Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 September 2018

Thursday, January 25, 2018

NGUYỄN THIÊN THỤ * DÂN CA HUẾ VÀ MIỀN TRUNG

DÂN CA HUẾ VÀ MIỀN TRUNG

NGUYỄN THIÊN THỤ

 

Ở đây chúng tôi đề cập đến những câu hò, điệu hát trong dân gian, đã được quần chúng sáng tác và truyền bá tại đất Thần Kinh thơ mộng trong bao thời đại.
Có lẽ Huế là một trong những nơi có nhiều câu hò, điệu hát nhất và xuất sắc nhất.
Về hình thức, ca dao Huế thường dài, biến thể của vè, tứ ngôn, ngũ ngôn,thất ngôn. . .cấu tạo theo yêu vận :

Một vũng nước trong,
Mười giòng nước đục.
Một trăm người tục,
Không được một chục người thanh!
Lấy ai tâm sự như mình,
Mua tơ thêu lấy tượng Bình Nguyên quân!
Về nội dung, ca dao Huế rất phong phú, ý tứ thâm sâu.
Chúng ta thử xét xem nội dung của dân ca Huế qua một vài câu tiêu biểu.



I . TÌNH PHụ TỬ, Mẫu TỬ :
Những bài hát ru con ( ru em ) Huế thường nói đến tình phụ tử, tình mẫu tử:
Ru em, em thét cho muồi ,
Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Mua vôi chợ Quán, Chợ Cầu,
Mua cau Nam phổ, mua trầu chợ Dinh.
Chợ Dinh bán áo con trai,
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.

Mạ ơi chờ đánh con đau,
Để con bắt ốc, hái rau mạ nhờ!
Ca dao thường là những bài học luân lý, khuyên con người phải hiếu thảo với cha mẹ :
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp luột, như đường mía lau.
Tôm rằn lột vỏ, bỏ đuôi
Gạo lúa de An Cựu mà nuôi mẹ già !
Ca dao cũng nói lên tâm trạng của những người con hiếu thảo:
Đêm đêm khấn vái Phật ,Trời
Cầu xin cha mẹ sống đời với con.
Có những bài ca nói lên tâm trạng người con gái ra đi lấy chồng, đã luyến tiếc mái nhà xưa, nhất là đau buồn vì xa cha mẹ:

Ra đi ngó trước, ngó sau,
Ngó nhà mấy cột, ngó cau mấy buồng.
Khi đã về nhà chồng, người con gái thường nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ cha :
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Ngó về quê mẹ, ruột đău chín chiều.



II. Tình yêu quê hương
Dân ca Huế là tiếng nhạc réo rắt của những tâm hồn yêu làng xóm, thành phố, quê hương mình.
Những bài hát ru, những bài ca Huế thường mang dấu tích những làng xã thân yêu của đất thần kinh như là muốn giớI thiệu cùng khách du những địa danh quen thuộc, và cũng là để gợi nhớ cho những lãng tử xa nhà :
Đố ai biết rít mấy chưn,
Cầu Ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người ?

Đông Ba, Gia Hội hai cầu,
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
Nhiều bài dân ca Huế ca tụng những sản vật địa phương, như là niềm tự hào và cũng là một cách gây hoài niệm cho khách lữ thứ, kẻ hoài hương :
Hồ Tĩ nh Tâm giàu sen bạch diệp,
Đất Hương Cần ngọt quit thơm cam.
Ai về Cầu ngói Thanh Toàn,
Cho anh về với một đoàn cho vui.
Ai về Cầu ngói Dạ Lê,
Cho em về với thăm quê bên chồng.
Nhiều câu ca dao đã khen ngợi cảnh đẹp của Huế đô :
Đường vô xứ Huế loanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Thương anh, em cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam giang.
Phá Tam giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm.
Gió dưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ xương.
Huế mang số phận con người Việt Nam. Huế có buồn, có vui, có vinh có nhục. Có những người đã chê Huế vì dịa lý :
Sơn bất cao, Thủy bất thâm,
Nam đa trá, nữ đa dâm !
(Núi không cao, nước không sâu,
Nam giới gian trá, nữ nhân dâm dật.)


Huế thường tự hào về núi Ngự Bình và Hương giang, nhưng Ngự Bình không cao, mà sông Hương thì không sâu, không lớn, không hiểm. Nhưng nói về con người thì ta nên xét lại, vì xứ nào mà chẳng có người tốt, kẻ xấu ? Và về địa lý, ta cũng nên xét lại. Một nhà văn Trung quốc , Lưu Vũ Tích (thế kỷ 7-8) trong bài Lậu thất minh ( Căn nhà quê mùa ) há chẳng đã nói :

Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh,
Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh.
( Núi không cần cao, có tiên là nổi tiếng,
Sông không cần sâu, có rồng là linh thiêng)

Một nhà thơ Huế đã tỏ ý đau lòng trước cảnh tang thương của đất nước : trong cuộc chiến tranh Việt Pháp, dân chúng nghèo khổ , và Pháp đã phá hoại núi Ngự bình, nên đã có hai câu thơ truyền tụng :
Núi Ngự không cây , chim nằm đất,
Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời !
Tố Hữu cũng như bao người lãng mạn cách mạng, những mơ xây dựng cộng sản chủ nghĩa không còn giai cấp, không còn nghèo đói, không còn tệ đoan xã hội.
Ông cũng như bao người cộng sản đã hứa hẹn , đã tuyên truyền mạnh mẽ trong đám nông dân, thợ thuyền và đám ca kỷ giang hồ trên sông Hương :
Trời ơi biết đến khi mô?
Thân em hết nhục dày vò năm canh?
Tình ơi gian dối là tình,
Thuyền em rách nát còn lành được không ?
-Răng không , cô gái bên sông,
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài.
Thơm như hương nhụy hoa nhài,
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.
Ngày mai gió tới ngàn phương,
Tôi đưa cô tới một vườn đầy xuân.
Ngày mai trong giá trắng ngần,
Cô thôi kếp sống dày thân giang hồ.
Ngày mai bao lớp đời dơ,
Sẽ tan nhu đám mây mờ đêm nay. . .
(Tiếng hát sông Hương )

Nếu người con gái sông Hương thuở đó còn sống đến bây giờ, chắc sẽ thấy sau mấy chục năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, dân chúng nghèo hơn và số gái giang hồ đông hơn thời quân chủ và thời Pháp thuộc! Khoảng 1980, Tố Hữu vào Nam, tham dự một lớp học tập của giáo viên cấp ba, một giáo viên miền Nam đã hỏi Tố Hữu : ' Bây giờ đọc lại bài thơ Tiếng hát sông Hương, ông nghĩ gì ?
Tố Hữu đã không trả lời được câu hỏi hóc búa đó!


III.Tình yêu tổ quốc :


Trong hò Huế, chúng ta thấy lòng yêu nước của dân Huế rất mãnh liệt. Lời ca đôi khi mạnh mẽ, cương quyết nhưng đôi khi bóng bảy, kín đáo :
Thuyền từ Đông Ba, thuyền qua Đập Đá,
Thuyền về Vỹ Dạ, thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả chênh chênh,
Giọng hò xa vọng, nhắn tình nước non.
Chúa Nguyễn vào Thuận hóa đã xây dựng xứ sở này thành một xứ trù phú. Khi chúa Nguyễn quyết định lấy Phú xuân làm kinh đô là đã đặt vững niềm tin yêu vào dân Thuận hóa. Và các chúa Nguyễn đã tỏ ra yêu dân cho nên dân chúng yêu mến chúa Nguyễn, cầu mong chúa Nguyễn thống nhất đất nước, đem lại hòa bình , thịnh vượng cho dân chúng:
Lạy trời cho nổi gió nồm,
Để cho chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra.
Khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, chúng đã dùng bạo lực và mọi thủ đọan xảo quyệt để thôn tính nước ta. Quân dân ta đã chiến đãu anh dũng nhưng gươm dáo đã không thắng được súng ống tối tân của địch.
Vua Tự đức mất để lại môt cơn khủng hoảng chính trị.Trong bốn tháng, Việt Nam đã có ba vị vua và quyền hành nằm trong tay một số đại thần mà đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường :
Một nhà sinh được ba vua,
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài. .

Nhất giang lưỡng quốc nam phân thuyết,
Tứ nguyệt tam vưong triệu bất tường.
Trong hai câu đối này có tên Tường, Thuyết.Câu thứ nhất nói : Một con sông hai nước thì không thể nói được. Bốn tháng, ba vua là điềm xấu. Một sông hai nuớc là nói Pháp đóng bên này sông Hương , Tòa Khâm ( gần Đập Đá), còn bên kia sông, là cung vua. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường cương quyết chống Pháp. Vua Hàm Nghi, vua Thành Thái, vua Duy Tân là những vị vua yêu nước. Câu ca sau đây đã nói về việc vua Duy Tân giả đi câu tại Phu Văn Lâu để gặp các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân bàn việc chống Pháp :
Chiều chiều trên bến Văn Lâu,
Ai ngồi ai câu,
Ai sầu ai cảm,
Ai nhớ ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông?
Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non!
Trong khi những anh hung liệt sĩ và minh quân thánh chúa hy sinh cho đất nước, một số người đã cam tâm làm tay sai cho ngoại bang, phản lại dân tộc.
Đất Thừa Thiên trai hiền gái lịch,
Non xanh nước biếc, điện ngọc, đền rồng.
Tháp bảy tầng ,thánh miếu, chùa Ông,
Trách ai hai dạ một lòng,
Tham đồng bạc trắng phụ lòng dân đen!
Việc thực dân Pháp tàn sát trong ngày 24 ất dậu( 1885 ) và việc cộng sản giết hại dân lành trong tết mậu than ( 1968) đã làm cho dân Huế đã đau thương lại thêm đau thương.
- Mậu thân giặc chiếm Huế đô,
Đốt nhà, cướp của, đào mồ chôn dân!
Làm sao quên được mậu thân,
Cộng quân tàn ác giết dân Huế mình!
- Mậu thân cộng chiếm Huế đô,
Đông Ba, Gia Hội thành mồ chôn dân!
Và trận lụt cuối năm kỷ mão (1999) đã khiến dân Huế đi đến tận cùng của đau khổ.
IV.tình yêu nam nữ
Cũng như ca dao Việt Nam, ca dao Huế để cho tình ca chiếm một địa vị trọng yếu. Con người thường cô đơn và cô đơn làm cho người ta buồn khổ :
Chiều chiều mây phủ Hải Vân,
Chim kêu gành đá, gẫm thân thêm buồn.
Trong cô đơn, con người mơ ước có một người bạn để cho đời bớt lạnh lẽo:
Thiên sinh nhân,hà nhân vô lộc,
Địa sinh thảo,hà thảo vô căn.
Một mình gĩữa lòng thuyền dưới nước,trên trăng,
Biết cùng ai trao duyên gửi phận cho bằng thế gian?
Và khi đã yêu nhau, ngưòi ta sẽ thấy lòng mình vô cớ buồn bã . Nhìn sông, nhìn nước, nhìn mây, nhìn núi.. . đâu đâu cũng thấy u buồn :
Núi Ngự bình mơ màng trăng gió,
Niềm tâm sự ai thấu rõ cho mình?
Đoái nhìn sông Hương nước chảy thanh thanh,
Sông bao nhiêu nước, dạ sầu tình bấy nhiêu!
Chợ Đông Ba tiếng gà eo óc,
Chùa Thọ Lộc tiếng trống sang canh.
Giữa sông Hương gợn sóng khuynh thành.
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngửa nghiêng!
Ngôn ngữ Việt rất thần tình. Thương và nhớ thường đi đôi với nhau :
Nuớc đầu cầu khúc sâu,khúc cạn,
Chèo qua Ngọc trản đến vạn Kim Long.
Sương sa, gió thổi lạnh lung,
Sông xao,trăng lặn, gợi lòng nhớ thương.
Có gặp gỡ, có nhìn thấy nhau , đôi nam nữ mới cảm thấy thương nhau. Và khi đã thương nhau, người ta phải nhớ nhau, phải mong ước gặp lại lần thứ hai, thứ ba:
Thuyền về Đại Lược,
Duyên ngược Kim Long
Đây là chỗ rẽ của lòng,
Mai tê(kia) rồi còn biết trên sông bến nào.?
Khi yêu nhau, nỗi đau đớn, buồn khổ nhất là chia ly:
Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược,
Nước chảy ngược, con cá vược lội ngang.
Thuyền em xuống bến Thuận An,
Thuyền anh lại trẩy lên ngàn anh ơi!
Chim xa bầy thương cây nhớ cội,
Người xa người, tội lắm người ơi!
Nỏ ( chẳng )thà không biết thì thôi
Biết mà mỗi đứa một nơi cũng buồn!
Có những cuộc tình xa nhau vĩnh viễn nhưng cũng có những chuyến đi xa hẹn ngày trở lại:


Cầu Trường Tiền sáu vài, mười hai nhịp,
Anh qua rồi xin kịp về mau.
Kẻo mai tê(kia) bóng xế ngang cầu,
Bạn còn thương bạn biết gửi sầu về nơi mô(đâu) mà tìm?

Vì sợ chia ly cho nên bao giờ người ta cũng không muốn rời xa:
Đi đâu cho thiếp đi cùng,
Đói no thiếp chịu lạnh lùng có đôi!
Lên non em cũng lên theo,
Xuống thuyền em cũng đắp đeo mạn thuyền!
Cũng như mọi đôi lứa trên thế gian, khi yêu nhau, người ta hứa hẹn, thề bồi chung thủy:

Khi nao cạn nuớc Đồng Nai,
Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền!
Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau!
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mưa trong,
Đôi ta nguyện kết chữ đồng,
Đá mòn sông cạn mà lòng thủy chung !

Dãy dọc tòa ngang,
Giàu sang có số,
Kim Long , Nam Phổ,
Nước đổ về Sình.
Hai đứa mình chút nghĩa ba sinh,
Dẫu có mần răng( làm sao) đi nữa, cũng không
đành bỏ nhau!

Chợ Đông Ba đưa ra ngoài Dại,
Cầu Trường Tiền đúc lại xi mong.
Đôi ta ước nguyện thủy chung
Đá mòn, sông cạn cũng không đổi lòng.

Trong cuộc đời đã có nhiều đôi tình nhân đi đến hạnh phúc trăm năm nhưng cũng có những kẻ yêu nhau nửa chừng mới biết mình bị lường gạt :
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
May mô (sao) chút nữa em lầm,
Khoai lang khô cắt lát, em tưởng cao ly sâm
bên tàu!

Theo năm tháng, tình yêu cũng biến chuyển. Trong hai người có một người thay lòng đổi dạ. Và người ta đau khổ vì bị tình phụ :
Sen xa hồ, sen khô, hồ cạn,
Lựu xa đào, lựu ngả đào nghiêng.
Vàng trên tay rớt xuống không phiền,
Phiền người bội nghĩa biết mấy niên cho hết sầu!
Em nói với anh như rìu chém xuống đá,
Như rạ ( rựa) chém. xuống đất,như mật rót vào tai.
Răng chừ (Sao giờ) em lại nghe ai,
Qua cầu nghiêng nón chạm vai không chào?

Anh nói với em như rìu chém xuống đá,
Như rạ( rựa) chém. xuống đất, như mật rót vào tai.
Bây chừ (giờ) anh lại nghe ai,
Bỏ em ở chốn non đoài thảm chưa ?

Nhiều khi người ta thù hận nhau. Nhưng cũng có người quên đi mối hận tình, quy trách cho cha mẹ:
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mưa trong.
Bởi vì mẹ thầy lánh đục tìm trong,
Cho nên duyên chàng,phận thiếp cứ long đong mãi hoài.!
Dẫu người yêu say duyên mới, tham phú phụ bần, dẫu cha mẹ ngăn cản, phần đông quy trách là tại duyên số:
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mưa trong.
Đôi ta như chỉ lộn vồng,
Nợ thì có nợ, vợ chồng không duyên!
Ca dao Huế rất phong phú , diễn tả đầy đủ tâm lý, tư tưởng, tình cảm của một tập thể quần chúng hiền lành,đa tình nhưng rất anh dũng, bất khuất đã bao lần hăng hái chống lại bạo quyền và xây dựng quê hương.Người dân Huế đã là nạn nhân và chứng nhân của bao thời đại.
Tục ngữ có những câu khuyên ta cách xử thế :
'Khôn cho người nhái,
Dại cho người thương,
Dở dở ương ương.
Tổ cho người ghét'

'Đi cho người ta nhớ, ở cho người ta thương'
Người Huế lại dùng một câu tục ngữ để nhận định về xứ Huế . Huế là một cố đô. Huế không hiện đại,không mở mang. Huế là vùng đất nghèo khổ, khắc nghiệt. Lúa gạo Huế sản xuất không đủ ăn. Gạo vải,thực phẩm, dụng cụ...đều mua từ Sàigon đem ra. Hễ bão lụt hay Việt cộng phá cầu, giật mìn, chận đường. ..là Huế thiếu lương thực, thiếu thuốc men, vải vóc! Trước 1954 , thanh niên Huế cũng như thanh niên miền Trung phải ra Hà Nội hoặc vào Sài gon học đại học. Tốt nghiệp, họ ở lại Hà Nội hay vào Sài gòn làm việc.Sau 1954, dân Huế vào Sàigòn học và đi làm việc. Huế chỉ là một cố hương để người ta trở về trong ngày hè, trong dịp tết. Huế là nơi ' đi để mà nhớ, không phải ở để mà thương!'


Nói tóm lại, ca dao, tục ngữ Việt Nam là kho tàng chung của dân tộc, là công trình sáng tạo của toàn thể nhân dân. Có nhiều tư tưởng xung đột, có nhiều khuynh hướng mâu thuẫn vì ca dao, tục ngữ có tính cách tự do và đa diện. Phải có một cái nhìn tổng quát và sâu sắc để hiểu ca dao, tục ngữ vì ca dao, tục ngữ là một bách khoa tự điển của Việt Nam.



TÀI LIỆU HỘI VIỆT HỌC
http://www.freevn.net/a1292/1893-vien-viet-hoc-hai-gs-nguyen-chau-thoi-va-gs-nguyen-van-chau-trinh-tau-co-nhac-va-ca-hue

VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA, KẺ BÀNG



VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA, KẺ BÀNG
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Vị trí vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tại Việt Nam
Vị trí Miền Trung Việt Nam
Thành phố gần nhất Đồng Hới, Quảng Bình
Diện tích 1233,26 km²[1]
Thành lập 2001
Cơ quan quản lý ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam[2][3]. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namnotỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.
Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha[4]. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2[1]. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam[5][6]. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt NamSách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.
Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên 5 km, cao 200 m, và rộng 150 m), lớn hơn nhiều so với hang DeerVườn quốc gia Gunung MuluSarawak, Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác [7].
Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á[8].
Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầngđịa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực[5]. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á[5]. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.[9]

Nguồn gốc tên gọi

Tên gọi vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: tên động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng. Động Phong Nha trước đây thường được xem là động lớn và đẹp nhất trong quần thể hang động này[10]. Có ý kiến giải thích cho rằng nguồn gốc tên gọi Phong Nha có nghĩa là gió (chữ Hán: 風 phong) răng (chữ Hán: 牙 nha) (gió thổi từ trong động, nhũ đá tua tủa như hàm răng)[11][12]; nhưng ý kiến khác lại cho rằng Phong Nha có nghĩa là tên ngôi làng gần đấy chứ không có nghĩa là gió và răng như vẫn thường được giải thích. Theo Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một làng miền núi ngày xưa (nay là thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch)[6][13][14]. Có ý kiến khác lại cho rằng tên gọi Phong Nha không phải xuất phát từ ý nghĩa răng và gió, mà từ hình ảnh những ngọn núi nằm thành từng dãy đều đặn như hình ảnh các quan đứng thành hàng trên sân chầu hay ở quan thự, người ta đã lấy chữ Phong Nha theo chữ Hán (chữ 峰 phong nghĩa là đỉnh núi, 衙 nha có nghĩa là quan lại) để đặt tên cho động Phong Nha[15].

Động Phong Nha còn có tên khác như Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Trùa (Hang Chùa)[16].
Vị trí, diện tích, dân số

Bản đồ quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng

Trước khi trở thành một vườn quốc gia, khu vực này đã là một khu bảo tồn thiên nhiên. Khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 5000 ha đã được Chính phủ Việt Nam chính thức công bố ngày 9 tháng 8 năm 1986 và đã được mở rộng thành 41.132 ha vào năm 1991. Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 189/2001/QĐ-TTg chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng thành vườn quốc gia với tên gọi như hiện nay[17].

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tọa độ từ 17°21 tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cửa động Phong Nha - Kẻ Bàng có tọa độ 17°34'54.15"B và 106°16'58.83"T.

Phong Nha-Kẻ Bàng cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc[3], cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía bắc. Phía tây vườn quốc gia này giáp khu vực bảo tồn Hin Namno, một khu vực carxtơ nằm ở tỉnh Khăm Muộn, Lào.

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tổng diện tích là 85.754 ha, bao gồm[17]:

  • Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha
  • Phân khu phục hồi sinh thái: 17.449 ha
  • Phân khu dịch vụ hành chính: 3.411 ha.
Trong khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có dân của 12 xã với tổng diện tích thuộc vùng đệm là 1479,45 km² thuộc huyện Minh Hóa (các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hoa, Thượng Hóa); Bố Trạch (các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch) và huyện Quảng Ninh, Quảng Bình (xã Trường Sơn). Các khu vực dân cư này chủ yếu sống ven các sông lớn như sông Chày, sông Son và các thung lũngsuối phía đông và đông bắc của vườn quốc gia này. Các khu vực này thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của Quảng Bình, có điều kiện hạ tầng cơ sở như đường giao thông, điện, giáo dục, y tế kém phát triển. Dân cư ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, khai thác lâm sản[18].

Khí hậu


Cũng giống như vùng Bắc Trung Bộ nói chung, và tỉnh Quảng Bình nói riêng, khí hậu ở vườn quốc gia này mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóngẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-25°C, với nhiệt độ cao nhât là 41 °C vào mùa hè và mức thấp nhất có thể xuống 6 °C vào mùa đông. Thời kỳ nóng nhất là vào tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 28 °C, còn từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt độ trung bình 18 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm đo được là 2.000–2.500 mm, với 88% lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12. Mỗi năm có hơn 160 ngày mưa. Độ ẩm tương đối là 84%[4].

Địa chất, địa mạo

Quá trình hình thành

Hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành do những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hơn 400 triệu năm vào thời kỳ Đại Cổ sinh. Trải qua các thời kỳ kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp do chuyển động nâng cao và các bồn trầm tích do chuyển động sụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân của mọi nguyên nhân để tạo ra tính đa dạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính đa dạng, kỳ thú về hang động du lịch đối với các thành hệ đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng phát triển từ Devon đến Kỷ Cacbon - Trecmi[19].
Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng hiện tại là kết quả tổng hợp của 5 giai đoạn phát triển lớn trong lịch sử phát triển vỏ Trái Đất trong khu vực[6]:

Nguyên nhân ban đầu phải tính đến là sự hoạt động trồi lên của các khối xâm nhập núi lửa trẻ hơn đá vôi. Các khối cùng với việc nâng các lớp đá vôi lên cao như ngày nay còn làm phát sinh động đất, đứt gãynúi lửa. Tại giao điểm của các đứt gãy hoặc các đới đứt gãy lớn, núi lửa phun lên sẽ làm biến chất đá vôi, biến đá vôi thành vôi sống (CaO) dễ hoà tan trong nước, đồng thời mang vào các đứt gãy, khe nứt của đá vôi dăm, cuội, dung nham núi lửa và nước ngầm. Dung nham này trong môi trường nước sẽ bị biến thành bùn, sét - kaolin mềm nhão dễ bị nước cuốn trôi hoặc lắng chìm vào các khe nứt, lỗ hổng do mật độ nặng hơn đá vôi từ 0,3 - 0,4 g/cm3. Nước đã đóng vai trò dọn dẹp lòng hang, các thung lũng giữa núi đá vôi (cuốn trôi vôi sống, bùn, sét - kaolin) và tạo thành các thạch nhũ cho chúng ta thấy như ngày nay.

Lịch sử nghiên cứu địa chất địa mạo

Lần đầu tiên, Đoàn Địa chất 20, một cơ quan trực thuộc Tổng cục Địa chất Việt Nam đã hoàn thành công trình đo vẽ bản đồ địa chất tỉ lệ 1:500.000 miền Bắc Việt Nam vào năm 1965 với sự trợ giúp của các chuyên gia Liên Xô, trong đó khu vực tỉnh Quảng Bình được xếp vào đới tướng cấu trúc Trường Sơn. Đây là lần đầu tiên các đặc điểm địa chất như địa tầng, hoạt động macmađịa chất cấu tạo của khu vực này đã được các nhà khoa học Việt-Xô mô tả một cách hệ thống và chi tiết. Sau đợt khảo sát và đo vẽ đó, Tổng cục Địa chất Việt Nam (nay là Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) đã tiếp tục tiến hành đo vẽ địa chất ở tỉ lệ trung bình và lớn để chính xác hoá cấu trúc địa chất và xác định tiềm năng khoáng sản ở vùng lãnh thổ này và đã hoàn tất vẽ bản đồ địa chất 1:200.000 tờ Mahaxay - Đồng Hới kèm theo thuyết minh "Địa chất và khoáng sản tờ Mahaxay - Đồng Hới", đây là công trình bổ sung nhiều kết quả nghiên cứu mới về địa tầng và khoáng sản ở trong vùng. Năm 2001, bản đồ địa chất 1:50.000 tờ Minh Hoá kèm theo Báo cáo thuyết minh "Địa chất và khoáng sản tờ Minh Hoá" được hoàn thành và đã đưa được nhiều kết quả nghiên cứu mới về cổ sinh địa tầng Mesozoi và các khoáng vật phốt phát và vật liệu xây dựng của vùng. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã thực hiện công bố nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về ranh giới Frasni - Famen (Kỷ Devon thượng)[6].

Đặc điểm tự nhiên

Phong Nha-Kẻ Bàng có một cấu trúc địa chất phức tạp, với lịch sử phát triển vỏ Trái Đất từ thời kỳ kỷ Ordovicia (464 Ma). Điều này đã tạo ra ba loại địa hình và địa mạo. Một trong số đó là các kiến tạo không phải carxtơ với các ngọn núi thấp tròn với các thềm đất tích tụ mài mòn dọc theo các thung lũng sông Sonsông Chay và tại các mép khối núi đá vôi trung tâm. Loại kiến tạo lớn khác là các kiến tạo carxtơ có đặc trưng là các carxtơ nhiệt đới cổ chủ yếu là từ Đại Trung sinh, nhưng 2/3 của khu vực này là carxtơ từ Đại Tân sinh. Đá vôi chiếm một diện tích khoảng 200.000 ha, với một khu vực tương tự ở tỉnh Khammuane của Lào. Quá trình kiến tạo carxtơ đã tạo ra nhiều đặc điểm như các sông ngầm, các động khô, các động bậc thang, động treo, động hình câyđộng cắt chéo nhau. Các động có sông được chia thành 9 động của hệ thống Phong Nha đổ vào sông Son và 8 động của hệ thống động Vòm đổ vào sông Chay.
So với các khu vực carxtơ khác trên thế giới đã được công nhận là di sản thế giới, khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có đặc điểm tự nhiên có nhiều dị biệt do điều kiện khí hậu và cấu trúc địa chất khác nhau. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trong vành đai tạo núi Alpi, một đai núi trẻ phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Đại Tân sinh. Vì vậy, các khối đá vôi tại khu vực này bị biến dạng cơ học khá mạnh do đứt gãy. Khí hậu khu vực này là nhiệt đới gió mùa nên các hiện tượng carxtơ tại đây không giống với các khu vực ôn đới về cường độ quá trình carxtơ cũng như các dạng địa hình mà nó tạo ra trên bề mặt và khu vực ngầm[6].
Hệ thống đứt gãy chằng chịt trên mặt đá vôi tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm vào các khối đá làm tăng khả năng hòa tan do trong nước có chứa các chất axít có phản ứng với đá vôi (cácbonat canxi). Hệ thống hang động hùng vĩ của Phong Nha được tạo ra do quá trình các khe nứt kiến tạo, sau đó là quá trình phong hoá vật lý và hoá học đã gặm mòn, hoà tan, rửa trôi qua hàng triệu năm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, quá trình carxtơ hoá rất mạnh mẽ về cường độtốc độ phá huỷ. Ngoài hệ thống núi đá vôi, vùng núi đất có nền đá mẹ chủ yếu là đá mácma axít, đá sét, đá biến chấtphù sa cổ.
Về thổ nhưỡng, khu vực Phong Nha có nhiều hoại đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng trên núi đá vôi, đất Feralit vàng trên đá mácma axít, đất Feralit vàng nhạt và đất phù sa bồi tụ ven sông.
Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có hang động có tuổi cổ nhất Đông Nam Á, với thời gian bắt đầu hình thành hang động là 35 triệu năm trước đồng thời với pha tách giãn hình thành Biển Đông. Các hướng chạy của hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng trùng với hướng các đứt gãy mang tính khu vực và địa phương[6].
ở trong các khu vực thung lũng xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 nhưng trong mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 thì hầu như các con suối đều khô cạn[4].

Hệ thống hang động


Sa bàn vị trí động Phong Nha và động Tiên Sơn trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong hai khu vực đá vôi lớn nhất thế giới. So với 41 di sản thế giới khác có carxtơ, Phong Nha-Kẻ Bàng có các điều kiện địa hình, địa mạo và sinh vật khác biệt. Carxtơ tại đây có niên đại từ thời kỳ Đại Cổ Sinh, 400 triệu năm trước, do đó Phong Nha-Kẻ Bàng là vùng carxtơ lớn cổ nhất châu Á. Nếu như khu vực Hin Namno, một khu vực bảo tồn tự nhiên của tỉnh Khăm Muộn, Lào, giáp Phong Nha-Kẻ Bàng về phía tây được kết hợp thành một khu bảo tồn liên tục, thì khu vực bảo tồn này sẽ là khu rừng carxtơ còn tồn tại lớn nhất ở Đông Nam Á với diện tích 317.754 ha.

Tại Phong Nha-Kẻ Bàng có một hệ thống gồm khoảng 300 hang động lớn nhỏ. Hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất[20].

So với 3 vườn quốc gia khác đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới khác ở Đông Nam Á (Vườn quốc gia Gunung MuluMalaysia, Vườn quốc gia sông ngầm Puerto PrincesaPalawan của PhilippinesVườn quốc gia LorentzTây Irian của Indonesia) và một số khu vực carxtơ khác ở Thái Lan, Trung Quốc, Papua New Guinea thì carxtơ ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi già hơn, cấu tạo địa chất phức tạp hơn và có hệ thống sông ngầm đa dạng và phức tạp hơn[21].

Lịch sử khám phá hang động


Thạch Nhũ và măng đá trong động Phong Nha

Các văn tự khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Chăm Pa cổ cho thấy động Phong Nha được người Chăm phát hiện từ thời xa xưa khi vùng đất này còn thuộc Vương quốc Chăm Pa.

Năm 1550, Dương Văn An là người đầu tiên viết về động Phong Nha. Động Phong Nha đã được chạm lên một trong Cửu Đỉnh Đại Nội triều Nguyễn ở Huế[4].
Năm 1824, động Phong Nha được vua Minh Mạng sắc phong là "Diệu ứng chi thần". Ngoài ra còn được các vua nhà Nguyễn "Thần Hiển Linh"[16].
Cuối thế kỷ 19, ông Léopold Michel Cadière, một linh mục người Pháp, thám hiểm động, khám phá các chữ viết của người Chăm và ông đã suy tôn Phong Nha "Đông Dương đệ nhất động". Tháng 7 năm 1924, nhà thám hiểm người Anh Barton sau khi khảo sát Phong Nha đã đánh giá rằng động Phong Nha có thể sánh ngang với các hang động nổi tiếng trên thế giới như động Padirac (Pháp), động sông Drach (Tây Ban Nha) về vẻ đẹp kỳ vĩ của hang động[5][17].
Năm 1935, một người dân địa phương đã tình cờ phát hiện ra một động khô có cửa động nằm cách cửa động Phong Nha 1000 m, trên độ cao 200 m. Động này nằm trong khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch[22]. Đây là động có cảnh quan kỳ vĩ không kém động Phong Nha nhưng lại không có sông ngầm[23].
Năm 1937, Phòng du lịch của Khâm sứ Pháp (ở Huế) đã ấn hành một cuốn tập gấp giới thiệu du lịch ở Quảng Bình, trong đó có giới thiệu về động Phong Nha. Địa điểm du lịch này đã được xếp hạng nhì ở Đông Dương thuộc Pháp. Trước năm 1990, đã có nhiều cuộc thám hiểm hang động của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài nhưng chưa hé lộ nhiều về hệ thống hang động Phong Nha.
Năm 1990, lần đầu tiên Đại học Tổng hợp Hà Nội đã cùng với Hiệp hội nghiên cứu hang động Anh (British Cave Research Association) đã phối hợp khám phá và nghiên cứu hang động trong khu vực này một cách sâu rộng. Cuộc khám phá hang động lần đầu được tiến hành năm 1990 bởi một nhóm các chuyên gia về hang động của Hiệp hội nghiên cứu hang động Anh và Khoa Địa chất Địa hình của Đại học Tổng hợp Hà Nội, do Howard Limbert chỉ huy. Nhóm thám hiểm này đã hoàn tất nghiên cứu động Vòm.
Năm 1992, một nhóm gồm 12 nhà khoa học Anh và 6 giáo sư của Đại học Tổng hợp Hà Nội tiến hành cuộc thám hiểm thứ hai và đã hoàn tất thám hiểm 7.729 m thuộc động Phong Nha và 13.690 m thuộc động Vòm và các hang động lân cận.
Cuộc thám hiểm thứ 3 vào năm 1994 bao gồm 11 nhà khoa học Anh và 5 nhà khoa học Việt Nam thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Việc thám hiểm các hang động trong khu vực này là một công việc khó khăn và nguy hiểm. Các đoàn thám hiểm đã mất nhiều thời gian với những khó khăn như: hang động sắc nhọn dễ gây thương tích, lòng hang hẹp, các sông suối ngầm có thể dâng lên đột ngột làm bít cửa hang, lượng ô xy trong nhiều khu hang động có thể không đủ[24].
Các kết quả thám hiểm, nghiên cứu này đã mang đến một sự hiểu biết toàn diện về hệ thống hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng và đã được làm cơ sở cho bảo vệ, quy hoạch và phát triển du lịch cũng như hoàn thiện hồ sơ để trình lên UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới[6].
Các nhà khoa học đã khám phá và nghiên cứu 20 hang động với tổng chiều dài 70 km hang động, trong số đó có 17 hang động tại khu vực Phong Nha và 3 hang động tại khu vực Kẻ Bàng. Năm 1999, các nhà khoa học của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga cũng tiến hành các khảo sát về hệ động thực vật ở khu vực Kẻ Bàng[5]. Động Phong Nha dài 7.729 m, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 m. Các thạch nhũ trong động trải qua hàng triệu năm kiến tạo từ nước có hòa tan đá vôi (CaHCO3) mà tích tụ thành những hình tượng lạ mắt như hình sư tử, hình ngai vàng, hình đức Phật v.v.
Hang động trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Năm 2005, Hội hang động Anh phát hiện một hang động khô, đặt tên Động Thiên Đường, lớn nhất và đẹp nhất tại Phong Nha-Kẻ Bàng[25]. Theo đánh giá, hang động Thiên Đường còn to lớn và đẹp hơn cả động Phong Nha.
Ngày 1 tháng 6 năm 2006, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam đã phát hành bộ tem chọn lọc Phong Nha-Kẻ Bàng[26].
Giai đoạn từ năm 2007-2008, đoàn khảo sát hang động của Hội hang động hoàng gia Anh đã khảo sát khu vực thượng nguồn sông Chày, khu vực hang Vòm, hố kast ở km12 trên đường 20 và một số hang động mới ở Thượng Hóa, Hóa Sơn, Dân Hóa, Trọng Hóa (thuộc huyện Minh Hóa), Trường Sơn (huyện Quảng Ninh). Họ cũng đã đo vẽ lại hệ thống hang động Phong Nha.
Tháng 4 năm 2009, đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội hang động hoàng gia Anh đã tiến hành thám hiểm khu vực vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và các khu vực phụ cận. Họ đã phát hiện thêm 20 hang động mới với tổng chiều dài 56 km. Trong đợt khảo sát này, hội hang động hoàng gia Anh và Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố phát hiện mới về hang Cha Lo (Minh Hóa) dài trên 5 km. Đoàn cũng công bố mới về độ dài của các hang động chính như Phong Nha trên 57 km (trước đây là 45 km), Vòm trên 35 km, đồng thời phát hiện hang Khe Ri là hang sông ngầm dài nhất thế giới[27]. Đặc biệt, đoàn thám hiểm cũng đã phát hiện một hang mới và tạm đặt tên là Sơn Động. Theo kết quả khảo sát, hàng này dài 6,5 km, rộng hơn 150m và vòm hang chỗ cao nhất hơn 200m, kích thước gấp 4-5 lần so với hang Phong Nha, lớn hơn nhiều so với hang Deer tại vườn quốc gia Gunung Mulu tại Sarawak, Malaysia vốn được xem là hang động lớn nhất thế giới. Con sông ngầm ở hang này cũng lớn hơn nhiều lần so với sông ngầm ở hang Phong Nha. Hang này có dòng sông ngầm. Nước và dòng chảy ngầm trong hang rất mạnh nên hiện đoàn thám hiểm chỉ khảo sát được một phần [28] Đoàn thám hiểm cũng đã tiến hàng khảo sát hố sụt karst (đá vôi) ở khu vực hang Vòm có tên là vực Tang với kết quả cho thấy hố sụt có độ sâu đến 255 m. Tuy nhiên, đoàn thám hiểm vẫn chưa thể đo hết độ sâu của hố sụt này, nhưng qua đó đánh giá đó là hố sụt sâu nhất Việt Nam[29].
Năm 2012, đoàn thám hiểm hang động của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã tìm thấy 41 hang động mới tại vùng lõi di sản Phong Nha-Kẻ Bàng ở các tuyến Đại Cáo, Đại Ải, Hung Thùng, Hung Lau. Trong số 41 hang động mới phát hiện này, họ đã phát hiện hang động sâu nhất Việt Nam ở một hố sụt 320m, được gọi là hang Kỳ, dưới đáy hố sụt là một hang động cao khoảng 50m, có chiều dài 4 km. Tổng cộng chiều dài của 41 hang động mới phát hiện này khoảng 20 km[30].

Hệ thống động Phong Nha


Cho đến nay, các nhà khoa học đã khảo sát 44,5 km hang động nhưng du khách bình thường chỉ có thể vào được 1500 m[5]. Hệ thống động Phong Nha có các hang động đáng chú ý sau:

  • Hang Tối: nằm trên thượng lưu sông Son. Hang này có chiều dài 5.258 m và cao 83 m,dài 736 m.
  • Hang Chà An: dài 667 m và cao 15 m.
  • Hang Thung: có sông ngầm dài 3351 m.
  • Hang Én: dài 1645 m và cao 78,6 m, có bãi cát bên trong, là nơi sinh sống của én.
  • Hang Khe Tiên: tọa lạc phía nam Phong Nha, dài 520 m.
  • Hang Khe Ry: tọa lạc ở phía nam Phong Nha.
  • Hang Khe Thi.

Hệ thống động Vòm


  • Hang Vòm: dài 15,05 km và cao 145 m có nhiều thạch nhũ và măng đá đẹp.
  • Hang Đai Cao: dài 1645 m và cao 28 m.
  • Hang Duột: dài 3,927 m và cao 45 m, có bãi cát mịn.
  • Hang Cá: dài 1.500 m cao 62 m.
  • Hang Hổ: dài 1.616 m và cao 46 m
  • Hang Over: dài 3.244 m và cao 103 vời chiều rộng trong khoảng 30–50 m.
  • Hang Pygmy: dài 845 m.
  • Hang Rục Caroòng: nơi sinh sống của người thiểu số Arem. Họ sống trong hang động và săn bắn hái lượm tự nhiên[2].

Động Tiên Sơn


Cửa vào động Tiên Sơn hay động Khô
Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi tiếng ở khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Cửa vào động Tiên Sơn nằm cách cửa động Phong Nha khoảng 1.000 m, ở độ cao so với mực nước biển khoảng 200 m. Động Tiên Sơn có chiều dài là 980 m. Từ cửa động đi vào khoảng 400 m có một vực sâu chừng 10 m, và sau đó là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500 m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được phép đến khu vực này mà chỉ tham quan tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa động. Động này được phát hiện năm 1935, ban đầu, cư dân địa phương gọi động này là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ bí thần tiên của nó. Sau này động Tiên Sơn được gọi là động Khô, để phân biệt với động Phong Nha là động nước. Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động Phong Nha nhưng lại có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được gõ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống. Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động Tiên Sơn được hình thành cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do kiến tạo địa chất khối núi này hoặc đã được nâng lên, hoặc đã bị hạ xuống khiến các khối đá đổ sụp ngăn chặn dòng chảy làm nên động Tiên Sơn ở phía trên. Còn phần có sông ngầm chảy qua tạo ra hang động Phong Nha. Dù động Phong Nha và động Tiên Sơn nằm liền kề nhau nhưng giữa hang động này lại không thông nhau. Cư dân địa phương đã nhặt được một số hiện vật có thể là di chỉ của người xưa ở trên bãi đất bằng phẳng trước cửa động[31].

Hang động Thiên Đường


Hang Thiên Đường

Hang Thiên Đường được phát hiện năm 2005, Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh khám phá từ năm 2005 và xác định hang này có tổng chiều dài là 31 km. Do vẻ đẹp của hang, họ đã đặt tên hang này là Thiên Đường. Hang Thiên Đường được đánh giá là hang động lớn và dài hơn hang động Phong Nha. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo. Phần lớn nền động là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Trong khi nhiệt độ mùa Hè ở bên ngoài là 36-37 °C thì nhiệt độ trong động Thiên Đường luôn ở 20-21 °C[32]. Hang Thiên Đương đã được Tập đoàn Trường Thịnh đầu tư phương tiện và đường vào động, đường bên trong động với chiều dài 1,1 km và đã đón khách tham quan từ ngày 3 tháng 9 năm 2010[33].

Hang Sơn Đoòng


Sơn Động hay Sơn Đoòng là một trong những hang mới nhất được phát hiện tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bang. Hang này do nhóm thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tiến hành thám hiểm. Hang này được cho là hang động lớn nhất thế giới[34]. Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m. Với kích thước này, hang Sơn Động vượt hang Deervườn quốc gia Gunung MuluSarawak Malaysia, lớn gấp 4-5 lần động Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường. Do dòng nước của sông ngầm ở động này chảy xiết nên các nhà thám hiểm Anh không thể thám hiểm hết động này. Họ đã ước lượng chiều dài của hang bằng cách sử dụng đèn nháy. Đoàn thám hiểm đã báo cáo chính quyền tỉnh Quảng Bình về phát hiện này nhưng cho rằng chưa thể khai thác du lịch ngay. Họ sẽ quay lại khám phá hang này vào năm 2011.
Trên thực tế, một người dân địa phương tên là Hồ Khanh đã phát hiện ra hang này năm 1991 nhưng ông không nhớ lối vào hang cho đến tháng 1 năm 2008. Từ cuối tháng 3 đến 11 tháng 4 năm 2009, ông đã giúp đoàn thám hiểm Anh vượt rừng, núi khoảng 10 km để đến cửa hang.

Hệ thống sông ngòi và đỉnh núi


Sông ngòi


Sông Son chảy vào động Phong Nha

Ngoài hệ thống hang động, Phong Nha-Kẻ Bàng còn có các sông ngầm dài nhất. Đặc trưng núi đá vôi của khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng đã tạo ra một hệ thống sông ngòi trong vùng khá phức tạp, có rất ít sông suối có nước thường xuyên. Có ba con sông chính trong vườn quốc gia này là sông Chày, sông Sonsông Troóc. Nguồn nước cung cấp cho các con sông này là hệ thống các sông suối ngầm dưới lòng đất, các suối này đều nổi lên mặt đất tại các hang động như Én, Vòm, Tối và Phong Nha. Cả ba con sông chính trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đều chảy vào sông Gianh, sau đó đổ ra biển Đông ở thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch[35].

Nước sông Chày đoạn trước Hang Tối có màu xanh đặc trưng mà theo nhiều chuyên gia là do có chứa lượng Ca(HCO3)2 và các loại khoáng chất khác với nồng độ cao[36].

Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng còn có hàng chục con suối và thác nước đẹp như: Thác Gió, Thác Mệ Loan, Suối Mọc phun lên từ chân một dãy núi đá vôi, Suối Trạ Ang[36][37].

Các đỉnh núi


Phong Nha-Kẻ Bàng có một số ngọn núi cao hơn 1000 m, đáng chú ý là đỉnh Co Rilata với độ cao 1.128 m và đỉnh Co Preu cao 1.213 m[4].
Các núi ở vùng carxtơ của vườn quốc gia này có chiều cao điển hình trên 800 m và tạo thành một dãy núi liên tục dọc theo đường biên giới hai nước Việt Nam và Lào, trong đó đáng chú ý là các đỉnh: Phu Tạo (1174 m), Co Unet (1150 m), Phu Canh (1095 m), Phu Mun (1078 m), Phu Tu En (1078 m), Phu On Chinh (1068 m), Phu Dung (1064 m), Phu Tu Ôc (1053 m), Phu Long (1015 m), Phu Ôc (1015 m), Phu Dong (1002 m). Nằm xen giữa các đỉnh này là các đỉnh có chiều cao từ 800–1000 m: Phu Sinh (965 m), Phu Co Tri (949 m), Phu On Boi (933 m), Phu Tu (956 m), Phu Toan (905 m), Phu Phong (902 m), núi Ma Ma (835 m).
Vùng địa hình phi carxtơ chiếm một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu nằm ở vòng ngoài về phía bắc, đông bắc và đông nam của Phong Nha-Kẻ Bàng với các đỉnh núi cao 500–1000 m với độ dốc 25-30 độ và sự chia cắt cao. Có một số thung lũng hẹp dọc theo các con suối và khe như: khe Am, khe Cha Lo, khe Chua Ngút và một thung lũng nằm dọc theo Rào Thương ở rìa cực nam. Theo hướng bắc-nam có các đỉnh núi đáng chú ý như: Phu Toc Vu (1000 m), Mã Tác (1068 m), Cổ Khu (886 m), U Bò (1009 m), Co Rilata (1128 m) (đỉnh cao nhất của vườn quốc gia này, nằm ở rìa cực nam của vườn quốc gia)[6].

Động thực vật


Hệ thực vật


Thực vật trên núi đá vôi, dạng thực vật điển hình tại vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Vườn quốc gia này là một bộ phận của vùng sinh thái Trường Sơn. Cho đến nay, chủng loại thực vật lớn nhất ở đây là rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt đới trên đá vôi cao 800 m so với mực nước biển. 96,2% diện tích khu vườn quốc gia này được rừng bao phủ; 92,2% là rừng nguyên sinh; 74,7% (110.476 ha) khu vườn quốc gia này là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao dưới 800 m; 8,5% (12.600 ha) là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao trên 800 m; 8,3% (12.220 ha) là rừng ẩm nhiệt đới trên đất núi đất có cao độ dưới 800 m, 1,3% (1.925 ha) là bụi cây và cỏ và cây rải rác trên đá vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi cây và cây rải rác trên núi đất; 180 ha là rừng tre nứa và mây song; thảm cây nông nghiệp 521 ha[6][38].
Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như: nghiến (Burretiodendron hsienmu), chò đãi (Annamocarya spp.), chò nước (Plantanus kerii) và sao (Hopea spp.). Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài thực vật có mạch, trong dó có 38 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 13 loài đặc hữu Việt Nam, trong đó có sao và cây họ Dầu (Dipterocarpaceae)[38].

Ở vườn quốc gia này có một khu vực rừng bách xanh được phân bổ trên đỉnh núi đá vôi có diện tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ 600 cây/ha. Các cây bách xanh ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi 500-600 năm. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 loài bách xanh đã được nhận diện. Đây là quần thể bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) lớn nhất Việt Nam. Loài bách xanh này nằm trong nhóm 2A theo quy định tại công văn số 3399/VPCP-NN (ngày 21 tháng 6 năm 2002) đính chính cho nghị định 48 của Chính phủ, thuộc nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác[39].
Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khoa học và Cứu hộ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phát hiện thêm tại vườn quốc gia này 1.320 loài thực vật mới, trong đó có một số quần thể thực vật lớn được đánh giá là đặc biệt quý hiếm[39].
Các nhà khoa học cũng phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm, và rừng bách xanh núi đá duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lan Hài ở đây có ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 3 loài: lan hài xanh (Paphiopedilum malipoense), lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum), lan hài đốm (Paphiopedilum concolor). IUCN (Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới) trong năm 1996 đã xếp lan hài là loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong rất cao (tuyệt chủng trong tương lai gần)[39].

Hệ động vật


Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng, một loài mới được các nhà khoa học Đức phát hiện ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi bật nhất là hổbò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài Bộ Cánh vẩy; 72 loài , trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt Nam. Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang (thú). Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.
Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất Đông Nam Á[40][41]. Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện ra một loài thằn lằn tai mới có tên là Tripidophrus Nogei tại vùng núi karst thuộc khu vực Chà Nòi. Loài thằn lằn này đã được đăng trên số báo 114 (2) phát hành tháng 7 năm 2007 của tạp chí Revue Suise De Zoologie. Các nhà khoa học đã đặt tên loài này là Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng (danh pháp khoa học: Cyrtodactylus phongnhakebangensis[42]). Các nhà khoa học Đức đã xây dựng một khu giới thiệu Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tại Vườn thú Köln để giới thiệu sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia này[25][43], ở đây cũng phát hiện ra loại rắn mai gầm mới[44]. Qua một thời gian khảo sát, các nhà khoa học Đức, NgaViệt Nam đã phát hiện thêm 10 loài mới trong vườn quốc gia này, trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài tắc kè, thằn lằn, nhiều loài trong số mới phát hiện này là động vật đặc hữu ở đây[45].
Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động vật hoang dã Sankt-Peterburg, các nhà khoa học Đức của Vườn thú Köln đã phát hiện thêm tại vườn quốc gia này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá. Mười loại cá chưa từng thấy ở Việt Nam đã được phát hiện ở vườn quốc gia này[46][47].
Trong 3 loài cá ở Phong Nha-Kẻ Bàng được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam thì đã có 2 loài cá chình. Đó là cá chình hoacá chình mun[48].
Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (FFI) đã tiến hành khảo sát và đã có báo cáo cho rằng Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 4 loài được xếp vào diện nguy cấp trên phạm vi toàn cầu, đó là voọc Hà Tĩnh, voọc đen tuyền, voọc ngũ sắcvượn đen má trắng[49].
Ngày 27 tháng 2 năm 2005, một đàn bò tót với số lượng lớn xuất hiện tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Năm 2010, một loài bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap canhi, tên tiếng Việt là bọ cạp Cảnh đã được phát hiện tại động Tiên Sơn. Năm 2012, một loài bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap thienduongensis. Tên tiếng Việt là bọ cạp Thiên Đường đã được phát hiện tại hang Thiên Đường[50].

Giá trị khảo cổ, lịch sử, văn hóa


Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ. Các bằng chứng về sự sinh sống của con người ở khu vực này là các đầu rìu thuộc Thời kỳ Đồ đá mới và các hiện vật tương tự đã được các nhà khảo cổ Pháp và Việt Nam tìm thấy trong các hang động[4]. Năm 1899, một giáo sĩ truyền đạo người Pháp tên là Léopold Cadière đã khảo sát và nghiên cứu về văn hoá và phong tục, tập quán của người dân vùng thung lũng sông Son. Trong thư viết cho Trường Viễn Đông bác cổ, ông khẳng định: "Những gì còn lại của nó đều rất quý giá đối với sử học. Giữ nó là giúp ích cho khoa học".
Đầu thế kỷ 20, các nhà thám hiểm hang động và học giả Anh, Pháp đã đến Phong Nha và họ đã phát hiện ở đây một số di tích Chăm và Việt cổ như bàn thờ Chàm, chữ Chàm khắc trên vách đá, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị v.v.
Năm 1995, Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận định động Phong Nha có dấu hiệu là một di tích khảo cổ học vô cùng quan trọng. Viện này cho rằng có khả năng dấu tích ở hang Bi Ký trong động là một thánh đường Chăm Pa từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11. Tại động Phong Nha, người ta đã phát hiện nhiều mảnh thân và miệng các bình gốm có tráng men của Chàm với các mảnh gốm thô sơ có lõi đen, có vòng miệng loe rộng so với thân, tạo một góc gần vuông. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra các mảnh gốm hoa văn miệng hình cánh sen, màu xanh ngọc, màu lông thỏ hồng nhạt[51].
Động Phong Nha là nơi vua Hàm Nghi trú ngụ trong thời kỳ thực hiện Chiếu Cần Vương kháng chiến chống thực dân Pháp.
Các di tích lịch sử cách mạng có: Bến phà Xuân Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh và đường 20 Quyết Thắng, Mụ Giạ, A.T.P, Trà Ang, Cà Tang, cua Chữ A, Khe Ve... hay các di tích Hang Tám Cô, hang Chín Tầng, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, các kho hàng hoá trong hệ thống hang động ở Tuyên Hoá, Minh Hóa trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam[52].

Di sản thiên nhiên thế giới

Di sản thế giới lần 1: tiêu chí địa chất, địa mạo (viii)

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Welterbe.svg Di sản thế giới UNESCO
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Kiểu Thiên nhiên
Hạng mục viii
Tham khảo 951
Vùng UNESCO châu Á - Thái Bình Dương
Lịch sử công nhận
Công nhận 2003 (kì thứ 27)
Hồ sơ đề nghị công nhận vườn quốc gia này là di sản thế giới đã được Chính phủ Việt Nam trình lên UNESCO năm 1998. Lý do đưa ra để đề nghị công nhận vườn quốc gia này là di sản thế giới bao gồm: sự đa dạng sinh học cao, sự độc đáo và vẻ đẹp của hệ thống hang động và phong cảnh núi đá vôi[35].
Ban đầu, Chính phủ Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận Khu bảo tồn Phong Nha năm 1998 và IUCN đã tiến hành kiểm tra tại hiện trường trong tháng 1 và 2 năm 1999.
Tại cuộc họp bình thường vào tháng 7 năm 1999, Ủy ban đánh giá của UNESCO đã kết luận rằng Khu bảo tồn Phong Nha được đề cử sẽ đáp ứng được tiêu chí (i) và (iv) của UNESCO cho ứng cử viên di sản thế giới nếu như ranh giới được mở ra thành vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng rộng hơn. Ủy ban này cũng đề nghị hai nhà nước Việt và Lào thảo luận và kết nối hai khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng (Việt Nam) và Hin Namno (Lào) thành một khu bảo tồn liên tục để phối hợp bảo tồn.
Trong lần đề nghị thứ hai của Chính phủ Việt Nam gửi UNESCO vào năm 2000, phạm vi khu vực đề cử gồm cả khu vực rừng Kẻ Bàng như ý kiến năm 1999 của UNESCO.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, Chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố xây dựng đường Hồ Chí Minh và đường nối quốc lộ 20 với đường Hồ Chí Minh cắt qua vùng lõi của vườn quốc gia này. Nhiều tổ chức quốc tế như IUCN và Tổ chức động thực vật quốc tế đã thuyết phục và khuyên Chính phủ Việt Nam thận trọng trong việc xây dựng các con đường này qua Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Trong một bức thư của Tổ chức động thực vật gửi UNESCO ngày 15 tháng 12 năm 2000 ước tính cần 4,5 tấn thuốc nổ cho mỗi km đường. Do đó việc xem xét đánh giá để công nhận là di sản thế giới đối với vườn quốc gia này không tiến triển gì hơn. Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam cung cấp thêm thông tin cho UNESCO về việc nâng cấp Khu bảo tồn Phong Nha-Kẻ Bàng thành Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng với diện tích rộng hơn hai lần đề cử trước (85.754 ha) kèm theo kế hoạch bảo tồn (quyết định của Chính phủ tháng 12 năm 2001).
Chính phủ đã thay đổi tuyến đường Hồ Chí Minh và UNESCO đã đánh giá tuyến mới không ảnh hưởng đến vườn quốc gia này do tuyến đường được xây với mức độ trách nhiệm đối với môi trường cao, ngoài ra tuyến đường này cung cấp đường tiếp cận khu vực vườn nhưng vẫn cho rằng đường nối đường Hồ Chí Minh và đường 20 đi qua khu lõi vườn quốc gia này là không cần thiết và tác động xấu đến hệ động thực vật ở đây (chặt cây, xe cộ gây xáo trộn cuộc sống sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi cho săn bắt động vật và chặt cây). Ủy ban đánh giá cho rằng tiêu vườn quốc gia này được đề nghị theo hai tiêu chí i (lịch sử Trái Đất và nổi bật địa chất) và iv (đa dạng sinh học và các loài bị đe dọa) chưa đạt do chưa có bằng chức thực về địa chất địa mạo được cung cấp trong hồ sơ và khu vực vườn quốc gia này chưa đủ rộng để bảo tồn các loài quý hiếm[21].
Chính phủ Việt Nam đã bổ sung thông tin về giá trị địa chất địa mạo khu vực vườn quốc gia này. Tại kỳ họp toàn thể lần thứ 27 từ 30 tháng 6 đến 5 tháng 7 năm 2003, đại diện 160 quốc gia thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, cùng với 30 địa danh khác trên toàn thế giới, là di sản thiên nhiên thế giới. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thế giới vì đạt tiêu chuẩn viii "là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn của lịch sử Trái Đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển địa chất đang diễn ra đáng kể đang diễn ra trong quá trình diễn biến của các kiến tạo địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn"[5].

Di sản thế giới lần 2: tiêu chí hệ sinh thái (ix) và đa dạng sinh học (x)


Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Welterbe.svg Di sản thế giới UNESCO
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Kiểu Thiên nhiên
Hạng mục ix, x
Tham khảo 951
Vùng UNESCO châu Á - Thái Bình Dương
Lịch sử công nhận
Công nhận
2015 (kì thứ 39)
Năm 2007, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Việt Nam đã thống nhất đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký trình hồ sơ gửi UNESCO công nhận vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới lần 2 về tiêu chí đa dạng sinh học. Bộ hồ sơ trình lần này đã được bổ sung các tư liệu quý về hệ động thực vật tại vườn quốc gia này. Hồ sơ trình UNESCO lần này cũng đã nêu rõ tính nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học, và tính toàn vẹn của vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng nếu Việt Nam hoàn thiện hồ sơ thì có nhiều khả năng UNESCO sẽ công nhận Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới lần 2 với hai tiêu chí địa chất địa mạo và đa dạng sinh học, so với một tiêu chí được công nhận năm 2003. Tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia này sánh ngang với các khu vực đã được công nhận là di sản hay các khu đề xuất ở châu Á và châu Úc, đặc biệt so sánh với các khu di sản hoặc đang đề xuất có chứa núi đá vôi như khu vực núi Emi và núi Phật Lạc Sơn (Trung Quốc), vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa ở Palwan của Philippines - một di sản thế giới tại Philippines. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được các nhà khoa học đánh giá là trung tâm của khu vực miền trung Việt nam. WWF thừa nhận khu vực vườn quốc gia này có tính đa dạng sinh học cao nhất hành tinh[53].
Tuy nhiên, tại kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra từ 19 - 29/6/2011, Vườn quốc gia Phong Nha đã không được bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí này.
Sau đó 4 năm, vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 Vườn quốc gia Phong Nha đã được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với hai tiêu chí: hệ sinh thái "là ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn", và đa dạng sinh học "sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học", trở thành vườn quốc gia thứ ba châu Á và đầu tiên trong khu vực đạt 3 trong số 4 tiêu chí[54].

Hoạt động du lịch


Thuyền phục vụ du khách tham quan đỗ trên dòng sông Son

Trung tâm dịch vụ phục vụ khách du lịch toạ lạc tại xã Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch. Cổng vào Trung tâm dịch vụ này nằm bên đường Hồ Chí Minh. Khách du lịch tham quan hang động mua vé tham quan bao gồm cả chi phí ca nô, vé vào cửa. Khách được ca nô chở ngược theo sông Son đến thăm động Tiên Sơn và động Phong Nha. Ngoài ra còn có tua du lịch sinh thái riêng.
Sau khi vườn quốc gia này được công nhận là di sản thế giới, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã bổ sung ngành du lịch là một trong 4 ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Với những ưu thế về hệ thống hang động và đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được khai thác để phát triển du lịch với các loại hình du lịch:
  • Du lịch khám phá hang động bằng xuồng[55].
  • Du lịch sinh thái, khám phá hệ động thực vật[56].
  • Leo núi mạo hiểm: ở đây có hàng chục đỉnh núi có độ cao tương đối trên 1.000 m, dốc đá vôi dựng đứng phù hợp cho các hoạt động leo núi thể thao mạo hiểm.
Một trong những tuyến du lịch mới là đi bằng du thuyền theo dòng sông Chày để ngược vào rừng sâu. Càng đi ngược dòng sông Chày, dòng chảy sông này càng khúc khuỷu, đi qua nhiều thác ghềnh và đến khu vực rừng Trộ Mợng. Tuyến này đã được các đơn vị kinh doanh du lịch khảo sát và đề nghị mở tuyến du lịch sinh thái rừng Phong Nha-Kẻ Bàng để sớm đưa vào phục vụ khách du lịch ngoài tuyến tham quan các hang động Phong Nha và Tiên Sơn. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có thác Chài cao khoảng 50 m, có bãi Ràn Bò... Tên gọi Ràn Bò do đây là nơi bò tót sinh sống và sinh đẻ ở đây.


Các tuyến, điểm tham quan Phong Nha-Kẻ Bàng
Trong 3 năm sau khi được UNESCO công nhận, lượng du khách đến tham quan Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã gia tăng đột biến[57]. Sân bay Đồng Hới đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ ngày 18 tháng 5 năm 2008 để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, với tuyến bay nối với Sân bay quốc tế Nội BàiHà Nội từ ngày 1 tháng 9 năm 2008 và Sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtThành phố Hồ Chí Minh từ ngày 1 tháng 7 năm 2009[58]. Việc Phong Nha-Kẻ Bàng được công nhận là di sản thế giới như là một cách quảng cáo tự nhiên, là một cú hích cho phát triển du lịch, đặc biệt là thu hút du khách quốc tế[59]. Tỉnh Quảng Bình cũng đã cấp phép cho một số dự án du lịch lớn như: khu biệt thự nghỉ dưỡng sông Son, khu nghỉ mát Đá Nhảy, khu nghỉ mát 4 sao Sun Spa... để tăng chất lượng phục vụ khách du lịch. Phong Nha Kẻ Bàng, cùng với các di sản thế giới khác tại miền Trung: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, cũng là một tuyến điểm quan trọng trong chương trình quốc gia về du lịch mang tên Con đường di sản miền Trung do Tổng cục Du lịch khởi xướng và phát động[60].
Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan các điểm du lịch Việt Nam, theo đó dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt khách, tiếp theo là vịnh Hạ Long đón trên 2,5 triệu lượt khách, cố đô Huế đứng thứ ba với hơn 2 triệu lượt khách, phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đón khoảng 740.000 lượt khách.[61]
Nhờ lượng du khách tham quan khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng, khoảng 1.000 dân khu vực Xuân Sơn đã sống bằng nghề du lịch (dịch vụ thuyền tham quan, hướng dẫn viên, nhiếp ảnh…). Nhiều người trước đây là lâm tặc nhưng hiện đã chuyển sang bảo vệ rừng trong vườn quốc gia này. Trung tâm Văn hóa Du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng hiện có 248 thuyền, tạo việc làm cho 500 cư dân địa phương, với mỗi thuyền bao gồm 2 người được huấn luyện các kỹ năng an toàn và hướng dẫn du khách và có thu nhập khoảng 70.000 đồng mỗi ngày. Trong năm 2000, trung tâm này đã đào tạo cho những người sơn tràng địa phương để họ chuyển đổi nghề nghiệp từ phá rừng sang bảo vệ rừng và cung cấp dịch vụ du lịch[57].
Tuy nhiên, do công tác quảng bá, cung ứng dịch vụ, tiện ích cho khách du lịch đến thăm vườn quốc gia này hầu như chưa có nên từ năm 2005 đến nay, khách đến tham quan Phong Nha-Kẻ bàng bắt đầu chững lại và giảm dần, chủ yếu là khách nội địa, trong đó lượng khách đến Phong Nha-Kẻ Bàng đến lần thứ hai chỉ chiếm 10%[62].
Việc bố trí đèn chiếu sáng trong các hang động vẫn chưa được thực hiện một cách khoa học, không làm nổi bật nét đẹp huyền ảo tự nhiên của thạch nhũ. Bên trong hang động vẫn chưa bố trí hợp lý nhà vệ sinh dành cho du khách tham quan[63].

Công tác bảo tồn và quản lý

Công tác bảo tồn

Ban quản lý dự án vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hiện có đội ngũ nhân viên 115 người bao gồm các chuyên gia về động vật học, thực vật học, lâm sinh học, kinh tế-xã hội học nhưng lại không có thẩm quyền xử lý các vi phạm và thiếu các phương tiện quản lý hữu hiệu đối với các mối đe dọa đối với vườn quốc gia này[4][35].

Hiện có một khu bán hoang dã dành cho linh trưởng với diện tích 18 ha tại vườn quốc gia này với hàng rào điện tử. Dự án này do Hội động vật Frankfurt (Zoologische Gesellschaft Frankfurt) (Đức) đầu tư dành riêng cho Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để bảo tồn 10 loại linh trưởng, trong đó có voọc Hà Tĩnh, voọc chà vá chân nâu quý hiếm. Khu vực này có hệ sinh cảnh với đầy đủ thức ăn cho linh trưởng phát triển tốt[64].

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ bàng được đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 1997-2010. Vườn quốc gia này cũng được đưa vào kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới Phong Nha-Kẻ Bàng và Hin Namno giữa Lào và Việt Nam. Nhiều cuộc hội thảo đã được chính quyền hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn tổ chức để phối hợp bảo tồn khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng và Hin Namno của Lào[4].

Các vấn đề về quản lý và bảo tồn

Có hai làng người dân tộc thiểu số Arem và Ma Coong sinh sống ở trong vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Bên trong vùng đệm của vườn quốc gia này, có 52.001 người đang sinh sống, chủ yếu là người Kinh và một số nhỏ người Chứt và Vân Kiều, nhiều người trong số họ mưu sinh bằng cách khai thác lâm sản.
Núi đá tại khu vực Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng bị dân địa phương khai thác, đục đẽo để lấy đá bán khiến cho nhiều triền núi bị nham nhở còn chính quyền địa phương thì làm ngơ[65].
Kể từ khi trở thành di sản thể giới, lượng khách du lịch đến đây tăng vọt, các hoạt động của lâm tặc, tình trạng săn bắn động vật hoang dã là mối nguy cho vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, trong khi lực lượng kiểm lâm lại khá mỏng[57]. Sự gia tăng du khách tham quan khu vườn quốc gia này cũng gây ra vấn đề cho môi trường ở đây như các rác thải, ô nhiễm nước do hoạt động du lịch, ảnh hưởng của con người lên hang động (nhiều người bẻ các măng đá mang về, khắc chạm linh tinh lên vách động…), nhưng đặc biệt ảnh hưởng nhất là đe dọa đến sự đa dạng sinh học. Nhiều cộng đồng dơi ở trong các hang động cũng bị tác động xấu do sự tham quan của du khách.
Việc xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, cách Phong Nha-Kẻ Bàng 40 km về hướng đông bắc với công suất 3.600 MW được nhiều người đánh giá là có thể gây ô nhiễm không khí và nước ở khu vực vườn quốc gia này[66].
Cháy rừng trong mùa khô cũng là một mối đe dọa thường trực đối với toàn khu vực[4].
Hoạt động xây dựng đường nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 20 chạy xuyên qua lõi vườn quốc gia này và cũng gây ra mối đe dọa về môi trường, làm ảnh hưởng đến khu vực sinh sống của nhiều loài động thực vật, hoạt động nổ mìn phá đá làm đường khiến nhiều loài động vật phải di dời khỏi nơi sinh sống[67][68], dù Chính phủ Việt Nam đã có quyết định xây dựng đường Hồ Chí Minh chạy theo tuyến đường 1512A, cũ dọc theo ranh giới phía đông của khu vườn quốc gia này chứ không cắt ngang qua khu vườn này để giảm thiểu ảnh hưởng đến hệ động thực vật cũng như địa hình khu vực[6].
Do công tác quản lý còn yếu kém, những khu vực rừng ở vùng đệm của vườn quốc gia này bị tàn phá nặng nề, nhiều vùng gần như bị chặt trắng, các loài gỗ quý bị khai thác đến cạn kiệt[69]. Hoạt động khai thác và buôn bán gỗ quý từ khu vườn quốc gia này được tổ chức thành hệ thống hoàn chỉnh, ước tính mỗi ngày có khoảng 1 tấn gỗ bị khai thác cho mục đích thương mại, đặc biệt các loại gỗ quý có giá cao như gỗ mun Diospyros spp., Giáng Hương Pterocarpus macrocarpus[35].
Tình trạng săn bắt ồ ạt thú rừng hoang dã trong vườn quốc gia này để bán cho các quán ăn, nhà hàng địa phương rất nghiêm trọng. Động vật hoang dã ở đây bị săn bắt, mua bán, giết thịt do ý thức của người dân kém, các cơ quan có thẩm quyền địa phương làm ngơ, thậm chí một số cán bộ lãnh đạo thôn xã lại là lái buôn động vật hoang dã, có cán bộ công an địa phương làm chủ một nhà hàng thịt rừng chuyên phục vụ các món ăn từ động vật hoang dã được săn bắt từ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng[70]. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hiện không còn có ý nghĩa đối với bảo tồn hổ Panthera tigris, voi Elephas maximus và các loài bò hoang dã[35].
Các giống cá chình quý ở đây là cá chình hoa và cá chình mun cũng bị cư dân địa phương săn bắt ồ ạt phục vụ cho các nhà hàng, quán ăn do mọi người tin rằng ăn thịt các loại cá chình này có tác dụng tráng dương bổ thận [48].
Tháng 5 năm 2012, 3 cây sưa (hay huê, trắc thối) bị lâm tặc chặt và phần lớn đã được đưa ra khỏi vườn quốc gia này, giá bán trên thị trường những cây gỗ sưa bị chặt trái phép này được cho là hàng trăm tỷ đồng. Ba kiểm lâm bị nghi vấn là tiếp tay cho lâm tặc trong vụ khai thác gỗ trái phép này[71].

Công tác quy hoạch khu vực phụ cận

Công tác quy hoạch khu vực phụ cận vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hầu như không được thực hiện bài bản. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng trong khu vực phụ cần này cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Điều này dẫn đến việc cấp sổ đỏ tràn lan cho dân địa phương, hàng loạt ngôi nhà và hàng quán được dân xây dựng một cách tự phát, lộn xộn. Các chủ đầu tư đo thị mới và khu du lịch trong khu vực này cũng đăng ký dự án để chiếm đất và không triển khai dự án. Bản quy hoạch tổng thể và chi tiết với diện tích 200 ha do Trung tâm quy hoạch tỉnh Quảng Bình thực hiện và chưa được phê duyệt được nhiều người đánh giá là không có tầm nhìn tương lai[72][73]. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tuyên bố sẽ thuê tư vấn nước ngoài quy hoạch xây dựng và phát triển du lịch khu vực phụ cận Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng[74].

Hỗ trợ quốc tế


Năm 2005, chính phủ Đức hỗ trợ hơn 12,6 triệu euro cho việc bảo vệ đa dạng sinh học của Phong Nha – Kẻ Bàng[75].
Năm 2007, chính phủ Đức đã ủng hộ cho Việt Nam 1,8 triệu euro để giúp bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện thu nhập cho cư dân ở vùng đệm[76].
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng nhận được tài trợ 132.000 USD cho công tác bảo tồn loài linh trưởng trong vườn quốc gia này cũng như khu vực vùng đệm từ Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI)[77].
Năm 1998, Tổ chức Bảo vệ Động Thực vật Quốc tế (FFI) đã thực hiện dự án đào tạo cho cán bộ quản lý vườn quốc gia này. Ban Phát triển Quốc tế của Anh cũng hỗ trợ vốn cho Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) để thực hiện dự án bảo tồn song hành vườn quốc gia này và khu bảo tồn Hin Namno. Tổ chức FFI cũng nhận được sự tài trợ từ quỹ môi trường và quỹ các loài tiêu biểu thuộc phòng Môi trường, Bộ Nông thôn và Lương thực Anh quốc để thực hiện dự án nâng cao nhận thức bảo tồn cho học sinh địa phương cũng như du khách[35].

Hình ảnh



https://www.youtube.com/embed/V2LjcHNtz8g</a>" frameborder="0" allow="autoplay; encrypted-media" allowfullscreen>

No comments:

Post a Comment