Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 September 2018

TRẠI CẢI TẠO

TRẠI CẢI TẠO
                           sau 30-4-1975: 

Lục lại một báo cáo của Ân xá Quốc tế năm 1981


Một lớp học tập cải tạo tại Tây Ninh, 1976. Hình: Marc Riboud/Phan Ba Blog




Tháng 12/1979, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã có chuyến làm việc chính thức 10 ngày tại Việt Nam về vấn đề giam giữ các cựu quân nhân, nhân viên và quan chức của chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) sau ngày 30/4/1975.
Họ đã gặp gỡ và làm việc với chính phủ, cũng như được sắp xếp để thăm một số tù nhân tại các trại giam Chí Hòa (Sài Gòn), Xuyên Mộc (Đồng Nai), Hàm Tân (Thuận Hải), Hà Tây (Hà Sơn Bình), và Nam Hà (Hà Nam Ninh).
Tháng 3/1981, Ân xá Quốc tế đã công bố một bản báo cáo dài 26 trang về kết quả của chuyến đi đó, tóm lược tình hình của những tù nhân bị giam giữ tại các trại cải tạo (re-education camp) khắp cả nước. Báo cáo còn bao gồm thư phúc đáp, trả lời qua lại giữa tổ chức này và nhà nước Việt Nam trong năm 1980.
Báo cáo của Ân xá Quốc tế cho rằng, việc nhà nước Việt Nam tiến hành bắt bớ các cựu quân nhân, nhân viên và quan chức VNCH, cùng những người bất đồng chính kiến khác, cũng như giam giữ họ liên tục không thông qua xét xử từ 1975 đến 1979, là một sự vi phạm quyền con người nghiêm trọng dựa theo luật nhân quyền quốc tế.
Trước hết, Ân xá Quốc tế cho biết, họ luôn có mối quan ngại về tình hình của các cựu quân nhân, nhân viên và quan chức VNCH sau 30/4/1975.
Trong thực tế, các trại cải tạo được thiết lập không khác gì các trại giam thông thường. Thế nhưng, những người bị đưa vào đây vốn không hề bị cáo buộc bất kỳ một tội danh nào, cũng như không được đưa ra truy tố hay xét xử theo luật định.
Họ bị đưa đi học tập cải tạo chỉ vì họ đã tham gia vào quân đội hoặc chính quyền VNCH trước kia.
Lịch sử hình thành chế độ cải tạo dành cho cựu quân nhân, nhân viên và quan chức VNCH 
Ngày 30/4/1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CPCM) lật đổ thành công chính quyền VNCH và lập ra Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CHMN).
Trong thời gian 15 tháng, CHMN đã là một quốc gia độc lập, quản lý toàn bộ miền Nam Việt Nam từ 30/4/1975 đến 2/7/1976.
Uỷ ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định tổ chức họp báo quốc tế ngày 8/5/1975. Người đứng giữa, đeo kính râm là tướng Trần Văn Trà. Nguồn: Herve GLOAGUEN/Gamma-Rapho via Getty Images.
Ngày 4/5/1975, tức chỉ 5 ngày sau khi chiếm được Sài Gòn, Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn-Gia Định đã được CHMN thành lập để tiếp quản miền Nam Việt Nam.
Ủy ban Quân quản đã yêu cầu tất cả cựu quân nhân, nhân viên và quan chức chế độ cũ phải đăng ký trình diện tại địa phương. Đến ngày 31/5/1975, đã có 44.369 đối tượng đến đăng ký.
Ngày 11/6/1975, Ủy ban Quân quản ra quyết định mở các lớp học tập cải tạo chỉ dành cho các binh sỹ, nhân viên chính phủ, và cả các thành phần “cốt cán” của chế độ Sài Gòn cũ, nhằm giúp họ trở thành “những công dân mới.”
Đến đầu và giữa năm 1976, CHMN đã ban hành 2 sắc lệnh về những chính sách dành cho quân nhân, tướng lĩnh, nhân viên công chức và các quan chức của VNCH:
  • Sắc lệnh 1-CS/76 ngày 28/1/1976 về “chính sách đối với những binh lính, hạ sĩ quan, sĩ quan, ngụy quân, nhân viên ngụy quyền và đảng viên các đảng phái phản động đã đăng ký trình diện và học tập cải tạo tốt.”
  • Sắc lệnh 2-CS/76 ban hành ngày 25/5/1976 về “chính sách đối với tất cả những người làm việc trong quân đội, chính quyền và các tổ chức chính trị phản động của chế độ cũ.”
Theo Ân xá Quốc tế, Điều 9, 10, và 11 của Sắc lệnh 2-CS/76 nêu rõ, những người thuộc diện bị tập trung học tập cải tạo chỉ phải tham gia tối đa là ba năm, kể từ ngày bắt đầu cải tạo. Họ có thể được trả tự do sớm hơn, nhưng không ai bị giữ quá ba năm.
Những người có bằng chứng rõ ràng là họ đã gây ra những tội ác trong thời gian chế độ cũ nắm quyền và thuộc vào diện có “nợ máu với nhân dân” sẽ bị mang ra truy tố, xét xử theo luật định.
Báo cáo năm 1981 của Ân xá Quốc tế cho biết, chính phủ Việt Nam đã thừa nhận có hơn một triệu quân nhân, nhân viên và quan chức chính phủ VNCH đã ra trình diện và đăng ký học tập cải tạo.
Tuy nhiên, báo cáo còn cho biết thêm, có trên dưới 40.000 người trong số đó đã bị giam giữ liên tục từ năm 1975 đến năm 1979, tức là trong bốn năm trời mà không thông qua bất kỳ thủ tục truy tố và xét xử nào, cũng như không được thông báo là mình đã phạm tội gì.
Theo Ân xá Quốc tế, đây là hành vi vi phạm vào Điều 11 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, cũng như các Điều 5 và 9 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, là những điều luật quốc tế nghiêm cấm các hành vi bắt người tùy tiện và giam giữ không thông qua xét xử của nhà nước.
Đến tháng 12, 1979, chính phủ Việt Nam đã thông báo đến Ân xá Quốc tế rằng có khoảng 26.000 người vẫn còn bị giam giữ.
Ân xá Quốc tế cho rằng việc thừa nhận vẫn còn giam giữ những người thuộc quân đội và chế độ VNCH lâu hơn thời hạn ba năm (tính từ tháng 5/1975), còn cho thấy Việt Nam đã vi phạm Sắc lệnh 2-CS/76 do chính CHMN ban hành.
Hội trường chính ở Trại cải tạo Thủ Đức ngày nghỉ cuối tuần, năm 1988. Ảnh: Kienthuc.net.vn.
Từ 3 năm “học tập” đến giam giữ không xét xử vô thời hạn
Khi đến Việt Nam làm việc cùng chính phủ, Ân xá Quốc tế được giải thích rằng, việc một số cá nhân của chế độ cũ vẫn còn bị giam giữ mà không trải qua quy trình truy tố, xét xử là do đã có thay đổi trong việc áp dụng pháp luật tại đây.
Sắc lệnh 2-CS/76 đã không còn được áp dụng tại Việt Nam sau ngày 2/7/1976. Đó là ngày hai quốc gia, CHMN ở miền Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ở miền Bắc, thống nhất và thành lập một quốc gia mới, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sắc lệnh 2-CS/76 đã được thay thế bằng Nghị quyết 49 NQ/TVQH do Ủy ban Thường vụ Quốc hội VNDCCH ban hành ngày 20/6/1961 tại miền Bắc Việt Nam, về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội. Từ ngày thống nhất, Nghị quyết 49 được áp dụng cho cả nước và vô hình trung, đã vô hiệu hóa Sắc lệnh 2-CS/76 của CHMN.
Theo Nghị quyết 49 NQ/TVQH, chính quyền có thể thực hiện việc bắt giam một người để giáo dục cải tạo mà không cần thông qua xét xử, nếu như người đó thuộc “phần tử phản cách mạng ngoan cố, có hành động phương hại đến an ninh chung” hoặc là “phần tử lưu manh chuyên nghiệp.”
Thời gian của việc cải tạo được ấn định là ba năm, và một người có thể được trả tự do sớm hơn thời hạn này nếu cải tạo tốt.
Tuy nhiên, nếu sau ba năm cải tạo mà vẫn bị xem là ngoan cố và không chịu cải tạo thì thời gian cải tạo có thể kéo dài hơn mà không có hạn định cho việc kết thúc.
Báo cáo của Ân xá Quốc tế năm 1981 đã đánh giá Nghị quyết 49 là sự vi phạm nhân quyền trầm trọng và cần phải được xóa bỏ ngay lập tức, vì nó tước đi quyền được xét xử công bằng của một công dân.
Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, tháng 6/2017, Nghị quyết 49 vẫn có hiệu lực sử dụng. Về lý thuyết, nó vẫn có thể được áp dụng cho bất kỳ công dân Việt Nam nào, ngay tại lúc này.
Bắt giam và cải tạo cả những người không thuộc về quân đội hay chính quyền VNCH
Một cựu quân nhân VNCH đang lao động tại một trại cải tạo ở Tây Ninh, tháng 6/1976. Ảnh: Getty.
Ân xá Quốc tế cũng nêu ra những hồ sơ bị bắt giam và đưa đi cải tạo của những người không nằm trong quân đội hay chính quyền Sài Gòn cũ.
Những trường hợp nổi bật và được nêu đích danh trong báo cáo gồm có cựu Khoa trưởng Đại học Luật khoa Sài Gòn (1973-1975) Vũ Quốc Thông, một chính trị gia đối lập tại miền Nam là Hồ Hữu Tường, và nhà văn Duyên Anh.
Những người này hoàn toàn không nằm trong diện bị bắt buộc trình diện học tập cải tạo theo yêu cầu của Ủy ban Quân quản. Họ là giáo sư, chính trị gia đối lập, nhà báo, và nhà văn, vốn là những trí thức tiêu biểu của miền Nam Việt Nam.
Ân xá Quốc tế cũng cho biết, họ không nhận được bất kỳ thông tin gì từ phía nhà nước Việt Nam để có thể kết luận những người này có liên hệ với chính quyền VNCH.
Ngược lại, cộng đồng quốc tế biết đến Khoa trưởng Vũ Quốc Thông là một luật gia và trí thức nổi tiếng tại miền Nam. Cũng như ông Hồ Hữu Tường, ông không những không tham gia vào chính quyền VNCH mà còn là một trong những tiếng nói đối lập và là nhà phê bình chính trị sắc sảo.
Nhà văn Duyên Anh là một cây bút có tên tuổi với các tác phẩm hiện thực, phê bình một cách sống động thực trạng xã hội miền Nam trước 1975.
Họ chính là những hồ sơ tù nhân lương tâm Việt Nam (Vietnamese prisoners of conscience) đầu tiên của Ân xá Quốc tế sau năm 1975.
Ngoài ra, báo cáo cũng nói đến vấn đề áp dụng bắt buộc học tập cải tạo đối với những người đã bị bắt khi tìm cách rời bỏ Việt Nam không chính thức. Tức là những người “vượt biên” bất thành tại Việt Nam sau 30/4/1975.
Bộ luật Hình sự 2015 vừa được thông qua tháng 6/2017 vẫn giữ Điều 347 về việc xử lý hình sự tội xuất nhập cảnh trái phép, và Điều 121 cho tội trốn đi nước ngoài để chống chính quyền nhân dân.
Trong khi đó, từ năm 1981, báo cáo của Ân xá Quốc tế đã cho rằng, nhà nước không thể xử lý hình sự những người muốn rời bỏ Việt Nam, cho dù họ ra đi dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa.
Ân xá Quốc tế trích dẫn Điều 13 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Điều 12, phần 2 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Theo đó, một người luôn luôn có “quyền tự do rời bỏ bất kỳ quốc gia nào, kể cả quê hương của họ”.
Và vì vậy, Ân xá Quốc tế đã bày tỏ sự quan ngại, cũng như yêu cầu Việt Nam chấm dứt việc bắt giam và đưa đi cải tạo (cho dù là ngắn hạn) những người vượt biên không thành công. Vì đó cũng là một hành vi vi phạm quyền con người dựa theo luật Quốc tế.
Bên ngoài Trại cải tạo Z30D, huyện Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải (nay là tỉnh Bình Thuận). Sau 1975, khoảng 2.000 cựu viên chức, quân nhân của chế độ cũ bị cải tạo tại đây. Đến năm 1988, phần lớn trong số đó đã ra khỏi trại. Nguồn ảnh và thông tin: Kienthuc.net.vn.
Tình trạng giam giữ ở các trại cải tạo kém, có dấu hiệu tra tấn, nhục hình
Báo cáo của Ân xá Quốc tế cũng đưa ra những quan ngại về việc người bị giam tại các trại cải tạo bị tra tấn và nhục hình.
Trước hết, các trại cải tạo vốn không phải là những nhà tù thông thường. Không có bất kỳ quy định của pháp luật nào được áp dụng tại những nơi này. Không có quy định cụ thể và rõ ràng, thì nguy cơ lạm quyền, cũng như khả năng người quản lý trại giam sử dụng tư hình cũng cao hơn.
Ân xá Quốc tế còn cho rằng, ngay cả hành vi bắt và giam giữ những cựu quân nhân, nhân viên và quan chức VNCH mà không thông báo đến gia đình họ các thông tin về nơi giam giữ hay thời hạn giam giữ đã là một hình thức tra tấn đối với người bị giam và thân nhân.
Ngoài ra, tình hình thực phẩm khan hiếm, cũng như việc chăm sóc sức khỏe yếu kém tại những trại cải tạo càng khiến cho tình hình đáng quan ngại hơn.
Bản báo cáo năm 1981 đã đơn cử trường hợp của chính trị gia Hồ Hữu Tường. Vào thời điểm phái đoàn của Ân xá Quốc tế đến Việt Nam, ông Tường đã bị giam giữ không thông qua xét xử trên 2 năm .
Tháng 6, 1980, mặc dù đã biết ông mang bệnh hiểm nghèo và đã đi vào giai đoạn cuối nhưng chính quyền vẫn không đồng ý trả tự do để ông có thể đoàn tụ cùng gia đình ở Sài Gòn. Ngược lại, họ đã chuyển ông từ trại cải tạo ở Xuyên Mộc, Bà Rịa đến bệnh xá của trại giam Hàm Tân, Minh Hải. Ba tuần sau, ông qua đời ngay sau khi được trả về với gia đình.
Ân xá Quốc tế kết luận, chính phủ Việt Nam cần chấm dứt ngay lập tức việc giam giữ tùy tiện, kéo dài vô thời hạn đối với những cựu quân nhân và nhân viên, quan chức của chế độ VNCH.
Họ cũng yêu cầu xóa bỏ việc sử dụng Nghị quyết 49 về việc giam giữ để cải tạo mà không thông qua xét xử, cũng như yêu cầu nhà nước phải cải thiện tình trạng giam giữ tại các trại cải tạo này càng sớm càng tốt.
Tài liệu tham khảo:

CHUYẾN ĐI KINH HOÀNG

 

Chuyến đi kinh hoàng' của thuyền nhân Việt

27 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 834)
Năm 1988 Trịnh Tùng cùng con trai nhỏ và hơn 100 người khác chen chúc trên chiếc thuyền gỗ lao ra biển, rời Việt Nam.

Nay, khi nhớ lại, bà gọi đó là “chuyến đi kinh hoàng”. “Đến giờ nhiều khi tôi không nhớ gì về Việt Nam hết mà chỉ nhớ về chuyến đi,” bà nói với chương trình Newsnight của BBC.


Không lâu sau khi rời bến, chiếc thuyền nhỏ bị hỏng máy, và thức ăn, đồ uống cũng sớm cạn kiệt. Đoàn người tuyệt vọng chứng kiến nhiều tàu đi ngang qua, nhưng không một ai dừng lại giúp đỡ.

Ngày thứ 19, một chiếc tàu lớn mang cờ Mỹ dừng lại bên chiếc thuyền chở nhóm người di cư.

“Khi mình nhìn thấy lá cờ thấy đây là tàu Mỹ thì mình nghĩ là ồ thế nào thì họ cũng sẽ vớt chiếc tàu này,” bà Tùng kể.

“Nhiều đàn ông mừng quá đã nhảy khỏi thuyền và bơi đến gần chiếc tàu. Nhưng khi họ bơi tới gần, anh trai tôi cố trèo lên chiếc tàu và bị họ lay cho rơi xuống. Họ nói, ‘quay về đi’. Nhưng anh trai tôi đã yếu quá rồi.”

Nhiều người bơi tới gần tàu USS Dubuque nhưng bị xua đuổi


Bill Cloonan, một cựu sĩ quan trên chiếc USS Dubuque, kể lại:

“Họ nhảy chồm chồm trên tàu, reo vẫy, la hét. Rõ ràng là họ cần được giúp đỡ.”

“...Tôi thấy một người đàn ông Việt Nam cố bám vào sợi dây rơi xuống từ trên tàu. Một người nào đó trên tàu được lệnh rung sợi dây đó để ông ta bỏ cuộc.

“Tôi rất buồn về điều đó, đó là hành động không phải. Thật kinh khủng.”

Thuyền trưởng tàu USS Dubuque cho cung cấp đồ tiếp tế nhưng quyết định tiếp tục tiến tới vịnh Ba Tư, để lại Tùng và những người đồng hành, lúc đó vẫn hy vọng họ sẽ sớm được giúp đỡ.

Ông Bill Cloonan, người có mặt trên tàu USS Dubque khi tàu gặp thuyền chở bà Tùng


“Sau 19 ngày lại có đồ ăn và nước uống, chúng tôi mừng vô cùng. Chúng tôi ăn, uống và tiếp tục chờ đợi. Sau hai ngày, không có một ai.

“Hết ngày đến đêm, rồi đêm lại qua ngày, tôi chỉ biết cầu nguyện, Chúa, xin hãy giúp con.

“Bạn biết là mình lại bị đói, bị khát, mà không biết điều gì đang xảy ra, không biết phải làm gì.”

'Cứ ăn tôi'


Chiếc thuyền gỗ lại trôi dạt trên đại dương, và nhiều người lần lượt ra đi. Nhóm người tồn tại nhờ vào ăn thịt người đã chết.

Bà Tùng kể: “Có một người, trước khi chết, ông ấy nói, cứ lấy ông ấy làm đồ ăn. Ông ấy nói với chúng tôi, cứ ăn tôi đi.

“Thế là từ hôm đó, từ khoảnh khắc đó, chúng tôi [ăn] từ người chết.

“Điều đó vẫn làm tôi rất buồn. Tôi không bao giờ muốn nhắc đến [chuyện này],” bà nghẹn giọng.

Hơn hai tuần trôi qua, cuối cùng chiếc thuyền cũng được ngư dân ven biển Philippines cứu sống. Lúc bấy giờ, hơn một nửa số người trên thuyền đã thiệt mạng.

Thuyền trưởng tàu USS Dubuque, Alex Balian đã phải ra trước tòa án binh, ông không bị bỏ tù nhưng buộc phải rời quân ngũ vì tội thiếu trách nhiệm.

Phóng viên Gabriel Gatehouse của chương trình Newsnight BBC nhận xét, kể từ những năm 1980, Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc đã có quy định các tàu phải cứu giúp tàu gặp nạn.

“Thế nhưng đây vẫn là lĩnh vực chưa rõ ràng. Làm thế nào để xác định đâu là tàu đang gặp nạn và như thế nào là giúp đỡ phù hợp?”

Giáo sư Guy Goodwill-Gill từ Đại học Oxford phân tích, “vấn đề của họ không chỉ là cứu nạn mà là làm gì sau đó? Một số chính quyền có thể còn không cho họ lên bờ.

“Hoặc với những chính phủ chấp nhận cho họ vào bờ đi nữa, thì câu hỏi đặt ra là, sẽ làm gì với họ, để họ ở đâu? Liệu có giữ họ lại không? Đây là vấn đề chúng ta từng phải đối diện trong quá khứ, đã giải quyết được nó, và tới giờ lại phải giải quyết.”

Câu chuyện về tàu USS Dubuque và thuyền trưởng Balian nay vẫn được dạy trong khóa đào tạo về đạo đức cho các chỉ huy tàu ở học viện hải quân Hoa Kỳ,” phóng viên Gatehouse nói.

Bà Trịnh Tùng nay sống ở Hoa Kỳ cùng con trai - người sống sót hành trình vượt biển với bà.

Bà Tùng cùng con trai hồi còn phục vụ trong quân ngũ


Anh từng phục vụ trong quân đội và hiện làm công chức ở Washington.

Khi được hỏi về những thuyền nhân thời nay, những người Rohingya trôi dạt trên biển, bà nói, “khi tôi nhìn mặt họ, họ cũng giống như chúng tôi trước kia. Tôi chỉ mong có ai đó giúp đỡ họ, chìa cho họ một bàn tay, vì dù gì đi nữa, họ cũng mang dòng máu đỏ như chúng ta.”

Xem chương trình của Newsnight phát hôm 22/05/2015 tại đây.

25-05-2015

Nguồn BBC


BẢY SỰ THẠT BẤT NGỜ VỀ TẬP THỂ DỤC

 BẢY SỰ THẠT BẤT NGỜ VỀ TẬP THỂ DỤC
Trước khi bạn bước vào phòng tập, đây là bảy điều thú vị từ khoa học sẽ giúp tạo thêm cho bạn động lực để tập luyện nhiều hơn.
 1. Tập thể dục giúp tăng IQ 
Hãy nghĩ đến điều này: Trẻ con đi bộ đi học thường có khả năng tập trung tốt hơn và có kết quả tốt hơn. Người già thường xuyên tập thể dục nhẹ thường giảm một nửa nguy cơ bị các bệnh rối loạn về nhận biết. Y học chỉ ra rằng lượng máu được gia tăng lên não giúp tăng trưởng các tế bào thần kinh và kích thích chất dẫn thần kinh cũng như các hormon tăng trưởng, vốn vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của não bộ. 
 2. Tác động của việc nghe nhạc khi tập 
Bạn thích nghe những bài nhạc nào trong lúc tập thể dục? Nhiều người trong chúng ta thích nghe nhạc trong lúc tập để tăng sức chịu đựng. Vì sao âm nhạc lại có tác động này? Câu trả lời nằm trong não bộ của chúng ta chứ không phải ở các khối cơ. Hiệu ứng này thường hiện ra rõ nhất khi tập một mình, ví dụ như tập chạy hay chèo thuyền, thay vì các môn thể thao đồng đội. 
zac efron running we are your friends jogging movie 

 Vùng não chịu trách nhiệm điều khiển các khối cơ được gọi là vỏ não vận động. Đây là nơi chúng ta lên kế hoạch cho các chuyển động và nó rất quan trọng đối với việc căn thời gian cho các hành động. Tín hiệu từ âm nhạc đi đến dây thần kinh thính giác của chúng ta và đến vùng vỏ não vận động, nơi các giai điệu của chúng có thể giúp cho quy trình căn thời gian cho các hành động.

3. Chuột rút có phải do thiếu muối?
girls home video teenager period cramps
Nguyên nhân gây chuột rút vẫn là một điều bí ẩn. Những cơn chuột rút thường khó đoán trước, thế nên việc cố tình giả lập một cơn chuột rút trong phòng thí nghiệm là rất khó. Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào việc giám sát các tình huống ngoài đời thật.
Một số nghiên cứu đối với cầu thủ bóng đá Mỹ cho thấy các cơn chuột rút thường xảy ra vào mùa hè nóng bức. Điều này phù hợp với giả thiết rằng chuột rút có thể là do lượng muối trong người xuống thấp do bị mất theo mồ hôi. Thế nhưng các vận động viên ở những vùng lạnh cũng bị chuột rút. Một nghiên cứu khác đối với các vận động viên điền kinh Nam Phi không cho thấy nhiều sự khác biệt về lượng natri giữa các vận động viên bị chuột rút và không bị chuột rút. Lời khuyên ở đây là nếu bạn bị chuột rút, hãy cố gắng thư giãn cơ, thay vì tìm cách tăng lượng natri.

 4. Có cần giãn cơ trước và sau khi tập? 

image 
Chúng ta thường được nói rằng việc thư giãn cơ là cách tốt nhất để tránh làm đau cơ thể vào ngày hôm sau, sau khi chơi thể thao. Thế nhưng liệu điều này có đúng? Hai nghiên cứu đã chỉ ra cùng một câu trả lời: Không hẳn vậy. Nghiên cứu do Rob Herbert từ Học viện George ở Úc thực hiện chỉ ra rằng bạn có thể thư giãn cơ trước khi tập nếu muốn, tuy nhiên điều đó cũng sẽ không tác dụng bao nhiêu. Tất cả các bằng chứng chỉ ra rằng điều này không giúp gì nhiều trong việc phục hồi các khối cơ hay phòng tránh thương tích. 
5. Giày đặc biệt có giúp tránh chấn thương? 
Nếu bạn thích chạy, có lẽ bạn đã từng đi đo giày thử riêng cho mình. Có lẽ bạn đã được người bán hàng hỏi bạn để bàn chân bẻ gập lên gần ống quyển nhiều hay ít khi tập. Nhưng liệu điều này có quan trọng không? Bằng chứng về các lợi ích của giày may riêng cho từng cá nhân rất ít, đến nỗi cho đến nay những lợi ích này vẫn còn là điều bí ẩn. Điều đáng bất ngờ là cũng có rất ít những bằng chứng chỉ ra rằng việc chạy trên mặt bằng cứng có thể gây chấn thương. Tuy nhiên các nhà sản xuất giày thể thao vẫn tìm cách quảng bá cho những sản phẩm giày mà họ nói là có thể hỗ trợ chân tốt hơn và ngăn ngừa chấn thương. 
 6. Chúng ta liệu có thể chạy 100 mét chỉ dưới 9 giây?
 Nếu bạn là một vận động viên nhiều quyết tâm, có thể bạn sẽ muốn đặt ra cho mình mục tiêu nhiều tham vọng. Thế nhưng đâu là giới hạn của sức người? >Đối với hầu hết những người tập chạy, tốc độ phụ thuộc vào sức mà họ có thể dồn vào bàn chân khi chân chạm đất, và vì vậy, có hai sự lựa chọn để tăng tốc độ: Chạm đất mạnh hơn hoặc duy trì cùng một lực càng lâu càng tốt. >Các nghiên cứu cho thấy phần bắp chân quyết định lực của người chạy nhiều hơn hẳn các phần khác. Con người đang ngày càng trở nên nhanh hơn một cách khó lường. Các ước tính hiện nay cho thấy chúng ta vẫn chưa đạt đến giới hạn của tốc độ con người. 
 7. Tập thể dục có giúp giảm trầm cảm? 
Bằng chứng rõ ràng nhất về tác động của thể dục đối với tâm trạng đến từ một trong những phân tích dữ liệu của Cochrane. Họ đã nghiên cứu dữ liệu từ 30 thử nghiệm ở các nước khác nhau như Thái Lan, Đan Mạch, Úc, và kết luận rằng việc tập thể dục có thể có tác động tích cực với những người bị trầm cảm, nhưng tác động này rất nhỏ. Và chắc chắn nó không phải là thuốc trị bách bệnh như một số người nói.
 dog friends meme running animal friendship

Tuesday, January 30, 2018

MỖI NGÀY DÀNH RA 1 PHÚT TĂNG THÊM 10 NĂM TUỔI THỌ AI CŨNG NÊN LÀM NGAY



MỖI NGÀY DÀNH RA 1 PHÚT TĂNG THÊM 10 NĂM TUỔI THỌ AI CŨNG NÊN LÀM NGAY

TRÂN KIÊM ĐOÀN * CÁI CHI TỪ HUẾ?




CÁI CHI TỪ HUẾ?
TRÂN KIÊM ĐOÀN
        Báo Xuân Mậu Tuất 2018 năm nay, khi mời viết bài, tôi được chủ biên cho biết là viết về chủ đề “Made in Huế”!
        Câu hỏi đầu tiên hiện ra tức thời là “Cái chi từ Huế?” Những hình ảnh lướt qua rất nhanh khi nghĩ đến Huế là khung cảnh thiên nhiên kỳ tú, điệu sống trầm lặng và nếp sống thanh đạm của một vùng quê hương miền Trung Việt Nam khiêm tốn, len mình giữa Trường Sơn và Nam Hải.
        Nói đến nhân văn, có quá nhiều điều để viết về Huế. Nhưng nói đến các lãnh vực khác như kinh tế, khoa học… thì khó có những dữ liệu chính xác để tham khảo hay dựa vào để viết về Huế.
        Ba mươi lăm năm sống ở quê nhà và ba mươi lăm năm sống ở quê người, tôi vẫn thường nghĩ về Huế như chiếc nôi văn hóa và tình cảm cho mình, cho những người dân gốc Huế dầu ở phương trời nào.
        Du lịch trên những thành phố lớn của thế giới có người Việt sinh sống, tôi vẫn tìm thấy Huế qua những tiệm ăn, cửa hàng với các dấu hiệu điển hình về Huế như: bún bò Huế, mè xửng Huế, nón bài thơ Huế, áo dài Huế, tranh thêu Huế và cả... màu tím Huế. Rất nhẹ nhàng Huế đã lắng sâu vào lòng dân tộc. Những gì “made in Hue” thì cũng chính là “made in Vietnam”.
        Với thế hệ Chiến tranh Việt Nam – những người sinh từ năm 1930 đến 1950 – thì hầu hết những mặt hàng công nghiệp và kĩ thuật máy móc đều đến từ bên ngoài. Vào những thập niên 30 và 40 thì hầu hết các mặt hàng đến từ Pháp "Fabrique en France" (chế tạo tại Pháp) ! Những năm 60, 70 đến từ Nhật và Mỹ; rồi Trung Quốc.
        Cho đến 1975, kể cả hai miền Nam Bắc, mặt hàng "made in in Vietnam" cũng rất hiếm hoi.
        Trên bước đường tha hương, có người Việt Nam nào mà không xúc động sâu xa khi nhìn trong hàng hàng lớp lớp hàng hóa của các nước khắp nơi trên thế giới có món hàng làm tại Việt Nam - "Made in Vietnam".
        Khi còn ở Huế, người Huế thường ít khi mang Huế qua khỏi bên kia đèo Hải Vân hay vượt dòng sông Mỹ Chánh. Ai muốn đội nón bài thơ, ăn bún Vân Cù, ăn cơm hến Huế thì tới Huế mà giao lưu, ăn uống. Phải chăng nhờ tinh thần... bảo thủ như thế mà hôm nay đi khắp đất nước từ Nam chí Bắc thì hầu như chỉ còn một thành phố mang được dáng xưa, đó là Huế.
        Ngày nay, Người dân Huế như đàn chim tung cánh bay khắp bốn phương trời. Ở đâu có được dăm ba gia đình người Huế là đã có một hình thức biểu hiện “lai lịch Huế” như hội Huế, nhóm Nhớ Huế, hội Quốc Học, Đồng Khánh... ra đời. Có thể nói, hành trang lớn nhất mà người Huế mang theo đến xứ người thuộc về giá trị tinh thần nhiều hơn là vật chất. Đó là phong cách Huế, văn hóa Huế và tâm lý tự hào về di sản Huế kế thừa trong thân phận tha hương.
        Phong cách Huế là nét tiêu biểu nhất trong văn hóa Huế. Đó là cách ứng xử chừng mực, nhẹ nhàng trước những hoàn cảnh khác nhau: Người đó có thể là một nhà tu, một thương gia, một sinh viên đại học, một thợ làm móng tay, một người làm vườn… tại Mỹ hay các nước kỹ nghệ Âu Tây, nhưng “kiểu Huế” của mỗi nhân vật đều đòi hỏi hay ít nhất là đối tượng tiếp xúc trông chờ là thái độ khoan hòa và cách làm việc không vội vàng bợp chợp. Không hiếm lắm với lời trách: “Vậy là Huế dõm rồi. Huế gì mà nhảy choi choi, hung hăng con bọ xít thế!” Nghĩa là phong cách tiêu biểu của Huế phải từ tốn, dè dặt, hài hòa trong tương quan xử thế tiếp vật.
        Cách ăn, điệu ở kiểu Huế cũng đã thành huyền thoại: Từ thời 1802 về sau, Huế là kinh đô của vương triều nhà Nguyễn. Những món ăn, cách trang phục, nghệ thuật làm dáng của phụ nữ, cách “làm đày” của các bà trung niên, kiểu gia trưởng của các ông có địa vị xã hội (từ nhất phẩm triều đình đến cửu phẩm hàng dân dã) từ bốn phương dồn tụ vào Huế đều được sàng lọc, chế biến, gia giảm hương vị, trang hoàng gọt tỉa sao cho phù hợp với điệu đà, kiểu cách của con nhà quý phái, có nề nếp gia giáo.
        Món ăn thì coi trọng phẩm hơn là lượng. Từ những món tôm chua, cua mắm phía Nam đến những món phở, hầm từ phía Bắc đều được cải biên, chế tác theo phong cách mới. Ngay cả những món ăn nhà nghèo như canh hến, cơm nguội từ bữa cơm chiều hôm trước thì dần dà cũng phải được chế biến thành món Cơm Hến Huế độc chiêu. 
Cũng như món mì phở xứ Bắc khi vào Huế cũng thành món Bún Bò Huế mà tay sành ăn lừng danh quốc tế như Anthony Bourdain cũng ngồi bên gánh bún hến chợ Đông Ba ăn ngon lành và tuyên bố rằng, “đây là món xúp tuyệt chiêu hàng đầu thế giới” (the greatest soup in the world: ngày 20-10-2014). Ngoài ra, những món chả Huế, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, bánh ít ram… Huế cũng là những món ăn tao nhã về hình thức và đậm đà về hương vị. Sản phẩm ẩm thực thuần Huế đang được ưa chuộng không chỉ riêng cho người Việt mà còn đối với nhiều sắc dân trên toàn thế giới.
        Đi sâu vào sự lắng đọng của cuộc sống là tinh thần. Nếp sống tinh thần và tâm linh của Huế vừa cổ kính, vừa hiện đại giúp giữ được sự thăng bằng cho đời sống bên trong cũng như bên ngoài. Từ Thành Nội cho đến những vùng Nam Giao, Kim Long, An Hòa, Bao Vinh, Gia Hội, Vỹ Dạ thì hầu như nhà nào cũng có bàn thờ nghiêm cẩn bên trong và những hình thức am miếu bên ngoài. Đặc biệt, các chùa viện Phật giáo Huế thường mang một vẻ thuần khiết và tôn nghiêm. Khi ra nước ngoài, tinh thần Phật giáo Huế lại càng được thể hiện đậm nét tinh cần hơn trong mọi địa phương và hoàn cảnh.
        Giọng Huế “trọ trẹ” theo âm bậc ngũ cung cũng là một đề tài thú vị. Thế nhưng khi xa quê, tiếng Huế không phát huy theo chiều rộng thông thường mà nhập vào chiều sâu của ngôn ngữ. Bộ Từ Điển Tiếng Huế của bác sĩ Bùi Minh Đức in lần thứ 3 năm 2009 với hai cuốn thượng và hạ quy tụ tới 2050 trang in trên khổ lớn, chữ nhỏ được tác giả chuyên tâm biên soạn trong suốt 18 năm, là một “hiện tượng ngôn ngữ” độc đáo. Chưa có một phương ngữ nào, kể cả trong và ngoài nước, ở tầm mức của một tỉnh thành, một cố đô lại có đủ bề dày để tập đại thành một tác phẩm gần với Bách khoa Từ điển như thế.
        Nếu hỏi: “Cái chi từ Huế?” với một người đã xa Huế hơn nửa đời người thì câu trả lời thật không đơn giản vì Huế có quá nhiều giá trị thấy được nhưng đồng thời cũng có những “sản phẩm” tinh thần thông qua cảm nhận và ý thức. Đó không phải là một khái niệm nghịch lý mà là một ý tưởng hợp lý theo vị thế và hoàn cảnh của từng người như cả vũ trụ này là “không” đối với một bậc chân tu; nhưng là “có” đối với một nhà khoa học.
        Cái “có, không” thường chỉ là một khái niệm triết lý; trong lúc thực tế đời sống là bức tranh biến ảo muôn màu. Là người Huế, hơn nửa đời tha hương nhưng vẫn còn thương Huế, tôi vẫn còn miên man nghĩ về Huế không khứ, không lai, không tài, không tận… một cách rất chi là “làm đày” (hờn, mát) kiểu Huế. Và như thế, tôi làm thơ:
RĂNG CỨ ĐÒI THƯƠNG HUẾ
blank

Huế có chi mô mà đòi thương dữ rứa
Hạ nắng cháy mình mùa đông lạnh cắt da
Dãi đất hẹp Trường Sơn ra tận biển
Cuối tháng mười bão lụt cũng không tha

Nhưng khổ quá
Tui cũng là dân Huế
Đã xa quê khi mới nửa đời
 Nơi đất khách có đủ điều mơ ước
Rủng rỉnh lợi danh tưởng quên được Huế rồi

Ma quỷ bắt cứ đăm đăm về Huế
Nhớ nhịp cầu thổn thức với dòng sông
Tô cơm hến dĩa xôi mè buổi sớm
Cháo gạo nghèo răng thương Huế rưng rưng

Tui đã tới đã đi nhiều xứ lạ
Cũng lặng nhìn bao cảnh đẹp kiêu sa
Nhưng nét Huế không đến từ đôi mẳt
Tự trong lòng thăm thẳm Huế lan ra

Im ắng mãi theo tượng đài cổ tích
Huế ngập ngừng như lời ngỏ tình nhân
Mắt rơm rớm cắn môi là đã nói
Không hẹn hò mà nhớ tới trăm năm

Không chi cả mà nghe đời rất Huế
Hạt bụi hồng thiên cổ vọng bao la
Trong giọt nước chứa linh hồn biển cả
Nên Huế gần mà Huế cũng rất xa

Chiều mùa Thu Natomas Park 11-2017


 Trần Kiêm Đoàn

      

CHUYỆN ĐÀ LẠT


Chuyện Đà Lạt không phải ai cũng biết
Kể từ khi bác sĩ Yersin tìm ra cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt trở thành tên gọi quen thuộc có sức hút mãnh liệt đối với du khách. Vùng đất này vẫn còn ẩn chứa nhiều điều không phải ai cũng biết.





Ông Nguyễn Đức Hòa (phải) - Ảnh tư liệu


Xin giới thiệu với bạn đọc một số câu chuyện về Đà Lạt ít ai biết, hoặc đã biết nhưng chưa tỏ tường...

Kỳ 1: Lão bộc nhận lương bằng... vàng

Ngày 23-12-2017, bộ sưu tập "Báu vật triều Nguyễn tại Đà Lạt" với hơn 120 cổ vật quý giá được đưa ra trưng bày.
Bà Đoàn Thị Ngọ, phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, đã ghi nhận một cách trân trọng rằng ông Nguyễn Đức Hòa là người có công giữ gìn và bàn giao chúng nguyên vẹn cho chính quyền sau năm 1975.

Ông Hòa là ai mà được quyền lưu giữ, bảo quản những cổ vật quý giá được làm từ ngọc, bạc, vàng, đá quý, ngà voi và mã não...? Không nhiều thông tin về ông cho đến khi chúng tôi lục lại những tư liệu cũ liên quan đến dinh Bảo Đại tại Đà Lạt.


Dinh Bảo Đại là một công trình kiến trúc hài hòa giữa phong cách Á - Âu đầu tiên của triều Nguyễn được xây dựng trong bốn năm (1934-1938). Tên gốc của công trình này là Palais Impérial nằm trên đường Darles (nay là đường Triệu Việt Vương), bao quanh là rừng thông mang tên Bois d’amour (Rừng tình) rộng gần 10ha.
Sau năm 1975, có tên mới là Dinh 3. Trong biệt điện có một người quản gia tận tụy từ thời vua Bảo Đại qua chế độ Việt Nam cộng hòa cho đến sau ngày đất nước thống nhất. Đó là ông Nguyễn Đức Hòa (1926-2009).
Sinh thời, giới văn nghệ sĩ và người dân Đà Lạt gọi ông là "lão bộc qua các triều đại".
Theo vua từ thuở mười ba

Trước năm 1945, dinh thự Palais Impérial là nơi sinh hoạt của gia đình vị vua cuối cùng của vương triều Nguyễn. Khi trở thành quốc trưởng và khai sinh ra Hoàng triều cương thổ (năm 1950), vua Bảo Đại đã sử dụng biệt điện này để ở và tiếp khách.
Công trình kiến trúc này được xây dựng hai tầng, sắp xếp khéo léo từ trong ra ngoài.
Ông Nguyễn Đức Hòa sinh ra và lớn lên tại làng Dương Nỗ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Năm 13 tuổi, được một người bác họ làm ở đội kỵ mã đưa vào Đại nội giúp việc và được thái hậu Từ Cung (bà Hoàng Thị Cúc, mẹ vua Bảo Đại) tin cậy cho theo hầu Bảo Đại.

Ngày 28-4-1949, Bảo Đại được Pháp đưa về Việt Nam. Ngày 14-4-1950, Bảo Đại ra dụ số 6/QT/TG xác định Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ và cao nguyên miền Nam. Ông Nguyễn Đức Hòa được theo vua lên Đà Lạt. Ông được vua Bảo Đại hết sức tin cậy.
Khi còn sinh hoạt trong dinh, vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu luôn giữ gìn nề nếp gia phong của hoàng tộc. Sau mỗi bữa tối, các hoàng tử, thái tử, công chúa đều được gọi lên phòng để hàn huyên và nghe vua, hoàng hậu giáo huấn, bảo ban.
Sau khi Bảo Đại không còn làm vua nữa, ông Hòa được Việt Nam cộng hòa giữ lại làm việc trong dinh. Đây cũng là điều đặc biệt, có lẽ nhờ bản tính điềm đạm, hiền lành, trung thực của ông.








Chậu ngọc bịt vàng cẩn đá qúy của vua Bảo Đại được ông Nguyễn Đức Hoà lưu giữ - Ảnh:

Bảo tàng Lâm Đồng cung cấp


Gìn giữ báu vật hoàng gia
Trước khi ông Hòa mất, chúng tôi có gặp ông và đề nghị ghi âm cuộc trò chuyện, ông vui vẻ đồng ý. Khi hỏi đến tiền lương, ông nói:
- Ngày còn phục vụ vua Bảo Đại, mỗi tháng tôi được 4 lượng vàng.
- Vậy một năm được 48 lượng vàng, bác tiêu sao hết?
- Tuổi trẻ ham chơi, tiêu hết rồi...
- Trong thời gian làm việc với Bảo Đại, có bao giờ bác thấy vợ chồng Bảo Đại to tiếng với nhau không?
- Có chứ! Nhưng mỗi lần cãi nhau thì họ chuyển sang nói bằng tiếng Pháp. Mình chịu. Ông tiếp: Vua Bảo Đại hay dành thời gian nói chuyện với tôi khi đi xa. Ông cũng có nỗi niềm riêng ít ai biết được.
Rồi ông cho biết thêm: "Dưới thời ông Ngô Đình Diệm, tôi được trả lương hằng tháng tương đương 5 lượng vàng, thời ông Nguyễn Văn Thiệu là 7 lượng vàng".

Sau ngày 3-4-1975, chính quyền quân quản cũng tiếp tục nhận ông làm nhân viên, lo các công việc trong dinh Bảo Đại và được hưởng lương theo quy định nhà nước cho đến khi qua đời.
Ông là lão bộc duy nhất được các chế độ khác nhau giữ lại làm quản gia ở dinh Bảo Đại, và là người được Từ Cung thái hậu tín cẩn giao giữ các két sắt có chứa tài sản (gồm tư trang và đồ dùng của gia đình).
Về sau, tài sản này đã được đơn vị T78 thuộc Ban Tài chính quản trị Tỉnh ủy Lâm Đồng bảo quản, cất giữ.
Năm 2000, ông Hòa là người đặt ra một số câu hỏi đề nghị những người có trách nhiệm trong chính quyền địa phương trả lời về sự mất còn của số tài sản là ngọc ngà châu báu tại dinh Bảo Đại trước đây.
Ngày 17-2-2000, Văn phòng Chính phủ đã có công văn yêu cầu chủ tịch tỉnh Lâm Đồng làm rõ sự việc và báo cáo kết quả lên Thủ tướng.

Kết quả báo cáo như sau (trích):
"Nguồn gốc số tài sản này (gồm tư trang và đồ dùng gia đình) trước ở dinh III là tài sản của Từ Cung thái hậu (mẹ của vua Bảo Đại). Sau ngày 30-4-1975, đơn vị T78 thuộc Ban Tài chính quản trị Tỉnh ủy Lâm Đồng tiếp nhận, bảo quản, cất giữ (có biên bản bàn giao và niêm phong cẩn thận).
Đến cuối năm 1996, số tài sản đó được đưa sang Kho bạc Lâm Đồng tiếp nhận niêm phong cất giữ cho đến nay và bảo đảm còn nguyên trạng như khi tiếp nhận từ T78.
Sở dĩ tỉnh chưa có kế hoạch trưng bày các cổ vật này vì: Đây là những cổ vật quý, hiếm, có giá trị về lịch sử nên muốn trưng bày phải có chế độ bảo quản nghiêm ngặt. Ngoài ra, khi cho trưng bày thì phải đầu tư trang bị một số thiết bị chuyên dùng để phục vụ công tác bảo quản tránh hư hao xuống cấp đồ vật".
Cho đến khi mất, ông Hòa có hơn 60 năm gắn bó với dinh Bảo Đại, khu Rừng tình và những ký ức khó để nói tường tận về vua Bảo Đại.




Bút ngọc của vua Bảo Đại được ông Nguyễn Đức Hòa lưu giữ cho đến khi bàn giao cho tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: Bảo tàng Lâm Đồng cung cấp


Trưng bày báu vật triều Nguyễn trong festival hoa


Trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt 2017 (từ ngày 23-12-2017 đến ngày 2-1-2018), Bảo tàng Lâm Đồng đã chọn cung Nam Phương Hoàng Hậu (số 4 Hùng Vương, Đà Lạt) làm nơi trưng bày giới thiệu bộ sưu tập "Báu vật triều Nguyễn tại Đà Lạt".
Đây cũng là lần đầu tiên bộ sưu tập hiện vật độc đáo này ra mắt công chúng một cách đầy đủ về số lượng và chuẩn xác về thông tin với trên 120 cổ vật.
Phần lớn các hiện vật này đều do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, cá biệt có một ít hiện vật thuộc thế kỷ 18.


Kỳ 2: Nhà đá... thứ phi

Ngoài Nam Phương hoàng hậu - người vợ chính thức, vua Bảo Đại còn có các thứ phi và những cuộc tình.





Chân dung thứ phi Phi Ánh - Ảnh tư liệu


Câu chuyện tình của cựu hoàng Bảo Đại và thứ phi Phi Ánh là lý do quyết định khiến tôi tìm hiểu thêm về căn biệt thự này và mua

Ông Nguyễn Trọng Phương

Qua sự "mai mối" của dược sĩ Phan Văn Giáo - thủ hiến Trung Kỳ, cựu hoàng Bảo Đại đã gặp Lê Thị Phi Ánh (sinh năm 1925).


Người tình đặc biệt


Năm 1949, được tin cựu hoàng Bảo Đại trở về nước lại lên ngay Đà Lạt, ông Phan Văn Giáo đã xuống tận phi trường Liên Khương đón vua Bảo Đại và giới thiệu Phi Ánh cho ông.
Bà Lê Thị Phi Ánh là con út của ông Lê Quang Sáu ở Huế. Bác của Phi Ánh là ông Lê Quang Thiết, phò mã của vua Thành Thái.


Chúng tôi đã nhiều lần được gặp ông Nguyễn Đắc Xuân - một người luôn gắn bó với công việc nghiên cứu về Huế, đặc biệt là chuyện vua tôi nhà Nguyễn.
Khi nhắc đến Đà Lạt và những câu chuyện liên quan đến những bà thứ phi của cựu hoàng Bảo Đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân rất vui và kể lại rành mạch.
Bà Lê Thị Phi Ánh người trắng trẻo, cao ráo, mũi cao, mắt sáng, đẹp nhất trong bốn cô "phi". Đang lúc buồn, gặp Phi Ánh, Bảo Đại phải lòng ngay.
Không rõ Phan Văn Giáo đã "tâu" với Bảo Đại như thế nào mà sau khi ân ái với Phi Ánh, Bảo Đại đã "tặng" cho bà một số tiền lớn. Và thật bất ngờ, theo một người thân trong gia đình Phi Ánh cho biết, ông vua "ham chơi" đã bị nhân tình "thất lễ" bằng một cái tát. 

Phi Ánh giải thích cho Bảo Đại biết bà "muốn làm thứ phi của hoàng đế, chứ không phải là gái làm tiền". Bảo Đại vỡ lẽ, không những ông không phẫn nộ mà càng yêu quý Phi Ánh hơn.
Bà Phi Ánh xuất thân trong một gia đình tử tế và giàu có với nhiều nhà cửa và biệt thự tại Huế. Bà Ánh gọi bà Lê Thị Kim Lộc (bà ngoại của giáo sư Phan Lương Cầm) là cô ruột.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân còn cho biết thêm: Bà Phi Ánh đã sinh cho vua Bảo Đại được 2 người con. Người con gái là Nguyễn Phước Phương Minh, sinh năm 1950 và qua đời tại Mỹ năm 2012. Người con trai là Nguyễn Phước Bảo Ân, sinh năm 1951 tại Đà Lạt.
Sau năm 1975, bà Phi Ánh sống trong cô đơn tại Sài Gòn và qua đời vào năm 1986 ở tuổi 61.






Biệt thự đá thời điểm cựu hoàng Bảo Đại mua tặng bà Phi Ánh - Ảnh tư liệu


Nhà... đá tặng thứ phi

Cựu hoàng Bảo Đại đã mua một ngôi biệt thự bằng đá nằm trên đường René Robin (nay là đường Quang Trung, P.9, TP Đà Lạt) vào năm 1950, được người Pháp xây dựng theo kiến trúc Tây Ban Nha để làm quà tặng cho bà Phi Ánh.
Đây là món quà tặng đặc biệt của cựu hoàng, nên còn có tên gọi khác là biệt thự Phi Ánh. Theo Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt, biệt thự được xây dựng vào năm 1928.

Khác với các ngôi biệt thự khác, kiến trúc của biệt thự Phi Ánh nằm trên một diện tích sân vườn vừa phải. Biệt thự được xây phần lớn bằng đá chẻ, có lối đi rộng nối từ căn nhà bên này sang bên kia, có những ô cửa lớn được thiết kế thành những chiếc vòm cao gió lùa bốn phía. 

Trong biệt thự này có trưng bày các bức tượng vũ nữ, 12 phù điêu hai mặt trên tường, trong đó có 4 bức hoa sen cách điệu có hình hai đầu chim lạ. Một số bức tranh sơn dầu vẽ cựu hoàng Bảo Đại, thứ phi Lê Thị Phi Ánh trên tầng lầu phía bên trái nhìn từ ngoài vào.
Ông Đặng Nguyễn Văn Tích, giám đốc Trung tâm Quản lý nhà Đà Lạt, cho biết biệt thự Phi Ánh sau năm 1975 được giao cho khoảng 30 hộ dân sống bên trong, khiến nó xuống cấp trầm trọng vì sử dụng không đúng công năng và quá tải bởi hơn trăm người cư ngụ, trong khi nó được thiết kế cho một gia đình. 

Sau này, nhà đầu tư đã bỏ tiền di dời dân ra khỏi biệt thự, thuê chuyên gia khôi phục nguyên trạng. Đây là căn biệt thự được đánh giá hồi sinh sau khi giao cho tư nhân sử dụng kinh doanh du lịch.
Sau nhiều lần sang tay đổi chủ, hiện nay biệt thự này có tên mới là nhà hàng Phù Đổng. Ông Nguyễn Trọng Phương - người Hà Nội, là người chủ mới nhất của biệt thự này - không chỉnh sửa nhiều mà cố giữ nguyên trạng, đặc biệt là hình dáng và vật liệu làm nên sự độc đáo của ngôi biệt thự là những khối đá xanh lớn. 

Ông Phương cho biết khi đến Đà Lạt có để ý nhiều biệt thự cổ, nhưng sau cùng ông quyết định mua biệt thự Phi Ánh: "Câu chuyện tình của cựu hoàng Bảo Đại và thứ phi Phi Ánh là lý do quyết định khiến tôi tìm hiểu thêm về căn biệt thự này và mua".
"Có hơi người thì biệt thự Phi Ánh mới có sức sống. Khi tiếp nhận nó, mở cánh cửa từng căn phòng, tôi cảm nhận hơi lạnh tràn từ góc nhà này sang góc nhà khác. Từ lúc đó, tôi biết căn nhà này không được đóng cửa dù chỉ một ngày" - ông Phương nói.
Ông bóng gió rằng chính ký ức mãnh liệt của Đà Lạt thời Bảo Đại khiến căn nhà này có sức sống và độ bền bỉ hơn hàng trăm biệt thự cổ khác ở Đà Lạt.

Khi còn sống, kiến trúc sư Nguyễn Văn Lập, nguyên chủ tịch Hội Kiến trúc tỉnh Lâm Đồng, nhận định biệt thự Phi Ánh có nét riêng biệt giữa 170 biệt thự cổ trên địa bàn TP Đà Lạt. 

Xét về độ độc đáo, nó có thể so sánh với bốn công trình đặc trưng của Đà Lạt là: Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là Trường Grand Lycée Yersin, thành lập năm 1927), nhà ga Đà Lạt, nhà thờ Con Gà, Cục Bản đồ (trước là Nha Địa dư) dù có quy mô khiêm tốn hơn nhiều.
Trong một tài liệu mới đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Trân cho biết: sau ngày cựu hoàng bị Ngô Đình Diệm truất phế, bà con, ngay cả bên gia đình của bà Phi Ánh cũng không ai dám chứa chấp mẹ con bà, nên ba mẹ con phải ở nhà thuê, rày đây mai đó, thật mệt mỏi...
Trong hoàn cảnh này, bà Phi Ánh đành phải bước thêm bước nữa cho đỡ cô đơn, vất vả. Các con của bà Phi Ánh và cựu hoàng Bảo Đại cũng có cuộc sống long đong, lận đận không khác gì mẹ mình.






Một bức phù điêu bên trong biệt thự đá Phi Ánh được lưu giữ đến ngày nay -

Quan tâm đến người tình

Không riêng gì với thứ phi Phi Ánh, cựu hoàng Bảo Đại luôn quan tâm đến các thứ phi cũng như người tình của mình khi họ cùng lên Đà Lạt sinh sống với ông.
Bà Bùi Mộng Điệp được cựu hoàng Bảo Đại mua tặng một ngôi biệt thự sang trọng của ông Basier trên đường Graffeuille, gần ngã ba Trại Hầm (giao giữa đường Hùng Vương và Hoàng Hoa Thám, P.10, Đà Lạt).
Bà Jenny Woong (Hoàng Tiểu Lan, còn có tên là Tran Ny) được cựu hoàng Bảo Đại đưa về Đà Lạt và dành cho bà một ngôi biệt thự tại số 3 đường Babey (nay là đường Nguyễn Du).



MAI VINH - NGỌC TRÁC

NHẠC SĨ MINH KỲ

NHẠC SĨ MINH KỲ

Minh Kỳ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, gốc Huế, sinh tại Nha Trang-Khánh Hòa. Theo gia phả hoàng tộc triều Nguyễn, Minh Kỳ là cháu 5 đời của Vua Minh Mạng.
Ông học nhạc từ năm 14 tuổi ở trường "Gagelin" (Quy Nhơn), sau đó du học ở trường "École Universelle" (Pháp). Tác phẩm đầu tay của ông là bài Chị Hằng viết năm 1949.
Năm 1957 ông vào định cư tại Sài Gòn. Năm 1959, ông cùng với Anh Bằng, Lê Dinh lập nên nhóm Lê Minh Bằng. Chức vụ cuối cùng trước 30/4/1975 là đại uý cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo và bị chết oan vì lựu đạn vào khuya ngày 31 tháng 8 năm 1975 trong trại An Dưỡng, Biên Hòa.[1][2]
Phần tro cốt thi hài ông hiện được lưu giữ tại nhà hài cốt thuộc Giáo xứ Tân Định,

Cái chết

Trong quyển Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh, tác giả khi nằm trong trại bệnh của khu cải tạo An Dưỡng (Biên Hoà) của chính quyền cộng sản đã gặp lại bạn cũ là ông Động Đình Hồ (tức hoạ sĩ Nguyễn Hữu Nhật). Hà Thúc Sinh được cho biết khi nhạc sĩ Minh Kỳ đang ngồi ăn cơm cùng bạn tù trong sân thì bỗng dưng từ ngoài hàng rào có người ném vào một vật lạ (sau này được biết là lựu đạn) và phát nổ, "người chết cả chục, người bị thương cả mấy chục". Nhạc sĩ Minh Kỳ cùng nhiều y bác sĩ thiệt mạng trong vụ nổ đó.[3].

Nhầm lẫn

Sau 1975, một số sáng tác của Duy Khánh bị gán cho tên Minh Kỳ như: Thương về miền Trung, Ai ra xứ Huế,...

Sáng tác

Thập niên 1950
  • Ánh xuân về
  • Bình minh đồng quê
  • Chị Hằng
  • Chiều mơ
  • Cô lái sông Hương (Minh Kỳ - Nguyễn Túc)
  • Đón trăng
  • Học sinh hợp xướng
  • Làng em (Minh Kỳ - Huyền Sơn)
  • Nha Trang (lời Hồ Đình Phương)
  • Nha Trang chiều mưa
  • Nhớ Nha Trang (lời Hồ Đình Phương)
  • Ra khơi
  • Rồi một ngày mai
  • Trai làng tôi
  • Tiễn bạn
  • Tình suối
  • Tuổi hoa niên
  • Xuân đã về
Khác
  • Anh tiền tuyến em hậu phương
  • Ba người bạn
  • Chỉ có một người
  • Đêm về tưởng nhớ
  • Đón xuân hòa bình
  • Giòng thời gian
  • Gửi người lính chiến
  • Hát để tặng anh
  • Lời này cho anh (Minh Kỳ - Vũ Chương)
  • Lời mẹ tôi
  • Lá vàng rơi
  • Ly cafe cuối cùng (Minh Kỳ - Thế Vinh)
  • Mai sớm em đi
  • Má hồng Đà Lạt (Minh Kỳ - Lan Anh)
  • Mưa trên phố Huế (Minh Kỳ - Tôn Nữ Thụy Khương)
  • Mưa trên phố Huế 2
  • Năm cụm núi quê hương
  • Ngày nào em với tôi
  • Người ấy là anh (Minh Kỳ - Thu Hồ)
  • Người đưa thư
  • Người em áo tím
  • Người em miền cát trắng
  • Người em năm cũ
  • Người em Vỹ Dạ (Minh Kỳ - Tôn Nữ Thụy Khương)
  • Nhắn về sông Hương
  • Tâm tình người vợ trẻ (Minh Kỳ - Bảo Tâm)
  • Thương về miền đất lạnh
  • Thương về miền đất lạnh 2
  • Tình đời (Minh Kỳ - Vũ Chương)
  • Tình con biên giới
  • Tình hậu phương
  • Tình em với tôi
  • Tình yêu và huyền thoại
  • Tôi đã gặp
  • Từ giã kinh kỳ
Minh Kỳ - Hoài Linh
  • Bao giờ em lấy chồng
  • Biệt kinh kỳ
  • Cánh buồm chuyển bến
  • Chuyến tàu hoàng hôn 1, 2
  • Chuyện hai người
  • Hạnh ngộ
  • Hoa mùa tái ngộ
  • Khói lam chiều
  • Mấy độ thu về
  • Mưa buồn
  • Nếu một mai
  • Nhớ mãi không quên
  • Sầu tím thiệp hồng
  • Thương về xứ Huế
  • Tình lặng lẽ
Minh Kỳ - Lê Dinh
  • 13 tuổi lính
  • Cánh thiệp đầu xuân
  • Đường chiều sơn cước
  • Đường về khuya
  • Gác nhỏ đêm xuân
  • Giấc mộng đêm xuân
  • Hạnh phúc đầu xuân
  • Mang theo kỷ niệm vào đời
  • Một chuyến xe hoa
  • Mùa xuân gửi em
  • Mưa trên phố Huế
  • Người em xứ Thượng
  • Tiếng hát Mường Luông
  • Tôi đã gặp
Minh Kỳ - Dạ Cầm
  • Chuyện Ba mùa mưa
  • Chuyện tình bên hồ Than Thở
  • Đà Lạt hoàng hôn
  • Đêm công viên
  • Thương lính
  • Tiếng hát hậu phương
  • Vọng gác lưng đồi
  • Yêu thầm
  • Tuổi học trò
  • Ai hỏi tên anh
Minh Kỳ - Huy Cường
  • Ai nói với em
  • Lời kinh thánh
  • Thiệp hồng báo tin
  • Ngỏ ý
Minh Kỳ - Nguyễn Hiền
  • Buồn ga nhỏ
  • Tiếng hát học trò
Minh Kỳ - Y Vân
  • Chiều nào anh ghé qua đây
  • Chuyến tàu tiễn biệt
  • Mây trắng biên thùy
Minh Kỳ - Hoài An
  • Nước mắt đêm mưa

Chú thích

  1. ^ Phạm Tín An Ninh. Ở cuối hai con đường. San Jose, CA: Papyrus, 2008. Trang 103.
  2. ^ Theo Lê Dinh, Minh Kỳ bỏ mạng oan trong trại cải tạo chỉ vì "một sự giằng co, tranh chấp bán buôn đường sữa linh tinh của những người về từ rừng rú, để rồi thiệt mạng vì một trái lựu đạn trả thù vô lối, trong khi anh không có liên quan gì." - đăng trong bài viết trên Nguyệt San Nghệ thuật 148 - 7/2006.
  3. ^ Nguồn: trang 333, Đại Học Máu, Hà Thúc Sinh, 1988

PHẠM TÍN AN NINH * CÁI CHẾT BÍ ẨN CỦA MINH KỲ




Thành Phố Nha Trang – Thiên Thần Và Ác Quỷ – 

Phạm Tín An Ninh (Viết Cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh)


Thành Phố Nha Trang – Thiên Thần Và Ác Quỷ – Phạm Tín An Ninh (Viết Cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh)

* Nguồn: Dân Làm Báo (www.danlambaovn.blogspot.com)

* Ghi chú hình ảnh: (1) Blogger Mẹ Nấm với các biểu ngữ đấu tranh Nhân quyền trước khi bị bắt. (2) Thân mẫu (bà Nguyễn Tuyết Lan) và hai con (Nấm, Gấu). (3) Phiên tòa CSVN ngày 29-6-2017
Thành phố Nha Trang, quê hương xinh đẹp của tôi đã bị bọn ác quỷ cộng sản cướp đoạt kể từ ngày 01.4.1975. Cũng từ ngày ấy, Nha Trang chỉ còn trong tôi như là mảnh đất của kỷ niệm. một nơi chốn đẹp đẽ trong cổ tích. Với tôi, thành phố này đã biến thành một vùng đất chết, kể từ khi nhạc sĩ Minh Kỳ, người viết bản nhạc “Nha Trang” (mà cả một thời trước 75 Đài phát thanh Nha Trang dùng làm nhạc hiệu mở đầu như là một biểu trưng, vang vang mỗi ngày trên thành phố biển) đã bị giết một cách dã man, oan khuất trong trại tù “cải tạo” An Dưỡng Biên Hòa, nơi mà cá nhân tôi cũng từng bị nhốt hơn một năm trước ngày chuyển tù ra Bắc.
Sau hơn 40 năm, bọn ác quỷ và đám con cháu của chúng giờ đây đã trở thành những tên tư bản đỏ, sống phè phỡn trên xương máu của người dân Nha Trang hiền lành, với bằng đủ thứ bạo lực xích xiềng, biến thành phố này trở thành địa điểm dành cho người Nga và đám Tàu Cộng vô liêm sĩ nhất hành tinh, huênh hoang xem Nha Trang như một thành phố trên nước Tàu bọn chúng.
Ngày 29.6.2017, bọn ác quỷ lại tạo thêm một chứng tích nhơ nhớp và hèn mạt, khi dùng thứ luật rừng rú kêu án 10 năm tù đối với một người đàn bà, mà gia tài chỉ có 2 đứa con thơ và một bá mẹ già, cùng với một tấm lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Cả một bọn ác quỷ với đầy đủ guồng máy bạo lực, tà quyền, quân đội, công an và cả một bọn côn đồ trá hình mà lại khiếp sợ trước một người đàn bà cô thân, ốm yếu, nghèo nàn, trong tay không có một tấc sắt, chỉ duy nhất có một trái tim yêu nước. Chỉ có loài ác quỷ mới khiếp sợ trước ánh sáng. Bởi chỉ có ánh sáng chân lý mới làm cho bọn chúng hiện rõ nguyên hình là những con quái vật, những con thú hút máu người.
Bản án 10 năm dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sinh sau ngày 30.4.1975, con gái của một Thương Binh VNCH và một bà mẹ là cựu nữ sinh Trường Thánh Tâm thuở trước, là biểu hiện một sự khiếp sợ của loài ác quỷ trước một Thiên Thần, tỏa ánh đuốc mầu nhiệm đốt cháy bức màn che đậy cuối cùng vốn đã mục rửa, để bọn ác quỷ hiện nguyên hình, trong viễn ảnh bị tiêu diệt bởi hơn 90 triệu người dân chân chính.
\
Trong nỗi khiếp sợ, chúng đã quên mất lời dạy từ ông tổ Karl Marx của chúng: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!”. Và cuộc đấu tranh của những người dân lương thiện, dù bắt đầu trong muôn vàn khó khăn, nhưng ngày càng phát triển, âm ỉ trong lòng muôn dân, dần dà sẽ tạo thành ngọn sóng thần cuốn trôi cả thành trì của loài ác quỷ, sẽ là những nhát cuốc đào mồ chôn bọn chúng!
Khốn kiếp và thối tha hơn, trước một bản án ngu xuẩn và man rợ như vậy mà hơn mấy nghìn tờ báo “lề phải” câm họng, tất cả chỉ dành để tường thuật “phiên tòa đại gia – chân dài”, và đăng đầy những lời ca ngợi một cô hoa hậu gái bao như là một nữ anh hùng! Cô hoa hậu hãnh diện và tỏ ra đắc thắng với việc nhận hơn 16 tỷ đồng của một đại gia trong một hợp đồng tình dục! Những người còn lương tri, chắc phải lợm giọng với một loại địa ngục của loài ác quỷ bày ra như thế!
Là người sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, chúng tôi rất hãnh diện có một đồng hương Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, có một đồng môn Nguyễn Thị Tuyết Lan, người mẹ can đảm, thương con và luôn hưởng ứng, cổ võ mọi việc làm của cô con gái yêu nước, can trường.
Với tôi, những tuyên dương của các Tổ Chức Nhân Quyền, cả giải thưởng “Những Người Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm Năm 2017” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dành cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, không làm cho bọn ác quỷ khiếp sợ bằng lời nói cuối cùng của Như Quỳnh trước khi nhận bản án tù 10 năm quái gở và man rợ:
Con xin lỗi mẹ và 2 con vì những gì con làm đã làm khiến tình mẫu tử mẹ con bị chia cắt lâu dài, nhưng con không ân hận về những gì mình đã làm. Và nếu như phải lựa chọn lại, con sẽ vẫn làm như vậy“.
Cho tôi xin cúi đầu cảm phục Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một đồng hương Nha Trang sinh sau tôi cả một thế hệ. Xin cám ơn em đã cho tôi một niềm tin tuyệt đối. Nhất định loài ác quỷ trên thành phố Nha Trang và cả trên quê hương Việt Nam chúng ta, sẽ sớm bị cáo chung, bởi ánh sáng của ngọn đuốc em thắp lên mãi tỏa sáng, được tiếp nối và luôn bất diệt!
Chúc em bình an và có thừa nghị lực, kiên cường trong bất kỳ nghịch cảnh nào. Nhà tù chỉ có thể giam thân xác bé nhỏ của em, nhưng không thể giam được ý chí sắt đá và tấm lòng to lớn của em. Và xin được gởi đến bà Mẹ Quỳnh Lan, cô nữ sinh trường Thánh Tâm ngày xưa, lòng thán phục và ngưỡng mộ của những người Nha Trang xa xứ. Xin cầu nguyện hồn thiêng sông núi và anh linh của bao đời tổ tiên, của liệt vị anh hùng tử sĩ luôn phò trợ cho Như Quỳnh, Mẹ Quỳnh Lan và hai cháu.
Phạm Tín An Ninh (Cali. đầu tháng 7/2017)

PHỤ ĐÍNH:
Tuyên bố của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về bản án 10 năm tù đối với blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
1. Bản án 10 năm tù của chế độ áp đặt lên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh một lần nữa khẳng định rằng những hoạt động ôn hòa để cải thiện tình trạng Nhân Quyền tồi tệ; bảo vệ môi trường bị hủy hoại và sức khỏe người dân bị đe dọa; chấm dứt tình trạng công dân bị tra tấn, đánh đập đến chết trong các đồn công an, nhà tù, các trụ sở công quyền do công an quản lý; bảo vệ chủ quyền quốc gia; xây dựng tự do dân chủ tại Việt Nam là đi ngược lại chủ trương và chính sách của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Bản án này cũng một lần nữa cho thấy nhà nước CSVN đã xem thường dư luận quốc tế, tiếp tục vi phạm những hiệp ước ký kết với quốc tế về nhân quyền.
2. Bản án nặng nề nhất đối với một người phụ nữ hoạt động nhân quyền và dân sinh, một người mẹ có hai con nhỏ đã thể hiện rõ rệt bản chất vô nhân của nhà cầm quyền. Dưới sự thống trị và chỉ đạo của đảng cộng sản, công an lẫn quan tòa vốn là những đảng viên cộng sản đã đứng trên luật pháp, lạm dụng quyền lực, sử dụng các định chế quốc gia để khủng bố, trả thù công dân bất đồng chính kiến.

3. Bản án 10 năm tù không chỉ là bản án riêng đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mà còn là một thông điệp khủng bố, đe dọa tinh thần mà chế độ muốn răn đe những công dân yêu nước, những người hoạt động nhân quyền tại Việt Nam. Mọi hành động cải thiện xã hội, đời sống con người, môi trường sống đều bị cáo buộc là “lợi dụng” để tuyên truyền chống đối chế độ và bị tuyên án nặng nề.

4. Nạn nhân gánh chịu bản án 10 năm này với những hệ quả bi thảm về tinh thần, đời sống không chỉ là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vốn là người có ý chí sắt đá và nghị lực can trường. Những nạn nhân đó còn là con gái Nguyễn Bảo Nguyên (Nấm) 11 tuổi, con trai Nguyễn Nhật Minh (Gấu) 5 tuổi và người mẹ già Nguyễn Tuyết Lan của Quỳnh. Các thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ làm tất cả những gì cần làm để góp phần với gia đình Quỳnh chăm sóc nuôi Nấm và Gấu như vẫn đang làm trong suốt 8 tháng qua từ ngày Quỳnh bị bắt giam vô lối và như đã từng làm với tất cả các thành viên trong gia đình MLBVN.

5. Bạo lực, nhà tù và mọi bản án tù đày đều không thể giết chết được khát vọng tự do và hoài bão phục vụ tổ quốc của những công dân yêu nước. Nó đã không cầm tù được tinh thần và ý chí của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: “Tôi mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp. Một quốc gia chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. 

Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn”; và khẳng định của Quỳnh khi nói với Mẹ: “Con xin lỗi mẹ và 2 con vì những gì con làm đã khiến tình mẫu tử mẹ con bị chia cắt lâu dài, nhưng con không ân hận về những gì mình đã làm. Và nếu như phải lựa chọn lại, con sẽ vẫn làm như vậy”. Những thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục ngọn lửa sáng ngời và con đường của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người đồng sáng lập Mạng Lưới và là người chị, người em, người bạn đồng hành có rất nhiều tình nghĩa và luôn luôn sống chết với anh chị em.

6. Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp nối ý chí bất khuất và tinh thần dấn thân của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và kêu gọi mọi công dân Việt Nam hãy vượt qua nỗi sợ hãi để cùng nhau phấn đấu nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam sẽ không còn có một công dân nào phải gánh chịu những phiên tòa rừng rú và bản án oan nghiệt như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và những người bất đồng chính kiến khác. Bản án của chế độ áp đặt lên blogger Mẹ Nấm đã không giết chết được khát vọng và ý chí của chị. Nó cũng sẽ không bao giờ thủ tiêu được khát vọng và ý chí của chúng ta.
Ngày 29 tháng 6 năm 2017


HẠ ANH * TS. PHẠM HUY THÔNG

 

Một người nước Nam kỳ lạ

  (22/11/1916 - 22/11/2011).


- Ông là "Nam quốc kỳ nhân", thuộc thế hệ vàng "một đi không trở lại" trong lịch sử Việt Nam chạy dài thế kỷ 20. GS Văn học Nguyễn Đình Chú, nay tóc đã bạc, da đã chớm mồi- không khỏi xúc động khi nói về Phạm Huy Thông với những lời trân trọng như vậy.

Còn GS Sử học Phan Huy Lê thì tóm tắt: Bên cạnh sự thông tuệ của một nhà khoa học với những kiến thức liên ngành thấu đáo, bên cạnh tầm nhìn xa của một nhà quản lý, Phạm Huy Thông còn là hiện thân của chất nhân văn, sự lịch lãm được kết tinh giữa Hà Nội với Paris hoa lệ.

Sáng Thứ Bảy ngày 19/11, khi Hà Nội đang vào những ngày cuối thu nắng đẹp, trong trong không gian ấm cúng ở Viện Khoa học Xã hội, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội đầu ngành của Việt Nam hiện nay, đã ngồi lại với nhau, để cùng nhắc nhớ về “người kỳ lạ của nước Nam”, trong nghĩa cử đón ngày sinh lần thứ 95 của ông (22/11/1916 - 22/11/2011).

GS Phạm Huy Thông tiếp khách Mỹ năm 1984. Ảnh tư liệu của Viện Khảo cổ học.

Uyên bác


16 tuổi, Phạm Huy Thông gia nhập vào phong trào Thơ Mới (bài thơ "Tiếng địch sông Ô") với một “tâm hồn kỳ dị” mà nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đặc tả như sau:

“Chưa bao giờ thơ ca Việt Nam có những lời hùng tráng như trong tác phẩm của người thiếu niên hiền lành và xinh trai ấy. Anh hùng ca của Victor Huygo tưởng cũng chỉ thế. Giữa cái ẻo lả, cái ủy mị của những linh hồn chờ sa ngã, thơ Huy Thông đã ồ ạt đến như một luồng gió mới…”.

18 tuổi, “người thiếu niên xinh trai” tham gia tổng hội sinh viên, sáng tác những bài thơ nhiệt huyết khơi dậy tinh thần yêu nước.

21 tuổi, tốt nghiệp cử nhân luật và sang Pháp du học.

26 tuổi, đỗ tiến sĩ luật học và 28 tuổi thì thêm bằng thạc sĩ sử, địa.

31 tuổi, được phong là GS giữ chức ủy viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp.

“Nhắc lại con đường học vấn để thấy sự uyên bác có gốc gác từ hồi trẻ ‘và cả đời mình, ông không ngừng học hỏi để bổ sung kiến thức cho bản thân", PGS Nguyễn Lân Cường, Hội Khảo cổ học Việt Nam, người có hơn 20 năm làm việc với ông cho biết.

Năm 1946, Phạm Huy Thông là thư ký riêng của Hồ Chí Minh tại hội nghị Fontaineblau. Sau 3 năm hoạt động ở Pháp rồi bị quản thúc ở Hải Phòng, ông trở lại Việt Nam và “dấn thân vào cuộc đời rộng rãi” (một câu thơ của ông).


Trước khi làm Viện trưởng Viện Khảo cổ học cho đến khi mất, ông từng có 10 năm làm hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ở vai nào, ông cũng là người luôn đi những bước tìm tòi khai mở trong buổi đầu.

Một trong những chi tiết chứng tỏ sự uyên bác của ông mà đến bây giờ, PGS Lân Cường vẫn còn nhớ như in: Ngày mới về đội khảo cổ với luận án “phương pháp nuôi cá mè ở ruộng nước” nhưng lại được phân công nghiên cứu về nhân chủng học, PGS Cường mới biết tiếng Nga và Trung. Gặp Phạm Huy Thông, cậu nhân viên trẻ lúc bấy giờ được giải thích cặn kẽ từ “nhân chủng học” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp như thế nào, rồi tiếng Latinh, Anh, Pháp, Đức, Hán Việt ra sao, Trang Tử đã giải thích “nhân loại” là gì…

Uy tín

GS Sử học Lương Ninh đem tới hội thảo những câu chuyện bên lề hiếm hoi, mà một trong số đó biểu thị uy tín của Phạm Huy Thông.

GS Phạm Huy Thông khảo sát di chỉ Đồng Đậu. Ảnh tư liệu của Viện Khảo cổ học.
Đó là câu chuyện chữ ký Phạm Huy Thông vào “R” để vời luật sư Nguyễn Hữu Thọ ra Bắc. Không biết cách nào, người của Bộ Nội vụ mang đến một tờ giấy và đề nghị Phạm Huy Thông ghi vào dòng chữ “Nên nghe theo người này” cùng với chữ ký nhìn là biết ngay nét ký phóng khoáng của ông. Sau đó thì Nguyễn Hữu Thọ ra thật.

Uy tín đến từ chính con người ông, kiến thức uyên bác, sự nghiêm cẩn, tinh thần chịu trách nhiệm của người làm khoa học và thao lược của một nhà quản lý.

Trong nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam bây giờ, khảo cổ học có lẽ là lĩnh vực có nhiều thành tựu hơn cả, và GS Phạm Huy Thông là người khởi xướng ngành khoa học này.

Viện trưởng đương nhiệm, PGS Tống Trung Tín nhìn nhận: “GS Thông đã tổ chức và lãnh đạo nghiên cứu thành công in dấu ấn đậm nét trên 3 lĩnh vực lớn của khảo cổ học Việt Nam. Đó là đề xuất khởi xướng nghiên cứu thời kỳ lịch sử Hùng Vương, đưa thời kỳ này từ mây mù huyền thoại, dã sử vào chính sử; đem ánh sáng của khảo cổ học soi rọi vào các thời kỳ lịch sử Việt Nam....

Ở những nơi Phạm Huy Thông từng làm quản lý, cộng sự đều đánh giá cao cách tạo môi trường học thuật cho những người làm nghiên cứu non trẻ.

Khi khoa Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội lập Hội đồng khoa học, giảng viên trẻ Nguyễn Đình Chú nhận được yêu cầu mỗi năm tổ chức 2 hội thảo. Lúc đó, ông đã ngần ngại vì rằng “vốn liếng chưa có là bao, không thể một năm hai lần được.

“Nhưng Hiệu trưởng khi đó, ông Phạm Huy Thông đúng là một thủ trưởng già dặn",
GS Chú nhớ lại và từ áp lực đó, đã bằng mọi cách để thực thi yêu cầu của thủ trưởng. 2 năm sau, khi hoạt động đi vào nề nếp, thì hiệu trưởng Thông nói bây giờ một năm làm một lần thôi, vì đã đến giai đoạn tập trung vào chất lượng.

Các nhà khảo cổ học cũng nhắc đi nhắc lại sự kiên trì của vị viện trưởng trong việc tổ chức hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc hàng năm, để khảo cổ học “đi vào nhân dân, và từ nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ”. Đến nay, hội nghị đã thành thông lệ thường niên và là sự kiện lớn nhất của giới này.

Duy trì tạp chí Khảo cổ học, Phạm Huy Thông nhận đăng cả những bài mà nơi khác không đăng “vì có yếu tố nhạy cảm”. Ông còn đào tạo bồi dưỡng cây viết trẻ bằng cách đưa họ vào làm công tác biên tập tạp chí một thời gian để qua đó mài rũa văn phong, học tập cách cấu trúc, trình bày công trình khoa học….

Viện trưởng đương đại, PGS Tống Trung Tín khái quát một đặc thù tổ chức của lãnh đạo tiền bối:

"GS Phạm Huy Thông không giới hạn ở việc coi khảo cổ học chỉ nghiên cứu những cái gì do con người làm ra hay để lại, mà trước tiên cần nghiên cứu chủ thể sáng tạo ra các thực thể văn hóa đó, tức là nghiên cứu con người – chủ nhân văn hóa đó cả về hình thái lẫn ý thức. Chính vì vậy mà trong cơ cấu tổ chức của viện khảo cổ cũng như trong công trình nghiên cứu về một di tích, Phạm Huy Thông luôn chú ý xây dựng các khía cạnh về con người, môi trường.

Uy tín của ông được thừa nhận với giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1999 – 2000.

Nhưng có câu chuyện ít tai biết, đằng sau đó. Theo lời kể của GS Lương Ninh, khi ông được mời vào thẩm định phản biện giải thưởng, người ta đã đặt vấn đề: Phạm Huy Thông có ít bài nghiên cứu, đứng tên công trình thì không có, như vậy không đủ tiêu chuẩn để xét. Nghe vậy, GS Ninh phải chứng minh rằng ảnh hưởng trong tổ chức và dẫn dắt của Phạm Huy Thông rất lớn. Ví dụ trực tiếp ngay là có một tập sách mà GS Lương Ninh có đứng tên nhưng đằng sau đó là vai trò đề dẫn rất lớn của GS Thông.

Ưu ái

Kể lại câu chuyện cuộc sống của Phạm Huy Thông, các nhà khoa học đều nhắc tới phong thái mà họ gọi là chất nhân văn: lịch thiệp trong xử thế và quan tâm tới con người, đặc biệt là sự chu đáo của ông với các nhân viên vào các ngày hiếu, hỉ hay sự kiện quan trọng trong cuộc sống.

GS Phan Huy Lê đến nay còn giữ đến nay khá nhiều danh thiếp và những mẩu giấy nhỏ của ông cảm ơn khi nhận được sách gửi tặng hoặc trả lời hay trao đổi, hẹn gặp về một việc gì đó.

Trong ấn tượng của những ‘cây đa cây đề của dân sư phạm 1 Hà Nội còn ghi nhớ cách giao tiếp lịch sự "từ trong máu thịt" của vị Hiệu trưởng này. Nhà ở Hồ Xuân Hương thuộc nội thành, hàng ngày sau giờ làm việc, Phạm Huy Thông có ô tô Mốt cô vít đưa về nhà. Trên ô tô của ông chẳng hôm nào không có người đi nhờ. Hôm là vị giảng viên trẻ tuổi, hôm là chị nhân viên hay cấp dưỡng cần về kịp cho con bú.

Một trong những người mang ơn GS Thông nhiều có lẽ là GS Nguyễn Đình Chú.

Sau cải cách ruộng đất, “nhờ khe hở của lịch sử”, ông được giữ lại giảng dạy ở ĐH Sư phạm, làm trợ lý cho GS Trần Đức Thảo, một nhà triết học nổi tiếng tầm cỡ thế giới. Nhưng lúc bấy giờ, nạn Nhân văn giai phẩm ập đến, phong trào “đấu tranh giai cấp” lan tới sâu rộng và GS Thảo đã vướng vào bi kịch. Anh thanh niên Nguyễn Đình Chú, có liên đới tới GS Thảo, bấy giờ như cá nằm trên thớt. Lúc nào đi qua phòng tổ chức cán bộ của trường cũng nơm nớp sợ bị gọi vào nhận quyết định thuyên chuyển lên dạy miền núi hay đâu đó như nhiều người khác. Nhưng một chuyện đã xảy ra khi vào một chiều mùa đông, Phạm Huy Thông đã gọi vào phòng và nói: Tôi có điều muốn nói với anh. Tôi biết anh có điều buồn. Nhưng tôi đang làm hiệu trưởng thì anh yên tâm đi. Tôi kỳ vọng ở anh”. Vậy là GS Chú ở lại và miệt mài góp sức xây dựng khoa Ngữ văn đến nay thành một nơi làm khoa học có tên tuổi trong nước.

Uẩn khúc
Mang nhiều cảm xúc tới hội thảo, GS Nguyễn Đình Chú tha thiết nói trước giờ kết thúc, rằng: Dù thế nào, thì GS Phạm Huy Thông cũng là một con người; trong cuộc đời không tránh khỏi khoảnh khắc sai lầm vì “cũng phải làm nhiệm vụ chính trị của mình”. Và ông nói lại hai chuyện để “chúng ta hiểu về con người Phạm Huy Thông hơn”.

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo nhân dịp 95 năm ngày sinh Phạm Huy Thông, một sự kiện xác nhận những đóng góp của GS với sự phát triển của khoa học nước nhà. Ảnh: Thắng Thiết.
Trong phong trào tố Nhân văn - Giai phẩm, Phạm Huy Thông cũng có bài viết “đập” nhà triết học Trần Đức Thảo. Khi về nhà, bố ông đã quát thẳng: “Tôi không ngờ anh đối xử với bạn anh như thế”.

Sau đó, một người trong trường tên là Hòa Bình, có nhiệm vụ phải tập hợp hồ sơ Nhân văn - Giai phẩm gửi lên Trung ương. Trước khi gửi đi, Phạm Huy Thông hỏi đồng sự: "Những điều anh viết và những điều anh từng nghĩ có khác nhau không”. Được chạm đúng vào điều khó nói, người thư ký này trả lời ngay: "Tôi đã nghĩ khác, nhưng viết khác”. Phạm Huy Thông an ủi: "Chúng ta là người của tổ chức, thì làm theo tổ chức”.

"Tôi biết, sau đó ông trĩu nặng nỗi buồn và đầy day dứt. Một Phạm Huy Thông cũng không thoát khỏi “bi kịch trần gian” – GS Chú nhớ lại.

Cũng dạo đó liên quan tới chuyện "đấu tranh giai cấp", trường sư phạm có nhận được chỉ đạo lập danh sách đưa một số người ra khỏi trường. Khi hỏi ý kiến, ông Thông nói “nếu thế thì ghi tên tôi vào số 1 danh sách này”. Việc này, sau đó bị bãi bỏ.



GS Phan Huy Lê phác họa tinh thần Phạm Huy Thông: Ông là một nhà trí thức uyên bác và tài hoa trên nhiều lĩnh vực, từ thi ca đến luật học, sử học, khảo cổ học, nhưng hình như niềm đam mê suốt đời của ông là lịch sử và chất sử thấm vào ông trên tất cả các sáng tác, nghiên cứu và hoạt động xã hội.

Trước khi sang Pháp học sử, học địa, học luật…rồi trở về Việt Nam gắn cả cuộc đời với nghiệp nghiên cứu khảo cổ, lịch sử, Phạm Huy Thông ghi dấu vào “thời đại mới trong thi ca Việt Nam” với một đặc trưng lạ, lấy cảm hứng từ những nhân vật lịch sử, mang tới một không khí khác thường trong mơ ước:
“Tôi muốn hóa con chim để cùng gió
Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng”.


Đúng như một nhà phê bình văn học quan sát, “thập niên 30 – đáng kính là những người chiến bại”, thi sĩ Huy Thông không né tránh những thất bại của người anh hùng trong lịch sử.

Mượn hình ảnh Kinh Kha trong lịch sử Trung Hoa, rồi Phan Bội Châu đương thời, ông ca ngợi những người vì chí lớn, dám xông pha trên mọi hiểm nguy để thực hiện nó nhưng cuối cùng chưa chạm đích thành công.

Đây là câu chuyện của thời đại Huy Thông, thời đại của bao người anh hùng đã không chấp nhận thực tế ngang trái, thấp hèn, không chán chường buông trôi bạc nhược mà đi tìm cho mình một con đường.

Dấn thân vào “cuộc đời rộng rãi”, ông đã để lại nhiều dấu ấn cho cuộc đời, nhưng rồi cũng không thoát khỏi “bi kịch trần gian”.

Cuộc đời của con người độc hành ấy đột ngột dừng lại với cái chết bí ẩn ở tuổi 72 trong sự sửng sốt và tiếc thương vô hạn của bạn bè, đồng nghiệp và học trò.

Hạ Anh

Ông bị một người cháu gọi ông bằng cậu, tên là Nguyễn Bính Thuyết (Tên này đeo kính cận) làm nghề thợ mộc và thợ điện. Đến nhà trói ông lại và lấy đi một số đồ cổ có giá trị. Khi mọi người phát hiện ra thì ông đã chết. Về việc này chưa thấy có tài liệu nào công bố. -- Duyphuong (thảo luận) 13:32, ngày 3 tháng 1 năm 2011.Wikipedia
 
                                                             
            

No comments:

Post a Comment