Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 September 2018

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG & MAI THANH TRUYẾT * VIỆN ĐẠI HỌC CAO ĐÀI



 VIỆN ĐẠI HỌC CAO ĐÀI
NGUYỄN VĂN TRƯỜNG & MAI THANH TRUYẾT



Xây dựng một đại học trên vùng đất mới là đem đại học vào tầm tay người địa phương-đặc biệt là giới thiếu phương tiện về học ở Sài Gòn. Đó cũng là góp thêm một bước cho việc đại chúng hóa Đại Học.

Tinh thần khai phá – the pioneer spirit. Đó là tinh thần tiên phong, đi trước, như ông cha chúng ta khởi xướng trong từng giai đoạn của cuộc Nam tiến. Đó cũng có thể là gương sáng của quí vị khai đạo và tùy duyên đến vùng đất mới dẫn dắt chúng sanh. Tuy nhiên, không hẳn in như vậy. Mỗi cảnh mỗi khác, mỗi thời mỗi khác.

Tôi không rõ tâm trạng của người xưa trong những khó khăn trước mặt.

Với tôi, (lời bộc bạch của GS Nguyễn Văn Trường)


Khai phá là đi vào cái mới, đất mới, lãnh vực mới…, ở đó, chưa một ai đến, chưa một ai khai, chưa một ai phá, để xây dựng cái mới.
Cái mới là cái chưa biết. Cái chưa biết nào cũng có những bất ngờ, không trù liệu trước được. Cho nên, tiến trình khai phá là một tiến trình phiêu lưu. Cuộc phiêu lưu nào có những hiểm nguy của nó. Vì vậy, người tiên phong phải có một tầm nhìn xa và rộng, và phải can đảm nhận trách nhiệm về công trình khai phá.

Hơn nữa giáo dục, dù là giáo dục Đại Học, vẫn bao hàm cái ý ổn định, vững chắc. Dạy học là chuyển giao những giá trị qui định trong chương trình học. Những giá trị nầy, ít nhất là cho đến 4 năm đầu Đai Học, phải là cổ điển, tức là được công nhận là vững bền. Dân tộc, nhân bản và khai phóng là phương châm chỉ hướng cho nền giáo dục của chúng ta thời bấy giờ.

Nói khác hơn là trong một chừng mực nào đó, ta muốn cột giữ học sinh sinh viên ta trong lòng dân tộc, trong những giá trị ngàn đời của cha ông, mà ta thiết tha kính giữ. Con người mà chúng ta đào tạo cũng phải thấm nhuần tính người, tình người, nhưng không là một mẫu người trừu tượng hay là con người chung chung của muôn nơi muôn thuở, mà phải là con người của dân tộc nầy, trong thời khoảng lịch sử nầy trước đã.

Cho nên, dạy học là cột con người hai lần: cột vào nhân bản, chưa đủ, cột thêm vào dân tộc, cho chắc. Ý thức rõ như vậy, người dạy đương nhiên thấy có nhu cầu khai phóng: người cột phải mở. Tùy lứa tuổi, tùy trình độ học viên, lối dạy phải khoáng đạt, nhiều chiều, và trong mỗi chiều có thuận có nghịch.


Dầu vậy, nội dung, ngoại trừ các đề tài luận án, đều phải cổ điển, được công nhận là những giá trị cơ bản vững bền.

Người dạy, thường thường không ai là người muốn mạo hiểm.
Tôi, một ông giáo, tôi cũng không muốn mạo hiểm trong các công tác giáo dục của tôi. Vì vậy, mà tôi phải cặn kẽ trao đổi những nghĩ suy và tính khả thi trong công tác hình thành Viện Đại Học.

Người tôi tiếp cận đầu tiên là Ông Viện Trưởng Nguyễn Văn Lộc, nguyên thủ tướng chính phủ. Ông rất bình dị. Chúng tôi vẫn xưng hô là anh em, nhờ vậy mà mọi vấn đề được thẳng thắn đặt ra và bàn luận.


Tiên quyết là sự an ninh trên con đường Sàigòn Tây Ninh, chỉ 99 cây số, mà nghe đâu nó xuyên ngang chiến khu của VC. Tôi được biết là Anh vẫn thường đi lên Toà Thánh bằng xe riêng hoặc xe của Tòa Thánh. Tôi có sự xác nhận của nhiều người khác, nói riêng là của ông Thừa Sự Tấn.Tôi cũng nghĩ: Những người sống về nghề móc túi, bấm dây chuyền, nói chung là kẻ trộm cắp, luôn luôn hoàn lại cho khổ chủ nếu khổ chủ là người trong khóm, nơi trú ngụ của mình. Trong cái suy nghĩ đó, thiết nghĩ VC, phải giữ an ninh cho tuyến đường Sài gòn-Tây Ninh, bằng không cái ổ ẩn trú của họ sẽ bị quậy nát, mà dân chúng không bao che cho họ.
Về viễn kiến về Viện Đại Học: hình như quí vị trong Đại Đạo nghĩ rằng:


Tây Ninh nằm trên con đường chánh đi Nam Vang;
Đức Hộ Pháp có nhiều năm ngụ ở Nam Vang;
Ánh sáng Đại Học Cao Đài sẽ mở rộng trong hướng Cambodia, và vùng cao nguyên bao quanh Thánh Địa.


Vả lại Đạo có huyền cơ.

Nghĩ cho cùng thì những đại học xưa, khởi điểm rất khiêm nhường – Haward (Mỹ) bắt đầu chỉ có 9 sinh viên[1], Notre Dame[2] (Mỹ) là một đại học Công Giáo mà phải 2 năm sau mới được công nhận, Đai Học Sorbonne khởi đầu là một Viện Thần Học, và đến Cách Mạng Pháp (1789) bị đóng cửa[3],..

Tôi không tổng quát hóa. Tôi cũng không lấy tiêu chuẩn thời thượng mà đo lường đại học thời nay. Tôi nghĩ tương lai của một đại học là do mức độ đóng góp của các thế hệ tốt nghiệp đại học đó vào sự nghiệp chung của nhân loại. Tôi cũng nghĩ giáo dục là đầu tư dài hạn. Giáo dục nhằm vào con người: trí tuệ, tình cảm, tính tình. Mà con người chỉ có thể là một diễn trình chỉ chấm dứt khi con người ấy yên nghỉ dưới ba tấc đất.

Cho nên chúng tôi thống nhất trong cái nhìn huấn luyện nghề. Ở các trường kỹ thuật lúc bấy giờ, các nghề mộc, tiện,.. đều được qui định huấn luyện bao nhiêu giờ. Một sinh viên vào trường Võ Bị Thủ Đức, sau 11 tháng ra trường là một ông Thiếu Úy. Mục tiêu của trường Nông Lâm Súc hay Sư Phạm là trang bị cho học viên một cái nghề: cán sự hay kỹ sư Nông Lâm Súc hoặc giáo sư đệ nhất cấp hay đệ nhị cấp.

Nói chung, huấn luyện là có lớp có lang, bài bản rõ ràng, hết bài bản là ra nghề, quen thuộc với một số thao tác, hành vi, để từ đó không ngừng cải thiện tài khéo, tùy duyên mà đổi mới cách nghĩ, cách làm, mở rộng và đi sâu vào nghề nghiệp.


Trang bị phòng thí nghiệm, hay xưởng máy, hay nông trường, trại chàn nuôi thực tập cho sinh viên rất tốn kém. Thiết nghĩ phải kết nghĩa với một đại học Mỹ hay Pháp, hay Canada, hay Úc. Cũng nên ghi: Từ nghĩ đến thực hiện thường có một khoảng cách khá rộng.

Tôi còn muốn việc huấn nghệ có những điểm đặc thù, thí dụ của Trường Nông Lâm Súc có tác động gì với việc trồng trọt, chăn nuôi, và lâm sản địa phương. Chỉ bao nhiêu đó thôi, tôi đã lung túng. Tôi cũng nghĩ bất cứ ai cũng lung túng như tôi. Lúng túng đó là thách đố cho tôi. Tôi phải tìm học, không ở sách vở mà ở môi trường. Tôi phải lên Tây Ninh, cùng với giáo sư và sinh viên tôi khảo sát môi trường, cách trồng lạc, khoai sắn, hột điều (đào lộn hột), cách chăn nuôi, khai thác lâm sản, và thị trường. Miệt ấy, người ta dung máy John Deere của Mỹ, máy Kubota của Nhật không dùng được vì quá yếu,.. Nói chung, tôi phải biết nhu cầu của địa phương. Tôi phải tìm cho ra những sắc thái đặc thù cho hai trường Nông Lâm Súc và Sư Phạm Cao Đài của tôi.

Tôi nói khai phá là như vậy đó: là đi vào những vấn đề, mà giờ đây chưa có một ai biết được. Khai phá cũng có thể hiểu là tôi phải trang bị các phòng thí nghiệm, chỉ nói cho khoa học căn bản mà thôi, từ A đến Z. Và không những chỉ có vậy, phải biến các phòng ốc thành phòng thí nghiệm, có điện, có nước, có chỗ cho sinh viên thực nghiệm. Và nếu người thợ thi công, hoặc ông thầu thi công làm công quả, làm chùa, thì thúc hối cho hoàn tất, kịp thời thì quả là một điều rất tế nhị. Rồi đến nông trường, trại chăn nuôi, chuyện làm không bao giờ dứt.

Tóm lại, tinh thần khai phá nói ở đây là tinh thần chấp nhận thách đố, chấp nhận hiểm nguy. Trong khai phá có phiêu lưu, có những sự việc mà đến bất ngờ không lường trước được, Nhưng khai phá không trùng nghĩa với phiêu lưu. Có người nghĩ phiêu lưu là đùa giỡn với số mạng, giao mình cho may rủi, được thua do thiên mạng.

Ở đây, khai mở một viện đại học mới, một môi trường giáo dục mới, mà bao quanh tôi là những nhà tu hành, phẩm hạnh cao. Cho nên khai phá trong bối cảnh nầy bao hàm ý thức trách nhiệm. Riêng tôi, tối thiểu là tôi trách nhiệm đối với các đồng nghiệp, đồng sự mà nhận lời mời, hay ‘rủ rê’ dấn thân vào công trình chung, và nhất là đối với sinh viên của tôi. Vì vậy, mà có lắm điều, tôi vấn hỏi anh Lộc. Giờ, không nhớ hết được, chỉ ghi lại đôi điều như trên đây. Nhờ vậy mà ý thức được cái biết của mình thì giới hạn, mà cái dốt của mình thì vô cùng, Cũng nhờ vậy mà lăn xả vào việc, không ngại khó, không ngại gian nan, không ngừng học hỏi, tôi luyện khả năng, tài khéo (skills), trí tuệ và tính tình. Đó cũng là xem đổi thay là đương nhiên, cuộc sống là một giòng chảy không ngừng đổi mới,


Thiết nghĩ, đông đảo bạn bè tôi chia xớt quan điểm nầy.
Và nhìn lại, tôi có nhiều may mắn.

Với tôi,


Vừa nhận việc ở Đại Học Sư Phạm Sàigòn, với tôi, bây giờ là Mai Thanh Truyết, được giao ngay cho Ban Hóa. Ngay trong những tuần lễ đầu, tôi đã phá sự an ổn, cái sức ỳ đã lậm trong một số đồng nghiệp của tôi. Trong một cuộc sống an nhàn dài dài, không ai muốn đổi thay. Tôi có sắp xếp lại. Và sau cùng là còn rủ rê mấy ông bà đại giáo sư của tôi đi chùi rữa cầu tiêu cầu tiểu của trường. Tuy vậy, vẫn có nhiều người hưởng ứng, có nhiều phản ảnh tốt, cũng có những người không hài lòng. Những người nầy lại tế nhị, không phản ứng. Tôi chỉ cần có như vậy, chỉ mong tạo một vết dầu loang.


Ở Pháp, tôi không khó khăn có một chỗ làm, một công việc mà tôi thích. Thật không phải là thần tiên, nhưng chắc chắn là ổn định và có thể thoái mái trong nhiều năm. Tôi không về xứ của tôi để tìm một sự ổn định. Chọn vào Sư Phạm, là trong tiềm thức của tôi, tôi đã chọn sự ổn định. Đó là cho vợ, cho con. Còn lại, tôi dành cho hoài bão của tôi. Đất vừa ra khỏi thuộc địa, dân trí thấp, chiến tranh liên miên, liên tục, đêm đêm có khi còn nghe tiếng súng, thì tôi, có an bình đi học ở Pháp, nay đến lược, phải tận lòng đóng góp trong giới hạn khả năng của mình.


Và tôi đã lên Tòa Thánh, tôi có đọc tìm hiểu Đai Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tôi phải làm việc với quí vị chức sắc trong Đạo. Nói riêng, Ông Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, Ông Viện Trưởng và ông Tổng Ký Viện là người của Đạo. Đông đảo sinh viên của Viện là con em của người trong Đạo.

Tôi không có nhân viên giảng huấn tại chỗ. Chị Măng là người duy nhất tại chỗ và cũng là người trong Đạo, nhiều khả năng và nhiều nhiệt thành, là trưởng phòng pthí nghiệm của chúng tôi. Tuy nhiên, Chị quá hiền, quá khiêm tốn. Và điều nầy giới hạn khả năng đóng góp của Chị rất nhiều. Dầu vậy, Chị vẫn là duyên may mắn cho tôi.


Bên cạnh Trường Đại Học Sư Phạm, có hai trường Trung Học của Đạo là Trường Lê Văn Trung [4] và Đạo Đức Học Đường. Ngoài thị xã Tây Ninh còn có Trường Trung Học Tây Ninh. Đó là những cái nôi cho sinh viên Sư Phạm chúng tôi đi thực tập và cũng là lò để chúng tôi mời và tuyển chọn giáo sư hướng dẫn.

Và tôi đến lúc tôi vừa quen thuộc các địa danh, và biết chút ít về Tây Ninh và một ít địa danh nầy, Bến, Bàu, Gò, Long, Trảng như Bến Cầu, Bến Ván, Bến Kéo, Bàu Gõ, Bàu Vừng, Bàu Năn, Gò Chùa, Gò Dầu Hạ, Long Hoa, Long Giang,Trảng Bàng, Trảng Gùi, thì: 30/4/1975, Viện Đại Học bị đóng cửa.

Chúng tôi bị giải nhiệm.
Rồi,

Hồi ức


42 năm qua đi, một dấu mốc thời gian quá dài để ghi lại những hồi ức trên. Ghi lại không phải là một tiếc nuối. Nhưng ghi lại để người sau biết thế hệ đi trước vẫn có có những người con Việt tiên phong cho sự trường tồn của Đất và Nước.

Người “đời sau”, chúng tôi muốn nói; đó là những người đang sống trong một chế độ bưng bít, khép kín với thế giới bên ngoài, chế độ không hề biết đến danh từ “khai phóng” cho dân tộc ngoài những danh từ sặc mùi chủ nghĩa không tưởng đang đầu độc các thế hệ tiếp nối của Việt tộc.

Người con Việt vẫn còn đầy rẫy khăp năm châu với một niềm tin vững chắc là sẽ có ngày xây dựng lại quê hương Việt.


Xin cẩn bút.

Nguyễn Văn Trường và Mai Thanh Truyết



Hiệu đính và bổ túc 12/2017

Phụ Chú:

[1] Harvard is the oldest institution of higher education in the United States, established in 1636 by vote of the Great and General Court of the Massachusetts Bay Colony. It was named after the College’s first benefactor, the young minister John Harvard of Charlestown, who upon his death in 1638 left his library and half his estate to the institution. A statue of John Harvard stands today in front of University Hall in Harvard Yard, and is perhaps the University’s best known landmark.

Harvard University has 12 degree-granting Schools in addition to the Radcliffe Institute for Advanced Study. The University has grown from nine students with a single master to an enrollment of more than 20,000 degree candidates including undergraduate, graduate, and professional students. There are more than 360,000 living alumni in the U.S. and over 190 other countries.

[2] The University of Notre Dame began late on the bitterly cold afternoon of November 26, 1842, when a 28-year-old French priest, Rev. Edward Sorin, C.S.C., and seven companions, all of them members of the recently established Congregation of Holy Cross, took possession of 524 snow-covered acres that the Bishop of Vincennes had given them in the Indiana mission fields.

A man of lively imagination, Father Sorin named his fledging school in honor of Our Lady, in his native tongue, “L’Université de Notre Dame du Lac” (The University of Our Lady of the Lake). On January 15, 1844, the University was thus officially chartered by the Indiana legislature.

Father Sorin’s indomitable will was best demonstrated in 1879 when a disastrous fire destroyed the Main Building, which housed virtually the entire University. Father Sorin willed Notre Dame to rebuild and continue its growth.”I came here as a young man and dreamed of building a great university in honor of Our Lady,” he said. “But I built it too small, and she had to burn it to the ground to make the point. So, tomorrow, as soon as the bricks cool, we will rebuild it, bigger and better than ever.”

[3] The Collège de Sorbonne was a theological college of the University of Paris, founded in 1257 by Robert de Sorbon, after whom it is named.[1] With the rest of the Paris colleges, it was suppressed during the French Revolution. It was restored in 1808 but finally closed in 1882. The name Sorbonne eventually became synonymous with the Parisian Faculty of Theology. In more recent time, it came to be used in reference to the entire University of Paris. It is now the name of the main campus in the Ve arrondissement of Paris, which houses several universities (heirs to the former University of Paris) as well as the Paris rectorate. Wikipedia.


[4] Được biết ông Trần văn Tuyên, và Chu Tử là hai vị hiệu Trường của Trường Lê Văn Trung. Trấn văn Tuyên (1951-1954), Chu Văn Bình, tự là Chu Tử (1954-1957)

__._,_.___


Viện Đại Học Cao Đài Và Chúng Tôi: ​Một Duyên Tình Dang Dở
- Nguyễn Văn Trường & Mai Thanh Truyết





Mai Thanh TruyếtThường Trú Nhân​

Một duyên tình dang dở


Xin Tri ân:

Ông Khai Đạo Phạm Tấn Đài
Ông Bảo Học Quân Nguyễn văn Lộc
Ông Chưởng Ấn Hợi
Ông Thừa Sử Lê Quang Tấn

Ông Truyền trạng Danh, Tổng thơ ký Viện 1973-1974
Ông Giáo hữu Dương Văn Trị, Tổng thơ ký Viện 1974-1975
và những tín hữu Cao Đài khác

đã trực tiếp hay gián tiếp giúp đỡ chúng tôi
trong việc xây dựng Viện Đại Học Cao Đài.

Khái quát về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ




Về lịch sử, niềm tin và tổ chức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ – ngắn gọn hơn, Đạo Cao Đài-xin xem:”BULLETIN OF THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES. UNIVERSITY OF LONDON, published by THE SCHOOL OF ORIENTAL AND AFRICAN STUDIES .AN INTRODUCTION TO CAODAISM. Vol. XXXIII Part 2, 1970”.

Xin lên net, Google: Viện Đại Học Cao Đài.

Nói riêng, chúng ta có một số hình ảnh sinh hoạt Viện Đại Học Cao Đài trong những năm 1971-75, xem http://caodaigiaoly.free.fr/vien đai học hoặc http://daotrang.free. fr/

Riêng vế Cấu Trúc Tổ Chức Phân Quyền ở Tòa Thánh Tây Ninh, nên đọc.
Quyền Vạn Linh: http://caodaism.org/1004/llqvl .htm

Đạo Luật Năm Mậu Dần: http://www-personal.usyd.edu.a u/~cdao/booksv/dluat-02.htm
Chánh Trị Đạo. Khai Pháp Trần Duy Nghiã: http://www-
personal.usyd.edu.au/~cdao/boo ksv/ctd-01.htm

Vì Đạo Cao Đài thờ Chúa, Phật, Lão, Khổng, và nhiều thần linh khác nên có thể hiểu Đạo Cao Đài là một syncretism. Vả lại, từ Hiệp Thiên-trong Hiệp Thiên Đài-cũng làm cho người ta nghĩ là một syncretism. Như vậy, đa giáo đồng lưu và hiệp thiên trong Đại Đạo..
Nhưng theo Ông Bảo Học Quân, một chức sắc thiên phong trong ban thế đạo thì Đạo Cao Đài là một monotheism – nhứt thần giáo. Chỉ có Đấng Chí Tôn, duy nhật, chỉ MỘT mà thôi. Nhưng chúng sinh – ai ai cũng mang một cái gương vọng ngã, do thấm nhuần nền văn hóa của môi trường sống, mà nhìn Đức Chí Tôn, ở Tây Âu thì thấy Chúa, ở các xứ Á Rập thì thấy Ala, ở Trung Hoa thì thấy Khổng, Lão, Phật, ở Án Đô thì thấy Brhama, vân vân,…

Một trong những đặc điểm trong sinh hoạt tâm linh trong Đạo là cơ bút. Những nghi thức-rituals-thuộc lãnh vực nầy rất nghiêm túc. Có thể nói là tất cả những nghi thức tụng niệm thờ phượng khác của Đạo đều rất nghiêm túc, tương đối với những nghi thức tụng niệm hay cấu siêu cầu an ở đông đảo chùa chiền.

Khái quát về Viện Đại Học Cao Đài

Về nghị định thành lập, hình ảnh, xin lên mạng: http://caodaigiaoly.free.fr/vien dai hoc
hoặc http://daotrang.free. fr/



Trong cái nhìn giới hạn của chúng tôi thì Viện Đại Hoc Cao Đài được thành lập do sáng kiến của quí vị Thời Quân, nói riêng, Ngài Khai Đạo, và ông Bảo Học Quân trong ban thế đạo. Viện khởi đầu dự trù: một Phân khoa Nông Lâm Súc và một phân khoa Thần Học. Trên thực tế, Viện có thêm phân khoa Sư Phạm.

Về Phân Khoa Thần Học (theology), vì không là tín đồ, và cũng chưa là tín đồ nên chúng tôi hoàn toàn dốt.

Cả hai phân khoa Nông Lâm Súc và Sư Phạm đều có hai cấp, mỗi cấp là hai niên học. Chương trình học được soạn thảo dựa trên cơ sở chương trình các Trường Nông Lâm Súc và Sư Phạm Sàigòn, nói các khác là theo những tiêu chuẩn quốc gia.

Xây dựng trường ốc
Chúng tôi gồm có một nhóm nhỏ: Ls Nguyễn Văn Lộc, Viện Trưởng, Gs. Mã Thành Công, Phó Viện Trưởng, gs. Nguyễng Văn Sâm và tôi. Trong thực tế, điều hành hằng ngày được phân công giữa “ban tam ca” chúng tôi là Công, Sâm và Truyết. Ông Mã Thành Công, tiến sĩ Sử Học Paris, Phó Viện Trưởng, phụ trách điều hợp hai Phân Khoa Nông Lâm Súc và Sư Phạm. Ông Nguyễn văn Sâm, Giảng sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, trách nhiệm về Khoa Học Nhân Văn, tôi, Mai Thanh Truyết, trách nhiệm về Khoa Học Thực Nghiệm, và Toán. Trong nhóm nhỏ nầy chỉ có Ông Nguyễn Văn Lộc là chức sắc Cao Đài.


Buổi lễ khai trường do Ngài Khai Đạo Phạm Tấn Đãi và Giáo sư Nguyễn Văn Trường, Quyền Viện trưởng làm chủ tọa. (Ngài Bảo học Quân Ls Nguyễn Văn Lộc, Viện trưởng đang đi chữa bịnh bên Pháp). Trong không khí trang nghiêm cộng thêm tiếng nói hùng hồn và mạnh bạo của Ngài Khai đạo làm cho khung cảnh ngày khai trường thêm đậm phần tôn giáo hơn là phần “đại học“.

Tôi được GS Trường giao phụ trách phần nhiệm Giám đốc Học vụ của Viện để điều hành chương trình học cho hai Phân khoa Sư Phạm và Nông Lâm súc, cùng việc mời chọn giáo sư cũng như xem lại các chương trình hiện đang được giảng dạy và tất cả các phần vụ thuộc về sinh viên vụ và hành chánh v.v…(Với chức vị nầy, tôi được trả lương 20.000 Đồng/tháng thời bấy giờ). Công việc quả thật ôm đồm với một người vừa mới về nước trước đây chưa đầy 6 tháng. Do đó, ngoài công việc Trưởng ban Hóa ở Đại học Sư phạm Sài Gòn, tôi hầu như dành trọn thời gian cho Tây Ninh, quê ngoại của tôi.

Trước hết, nhìn qua chương trình học, vì tất cả đều tập trung trong Nội ô Tòa Thánh tọa lạc trong một khu nhà hội họp của Đạo mà tôi không còn nhớ tên. Tầng trệt dùng làm cho các lớp học và văn phòng Viện. Tầng trên là khu nghỉ qua đêm cho các Giáo sư. Các buổi ăn trưa diễn ra tại tòa nhà Thánh Mẫu kế bên cạnh với những món rau đậu đạm bạc hàng ngày dành cho sinh viên và bất cứ bổn đạo hay người dân địa phương.

Lần lần quen dần với với không khí và nhân sự điều hành trong vIện, tôi lần lượt quan sát thêm và thấy Viện Đại học Cao Đài sao mà nghèo quá, không có gì hết, vì tôi vẫn còn mang hình ảnh của một Viện đại học Tây phương. Và chính nhờ những hình ảnh đó mà tôi có nhiều thiện cảm với Cao Đài.

Âu đó cũng là cái DUYÊN.

Sau hơn ba tháng quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu chương trình và làm quen với sinh hoạt của Viện, tôi nhận thấy còn có quá nhiều điều trong chương trình giảng huấn cần phải cải sửa.

Tạm thời, tôi chưa dám đụng tới chương trình lý thuyết và sự phân chia giờ giấc trong các bộ môn giảng dạy vì ở phần nầy tương đối ổn định, do đó, ưu tiên thay đổi không cao. Tôi tập trung vào các chương trình tập sự và thực hành cùng việc xây dựng phòng thí nghiệm.

Xin thưa, từ ngày thành lập Viện Đại học, sinh viên chỉ học “chay” ngoài một số giờ cho sinh viên sư phạm đi thực tập giảng dạy ở trung học Lê Văn Trung hay trung học Tây Ninh hoặc Đạo Đức Học Đường, và sinh viên Nông Lâm Súc chỉ thực tâp… “ngoài ruộng” và trại nuôi cá Tây Ninh v.v… Còn phòng thực tập thí nghiệm hoàn toàn không có.

Ngoài ra phải kể sự đóng góp hữu hiệu và quí báu của ông Thừa Sử Tấn và ông Tổng Thư Ký Viện cùng một số nhân viên văn phòng, tài xế do Đạo bổ nhiệm.

Chương trình học, quy chế sinh viên, giáo sư, thời khóa biểu, thi cử trong niên học và cuối niên học, mời thầy, phòng thí nghiệm, tất tất đều phải xây dựng từ zero. Chỉ nói về phòng thí nghiệm mà thôi, cũng điên cái đầu. Không phải mua mà có ngay, và chúng tôi phải làm kế hoạch và biến phòng ốc lại thành phòng thí nghiệm, mua hay mượn những trang bị ở các Đại Học Sài gòn, để có ngay cho sinh viên, bằng không khoa học thực nghiệm sẽ là những bài lý thuyết ‘chay’.


Thật không sao kể xiết. Và kết quả như một phép lạ, sau hơn sáu tháng xây dựng, Viện Đại Học đã khánh thành ngoài khuôn viên của Tòa Thánh, bên hông chợ Long Hoa. Đây là một nhà lầu ba tầng, có bốn Phòng thí nghiệm: Hóa, Lý, Sinh vật gồm Động vật và Thực vật, và Địa chất. Tuy còn thô sơ, nhưng tất cả là một bước ngoặt lớn cho Viện lúc ban đầu.


Mời gọi Quý Giáo sư



Chúng tôi, trong giai đoạn nầy còn có thể hiểu rộng hơn là tập hợp các gíáo chức, nhiều nguồn, nhiều ngành nghề, đã chịu khó thường xuyên lên dạy ở Viện Đại Học, theo những thời dụng biểu qui định trước. Đó là các giáo sư ở Đại học Sư Phạm Sài Gòn, Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại học Nông Nghiệp: Nông Lâm Súc, Đại Khoa Học Sài Gòn và một số nhân sĩ.

Kết quả: Trong một chừng mực nào đó, tập hợp lớn nầy là kết tinh của những đặc điểm sau đây:

Tuổi trẻ. Hầu hết nhân viên giảng huấn đều trong tuổi trên dưới 30. Cái tuổi còn hiếu động, nói đúng hơn là năng động. Đa số là người ngoại đạo.
Tham vọng. Tham vọng mỗi người mỗi khác, vì lớn lên trong những hoàn cảnh khác biệt, theo đó mang theo những giá trị văn hóa khác biệt, cách nhìn cuộc sống, triết lý về cuộc sống, cái gì cũng khác. Thế nhưng, cái mộng làm cho cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn đã tiềm tàng trong mỗi con người chúng tôi. Và Viện Đại Học Cao Đài là cơ duyên, là môi trường cho tuổi trẻ khai phá, xây dựng, 

CON SỐ KỲ DIỆU



" Con Số Kỳ Diệu "
Làm thử xem ngày cuối năm ?

1. Lấy 2 số cuối cùng của điện thoại bạn đang dùng.

Nhân số này với 2, xong rồi cộng với 5.
2. Nhân số thành với 50.
3. Cộng tất cả với 1768.
4. Sau đó đem trừ cho năm sinh của bạn.


Bạn sẽ được một số có 4 con số, gọi là Magic Number thì hai số đầu là 2 số cuối của số phone của bạn và 2 số cuối là số tuổi của bạn!


Thật là kỳ lạ vì số tuổi của mình có liên hệ với số điện thoại mình đang dùng.


Nếu trong gia đình còn nhiều người khác mà Bạn muốn nghiệm xem có thêể giao chiếc IphoneX này cho người thân đó xử dụng thì cũng lấy Magic Number trên mà trừ đi năm sinh cùa người ấy mà cũng ra 4 số mà hai số đầu đúng số Iphone cuối và hai số sau đúng tuổi của người ấy thì đúng là người tin cậy được.


Tôi đã làm thử với cái phone cũ tôi có (chỉ là Iphone 6 mà thôi) và check lại với những người trong gia đình thì thấy là đúng cả.

HOÀNG AN * CÂY SÁO 43 NGÀN TUỔI

Cây sáo 43.000 năm tuổi cho thấy người tiền sử tiến bộ hơn ta nghĩ

CÙNG CHỦ ĐỀ

  Có vẻ như con người từ hơn 4 vạn năm trước đã là những thợ thủ công lành nghề và có sự tinh tế trong âm nhạc. Điều này hoàn toàn khác xa những gì các sử gia chính thống vẫn khẳng định về con người tiền sử.

sáo xương 43.000 năm tuổi, người cổ đại, âm nhạc,

Cây sáo xương 43.000 năm tuổi cho thấy người cổ đại đã có những khả năng về âm nhạc. (Ảnh: alienpolicy.com)
Chiếc sáo Divje Babe là một hiện vật lịch sử có niên đại từ 43-60.000 năm trước. Nó được phát hiện trong một hang động ở Slovenia vào năm 1995.
Tác phẩm lâu đời này được làm từ mảnh xương đùi của một chú gấu nhỏ, đây được xem là nhạc cụ cổ xưa nhất từng được tìm thấy. Những lỗ khoan trên thân sáo khá đều và có hình tròn hoàn hảo, điều này cho thấy con người lúc bấy giờ đã yêu thích âm nhạc và có những khả năng nhất định trong lĩnh vực này. Nó không giống với chân dung mà các sử gia chính thống đưa ra về người tiền sử, rằng họ là những con người giống vượn và có ít trí thông minh.
Di chỉ khảo cổ học tại Divje Babe, Slovenia, nằm trong một hang động dài 45m, rộng 14m ven sông Idrijca, gần thành phố Cerkno. Hơn 600 hiện vật khảo cổ đã được tìm thấy tại đây sau khi khai quật gần 10 lớp đất đá, trong đó đáng chú ý là những vật dụng bằng xương động vật và khoảng 20 lò sưởi có niên đại khoảng 55.000 năm.
Chiếc sáo xương là một trong những hiện vật được tìm thấy, trên thân sáo được khoét những lỗ rộng khoảng 11,6mm, 2 đầu có lỗ thoát âm rộng khoảng 35mm. Nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra xoay quanh việc liệu đây có phải những lỗ sáo do con người tạo ra hay chỉ là vết cắn của một số động vật hung dữ.
Một khám phá tương tự đã được thực hiện vào năm 2008 tại hang động gần thành phố Ulm, bang Baden-Württemberg, nước Đức. Chiếc sáo xương cũng có niên đại 43.000 năm với 5 lỗ, thân sáo được làm từ xương cánh của một con chim, cho thấy con người tiền sử có khả năng âm nhạc và sản xuất nhạc cụ.
sáo xương 43.000 năm tuổi, người cổ đại, âm nhạc,

Cây sáo xương có niên đại khoảng 43.000 năm được làm từ xương cánh 1 con chim. (Ảnh: Jensen / Đại học Tubingen)
Ý tưởng này rất khó được giới học giả chính thống chấp nhận. TS. Cajus Diedrich đã nghiên cứu và đưa ra một kết luận đầy tranh cãi đó là, những lỗ hổng trên thân sáo thực chất là vết cắn của loài linh cẩu.
Kết luận này khiến nhiều người ngạc nhiên khi các bằng chứng khác đã hoàn toàn bị bỏ qua. Điều quan trọng là nhiều nhà khảo cổ và cả nghệ sĩ chuyên nghiệp đã thử chơi nhạc cụ bằng xương này và nó có thể đáp ứng được đầy đủ các nốt nhạc theo yêu cầu của âm nhạc hiện nay. Thậm chí người ta còn có thể chơi một khúc nhạc giao hưởng Ode to Joy của Beethoven với chiếc sáo xương trên (phút thứ 2:30 trong clip). Những vết cắn sao có thể tạo ra đủ 7 nốt nhạc?
Mặc dù TS. Driedrich đã bỏ qua phần lớn các bằng chứng thực tế để đưa ra giả thuyết của mình, vẫn có nhiều nhà khoa học khác công nhận chiếc sáo Divje Babe là một nhạc cụ hoàn chỉnh.
Trên thực tế, việc này bắt nguồn từ quan điểm cho rằng con người cổ đại là những động vật khờ khạo không có tư duy, không có khả năng tạo ra những vật dụng phức tạp. Từ quan điểm đó đã tạo ra cách nhìn chưa được đầy đủ của con người ngày nay về người tiền sử.
Những thay đổi lớn về cách nhìn nhận lịch sử chắc chắn sẽ tạo ra nhiều áp lực lên một số học giả, những người xem địa vị của mình quan trọng hơn sự thật. May mắn thay, ngày càng có nhiều bằng chứng thách thức lịch sử đã được khám phá. Nhận thức của con người hiện đại về người tiền sử đang dần khác đi và có lẽ đến một thời điểm thích hợp, sử sách sẽ phải trải qua những thay đổi lớn…
Hoàng An

LỮ GIANG * NGƯỜI VIỄT

Chuyện cuối năm: có lột xác được không?
Lữ Giang

Chúng ta đã từng đọc cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” dày 116 trang của Bá Dương do Nguyễn Hồi Thủ dịch, nhiều người rất thích thú. Năm 2012, Dan Huynh lại kể chuyện “Người Việt ‘xấu xa’” làm cho một số người cảm thấy xốn xang.
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu, đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt. Chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu này lại và nghiên cứu thêm rồi viết bài “Vì bản chất dân tộc Việt?” Đây là những chuyện rất nhiều người biết và thường đem ra bàn luận với nhau, nhưng ít ai phổ biến trên các cơ quan truyền vì sợ phản ứng của những người bị chạm nọc. Tuy nhiên, cha ông mình đã nói: “Thuốc đắng đã tật”. Bá Dương cũng đã nghĩ như vậy khi viết cuốn “Người Trung Quốc xấu xí”.


 

Phúc Lộc Thọ, trụ sở “Quốc hội Bolsa”

Câu chuyện được Dan Huynh kể trong bài “Người Việt ‘xấu xa’” đại khái như sau: Có hai người đi bắt cua, họ bỏ cua Việt và cua Mỹ vào hai thùng khác nhau. Một người bảo người kia chỉ cần đậy nắp thùng cua Mỹ, không cần đậy nắp thùng của Việt. Được hỏi tại sao, người này giải thích: “Cua Mỹ khác hẳn cua Việt vì nó biết cách nằm chồng lên nhau, cho các con khác bò lên người để ra khỏi miệng thùng, còn cua Việt Nam thì con nào vừa định ngoi lên đã có con bên cạnh níu chân kéo xuống nên không bao giờ lên đến miệng thùng, khỏi cần đậy nắp!”
Một câu hỏi được đặt ra: Cùng những cơ hội gióng nhau, tại sao Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore ngóc đầu lên được, còn Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Mã Lai, Miến Điện... không ngóc đầu lên nổi? Phải chăng vì “bản chất dân tộc”? Hôm nay chúng tôi cũng chỉ nhắc lại một số sự kiện và nhận xét chính với hy vọng người Việt sẽ suy đi nghĩ lại.


NGƯỜI MỸ NHÌN NGƯỜI VIỆT


Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:


1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những việc làm tốt) [when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]
Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương) [to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc) [one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].
Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

NGƯỜI XƯA CŨNG ĐÃ NHẬN RA

Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người Việt lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn mà ông đã nói về đặc tính của người Việt.
Trong bài tựa, ông nói ngay:
“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”


 
Bảo tồn “văn hóa dân tộc...”
Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn: “Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.


“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? ...


“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”


“TRƯỚC LÀ ĐẸP MẶT SAU LÀ ẤM THÂN”


Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ dần nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy” của mình!


Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:


Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân


Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “TRƯỚC LÀ ĐẸP MẶT, SAU LÀ ẤM THÂN”.


Trong nước, tiêu chuẩn của cuộc sống là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học ngoại quốc... Tiêu chuẩn ở hải ngoại cũng thế thôi: Đi dâu cũng nghe khoe nhà trên cả triệu bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư... Ít nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng hay đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “ĐẸP MẶT” và “ẤM THÂN”.

Với mục tiêu như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi nhìn ra phố Bolsa, thủ đô của VNCH nối dài, đa số các cơ sở kinh doanh lớn đều không phải của người Việt. Tuy bên ngoài người Việt gốc Hoa đứng tên, nhưng đàng sau là các bang hội của Tàu. Thương xá Phúc Lộc Thọ vốn được coi là “Quốc Hội VNCH” ở Bolsa, nhưng phía trước là tượng các danh nhân Trung Hoa và tên thương xá được viết vừa bằng chữ Tàu vừa bằng chữ Việt. Houston cũng thế thôi.


Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.


RỒI SẼ ĐI TỚI ĐÂU?


Cuộc kiểm tra năm 2010 cho thấy ở Mỹ hiện nay người Hoa chiếm 1%, còn người Việt là 0,5%, tức 1.548.449. Người Việt ở Cali là 581.946 nguời.


Tại Little Saigon ở Orange County, được coi thủ đô của VNCH nối dài, thành trì chống cộng của thế giới tự do và tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á, có đến 3 chính phủ và ba ban đại diện cộng đồng. Mặc dầu lực lượng hùng hậu như thế, nhưng khi nhóm VietWeekly chưa đến 10 người nổi lên ủng hộ Hà Nội giữa phố Little Saigon, chọc tức các đoàn thể chống cộng và cộng đồng mà chẳng ai làm gì được. Trong khi đó, các “chiến sĩ chống cộng” vẫn tiếp tục chụp mũ nhau không ngừng nghĩ trên các diễn đàn.
Rất nhiều “nhân tài” của người Việt đang chuẩn bị ra tranh cử các chức vụ dân cử tại địa phương, thành phố, tiểu bang và có thể liên bang, trong các cuộc bầu cử sắp đến. Mục tiêu được mô tả là để bảo vệ và nói lên tiếng nói của cộng đồng. Trái lại, chúng tôi không thấy có một tổ chức chính trị nào của người Tàu hoạt động ở đây và không nghe nói họ sẽ đưa ai ra tranh cử.
Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2004, lúc đó liên danh George W. Bush đang tranh với liên danh John Kerry. Tôi có nhờ ông Tăng Kiến Hoa dẫn đến gặp một vài bang trưởng Tàu xem họ bầu cho ai. Họ cười và nói: “Quy luật bầu cử là phù thịnh bất phù suy”. Cứ thấy ai chắc thắng là đóng tiền cho người đó, không cần biết đường lối họ như thế nào. Họ đã nhận tiền là khi đắc cử họ sẽ giúp mình. Nếu hai người ngang ngữa, đóng tiền cho cả hai. Tôi hỏi người Tàu không có ai ra tranh cử dân biểu hay nghị sĩ gì sao. Họ cũng cười và nói: Người mình có vào được quốc hội cũng chẳng làm được chuyện mình muốn. Cứ thấy người nào có thế lực là đóng tiền cho người đó.


 
Diễn hành Tết tại Bolsa


Thì ra người Tàu bầu cử bằng tiền chứ không phải bầu cử bằng phiếu như người Việt! Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử năm 2000, vì hai liên danh George W. Bush và Albert A. Gore ngang ngữa, nên người Tàu đóng tiền cho cả hai. Tây An Tự và Thiền Sư Thanh Hải ở Los Angeles đã đóng tiền cho liên danh Gore nhưng lập danh sách giả những người góp tiền, bị đổ bể nên chúng ta mới biết được.
Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs..., chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến nhũng thiện ích chung nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:
“Người Việt vì những lý do vớ vẫn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn) [sacrifice important goals for the sake of small ones]


Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc!

Nhiều người vẫn hy vọng thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.


Ngày 21.12.2017

VINH THĂNG 15 TRUNG TÁ MỸ GỐC VIỆT




5 trung tá Hoa Kỳ gốc Việt được thăng cấp đại tá năm 2017
Nguyễn Quân 

HQ Dai ta Tuan Nguyen






HQ Trung ta Cao Hung


HQ trung tá Cao Hùng, lực lượng đặc biệt hải quân Hoa Kỳ ( ảnh của newsherald.com )

Theo thông báo trên các trang nhà của Quốc Hội Hoa Kỳ (Congress.gov), Đoàn y tế công cộng (usphs.gov), marines.mil/News/Messages/MARADMINS và Navy Personnel Command phổ biến các bản danh sách sĩ quan cấp trung tá được tổng thống đề cử thăng cấp đại tá trong tài khóa năm 2017-2018. Trong số đó, có 14 trung tá Hải, Lục, Không quân, Thủy quân lục chiến và Đoàn y tế công cộng Hòa Kỳ gốc Việt được đề nghị thăng cấp đại tá trong năm 2017.

Danh sách 15 vị trung tá gốc Việt được thăng cấp bao gồm:
– Hải quân: HUNG CAO; TUAN NGUYEN; HIEN TRINH; QUAN HAN BUI; TUANH C. HALQUIST.
– Lục quân: DE Q. TRAN; JOHN T. P. NGUYEN; TINH K. HUYNH; DEBRA K. LIEN.
– Không quân: HOANG T. NGUYEN. THANG T. DOAN.
– Thủy quân lục chiến: JOHN T. NGUYEN.
– Đoàn y tế công cộng: DAT T. DOAN; QUYNH CHI TAN DUONG; DIEM KIEU HOANG NGO.

Trung ta khong quan Nguyen T Hoang 
Trung tá không quân Nguyễn T Hoàng ( ảnh của 310sw.afrc.af.mil )
Trong năm 2016, có 17 trung tá Hoa Kỳ gốc Việt được thăng cấp đại tá, như vậy năm nay 2017, ít hơn 2 vị. Riêng về người Việt mang cấp tướng trong quân đội Hoa Kỳ hiện nay đã có thiếu tướng Lương Xuân Việt (Lục quân), chuẩn tướng Lapthe C. Flora (Vệ binh quốc gia) và chuẩn tướng William H. Seely III (TQLC).

Tính đến tháng 12 năm 2017, sĩ quan gốc Việt mang cấp bậc đại tá Hải, Lục, Không quân, Thủy quân lục chiến và Đoàn tế công cộng có trên 70 vị, không tính 11 vị đã về hưu và 1 vị đã qua đời. Ngoài ra, còn có nhiều vị đại tá mang họ và tên giống người Việt, nhưng chưa xác định được họ là gốc Việt, Hoa, Đại Hàn hay Mỹ.

HQ trung tá Tuan Nguyen, ngành giao tế hải quân ( ảnh của apcss.org )

Theo tài liệu lưu trữ trên trang Congress.gov, thì trong thập niên 80 đã có 2 trung tá bác sĩ quân y lục quân gốc Việt được đề cử thăng cấp đại tá, đó là trung tá bác sĩ quân y lục quân Nghiêm X Quang được thăng cấp đại tá vào năm 1983, và trung tá bác sĩ quân y lục quân Nguyễn H Tu được thăng cấp đại tá vào năm 1986. Sang thập niên 90, trung tá bác sĩ quân y Lục quân nguyễn Dương cũng được thăng cấp đại tá vào năm 1992. Ba vị trên là những sĩ quan kỳ cựu gốc Việt mang cấp bậc đại tá sớm nhất trong quân lực Hoa Kỳ.

 Dai ta Diem Kieu Hoang Ngo

Đại tá Diem Kieu Hoang Ngo, dược sĩ đoàn y tế công cộng ( ảnh của linkedin.com )
Dự đoán trong số 70 Đại tá Hoa Kỳ gốc Việt sẽ có vị được thăng cấp tướng vào năm 2018-2019. Có một số vị đại tá rất nổi bật đang giữ những vị trí quan trọng trong quân đội Hoa Kỳ như: Thomas Nguyễn, tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh phòng thủ hỏa tiễn và không gian Lục quân; Lê Bá Hùng, chỉ huy trưởng Liên đoàn tác chiến thuộc lực lượng các chiến hạm trên mặt biển của hạm đội Đại Tây Dương; Phạm Tuấn ngọc tình báo hải quân; Harold Hoàng, chỉ huy trưởng truyền tin học viện không quân Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có một số vị đại tá khác đang giữ những cương vị chỉ huy như cơ khí Hải quân, tùy viên cao cấp quốc phòng, công binh Lục quân v.v… Họ cũng là những ứng viên sáng giá để trở thành những vị tướng trong tương lai.

Trung ta Nguyen T, John, anh cua 4th Marine Aircraft Wing

Đại tá Nguyễn T John, truyền tin TQLC ( ảnh của MWCS-48 )

Cộng đồng người Việt tị nạn Quốc Gia hải ngoại tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới vô cùng hãnh diện về sự cống hiến của tất cả những quân nhân gốc Việt đang phục vụ và chiến đấu trong quân lực Hoa Kỳ, những hậu duệ ưu tú của Quân, Dân, Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa mang giòng máu Việt làm rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam nơi xứ người.

Nguyễn Quân
Nguồn tài  liệu: Congress.gov; usphs.govmarines.mil/News/Messages/MARADMINS; Navy Personnel Command; apcss.org; 310th Space Wing; linkedin.com; Marine Wing Communications Squadron 48; Bienxua: 17 Trung tá Hoa Kỳ gốc Việt được thăng cấp Đại tá năm 2016.

Sunday, December 31, 2017

NGUYỄN THỊ CỎ MAY * SAI LẦM CỦA KINH THÁNH


Lá đa, lá nho hay sự sai lầm của kinh thánh


Noël là dịp gợi lại cho nhiều người có đạo hay không những kỷ niệm tình cảm thời trẻ thường rất đẹp . Ở Sài gòn vào thập niên 50, học trò, cứ tới từ giữa tháng 12, bắt đầu để dành tiền ăn sáng, tức nhịn ăn, tìm mua thiệp chúc Noël và Tết Tây để gởi cho bạn cùng lớp hoặc bạn khác trường, với những lời chúc tốt đẹp . Thiệp thuở đó so với ngày nay thì thật là quê mùa : hình vẽ ngôi sao, cành thông, viền kim tuyến chớp sáng . Nhưng giá lại mắc hơn gói xôi nhiều .
Khi lên Trung học Đệ II cấp, tới Noël, chúng tôi, vốn là những người ngoại đạo, nên vội vàng gia nhập «Đạo vòng» để lượn hết nhà thờ Đức Bà, Catinat, rồi Nguyễn Huệ, Chợ Sài gòn .
Thật ra, chúng tôi chỉ làm tín đồ « Đạo vòng » mà thôi, không dám vào nhà thờ . Vì gốc nhà quê nên quen tánh giữ sự tôn trọng những nơi trang nghiêm . Trong lúc đó cũng thường nghe kể chuyện bạn bè trang lứa, không thiếu những người bám theo bạn gái vào nhà thờ, quì bên cạnh, bạn đọc kinh thì anh ta cũng thành tâm lăm răm khấn nguyện :
« Lạy chúa, chiên lành xin thú tội,
Vì nàng đẹp quá khiến con thương … » (Thơ Jean Leiba ?)
Nước mất, người Việt nam chạy túa ra bốn phương tìm lại đời sống tự do . Họ tới đâu thì mang theo tín ngưỡng của mình tới đó . Chùa, nhà thờ lần lược mọc lên, theo từng bước đời sống ổn định,vẫn giữ nếp cũ như lúc còn ở quê nhà .
Lớp trẻ sau này dạn dĩ hơn . Đêm Noël, chúng theo bạn gái đi nhà thờ, vào thẳng bên trong . Và từ đây nảy sanh những mối tình giữa người có đạo, người không . Nhưng ngày nay, có lẽ do ảnh hưởng thời cuộc, và Cộng đồng II Vatican, giáo hội dễ dãi cho phép kết hôn, đạo ai nấy giữ. Nhờ vậy những chàng trai lấy được vợ có đạo, khởi phải cầu nguyện như trước kia :
« Con quỳ lạy Chúa Ba ngôi,
Con lấy được vợ, con thôi nhà thờ »

Cỏ May tôi có 2 người bạn : kẻ ở Úc, người ở Thụy sĩ . Khi nói tới lễ Noël, tôi thường nhớ tới 2 người bạn này . Với chuyện tình của họ .
Người bạn ở Úc, lúc trẻ yêu một cô người công giáo thuần thành, công giáo gốc Bồ Đào Nha rất khắt khe về phép đạo, nên không thể làm đám cưới được vì làm đám cưới, thì anh phải chịu phép rửa tội, học giáo lý, vô đạo trong lúc Bà Cụ là phật tử thuần thành, ăn chay trường, xuống tóc . 
Mà ván đã đóng xong thuyền rồi . Anh hứa khi Bà Cụ qua đời, hết kẹt, anh sẽ vô đạo . Cách nay ít lâu, bạn bè được tin anh làm đám cưới, chịu đủ phép, có linh mục làm lễ . Có người bảo nếu anh quên luôn thì chúa cũng đâu có phạt vì chúa đã rao dạy bác ái cho mọi người mà . Vả lại, hai người nay cũng đã già . Nhưng anh là mẫu người của xứ Nam kỳ Lục tỉnh, thời « Luân lý giáo khoa thư », thuộc lòng câu « Quân tử nhứt ngôn » !
Người bạn ở Thụy sĩ, gốc linh mục . Lúc dạy ở Đại học Văn khoa Huế, anh yêu một cô sinh viên . Hai người kết hôn . Dĩ nhiên anh phải xin phép giáo hội, trả lại chén . Ít lâu sau khi đã có với nhau 2 cô con gái, chị vợ xin phép anh chị đi tu và vào chùa ở luôn . Lên Trung học được vài năm, 2 cô con gái cũng theo mẹ vào chùa đi tu luôn . Chán đời, anh xin phép trở lại đi tu nhưng giáo hội không cho .
Anh mất một thân một minh ở Thụy sĩ . Có bạn bè tiễn anh .
Phải chi anh đi tu theo Phật giáo thì anh đâu bị đau khổ như vậy . Vì chỉ cần 5 phút cạo trọc, anh trở thành thầy chùa ngay . Kinh kệ đã thuộc sẵn rồi .
Người công giáo ở Pháp
Nhiều ông linh mục Việt Nam ở Pháp than phiền người công giáo không được như người phật tử Việt Nam . Họ có chùa riêng của họ . Ngày tư ngày Tết, họ kéo nhau tới chùa tổ chức lễ, gói bánh tét, bánh chưng, giống như ngày Tết hồi còn ở Việt nam trong lúc đó, ông không xin được phép cất nhà thờ việt nam, riêng cho giáo dân việt nam, với kinh phí hoàn toàn của giáo dân đóng góp vì nhà thờ pháp hãy dư sử dụng .


Giáo dân việt nam ở địa phương nào thì chỉ cần coi thời biểu lễ của nhà thờ ở thành phố đó mà đi lễ . Muốn đi lễ với linh mục việt nam thì linh mục việt nam hợp tác với nhà thờ, thu xếp thời biểu với nhau . Gói bánh tét, bánh chưng lại không nhằm lễ Noël, lễ Phục sinh nên không kéo nhau vào nhà thờ được .

Nghi lễ công giáo ở Pháp cũng giống như ở Viêt nam bởi công giáo pháp tới Việt nam cùng với chánh quyền thực dân, truyền bá công giáo . Nhưng ở Đức, Anh, Hòa lan, …có nhiều khác bìệt.

Người Đức tổ chức mừng lễ Giáng Sinh rất tươm tất . Ngay từ đầu tháng mười một, người ta đã bày bán những vòng hoa Advent với bốn ngọn nến để chuẩn bị cho tuần vọng, và chưng như vậy mãi cho đến lễ Ba Vua, ngày mùng sáu tháng Giêng mới tháo đèn, tháo hoa và mang thông đi bỏ . Đốt nến cũng phải có qui củ . Đợi đến đầu tháng mười hai mới được đốt lên ngọn nến đầu tiên. Tuần kế tiếp, đốt ngọn nến thứ hai . Và cứ như vậy cho tới ngày lễ Noël .

Ở Hoa Kỳ cũng có bán nhiều Advent wreath, nhưng phần lớn người ta chỉ chưng chứ không đốt. Và nếu có đốt thì thường là đốt cả bốn ngọn vào đêm Giáng Sinh . Không có ai mỗi tuần đốt một ngọn như vậy. Có lẽ vì người Mỹ quá thực tế !

Những ngày Noël

Ngày lễ Noël cho tới nay vẫn không thống nhứt . Người chánh thống giáo (orthodoxe) có ngày Noël khác hơn . Nhứt là Giáo hội chánh thống giáo Nga và Grèce còn giữ lịch julien nên Noël nhằm ngày 7 tháng giêng, không giống người công giáo trên thế giới theo Vatican chọn ngày Noël là 25 tháng 12 theo lịch grégorien . Lịch julien do Jules César ban hành, lịch grégorien do giáo hoàng Grégoire XIII ở thế kỷ XVI thiết lập, áp dụng chung trên phần lớn Âu châu và phần còn lại của thế giới . Lịch julien nhiều hơn lịch grégorien 13 ngày nên có sự chênh lệch đó .


Phật giáo trước đây lấy ngày mùng 8 tháng 4 là ngày lễ Phật đản nhưng từ sau đại hội phật giáo thế giới năm 1960 họp ở Nam vang (Cao miên) thống nhứt chọn ngày 15 tháng 4 (ngày rằm) làm ngày Đản sanh .

Thật ra, kinh sách phật giáo không có ghi chép rỏ ràng ngày Đản sanh, mà chỉ ghi Phật ra đời nhằm ngày trăng tròn tháng Vesaka theo lịch ấn độ . Chiếu theo âm lịch thì đó là tháng 4 mà trăng tròn thì phải là ngày rằm .

Với Thiên chúa giáo, thời gian 40 ngày trước Noël, để sửa soạn lễ, gọi là Carême de Noël, nghĩa là giai đoạn cho người tín đồ dọn mình mừng lễ . Trong suốt thời gian này, họ nhịn đói hay ăn kiêng, ăn ít thịt, phần ăn nhỏ lại và có thể bớt đi bữa ăn trong ngày . Nhưng ngày nay, người tín đồ được phép chỉ cữ ăn từ sau bửa ăn trưa ngày 24, chờ làm lễ nửa đêm xong, mới ăn . Nên bửa ăn Noël sau 12 giờ đêm trở thành quan trọng, rượu thịt ê hề . Để ăn bù cho nửa ngày nhịn đói .

Là đa hay lá nho?

Trong nền văn minh Tây phương, nhiều bức tượng hi lạp xưa trình bày người đàn ông khỏa thân tự nhiên, trái lại tượng người đàn bà, thì phần từ bụng xuống được phủ một chiếc áo dài hay chiếc áo choàng . Nét nghệ thuật này được thấy trong nghệ thuật la-mã cô điển cho tới khi đế quốc la-mã nhập đạo thiên chúa thì hình ảnh khỏa thân hùng dũng không còn nữa . Trong thời Trung cổ, khỏa thân nghệ thuật bị xóa bỏ . Nên Adam và Eve được trinh bày dưới dạng tranh hay tượng đều có chiếc là nho che, đúng theo lời dạy trong thánh kinh .

Tới thế kỷ XVI, ở Vatican, trần của nhà thờ Sixtine trang hoàng những bức họa của Michel Ange bị phản đối mạnh vì tất cả nhân vật trong tranh đều khỏa thân . Giáo hoàng Paul IV phải nhờ họa sĩ Daniele da Volterra thêm vào những nhơn vật đó vài nét để che khuất bớt vùng nhạy cảm, bằng khăn, bằng cành cây hoặc bằng lá cây . Còn những pho tượng, người ta lại dùng lá nho che .

Tại sao người ta chọn là nho che bộ phận nhạy cảm của Adam và Eve trên nhiều tranh ảnh hoặc tượng? Thật ra trong Thánh kinh và Cựu Uớc, che chỗ kín của 2 kẻ phạm tội không phải lá nho mà lá «sung» (lá cây figuier- Genèse 3:7)

Cũng như bà Eve không chìa ra cho ông Adam trái táo (pomme) mà là trái sung (la figue) . Cây sung (le figuier) là thứ cây duy nhứt của Âu châu thuộc họ nhiệt đới, sống ở vùng địa trung hải, gồm tới hơn sáu trăm loại . Cây sung được trồng từ nhiều ngàn năm ở Âu châu . Nó xuất hiện trong nhiều chuyện thần thoại. Trong Kinh Tân ước, người ta chỉ thấy ghi thứ trái bị cấm là «pomum», tiếng la-tinh có nghĩa là «trái» . Rồi những nghệ sĩ cảm hứng vẻ thành « trái táo » (la pomme) . Có người lại lấy chùm nho .

Nhưng hai vị thủy tổ của chúng ta, sau khi cãi lời Chúa Trời, bỗng ý thức mình không phải như trước đây nữa, mà là hai kẻ khác giới tính, nam-nữ rõ ràng . Tâm động, thiên đàng, địa ngục liền xuất hiện . Họ vội vàng hái lá sung (la feuille du figuier) che lại . Từ đó, lá sung trở thành một biểu tượng khiêu dâm nên bị giáo hội cấm (Genèse 3, chương 7) .

Ai cũng dễ quả quyết phải lá sung mới đúng vì lá sung lớn hơn lá nho và chắc chắn hơn là nho . Adam mỉm cười, đồng ý phải là sung mời được chớ!

Nguyễn thị Cỏ May
 
 

NHỮNG Ý KIẾN VỀ TÁC PHẨM CỦA SỬ GIA PHẠM CAO DƯƠNG



NHỮNG Ý KIẾN VỀ TÁC PHẨM CỦA SỬ GIA PHAM CAO DƯƠNG


Bác Sĩ Nguyễn Lương Tuyền
Trích:
....Cuộc chiến gọi là ''chống Pháp, dành lại độc lập cho quê hương'' chỉ thuần là một cuộc chiến tranh diệt chủng (từ 2 tới 5 triệu người Việt bị chết), giết chết nền văn hóa cổ truyền của dân Việt để thay vào đó là một nền văn hóa Cộng Sản, một nền văn hóa đi ngược lại văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt. Văn Hóa Mác Xít được áp đặt lên người dân Việt bằng bạo lực, bằng dối trá, bằng máu lửa, bằng giết chóc hàng trăm ngàn, hàng triệu người Việt vô tội từ Nam chí Bắc từ những năm 1930 tới tận bây giờ...
               
****  "Cuối cùng chỉ có người sĩ phu truyền thống mới làm nên lịch sử. Những người trí thức thời nay đánh mất truyền thống sĩ phu của Đất Việt rồi. Buồn thay.
Xin có lời cảm phục người sĩ phu Phạm Cao Dương."
TS Nguyễn Anh Tuấn, Hawaii
Sách do Amazon in ấn và phát hành *** Sách mới tái bản 9/22/2017, dầy 828 pages,
    có sửa chữa và tăng bổ, vẫn giá cũ 25 dollars.
Xin xem link dưới đây về chi tiết giới thiệu và để mua sách: 
*** SỰ THỰC LỊCH SỬ và Các Sử Gia Mácxít Việt Nam: Xin mời đọc Chương 16 trong tác phẩm mới tái bản* của Giáo Sư Phạm Cao Dương: 

Bảo Đại -Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam 9/3/1945 - 30/8/1945, Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới 

****Video : Tại Sao VC thu hồi Hồi Ký " Một Cơn Gió Bụi của Tác giả Trần Trọng Kim "

         https://www.youtube.com/watch ?v=h7xA7W1CsPM**** GS Phạm Cao Dương nói về ĐẾ QUỐC VIỆT NAM 

      Video .   https://www.youtube.com/watc h?v=xmIE-qg-OKY&t=2356s

 *** 72 Năm SAU,  để biết    SỰ THỰC  Về  BIẾN CỐ ngày 19/8/1945 - VIỆT MINH CƯỚP CHÍNH QUYỀN,  Biến Cố mở đầu cho khúc quanh lớn của lịch sử, khúc quanh đã đưa Việt Nam vào những cơn lốc kinh hoàng, đầy đau thương của thế kỷ 20


(  Mạng ̣Ái Hữu Đại Học Sư Phạm Saigon, Paris)


*****VIỆT BÁO : Trưởng Tam Anh Lê Anh Dũng viết về tác phẩm: 

Cám ơn tác giả, Giáo Sư Sử Học Phạm Cao Dương, đã cố gắng hết sức lực ghi lại toàn cảnh một giai đoạn lịch sử bi đát đầy đau buồn nghiệt ngã; thời gian giao thoa giữa Chủ Nghĩa Thực Dân, Chủ Nghĩa Cộng Sản, giữa nội thù và ngoại xâm rất trung thực khách quan! Đây là tài liệu đáng được trân trọng gìn giữ cho con cháu sau này học tập và nghiên cứu.

 ****Bác sĩ Trần Xuân Ninh viết về tác phẩm mới của Giáo Sư Phạm Cao Dương : Bảo Đại -Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam 9/3/1945 - 30/8/1945, Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới, Amazon ấn và phát hành, 2017

BS Trần Xuân Ninh: Tôi không nói đến những tác phẩm của các văn công VC như Huy Đức và cuốn Bên thắng cuộc, với những dụng ý tuyên truyền bằng lối viết học được từ kỹ thuật truyền thông Hoa kỳ.



  *****DIỄN ĐÀN THẾ KỶ  
    Dược Sĩ Bùi Khiết: 

72 năm sau, sự thực lịch sử vẫn còn bị tránh né: Nhân vụ hồi ký Một Cơn Gió Bụi bị thu hồi, vụ Lưu Hiểu Ba và ngày 19 tháng 8, ngày Việt Minh cướp chính quyền 72 năm trước: 


***** Diễn Đàn Ba Cây Trúc và Diễn đàn Tiếng Dân 

Phạm Cao Dương - MỘT SỬ GIA XỨNG DANH 



**** Những Phản Hồi về tác phẩm ĐẾ QUỐC VIỆT NAM  của Giáo Sư Phạm Cao Dương


Đại diện Việt Minh  Lê Trọng Nghĩa nói với Thủ Tướng Trần Trọng Kim về ngày 19/8/ 1945 - VIỆT MINH CƯỚP CHÍNH QUYỀN: "Chúng tôi sẽ CƯỚP quyền để cho biết chúng tôi mạnh... Dù trong nước mười phần chết chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại còn hơn với chín phần kia."  

ThủTướng Trần Trọng Kim trả lời Lê trọng Nghĩa: "Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm
đối với quốc dân và lịch sử."

*****Xin đọc Chương 8, trang 293 " 19 tháng 8, 1945: Cách mạng hay Việt Minh Cướp Chính Quyền?"
trong tác phẩm mới của Giáo Sư Phạm Cao Dương 
Bảo Đại -Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam 9/3/1945 - 30/8/1945, Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới,
 AMAZON in ấn và phát hành, 2017


No comments:

Post a Comment