Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 27 September 2018

Sunday, August 13, 2017

LÝ GIẢ LÔ RĂNG * NGUYỄN CAO ĐÀM-TRẦN CAO LÃNH

Nhớ Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh

 Ký Giả LÔ RĂNG


   Nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm
(1916-2001)
Trong tủ sách ngày xưa của tôi có một cuốn tôi rất quý. Đó là cuốn sách hình "Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu" của hai tác giả Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh. Cuốn sách rất đẹp, cả về hình ảnh lẫn văn chương, đặc biệt có lời đề tặng rất thân ái của hai tác giả. Cao Đàm & Cao Lĩnh là hai nghệ sĩ nhiếp ảnh lớn của Việt Nam cũng như quốc tế, "tranh" của các ông đẹp và lẽ dĩ nhiên rồi khỏi phải khen "phò mã tốt áo", nhưng đối với tôi, cuốn sách còn có một thú vị riêng. Tôi vốn là một người sinh trưởng ở thôn quê, lớn lên sau lũy tre xanh, quen thuộc với ruộng đồng, với cây đa đầu làng, rặng tre trước ngõ.
Sau này lớn lên, thời cuộc đẩy đưa, tôi di cư vào Nam sống ở đô thị, quen với văn minh kỹ thuật, bên ngoài dù có "bắng-nhắng" đến đâu chăng nữa nhưng bên trong tôi vẫn là một anh nhà quê. Những lúc nửa đêm về sáng, hoặc là những khi canh tàn - rượu tỉnh, một mình một bóng thấy nhớ nhà, nhớ quê ghê lắm ông ơi! "Mình về mình có nhớ ta - Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương". Những lúc ấy đem cuốn "Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu" ra xem, thấy sao mà bồi hồi, sao mà xúc động. Đây quê hương đất nước ta đây. Bao nhiêu hình ảnh vừa nhớ, vừa quên, nào "Đường vào xóm nhỏ", "Giếng nước đầu làng", nào "Chiều cô thôn", "Nắng chia nửa bãi" cho đến "Rừng xanh lau bạc", "Đất nước", "Rạt rào", "Bờ Hương Giang", "Miền Nam vị ngọt". Lần giở cuốn "Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu"... như lần giở từng trang kỷ niệm. Hai ông Cao Đàm và Cao Lĩnh, trong cuộc đời nghệ thuật đã đoạt nhiều danh
vị quốc tế (mà tôi nhớ không hết được, nhưng biết là hết sức cao quý), nhưng tôi nghĩ cái danh vị đầu tiên các ông đáng được hưởng phải là Nghệ sĩ Việt Nam.

"Tranh" của các ông không lẫn với ai được, thuần túy Việt Nam. Cá ông chắc cũng phải yêu cái đất nước đau thương nhưng vô cùng đẹp đẽ này nhiều lắm, nên mới ghi lại được những hình ánh có sức rung cảm sâu xa như vậy.

Tháng Tư đen 1975, tôi đi cải tạo sau 10 năm trở về - thấy mất nhiều thứ quá. Nhà cửa còn bị tịch thu thì cái tủ sách sao mà tồn tại được. Nhưng đau hơn nhất là mất bạn bè. Nhìn lại trong thời gian ấy bao nhiêu anh em mình đã mất, trong số đó có Trần Cao Lĩnh. Chả bao giờ gặp lại Trần Cao Lĩnh nữa. Người ta thường bảo "văn tức là người", nhưng trong trường hợp anh, có lẽ phải xét lại "Tranh" của anh tài hoa, thông minh tinh nghịch nhưng rất đôn hậu như nét cười tươi tắn của anh, sao anh từ biệt anh em sớm vậy? Anh Cao Đàm còn hơn tuổi anh nhiều chứ!


   Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh
(1925-1989)
Ấy vậy mà bây giờ, người tóc bạc phơ, nhưng "nhất kiếm trấn ải" ở vùng đất Nam bán cầu này đấy. Xưa nay tôi không được quen biết nhiều những nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhưng đối với tôi, Cao Đàm - Cao Lĩnh là "song kiếm hợp bích" trong làng ảnh Việt Nam. Cao Lĩnh là khóe nhìn thông minh, tươi tắn của một con người hướng ngoại (extrovert) còn Cao Đàm con mắt đăm chiêu, sâu sắc, nhìn vào bên trong, hướng nội (introvert). Trong cuốn Album chung "Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu", hai cái nhìn một hướng nội, một hướng ngoại đã "chụp" được những hình ảnh rất đáng ghi nhớ về đất nước Việt Nam.

Trên mục này, tôi từng đề cập đến tấm hình bìa báo đặc biệt
Chiêu Dương giai phẩm xuân Giáp Tuất của Trần Cao Lĩnh. Tấm hình này theo phong cách một bức tranh tĩnh vật, rất bắt mắt, rất mời gọi người xem. Một không khí Tết Việt Nam tràn ngập với chữ đại tự, hoa đào, cây trái và bộ tách trà song ẩm. Tâm hồn Trần Cao Lĩnh hướng ngoại... anh mở toang cửa sổ tâm hồn mời gọi người xem... xin cứ tự nhiên ra vô thong thả. Còn Cao Đàm, ngược lại, cái nhìn của anh kén chọn, trầm tư, sâu sắc; chụp hình mà anh như muốn ghi lại những gì vô ảnh, vô hình. Hãy ngắm kỹ bức hình "Đế" (tiếng Anh dịch: "Drunk"). Say là một trạng thái tâm hồn, làm sao mà chụp được. Nhưng cứ nhìn kỹ chân dung ông già thiểu số trong bức này đi. Nhìn vào mắt ông ta. Say lắm, xỉn lắm! Nhìn mà như không thấy gì, những tia máu trong mắt hằn lên. Nét mặt đờ đẫn.

Càng nhìn càng thấy say kịch liệt. Hay là bức hình "Past and Present" (Quá khứ và Hiện Tại). Đây chỉ là một gốc tre già và một chồi măng. Rất đơn giản, rất tự nhiên, không có bố cục, không có gia công một chút nào. Loại tranh này, theo anh Cao Đàm không gọi là "tĩnh vật" được, mặt dù nó đơn sơ gần gũi. Cái gì ở ngoài trời, còn đang sống, đang tươi ngoay-ngoảy, đang chuyển động (dù là chuyển động âm thầm) thì phải gọi là tranh phong cảnh (paysage) dù rằng rất gần với tĩnh vật (loại tranh chụp trong nhà). Quá khứ: gốc tre già cốc-đế rễ xoắn-xuýt từng chùm, bên cạnh hiện tại: một chồi măng mới mọc, vừa nhú lên từ lòng đất - những cái lông măng như còn đọng hạt sương mai.

Tuy vậy, ông già Cao Đàm này không có nghiêm nghị, khô khan đâu. Ông già này "hóm " lắm, "nghịch ngầm" lắm. Có một bức tranh ghi hình một dãy cau chĩa thẳng lên trời, có một thằng nhỏ đang trèo nhún nhẩy. Đây là bức "Mày trèo cây cau". Bức hình tươi vui, "ca dao" một cách kỳ lạ. Hình như đâu đây có tiếng hát "Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà". Nhưng mà từ mấy chục năm nay, tôi thú nhất bức tranh "Lá trầu trao duyên" của Cao Đàm. Chỉ là hai chiếc lá trầu tơ, phồng căng đang khoe mình dưới nắng. Lá trầu làm nghĩ đến cưới xin, đến đôi lứa, đến động phòng hoa chúc. Lá trầu trao duyên. Lá trầu đang sắp sửa hiến dâng, với tất cả vẻ say nồng của nó...

Ngày xuân con én đưa thoi... Chúng tôi cùng vài người bạn tới thăm anh Cao Đàm. Tác giả được dịp bàn về nghệ thuật, hình như không biết mỏi, trình bày hết bức này đến bức kia, cuốn này sang cuốn khác. Bỗng nghe anh Cao Đàm nói với chị Cao Đàm (một người 80 tuổi và một người trên 70 tuổi): "Mình ơi, lấy hộ cho mình cuốn sách...". Hai ông bà vẫn cứ ríu-rít như đôi chim bồ câu già. Tôi chợt nhớ đến chữ "mình" trong ca dao và trong đời sống Việt Nam:

Mình về ta chẳng cho về,
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ.
Câu thơ ba chữ rành rành,
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung thì để phần cha,
Chữ Hiếu thờ mẹ, đôi ta...
(1995)
Thưa chị Nguyễn Cao Đàm,

Chiều thứ Sáu tuần qua (8 tháng 6/2001) tôi tới để chào anh Nguyễn Cao Đàm lần cuối. Như vậy là anh Đàm đã theo anh Lĩnh về thế giới bên kia - hai anh lại "song kiếm hợp bích" ở dưới ấy.
"Mình về, ta chẳng cho về - Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ...", bây giờ không ai "nắm vạt áo" anh Đàm mà đề thơ được nữa.
Nhưng thưa chị Nguyễn Cao Đàm, "tranh" của anh còn ở lại hoài hoài trên cõi đời này, và cái ríu-rít "mình mình - ta ta" của anh chị cũng còn vang vọng trong tâm hồn chúng tôi mãi mãi.
(2001)

Ký Giả Lô Răng

(Ngày Nay Minnesota số 297, 15.10.2001

ĐẠI HỌC HUẾ

Những bước tiên phong và thành quả của Ðại Học Huế (1957-1975)

Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang (cựu Phụ tá Viện trưởng Ðại Học Huế)
Thư Viện Ðại Học Huế. (Hình minh họa: otofun.net)
Sáu mươi năm trước, Ðại Học Huế ra đời do Nghị Ðịnh số 45-GD của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ban hành ngày 1 Tháng Ba, 1957 và Linh Mục Cao Văn Luận là viện trưởng đầu tiên. Vào lúc đó, Hiệp Ðịnh Geneva 1954 mới chia đôi nước ta chưa được ba năm. Chính quyền miền Nam phải bận rộn đối phó với rất nhiều vấn đề từ an ninh đến tổ chức hành chánh, tư pháp và lập pháp, từ hạ tầng cơ sở đến các cơ quan trung ương. Thêm vào đó, phải tổ chức cuộc di cư và định cư cho 1 triệu đồng bào từ Bắc vào Nam tị nạn Cộng Sản. Trong bối cảnh vô cùng phức tạp và khó khăn đó, Ðại Học Huế ra đời như một sách lược của chính phủ quyết tâm xây dựng đại học để đào tạo nhiều nhân tài, góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc và xây dựng một miền Nam tự do được phồn thịnh trước hiểm họa Cộng Sản và văn hóa suy đồi tại miền Bắc.
Tại Việt Nam, năm nay giới chức Ðại Học Huế cũng đã tổ chức kỷ niệm 60 năm, nhưng họ cố lờ đi công lao của những người đã từng khai sáng và gây dựng nên cơ sở giáo dục quan trọng bậc nhất đó tại miền Trung, ngay cả Linh Mục Cao Văn Luận, vị viện trưởng sáng lập, cũng không được nhắc tới. Khác với người Cộng Sản, hôm nay chúng ta kỷ niệm 60 năm Ðại Học Huế trong tinh thần uống nước nhớ nguồn, tri ân thầy cô và trân quý tình đồng môn. Vì vậy, hôm nay nhân dịp kỷ niệm 60 ngày thành lập Ðại Học Huế, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những bước tiên phong và thành quả rất đáng khích lệ mà trường đạt được trong thời gian 18 năm đầu ngắn ngủi, từ 1957 đến 1975.
Trước hết và quan trọng nhất, Ðại Học Huế là đại học đầu tiên do người Việt Nam thành lập. Không những thế, đó là đại học tiên phong sử dụng tiếng Việt để giảng dạy. Trong khi đó, Ðại Học Sài Gòn, hậu thân của Ðại Học Hà Nội, do Pháp dựng lên nên chỉ có trường luật giảng dạy bằng tiếng Việt, còn các phân khoa khác vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên phải sử dụng nửa Việt nửa Pháp.
Từ Tháng Hai 1958, Ðại Học Huế đã xuất bản tạp chí Ðại Học, cơ quan ngôn luận và nghiên cứu với sự cộng tác thường xuyên của nhiều giáo sư và trí thức tại Huế cũng như các nơi khác tại quốc nội và hải ngoại. Ðó là tạp chí cấp đại học đầu tiên tại Việt Nam.
Ðại Học Huế là viện đại học duy nhất tại miền Nam có nhà in và nhà xuất bản riêng. Nhờ vậy, việc in ấn và xuất bản các tác phẩm và sách báo của viện thuận tiện và ít tốn kém hơn các đại học khác.
Viện Hán Học được thành lập do nghị định số 389-GD của tổng thống ban hành ngày 8 Tháng Mười 1959, trực thuộc Ðại Học Huế, nhằm đào tạo các chuyên viên Hán văn và chữ Nôm để phục vụ nhu cầu tại vài cơ quan chính phủ, đồng thời để giảng dạy, nghiên cứu và dịch thuật kho tài liệu cổ văn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Ðây là một kế hoạch quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Việc làm này đã đi trước giới đại học tại miền Bắc trên 30 năm.
Ngoài sứ mạng giáo dục, Ðại Học Huế còn là một định chế bảo tồn và phát huy văn hóa qua việc thành lập Ủy Ban Phiên Dịch Sử Liệu. Ủy ban quy tụ được nhiều học giả lỗi lạc của hai ngành Hán văn và Sử học. Dự án quan trọng đầu tiên là sắp xếp lại để làm mục lục và phiên dịch châu bản triều Nguyễn từ Hán tự sang Việt ngữ. Tiếp đến là nỗ lực phiên dịch tài liệu Hải Ngoại Ký Sự của Thích Ðại Sán và bộ An Nam Chí Lược của Lê Tắc.
Từ năm 1957, Ðại Học Huế từng bước cải tiến học trình và phương pháp giảng dạy, điển hình nhất là các nỗ lực sau đây:
Tại Ðại Học Khoa Học, năm 1957, môn Tân Ðại Số được giảng dạy lần đầu tiên trong chương trình Cử Nhân Toán. Năm 1969, chương trình Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng ra đời gồm các ngành Tạo Tác, Thủy Lợi, và Sinh Hóa. Năm 1971, chương trình Cao Học Thống Kê và Nhân Chủng Học được tiên phong tổ chức tại Việt Nam.
Tại Ðại Học Sư Phạm, năm 1965 trường Trung Học Kiểu Mẫu được tiên phong thành lập tại Việt Nam để trắc nghiệm và thực hành các phương pháp sư phạm tân tiến và hữu hiệu để giảng dạy tại bậc trung học.
Tại Ðại Học Luật Khoa, từ năm 1966, nhiều môn học mới đã được đưa vào chương trình Cử Nhân Luật 4 Năm, gồm có: Cổ Luật Việt Nam, Pháp Y Học, Phiên Tòa Giả Ðịnh, Báo Chí Học, Kỹ Thuật Ngân Hàng, Quản Trị Xí Nghiệp, Kế Toán, và Doanh Thương. Trường luật cũng thiết lập Hệ Thống Văn Khố Âm Thanh để các sinh viên vắng mặt vì nghề nghiệp cũng như các sinh viên có mặt nhưng chưa hiểu rõ có thể nghe lại các bài giảng của giáo sư.
Tại Ðại Học Y Khoa, hai ngành Y Tế Cộng Ðồng và Y Khoa Cổ Truyền được đưa vào học trình để đào tạo các bác sĩ chuyên khoa đa năng và dồi dào kiến thức chữa trị bệnh nhân theo cả hai truyền thống Tây Y và Ðông Y.
Năm 1970, chương trình liên khoa lần đầu tiên được thiết lập tại một đại học Việt Nam nhằm mục đích mở mang kiến thức của sinh viên qua nhiều bộ môn khác nhau và tạo cơ hội cho sinh viên của các phân khoa có dịp học tập chung để có thể quen biết nhau, nhờ đó hun đúc tinh thần đoàn kết tập thể.
Sau ngày phái đoàn Ðại Học Huế viếng thăm trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt năm 1971, vì nhận thấy thư viện đầy đủ sách báo chuyên môn và các phòng thí nghiệm trang bi máy móc tối tân, cũng như chương trình giảng dạy và đặc biệt thành phần ban giảng huấn có bằng cấp và học vị chẳng khác gì các đại học dân sự, Ðại Học Huế tiên phong đề nghị Bộ Giáo Dục thừa nhận văn bằng tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, chương trình 4 năm, có giá trị tương đương với Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng. Ðề nghị nầy được Bộ Giáo Dục chuẩn thuận năm 1972, nâng cao giá trị của trường Võ Bị Ðà Lạt tương tự như trường West Point của Mỹ.
Năm 1971, Ðại Học Huế bắt đầu thực hiện việc ghi danh và ghi điểm các môn thi bằng điện toán, và năm 1972, tiên phong áp dụng giảng dạy theo tín chỉ.
Tóm lại, Ðại Học Huế ra đời trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn vì chiến tranh tang tóc và thiếu thốn mọi bề, nhưng nhờ sự quyết tâm và tài lãnh đạo của Linh Mục Cao văn Luận và các vị viện trưởng kế tiếp, chỉ trong vòng 18 năm đầu ngắn ngủi, Ðại Học Huế tiên phong thực hiện nhiều cải cách tiến bộ và đã đào tạo được hàng trăm luật sư, cử nhân khoa học, cử nhân văn khoa, 1,256 giáo sư trung học, và khoảng 400 bác sĩ y khoa. Lực lượng chuyên viên trẻ trung và đầy nhiệt huyết đó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển và hưng thịnh của Việt Nam Cộng Hòa hơn hẳn miền Bắc dưới chế độ Cộng Sản độc tài phi nhân trước khi miền Nam tự do bị nhuộm đỏ năm 1975.
Mời độc giả xem phóng sự “Nhà văn Huy Phương ra mắt sách ‘Nước non ngàn dặm’ và ‘Quê hương khuất bóng’

THƠ MỚI NHẤT CỦA THÁI BÁ TÂN

MẤY BÀI THƠ MỚI NHẤT CỦA THÁI BÁ TÂN

Người Việt đã từng đánh đổi cả mạng sống để rời khỏi VN khi chiến tranh kết thúc hồi tháng 4/1975. Sau hơn 40 năm, họ vẫn tìm cách bỏ nước ra đi. 

 ƠI TRỜI !
Đọc báo đảng mới biết
Rằng người Việt, trời ơi,
Đứng thứ hai thế giới
Về số lượng những người
Đầu tư để được phép
Thành công dân Hoa Kỳ.
Nửa triệu đô la Mỹ
Với họ, chẳng thấm gì.
Ai đi hay ai ở
Là việc riêng từng người.
Biết thì vẫn biết thế,
Nhưng phải kêu “trời ơi”
Một – vì ta, cộng sản,
Mà yêu Mỹ hơn ta.
Hai – nước nghèo mà có
Năm trăm nghìn đô-la.
Kết luận: Nói cứ nói,
Mà làm thì cứ làm.
Không thể không kinh ngạc
Về nước ta, Việt Nam.

______________

NHỮNG NGƯỜI Ở LẠI
Trẻ, đua nhau du học.
Học xong không quay về,
Bỏ lại cánh đồng cháy,
Tiêu điều những làng quê.
Quan, những người cách mạng,
Lặng lẽ tích đô-la
Để thành công dân Mỹ,
Tây Âu, Canada.
Doanh nhân, chưa bị giết
Bằng sưu thuế nhiễu nhương,
Cũng lặng lẽ chuẩn bị
Để mai mốt lên đường.
Vậy là đi, đi hết,
Những người có thể đi.
Ta, những người ở lại,
Đang thử hỏi còn gì?
Còn lại một núi nợ,
Một xã hội trái chiều.
Những câu khẩu hiệu đỏ
Và một mớ giáo điều.
Một môi trường hủy diệt.
Một đất nước, người dân
Mất niềm tin, ngơ ngác,
Đành tin vào thánh thần.
Một dân tộc bất lực
Nhìn cái ác lên ngôi.
Bất lực chịu ngang trái
Và đạo đức suy đồi.
Có lẽ rồi đi hết,
Những người có thể đi.
Ta, những người ở lại,
Bất chấp còn lại gì.
Ta sẽ tiếp tục sống
Với đúng nghĩa làm người,
Trên mảnh đất tiên tổ
Đã gây dựng bao đời.
Dẫu sao, ta vẫn có
Hy vọng và đôi tay.
Vậy thì ta chung sức
Vực dậy non sông này.
 

GS.NGUYỄN HUY * VĂN HÓA CAO ĐÀI

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
大 道 三 期 普 度
Văn Hóa Cao Đài
文化高臺
Tập 1
Lạp Chúc Nguyễn Huy
Cựu giáo sư Viện Đại Học Cao Đài
Cựu chuyên viên khảo cứu Đại Học Laval, Canada



                               Ấn tống năm 2017









Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
大 道 三 期 普 度
Văn Hóa Cao Đài
文化高臺
Tập 1
Lạp Chúc Nguyễn Huy
Cựu giáo sư Viện Đại Học Cao Đài
Cựu chuyên viên khảo cứu Đại Học Laval, Canada



                                    Ấn tống năm 2017




Lời cảm tạ

Tác giả chân thành cảm tạ :
Đạo hữu Quách Hiệp Long, CTS Thánh Thất Cao Đài Paris đã đọc và cho ý kiến phê bình bổ túc;
Đạo hữu Từ Chơn đã đóng góp với nhiều ý kiến của thân phụ là cố Hiền Tài Từ Huệ nguyên tốc ký viên của Đức Hộ Pháp.
 Các chư đạo hữu đã đóng góp công sức và tài chánh cho việc xuất bản cuốn sách.




                  Tác phẩm của Lạp Chúc Nguyễn Huy
Sách sắp in:
    Hiệp Tam Bửu
    Đạo Cao Đài, Bốn trang triết lý
    Hệ Phái Cao Đài
   
    Sách đã in:
   2016 Âm Dương Ẩm Thực, TT Seattle xuất bản, Hoa Kỳ
   2015  Thiên Thư Tòa Thánh chú giải, Viện Nghiên Cứu Đạo Cao Đài, ÚSA
   2005  Le Caodaïsme, Théorie des Trois Trésors et des Cinq Fluides, Chân Tâm Publisher, California.
                   1995      Triết Lý Đạo Cao Đài, Minh Thiện xuất bản, Canada.
                   1994       Văn Hóa Việt, Nắng Mới xuất bản, Canada.
                   1992  Religion et adaptation: les réfugiés vietnamiens au Canada, Université Laval, Canada. *
                   1990        Fleur de lotus et feuille d'érable, la vie religieuse des Vietnamiens du Québec, Département d'Anthropologie,     
                               Université Laval, doc. de recherche No. 7, Canada *.
                   1988        Exile in a cold land, a vietnamese community in Canada, Yale Center, U.S.A. *
                   1984        Les Vietnamiens du Québec: profil sociolinguistique, Centre international de recherche sur le bilinguisme,
                               B.136, Québec *.
                  1972    Hịên tình kinh tế Vịêt Nam, 2 tập, Lửa Thiêng xuất bản, Saigon.
                   Bài khảo cứu
                  2008   Des poids et des mesures dans les campagnes du Vietnam, École française d’Extrême-Orient,  (Institut de 
                               Recherche sur le Sud-Est Asiatique, T.2, Paris*
                   1998        Le Thờ Mẫu, un chamanisme vietnamien?, Anthropologie et Société, Université Laval, Québec *
                   1993        De quelques usages du sel dans la culture vietnamienne, Collection Grand Sud No 4,  Prince of Songkhla
                               University, Thaïlan
                    1987        Les Vietnamiens à Québec et leurs problèmes d'intégration, Centre international de recherche sur le bilinguisme,
                               publication B-164, Canada *.
                   1985        The survival of the vietnamese language in Quebec, The Vietnam forum No.6, U.S.A. *
                   1974        Les marais salants de la province de Bạc Liêu, Société des Études indochinoises, T.XLIX.
                   1968        Les formations latéritiques à Bình Dương, Société des Études indochinoises, T.XLIII.
                   1962        Une agglomération de sampans habités à Saigon, C.O.M., T.XV, Bordeaux. *

                         *        Đồng tác giả




Mục lục

1. Văn hóa Cao Đài
             1. Các điều mạc khải
             2. Đường lối nghiên cứu…
 2. Tín ngưỡng Ông Trời
              1. Ông Trời trong dân gian Việt…
              2. Ông Trời trong cổ thi…
              3. Ông Trời Cao Đài…
3. Triết lý vũ trụ quan
    1. Cấu tạo vũ trụ…
    2. Quang cảnh vũ trụ…
4. Triết lý nhơn sanh quan
    1. Nguồn gốc loài người
              2. Đời sống trần thế…
    4. Chết…
    5. Chết rồi đi về đâu?
5. Kiến trúc
    1. Hữu hình hóa vũ trụ quan…
    2. Hữu hình hóa nhơn sanh quan…
    3. Hình thể hóa giáo điều…
   6. Bát Quái Cao Đài
7. Vật thể văn hóa
    1. Bàn thờ gia tiên
    2. Thiên Bàn
8. Bản sắc âm nhạc Cao Đài
    1. Nguồn gốc lễ nhạc Cao Đài
    2. Lễ nhạc Cao Đài
9. Văn hóa ẩm thực Cao Đài
    1. Tập tục tôn giáo
    2. Ý nghĩa tâm linh của ăn chay
10. Đạo phục
    1. Văn hóa màu « trắng »
    2. Hắc cân
Kết luận
Phụ lục 1. Vùng tín ngưỡng sông Hồng
Phụ lục 2. Vùng tín ngưỡng sông Cửu
Phụ lục 3. Cái nôi tín ngưỡng tiền Cao Đài
Phụ lục 4. Chính sách cư dân, khẩn hoang
Phụ lục 5. Địa lý tín ngưỡng sông Cửu

Chữ viết tắt:
ĐTCG: Đại Thừa Chơn Giáo
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển


1
Văn hóa Cao Đài
Tiến trình hình thành

    Trong lãnh vực văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, năm Bính Dần (1926) được đánh dấu bởi một biến cố quan trọng là Đức Chí Tôn dùng cơ bút khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ngay trên đất nước Việt Nam.

Khai Đạo muôn năm trước định giờ,
Tam Kỳ thường chuyển bởi Thiên Thơ.
Chí Tôn tá thế muôn loài độ,
Đại xá trần gian gắng cậy nhờ.

    Từ đó, tuy là một tôn giáo mới bản địa nội sinh, nhưng cũng giống như bất cứ một tôn giáo lớn nào trên thế giới, Đạo Cao Đài đứng hàng thứ ba về số tín đồ tại Việt Nam  thì đương nhiên có một « Văn Hóa Cao Đài » đi song hành với Đạo,  hòa quyện với văn hóa dân tộc Việt và với Tam Giáo (Phật, Lão, Khổng) của vùng Viễn Đông.   Khi nghiên cứu văn hóa Cao Đài, sự hòa quyện văn hóa đã đòi hỏi công việc muốn tìm bản sắc văn hóa của Cao Đài thì phải bóc hết dần các lớp văn hóa Viễn Đông và văn hóa bản địa cho tới khi lộ ra bản sắc Cao Đài tức chân tướng của văn hóa Cao Đài.

    Bản sắc nghĩa là gì?
    Bản sắc  (本色) là màu sắc nguyên thủy của tôn giáo Cao Đài, là dấu chỉ, biểu trưng độc đáo, là cơ sở định vị (localisation) nền tảng tôn giáo Cao Đài giúp ta phân biệt được Đạo Cao Đài với tôn giáo khác.Thí dụ cái độc đáo riêng có của Cao Đài về tư tưởng triết lý, vật thể hữu hình biểu hiệu tín ngưỡng, lễ hội, lễ nghi… mà người ngoại Đạo nhìn thấy được và kêu lên : À ! Đây là Đạo Cao Đài.

    Mạc khải là gì?
     « Mạc khải 幕 啟»  (the revelation). Mạc khải  có nghĩa là từ cõi vô hình, Ông Trời mở tấm màn (mạc) ra cho biết (khải) những điều thiêng liêng mầu nhiệm huyền bí trong sự tĩnh lặng mà lý trí con người không thể giải thích được.     Nền tảng tín ngưỡng Cao Đài là các điều « Mạc Khải» của Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng dạy Đạo từ cõi vô hình được ghi lại dưới hình thức Thánh Ngôn. Vậy, công việc đi tìm kiếm bản sắc văn hóa Cao Đài bắt đầu bằng tìm hiểu  Thánh Ngôn tức mạc khải của Đức Chí Tôn để hệ thống hóa các yếu tố hình thành cấu trúc văn hóa Cao Đài.
.
1. Các điều mạc khải

    Ai cũng biết và cũng hiểu rằng qua cơ bút, các điều mạc khải của Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng được Tòa Thánh Tây Ninh ghi lại dưới hình thức Thánh Ngôn làm nền tảng tạo dựng nên tôn giáo Cao Đài.
    Công việc đầu tiên là hệ thống hóa các điều mạc khải. Công việc này cho chúng ta nhận thấy hệ thống mạc khải của Đấng Thiêng Liêng tạo nên tôn giáo Cao Đài và từ tôn giáo này phát sanh ra văn hóa Cao Đài, chứa đựng hệ giá trị của dân tộc đồng thời thể hiện bản sắc của Cao Đài. Tóm lại Chính các điều mạc khải của Đấng Thiêng Liêng đã tạo dựng nên cơ cấu của tôn giáo Cao Đài rồi từ tôn giáo Cao Đài mà phát sinh ra văn hóa Cao Đài.   

    Các điều mạc khải đã tạo nên hai hệ thống trong tôn giáo Cao Đài:
- Hệ thống  tư tưởng, triết lý Cao Đài,
- Hệ thống biểu tượng văn hóa giải thích cõi vô hình và làm chuẩn mực   cho giáo lý.
    Từ hai hệ thống này chúng ta có thể định nghĩa văn hóa tín ngưỡng Cao Đài là Văn Hóa Thần Linh.
Văn Hóa Thần Linh có nghĩa là :
- Cấu trúc của hệ thống văn hóa Cao Đài được tạo dựng bởi các Đấng Thiêng Liêng vô hình, có giá trị như một ý thức hệ hướng dẫn đời sống toàn diện của con người;
- Con người có bản chất thần linh (cùng bản thể với vũ trụ và Thượng Đế), có thể thăng hoa trở thành Thần Thánh Tiên.. nếu biết tu luyện .

Hệ thống tư tưởng triết lý

    Các điều mạc khải của Thượng Đế về nguồn gốc vũ trụ và con người được ghi trong các cuốn Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đại Thừa Chơn Giáo. Người nghiên cứu chỉ cần hệ thống hóa các điều mạc khải là nhìn thấy rõ triết lý vũ trụ quan, nhơn sanh quan phản ánh bản sắc văn hóa Cao Đài và Mạc khải của Thượng Đế là chân tướng màu sắc nguyên thủy ban đầu của Đạo, là điểm độc đáo riêng biệt của văn hóa Cao Đài. Tiến trình hình thành hệ thống triết lý Cao Đài được diễn tiến theo các cấp độ sau :

Mạc khải của Thượng Đế

Ghi thành Thánh Ngôn

Hình thành tôn giáo Cao Đài

Hệ thống Thánh Ngôn




So sánh đối chiếu với tôn giáo khác
 ↓
 Nhận diện bản sắc văn hóa Cao Đài



    Qua tiến trình diễn biến này mà chúng tôi viết nên bản sắc văn hóa Cao Đài trong các mục sau:
Tín ngưỡng Ông Trời     
 Ông Trời Cao Đài tiếp nối sự tôn sùng Ông Trời trong dân gian từ ngàn xưa; lễ nhạc Cao Đài tiếp nối lễ nhạc cổ truyền Việt Nam và tạo nên bản sắc văn hóa Cao Đài…
Triết lý
              Bản sắc triết lý của Đạo Cao Đài là những điều « Mạc khải » của Thượng Đế về vũ trụ quan và
               nhơn sanh quan .    

Hệ thống biểu tượng

    Điểm đặc thù trong văn hóa Cao Đài là hệ thống biểu tượng và chuẩn mực qua các định nghĩa sau.

     Biểu tượng (symbol) Cao Đài là :
- Cây cầu nối quan hệ giữa tín đồ hữu hình và thực thể vô hình là Đức Chí Tôn để đi từ hữu hình hữu sắc đến Đạo vô vi;
- Một vật thể hữu hình, hữu sắc, vật chất để giúp cho tín đồ nhận thức được thế giới vô hình .Thí dụ Ba Đài của Tòa Thánh biểu tượng cho Tam bửu và  đối cảnh giữa cõi vô hình và trần thế: Cửu Trùng Đài (Tinh) là đối cảnh của Cửu Trùng Thiên trong cõi Thiêng Liêng, Hiệp Thiên Đài (Khí) là đối cảnh của Ngọc Hư Cung trên Trời, Bát Quái Đài (Thần) là nơi ngự trị của Đức Chí Tôn. 
    Các biểu tượng luôn luôn có năng lực chuyên chở Thánh Ngôn và giáo lý mang giá trị thông tin, định hướng cho tín đồ. Mọi ứng xử, mọi suy nghĩ, mọi hành động của tín đồ đều tuân thủ theo hệ thống biểu tượng giáo lý định sẵn.

    Chuẩn mực
     Chuẩn mực  là  tổng số những mong đợi, yêu cầu, qui tắc ghi nhận bằng ký hiệu, biểu trưng mà qua đó tôn giáo Cao Đài định hướng hành vi tín ngưỡng của tín đồ.

Chính Thượng Đế dùng cơ bút chỉ  dạy giáo lý bằng một hệ thống biểu tượng giải thích cõi vô hình và làm chuẩn mực cho giáo lý. Các chuẩn mực văn hóa như chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực tập tục, truyền thống v.v đều thông qua một vật trung gian làm biểu tượng văn hóa tín ngưỡng.

    Sự hình thành hệ thống biểu tượng tín ngưỡng từ mạc khải làm nổi bật lên bản sắc văn hóa Cao Đài khi nghiên cứu đối chiếu với các sắc thái văn hóa khác.

Mạc khải của Thượng Đế

Ghi thành biểu tượng giáo lý

Hình thành hệ thống biểu tượng tín ngưỡng

 Nhận diện bản sắc văn hóa Cao Đài

    Từ  hệ thống biểu tượng mà phát sanh ra bản sắc văn hóa phi vật chất của Đạo Cao Đài được diễn tả qua các chương sau của cuốn sách:

Bản sắc  Kiến trúc
Từ xa nhìn thấy 2 tháp vuông hao hao giống kiến trúc nhà thờ công giáo nhưng nếu hiểu được đó là biểu tượng nguyên lý âm (Lầu Trống), dương (Lầu Chuông) thì chúng ta nhận diện được ngay bản sắc kiến trúc của văn hóa tôn giáo Cao Đài .

Triết lý Kinh Dịch
Trong triết lý Kinh Dịch và Đạo Lão chỉ có Bát quái tiên thiên và Bát quái hậu thiên làm căn bản cho vũ trụ biến dịch còn trong tín ngưỡng Cao Đài, Thượng Đế ban thêm cho BÁT QUÁI CAO ĐÀI để chu toàn giáo điều « Nhất bản tán vạn thù, Vạn thù qui nhất bản ». Đó là bản sắc văn hóa tín ngưỡng Cao Đài vì Bát quái này chỉ hiện diện trong Đạo Cao Đài.

Nghi lễ làm cho vũ trụ quan sống động
Thiên Bàn là hình ảnh vũ trụ của Đức Chí Tôn. Tín đồ cảm nhận được bản sắc văn hóa Cao Đài khi nhìn  nghi lễ rót rượu. Biểu tượng Tam Bửu của Trời, Đất, Người được diễn tả sống động bằng cách rót ba phân rượu vào 3 chén rượu trên Thiên Bàn khiến cho vũ trụ trở nên linh động và vũ trụ quan sống động:
Ly rượu giữa tượng trưng Trời, ba phân rượu tượng trưng Tam Bửu của Trời là Nhật, Nguyệt, Tinh.
Ly rượu bên cạnh tách trà tượng trưng cho Đất, ba phân rượu này tượng trưng Tam Bửu của Đất: Thủy, Hỏa, Phong.
Ly rượu bên cạnh tách nước trắng tượng trưng Người, ba phân rượu tượng trưng Tam Bửu của Người: Tinh, Khí, Thần.
 
 Phong cách âm nhạc
 Khi Đại đàn cúng Đức Chí Tôn,  7 bài của Nhạc Tấu Quân Thiên biểu tượng cho vũ trụ quan thời hỗn độn (Bài Xàng Xê), Ngũ Khí (bài Ngũ Đối Thượng), Ngũ hành (Bài Ngũ Đối Hạ), yếu tố dương (Bài Long Đăng)… thì lễ nhạc Cao Đài biểu lộ bản sắc của văn hóa Cao Đài.

Bản sắc phong tục tập quán trong ẩm thực và y phục
    Trước và sau khi ăn cơm, đọc Kinh trong  « chánh niệm »  trở thành tập tục tức là hành động văn hóa của Đạo Cao Đài.
    Chúng ta có thể nhận diện được một tôn giáo qua vật thể văn hóa tín ngưỡng. Thí dụ gặp một nhóm người mặc áo dài trắng, đội hắc cân và hiểu được áo dài trắng biểu tượng cho lòng trong sạch, khăn đóng xếp 7 lằn vì còn nặng thất tình thì chúng ta sẽ thốt lên : À đây là tín đồ Cao Đài.

2. Đặc trưng văn hóa Cao Đài

    Tôn giáo Cao Đài  và văn hóa tín ngưỡng Cao Đài là hai khái niệm không tách rời nhau được. Là vì tôn giáo Cao Đài là chủ thể sáng tạo ra văn hóa tín ngưỡng Cao Đài. Cao Đài xuất hiện từ lúc nào thì văn hóa tín ngưỡng Cao Đài xuất hiện từ lúc đó. Từ tôn giáo, chúng ta có thể nhìn thấy những đặc trưng cơ bản của văn hóa tín ngưỡng Cao Đài là : 1. Tính thiêng liêng, 2. Tính văn hóa cố định, 3.  Tính hệ thống, 4. Tính bảo tồn và phổ biến.

Tính thiêng liêng.
Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, tôn giáo Cao Đài luôn luôn được Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng dạy bảo tư tưởng triết lý và các biểu hiệu để làm nền tảng cho Đạo. Vì vậy, văn hóa Cao Đài được định nghĩa là Văn Hóa Thần Linh.

Tính văn hóa cố định
Trong tôn giáo Cao Đài, các điều mạc khải của Thương Đế tạo nên một văn hóa ổn định, nhất định,  khác với văn hóa sáng tạo, phát triển.

Tính hệ thống
Nhờ tính giá trị cố định mà người khảo cứu có thể hệ thống hóa thành tư tưởng triết lý và giáo lý thành những giá trị tĩnh có nghĩa không biến động và làm nên những bản sắc văn hóa tín ngưỡng Cao Đài. Vì vậy văn hóa tín ngưỡng Cao Đài là « văn hóa hệ thống các mạc khải của Thượng Đế», và mối quan hệ giữa tín đồ và tôn giáo mang tính cách hệ thống.

Tính bảo tồn và phổ biến
Vì có tính cố định nên hoạt động văn hóa tín ngưỡng Cao Đài chính yếu là bảo tồn và phổ biến (chứ không sáng tạo, phát triển) tất cả các điều chỉ dạy của Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng.

3. Đường lối nghiên cứu

    Đường lối nghiên cứu văn hóa Cao Đài được Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch  hướng dẫn qua các bài học sau.

    Bài học 1. Nghiên cứu văn hóa phải theo quan niệm rộng
    Đức Lý dạy:« Đừng nên hạn hẹp hai tiếng văn hóa trong khuôn khổ văn chương chữ nghĩa hay một số môn học đạo đức, mà phải quan niệm cho thật rộng, đúng nghĩa của nó ». Và Ngài định nghĩa  văn hóa như sau :« Văn hóa là sản phẩm tinh thần của xã hội dân tộc… Bản chất của văn hóa là đạo đức. Hình thức của nó là ngôn từ, chương cú, giáo dục …». Từ bài học này mà quan niệm văn hóa của chúng tôi được hiểu theo quan niệm rộng của khoa học xã hội : Quan niệm về văn hóa phi vật chất không những bao gồm các tác phẩm văn chương, nghệ thuật, kiến trúc, triết lý, tôn giáo, phong cách, phong tục, tập quán… mà còn cả những vật thể tôn giáo. Văn hóa là đời sống tinh thần phi vật chất của mỗi người, của mỗi dân tộc. Văn hóa ở ngay trong đời sống cá nhân, trong gia đình, trong cộng đồng…
     Sau một ngày đi « cày » mệt nhọc để thỏa mãn nhu cầu vật chất của đời sống văn minh, về nhà thư dãn nằm trên chiếc ghế dài mà ngâm nga:
Nằm đây
Xứ lạ
Quê người
Nhìn ra một thuở
Đất trời chửa quen

Buồn trơ trụi mấy hàng cây
Về đâu chiếc lá của ngày thu xưa. (Hoàng Xuân Sơn)

    Lúc ngâm nga câu thơ là lúc đời sống văn hóa tinh thần phi vật chất của bạn. Vào ngày giỗ, Tết chúng ta hội họp gia đình trước bàn thờ tổ tiên để cúng bái, tập tục này biểu hiện đời sống văn hóa trong phạm vi gia đình.
    Cuối tuần, bạn đến câu lạc bộ văn hóa nghe thơ nhạc giao duyên là bạn tham dự vào đời sống văn hóa cộng đồng của người Việt. Chủ nhật, tín hữu Cao Đài đến Thánh Thất tụng kinh, đảnh lễ Đức Chí Tôn, đó là những giây phút đời sống tâm linh trong văn hóa tín ngưỡng. 

    Bài học 2. Phải đề cao sự liên hệ văn hóa
    Đức Lý dạy:« Phải nói lên được sư liên hệ giữa văn hóa dân tộc với văn hóa đạo đức; nói lên được sư liên hệ giữa dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới, nói lên sự liên hệ độc đáo giữa Đạo Cao Đài nói tắt, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói nguyên văn với các tôn giáo khác trên hoàn cầu ».
    Đạo Cao Đài phát sinh từ lòng dân tộc Việt và trong môi trường văn hóa của vùng Viễn Đông bao gồm Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên… cho nên văn hóa Cao Đài hòa quyện với văn hóa dân tộc Việt Nam và với văn hóa các nước khác. Áp dụng lời dạy của Đức Lý, chúng ta sẽ thấy các liên hệ này phản ánh hai nét đặc trưng của văn hóa Cao Đài là :
 - Tiếp nối văn hóa dân tộc và văn hóa Viễn Đông. Thí dụ như thờ Ông Trời là tiếp tục truyền thống từ muôn đời của người Việt thờ Ông Trời trong ngôn ngữ dân gian và trong cổ thi; Thờ Tam giáo là tiếp tục mối liên hệ tín ngưỡng với các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên…
- Từ những nét đặc trưng về liên hệ đó mà nảy sinh bản sắc văn hóa Cao Đài trong nhiều lãnh vực. Thí dụ từ lễ nhạc sắc thái chung của Viễn Đông và Việt Nam, lễ nhạc Cao Đài đã lồng ý nghĩa vũ trụ quan vào 7 bài của Nhạc Tấu Quân Thiên khiến làm nên bản sắc của văn hóa Cao Đài trong lễ nhạc.

    Bài học 3. Trọng tâm của văn hóa là văn hóa đạo đức
    Từ lời chỉ dẫn của Đức Lý :« Văn hóa đạo đức gồm có những gì tốt đẹp sâu sắc trong lãnh vực triết học, đạo lý, thần linh học, từ nhân sanh quan đến vũ trụ quan, sư liện hệ giữa Trời và vạn vật, sư liên hệ giữa con người và con người, sự liên hệ giữa con người và vạn vật » mà  nội dung cuốn sách đề cập đến  triết lý vũ trụ quan, nhơn sanh quan, kiến trúc, âm nhạc, y phục…

    Bài học 4.  Nghiên cứu văn hóa đòi hỏi rất nhiều ở người khảo cứu
    « Đòi hỏi khả năng về nhân sự, trình độ học thức, căn bản đạo lý, và phương tiện không ít…Do đó, người phụ trách muốn hình hiện được trong muôn một, ngàn một, trăm một hay chục một của ý nghĩa cao cả ấy, phải tập trung rât nhiều thì giờ, tâm tư vào việc. Chỉ một việc là văn hóa ấy thôi, cũng là cả một vấn đề khó khăn rồi…». Vì vậy mà cuốn sách này chỉ nghiên cứu một số góc cạnh văn hóa Cao Đài để mở đường tìm hiểu các góc cạnh khác đưa đến nghiên cứu toàn bộ có hệ thống.


      Cuốn sách này là bước mở đường cho các tập kế tiếp về văn hóa Cao Đài. Với cuốn sách này, tác giả hy vọng sẽ không còn nghe những  thắc mắc về Đạo Cao Đài như tác giả Đồng Tân   kể lại rằng tại hội sở Hội Văn Hóa Cao Đài, ngày 29-11-1970, GS Jeremy Davidson, thuộc viện đại học Luân Đôn phát biểu: «Đạo Cao Đài rất khó hiểu bởi chỗ phức tạp và phong phú của nó. Những Thánh Ngôn lại không được hệ thống hóa, tối nghĩa và bí ẩn… Còn Hội Thánh không bao giờ nói tới triết học ngoài những nghi lễ rườm  rà, giáo điều chủ quan». Và ông đã hỏi các vị Chức Sắc hiện diện
:« Có thể nào định nghĩa Đạo Cao Đài như là một triết học tôn giáo không?  ».  Và tác giả cũng hy vọng đẩy xa các lời than của tín đồ Cao Đài thí dụ như Huỳnh Ngọc Thu   viết ở trang 37 trong luận án tiến sĩ trình tại Việt Nam: « Nhưng, nghiên cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài, đặc biệt là giải mã những chức năng của nghi lễ, tổ chức, hội đoàn tôn giáo…liên quan đến đời sống tín đồ thì đến nay vẫn chưa có công trình nào thực hiện ».

     Cuốn sách chắc chắn khó có thể tránh khỏi hết các sai sót, khiếm khuyết, bởi vậy tác giả rất mong nhận được những lời phê bình, góp ý trao đổi của độc giả để bổ túc cuốn sách nếu được tái bản. Mọi ý kiến xin gởi về địa chỉ nguyenhuyquebec@yahoo.ca



 2
Tín ngưỡng Ông Trời


    Từ ngàn xưa, tín ngưỡng Ông Trời đã thể hiện trong ngôn ngữ dân gian và cổ thi. Đầu thế kỷ XX, người Việt lại tôn thờ một Ông Trời nữa mà Đạo Cao Đài gọi là Đức Từ Phụ.  Sau khi tìm hiểu ba Ông Trời sau :
- Ông Trời từ ngàn xưa trong ngôn ngữ dân gian,
- Ông Trời trong cổ thi,
- Ông Trời Cao Đài,
    Chúng ta sẽ thấy bản sắc tìn ngưỡng Cao Đài biểu hiện bởi Ông Trời Cao Đài tiếp nối Ông Trời cổ truyền của dân Việt.

  1. Ông Trời trong dân gian Việt

    Trong đời sống tâm linh của người Việt, Ông Trời vô hình được coi như Đấng Tạo Hóa định đoạt hết mọi việc trên trời dưới đất.  Lệ Thần Trần Trọng Kim định nghĩa: « Ông Trời là Đấng Thiêng Liêng giữ công lệ trong vũ trụ ». Từ thời xa xưa, tín ngưỡng dân gian Việt là thờ Trời biểu lộ trong ngôn ngữ bình dân hàng ngày. Quan niệm siêu hình về Thượng Đế thời xưa chỉ chất phác là có một Đấng vạn năng gọi là Ông Trời, ngồi trên 9 tầng mây  chỗ giáp đất ấy là chân Trời. Người dân coi Trời là một Đấng Chí Tôn, thiêng liêng, vạn năng, quyền phép vô song, là Đấng Tạo Hóa sắp xếp mọi việc dưới vòm trời, ấn định số mạng cho mỗi cá nhân, qui tiên rồi thì về với Ông Trời.
    Mối quan hệ giữa Ông Trời và người dân Việt được diễn tả rất phức tạp, từ cầu Trời, trách Trời, oán Trời, sợ Trời, xin Trời… qua ngôn ngữ bình dân nói với Ông Trời khi cầu xin điều này, trách móc điều kia.

    Người dân thường nói Trời sanh (ra con người) nên Trời dưỡng (chẳng việc gì mà sợ), nếu chết thì qui hồi về Trời, chầu Trời. Có nghĩa là Trời sanh ra ta và coi ta như con cái, là gốc cội tìm về sau khi qui tiên.

    Trời ấn định số mạng cho mỗi cá nhân. Chẳng vậy mà lấy được người vợ như ý là do Trời định. Chẳng may người con gái « đã vo nước đục lại vần lửa rơm » thì cũng là tại số Trời nào khác gì nàng Kiều của Nguyễn Du:

Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa.

Muốn có chồng cũng hỏi Ông Trời:

Bắc thang lên hỏi Ông Trời,
Sao không thí bỏ cho tôi tí chồng?

Ông Trời trả lởi như môt từ phụ:

Ông Trời ngảnh mặt lại trông:
Mày hay kén chọn, Ông không cho mày.

Gặp cơn hoạn nạn cũng kêu van Trời:

Nghiêng vai ngửa vái van Trời,
Trong cơn hoạn nạn độ người trầm luân.

    Tuy vô hình, nhưng đâu cũng có mặt của Trời như Đấng công lý vạn năng, không ai tránh khỏi lưới Trời, dưới này ai nói gì cũng nghe, ai nghĩ gì cũng biết cả. Trời có mắt, Trời thương, Trời phạt, Trời biết, đèn Trời soi sáng, lưới Trời lồng lộng, không gì lọt qua…

    Trời như là một từ phụ gần gũi, rất thân thuộc, che chở, giúp đỡ an ủi, dìu dắt đàn con trong mọi cảnh huống. Chẳng thế mà lúc sung sướng cũng kêu Trời ơi sướng quá. Khổ quá lại than Trời ơi sao tôi khổ thế này. Người yêu sẽ an tâm nếu được an ủi chỉ Trời mới biết vì chỉ có Ông Trời mới biết việc thầm kín trong lòng. 

    Lấy được chồng rồi mà vẫn cầu cứu Ông Trời:

Lạy Trời cho đặng vuông tròn,
Trăm năm cho trọn lòng son với chàng.

    Trời tình cảm như người cha với đàn con, có buồn, có phạt, có khen… Trời buồn con nhện dăng tơ; Trời đánh (kẻ ác đức bị thiên lôi đánh), Trời thương (người hiền gặp được điều lành), hưởng được một ơn huệ to tát bất ngờ thì cũng nghĩ do Trời: Làm cả đời không bằng Trời cho một lúc.

    Trời có chức năng tạo ra điều kiện khí hậu, thời tiết: Trời nắng, Trời mưa, Trời ẩm, Trời gió. Vì vậy, người nông dân chất phác:

Cầu Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày.

    Trời là cơ sở giải thích những việc mà con người không biết. Ngay giữa Đồng Tháp Mười hoang vu bỗng gặp một đám lúa mọc hoang thì gọi ngay là lúa Trời (lúa của Trời). Chẳng biết đàn ngỗng, đàn chim từ đâu bay ngang trên đầu chỉ đó là ngỗng Trời, chim Trời. Đi đường bắt gặp một vật quí không biết của ai nghĩ ngay là của Trời cho, trên Trời rớt xuống.

    Nghe chim hót mà tin rằng con người có mặt ở thế gian này là do Trời sinh ra:

Con chim nó hót trên cành
Nếu Trời không có, có mình làm sao?
   
    Sáng sớm tỉnh giấc, nhìn ra «cảnh rạng đông như tranh họa đồ » thì cũng do Ông Trời làm ra chứ ai.

Trống canh năm gà vừa gáy sáng,
Bừng mắt dậy Trời đã rạng đông!
Ngắm phong cảnh đẹp vô cùng;
Hỏi ai thêu dệt? Ấy Ông Thợ Trời.

    Không những trong ngôn ngữ hàng ngày của dân gian, mà ngay các cả dao, tục ngữ, tác phẩm văn học cũng phảng phất tín ngưỡng Ông Trời.

 2. Ông Trời trong cổ thi


    Trong cổ thi cũng như ca dao, Ông Trời viết hoa còn gọi là Hóa Công, Tạo Hóa, Con Tạo, Ông Xanh… bắt nguồn từ lòng tin hồn nhiên của dân Việt tự ngàn xưa. Ông Trời được đề cập đến như Đấng Tạo Hóa chủ tể thế giới vô hình, có quyền tối thượng định đoạt hết mọi việc trên trời dưới đất,  là cỗi rễ của định mệnh tiền định. 

 Ông Trời thường hiện diện trong cổ thi như trong:

Úc Trai Thi Tập của Nguyễn Trãi:

Sau cùng khó bởi chưng Trời,
Lăn lóc làm chi cho nhọc hơi. (Ngôn Chí, bài 16)

Bạch Vân Am Thi Tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

Dù nhẫn chê khen, dù miệng thế,
Cơ mầu Tạo Hóa mặc tự nhiên.

Nguyễn Hữu Chỉnh khi thất thế mới cảm cơ Trời thần bí:

Phải cơ, mới biết Cơ Trời nhiệm,
Có rủi, bằng đường lại có may. (Ngôn ẩn thi tập- bài Tự biết mình)

Trần Tế Xương (1870-1907) trách Ông Trời:

Bắc thang lên hỏi Ông Trời nhé,
Trêu ghẹo người ta thế nữa thôi. (bài Than thân)

Nguyễn Công Trứ trách Trời:

Ngồi buồn mà trách Ông Xanh,
Khi vui muốn khóc buồn tanh lại cười. (bài Cây thông)

Chu Mạnh Trinh (1862-1905) hỏi có phải Ông Trời tạo ra động Hương Tích không?

 Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
 Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.
 Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay Tạo Hóa sẽ ra tay sắp đặt.
 (bài Phong cảnh Hương Sơn)

Trong truyện Kiều, lòng tin của Nguyễn Du vào Ông Trời của dân gian Việt, được gởi gấm vào tâm sự của nàng Kiều.

Nàng Kiều coi mọi nguyên nhân (túc nhân) trong vũ trụ đều do Trời:

Và trong thần mộng mấy lời,
Túc nhân âu cũng có Trời ở trong.

nên cam lòng chấp nhận số mạng do Ông Trời định.

Rủi may âu cũng sự Trời.
Người dù muốn quyết Trời nào đã cho.
Biết thân chạy chẳng khỏi Trời.
Cho hay muôn sự tại Trời.

và không oán trách Trời:

Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa.

Nhưng vẫn tin vào Ông Trời giữ công lệ:

Mặt trông đau đớn rụng rời,
Oan này còn một kêu Trời, nhưng xa.

     Tín ngưỡng Ông Trời đã ăn xâu vào tâm hồn Việt đến nỗi khi theo một tôn giáo khác cũng mang theo Ông Trời. Thí dụ các phật tử thường hay nói: « Nhờ Trời Phật…), tín đồ công giáo thì gọi đức Jesus là « Đức Chúa Trời  », đạo Cao Đài coi Thượng Đế là Ông Thầy Trời.

3. Ông Trời Cao Đài
                                       Lòng con tin Đấng Cao Đài,
                                     Đạo đời TRỜI sẽ an bài cho con.

    Nếu nghiên cứu đối chiếu giữa Ông Trời trong dân gian cũng như trong cổ thi và Ông Trời của Đạo Cao Đài , ai cũng thấy hai Ông Trời chỉ là một Ông Trời hữu ngã thuộc về lòng tin Ông Trời là chủ thể tuyệt đối có quyền hành tối thượng, thống trị và tiếp cận dạy dỗ muôn loài, chưởng quản cả càn khôn thế giới. Ông Trời hữu ngã là trọng tâm của nhân sanh quan Cao Đài.

    Mặc dầu «tuy hai mà một », tín ngưỡng Ông Trời cũng có vài điểm khác biệt sau.
    Trong tín ngưỡng dân gian, nếu hỏi Ông Trời là ai, ở đâu thì người dân chỉ lên bầu trời xanh thăm thẳm trên đầu, nhìn vào giữa vòm trời là tưởng tượng thấy đèn Trời, mắt Ông Trời và nhìn ngang thấy ngay chân Trời nên tin là có Ông Trời toàn năng ở đó mà thôi. Ông Trời tự có, không ai dựng nên, tất cả vũ trụ đều là tạo phẩm của Ông Trời. Nhờ có ý thức đơn sơ đó mà người dân sống thân tâm an tịnh.
    Còn Ông Trời của Đạo Cao Đài là Ông Trời « mạc khải  » (the revelation) có nghĩa là từ cõi vô hình, Ông Trời mở tấm màn (mạc) ra cho biết (khải) những điều thiêng liêng mầu nhiệm huyền bí trong sự tĩnh lặng mà lý trí con người không thể giải thích được. Nhờ đó mà dân Việt có một ý thức hệ về Ông Trời toàn năng, toàn tri.
    Đó là sự kiện « mạc khải » của Ông Trời mà chúng ta chỉ tìm thấy trong Đạo Cao Đài. Là vì, trong các tôn giáo khác, chỉ có những Đấng Giáo Chủ hay những Nguyên căn lớn có nhiệm vụ cứu đời mới có thể nhận được những « mạc khải » của Thượng Đế.

    Từ cõi vô hình, Ông Trời của Cao Đài qua huyền hiệu cơ bút đã đích thân mạc khải những điều sau:
- Ông Trời từ đâu đến,
- Vòm trời xanh thăm thẳm trên đầu chúng ta được tổ chức như thế nào,
- Con người từ đâu mà sanh ra,
- Tương quan giữa Người và Tạo Công
- Ý nghĩa đời sống trên trần thế,
- Sau khi qui liễu, linh hồn trở về với Ông Trời như thế nào…

    Vũ trụ quan và nhân sanh quan Cao Đài là kết quả của sự hệ thống hóa các điều mạc khải trên.
     Như vậy có thể nói Đạo Cao Ðài là tôn giáo Thiên khải  天 啟 theo ý nghĩa là sự hé lộ chơn lý từ cõi trời, do Trời... Đó là bản sắc của tín ngưỡng Cao Đài.
 


3

Triết lý vũ trụ quan

        Đức Chí Tôn đã mạc khải giúp cho con người nhận thức về vũ trụ và con người và đặt nền tảng cho triết lý Cao Đài tức Vũ trụ quan và nhơn sanh quan.  Vũ trụ quan là hệ thống tư tưởng diễn tả sự hình thành và biến đổi của vũ trụ. Vũ trụ quan Cao Đài mang hai ý niệm:
- Ý niệm bản chất: nguồn gốc, hình ảnh của vũ trụ…
- Ý niệm huyền linh tức là ý niệm Thương Đế vô ngã biểu tượng bởi nguyên động lực của Thái Cực sanh ra guồng máy âm-dương tuân theo Thiên Luật   phát sinh càn khôn thế giới, biến hóa và vận hành vũ trụ trong qui luật âm dương sinh hóa hủy diệt. 

 Trong triết lý vũ trụ quan, bản sắc văn hóa Cao Đài là những điều « mạc khải  » (the revelation)  qua cơ bút  của Thượng Đế vô hình.

    Từ cõi thiêng liêng vô hình, Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng đã giáng cơ bút khải thị cho con người biết bằng mạc khải về nguồn gốc vũ trụ , Thượng Đế và Quang cảnh cõi vô hình.
    Từ mạc khải của Thượng Đế mà chúng ta biết được rằng vũ trụ quan Cao Đài được đánh dấu bởi hai thời kỳ chuyển động trọng đại của vũ trụ là :
    - Tiên Thiên Cơ Ngẫu , thời kỳ Đạo Vô Vi trước khi Thượng Đế xuất hiện,  Vũ trụ là một khoảng không gian mù mù, mịt mịt của Khí Hồng Mông .
        - Hậu Thiên Cơ Ngẫu thuộc về cụ thể hữu hình tức thời kỳ Đạo Hữu Vi (tôn giáo) sau khi Thượng Đế đã định vị trời đất, âm-dương và sanh hóa ra muôn loài vạn vật. 

1. Cấu tạo vũ trụ

    Sự cấu tạo vũ trụ được diễn tiến qua hai thời kỳ : Tiên Thiên Cơ Ngẫu và Hậu Thiên Cơ Ngẫu.

 Tiên Thiên Cơ Ngẫu: Đạo Trời Vô Vi
 

    Thời Tiên Thiên Cơ Ngẫu là thời kỳ trước khi có Thượng Đế. Vô Cực  là khối khí Hư Vô, vô thỉ vô chung , là cái bản thể vô vi, tự tại, lặng lẽ, là nguồn cội của Càn Khôn Thế Giới. Trong khoảng không gian Hư Vô Chi Khí có chứa sẵn khí «Hồng Mông» và ba yếu tố khởi động Đạo: Thái Cực, một lý thiên nhiên  và một lý tự nhiên  tức âm-dương kết thành một khối Linh Quang. Sư hiện diện của ba yếu tố này giải thích đến khi khối khí Hư Vô chuyển động, biến dịch thì phát sanh ra sự xuất hiện của Thượng Đế mà tạo dựng nên Càn Khôn Vũ Trụ, hóa sanh vạn vật muôn loài vào thời Hậu Thiên Cơ Ngẫu .

 Hậu Thiên Cơ Ngẫu : Đạo Hữu Vi

    Thời Hậu Thiên Cơ Ngẫu được đánh dấu bởi các biến cố quan trọng sau :
    -Thượng Đế xuất hiện,
    - Hình thành thế giới vạn vật hữu hình,
    - Đạo Hữu Vi trên trần thế

a) Thượng Đế xuất hiện

 Từ Tiên Thiên Hư Vô chi khí, Thượng Đế xuất hiện sau khi khối Linh Quang phát nổ. Chừng đúng ngày giờ, khối ấy nổ tung… văng ra một điểm Linh Quang rực rỡ chói lòa khắp cả mọi nơi. Ấy chính là Ngôi Chúa Tể của càn khôn, tức Ngôi Thái Cực (Thượng Đế) phát xuất từ Tiên Thiên Hư Vô chi khí ». 
    Vũ trụ từ đây bắt đầu có một ngôi Thái Cực toàn tri, toàn năng hay Đại Hồn duy nhất mà chúng ta gọi là Thượng Đế .

b) Hình thành vũ trụ

     Vì là cơ (lẻ, một mình duy nhất), Đức Chí Tôn (Thái Cực) không thể hóa sanh, tạo Càn Khôn Thế Giới, vạn vật muôn loài nên Đức Chí Tôn (lý đơn nhứt) phóng ra vầng quang minh, phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi (ngẫu, đôi): Dương quang và Âm quang . Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng, mới lập ra Càn Khôn Thế Giới» TNHT/Q2, tr.62.

    Từ đó vũ trụ có hai khối khí vĩ đại Âm quang và Dương quang tạo thành guồng máy âm-dương mang tánh chất tương khắc nhưng lại tương hòa mà tạo  ra :
     -Thế giới vô hình: Tam Thập Lục Thiên, Thập Nhị Thiên, Tứ Đại Bộ Châu Thượng,
    - Thế giới hữu hình : Tam Thiên Thế Giới, Tứ Đại Bộ Châu Hạ, Thất Thập Nhị Địa (trong đó có quả Địa Cầu 68 mà chúng ta đang sống).
    Trong công cuộc sáng tạo Càn Khôn Vũ Trụ, Thượng Đế làm tới đâu thì Ngài dùng quyền phép vô biên của Ngài mà hóa thân ra người ấy để làm nhiệm vụ do Ngài sắp xếp. Thí dụ như Đấng Tạo Hóa dùng Chơn Linh biến raThập Nhị Thời Thần, mỗi vị phụ trách một phần mười hai của thời gian sáng tạo chia làm tý, sửu, dần… Đức Chí Tôn nói : « Thập Nhị Khai Thiên là Thầy, nắm trọn Thập Nhị Thời Thần trong tay ».
    Thái Cực vốn là cơ động tịnh. Thái Cực động sanh Chơn Dương làm Hỏa . Thái Cực tịnh mà sanh Chơn Âm (khí Âm quang) làm Thủy . Vì khí Âm quang chưa có ai chưởng quản nên Đức Chí Tôn mới hóa thân ra Đức Phật Mẫu để chưởng quản Khí Âm quang. Đức Phật Mẫu vâng lệnh Đức Chí Tôn, thâu lằn Dương quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Âm quang phối hợp với Dương quang để tạo hóa hình ảnh vũ trụ sắc tướng do Dương Quang và Âm quang tạo ra.

    Từ đó hai Đấng đầu tiên cầm quyền càn khôn vũ trụ là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu « lấy cơ thể âm-dương mà phân thanh biện trược, làm máy động tịnh để gom tụ cái khí Hư Vô mà hóa sanh muôn loài vạn vật. Máy âm dương ấy cứ vần vần xây chuyển, không ngừng nghỉ một giờ khắc nào mà dưỡng dục chúng sanh, bảo tồn thiên địa» .    
    Về cấu tạo chúng sanh thì « Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm, gọi là chúng sanh » .
    Từ trong cõi vô vi đó mà Đức Chí Tôn chưởng quản trên thì Tam Thập Lục Thiên, Thập Nhị Thiên, Tứ Đại Bộ Châu Thượng, dưới thì Tam Thiên Thế Giới, Thất Thập Nhị Địa trong Càn Khôn Vũ Trụ.

    Tóm lại, lời giải thích của Thượng Đế về hình thành và biến chuyển vũ trụ  đã minh giải hai điều quan trọng sau :
1. Hữu hình là do vô vi biến tướng. Có nghĩa là thế giới vạn vật hữu hình hữu tướng đều được sanh ra từ cõi vô hình, vô vi.
2. Vạn vật cũng như Đức Chí Tôn đều xuất phát từ Hư Vô Chi Khí nên mới có 2 giáo điều :
- Trời đất vạn vật có cùng một bản thể (Thiên địa vạn vật đồng nhất thể),
- Một gốc Thượng Đế phân tán ra vạn linh, vạn linh quay về một gốc Thượng Đế  (Nhất bản tán vạn thú, vạn thù qui nhất bản).

2. Quang cảnh vũ trụ

             Trong không gian bao la vô cùng tận chứa muôn ngàn vũ trụ trong đó có vũ trụ của Thượng Đế được chính Ngài giáng cơ bút mô tả như sau: « Thầy kể Tam Thập Lục Thiên, Tứ Đại Bộ Châu, ở không không trên không khí, tức là không phải tinh tú, còn lại Thất Thập Nhị Địa và Tam Thiên Thế Giới đều là tinh tú. Tính lại 3072 ngôi sao » . Muốn đến Bạch Ngọc Kinh thì phải: « qua khỏi Tam Thiên Thế Giới thì mới đến Tứ Đại Bộ Châu, qua Tứ Đại Bộ Châu mới vào đặng Tam Thập Lục Thiên, vào Tam Thập Lục Thiên rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng lên đến Bạch Ngọc Kinh ».

    Đại để, hình ảnh Càn Khôn Vũ Trụ của Thương Đế gồm hai khoảng không gian: cõi vô hình thiêng liêng và thế giới hữu hình vật chất .

 Cõi vô hình thiêng liêng

    Theo Thánh Ngôn mô tả, cõi vô hình thiêng liêng gồm từ cao xuống thấp là:
- Tam Thập Lục Thiên (36 từng Trời) ở cao nhất, Bạch Ngọc Kinh ở từng Trời Thái Cực cao nhất tại trung tâm Càn Khôn Vũ Trụ. Thái Cực biến hóa ra Lưỡng Nghi: Ngôi Dương chiếm từng Trời thứ 2, Ngôi Âm từng Trời thứ 3. Cả ba ngôi hiệp lại thành Ba Ngôi Trời, gọi là Tam Thiên Vị, chiếm ba từng trời tại trung tâm vũ trụ.
-Thập Nhị Thiên gồm : 3 tầng trời cõi Phật và 9 tầng trời ở dưới là Cửu Trùng Thiên,
- Tứ Đại Bộ Châu Thượng : Đông Đại Bộ Châu, Nam Đại Bộ Châu, Tây Đại Bộ Châu, Bắc Đại Bộ Châu.

 Tam Thập Lục Thiên (36 từng Trời)

Cõi Phật

Cửu Trùng Thiên

                                                    Tứ Đại Bộ Châu Thượng.



Thế giới hữu hình

    Về các thế giới hữu hình, Thánh Ngôn dạy: « còn lại Thất Thập Nhị Địa và Tam Thiên Thế Giới đều là tinh tú. Tính lại 3072 ngôi sao »  theo như bảng tóm tắt dưới đây.


Tam Thiên Thế Giới (3000 thế giới)
 chỉ gồm có những ngôi vị của chư Thần, Thánh, Tiên,

Tứ Đại Bộ Châu Hạ
 Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Câu Lư Châu

Thất thập nhị Địa (72 địa cầu)
(Địa cầu 68: chúng sanh sinh sống)


 Ba cõi sáng tối của khí

    Trên địa hạt khí, vũ trụ chia ra làm 3 cõi: dương quang, âm quang và diêm phù.
      Cõi dương quang nằm trong cõi Thiêng Liêng hư vô, nơi chứa lằn dương khí nhẹ, trong sáng, ấm áp của Đấng Chí Tôn ngự cùng chư Thánh, Tiên, Phật.   Từ trong cõi này, Thượng Đế chiết Đại Linh Quang ra muôn ngàn Tiểu Linh Quang ban phát cho chúng sanh để tạo sự sống.
    Cõi âm quang tức Diêu Trì Cung là nơi chứa lằn âm khí hỗn độn sơ khai, chẳng sanh, chẳng hóa. Hai cõi dương quang và âm quang biểu tượng nguyên lý thiên nhiên âm-dương. Điểm hòa hiệp  của hai cõi đó là nơi phát sanh ra vạn vật hữu hình, hữu diệt.
     Cõi diêm phù là khoảng không gian của các quả địa cầu ẩm ướt, nặng nề, đen tối, u minh chìm sâu dưới đáy vũ trụ. Do đó, diêm phù làm nơi trú ngụ của các linh hồn tội lỗi bị đày xuống để chờ chuyển kiếp luân hồi.

Ba giới

    Ba giới của vũ trụ là: Hạ Giới, Trung Giới, Thượng Giới. Ranh giới phân chia của ba giới là sự khác biệt về tần số điển quang và thể khí trọng trượt hay thanh nhẹ.
Hạ Giới là cõi trần, nơi chúng sanh sanh sống và cũng là nơi cơ quan giải khổ của Đạo Cao Đài 
 Trung Giới làm nơi tạm trú của linh hồn chờ ra Tòa phán xét để biết Chơn Linh được thăng hoa lên các tầng Trời hay Chơn Thần phải giáng trần tái kiếp.
Thượng Giới là Vùng không gian vô vi, vô hình nằm trong Thượng Giới. Nơi đây là con đường giải thoát, là hướng hành trình của Chơn Linh và Chơn Hồn vượt qua các tầng Trời về nơi ngự trị của Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng.

Bảy cõi, bảy thể

    Từ quả địa cầu đi lên, vũ trụ chứa 7 thể (tinh khí) tương ứng với 7 cõi.
- 7 thể là Xác phàm, Phách, Vía, Hạ chí, Thượng chí, Kim thân, Tiên thể,
- 7 cõi là Hạ giới, Trung giới, Thượng giới, Bồ đề, Tứ tượng, Lưỡng Nghi, Thái Cực.
Các thể và cõi này chỉ đoạn đường thăng giáng của Chơn Linh :
                            
Tóm tắt quang cảnh Càn Khôn Vũ Trụ

Tam Thập Lục Thiên (36 từng Trời)

Cõi Phật

Cửu Trùng Thiên

Tứ Đại Bộ Châu Thượng 

Tam Thiên Thế Giới (3000 thế giới)

Tứ Đại Bộ Châu Hạ

Thất thập nhị Địa (72 địa cầu)
Địa cầu 68: điểm khởi hành của vong hồn tín đồ

    Tóm tắt hai thời kỳ chuyển động của vũ trụ
Tiên Thiên Cơ Ngẫu : Đạo Vô Vi    Hậu Thiên Cơ Ngẫu : Đạo Hữu Vi

1. Vô Cực là khối Hư Vô Chi Khí, chứa sẵn
Nguyên Lý Thiên Nhiên (Thái Cực) và nguyên
Lý tự Nhiên (âm-dương)

2. Khối Đại Linh Quang phát nổ
   
3. Thượng Đế xuất hiện và phân tánh ra Âm Quang
4. Đức Diêu Trì Kim Mẫu chưởng quản Âm Quang
5. Dương Quang và Âm Quang hóa sanh Càn Khôn Vũ Trụ
6. Vũ trụ vô hình
7. Vũ trụ hữu hình : thế giới vạn vật và loài người
8. Xuất hiện các tôn giáo
   


 4
Triết lý nhơn sanh quan

    Ví con người có cùng một bản thể (Khí Hư Vô) với Thượng Đế và vũ trụ nên nằm trong cơ chế biến sanh vũ trụ tuân theo nguyên lý vận hành châu lưu. Cuộc vận hành châu lưu của loài người có nghĩa là vạn vật có thỉ có chung sanh ra và tiến hóa theo một vòng tròn của qui luật tiến hóa tâm linh để trở về nguồn gốc là Đại Linh Quang.
    Qui luật tiến hóa tâm linh trải qua 3 đoạn đường chính với sự hướng dẫn của Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng  nên mới có ý niệm Thượng Đế hữu ngã trong triết lý nhân sanh quan.
- Đoạn đường 1. Từ Thiêng Liêng vô hình xuống trần thế: Chơn Linh xuất phát từ Đại Linh Quang hiệp với Chơn Thần đi từ Thượng Giới xuống trần tức từ cõi khí Tiên Thiên xuống cõi khí Hậu Thiên;

-  Đoạn đường 2. Đời sống trần thế: xác phàm, Chơn Linh, Chơn Thần sống nơi trần thế để sửa soạn hành trang qui hồi cựu vị; 
- Đoạn đường 3 thăng thiên với 2 xác thân : Chơn Linh và Chơn Thần hành trình nghịch chiều từ vùng khí Hậu Thiên nặng trược đi lên (tức trở về) vùng khí Tiên Thiên thanh nhẹ của khí Hư Vô (phản bổn hườn nguyên).





             1. Nguồn gốc loài người
Đâu là nguồn gốc của loài người? Đấng Thiêng Liêng cho biết con người phát xuất từ Thượng Đế và Đức Phật Mẫu. Các mạc khải này là hình ảnh Thượng Đế hữu ngã tạo nên bản sắc triết lý nhơn sanh quan Cao Đài.
Tùy theo nguồn gốc của linh hồn và con đường tiến hóa mà nhơn loại nói chung chia làm hai hạng người   theo nguồn gốc xuất phát của Chơn Linh mà chia thành đẳng cấp : Hóa Nhân, Nguyên Nhân, Quỉ Nhân
 
    Nguồn gốc Hóa Nhân

    Hóa Nhân thành người là do luật Tiến hóa tự nhiên từ kim thạch đi lên . So với các tôn giáo khác điểm đặc thù của giáo lý Cao Đài là dùng cụm từ « gốc ngọn » để giải thích tiến hóa. Gốc là cái đầu điều khiển cơ thể, là khởi nguồn của sự tinh túy; ngọn là những yếu tố được sanh ra từ gốc. Hãy nhìn gốc ngọn trong thảo mộc, muông thú.
-Thảo mộc : ngọn đưa lên trời, gốc (đầu) chui dưới đất (âm), mọi tinh túy đều do khí âm quản lý nên thảo mộc gần như không có trí khôn.
- Muông thú. Gốc (đầu) nằm ngang với cơ thể, tiếp giáp với khí âm dương nên thông minh hơn thảo mộc.
-Con người. Gốc (đầu) nằm trên cùng tiếp nhận nhiều khí dương nên trí tuệ hơn mọi loài.

    Khi Hóa Nhân đạt phẩm nhơn loại thì đã thuận theo Thiên Lý, đầu hướng lên trời, chân đạp xuống đất, thân hình thẳng đứng  và có đủ Tam Hồn: Sanh hồn, Giác hồn, Linh hồn là 3 điểm Linh Quang của Thượng Đế ban cho Hóa Nhân khi tiến hóa từ thảo mộc đi lên nhân phẩm .

 Ở mỗi trình độ tiến hóa, Đức Chí Tôn ban cho một điểm nguyên hồn tạo nên sự sống: Như loài thảo mộc cũng có thọ nơi Thầy một điểm nguyên hồn… Vậy từ thảo mộc có một phần hồn (sanh hồn). Thảo mộc tấn hóa mãi, muôn vàn kiếp mới bước sang qua thú cầm đã đặng hai phần hồn (sanh hồn và giác hồn). Thú cầm mới dần dần tiến hóa mãi, trăm ngàn muôn kiếp, lên đặng làm người  (có thêm linh hồn, vậy là trọn đủ tam hồn: sanh hồn, giác hồn, linh hồn). Sự tiến hóa của nguyên hồn đi theo lẽ tự nhiên tức Thiên Luật, đi từng cấp bậc từ dưới đi lên, không có nhảy cấp.

Nhơn hồn

Thú cầm hồn

Thảo mộc hồn

Kim thạch hồn


 Nguồn gốc Nguyên nhân

    Con người được hình thành ngay trong cõi Thiêng liêng bởi Chơn Linh do Thượng Đế ban và Chơn Thần do Đức Phật Mẫu cấu tạo.
Nguồn gốc quỷ nhân
     Người mà hai phẩm vị Hóa Nhân và Nguyên Nhân phạm Thiên Điều bị sa đọa, linh hồn xuất phát từ quỉ vị, nay đầu kiếp lên làm người.

Chơn Linh  (Đệ tam xác thân)

    Chơn Linh hay Tiểu Linh Quang là điểm ánh sáng linh diệu chiết ra từ Đại Linh Quang của Đức Chí Tôn ban cho mỗi người khi giáng sanh nhập vào xác phàm để tạo nên sự sống và gìn giữ mạng sanh tồn, tạo nên sự hiểu biết và tánh linh .

     Bởi chiết ra từ Đại Linh Quang (Thượng Đế) nên Chơn Linh có những đức tính sau :
- không bị chi phối bởi luật âm dương, ngũ hành, biến dịch và luật vô thường của vạn vật hữu hình, hữu diệt, Chơn Linh tượng trưng cho sự bất tử của con người  nên sau khi qui tiên thì trở về với Đại Linh Quang (hoặc trở lại đầu thai trên trần thế sau khi xác phàm chết),
- Chơn Linh thanh nhẹ, có tánh thánh nên có phép thông công cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Đấng Trọn Lành nơi Ngọc Hư Cung . Nhờ Chơn Linh mà con người có thể thông công tại Hiệp Thiên Đài với các Đấng Thiêng liêng qua cơ bút để dựng nên nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
     Chơn Linh ngự trong tim có sứ mạng:
- Dìu dắt Chơn Thần để làm chủ xác thân và tánh dục phàm phu của xác phàm trên con đường tu tại thế và sau khi qui tiên ;
- Ghi chép công tội của kiếp đương sinh để lưu truyền làm nhân quả cho những kiếp lai sinh.

 Chơn Thần

     Trong cõi Thiêng Liêng, ở tầng trời thứ 9 Tạo Hóa Thiên có Kim Bồn chứa Khí Sanh Quang  (Ngươn Khí, dương) và Ngươn Chất (Ngươn Tinh, âm)   để Đức Phật Mẫu dùng tạo tác Chơn Thần.

Từ Đại Linh Quang, Thượng Đế phóng ra các Tiểu Linh Quang. Đức Phật Mẫu thâu điểm Linh Quang của Đức Chí Tôn làm linh hồn, rồi dùng nguyên khí âm-dương trong Diêu Trì Cung tạo ra một Chơn Thần   làm xác thân thiêng liêng bao bọc điểm linh hồn này và tạo thành một con người nơi cõi thiêng liêng .
    Trên đường giáng trần, Chơn Thần đi từ cõi hư vô thanh nhẹ mà đi xuống và qua 7 cõi là 7 khoảng không gian có 7 thể  cấu tạo từ nhẹ nhất (cõi Thái Cực) xuống đến nặng nhất (Hạ giới) . Đến mỗi cõi, Chơn Thần khoác thêm bên ngoài «thể » của cõi đó cho nặng thêm để giáng tiếp. Đến trần thế thì Chơn Thần đã mặc bên ngoài cái áo bảy thể  mà ta thường gọi là Thất Phách .
    Trên cõi trần, Chơn Thần là Đệ Nhị Xác Thân  mang nhiệm vụ chính yếu : 
 - làm trung gian liên kết giữa thể xác và linh hồn giống như vai trò Hiệp Thiên Đài tại Tòa Thánh.
- dìu dắt phàm thể hành động theo Chơn Linh,
- làm động cơ lưu chuyển của Chơn linh,
- biểu tượng cho sự sống.
 
 Phàm thể

    Phàm thân hữu hình được cấu tạo bởi biến tướng của vô vi do hòa hiệp dâm tinh (ngươn tinh của chồng) và dâm huyết (âm tinh của vợ) ngừng kết lại mà cấu tạo thành cái xác phàm của con người .
    Ngay trong bụng mẹ, xác phàm đón nhận Chơn Linh và Chơn Thần tạo thành hình tướng của con người gồm Tinh-Khí-Thần. 
    Xác phàm do vật chất cấu tạo, nên chỉ là giả thân, là căn nhà tạm trú, một quán trọ cho khách lữ hành dừng chân một thuở trên dòng tiến hóa. Trên đường tu Đạo, xác phàm làm nơi trú ngụ cho Chơn Thần và Chơn Linh lập công bồi đức, tu tập, học hỏi, tấn hóa trên cõi trần và trợ lực cho Chơn Thần sau này dễ dàng siêu thoát. 

Dựng nên cõi tạm thế gian,
Làm trường tấn hóa cho hàng chúng sanh .

     Vậy muốn luyện Đạo thành thì cần phải có xác phàm làm điểm tựa cho Chơn Linh và Chơn Thần .
    Phàm thân do nguyên tinh thảo mộc, vật chất cấu thành nên mang tính chất một sinh vật có ngũ quan, biết cảm giác xúc động, nên từ sinh hoạt đến nhu cầu sinh lý có bản năng thú tính: Hình chất con người vẫn lá thú .
Xác phàm luôn luôn chịu ảnh hưởng của ngoại vật, chạy theo dục vọng làm cho Chơn Thần ô trược phải luân hồi chuyển kiếp mãi mãi, nếu Chơn Thần nương theo thú chất hình vật của phàm thể. Vì vậy, trên trần thế, xác phàm của người tu tiến phải chịu sự điều khiển của Pháp thân và Linh thân.

     Khi Chơn Linh và Chơn Thần đầu kiếp vào xác phàm là lúc cuộc đời trần thế bắt đầu với đầy đủ ba xác thân: phàm thể (do cha mẹ tạo ra), khí thể (Chơn Thần làm khuôn viên hình ảnh cho thể xác của hài nhi), thần thể (Chơn Linh tạo nên sự sống). Từ đó, Chơn Linh và Chơn Thần phải dựa vào xác phàm mà tu tiến để sửa soạn hành trang qui hồi cựu vị như Đức Chí Tôn dạy : Cũng nhờ có cái xác phàm, đủ đầy tam bửu ngũ hành mà kẻ giác ngộ con đường lành lo tu hành đặng có tấn hóa trở về nguyên vị cũ .

    Vô vi biến tướng
    Xác thân có được hình tướng là nhờ duyên hợp của ngũ hành kết tụ, âm dương biến chuyển nhờ Khí Hư Vô điều động . Xác thân chỉ là vay mượn, là duyên hợp, là giả tạm. Vậy mỗi nhân sanh đều gồm có hai phần, hữu hình với hình thể sắc thân và vô vi ẩn tàng không hình tướng. Hữu hình là sự hình thành và biến chuyển của sắc thân, còn vô vi là cơ biến hóa của Chơn Thần .
 Tóm tắt các giai đoạn cấu tạo con người
Thượng Đế

1. Ban cho Chơn Linh tức một Tiểu Linh Quang
chiết ra từ Đại Linh Quang

2. Đức Diêu trì Kim Mẫu cấu tạo
Chơn Thần bọc lấy Chơn Linh

 3. Khoác bên ngoài chiếc áo 7 thể khi giáng trần

                                4. Chơn Linh và Chơn Thần giáng trần nhập vào xác phàm
                  cấu tạo bởi âm tinh của mẹ và ngươn tinh của cha


2. Đời sống trần thế

     Đời sống trần thế là giả tạm, xác phàm là căn nhà tạm trú cho Chơn Thần và Chơn Linh học hỏi, tu tiến trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
    Đời sống trần thế để làm gì? Để tu Nhơn Đạo và Thiên Đạo  nhằm sửa soạn hành trang cho cuộc hành trình trở về cội nguồn trong cõi Thiêng Liêng.

Tu Nhơn Đạo

    Tu Nhơn đạo (Thế đạo) là làm tròn đạo làm người ở đời, đó là nguyên tắc và bổn phận mà con người phải tuân theo trong đời sống trần thế để vừa phục vụ vạn linh vừa lập vị cho người tu, chính yếu là làm công quả.
     Nay, trong khung cảnh tu Đạo thời Đại Ân Xá khởi đầu từ ngày lập Đạo (15-10-Bính Dần 1926) đến khi Di Lạc Vương Phật mở Hội Long Hoa,  phép tu Nhơn đạo bằng hai cách để đắc Đạo :

     Hành Đạo nơi Cửu Trùng Đài

    Hành Đạo nơi Cửu Trùng Đài,  người hành đạo vừa phục vụ chúng sanh, vừa lập vị thiêng liêng cho mình. Người tu lập công, đoạt Đạo bằng phép tu Tam Lập : lập Ngôn , lập Công , lập Đức . làm công quả là phần quan trọng nhất để đạt vị như Thánh Ngôn dạy: Thầy đến độ rỗi các con là lập thành một trường công đức cho các con nên Đạo .Chơn hồn mượn xác phàm đi theo phẩm trật Cửu Thiên Khai Hóa, đạt phẩm vị từ Địa Thần, Nhơn Thần, Thiên Thần, Địa Thánh, Nhơn Thánh, Thiên thánh, Địa Tiên, Nhơn Tiên, Thiên Tiên.

     Hành Đạo nơi Cơ Quan Phước Thiện,
     
             Con đường tu thứ hai  là đi theo Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng, tức là lập công trong Cơ Quan Phước Thiện , đi lên dần từ phẩm vị Minh Đức, Tân Dân, Thính Thiện, Hành Thiện, Giáo Thiện, Chí Thiện, Đạo Nhơn, Chơn Nhơn, Hiền Nhơn, Thánh Nhơn, Tiên Tử, Phật Tử.
    Mục đích của cơ quan: « Phước Thiện là cơ quan bảo tồn sanh chúng trên đường sanh hoạt nuôi sống thi hài, tức là cơ quan giải khổ cho chúng sanh, tầm phương bảo bọc những kẻ tật nguyền, cô độc…» (Thánh Giáo Đức Cao Thượng Phẩm)
     Cơ Quan hành Đạo theo tôn chỉ: Cứu kẻ nguy, giúp kẻ khổ (người già, góa phụ, cô nhi…).


 Tu Thiên Đạo

      Làm tròn Nhơn đạo rồi , mới tu Thiên đạo (đạo Trời)  bằng phép tu hiệp Tam Bửu. Trong thời kỳ Đại Ân Xá, hầu hết các tín đồ đều tu hiệp Tam Bửu theo phép Phổ Độ, Tại sao? Là vì trong thời Đại Ân Xá, Đức Chí Tôn ban nhiều đặc ân để giúp các đẳng Chơn Hồn và chúng sanh có thể đắc Đạo trong một kiếp tu: Nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng.
     Về phép hiệp Tam Bửu, các đặc ân  của Đức Chí Tôn ban cho là:
•    Có thể Đắc Đao tu theo phép Phổ độ
•    Cho phép hiệp Tam Bửu trên đoạn đường vượt Cửu Trùng Thiên như Kinh Tuần Cửu diễn tả  « Lập Tam Kỳ Phổ Độ nầy duy Thầy cho Thần hiệp Tinh Khí đặng hiệp đủ Tam Bửu là cơ mầu nhiệm siêu  phàm nhập Thánh» (TNHT/Q!/tr.12)
•    Giúp « Thần hườn hư » bằng Kinh Tận Độ Tiểu Tường và Đại Tường.
 
    Còn sống nơi trần thế, hành giả  đi theo con đường trở về hiệp với Thượng Đế bằng tu hiệp Tam Bửu theo giáo lý của Tam Kỳ Phổ Độ thì phải tinh khiết hóa Chơn Thần bằng lưu thanh khử trược các nguồn khí Hậu Thiên ô trược là :
- Chơn Khí bằng ăn chay,
- Kềm chế khí Hậu Thiên thất tình lục dục bằng tu Tâm luyện Tánh.

    Tóm lại, một khi đã hiểu rằng « Dù cho một vị Đại La Thiên Đế xuống phàm mà không tu, cũng khó mà trở về địa vị đặng  », thì tín đồ ý thức được rằng tu Đạo nơi trần thế bắt đầu bằng tu Nhơn đạo:
Rằng ở đời thì Nhơn đạo trọn,
Trọn rồi, Thiên đạo mới hoàn toàn.(TNHT)

 
3. Chết


      Đạo Cao Đài quan niệm về cái chết là xác phàm chết để Chơn Thần đầu thai tái kiếp trả quả, hoặc giúp cho Chơn Thần và Chơn Linh  trở về cội căn. 

Xác phàm chết

     Chỉ có xác phàm vật chất mới chết vì thuộc thế giới vật chất hữu hình nên tuân theo luật thay đổi, hủy diệt của Tạo Đoan. Xác phàm là Tinh do cha mẹ sanh ra và do nguyên tinh của thảo mộc và vật chất từ đất cấu tạo nên. Xác phàm chết sẽ bị hủy diệt hườn nguyên về bản chất tự nhiên của nó từ đất để rồi chuyển hóa sang hình hài khác nữa. 
Hồn Trời hóa trở về Thiên cảnh,
Xác đất sanh đến lịnh phục hồi (Kinh tẫn liệm) .

Một bông hoa héo tàn trong vườn Ngạn Uyển tại tầng Trời 1 là dấu hiệu chết của một xác phàm. Vườn Ngạn Uyển là vườn hoa của Đức Phật Mẫu, trồng 12 sắc hoa. Mỗi mạng người tượng trưng bởi một bông hoa. Khi một bông hoa sắp tàn thì biết có môt người sắp mãn kiếp, bông hoa nở ra lại là báo hiệu tái kiếp.

                                          Vườn Ngạn Uyển sanh hoa đã héo
                                          Khối hình hài đã chịu rã tan .
   
Người chết thực


    Người chết thực có hai loại: người đánh mất điểm chơn dương và người phạm Thiên Điều.
 
     Chỉ những người ác đức mới đánh mất điểm chơn dương, chỉ còn lại giả thân thuần âm mới chết thực sự. Những người này như «hạt lúa thúi » chẳng trổ bông đặng, trở thành tà quái, ma quỉ , bám vào mây gió để chờ tự hủy diệt vì không tìm được nơi nương tựa chờ chuyển kiếp đầu thai.

                 Quỷ ma trước bởi người ta tội nhiều,
              Chết rồi mới hóa tinh yêu  (ĐTCG 2012, tr. 238).

    Sau điểm Chơn Dương bị mất là những người phạm Thiên Điều một cách nặng nề hay phạm Minh Thệ  sẽ bị hình phạt : Thiên tru Địa lục , Tận đoạ tam đồ bất năng thoát tục .

    Cõi đời trần thế đều phải có sống chết, sinh diệt theo nguyên lý duyên sinh, duyên diệt.
    Cái sống nơi cõi trần là sống tạm với xác phàm là giả thân giúp cho Chơn Thần và Chơn Linh dựa vào mà tu Đạo, học hỏi, tiến hóa.
    Chết là chỉ có xác phàm vật chất là bị hủy diệt trở về với đất để Chơn Linh và Chơn Thần quay về cõi Thiêng Liêng với Thượng Đế. Chết là một chuyển hóa từ dạng vật chất sang dạng khí vô hình.
    Vậy, sống chết là quá trình chuyển hóa Chơn Thần và Chơn Linh trên 3 đoạn đường :
- Đoạn đường 1 với 2 xác thân : Chơn Linh và Chơn Thần đi từ Thượng Giới xuống trần tức từ cõi khí Tiên Thiên xuống cõi khí Hậu Thiên;
- Đoạn đường 2 với 3 xác thân : xác phàm, Chơn Linh, Chơn Thần sống nơi trần thế để sửa soạn hành trang qui hồi cựu vị;
- Đoạn đường 3 với 2 xác thân : Chơn Linh và Chơn Thần hành trình nghịch chiều từ vùng khí Hậu Thiên nặng trược đi lên (tức trở về) vùng khí Tiên Thiên thanh nhẹ của khí Hư Vô. Để đi được đoạn đường này, người tu bắt buộc phải có một Chơn Thần tinh khiết, đó là lý do « lưu thanh, khử trược » trong phép tu luyện nơi trần thế.

4. Chết rồi đi về đâu?
   
Con người tán than:

              Lai như lưu thủy hề, thệ như phong;
              Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung.
                 (Sinh ra như dòng nước chảy, biến đi như gió,
                  Không biết từ đâu đến, chẳng biết kết thúc ra sao)
.
Rồi tự hỏi

    Tử hà qui? Chết về đâu? Sau khi qui tiên, Linh Hồn sẽ đến Tòa Phán Xét tại Trung Giới  để biết được giáng hay thăng.

    Nếu được phép thăng thiên, Linh Hồn sẽ hiệp Tam Bửu khi vượt Cửu Trùng Thiên rồi hành trình vào con đường giải thoát trở về cội nguyên là Thượng Đế.


Đường lên Trung Giới

    Sau khi rời bỏ xác phàm,  Chơn Linh và Chơn Thần bay lên Trung Giới chờ ngày đến trước Tòa Phán Xét . Sau khi được phán xét rồi, Chơn Thần và Chơn Linh sẽ đi một trong hai con đường giáng (đọa) hay thăng.

Con đường giáng: Tái kiếp luân hồi

     Tùy theo tội lỗi, ân oán trả quả mà Chân Thần  phải tái kiếp xuống trần. Còn các tín đồ thất thệ, không giữ tròn luật Đạo được đưa đến cõi Âm Quang học Đạo, tịnh tâm xét mình ;

Con đường thăng hoa

     Sau đoạn đường lên Trung Giới, các Chơn Hồn sẽ đi vào Thượng Giới qua 3 đoạn đường sau:

 Đoạn đường 1. « Hiệp Tam Bửu »
     Nếu giữ tròn lời minh thệ , ăn chay được 10 ngày mỗi tháng, được hưởng ân xá của Đức Chí Tôn trong kỳ ba này thì Chơn Hồn được được hướng dẫn hiệp Tam Bửu khi vượt Cửu Trùng Thiên . Tại các tầng Trời có Cửu Vị Tiên Nương Diêu Trì Cung  và các Đấng Thiêng Liêng dạy Đạo, hướng dẫn lên các tầng Trời , như 9 bài kinh Tuần Cửu  diễn tả.
    Muốn thăng lên tầng trời trên thì Chơn Thần phải tinh khiết như thể khí của tầng Trời đó. Vì vậy mà tại mỗi tầng Trời, với sự giúp đỡ của các Đấng Thiêng Liêng và đọc Kinh dưới trần thế, Chơn Linh hướng dẫn Chơn Thần gột rửa ô trược để thay đổi tần số điển quang cho phù hợp với tầng Trời ở trên. Nhờ vậy mà qua mỗi tầng Trời, Chơn Thần tinh khiết hơn để có thể tiếp tục chở Chơn Linh lên các tầng Trời kế tiếp.
    Nhờ vậy trên đoạn đường Cửu trùng Thiên, Chơn Thần đã gội sạch oan khiên tiền kiếp, Tam Bửu Tinh Khí Thần hiệp nhứt khi lên đến tầng Trời 9 Tạo Hóa Thiên.
 
Đã qua chín từng Trời đến vị,
Thần đặng an, Tinh, Khí cũng an.

      Đến đây Tâm đã được trang bị hành trang cho đoạn đường « Thần hườn hư » đi vào cõi Phật hư vô với sự trợ giúp của đọc Kinh Tiểu Tường và Đại Tường  nhằm độ Chơn Hồn.

 Đoạn đường 2. « Thần hườn hư »
    Sau khi đã hiệp Tam Bửu tại Cửu Trùng Thiên rồi, Chơn Hồn mới bước sang giai đoạn « Thần hườn hư » đi vào cõi Phật hư vô như Kinh Tiểu Tường và Đại Tường mô tả như sau.

    200 ngày sau Tuần Cửu, Kinh Tiểu Tường  đưa Chơn Hồn lên tầng Trời 10 Hư Vô Thiên , đi vào cõi Phật và Thần hườn hư là yên tịnh thân tâm…khí Hậu Thiên tiếp Tiên Thiên hiệp với tánh Phật Tiên cùng Hư Vô Chi Khí. Hễ hườn hư là tự nhiên Đạo chuyển .
    Tại cõi Phật, Tâm ở trạng thái « Tâm không  », Tâm không còn vướng bận «tham, sân si…ái nộ, ố dục ». Không đây là không phàm ngã mà còn toàn chân ngã, tức « thuần chân, vô ngã ».
    300 ngày sau Tiểu Tường, Kinh Đại Tường  đưa Chơn Hồn lên tầng Trời 11 Hội Ngươn Thiên  và 12 Hỗn Ngươn Thiên  dưới quyền chưởng quản của Đức Di Lạc Phật Vương để dự Hội Long Hoa.
    Đến cõi Phật là lúc Thần hườn hư hay đắc quả để đạt đến Chơn Tâm của Phật. Chơn Hồn đi vào Niết Bàn Cảnh hư vô của cõi Phật nằm dưới Tam Thập Lục Thiên (36 từng trời).
 
 Đoạn đường 3. Hư hườn Vô
    Đến đoạn chót của thăng hoa là lúc « hư hườn vô », là lúc người tu chỉ còn toàn Đạo Tâm là ái, hỷ, lạc. Theo Đức Hộ Pháp, người tu đã đạt được cái Không (không danh, không lợi, không quyền), đạt được tâm lý « chân không », thân tâm an nhiên tự tại đạt đến trạng thái vô vi giải thoát hoàn toàn. Tâm đã «thuần chơn vô ngã » và đi vào bản chất «Không » của thượng Đế.
     Đạo không sắc tướng, Đạo không không, Thầy cũng hư vô, tuyệt sinh chấm dứt con đường sinh tử luân hồi như Kinh Xuất Hội đọc:

Đạo hư vô, Sư hư vô,
Reo chuông thoát tục, phất cờ tuyệt sinh.

    Theo Thánh Ngôn, Chơn Hồn đi vào phần thanh nhẹ, cao nhất của vũ trụ, đi vào cõi Tam Thập Lục Thiên (36 từng Trời) là bản chất «Không » của Thượng Đế.  Tam Thập Lục Thiên là 36 từng Trời thuộc về vũ trụ vô hình, thanh khiết, nhẹ nhất ở tại trung tâm Càn Khôn Vũ Trụ. Bạch Ngọc Kinh ở từng Trời cao nhất tức từng trời Thái Cực ở trung tâm Tam Thập Lục Thiên; tầng Trời thứ 2 là Ngôi Dương, tầng trời thứ 3 là Ngôi Âm biểu tượng Lưỡng Nghi.

    Thái Cực và Lưỡng Nghi hiệp lại thành ba Ngôi Trời gọi Tam Thiên Vị. Dưới Tam Thiên Vị là 33 từng Trời cộng với ba ngôi trên là 36 Tầng Trời . Tại 33 từng ở dưới thì mỗi từng dưới chưởng quản của một vị Thiên Đế tức hóa thân của Thượng Đế.

    Vào đến Tam Thập Lục Thiên rồi , Chơn Hồn tiếp tục tự tu hành để nhập trong Bát Quái , lên cõi Tứ Tượng, Lưỡng Nghi sau cùng cõi Thái Cực tức Bạch Ngọc Kinh. Tại đây, Tiểu Linh Quang mới hiệp nhất với Đại Linh Quang để        « hiệp một cùng Thầy » và viết câu kết luận của triết lý nhơn sanh quan Cao Đài.
Thiên Nhơn Hiệp Nhứt
       天 人 協 一


5
Kiến trúc

    Trên đồng bằng Cửu Long, nhà đâm trính và nhà nọc ngựa  tiêu biểu cho kiến trúc nông thôn cổ truyền diễn tả hình ảnh vũ trụ quan mang sắc thái văn hóa Vùng Viễn Đông. Bước vào trong căn nhà đâm trính, nếu được chủ nhà có hiểu biết hoặc ông thợ mộc xây cất nhà giải thích, chúng ta sẽ nhìn thấy ngay vũ trụ quan được tượng trưng bởi các bộ phận kiến trúc sườn nhà như cột, kèo, cây trính, bộ chày cối, đòn tay, mái ngói …
     Thái Cực biểu tượng bởi cây đòn dông gác trên đầu vỉ kèo giáp mối bắt ngàm. Đầu vỉ kèo được đỡ bởi bộ « chày cối » đặt giữa cây trính xuyên qua hai hàng cột chính tiền hậu nên nhà có tên là đâm trính. Đòn dông được coi như linh hồn của căn nhà nên làm lễ Thượng Lương (lễ gác đòn dông) và treo bát quái hậu thiên phải chọn ngày giờ hạp với tuổi gia chủ.
     Âm dương tượng trưng bởi:
- Hai cây đòn tay đỡ mái, gác trên kèo giữa đòn dông và hàng cột cái,
- Cột tròn (Trời, dương) đặt trên tảng đá vuông (Đất, âm).
- « Song môn ». Cửa âm (bên phải) và cửa dương (bên trái) trổ ra hai bên bàn thờ gia tiên  để đi vào phòng ngủ bên trong,
- Mái lợp ngói âm (đặt ngửa) dương (đặt úp),
- Bên ngoài nhà thì « Tả thanh long, hữu bạch hổ ». Bên trái căn nhà thì xẻ rạch (thanh long, dương) dẫn nước vào mương vườn, bên phải là vườn cây trái (bạch hổ, âm).

     Những danh từ diễn tả vũ trụ quan (Thái Cực, âm-dương) trong kiến trúc cổ truyền của vùng sông Cửu cũng hiện diện trong kiến trúc Tòa Thánh Cao Đài . Cùng diễn tả vũ trụ quan với danh từ Thái Cực, âm dương, nhưng kiến trúc Cao Đài đã tạo nên bản sắc văn hóa Cao Đài là nhờ sự « hợp tác giữa Trời và Người ».
       Quan niệm và mô hình kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh không phải kiến trúc sư hay kỹ sư thực hiện mà đều do chính Thượng Đế và Đức Lý Thái Bạch giáng cơ bút trực tiếp điều khiển thực hiện từ chọn địa điểm, định kích thước đến vẽ mô hình kiến trúc v.v. Đức Hộ Pháp cứ theo lời Thiêng Liêng mà hướng dẫn việc xây cất theo « kiểu vở của Thiên Đình».
    Sau khi hoàn tất, Tòa Thánh gồm có 3 Đài đối cảnh với cõi Thiêng Liêng: Bát Quái Đài (đối cảnh với Bach Ngọc Kinh), Cửu Trùng Đài (đối cảnh với Cửu Trùng Thiên), Hiệp Thiên Đài (đối cảnh với Ngọc Hư Cung) và hai tháp Lầu Chuông và Lầu Trống (đối cảnh với Ngôi Dương và Ngôi Âm). Tổng thể kiến trúc Tòa Thánh đã hữu hình hóa:
 - vũ trụ quan,
- Nhơn sanh quan,
- bản thể của vạn vật : Tinh, Khí, Thần.
    Kết quả của sự hữu hình hóa này là hình thành một kỳ quan tôn giáo mang bản sắc văn hóa Cao Đài trong kiến trúc.


 Tòa Thánh

1. Hữu hình hóa vũ trụ quan

    Kiến trúc Tòa Thánh là văn hóa vật thể diễn tả hai điều quan trọng của vũ trụ quan là :
- Hình ảnh vũ trụ,
- Guồng máy Âm-Dương.

Hình ảnh vũ trụ

    Là hình tượng Bạch Ngọc Kinh, là nơi ngự trị của Đức Chí Tôn (Thái Cực) tại thế, Bát Quái Đài là  mô hình thu nhỏ vũ trụ của Thượng Đế qua Quả Càn Khôn.
    Quả Càn Khôn biểu tượng cho càn khôn vũ trụ của Đức Chí Tôn, có bề kính tâm là ba thước, ba tấc, sơn màu xanh da trời, vẽ 3072 ngôi sao tượng trưng vũ trụ hữu hình gồm tam thiên thế giới  và thất thập nhị địa .
    Phía trước Quả Càn Khôn nhìn ra Cửu Trùng Đài, vẽ Thánh Tượng Thiên Nhãn (con mắt trái) ngay trên sao Bắc Đẩu với hai bánh lái. Đó là trung tâm của càn khôn vũ trụ, nơi Đức Chí Tôn ngự trị.
    Càn Khôn sanh sanh hóa hóa ra vạn vật trong vũ trụ được diễn tả bởi Quả Càn Khôn đặt trên Bát Quái là vì Bát Quái biến Càn Khôn.

Guồng máy âm dương

    Thượng Đế dạy: « Đạo của Thầy là Âm với Dương  » ý muốn nói guồng máy âm-dương chuyển động theo Thiên Điều mà hóa sanh vạn vật trong vũ trụ. Guồng máy âm dương được cụ thể hóa bằng kiến trúc :
-  Bát Quái Đài biểu tượng cho Thái Cực là Bạch Ngọc Kinh ở từng Trời Thái Cực cao nhất tại trung tâm Càn Khôn Vũ Trụ;
- Thái Cực sanh Lưỡng Nghi âm dương tượng trưng bởi Lầu Trống  (Âm), Lầu Chuông  (Dương). Lầu Chuông là đối cảnh Ngôi Dương chiếm từng Trời thứ 2,  Lầu Trống là đối cảnh Ngôi Âm chiếm từng Trời thứ 3. Cả ba Ngôi (Thái cực, Ngôi Dương, Ngôi Âm) hiệp lại thành Ba Ngôi Trời, gọi là Tam Thiên Vị, chiếm ba từng trời tại trung tâm vũ trụ.
    Lắng nghe âm thanh trầm bổng của Lầu Chuông (dương) và Lầu Trống  (âm) hòa hợp ngân nga, trầm bổng vang dội lên cõi Thiêng Liêng là tín đồ sẽ cảm nhận thấy Thần, Thánh, Tiên, Phật đến chầu Thượng Đế và cảm xúc với âm thanh vẳng xuống chốn Phong Đô  để mười cửa ngục được mở ra cho các đẳng chơn hồn nghe thức tỉnh vô minh, hồi tâm hướng thiện, giác ngộ sám hối, mà giải thoát khổ hình .

2. Hữu hình hóa nhơn sanh quan

    Ai đã thăm viếng Tòa Thánh, thì nay tôi hướng dẫn bạn hồi tưởng lại các cảnh trí Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài để xem có nhìn thấy và cảm nhận được nhơn sanh quan không ?

Về nguồn gốc con người

    Nếu bạn băn khoăn tự hỏi mình do đâu mà sanh ra? Bạn hãy đứng ở Cửu Trùng Đài giữa Thiên Nhãn (trên Quả Càn Khôn) và chữ Khí     (vẽ sau tượng Đức Hộ Pháp), bạn sẽ cảm nhận được hai khí Âm Dương sanh ra bạn khi nhìn thấy hình ảnh:
- Chơn Linh và Chơn Dương của Thượng Đế phát xuất từ Thiên Nhãn trên Quả Càn Khôn giữa Bát Quái Đài,
- Chơn Thần và Khí Sanh Quang (Âm quang) của Đức Diêu Trì Kim Mẫu ẩn chứa bên trong chữ Khí mạ vàng sau lưng cốt tượng Đức Hộ Pháp tại Hiệp Thiên Đài.

    Đó là hình ảnh Âm-Dương tương giao mà sanh ra bạn đang đứng ở Cửu Trùng Đài giữa Âm (Đức Diêu Trì là Mẹ) và Dương ( Đức Chí Tôn là Cha) như hình ảnh dưới đây.

       
  Nhơn sanh        



Thiên Nhãn (Dương Quang)
                       Chữ Khí (Âm Quang)     




Về giáo lý tu Đạo

    Nếu tự hỏi sống ở trên đời để làm gì? Người tín đồ Cao Đài sẽ trả lời rằng đới sống trần thế là giả tạm để cho Chơn Thần và Chơn Linh học giáo lý tu tiến sửa soạn cho hành trình qui hồi Thượng Đế. Giáo lý được hữu hình hóa tại Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài như sau.
    Bước vào Cửu Trùng Đài nhìn thấy con rắn có bảy đầu gọi là Thất Đầu Xà đó là bài giáo lý nhắc nhở tín đồ tu Đạo thì phải kềm chế thất tình là : Ái (yêu thương), ố (ghét), hỉ (mừng), nộ (giận), ai (buồn), lạc (vui sướng), cụ (sợ hãi) .
    Nhìn thấy tượng đầu rồng há miệng là nhắc nhở tín đồ bài học giáo lý về lục căn được hữu hình hóa bởi kiến trúc giảng đài uốn theo hình khuôn ốc có đúc hình rồng há miệng, phun ra sáu chia đỡ dưới giảng đài . Sáu chia trong miệng rồng nhằm dạy chế ngự lục căn là mắt (thấy), tai (nghe), mũi (ngửi), lưỡi (nếm), thân (ham), ý (tư tưởng phải, quấy). Đó là sáu gốc rễ có sức nảy sanh sáu điều ham muốn (lục dục): Sắc dục, thính dục, hương dục, vị dục, xúc dục, pháp dục. 


H50. Miệng rồng phun 7 chia
     Nhìn thấy nền Cửu Trùng Đài có 9 bậc cao thấp khác nhau thì biết rằng hành trình tu Đạo trải qua 9 bậc của các tín đồ đã lập vị cao thấp tùy theo công trình tu luyện sau ngày phán xét tại Đại Hội Long Hoa.
    Tại sao có bảy cái ngai đứng chầu Thượng Đế ở cấp bậc 9, trước Bát Quái Đài? Đó là hình ảnh lập vị đắc đạo.
    Ngoài ra, Cửu Trùng Đài còn trình bày tóm tắt về vũ trụ quan (Thiên Nhãn với các bông sen ), cảnh tiên giới (đôi hạc , tượng Bát Tiên) v.v




  
                       Khung cửa bông sen             Đôi hạc và tiên cảnh                                      


Cuộc đời sau khi chết
  Nếu bạn tự hỏi: Tử hà qui? Chết về đâu? 
    Trên đường ra về, bạn hãy đứng trước Hiệp Thiên Đài, nhìn « con đường vãng lai » giữa Chánh Môn và Hiệp Thiên Đài. Cửa Hiệp Thiên Đài « Ấy là cửa mở cho các Chơn Linh vào, đặng đi đến Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh là nơi chúng ta hội hiệp cùng Thầy ...» sẽ cho bạn nhìn thấy quang cảnh :
- Đoàn người sau khi chiêm ngưỡng Đức Chí Tôn kéo nhau ra về phía Chánh Môn. Đó là hình ảnh giáo điều: Nhất bản tán vạn thù,
- Đoàn người đi ngược chiều từ Chánh Môn mất hút sau cửa Hiệp Thiên Đài. Đó là hình ảnh sau khi chết thì qui về Thượng đế như giáo điều « Vạn thù qui nhất bổn » chỉ dạy.

     Sau đó bạn tự hỏi: Hậu thế hà như? Sau này sẽ ra sao? Đâu là cứu cánh cuối cùng  của con người?  Bạn hãy nhìn lên mặt tiền Hiệp Thiên Đài, trên vành thành bao lơn có đắp tám khuôn hình vẽ ghi lại điển tích đại diện các sanh hoạt thế nhơn (Sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh, mục) và mang ý nghĩa : Nơi đây là chỗ tập họp các linh hồn trên cõi thế, dù sanh tiền làm nghề gì cũng vậy, phút chót cũng phải về đây xem tội phước. Đây là hình ảnh nhơn sanh tập họp trước Tòa Thánh để tham dự Đại Hội Long Hoa  dưới sự chủ tọa Đức Phật Di Lạc ngồi trên nóc Hiệp Thiên Đài.

    Đọc đến đây, chúng ta hiểu tại sao Đấng Thiêng liêng dạy cất Hiệp Thiên Đài đứng trước Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài.
Lý do thứ nhất Hiệp Thiên Đài là « Thiên Môn » mở rộng đón tiếp tín đồ bước vào Cửu Trùng Đài mà tu Đạo tiến lên Cửu Trùng Thiên. Tín đồ muốn vào Bát Quái Đài thì phải trước tiên đi qua Thiên Môn (Hiệp Thiên Đài) rồi bước qua Cửu Trùng Đài chịu sự khảo hạch của Cửu vị Thần Tiên xem có chịu nổi rồi mới vào Bát Quái Đài được.
Lý do thứ nhì các Chơn Hồn đến dự Hội Long Hoa và hành trình qui hồi Thượng Đế đều đi qua « Thiên Môn ».

3. Hình thể hóa giáo điều

    Kiến trúc « Tam Đài » của Tòa Thánh là hữu hình hóa giáo điều căn bản : Trời Đất vạn vật có cùng một bản thể là TINH, KHÍ, THẦN.
- Cửu Trùng Đài biểu tượng cho TINH, xác thân của Đạo và cũng là đệ nhất xác thân (xác phàm) của người,
- Hiệp Thiên Đài là KHÍ. Khí hay Chơn Thần phát xuất từ chơn Âm Đức Diêu Trì Kim Mẫu được ban cho mỗi người làm đệ nhị xác thân,
- Bát Quái Đài là THẦN, là linh hồn của Đạo và cũng là đệ tam xác thân của người. Thần hay linh hồn trong con người là Tiểu Linh Quang chiết ra từ Đại Linh Quang của Đức Chí Tôn.
     Cấu trúc Tam Đài diễn tả cuộc vận hành cơ Đạo như sau để tiến đến «Thiên Nhơn hiệp nhứt».
    Người về hiệp nhứt với Thượng Đế là nhờ Thiên (Bát Quái Đài) ban hành giáo lý; Thiên cần kết hợp với nhơn (Cửu Trùng Đài) để phổ truyền. Muốn phối hợp hai năng lực này cần phải có một cơ quan chuyển tiếp để Thiên nhơn hiệp nhứt được.  Cơ quan  chuyển tiếp đó là Hiệp Thiên Đài là phần bán hữu hình, nửa Đời nửa Đạo, tức là Chơn Thần của Đạo: «Hồn (Bát Quái Đài) đặng tương hiệp cùng thể xác (Cửu Trùng Đài) phải nhờ Chơn Thần (Hiệp Thiên Đài) ». Lý do là Hiệp Thiên Đài có khả năng tiếp nhận quyền pháp từ Bát Quái Đài (Thiên) để truyền đạt giáo lý đến Cửu Trùng Đài (nhơn) mà giúp hành trình của con người qui hồi Thượng Đế.
    Cái vĩ đại và điểm độc đáo của kiến trúc Tòa Thánh là đã tạo nên bản sắc văn hóa Cao Đài và đưa Tòa Thánh lên hàng kỳ quan tôn giáo vì những lý do độc nhất sau:
- Xây cất theo lời dạy của Đấng Thiêng Liêng nên công trình kiến trúc diễn tả hài hòa đối cảnh giữa Thiêng Liêng-trần thế,
  - Dùng hữu hình, sắc tướng  để phổ truyền giáo lý hướng dẫn tín đồ tiến dần đến Đạo Vô Vi.
    Chỉ cần đứng giữa Cửu Trùng Đài nhìn lên Thiên Nhãn trên Quả Càn Khôn và chữ Khí   sau cốt tượng Đức Hộ Pháp, rồi cấu trúc của Tam Đài, chúng ta sẽ cảm nhận ngay được các điều sau:
- Thiên Nhãn và chữ Khí diễn bày cảnh con người từ đâu sanh ra,
- Cấu trúc nội điện Tam Đài biểu tượng guồng máy âm dương nuôi dưỡng bản thể Tinh Khí Thần.
    
    Sau khi ra khỏi Hiệp Thiên Đài, đi đến cây bồ đề  mà nghe chim hót trên cành, hãy ngoảnh mặt nhìn lại kiến trúc Tòa Thánh thì mới hiểu:

Con chim nó hót trên cành
Nếu Trời không có, có mình làm sao?

  

   Bát Quái Đài   
 Cửu Trùng Đài         
                                
           Hiệp Thiên Đài
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            6
 Bát Quái Cao Đài
       
Trong Miền văn hóa Viễn Đông, triết lý, văn học nghệ thuật… chịu ảnh hưởng sâu đậm lý thuyết kinh dịch. Câu « Dịch quán quần kinh chi chủ » chỉ Kinh dịc đứng đầu trong các Kinh, làm cơ sở cho triết lý vũ trụ quan và nhân sanh quan, y lý, hội họa, võ công, phong thủy… Trong sắc thái chung đó, thử hỏi văn hóa Cao Đài có đặc thù nào không? Tôi trả lời ngay là có, đó là bát quái Cao Đài biểu hiện bản sắc văn hóa Cao Đài.

Sự hình thành bát quái
Cách đây khoảng 5000 năm, các cao nhân quan sát vũ trụ bao quanh mà nhận xét thấy có hiện tượng khí từ trên trời đi xuống như ánh sáng, gió… và khí từ đất bốc lên như hơi nước. Hai luồng khí lên xuống giao nhau không ngừng nghỉ mà sanh ra các hiện tượng vật chất hữu hình trên thế giới. Các cao nhân vẽ một gạch thẳng  ___      tượng trưng cho khí dương từ trời đáp xuống, một gạch đứt đoạn     
___ ____ tượng trưng cho khí dương từ trời đáp xuống, một gạch đứt đoạn   biểu tượng khí âm đi lên từ đất. Hai gạch âm dương tượng trưng cho Trời Đất. Từ quan sát tác động âm- dương (Trời-Đất) lên xuống mà sanh ra con Người ở giữa nên cao nhân thêm một gạch ở giữa làm thành một quái biểu tượng Thiên-Địa-Nhân.



____   _____


_____   ____

                                
                                            __________


    Từ sự biến dịch của quái mà Phục Hi tạo ra bát quái tiên thiên và Văn Vương vẽ ra bát quái hậu thiên. Bát quái tiên thiên và bát quái hậu thiên là để chỉ thứ tự trước sau (từ vô hình sang hữu hính) của tạo hóa trong việc tạo thành vũ trụ.     Hình Bát Quái mang ý nghĩa cơ huyền vi hóa dục, sanh thành muôn loài và diễn tả Nhứt Khí Hư Vô biến thành Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái. Bát quái là 8 quẻ, mỗi quẻ biểu tượng một yếu tố trong thiên nhiên : trời (càn), đất (khôn), sấm (chấn), núi (cấn), gió (tốn), nước (khảm), lửa (ly), đầm nước (đoài).
    Từ ý nghĩa căn bản mỗi quẻ, ta có thể mở rộng nhìn thấy ý nghĩa liên quan đến người, vật… thí dụ : Càn biểu tượng cho cương kiện mở rộng thành vua, cha, rồng, ngựa, ngọc vàng… Nếu 8 quẻ mở rộng ra đến cùng cực thì bao quát hết các hiện tượng, trạng thái trong vũ trụ vạn vật.
    Từ lý thuyết kinh dịch, Đạo Lão khai triển thành hệ thống vũ trụ quan:Thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng… tạo nên bản sắc văn hóa của Miền Viễn Đông.
    Tiếp theo, để có thể diễn tả được muôn vàn hiện tượng và hình thể trong vũ trụ, cao nhân đặt hai bát quái tiên thiên và hậu thiên chồng lên nhau tạo thành 64 quẻ trùng  quái (mỗi quẻ có 6 gạch hay hào) tức quyển Kinh Dịch không lời.
________
____ ____
_________
____   ____
_________
____ ____

    Theo triết lý kinh dịch, trong quẻ trùng quái (6 gạch), mỗi gạch tượng trưng một trạng thái về lẽ Trời (hình ảnh, hiện tượng và hình thể) cũng như về việc Người ở mỗi trạng thái nơi trần thế. Do đó mà cao nhân diễn lại các quẻ dịch theo hình từng quẻ mà cắt nghĩa toàn quái, gọi là thoán từ, tiếp theo là đem ra từng hào trong quẻ mà cắt nghĩa, gọi là hào từ. Từ đó bói dịch phát triển trong dân gian.
    Cho nên, triết lý vũ trụ quan và nhơn sanh quan của văn hóa Miền Viễn Đông đều nằm trong giải thích 64 quẻ Kinh Dịch xây dựng trên bát quái tiên thiên và bát quái hậu thiên. Hai bát quái này tạo thành dịch lý của vũ trụ miền Viễn Đông. Có thể nói Kinh Dịch diễn tả lịch trình đại biến hóa của vũ trụ vạn vật từ khởi điểm là Thái Cực.
Bát quái Cao Đài
    Khi xây Đền Thánh, Đấng Thiêng Liêng đã chỉ dẫn cho xây Bát quái đài với « Bát quái Cao Đài » để thờ Đức Chí Tôn.

     Bát Quái Đài

     Bát quái đài có 12 cấp đi lên tượng trưng cho Thập Nhị Thiên (12 tầng Trời), 8 cạnh đều nhau, bên ngoài lớn, bên trong cao lên và nhỏ dần. Cấp trên cao hơn cấp dưới 10 phân. Cấp thứ 12 cao nhất được cẩn đủ 8 cung bát quái : Càn, Khảm (hướng nam), Cấn, Chấn (hướng đông), Tốn, Ly (hướng bắc), Khôn, Đoài (hướng tây).
  Cao Đài Bát Quái    
Với bát quái cao đài, Ngôi Thượng Đế nằm hướng đông ở vị trí quẻ chấn  (tiếng nổ, sấm động) tượng trưng cho tiếng nổ hình thành vũ trụ như Đạo Cao Đài giải thích.

Thứ tự trong Bát Quái Cao Đài là do Đức Chí Tôn chỉ dạy : « Tòa Thánh quay mặt ngay hướng tây, tức là chánh cung Đoài, ấy là Cung Đạo, còn bên tay trái Thày là cung Càn, bên tay mặt là cung Khôn…»
   
    Hình Bát Quái mang ý nghĩa cơ huyền vi hóa dục, sanh thành muôn loài và diễn tả Nhứt Khí Hư Vô biến thành Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng tận mới sanh ra Càn Khôn Vũ Trụ và muôn loài vạn vật.

                        

                                                H65. Bát Quái Cao Đài


                               
Bát quái cao đài ở Đền Thánh đổi chiều xoay với bát quái Hậu Thiên, tám quẻ được đặt ngược chiều kim đồng hồ, chỉ có hai quẻ Chấn (hướng đông) và quẻ Đoài (hướng tây) giữ nguyên vị trí, sáu quẻ còn lại đều đổi chỗ.                       

 
Điểm đặc thù
Hai điểm đặc thù của Cao Đài Bát Quái là :
1) giải thích định vị Thượng Đế ở cung Đoài giữa cung Càn (nam bên tả) và cung Khôn (nữ bên hữu) ;

    Thứ tự trong Bát Quái Cao Đài là do Đức Chí Tôn chỉ dạy : « Tòa Thánh quay mặt ngay hướng tây, tức là chánh cung Đoài, ấy là Cung Đạo, còn bên tay trái Thày là cung Càn, bên tay mặt là cung Khôn…».« Thầy lập Đạo Kỳ Ba nầy đặt tòa ngự Lập Pháp của Thầy ở cung Đoài. Đoài là cung Đạo »
     2) Diễn tả giáo điều : Vạn thù qui nhất bản.
Theo sử quan cao đài, Hậu Thiên bát quái của Văn Vương thời Nhất Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ là chiều vãng (đi ra) diễn tả giáo điều nhất bản tán vạn thù (Một gốc Thượng Đế phân tán ra vạn linh).  Trái lại, bát quái cao đài đi ngược chiều với bát quái hậu thiên để diễn tả chiều lai (đi về) của thời  vạn thù qui nhứt bản (vạn linh quay về một gốc Thượng Đế) của Tam Kỳ Phổ Độ trên đường phản phục hay quy nguyên.

     Tóm lại, chỉ trong Đạo Cao Đài mới có Bát Quái Cao Đài khác với truyền thống Miền Viễn Đông chịu ảnh hưởng của Kinh Dịch. Tính cách duy nhất đó là bản sắc văn hóa Cao Đài.


7
Vật thể văn hóa


    Khi một cái chén dùng để đựng nước trà thì đó là một vật thể văn minh vật chất, nhưng khi dâng Tam Bửu lên Đức Chí Tôn thì cũng cái chén nước trà ấy lại chuyên chở ý niệm « Thần » tức Chơn Linh chiết ra từ Đại Linh Quang thì cái chén trà ấy trở thành một vật thể văn hóa phi vật chất của Đạo Cao Đài. Đó là quan niệm một vật thể văn minh vật chất trở thành một vật thể văn hóa khi vật thể đó là biểu tượng tâm linh của một tín ngưỡng.
    Từ quan niệm về văn hóa như trên mà chúng tôi nghiên cứu bản sắc văn hóa Cao Đài qua các vật thể tôn giáo. Nghiên cứu bắt đầu từ các vật thể văn hóa  trên bàn thờ gia tiên của văn hóa Việt Nam để đối chiếu với các vật thể văn hóa trên bàn thờ Đức Chí Tôn (Thiên Bàn). Cả hai bàn thờ đều biểu tượng vũ trụ quan (Thái Cực, âm dương, tam tài…) nhưng nghiên cứu đối chiếu hai bàn thờ sẽ cho chúng ta thấy các điểm khác biệt và sự khác biệt giữa hai bàn thờ đã tạo nên bản sắc văn hóa Cao Đài.

1. Bàn thờ gia tiên

    Trong các gia đình cổ truyền Việt Nam, bàn thờ gia tiên là một hình ảnh vũ trụ thu nhỏ được bọc trong một hình ảnh vũ trụ lớn hơn biểu tượng bởi các bộ phận (cột, kèo, đòn tay…) của kiến trúc căn nhà nông thôn cổ truyền như đã trình bày trong chương 4.
    Bàn thờ gia tiên bao giờ cũng được trịnh trọng đặt nơi danh dự là ở gian giữa, quay ra cửa chính của căn nhà ba gian. Bàn thờ là nơi cư ngụ của Tổ Tiên nên được trang hoàng sắp xếp thành một vũ trụ thu nhỏ theo triết lý Lão Giáo trong Miền văn hóa Viễn Đông như sau.
    Trước bài vị tổ tiên, bát nhang hình tròn tượng trưng cho « Vô Cực » tỏa hương khói nghi ngút như Khí Hạo Nhiên; trước bát nhang là bộ tam sự quen thuộc lư đồng tượng trưng Thái Cực  đặt giữa 2 chân đèn biểu tượng âm dương. 
    Lý thuyết ngũ hành (kim, thủy, mộc, hỏa, thổ)  hiện diện trên bàn thờ gia tiên dưới hai dạng sau:
- Kim (lư đồng, chân đèn), Thủy (nước trà, rượu), Mộc (chân cây nhang, đũa, khung gỗ bài vị), Hỏa ( ngọn đèn thắp thường xuyên), Thổ (cát trong bát nhang, đồ băng sứ);
- Đĩa ngũ quả nguyên thủy là đào, lê, mận, lựu, phật thủ tượng trưng cho ngũ hành nhưng sau này chỉ cần có 5 loại trái cây là đủ. Đĩa trái cây đặt phía phải (âm) còn độc bình cắm hoa phải để bên trái (dương).
    Triết lý Tam Tài (Trời, Đất, Người) được biểu tượng bởi 3 chén nước hoặc 3 chén rượu.

    Trên đây là hình ảnh Vũ trụ quan (Thái Cực, Lưỡng nghi, Tam tài…) đã được hữu hình hóa trên bàn thờ gia tiên cổ truyền mang sắc thái văn hóa Việt Nam. Từ năm 1926, hình ảnh vũ trụ quan trên bàn thờ gia tiên được diễn tả đầy đủ và sống động trên Thiên Bàn của Đạo Cao Đài đã tạo nên bản sắc văn hóa tín ngưỡng Cao Đài.

2. Thiên Bàn

    Thiên Bàn tượng trưng vũ trụ của Đức Chí Tôn nên Thiên Bàn phải sắp đủ 12 phẩm vật tôn giáo (kể cả Thiên Nhãn)  . Cũng như bàn thờ gia tiên cổ truyền, 12 phẩm vật trên Thiên Bàn tại Tòa Thánh cũng biểu hiện  vũ trụ quan nhưng khác biệt với bàn thờ gia tiên ở các điểm sau:
- Các phẩm vật trên Thiên Bàn được Đức Chí Tôn hướng dẫn và giải thích ý nghĩa.

Thiên Bàn làm cái bản đồ,
Coi ngoài mà biết điểm tô trong mình.(ĐTCG, tr. 67)

 - Nghi lễ làm cho các phẩm vật linh động và vũ trụ quan Cao Đài sống động. Chính hai điểm này (12 phẩm vật và vũ trụ quan sống động) đã tạo nên bản sắc văn hóa tín ngưỡng Cao Đài.

Biểu tượng vũ trụ quan trên Thiên Bàn

    Ngay dưới Thiên Nhãn có bàn thờ (Thiên Bàn) thờ Đức Chí Tôn. 
    Trên Thiên Bàn thờ Đức Chí Tôn gồm có 12 món được sắp sếp thành hình chữ CHỦ 主. Số 12 là số của Thầy, còn chữ CHỦ có nghĩa là Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ, là Ông Trời.
 1
  │
4───── 2────  3
 │
5────  789────6
 │
10──── 11────12
1: Thiên Nhãn, 2 : Thái Cực Đăng (Tâm Đăng),3: bình bông, 4 : dĩa trái cây, 5 : chén nứớc trà(âm) ,6 :chén nước trắng (dương),7 +8+ 9: 3 ly rượu, 10+ 12 :cặp đèn lưỡng Nghi, 11:lư hương,


Mật ngữ số Mười Hai
    Thiên bàn tượng trưng vũ trụ của Đức Chí Tôn nên Thiên Bàn phải sắp đủ 12 phẩm vật (kể cả Thiên Nhãn) để thờ. Số Mười Hai ấy tương ứng với Thập Nhị Khai Thiên (12 tầng trời) và Thập Nhị Thời Thần (12 vị Thần Thời Gian) cho nên số Mười Hai là số huyền bí thuộc về Đức Chí Tôn. Như vậy các phẩm vật chưng trên Thiên bàn chỉ là những vật hữu hình được mượn tạm để tượng trưng cho «mặt trái» giúp tín đồ hiểu «mặt phải» là vũ trụ của Đức Chí Tôn như Ngài giải thích :
 Trái trông sao thì mặt cũng in.
Người tu phải biết giữ gìn,
Tuy là sự giả hình sắp đặt
 Chuẩn (thước) thằng (dây) qui củ mà tìm thiên cơ .
    Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa các vật thể văn hóa trên Thiên Bàn như Thiên Nhãn, Thái Cực Đăng, tách nước trà và tách nước trắng, 3 chén rượu , 5 màu sắc hoa, 5 trái cây, 5 nén nhang ...

Biểu tượng Đức Chí Tôn là Thiên Nhãn (1)
    Vì Đức Chí Tôn là duy nhất nên trên Thiên bàn chỉ vẽ có một con mắt duy nhất. Dưới Thiên Nhãn là đèn Thái Cực (2) tượng trưng ngôi Thái Cực duy nhất của Đức Chí Tôn. Ngôi Thái Cực là khối Đại Linh Quang, là khởi điểm của càn khôn vũ trụ, mà mỗi linh hồn của chúng ta là một Tiểu Linh Quang chiết ra từ khối Đại Linh Quang đó. Thái Cực Đăng còn gọi là ngọn Tâm Đăng nên phải được luôn luôn đốt sáng, dầu có cúng hay không cúng để cho cái tâm của ta thường sáng. Đức Chí Tôn dạy về ngọn đèn Thái Cực : «Ngọn đèn các con thờ chính giữa đó là giả mượn làm Tâm Đăng. Phật Tiên truyền đạo cũng do đó, các con thành đạo cũng tại đó…» 


Ký hiệu Lưỡng Nghi
    Lưỡng Nghi (Âm quang-Dương quang) thời Tiên Thiên  ở cõi vô hình thì được biểu tượng bởi cặp đèn Lưỡng Nghi (6, 7). Lưỡng Nghi Âm Dương do Thái Cực biến hóa mà tạo ra. Hai nghi đó là Dương quang và Âm quang trong cõi thiêng liêng. Khi cúng Đức Chí Tôn thì đốt lên cặp đèn Lưỡng Nghi, cúng xong thì tắt. Ngọn đèn Thái Cực thì phải luôn luôn thắp sáng.
    Hai cặp đèn còn tượng trưng cho mặt trời (Dương) và mặt trăng (Âm) tức thể dụng của Âm-Dương. Trong hai cây đèn trên thì đèn bên tả thuộc Dương nên phải được thắp trước còn đèn bên hữu thuộc Âm nên thắp sau. Về hai cây đèn, Đức Chí Tôn giáng cơ giải thích như sau:
Cặp đèn là tiểu Âm, Dương,
Tức là nhựt nguyệt chiếu chương đêm ngày.
Vận hành mãi trở day lăn lộn,
Soi sáng cùng chốn chốn, nơi nơi,
Làm cho rực rỡ đất trời,Người là đôi mắt, ấy thời khác chi .
    Còn Lưỡng Nghi Âm Dương trong thế giới vật chất hữu hình, hữu diệt thì được tượng trưng bởi hai tách nước Âm-Dương: tách nước trắng (9) đặt bên tả của Thiên Bàn, tượng trưng Dương và tách nước trà (8) ở bên hữu là Âm, phải đậy kín lại sau khi cúng xong. «Âm Dương là cơ động tịnh của Trời Đất, tức là thần khí của các con tu hành thì phải dựa vào thần khí thì mới đắc thánh thai».
Đèn Thái Cực và hai tách nước Âm-Dương tượng trưng Thái Cực sanh Lưỡng Nghi theo như Đức Chí Tôn giải thích. 
 Khi rót nước cúng thì mỗi tách rót đúng tám phân, tại sao?
Tám phân mang mật ngữ tám lượng. Khi Âm Dương hòa hợp thì giống như hai tách nước hòa lại và tạo thành 16 phân  hay 16 lượng tức là Một cân (cân ta có 16 lượng). Số Một của một cân tượng trưng cho Đạo, cho Đức Chí Tôn . 
    Mặt khác, nước trà tượng trưng Thần tức linh hồn của chúng ta. Tám phân nước trà tượng trưng Bát phẩm chơn hồn đầu kiếp xuống cõi trần làm chúng sanh . Tám phân nước trắng tinh khiết tượng trưng Bát công đức thủy trong Ao Thất Bửu ở cõi Thiêng Liêng .
    Trên Thiên Bàn, bình bông luôn luôn đặt bên tả và dĩa trái cây bên hữu vì hoa là do tinh túy của cây tạo thành nên thuộc Dương. Còn quả tượng trưng cho Âm là vì quả do hoa (Dương) phát triển đến cực độ thì biến thành quả (Âm) theo luật phản phục Dương cực thì Âm sinh.

Ẩn ngữ của Tam Bửu
    Ba cây hương Án Tam Tài và bông-rượu-trà dùng làm ký hiệu Tam Bửu (Tinh, Khí, Thần) .

Án Tam Tài
Trên Thiên Bàn, trong bát nhang luôn luôn cắm năm cây hương xếp thành hai hàng: hàng trong có ba cây, hàng ngoài hai cây. Ba cây hàng ngang trong gọi là Án Tam Tài cắm vào bát nhang trước để tượng trưng cho Tam Tài (Thiên, Địa, Nhân) và Tam Bửu (Tinh, Khí, Thần). Cách cắm ba cây hương phải theo thứ tự sau: Trước nhất, cắm cây hương ở giữa (Thiên), tiếp theo cắm cây hương (Địa) bên phía mặt bàn thờ thuộc Âm, sau cùng là cây hương (Nhân) bên phiá trái thuộc Dương. Hai cây hàng ngoài được cắm tiếp sau cho đủ năm cây để tượng trưng cho Ngũ Khí, Ngũ Hành, Ngũ Phần Pháp Thân Hương.

Bông, rượu, trà
Ngoài ba cây hương Án Tam Tài, Tam Bửu trên Thiên Bàn còn được tượng trưng bởi bình bông (Tinh), ly rượu (Khí), ly trà (Thần) và ba ly rượu đặt hàng ngang giống như ba cây hương Án Tam Tài. Khi cúng, dùng rượu tinh khiết rót vào ba ly, mỗi ly rót ba phân rượu. Tại sao chỉ rót ba phân rượu vào mỗi ly?
Ly rượu giữa tượng trưng Trời, ba phân rượu tượng trưng Tam Bửu của Trời là Nhật, Nguyệt, Tinh.
Ly rượu bên cạnh tách trà tượng trưng cho Đất, ba phân rượu này tượng trưng
Tam Bửu của Đất: Thủy, Hỏa, Phong.
Ly rượu bên cạnh tách nước trắng tượng trưng Người, ba phân rượu tượng trưng Tam Bửu của Người: Tinh, Khí, Thần.

Ký hiệu của Ngũ Khí, Ngũ hành, Ngũ Thần, Ngũ Phần Pháp Thân Hương
    Sau khi cắm ba cây hương Án Tam Tài ở hàng ngang trong thì chúng ta cắm thêm hai cây hương ở hàng ngang ngoài. Năm cây hương này là lễ hiến Ngũ Khí dâng lên Đức Chí Tôn tượng trưng cho:
- Ngũ Khí trong Tiên Thiên Cơ Ngẫu. Ngũ Khí là năm chất khí vô hình thuộc thời Tiên Thiên, nhưng khi ngưng kết lại thì có hình ảnh thuộc thời Hậu Thiên, tạo thành Ngũ Hành ;
- Ngũ Hành (Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Mộc)  trong Hậu Thiên Cơ Ngẫu. Ngũ Hành cũng được tượng trưng bằng bình hoa năm sắc: hoa trắng (hành Kim, tạng Phế), xanh đậm (hành Thủy, tạng Thận), xanh lá cây nhạt (hành Mộc, tạng Can), đỏ (hành Hỏa, tạng Tâm), vàng (hành Thổ, tạng Tì). Dĩa trái cây cũng nên sắp năm thứ trái cây để tượng trưng Ngũ Hành, Ngũ Tạng,
- Ngũ thần: Thức thần, hồn, phách, ý, chí ;
- Ngũ đức: Hòa, nhẫn, khiêm, cung, ái
- Ngũ Phần Pháp Thân Hương  : giới hương (tôn trọng giáo lý), định hương (tham thiền), huệ hương (sáng suốt), tri kiến hương (hiểu biết Phật), giải thoát hương (thoát khỏi cõi mê).

Đây, bản sắc văn hóa Cao Đài

    Bản sắc văn hóa Cao Đài nổi bật mỗi khi nghi thức dâng lễ triều kính Đức Chí Tôn làm cho các phẩm vật trở nên linh động và vũ trụ quan sống động trong tâm trí mọi người dự lễ.
    Ngọn đèn Thái Cực luôn luôn thắp sáng tạo nên hình ảnh Càn Khôn Vũ Trụ chan hòa ánh sáng của Đức Chí Tôn vĩnh cửu. Trong ánh sáng đó, triết lý âm dương hòa hiệp trở nên sống động với:
- Nghi thức đốt nhang. Bó nhang được đốt bởi 2 ngọn đèn tỏa ánh sáng nhật (dương, đặt bên trái), nguyệt (âm, đặt bên phải) gọi là Lưỡng Nghi Quang;
- Nghi thức chắp hai tay để lạy là biểu tượng âm dương hiệp nhứt.  « Tả là Nhựt, hữu là Nguyệt, vị chi Âm Dương; Âm Dương hiệp nhứt phát khởi Càn Khôn, sanh sanh, hóa hóa tức là Đạo » (TNHT)
 - Nghi thức rót nước cúng. Mỗi tách rót đúng tám phân.Tám phân mang mật ngữ tám lượng. Khi Âm Dương hòa hợp thì giống như hai tách nước hòa lại và tạo thành 16 phân  hay 16 lượng tức là Một cân (cân ta có 16 lượng). Số Một của một cân tượng trưng cho Đạo, cho Đức Chí Tôn . 
    Mặt khác, nước trà tượng trưng Thần tức linh hồn của chúng ta. Tám phân nước trà tượng trưng Bát phẩm chơn hồn đầu kiếp xuống cõi trần làm chúng sanh . Tám phân nước trắng tinh khiết tượng trưng Bát công đức thủy trong Ao Thất Bửu ở cõi Thiêng Liêng .

    Triết lý Tam tài (Thiên, Địa, Nhân) và Tam Bửu (Tinh, Khí, Thần)

    Tín đồ cảm nhận ngay Thiên Địa Nhân phơi bày sống động qua nghi thức lạy bằng đặt vị trí hai tay: vị trí Thiên khi hai tay chắp vào nhau đưa lên trán; vị trí Địa khi áp hai tay xuống đất; vị trí Nhân khi hai tay chắp lại rút về để ngang ngực.
    Khi cúng, tín đồ rót rượu vào ba ly, mỗi ly rót ba phân rượu là cảm nhận được ngay Tam Tài, Tam Bửu sống động trong ly rượu. Ly rượu giữa tượng trưng Trời, ba phân rượu tượng trưng Tam Bửu của Trời là Nhật, Nguyệt, Tinh. Ly rượu bên cạnh tách trà tượng trưng cho Đất, ba phân rượu này tượng trưng Tam Bửu của Đất: Thủy, Hỏa, Phong. Ly rượu bên cạnh tách nước trắng tượng trưng Người, ba phân rượu tượng trưng Tam Bửu của Người: Tinh, Khí, Thần.


    Nhờ nghi lễ, tất cả phẩm vật trên Thiên Bàn hiển hiện linh động tạo nên hình ảnh sống động của vũ trụ quan Cao Đài. Đó là bản sắc văn hóa Cao Đài qua các vật thể tôn giáo và nghi lễ.



 8
Bản sắc âm nhạc
 Cao Đài


    Lễ nhạc là sắc thái văn hóa chung của Miền văn hóa Viễn Đông. Từ sắc tái chung đó mà phát sinh ra các dòng lễ nhạc của mỗi quốc gia trong Miền, thí dụ như lễ nhạc cung đình , lễ nhạc cúng Thần tại đình, lễ nhạc trong dịp tang, hôn, quan, tế tại Việt Nam .
Từ chỗ so sánh hệ thống bài bản, hơi điệu, nhịp điệu của các loại nhạc cung đình, thính phòng Huế, nhạc lễ, nhạc sân khấu hát bội và dân ca Nam Kỳ, các nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc đều đi đến kết luận là lễ nhạc Cao Đài bắt nguồn từ các loại nhạc nói trên, đã tồn tại từ nhiều thế kỷ trước. Thí dụ GS Trần văn Khê viết về nguồn gốc lễ nhạc Cao Đài:« Nhạc trong Đạo Cao Đài đều phát xuất từ dân gian Việt Nam, từ truyền thống Việt Nam đưa vào, không phải từ phương xa đến, mà từ dân gian… Âm nhạc trong Cao Đài là âm nhạc trong phong cách nhạc lễ miền Nam, không phải miền Trung hay miền Bắc, tức là âm nhạc Cao Đài dựa vào âm nhạc truyền thống dân gian miền Nam một cách rõ ràng ».
    Đặt lễ nhạc Cao Đài vào vùng văn hóa sông Cửu thì lễ nhạc Cao Đài có 2 điểm độc đáo nổi bật sau:
- Thượng Đế đích thân giáng cơ chỉ dạy lễ nhạc,
- Các nhạc sư Cao Đài lồng giáo lý và vũ trụ quan Cao Đài vào nhạc lễ.

    Hai điểm độc đáo trên làm nổi bật bản sắc văn hóa Cao Đài trong âm nhạc nhất là khi nghe nhạc tấu Quân Thiên trổi lên để hiến lễ Đức Chí Tôn, bạn sẽ cảm thông với vũ trụ quan Cao Đài được diễn tả trong 7 bài của Nhạc Tấu Quân Thiên 樂奏鈞天.

1. Nguồn gốc lễ nhạc Cao Đài

    Lễ Nhạc  là Lễ nghi và Âm nhạc. Nhạc và Lễ đi chung với nhau với cái chủ đích chung là:
- Giữ cho đàn cúng nghiêm chỉnh, trật tự phân minh,
- Sửa đổi tâm tánh con người cho ngay chánh điều hòa, hành vi cử chỉ tình cảm thuận theo đạo lý. 
     Lễ và Nhạc cần phải phối hợp với nhau thì mới thành tựu hai mục đích tốt đẹp trên. Tinh thần lễ là kính     khi nhìn lễ sĩ áo mão chỉnh tề, hai tay nâng cúng vật lên ngang mày…Tinh thần nhạc là hòa trong tiếng lớn nhỏ, phù trầm, hòa nhịp với nhau. Hai sức mạnh tinh thần ấy có thể cảm hóa lòng người về đạo đức như Kính và Hòa vậy. Kính mà không Hòa thì sanh ly tán; Hòa mà không Kính là mầm loạn ly.
    Từ căn bản nhạc truyền thống nhạc cung đình, nhạc tài tử, nhạc lễ Nam Kỳ, Cao Đài đã xây dựng thành bộ nhạc lễ đặc thù phục vụ lễ nghi cho tôn giáo.

Nhạc cung đình, thính phòng Huế
     Từ năm thống nhất đất nước (1802), kinh thành Huế trở thành trung tâm của nên « Văn hóa cung đình » ảnh hưởng lên toàn dân trong nhiều lãnh vực văn hóa. Thí dụ như nhạc lễ Cao Đài cũng bắt nguồn từ lễ nhạc cung đình, 
Nhạc cổ truyền luôn luôn tuân theo nguyên tắc của dịch lý là mọi sự việc đều thay đổi, có động, có biến nhưng không biến dạng và vẫn giữ được những điểm căn bản bất dịch. Cách đờn của Việt Nam đều có biến dịch theo nguyên tắc là khi học phải đúng cơ bản Chân (đúng sự thật), Phương (vuông vắn) nhưng khi trình diễn phải thêm Hoa Lá (nét nhạc và tiết tấu) làm cho tiếng nhạc tuy cũ mà mới vì luôn luôn thay đổi. Vì vậy mà tại miền sông Cửu, Nhạc cung đình, thính phòng Huế đã được các nghệ nhân, nhạc sĩ sửa đổi cho phù hợp với với tâm tư, tình cảm, thị hiếu của người Nam Kỳ. Những bản nhạc du nhập từ Huế thí dụ như “Thập thủ liên huờn ” hoặc các bản như Lưu Thủy, Nam Bình, Nam Ai, Nam Xuân… mặc dù vẫn mang tên cũ, nhưng đã được thay đổi, cấu trúc lại mới mẻ cả về nhịp, điệu và hơi nhạc, được đông đảo công chúng mộ điệu ưa thích và truyền bá rộng rãi khắp Nam Kỳ.
Nhạc Lễ Nam Kỳ
Nam Kỳ có nghĩa một cõi ở miền Nam, xuất hiện thời Minh Mạng. Nam bộ xuất hiện vào năm 1945,

Đối tượng phục vụ của nhạc lễ Nam Kỳ là quan , hôn , tang , tế . Đối tượng dâng lễ là ông bà tổ tiên.
 Nhạc lễ bắt nguồn từ nhạc cung đình Huế, nhưng qui mô, cấu trúc dàn nhạc và hệ thống bài bản có phần đơn giản hơn với các bộ nhạc khí gồm:
- Bộ gõ có: trống Chầu, trống Chiến, trống Cơm, trống Bồng, trống Bản (còn gọi là trống Cái), mõ sừng trâu, mõ Tốc,Tum, Bạt, Đẩu, Đồng lố (gồm 3 loại : tiểu, trung, xà) và Phệt (2 thanh tre ghép lại một đầu dùng để đánh nhịp).
- Bộ dây có: đờn Cò (gồm : Cò chánh, Cò dựa, Cò líu) và đờn Gáo.
- Bộ hơi có: Sáo, Tiêu, Kèn (Kèn Mộc 3 loại : đại, trung, tiểu;  kèn thau 2 loại: lớn và nhỏ).
Bài bản âm nhạc trong nhạc lễ cơ bản gồm có 10 bài, 3 bài Nam: Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo và 7 bài Cò (nhạc viết cho đờn Cò) gồm: Xàng Xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc. Nhạc lễ có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành nhạc tài tử Nam Kỳ.
Nhạc tài tử Nam Kỳ
Ngày 5-12-2013, tại thành phố Baku của nước cộng hòa Azerbaijan, UNESCO công nhận đờn ca tài tử Nam Kỳ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc, bài bản, hơi điệu, nhịp điệu của nhạc tài tử Nam Kỳ đều bắt nguồn từ các loại nhạc: cung đình, thính phòng Huế, nhạc lễ, nhạc sân khấu hát bội và dân ca Nam Kỳ.
Bài bản sử dụng trong nhạc tài tử trước hết gồm 20 bản tổ có đủ các hơi điệu: Bắc, Nam, Oán, Hạ và nhiều bài bản khác, với các hơi điệu không ngoài hơi điệu của 20 bản tổ. Nhạc được chép theo lối ngũ cung lồng bản. Mỗi bản nhạc được sáng tác lời ca cho nhiều bài ca có tựa đề khác nhau và cứ thế được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến nay đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Nhạc khí dùng để chơi nhạc tài tử gồm các loại đờn: Tranh, Kìm, Cò, Gáo, Độc huyền (Bầu), Tỳ bà, Tam, Đoản, Sến, Tiêu, Sáo và Song loan để gõ nhịp. Ngoài ra còn có 2 nhạc khí du nhập của phương Tây, nhưng được điều chỉnh cho phù hợp để chơi nhạc tài tử là guitar Tây Ban Nha móc lõm phím, guitar Hạ Uy Di và Violon (Vĩ cầm) đổi dây cho thích hợp.

2. Lễ nhạc Cao Đài

    Lễ nhạc Cao Đài  có hai điểm đặc thù sau:
- Lễ nhạc được Thượng Đế chỉ dạy,
- Các nhạc sư đã dùng các bản nhạc để diễn tả hiện tượng, trạng thái của vũ trụ quan Cao Đài.
    Hai điểm đặc thù này đã tạo nên bản sắc văn hóa Cao Đài giữa những dòng nhạc Miền Viễn Đông và vùng sông Cửu.

Lời dạy của Thượng Đế

    Đức Chí Tôn mở Đạo lấy Nho Tông chuyển thế mà dìu đời, căn bản đạo Nho lấy lễ nhạc làm trọng vì Lễ là cái trật tự của Trời Đất, Nhạc là cái điều hòa của Trời Đất. Vì vậy mà Lễ và Nhạc được Đức Chí Tôn xem rất quan trọng. Ngay từ khi mở Đạo, Đức Chí Tôn đã nhiều lần giáng cơ dạy về Lễ và Nhạc . Trong lễ nhạc, Thượng Đế dạy:« Nhơn…như nhập lễ đừng đánh trống bát nhã, mà đánh Ngọc Hoàng Sấm, nghĩa là mỗi hồi 12 tiếng, đổ xuống đủ 12 hồi, 3 lần như vậy. Bạch Ngoc Chung cũng dộng ấy. Khi nhập lễ xướng khởi nhạc thì phải đánh trống và đờn 7 bài cho đủ. Chừng hiến lễ, phải đờn nam xuân 3 bài, vì lễ Sanh phải hiến lễ 7 lái, đi chữ tâm. Tới khi thài, thì đờn « Đảo Ngũ Cung …».
    Về phần nghi thức dâng lễ, Đức Chí Tôn chỉ dạy cách dùng nhạc lễ khi cúng đàn, có phần nhạc hòa theo từng giọng xuân, giọng ai, giọng thài…  và người tín hữu đọc kinh có âm điệu và nhịp điệu như một hình thức thánh ca.
    Cộng với lời chỉ dẫn của Đức Chí Tôn, Ngài Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư và Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu kết hợp nhạc cung đình với nhạc lễ Nam Kỳ sáng tạo ra nhạc lễ Cao Đài (nhạc Thánh Đường).
      Hội Thánh cho thành lập Bộ Nhạc, Bộ Lễ. Hai câu liễn đặt trước cổng Bộ Nhạc trung ương Tòa Thánh để giải thích lễ nhạc.

禮 以 地 塵 明 定 人 間 尊 秩 序
樂 由 天 作 宣 通 世 介 主 調 和
LỄ dĩ địa trần minh định nhơn gian tôn trật tự
NHẠC do Thiên tác tuyên thông thế giới chủ điều hoà .

    Đức Thượng Sanh huấn dụ: « Lễ thì khiến sự hành vi bên ngoài, nhạc thì khiến tâm tình bên trong. Cái cực điểm của nhạc là hòa, cái cực điểm của lễ là thuận ». « LỄ tiết dân tâm, NHẠC hòa dân thạnh », là dùng Lễ để tiết chế lòng dân, dùng Nhạc để hòa thanh âm của dân.
Nhạc sư Cao Đài

    Ngày nay, lễ nhạc Cao Đài là một dòng nhạc mang bản sắc văn hóa Cao Đài trong miền sông Cửu và Miền Viễn Đông. Dòng nhạc đặc sắc này được tạo tác bởi các nhạc sư Cao Đài theo lời dạy của Thượng Đế,

Bước đầu xây dựng nhạc lễ Cao Đài

     Khởi đầu quí ông Cao Quỳnh Cư và Cao Quỳnh Diêu phối hợp nhạc cung đình với các bản nhạc lễ của Nam Kỳ thành bộ nhạc Cao Đài, gọi là nhạc thánh đường, gồm 7 bài: Xàng xê, Ngũ đối thường, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc… để xử dụng vào các ngày vía, ngày sóc vọng (mồng một và rằm) và trong dịp lễ các vong linh quá vãng.

    Năm 1929, Ngài Cao Quỳnh Diêu đặt ra 3 bài dâng Tam Bửu (Dâng Hoa, Dâng Rượu, Dâng Trà), viết bài tán tụng Đức Diêu Trì. Ở phẩm Tiếp Lễ Nhạc Quân, Ngài viết quyển « Nghi tiết Đại Đàn và Tiểu Đàn » chỉnh đốn lại lễ nhạc trong các đàn cúng Vía Đức Chí Tôn và các Đấng Thiên Liêng. Ngài viết: « LỄ là một việc rất trọng hệ, vì là cái hình thể của nền Đạo phô bày ra trước mặt người. NHẠC cũng là một việc cần yếu, vì là phương làm cho đầm ấm tao nhã cốt để dìu dẫn giúp cho thành Lễ ra vẻ long trọng, vì đã che lấp các việc xao động trong cơn hành Lễ, trên thì hiến cái vẻ tiêu tao phù trầm cho các Đấng, dưới là làm cho chúng ta…yên tịnh, mới có thể thiền tâm vọng cầu các Đấng cho thấu đáo »
Sửa đổi
    Nhạc cụ.
Âm nhạc Cao Đài phỏng theo tiếng bát âm  của Miền văn hóa Viễn Đông bằng dùng 8 nhạc cụ, nhạc khí có mặt trong nhạc tài tử hay nhạc lễ Nam Kỳ (Không dùng nhạc cụ phát ra âm thổ và thạch)
    Bài bản
    Trong dàn nhạc lễ miền Nam có 2 phe: Phe văn (4 cây đàn cò: cò chánh, cò lòn, đờn gáo và cò líu phát ra âm thanh réo rắt thanh tao); phe võ gồm kèn trung, trống văn trống võ, mõ bồng và đầu bạt phát âm thanh mạnh mẽ hùng hồn. Bài bản trong lễ nhạc Cao Đài đa số rất giống bài bản trong phe võ của nhạc lễ miền Nam. Nhạc Cao Đài không có phe văn nhưng cũng có lúc dùng bài bản của phe văn như 7 bài lớn Xàng xê, Ngũ đối hạ, Ngũ đối thượng, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc, Vạn giả.
    Tổ chức ban nhạc
      Tổ chức ban nhạc lễ Cao Đài được hình thành theo thuyết âm dương, ngũ hành.
Nhạc khí biểu hiệu âm dương là đôi trống,
Nhạc khí tương ứng với Ngũ hành là :
Kim (bạc, chụp, chóa),
Mộc (mõ gõ),
Thủy  (kèn, ống tiêu),
 Hỏa (đàn cò),
Thổ (cái bồng).
Ngũ hành tương ứng với ngũ âm: cung, thương, giốc, chủng, vũ.
Ngũ âm tương ứng với ngũ nhạc công (vị trí ngồi của ban nhạc sắp xếp theo hình chữ ngũ). 
Theo lễ pháp, Ban nhạc tề chỉnh đội khăn đóng, mặc áo dài trắng. 

Bản sắc văn hóa Cao Đài trong nhạc lễ
    Nghe theo lời dạy của Đức Chí Tôn :«… đờn 7 bài cho đủ. Chừng hiến lễ, phải đờn nam xuân 3 bài, vì lễ Sanh phải hiến lễ 7 lái, đi chữ tâm …», các nhạc sư đã tạo nên bản sắc văn hóa Cao Đài trong âm nhạc như sau :
  -Ý nghĩa giáo lý bước bằng chữ tâm,
- Ý nghĩa vũ trụ quan diễn tả bởi 7 bài Nhạc tấu Quân Thiên trổi lên hiến lễ Đức Chí tôn.
     Chữ tâm
    Nghe theo xướng lễ và dẫn lễ, các Lễ sĩ bước bằng chữ tâm 心 tức là giữ trọn tấm lòng thành, đi đứng có mực thước, tùy theo nhạc chầu 7 lá phách mới bước vào một bước, ấy là trạng thái bước lễ đi đứng có vẻ tề chỉnh. Cách đi chữ tâm của lễ sĩ Cao Đài đã phát huy nhạc lễ Nam Kỳ về mặt qui củ và triết lý và tạo nên một « biệt lưu » tức bản sắc văn hóa Cao Đài trong Lễ pháp. 

    Vũ trụ quan trong nhạc lễ

      Ngoài cái công dụng chung của nhạc lễ trong tôn giáo là sửa đổi tâm tánh con người cho ngay chánh, giữ cho nghi lễ tề chỉnh, nhạc lễ Cao Đài còn lồng triết lý vũ trụ quan vào nhạc lễ (qua bản Nhạc Tấu Quân Thiên) nên đã làm nổi bật bản sắc vãn hóa Cao Ðài trên cái « chung » của âm nhạc miền sông Cửu và Miền văn hóa Viễn Đông. 
     Trong ngày lễ Vía Đức Chí Tôn, hình ảnh của sự hình thành và biến đổi của vũ trụ hiển hiện lên qua âm thanh của  bảy bài trong Nhạc Tấu Quân Thiên .  Mỗi bài nhạc biểu hiệu một hiện tượng, một trạng thái của vũ trụ quan Cao Đài .
    Trước khi cúng Đại đàn, sau phần Lôi Âm Cổ khởi và Bạch Ngọc Chung minh thì tới phần Nhạc Tấu Quân Thiên .      Khi Lễ xướng câu nầy thì mỗi người trong đàn cúng phải đứng cho thật nghiêm trang, ban nhạc khởi đánh trống Tiếp Giá (Nghinh Thiên) để đón rước Đức Chí Tôn và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật giáng đàn.  
    Dứt trống Tiếp Giá thì xây trống mà đờn 7 bài tấu lên để hiến lễ Đức Chí Tôn . Mỗi bài biểu hiệu một hiện tượng, một trạng thái của vũ trụ quan Cao Đài .
Bài 1. Xàng Xê

    Điệu đàn Xàng Xê với âm điệu là đưa qua trộn lại không ở một chỗ, đó là hình ảnh thời hỗn độn sơ khai của Hư Vô Chi Khí , nguồn cội của Càn Khôn Thế Giới. Vũ trụ là một khoảng không gian mù mù, mịt mịt của Khí Hồng Mông  ở trạng thái vô vi trước khi có Thượng Đế. Trong khoảng không gian hỗn độn đó, khí «Hồng Mông» đã chứa sẵn ba yếu tố khởi động Đạo: Thái Cực, một lý thiên nhiên  và một lý tự nhiên  tức âm-dương kết thành một khối Linh Quang. Đến khi khối khí Hư Vô chuyển động, biến dịch, tác động đến vũ trụ thì từ Tiên Thiên Hư Vô chi khí, Thượng Đế xuất hiện sau khi khối Linh Quang phát nổ. Chừng đúng ngày giờ, khối ấy nổ tung… văng ra một điểm Linh Quang rực rỡ chói lòa khắp cả mọi nơi. Ấy chính là Ngôi Chúa Tể của càn khôn, tức Ngôi Thái Cực (Thượng Đế) phát xuất từ Tiên Thiên Hư Vô chi khí ». 

Bài 2. Ngũ Đối Thượng và Bài 3. Ngũ Đối Hạ

    Sau khi Thượng Đế xuất hiện, động cơ cấu tạo vũ trụ là guồng máy âm-dương tuân theo Thiên Luật  dưới sư chấp chưởng của Đức Chí Tôn. Guồng máy âm-dương gom tụ khí Hư Vô,  chuyển động lúc tịnh, lúc động, sanh sanh, hóa hóa, muôn loài vạn vật, bảo tồn trời đất, dưỡng dục chúng sanh sống trong vũ trụ hữu hình
    Guồng máy xoay chuyển không ngừng là nhờ nguyên lý thiên nhiên: trong âm có lẫn một phần chơn dương nên có « huyền khí » xông lên cao; trong dương thì có chứa một phần chơn âm nên có « lửa hư vô » hay Hạo Nhiên khí trầm xuống. Hiện tượng chuyển động lên của « huyền khí » và xuống của « lửa hư vô » được diễn tả bởi hai bài Ngũ Đối Thượng (khí đi lên) và Ngũ Đối Hạ (khí đi xuống).

     Bài Ngũ Đối Thượng diễn tả 5 khí thanh nhẹ thăng lên làm Trời (5 tầng), ấy là Tiên Thiên ngũ khí (khí trắng, đen, xanh, đỏ, vàng)  tức Ngũ hành Tiên Thiên. Trong ngũ hành Tiên Thiên vô hình đã chứa sẵn :
- Ngũ Ngươn hữu danh tức ngũ khí Tiên Thiên : Ngươn Tinh, Ngươn Tánh, Ngươn Khí, Ngươn Thần, NgươnTình.
 - Ngũ Ngươn hữu chất: Thức Thần, Ý, Phách, Chí, Hồn.

     Bài 3 Ngũ Đối Hạ

    Tiên Thiên ngũ khí (khí trắng, đen, xanh, đỏ, vàng) kết tụ thành trược khí hạ xuống làm Đất và biến tướng thành Hậu Thiên ngũ hành (kim, thủy, mộc, hỏa, thổ). Bài nhạc Ngũ Đối Hạ là âm thanh của hiện tượng biến thể này.
     Ngũ Hành Hậu Thiên là hình tướng của Ngũ Hành Tiên Thiên. Trong trời đất, Ngũ Hành Hậu Thiên là Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Còn trong con người, sau khi thụ thai, Chơn Thần nhập vào xác phàm và Ngũ Hành Tiên Thiên biến tướng thành Ngũ hành Hậu Thiên hữu hình, hữu sắc là tâm, tì, phế, thận, can.
    Trong mỗi tạng, Ngũ Ngươn cũng biến tướng theo.
     Ngũ Ngươn (Khí) hữu danh biến tướng thành Hậu Thiên ngũ khí : Ngươn Tinh thành thận khí, Ngươn Tánh thành can khí, Ngươn Khí thành tì khí, Ngươn Thần thành tâm khí, NgươnTình thành phế khí.
 Ngũ Ngươn hữu chất vào cư ngụ trong Ngũ Hành Hậu Thiên để  sanh ra ngũ thức hay Ngũ Thần: Thức Thần trong tim (Hỏa), Ý trong tì (Thổ), Phách trong phế (Kim), Chí trong thận (Thủy), Hồn trong can (Mộc) .
    Trong trời đất vạn vật không có vật chi hóa sanh biến dưỡng mà không có Tiên Thiên Ngũ Hành và Hậu Thiên Ngũ Hành.
 
Bài 4. Long Đăng và bài 5. Long ngâm

            Bài Long Đăng diễn tả cảnh rồng bay lên, ấy là hướng của khí thanh nhẹ (Dương). Còn âm thanh của bản nhạc Long Ngâm là âm thanh của rồng bay xuống, ấy là hướng khí trọng trượt (Âm).
    Sau khi trời đất và con người đã đã định vị, được phân định rõ ràng thành cảnh trần thế thì khí thanh nhẹ bay lên thành trời, khí trọng trượt đáp xuống thành đất. Vì vậy mà cách đây khoảng 5000 năm, các cao nhân quan sát vũ trụ bao quanh mà nhận xét thấy có 2 hiện tượng sau:
-  khí từ đất bốc lên như hơi nước với tiếng nhạc Long Đăng (bài 4)
- khí từ trên trời đi xuống như ánh sáng, gió… được diễn tả trong điệu nhạc Long Ngâm (bài 5);
    Hai luồng khí lên xuống giao nhau không ngừng nghỉ mà sanh ra các hiện tượng vật chất hữu hình trên thế giới. Các cao nhân vẽ một gạch thẳng   tượng trưng cho khí dương từ trời đáp xuống, một gạch đứt đoạn   biểu tượng khí âm đi lên từ đất. Hai gạch âm dương tác động lên nhau mà sanh ra các hiện tượng mà ta quan sát được trong vũ trụ. 
    Từ hai gạch biểu tượng âm dương mà các cao nhân diễn tả luật âm dương làm động cơ cấu tạo thế giới.
 Bài 6. Vạn Giá
    Âm thanh của bài nhạc Vạn Giá làm vang lên thời kỳ Thượng Đế xuất hiện tạo Càn Khôn Vũ Trụ thì vũ trụ có hai khối khí vĩ đại Âm quang  và Dương quang tạo thành guồng máy âm-dương mang tánh chất tương khắc nhưng lại tương hòa mà tạo  ra :
     -Thế giới vô hình: Tam Thập Lục Thiên, Thập Nhị Thiên, Tứ Đại Bộ Châu Thượng,
    - Thế giới hữu hình : Tam Thiên Thế Giới, Tứ Đại Bộ Châu Hạ, Thất Thập Nhị Địa (trong đó có quả Địa Cầu 68 mà chúng ta đang sống).

    Vào thời kỳ này, vũ trụ được phân định âm-dương, trời đất, cao thấp, nặng nhẹ, cõi Thiêng Liêng vô hình và thế giới hữu hình, hữu diệt. Đó là hình ảnh vũ trụ trong đó chúng ta đang sanh sống và người cấu tạo vũ trụ đó là Đức Chí Tôn: Khai Thiên Địa vốn Thầy…một Chơn Thần mà biến Càn Khôn Thế Giới và nhơn loại… Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giới nên mới gọi là Pháp. Pháp mới sanh ra Càn Khôn Vạn Vật, rồi mới có người nên gọi là Tăng . 

Bài 7.Tiểu khúc

    Bài Tiểu Khúc mô tả thời kỳ trời đất, âm-dương, ngũ hành, ngũ phương … đã định vị, guồng máy âm-dương vận chuyển  và Thế Giới vạn vật thành hình nhỏ ngắn đều có định luật và có tên. Từ đó hai Đấng đầu tiên cầm quyền càn khôn vũ trụ là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu « lấy cơ thể âm-dương mà phân thanh biện trược, làm máy động tịnh để gom tụ cái khí Hư Vô mà hóa sanh muôn loài vạn vật. Máy âm dương ấy cứ vần vần xây chuyển, không ngừng nghỉ một giờ khắc nào mà dưỡng dục chúng sanh, bảo tồn thiên địa» .  



   
Ban nhạc


 9
Văn hóa ẩm thực

    Ăn uống là một việc thường tình của muôn loài, nhưng ẩm thực của tín đồ Cao Đài còn mang hai sắc thái đặc thù của văn hóa Cao Đài được qui định trong giáo lý là:
• Nghi thức Đọc kinh khi ẩm thực được coi như một tập tục mà tập tục là một hành vi văn hóa,
• Ẩm thực mang ý nghĩa tâm linh tức là văn hóa phi vật chất.

1. Tập tục tôn giáo

     Khi được dự cơm chay ở một Thánh Thất và thấy tín đồ đọc kinh trước và sau bữa ăn, chúng ta mới cảm nhận được ý nghĩa ẩm thực là một hành động         « chánh niệm »  trở thành « tập tục », mà tập tục là một sắc thái văn hóa.
     Trước khi ăn, tín đồ vừa đọc «Kinh Vào Ăn Cơm » vừa quán tưởng  đến:
    - Nuôi sống xác phàm (Đệ nhất xác thân) cho Chơn Thần và Chơn Linh tá túc mà tu Đạo trên trần thế :
    - Nhớ ơn Đức Phật Mẫu (Cửu Thiên Huyền Nữ) đã bảo vệ mạng sống để mượn xác phàm tu hành trở về cõi Thiêng Liêng ,
    - Hàm ân Thượng Đế ban cho ta ngũ cốc (5 thứ hột), nuôi dưỡng thân phàm để Chơn Thần tu dưỡng mà qui hồi cựu vị .
    Ăn cơm xong, tín đồ đọc «Kinh Khi Ăn Cơm Rồi» mà quán tưởng đến hàm ân đối với người cấy lúa, giã gạo, khiến hột gạo đến được bàn ăn , sau này sẽ đem tài sức làm lợi ích cho nhơn sanh  với lời hứa theo Đạo Trời, thương yêu chúng sanh :

2. Ý nghĩa tâm linh của ăn chay

    Các điểm chung của tôn giáo về ăn chay là tránh sát sanh, tránh quả báo luân hồi, luyện tập bi, trí, dũng, tôn trọng luật hóa sanh v.v. Ngoài các điểm chung đó, ăn chay của tín đồ Cao Đài còn mang ý nghĩa tâm linh.
    Ăn chay giúp cho Chơn Thần thanh nhẹ chuyên chở Chơn Linh  trên đường trở về nguồn cội trong cõi Thiêng Liêng. Đó là Ý nghĩa tâm linh của ăn chay và cũng là bản sắc văn hóa tín ngưỡng Cao Đài.
    Sau khi lìa khỏi xác phàm, Chơn Thần làm động cơ chuyên chở Chơn Linh về Trời như Thượng Đế dạy:
Chơn Thần xuất khỏi xác phàm phu,
Nương gió bay lên cảnh tuyệt mù.

  Chơn Thần có khả năng đến và đi một cách nhẹ nhàng, nhanh như làn sóng điện, nhẹ như đám mây bay.

Năng lai năng khứ khinh khinh,
Mau như điển chiếu, nhẹ thành bóng mây.

     Trong cõi vô hình, tốc độ bay và vượt qua các đoạn đường khó khăn đều phụ thuộc vào sự thanh nhẹ của Chơn Thần. Cuộc đăng trình qui hồi sẽ dễ dàng nếu xác phàm ăn chay khiến cho Chơn Thần xuất ra trong sáng nhẹ nhàng, dễ dàng bay ra khỏi bầu khí quyển (siêu thăng). Vậy muốn Chơn Thần tinh khiết thì khi sống nơi trần thế thì phải ăn chay vì các lý do sau.
    a) Hưởng ân huệ.
    Tín đồ Cao Đài giữ tròn Minh Thệ, gìn giữ Luật Đạo, ăn chay được 10 ngày mỗi tháng, thì Chơn Hồn được hưởng ân huệ của Đại Ân Xá và các phép Bí Tích của Thượng Đế ;
    b) Biến tính Hậu Thiên thành Tiên Thiên
Tiến trình biến tính Hậu Thiên (Chơn Khí rút ra từ thực phẩm) thành tính thanh nhẹ của Tiên Thiên (Chơn Thần) trông cậy vào ăn chay như Thánh Ngôn dạy: Mượn cái xác phàm này mà lấy ngươn tinh (khí, huyết) rồi luyện ngươn tinh cho thành ngươn khí thì tính Hậu Thiên trở thành Tiên Thiên… Luyện ngươn khí là nuôi lấy ngươn Thần cho sáng suốt . Diễn biến này giải thích : « Sự ăn chay là bổ cho Tiên Thiên, còn ăn mặn lại bổ cho Hậu Thiên » và tại sao «Thầy buộc các con trường trai mới đặng luyện Đạo ». 
Khí Tiên Thiên (Chơn Dương và Chơn Âm) hiện hữu trước khi có trời đất hữu hình. Đặc tính: thanh nhẹ, tinh khiết tự nhiên.
 Khí Hậu Thiên tức Chơn Khí rút ra từ khí trời và Tinh thực phẩm có nhiệm vụ bao bọc và nuôi dưỡng khí Tiên Thiên. Đặc tính: có thể tinh khiết hay ô trược tùy theo thực phẩm hấp thụ của người tu Đạo.
Biến Hậu Thiên (Chơn Khí) thành Tiên Thiên (Chơn Thần) có nghĩa là ăn chay để cho hai thể khí có cùng bản chất tinh khiết, thanh nhẹ thì mới hòa hiệp với nhau được.
c) Được đến trước mặt Thầy.
Phải có một xác phàm tinh khiết thì mới được đến trước mặt Thầy Cái Chơn Thần ấy mới được phép đến trước mặt Thầy » (TNHT/Q1/tr. 6). Muốn có một xác phàm tinh khiết thì phải ăn chay«Còn hoa quả, thảo mộc lại hấp thụ khí âm dương trời đất mà sống mãi, nên người tu hành phải ăn thảo mộc cho có khí chất nhẹ nhàng», (ĐTCG, tr.11) 
Vậy, ẩm thực mang bản sắc văn hóa Cao Đài khi ẩm thực chứa đựng một tập tục và ý nghĩa tâm linh.

 



10
Đạo phục


    Vào thế kỷ18, Chúa Nguyễn Võ Vương có sắc qui định y phục cho Đàng Trong : Phụ nữ bỏ váy mặc quần, áo cài khuy, bỏ thắt vạt. Đàng Ngoài vẫn giữ áo tứ thân buộc vạt. Từ đó, « văn hóa cung đình » của triều Nguyễn từ từ hình thành tại Huế và ảnh hưởng đến toàn quốc cho đến nay, thí dụ như lễ nhạc cung đình, y phục, ẩm thực, văn chương nghệ thuật như nhất tự nhất họa, nhất thi nhất họa …
    Về y phục, nhìn hình ảnh thường phục của vua Thành Thái, vua Bảo Đại thì thấy các Ngài mặc quần, áo dài cài khuy, đầu đội khăn xếp 7 lớp làm khuôn mẫu cho y phục cổ truyền của dân Việt. Từ năm 1926, đạo phục của tín đồ Cao Đài là mặc áo dài cài khuy, quần trắng, đầu đội khăn đóng đen (hắc cân)  mang hình ảnh y phục cổ truyền của văn hóa cung đình. Nhưng, Đạo Cao Đài đã nâng y phục cổ truyền dân tộc lên một tầm cao hơn tức y phục biểu hiệu một ý nghĩa văn hóa tín ngưỡng.
     Ngày nay,nhìn thấy một người mặc áo dài trắng, đầu đội khăn đóng đen đi ra từ một thánh thất Cao Đài, bạn nghĩ người này mặc sắc phục cổ truyền Việt Nam và bảo tồn bản sắc dân tộc. Đúng là sắc phục cổ truyền nhưng đây là sắc phục cổ truyền được  Đạo Cao Đài lồng ý nghĩa tín ngưỡng của Đạo vào trong, tạo nên bản sắc văn hóa của Đạo Cao Đài trong Đạo phục. 
1. Văn hóa màu « trắng »
     Đạo phục là y phục được tín đồ xử dụng khi hành Đạo. Đạo phục của Cao Đài giáo căn bản là màu trắng (bạch y) . Về đường xẻ và gài nút, « Áo bạch y sa cổ dứng như quốc phục của ta, đường giữa phải xẻ đến cuối trôn và chỉ khác nhau ở hàng nút  »
Ý nghĩa Đạo phục
- Tiểu phục+khăn đen : Tuy theo Đạo nhưng còn nặng thế sự,
- Đại phục+khăn đen : Tinh thần 4 phần đời, 6 phần Đạo,
- Đại phục+ khăn trắng : Tinh thần xuất gia hành Đạo.

Với tín đồ Cao Đài, màu trắng của áo dài biểu tượng cho sự tu tiến của tín đồ luôn luôn sửa mình cho tâm hồn lẫn thể xác được trong trắng.

Ý nghĩa tôn giáo

Đạo phục là Bộ thiết giáp. Bộ thiết giáp của Thầy ban cho là bộ thiết giáp Đạo-Đức để chống lại bầy hổ lang khảo thí, còn bộ bạch y là bộ thiết giáp vật chất tượng trưng cho sự trong sạch thanh cao, hòa ái dịu dàng… tinh thần đại đồng dung hòa quan điểm của các tôn giáo . Tác giả Huệ Lương  viết «  Đạo Cao Đài có ý nghĩa tôn giáo tổng hợp thì dùng màu trắng tượng trưng rất phải ... sắc bạch tượng trưng cho sự thanh khiết và bao gồm tất cả các sắc nên rất hợp với Tam Giáo Ngũ Chi »
Đại hội Long Hoa
 Theo Hiền Tài Phạm Văn Khảm, Tam Kỳ Phổ Độ có Tam Hội Long Hoa Bạch Vương Đại Hội. Chữ Bạch ắt có liên hệ đến bộ Đạo phuc màu trắng và tín đồ Cao Đài nhìn đạo phục màu trắng là nghĩ đến Đại Hội Long Hoa kỳ ba mang tên Bạch Vương Đại Hội.
 Ý nghĩa tu tiến
Với chức sắc, khi đã hoàn toàn phế trần hành Đạo thì sẽ mặc toàn bạch; thí dụ bên Cửu Trùng Đài chỉ có Đức Giáo Tông mặc thiên phục toàn bạch. Bên Hiệp Thiên Đài, trừ Đức Hộ Pháp, Thượng Sanh, Thượng Phẩm ra, các chức sắc khác mặc thiên phục toàn bạch.
Ý nghĩa giáo điều « Vạn vật đồng nhất thể »
Mỗi năm, đến ngày Rằm tháng Tám, ngày vía Đức Kim Mẫu, trong khi hành lễ, chư Đại Thiên Phong, chư chức sắc chức việc và toàn thể nam nữ đạo hữu đồng ăn mặc như nhau, bạch y nam thì đội hắc cân, nữ để đầu trần để tỏ rằng trước mặt Mẹ Chung, các con đồng một thể …hình hài đều bình đẳng (về phương diện vô vi) do một chất nguyên thủy Hư Vô Chi Khí mà ra và ai cũng như ai sau khi qui tiên , thể chất hình hài trả lại cho đất để trở về với Khí Hư Vô .
2. Hắc cân
    Tước đây, trong thường phục của quan hay dân, đầu quấn khăn (« khăn lương », « khăn nhiễu » bằng vải nhiễu đỏ hay tím) hay đội khăn xếp có nhiều nếp thẳng. Sau này, khăn xếp được làm sẵn với kỹ thuật xếp 7 chồng vải chồng lên nhau ở trên và ở tầng dưới cùng, mối vải bắt chéo thành hình chữ nhân 人.
    Về hình dạng bề ngoài, khăn đóng (hắc cân) của tín đồ Cao Đài giống nh

khăn xếp cổ truyền có 2 lằn xếp thành chữ nhân bên dưới và 7 lằn xếp bên trên chữ nhân. Ý nghĩa tôn giáo được lồng vào 7 lằn xếp nên đã biến hắc cân từ một vật thể văn minh vật chất sang vật thể văn hóa phi vật chất.
Hắc cân có chữ nhân và 7 lằn xếp mang ý nghĩa tín đồ chưa phế trần hành Đạo, thân còn thất tình quấy phá khiến cho Chơn Thần ô trược. Bảy lằn xếp tượng trưng cho thất tình là: Ái (yêu thương), ố (ghét), hỉ (mừng), nộ (giận), ai (buồn), lạc (vui sướng), cụ (sợ hãi).
Đạo hữu mặc bạch y sắc trắng chít hắc cân vì chưa phế trần hành Đạo nên chưa toàn bạch. Vì tín đồ còn đang sống tu tiến trên trần thế nên thân xác còn mang 7 thể tượng trưng bởi 7 lằn xếp của hắc cân. Bảy thể là Xác phàm, Phách, Vía, Hạ chí, Thượng chí, Kim thân, Tiên thể, hiện diện trong 7 cõi là Hạ giới, Trung giới, Thượng giới, Bồ đề, Tứ tượng, Lưỡng Nghi, Thái Cực[1] tượng trưng cho lộ trình của con người từ Thượng Đế xuống trần gian rồi sau khi qui tiên thì trở về với Thượng Đế.
Ý nghĩa tôn giáo của bạch y, hắc cân đã tạo nên bản sắc văn hóa Cao Đài trong y phục. Hiểu được bản sắc đó thì người ngoại đạo sẽ thốt lên : À! đây là tín đồ Cao Đài, mỗi lần nhìn thấy bạch y, hắc cân.
Lời kết
Đạo Cao Đài là một vườn hoa thiêng liêng, muôn mầu, muôn sắc đang chờ người đến chiêm ngưỡng, mô tả, giới thiệu với thế giới. Hy vọng cuốn « Văn Hóa Cao Đài » đã mô tả được một bông hoa quí  trong vườn hoa thiêng liêng Cao Đài.
Lạp Chúc Nguyễn Huy


Phụ lục 1
Vùng tín ngưỡng sông Hồng
Năm 1926, Thượng Đế khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại Việt Nam nên Đạo Cao Đài là một tín ngưỡng bản địa xuất phát từ lòng dân tộc Việt. Các phụ lục nhằm minh định rõ hai điều sau :
- vị trí bản địa của Đạo Cao Đài trên đất Việt;
- vai trò tiếp nối văn hóa tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc Việt, và vai trò tiếp nối bắt đầu từ tín ngưỡng vùng sông Hồng.
Vùng sông Hồng là địa bàn hỗn lưu[2] của văn hóa tín ngưỡng bản địa với miền văn hóa Viễn Đông ngoại sinh[3].  Sự cộng sinh của tín ngưỡng nội sinh (giả thuyết trên trống đồng, thờ Thần linh, thờ Mẫu)  với tín ngưỡngViễn Đông ngoại sinh Tam giáo  (Phật, Lão, Khổng) và lý thuyết Kinh Dịch đã tạo nên văn hóa tín ngưỡng của vùng sông Hồng.  Vì sự giao lưu đó mà chúng ta có rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa với các nước Miền Viễn Đông và cảm thấy gần gũi với người Hoa, Nhật, Đại Hàn về triết lý, nghi lễ, phong tục tập quán, phong cách âm nhạc, thiền, hội họa…
1. Tín ngưỡng bản địa
Ngoài tín ngưỡng dựa vào giải thích của các nhà khảo cổ,    hiện nay, các tín ngưỡng đặc thù cổ xưa nhất của người Việt còn sót lại trên vùng sông Hồng là thần linh giáo, nội đạo thờ Đức Thánh Trần, Thờ Mẫu.
Tín ngưỡng theo khảo cổ học
Dựa vào truyền thuyết và các hình chạm trên các di tích cổ sử, một số nhà khảo cổ đã đưa ra những giả thuyết về tín ngưỡng tiền Tam giáo của người Việt là thờ Mặt Trời theo Madeleine Colani [4], tín ngưỡng chaman[5] theo H.Q.Quaritch Wales[6] và thờ Thần Linh[7].
            Còn dựa vào truyền thuyết đời Hùng Vương, tín ngưỡng dân việt là thờ Thần Nước và Thần Núi có cánh, biểu tượng bởi giao long, chim Hồng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Tiên Rồng (Âu Cơ-Lạc Long Quân). 
Thần linh giáo
            Trong đời sống tín ngưỡng việt nam, thần linh hiện diện ở khắp mọi nơi, trong gia đình có thần linh tổ tiên, trong làng xóm có Thành Hoàng, dưới nước có Thủy Thần, giữa núi rừng có Sơn Thần và trên bình diện địa lý lớn thi người dân thờ Tứ Bất Tử : Đức Thánh Gióng, Tản Viên (Sơn Tinh), Chữ Đồng Tử và bà chúa Liễu Hạnh. Ba vị đầu là do truyền thuyết kể lại. như Đức Thánh Trần và bà chúa Liễu Hạnh là vị nhân thần có thật trong lịch sử.
 Trên bình diện địa lý lớn quốc gia thì người dân thờ  Thánh Mẫu : Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Thoải;
            Gần đây Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam nghiên cứu và hội thảo về tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ), sau đó nhận định tín ngưỡng này là đạo bản địa Việt Nam có từ thời tiền sử. Nay UNESCO liệt kê Đạo Mẫu với nghi thức lên đồng vào hàng di sản văn hóa nhân loại.  Các Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Mẫu Thoải, Thánh Mẫu Thượng Ngàn quản trị tam tòa thánh mẫu của tín ngưỡng Đạo Mẫu và hầu bóng. Các Mẫu làm đấng bảo trì cho sức khỏe, sung túc cho con người, là nơi ký thác những mong ước, khát vọng về đời sống trần thế (tiền tài, sức khỏe, tài lộc, quan tước), là cơ hội gặp gỡ giữa con người và thần linh hòa hợp với nhau. Thực hành thờ Mẫu chủ yếu qua truyền khẩu và thị phạm từ người này qua người khác nên nhận thức thánh thần một cách tự nhiên không cần một triết lý tôn giáo, lý giảng nào cả. 
Trong Đạo Mẫu, Đức Thánh Trần biểu tượng cho người Cha, thờ ở đền Kiếp Bạc (quê hương của ngài) với danh xưng Đức Ông hay Đức Cha việt nam. Bà chúa Liễu Hạnh biểu tượng cho người Mẹ, được tôn xưng Đức Thánh Mẫu, Đức Mẹ việt nam, điện thờ ở Phủ Giày quê hương của Chúa. Do đó mà có câu truyền tụng trong dân gian : Tháng bảy giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ. Ngoài hai đền chính trên còn nhiều đền, nhiều điện ở rải rác nhiều nơi tại miền Bắc, như đền Bắc Lệ, đền Sòng, đền Ninh Giang….để thờ hai Vị.
 Đạo Mẫu[8] 
Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và Thờ Mẫu là bản sắc tín ngưỡng bản địa của vùng văn hóa sông Hồng.
Vùng văn hóa sông Hồng thờ Đạo Mẫu được tổ chức thành Tam Phủ, Tứ Phủ, mỗi phủ dưới quyền một Thần Chủ nhận diện được qua màu sắc y phục:
-Thiên phủ dưới quyền Mẫu Thượng Thiên Liễu Hạnh (y phục đỏ),
- Nhạc phủ thuộc Mẫu Thượng Ngàn (xanh) là một công chúa thời Hùng Vương, trông coi núi rừng;
-Thoải (thủy, nước) phủ cai quản bởi Mẫu Thoải (trắng) con của Long Vương ở Động Đình Hồ,
- Địa phủ ( Địa Tiên Thánh Mẫu) (vàng).
Nghi lễ của Đạo Mẫu : lên đồng[9], hầu bóng[10]
Nội Đạo
Trên một khu vực rộng lớn có tầm vóc quốc gia thì có các thánh như Đức Thánh Trần Hưng Đạo đứng đầu nội đạo. Trong tâm thức dân gian, Hưng Đạo Đại Vương được vinh danh là Đức Thánh Trần tạo nên đạo Nội tôn thờ Đức Thánh Trần như giáo chủ. Trong hệ thống nhân thần được thờ tại Viêt Nam, không có vị thần nào được nhiều nơi thờ như Đức Thánh Trần.
2. Hiện tượng giao lưu
            Về giao lưu với Văn hóa Miền Viễn Đông qua nhiều thế kỷ,  Đạo Mẫu với nghi thức hầu bóng vẫn bảo tồn bản sắc tín ngưỡng bản địa vùng sông Hồng và chỉ được phủ lên một lớp mỏng tín ngưỡng Tam Giáo có tính cách hình thức trong sự tích truyền miệng, trong văn chầu mang tính cách trang trí cho tín ngưỡng Đạo Mẫu như những thí dụ sau.  
Bức màn đạo Lão
Đặc tính của giao lưu với văn hóa Viễn Đông là tín đồ Đạo Mẫu trang trí bằng sắc thái Đạo Lão, các sự tích và văn chầu tán tụng Thánh Mẫu dù là Thánh Mẫu có thực trong lịch sử như Thánh Mẫu Liễu Hạnh[11] hoặc Thánh Mẫu du nhập như Thánh mẫu Thiên Y. Hình ảnh trang trí thông thường là các Thánh Mẫu là công chúa con của Ngọc Hoàng Thượng Đế, là tiên giáng trần nên có pháp thuật bùa chú sua đuổi tà ma. Thí dụ Theo lời truyền tụng, bài chầu văn hoặc cuốn «Liễu Hạnh Công Chúa»[12], Thánh Mẫu Liễu Hạnh là công chúa tên là Quỳnh Nương, con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, sống ở thiên đình, lỡ đánh vỡ chén ngọc giữa tiệc bàn đào nên bị đầy xuống trần gian[13].
Bức màn Đạo Phật, Khổng
Điện thờ Mẫu cũng thờ hình hay tượng Phật nhất là Phật Bà Quan Âm đôi khi được coi là Thánh Mẫu Quan Âm nhưng các vị Phật không có dự vào hầu bóng. Còn vết tích Đạo Khổng thì nhận thấy trong bản văn chầu diễn tả đức hạnh các thánh Mẫu theo luân lý đạo khổng, thí dụ công chúa là người đức hạnh hiếu thảo chăm sóc cha mẹ già cho đến lúc hai ông bà mất và nàng ở vậy thêm 10 năm trên trần thế giúp các người khốn cùng trong làng.
Kết quả giao lưu của Đạo Mẫu với tín ngưỡng Viễn Đông là xuất hiện một bức màn tín ngưỡng Tam Giáo dùng để tô điểm sự tích và văn chầu của Đạo Mẫu. Cái bức màn trang trí bề ngoài này đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu phạm sai lầm nếu dựa vào những hình thức giao lưu có tính cách bề ngoài này mà nghiên cứu nguồn gốc các Thánh Mẫu. Đó là trường hợp một số tác giả người Pháp dựa vào sự tích, văn chầu mà đưa ra giả thuyết là các Thánh được du nhập từ Trung Hoa qua.  Một số tác giả việt nam thiếu tinh thần khảo cứu nghiêm chỉnh đã máy móc lập lại những sai lầm của tác giả pháp. Thí dụ như J. Nguyễn Huy Lai coi tín đồ thờ chư vị (hầu bóng) là tín đồ đạo lão[14]. Tác giả Phạm thị Đắc coi các bà đồng là những người đàn bà ít nhiều bất bình thường, không thỏa mãn, coi hầu bóng không có một giá trị tôn giáo đối với dân tộc việt[15]. Lê văn Hảo thì dựa vào giả thuyết của Quaritch Wales mà coi hầu bóng như là một hình thức biến dạng của đạo chaman tại Việt Nam[16].
 3. Trên đường Nam Tiến
Trên đường Nam Tiến, đến miền nam Trung Việt thì Đạo Mẫu không còn hiện diện trong dân chúng cho đến khi gần một triệu dân di cư tỵ nạn cộng sản vào Nam năm 1954. Theo cuộc di cư này, lưu dân « Bắc Kỳ » đã đem theo Đạo Mẫu  và Nội Đạo vào vùng sông Cửu rồi ra hải ngoại và chỉ giới hạn trong những nhóm nhỏ lưu dân miền Bắc. Tại Sài Gòn, hội Bắc Việt tương tế  dựng đền thờ Đúc Thánh Trần ở đường Hiền Vương và Phủ Giày Vọng Từ ở Gia Định để thờ các Mẫu và Đức Ông của vùng sông Hồng.
Sau biến cố 1975, cũng vẫn các lưu dân người « Bắc » đã « di cư » các Mẫu ra hải ngoại, thí dụ tại thành phố lớn Montréal, Gia nã Đại, vào khoảng năm 1980, một ông đồng có đồng cô dựng nên một điện thờ trong một căn phố mướn và giữ luôn nhiệm vụ thủ từ. Âm nhạc và văn chầu phát ra từ máy thu âm khi thánh giáng đồng. Năm 1990, tôi có viết một bài khảo cứu về điện thờ này cho đại học Laval (Canada)[17]. Còn về diện Thờ Mẫu tại Pháp thì đọc Simon, P.J et Simon-Barouh[18] .


Phụ lục 2
Vùng tín ngưỡng sông Cửu
Khi dân Việt tiến vào vùng sông Cửu thì phát sinh ba biến cố quan trọng của giao lưu văn hóa tín ngưỡng.
Biến cố thứ nhất là cộng lưu[19] tín ngưỡng : Với tâm linh thờ Mẫu Thần, người Việt đã việt hóa mẫu Thần của dân Khơ Me và dân Chàm thay thế cho Đạo Mẫu của vùng sông Hồng.
Biến cố thứ hai là phân lưu[20] tín ngưỡng của Tam giáo  thành những tôn giáo bản địa nội sinh như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo.
Biến cố thứ ba là hiệp lưu[21] tín ngưỡng như trường hợp Đạo Cao Đài là hợp lưu của Tam Giáo (Phật, Lão, Khổng) và tín ngưỡng của lưu dân Hoa Kiều.
1. Mẫu Thần việt hóa
Trong thời cổ sử, tín ngưỡng Bà La Môn giáo của Ấn Độ  ngự trị về phía đông đến tận vương quốc Chàm (Thần nữ Pô Ino Naga), Phù Nam (Bà Chúa Xứ). Khi người Việt tiến vào đồng bằng sông Cửu thì việt hóa các Mẫu Thần bản địa như thần Pô Ino Naga của dân Chàm thành Thánh mẫu Thiên Y, nam thần Shivalinga (gốc Bà la môn giáo) ở Châu Đốc thành nữ thần bà Chúa Xứ, Bà Đen gốc Khơ Me thành Bà Linh Sơn Thánh Mẫu thờ trên núi Điện Bà tục gọi núi Bà Đen (Tây Ninh).
  Đường lối việt hóa
Đổi tên, đổi tính, đổi chủ, phong tước, đổi sự tích, lễ nghi… là phương pháp việt hóa các Mẫu Thần của Miền văn hóa tín ngưỡng Nam Á dưới ảnh hưởng của Bà La Môn giáo.
Đổi danh.
 Nữ thần xứ sở Pô Inư Nưgar của người Chàm đổi tên thành Thiên Ya Na (Mẹ Trời), Bà Đen là nàng Đênh người Cao Miên thì trở thành Lý thị Thiên Hương người Việt
Đổi tính
Tượng của Bà Chúa Xứ là tượng Shivalinga bằng đá sa thạch tức tượng nam thần của Bà la môn giáo du nhập vào; với tâm linh thờ nữ thần, lưu dân Việt đã tô điểm lại thành nữ thần,
Đổi chủ
Nay việc thờ cúng Mẫu Thần do người Việt phụ trách;
Sắc phong tước vị
Triều Nguyễn phong Nữ thần xứ sở Pô Inư Nưgar tước hiệu Thiên Ya Na Diễn Phi, Chúa Ngọc Thành Phi, Hồng Nhân Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đẳng Thần; Lý Tế Xuyên trong Việt Điện U Linh Tập nhắc đến vua Lý Thánh Tông phong Hậu Thổ Phu Nhân; còn tín đồ thì áp dụng nghi lễ hầu bóng của người Việt vào việc thờ phụng. Thần nữ Bà Đen thì được vua Gia Long sắc phong là Linh Sơn Thánh Mẫu.
Đổi nghi thức thờ cúng
Nghi thức dâng lễ lên các Mẫu Thần là múa bóng rỗi[22] chứ không phải hầu bóng.
Viết lại sự tích
Sự tích của Thánh Thiên Y được quan Phan Thanh Giản thời vua Tự Đức cho khắc lên tấm bia dựng gần tháp Bà ở Nha Trang khác hẳn  với sự tích về nguồn gốc chàm của thánh thờ tại tháp Bà Nha Trang[23].  
Nữ thần xứ sở Pô Inư Nưgar
Sau khi  được người Việt tôn thờ thì Thánh hoàn toàn  là việt nam qua ghi chép trên bia đá của Đại Thần Phan Thanh Giản.  Cũng như trường hợp ba thánh mẫu việt nam, sự tích thánh mẫu Thiên Y đươc sửa đổi cho phù hợp khuôn khổ luân lý xã hội nho giáo[24] và tín ngưỡng đạo lão[25] và cách thức kể truyện thông thường của tín đồ hầu bóng là thánh là một vị tiên giáng trần, làm con nuôi hai vợ chồng già hiếm muộn, kết duyên với hoàng tử, cỡi hạc về trời…
 Điện thờ chính:
 Điện Huê Nam (còn gọi là điên Hòn Chén) bên bờ sông Hương cách Huế 6 cây số.
An vị trên điện thờ
 Thánh mẫu Thiên Y A Na được tôn thờ ngang hàng hoặc trên ba vị thánh mẫu của người Việt. 
Khu vực giáng đồng
 Thánh mẫu chỉ giáng đồng và được thờ từ Đèo Ngang đến Nha Trang tức là giới hạn trong lãnh thổ xưa kia của người Chàm.
            Việt hóa thần Shivalinga thành Bà Chúa Xứ
            Bà Chúa Xứ (Ngung Man Nương, Chúa Xứ Nương Nương, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Chúa Xứ núi Sam) được thờ ở chân núi Sam (Châu Đốc). Sau khi khai quật di chỉ khảo cổ Óc Eo, ông  Malleret[26] đến núi Sam nhận ra tượng của Bà là tượng Shivalinga bằng đá sa thạch tức tượng nam thần của Bà la môn giáo du nhập vào. Với tâm linh thờ nữ thần, lưu dân Việt đã tô điểm lại thành nữ thần, hai bên có tượng cậu (Linga) và tượng cô. Lễ Vía Bà Chúa Xứ là ngày 23 đến 27 tháng tư âm lịch và từ năm 2001, trở thành lễ hội cấp quốc gia.
            Phong tước cho Bà Đen
 Bà Đen được vua Gia Long phong tước Linh Sơn Thánh Mẫu thờ trên núi Điện Bà tục gọi núi Bà Đen (Tây Ninh). Về sự tích thì có 2 truyền thuyết: Bà Đen là nàng Đênh người Cao Miên và Bà Đen là Lý thị Thiên Hương người Việt nhưng cả hai truyền thuyết đều có điểm chung là chết trẻ oan ức, theo Đạo Phật và một điểm chung lịch sử là cả hai phò giá cứu vua Gia Long bị tướng Tây Sơn đuổi đánh vì lý do đó mà sau khi lên ngôi, vua Gia Long truyền cho đúc cốt Bà bằng đồng đen và sắc phong Linh Sơn Thánh Mẫu.
Thánh Mẫu Thiên hậu
Còn Thánh Mẫu của người Hoa tại vùng sông Cửu là Thánh Mẫu Thiên hậu có tên là Mi Châu, người Phước Kiến, sanh thời Tống Nhân Tông (TK 11). Bà được nhóm người Hoa gốc Quảng Đông du nhập vào Viêt Nam (TK 17) và được thờ tại nhiều nơi có lưu dân Hoa Kiều sanh sống thí dụ như chùa Thiên Hậu tại Chợ Lớn  và Chùa Ông ở Cần Thơ.
2. Tam Giáo phân lưu và hợp lưu
        Trong thời Nam Kỳ Lục Tỉnh, Phật giáo suy vi, một số sư sãi lo việc phù thủy, mê tín dị đoan nên một số tôn giáo đã canh cải đạo Phật, bỏ lễ nghi phiền toái và đơn giản hình thức đến độ không cần tượng Phật. Đa số nông dân mù chữ, ít học làm sao hiểu được triết học cao siêu của Phật, làm sao tu khổ, chay tịnh để hàng ngày phải vật lộn chinh phục cảnh thiên nhiên « Muỗi vắt nhiều hơn cỏ, chướng khí mù như sương », khai phá đất hoang với nỗi lo sợ mùa mưa nước nổi quá cao, mùa nắng phèn  « dậy » quá nhiều làm mất mùa. Trước cảnh đó, Tam Giáo đã phân lưu biến thể[27] thành những tôn giáo nhỏ thích ứng tín ngưỡng với môi sinh để phát triển.
Tam Giáo phân lưu
Trong đời sống người nông dân đi khai hoang lập ấp tại vùng sình lày phèn đọng, rừng hoang, Tam Giáo đã phân lưu thành các tôn giáo bản địa mới phù hợp với môi sinh mới như Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo.
  Tam giáo hợp lưu thành Đạo cao Đài
Từ thế kỷ XVII,  vùng sông Cửu đã có cái nôi tín ngưỡng tiền Cao Đài. Trước khi Đạo Cao Đài khai sáng năm 1926,  ba tỉnh của  Nam Kỳ Lục Tỉnh: Gia Định (Tây Ninh, Sài Gòn), Vĩnh Long (Mỹ Tho, Bến Tre), An Giang (Bạc Liêu) đã nằm trong  một cái nôi tín ngưỡng. Cái nôi có hai lớp « vernis » tín ngưỡng phủ lên trên nằm phục sẵn chờ Thượng Đế đến khai hóa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại Việt Nam:
- Lớp « vernis » tín ngưỡng Tam Giáo (Phật, Lão, Khổng) bao bọc tâm hồn dân Việt tự ngàn xưa,
- Lớp « vernis » tín ngưỡng do lưu dân Hoa Kiều du nhập vào thế kỷ XVII : thờ Thờ Quan Công, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức Diêu Trì Kim Mẫu và cầu cơ thỉnh Tiên của Ngũ Chi Minh Đạo.
Năm Ất dậu (1926) là năm Thượng Đế khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài trên cái nôi tín ngưỡng của vùng sông Cửu và đánh dấu biến cố quan trọng của hợp lưu các tín ngưỡng trong cái nôi với tín ngưỡng Cao Đài.
  


Phụ lục 3
Cái nôi tín ngưỡng tiền Cao Đài
       
 Bán thế kỷ đầu của thế kỷ XX được đánh dấu bởi hai phong trào lớn của nông dân tại Việt Nam : phong trào nông dân tu nhập Đạo Cao Đài năm 1926 tại Nam Kỳ và phong trào nông dân đầu quân theo cộng sản trên toàn quốc gọi là cách mạng tháng tám 1945. Khi nghiên cứu Đạo Cao Đài, câu hỏi thường được đặt ra là tại sao trong một thời gian rất ngắn, Đạo Cao Đài đã thu hút 3 triệu người qui theo và được coi như một phong trào nông dân quan trọng đầu tiên của lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX?                 
 Các soạn giả tiếp cận Đạo Cao Đài thường trả lời theo quan điểm tây phương hoặc mác-lê và đều chỉ nhìn điều đó dưới góc độ kinh tế, xã hội, chính trị ( đói khổ, sưu cao thuế nặng, giai cấp thống trị đàn áp…) .
Quan điểm tây phương thí dụ như G. Goulet nói đến đức tính khoan dung tôn giáo của dân Việt và truyền thống Tam Giáo nên không có đối kháng của tín ngưỡng tại chỗ[28].
Quan điểm Mác-Lê :Theo tác giả Trần Văn Giàu,  Đạo Cao Đài phát triển là vì Tam Giáo yếu kém không đáp ứng mong mỏi của người dân[29]. Theo quan điểm tác giả cộng sản Đặng Nghiêm Vạn, Đạo Cao Đài nhập thế hiểu tâm lý xã hội nông dân đương thời, và « chỉ con đường giải thoát ức chế của cuộc sống thường ngày »[30]. Nguyễn Thanh Xuân thì giải thích « Bị áp bức bóc lột, bị đói khổ, bần cùng, lại bị thất bại bế tắc trong cuộc đấu tranh chống Pháp, một bộ phận nhân dân Nam Bộ đã đi tìm đến với tôn giáo, tìm đến với Đạo Cao Đài »[31].
        Để trả lời câu hỏi về phong trào nông dân qui theo Đạo Cao Đài mà không phân tích 3 sự kiện quan trọng : Thiên thời, địa lợi, nhơn hòa thì thật là thiếu sót.
Thiên thời
Chính Thượng Đế theo « Thiên định » mà khai Đạo tại Việt Nam.  Người sáng lập Đạo là Đấng vô hình chứ không thể nhìn như nhiều soạn giả cộng sản  bàn về người sáng lập như một nhà chính trị tại thế.
Khai Đạo muôn năm trước định giờ,
Tam Kỳ thường chuyển bởi Thiên Thơ.
Địa lợi
         « Địa lợi » là cái nôi tiềm ẩn Đạo Cao Đài nằm trong 2 vùng đất thiên nhiên : Miền phù sa nước ngọt và vùng đất cao miền Đông. Trong cái nôi đó, Tam Giáo (Phật, Lão, Khổng) và tín ngưỡng thờ Thờ Quan Công, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và cầu cơ… đã nằm phục sẵn chờ Thượng Đế đến khai hóa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại Việt Nam.
Nhơn hòa
  Trước sự  áp bức bóc lột, đói khổ, bần cùng của nông dân, chính các chức sắc Cao Đài vừa là giới thống trị (quan chức, trí thức, điền chủ…) vừa là sứ giả của Thượng Đế. Các sứ giả này không nói đến triết thuyết cao siêu của Thượng Đế  mà đến chỉ con đường giải thoát bằng tình cảm cao thượng như thương yêu lại coi nông dân như anh em, cùng là con cái của Thượng Đế thử hỏi không « nhơn hòa » sao được.  
1. Yếu tố « nhơn hòa »
Sau năm Khai Đạo 1926 là cảnh cả triệu người ồ ạt nhập Đạo Cao Đài tạo nên một phong trào gồm đa số là nông dân và nòng cốt là giới trí thức, quan lại, điền chủ tại thành thị.
             Trong thời kỳ sơ khai, dù Đạo chưa có cơ sở thờ phượng nguy nga, giáo lý và chức phẩm chưa chấn chỉnh, mà tại sao trong điều kiện đó Đạo lại thu hút được lòng người thành một phong trào nhập Đạo? Nếu tìm câu trả lời, chúng ta sẽ thấy ngay 03 yếu tố thiết thực lôi cuốn dân Việt ồ ạt theo Đạo. Đó là :
- Cách mạng Huynh Muội,
- Thờ Ông Trời,
 - Sứ giả và thông điệp.
 Cách mạng « Huynh Muội »
  Khi nghiên cứu chiều sâu của Đạo, đôi khi tìm hiểu những điều ta nghĩ là thường tình nhưng lại là nhưng điều căn bản thu hút người theo Đạo. Đó là những tiếng gọi Thầy, Mẹ, huynh muội thân mật như trong gia đình, trong xóm làng thí dụ như :  
 -  Tại thôn quê, ngôn từ thầy mẹ thì quá ư quen thuộc như Thầy giáo, Thầy thuốc, Thầy rắn, Thầy ngải, Thầy võ… Nay với Đạo Cao Đài, kêu các Đấng ta tôn thờ là Thầy (Đức Chí Tôn), Mẹ (Đức Diêu Trì ) thì thật là gần gũi như trong gia đình.
-  Giữa các tín đồ xưng hô với nhau hiền huynh, hiền tỉ, hiền muội như anh chị em cùng một nhà, như cùng một cha mẹ;
- Mọi người đều bình đẳng khi đứng trước Đức Từ Mẫu, thí dụ đến dự Yến Diêu Trì, tín đồ là chức sắc, quan chức hay nông dân đều mặc áo trắng bình đẳng với nhau.
- Nơi đảnh lễ Thầy thì gọi là Thánh thất tức nhà chung cho mọi người  
Trong thời gian đầu truyền Đạo, đa số các đại chức sắc đều thuộc giai cấp thống trị (đốc phủ, tri huyện, đại địa chủ…) đã mang đến cho nông dân (giới bị trị)  một sự che chở và khởi đầu bằng một cuộc cách mạng quan hệ « Huynh Muội »[32].
Độc giả hãy tưởng tượng lại trong một cảnh truyền Đạo như năm 1928, sứ giả của Thượng Đế là ông Nguyễn Văn Ca, tri phủ Chợ Mới, Mỹ Tho (đại diện giới thống trị) nhập Đạo, tiếp nhận chức Phối Sư khuyên mọi người đừng coi ông là quan lớn, mà là quan hệ huynh đệ. Chỉ một lời rao giảng đơn sơ này đã thu hút hơn 3000 tá điền của ông Ca theo đạo Cao Đài[33].
 Vào những năm 1928-1930, nhiều công chức, trí thức nhất là người lãnh đạo phong trào lập hiến như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Dương Văn Giáo gia nhập Đạo Cao Đài và đã nói những câu đơn sơ với nông dân rằng gia nhập Đạo Cao Đài :« sẽ không phải đóng thuế, không bị cường hào áp bức, sẽ được che chở…»[34].
             Ngoài ra Đạo Cao Đài cũng thu hút giới dân thành thị là nhờ giới lãnh đạo trí thức dùng báo chí quảng bá giáo lý Cao Đài và giảng giải cơ bút thí dụ như ông Nguyễn Phan Long, chủ tờ báo L’Écho annamite[35].
Trong Đạo, mọi người coi nhau như huynh đệ, tỷ muội, có Cha chung Thượng Đế và Mẹ chung Đức Diêu Trì là đủ tạo nên nền tảng cho cuộc cách mạng « Huynh Muội » thu hút lòng người tạo nên phong trào dân Việt theo Đạo tại Nam Kỳ. Ngày nay, nếu người ngoại Đạo muốn cảm nhận được cuộc cách mạng huynh muội thì chỉ cần đến dự lễ và cơm chay tại một Thánh Thất trong nước hay ở hải ngoại.
Tiếp nối truyền thống
 Từ thời xa xưa, tín ngưỡng dân gian Việt là thờ Trời biểu lộ trong ngôn ngữ bình dân hàng ngày. Quan niệm siêu hình về Thượng Đế thời xưa chỉ chất phác là có một Đấng vạn năng gọi là Ông Trời, ngồi trên 9 tầng mây  chỗ giáp đất ấy là chân Trời. Người dân coi Trời là một Đấng Chí Tôn, thiêng liêng, vạn năng, quyền phép vô song, là Đấng Tạo Hóa sắp xếp mọi việc dưới vòm trời, ấn định số mạng cho mỗi cá nhân, qui tiên rồi thì về với Ông Trời. Vì vậy mà nói đến Ông Trời là từ thôn dân đến sĩ phu đều hiểu và cảm thấy ngay.
Cho nên khi sứ giả đi truyền bá thông điệp của Thượng Đế chỉ cần giảng giải rằng Đạo Cao Đài thờ kính Ông Trời, Ông Trời tức là Thượng Đế, Đức Chí Tôn và kể chức năng của Ông Trời là thôn dân cảm nhận ngay được Ông Trời của Đạo Cao Đài và  Ông Trời mà tổ tiên thờ kính từ ngàn năm xưa chỉ là một. Còn đối với giới trí thức, Ông Trời qua cơ bút đã « mạc khải » cho biết cả một vũ trụ của Ông Trời. Điều này đã thẩm thấu ngay vào lòng người và dẫn đến việc Ông Trời giáo hóa  giới trí thức, quan lại tây học để khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và tiếp theo đó nhận làm sứ giả đi truyền Đạo.
Sứ giả và thông điệp
Sứ giả (messenger).
            Trong thời kỳ đầu của truyền Đạo,  vai trò sứ giả truyền Đạo quan trọng hơn thông điệp của Thượng Đế.
Trước sự  áp bức bóc lột, đói khổ, bần cùng của nông dân, sứ giả của Thượng Đế đến chỉ con đường giải thoát bằng từ bi, bác ái để cùng coi nhau như huynh đệ, tỉ muội về hiệp với Thượng Đế. Áo mão phẩm trật, chức sắc là chỉ để chầu lễ Đức Chí Tôn và các Đấng, sau lễ là cuộc sống hòa đồng, bình đẳng trong sinh hoạt xã hội.
Đa số các sứ giả truyền Đạo thuộc thành phần thống trị có ảnh hưởng lớn đến các tầng lớp xã hội tại Nam Kỳ nhất là giới nông dân. Các sứ giả gồm :
- Giới địa chủ như ông Cao Triều Phát (đại điền chủ gốc Triều Châu), Nguyễn Văn Ca…
- Giới quan chức. Rất nhiều đốc phủ, tri phủ, tri huyện có uy tín, quyền thế ngoài đời nhập Đạo như quí ông Ngô Minh Chiêu, Nguyễn Ngọc tương, Lê Bá Trang Khi nhập môn, giới quan chức, địa chủ kéo theo bạn bè, anh em và hàng ngàn tá điền nhập môn.
-Tu sĩ Ngũ Chi Minh Đạo như Ngài Trần Đạo Quang, Lê Văn Lịch … kéo theo hàng ngàn tín đồ và cơ sở chùa nhập vào Đạo.
- Giới trí thức  như ông Đoàn Văn Bản (đốc học trường Cầu Kho), ông Nguyễn Trung Hậu (Đốc học trường tư thục Đa Kao) và các giáo viên như ông Nguyễn Văn Trò, Nguyễn Văn Hương, Phạm Văn Tỷ… là những chức sắc truyền đạo chủ chốt.Thí dụ như tháng 7-1930, Phối Sư Nguyễn Văn Ca (đốc phủ, địa chủ, trí thức) sáng lập nguyệt san Revue caodaïste ra được 12 số nhưng đã quảng bá hữu hiệu Đạo Cao Đài thời kỳ đầu.
Hành Đạo như vậy thử hỏi dân Việt không « đến với Đạo Cao Đài » sao được.
            Thông điệp (divine message)
             Đến khi số chức sắc và tín đồ đã đông đảo thì đòi hỏi Tòa Thánh Tây Ninh phải thiết kế về tổ chức cơ sở và phẩm trật chức sắc theo Pháp Chánh Truyền và Tân Luật Đạo trong vòng kỷ luật để thông điệp của Thượng Đế giữ vai trò trọng yếu của truyền Đạo hơn là vai trò của sứ giả. Đến nay tôn giáo Cao Đài đã trở thành một tôn giáo lớn nên sứ mạng chánh yếu của người truyền Đạo là rao
giảng thông điệp của Thượng Đế để con người đến với Đạo.
2. Yếu tố địa lợi
« Địa lợi » là cái nôi tín ngưỡng tiền Cao Đài. Trước khi Đạo Cao Đài khai sáng, từ thế kỷ XVII,  ba tỉnh của  Nam Kỳ Lục Tỉnh, : Gia Định (Tây Ninh, Sài Gòn), Vĩnh Long (Mỹ Tho, Bến Tre), An Giang (Bạc Liêu) đã tạo nên một cái nôi tín ngưỡng tiền Cao Đài. Trong cái nôi đó, Tam giáo cổ truyền, Thờ Đức Quan Công, cầu cơ thỉnh Tiên, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức Diêu Trì Kim Mẫu… đã nằm phục sẵn chờ Thượng Đế đến khai hóa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại Việt Nam.
 Thờ Đức Quan Công  
Năm 1673, Chúa Nguyễn cho phép 3000 binh sĩ với 50 chiến thuyền của các bại tướng nhà Minh vào định cư ở các vùng sau.
Binh sĩ của Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, lên đồn trú ở Bàn Lăng xứ Đồng Nai[36].
Binh sĩ Long Môn của Dương Ngạn Địch vào cửa Tiểu, cửa Đại rồi đến vùng nước ngọt ở Mỹ Tho và định cư ở vùng Ba Giồng[37] rất thuận lợi làm canh nông. Tiếp theo, tướng Văn Trinh dẫn binh sĩ của Long Môn đến đóng dinh trại ở địa phương Mỹ Tho[38].
Cũng trong thời kỳ này, người Hoa đến quy tụ tại Hà Tiên với Mạc Cửu để giao thương với ghe thuyền qua lại trong vịnh Thái Lan. 
Từ thế kỷ XVI, áp lực nhân khẩu, loạn lạc đã thúc đẩy một số nông dân hoa kiều nhất là nông dân Tiều[39] đến định cư tại Bạc Liêu, Ba Xuyên, Cà Mau.
 Sự hình thành cái nôi tín ngưỡng tiền Cao Đài  tại Nam Kỳ Lục Tỉnh bắt đầu từ những làn sóng lưu dân Hoa Kiều. Ngoài nếp sống tinh thần kết tinh Tam Giáo (Phật, Lão, Khổng) trong lòng người dân Việt, các lưu dân Hoa Kiều đã mang lại cho Nam Kỳ Lục Tỉnh tín ngưỡng thờ Quan Công biểu tượng gương trung nghĩa của lưu dân đối nhà Minh,
 Để bày tỏ lòng trung nghĩa với nhà Minh như Quan Công với nhà Hậu Hán, nhiều lưu dân Hoa Kiều thờ Đức Quan Công trên bàn thờ chính giữa nhà. Việc sống chung đụng và hội nhập với người Việt nên thờ Quan Công đã đi vào tín ngưỡng người Việt và khá phổ biến tại Nam Kỳ Lục Tỉnh. Khi Đạo khai sáng, Đức Quan Công là một trong Tam Trấn Oai Nghiêm của Đạo Cao Đài.
Vào năm 1973, chúng tôi khảo cứu ruộng muối tại Bạc Liêu [40] nên có dịp viếng thăm nơi định cư của người Tiều tại Bạc Liêu. Đa số sống trên giồng đất cao[41]  trồng rãy (rau cải xanh, dưa, củ cải làm sái pấu…), trồng cây trái nhất là nhãn hoặc đầu vàm sông rạch làm chài lưới (đẩy sịp, đặt đăng nò, dăng lưới)[42], hoặc ven rừng chồi, làm ruộng muối. Tại đây, chúng tôi nhận xét thấy hai bên cửa chính của nhiều nhà, mỗi bên viết một chữ nhựt và nguyệtghép lại là chữ minh [43]. Gian giữa của cãn nhà chính, ðặt bàn thờ Ðức Quan Công.
Nãm 1974,  chúng tôi ðến xã Ba Chúc, quận Tri Tôn, tỉnh An Giang để thăm viếng chùa Tam Bửu, tổ đình của Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa khai nguyên tại núi Tượng vào năm 1876. Tại tư gia tín đồ, sự thờ phượng được sắp đặt như sau.
Trước cửa nhà : bàn thờ Thông Thiên hai tầng : tầng trên thờ Chánh Đức Thiên La Thần, tầng dưới thờ Thổ Trạch Long Thần.
Trên bàn thờ đặt ở gian giữa trong nhà: trên cùng thờ Quan Thánh, bên dưới Phật, Thánh, Tiên; dưới nữa : Thập Vương, Hộ Pháp Vi Đà, Cửu Phẩm, Tam giáo…
Thời thơ ấu, nhà dượng Ngài Ngô Văn Chiêu tại Mỹ Tho lập trang thờ Đức Quan Thánh, tụng kinh Minh Thánh.
Những điều mà mọi người chúng ta đều có thể nhìn thấy như trên chứng  tỏ việc thờ phượng Tam Trấn Oai Nghiêm Quan Thánh của Đạo Cao Đài, thờ Phật, chư Tiên chư Thánh đã hiện diện tại Nam Kỳ Lục Tỉnh đã tạo nên « địa lợi » cho Thượng Đế khai sáng Đạo Cao Đài năm 1926.
 Ngũ Chi Minh Đạo
Ở Việt Nam, Tam Giáo đồng nguyên phát triển mạnh từ thế kỷ thứ X sau đó bị suy giảm trước văn minh âu châu và tôn giáo mới nhất là thời Pháp Thuộc. Vào thời kỳ người Hoa di dân vào đồng bằng Cửu Long, sự thâm nhập Ngũ Chi Minh Đạo đã phục hưng Tam Giáo Đồng Nguyên tại Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Minh Sư bắt nguồn từ môn phái Phật Đường (vào thế kỷ VIII) của Phật Giáo Thiền Tông bên Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ XVII, Phật Đường chấn hưng mang tính chất tôn giáo theo tinh thần Tam Giáo : thờ Phật, tu Tiên, cầu cơ. Dưới thời nhà Thanh,  quan thần nhà cựu Minh tụ tập thành 2 nhóm phản Thanh phục Minh : Quan võ lập nên Thiên Địa Hội, quan văn lập nên Minh Sư Đạo dựa trên nền tảng của hệ phái Nam Thiên Tông dùng tư tưởng của Phật Đường làm cứu cánh « Phản Thanh, phục Minh ». Bị đàn áp, Minh Sư bị đẩy xuống Hoa Nam rồi ra hải ngoại sang Việt Nam.
Từ cuối thế kỷ XVII, sau khi được du nhập vào Nam Kỳ Lục Tỉnh, tín ngưỡng của tông Minh Sư đã ảnh hưởng đến nhiều chức sắc Cao Đài và việc phân chia hệ phái.
a) Lược sử
            Một số cựu thần nhà Minh dựng nên tại Trung Hoa một mối đạo tu Tiên (tu đơn) mệnh danh là Minh Sư vào khoảng năm 1650 hoặc 1670.  Tông phái Minh Sư thờ Tam Giáo, nhưng trọng về Lão Giáo, xử dụng cơ bút, tu đơn, có khoảng 50 ngôi chùa tại Việt Nam. Sang đến Việt Nam, Minh Sư chia thành ba Tông:
Tông Đức Kế do Thái lão Vương Đạo Thâm lãnh đạo, có chùa : Quảng Nam Đường, Khánh Nam Đường (Bình Thạnh), Nam Nhã Đường (Bình Thủy, Cần Thơ), Mỹ Nam Đường (Mỹ Tho), Vạn Bửu Đường (Gò Công), Nam Tông Đường (Hội An), Hòa Nam Đường (Đà Nẵng),
Tông Phổ Tế do Thái Lão sư Trần Đạo Quang lãnh đạo, chùa Linh Quang Đường (Hóc Môn), Long Hoa Đường (Cai Lậy), Phổ Hòa Đường (Mỹ Tho)…
Tông Hoằng Tế, Thái Lão Sư Lâm Đạo Ngươn, chùa Quang Âm Đường (TX Tân An), Trọng Văn Điền (Bình Điền).
Từ ba Tông này chia ra làm 4 chi khác nhau
Minh Đường lập năm 1908, có cơ sở là Vĩnh Nguyên Tự tại Cần Giuộc do ông Lê Đạo Long (thân phụ của Đầu Sư Lê Văn Lịch, đồng sáng lập phái Tiên Thiên)
Minh Lý hình thành năm 1924 do những người cầu cơ tại nhà ông Âu Minh Chánh (Minh hương) chủ trương dùng kinh sách và cầu cơ bằng chữ quốc ngữ, Ngày 2-2-1927,  Minh Lý môn sanh khai buổi cúng đầu tiên tại chùa mới được Đức Diêu Trì Kim Mẫu giáng ban hiệu chùa là Tam Tông Miếu[44] tại xóm Bàn Cờ (82 Cao Thắng Sài Gòn) và Bát Nhã Tịnh tại Vũng Tàu
Minh Thiện :  Từ trước năm 1915, một nhóm nhân sĩ thường họp mặt tại chùa Quan Đế (Thanh An Tự), thị xã Thủ Dầu Một (nay trên đường Hùng Vương) để cầu cơ thỉnh Tiên theo Minh Sư (phò Đại Ngọc cơ)  rồi do ông Trần Hiển Vinh lập ra một chi mới là Minh Thiện. 
Minh Tân. Trong Ngũ Chi Minh đạo, Minh Tân được lập cuối cùng, sau các Chi khác. Năm 1923, Ông Lê Minh Khá lập chi Minh Tân và xây Tam Giáo Điện Minh Tân hiện tại cạnh bên phải số 221 Bến Vân Đồn, để chuyển Cao Thâm Đàn ở Trảng Bàng về đây, lập thành ngôi Cao Tân Đàn.
Bốn chi này hợp với chi Minh Sư trở thành Ngũ Chi Minh Đạo.
Ngôi chùa Minh Sư đầu tiên Quảng Tế Phật Đường dựng tại Hà Tiên, sau đó là Chiếu Minh Phật Đường (Sài Gòn ), Vân Nam Phật Đường (Quy Nhơn).
Sang đến Việt Nam, để tránh bị nghi ngờ làm chính trị, Minh Sư đổi là Minh Đường[45] rồi từ Minh Đường các nhóm cầu cơ chia ra làm Minh Thiện, Minh Lý, Minh Tân gọi chung là Ngũ Chi Minh Đạo[46]. 
Điểm đặc biệt đáng chú ý là tông phái chính Minh Sư chia thành các chi nhỏ hoạt động tương đối độc lập với nhau nhưng tất cả vẫn thờ phượng  Ngọc Hoàng Thượng Đế với « sắc thái riêng biệt tùy theo xu hướng mỗi chi ». Hình ảnh phân chia này không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng đến quan điểm của một số chức sắc Cao Đài đã có liên hệ với Ngũ Chi Minh Đạo như Ngài Ngô Văn Chiêu, Trần Đại Quang, Nguyễn Ngọc Tương…
Năm 2014, Ban Tôn Giáo Chính Phủ công nhận tổ chức tôn giáo Minh Sư Đạo có 52 Phật Đường ở 18 tỉnh với 10 000 tín đồ.
b) Tín ngưỡng của Ngũ Chi Minh Đạo
 Sự hòa đồng nhanh chóng giữa Ngũ Chi Minh Đạo và tôn giáo Cao Đài là nhờ có liên hệ mật thiết về thờ phượng và kinh kệ.
Điện thờ
Chánh điện chùa Minh Sư thờ Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và chư Phật, chư Tiên (hoặc thờ tượng, hoặc bài vị, tùy nghi), tụng kinh Ngọc Hoàng Tâm Ấn, Bắc Đẩu Chơn Kinh, Địa Mẫu Chơn Kinh.
Chánh điện của Tam Tông Miếu[47] thuộc chi Minh Lý thờ:
Cấp thứ nhất thờ Tam Cực : Vô Cực (Diêu Trì Kim Mẫu),Thái Cực (Ngọc Hoàng Thượng Đế), Hoàng Cực (Hồng Quân Lão Tổ)
Cấp thứ nhì thờ Tam Giáo Đạo Tổ.
Cấp thứ ba thờ Tứ Đại Bồ Tát.
Cấp thứ tư thờ Ngũ Vị Tinh Quân,
cùng nhiều bàn thờ khác từ trong ra ngoài.
Chùa Minh Thiện  (Thanh An Tự) tức Đàn Minh Thiện thờ Đức Quan Thánh Đế Quân, tụng Minh Thánh Kinh, nhưng tại đây cũng có rất nhiều tượng chư Bồ Tát, Phật Tổ...
Ngôi Cao Tân Đàn của chi Minh Tân thờ đủ bài vị: Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, và chư Tiên, Phật, có thêm bàn thờ Đức Lê Sơn Thánh Mẫu.
Đóng góp của Ngũ Chi Minh Đạo
Đóng góp vào Đạo Cao Đài là : kinh kệ, chùa, cầu cơ. Điều ghi nhận là các đóng góp này vừa là động cơ phát triển Đạo vừa là động cơ phân chia thành hệ phái.
Kinh kệ
Bài Kinh chuyển từ Minh Sư sang Cao Đài
Một số bài Kinh nhật tụng của Đạo Cao Đài có gốc từ Minh Sư như Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế[48], bài Khai Kinh[49], bài Niệm Hương[50] và ba bài xưng tụng Tam Giáo Đạo Tổ[51].
 Chùa trở thành thánh thất
   Tại Cà Mau, bổn đạo chùa Minh Sư hiến chùa cho Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần Ðạo Quang lập thành thánh thất Ngọc Phước  là thánh thất đầu tiên của Minh Chơn Đạo (khánh thành năm 1928, nay thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu).
Vĩnh Nguyên Tự của chi Minh Đường (Long An) nay là một ngôi thánh thất của Đạo Cao Đài, tên Minh Đường không còn nghe nói nữa.
Năm 1924 qua 1925, Đàn Minh Tân đã hình thành thâu nhận rất nhiều tín đồ vùng Khánh Hội. Vào ngày mùng 6 tháng 10 năm Bính Dần, toàn thể nam nữ tín đồ Minh Tân qui tụ về chùa cùng làm lễ Minh Thệ nhập môn vào Đạo Cao Đài. Từ đây Minh Tân trở thành một thánh thất của Đạo Cao Đài. Sau khi lập thành Tam Giáo Điện Minh Tân, cách thức thờ phượng vẫn giữ nguyên như trước (lúc nầy đã qui nhập về Cao Đài), chỉ thêm Thánh Tượng Thiên Nhãn đặt phía trên cao.
Việc truyền Đạo ra miền Trung được sự giúp đỡ tích cực của Minh Sư như tín đồ của Minh Sư nhập Đạo Cao Đài. Chùa Minh Sư tại Quảng Nam trở thành thánh thất như: Đồng Chơn Tự- thánh thất Tịnh Thanh Quang, Tam Giáo Tự-thánh thất Trung An, Đức Nguyên Tự-thánh thất Trung Nguyên, Giác Tế Đường-thánh thất Hưng Đông, Hòa An Tự-thánh thất Trung Hòa,
Cầu cơ và chức sắc Cao Đài
Trước khi Đạo Cao Đài khai sáng, nhiều chức sắc lãnh đạo hệ phái sau này và một số tín đồ đã có quan hệ mật thiết với Ngũ Chi Minh Đạo và đã quen với việc phân chia thành chi độc lập, sửa đổi thờ phượng tùy nghi theo xu hướng của mỗi chi nhưng vẫn giữ thờ phượng Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Người đầu tiên tách khỏi tôn giáo Cao Đài là Ngài Ngô Văn Chiêu rất thân cận với Ngũ Chi Minh Đạo.  Năm 1902, Ngài Ngô lên hầu Đàn Minh Thiện (Thanh An Tự) tai Thủ Đầu Một cầu thọ cho thân mẫu và có ở một thời gian tại Ngọc Hoàng Điện (Đa Kao) xây năm 1900 do ông Lưu Minh tu Minh Sư với ý phản Thanh phục Minh[52]. Năm 1921, Ngài Ngô Văn Chiêu thọ giáo pháp Cao Đài tại Quan Âm Đường[53] ở Phú Quốc thuộc Tông Hoằng Tế của chi Minh Sư. Nhờ nhiều lần hầu Đàn Minh Thiện, Ngài biết rõ cách cầu cơ, nên khi thay đổi từ chấp bút qua Đại Ngọc cơ, Ngài Ngô dễ dàng chấp hành.
Ông Phan Văn Tý, một vị trong Ban Cai quản Đàn Minh Thiện là bạn Ngài Cao Quỳnh Cư, lại ở gần nhà, đã  hướng dẫn nhị vị Phạm Công Tắc và Cao Quỳnh Cư phò Đại Ngọc Cơ thuần thục. 
Trước khi gia nhập Đạo Cao Đài, Ngài Trần Đạo Quang là Thái Lão Sư cầm đầu chi Minh Sư ở Việt Nam, cộng tác với Minh Chơn Lý rồi lập hệ phái Minh Chơn Đạo.
 Ông Nguyễn Văn Ca vâng theo Cơ bút[54] của ông Trương Kế An (hiệu là Tuyết Vân Mặc Khách thuộc Minh Thiện ở Rạch Giả) mà sửa đổi thờ phượng, lễ nghi khác biệt với tôn giáo gốc.
Năm 1920, Ngài Nguyễn Ngọc Tương, Quyền Đầu Sư Thượng Tương Thanh lãnh đạo Ban Chỉnh Đạo có tiếp xúc với tông phái Minh Sư.
Tóm lại, chính nhờ có địa lợi tức cái nôi tín ngưỡng tiềm ẩn đạo Cao Đài  ở Nam Kỳ Lục Tỉnh mà, khi đạo Cao Đài phổ độ Lục Tỉnh, số tín đồ quy về rất mau lẹ và đông đảo. Và cũng chính trong cái nôi này mà hình ảnh phân chi của Ngũ Chi Minh Đạo đã gây ấn tượng chia phân hệ phái trong suy nghĩ của một số chức sắc sau này. Lớp tín ngưỡng này vừa là động cơ phát triển tôn giáo Cao Đài vừa là một hình ảnh phân chia thành hệ phái.
Bản đồ hành chánh Nam Kỳ Lục Tỉnh (1856)




Phụ lục 4
Chính sách cư dân khẩn hoang
        Bên trời Mỹ Châu, khi lưu dân Hoa Kỳ đi chinh phục miền Tây bao la hoang dã thì ngay cả cơ cấu tôn giáo cũng phải biến thể để thích hợp với đời sống con người trong môi sinh mới. Và bên trời Nam Kỳ Lục Tỉnh, khi vào khẩn hoang vùng sông Cửu, lưu dân Việt phải chinh phục miền đất hoang dã phèn chua nước mặn, đất bùn hữu cơ ngập lụt… Tam Giáo cổ truyền đã biến thể thành nhiều tôn giáo nhỏ (Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa…)  để thích ứng với môi trường mới. Sự biến thể tín ngưỡng  được giải thích một phần lớn bởi cơ cấu nông thôn và địa lý thiên nhiên ở Nam Kỳ Lục Tỉnh.
 Về cơ cấu nông thôn, đa số lưu dân đến lập nghiệp qua 2 thời kỳ :
- Thời kỳ chính sách khẩn hoang của Triều Đình Huế,
-Thời Pháp thuộc với sự khẩn hoang bằng kênh sáng dẫn nước ngọt và hình thành giới đại điền chủ.   
1. Chính sách của triều đình Huế
        Nhà Nguyễn đã áp dụng biện pháp ngoại giao, chính trị lẫn quân sự để mở mang bờ cõi vào miền nam. Trong vòng một thế kỷ (1658-1759) cả vùng Thủy Chân Lạp từ Biên Hòa đến Cà Mau đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Theo kế «tàm thực», dân chúng từ Bố Chính trở vô được khuyến khích di dân vào Gia Định khai khẩn ruộng đất, xây dựng xã thôn, phường ấp để lập nên Lục Tỉnh.
        Trước cảnh đồng bằng Cửu Long bát ngát, đầy rừng rậm hoang vu, đất ngập lụt sình lày, phèn chua nước mặn, lưu dân chỉ trông cậy vào kỹ thuật canh tác thô sơ với loại cày mun, cày vơi, dùng nhiều sức người và trâu bò, bị nạn  côn trùng, chuột bọ, tài chánh eo hẹp lại thiếu kỹ thuật thoát thủy đào thải khoáng chất độc hại cho cây lúa … Vì vậy mà  chính sách cư dân lập ấp của triều đình Huế là áp dụng hai biện pháp chính.
  - khuyến khích chế độ tư điền. Lưu dân tới đâu là tìm đất khẩn canh, dựng nhà, lập thôn xã tới đó. Xã ấp nương theo các dinh, đạo, bảo là mốc bảo vệ bành trướng cư dân. 
- áp dụng chính sách đồn điền bán quân sự hóa để cư dân lập ấp, mở mang nông nghiệp làm nền tảng kinh tế xã hội[55].
 Doanh điền có tính cách tư nhân
            Triều đình nhà Nguyễn đã khuyến khích doanh điền của tư nhân bằng những biện pháp thích hợp sau[56] :
- nếu đất khẩn hoang rộng trên 15 mẫu, thôn dân được tha thuế, miễn dịch, ban chánh cửu phẩm, bá hộ…tùy theo mỗi địa phương[57].
-Tiền thuế tư điền nhẹ hơn công điền;
- được mộ tá điền, nông nô từ các thành phần nghèo đói…
- Người giàu có, quan chức bỏ tiền ra mộ dân khẩn hoang, lập điền ở miền Nam. Giới này được hưởng nhiều ân huệ như được quyền tuyển nông dân, tá điền trong đám dân lậu thuế, tù binh, dân thiểu số[58]. Ngoài ra các chủ điền này còn được miễn thuế, ban thưởng quan chức, thí dụ ai mộ dân lập ấp được 30 người thì miễn xâu thuế trọn đời, 100 người thì được ban chánh bát phẩm. Khi chết các bá hộ trở thành tiền hiền thờ trong đình làng[59].
Đến năm 1836, quan kinh lược Trương Minh Giảng cho đo được 630 075 mẫu ở lục tỉnh.
Đồn Điền[60]
Nhằm bình định đất mới hoang vu, đồn điền là pháo đài tiền phong của nông dân vừa làm ruộng vừa tập luyện vũ khí. Định chế đồn điền được ấn định trong dụ ngày 1 tháng 1 năm Tự Đức thứ 6 (1853). Đồn điền được tổ chức thành đội và cơ là pháo đài tiền phong của nông dân vừa làm ruộng vừa tập luyện vũ khí[61].
 - Đội. Mỗi đội 50 người,  Theo lệ, người mộ được một đội được phong làm suất đội và đương nhiên làm ấp trưởng sau này.
-Cơ. Mỗi cơ tập trung 10 đội. Ai mộ được một cơ được phong làm chánh đội và sau này lãnh chức tổng trưởng theo qui chế dân sự.
            Mỗi đồn điền được Vua cấp 300 quan cho mỗi 300 người để mua điền khí và 200 quan mua trâu cày[62] và đồng thời phong chức sắc cho những người có phương tiện tài chánh (bá hộ) đi mộ dân làm đồn điền.  Các đồn điền được miễn thuế 7 năm đầu và chỉ phải đi lính khi việc binh khẩn yếu.
Trong vòng 12 năm, chánh sách đồn điền đã thành lập được 500 làng, khẩn hoang ít nhất 100 000 Ha đất ở khắp miền Nam.  
2. Cư dân theo kênh đào
        Một phần lớn diện tích đồng bằng Cửu Long được bao phủ bởi đất phèn, đất hữu cơ và đất duyên hải ngậm muối. Nông địa và cư trú sẽ ngừng lại trước nồng độ cao của các khoáng chất rất độc hại cho cây lúa. Trong vùng đất này, giải pháp hữu hiệu và duy nhất để mở rộng nông địa là đào kênh xẻ rạch dẫn nước ngọt sông Cửu vào rửa phèn, muối và thoát thủy[63]. Ý thức được điều đó nên nhà Nguyễn đã cho đào kênh nhưng nặng giao thông chiến lược nhằm kiểm soát đất đai mới chiếm hữu; thí dụ kênh Vĩnh Tế dài 71 cs do Thoại Ngọc Hầu cho đào từ năm 1819 đến 1820 dưới thời vua Minh Mạng.
            Trong thời kỳ đầu pháp thuộc, dân số và xã ấp «Miệt Dưới» còn thưa thớt trên một diện tích bao la như nhận xét của Baurac: « Cái gì thiếu ở Cà Mau, đó là những cánh tay. Số dân đinh tổng cộng có 6 379 tức khoảng 31 900 dân trên một diện tích 580 000 Ha…làng xóm sống thưa thớt với nhiều phần đất bỏ hoang…các xóm thường ở trong ngọn rạch đôi khi cách xa các xóm gần nhất cả ngày thuyền »[64]. Từ năm 1910 nông địa miền Hậu Giang phát triển mạnh nhờ kỹ thuật đào vét kênh của người Pháp. Chương trình đào kênh của Pháp nặng tính cách thủy nông và giao thông bắt đầu từ năm 1900. Hệ thống kênh đào dẫn nước ngọt sông Cửu vào rửa phèn, thoát thủy đã mở rộng nông địa thu hút cư dân đổ xuống miền Hậu Giang, chuyên sống về ruộng lúa và đã tạo nên nếp sống «văn minh kênh sáng» của «Miệt Dưới». Đường nước ngọt chảy tới đâu là kéo theo dân tới đó mở mang xã ấp nông địa[65]. 
Từ năm 1910, các nghị định đã hạn chế dễ dãi trưng khẩn. Tư nhân trưng khẩn đất công phải mua với giá thuận mãi, hoặc qua điều kiện đấu giá công khai, hoặc đặc nhượng để làm « điền »… Các điều kiện này làm giảm bớt số thôn dân xuống Bạc Liêu và Cà Mau và thúc đẩy sự thành hình các đại điền chủ nhất là ở Bạc Liêu, Sóc Trang. Vùng Hậu Giang sình lày hoang dã xưa kia nay là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, chó chạy cong đuôi, trở thành vựa lúa miền Nam. Hệ thống kênh đào đã làm tăng diện tích ruộng và dân số từ 522 000 ha, 1 679 000 dân (1870) lên 2 200 000Ha, 4 484 000 dân (1943)[66].


Phụ lục 5
Suy nghĩ về
tín ngưỡng thích ứng với môi sinh
Từ khi có nhân loại đến nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều tôn giáo gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống văn hóa, xã hội, chính trị của nhiều quốc gia như Do Thái Giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo, Kitô Giáo, Hồi Giáo.... Hiện nay, tôn giáo Cao Đài cũng mang một sứ mạng như các tôn giáo lớn trước đây.
            Qua diễn tiến phát huy niềm tin, tôn giáo nào muốn tồn tại thì cũng phải biết thích ứng với biến chuyển xã hội, chính trị và môi sinh mới. Thí dụ Đạo Tin Lành thích ứng với sự phát triển thương mại, làm giầu là một ân huệ không phải tội lỗi như con lạc đà không chui qua được lỗ kim khâu; Đạo Chúa Ki Tô qua đến Mỹ Châu đã giản dị hóa lễ nghi, kiến trúc tôn giáo để thích ứng với đời sống tín đồ đi chinh phục vùng đất mới bao la.  Tôn giáo Cao Đài cũng có chung một nguyên lý đó khi phải trực diện với bạo quyền muốn diệt Đạo cũng như phải đối diện với môi sinh mới ở hải ngoại.
Nay với bài viết này, chúng ta thử trở về miền sông Cửu để nhìn lại Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo, Cao Đài đã phải thích ứng với môi sinh khắt khe như thế nào để thấy sự thích ứng của Đại Hội Cao Đài Hải Ngoại  ở thời Đạo nạn là cần thiết.
Tìm hiểu môi trường địa lý thiên nhiên (phù sa cổ, đất phèn chua nước mặn…) và nhân văn (dân số, di dân, nông địa…) của vùng sông Cửu sẽ giúp chúng ta hiểu sự thích ứng của tín ngưỡng với môi trường địa lý tại đây.
Địa lý tín ngưỡng vùng sông Cửu có thể chia thành 2 khu vực lớn Miệt Trên và Miệt Dưới.
 Miệt Trên (Phù sa cổ miền Đông và Miệt Vườn sông sâu nước chảy).
 Khu vực này được đánh dấu bởi hai biến cố tín ngưỡng quan trọng là :
- Từ thế kỷ XVII, tín ngưỡng Tam Giáo, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, cầu cơ thỉnh Tiên được lưu dân Hoa Kiều trực tiếp du nhập từ Trung Hoa sang;
- Năm 1926, khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
 Miệt Dưới (Hậu Giang : vùng đất phèn chua, nước mặn tại Đồng Tháp; vùng đất hữu cơ của U Minh Cà Mau).
 Tại đây, Tam giáo phân lưu thành các tôn giáo bản địa nhỏ như Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo. Các tôn giáo này thoát thai từ Tam Giáo và biến thể để thích ứng tín ngưỡng với nếp sống của lưu dân lo chinh phục các vùng đất hoang vu, khắt khe.
1. Địa lý tín ngưỡng Miệt Trên
        Tại Nam Kỳ Lục Tỉnh, Miệt Trên nằm trên miền đất cao phù sa cổ miền Đông tỉnh Gia Định, Biên Hòa (nay là Tây Ninh, Sài Gòn, Tân An…) và Miệt Vườn sông sâu nước chảy ở tỉnh Định Tường (nay là Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc…).
        Vào thế kỷ XVII, các lưu dân Hoa Kiều thiết lập một cơ cấu nông thôn đầu tiên và du nhập tín ngưỡng Tam giáo vào ba tỉnh của  Nam Kỳ Lục Tỉnh : Gia Định (Tây Ninh, Sài Gòn), Vĩnh Long (Mỹ Tho, Bến Tre), An Giang (Bạc Liêu).
Phù sa cổ miền Đông
        Năm 1673, Chúa Nguyễn cho phép 3000 binh sĩ với 50 chiến thuyền của các bại tướng nhà Minh vào định cư trên vùng phù sa cổ miền Đông và Miệt Vườn sông sâu nước chảy.
Binh sĩ của Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, lên đồn trú ở Bàn Lăng xứ Đồng Nai[67] lập chợ phố thương mại, giao thương với người Tàu, Nhật, Tây Dương, Đồ Bà… thuyền buôn tụ đông đảo, phong hóa từ đấy lan ra khắp vùng Giản Phố[68].
        Về lịch sử cư dân thì vào thế kỷ XVII, triều đình đã lập trấn Gia Định tại đây làm vùng định cư đầu tiên của lưu dân Hoa[69] và Việt trên đồng bằng Cửu Long.  
        Khi các lưu dân đầu tiên đến miền Đông thì một phần lớn đất đai ở đây còn hoang dã và rất ít người Miên sống thưa thớt và bỏ đi về miền dưới như Trịnh Hoài Đức viết « người Cao Miên khâm phục oai đức của triều đình đem nhượng hết đất rồi tránh ở chỗ khác, không dám tranh trở chuyện gì»[70]. 
        Lưu dân Việt đến Biên Hòa-Gia Định, rồi di chuyển dần theo các triền của từng mảnh phù sa cổ đất xám hướng lên phía Thủ Dầu Một và Tây Ninh còn trong cảnh rừng rậm núi non đượm vẻ mầu nhiệm[71].  Việc đầu tiên của lưu dân là định cư trên mảng phù sa cổ cao ráo dễ thoát nước, phá rừng lấy gỗ làm nhà, cành làm củi, lên đất làm vườn, đào giếng lấy nước ngọt. Tiếp theo dựng nhà, lên vườn là khai thác nông địa trồng lúa trên các loại ruộng gò, triền, bưng[72] theo truyền thống: Thượng gia, hạ điền.
         Sau khi nhà dựng xong, lúa đã mọc, lưu dân mở rộng nông địa bằng :
- Gia tăng đất trồng lúa. Nông dân xuống bưng, bàu, trảng phạt cỏ, xẻ mương, đắp bờ khẩn thêm ruộng trên dải phù sa mới dưới thấp trũng nước làm vụ lúa mùa mưa, hoặc phá rừng thưa trên đất podzolic xám nghèo nàn để làm rãy,
- Khai thác nông địa thiên nhiên bằng nghề làm rừng kiếm củi, chặt gỗ làm than, bắt cá dưới rạch sâu trong trảng
- Trồng bắp, khoai, lúa rãy đầu mùa mưa (du canh kiểu người Thượng) bằng đào lỗ cách nhau khoảng 30cm rồi bỏ năm, bảy hột vào mổi lỗ,
  
Miệt Vườn
            Đây là miền «sông sâu, nước chảy» (Định Tường, Long An, Vĩnh Long, Phong Dinh…) có địa hình cao ở dọc hai bờ sông Tiền Hậu, thoát thủy dễ dàng, độ phì nhiêu cao rất tốt cho ruộng, vườn trái,  tập trung đông đảo dân số tạo nên một sắc thái« Văn minh miệt vườn ».
        Về cư dân lập ấp của lưu dân Hoa Kiều, vào năm 1673, binh sĩ Long Môn của Dương Ngạn Địch vào cửa Tiểu, cửa Đại rồi đến vùng nước ngọt ở Mỹ Tho và định cư ở vùng Ba Giồng[73] rất thuận lợi làm canh nông. Tiếp theo, tướng Văn Trinh dẫn binh sĩ của Long Môn đến đóng dinh trại ở địa phương Mỹ Tho[74].
Cũng trong thời kỳ này ở Miệt Dưới (Hậu Giang), người Hoa đến quy tụ tại Hà Tiên với Mạc Cửu để giao thương với ghe thuyền qua lại trong vịnh Thái Lan và một số nông dân hoa kiều nhất là nông dân Tiều[75] đến định cư tại Bạc Liêu, Ba Xuyên, Cà Mau, đa số sống trên giồng đất cao[76]  trồng rãy (rau cải xanh, dưa, củ cải làm sái pấu…), trồng cây trái nhất là nhãn hoặc đầu vàm sông rạch làm chài lưới (đẩy sịp, đặt đăng nò, dăng lưới)[77], hoặc ven rừng chồi, làm ruộng muối[78]. 
Khi lưu dân Việt đến khai thác miền « Sông sâu nước chảy » thì cứ men theo các mốc sau để tiến vào các vùng đất chung quanh sông Cửu:
 - Các trung tâm định cư người Hoa Kiều,
- Các cứ điểm quân sự thành trì lớn như thành Sài Gòn, thành Vĩnh Long, thành Châu Đốc án ngữ vị trí chiến lược và giao thông, thành trì nhỏ của các đạo trấn giữ hai bên sông Cửu như Tân Châu (cù lao Giêng), Đông Khẩu (Sa Đéc), đồn binh nhỏ trấn giữ các vàm rạch lớn với binh thuyền kiểm soát giao thông, giữ gìn an ninh.   
2. Hợp lưu tín ngưỡng
        Chính trên vùng phù sa cổ miền Đông và Miệt Vườn, Tam Giáo (Phật, Lão, Khổng), tín ngưỡng thờ Quan Công, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và cầu cơ của Ngũ Chi Minh Đạo được các lưu dân Hoa Kiều du nhập thẳng từ Trung Hoa vào Nam Kỳ Lục Tỉnh.
        Và cũng trên vùng địa lý này mà sảy ra biến cố quan trọng của hợp lưu tín ngưỡng vào năm 1926, giữa tín ngưỡng của lưu dân Hoa Kiều và tín ngưỡng Cao Đài.
             Sau năm Khai Đạo 1926, địa bàn hành đạo Cao Đài tập trung trên vùng phù sa cổ miềm Đông và ở Miệt Vườn (Bến Tre, Mỹ Tho) gần như trùng hợp với địa bàn định cư của lưu dân Hoa Kiều.
 Vùng phù sa cổ miền Đông
Sau khi lập Tờ Khai Đạo với chính phủ Pháp ngày 7-10-1926 thì việc phổ độ các tỉnh bắt đầu từ tháng chín năm Bính Dần được 4 nhóm phụ trách trên 4 vùng đất Nam Kỳ[79]. Nhóm 3  do quí ông Lê Bá Trang, Vương Quan Kỳ, Yết Ma Nhung lo phổ độ trong các tỉnh: Tây Ninh, Thủ Dầu Một (nay là Bình Dương), Gia Định, Biên Hoà, Bà Rịa (nay là Phước Tuy). Các tỉnh này nằm trên vùng đất cao miền Đông Cửu long thuộc các thềm phù sa cổ rộng và cao ráo . Đây là nơi xuất hiện đầu tiên của Đạo Cao Đài và tập trung các cơ sở TT Tây Ninh[80], Cầu Kho Nam Thành TT, CQPT Giáo Lý, Minh Lý Đạo …       
 Miệt Vườn (Vùng sông sâu nước chảy) 
-
Sau năm 1926, nhóm đi phổ Đạo ở vùng này là nhóm quí ông Lê Văn Lịch, Nguyễn Ngọc Tương, Yết Ma Luật lo phổ độ trong mấy tỉnh Mỹ Tho (nay là Định Tường), Bến Tre (nay là Kiến Hoà), Phong Dinh, Sa Đéc, Vĩnh Long,Tân An (nay là Long An) Vùng này đã trở thành một trung tâm Cao Đài quan trọng với nhiều tổ chức sau :
Tại Bến Tre có Ban Chỉnh Đạo qui tụ được 85 thánh thất[81], hệ pháiTiên Thiên;
Tiền Giang: Chơn Lý, GHCĐ Việt Nam,
Cần Thơ: HTCĐ Thượng Đế, HDDHPMCM Tam Thanh, Chiếu Minh Long Châu;
            Long An: Vĩnh Nguyên Tự
Từ năm 1926, Tam giáo được hệ thống hóa trong Đao Cao Đài.
Phật Giáo được hệ thống hóa trong chi Thái Cửu Trùng Đài. Phật là do     « chiết thân » của Thượng Đế xuống phàm tùy theo mỗi nước, mỗi thời kỳ phổ độ. Niết bàn gắn liền với  cõi Cực Lạc Cao Đài. Đến Niết bàn còn phải tu tiến nữa để  hư hườn không.
Nho giáo trong chi Ngọc của Cửu Trùng Đài, biểu hiệu yếu tố « quân thần» xem Ngọc Hoàng là vị vua tối thượng của Càn Khôn vũ trụ, có triều đình trên Thiên Giới, và tôn ti trật tự các chức sắc ở hạ giới trong tôn giáo. Cách sắp xếp bàn thờ thể hiện cho được chữ Chủ hoặc chữ Vương   tương xứng với ngôi vị Ngọc Hoàng.
Đạo Giáo là chi Thượng của Cửu Trùng Đài. Cầu Phật, thỉnh Tiên, dùng bí pháp (trấn, yểm, bùa chú, tẩy uể, cân thần…), tọa thiền, tu tâm pháp … là thuộc về Đạo Lão.
3. Địa lý tín ngưỡng Miệt Dưới
Miệt Dưới là vùng Cà Mau, An Giang (Rạch Giá, Châu Đốc, Hà Tiên…) nổi tiếng với môi trường địa lý khắt khe nhất là trên vùng đất hữu cơ và đất phèn. Tìm hiểu hai vùng đất này sẽ giải thích tại sao dân số thưa thớt và tại sao địa lý thiên nhiên lại thúc đẩy tín ngưỡng phải thích ứng với môi trường thiên nhiên để phát triển.
Dân số thưa thớt
Dưới thời nhà Nguyễn, dân số Lục Tỉnh quá thưa thớt so với diện tích của đồng bằng[82] .. Vào thời Tự Đức, tổng số dân đinh là 165 598 và cộng thêm 5 lần[83], số dân là 993 588 người. Dựa vào Đại Nam Nhất Thống Chí, số dân đinh tại Nam Kỳ Lục Tỉnh biến chuyển như sau[84].
Lục Tỉnh
Gia Long
Tự Đức
Biên Hòa
Gia Định
Định Tường
Vĩnh Long
An Giang
Hà Tiên
10600
28200
19800
37000
7500
16949
51788
26799
41336
22998
5714
 Từ năm 1910, các vùng trũng đất phèn, đất hữu cơ úng thủy được tưới bón bởi một hệ thống kênh đào suôi, ngang dẫn nước ngọt sông Cửu vào rửa phèn chua nước mặn nên đã thu hút cư dân đổ xuống miền Hậu Giang. Diện tích ruộng và dân số từ 522 000 ha, 1 679 000 dân (1870) đã tăng lên 2 200 000Ha, 4 484 000 dân (1943)[85]. Đường nước ngọt chảy tới đâu là kéo theo dân tới đó mở mang xã ấp nông địa tạo nên nếp sống «văn minh kênh sáng» của «Miệt Dưới». 
Môi trường địa lý khắt khe
Đất hữu cơ, đất phèn, rừng cây đồng cỏ hoang dã, ngập lụt… tạo nên một môi trường địa lý khắt khe của Miệt Dưới (Hậu Giang). Mô tả địa lý thiên nhiên và đời sống của lưu dân đi khai phá đất hoang dã để lập nghiệp sẽ giúp chúng ta hiểu tại sao các tôn giáo nhỏ Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo phải thích ứng với môi sinh địa lý để trở thành tôn giáo khu vực.
 Đất hữu cơ (đất mật cật, đất cháy )
 U Minh Cà Mau (Chương Thiện) gồm nhiều đất vưa acid vưa hữu cơ là vùng giao tiếp giữa đồng bằng phù sa nước ngọt phía bắc và đồng bằng phù sa nước mặn ở Cà Mau. Đ ất hữu cơ bao phủ khoảng 150 000 Ha, tạo nên «cảnh tối tối, sáng sáng», nổi tiếng với «muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh bềnh như bánh canh». Loại đất này có thể dày tới 4m, được cấu tạo bởi sự tích tụ cây cỏ của rừng sát xưa, thường nằm trên lớp đất phèn hay hải vật sò hến. Các khu đất có tỷ lệ hữu cơ cao (than bùn) đều bỏ hoang. 
Đến canh tác nơi đây, việc đầu tiên là chọn vùng đất đã cứng cát có lớp mùn mỏng và cây ráng mọc; đầu mùa nắng cắt cây ráng để khô héo trong nửa tháng, nổi lửa nương gió mạnh để tiêu diệt cây ráng lấy đất làm ruộng đầu mùa mưa. Lửa sẽ làm cháy lớp mùn xốp tỉch trữ nước mưa nhưng cho tro tốt cấy lúa[86]. Đồng thời thôn dân vào rừng tràm gác sào nuôi ong lấy mật, kiếm cây gỗ (cao từ 15 đến 20m) để làm nhà hoặc chở đi bán, cành làm củi, lá đem lọc làm dầu tràm (gomenol). Các địa điểm này đã mang lại cho dân một đời sống thoải mái như M. Gérard [87]mô tả : « Tại Cà Mau, đời sống thoải mái, dễ dàng, rừng ngay bên cạnh, những cây dừa nước cao lớn mọc hai bên bờ sông rạch; đào ao nuôi cá thật quá dễ. Nhiều rừng thưa rộng lớn, đất lại dễ cầy cấy. Lúc rảnh đồng áng, vào rừng săn ong lấy mật, sáp hay chặt cây lấy củi làm than đem bán, hoặc đến mùa thì chèo mướn…» .
Đất phèn[88]        
            Trên đồng bằng Cửu Long, đất phèn bao phủ khoảng một triệu Ha trong các vùng trũng ngập nướcở Cà Mau và Đồng Tháp. Loại đất quá phèn (nồng độ pH dưới 3) có sa cấu sét, bùn lày không thấm nước, bị úng thủy ngập nước mùa mưa, khô ráo nứt nẻ mùa nắng khiến chất pyrite bị oxyt hóa cho SO4H2  nên pH dưới 3. Nước phèn độc hại cho nước uống và cây lúa[89] gây nỗi lo sợ quanh năm: mùa mưa sợ nước dâng mau, mùa nắng sợ « phèn dậy » quá nhiều. độ phèn cao, sâu rầy, chim chuột đầy đồng cỏ.
Muốn chiếm canh một nông địa trồng lúa trên một « vạc » đất độ phèn thấp, nông dân phải tốn rất nhiều sức lao động. Thí dụ ở xã Thạnh Trung (quận Chợ Mới, An Giang), thôn dân đào mương rửa phèn, vớt lục bình bón vào đất trũng, trồng cây điên điển đầy rễ giữ phù sa làm cứng đất và giảm phèn. Sau vài năm đất thuần rồi mới được cấy lúa mà không sợ thất.
Theo kinh nghiệm, thôn dân khẩn những «vạc đất» mọc nhiều cỏ bông, lau sậy dấu hiệu đất đã cứng, cao ráo có thể cấy lúa được ngay. Từ đầu tháng giêng đến tháng ba, vào đốt đồng cỏ, chờ sa mưa dẫn trâu vào cày và dùng bừa chĩa bừa cho tróc gốc cỏ rồi sạ lúa. Thôn dân nghèo thì dùng dùi «tỉa lỗ» gieo lúa rồi lấy chà tre gai lấp các lỗ vừa gieo hạt để tránh chim, chuột phá hoại, trồng cây điên điển sau nhà để rễ hạ phèn, cành làm củi.
Trong thời gian cày bừa gặt hái, thôn dân cất căn chòi nhỏ (trại ruộng) tạm trú lúc làm việc đồng áng, hoặc cầm trâu lại nuôi, chăn một đàn vịt, bẫy chim cò cuốc, le le, dí chuột, đào đìa, dăng câu, thả ấu sen trong lung, láng… Sau mùa lúa chín, cảm thấy vững bụng sống được, thôn dân bắt đầu xẻ mương lên líp lập vườn, đắp nền dựng nhà cư trú thường xuyên chăm sóc ruộng đất, lung, đìa[90].
4. Phân lưu tín ngưỡng vì sự thiếu thích ứng
  
Trên đồng bằng Cửu Long, Tam Giáo cổ truyền bị phân lưu thành Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo. Vậy đâu là lý do của sự phân lưu?
        Trong thời Nam Kỳ Lục Tỉnh, Phật giáo suy vi, một số sư sãi lo việc phù thủy, mê tín dị đoan không canh cải để thích ứng với các điều kiện sau :
-Điều kiện nhân văn. Đa số nông dân mù chữ, ít học làm sao hiểu được triết học cao siêu của Phật, làm sao tu khổ, chay tịnh để hàng ngày phải vật lộn chinh phục vùng đất mới hoang dã;
- Điều kiện thiên nhiên « Muỗi vắt nhiều hơn cỏ, chướng khí mù như sương », khai phá đất hoang với nỗi lo sợ mùa mưa nước nổi quá cao, mùa nắng phèn  « dậy » quá nhiều làm mất mùa.
Trước cảnh đó, vì thiếu thích ứng với môi sinh mới nên đạo Phật cổ truyền đã biến thể thành những tôn giáo như Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo. Các tôn giáo mới này đã canh cải đạo Phật, bỏ lễ nghi phiền toái và đơn giản hình thức đến độ không cần tượng Phật nên rất thích ứng với đời sống người nông dân đi khai hoang lập ấp tại vùng sình lày phèn đọng, rừng hoang.
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
 Do ông Đoàn Văn Huyên khai sáng năm 1849, tín đồ tập trung ở An Giang, Châu Đốc. Tổ đình : chùa Thới Sơn (Tịnh Biên). Giáo lý : Học Phật tu nhân. Thực hành tứ ân : tổ tiên cha mẹ, đất nước, tam bảo, đồng bào nhân loại.
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương thích ứng với môi sinh khắt khe bằng :
- Tu theo đạo Phật, nhưng không cạo đầu, không áo cà sa, trừ mê tín, không đi chùa, tu ở đâu cũng được,
 -Đơn giản hóa thờ cúng đạo Phật : trên ngôi thờ tam bảo chỉ cần một tấm Trần Điều màu đỏ treo trước tường chính điện thể hiện tứ ân, không ly gia cắt ái, không cần ăn chay, tụng kinh gõ mõ…không cần phẩm cúng bông hoa chỉ cần nước lã là đủ, nội dung giáo lý đơn giản phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của nông dân,
- Lập nên những trại ruộng như ở Cần Lố (Đồng Tháp Mười) Láng Linh (Châu Phú), Thới Sơn (Tịnh Biên)…để giúp dân vừa tu vừa khẩn hoang miền đất hoang vu.
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa
            Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có khoảng 100 000 tín đồ, do Bổn sư (Ngô Lợi) khai sáng tại núi Tượng (Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) vào năm 1876, chùa Tam Bửu tại Ba Chúc là tổ đình. Bàn thờ tại tư gia: trên cùng thờ Quan Thánh, bên dưới Phật, Thánh, Tiên; dưới nữa : Thập Vương, Hộ Pháp Vi Đà, Cửu Phẩm, Tam giáo…
Trước cửa nhà : bàn thờ Thông Thiên hai tầng : tầng trên thờ Chánh Đức Thiên La Thần, tầng dưới thờ Thổ Trạch Long Thần.
 Phẩm cúng. Cúng phật như tại chùa, cúng Thần có thêm món cá, cúng giỗ ông bà như cúng Thần .
Các bộ kinh  được chuyển thành thể thơ dưới dạng sấm giảng với lời lẽ bình dị, mộc mạc dễ nhớ và dễ đi vào lòng người nông dân, với tôn chỉ « Tu Nhân-Học Phật ». Tứ Ân là : Tứ đại trọng ân (đất, nước, gió, lửa) và Tứ trọng ân (tổ tiên, đất nước, tam bảo, đồng bào nhơn loại).
Phật Giáo Hòa Hảo
Do Đức Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông là căn bản, chủ trương tu tại gia, có khoảng 1.500 000 tín đồ, tập trung ở miền Tây Nam Kỳ (An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp).
Phần Phật học dựa vào giáo lý đạo Phật và Bửu Sơn Kỳ Hương; phần «tu nhân »  thì  tu « tứ ân hiếu nghĩa ».
Thờ phượng rất đơn giản, thờ cúng ba ngôi tại nhà :
Ngôi thờ Tam Bảo tương trưng bởi tấm « Trần Điều » (miếng vải mầu nâu) tức thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng.
Dưới bàn thờ Phật là bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ tức thờ cúng tổ tiên,
Trước nhà có bàn thờ lộ thiên (bàn Thông Thiên) để cảm thông với Trời Đất, mười phương Phật.
Đồ cúng, chỉ cúng nước lạnh trong sạch, bông hoa và nhang để cúng Phật còn bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì cúng chay, bánh trái thức ăn (chay).
Còn về giáo lý, Đức Thầy đã viết Kinh mới dưới dạng thơ lục bát hay thất ngôn, với những danh từ đơn sơ đọc lên là hiểu ngay.
Đạo cao Đài
 Khởi đầu truyền Đạo xuống miền Hậu Giang được đảm trách bởi quí ông Lê Văn Trung, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Đạo Quang lo việc phổ độ trong các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ (nay là Hậu Giang), Sóc Trăng, Bạc Liêu (nay là Ba Xuyên), Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá (nay là Kiên Giang). Hiện nay, miền Hậu Giang có 04 tổ chính là:
Cà Mau có hệ phái Minh Chơn Đạo
Hậu Giang: hệ phái Chiếu Minh Long Châu,
 Rạch Giá: hệ phái Bạch Y
Bạc Liêu: Cao Thượng Bửu Tòa
             Đạo Cao Đài không phát triển mạnh ở Hậu Giang vì gặp phải những khó khăn sau:
- Đã có những tín ngưỡng mới thu hút nông dân như Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa[91], Phật giáo Hòa Hảo;
-  Điều kiện địa lý khắt khe: Đất hữu cơ, đất phèn, ngập lụt.
Trước một môi sinh khắt khe như vậy, Đạo Cao Đài cũng đã phải thích ứng tín ngưỡng với môi trường thiên nhiên. Lấy thí dụ sự phát triển của hệ phái Minh Chơn Đạo tại Cà Mau và hệ phái Bạch Y tại Kiên Giang (Rạch Giá). Theo Ban tôn Giáo Chính Phủ, năm 2009, Minh Chơn Đạo có 49  thánh thất (Cà mau 23, Bạc Liêu 11, Sóc Trang 4, Kiên Giang 11) và 33.499 tín đồ (19.672 nữ), 1157 chức sắc chức việc.    
Để thích ứng với môi trường thiên nhiên khắt khe, Minh Chơn Đạo thành lập Đầu Phòng Nữ Phái để hướng dẫn Nữ Phái tu học và làm công tác từ thiện, nhân đạo bằng các hình thức như: cho mượn không lãi, bán chịu và hỗ trợ cây con, hạt giống, giúp đỡ ngày công; vận động giúp đỡ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, hỏa hoạn bằng gạo, lúa, tiền, ngày công.
Tại Kiên Giang (Rạch Giá), năm 2014, Hội Thánh Bạch Y có 4561 tín đồ, 197 chức sắc chức việc, 14 thánh sở. Ngoài thánh thất Minh Tân Cao Tiên Đàn tại Sài Gòn, 13 thánh sở còn lại nằm trọn trong tỉnh Kiên Giang, trong đó có hai cái ở ngoài đảo thuộc huyện Kiên Hải.
  Chánh Phối sư Trần Văn Huynh cho biết: « Tín đồ Cao đài Bạch y đa phần là nông dân, sinh sống bằng nghề làm nông nghiệp nên hơn ai hết đều hiểu rõ nỗi khổ của người nông dân cũng như người nghèo. Do vậy, với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, trong 5 năm qua, Hội thánh cũng như 14 họ đạo của Cao đài Bạch y đều tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội…».

 Để thích ứng với môi sinh khắt khe của Rạch Giá, Hội Thánh xem hoạt động từ thiện, xã hội là một công tác trọng tâm để thể hiện tinh thần tu thân, hành thiện của người tín đồ Cao Đài Bạch Y, đồng thời xác định “việc cứu tế, chẩn bần là một tiêu chí trong công tác hành đạo” nên mỗi thánh thất, mỗi tín đồ đều xem đây là nghĩa vụ trên con đường tu tập. Hội thánh đã mở phòng thuốc Nam từ thiện, hốt thuốc miễn phí, khám bệnh và châm cứu,  cứu trợ các hộ nghèo…

   
Nam Kỳ Lục Tỉnh


Nam Kỳ Lục Tỉnh


                                                                              Đào mương thủy cấp và hạ phèn


Thư mc
1. Tài liệu về tôn giáo Cao Đài
 - Blagov, Sergei, Caodaism, Vietnamese traditionalism and its leap into modernity, Nova, New York, 2001
 -  Đại Thừa Chơn Giáo, Thiên Lý Bửu Tòa ấn hành, California, 1984
 - Đồng Tân, Tìm hiểu căn bản triết lý Cao Đài, Cao Hiên xb, Sài Gòn, 1974
 - Hiền Tài Nguyễn Trung Đạo,1) Tìm hiểu về Tam Thể Xác Thân, Q4, 2004, 2) Tìm hiểu ý nghĩa Kinh Tận Độ trong Đạo
   Cao Đài, Q7, 3) Tang lễ nơi hải ngoại, Q5, San Diego, 2005
 - Hiền Tài Lê văn Thêm,1) Tu thân, California, 2010, 2) Bí pháp dâng tam bửu, bí pháp giải thoát, Ban Thế Đạo Hải
    ngoại,  Hoa Kỳ, 2013
 - Hiền Tài nguyễn văn Hồng : 1) Giới thiệu Tòa Thánh Tây Ninh, 1999, 2) Bước đầu học Đạo, Quyển 1 và 2, Hoa Thịnh
  Đốn 2004, 3) Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, San Jose, California, 2001, 4) Luật Tam Thể (Thánh Giáo của Đức Cao
  Thượng Phẩm), Hoa Thịnh Đốn, 2004
                   - Huỳnh Ngọc Thu, Đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Kỳ, 348 tr , 2010  (Luận án tiến sĩ
                   sử, môn nhân chủng,)
 - Huỳnh Thị Phương Trang, Đạo Cao Đài hiện nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt vùng đông Nam Bộ, trường đại học khoa học xã hội và nhân văn xb 2008, 184 trang (luận án tiến sĩ )
 - Lạp Chúc Nguyễn Huy : 1) Triết lý Cao Đài, Minh Thiện, Canada, 1995, 2) Le caodaïsme, Théorie des Trois Trésors et  
   des Cinq Fluides, Chân Tâm,  Cali. 2005, 3) Thiên Thư Tòa Thánh, Viện Khảo Cứu Đạo Cao Đài, HK 2015
-                  - Nữ soạn giả Nguyên Thủy, 1) Bí pháp Đạo Cao Đài, 2007; 2) Số 3 huyền diệu, 2007, 3) Đường về (Lời thuyết Đạo của 
                     Đức Hộ Pháp, 1948-49), 1990, 4) Đây, Tòa Thánh Tây Ninh, 2010 (internet)
  -  Oliver, Victor L., Caodai spiritism, Caodai overseas missionary, Washington D.C, 2004
  -  Smith R.B. An introduction to caodaism, Caodai overseas missionary, Washington D.C, 2004
  -Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Tòa Thánh Tây Ninh, 1972
  - Thánh Ngôn Hiệp Tuyển I, II, HT Nguyễn Văn Hồng hợp nhứt và chú thích, 2000
  -Tiếp Pháp Trương văn Tràng, Giáo lý, Tòa Thánh Tây Ninh, 1974
  -Tòa Thánh Tây Ninh, Minh Tâm xuất bản, Hoa Kỳ, 1999
  -Trần văn Rạng, Đại Đạo giáo lý và triết lý, 1974
                   - Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, Nha Văn Hóa, quyển trung, Sài Gòn
                   - Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, Nha Văn Hóa, quyển hạ, Sài Gòn
                  -  Werner, J. S. Peasant politics and religious sectarianism: peasant and priest in the cao dai in viet Nam, Caodai overseas   
  missionary, Washington D.C, 2004
                eBooks trong tủ sách Đại Đạo www.daocaodai.info:
- Ban Khảo cứu vụ, Thánh Ngôn yếu lược, 1973; Tìm hiểu về vũ trụ quan Cao Đài giáo, Tây Ninh, 2005
-Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu và Bảo Thế Lê Thiện Phước, Đại Đạo Học Đường, Tòa Thánh Tây Ninh, 1958               
 -Dã Trung Tử, 1) Nguyên lý và cơ chế của hiện tượng thăng hoa tinh khí thần, 2) Sự quan trọng của bí pháp và   
   thọ truyền bí pháp, 3) Sự tiến hóa của loài người, 4) Đại Đạo học đường (Nguyễn Trung Hậu, Lê Thiện
   phước),   5) Đường hướng tu hành, 6) Bí pháp cầu nguyện trong giáo lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, 7) Phương
  dinh dưỡng    xác thân
 - Giải thích Kinh cúng Tuần Cửu,
   HT Mai Văn Tìm, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Trích yếu
- HT Nguyễn văn Hồng, Cao Đài từ điển
                  - HT Nguyễn Trung Đạo, 1) Tìm hiểu ý nghĩa Kinh Tận Độ trong Đạo Cao Đài, Ban Thế Đạo
                    Hải Ngoại, 2010, 2) Tang Lễ nơi hải ngoại, Ban Thế Đạo Hải Ngoại, Cali. 2005
 
                2. Tài liệu về Nam Kỳ Lục Tỉnh
                  -   Baurac J.C. La Cochinchine et ses habitants, Imp. Com. Ray Curiol et Cie, Saigon 1894, tr.375, 376
                    -  Cadière, Léopold, Croyances et pratiques religieuses des vIetnamiens, 3 volumes, 1e édition, Ha Noi, 1944;
                    -  Colani, Madeleine, Vestige d’un culte solaire en Indochine, B11 EN, III, 1940, fasc.1, tr. 37-41.                                              
                    -  Durand, Maurice, Techniques et panthéon des médiums vietnamiens (đồng), Paris, EFEO, 1959, vol. XLII, tr. 45
  -   J. Nguyễn Huy Lai, La tradition religieuse spirituelle et sociale au Vietnam, Beauchesne, Paris 1981, tr. 202
                     -  Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Lửa Thiêng, Sài Gòn 1971. tr. 150-154
   -  Nguyễn Thế Anh, Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970, tr. 184
   -   Lê văn Hảo, Introduction à l’ethnologie du đền et du chùa, in Rev. Du Sud Est Asiatique, Bruxelles 1964/1, tr. 27-28
                     -  H.Q.Quaritch Wales, Prehistory and religion in South East Asia, London, Bernard Quaritch Ltd, 1957, chap. 3, tr.48-56 .                   -  M. Gérard, La région de Cà-Mau vers 1898, BSEI, 3e trimestre, tr.242.
                    -  Nguyen Huy, le Lên Đồng trong Documents de recherche, Laboratoire de recherches anthropologiques, No 7, Mars
                       1990,   pp. 21-34
                     -  Nguyễn Thành Nhã, Le tableau économique du Viet Nam aux XVII et XVIIIè siècles, Paris, Édit.Cujas,  1970, tr.102
                     - Pallu L., Histoire de l’expédition de Cochinchine en 1861, Paris, Hachette et Cie, 1864, tr.308,
   - Phạm thị Đắc, Situation de la personne au Vietnam, Éd. CNRS, Paris, 1966, tr 75-76
                     - Simon, P.J et Simon-Barouh, 1970. Hau Bong, Un culte vietnamien de possession transplanté en France, Paris, Mouton
                    -  Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đông Phố, Sài Gòn, 1973, tr.102
 
  
                


                    Về tác giả Lạp Chúc Nguyễn Huy




Trước năm 1975, giáo sư tại Đại Học Cao Đài Tây Ninh và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn,
1981-1992, chuyên viên nghiên cứu tại đại học Laval, Québec, Canada.
Từ 1995, soạn giả chuyên tâm nghiên cứu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và vẽ tranh
Email. nguyenhuyquebec@yahoo.ca

  


[1] Các thể và cõi này chỉ đoạn đường thăng giáng của Chơn Linh và Chơn Thần:
 a) Đoạn đường giáng trần: Chơn Linh xuất phát từ Đại Linh Quang hiệp với Chơn Thần đi xuống trần gian sẽ đi qua 7 cõi, đến mỗi cõi khoác thêm «thể » của cõi đó. Đến trần thế thì Chơn Hồn đã đeo theo bảy thể.
b) Đoạn đường thăng thiên. Sau khi qui tiên, Chơn Linh và Chơn Thần thăng hoa về cõi hư vô của Thượng Đế, cũng phải vượt qua 7 cõi từ dưới đi lên, từ trược tới thanh, từ nặng tới nhẹ, từ tối tới sáng đều có tần số điển khác nhau. Qua mỗi cõi, Chơn Linh phải cởi ra được cái thể (tinh khí) của cõi ấy nhằm giúp Chơn Linh được thanh thoát nhẹ nhàng mà vượt lên cõi trên. 
[2] Hỗn lưu. Thí dụ từ mấy thế kỷ nhiều tín ngưỡng ( Đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng, Đạo Mẫu)  luôn luôn đi song hành với nhau tại Việt Nam. Hiện tượng đó gọi là hỗn lưu. Về hỗn lưu với Văn hóa Miền Viễn Đông (Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên, Việt Nam…),  tín ngưỡng bản địa vùng sông Hồng được phủ lên một lớp tín ngưỡng Tam Giáo (Phật, Lão, Khổng) và triết lý Kinh Dịch đã tạo nên văn hóa tín ngưỡng của vùng sông Hồng.
                  [3] Chữ « miền » chỉ một không gian địa lý không rõ rệt về ranh giới. Chữ « Miền » viết hoa dùng để chỉ không gian địa lý
 Miền Viễn Đông gồm nhiều quốc gia rất gần gũi nhau vì có nhiều điểm chung về tín ngưỡng thí dụ Miền văn hóa Viễn Đông gồm Trung Hoa, Nhật, Việt Nam, Đại Hàn… có tín ngưỡng chung là Tam Giáo (Phật. Lão, Khổng);
                  [4] Colani, Madeleine, Vestige d’un culte solaire en Indochine, B11 EN, III, 1940, fasc.1, tr. 37-41. Các hình chạm trên mặt
                    trống đồng thời Hùng Vương chứng tỏ điều đó : giữa mặt trống là hình Mặt Trời tỏa tia sáng để vạn vật (người, nhà, chim,
                   súc vật…) quay chung quanh. Mặt Trời được coi coi như Thượng Đế, cha sanh muôn loài.
                  [5] Chaman là một tu sĩ, thày pháp và thày thuốc chuyên chữa bệnh về linh hồn. Khi hành lễ, chaman có phép xuất hồn khỏi
                   xác phàm, hồn bay lên trời, chui xuống địa ngục, tiếp xúc với các thần, vượt qua các nẻo đi tìm hồn người bệnh đang sống
                   ở trần thế để chữa trị cho người này.
                  [6] H.Q.Quaritch Wales, Prehistory and religion in South East Asia, London, Bernard Quaritch Ltd, 1957, chap. 3, tr.48-56.
                 Hình chạm trên trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ biểu tượng cho đạo chaman.  Ngôi sao giữa mặt trống đồng là sao bắc đẩu
                 để vạn vật quay chung quanh như thường gặp trong tín ngưỡng Á Châu;
                 [7] Cadière, Léopold, Croyances et pratiques religieuses des vietnamiens, 3 volumes, 1e édition, Ha Noi, 1944;
                 Durand, Maurice, Techniques et panthéon des médiums vietnamiens (đồng), Paris, EFEO, 1959, vol. XLII, tr. 45
[8] Gần đây Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam nghiên cứu và hội thảo về tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ), sau đó nhận định tín ngưỡng này là đạo bản địa Việt Nam có từ thời tiền sử.
[9] Lên đồng :Thần linh cưỡi lên thể xác của đồng nhi
[10] Hầu bóng : bóng là hồn của thần linh nhập vào, hầu : người hầu hạ cái bóng đó. Hầu bóng là sân khấu tâm linh của dân gian có kèm theo nhạc và cung văn, múa, phát lộc. Hầu bóng là một kho tàng sống của di sản văn hóa Việt Nam.
[11] A. Lagrège, Documents concernant le temple Đền Sòng  au Thanh Hóa, in Bulletin des Amis du Vieux Hue, 1941, tr. 1-15. Năm 1941, tại đền Sòng[11], người ta tìm thấy trong một cái rương xưa có một cuốn sách bằng đồng có dấu ngọc ấn Vinh Tô của vua Lê Thân Tôn  (1619-1628). Cuốn sách ghi lại thân thế Thánh Mẫu tương tự như truyền thuyết lưu truyền tại các đền. Điểm quí giá của tài liệu lịch sử này là có ghi các chi tiết đặc biệt sau :Thân phụ của Giáng Tiên là Lê Tự Thăng, con của Lê Tự Vinh, hoàng tử thứ năm của vua Lê Nhân Tôn (1442-1459). Cha mẹ của Giáng Tiên không có con nối dõi nên để lại tất cả của cải cho làng Vân Cát lo hương đền phụng thờ con gái của họ nay đã trở thành công chúa Liễu Hạnh.
                 [12] In và phát hành bởi một số tín đồ năm 1964, Sài Gòn, Đào Thái Hanh, La déese Liễu Hạnh, Bulletin des amis du Vieux
                    Hue, 1914, tr. 167-181
[13] « Thiên Đình con đức vua cha Ngọc Hoàng,
Tiệc Tiên Đào, nhỡ nhàng chén ngọc
Lệnh Hoàng Thiên, tiên phật hội đồng,
Năm mây vâng chỉ chiếu rồng,
Giáng sanh vào cửa họ Trần nhà Lê…» (Chầu văn)
[14] J. Nguyễn Huy Lai, La tradition religieuse spirituelle et sociale au Vietnam, Beauchesne, Paris 1981, tr. 202
[15] Phạm thị Đắc, Situation de la personne au Vietnam, Éd. CNRS, Paris, 1966, tr 75-76
[16] Lê văn Hảo, Introduction à l’ethnologie du đền et du chùa, in Rev. Du Sud Est Asiatique, Bruxelles 1964/1, tr. 27-28
                  [17] le Lên Đồng trong Documents de recherche, Laboratoire de recherches anthropologiques, No 7, Mars 1990, pp. 21-34
                  [18]Simon, P.J et Simon-Barouh, 1970. Hau Bong, Un culte vietnamien de possession transplanté en France, Paris, Mouton
                  [19] Cộng lưu. Khi hai tín ngưỡng hiệp làm một thì gọi là cộng lưu. Trong quá trình cộng lưu thì tín ngưỡng của nhóm người
                  yếu kém sẽ bị đồng hóa, thí dụ như trường hợp Mẫu Thần của người Chàm bị việt hóa.
                  [20] Phân lưu. Khi một tôn giáo gốc đến vùng đất mới thì phân chia ra thành nhiều tôn giáo khác hay thành nhiều chi phái
                  nhưng cốt lõi vẫn là tôn giáo gốc; đó là phân lưu
                  [21] Hợp lưu. Khi hai tín ngưỡng hiệp làm một thì gọi là hợp lưu.
[22]Múa bóng rỗi (rỗi là hát mời) có hai bộ phận : múa bóng và hát rỗi. Múa là động tác tạo hình chịu ảnh hưởng múa bóng của người Chàm, thường diễn ra tại Tháp Bà ở Nha Trang và đền Bà Chúa Xứ (Châu Đốc).   Hát rỗi diễn ra trước để mời nữ thần, Bà bóng tay cầm trống nhỏ (trống rỗi) vừa gõ vừa hát mời nữ thần về dự lễ, nghi thức gồm : Hát mời chào, ca tụng nữ thần. Sau hát rỗi là múa là động tác tạo hình kính dâng lễ vật lên thần linh với các điệu múa : múa dâng mâm vàng, múa độc bình …để mua vui cho Bà theo lệ hàng năm cầu xin Bà độ trì cho đời sống trần gian.
[23] Theo truyền thuyết của người Chàm, Thánh là sự kết hợp của mây và bọt biển đã sanh ra thần Pô Ino Naga còn được gọi là Muk Juk. Thần có 97 người chồng, riêng ông Pô Yan Amo là có uy quyền và được thần yêu mến nhất. Thần sanh được 38 người con gái và tất cả đều trở thành thần.
Thần Pô Ino Naga là vị thần sinh ra trái đất, cây cỏ, trái hạt, hương thơm… Tóm lại, thần tạo ra vạn vật trên trái đất và ban phát tràn đầy ơn huệ cho khắp nơi và dân tộc chàm đã xây tháp Yjatran tức tháp Bà ở Nha Trang. Tháp được kiến trúc đặc biệt thành một khối vuông mang hình dáng «âm vật» của phụ nữ để tượng trưng cho sự sinh sản trong ấn độ giáo, đối lại là thờ dương vật (linga) của thần Civa tai một số tháp chàm xưa kia.
                 [24] Thánh Thiên Y chỉ có một chồng, hai con (trong sự tích chàm thì thánh có 97 người chồng và 38 con gái), thánh làm con
                  của một gia đình đức hạnh nhưng hiếm muộn,
                 [25] Thánh là tiên từ thiên đình giáng trần nên gọi là Thiên Y
[26] Theo Lịch sử Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, tr.10-12,
                  [27] Sự biến thể tôn giáo thường sảy ra trên thế giới thí dụ xuất hiện đạo Tin Lành  trước sự phát triển thương mại và học
                  thuật ở Âu Châu, khối lưu dân đạo Chúa đi chinh phục không gian bao la của Hoa Kỳ
                 [28] G. Goulet, Cultes et religions de l’Indochine annamite, 1929, Saigon
                 [29] Trần Văn Giàu, Lịch sử phát triển tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám, tập II
                 [30] Đặng Nghiêm Vạn, Bước đầu tìm hiểu về đạo Cao Đài, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 1995
                 [31] Nguyễn Thanh Xuân, sđd, tr. 49
[32] J.S.Werner, sđd,  nhấn mạnh đến quan hệ giữa chức sắc (quan chức, địa chủ…) và tín đồ (nông dân và địa chủ)
                  [33] Blagov, sđd, tr. 49
                  [34] Nguyễn Thanh Xuân, sđd, tr.100
                  [35] Các báo phổ biến Đạo: L’Action indochinoise (1928), Revue caodaïste của Tòa Thánh Tây Ninh (1930, do Nguyễn Văn
                   Ca sáng lập), Đuốc Chơn Lý (1933, chủ bút Nguyễn Van Ca), Đại Đạo (1936, chủ bút Lê Thế Vĩnh), Đại Đồng (1938 của
                   Liên Hòa Tổng Hội)
                 [36] Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, Nha Văn Hóa, quyển trung, Sài Gòn,  tr. 9-10
                 [37] Ngày nay là Tân Hiệp, Tân Lý Tây, Bến Tranh (Định Tường).
                 [38] Trịnh Hoài Đức, Gia Định…sđd, quyển hạ, tr.119.
[39] Người phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông đến định cư đông đảo nên có câu :
Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu.
 [40] Nguyễn Huy, Huỳnh Tư, Les marais salants de la province de Bạc Liêu, Société des Études indochinoises, T.XLIX. 1974
                  [41] Giồng là dải duyên hải xưa, người Tiều gọi là lếng nghĩa là rồng vì tin vào phong thủy, long mạch; đầu rồng quay phía
                  bắc
                  [42] Trên bãi bùn lớn ở Bạc Liêu, mỗi lần thủy triều xuống, tôm cá ăn từng bày dầy đặc ở lằn nước từ 0, 5m ra sâu 4m.
[43] Hai chữ nhựt , nguyệtghép lại là chữ  minh , ý nói trung nghĩa với nhà Minh theo gýõng của Quan Công với nhà Hậu Hán
                [44] Tam là Tam thể đồng nhứt, Tam giáo đồng nguyên. Tông là thừa kế, tiếp nghiệp của Tổ truyền. Miếu là tòa ngự của các
                Đấng thiêng liêng tại thế.
                [45] Minh Đường là một phân nhánh của Minh Sư. Danh hiệu Minh Đường được tìm thấy trong TNHT;  Ơn Trên đều dùng
                tên Minh Đường để chỉ Vĩnh Nguyên Tự. Và do tôn chỉ, pháp tu, kinh kệ, phẩm trật,.... của chư vị Lão Sư Minh Đường tại
               Vĩnh Nguyên Tự đều không khác Minh Sư.
               [46] Ngũ: Năm, thứ năm. Chi: chia ra, nhánh. Minh: sáng, ẩn ý nhà Minh bên Tàu. Đạo: tôn giáo; muốn biết rõ chi tiết về Ngũ
               Chi Minh Đạo, xem Tự Điển Cao Đài của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng.
               [47] Tam nghĩa là ba, chữ Tông là Tông Tổ, là gốc chánh. Miếu là đền thờ. Chỗ hiệp ba tông (Tam giáo đồng nguyên, Tam tài
                nhứt thể) đem về một mối gọi là qui nguyên. Trụ sở của Đạo Minh Lý đặt tại chùa Tam Tông Miếu, số 82 đường Cao
               Thắng, Sài Gòn
                [48] Do Đại Tiên Lữ Đồng Tân ban cho vào khoảng năm 1891 tại Trung Hoa
                [49] Năm 1925, Đức Lữ Tổ giáng cơ tại Chi Minh Lý diễn nôm bài Kinh
                [50] Năm 1925, Đức Nam Cực Chưởng Giáo giáng cơ tại Chi Minh Lý (Tam Tông Miếu) dịch bài Phần Hương Chú từ chữ
                hán sang chữ nôm
                [51] Kinh Phật Giáo, Kinh Tiên Giáo, Kinh Nho Giáo do Đấng Thiêng Liêng ban cho ở chùa Hàn Sơn Tự, nơi Cô Tô Thành
               tai Trung Hoa
               [52] Smith R.B, tr.348-349 và Lê Anh Dũng, Lịch sử Đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926, Huế, Nxb Thuận Hóa, 1996
               [53] Năm 1961, các tín đồ Cao Đài Chiếu Minh xây Cao Đài Hội Thánh trên nền cũ của Quan Âm tự
[54] Cơ bút của Minh Chơn Lý dạy như sau:"Thầy xuống lập đạo có một mình Thầy hiệp với hai Chưởng quản, một là Lê Văn Ðược làm chức Hiệp Thiên Ðài (hồn) của Ðạo, là bậc Chơn như có Phật Hàng Long hiệp mới thành chánh vị Tam Tôn chủ tam hồn, đội áo Khai Thiên (12 thước vải trắng) đứng trên ngọc ỷ, phía trước mặt kế bên án có ông Cửu Trùng Ðài Nguyễn Văn Ca là xác của Ðạo. Ðạo có một xác một hồn mà thôi. Cửu Trùng Ðài nhờ chuyển kiếp 9 lần mới hiệp cùng Phật An Thiên nên Thánh danh kêu là Bửu An Thiên 18 năm, trong thời gian ấy chịu trả vay nhiều nỗi. Còn ai bày ra Hiệp Thiên Ðài, Cửu Trùng Ðài là hồn ma xác quỉ, đó là giả dối.”
(Trích trong Ðuốc Chơn Lý số 51 trang 97)
[55]Nguyễn Tri Phương tâu : « Đất Nam Kỳ liền với giặc miên, dân xiêu tán nhiều. Nay mượn điều chiêu mộ để dụ dân về đốc việc khai khẩn để nuôi ăn, thật là một cách quan yếu…» (Quốc Triều Chính Biên, tr.297.)
                  [56] Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Lửa Thiêng, Sài Gòn 1971. tr. 150-154
                  [57] Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Lửa Thiêng, Sài Gòn 1971,  tr. 150-154 : Nếu
                    đất khẩn hoang rộng trên 15 mẫu, thôn dân được tha thuế, miễn dịch, ban chánh cửu phẩm, bá hộ…tùy theo mỗi địa
                    phương. Tiền thuế tư điền nhẹ hơn công điền;được mộ tá điền, nông nô từ các thành phần nghèo đói…
                 [58] Nguyễn Thành Nhã, Le tableau économique du Viet Nam aux XVII et XVIIIè siècles, Paris, Édit.Cujas,  1970, tr.102
                 [59] Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đông Phố, Sài Gòn, 1973, tr.102
                 [60] Pallu L., Histoire de l’expédition de Cochinchine en 1861, Paris, Hachette et Cie, 1864, tr.308,  mô tả đồn điền 
                   :« …giống như làng binh lính Kì Hòa. Nhà của đội trưởng ở giữa với cái cồng, một cái trống để tập họp khi có báo động.
                  Tất cả đồn điền được bao quanh bởi những vị trí chiến đấu tạm»
[61] Pallu L., Histoire de l’expédition de Cochinchine en 1861, Paris, Hachette et Cie, 1864, tr.308.mô tả đồn điền « …giống như làng binh lính Kì Hòa. Nhà của đội trưởng ở giữa với cái cồng, một cái trống để tập họp khi có báo động. Tất cả đồn điền được bao quanh bởi những vị trí chiến đấu tạm»
                  [62] Pallu L., Histoire de l’expédition de Cochinchine en 1861, sđd, tr.302
[63] Tác động của nước ngọt sông Cửu : Chất vôi và phù sa trung tính (pH 7) trong nước ngọt của sông Cửu Long lắng trong đất phèn, tạo kết tủa hóa học các muối khoáng chất độc hại cho cây lúa. Nhờ ảnh hưởng thủy triều bán nhật, vào mùa khô chất phèn và muối được mao dẫn lên mặt đất rồi được nước ngọt kênh đào cuốn ra sông[63].
                  [64] Baurac J.C. La Cochinchine et ses habitants, Imp. Com. Ray Curiol et Cie, Saigon 1894, tr.375, 376
[65] « Xáng đổ đất lên hai bờ chưa ráo là hàng trăm gia đình nông dân đã đi xuồng tới mang theo dao búa, nồi chén, gà vịt…đổ bộ lên cất nhà, dành địa thế làm ăn thuận tiện, tuy phía bên trong vẫn là rừng rậm» (Sơn Nam, Tìm hiểu đất Hậu Giang, Phù Sa xuất bản, Sài Gòn 1959, tr.95).Trong thời gian 1864-1910, thể thức khai khẩn đất mới dọc theo kênh đào rất dễ dãi. Theo các nghị định, muốn khẩn thì làm đơn ghi diện tích, ranh giới rồi đóng thuế. Vì vậy, dân miệt vườn đông đúc ồ ạt đến chiếm hữu đất dọc theo kênh đào, dân đến đóng cọc, chiếm nền nhà dù bùn chưa ráo để một thời gian sau lo hợp thức hóa bằng khai báo, đóng thuế cho làng xã như Sơn Nam mô tả.
[66] Nguyễn Thế Anh, Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970, tr. 184
                 [67] Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, Nha Văn Hóa, quyển trung, Sài Gòn,  tr. 9-10
                 [68] Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, Nha Văn Hóa, quyển trung, Sài Gòn,  tr. 9-10
                 [69] Binh sĩ của Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, lên đồn trú ở Bàn Lăng xứ Đồng Nai (Trịnh Hoài Đức, Gia
                  Định Thành Thông Chí, Nha Văn Hóa, quyển trung, Sài Gòn,  tr. 9-10 )
                 [70] Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành… Quyển trung, sđd, tr.7
[71]Đại Nam Thống Nhất Chí ghi về núi Linh Sơn: "Ở phía Bắc huyện Tây Ninh 20 dặm, hình núi cao ngất làm trấn sơn cho tỉnh hạt; Tây Nam giáp ranh giới Cao Miên, lưng chừng núi có Chùa Đá ít ai đi đến". Sách Gia Định Thông Chí chép: "Núi Bà Đinh đá mọc lởm chởm, cây cối xanh rậm, nước ngọt rất tốt, trên có chùa Linh Sơn, dưới có hồ nước, rừng khe bao la, cảnh trí nhàn nhã, có thôn lạc, người đồng quê và người Mọi ở.
[72] Ruộng gò (ruộng rãy) trên phù sa cổ, sa cấu cát không giữ nước lâu lại chóng bốc hơi nên dễ mất mùa, đất xấu nhưng đa dụng. Mùa mưa, cấy lúa sớm, bắt mạ cho ruộng bưng, mùa khô làm rẫy trồng hoa màu phụ như đậu phọng, khoai, sắn, bầu bí, thuốc lá. 
Ruộng triền nằm suôi theo triền mảng phù sa cổ, có sa cấu sét pha cát, được bao quanh bởi bờ mẫu cao giữ nước, cấy lúa (mùa mưa) trồng hoa màu phụ (đậu phọng, khoai sắn, thuốc lá…) mùa nắng. Nhiều mảnh ruộng triền có thể canh tác suốt năm thí dụ như trồng đậu phọng có thể tỉa mỗi năm ba lần : hai mùa thuận và một mùa nghịch (bắt đầu mùa khô).
Ruộng bưng hay ruộng sâu[72] dưới triền phù sa cổ, trên phù sa mới pha nhiều đất sét ngập nước, chứa nhiều chất hữu cơ, thường ẩm ướt chứa phèn hay muối do mao dẫn, thôn dân canh tác ruộng bưng (ruộng sâu) vào mùa mưa như lời dạy :
Ra đi cha mẹ dặn dò,
Ruộng sâu thì cấy, ruộng gò thì gieo.
                  [73] Ngày nay là Tân Hiệp, Tân Lý Tây, Bến Tranh (Định Tường).
                  [74] Trịnh Hoài Đức, Gia Định…sđd, quyển hạ, tr.119.
[75] Người phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông đến định cư đông đảo nên có câu :
Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu.
                  [76] Giồng là dải duyên hải xưa, người Tiều gọi là lếng nghĩa là rồng vì tin vào phong thủy, long mạch; đầu rồng quay   
                   phía  bắc
                  [77] Trên bãi bùn lớn ở Bạc Liêu, mỗi lần thủy triều xuống, tôm cá ăn từng bày dầy đặc ở lằn nước từ 0, 5m ra sâu 4m.
 [78] Nguyễn Huy, Huỳnh Tư, Les marais salants de la province de Bạc Liêu, Société des Études indochinoises, T.XLIX. 1974
[79] - Nhóm 1: Do quí ông Lê Văn Trung, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Đạo Quang lo việc phổ độ trong các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ (nay là Hậu Giang), Sóc Trăng, Bạc Liêu (nay là Ba Xuyên), Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá (nay là Kiên Giang).
Quí ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc phò loan.
- Nhóm 2: Do quí ông Lê Văn Lịch, Nguyễn Ngọc Tương, Yết Ma Luật (đã nhập môn) lo phổ độ trong mấy tỉnh: Chợ Lớn, Gò Công, Tân An (nay là Long An), Mỹ Tho (nay là Định Tường), Bến Tre (nay là Kiến Hoà).
Quí ông Nguyễn Trung Hậu và Trương Hữu Đức phò loan.
- Nhóm 3: Do quí ông Lê Bá Trang, Vương Quan Kỳ, Yết Ma Nhung lo phổ độ trong các tỉnh: Tây Ninh, Thủ Dầu Một (nay là Bình Dương), Gia Định, Biên Hoà, Bà Rịa (nay là Phước Tuy), Sađéc.
Quí ông Cao Quỳnh Diêu và ông Cao Hoài Sang phò loan.
- Riêng ông Nguyễn Văn Tương (Chưởng Pháp khác với ông Nguyễn Ngọc Tương ) và ông Nguyễn Văn Kinh (có viết nhiều sách Đạo) là rõ thông đạo lý hơn cả nên đi khắp nơi mà giảng đạo. Việc phổ độ này để chuẩn bị cho ngày khai đạo, nên kết quả ngoài sức tưởng tượng. Chỉ trong một tháng mấy ngày mà đã có mấy vạn người nhập môn cầu đạo. Đến tháng 10 thì tạm ngưng việc phổ độ để lo sắp đặt lễ khánh thành Thánh thất Từ Lâm Tự ở Gò Kén (Tây Ninh). 
[80] Hiện nay, Hội Thánh Tây Ninh có khoảng 1,5 triệu tín đồ, 2000 chức sắc, 20 000 chức việc, trên 500 thánh thất, Điện Thờ Mẫu, hoạt động ở 39 tỉnh, thành phố.  
                 [81] Trong lúc đó, toàn Ðạo Cao Ðài chỉ có 128 Thánh thất Năm 1975 , Hội Thánh có  930 000 tín đồ, 271 chức sắc, 245 họ
                   đạo có mặt tại 26 tỉnh và đến năm 2014 thì có 797 625 tín đồ, 341 chức sắc chức việc, 301 thánh sở
                [82] « Cái gì thiếu ở Cà Mau, đó là những cánh tay. Số dân đinh tổng cộng có 6 379 tức khoảng 31 900 dân trên một diện
                  tích 580 000 Ha…làng xóm sống thưa thớt với nhiều phần đất bỏ hoang…các xóm thường ở trong ngọn rạch đôi khi
                  cách xa các xóm gần nhất cả ngày thuyền » Baurac J.C. La Cochinchine et ses habitants, Imp. Com. Ray Curiol et
                  Cie, Saigon 1894, tr.375, 376
                [83] Các tài liệu xưa chỉ cho biết số dân đinh (người có đóng thuế thân) nên nay phải cộng thêm 5 lần nữa để có tổng số vì
                theo quan niệm thời đó « suy theo cái số cố giả, một người cày ruộng phải nuôi năm người»
                [84] Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Lửa Thiêng, Sài Gòn 1971, tr 16
  [85] Nguyễn Thế Anh, Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970, tr. 184
[86] Một thí dụ mở nông địa theo lối cổ truyền tại làng Đông Thái, Rạch Giá. Một nhóm người từ long Xuyên xuống men theo bờ biển vào rạch, băng qua rừng cây mấm, vùng cỏ thấp mọc trên đất phù sa mặn đắng, rồi dến khu rừng tràm trầm thủy nằm gần U Minh. Đến rừng tràm, thôn dân đốn cây dựng nhà và lấy đất trồng lúa, đào mương dẫn nước, lấy đất đắp nền nhà. Mùa mưa, nước đổ từ U Minh ra biển nên đủ nước ngọt để dùng, nhưng đến mùa hạn phải đắp đập chận nước mặn (Sơn Nam, Tìm hiểu đất Hậu Giang, Phù Sa, Sài Gòn 1959, tr.82-86)
[87] M. Gérard, La région de Cà-Mau vers 1898, BSEI, 3e trimestre, tr.242.
[88] Còn gọi là Đất cứt chuột (jarosite) khi đất phèn hoạt động ( sulfaquepts) có màu vàng
                 [89] Vì chứa sulfate d’alumine Al2(SO4)3 và sulfate sắt Fe2(SO4)3.
[90]Đìa là những nơi trũng, kín đáo mà cá hay tới lui trú ẩn, tìm mồi.Có hai loại đìa chính :
-đìa bưng là những vũng nước sâu tự nhiên được dân đắp bờ, xẻ họng đìa đón cá.
                 -đìa đào có đìa lung nằm cạnh lung( một đoạn rạch sình lày, nước cạn vào mùa khô), đìa đồng đào ở một góc ruộng bao
                  quanh bởi bờ mẫu cao giữ nước cho cá. Lòng đìa được cắm chà tre gai, me keo, châm bầu, lá dừa nước và thả rong, lục
                  bình, cỏ ngựa cho cá được mát. Đìa đào có kích thước trung bình 6m/12m sâu 2,5m và một họng đìa quay ra mương ruộng
                  hay phía trũng của đường cá vô đìa.
[91] Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có nhiều  điểm tương đồng với Đạo Cao Đài. Thí dụ tôn chỉ của Bửu Sơn Kỳ Hương là tu nhân để sau này dự Hội Long Hoa, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa thờ Đức Quan Thánh, Phật, Thánh, Tiên.






No comments:

Post a Comment