Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 September 2018

CHÚC THUẦN * TÂM SỰ VỢ TÙ CẢI TẠO

Tâm Sự Của Một Người Vợ Tù Nhân "Cải Tạo"


Chúc Thuần
Lời BBT: Đây là kinh nghiệm sống lăn lóc, đọa đày có thật 100% của một người Mẹ Việt Nam âm thầm kiên trì nuôi con thờ chồng ở tuổi thanh xuân; một người vợ hiền, nhẫn nhục, thuỷ chung lặn lội thay chồng săn sóc Mẹ Cha, nuôi dạy các con và đã lèo lái gia đình đến bến bờ Tự Do, Hạnh Phúc tại Virginia, miến Đông Bắc Hoa Kỳ. Lần đầu tiên Chúc Thuần ghi lại tâm sự của Chị do sự thôi thúc, mời gọi của Lê Mộng Hoàng để chia sẻ cùng các chị em trang Kỷ Nguyên Mới.
Tôi sinh ra ở miền Bắc, nhưng lại lớn lên tại miền Nam, tuy tôi gốc là người Bắc nhưng tôi không hiểu gì về miền Bắc cả.


Thời đó, cha tôi là một thầu khoán làm việc cho người Pháp. Mẹ tôi thì sung sướng từ nhỏ tới lớn. Đến khi lập gia đình, bà sống trong sự giàu sang, không biết gì về mọi việc ngoài xã hội; đùng một cái trong một chuyến công tác, cha tôi từ trần đột ngột với tuổi đời bốn mươi chín.


Sau biến cố đau buồn nầy, mẹ tôi vì thiếu kinh nghiệm trường đời nên bao nhiêu tiền bạc của cải do cha tôi để lại từ từ hết sạch. Thế là mẹ con tôi sống rất lao đao khổ sở. Người anh cả của tôi đã bỏ mẹ đi theo cộng sản năm anh 8 tuổi, chỉ còn lại 3 chị em gái chúng tôi sống với người mẹ góa chồng khi bà tròn 28.
Sau hiệp định Geneve (1954) nước Việt Nam phải chia đôi, thế là mẹ con tôi bồng bế nhau di tản vào miền Nam để tìm tự do. Ôi hai chữ "tự do" sao tôi quý nó vô vàn, tôi phải đánh đổi nó với bao sự tủi hờn cay đắng...
Vào miền Nam, chị em chúng tôi còn rất nhỏ, chị lớn nhất 12 tuổi, chị kế 10 tuổi và tôi 8 tuổi. Tôi lớn lên nhờ sự đùm bọc nuôi dưỡng của người mẹ kiêm luôn người cha. Tôi rất thương yêu và quí trọng mẹ tôi. Mẹ tôi là một kho tàng quý báu. Cho đến bây giờ tôi không còn kiếm ở đâu ra được tình thương vô bờ bến của người mẹ đã dành cho tôi nữa.
Do sự cố gắng của mẹ tôi, tôi đã được học hết bậc trung học sắp đi vào ngưỡng cửa đại học, nhưng vì Mẹ tôi làm ăn thua lỗ nên tôi phải bỏ ngang sự học và rồi tôi lập gia đình, kết hôn với người bạn đời mà trong suốt thời gian trước chúng tôi không hề tìm hiểu và biết mặt nhau. Sau khi cưới, chúng tôi đưa mẹ về sống chung. Cuộc sống của mẹ con tôi tạm coi như ổn định.
Chồng tôi sau khi ra trường trừ bị Thủ Đức, anh được thuyên chuyển về miền Tây với binh chủng Biệt Động Quân. Một binh chủng đã lập được những chiến công lừng lẫy trên khắp các địa bàn chiến lược, đã làm cho Việt Cộng khiếp vía kinh hồn. Ai đã ở miền Tây năm 1962-1965 đều nghe danh 2 tiểu đoàn 44 và 42 Biệt Động Quân.
Thời gian trước đó, tôi là một nữ sinh thường được bà cố vấn Ngô Đình Nhu đến trường bốc đi thăm các chiến sĩ ngoài tiền tuyến, từng khoác vòng hoa chiến thắng trên đại lộ Thống Nhất từ Dinh Độc Lập tới Sở Thú, nên tôi rất yêu mến những chàng chiến sĩ oai phong lẫm liệt của chế độ VNCH. Cho đến bây giờ những hình ảnh kiêu hùng đó khó có thể phai mờ trong tâm khảm của tôi.
Sau 1975, chồng tôi cũng như bao nhiêu chàng trai tuấn tú mà tôi đã ca tụng ở trên đều lần lượt bị chế độ Cộng Sản cưỡng bách đi "học tập cải tạo"; nói là học tập cho hoa mỹ vậy thôi, chính là đưa đầu cho chúng tóm vào tù. Tôi một mẹ 7 con với một bào thai trong bụng, không nhà, không tiền bạc, không hộ khẩu vì chúng tôi từ miền Trung di tản nên sản nghiệp chẳng còn gì ngoài 2 bàn tay trắng. Mẹ con tôi phải sống nương tựa vào 2 bà chị của tôi. Mỗi gia đình cưu mang một nửa. Cuộc sống của mẹ con tôi thật vất vả. Tôi chỉ còn một chút tiền nho nhỏ ra chợ trời tập buôn bán. Bụng thì càng ngày càng to, sức tôi trói gà cũng không chặt, có nghĩa là từ trước tới giờ tôi chỉ biết đi học. Sau lập gia đình thì làm nội trợ ngoài ra tôi chẳng biết gì ở ngoài xã hội cả! Lúc đó tôi cảm thấy cả một bầu trời sụp đổ. Chế độ tự do của miền Nam lọt vào tay cộng sản đã 2 năm mà tôi cứ tưởng như là giấc mơ. Đến lúc tôi béo mạnh vào bắp thịt non thấy đau mới sực tỉnh và tự nhủ lòng—thôi rồi… sự thật đây mà!
Vì di tản không hộ khẩu, không nhà cửa nên tôi gặp rất nhiều khó khăn với phường khóm, nhất là với tụi công an địa phương. Chúng làm khó dễ họp hành vợ con cải tạo riêng để lên lớp mắng chửi xua đuổi đi kinh tế mới. Có nhiều lúc chúng đòi gặp riêng để tán tỉnh, nhưng với lòng dũng cảm khắc phục chờ chồng và nhất là ngay trước hình ảnh oai phong của chồng tôi cũng như của các chiến sĩ VNCH vẫn còn ngự trị trong tôi, nên với tụi cán ngố, trước mắt tôi chỉ là phường ngu ngốc không xứng đáng sánh vai với tôi được.
Bẵng đi 4 năm sau ngày chồng tôi đi học tập, tôi mới được lá thư đầu tiên viết về báo là anh đang ở Yên Bái, Cao Bằng chỗ gần giáp giới với Việt Nam và Trung Quốc. Ngày đó tôi chỉ được gửi 5 kg cho người cải tạo, nhưng nhờ lanh trí, tôi đã gói ghém được một ít tiền bỏ vào trong hộp mắm ruốc xào sả ớt nên chồng tôi cũng đắp đổi qua ngày.
Tụi Cộng Sản chuyên ăn hối lộ nên tôi đã chạy được hộ khẩu và chính thức là thường trú nhân của TPHCM, tuy nhiên những gia đình vợ con của mấy người "tù cải tạo" chúng tôi vẫn bị sự kềm chế của chính quyền địa phương. Chúng bắt đi kinh tế mới, nào là: "Các chị cứ đi, đi đến đó thì các anh cũng đón các chị ở đấy rồi". Tôi tưởng thật, có nhiều lúc thấy cực khổ, quá thiếu vắng chồng con với tuổi đời 32, đôi lúc tôi cũng muốn đánh liều đi đại cho rồi để có chồng phụ lực với tôi nuôi đàn con dại; nào ngờ chúng dùng toàn thủ đoạn dối trá. Nếu tôi không có người anh ruột đã theo đuổi chúng bao nhiêu năm cách mạng cho biết sự xảo quyệt của chúng, không biết chừng giờ này mẹ con tôi đã chết rục xương ở vùng kinh tế mới rồi.
Tôi là người đạo Phật nên rất tin tưởng vào các chư Bồ Tát. Có những lúc tận cùng của khổ đau, tôi đã âm thầm chắp tay hàng đêm cầu xin mẹ Quan Thế Âm cứu vớt gia đình tôi qua cơn hoạn nạn. Trong thời gian đó có rất nhiều gia đình vì quẫn trí đã uống thuốc chuột để tự tử. Tôi cũng đã vạch ra một chương trình như thế, nếu tôi không nuôi nổi đàn con của tôi, phút chót tôi cũng sẽ nấu một nồi cháo gà thật ngon, mẹ con ngồi quây quần ăn một bữa cho no rồi cùng qua bên kia thế giới!
Giòng đời cứ thế trôi đi, tôi cũng không thể cưỡng lại với định mệnh, con tằm vay nợ phải nhả tơ cho đến phút cuối. Tần tảo nuôi đàn con dại cộng thêm 2 vị song thân của chồng tôi. Vì ông bà có 2 người con trai đều phải đi "tù cải tạo" cuộc sống của 2 cụ gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian buôn bán chợ trời tôi gặp rất nhiều may mắn có quí nhân phù trợ. Họ đã giúp vốn cho tôi mua được hai cây vàng và ra chợ vàng chồm hổm Lê Thánh Tôn bán. Cũng mua vào bán ra; nhưng vì mới ra làm quen với chợ vàng nên ít người biết đến. Đi không rồi lại về không, rồi lỗ vốn tiền ăn mà chẳng té ra được đồng nào cả!
Có một hôm vì tiền cũ đổi ra tiền Hồ nhiều quá, kinh nghiệm đếm qua đếm về không có, tôi đã thâm thủng hết năm chục ngàn. Đi thì một triệu, về chỉ còn chín trăm năm chục ngàn mà thôi. Tôi rất lo lắng ngày đêm không thể ăn ngủ yên được, nhưng tôi vẫn gắng kiên trì đeo đuổi mãi rồi cũng đạt được đến đích. Nhờ buôn bán thật thà nên cũng được nhiều gia đình tín nhiệm. Lúc đầu thì cần vốn sau chỉ cần miệng nói, họ vẫn tin tưởng cho mình cầm vàng đi bán, sau đem tiền về cho họ.
Dòng thời gian cứ thế trôi đi, tôi cũng đã dành dụm được một số tiền mua được căn nhà nhỏ sống với bố mẹ chồng và người mẹ ruột--suốt đời bà đã hy sinh cho con cháu. Bà thấy tôi neo đơn nên từ chối về ở với 2 người con lớn. Mặc dầu 2 chị tôi cầu khẩn bà về để cho 2 chị tôi chăm sóc hưởng sự an nhàn, còn ở với tôi một đàn con dại hành bà chỉ còn nắm xương. Nhưng vì lòng mẹ thương con biển trời lai láng, nên bà không nỡ để mẹ con tôi sống bơ vơ. Cũng nhờ vậy mà tôi yên tâm, đi từ sáng đến tối, lặn lội kiếm sống nuôi con nuôi chồng cải tạo.
Năm 1979 chồng tôi viết thư về nhắn tôi ra Bắc thăm nuôi vì anh đã thấy lác đác có một vài cải tạo viên được thăm nuôi rồi. Tôi vội vã lên phường, nơi tôi cư ngụ xin ra Bắc thăm chồng. Họ từ chối bảo là: "Chưa có lệnh của cấp trên." Tôi cãi lại và nói rằng: "Chồng tôi gửi thư bảo trong Nam đã cho lệnh thăm nuôi." Họ trả lời: "Ở đâu không biết nhưng địa phương này chưa có!" Tôi thất vọng ra về mà lòng buồn bã khôn nguôi. Sau tôi nghĩ ra được một cách, vì tôi là người Bắc, dứt khoát phải còn thân nhân, chạy giấy tờ chi ra 5 chỉ vàng lấy được tờ giấy phép là công nhân viên ra Hà Nội thăm thân nhân. Từ đó tôi vào bộ nội vụ xin giấy được vào trại Ba Sao tức là trại Hà Nam Ninh thăm chồng. Nhờ có thân nhân, tôi được bà con giúp đỡ làm đủ mọi thứ nào xôi, nào cơm nắm, nào bánh chưng, mắm, thịt, sữa, đường... trọng lượng khoảng 200 ký. Đường đi từ Hà Nội tới Phủ Lý tương đối dễ nhưng từ Phủ Lý vào trại thì đường xá gập gềnh. Tôi thuê một chiếc xe bò với người phu xe. 
Những lúc trời mưa, ổ gà to lớn, bánh xe lọt thỏm xuống sình lầy, tôi phải tuột xuống đi chân đất, quần áo xăn lên tận đầu gối, đẩy ì à ì ạch. Đẩy mãi mà bánh xe cũng không làm sao lên được, mồ hôi ướt đẫm. Cuối cùng anh phu xe phải xuống phụ lực xe mới lăn được bánh. Đi trong rừng sâu muỗi bọ thật nhiều, chúng mà cắn phải thì sưng lên chù vù, to như hột bắp; sau cùng chúng tôi cũng tới được trại Ba Sao.
Gần tới cổng trại tôi đã gặp được những toán đi lao động trở về. Nhìn các anh lòng tôi quặn thắt, nước mắt đoanh tròng. Thật là tội nghiệp cho các anh, vì đất nước đổi thay mà người ngu lên lớp dạy người khôn.


Tôi cũng cố gắng mở mắt cho thật to xem có bóng dáng người chồng của tôi trong đó hay không, nhưng toàn là người xa lạ cả. Tôi vào trại trình giấy tờ lên bộ chỉ huy, được họ cho xuống nhà chờ đợi để ngày mai gặp chồng. Nhưng trớ trêu thay một ngày, rồi hai ngày, rồi ba ngày, tôi thấy những bà vợ của cải tạo viên vào sau mà họ đã được lần lượt gọi tên để đến phòng tiếp tân gặp thân nhân, riêng tôi thì chẳng thấy ai gọi cả. Tôi rất bực tức liền lên ban chỉ huy của trại khiếu nại để biết lý do. Sau cùng tôi được họ cho biết là tôi thăm 2 chồng, 1 chồng ở Hà Nội và 1 chồng là cải tạo viên. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ ra là chúng muốn kiếm chuyện cho có lý do giữ tôi ở lại để chúng nói chuyện tào lao. Tôi thật là thù hận bọn chúng nhưng chẳng làm thế nào được cả, đành theo lệnh của chúng mà thôi.
Đến ngày thứ tư, tôi được chúng gọi tên để qua phòng tiếp tân thăm chồng tôi. Lần đầu tiên sau 5 năm xa cách, tôi thật là bồn chồn chẳng biết hình hài anh bây giờ ra sao. Cuối cùng thì tôi cũng được nhìn thấy chồng tôi thấp thoáng xa xa, anh đang đẩy cái xe 2 bánh mà chúng gọi bằng một từ rất hoa mỹ là "xe cải tiến" với thân hình ốm yếu gầy mòn, quần áo rách mướp chỗ thì vá, chỗ hở da. Đau lòng thay! Nước mắt tôi chảy ra như thác, thương cho anh, thương cho đồng đội của anh, những chàng trai hùng dũng khi xưa nay vì vận nước đổi thay mà phải chịu nhục nhã, bị hành hạ bởi đám quỷ đỏ. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy thương và yêu mến những con người ấy mặc dầu hình hài của các anh đã tiều tụy lắm rồi.
Tôi được sắp đặt ngồi ở một cái bàn lớn đối diện với chồng tôi. Ở đầu bàn có một công an ngồi để quan sát, theo dõi chúng tôi nói gì. Chúng tôi chỉ được 2 tiếng đồng hồ để thăm nuôi, vừa nói chuyện vừa đưa quà, nhưng lúc đó vì quá xúc động, bao nhiêu chuyện muốn nói lại không nhớ gì để mà nói. Loay hoay hết giờ lúc nào tôi cũng không biết. Thế là phải đành xếp thức ăn vào xe cải tiến cho chồng tôi mang vô trại. Tôi chỉ còn dặn dò chồng tôi: "Anh đem vào xem các anh nào không thân nhân thăm nuôi, cần gì thì anh cho các anh ấy với nhé, và nhớ cho họ ăn một bữa đêm nay cho thật no." Nói xong vợ chồng tôi từ giã để chia tay mà không biết bao giờ còn có thể gặp nhau lại!
Lúc sửa soạn để gặp chồng tôi, bao nhiêu chuyện nhà, chuyện cha mẹ, chuyện con cái, chuyện vượt biên sống chết, khi gặp thì lại quên hết. Khi về đến nhà tạm nghỉ thì mọi chuyện lại đến với tôi sáng rõ như ban ngày, luyến tiếc thì cũng đã muộn! Tôi đành đáp chuyến xe bò cuối cùng của trại để ra Phủ Lý đón tàu về Hà Nội rồi mua vé xuôi Nam. Ôm trọn nỗi buồn đau xót, đắng cay của một người vợ có chồng đi "tù cải tạo".
Năm 1980, bọn chúng sợ Mỹ giải vây cho những người tù cải tạo. Chúng chuyển chồng tôi và một số anh em vô Nam. Về Long Khánh, cũng cái màn ăn hối lộ, tôi đã bắt được mánh chạy cho chồng tôi ra. Năm 1982, thế là vợ chồng tôi cùng 3 con nhỏ (5 cháu lớn tôi đã gửi bà con mang đi trước) vượt biên. Chúng tôi đến Mỹ cuối năm 1983. Hai vợ chồng với bầy con 8 đứa, các cháu còn rất nhỏ, chúng tôi phải vất vả lắm mới thích nghi được với cuộc sống của xứ người. Cũng may với số vốn Anh ngữ
trước kia đã là hành trang cho chúng tôi vươn lên.
Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi thật hãi hùng, bao nhiêu chuyện đắng cay tôi đã phải trải qua, nhưng bù đắp lại là gia đình chúng tôi đã được chư Phật mười phương cứu giúp đến được bờ bến tự do, được sống trên một quốc gia tân tiến nhất thế giới. Tôi cảm thấy quá đầy đủ lắm rồi, không còn ước muốn gì nữa cả. Thiên đàng là đây! Niết bàn là đây, mình còn phải đi tìm ở đâu xa nữa. Các con tôi cũng đã thành nhân và trưởng thành hết rồi. Con đàn cháu đống, con cháu hiếu thảo. Vợ chồng chúng tôi bây giờ số tuổi đã cao nhưng còn sức khỏe, vẫn đi làm và có thu nhập chút đỉnh, không còn phải lo lắng cho các con như xưa nữa. Quãng đời còn lại vợ chồng tôi chú tâm vào con đường HÀNH THIỆN, nghĩ đến quê hương còn rất nhiều người đang còn khổ đau, tù đày giam hãm, rất cần sự giúp đỡ của chúng tôi, của mọi người. Tuy không được to lớn, nhưng "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Chúng tôi nguyện cầu ơn Tam Bảo giúp sức và độ cho chúng tôi được sức khỏe để tiếp tục noi theo gương hạnh Bồ Tát của đức Như Lai hàn gắn những mảnh đời bất hạnh.
Tôi cũng cảm ơn nước Mỹ đã cho gia đình chúng tôi và đồng bào của tôi được dung thân nơi đây, hít thở không khí Tự Do.

NGƯỜI Ở LẠI BIỂN ĐÔNG (Hoàng Quân Trí Nô)

NGƯỜI Ở LẠI BIỂN ĐÔNG (Hoàng Quân Trí Nô)

hanhtrinh_tuaNGƯỜI Ở LẠI BIỂN ĐÔNG
-Hoàng Quân Trí Nô –
Như một nén hương muộn màng, để tưởng niệm hương hồn anh Sáu Hoàng, người đã bị bỏ lại một cách tình cờ, tức tưởi trong vùng biển Phi Luật Tân, chỉ một ngày trước khi cả đoàn ghe đánh cá người Phi cứu vớt an toàn! Anh đã bị bỏ lại trong khi cố tìm một tia hy vọng cho đoàn tàu đang bị trôi giạt một cách tuyệt vọng hơn 1 tháng trên vùng biển kinh hoàng này…
Biển Đông ngày thứ ba mươi tám…
Buổi sáng hôm đó, cả nhóm chúng tôi gồm hơn ba mươi người còn lại, gồm cả đàn ông đàn bà và cả con nít, đang nằm, ngồi la liệt, đói khát, mệt lả trong khoang của chiếc ghe cào rách nát, tả tơi.
Sau hơn một tháng trời trôi dạt trên vùng biển mênh mông, vô định, chiếc máy “ấn độ” đã chết tiệt chỉ sau hơn ba ngày gầm gừ, thi gan cùng bão gió, bây giờ nằm thù lù giữa lòng ghe như một vật vô tri vô giác, chỉ dùng làm chỗ dựa lưng cho vài người ngồi nhìn ra biển một cách tuyệt vọng, hai chiếc máy đuôi tôm loại khá lớn đã lần lượt bị đẩy xuống biển sau chỉ hơn một vài lần nổ máy mà không đẩy được chiếc ghe đi được bao xa, vì sóng biển cứ liên tục lên xuống bập bềnh, khiến không cách nào giữ cho chiếc chong chóng chìm dưới mặt nước được…
Tất cả “động cơ” (!) còn lại trên ghe chỉ là một chiếc buồm tự tạo bằng một tấm vải bạt khá lớn trước đây dùng đậy máy, được cột chằng chịt vào một cây “tầm vông” dài khoảng năm thước, được dựng lên hạ xuống tùy theo mức gió. Có ai đó đã có sáng kiến dùng dầu nhớt máy, phết lên mấy chữ S.O.S lên “ chiếc buồm hộ mệnh”, đã bị nước mưa làm lem luốc, chảy dài, làm tăng thêm vẻ thê lương của con “tàu định mệnh”. Mặt biển bây giờ thật yên lặng, không một chút gió nào, chiếc ghe dường như đứng yên, không nhúc nhích. Tôi nghe rõ từng tiếng vỗ lạch bạch, thưa thớt của nước biển vỗ vào thành ghe. Không ai nói một lời nào, tất cả mọi người dường như còn bàng hoàng, ngạc nhiên vì sự ra đi, hay đúng là sự “ở lại” thật vô lý, thật bi thảm của anh Sáu Hoàng mới chiều hôm qua. Anh chàng này là một cựu Sĩ Quan Hải Quân, mới ra tù được vài năm, được người chủ ghe móc nối đi theo để làm tài công cho chuyến đi, vì biết anh ta trước đây đã từng nhiều lần lái tàu đi về trên vùng biển này. Cho đến ngày hôm đó, anh là người tương đối còn khoẻ mạnh, năng động nhất trên tàu, anh vẫn thường dùng những kinh nghiệm đi biển của mình để tính toán, đoán mò là theo sức gió thế này, đi theo hướng này thì bây giờ phải đi qua khỏi vĩ tuyến số mấy, và nếu cứ tiếp tục với tốc độ này, thì bao nhiêu ngày sẽ đến vùng biển nào, và ta có thể tấp vào vùng đảo nào, v.v…
Mọi người, ai cũng thích nghe anh nói, đặt cho anh những câu hỏi ngây ngô: bây giờ đi tới đâu rồi? Còn bao xa nữa? Chừng nào tới? Mình sẽ di tới đâu?…Mặc dù không mấy ai tin tưởng lắm, vì chưa có gì thật sự xẩy ra đúng như lới anh tiên đoán!
Tôi còn nhớ rõ như in, buổi chiều hôm đó, anh ngồi tựa lưng bên thành ghe, chân tựa vào bánh lái đã được buộc hờ vào khoang ghe, anh chỉ cho tôi và một vài người kế đó xem: Mặt nước biển bây giờ có vẻ đục hơn, không còn mầu đen đậm như khoảng một tuần trước đây, có nghĩa là mình đã qua khỏi vùng biển sâu, nước biển như có lẫn cát, và thỉnh thoảng có những mảnh rác nổi trên mặt, hy vọng là mình đã tới gần bờ hơn, và nếu như anh không tính toán sai thì có lẽ đây là vùng biển Philippines. Dù không tin tưởng lắm, nhưng ai nấy đều có thoáng một chút hy vọng mong manh, biết đâu lần này anh ta nói đúng…
Và rồi, kia kìa, có một vật gì trăng trắng nổi lên mặt nước biển, trôi từ từ về phía bên hông ghe, anh nhoài người ra nhìn và chỉ cho chúng tôi, có lẽ là một vỏ nhựa của bình sữa, hoặc một loại nước uống nào đó từ đất liền trôi ra. Và đột nhiên, không nói một lời nào, anh ta nhào xuống biển, để vớt lấy bình nhựa lên may ra thấy nhãn hiệu mà có thể xác dịnh xuất xứ của chúng, để biết mình gần đến đâu, tôi chỉ thầm đoán như thế. Nghe tiếng động, mọi người quay lại nhìn theo. Chiếc bình nhựa cách thành ghe không xa, khoảng mười thước, anh sải tay bơi về phía đó, với lấy chiếc bình, lặn hụp vài cái để nhìn rõ hơn, vài người trên ghe nhao nhao hỏi có thấy gì không? Đến đâu rồi?…
Anh vẫy tay, ra dấu hiệu không ai biết gì, rồi ôm chiếc bình, bơi ngược trở lại ghe. Mặt biển vẫn yên lặng, sóng chỉ gờn gợn nhẹ, sức gió yếu ớt không căng nổi chiếc buồm. Chiếc ghe vẫn vô tình lướt tới, dường như không biết đến chuyện gì xẩy ra. Anh Sáu Hoàng một tay ôm chiếc bình nhựa, một tay sải nước cố bơi theo chiếc ghe, mọi người trên ghe đứng cả dậy, nhìn về phía anh, không có gì nguy hiểm lắm…Mọi người hớn hở, chờ đợi tin vui.
Một phút…hai phút…rồi năm phút trôi qua, anh vẫn chưa theo kịp chiếc ghe, vài người trên ghe vớ lấy thanh gỗ, áo quần nhoài người đưa xuống cho anh với lấy, có người la lên – Anh ấy đuối sức rồi! Tôi vội vàng nắm lấy cần lái, cố đẩy hết mức về phía phải mong cho chiếc ghe vòng lại. Hay ít ra cũng giảm tốc độ…nhưng không hiểu sao bánh lái không hoạt động, tôi cố kéo ngược về bên trái, chiếc ghe vẫn ù lì tiến tới…Chết rồi.!! Làm sao bây giờ?… Khoảng cách chiếc ghe và anh Sáu càng lúc càng xa hơn, tôi nhìn thấy tay anh đập chậm hơn, tay kia đã buông trôi bình nhựa, chân đạp yếu dần…Không có cách nào khác cho ghe dừng lại, hoặc giảm đi tốc độ, vài người trên ghe hì hục tháo dây cột buồm, cố sức lấy dây, hoặc cả cột buồm mong đưa xuống cho anh bám, nhưng đã trễ…
Anh Sáu mỗi lúc một trôi lùi lại phía sau, chiếc ghe vẫn tiến về phía trước, khoảng cách mỗi lúc một xa dần, mấy người trên ghe cố quăng xuống cho anh bất cứ thứ gì có thể bám được…cuối cùng anh vớ được một tấm ván khá to, vẫn dùng để đậy nắp hầm sau ghe, tôi thấy anh cố nhoài người cưỡi lên tấm ván, nằm sấp người, ôm chặt lấy nó, và rồi anh cùng tấm ván trôi ngược dần về phía sau.
Tôi đứng chết lặng nhìn theo anh đang cố vẫy vùng, trồi lên hụp xuống, tay vung vẩy một cách tuyệt vọng, càng lúc càng xa dần, xa dần cho đến khi chỉ còn là một chấm nhỏ lay động ở chân trời. Hình như anh đang còn cố vẫy gọi chúng tôi một cách tuyệt vọng…Trời ơi! Dễ dàng thế sao? Tại sao anh ta nhẩy xuống vớt cái bình quỉ quái ấy…làm gì? Sao trước khi nhẩy, không tìm sợi dây, hay vật gì để buộc vào cho chắc?
Thôi đành vĩnh biệt anh…Số phần anh đã vậy!!! Cầu xin Thượng Đế phù hộ cho anh. Xin biển, trời nâng đỡ thân xác anh, hoặc xin cho phép lạ nào dun rủi….Tôi không dám nghĩ tiếp nữa, bất giác tôi từ từ đưa tay ngang trán, chào anh lần cuối, một vài người đưa tay chào theo. Không ai thốt được một lời nào.
Màn đêm dần dần buông xuống, theo thói quen của những ngày trước, tôi đưa mắt nhìn về phía chân trời để đoán mò thời tiết đêm nay. Theo kinh nghiệm của anh chàng vốn là dân chài trước đây, nếu chân trời trong là biển lặng, sóng êm, mà nếu có nhiều áng mây, đóng như vẩy cá là coi chừng có gió bão…Trời hôm nay có vẻ trong xanh, cầu xin cho anh không bị sóng gió dập vùi, cũng cầu xin cho những người còn lại trên tàu thêm một đêm nữa yên lành trên biển cả!
Tiếng hát cầu kinh của các anh em công giáo trầm buồn vang lên như thường lệ mỗi đêm, nhưng đêm nay có vẻ thê thiết hơn, ngậm ngùi hơn “Lạy Mẹ… Là ngôi sao sáng…Soi lối cho con, lúc vượt biển…thế gian…” Có người đế nghị đọc thêm vài lời kinh cầu cho anh Sáu Hoàng được bình an!
Bóng tối đã hoàn toàn bao phủ vùng biển mênh mông, chiếc ghe vẫn bồng bềnh trôi giạt, lầm lủi như một chiếc tàu ma. Không khí thật yên lặng, nhưng tôi biết rõ là không có người nào chợp mắt trong đêm nay.
Ngày thứ ba mươi chín…
Trời đã sáng hẳn, mặt trời lên khá cao, chiếu những tia nắng nóng xuyên vào trong lòng ghe, làm tôi tỉnh hẳn sau một đêm dài trằn trọc. Như một phản ứng tự nhiên như đã có từ những ngày lênh đênh trên biển, tôi nhỏm dậy nhìn quanh tứ phía, vẫn chưa thấy bến bờ, vẫn là biển cả mênh mông! Thêm một ngày lênh đênh trôi giạt!!! Nhìn về sau ghe, mặt biển phản chiếu ánh sáng mặt trời lấp lánh như một tấm thủy tinh khổng lồ loang lổ.
Hình ảnh anh Sáu Hoàng ôm mảnh ván vẫy vùng tuyệt vọng như còn ẩn hiện cuối chân mây. Anh có thể chịu đựng được bao nhiêu lâu trong hoàn cảnh bi thảm đó?! Tôi cố ghi ngày tháng, để sau này có dịp còn báo lại cho gia đình anh cúng giổ, ma chay. Kiếp người sao quá mong manh! Biên giới của cái sống cái chết chỉ là một lằn ranh thật nhỏ, một cái bình nhựa, một ý nghĩ vội vàng, một cái sẩy tay trong gang tấc….cũng có thể đổi lấy một mạng người…
Còn đang miên man với những ý nghĩ mơ hồ, lẫn lộn, thì đầu phía khoang có tiếng la lớn…Có tầu đến!!! có tầu đến!!! Tôi bật ngồi dậy, nhìn quanh thấy một vệt dài, xám đen, chưa rõ hình thù đang ẩn hiện ở phía trái của chiếc ghe. Không ai bảo ai, mọi người đều đứng lên, vớ lấy những gì có thể thấy được, quần áo, khăn giẻ, nón mũ….đưa lên cao, vẫy qua vẫy lại.
Một vài thanh niên còn có sức, đưa tay lên miệng làm lao la lớn “Help! Help!”…Những động tác này, chúng tôi đã từng lập đi lập lại nhiều lần trong những ngày lênh đênh trên biển cả, mỗi khi thấy có bóng dáng một chiếc tầu xuất hiện từ xa, và cũng đã bao nhiêu lần chúng tôi thất vọng não nề nhìn theo những chiếc thương thuyền đi qua một cách lãnh đạm, không hề quay lại, hoặc có một dấu hiệu nào cứu vớt. Thậm chí còn có những chiếc tầu đã vội vã quay mũi chuyển hướng khi nhìn thấy chúng tôi vẫy gọi. Tôi đã từng nghe nói đến từ ngữ “Tình thương mệt mỏi…ngân sách không còn…trại tỵ nạn sắp đóng cửa…” trong những ngày còn ở quê nhà. Nhưng tôi không ngờ họ có thể vô tình đến như vậy! Đành lòng đến như vậy!!!
Chiếc tàu lạ dần dần hiện rõ. Ồ, cũng không to lắm, có lẽ cũng xấp xỉ ghe chúng tôi thôi, hình thù trông có vẻ khác lạ, có nhiều màu xanh đỏ, lại có cái gì giống như hai cái “giàn cào” (?) dang rộng hai bên, trông vững chắc. Có lẽ là ghe đánh cá của dân địa phương chăng? Thì ra anh Sáu Hoàng đã tiên đoán rất đúng, đây quả là vùng biển Phi Luật Tân rồi! Hình như họ đã nghe thấy chúng tôi và đang tiến thẳng tới.
Mọi người vẫy tay hăng hơn, mấy thanh niên la lớn hơn. Tôi nhận ra được có mấy người trên chiếc ghe lạ, mặc quần áo kín mít. Đầu trùm thứ mũ vải che kín cả mặt, chỉ chừa hai lỗ mắt. Một người có vẻ vạm vỡ, đứng lom khom trước mũi ghe, tay cầm cuộn dây thừng cuốn vòng lại, nhìn chúng tôi, quan sát. Mấy người trên ghe chúng tôi càng la to hơn “Help!” “Help!”…
Chiếc ghe lạ tiến thẳng đến, quay mũi lại, cặp sát vào, người đứng trước mũi ghe lẹ làng truyền qua giàn cào, nhảy gọn lên ghe chúng tôi. Ông ta dùng sợi dây thừng cột vào chiếc cọc trước mũi ghe, rồi từ từ nhìn mọi người, nói ư a những tiếng gì không ai hiểu. Có lẽ ông ta đang đếm xem có bao nhiêu người. Chúng tôi thi nhau nói với ông ta bằng một thứ tiếng Anh cố dặn ra từng chữ “ Việtnamese refugee…boat people…no food…no water…help…please!!!” Có mấy người đàn bà chắp tay xá xá tỏ vẻ cầu khẩn…Ông ta vẫn nói ư a những tiếng gì khó hiểu, lần đi vào trong lòng ghe, nhìn vào chiếc máy chết tiệt rồi quay trở ra. Ông dùng tay ra hiệu cho mấy người ở bên kia ghe, họ liền nhanh chóng bê ra một tấm ván dài, chuyền tay bắc qua thành ghe chúng tôi, và ra hiệu cho chúng tôi bước qua. Mọi người reo hò, vui mừng khôn xiết, luôn miệng nói những tiếng “thanh you, thank you…”
Tạ ơn Thượng Đế đã cứu mạng chúng con, đã cho chúng con đến được bến bờ! Thôi, hết rồi, những ngày lênh đênh, trôi giạt. Hết rồi, những cơn sóng gió hãi hùng! Qua rồi những ngày đói khát triền miên!
Cảm ơn tấm lòng vàng của những người dân chài đơn sơ chơn chất! Cám ơn một dân tộc tuy không giàu của cải, nhưng tràn đầy lòng nhân ái, đã dang tay đón nhận chúng tôi trong lúc mọi người chỉ muốn đóng cửa, phủi tay, vì…”tình thương đã mỏi mệt…!!!”
Kể từ buổi sáng nhiệm mầu đó, họ đã cưu mang chúng tôi như những người anh em ruột thịt, họ đã chia sớt cho chúng tôi từng mẩu bánh, chén cơm, từng manh quần, tấm áo, đến cả những viên thuốc hồi sinh. Họ đã giúp đỡ chúng tôi những điều kiện ban đầu trên bước đường tị nạn, trước cả những trợ giúp chậm chạp, đầy nguyên tắc, giấy tờ của Cao Ủy Tỵ Nạn! Dân tộc này, đất nước này đã đem lại cho chúng tôi những niềm tin yêu mới, những hình ảnh tốt đẹp nhất của một “ NGƯỠNG CỬA TỰ DO”
Anh Sáu Hoàng ơi, chỉ môt ngày nữa thôi, sao anh không nán lại để cùng chúng tôi hưởng nhờ những kết quả mầu nhiệm của một chuyến đi liều chết để tìm lẽ sống! Chính anh đã lèo lái con thuyền trong giông bão, đã cùng chúng tôi chia sẻ những nhọc nhằn, đói khát, mòn mỏi, tuyệt vọng…Trong những ngày lênh đênh trôi dạt trên vùng biển cả mênh mông. Anh đã đưa con thuyền đi đúng hướng. Anh đã đoán đúng khi con thuyền sắp đến bến bình yên, anh đã đoán đúng mà! Xin anh tha thứ cho những lời trêu chọc, bông đùa vì quá mòn mỏi, tuyệt vọng…Đâu có cần anh phải liều mình chứng minh cho những suy đoán của mình. Chúng tôi thật sự tin tưởng ở sự lèo lái của anh mà!!!
Hay là trong những lúc tận cùng khổ ải, anh linh của anh đã sáng suốt, thấy trước những nhục nhằn của cuộc đời tị nạn, những nghiệt ngã của cuộc sống tha hương lưu đầy mà đã sớm ra đi về miền miên viễn…!!!??? Dù sao đi chăng nữa, chúng tôi – những người còn lại – thật sự mang ơn anh. Chúng tôi thật sự tiếc thương anh. Và mỗi lần có dịp gợi lại những kỷ niệm đau buồn đó, là hình ảnh anh ôm chặt tấm ván thuyền, tay vùng lên vẫy gọi, trôi tuột vào vùng giông bão mênh mông, lại trở về trong tâm tưởng chúng tôi.
Xin thắp một nén hương, để tưởng nhớ và ghi ơn anh Sáu Hoàng, người đã liều mình trong nỗi chết, để chứng minh cho niềm tin của mình, đã hy sinh chỉ một ngày trước khi con thuyền được tới bến bình yên.
Với lòng tin tưởng mãnh liệt đó, anh đã chọn làm…NGƯỜI Ở LẠI BIỂN ĐÔNG!
Cali mùa thu 2002
Hoàng Quân Trí Nô

CÁP TREO SƠN ĐOÒNG

Cáp treo Sơn Đoòng ảnh hướng thế nào tới thiên nhiên?

RFA
2018-02-01
Hình ảnh một góc của hang Sơn Đoòng.
Hình ảnh một góc của hang Sơn Đoòng.
Ảnh chụp màn hình từ một bài báo trên trang Kenh14.vn
Mấy ngày vừa qua, dư luận xôn xao phản đối thông tin cho rằng tập đoàn FLC đang âm thầm khảo sát xây dựng cáp treo tại hang Sơn Đoòng, thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng. Mặc dù ngay sau đó, đại diện ban quản lý vườn Quốc gia này đã lên tiếng phủ nhận thông tin này, nhưng nhiều người dân và cả các chuyên gia khoa học môi trường vẫn lên tiếng yêu cầu không cho xây cáp treo tại hang hang Sơn Đoòng.
Thông tin về chủ trương xây dựng cáp treo vào hang Sơn Đoòng thực ra đã được đề cập cách đây mấy năm về trước. Lúc đó, vì gặp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân nên Chính phủ đã không phê duyệt dự án này.
Thời gian gần đây, khi mạng xã hội loan tin rằng dự án này hiện vẫn đang được khảo sát để tiến tới xây dựng cáp treo tại Sơn Đoòng, ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình đã lên tiếng với báo chí rằng không có chuyện làm cáp treo vào hang Sơn Đoòng mà chỉ có dự án làm cáp treo vào đến hang Én, mà hai hang này cách nhau đến 3,5 cây số.
Bất chấp lời giải thích đến từ cơ quan chức năng, hiện đã có hơn 143 ngàn chữ ký trực tuyến phản đối dự án này.
Một bạn trẻ tên Nguyễn Ngọc Xanh đã tham gia vào chương trình Cứu Sơn Đoòng (Save Son Doong) cho RFA biết lý do bạn phản đối dự án cáp treo tại đây:
Sau khi xem những clip đó và đọc báo thì em biết rằng hệ sinh thái Sơn Đoòng là hệ sinh thái mù (động thực vật không được tiếp xúc với ánh sáng) . Cho nên nếu con người vào với lượng người nhiều thì khí CO2 thở ra và ánh sáng mình mang vào hang sẽ giết chết hệ sinh thái ở trong đó. Hơn nữa, để khám phá thiên nhiên thì đi bộ vẫn là một trải nghiêm tốt hơn so với đi bằng cáp treo. Nếu mọi người muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong hang thì cũng có thể sử dụng phương tiện khác chẳng hạn như nhìn bằng kính thực tế ảo.
"Nếu con người vào với lượng người nhiều thì khí CO2 thở ra và ánh sáng mình mang vào hang sẽ giết chết hệ sinh thái ở trong đó."
- Nguyễn Ngọc Xanh
Một người làm nghề hướng dẫn viên du lịch tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, cho chúng tôi biết là hiện tại chưa có dự án cáp treo nào đang được tiến hành tại hang Sơn Đoòng mà chỉ có một nhóm người đến khảo sát suốt một thời gian dài. Anh chia sẻ quan điểm về việc xây dựng cáp treo tại đây:
Thực ra với cáp treo của Phong Nha Kẻ Bàng thì mình cũng rất đồng ý thôi, nhưng đừng có gây tổn hại về mặt di sản. Phong Nha Kẻ Bàng rất rộng. Hiện tại mình thấy dư luận đang nghiêng về cáp treo ở hang Sơn Đoòng nhưng thực ra Quảng Bình không làm cáp vào hang Sơn Đoòng mà ở một số nơi khác trong Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO cấp phép thì mình đồng ý làm ở những chỗ đó để phát triển kinh tế địa phương.
Đáp lại câu hỏi của chúng tôi rằng nếu giả sử tương lai Chính phủ cho tiến hành xây cáp treo tại đây thì anh có đồng tình hay không, người hướng dẫn viên lâu năm này khẳng định:
Nếu tương lai xây dựng cáp treo vào Sơn Đoòng thì mình cũng là người phản đối. Nhưng làm ở một số địa điểm khác ở Phong Nha – Kẻ Bàng thì mình đồng ý. Vì nếu làm cáp treo ở Sơn Đoong sẽ ảnh hưởng đến môi trường ở đây. Vì Sơn Đoòng là di sản của thế giới nên hiện tại mình nên giữ nó ở đó và chỉ phát triển ở rìa xung quanh thôi thì được.
Vào tháng 7 năm 2017, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO đã đề nghị Việt Nam hủy bỏ vĩnh viễn kế hoạch xây dựng cáp treo vào hang Sơn Đoòng và cho đến nay khuyến cáo đó vẫn còn hiệu lực.
Trong phần nhận định về Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng trong đó có hang Sơn Đoòng, UNESCO nêu rõ các yếu tố tác động đến di sản như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, xâm phạm rừng, khai thác gỗ trái phép, sự giảm sút và biến mất của một số động thực vật.
UNESCO cũng thẳng thắn nêu ra rằng chính quyền địa phương và trung ương đều thiếu kế hoạch quản lý khách du lịch, thiếu cảnh báo về tác động của khách du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí trong đó có dự án cáp treo vào hang động Sơn Đoòng.
RFA đã liên hệ với UNESCO trụ sở Hà Nội và được ông Giám đốc Michael Croft cho biết:
Vấn đề xây dựng cáp treo tại hang Sơn Đoòng đã được đề cập đến tại Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra tại Krakow, Ba Lan vào tháng 7 năm 2017. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra quan điểm rõ ràng rằng họ không hề có ý định xây dựng hệ thống cáp treo tại hang Sơn Đoòng và cũng không có ý định cung cấp bất cứ phương tiện nào để tiếp cận hang này.
Tháng 8 năm 2017, trong một buổi họp với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho xây cáp treo ở Phong Nha – Kẻ Bàng, nhưng có yêu cầu làm đúng quy trình để không ảnh hưởng đến kỳ quan nơi đây. Không thấy ông Phúc đề cập cụ thể có cho phép hay không việc xây cáp treo tới hang Sơn Đoòng.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi về mối quan ngại với thiên nhiên, môi trường nếu xây dựng cáp treo tại hang Sơn Đoòng với ông Nguyễn Huỳnh Thuật, là thạc sĩ môi trường quốc tế và phát triển công đồng Đại Học Nông Nghiệp Và Công Nghệ Tokyo, Nhật Bản. Ông cho biết:
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Nếu mình làm cáp treo vào động sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến núi đá vôi. Đợt ông Obama sang Việt Nam, ông ấy nói rằng nếu chỉ có mấy cây số như vậy thì ông ấy cũng sẵn sàng đi bộ chứ không đi cáp. Khi hệ sinh thái núi đá vui bị phá hủy nó sẽ ảnh hưởng đến các hệ sinh thái khác, với thiên nhiên, con người ở đó. Đặc biệt, những hồ nhỏ trên núi đá vôi cũng là một hệ sinh thái rất đặc trưng với các loài đặc biệt sống trong đó. Nếu mình làm cáp treo sẽ liên quan đến rất nhiều thứ như tiếng ồn, bụi, rồi những hóa thạch và đá vôi rơi rụng từ trên cao xuống sẽ phá hủy hệ sinh thái dưới thấp. Những loài nguy cấp sẽ bị mất mát rất lớn.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng Sơn Đoòng không những là di sản của Việt Nam mà còn của cả thế giới, vì vậy cả thế giới cùng với UNESCO và lương tri nhân loại phải có trách nhiệm bảo tồn.

"Khi hệ sinh thái núi đá vui bị phá hủy nó sẽ ảnh hưởng đến các hệ sinh thái khác, với thiên nhiên, con người ở đó. "
- Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật
Còn Phó Giáo sư- Tiến sĩ Lê Trình, Viện trưởng Viện Bảo vệ Môi trường và Phát triển Bền vững lại nói rằng ông chưa thể khẳng định có đồng tình hay phản đối dự án cáp treo ở Sơn Đoòng bởi vì chưa có đủ thông tin. Tuy nhiên, ông vẫn đưa ra cái nhìn chung:
Bây giờ để nói đồng tình hay phản đối thì chưa có cơ sở vì chưa có một nghiên cứu nào về chuyện đó. Nhưng nếu xét thuần túy về quan điểm bảo tồn thiên nhiên thì cái gì động chạm đến thiên nhiên cũng không nên. Các cáp treo khác mà tôi biết như Hoàng Liên Sơn, hay cáp treo trong các vườn quốc gia thì theo ý kiến tôi không nên làm bởi vì mình phải bảo tồn thiên nhiên.
Quan điểm chung về bảo tồn thiên nhiên là nếu làm trong vùng lõi core zone thì không nên bởi vì theo quy định của Việt Nam và UNESCO thì những gì nằm trong vùng lõi thì không nên làm mà chỉ nên thăm quan, học hỏi để nghiên cứu khoa học thôi.
Nói chung về tác động của việc xây cáp treo đến cảnh quan, PGS Lê Trình cho biết:
Bản thân cáp treo tác động ít nhưng những tác động gián tiếp thí dụ như khi có cáp treo mỗi ngày hàng ngàn người đến du lịch thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, ồn ào, rồi có khi thay đổi cảnh quan. Và người ta cũng dễ dàng xâm phạm các khu bào tồn hơn, ảnh hưởng đến sinh thú,…
RFA cũng đã liên lạc với Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha -  Kẻ Bàng để biết thêm thông tin. Trả lời câu hỏi của chúng tôi về dự án cáp treo ở Sơn Đoòng , Phó Giám đốc ông Đinh Huy Chí cho biết ngắn gọn:
Đã làm gì đâu [xây cáp treo]! Chưa làm gì mà!
Sau đó ông Chí từ chối bình luận thêm với lý do bận chuẩn bị họp.
Hang Sơn Đoòng được coi là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang này là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam. Năm 2014, tờ Thời báo New York xếp hạng Sơn Đoòng vào vị trí thứ 8 trong danh sách 52 địa danh mọi người nên ghé thăm.
Từ năm 2015 đến 2017, các tuyến du lịch vào Sơn Đoòng được tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác bằng hình thức đi bộ thám hiểm xuyên rừng. Mỗi năm Sơn Đoòng chỉ đón số lượng khách giới hạn từ 500-600 khách. Năm 2017, đơn vị lữ hành được phép khai thác đã đưa khoảng hơn 600 người vào kỳ quan có một không hai này

SONG CHI * VIỆT NAM LẠC HẬU

SONG CHI * VIỆT NAM LẠC HẬU

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con-P.1



Song Chi.
Câu thơ của Tản Đà:
Dân hai nhăm triệu ai người lớn 
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.
Chuyện bóng đá
Cuối cùng thì đội tuyển U23 VN đã chia tay Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á (AFC U-23 Championship) với kết quả Á quân. Và nhận được giải Fair-play.
Trước trận chung kết, tôi cũng như rất nhiều người Việt trong và ngoài nước khác, mong đội U23 VN thắng, không phải vì “lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc” gì đó như ai đó nói, mà với lý do khác: để bao nhiêu người không thất vọng mà làm chuyện gì xuẩn ngốc hoặc lại quay sang chì chiết, trách móc các cầu thủ và cả ông huấn luyện viên người Hàn quốc! Nếu VN thắng, phản ứng vui mừng quá mức của nhiều người Việt sẽ làm thế giới sửng sốt (như họ đang sửng sốt từ đầu giải tới giờ vì điều đó). Nhưng nếu VN thua, những phản ứng tiêu cực của nhiều người Việt chắc chắn sẽ còn làm cho thế giới...kinh ngạc, không hiểu nổi hơn!

Đã nói rồi, U23 vào tới chung kết giải bóng đá U23 châu Á, điều đó đáng khen thôi. Trước khi bắt đầu giải vô địch bóng đá U-23 châu Á, người Việt chắc chẳng dám hy vọng VN sẽ vào đến tứ kết, chứ đừng nói đến chung kết. Người Việt mừng, cũng tốt thôi. Tuy nhiên, đã có quá nhiều lời khen rồi, đó là chưa kể báo chí VN như lên đồng với những câu giật tít quá lố, không tỉnh táo. Trong đó bị chỉ trích nhiều là những câu như “thế nước mạnh, vận nước đang lên”, hoặc “Không thể tin nổi! U23 VN đặt cả châu Á dưới chân bằng chiến thắng để đời”, (Trí thức Trẻ)!...
Đám quan chức lãnh đạo thì vớ ngay lấy cơ hội, vơ vào, đẩy lên hơn nữa. Ông Thủ tướng thì “nổ: "với tinh thần quả cảm, ý chí và bản lĩnh của con người Việt Nam... đội tuyển U23 Việt Nam lần đầu tiên vào vòng bán kết U23 châu Á"! Ông HLV Lê Thụy Hải thì bảo "U23 VN là những anh hùng của dân tộc”

Trên facebook có nhiều người vì vui quá cũng mơ hơi xa, ví dụ: "...Duyên Anh đã đánh đúng vào mẫu số chung nhỏ nhất của người Việt (đam mê túc cầu) để gầy dựng lại một giấc mơ lan toả từ túc cầu qua đến sự tự tin làm được và làm thành ở mọi việc!
…Đây là một đội Việt Nam chiến thắng trên những lộ trình gồ ghề khúc khuỷu với khí phách và tố chất tạo ra huyền sử loại David đánh ngã Goliath.
Không biết các em sẽ thắng hay thua chung kết AFC Cup nhưng những gì các em đang thở, đang biến giấc mơ Bồn Lừa và giấc Mơ Thành Người Quang Trung gần thành hiện thực!...” 

Có chắc gì thắng trong bóng đá thì sẽ "làm được và làm thành ở mọi việc!", đặc biệt là khi còn chế độ độc tài đảng trị ở VN? Có chắc gì thắng vài trận bóng đá là "đang biến giấc mơ Bồn Lừa và giấc Mơ Thành Người Quang Trung gần thành hiện thực!"?

Những lời nói đó đều là quá lố, và có hại, trước hết là cho chính các cầu thủ, nếu họ không tỉnh táo.
Bóng đá dù sao, cũng chỉ là bóng đá. Đừng nâng bóng đá lên thành quá mức, hay tâng bốc các cầu thủ quá mức. Điều quan trọng nhất ở đây là đội tuyển U23 VN đã vượt qua được những giới hạn trước đó, tức là chỉ lẹt đẹt trong những giải đấu khu vực Đông Nam Á.

Cá nhân tôi nghĩ rằng, trong một trận bóng đá, điều quan trọng nhất, còn hơn cả chiến thuật của huấn luyện viên, kỹ thuật, tài năng của từng cầu thủ và của toàn đội, là yếu tố tâm lý. Đội tuyển VN từ trước tới giờ khi đi thi đấu bên ngoài, dù chỉ mới là giải khu vực như SEAGames, tâm lý không ổn định, nhất là trước đội Thái Lan, hễ thua một cái là mất tinh thần luôn, một phần do thiếu tự tin, một phần bị sức ép từ sự cuồng nhiệt và lòng mong đợi quá lớn từ cổ động viên nước nhà. Đội U23 lần này đã cho thấy tâm lý rất vững vàng, tinh thần thi đấu ngoan cường, dù bị dẫn trước hay bị trọng tài xử ép vẫn không mất tinh thần, đó là điểu quan trọng.

Nhưng ở một tầm nhìn lớn hơn, bóng đá hay thể thao nói chung, cũng không khác gì văn học nghệ thuật, muốn phát triển ngoạn mục thì phải có những yếu tố sau: Thứ nhất, một môi trường tự do, tôn trọng thể thao/nghệ thuật, không bị định hướng, kiểm soát, gò ép bởi một chế độ độc tài; thứ hai, những người lãnh đạo nhà nước có tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, yêu thể thao/nghệ thuật, có tầm nhìn xa, có chiến lược đầu tư lâu dài hoặc chí ít lả để cho tư nhân, những cá nhân, cơ quan có lòng với thể thao/nghê thuật nhảy vào đầu tư cho tài năng, chứ không phải “xây nhà từ nóc” như bóng đá VN lâu nay; thứ ba, môi trường làm thể thao/nghệ thuật phải được bảo vệ bởi luật pháp và tinh thần thượng tôn pháp luật để tạo nên một môi trường cạnh tranh sòng phẳng, ở đó tài năng thực sự có thể vươn lên và tỏa sáng và hoàn toàn không có đất cho bọn tham nhũng, bọn đạo văn, bọn ăn cắp hay bọn mua độ, bán độ, bọn cơ hội, háo danh, con ông cháu cha v.v…
Bóng đá dù sao, cũng chỉ là bóng đá. Cuộc vui qua rồi, hãy trở lại thực tại, với một nước VN xét về nhiều mặt đều thua xa các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á chứ chưa nói đến chậu Á và thế giới.
Cho nên những ngày qua giữa rừng lời khen ngợi, có vài người viết bài cảnh tỉnh, nhắc nhở cũng là không thừa. Không phải nhắc người dân chung chung mà là nhắc cái bọn con gái cởi truồng đi ngoài phố để ăn mừng, nhắc báo chí đừng có lên đồng, tung hô quá mức, thế giới nhìn vào người ta cười cho, và nhắc các ông lãnh đạo đừng có mượn cái chuyện bóng đá, dùng bóng đá để cổ xúy cho dân quên đi bao nhiêu chuyện thất bại của nhà cầm quyền, bao nhiêu bất công, phi lý, oan trái của chế độ.
Thế nhưng chỉ có thế mà người Việt cũng cãi nhau, giữa người ngây ngất khen ngợi và những người tìm cách lưu ý thực chất của vấn đề. Một vài người đã phải rút bài, đính chính vì bị bao nhiêu người khác vào comment mắng cho cái tội dám nhắc nhở khi người ta đang vui!


Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con-P.2

Song Chi.
Hình như chúng ta đang có thói quen cái gì cũng nâng lên thành tầm quốc gia, dân tộc, cái gì cũng lôi kéo nhân dân vào, dùng nhân dân làm cái bình phong?
Dễ tổn thương vì chuyện nhỏ nhưng lại ơ hờ những chuyện lớn
Thêm một ví dụ nữa. Chuyện ông thầy dạy Anh Văn Daniel Hauer nói đùa sao đó đụng chạm tới ông tướng Võ Nguyên Giáp bị bao nhiêu người chửi, rồi báo chí VN cũng có những bài chỉ trich, giảng đạo đức, ví dụ như báo Giáo dục VN còn giật tít “Việt Nam không có thầy cô nào thiếu văn hóa, nhân cách méo mó như Daniel Hauer”, rằng “Trước chiến thắng của U23 Việt Nam, Daniel Hauer đã có bình luận vô cùng tục tĩu, xúc phạm nghiêm trọng đến vị Anh hùng dân tộc mà dân tộc Việt Nam tôn kính.”
Nhà văn, facebooker Nguyễn Đình Bổn viết:
"Phản biện" báo Giáo dục!
Tôi không binh vực ông Dan, khi "dám" ví "bộ phận nhạy cảm" của mình với đầu tướng Giáp, nhưng nói rằng VN không có thầy cô giáo nào "thiếu văn hóa, nhân cách méo mó" hơn thì e sai bét. Rất nhiều thầy cô gáo tại VN bẩn thỉu hơn Dan triệu lần về tư cách nghề nghiệp cũng như tư cách công dân. Tôi đưa một vài ví dụ:
- Hiệu trưởng Sầm Đức Xương tại Hà Giang mua dâm học trò mình và dắt học trò cho quan chức mua dâm, sau đó trước tòa đòi cởi quần. Nhân cách méo mó không?
- Thầy giáo Nguyễn Hữu Lai, Bắc Ninh, bí thư đoàn trường, hiếp dâm 11 trẻ em là học sinh cấp 1 dưới 9 tuổi. Nhân cách tên này ra sao? Còn nhiều lắm, nào là đổi tình lấy điểm, nào là đưa giáo viên đi mời rượu quan khách... kể không hết cái nhân cách méo mó của các "ông thầy" tại VN đâu.
Nên sờ lại gáy mình trước khi nói người.” 
Sau đó anh Nguyễn Đình Bổn còn cho thêm một ví dụ khác. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hữu Vượng, thuộc đại học Kinh tế TPHCM, ngành xây dựng Đảng, trong vụ “Diễn biến mới vụ án giáo sư tố "chân dài" lừa 17 tỉ đồng” (Người Lao động). Ông giáo sư tố người đẹp lừa ông 17 tỷ đồng, hóa ra giữa hai người có quan hệ tình cảm kéo dài cả chục năm trời, và đây là một vụ “chia tay đòi quà”.
Trở lại vụ nhiều người Việt rồi báo chí nhà nước chỉ trích, nặng nề ông thầy Daniel Hauer.
Tôi cũng không bênh vực gì Daniel Hauer, rõ ràng Daniel Hauer đã sai khi sống và làm việc ở VN 5 năm trời, lấy vợ Việt, nói tiếng Việt, phần nào hiểu được văn hóa Việt mà không biết rằng nước này là một nước không có tự do ngôn luận, và có những điều cấm kỵ không được đụng đến ví dụ như ông Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp hay đề cập đến đa nguyên đa đảng hay sao. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là lối suy nghĩ, tư duy cái gì cũng nâng lên thành tầm quốc gia, dân tộc, cái gì cũng lôi kéo nhân dân vào là rất sai.
Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp là lãnh tụ, là tướng của đảng cộng sản, đảng cộng sản phong họ là “cha già dân tộc”, là “anh hùng dân tộc”, thậm chí là…thánh. Nhưng xét theo góc độ lịch sử, họ cũng chỉ là những nhân vật chính trị, nhân vật lịch sử, có đúng có sai, có công có tội. Sau này khi lịch sử được viết lại một cách trung thực, công bằng, khách quan, chứ không phải thứ lịch sử tô vẽ, bị bóp méo do đảng và nhà nước cộng sản viết nên và bắt người dân phải học theo, tin theo bao nhiêu năm qua, những góc khuất, công tội của họ sẽ được bạch hóa và đánh giá một cách đầy đủ. Và họ cũng chỉ là những con người, tại sao phải tôn thờ như là thánh? Đó là chưa kể có phải tất cả mọi người VN đều yêu quý ông Hồ ông Giáp hay không.
Cái lối suy nghĩ đó là hệ quả của một nền giáo dục tuyên truyền nhiều năm dài. Và chúng ta đã bị ảnh hưởng mà không biết. Chưa kể, lối suy nghĩ, phản ứng đó thể hiện sự chưa trưởng thành của một dân tộc.
Người Việt nói chung dễ vui (đến phát rồ) và dễ buồn (đến mất cả tinh thần) chỉ vì những chuyện như đội nhà thắng thua một trận bóng đá; dễ nổi khùng, bị xúc phạm vì một câu nói đùa hay câu chê bai của một người nước ngoài. Nhưng lại hầu như không có phản ứng gì đáng kể trước những điều lẽ ra phải buồn phải đau như vị thế của VN trên thế giới, cái nhìn của thế giới nói chung đối với VN, sự lạc hậu của đất nước, nỗi cơ cực của nhân dân, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề hay nguy cơ lệ thuộc (kể cả mất nước vào tay Trung Cộng)…Đối với những vấn đề chính trị xã hội, quyền tự do, quyền con người thì người Việt nói chung lại có sức chịu đựng vô cùng giỏi! Điều đó hoàn toàn trái ngược với người dân nhiều nước khác.
Chúng ta cũng chẳng thấy nhục khi hai chữ VN thường xuyên bị gắn với những tin tức, câu chuyện tiêu cực, không hay trên thế giới, hoặc đáng xấu hổ, ví dụ như nhiều người Việt kể cả du học sinh, quan chức bị bắt quả tang ăn cắp ở Nhật, các cô gái Việt đua nhau lấy chồng Đài chồng Hàn, một số cô bị bắt khi đang làm gái mại dâm ờ Singapore, người Việt xếp hàng xin đi làm thuê ở nước ngoài theo chủ trương “xuất khẩu lao động” của nhà nước VN v.v…
Chỉ khi nào không dễ bị tổn thương vì những chuyện nhỏ và thực sự thấy đau thấy nhục, hoặc phẫn nộ vì những chuyện lớn lao hơn, lúc đó chúng ta mới hy vọng rằng VN sẽ thay đổi được số phận của đất nước, dân tộc, để không còn là một quốc gia lạc hậu, đi sai đường, một dân tộc hèn kém nữa, và lúc đó VN sẽ thắng, không chỉ trong một giải bóng đá, báo chí nước ngoài sẽ nhắc đến và khen ngợi VN không chỉ vì một trận bóng đá, người Việt sẽ điềm tĩnh hơn nhiều khi thắng thua một trận bóng bởi vì chúng ta còn có nhiều cái khác để tự hào. Chúng ta cũng không dễ nổi khùng khi bị người nước ngoài đùa cợt hay chê bai, chỉ trích, vì chúng ta biết VN có những điểm mạnh khác.


Thursday, February 1, 2018

VỀ BỘ LỊCH SỬ VIỆT NAM 15 TẬP CỦA VIỆN SỬ HỌC VN

 

  • VỀ BỘ LỊCH SỬ VIỆT NAM 15 TẬP CỦA VIỆN SỬ HỌC VN


    Về bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập của Viện Sử Học Hà Nội
    Trần Anh Tuấn
    Giáo sư, vốn là Giảng viên Ban Sử Đại học Văn khoa Sài Gòn
    hiện đang sống ở Mỹ
    Lịch Sử Việt Nam (tái bản lần thứ nhất) là tựa đề của một bộ sử dài 15 tập do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Việt Nam tại Hà Nội phát hành tháng 8 năm 2017. Bản in lần thứ nhất vào năm 2013-2014.
    Bộ sách nguyên là dự án lớn do Viện Sử Học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội trong nước chủ trì từ năm 2002 với một tập thể tác giả 30 người.
    Tất cả 30 người này là cán bộ của Viện Sử Học, cũng có nghĩa là các công chức mà nhiệm vụ là viết sử theo sự chỉ đạo của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Do đó, họ không viết trong tư cách của những sử gia. Nên biết rằng Viện Sử Học nói riêng, hay Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội nói chung, là những cơ quan lý thuyết của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.
    Về hình thức, bộ sách rất đồ sộ. Sách không bán lẻ, nằm trong 5 hộp, mỗi hộp có 3 quyển, được bao nylon bên ngoài. Năm hộp đó lại đặt vào hai hộp carton sẵn sàng đến tay người mua do Công Ty Vina Book JSC phát hành. Toàn bộ 15 quyển nặng 24kg, dày 9,084 trang, bán 4,800,000 đồng. Tổng số phát hành là 1,000 bộ. Cước phí chuyển phát nhanh từ Sài Gòn qua California theo đường hàng không mất 5 ngày là US$280.00.
    Tôi nghi,̃ với lương tháng của cán bộ trung cấp (như chủ sự hay trưởng phòng) hiện nay trong nước vào khoảng 10,000,000 đồng thì chắc chắn rất hiếm độc giả có tiền mua sách.
    Nhưng việc bán sách, và bán được hay không,  không phải là điều bận tâm của ai. Vì dự án này là đề tài cấp nhà nước có nghĩa là Viện Sử Học và các thành viên của Viện đã được cấp phát ngân khoản để hoàn tất công tác kéo dài hàng thập niên hay lâu hơn nữa.
    Hình thức in ấn bộ sách trang trọng, hình bìa rồng cuộn là một tác phẩm mỹ thuật. Bìa cứng, gáy đóng chỉ nên bền vững. Mỗi quyển có một tập thể tác giả, gọi là "Nhóm Biên Soạn." Nhóm biên soạn từ tập 1 đến tập 7 gồm 4 người, riêng tập 3 và tập 5 có 5 người. Nhưng từ tập 8 đến tập 15 nhóm biên soạn rút xuống còn 3 người. Tập thể tác giả đó gồm 24 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, và 3 nghiên cứu viên.
    Để tránh những suy đoán và ngộ nhận có thể xảy ra trong cộng đồng gốc Việt tại hải ngoại, tôi ghi ra đây danh sách đầy đủ 30 tác giả trong Ban Biên Soạn: Nguyễn Thị Phương Chi, Đinh Thị Thu Cúc (Chủ Biên Tập 10), Võ Kim Cương (Chủ Biên Tập 6), Trần Đức Cường (Tổng Chủ Biên và Chủ Biên Tập 12 và 14), Nguyễn Lan Dung, Lê Trung Dũng, Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Hữu Đạo, Đinh Quang Hải, Lê Thị Thu Hằng, Ngô Văn Hòa, Đỗ Đức Hùng, Hà Mạnh Khoa, Tạ Ngọc Liễn (Chủ Biên Tập 3), Nguyễn Ngọc Mão (Chủ Biên Tập 15), Vũ Duy Mền (Chủ Biên Tập 1), Nguyễn Văn Nhật (Chủ Biên Tập 11 và 13), Nguyễn Đức Nhuệ, Vũ Huy Phúc, Phạm Ái Phương, Đỗ Thị Nguyệt Quang, Nguyễn Hữu Tâm, Phạm Như Thơm, Tạ Thị Thúy (Chủ Biên Tập 7, 8, và 9), Nguyễn Minh Tường, Đỗ Xuân Trường, Lưu Thị Tuyết Vân, Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Thị Vinh (Chủ Biên Tập 2 và 4), và Trương Thị Yến (Chủ Biên Tập 5).
    Trong số 30 người này có rất nhiều người tôi mới biết đế́n tên lần đầu tiên. Chỉ có vài người là "quen thuộc" qua những nghiên cứu của họ trong các chuyên san Nghiên Cứu Lịch Sử, Xưa & Nay, Khảo Cổ Học... và qua các ấn phẩm đã được phổ biến, như Võ Kim Cương, Trần Đức Cường, Tạ Ngọc Liễn, Nguyễn Văn Nhật, Vũ Huy Phúc, và nhất là Tạ Thị Thúy, xuất thân tiến sĩ Sử tốt nghiệp tại Pháp chuyên về đề tài khai thác thuộc điạ của thực dân Pháp tại Đông Dương.
    Hầu hết -nếu không muốn nói là tất cả- tên tuổi của giới nghiên cứu sử cũng đồng thời là giới giáo sư đại học ngành Sử trong nước, những người từ nhiều năm nay đã chuyển hướng nghiên cứu từ thông tin tuyên truyền sang trình bầy sự kiện quá khứ, đều vắng bóng. Đây thật là một chỉ dấu quan trọng đầy ý nghĩa khi độc giả muốn lượng định giá trị của bộ Lịch Sử Việt Nam mới tái bản và được giới thiệu rầm rộ qua các cơ quan truyền thông đại chúng trong tháng trước.
    Bộ Lịch Sử Việt Nam đầy đủ 15 tập chiếm hơn một ngăn trong tủ sách TAT, tặng phẩm của anh chị Nguyễn Hoàng Hải & Phương Nga (San Jose, California).
     Với một bộ sách chiếm đến 9,084 trang giấy in, bài viết này chưa đi vào chi tiết, mà chỉ bàn tổng quát về nội dung bộ sách, trước hết là về quan niệm và phương pháp biên soạn.
    Đây chính là bộ sử chính thức thứ hai của nhà nước Cộng Sản tại Việt Nam, do Viện Sử Học biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam nay đã được đổi thành cái tên hoành tráng là Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Bộ chính sử thứ nhất gồm Tập I xuất bản năm 1971 (tái bản năm 1976) và Tập II xuất bản năm 1985 (tái bản năm 2004). Bộ sử thứ nhất này chỉ có 801 trang.
    Quan niệm viết sử của Viện Sử Học Hà Nội là nhằm phục vụ chính trị, khác với quan niệm viết sử của Thế Giới Tự Do Dân Chủ là trình bầy lại quá khứ y như nó đã xảy ra. Sử của Viện Sử Học Hà Nội, vì thế, có thể là những sự kiện quá khứ, mà cũng có thể là những câu chuyện dựng lên tùy nhu cầu chính trị. Hay sự kiện lịch sử có thể biên soạn dài ngắn khác nhau là tùy chủ đích chính trị.
    Như Tập I của bộ chính sử thứ nhất tái bản năm 1976 chỉ có 437 trang trình bầy mấy ngàn năm lịch sử -từ nước Văn Lang đến triều Nguyễn- nhưng chỉ riêng cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thời Trần đã chiếm 23 trang (trang 194-216), hay cuộc kháng chiến chống quân Thanh thời Nguyễn Tây Sơn chiếm 10 trang (trang 347-356).
    Độ dài bất thường của những cuộc kháng chiến trong một bộ thông sử ngắn là do nhu cầu chính trị của thời điểm biên soạn sách: thập niên 1970 khi sách phát hành là thời điểm Bộ Chinh Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đẩy mạnh công cuộc đánh chiếm miền Nam nên cần có tài liệu để thúc đẩy thanh niên miền Bắc tòng quân ra trận, sẵn sàng hy sinh mạng sống theo chủ nghĩa anh hùng cách mạng! Bằng chứng có thể đọc thấy nơi trang 342-43 và 349-351 trong Tập 13. Đó là quán triệt nghị quyết của hội nghị lần thứ 20 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tháng 5.1971 và chủ trương của các hội nghị Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương tháng 6.1971, ngày 11.3.1972 Thường Vụ Quân Ủy Trung Ương ra nghị quyết mở cuộc tấn công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam. Đến ngày 23.3.1972 thì Bộ Chính Trị thông qua kế hoạch này.
    Phương pháp viết sử của Viện Sử Học Hà Nội là biên soạn sao cho đúng với lý thuyết Cộng Sản quốc tế.
    Điển hình của phương pháp này là tác giả Vũ Duy Mền khi trình bầy về thời đại Hùng Vương. Nguyên văn thế này, nơi trang 117 trong Tập 1Họ (tầng lớp quý tộc gồm Hùng Vương, Lạc hầu, Lạc tướng.... TAT chú) lợi dụng chức vụ và chức năng của mình đổ chiếm đoạt sản phẩm thặng dư của công làm tài sản riêng. Dần dần họ tập trung trong tay nhiều của cải và quyền lực... Trên thực tế, họ đã bóc lột nô tỳ và được quyền "ăn ruộng" của dân Lạc, nghĩa là tự thu cho mình một phần sản phẩm thặng dư của công xã dưới hình thức lao dịch hay cống nạp sản phẩm."
    Đây là sự tưởng tượng của người Cộng Sản thế kỷ XXI khi viết về quá khứ của ngàn năm trước, đã lập lại ý niệm "thặng dư giá trị" mà không hề dẫn một sự kiện nào làm chứng cứ.
    Đã không có gì chứng minh cho việc các vua Hùng đã "chiếm đoạt sản phẩm thặng dư," trong trang 117, mà trang 116 ngay trước đó, tác giả này đã có những chi tiết khác hẳn, nguyên văn thế này: "Vua cùng làm cùng ăn với dân. Vua Hùng dạy dân cấy lúa, cùng làm cho đến khi mặt trời đứng bóng mới nghỉ tay. Có câu chuyện kề về việc: vua Hùng dạy dân đi săn, khi săn được chim thú cùng chia cho mọi người, vua chỉ để dành cho mình bộ lòng."
    Tại sao một tác giả lại có lập luận mâu thuẫn đến vậy? Phải chăng đó là cách hành xử của một người viết sử Cộng Sản trung thành khi được Đảng giao công tác viết sử cho Đảng?
    Phương pháp viết sử cũng còn là biên soạn sao cho nội dung phù hợp với những cái khuôn và những kết luận đã được Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ đạo.
    Điển hình của phương pháp này là nội dung của Tập 13 dài 587 trang.
    Chiến tranh trong các năm 1965-1975 bị ép vào cái khuôn là chuỗi chiến thắng theo thời gian.
    Vì thế mới có chiến thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (Chương I, trang 23-133: 1965-1968). Rồi chiến thắng chiến tranh cục bộ (Chương II, trang 134-213: 1965-1968). Tiếp đến là chiến thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai (Chương III, trang 214-275: 1969-1973). Sau đó là chiến thắng "Việt nam hoá chiến tranh" (Chương IV, trang 276-372: 1969-73). Cuối cùng là giải phóng miền Nam để chấm dứt tập sách (Chương VI, trang 449-553: 1973-75).
    Trong cái khuôn đó, các chiến thắng liên tiếp tất nhiên sẽ khiến địch quân ngày càng suy yếu rồi đầu hàng. Thật tự nhiên và hợp lý!
    Nhưng trong thực tế lịch sử, cuộc chiến giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà là cuộc chiến tự vệ của quân dân miền Nam chống lại sự xâm lăng của các binh đoàn Cộng Sản miền Bắc và bộ đội địa phương. Suốt những năm tháng ấy, VNCH không hề để mất một tỉnh nào vào tay Cộng quân nên thực tế không có gì có thể gọi là "những chiến thắng 1965-68, 1969-73..." Ngay tên gọi cuộc chiến là "Cuộc chiến chống Mỹ cứu nước" cũng chỉ là sản phẩm tuyên truyền của Bộ Chính Trị xướng suất mà toàn thể xã hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phải tin theo.
    Trong suốt những năm tháng ấy, có những trận chiến thắng và thua của cả hai bên giữa quân lực VNCH và bộ đội miền Băc cùng bộ đội địa phương, thế thôi. Còn thả bom miền Bắc bằng oanh tạc cơ, rồi quân đội Mỹ và quân đội Đồng Minh (Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Thái Lan...,) tham dự chiến tranh, và Việt Nam hoá chiến tranh không gì khác hơn là những sự thay đổi chiến lược của VNCH và Đồng Minh trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Tự Do trên chính phần lãnh thổ của VNCH. VNCH nhanh chóng bị suy yếu từ sau Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973 rồi sụp đổ ngày 30.4.1975 có nguyên nhân nội tại và nhất là ngoại lai đặc thù của nó, là chuyện khác.  
    Bây giờ, trong bộ chính sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam, biến chiến lược của địch thủ thành những chiến thắng của phe ta là sự dụng công khéo léo của các cán bộ thông tin tuyên truyền.
    Nhưng xét về phương diện chuyên môn của ngành Sử Học, đây là sự bóp méo các sự kiện lịch sử cho hợp với khuôn mẫu đã định trước.
    Phương pháp viết thông sử của thế giới văn minh là tiêu hóa những ý kiến hay những giả thuyết và nhận định về những sự kiện lịch sử của các tác giả trước đó rồi tổng hợp thành sử.
    Những trang sử tổng hợp rất súc tích ấy không có khoảng trống cho sự trích dẫn từ những trang chuyên sử của người khác, lại càng không có phần cho ý kiến người này hay giả thuyết của người kia hay nhận định của người nọ. Nếu cần, những chi tiết kể trên chỉ đưa vào phần chú thích hay cước chú, mà không dông dài trong phần chính văn.
    Tiếc thay, đó lại chính là cách viết của nhiều tập thể tác giả bộ chính sử của Nhà Nước này. Dở hai tập Tập 2  Tập 4, độc giả phải đọc những đoạn dài trích dẫn sách xưa.
    Ngoại lệ là một số tác giả có lòng say mê nghề nghiệp thực sự. Họ đã bỏ thời gian và công sức để biên soạn một cách nghiêm chỉnh, điển hình là Nguyễn Hữu Tâm.
    Nguyễn Hữu Tâm là một trong bốn người biên soạn Tập 1. Ông phụ trách Chương III và Chương IX. Đó không phải là những trang sách trích dẫn tài liệu của người trước, mà là tổng hợp các tài liệu ấy về đề tài tác giả có trách nhiệm biên soạn. Ngoài ra, bốn phụ lục về Danh sách quan lại thời An Nam Đô Hộ Phủ, Phả hệ hoàng gia Phù Nam, Phả hệ hoàng gia Chân Lạp, và Thư tịch các tác phẩm Trung Quốc về Phù Nam, Xích Thổ, và Chân Lạp của tác giả Nguyễn Hữu Tâm là những bảng tổng hợp, một công tác chiếm nhiều thời giờ và công khó của một người nghiên cứu có trách nhiệm. Những phụ lục này hữu ích với độc giả nói chung, và nhất là với giới nghiên cứu tương lai nói riêng.
    Chính việc làm này của tác giả Nguyễn Hữu Tâm đã làm lộ rõ tính cách "vô tâm" của tập thể nhóm biên soạn: Toàn thể bộ sách Lịch Sử Việt Nam 15 quyển không hề có ai chịu khó làm Sách Dẫn!
    Sách Dẫn là gì? Trong tiêu chuẩn biên soạn của giới nghiên cứu trên toàn thế giới kể cả thời VNCH và nay ở hải ngoại, bất cứ tác giả nhà nghề nào cũng phải làm Sách Dẫn -ngôn ngữ quốc tế gọi là Index- trong phần cuối của tác phẩm.
    Đó là danh sách tên người, tên đất, sự kiện, biến cố... kèm số trang để độc giả muốn tìm biết vấn đề gì hay chi tiết nào trong sách thì vào phần Sách Dẫn để tìm những trang liên hệ đến vấn đề ấy một cách dễ dàng và nhanh chóng. Một bộ sách dầy 9,084 trang là cả một rừng chữ không có chỉ dấu hướng dẫn như thế thì thật thiếu sót.
    Sự thiếu sót phần Sách Dẫn lại dẫn đến sự thiếu sót phần Hình Ảnh và Bản Đồ trong phần Mục Lục. Trong tất cả 15 quyển sách, chỉ có Tập 4 là có phần Hình Ảnh và Bản Đồ trong Mục Lục.
    Riêng Tập 7 và Tập 15 là có phần "Thư Mục Sách Dẫn," phần "Danh Mục Bảng, Biểu," và phần "Hình Ảnh." Nhưng chữ "Sách Dẫn" trong Tập 7 chỉ là danh từ suông, vì thật ra phần được mệnh danh là "Thư Mục Sách Dẫn" không gì khác hơn là danh sách tài liệu tham khảo mà thôi.
    Phần Danh Mục Bảng trong Tập 7 chỉ dẫn 32 bảng thống kê và 93 bảng biểu trong Tập   15 là những phần quen thuộc trong khuôn khổ sách nghiên cứu nghiêm chỉnh.
    Về phần tham khảo. Sách báo tạp chí ấn loát phẩm tham khảo có nhiều nguồn và trong nhiều ngôn ngữ khác nhau là ưu điểm của công trình biên khảo. Một số tác phẩm tham khảo bằng tiếng Nga, tiếng Tàu, tiếng Nhật là những tác phẩm mà người nghiên cứu miền Nam trước nay hầu như không biết được.
    Nhiều sử phẩm của các tác giả thời VNCH và sau này của người gốc Việt tại hải ngoại cũng được tham khảo là một khía cạnh đổi mới đáng kể của các thành viên Viện Sử Học Hà Nội. Đó là những nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, Lê Đình Cai. Phan Du, Phạm Cao Dương, Nguyễn Sĩ Giác, Vũ Văn Hiền, Phan Phát Huồn, Bửu Kế, Huỳnh Kim Khánh, Nguyễn Lang (tức Thích Nhất Hạnh), Nguyễn Hiến Lê, Vũ Văn Mẫu, Lê Kim Ngân, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Nghiêm Thẩm, Đoàn Thêm, Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Văn Trung... các tạp chí Sử Địa, Bách Khoa..., kể cả các ấn phẩm của Bộ Ngoại Giao, Bộ Nội Vụ, Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi... thời VNCH, cùng những nhà nghiên cứu gốc Việt tại Hoa Kỳ như Nguyễn Duy Chính, Cao Thế Dung, Chính Đạo, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Linh Đỗ Mậu, Tạ Chí Đại Trường...
    Tuy nhiên, trình độ sinh ngữ nói chung của tập thể tác giả bộ Lịch Sử Việt Nam này khiến độc giả phải thắc mắc. Những tác phẩm bằng tiếng Nga tiếng Tàu tiếng Anh tiếng Pháp... hầu hết là được tham khảo qua bản dịch Việt ngữ. Có tập, như Tập 2, thì sách tham khảo hoàn toàn là sách tiếng Việt và sách Anh Pháp đã dịch sang tiếng Việt.
    Riêng Anh văn và Pháp văn thì trình độ học sinh Tú Tài thời VNCH trước năm 1975 cũng không có những lỗi ấu trĩ như trong bộ sách 9,084 trang này. Ở đây tôi chỉ nêu lên vài trường hợp điển hình về khả năng Anh và Pháp của một số tác giả.
    Như tiểu bang California viết thành "Kalifornia" trong Tập 1, trang 664. Hay the Nineteeth Century viết thành "th Nineteeth Centyry", Histoire militaire thành "Histoire miliraiv", Migration thành "Magration", military revolution và military Innovation thành "military revolusion" và "military Innovasion" nơi trang 595, 598,  599, và 604 trong Tập 4. Lạ là chữ "Revolution" tiếng Anh và "Révolution" tiếng Pháp đều bị sửa thành "Revolusion" nơi trang 604 và "Révolusion" nơi trang 608.
    Đặc biệt, có trường hợp sửa chữ Pháp bày ra hoạt cảnh "hay chữ lỏng" như sau. Nguyên C. B. Maybon là người Pháp, tác giả cùa một sử phẩm nổi tiếng tựa đề Histoire moderne du Pays d'Annam (1592-1820) xuất bản tại Paris năm 1919. Trong phần Tài Liệu Tham Khảo của Tập 4, không biết ai trong nhóm biên soạn bốn người đã sửa tựa đề thành Histoire moderne des Pays d'Annam (1592-1820). Có lẽ người này tưởng "Pays" là danh từ số nhiều vì có chữ "s" đằng sau nên đã tự động sửa "du Pays" của người Pháp thành "des Pays" của Việt Nam ngày nay (trang 598, sđd) cho oách?!
    Cách phiên âm ngoại ngữ ra Việt ngữ đã thu hẹp phạm vi văn hoá của dân Việt dù nhân loại đã qua thế kỷ XXI rồi. Đó là thứ văn hoá quẩn quanh trong cái vòng tác giả và độc giả trong nước Việt Nam với nhau.
    Hãy lấy một thí dụ. Nguyên văn tựa đề một quyển sách của tác giả ngoại quốc, là "G.Potơ, Việt Nam - lịch sử qua các tư liệu, Niu Amêrican Librêri, Luân Đôn" nơi trang 156 trong Tập 12 thì có gì liên hệ với thế giới ngoài Việt Nam hay không? Rồi Pitô A. Puli, Mai Cơn Máclia, Rátpho, Phoxtơ Đalet, Étuốt Lênđên... trang 157, 164, 165, 170, cùng Pitơ A. Puơ, Leđơ, Râugiơ, Mơrơ, Giôdép A. Amtơ, Gabrien Côncô... trang 25, 318, 454, 456 trong Tập 13 thì viết sử mà như đánh đố độc giả.
    Cũng cần nói thêm là tài liệu tham khảo đại đa số là sách báo ấn loát phẩm của chính các tác giả trong nước, có nghĩa là "chúng khẩu đồng từ." Cứ viết và viết mãi, hay cứ viết và lập lại, cuối cùng người đọc sẽ tin theo. Đó là kỹ thuật tuyên truyền mà Đức Quốc Xã đã áp dụng thành công thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945).
    Kỹ thuật viết sử của một tác giả bộ Lịch Sử Việt Nam làm tôi ngạc nhiên, phải nói là sửng sốt, vì đến thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn viết sử biên niên.
    Chuyện biên niên xảy ra trong Tập 4, đầu dòng hai trang 40 và 41 bắt đầu bằng một chuỗi các năm: "Năm 1600... Năm 1602... Năm 1604... Năm 1611... Năm 1613... Năm 1614..."
    Và đầu dòng hai trang 60 và 61 bắt đầu bằng một chuỗi những tháng: "Tháng Chín... Tháng Mười... Tháng Một... Tháng Chạp..."
    Hoá ra người biên soạn đã sao chép nguyên văn sách cổ đã được dịch ra Việt ngữ nên mới có cách viết sử của quá khứ xa xưa như thế!
    Hãy lấy thêm vài thí dụ để chứng minh cho nhận xét này. 
    Trang 31 trong Tập 4 chép lại ba trang 41, 42, và 43 của sách Phủ Biên Tạp Lục cộng với hai trang 238 và 239 của sách Toàn Thư.
    Đến trang 41 thì tác giả chép lại bốn trang 36, 37, 38, và 39 của sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên.
    Trang 83 thì chép lại bốn trang 36, 37, 38, và 39 của sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí cộng với hai trang 417 và 418 của sách Cương Mục.
    Và trang 119 thì chép lại ba trang 148, 150, và 151 của sách Phủ Biên Tạp Lúc.
    Cứ chép như thế suốt ba Chương I, II, và III từ trang 23 đến trang 165 trong Tập 4!
    Thật không có dáng vẻ gì của một công trình tổng hợp lịch sử, mà chỉ là sự sao chép lười biếng các sách sử cổ xưa!
    Ngoài cách viết sử biên niên nói trên, là cách viết sử không bằng sự kiện quá khứ mà viết bằng xung động tình cảm giữa ta và địch.
    Đó là cách viết "tuyển cử bịp bợm... quốc hội bù nhìn... hiến pháp phản dân tộc, phản dân chủ..." nơi trang 177 Tập 12 mà không có một câu một chữ hay một sự kiện nào minh chứng cho sự bịp bợm, bù nhìn, phản dân tộc, phản dân chủ của Hiến Pháp nước Việt Nam Cộng Hòa ban hành ngày 26.10.1956.
    Sự phân bố các tập sách không hợp lý. Tập thể ban biên soạn bộ Lịch Sử Việt Nam này, vì đặt trọng tâm bộ sách vào một đảng chính trị thay vì lịch sử của một dân tộc, nên đã bó rọ các thời Thượng Cổ và Bắc Thuộc làm một (Tập 1, 671 trang) để dành khung cảnh bao la cho lịch sử Đảng, 5 năm cũng thành một tập như Tập 10: Từ Năm 1945 Đến Năm 1950 (627 trang) và Tập 11: Từ Năm 1951 Đến Năm 1954 (499 trang).
    Trong bộ chính sử của chế độ Cộng Sản phát hành năm 2017 này, danh hiệu Ngụy Quân Ngụy Quyền đã được thay thế bằng danh xưng Quân Đội Sài Gòn. và Chính Quyền Ngô Đình Diệm,  hay Chính Quyền Sài Gòn, hay Miền Nam Việt Nam.
    Đó chỉ là chi tiết về chữ, còn nghĩa vẫn giữ nguyên. Đó là "thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ" nơi trang 166, sđd. Đó là "ngụy quân ngụy quyền... đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam" nơi trang 167, sđd. Đó là "Mỹ thay thế Pháp trong vai trò ông chủ ở miền Nam Việt Nam" nơi trang 168.
    Tức là danh xưng mới nhưng nghĩa vẫn là nghĩa xưa như Lê Duẩn đã thêm một lần xác định lại vào năm 1971, nguyên văn nơi trang 168: "(Miền Nam Việt Nam là) một chính quyền tay sai đại biểu quyền lợi cho giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản khoác áo "dân tộc dân chủ" giả hiệu."
    Chỉ nơi trang 177 và 406 trong Tập 12, nhóm biên soạn mới đề cập đến "âm mưu của Mỹ là tạo ra hai Việt Nam là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở miền Bắc và Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam"  "... căn cứ hải quân của Việt Nam Cộng Hoà" là những lần bốn chữ Việt Nam Cộng Hoà được chính thức viết ra.
    Ngoài ra, toàn bộ 15 tập sách chỉ đề cập đến danh xưng VNCH hai lần. Mà lần nào cũng trong ngoặc kép, biểu thị sự khinh thường và nhạo báng. Lần thứ nhất nơi trang 177 trong Tập 12 và lần thứ hai nơi trang 19 trong Lời Nói Đầu Tập 13 của Chủ Biên Nguyễn Văn Nhật.
    Danh xưng Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà cũng vậy. Chỉ có một lần được viết ra nơi trang 191 trong Tập 12và cũng trong ngoặc kép khi người viết là Trần Đức Cường đề cập đến "lực lượng quân sự mạnh" của Ngô Đình Diệm. Nhân đọc trang này, tôi mới thấy tác giả đã chuyển Trung Tâm Huấn Luyện Fort Benning tọa lạc tại tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ sang... Philippin (sic!)
    Làm gì có chuyện nhóm biên soạn bộ Lịch Sử Việt Nam chính thức sử dụng danh xưng Việt Nam Cộng Hoà trong sách như dư luận rầm rộ bên ngoài?!
    Qua những nhận định trên, bộ Lịch Sử Việt Nam 15 quyển mới phát hành này không có dáng vẻ của một công trình tổng hợp lịch sử, từ cách biên soạn mất quân bình đến việc xóa nhoà ranh giới giữa thời sự và lịch sử.
    Không những thế, bộ sách Lịch Sử Việt Nam thứ hai tái bản năm 2017 này không phải là một bộ thông sử xuyên suốt từ đầu đến cuối. Nó chia làm hai phần rõ rệt.
    Chín (9) quyển đầu với 5,904 trang là phần thông sử ghi chép quá khứ dân Việt trong mấy ngàn năm.
    Sáu (6) quyển sau với 3,180 trang là lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000.
    Tập II của bộ Lịch Sử Việt Nam thứ nhất phát hành năm 1985 đã dừng lại tại thời điểm 1945. Nhóm biên soạn bộ này, như vậy đã thận trọng ngưng việc biên soạn quá khứ trước họ 40 năm. Do đó, trên lý thuyết, họ đã có thế lùi cần thiết để các sự kiện lịch sử trong quá khứ làm họ phai lạt nhiệt tình và xa cách ảnh hưởng của các tác nhân và chứng nhân lịch sử. Họ là những nhà viết sử chuyên nghiệp, dù là viết theo duy vật sử quan.
    ̣ Lịch Sử Việt Nam thứ hai này, trái lại,  kéo dài đến thời điểm 2000, tức sự kiện chỉ mới xảy ra trước dự án 2 năm. Đem thời sự vào sử sách như thế là tập thể nhóm biên soạn có chủ đích kéo dài thành tích để tôn vinh một đảng chính trị đang cầm quyền.
    Nhưng tôn vinh như thế nào? Xin trả lời ngay: Họ tôn vinh bằng một nửa sự thật!
    Kết quả các trận chiến bao giờ cũng chỉ có thiệt hại bên phe địch, phe ta không hề gì. Sau đây là vài bằng chứng tôi trích trong sách.
    Năm 1961, loại khỏi vòng chiến đấu 28,956 binh lính quân đội Sài Gòn trong đó có 41 cố vấn Mỹ, bắt sống 3,529 người, thu 6,000 súng đủ lọai (trang 475, Tập 12). Không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
    Năm 1962, loại khỏi vòng chiến đấu 35,000  binh lính quân đội Sài Gòn, làm rã ngũ 32,000 người, lật đổ 18 đoàn tàu hỏa xa, đánh sập 312 cầu cống, bắn hỏng 12 tàu xuồng (trang 484, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
    Năm 1963, loại khỏi vòng chiến đấu 78,000 binh lính quân đội Sài Gòn trong số đó có 600 lính Mỹ, bắn và phá hủy 689 máy bay, phá hủy  800 xe cơ giới và  326 tàu xuồng, bức hàng 800 đồn bót, phá hoàn toàn 2,895 ấp chiến lược, phá từng phần 5,950 ấp khác, lật đổ 34 đoàn xe lửa, đánh chìm 236 tàu xuồng, thu trên 10,000 súng các loại (trang 496, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
    Năm 1964, tiêu diệt 119,000 binh lính quân đội Sài Gòn (trang 512, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
    Ngày 10-11.5.1965, diệt 1,398 binh lính quân đội Sài Gòn, bắn rơi 14 máy bay, thu 700 súng các loại (trang 521, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội
    Ngày 26.5.1965, tiêu diệt 139 sĩ quan và binh lính Mỹ (như trên). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
    Ngày 29-31.5.1965, giết và làm bị thương 915 binh lính quân đội Sài Gòn, bắt sống 270 tên, thu 307 súng, bắn rơi 2 máy bay, phá hủy hai pháo 105 ly và 14 xe vận tải (như trên). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
    Ngày 9-12.6.1965, tiêu diệt 1,500 binh lính quân đội Sài Gòn có 50 sĩ quan và lính Mỹ, bắn rơi 16 phi cơ, phá hủy 2 đại bác 204 ly và 6 xe bọc thép (hư trên). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
    Trong 4 tháng mùa khô 1965-1966, loại khỏi vòng chiến đấu 104,000 tên trong đó có 42,500 lính Mỹ, 3,500 quân các nước thân Mỹ,  bắn rơi và phá hủy 1,430 máy bay, phá hủy 600 xe tăng và xe bọc thép,  1,310 ô tô, 80 khẩu pháo và 27 tàu xuồng (trang 182, Tập 13). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
    Trong 6 tháng mùa khô 1966-1967, loại khỏi vòng chiến 175,000 tên địch trong đó có hàng trăm lính Mỹ và lính đánh thuê, bắn rơi và phá hủy 1,800 máy bay, phá hỏng 1,783 xe quân sự và 340  khẩu đại bác, bắn chìm và bắn cháy 100 xuồng, và đánh sập và đánh hỏng 270 cầu (trang 187, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
    Chưa đầy một tháng của cuộc Tổng Tiến Công Tết Mậu Thân, loại khỏi vòng chiến đấu 150,000  địch trong đó có 45,000 lính Mỹ, bắn rơi 2,370 máy bay các loại, bắn chìm 233 tàu xuồng, bắn cháy 3,500 xe quân sự trong đó có 1,750 xe bọc thép (trang 207, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.
    Thế là, theo bộ chính sử của nhà cầm quyền Cộng Sản, nội trong 4 tháng mùa khô năm 1965-1966 và 1 tháng Tết Mậu Thân năm 1968, lính và sĩ quan Mỹ đã chết mất (42,500 + 45,000) 87,500 người.
    Chỉ trong 5 tháng mà số lính Mỹ bị giết đã nhiều hơn tổng số tử sĩ Mỹ (57,939 người) trên bức tường tưởng niệm tại Washington D.C. đến 30,000 người, thử hỏi thời gian lâm chiến hơn 8 năm của quân đội Mỹ (bắt đầu với hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 8.3.1965 đến ngày 27.1.1973 khi Hiệp Định Paris được ký kết) số thiệt mạng phải lên đến bao nhiêu cho vừa với thành tích vinh quang của bộ đội Cộng Sản từ Bắc Việt và bộ đội địa phương tại miền Nam?
    Đó là chưa những số liệu khác, thí dụ như số ấp chiến lược tại VNCH bị triệt hạ. Bộ Lịch Sử Việt Nam này nêu thành tích là đã phá hoàn toàn và phá từng phần tổng cộng (2,895 + 5,950) 8,845 ấp riêng năm 1963 mà thôi! Cho đến năm 1963 thì toàn cõi VNCH theo thống kê có 9,095 ấp. Vậy là chỉ trong một năm, ấp chiến lược bị Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam triệt phá gần hết như đi vào chỗ không người?! Sự thật về ấp chiến lược là thế này. Sau khi ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu sáng ngày 2.11.1963, tướng Dương Văn Minh lên làm Chủ Tịch nước VNCH và với danh nghĩa đó, ông ký Sắc Lệnh số 103/SL/CT ngày 9.3.1964 giải tán chương trình Ấp Chiến Lược!
    Mặt khác, nhiều vấn đề quan trọng chỉ được biên soạn một cách sơ sài có tính cách lấp liếm, hoặc bỏ ngỏ hay không  hề nhắc đến.
    Đề tài quan trọng nhất trong thời Cổ Đại là nguồn gốc dân tộc chỉ được biên soạn một cách rối rắm phức tạp mà không có kết luận dứt khoát, rồi phán một câu kết luận, nguyên văn thế này nơi trang 66 của Tập 1: "Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc - một trong những cái nôi sinh ra loài người." Thật là một ý tưởng độc đáo, nhân danh ngành khảo cổ học Việt Nam!
    Còn trong thời Hiện Đại thì vụ Nhân Văn Giai Phẩm chỉ chiếm 2.5 trang. Vụ xét lại chống Đảng không thấy chữ nào. Vụ giết hại và chôn sống nhiều ngàn người ở Huế Tết Mậu Thân không thấy đả động. Vụ tịch thu rồi thiêu hủy tất cả ấn loát phẩm khắp miền Nam nước Việt sau ngày 30.4. 1975 không có dấu vết...
    XXX        
                                                                      
    Tiếp theo bài viết tổng quát này, sẽ là hai bài về nội dung bộ sử chính thức của chế độ đương quyền. Một, sẽ nêu lên những đóng góp mới mẻ và cập nhật vào kiến thức lịch sử trong dân gian của Viện Sử Học Hà Nội, tức là phần tích cực của bộ sách. Và hai, sẽ là những sự kiện và những sự thông giải lịch sử không chính xác, tức là phần tiêu cực xuất phát từ chủ đích chính trị nhân danh một sử phẩm.
    22.9. 2017
    TRẦN ANH TUẤN

    Virus-free. www.avg.com




  • tuan nguyen 
    Feb 1 at 7:59 PM

    NS. TUẤN KHANH * XÃ HỘI CẦN THAY ĐỔI

    Trò chuyện với Hội Sinh viên Nhân quyền: “Xã hội này đã đến lúc cần thay đổi”

    Ảnh của tuankhanh


    Đối thoại với những người trẻ là một điều thú vị, vì đó là hành trình để nhận biết xem tương lai của một quốc gia rồi sẽ như thế nào.
    Thật may mắn khi có được một cuộc đối thoại như vậy với Ngọc Kim, thư ký phân ban hải ngoại của Hội Sinh viên Nhân quyền (Hội SVNQ). Kim sinh năm 1992 và đang sống ở Anh Quốc, nơi có rất nhiều người trẻ tuổi ở miền Bắc Việt Nam đến du học.
    Chỉ đến khi sinh viên Trần Hoàng Phúc bị bắt và áp vào cáo trạng “tuyên truyền chống Nhà nước” theo điều 88 BLHS, thì hình ảnh của Hội SVNQ mới xuất hiện rõ trong công chúng ở VN. Bằng một giọng Bắc nhỏ nhẹ và thận trọng, nhưng Ngọc Kim cũng không thể giấu được sự phấn khích của mình khi nói về Hội SVNQ và những ước mơ cho tương lai – ước mơ không phải cho riêng các bạn của Hội, mà ước mơ cho một Việt Nam cần-thay-đổi.
    So với các bàn thắng bóng đá hay bữa tiệc bikini trên máy bay, thì bản ghi chép này thật nhàm chán. Nhưng nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam dành chút thời gian để đọc và chân thành hiểu được những gì tuổi trẻ Việt Nam đang nghĩ, thì có lẽ họ cũng sẽ sớm nhận ra rằng khi một đất nước miệt mài với những cuộc vui và chỉ số hạnh phúc, cũng vô cùng giả tạo và nhàm chán, như chính bản thân họ vậy.
    -----------------------

    Hội Sinh viên Nhân Quyền (Hội SVNQ) của các bạn dường như còn khá mới mẻ đối với công chúng ở Việt Nam. Bạn có thể nói sơ qua về Hội của mình, cũng như cho biết Trần Hoàng Phúc đóng vai trò như thế nào đối với Hội?
    Vâng, ý tưởng thành lập một hội sinh viên độc lập thì đã có từ năm 2014. Khi đó, một bạn sinh viên tìm  đến gặp một giáo sư vật lý và trình bày về ý tưởng thành lập một Hội sinh viên độc lập, và được vị giáo sư ủng hộ. Tuy nhiên ông không tiện ra mặt công khai vận động, mà chỉ âm thầm ủng hộ các bạn trẻ. Rồi các bạn sinh viên cùng chí hướng cũng đã âm thầm liên kết với nhau. Trong nhóm lúc đó, mỗi người có một khả năng nhưng thiếu người am hiểu về pháp luật. Cơ duyên đến khi sinh viên luật Trần Hoàng Phúc đến với nhóm.
    Từ lâu, Phúc cũng có ý tưởng thành lập một Hội sinh viên độc lập như thế rồi, cho nên các bạn trong nhóm rất dễ làm việc với nhau. Từ đó Phúc là người lo cho Hội về phương diện pháp luật và phương pháp tổ chức hội đoàn, lập kế hoạch cho Hội hoạt động lâu dài. Ở thời điểm Phúc đang bị gán ghép những tội danh bất lợi, phía Hội chỉ có thể tiết lộ được đôi điều như vậy về Phúc mà thôi ạ.  
    Lý sao vì sao các bạn chọn cố vấn cho Hội SVNQ là bác sĩ Nguyễn Đan Quế? Việc mời một nhân vật hoạt động chính trị - đặc biệt là bị sự giám sát rất ngặt nghèo từ phía chính quyền, là ý tưởng như thế nào?
    Ý kiến chung của các bạn khi mời bác sĩ Nguyễn Đan Quế, không phải với tư cách ông là một nhà đối lập chính trị, mà là trong tư cách một nhà khoa học. Bác sỹ Nguyễn Đan Quế là một sinh viên xuất sắc dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Khi mới tốt nghiệp trường y, bác sỹ Quế được Liên Hợp Quốc trao học bổng đi tu nghiệp về ngành Y khoa Nội tiết (Endocrinology). Khi về nước, ông giữ chức Giám đốc Khu Nội khoa Bệnh viện Chợ Rẫy bệnh viện Chợ Rẫy.  Ông cũng làm giảng viên tại đại học Y-Dược TP.HCM, với mục tiêu lớn là cải cách nền học thuật Việt Nam. Hội SVNQ đã rất vinh dự khi đã mời nhà khoa học lớn này về làm cố vấn cho mình. Ngoài ra, tất cả các bạn trong Hội SVNQ đều tin rằng việc bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một trí thức đối lập có tên tuổi tham gia cố vấn, còn làm tăng thêm uy tín của Hội sinh viên nhân quyền.
    Hiện tại, Hội còn có một vị cố vấn đặc biệt nữa, đó là giáo sư quốc tế Nguyễn Đăng Hưng. Ông là giáo sư thực thụ tại đại học Liège, vương quốc Bỉ, được hoàng gia Bỉ trao tặng danh hiệu hiệp sĩ cho những đóng góp to lớn cho đất nước này. GS.Nguyễn Đăng Hưng được báo chí Bỉ vinh danh là 1 trong số 10 người làm thay đổi nước Bỉ, ông đã về nước và giúp nhà nước Việt Nam đào tạo ra nhiều nhân tài về cơ học, trong đó kể đến tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng. Hiện Gs .Hưng là cố vấn đặc biệt cho chuyên mục Cải cách học thuật .
    Chính sách của Hội SVNQ là mời gọi nhiều nhân tài khoa học và những nhân tài trên nhiều lĩnh vực. Hội SVNQ luôn mở cửa chào đón những sinh viên có thực tài và có mong ước tốt đẹp cho xã hội và đề xuất được các chương trình để cải tạo đất nước 
    Thêm một điều tò mò nữa, nhờ các bạn giải thích là vì sao Hội SVNQ lại gắn với ý nghĩa “nhân quyền”. Theo nhận định của các bạn đời sống đại học và sinh viên hiện nay như thế nào, khiến có sự ra đời của Hội?
    Vâng, khi chọn danh từ “nhân quyền” như trong tên gọi, Hội SVNQ đã lường trước được nội hàm ý nghĩa rất rộng của từ “nhân quyền”. Nhân quyền , hay gọi cách khác là quyền con người, thì ai cũng có và cũng cần được trân trọng. Nhưng cách hiểu về nhân quyền của mỗi người khác nhau. Ví dụ, cách hiểu về nhân quyền của người phương Đông khác với người phương Tây, và cách hiểu về nhân quyền của giai cấp bị trị chắc chắn khác biệt cách hiểu của giai cấp thống trị. Trong bất kỳ xã hội nào, ai cũng muốn bảo vệ quyền-con-người của mình, cho nên luôn luôn có những xung đột về vấn đề nhân quyền. Do đó lý tưởng hoạt động vì nhân quyền của Hội SVNQ sẽ là một chặng đường rất dài.
    Điều gì khiến cho các bạn tin rằng sinh viên Việt Nam hiện nay cần suy tư, và quan tâm đến nhân quyền?
    Tình hình nhân quyền ở Việt Nam hết sức phức tạp. Nhiều mảnh đời bất công trong xã hội không được ai bênh vực, hỏi nhà nước thì nhà nước lắc đầu làm ngơ  không trả lời, hỏi người nước ngoài, thì người ta ở xa làm sao can thiệp kịp?  Do đó, cần có những tổ chức bảo vệ nhân quyền thiết thực ở trong lòng xã hội, và tổ chức đó phải  độc lập. Sinh viên Việt Nam là một thành tố quan trọng trong ý nghĩa đó. Sinh viên Việt Nam cần quan tâm đến nhân quyền bởi vì tất cả sinh viên đều là con người, thậm chí những con người đó chuẩn bị ảnh hưởng rất lớn làm thay đổi xã hội. Nếu quyền của một sinh viên bị xâm phạm thì cũng tức là quyền của cả một xã hội đang bị xâm phạm. Bằng cách này hay cách khác, sinh viên nào quan tâm đến nhân quyền đều có thể tác động thay đổi vận mệnh dân tộc.
    Có vẻ như các bạn đang đi tìm một tính độc lập của khối đại học, cũng như tinh thần độc lập của giới sinh viên so với sự thực tế giáo dục hiện nay. Các bạn có lưu tâm về vấn đề lịch sử và so sánh sự khác biệt tinh thần đại học hiện nay, so với trước năm 1975?
    Hiện nay, thời xã hội chủ nghĩa, có thể nói sinh viên đa số không có được tinh thần độc lập như các sinh viên thời Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Sinh viên trước 1975 độc lập trong suy nghĩ hơn và có nhiều sáng tạo hơn, trình độ cao hơn, khả năng ngoại ngữ vượt trội hơn. Thời Việt Nam Cộng Hòa, từ khi còn là học sinh các bạn đã được hưởng một nền giáo dục khai phóng và nhân bản, đến khi lên đại học thì các bạn sinh viên đã là những người giỏi giang, là tài sản của quốc gia. Còn bây giờ, kể từ sau 1975, nền giáo dục trói buộc con người, áp đặt học sinh phải nghĩ theo một con đường định sẵn, cho nên học sinh và sinh viên mái trường xã hội chủ nghĩa như bị rối loạn nhân cách, bằng chứng là rất nhiều người khó hòa nhập được với trào lưu chung của sinh viên quốc tế.
    Phải nói thêm rằng giáo sư, giảng viên của khối đại học sau 1975 cũng không được như trước 1975. Không có tự do ngôn luận nên nhiều giáo sư, giảng viên đại học thời nay không có tư tưởng, cho nên đào tạo ra những sinh viên không có tư tưởng. Khi không có tư tưởng thì một người lao động chỉ là công nhân, khi có tư tưởng rồi thì anh mới là nhà báo, nhà văn, nhà chính trị... Nhưng nói cho cùng, cũng không thể trách là các thầy cô hèn nhát được, vì bất kỳ thầy cô nào suy nghĩ độc lập và dạy học sinh tư duy phản biện thì sẽ bị trù dập, thậm chí phải đối diện nhà tù. Không được các giáo sư khích lệ nên sinh viên cứ tư duy theo lối mòn, không dám độc lập suy nghĩ.
    Sinh viên của hai giai đoạn này khác biệt nhau rất nhiều. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở tư tưởng. Theo quan điểm của Hội, sinh viên thời chính quyền Sài Gòn - Việt Nam Cộng Hòa có tư tưởng và dám đấu tranh cho lý tưởng, nhưng sau năm 1975, tỉ lệ này trong sinh viên chỉ chưa đầy 1%.
    Chính vì vậy khi thấy giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là một con người tự do vào làm cố vấn, đã có không ít bạn trẻ nộp đơn để được tham gia Hội Sinh viên Nhân quyền. Tụi em rất vui và tin rằng nhiều bạn trẻ sẽ nhìn ra được rằng xã hội này đã đến lúc cần thay đổi.

    Được biết các bạn là một Hội sinh viên sinh hoạt về các quyền và giá trị con người, theo cách của giới trí thức ôn hòa và bình thường theo hiến pháp/luật pháp, nhưng tại sao hiện nay các thành viên của các bạn phải đánh số như mật danh?
    Lý do là trãi qua 6 tháng hoạt động đầu tiên, bị cơ quan an ninh điều tra theo dõi nên Hội phải áp dụng phương thức thay tên bằng mã số để đảm bảo an toàn cho các Hội viên. Nay thời gian nửa năm đã trôi qua, Hội đã lớn mạnh và mới đây đã dần xóa bỏ mã số cho tất cả các hội viên và chính thức sử dụng tên. Dĩ nhiên, tên này có thể là tên thật hoặc bí danh. Một khi Việt Nam sớm có luật tự do lập hội đoàn, thì tất cả các hội viên Hội sinh viên nhân quyền sẽ cùng thể hiện tên thật và công khai thực hiện các chương trình tái thiết đất nước của mình.

    Cũng liên quan về việc sinh hoạt các quan điểm xã hội, cũng như ứng dụng tri thức căn bản truyền thông trong đời sống, nhưng một thành viên của các bạn là sinh viên Trần Hoàng Phúc đã bị kết tội theo điều 88 tức "tuyên truyền chống nhà nước". Các bạn nhận định như thế nào về điều này? 
    Cần nói rõ bạn Trần Hoàng Phúc là một sinh viên vô cùng năng động. Bạn Phúc có mặt bao quát trên nhiều lĩnh vực, giúp đỡ cho nhiều hội đoàn. Tháng 7 năm 2017, nhà cầm quyền dùng luật điều 88 để bắt Phúc, với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.  Nhưng đây là một tội danh hết sức mơ hồ. Nếu một điều nói thật mà nhà nước coi là chống nhà nước, thì nhà nước nên lại xem lại, là tại sao chỗ nào cũng có người chống nhà nước? Đó là vì nhà nước làm việc không theo sự thật. Bởi không có sự thật trong nhà nước cho nên nhà nước phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác và sẽ có những người bất mãn dùng truyền thông để nói lên sự khác biệt.  Trường hợp Trần Hoàng Phúc, theo như Ngọc Kim được biết, thì Phúc muốn dùng truyền thông để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn.
    Một đất nước văn minh phải có năm cột trụ: tam quyền phân lập, tức là lập pháp-tư pháp-hành pháp độc lập với nhau, cột trụ thứ tư là tự do báo chí, cột trụ thứ năm là công đoàn độc lập. Nhà nước muốn đập bỏ cột trụ thứ tư thì tức là đang đập bỏ một phần của nền văn minh nhân loại. Tất nhiên Hội SVNQ không nghĩ rằng mọi thành phần của nhà nước đều phản văn minh như vậy, mà rõ ràng, một phía bảo thủ nào đó, có lợi thế cầm quyền đang muốn ngăn cản quyền tự do báo chí mà thôi.  Trần Hoàng Phúc đấu tranh cho cột trụ thứ 4 của một nước văn minh là tự do báo chí, cho nên bạn ấy tất nhiên bị phía lực lượng phản văn minh muốn bỏ tù .

    Tương tự như Hoàng Chí Phong ở Hồng Kông, Phan Kim Khánh hay Trần Hoàng Phúc đều là những sinh viên trẻ, có hoạt động phản biện và chủ trương ước mơ cho đất nước được thay đổi tốt đẹp hơn. Kim Khánh đã có một bản án, và Phúc cũng vậy và bị đặt ở phía kẻ có tội, các bạn nghĩa sao về điều này?
    Cùng bị kết tội chống đối chính quyền, nhưng Hoàng Chi Phong ở Hồng Kông có điều kiện dễ dàng hơn Phan Kim Khánh và Trần Hoàng Phúc ở Việt Nam. Hồng Kông có tự do ngôn luận và  thượng tôn pháp luật, đặc trưng của các nước thuộc địa  Anh quốc. Giới trẻ Hồng Kông hết thảy đều biết về Hoàng Chi Phong và ủng hộ Hoàng Chi Phong, cho nên Trung Quốc cũng không dám bỏ tù Hoàng Chi Phong với án nặng. Nhưng ở Việt Nam, báo in bị nhà nước kiểm soát gắt gao, họ muốn bưng bít về giới sinh viên bất đồng chính kiến, nên trong nước vẫn chưa nhiều người biết đến Trần Hoàng Phúc và Phan Kim Khánh, Ngọc Kim nghĩ rằng hiện chỉ mới khoảng 20% dân số biết đến những việc làm của hai sinh viên này mà thôi.
    Tại Hồng Kông, ít nhất cũng khoảng 95% dân số nước này biết đến Hoàng Chí Phong. Sự ngưỡng mộ của dân chúng đối với Hoàng Chí Phong có ở mọi con phố ở Hồng Kông, làm cho nhà cầm quyền chỉ dám giam giữ người sinh viên này vài tháng đến nửa năm. Còn như Phan Kim Khánh, vì xã hội còn ít người biết đến cho nên tòa án độc tài bỏ tù anh đến 6 năm. Nhưng từ ngày 31/01, Trần Hoàng Phúc ra tòa, tình hình có thể sẽ khác bởi thông tin ngày càng lan tỏa, và hiện đã có nhiều người hơn, trên khắp cả nước biết đến Phúc. Bản án đặt lên Trần Hoàng Phúc có thể tạo những cột mốc mới đối với tình hình chính trị Việt Nam.
    Và Ngọc Kim tin rằng, dù ở Hồng Kông hay Việt Nam, nếu Hoàng Chi Phong hay Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc bị kết tội thì cho thấy một điều rằng, ở mọi quốc gia, sinh viên độc lập là lực lượng mạnh mẽ nhất có thể thay đổi xã hội .

    Cám ơn sự bộc bạch của các bạn, và xin hỏi một câu cuối, là khi chọn một sự khác biệt với nhà nước, đồng nghĩa với chọn đối diện áp lực. Lúc này áp lực mà các bạn đang đối diện thì như thế nào? Các bạn có ước mơ gì cho tương lai?
    Dạ, Hội chúng em bị an ninh nhà nước kiểm soát liên tục. Một bạn sinh viên chỉ like và share một status của fanpage Hội thôi mà đã bị công an tỉnh mời lên rồi đe dọa. Có bạn hội viên bị công an đến quấy nhiễu công ăn việc làm. Một bạn khác bị tình nghi tham gia Hội thôi mà đã bị tin tặc tổ chức cướp mất mật khẩu Icloud. Một bạn khác bị phá tài khoản Facebook và Gmail nhưng cuối cùng may mắn vẫn giữ được. Như em thì gia đình cũng bị ảnh hưởng và liên lụy, nhưng vì Kim tin việc Kim làm không có gì sai trái nên vẫn không thay đổi.
    Không phải riêng Kim, mà tất cả các bạn đều mơ ước Hội sinh viên nhân quyền sẽ là Tổ chức độc lập của sinh viên Việt Nam: Tập hợp của những sinh viên có mong muốn cải cách học thuật, minh bạch giảng đường và thúc đẩy các giá trị nhân quyền trong giới sinh viên. Với một Editlý tưởng như vậy, chắc mọi người quan tâm có thể hình dung được phần nào diện mạo của Hội SVNQ trong tương lai.

    Tuấn Khanh (ghi lại)
    -----------------------------------
    Chú thích ảnh: Ngọc Kim và bức ảnh Trần Hoàng Phúc trong một lần vận động ở Anh Quốc

    No comments:





No comments:

Post a Comment