Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 27 September 2018

HOÀNG LONG HẢI * TÔI XIN VÀO TẮM


“Tôi xin vào… tắm”
hoànglonghải 

"Chưa bắt chước chuột, đã lo ỉa bếp". (tục ngữ)
Ở trại “tù cải tạo” nầy có nhiều điều thật buồn cười đến đau xót.
Cả chục gian nhà nằm trong vòng rào thứ nhất. Nhà cầu, nhà xí hay cầu tiêu, hay nhà ỉa, như các nói của Bộ đội”, gọi thế nào cũng được lại nằm trong vòng rào lớn, nhưng lại ngoài vòng rào nhỏ.

Khi đi cầu, anh em ít khi dùng giấy lau đít vì kiếm không ra giấy. Có trường hợp như anh Bùi Thành Trai được quản giáo khen là người “chịu khó nghiên cứu triết học Mác – Lênin” vì anh đã nhờ quản giáo mua một lượt mấy cuốn sách bàn về chủ nghĩa Cộng Sản. Loại nầy giá rẻ lắm. Anh ta có nghiên cứu gì đâu!

Khi quản giáo khen Bùi Thành Trai chịu nghiên cứ chủ nghĩa Mác, cả đám đang đứng trong hàng cười rúc rích. Anh ta cả đời đọc chưa hết trang sách đã ngáy khì khò rồi, nghiên cứu cái gì được!

Bùi Thành Trai mua sách để lấy giấy làm cái việc vệ sinh ấy. Anh em khác không tiền hay tiếc tiền thì mỗi lần đi cầu, xách theo một cái loon sắt hay một cái chai bia lớn đựng nước.

Thấy người ta xách cái chai đi ngang qua, họa sĩ Nguyễn Uyên nói đùa với tôi: “Đi nhậu! Xách bia đi nhậu đấy!” Nói xong, Nguyễn Uyên cười nham nhở, hề hề!

Ra tới cổng hàng rào trong, người tù đứng lại, ở tư thế “nghiêm”, bỏ cái chai xuống đất, cất mũ, ngó lên cái chòi cao, có “chú bộ đội” chưa đầy 20 tuổi, ngồi canh, “vách đốc củ tỏi” trên đó, nói lớn:
– “Báo cáo anh! Tôi đi ngoài.”

Khi còn do “bộ đội quản lý trại giam”, “tù cải tạo” gọi bộ đội bằng anh, dù là sĩ quan cũng vậy. Ở trại do Công an quản lý, không được gọi bằng anh, phải gọi là cán bộ. Cấp chỉ huy thì gọi bằng ban, có nghĩa là ban tham mưu hay ban gì đó, không phải là ban cua hay ban sởi (bệnh sởi).

Gặp “chú bộ đội” dễ tính, chờ anh ta trả lời “đi đi” thì mới đi. Chưa có lệnh đi mà đã đi có thể bị khiển trách, bị mắng, bị đuổi vào hoặc bị dọa bắn… Chỉ dọa thôi chớ chưa bắn lần nào.

Gặp “chú bộ đội Bắc Kỳ” từng “đứng lên đánh đổ bọn cường hào ác bá” thì “chú bộ đội”, chỉ mới là “vệ binh”, chưa vào hẳn “giai cấp thống trị”, đã có thái độ không khác gì với giai cấp đã từng bị đánh đổ, chưa thành chuột đã “bắt chước chuột ỉa bếp”. “Chú bộ đội” bắt bẻ:
– “Đi đâu mà gọi “nà” đi ngoài. Muốn trốn trại hả? Đi ỉa thì báo cáo “nà” đi ỉa. Nhớ không?”

Anh “tù cải tạo” nói “báo cáo nhớ”, cho xong chuyện. Thế là được nghe hai tiếng “đi đi!”

Anh ta đội nón lên đầu, cái chai cầm tay đi ra nhà cầu. Khi đi cầu xong rồi, về gần cổng, cũng phải đứng lại, thế “nghiêm”, bỏ mũ và cái chai không xuống, quay mặt về hướng chòi, nói “báo cáo anh! Tôi vào”.

Chờ “chú bộ đội” bảo “vào đi!” mới được vào. Gặp khi “chú bộ đội đang ngủ gà ngủ gật, không nghe “báo cáo” thì người đi cầu đứng nghiêm chờ cũng… hơi lâu!

Gặp “chú bộ đội” nhiễu sự, nếu báo cáo là “đi ỉa” hoặc đi cầu, “chú” lại bắt bẻ:
– “Ăn nói gì mà bất “nịch” sự thế”. Không được “lói” “nà” đi ỉa. Phải gọi “nà” đi ngoài. Nghe không?”

Thế là trái nghịch với “chú bộ đội” trước, nhưng anh tù cải tạo cũng cứ “báo cáo anh! Tôi nghe!” không cần thắc mắc. Thế cho xong để được đi…ỉa.

Anh bạn Cường của tôi gặp trường hợp khá buồn cười. Tại anh ta đãng trí hay hôm đó bị tào tháo đuổi gấp quá nên khi “báo cáo anh”, anh bạn tôi quên… cất mũ. Vậy là “chú bộ đội” nổi sùng vì cái tội vô lễ không cất mũ. “Chú bộ đội” “giáo dục” sự “vô lễ không cất mũ” bằng cách:
– “Đứng đó, không đi đâu hết!”

Anh bạn tôi đành đứng đó, như trời trồng, mặt mày nhăn nhó, khó chịu, vặn vẹo thân mình. Anh ta chẳng dám đi ra mà cũng chẳng đi vào vì “chú bộ đội” bảo “đứng đó”. Hồi lâu, “bài học tập giáo dục” đứng nghiêm tại chỗ chấm dứt. “Chú bộ đội” nói:
– “Đi đi!”

Anh bạn tôi bèn nói:
– “Báo cáo anh, tôi xin vào đi… tắm.”

Nói xong, không cần “chú bộ đội” nói thêm gì nữa, anh ta ba chân bốn cẳng chạy nhanh ra giếng, mượn gầu của người ta đang múc nước ở đó mà dội ào ào lên người, không cần cởi quần áo.Câu chuyện anh ta xin vào đi… tắm trở thành đề tài cho anh em vui cười, chọc quê. Có lần, Cường bực mình nói:
– “Đ. má nó. Tao hận cái thằng bộ đội nầy suốt đời.”

Không biết về sau, nếu khi Cộng Sản hô hào “Hòa hợp hòa giải”, anh ta có thể quên câu chuyện ỉa… trong quần để hòa hợp với họ được không!?

Nhà cầu nầy mới xây, theo kiểu Tây, nghĩa là chỗ ngồi thì trên cao, phân người rơi vào những cái thùng sắt đặt bên dưới. Hằng ngày, những cái thùng phân ấy được lôi ra, đổ xuống hố, vài ba tuần, có khi phân chưa kịp “hoai” thì đã được moi lên, đem bón rau muống để “làm giàu quê hương, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”.

&

Chúng tôi được chia thành từng đội ở trong các nhà số 2, số 3, số 4, v.v… Nhà 1 đã có người ở trước, tại đây có hai “nhân vật” đặc biệt, một là “Hùng Con”, dân “Bắc Kỳ ri-cư”, như người ta thường đùa với nó, hai là “Quảng Què”, dân Saigon lâu năm, nhân vật nào cũng có thành tích lạ lùng như sau:

Gọi là “Hùng Con” vì anh ta nhỏ tí chút, cở bằng đứa bé 11 hay 12 tuổi, nhưng theo anh ta thì anh đã lớn tuổi.

Có lần anh ta nói:
– “Em cháu mới lấy chồng!”

– “Uở, mầy chừng đó mà có em gái lấy chồng. Sao nó lấy chồng sớm thế?” – Có người hỏi.

– “Không! Cháu lớn rồi, cháu gần 20 tuổi, bởi vì “Mỹ Ngụy” chích thuốc làm cho cháu không lớn để cháu dễ đi vào những chỗ đánh nhau lấy tin cho họ nên cháu mới nhỏ con vậy.” “Hùng Con” giải thích.

Lắm người không tin, mắng nó:
– “Mày nói tằm bậy! Mỹ Ngụy nào mà làm thế. Mày nghe Việt Cộng tuyên truyền đấy! Biết chửa? Người ta thiếu gì phương tiện tình báo.”

“Hùng Con” nói:
– “Thật ra, cháu cũng không biết đâu! Khi “cách mạng” bắt cháu điều tra, họ nói vậy nên cháu tin như vậy!”

Có người nói to, cười:
– “Chết cha rồi! Tin Dziệt Cộng là đời mày tiêu luôn. Mày ở tù là phải.”

“Hùng Con” láu cá nói:
– “Cháu thì tin chút ít nên bị bắt còn mấy chú tin nhiều nên đóng tiền để đi ở tù.”

Thấy nó nói vậy, nhiều anh em bỏ đi. Có người nói: “Thằng láu cá!”
Thật ra thì “Hùng Con” có làm tình báo cho Sư Đoàn Dù. Hồi Mậu Thân, nó khoảng tuổi giống như tuổi người ta đoán bây giờ, được một đơn vị Dù nào đó đang hành quân ở An Phú Đông, nhờ nó đi vào xóm nhà dân, giả làm người chạy nạn để dò xét binh lính Cộng Sản còn núp lén trong đó.

“Hùng Con” “hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc”, được thưởng tiền, được giới thiệu về sư đoàn để tiếp tục công việc do thám ở nhiều nơi khác, giúp cho Dù nhiều trận đuổi Việt Cộng chạy có cờ. “Hùng Con” được phong làm “Hạ Sĩ Danh Dự” và được tướng Dư Quốc Đống nhận làm con nuôi. Đấy là anh ta nói vậy, không biết trúng trật vào đâu nhưng có điều thật là sau ngày 30 tháng Tư, “Hùng Con” bị bọn “Dziệt Cộng nằm vùng” tố cáo. Bộ Đội tới tận nhà bắt “Hùng Con” đem đi điều tra, xong cho vô tù, trại Suối Máu.

“Hùng Con” có một màn biểu diễn rất hay làm mọi người để ý, thích thú.

Tối tối, “Hùng Con” sang các nhà khác chơi, xin một điếu thuốc lào. Thằng bé 11 tuổi hút thuốc lào thành thạo như một dân ghiền điệu nghệ. Nó cầm cái điếu, thổi vào nõ cho tàn thuốc còn sót lại bay ra; xong, hai ngón tay nhỏ của nó xe xe viên thuốc lào cho thật tròn, gọn, đặt vào nõ. Nó lấy ngón tay ém viên thuốc cho chặt, một tay thì cầm đóm lửa đang cháy, một tay từ từ đưa cái điếu lên miệng, đặt ngay ngắn vào giữa hai hàng môi. Nó rít một hơi thật dài. Ngọn lửa bị sức hút kéo vào nõ, đốt cháy hết thuốc trong nõ. Tiếng nước trong điếu kêu lên sọc sọc, giòn giã. Xong, “Hùng Con” đặt điếu xuống, nhẹ nhàng nằm ngữa người xuống chiếu, nhắm mắt lim dim. Có người nói to: “Phê! Phê! Nó phê (1) rồi đó.”

“Hùng Con” vẫn nhắm mắt, miệng nở nụ cười thật tươi. Nhìn nó, ai cũng vui và lần sau, “Hùng Con” chưa kịp xin, người ta đã gọi nó cho thuốc hút. Không chắc người ta thương nó, nhưng người ta muốn xem một hoạt cảnh ngộ nghĩnh. Một thằng bé 11 tuổi hút thuốc điệu nghệ còn hơn cả người lớn, những anh mới tập hút thuốc lào. Người lớn có thể say, có lần té vì đứng dậy khi vừa hút xong. “Hùng Con” thì khác. Kéo xong hơi thuốc lào, bao giờ nó cũng nằm ngã xuống chiếu, nhắm mắt để thưởng thức cái “phê” của thuốc lào.

Khỏi đi “lao động”, hằng ngày “Hùng Con” vui chơi từ nhà nầy qua nhà khác. Đôi khi “Hùng Con” cũng thuật lại những trận đánh ngày trước “Hùng Con” có tham dự, nhất là những trận đánh hồi tết Mậu Thân. Có khi, “Hùng Con” kể: “Dziệt Cộng nằm chết đầy đường, máu chảy lênh láng. Không có chỗ để cháu đặt chân đi qua. Cháu sợ muốn chết, nhưng cháu vẫn đi. Đã có lệnh sai đi thì cháu đi.”

Có lần, một anh chàng tinh nghịch nói:
– “Mầy nói mầy hai mươi tuổi. Mầy nói láo. Để tao coi cu mầy có lông chưa.”

Nói xong, anh ta xông tới. Mọi người cười hô hố, hưởng ứng. “Hùng Con” giận, bỏ đi. Không bao giờ “Hùng Con” trở lại nhà đó vì “mấy chú bất lịch sự.”

Một năm sau, khi tôi rời trại đi nữa thì “Hùng Con” vẫn còn đó.

Có người nói “Không thể giam tù một thằng bé con lâu như thế!” Có người lại nói: “Dziệt Cộng mà lớn bé gì. “Lao động là vinh quang” tuốt, chẳng chừa thằng nào.”

&

Nhân vật thứ hai là “Quảng Què”. Gọi như thế vì anh ta tên Quảng và què một chân. Anh nầy tuy lớn tuổi nhưng không lễ phép như “Hùng Con”. Với ai, “Hùng Con” cũng gọi bằng chú, bằng bác và xưng cháu.
“Quảng Què” chẳng thèm gọi ai bằng anh hoặc bằng ông. Anh ta cứ gọi trổng: “Ê! Xích ra!”, “Ê! Đưa đây!” tùy theo trường hợp. Anh ta làm như mọi người đều có chung một cái tên “Ê”

“Quảng Què” thuộc thành phần thương phế binh, giải ngũ từ trước 1975, khi cái thời “huy hoàng của thương phế binh” được “anh râu kẽm” (2) ủng hộ, xúi bậy đã qua. Tuy nhiên, cái dư âm thương phế binh biểu tình, giành đất, làm nhà, đòi hỏi nọ kia khiến người ta ngán vẫn còn.

Với cái “hào quang” đó, “Quảng Què” trở thành cái bang ở chợ Thái Bình, ngang ngược lắm, ai cũng sợ.
Sau ba mươi tháng Tư, anh ta xoáy đâu đó được một cái ví trong chỉ có ít tiền và một cái “Chứng Chỉ Tại Ngũ” tên là Nguyễn Quảng, cấp bậc đại úy. Họ tên thì trùng với anh ta, nhưng cấp bậc chức vụ thì không. Trước khi bị thương và bị cưa chân, cấp bậc của “Quảng Què” là “binh nhì”, chức vụ là … “khinh binh”. Anh ta nhớ mang máng như vậy.

Mới “đứt phim” (3) được nửa tháng, anh ta đang hành hiệp ở chợ Thái Bình, giựt cái bót của một chị phụ nữ. Chị ta hô hoán lên. Mấy “chú bộ đội” cùng mấy chú “cách mạng ba mươi” (4) bắt “Quảng Què” đem về trụ sở phường.

Cán bộ Dziệt Cộng hỏi:
– “Anh là lính “Ngụy”, có giấy tờ gì không? Nếu thật là lính “Ngụy” sẽ được đưa đi học tập.”

Nghe nói “học tập”, “Quảng Què” nghĩ ngay tới quân trường, chỗ đó anh ta có đi học và học lâu hơn ở nhà trường khi anh ta còn nhỏ.

Ở quân trường thì lính ăn uống cực khổ, ngày nào cũng chỉ có cơm, cá mối, rau muống luộc hoặc canh su, canh cải. Nghe nói người ta học ra sĩ quan ăn uống sướng hơn. KBC Thủ Đức sang hơn nhà hàng. “Bốn người một mâm”. Thịt gà, thịt heo, thịt bò ê hề (5).
Bây giờ “Quảng Què” được đi học tập với sĩ quan. Vì vậy, Quảng Què chìa ngay ra cái “Chứng Chỉ Tại Ngũ” của Đại úy Nguyễn Quảng.

Cầm cái “Chứng Chỉ Tại Ngũ”, cán bộ hỏi:
– “Anh tên là Nguyễn Quảng?”

– “Dạ! phải!”

Cán bộ lại hỏi:
– “Cấp bậc Đại úy?”

Quảng Què cũng ừ luôn để được “đi học” chung với sĩ quan cho được ăn uống sung sướng, đầy đủ, như ở “trường Thủ Đức”. Thế là anh ta bị đưa vào trại Suối Máu. Vô tới đây thì Quảng Què mới biết mình đi ở tù.

Tù Dziệt Cộng thì khổ sở không thể nào kể xiết. Vậy là “Quảng Què” có ba, bốn mối hận: Hận ông trời bắt anh ta què, hận chế độ cũ bắt anh ta đi lính, hận dân chúng hô hoán khiến bộ đội đến bắt anh ta đi tù, hận “cách mạng” đã bỏ tù anh.

Anh ta kêu oan rằng anh chỉ là binh nhì, không biết tại sao người ta ghi anh là đại úy. Bộ đội ghi nhận, nhưng cho rằng anh khai dối với “cách mạng”. Tội khai gian là tội lớn nhưng cũng hứa sẽ giải quyết.

“Sẽ” có nghĩa là việc chỉ có thể xảy ra ở “thì tương lai”, còn khi nào thì chưa “cụ thể”. Hai năm rồi mà “thì tương lai” vẫn chưa tới.

Tuy vậy, anh ta cũng được “cách mạng” chiếu cố.

Trước hết là kêu anh ta lên văn phòng làm việc, khơi sâu mặc cảm giữa sĩ quan và binh lính để giao cho “Quảng Què” công tác theo dõi những phần tử phản động, phát biểu linh tinh, âm mưu trốn trại, v.v… “Cách mạng” sẽ khoan hồng cứu xét, sớm cho về sum họp với gia đình. Không biết “Quảng Què” có thực hiện công tác gì không nhưng lời hứa thì coi như hứa… chùa. Hai năm rồi, chưa thấy gì.

Buổi chiều, dãy nhà bếp chỉ còn lại vài ba anh em lui cui hâm nấu món ăn gì đó trên những cục than đang tàn dần trong bếp, “Quảng Què”, tay cầm nạng, tay cầm gầu nước, không nói một lời báo động cho ai, tạt nước vào bếp cho lửa tắt hẳn, bỏ ghét những người có đồ ăn đem nấu nướng. Nước tạt vào tro than nóng kêu xè một tiếng lớn, bụi bay lên mù mịt. Có người bỏ đi, cũng có người cự nự. “Quảng Què” không những thấy mình sai còn chưởi thề, nói năng thô lổ. Thấy thái độ “Quảng Què” như vậy, người ta cũng đành thôi. Người ta biết “Quảng Què” chẳng biết phù thịnh phù suy gì chi rắc rối.

Những người chung trại với anh ta bây giờ là ngang hàng với cấp chỉ huy của anh ta ngày xưa. Ngày đó, anh sợ họ khiển trách, phạt tạ, v.v… Bây giờ họ sa cơ thất thế, anh ta làm vậy cho bỏ ghét. Chỉ là bỏ ghét! Cái ghét đó được “đường lối và chính sách” của “cách mạng” “bồi dưỡng” thêm cho thật sâu sắc và triệt để..

&

Lần thăm nuôi đầu tiên, “Quảng Què” cũng gởi thư về cho vợ, bảo lên thăm và tiếp tế lương thực cho anh ta. Vợ anh ta ở Saigon, trại Suối Máu ở Biên Hòa nên đường đi thăm gần, xe đò cũng tiện.

Bộ đội đặt một cái bàn ngay cổng nhà thăm nuôi, có khối trưởng hay đại diện khối ngồi bên cạnh để giúp dò tên “cải tạo viên” được thăm.

Khi vợ “Quảng Què” đến thăm, bộ đội hỏi:
– “Chị thăm ai?”

– “Dạ, tui thăm anh Quảng.”

Anh bộ đội dò tên trong danh sách, lại hỏi:
– “Chồng chị là anh Nguyễn Quảng có phải không?”

Vợ Quảng Què xác nhận:
– “Dạ phải! Chồng tui là Nguyễn Quảng.”

“Chú bộ đội” lại hỏi:
– “Anh Nguyễn Quảng là Đại úy phải không?”

– “Không! Chồng tui là Binh Nhì.”

“Chú bộ đội” xác nhận:
– “Ở đây không có anh Nguyễn Quảng nào là Binh Nhì. Chỉ có anh Nguyễn Quảng Đại úy.”

Vốn quê mùa, vợ “Quảng Què” thật thà nói:
– “Chắc là anh Quảng đi học tập lâu ngày, nay lên Đại úy!”

Dĩ nhiên, “chú bộ đội” không tin như vợ “Quảng Què”, hồi lâu mới tìm ra anh khai gian cấp bậc, cố “xác minh” một lần nữa:
– “Có phải chồng chị bị què phải không?”

Chị vợ nhanh nhẩu:
– “Dạ đúng! Đúng chồng tui què một chân.”
Nhờ “xác minh” cái chân què đó, chị vợ được vào khu thăm nuôi.

Mới thấy vợ, “Quảng Què” tức giận:
– “Mày ở nhà lấy thằng nào mà bụng mầy to vậy?”

Chị vợ ra dấu biểu chồng im. “Quảng Què” tức tối chống nạng quày quả đi vào, không cần thăm. Chị vợ chạy theo nói nhỏ:
-“Không phài có bầu anh ơi! Mì! Mì gói!”

Té ra vì “bộ đội” không cho gia đình tiếp tế mì gói, sợ trốn trại, nên khi viết thư gởi về nhà, người viết thư giúp khéo léo báo cho vợ “Quảng Què” biết là “Quảng Què” cần có mì gói nhưng phải kín không cho bộ đội thấy. Vợ “Quảng Què” lanh trí lận hai chục gói mì vào bụng, làm như người có bầu.

Việc “học tập lâu ngày lên Đại úy” và vợ “Quảng Què” có bầu trở thành câu chuyện vui của nhiều người.

“Quảng Què” không được thăm nuôi nhiều vì vợ anh ta nghèo. Mỗi lần đi thăm, vợ “Quảng Què” tiếp tế cho chồng cũng ít ỏi. Vừa thiếu ăn, vừa tức tối và ganh tị vì những người khác được thăm nuôi nhiều đồ ăn, lại quen thói chôm chỉa từ trước, nên bây giờ “Quảng Què” “hành hiệp” ngay trong trại giam.

Ban đầu thì người ta không biết, sau tìm ra thủ phạm. Quản giáo bắt “Quảng Què” làm tờ kiểm điểm, nhưng cái chứng tật “Quảng Què” đã quen, nên anh ta cứ bị anh em bắt tội ăn cắp nhiều lần. Cuối cùng, trong một buổi lên lớp toàn trại 4, trong phần khen thưởng, vài cá nhân, vài tổ được bộ đội khen “học tập tốt, lao động tốt”, riêng “Quảng Què” thì bị “cảnh cáo trước toàn trại”.

Anh ta bị gọi lên trình diện trước anh em, ông Đại úy Chính trị viên đọc lệnh như sau:
“Nay cảnh cáo có ghi hồ sơ học tập anh Nguyễn Quảng, cấp bậc: Đại úy, chức vụ: Khinh binh…”

Cả trại cùng cười về mục cấp bậc và chức vụ trái khoáy như vậy.

Thời gian một năm ở tù tại Suối Máu, chúng tôi chỉ được thăm nuôi một lần. Nhà tôi và 6 đứa con đều được gặp nhau ở khu vực dành cho tù cải tạo và gia đình, cùng với tất cả tù cải tạo T4. Các ngày khác thì dành cho các T1, T2, T3… Hôm T2 được thăm, đội tôi đi tưới rau phía ngoài bờ suối.
Khi ra tới cổng, thấy thân nhân vào cổng đông lắm. Có người đi xe hơi lên thăm tù.

“Chương Rồng” hỏi:
– “Ai mà giờ nầy còn đi xe hơi, sang vậy?”

Có người giải thích:
– “Bà Nga, vợ ông Trung Tá Lê Ngọc Trụ. Ông Trụ chết trong vụ trực thăng Mỹ “bắn lầm” ở trường Phước Đức trong Chợ Lớn, nay bà lấy một ông Đại úy đang ở T2.”

Tôi nhớ cô nầy, là em vợ ông Nguyễn Đôn Dương, chủ nhà sách Gia Long ở Huế. Khi còn đi học, tôi hay tới nhà sách nầy, gặp em ông Dương là Nguyễn Đôn Hà, bạn học, sau nầy cùng binh chủng Thiết Giáp. Nghe nói ông Trụ thuộc phe ông Kỳ. Khi ông Kỳ làm Thủ Tướng, ông Trụ làm Cảnh Sát Trưởng quận 5. Trong chế độ cũ, làm Cảnh Sát Trưởng ở một quận toàn “chú Ba xì thẩu”, vợ đi xe hơi thì có gì lạ mà phải hỏi!

hoànglonghải
(trich trong Vết Nám (12))

(1) Nói tắt chữ effet, có hiệu quả, kết quả, tiếng Pháp.
(2) “Anh râu kẽm” hay “tướng râu kẽm” là tiếng báo chí hồi 1964, 65 dùng để gọi Nguyễn Cao Kỳ. Khoảng năm 1970, 71 vì mất ăn Kỳ dùng thương phế binh để phá Thiệu.
(3) Đứt phim, tiếng lóng, để gọi ngày 30 tháng Tư.
(4) “Cách mạng ba mươi”, tiếng lóng để gọi những người mới theo Cộng Sản sau khi đứt phim.
(5) KBC của trường Bộ Binh Thủ Đức là 4.100. Bốn ngàn một trăm, đọc trại để đùa là “Bốn người một mâm”



ĐÔNG ĐOÀN * ĐỜI TÔI KHÔNG CÒN GÍ



Đời Tôi Không Còn Gì

Đông Đoàn

 ° Bài viết này, xin được coi như một nén hương dâng lên cầu xin cho linh hồn chồng và con gái tôi được yên nghỉ trong Chúa.
Tiếng trẻ con la thất thanh làm tôi giật mình tỉnh giấc, thì ra đó là một đoạn trong cuốn phim ma chồng tôi đang xem. Những cảnh trong cuốn phim làm tôi nhớ lại tất cả những gì hãi hùng đã xảy ra trong chuyến vượt biển đó. Cho dù thời gian qua đã lâu, xong tôi không thể nguôi ngoai được. Nỗi niềm đau đớn này tôi không biết tỏ cùng ai nhất là với người chồng hiện tại - Vì người chồng và đứa con gái trước đó của tôi đã chết và mất tích kể từ ngày kinh hoàng đó.

Con thuyền nhỏ bé rời bến Vũng Tàu được hơn một ngày, mọi người thở phào nhẹ nhõm vì nghĩ mình đã thoát nạn. Một số lên boong tầu thở không khí trong lành của biển cả sau bao ngày chui rúc ở dưới khoang chật chội và hôi hám. Con tầu cứ lầm lũi tiến thẳng trong đêm. Ngày hôm sau trời quang đãng, bỗng trở nên u ám. Gió ngày càng thổi mạnh. Rồi những giọt mưa quất ồ ạt xuống mui tầu. Về chiều, gió thổi càng mạnh hơn, con tầu lắc lư muốn bể ra từng mảnh. Trong khoang tầu, tiếng đàn bà, trẻ con la khóc, tiếng người nôn oẹ, tiếng cầu kinh...

Mọi âm thanh hỗ tạp đó càng làm tăng thêm sự sợ hãi cho mọi người. Tôi cùng chồng và hai đứa con ngồi ở một góc tầu, hai đứa tay làm dấu thánh và cất giọng đọc bài kinh sám hối. Con tầu vặn mình trong cơn bão, tiếng cọt kẹt của những miếng ván tôi tưởng chừng như chúng vỡ đến nơi. Ở trên buồng lái, người tài công cố ghìm bánh lái đưa con tầu thoát cơn bão. Mặt trời ló rạng cũng là lúc cơn bão đã qua. Mọi người bơ phờ, mệt mỏi nhưng mừng rỡ vì vừa thoát chết. Con tầu tả tơi rùng mình băng tới trước.

Qua ngày thứ ba trên biển khoảng chừng bốn giờ chiều bỗng có tiếng la: " Có tầu phía trước ". Mọi người mừng rỡ leo lên boong tầu, họ cầm tất cả những thứ gì có thể cầm được, quơ lấy quơ để hy vọng chiếc tầu kia nhìn thấy họ và quả thật, chiếc tầu đã nhìn thấy họ. Nó từ từ tiến lại gần chiếc tầu vượt biên nhỏ bé. Khi hai chiếc kề nhau mọi người mới tá hỏa thấy hai ba tên cầm sùng nhảy qua tầu họ. Chúng nói điều gì không ai hiểu, bỗng một tên trong họ cất tiếng, hắn nói tiếng Việt Nam bập bẹ: " Bọn tao là cướp biển, bỏ hết vàng bạc ra, chống cự sẽ bị giết ". Sau đó cả bọn hơn mười tên ào tới lục soát tất cả mọi người, mọi nơi. Một lát sau không còn gì để lấy, chúng gom lại và xì xào điều gì đó với nhau, tên chỉ huy ra lệnh cho bọn chúng đem tất cả đàn bà, con gái sang bên tầu của chúng. Còn đàn ông, chúng gôm tất cả lại một góc ở trên boong.

 Tôi cũng là nạn nhân bị đem qua tầu hải tặc. Khi tên hải tặc cầm tay tôi lôi mạnh bắt đi theo hắn, tôi giật lại, cố ôm ghì đứa con trai mới hơn mười tháng tuổi trong đôi tay yếu ớt của mình. Giằng co một hồi thấy không thể kéo một mình tôi hắn đành đẩy tôi đi với cả đứa trẻ. Khi qua tới tầu bọn hải tặc, tôi thấy khoảng mười cô gái, không nói không rằng, cả bọn quẳng súng ống, giáo mác vồ lấy các cô, cô nào chống cự, chúng đánh không thương tiếc. Các cô gào khóc kêu cha mẹ cứu mình, chồng con cứu mình, còn tôi dùng hết sức mình đạp mạnh vào hạ bộ của tên hải tặc nãy giờ cố đè lên mình tôi. Hắn nhăn nhó đấm thẳng vào mặt tôi, đau đớn tôi ngã vật xuống sàn tầu. Tên này xé toạc tất cả quần áo tôi và tiếp tục hành động thú vật của hắn trong tiếng cười điên loạn. Tôi cố ngước nhìn đứa con trai nãy giờ bị vất nằm trên sàn tầu.

Tôi tự nhủ phải cố sống vì con, tôi gồng mình chịu đựng. Sau khi tên này xong việc, hắn ra hiệu cho tên khác chạy đến. Hắn như con thú đói mồi, lao lên mình tôi, hắn vừa hãm hiếp vừa đánh tôi. Quá đau đớn tôi gọi tên chồng tôi, tôi gào tên con tôi. Chồng tôi đứng bên kia tầu, anh thấy tôi như vậy, anh vùng mạnh đôi tay chạy qua để cứu tôi. Một tên trong bọn chúng rút phăng cây mã tấu chém một nhát ngang cổ anh. Máu tuôn xối xả, anh ngã vật xuống tắt thở trong khi đôi mắt trợn trừng căm hận. Sau đó tên này đẩy xác anh xuống biển. Nằm bên này thấy rõ cảnh đó, tôi ngất đi, sau khi tỉnh lại. Tôi thấy mình và các cô gái khác nằm ở dười gầm tầu. Không biết bao lâu, chúng lại lùa chúng tôi lên để thay nhau hãm hiếp tiếp. Không biết bao lần tôi bị đẩy lên boong như vậy. Tôi muốn cắn lưỡi để tự tử, song nhìn lại đứa con nhỏ của mình tôi đành cắn răng cố sống vì con.

 Có thể đó cũng là động lực giúp tôi sống đến ngày hôm nay Ngày qua ngày, bọn hải tặc vẫn tiếp tục hành động bẩn thỉu của chúng. Sau khi chán chê, chúng thả chúng tôi lên một hòn đảo và may mắn thay, vài ngày sau cảnh sát tuần duyên Mã Lai phát hiện và đưa chúng tôi vào bệnh viện. Nhìn lịch, tôi đã thấy hơn nửa tháng từ khi tôi rời Việt Nam. Sau khi lành bệnh, họ đưa chúng tôi vào trại tập trung với những thuyền nhân đã tới trước. Thời gian này tôi cố dò hỏi về chiếc thuyền của chồng và con gái tôi ở trên đó nhưng không ai biết cả.

Sau này tôi được một người cho biết chiếc tầu của chồng tôi đã bị bọn hải tặc đâm thủng cho chìm hòng giết người để bịt miệng. Tôi ở đảo được khoảng tám tháng. Sau khi phái đoàn phỏng vấn, tôi được cho đi định cư tại Mỹ - đến miền đất lạ, tôi không bà con, anh em, người bảo trợ cho gia đình tôi lại là người Mỹ - hai phong tục, hai ngôn ngữ khác nhau nên cuối cùng tôi lại trở nên đơn độc. Sau khi ở chung khoảng vài tháng tôi dọn ra thuê phòng ở khu chung cư có người Việt Nam, tôi mong được nghe tiếng mẹ đẻ nơi đất khách quê người - Tôi thầm cảm ơn trời, đã cho tôi đến được miền đất hứa. Nhưng mọi việc không suông sẻ như tôi nghĩ.

Hằng đêm mỗi khi tôi nhắm mắt thì hình ảnh những tên hải tặc hiện đến, rồi hình ảnh chồng tôi với cái cổ đầy máu và đôi mắt trợn trừng lại về, tôi không thể dỗ giấc ngủ, không một ai chia sẻ nỗi buồn này, rồi tôi ngã bệnh cả tháng trời. Cuối cùng tôi cố trỗi dậy và tự nhủ phải làm một công việc gì để quên đi và để lo cho con trai tôi. Tôi gởi con rồi lao vào công việc để quên đi hết nỗi bất hạnh ập xuống đời tôi. Hết rửa chén bát đến nhặt rau nhà hàng...Ngày qua ngày, mỗi khi tôi đón con thì thằng bé đã ngủ say. Tôi hôn lên trán con mà nước mắt tuôn rơi.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, hết thu sang rồi đông đến. Thấm thoát tôi đã ở Mỹ được 16 năm rồi. Một ngày khi nỗi buồn nguôi ngoai, tôi bước thêm bước nữa. Người chồng này sống với tôi cho đến ngày hôm nay. Tuy vậy tôi chỉ cho anh biết tôi đi vượt biên và chồng cùng con gái đã chết trên biển - Tôi rất sợ nếu nói lên sự thật sẽ làm anh ghê tởm tôi và sẽ mất đi chỗ dựa cuối cùng này. Nhưng tạo hóa trớ trêu lại giáng tai họa xuống đời tôi một lần nữa.

Một hôm đang làm việc, bỗng xếp của tôi gọi lên văn phòng và nói cho biết cảnh sát vừa gọi điện thoại cho biết con tôi theo đám bạn nhậu say rồi bắn lộn gây chết người. Hiện nó đang bị giam tại trại giam thành phố. Tôi thấy mọi thứ như sụp xuống đầu tôi. Đứng chết lặng một hồi, tôi cố lê đôi chân về nhà sắp sếp vài thứ rồi vội vã vào nhà lao thăm con. Khi tôi và chồng tôi tới nơi, mẹ con ôm nhau khóc, chồng tôi sau khi hỏi han, căn dặn con tôi vài thứ anh ra ngoài để mẹ con tôi tiện việc nói chuyện.

Nhìn sâu vào mắt con, tôi dùng hết sức mình hỏi nó:"Tại sao con lại làm như vậy?" Tôi muốn hỏi nó thật nhiều và thật rõ nguyên căn sự việc, song chỉ nói tới câu sao con làm như vậy là nước mắt tôi tuôn tràn, cổ họng tôi không thể nói thêm được. Thằng bé bây giờ đã ra vẻ đàn ông trả lời: "Tất cả tại mẹ, mẹ lo công việc suốt cả ngày. Tháng này qua tháng khác, con lớn lên không cha, không mẹ bên cạnh. Khi con gặp khó khăn trong cuộc sống, con không biết hỏi ai, không biết bày tỏ với ai con đành phải đi tìm bạn bè và kết quả như ngày hôm nay, con không ân hận gì hết ". Nghe con nói lòng tôi tan nát, tất cả hết rồi, đời tôi không còn gì nữa. Tôi gục xuống tất cả cho định mệnh. Ghi chú: " Câu chuyện này là sự thật 100%, nhưng vì để giữ hạnh phúc cho gia đình sau này, Người viết bài đành phải dấu tên họ. Nên xin quý vị đừng ngạc nhiên khi người kể chuyện là đàn bà mà người ký tên là đàn ông. Xin cảm ơn." Atlanta 1/5/03 ::: Đông Đoàn:::


NGUYỄN XUÂN HƯNG * ĐUỔI KỊP MÔNG CỔ ?



ĐUỔI KỊP MÔNG CỔ ? 
Nguyễn Xuân Hưng
1. Tôi hỏi 100 người, thì đến 97 người bảo: Mông Cổ ấy à? nghèo lắm hả?
Sai. Khái niệm về một nước Mông Cổ nghèo khó đã ngự trị trong đầu óc dân Việt Nam từ xa xưa, từ cái thời cùng phe XHCN. Nhà văn Tô Đức Chiêu bảo tôi rằng :

"Tao đã đi Mỹ, Ai Cập, Ả rập xê út, Nga và Đông Âu, không kể châu Á như Tàu, Thái... Tức là gần hết thế giới, nhưng khi đi Mông Cổ, mới thấy mình khám phá ra một thế giới mới, nếu có dịp, tao đi 2 -3 lần nữa".
Tôi thấy thế nên cũng đã theo, đi Mông Cổ một chuyến.

Mở ngoặc ngay là, khi anh (du lịch) đến đâu, anh phải tự vấn ta đến đấy để làm gì, muốn biết gì. Nói chung là nên đi phượt. Tôi có bài học kinh nghiệm về việc này, có 1 cậu trẻ đi cùng đến thảo nguyên Mông Cổ, cậu thốt lên chán nản: Ơ, đâu cũng như đâu, mênh mông cả, chả thấy cái gì. Vấn đề là cái gì?

Sau chuyến đi Mông Cổ, tôi rút ra kết luận, 30 năm nữa (hoặc hơn) không biết Việt Nam mình có đuổi kịp Mông Cổ hay không?
Mông Cổ diện tích gấp hơn 6 lần nước Việt Nam, dân số hơn 3 triệu người (bằng 1/2 Hà Nội). Mà 1/2 dân số ở thủ đô Ulan Bato. Hãy tưởng tượng hơn 1 triệu người ở rải rác trên lãnh thổ gấp 6 lần Việt Nam.


Mông Cổ có đặc biệt là có biên giới với Nga và Trung Quốc. Họ bị kẹp giữa 2 nước lớn, nên phải chọn 1, lịch sử đã chứng tỏ họ chọn đúng, chọn nước Nga để tránh nước Tàu kẻ thù. Chính chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch khuất phục trước chính phủ Stalin, mà công nhận Mông Cổ độc lập. Chuyện này chính phủ Mao cay cú ra mặt, công khai gọi Mông Cổ là Ngoại Mông, còn phần lãnh thổ Mông Cổ bị mất từ thời Nguyên triều, thì TQ gọi là Nội Mông (họ vẫn nhận đó là nước họ). Cấp độ cay cú ăn thua và nhòm ngó còn hơn một bậc so với Việt. Người TQ chưa gọi Quảng Đông là Nội Việt, mặc dù vẫn dùng từ Việt gọi Quảng, Việt ngữ là tiếng Quảng, họ chưa gọi Việt Nam là Ngoại Việt. Nói thế để biết mức độ nguy hiểm chênh vênh của con ngựa Mông Cổ trước con sói Trung Quốc.

Ở Mông Cổ, tôi được nghe câu chuyện tiếu lâm.
Một người Mông Cổ gặp một người Nhật. Người Nhật cám ơn người Mông, vì bài học của Nguyên triều, nên nước Nhật quyết định không chiếm Trung Quốc nữa. Nếu chiếm nó, có lẽ nước Nhật đã thành Trung Quốc rồi. Đó là một câu chuyện tiếu lâm cay đắng mà không thể cười.

Ân oán giang hồ với người Tàu thì rất nhiều. Chỉ kể 1 chuyện. Các công ty xây dựng ở Ulan Bato, và nói chung các công ty khác cần nhân công, thì đều thuê nhân công TQ, vì người TQ sinh sôi như cỏ dại, ở đâu họ cũng mò đến. Nên các công ty có quy định, chỉ được thuê dưới 6 tháng, mà trong 1 năm không được thuê quá 1 lần. Nên người Tàu được thuê làm phải đi về TQ ngay sau khi hết hạn visa. Cảnh sát Ulan Bato rất dễ dãi với người Việt sinh sống ở thủ đô của họ, hình như có 7000 người, nhưng riêng người TQ thì phải thống kê rất cụ thể. Người bạn Mông Cổ nói với tôi: “Việc lớn nhất của cảnh sát là đuổi người Trung Quốc hết hạn cư trú”.


Đúng vậy, do đó họ không có tình trạng kẹt xe, không có tệ nạn nhiều, việc chính là không để lọt một “cái trứng tu hú”.
Chuyện này 30 hay 50 năm nữa, Việt Nam cóc làm được, mà cũng chả thể làm.

2. Nhìn trên phim ảnh, thấy thảo nguyên là những dải đất trùng điệp, cây cỏ lưa thưa, nếu chỉ có thế là chưa biết gì về thảo nguyên Mông Cổ cả. Hồi tôi đi tầm tháng 7 dương lịch, là tháng đã hết cỏ rậm. Cỏ rậm thì đến ống chân, đến đầu gối, còn khi chuẩn bị vào đông, cỏ bị đám gia súc gặm gần hết. Chỉ còn cỏ thấp và cỏ tái sinh.
 Nói từ "cỏ" với người Việt, cũng không ổn. Cỏ của Việt Nam là thứ chả để làm gì. Điều này lỗi ở các nhà làm ngôn ngữ khoa học, địa lý. Đáng lý nên dùng từ "thảo mộc thân mềm" hay cái gì đó khác với "cỏ". Cúi nhìn xuống, hàng trăm hàng nghìn loài cây gọi là cỏ rất khác nhau, riêng hình lá cũng thiên hình vạn trạng. Nếu vò vài cái lá rồi đưa lên mũi, sẽ thấy nhiều mùi vị rất khác. 
Mùi thơm thoang thoảng, mùi hắc, mùi nồng... Thực sự đó là một thế giới cây thuốc và loại cây như rau thơm ở VN, chứ không phải cây cỏ thông thường. Gia súc Mông Cổ từ hàng nghìn năm nay ăn thứ cỏ đó. Sau khi đi thảo nguyên, tôi mới lý giải được việc ở Mông Cổ, người ta ăn rất ít rau, ăn rất nhiều thịt, ngay cả người Việt ở xứ ăn rau, đến Mông Cổ ăn toàn thịt, mà tiêu hóa bình thường, không bị táo bón. Bởi vì lũ gia súc ăn thứ cỏ thiên nhiên hoang dã bổ béo thơm lừng như hàng nghìn năm nay nó vẫn ăn. Không như gia súc ở nơi nuôi công nghiệp.

Mông Cổ ngày nay vẫn du mục và người ta tự hào vì nếp sống du mục này. Ông Chủ tịch Hội Hữu nghị Mông -Việt nói tiếng Việt sõi như người Việt, bảo tôi, rất may là thảm họa tập thể hóa, định canh định cư xảy ra rất nhanh, rồi thảo nguyên lại có sức sống quay lại nếp xưa.
Nếu ai đã đọc Tô-tem sói, của một nhà văn Trung Quốc (quyển này vang dội một thời trên văn đàn TQ) thì biết thảo nguyên Nội Mông đã bị tàn phá kinh khủng như thế nào.

Họ (hững người TQ theo Mao) dồn hết dân du mục vào các hợp tác, triệt phá cách sinh hoạt truyền thống. Họ mang hàng sư đoàn lính tới bắn sói. Sói là con vật thiêng của người Nội Mông, khi người chết, người ta kéo xác cha mẹ để ra một chỗ cho sói ăn. Người TQ Mao-ít bắn sói, thế là thỏ làm giặc, lại phải giết thỏ, lạc vào cái vòng quẩn. Họ còn đưa người Hán đến sinh sống, khiến thảo nguyên Nội Mông gần như bị tiêu diệt. Trong quyển sách ấy, tác giả cũng nói, nhìn sang Ngoại Mông xanh tươi mà tiếc...

Nhìn thảo nguyên thì mênh mông, nhưng hoang dã hàng trăm thứ thú hoang vẫn ngày đêm sinh sống, tuân thủ cân bằng sinh thái của nó. Người Mông Cổ ngày nay có xe ô tô tải, có điện thoại di động, kéo theo cái nhà, và đàn gia súc, đi lang bạt trên thảo nguyên theo nhu cầu của gia súc. Thảo nguyên mênh mông, mình nhìn đâu cũng như đâu, nhưng chúng tôi đã được một chú bé 12 tuổi đưa từ thị trấn, đi xuyên 25 km đến đúng chỗ lều của bố mẹ chú bé. 
Hôm đi thảo nguyên, chúng tôi được đón tiếp Chủ tịch huyện đến chơi, cũng vì biết có khách Việt. Ông nói huyện ông có gần 80 hộ, diện tích huyện, khi đó làm phép so sánh, gần bằng tỉnh Hưng Yên cộng với Thái Bình. Chủ tịch huyện biết cả 80 hộ luôn. Quy định của họ chăn thả không giới hạn, nên có lúc có hộ gia đình chăn thả ở huyện khác (miễn là đăng ký vẫn ở huyện này). Chủ tịch người Đảng Dân chủ, alo gọi đồng chí Bí thư huyện ủy Đảng Nhân dân (đảng cộng sản cũ) thì đồng chí đang chăn ngựa, bèn cưỡi ngựa về. Bí thư huyện ủy đảng nào cũng làm nông dân cả và chả chức vụ gì, cười hề hề đúng là ông chăn ngựa.

Riêng chuyện này, 50 năm nữa Việt Nam có theo kịp không?

3. Người Mông Cổ có một niềm hãnh diện đã mất, đó là đã từng bá chủ thế giới, và còn một niềm kiêu hãnh vẫn còn, đó là sữa ngựa.

Thế giới văn minh và ở các nước phát triển có chỉ tiêu bao nhiêu lít sữa bò cho đầu người, thứ sữa đó người Mông Cổ chỉ làm lương khô, làm nguyên liệu chế biến, vì họ uống sữa ngựa. Hình như chỉ Mông Cổ dùng sữa ngựa làm thực phẩm chính yếu. Nó là nguồn gốc sức mạnh của các chiến binh từ xưa, và khiến người MC cao lớn.

Ngựa là gia súc chủ yếu ở thảo nguyên. Một hộ thường có vài trăm đến vài ngàn ngựa, thêm cừu và dê. Bao giờ cừu cũng đi kèm dê. Mùa đông cừu nằm trên giữ ấm cho dê moi cỏ chia nhau. Không có cừu dê chết rét, không có dê cừu chết đói. Kiểu chăn thả thiên nhiên ấy khác xa nông trại hiện đại. Kiểu vắt sữa ngựa cũng khác vắt sữa bò. Vì khi vắt sữa, luôn luôn có con ngựa con đứng cạnh. Người MC tôn thờ ngựa vì cả đức tính này, không buông tuồng vô cảm như bò, cứ vắt là ra sữa bất kể thế nào. Sữa ngựa làm bia, làm thức uống, nên con ngựa là đầu cơ nghiệp. Bò chỉ là loại thêm. Bò MC lông dài như voi mamut. Bây giờ cũng thoái giống, người MC buồn vì bò lông ngắn, còn gì là bò nữa.

Gia súc nuôi, thịt là thứ phẩm. Chính phẩm là lấy lông và da. Len MC đắt kinh khủng. Hình như hàng lông da là chủ lực xuất khẩu.
Cái lều Mông Cổ thật sự là một thứ thú vị. Cứ nói "lều" thì khó hình dung, đến mới thấy đó là cái biệt thự giữa thảo nguyên. Bây giờ lều có nhiều loại, từ 300 đến 30.000 đô Mỹ. Người TQ quá khôn, họ làm lều bán cho người Mông Cổ.

Trong cái lều Mông, tài nhất là cái bếp ở chính tâm nhà, tâm vòng tròn. Chất đốt bằng phân gia súc, thông hơi làm nhiệm vụ trụ chống giữa. Vào lều không nhận ra có bếp.

Người nông dân du mục cũng có vấn đề nan giải, đó là sinh ra và nuôi dạy trẻ. Du mục xa trung tâm thị trấn, nên nếu đẻ bất thường thì cấp cứu rất khó. Khi con 6 tuổi, phải cho nó đi học, thì nhà mất 1 người thường là mẹ hay chị lớn phải đưa lên thị trấn làm 1 cái lều ở nuôi con 1-2 năm mới yên tâm gửi con học nội trú. Ở các thị trấn thị tứ cứ thấy các cụm lều, đó là những người đi nuôi con học. Vì vậy, mà nhà nghèo hoặc quan điểm cũ chỉ cần đọc chữ, trẻ thất học.

Hình như chính việc hiếm người mà du mục có truyền thống quý người. Phụ nữ đẻ con là quý, con ai không quan trọng. Mấy ông Mông Cổ bảo, cộng đồng du mục có lệ, khách quý cao tuổi thì chủ nhà mời đầu dê. Thịt con dê, cái đầu là quý nhất. Còn khách trẻ và trung niên thì chủ nhà bảo con gái sưởi ấm cả đêm. Tôi không ở qua đêm ở thảo nguyên, nhưng nghe kể lại, các nhà văn Trần Nhương, Tô Đức Chiêu, Thúy Toàn có ngủ đêm thảo nguyên và được coi là khách quý trung niên. Vấn đề là các bác ấy có chịu đựng được mùi mồ hôi người ăn thịt cừu, uống sữa ngựa và 3 tuần mới tắm không thôi.


Người MC rất có ý thức giữ gìn môi trường thảo nguyên. Tôi khá ngạc nhiên. Mọi người picnic thu dọn rác tống lên xe về bãi rác ngoại ô vứt. Họ nói tivi có nhiệm vụ quan trọng nhất là tuyên truyền giữ sạch thảo nguyên. Và việc này chỉ có từ khi cách mạng dân chủ đa đảng. Người lái xe dẫn chúng tôi mặc dù xe chật, kiên quyết mang bao tải rác trên xe để về đến bãi rác ngoại ô.

Ở Ulan Bator, anh là công chức, lập tức được cấp 0,99 ha ở ngoại ô làm nhà nghỉ. Cuối tuần, chiều thứ 6, lũ lượt xe rời thủ đô ra ngoại ô. Thứ 7, Chủ nhật thủ đô vắng thênh thang. Tối CN, lại rồng rắn về thành phố. Nếu không phát động giữ thảo nguyên thì chả mấy chốc thảo nguyên nghìn đời thành bãi rác. Và họ đã làm được rất tốt. Tương tự thảo nguyên của họ là rừng là biển của người Việt, than ôi, chúng ta đã cư xử như là tự phá hủy cơ thể!

Đuổi kịp Mông Cổ ư?
Không bao giờ!

Monday, August 28, 2017


KHẢ NĂNG SINH TỒN

KHẢ NĂNG SINH TỒN

Nhờ sức sống mãnh liệt, cây cối hay thực vật nói chung có thể vượt qua những điều kiện khắc nghiệt nhất để tồn tại và phát triển.


Cây cối đã có mặt trên Trái Đất này được khoảng 370 triệu năm. Vì vậy, sức chịu đựng của cây cối (tất nhiên) cũng dai dẳng hơn bất kỳ loài sinh vật nào trên hành tinh này.


Chúng có thể phát triển tốt trong những hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. Đó cũng là cách lý giải lý do tại sao thế giới của chúng mình có tận 3 nghìn tỷ loài cây trưởng thành. Những sinh vật xanh này chịu trách nhiệm bao phủ 30% bề mặt Trái Đất. Từ cột điện, cột nhà, góc sân... đến những nơi mà chỉ cần nghĩ tới thôi là con người cảm thấy ngán ngẩm, ít nhiều thì mọi nơi trên trái đất đều có bóng dáng của thực vật.

Cùng khám phá khả năng sinh tồn mãnh liệt của cây cối qua loạt ảnh dưới đây:


#1 Sống trên một khúc gỗ mục trôi nổi nhưng lại mang dáng bonsai nghìn tuổi

#2 "Thứ gì không giết được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn nhiều lần", cây cọ này dường như đã "thuộc lòng" điều đó


#3 Từ một thân gỗ chết mục đã mọc ra tới 4 cây xanh trưởng thành

#4 Cây xanh duy nhất còn tồn tại trong số 70.000 cây bị thiệt hại do thảm họa sóng thần ở Nhật Bản, nó đã được bảo tồn như một minh chứng cho tinh thần bất khuất của người Nhật
#5 Tree Of Life (tạm dịch: Cây sự sống) trong vườn quốc gia Olympic thuộc tiểu bang Washington, Mỹ. Cây đại thụ này vẫn đang sinh tồn mãnh liệt, bất chấp những lý thuyết khoa học cơ bản
#6 Nhờ sức sống mãnh liệt, cây cối hay thực vật nói chung có thể vượt qua những điều kiện khắc nghiệt nhất để tồn tại và phát triển

#7 Tảng đá chỉ như một trò đùa với cây đào cổ thụ này

#8 Có lẽ đây là biển báo đặc biệt nhất thế giới: cây mọc xuyên qua bên trong
#9 Trong khi những cây bên cạnh đã "bỏ cuộc" vì mùa đông lạnh giá, cây lá đỏ này vẫn hiên ngang sống tốt vì được đèn đường chiếu sáng

#10 Chỉ cần gốc và rễ không bị tổn hại thì có đốn hạ bao nhiêu lần cũng không giết chết được cây xanh

#11 Nếu ai đó chuẩn bị gục ngã dưới áp lực cuộc sống, hãy cho họ xem bức ảnh này

#12 Bị cô lập, cây xanh này bèn thò rễ sang chỗ khác để tự giữ lấy mạng sống

#13 Vươn lên từ đống tro tàn
#14 Cây dại đạt danh hiệu đẹp nhất, khỏe nhất năm
#15 Cây cối hòa làm một với kiến trúc tại ngôi đền cổ ở Campuchia, đây là nơi từng bấm máy "Tomb Rider"
#16 Cây tùng hiên ngang mọc trên cành của một cây cổ thụ khác
#17 "Ở đâu có nước, phụ nữ và trẻ em thì nơi đó có sự sống"
#18 Mua được cái ghế gỗ độc lạ, hí hửng chưa được bao lâu thì nó đã nảy mầm, đến chịu!

#19 Chủ nhân của chiếc piano quyết định để nguyên khung cảnh này vì tin rằng nó sẽ gửi gắm được nhiều thông điệp tốt đẹp đến loài người

Theo Bored Panda

TRUMP NGU HAY KHÔN?



Mời đọc hai bài nhập một vì chung một vấn đề đang thuộc loại nóng hổi, vừa thổi vừa đọc, và không thể tách rời). Mấy ngày nay diễn đàn biệt động lại rộ lên câu hỏi Trump ngu hay khôn? Câu hỏi dài chỉ 3 chữ nhưng phải cãi vàn năm cũng không ai dẫn giải ra sao, lại thằng mù sờ voi? và thừa giấy vẽ voi, vì khi giấy nhiều đến mức không làm gì cho hết, mà chỉ vẽ chuột , biết bao giờ mới hết, bèn vẽ voi cho mau có kết quả.
Khi bàn tới Trump, nhiều người chỉ nói “Trump chẳng làm gì từ ngày làm tổng thống tới nay, đã 6 tháng rồi. Câu này giống trường hợp một người lái xe bị cảnh sát chặn lại vì vượt bảng Stop, tất nhiên , người lái xe sẽ ngơ ngác, như mán về thành phố “ Tôi không thấy bảng Stop nào cả, và sẽ sịu mặt lại khi cảnh sát chỉ bảng Stop, màu đỏ ngay bên cạnh. CBĐ chì nhắc lại quá khứ, cũng thời điểm 6 tháng đầu tiên của tổng thống Obama, quý vị biết ông ta làm gì không?, nhiều người sẽ trả lời nhiều lắm, vâng, xin thưa rất nhiều, ông ta đã đi một vòng các quốc gia Hồi Giáo và Châu Âu để xin lỗi việc làm trong qua khứ của nước MỸ , từ ngày Obama còn ngồi tại trường tiểu học, nói cho mau và dễ hiểu “ Thưa các ngài, Obama chẳng làm được gì trong 6 tháng đầu cả “.
Chuyện thứ hai, nói như Ted Cruz, một TNS từng tranh ghế đại diện Cộng Hòa với Trump, phát biểu “ việc hủy bỏ, thay thế ObamaCare , việc xây tường ngăn cách tại biên giới, việc cải cách thuế má, không phải là lời hứa đơn thuần của tổng thống Trump, đây là lời hứa của quý vị dân biểu và TNS Cộng Hòa , mấy ông đã ứng cử với những lời hứa hẹn như vậy, bây giờ mấy ông không cùng tổng thống Trump làm được việc này, cử tri sẽ loại mấy ông trong cuộc bầu phiếu sắp tới, vào tháng 11 năm nay. Ted Cruz , người có số phiếu bầu nhiều thứ hai trong 17 người tranh ghế đại diện Cộng Hòa, nói rất đúng, và trung thực, ông ta chịu thua Trump và chỉ miễn cưỡng endorse Trump khi không còn chọn lựa, giờ này, ông Ted Cruz là người ủng hộ việc làm của Trump. 

Theo tôi Ted Cruz đúng là một trong những lãnh tụ tương lai sau Trump, lãnh tụ hứa và làm, đi đôi với nhau. Ai cũng biết, một ứng cử viên đại diện cho Dân Chủ hay Cộng Hòa đều tranh cử với đường lối của đảng họ đại diện, cử tri bầu họ vì lời hứa họ sẽ làm nếu đắc cử, đây chính là bầu cử trong các nước Dân Chủ, đây chính là điều khác biệt căn bản của quốc hội Mỹ và quốc hội các nước Cộng Sản, mà điển hình là Việt Nam. Nếu ai đó, giờ này chỉ trích Trump về repeal, replace ObamaCare, là họ chưa hiểu thế nào là quốc hội (Lập Pháp), Tổng Thống (Hành Pháp) và Tư Pháp (Tòa Án), hệ thống biệt lập nhưng chung một mục đích vì lợi ích của người Mỹ, có thể gọi là tuy ba mà một, tuy một mà ba, mục đích là tránh một trong ba cơ quan này, đạp chân lẫn nhau, nhưng không thể toa rập với nhau , đây chính là một nguyên tắc bất di bất dịch của nền Dân Chủ Pháp Trị. 
Trở lại câu hỏi, Donald Trump ngu hay khôn, CBĐ có đọc vài đoạn của quyển sách loại bán chạy nhất (best seller) của Trump và Bill Zanker, xin kể một vài chi tiết vui vui của quyển sách. Donald Trump khi viết riêng một loại sách tiểu đề , ông đã viết Think big & Kick Ass, sau đó khi viết với Zanker, quyển sách có tựa đề Think Big ( Nghĩ những điều vĩ đại, to lớn ). Trước hết, trong hai đồng tác giả, ta đã biết Trump rồi, câu hỏi còn lại là Bill Zanker là ai ?. Nếu trở lại buổi ban đầu, hai người này cả Trump và Zanker đều thuộc con người luôn nghĩ tới những điều to lớn và thực hiện những điều mà họ cho rằng là sự thử thách họ chưa từng làm , và phải thực hiện được để trở thành Nhân trước khi thành công. Quyển Think big chỉ là những mẫu chuyện hai ông , nhưng xét cho cùng, Zanker thành công nhờ học hỏi từ Trump, và là người có rất nhiều kỷ niệm đắng cay với Donald Trump trước khi trở thành bạn sau này.


Trump và Zanker kể lại chuyện đã xẩy ra cho họ, họ phải đối đầu, vượt qua một cách cam go thế nào để đạt kết quả của hôm nay. Năm 1980, Bill Zanker là một người trung niên, đang tìm cách mở một cánh cửa cho mình trong việc xây dựng tương lai. Ông ta nghèo, không vốn liếng, ông ta đã nghĩ tới một trường dậy học, nhưng khác trường học kiểu cổ điển, ông ta muốn mở một nơi, chỉ tổ chức những buổi nói chuyện, truyền những kinh nghiệm của bản thân những nhân vật đã thành đạt trong nhiều lãnh vực khác nhau, tóm lại, Zanker tổ chức những buổi hội thảo, nói chuyện và mời những người nổi tiếng. Với vốn liếng khoảng 5 ngàn dollar, thuê một nơi tổ chức và mời người nói chuyện, những người tới nghe phải trả tiền để tham dự. Diễn giả thường là những người được nhiều giới biết tới, họ là những chuyên gia về đủ nghành nghề, nhiều người đã thành công, muốn trả ơn cho cộng đồng, nhiều người khác nói chuyện để kiếm tiền, số tiền trả cho họ, ít hay nhiều tùy theo sự móc nối, mời mọc của Bill Zanker và các người trong nhóm của ông này. 
Bill Zanker đặt tên trung tâm này là The Learning Annex (Adult Education). Những người nghe thường là sinh viên, những người đã có việc làm, muốn nghe những học giả nói chuyện để tìm kiếm cơ hội khá hơn, học hỏi từ thành công của họ để mở cơ hội cho mình. Như vậy, Bill Zanker mới đầu cũng học kinh nghiệm từ Donald Trump. Sau cả năm trời tổ chức những buổi nói chuyện, kiếm được vài chục ngàn dollar, trong thâm tâm Zanker muốn mời Donald Trump nói chuyện cho lớp học của mình, vào thời điểm đó ( 1984 ) , Donald Trump tuy chưa giàu lắm nhưng thuộc loại doanh nhân đang thành đạt trong nghề kinh doanh địa ốc. Zanker nghĩ, nếu mời được Trump nói chuyện (think big) , trường của ông sẽ nổi tiếng và đó cũng có thể trở thành cơ hội cho The Learning Annex , Adult Center được nhiều người học hơn. 
Điều khó khăn, rất khó khăn cho Zanker là làm sao mời được Trump? Zanker đã gọi điện thoại cho Trump, nhưng lần nào cũng thất bại, chỉ được nói chuyện với một cô thư ký của Trump, hoặc chỉ nhắn được tin mà thôi, có một lần, Zanker may mắn nói chuyện được với cô thư ký của Trump, sau khi cho người thư ký biết ý định của mình, là muốn mời Trump nói chuyện với trung tâm Adult của mình và sẵn sàng trả tiền cho Trump, cô thư ký này, với một giọng rất trịch thượng, cô ta hỏi “
 Ông nghĩ, ông sẽ trả bao nhiêu cho buổi nói chuyện khoảng một tiếng đồng hồ “, Zanker mừng rỡ, đưa một con số ( CBĐ không nhớ rõ lắm ) khoảng 30 ngàn dollar, một con số mà the Learning Annex chưa từng trả cho bất cứ người diễn giả nào tới nói chuyện cho học viên của họ, trong thâm tâm, Zanker nghĩ rằng con số này quá lớn, vì Zanker nhớ lại, trong hai năm đầu tiên trung tâm không kiếm lời được 5 ngàn dollar, số 30 ngàn, sau nhiều năm tích lũy, Zanker đưa ra đã chiếm hết cả năm tiền mà ông ta kiếm được, Zanker tưởng rằng cô thư ký của Trump sẽ mau mắn nhận chuyển lời tới Donald Trump, nhưng Zanker thất vọng khi nghe cô thư ký của Trump trả lời “ Tôi không nghĩ ông Donald Trump sẽ tới lớp học của ông đâu “, khi người thư ký của Trump nói như vậy, chắc chắn người này đã biết được giá cả thế nào rồi.
 Zanker sững sờ, con số ông này tưởng rằng quá lớn đã trở thành vô nghĩa ( Zero ), cuối cùng đành bấm bụng bỏ máy điện thoại. Sau lần thất bại này, Zanker vốn là một người liều và dám làm, ông ta tiếp tục gọi điện thoại cho Trump, cũng không nghe trả lời, Zanker để lời nhắn nhiều lần, cuối cùng nói chuyện được với cô thư ký lần nữa, lần này, cũng đề nghị trả tiền, và với con số 5 triệu dollar cho một tiếng đồng hồ, cô thư ký hứa sẽ chuyển lời tới Trump, một tia sáng cuối đường hầm,


Sau lần nói chuyện, Zanker chờ đợi, khoảng một tuần sau, nghe điện thoại từ văn phòng Trump gọi, Zanker trả lời, lần này , cả một ngạc nhiên to lớn, chính Donald Trump nói chuyện với Zanker,Trump nói “ Thư ký của tôi sẽ gởi giấy tờ để ký với ông cho buổi nói chuyện “.


Một tuần sau, Zanker nhận được một xấp giấy tờ, Zanker đọc, ký rồi gửi lại. Vài ngày sau, Trump gọi lại, đồng ý sẽ nói chuyện khoảng 1 tiếng đồng hồ, nhưng với một lời hứa, Zanker hỏi Trump, ông muốn tôi hứa gì ? Donald Trump gằn giọng trong điện thoại “Tôi chỉ nói chuyện tại lớp học của ông nếu ông hứa số người tới nghe phải ít nhất là 10 ngàn người, và bên kia cúp máy. Zanker nghe Trump nói , phải có ít nhất 10 ngàn người tới nghe, như một tiếng sét, nó còn khó hơn là số 5 triệu Zanker đã hứa với Trump, từ đó tới nay, Zanker chỉ loanh quanh với số lượng người tham dự không quá 6 ngàn, bây giờ đào đâu ra hơn 10 ngàn.


Sau vài ngày thăm dò, họp hành với cộng sự viên, cuối cùng Zanker gọi Trump nhắc lại giao kèo “ 5 triệu dollar, 10 ngàn người nghe “.


Sau khi đồng ý giao kèo, Zanker và các cộng sự viên của ông dành hết thời gian để quảng cáo, thậm chí , trong các tờ quảng cáo , còn kèm theo 1 dollar, được gắn liền với tờ giấy, tên diễn giả Donald J Trump , với tiểu sử đính kèm, in chữ lớn để bắt mắt, nội số truyền đơn với 1 dollar gắn theo tờ quảng cáo , Zanker đã tiêu hơn 10 ngàn dollar cho canh bạc quảng cáo liều mạng này, cuối cùng, kết quả không ngờ, chỉ với tên người nói chuyện là Donald Trump, một người nổi tiếng về xây dựng và buôn bán địa ốc thời điểm 1984, lớp The Learning Annex của Bill Zanker đã có hơn 10 ngàn người nghe và tất nhiên số tiền lời vượt qua con số hứa trả cho Donald Trump.


Từ đó lớp The Learning Annex của Bill Zanker đã vượt sang một tầm vóc khác, đưa Bill Zanker thành triệu phú sau này. Cũng kể từ đó Donald Trump và Bill Zanker thành đôi bạn, nhưng lúc nào Zanker vẫn nhớ cá tính của Trump “ Think Big “. Câu chuyện vừa qua là một mẫu chuyện của Zanker, viết chung với Donald Trump, sau đây thử nghe một chuyện của Trump, ông ta viết về chương trình the Apprentice, một chương trình từng kỳ, được chiếu trên SNBC, trước đó , ý kiến này do do đề nghị của ABC, nhưng cuối cùng SNBC thực hiện. Đây là một chương trình thành công nhất của truyền hình Mỹ và cũng là một chương trình truyền hình nổi tiếng nhất của Donald Trump, một người trước đó chưa từng xuất hiện trong show truyền hình nào, chương trình đã được số người xem
hằng đêm lên tới 22 triệu người, chương trình này độc đáo ở chỗ là one man show, do Donald Trump dàn dựng. Donald Trump kể lại, lúc đầu khi nghe lời đề nghị, Trump đã tự hỏi “ Làm sao mình thực hiện được, mình chưa hề biết thế nào là một show truyền hình, bây giờ tự dưng bước vào nghề, nhưng cuối cùng với lòng tự tin, và đam mê, và nhất là sự bén nhậy và sáng kiến, Donald Trump đã điều khiển, dàn dựng chương trình với câu nói sau này thành nổi tiếng “ You’re fired “ “ Anh bị cho nghỉ việc “.



Chương trình trong buổi trình chiếu lần đầu chỉ đạt thứ Năm về số người xem TV, sau đó trở thành số Một. Donald Trump cũng kể một chuyện vui về số tiền trả cho từng chương trình được chiếu ( episode ). Sau một năm, chương trình Apprentice đã nổi tiếng, đài SNBC đã thảo luận tới việc giao kèo thêm một mùa nữa, cũng cùng lúc này, ABC có một chương trình khá nổi tiếng, Donald Trump nghe một tin hành lang, những người đóng trong show cho ABC được trả 2 triệu dollar một episode, nên khi SNBC thảo luận về tiền trả cho một show, Donald Trump nói “ tôi muốn các ông trả tôi bằng số tiền ABC trả cho người của họ, tất nhiên SNBC mừng rỡ, nhưng họ không lộ ra, họ nghĩ họ trúng mánh, 2 triệu một chương trình , nhưng họ không nhận lời ngay ( kiểu deal ), rẻ được đồng nào hay đồng đó. Donald Trump đã đọc đươc tư tưởng của SNBC, nên nói thẳng, tôi nghĩ mấy ông hiểu lầm lời nói của tôi “ Ý tôi nói, tôi muốn ông trả tôi bằng giá ABC trả, show của họ gồm 5 người, một người hai triệu, tức là 10 triệu. Tôi muốn 10 triệu cho một episode vì tôi chỉ có một mình.
Từ đó Donald Trump nổi tiếng về Deal trong hợp đồng thương mại, ai cũng biết khi deal với Donald Trump không phải dễ dàng gì, chính vì vậy Donald Trump nói thẳng với Obama , là chính quyền Obama thua từ hợp đồng này sang hợp đồng khác, thua Iran, thua Trung Cộng, thua Mexico, thua Nhật , thua Nam Hàn. Donald Trump xóa bàn làm lại. Do đó, có người viết trong diễn đàn Donald Trump không biết gì về hợp đồng thương mại gồm 12 nước Đông Á Thái Bình Dương làm gì có trung Cộng, thưa quý vị Donald Trump thừa biết Trung Cộng không có tên nhưng có thực lực, Trump biết Trung Cộng đứng đằng sau lưng những đại công ty của Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai, Singapore, một hợp đồng có lợi cho các nước này là một hợp đồng mang lợi về cho các ông chủ lớn của họ, những giám đốc công ty, những người đã bỏ hơn 50% vốn, những CEO, đó chính là Trung Cộng.




Tôi nghĩ các đài hai ba ghế này nên coi lại mình, chứ không phải coi lại Trump. Một điều Trump luôn nhấn mạnh trong đặc tính của mình là Trung Thành và đòi hỏi được Trung Thành, đối tốt với người dưới trướng của mình, nhưng sẽ trừng phạt không khoan nhượng những kẻ phản bội mình ( kick Ass ). Trong buổi nói chuyện hôm qua Trump nhấn mạnh “We want people coming to our country working hard, we don’t want them coming to our country, go direct to Welfare and stay there for their life (trích dịch by LP . Chúng ta muốn người nước ngoài tới Mỹ làm việc chăm chỉ, Chúng ta không muốn họ tới nước chúng ta, đi thẳng tới văn phòng Welfare và hưởng Welfare suốt đời họ). Đây có phải là ước muốn của cộng đồng Việt Nam chúng ta không “ CBĐ nghĩ đây là ước muốn của mọi người Việt nam, chúng ta chấp nhận và công nhận hệ thống Welfare vẫn là điểm tựa cho những di dân mới tới nước Mỹ như chúng ta , đã từng hưởng trợ cấp của hệ thống nhân đạo này, nhưng chúng ta cũng tự hào, chúng ta sẽ từ giã nó khi chúng ta đã đứng vững trên đôi chân của chúng ta.
Chuyện Bên Đường ngày hôm nay, viết tiếp theo lần vừa rồi, vì trục trặc trong khi gửi tới các bạn đọc.
Tin quan trọng ngày bỏ phiếu tại sàn Thượng Viện, Thượng viện đã không đủ phiếu cần thiết để hủy bỏ ObamaCare. Trong 100 TNS, 4 TNS Dân Chủ và 3 TNS Cộng Hòa bỏ phiếu chống, 3 người Cộng Hòa là John McCain, Lisa Murkoski ( Alaska), Susan Collins. Như CBĐ đã viết nhiều lần, từ ngày Donald Trump bắt đầu tranh cử, giữa hai ông này Trump và McCain đã bằng mặt, không bằng lòng, trong thâm tâm McCain có thể muốn Trump chính thức xin lỗi mình vì những lời nói không công nhận McCain là anh hùng, mà chỉ công nhận McCain anh hùng vì bị thương và bị cầm tù tại Hà Nội trong chiến tranh. Donald Trump, trái lại, không bao giờ xin lỗi và chỉ endorse ông này khi ông tranh đế tái cử tại ghế TNS tiểu bang Arizona mà thôi. Chúng ta cũng không thể vì không bằng lòng mà John McCain đã bỏ phiếu chống việc ( hủy bỏ , đình chỉ hay Repeal ObamaCare đêm hôm qua ( Thursday 7/27/2017), chỉ biết rằng, nếu McCain bỏ phiếu thuận thì ObamaCare bị hủy bỏ (Repeal) với số phiếu thắng xít xao cho Cộng Hòa.
Như vậy, việc Thượng Viện đã tạm thời hoãn việc hủy bỏ ObamaCare, Trump phải gác lại việc này một thời gian, bây giờ ông ta phải nỗ lực trong việc cải tổ thuế má (Tax Reform), một trong những lời hứa khi ứng cử, quan niệm của Trump là hiện nay Mỹ là nước đóng thuế lợi tức cao nhất thế giới hay ít nhất cũng thuộc danh sách cao nhất. Đối với Cộng Hòa, nếu đánh thuế quá cao, sẽ làm cho giới đầu tư ngưng việc bơm tiền vào phát triển thêm hãng sản xuất, hay rời công ty ra nước ngoài như thời kỳ Obama, làm như vậy Mỹ mất lợi nhuận, mất thuế sản xuất và mất việc làm. Cả ba điều trên, Mỹ không muốn, hơn nữa , việc tăng thuế sẽ làm tổ chức chính quyền Mỹ nặng nề hơn, quyền hành tập trung vào chính phủ hơn, dễ dẫn tới lạm dụng và phí phạm trong chính quyền. Sắp tới, không biết phe Cộng Hòa sẽ điều chỉnh thuế khóa ra sao?, người Mỹ, nhất là những chủ nhân lớn sẽ chờ đợi để xem và phản ứng. Đây lại một màn đấu đá giữa Dân Chủ, muốn trì hoãn, Cộng Hòa nôn nóng.


Trong tuần qua, Trump với tư cách tổng tư lệnh quân đội đã hủy bỏ việc những người bán nam, bán nữ (transgender) phục vụ trong quân ngũ, Trump cho rằng không có lợi và chỉ tăng thêm chi phí y tế khi có những người này trong quân ngũ mà thôi. Dư luận phản đối, nhưng không rõ rệt lắm, việc cho quân đội nhận nhóm này do Obama quyết định trong nhiệm kỳ của ông ta.
Một tin nữa, ai cũng biết, Hạ Viện và quốc hội Mỹ đã quyết định trừng phạt kinh tế 3 nước Nga, Bắc Hàn và Iran. Nhiều người cho rằng, sở dĩ quốc hội làm như vậy để đặt Donald Trump vào thế đã rồi, khiến ông ta không thể nào thay đổi cách đối đãi với Nga, cho dù ông này muốn hay không. Trong khi đó Putin vừa gặp gỡ Tập Cận Bình, một kiểu bắn tin, với Mỹ, “ Anh muốn chơi với tôi hay anh muốn tôi và Trung Cộng chống lại anh, tùy ý anh thôi. Putin lại tuyên bố Trung Cộng luôn là người bạn tốt và trung thành của Nga. Tuy nhiên, chính trường Mỹ vẫn còn một câu hỏi loanh quanh tại đây là tại sao những bằng chứng rõ ràng cho thấy Trump không móc nối với Putin trong kỳ bầu cử vừa qua, Jared Krusher, rể của Trump, Trump Jr đã tiếp súc với luật sư của Nga, nhưng không có kết luận nào để truy tố phe Trump đã thông đồng với Nga, và Nga đã can thiệp trong kỳ bỏ phiếu vừa qua.


Trong danh từ chính trị và báo chí gọi là thông đồng ( collude), một tiếng khá nặng cho gia đình Trump, nếu tư pháp tìm thấy bằng cớ thật sự, cả gia đình Trump có thể ra tòa. Cho tới giờ này, chưa có bằng chứng cụ thể nào để buộc tội cả, từ đó dư luận trở ngược lại câu hỏi về Hillary Clinton, nhiều nghi vấn về liên hệ giữa Nga và Hillary, chẳng hạn Hillary, với tư cách bộ trưởng ngoại giao, đã bật đèn xanh cho Mỹ bán Uranium cho Nga, Clinton Foundation đã nhận 2 triệu tiền ủng hộ của Nga, số tiền này có phải là món quà lại quả của Nga cho Clinton hay không ?, kiểu bánh ít đi, bánh qui lại hay không ?, rồi còn 33 ngàn email của Hillary bị mất, không ai biết ở đâu, cho tới giờ, không một câu hỏi nào về tính hợp pháp của mọi vấn đề liên quan tới Clinton ? Phải chăng Clinton là bất xâm phạm, chính vì thế, tuần vừa qua, mâu thuẫn nội bộ giữa Trump và bộ trưởng tư pháp càng ngày càng tăng, tin thân cận từ nội bộ cho thấy Donald Trump, sau khi cách chức giám đốc FBI là Comey, một quyết định làm lung lay ghế tổng thống của Trump, nhưng sau đó đã yên vì khả năng chống trả của Trump, rồi một vấn đề liên quan tới CIA, giám đốc CIA là Mueller được người xử lý bộ tư pháp là Andrew McCabe chỉ định vào vai trò ủy ban công tố đặc biệt điều tra vụ Nga và gia đình Trump, McCabe thừa biết liên hệ chặt chẽ giữa Clinton, Obama, Mueller và Comey năm trong một dây chuyền quyền lực, Trump chém đứt dây, động rừng.



Jeb Sessions là người ủng hộ Trump từ đầu, tuy nhiên điều gút mắt là Jeb Sessions tự cho mình ra khỏi vụ điều tra, phải chăng có gì liên hệ giữa Sessions và Nga hay không?. Đây là nguồn gốc của vụ liên hệ với Nga, bây giờ Sessions phủi tay mà cả gia đìng Trump phải lãnh going bão của vụ này, Donald Trump đã bực tức khi họp báo nói, đáng lẽ Jeb Sessions phải cho tôi biết việc ông ta tự ý exclude mình ra khỏi vụ Nga, nhưng ông ta đã không làm. Một điểm nữa, khi Comey bị Trump sa thải, đáng lẽ Jeb Sessions phải dứt điểm luôn phụ tá bộ tư pháp là Andrew McCabe, Sessions đã không làm, và thừa biết McCabe ủng hộ Hillary, và Hillary ủng hộ vợ McCabe khi bà này tranh cử, Hillary Clinton ủng hộ vợ McCabe là 750 ngàn dollar, số tiền hào phóng . Như vậy McCabe thừa biết, cựu giám đốc CIA là Mueller không thể nào công tâm , không thiên vị trong vai trò independent hay special counsel trong việc điều tra vụ liên hệ giữa Nga và Trump được. Thêm nữa, Jeb Sessions biết rằng Andrew McCabe là người được bộ Tư Pháp chỉ định điều tra Hillary Clinton, mà vợ ông ta nhận tiền ủng hộ từ Hillary, Jeb Sessions phải cách chức McCabe khỏi chức vụ phó bộ trưởng Tư Pháp (AG Deputy), thì McCabe mới làm việc điều tra Hillary một cách công tâm được. Sessions không làm được việc này, thành ra chằng chéo trong công việc và quyền lợi ( Conflicts of Interest).

 Donald Trump tức tối tuyên bố “ Tôi nghĩ là Drain the swamp, nhưng không ngờ bây giờ phải Drain the Sewer “, quý vị nào cũng biết vũng sình thì không thúi bằng sewer được vì mọi dơ bẩn cuối cùng nằm trong Sewer hết. Cũng từ đó, Jeb Sessions phải họp báo tuyên bố “ Chuyện đâu còn đó, one by one hay one at a time, tôi sẽ rờ gáy từng vụ một. Câu tuyên bố này thay thư từ chức, Donald Trump vốn sẵn vẫn nghĩ đến công lao của Sessions lúc ban đầu khó khăn nhưng vẫn ấm ức. Trong tuần qua Cảnh sát ICE đã lục soát tại NY, ít nhất 114 tội phạm đã sa lưới chờ thanh lọc và trục xuất trong những ngày sắp tới. Nếu đúng như lời trấn an của Sessions, những ngày sắp tới, chúng ta sẽ thấy vụ Hillary sẽ nằm trong bữa tiệc, cũng vì thế, chúng ta vẫn thấy Hillary Clinton nằm yên trong bóng đêm, im lặng nhưng không ngủ được, khi nào bọn này gọi tới tên mình. CBĐ còn tiếp, cảm ơn quý vị.


CBD

BÁO CHÍ BĂC KỲ THỜI PHÁP THUỘC


Báo chí miền Bắc thời Pháp thuộc: Từ Lý Toét, Xã Xệ đến Tự Lực Văn đoàn
Họa sĩ Đông Son (tức Nguyễn Tường Tam) – cha đẻ Lý Toét.

Hai tờ tạp chí nổi bật nhất miền Bắc thời Pháp thuộc là Phong Hóa (1932 – 1936) và Ngày Nay (1936 – 1939) vì lý do cả hai tờ báo gần gũi với người đọc hơn nếu so với các báo ra đời trước đó. Đó cũng là quy luật tất yếu của nghề báo: độc giả thích đọc những gì mình quan tâm hơn là đọc những gì người làm báo, viết báo quan tâm
Phong Hóa là một tuần báo đã trải qua hai thời kỳ rõ rệt :
1/    từ số 1 (ra ngày 16/6/1932) đến số 13 (ra ngày 8/9/1932) do Phạm Hữu Ninh làm Quản lý (Administrateur) và Nguyễn Hữu Mai làm Giám đốc Chính trị (Directeur politique);
2/    từ số 14 (ra ngày 22/9/1932) đến số cuối cùng (số 190, ra ngày 5/6/1936) do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) làm Giám đốc (Directeur).
Tháng 6/1935, Phong Hóa bị nhà cầm quyền bảo hộ ra lệnh đóng cửa 3 tháng, rồi lại được tiếp tục xuất bản cho đến số 190 (ra ngày 5/6/1936), thì bị đóng cửa vĩnh viễn. Đây chính là tờ báo trào phúng đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam kể từ số 14 trở đi.
Trong bối cảnh hàng loạt các nhà yêu nước rơi vào tình trạng tù đày, mọi hình thức đấu tranh hầu như bị triệt tiêu thì Nguyễn Tường Tam [*], với bằng Cử nhân Khoa học, trở về Hà Nội sau thời gian du học từ Pháp. Tại Pháp, ngoài việc học hỏi những kiến thức về khoa học, ông Tam còn chuyên tâm nghiên cứu về nghề báo. Ông nhận thấy loại báo trào phúng là khá thích hợp với sở thích của độc giả người Việt.
clip_image001
Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.Tranh của họa sỹ Nguyễn Gia Trí
 Về Hà Nội, để thực hiện ước vọng của mình, Nguyễn Tường Tam nộp đơn xin Sở Báo chí cho phép ra báo Tiếng Cười, tuy nhiên chỉ được trả lời bằng câu… “chờ xét”. Trong thời gian đợi giấy phép ra báo, Nguyễn Tường Tam xin vào dạy học tại trường tư thục Thăng Long, tại đây, ông quen biết với hai đồng nghiệp là Trần Khánh Giư (Khái Hưng) và Phạm Hữu Ninh.

Khi biết ông Ninh đang làm quản lý cho tờ Phong Hóa, đã ra 13 số báo, nhưng sắp sửa phải đình bản vì không thu hút được người đọc, Nguyễn Tường Tam ngỏ ý mua lại tờ báo. Sau đó, ông Tam, với vai trò giám đốc, thành lập một ban biên tập mới gồm một nhóm anh em bạn hữu trong đó có: Khái Hưng vốn là cây bút chủ lực giữ nhiều mục quan trọng trên báo Phong Hóa, Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Hoàng Đạo ( tức Nguyễn Tường Long, em kế của Nhất Linh), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân, em áp út của Nhất Linh)…
Bắt đầu ngày 22/09/1932, báo Phong Hóa số 14 ra 8 trang khổ lớn, bước sang giai đoạn mới, được đánh giá là… một quả bom nổ giữa làng báo. Tôn chỉ đầu tiên của tuần báo Phong Hóa là đả kích những gì cũ kỹ của xã hội Việt Nam, và chủ trương một đời sống mới, thích hợp với phong trào lãng mạn của thời đại.
Ban đầu, tòa soạn và ban trị sự của báo Phong Hóa đặt tại trường Thăng Long ở góc phố hàng Cót (thời Pháp là Rue de Takou) và phố cửa Bắc (Carnot), Hà Nội. Ít lâu sau, báo  dời về số 80, phố Quán Thánh (Avenue du grand Bouddha). Ngoài ra, báo còn có chi nhánh ở Sài Gòn trên đường La Grandière (đường Gia Long dưới thời VNCH và ngày nay là đường Lý Tự Trọng).
 Nhà văn Nguyễn Thị Vinh cho biết, “Ngay từ khi nhận tờ Phong Hóa do Phạm Hữu Ninh giao lại năm 1932, với tư cách là giám đốc kiêm quản lý, Nhất Linh đã tính tới việc tập hợp một số nhà văn, nhà thơ cùng một chí hướng ‘Chống phong kiến, chống thực dân’, phổ biến những quan niệm nhân quyền và dân quyền, trình bày những quan niệm về tiến bộ cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt là khơi dậy lòng yêu nước của người mình”.
Ngoài ra, để báo ngày thêm phong phú, Nguyễn Tường Tam đã rất chú trọng đến việc chiêu hiền đãi sĩ, khiến các văn nghệ sĩ thường xuyên góp bài viết và tranh vẽ. Trong số đó phải kể đến các nhà văn, nhà thơ như Huy Cận, Trọng Lang, Đoàn Phú Tứ, Đỗ Đức Thu, Trần Tiêu, Thanh Tịnh, Phạm Cao Củng, Nguyễn Khắc Hiếu, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Đinh Hùng, Nguyễn Công Hoan, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Tường Bách… Đặc biệt, Phong Hóa còn có sự góp mặt các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường (Lemur), Lê Minh Đức….
clip_image004

CON LÝ TOÉT – A ha! Tam anh chiến nhất Bố
(Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân)
 Nguyễn Vỹ kể lại trong Văn thi sĩ tiền chiến: “Tuần báo Phong Hóa số 1, trẻ con ôm đi bán rong, vừa chạy vừa la inh ỏi, khắp các phố phường Hà Nội. Thiên hạ tò mò mua xem, báo ‘bán chạy như tôm tươi’. Lý do: báo Phong Hóa đăng đầy những bức vẽ, những mục khôi hài, chế giễu tập tục “phong hóa An Nam”.
Ai đọc báo Phong Hóa cũng không thể nhịn cười, và mỗi tuần ai cũng chờ đến ngày báo Phong Hóa phát hành để mua một tờ đọc cười chơi. Tuần báo Phong Hóa thật đã đem một không khí ‘cười nhộn’ khắp thành phố Hà Nội, một cố
đô cổ kính nghiêm nghị của ‘nghìn năm văn vật’.
Theo Nguyễn Vỹ, người đọc bình dân, từ cô sen, cậu bồi, đến các lớp học sinh, thanh niên nam nữ và công tư chức đều cười rũ rượi khi đọc những mẩu chuyện hóm hỉnh và nhìn những bức vẽ rất tức cười, chế nhạo nào ông Lý Toét Đình Dù, “nhà quê ra tỉnh” ngớ ngẩn trước các sự kiện “văn minh”, tân tiến của thời đại, nào là các chuyến xe đò chở đầy nghẹt dân quê lẫn lộn với heo gà, nào người mù đi không thấy đường ngã tòm xuống lỗ cống trên bờ lề đường phố… Chẳng hạn trong bức tranh Lý Toét ra tỉnh dưới đây vẽ cảnh phu lục lộ đào đường, Lý Toét thắc mắc:
clip_image005


LÝ TOÉT (lẩm bẩm): Quái! Người ta chôn ai mà đào dài vậy??
Nhiều bức vẽ do nét bút khôi hài của họa sĩ Đông Sơn (tức Nguyễn Tường Tam) mà ta gọi là hí họa đã chinh phục người đọc, kể cả đàn bà và trẻ con ngay từ những số đầu tiên. Sau đó, báo Phong Hóa vẽ và chế giễu các nhân vật trí thức, trung lưu và thượng lưu có đôi chút tiếng tăm trong xã hội đương thời, khiến các giới ấy cũng phải mua Phong Hóa để xem.
LÝ TOÉT (lẩm bẩm) – Cái chuông quái gì mà giật lại kêu oai oái!
Ông giáo sư Lê Công Đắc bị báo Phong Hóa đặt
bị báo Phong Hóa đặt cho biệt danh là Con gà ba chân. Số là  bà Bé Tý, quả phụ của một ông Tây Chánh chủ Sở Bưu điện Hà Nội, ở phố Hàng Bạc, đã nổi tiếng nhờ chuồng thú của bà có nuôi nhiều con vật lạ, trong số có một Con Gà Ba Chân. Phong Hóa cho rằng Lê Công Đắc là một con quái vật như con gà ấy!
Dưới mắt Phong Hóa, luật sư Lê Thăng là con đĩ đánh bồng, tiến sĩ khoa học Nguyễn Công Tiễn chuyên chữa bịnh toi gà, ông Nguyễn Văn Vĩnh thì bụng bự, ông Nguyễn Văn Tố được gọi là ông Búi Tó, Nguyễn Tiến Lãng lại là con ve sầu còn thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu lúc nào cũng say túy lúy
Trên hí họa Ông Nguyễn Khắc Hiếu dậy văn chương của Tuly (Tứ Ly, Hoàng Đạo) có caption: Tản Đà: Các ngài muốn hỏi tôi cách làm thơ ru? Khó gì đâu: tửu nhập thi xuất!
Tản Đà lúc nào cũng… say túy lúy
Cái khôn khéo của Nguyễn Tường Tam là biết lợi dụng đúng lúc sự chán nản của tinh thần thanh niên và dân chúng để phát hành tờ báo Phong Hóa, chuyên về hài hước, cốt làm cho độc giả cười nhưng lại phải suy gẫm. Ông dùng giọng trào phúng để đả kích cái phong hóa cũ kỹ của xã hội Việt Nam qua hai nhân vật lố bịch mà ông đặt tên là Lý Toét   Xã Xệ. Họ tượng trưng cho tất cả những gì hủ lậu, quê mùa, ngớ ngẩn của người An Nam trước cái văn minh tân tiến của Pháp.
Cái “tên” Lý Toét được ra đời trước rồi mới đến “hình hài” của Lý Toét được vẽ ra sau. Khởi thủy, nhân vật Lý Toét được Tú Mỡ khai sinh từ năm 1930 trên báo Tứ Dân và sang đến Phong Hóa, Lý Toét mới xuất hiện lần đầu tiên trên báo với hình ảnh một ông già nhà quê, có chức lý trưởng trong làng nên được goi là . Cụ Lý vốn bị bệnh đau mắt hột từ bé, thành ra kèm nhèm như viền vải tây, ngày xưa ta gọi là… mắt toét. Việc nhập hai chữ   Toét vào nhau thành tên chứ Lý Toét cũng là cả một nghệ thuật khôi hài.
Nhân vật Lý Toét đã đi vào cuộc sống của mọi người thời đó. Hồi còn ấu thơ, tôi nhớ mãi câu: “Ông Lý Toét đi đôi giày chuột khoét…”. Người ta quen với hình ảnh Lý Toét đầu đội khăn đóng, tay xách ô (nhưng ít khi giương ra), chân thỉnh thoảng mang giầy Gia Định (vì ông sợ giầy mòn nên thường cặp vào nách hay treo vào cán ô!)…
clip_image010

TẬP KIỀU
Đội giời đạp đất ở đời
Nguyễn Văn Lý Toét vốn người Việt Nam
 Lý Toét biết đọc chữ quốc ngữ, biết ít chữ nôm, chữ nho, nhưng lại hoàn toàn không hiểu tiếng Pháp, nên có nhiều phen nhầm chữ nọ sang chữ kia. Vì nghèo nên Lý Toét tham ăn, lại nghiện rượu, tính ích kỷ, chỉ muốn mình được phần to, thêm nữa, không hiểu gì về vệ sinh, ăn ở dơ bẩn…
Lý Toét rất mê tín, thờ đủ mọi loại thần thánh, từ con cóc sành trên bể nước ngoài vườn hoa, đến con hổ sống trong chuồng Vườn Bách thú HàNội. Vì cả đời sống ở thôn quê nên mỗi khi ra tỉnh Lý Toét thấy hoàn toàn khó hiểu khi nhìn những thứ văn minh ngoài phố, chẳng hạn như thấy vòi nước công cộng ông nghĩ bụng: Quái! bia ai mà lạ vậy!

LÝ TOÉT RA TỈNH
Lý Toét nghĩ: Quái! bia ai mà lạ vậy!!
 Báo Xuân Phong Hóa, số 85, cho biết vợ con Lý Toét ở quê rất lếch thếch nhưng lại có một cô con gái lớn tên là Ba Vành, cô này xưa bỏ nhà ra đi, rồi lấy Tây. Thỉnh thoảng cụ Lý có xuống vùng mỏ thăm con gái. Họa sĩ Kỳ Nam vẽ bức tranh Lý Toét bị phạt 3 tháng tù vì tội gửi thư bằng con tem đã đóng dấu,Lý Toét ngây thơ, tự biện hộ trước tòa: “Bẩm ngài xét xử cho chứ lần nào con nhận được thư của cái Ba Vành gửi về là cũng thấy tem có đóng dấu!”.


 Năm 1930, trên báo Tứ Dân, lần đầu tiên xuất hiện một nhân vật có tên Lý Toét do Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) giới thiệu nhưng phải đợi đến Phong Hóa hình tượng của nhân vật này mới có mặt trên báo qua nét vẽ của họa sĩ Đông Sơn (Nguyễn Tường Tam). Ngay từ số báo Phong Hóa số 14, Lý Toét đã xuất hiện trong bức tranh chuyến xe ra tỉnh, Nhất Linh để ông ngồi trên mui xe giữa một rừng người và súc vật.
Lý Toét xuất hiện lần đàu tiên trên báo Phong Hóa, Số 14

Cho tới nay, có người bảo họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã sinh ra Lý Toét vì căn cứ vào bút hiệu viết tắt Gtri trên một số tranh vẽ. Rồi sau đó, ai vẽ cũng được, dù là họa sĩ hay người yêu hội họa, miễn là bức tranh có ý nghĩa Phong Hóa Ngày Nay đều đăng. Người đó có thể là Đông Sơn (tức nhà văn Nhất Linh), hay Tô Tử hoặc Ái Mỹ (họa sĩ Tô Ngọc Vân), hoặc Lemur (họa sĩ Nguyễn Cát Tường, người vẽ kiểu áo dài tân thời Lemur).
Cha đẻ của Xã Xệ lại là họa sĩ Bút Sơn, từ Saigon gửi tranh vẽ ra Hà Nội. Bút Sơn tạo ra Xã Xệ để làm “đối trọng” với Lý Toét, cũng tương tự như việc ký tên Bút Sơn để nhái tên của Đông Sơn (Nguyễn Tường Tam).

Cho đến lúc lìa đời, Nhất Linh vẫn chưa biết tên thật của Bút Sơn. Trên tờ di cảo Đời làm báo ghi tất cả tên và bút hiệu các cộng sự viên, trong cũng như ngoài Tự Lực Văn đoàn, Nhất Linh viết: “Bút Sơn ở Saigon (Người đẻ ra Xã Xệ), tên thật chưa biết. Xin ông Bút Sơn (nếu ông còn sống) hoặc các bạn, cho biết tên thật”.
clip_image016
Xã Xệ & Lý Toét


Nhà báo kiêm nhà thơ trào phúng Tú Kềnh, viết trên báo Bình Minh (Xuân Mậu Thân 1968 xuất bản ở Saigon) như sau: “…Vào năm 1936 báo Phong Hóa, nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, ở Hà Nội, có tổ chức cuộc thi vẽ tranh hài hước, họa sĩ chuyên vẽ tranh hài hước Bút Sơn Lê Minh Ðức ở Saigòn vẽ một bức tranh gửi ra Bắc dự thi”.

Lần đầu tiên Xã Xệ xuất hiện trong tranh ký tên Bút Sơn là ngày 16/3/1934, trên Phong Hóa số 89. Xã Xệ đã được đón tiếp thật nồng hậu,  cùng  lên ngay trang bìa của báo qua bức hí họa về Lý Toét  Xã Xệ. Số là ngày xưa mỗi lần cân phải mất 1 xu, hai cụ chỉ có 1 xu mà muốn được cân cả hai nên Lý Toét nảy sinh ra “sáng kiến”: cùng leo lên một lần rồi chia đôi trọng lượng!
Xã Xệ: Bác Toét, chúng mình có 1 xu làm sao cân được hai đứa?
Lý Toét: Thế này thì nhất cử lưỡng tiện, cân luôn một lần hai đứa rồi chia hai ra thì cũng được chứ lị.
Tháng 6/1935, báo Phong hóa bị nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa ba tháng vì loạt bài Đi xem mũ cánh chuồn châm biếm Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu thuộc triều đình Huế. Sau đó ra tiếp được hơn một năm, thì bị đóng cửa vĩnh viễn (số cuối 190 ra ngày 5/6/1936) cũng vì tội… “chế nhạo” ngay cả chính phủ bảo hộ. Hí họa Mẫu quốc (Nước mẹ) là một thí dụ điển hình về tính châm biếm của Phong Hóa đã đụng chạm đến chính quyền bảo hộ. Bức tranh có đối thoại như sau:
LÝ TOÉT – Này bác, Ủy ban điều tra sắp làm xong công việc rồi đấy. Chắc sẽ có kết quả tốt.
BA ẾCH – Ồ, trông mong… nước mẹ gì!
 Sau khi Phong Hóa bị đóng cửa, tuần báo Ngày nay  trước ra kèm với tờPhong hóa được tục bản để tiếp tục công cuộc đang dở dang (số cuối 224 ra ngày 7 tháng 9 năm 1940). Tờ Ngày nay do Nguyễn Tường Cẩm (anh của Nhất Linh) điều khiển lại nhanh chóng ra đời.
Phong Hóa cũng như Ngày Nay, tờ nào cũng đông độc giả khiến cho thực dân Pháp lo sợ trước tầm ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Tự Lực Văn đoàn. Đến năm 1939, người Pháp ra lệnh cho đóng cửa nốt tờ báo Ngày nay, chấm dứt một thời kỳ báo chí châm biếm kéo dài 7 năm tại miền Bắc, từ 1932 đến 1939. 
Bìa báo Ngày Nay
 Để việc làm báo Phong Hóa được thuận lợi hơn, Nguyễn Tường Tam cùng với các cộng sự quyết định thành lập một bút nhóm lấy tên là Tự Lực Văn đoàn.
Một thành viên ban đầu của bút nhóm là nhà thơ Tú Mỡ kể lại:
“…Tất cả những gì dự định cho báo ‘Tiếng cười’, anh Tam dồn cả cho báo Phong Hóa mới… Báo làm ăn phát đạt, và mặc dù anh em làm việc quên mình, không vụ lợi, nhưng anh Tam vẫn phải chạy tiền khá chật vật để mỗi tuần kịp trả đủ cho nhà in và tiền mua giấy…
Cuối năm đó (1932), tính sổ mới ngã ngữa ra: lời lãi chia theo số vốn, phần lớn chui vào két của nhà tư sản… Anh Tam bèn họp bàn với anh em, và đồng ý với nhau rằng: Không thể chơi với nhà tư sản được. Quyết định thành lập ‘Tự lực văn đoàn’  trên nguyên tắc làm ăn dựa vào sức mình, theo tinh thần anh em một nhà; tổ chức không quá 10 người nên không phải xin phép Nhà nước; không cần có văn bản điều lệ: lấy lòng tin nhau làm cốt, chỉ nêu ra trong nội bộ mục đích tôn chỉ, anh em tự giác tuân theo…”.
Tự Lực Văn đoàn chính thức tuyên bố thành lập vào ngày 2/3/1934. Đây là một tổ chức văn học đầu tiên của Việt Nam mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại. Có thể nói, Tự Lực Văn đoàn là một tổ chức văn học đầu tiên trong lịch sử văn chương của dân tộc Việt do tư nhân chủ xướng, không dính líu đến vua quan, thân hào như các thi xã kiểu cũ như Tao đàn Nhị thập bát Tú, Tao đàn Chiêu Anh Các, Mặc Vân thi xã và cũng không phát ngôn cho tiếng nói của quyền lực như các nhóm Đông Dương Tạp chí, Nam Phong Tạp chí. Dưới đây là tuyên ngôn của văn đoàn:
Tự lực văn đoàn họp những người đồng chí trong văn giới; người trong đoàn đối với nhau cốt có liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo đuổi một tôn chỉ, hết sứ giúp nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở nhau trong những công cuộc có tính cách văn chương.
Người trong Văn đoàn cóquyền để dưới tên mình chữ Tự Lực Văn đoàn và bao nhiêu tác phẩm của mình đều được Văn đoàn nhận và đặt dấu hiệu.

Những sách của người ngoài, hoặc đã xuất bản, hoặc còn bản thảo, gửi đến Văn đoàn xét, nếu hai phần ba người trong Văn đoàn có mặt ở Hội đồng xét là có giá trị và hợp với tôn chỉ thì sẽ nhận đặt dấu hiệu của Đoàn và sẽ tùy sứ cổ động giúp. Tự Lực Văn đoàn không phải là một hội buôn xuất bản sách.
Sau này nếu có thể được, Văn đoàn sẽ đặt giải thưởng gọi là giải thưởng Tự Lực Văn đoàn để thưởng những tác phẩm có giá trị và hợp với tôn chỉ của Đoàn.

10 ĐỊA ĐIỂM ĐỘNG VẬT LÀM CHỦ

Ở 10 địa điểm này, động vật chính là ''bá chủ'' chứ không phải con người

| 07:18 - 18/08/2017
Mặc dù động vật đang bị đe dọa sự sống ở rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng vẫn tồn tại những thiên đường - nơi mà các loài vật sống cùng nhau, chan hòa cùng thiên nhiên, con người, tạo ra những khung cảnh vô cùng thú vị. 

1. Đảo thỏ Okunoshima (Nhật Bản)

Ở 10 địa điểm này, động vật chính là ''bá chủ'' chứ không phải con người


No comments:

Post a Comment