”
Kể từ khi tôi được nếm mùi tù ‘cải tạo’, nếu có ông giáo sư Việt văn nào hỏi tôi trên đời này tả cái gì khó nhất, thì tôi sẽ không ngần ngại trả lời ngay là tả bọn Việt Cộng. ‘Việt Cộng trai’ trông thằng nào cũng giống thằng nào. Người thì nhỏ xíu, gầy tong teo vì thiếu ăn, da thì xanh lét vì sốt rét ngã nước, răng thằng nào cũng vẩu, và mồm đứa nào cũng thối vì suốt đời chẳng biết kem đánh răng là gì. Đứng cạnh những chàng chiến binh bại trận của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, những tên Việt Cộng trông giống như những tên hề rẻ tiền trong các vở tuồng cải lương Hồ Quảng. Chả thế mà năm 1976, dưới áp lực của Liên Hiệp Quốc, Hà Nội bắt buộc phải cho thanh tra một số trại tù. Một viên thanh tra phải nói, ‘Quái lạ, mười thằng Việt Cộng bám trên một lá cây đu đủ cũng chưa làm lá cây bị gẫy, mà sao các anh lại thua chúng nó?’ Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm là chỉ sau một năm bị Việt Cộng giam giữ, bọn cai tù bắt đầu béo nung núc, trong khi các chàng thanh niên đẹp trai năm xưa chỉ còn là bộ xương biết di động!
‘Việt Cộng cái’ thì em nào em nấy trông tròn như củ khoai, vai u thịt bắp, do phải lao động cật lực từ bé. Vâng, người đẹp Lê Thị Gái, học trò xin học ca Vọng Cổ với Giáo sư Bác sĩ Đặng Tuấn Long cũng không đi ra ngoài khuôn mẫu đó: Nàng có một vẻ đẹp của người tiền sử (pre-historic) , và giọng nói the thé như tiếng kêu của con mèo cái gọi đực. Suốt ngày, nàng bám lấy ông bạn tôi hỏi han đủ thứ đã có, hay xẩy ra ở miền Nam trước ngày bị thôn tính. Từ âm nhạc, đến thời trang của phụ nữ Sài Gòn, mà nàng tôn thờ như thần tượng. Cả đời cô Gái chỉ mơ ước được vào Sài Gòn tham quan một chuyến. Cô Gái tâm sự, ‘Em sẵn sàng bỏ Bác và Đảng để lấy một anh lính ngụy!’ Khi tôi hỏi ‘Thanh niên Bác Hồ ở đây thiếu gì, sao không lấy, mà lại muốn tù binh?’ thì cô ta trả lời ngay, ‘Chán lắm anh ơi! Tụi nó vừa mất dậy, vừa bất lực. Thằng nào cũng vậy, vừa sờ đến là phọt mẹ nó ra!’
Từ đó, chúng tôi đuợc dịp ăn uống no đủ nhờ ‘con bộ đội cái’ này đã cung cấp đủ thứ: gạo, bánh kẹo, và nhất là vitamin, mà nàng ỏn ẻn nói, ‘Em biếu anh ít thuốc bổ để … lấy sức!’ Lúc đó tôi đã hành nghề y khoa nhiều năm rồi, mà chưa bao giờ thấy hiệu quả của một viên vitamin rõ ràng như vậy. Do thiếu ăn, anh em tù binh bị phù toàn thân. Chỉ sau khi uống một viên vitamin B1 là lại như cây non mới trổ mầ m!
Mấy ngày sau, có lẽ là do … tình yêu, nàng ‘bộ đội gái’ đã trở thành hiền thục, nhu mì trông thấy. Cô ta thấy Long ăn mặc rách rưới quá nên mới đề nghị:
“- Anh để cho em vá quần áo hộ!”
“- Trời đất! Trên người chỉ có mỗi một bộ thì làm sao vá đây cô?”
"- Anh cứ vào phòng em, rồi em sẽ liệu cách!”
Dù sao phòng của cô Gái cũng là chỗ ở của phụ nữ, nên tương đối kín hơn, người đứng ngoài ngó vào khó thấy gì. Chỉ nghe thấy tiếng cười sằng sặc, nên thú thực tôi cũng không hiểu nàng ta đã … ‘vá’ … ông bạn tôi cách nào! Thế mà sau khi vá xong, quần áo của Long có phần lành lặn hơn trước thật!
Một hôm tôi cười cười hỏi ông bạn tôi: “Này! Long có nhớ bài này không?
‘Nắng Saigon anh đi mà chợt … ngứa
Trời không mưa, anh vẫn mặc áo mưa!‘
Ở đây không có cả ‘áo mưa’ lẫn Penicillin bạn ạ!”
Chàng trả lời tôi với ánh mắt khó hiểu, ‘Oh my God! She's too big down there!’ Đâu phải chỉ ‘down there’, bộ phận nào trên cơ thể của cô Gái tôi cũng thấy đều … to cả! Việt Cộng có khác, cái gì cũng tưởng phải ‘vĩ đại’ mới là tốt, trong khi sự đời có khi phải ngược lại!
Những lúc ngồi nói chuyện với cô nàng bên vườn rau, hay bên giếng nước, tôi mới có cơ hội tìm hiểu thêm về cuộc đời một ‘bộ đội gái’ Việt Cộng:
“Sau khi tốt nghiệp lớp 10, em tình nguyện vào bộ đội: Vai mang ba-lô, chân đi dép râu, vượt Trường Sơn vào đây với lời hứa của Đảng là sau khi giải phóng xong miền Nam, sẽ trở thành đảng viên, sẽ được đi Liên Sô học tiếp để trở thành lãnh đạo cho các thế hệ tương lai. Vả lại, em thích miền Nam lắm. Cái gì ở trong này cũng hay cả. Biết đâu sau này em có dịp gặp cô ca sĩ Phương Hồng Quế là thần tượng của e m! Mỗi khi nghe trộm đài phát thanh Sài Gòn, em thấy giọng hát của cô ấy nồng nàn, giống hệt giọng e m! ”
Tôi hỏi tiếp: “Thế các chiến sĩ gái như cô, có ai trốn lính không? Và làm cách nào để trốn?”
- “Bọn nó trốn lính thiếu gì anh! Và chỉ có một cách duy nhất để trốn là đeo ba-lô ngược. Các anh có biết ‘đeo ba-lô ngược’ nghĩa là gì không? Tức là thay vì đeo ba-lô sau lưng thì chúng nó đeo trước bụng. Cái bụng mà ễnh ra thì ‘vượt Trường Sơn’ thế nào được?!” cô tủm tỉm giải thích cho tôi.
Nghe cô gái nói, tôi đâm ra nghi ngờ kiến thức thế giới sử (world history) kém cỏi của mình. Thường thường, ở các quốc gia khác, baby boom chỉ phát ra sau khi hết chiến tranh. Đằng này ở miền Bắc, nước ta có baby boom cả ngay trong thời gian chiến tranh xảy ra ác liệt nhất!
- “Thế các thanh niên, và chồng các cô đều vào Nam chiến đấu cả rồi thì các cô làm thế nào để đeo ba-lô ngược?”
 - “Ối, ông anh ơi! Các đồng chí lãnh đạo còn cả đống. Các đồng chí ấy lúc nào chả sẵn sàng giúp đỡ các chị e m! Vả lại còn các ông già nữa. Ở miền Bắc chúng em, các ông già là một … ‘vốn quí’!”
Đến đây thì tôi không còn nghi ngờ gì về trường hợp chú khờ mà tôi đã kể ở trên, có-ba-thằng-nhóc-vừa-là-con-vừa-là-e m! Hóa ra ông già chú ráng giúp cô con dâu ‘sản xuất’ thêm ba thằng Việt Cộng con, để đóng góp một phần nào trong việc xây dựng XHCN! Trong XHCN, ai cũng phải lao động cả mà!
Một qui luật tất yếu của người phụ nữ là khi yêu, họ trở nên đẹp hơn, tốt bụng hơn, và nhu mì hơn. Cô Lê Thị Gái cũng vậy, từ khi vá quần áo cho ông bạn tôi, đôi mắt cô trở nên long lanh, tình tứ. Tình tình cô trở nên hiền dịu. Lời ăn, tiếng nói, và cả dáng điệu có vẻ yêu đời hẳn lên. Ngày xưa, mỗi lần đi tắm, cô vừa kỳ cọ thân thể, vừa hát bài hùng ca ‘Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng’. Nay những bản nhạc đã trở nên êm dịu hơn:
     
‘Nắng có hồng bằng đôi … "mông" … e m! ’
Nắng mầu gì thì chỉ có ông bạn tôi biết! Hoặc thêm nữa là những thằng đã từng nhìn trộm nàng tắm, miễn là rình nhìn được vào lúc ban ngày (vì ở giữa rừng làm gì có đèn điện). Tôi cũng không rõ cô nàng sửa lời ca như thế vì hiểu lầm, hay là vì muốn sát với thực tế hơn: Vì vượt Trường Sơn, sốt rét ngã nước xanh cả người thì ‘môi hồng’ thế quái nào được?
Cô Lê Thị Gái còn cho biết bây giờ cô ở một vị trí ‘tối cần thiết’ không thể thay thế được! Vì cả Trung đoàn chỉ có mình nàng biết đọc, viết, và nói thông thạo tiếng … Việt! “Em lại còn biết làm cả toán chia nữa cơ! Có thế mới đảm nhiệm được việc chia khoai sắn cho các anh được chứ! Em thương hai anh lắm, vì mình cùng là người … ‘trí thức’ với nhau, mới hiểu được nhau!”
Kể ra tôi chịu ơn ông bạn tôi rất nhiều, vì nhờ ‘ăn ké’ Long mà chả bao lâu sau người tôi đã hết bị phù thủng, đồng thời ghẻ ngứa cũng biến đi rất nhiều. Càng bớt ghẻ ngứa, tôi càng thấy ‘Bác Hồ’ yêu quí của tôi hơi ngu! Vì không biết tán gái như ông bạn tôi nên khi ở tù cứ phải đưa thân ra chịu nạn ghẻ ngứa mà không có giải pháp chữa chạy!
Nói chung, bọn cai tù thích nhất được nghe kể chuyện về Sài Gòn. Đứa nào cũng chỉ mơ ước được vào tham quan một chuyến, vì nghe nói Sài Gòn có cái nhà cao tới 10 tầng! Bọn chúng còn thòm thèm sẽ được ăn một bát phở có thịt! Và nhất là tìm cho bằng được một cuốn PlayBoy! “Vì bọn em nghe nói trong sách đó họ dạy 36 kiểu hết sức văn minh, mà ngoài Hà Nội chỉ có Bác Hồ, và các đồng chí trong Trung Ương Đảng mới được đọc!”
Cô Lê Thị Gái cũng đồng ý như thế. Cô thường khen ông bạn tôi: “Anh Long ơi, em trông anh có vẻ … ‘lê bòi’ - chắc là phiên âm theo tiếng … Liên Sô! - quá!”
Chữ ‘lê’ thì tôi hiểu có nghĩa là cái gì nặng quá, không thể mang theo một cách thoải mái được, thì phải kéo lê đi!, Còn chữ ‘bòi’ làm tôi liên tưởng ngay đến khi chúng tôi đi tập quân sự, cùng tắm chung trong phòng tắm lộ thiên, Long đã dễ dàng được bầu làm ‘Hoa hậu’! Thảo nào cô Gái không mê như điếu đổ!
Ở trong tù, tuy tiếng nghe thì thê thảm như thế, nhưng cũng không hẳn là chẳng có gì vui. Giống như một văn sĩ người Pháp có viết, ‘Khi không có gì vui thì mình phải vui với những gì mình đang có!’ Huống hồ vào lúc đó, Long và tôi mới 29, 30 tuổi, mà lại đều sẵn có máu tếu CVA trong người! Nhưng cuộc đời của những tù nhân đâu phải cứ như ở trường học ngày xưa. Tôi còn nhớ trong một cuốn sách, có tựa hình như là ‘Les Vainquers Barbares’ thì phải, kể chuyện (vào thế kỷ thứ 4 trước Tây lịch) những kẻ man rợ (từ Sparta) tuy chiến thắng và chinh phục được thành phố (Athens) văn minh hơn, đã bị chính những kẻ chiến bại kia đồng hóa. Ở những kẻ mà tôi gọi là ‘chinh phục man rợ’ bản chất nó đã là niềm vui rồi! Chỉ có những ai đã phải sống với họ hàng ngày, tháng này qua năm khác, mới có thể cảm nhận được. Trong khi lòng đố kỵ thì vẫn tràn đầy, sự kiện một kẻ chiến bại chiếm hữu được một bông hoa trong đám chiến thắng - dù bông hoa này đã nở toét loét - cũng khó có thể dễ dàng được bỏ qua!
Một hôm, chúng tôi nghe được một màn đấu khẩu hiếm có giữa cô Gái và một thằng bộ đội. Mà hình như hai đứa đã đính hôn với nhau:
- “Em Gái ơi, từ ngày em vá quần cho tên tù binh, thì em chẳng còn quan tâm gì đến anh nữa cả. Em liệu hồn đấy! Chả gì mình cũng đã có tình sâu nghĩa nặng từ bao lâu nay, lại được Đảng chấp thuận. Ngày mai anh sẽ báo cáo với Đảng là em không chịu ngủ với anh nữa!”
Cô nàng sừng sộ lại ngay (có lẽ vì theo tiếng gọi của con … ‘chim’!):
- “Tiên sư mày! Bà là viên ngọc như thế này mà chịu để cho thằng Mán, thằng Mường như mày dày vò à. Mày không đáng xách dép cho mấy anh tù đâu!”
Thế này thì nguy quá! Tôi bàn với Long, “Bạn phải tìm cách chuồn thôi, chứ ‘Khi người điên biết ghen’ (tên của một vở cải lương nổi tiếng ở Sài Gòn) thì kẹt lắ m! ” Bạn tôi đồng ý ngay. Thế là hôm sau chúng tôi bị mất việc làm tương đối thảnh thơi trong trại, phải trở ra ngoài rừng làm lao động lại!
Cô Gái tuy nhiên chưa chịu buông tha. Cô tạo ra một công tác mới là tìm thuốc Nam – vì cô còn kiêm luôn nhiệm vụ bác sĩ (!) - cho cả Trung đoàn. Từ hôm đó, cô và ‘phụ tá’ của cô - tức ông bạn Long của tôi - thường biến mất trong rừng sâu, tìm thuốc Nam suốt ngày! Nhưng tôi cho đó là một cơ hội rất tốt cho Long thu thập thêm cách mưu sinh trong rừng, chuẩn bị cho chuyện trốn trại.
Thời gian Long tháp tùng theo “cô bác sĩ” của Trung đoàn đi hái thuốc Nam thì tôi không được tham gia có lẽ vì ông bạn của tôi kinh nghiệm về ‘Y học Cổ truyền’ hơn, nên không cần cố vấn thứ hai. Tuy nhiên, mỗi buổi tối, chúng tôi vẫn gặp nhau trong trại.
Bạn tôi mang về nhiều thứ lắm. Quần áo Long mặc cũng tươm tất hơn vì được cấp phát đặc biệt cho công tác. Cần nói thêm là lúc đó sau gần 3 năm tù đầy, quần áo của bọn tù chúng tôi đã tã lắm, trừ ông bạn của tôi: Long - vốn là chuyên viên quần xà-loỏng - nay xúng xính trong bộ treillis mới, trông tư cách hẳn lên! Ngoài thuốc Nam còn có những đồ ăn như măng tre, thịt rừng, v.v. mà tôi nghĩ không phải là do bạn tôi săn được. Có một cây súng nhỏ xíu thì săn với bắn được cái quái gì? Chỉ có thể là do cấp chỉ huy của ông ta - tức là cô nữ bác sĩ của Trung đoàn - cung cấp riêng để … bồi dưỡng!
Tôi để ý thì thấy ông bạn tôi có vẻ mệt mỏi thường xuyên! Ngày nào cũng phải băng rừng, lội suối, hay bơi … bướm (!) trong rừng thì ai mà không mệt! Tuy nhiên bạn tôi vui vẻ thấy rõ, có lẽ là nhờ được ở ngoài rừng một mình nhiều, nên có thêm thì giờ chuẩn bị chu đáo hơn cho chuyện vượt trại.
Cuộc đời con người luôn luôn có những biến chuyển bất ngờ chẳng ai có thể đoán trước được. Trong lúc mọi người trong nhóm toan tính vượt trại đang chờ cơ hội thuận tiện để lên đường thì bị bắt! Mà bị bắt ngay trong giường ngủ, chưa hề đặt chân ra khỏi trại!
BIỆT GIAM ‘CHUỒNG CỌP’  
Diễn biến câu chuyện như sau: Năm người trong nhóm toan tính vượt ngục gồm có:
- Đặng Tuấn Long, bác sĩ quân y - đại úy Thủy Quân Lục Chiến;
- Lê Phước Đức, đại úy Biệt Kích;
- Nguyễn Xuân Phong, thiếu tá Nhẩy Dù;
- Hà Lưu Phan, đại úy Không Quân, và
- Tôi.
Nếu nói rằng chúng tôi kết nghĩa với nhau như Lưu Bị, Quan Công, và Trương Phi thì có vẻ Cải lương quá, nhưng đây là một sự chọn lựa có tính cách hỗ tương. Ngoài bốn người kia đều có dày dạn kinh nghiệm đi rừng, tôi chỉ là một tay amateur không kinh nghiệm. Được nhận vào toán là do sự bảo trợ của Long. Đang chờ Long quyết định ngày giờ thì đùng một cái, một biến cố lớn xảy ra: Hà Lưu Phan được đi phép một tuần; Lý do: Bố chết.
Sở dĩ gọi là biến cố lớn vì Cộng Sản có nhân đạo như thế bao giờ. Trong 3 năm tù, thiếu gì anh em có bố chết, mẹ chết, con chết mà có ai thậm chí được báo bao giờ đâu, nói chi đến đi phép! Có một vị cả gia đình ở nhà vì nghèo đói phải đi lượm rác, chẳng may đạp trúng phải một quả bom chưa nổ, chết hết cả nhà, mà anh ta chỉ được biết tin dữ từ một người hàng xóm đến trại thă m!
Dĩ nhiên rất nhiều giả thuyết và lời đồn đại được đưa ra về việc đi phép hiếm hoi này. Thái độ của Phan từ sau bẩy ngày phép trở về cũng thay đổi hẳn. Anh ta yêu đời hơn, và luôn miệng ca tụng ‘Đạo đức Cách mạng!” đồng thời, không hề đề cập đến chuyện vượt trại nữa. Tuy nhiên chúng tôi cũng chẳng có lý do gì để nghi ngờ anh ta.
Khoảng nửa tháng sau khi về phép, Phan được gọi lên sưu tra liên tục trong suốt ba ngày. Những gì anh khai báo với bọn Việt Cộng thì chỉ có bọn cai tù, chính anh và Trời mới biết được. Ngày thứ tư, anh được cấp lệnh tha khỏi trại vào lúc 12 giờ trưa. Và 4 giờ đêm rạng sáng hôm sau, bốn đứa chúng tôi bị bắt ngay tại giường ngủ!
Long, Đức, Phong, và tôi bị dựng giậy trong lúc còn ngái ngủ. Ở đời này có những người anh hùng, không hề biết sợ là gì. Tiếc thay, người đó không phải là … tôi! Phải thú thật rằng suốt trong cuộc đời của tôi, lần tôi bị sợ nhất chính là lần này. Giữa ban đêm, tôi bị trói thúc ké, bao vây bởi một đám vệ binh thật dữ tợn, súng AK47 lên đạn rôm rốp, sẵn sàng bóp cò, vừa la hét, chửi bới, vừa kéo lê cả bốn đứa tụi tôi ra ngoài bìa rừng. Sau này, thỉnh thoảng trong giấc ngủ, tôi vẫn còn có những cơn ác mộng về đêm hôm đó.
Trong hoàn cảnh như thế, tôi có dịp hiểu rõ những người bạn tù của tôi hơn.
Đức nói: “Các anh muốn bắn chúng tôi thì cứ việc bắn. Tôi không bao giờ oán trách các anh. Nhưng nên nói năng cho có giáo dục một chút!”
Phong còn khơi khơi: “Sau này, khi các anh học khá lên một chút, các anh sẽ hiểu rõ hơn việc các anh làm ngày hôm nay!”
Long có vẻ điềm tĩnh hơn, hỏi tôi, “Kiên có nhớ bài thơ của Nguyễn Thái Học không?” rồi ngâm luôn:
“Chết vì Tổ Quốc
Cái chết Vinh Quang
Lòng ta vui sướng
Trí ta nhẹ nhàng”
Tôi nhớ rõ ràng rằng tôi là người duy nhất không nói gì hết. Tuy hai tay bị trói, tôi vẫn tự cảm thấy đũng quần còn khô! Vậy là còn anh hùng chán!
Thế mà chúng tôi đã không bị xử bắn sáng hôm đó! Không lẽ Việt Cộng hết đạn? Cả tuần lễ sau, bọn chúng quần thảo, hỏi cung tụi tôi tơi tả. Câu hỏi duy nhất mà chúng hỏi cả ngàn lần là: “Chúng tôi bị mất một khẩu súng K54 (tương tự như súng Colt của Mỹ), và một cái địa bàn, mà chúng tôi biết chắc là các anh dấu. Anh nào khai ra thì anh ấy được tha, ba anh còn lại sẽ bị xử bắn!”
Bị hỏi cung tất nhiên là ghê sợ rồi, thế mà vẫn không ăn thua gì so với lúc không bị hỏi cung! Bốn anh em chúng tôi bị nhốt riêng từng người trong bốn ‘chuồng cọp’ làm bằng giây kẽm gai, cao khoảng nửa thước. Như vậy chỉ có thể nằm, hoặc cùng lắm là ngồi - mà chỉ có thể ngồi nghiêng nghiêng thôi - chứ không có cách nào đứng được. Ai chê Việt Cộng ngu đần chứ tôi thì không! Lối còng tay phải với chân trái, và tay trái với chân phải, mà lại còng ở sau lưng thì chỉ có những bộ óc cực kỳ thông minh khác người mới nghĩ ra được! Bây giờ tôi mới hiểu sự khôn ngoan của những người tập Yoga như ông bạn tôi.
Cuộc đời người ta trong những lúc đau khổ cùng cực như thế mà vẫn có những giây phút cảm thấy Oai! Đó là lúc vào buổi sáng được tháo còng dẫn đi ỉa. Tôi vẫn nghĩ rằng kể cả Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lẫn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng chưa từng được hai người lính cầm súng có lên đạn sẵn, GÁC TRONG LÚC ĐANG … ỈA! Tử vi của chúng tôi chắc đều phải có sao Thiên Tướng chiếu … ‘Hậu Môn’!
Cuộc đời phức tạp một phần có lẽ vì có kẻ xấu lẫn với người tốt. Nhưng đối với cá nhân tôi, suốt đời tôi tin tưởng rằng người tốt luôn luôn nhiều hơn kẻ xấu. Vĩnh viễn là như thế! Trong hoạn nạn, điều này còn được thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Tôi để ý thấy phần ăn mà các bạn tù mang ra cho tôi mỗi ngày thật sự còn nhiều hơn phần ăn tôi có khi chưa bị kỷ luật! Dù có nghiêm lệnh cấm không được tiếp tế, ‘Cho chúng chết luôn!’ thế mà dưới đáy bát ngô hay khoai đều có thêm tí ruốc thịt, hay có khi cả một viên thuốc bổ, hoặc liều lĩnh hơn nữa là mảnh giấy nhỏ có viết một hai lời nhắn để động viên tinh thần!
Tôi không biết đối với những người thật sự anh hùng thì như thế nào, nhưng với tôi, trong những ngày coi như nằm chờ chết như thế, tôi thực tình tin tưởng ở Thượng Đế, và chân thành cầu nguyện. Và tin hay không tin thì tùy ý các bạn, những người tôi nghĩ đến nhiều nhất lại là các bạn học cũ ở trường Trung học Chu Văn An, nhất là các vị đã được đi du học. Tôi cố mường tượng từng khuôn mặt, từng cảnh sống của các bạn ở ngoại quốc ra sao. Có lẽ vì thời còn trẻ, tôi cũng mong muốn được đi ra nước ngoài học hỏi thêm, nhưng vì học dốt quá nên đành chịu! 
Nhưng không phải trong hoạn nạn mà không có niềm vui nào. Người mang lại niềm vui nhiều nhất lại chính là cô Lê Thị Gái. Nhân danh bác sĩ của Trung đoàn, cô tình nguyện săn sóc các vết thương tích vì bị tra tấn, đánh đập thừa sống, thiếu chết của chúng tôi trong những ngày bị hỏi cung, tra khảo.
Có ai đi khám bác sĩ, mà phải nằm theo thế Yoga chưa? Trong các sách vở y khoa tôi được đọc thì chưa bao giờ thấy. Nhất là lại nằm tênh hênh trong lúc NỮ bác sĩ rửa ráy ‘vùng cấm địa ghẻ lở’, hôi hám của mình bằng teinture d’iode, rồi bôi thuốc đỏ lên cho khỏi bị nhiễm trùng! Tôi vừa nằm vừa thầm nghĩ: “Thật đúng là:
‘Em lê cu (Pleiku), má đỏ môi hồng!’”
Rát và sót lắ m! Các bạn không tin cứ làm thử thì sẽ thấy câu hát này thấm thía như thế nào!
Ở người đàn bà bình thường nào cũng có một chút mẫu tính. Cô Gái cũng vậy, lúc nào khi săn sóc tôi, nước mắt cô cũng dưng dưng. Cô thường lẩm bẩm: “Đánh người ta như thế này, thì có khác gì súc vật!”
Ngoài những thức ăn mà cô thường dấu giếm trong túi, đem cho bọn tôi, cô cũng thỉnh thoảng hát cho tôi nghe như kiểu ‘Mẹ ru con’! Nhưng lần này thì cô không hát bài tình ca ‘Nắng có hồng bằng đôi … mông e m! ’ nữa, mà là các câu nhạc bi quan hơn. Tôi còn nhớ có lần cô hát một bản làm tôi rợn người, thí dụ như:
“Nếu mai anh chết,
xin em đừng vào nghĩa trang xưa,
Xin em đừng buồn, đừng thương,
đừng tiếc và đừng khóc … “
hình như là của Phạm Duy. ‘Thế này thì chắc là chết thật!’ Tôi nhủ thầm, vì cô em sống với Việt Cộng quá lâu, nên còn lạ gì cách xử sự của chúng với tù binh. Có thể cô ngầm báo cho mình biết trước cũng nên!
Thế rồi chuyện phải đến, đã đến. Tôi còn nhớ rất rõ, hôm đó là ngày 30 Tết ta đầu năm 1978. Trong khi đang nằm tù Yoga theo tư thế thật khổ hạnh trong chuồng cọp, thì có một phái đoàn gồm 5 người bước tới, tay cầm một mẩu giấy trắng. Tôi tự nghĩ, ‘Lần này thì chắc chết thật rồi!’ vì theo kinh nghiệm của nhiều năm sống trong lao tù Cộng Sản, khi họ cầm tờ giấy đó, tức là đọc lệnh đưa những người đang bị kỷ luật ra Tòa! Các bạn phải hiểu Tòa này chẳng phải như ở Mỹ, hay thậm chí không giống ở bên Congo nữa. Tòa được thành lập ngay trong tù:
- Chánh án là Trưởng trại tù;
- Công tố viên buộc tội là Phó trại giam;
- Bồi thẩm đoàn là … mấy thằng lính canh tù (!) và
- Luật sư: Chữ này không có trong bộ Tự điển Hình luật của Việt Cộng!
Vài tháng trước chúng tôi, cũng có một vị thiếu tá VNCH ược đem ra xử vì một tội tương tự, tức là ‘âm mưu trốn trại’. Phiên tòa dự định xử vào sáng chủ nhật, thì có lệnh đào sẵn một cái huyệt vào tối hôm trước! Có lẽ là để xử xong, các nhân viên trong tòa bớt bị bận rộn. Cả ngày chủ nhật còn thiếu gì việc phải là m!
Tuy có nghĩ như thế, nhưng không hiểu sao tôi lại bình tĩnh một cách lạ thường! Đến bây giờ nhiều khi hồi tưởng lại tôi vẫn không hiểu. Thường thường thì ‘Người gan lì thì lúc nào cũng gan lì, người nhút nhát thì lúc nào cũng nhút nhát’. Tôi vốn là người nhút nhát, chẳng hiểu tại sao lại lên cơn ‘Nhút nhát cách nhật’ giống y như ‘Sốt rét cách nhật’ vậy!
Một tên Việt Cộng cầm tờ giấy, bắt đầu đọc thật to:
“Vì là ngày Tết cổ truyền của dân tộc,
nên tha cho các anh về … trại ăn Tết!”
Nói là đọc cho có vẻ lịch sự, chứ thật ra tên bộ đội này phải đánh vần từng chữ đến 10 phút mới đọc xong cái lệnh tha chỉ dài chưa tới 20 chữ!
Tôi nghe đọc xong thì vừa mừng vừa lo: Mừng, tất nhiên vì nghĩ rằng mình được thoát chết bất ngờ như đã lo sợ. Nhưng lo vì nhỡ ông quan tòa này đánh vần sai thì mình lại bị … chết lại! Đây không phải là chuyện đùa, vì có một lần khi tập họp để điểm danh tù nhân, tên giám thị cầm bảng danh sách bắt đầu đọc: “Anh nào nghe tôi đọc đến tên mình thì nhớ la to ‘Có mặt!’ để tôi biết!” Cũng như tất cả các danh sách tù nhân khác, bảng danh này cũng bắt đầu bằng ba chữ ‘Họ và Tên’. Tên cai tù đọc: “Anh thứ nhất Hồ Văn Tê có không?” Khi không nghe thấy tiếng ‘Có!’ hắn báo động thật to: “Có thằng tù vượt ngục rồi các đồng chí ơi!” Báo hại anh em chúng tôi phải thức cả đêm để toàn Trung đoàn đi lùng bắt cho bằng được tên tù Hồ Văn Tê cả gan dám vượt ngục, trong khi thật ra là chỉ là đề mục ‘Họ và Tên’ đã bị đọc sai!
Nhưng may quá, ông đại diện quan tòa lần này đã đánh vần đúng! Hắn còn ra lệnh thêm: “Các anh được ‘TỰ DO’ về ăn Tết với các tù nhân khác!” và “Các anh phải giữ bí mật những điều đã xảy ra ở đây, như bị hỏi cung, thẩm vấn, mặc dù ở đây ai cũng biết các anh bị tra khảo để làm gương!”
Thế là ngày 30 Tết đầu năm 1978, ‘Em lê cu, má đỏ môi hồng’ được tự do ăn Tết trong tù!
Sau hai ngày được miễn lao động ở trong tù để ăn Tết, chúng tôi được chia ra ở bốn đội khác nhau. Dĩ nhiên là bị cấm tuyệt đối không được liên lạc với nhau, “Chúng tôi chỉ cần nhìn thấy các anh cười với nhau, là sẽ cho các anh vào chuồng cọp lại!”
Lần thoát chết này có lẽ có phần giúp đỡ của cô Lê Thị Gái. Cô kể: “Em đã mang sinh mạng chính trị của em ra để bảo lãnh cho các anh. Em nói với họ là các anh đã tiến bộ về tư tưởng, và không anh nào trong các anh đã lấy khẩu súng K54, cũng như cái địa bàn.”
Điều này tôi có thể tin cô được. Vả lại cả bốn đứa tụi tôi, có ai lấy cắp khẩu súng và cái địa bàn đâu! Khẩu súng K54 được mua với giá một chỉ vàng, còn cái địa bàn thì mua trước đó với giá bao nhiêu tôi không nhớ rõ. Cả hai thứ đều do chú bộ đội chuyên môn ‘Địt mẹ bác’ ăn cắp và bán lại! Ai bảo chú bị điên? Còn nhiều thứ khác nữa như bộ quần áo đi rừng, cái ba-lô Trung quốc, và đôi botte-de-saut Mỹ, tất cả đều đã được Long chôn dấu kỹ trong rừng từ lâu rồi!
Điểm qua những thứ ‘quốc cấm’ này, tôi không thể không lần tay vào thắt lưng kiểm lại một món đồ khác mà tôi đã dấu riêng.
CÁI NHẪN VÀNG
Tôi thấy Long đã đeo chiếc nhẫn vàng đó từ những năm 1969, 1970 gì đó. Ở Mỹ thì ít ai lạ gì loại nhẫn gọi là ‘graduation ring’ này, bất cứ trường đại học hay college nào cũng có; giá khoảng 50 đến 150 Mỹ kim, có mặt đá mầu, và chung quanh mặt đá hay bên cạnh nhẫn có khắc năm tốt nghiệp, và tên trường học. Cái nhẫn của Long có mặt đá mầu xanh nước biển, và dòng chữ University of Wisconsin; hình như là quà tặng của một người bạn Mỹ nào, hồi tôi và Long đi làm thêm cho hãng RMK-BRJ.
Lúc còn đi học, cái nhẫn này đã thuộc loại quý, chứ đừng nói gì tới lúc đã bị Việt Cộng xâm chiếm; vì Việt Cộng đã nổi tiếng là ‘thấy vàng, cứ như chó thấy … c*t !’ Khi vào tù, tất cả mọi vật dụng quí giá đều bị tịch thu, từ đồng hồ, sách, đến bút, nhẫn, v.v. “Để sau này Cách Mạng sẽ trả lại cho các anh!” Dĩ nhiên chỉ những người từ hành tinh khác đến mới tin những lời hứa của Việt Cộng. Long đã đưa tôi giữ giùm chiếc nhẫn này. Lý do nhờ tôi giữ có lẽ một phần vì tôi hay mặc quần dài, trong khi chàng ta suốt ngày chỉ mặc quần xà-loỏng (có lẽ để cho dễ… ‘vá’!). Hay là vì một lý do nào khác nữa mà cho đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn không rõ. Cẩn thận hơn nữa, tôi đã nói với Long - và ông bạn cũng đồng ý - là tôi sẽ đập vỡ mặt đá đi, để nếu chẳng may bị cai tù khám thấy, thì sẽ nói là mình mới nhặt được. Tôi đã giấu cái nhẫn này bằng cách xẻ một đường nhỏ ở phía sau thắt lưng quần, nhét vào rồi khâu lại. Chả ai thấy, mà cũng khó rơi mất được.
Hai tháng sau Tết, tức là khoảng tháng 4 năm 1978, các anh Đức và Phong bị chuyển trại: Đức lên đường ra Hoàng Liên Sơn, còn Phong bị chuyển ra Thanh Hóa. Tôi và Long vẫn ở lại Kà Tum. Dự tính vượt trại chung với nhau như thế coi như chẳng bao giờ thực hiện được.
Dù khá xa nhau, nhưng tôi và Long vẫn gặp nhau trong rừng khi đi xẻ gỗ hay đốn nứa. Một lần nữa, tôi lại nhận ra cái nghị lực phi thường của Long. Trong khi chân tôi vẫn còn yếu, khi di chuyển cần phải có sự trợ giúp của gậy tre theo kiểu:
‘Ngày trở về, anh bước lê … ‘
                                                                               (Phạm Duy)
thì ông bạn tôi đã lội bộ bình thường như không có gì xảy ra!
Cô Gái là cây cầu nối giữa hai chúng tôi. Và cô thường đem lại cho tôi - ngoài đồ ăn, thức uống - những tin tức quí báu như ai ở lại, ai sắp được tha, ai sẽ chuyển trại, v.v. Công việc này không phải là không nguy hiểm cho cô, và nhất là cho chúng tôi. Nhưng với một chút khéo léo, chúng tôi vẫn có tin tức của nhau. Nếu ai hỏi động lực nào thúc đẩy cô Gái làm những việc mạo hiểm đó thì thực ra tới giờ tôi cũng chưa xác quyết được. Lời giải thích duy nhất mà tôi có được: Ở đâu, cũng có những con người.
CUỘC HÀNH TRÌNH SAU CÙNG
Vào một buổi sáng chủ nhật, chúng tôi được nghỉ không phải lao động. Đang ngồi chơi cờ tướng với một người bạn thì cô Gái hớt hơ hớt hãi đến tìm tôi báo tin: “Anh ơi, anh sắp được chuyển đi A rồi đó!”
Tôi nửa mừng, nửa lo. Vì đi A thường thường có nghĩa là được chuyển về gần Sài Gòn, và chuẩn bị được thả về, trái với đi B tức là bị chuyển ra ngoài Bắc. Tôi hỏi: “Thế còn anh Long thì sao?”
- “Em cũng không rõ. Nhưng có thể vẫn còn ở lại đây, vì em không thấy tên anh ấy trong lần này!” Không phải là tin tốt, mà trong giọng nói của cô ta lại thoáng vẻ vui mừng.
Hai, ba hôm sau là ngày 30 tháng 4, năm 1978, tôi gặp Long trên rừng. Sở dĩ tôi nhớ kỹ là vì cứ vào ngày này mỗi năm, Long và tôi đã tự hứa sẽ nhịn ăn một ngày. Đó là thông lệ từ mấy năm nay mà bạn tôi thường thi vị hóa rằng:
‘Còn một chút gì để nhớ, để quên!’
Các bạn đã từng nhịn đói để bớt bị béo mập (diet), xin các bạn đừng cười, “Nhịn đói một ngày thì ăn thua quái gì mà ‘để nhớ, để quên!’” Lối nói này chỉ đúng cho những người quá dư năng lượng dự trữ. Còn đối với những người tù đã đói từ ba năm nay, thật không dễ đâu!
Long ghé sát tai tôi: “Ngày mai, Kiên gửi con Gái mang cho tôi cái nhẫn. Bạn sắp sửa được thả rồi đấy!” Đó chính là cái nhẫn khắc những chữ University of Wisconsin mà tôi có nói đến trong một đoạn trước. Tôi hiểu ngay - vì đó là tín hiệu của Long: “Mai tôi lên đường!”
Tôi chỉ kịp nói, “Cẩn thận, và chúc bạn may mắn!”
Vài ngày sau, lệnh tập họp khẩn cấp để kiểm tra số người trong trại suốt mấy ngày liền vì có người tù trốn trại. Chưa bao giờ cả trại giam xao động dữ dội như vậy, vì người tù duy nhất vượt trại, cũng là người mà anh em thương mến nhất trong trại, chính là:
Bác sĩ Đặng Tuấn Long
Đây là lần đầu tiên có người dám ra đi một mình. Chấp nhận đi bộ vượt Trường Sơn mà không có bạn đồng hành, dù đi đến đâu thì cũng chẳng ai rõ! Có người nói Long sẽ qua Thái Lan. Người khác nói Long sẽ lên núi chiến đâu. Có ông lại còn quả quyết là cô Gái dẫn Long về Sài Gòn ‘xây tổ uyên ương!’
Nhưng cô Gái vẫn ở đó. Và tôi cũng vẫn còn đó để … cầu nguyện! Nếu có lần nào trong đời tôi đã cầu nguyện chân thành nhất thì chính là lần này!
Hơn hai tuần sau, trong khi câu chuyện vượt ngục và các lời đồn đãi dần dần chìm vào quên lãng thì một hôm có một tên lính gác ghé, nói khẽ vào tai tôi:
- “Anh bạn anh, người vượt trại hôm trước, chết rồi!”
- “Sao anh biết?”
- “Tôi thấy xác anh ấy trong rừng! Còn ai vào đấy nữa?”
Nhân tên lính này cũng có cảm tình với tôi chút ít vì có chịu ơn tôi, tôi bèn năn nỉ nó:
- “Nghĩa tử là nghĩa tận. Người chết đằng nào cũng chết rồi! Anh có thể giúp tôi nhìn mặt bạn tôi một lần cuối cùng được không?”
- “Để xe m! "
Vài ngày sau, anh lính, cô Gái, và tôi được phép vào rừng để thăm chỗ có xác chết. Đi quanh co cả nửa ngày trời mới đến chỗ mà anh lính chỉ đường.
Một xác người nằm chơ vơ một mình bên rặng tre già. Tôi không thể nhận ra là ai được: Xác đã phình to, cả khuôn mặt thì đã biến dạng vì thời gian, vì lũ kiến rừng, và có thể là các loài dã thú khác.
Người đầu tiên cất tiếng khóc lớn là cô Gái:
- “Đúng là anh ấy rồi!"
- “Sao cô biết?”
- “Đôi giầy này là của em cho anh ấy! Bộ quần áo này là của em cho anh ấy. Cái ba-lô này là của em cho anh ấy, và cả cái khăn mùi xoa có thêu tên này cũng là của e m! ”
Tôi vẫn còn bán tín bán nghi, thì cô Gái bỗng rú to:
- “Anh ơi! Anh thấy cái gì đây không?"
Và cô cúi xuống, cố tháo chiếc nhẫn vàng có mặt đá mầu xanh mà tôi đã cố ý đập vỡ. Chiếc nhẫn ‘ University of Wisconsin ’ mà tôi đã nhờ cô đưa lại cho Long mới hôm nào. Người tôi như bị đông cứng lại! Trong tiếng gió rừng lao xao, chỉ nghe rõ tiếng khóc nức nở ‘Anh ơi!’ của cô Gái vang trong rừng chiều. Hôm đó là một ngày hạ tuần tháng 5, năm 1978.
Đến đây, chắc chắn sẽ có người hỏi tôi:
- “Với những chứng cớ kể trên, anh có chắc xác người nằm bên rặng tre già ở rừng Kà Tum là bạn anh không?”
Câu trả lời là ‘Không!’ Đồng thời tôi đã tự nguyện sẽ không bao giờ kể thêm một chi tiết nào, với bất cứ ai, về buổi chiều hôm đó, vì:
‘Mỹ nhân tự cổ, như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu!’
(Nghĩa là: Từ xưa, giai nhân cũng như những vị tướng nổi tiếng, Không hứa sẽ để người đời nhìn thấy mặt lúc tóc đã bạc).
ɣ   Chương 2: Sau đó & ở một nơi khác   ɣ
Suốt (1999 – 1978 =) 21 năm với bao đổi thay trong cuộc sống, cái tên Đặng Tuấn Long đã được/bị tôi cố tình không nghĩ đến, bằng cách liên tục sử dụng một phương pháp tự mình lừa dối mình: ‘Cái gì mình biết thì coi như không có, và cái gì có thì coi như không biết!’
Đồng thời, cũng trong suốt thời gian đó - có lẽ giống như văn hào Solzhenitsyn có viết, ‘Ngày nào chế độ Cộng Sản sụp đổ thì người dân Nga phải tập cười lại!’ - tôi đã bị mắc một chứng bệnh là không còn nước mắt nên không thể khóc được nữa.
Năm 1991, theo Chương trình H.O. (Humanity Operation), tôi được di dân qua Mỹ. Tại ‘Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn’, tôi đã gặp lại sau (1999 – 1965 =) 34 năm, một người bạn thân cũ cũng từ Chu Văn An là Nguyễn Anh Giao. Do sự hỏi thăm và thúc bách của Giao, chuyện Đặng Tuấn Long lần đầu tiên được kể lại ở đây sau (1999 – 1978 =) 21 năm kể từ buổi chiều hôm ấy. Kể xong câu chuyện, trong lòng tôi cảm thấy nhẹ hẳn người đi. Và biết đâu tôi sẽ biết khóc trở lại …
Cả tuần sau khi nghe chuyện, Giao có hỏi thêm: “Chẳng có dấu hiệu gì trong  (1999 – 1978 =) 21 năm qua cho thấy Long còn sống. Bây giờ nhìn lại, Kiên có TIN là Long đã chết không?” Câu trả lời cũng vẫn là ‘Không!’ Vì nếu một ngày nào đó biết đâu Long lại không lù lù xuất hiện, bất ngờ y như khi mang cái flak jacket đến căn cứ cho tôi hôm nào? Hơn nữa, dù chuyện gì đã xảy ra, người bạn hiếm có của chúng ta, Đặng Tuấn Long vẫn còn sống mãi trong lòng những người - như tôi - đã có dịp biết và sống với.
Ngoài ra, trên quãng đường đời … không dài, còn lại của tôi, có vài người tôi rất muốn gặp lại, và một người tôi không muốn gặp lại.
Những người tôi muốn gặp lại là:
1. Cô Lê Thị Gái, sinh năm 1958 tại Nam Định:
Thành thật mà nói, có một lần nào đó trong đời, tôi rất ghét cô! Đó là lúc cô vừa tắm, vừa hát bản hùng ca ‘Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng’. Lúc đó tôi vân phân vân tự hỏi với điệu nhạc quân hành như thế thì khi trúng vào điệp khúc ‘Bác Hồ’ thì cô đang kỳ cọ phần nào trong cơ thể, và đến khi ‘đại thắng’ thì tay cô đã ‘tiến sâu’(!) tới đâu rồi?
Nhưng khi cô bắt đầu hát tình ca thì qủa thật chúng tôi đã tìm thấy ở cô một người bạn. Cô Gái ơi, cô còn trẻ thành ra tôi chắc cô đã đạt được ước nguyện:
‘Em thà lấy một người ăn mày ở miền Nam ,
còn hơn lấy một thằng Uỷ Viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng!’
Cô Gái ơi, nếu một ngày nào đó, tôi gặp lại cô, tôi và cô sẽ cùng ra phía Đông khu rừng Kà Tum, cô lại hát cho bạn tôi nghe nữa nhé. Và tôi chắc cô cũng còn nhớ hai câu thơ mà tôi đã giải thích cho cô, hôm ở trong khu rừng già:
‘Kiều rằng: Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách, còn là tinh anh’
                                                                                          (Nguyễn Du)
2. Chú Bộ Đội luôn mồm ‘Địt mẹ bác!’, sinh năm 1957 tại Sơn Tây:
Anh chắc chú đã hết điên rồi, dù là chỉ điên giả! Nếu trong đời chú, chú chỉ thực hiện được một phần mười những điều anh Long của chú đã dạy chú thì chú chắc cũng đã nên người rồi!
3. Cựu Trung sĩ TQLC Mẫn (hay Mãng?), người đã kể cho tôi nghe chuyện bác sĩ quân y TQLC Long đã dẫn một Tiểu đoàn TQLC từ Biên Hòa về miền Tây để tiếp tục chiến đấu như thế nào.
     
4. Cựu Đại úy Biệt Kích Lê Phước Đức:
Tôi còn nợ anh một chuyện. Tết năm Thìn, anh có mời tôi một nửa cái bánh chưng. Khi tôi không ăn vì bị đầy bụng, anh thản nhiên vứt đi cả cái, và nói: ‘Chết còn chết chung được, xá gì một miếng bánh!’
Ngày nào gặp lại anh, tôi và anh sẽ cùng ra một nhà hàng sang trọng, gọi thật nhiều đồ ăn, rồi cả hai đều không ăn!
5. Cựu Thiếu tá Nhẩy Dù Nguyễn Xuân Phong:
Tôi cũng nợ anh một chuyện. Trong tù, tôi mới chỉ kịp kể cho anh nghe có một nửa bộ kiếm hiệp ‘Tiếu Ngạo Giang Hồ’ của Kim Dung. Tôi hứa khi nào gặp lại sẽ kể tiếp, không phải chỉ một, mà là mười bộ chuyện. Anh chỉ cần pha cà phê cho tôi là đủ.
Và một người tôi mong sẽ không bao giờ gặp lại: Phan.
α   Chương 3: (1978 – 1964 =) 14 Năm Trước   α
Tấm hình độc nhất về CVA hiện tôi còn giữ được (do các em tôi mang tay qua trao lại cho tôi ở San Diego, khi được di dân qua Mỹ năm 1987) chụp trong một lớp học trên lầu của Trường Mới trông ra công viên nhà thờ, có Long cùng với một số đồng môn khác.
Suốt mấy năm học ở CVA, Long là một trong những đồng môn vui nhộn nhất. Khi thấy một thân hữu đóng bộ trang trọng, Long ngôn ngay một chưởng: "Ôi  người bạn lịch sự của chúng ta ơi! Sao hôm nay lại diện thế này? Hình như còn có mặc cả quần … sì-líp nữa thì phải!"
Trước ngày bỏ nước ra đi, tôi đã có nhiều kỷ niệm với Long. Lúc còn học ở CVA, Long đã có lần cắm cúi chùi bu-gi, sửa chiếc xe Solex – một hoạ kiểu có một không hai của các kỹ sư Pháp: Cứ ‘xô’ cái máy phía trước xuống, xe sẽ tự động … ‘lết’ đi! - của tôi để tôi có thể kịp về nhà trước giờ giới nghiêm. Lớn lên, Long và tôi cũng đã nhiều lần bù khú ở mấy quán nhậu ở Sài Gòn những năm 1970 - khi Long đang theo học y khoa ở Sài Gòn, và tôi được về nước nghỉ hè lúc còn du học - và 1973, khi cả hai đứa chúng tôi đều đã tốt nghiệp và đang bắt đầu làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi còn nhớ lúc đó, Long ao ước làm sao có đủ tiền để mua một bộ đồ nghề dao kéo giải phẫu do Mỹ chế tạo, bán ở chợ trời.
Trong Lớp Đệ Nhị B1; Trường (Mới) Chu Văn An - Năm 1964
Từ trái: Bùi Kim Bảng (1), Lại Đức  Hùng (2), Nguyễn Tự Cường (3),
Nguyễn Anh Giao (4 ), Nguyễn Thẩm Huỳnh (7), Đặng Tuấn Long (8)
Mặt sau tấm ảnh có ghi: ‘Giữa trưa, bụng đói, mà vẫn nhe răng cười!’
  
Khác với như hồi còn ở CVA, về sau này Long và tôi đã trao đổi với nhau những nhận xét và thái độ về cuộc chiến, đất nước, cũng như những mong ước về tương lai. Tôi vẫn nhớ rõ là tôi thích nhất lập trường rất rõ ràng, và không nhân nhượng của Long, theo kiểu:
"Xin đừng thứ tha tôi, nếu một ngày thơ tôi đầy tiểu xảo,
Một ngày nào, máu chẩy ngược đường tim"
                                                 (Nguyễn Nam Trân)
Ω   Chương 4: Cái chết của một bạn đường   Ω
 
Long chắc không còn sống vì suốt (2008 - 1978 =) 30 năm qua chưa có thân nhân, hay bạn hữu nào được gặp.
Long đã không bị Việt Cộng giết: Nếu quản giáo, bộ đội canh gác, v.v. được huy động để truy lùng thật sự đã phát hiện, bắt hay hạ sát, chắc chắn chúng đã phải lôi thân xác Long - dù còn sống, hay đã chết – về ném ở giữa sân trại tù để trình làng, phô trương khả năng canh giữ nhà tù hữu hiệu, để dằn mặt các bạn tù khác.
Long có thể đã bị rắn độc cắn trong lúc lẩn trốn bên các bờ bụi, gốc cây trên đường tẩu thoát, chỗ cách xa trại tù nửa ngày đường.
Long qua đời như vậy tính ra, lúc mới có (1978 – 1947 =) 31 tuổi. Thật là quá trẻ, và đáng tiếc, nhất là chết thật đột ngột, và quá đỗi thương tâm, lúc mới tốt nghiệp bác sĩ, tràn đầy nhựa sống, đang hăng say thi thố tay nghề chuyên môn, trong khi tuyệt đối tin tưởng vào chính nghĩa quốc gia, và hình như chẳng bao giờ quên những chữ ‘Tổ Quốc, Danh Dự & Trách Nhiệm’ thêu trên mũ đội lúc làm việc.
Cảm thấy trong lòng dâng lên một sự trống vắng, tôi lang thang về vùng núi non cổ của Hy Lạp, đọc thấy trong ‘Ethique à Nicomaque’, Aristote viết về tình bạn như sau:
"Tình bạn là điều cần yếu trong cuộc đời. Không bạn bè, chẳng ai thiết sống, mặc dù có tất cả những phúc lộc khác (…). Lúc nghèo túng hay khi bất hạnh, người ta vẫn nghĩ bạn bè là nơi nương tựa duy nhất. Tình bạn giúp cho kẻ thanh niên tránh khỏi những sai lầm, mang lại cho sự chăm sóc và khả năng hành động khi sức lực đã suy giảm; tình bạn còn thúc đẩy tuổi trung niên vào những hành động cao đẹp (…).
Tình bạn là giềng mối của xã hội. Kẻ phải đặt nền móng, kỷ cương cho các thành quốc đánh giá tình bạn hơn cả công lý. Bởi vì sự hòa hợp – cái phảng phất như tình bạn – là điều mà họ tìm kiếm trước tiên, trong khi điều mà họ muốn trục xuất ra khỏi thành quốc hơn hết chính là sự phân hóa chính trị, kẻ thù của tình bạn. Khi làm bạn với nhau, người ta không cần đến công lý; ngược lại, ngay cả khi là kẻ công minh, người ta vẫn cần đến tình bạn. Công lý - ở điểm hoàn thiện nhất - có cái gì giống như tình bạn từ bản chất".
Đối với tôi, Long là một người mà người ta gọi là Bạn Đường. Con đường có hai chiều, mà nay Long không còn nữa, nên sẽ chẳng bao giờ tôi được biết Long có nghĩ như thế về tôi ...
Và nếu muốn cho được đầy đủ và chính xác hơn, thì phải nói thêm cho rõ: Long là một bạn đường ngắn ngủi.
* * *
Trên một chiếc thuyền có thành gỗ mầu nâu đậm, kiểu cổ xưa, với những lá buồm cong hình tam giác cao ngất, người ta thấy lố nhố nhiều người: Bên cạnh thân thân của người đã mất, là các đồng môn của Long ở trường trung học Chu Văn An, và đại học Y khoa ở Sài Gòn, xen với vài thiếu nữ đã quen biết Long.
Nhìn khắp tầu, người ta không thấy chiếc quan tài như trong các đám táng khác.
Chiếc thuyền lướt ra xa giữa biển trong lúc mặt trời từ từ vừa xuống. Giữa trời và nước - lúc đó đã không còn thấy rõ ranh giới là đường chân trời - mênh mông, một tiếng hát giọng nữ cất vang, theo/trong nhạc đệm chập chùng, được những cơn gió mát thổi lên/ra hòa nhập với thiên nhiên cao rộng:
"Anh nằm xuống
Như một lần vào viễn du
Đứa con xưa đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Người thành phố, trong một ngày, đã nhắc tên
Những sớm mai lửa đạn
Những máu xương chập chùng
Xin cho một người vừa nằm xuống
Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang"
                                                        (Trịnh Công Sơn)
Rồi một giọng trầm ấm, chậm rãi, và rõ từng chữ thông báo "Tro hỏa thiêu của Đặng Tuấn Long đã được nạp vào các thanh pháo bông, sắp sửa được bắn lên không trung trong vài phút tới … !”
Bạn đường ơi! Khi tôi đi, xin hãy tiễn tôi như thế, để cho tro bụi tôi được "thăng thiên", cũng/cho xong một kiếp người …
Nguyên Giao
San Diego - Hoa Kỳ
Tháng Tư, 2008


Chú thích:  Bộ mẫu tự của Hy Lạp bắt đầu bằng alpha (α) và kết thúc bằng omega (Ω), đã được dùng đánh dấu thứ tự thời gian cho các Chương của bài viết này.
 

Tuesday, October 31, 2017

LAM DAU TRUNG DONG


Đa phần phụ nữ ngoại đạo lấy chồng đạo Hồi rất sợ lễ Ramadan. Tất cả đều nhịn ăn uống vào từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn (trừ phụ nữ có thai, người ốm hay người lao động nặng) suốt một tháng. Tôi thấy thương những chị đang cho con bú, hay cảnh sát làm việc vất vả mà phải nhịn ăn. Còn riêng tôi sang đây 3 năm nhưng mới phải nhịn ăn một năm, do năm còn lại mang bầu, năm thì về Việt Nam.


Chồng tôi là một thương nhân buôn vải. Mỗi ngày tôi ngủ dậy cùng lúc với anh. Sau đó phụ giúp mẹ chồng việc vặt. Ti vi của mẹ suốt ngày bật một kênh nghe tiếng cầu nguyện. Thời gian đầu tôi không thể thích ứng nổi.


Nhà nào cũng có cửa kính vì bão cát nhiều. Bên trong nhà trải thảm và rèm cửa rất kín đáo, chắn mọi cửa chính và phụ. Hôm đầu tiên sang đây tôi thấy lạ mới hỏi chồng, thì anh bảo làm vậy để không ai nhìn được phụ nữ trong nhà.


Dù có nhà riêng nhưng năm đầu tiên sang đây tôi sống cùng gia đình chồng, để học nấu ăn từ mẹ và em gái chồng, cũng như học ngôn ngữ và gần gũi với họ. Tất cả mọi người đều nói được tiếng Anh, riêng mẹ chồng tôi chỉ nói được tiếng Ả Rập. Hồi mới sang chưa hiểu ngôn ngữ của mẹ, có lần tôi đang từ ngoài vào nhà thì nghe tiếng mẹ khóc thống thiết và liên tục chỉ vào ti vi. Tôi cuống quýt tưởng mẹ bị điện giật. Hoá ra, mẹ nói thương cái anh phi công bị tổ chức Hồi giáo tự xưng thiêu chết trong chương trình đang phát trên ti vi.




Ba năm làm dâu ở sa mạc Trung Đông của cô gái Việt

Ba năm cầu nguyện kinh Hồi giáo, ăn thịt cừu và đeo khăn che đầu, Dung thấy cuộc sống nơi đây không đáng sợ như cô tưởng.


Dung Hoàng, 26 tuổi đang sống ở ngoại thành thủ đô Amman, của Jordan. Tuy sống ở đất nước sùng đạo và mọi thứ hoàn toàn khác ở Việt Nam, nhưng cô đã dần thích ứng và đang có cuộc sống hạnh phúc. Vợ chồng Dung có một bé trai 1,5 tuổi và chuẩn bị chào đón con thứ hai. Dưới đây là chia sẻ của Dung về những thú vị khi sống ở đất nước đạo Hồi.


Đầu năm 2014 tôi nhận được một lời kết bạn từ một Facebook có hình đại diện là diễn viên Al Pacino - người từng đóng vai Bố già. Thấy thú vị, tôi nhận lời, nhưng khá tò mò khi trên tường facebook của người này không có thông tin gì. Sau đó, anh ấy nói, vì biết tôi là người Hải Phòng nên muốn kết bạn. Trước đây thuyền của anh gặp bão phải vào Hải Phòng lánh nạn hơn ba tháng. Dù sự việc đã qua vài năm nhưng anh vẫn còn ấn tượng tốt đẹp về mảnh đất này.


Nói chuyện nhiều tôi dần thích con người anh và thấy hai đứa khá hợp suy nghĩ. Dù biết khoảng cách tuổi tác (anh hơn tôi 22 tuổi) và từng ly dị nhưng tôi vẫn thích anh. Riêng việc là người Hồi giáo thì mãi sau này, khi chuẩn bị về Việt Nam tiến tới kết hôn anh mới nói.


Lúc đó tôi rất ngỡ ngàng. Qua Internet tìm hiểu về người Hồi giáo, tôi có một chút lo sợ nhưng khi đó anh sắp sang và tôi thì đã có tình cảm với anh rồi.

Cuối tháng 8/2014, anh về Việt Nam cùng hai người bạn, dự định của anh là trong hai tuần sẽ làm đám cưới rồi đón tôi qua đó. Nhưng gia đình tôi phản đối kịch liệt nên anh không thể thực hiện ý định này.


Tôi là con út trong nhà, trên là hai anh trai đều thông thạo tiếng Anh. Hồi đó ti vi có phát các vụ án man rợ về người Hồi giáo. Mấy ngày đầu anh tới, nhà tôi như có chiến tranh. Hai anh trai sợ tôi bị lừa nên giấu hộ chiếu đi. Bố mẹ tôi băn khoăn, vừa thương con, vừa sợ. Mỗi ngày anh đến nhà gặp và nói chuyện là một ngày đấu tranh bằng ngôn ngữ với hai anh trai tôi.






Việc Dung quen biết với người đàn ông Hồi giáo lớn tuổi từng khiến cả gia đình lo lắng. Nhưng hiện tại cả gia đình cô đã rất yên tâm, vì chồng Dung hiểu chuyện và chiều vợ.



Xác định không thể trong thời gian ngắn mà lấy được sự tin tưởng của gia đình tôi, anh đã thuê một ngôi nhà bên cạnh và ở lại gần ba tháng. Gần như mỗi ngày anh đều qua nhà tôi giúp làm việc nhà, nói chuyện, dùng cơm. Đám cưới của anh trai tôi thì anh và bạn cũng đến phụ giúp. Dần dần tiếp xúc, bố mẹ tôi tin tưởng anh mới đồng ý cho tôi đi theo. Riêng hai anh trai, thời điểm ấy, vẫn chưa an tâm.


Cuối năm 2014, sau khi đăng ký kết hôn, tôi đặt chân đến đất nước Jordan, vùng Trung Đông mà tôi loáng thoáng biết qua internet. Mùa đông năm ấy khác hoàn toàn 23 mùa đông của tôi ở Việt Nam. Nó lạnh, khô và ảm đạm. Nơi đây phần lớn là sa mạc, ngoài đường chỉ có núi đá và cát. Tôi da diết nhớ khung cảnh xanh mướt ở quê nhà.



Dung đang có cuộc sống khá mãn nguyện ở đất nước Hồi giáo Jordan.





Sau một thời gian tôi cũng làm quen được với việc cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Tôi cũng nhanh chóng học nấu được các món chồng thích, đa phần từ cừu và bò. Ở đây không ăn thịt lợn. Vì không có hải sản nên mọi người cũng không thích và không biết ăn. Trẻ con đều kêu sợ khi thấy tôm. Mỗi lần thấy tôi ăn cá, mẹ chồng đều kêu lên sợ hãi.


Phụ nữ Hồi giáo ra đường phải mặc áo kín, che tóc, che cổ. Đám cưới hay đám ma cũng sẽ chia ra hai khu riêng biệt. Lần đầu đi dự đám cưới, tôi đã rất lo khi phải ngồi trong một phòng được che kín mít, ở đó chỉ có phụ nữ trang điểm đậm và ăn mặc sexy, cùng ăn uống, khiêu vũ. Chồng tôi thì ở một khu tách biệt với những người đàn ông khác.


Đàn ông bên này nói chung nam quyền, coi vợ là của riêng nên rất coi trọng danh tiết phụ nữ. Vậy nên cảnh sát không bao giờ được giữ lại một xe ôtô mà người ta đang chở vợ. Có lần vợ chồng tôi đang đi đường bị gọi, anh cảnh sát thấy trong xe có tôi phải cho đi ngay.


Tuy gia trưởng nhưng họ không độc đoán mà ngược lại rất chiều vợ. Thông thường phụ nữ sẽ cầm tiền chi tiêu gia đình, nhưng vì tôi không biết đi xe nên chồng phải tự cầm tiền đi mua sắm. Tuy vậy ngoài tặng quà, đều đặn hàng tháng anh đều gửi tiền vào tài khoản cho tôi tự do chi tiêu. Mỗi năm, tôi cũng được về quê một lần, mỗi lần một đến hai tháng.






Một trong những buổi sinh hoạt hàng tuần của gia đình Dung Hoàng.



Khi mới sang đây, tôi từng e ngại tiếp xúc với người ngoài, song ở lâu tôi thấy mọi người rất hiền hậu. Có bận chồng tôi làm rơi ví tiền, người ta đã tìm tới tận nhà để trả. Có lần vợ chồng tôi đang đi thì đụng xe, khiến chiếc xe kia bị méo đuôi. Trái với lo lắng của tôi, người bị đụng xe không hề nổi cáu mà lại bắt tay chồng tôi và nói: "Cảm ơn Chúa, nhờ vậy mà tôi quen anh". Sau đó xe của chúng tôi bị hỏng, phải khởi động bằng tay, người đó to khoẻ nên đã giành việc khởi động xe giúp chúng tôi.




Khó khăn nhất với tôi là thực phẩm. Đặc biệt vào lúc nghén ngẩm, thèm ốc và hải sản mà không có. Ngoài những điều đó thì thực phẩm bên này sạch và được chính quyền giám sát rất sát sao. Nước rất quý, đắt nhưng rau củ thì vô cùng rẻ. Đến cuối ngày mà bị ế là người ta đổ thẳng.






Gia đình Dung sống ở một khu vườn oliu rộng lớn. Họ đang dự định sẽ mở một văn phòng ở Việt Nam, nơi họ cung cấp oliu và nhập vải từ Việt Nam sang Jordan bán.



Gia đình chồng tôi sống chung một khu. Họ đều thành đạt và khá giả. Vào thứ 6 hàng tuần, mọi người tề tựu trong vườn oliu, đốt lửa nói chuyện, ca hát thâu đêm. Người Hồi giáo khuyến khích anh em họ ruột lấy nhau rồi sinh con cái. Một số dòng họ tân tiến như gia đình chồng tôi thì không ép buộc, mọi người vẫn có thể tự do yêu đương.


Tôi tuy ngoại đạo vẫn được gia đình chồng quý. Mỗi khi ra đường tôi thường chỉ che tóc và cổ, không che mặt. Ở nhà với gia đình chồng thì không mặc áo bó và hở tay, hở cổ. Vẫn nói chuyện với đàn ông trong gia đình chồng bình thường.


Sau ba năm sống ở đây tôi thấy mãn nguyện. Đàn ông Hồi giáo không rượu bia, nên không có chuyện đánh đập vợ con. Dù người Hồi giáo cho phép đàn ông lấy tới bốn vợ, nhưng vợ chồng tôi thống nhất, khi không yêu nữa sẽ ly hôn, chứ anh không cưới thêm vợ khác. Đạo Hồi coi trọng chung thủy nên tôi tin tưởng tuyệt đối ở chồng.


*** Cô Dung này chắc phải yêu chồng "khùng điên" lắm nên mới dám bỏ cha mẹ gia đình theo tiếng gọi tình yêu mà bay sang Jordan chung sống. Nói dại, nếu lỡ chồng tịch chu passport rồi bắt làm nô lệ tình dục cho anh em trai chồng + làm đày tớ cho gia đình chồng thì tiêu đời ...


THAI CONG TUNG * GIA DINH



Gia đình như một tế bào của xã hội,


                 nhìn theo quan điểm hệ thống

                        

                                           Thái Công Tụng

This essay discusses about family, using the systems theory  approach. Family is not formed by independent entities but rather as  a complex system in which all members are interconnected and interrelated. Family as a system is influenced by other systems: education, economy, health, values... Vietnamese folk songs and poems are used to illustrate different aspects of a Vietnamese family.

 

1.Tổng quan.
Từ 1975 đến nay, ngưòi Việt Nam phải bỏ xứ ra đi, hàng hàng lớp lớp. Cuộc thoát hiểm bằng ghe thuyền đã tạo cho văn học thế giới một thuật ngữ mới: boat-people, thuyền nhân. Thuyền nhân Việt Nam ngày nay có mặt khắp năm châu bốn bể: Âu Châu thì từ Ý đến Anh, từ Na Uy đến Thụy Điển; Á Châu thì hiện diện ở Phi Luật Tân, Đại Hàn, Nhật Bản; Úc Châu, Mỹ Châu thì đã đành mà ngay Phi Châu cũng có, Do Thái cũng có
Nhiều lớp thành công nhưng cũng nhiều lớp ít thành công hơn; nhưng cái quan trọng đề cập ở đây là gia đình. Gia đình Việt Nam bị một cơn bão lốc thổi vào dữ dội: chồng đi cải tạo, con chết trên Kampuchia, vượt biên chết, được các nước nhân đạo giúp đỡ thì phải hội nhập với một nền văn hoá xa lạ, từ ngôn ngữ đến cư xử . Sau vài chục năm định cư, ngưòi Việt cũng gặp phải các vấn nạn xã hội như trong xã hội Tây phương đủ mọi cám dỗ, khác nhau về phong tục, đủ mọi thử thách về ngôn ngữ, về học hành, về công việc. Các vấn nạn liên hệ đến gia đình như li dị, li thân, sống chung hoà bình không hôn thú, gia đình tái cấu trúc, đó là chưa nói đến con cái lớn lên không nói được tiếng Việt, bạo hành, băng đảng, rồi đến chuyện bảo trợ cha mẹ qua nhưng cha mẹ không thích nghi đòi về lại Việt Nam .Thật vậy, đó là truyện dài 'ngàn lẽ một đêm', kể không hết vì trong các báo xuất bản hàng tháng, hàng tuần luôn luôn có các mục 'gỡ rối tơ lòng', 'nhỏ to, to nhỏ' khi nào cũng có thư hỏi và lời giải đáp đề cập đến các vấn nạn về tình yêu, về gia đình v.v..
Như vậy, gia đình qủa là một chủ đề nóng bỏng của thời đại; nó liên quan đến nhiều nhân tố khác nhau: xã hội, kinh tế, tâm linh, giáo dục, định chế, các nhân tố này có tương quan nhiều chiều vì chúng đan xen, lồng ghép và ảnh hưởng quan hệ với nhau rất phức tạp.
Muốn phân tích vấn đề cho kỹ, ta cần sử dụng quan điểm hệ thống, nhìn gia đình như một hệ thống chịu tác động cả bên trong lẫn bên ngoài, mới thấy được hết chiều sâu của các hiện tượng, các cảnh ngộ, biến đổi, suy thoái, phát triển. Hệ thống chính là một toàn thể phức hợp gồm cả yếu tố trong và ngoài phụ thuộc lẫn nhau và khi có một biến động nào liên quan đến một yếu tố thì các yếu tố khác đều chịu ảnh hưởng, cũng như toàn bộ hệ thống. Và ta phải phát hiện được các mối tác động bản chất quyết định sự phát triển của hệ thống thì mới điều khiển được sự hoạt động của nó .
2. Quan điểm hệ thống là gì ?
Ta vẫn thường nghe và sử dụng hầu như quen thuộc các danh từ như hệ thống tuần hoàn, hệ thống tiêu hoá, hệ thống thần kinh (thần kinh hệ), hệ thống học đuờng, hệ thống y tế, hệ thống giáo dục, hệ thống thái dương (thái dương hệ ).
Trong khoa học nhân văn như tâm lý học, ngôn ngữ học, phân tâm học, càng ngày các học giả càng sử dụng các quan niệm về hệ thống như tính toàn bộ (globalité), sự tương tác (interaction), cấp độ (niveau) . Vài ví dụ :
Hệ thống xã hội bao gồm: dân số, phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức, thể chế và cơ cấu xã hội ; các yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau
Hệ thống kinh tế bao gồm: công việc làm ăn, sự thất nghiệp, tiền tệ, lạm phát, giàu nghèo và các yếu tố này cũng có ảnh hưởng lẫn nhau..
Các hệ trên tương tác với nhau, trao đổi năng lượng (energy), vật chất (matter) và thông tin (information).
Vậy hệ thống là gì ? Hệ thống là một tập hợp những mối tương tác giữa các bộ phận theo thời gian. Hệ thống gồm nhiều yếu tố, nhưng nhiều yếu tố không phải là hệ thống khi chúng chỉ là một tập hợp hỗn loạn, mất trật tự. Hệ thống có 4 điểm cơ bản sau đây:
.sự tương tác. Có nghĩa là sự tương quan giữa hai yếu tố không phải chỉ theo đường một chiều, do A tác động trên B mà nó có thể do B tác động trên A nữa . Các tương quan giữa các hiện tượng là những tương tác có ảnh hưởng qua lại. Sự tương tác có thể đa dạng và tế nhị giữa hai cá nhân như : thầy-trò, vợ chồng, ông-cháu. Trong các khoa học truyền thông, sự tương tác ấy có thể là một ánh mắt, một nụ cười, một lời nói, một gợi ý v.v . Một dạng đặc biệt của tương tác là thông tin phản hồi (feedback)
. tính toàn bộ. Bản thân hệ thống không phải là con số cộng của các bộ phận mà các bộ phận cùng hoạt động, tương tác với nhau để sinh ra một cái toàn thể (holisme) mà cái toàn thể là cái gì lớn hơn số cộng của các bộ phận. Người Tây Phương nói là ' The whole is more than the sum of its parts'. Khái niệm toàn bộ dẫn ta đến nguyên tắc cấp bậc (hierarchy) giữa các hệ thống. Các vấn đề gặp phải không phải là một sự cộng lại các sự cố mà là một toàn thể có đặc tính riêng.
. sự tổ chức. Tổ chức là một sự sắp xếp các tương quan, các quan hệ giữa các thành phần để tạo ra một hình thức mới có những đặc tính riêng mà các thành phần tự nó không có. Tổ chức còn là một tiến trình theo đó vật chất, năng lượng và thông tin chúng kết hợp lại nhau để có một chức năng. Tổ chức cũng hàm nghĩa có sự điều tiết (regulation).
.sự phức tạp. Một hệ thống bao giờ cũng phức tạp, do nhiều nguyên nhân nội tại (do nhiều quan hệ giữa các thành phần) cũng như ngoại tại (vì có may rủi, ngẫu nhiên, duyên may ..)
Giữa hệ thống này với hệ thống kia và ngay giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống, có những dòng chảy (flux) : dòng chảy năng lượng, dòng chảy thông tin, dòng chảy tiền tệ, dòng chảy vật chất. Các dòng chảy này chạy qua các kho dự trữ của hệ thống và chịu các chuyển hoá để tạo ra các sản phẩm và các phế phẩm .
Các tương quan giữa hệ thống với môi trường xung quanh là các đầu vào (input) và đầu ra (output).
Sử dụng tư duy hệ thống giúp ta hiểu là mọi việc có tương quan nhiều chiều, phi tuyến tính, do tác động nhiều yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, nhân văn, truyền thống.. vậy cần có cái nhìn toàn bộ chứ không phải cục bộ; ta cần phân tích toàn hệ thống thì mới tìm được giải pháp hữu hiệu.
3 Ứng dụng quan điểm hệ thống vào gia đình
3.1. Gia đình ngày xưa bị chi phối bởi những điều kiện khác xa ngày nay vì
-có một hệ thống giá trị khác (hệ thống Nho giáo giáo điều một chiều, trọng nam khinh nữ, tam tòng tứ đức, tam cương, ngũ thường, chủ trương kế, thuật, vô cải nghĩa là nối tiếp, làm theo, không thay đổi v.v. ). Cũng không phải ngẫu nhiên mà Hội nghị Phụ Nữ Thế Giới của Liên Hiệp Quốc đã họp trước đây ngay tại Bắc Kinh , mục đích để thay đổi nhận thức và đánh dấu vai trò ngang hàng của phụ nữ trong một xã hội vốn coi trọng nam giới của xã hội Trung Hoa. Hôn nhân gò bó trong môn đăng hộ đối, nghĩa là hai bên sui gia phải cân xứng nhau về tiền tài, địa vị xã hội, nhà cửa, như ca dao sau đây :
Đứng ngoài trông thấy nóc nhà cao
Thấy vườn cau rậm muốn vào làm dâu
Làm dâu coi trước coi sau
Coi nhà mấy cột, coi cau mấy hàng
Coi nhà mấy cột để biết nhà lớn hay bé, coi cau mấy hàng để xem vườn rộng hay hẹp
- hệ thống kinh tế khác (hệ thống nông nghiệp, phần lớn ở nông thôn). Vì vậy, gia đình phải đông con để có người lo việc đồng áng.
- hệ thống y tế khác (thấp kém, tin vào bùa phép, ma qủy ..). Vì vậy, tỷ lệ chết sơ sinh nhiều, tuổi thọ thấp. Cái này kéo theo cái kia, do đó muốn tái lập cân bằng, phải lập gia đình sớm, sinh ra tục tảo hôn.
Xưa kia, tình cảm đôi lứa bị đặt xuống hàng thứ ba, sau hai chữ hiếu, trung:
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba
Chữ trung thì để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình
Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy: 'con gái mười hai bến nước, trong nhờ, đục chịu' và gả con căn cứ vào giai cấp, địa vị, quan hệ thâm tình, môn đăng hộ đối, toan tính tiền bạc:
Mẹ em tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào
Bây giờ kẻ thấp người cao
Như đôi đủa lệch, so sao cho bằng.
Đũa lệch có nghĩa là chênh lệch qúa nhiều về tuổi tác,
-có thể chồng già như:
Vô duyên lấy phải chồng già
Ra đường người hỏi rằng cha hay chồng
Nói ra đau đớn trong lòng
Cái nợ truyền kiếp, phải chồng em đâu
-có thể chồng trẻ như:
Mang danh thân gái có chồng
Chín đêm trực tiết, nằm không cả mười
Nói ra sợ chị em cười
Má hồng bỏ qúa thiệt đời xuân xanh
Hoặc chênh lệch về chân giá trị của mỗi bên như các câu ca dao sau:
-Tiếc thay hạt gạo tám xoan
Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà
-Cổ tay em trắng như ngà
Răng đen rưng rức, chồng xa kém người
Khốn nạn thay, thân nhạn ở với ruồi
Tiên ở với cú, người cười với ma
Con công ở lẫn con gà
Rồng kia rắn nọ coi đà sao nên ?
3.2. Gia đình ngày nay bị chi phối bởi nhiều hệ thống khác xưa:
-hệ thống giá trị khác: ngày nay, phụ nữ chiếm những địa vị trước kia dành cho nam giới, nam nữ bình quyền nên người phụ nữ cũng có thể làm Tổng Thống, Thủ Tướng như nam giới (Phi luật Tân, Anh, Tích Lan, Hồi quốc, Ấn độ là các chứng cớ gần đây). Xã hội ở hải ngoại đã có các qui chế hưu bổng, dưỡng lão nên trai hay gái cũng không quan trọng như xưa.
Trai mà chi, gái mà chi
Con nào có nghĩa, có nghì là hơn
Trai hay gái không quan trọng bằng chất lượng: chỉ cần đứa con nào biết cách ăn ở đối xử với cha mẹ, làm tròn hiếu thảo với cha mẹ là hơn hết .
Thực vậy, nếu chỉ thích đẻ con trai thì tình trạng nam thiếu, gái thừa sẽ lại là một vấn nạn về nhân khẩu học. Nhiều xứ, đặc biệt là Trung Quốc, vì chính sách 'một con ' đã khiến người Hoa phải chọn lựa và họ đã chọn con trai nên tình trạng không cân đối này diễn ra ở mức độ đáng ngại : cứ 117 trẻ sơ sinh nam thì mới có 100 trẻ sơ sinh nữ, trong khi tỷ lệ bình thường là 105-107 bé trai so với 100 bé gái. Như vậy, khi lớn, có chênh lệch quan trọng giữa nam và nữ .
Chính vì vậy, có tình trạng buôn gái Việt sang Trung Quốc, gả chồng Đài Loan. Hiện nay, ở Trung Quốc, số đàn ông nhiều hơn phụ nữ đến 70 triệu, nghĩa là có 70 triệu đàn ông phải sống độc thân vì không thể kiếm vợ, vượt quá toàn bộ số phụ nữ Đài Loan và NamHàn hợp lại! .
- hệ thống kinh tế khác: thương mãi được xem trọng, sự đô thị hoá và toàn cầu hoá khiến lưu thông hàng hoá và dịch vụ nhiều hơn trưóc, sự cạnh tranh thị trường mãnh liệt hơn chứ không phải giới hạn chỉ trong nông nghiệp với tầm nhìn giới hạn ở lũy tre xanh, cái cổng làng như xưa.
-hệ thống y tế phát triển mạnh với khoa học và dụng cụ tân tiến, trẻ em sơ sinh chết rất ít. Tại các xứ tiền tiến, tỷ lệ em bé sơ sinh chết chỉ là 9 trên 1000 em và ngay cả tại những xứ kém mở mang như Mexique trước kia năm 1960, tỷ lệ chết trẻ em sơ sinh là 87 em trên 1000 nhưng ngày nay chỉ 26 em (chỉ có vài xứ chậm tiến mới có tỷ lệ trẻ sơ sinh chết còn cao như Haiti (105 tức một bé trên 10), Bolivie (88), Perou (65), Nicaragua (58).Trai cũng như gái chủ động được sự sinh đẻ vì có phương tiện như thuốc ngừa thai, tránh thai.
- hệ thống xã hội cũng đổi thay: Biến đổi kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa quốc tế đang mang đến cho gia đình Việt Nam nhiều giá trị nhân văn mới mà tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em. Với bình đẳng giới, người vợ và người chồng cùng có bổn ph ận và trách nhiệm ngang nhau trong công việc gia đình; quan niệm "trọng nam khinh nữ", không còn chỗ đứng trong xã hội ngày nay, khác với xã hội xưa kia, chịu ảnh hưởng Kh ổng Mạnh..Quyền trẻ em cũng được đề cao trong gia đình.
- hệ thống truyền thông chuyển tải cực nhiều, loan truyền cực nhanh qua các phương tiện hiện đại như Internet, thâm nhập cực sâu (đến mọi nơi ), tác động cực mạnh có ảnh hưởng hoặc tích cực xây dựng hoặc tiêu cực đến tâm trạng, ý thức . Ngày nay, nhờ công nghệ Internet, kết nhau qua mạng, nói chuyện trên phone, không cần môi giới, không cần những bức thơ tình nồng cháy dài, 'chat ' trong Internet, không cần bông hồng trao tay, chỉ click bông hồng trên máy là người yêu có ngay trên màn máy tính! Nhiều bạn trẻ đã tìm được một nửa của mình bên ngoài biên giới thông qua các trang mạng xã hội và tán gẫu trực tuyến..
Vì toàn bộ các hệ xã hội, hệ kinh tế, hệ giáo dục đều khác xa ngày xưa dưới chế độ phong kiến nên cũng có ảnh hưởng đến hệ phụ gia đình:
-gia đình ngày nay nhỏ hơn. Gia đình càng nhỏ đi, một phần vì đời sống kinh tế, phần khác vì tiến bộ của y tế nên phụ nữ chủ động được sự sinh đẻ. Họ lập gia đình muộn hơn, ngại sinh con sẽ phổ biến hơn do đó số con thường 1 đến 2 con mà thôi. Sinh suất ở Viet Nam quãng 1.8 con, có nghĩa là 1000 phụ nữ sinh ra 1800 con. Còn trung bình phụ nữ Đài Loan và Hàn Quốc hiện chỉ sinh 1.4 con; HongKong 1.25 .Trung Quốc thì chỉ cho phép đẻ một con. Tỷ lệ sinh sản ở Âu Châu cũng thấp, thấp hơn mức cần có để tạo ra thế hệ thay thế. Ở Bresil, năm 1960, số con cho mỗi phụ nữ là 6, ngày nay chỉ còn 2 và Mexique cũng vậy, do đó số di dân lậu qua Mỹ cũng giảm đi..
-gia đình ngày nay thì tỷ lệ ly dị rất lớn .Tỷ lệ ly hôn ngay tại các nuớc châu Á cũng càng ngày càng cao: từ vài % cho đến dưới 20% tuy còn xa tỷ lệ 50% của Mỹ, 46% tại Úc, 37% của Pháp nhưng cũng là hồi chuông cảnh báo về sự phân rã gia đình, tế bào của nền tảng xã hội . Vì ly dị nên nhiều gia đình ngày nay chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ : ta gọi đó là gia đình đơn độc (famille monoparentale); ly dị thì con cái phần lớn tòa án cho bà mẹ giữ, cha chỉ có thể đến thăm con vào những ngày giờ nhất định, do đó trẻ mất định hướng.
Con chung, anh để tôi nuôi
Tình chung anh nỡ để xuôi mặc đời
Làm ra to tiéng nặng lời
Im đi hoạ có đất trời biét chăng
Ở Mỹ, năm 1991, chỉ có 50.8% trẻ em Mỹ dược sống trong gia đình truyền thống bên cạnh cha mẹ đẻ . Người Mỹ gốc Hispanic thì tỉ lệ đó giảm xuống 38%, gốc châu Phi lại càng đáng ngại: 27% . Mà các trẻ em sống trong các gia đình này thường không ai dạy dỗ, con không cha như nhà không nóc và dễ hư hỏng, dễ trở thành đối tượng của cần sa, ma túy, bỏ học, phạm pháp. Và hậu qủa là xã hội gánh vác
.-từ 1986 đến 1996, số người Canada sống chung không cưới hỏi (union libre) tăng lên xấp đôi.
-nhiều 'bà mẹ trẻ độc thân' (teenager mothers) nghĩa là các thiếu nữ ở tuổi vị thành niên có con không biết cha là ai, nói nôm na là đẻ con hoang. Các thống kê cho thấy năm 1960, chỉ có 5.3% trẻ em ở Hoa Kỳ là con hoang. Năm 1990, tỉ lệ là 28%. Nhiều thiếu nữ này có con cái với các bạn trai khác nhau . Như vậy, cưới hỏi ít hơn, còn đã kết hôn thì lại ly dị nhiều hơn và sớm hơn thời trước. Hệ luận là dân số thấp xuống.
Tóm lại gia đình vừa nhỏ lại, vừa nổ tung (rapetissement-éclatement). Các nhà dân số học cũng không biết diện mạo tương lai của gia đình trong 50 năm nữa sẽ ra sao. Không có dấu hiệu là tỷ lệ sinh đẻ sẽ cao hơn trong những thập niên sắp đến . Thực vậy, phụ nữ lập gia đình càng ngày càng trễ, nên không thể sinh đẻ nữa; nhiều cặp vợ chồng đi làm cả hai và không muốn có con, được gọi dưới danh từ DINK nghĩa là double income, no kids.
Xã hội hoá già nhanh chóng; chỉ vài chục năm nữa thôi, các thế hệ baby boom (sinh trong khoảng 20 năm sau đệ nhị thế chiến) sẽ già hết; lúc đó trên toàn thế giới sẽ có 20% dân số là trên 65 tuổi. Vì dân số đông nhất ở Á Châu, nên người ta sẽ chứng kiến lão hoá rõ ràng nhất ở Châu Á.
Thay vì baby boom, thì sau đây là vài tiêu chí của baby blues :
Số li dị cứ 100 hôn nhân ở Canada : 34.6%
Số trung bình con ở những cặp vợ chồng có cưới hỏi : 1.89
Số trung bình con ở những cặp sống chung không cưới hỏi : 1.64
Tỷ lệ sinh đẻ ngoại hôn nhân ở Quebec : 56%
Số phá thai cứ 100 lần sinh ở Quebec, năm 1999 : 38
Số phá thai cứ 100 lần sinh ở Quebec, năm 1989 : 20
Số phá thai cứ 100 lần sinh ở Quebec năm 1980 : 14.7
Số phá thai cứ 100 lần sinh ở Ý : 24
Tỷ lệ gia đình một cha hoặc một mẹ ở Montreal 20.4%
Tỷ lệ cặp cưới nhau năm 1985 và
đã li dị trước khi kỷ niệm 10 năm một trên năm
Vì tỷ lệ li dị nhiều hơn, phá thai nhiều hơn nên sinh con cũng ít đi, nên trong vài chục năm nữa, các nhà dân số học tiên đoán sẽ có đến 20% trong xã hội sẽ là người già
Sẽ có danh từ papy-boom để chỉ hiện tượng xã hội này. Tháp dân số trước kia thì lớn ở đáy, nhỏ ở trên; trong tương lai gần vì trẻ con ít, người già nhiều nên tháp dân số sẽ là tháp đảo ngược .
4. Mười nguyên lý của học thuyết hệ thống .
Hệ gia đình, vốn là một hệ thống mở vì hệ gia đình có quan hệ với hệ xã hội, hệ kinh tế, hệ văn hoá (truyền thống, niềm tin..) và các nguyên lý sau của tư duy hệ thống giúp phân tích sâu hơn.
4.1. một hệ thống sống gồm nhiều cá thể để tạo thành khối của hệ thống
Một hệ thống sống gồm những cá thể như tế bào, cơ quan, người, nhóm, tổ chức. Nếu áp dụng vào gia đình thì gia đình cũng là một hệ thống sống : gia đình hạt nhân gồm cha mẹ, con cái còn gia đình rộng hơn thì phải kể thêm ông bà nội, ông bà ngoại, dâu, rể, cháu, chắt; xa hơn nữa phải kể luôn anh chị em ruột. Các cá thể này có các quan hệ qua lại, tác động hỗ tương lẫn nhau và tác động với nhiều yếu tố khác và cuối cùng tạo thành nếp sinh hoạt gia đình: xung đột hay hoà nhập, cản trở hay thăng tiến.
Gia đình mang những đặc tính riêng, không thể có ở mỗi cá nhân. Những dặc tính đó phản ánh cấu trúc của gia đình bao gồm những cá thể trai, gái ở mọi lứa tuổi khác nhau: anh em, chị em hoặc sự biến động của những cá thể theo năm tháng như lấy vợ, lấy chồng.
4.2. Một hệ thống luôn luôn có những hệ thống phụ và lại nằm trong một hệ thống lớn hơn
Trong một hệ thống có những hệ thống phụ chúng gặp nhau, cắt nhau, xuyên qua nhau, luồn vào nhau theo đủ mọi chiều hướng, nói khác đi có những tác động hổ tương. Chúng có những quan hệ có tính cách biện chứng tức là chúng có ảnh hưởng lẫn nhau; cái này ảnh hưỏng đến cái kia (một cách tích cực hoặc tiêu cực); cái này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm cái kia và ngược lại.
Khi nói đến hệ thống, ta phải hiểu rằng không những nó bao gồm nhiều hệ thống phụ cấu tạo nên nó, mà các hệ thống phụ này lại nằm trong những hệ thống lớn hơn và các hệ thống này lại nằm trong các hệ lớn hơn nữa. Nói khác đi, mỗi một cấu thành trong một hệ thống cũng tự nó là một hệ thống phức hợp, cho nên trong một đại hệ có những tiểu hệ Môi trường ngoại cảnh gồm nhều lớp tác động lên nhau:
. tiểu hệ (microsystem): Có mối quan hệ giữa những cá thể trong gia đình và với những nơi hoặc các hoàn cảnh cá nhân có tiếp xúc trực tiếp với những người khác (ví dụ: câu lạc bộ thể thao, sở làm, hàng xóm ..)
. trung hệ (mesosystem): đó là toàn bộ các tương quan của các vi hệ thống, là các nơi cá nhân có tham gia tích cực . Ví dụ: làm việc vui vẻ ở sở có thể ảnh huởng đến lối xử thế tại nhà hoặc yêu người trong sở làm có thể gây gổ với vợ con khi về nhà
. ngoại hệ (exosystem): đó là toàn bộ các nơi hay các hoàn cảnh chi phối đến cuộc sống cá nhân, dù cá nhân không tham dự vào (ví dụ: tình hình công việc làm ăn..)
. đại hệ (macrosystem): có mối quan hệ giữa gia đình với ngoại cảnh như hệ kinh tế (công việc), hệ xã hội (phong tục, tín ngưỡng, tập quán), hệ tinh thần (các giá trị, các niềm tin, tâm linh), hệ tâm lý (nâng đỡ tinh thần, tương trợ) và các hệ này có thể xem như nền một bức tranh (ví dụ: cá nhân chủ nghĩa, tiêu thụ, tiết kiệm, chuẩn mực xã hội ..)
Vài ví dụ để thấy sự tương quan các hệ phụ trên:
Trên truyền hình hàng ngày, ta thấy chiếu phim về bạo hành, cá nhân bỏ nhà ra đi , bạo hành về gia đình khiến cho trẻ em bị ảnh hưởng.(macrosystem)
Vài hoàn cảnh cha mẹ không chủ động được cũng ảnh hưởng đến chất lượng của quan hệ cha-con (exosystem). Ví dụ: thất nghiệp, con cái học không được, thu nhập thấp làm cha mẹ bực mình, gây gổ, đánh con
Làm việc bị chủ rầy la, bị căng thẳng do đau ốm, do tiếng động, do buồn bực gia đình cũng ảnh đưởng đến các đối xử qúa lố với trẻ em (mesosystem)
Gia đình, nhà ở là những nơi có tương quan mạnh giữa cha-con, mẹ-con, anh-em, chị-em (microsystem). Môi trường gia đình ảnh hưởng đến con cái: nếu cha hoặc mẹ hoặc cả hai không để ý gì đến học hành, bạn bè của con cái, giao du thì chúng đâm ra hư hỏng.
Từ sự tương quan các hệ phụ, ta thấy muốn tác động trên một vấn đề, phải nhìn xa và muốn có hiệu qủa, phải để ý đến tương quan giữa nhiều vấn đề khác nhau và chú ý đến cả cộng đồng, trên mọi mặt và trên nhiều cấp độ
43. Mọi hệ thống sống được xem như là các vật thể trong chuyển động theo cặp đôi
Trong hệ thống gia đình, có những quan hệ vợ-chồng, cha-con, mẹ-con, nàng dâu-mẹ chồng, anh-em, chị-em; xa xa hơn thì có ông-cháu, bà-cháu v.v. Các quan hệ này có thể là tương trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác ..) hay quan hệ đối địch (cạnh tranh, ngoại tình, ghen tuông ..) Ngoài xã hội, các mối quan hệ cơ bản như thầy-trò, bác sĩ-bệnh nhân cũng đang thay đổi dưới tác động của các biến đổi kinh tế-xã hội vĩ mô.
431 Các quan hệ tương trợ :
-cộng sinh (symbiosis) là cả hai bên đều có lợi:
.cộng sinh giữa anh chị em: chị giúp em nhưng cũng đồng thời hiểu thêm bài
.cộng sinh giữa ông bà và cháu: ông bà giúp đỡ giữ cháu để bố mẹ đi làm vừa vui tuổi già, nhưng con cũng đưa cho cha mẹ tiền tiêu như một ủy lạo giữ trẻ ông bà còn có thể giúp các cháu như nói chuyện, đưa đón cháu đi học về, kềm bài vở, dạy Việt ngữ vào dịp hè
Già thì bế cháu ẳm con
Già đâu lại muốn cau non trái mùa ! ..
Không những ông bà đem lợi ích cho các cháu mà chính ông bà cũng học được ở các cháu . Vì cần có sự hiểu biết cập nhật hoá của giới trẻ nên qua nói chuyện biết thêm được đời sống trẻ hiện đại, nhờ vậy ông bà sống trẻ trung hơn, hiểu các thanh thiếu niên hơn và cảm thấy không bị bỏ rơi tụt hậu. Tóm lại, sự ràng buộc ông bà và cháu là một quan hệ cọng sinh vì cả hai thế hệ đều có lợi.
. cộng sinh giữa vợ chồng:
Cộng sinh giữa vợ chồng như chồng đứng nấu ăn trong bếp, vợ làm bồi bàn trong một quán cơm; như chồng cày, vợ cấy trong canh tác đồng áng
-hội sinh (commensalism) là quan hệ giữa hai người nhưng chỉ một bên có lợi cần thiết, còn bên kia không có lợi và cũng không có hại gì.
Thực vậy, người chồng đi làm kiếm tiền, nhưng nếu không có người vợ lo toan, tính toán thì cuộc sống cũng không chu toàn
-hợp tác: cũng giống như quan hệ cộng sinh, nhưng không nhất thiết phải thường xuyên chung sống với nhau . Ví dụ: anh em giúp vốn cho nhau để mua nhà, để kinh doanh, thay vì ra ngân hàng mượn tiền lãi xuất cao.
Anh em giúp nhau khi dời nhà, đau ốm cần anh em nương tựa, lúc hoạn nạn, vui buồn có nhau. Vô số câu tục ngữ để nói lên anh em, bà con ruột thịt trong gia đình luôn gắn bó với nhau 'Lá lành đùm lá rách', 'một giọt máu đào hơn ao nước lã', 'mười đời chưa rời cánh tay' v.v Biết bao nhiêu người sau khi định cư ở nước ngoài, đã tìm cách bảo trợ cho anh chị em còn ở lại bên nhà hoặc gửi tiền về giúp
432 Các quan hệ đối địch:
- ức chế cảm nhiễm
Ví dụ quan hệ nàng dâu, mẹ chồng thường gay cấn, nhưng phải che dấu mặt ngoài, để tỏ ra mình là con dâu hiếu thảo, như ca dao:
Thương chồng phải khóc mụ gia
Chứ tôi với mụ, chỉ là người dưng
hoặc:
Thật thà như thể lái trâu
Yêu nhau như thể ..nàng dâu mẹ chồng!
Lái trâu là hay tráo trở, không thể tin được, chừng nào mà họ thật thà trong nghề buôn bán thì lúc đó mẹ chồng mới hoà hợp với nàng dâu
Cảnh người vợ than chồng về cảnh khổ khi làm dâu:
Anh qua làm rễ bên em ăn cơm với cá
Em qua làm dâu bên anh ăn rau má với rạm đồng
- ghen tương.
Hồng nào hồng chẳng có gai
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng
hoặc:
Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Nhưng ghen không đâu vào đâu sẽ làm mất hoà khí, vì chồng/vợ có những quan hệ giao tiếp với xã hội, vì có ngoại cảnh, môi trường chi phối. Chính vì có tác động của môi trường chung quanh, nói khác đi đó là một hệ thống mở, do đó, phải thích nghi với môi trường mới.
-ganh ghét
Đây là nét đặc thù của quan hệ dì ghẻ, con chồng. Truyện Thoát ly của của Khái Hưng có chủ đề này và thật ra cũng phản chiếu hiện thực ngoài đời như câu ca dao sau đây:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ có thương con chồng
- ngoại tình
Ngọại tình trong tư tưởng của người vợ cũng đã khiến người chồng hững hỡ:
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
Và từng thu chết, từng thu chét
Vẫn dấu trong tim bóng một người
(Hai sắc hoa ti-gôn, T.T.Kh.)
Người đàn ông cũng ngoại tình, cũng 'bay bướm', dù đã có vợ, nhưng vẫn 'còn ước cau non trái mùa':
Đàn ông năm bảy lá gan
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người
Và ngoại tình là nguyên nhân đổ vỡ:
Có oản anh phụ tình xôi,
Có cam phụ quít, có ngưòi phụ ta
Có mực anh phụ tình son
Có kẻ đẹp giòn, anh phụ nhân duyên
Có bạc anh phụ tình tiền
Có nhân ngãi mới, anh quên em rồi
Cũng có trường hợp, một người con gái dù đã đi lấy chồng mà còn nhận qùa tặng của người tình đầu tiên mà không thông báo cho chồng mình biết, dấu diếm, như vậy cũng có thể gây hiểu lầm, đi đến đổ vỡ . Chẳng thà dứt khoát như ngưòi con gái trong ca dao:
Vẽ gì một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu!
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ ?
Chim vào lồng biết thuở nào ra ?
-cờ bạc: Đây cũng là một yếu tố khiến gia đình tan vỡ. Hãy nghe lời một người vợ than vãn:
Chồng em nó chẳng ra gì
Tổ tôm xóc đĩa nó thì chơi hoang
Nói ra xấu thiếp hổ chàng
Nó giận nó phá tan hoang cửa nhà
Gần casino, có thể bị quyến rũ. Nói về casino, hiện nay cũng vì cái casino mà nhiều gia đình tan nát, mất cửa mất nhà. Một tờ báo ở Montreal, nơi tác giả ở, chạy tít lớn trên trang đầu: Le casino fait des ravages dans la communauté asiatique ; tỷ lệ nguời Việt không nhiều nhưng đỏ đen với casino thì rất đông:
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà
Chính vì không thể chuyển động theo cặp đôi nghĩa là chỉ chú ý đến mình mà không chú ý đến người khác do cá nhân chủ nghĩa chi phối, tính toán nhiều qúa, nên nhiều thanh niên thanh nữ sống độc thân càng ngày càng nhiều.
Xưa kia thì một (chồng) với một (vợ) là một; ngày nay, một với một là ba (tôi, anh, chúng ta). Tại Mỹ, có đến 43 triệu phụ nữ sống độc thân. Ở Quebec, 40% phụ nữ độc thân, nhiều xấp đôi cách đây 40 năm.
44 các hệ thống sống nhận năng lượng vào từ ngoài, khác với hệ thống kín.
Nếu ứng dụng vào gia đình, thì:
-năng lượng ở đây có nghĩa là sự tìm hiểu đối tượng trước hôn nhân, chứ không yêu cuồng sống vội như trong bài hát:'tình cho không biếu không, tình là tình khi không mà có, tình là tình nhiều lúc có như không ..' Những câu lạc bộ, những giới thiệu, những gặp gỡ, những trao đổi trong Internet giúp các bạn trẻ có dịp gặp gỡ nhau trên thực tế ngoài đời hay trên thực tế ảo (virtual reality) để trao đổi quan điểm về tình yêu, về gia đình, về ứng xử lứa đôi, thay vì khi cưới xong rồi, người chồng và vợ khác biệt nhau, tị nạnh nhau về giữ con, rửa chén, làm giường, săn sóc hoặc chồng lo T.V., vợ đánh casino. Nếu qua tìm hiểu đối tượng mà thấy không có mẫu số chung để thành bạn đời thì cũng có thêm được một người bạn ngoài xã hội. Các thanh niên thanh nữ cần có bạn bè để cùng nhau học tập vui chơi và nếu có bạn khác phái thì dễ chững chạc hơn, có phong cách cư xử đẹp hơn.
--năng lượng ở đầu vào của hệ thống cũng có thể là niềm tin, tin vào chính mình, tin vào gia đình vì mất đi niềm tin là mất tất cả. 'Những con mắt buồn phiền xin cấy lại niềm tin' vì mất đi niềm tin có thể dẫn đến sự tự hủy hoại đời sống và đây cũng là một hiện tượng xã hội khá phổ biến, do đó cha mẹ phải nói chuyện với con cái trong tình thương mặn nồng:
Có con thì phải dậy con
Dạy con nên khéo, nên khôn mọi đàng
Lấy lời hơn thiệt bảo ban
Tìm câu êm ái, dịu dàng nhủ khuyên
Dạy con nên thảo nên hiền
Dạy cho em dưới anh trên thuận hoà
- năng lượng ở đầu vào (input) của hệ thống cũng có thể là những lời ru con của mẹ in sâu vào tiềm thức đứa bé:
Con ơi mẹ bảo con này
Học buôn học bán cho tầy người ta
Con đừng học thói chua ngoa
Họ hàng ghét bỏ người ta chê cưòi
Dù no dù đói cho tươi
Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan
Đời sống tinh thần của đứa bé được nuôi nấng từ những lời ru con, ru mây vào hồn, từ những âm thanh mộc mạc, đơn sơ, không màu mè, dạy con từ thuở còn thơ nhưng thấm dần với tiếng thời gian . Và chính đây là nguồn dưỡng liệu trong tiến trình trở thành một nhân cách văn hoá của trẻ em, đúng như nhận xét của nhà xã hội học Mỹ Packer khi ông cho rằng: Người ta không đẻ ra người, đứa trẻ trở thành người trong qúa trình văn hoá . Thực vậy, môi trường đầu tiên để mỗi người tự tác thành là gia đình vì gia đình đem lại cho trẻ em nhiều kỷ niệm sinh động và các kỷ niệm này chồng chất trong tiềm thức từ thuở ấu thơ sẽ giúp trẻ em có một văn hoá gia đình. Gia đình đáp ứng nhu cầu tự nhiên về tình thương, về an toàn tâm lý, ấm áp tình người
-năng lượng ở đầu vào có thể là giáo dục trẻ em, giúp chúng có một nhân cách tốt: biết thương yêu lẫn nhau, đùm bọc. Giáo dục trẻ em có nghĩa phải để ý từng cá tính, không nên ép trẻ em quá sức và so sánh với trẻ em con nhà này, con nhà kia, mục đích xây dựng cho trẻ em tính tự giác cao. Khi nhỏ kềm học bài vở; khi lớn lên thì khuyến khích hoặc tìm khuyết điểm để cải thiện.
45 Mỗi hệ thống phụ được xác định bởi khả năng tiếp nhận đầu vào (input) về vật chất, năng lượng, thông tin, dự trữ, chuyển hoá và đầu ra (output)
Trong sinh thái học, gồm các hệ thống phụ như thực vật, động vật, đất đai, nước.., các hệ phụ này có tác động qua lại với nhau: chúng nhận năng lượng, dự trữ năng lượng và chuyển hoá các năng lượng thành sản phẩm. Gia đình cũng vậy: nhận năng lượng như lời khuyên, giáo dục, cha mẹ nuôi con, tình yêu, công cha, nghĩa mẹ để nuôi con đến khi khôn lớn, học hành, thành tài, dựng vợ gả chồng. Các lời khuyên răn, dạy dỗ giúp các em bé nhiều dự trữ văn hoá . Dự trữ có nghĩa là có khả năng chịu đựng sự thay đổi, khả năng thích nghi và linh động, uyển chuyển, mềm dẻo . Dự trữ cũng còn có nghĩa có khả năng đối phó linh hoạt với những biến cố ngẫu nhiên ngoài dự kiến. Nếu căn bản văn hoá càng sâu, càng rộng như dạy con cháu biết nói, viết, đọc Việt ngữ thì ít mất gốc hơn. Với vốn tiếng Việt, dù lưu lạc bốn phương, họ vẫn giữ được bản sắc Việt tính, bản sắc giống nòi, dù họ có biến thái theo môi trường xứ họ đang sống, vì ngôn ngữ là cốt lõi của văn hoá.
Sự thích nghi và tính đàn hồi, mềm dẻo làm cho hệ vững vàng hơn: cây sậy tuy yếu mà vẫn đứng vững trước gió. Cũng như trong thiên nhiên, nhiều hệ sinh thái rất yếu ớt, mảnh khảnh, không thích ứng vì không có sức đàn hồi nên khi điều kiện sinh thái thay đổi thì bị mất đi, còn các hệ sinh thái thích ứng với môi trường mới có thể trì kéo lại được.
46 Cấu trúc của một hệ thống tùy thuộc vào các hệ thống phụ và vào các hệ thống lớn chi phối. Các hệ thống phụ được khởi động để phản ứng lại với các thay đổi của các hệ phụ khác.
Cấu trúc một hệ thống là toàn bộ các quan hệ của những hệ thống phụ . Các quan hệ này là xuyên qua các kênh giữa các hệ phụ trong đó đầu vào là vật chất, năng lượng, thông tin và đầu ra là các sản phẩm. Ví dụ khi cơ thể ( hệ thống) bị bệnh xâm vào thì miễn nhiễm (hệ phụ) sẽ được kích năng để chống lại bệnh tật.
Thực vậy, gia đình chịu ảnh hưởng của nhiều hệ thống lớn hơn như:
. hệ thống chính trị .Chính vì hệ thống chính trị cọng sản mà người Việt Nam mới hàng hàng lớp lớp bỏ xứ ra đi tìm tự do. Các chiến tranh, các xung đột địa phương hay thế giới đã khiến lớp trai tráng hi sinh nhiều, để lại qủa phụ:
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê,
để lại bao em bé mồ côi hoặc các phụ nữ phải sống độc thân vì thiếu đàn ông. Hệ thống chính trị qui định bắt buộc như Trung Quốc chỉ cho gia đình một con mà thôi
. hệ thống kinh tế dĩ nhiên ảnh hưởng đến gia đình nhiều nhất vì nếu không công ăn việc làm, nếu bị thất nghiệp thì hạnh phúc gia đình cũng bị chi phối. Thực tế là trong hệ gia đình, khi tài nguyên,-tiền bạc- tăng hay giảm, sẽ có nhiều hậu qủa.
. hệ thống xã hội nhân văn:
Gia đình ngày nay, vì cả cha lẫn mẹ đều đi làm, đi sớm, về trễ nên không còn thì giờ để ý đến con, con đâm ra hư hỏng. Gặp thêm bạn xấu ở học đường lôi cuốn đâm ra chích choé, hút sách, rượu chè ; xem các chương trình khiêu dâm hay bạo hành trên truyền hình lôi cuốn các em trong các hành vi tiêu cực và đó là trái bom nổ chậm của thiếu niên. Thực vậy, trên màn hình nhỏ, nhiều chuyện không nhỏ xảy ra!
Nhiều bà mẹ lo cho con đã phải dời chổ ở nhiều lần, tránh các khu phố có ngoại cảnh xã hội tiêu cực như gái bán hoa ngoài đường, thanh niên chích choé.
Sự xáo trộn môi trường gia đình như cha mẹ bất hoà, hoàn cảnh thất nghiệp là môi trường tạo điều kiện (enabling environment) cho sự mất hứng thú trong học tập của thiếu niên.
. hệ thống văn hoá bao gồm mọi yếu tố tinh thần, tâm lý, tâm linh, truyền thống. Hệ thống này có tác động thẩm thấu lâu dài nhất vì chìm sâu trong tâm thức để rồi có ảnh hưỏng gián tiếp ở một bình diện rộng và lâu dài.
Cả bốn hệ thống phụ này đều tương quan với nhau, lồng ghép lên nhau . Do đó trong sự nghiên cứu mọi hiện tượng nhân văn và xã hội, ta phải chú ý đồng bộ đến các hệ đó để phân tích vấn đề.
Hệ gia đình luôn luôn chịu sức ép bên ngoài cũng như bên trong hệ thống:
. sức ép bên ngoài ở đây trong truờng hợp gia đình Việt, bị nhiều yếu tố như chồng cải tạo, vợ ở nhà nuôi con; khi chồng may mắn còn sống không chết trong tù cải tạo trở về gia đình thì mối tình cũng khác năm xưa.
. sức ép bên trong như con cái qua xứ lạ, học hành phải gấp rút để đuổi kịp chúng bạn, sống trong môi trường khác, nói tiếng khác.
Nếu hệ thay đổi quá nhanh theo sự thay dổi của ngoại cảnh thì hệ không ổn định đưọc. Hệ phải tự điều chỉnh để giữ được thế ổn định, chỉ khi nào tác động vượt qúa giới hạn của tính đàn hồi thì hệ mới thay đổi. Nhiều khi chỉ những việc đâu đâu mà hệ thống mất ổn định:
Rõ ràng sự nhỏ cỏn con
Bằng lông mà nảy ra cồn Thái Sơn
Hệ thống mất ổn định và có thể đến diễn thế phân hủy với li hôn li dị; sau đó sẽ ảnh hưởng đến các hệ phụ khác. Ví dụ: con cái không ai chăm sóc sẽ dễ trở nên bạo hành và chính phủ phải cho chúng vào các trung tâm thiếu nhi phạm pháp, gây thêm gánh nặng cho toàn xã hội . Riêng về các nguyên nhân li hôn li dị, các nhà nghiên cứu về gia đình cho rằng không phải mức độ cũng như mật độ các vụ cải vã đã làm hủy hoại hôn nhân mà do tiến trình bốn giai đoạn: chỉ trích, khinh thường, chối bỏ và xa lánh. Đó là bốn giai đoạn then chốt mà nhà tâm lý học Mĩ John Gottman sau 20 năm nghiên cứu trên 2000 cặp vợ chồng luôn trong tình trạng xung đột. Theo ông, không phải vì tiền bạc, thiếu thoả mãn tình dục hoặc không hợp tính khí sẽ gây ra việc chia tay. Nguyên nhân 'anh đi đường anh, tôi đi đuờng tôi' là do một diễn thế tiềm tàng, từ lời chỉ trích nho nhỏ, nghĩa là không tôn trọng nhau ( 'anh ăn bận lôi thôi', 'anh chả để ý đến vợ con', 'chỉ lo ba cuốn sách', 'bạn bè anh sao sao ấy', 'anh cứ bừa bãi', 'anh cứ hút thuốc lá hôi cả nhà' ..) sẽ đưa đến cảm giác khó chịu và từ đó biến thành sự khinh thường.
Chị em ơi, người ta trông thấy mặt chồng thì mừng
Sao tôi trông thấy mặt chồng thì lại như gừng, như vôi !
Khi người bị chỉ trích chối bỏ tất cả những lời kết tội, từ chối tranh luận và đi đến chỗ rút lui vào yên lặng thì hai vợ chồng sẽ xa lánh nhau một cách nguy hiểm. Do đó sự truyền thông (communication) trở thành quan trọng để dung hoà quan điểm. Sự trò chuyện có tác dụng hai chiều, trò chuyện để đả thông tư tưởng, và trò chuyện trong ái ngữ, vì 'một lời là một vận vào khó nghe ' (Kiều). Việc tôn trọng nhau giúp vợ chồng nhận biết sự khác biệt về quan điểm của nhau và việc mong muốn cả hai người có cùng một quan điểm trên mọi vấn đề là không thiết thực.
47 Một hệ thống có thể sử dụng năng lượng ở đầu vào để thay đổi các quan hệ giữa các hệ thống phụ hoặc để sản xuất một đầu ra
Năng lượng có thể là tiền bạc, thông tin, lời khuyên, tình thương v.v. . Năng lượng ỏ đầu vào có thể thay đổi các liên kết giữa các hệ thống phụ, đó là giáo dục gia đình, khuyên răn sự chịu đựng, kiên nhẫn, sự tha thứ, sự bao dung để gia đình có được phát triển bền vững hài hoà không gây gổ, không bạo hành. Người vợ khuyên nhủ chồng và đàng sau một người chồng thành công luôn luôn có hình bóng người vợ đứng ở phía sau, tuy âm thầm lặng lẽ .
Năng lượng ở đầu vào có thể là giáo dục, nâng cao nhận thức. Ngày nay, muốn tạo được sự bình đẳng giữa nam nữ, giữa người này với người kia thì phải tự tin, phải chịu khó học tập, phải có tinh thần tự lập. Phụ nữ mỗi ngày một vươn lên cao nhờ học vấn, nhờ kinh doanh, nhờ tham gia sinh hoạt cộng đồng và xã hội và do đó có nhiều năng lực chuyển hoá đưọc các quan hệ vợ chồng. Thực vậy, giáo dục là một phương cách để xây dựng năng lực (capacity building).
Giáo dục cải thiện được các quan hệ giữa các hệ phụ và rất hiệu năng trong sự sử dụng năng lượng và thông tin và góp phần vào sự nâng cao vai trò (empowerment) cho phụ nữ.
Giáo dục về sinh lý và tình dục: theo International Planned Parenthood Federation IPPF có trụ sở chính ở Anh thì vì giới trẻ ngày nay thiếu các thông tin về sinh lý và tình dục mà trên toàn cầu, có đến 14 triệu các cô gái tuổi 18 và thấp hơn thụ thai và sinh con, trong số đó phần lớn là thụ thai ngoài ý muốn.
Riêng tại Việt Nam ngày nay, theo thống kê, hằng năm có khoảng 1,4 triệu ca nạo hút thai . Khoảng 30% số ca nạo hút thai thuộc về các em gái ở lứa tuổi vị thành niên và 50% số người nhiễm HIV/AIDS ở các độ tuổi từ 15-24. Khoảng 34% số gái mại dâm nằm trong tuổi vị thành niên.
Tại Việt Nam, biết bao thanh thiếu niên ở Việt Nam hiện nay đi vào con đường nghiện ngập ma túy vì không tin tưởng vào ngày mai, vì gia đình nuông chiều, hay thờ ơ bỏ bê hoặc bị lừa gạt, bị tình phụ v.v. Con đường nghiện ngập cắt ngang mọi mặt phẳng: mặt phẳng giai cấp (giàu, nghèo, công nhân, nông dân), mặt phẳng ý thức hệ (con cán bộ hay con thường dân), mặt phẳng giáo dục (có học, không học), từ Nam chí Bắc. Con nhà giàu thì nuông chiều, hút xách để tỏ ra ta đây, dân con nhà nghèo thì sản phẩm ma túy càng ngày càng rẽ tiền, đa dạng. Các thuốc Metamphetamine đưọc bào chế chui trong nước, rẽ tiền lại là mối nguy cho xã hội vì nghiện ngập sinh ra trộm cắp, cướp bóc, hôi của ..
Do đó, phải giáo dục nhiều cấp: giáo dưỡng thông qua môi trưòng gia đình từ thuở còn thơ (ví dụ: cha mẹ dạy con cái, nói chuyện trong giờ cơm trong không khí thoải mái,) thông qua học đường từ tuổi cắp sách đến trường, thông qua các định chế tôn giáo (lời giảng của chùa hay trong nhà thờ vào ngày chúa nhật), thông qua các mối quan hệ ứng xử lành mạnh ngoài xã hội (lớp dạy Việt ngữ, các hội thảo như Đại học hè, giúp về nguồn, các cháu tham gia vào lớp ca vũ dân tộc vừa giúp vui, vừa trở về văn hoá dân tộc)
4.8 .tăng trưởng tạo ra hình dạng. Khi hệ tăng trưởng, hình dạng thay đổi; hệ thống càng lớn rộng, càng phải thêm năng lượng ở đầu vào. Gia đình lúc đầu nhỏ, nhưng sinh con đẻ cái, càng lúc mỗi năm càng lớn. Khi lớn rộng, nhà cửa cũng phải rộng hơn, nhưng chị lớn có thể dắt dìu các em nhỏ thay bố mẹ và cha mẹ càng lúc phải trông cậy vào người anh cả, chị cả: anh Hai, chị Hai chứ không thể cáng đáng mọi việc.
49 nếu xài năng lượng mà không có năng luợng nhập vào thì hệ sẽ rối loạn
Như trong hệ nông nghiệp nếu sản xuất mà không có năng lượng ở đầu vào như phân bón thì hệ sẽ không cho thêm hoa màu, đất bị kiệt quệ.
Năng lượng nhập vào để có một gia đình hạnh phúc là một tình yêu chân chính (true love) và một cơ sở kinh tế ổn định. Chồng hay vợ thất nghiệp sẽ đem đến sa sút tài chính, cổ phần bị lỗ, casino thua bạc, làm ăn lổ lã do đó có nhiều yếu tố chi phối .Các gia đình lợi tức cao có cuộc sống ổn định; các gia đình nghèo, chạy ăn ba bữa toát mồ hôi thì sống bấp bênh, trẻ em không có thời gian làm bài hay học bài, dẫn đến thất bại trong học hành, và lúc đó đi móc túi, cướp bóc, gây xáo trộn xã hội.
Tình yêu không có sự nghiệp, không có công việc thì chỉ sau một thời gian ngắn, hạnh phúc sẽ nhanh chóng vụt bay khỏi tầm tay và hệ sẽ bị rối loạn. Cũng như một tình yêu chỉ được gọi là chân chính khi cả hai bên đều có tinh thần trách nhiệm cao để lo cho hạnh phúc gia đình.
Trong hệ gia đình, tình thương là một năng lượng, lời khuyên răn cũng là một năng lượng. Ông bà giúp cháu, đưa đón cháu đi học về, giúp bố mẹ các cháu là đóng góp thêm năng lượng cho gia đình con cái; khi các cháu lớn lên thì ông bà nhẹ gánh hơn.
Năng lượng ở đầu vào như :
Xã hội cần tạo ra những điều kiện cho mỗi gia đình có cơ hội thiết lập một tổ ấm: các khu đông dân cư, nhà ổ chuột, ở dưới thuyền (nôốc), cuộc sống phố phường nhếch nhác không phải là môi trường tốt cho sự vững bền của gia đình; nói khác đi, trong chiến lược xã hội, phải có những cơ cấu mục đích tạo thêm dòng chảy năng lượng như xây cất các khu gia cư sạch sẽ, tạo các cơ sở cho các em thiếu nhi phạm pháp, các trung tâm cao niên, các nhóm yễm trợ an ủi những người bị ung thư, các điện thoại giúp đỡ tránh tự vẫn.
Xã hội cũng phải tạo điều kiện giúp người mẹ mới sinh con và nuôi con mọn đủ thời gian chăm sóc con như nghĩ hộ sản lâu hơn cũng như giúp cha mẹ trả tiền khi đem con ban ngày đến những nhà trẻ giữ em (Quebec có những nhà giữ trẻ em, trả 5$ mỗi ngày, còn bao nhiêu, chính phủ trả thẳng cho nhà trẻ )
Xã hội cũng cần tổ chức những nơi vui chơi công cọng như sân đá banh, hoà nhạc cũng như giúp các gia đình có con bị khuyết tật hay cơ sở giúp trẻ em bụi đời v.v
Trung tâm Nguyễn Trường Tộ tổ chức các Đại học hè hàng năm, các cộng đồng tổ chức các buổi gặp gỡ để con em trở về nguồn, gặp gỡ nhau. Nhiều môn học như xã hội học giúp tìm hiểu diễn tiến của gia đình qua các trào lưu truyền thống đến hiện đại; tâm lí học soi rọi về đặc điểm và nhu cầu của con người để con người hiểu nhau nhiều hơn, các môn tâm lí trị liệu, tư vấn tâm lí, gia đình trị liệu (family therapy) nhằm giúp các gia đình vượt khó khăn khủng hoảng. Những môn học nghiên cứu về tâm lý của ngưòi già (gerontocracy) được dạy giúp hỗ trợ cho họ sống vui và tích cực hơn .Xã hội cũng đề ra các phương pháp dự phòng như lớp chuẩn bị hôn nhân, lớp dạy làm cha mẹ, giáo dục giới tính cho đứa trẻ. Để tránh khoảng cách thế hệ giữa già và trẻ, thì người già phải luôn học hỏi để thích nghi với xã hội luôn luôn đổi mới. Thấu cảm (empathy) có nghĩa đặt mình vào vị trí của người khác. Đúng như Tây phuơng có câu: 'phải biết đặt chân mình vào đôi giày của ngưòi khác '. Ngày nay, không thể ép đặt, ra lệnh, cấm đoán mà phải hiểu biết để thuyết phục .
4.10 Cấu trúc giới hạn tăng trưởng
Hệ gia đình bị chi phối bởi ngoại cảnh nghĩa là có các vĩ hệ thống chi phối nên hệ này sẽ còn thay đổi với thời gian. Ngay từ bây giờ, nhiều nhà dân số học đã thấy rõ xã hội hoá già rất nhanh chóng. Trong các xứ Âu châu thì Ý và Tây Ban Nha có tỷ lệ người già cao nhất, do đó trẻ phải đi làm lâu hơn để nuôi già, đóng tiền hưu mỗi tháng phải nhiều hơn để có hưu bổng nếu không qũy hưu sẽ cạn. Tuổi thọ ngày càng tăng hơn trước, do tiến bộ y tế. Muốn cho hệ thống bền vững, chính phủ trù liệu những cấu trúc mới như tăng di dân (trường hợp Canada), có nhà già, có chuyên ngành giúp người già cả.
Riêng về người Việt ở hải ngoại, để giúp cho thanh thiếu niên về nguồn, các cấu trúc như truyền thông, giáo dục, truyền bá văn hoá, các trung tâm sinh hoạt văn hoá, thư viện Việt học, các lớp dạy văn hoá, dạy Việt ngữ cần củng cố và phát triển để cho các cháu có một môi trường thoang thoáng văn hoá Việt :giữ các truyền thống như Tết, lễ Vu Lan, hội hè; tôn giáo như chất keo ràng buộc mọi nguời: đi nhà thờ, đi chùa nghe các vị lãnh đạo tinh thần giảng lời rao, lời kệ, giáo lí giúp bỏ giận giữ, kềm chế lung lạc; ông bà chuyển giao các truyền thống như chúc Tết, mừng tuổi vào dịp Tết; các lễ hội, cúng kị giúp tăng gia niềm tin và đoàn kết; vai trò giáo dục của gia đình trong sự giữ bản sắc văn hoá Việt; gìn giữ gốc nguồn (appartenance); dạy con cháu biết nói, biết đọc và viết tiếng Việt để chuyện trò, nền tảng của cảm thông và liên đới cũng như tương quan giữa các thế hệ .Văn hoá Đông phương tôn trọng kỷ luật, kính trên nhường dưới, thờ cha kính mẹ; đặt nặng vào gia đình , xem gia đình như một điểm tựa tinh thần và vật chất.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững trong gia đình
Gia đình như vậy qủa thật là một yếu tố to lớn trong việc hình thành nhân cách của đứa trẻ. Gia đình, tế bào của xã hội, như vậy rất đúng. Tế bào mà hư thì sinh ra ung thư khó chữa; gia đình mà hư hỏng thì xã hội cũng hư luôn. Tương tự một vật xúc tác trong một phản ứng hoá học, gia đình giúp các vật thể trong đó tạo các hỗ tương để phản ứng chóng hơn, thuận lợi hơn để tạo ra đầu ra tốt hơn và với một hiệu qủa trọn vẹn hơn.
Gia đình là một định chế có tầm quan trọng đặc biệt về tinh thần, tâm lí và xã hội. Nhưng hiện nay, gia đình rạn nứt. Nhiệm vụ của các nhà tâm lý học, xã hội học là xác định được bản chất của mối quan hệ, đâu là nguyên nhân, đâu là kết qủa. Biết được các yếu tố chi phối đến sự bền vững sinh thái của gia đình (ngoại tình, cờ bạc, bạo hành lời nói hay bạo hành về cử chỉ) và hiểu cái gì tạo ra cân bằng là chìa khoá hiểu được bản chất của hệ thống. Một khi hệ thống trục trặc, mất cân bằng thì lúc đó, hệ phải tự điều chỉnh lại, nhưng nếu khả năng tự điều chỉnh vượt qúa ngưõng, hệ sẽ bị phá vỡ. Muốn hệ cân bằng trong gia đình, đạt đến sự vững bền, các yếu tố sau đây cần chú trọng:
. chữ Hoà . Hoà theo các nghĩa hoà hoãn, hoà thuận, dung hoà, hoà hợp, hoà thuận v.v.. Đừng bao giờ giận nhau lâu cũng đừng bao giờ ghét nhau. Hãy quên hết sự giận hờn để rồi thương yêu nhau nhiều hơn. Hãy tin vào cái tốt hơn là cái xấu do đó nếu biết chồng hay vợ có một tật xấu nào đó thì tìm cách sữa chữa, không nên chê bai, làm nhục vợ hay chồng. Phải dung hoà cách biệt bằng cách san bằng các dị đồng về mọi phương diện: sinh lý, sở thích, nhu cầu. Ở đời ai cũng có khuyết điểm; nên nhìn vào ưu điểm của vợ hay chồng; nói khác đi, không nên lý tưởng hoá qúa người bạn đời bằng cách chê bai:
Béo chê béo trục béo tròn
Gầy chê xương sống xương sườn phơi ra
Và cũng đừng qúa lý tưởng hoá đối tượng, lý tưởng hoá cuộc sống vợ chồng về mọi mặt tinh thần, cảm xúc, tình dục, tri thức v.v vì khi đặt mục tiêu phấn đấu qúa cao, nhảy không qua mức, bổ xuống sẽ thất vọng. Thực vậy, người thiếu nữ mới lớn luôn luôn mơ đến người yêu lý tưởng, nhưng trên thực tế, người đó chỉ có trong phim ảnh: đẹp trai, lãng mạn và 'ga lăng', nhưng khi va chạm thực tế ngoài đời lại khác.
. tính thích nghi: trong sinh vật học, các cá thể phải thích nghi với các biến đổi môi trường, nếu không sẽ bị chết. Và trong xã hội cũng vậy .Vì các điều kiện xã hội, kinh tế thay đổi do đô thị hoá, do truyền thông đại chúng nên cá nhân cũng phải thích nghi, phải biến đổi, phải tái phối trí trong các các điều kiện mới; nếu không thích nghi được, không nhẫn nhục, không muốn trách nhiệm chung sống trọn đời với người hôn phối thì hệ thống sẽ bị phân hủy.. Mềm mỏng và dễ chịu tức là dễ thích nghi với sự thay đổi: cây sậy nhờ mềm mỏng nên không bị gió lốc cuốn đi
Người vợ ngày nay đi làm để tự túc về tài chính, để phụ thêm kinh tế gia đình; nhiều người thích hoạt động xã hội do đó hay giao tế nhưng chồng lại không thích nghi vói môi trường mới và hay ghen nên có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ vợ chồng. Bảo lãnh gia đình qua sẽ thêm hạnh phúc, nhưng nếu các cụ không thích nghi mà vẫn giữ các giá trị cũ như đòi ăn trầu, hút thuốc Cẩm lệ thì dĩ nhiên khó thoả mãn. Qua sống các nước Tây phương, không còn cảnh mẹ chồng nàng dâu nữa, không còn cảnh chồng chúa, vợ tôi như xưa ở Viet Nam.
. chữ Nhẫn
Nhẫn như trong các từ nhẫn nại, nhẫn nhục, kiên nhẫn. Nếu viết chữ Nhẫn theo Hán ngữ, thì chữ Nhẫn có chữ đao ở trên chữ Tâm, có nghĩa dao đâm vào tim như vậy vừa tượng hình, vừa gợi nhiều ý nghĩa.
Trong gia đình đông người bá nhân bá tính, sự thích nghi đòi hỏi sự nhân nhượng. Chữ nhẫn rất cần. Tinh tấn và nhẫn nhục là hai từ trong Phật giáo. Một sự nhịn là chín sự lành. Vợ chồng cần tin tưởng, nhường nhịn lẫn nhau.
Mặc dầu:
Thế gian được vợ mất chồng,
Nào phải như rồng mà được cả đôi
Nhưng khi có bất đồng, nhẫn nhục là điều cần:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê
Khi bất hoà thường không kiểm soát được lời nói, cử chỉ, cảm xúc và gây bạo động trong gia đình. Điều này được các nhà tâm lý học gọi là thiếu thông minh cảm xúc (loss of emotional intelligence) hay là Emotional Quotient (EQ) . Nói khác đi, phải học giá trị của sự tự chủ: thắng vạn quân không bằng tự thắng lòng mình.
Trong sách bán rất chạy ở MỸ 'Người vợ chịu thua' (The Surrendered wife) của Laura Doyle, bà này đề nghị phụ nữ nên nhìn nhận sự khác biệt giữa 2 phái tính, bớt đòi hỏi ở các ông chồng hơn, nhất là đừng ..chê bai, chỉ trích chồng... Thực ra trong đời sống gia đình, những vấn đề phức tạp do cả hai vợ chồng gây ra chứ không phải chỉ do một người: hôn nhân không còn là thời kì lãng mạn như khi làm quen và tỏ tình với nhau mà hôn nhân chính là ..thực tế với nhiều chuyện lỉnh kỉnh cần đối diện và giải quyết như con đau, con học không được, không con, mất job..Nỗ lực nhẫn nhịn phải đến từ hai phía.
.sự chân thành và quan tâm
Việt Nam có danh từ tình nghĩa vợ chồng. Ngoài tình lại còn có nghĩa:
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu qủa mơ chua trên rừng
Ai ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nưóc bạc ta đừng quên nhau
Ta đừng quên nhau, có nghĩa là phải biết cùng nhau chia sẻ tương lai, chia sẻ các dự tính để xây dựng tương lai, bàn luận, xây dựng như nhà văn hào Pháp Antoine de St Exupéry viết: Tình yêu không phải là nhìn nhau, mà cùng nhìn về một hướng
. nên có một không gian riêng
Trong gia đình ở chung với nhau, bố mẹ chồng, em dâu, anh rể v.v thế nào cũng có chuyện lục đục; do đó, nếu có sự nghiệp thì nên ở riêng, không nên ở chung. Nhà ai nấy ở, việc ai nấy lo. Biết bao nhiêu trục trặc khi sống chung trong một mái nhà sẽ giảm bớt nếu ở riêng. Nhiều truyện của Khái Hưng (trong đó truyện dài 'Gia Đình') mô tả các quan hệ lủng củng trong các thành viên sống trong đại gia đình, cốt để chuyên chở quan điểm đả phá đại gia đình thời kì phong kiến .
Nhờ cả hai yếu tố trên: gia đình và xã hội, trẻ em có thêm niềm tin, củng cố niềm tin vì mất đi niềm tin là mất tất cả. 'Những con mắt buồn phiền xin cấy lại niềm tin' vì mất đi niềm tin có thể dẫn đến sự tự hủy hoại đời sống và đây cũng là một hiện tượng xã hội khá phổ biến.
7 Kết luận
Gia đình là một yếu tố năng động, chịu sự biến đổi do có nhiều hệ thống chi phối. Ngày nay, xã hội càng ngày càng đô thị hoá, công nghiệp hoá .Xã hội luôn luôn đổi thay và ta không thể đảo ngược được xu thế chung của sự tiến hoá với sự hội nhập khu vực, với sự toàn cầu hoá chứa chất mọi ảnh hưởng hoặc tích cực, hoặc tiêu cực.
Gia đình không còn là đơn vị sản xuất cơ sở như trong xã hội nông nghiệp truyền thống mà bị nhiều hệ thống chi phối.Nhưng cái vấn nạn quan yếu nhất hiện nay là sự thiếu tình thương
Gia đình, tiếng Anh là Family mà Family cũng có nghĩa là Father And Mother, I Love You! ( Ba và Mẹ, con yêu ba mẹ)
Thực vậy, lòng yêu thương như hơi thở, nó tan toả, nó thăng hoa đến mọi người . Khi biết yêu thương và cảm nhận được sự yêu thương, trẻ em sẽ sống có trách nhiệm với chính mình và với mọi người.
Mà muốn tình thương nẩy nở thì môi trường thuận lợi nhất để gieo hạt giống tình thương chính là gia đình: hạt giống muốn ra hoa, ra trái thì phải có hệ thống rễ tốt để bám chặt, hút chất bổ mới có lá hoa sum sê. Còn hạt giống bị ném vào các môi trường xa lạ thì dĩ nhiên con người bị vong thân, phóng thể .
Tình thương là hơi thở tiếp tế sinh lực và thiếu tình thương cũng như thiếu dưỡng khí.
Nhà nghèo nhưng con cái đầm ấm, trên thuận dưới hoà thì vẫn vui như trong thơ của Tản Đà:
Xa xa con đã tới gần
Các con về đủ quây quần bữa ăn
Cơm dưa muối khó khăn mới có
Của không ngon, nhà khó cũng ngon
Khi vui câu chuyện thêm dòn
Chồng chồng vợ vợ con con một nhà ..
Như vậy phải củng cố gia đình với tình thương, với nụ cười ở trong tim, nhìn cuộc đời với niềm vui trong ánh mắt thì tình thương sẽ rạng rỡ. Tình thương đem đến sự bình yên, sự vững mạnh, vì không tình thuơng thì gia đình rời rạc, kéo theo hệ qủa về xã hội. Nhưng xã hội cũng là môi trường để gia đình phát triển; đó là một xúc tác như trong một phản ứng hoá học. Tương tự một vật xúc tác trong một phản ứng hoá học, gia đình giúp các cá thể tạo các hỗ tương để phản ứng xẩy ra chóng hơn, thuận lợi hơn và với một hiệu quả trọn vẹn hơn. Gia đình như vậy quả thật là một yếu tố to lớn trong việc hình thành nhân cách của đứa trẻ và từ đó, làm cho xã hội vốn có nhiều vấn nạn sẽ bớt vấn nạn hơn, bớt nhà tù hơn với tình thương tỏa rộng và chiếu sáng hơn.
Thái Công Tụng
Tài liệu tham khảo sơ luợc
Catherine Clément. Ce siècle qui nous a changé la tête Albin Michel 1999
Fernand Seywert. L'évaluation systémique de la famille. PUF 1990
Đỗ Minh Trí, SJ .Gia đình năm 2000. San Diego
Evan Imber-Black. Le poids des secrets de famille. Robert Laffont 1999
Robert J. Vallerand. Les fondements de la psychologie sociale. GaetanMorin éditeur 1994
Những câu nói hay về gia đình
-Gia đình là trường học của lòng khoan dung, vì nó luôn tồn tại và dạy chúng ta cách sống với những người khác - Karen Armstrong
- Hãy dành thời gian cho gia đình ngay cả khi bạn không hề biết điều gì đã và đang xảy đến với cuộc đời của mình.
- Bạn có thể có nhiều bạn bè nhưng bạn chỉ có duy nhất một gia đình - Eugene Lebid
- Gia đình là điều quan trọng nhất trên thế giới này - Công nương Diana
- Tôi lấy cảm hứng từ những con người tôi gặp trên những chuyến đi, với những câu chuyện của họ, thấy được những khó khăn mà họ đã trải qua, lòng nhiệt huyết và những nguyên tắc riêng của họ. Cảm hứng của tôi được tạo ra từ tình yêu mà mỗi bậc cha mẹ dành cho con cái của mình. Và nguồn cảm hứng đó tôi còn nhận được từ những đứa con của tôi, chúng làm trái tim tôi trở nên ấm áp và tràn ngập tình thương. Chúng làm tôi muốn làm việc để cải thiện thể giới dù chỉ là đôi chút. Và hơn cả những đứa con làm tôi trở thành một người tốt hơn - Barack Obama.
- Bạn được sinh ra từ gia đình của mình và gia đình được sinh ra từ trong bạn. Không mưu cầu. Không đổi chác - Elizabeth Berg
- Mọi thứ thay đổi chúng ta, nhưng chúng ta luôn bắt đầu và kết thúc mọi thứ với sự quan tâm của gia đình - Anthony Brandt
- Tôi củng cố bản thân mình với tình yêu của gia đình - Maya Angelou
- Trong tất cả những điều có thể tưởng tượng được, thì gia đình như là một đường kết nối với quá khứ và cây cầu nối với tương lai của mỗi chúng ta - Alex Haley
- Khi mọi thứ dường như trở nên tồi tệ, chỉ có một vài người luôn đứng bên bạn mà không hề do dự - đó chính là gia đình - Jim Butcher
- Gia đình không phải là một điều quan trọng, mà nó là tất cả mọi thứ - Michael J. Fox
- Trân trọng từng giây phút với những người bạn yêu thương trong mỗi giai đoạn của con đường đời - Jack Layton
- Gia đình là sự nghiệp cuối cùng. Tất cả mọi sự nghiệp khác đều phục vụ cho một mục đích - đó chính là gia đình.
- Gia đình là một cái tên, một ngôn từ mạnh mẽ; mạnh hơn lời của những pháp sư hay tiếng đáp của các linh hồn; đó là lời nguyện cầu hùng mạnh nhất - Charles Dickens
- Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc.
- Hãy lấp đầy một ngôi nhà bằng tình yêu, nó sẽ trở thành gia đình
- Gia đình là một món quà - thứ luôn tồn tại mãi mãi - Terri Burrit
- Hãy nhớ rằng, dù bạn có đi bất cứ nơi đâu, bạn vẫn có thể trở lại với chính ngôi nhà của mình - Jason Mraz




No comments:

Post a Comment