TIN VIET NAM & BIỂN ĐÔNG
Biển Đông : Giàn khoan mới của Trung Quốc tránh vùng biển của Việt Nam ?
Một giàn khoan nổi khổng lồ của Trung Quốc
(DR)
Theo các nguồn tin chính thức của Việt Nam, được báo chí
trong nước vào hôm nay 22/06/2014 loan tải, giàn khoan Nam Hải số 9 mà
Bắc Kinh loan báo sẽ cắm gần bờ biển Việt Nam, thực ra đã được hạ đặt
trong thềm lục địa của Trung Quốc. Trước đó, giới chuyên gia hàng hải
được báo Mỹ Wall Street Journal trích dẫn đã cho rằng sự chuyển dịch của
bốn giàn khoan mới tại Biển Đông chính quyền Trung Quốc vừa xác nhận
không đáng lo ngại.
Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc hôm thứ Tư, 18/06 vừa
qua thì một giàn khoan nửa chìm nửa nổi thứ hai – mang tên Nam Hải số 9 –
sẽ được kéo xuống hạ đặt gần bờ biển Việt Nam vào khoảng ngày thứ Sáu
20/06. Tuy nhiên, theo báo chí Việt Nam, trích dẫn Phó Cục trưởng Cục
Kiểm ngư thì hiện thời vị trí của giàn khoan đó « cách đảo Lý Sơn hơn 120 hải lý, Cồn Cỏ 130 hải lý, cách Trung Quốc 56 hải lý, vẫn thuộc vùng biển của Trung Quốc ».
Bản tin Thời sự đài truyền hình Việt Nam VTV vào hôm qua 21/6, cũng
trích dẫn Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết là giàn khoan Nam Hải số 9
mà Trung Quốc mới đưa vào Biển Đông đang ở tọa độ 17°37’38’’Bắc và
110°12’16’’Đông.
Các thông tin trên trùng hợp với nhận định của nhật báo Mỹ Wall
Street Journal số ra ngày hôm qua khi báo này cho rằng sự chuyển dịch
của ít nhất bốn giàn khoan của Trung Quốc ở Biển Đông trong những ngày
qua không nhất thiết là đáng báo động nếu căn cứ vào tần suất di chuyển
của các giàn khoan trong khu vực trong quá khứ.
Nhật báo này đã phân tích thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc về sự
di chuyển của 4 giàn khoan Nam Hải số 2, số 4, số 5 và số 9 để cho rằng
vị trí mới của các giàn khoan đó không hề nằm trong các vùng biển có
tranh chấp. Trung Quốc cũng không cho tàu đi theo bảo vệ các giàn khoan
đó như trong trường hợp của giàn khoan HD-981 mà Bắc Kinh đã cho kéo sâu
vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm dấy lên tình trạng căng
thẳng hiện nay.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140622-bien-dong-gian-khoan-moi-cua-trung-quoc-tranh-vung-bien-cua-viet-namBáo TQ: Họ Dương gọi Việt Nam 'đứa con hoang đàng hãy trở về'
Việt-Long- theo Shannon Tirzzi- The Diplomat, June 20, 2014
2014-06-20
2014-06-20
Không thấy triển vọng
Các cơ quan truyền thông ngoại quốc (kể cả The Diplomat) không thấy
nhiều hy vọng về một sự khai thông cho mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
trong chuyến đi của Ủy viên Quốc Vụ Viện Dương Khiết-Trì sang Hà Nội
trong tuần này.
Báo New York Times viết :"Không giảm căng thẳng giữa Việt Nam vá
Trung Quốc". BBC nhấn mạnh "Bế tắc trong đối thoại Trung Quốc-Việt Nam"
và đề tựa của Reuters viết "Trung Quốc quở trách Việt Nam thổi phồng
cuộc tranh cãi về giàn khoan ở biển Hoa Nam"
Truyền thông Trung Quốc có những phán đoán khác hẳn, nhận định lạc quan hơn nhiều.
Báo chí Trung Quốc: khai thông, thỏa thuận
Tân Hoa, ấn bản Anh ngữ, chạy đề tựa: "Trung Quốc, Việt Nam thỏa
thuận giải quyết thích hợp những vấn đề song phương nhạy cảm". Rồi thì
"Bắc Kinh, Hà Nội cam kết có hành động giải quyết va chạm", tờ Trung
Quốc nhật báo nhấn mạnh. Một đoạn video của CCTV (Truyền hình trung
ương Trung Quốc) về chuyến đi của ông Dương chú trọng lời tuyên bố của
ông nói rằng dù mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam có xấu hơn hiện nay rất
nhiều, hai bên cũng đều phải nghĩ đến môt đường lối nhanh chóng giải
quyết vấn đề.
Căn cứ vào bài vở của truyền thông Trung Quốc, có vẻ như những cuộc
hội họp của Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam là một bước
tiến chính yếu để giải quyết cuộc khủng hoảng vì giàn khoan.
Điều đó không nói lên rằng Trung Quốc sẵn lòng hòa giải. Ngược lại,
mỗi bài báo đều chứa đựng điều xác quyết thông thường của Trung Quốc
rằng giàn khoan là việc riêng của Trung Quốc, và Việt Nam nên ngưng lại
sự sách nhiễu bất hợp pháp đối với sự vận hành giàn khoan.
Không nói đến Việt Nam đối kháng
Thay vào đó (sự hòa giải của Trung Quốc), báo chí Trung Quốc ngụ ý
rằng Hà Nội đã thay đổi lập trường. Không một bài nào loan báo, như
truyền thông Việt Nam và phương Tây loan tin, về việc Việt Nam tiếp tục
kiên quyết đòi Trung Quốc dỡ bỏ giàn khoan. Những bài vở của Tân Hoa
nhấn mạnh rằng Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận "giải quyết những
vấn đề song phương một cách thích hợp", không quốc tế hóa cuộc tranh
chấp biển Hoa Nam (LND:Việt Nam gọi là biển Đông), và giữ cho tình trạng căng thẳng trên biển không gây trở ngại cho những mối quan hệ song phương rộng lớn hơn.
Tất nhiên, nếu Việt Nam thực sự thỏa thuận "giải quyết thích hợp các
vấn đề song phương" theo như định nghĩa của Trung Quốc, thì cuộc khủng
hoảng giàn khoan hẳn cũng chấm dứt thực sự. Thay váo đó, Hà Nội có ý
kiến rất khác biệt về những gì tạo nên "cách giải quyết thích hợp".
Theo cách diễn dịch của Việt Nam, Trung Quốc chính là phía xử sự "không thích hợp" khi xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Đồng thanh giành lẽ phài
Bằng cách bỏ qua không đề cập tới cách diễn dịch nước đôi trong những
bài phóng sự của họ, ngành truyền thông Trung Quốc tự đặt mình vào vị
trí hô hoán sự phạm luật, sự "chơi xấu", khi Việt Nam tiếp tục phản đối
cái giàn khoan.
Truyền thông Trung Quốc cũng mô tả chuyến đi của họ Dương không những
là một thắng lợi ngoại giao, mà còn là một thắng lợi tinh thần. Tân Hoa
nhấn mạnh, rằng chuyến đi của họ Dương sang Hà Nội tự nó chứng tỏ rằng
Trung Quốc chủ động tìm cách giải quyết vấn đề. Chuyến đi của họ Dương,
theo Tân Hoa, là một biểu hiện cho "sự chân thành của Trung Quốc trong
việc muốn giải quyết các vấn đề bằng đối thoại và (biểu hiện cho) tính
đại lượng của siêu cường (Trung Hoa)". Truyền hình trung ương Trung Quốc
CCTV nói họ Dương đã đi để giúp "sớm đưa mối quan hệ Trung Quốc-Việt
Nam vào đường lối thích hợp"
Giông điệu của những bài báo này tô vẽ họ Dương như một người thầy
kiên nhẫn đến để xử sự với một học trò cứng đầu cứng cổ. Thái độ này
hiển hiện rõ ràng nhất trong cơ quan truyền thông theo chủ nghĩa dân tộc
mang tên Hoàn Cầu (viết bằng Hoa ngữ, đối tác của Global Times). Hoàn
Cầu mô tả chuyến thăm của họ Dương như một món quà của Trung Quốc, nhằm
tặng cho Việt Nam một cơ hội nữa để "tự kiềm chế trước khi quá muộn".
Trách nhiệm của họ Dương tại Hà Nội là để "minh định giới hạn cuối cùng
cũng như những điều thuận và bất thuận" của tình hình.
Trịch thượng hết mức
Hoàn Cầu viết: Nói chuyện với Việt Nam, Trung Quốc "thúc giục 'đứa
con hoang đàng hãy trở về nhà'." Dựa trên sự diễn dịch đó, có vẻ như họ
Dương đến Hà Nội không phải để đối thoại thực sự, mà chỉ để giảng bài.
Những bài báo đó cũng nhấn mạnh sự đồng thuận đạt được trong các hội
nghị; những từ ngữ này sẽ được dùng chống lại Hà Nội nếu cuộc khủng
hoảng tiếp diễn theo lối hiện nay. Bài vở phóng sự của truyền thông
Trung Quốc gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng nay tất cả tùy thuộc vào
Việt Nam để đáp ứng một cách đúng đắn với những đề nghị của Trung quốc
bằng cách chấm dứt sự quấy rối và phản kháng đối với giàn khoan của
Trung Quốc.
Dựa vào đó, bài của Hoàn Cầu chấm dứt bằng một lời cảnh bào rằng cộng
đồng quốc tế sẽ trông chừng xem Việt Nam có làm đúng lời hay không, sau
cuộc họp với họ Dương.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-media--vietnam-the-prodigal-son-to-return-home-06202014175314.html 20/06/2014
Shannon Tiezzi (The Diplomat.com) - Truyền thông Trung Quốc: Ở Việt Nam, Yang Jiechi Dương Khiết Trì kêu gọi “đứa con hư hỏng” trở về nhà
Phạm Nguyên Trường dịch
Các
phương tiện truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến đi của Dương Khiết Trì
đến Việt Nam là chiến thắng của Trung Quốc cả về mặt ngoại giao lẫn đạo
đức.
Các phương tiện truyền thông nước
ngoài (trong đó có The Diplomat) không thấy nhiều hy vọng về một bước
đột phá trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trong chuyến đi Ủy viên Quốc
Vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Hà Nội trong tuần này. “Quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc không bớt căng thẳng,” tờ The New York Times tuyên bố.
Hãng BBC nhấn mạnh “bế tắc trong các cuộc đàm phán Trung Quốc-Việt Nam”, còn hãng Reuters thì giật tít “Trung Quốc mắng Việt Nam là 'thổi phồng' sự kiện giàn khoan dầu ở biển Đông”.
Trong
khi đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc có cách tiếp cận hoàn
toàn khác, lạc quan hơn rất nhiều. Đầu đề bài báo bằng tiếng Anh của Tân Hoa Xã
viết “Trung Quốc và Việt Nam đồng ý xử lý một cách đúng đắn những vấn
đề song phương nhạy cảm”. “Bắc Kinh và Hà Nội hứa hành động nhằm giảm
bất đồng” tờ China Daily nhấn mạnh. Một đoạn video về chuyến đi của Dương, do đài truyền hình CCTV
phát, tập trung vào tuyên bố của Dương rằng ngay cả khi mối quan hệ
Trung Quốc-Việt Nam tồi tệ hơn hẳn so với hiện nay, hai bên vẫn sẽ phải
tìm ra phương án nhằm nhanh chóng giải quyết vấn đề. Theo các báo cáo do
phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa ra thì dường như các cuộc họp
giữa Dương Khiết Trì với lãnh đạo Việt Nam là một bước tiến quan trọng
trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu.
Đấy
không phải để nói rằng Trung Quốc sẵn sàng thỏa hiệp. Ngược lại, bài
viết nào cũng có lời khẳng định thường thấy của Trung Quốc rằng giàn
khoan là chuyện riêng của Trung Quốc, và rằng Việt Nam phải ngừng những
hành động quấy rối bất hợp pháp hoạt động của giàn khoan này. Thay vào
đó, các bài báo của Trung Quốc ngụ ý rằng Hà Nội đã thay đổi lập trường
của họ. Không có bài báo nào nói - như các phương tiện truyền thông Việt
Nam và phương Tây đã làm – rằng Việt Nam tiếp tục khẳng định rằng Trung
Quốc phải rút giàn khoan. Thay vào đó, các bài của Tân Hoa Xã
đều nhấn mạnh rằng Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý “xử lý đúng đắn các
vấn đề song phương,” không quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, và không để
cho những căng thẳng trên biển ảnh hưởng tới những mối quan hệ song
phương rộng lớn hơn.
Dĩ nhiên, nếu đúng là Việt
Nam đã đồng ý “xử lý đúng đắn các vấn đề song phương” theo định nghĩa
của Trung Quốc thì cuộc khủng hoảng giàn khoan sẽ thực sự chấm dứt.
Không những thế, Hà Nội có quan điểm khác hẳn về những điều kiện cấu
thành “xử lý thích hợp” - theo cách giải thích của họ, Trung Quốc là bên
hành động “không đúng”, tức là vi phạm chủ quyền trên biển của Việt
Nam. Không nhắc đến hai cách giải thích trong những bài viết của mình,
các phương tiện truyền thông của Trung Quốc tự biến mình thành kẻ dối
trá khi Việt Nam tiếp tục phản đối giàn khoan này.
Các
phương tiện truyền thông Trung Quốc còn miêu tả chuyến thăm của Dương
không chỉ là chiến thắng về mặt ngoại giao, mà còn là chiến thắng về đạo
đức nữa. Tân Hoa xã nhấn mạnh rằng chuyến đi của Dương tới Hà Nội tự nó
đã chứng minh rằng Trung Quốc đang chủ động tìm biện pháp giải quyết
vấn đề. Chuyến thăm của Dương, Tân Hoa Xã nói, là biểu của “sự
chân thành mong muốn giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và sự hào
hiệp của siêu cường [Trung Quốc]”. Đài truyền hình CCTV nói rằng Dương tới nhằm giúp “đưa quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trở lại con đường thích hợp như buổi ban đầu”.
Giọng
điệu của những bài báo này tô vẽ Dương như thể một thày giáo đầy kiên
nhẫn được gửi tới nhằm xử lí một học sinh cứng đầu cứng cổ. Thái độ này
được thể hiện rõ nhất trên tờ Hoàn Cầu (tiếng Trung Quốc của tờ Global Times) sặc mùi tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Hoàn cầu
mô tả chuyến thăm của Dương như một món quà từ Trung Quốc, tạo Việt Nam
cơ hội để “kiềm chế bản thân trước khi quá muộn”. Nhiệm vụ của Dương ở
Hà Nội là “làm rõ điểm mấu chốt và những thuận và nghịch” của tình hình.
Trong khi nói chuyện với Việt Nam, Hoàn cầu cho biết, Trung Quốc
đã “thúc giục ‘đứa con hư hỏng’ quay về nhà”. Theo cách giải thích này,
dường như Dương ở Hà Nội không phải để đối thoại thực sự, mà chỉ đơn
giản là để giảng bài.
Những bài tường thuật trên
các phương tiện truyền thông Trung Quốc, mặc dù có giọng dứt khoát như
thế, được thiết kế để nhằm khuyến khích Trung Quốc giữ cho căng thẳng
tiếp tục cháy âm ỉ. Câu chuyện nào cũng nhấn mạnh việc Việt Nam quấy rối
giàn khoan của Trung Quốc, và sự kiên nhẫn và khoan dung của Trung Quốc
trong việc đối phó với các những hành động khiêu khích bằng cách cử
Dương đến Việt Nam để đàm phán. Những câu chuyện này cũng nhấn mạnh sự
đồng thuận đạt được trong các cuộc họp; những từ ngữ này sẽ được sử dụng
nhằm chống lại Hà Nội nếu cuộc khủng hoảng tiếp tục như hiện nay. Các
phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã gửi một thông điệp mạnh mẽ
rằng bây giờ đến lượt Việt Nam phải đáp ứng một cách phù hợp với đề nghị
của Trung Quốc bằng cách chấm dứt can thiệp và phản đối giàn khoan của
Trung Quốc. Vì thế, bài trên tờ Hoàn cầu kết thúc với lới cảnh
báo rằng cộng đồng quốc tế sẽ quan sát để xem sau chuyến thăm của Dương
lời nói và việc làm của Việt Nam có đi đôi với nhau hay không.
Shannon
Tiezzi là phó tổng biên tập the Diplomat, mối quan tâm chủ yếu của bà
là Trung Quốc và bà thường viết về quan hệ ngoại giao, chính trị nội bộ
và kinh tế của Trung Quốc.
Nguồn: thediplomat.com
Dịch giả gửi BVN
http://boxitvn.blogspot.ca/2014/06/shannon-tiezzi-diplomatcom-truyen-thong.html#moreVở diễn Dương Khiết Trì - Phạm Bình Minh: Lạnh lùng tay bắt, mắt hình viên đạn
Tại sao Quốc hội vẫn bình thản?
Đã gần hai tháng từ ngày Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào vùng
biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam người dân vẫn trông mong một nghị
quyết của Quốc hội sẽ được loan báo khẳng định ý nguyện toàn dân về vấn
đề nghiêm trọng này. Tuy nhiên thực tế cho thấy gần 500 đại biểu vẫn
quan tâm đến những vấn đề khác hơn là chủ quyền dân tộc bị xâm phạm.
Chỉ đưa ra thông cáo báo chí
Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc công khai kéo giàn khoan HD 981
vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp sự căm phẫn của người
Việt và dư luận quốc tế. Giàn khoan này một lần nữa cho thấy Trung Quốc
không giấu diếm quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Biển Đông và hợp thức hóa
đường lưỡi bò bất hợp pháp của họ.
Hai mươi ngày sau khi giàn khoan đã được cắm xuống vùng biển của đất
nước, Quốc hội Việt Nam mới lên tiếng phản đối Trung Quốc trong một
thông cáo báo chí do văn phòng Quốc hội soạn thảo, bày tỏ lo ngại và yêu
cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Quốc hội phải dành thời gian bàn thảo sâu về vấn đề, thái độ của chúng ta đối với vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
-GS Nguyễn Minh Thuyết
Là một thông cáo báo chí nên văn bản này không mạnh hơn một thông tin
và hoàn toàn không có giá trị gì trên mặt pháp lý nếu xảy ra tranh
tụng. Đối với cương vị của một định chế cao nhất nước trước hành vi táo
bạo nghiêm trọng xâm lấn chủ quyền của Trung Quốc, Quốc hội Việt Nam
phải có những động thái rõ ràng, mạnh mẽ nói lên ý nguyện toàn dân. Quốc
hội cần phải ra nghị quyết và chỉ có nghị quyết mới nói lên sức mạnh
của định chế này.
Giáo Sư Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu quôc hội hai khóa 11 và 12 nhận xét về việc này:
“Về việc giàn khoan của Trung Quốc thì Quốc hội có nghe báo cáo và
các đại biểu cũng đưa ra ý kiến của mình bày tỏ sự phản đối Trung Quốc
và yêu cầu Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề này trong phiên thảo luận về
tình hình kinh tế xã hội. Nhưng tôi phải nói như thế là chưa đủ bởi vì
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, là cơ quan đại biểu
cao nhất của người dân thì phải thể hiện được chính kiến của mình trong
tình huống như thế này cho nó rõ ý của nhà nước Việt Nam và nguyện vọng
của nhân dân Việt Nam.
Theo tôi thì Quốc hội phải dành thời gian bàn thảo sâu về vấn đề, thái độ của chúng ta đối với vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Quốc hội là người đại diện cho toàn dân thì phải lên tiếng một cách mạnh mẽ về vấn đề này. Phải ra nghị quyết chứ không phải chỉ ra một thông cáo báo chí chung chung.”
Trong thông cáo báo chí có đoạn viết “Quốc hội tin tưởng và nhất
trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân
dân ta có nhiều biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh
thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời, kiên trì đấu tranh
gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất
nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống
giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.”
Quốc hội chờ chủ trương của Đảng?
Ngôn ngữ của thông cáo báo chí này khiến người dân hiểu được lý do
tại sao Quốc hội vẫn còn phải chờ đợi mà không có một thái độ dứt khoát.
Quốc hội chờ và tin tưởng vào chủ trương của Đảng thay vì ý nguyện của
toàn dân. Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc “giữ vững quan hệ hữu nghị
truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc” mặc dù giàn
khoan của Trung Quốc công khai rút ruột tài nguyên đất nước.
Gần một tháng sau trong suốt kỳ họp thứ 7 của quốc hội khóa XIII,
nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận nhưng không một lần nào vụ giàn khoan
được nhắc tới nữa mặc dù tàu cảnh sát biển Việt Nam ngày ngày phải đưa
lưng ra nhận vòi rồng, rượt duổi như kẻ trộm ngay trên đất nhà của mình.
Tàu ngư dân tiếp tục bị húc bị quấy phá đến nỗi đã có tàu bị chìm người
bị giết.
Quốc hội tránh né giàn khoan như sợ Trung Quốc giận dữ và sự né tránh
ấy càng làm cho Bắc kinh thấy rõ yếu điểm của Việt Nam nên ngày càng
lộng hành, ngang ngược hơn.
Đảng không có phương cách nào ngăn chặn. Chính phủ chừng như bó tay
trước kẻ thù quá mạnh và manh động. Quốc hội tiếp tục im lặng và tránh
né sự thật đã khiến dân chúng hoang mang cao độ.
Đối với người dân, việc im lặng của Quốc hội trong lúc đất nước nguy
vong là một hành động khó chấp nhận. Nhân dân bầu người đại diện cho họ
với mục đích nói lên tiếng nói của mình và khi tiếng nói chính đáng
không được cất lên thì chức năng đại diện của các đại biểu không còn hợp
pháp dưới cái nhìn của quần chúng. Một công dân thành phố HCM cho biết ý
nghĩ của anh:
Cho tới hôm nay thì Quốc hội vẫn im lặng, đây là sự im lặng phải gọi là đáng nhục nhã, họ không còn đại diện cho nhân dân nữa. Tiếng nói của họ không phải là tiếng nói của nhân dân.-Một người dân
“Vấn đề giàn khoan của Trung Quốc và những động thái mới đây của
họ đối với Việt Nam thì bất kể một người dân bình thường nào cũng đều
cảm thấy bức xúc nếu hiểu vấn đề. Còn những người ở Quốc hội được gọi là
đại biều của nhân dân, so nhân dân bầu ra để thay mặt mình đối phó với
những vấn đề của đất nước nhưng cho tới hôm nay thì Quốc hội vẫn im
lặng, đây là sự im lặng phải gọi là đáng nhục nhã, họ không còn đại diện
cho nhân dân nữa. Tiếng nói của họ không phải là tiếng nói của nhân
dân.
Trong khi tất cả tầng lớp nhân dân đang xôn xao, từ những người
buôn bán trên vỉa hè cho tới trí thức đều đã lên tiếng về vụ giàn khoan
cũng như xây dựng quy mô ở đảo Gạc Ma và tháo mạ và hăm dọa Việt Nam
trên truyền thông vậy mà Quốc hội vẫn im lặng đây là một thất vọng mà
tôi có thề nói rằng họ không còn xứng đáng là đại biểu của nhân dân
nữa.”
Chiều ngày 19 tháng 6, trong khi Quốc hội thảo luận về Dự án Luật hộ
tịch một đại biểu duy nhất trong gần 500 đại biểu là ông Trương Trọng
Nghĩa đã đứng lên nói trước nghị trường rằng: “Nếu Quốc hội lần này
không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin
rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc
hội chắc chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri.
Còn phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm
phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội
nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân
dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía
Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”
Ý kiến của ông Trương Trọng Nghĩa ngay lập tức được nhiều tờ báo đăng
lại như một phản ứng của báo chí đối với sự im lặng khó chấp nhận của
cơ quan quyền lực được cho là cao nhất nước này. Mặc dù kỳ họp thứ 7 sẽ
bế mạc vào ngày 24 tháng này nhưng đối với yêu cầu bức thiết của đại
biểu Trương Trọng Nghĩa Quốc hội vẫn không có vẻ gì xúc động hay để ý
tới.
Người dân không biết dựa vào nơi nào khác khi Đảng quá xa vời và bất
lực vì cùng chung ý thức hệ, chính phủ không thoát ra được bế tắt vì
kinh tế, quốc phòng quá thua sút đối phương. Cơ quan duy nhất đại diện
cho dân lại tỏ ra thờ ơ và chờ đợi vào đảng và chính phủ thay vì chính
quốc hội phải chứng tỏ cho Trung Quốc và thế giới thấy rằng Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một định chế hợp hiến và có
thật.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/y-nati-asse-still-uneventful-ml-06202014125957.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/y-nati-asse-still-uneventful-ml-06202014125957.html
Trung Quốc đưa 4 giàn khoan vào Biển Đông
Tàu
Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Ðông,
khoảng 210 km (130 dặm) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, ngày 14/5/2014.
Trung Quốc cung cấp cho giàn khoan đầu một đoàn hộ tống gồm 80 tàu dân
sự và tuần duyên đến địa điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam.
Trung Quốc đưa 4 giàn khoan vào Biển Đông trong lúc tranh cãi căng
thẳng giữa Bắc Kinh với Hà Nội về giàn khoan 981 ngoài bờ biển Việt Nam
đang dâng cao.
Công ty dầu khí CNOOC của nhà nước Trung Quốc từng thông báo sẽ có 4 dự án mới ở phía tây và phía đông của Biển Đông trong nửa cuối năm nay. Không rõ liệu 4 giàn khoan này có thuộc khuôn khổ các dự án đó hay không.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đăng nhận định của Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, ông Zhuang Guotu, rằng
việc bố trí các giàn khoan này là ‘động thái chiến lược’ của Trung Quốc
chắc chắn sẽ gây lo ngại cho Việt Nam và Philippines.
Australia, một đồng minh của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bày tỏ hy vọng tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực có thể thương lượng, dàn xếp để xoa dịu căng thẳng hiện nay.
Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop, phát biểu với đài VOA:
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có liên quan hạ giảm căng thẳng và giải quyết tranh chấp một cách tử tế với nhau thông qua các cuộc hòa đàm. Autralia không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp, nhưng chúng tôi thúc giục các nước thương lượng và giải quyết vấn đề theo luật quốc tế.”
Ngoại trưởng Bishop cho biết Australia ủng hộ quyết định sách lược của các nước Đông Nam Á trong việc đề xuất một Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông với Trung Quốc.
Chưa có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng tiến tới Bộ quy tắc này giữa các bước đi không khoan nhượng, kiên quyết dành chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông.
Trang mạng của Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay cho biết trước ngày 12/8,
giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được đặt tại vị trí giữa miền Nam
Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát, giàn khoan Nam Hải
số 4 sẽ được kéo đến hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Giàn khoan thứ tư mang tên Nam Hải số 9, nửa chìm nửa nổi, dài 600 mét
nặng trên 21 tấn, sẽ có mặt tại cửa vịnh Bắc Bộ hôm nay 20/6.
Cả 4 giàn khoan được vận hành bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ
Giàn khoan Trung Quốc (COSL) thuộc Tổng công ty dầu khí quốc gia
(CNOOC), theo báo cáo thường niên năm ngoái của COSL.
Loan báo được đưa ra giữa lúc các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt
Nam và Philippines, đang lo ngại trước các động thái tăng cường giành
chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Quan hệ Việt-Trung đang gặp khó khăn vì Bắc Kinh nhất định không rút
giàn khoan Hải Dương 981 hồi đầu tháng 5 đưa vào vùng biển Hà Nội nói
thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 20/6 tuyên bố các nước không cần diễn giải
nhiều về quyết định bố trí 4 giàn khoan của Bắc Kinh lần này vì chúng
nằm hoàn toàn trong hải phận của Trung Quốc.
Reuters dẫn lời người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh các giàn khoan
này được đặt trong vùng biển gần tỉnh Hải Nam và Quảng Đông của Trung
Quốc, cho nên mọi người không cần suy diễn hay ‘tưởng tượng quá mức.’
AFP trích phát biểu của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng
Nguyễn Quang Đạm, nói với báo Thanh Niên rằng giàn khoan Nam Hải số 9
đang tiến về vị trí mà cách đây khoảng 5 năm Trung Quốc từng đặt một số
giàn khoan mà nay vẫn đang hoạt động.
Ông Đạm cho biết Việt Nam đang theo dõi sát tình hình và đã chuẩn bị các
biện pháp ứng phó với các tình huống khác có thể xảy ra.
Công ty dầu khí CNOOC của nhà nước Trung Quốc từng thông báo sẽ có 4 dự án mới ở phía tây và phía đông của Biển Đông trong nửa cuối năm nay. Không rõ liệu 4 giàn khoan này có thuộc khuôn khổ các dự án đó hay không.
Trung Quốc đưa 4 giàn khoan vào Biển Đông
Australia, một đồng minh của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bày tỏ hy vọng tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực có thể thương lượng, dàn xếp để xoa dịu căng thẳng hiện nay.
Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop, phát biểu với đài VOA:
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có liên quan hạ giảm căng thẳng và giải quyết tranh chấp một cách tử tế với nhau thông qua các cuộc hòa đàm. Autralia không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp, nhưng chúng tôi thúc giục các nước thương lượng và giải quyết vấn đề theo luật quốc tế.”
Ngoại trưởng Bishop cho biết Australia ủng hộ quyết định sách lược của các nước Đông Nam Á trong việc đề xuất một Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông với Trung Quốc.
Chưa có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng tiến tới Bộ quy tắc này giữa các bước đi không khoan nhượng, kiên quyết dành chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông.
Trà Mi-VOA
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-dua-bon-gian-khoan-vao-bien-dong/1941343.html
'Việt Nam cần tôn trọng công hàm Phạm Văn Đồng'
Công
hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ
tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai năm 1958.
Chiều ngày 18 tháng Sáu, báo này tố cáo rằng giàn khoan dầu Trung Quốc đang hoạt động bình thường, khoan dầu trong các vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc hôm 2 tháng Năm thì trở thành “nạn nhân”, bị các tàu Việt Nam dùng vũ lực và biện pháp bất hợp pháp để quấy nhiễu.
Bài báo đòi Hà Nội phải quay lại với lập trường mà phía Trung Quốc cho
là Việt Nam đã có từ lâu là công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
là lãnh thổ của Trung Quốc, dựa trên công hàm ngoại giao của Việt Nam
do Thủ Tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân
Lai hồi năm 1958.
Báo chí Trung Quốc tiếp tục viện dẫn tài liệu ngoại giao này và nói rằng trước năm 1974, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa không bao giờ tuyên bố chủ quyền tại hai quần đảo này, mà ngược lại, dưới nhiều hình thức cả trên văn bản lẫn những lời tuyên bố, đã công nhận hai quần đảo này là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Tờ báo tố cáo rằng Việt Nam chỉ thay đổi lập trường sau khi hai miền Nam-Bắc tái thống nhất, và từ đó tới bây giờ đã làm đủ mọi cách để diễn giải sai lạc, hoặc chối bỏ lập trường chính thức đã được thể hiện trong văn thư thường được gọi là công hàm Phạm Văn Đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ -VOA mới đây, đưa ra một cái nhìn khác về lập trường của Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Tiến sĩ Nhã nói sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã thống nhất không theo ý của Trung Quốc, và Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ủng hộ lãnh tụ Kmer Đỏ Pol Pot của Campuchia, rốt cuộc đưa đến chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tiến sĩ Nhã nói rằng sau 30 tháng Tư năm 1975, trong tư cách là một nước thống nhất, Việt Nam đã lập tức khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Ông cho rằng vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam là một thách thức lớn, nhưng cũng là thời cơ để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói:
“Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 là một thời cơ thoát Trung bởi vì Trung Quốc đã đẩy Việt Nam đến chân tường và dĩ nhiên là không có cách nào khác. Tôi nghĩ khả năng thoát Trung có thể rất là cam go nhưng tôi thấy đây là thời cơ tốt nhất vì Việt Nam không cô đơn.”
Tiến sĩ Nguyễn Nhã là một nhà chuyên gia về lịch sử Biển Đông, ông từng là Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút của Tập san Sử Địa tại Đại học Sư Phạm Sài Gòn trước năm 1975. Năm 2003, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, hệ thống hóa nhiều bằng chứng lịch sử xác minh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguồn: People's Daily, VOA's interview.
Báo chí Trung Quốc tiếp tục viện dẫn tài liệu ngoại giao này và nói rằng trước năm 1974, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa không bao giờ tuyên bố chủ quyền tại hai quần đảo này, mà ngược lại, dưới nhiều hình thức cả trên văn bản lẫn những lời tuyên bố, đã công nhận hai quần đảo này là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Tờ báo tố cáo rằng Việt Nam chỉ thay đổi lập trường sau khi hai miền Nam-Bắc tái thống nhất, và từ đó tới bây giờ đã làm đủ mọi cách để diễn giải sai lạc, hoặc chối bỏ lập trường chính thức đã được thể hiện trong văn thư thường được gọi là công hàm Phạm Văn Đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ -VOA mới đây, đưa ra một cái nhìn khác về lập trường của Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Tiến sĩ Nhã nói sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã thống nhất không theo ý của Trung Quốc, và Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ủng hộ lãnh tụ Kmer Đỏ Pol Pot của Campuchia, rốt cuộc đưa đến chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tiến sĩ Nhã nói rằng sau 30 tháng Tư năm 1975, trong tư cách là một nước thống nhất, Việt Nam đã lập tức khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Ông cho rằng vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam là một thách thức lớn, nhưng cũng là thời cơ để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói:
“Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 là một thời cơ thoát Trung bởi vì Trung Quốc đã đẩy Việt Nam đến chân tường và dĩ nhiên là không có cách nào khác. Tôi nghĩ khả năng thoát Trung có thể rất là cam go nhưng tôi thấy đây là thời cơ tốt nhất vì Việt Nam không cô đơn.”
Tiến sĩ Nguyễn Nhã là một nhà chuyên gia về lịch sử Biển Đông, ông từng là Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút của Tập san Sử Địa tại Đại học Sư Phạm Sài Gòn trước năm 1975. Năm 2003, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, hệ thống hóa nhiều bằng chứng lịch sử xác minh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguồn: People's Daily, VOA's interview.
http://www.voatiengviet.com/content/bao-trung-quoc-can-ton-trong-cong-ham-pham-van-dong/1940578.html
Trung Quốc: "Chỉ giải quyết tranh chấp Biển Đông qua thương lượng trực tiếp"
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố Bắc Kinh
sẽ “cương quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ” và cho rằng những tranh chấp
trong khu vực “nên được giải quyết thông qua thương lượng trực tiếp với
các quốc gia có liên quan.”
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh - REUTERS /Jason Lee
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố Bắc Kinh
sẽ “cương quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ” và cho rằng những tranh chấp
trong khu vực “nên được giải quyết thông qua thương lượng trực tiếp với
các quốc gia có liên quan.”
Ông Dương Khiết Trì tuyên bố như trên khi phát biểu tại Diễn
đàn Hòa bình Thế giới tại Bắc Kinh hôm qua, 20/06/2014, sau khi vừa đến
Việt Nam để gặp các lãnh đạo Hà Nội về vụ giàn khoan trên Biển Đông.
Cuộc đàm phán đã không đạt được tiến bộ nào vì hai bên vẫn giữ nguyên
lập trường.
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn từ chối mọi nỗ lực của quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông và gần đây đã tuyên bố không công nhận thẩm quyền của một tòa án Liên hiệp quốc trong việc xét đơn kiện của Philippines liên quan đến quần đảo Trường Sa.
Trong bài phát biểu hôm qua, tuy không nói đến vai trò Hoa Kỳ trong các vụ tranh chấp biển đảo trong khu vực, nhưng ông Dương Khiết Trì tuyên bố Trung Quốc chống lại chiến lược của Mỹ “xoay trục” sang châu Á, cho rằng chiến lược này đang làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.
Còn tại Hy Lạp hôm qua, nhân một hội nghị thượng đỉnh về hàng hải ở Athens, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố Trung Quốc chủ trương “phát triển hòa bình” các đại dương, nhắc lại rằng những xung đột trong quá khứ chỉ dẫn đến “thảm họa cho nhân loại”.
Những tuyên bố nói trên của các lãnh đạo Trung Quốc được đưa ra vào lúc Bắc Kinh đang đưa thêm tổng cộng 4 giàn khoan đến Biển Đông, ngoài giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động tại một khu vực mà theo Hà Nội thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã hôm qua lại cáo buộc Hà Nội khuyến khích các tàu cá Việt Nam đánh bắt cá tại các vùng biển chung quanh quần đảo Hoàng Sa. Hãng tin chính thức của Trung Quốc khẳng định rằng những ngư dân Việt Nam bị bắt vì “đánh cá trái phép” đều khai rằng họ đã được chính phủ Việt Nam cấp nhiều tiền để đến đánh bắt các tại “những vùng biển đang tranh chấp”.
Tân Hoa Xã còn nói rằng các tàu cá “có vũ trang “ của Việt Nam thường xuyên cướp bóc tàu cá Trung Quốc, “đe dọa nghiêm trọng đến mạng sống và tài sản của các ngư dân Trung Quốc”.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140621-trung-quoc-chi-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong-qua-thuong-luong-truc-tiep
Chính phủ Hà Nội đã tuyên bố rằng cảng Cam Ranh kể từ nay sẽ
không được sử dụng như một căn cứ quân sự của nước ngoài. Nhưng trên
thực tế, Cam Ranh có thể sẽ là một thứ “vũ khí” của Việt Nam trong cuộc
đối đầu với Trung Quốc. Căng thẳng Việt-Trung do vụ giàn khoan HD-981
buộc Hà Nội phải thắt chặt hơn nữa quan hệ quân sự với Washington, thậm
chí sẳn sàng mở rộng cửa cảng Cam Ranh cho Hoa Kỳ.
Hôm qua, 20/06/2014, trong phiên họp thông qua báo cáo Kiểm
điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ 2, dưới sự chủ tọa của Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc, tại Genève, chính phủ Việt Nam thông báo giữ lại
182 khuyến nghị trong số 227 khuyến nghị do các nước đề xuất, và bác bỏ
45 khuyến nghị còn lại.
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn từ chối mọi nỗ lực của quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông và gần đây đã tuyên bố không công nhận thẩm quyền của một tòa án Liên hiệp quốc trong việc xét đơn kiện của Philippines liên quan đến quần đảo Trường Sa.
Trong bài phát biểu hôm qua, tuy không nói đến vai trò Hoa Kỳ trong các vụ tranh chấp biển đảo trong khu vực, nhưng ông Dương Khiết Trì tuyên bố Trung Quốc chống lại chiến lược của Mỹ “xoay trục” sang châu Á, cho rằng chiến lược này đang làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.
Còn tại Hy Lạp hôm qua, nhân một hội nghị thượng đỉnh về hàng hải ở Athens, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố Trung Quốc chủ trương “phát triển hòa bình” các đại dương, nhắc lại rằng những xung đột trong quá khứ chỉ dẫn đến “thảm họa cho nhân loại”.
Những tuyên bố nói trên của các lãnh đạo Trung Quốc được đưa ra vào lúc Bắc Kinh đang đưa thêm tổng cộng 4 giàn khoan đến Biển Đông, ngoài giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động tại một khu vực mà theo Hà Nội thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã hôm qua lại cáo buộc Hà Nội khuyến khích các tàu cá Việt Nam đánh bắt cá tại các vùng biển chung quanh quần đảo Hoàng Sa. Hãng tin chính thức của Trung Quốc khẳng định rằng những ngư dân Việt Nam bị bắt vì “đánh cá trái phép” đều khai rằng họ đã được chính phủ Việt Nam cấp nhiều tiền để đến đánh bắt các tại “những vùng biển đang tranh chấp”.
Tân Hoa Xã còn nói rằng các tàu cá “có vũ trang “ của Việt Nam thường xuyên cướp bóc tàu cá Trung Quốc, “đe dọa nghiêm trọng đến mạng sống và tài sản của các ngư dân Trung Quốc”.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140621-trung-quoc-chi-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong-qua-thuong-luong-truc-tiep
Cam Ranh, “vũ khí” chống Trung Quốc của Việt Nam?
Ảnh
vẽ cảnh chiến hạm Liên Xô tại căn cứ Cam Ranh (vào năm 1985) trong kho
tư liệu ảnh của Lầu Năm Góc (Nguồn : Bộ Quốc phòng Mỹ)
Chính phủ Hà Nội đã tuyên bố rằng cảng Cam Ranh kể từ nay sẽ
không được sử dụng như một căn cứ quân sự của nước ngoài. Nhưng trên
thực tế, Cam Ranh có thể sẽ là một thứ “vũ khí” của Việt Nam trong cuộc
đối đầu với Trung Quốc. Căng thẳng Việt-Trung do vụ giàn khoan HD-981
buộc Hà Nội phải thắt chặt hơn nữa quan hệ quân sự với Washington, thậm
chí sẳn sàng mở rộng cửa cảng Cam Ranh cho Hoa Kỳ.
Sau khi đã là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời gian chiến tranh
Việt Nam, Cam Ranh đã là nơi đặt cơ sở hậu cần của Hạm đội Thái Bình
Dương của Nga trong 23 năm, trước khi Matxcơva trao lại cảng này cho
Việt Nam vào năm 2002. Là một cảng biển nước sâu, Cam Ranh có thể tiếp
nhận các hàng không mẫu hạm và các cơ sở tại cảng này gần đây đã được
đầu tư hàng triệu đôla để nâng cấp.
Tại Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La cuối tháng Năm vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã tuyên bố là cảng Cam Ranh sẽ cung cấp dịch vụ cho tàu quân sự lẫn dân sự của mọi quốc gia.
Trong những năm gần đây, Hải quân Hoa Kỳ vẫn thường xuyên ghé thăm cảng Đà Nẳng và có những hoạt động giao lưu với Hải quân Việt Nam, cũng như với người dân địa phương. Vào năm ngoái, họ cũng đã tham gia tập luyện chung với Việt Nam về tìm kiếm, cứu hộ trên biển.
Vào năm 2012, ông Leon Panetta đã là bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam đến thăm vịnh Cam Ranh. Các tàu tiếp liệu của Hải quân Mỹ đã nhiều lần vào cảng Cam Ranh để được sửa chữa, nhưng cho tới nay chưa có chiến hạm nào của Hải quân Mỹ ghé cảng này. Nếu Việt Nam mở rộng cửa, đón Hải quân Mỹ vào vịnh Cam Ranh thì đây sẽ là một bước tiến rất lớn trong quan hệ quân sự Mỹ-Việt.
Theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, Hà Nội có lẽ đã dọn dường cho khả năng này khi vào tháng trước quyết định tham gia Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ( PSI ). Do Hoa Kỳ và Ba Lan thiết lập vào năm 2003, PSI là một nỗ lực của quốc tế nhằm ngăn cấm các tàu chuyên chở những vũ khí hủy diệt hàng loạt và nay đã có hơn 100 quốc gia tham gia. Quyết định tham gia PSI của Hà Nội có ý nghĩa ở chỗ là mãi cho tới tháng trước, Việt Nam, cùng với Trung Quốc, vẫn cho rằng PSI vi phạm công pháp quốc tế.
Vấn đề là khi tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, Hà Nội cũng phải cố giữ một sự cân bằng với quan hệ với những cường quốc khác, đặc biệt là Nga, hiện vẫn là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng nhất cho Việt Nam. Trả lời hãng tin Itar-Tass ngày 19/06/2014, đại sứ Việt Nam tại Nga Phạm Xuân Sơn cho biết là Nga có quyền ưu tiên sử dụng cảng Cam Ranh.
Về phần Hoa Kỳ, dĩ nhiên là sẽ không được sử dụng Cam Ranh như một căn cứ quân sự giống như ở Philipines, nhưng việc các chiến hạm Mỹ thường xuyên ghé cảng Cam Ranh, để thăm, để tiếp nhiên liệu hay làm những việc khác chắn chắn sẽ phát một tín hiệu có ý nghĩa đến Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự được tăng cường của Mỹ ở Việt Nam có thể sẽ khiến Bắc Kinh tỏ ra bớt hung hăng hơn trong tranh chấp chủ quyển Biển Đông.
Tại Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La cuối tháng Năm vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã tuyên bố là cảng Cam Ranh sẽ cung cấp dịch vụ cho tàu quân sự lẫn dân sự của mọi quốc gia.
Trong những năm gần đây, Hải quân Hoa Kỳ vẫn thường xuyên ghé thăm cảng Đà Nẳng và có những hoạt động giao lưu với Hải quân Việt Nam, cũng như với người dân địa phương. Vào năm ngoái, họ cũng đã tham gia tập luyện chung với Việt Nam về tìm kiếm, cứu hộ trên biển.
Vào năm 2012, ông Leon Panetta đã là bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam đến thăm vịnh Cam Ranh. Các tàu tiếp liệu của Hải quân Mỹ đã nhiều lần vào cảng Cam Ranh để được sửa chữa, nhưng cho tới nay chưa có chiến hạm nào của Hải quân Mỹ ghé cảng này. Nếu Việt Nam mở rộng cửa, đón Hải quân Mỹ vào vịnh Cam Ranh thì đây sẽ là một bước tiến rất lớn trong quan hệ quân sự Mỹ-Việt.
Theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, Hà Nội có lẽ đã dọn dường cho khả năng này khi vào tháng trước quyết định tham gia Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ( PSI ). Do Hoa Kỳ và Ba Lan thiết lập vào năm 2003, PSI là một nỗ lực của quốc tế nhằm ngăn cấm các tàu chuyên chở những vũ khí hủy diệt hàng loạt và nay đã có hơn 100 quốc gia tham gia. Quyết định tham gia PSI của Hà Nội có ý nghĩa ở chỗ là mãi cho tới tháng trước, Việt Nam, cùng với Trung Quốc, vẫn cho rằng PSI vi phạm công pháp quốc tế.
Vấn đề là khi tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, Hà Nội cũng phải cố giữ một sự cân bằng với quan hệ với những cường quốc khác, đặc biệt là Nga, hiện vẫn là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng nhất cho Việt Nam. Trả lời hãng tin Itar-Tass ngày 19/06/2014, đại sứ Việt Nam tại Nga Phạm Xuân Sơn cho biết là Nga có quyền ưu tiên sử dụng cảng Cam Ranh.
Về phần Hoa Kỳ, dĩ nhiên là sẽ không được sử dụng Cam Ranh như một căn cứ quân sự giống như ở Philipines, nhưng việc các chiến hạm Mỹ thường xuyên ghé cảng Cam Ranh, để thăm, để tiếp nhiên liệu hay làm những việc khác chắn chắn sẽ phát một tín hiệu có ý nghĩa đến Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự được tăng cường của Mỹ ở Việt Nam có thể sẽ khiến Bắc Kinh tỏ ra bớt hung hăng hơn trong tranh chấp chủ quyển Biển Đông.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140621-cam-ranh-%E2%80%9Cvu-khi%E2%80%9D-chong-trung-quoc-cua-viet-nam
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có mặt tại cảng Cam Ranh
CỠ CHỮ
19.06.2014
Báo chí Việt Nam cho hay là chiều ngày 17 tháng 6, đội tàu của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã cập cảng Cam Ranh.
Trang mạng kienthuc.net.vn dẫn lời người phát ngôn của Hạm đội Thái Bình Dương Nga Roman Martov, nói với báo chí rằng đội tàu của Hạm đội Thái bình dương đã ghé cảng Cam Ranh trong một chuyến viếng thăm không chính thức, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ quân sự ở Ấn Độ Dương.
Báo Quân đội Nhân Dân chiều hôm qua đưa tin là đội tàu Nga gồm có 3 chiếc, trên đó có 511 thủy thủ do Chuẩn đô đốc Dmitriev Vladimir Aleksandrovich chỉ huy.
Dẫn đầu đội tàu này là tàu Marshal Shaposh-nikov, một chiến hạm chống tàu ngầm cỡ lớn lớp Udaloy, mà báo chí Việt Nam miêu tả là 'tàu săn ngầm nguy hiểm nhất thế giới'.
Đội tàu còn gồm tàu chở dầu Irkut và tàu cứu hộ Alatau.
Tờ Quân đội Nhân dân cho biết đội tàu Nga sẽ có mặt ở cảng Cam Ranh cho tới ngày 20 tháng 6.
Nguồn: Bloomberg.com, motthegioi.vn
YouTube&
Trang mạng kienthuc.net.vn dẫn lời người phát ngôn của Hạm đội Thái Bình Dương Nga Roman Martov, nói với báo chí rằng đội tàu của Hạm đội Thái bình dương đã ghé cảng Cam Ranh trong một chuyến viếng thăm không chính thức, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ quân sự ở Ấn Độ Dương.
Báo Quân đội Nhân Dân chiều hôm qua đưa tin là đội tàu Nga gồm có 3 chiếc, trên đó có 511 thủy thủ do Chuẩn đô đốc Dmitriev Vladimir Aleksandrovich chỉ huy.
Dẫn đầu đội tàu này là tàu Marshal Shaposh-nikov, một chiến hạm chống tàu ngầm cỡ lớn lớp Udaloy, mà báo chí Việt Nam miêu tả là 'tàu săn ngầm nguy hiểm nhất thế giới'.
Đội tàu còn gồm tàu chở dầu Irkut và tàu cứu hộ Alatau.
Tờ Quân đội Nhân dân cho biết đội tàu Nga sẽ có mặt ở cảng Cam Ranh cho tới ngày 20 tháng 6.
Nguồn: Bloomberg.com, motthegioi.vn
YouTube&
Cam kết UPR : Việt Nam từ chối nhiều khuyến nghị nhân quyền cơ bản
Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc tại Genève (Ảnh : LHQ)
Hôm qua, 20/06/2014, trong phiên họp thông qua báo cáo Kiểm
điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ 2, dưới sự chủ tọa của Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc, tại Genève, chính phủ Việt Nam thông báo giữ lại
182 khuyến nghị trong số 227 khuyến nghị do các nước đề xuất, và bác bỏ
45 khuyến nghị còn lại.
Từ Genève, trả lời RFI, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong bốn
đại diện của 10 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, cho biết diễn biến của
phiên họp, các hoạt động của đoàn và quan điểm của ông về quyết định nói
trên của chính quyền.
Máy bay quân sự Philippines. Ảnh: Wantchinatimes
Manila cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ không quân theo Hiệp định Hợp tác
Quốc phòng nâng cao mà Washington và Malina ký ngày 28/4, nhân chuyến
thăm Philipines của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hiệp nước có thời hạn 10
năm, cho phép không quân, hải quân Mỹ sử dụng căn cứ quân sự của
Philippines trên quần đảo Philippines.
Chính phủ Philippines tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc liên tục gia tăng các hoạt động quân sự trên Biển Đông. Manila nhiều lần cáo buộc Trung Quốc cải tạo đất trên các rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vi phạm điều 5 trong Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC). Philippines coi chuỗi hành động của Bắc Kinh là mối đe dọa thực sự đối với chủ quyền của quốc gia.
South China Morning Post nhận định Không quân Philippines gần như không thể chống lại sức mạnh của quân đội Trung Quốc, nhất là sau khi họ hoàn thành đường băng trên các đảo chiếm đóng trái phép ở Trường Sa. Manila cần sự hiện diện của phi cơ Mỹ để phòng ngừa khả năng Trung Quốc tấn công.
PHẢN BIỆN VỀ GIÀN KHOAN TRUNG CỘNG
20/06/201411:25:00(Xem: 1684)
ỦY-BAN LÃNH-ĐẠO LÂM-THỜI VNCH
6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150, U.S.A.
Tel: 703-971-9178 - E-mail: RVNleadcom@gmail.com
PHẢN-BIỆN TÀI-LIỆU CỦA TRUNG-QUỐC VỀ SỰ HIỆN-DIỆN CỦA
GIÀN KHOAN HYSY 981 TRONG VÙNG BIỂN VIỆT-NAM
GIÀN KHOAN HYSY 981 TRONG VÙNG BIỂN VIỆT-NAM
I. Vị-trí Giàn khoan HYSY 981 của Tổng-công-ty Dầu khí Hải-dương TQ trong vùng biển Việt-nam
"Vào ngày 2 tháng Năm 2014, giàn khoan HYSY 981 của một công ty Trung
Quốc bắt đầu hoạt động khoan" ở một vị-trí nơi Biển Đông nằm ở những
tọa-độ rõ ràng ở bên trong thềm lục-địa của Việt-nam: ở 15o29 vĩ-độ Bắc và 110o12
kinh-tuyến Đông, tương-đương với Lô khai thác 143 trong vùng đặc-quyền
kinh tế của Việt-nam. Vị-trí này chỉ cách đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) của
Việt-nam có 119 hải-lý bên ngoài khơi Đà Nẵng.
Đây là một sự vi-phạm trắng trợn vùng đặc-quyền kinh tế của Việt-nam,
một vùng được định nghĩa là kéo dài 200 hải-lý từ một đường cơ-sở dọc
theo bờ biển Việt-nam và dựa vào thềm lục-địa được định nghĩa như là
"một phần đất thuộc một lục-địa, thường là nông và phẳng nằm dưới nước
và kéo dài đến một điểm đổ mạnh xuống sàn đại-dương." Đây rõ ràng không
phải là trường-hợp của vùng đặc-quyền kinh tế của Trung Quốc dẫn ra tới
giàn khoan.
II. Hành-động khiêu khích của Trung Quốc
Bằng cách hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trong vùng đặc-quyền kinh tế của
Việt-nam, Trung Quốc đã làm một hành-động được mô-tả là "khiêu khích"
không phải chỉ bởi Việt-nam mà còn bởi nhiều quốc gia trên
thế-giới. Trung Quốc cho rằng "Việt Nam
đã đưa một lượng lớn các tàu thuyền, bao gồm tàu vũ trang đến khu vực
và phá rối mạnh mẽ và phi pháp hoạt động của Trung Quốc." Họ đưa ra con
số "63 tàu thuyền Việt Nam trong khu vực vào thời điểm cao độ nhất":
ngay dù như con số này là có thật thì nó vẫn không bằng một nửa lượng
tàu thuyền Trung Quốc, được ước-lượng là 130 chiếc với một số lớn hơn
hẳn các tàu thuyền Việt Nam được gởi ra để bao vây giàn khoan mà còn
ngăn chặn không cho các thẩm-quyền Việt Nam đến gần để yêu-cầu một cách
chính-đáng là giàn khoan hãy được đưa ra khỏi vùng biển của Việt
Nam. Một sự hiện-diện lớn như vậy của phía Trung Quốc không thể nào mà
thoát khỏi sự kiểm-soát từ trên không và việc chụp hình bởi hàng trăm
nếu không muốn nói là hàng ngàn các quan-sát-viên quốc-tế.
Trung Quốc còn tố Việt Nam là "dung dưỡng những cuộc biểu tình chống
Trung Quốc" nhắm vào các "công ty Trung Quốc" nhưng rồi lại mâu thuẫn
khi nói là những cuộc biểu tình kia cũng làm thiệt hại cho một số
công-ty thuộc "một số quốc gia khác."
III. Trung Quốc thú nhận
Trong văn-thư bày tỏ lập-trường của mình, Trung Quốc thú nhận rằng
"các vùng biển giữa Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc [tức Hoàng Sa của VN]
và vùng biển thuộc đất liền của Việt Nam vẫn chưa được phân
định. Hai bên vẫn chưa tiến hành xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)
và thềm lục địa trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền tuyên bố
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS." (Chúng
tôi nhấn mạnh.) Một khi đã nói như vậy thì không hiểu tại sao câu sau
lại rất khẳng-định: "Tuy nhiên, các vùng nước này sẽ không bao giờ
trở thành đặc khu kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dù áp dụng bất
kỳ nguyên tắc nào vào việc phân định." (sic) Thật là một sự mâu thuẫn
không thể hiểu nổi, đi gần đến sự phi lý!
IV. Hoàng Sa (tức Tây Sa theo TQ) CHƯA BAO GIỜ là lãnh-thổ Trung Quốc
Văn-thư lập-trường của Trung Quốc khẳng-định khơi khơi là "Quần đảo
Tây Sa là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, không gì bác bỏ
được." Vậy thì thử hỏi đoạn ngay trên đây có nghĩa làm sao khi nó cũng
được viết ra bởi cùng tác-giả của văn-thư lập-trường?
Trung Quốc gian-trá khi cho rằng "Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đã
khám phá, phát triển, khai thác và thực hiện thẩm quyền đối với quần đảo
Tây Sa," tức Hoàng Sa của Việt Nam. Không
có gì có thể xa sự thật hơn thế, nhất là khi ngay ở câu tiếp theo,
văn-thư kia nói là đến "năm 1909, Đề đốc Lý Chuẩn của hải-quân [Trung
Quốc] đã dẫn đầu chuyến thanh sát quân sự trên quần đảo Tây Sa và tái
khẳng định chủ quyền của Trung Quốc bằng cách kéo cờ và bắn một loạt đạn trên đảo Vĩnh Hưng."
(Chúng tôi nhấn mạnh) Thật là nực cười! Vì rõ ràng không thể đòi
chủ-quyền đối với quốc-tế kiểu đó được, nhất là khi vào lúc bấy giờ đảo
Vĩnh Hưng gần như không ai ở trên đảo!
V. Lịch-sử cận-hiện-đại
Khi "Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng quần đảo Tây Sa" trong Thế-chiến thứ hai (1939), chỉ có Pháp phản-đối nhân danh Việt Nam
là nước được Pháp bảo hộ. Trước đó, Pháp đã tuyên-bố chủ-quyền trên
quần-đảo này dựa trên những lần đòi chủ-quyền của nhà Nguyễn dưới thời
các vua Gia Long (1802-1820) và Minh Mạng (1820-1840), và đến năm 1932
thì Pháp chiếm-đoạt các đảo ở đây, sau đó đã xây một hải-đăng và đài
khí-tượng ở đảo Hoàng Sa (Pattle Island) vào năm 1937. Sau khi Nhật đầu
hàng vào năm 1945, chính-phủ Trung Hoa Dân Quốc đã tìm cách đòi một số
đảo (tháng Mười Một 1946) nhưng Hòa-hội San Francisco (tháng Chín 1951)
đã thông qua bằng 46 phiếu trên 51 lời khẳng-định chủ-quyền của Việt Nam
trên hai quần-đảo Paracel (Hoàng Sa/Tây Sa) và Spratly (Trường Sa/Nam
Sa).
Năm 1959, Bắc Kinh "thiết lập Văn phòng Quản lý các Quần đảo Tây Sa,
Trung Sa và Nam Sa." Nhưng từ năm 1933, Vua Bảo Đại của Việt Nam đã có
Dụ số 10 đặt Hoàng Sa (Paracel Islands/Tây Sa) thuộc vào tỉnh Thừa Thiên
và ngày 13 tháng Bảy 1961, Tổng-thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm
đã ký sắc-lệnh giao lại việc quản-lý quần-đảo này cho tỉnh Quảng Ngãi ở
miền Trung Việt Nam. Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa đã đều đặn đi tuần-tra
các đảo và Nha Khí-tượng VNCH lo vận-hành đài khí-tượng trên đảo Hoàng
Sa (Pattle) đều đặn mà không bị nước nào can-thiệp mãi cho đến tận tháng
Giêng năm 1974 khi hải-quân Trung Quốc đánh chiếm toàn-bộ quần-đảo vào
những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam sau một trận chiến bất cân xứng
với hải-quân của Việt Nam Cộng Hòa được gửi ra để trấn giữ quần-đảo.
VI. Chỗ đứng của Hà Nội trong cuộc tranh-chấp trên các quần-đảo
Từ những điều trên, ta có thể thấy là không có gì sai sự thật bằng câu khẳng-định rằng "từ cổ xưa, Việt Nam
đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung
Quốc." Việc đi trích dẫn lời của một hai quan-chức thân Trung Quốc cho
rằng "Tây Sa và Nam Sa trong lịch sử là một phần của lãnh thổ Trung
Quốc" là một điều vô nghĩa bởi họ không đại diện trong bất cứ tư-cách
nào lập-trường chính-thức của chính-quyền Việt Nam, không cả của Hà Nội,
và cũng bởi những lời khẳng-định như thế đơn-giản là không chính-xác,
không có văn-kiện nào trong các nguồn tài-liệu Việt Nam ủng-hộ cho một
lập-trường như thế.
Nghiêm-trọng hơn là sự-kiện "Ngày 4 tháng Chín năm 1958, chính phủ
Trung Quốc đã ban hành mọt bản tuyên bố, trong đó nói rằng bề rộng phạm
vi lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và nói rõ
rằng 'quy định này áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm cả Quần đảo Tây Sa...'" Ngày 14 tháng
Chín, Thủ-tướng Phạm Văn Đồng của chính-phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
gửi một công-hàm ngoại-giao đến Thủ-tướng Chu Ân-lai của Hội-đồng Nhà
nước Trung Quốc, tuyên bố rằng "chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
công nhận và hỗ trợ tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc đưa ra ngày 04
tháng Chín năm 1958" và "chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn
trọng quyết định này."
Tuy-nhiên, cần chú ý là theo như những điều khoản của Hiệp-định Ngưng
chiến Geneva ký ngày 20 tháng Bảy 1954 chia đôi Việt Nam ra thành hai
miền thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tức Miền Bắc) không
có chủ-quyền trên Quần-đảo Hoàng Sa, bởi quần-đảo này nằm ở dưới
vĩ-tuyến 17 nên thuộc quyền cai quản của Miền Nam (mà sau này chính-thức
là Việt Nam Cộng Hòa). Do vậy nên ta có thể nói là công-hàm Phạm Văn
Đồng là "hoàn toàn vô giá trị."
Ngoài ra, văn-thư của Trung Quốc còn nêu ra hai bằng-chứng khác nữa
song chúng không thể xem được là khả tín. Một là một cuốn địa-lý lớp 9
in vào năm 1974, một cuốn sách rõ ràng là không thể tin được khi bên
cạnh việc mô-tả Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (Trường Sa
của Việt Nam) là nằm trong một vòng cung các đảo bảo-vệ Trung Quốc thì
cuốn sách còn ghi cả một quần-đảo không có ở ngoài đời ("Hoành Bồ") là
thuộc trong cùng vòng cung đó. Còn về tập Bản đồ Thế giới in vào
tháng Năm năm 1972 thì rất có thể đó đã là một sản-phẩm của Trung Quốc
in cho một nhà xuất bản Việt Nam–một hiện-tượng khá phổ-biến vào thời
bấy giờ.
VII. Những hiệp-định quốc-tế và bổn-phận của Trung Quốc dựa trên những hiệp-định đó
Hãy tạm gác sang bên những bằng-chứng về chủ-quyền lịch-sử liên-tục
của Việt Nam trên Quần-đảo Hoàng Sa, những bằng-chứng phong phú và có
cơ-sở hơn những khẳng-định của Trung Quốc rất nhiều (cho đến tận đầu
thế-kỷ 20, các bản-đồ của ngay chính Trung Hoa cũng chỉ ghi Hải Nam là
lãnh-thổ cực-Nam của Trung Quốc, các thẩm-quyền Trung Quốc còn phủ-nhận
cả trách-nhiệm khi có những tàu thuyền ngoại-quốc bị đắm ở Hoàng
Sa). Ngoài ra, còn có tối-thiểu năm hiệp-ước quốc-tế mà Trung Quốc đã ký
vào và như vậy là có bổn-phận hoặc thực-thi hoặc đứng bảo kê cho các
hiệp-ước đó.
Trước tiên hết là Hiệp-ước Thiên Tân 1885 ký giữa Pháp và nhà Thanh
bên Trung Quốc công-nhận chủ-quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam (lúc
bấy giờ còn gọi là An Nam). Theo hiệp-ước này, Pháp thừa kế hết cả những
quyền lãnh-thổ thuộc về các vua An Nam mà đương-nhiên trong đó gồm cả
chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần-đảo đã nằm
trong sự cai quản của Việt Nam ít nhất cũng từ thế-kỷ 17, một sự-kiện
được ghi lại trong nhiều bản-đồ do người Âu vẽ ra từ thế-kỷ thứ 17 đến
thế-kỷ 20–kể cả những bản-đồ gần đây của công-ty National Geographic và
Google maps. Pháp đã dựa vào Hiệp-ước Thiên Tân để đòi chủ-quyền trên
Quần-đảo Hoàng Sa vào năm 1932 và sau đó, đã cho xây một cột hải-đăng và
một đài khí-tượng trên đảo chính (Pattle Island) của quần-đảo này. Đài
khí-tượng này đã hoạt-động liên-tục và không gián-đoạn bởi nhân-viên
người Pháp rồi sau đó bởi nhân-viên người Việt cho đến tận tháng Giêng
1974 khi hải-quân Trung Quốc đến cưỡng-chiếm Quần-đảo Hoàng Sa bằng
vũ-lực.
Thứ hai là việc trao trả hai quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam ở Hòa-hội San Francisco
vào tháng Chín 1951. Lời đề nghị của Liên-Xô tại Hòa-hội đó nhằm chuyển
những đảo đó về cho Trung Hoa đã bị dứt khoát bác bỏ nhưng khi
Thủ-tướng Trần Văn Hữu của Quốc Gia Việt Nam đứng lên đòi chủ-quyền về
cho Việt Nam thì đề nghị này đã được thông qua với 46 phiếu thuận trên
51 phiếu.
Thứ ba là Hiệp-định Geneva vào tháng Bảy 1954, một hội-nghị với sự đồng-chủ-tịch của Anh và Liên-Xô đã chia đôi Việt Nam
thành hai miền ở vĩ-tuyến 17. Hoàng Sa và Trường Sa, vì là ở dưới
vĩ-tuyến 17, nên thuộc về chính-quyền miền Nam, tức Việt Nam Cộng Hòa
sau này. Chính dựa vào căn-bản pháp-lý đó mà Việt Nam Cộng Hòa đả cai
quản hai quần-đảo đó, đặc-biệt là Quần-đảo Hoàng Sa đến tháng Giêng 1974
khi Trung Quốc dùng vũ-lực để cưỡng-chiếm, và Quần-đảo Trường Sa đến
tận cuối Chiến-tranh Việt Nam (tháng Tư 1975). Trung Quốc là một nước có
vai trò lớn ở hội-nghị Geneva và chính Trung Quốc đã buộc Hà Nội phải
chấp nhận việc chia đôi Việt Nam, do vậy nên Trung Quốc bắt buộc phải
biết rõ là Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về miền Nam.
Thứ tư là Hiệp-định Hòa-bình Paris ký kết vào tháng Giêng 1973 trong đó ngay từ Điều 1 đã ghi: "Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam đã công nhận."
(Chúng tôi nhấn mạnh) Như vậy, ta không thể định nghĩa lại sự toàn vẹn
lãnh-thổ của miền Nam Việt Nam, mà sau đó trở thành Việt Nam Cộng Hòa.
Thứ năm và cuối cùng là Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam
(2 tháng Ba 1973), với chữ ký của 12 chính-phủ, trong đó có Trung Quốc,
"với sự có mặt của ông Tổng Thư kí Liên hiệp quốc" (lúc bấy giờ là ông
Kurt Waldheim). Định-ước này đảm bảo việc thực-thi đứng đắn Hiệp-định
Hòa-bình Paris đã ký kết trước đó. Có ít ra ba điều trong Định-ước này nhắc lại công-thức "các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, quyền tự quyết của nhân
dân Miền Nam Việt Nam" (nhấn mạnh trong nguyên-bản):
Điều 2 nói
rằng vì Hiệp-định Hòa-bình Paris "đáp ứng nguyện vọng tha thiết về hòa
bình của tất cả các nước trên thế giới, Hiệp định là một cống hiến to
lớn đối với hòa bình, quyền tự quyết, độc lập dân tộc và việc cải thiện
quan hệ giữa các nước. Hiệp định và các Nghị định thư phải được tôn
trọng triệt để và phải thi hành nghiêm chỉnh." Điều 4 cam-kết: "Các bên
kí kết Định ước này trịnh trọng công nhận và triệt để tôn trọng các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, quyền tự quyết của nhân
dân Miền Nam Việt Nam... bằng cách không có hành động nào trái
với các điều khoản của Hiệp định [Hòa bình Paris] và các Nghị định
thư." Và Điều 5 nói: "Vì sự nghiệp hòa bình lâu dài ở Việt Nam, các bên
kí kết Định ước này kêu gọi tất cả các nước triệt để tôn trọng các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, quyền tự quyết của nhân
dân Miền Nam Việt Nam."
Như vậy thành không thể phủ-nhận được là khi Trung Quốc dùng vũ-lực
cưỡng-chiếm Hoàng Sa (Paracels, Tây Sa theo Trung Quốc) vào tháng Giêng
1974 là một sự vi-phạm ít nhất 5 hiệp-định quốc-tế mà trong đó Trung
Quốc là một quốc gia ký kết hay/và một quốc gia bảo kê. Và việc Trung
Quốc hạ đặt giàn khoan HYSY 981 vào trong vùng đặc-quyền kinh tế và thềm
lục-địa của Việt Nam lại là một vi-phạm nữa của Trung Quốc đối với sự
toàn vẹn lãnh-thổ của Việt Nam, một điều mà Trung Quốc đã cam kết tôn
trọng qua chữ ký của chính Ngoại-trưởng Cơ Bằng-phi của Trung Quốc trên
Định-ước Quốc-tế ngày 2 tháng Ba 1973.
REPUBLIC OF VIETNAM
PRO-TEMP LEADERSHIP COMMITTEE
6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150, U.S.A.
Tel: 703-971-9178 - E-mail: RVNleadcom@gmail.com
A REBUTTAL TO CHINA'S POSITION PAPER
ON THE PRESENCE OF THE HYSY 981 DRILLING RIG
IN VIETNAMESE WATERS
"On 2 May 2014, a Chinese company's HYSY 981 drilling rig started its
drilling operation" at a location in the South China Sea (aka Eastern
Sea to the Vietnamese) with coordinates well within Vietnam's
continental shelf: 15o29 North and 110o12 East,
corresponding to Lot 143 of Vietnam's EEZ (exclusive economic
zone). This location is only 119 nautical miles from Ly Son island off
the coast of Vietnam near Da Nang.
This is a blatant violation of Vietnam's EEZ which extends 200 nautical miles from a baseline along the coast of Vietnam
and which is based on a continental shelf defined as "a generally
shallow, flat submerged portion of a continent, extending to a point of
steep descent to the ocean floor." This condition is clearly not
obtained in the case of China's EEZ.
II. China's provocation
With the placing of HYSY 981 drilling rig well within Vietnam's EEZ,
China's action has been described as "provocative" by many nations on
earth and not by Vietnam alone. China claims that "Vietnam
sent a large number of vessels, including armed vessels, to the site"
to forcefully disrupt the Chinese operation. It cites a figure of "63
Vietnamese vessels in the area at the peak": even if this is true, it is
less than half of the amount of Chinese vessels, estimated at 130
including some much larger than the Vietnamese ones, sent to surround
the rig and prevent Vietnamese authorities from coming close and
legitimately asking that the rig be moved out of Vietnamese waters. Such
a large Chinese presence cannot escape aerial surveillance and
photographing by hundreds, if not thousands, of international observers.
China further accuses Vietnam of "condoning anti-Chinese demonstrations"
aimed at "companies of China" but it contradicts itself when it
mentions that the demonstrations were also against companies of "several
other countries."
III. China's admission
In its position paper, China admits that "the waters between China's
Xisha [Hoang Sa to the Vietnamese or Paracel in international atlases]
Islands and the coast of the Vietnamese mainland are yet to be delimited. The
two sides have not yet conducted delimitation of the Exclusive Economic
Zone {EEZ) and continental shelf in these waters. Both sides are
entitled to claim EEZ and continental shelf in accordance with the
UNCLOS." (Emphasis added.) Having said that, how can it go on saying: "However, these waters will never become Vietnam's
EEZ and continental shelf no matter which principle is applied in the
delimitation." (Emphasis added.) What a beautiful contradiction that
flies in the face of reason!
IV. Xisha Islands are NOT part of the Chinese territory
China's position paper merely avers that "Xisha Islands are an inherent part of China's
territory, over which there is no dispute." Then what does the above
paragraph mean when it is written by apparently the same author(s)?
China fraudulently claims that it is "the first [country] to discover,
develop, exploit and exercise jurisdiction over the Xisha
Islands." Nothing
is further from the truth when, in the very next sentence, the position
paper says that even as late as 1909, a Chinese commander merely "led a
military inspection to the Xisha Islands and reasserted China's
sovereignty by hoisting the flag and firing a salvo on the Yongxing Island." What
a ridiculous claim! That is not how an international claim to
sovereignty is validated, especially when the island was not even
inhabited at the time anyway!
V. Recent history
When "Japan invaded and occupied the Xisha Islands during the Second
World War" (1939), only France protested on behalf of its protectorate,
Vietnam. Earlier, France
had claimed sovereignty over this archipelago on the basis of the
Nguyen Dynasty's claims under Emperors Gia Long (1802-1820) and Minh
Mang (1820-1840), and in 1932 France annexed the islands and built a
lighthouse and weather station on Pattle Island
in 1937. After Japan's surrender in 1945, China's nationalist
government tried to reclaim some islands (November 1946) but the San
Francisco Peace Conference (September 1951) approved by 46/51 votes
Vietnam's claim over both the Paracel (Xisha, Hoang Sa) and Spratly
(Nansha, Truong Sa) Islands.
In 1959, Beijing established the Administration Office for the Xisha, Zhongsha and Nansha Islands. But
as early as 1933, Emperor Bao Dai already issued a decree (No. 10)
affecting the Paracel Islands (Xisha, Hoang Sa) to the authority of the
province of Thua Thien and on 13 July 1961, President Ngo Dinh Diem of
the Republic of Vietnam signed a decree-law assigning those islands to
the administration of the province of Quang Ngai in Central
Vietnam. Vietnam's navy patrolled the islands and Vietnam's meteo
service ran the weather station on Pattle Island without interruption or
interference from any country all the way until January 1974 when the
Paracels (Hoang Sa) were attacked by the Chinese navy in the waning days
of the Vietnam War and taken over after an uneven battle with the South
Vietnamese navy sent out to defend the islands.
VI. Hanoi's role in the dispute over the islands
From the above it can be seen that nothing is further from the truth
than the allegation that "Vietnam had officially recognized the Xisha
(Hoang Sa, Paracel Islands) as part of China's
territory since ancient times." To quote a couple of pro-Chinese
officials to the effect that "the Xisha Islands and Nansha Islands are
historically part of Chinese territory" is meaningless since they did
not represent in any way the official position of the Vietnamese
government, not even of Hanoi, and also because such pronouncements are
simply incorrect, not supported by any documentation that could be found
in Vietnamese sources.
More serious is the fact that "on 4 September 1958, the Chinese
government issued a declaration, stating that the breadth of the
territorial waters of the People's Republic of China shall be 12
nautical miles and making it clear that 'this provision applies to all
the territories of the People's Republic of China, including the Xisha
Islands'." On 14 September, Premier Pham Van Dong of the government of
the Democratic Republic of Vietnam (i.e. North Vietnam) sent a
diplomatic note to Premier Zhou Enlai of China, stating that "the
government of the Democratic Republic of Vietnam recognizes and supports
the declaration of the government of the PRC on its decision concerning
China's territorial sea made on September 4, 1958" and that "the
government of the DRV respects this decision."
However, it should be noted that according to the Geneva Ceasefire
Agreements of 20 July 1954, which divided Vietnam into two zones, the
DRV (i.e. North Vietnam) did not
have jurisdiction over the Paracel Islands, which being south of the
17th Parallel, belonged to the authorities of South Vietnam (officially,
Republic of Vietnam). Hence, Pham Van Dong's diplomatic note could be
said to be "null and void."
As for two other pieces of evidence quoted by the Chinese position
paper, they are hardly reliable. One, a 9th-grade geography textbook
printed in 1974 is clearly unreliable when besides saying that Xisha
(Tay Sa in Vietnamese, i.e. Hoang Sa to the Vietnamese) and Nansha (Nam
Sa, ie. Truong Sa to the Vietnamese) belong to an arc of islands
defending China,
it also cited a non-existent chain of islands ("Hoanh Bo") as belonging
to the same arc. As for the World Atlas printed in May 1972 it could
very well be a product of China printed for a Vietnamese publishing house as was common at the time.
VII. International Treaties and China's obligations under these treaties
Leaving aside the continuous historical sovereignty of Vietnam over
the Paracel Islands, which is much more substantial and better
documented than the Chinese claims (until the beginning of the twentieth
century, not only maps show Hainan as the southernmost territory of
China, Chinese authorities even refused to accept responsibility for
shipwrecks happening in the Paracel Islands), there are at least five
international treaties to which China was a signatory and/or guarantor
and therefore cannot deny its obligations under these treaties.
First is the Tientsin Treaty of 1885 between France and the Qing
government of China which recognized the sovereignty of France over
Vietnam. Under this treaty, France inherits all the territorial rights
belonging to the kings of Annam
(i.e. Vietnam), which of course included the Paracel and Spratly
Islands, which were under Vietnamese jurisdiction since at least the
seventeenth century, a fact recognized by multiple maps drawn up by
Europeans in the seventeenth to the twentieth centuries--including
recent National Geographic and Google maps. It is on the basis of this
treaty that France claimed sovereignty over the Paracels in 1932 and
subsequently built a lighthouse and meteo station on Pattle Island
in this chain of islands. This meteo station was run uninterruptedly by
French and subsequently Vietnamese personnel all the way until January
1974 when the Chinese navy came and occupied the Paracels (Xisha, Hoang
Sa) by force.
Second is the attribution of the Paracel and Spratly Islands to Vietnam
at the San Francisco Peace Conference of September 1951. The Soviet
Union's proposal that these islands be turned over to China was rejected
overwhelmingly but when Vietnamese premier Tran Van Huu claimed those
islands for Vietnam, it was passed by a majority of 46 over 51 votes.
Third was the Geneva Agreements of July 1954, co-chaired by Great
Britain and the Soviet Union, which divided Vietnam into two parts at
the seventeenth parallel. The Paracel and Spratly Islands, being south
of the seventeenth parallel, went to the southern administration which
later became the Republic of Vietnam. And
on the strength of that attribution, the Republic of Vietnam
administered these islands, specifically the Paracels until January 1974
when they were taken over by China by force, and the Spratly Islands
until the end of the Vietnam War (April 1975). China was a big player at
Geneva and it was China which forced Hanoi to accept the division of
the country at the conference, meaning that it must be fully aware of
the fact that the Paracel and Spratly Islands went to and belonged to
South Vietnam.
Fourth was the Paris Peace Agreement of January 1973 in which the very first article says: "The United States and all other countries respect the independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of Viet-Nam as recognized by the 1954 Geneva Agreements on Viet-Nam."
(Emphasis added.) Thus, there cannot be a redefinition of the
territorial integrity of the country known as South Vietnam, alias the
Republic of Vietnam.
Fifth and last is the Act of the International Conference on Viet-Nam (2
March 1973), signed by twelve governments, including China,
"in the presence of the Secretary-General of the United Nations" (Kurt
Waldheim), which guarantees the correct implementation of the Paris
Peace Agreement. At least three articles in this Act repeat the formula
of "the fundamental national rights of the Vietnamese people, i.e.
the independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of
Viet-Nam, to the right of the South-Vietnamese people to
self-determination": Article 2 says that as the Paris Peace Agreement
responds to the aspirations of the Vietnamese people, it is recognized
as "a major contribution to peace... and [to] the improvement of
relations among countries. The Agreement and [its] Protocols should be
strictly respected and scrupulously implemented." Article 4 says that
"the [twelve] Parties to this Act... shall strictly respect the [Paris
Peace] Agreement and the Protocols by refraining from any action at
variance with their provisions." And Article 5 says that "for the sake
of a durable peace in Viet-Nam, the Parties to this Act call on all
countries to strictly respect [the same]."
It is thus irrefutable that China's occupation by force of the Paracel Islands
(Xisha, Hoang Sa) in January 1974 represented a violation of at least
five international treaties, of which it was a signatory and/or a
guarantor. And China's introduction of HYSY 981 drilling rig into Vietnam's
EEZ and its continental shelf constitutes a further violation by China
of Vietnamese territorial integrity, to which it is committed by its
signature put on the International Act on Viet-Nam of 2 March 1973.
SƠN TRUNG * CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
Sơn Trung
Hồi ở Saigon, đọc báo thấy tin người Mỹ phải mang nước từ Philippines
sang cho lính Mỹ ăn uống và tắm rửa. Tôi cười và cho rằng người Mỹ nhiều
tiền bạc, nhiều phương tiện cho nên sống xa hoa, phung phí. Nước nấu
sôi thì uống được, còn tắm rửa thì nước nào mà chẳng tắm rửa được.
Sau Việt Cộng vào Saigon, tôi thấy một chàng thanh niên khoảng 30 tuổi, ở
Canada về thăm cha mẹ. Anh nói về một tuần thế mà mới chỉ một ngày,
anh cuốn gói về thẳng Canada. Hàng xóm qua hỏi thăm thì cha mẹ anh trả
lời là thằng con của ông bà không chịu nổi cái nóng Saigon mặc dầu trong
nhà đã lắp máy lạnh. Tôi nghĩ rằng nhà lắp máy lạnh là tốt lắm rồi, tại
sao không chịu được. Bọn Mỹ qua Saigon sống phây phây có kêu ca gì đâu.
Tại sao anh chàng này là con dân Việt nam, đã sống ở Saigon, đã quen
phong thổ miền nam sao lại không chịu được cái nóng Saigon.
Xa quê nhà mấy chục năm, sau 1975, từ Saigon, tôi trở về thăm quê nhà.
Tôi đã chuẩn bị thuốc men đủ thứ trong đó có thuốc phòng tiêu chảy. Ấy
thế mà lần nào về quê, tôi cũng bị đau bụng. Sống ở Saigon lâu năm, bây
giờ về quê thì cái cơ thể ta đã đổi khác, và
cái môi trường cũng đổi khác. Cái ao ngày xưa hoa sen hồng nở đầy nhưng
bây giờ đầy rác rến và xác súc vật thì ta đâu có thể tắm ao ta? Từ đó,
tôi nghiệm ra rằng người Mỹ có lý khi họ phải mang nước từ Philippines
sang Saigon cho hàng trăm ngàn lính Mỹ ăn uống và tắm rửa. Người Mỹ quen
sống với nước trong sạch, nước sông Việt Nam tất nhiên là không trong
sạch bằng, dầu nấu sôi cũng không an toàn.. Còn tắm nước
Việt Nam có thể gây lở loét, ngứa ngáy và các bệnh ngoài da. Trong một
trại lính, vài trăm anh lính bị Tào Tháo rượt hoặc bị lở loét ngoài da thì không thể chiến đấu
được cho nên chính quyền Mỹ phải bảo vệ con dân họ dù phải tốn tiền bạc.
Còn Việt Cộng họ chỉ lo tiền, lo địa vị cho họ, họ chẳng quan tâm đến dân, đến nước. Mấy sĩ quan " ngụy " trong tù có chết đi hàng ngàn, hàng vạn đảng cũng chẳng quan tâm. Cô giáo, học sinh đu giây qua suối, đảng chẳng bận lòng. Mấy tên đầu gấu cướp nhà cướp đất của dân có công an, bộ đội yểm trợ và pháp luật chống lưng, họ đâu cần nghĩ đến giai cấp công nông lấy gì sinh sống! Họ bán lính qua Phi Châu lấy tiền bỏ túi, nay những anh lính này đang ở đâu? Họ đưa hàng triệu dân miền bắc sang đô hộ Kampuchia, Lê Đức Anh và bọn lính của ông đã vơ vét kho tàng nơi đây và bây giờ họ có nghĩ triệu dân này sinh sống ra sao, có biết hàng vạn gái vị thành niên đã trở thành gái điếm cho kỹ nghệ kinh doanh thân xác của cộng đảng?
Còn Việt Cộng họ chỉ lo tiền, lo địa vị cho họ, họ chẳng quan tâm đến dân, đến nước. Mấy sĩ quan " ngụy " trong tù có chết đi hàng ngàn, hàng vạn đảng cũng chẳng quan tâm. Cô giáo, học sinh đu giây qua suối, đảng chẳng bận lòng. Mấy tên đầu gấu cướp nhà cướp đất của dân có công an, bộ đội yểm trợ và pháp luật chống lưng, họ đâu cần nghĩ đến giai cấp công nông lấy gì sinh sống! Họ bán lính qua Phi Châu lấy tiền bỏ túi, nay những anh lính này đang ở đâu? Họ đưa hàng triệu dân miền bắc sang đô hộ Kampuchia, Lê Đức Anh và bọn lính của ông đã vơ vét kho tàng nơi đây và bây giờ họ có nghĩ triệu dân này sinh sống ra sao, có biết hàng vạn gái vị thành niên đã trở thành gái điếm cho kỹ nghệ kinh doanh thân xác của cộng đảng?
Người Việt nam ta sống lâu năm ở nước ngoài cho nên cơ thể đổi khác. Mùa
đông Canada thì người Việt khoẻ khoắn, làm việc không biết mệt mỏi,
nhưng mùa hè đến là cảm thấy mệt nhọc, suốt ngày chỉ muốn nằm. Một số
người về Việt nam dù có máy lạnh cũng cảm thấy da thịt ngứa ngáy, nổi
mụn nhọt và khó ngủ. Đã có nhiều người về đến Tân Sơn Nhất khó thở đến
độ phải trở về Mỹ, về Canada. Lẽ tất nhiên có những ông, những bà 70- 80
về Việt
nam mỗi năm sáu bảy lượt, hoặc về ở luôn vì họ là những "Việt kiều yêu
nước", là
những nhà kinh doanh đặc biệt! Họ có tả phù hữu bật, có xương đồng da
sắt, những Việt kiều bình thường không sánh được đâu!
Nhiều Việt kiều về Việt Nam bị anh em, bà con chì
chiết. Họ bảo mấy thằng này làm cao, làm ra vẻ văn minh mà khinh dân mít
man rợ. Chúng nó xưa sinh trưởng ở đất này, thế mà nay trở về mời trà,
mới bánh chúng không thèm ăn, đi đâu cũng mang kè kè mấy chai nuớc lọc
sản xuất bên Tây bên U!. Còn trẻ con Việt kiều luôn miệng OK, thấy
con ruồi, con chuột thì co rúm lại, thấy tiết canh , mắm tôm hay thịt
chó thì nôn ọe! Cả một lũ vong bản, mất gốc, quên nguồn quên cội,
quên tình quên nghĩa, thấy ghét!
No comments:
Post a Comment