Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 September 2018

MẶC ĐÔNG * ĐÈO CẢ

 


Đèo Cả Vắt Mẹ Địu Con Vượt Chết
Mặc Đông
Sương tay bồng tay xách lặng lẽ bước theo lối mòn từ chỏm núi Đá Đen cuối cùng, bên kia khụy chỏ đường đèo là bãi tranh cao phủ cả người, muốn đi tắt tới điểm hẹn khỏi bị phát hiện của bọn lính biên phòng, ba mẹ con Sương rất vất vả, khó nhọc chui qua những bụi rậm, những dây leo chằng chịt, những ghềnh đá, gặp có đoạn lên cao thẳng tuột, có chỗ chúi vực, mà theo người hướng dẫn chỉ cách bám chặt những rễ cây, vịn những cành phụ vướng sà, níu nó mà đi, mà vượt qua.


Hơi núi bốc lên, hơi người tỏa ra vì mệt nhọc, nhớp nháp mồ hôi ướt đẫm áo lãnh quần thoa bắt mùi, những con vắt núi vô thần nhô đầu ra từ những đống lá mục, những mô đất, đá trũng rêu rong đen khì bò ra bám chặt, hút sâu dưới mắt cá, có con bò duỗi vào vùng cấm địa, bất thần vì cái hốc đau đáu của loài vắt vô tri nên nàng phải liều lĩnh tuột xuống khạc nước miếng vào thân con vắt, nàng thò tay tóm cổ bắt nó ra vứt bừa lên phiến đá đen gần đó bụng nó hút no đầy máu chạm phải cạnh bén của đá làm vỡ bụng, máu me tung toé vương vãi lên lá, lên cây...

Mùi máu và khí núi làm tăng nồng độ hiếp dâm của vắt núi, hình như chúng nó đói nhừ, lã bã từ những đợt lá mục, những gốc cây ngổn ngang lò đầu ra hướng về nơi bãi máu người mà nàng bắt vứt quăng ra loang lổ trên tảng đá. Chúng bu như vẹm! Sương còng lưng, áo rách, chưn trần truồng nhập vào tốp bảy người đàn ông lẫn đàn bà và ba đứa con nít lam lũ đã ngồi chờ ở đó có lẽ khá lâu, nghe người tổ chức nói, phải đợi ba người nữa từ Nha Trang ra là chúng ta xuống núi vượt qua đường mòn kia rồi đến cồn cát của bãi đáp, nằm ở cuối khe suối chảy ra biển Vũng Rô là có ghe đến đón.

Nam, chồng của Cô Tư chưng hửng mới biết Sương có chồng vượt biên chết tìm tự do đã hai năm, Sương cùng hai con nhỏ hóm, khật khưỡng tay nải, tay bồng vừa đến điểm hẹn giao người thì người dẫn đường kế tiếp chìa tay ra... Sương hiểu ý, vì nàng đã bốn năm lần vượt biên bị lộ, bị lừa, bị bắt nên nàng nhanh như một cái máy, nàng bảo khéo Sa chạy vào hốc đá bên kia "tè " đi con! Sa là đứa con gái mới chỉ năm tuổi đầu biết gì đâu những toan tính của mẹ.

Và những mưu kế, toa rập ruồng rẫy của người đời nay, mà chỉ có một điều giữa Sa và bé Nhuệ tri thức non nớt ấy làm sao hiểu nổi được những tai biến phức tạp đang xảy ra cho gia đình cha mẹ, nhất là cho đồng bào thân thuộc...Chúng chỉ có một ước mong làm sao đó gặp ba nó là một niềm vui khó tả nhất của trẻ thơ. Khi mà những ngày tháng chúng nhớ ba vời vợi. Sa vừa "tuột" xuống là "tè" ngay,

Sương sợ con không hiểu nổi cái manh mung của sự giao dịch, chuyển, đưa người vượt biên, vì một nhẽ nàng gặp được đường dây này chỉ mới có ngày hôm qua, nên sự móc nối giữa người tổ chức cũng như người vượt biên như Sương, không ai biết ai là người thực hiện, ai là người lừa đảo, cả ngay người thân thuộc khi mà đòi tiền mãi lộ tiền mua bãi, tiền mua ghe, tráo trở như thế nào đó như là việc dựng chuyện cướp ghe, cướp thuyền để cho người ở lại nhất là chủ ghe khỏi bị liên lụy... tra hạch tù tội cho nên hình thức trao tiền như là việc cướp của giết người là việc rất thông thường xảy ra theo chiều dài thời gian hành của người vượt biên trên biển Đông.

Cho nên người dẫn đường đến bãi đáp mới, đưa tay ra là nàng hiểu ý ngay.... Cái ruột tượng vải mà nàng chôm của ông già nàng nó khá dài so với vòng lưng của bé Sa, nên nàng thận trọng lắm mới bỏ vào dăm ba "cây" cùng ít lương khô vặt để phòng hờ nàng buộc vào lưng của con nên khi bé Sa tuột quần tè là một việc làm rất khó khổ, Sương tẳn mẳn xốc ruột tượng lấy ra.

Các con còn quá nhỏ không hiểu nổi được những lời mẹ nói bây giờ đâu con! Ngày mai kia nếu cuộc vượt thoát này thành công ra được nước ngoài các con học hành đỗ đạt thành tài, lớn khôn, thì tự nó sẽ trả lời cách hùng hồn chính đáng nhất, tại làm sao mẹ con mình vượt thoát không sống nổi nơi quê hương của chính mình.

Cố gắng lên các con, trời không phụ lòng mẹ con mình đâu! Sau cơn mưa, cơn bão, thế nào trời cũng trở nên quang đãng, nắng ấm chan chứa tình người! Chàng ơi! Hỡi chàng....bên kia bờ đại dương, vùng trời tự do kia có biết chăng nỗi thống khổ cuộc hành trình vượt thoát này phải trả giá bằng máu và mồ hôi khơi dòng nhỏ giọt quyết tâm, cỡi sóng từ chỗ chết ra đi, tìm cho mình một lẽ sống mà giá trị, vật chất nào so sánh bằng!

Cơn mưa núi thình lình dẫn đến vẫn chưa dứt, gió thổi tạt nghiêng từng trận lá cây xào xạc bì bõm bay quắt vùi giập vào mặt nàng những giọt nước mưa mang mùi khí núi rét căm căm lạnh. Ba mẹ con, nước mưa, nước mắt chảy thành dòng xuống má lăn vào môi mặn tanh rợn người thế mà nàng cương quyết bước những bước chắc nịch qua những chỏm đá, những khe suối. Nàng và hai con nàng, hổn hển bò, níu lên ghe, trời cũng bắt đầu sẫm tối, thuyền lướt sóng ra khơi, xa dần, xa dần những núi đồi, những bãi cát, đồng nội óng ả đượm tình quê hương yêu dấu. Tuy nàng kiệt sức, lả người qua cuộc vượt thoát từ trên đường đèo cao dốc thẳm, xuống núi đá triền sâu những con vắt, những con rít, rắn độc nàng vượt bước qua, nàng cố ngoi đấu lên khỏi mạn thuyền. Đứng dậy hướng về miền quê hương vẫy tay chào tạm biệt lần cuối!

Nàng sụt sùi ngấn lệ mắt mờ xa, xa dần quê hương chìu mến! Nàng nghẹn ngào, âm thầm cất lên lời từ giã mẹ già yêu quí của nàng, con vượt đại dương để tìm chồng...tìm tự do! Và con nguyện sẽ trở về thăm lại mẹ già, thăm lại làng quê, nếu chúng con còn sống! Tự Do, hai chữ hình như trong đời nàng chưa bao giờ hiểu cái nghĩa ấy là gì?

Nhưng bây giờ đầu nàng đội trời, chân nàng đạp núi băng đèo, cỡi sóng dữ...đói khát, cướp biển, hải tặc mọi rợ, hung hãn... nàng ngoi đầu lên, rồi hụp lặn xuống bể đời để rồi nàng trả giá quá đắt, sống còn! Thế nhưng, nhân loại hình như chưa có ai thấu hiểu nỗi thống khổ cuộc hành trình vượt chết này của mẹ con nàng, người đàn bà Việt Nam quả cảm nhẫn nhục, chịu đựng bao nỗi khổ đau trong ba mươi năm chiến tranh Nam Bắc điêu tàn chỉ vì cái ý thức hệ ngoại lai cỏn con. Và, sau khi chiến tranh tạm kết thúc, để Việt Nam có được hòa bình? Để Việt Nam có được tự do? Người thì tranh nhau giải Nobel Hòa Bình, người thì tranh nhau chức tước này, quyền nọ! Để mặc cho lương dân Việt Nam sống sao đó, đói nghèo, tù tội, sống chết mặc xác chúng bay có can chi tới!

Tự do rồi sao, hòa bình rồi sao nàng phải bồng con vượt qua bao nguy hiểm, bao nhiêu gian lao để đi tìm tự do để tìm cho con nàng có cuộc sống mới! Nàng và con nàng, ói mửa tới lòi mật xanh, ngất ngưởng thiếp đi khi mà con tầu chao đảo hụp lặn qua bao con sóng dữ, qua bao trận cuồng phong bão tố, ngay cả những đêm lênh đênh trên biển cả không có một giọt nước ngọt nhỏ vào miệng...mà biển là nơi chứa ba phần tư lượng nước khổng lồ của vũ trụ mênh mông, thò tay xuống ghe lõm bõm là nước tung toé trắng xóa, nhưng nước biển quá mặn, mặn đắng, làm sao con người có thể uống được, đi rừng, đi núi đói có thể hái lá cây, moi móc bắt côn trùng, sâu bọ, dế mèn mà ăn cho khỏi đói, tìm tới nơi suối độc cũng có thể uống cầm chừng qua cơn khát, qua cơn đói mà đi, mà sống, còn biển thì không, nước biển, cá biển không thể nào dùng được qua cuộc hành trình vượt biển tìm tự do này! -

Khát nước mẹ...con quá khát...nước, mẹ ơi! - Con chết...chắc mẹ ơi! - Cho con...nước! Nước đâu mẹ...Việt Nam? Sa thiếp đi ba ngày đêm liền trên mạn con thuyền trôi dạt biển Đông vô tận. Nàng cầm cự được sức sống còn của nàng thóp thoi từng giây bằng vào nước... đái của nàng, của con nàng. Và nàng bưng mặt khóc...những giọt nước mắt nàng bì bõm, rơi lăn trên má nàng là những khi nàng bồng con rà miệng của con vào mà liếm, mà mút cho qua cơn khát nước...con đòi nước...để giữ được hơi thở mong manh còn lại của con, của nàng mà ngước đầu lên, vịn nếm giọt nước mắt sau cùng mà đứng dậy bước lên những bước chân trời mới, Tự Do!

Thuyền nan bị sóng dập đã tơi bời nên một phần đã hư hỏng trầm trọng, nước biển lưng chừng đáy ghe buồng tầu, máy hết dầu, bị bão đạp gãy láp trôi dạt mông lung không định hướng, thuyền theo con sóng tấp vào vùng đá cạn, san hô, nhấp nhô bọt thủy triều xuôi ngược về đâu! Nàng, chưn hồng mảnh mai nõn đạp lên ốc đảo bén nhọn, máu bắn ra loang lổ từng phiến, từng tảng san hô đỏ ngầu, tay năm ngón móc moi những con sò, con ốc lên mang lại bẹn ván ghe rồi hai tay yếu đuối gân guốc bóc ra từng con nhỏ xíu cho con ăn, lót bụng đoạn trường lên cơn đói, lên cơn khát, với tấm ván cỏn con ngất ngư nằm chờ chết chín ngày, rồi mười ba ngày...rồi cả tháng trên vùng trời biển mặn.

Chiều trên ốc đảo san hô nước mặn, mặt nàng đã bao lần hướng lên bầu trời cao lòng nàng gởi trọn vào chân không, cầu nguyện nhân danh những vị tối cao nào Phật, nào Chúa, nào Thần Thánh ngự ở trời cao, biển cả bao la hãy tỏ ra lòng từ bi bác ái ban phép mầu nhiệm mà cứu muôn dân cứu mẹ con nàng đã và đang lâm nguy chờ chết!  

Hỡi Chúa toàn năng! Hỡi Phật Thích Ca mầu nhiệm vô biên! Chúng con cần các ngài cứu chết! Các con cần phải sống!Dân tộc Việt Nam chúng con cần phải sống để sinh tồn như bao nhiêu dân tộc trên thế giới! Mẹ, và nhất là hai con phải sống để gặp lại ba, một tương lai đang chờ đón, một tương lai thật sự đấy hứa hẹn con ơi!

Nàng và hai con thiếp đi như một phép lạ, ngủ ngon một giấc dài trên tấm ván chưa bao giờ có từ ngày, giờ khởi hành đã non một tháng trôi nổi quần quại, bầm trầy, nào xuống núi, nào băng rừng, vượt sóng ngàn khơi, bây giờ nàng nằm soãi trên một bãi cát trắng phau, nàng tựa mình ngồi dậy tưởng chừng hai con nàng lìa khỏi tầm tay nàng mà về dưới lòng biển sâu thẳm, nàng không ngờ còn có cả hai đứa con thơ yêu dấu của nàng nằm sóng soài bên nàng như một phép lạ trời ban.

Nàng bò một cách chậm chạp, uể oải, đau điếng thân xác tiều tụy như một cái xác khô da bọc xương, nàng bò dần dần lại gần...gần lại, nàng đưa tay với tới ôm hai con vào lòng...nàng hun hút khóc nỉ non, hú hồn còn sống. Nàng ngó quanh, đây là đâu nhỉ? Nàng khẽ gọi con...các con của mẹ! Mẹ đây nè, mẹ của hai con đây!

 Nàng, tay chống cát, tay chống đầu gối ngồi dậy đứng lên....Mắt nàng đầy Trũng những giọt nước mắt, chan chứa lóng lánh lăn tròn trên gò má hốc hác, nám cháy...vương vãi vài ba sợi tóc bù xù, tả tua bay vờn trước gió mới...đất trời lạ hoắc! Trước mặt nàng xa xa là ngôi làng những túp nhà như dân... Nàng nách hai con bước tới...tai nghe văng vẳng tiếng người trọ trẹ cả đàn ông lẫn đàn bà bản xứ... - Nước...nước...tìm nước cho con...Sa thiểu não đòi mẹ...nước! Bé Nhuệ ngất ngớp:...Con cần nước! Nàng quá xúc động khi nghe hai con đòi nước trong cơn sốt, hớt hải kinh hoàng.

Nàng bịu hai con vào lòng ôm chặt khi mà một toán người vừa đàn bà, vừa đàn ông tiến lại gần.. hình như họ muốn nuốt chửng ba mẹ con nàng, hay dở trò cưỡng hiếp, cướp bóc thô bạo như những tên cướp biển mà nàng thường hay nghe trước khi nàng quyết định vượt biên.

Nhưng nàng, trong bối cảnh này rất bình tĩnh không chút tỏ ra sợ hãi...dù là có gặp phải bọn cướp biển đi chăng, vì nàng còn gì nữa mà phải sợ, khi thân thể nàng quá tiều tụy, da bọc xương, quần áo rách rưới tả tơi, hai con nàng nằm sụi lơ như cái xác chết...ruột tượng đựng "cây"của hai me con nàng cũng lìa xa nàng từ hồi nào rồi có còn đâu nữa mà cướp, với hiếp...

 Nàng phó thác...cho số phận của mình! Chết hay sống hình như nàng không mấy quan tâm nữa mà nàng chỉ cần có nước. Cho chính nàng và hai đứa con của mình! - Nước....nước...con cần có nước! - Con khát...nước...quá! Người, người ơi! Mẹ Việt Nam ơi...! Chúng con cần...có nước!
::: Mặc Đông :::

Sunday, October 22, 2017

HƯNG YÊN * ĐỜI MỘT NGƯỜI TÙ CẢI TẠO

 

Mẩu Đời Một Người Cựu Tù Cải Tạo

Hưng Yên

Hôm nay là ngày bầu cử, trường học đóng cửa nên thằng Thanh theo thằng Hoàng ra chỗ sửa xe ngay từ buổi sáng. Khi mọi người đã đi hết, ông Ba Cất mở “trạn” lấy cơm nguội ra ăn; cánh cửa trạn vừa mở ra ông đã nghe mấy con gián chạy rào rào. Nhưng cũng chẳng sao, ở trong trại cải tạo ông ăn phải gián là thường, mấy người khác cũng vậy, mà có thấy ai kêu la hay khạc nhổ gì đâu! Ruồi, rệp, gián và người cùng ở chung với nhau. Thau cơm độn khoai lang khô, khoai mì khô hay bo bo lãnh về chưa kịp chia, ruồi đậu đen nghịt ở phía trên. Thau nước mắm “đại dương” lãnh về (toàn nước muối pha với chút nước mắm cho có mùi) mấy chục con ruồi nổi lều bều... 
Lấy tay xua xua, đuổi đám ruồi ở thau cơm, lấy thìa vớt mấy con ruồi ở thau nước mắm bỏ đi rồi chia cơm, chia nước mắm. Lúc chia anh em ngồi lõ mắt ra nhìn, chỉ sợ chia không đều, phần mình ít hơn phần người khác.
Miếng cháy lớn bằng nửa bàn tay bẻ ra làm mười bỏ lên trên mười phần cơm của mười người, chỉ nghe có tiếng cằn nhằn là cháy bẻ không đều, miếng to, miếng bé chứ chẳng thấy ai kêu nhiều ruồi nhiều nhặng bao giờ!
Chúa Nhật không phải đi lao động ở nhà, ai có thăm nuôi thì nấu nướng linh tinh, đám con bà phước (người không có thăm nuôi) vô sản thì nhìn người ta ăn rồi nuốt nước miếng, vì Chúa Nhật hay ngày lễ nghỉ không đi lao động thì không có ăn sáng. Ăn rồi kẻ vá quần áo, người lật mùng, lật chăn ra bắt rệp. Rệp đâu mà nhiều thế không biết, bắt hôm nay ngày mai lại có, giết chán mỏi tay nó lại hôi rình bèn bắt bỏ vào cái hũ pê li xi lin rồi thỉnh thoảng lấy ra xem nó bò chơi.
Còn gián cũng vậy, sinh sôi nẩy nở tràn lan vì giang sơn của mỗi người tù chỉ rộng không bằng một chiếc chiếu cá nhân nên chiếu của người này phải trải chồng lên mép chiếu của người kia. Rồi thì muối, mắm, tương, chao, đường tán, mì vụn v.v. nói chung là mọi thứ tài sản của một người tù đều được để trên “xích đông” thuộc phần mình ngay chỗ đầu nằm, thế là trước khi người ăn, gián đã tha hồ mà hưởng thụ.
 Buổi sáng trước khi đi lao động ngồi nhai miếng bột khoai mì luộc dầy bằng đốt ngón tay và lớn bằng hai ngón tay chụm lại lãnh từ tối hôm trước. Ðang nhai mà nghe đến xựt một cái rồi thấy hôi hôi, tanh tanh, lờ lợ là biết ngay đã nhai phải một chú gián chui trong cái lỗ hổng ở miếng bột khoai mì. Nhưng mặc mày, “ông” nhắm mắt nuốt luôn vì nếu nhả mày ra thì “ông” còn gì đâu nữa mà ăn!
Ông Ba Cất đã ăn phải gián là thường vì thế mà ông chẳng bận tâm gì đến mấy con gián đang chạy rào rào ở trong cái gác măng giê. Ông chỉ nghĩ bụng: mình sẽ phải sửa lại cái gác măng giê, nó hở nhiều chỗ quá rồi!
Còn được một bát đầy cơm nguội, ông Ba Cất chan vào một chút nước mắm rồi ngồi ăn. Cũng may nồi cơm được đậy vung cẩn thận, gián không chui vào được nên không có mùi hôi. Mới hôm qua, hôm kia đây thôi, còn ở trong tù mà có được bát cơm như thế này thì đã là một hạnh phúc vô biên. Quanh năm suốt tháng chỉ ăn độn, những năm về sau này, mùng một tết mới có được bát cơm trắng nhưng tiêu chuẩn củng chỉ nhỉnh hơn bát cơm ngày thường một chút nên ăn cũng chẳng đủ no.
Ông Ba Cất ngồi nhai bát cơm nguội chan với nước mắm. Lẽ ra nó phải ngon lắm, nhưng ông lại không thấy có gì đặc biệt cả, lại nữa ông cũng không cảm thấy đói để cần ăn.
Từ hôm qua đến nay bữa này là bữa thứ hai ông không phải ăn độn. Bữa cơm tối hôm qua còn có cá trích kho, rau muống luộc chấm nước mắm và nước rau muống luộc có bỏ chút muối làm canh. Tuy ăn có ngon hơn ăn cơm tù nhiều thật, nhưng chỉ sau hai bát là ông đã không ăn nữa. Bà hỏi sao ông ăn ít thế. Ông bảo trong tù ăn ít nó quen rồi, nay ăn nhiều sợ hại bao tử, phải từ từ rồi mới ăn nhiều được, cũng như người bệnh lâu ngày mới khỏi, ăn cho cố vào là có chuyện ngay! Tuy nói thế, nhưng còn một lý do thứ hai mà ông Ba Cất không nói ra là ông về bất ưng, nhà không biết để nấu thêm phần cơm ông, nếu ông ăn nhiều thì vợ với các con ông sẽ đói. Hơn nữa dưới chế độ xhcn ưu việt làm bất cứ một việc gì mỗi người đều có tiêu chuẩn cả, ngay cả ăn cũng thế.
Từ nhà ông đến đồn công an phường Thắng Tam đường xa hơn 3 cây số, ông Ba Cất cuốc bộ mất gần một tiếng đồng hồ. Nhưng đi bộ một quãng đường như thế đối với ông là chuyện tầm thường. Ngày mới từ trại Suối Máu được đưa đi lao động tự quản ở Trảng Bom, cải tạo viên đã phải vào rừng chặt tre, chặt lá buông, chặt cây đem về tự dựng lấy lán, lấy nhà để ở. Trong mấy công tác này, ông Ba Cất thích được đi chặt tre nhất. Muốn có một cây tre, cải tạo viên phải cuốc bộ cỡ 12 cây số đường rừng để đến được khu rừng tre. 
Chọn được bụi tre vừa ý rồi, người chặt tre phải làm thế nào để sau khi phá một bụi tre có thể lấy được tối thiểu là 4-5 cây một lúc, chứ nếu chỉ lấy được một 1-2 cây thôi thì uổng công lắm. Cái khó khăn vất vả nhất của việc chặt tre là dọn sạch từ dưới lên trên để có thể leo lên tít trên ngọn. Chặt đứt 5-6 ngọn cây tre đi rồi leo xuống chặt phần gốc xong là có thể rút được cây tre ra dễ dàng. Tiêu chuẩn của mỗi người một ngày là một cây tre, dài 6 mét trở lên, phía gốc to tối thiểu phải bằng cái lon gô. Mà tre là tre rừng lâu năm, cành, lá, gai góc đan chằng chịt vào nhau, phá được một lối đi vào sát bụi tre là đã vất vả lắm rồi, nên nếu không kiên trì và không biết cách thì không dễ gì mà lấy được một cây tre.
Ði chặt tre người ta cũng không đi một mình mà thường đi thành từng nhóm hai, ba người để người nọ phụ người kia, tiếp tay nhau mà chặt cành, mà kéo cây tre ra khỏi bụi, v.v. Nhóm ông Ba Cất chỉ có hai người, ông và anh Nguyễn Ðình. Ông thích đi với anh Nguyễn Ðình vì anh là người cùng đơn vị với ông, cùng ở cư xá Trương Công Ðịnh, anh chẳng những đã hiền lành lại rất tháo vát. Còn anh Nguyễn Ðình cũng thích đi với ông Ba Cất vì ngoài cái tình thân từ trước, ông Ba Cất còn là một kiện tướng chặt tre.


Vì là lao động tự quản nên sáng ra lãnh phần ăn sáng và phần ăn trưa rồi ai muốn đi trước thì đi, ai muốn đi sau thì đi, không bắt buộc phải đi cùng một lúc với nhau và không có công an võ trang vác súng đi theo. Ấy là chỉ những người trách nhiệm đi chặt tre, chặt lá buông hay chặt cây về dựng lán, dựng nhà thôi, chứ những người đi phá rừng hay làm rẫy thì lại khác.
Ông Ba Cất thích đi chặt tre vì tuy phải đi xa những 12 cây số, đi và về 24 cây số, nhưng sau khi phá xong một bụi tre, lấy được 5-6 cây tre xuống rồi thì ông và anh Nguyễn Ðình mỗi người một cây, mấy cây còn lại đem giấu thật kĩ. 
Nếu thấy trời còn sớm thì trên đường về có thể vừa đi vừa “cải thiện” linh tinh: nắm rau sam, nắm cải trời hoặc là quả bí, quả muớp để chiều hôm đó có cái mà nấu nướng thêm, miễn là vác được cây tre, bó lá buông hay cây cột về tới trại trước bốn giờ chiều giao cho anh tổ trưởng kiểm soát, ghi vào sổ báo cáo thế là được. Hôm sau đi chặt tre thì chỉ việc đến chỗ cũ rút ra hai cây tre đã giấu ngày hôm trước, sau đó thì tha hồ mà đi cải thiện. 
Có lần ông và anh Nguyễn Ðình còn câu được cả mấy chục con cá trắng, loại cá ở suối trông gần giống như con cá diếc, lớn gần bằng hai ngón tay. Ðem về làm sạch rồi đốt lửa nướng, hôm ấy hai anh em được một bữa “bồi dưỡng”! Sau này chuyển trại về Hàm Tân, Thuận Hải Z30C thì toàn là đẩy xe cải tiến hoặc là gánh nước tưới rau. Ngày gánh 60 đôi nước từ suối đi lên, dốc ngược, trơn như mỡ mà ông Ba Cất còn đi được xá gì việc đi bộ từ nhà đến đồn công an có hơn 3 cây số.
Hôm ấy là ngày bầu cử, đồn công an vắng hoe, mọi người đều đi công tác, chỉ còn một anh công an ngồi ở phòng trực. Thấy ông Ba Cất lò dò bước vào, anh ta trừng mắt lên hỏi:
- Ði đâu đây, có việc gì, sao giờ này không đi bầu cử mà lại đến dây?
Ông Ba Cất móc túi lấy tờ giấy “ra trại” mở ra cầm bằng cả hai tay đưa cho anh công an, khẽ thưa:
- Báo cáo cán bộ, tôi mới được ra trại, hôm nay đến trình diện đồn!
Anh công an cầm tờ giấy lẩm nhẩm đọc rồi ngước mắt lên hỏi:
- Có thuốc không?
Ông Ba Cất có gói thuốc rê ở trong túi, nhưng nghĩ chả lẽ lại mời cán bộ hút thuốc rê, nên ông nói trớ đi:
- Báo cáo cán bộ tôi không hút thuốc!
Anh công an bỏ tờ giấy ra trại của ông Ba Cất vào hộc bàn, đóng xập lại rồi vẫy tay bảo:
- Về đi, mai đến lấy!
Nói rồi anh ta đứng lên như là chuẩn bị đi đâu đó. Ông Ba Cất nằn nì:
- Báo cáo cán bộ tôi chỉ có mỗi tờ giấy đó, xin cán bộ ký nhận cho là tôi đã trình diện rồi cho tôi xin lại, vì hôm nay là ngày bầu cử... chưa nói hết câu thì anh công an đã trừng mắt lên:
- Ðã bảo về đi mai đến lấy còn lải nhải gì nữa, hay là muốn ở lại đây luôn?
Ông Ba Cất lủi thủi đi về lòng vừa buồn vừa lo! Bực mình bất giác ông lẩm bẩm chửi thành tiếng: ÐM nó, ở đâu cũng giống nhau, trong trại muốn được yên thân cũng phải hối lộ, về đây cũng thế!
Ở trong trại, tù nhân muốn được yên thân, muốn không bị làm phiền cũng phải hối lộ cho quản giáo, cho cán bộ võ trang. Hình thức hối lộ là như thế này: 
Tù nhân thì anh nào cũng rách như cái sơ mướp, trên chỉ có bộ răng, dưới chỉ có “bác hồ”, đói khát triền miên, nhưng những anh “con bà phước” chả nói làm gì còn những người khác thỉnh thoảng cũng được thăm nuôi. Mà có thăm nuôi thì thế nào cũng có thuốc rê hay thuốc lào bởi tù cải tạo hiếm có người không ghiền thuốc.
Cha cố, sư thày, ngày còn ở ngoài đời mà phì phèo điếu thuốc thì thật là khó coi lắm, thế mà vào đây các vị cũng kéo thuốc rê, rít thuốc lào như điên! Quan thày thuốc ngày trước cứ sau khi đụng vào bệnh nhân một tí là lại đưa tay ra cho y tá xịt an côn để xát trùng. Còn thuốc rê với thuốc lào thì đừng bao giờ nói với các vị vì đó là những thứ thuốc độc cần phải tránh xa. Thế mà vào đây, tù khám bệnh cho tù, sau khi khám xong quan đốc tờ được mời quấn điếu thuốc rê hay rít một điếu thuốc lào thì hai mắt quan đốc tờ sáng lên!
Cũng bởi hầu hết tù nhân sau khi được thăm nuôi thế nào cũng có thuốc rê hay thuốc lào nên mới có một cái luật bất thành văn là như thế này: Sau khi được thăm nuôi, buổi sáng hay buổi chiều đi lao động, ngoài tiêu chuẩn thuốc cho anh, anh phải vấn sẵn 4-5 điếu thuốc rê hay gói sẵn 4-5 bi thuốc lào để hối lộ cho cán bộ quản giáo hay cán bộ võ trang. Số thuốc này anh giao cho đội trưởng để thỉnh thoảng đội trưởng lại mời cán bộ hút một điếu. 
Cán bộ có thuốc “phê” đều đều sẽ vui vẻ không làm khó dễ anh em. Anh nào mới được thăm nuôi cũng phải làm nghĩa vụ như thế, cho đến khi trong đội có người khác được thăm nuôi thì nghĩa vụ của anh mới chấm dứt. Nếu cùng một ngày mà có đến mấy người được thăm nuôi thì sẽ chia nhau mỗi người mấy ngày phải cung cấp thuốc cho cán bộ. Ông Ba Cất cứ đều đều 2 tháng được thăm nuôi một lần nên cứ mỗi 2 tháng là ông lại phải thi hành “nghĩa vụ” một lần. Sáng cũng như chiều, ông vấn sẵn 4 điếu thuốc rê đưa cho anh đội trưởng cùng với lời dặn: Ðừng đưa cho nó một lúc, cứ đợi đến khi nó “vã” lắm rồi mới cho một điếu. 
Ðưa một lúc nó hút hết rồi thì không có đâu mà cho nữa! Nếu chẳng may mà lâu quá trong đội không có ai được thăm nuôi, chẳng lẽ người được thăm nuôi cuối cùng cứ phải cung cấp thuốc cho cán bộ mãi, khi đó “nghĩa vụ” sẽ thuộc về anh đội trưởng. Anh làm sao thì làm, cán bộ “vã” thuốc quá trở nên cáu gắt, làm khó dễ anh em thì anh em sẽ ÐM anh đội trưởng. Gặp những trường hợp như thế thì anh đội trưởng lại đi vòng vòng thì thào năn nỉ anh em bớt mồm bớt miệng “cứu bồ” trong cơn túng ngặt, thế là anh đội trưởng lại có thuốc “đút” cho cán bộ.
Ở trong tù thì thế, nay được ra khỏi tù đến trình diện đồn cũng bị công an hỏi “có thuốc không”? Không có thuốc, bị công an giữ tờ giấy ra trại rồi đuổi về “mai tới lấy”! Hôm nay là ngày bầu cử, “chó vàng” chạy đầy đường, đi đứng lạng quạng, nó hỏi giấy tờ không có, lỡ nó đem nó nhốt rồi gửi đến một trại nào đó thì vợ con biết đâu mà tìm. Vì nghĩ vậy nên khi về được đến nhà rồi, suốt ngày hôm đó ông Ba Cất không dám bước ra khỏi cửa!
Tối về, ông kể chuyện cho vợ nghe, bà thở dài bảo:
- Em bậy quá, đáng lẽ phải bảo con Thảnh đưa cho anh mấy điếu Jet hay Samit mới phải, bây giờ làm cái gì cũng phải có thủ tục “đầu tiên” mới được!
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsongmedia.com.]

BS.BÙI VĂN RẬU * CẨN THẬN KẺO TÉ


CẨN THẬN KẺO TÉ
Bác-sĩ Bùi-Văn-Rậu

Các bạn thân mến, trước hết tôi xin cám ơn tất cả các bạn bè xa gần đã lo lắng, thăm hỏi qua điện thoại, e mail, thăm viếng cùng chúc lành cho tôi trong những ngày qua!

Có lẽ một số các anh chị đã thắc mắc chuyện gì đã xảy đến cho tôi vậy? Tôi xin tóm lược diễn tiến sau đây.

Số là vợ chồng chúng tôi đã cùng một số bạn rủ nhau đi du lịch Nhật-Bản bằng tàu. Vào ngày thứ hai của chuyến đi, chúng tôi đến cư ngụ tại một khách sạn nằm dưới chân núi Phú-Sĩ, chờ sáng hôm sau lên thăm núi. Tối hôm đó từ phòng tắm đi ra, vì phải bước qua cái ngạch cửa hơi cao tôi bị rượt chân nên ngã bật ngửa ra sau, đầu đập vào ngạch cửa! Tôi nằm im cố kiểm soát ngũ quan, tứ chi xem có bị gì không thì bà xã tôi thấy động vào nâng tôi dậy! 
Thấy máu chảy lênh láng trên sàn, vội dùng khăn băng đầu tôi lại để cầm máu rồi nhờ một anh bạn cùng đoàn sang khám cho tôi! Anh bạn này là chuyên khoa cấp cứu của các nhà thương ở California. Sau khi khám xong thấy tôi không có triệu chứng gì, chỉ bị nứt da sau ót thôi, nên anh an ủi bà xã tôi và dặn chỉ canh chừng tôi mà thôi, sau đó tôi hoạt động như thường, vẫn theo đoàn đi tiếp! Sáng hôm sau, chúng tôi lên núi Phú-Sĩ...

Sau đó chúng tôi lên tàu đi Osaka và Kobe... Rời Kobe tàu ghé Nagasaki... Rời Nagasaki tàu chúng tôi ghé Shanghai...Chúng tôi rời Okinawa để đến Taipei... Sau hai ngày ở Taipei tàu ghé Hong-Kong là trạm chót của chuyến hải hành. Tại Hong-Kong... Chúng tôi rời Hong- Kong bay tới Tokyo đổi máy bay để về thẳng Mỹ! Về đến San Jose, tôi đã trở lại công việc thường ngày, đi làm như thường, vẫn không có triệu chứng gì, không thấy nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa!!!

Cho đến chủ nhật 23 tháng 11, tức là 4 tuần sau ngày xảy ra tai nạn, tôi bắt đầu thấy hơi bị chúi về phía trước mỗi khi di chuyển, qua thứ hai tôi gọi cho bác sĩ gia đình xin đi chụp CT scan đầu. Tuy nhiên cơ quan Xrays hẹn vào chiều hôm sau, vì không có chỗ! Buổi chiều hôm ấy trên đường về nhà thấy tôi đi hơi loạng quạng, bà xã tôi đã nhất định chở tôi đến phòng cấp cứu mặc cho tôi nói rằng hãy chờ đến ngay mai chụp hình xong mới tính!

Tại phòng cấp cứu sau khi khám và chụp hình bác sĩ cho biết là có máu trong đầu, bác sĩ liền cho nhập viện và sắp xếp cho giải phấu vào sáng hôm sau. Cuộc giải phẫu kéo dài khoảng hơn hai tiếng đồng hồ, lúc tỉnh dậy bác sĩ giải phẫu cho biết là ông đã khoan hai lỗ trên đầu của tôi và đã hút được hơn 200 ml máu! Ông đã đặt hai ống để rút máu bầm ra!!! Sau khi mổ, tôi cả thấy nhẹ nhõm, không còn thấy chóng mặt, nhức đầu gì cả! Nói tóm lại là cuộc mổ thành công!!! Sau ba đêm nằm bệnh viện, hai ống hút trên đầu được tháo ra và tôi đã được cho xuất viện vào ngày lễ tạ ơn!!!


Tới đây thì có lẽ nhiều bạn đã thắc mắc tại sao tôi không đi chụp hình ngay sau khi bị tai nạn! Xin thưa với các bạn là trong cơ thể học, não bộ chúng ta được bao bọc bởi màng óc và được bảo bọc bằng hộp xương sọ! 
Khi lớn tuổi thì não bộ của chúng ta bị teo nhỏ lại, do đó được treo lơ lửng bằng những mạch máu nhỏ, khi bị chấn động mạnh như bị đánh vào đầu, hay té ngã! Não bộ bị giao động và vì thế có thể một hay vài mạch bị đứt, máu bị chảy ra tuy nhiên vì mạch quá nhỏ! Nên máu chảy rất chậm, rất ít, chỉ vào khoảng gần 1 /12 tới 2 ml mỗi giờ, lúc này nếu làm CT scan cũng không thấy gì cả!

Chỉ khi nào lượng máu đủ đế ép vào não bộ, thì lúc đó triệu chứng mới xảy ra!!! Chuyện này thường xảy ra khỏang từ 4 tới 12 tuần sau khi bị chấn động như trong trường hợp của tôi. Bác sĩ cho biết với số lượng máu nhiều như thế, người trẻ tuổi có lẽ đã bị hôn mê, não bộ đã bị thương tổn rồi! Thật là may mắn cho tôi, đã được bình phục hoàn toàn, không hề có dư chứng gì cả!!!

Qua kinh nghiệm bản thân, tôi khuyên các bạn là ở vào tuổi của chúng ta, nên cố gắng tránh tối đa các tai nạn! Ttuy nhiên, nếu có tai nạn xảy ra nên cho người thân biết để theo dõi, người có khả năng nhất là người bạn đời của ta, không ai săn sóc ta, hiểu ta hơn chính ta bằng bà xã của ta! Câu này rất đúng với trường hợp của tôi!!! Xin được cám ơn em, người bạn đời! Nếu không có em, chưa chắc tôi có thể viết được những dòng chữ này!!!

BVR

Trượt chân, té ngã ở " tui vàng" !



Image result for photo fall down

Ch mt cú vp ngã là cuc sng con người có th thay đi hoàn toàn, cuc thay đi không th km hãm xoay chuyn. S đau đn th xác đi kèm vi ni vt vã tâm thn. Đây là mi ưu tư, ám nh ca tui vàng khp chn.
Con người sng lâu hơn, ít bnh tt hơn nhưng tui th lâu dài kia có nhng khúc quanh không như ý. Cơ th tri qua nhng biến chuyn cn s thích nghi và chp nhn t mi cá nhân. Ôi chao, biết bao nhiêu là biến chuyn trong cái thân th mong manh kia sau 70 – 80 năm dãi du vi thi gian?
Mt nhìn không còn tinh anh. Tai nghe không còn t tường, có v còn chu chng ù tai, tinnitus, nhng âm thanh tai quái u u trong đu sut ngày đêm. Khu giác chng còn “cm” được mt mùi hương nh nên v giác hu như mòn mi. Khong 70% kh năng “nếm” đến t kh năng “ngi”. 

Rượu [ngon] không còn gi được hương v cũ dù vn mang li cm giác lâng lâng và đôi khi còn gây chuếnh choáng nhanh chóng không ng. Bp tht không mnh m như trước, khuân vác mt món gì cũng khó khăn. Khp xương ê m khiến vic xê dch chm chp… Chưa k s thăng bng, balance, kết hp t kh năng nhìn thy, sc mnh ca bp tht, và kh năng cm nhn v trí ca thân th (proprioception) trong môi trường chung quanh, cũng sút gim qua thi gian. Và cuc sng có th đến khúc ngot không ng khi trượt chân, vp ngã.
Image result for photo fall down
Ti Huê Kỳ, s người cao niên (65+ tui) té ngã và chu biến chng nng n mi ngày mt gia tăng. Nha Thng Kê ca cơ quan Kim Soát và Phòng Nga Bnh Tt (the CDC) công b mt con s đáng ngi, ch trong năm 2012, trên 2.4 triu người té ngã, trong s y trên 200 ngàn người t vong vì biến chng trong cùng năm.
Theo hi chuyên khoa v tui vàng, Geriatrics, tai nn gia tăng khi con người quá lc quan quá t tin, không lượng sc mình; người có tui cũng không ngoi l nhưng chu nh hưởng ca tai nn nng n hơn. 

Nhng th bình thường trước đây bng dưng tr thành chướng ngi vt trong mt phút không ng: các bc thang, tm thm trên sàn nhà, bn tm trng bóng, vng u trong ch đu xe, r cây ngoài vườn…, và ngay c con chó con mèo quanh qun bên chân hng ngày. Nhng món thuc tr chng cao huyết áp, cha trm cm…có th gây chóng mt, choáng váng khiến vic vp té, trượt chân xy ra d dàng hơn.
Trong s các c cao niên té ngã và gãy xương chu xương đùi, 20% t vong trong cùng năm, 80% còn li chu nh hưởng nng n. H không còn t di chuyn nên vic nhàn tn trên mt quãng đường ngn tr nên bt kh. Nhiu người mt luôn kh năng lái xe vì chân ga chân thng không còn nhm l nên d gây tai nn.
Không th t di chuyn, các c này tr nên ph thuc vào người chung quanh, t bn bè, hàng xóm láng ging đến con cái. Tui vàng s đau đn th xác thì ít nhưng h li  hãi hùng trước vin nh mt hết kh năng đc lp.
Mt s tht khó chp nhn là vic càng cao tui, càng d té ngã. Theo Tiến Sĩ Judy A. Stevens, chuyên viên Dch T, epidemiologist, ti CDC, té ngã xem ra gin d nhưng li là ni ám nh kinh hoàng cho tui vàng, không my ai mun nhc đến và ngay c người b té cũng không mun đ cp đến.

 Lý do? Các c ngượng ngùng, bn , ngi bn bè chê cười mình vng v, nhưng lý do sâu thm nht, các c s con cháu lo lng quá li khênh h vào nhà dưỡng lão hu được (b) chăm sóc k lưỡng hơn, và t đó mt luôn cuc sng đc lp riêng tư. H s hung thn té ngã còn hơn các trn đau m. Đau m khi hết bnh còn có th đc lp ch té ngã thì lôi thôi lm!
Phc hi sau khi té ngã là mt hành trình gian nan, chm chp. Vi các ca gãy xương “bình thường”, sau khi bó xương, ni xương và vết thương tm lành, bnh nhân tri qua thi gian tp luyn đ có th t di chuyn. Chương trình phc hi kéo dài vài tháng, t vic dùng xe lăn, khung cân bng đến cách dùng gy đ chng đ thân mình và giúp thăng bng. 

Nhiu c không còn leo thang được na vì cn dùng khung st đ di chuyn, và t đó phi lìa b t m nơi có các bc thang thân quen, gn gũi. Thay đi ch là c mt cú sc trong tui vàng. C nào chp nhn và chu thích nghi thì vết thương “lìa t m” sm lành, c nào ru rĩ vt vã vi ch mi thì nhanh chóng rơi vào ni trm cm u ut và không thiết sng!
Ngược li, được sinh sng trong khung cnh quen thuc là ni m áp, thoi mái trong tui vàng ngay c khi các c không còn có th t chăm sóc thân th.
Như mi loi bnh tt, phòng nga là phương cách tt nht. Té ngã cũng thế. Phòng nga té ngã đ tránh thương tt và các biến chng thay đi đi sng ca bnh nhân.
Đ phòng nga té ngã, bà Judy Stevens cho rng th dc là yếu t quan trng nht. Khi thân th khe mnh, bp tht cng cáp, thì ít b té ngã; và nếu b té ngã thì nh hưởng cũng bt trm trng so vi các c ít đng đy, đi li.
Kết quả hình ảnh cho ảnh thể dục đứng một chân

Các lp th dc, nht là các bui dy v thăng bng, như tp đng mt chân, lăn trái banh Bosu cho quen vi s chông chênh. Môn Thái Cc vi các đng tác co dui thong th, chm chp giúp thân th phi hp hot đng ca bp tht và hai lá phi th hít nhp nhàng. S phi hp này cn thiết cho vic hô hp, thăng bng và dáng đi đng ca thân th.
Hiu qu c th nht ca s tp luyn thân th là vic có th t đng dy t ghế ngi mà không cn vn tay: bp tht hai chân và bp tht bng, lưng cng cáp đ đ chng đ và thăng bng thân th khi thay đi v thế.
Kết quả hình ảnh cho ảnh thể dục đứng một chânKết quả hình ảnh cho ảnh thể dục đứng một chân
Nhng yếu t khác không kém quan trng là vic dùng các món thuc. Thuc tr cao huyết áp, khong 70% các c tui tht thp dùng món thuc này, gây chóng mt khi huyết áp xung nhanh và d té ngã nếu không cn thn. Chưa k các th dược tho li tiu, gim đường gim m (?) hm bà lng khác bán t do trên th trường mà các c Á Đông dùng thường xuyên như ung trà.
Kết quả hình ảnh cho ảnh bị chóng mặt
Xin m ngoc đ nhc đến dược tho mt chút: Dược tho là con dao hai lưỡi rt sc, có th vô cùng hiu qu trong vic cha tr mt bnh tt nào đó, nhưng dược cht trong dược tho có liu lượng bao nhiêu li là mt điu bí mt. Bí mt th nhì là món dược tho tuy có cùng tên nhưng mc khác bit v dược cht [và dược tính] li là khong cách mênh mông… chưa k các ph cht có dược tính khác.
Các c dùng thuc tr cao huyết áp có t l té ngã cao gp đôi nhng người không dùng. Đc bit là loi thuc li tiu, diuretic, [dùng đ gim cao huyết áp và suy tim]. Nếu cn dùng, các c nên ung thuc ban ngày đ tránh nhng chuyến vào nhà v sinh trong đêm ti. Món thuc khác, món thuc tr mt ng, có th gây mt thăng bng, và nếu có th, nên thay thế bng mt ly sa m, mt cun sách d đc hoc mt vài bn nhc êm du.
Cách phòng nga té ngã khác là cách xếp đt vt dng trong nhà, loi b tm thm đt h hng trên sàn nhà, bàn ghế nm gn gh trong mt góc khut, dp giày dép, đ chơi… trên li đi.
Các c trong tui vàng cn đi khám mt hàng năm và đeo kính đ duy trì th lc. Dùng kính đơn tròng khi đi b và ch dùng kính hai tròng, ba tròng (bifocal, progressive lenses) khi đc sách, ngi ti ch vì loi kính này có th gây vp té.
Trong nhà cn có đèn đ sáng đ thp rõ vt dng chung quanh. Và món vt dng cn thiết nht, vi các c sng đơn chiếc, có l là món “gi cp cu”, emergency button, electronic alert, có th trong dng vòng đeo trên c tay có nút bm, có th là dây đeo trên c.
Mùa thu ca cuc đi không nht thiết ch là mùa tàn úa, mùa lá vàng; vi s chp nhn, sa son và sn sàng cho tinh thn, mùa thu có th tr thành…vàng lá, vàng ròng vi các chuyến du ngon thong th đ tn hưởng s thanh nhàn khi tâm tư không còn vướng bn vi sinh kế nhc nhn và bn phn dưỡng dc khó khăn?
 

TRUNG CỘNG HỌC VIỆT CỘNG

Chuyện lạ: Đảng đàn anh Cộng Tàu đành bắt chước đàn em Cộng Việt?



Sáng 18 tháng 10/2017, Đại hội lần thứ 19 của cái đảng Cộng Sản già hơn đảng cộng chú em Việt 9 năm, đã rình rang khai mạc với 2.280 đại biểu, sau khi gạt nốt 7 vị “ruồi-muỗi”!
Theo nhận định của nhiều nhà quan sát chính trị thế giới thì, khác với VN, Tầu cộng họp Đại hội mà không còn “căng thẳng và bất đồng nội bộ” vì họ đã thanh toán hết những kẻ bất đồng qua chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi”, đi tới hơn một triệu đảng viên bị thanh toán, bắt đầu từ Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang.


Khác với mọi lần đại hội, mỗi lần cái đảng cộng sản có tới 86.7 triệu đảng viên này họp, người ta đều trông chờ một cuộc đổi mới tư duy, tổ chức, và những đường lối, những khẩu hiệu kiểu “tiến bộ (hay thụt lùi?) bất cần nguyên lý chính trị cộng sản”, như kiểu Đặng Tiểu Bình “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào cũng được, miễn là bắt được chuột!”.


đàn anh Cộng Tàu 2017 KHÔNG râu xồm

đàn em Cộng Việt 2016 có râu xồm


Và quả là họ nói và làm ngay, nhiều đại hội trước, họ đã hạ bệ về hình thức cờ Đảng, hình Mao, giã từ hẳn 2 ông Tây râu xồm Mác-Lê trên các diễn đàn. Trong các báo cáo, họ gần như không đả động gì đến cái “chủ nghĩa xã hội, quy luật tiến trình tất yếu của loài người”, mà thay thế bằng “một xã hội khá giả, toàn diện theo kiểu Trung Quốc”!

Và thế là, (xin lỗi các bạn còn tiếc nuối cái thiên đường mù XHCN không thể có đó), đất nước 1 tỷ 3 (một tỷ ba) con người đó đã trở thành một cường quốc kinh tế số 2! Điều này, chính tạp chí Forbes đã cho biết: Số tỉ phú đô-la trên thế giới hiện nay Trung Quốc nhiều hơn Hoa Kỳ: 594/575! (nhưng cho đến 2017 này thì trong số đó chưa có tỉ phú nào lọt được vào danh sách 20 tỉ phú giàu nhất thế giới!). GDP năm nay tăng tới 6,8% nhưng theo báo “Kinh tế Sài-Gòn" thì… sẽ 7% là cái chắc!

Đứng đầu những người Tầu, nhờ đường lối mèo nào cũng tốt, là Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin), trùm bất động sản, chủ tập đoàn Dalian Wanda (Vạn Đạt Đại Liên)!
Theo sau, đứng thứ 2 là Jack Ma, ông trùm của hãng Alibaba!

Đặc biệt ở những nhà tỉ phú này: Không phải là những tỉ phú do ăn cắp, tham nhũng rồi trốn đi nước ngoài!

Họ đều là những mèo ra mèo, không phải là bọn mèo chuyên ăn vụng. Họ cũng không có ghế vàng, quyền uy gì trong bộ máy của đảng hay chính quyền!

Chính họ là những người đã đóng góp cho sự “khá giả” của nhân dân Trung Quốc với những con số GDP tăng vọt chưa từng có, suốt 2 nhiệm kỳ, thay đổi hoàn toàn bộ mặt của cái đất Tầu rặt một mầu xanh công nhân, dân vẫn còn phải đi hài sảo [còn gọi là Hài thảo hoặc Thảo hài - tức là một thứ giày cỏ, được bện thủ công bằng một loại cỏ dài, dai và mềm]

Chính họ đã dám bỏ tiền đưa công nhân của Cty họ đi Pháp thăm bảo tàng Louvres và nghỉ mát ở Nice!
Và cuối cùng, chính họ đã là nguyên nhân đẻ ra chuyện phải thi hành kỷ luật hơn một triệu người cộng sản… mèo, “chẳng ra đen cũng không ra trắng” mà ông Tập đã phải tung ra cái chiến địch “đả hổ, diệt ruồi”, do sự thoái hóa trong đảng ngày càng nghiêm trọng!

Vậy thì, để kinh tế thay đổi nhưng làm sao con người (kể cả cộng sản gộc) không bị chuyển đổi từ ngai vàng quyền lực sang dựa cột hay nhà đá suốt đời?

Lần đại hội này, ban thường vụ Bộ Chính Trị, gồm 7 người thì chỉ còn lại 2 là đủ tuổi (Tập và Lý). Thay thế sẽ là (chẳng có gì mà phải bí mật) 7 cái tên mới toanh mà ai (kể cả tớ) cũng đã biết. Họ đều là những kẻ tâm đồng ý hợp với vua Tập, người mà báo chí thế giới đã “đánh hơi” thấy từ rất sớm:

– Một thời mà Tập sẽ trở thành một vua Mao mới

– Một thời sẽ lên ngôi một Poutine Tàu

– Một thời sẽ chấm dứt những cải cách của Đặng Tiểu Bình và để nói một cách hí họa hơn, Tập hòa giải hai hoàng đế Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình!

“Pour le dire de manière caricaturale, il réconcilie les empereurs, Mao Zedong et Deng Xiaoping? Oui. Il y a une sorte de retour à un modèle impérial: on observe une centralisation du pouvoir et on voit aussi le rôle attribué à la commission centrale de la discipline interne, qui ressemble à un organisme impérial des Qing. Le Monde 18 Octobre 2017

Còn tờ Le Figaro ngày 18/10/2017 thì chạy các tít lớn như:

– “Chủ tịch Trung Hoa trên đường tiến đến quyền lực tuyệt đối”;

– “Lễ đăng quang lần hai của Tập, kẻ toàn lực toàn quyền như Thượng Đế” (Le tout puissant),

hoặc thẳng thừng hơn:

– “Tập Cận Bình, hoàng đế đỏ”.

Riêng báo tiếng Anh thì chờ đến ngày thứ hai, khi bản báo cáo chính trị của Tập mà họ gọi là bản báo cáo marathon đã được công bố, mới nặng lời lên tiếng phê phán về ý đồ của Tập muốn làm vua cả thế giới về mọi mặt, đặc biệt về quân sự, sẽ là một lực lượng được cải tiến để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù mà tờ The Huffington PostThe New York Times đã chạy những cái tít chẳng có “ngoại giao” gì.

Riêng báo chí VN thì hình như có không ít nhà ný nuận mắc-xịt giả cầy đã vỗ đùi đánh đét mà hua-ra rằng:

– Có thế chứ! Ai bảo ông anh cứ theo mãi con đường “Mèo nào cũng được”?

– Ai bảo ông anh “Không biết đập chuột mà không để vỡ bình”?

– Ai bảo ông anh không biết “Chống nội xâm là ta đánh ta”?

– Ai bảo ông anh làm kinh tế thị trường mà không có “định hướng xã hội chủ nghĩa”, để phát sinh ra lắm hổ, lắm ruồi muỗi như dzậy?

Tóm lại, trong báo cáo của Tập, chỉ riêng câu này “xây dựng xã hội khá giả, toàn diện, đẩy mạnh phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, đã thấy được đồng chí Tập sáng suốt đến chừng nào! Phải lãnh đạo đất nước bằng bàn tay thép của người cộng sản. Báo chí phương Tây họ đã gọi “Xi Jinping, ông hoàng đế đỏ”, kệ họ! Đường chúng ta đi đến chân trời cộng sản là tất yếu!!!

Thế là, cả bộ máy truyền thông quốc doanh khổng lồ của Hanoi đều thi nhau chúc mừng một cách rùm beng và hể hả cái sự Cộng đàn anh Tàu đã quay lại “đổi cho giống hệt" sự cai trị tuyệt đối và toàn diện của Cộng Việt đàn em …
Tuyệt đối không một chữ được phép nói đến những giọng lưỡi phản động của báo chí phương Tây nhá!
Cũng tuyệt đối không được nói đến những tuyên bố nghe mà tức anh ách như chuyện xây tới 7 đảo nhân tạo ở Biển Đông là… đúng quyền và lợi của Trung Quốc! nữa nhá!

Rõ ràng, Đảng đàn anh đang chuyển mình để theo kịp đảng đàn em trong quan niệm và tổ chức quản lý và lãnh đạo đất nước

Lạ thật!!!

THƠ QUỐC HỌC HUẾ


  THƠ QUỐC HỌC

Mỗi chiều nhìn cảnh thiếu nguời
 Hôm nao thoang thoảng tiếng cuời dòn tan.  QH
Bạn bè nói giỡn oang oang..
Ăn chơi ca hát chẳng màng lợi danh
Đời nguời thấm thoắt qua nhanh
Còn đây xin hãy chúc lành cho nhau....  TH
Thời gian thấm thoát qua mau,
Tóc xanh nay đã nhuốm màu tuyết sương.
Nhớ xưa cùng lớp chung trường,
Vô tư đùa giỡn chẳng vương luỵ phiền....NL

Bây giờ trời đất biến thiên ..ST
Kẻ đi Bắc cực, người miền Biển Đông.
Người đi có nhớ hay không?
Ai thương, ai cảm, ai mong ai chờ?
Quê người xứ lạ bơ vơ,
Có ai nhớ đến bạn xưa chung trường?
Chúng ta cách biệt quê hương,
Trông vời cố quận nhớ thương dạt dào!


ĐIỆP MỸ LINH * VÙNG XÔI ĐẬU

Truyện ngắn

VÙNG XÔI ĐẬU

ĐIỆP MỸ LINH
Công tác xây cất trường tiểu học Sao Mai tại làng Hà Bằng được thành công nhanh chóng là nhờ sự hiện diện của đoàn quân tăng cường cho đồn Ty Hạ. Sở dĩ nhiều người khẳng định như vậy là vì trước khi đơn vị tăng cường cho đồn Ty Hạ được chuyển đến đây – tuy có đồn Nghĩa Quân nơi đèo Quảng Cau – mọi công trình kiến tạo của chính phủ V.N.C.H. đều bị Việt Cộng phá hoại.
Trước lễ khánh thành trường Sao Mai, hội đồng xã tận dụng được một số nhân công tình nguyện để trang hoàng khuôn viên ngôi trường. Nhóm người này ghép gỗ thành một khán đài “dã chiến”. Nhóm người kia chặt lá dừa, xén lại cho gọn, bọc chung quanh mấy trụ gỗ cho có vẻ tươi mát. Nhóm người nọ treo cờ, giăng giây điện để cắm micro. Nhóm người khác đem băng ngồi của học trò sắp ngay ngắn trước khán đài để hôm khánh thành quan khách và phu huynh học sinh ngồi.
Sáng sớm của ngày khánh thành trường Sao Mai, nơi mái hiên, các cô giáo duyên dáng trong những chiếc áo dài tha thướt. Các thầy giáo mặc quần đậm màu, áo dài tay, gài nút ở cổ tay và thắt cà-vạt. Vài thầy hướng dẫn toán học sinh vào giàn chào, dọc theo lối vào từ cổng trường. Vài thầy lăng xăng dợt lại bài Quốc Ca cho toán học sinh phụ trách hành lễ, ngay cột cờ, giữa sân.
Trên gương mặt của mỗi người như toát ra sự vui tươi, trang trọng mà từ lâu lắm người dân tại làng Hà Bằng hằng mong đợi.

Khoảng chín giờ, dân chúng trong làng đều quần áo chỉnh tề, cùng nhau đến trường Sao Mai dự buổi lễ quan trọng. Một số nông dân vẫn ra đồng, ra rẫy, làm công việc thường lệ. Riêng Thêm và đứa em trai – viện lý do là ngày giỗ – không tham dự lễ khánh thành.


Nhân ngày giỗ, Thêm mời người yêu, tên Duệ – hiệu thính viên của đại úy Phong, chỉ huy trưởng đoàn quân tăng phái cho đồn Ty Hạ – đến nhà ăn giỗ. Duệ từ chối, vì biết ngày đó Phong bận đón phái đoàn của ông Quận Trưởng đến dự lễ. Thêm năn nỉ rồi giận hờn làm cho Duệ khó xử. Duệ đành xin phép Phong. 
Nhận thấy buổi lễ dự trù kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ, không có gì quan trọng phải cần đến hiệu thính viên; nếu trường hợp khẩn cấp Phong có thể dùng máy truyền tin của ông Quận Trưởng, Phong cho phép Duệ vào làng dự đám giỗ.
Khi Duệ vừa qua khỏi hàng rào bông bụp thì nghe tiếng em trai của Thêm hát: “…Các anh đi, đến bao giờ trở lại…Các anh về, tưng bừng trước ngõ. Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau. Mẹ già bịn rịn áo nâu. Vui đàn con ở rừng sâu mới về…”(1) Dù là một người không chơi nhạc, Duệ cũng thoáng giật mình vì câu “…đàn con nhỏ rừng sâu mới về!”

Duệ tự hỏi “Đàn con nào mà ở rừng sâu? Chỉ có đàn con Việt Cộng mới ở rừng sâu.” Hơi khó chịu trong lòng, Duệ chưa kịp đến hỏi đứa bé thì Thêm xuất hiện, niềm nở chào hỏi và mời Duệ vào nhà. Duệ hỏi “hai bác” đâu? Thêm đáp Ba Má của Thêm phải đi xuống đầm Ô-Loan mua lác về dệt chiếu gấp. Duệ chẳng để ý, miễn được gặp và ăn cơm cùng người yêu là Duệ vui trong lòng.

Trong khi Duệ chia xẻ những giây phút ấm cúng với Thêm thì trước sân trường Sao Mai, dân làng tề tựu rất đông. Các bô lão mặc áo dài đen, đội khăn đóng, được mời ngồi nơi hàng ghế đầu tiên.
Chiếc Jeep “lùn” và một chiếc Dodge chở lính hộ tống dừng lại bên lề quốc lộ. Toán lính hộ tống từ chiếc Dodge nhảy xuống. Ông Quận Trưởng và Phong – được ông Quận Trưởng ưu ái ghé đồn Ty Hạ đón, đưa đến nơi hành lễ – từ chiếc Jeep bước xuống trong khi quý vị trong ban tổ chức từ trong trường đi nhanh ra cổng, đón tiếp hai vị thượng khách.
Khi ông Quận Trưởng, Phong cùng toán binh sĩ theo đại diện của ban tổ chức vào nơi hành lễ thì mọi đôi mắt chăm chú nhìn theo. Trong lòng mỗi người dân hiện diện tại buổi lễ đều nảy sinh mỗi ý nghĩ khác nhau. Người thì thở dài, thầm ước: Phải chi con trai của họ đi “lính Cộng Hòa” thì sẽ được sống tự do, ăn mặc tươm tất, oai phong chứ không phải sống chui rúc, rách rưới nơi xó xỉnh, hầm cống nào đó; thỉnh thoảng mới lẻn về xin gạo, xin tiền!

Kẻ thì thầm tiếc, phải chi đơn vị của Phong về đây sớm hơn, chắc chắn đồn Nghĩa Quân đã không bị Việt Cộng dùng chiến thuật biển người “đánh úp” để con của họ phải chết! Có người lại buồn; vì từ ngày đồn Ty Hạ được thành lập – và nhất là từ ngày đơn vị của Phong tăng phái cho đồn Ty Hạ – thằng con của họ cứ trốn miết trong rừng, không dám về!
Sau phần nghi lễ thông thường, ông Hiệu Trưởng trường Sao Mai, đại diện ban tổ chức cảm tạ sự hiện diện của quan khách và đồng bào. Tiếp theo, ông Quận Trưởng – đại diện chính quyền – ngõ lời cùng đồng bào. Sau khi một vị bô lão nói lên cảm tưởng của dân làng đối với sự lưu tâm của chính phủ V.N.C.H. dành cho con em của làng Hà Bằng, một đại diện học sinh cũng lên khán đài bày tỏ lòng biết ơn và niềm tin tưởng tốt đẹp của các em vào chính thể Quốc Gia.
Người cuối cùng được ban tổ chức mời lên khán đài là đại úy Phong. Phong được giới thiệu như là một người đã đem yên bình cho thôn làng; người được cảm tình của hầu hết dân làng và – quan trọng hơn cả – chính Phong chủ xướng và đề nghị lên Quận về công tác thiết yếu để xây trường Sao Mai. Ngoài ra, Phong còn liên lạc với đại úy cố vấn cũ – Gary Card, hiện là cố vấn cho ông Quận Trưởng – để xin xi-măng, tôn và các vật dụng xây cất.
Đây không phải là lần đầu tiên Phong xuất hiện trước đám đông, cũng không phải là lần đầu tiên chàng ban huấn từ; nhưng tại sao lần này Phong cảm thấy xúc động lạ thường!
Nhìn quanh, Phong thấy như gốc chuối này, bờ tre nọ, khóm sậy đong đưa, bụi cam đường oằn trái, khóm lan leo tím nhạt bên bờ rào thưa, v.v… vẫn còn vương vấn bóng dáng thằng bé “đầu cá trê”!

Danh từ “đầu cá trê” được dân làng dùng cho những đứa bé – vì gia đình đơn chiếc và nghèo quá – suốt ngày Mẹ phải bỏ đứa bé nằm trong một cái thúng, gánh theo để đi mót lúa, mót khoai hoặc bán dạo những thứ vặt vảnh như kẹo thèo lèo, đậu phọng rang, ổi, cốc, v.v… vì vậy, đầu của đứa bé bị dẹp ở phía sau, trông giống “đầu cá trê”. 
Người dân làng Hà Bằng không thể nào tìm thấy vết tích của thằng bé “đầu cá trê” năm xưa qua nhân dáng vạm vỡ, đạo mạo và thái độ lịch lãm của Phong. Nhưng, quanh đây, nhìn đâu Phong cũng tưởng như thấy lại cu Phong với những trưa lang thang dưới gốc vong đồng, rình bắn mấy con chim sẻ với chiếc ná bằng giây thun; những buổi chiều chơi “u mọi” dưới bóng cây đa già; những buổi sáng – với đôi bàn chân cáu bẩn, đầy ghẻ – bước nhè nhẹ, rón rén trên khóm đá cuội im lìm bên con suối cạn để bắt mấy con chuồn chuồn kim…
Không ai có thể tìm lại để sống với quá khứ của mình. Nhưng, tại Hà Bằng, Phong đã tìm lại được chàng. Từ lúc tìm lại được chính mình, Phong cảm thấy thương yêu mảnh đất này như thương yêu tuổi thơ đã mất. Và Phong thầm nguyện sẽ bảo vệ an ninh tuyệt đối cho ngôi làng này!
Ý tưởng của Phong vừa đến đây và bước chân của Phong còn cách micro một khoảng ngắn thì nhiều và rất nhiều trái đạn pháo kích của Việt Cộng rơi ngay địa điểm khánh thành trường tiểu học Sao Mai!
Phong quỵ xuống. Trong cảnh hỗn loạn của đạn rơi, của tiếng nổ, của tiếng la khóc, của bụi đất và mảnh đạn bay mịt mờ, Phong không hiểu tại sao chàng không thể gượng dậy được! Trước khi chìm vào hôn mê, Phong tưởng như chàng thấy rõ hình ảnh cu Phong đứng chàng hãng, giăng hai tay ngang cửa, không cho cán bộ Lục vào nhà…
Trong số những cán bộ cao cấp cùng đơn vị với ông Thưởng – Bố của cu Phong – đến nhà học Pháp văn do ông Thưởng dạy, cu Phong không hề thấy Lục. Nhưng mỗi khi ông Thưởng đi công tác thì Lục lại đến thăm bà Thưởng! Lần nào cũng vậy, Lục mặc quân phục màu “cứt ngựa”, bên hông đeo “súng lục”, chân mang dép Bình Trị Thiên và cởi ngựa – chứ không đi xe đạp hoặc đi bộ như ông Thưởng và các “đồng chí” cùng đơn vị với ông Thưởng. Sau khi vào sân nhà bà Thưởng, Lục xuống ngựa, cột giây cương vào gốc tre trước nhà rồi thong thả đi vào.
Thấy cu Phong vẫn trong tư thế đứng chàng hãng ngang cửa chứ không né tránh, Lục gọi: “Chị Thưởng ơi!” Bà Thưởng từ bếp chạy ra: “Dạ, chào cán bộ. Ông nhà tôi không có ở nhà.” Lục cười: “Biết rồi. Chị khỏe chứ? Tôi muốn ghé thăm chị.” Trước khi bà Thưởng kịp đáp lời Lục, cu Phong nhìn thẳng cán bộ, hỏi: “Ba tui hỏng có ở nhà mà sao bác cứ tới thăm Má tui ‘wài’ dậy?”

 Đã bị cu Phong cản trở nhiều lần, lần này, Lục chuẩn bị trước, lấy từ túi quần viên đường thẻ màu nâu đậm, gói trong lá chuối, trao cho cu Phong: “Hôm nay bác có cái này, ngon lắm, cháu cầm đi.” Cu phong nghênh mặt: “Hỏng thèm!” Mẹ xoa tóc cu Phong: “Con phải trả lời bác một cách lễ độ.” Cu Phong uất quá, òa lên khóc! Bà Thưởng khom xuống, ôm con, hôn con như thầm cảm ơn con trong khi Lục hơi chần chừ một chốc rồi quay gót, đến bên con ngựa.
Con ngựa đưa Lục đi xa nhưng hệ lụy do Lục để lại thì không thể nào ông bà Thưởng – và cả cu Phong – có thể ngờ được!
Ông Thưởng bị thuyên chuyển lên Chùa Lầu, một vùng núi thâm u, chỉ dành riêng cho những nhân vật thiếu tinh thần giác ngộ! Vì Chùa Lầu là nơi “chó ăn đá, gà ăn muối” cho nên chỉ có ngôi chùa cổ cạnh con suối cạn. Sư trù trì là ni sư Mẫu Đơn. Ni sư Mẫu Đơn phải “tình nguyện ủng hộ” chánh điện để bộ đội cư ngụ và phục vụ cho Đảng và bác Hồ; còn ni sư Mẫu Đơn và các ni cô khác phải dọn dẹp hậu liêu rồi thỉnh tượng Phật xuống thờ nơi hậu liêu!
Vì điều kiện sinh sống ở vùng núi quá khó khăn, “đồng chí” nào đem theo vợ con thì tự tìm cây rừng và tranh để dựng lên những túp lều trống trước hở sau. Trong thời gian chờ dựng lều tranh, gia đình cu Phong được ni sư Mẫu Đơn cho tá túc dưới mái hậu liêu. Cu Phong theo ông Thưởng chặt cây rừng, gặt tranh để dựng lều.

Lều chưa dựng xong, ông Thưởng phải đi công tác xa. Bà Thưởng trông em gái của cu Phong. Cu Phong lén bà Thưởng âm thầm đi gặt tranh.
Đến tối vẫn không thấy cu Phong về, bà Thưởng bế em bé đi quanh chùa, vừa khóc vừa gọi tên Phong. 
Đến khuya, vẫn nghe tiếng gọi đã khàn của người Mẹ mất con, các đồng chí từ chánh điện quát: “Có im đi để người ta ngủ hay không?” Bà Thưởng vẫn gào khóc: “Các đồng chí làm ơn tìm giùm con tôi.” Một giọng vang lên: “Ai đồng chí với chị? Toàn dân vùng lên chống thực dân Pháp mà vợ chồng chị cứ dạy con học tiếng Tây; thế mà đòi là đồng chí với chúng tôi à!”

 Chợt nhớ, từ khi tản cư đến Hà Bằng, bà Thưởng đã nghe đồn Chùa Lầu và đèo Quảng Cau là hai nơi cọp nhiều nhất, bà Thưởng van lơn: “Các ông tìm giúp con tôi chứ ở đây cọp nhiều lắm!” Không nghe trả lời, bà Thưởng thất vọng, trở về hậu liêu khi tiếng niệm kinh của các ni cô cũng vừa dứt.
Ni sư Mẫu Đơn bước ra sân, thấy bà Thưởng đang khóc ngất trong khi đứa bé gái ngủ say trong lòng Mẹ. Ni sư Mẫu Đơn hỏi nguyên nhân.
Sau khi biết nguyên nhân, ni sư Mẫu Đơn đưa Mẹ con bà Thưởng vào hậu liêu và dặn bà Thưởng không được ra ngoài. Ni sư Mẫu Đơn cùng các ni cô thắp bốn ngọn đèn lồng, cầm theo giây dừa, gậy gộc và một “phèng la”.
Ni sư Mẫu Đơn cùng các ni cô vừa rời hậu liêu một tý, bà Thưởng nghe tiếng “phèng la” vang lên cùng tiếng la hét của những người con của Phật đã quen chống chọi với thiên nhiên để tồn tại. Lúc này bà Thưởng mới nghĩ – có lẽ – tiếng “phèng la” và tiếng la hét là để dọa cho cọp sợ.
Đi dọc con suối cạn, không thấy dấu vết gì lạ, ni sư Mẫu Đơn chợt nhớ giếng lạng – giếng cạn, không xây thành – gần vườn xoài. Ni sư Mẫu Đơn vội ra dấu cho nhóm ni cô theo ni sư rẻ phải, đi lên vườn xoài. 
Đến vườn xoài, ni sư Mẫu Đơn ra dấu im lặng. Đang vạch cỏ và tranh để bước đi, cả nhóm người cùng nghe tiếng kêu khóc văng vẳng. Ni sư Mẫu Đơn ra dấu cho nhóm ni cô tiến về giếng lạng – đã bị tranh phủ đầy. Càng đến gần giếng lạng, tiếng khóc la nghe đã khàn hẳn.
Sau khi ra dấu cho các ni cô cẩn thận và đứng xa bờ giếng, ni sư Mẫu Đơn một tay vin vào cành xoài, một tay thòng đèn lồng khỏi bờ giếng, hỏi lớn: “Có ai dưới đó không?” Tiếng cu Phong khóc òa: “Dạ, con! Cứu giùm con!”
Được ni sư Mẫu Đơn và nhóm ni cô thòng giây dừa, kéo lên khỏi miệng giếng, người cu Phong tái ngắt và run lặp cặp…
Nhớ ơn cứu tử ngày xưa và cũng vì tình hình quân sự tại Chùa Lầu rất căng thẳng, sau khi đem đơn vị đến tăng cường cho đồn Ty Hạ, Phong tổ chức cuộc hành quân truy lùng toàn vùng Hà Bằng và Chùa Lầu.
Đến Chùa Lầu, Phong gặp lại ni sư Mẫu Đơn. Ni sư Mẫu Đơn vẫn nhớ từng chi tiết. Chính lúc đó ni sư Mẫu Đơn mới cho Phong biết rằng: Ông bà Thưởng đã khuyên ni sư Mẫu Đơn nên cùng gia đình ông bà Thưởng trốn về Thành; nhưng ni sư không thuận. Đã không thuận mà ni sư cũng không hề tiết lộ cho bất cứ ai về việc gia đình Phong trốn về lại “vùng tạm chiếm”.

Trong khi tâm trí của Phong cứ miên man chìm vào quá khứ thì Duệ chạy “như bay” khi được tin Việt Cộng pháo kích ngay vào buổi lễ khánh thành trường Sao Mai. Chiếc xe Lam chạy cùng chiều với Duệ dừng lại. Bác Sáu Nhỏ – chủ và lái xe Lam – chồm ra, hỏi:
- Tụi nó pháo kích ở đâu dẩy?


Nhận ra người dân làng tốt bụng, Duệ thở gấp:
-Tụi nó pháo vô chỗ khánh thành trường Sao Mai. Bác cho tôi “quá giang” tới đó giùm.
Vì vội vàng – và cũng vì biết bác Sáu Nhỏ lúc nào cũng cho “lính Cộng Hòa” “quá giang” mà không nhận tiền – đến nơi, Duệ không kịp cảm ơn bác Sáu Nhỏ, vội chạy vào tìm Phong.
Nhìn hiện trường la liệt xác thường dân và trẻ em, Duệ uất đến lặng người! Trong đời lính, thấy biết bao xác người, bạn có, thù có, nhưng toàn là những người có liên hệ trực tiếp đến cuộc chiến cho nên trong lòng Duệ chỉ thương tiếc, ngậm ngùi, ngao ngán chứ không có cái ghê tởm, uất nghẹn như bây giờ!
Đang phụ khiêng xác chết của một bé trai gom chung một chỗ với những xác chết khác, Duệ bị thiếu úy Cảnh – người vừa đem quân từ đồn Ty Hạ đến – vỗ vai:
-Ổng đâu, mày?
-Ý, chết tui! Bị thấy con nít chết nhiều quá, tui nổi “xùng”, tui rối trí, quên ổng luôn!
Cảnh và Duệ đi nhanh đến chỗ đông người và thấy ông Quận Trưởng bị thương nhẹ, đang tựa vào gốc cây bàng để được chăm sóc; Phong nằm im trên đất với đôi chân bê bết máu và được kẹp bằng hai thanh tre nhỏ. Duệ và Cảnh cùng khom xuống, sờ vào ngực Phong, thấy nhịp tim vẫn đập – nhưng yếu. Thấy Phong hé mắt, Duệ hỏi:
-Ông thầy! Ông thầy biết em là ai không”
-Biết. Duệ.
-Dạ. Ông thầy làm em “teo” wá! Em cứ sợ dại…
Nghe tiếng trực thăng văng vẳng xa xa, Cảnh và Duệ đều thầm mừng, vì nghĩ rằng văn phòng Quận đã biết tin và gọi trực thăng tải thương.
*    *    *
Sau khi thăm viếng, vấn an, đại úy cố vấn Gary Card bắt tay kiếu từ ông Quận Trưởng. Gary vừa xoay lưng, ông Quận Trưởng chợt nhớ, vội gọi:
-Gary!
Gary quay lại “Vâng”. Ông Quận Trưởng tiếp:
-Anh nhớ đại úy Phong mà cách nay vài tháng đã xin dụng cụ xây cất để xây trường Sao Mai không?
-Vâng. Hồi trước Phong cùng trong Lực Lượng Đặc Biệt với tôi.
-Đúng rồi! Phong cũng bị thương cùng lần với tôi.
-Vậy sao? Hiện tại Phong như thế nào? Đang điều trị tại đâu?

-Cũng điều trị tại bệnh viện này, cách phòng tôi khoảng vài phòng; tiếc rằng tôi không nhớ số phòng.
-Tôi sẽ tìm Phong. Cảm ơn. Giữ gìn sức khỏe.
Gary vừa đi chầm chậm vừa nhìn vào từng phòng. Đến phòng số 9 Gary nhận ra Phong ngay. Hai người xúc động, nắm tay nhau thật lâu. Phong cười, mai mỉa:
-Gary thấy không? Tôi đúng là “đi sông đi biển không chết, về nhà sụp lỗ chân trâu”!
Vừa nhìn đôi chân của Phong được băng bột, trở nên to, cứng và sậm màu, Gary – tay phải vẫn nắm tay Phong – đưa tay trái vỗ vỗ lên tay Phong:
-Bạn là con hổ dũng mãnh! Đừng lo.


Phong cười, chưa kịp nói gì thì Phong chợt cảm thấy như đang bị say sóng, nghe tiếng “u u” bên tai và hơi nóng hừng hực nơi cổ.
Thái độ của Phong và hơi nóng hâm hấp từ cơ thể của Phong lan qua bàn tay của Gary khiến Gary lo ngại, nói với Cảnh và Duệ:
-Nắm tay Phong, tôi biết Phong đang bị sốt. Nhiệt độ cao, có thể vết thương đã nhiễm trùng. Hai bạn nghĩ mình có nên đưa Phong ra tàu bệnh viện của Đệ Thất Hạm Đội để chữa trị hay không?
Duệ nhìn Cảnh vì Duệ chẳng hiểu gì. Cảnh đáp lời Gary:
-Sorry, tôi không dám có ý kiến trong việc này; vì việc này thuộc pham vi chuyên môn của các bác sĩ thuộc quân y viện này.


-Thôi được, tôi sẽ hỏi ý kiến Phong. Nếu Phong đồng ý, tôi sẽ can thiệp bằng mọi cách.
Gary khom xuống gần tai Phong, gọi nhỏ:
-Phong! Tỉnh dậy đi, Phong! Tỉnh dậy đi, Phong!
Nghe gọi, Phong cố mở mắt. Rất trầm tỉnh, Gary hỏi từng tiếng:
-Phong! Anh tỉnh chưa? Anh nghe tôi rõ không? Tôi có một việc hệ trọng, muốn hỏi anh. Anh tỉnh chưa?


Phong nhìn Gary, môi cười méo xệch:
-Có gì quan trọng quá vậy, Gary?
-Tôi muốn đưa anh ra tàu bệnh viện của Đệ Thất Hạm Đội nhờ chữa trị. Anh nghĩ thế nào?
Phong giật mình, tỉnh hẳn, không ngờ Gary dành cho chàng nhiều ưu ái đến như vậy! Trong khi mọi người đang chờ sự quyết định của chàng thì Phong nhớ lại – trong lần đầu tiên đưa quân càng quét vùng Hà Bằng, Chùa Lầu và biết mắt của ni sư Mẫu Đơn bị lòa – Phong đã thầm nguyện sẽ gặp lại ni sư Mẫu Đơn và sẽ tìm phương tiện giúp ni sư chữa bệnh mắt. Bây giờ, nghe những lời chân thành của Gary, Phong biết điều khấn nguyện của chàng đang trở thành hiện thực. Phong đáp lời Gary với giọng đầy xúc động:


-Không ngờ Gary tốt với tôi đến như vậy! Tôi xin ghi ơn bạn suốt đời. Có điều, tôi xin Gary hãy giúp đỡ một người thiếu phương tiện hơn tôi. Người ấy rất xứng đáng nhận đặc ân của bạn. Xin bạn hãy giúp người ấy.
Gary ngạc nhiên, nhìn Phong:
-Phong! Anh thật là lạ! Anh bị thương nặng, vết thương đang làm độc. Tôi ngại bác sĩ ở đây không đủ dụng cụ, thuốc men, rồi anh sẽ mất đôi chân; vậy mà anh lại từ chối để nhường cho người khác. Tại sao?
Phong nhìn vào mắt Gary; trong ánh nhìn đó Gary đọc được tất cả sự khẩn khoảng của Phong:
-Nếu Gary có lòng giúp tôi thì xin Gary giúp người ấy. Tôi ở đây có bác sĩ; vả lại, bạn nhớ rằng tôi sẽ không chết vì “lổ chân trâu” đâu!
-Người ấy là ai? Cha Mẹ, vợ con của bạn, phải không?
-Không. Người này không họ hàng gì với tôi.

-Anh nói gì? Không họ hàng với anh mà tại sao anh lo cho người đó hơn là lo cho anh?
-Người ấy cũng như Mẹ tôi; vì người ấy đã cứu tôi thoát chết khi tôi còn bé. Người ấy là một ni sư.
Gary lập lại nho nhỏ:
-Một ni sư!
Giọng của Phong trở nên khẩn thiết vô cùng:
-Gary! Làm ơn cứu ni sư. Tôi thề sẽ làm tất cả những gì Gary muốn để Gary giúp ni sư thấy được ánh sáng mặt trời.
-Bà ấy bị mù à?
-Chưa mù hẳn; nhưng nếu Gary không giúp thì bà sẽ…
Gary nhíu mày, ra vẻ khó nghĩ vừa khi bác Sáu Nhỏ đến thăm Phong. Thấy nét mặt mọi người quanh Phong đều có vẻ nghiêm trọng, bác Sáu Nhỏ lặng lẽ đến bên Duệ.
Phong tiếp:
-Kỹ thuật giải phẫu mắt tại Việt Nam còn phôi thai lắm, Gary ạ! Hơn nữa, cuộc đời của một ni sư thì làm thế nào bà ấy có tài chánh để trang trải cho cuộc giải phẫu tốn kém như vậy. Please, Gary!
-Phong đưa tên họ và địa chỉ của ni sư cho tôi. Tôi không dám hứa gì cả. Tôi sẽ cố gắng trong khả năng của tôi.
Gary cười, vỗ vỗ vào vai Phong. Phong bảo Cảnh viết vào mảnh giấy nhỏ: Ni sư Mẫu Đơn, Chùa Lầu, Hà Bằng. Nhìn mảnh giấy, Gary ngạc nhiên:
-Sao không thấy tên đường và số nhà?


Cảnh lên tiếng:
-Trời ơi! Chùa Lầu là “ổ” Việt Cộng mà ai dám một mình lên đem ni sư đi, đại úy?
Bây giờ Phong mới thấy sự hiện diện của bác Sáu Nhỏ, vội vẩy mấy ngón tay:
-Chào bác Sáu. Cảm ơn bác đã đến thăm tôi.


-Chu cha! Nhiều người muốn đi thăm đại úy lắm mà tui hỏng dám cho đi. Tui hỏng biết mình tui có thăm đại úy được hay không mà chở “cả đám”, rủi “nẫu” hỏng cho dô thăm thì làm sao!
Quay sang Gary, Phong trở lại đề tài lúc nãy:
-Gary! Nếu có người đưa ni sư ra Qui Nhơn, bạn nghĩ bạn có thể giúp ni sư được không?
-Tôi sẽ cố gắng. Tôi sẽ liên lạc trực tiếp với anh về việc này.


-Xin đa tạ lòng nhân đạo của anh. Khi nào anh lo xong thủ tục, giấy tờ, xin cho tôi biết. Tôi sẽ nhờ người đưa ni sư đến Qui Nhơn, nghỉ tạm tại nhà bà con của tôi rồi tôi sẽ liên lạc với anh, cho anh địa chỉ của ni sư – tại Qui Nhơn.


-Tốt! Bạn có thể tin tưởng rằng ước nguyện cao cả của bạn sẽ được Đức Chúa trợ giúp. Bây giờ tôi cần tên họ, ngày, tháng, năm sinh của ni sư. Khi nào có những chi tiết cần thiết này, bạn liên lạc với tôi.
Sau khi Gary từ giã, Phong nhìn bác Sáu Nhỏ:
-Bác Sáu! Có lẽ bác đã biết bệnh tình của ni sư Mẫu Đơn rồi, phải không, bác?
-Dạ, biết.


-Nhờ bác lên Chùa Lầu thưa với ni sư Mẫu Đơn là tôi cần biết ngày, tháng, năm và nơi sinh của ni sư.
-Dạ, dễ mà. Tui dân dả đi lên Chùa Lầu hỏng sao đâu. Để tui lo.
-Cảm ơn bác. Sau này, bác có thể giúp đưa ni sư Mẫu Đơn từ Chùa Lầu xuống Hà Bằng; rồi bác đưa ni sư đến Qui Nhơn, gửi ni sư ngụ tại nhà người bà con của tôi, mọi phí khoản tôi sẽ ứng trước hoặc hoàn lại cho bác, được không, bác Sáu?
-Cái gì chớ cái đó có gì khó khăn đâu! Đại úy cứ tịnh dưỡng cho mau lành. Bất cứ lúc nào đại úy cần, cứ nói chú Duệ cho tui hay thì mọi việc đều xong. Tiền nong mình tính sau, nhen, đại úy!
-Cảm ơn bác Sáu nhiều lắm! Tôi sẽ không để bác Sáu thiệt thòi đâu. Thôi, chiều rồi Bác Sáu, Cảnh và Duệ về đi.
*    *    *
Trên đường đến chỗ xe Lam đậu, bác Sáu Nhỏ chợt nhớ một chi tiết lạ, vội hỏi Duệ:
-Nè, chú Duệ! Chú là “đệ tử” của Ổng, tại sao hôm Ổng bị thương chú không ở bên Ổng mà chú lại chạy ngơ ngơ ngoài đường dậy?
-Tại bữa đó cô Thêm mời tôi ăn giỗ.
-Con Thêm bà con với chú hả?
-Không phải. Thêm là “bồ” của tôi.
-Chú “bồ” với con Thêm hả? Chết cha! Coi chừng nghe, chú!
-Dạ. Sao, bác Sáu?
-Bữa đó nhà con Thêm giỗ ai?
-Dường như tôi nghe Thêm nói giỗ bà Ngoại thì phải.


Bác Sáu Nhỏ dừng bước, nhìn Duệ:
-Bà Ngoại của con Thêm còn sống sờ sờ đó mà ai nói với chú là giỗ bà Ngoại của nó? Chú cẩn thận, đừng để ông đại úy bị liên lụy, nhen, chú!
Duệ hoang mang, nhớ lại câu hát của thằng bé “…Vui đàn con ở rừng sâu mới về…” Và, hôm đó, Duệ thấy một cụ bà lưng còng, ngồi trên phản, lặng lẽ têm trầu chứ không ăn cơm; mà bữa cơm cũng chẳng có gì ra vẻ là bữa giỗ!

Lại cũng chẳng thấy nhan, đèn, vàng bạc gì cả! Mà bữa giỗ thì tại sao Ba Má của Thêm lại đi mua lác dệt chiếu? Duệ lại nhớ, mỗi lần “hai đứa” hẹn nhau bên bụi dù dẻ hoặc bên gò mối, Thêm cứ hỏi dò Duệ: “Cái máy gì mà anh cứ đeo trên lưng rồi ‘nẫu’ nói ra, anh nói dô trong đó dậy?” Duệ tìm cách không đáp lời Thêm.


Bây giờ, nhận ra được nguyên nhân của sự việc, Duệ – dù rất thương Thêm – cũng cảm thấy uất trong lòng vì chàng đã bị lợi dụng và lừa dối! Duệ chửi thề:
-Mẹ nó!
Cảnh hỏi:
-Cái gì vậy, Duệ?
-Dạ, không có gì, thiếu úy.
Đáp lời Cảnh như vậy, nhưng trong lòng, Duệ đã quyết định dứt tình với Thêm. Duệ thầm nhủ, sau khi Phong xuất viện, Duệ sẽ trình bày mọi việc và xin Phong cho chàng được thuyên chuyển đến đơn vị khác!

ĐIỆP MỸ LINH

http://www.diepmylinh.com/

LÊ XUÂN NHUẬN * SÀI-GÒN: HÒN NGỌC VIỄN-ĐÔNG

SÀI-GÒN:
HÒN NGỌC VIỄN-ĐÔNG
 
I
Tài-liệu nước ngoài
 
        I.1Trong tác-phẩm “Hanoi and Ho Chi Minh City: The Long Struggle of Two Cities” (Hà-Nội và “Thành-Phố HCM”: cuộc gắng sức lâu dài của Hai Thành Phố ấy), độc-giả đọc thấy ở trang 304:
 
Nguồn:
   
 
        Saigon được dùng làm trung-tâm hành-chánh của Nam-Kỳ (vào năm 1862).  Do đó mới bắt đầu việc biến-cải cái phố chợ này thành thủ-phủ của thuộc-địa Đông-Dương, một thủ-đô thường được nhắc đến như là “Hòn Ngọc Viễn Đông”….
I.2/ Trong tác-phẩm “Les Noms de la ville depuis trois siècles” (Các tên-gọi của Thành-Phố Sài-Gòn từ 3 thế-kỉ nay), ở trang 43 tác-giả viết:
Nguồn:
 
 
            Trong số các tên-gọi dành cho Thành-Phố Sài-Gòn, cái tên-gọi làm cho nó hãnh-diện nhất là từ-ngữ xác-định phẩm-chất được dùng trong thời-kì thuộc-địa: “Hòn Ngọc Viễn-Đông”.  Sau đó thì có các tên-gọi khác kém phần thơ-mộng hơn.
 
I.3/ Trong tập tài-liệu nhan đề “Đông Dương” của Phủ Tổng-Ủy Pháp tại Đông Dương (trang 114) phổ-biến tại Cuộc Triển-Lãm Thuộc-Địa tại Marseille năm 1906, có đoạn:
Nguồn:
      
 
        Saigon, thủ-phủ của Nam-Kì, xây quanh vị-trí phòng-thủ của người An-Nam mà quân PhápTây-Ban-Nha tấn-chiếm năm 1859, sau thời-gian tái-thiết đã trở thành “Hòn Ngọc Viễn-Đông” và là “thủ-đô lịch-sử của Đông-Dương” (thuộc Pháp).
 
        I.4/ Trong tác-phẩm “Les Chemins vers la Ville” (Những Con Đường dẫn đến Thành-Phố (Saigon)”, ở trang 114 có đoạn:
Nguồn:
 
 
        Nên nhớ là việc đánh chiếm thuộc-địa đã bắt đầu tại Saigon hơn một phần tư thế-kỉ trước khi bắt đầu tại Hà-Nội (năm 1888). Thành-phố (Saigon) hồi đó được xem là “Hòn Ngọc Viễn-Đông”, một kiểu mặt kính nhà hàng của nền thuộc-địa Pháp… cho đến năm 1902 thì Phủ Toàn-Quyền dời ra Hà-Nội.
 
        I.5/ Trong tác-phẩm “De Saigon à Ho Chi Minh Ville, Une Métropole entre Utopies et Compromis” (Từ Saigon đến 
Thành-Phố Hồ Chí Minh”, một thủ-đô ở giữa Không-TưởngThỏa-Hiệp) của Daniel Weissberg Thái Thị Ngọc Du, ở trang 41 các tác-giả viết:
Nguồn:
 
 
        “Hòn Ngọc Viễn-Đông”, “thành-phố thiên-đường”, đồng-thời với “da trắng, tây-lai và da đỏ”, là nơi pha-chế/thí-nghiệm của nền “vi-mô dân-chủ thuộc-địa” giữa các năm 19251945 (Pháp bị Nhật đảo-chánh)….    
 
II
Tài-Liệu tiếng Việt
 
        II.1/ Trong tác-phẩm “Phong Thủy Việt Nam” của Hoàng Long Hải, độc-giả đọc thấy:
“Bởi phía Bắc Đông Dương là “Lục địa Trung Hoa”, phía Tây là “Lục địa Ấn Độ”, nên có khi người ta gọi Đông Dương là Bán Đảo (Bán Đảo Đông Dương). Ngày nay, danh từ ấy ít được dùng tới. Thời Pháp thuộc, có khi người ta gọi Đông DươngViễn Đông” (Far East), SaigonHòn Ngọc Viễn Đông”. Ngày nay, người ta gọi chung vùng nầy là “Đông Nam Á.”
 
II.2/ Trong bài-viết “Đặng Thế Phong: Tài hoa bạc mệnh” đăng trên diễn-đàn Văn Thơ Lạc Việt và nhiều diễn-đàn liên-mạng, tác-giả Lê Hoàng Long đã viết:
“Mùa xuân năm 1941, cô Tuyết cùng (Đặng Thế) Phong từ Nam Định lên Hà Nội để tiễn chân và tạm biệt Đặng Thế Phong vào Sài Gòn (rồi đi Nam Vang). Ở kinh đô xứ Chùa Tháp, ở Hòn Ngọc Viễn Đông một thời gian thấy cuộc sống cũng không được thoải mái như ý mong muốn, Đặng Thế Phong trở về Hà Nội…”
Ông chết ở vùng ngoại ô thành phố Hà Nội ở tuổi 24 vào năm 1942 (dưới thời Pháp-thuộc).
 
II.3/ Theo Từ-Điển Bách-Khoa mở Wikipedia, thì:
        “Thuật ngữ Hòn ngọc Viễn Đông (tiếng Pháp: la perle de l'Extrême-Orient) là một mỹ danh được thực dân Pháp dùng để chỉ thành phố Sài Gòn, thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp thời kỳ đầu thế kỷ 20 (Viễn Đông ở đây là chỉ 3 nước thuộc địa ở cực Đông của Pháp, gồm Việt Nam, Lào và Campuchia).
Đầu thế-kỉ 20 là từ 1900 đến 1950 (dưới thời Pháp-thuộc).
 
        II.4/ Bài-viết “Lý Giải Mỹ Danh Hòn Ngọc Viễn Đông” đăng trên mạng ảo vnexpress có đoạn:
        “Sự cạnh tranh của Anh, Pháp trong việc “khai hóa” các nước thuộc địa. Từ những năm 1895, Pháp tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở thuộc địa nhằm phát triển kinh tế. Họ đặt tham vọng vượt mặt nước Anh tại SingaporeHongKong.
        Danh xưng “Hòn Ngọc Viễn Đông” (La perle de l’Extrême Orient) xuất hiện để chỉ cho Sài Gòn. Đây được xem là thủ phủ của Đông Dương về kinh tế, giải trí để cạnh tranh với Singapore của người Anh.”
 
        II.5/ Kiến-Trúc-Sư Nguyễn Hữu Thái trên mạng ảo tuoitre.vn đã viết:
        “Mong muốn tạo lập một đế chế thuộc Pháp tại Đông Nam châu Á, đã phần nào tạo động lực ganh đua với đế quốc Anh. Đông Dương thuộc Pháp được dự kiến sẽ cạnh tranh với Ấn Độ thuộc Anh.
        “Pháp tạo ra ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ để đối ứng với Ấn Độ Anh “tấn phong” là “viên châu báu trên vương miện.”
 
III
Kết-Luận
 
        III.1/ Hòn Ngọc Viễn Đông” là danh-xưng của Thành-Phố Sài-Gòn dưới thời Pháp-thuộc (trước 1945).
 
        III.2/ Người PhápÂu-Tây xa-cách Sài-Gòn (và Việt-Nam, Đông-Dương) nên mới sử-dụng chữ “viễn” là “xa”.  Người Việt-Nam Á-Đông là ở ngay trên đất/nhà của mình mà gọi Sài-Gòn là “Hòn Ngọc Viễn-Đông” (thấy “sang” bắt quàng làm họ) thì là mất gốc, tự mình tách lìa quê cha đất tổ ra khỏi đời sống vật-chất lẫn tinh-thần của mình.
 
        III.3/ Nếu có nhân-vật, lực-lượng nào muốn làm cho Sài-Gòn sáng chói như một “Hòn Ngọc” thì “Hòn Ngọc” đó phải là “Hòn Ngọc Á-Châu” hay là “Hòn Ngọc Á-Đông”; như thế mới có í-nghĩa, chính-danh và giá-trị.
 
                                                                          LÊ XUÂN NHUẬN


NHỮNG MẸO NHỎ VỀ TRỨNG

Những Mẹo Nhỏ Về Trứng Rất Cần Thiết

Trứng là một loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày. Trứng có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Dưới đây là những mẹo vặt rất hữu ích về trứng.

1. Đặt trứng đúng hướng khi lưu trữ

Dù đặt trứng trong tủ lạnh hay bên ngoài, các bạn cũng cần nhớ đặt hướng đầu to của quả trứng lên trên, thay vì hướng đầu nhỏ lên trên như thế này.



2. Tách lòng trắng trứngNgoài cách quen thuộc là dùng vỏ chai nhựa để hút thì chúng ta có thể dùng phễu để tách lòng đỏ và lòng trắng trứng. Cách này có vẻ nhanh và triệt để hơn nhiều đó.


3. Cách bóc trứng "nhanh như một cơn gió"



Các bạn chỉ cần cho trứng vào một chiếc cốc cùng với một ít nước rồi lắc mạnh vài lần. Bây giờ thì bỏ ra vào xem kết quả này!


4. Cách khác để bóc trứng nhanh hơn





Ngoài cách trên, các bạn còn có thể áp dụng một mẹo vặt khác, đó là cho một lát chanh vào nồi nước luộc trứng khi đang sôi. Quả trứng luộc xong cũng sẽ rất dễ bóc đó.

CHÓ CỨU CHỦ VIỆT


Chú chó cào cửa cứu chủ Việt khỏi cháy rừng ở California

Nhờ sự báo động của chú chó Key, ông Phước chạy thoát kịp thời khi ngọn lửa từ đám cháy rừng đã bao trùm nửa căn nhà ở Bắc California.





Ông Phước bên chó Key bị mù một mắt trong đám cháy. Ảnh: Ân Đỗ.
"Sao con cứ làm phiền ba hoài vậy? Để cho ba ngủ đi!", ông Nguyễn Công Phước nằm trên giường mắng chó Key khi nó liên tục cào cửa phòng ngủ lúc một giờ sáng 9/10.
Đến ba giờ sáng, con chó giống Chihuahua ông nuôi suốt 12 năm qua càng sủa dữ dội, cào cấu liên tục, tìm cách mở cửa, khiến ông Phước bật dậy, định ra mắng nó một trận.
"Khi mở cửa phòng ngủ ra thì lửa đã cháy một phần nửa phòng khách của tôi rồi. Khi đó khói mù mịt, tôi không thở được nữa", ông Phước kể lại với VnExpress.
Mình trần, ông lao ra ngoài mà không kịp mang theo bất cứ thứ gì. "Tôi ra khỏi nhà, xung quanh toàn lửa là lửa", ông Phước nói. Ông định quay vào nhà lấy ví và giấy tờ quan trọng nhưng bị người hàng xóm ngăn lại: "Anh mà vào là chết". Phòng khách sau đó đổ sập.
Tọa lạc trên một ngọn đồi rộng 12 ha giữa những vạt rừng ở Fountaingrove, gần thành phố Santa Rosa, biệt thự 4 phòng ngủ của ông Nguyễn Công Phước có giá hơn một triệu USD.
Nhưng chỉ sau vài giờ, biệt thự của nhà kinh doanh bất động sản về hưu này đã hóa tro tàn. Hai chiếc xe bị kẹt trong gara, không mở được cửa, nhưng ông may mắn còn chiếc xe bán tải đậu ngoài cửa.
Lái xe thoát khỏi đám cháy xuống đồi, ông chứng kiến 5 cây sồi trên trăm tuổi trong vườn bị thiêu trụi chỉ trong vòng 5 phút. Những con nai hàng ngày ông vẫn ra thăm nay hoảng loạn chạy băng qua rừng.
Ông Phước, 67 tuổi, sống tại khu đồi này đã 20 năm. Vợ ông mất cách đây 12 năm, còn hai con đi làm ở thành phố Chicago. Ông chỉ có chó Key làm bầu bạn.
"Nếu không có con chó thì tôi ra tro rồi", ông nói và kể về cặp vợ chồng bạn ông mới chết trong nhà vì cháy rừng.
Khi đưa chó Key ra ánh sáng, ông mới phát hiện ra nó bị mù một mắt do tàn lửa bay vào. Ông đang tính chừng nào yên ổn đi phẫu thuật cho chó Key. Ông Phước kể con chó rất tinh khôn, biết dự báo trời sắp mưa bằng cách kêu ăng ẳng, cào cào trên sân.
"Nhà tôi bây giờ không còn gì hết", ông Phước nói khi đang tá túc tại tại trung tâm của nhà thờ Công giáo. Tuy nhiên, thời gian này ông rất thoải mái, không phải lo nghĩ gì, bởi công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm xây cho ông một căn nhà mới trên nền đất căn nhà cũ.
Ông Phước từng đóng bảo hiểm nhà trị giá 500.000 USD. Công ty bảo hiểm mới đã ký ngay cho ông tấm séc 5.000 USD để chi tiêu, đồng thời đang tìm nhà cho ông ở tạm cho tới khi xây xong nhà mới.
Số người chết tại Bắc California do cháy rừng đã lên tới 31, trong khi hàng trăm người vẫn mất tích, 3.500 tòa nhà bị phá hủy. Đây là thảm họa cháy rừng nghiêm trọng nhất trong lịch sử bang. Tại Fountaingrove nơi ông Phước sống, ít nhất 500 nhà bị phá hủy, theo Press Democrat.
Hơn 8.000 lính cứu hỏa và lực lượng hỗ trợ đang chống chọi với các đám cháy. "Chúng ta còn lâu mới kết thúc được tai họa này", giám đốc cơ quan quản lý phòng chống cháy rừng California Ken Pimlott nói, theo CNN. Lửa vẫn cháy một cách thất thường hôm 12/10, ông cho biết.


GIỚI THIỆU TÁC PHẨM MỚI

Hân-hạnh giới-thiệu
ANGELS
of Heaven & Earth
CÁC THIÊN-THẦN
Trên Trời& Dưới Đất
Đây là tuyển-tập thơ tiếng Anh
gồm có 75 bài thơ, của 50 tác-giả
được Hội Thơ POETRYFEST Hoa-Kỳ
tuyển-chọn, trong đó có Thanh-Thanh.
Nữ-sĩ Betty Cummins Starr-Joyal
chủ-biên và xuất-bản.
Địa-chỉ:
PoetryFest, PO Box 3561, Ashland, OR 97520

TUYẾT XỨ THI CÁC




TÔI MAY MẮN 

 
tôi may mắn có em trong đời tôi
mỗi sáng hồng giọt sương đọng làn môi
thơm cỏ dại chùm hoa vừa tỉnh dậy
nắm tay nhau cho đỡ lạc chơi vơi

tôi may mắn có em trong nỗi nhớ
nhớ em ngay từ lúc hẹn sững sờ
trời chưa thắm nhưng tình vừa bừng nở
em chưa xa sao đã để mong chờ

tôi may mắn có em trong xót thương
nửa hồn đau tê lặng giữa đoạn trường
em ngọn gió nâng cánh chiều về muộn
nghẹn ngào chia từng mảnh sống vui buồn

tôi may mắn có em giờ phút đó
cuối cuộc đời thanh thản giấc hải hồ
rạng đông nhắn hạt sương về chỉ lối
em và tôi dìu nhau bước vào mơ


 I AM SO HAPPY TO HAVE YOU
 


I am so fortunate in my life to have you
with your rosy lips fresh as morning dew,
fragrant as just woken wild grass’ scent,
to be hand in hand not stray in discontent.


I am so lucky to have you in desolation,
desiderative before our date in vibration.
Day hasn’t broken yet but love just created;
you have not left, but I already awaited.

I am so providential to have you in bane
while half of my soul is paralyzed in pain,
to lift this late even wing you are a zephyr
to share life’s joy and vicissitude together.

I am so happy to have you at the right time
my strong will at the end relaxes in chime.
Dawn directs us through the dew to beam:
You and I lead one another into our dream.

Translation by THANH-THANH
Thanh-Thanh
Bảy Mươi Năm Làm Thơ
Cảnh-Sát-Hóa
Biến-Loạn Miền Trung Vietnamese Choice Poems

NÓI VỚI BẠN BÈ
Rồi chúng ta cũng sẽ về với đất
Tranh dành chi chuyện tốt xấu hơn thua
Hồn lưu lạc cốt xương rồi sẽ mất
Nhựa còn đâu khi lá đã sang mùa

Rồi có lúc chúng ta cùng ngồi lại 
Nhìn rõ nhau để nhớ buổi thiếu thời
Hãy làm sao ánh nhìn không e ngại
Cầm tay nhau và lòng rất thảnh thơi

Rồi có lúc chúng ta buồn vái lạy
Đốt nhang trầm khóc bạn hữu ra đi
Rơi nước mắt lúc xe tang sắp chạy
Sao giờ đây đối xử chẳng ra gì

Rồi có lúc ta trở về cát bụi
Nắm tro tàn cô lẻ giữa trần gian
Sao lại vẫn hao tâm ngồi cặm cụi
Viết những lời khiến bằng hữu tan hoang

Rồi tất cả chỉ vòng quay trống rỗng
Đến rồi đi quy luật của muôn đời
Sao không sống với những lời thơ mộng
Để cuối đời không tiếc cuộc rong chơi
Minh hà




TO MY FRIENDS

There will be a time we also return to earth;
Then why still fight over win or lose to worth.
The drifted soul, corpse will fall into shade;
There is no more resin when the leaves fade.

There will be a time we all meet face to face,
Look right in our eye to recall our youth trace.
Let us see that our sight should not be shy,
Hold each other’s hands with hearts open high.

There will be a time we prostrate ourselves, sad,
Burn incense/aloe wood, mourn a gone comrade,
Shed tears when the hearse is going to move off.
Well, why at present we have the heart to scoff.

There will be a time all of us get back to dust
As a handful of ashes deserted in life―it must.
Then why still waste energy to blindly write
The words, terms, expressions to friends blight?

And everybody, everything is an empty rotation:
Come and go are eternally the laws of causation.
Why don’t we live with, use cordial tone on earth
In order not to regret our journey since our birth.

      Translation by THANH-THANH
 

Chuyện mùa đông


Thôi nhắc làm chi những chuyện sầu
Khi lòng chua xót trắng thương đau
Bao nhiêu miền cũ vời xa ấy
Buồn lắm tôi nào quên nổi đâu

Lối ngõ người đi đã cỏ mòn
Câu nguyền thu đã hẹp không gian
Hồn nghe vừa dậy mùa vui cũ
Định nói, lời xem quá ngại ngùng

Ôi gió may về động dấu chân
Trời xưa mây vẫn rộng như lòng
Sân chiều chao nhẹ dăm tờ lá
Và khói sương về cuộn cánh song

Lá thư xanh mát hoen màu lệ
Đôi cánh hoa vàng ép tả tơi
Bấy nhiêu có đủ cho người nhớ
Mà thấy lòng như muốn ngậm ngùi

Đã bảo rằng không kể chuyện sầu
Dối lòng cho dịu chút thương đau
Nhưng ngày đông đó tôi còn thấy
Nên cố quên mà quên được đâu

NHÃ CA
The Winterly Story

Well, what should I recall the sad stories for
While my heart is still full of dolor, why more?
How many of those old far-away so unkind
Alas! I haven’t been able to erase from my mind!

The grass had worn under your feet in persistence
And your promises had shortened the distance;
I felt in my soul the old merry season to arise,
Intending to speak, but scrupled through tries.

Oh the autumnal breeze moved the footprints alright,
The old sky’s clouds were still ample as my plight.
Some leaves softly swung in the evening courtyard,
And smog blurred outside my windows barred.


The blue love letter was stained, the color of tears;
A few pressed yellow flowers tattered through years.
Are those tokens sufficient for one to conceive
So that my innermost feelings seem to grieve.


I told myself the sad stories no longer to relate
(Just deceived my heart, tried the pain to abate!)
However, that winter I did still feel the past span;
That is why the more I try to forget the less I can.
Translation by THANH-THANH
 
MÓN QUÀ VU LAN

mở cuốn an bum nhìn thấy mẹ
bóng mẹ năm nào nay đã xa
đêm nằm nghe gió lùa thao thức
mưa gõ vào tim nỗi nhớ nhà

đời sống hôm nay đầy đủ lắm
mà con không mẹ, chẳng còn cha
ngày xưa con sống ngu ngơ vậy
giờ biết thương yêu thiếu mẹ già

mẹ đã ra đi thời khó nhọc
quê nghèo nặng trĩu gánh bôn ba
sắn khoai nuôi mẹ ngày sau cuối
con mắc tù lao phải vắng nhà

gian khó một đời cha mẹ gánh
ơn dày nghĩa nặng chẳng phôi pha
mẹ ơi sầu tũi đường xa xứ
xin gửi hôm nay một chút quà ?

tháng bảy Vu Lan mùa báo hiếu
âm dương cách trở mấy đường xa
nén nhang ngọn nến lung linh gió
chẳng khóc mà sao mắt lệ nhòa

MẠC PHƯƠNG ĐÌNH
MY VU LAN PRESENT

I gazed in the album at my dear Mom’s picture
And realized that now is so far-off her figure
I listened to the rain as if on my heart flick
The wind blow making me agitatedly nostalgic

Although is abundant my current subsistence
Neither my Mom nor my Dad stays in existence
As a child I was so dull being by Mom kissed
Now that I know whom to love, Mom is missed

Mom departed this life during a difficult time
Scurrying beneath the burden in our poor clime
Until your last days on manioc hand to mouth
While I was in prison as a “puppet” of the South

Such a hard period Dad and Mom bore your part
That feeling of gratitude I bury deep in my heart
Dear Mom please accept from this sad son adrift
On this commemorative day my little humble gift

Vu Lan mid-seventh month, the filial duty event
Between life and death how far to suffer torment
Joss-sticks and candles spark, the wind uprears
I don’t cry but why my eyes get wet with tears
                  Translation by THANH-THANH 
 


GÁNH DỪA

DTDB


Kẽo ca kẽo kẹt
Vai quảy gánh dừa
Qua cua cầu cót két
Nắng chiều lưa thưa

Hai đầu dóng nặng
Oằn trên vai gầy
Áo pha màu nắng
Gió vờn tóc mây

Quần đen bùn lấm
Lốm đốm phai màu
Bởi nước phèn thấm
Ống thấp ống cao

Bước chân thoan thoắt
Da rám nắng hồng
Quãng đường xa lắc
Trời trong thật trong

Nghiêng nghiêng nón lá
Rách tả bung vành
Hoàng hôn bóng ngã
Trải đồng lúa xanh

Chăm sóc cha mẹ
Trong tuổi xế tà
Dưỡng dục con trẻ
Thay chồng phương xa


Chồng đi cải tạo
Mười năm chưa về
Kẻ thù tàn bạo
Đày chốn sơn khê

Dừa đầu nầy gánh
Đầu kia gia đình
Để chồng vững mạnh
Giữ trọn niềm tin

Ngày ngày chị gánh
Những quày dừa tươi
Dừa xanh dừa rám
Hơn nửa cuộc đời


Hởi người thiếu phụ
Tâm hồn sáng trong
Cả đời lam lũ
Sắt son một lòng

Gánh đời trĩu nặng
Gánh dừa oằn vai
Chị đi lẳng lặng
Trong bóng chiều phai

DƯ THỊ DIỄM BUỒN


SÔNG BẾN HẢI - CHIA ĐÔI TÌNH MẪU TỬ

Ngày 20 tháng 7 năm 1954
Việt Nam chia đôi nơi dòng sông Bến Hải
Thương làm sao vùng quê thân yêu đó
Nhớ làm sao những kỷ niệm đong đầy
Khi hoàng hôn chầm chậm nẻo chân mây
Lòng hiu quạnh mắt trông về chốn cũ

Nhớ ngày nào con ra thành theo chú
Mỗi khúc ruột mẹ, là mỗi đứa con!
Cách chia nào không đau đớn héo hon
Thương mẹ, nhớ em... đầm đìa nước mắt


Xa vời vợi khi quê hương ngăn cách
Chung một nước mà kẻ Bắc người Nam
Biển rộng mênh mông, rừng núi ngút ngàn
Sông Bến Hải cắt chia tình Mẫu Tử!

Dù con được thương yêu gia đình chú
Miền Nam cơm no, áo ấm, học hành...
Nhưng không sao quên dáng mẹ hiền lành
Khắc khoải nhớ thương đêm đêm lệ nhỏ...


Rồi miền Nam rơi vào tay giặc đỏ!
Con bôn ba chạy loạn lạc xứ người
Mẹ tuổi đời chồng chất đã sáu mươi
Lặn lội khắp nơi kiếm tìm con trẻ...

Con xa mẹ khi hãy còn tấm bé
Mẹ lìa con xao xác quá nửa đời!
Xa càng xa... khi thời cuộc đổi dời
Mỗi lần thay đổi ngàn trùng xa cách!


Vạn lý hải tần nửa vòng trái đất!
Nhớ chùa Tam Thanh, nhớ nước sông Thương
Nhớ đào Mẫu Sơn nửa trắng, nửa hường
Gỗ hoàng đàn, Thất Khê mùa mận chín...

Mộc nhĩ, nấm hương, mật ong... Tràng Định
Quên làm sao nắng chiều nhạt bãi dâu
Đêm mưa rơi, sáng non nhẫn dây trầu
Gió mát rượi mượt mà tàu lá chuối...


Mẹ ơi khói lam, sương mờ đỉnh núi
Nỗi nhớ thương dằng dặc thuở nào nguôi?
Ở nơi đây muôn thuở vẫn xứ người
Vật chất, tự do, văn minh... sang cả!
Sao nước Việt vẫn nổi trôi đày đọa!
Người dân lành luôn thiếu áo, đói ăn
Lãnh hải, lãnh thổ dâng, bán... ngoại xâm
Dân tộc khốn cùng, đảng viên phú quí...

Quê hương ta đã trải bao thế kỷ
Ông cha đời đời chẳng ngại gian lao
Từng lớp người tiếp nối đổ máu đào
Quyết gìn giữ một Việt Nam hạnh phúc

Con bất hiếu chưa trọn tình cốt nhục
Để mẹ nhớ thương khốn khổ đoạn trường...
Và giờ đây xa cách quá quê hương...
Luôn vật vã trong khát khao niềm nhớ


Mẹ kính yêu, kiếp nhân sinh tạm bợ...
Chữ hiếu đạo xin kết cỏ ngậm vành
Nghĩa trả ơn đền ở kiếp lai sanh...
Cành Nam chim đậu... hướng về cố quốc

Xin lỗi mẹ, con vẫn chưa về được
Vì cộng thù còn thống trị quê hương
Khi toàn dân còn khốn khổ đoạn trường
Lòng dạ nào thảnh thơi về thăm lại!


Lời mẹ nhắn nhủ, con ghi nhớ mãi:
“... Trước sao sau trước phải giữ lòng son
Cộng gieo tóc tang, nhân nghĩa rụi mòn
Đừng về con... quê hương còn bóng giặc!

Từ xa con, mẹ quen rồi héo hắt...
Đời thăng trầm qua bao cuộc bể dâu
Dù chân trời gốc biển, hay tuyến đầu...
Mẹ mãn nguyện, con theo đường Chính nghĩa...


Nỗi nhớ thương lòng già thêm thấm thía...
Hận thù cộng... càng chất ngất dâng cao
Đoàn tựu, mẹ con mình hẹn kiếp sau...
Sông Bến Hải chia đôi tình Mẫu Tử!”
NỬA ĐÊM THỨC GIẤC


Tình xưa  cách giang hà
Tình gần đã tử biệt
Một mình trong canh chầy,
Muôn vạn nỗi xót xa!

Sơn Trung

 

ÔNG KHAI TRÍ

Ông Khai Tri


Ở trại tù Z 30 C Hàm Tân vào mỗi buổi sáng, những người tù đợi đi lao động , nhưng sớm hơn có một ông già lúc naò cũng với bộ quần áo trắng đã ngả qua màu cháo lòng đẩy chiếc xe cải tiến chứa phân Bắc của tù đem đi . Sáng nào cũng vậy , ít ai biết Ông là ai.


Người Sài Gòn gọi ông là "ông Khai Trí" (theo tên nhà sách - nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về mình, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam.


Ông Khai Trí" tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức.

Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần. Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lã cho đỡ đói.


Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem ký gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó còn không, nếu còn thì đem tới tiếp vì sách gửi trước đã bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ý định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quý hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả nghìn cuốn.


Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài Gòn). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo...

Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.


Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú.

Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Monde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/1975). Ông còn cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị.

Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê em mến yêu, Làm con nên nhớ, Chánh tả cho người miền Nam, Huế mến yêu, Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam...


Nhà văn Nguyễn Thụy Long (tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Loan mắt nhung," một cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu miền Bắc sau 1975 cũng hết lời ca ngợi) có viết một bài nhan đề "Vĩnh biệt ông Khai Trí," trong đó có nhắc đến hoàn cảnh đau thương của ông Khai Trí sau 1975:


"Ông Khai Trí qua đời lúc 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện. Ông mất đi do sức già lực kiệt, nhiều năm ông cố gắng tranh đấu để xin lại hiệu sách vĩ đại của ông sau khi bị nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tịch thu, sau đợt cải tạo văn hóa 1976 tại Sài Gòn. Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước "quản lý", nay mang tên Phahasa của nhà nước.

Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ.


Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, vì người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đã từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam, kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.


Ông Khai Trí lại ra tay giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, mua tác phẩm của họ, tuy chưa in còn để đấy nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ không thiếu một xu. Ngoài ra ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài Gòn. Tôi không biết nhiều, nhưng tôi biết về tờ báo Sống của Chu Tử, cũng có sự góp sức về mặt tiền bạc.


..Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nhìn thấy ông Khai Trí buồn bã đứng ở góc đường đó, nhìn sang hiệu sách cũ của mình mang tên mới là Phahasa.

Một lần khác, cũng trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách Khai Trí đến đâu rồi?

Ông cười chua chát:

- Phải đến năm 3000 thì may ra..

Ngày ông bị bắt, bị bỏ tù, bao nhiêu bài báo nói xấu ông, kết tội ông còn dấu bao nhiêu kho sách Ngụy, không thành thật khai báo. Chuyện thế thái nhân tình lúc ông gặp hoạn nạn, những kẻ trước đây từng chịu ơn ông, tố cáo ông bao nhiêu là tội kể cả những điều không có để lập công.


Buổi lễ tang ông Khai Trí, tại nhà ông đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Phan thanh Giản cũ) tôi gặp nhiều bạn bè của ông, những người thuộc chế độ Sài Gòn cũ đến thắp cho ông những nén nhang và chia xẻ sự thương tiếc với gia đình ông.

Nhà văn Nguyễn Thụy Long ngâm ngùi tiêp:


...Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.


MÁY PHIÊN DỊCH


Tai nghe giúp nói chuyện với người nước ngoài không cần biết ngoại ngu

TTO - Với tai nghe không dây có thể dịch trực tiếp khoảng 40 loại ngôn ngữ khác nhau của Google, những người không biết ngoại ngữ có thể dễ dàng giao tiếp với người nước ngoài.





Tai nghe không dây Pixel Buds được tích hợp công nghệ phiên dịch theo thời gian thực giúp người đeo nó có thể trò chuyện bằng tiếng mẹ đẻ với người nước ngoài ở 40 loại ngôn ngữ khác nhau - Ảnh: ARSTECHNICA

Theo trang tin công nghệ Arstechnica, cùng với việc ra mắt các mẫu smartphone Pixel mới, Google cũng vừa tung ra thiết bị tai nghe không dây đi kèm có khả năng dịch ngôn ngữ trực tiếp theo thời gian thực.


Mẫu tai nghe không dây có tên Pixel Buds vừa ra mắt là mẫu tai nghe không dây đầu tiên do Google sản xuất để dùng kèm với các mẫu smartphone Pixel.
Với Pixel Buds, người dùng có thể sử dụng công cụ Google Translate để giao tiếp với những người nói các ngôn ngữ khác với họ.


Khác với thiết bị AirPods của Apple, thiết bị Pixel Buds của Google có một sợi dây kết nối giữa hai đầu tai nghe. Tuy nhiên sợi dây này không nết nối với smartphone hay thiết bị nào khác.


Pixel Buds sẽ kết nối với các mẫu smartphone Pixel mới thông qua Bluetooth. Và có thể hiểu là tai nghe không dây mới của Google cũng có khả năng hoạt động tương thích với các thiết bị khác chấp nhận các tai nghe không dây Bluetooth.


Tất cả các phần điều khiển của Pixel Buds đều được tích hợp trong phần tai nghe bên phải. Đây được xem là giải pháp phần cứng phổ biến với các loại tai nghe không dây.


Người dùng có thể truy cập công cụ Google Assistant bằng cách chạm hoặc nhấn lên phần tai nghe bên phải, theo đó trợ lý ảo Assistant sẽ đọc các thông báo và tin nhắn gửi cho bạn thông qua các tai nghe.


Tuy nhiên tính năng hấp dẫn nhất của Pixel Buds chính là công nghệ hợp nhất Google Translate vào thiết bị tai nghe không dây này.


Theo đó, khi sử dụng Pixel Buds, người dùng có thể trò chuyện với người nước ngoài bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ vì ngôn ngữ trao đổi sẽ được phiên dịch trực tiếp theo thời gian thực qua tai nghe.

Google Assistant sắp trở thành phiên dịch viên thực thụ


TTO - Google Assistant đưa ra một phương pháp mới để hỗ trợ người dụng vượt qua rào cản ngôn ngữ trong khi đi du lịch.

Trong bản demo, một người nói tiếng Anh bản ngữ và một người nói tiếng Thụy Điển bản ngữ đã có thể trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trong khi sử dụng Pixel Buds. Google Translate đã là "phiên dịch viên" ảo cho họ.

Pixel Buds sẽ sử dụng Google Translate để chuyển ngữ các cuộc đối thoại bằng 40 loại ngôn ngữ khác nhau. Đây là tính năng độc đáo và hiện chỉ có một công ty như Google mới có thể tích hợp được vào tai nghe không dây nhờ vào cơ sở dữ liệu và hạ tầng đã có của nền tảng dịch thuật Google Translate.

Tai nghe không dây Pixel Buds có thời lượng pin dùng được liên tục trong 5 tiếng đồng hồ sau một lần sạc đầy. Đây là thời lượng pin trung bình với một tai nghe không dây hiện nay.


Google thông báo mức giá đặt mua trước với tai nghe không dây Pixel Buds là 159 USD ngay từ hôm nay (5-10).

Google Pixel buds- AI-powered headphones - Nguồn: THE VERGE

Saturday, October 21, 2017

TRẦN MỘNG TÚ

Thi Sĩ Việt Nam Đầu Tiên
Vào Sách Giáo Khoa Trung Học Mỹ

------------------------------ ----------------

 Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dạy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một thi sĩ Việt Nam dịch sang tiếng Anh đi song song với bài diễn văn nổi tiếng của Tổng Thống Abraham Lincoln trong thời Nội chiến Mỹ, tại bãi chiến trường Gettysburg. Đó là bài thơ của Trần Mộng Tú, The Gift in Wartime, nhan đề tiếng Việt là “Quà Tặng Trong Chiến Tranh.” Hai tác phẩm trên được đem ra để dạy học sinh môn văn chương Hoa Kỳ.

Trong phần thứ ba của cuốn sách giáo khoa, viết về văn chương thời kỳ nội chiến Nam Bắc ở Mỹ và sau cuộc nội chiến, các nhà soạn sách giáo khoa của công ty Glencoe - McGraw Hill, rất thông dụng trong các trường trung học ở Mỹ đã có sáng kiến đem bài thơ Trần Mộng Tú, qua bản dịch Anh ngữ cho học sinh nghiên cứu song song với bài diễn văn trầm hùng của Abraham Lincoln, so sánh cách dùng chữ, cách chọn hình ảnh, những ý tưởng trong mỗi bài của hai tác giả.

 Đây là một kinh nghiệm văn chương quý báu mà các học sinh Mỹ được hưởng khi tiếp xúc với một thi sĩ ngoại quốc để thấy hậu quả của chiến tranh trên tâm hồn một phụ nữ Việt Nam cũng mang những tính chất nhân bản và sâu sắc không khác gì vị Tổng Thống mà tất cả mọi người Mỹ đều quen thuộc. Có lẽ sau này học sinh Việt Nam khi học về văn chương thời nội chiến Nam Bắc ở thế kỷ 20 cũng sẽ có cơ hội nghiên cứu bài thơ của Trần Mộng Tú
 Bài thơ “Quà Tặng Trong Chiến Tranh” được viết ở Việt Nam, khi thi sĩ còn rất trẻ, từ những xúc động trước cái chết của một chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, người yêu đầu của cô, sau đó đã được đăng trên các tạp chí khắp nơi ở hải ngoại.

Bài diễn văn do Tổng Thống Lincoln đọc ngày 19 tháng 11 năm 1863 trong dịp khánh thành một nghĩa trang cho các tử sĩ tại chiến trường Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania. Trước ông, một chính trị gia và nhà hùng biện nổi tiếng đã nói suốt 2 giờ; đến lượt Lincoln ông chỉ nói trong vòng 2 phút.

Sau buổi lễ, các nhà báo tường thuật không ai nhắc đến những lời Lincoln nói, nhưng dần dần dân tộc Mỹ đã nhận ra đó là một tác phẩm văn chương bất hủ, xuất phát từ tấm lòng của một nhà lãnh đạo vốn rất ghét chiến tranh nhưng phải dẫn đầu nước Mỹ trong một cuộc chiến bất đắc dĩ và đã thành công trong việc bảo vệ một quốc gia thống nhất với những lý tưởng tự do, bình đẳng. Câu nói được cả thế giới ngày nay nhắc lại nhiều lần kết thúc bài diễn văn ca ngợi các chiến sĩ đã hy sinh để một “chính phủ của dân, do dân, và vì dân sẽ không bị hủy diệt trên trái đất.”
Cuốn sách giáo khoa tiếp theo đã giới thiệu thi sĩ Trần Mộng Tú, sinh ở tỉnh Hà Đông,Việt Nam, người phụ nữ có kinh nghiệm chính mình sống với những hậu quả của cuộc chiến tranh trong đó hai triệu người Việt Nam thiệt mạng cũng như 57,000 người Mỹ. Sau khi đọc bài thơ Trần Mộng Tú, học sinh được hướng dẫn với những câu hỏi để khám phá những cảm xúc mà tác giả gợi cho người đọc cũng như tìm hiểu nội dung bài thơ. Cuốn sách giáo khoa cũng gợi ý cho học sinh tìm hiểu về kỹ thuật, học sinh tự hỏi tại sao thi sĩ đã dùng các điệp ngữ và nhắc lại các hình ảnh để gây ấn tượng nợi người đọc. Sau đó, các học sinh được mời so sánh hai áng văn chương cùng viết trong thời nội chiến ở hai quốc gia, hai thế kỷ khác nhau.
 Abraham Lincoln đọc bài diễn văn của ông trước một đám đông, và ông nhắm vào công chúng. Còn Trần Mộng Tú viết một mình, cho mình. Nhưng học sinh có thể tìm thấy những mục đích và cảm xúc giống nhau trong hai tác phẩm ngắn này. Học sinh cũng được dịp tìm hiểu khai phá sự khác biệt giữa hai nền văn hóa của hai tác giả, và thử hỏi một người Mỹ thời nay nếu viết về chiến tranh thì sẽ viết giống tác phẩm nào.
Để quý vị thông cảm với tác giả Trần Mộng Tú, chúng tôi xin đăng lại nguyên văn 2 bài thơ của thi sĩ bằng tiếng Việt dưới đây. Bài Quà Tặng Trong Chiến Tranh (Trong American Literature textbook) và bài Giấc Mơ Hòa Bình (Trong Vision of War, Dream of Peace)
Quà Tặng Trong Chiến Tranh
Em tặng anh hoa hồng
Chôn trong lòng huyệt mới
Em tặng anh áo cưới
Phủ trên nấm mồ xanh
Anh tặng em bội tinh
Kèm với ngôi sao bạc
Chiếc hoa mai màu vàng
Chưa đeo còn sáng bóng
Em tặng anh tuổi ngọc
Của những ngày yêu nhau
Đã chết ngay từ lúc
Em nhận được tin sầu
Anh tặng em mùi máu
Trên áo trận sa trường
Máu anh và máu địch
Xin em cùng xót thương
Em tặng anh mây vương
Mắt em ngày tháng hạ
Em tặng anh đông giá
Giữa tuổi xuân cuộc đời
Anh tặng môi không cười
Anh tặng tay không nắm
Anh tặng mắt không nhìn
Một hình hài bất động
Anh muôn vàn tạ lỗi
Xin hẹn em kiếp sau
Mảnh đạn này em giữ
Làm di vật tìm nhau.
Tháng 7/ 1969
Giấc Mơ Hòa Bình
Em nghe nói hòa bình
Trên những tờ nhật báo
Em nghe nói hòa bình
Trên miệng người lãnh đạo
Em để lòng khờ khạo
Ôm giấc mơ hòa bình
Mong chiến tranh chấm dứt
Anh giã từ đao binh
Tin về từ trận tuyến
Anh chết giữa chiến trường
Ôi giấc mơ khờ khạo
Chỉ còn là đau thương
Từ khi em ra đời
Từ khi có trí khôn
Em thấy toàn chém giết
Em thấy toàn máu xương
Từ khi em biết nghe
Từ khi em biết nói
Toàn những lời giả dối
Toàn những lời hứa suông
Từ khi em biết yêu
Từ khi em biết nhớ
Anh đã dặn đợi chờ
Rồi anh không về nữa
Ôi giấc mơ khờ khạo
Ôi giấc mơ hòa bình
Xây giữa lòng tham bạo
Chết trước khi thành hình
Ôi lòng non bé nhỏ
Như giấy trắng thơm tho
Vết mực đen loang lổ
Làm hoen ố hồn thơ
Em đã biết giận thù
Biết cuộc đời dối trá
Trang nhất nói hòa bình
Trang tư toàn cáo phó
Em không còn bồng bột
Tin những lời đầu môi
Em bắt đầu tỉnh ngộ
Thì đã mất anh rồi
Ôi giấc mơ hòa bình
Anh trả bằng sự sống
Em trả bằng tủi hờn
Bằng một đời đơn độc
Tháng 7/1969
Cao La
( sưu tầm ) 
Ảnh :Nhà thơ nhà văn Trần Mộng Tú (Ảnh:Uyên Nguyên)

CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA CON GÁI "HÙM THIÊNG YÊN THẾ"

CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA
CON GÁI "HÙM THIÊNG YÊN THẾ"

Cuộc đời đầy thăng trầm của con gái
Bà Hoàng Thị Thế là con gái của thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Ảnh: Omega+

Hoàng Thị Thế, người con gái của vị anh hùng "Hùm thiêng Yên Thế" Hoàng Hoa Thám, có một cuộc đời nhiều thăng trầm mà không phải ai cũng biết.



Cách đây hơn 100 năm, Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám, một trong những gương mặt quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, một trong những gương mặt quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam trong cuộc xung đột với Pháp, đã qua đời.


Ông để lại một người con gái tên là HOÀNG THỊ THẾ có vận mệnh khác thường, cùng một người con trai sinh năm 1908 là Hoàng Hoa Phồn, còn có tên gọi là Hoàng Bùi Phồn và Hoàng Văn Vi. Người con trai của Đề Thám đã qua đời một cách bi đát năm 1945.


Cuộc đời đầy "biến động" của người con gái Đề Thám – Hoàng Thị Thế


Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về Hoàng Thị Thế, người con gái duy nhất của Hoàng Hoa Thám, có một vận mệnh và một cuộc đời đầy thăng trầm.


Hoàng Thị Thế sinh ngày 31/3/1901 ở Phồn Xương, Yên Thế (Bắc Giang). Mẹ là Đặng Thị Nho, tục gọi là bà Ba Cẩn, người vợ thứ ba đồng thời là cộng sự của của thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám.


Theo như chia sẻ của Hoàng Thị Thế trong cuốn hồi ký "Kỷ niệm thời thơ ấu", bà được hứa hôn với một người con của hoàng đế Trung Hoa lúc lên ba.


Trong cuốn hồi ký viết bằng tiếng Pháp của mình, Hoàng Thị Thế đã chia sẻ những năm tháng thơ ấu không thể nào quên cùng với cuộc đời đầy sóng gió của gia đình vị anh hùng Hoàng Hoa Thám (1858-1913), đánh dấu những giai đoạn đấu tranh và trốn tránh trong núi rừng Yên Thế.


Tại vùng đất "oai hùng" Yên Thế, nơi từng diễn ra những cuộc phục kích liên tục, Hoàng Thị Thế đã bị người Pháp bắt vào tháng 6/1909 sau nhiều lần muốn tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của phong trào nông dân Yên Thế và bắt sống thủ lĩnh Đề Thám.




Bà Hoàng Thị Thế và mẹ đẻ. Ảnh chụp năm 1909.


Sau đó, mẹ bà là Đặng Thị Nho cũng bị bắt vào ngày 1/12/1909. Bà Ba Cẩn bị đày sang Guyanne (Pháp) và qua đời ở trại cách ly Alger trên đường đi vào ngày 25-11-1910.


Cha bà, Hoàng Hoa Thám sau đó cũng bị giết ngày 10/2/1913 (tức mồng 5 tháng Giêng Âm lịch).


Về phần Hoàng Thị Thế, sau khi theo học trường Tây ở Bắc Kỳ, bà được đưa sang Pháp vào năm 1917 cùng với gia đình một viên chức nhà Đoan. Bà được Albert Sarraut (Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ) nhận làm con nuôi và cho bà theo học ở trường nội trú Jeanne D’Arc ở Biarritz (Pháp). Bà lấy tên là Marie Beatrice Destham.


Trở về Bắc Kỳ, bà Hoàng Thị Thế làm thủ thư ở tòa Thống sứ Hà Nội với tư cách là viên chức Pháp. Bà ở đây từ năm 1925 đến năm 1927 và sống một thời gian cùng với người em trai là Hoàng Văn Vi, tức Phồn, tại phố Hàm Long.


Trở lại Pháp, bước chân vào nghệ thuật thứ 7 và những năm tháng "lạ thường"


Trở lại Paris, Albert Sarraut giới thiệu bà như là công chúa. Tổng thống nước Cộng hòa Paul Doumer trở thành người cha đỡ đầu và cấp cho bà một khoản trợ cấp gây nên nhiều tranh cãi.


Vào năm 1930, bà Hoàng Thị Thế bước chân vào con đường nghệ sĩ trong bộ phim của Louis Mercanton, dựa theo một truyện ngắn của William-Somerset Maugham: Lá thư. Bà tự xưng là "công chúa Hoàng Thị Thế" và báo chí gọi bà là "công chúa Trung Hoa".


Bà kết hôn ngày 14/8/1931, ở tòa thị chính Saint Amand ở Caudéran, cùng với Jean Joseph Bernard Robert Bourgès, 24 tuổi, không nghề nghiệp. Người làm chứng là Albert Sarraut, Thượng nghị sĩ toàn quyền các thuộc địa và Đại sứ Pháp.


Cuộc hôn nhân này gây nên phản ứng trên một số tờ báo, vì những dòng chữ ghi trên giấy báo hỉ và danh xưng "công chúa" của bà.


Sau đó, bà sống tại 42, đường Moscou ở Paris. Chồng bà là giám đốc "Xinêma và quảng cáo" ở châu Phi và sống nhiều năm tại Alger. Trong năm đó, bà được quay trong bộ phim thứ hai, do Jack Salvatori thực hiện: La Donna Bianca, cũng được chuyển thể từ truyện của William-Somerset Maugham.


Ngày 6/5/1932, bà là người sơ cứu đầu tiên cho cha đỡ đầu, Paul Doumer, Tổng thống Cộng hòa Pháp, bị một người Nga Gorguloff ám sát ở dinh thự Salomon de Rothschild, 11 đường Berryer ở Paris.


Ngày 12/10/1932, người ta đưa tin bà Hoàng Thị Thế đi Sài Gòn, cùng với người tùy tùng, nữ công tước Nguyễn Thị Ba, trên chiếc tàu thủy Chantilly, trong một chuyến viễn du trên biển do Touring Club của Pháp tổ chức.


Ngày 14/5/1935, bà sinh hạ một con trai, Jean Marie Albert Arthur. Trong năm đó, bà đóng trong phim của Maurice de Canonge, "Bí mật của lục bảo".


Bà ly hôn ngày 19-1-1940 và mấy năm sau đó trở về Hà Nội.

Hồi ký "Kỷ niệm thời thơ ấu" được bà viết ở Hà Bắc năm 1963. Năm 1974, bà về sống tại phòng 31, khu tập thể Văn Chương.


Bà Hoàng Thị Thế qua đời ngày 9/12/1988. Bà được chôn tại Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang ( tức 1 tháng 11 Âm lịch).





Cuốn hồi ký của bà Hoàng Thị Thế bằng tiếng Pháp do chính nhà thơ Hoàng cầm dịch. Ảnh: Omega+


Bài viết trên được trích rút từ cuốn sách: "Kỷ niệm thời thơ ấu Hoàng Thị Thế" do nhà thơ Hoàng Cầm dịch từ bản tiếng Pháp của cuốn hồi ký do chính bà Hoàng Thị Thế viết.


Cuốn sách mô tả những năm tháng thơ ấu không thể nào quên của Hoàng Thị Thế, con gái của người anh hùng Hoàng Hoa Thám tại quê hương Yên Thế (Bắc Giang) và giai đoạn bà học tập và sinh sống ở Pháp.

"Kỷ niệm thời thơ ấu Hoàng Thị Thế" được công ty CP sách Omega Việt Nam phối hợp với NXB Khoa học xã hội ấn hành.



CÁNH DÙ LỘNG GIÓ * TỘI ÁC CỘNG SẢN

Cộng Sản VN đang phạm những tội gì

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Trong bài này tác giả chỉ muốn tóm tắt nhấn mạnh những tội lỗi nổi bật của HCM và đảng CSVN từ hồi mới thành lập cho đến nay. Từ khi CSVN cướp chính quyền hợp pháp của Trần Trọng Kim thì chúng phạm rất nhiều tội Trời không dung Đất không tha.
01- Tội phản bội đồng đội khi HCM chỉ điểm cho Pháp bắt các nhà hoạt động như cụ Phan Bội Châu người đã cưu mang HCM trong những ngày chân ướt chân ráo.
02- Tội rước Pháp về để có chỗ chống lưng đối phó với quân Phát Xít Nhật sau đó bày ra trận Điện Biên Phủ nướng quân để đuổi Pháp.
03- Tội chống lại nhân loại khi phát động chiến dịch CCRĐ, với Quốc Tế tội này là tội diệt chủng.
04- Tội vi phạm hiệp định ngưng chiến chia đôi lãnh thổ lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới 2 miền Nam Bắc năm 1954 nhưng lại gài người vào đoàn người di cư để sau này làm liên lạc cho cuộc xâm lăng miền Nam.
05- Thành lập MTGPMNVN trang bị vũ khí và đưa người ra Bắc tập kết để sau đó quay lại chống phá chính quyền VNCH.
06- Phát động phong trào đấu tranh du kích khắp miền Nam với mỹ từ chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam thoát khỏi ách nô lệ va thống nhất đất nước.
07- Khủng bố đồng bào miền quê để cho các cán bộ kinh tài hằng đêm đi thu thuế nuôi quân, ai không đóng thuế thì ghép tội tay sai cho đế quốc Mỹ, hay phản động rồi chặt đầu, mổ bụng, đập đầu bằng búa hay bắn bằng Súng AK.
08- Ném lựu đạn vào chỗ đông người đang tụ tập như chợ búa, trường học, đặt chất nổ những nơi đông người để gây tiếng vang, đặt mìn phá huỷ cầu cống, xe đò, pháo kích vào các làng mạc, tỉnh thành bất kể là nơi đóng quân của QLVNCH hay nhà dân miễn có cháy hay tan nát đổ vỡ là được, bất chấp phân biệt lính hay dân. 
09- Xua bộ đội vào Nam để tiếp sức cho các đơn vị du kích MTDTGPMN gây ra những trận đánh đẫm máu.
10- Tiếp tục vi phạm hiệp định ngưng bắn để đón mừng tết Mậu Thân năm 1968, gây ra cảnh tang tóc chết chóc trong miền Nam, nhất là với cố đô Huế nơi CSVN chiếm đóng lâu nhất, chúng sàng lọc, muốn giết ai thì giết, phương châm của CSVN là thà giết lầm còn hơn bỏ sót.
11- Mùa hè đỏ lửa 1972 chúng tổng động viên toàn bộ thanh niên kể cả thiếu niên tập trung quân số biển người chiếm đóng Quảng Trị, vì sợ CS dã man và tàn ác nên người dân bồng bế nhau chạy loạn trên quốc lộ 1 được mệnh danh là đại lộ Kinh Hoàng nơi đây xác người nằm la liệt từ trẻ em cho tới người lớn vì bị pháo binh của CS Bắc Việt quay nòng bắn trực xạ sau lưng.
12- Xé bỏ hiệp định Paris vừa ký kết để xua quân cưỡng chiếm miền Nam.
13- CSVN giao Hoàng Sa cho Tàu Cộng để trả nợ chiến tranh, Phạm Văn Đồng ký công hàm xác nhận vì thế Tàu Cộng đã đánh chiếm Hoàng Sa mà CSVN ngậm tăm không một tiếng phản đối sau 1975 Tàu Cộng xua quân chiếm luôn Trường Sa. Sau này khối Liên Sô sụp đổ CSVN do Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười sợ mất đảng dây chùm khi CS Đông Âu tan rã nên đã kéo nhau qua Tàu Cộng làm thân và xin thần phục bằng cách ký hiếp ước Thành Đô xin được sát nhập làm một tỉnh tự trị của Tàu Cộng vào năm 2020 như đã dự đoán.
14- Sau năm 1975 CSVN vì lính VNCH quá đông không thể xử hết được phần thì sợ quốc tế theo dõi lên án nên đành gom hết số Quân Dân Cán Chính đem đi các trại tù để đày đoạ khổ sai cho đến chết nếu phía Mỹ không can thiệp. Vi phạm công ước về việc ngược đãi Tù Binh của Quốc Tế.
15- Ra lệnh đổi tiền để cướp tiền của người dân miền Nam.
16- Đánh tư sản mại bản cướp vàng bạc, nhà đất của người dân miền Nam tống hết đi các khu kinh tế mới.
17- Bán các bãi biển cho người dân đi vượt biên ra giữa biển cho nổ tung tàu thuyền chết hết, sau đó cho Ca Nô ra vớt giỏ vàng bạc của người chết chìm.
18- Bắt nhốt hết những người bất đồng chính kiến và những nhà dân chủ, đánh đập tàn nhẫn, đưa ra những bản án nặng nề cho những người đó. Vi phạm nhân quyền trầm trọng.
19- Tù nhân vào đồn côn an trở ra là cái xác không hồn với lý do tự treo cổ.
20- Kiểm soát toàn bộ tôn giáo, cướp đất trắng trợn của các tôn giáo như Công Giáo, và Phật Giáo. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của các tôn giáo.
21- Mở cửa khẩu cho các loại thực phẩm, các loại hoá chất độc hại, vũ khí, gây ra các vụ cướp bóc, giết người, hiếp dâm.
22- Thanh trừng nội bộ bằng cách cho nhiễm phóng xạ chính những đồng chí của mình.
23- Ra lệnh xả lũ một lúc 9 cửa đập khiến người dân không kịp trở tay gây chết mất xác nhiều.
24- Âm thầm bàn giao từng nấc bằng cách ký cho Tàu Cộng thuê những đặc khu kinh tế và các nơi trọng yếu như đặc khu Quảng Ninh, Formosa Hà Tĩnh Bô Xít Tân Rai Lâm Đồng, đặc khu kinh tế Phú Quốc dài hạn 90 năm.
Đây là một số tội lỗi mà HCM và đảng CSVN của ông ta đã gây ra từ khi thành lập đảng CSVN cho đến giờ, tuy còn nhiều thiếu sót nhưng cũng đã nói lên bộ mặt kinh tởm của đảng CSVN khi hiện nguyên hình là một lũ cướp ngày, một lũ quỷ đỏ khát máu, chuyên đè đầu cỡi cổ, hút máu mủ người dân để tồn tại và để làm giàu cho bản thân.
Ngày 20/10/2017

LÊ BÁ VẬN * HỒ DÊ

Phong cách Hồ Chí Minh - Dê già dân tộc

(Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Bài 2)

Lê Bá Vận (Danlambao) - “Gươm lạc giữa rừng hoa, mặt Hồ đờ nghệch ra.” Thời báo Eo Biển 8/3/1959 đưa tin: “Chủ tịch Hồ được bảo ngừng hôn các gái trẻ (stop kissing girls)”. Bản tin này từ Indonesia kết nối hình từ trong nước: “Lạc bước Thiên thai, Hồ như ngây dại,” thể hiện tình cảm bất thường của HCM dành cho phụ nữ" (1).
Phần 1 – Ma đầu HCM "Dê già dân tộc"
Ở Việt Nam thời chiến tranh trước 1975, hai nguyên thủ quốc gia đối lập chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) miền Bắc, Cọng sản và Tổng thống Ngô Đình Diệm miền Nam, Cộng hòa có điểm tương đồng kỳ lạ, đó là cả 2 ông đều chọn sống độc thân trọn đời.
Ngô Đình Diệm năm 18 tuổi có mối tình duy nhất. Sau khi người con gái đó quyết định vào Nữ tu viện, ông sống độc thân suốt phần đời còn lại.[7]...
Hồ Chí Minh, theo cộng sản Việt Nam (VN) lập luận thì cả đời bôn ba vì nước vì dân, vì cộng sản quốc tế vô gia đình, vô tổ quốc, vô... giữ trai tân trong trắng, hi sinh hạnh phúc. 
Cụ Ngô tình duyên minh bạch, chết thì chôn như mọi người. Bác Hồ bí ẩn, chết xác để lộ thiên khiến đời tư được mạng thông tin toàn cầu Internet bươi móc bới bèo ra bọ, mà đúng. 
I) Đời Tư Hồ Chí Minh. 
1) Theo Truyền Thông Nhà Nước.
Truyền thông cộng thần thánh hóa HCM, tán tụng Hồ không có đời tư, ở vậy, thánh thiện. 
Hồ không phải người thường, mà là thần linh. Cùng lúc, CSVN ngụy tạo nhiều câu chuyện như thật, tung nhiều hình ảnh, vẽ rồng vẽ rắn, tán hươu tán vượn HCM giản dị đến độ dở hơi, đạo đức hết mực, thương yêu mọi người, đặc biệt quan tâm thiếu nhi... phụ nữ.
Một số mẩu chuyện, hình ảnh CS cung cấp lại phản ánh đúng tính nết thật của Hồ. 
Điển hình các tấm hình Hồ hôn các bé gái tưởng hay ho; đặt chung tổng thể thì thấy khác. 
"Đem chuông đi đấm nước người", Thủ pháp Hồ Chí Minh ấu dâm - Indonesia 3-1959. 
* Bước 1: Hồ ôm 1 bé tựa lưng vào lòng, quàng tay phải qua cổ bé, đắm nhìn bé đứng trước mặt.
* Bước 2: Hồ buông bé ngồi, giơ tay phải vít thấp cổ bé đứng, nghiêng mặt qua trái hôn môi bé. 
* Bước 3: Hồ níu mạnh tay, bé gái nhào về phía Hồ. Hồ đổi thế hôn, nghiêng mặt qua phải, tiếp tục nút môi, hai mắt nhắm nghiền tận hưởng. Bé ngồi bị đẩy ra sau, chờ lâu, há hốc mồm ngáp! 
Khiếp! HCM nghiện thuốc lá rất nặng, miệng hôi bẩn quá! Tội nghiệp con bé. Nếu là con em bạn?
2) Theo Truyền Thông Nhân Dân.
Những phụ nữ: Marie Bière (Pháp), Tăng Tuyết Minh (Tàu), Nguyễn Thị Minh Khai (Việt), Nông Thị Xuân (Nùng) được cho là đã đi qua đời của HCM. 
Song Hồ ưa thích nhất là chiếm đoạt trinh tiết thanh nữ. 
“Lần gặp bác Hồ tôi bị mất trinh”. Huỳnh Thị Thanh Xuân, giao liên, người Quảng Nam-Đà Nẵng thuật lại câu chuyện như sau. “Năm 1964, tôi 15 tuổi, được Mặt Trận GP/MN/VN chọn đưa ra miền Bắc học văn hóa... Tôi được chị Nhàng dẫn đi qua một hành lang, và tới phòng ngủ của bác... Khi tôi vào, Bác ôm chầm lấy tôi hôn môi tôi, hai tay bác xoa nắn khắp người tôi, Bác bóp 2 bờ ngực nhỏ của tôi, bác bóp mông tôi, bác bồng tôi lên thiều thào vào trong tai tôi:
– Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé. Bác bồng tôi lên gường hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi, Bác như một con cọp đói mồi… Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròng 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng. Những đêm sau mấy đứa con gái khác cũng được dẫn đi như tôi, tôi biết là chuyện gì sẽ xảy ra với chúng, nhưng chúng tôi không ai dám nói với ai lời nào. Và qua cái chết của con Lành và con Hoà thì những ngày sau đó chúng tôi sống trong hoang mang và sợ sệt không biết là khi nào tới phiên của mình... Quảng Nam-Đà Nẵng ngày mùng 2 thánh 9 năm 2005. Huỳnh Thị Thanh Xuân. 
(www.geocities.ws/xoathantuong/httx_hatgiongdo.htm)
Những câu chuyện này thực hư mấy phần chưa rõ, chỉ biết CSVN làm ngơ, nín lặng.
3) Theo Truyền Thông Nước Ngoài.
Ngày 26/2/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm chính thức Indonesia trong 10 ngày. Ngày 28/2/1959 tại Thủ đô Jakarta, Tổng thống Sukarno, mở tiệc chiêu đãi. Để thể hiện tình bạn thân thiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno đã kết nghĩa anh em. Việt Nam loan tin chuyến công du thành công tốt đẹp.
Hơn nửa thế kỷ sau, Liên hội Nhân Quyền Việt Nam từ Châu Âu tìm lại được số báo loan tin về cuộc thăm viếng ấy và đã phổ biến lại hôm Thứ Tư 20-8-2014 qua một số mạng email.
Đó là bản tin in trên báo The Straits Times (Thời báo Eo Biển) lưu trữ tại thư viện quốc gia (nlb) Singapore, ấn bản ngày 8 tháng 3-1959, ở trang 8. Bản tin tựa đề “President Ho is told to stop kissing girls...” Báo chí tiếng Indonesia thì đều đưa các tin này. Vì là tài liệu lịch sử quan trọng về HCM nên nguyên văn các bản tin tiếng Anh kèm lời dịch được ghi lại như sau:
II) Nội Dung Các Bài Báo. 
The Straits Times, 8 March 1959, Page 8
Page 8 ‘IT’S A VIOLATION OF INDONESIAN CUSTOM’
President Ho is told to stop kissing girls... 
JAKARTA. Sat.-- The 68-year old North Vietnamese President Ho Chi Minh, has been told bluntly to stop kissing Indonesian girls and respect Islamic teachings. 
Indonesian newspapers have already criticised President Ho for his frequent kissing on his 10-day State visit that took him through Java and the resort land of Bali. 
Today Mr. A. N. Firdaus, secretary-general of Indonesia’s All-Muslim Congress, said: “Those kisses are a violation of Muslim laws, in which 90 per cent of the Indonesian people believe.” 
‘Influenced’ "Kissing girls publicly also is a violation of Indonesian customs."
Mr. Fridaus added: "May be President Ho Chi Minh has been influenced so much by Communist propaganda that he thinks Indonesian morals are similar to Communist morals."
The Socialist daily Pedoman, one of Jakarta 'leading newspapers recently alluded to a recent editorial by the Communist party organ Harian Rakjat which criticised hula-hooping as “the latest product of American culture”, and added that President Ho' kissing apparently was “the latest product of Soviet culture.”
‘Solidarity’ The Communist paper jumped to the defence of the North Vietnamese leader and called his kissing “a gesture of solidarity and sympathy, prompted by President Soekarno.” 
Another paper Harian Abadi, said the Foreing Ministry protocol chief “should whisper into the ear of State guests how they should behave.” It added: “We really do not understand where foreign guests get the impression that in our country kissing the wives and daughters of the host constitutes a lofty custom. 
“It is a good thing Uncle Ho is an old man.” 
An Indonesian woman member of Parliament, Mrs. Mawardi Noor, said President Ho’ kissing was regrettable. “I hope Ho’s behaviour will not become a custom here.” 
President Ho arrived back in Jakarta today from Bali. He will leave tomorrow for Medan, Sumatra where he will stay overnight en route to Hanoi - U.P.I
(Bản chép lại nguyên văn bản tin trên tờ Thời báo Eo Biển 8/3/1959)
Article also available on microfilm reel NL2493 [Lee Kong Chian Reference Library - On shelf]
Bài báo này cũng có thể xem trên cuộn micrôphim NL2493 [Thư viện tra cứu Lee Kong Chian- Trên giá]
Lời Dịch: Thời báo Eo Biển, 8 tháng ba 1959, Trang 8 ‘ĐÂY LÀ MỘT VI PHẠM PHONG TỤC INDONESIA’ Chủ Tịch Hồ được bảo chấm dứt hôn các gái trẻ...
JAKARTA. Thứ bảy.- Chủ tịch Bắc Việt Hồ Chí Minh, 68 tuổi, đã được bảo thẳng thừng hãy chấm dứt hôn các cô gái Indonesia và tôn trọng các giáo huấn Hồi giáo.
Báo chí Indonesia vừa rồi đã chỉ trích Chủ tịch Hồ do ông thường xuyên hôn hít trong chuyến công du 10 ngày đã đưa ông qua Java và nơi nghỉ mát Bali. 
Hôm nay ông A. N. Firdaus, Tổng thư ký Đại hội Toàn-Hồi giáo Indonesia, nói: “Những cái hôn đó là một vi phạm luật Hồi giáo, niềm tin của 90% dân chúng Indonesia.”
‘BỊ ẢNH HƯỞNG’ “Hôn gái nơi công cọng cũng là một vi phạm thuần phong mỹ tục Indonesia.” Ông Fridaus nói thêm: “Có lẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nhiều bởi tuyên truyền cộng sản đến mức ông nghĩ rằng đạo đức của Indonesia thì cũng giống như đạo đức của cộng sản.
Tờ nhật báo Xã hội Pedoman, một trong những nhật báo hàng đầu ở Jakarta vừa qua ám chỉ đến một bài xã luận gần đây của tờ Harian Rakjat cơ quan đảng Cộng sản chỉ trích trò “hula-hoop” như là “sản phẩm mới nhất của văn hóa Mỹ”, và nói thêm rằng Chủ tịch Hồ hôn hít dường như là “sản phẩm mới nhất của văn hóa Sô Viết.”
‘SỰ ĐOÀN KẾT’ Báo cộng sản nhảy vào bênh vực cho nhà lãnh đạo Bắc Việt và gọi ông hôn là “một biểu lộ của đoàn kết và thiện cảm, được Tổng thống Soekarno nhắc nhở.”
Một tờ báo khác Harian Abadi, nói Trưởng ban nghi lễ của Bộ Ngoại giao “nên ghé tai nói nhỏ cho các quốc khách biết cách ứng xử cho phải phép.” Tờ báo nói thêm: “Chúng ta thật sự không hiểu do từ đâu các quốc khách thủ đắc cảm tưởng là trong nước chúng ta hôn hít vợ con gia chủ là một tục lệ cao đẹp. 
”Đó là một điều tốt lành Bác Hồ là một người già.”
Một nữ dân biểu Indonesia, bà Mawardi Noor, nói chuyện hôn hít của Chủ tịch Hồ là điều đáng tiếc. “Tôi hy vọng rằng cách ứng xử của Hồ không trở thành một tục lệ ở đây.”
Chủ tịch Hồ hôm nay sẽ từ Bali trở về Jakarta. Ngày mai ông sẽ đi Medan, Sumatra, ở qua đêm trên đường về Hà Nội - U.P.I 

*
The Straits Times, 17 March 1959, Page 1 
+1) PRESIDENT HO... AND THE KISS THAT STARTED A STORM THIS WAS the kind of affectionate gesture that erupted in a storm of protest over the greying head of Uncle Ho during a state visit to Indonesia recently. "Uncle Ho" is of course Ho Chi Minh, the 68-year-old of Communist Vietnam. 
President Ho kissed this Indonesian girl – as he had many others – and told her: “You are beautiful.” 
Next day, he was attacked in the newspapers for violating Indonesian customs and the Muslim laws.” 
Article also available on microfilm reel NL4020 [Lee Kong Chian Reference Library – On shelf]
+2) NXP1181669(FILES)-9/3/69-HANOI: Ho Chi Minh, “Uncle Ho” to millions of North Vietnamese, died in his sleep 9/3 according to a broadcast by Radio Hanoi. He was 79. Here, Ho is seen dancing with an Indonesian girl during a visit to that country in 1959. UPI TELEPHOTO/FILES jL 
(Bản chép lại nguyên văn bản tin và lời ghi chú dưới hình) 
Lời Dịch: +1) Thời báo Eo Biển, 17 tháng Ba 1959, Trang 1 CHỦ TỊCH HỒ... VÀ CÁI HÔN KHỞI ĐỘNG MỘT TRẬN BÃO ĐÂY LÀ loại cử chỉ trìu mến bột phát thành một cơn bão phản kháng trên chiếc đầu tóc đang bạc của Bác Hồ trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia vừa qua. 
“Bác Hồ” tức nhiên là Hồ Chí Minh, 68 tuổi của Việt nam Cọng sản. Chủ tịch Hồ hôn thiếu nữ Indonesia này – như ông đã hôn nhiều cô gái khác – và nói với cô: “Em thật đẹp.” 
Ngày hôm sau, ông bị đả kích trên báo chí do vi phạm phong tục Indonesia và luật Hồi giáo.
+2) NXP1181669(FILES)-9/3/69-HANOI : Hồ Chí Minh, “Bác Hồ” đối với hàng triệu nhân dân Bắc Việt, đã tạ thế trong giấc ngủ 9/3 theo đài Hà Nội đưa tin. Ông thọ 79 tuổi. Ở đây, Hồ được trông thấy đang khiêu vũ với một cô gái Indonesia trong chuyến công du quốc gia này năm 1959. UPI
*
III) Nhận Định.
1) Về Các Hình.

* Hình Hồ hôn môi bé gái. “Ai hôn nhi đồng bằng bác HCM?” song giá HCM bớt hút thuốc lá. 
* Hình Hồ nâng cằm thiếu nữ Indonesian hôn và khen nàng đẹp. Khéo tán tỉnh và lẳng lơ! 
Hình này chụp mặt cô gái không rõ để tránh cô bị nhận diện. 
Tuần báo Life 5/8/1957, có một bài viết nhan đề "The Kissingest Communìst – Người cộng sản hôn nhiều nhứt" là để nói về HCM. CS gộc hễ gặp mặt là y như giở trò rối rít ôm nhau hôn hít, thắm thiết tình đồng chí. HCM là bậc thầy. 
* Hình Hồ khiêu vũ (bebop?) với cô gái Indonesia ngoài trời giữa trưa đứng bóng là đẹp mắt. Tay ve vẩy dải lụa, miệng cười tình tứ, Hồ đi dép râu mà nhảy dẻo không ngờ. Tài nghệ chân chính, kể cả hôn môi, nhiều công phu ăn chơi, tập luyện. Bái phục!
Tuy vậy, tổng hợp các hình trên cho thấy chuyện “Lần gặp bác Hồ tôi bị mất trinh.” Huỳnh Thị Thanh Xuân thuật lại, chưa hẳn bịa đặt nếu xét theo phong cách mất nết của HCM.
2) Về Yêu Trẻ. Các lãnh đạo Quốc gia, vị nào cũng rất thương yêu trẻ con, do tình thương thật sự cộng với lý do chính trị bắt buộc chứ không riêng HCM như CSVN làm ta lầm tưởng.
Các Tổng thống Putin (Nga), Trump (Mỹ) được thấy bồng ẵm trẻ nít nhiều lần, đặc biệt cựu Tổng thống Obama (Mỹ) là nhiều nhắt, hơn hẳn HCM. Nhưng ông ta cũng không bày đặt bài hát nhảm nhí: “Ai yêu bác Obama hơn thiếu niên nhi đồng?”
Hôn như tình nhân. Ma đầu HCM cơ hội và láu cá. 
3) Về Công Du. Chuyến viếng thăm Indonesia của HCM được Tổng thống Sukarno (thiên cộng) đón tiếp nhiệt tình, khởi đầu vô cùng tốt đẹp để kết thúc trong sự khinh bỉ và phẫn nộ của quần chúng do Hồ ỷ y vượt quá xa làn ranh thể hiện tình cảm đối với phụ nữ.
Ở Âu, Mỹ nơi công cọng người ta cũng chỉ hôn áp má hoặc nếu dùng môi thì hôn phớt.

HCM hôn dữ dội kéo dài là quá khả ố và vô sỉ:
“President Ho Chi Minh has been told bluntly to stop kissing Indonesian girls.” 
Ôi nhục quốc thể! May là thời đó chưa có Internet, song “kim trong bọc cũng có ngày lòi ra.”

Từ khai thiên lập địa các nguyên thủ quốc gia đi công du thì chỉ độc nhất HCM ló mòi dê gái. Trong nước Hồ lại là đề tài tốt về dâm cho lối văn chương tiếu lâm, châm biếm:
“Chị em thiếu vải hóa ra lõa lồ Vội vàng cất ảnh Bác Hồ Sợ rằng Bác thấy tô hô Bác thèm.”

Hoặc: "Một năm hai thước vải thô Làm sao che được Bác Hồ, em ơi / ló ra."
4) Nhận định chung. Có 2 sự kiện lịch sử bước ngoặt trên sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 
* Sự kiện thứ nhất tạo dựng. Tháng 7/1920 HCM nhặt được bí kíp “Luận Cương Lenin”. 
HCM viết: "Luận cương của V. I Lênin... Tôi vui mừng đến phát khóc lên... đây là con đường giải phóng chúng ta.” (than ôi... để rồi đút đầu vào rọ Trung Quốc!). Thiển cận! hiện tại trên thế giới thì nước nào mà chẳng độc lập? 
* Sự kiện thứ hai hủy diệt. Định mệnh xúi Hồ “giấu đầu hở đuôi”.
Tổ tiên đã phù hộ cho đất nước, xui khiến Hồ qua Indonesia năm 1959 hớ hênh để ló đuôi chồn. Hành động dâm ô của Hồ từ nay có hình ảnh, bằng chứng cụ thể. 
“Con dại cái mang”, nhân dân Việt Nam xin lỗi các bạn Indonesia, xin tiếp thu các phê phán và xin cám ơn. 
Uổng công CSVN tô điểm dâm phạm HCM. Suy ra đảng của Hồ cũng là một đồng một cốt. 
IV) Bảo Vệ & Lột Mặt Nạ HCM.
“Hỡi lũ phản động ngu xuẩn kia! Chúng mày đừng có mà xuyên tạc lung tung, vu khống bậy bạ bôi nhọ Bác Hồ. Người mãi mãi là tấm gương sáng của mọi người dân VN đấy! Chẳng ai tin lũ phản động chúng mày đâu...” Đó là lý luận rập khuôn của đạo quân hùng hậu 80.000 dư luận viên, lực lượng xung kích tuyên giáo đưa ra dùng phản bác mọi vấn nạn về Bác, Đảng bất kể người ta nói có bằng chứng sờ sờ như ở đây.
Người xưa có câu “nước nhà sắp mất thì có những điều quái đản xuất hiện.”

Đây là trường hợp nước Việt Nam của cộng sản hiện nay.

Hiện tượng quái đản thứ nhất là cái xác ướp một tên vấy máu, đồ tể 54 giữa lòng Hà Nội.

Hiện tương quái đản thứ hai là mấy trăm tượng đài ngàn tỷ tên “dê già dân tộc” khắp nước.
Hiện tượng quái đản thứ ba là đoàn quân sủa thuê chửi mướn 80.000 dư luận viên. (2)
Than ôi! Hồ Chí Minh tư tưởng thì ngụy tạo, đạo đức thì giả dối, phong cách thì trắc nết, hành động thì bạo tàn. 
Thật khốn nạn CSVN bắt dân ta tôn thờ tội ác như thần tượng, một kẻ gian hùng, nhân phẩm tồi bại, lại bị thế giới lên án một trong những tên đồ tể khát máu nhất của nhân loại.

Toàn dân học tập HCM ư? sẽ tê liệt vì nọc độc của loài độc xà rắn chúa cực độc.

Hệ quả là CSVN chóng giao nước cho Tàu, hoàn thành sứ mệnh (diệt tộc) lịch sử!
Lột mặt nạ HCM dâm ô, dân tộc VN sẽ thoát nạn cộng sản, tổ tiên còn đó với giang sơn. 
Chú Thích:

(1) LBV “Tác Phong Bác Dạy Khỉ Leo Cây.” (Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Bài 1).

(2)Hiện tượng quái đản thứ tư, “công an bắt cóc viên?”
Yêu trẻ: các Tổng thống:1) Obama (Mỹ) 2) Trump (Mỹ) 3) Putin (Nga) 4) HCM (VNDCCH) Dê Già Dân Tộc.
Góc trên giăng dãy cờ nhỏ là cờ vndcch và Indonesia đỏ trên, trắng dưới. Hồ mặc áo đen. 
HCM mắt nhắm, đứng chùm hum ấu dâm trông phản cảm quá. Dân Indonesia la ó. Hồ thì mặt dày.
Một tên dâm dục khả ố thế này mà CS bắt nhân dân ta học tập đạo đức, tôn thờ là thần tượng ư? 

SƠN TRUNG * ĐÁM CƯỚI TRÊN DU THUYỀN



ĐÁM CƯỚI TRÊN DU THUYỀN

Dương Đình  là sinh viên tốt nghiệp ban Anh Văn đang làm việc tại một công ty ngoại quốc tại Saigon. còn Hoàng Thanh là nữ sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh Doanh đang làm việc cho một công ty quốc nội có hạng ở Sài-gòn. Cả hai yêu nhau đã ba năm, nay họ quyết định đi đến hôn nhân. Họ định tổ chức đám cưới tại nhà hàng  Great World đường Lê Lai Sài Gòn là một nhà hàng năm sao nổi tiếng sang trọng  bậc nhất Việt Nam


Ngày thành hôn đã đến, quan khách, bà con hai họ lũ lượt đến Great World tham dự đông đảo. Nhà trai tổ chức tiệc cưới linh đình khoảng 300 mâm. Chủ nhà quen biết rộng cho nên mời cả những viên chức quan trọng trong đảng ủy và hành chánh quận, tỉnh...
Theo tục lệ mới, quan khách khi vào tiệc cưới, được mời chụp hình chung với cô dâu chú rể. Trước đây, sau khi ăn tiệc xong, cô dâu chú rể phải đi chào bàn. Khách đông, phòng chật, cô dâu chú rể phải  luồn lách mới vào các bàn để chào hỏi và nhận tiền mừng cưới.


Nay người ta đơn giản thủ tục, viết lưu niệm, chup hình và tặng tiền bạc, lễ vật  tại bàn  thu nhận lễ vật do các cô em, bà chị chú rể phụ trách.  Người ta thiết kế một khung cửa có hoa lá, rồng phượng để chụp hình. Cũng như mọi thủ tục cưới hỏi, trước hết phụ mẫu hai bên trai gái lên cảm tạ quan khách và họ hàng. Sau đó cô dâu chú rễ trình diện và nói lời cảm tạ họ hàng, bà con. Thiệp mời 6 giờ nhưng mãi đến 9giờ- 10 giờ mới khai mạc, khiến cho ông bà già, trẻ con méo mặt nhất là những ai háu đói và bị tiểu đường.


Dù sớm dù muộn, tiệc cưới cũng đã tiến hành rất thuận lợi. Gia chủ đã thâu được mấy ngàn Mỹ Kim và gần 50 triệu Việt Nam.

 Sau khi quan khách no say, một đoàn gồm mấy người tiến vào phòng cưới xưng là đại diện cô dâu chú rể, nói rằng họ mời quan khách lên du thuyền du lịch một vòng.Nghe nói đi du thuyền không tiền, ai nấy đều vui vẻ nhận lời. Họ cười nói, múa chân tay và chen lấn nhau lên du thuyền. Ai cũng muốn mình đến du thuyền trước nhất kẻo bị thiên hạ chiếm hết chỗ.

Trong đám quan khách, có người được dự đám cưới trên du thuyền của người ngoại quốc cưới vợ Việt Nam. , hoạc nghe nói những đêm thần tiên diễnm ảo trên du thuyền ngoại quốc to hơn cả tòa nhà mấy tầng lầu!

Cô dâu và chú rể mang quốc tịch Australia và đã nhiều lần du lịch tới Việt Nam. Cũng vì những chuyến đi đó mà cả hai quyết định chọn vùng biển Hạ Long là nơi diễn ra tiệc cưới ấm cúng của họ. Bữa tiệc trên du thuyền được thiết kế dành riêng cho những người thân của cô dâu chú rể, còn đám cưới chính của đôi uyên ương vẫn diễn ra tại Australia với những nghi lễ truyền thống. Số lượng khách khá hạn chế, chỉ gồm 13 người nên không khí buổi lễ diễn ra gần gũi, thân thiện.

Màu sắc chính của tiệc cưới là cam và xanh khiến không khí cả du thuyền rực rỡ, nổi bật trên biển. Nghi lễ cưới được diễn ra trên boong tàu và tiệc được tổ chức tại phòng tiệc chung của du thuyền. Mỗi vị khách khi tới tham dự đám cưới đều nhận được một món quà nhỏ là hộp sơn mài, món đồ thủ công truyền thống của Việt Nam.
 Các vị khách còn được thưởng thức những ly cocktail màu cam tuyệt đẹp.

Phòng tiệc nhỏ gọn dành cho 13 người nên mang đến không khí ấm áp.

Phòng tiệc nhỏ gọn dành cho 13 người nên mang đến không khí ấm áp.
Dàn nhạc hòa tấu còn mang đến những giai điệu du dương, làm bữa tiệc trên biển thêm dịu dàng, lãng mạn.

Một phòng tân hôn đẹp cũng được thiết kế dành cho đôi uyên ương nghỉ lại ngay trên du thuyền.

Một phòng tân hôn đẹp cũng được thiết kế dành cho đôi uyên ương nghỉ lại ngay trên du thuyền.
 Họ lên du thuyền và được chở ra khơi bằng mấy thuyền nhỏ. Trên những thuyền nhỏ, những tài công, những nam tiếp viên đều có mặt mày hung ác.


Khi  thuyền nhỏ đi một quảng xa bờ mấy cây số, bọn này bèn khảo đả bố mẹ và cô dâu chú rể. Kết quả tiền mừng cưới bị lột sạch, may mà chúng không xâm phạm cô dâu nhưng bao kim cương ,vòng xuyến đều bị lột sạch.
Còn các quan khách, họ hàng cô dâu chú rể cũng bị bóc lột may mà còn quần lót để trở về!

LÊ ANH HÙNG * ĐÓNG CỬA UNESCO

 LÊ ANH HÙNG 

 ĐÓNG CỬA UNESCO


Đài truyền hình TF1 tối qua 11/10 cho biết "Les USA et Israel claquent la porte de l'UNESCO" (Mỹ và Do thái đóng cửa Unesco). Tôi hoan nghênh và viết bài nầy.
Mọi người đều thừa biết Mỹ luôn luôn là quốc gia hổ trợ Do Thái. Việt Nam Cộng hoà chết cũng vì Do Thái. Vùng Trung âu không ỗn cũng vì Do Thái. Nếu không có Mỹ thì Iran đã nuốt Do Thái từ lâu. Nhưng đó là chuyện chính trị có liên quan đến an ninh cả thế giới. Bài nầy tôi xin giới hạn trong phạm vi Unesco, nói lên cảm quan của tôi khi nhìn vào mục đích Liên Hiệp Quốc trao cho tổ chức nầy là : "Góp sức bảo trì hòa bình thế giới bằng cách mở mang trí tuệ giữa các quốc gia và các sắc tộc bằng giáo dục, khoa học, văn hoá, xã hội và đối thoại".
Tôi được may mắn đi nhiều nơi và thường ghé đến những nơi có đền đài cỗ tích được Unesco bỏ tiền ra bảo quản. Bên cạnh đó, tôi thường tò mò tìm hiểu về văn hoá xứ sở đó. Đặc biệt là đến đâu tôi cũng cố gắng tìm xem xứ sở đó có nhiều hay ít trường học.
Nhìn lại, phần lớn số tiền Unesco bỏ ra đều chi phí cho các cỗ tích đền đài đều nằm trong các nước có đạo Hồi giáo. Ngay những sắc tộc thiểu số theo Hồi giáo cũng đươc ưu tiên giúp đở.

Thật ra điều nầy tôi không thể trách, vì trong tinh thần "dân chủ" nhà chức trách phải theo ý kiến đa số trong tổ chức. Như vậy, trong số 193 quốc gia và 10 cơ quan quốc tế hội viên Unesco, thì số các quốc gia theo đạo Hồi đã chiếm đa số trên 2/3.. Hằng năm Liên Hiệp quốc đã trao cho Unesco một số tiền 653 triệu đôla, để thanh toán lương bổng cho 2300 nhân viên tại Paris và 65 nước trên thế giới bảo trì di tích.
Nhưng thử tìm hiểu trong các quốc gia được Unesco bảo trợ từ ngày 16/11/1945 đến nay, tôi chưa thấy quốc gia nào có một nền giáo dục cao hơn, có một văn hoá cao hơn, trái lại xã hội các quốc gia đó thì rối loạn, việc đối thoại thì như người câm.
Theo báo chí thì số tiền trả cho các viên chức làm việc lớn hơn 46% trong số tiền mà Unesco nhận được do Liên Hiệp quốc chi ra. Trong khi đó, chi phí cho các cỗ tích mà UNESCO đứng ra bảo trì thì chẳng ăn thua gì, bởi lẽ phần lớn các cỗ tích được bảo quản đều nằm trong các xứ nghèo đói, chậm tiến và nhân công rẽ mạt.
Ngay nước Pháp, một thắng cảnh được Unesco bảo trợ cũng nằm tận dảo Nouvelle Calédonie, nơi một vùng biễn phía bắc. Đến đây tôi chẳng thấy một di tích nào, mà là biển cả và đất bằng.. Đất Nouvelle Caledonie là đất của dân tộc Kanak. Toàn đảo, dân Kanak chiếm khoảng 40%. Các sắc tộc như VN, Malaysie, hay người da mầu khác do người Pháp đưa đến đây làm cu ly trong các đồn điền cao su chiếm khoảng 50%, số còn lại khoảng 10% là công chức gia đình người Pháp.

Tổ chức Unesco thường đươc gọi là cơ quan bảo trì văn hoá, nhưng tôi không thấy dân vùng nầy có trường sở mà chỉ thấy khu "ăn chơi" của dân nhà giàu.
Tôi đã đến vùng biễn phía bắc Nouvelle Caledonie, vùng được Unesco bảo trợ và chỉ gặp được một gia đình người Kanak, công chức cao cấp từ Nouméa về đây nghỉ mát và đi săn hươu. Vị nầy cho tôi biết trong vài năm nữa, vùng nầy Unesco sẽ cho thiết lập trường đua ngựa thế giới và sân bóng dồi thế giới. Tôi hỏi thêm vài người Kanak làm nhân công trong hôtel, tuyệt nhiên không ai cho biết có một trường học nào dành cho dân bản xứ và các sắc tộc khác như Việt nam, malaysie hay indonésie.... Thì ra UNESCO lấy tiền LHQ để đi khai sáng các vùng ăn chơi dành cho bọn nhà giàu !!!

Những quyết định của Mỹ rút lui khỏi Unesco đã có mầm móng từ 31/12/1984, dưới thời TT Reagan, với lý do cơ quan Unesco đã nghiêng về tả phái, nếu không nói là thiên về phe cộng sản. Mà thật vậy, sau đệ nhị thế chiến các nước bị trị nỗi lên đòi độc lập, nước Pháp có xu hướng nghiêng về phe xã hội, có lẽ vì vậy đại bản doanh tổ chức Unesco đóng đô tại Paris cũng bị ảnh hưởng nặng. Một thời gian Unesco đã định bỏ tiền xây tượng Hồ Chí Minh tại Paris, nhưng bị phản đối qúa nhiều của người Việt tỵ nạn nên đành thôi. Đến thời TT Georges W. Bush , năm 2003 mới mở cửa cho Unesco trở lại cho đến hôm nay.
Như đã nói, người Mỹ bất cứ dưới chính phủ nào, đều là kẻ bảo trợ cho Israel. Một lẽ dễ hiểu là số chính trị gia nắm quyền tại Mỹ đều là người gốc Do Thái. Hôm nay Unesco lại giúp cho Hamas và Fatah từng là anh em thù địch ký thỏa ước hoà bình lấy vùng Gaza làm bàn đạp tấn công Do Thái. Vì vậy mà sau lời tuyên bố đóng cửa Unesco, thủ tướng Israel cũng lên tiếng rút ra khỏi tổ chức Unesco. Liệu những quốc gia còn lại có đủ ngân khoản cho Unesco tiếp tục ?  Chắc là không.
Đã lâu tôi theo dỏi hoạt động của tổ chức Unesco. Tôi thấy tổ chức nầy ngày càng thiên về tả phái. Theo tôi, nếu con dường nầy cứ tiếp tục, thì ngày một ngày 2, khắp năm châu bốn biển đều có tượng đài Hồ Chí Minh và nhiều nơi giải tri dành cho bọn nhà giàu.
Theo tôi, sắc lệnh của TT Trump cho đóng cửa tổ chức Unesco là hành động cách mạng đáng hoan nghênh.
Lê Hùng Bruxelles.

VIETTUSAIGON * NHỮNG CÁI CHẾT THƯƠNG TÂM

Những cái chết thương tâm!


Phải nói rằng (dù lạnh lùng!) Việt Nam đã trải qua hơn nửa thế kỉ lịch sử với những cái chết thương tâm và vô lý. Đất nước này chưa bao giờ thuyên giảm những cái chết phi lý. Trước 30 tháng 4 năm 1975, những cái chết “bất đắc kỳ tử” do bom nổ, đạn lạc chiến tranh. Sau 30 tháng 4 năm 1975, khi chiến tranh đã im tiếng súng, những tưởng rằng đất nước sẽ giảm thiểu, thậm chí chấm dứt những cái chết thương tâm và phi lý. Nhưng không, có vẻ như cái chết thương tâm ngày càng gia tăng tại Việt Nam!
Những cái chết thương tâm mà tôi muốn nói đến là những cái chết gì? Và do đâu người dân Việt Nam phải gánh chịu sự tan thương, mất mát này?
Thưa, đó là chết trong đồn công an một cách mờ ám; Chết bởi ngồi nhậu, đùng một cái bị trúng đòn, ngã lăn ra trọng thương rồi chết mà không biết vì sao mình chết; Chết vì đến bệnh viện, uống nhầm thuốc giả; Chết vì tai nạn giao thông mặc dù đi đứng cẩn thận, đúng luật; Chết vì lũ quét, vì xả đập… Chết lúc đang ngủ, chết lúc bụng đói, chết lúc đang ăn cơm, chết lúc đang đi học về… Và cả chết dần chết mòn bởi thực phẩm chứa chất độc hại ngấm vào cơ thể từng phút, từng giờ, từng tháng, từng năm… Những cái chết đau thương và bi cảm ấy vẫn cứ quấn lấy đất nước này, dân tộc này.
Vì sao? Vì sao khi đất nước không có tiếng súng chiến tranh mà con người lại chết quá nhiều, chết đau thương, chết nhiều hơn cả thời súng nổ, đạn bay? Bởi vì đất nước này chỉ mới ngưng tiếng súng chiến tranh nhưng tâm hồn chiến tranh, tư duy chiến tranh và tập khí chiến tranh vẫn chưa bao giờ ngưng.
Nói rằng tâm hồn chiến tranh, tư duy chiến tranh và tập khí chiến tranh vẫn chưa bao giờ ngưng bởi vì người ta vẫn chưa bao giờ thôi nghi kị nhau, chưa bao giờ thôi ném cái xấu, cái tệ về phía đối phương và chưa bao giờ giải trừ cái ranh giới bạn – thù. Đất nước đã xóa bỏ lằn ranh địa lý Nam - Bắc ở vĩ tuyến 17 nhưng lại có một vĩ tuyến 17 khác đã hằn sâu trong ký ức tập thể của dân tộc Việt Nam! Người ta vẫn nhìn nhau một cách đầy phân biệt và có phần miệt thị với khái niệm “dân Bắc – dân Nam”, người ta chưa bao giờ thôi nghĩ đến chuyện “con ngụy – con ta”. Và đáng sợ nhất là chủ nghĩa xét lý lịch vẫn tồn tại như một điều hiển nhiên.
Bởi tư duy phân biệt “phe ta – phe địch” nên mọi quyền lợi, trách nhiệm và cả bổn phận với quốc gia, dân tộc cũng được chia thành “của phe ta và của phe địch”. Mọi quyết sách có ảnh hưởng đến dân tộc, quốc gia đều bị qui về “quyền lợi của ta, quyền lợi của đảng”. Và không dừng ở đó, người ta tự kỉ rằng dân tộc là đảng, đảng là dân tộc và mọi lợi ích dân tộc đều thể hiện trên lợi ích của đảng, của nhà nước. Đây cũng là nguyên nhân, giềng mối dẫn đến tình trạng phe nhóm cát cứ càng ngày càng nhiều, càng mạnh thêm và tha hồ tác oai tác quái, phá nát đất nước như vùng đất phi chính phủ, phi nhà nước hiện nay!
Khi các nhóm lợi ích “phe ta” đủ mạnh, đủ chân rết để hình thành cái bẫy lợi ích mà trong đó, bất kì kẻ nào đã nếm miếng mồi của họ đều rơi vào tình cảnh hoặc là tất cả cùng sống, hoặc là chết chùm thì hệ quả của nó sẽ là một quốc gia mà trong đó, những kẻ bất chấp sẽ nắm quyền, sẽ đạp lên lợi ích của những người không có quyền lực để củng cố sức mạnh phe nhóm, để cùng hưởng lợi lộc. Và lợi lộc sẽ thuộc về “phe ta”, những ai không phải của phe ta thì chết sống mặc bây, đã có hàng trăm kịch bản chia sẻ, từ thiện, cứu trợ bày sẵn, khi cần thiết sẽ dùng.
Chưa bao giờ cái câu cửa miệng trong dân gian rằng “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết” lại ứng với Việt Nam như hiện nay. Thân phận của người dân hiện tại cũng chỉ ngang ngửa với ruồi muỗi và sức mạnh của các nhóm lịch ích là sức mạnh của trâu bò, của thứ bản năng tranh ăn tranh thua, không cần biết đến nhân văn, nhân bản, chỉ cần lợi ích nhóm càng cao, nhóm càng phình to, càng bành trướng thì càng tốt. Cái tâm lý đầy ích kỉ của các nhóm lợi ích cũng như cái tâm lý đầy thủ phận, cam chịu của đại bộ phận nhân dân đã nhanh chóng đẩy dân tộc, đất nước đến một thứ căn tính thủ phận, ích kỉ và đội trên đạp dưới, sống chết mặc bây…
Và chỉ cần bước ra đường, tham gia giao thông không thôi, người ta cũng dễ dàng phân biệt đâu là con nhà quan chức, đâu là thứ dân. Con nhà quan chức có thể đi nghênh ngang, đi trái luật, không cần đội nón bảo hiểm (nếu đi xe máy), vượt làn không cần xin đường, thậm chí vượt đèn đỏ ngay trước mặt cảnh sát giao thông vẫn không hề hấn gì.
Nhưng hạng thứ dân thì khác, chỉ cần đi xe máy ra đường thì có thể đối mặt với vô vàn khó khăn, có thể bị cảnh sát giao thông thổi còi, kêu lại “xin ổ bánh mì” mặc dù không hề bị lỗi nào. Đáng sợ hơn cả là nếu như con nhà quan va chạm với thứ dân, gây ra cái chết cho thứ dân trên đường, thì phần thiệt, phần sai bao giờ cũng thuộc về thứ dân, phần đúng, hợp lý bao giờ cũng thuộc về con nhà quan. Điều này như một tập quán của Việt Nam thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa.
Nhưng đáng sợ nhất, chỉ có những kẻ con nhà quyền thế mới dám đứng ra tổ chức những đường dây buôn bán ma túy lớn, bởi họ có đường ra khi va vấp pháp luật. Cũng như các nhóm lợi ích tha hồ phá rừng, tha hồ xây dựng thủy điện, thậm chí tay không đầu tư xây dựng thủy điện (chỉ cần có mối quan hệ tốt trong hệ thống đảng, người ta sẽ dễ dàng xây dựng một dự án thủy điện, thuê pháp nhân có vốn điều lệ, vốn pháp định đứng tên bình phong để thông qua dự án và bắt đầu khai thác gỗ rừng dưới danh nghĩa rừng lòng hồ. Và khai thác gỗ đủ vốn, người ta xây dựng thủy điện, xem như không mất đồng vốn nào mà vẫn có thủy điện, điều này lý giải tại sao tất cả các thủy điện Việt Nam lại nằm ngay khu vực có trữ lượng gỗ quí nhất và khi thủy điện mọc lên thì trữ lượng gỗ quí mất đi hoàn toàn).
Và khi tư duy con người trở nên hoặc là cam chịu, thủ phận hoặc là đạp qua mọi thứ, bất chấp để làm giàu, để trục lợi và củng cố quyền lực, chắn chắn rằng những cái chết thương tâm mà số đông thứ dân phải gánh chịu từ hậu quả làm giàu, trục lợi một cách bất chấp của các nhóm lợi ích là khó tránh khỏi. Và hàng trăm cái chết do xả lũ ở Hòa Bình, những cái chết lạnh, chết đói, chết co ro đầy thương tâm của dân nghèo trôi trong lũ, với một số lượng người chết quá khủng khiếp như vậy mà nhà nước vẫn bình chân như vại, thủy điện chẳng cần tỏ ra hối tiếc, chẳng cần phải xin lỗi nhân dân và chuyện thủy điện đền bù cho nhân dân là chuyện không tưởng…!
Bởi nhân dân đã tự làm quen với cái chết chậm của đời mình bằng cách cam chịu và có phần ích kỉ, xem chuyện người khác không phải là chuyện của mình, chép miệng, xuýt xoa trước nỗi đau của người khác nhưng chẳng cần suy nghĩ gì thêm. Bởi nhà nước, đảng cầm quyền đã lún quá sâu và hệ thống lợi ích nhóm và kẹt cứng trong đám bùng nhùng này nên chẳng thể làm được gì khác!
Và đáng sợ nhất là khi những cái chết thương tâm vẫn diễn ra hằng ngày trên đất nước, chết nhiều gấp đôi, gấp ba lần so với chiến tranh mà người ta vẫn cố tự ru ngủ mình bằng niềm tin bình yên, niềm tin thắng lợi và niềm tin có tiến bộ. Chính cái tâm lý tự ru ngủ này đã đẩy dân tộc này đến những cái chết thương tâm và nó càng ngày càng bội phát bởi Mẹ Thiên Nhiên không còn muốn che chở con người, bởi con người tự ném thuốc độc vào nhau và bởi cổ máy chính trị Việt Nam đã bị méo mó, biến dạng thành một nhóm lợi ích khủng, đạp lên trên sinh mạng dân tộc, sinh mệnh quốc gia. Thật buồn cho những cái chết của những người dân và cái chết của một dân tộc!
 VietTuSaiGon's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/4114

NS TUẤN KHANH * ĐINH THẢO

Nhà hoạt động trẻ Đinh Thảo: “Tôi muốn tìm một phiên bản khác của mình”

tuankhanh's picture

------------------------------------------
Những người bạn trẻ quanh tôi / kỳ 1
Phỏng vấn Đinh Thảo, thành viên của nhóm vận động nhân quyền cho Việt Nam, nhân chương trình bán định kỳ / Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát UPR 2017.
------------------------------------------

Ngày 10 tháng 10/2017, là lúc Đinh Thảo cùng các thành viên trong nhóm của mình kết thúc cuộc hành trình vận động cho nhân quyền của Việt Nam. Chuyến đi dài và có vẻ nhiều mệt mỏi.
Người ta nhìn thấy Thảo xuất hiện tại trong một phiên điều trần của Liên Hợp Quốc, đại diện cho người Việt Nam và đọc một bản báo cáo về những gì đang diễn ra ở quê nhà. Có chút căng thẳng trong giọng tường trình của cô gái ra đi từ Hà Nội, với hy vọng làm một cái gì đó khác hơn, nhiều hơn. Thậm chí là dấn thân hơn những ngày cô còn đi vòng bờ hồ biểu tình chống chặt cây xanh hay vận động cho những người không là cộng sản tự ứng cử quốc hội của Việt Nam.
Chính trị ập đến với Thảo bằng hiện thực cuộc sống. Thảo nói rằng khi cô trò chuyện ở một lớp học tiếng Anh, và sốc khi “được nghe về những điều mà lâu nay hoàn toàn không hay biết. Từ đó, tôi ngày ngày lên mạng và ngấu nghiến đọc tất cả những gì có thể đọc được về chính trị xã hội Việt Nam từ truyền thông lề trái”.
Thảo cũng có một công việc và một cuộc đời yên ả ở Hà Nội. Yên ả như cái tên mà bạn bè gọi yêu là Thảo "Gạo", nhưng rồi có cái gì đó thôi thúc khiến cô muốn bước chân hẳn vào các hoạt động vì con người. Và Đinh Thảo đã chọn một cuộc đời khác. “sau khoảng 1 năm hoạt động, tôi nhận thấy rằng thực sự rất khó để có thể cùng lúc hoạt động và lại hoàn thành công việc của mình. Tôi biết mình không thể duy trì tình trạng đó lâu hơn nữa nên tôi đã quyết định rời Việt Nam đi học (2016) về xã hội dân sự để mong mình có nhiều kiến thức và kỹ năng hơn, để khi trở về có thể toàn tâm toàn ý hoạt động cho con người và đất nước mình”.
Thảo nói rằng cô hài lòng vì những điều mình chọn, dẫu nó nhọc nhằn hơn, thậm chí hiểm nguy hơn. Đơn giản vì cô thì thấy mình thật sự sống trong cuộc đời của mình. “tôi tin rằng bất cứ ai nếu được trao cơ hội thì cũng sẽ tìm được phiên bản tốt hơn của chính mình”, Thảo viết vài dòng tâm tình như vậy.
Cuộc vận động cho nhân quyền Việt Nam là chương trình hành động lớn đầu tiên của Thảo, xuyên suốt nhiều quốc gia Châu Âu và kéo dài? Đó là chuyến đi như thế nào?
Vâng, với Thảo thì lần đầu, nhưng từ năm 2014, thì riêng tổ chức VOICE đã từng mở một cuộc vận động UPR như vậy tại Úc, Mỹ và Châu Âu và đã rất thành công. Năm 2017, VOICE lại tiếp tục mở thêm một cuộc vận động nữa để đẩy mạnh sự chú ý của quốc tế nhân giữa kỳ của chương trình Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát UPR (4 năm một lần). Đây là một bước đệm để hướng tới chương trình UPR 2019.
Chuyến vận động năm nay được chuẩn bị khá lâu, và sẽ bắt đầu từ Berlin (15/9) và sau đó sang đến Geneva (Thụy Sỹ), Stockholm (Thụy Điển), Oslo (Na Uy), Brussels (Bỉ), Praha (Cộng hòa Sec)… dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 10/10 này.
Thảo tham gia chuyến đi này cùng bao nhiêu người?
Vâng, nhóm của Thảo đi vận động cũng chỉ có 3 người. Đó là Thảo, từ Bỉ và chị Anna Nguyễn (giám đốc chương trình của VOICE, luật sư từ Úc). Có cả chị Lê Thị Minh Hà, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Vinh, tức Anh Ba Sàm, từ Việt Nam.
Chuyến đi này, Thảo sẽ có những hoạt động cụ thể như thế nào?
Có 2 phần trong cuộc vận động này. Phần thứ nhất là cập nhật về tình hình của Việt Nam qua chương trình UPR lần trước. Tức là năm 2014, Việt Nam có chấp nhận 182 khuyến nghị từ hơn 100 nước. Dựa trên nhưng điều đó, nhóm vận động sẽ đi gặp nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế để làm rõ Việt Nam đã làm được gì cũng như chưa làm được gì, hoặc có tồi tệ hơn? Còn phần thứ hai, là nhấn mạnh về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, cũng như về vấn đề tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Cụ thể hơn, là Thảo sẽ phát đi các qua thư ngỏ, các hồ sơ báo cáo hay chỉ là tổ chức biểu tình để gây sự quan tâm?
Trong chuyến đi này, thì nhóm đã chuẩn bị một hồ sơ báo cáo giữa kỳ UPR, đồng thời cũng có những thông tin mới cập nhật về Việt Nam sẽ được gửi cho những bên mà mình đến gặp. Nhưng chính yếu vẫn là những bài phát biểu mô tả thực trạng hoặc trả lời cho các bên mà mình được quyền trình bày về tình hình nhân quyền Việt Nam. Quan trọng là thông qua các cuộc gặp trực tiếp như vậy, mọi thứ sẽ dễ chia sẻ và cảm thông hơn qua sự trình bày của mình.
Chuyến đi vận động này, có sự có mặt của chị Lê Thị Minh Hà, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Vinh. Điều này có nghĩa phần nói về các tù nhân lương tâm sẽ được nhấn mạnh?
Vâng, sự có mặt của chị Hà là một câu chuyện, là một nhân chứng về vấn đề tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Tù nhân lương tâm là một vấn đề lớn và bao quát, nhưng với một câu chuyện cụ thể và được mô tả sống động từ chị Hà thì những bên tiếp xúc với nhóm vận động sẽ có sự chia sẻ tốt hơn.
Nhưng cần phải nói là câu chuyện tù nhân lương tâm là phần quan trọng của chuyến đi này.
Chương trình vận động này kéo dài một tháng, tức là một chương trình có hẹn trước với các nơi, và đã được phép gặp mặt phía nhà nước, cá nhân… mà mình định đến?
Dạ, không hẳn là vậy. Một số hoạt động trong chiến dịch thì cần ghi danh xin trước và chờ, hoặc phải được mời. Tuy nhiên cũng có nhiều hoạt động mà mình cần tự tìm đến ngẫu nhiên để gặp. Do vậy thời gian của cuộc vận động là hoàn toàn do mình chủ động. Nói chung là một kế hoạch tổng thể mà mình phải tự hoạch định và ước lượng về tác động có được, mỗi nơi, mỗi người là một nỗ lực khác nhau, cùng phối hợp.
Thảo có thể cho biết lý do Thảo và nhóm vận động lựa chọn 6 nước nói trên để tiếp cận?
Vâng, cả 6 quốc gia mà nhóm chọn đi qua đều có những mối quan tâm khá đặc biệt về tình hình Việt Nam. Chẳng hạn như Đức, là một quốc gia có quan hệ ngoại giao và đối tác kinh tế rất quan trọng với Việt Nam. Nhưng sau vụ Trịnh Xuân Thanh, nước Đức trở nên chú ý hơn về vấn đề pháp quyền ở VN, và coi rằng vấn đề pháp quyền ở Việt Nam là điều đáng báo động. Mà chúng ta có thể thấy thông qua cách mà họ phản ứng trong suốt thời gian qua.
Với tầm vóc của nước Đức, việc đến và xin trao đổi, nói chuyện về tình hình pháp quyền, nhân quyền ở Việt Nam là điều có thể tác động tốt.
Còn ở Thụy Sỹ, là nơi đặt trụ sở của  Liên Hiệp Quốc nên việc mình đến đây đa phần là gặp các cơ quan của Liên Hiệp Quốc.
Thụy Điển và Na Uy là các quốc gia lâu nay vẫn ủng hộ nhân quyền nói chung, một cách mạnh mẽ. Cả hai quốc gia này không chỉ quan tâm và giúp Việt Nam, mà còn giúp cho nhiều quốc gia khác trên thế giới về nhân quyền, về chuyển đổi dân chủ… Các cơ quan, tổ chức chức mà phái đoàn sẽ gặp tại đó chắc chắn sẽ cho cảm giác như đó là những người bạn của những người hoạt động dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam vậy.
Còn ở Bỉ, là nơi đặt trụ sở của liên minh Châu Âu cũng như nhiều tổ chức NGO lớn khác. Liên minh Châu Âu là một trong những đối tác quan trọng bậc nhất với Việt Nam nên vận động ở đó cũng rất quan trọng.
Riêng ở Cộng hòa Sec (Tiệp Khắc cũ), đây là một đất nước từng có một quá khứ cộng sản. Họ đã bước sang một thể chế dân chủ và sau một thời gian ngắn, Cộng hòa Sec được xem là quốc gia có nền kinh tế ổn định và phát triển mạnh. Quốc gia này cũng có nhiều chương trình giúp đỡ cho các nước còn độc tài, độc đoán và xây dựng các phát triển về mặt nhân quyền. Cộng hòa Sec cũng là một trong những quốc gia có nhiều các tổ chức dân sự xã hội đầy kinh nghiệm trong việc hoạt động về chuyển đổi và phát triển xã hội mà nhóm vận động cũng cần học hỏi.
Một điều không thể không nói đến là cả 6 nước này đều đưa ra các khuyến nghị thực tế và quan trọng cho việc thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam trong kỳ kiểm điểm UPR năm 2014.
Với mọi nỗ lực, Thảo cùng với mọi người trong chuyến đi chỉ mong mỏi sẽ có những thay đổi tốt đẹp cho quê hương mình. Hy vọng ngày ấy không xa. Và hy vọng người Việt Nam rồi sẽ không còn cần đến những chuyến đi vận động cho nhân quyền như vầy nữa.
(Ghi lại / tháng 10-2017)



No comments:

Post a Comment