Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 September 2018

NGUYÊN THACH * CHUYỆN TẾT

 

 CHUYỆN TẾT

 NGUYÊN THACH *

Nguyên Thạch (Danlambao) - Chuyện dân, chuyện nước, chuyện quốc gia đại sự, chuyện chống tham nhũng, chuyện băng đảng này quánh băng đảng kia chí chóe khóc rồng. Chuyện nợ nần, chuyện đảng lập ra thêm 1 Sư đoàn có biệt danh là AK-47 để... đánh dân vì thấy rằng 8 vạn quân dư luận viên có trước đó đã ôm đầu máu, đứa thì khóc ròng vì thảm bại trên mặt trận truyền thông, đứa thì bỏ nhiệm sở để đi tìm việc khác đỡ nhục hơn, đứa thì bị quần chúng chiêu hồi chuyển sang "làm người tử tế" để phòng khi mai này dân tổng nổi dậy thì khỏi bị... thiến.
Những chuyện vừa nêu trên đã liên tục 362 ngày trên mặt báo Lề Dân này không ngưng nghỉ. Vì vậy người viết cảm thấy cần thiết để cho thôn nhà có chút gì riêng tư thuộc nhóm thân hữu trong tình cảm xum họp cho 3 ngày còn lại của năm, đó là 3 ngày Tết.
Tuy bạn đọc, quí còm sĩ cùng Dân Làm Báo vui Xuân nhưng vẫn không quên nhiệm vụ, vẫn cảnh giác cao độ vì nhớ xưa cách đây 50 năm, hồi Tết Mậu Thân 1968 toàn dân miền Nam ỷ y rằng Tết nhứt thì ai mà giở thói du côn mất dạy, ăn mặc lôi thôi lếch thếch với dao búa súng đạn chém giết nhau làm gì. Chính cái tâm lý thượng tôn truyền thống tốt đẹp vui Xuân cổ truyền ấy mà Quân Dân Cán Chính miền Nam đã bị cộng sản Bắc Việt (CSBV) giáng cho những đòn chí tử, sém chết cả nút, mà nặng nề nhất là quân dân ở Huế qua những cuộc thảm sát dã man rùng rợn. 
Tuy không chờ đón cái Tết tai ương nhưng dân quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã trở tay kịp thời trên tinh thần chiến đấu cao độ trong mọi hang cùng ngõ tận của của miền Nam khiến cái gọi là lệnh tổng tấn công nổi dậy của chúa đảng cáo Hồ đã thất bại nặng nề thê thảm. Hồ chúa đảng cùng bầy quân ngáo ộp đã bị quân dân miền Nam quánh cho phụt máu đầu te tua. Bọn ngợm đến đâu, dân bỏ chạy đến đó khiến ý nghĩ "Dân miền Nam đói nghèo sẽ vùng dậy cùng cách mạng để đánh đuổi Mỹ Ngụy hầu thoát cảnh áp bức bất công... của chế độ nô lệ. Nhưng không, lúc bấy giờ dân miền Nam đã tỏ thái độ rõ ràng rằng "người dân chúng tôi thích 'nô lệ' hơn là thích bị 'phỏng 2 hòn'" nên bầy khỉ rừng CSBV ở các phố như bị đi lạc và bị dân chỉ cho QL/VNCH nướng chúng như nướng chuột đồng. Cuộc tổng tấn công nổi dậy 1968 đã thất bại nặng nề với lượng chiến binh CSBV tử vong quá cao khiến nơi Bắc Bộ Phủ, Hồ Chí Minh phải tức hộc máu, sanh bịnh và chuyển sang từ trần một năm sau đó.
Đó là chuyện Việt Cộng ôm đầu máu ngày xưa, còn bây giờ thì sao? Nguyễn Phú Trọng cùng đám đảng cướp sạch đã nhất cử nhất động đã răm rắp tuân theo chiếu chỉ của Tập Thiên Triều rằng chiến thuật hôm nay quánh dân bằng quân sự là xưa rồi Nguyễn, mà phải kiên nhẫn từng bước một cách tiệm tiến mà luộc dân như phương thức LUỘC ẾCH. Nghĩa là phải tăng nhiệt độ từ từ để ếch quen dần với điều kiện chung quanh, đừng để chúng nhảy ra khỏi nồi và sẽ chết êm thắm khi nhiệt độ đủ để luộc chín chúng.
Rộng nghĩa hơn nữa là cứ cho dân chúng buôn bán bình thường rồi xiết lại từng bước qua hệ thống thuế má, cứ để tụi trẻ ăn chơi, nhậu nhẹt, đàm đúm... Lâu lâu có sự kiện quan trọng như "Lễ kỷ niệm 50 năm quánh chết mẹ miền Nam" hay đá banh thắng thì cứ cho chúng tự do một cách rất cởi mở như cởi truồng chẳng hạn để chúng thấy ngực, thấy trym mà quên đi đói nghèo vong nô như nhìn tượng Bác hoặc xem pháo bông bắn ì xèo vào mỗi dịp Tết vậy.
Đảng côn đồ còn bảo nhau rằng: Còn đám nào tỏ thái độ phản đối, chống báng như Nguyễn Văn Đài, Trần Anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Hồ Thị Bích Khương, Cấn Thị Thêu, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Hồ Hải... thì cứ cho chúng bóc lịch mệt nghỉ.
Mục đích của Nguyên Thạch là nói về chuyện riêng tư 3 ngày Tết của anh chị em trong thôn Dân Làm Báo mà vẫn bị lôi kéo bởi những chuyện manh tính thời sự, chính trị. Vậy bây giờ Thạch tui xin vào đề, kẻo các còm sĩ nóng lòng.
Tất nhiên là người viết mong muốn sự góp mặt đầy đủ của bạn đọc cùng quí còm sĩ và mong rằng chớ có ai ngại ngùng góp vui dăm ba câu chuyện cho 3 ngày Tết. Trước tiên, người viết ưu ái kính mời còm sĩ ở Thái Bình, có nick là Như Bóng Ma Trơi. Sao, Tết này, người Thái Bình có dự tính là chém thằng VC nào không? Có cùng nhóm anh em ở Hà Nội xả tên ác ôn nào chưa? Bà con đang chờ đợi tin mừng mới để mua bông mừng tặng các tay ác ôn sớm về đoàn tụ với boác.

NguoiduatinDLB ở thành Hồ có dự tính gì mới hấp dẫn không, phác họa cho bạn đọc cùng ACE chia sẻ. Nam Nguyen ở xứ lạnh tình nồng ra sao, tả cảnh băng giá cho nhau nghe. Thầy Cao-Đắc Tuấn với chuyện tình với "con tình yêu" mới tới đâu rồi, các bạn đọc mong nghe "lời tâm sự của loài chim biển" vui hay buồn? LMTê Tê có thù oán với ai không, chuyện chém giết hay chửi xả láng cỡ nào? Riêng cao thủ Tonydo (Tornado - Lốc Xoáy) có phương thức diệt cộng nào hay không? Mác-Lê và bác Hồ trong anh đã chết chưa hay vẫn còn sống?
Bạn BP461 chừng nào ra mắt tập ảnh tài liệu e-Book "Quê hương tôi qua các bức ảnh biết nói"? Chuyện vui buồn của Saigonnho có gì mới? Tập hồ sơ tội ác của Hải Ý em đã dầy thêm chưa? Thường dân VN có bầu tâm sự gì để nói? Dân Quê có gì để chia sẻ với ACE? Tất nhiên là còn nhiều còm sĩ với cả bầu tâm tư muốn tỏ bày với nhau mà bài viết ngắn này không thể liệt kê ra hết được nhưng các bạn hãy luôn xem là trong danh sách 108 vị yên hùng thôn Dân Làm Báo có mình.
Phần tác giả thì cũng xin góp tiếng bằng một bài thơ sau đây để gọi là có mặt:
Ông Ðồ ở phố Bolsa
43 năm về trước
Dâu bể cuộc đổi đời
Cùng đoàn người di tản
Bẻ súng bỏ cuộc chơi.

Như nghìn trùng vĩnh biệt
Không hẹn chuyến trở về
Thân bôn ba viễn xứ
Hồn gởi lại trời quê

Lang thang nơi góc phố
Ðời chẳng biết về đâu
Tâm tư luôn vang vọng
Bão tố dậy bể sầu...

Thấy ông ngồi một xó
Nỗi niềm nào ai hay
Chôn nỗi buồn nơi đây
Theo những chiều mưa bay

Bolsa không mai nở
Nhưng có dáng ông Ðồ 
Ngõ hồn ông sầu đắng
Chìm vào cõi hư vô

Ông Ðồ nay già lắm
Sau năm tháng mong chờ
Ðôi khi ông lẩm cẩm
Như người sống trong mơ.

Năm tháng lặng lờ trôi
Tuổi trẻ đã qua rồi
Quê hương xa vời vợi
Thêm một Xuân đơn độc

Nhiều khi ông chợt khóc
Bolsa Tết nhớ thương...
Mắt nhìn về biển Thái
Gởi nỗi buồn Quê Hương.
Trước thềm Năm Mới, người viết mong được đọc mỗi người một câu chuyện, được biết mỗi người một ước mơ như làn gió mới nhằm xua tan bóng đêm dầy đặc của 43 vắng bóng nàng Xuân trên dãi đất đầy đau thương này.
Chúc Ban biên tập Dân Làm Báo nhiều sức khỏe, trường tồn, chúc quí còm sĩ và bạn đọc Năm Mới Mậu Tuất 2018 thành công.
09.02.2018



CỘNG SẢN NGA

Đấu Tranh Giai Cấp Tại Liên Xô


1. Kế Hoạch 5 Năm Lần Thứ Nhất.

Sau khi Lenin qua đời vào ngày 21/1/1924 và trong dịp các nhân vật thuộc Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Liên Xô khênh chiếc quan tài của vị Đại Lãnh Tụ, rất ít nhân vật kể trên biết rằng Đại Lãnh Tụ Lenin đã để lại một di chúc.

Đối với Lenin, Trotsky là con người có khả năng nhưng quá tự tin, Bukharin không phải là mẫu người Mác Xít. Còn về Stalin, tức là vị Tổng Bí Thư Đảng trong 3 năm vừa qua, Lenin đã nói rằng: “Stalin thì quá tàn bạo, khuyết điểm này có thể tha thứ trong cách đối xử của những người Cộng Sản bình thường, nhưng không thể tha thứ đối với người nắm giữ chức vụ của Văn Phòng Tổng Bí Thư Đảng. Vì vậy tôi đề nghị các đồng chí cứu xét một cách nào để loại Stalin ra khỏi chức vụ và chỉ định chức Tổng Bí Thư Đảng cho một người khác kiên nhẫn hơn, trung thành hơn, lịch sự hơn và tôn trọng các đồng chí khác hơn, người đó ít thay đổi bất thường…”

Sau đó bà vợ của Lenin là Nadezhda Krupskaya đã đưa tài liệu di chúc cho Ủy Ban Trung Ương Đảng. Stalin đã xin từ chức nhưng các đồng chí cao cấp đều bác bỏ đề nghị này. Trong vài năm sau đó, phần lớn các đồng chí cao cấp kể trên đều bị mang ra xử bắn vì đã lưu trữ một tài liệu phản cách mạng: cái gọi là di chúc của Lenin!

Trong cuộc Cách Mạng Cộng Sản, nhiều đảng viên đã hoàn toàn trung thành với Đảng dù cho thiếu hẳn đi tính dân chủ và người đảng viên phải hy sinh tất cả vì sự thống nhất Đảng và cũng vì vậy mà từ lúc ban đầu, các nhà chính trị xã hội Nga đã coi Lenin là kẻ độc tài.

Ngay cả Trotsky đã từng nói rằng Đảng luôn luôn phải, luôn luôn đúng vì người ta không thể chống lại Đảng. Do gồm các đảng viên đã được chọn lựa cẩn thận, những người tận tụy với Đảng vì niềm tin rằng Đảng Cộng Sản lãnh đạo giai cấp vô sản tới toàn thắng, đảng Cộng Sản của Lenin đã tạo ra được một nguồn sức mạnh chính trị vượt trội. Những người Bôn-Xê-Vích của thời kỳ ban đầu đã ủng hộ niềm tin này và chính nhờ căn bản trung thành tuyệt đối với Đảng mà Stalin củng cố quyền hành rồi sau đó hàng triệu đảng viên trung kiên khác đã phải hối hận.

Stalin không phát minh ra bộ máy Đảng thư lại nhưng nhờ Stalin, hàng ngàn đảng viên mới được thăng thưởng và họ đã trung thành tuyệt đối với Stalin và giúp cho viên Tổng Bí Thư này có quyền hành vô hạn. Sau khi Lenin qua đời, Stalin chia quyền với hai Bí Thư Đảng của hai thành phố lớn là Grigory Zinoviev của Leningrad và Lev Kamenev của Moscow. Sự cộng tác này kéo dài cho tới khi Trotsky bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị rồi sau đó, Stalin mới quay về diệt hai đồng chí cũ, nắm trọn quyền hành, tức là thứ mà Lenin trước kia không muốn giao phó.

Vào ngày 7/11/1927, ngày kỷ niệm thứ 10 của Cuộc Cách Mạng Vô Sản, Trotsky tổ chức tại thành phố Moscow một cuộc biểu tình phản đối các chính sách của Stalin, nhưng cuộc biểu tình này đã bị các công an chìm của cơ quan mật vụ OGPU dẹp tan. Vị anh hùng Trotsky của Hồng Quân khi trước đã bị đánh đập tàn nhẫn, bị ném lên xe lửa và tống khứ đi miền Kazakhstan xa xôi. Stalin tố cáo Trotsky, một người tận tụy với lý tưởng Cộng Sản, là đã thông đồng với nhà độc tài Quốc Xã Adolf Hitler và bọn quân phiệt Nhật Bản để làm hại Liên Xô. Rồi từ năm 1934, cuộc thanh trừng nội bộ của Stalin bắt đầu với vụ ám sát Sergei Kirov, bí thư đảng của thành phố Leningrad.

Sau đó, nhiều đối thủ của Stalin, kể cả Kamenev, Zinoviev, Rykov, Bukharin… và những kẻ chỉ bị nghi ngờ, đều bị bắt giam và hỏi cung bởi cơ quan mật vụ NKVD rồi sau đó bị xét xử. Vào năm 1936, Zinoviev và Kamenev bị kết tội phản bội và đều bị xử bắn. Tomsky cũng bị ra tòa và phải tự sát. Năm 1938 tới lượt Rykov và Bukharin chết trước đội hành quyết. Nhiều cựu đồng chí của Lenin đã được ân sủng bằng một phát đạn vào sau óc!

Khi nắm vai trò lãnh tụ Đảng, Stalin cho rằng thời giờ quý báu đã bị phí phạm, tin rằng người Cộng Sản nên từ bỏ giấc mơ cổ xưa về một cuộc cách mạng toàn cầu, nên nhà độc tài này công bố chương trình xây dựng xã hội chủ nghĩa trong một quốc gia. Stalin nói: Chúng ta ở sau các quốc gia tiền tiến 50 hay 100 năm. Chúng ta phải bắt kịp khoảng cách này. Như vậy kể từ năm 1928, một cuộc Cách Mạng Cộng Sản Thứ Hai đã tới với đất nước Liên Xô, quét đi hàng triệu mạng sống. Stalin lên án đường lối bình đẳng về lương bổng, bỏ quan niệm cho công nhân quyền kiểm soát nhà máy và công bố rằng mỗi nhà máy phải do một giám đốc quản trị. Viên bí thư của Stalin là Lazar Kaganovich nói rằng nhà máy sẽ rung chuyển khi viên giám đốc đi qua!

Vào năm 1928, Kế Hoạch 5 Năm Lần Thứ Nhất (the First Five-Year Plan) được trình cho Bộ Chính Trị, với mục tiêu phải sản xuất mọi thứ cần thiết cho một nền kỹ thuật tiến bộ đặt căn bản trên nền móng kỹ nghệ nặng. Các đảng viên cao cấp đã thảo luận về kế hoạch này. Những người chống đối bị coi là chủ bại. Thế rồi hàng triệu công nhân được vận chuyển tới các khu vực xây dựng kỹ nghệ. Họ sống trong các căn lều tạm bợ, chia nhau giường nằm theo ca ngủ để xây dựng nên nhà máy luyện kim lớn bậc nhất thế giới tại Magnitogorsk của miền núi Urals, khu kỹ nghệ Kuznetsk thuộc miền Siberia, và còn có nhiều khu kỹ nghệ khác như Krivoy-Rog, Kurk và Gornaia-Shoril chuyên về mỏ sắt, Krasnoiarsk, Irkutsk và Novosibirsk chuyên về thép và kỹ nghệ nặng, các nhà máy sản xuất máy nông nghiệp tại Chelyabinsk, Frunze, Pavlodar và Omsk, đập thủy điện vĩ đại Dnieprostroy trên dòng sông Dnieper…

Hoàn cảnh làm việc của công nhân và chuyên gia không đủ ăn, không đủ mặc, rất gian khổ, chẳng hạn các công nhân tại miền thảo nguyên Siberia phải thức dậy lúc 6 giờ sáng, làm việc trong thời tiết lạnh 45 độ âm. Các chỉ tiêu được đặt ra cho mọi ban ngành và khi không đạt được các mức ấn định đó thì giới công nhân không có ăn và giới quản lý bị hạ tầng công tác hoặc bị tù đầy, còn các chỉ tiêu khi hoàn thành chỉ được đền bù bằng các lời khen thưởng miệng hoặc các mảnh giấy chứng nhận.

Các giám đốc nhà máy không những chỉ cạnh tranh với nhau để đạt mục tiêu quá lạc quan mà còn cố gắng làm gấp bội mục tiêu đó. Để vượt mức chỉ tiêu, nhiều giám đốc đã dùng các thủ đoạn như chặn bắt các đoàn xe tải, ăn cắp tiếp liệu đang thiếu chở trên các toa xe lửa… những thủ đoạn này được thi hành vì họ e ngại rằng nếu không đạt mục tiêu, họ sẽ bị xét xử là phá hoại.

Thế nhưng các phiên tòa xét xử các kẻ phá hoại vẫn diễn ra. 53 kỹ sư trong đó có 3 người Đức bị tố cáo làm hư hỏng dụng cụ, gây ra các tai nạn, duy trì liên lạc với các tên tư bản chủ nhân cũ của các mỏ than Shakhty trong miền Donbas. Phiên tòa được mở ra trong một sảnh đường lớn (the Hall of Columns) của thành phố Moscow với tiếng hò hét tử hình dành cho các kẻ phá hoại. Trong số những người lớn tiếng đòi tử hình này, có con trai 12 tuổi của một bị cáo. Sau đó 5 bị cáo bị đem ra bắn bỏ.

Stalin nói rằng “các kẻ phá hoại như bọn Shakhtyites này hiện đang nằm sâu trong mọi ngành kỹ nghệ của chúng ta…, cách phá hoại bởi bọn tư sản là một trong các hình thức chống đối nguy hiểm nhất đối với Xã Hội Chủ Nghĩa đang phát triển”. Kể từ nay hàng ngàn kỹ sư và các chuyên viên tư sản bị bắt, bị giam cầm, bị làm dê tế thần cho những khó khăn, những thất bại, là lý do để cắt nghĩa cảnh thiếu thốn bánh mì, thịt nguội… Thực ra, sự thiếu thốn thực phẩm này là do các chính sách sai lầm của chính quyền cộng sản.

Đồng thời với chương trình kỹ nghệ hóa là cuộc đấu tranh giai cấp đối với giới nông dân. Cuộc cách mạng kỹ nghệ thường đòi hỏi một khối lượng lớn công nhân và lớp người này được tuyển mộ từ nông thôn. Như vậy trong Kế Hoạch 5 Năm Lần Thứ Nhất, 17 triệu nông dân được chuyển từ nông thôn về thành phố, họ là những người dân ít học, nghèo đói, bị xô đẩy để trở nên giai cấp công nhân mới của đất nước Liên Xô. Chín phần mười số nông dân này chỉ có trình độ 3 năm tiểu học. Giám đốc cơ xưởng máy kéo Stalingrad đã thấy công nhân đo chính xác bằng gang tay. Tại cơ xưởng Elektrozavod ở Moscow, một máy tiện của Mỹ trị giá 25,000 mỹ kim bị bỏ xó vì không ai biết sử dụng hay sửa chữa các hư hỏng nhỏ.

Trong hoàn cảnh này, người công nhân Nga xông vào nền Kỹ Nghệ như xông ra trận. Để quảng cáo, chính quyền Nga đã đưa ra các vị anh hùng lao động. Một người thợ mỏ vùng Ukraine tên là Alexei Stakhanov được ca ngợi đã đào được 102 tấn than trong một quy định 7 tấn. Thực ra, đây là một cách lường gạt vì các người bạn của Alexei đã làm giúp anh ta rất nhiều công việc phụ. Alexei Stakhanov đã được Stalin gắn huân chương và được quảng cáo khắp nơi với khẩu hiệu “Không một thành trì nào mà người Bôn-Xê-Vích không thắng nổi”.

Các thành tích tương tự như của anh hùng lao động Alexei Stakhanov được báo chí khắp nơi nói tới, ca ngợi hết lời trong khi các điều kiện làm việc của người công nhân thật sự rất khốn khổ, nhiều khi rất nguy hiểm. Thế nhưng các người công nhân không được phép phản đối vì nghiệp đoàn là công cụ của chính quyền, họ chỉ bất tuân lệnh một cách thụ động bằng cách làm việc cầm chừng, sản xuất ra các món hàng xấu, không đạt phẩm chất, họ lẩn trốn việc làm… Vì thế các luật lệ mới được đặt ra. Các kẻ vắng mặt trong cơ xưởng bị trừng trị. Kể từ năm 1930, một hệ thống giấy phép đi đường được áp dụng theo đó không một người dân một tỉnh này được phép đi qua tỉnh khác nếu không có giấy phép di chuyển của công an.

2. Đấu tranh giai cấp.

Tại nông thôn kể từ cuộc Cách Mạng Tháng Mười, đã có rất ít các công trình tập thể, hàng triệu nông dân bỏ ruộng đất, về thành phố làm công nhân khiến cho không còn người sản xuất ra thực phẩm. Kết quả là hàng triệu người chết đói. Giới nông dân là giai cấp mà Đảng Cộng Sản không bao giờ tin tưởng và Lenin đã nói vào năm 1917 rằng giới nông dân sẽ trở về với lối sống tư sản khi mà làn sóng cách mạng đã đi qua!

Nông dân Nga được chia ra làm ba hạng: nghèo hay bần cố nông, trung nông và kulak hay phú nông.

Giới bần cố nông rất nghèo, không có tài sản, phải làm mướn cho chủ đất để kiếm sống nên theo lý thuyết Mác Xít, lớp người này là đồng minh của giới công nhân và của Đảng. Giới trung nông sản xuất đủ ăn cho chính họ còn giới phú nông vào thời trước cuộc Cách Mạng, là những người cho vay tiền trong làng xã. Họ là những người bị coi là đã bóc lột các kẻ khác, thế nhưng không có tài liệu chính thức dùng cho sự phân chia ba giai cấp nông dân này.

Các đảng viên cộng sản đã tranh luận về cách xác định một người kulak hay phú nông là hạng người có 2 con bò hay 3 con bò, và người kulak đó đã mướn người làm công trong bao nhiêu ngày một năm. Ngoài ra còn có loại kulak có ý thức hệ (ideological kulak) và thật là khó khăn khi phải xác định kẻ thù của giai cấp. Thế nhưng, Stalin đã phát động một phong trào đấu tranh giai cấp và người cộng sản phải nhận diện ra các kẻ thù của giai cấp vô sản.

Tại nước Nga trước cuộc Cách Mạng Cộng Sản, hai phần ba thực phẩm sản xuất do các phú nông và các địa chủ. Sau cuộc Cách Mạng thành công, giới địa chủ và phú nông đã bị loại đi, các nông dân tầm thường chỉ làm ra một số lượng nhỏ lương thực và họ ăn hết số lượng này, không còn phần dư cho các giới khác. Vào năm 1928, các thành phố của Liên Xô bắt đầu đói! Khủng hoảng thực phẩm đã làm cho giới lãnh đạo cộng sản cao cấp phải bàng hoàng. Bộ Chính Trị đồng thanh biểu quyết các biện pháp khẩn cấp. Hàng ngàn thanh niên thành phố được di chuyển về nông thôn, hợp tác với các thanh niên cộng sản địa phương, họ họp thành các toán đi kiểm kê, lục lọi, xâm chọc các vựa lúa, các đống rơm… là những nơi bị nghi ngờ cất giấu ngũ cốc của nông dân.

Andrean Chernenkov sống trong làng Don Cossak thuộc Starocherkassk, là một thanh niên đánh cá của một gia đình nghèo. Anh ta đã tham gia vào toán thanh niên cộng sản đi lục lọi và đã nhớ lại rằng “chúng tôi qua làng bên cạnh để xâm chọc tìm thực phẩm, khi trở về nhà đêm hôm đó, tôi thấy mẹ tôi đang khóc ngất. Bà nói con ở đâu từ nãy đến giờ. Trong khi con đi khỏi, bọn chúng tới nhà ta, ăn cướp hết ngũ cốc và bây giờ nhà ta chẳng còn gì ăn”.

Trước các vụ lục soát nông phẩm, nông dân đã phản kháng. Họ đã chôn lúa dưới đất, giấutrong các đống rơm, bán lúa gạo lén lút, đốt bỏ hoặc ném thực phẩm xuống sông vì giận dữ. Đã xẩy ra nhiều vụ hôi của, mất trật tự và làm loạn. Hàng ngàn đảng viên và người chỉ điểm bị ám sát. Các nông dân nào không theo đúng các quy định của nhà nước Liên Xô đều bị mất quyền đi bầu, mất quyền sở hữu và quyền canh tác đất đai. Vào năm 1929 tại Liên Xô, các thành phố thiếu lúa mì và thịt, người dân phải sống theo chế độ phân phối thực phẩm. Người ta đổ lỗi cho người dân đã chống lại Nhà Nước bằng hai mặt trận lúa gạo và gia súc trong khi đó các báo chí nói về chương trình tập thể ruộng đất (mass collectivisation) mà mục tiêu là giới nông dân.

Nikolai Bukharin là người chống đối Stalin về lý thuyết, đã nói: “Ông ta sẽ làm cho những kẻ nổi dậy chết chìm trong biển máu”. Ngày 27/12/1929, nhân dịp được các báo chí Liên Xô ca tụng Stalin là nhà Mác Xít vĩ đại bậc nhất, chưa từng thấy, Stalin đã tuyên bố rằng “chúng ta phải triệt tiêu giới phú nông kulak… Chúng ta phải đánh chúng thật mạnh sao cho chúng không đứng lên nổi”.

Trong công tác tiêu diệt giới phú nông kulak, một báo cáo của công an ghi vào tháng 2/1930, mô tả rằng tại vùng Smolensk, các đảng viên cấp thấp đã duy trì khẩu hiệu: “ăn, uống hết, tất cả là của chúng ta”. Các kẻ đi đánh phá giới phú nông đã ăn uống tại chỗ mọi thực phẩm mà chúng kiếm được, chúng tước bỏ giầy dép nơi bàn chân trẻ em, lột bớt quần áo và chiếm đoạt tài sản của cha mẹ các em nhỏ. Một ông già dùng máy ảnh chụp cảnh nhà bị tan nát sau lần đánh tư sản này, ông ta đã bị bắt và bị bắn bỏ ngay chiều hôm đó. Trước các cảnh tượng này, một đảng viên cộng sản trẻ đã phải thốt lên: “chúng ta không còn là con người nữa, chúng ta là súc vật!”. Đã có hàng ngàn hoàn cảnh tương tự như kể trên. Các phú nông bị đánh tư sản đã bị chuyên chở tới các khu vực xây dựng kỹ nghệ bằng các chuyến xe lửa có ghi là than trắng.

Vào mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng Sản Liên Xô công bố rằng một nửa dân chúng nông thôn đã được tập thể hóa nhưng thực ra tại miền quê, tình trạng rối loạn vẫn tiếp tục. Người ta cho rằng đã có 14 triệu trâu bò và một phần ba số heo trên toàn quốc đã bị giết do chủ nhà vì họ không muốn tặng không cho các nông trường tập thể. Thảm cảnh vẫn là kết quả của cách tập thể hóa cưỡng bách. Tại rất nhiều địa phương, người dân chết đói hàng loạt. Người ta ăn chuột, côn trùng và vỏ cây. Người dân đào lên các con ngựa chết đã bị đem chôn. Da giầy được xay thành bột.

Tại các khu vực Kiev, Kharkov, Dniepropetrovsk và Odessa, vào mỗi buổi sáng có các xe tải đi lượm xác người chết đói. Có nhiều câu chuyện rùng rợn về ăn thịt người và thịt người được bán ngoài chợ. Các người sắp chết bị kéo về gần các hố lớn, chờ chôn tập thể. Đôi khi cán bộ giúp đỡ miếng ăn cho người sắp chết đói thì bị chỉ trích là:”làm phí phạm bánh mì và cá”.

Tại miền Kazakhstan thuộc Trung Á, chương trình tập thể hóa đã khiến cho dân chúng địa phương giết đi hàng triệu súc vật và hàng ngàn người trốn qua biên giới Trung Hoa. Cũng có hàng ngàn người khác chạy lên các thảo nguyên bao la và rồi bị chết đói. Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Liên Xô đã trù liệu tiêu diệt từ 5 tới 6 triệu phú nông kulak nhưng nhiều đảng viên cộng sản địa phương đã làm quá tiêu chuẩn này nên về sau, Stalin đã nói với Churchill rằng chương trình diệt phú nông (dekulakization) đã “tiêu diệt 10 triệu người”.

Từ nay, có hàng triệu con người hoạt động trong các trại lao động cải tạo để thực hiện các công trình kỹ nghệ rất lớn lao như đào kênh, khai thác gỗ rừng, đào hầm mỏ trong miền Siberia băng tuyết. Nhà văn Ilya Ehrenburg đã viết về giới phú nông như sau: “không có ai trong bọn họ có tội gì cả nhưng họ thuộc vào một giai cấp bị coi là phạm đủ thứ tội”.

Mặc cho người dân chết đói, chính quyền Liên Xô vẫn xuất cảng thực phẩm. Trên nhiều cánh đồng, khoai tây chất thành đống và để cho hư thối trong hàng rào dây kẽm gai. Tại một số vựa lúa, người dân Nga nhìn thấy chồng chất các bao lương thực, họ đã xông vào ăn cướp chẳng hạn như vào tháng 5 năm 1933 tại Sahaydaky. Những người này hoặc bị bắn bỏ, hoặc bị cầm tù bởi vì “trong cuộc đấu tranh giai cấp, cứu cánh biện minh cho phương tiện”.

Lev Kopolev là một thanh niên dùng que sắt đi xâm chọc vựa lúa của dân chúng vào thời gian đó, về sau trở thành nhà văn bất đồng chính kiến, đã phải viết và thú nhận rằng: “mùa xuân năm 1933 thực là khủng khiếp. Tôi nhìn thấy hàng ngàn người đói, kể cả đàn bà và trẻ em, da bọc xương, mắt không hồn… thế nhưng mục tiêu lớn lao của chúng tôi là chiến thắng toàn cầu của chủ nghĩa Cộng Sản và vì mục tiêu này, mọi phương tiện đều đáng làm, kể cả nói dối, ăn cướp, tiêu diệt hàng ngàn và ngay cả hàng triệu nhân mạng”.

Hơn 5 triệu người dân miền Ukraine và một phần tư dân số miền Kazakhstan đã bị chết vì nạn đói, và còn các nạn nhân thuộc nhiều vùng đất khác. Giới nông dân đã là một mục tiêu của Stalin trong phong trào đấu tranh giai cấp.

Phạm Văn Tuấn


Đọc thêm:

Đấu tranh giai cấp https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5u_tranh_giai_c

No comments:

Post a Comment