Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 September 2018

SONG CHI * 50 NĂM VẪN CA TỤNG NHỮNG OAN HỒN

50 năm. Vẫn không thôi tụng ca trên những oan hồn...


Song Chi.


1968-2018. 50 năm xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân. Trên báo chí truyền thông những ngày này lại thấy liên tục đưa tin, bài về việc nhà cầm quyền tổ chức kỷ niệm “cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968”. Ngôn từ cứ oang oang, lời lẽ sắt máu địch ta, không khác gì 50 năm trước:
“Lễ cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công xuân Mậu Thân", VietnamNet
“Xuân Mậu Thân 1968: Thiên hùng ca bất diệt”, báo Pháp Luật TP.HCM
“Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Mãi là bản anh hùng ca bất tử”, Tiền Phong
“Tổng tiến công Xuân Mậu Thân làm nên 'dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ', Thanh Niên
“50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: Biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước”, Thanh Niên “Diễn văn kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968 - 2018)” (của ông Nguyễn Thiện Nhân), báo SGGP... 
Những hành động khủng bố lại được đưa ra ca ngợi: “Cuộc tấn công của Biệt động Sài Gòn 50 năm trước” (VNExpress), “Lãnh đạo TP HCM thăm gia đình biệt động Sài Gòn có hàng loạt hầm vũ khí” (VNExpress), “Mật thư viết trên cánh tay cô gái”, (Pháp Luật TP.HCM), “Những đòn sấm sét mang tên “Biệt động Sài Gòn - Gia Định”, SGGP...
Rồi nào “Nhiều hoạt động khơi dậy 'Ký ức Xuân Mậu Thân 68', bao nhiêu vở kịch, tọa đàm, chương trình truyền hình thực tế khác.
Thật là một cuộc “ăn mừng” rầm rộ, quy mô.
Đã nửa thế kỷ trội qua, đảng và nhà nước cộng sản vẫn tiếp tục dối trá, bóp méo sự thật. Sự thật rằng quân đội Bắc Việt và Việt Cộng đã thảm bại về mặt quân sự, chỉ trừ Huế, cuộc chiến ngay tại Sài Gòn và các tỉnh thành khác đã bị Mỹ và VNCH đánh trả và kết thúc nhanh chóng trong vài ngày, với tỷ lệ thương vong về phía những người cộng sản cao gấp bội so với quân Mỹ và quân VNCH (nhưng cuối cùng họ lại thắng trên mặt trận tâm lý chiến với những tác động trên chính phủ Mỹ và người dân Mỹ, điều mà chính những người cộng sản cũng không dự tính trước)
Sự thật là những người cộng sản đã tráo trở, lật lọng, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 36 giờ cho người dân ăn Tết để rồi tổ chức tấn công mong đánh úp đối phương nhưng lại đánh giá sai tiềm lực của đối phương, và cũng chẳng có người dân tại chỗ nào hưởng ứng, nổi dậy đi theo họ và chống lại “Mỹ ngụy” cả.
Và sự thật kinh khủng nhất là cuộc thảm sát tại Huế. Ở đó, không phải là sự đụng độ ngoài mặt trận giữa hai quân đội mà là một chiến dịch khủng bố với nạn nhân là những thường dân vô tội, với quy mô và sự man rợ chưa từng thấy. Sự kiện Mậu Thân đã bóc trần toàn bộ bản chất mông muội, cuồng tín, sắt máu, man trá của những người cộng sản, đã vẽ nên trang sử đẫm máu nhất, kinh khủng nhất của cuộc chiến tranh VN, với những xác người nằm vương vãi khắp nơi, những hố chôn tập thể với hàng trăm nạn nhân tay còn bị trói, bị đập đầu bằng cuốc, xẻng…với những người mẹ, người vợ khăn tang trắng xóa vật vã khóc chồng khóc con, với những những khuôn mặt người hóa đá, hóa điên dại vì đớn đau…
Còn lại đó, những hình ảnh, những thước phim tư liệu, còn lại đó, những bài hát như những dòng nhật ký, ký sự ra đời sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 như bài “Cơn mê chiều” của nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi tức Vĩnh Khôi qua giọng hát Thái Thanh:
Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng
Chiều nay không có em, xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình
Đường nội thành đền xưa ai tàn phá ?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
… Tôi là người khai hoang đi nhặt xác mình, xác người
Cho ruộng đồng xanh màu, cho đám mới lên cao
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên… 
Bài “Hát trên những xác người”, sáng tác của Trịnh Công Sơn, một trong những nhân chứng có mặt tại Huế trong những ngày tháng kinh hoàng đó:
…Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con
Mẹ vỗ tay reo mừng xác con Mẹ vỗ tay hoan hô hòa bình
Người vỗ tay cho thêm nhịp nhàng
Người vỗ tay cho đều gian nan
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá …
“Bài ca dành cho những xác người”, cũng của Trịnh Công Sơn, cả hai bài đều được biết đến nhiều nhất qua giọng hát của Khánh Ly:
Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu…
v.v…
Nghe lại những bài hát này, nhìn lại những hình ảnh, những thước phim Mậu Thân 1968 ai còn có lương tri mà không thấy quặn lòng, xót xa cho thân phận người VN, cho những trang sử đau thương của dân tộc?
Chính Chế Lan Viên, một trong những nhà thơ cộng sản từng viết bao nhiêu bài thơ ca ngợi chế độ, ca ngợi cuộc chiến tranh, Hố Chí Minh và cả Stalin, khi vể già cũng có những dòng thơ đầy dằn vặt:
Mậu Thân 2.000 người (bộ đội) xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong.
(Ai?Tôi!)
Thế nhưng thay vì ăn năn, sám hối hay chí ít lặng im trong sự tôn trọng linh hồn của những người đã chết oan khuất, thì nhà cầm quyền lại tiếp tục ăn mừng, tụng ca, tiếp tục nhai lại những từ ngữ sắt máu, những luận điệu dối trá cũ rích…như chúng ta đang thấy!
Có gì đáng hân hoan cho một sự kiện đã dẫn tới hàng trăm ngàn người chết? Mà tất cả đều là người VN máu đỏ da vàng, cùng chung nguồn cội tổ tiên, chung tiếng nói, chung một quê hương.
Ngược lại, với kẻ thù có mối ân oán lâu dài với dân tộc, lại mới gây ra những cuộc chiến tranh trên đảo, trên đất liền, chiếm thêm đảo, lãnh hải, lãnh thổ của VN, đồng thời vẫn đang tìm mọi cách để khống chế, kìm hãm, xâm lăng nước ta…thì đảng và nhà nước công sản lại rất mau quên, bắt tay làm lành, gọi nhau là “anh em”, là “bạn vàng”, tạo mọi điều kiện, thậm chí tiếp tay cho chúng vào làm ăn, cát cứ, vơ vét, phá hoại nền kinh tế, môi trường của VN.
Chủ nghĩa cộng sản nói chung và các đảng cộng sản nói riêng là thảm họa của lịch sử loài người, là tội đồ đối với dân tộc họ, đất nước họ. Nhưng không phải đảng cộng sản nào cũng vừa tàn ác với dân mình vừa ngu muội với kẻ thù suốt một thời gian dài như thế.
Tôi cho rằng trong sư tổ chức ăn mừng ồn ào, này thể hiện 2 điều. Một, nhằm khẳng định đảng cộng sản không bao giờ nhìn lại lịch sử, không bao giờ thừa nhận sai lầm cũng như không có cái chuyện gọi là hòa giải hòa hợp gì cả như chính họ kêu gọi bao lâu nay. Nhường ai, thua ai chứ không bao giờ thua dân, thua sự thật. Đó là nguyên tắc “sống còn” của mọi chế độ độc tài nói chung và chế độ độc tài do đảng cộng sản VN cầm quyền nói riêng.
Thứ hai, nếu thực sự tin mình có chính nghĩa, quyết định tổng tấn công miền Nam là một quyết định danh chính ngôn thuận, đúng đắn, biến cố Mậu Thân đúng là một thắng lợi vè cả quân sự, chính trị, và lòng người, đảng cộng sản có lẽ sẽ không phải ra sức ăn mừng, ra sức khẳng định như vậy. Chính vì biết rằng cuộc tổng tấn công vào dịp Tết nguyên đán 1968 là một sự tráo trở, lật lọng, một cú lừa vĩ đại, một tổn thất ghê gớm về con người, và là một tội ác kinh tởm, tội diệt chủng, nên đảng cộng sản phải sức xóa nhòa lịch sử, tẩy não các thế hệ dân chúng. Đảng cộng sản hy vọng rằng theo thời gian, nhân chứng dần dần nằm xuống hết thì họ sẽ chiến thắng trong sự dối trá đó.
Nhưng tất cả những người có lương tri sẽ tiếp tục lưu giữ bằng chứng, chia sẻ thông tin và tố cáo tội ác này.
Có người bảo tại sao cứ mãi nhắc lại quá khứ, tại sao không buông bỏ, tha thứ, nếu bên này cứ mãi ngợi ca chiến thắng còn bên kia cứ mãi hận thù ngút ngàn thì bao giờ mới hòa giải hòa hợp, bao giờ vết thương mới lành? Đừng trách các nạn nhân và gia đình của họ chưa thể quên khi chính đảng cộng sản còn đang tiếp tục khoét sâu thêm vết thương.
Hơn nữa, báo chí truyền thông, sách vở, cho đến nền giáo dục của chế độ vẫn đang tiếp tục bóp méo lịch sử, tẩy não bao nhiêu thế hệ VN, thì những người có lương tri còn phải nói lên sự thật.
Đó không chỉ là trách nhiệm. Mà bởi vì, đất nước này chỉ có thể bước sang một trang sử mới một khi người dân học được những bài học của quá khứ, biết đau xót, phẫn nộ và biết sám hối. Ngược lại, nếu cứ tiếp tục sống trong dối trá, chấp nhận cho tội ác không bị phán xử và sự độc tài tiếp tục tồn tại, thì VN mãi mãi không thoát khỏi số phận tăm tối này.
songchi's blog
http://www.rfavietnam.com/node/4290

LITTLE SÀIGÒN, QUẬN CAM


LITTLE SÀIGÒN, QUẬN CAM

Cuộc sống quanh ta
Quận Cam, Saigon nho có còn là thủ đô của người tỵ nạn ???


Quang An
Little Sàigòn, hay còn gọi là Sàigòn Nhỏ, là một Sàigòn thu hẹp trong lòng của hầu hết người Việt bỏ chạy, Chạy khỏi Sàigòn, qua đến Guam, rồi đến trại Pendleton ở Oceanside, miền Nam tiểu bang California, rồi sau đó được phân chia đi nhiều tiểu bang khác nhau ở Mỹ, người Việt vẫn mang trong lòng nỗi nhớ Sàigòn khôn nguôi. Lần lần rồi thì một phần do thời tiết ở các tiểu bang khác khá khắc nghiệt, lại thêm công ăn việc làm ở tiểu bang California dễ dàng hơn, dân Việt rủ nhau kéo về California để sinh sống.
Vì không cạnh tranh nổi với người gốc Đại Hàn, người Tàu sinh sống ở Los Angeles, nơi được xem là thành phố thiên thần, người Việt xuôi về phía Nam của Los Angeles khoảng chừng 1 giờ đồng hồ lái xe, và bắt đầu gầy dựng ở đây. Ban đầu chỉ là một khúc đường Bolsa, nơi có thương xá nổi tiếng mang tên Phước Lộc Thọ. Rồi dần dần cửa hiệu, nhà hàng, cơ sở thương mại của người Việt Nam mọc lên như nấm, lan ra khắp nơi, trải dài từ Bolsa, qua Westminster, Brookhurst, Euclid, Magnolia, v..v...
Từ Garden Grove, đi xuống thành phố Westminster, hay Fountain Valley, Santa Ana, đều thấy bảng hiệu chữ Việt tràn đầy. Thậm chí là Midway City, hay được gọi là Thị Trấn Giữa Đàng, cũng có luôn cửa hiệu của người Việt. Phải nói rằng với sự cần cù và siêng năng, thế hệ người Việt tỵ nạn cộng sản từ năm 1975 đã tạo nên một khu vực mà ai ai cũng có cảm giác như là một Sài Gòn thu nhỏ. Đến đây, ngoài việc là có thể tiếp xúc, gặp gỡ người Việt xa xứ, người Việt bỏ chạy cộng sản từ hồi năm 1975 còn có dịp tìm lại những hình ảnh, những tác phẩm văn hoá của miền Nam trước kia. Ghé nhà sách Tú Quỳnh, hay ghé các trung tâm sản xuất băng dĩa nhạc, là có thể tìm lại chút gì đó của thoáng hương xưa Dĩ nhiên, nếu muốn tìm lại mùi vị của những món ăn Việt Nam, người Việt tị nạn sẽ dễ dàng tìm thấy những bát phở, những tô bún bò, những đĩa bánh cuốn, hay thậm chí là cả những chén chè xôi nước, v....v....
Cái tên Little Sàigòn là đây. Người Việt yêu kiều đặt địa danh này cho một vùng đất cách xa quê hương hơn nửa quả địa cầu để hồi tưởng, để nhớ nhung về một Sàigòn xưa. Và hơn cả, Little Sàigòn còn là một trung tâm văn hoá nhằm gìn giữ bản sắc của người dân Việt trước đại hoạ cộng sản từ hồi năm 1975. Chính vì vậy, Little Sàigòn luôn luôn được xem là thủ đô của người Việt tỵ nạn cộng sản. Rồi thời gian trôi qua. Thế hệ người Việt tị nạn cộng sản đầu tiên nay đã già. Ráng chịu khó làm ăn vất vả để nuôi gia đình, con cái của thế hệ này nay đã trưởng thành, đã học thành tài để rồi có người là bác sĩ, có người là kỹ sư, v..v...
Cuộc sống khá giả hơn, ổn định hơn, cho nên rất nhiều người Việt đã dọn về phía Nam của vùng Little Sàigòn để an cư lập nghiệp. Người thì ở Irvine, người thì ở Mission Viejo, hay thậm chí là xa hơn nữa như San Juan Capistrano, v..v... Hầu hết, thế hệ sau này không muốn tiếp tục con đường làm ăn của thế hệ trước đó, cho nên rất nhiều chủ nhân nhà hàng, cửa hiệu, đến tuổi về hưu, phải tìm cách bán lại những gì mình đã gầy dựng. >Người đi, thì phải có người đến. Trong những năm vừa qua, với những chính sách thu hút người ngoại quốc đem tiền vào Mỹ đầu tư, đã có rất nhiều thành phần giàu có ở Việt Nam mà thường được gọi là "đại gia đỏ" hay "tư bản đỏ" ... đổ bộ qua Mỹ. Thành phần này là những tay cựu "quan chức" hay những tay làm ăn buôn bán tham nhũng, những tay có thể có cả chục triệu đô la lận lưng để làm vốn, để có thể mua nhà, mua cơ sở, mua cửa hiệu, v..v...
Ban đầu thì còn rải rác ở các tiểu bang khác, nhưng gần đây thì đổ về tiểu bang California rất nhiều. Thế là cuộc sống ở Little Sàigòn bắt đầu thay đổi. Các cửa hiệu, nhà hàng do những người Việt tỵ nạn làm chủ, từ từ lại thấy thay tên, đổi hiệu. Có những cái tên nhà hàng, chỉ cần nghe cái tên, cũng có thể đoán được gốc gác của người chủ từ đâu đến. Chợ búa cũng thay đổi. Và phong cách người dân ở Little Sàigòn cũng thay đổi. Có những quán cà phê, thanh niên ngồi đánh bài "tiến lên", hay còn gọi là "chặt hẻo", một loại bài của mấy chú bộ đội miền Bắc đem vào Nam, suốt cả ngày. Khói thuốc lá bay mù mịt. Có những quán bar mà đêm nào cũng đông thanh niên đến .... "xập xình", và là nơi giới thiệu các ca sĩ ở Việt Nam bay sang. Thử hỏi, dân bình thường thì lo đi làm ở công sở, đâu có thì giờ mà la cà quán xá như thế cả ngày lẫn đêm.
Có chăng thì chỉ vào dịp cuối tuần, nhưng ở Little Sàigòn bây giờ, ngày trong tuần, hay ngày cuối tuần đều ... đông như nhau. Little Sàigòn đã thay đổi nhiều lắm. Văn hoá, văn nghệ thì các sản phẩm từ trong nước nhan nhản đầy trong các cửa hiệu. Quán ăn thì không còn vẻ thanh lịch, và không còn trông sạch sẽ như lúc trước. Bãi đậu xe thì lại càng quá tệ, nhìn rất dơ bẩn. Các đài truyền thanh, truyền hình, thì cứ như là "cơ quan ngôn luận" của Việt Nam vì tin tức đọc nhiều khi dùng chữ "y chang" VN Express của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là tình hình an ninh trật tự không còn như xưa.Nghe thử một quảng cáo phát trên truyền thanh bảo rằng "đến ăn phở ở tiệm của chúng tôi, quý khách có thể an tâm là xe của quý vị không bị ... đập kính".
Thế là đủ hiểu chuyện xe bị đập kính, mất đồ là "chuyện như cơm bữa" ở Little Sàigòn rồi. Việc phong cách sống thay đổi, có thể một phần là do người mới định cư sau này mang những "thói hư tật xấu" đã "nhiễm" sau 40 năm sống với cộng sản sang đây. Những "đại gia đỏ" coi trời bằng vung vì ỷ có tiền đã thể hiện cách sống của mình. Ở trần, mặc xà lỏn, là hình ảnh mà dân Mỹ ở đây không bao giờ gặp ở ngoài đường. "bảo lãnh đi Mỹ" bảo đảm ... 100%, "bao" ... đậu, bất kể là tội phạm hình sự, v..v... đầy nhan nhản. Thử nhìn xem, với sự nhếch nhác như thế, Little Sàigòn có còn là thủ đô của người tỵ nạn? Nét văn hoá, sự thanh lịch của người Việt tị nạn đang dần dần bị ... "xâm lăng"?
Cuộc sống chung quanh ta coi thế mà thay đổi chóng mặt. Nếu không để ý, và không có thái độ tích cực để gìn giữ văn hoá của người Sàigòn xưa, thì Little Sàigòn có thể sẽ mất đi cái tên và ý nghĩa yêu kiều mà người dân tỵ nạn giữ trong lòng bao nhiêu năm nay. Little Sàigòn, hay còn gọi là Sàigòn Nhỏ, là một Sàigòn thu hẹp trong lòng của hầu hết người Việt bỏ chạy, đi tị nạn cộng sản từ năm 1975. Khi bánh xe xích sắt của chiếc xe tăng T54 của quân đội cộng sản Bắc Việt húc sập cánh cửa hông của Dinh Độc Lập ở Sàigòn, cũng là lúc đánh dấu người Việt chạy tha hương.
Chạy khỏi Sàigòn, qua đến Guam, rồi đến trại Pendleton ở Oceanside, miền Nam tiểu bang California, rồi sau đó được phân chia đi nhiều tiểu bang khác nhau ở Mỹ, người Việt vẫn mang trong lòng nỗi nhớ Sàigòn khôn nguôi.
Lần lần rồi thì một phần do thời tiết ở các tiểu bang khác khá khắc nghiệt, lại thêm công ăn việc làm ở tiểu bang California dễ dàng hơn, dân Việt rủ nhau kéo về California để sinh sống. Vì không cạnh tranh nổi với người gốc Đại Hàn, người Tàu sinh sống ở Los Angeles, nơi được xem là thành phố thiên thần, người Việt xuôi về phía Nam của Los Angeles khoảng chừng 1 giờ đồng hồ lái xe, và bắt đầu gầy dựng ở đây.
Với vùng đất rộng lớn gồm các thành phố kề sát nhau, người Việt định cư rải đều ra các thành phố Westminster, Garden Grove, Midway City, Santa Ana ở quận hạt Orange, mà dân ta hay gọi là Quận Cam. Cửa hiệu, nhà hàng, cơ sở thương mại mang tên Việt bắt đầu xuất hiện.
Ban đầu chỉ là một khúc đường Bolsa, nơi có thương xá nổi tiếng mang tên Phước Lộc Thọ. Rồi dần dần cửa hiệu, nhà hàng, cơ sở thương mại của người Việt Nam mọc lên như nấm, lan ra khắp nơi, trải dài từ Bolsa, qua Westminster, Brookhurst, Euclid, Magnolia, v..v... Từ Garden Grove, đi xuống thành phố Westminster, hay Fountain Valley, Santa Ana, đều thấy bảng hiệu chữ Việt tràn đầy. Thậm chí là Midway City, hay được gọi là Thị Trấn Giữa Đàng, cũng có luôn cửa hiệu của người Việt.

Phải nói rằng với sự cần cù và siêng năng, thế hệ người Việt tỵ nạn cộng sản từ năm 1975 đã tạo nên một khu vực mà ai ai cũng có cảm giác như là một Sài Gòn thu nhỏ. Đến đây, ngoài việc là có thể tiếp xúc, gặp gỡ người Việt xa xứ, người Việt bỏ chạy cộng sản từ hồi năm 1975 còn có dịp tìm lại những hình ảnh, những tác phẩm văn hoá của miền Nam trước kia. Ghé nhà sách Tú Quỳnh, hay ghé các trung tâm sản xuất băng dĩa nhạc, là có thể tìm lại chút gì đó của thoáng hương xưa.

Dĩ nhiên, nếu muốn tìm lại mùi vị của những món ăn Việt Nam, người Việt tị nạn sẽ dễ dàng tìm thấy những bát phở, những tô bún bò, những đĩa bánh cuốn, hay thậm chí là cả những chén chè xôi nước, v....v.... Cái tên Little Sàigòn là đây. Người Việt yêu kiều đặt địa danh này cho một vùng đất cách xa quê hương hơn nửa quả địa cầu để hồi tưởng, để nhớ nhung về một Sàigòn xưa. Và hơn cả, Little Sàigòn còn là một trung tâm văn hoá nhằm gìn giữ bản sắc của người dân Việt trước đại hoạ cộng sản từ hồi năm 1975. Chính vì vậy, Little Sàigòn luôn luôn được xem là thủ đô của người Việt tỵ nạn cộng sản.

Rồi thời gian trôi qua. Thế hệ người Việt tị nạn cộng sản đầu tiên nay đã già. Ráng chịu khó làm ăn vất vả để nuôi gia đình, con cái của thế hệ này nay đã trưởng thành, đã học thành tài để rồi có người là bác sĩ, có người là kỹ sư, v..v... Cuộc sống khá giả hơn, ổn định hơn, cho nên rất nhiều người Việt đã dọn về phía Nam của vùng Little Sàigòn để an cư lập nghiệp. Người thì ở Irvine, người thì ở Mission Viejo, hay thậm chí là xa hơn nữa như San Juan Capistrano, v..v...

Hầu hết, thế hệ sau này không muốn tiếp tục con đường làm ăn của thế hệ trước đó, cho nên rất nhiều chủ nhân nhà hàng, cửa hiệu, đến tuổi về hưu, phải tìm cách bán lại những gì mình đã gầy dựng.
Người đi, thì phải có người đến. Trong những năm vừa qua, với những chính sách thu hút người ngoại quốc đem tiền vào Mỹ đầu tư, đã có rất nhiều thành phần giàu có ở Việt Nam mà thường được gọi là "đại gia đỏ" hay "tư bản đỏ" ... đổ bộ qua Mỹ. Thành phần này là những tay cựu "quan chức" hay những tay làm ăn buôn bán tham nhũng, những tay có thể có cả chục triệu đô la lận lưng để làm vốn, để có thể mua nhà, mua cơ sở, mua cửa hiệu, v..v... Ban đầu thì còn rải rác ở các tiểu bang khác, nhưng gần đây thì đổ về tiểu bang California rất nhiều.

Thế là cuộc sống ở Little Sàigòn bắt đầu thay đổi. Các cửa hiệu, nhà hàng do những người Việt tỵ nạn làm chủ, từ từ lại thấy thay tên, đổi hiệu. Có những cái tên nhà hàng, chỉ cần nghe cái tên, cũng có thể đoán được gốc gác của người chủ từ đâu đến. Chợ búa cũng thay đổi. Và phong cách người dân ở Little Sàigòn cũng thay đổi.

Có những quán cà phê, thanh niên ngồi đánh bài "tiến lên", hay còn gọi là "chặt hẻo", một loại bài của mấy chú bộ đội miền Bắc đem vào Nam, suốt cả ngày. Khói thuốc lá bay mù mịt. Có những quán bar mà đêm nào cũng đông thanh niên đến .... "xập xình", và là nơi giới thiệu các ca sĩ ở Việt Nam bay sang. Thử hỏi, dân bình thường thì lo đi làm ở công sở, đâu có thì giờ mà la cà quán xá như thế cả ngày lẫn đêm. Có chăng thì chỉ vào dịp cuối tuần, nhưng ở Little Sàigòn bây giờ, ngày trong tuần, hay ngày cuối tuần đều ... đông như nhau.

Little Sàigòn đã thay đổi nhiều lắm. Văn hoá, văn nghệ thì các sản phẩm từ trong nước nhan nhản đầy trong các cửa hiệu. Quán ăn thì không còn vẻ thanh lịch, và không còn trông sạch sẽ như lúc trước. Bãi đậu xe thì lại càng quá tệ, nhìn rất dơ bẩn. Các đài truyền thanh, truyền hình, thì cứ như là "cơ quan ngôn luận" của Việt Nam vì tin tức đọc nhiều khi dùng chữ "y chang" VN Express của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Quan trọng hơn nữa là tình hình an ninh trật tự không còn như xưa.Nghe thử một quảng cáo phát trên truyền thanh bảo rằng "đến ăn phở ở tiệm của chúng tôi, quý khách có thể an tâm là xe của quý vị không bị ... đập kính". Thế là đủ hiểu chuyện xe bị đập kính, mất đồ là "chuyện như cơm bữa" ở Little Sàigòn rồi.
Việc phong cách sống thay đổi, có thể một phần là do người mới định cư sau này mang những "thói hư tật xấu" đã "nhiễm" sau 40 năm sống với cộng sản sang đây. Những "đại gia đỏ" coi trời bằng vung vì ỷ có tiền đã thể hiện cách sống của mình. Ở trần, mặc xà lỏn, là hình ảnh mà dân Mỹ ở đây không bao giờ gặp ở ngoài đường.

Thế nhưng, có những tên đại gia, cầm đầu cả hệ thống xuất nhập cảng hải sản, lại nghêng ngang bước ra đường với mình trần và chiếc ... xà lỏn. Thành phần như thế này bây giờ không hiếm ở Little Sàigòn.Cũng chẳng có gì ngạc nhiên, vì ngay giữa đường Brookhurst, đoạn gần với tiệm bánh Vân, những bảng hiệu quảng cáo "bảo lãnh đi Mỹ" bảo đảm ... 100%, "bao" ... đậu, bất kể là tội phạm hình sự, v..v... đầy nhan nhản.
Thử nhìn xem, với sự nhếch nhác như thế, Little Sàigòn có còn là thủ đô của người tỵ nạn? Nét văn hoá, sự thanh lịch của người Việt tị nạn đang dần dần bị ... "xâm lăng"?
Cuộc sống chung quanh ta coi thế mà thay đổi chóng mặt. Nếu không để ý, và không có thái độ tích cực để gìn giữ văn hoá của người Sàigòn xưa, thì Little Sàigòn có thể sẽ mất đi cái tên và ý nghĩa yêu kiều mà người dân tỵ nạn giữ trong lòng bao nhiêu năm nay.

HAI PHỤ NỮ GỐC VIỆT

HAI PHỤ NỮ GỐC VIỆT

 

VNCH-Ngoc Trương (Danlambao) - Hai phụ nữ gốc Việt, tuy cách biệt tuổi tác, nhưng có nhiều điểm chung:
- Cả hai đều là phụ nữ gốc Việt.
- Tình cờ họ đều mang họ Nguyễn.
- Cha của họ từng phục vụ trong quân đội hay chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa.
- Cả hai đều là con của người tỵ nạn Việt Nam chạy trốn CS.
- Hai phụ nữ đều có học vấn đại học, lớn lên ở Úc, quốc gia tự do, từng là đồng minh của VNCH. Họ viết báo, tạp chí về nhiều vấn đề, đặc biệt về chiến tranh Việt Nam, đăng trên các báo, tạp chí ở Úc và xuất bản sách vừa tiếng Anh, vừa tiếng Pháp bán ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Cả hai đều muốn nói lên quan điểm của chính họ xuyên qua hình ảnh của người cha, hay những quân nhân QLVNCH đã chiến đấu cho miền Nam tự do, những người lính bị thế giới cũng như đồng minh bỏ rơi và đối xử không công bằng.

1. Giselle Au-Nhien Nguyễn:



Giselle Au-Nhiên Nguyễn, người Úc gốc Việt - sinh ra và lớn lên tại Sydney, hiện cư ngụ tại Melbourne, Úc. Cô là nhà văn, nhà báo, Manager về Marketing & Communications cho Feminist Writers Festival. Viết nhiều bài cho các tạp chí khác nhau.
Cha cô là Trung úy Y sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, thuộc Trung đoàn 32 Biệt Động quân, Quân lực VNCH, có mặt tại chiến trường An Lộc 1973-1975. Giselle dự định viết hồi ký về cha mình đã tham chiến như thế nào, cuộc đời tù tội sau đó. Năm 1980 cha mẹ cô vượt biển đến Úc và cuộc sống tại Úc, cũng như nỗi lòng của ông bà đối với quê hương Việt Nam.

Trích dịch bài đăng trên báo The Sydney Morning Herald ngày 4 tháng 1, 2016:
*

Nỗi đau khi thấy những bức ảnh du lịch ở quê nhà tôi không được đến

Tám năm sau khi cha mẹ tôi, người tỵ nạn từ Việt Nam đến Úc, tôi được sinh ra.

Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, cha tôi, sĩ quan quân y của quân đội miền Nam Việt Nam trải qua ba năm trong trại tập trung, và sau đó thêm hai năm nữa vì âm mưu trốn thoát. Mẹ tôi là một nghệ sĩ trình diễn piano.

Họ trốn thoát bằng một chiếc thuyền nhỏ năm 1980, mất 10 ngày vô định trên biển, hải trình cha tôi dựa theo các vì sao. Hải tặc tấn công bảy lần, cướp bóc thật tàn bạo, may thay cha mẹ tôi còn sống.

Họ đến vùng đất lạ chỉ với quần áo mang trên vai, cha mẹ tôi xây dựng cuộc sống từ bàn tay trắng.

Suốt 36 năm qua, hai ông bà chưa bao giờ trở lại dù rất nhớ nhà, họ cương quyết không trở về cho đến khi bọn cầm quyền thối nát đã cướp đi quê hương và tự do không còn thống trị nữa.

Cha mẹ đã già đi nhiều, bọn cầm quyền chẳng thay đổi gì cả. Tôi e rằng ngày trốn thoát ra đi hồi trước, cũng là lần cuối cùng cha mẹ thấy Việt Nam.

Đôi khi bực tức, lẽ ra tôi không nên, không phải vì ai làm cho tôi giận. Đi du lịch rất thích thú, ăn những món ngon, gặp những người đáng gặp, hiểu biết về nền văn hóa khác và về thế giới.

Tôi tức giận vì người ta gọi HCM city, thay vì gọi tên thật nơi đó phải là Sài Gòn.

Tôi bực tức vì mọi người khoe rằng mọi thứ ở bên đó đều rẽ, họ không biết rằng sẽ phải trả một cái giá nào đó cho thứ rẻ tiền.

Tôi bực bởi vì tôi biết cha mẹ tôi nhớ nhà, nhiều người hỏi ông bà - sao chưa bỏ qua chuyện cũ, hay sao không dùng ngày nghỉ phép để về thăm quê nhà...

Làm sao bỏ qua chuyện cũ được, khi những thứ yêu quý nhất bị tước đoạt ra khỏi tay mình.

Tôi hình dung ra mẹ khi còn nhỏ, bỏ chân không đang chạy trong đồn điền cà phê của chính gia đình mẹ. Tôi vẫn thấy cha tôi trong quân phục ngụy trang, đang trườn mình ngoài mặt trận. Tôi thấy những bóng ma.

Tôi khó thở, cổ họng cứng ngắt và thương tiếc cho quê hương tôi chưa bao giờ biết đến.


Trung úy Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến 1974.
Trung đoàn 32 Biệt động quân, QLVNCH và
Giselle Au-Nhiên Nguyễn



2. Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn:




Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn, tốt nghiệp đại học Oxford (Anh), Phụ tá giáo sư Đại học Monash (Úc), cũng là Phó giám đốc Trung tâm Quốc gia nghiên cứu về Úc, Đại học Monash.
Được chính phủ Úc tưởng thưởng tài trợ hai lần cho nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam (2005-2010), và nghiên cứu từ 2011-2015 về các cựu chiến binh Việt Nam.
Năm 2007 nhận giải tài trợ nghiên cứu Harold White của thư viện quốc gia Úc (National Library of Australia).
Năm 2011 nhận giải tài trợ nghiên cứu của đại học Oxford (Anh).
Nathalie là tác giả của bốn quyển sách, hai trong số đó đã được dịch sang các ngôn ngữ khác.
Bài dịch từ lời tựa của quyển South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War and After (Người Lính Miền Nam Việt Nam: Những Ký ức về Chiến Tranh Việt Nam và Hậu Chiến).
Dân chúng và quân đội Việt Nam Cộng Hòa - Nam Việt Nam đã bị bỏ quên rất nhiều trong sử sách về chiến tranh Việt Nam. Thiếu sót những cái nhìn đúng đắn về Quân lực Việt Nam Cộng Hóa trong chính sử về chiến tranh Việt Nam đã thúc đẩy tôi xuất bản quyển sách gần đây:

South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War and After (Người lính miền Nam Việt Nam: Những ký ức về chiến tranh Việt Nam và hậu chiến).

Xin dâng tặng cha: Nguyễn Triệu Dan, mất năm 2013.

Cha tôi không phải là quân nhân, ông là nhà ngoại giao của miền Nam Việt Nam.

Ông xuất thân từ đại gia đình theo Phật giáo, có học thức ở miền Bắc Việt Nam. Gia tộc bắt nguồn tư thế kỷ thứ 15.

Di cư ào ạt

Đảng CS và HCM lên cầm quyền năm 1945 khiến dòng họ Nguyễn phải lìa xa quê cha đất tổ. Hàng chục ngàn người Việt Nam chết trong cuộc thanh trừng của cộng sản năm 1945-46. Nhiều người trong gia tộc Nguyễn đã chạy trốn vào miền Nam hay ra hải ngoại vào những năm 1950.

Họ là một phần của cuộc di cư tập thể của hơn một triệu người phải bỏ miền Bắc CS, chạy vào Nam không CS sau khi Hiệp Định Genève chia đôi Việt Nam năm 1954.

.

Miền Nam luôn ít dân số hơn miền Bắc Việt Nam. Khi ấy, Nam Việt Nam có khoảng 10 hay có thể là 11 triệu người. Một quốc gia nhỏ đang trỗi dậy từ thời kỳ thuộc địa và dính vào cuộc chiến tranh dai dẳng, nhưng đã cố gắng thu nhận dòng người tỵ nạn khổng lồ chạy từ miền Bắc Cộng sản vào.

Cha tôi và nhiều người khác, từ miền Nam, Trung hay miền Bắc Việt Nam, đều coi chủ nghĩa cộng sản là một tín ngưỡng ngoại lại gây chia rẽ và phá hoại.

Họ phục vụ Nam Việt Nam với hy vọng lớn lao cho tương lai của đất nước. Họ tin rằng với thời gian, Nam Việt Nam sẽ phát triển thành một quốc gia dân chủ thực sự. Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, là một cú đấm kinh hoàng cho họ.

Biệt động quân chiến đấu hồi Tết Mậu thân 1968

Nam Việt Nam đã phải trả cái giá khiếp đảm cho chiến tranh. Hơn một phần tư triệu quân nhân miền Nam Việt Nam tử trận từ năm 1955 đến năm 1975.

Chỉ riêng năm 1972, 39.587 chiến sĩ Nam Việt Nam tử trận khi đang chiến đấu.

Bốn mươi năm sau khi chiến tranh chấm dứt, không còn cơ hội cho cựu quân nhân Việt Nam nói về chiến tranh, và để suy tư về những đóng góp cũng như cuộc sống của họ sau chiến tranh.

Người cựu chiến binh lâu đời nhất tôi phỏng vấn - chắc chắn là một trong những cựu chiến bình lớn tuổi nhất - ông sinh năm 1917, năm 1939 tình nguyện tham gia quân đội Pháp để "chiến đấu chống phát-xít", công việc đầu tiên là sĩ quan báo chí ở Bắc Phi năm 1940 của Lực Lượng Pháp Tự Do (chống Đức quốc xã).

Ông đã có mặt trong ba cuộc chiến - Thế chiến thứ hai, Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam - trải quá 10 năm bị giam cầm trong các trại "cải tạo" của cộng sản sau năm 1975, trước khi ông tái định cư tại Úc. Tuy gần một trăm tuổi, ông đã có mặt trong buổi ra mắt sách của tôi ở Melbourne vào tháng 5 năm 2016.

Nhiều người vào quân đội lúc còn thanh thiếu niên, hoặc sau khi học xong đại học. Tôi rất xúc động khi các cựu quân nhân nói rằng họ rất vui vì có cơ hội kể câu chuyện của họ, và đưa cho tôi thêm tài liệu như các tạp chí, ảnh chụp và các bài viết đăng trên các báo cộng đồng hoặc các trang web. Thật rõ ràng, các cựu chiến binh đã ý thức được sự im lặng về những kinh nghiệm của họ.

Quyển South Vietnamese Soldiers (Những Người Lính Nam Việt Nam) dựa trên 52 chuyện truyền khẩu nói về kinh nghiệm của hai thế hệ quân nhân, thuộc mọi quân chủng của QLVNCH - Lục quân, Hải quân, Không quân, Thủy Quân lục chiến, Sư đoàn Nhảy dù, Biệt Động quân, Địa Phương quân và Nghĩa quân, Nữ quân nhân.

Tôi đã thu thập nhiều tài liệu từ các nguồn lưu trữ khác nhau cho công việc nghiên cứu, bao gồm các bài báo lịch sử viết về các đơn vị bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt, các bài tiểu luận và hồi ký, các tài liệu của chính phủ Úc và hồ sơ về các chính sách của Úc.
...
 
Nữ quân nhân QLVNCH (Nhảy dù, Chiến tranh chính trị, Hải quân)

Những câu chuyện đáng quan tâm:

Có nhiều câu chuyện đáng chú ý của các cựu chiến binh, họ từng là sĩ quan cấp dưới trong chiến tranh, trốn thoát khỏi xứ, đi tỵ nạn, họ từng bị giam cầm nhiều năm trong chiến dịch "Quần đảo tre" (Bamboo Gulag - Trại lao động khổ sai) khét tiếng của Việt Nam - một trung úy trẻ thuộc Địa Phương quân trốn khỏi Việt Nam, tái định cư tại Úc, sau đó gia nhập quân đội Úc với vài trò Tuyên úy trong thập niên 1990.

Hoặc chuyện của phi công Chinook, di tản thường dân ra khỏi An Lộc lúc đang bị CS bao vây năm 1972.

Trực thăng Chinook của Không lực VNCH di tản đồng bào khỏi An Lộc 1972

Một câu chuyện chưa bao giờ được kể lại về tội ác chiến tranh của CS năm 1975, nhóm 12 tù binh chiến tranh miền Nam bị lính Bắc Việt bắn chết và chôn trong một hố chôn tập thể.

Chuyện của các bác sĩ quân y - tốt nghiệp Đại học y khoa Sài Gòn, tình nguyện phục vụ trong các đơn vị ưu tú của QLVNCH - những kinh nghiệm cá nhân của họ lúc phục vụ ở tiền tuyến.

Cuốn sách bao gồm lịch sử của Đoàn Nữ quân nhân. Một trong những nữ cựu chiến binh đã tình nguyện gia nhập quân đội ở tuổi 19 vào năm 1955, phục vụ 16 năm trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, bảy người trong số cựu chiến binh thuộc Sư đoàn Nhảy dù. Nhiều ảnh của cô cho thấy lúc đang nhảy dù ra khỏi máy bay vào năm 1957.

Khi chiến tranh leo thang vào cuối những năm 1960, nhiều phụ nữ đã tình nguyện phục vụ trong quân đội với cấp bậc hạ sĩ quan, hoặc sĩ quan cấp dưới cho tới khi chiến tranh kết thúc.
Một khía cạnh ít được biết đến về chính sách của chính phủ Úc đối với cựu chiến binh Việt Nam cũng được tìm hiểu: việc trao tiền lương hưu cho các cựu chiến binh cũng như các cuộc tranh luận nảy sinh vì vấn đề này tại Quốc hội Úc trong những năm 1980.

Cuối cùng, những sự vang dội đang xảy ra của cuộc chiến đối với thế hệ kế tiếp được tìm hiểu qua một chương đề cập về con em của các cựu quân nhân.

Thành tựu then chốt cho dự án của tôi là một kho lưu trữ tài liệu mới, được thành lập tại Thư viện Quốc gia Australia mang tên là: "Dự án lịch sử qua truyền khẩu của Các cựu chiến binh Việt Nam tại Úc" (Vietnamese veterans in Australia oral history project), bao gồm 36 câu chuyện truyền khẩu.

Tất cả sẽ được bảo tồn vĩnh viễn cho các thế hệ tương lai và cho đến lúc Việt Năm sau cùng phải thừa nhận đây là một phần của lịch sử.
Sách đã xuất bản của Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn.

VNCH-Ngoc Trương dịch 2018.01.26
*

Tham khảo:
27.01.2018

E-MAIL CỦA TT DONALD TRUMP


TT DONALD TRUMP YÊU CẦU MỌI NGƯỜI CHUYỄN TIẾP E-MAIL NÀY CHO NHIỀU NGƯỜI.


MỖI NGƯỜI NÊN XEM VÀ PHỔ BIẾN RỘNG RÃI

· Đây là cơ hội đễ làm điều gì đó cho con cái và cháu của mình..



CÓ NÊN CHẤM DỨT

· Phải trả lương hưu trí suốt đời cho Dân Biểu Nghị sĩ? So sánh với lương giáo viên hay quân nhân đang phục vụ để thấy sự bất công của những người LÀM LUẬT (cả LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP)
· Những người đại diện dân lại là gánh nặng cho dân suốt đời họ.

· AI LO CHO DÂN, AI BÊNH VỰC QUYỀN LỢI DÂN?

· TỔNG THỐNG TRUMP LẠI KHAI CHIẾN MẶT TRẬN MỚI VỚI TRẬN ĐỒ CỦ, CỦA CẢ 2 BÊN TÃ HỮU .

YÊU CẦU : Cải cách Đạo luật Quốc hội năm 2017:

· Một Dân Biểu chỉ nhận lương trong khi làm việc và không nhận gì cả khi họ không còn làm việc.
 · Quốc hội có thể mua kế hoạch nghỉ hưu của riêng họ, giống như tất cả những người Mỹ khác làm.

Nếu chúng ta có thể bắt đầu vào ngày mai!
Nếu có cả cơ hội xa xôi mà điều này có thể đi bất cứ đâu, tôi cũng rất muốn biết rằng tôi đã làm điều gì đó cho con cái và cháu của mình ....

Tổng thống Trump đang yêu cầu tất cả mọi người chuyển tiếp email này cho tối thiểu 20 người, và yêu cầu mỗi người làm như vậy.

Trong ba ngày, hầu hết mọi người ở Hoa Kỳ sẽ được thông báo.
Đây là một ý tưởng nên được thông qua cho mọi người.

Quy tắc TRUMP

Hãy xem liệu Quốc hội có hiểu được những gì mọi người đang gây áp lực.
  · Mức lương của các Tổng thống Hoa Kỳ đã về hưu ... $180,000 CHO SUỐT ĐỜI. ---- Ngốc nghếch

· Lương của các thành viên Hạ và / Thượng viện $ 174,000 CHO SUỐT ĐỜI. ---- Đây cũng là ngu ngốc


· Lương của Chủ tịch Hạ Viện $ 223,500 CHO SUỐT ĐỜI. ----- Đây thực sự là ngu ngốc

· Lương của Lãnh đạo Đa số / Lãnh đạo thiểu số: $ 193,400 CHO SUỐT ĐỜI. -----Ngốc nghếch.



Trong khi....

· Mức lương trung bình của một giáo viên $ 40,065
  · Mức lương trung bình của một Người lính được triển khai $ 38,000



Đây là nơi cắt giảm nên được thực hiện!

TT TRUMP, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CNBC, đưa ra một trong những trích dẫn tốt nhất về trần nợ:
Ông nói với CNBC: "Tôi có thể chấm dứt mức thâm hụt trong năm phút. "Bạn chỉ cần thông qua một đạo luật nói rằng bất cứ lúc nào có thâm hụt hơn 3% GDP, tất cả các thành viên của Quốc hội không đủ điều kiện để tái cử".
Tu chính thứ 26 (cấp quyền bầu cử cho người 18 tuổi) chỉ mất ba tháng và tám ngày để được phê chuẩn! Tại sao? Đơn giản! Người dân yêu cầu nó.. Đó là vào năm 1971 - trước máy tính, e-mail, điện thoại di động, v.v.

Trong số 27 bản Tu chính Hiến pháp, bảy (7) đã mất một (1) năm hoặc ít hơn để trở thành luật của đất đai - tất cả đều do áp lực của công chúng. Trump đang yêu cầu mỗi người nhận chuyển tiếp email này tới ít nhất 20 người trong danh sách địa chỉ của họ; và lần lượt yêu cầu mỗi người làm như vậy.
Trong ba ngày, hầu hết mọi người ở Hoa Kỳ sẽ được thông báo. Đây là một ý tưởng thực sự cần được thông qua.


Đạo luật Cải cách Quốc hội năm 2017
Không hưởng lương hưu / Không Hưu trí. Một Dân Biểu nam/nữ chỉ nhận lương trong khi làm việc và không nhận gì cả khi họ không còn làm việc.
Quốc hội (quá khứ, hiện tại và tương lai) tham gia vào hệ thống An Sinh Xã Hội.

Tất cả các quỹ trong quỹ hưu trí của Quốc hội chuyển sang hệ thống An Sinh Xã Hội ngay lập tức
Tất cả các quỹ trong tương lai nhập vào hệ thống An Sinh Xã Hội, và Quốc hội tham gia vào hệ thống như các người Mỹ khác. Quỹ không có thể được dùng cho bất kỳ mục đích nào khác.
Quốc hội có thể mua kế hoạch nghỉ hưu của riêng họ, giống như tất cả người Mỹ khác làm.

TRẦN NGUYÊN PHÁT* TÔI LÀ AI

TÔI LÀ AI  ?
Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt
TRẦN NGUYÊN PHÁT
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.
Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu.
Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà. Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam
alt
Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là “ấn tượng”. Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích
Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình. So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác Khi về đổi họ thay tên "Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng
Trần Nguyên Phát

HƯƠNG SÀGÒN * MÂY BUỒN TRỜI QUÊ HƯƠNG



MÂY BUỒN TRỜI QUÊ HƯƠNG

HƯƠNG SÀGÒN


Em trót sinh ra sau ngày “giải phóng”
Và lớn lên khi đất nước “thanh bình”
Nhưng cuộc đời sao vất vả điêu linh
Mẹ buôn gánh bán bưng nuôi con dại

Em đi học, qua đồng khô cỏ cháy
Trời quê hương bàng bạc áng mây buồn
Đường chiều về leo lét ánh tà buông:
-- "Con đói qúa, mẹ ơi trời sắp tối !"

Sáng đi học bụng em còn thấy đói
Cô dạy em phải yêu kính "bác" hồ
Em hỏi : - " 'bác' là ai vậy, hở Cô ?"
Cô bảo:-"Nhờ 'bác', đảng ta 'CHIẾN THẮNG ' !"

Em không hiểu, nhưng cúi đầu im lặng
Mà trong lòng thắc mắc mãi không thôi
"CHIẾN THẮNG" gì ? Sao khổ qúa đời tôi,
Nhà, họ lấy, phải đi vùng kinh tế!
.......................

Bao nhiêu năm, lớn lên đời vẫn thế :
Trời quê hương còn đó áng mây buồn
Vẫn từng ngày, vẫn kiếp sống đau thương
Em thay mẹ : Đời bán bưng buôn gánh !

Em tự hỏi nếu đảng không "CHIẾN THẮNG"
Nước Việt Nam có chậm tiến thế nầy ?
Người dân hiền đâu ngậm đắng nuốt cay
Bị "xuất khẩu" sang xứ người lao dịch !

Em thầm hỏi : "Ai đây là kẻ địch?"
"Mỹ, Ngụy", "bác" hồ, hay cộng đảng ta ?
"Ngụy" bây giờ là "khúc ruột phương xa"
Mỹ là thầy, là ân nhân kinh tế !

Nước Việt thụt lùi bao thế hệ
Từ môi sinh cho đến đạo làm người:
Chính phủ chỉ là một lũ đười ươi
Bọn ích kỷ, phường buôn dân bán nước!

Xã hội xuống dốc nhanh không tưởng được
Quan bạo tàn, tham nhũng đến vô lương
Chuyên hối lộ, cướp nhà, chiếm hết ruộng nương
Dân thấp cổ kêu trời cao chẳng thấu !

Đảng của "bác" biến nước ta lạc hậu
Dân Việt Nam nghèo nhất cõi năm châu
Những huy hoàng ngày cũ nay còn đâu
Phụ nữ Việt bán thân ngoài muôn dặm !

Ôi tổ quốc, ôi quê hương nhung gấm
Hỡi địa linh, nhân kiệt hãy vùng lên !
Giành TỰ DO, DÂN CHỦ với NHÂN QUYỀN
Quyết đập đổ NỘI THÙ: phường cộng sản

Hết cộng nô, trời Việt Nam lại sáng
Đàn con Hồng cháu Lạc đứng cao lên
Xây đắp non sông, bờ cõi vững bền
Đó là lúc toàn dân ta CHIẾN THẮNG !

Hương Sai-Gòn

Saturday, February 3, 2018

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO * TÔI HÁT CÙNG BẠN, TỰ DO ƠI!

 TÔI HÁT CÙNG BẠN, TỰ DO ƠI!
 TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO


Je Chante Avec Toi, Liberté
Quand tu chantes, je chante avec toi, liberté
Quand tu pleures, je pleure aussi ta peine
Quand tu trembles, je prie pour toi liberté
Dans la joie ou les larmes, je t'aime

Souviens-toi des jours de ta misère
Mon pays, tes bateaux étaient tes galères
Quand tu chantes, je chante avec toi, liberté
Et quand tu es absente, j'espère

Qui es-tu? Religion ou bien réalité
Une idée de révolutionnaire
Moi je crois que tu es la seule vérité
La noblesse de notre humanité

Je comprends qu'on meure pour te défendre
Que l'on passe sa vie à t'attendre
Quand tu chantes, je chante avec toi liberté
Dans la joie ou les larmes, je t'aime

Les chansons de l'espoir ont ton nom et ta voix
Le chemin de l'histoire nous conduira vers toi
Liberté, liberté…

Pierre Delanoë and Claude Lemesle
Tôi Hát Cùng Bạn, Tự Do Ơi

Tự Do ơi! Bạn mến yêu
Khi mà bạn hát, tôi theo hát cùng,
Khi mà bạn khóc não nùng
Niềm đau của bạn tôi chung lệ sầu,
Khi mà bạn bị đảo chao
Tôi cầu cho bạn được mau tốt lành,
Tôi yêu quý bạn chân thành
Dù trong hoan lạc hay quanh lệ trào.

Bạn nhớ chăng những ngày nào
Bạn lâm vào cảnh khổ đau ngập tràn
Thời quê tôi cũng lầm than
Đồng thuyền ta chịu chung phần bi ai,
Khi bạn hát, Tự Do ơi
Tôi cùng hoan hỉ vang lời đồng ca
Và khi bóng bạn nhạt nhòa
Thời tôi hy vọng xót xa miệt mài.

Hỡi Tư Do bạn là ai?
Bạn là tôn giáo ở nơi chốn này
Hay là thực tại nơi đây
Tư duy cách mạng vần xoay lòng người,
Riêng tôi tin tưởng mãi thôi
Bạn là chân lý tuyệt vời độc tôn
Mãi thanh cao, mãi trường tồn
Đỉnh cao hy vọng của nhân loại mình,

Tôi thường thông hiểu tận tình
Có người mạng sống hy sinh chẳng màng
Mong bảo vệ bạn an toàn
Tư Do yêu quý vô vàn thiết thân,
Có người suốt quãng đường trần
Mãi mong chờ bạn âm thầm khôn nguôi,
Khi bạn hát, Tư Do ơi!
Tôi luôn cùng bạn cất lời hoan ca
Dù trong vui thú thăng hoa
Hay qua dòng lệ chan hoà đắng cay,
Lòng tôi ấp ủ lâu nay
Tình yêu quý bạn đắm say một đời.

Bài ca hy vọng khắp nơi
Đều ghi tên bạn với lời thiết tha
Mang tiếng nói bạn vang xa,
Con đường lịch sử mở ra rạng ngời
Dẫn đường chỉ lối chúng tôi
Hướng về phía bạn, chân trời đẹp tươi
Tự Do ơi! Tự Do ơi...

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(chuyển ngữ)





GIAI THOẠI NHỎ - BÀI HỌC LỚN

GIAI THOẠI NHỎ - BÀI HỌC LỚN
Inline images 1

- Văn phòng giám đốc đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc. 
Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.

Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông giám đốc Harvard mới hết khách, xách cặp ra về.. Cặp vợ chồng xin được thưa chuyện vài phút.
Ông bà cho hay người con trai duy nhất của họ, sinh viên năm đầu của trường, vừa chết vì bệnh thương hàn, và muốn dựng một cái gì để tưởng nhớ đứa con. 
Ông giám đốc thông cảm cái đau buồn của khách, nhưng trả lời: ông bà thử tưởng tượng, nếu mỗi gia đình có tang xây một mộ bia, bồn cỏ nhà trường sẽ thành một nghĩa trang.

Ông khách nói: chúng tôi không muốn xây mộ bia. Chúng tôi muốn nhân danh con, xây tặng một giảng đường, hay một nhà nội trú.
Ông giám đốc nhìn bộ quần áo bình dân, vẻ quê mùa của khách, mỉm cười: ông có biết xây một giảng đường tốn hàng trăm ngàn Mỹ kim?
Bà khách nhìn chồng, nhỏ nhẹ: Nếu chỉ có vậy, tại sao mình không dựng luôn một trường đại học?
Hai ông bà ra về. Ít lâu sau, trường đại học Stanford ra đời và trở thành một 3 đại học uy tín nhất thế giới. Ông giám đốc Harvard không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở này trở thành Thống đốc California
Trả lại cho xã hội
Giai thoại trên đây về Leland và Jane Stanford được kể đi kể lại, nói lên nhân sinh quan đặc biệt của người Tây Phương, nhất là ở những xứ ảnh hưởng văn hóa Tin Lành (1), với phương châm được dạy dỗ và thấm nhuần từ nhỏ:trả lại cho xã hội những gì đã nhận được của xã hội.
Khía cạnh văn hóa đó giải thích tại sao ở Hoa Kỳ và Bắc Âu có những nhà tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Zuckerberg dành những ngân khoản khổng lồ làm việc từ thiện, tài trợ những dự án có công ích, trong khi ở những xã hội khác, những người giầu có, nhất là mới giầu, chỉ biết khoe của, phung phí một cách lố bịch, nham nhở. 
Những ông bà hoàng dầu lửa, keo kiệt, tàn nhẫn với gia nhân, nhất là di dân lao động, không biết dùng tiền bạc làm gì hơn là phòng tắm, cầu tiêu bằng vàng, xây cất những trường đua ngựa vĩ đại với bồn cỏ xanh giữa sa mạc, ở một xứ Hồi giáo cấm cờ bạc, cấm đánh độ.
Những tỷ phú Tàu xây lại lâu đài Versailles hàng trăm phòng cho hai vợ chồng với một cậu cả. 


No comments:

Post a Comment