Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 September 2018

Sunday, February 11, 2018

BÙI PHÚ * CHUYỆN TÙ NHÂN



Câu Chuyện Trong Tù: Nỗi Bất Hạnh Của Một Tù Nhân
Phú Bùi


Một câu chuyện thương tâm đã xẩy ra đối với một tù nhân trai trẻ ở trại tù An Dưỡng khoảng năm 1977, nơi CS giam cầm trên 4 ngàn Sĩ Quan Cảnh Sát đủ mọi thành phần của chế độ VNCH.

Trong lao tù CS, mọi anh em tù nhân đều cảm thấy đau buồn với số mệnh của mình vì vận mệnh không may của đất nước đã bị CS xâm chiếm vì bị Đồng minh phản bội, Nhưng Saigon đã không xẩy ra một cuộc tắm máu như mọi người liên tưởng đến sự kiện Tết Mậu Thân 1968 tại Huế. Tại đây Cộng Sản chỉ mới tạm chiếm một thời gian khoảng hơn 1 tháng ngắn ngủi, chúng đã bị Quân lực VNCH phản công mãnh liệt, tái chiếm lại đánh bật chúng ra khỏi thành phố, và sau khi tháo chạy, chúng đã để lại biết bao mồ chôn tập thể, một tội ác ghê gớm kinh hoàng mà nhân dân miền nam không bao giờ có thể quên được.

Tuy Saigon không tắm máu, nhưng CS đã thi hành một sách lược giết người một cách khoa học tinh vi hơn bằng cách tập trung giam cầm những Quân, Cán, Chính VNCH của chế độ cũ trong các lao tù CS mà chúng gọi bằng cái tên mỹ miều hơn là: ”Trại cải tạo”.

Chúng giam cầm những tù nhân không bản án, vô thời hạn trong các lao tù nơi rừng sâu, nước độc cưỡng bách lao động khổ sai, cho ăn uống thiếu thốn để tù nhân ngày càng tiều tụy, suy dinh dưỡng dần dần, chịu đựng kham khổ không nổi mà tử vong vì kiệt sức, đói khát, bệnh hoạn, không thuốc men điều trị

Thật đúng với câu cổ nhân thường nói: ”Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Anh tù nhân trai trẻ vì quá u buồn cũng như bao nhiêu tù nhân anh em khác nên mỗi sáng sớm thức dậy anh bèn len lén đi thẳng xuống nhà bếp để mồi lửa hút thuốc lào tìm cảm giác mạnh hầu phần nào an ủi tâm hồn đang đang ưu phiền, trống rỗng cho qua ngày đoạn tháng

Trong khi anh đang say sưa phê thuốc lào thoải mái, bất thình lình chứng bệnh kinh phong tái phát làm anh té bất tỉnh, giẫy đành đạch, nằm dài dưới đất, trước cửa lò bếp, chẳng may lại đưa cẳng trái vô lò lửa đang phừng phực cháy lúc nào mà anh không hề hay biết. Bất thần có một tù nhân anh em nấu ăn mà CS gọi là anh nuôi phát giác kịp thời, anh ta bèn phóng nhanh người tới kéo anh ra xa khỏi lò lửa hầu cứu anh thoát khỏi bàn tay tử thần...

Được biết đây là một trong dãy 4 lò lớn nấu ăn tập thể, đắp bằng đất, bên dưới có lỗ hổng lớn để chứa những thanh củi lớn nấu bếp, trên miệng lò đặt chảo vạc dầu lớn để nấu cơm, thức ăn và nấu nước sôi hầu phân phối cho trên 200 tù nhân trong trại.

Dù cứu được anh nhưng bất hạnh thay bàn chân trái anh đã bị phỏng nặng cháy nám đen trông rất ghê sợ. Các bạn tù bèn xúm nhau lại khiêng anh lên trạm xá trại, tại đây CS,bèn dùng xe cứu thương chở Anh lên Bệnh viện Biên Hòa cứu chữa kịp thời.

Vì vết thương bị phỏng nặng, quá trầm trọng, nên Bác sĩ Bệnh Viện đành bó tay vô phương cứu chữa, bất đắc dĩ phải quyết định cưa đi bàn chân anh hầu cứu mạng sống cho anh...

Họ coi anh như là một con vật thí nghiệm nên họ đã cưa dã chiến bàn chân anh có thể nói chính xác hơn là cưa sống, khiến anh phải sống đi chết lại nhiều lần mới hoàn hồn hồi tỉnh, nghe anh kể lại mà ai nấy đều phải rùng mình ghê sợ và sởn óc về phương pháp trị bệnh của CS.

Sau thời gian dài điều trị bệnh vì sự chăm sóc điều dưỡng không được chu đáo tận tình, lại thiếu cả thuốc men trị bệnh nên vết thương anh đã bị nhiễm trùng rất nặng, lở loét nhầy nhụa trông rất ghê sợ, rồi cứ thế nhiễm trùng tiếp, họ lại cưa tiếp, cưa tiếp tới tận háng họ mới chịu buông tha anh. Thật quá khủng khiếp và không thể tưởng tượng nổi từ bị thương chỉ phải cưa mất có một bàn chân nay phải bị cưa đi mất cả một cẳng chân. Ôi ! quá bất hạnh cho một tù nhân trai trẻ.

Bây giờ anh đương nhiên trở thành một phế nhân thực sự, không còn sức lao động làm ra của cải phục vụ xã hội nuôi dưỡng bọn CS được nữa, chúng bèn phóng thích anh trở về đoàn tụ với gia đình sớm hơn các anh em bạn tù trong trại.

Khi nhận được giấy xuất trại, thay vì hớn hở vui mừng nhưng anh lại cảm thấy buồn phiền và đau khổ vô cùng, bởi vì khi anh bước chân đi tù thì thân thể anh lành lặn nguyên vẹn, đến khi được CS phóng thích trở về nhà thì lại trở thành một người tàn phế ngoài ý muốn, hơn nữa khi gặp lại vợ con thân nhân họ hàng thân thuộc, anh phải biết ăn nói làm sao đây về trường hợp bất hạnh này. Đúng trong cái sui có cái hên, nhưng cái hên của anh là cái hên đau khổ bất đắc dĩ chẳng ai ham muốn như vậy. Tóm lại chỉ vì một sự ham muốn tiêu sầu không kiềm chế được của bản thân mà anh phải nhận lãnh một hậu quả vô cùng đau khổ và bất hạnh vì phải mang thương tật suốt cả cuộc đời. “Sống cũng như bằng chết”.

Bùi Phú/VBMN

CHUYẾN ĐI KINH HOÀNG CỦA THUYỀN NHÂN VIỆT

 CHUYẾN ĐI KINH HOÀNG CỦA THUYỀN NHÂN VIỆT


27 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 841)
BBC Vietnamese
Năm 1988 Trịnh Tùng cùng con trai nhỏ và hơn 100 người khác chen chúc trên chiếc thuyền gỗ lao ra biển, rời Việt Nam.

Nay, khi nhớ lại, bà gọi đó là “chuyến đi kinh hoàng”. “Đến giờ nhiều khi tôi không nhớ gì về Việt Nam hết mà chỉ nhớ về chuyến đi,” bà nói với chương trình Newsnight của BBC.


Không lâu sau khi rời bến, chiếc thuyền nhỏ bị hỏng máy, và thức ăn, đồ uống cũng sớm cạn kiệt. Đoàn người tuyệt vọng chứng kiến nhiều tàu đi ngang qua, nhưng không một ai dừng lại giúp đỡ.

Ngày thứ 19, một chiếc tàu lớn mang cờ Mỹ dừng lại bên chiếc thuyền chở nhóm người di cư.

“Khi mình nhìn thấy lá cờ thấy đây là tàu Mỹ thì mình nghĩ là ồ thế nào thì họ cũng sẽ vớt chiếc tàu này,” bà Tùng kể.

“Nhiều đàn ông mừng quá đã nhảy khỏi thuyền và bơi đến gần chiếc tàu. Nhưng khi họ bơi tới gần, anh trai tôi cố trèo lên chiếc tàu và bị họ lay cho rơi xuống. Họ nói, ‘quay về đi’. Nhưng anh trai tôi đã yếu quá rồi.”


Nhiều người bơi tới gần tàu USS Dubuque nhưng bị xua đuổi


Bill Cloonan, một cựu sĩ quan trên chiếc USS Dubuque, kể lại:

“Họ nhảy chồm chồm trên tàu, reo vẫy, la hét. Rõ ràng là họ cần được giúp đỡ.”

“...Tôi thấy một người đàn ông Việt Nam cố bám vào sợi dây rơi xuống từ trên tàu. Một người nào đó trên tàu được lệnh rung sợi dây đó để ông ta bỏ cuộc.

“Tôi rất buồn về điều đó, đó là hành động không phải. Thật kinh khủng.”

Thuyền trưởng tàu USS Dubuque cho cung cấp đồ tiếp tế nhưng quyết định tiếp tục tiến tới vịnh Ba Tư, để lại Tùng và những người đồng hành, lúc đó vẫn hy vọng họ sẽ sớm được giúp đỡ.


Ông Bill Cloonan, người có mặt trên tàu USS Dubque khi tàu gặp thuyền chở bà Tùng


“Sau 19 ngày lại có đồ ăn và nước uống, chúng tôi mừng vô cùng. Chúng tôi ăn, uống và tiếp tục chờ đợi. Sau hai ngày, không có một ai.

“Hết ngày đến đêm, rồi đêm lại qua ngày, tôi chỉ biết cầu nguyện, Chúa, xin hãy giúp con.

“Bạn biết là mình lại bị đói, bị khát, mà không biết điều gì đang xảy ra, không biết phải làm gì.”

'Cứ ăn tôi'


Chiếc thuyền gỗ lại trôi dạt trên đại dương, và nhiều người lần lượt ra đi. Nhóm người tồn tại nhờ vào ăn thịt người đã chết.

Bà Tùng kể: “Có một người, trước khi chết, ông ấy nói, cứ lấy ông ấy làm đồ ăn. Ông ấy nói với chúng tôi, cứ ăn tôi đi.

“Thế là từ hôm đó, từ khoảnh khắc đó, chúng tôi [ăn] từ người chết.

“Điều đó vẫn làm tôi rất buồn. Tôi không bao giờ muốn nhắc đến [chuyện này],” bà nghẹn giọng.

Hơn hai tuần trôi qua, cuối cùng chiếc thuyền cũng được ngư dân ven biển Philippines cứu sống. Lúc bấy giờ, hơn một nửa số người trên thuyền đã thiệt mạng.

Thuyền trưởng tàu USS Dubuque, Alex Balian đã phải ra trước tòa án binh, ông không bị bỏ tù nhưng buộc phải rời quân ngũ vì tội thiếu trách nhiệm.

Phóng viên Gabriel Gatehouse của chương trình Newsnight BBC nhận xét, kể từ những năm 1980, Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc đã có quy định các tàu phải cứu giúp tàu gặp nạn.

“Thế nhưng đây vẫn là lĩnh vực chưa rõ ràng. Làm thế nào để xác định đâu là tàu đang gặp nạn và như thế nào là giúp đỡ phù hợp?”

Giáo sư Guy Goodwill-Gill từ Đại học Oxford phân tích, “vấn đề của họ không chỉ là cứu nạn mà là làm gì sau đó? Một số chính quyền có thể còn không cho họ lên bờ.

“Hoặc với những chính phủ chấp nhận cho họ vào bờ đi nữa, thì câu hỏi đặt ra là, sẽ làm gì với họ, để họ ở đâu? Liệu có giữ họ lại không? Đây là vấn đề chúng ta từng phải đối diện trong quá khứ, đã giải quyết được nó, và tới giờ lại phải giải quyết.”

Câu chuyện về tàu USS Dubuque và thuyền trưởng Balian nay vẫn được dạy trong khóa đào tạo về đạo đức cho các chỉ huy tàu ở học viện hải quân Hoa Kỳ,” phóng viên Gatehouse nói.

Bà Trịnh Tùng nay sống ở Hoa Kỳ cùng con trai - người sống sót hành trình vượt biển với bà.

Bà Tùng cùng con trai hồi còn phục vụ trong quân ngũ


Anh từng phục vụ trong quân đội và hiện làm công chức ở Washington.

Khi được hỏi về những thuyền nhân thời nay, những người Rohingya trôi dạt trên biển, bà nói, “khi tôi nhìn mặt họ, họ cũng giống như chúng tôi trước kia. Tôi chỉ mong có ai đó giúp đỡ họ, chìa cho họ một bàn tay, vì dù gì đi nữa, họ cũng mang dòng máu đỏ như chúng ta.”

Xem chương trình của Newsnight phát hôm 22/05/2015 tại đây.

25-05-2015

Nguồn BBC

TRƯƠNG DUY NHẤT * TÔI VÀ ĐẢNG

 TÔI VÀ ĐẢNG

 TRƯƠNG DUY NHẤT *


Cũng may. Ít nhất, không dưới 3 lần tôi từ chối đảng. Nếu gật đầu, chui vào đảng rồi, giờ không biết ăn nói sao.
Nhớ hồi ông Lân (Mai Thúc Lân), khi ấy là Bí thư Quảng Nam- Đà Nẵng ký công văn búa liềm đòi "trục xuất" Trương Duy Nhất, căng thẳng lắm. Tội, ông Lê Quang Cảnh (Tổng Biên tập) lại quá hiền, mấy lần thủ thỉ "hay là chú vào đảng quách đi cho chúng nó khỏi ý kiến ý cò".

Giật mình. Hóa ra, nhiều khi người ta chọn đường vào đảng chỉ bởi một lẽ rất tào lao.
Cũng suýt thành thầy dạy ở cái trường đảng (Học viện Nguyễn Ái Quốc 3). Hồi đó mà chui vào đấy, khéo giờ thành giáo sư tiến sĩ Mác Lê rồi.
Không biết đảng tuổi gì, có… chó chuột chi không? Mình tuổi Mão, con mèo. Có chi với nhau mà khắc thế không biết.
Cái số mình, không chơi với đảng được.
(TDN, 3/2/2018)

NGUYỄN TƯỜNG THỤY *SƯỚNG LÂU QUÁ.

SƯỚNG LÂU QUÁ.


NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Không phải khi tiếng còi kết thúc trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan mà người ta đã sướng ngay. Bằng chứng là tại các tụ điểm theo dõi qua màn hình và ngay cả ở sân Thường Châu, cổ động viên lặng đi, ra về trong trật tự không ai nói với ai câu nào. Nhiều người hâm mộ, từ các sao Việt đến cả cụ già, em nhỏ bật khóc tu tu: “Việt Nam thua rồi”

Nhưng rồi những giờ phút nặng nề ấy cũng qua đi khi chợt nhận ra tuy thua nhưng vẫn có cái để tự hào bởi chức á quân, tuy chỉ là giải U23 chứ không phải là giải quốc gia. Dù sao đó cũng là thành tích mà VN chưa bao giờ vươn tới. Vậy là cơn sướng bùng lên và kéo dài không biết đến khi nào vì “tuy thua nhưng vẫn… vô địch” !?

Đội tuyển Việt Nam được đón về Hà Nội bằng một chuyến chuyên cơ do VietJet tặng. Màn biểu diễn hở hang đến mức không thể hở thêm được nữa được tặng không ngay trên máy bay khiến các cầu thủ xấu hổ ngoành mặt đi hay cắn răng chịu đựng. Màn diễn lố bịch, trơ trẽn đến nỗi người ta không gọi là hãng Vietjet mà nhạy bén đổi ngay thành Vietsex.
Xin có mấy câu thơ minh họa thay vì đăng hình ảnh:

Mở mạng ra xem bỗng cúi gầm
Hay mình lác mắt mới trông nhầm
Tày bay cứ tưởng nơi hoan lạc
Người mẫu mà ngờ gái mại dâm.
Sấn sổ quàng vai, em rụt lại
Sượng sùng ngoảnh mặt, chị đương tầm
Ngỡ như nhà thổ đang mùa ế
Bỏ chạy không đành phải nín câm.

Sự việc đón đội tuyển từ sân bay về trung tâm thành phố là ấn tượng nhất. Người hâm mộ kín hai bên tuyến đường dài 30 km nên xe chở các cầu thủ phải di chuyển với tốc độ đi bộ. Hẳn là các cầu thủ U23 rất vui và cảm động trước tình yêu mà người hâm mộ dành cho các em. Nếu không có ông Trung nào đó nhảy lên xe dành cho đội, cầm cái hô Việt Nam vô địch, át cả huấn luyện viên Park Hang-seo ngồi cạnh đấy gây ra nhiều chê trách, mai mỉa thì buổi chào đón các cầu thủ trên đường về Hà Nội đã diễn ra trọn vẹn.
Tuy nhiên, chương trình sau đó quá rinh rang. Về tới Ba Đình đội phải vào ngay lăng để  báo công mặc dù ông Hồ chẳng liên quan gì đến cái huy chương bạc ở Thường Châu cả.  Báo công xong, lại kéo nhau đến Văn phòng Chính phủ nhận khen ngợi. Ở đây, đội được chụp ảnh với thủ tướng trong cảnh bị các quan chức chen lấn, ép hẳn về phía sau, cứ làm như mấy ông mặc comple vừa đá ở Thường Châu về vậy.
Mãi 9 giờ tối,  Đội mới có mặt tại sân Mỹ Đình để tham gia gala báo công.
(Lộ trình này cồng kềnh hơn lộ trình dự kiến là từ sân bay về, đến Văn phòng Chính phủ chào Thủ tướng rồi về khách sạn Crowne Plaza West Hà Nội để nghỉ ngơi. Đến 19h ra Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình dự lễ Gala báo công).
Đêm ấy, hẳn là các em rất  mệt và thiếu ngủ. Hôm sau lại phải tới Hội trường Diên Hồng để Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân… xoa đầu.
Đấy mới ở cấp… nước. Còn cấp tỉnh thì sao. Hầu như tỉnh nào có cầu thủ U23 đều tổ chức vinh danh và báo công phát nữa như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hải Dương, Thái Bình với mức độ hoành tráng khác nhau và đều chung một điểm là tràn ngập sự sung sướng. Nghệ An còn bỏ các em lên ô tô diễu khắp phố cho dân xem nữa chứ.
Đó là đoạn ở tỉnh. Không biết về đến huyện, xã, làng bản có đoạn này không.

Việc các địa phương tổ chức ngợi ca, khen thưởng cũng là việc cần làm nhưng không nên ầm ỹ quá; nhất là chuyện báo công. Đã báo ở Lăng rồi thì về tỉnh có cần thiết phải báo lại lần nữa ở tỉnh không, hay là “bác” ở Hà Nội và “bác” ở Nghệ An là hai người khác nhau.

Chưa hết, khác với các tỉnh vinh danh cầu thủ quê nhà, TP.HCM lại tổ chức mừng công đội tuyển U23 Việt Nam như Hà Nội đã làm vì Hà Nội tuy là thủ đô nhưng Hồ Chí Minh lại là thành phố to nhất nước, lẽ nào chịu kém cạnh. Nghe nói chương trình này sẽ được tổ chức rất “hoành tráng”. Ta để ý chữ “mừng công” chứ không phải “báo công” như Hà Nội hay các tỉnh. Nhưng nếu bắt các em đến bức tượng nào đó xì xụp vái lạy, lẩm bẩm này nọ thì lại là "báo công" đấy. Buổi mừng công này diễn ra vào ngày 4/2. Nghĩa là 8 ngày sau khi kết thúc giải vẫn còn sướng như thế này.
Lướt qua những sự việc từ hôm đội U23 về nước để thấy cái sự sung sướng kéo quá dài và khá nhiêu khê.
Người hâm mộ vui mừng là điều chính đáng vì đấy là niềm vui rất hiếm hoi ở một đất nước có quá nhiều cay đắng, buồn tủi. Bản thân tôi ngồi ở quán bia xem tường thuật trực tiếp cũng từng nín thở mỗi khi khung thành của U23 VN bị vây hãm và cũng vỡ òa niềm vui khi Nguyễn Quang Hải ghi bàn quá đẹp mắt, gỡ hòa cho đội nhà. Vấn đề cần nói tới là các nhà tổ chức sự kiện và báo chí. Dù thành tích cỡ mấy cũng không nên vì thế mà ba hoa rằng “thế nước mạnh, vận nước lên, lòng dân đồng thuận”.
Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng hơn cả nên mới gọi là môn thể thao vua. Nhưng các quốc gia mạnh về túc cầu không có nghĩa là mạnh về tất cả và các cường quốc không phải nước nào cũng giỏi về bóng đá. Argentina là một ví dụ còn Hoa Kỳ là ví dụ cho điều ngược lại. Mặt khác, dù thành tích đạt được ở Thường Châu tuy vượt quá mong đợi nhưng phong độ chưa thể nói là ổn định và chắc chắn. Điều này cần phải qua nhiều giải nữa mới có thể khẳng định. Vì vậy, nếu có sướng thì cũng nên vừa vừa, đủ để vui mừng. Đừng vì quá say sưa với thành tích mà đã tưởng đặt được cả Châu Á xuống dưới bàn chân.
3/2/2018

Saturday, February 10, 2018

PHẠM THANH NGHIÊN * NÓ KHÔNG CHỪA MÌNH RA ĐÂU!

 NÓ KHÔNG CHỪA MÌNH RA ĐÂU!
 PHẠM THANH NGHIÊN *

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Tấm hình này tôi xin gửi đến những người bạn mà khi vào Facebook của các bạn tôi thấy tràn ngập hình ảnh ăn uống, du hí, vui chơi, hưởng thụ. Tất nhiên các bạn có quyền làm như thế, có quyền làm những gì mình thấy thoải mái, thích thú và vui vẻ. Và hẳn là cuộc sống rất cần được như vậy.


Nhưng các bạn ạ, nếu không dành một chút - dù nhỏ nhoi sự quan tâm của các bạn cho các vấn đề xã hội, ví dụ môi trường chẳng hạn, thì hậu quả không chỉ người khác gánh chịu, mà chính là các bạn, người thân và con cái các bạn. Hậu quả đầu tiên của việc ô nhiễm môi trường mà ai cũng nhìn thấy, đó là bệnh tật, nhất là bệnh ung thư. Tôi tin chắc rằng trong cuộc đời các bạn hẳn đã phải tiễn đưa nhiều người quen, bạn bè, hàng xóm và cả người thân ra đi vì căn bệnh quái ác này. Và biết đâu, trong số các bạn cũng có người đang phải mang trong người căn bệnh ấy. Số khác (có lẽ) cũng sẽ là những bệnh nhân tương lai của hai chữ “ung thư”.

Đừng chửi tôi là dở hơi, lắm chuyện, bao đồng và thích lôi chuyện chính trị ra giảng giải nhé. Tôi biết các bạn giỏi (và khôn) hơn tôi nhiều. Nhưng tôi nói thật, chẳng chính trị chính em gì sất. Nó là những chuyện mà dù muốn hay không, nó vẫn va chạm đến các bạn mỗi ngày. Các bạn hãy thử nghĩ xem, tại sao ở Việt Nam những năm gần đây xuất hiện khái niệm “sạch” để chỉ đồ ăn thức uống? Là vì môi trường chúng ta đang sống đã bị đầu độc, lương thực, thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày không an toàn, không đáng tin cậy.

Vô lý không, đã là đồ ăn thức uống, là những thứ để bỏ vào miệng thì chỉ có thể là ngon hay dở mà thôi. Có loại đồ ăn “sạch”, đồ dùng “an toàn” thì hẳn là cũng phải có đồ ăn “bẩn”, đồ dùng không an toàn. Vì sao nên nỗi? Câu trả lời vẫn được lặp lại là do môi trường đã bị ô nhiễm, bị đầu độc. Các bạn có bao giờ nghĩ rằng một việc làm bất cẩn của mình như xả rác bừa bãi, có thể đã góp phần làm ô nhiễm môi trường không?

Có đấy. Và chúng ta rất dễ bị “xử lý theo quy định của pháp luật” nếu thực hiện những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Có nghĩa là chúng ta hoàn toàn yên tâm mà sống, mà hít thở bầu không khí trong lành vì môi trường được luật pháp bảo vệ (hẳn hoi). Vậy tại sao ngày hôm nay chúng ta phải sống giữa bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề, môi trường bị hủy hoại một cách nghiêm trọng thế này?

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi “ai, kẻ nào, thế lực nào có thể hủy hoại hoặc tiếp tay gây ra thảm họa môi trường hôm nay?” Hay bạn vẫn nghĩ rằng “ chẳng có chuyện gì hết, mọi chuyện vẫn bình thường. Nếu thế, thì tại sao bạn phải đắn đo, lựa chọn xem cửa hàng nào bán thịt lợn “sạch”, chỗ nào bán rau không thuốc trừ sâu, nơi nào bán gạo không trộn nhựa...? Bạn có chắc mình là “người tiêu dùng thông minh” không? Bạn có chắc mình sẽ không bị lầm lẫn khi lựa chọn được thực phẩm “an toàn” và “sạch” để chuẩn bị cho người thân một bữa cơm ấm cúng không? “Người tiêu dùng thông minh” lại là một khái niệm oái oăm khác trong cái thời mà nhìn đâu cũng thấy đồ đểu đấy các bạn ạ. Đấy, một vài ví dụ phổ biến nhất, dễ thấy nhất và được diễn giải đơn giản nhất để các bạn dễ hình dung.
Đây là lần đầu tiên tôi nói với các bạn như thế. Tôi biết thi thoảng các bạn vẫn vào facebook của tôi để đọc, dù không dám hoặc không thích bấm like, bình luận, chia sẻ hay công khai phản đối. Vì thế tôi mới viết những lời này như là sự “lên giọng” dù tôi rất không muốn bị mang tiếng như thế.
Tóm đi tóm lại là hai tóm, các bạn nói riêng và đa số người dân Việt Nam chúng ta nói chung, đã và đang là nạn nhân của đủ thứ tệ đoan, đủ thứ vấn nạn trong xã hội. Một trong những vấn nạn đó là căn bệnh ung thư. Nguyên nhân chính của đại họa ung thư là ô nhiễm môi trường. Oái oăm thay, thảm họa môi trường lại đến từ sự kém hiểu biết và sự thờ ơ của chính chúng ta, trong đó có các bạn. Nhưng nếu các bạn nghĩ rằng các bạn sẽ không bao giờ là nạn nhân của thảm họa môi trường, hoặc ai “dính” thì dính chứ ung thư nó sẽ chừa mình ra, thì bạn đã rất chủ quan. Và cả ngốc nghếch nữa. Và tôi cũng không muốn nói thêm với bạn làm gì.
Hai người thanh niên này là Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong. Hôm qua, ngày 6/2/2018, họ bị đưa ra tòa và bị kết án lần lượt 14 năm và 2 năm tù giam chỉ vì đấu tranh bảo vệ môi trường, chống Formosa gây ra thảm họa này. Nếu hôm nay bạn qua facebook của tôi, cười khẩy sau khi đọc stt này rồi mắng anh Bình, anh Phong là “ngu, dại dột”, thì không những bạn mắc tội vô cảm mà còn góp phần cổ vũ cho cái ác và cái xấu.
Vậy thì chúng ta rất xứng đáng được sống chung với cái ác, cái xấu và đáng bị cai trị bởi chúng. Vì chính chúng ta, chính các bạn đã chọn lựa như thế.
7/2/2018

HỆ THỐNG SƯỞI ONDOL CỦA ĐẠI HÀN

Ondol – Hệ thống sưởi ấm độc đáo của người Hàn cổ đại, di sản kiên cố cùng thời gian

;Đại tiệc âm thanh, ánh sáng và màu sắc trong Lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Pyeongchang

  Ondol, một hệ thống sưởi ấm hiệu quả khó tin, rất tốt cho sức khoẻ con người, là một phát minh độc đáo của người Hàn Quốc cổ đại. 


Sau thế kỷ 20 đầy biến động, Hàn Quốc đã có những bước chuyển mình không hề nhỏ. Cuộc sống người dân được đẩy theo phong trào Tây hóa ở mức tối đa. Theo đó, những bộ Hanbok truyền thống dần được thay thế bằng những bộ âu phục, và những ngôi nhà cổ kính được thế chỗ bởi những khu nhà cao ốc hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những di sản kiên cố trường tồn cùng thời gian mà không một điều gì từ nền văn hóa phương Tây có thể thay thế được. 

Mùa đông Hàn Quốc rất lạnh, có nơi nhiệt độ luôn ở dưới 0 độ C và thường kéo dài khoảng 4 tháng. Ondol là một phát kiến thông minh trong việc giữ ấm nhiệt trong nhà của người Hàn Quốc đã có từ cách đây hàng thiên niên kỷ. Vậy nên, trải bao thăng trầm và biến cố, Ondol đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Hàn Quốc.




 
Nhà mẫu xây dựng hệ thống Ondol của người Hàn Quốc.

Vì sao người Hàn Quốc nhất định bảo tồn văn hóa Ondol? Lý do rất đơn giản: Vì ai cũng đều thích nó.
Ondol có nguồn gốc bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc, ý chỉ khái niệm “gudeul” trong tiếng Hàn, nghĩa đen là ‘những hòn đá nung’.Ondol là một hệ thống sưởi ấm bằng những hòn đá nung để giữ ấm cho sàn. Đây là một hệ thống sưởi ấm vô cùng độc đáo và chỉ có ở Hàn Quốc.
Trong những di chỉ thời tiền sử được khai quật từ kỷ nguyên đồ sắt (vào khoảng thế kỷ thứ 2) và những bức tranh tường Goguryeo, người ta đã thấy sự xuất hiện của Ondol.
Kiến trúc sơ khởi của Ondol chỉ dùng để sưởi ấm một vài nơi trong căn phòng. Đến giữa thế kỷ 13, Ondol đã được cải biến dùng để sưởi ấm cả phòng vào triều đại Goryeo và sau đó trở nên thịnh hành khắp Hàn Quốc vào đầu triều đại Joseon (cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 16).


Sự phát triển lâu dài của Ondol dẫn đến việc có những hệ thống và cấu trúc phức tạp có tính khoa học cao.



 
Sơ đồ cấu trúc và nguyên tắc cấu tạo của Ondol.

Khía cạnh quan trọng nhất trong cấu trúc của Ondol là gorae, là khu vực để khói từ những hòn đá được nung nóng bay qua. Gorae trên hình này là những tảng đá rộng bằng phẳng (gudeul), phía trên là một lớp đất sét đỏ để khói không thể rò qua. Khi đốt lò, lửa và khói nóng tuôn qua gorae bên dưới phòng, làm nhiệt độ phòng tăng lên, cuối cùng đi ra qua ống khói.
Nguyên tắc cấu tạo của Ondol tương đồng với việc tận dụng tính dẫn truyền nhiệt, sự toả nhiệt và đối lưu nhiệt. Hơi nóng được dẫn truyền vào những hòn đá được đặt dưới sàn, sau đó toả ra khắp nền nhà. Nói một cách khác, độ ấm được duy trì qua đối lưu không khí.

Để làm tăng hiệu suất của hệ thống sưởi, người Hàn Quốc cũng đã rất trí tuệ khi biết cách để làm giảm độ ẩm của đất. Sàn của một ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc thông thường cách mặt đất từ 3 đến 5 bậc thang. Điều này sẽ giúp cho sàn nhà tránh bị ẩm thấp và giữ được nhiều hơi ấm được lâu hơn. Đây là một ưu điểm nổi bật của hệ thống sưởi sàn Ondol.

 

Thông thường, phần nền nhà nằm gần với bếp đất sét trong phòng Ondol thường sẽ ấm hơn so với phần nền nhà nằm gần với ống khói. Chính vì vậy, người Hàn Quốc đã tạo ra thói quen sinh hoạt, ăn, ngủ, nghỉ trên sàn. Vào những ngày mùa đông lạnh giá, gia đình những người Hàn Quốc thường ngồi tập trung trong một góc phòng – nơi gần bếp ăn cơm. Thức ăn để cho những thành viên về muộn của gia đình cũng sẽ được ủ kĩ và đặt dưới sàn nhà.


Chỉ có một vài nơi khác trên thế giới sử dụng những nguyên tắc sưởi ấm tương tự là một số vùng ở tây bắc Trung Quốc và Mông Cổ. Ở vùng Tây Bắc Trung Quốc người dân chỉ sử dụng hệ thống sưởi Ondol ở vài nơi nhất định trong phòng ngủ, còn ở Mông Cổ hệ thống sưởi ondol được dùng cho sàn nhà ở truyền thống (còn có tên gọi là yurt). Hệ thống sưởi được lắp đặt cho toàn bộ sàn phòng chỉ có ở Hàn Quốc. Ưu thế của nó là tính hiệu quả của nguồn nhiệt, sử dụng một cách tiết kiệm nguồn nhiên liệu và các tiện ích dễ dàng và lâu bền. Lợi thế lớn nhất là nó rất tốt cho sức khoẻ.

Cùng tồn tại trong văn hoá nhà ở hiện đại
Vì sao sưởi sàn lại có lợi? Người Hàn Quốc thường tin rằng giữ cho chân tay ấm áp và đầu lạnh là điều tốt cho sức khoẻ. Ondol là một hệ thống sưởi ấm có lợi cho sức khỏe hơn bất kỳ một hệ thống sưởi nào khác. Sàn nhà rộng và mỏng được thi công bằng cách trải đều những tảng đá và sử dụng đất sét vàng trát vào những kẽ hổng trên bề nằm.

Khi sàn nhà làm gia tăng nhiệt độ, đá và đất sét cũng sẽ hấp thụ và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Nhiệt lượng bức xạ này đã được hấp thụ vào cơ thể làm cho mồ hôi cùng với những chất thải được tiết ra ngoài, giúp ích cho việc chữa trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh khớp.




 
Ondol trong kiến trúc nhà hiện đại của người Hàn Quốc.

Gần đây, những kiến trúc sư quan tâm đến tính hiệu quả và tiện dụng của ondol đang cố gắng dùng ondol trong các ngôi nhà hiện đại bằng nhiều cách. Ondol của người Hàn Quốc đã lan sang Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí cả ở châu Âu, nó bắt đầu được công nhận là một hệ thống sưởi nhà kiểu mới.
Vì những đặc tính khoa học tuyệt vời, Ondol còn được sử dụng trong kiến trúc hiện đại. Phòng có sưởi sàn trong một căn hộ hiện đại không làm ấm bằng bếp lửa truyền thống mà bằng cách lắp đặt các đường ống trên sàn để nước nóng chảy qua, làm ấm căn phòng.

Ảnh dẫn qua Pinterest.
Xuân Dung

NGUYỄN NGỌC GIÀ * NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI TÙ CẦN BIẾT

 NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI TÙ CẦN BIẾT

 NGUYỄN NGỌC GIÀ 

 Những điều người tù cần biết (Phần 1)

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Dù đang bị tạm giữ, tạm giam hay thi hành án, tôi xin phép gọi chung, những người đang ở sau cánh cửa nhà tù, là TÙ NHÂN. Mỗi tù nhân và gia đình của họ, có cách sống và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, ở đây, tôi nêu lên những gì chung nhất mà bản thân tôi trải qua thực tế, tôi nghĩ có thể, có những điều cần thiết cho thân nhân của các bạn tù tham khảo, nhằm chăm sóc cho chính bản thân mình và chăm lo cho người thân đang ở tù.
Quan điểm của tôi: "Chăm sóc bản thân tức là đang chăm sóc cho người thân".
Thân nhân của người tù, vui lòng lưu tâm những điều sau đây:
1. Cần luôn luôn bình tĩnh và khỏe mạnh. Hãy nhớ rằng, chính bản thân mình khỏe mạnh và bình tĩnh mới giúp cho người tù, dù ít nhất. Dặn người tù cũng giữ đúng tinh thần như thế.
2. Tập thể dục mỗi sáng khoảng nửa tiếng (nhiều hơn càng tốt). Hãy luyện yoga (không cần chuyên sâu, chỉ cần 11 tư thế (1) căn bản), quan trọng là thường xuyên. Nhấn mạnh, nhớ hít thở sâu. Dặn người tù cũng làm đúng như thế, dù trong phòng giam chật hẹp (như ở số 4 PĐL, chỉ có 4m2/2 người) tôi vẫn tập được. Khi thi hành án tại Xuân Lộc, tôi ra khoảng sân nhỏ rộng rãi hơn, hoặc ngay trong phòng cũng tập được. Động tác "rắn hổ mang" rất tốt cho cột sống.

3. Ăn đúng bữa, uống nước nhiều, cố gắng ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Dặn người tù cũng làm đúng như thế.
3.1 Nếu ai không thể ăn cay, hãy cố gắng tập ăn cay dần dần. Trong bữa ăn, hãy lấy vài tép tỏi và vài trái ớt, giã nhuyễn cùng một chút đường để làm chén nước mắm. Nhớ pha nước mắm đủ ăn trong 1 ngày. Vừa tốt, vừa không lãng phí. Có quan niệm ăn cay dễ bị đau bao tử, nổi mụn, nổi nhọt, táo bón... Quan niệm này không đúng. Cố gắng ăn cay mỗi ngày. Bản thân tôi, khi ăn cay và nóng, mồ hôi toát ra, làm cơ thể khỏe khoắn, phấn chấn hơn rất nhiều. Đặc biệt, ăn cay & nóng rất tốt đối với những ai đang bị cảm cúm.

3.2 Nhà tù nào cũng giao cơm, canh khá sớm. Cơm tù là gạo dở, để chừng 1/2 tiếng là khô cứng, rất khó ăn. Giờ giao cơm canh, sáng khoảng 6h đến 6h30 (chỉ có cơm), giấc (gọi là) trưa khoảng 9h30 đến 10 giờ, giấc (gọi là) chiều khoảng 3h đến 3h30. Nên ăn ngay, cơm nóng và canh nóng cùng chén nước mắm cay và ít cá khô, chà bông v.v... giúp chúng ta dễ ăn hơn. Tại Xuân Lộc, mỗi tháng có 7 lần thịt và 4 lần cá. Kinh nghiệm của tôi, không nên ăn thịt. Nếu không phải toàn mỡ, cũng là thịt độc hại (cho mèo, mèo cũng chê. Thậm chí, tôi để thử một ngày, ngay cả kiến cũng tránh xa). Cá, có thể ăn được, nếu là cá biển (thỉnh thoảng có cá nục) nên chiên hoặc kho lại (rắc tiêu nhiều, nếu bạn không thể ăn ớt), còn đa số là cá mè (rất tanh và nhiều xương).

3.3 Nước uống. Tại Xuân Lộc, mỗi bình 20 lít, có giá 20.000 đồng. Thêm cái vỏ bình 80.000 đồng. Vị chi, lần đầu phải mất 100.000 đồng. Mỗi tháng, mất khoảng 60.000 đồng tiền nước uống. Một năm là 720.000 đồng. Nếu người tù nào có thăm nuôi, xin đừng tiết kiệm khoản chi này. Bạn có thể ăn thiếu thốn, nhưng không được thiếu nước uống sạch. Có những bạn tù, dù có người thân thăm nuôi, nhưng vì tiết kiệm, nên dùng nước giếng bơm (dùng cho cả tắm giặt và ăn uống) nấu sôi để nguội và lọc lại (chỉ bằng cục bông gòn và cái bình lọc tự chế), rồi uống. Nhiều người đã bị đau thận, ban đầu tiểu gắt, tiểu nhiều lần, sau tiểu ra máu, đau lưng rất nhiều.

Hãy nghĩ rằng, mỗi tháng bạn tốn 60.000 đồng, để giữ 2 quả thận, bởi dù bạn có cả tỉ đồng để chữa trị cũng không thể nào làm cho quả thận của mình trở lại như trước khi ở tù. Riêng tôi, không ăn canh của trại tù Xuân Lộc. Cứ cách khoảng 3 ngày, tôi mua nửa ký bắp cải hoặc nửa ký khoai tây và dùng nước bình để nấu canh. Tại số 4PĐL và Chí Hòa (có lẽ vì ngay Sài Gòn) có nước sạch uống (nhưng không bao giờ có nước sôi, dù chỉ để ăn mì gói, nên trong tù có món "mì gió", ai cũng biết), nên tôi không phải mua nước uống.

4. Mỗi sáng, bụng đói (nhớ là phải chưa ăn gì cả), hãy lấy 4 tép tỏi tươi, lột vỏ, nhai sống (phải nhai sống thì chất gì đó [tôi không nhớ và có lẽ cũng không cần nhớ] mới tiết ra). Nhai nhuyễn rồi hãy nuốt. Tất nhiên, rất cay và khó chịu. Hãy cố gắng làm quen với hương vị này. Chuẩn bị một ly nước (ấm càng tốt), khi nhai xong một tép thì uống ngụm nước để bớt cay và cứ thế tiếp tục. Nếu ai có thể nhai cả 4 tép tỏi càng tốt, rồi uống nước cũng được. Nếu chịu cay được như tôi, không cần uống nước. Sau đó, để mất mùi tỏi, hãy đánh răng súc miệng. Dặn người tù cũng làm y như vậy. Rất tốt, qua kinh nghiệm của tôi. Vui lòng lưu ý: việc nhai tỏi sống chỉ có tác dụng, khi nhai sống mỗi ngày, kéo dài ít nhất 6 tháng. Nếu tạo thành thói quen suốt đời càng tốt. Trong tù, tôi đã nhai tỏi như thế suốt gần 2 năm trời, hiệu quả thấy rõ, những cơn đau tim vừa chớm (khi biết tin con trai qua đời) lui dần sau 6 tháng và hiện nay không còn nặng ngực và không còn thấy nhói buốt ngực dù là từ phía sau hay trước ngực trái. Ngoài tim ra, việc nhai tỏi như vậy cũng giúp cho phổi nhẹ nhàng, nhất là đối với không khí trong phòng giam rất ngột ngạt và ô nhiễm (như số 4 PĐL, Chí Hòa, Bố Lá).

5. Vì ở tù lâu ngày, ăn đồ khô là chủ yếu, thiếu chất dinh dưỡng, nên hầu hết người tù đều có vấn đề về răng. Hãy ngậm nước muối thường xuyên mỗi ngày, dù bạn không đau răng, nhằm để phòng ngừa. Có anh Phạm Xuân Thân (người ám sát phái đoàn tiền trạm của Giang Trạch Dân khoảng năm 96 - 97 thế kỷ trước, nhận án chung thân) vì đau răng quá, anh ấy đã nhờ bạn tù dùng đá và cây củi để đục "một phát dứt khoát" cho bứt chiếc răng ra. Ở tù, người ít thì rụng một cái, nhiều thì 5 - 6 cái. Vui lòng đừng đặt câu hỏi "bác sĩ đâu?".
6. Trong tù, có tiêu chuẩn bột giặt và đường cát. Mỗi ngày, hãy lấy ít đường và cắt nửa trái chanh để pha uống. Mỗi trái chanh uống được 2 ngày. Cắt theo chiều ngang trái chanh, không nên cắt dọc. Cắt như thế, dễ vắt nước cốt và dễ úp nửa trái còn lại để dành cho ngày mai. Nên uống vào giấc 9h đến 10h sáng.
7. Nên tắm giặt từ kho

ảng 9h đến 14h mỗi ngày. Trại Xuân Lộc, không buộc chúng tôi (những người tù vì điều 88, 79, 84) phải đi lao động. Chúng tôi bị nhốt như trong sở thú (đã mô tả khái quát khi trả lời phỏng vấn RFA), nên tôi thường xuyên tắm giặt vào giờ nói trên. Ngay cả những hôm mưa bão, rất lạnh, tôi cũng thường xuyên tắm giặt vào giờ đó. Những ngày hè nóng bức, tôi thường tắm thêm vào giấc tối khoảng 6 giờ, tắm nhanh và lau thật khô. Nếu đêm nào nóng quá (khoảng 21 - 22 giờ), tôi không tắm, chỉ xối nước vào khăn rồi vắt cho thật khô lau người, để đỡ nóng.

8. Đặc biệt "ở tạm giam", đó lại là thời gian khắc nghiệt nhất (tôi ở tình trạng tạm giam 24 tháng qua 3 nhà tù: 4 PĐL, Chí Hòa, Bố Lá). Chỉ nên ăn thực phẩm của mình (dù là gia đình gởi vào hay mua từ nhà tù). Hãy tính toán kỹ và dè xẻn cho những lần thăm nuôi kế tiếp. 
8.1 Bạn có thể chia sớt thực phẩm của mình cho bạn tù, nhưng đừng bao giờ nhận thực phẩm được bạn tù chia sớt. Nếu ở chung với người nước ngoài hãy thoải mái nói chuyện. Ở số 4 PĐL, tôi bị nhốt chung với mấy tay (Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina, Nga) ăn trộm tiền bằng thẻ ATM giả.

 Nếu bạn bị nhốt chung với mấy tên "nhảy sô" (tiếng lóng trong tù, tức là để được giảm án nhiều, những người tù này nhận lịnh vào ở chung với bạn để khai thác thông tin), hãy cư xử lịch thiệp và tranh thủ làm "công tác" "nhảy sô vận". Rất dễ nhận ra những người "nhảy sô", tôi tin tất cả anh em tù không phải thường phạm, đều nhận ra ngay. Ít nhiều, những người này cũng nể trọng những người tù chúng ta. Đừng nên to tiếng, cãi nhau v.v... Bởi như thế, bạn đã "sập bẫy" rồi. Nơi đây đỡ phức tạp hơn, nhưng cũng phải tự ăn uống lấy. Tại đây, mua thực phẩm bị cai tù ăn bớt bằng cách kê giá cao hơn, cân thiếu v.v...,

thậm chí, mấy tên trộm nước ngoài bị cắt tiền rất nhanh mà không biết lý do, cũng không cãi nhau với công an được, vì chúng không biết tiếng Việt, còn công an không biết tiếng Anh. Vả lại chúng tự biết thân phận cũng là những tên trộm, nên chỉ thắc mắc với tôi, rồi thôi. Bản thân tôi, cũng bị ăn xén như thế, nhưng lúc đó, tâm trạng quá mệt mỏi, vì thế tôi cũng bỏ qua.

8.2 Tại Chí Hòa, nghĩa là bạn đã xong "kết luận điều tra" hoặc đã xong "sơ thẩm", an ninh không còn cần vai trò "nhảy sô", nên không cần lo sửa "kết luận điều tra". Thậm chí, đừng nghe những lời thêu dệt hay hù dọa: bị ghi âm, bị nghe lén, "báo cáo mồm", mách lẻo v.v... Tôi rút ra được thành ngữ và chia sẻ với mọi người: "Mồm + Mồm = Không".
Tuy nhiên, bạn phải chú ý rất kỹ. Ngay từ đầu, phải cho tất cả bạn tù biết, bạn không phải "tù bậy bạ". Ở Chí Hòa, cai ngục dung dưỡng tình trạng "đại bàng" và "đầu mâm", cùng tình trạng "hối lộ", "chạy án" v.v... rất hổ lốn và bạn đang sống như trong rừng rậm. Môi trường sống rất bẩn thỉu, họ giam cả người HIV giai đoạn cuối (vì chơi ma túy) chung với người không bịnh. Khi cần thiết, bạn cũng cần hung tợn lên, nhưng tránh đánh nhau, vì sẽ rơi vào bẫy.

Ở Chí Hòa, 99,9% tù nhân đều bị ghẻ. Không thể tránh khỏi lây ghẻ, vì tù bị nhốt khoảng 40 - 50 người trong một diện tích khoảng 50m2 (gồm cả chỗ tiêu tiểu, tắm giặt, chỗ để thức ăn dự trữ v.v...). Không có muối để tắm, vì Chí Hòa sợ tù nhân dùng muối pha nước rồi đổ vào các thanh sắt, lâu ngày gây mục rữa. Tắm như tắm cho heo, đồng loạt. Giờ tắm khoảng 13h30 đến 14h30 hoặc trễ hơn một chút. Không thể tắm sạch, vì rất đông mà chỉ có khoảng 1 tiếng đồng hồ. Chỉ có thuốc trị ghẻ hiệu "DEP" khi có khi không, thuốc chỉ làm cảm giác nóng và nhờn nhưng không hiệu quả. Bạn có thể "đi xe" (tiếng lóng để chỉ việc mua từ các công an cai tù) với "thuốc bảy màu" trị ghẻ, giá khoảng 500.000 đồng/tube, mặc dù giá ngoài tiệm thuốc chỉ khoảng 20.000 đồng.

 Một chai dầu gió xanh giá khoảng 700.000 đồng. Một lạng thuốc lào khoảng 2.000.000 đồng, một gói thuốc JET khoảng 500.000 đồng, mua lẻ khoảng 100.000 đồng/điếu v.v... Bán thuốc lào, thuốc lá là một chuyện; nếu để cai tù bắt gặp, là đánh nhừ tử. Đánh xong, cắt thăm nuôi 1 tháng và phát thuốc xức, nhằm phi tang chứng cớ dùng nhục hình. Thậm chí, những tên "đại bàng" giăng bẫy, cũng giả bộ nhập chung để hút lén thuốc lào, rồi "hiệp đồng" trước với phó và trưởng khu bắt tại trận, nhằm lập công theo lịnh của phó và trưởng khu. Bạn cũng có thể gọi điện cho người thân với giá 200.000 đồng/khoảng 2 hay 3 phút nói chuyện. Nói chung bạn có thể mua tất cả, nhưng bạn phải là "tù bậy bạ". Những người tù như chúng ta, không bao giờ công an dám "bắt mối" để bán.

9. Ở tù, rất nhiều loại bịnh, trong đó, đau dạ dày là khá nhiều. Tất cả đều biết, chứng bịnh này phần lớn do tâm trạng buồn phiền, lo lắng, căng thẳng gây ra. Vì thế, người tù nên vui vẻ, ca hát, kể chuyện tiếu lâm, nói chuyện, chia sẻ những vấn đề thời cuộc hiện nay (thông qua việc đọc báo ND và xem VTV) công khai một cách tự nhiên v.v... đừng kìm nén trong lòng, đừng xầm xì và lấm lét, câm bặt khi thấy bóng dáng công an v.v... Bởi lâu ngày uất khí tích tụ, sẽ gây cho bạn đau dạ dày và trầm cảm nặng.

10. Tuyệt thực. Theo thiển ý của tôi, không nên tuyệt thực. Vì ảnh hưởng trước mắt và lâu dài cho cả bản thân và gia đình mình. Bởi quan niệm của tôi "Biết chăm sóc bản thân tức là thương yêu gia đình". Hẳn là bất kỳ bạn tù nào cũng không muốn thân nhân mình muộn phiền và bất an? Thiếu tá Nguyễn Đình Tứ (trưởng nhà tạm giam PA92) từng nói bình thản với tôi về tuyệt thực: Tuyệt thực không chết được đâu. Tôi thấy đúng và càng đúng hơn khi nhớ lại anh Điếu Cày, anh Trần Huỳnh Duy Thức v.v... Trong trường hợp, bạn tù nào vẫn giữ quan điểm tuyệt thực, vui lòng theo cách này: Phài đặt vài câu hỏi, ví dụ: Tuyệt thực bao lâu? Mục tiêu tuyệt thực để làm gì? Kết quả được bao nhiêu phần trăm? Hậu quả sau tuyệt thực sẽ là gì? v.v...

Sau khi đã tự giải đáp những câu hỏi rồi, bạn hãy ăn bớt lại từ từ rồi hãy tuyệt thực, nhằm làm cho dạ dày thích nghi và quen dần với việc đói bụng. Ví dụ, mỗi buổi thay vì bạn ăn 2 chén cơm, hãy bắt đầu ăn một chén rưỡi trong 1 tuần. Tiếp theo giảm dần còn 1 chén, rồi giảm dần nửa chén, giảm dần chỉ ăn 1 chén canh, rồi nửa chén canh và dần dần như thế... Không nên "đùng một phát" tuyệt thực ngay, vô cùng nguy hại cho dạ dày và cho sức khỏe lâu dài của bạn.
1/2/2018
_________________________________________
Mời đọc thêm: 


 Những điều người tù cần biết (phần 2)

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Chúng ta biết "quy trình ở tù" trải qua nhiều "công đoạn". Những gì viết dưới đây chỉ có ý nghĩa và một phần hữu hiệu, đối với những bạn tù và quý vị độc giả cùng đồng tình phương châm của tôi: Sự Thật + Pháp Luật + Bền Bỉ.
Dù cố gắng mô tả chi tiết nhiều nhất, nhưng điều đó không có nghĩa bản thân tôi thực hiện đúng và đủ. Bây giờ nhìn lại mới thấy, bản thân mình thiếu sót nhiều điều. Vì lẽ đó, tên gọi "kinh nghiệm xương máu" đáng để cho tất cả chúng ta cùng suy ngẫm. Rất mong các bạn đã ra tù đóng góp thêm.
Hãy luôn luôn có bốn bộ luật: LHS, LTTHS, Luật thi hành tạm giữ - tạm giam, LTHAHS ở nhà hay trong cốp xe. Hãy đọc và gạch dưới những điều luật liên quan đến mình, dù đó là nội dung truy tố hay thủ tục đưa bạn ra tòa hoặc tạm giam, thi hành án. Rảnh rỗi là đọc. Đọc nhiều lần, bạn sẽ nhớ. Đây là thiếu sót lớn nhất của tôi.

Bắt khẩn cấp
Dù họ đi bao nhiêu người, địa điểm bắt (tại nhà, cơ quan, quán ăn, nhà bạn bè của mình v.v...) bạn vẫn nên bình thản, không to tiếng nhưng kiên trì yêu cầu, chỉ làm việc với những người mặc sắc phục, có bảng tên và cấp hàm rõ ràng, tất cả những người còn lại, yêu cầu ra khỏi nhà (nếu là cơ quan, quán ăn v.v... buộc những người đó tránh ra. Không trả lời, không đôi co với những người mặc thường phục). Dứt khoát không làm việc, không nói một ý nào khác, cho đến khi yêu cầu hợp pháp này được thực hiện. Đừng để sự khiêu khích, quát tháo của đám đông làm bạn phân tâm, rối trí hay nổi giận. Đặc biệt, không nên chửi hay dùng lời lẽ thách đố, khiêu khích để đáp trả (Ví dụ: Họ hét lên: "Tao đập mày, tao bóp cổ mày v.v...", bạn không nên đáp trả "Mày ngon mày làm đi! v.v..." mà hãy bình thản nói: "Các ông là người thi hành công vụ, không được đe dọa dân")

Giả sử họ thực hiện theo yêu cầu của bạn, bạn bắt đầu yêu cầu họ đọc lịnh khám nhà, lịnh bắt khẩn cấp và bạn phải yêu cầu họ đưa cho bạn đọc lại, trước khi hướng dẫn họ khám nhà. Nhắc lại, chỉ những người mặc sắc phục mới được phép đi theo hướng dẫn của bạn. Khám từng phòng. Xong phòng nào, thì đóng cửa phòng đó lại. Bất kỳ vật gì, giấy tờ gì, lấy ra khỏi phòng, bạn đều phải xem kỹ, trước khi đưa cho họ lập biên bản. Đặc biệt, laptop hay desktop, smart phone không bao giờ cung cấp password, kể cả email, facebook v.v... Họ muốn làm gì với những thứ đó của bạn, cứ để họ làm.
Trước khi làm những "động tác" nói trên, nếu gia đình bạn có bao nhiêu người (vợ, con, cha, mẹ v.v...) phải yêu cầu họ mời tất cả những người này về chứng kiến và sau đó đại diện gia đình của bạn, bản thân bạn ký vào biên bản. Họ cũng mời "tổ trưởng" hay "trưởng khu phố" vào cho "đủ bộ" (cứ để họ mời).
Trong trường hợp đã rất kiên trì và ôn hòa nhưng họ không thực hiện, dứt khoát không ký vào bất kỳ giấy tờ nào, ngay cả những giấy tờ họ in từ máy tính của bạn ra ngay trước mặt bạn.
Luôn luôn tâm niệm trong đầu một "hằng số": Chúng ta - Người dân. Họ - Người thi hành công vụ. Hãy suy ngẫm "hằng số" này thật kỹ. Tối quan trọng.
Không được để họ động chạm vào bất kỳ bộ phận nào trên thân thể bạn.

- Ví dụ 1: Họ hét lên: "Tao còng mày bây giờ!". Hãy bình thản nói: "Các ông đang vi phạm pháp luật", "Không được phép xưng hô tao mày, vì các ông là người thi hành công vụ". Nếu họ vẫn quyết còng, hãy đưa tay ra cho họ còng (nhấn mạnh, phải là người đang mặc sắc phục còng bạn - vui lòng đừng quên). Đừng chống cự, bởi đau đớn và vô ích. Nếu bạn chống cự, hãy nhớ, chính bạn đã "tạo điều kiện" cho họ có quyền phạm vào khoản 1 điều 20 HP 2013 "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể...", bởi họ là "Người thi hành công vụ" đang "thi hành công vụ".

- Ví dụ 2: Giả sử đi ra xe, họ chuẩn bị đưa tay chạm vào tay bạn, hãy nhẹ nhàng đưa tay lên để tránh và ôn tồn nói: "Để tôi tự bước vào" và nhanh chóng bước vào xe.
Tình huống thì vô vàn, nhưng vui lòng nhớ, không bao giờ để họ chạm vào người bạn. Ngay cả khi tôi bị đi cùm, tôi cũng không bao giờ để họ phải chạm vào hay lôi kéo.
Khi ra khỏi nhà, nhớ mang theo: tiền (chừng 1 - 2 triệu), 2 - 3 bộ quần áo & đồ lót (đối với nữ), 2 quần đùi & 1 áo thun (đối với nam), thuốc men (nếu bạn đang bị bịnh), một áo khoác, 2 khăn mặt, 1 cây kem đánh răng & bàn chải (vào tù họ sẽ chặt bàn chải ngắn ngủn chỉ còn 3 phân, họ nói là để bảo vệ an toàn cho bạn vì sợ bạn tự tử v.v...), 1 cục xà bông, 1 muỗng nhựa, 1 tô nhựa (tiếng lóng gọi là "bo"), 1 ca nhựa loại 2 lít (nếu bạn không mang theo, vào tù họ sẽ bán cho bạn).

Chọn một bộ đồ tây (tốt nhất là quần tây và áo thun (nam mặc 1 quần đùi ở trong, đừng mặc quần lót, đừng chọn quần jean) màu sáng mặc ra khỏi nhà, mang dép nhựa. Vào tù, họ sẽ phát cho bạn 1 chiếc chiếu có thể rất nhỏ (dành cho trẻ em), 1 cái mùng, 1 cái mền. Không bao giờ họ giam bạn 1 mình (ít nhất là cùng với 1 người). Hãy chủ động làm quen một cách hòa nhã và văn minh (dù cho đó là "người nhảy sô") với tư cách người vô tội. Việc làm quen để học những điều sơ đẳng nhất: ví dụ làm sao mắc mùng, se dây nylon, dùng cơm để làm keo dán v.v...
Hãy nói với người thân an tâm, chờ tin và đọc các bộ luật mà bạn đã để sẵn ở nhà. Cứ theo luật mà làm tất cả những giấy tờ và thủ tục có liên quan đến bạn. Trước hết đọc LTTHS (điều 13, 15, 17, 18, 19 v.v...), Luật thi hành tạm giữ - tạm giam (điều 8, 9, 13, 18 khoản h v.v...). Hồi tôi bị bắt, chưa có Luật Thi hành tạm giữ - tạm giam.

Cần nhớ, trách nhiệm của họ là bảo đảm việc thực thi pháp luật và đòi hỏi là quyền của bạn với chân lý "Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm" và họ "Chỉ được làm những gì pháp luật cho phép". Điều này không có nghĩa các yêu cầu hợp pháp của bạn được họ đáp ứng. Tuy nhiên, vui lòng nhớ rằng: "Đòi thì chưa chắc được, nhưng không đòi thì không bao giờ được".

Vui lòng căn dặn gia đình, không được bấn loạn. Giai đoạn này chưa cần đến luật sư ngay. Tốt nhất, gia đình làm hết tất cả mọi việc, vì vậy cần phải nhắc gia đình nhiều lần đọc luật và làm đúng theo luật. Nếu bất kỳ ai có gia đình cảm thông và có bạn bè ủng hộ thì quá tốt, để cùng nhau ngồi lại nghiên cứu luật.

Tạm giữ, tạm giam
Khi tôi bị bắt, luật này vẫn chưa có. Tuy nhiên, hãy đòi lịnh tạm giữ. Hết hạn tạm giữ, đòi tiếp lịnh tạm giam. Phải đòi cho bằng được. Nếu họ phớt lờ, thì báo cai tù vào những lúc điểm danh, nhận cơm v.v... nói chung, bất kỳ thời gian nào cũng được. Sau chừng vài tiếng đồng hồ, họ vẫn không giao, hãy ra ngay ô cửa nhỏ (để giao cơm, nước) bình thản, kêu to với giọng chậm rãi và tròn chữ, đòi "trả tự do" cho đến khi nào lịnh này được giao. Vui lòng nhớ kỹ, "đòi tự do" chứ không đòi "lịnh tạm giam".

Từ đây đổ đi, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, bạn phải chịu khó giữ cẩn thận, có thể bỏ trong một bọc nylon và không bao giờ giao cho bất kỳ ai, cho đến khi gặp gia đình hoặc/và luật sư mà bạn tin tưởng.

Đi cung và hỏi cung
Bây giờ bạn đã là "tỷ phú thời gian". Hãy "phung phí thời gian" vào việc suy nghĩ và ứng phó với tất cả những gì bạn có thể nghĩ ra cùng với việc tập thể dục và yoga, bạn sẽ cảm thấy "mau hết giờ". Hãy nhớ về sở thú. Bây giờ, bề ngoài bạn hãy xem mình là một con thú vừa bị dính bẫy, điều đó sẽ lý giải cho bạn, tại sao các loài hổ, báo v.v... luôn đi qua đi lại trong chuồng. Bạn cũng thế, không bao giờ được ngồi một chỗ, như bạn tôi - Phan Châu Thành đã viết (1) (trích): "... Hết phải “đi cung” mà vẫn không có án, bọn nó giam mình với 2 người tù có án khác trong buồng giam dài khoảng 3,5m rộng 2,4m gồm một đầu có toilet xi-măng và bể nước hai bên chiếm khoảng 80cm chiều dài buồng, phần giữa là lối đi và hai bệ xi-măng làm giường dài 2m đều rộng 80cm (mình phải ngủ ở lối đi ở giữa đó), và cộng khoảng “sân” ở đầu giường khoảng 80cm nữa theo chiều dài buồng, có cửa vào, đó là buồng “tạm” giam gần 2 năm của mình...”

Anh kể: "Để không bị điên, mình đã phải đi bộ điên cuồng trong buồng giam và hình dung là mình đi theo Quốc lộ 1 từ Cà Mau ra Sài Gòn ra đến Ải Nam Quan và về lại vừa đến Sài Gòn thì được tha, tổng cộng khoảng gần 4000 km...” Tôi không hiểu anh, hỏi lại: “Anh đã đi bộ ở đâu? Lúc nào?” Anh giải thích: “Mình đi bộ hàng ngày trong buồng tạm giam suốt gần 2 năm đó, từ toilet dọc lối đi đến “sân” đầu giường xi-măng thì quẹo vô tường, được 5 bước một chiều, 10 bước một vòng dài tổng cộng 6m, mỗi ngày mình đi bộ “ra Bắc hoặc vào Nam” đúng 2000 vòng như thế bằng khoảng 12kms một ngày, mất khoảng 4 tiếng mỗi ngày. Hầu như ngày nào mình cũng đi và đo đếm lại..." (hết trích)
Tôi chỉ thêm một ý của Phan Châu Thành mà có lẽ bạn anh PCT không nghĩ đến: Hãy "vừa đi đường vừa kể chuyện (ý lộn! vừa suy nghĩ)". Đi đến khi nào bạn cảm thấy mỏi gối và gót chân của bạn cảm thấy, ban đầu là mềm và sau đó chai dần, tức là bạn đã quen rồi đó. Khi đó, bạn hãy ngồi nghỉ... "giải lao" và tiếp tục, khi hết mỏi gối. Hãy vừa đi vừa suy nghĩ về các cách ứng phó, về những câu hỏi họ có thể đặt cho bạn, về những điều tích cực. Nếu hình ảnh gia đình (nhất là vợ (chồng) con, cha mẹ v.v...) xuất hiện trong đầu bạn, nên gạt bỏ ngay với suy nghĩ: "Dù gì đi nữa mình cũng không thể làm được gì cả. Giữ sức khỏe và tỉnh táo cho bản thân tức là mình đang làm cho gia đình mạnh khỏe và yên lòng".

Hãy đòi tắm nắng, đòi mỗi ngày. Nhắc lại câu "tục ngữ" của tôi: "Đòi thì chưa chắc được nhưng không đòi thì không bao giờ được". Đòi cả cạo râu, cắt tóc, khi nào bạn thấy cần cắt tóc, cạo râu.
Vui lòng nhớ, không để xao lãng tinh thần vì những câu chuyện vô bổ từ bạn tù nhốt chung. Hãy nói chuyện chừng mực, nhưng tránh giãi bày, chửi bới vì uất ức. Điều này có nghĩa bạn cần tập trung tư tưởng, chứ không phải bạn sợ hãi gì cả.
Thông thường, bất cứ ai bị bắt cũng đều rơi vào tâm trạng bất an về mọi mặt (gia đình, bịnh tật, công ăn việc làm v.v...). Giữ được bình an tâm hồn (peace of mind) đó là bản lãnh của bạn. Vui lòng nhớ, bản lãnh không phải là điều gì to tát lớn lao. Mến tặng các bạn tù và quý vị độc giả:

"Trí tuệ trưởng thành trong tĩnh lặng, tính cách trưởng thành trong bão táp" - V. Goethe
"Đi cung". Có thể họ kêu liên tục cả sáng cả chiều, trong thời gian một vài tháng đầu. Sau đó, cả tháng, thậm chí 2 tháng không thấy kêu. Nôn nóng là một nhu cầu tự nhiên sau quãng thời gian gian dài không gặp gia đình. Tuy nhiên, bạn có quyền chọn sự thờ ơ, không quan tâm. Đó cũng là bản lãnh của bạn. Vui lòng nhớ, dù sao thì bạn cũng không thể làm gì cho gia đình ngoài việc giữ gìn sức khỏe và sự bình tâm cần phải có.

Nếu họ kêu "đi cung" ngoài giờ hành chánh, bạn có quyền từ chối. Kêu "đi cung" là nhiệm vụ của họ. "Đi" hay "không đi" là quyền của bạn. Nếu bạn muốn "đi" hoặc buộc phải "đi", cứ đi ra. Ra phòng "hỏi cung", bạn có thể trả lời: "Hôm nay tôi mệt, tôi sẽ thông báo các ông khi tôi thấy khỏe hơn". Nếu họ để bạn vào thì bạn vào, nếu họ không để bạn vào thì cứ ngồi đấy. Nếu họ nói chuyện "trên trời dưới đất" bạn có thể góp vui hay im lặng, tùy bạn. Cho đến khi nào, họ để bạn vào thì thôi.
"Hỏi cung" là nhiệm vụ của họ. "Khai hay không" và "khai cái gì" là quyền của bạn. Tôi không bàn đến "ép cung" bằng tra tấn đủ kiểu. Chỉ lưu ý, tuyệt đối bạn không được để rơi vào bẫy "mớm cung", "dụ cung".

Ví dụ (vui lòng nhớ rằng cả 2 phía đều ôn tồn và điềm đạm, kể cả chỉ có bạn là ôn tồn cũng cần nên như ví dụ dưới đây):
Điều tra viên: Anh (chị) có cương lĩnh không? Có tổ chức không? v.v...
Trả lời: Tôi không làm gì vi phạm pháp luật cả.
Điều tra viên: Tôi nhắc lại câu hỏi (bla bla...)
Trả lời: Chứng minh tội trạng là trách nhiệm của các ông.

Điều tra viên: Tôi chỉ hỏi ngắn gọn và yêu cầu anh (chị) trả lời vào trọng tâm câu hỏi, không lan man.
Trả lời: Tôi xin phép nhắc lại: tôi không làm gì vi phạm pháp luật. Điều 15 LTTHS quy định "Xác định sự thật của vụ án" đã viết: "Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội."
Điều tra viên: Chúng tôi đang làm đúng điều 15 đấy chứ. Tôi chỉ hỏi những câu có lợi cho anh (chị) thôi. Tôi hỏi lại Anh (Chị) có tổ chức không? Có cương lĩnh không? Có mục đích hoạt động không? v.v...

Trả lời: Đó là trách nhiệm của các ông phải đi điều tra, thu thập chứng cứ. Tôi yêu cầu các ông thực hiện điều 13 "Suy đoán vô tội", trong đó nói rằng: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục (...)(Tôi thấy cho đến bây giờ) các ông "...không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định (nên) cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận (tôi) không có tội".

Điều tra viên: Thôi mà! Trên mạng đầy ra đó, nào là "MLBVN", "Hội AEDC", "PTLĐV" v.v..., anh (chị) cũng đã công khai đầy ra đó, có gì đâu mà chối. Chẳng qua là, chúng tôi phải làm cho đủ thủ tục, anh (chị) coi như hỗ trợ chúng tôi đi. Mấy cái này có gì đâu mà ngại, vả lại chính bản thân anh chị đưa hình ảnh, giọng nói đủ cả v.v... đó là bằng chứng rồi đó. Chúng tôi chỉ làm theo luật thôi. Anh chị có chối thì cũng vậy à! v.v... và v.v...

Trả lời: Tôi xin phép nhắc lại lần nữa. Tôi không làm gì vi phạm pháp luật cả. Tôi yêu cầu các ông thực thi pháp luật v.v...
Điều tra viên: Anh (chị) có viết 18 bài (ABC v.v...) không? (Nếu bạn không ký gì cả, dứt khoát chối từ 18 bài là của mình. Hãy nhớ lại câu "tục ngữ" của tôi: Mồm + Mồm = Không).
Trả lời: Tôi không biết 18 bài gì cả.
Điều tra viên: Anh (chị) nói vậy coi sao được! Mình có viết thì có nhận, vậy mới quân tử, mới đáng mặt anh hùng chứ! (bla bla...)
Trả lời: Xin lỗi. Tôi không biết.
Điều tra viên: Tưởng sao. Hóa ra (ví dụ: Nguyễn Ngọc Già, Hồ Văn Hải tưởng là ngon lành, dữ dội lắm! Ai có ngờ!) bla bla...
Trả lời: Im lặng. Hoặc (nếu bạn muốn nói), tôi không dám nhận mình là Nguyễn Ngọc Già hay Hồ Văn Hải gì cả v.v...

Điều tra viên: Anh (chị) nói sao lạ vậy? Hình ảnh đó, blog đó, facebook đó v.v... mặt mũi, giọng nói, bút tích sờ sờ vậy mà chối à? Sao tệ thế?
Trả lời: Tôi xin phép nhắc lại lần nữa. Điều 15 LTTHS và đó là trách nhiệm của các ông.
Trong trường hợp bạn đã ký những bài viết (đây là sai lầm quá lớn của tôi, có thể nói là không có chút kinh nghiệm gì cả, không phải vì bị "khích tướng" mà vì thật tình, lúc đó tôi thấy các bài viết chẳng có gì bịa đặt hay xuyên tạc, bởi tôi viết sự thật), bạn càng không nên giãi bày (giống như tôi: mấy bài đó có sai gì đâu, chẳng có gì gọi là chống nhà nước cả v.v...). Họ không quan tâm, bởi lẽ họ chỉ cần bạn công nhận những bài viết đó là của bạn. Thế là "đủ" (!) Các "công đoạn" còn lại, họ suy diễn và giải thích theo kiểu "chụp mũ" như mọi người đều biết và quá hiểu rõ....

Lúc tôi bị giam tại Xuân Lộc, ở chung với anh Nguyễn Dinh (thuộc giáo phái "Ân Đàn Đại Đạo", án 14 năm và 5 năm quản chế về "tội 79"). Sau nhiều lần nói chuyện, tôi biết nhóm Ân Đàn Đại Đạo có sai lầm về "dụ cung" như sau:
Điều tra viên: Các anh có cương lĩnh không? Có cờ không? Có tôn chỉ không?
Nguyễn Dinh: Đạo giáo nào chẳng có. Nhưng mà chúng tôi chỉ hành đạo, truyền dạy những gì tốt đẹp, đạo đức cho chúng sanh, không có lật đổ gì cả v.v...
... Và như thế, đối với họ là "đủ rồi!"

Vui lòng nhớ, mọi lời giải thích/giãi bày/giải trình/tranh luận/tranh biện/tranh tụng/... đều vô nghĩa.
Tình huống "Hỏi và đáp" thì vô vàn, tôi chỉ lưu ý các bạn tù và thân nhân cùng quý độc giả không để mắc bẫy "mớm cung" và "dụ cung" qua vài ví dụ cụ thể nói trên. Tôi muốn nhấn mạnh, các bạn chỉ cần xoay quanh "pháp luật và pháp luật"; "trách nhiệm là của họ", "quyền là của chúng ta". Ngay đây, tôi xin phép nhắc lại "hằng số": "Họ - Người thi hành công vụ", "Chúng ta - Dân".
Trong quá trình "cung", theo thiển ý của tôi, các bạn và quý vị độc giả hãy chú tâm vào pháp luật cùng với sự kiên trì bình thản để bảo vệ bản thân, không nên nóng giận, đôi co, khiêu khích, thách thức, mắng chửi, bởi vô ích và không hề có lợi gì cho bạn đang trong tình hình "vây khốn" và "bất an" về mọi mặt.

Kết luận điều tra & Cáo trạng truy tố
Khi nhận kết luận điều tra, bạn có quyền làm đơn khiếu nại về nó.
Khi nhận cáo trạng truy tố, bạn cũng có quyền làm đơn khiếu nại về nó.
Điều này không có nghĩa khiếu nại của bạn được xem xét và sửa đổi (nhưng chắc chắn họ sẽ trả lời bằng văn bản). Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi, bạn vẫn nên làm.
Vui lòng chú ý, trong cáo trạng, phần quan trọng nhất (theo điều 167 LTTHS cũ và điều 243 LTTHS mới), 4 yếu tố: Mục đích, động cơ, thủ đoạn và hậu quả luôn luôn phải có.

Bạn nên xoay quanh 4 yếu tố này, không nên (xin lỗi, tôi nhắc lại lần nữa) giãi bày/giải trình/giải thích/tranh luận/tranh cãi/tranh tụng... về lòng yêu nước, về thảm họa ngoại xâm, về vi hiến, về tự do lập hội, về lợi ích đa đảng, về cái hại của độc đảng, về hoạt động xã hội dân sự là tốt cho toàn dân, về các công ước quốc tế: nhân quyền; về quyền dân sự & chính trị; về quyền trẻ em; về chống tra tấn và đối xử nhân đạo v.v... Vô ích và không chắc họ để cho bạn (hay luật sư của bạn) nói.

Thay vào đó, bạn (hay LS của bạn) chỉ xoay quanh "4 yếu tố" nói trên. Ví dụ: Tôi không có mục đích "chống nhà nước", tôi không có động cơ "lật đổ chính quyền nhân dân", tôi không có thủ đoạn "...", tôi không hề gây ra bất kỳ "hậu quả" nào...
Thêm vào đó, bạn (hay LS của bạn) hãy ôn tồn nói rằng: Cáo trạng không chỉ ra được 4 yếu tố để cấu thành tội phạm, như vậy tội danh không thể thành lập. Phía công tố đã trình bày một cáo trạng không đủ chứng cớ, không có mục đích phạm tội, không có động cơ phạm tội, không cho thấy thủ đoạn, không trình ra hậu quả cụ thể, như vậy bản cáo trạng này là một cáo trạng vô căn cứ và không thuyết phục, thân chủ tôi (hoặc tôi, nếu bạn không có LS) vô tội. Yêu cầu trả tự do cho thân chủ tôi (hoặc tôi, nếu bạn không có LS) v.v... Xin phép nhấn mạnh, bất cứ vụ án hình sự nào cũng không thể thiếu yếu tố quan trọng bậc nhất: MỤC ĐÍCH. Không chứng minh được mục đích, không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Cáo trạng buộc phải chứng minh đầy đủ, như tôi đã viết trong bài (2) "Phân tích cáo trạng truy tố công dân Cù Huy Hà Vũ (phần 4)" cách đây 7 năm (trích):
Bản cáo trạng chưa nêu được:
1) Mục đích phạm tội. TUYÊN (bố) và (lan) TRUYỀN (bằng lời nói, bằng chữ viết) là cách thức không phải mục đích. Ví dụ, cáo trạng phải nói rõ: Thông qua việc "tuyên truyền chống" bằng những "thủ đoạn" (a, bê, xê gì đó), mục đích của ông Vũ là (chẳng hạn) ngồi lên cái ghế "Thủ tướng Chính phủ".

2) Động cơ phạm tội, Ví dụ, cáo trạng phải nói rõ: xuất phát từ động cơ tham lam vô độ với một trình độ dốt nát cộng thêm cái đầu ảo tưởng, kết hợp thái độ ngông cuồng, ngạo mạn và côn đồ khi chống người thi hành công vụ, ông Vũ đã dùng các thủ đoạn (a, bê, xê gì đó) để quyết lòng chiếm được (chẳng hạn) vị trí " Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao".

3) Hậu quả của tội phạm (Nhà nước CHXHCNVN bị thiệt hại ra sao?)

Ví dụ:

3.a) Qua việc "phỉ báng", "xuyên tạc", "đòi", "tạo điều kiện" của ông Vũ làm cho 100.000 người dân xuống đường biểu tình.

Từ đó:

3.a.1) làm đình trệ một số công ty, nhà máy... (gây thiệt hại 100 tỉ đồng mỗi ngày cho các doanh nghiệp...)

3.a.2) làm tắc nghẽn giao thông (gây thiệt hại 1.000 tỉ đồng mỗi ngày cho xã hội...)

3.a.3) làm các công sở Nhà nước đình trệ trong việc phục vụ nhân dân (gây thiệt hại 300 tỉ đồng mỗi ngày cho ngân sách Nhà nước...)

3.a.4) làm người dân dẫm đạp lên nhau khi được "công an nhân dân" "nhã nhặn và lễ phép" để "vãn hồi tình hình an ninh trật tự công cộng". Việc này làm cho 1.000 người tử vong và bị thương, trong đó có 200 chiến sĩ "công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình" bị thương nghiêm trọng. Nhà nước phải bỏ ra 100 tỉ đồng để chữa trị và chăm sóc gia đình các "chiến sĩ của ta", ngoài ra từ đó làm cho các bệnh viện quá tải gây khó khăn cho công tác điều trị và làm cho Bộ trưởng Bộ Y tế bị tai biến mạch máu não dẫn đến liệt nửa người và Nhà nước phải tốn thêm chi phí hàng năm là 10 tỉ đồng cho vị bộ trưởng đáng kính này v.v... và v.v...)

3.b) Qua việc "phỉ báng", "xuyên tạc", "đòi", "tạo điều kiện" của ông Vũ làm cho 500.000 quân nhân Việt Nam rã rời tay súng.

Từ đó:

3.b.1) Làm mất Hoàng Sa, một phần Trường Sa, Ải Nam Quan, một phần thác Bản Giốc, một số vùng đất thuộc biên giới phía Bắc (nói rõ bao nhiêu cây số vuông?)

3.b.2) Làm cho Trung Quốc nhân cơ hội đất nước đang hỗn loạn mà tràn sang khai thác bauxite (nói rõ giá trị thiệt hại?), thuê đất rừng 50 năm với giá rẻ mạt (nói rõ giá trị hợp đồng?)

3.b.3) Mất an ninh quốc phòng.

v.v... và v.v...

Những hậu quả thiệt hại theo các ví dụ (hoang đường) kể trên hoàn toàn không mảy may có (nói chi có rõ ràng!). Thậm chí nếu những ví dụ này có thật thì người dân nhiệt liệt ủng hộ hai tay, hai chân phải đem Cù Huy Hà Vũ ra trước đoạn đầu đài mà xử bắn cho xứng tội "XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA" thuộc Chương XI Bộ Luật hình sự (!) (hết trích)

Phúc thẩm
Dù có hay không có LS, tôi vẫn khuyên tất cả mọi người hãy tiếp tục "phiên phúc thẩm" với tinh thần "tận nhân lực, tri thiên mệnh". Ngoài "tinh thần này" ra, nó cũng là cơ hội để bạn có thể sửa chữa những khiếm khuyết trong "phiên sơ thẩm".
Hy vọng với chút kinh nghiệm trải qua, những gì viết trên đây có thể có điều gì đó có ích cho dân oan, những bạn tù oan dù đã ra tù hay còn trong lao khổ.
*
Viết thêm: tôi xin phép nói một ít về những vấn đề liên quan trong chủ đề này.
Có vài độc giả đặt câu hỏi:
1. Tại sao tôi chọn phương châm "sự thật + pháp luật + bền bỉ" và lợi ích khi chọn phương châm này?
Sự thật là ánh sáng, Pháp luật là nước, Bền bỉ là không khí. Không có đủ 3 yếu tố căn bản này, không thể sống được. Vì lẽ đó, lợi ích trở nên vô nghĩa khi người ta đã chết.
Nhân đây, mến gửi những vị độc giả đặt câu hỏi này, 2 câu châm ngôn nhiều ý nghĩa:
- Ta thường đánh giá bản thân qua những gì ta cảm thấy có khả năng thực hiện. Trong khi người ngoài đánh giá ta qua những gì ta đã làm - Longfellow
- Không nhất thiết phải nói tất cả những gì mình biết. Nhưng cần phải biết tất cả những gì mình nói - M. Claodiut

2. Về việc áp dụng tiêu chuẩn ăn, theo các Nghị định của nhà cầm quyền Việt Nam ban hành?
Mỗi tháng chỉ có đường cát (hình như 0,5kg) và bột giặt (hình như 200g) được phát cho từng tù nhân. Kem đánh răng và bàn chải (mỗi thứ một cây cho 4 tháng). Tất cả gạo, muối, mắm, bột ngọt, chất đốt v.v... không thấy phát. Tôi nghĩ có lẽ họ tính vào mỗi ngày nấu cơm, nấu canh, kho cá, kho thịt v.v... Chỉ có củi, khi nào hết, nhờ tù thường phạm chở cho dùng.

Tôi có hỏi những người tù lâu năm, việc phải lao động. Nó đã chấm dứt từ khoảng 2010-2011. Trước đó, cũng phải lao động như tù thường phạm.
Bạn tù tôi thường bày tỏ, muốn nói gì hãy đợi ra ngoài mới hiệu quả, chứ trong này, vô ích. Tôi hồi đáp, nếu trong này không lên tiếng thì ra ngoài nói gì đây? Với phương châm đã trình bày, tôi không thể và không cho phép mình nói bất kỳ việc gì, ngoài "sự thật+pháp luật+bền bỉ". Tôi trở nên cô đơn, ngay giữa những người bạn tù.

Phần 1: 

HUỲNH CHÁNH * KỶ NIỆM MẬU THÂN

Để kỷ niệm 50 năm thảm sát Mậu Thân

Một góc nhìn (không toàn diện) "bên thắng cuộc" trong thời chiến
Huỳnh Chánh (Danlambao) - Trong chiến tranh: Tết lại sắp đến, người dân miền Nam không ai có thể quên thảm sát Mậu Thân 1968! Xin kể lại một chuyện ít người biết:
Ba tôi là bạn học với chú Henry tại trường "Cao Đẳng Vô Tuyến Điện" (1) kế cận trường Petrus Ký. Dĩ nhiên trường có tên gọi và học trình bằng tiếng Pháp. Trường đào tạo chuyên viên vô tuyến điện (đánh Morse). Chú Henry là con trai của luật sư Trịnh Đình Thảo (tốt nghiệp tiến sĩ luật tại Pháp). Ông Trịnh Đình Thảo nổi tiếng nhờ 2 việc: một thời làm bộ trưởng tư pháp của Chính phủ Trần Trọng Kim và là luật sư biện hộ cho cụ Phan Chu Trinh. 
Tết Mậu Thân 1968 "bên thắng cuộc" tấn công Sài Gòn, đến tận nhà ông Thảo trao bức thư tay của Hồ Chí Minh mời hợp tác (đúng ra là bắt cóc vô bưng, bởi vì không đi thì chỉ có bị giết). Sau đó ai ai cũng biết ông Trịnh Đình Thảo từ trong bưng "lập ra" Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam. Năm 1975 ba tôi đến thăm ông tại Sài Gòn, ông kể cho nghe nhiều chuyện, đầy chán chường... Ông cho biết chuyện bị bắt cóc, bị bắt buộc lập liên minh, chuyện miền bắc thí Mặt trận Giải phóng Miền Nam ra sao, đợt 1 tổng công kích chết gần toàn bộ MTGPMN, thế mà chỉ 3 tháng sau lại ra lệnh tổng công kích đợt 2, mượn tay địch giết cho hết những tên ương ngạnh, khó dạy miền Nam... Trong đợt này thượng tá Tám Hà, người có quân hàm cao nhất ra hồi chánh trong ngao ngán "tình đồng chí"!
Sau Mậu Thân tại Huế, người dân miền Nam biết rõ hơn chủ trương "dân sống trong vùng địch kiểm soát được xem như kẻ địch". Gần 5 ngàn thường dân bị chôn sống. Năm 2007 vợ và chị vợ của người viết đi một chuyến Sài Gòn-Hà Nội, đến Huế họ nói với nhau về thảm sát, cô tour guide khoảng 23, 24 tuổi, người Huế hỏi vặn: "hai cô bị Mỹ/Ngụy tuyên truyền, cháu được dạy chính họ mới là thủ phạm giết dân" Vợ tôi chỉ nói nhẹ: "cháu hãy hỏi ông bà của cháu, những người có sống tại Huế lúc Tết Mậu Thân."
Trên chiến trường thì sao? Với chủ trương "chính trị chỉ đạo đời sống" với chính ủy mới nắm thực quyền. Họ chỉ mong sao thắng trên chiến trường, đạt được thế chính trị cho dù chết bao nhiêu cũng mặc kệ! Hàng hàng lớp lớp thanh niên miền Bắc với lệnh xung phong biển người làm bia đỡ đạn đã bị nướng trên chiến trường. Họ được dạy căm thù, lòng thù hận đã khiến họ không còn là người... Ngược lại, bên thua cuộc ra trận tiết kiệm xương máu binh sĩ đến mức tối đa, họ đối xử với nhau bằng tình thầy trò, chiến hửu. Họ không mang lòng thù hận, và nếu bên kia buông súng hồi chánh, họ được đối xử bình đẳng, nhân đạo, không có trả thù. 
Tại nông thôn thì sao? Một anh bạn cùng chung 5 năm tại trường tiểu học Đổ Hữu Phương, sống với người dì, ngay bên cạnh nhà tôi ở cư xá Lữ Gia. Anh có người cha bị lăng trì trước mặt vợ con tại xã Bình Phục Nhì, tỉnh Gò Công. Bác chỉ là một nông dân khá giả, không hề là viên chức chính phủ. Chỉ vì thù oán cá nhân, du kích kết án bác 36 tội, mỗi tội bị đâm một dao, dao cuối cùng mới đâm chết. Họ gom dân kể cả vợ, con nạn nhân chứng kiến! Không thể hời hợt nói rằng đó không là chủ trương của trung ương, chỉ là địa phương sai lầm! CSVN từ 1930 đã là một chi nhánh nhận lệnh từ Nga, Trung Cộng. Họ cai trị dân bằng khủng bố, tạo sợ hãi, cải cách ruộng đất, Mậu Thân 1968 là chứng minh. Cái tàn ác là chủ trương từ lý thuyết, có hệ thống, chính vì vậy chúng ta thấy giống nhau sự giết người man rợ của các đảng CS Nga, Tàu, Miên, VN... Họ che đậy hành động dã man bằng "cứu cánh biện minh cho phương tiện" (độc lập, hạnh phúc biện minh cho cải cách ruộng đất cho Mậu Thân). Thời chiến khắp miền nam không biết bao nhiêu vụ giết người khủng bố rồi phá hoại đào đường, giật sập cầu, pháo kích...
Có người nghĩ, sau khi thắng trận, 50 năm đã qua kể từ 1968, tình trạng có thay đổi? những kẻ giết dân năm xưa ăn năn? Hiền hơn? Trở về với tình dân tộc đồng bào? Xin thưa: không đâu. Hãy nhìn họ đối với nhau, đồng chí với đồng chí. Hảy nhìn họ đối với bên thua cuộc, hảy nhìn họ đối với dân. Xã hội 2 giai cấp: thống trị và bị trị, hai luật pháp: luật đảng và "luật rừng" dành cho dân. Sau năm 1975, người dân miền Nam càng thấy rỏ hơn khi được biết những "bài thơ" đầy tính nô lệ đến trơ trẻn của Tố Hửu, những giọng ca the thé, chói tai y chang Tàu Cộng... Chẳng có gì là khó hiểu vì từ 1930 bên thắng cuộc đã nhận lệnh của Nga, Tàu. Một viễn ảnh bán nước là điều thấy rỏ!!! Thật đau xót cho dân Việt với truyền thống hiền hòa, đoàn kết, yêu thương nhau... Tết lại sắp đến, hảy cùng nhau thắp nén hương hy vọng bóng tối sớm qua, cái ác không thể tồn tại mãi.
08.02.2018

________________________________
Chú thích:
(1) Người Pháp có một nghịch lý là các đại học đều tập trung tại Hà Nội thay vì Sài Gòn: luật, y, dược, văn khoa... trong khi miền nam là xứ thuộc địa (con ruột) trung và bắc là xứ bảo hộ (con nuôi). Dân miền nam chỉ được đào tạo đến cấp cán sự. Sau trung học chỉ có 2 cách tiếp tục: hoặc sang Pháp, hoặc ra Hà Nội. Mấy ai đủ giàu để tiếp tục? Đó cũng là lý do rất nhiều người bắc di cư 54 tốt nghiệp đại học trong chính quyền miền nam (miền nam không đủ người tốt nghiệp đại học)... Sự việc hoàn toàn thay đổi, chỉ trong 21 năm (54-75) miền nam đã thành lập 3 viện đại học lớn: Sài Gòn, Huế, Cần Thơ và đại học cộng đồng ở Tây Ninh, Mỹ Tho, Long Xuyên. Trình độ dân trí tiến không ít. Nếu không bị chiến tranh, ai ai cũng thấy miền Nam không thể thua Nhật, Nam Hàn.
*
Những bài liên quan về tội ác của cộng sản trong Mậu Thân Huế đã đăng trên Danlambao:

- Chúng vẫn múa, hát trên những xác người
Để kỷ niệm 50 năm thảm sát Mậu Thân
- Những phiên tòa của nền văn minh
- Những hố chôn người trong cuộc thảm sát Mậu Thân tại Huế
- Biến cố Mậu Thân: Cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài - Hồi ức của một chứng nhân
- 50 năm cuộc thảm sát Mậu Thân (1968-2018)
- Mật lệnh tấn công tết Mậu Thân
- Cuộc tấn công Mậu Thân 1968 trong hoàn cảnh chính trị lịch sử thế giới
- Đã bị hố vì Triển lãm Đấu Tố, còn cả ngố khi Kỷ niệm Mậu Thân
- Tội ác bí ẩn của Thảm sát Mậu Thân
- Toàn cảnh trước biến cố Mậu Thân (1968)
- Đón xuân này nhớ xuân xưa
- Hát trên những xác người
- "Tám Nẻo Đường Thành"
- 50 năm máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế (1968-2018)
- Những người lính Bắc Việt bị xiềng vào súng trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân
- Tổng kết cuộc chiến tết Mậu Thân (1968)
- Nén hương tưởng niệm những nạn nhân Tết Mậu Thân Huế
- 50 năm Tội ác Mậu Thân Huế
- 50 năm - Mậu Tuất (2018) uất nghẹn Mậu Thân (1968) (Từ tiết lộ của người trong cuộc… Nguyễn Đắc Xuân)
- Tại sao đổi lịch tết Mậu Thân?
- Cuộc chiến Mậu Thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà
- So sánh giữa vụ khủng bố 9-11 của Al Qaeda tại Mỹ và vụ khủng bố của cộng sản Bắc Việt vào dịp Tết Mậu Thân
- Lệnh tấn công tết Mậu Thân của cộng sản
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 1 - Cộng sản tự hào về thảm sát ở Huế
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 2 - Một vụ thảm sát bình thường vào đầu xuân 1968...
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 3 - Tất cả đều bị đập bể đầu
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 4 - Đã tìm thấy ngót 2.000 xác
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 5
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 6
- Chuyên đề Mậu Thân - Bài 7 - "Khi năm Tuất đến, Huế vẫn còn khóc cho Tết năm Thân..."
- Thảm sát Mậu Thân 1968
- Mậu Thân 68: CSVN đang lấy “mỡ lợn rán thịt heo”!
- Tiếng tù và Mậu Thân của Lê Phong Lan
- Lê Phong Lan và đồng bọn có còn là con người nữa không?
- Gửi bà Lê Phong Lan và đồng bọn!
- Lê Phong Lan: láo xác chết, lừa người sống
- Đồng bào Huế gửi “quà Xuân” cho nữ đạo diễn Lê Phong Lan
- Lê Phong Lan và bộ phim: “Chạy tội cho CSVN”
- Mậu Thân 1968: “Guinness” nói láo của CSVN
- Vị Thẩm Phán Cuối Cùng: Lương Tâm
- Mậu Thân 1: Đòn đánh nhá của Tướng Giáp
- Mậu Thân 2: Độc thủ của Bác
- Mậu Thân 3: Công lao của Bác
- Phong Lan - con đường Bi-đác
- Mậu Thân 1968: Kẻ đồ tể & Nhân chứng sống (Cập nhật)
- Kỷ vật Mậu Thân
- Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này!?
- Nỗi đau Tết Mậu Thân chưa có phút nào nguôi!
- Phim Mậu Thân 1968 - một canh bạc bịp
- 45 năm sau Mậu Thân - Máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế
- Mậu Thân trong tâm khảm một nhà thơ
- Nghệ thuật dối trá
- Những sự thật không thể chối bỏ (phần 14) - Ai làm cho Huế đau thương?
- Hãy nói trước ngày chết
- Mậu thân Huế - Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa
- Những con tắc kè ảo vọng
- Biến cố Tết Mậu Thân 1968: Trường hợp Lê Văn Hảo
- Quanh việc chối tội tham gia thảm sát trong biến cố tết mậu thân của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài phỏng vấn của bs Nguyễn Đức Tùng
- Hãy lột mặt nạ CSVN tẩy rửa Wikipedia

http://danlambaovn.blogspot.com/2018/02/e-ky-niem-50-nam-tham-sat-mau-than.html#more


 

No comments:

Post a Comment