TIẾNG NÓI CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM QUỐC NỘI VÀ HẢI NGOẠI TRANH ĐẤU CHO ĐỘC LẬP, TỰ DO & DÂN CHỦ
Search This Blog
Hoi Nghi Dien Hong
Saturday, 19 November 2016
BIỂN ĐÔNG * TRUNG CỘNG * LÊ DINH
VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG
Không thể tin cậy được TQ như trước'
Hạnh Ly
BBC Tiếng Việt, tường trình từ Lyon
Cập nhật: 09:10 GMT - thứ năm, 29 tháng 5, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 26/05 tại Lyon về việc liệu đảng Cộng sản Việt Nam có cần có tiếng nói chính thức trước công chúng về sự kiện với Trung Quốc, ông Francois Guillemot nói điều này "rất khó cho ông Nguyễn Phú Trọng".
Chuyên viên của viện Nghiên cứu Đông Á cho rằng quan hệ hiện nay giữa hai đảng Cộng sản theo dạng 'người anh nói, người em phải làm' khi yêu cầu của Tổng bí thư Việt Nam gặp đảng Trung Quốc bị từ chối.
"Theo tôi phản ứng nội bộ của Việt Nam là quá yếu mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng có một số thông điệp mạnh ra bên ngoài.
"Việt Nam cần xem xét lại tình hữu nghị giữa hai nước là như thế nào, đánh giá lại vai trò của Trung Quốc trong lịch sử Việt Nam, mà cái này rất phức tạp," tiến sỹ Lịch sử phụ trách kho tài liệu Việt Nam nói.
"Thời kỳ chiến tranh đã hết rồi nhưng cái nợ về mặt tinh thần vẫn nặng trong đầu não của đảng Cộng sản Việt Nam."
Cuộc phỏng vấn được thực hiện nhân sự kiện thảo luận về Các vấn đề căng thẳng khủng hoảng giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Sư phạm Lyon hôm 24/05.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/05/140528_francois_guillemot_noi_ve_dang_cong_san.shtml
Với Việt Nam, Biển Đông là sống còn'
Hạnh Ly
BBC Tiếng Việt
Cập nhật: 11:24 GMT - thứ sáu, 30 tháng 5, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Ông Laurent Gédéon hiện đang nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị của Trung Quốc
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
Ông Laurent Gédéon, chuyên gia về Trung Quốc và Việt Nam, nhấn mạnh trong toàn bộ cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc đã ‘thắng’ vì họ đã làm được những gì họ muốn trên Biển Đông.
Các bài liên quan
'Việt Nam không đơn độc nếu đổi mới’
'Không thể tin cậy được TQ như trước'Xem04:20
VN kêu gọi quốc tế phản đối TQ
Chủ đề liên quan
Chính trị Việt Nam,
Quan hệ Việt Trung
“Trong cuộc khủng hoảng bất cân xứng này, các nước trong khu vực cần tìm tới một đồng minh xa xôi hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, quốc gia có thể sẽ chấp nhận tham gia vào mối quan hệ địa chính trị, và họ cũng là quốc gia duy nhất có thể cân bằng lại với sức mạnh của Trung Quốc, còn nếu riêng từng nước đơn lẻ trong khu vực thì không thể đấu lại được,” nhà nghiên cứu nói.
Ông Gédéon cũng cho rằng, sự kiện giữa Crimea và Nga có mối liên hệ với sự kiện biển Đông, do ‘lãnh đạo’ Trung Quốc đã theo dõi ‘rất sát’ nhằm đánh giá khả năng phản ứng và hồi đáp của các quốc gia lớn ở phương Tây, “nhất là Hoa Kỳ, nổi bật là trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế”.
BBC Tiếng Việt giới thiệu cuộc phỏng vấn với chuyên gia người Pháp hôm 25/05 tại Lyon, Pháp bên lề cuộc thảo luận về các vấn đề trong cuộc khủng hoảng căng thẳng Trung – Việt.
Trung Quốc đã 'thắng'
BBC: Phải chăng do vị trí địa lý của Việt Nam với Trung Quốc mà vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước sẽ không bao giờ giải quyết được?
Tôi cho rằng mâu thuẫn không phải là không thể tránh được nếu Trung Quốc và Việt Nam đạt được thỏa thuận chung về vùng nước trong vịnh Bắc Bộ.
Một thỏa thuận chính trị chung giữa Hà Nội và Bắc Kinh là hoàn toàn có thể và chúng ta có chứng cứ để tin rằng điều này có thể đạt được.
Về vấn đề lãnh hải trên biển Đông, chúng ta thấy có sự chồng lấn trong việc tuyên bố lãnh thổ từ phía Trung Quốc và bên kia là Việt Nam, các tuyên bố này áp dụng lên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và rộng lớn hơn, là không gian hàng hải.
Như vậy có thể nói đây là một dạng căng thẳng nằm trong căng thẳng chính trị mà không chỉ đơn giản là vấn đề địa lý.
BBC: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với những gì đang diễn ra trên Biển Đông? Việt Nam có lý do để lo lắng không?
Nhiều tấm quảng cáo tuyên truyền về biển đảo đã được dựng lên ở Hà Nội. Ảnh chụp hôm 27/05.
Trung Quốc đã chứng tỏ họ có phương tiện để duy trì sự có mặt của giàn khoan này trong khu vực, bằng cách đưa hơn 80 tàu thuyền xung quanh để bảo vệ giàn khoan.
Chúng ta cũng có giả thuyết rằng giàn khoan có thể sẽ được rút đi. Với cách nhìn của tôi thì đây là chiến thắng về mặt chính trị và chiến thắng về mặt ngoại giao.
Bởi vì nhìn vấn đề một cách khách quan thì từ năm 1974, quần đảo Hoàng Sa đã chịu chủ quản trực tiếp của Trung Quốc. Nên một khi Trung Quốc đã đưa giàn khoan vào vùng này rồi kể cả có rút ra, chủ quyền của họ đối với vùng này là không thay đổi.
Theo ý kiến của tôi, việc này vén màn chiến lược của Bắc Kinh nhằm trước tiên và đương nhiên là thử phản ứng của các nước láng giềng với Việt Nam, và xa hơn là của Hoa Kỳ. Thế nên giàn khoan này có thể chỉ là một bước thử nghiệm.
Với người dân, người Việt vốn vẫn cực kỳ lo lắng trước Trung Quốc, vì Trung Quốc nhắc họ nhớ tới lịch sử đô hộ, mà nếu tôi nhớ không nhầm, Việt Nam chỉ độc lập trước Trung Quốc vào năm 939 bằng vũ lực, và sau này vẫn luôn phải đối mặt với ý đồ muốn chiếm lại Việt Nam từ đế chế Trung Hoa.
Vậy đó là lịch sử cận đại, và ít nhất thì Trung Quốc cũng đã chiếm cứ một số không gian trên biển của Việt Nam.
Nhưng về đe dọa chiến tranh thực sự và mối lo ngại liên quan trực tiếp đối với Việt Nam và Trung Quốc, tôi nghĩ là rất ít khả năng xảy ra. Bởi vì theo tôi thì từ cả phía Bắc Kinh và Hà Nội đều không có ý định đối đầu nhau.
'Tách rời phương Đông'
Đảng vừa phải đối mặt với áp lực nội bộ, vừa phải giải quyết áp lực từ Trung Quốc
BBC: Dưới áp lực nào thì giới lãnh đạo Việt Nam thấy họ buộc phải đổi mới?
Chúng ta chỉ có thể đưa ra các giả thuyết, tuy nhiên Hà Nội vẫn thường xuyên đánh giá mối đe dọa từ Trung Quốc và khả năng Việt Nam có thể đối phó với các đe dọa của Trung Quốc.
Cũng có áp lực từ nội bộ, khi mà đảng Cộng sản phải bảo vệ vị trí và vai trò dẫn dắt của mình trong toàn cảnh chính trị Việt Nam. Tôi cho rằng cần có sự cân bằng trong việc đưa ra các quan điểm chính trị từ phía chính phủ và Đảng.
Từ phía đảng Cộng sản cần phải giữ vững quan điểm chính trị quốc gia và các biện pháp chống lại áp lực từ Trung Quốc. Và câu trả lời cũng nằm ở việc họ cân bằng áp lực này như thế nào.
Nếu áp lực của Trung Quốc ngày càng lớn, đây chỉ là một giả thuyết, và Việt Nam vẫn thấy mình đơn độc trong việc đối đầu với Trung Quốc, và thấy cần thiết phải tìm tới các đối tác mạnh mẽ khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ.
Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam.
Với cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ.
Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ.
...Theo cách nhìn khách quan, ta có thể thấy có nhu cầu cần phải tìm được sự cân bằng này. Nếu không, Việt Nam có thể sẽ gặp rắc rối trong chính trị nội bộ.
Sự kiện Crimea và Nga là 'chỉ dấu' cho lãnh đạo Trung Quốc liên quan tới vấn đề biển Đông, theo nhà nghiên cứu người Pháp
BBC: Ông từng nói sự kiện Crimea và Nga cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông?
...Cụ thể trong trường hợp Crimea, tôi nghĩ là Bắc Kinh đã cực kỳ chú ý tới sự kiện này. Đặc biệt là những người đứng đầu Trung Quốc đã đánh giá khả năng phản ứng và đáp trả của các nước lớn ở phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế.
Tôi nghĩ là sự thiếu câu trả lời trực tiếp và hiệu quả đối với Crimea từ Hoa Kỳ - vì Nga đã dùng tới biện pháp chính trị sự đã rồi – và tới thời điểm này, vẫn chưa có các biện pháp giữ toàn vẹn lãnh thổ, khiến lãnh đạo Bắc Kinh suy nghĩ.
...Cùng lúc đó, chúng ta có thể thấy với sự kiện biển Đông, việc thiếu câu trả lời của Hoa Kỳ trong vụ Crimea có thể chỉ dấu cho Trung Quốc rằng họ có thể dùng tới chút vũ lực, họ có thể dùng kiểu chính trị sự đã rồi vì Mỹ sẽ phản ứng lại một cách hạn chế.
Và chúng tôi tự hỏi, liệu giàn khoan đưa ra nhằm mục đích chắc chắn là thử Việt Nam nhưng có phải cũng là để xem khả năng phản ứng và đáp trả của Hoa Kỳ đối với các sự việc về không gian lãnh thổ theo kiểu này.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140530_laurent_gedeon_dia_chinh_tri_bien_dong.shtml
Posted by sontrung at 8:46 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
THƯ KHẨN CẤP CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM
Trí thức Việt Nam gửi thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 gần quần đảo Hoàng Sa
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 gần quần đảo Hoàng Sa
TQ tiếp tục tấn công gây thương tích cho phía VN gần giàn khoan Hải Dương
Nhật Bản can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông
Hình ảnh/Video Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
2 người bị tù vì biểu tình bạo động chống Trung Quốc
Trung Quốc bác tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng ‘hành động vô nhân đạo’
CỠ CHỮ
Hoài Hương-VOA
30.05.2014
Hơn một trăm nhà trí thức Việt Nam vừa ra thư ngỏ gửi đến đồng bào trong và ngoài nước cùng các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, bày tỏ quan tâm về “tình thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm”, tiếp theo sau những sự cố dồn dập xảy từ đầu tháng Năm, trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Trang mạng boxit.com đăng bức thư ngỏ có chữ ký của nhiều trí thức cả trong lẫn ngoài nước. Trên danh sách này có tên nhiều nhà hoạt động, nhà văn nhà thơ, nhà báo và một số đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Danh sách này còn có chữ ký của một số lãnh đạo tôn giáo và quân đội, trong đó có Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Bức thư ngỏ tố cáo mưu đồ lấn chiếm Biển Đông và “hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế” mà Trung Quốc đã ký kết.
Bức thư ngỏ này được soạn thảo bởi nhóm trí thức đã khởi xướng kiến nghị 72 và ký tuyên bố quyền thực thi quyền chính trị và dân sự.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, một trong những người đã ký vào thư ngỏ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho biết thông điệp chính của lá thư ngỏ này:
“Cái thông điệp nổi bật là phải dứt bỏ 4 tốt và 16 chữ vàng, mối quan hệ lệ thuộc vào Trung Quốc, đấy là cái thứ nhất. Thứ hai là, chỉ có xây dựng một hệ thống dân chủ thực sự, một nền dân chủ và một nền pháp trị thực sự, tức là không còn độc đảng, không còn toàn trị thì Việt Nam mới có cơ chống ngoại xâm, bởi vì Việt Nam hiện bây giờ đang trơ trọi, tuy rằng trong nước, Tivi vẫn nói rằng nhân dân thế giới ủng hộ, nhưng mà thực sự là bất chấp sự kêu gọi của ông Thủ Tướng, những nước mà lên tiếng mạnh mẽ cũng chỉ nói một cách chiếu lệ mà thôi bởi vì một nước độc đảng, một chế độ độc tài khó mà thuyết phục được những người khác làm bạn.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS và từng là Chủ tịch Hội Tin Học Việt Nam, nói rằng đã đến lúc Đảng Cộng Sản Việt Nam nên gạt sang một bên 16 chữ vàng và 4 chữ tốt trong quan hệ với Trung Quốc.
Nhưng liệu tình hình thực tế trong nước đã chín muồi cho các đảng chính trị khác sẵn sàng hoạt động hay chưa, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:
“Tôi nghĩ rằng nếu mà người dân thúc ép và bản thân những người cầm quyền cũng hiểu được điều đấy và có một thay đổi về mặt pháp luật, hợp thức hóa các đảng chính trị khác hoạt động thì tôi nghĩ rất là nhanh chóng họ có thể tự tổ chức được, chứ không có gì là quá khó khăn cả.”
Bức thư ngỏ nói chính quyền Việt Nam vẫn trấn áp các cuộc biểu tình khi người dân muốn bày tỏ ý chí muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia và chống xâm lược trước dã tâm muốn thôn tính Biển Đông của Bắc Kinh.
Nhóm khởi xướng bức thư ngỏ nói rằng tình hình nguy hiểm hiện nay là một thách thức, nhưng có thể là “một cơ hội lớn cho dân tộc chấn hưng theo con đường dân tộc và dân chủ”.
Bức thư kêu gọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước hãy đoàn kết và kiên quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.
Nguồn: boxit.com, VOA Interview
http://www.voatiengviet.com/content/tri-thuc-viet-nam-gui-thu-ngo-ve-tinh-hinh-khan-cap-cua-dat-nuoc/1925947.html
Việt Nam : Giới nhân sĩ trí thức ra thư ngỏ về tình hình Biển Đông
Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn, 18/05/2014
Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn, 18/05/2014
REUTERS
Thanh Phương
Trong một bức thư ngỏ được đăng trên mạng hôm nay, 30/05/2014, giới nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi chính quyền thúc đẩy cải cách chính trị theo hướng dân chủ hóa để « có đủ sức mạnh bảo vệ và phát triển đất nước » trước mưu đồ lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Bức « Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước » cho rằng vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu, thuyền của ngư dân và tàu công vụ của Việt Nam là « hành vi xâm lược bằng vũ trang » và là « một bước leo thang mới rất nguy hiểm của thế lực bành trướng Trung Quốc trong mưu đồ lấn chiếm Biển Đông ».
Các tác giả bức thư ngỏ bày tỏ sự bất bình trước việc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong phiên họp vừa qua đã không « lên án, phân tích và đề ra đối sách chống lại mưu đồ và hành động xâm lược mới của thế lực bành trướng Trung Quốc ». Họ cũng bất bình trước việc chính quyền tiếp tục trấn áp các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân Việt Nam phản đối Trung Quốc.
Tuy vậy, các tác bức thư ngỏ hoan nghênh tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng « Việt Nam nhất định không chịu đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó ». Theo họ, tuyên bố này là thể hiện « đúng ý chí của nhân dân ta ».
Nhưng để có thể tập hợp, đoàn kết dân tộc và thu hút được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế, để có đủ sức mạnh bảo vệ và phát triển đất nước, các tác giả thư ngỏ kêu gọi « những nhân tố tích cực » trong giới cầm quyền cùng với nhân dân « thúc đẩy cải cách chính trị, chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa, gắn với cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục ».
Trả lời phỏng vấn RFI, một trong những người ký tên vào thư ngỏ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từ Huế nên lên suy nghĩ của ông :
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, Huế.
30/05/2014
Nghe (05:41)
More
Bức thư ngỏ hiện đã có chữ ký của hơn 100 nhân sĩ trí thức và đang tiếp tục thu thập thêm chữ ký trên mạng.
Để ký tên xin ghi rõ: (1) họ tên; (2) nghề nghiệp; (3) địa chỉ cư trú (mức thành phố, tỉnh); (4) nước nơi đang cư trú; và gửi về địa chỉ thungovn2014@gmail.com
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140530-viet-nam-gioi-nhan-si-tri-thuc-ra-thu-ngo-ve-tinh-hinh-bien-dong
Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước
* Để ký tên xin ghi rõ: (1) họ tên; (2) nghề nghiệp; (3) địa chỉ cư trú (mức thành phố, tỉnh);
(4) nước nơi đang cư trú; và gửi về địa chỉ thungovn2014@gmail.com
29-05-2014
Kính gửi đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài,
cùng toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc huy động nhiều loại tàu, đặc biệt là tàu vũ trang, tàu quân sự và cả máy bay yểm trợ cho việc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí ở sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu, thuyền của ngư dân và tàu công vụ của Việt Nam hoạt động ở vùng biển này. Đó là hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết, đánh dấu một bước leo thang mới rất nguy hiểm của thế lực bành trướng Trung Quốc trong mưu đồ lấn chiếm Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, uy hiếp chủ quyền của một số nước khác tiếp giáp Biển Đông và đe dọa trực tiếp hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. Hành động này, cùng với thái độ ngoan cố, xuyên tạc sự thật trước sự phản đối của dư luận quốc tế, đã phơi trần dã tâm bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc, phản bội quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.
Tình thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm đòi hỏi phải phân tích, dự báo diễn biến và có đối sách chủ động ứng phó. Trách nhiệm này được đặt ra trước hết cho cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đảng đang cầm quyền. Mấy ngày sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của ĐCSVN đã họp trong 7 ngày (từ 8/5 đến 14/5 năm 2014) song không đáp ứng yêu cầu nêu trên. Phát biểu khai mạc và bế mạc của Tổng Bí thư Đảng CSVN cũng như thông báo của Hội nghị khi kết thúc đều không lên án, phân tích và đề ra đối sách chống lại mưu đồ và hành động xâm lược mới của thế lực bành trướng Trung Quốc. Như vậy, khi đất nước đối mặt với nguy cơ lớn, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, trước hết là Tổng Bí thư và Bộ Chính trị đã buông lơi trách nhiệm của mình đối với nước, với dân.
Trước dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc, nhân dân muốn bày tỏ ý chí chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng các cuộc biểu tình ôn hòa trong mấy năm qua đều bị nhà cầm quyền trấn áp. Sau “vụ giàn khoan,” các cuộc biểu tình yêu nước của dân vẫn không được chính quyền ủng hộ, mà còn dùng nhiều hình thức ngăn trở, phá đám nên không đạt quy mô và hiệu quả thể hiện đúng sự phẫn nộ và đoàn kết của 90 triệu dân Việt trước kẻ xâm lăng. Nghiêm trọng hơn nữa là sự mất cảnh giác và tình trạng đột ngột tê liệt đến khó hiểu của nhà cầm quyền và các lực lượng an ninh để cho những phần tử xấu chen vào các cuộc biểu tình kích động bạo động phá hoại ở một số nơi, gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài, cho nền kinh tế và cho uy tín quốc gia. Dư luận chưa được biết chính xác ai đứng sau những vụ kích động có chủ đích này, song thấy rõ một điều là nhà cầm quyền Trung Quốc đã lập tức thổi phồng những cuộc bạo động này để làm mờ hành vi xâm lược ở Biển Đông và bôi xấu hình ảnh Việt Nam. Các cấp chính quyền nước ta trong khi trợ giúp các doanh nghiệp bị thiệt hại, trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, lại lấy các sự cố đó làm cớ để ngăn chặn nhân dân tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược.
Tình thế hiểm nghèo của đất nước hiện nay vừa thách thức nghiêm trọng, vừa tạo cơ hội lớn cho dân tộc ta chấn hưng đất nước theo con đường dân tộc và dân chủ, trước hết là giải tỏa nhận thức mơ hồ về thế lực bành trướng Trung Quốc, thấy rõ sự xâm nhập, lũng đoạn bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và thâm độc của thế lực này trên nhiều mặt mà nước ta phải phấn đấu để thoát khỏi sự phụ thuộc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa bình, hữu nghị trên cơ sở tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Dư luận xã hội ghi nhận và ủng hộ những quan điểm và hành động tích cực trong thời gian gần đây của không ít người có trách nhiệm trong bộ máy cầm quyền ở các ngành, các cấp trước mưu đồ bành trướng của Trung Quốc. Trong những biểu hiện đó, nổi lên lời phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp ngày 11-5, tại hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á ngày 22-5, đặc biệt là lời khẳng định “Việt Nam nhất định không chịu đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”, thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta.
Tình hình hiện nay đòi hỏi và tạo cơ sở cho các cán bộ, đảng viên trung thành với tâm nguyện vì dân vì nước cùng với nhân dân vạch rõ và đấu tranh không khoan nhượng chống lại những quan điểm và thái độ nhu nhược đối với kẻ xâm lược, dùng bạo lực, lừa mị đối với dân, lo mất chức quyền hơn mất nước của một số người lãnh đạo ở cơ quan Trung Ương và các cấp, đặc biệt là những kẻ có quan hệ mờ ám với nhà cầm quyền Trung Quốc. Những nhân tố tích cực trong giới cầm quyền cần thoát khỏi sự khống chế và kìm hãm lâu nay, gắn bó mật thiết với dân để cùng nhân dân thúc đẩy cải cách chính trị, chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa, gắn với cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục, đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc hiện nay, mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. Chỉ có như vậy chúng ta mới tập hợp, đoàn kết được toàn dân tộc và thu hút được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ để có đủ sức mạnh bảo vệ và phát triển đất nước.
Không một thủ đoạn lừa bịp, hăm dọa hay bạo lực nào từ bên ngoài có thể khuất phục được ý chí bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta!
Không một sự lừa mị, một hành động trấn áp nào có thể lung lạc được tinh thần yêu nước của nhân dân!
Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh nêu trên của những đảng viên vì nước vì dân của Đảng CSVN sẽ được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, góp sức. Mọi người Việt Nam hãy đồng lòng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia bằng nhiều hình thức thể hiện rõ tính chính nghĩa và nhân văn, hết sức cảnh giác trước những thủ đoạn kích động của thế lực bành trướng Trung Quốc và tay sai, hết lòng cổ vũ, hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và ngư dân bám biển, đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng nền dân chủ và pháp trị thực sự, đổi mới và phát triển kinh tế, văn hóa để bảo vệ chủ quyền, đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc và tụt hậu.
Chúng tôi mong nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đồng bào ở trong và ngoài nước cùng với nhiều đảng viên ĐCSVN, thể hiện trước hết bằng việc ký thư ngỏ này và vận động nhiều người khác tham gia.*
Những người ký tên đầu tiên
Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Khoa học (CNRS), Đại học Pierre et Marie Curie, Paris, Pháp
Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, Huế
Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, Hà Nội
J.B Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, blogger, nhà báo tự do, Hà Nội
Dương Tường, nhà thơ – dịch giả, Hà Nội
Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
Trần Thị Tươi, làm biên tập website, TP HCM
Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, Hà Nội
Nguyễn Đức Tùng, M.D., Canada
Vũ Quốc Tuấn¸ nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
Tô Văn Trường, TS, chuyên gia tài nguyên nước và môi trường, TP HCM
Nguyễn Trung, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên về văn hóa, TP HCM
Phạm Toàn, nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội
Nguyễn Minh Tịnh, Australia
Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An Định, TP HCM
Nguyễn Thị Thu, cán bộ nghỉ hưu, TP HCM
Đào Tiến Thi, ThS, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
Lê Thân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
JM. Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
Trần Quang Thành, nhà báo, Slovakia
Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
Thân Hải Thanh, nguyên Tổng Giám đốc Benthanhtourist, TP HCM
Trần Thị Băng Thanh, nghiên cứu văn học cổ Việt Nam, Hà Nội
Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
Trần Công Thạch, nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn
Nguyễn Hữu Tế, TP HCM
Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng
Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
Tô Lê Sơn, kỹ sư cơ khí, TP HCM
André Menras Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị chế độ cũ, Cộng hòa Pháp
Bùi Minh Quốc, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Lang Bian, Đà Lạt
Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
Đặng Bích Phượng, đã nghỉ hưu, Hà Nội
Hiền Phương, nhà văn, TP HCM
Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên thành viên IDS, Hội An
Hà Sĩ Phu, TS, nhà văn tự do, Đà Lạt
Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu, Huế
Nguyễn Văn Nhượng, kỹ sư, Thụy Sĩ
Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Chủ bút nhật báo Tin Sáng Sài Gòn, TP HCM
Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt
Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội
Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
Nguyễn Đình Nguyên, TS, Australia
Hạ Đình Nguyên, hưu trí, TP HCM
Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An – Hà Nội
Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp, hiện sống ở Paris
La Thi Nga, sinh viên, CHLB Đức
Ngô Minh, nhà thơ, Huế
Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, Hà Nội
GBt. Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
Lê Thăng Long, kỹ sư, TP HCM
Mai Thái Lĩnh, nhà giáo nghỉ hưu, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt, Lâm Đồng
Hồ Uy Liêm, PGS TS, nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
Cao Lập, hưu trí, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới – Saigontourist
Võ Thị Lan, cán bộ hưu trí (Công an TP- HCM), TP HCM
Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP HCM
Trần Minh Khôi, kỹ sư điện toán, Đức
Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về phát triển nông thôn, TP HCM
Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo tự do, TP HCM
Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng dạy đại học, TP HCM
Nguyễn Thế Hùng, GS TS ngành Thủy lợi, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, TP Đà Nẵng
Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh
Tô Hòa, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Huế
Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy, TP HCM
Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
Phạm Duy Hiển, kĩ sư, đã nghỉ hưu, Bà Rịa – Vũng Tàu
Vũ Sinh Hiên, nhà nghiên cứu, TP HCM
Nguyễn Công Hê, TP HCM
Nguyễn Thị Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn (Kinh tế đối ngoại) độc lập, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ (Võ Văn Kiệt), trọng tài viên Trung tâm Trọng tài (Thương mại) Quốc tế Việt nam (VIAC), Hà Nội
Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội
Nguyễn Tất Hanh, họa sĩ, nhà thơ, hội viên Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng
Phạm Bá Hải, Ths Kinh tế, Sài Gòn
Đặng Hạ, lão thành cách mạng, đã nghỉ hưu, Hà Nội
Lê Minh Hà, nhà văn, Đức
Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Giám đốc Trung Tâm xúc tiến thương mại đầu tư, TP HCM
Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Pháp
Nguyễn Hoàng Giao, nghiên cứu sinh tại Đại học Macquarie, Australia
Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn truyền hình, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Truyền thông Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, Hà Nội
Lê Mạnh Đức, hưu trí, TP HCM
Huy Đức, nhà báo độc lập, TP HCM
Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí đã nghỉ hưu, TP HCM
Phạm Ngọc Đăng, GS TSKH, Nhà giáo Nhân dân, Hà Nội
Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
Nguyễn Đức Dương, nghiên cứu tiếng Việt, cán bộ nghỉ hưu, TP HCM
Lê Đăng Doanh, TS Kinh tế, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ Tướng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư Khai thác Vận tải biển, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Biển TP HCM, TP HCM
Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM, TP HCM
Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Hà Nội
Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
Phạm Công Cường, TS Hóa học, nguyên giảng viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, cán bộ Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Quốc gia, Hà Nội
Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TP HCM
Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM
Nguyễn Kim Chung, giáo viên dạy toán đã về hưu, TP HCM
Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, nguyên Phó phòng Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học, Hà Nội
Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Sài Gòn
Nguyễn Văn Binh, nguyên dân biểu Quốc hội Sài Gòn, TP HCM
Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà giáo, nhà văn, Hoa Kỳ
Trần Ngọc Báu, nghỉ hưu, Thuỵ Sĩ
Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức, TP HCM
Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
* Để ký tên xin ghi rõ: (1) họ tên; (2) nghề nghiệp; (3) địa chỉ cư trú (mức thành phố, tỉnh); (4) nước nơi đang cư trú; và gửi về địa chỉ thungovn2014@gmail.com
Posted by sontrung at 6:04 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
TIN VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG
VN xích lại gần cựu thù Hoa Kỳ, Nhật Bản giữa lúc tranh chấp Biển Đông leo thang
Tàu Việt Nam và Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc hạ đặt gần quần đảo Hoàng Sa
Tàu Việt Nam và Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc hạ đặt gần quần đảo Hoàng Sa
Việt Nam muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản
Ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm về tới đất liền, phản bác Bắc Kinh
Việt Nam – Trung Quốc ‘khẩu chiến’ về công hàm Phạm Văn Đồng
TQ tiếp tục tấn công gây thương tích cho phía VN gần giàn khoan Hải Dương
2 người bị tù vì biểu tình bạo động chống Trung Quốc
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng ‘hành động vô nhân đạo’
CỠ CHỮ
30.05.2014
Giới phân tích nói xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang đẩy Hà Nội xích lại gần hơn với Washington và các đồng minh của Mỹ trong khu vực, kể cả Nhật Bản và Philippines.
Theo bản tin của tờ South China Morning Post, những giải pháp của Hà Nội bị hạn chế giữa lúc họ đang cố gắng lôi kéo sự chú ý của quốc tế, và cùng lúc không muốn phương hại tới quan hệ với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, một đối tác quan trọng về ý thức hệ và kinh tế.
Tờ báo dẫn lời Giáo sư Li Ming jiang của Đại học Quan hệ Quốc tế Singapore, nói rằng trong ngắn hạn Việt Nam và Hoa Kỳ có khả năng tăng cường hợp tác quân sự. Nhưng về lâu về dài, các vấn đề như tình hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ ngăn cản nỗ lực tạo dựng một quan hệ đối tác bền chặt hơn.
Việt Nam cũng đang chuẩn bị chung kết một thỏa thuận để Việt Nam nhận thêm tàu tuần tiễu của Nhật. Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng ủng hộ Hà Nội trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ The Wall Street Journal mới đây.
Sáng thứ Sáu, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã rời Nhật Bản lên đường sang Singapore để dự hội nghị an ninh ba ngày. Theo dự kiến, tại đây ông sẽ đưa ra hình ảnh một nước Nhật như một lực đối trọng với sức mạnh đang tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Các hãng tin AFP, Kyodo và AP tường thuật rằng trong một bài diễn văn quan trọng đọc vào tối hôm nay, Thủ Tướng Abe sẽ vạch ra viễn kiến của ông về những gì mà Nhật Bản có thể đóng góp cho nền hòa bình toàn cầu.
Các giới chức Nhật cho biết tại hội nghị Singapore, Thủ Tướng Abe cũng sẽ giải thích vì sao Nhật Bản đang tái xét những hạn chế về pháp lý đã được áp đặt bởi Hiến Pháp chủ hòa của nước ông, trong bối cảnh tình hình an ninh đang thay đổi.
Thủ Tướng Abe sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel hôm nay, thứ Sáu, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera sẽ gặp Bộ trưởng Hagel vào ngày thứ Bảy.
Các cuộc họp cấp cao diễn ra giữa lúc trong nội địa Nhật Bản đang có tranh cãi gay gắt hơn về liệu Nhật Bản có nên hành xử quyền tự vệ, và sửa đổi chính sách chủ hòa của Nhật Bản sau thời chiến, hay không.
Các động thái của Nhật Bản nhằm tháo gỡ các hạn chế để có khả năng bênh vực các đồng minh bị tấn công quân sự đang gây nhiều quan ngại tại Trung Quốc và Nam Triều Tiên.
Bất cứ cuộc tranh cãi nào giữa Tokyo và Bắc Kinh cũng sẽ thu hút sự chú ý tại hội nghị an ninh Singapore, trong bối cảnh các chiến đấu cơ Trung Quốc mới đây đã áp sát một cách bất thường các máy bay của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.
Nguồn: cctv.com, cnn.com, theglobeandmail.com
http://www.voatiengviet.com/content/vn-xich-lai-gan-cuu-thu-hoa-ky-nhat-ban-giua-luc-tranh-chap-bien-dong-leo-thang/1926029.html
Bộ trưởng Hagel sẽ khuyến cáo TQ chớ leo thang thêm tranh chấp trong khu vực
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel (phải) đến Singapore để dự hội nghị an ninh Shangri-La, 30/5/14
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel (phải) đến Singapore để dự hội nghị an ninh Shangri-La, 30/5/14
TQ tiếp tục tấn công gây thương tích cho phía VN gần giàn khoan Hải Dương
Nhật Bản can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông
Hình ảnh/Video Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
2 người bị tù vì biểu tình bạo động chống Trung Quốc
Trung Quốc bác tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng ‘hành động vô nhân đạo’
30.05.2014
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho biết ông sẽ gặp một giới chức quân sự cao cấp Trung Quốc tại một hội nghị an ninh ở Singapore và sẽ khuyến cáo giới chức này chớ leo thang hơn nữa các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Á Châu-Thái bình dương.
Hãng tin Bloomberg đêm thứ Năm tường thuật rằng theo kế hoạch, ông Hagel, ngày thứ Bảy sắp tới, sẽ gặp Trung Tướng Vương Quán Trung (Wang Guanzhong), Phó Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc và phái đoàn Trung Quốc đến dự hội nghị an ninh thường niên Shangri-La sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay tới Singapore, Bộ trưởng Hagel nói Hoa Kỳ có lợi ích rất lớn trong việc duy trì các tuyến hàng hải trong khu vực, tiếp tục được mở rộng cho giao thương quốc tế.
Dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết ông dự định sẽ thảo luận “một cách cụ thể ” về các căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong Biển Đông.
Ông nói Hoa Kỳ và Trung Quốc có những lĩnh vực có thể hợp tác với nhau, nhưng mặt khác “cũng có những lĩnh vực hai bên có thể trực diện với nhau, không phải là những lĩnh vực cạnh tranh, mà là những lĩnh vực mà Washington tin rằng Bắc Kinh đang “quá tay khi khơi mào và tạo ra những thách thức và những căng thẳng mới”.
Trung Quốc và Việt Nam đang lâm vào một cuộc xung đột kéo dài, và đã leo thang đáng kể trong tuần qua, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu vào khoan dầu ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam, nơi mà Hà nội cho là lãnh thổ của mình. Căng thẳng tăng cao sau khi một tàu đánh cá Việt Nam bị chìm trong một vụ đụng tàu mà hai bên quy lỗi cho nhau.
Đây là lần thứ năm ông Hagel tới thăm Á Châu-Thái bình dương từ khi ông lên nhậm chức vào tháng Hai năm 2013.
Tại đây, ông dự định sẽ mở 10 cuộc họp song phương với các vị tương nhiệm Á Châu, và tổ chức 2 cuộc họp tay ba, một cuộc họp với Nhật Bản và Nam Triều Tiên, và cuộc họp tay ba thứ nhì là giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản và Australia.
Ông Hagel đang thực hiện một chuyến công du 12 ngày cũng sẽ đưa ông sang thăm Afghanistan, Bỉ, Romania và Pháp.
Nguồn: Bloomberg.com, motthegioi.vn
http://www.voatiengviet.com/content/bo-truong-hagel-se-khuyen-cao-tq-cho-leo-thang-them-tranh-chap-trong-khu-v%E1%BB%B1c/1925998.html
Học giả Việt Nam tiếc thông điệp Obama đến muộn
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Học viện quân sự West Point, New York, ngày 28 tháng 5 năm 2014.
White House Photo/Pete Souza
Hoa Kỳ sẵn sàng đáp trả sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, lời cảnh báo do Tổng thống Barack Obama đưa ra hôm 28/5 tại Học viện quân sự West Point (New York) được báo chí Việt Nam nhanh chóng chuyển tải. Phải chăng Việt Nam trông đợi sự ủng hộ của Hoa Kỳ và liệu việc này có giúp Việt Nam thoát khỏi hoàn cảnh đơn độc trong cuộc đấu không cân xứng với kẻ xâm lược phương Bắc.
Một tín hiệu rất tốt
Trong câu chuyện với Nam Nguyên vào tối 29/5/2014, Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên luật quốc tế trường Đại học Luật TP.HCM, thành viên Quỹ nghiên cứu Biển Đông đã trả lời câu hỏi là bản thân ông đón nhận tuyên bố của Tổng thống Obama như thế nào:
“Cá nhân tôi cho rằng, đó là một tín hiệu rất tốt. Và nếu Hoa Kỳ đã có những tiếng nói mạnh mẽ hơn như vậy, nếu Hoa Kỳ đưa ra sớm từ đầu thì có lẽ đã ngăn chặn được sự leo thang của Trung Quốc như thời gian vừa rồi. Và tôi đã từng nói, trên thế giới này để kiềm chế được tham vọng của Trung Quốc đối với các vùng biển, trong đó đặc biệt là Biển Đông thì chỉ có một quốc gia có thể làm được đó là Hoa Kỳ. Vì Hoa Kỳ có uy tín và khả năng, cũng như kinh nghiệm phát triển cường quốc biển của mình. Hoa Kỳ đủ sức và chỉ có Hoa Kỳ có thể ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ở vùng Biển Đông này.”
Trả lời cùng một câu hỏi được chúng tôi nêu ra, TS Phạm Chí Dũng nhà bình luận độc lập hiện sống và làm việc ở Sài Gòn nhận định:
Đó là một tín hiệu rất tốt. Và nếu Hoa Kỳ đã có những tiếng nói mạnh mẽ hơn như vậy, nếu Hoa Kỳ đưa ra sớm từ đầu thì có lẽ đã ngăn chặn được sự leo thang của TQ.
-Thạc sĩ Hoàng Việt
“Tôi nghĩ là rất nhiều người Việt Nam ủng hộ chuyện này và họ còn thấy sự thực lòng của Mỹ nữa. Còn về quyền lợi của Mỹ thì rõ ràng Tổng thống Obama cần hành động như vậy, không thể hành động khác được. Vì nếu hành động khác thì nó không thuận chính sách xoay trục về Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ. Cho tới lúc này ít nhất một hành động mà Mỹ cần thể hiện là tăng cường vai trò hạm đội 7 trên khu vực Biển Đông, để ngăn chặn ảnh hưởng bành trướng mở rộng của Trung Quốc, đó là vấn đề mà hiện nay người Mỹ đang phải đối mặt. Giàn khoan HD 981 mặc dù là một câu chuyện rất nhỏ nhưng là một thách thức gián tiếp mà tôi cho là cả trực tiếp đối với chính quyền Mỹ về tất cả những gì gọi là chính sách bảo vệ quyền lợi và công dân Mỹ ở ngoài biên giới Mỹ.”
Thông tấn xã Việt Nam cũng nhanh chóng đưa tin về điều gọi là ‘Mỹ ủng hộ Việt Nam khá mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông. Hãng thông tấn chính thức này đã trích nhận định của GS Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên ngành quan hệ quốc tế của Đại học George Mason tiểu bang Virginia Hoa Kỳ. GS Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng: “Quan điểm của chính quyền Mỹ trước vấn đề Biển Đông như vậy là rõ ràng và nên được đặt trong bối cảnh chính quyền ông Obama thời gian qua đã liên tục nêu quan ngại trước các hành động của Trung Quốc.”
Học giả Hoàng Việt thành viên Quỹ nghiên cứu Biển Đông giải thích rõ hơn về việc tại sao ông lại tiếc về việc thời điểm mà ông cho là khá chậm khi phía Hoa Kỳ thể hiện quan điểm mạnh mẽ và cụ thể hơn về vấn đề Biển Đông:
“Trong suốt thời gian vừa rồi chính quyền Hoa Kỳ vẫn có những phản đối, nhưng là những phản đối ở mức độ vừa phải và chỉ dừng lại ở những tuyên bố mang tính chất lo ngại thôi. Chính vì vậy Trung Quốc cho là họ toàn quyền giống như một ông chủ ở một vùng hoang vu ở Châu Á này và Trung Quốc có thể quyết định muốn làm gì cũng được. Chính vì vậy dẫn tới hàng loạt những căng thẳng do Trung Quốc gây ra. Cho nên, nếu phía Hoa Kỳ như Tổng thống Obama phát biểu ở Học viện West Point cho thấy một tiếng nói phản đối mạnh mẽ từ phiá Hoa Kỳ, thì điều này sẽ làm cho Trung Quốc phải chùn tay.”
Tuyên bố của Tổng thống Obama về Biển Đông được đưa ra vào ngày 28/5 trong bối cảnh Việt Nam đã chịu trận 28 ngày, đã thất bại trong việc đẩy giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của mình. Cùng ngày 28/5 Trung Quốc đã hoàn tất việc di chuyển giàn khoan chếch lên phía đông bắc 23 hải lý, gần đảo Tri Tôn hơn nhưng vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam. Trung Quốc còn xác nhận họ đã hoàn tất khoan thăm dò ở vị trí cũ, nay bước sang giai đoạn hai. Với tình hình này việc Việt Nam mất biển đã thể hiện và không loại trừ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu khí ở bất cứ chỗ nào trên vùng biển Việt Nam. TS Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn nhận định:
Tàu Trung Quốc (bên phải) sử dụng vòi rồng để tấn công tàu tuần tra của Việt Nam và cũng liên tiếp húc vào tàu VN trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông hôm 2 tháng 5, 2014. AFP PHOTO.
hd981-3-250
“Thứ nhất giàn khoan 981 là bước đi đầu tiên trong chiến dịch gây hấn của Trung Quốc và lấn chiếm từng hải lý một trên vũng lãnh thổ của Việt Nam. Thứ hai một viên tướng về hưu của Trung Quốc đã từng tuyên bố rằng Trung Quốc có thể kéo 100 giàn khoan lại sát với HD 981 vào vùng biển Việt Nam mà không cần phải dè dặt gì. Và thứ ba tôi nghĩ là nhà nước Việt Nam họ đã quá đuối trong việc này, gần 4 tuần sau khi sự khởi động dịch chuyển giàn khoan HD 981 từ Hải Nam vào Việt Nam mà không có một phản ứng gì đáng kể. Cho tới nay tất cả những điều nói ra là kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines làm thì cũng chưa tới đâu cả. Tôi không hiểu nhà nước Việt Nam, các hội đồng cố vấn các giáo sư họ đang tính toán điều gì, đó chính là điều tôi từng viết “nhu nhược là nguồn cơn của tội lỗi và đớn hèn là căn nguyên của mất nước.”
Việt Nam cứ mãi kiềm chế?
Gần 4 tuần sau khi chủ quyền trên vùng biển duyên hải Việt Nam bị Trung Quốc xâm phạm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu 3 nhóm giải pháp cụ thể về biển Đông. Nhưng theo giới quan sát chính trị, thì nó hoàn toàn không có gì mới so với những gì mà chính quyền Việt Nam đã thể hiện.
Hầu hết báo chí Việt Nam đưa tin này và báo mạng VnEconomy gọi là thông điệp của Thủ tướng với 3 nhóm giải pháp cụ thể về biển Đông. Tờ báo tóm gọn lời Thủ tướng: “Kiên quyết đấu tranh với Trung Quốc trên biển Đông, nhưng vẫn giữ quan hệ ngoại giao, kinh tế bình thường, tuyệt đối lên án các hành vi kích động, bài trừ người Hoa.”
Nếu Việt Nam cứ mãi kiềm chế như thế này mà không đẩy được cái giàn khoan của Trung Quốc ra thì có nguy cơ là Việt Nam ở vào thế yếu.
-Thạc sĩ Hoàng Việt
Như vậy người Việt Nam kiên trì thực hiện chấp pháp trên vùng biển của mình và sẽ không bao giờ sử dụng vũ lực. Điều gì sau cùng sẽ xảy ra, nếu lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam vẫn mãi chịu trận trước vành đai bảo vệ giàn khoan của hơn 100 tàu Trung Quốc vũ trang. Nhà nghiên cứu biển đông Hoàng Việt nhận định:
“Một bên là Việt nam vẫn hết sức kiềm chế để không bị rơi vào cái bẫy của Trung Quốc đang giăng ra. Trung Quốc muốn Việt Nam sử dụng vũ lực trước thì Trung Quốc sẽ có cớ để đáp trả ngay, Việt Nam vẫn cố hết sức để kiềm chế vấn đề đó. Tuy nhiên nếu Việt Nam cứ mãi kiềm chế như thế này mà không đẩy được cái giàn khoan của Trung Quốc ra thì có nguy cơ là Việt Nam ở vào thế yếu, Trung Quốc cho rằng họ thành công trong việc này và nó sẽ tạo thành một tiền lệ để Trung Quốc tiếp tục làm trong tương lai.
Về lâu về dài, một mặt Việt Nam vẫn lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc, cũng giống như buộc Trung Quốc phải xuống thang trong cuộc gây căng thẳng này. Mặt thứ hai thì làm sao Việt Nam phải xây dựng được nội lực của mình, trong đó các đội tàu như cảnh sát biển, kiểm ngư có đủ sức mạnh để mà có thể đương đầu với các lực lương của Trung Quốc thì lúc đó Việt Nam mới có thể bảo vệ được vùng biển của mình.”
Đấu tranh trên thực địa là một trong 3 giải pháp bảo vệ chủ quyền ở biển Đông mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố hôm 29/5/2014 tại Hà Nội, hai giải pháp còn lại là đấu tranh trên mặt trận ngoại giao và đấu tranh bằng con đường dư luận.
Đấu tranh trên thực địa thì Thủ tướng chỉ đạo các tàu chấp pháp Việt Nam phải luôn có mặt tại vị trí mới của giàn khoan Trung Quốc cản phá và đẩy đuổi tàu trung Quốc hoạt động trái phép. Ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết hơn 30 tàu của lực lượng chấp Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm va, gây hỏng hóc. Ông Thủ tướng cũng cảnh báo sẽ còn có va chạm nhiều nữa, nhưng ông chỉ đạo lực lượng chấp pháp Việt Nam phải kiên quyết và cố gắng kiềm chế.
Khi nói về giải pháp đấu tranh trên thực địa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không hề hứa hẹn đóng thêm tàu lớn hơn, mạnh hơn để trang bị cho lực lượng chấp pháp, cũng như gia tăng ngân sách để tăng cường đội ngũ tiền phương này. Vậy thì làm thế nào mà lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư Việt Nam có thể đối đầu lực lượng tàu ngư chính, hải giám, hải sự hùng mạnh của Trung Quốc. Hỏi như thế tất nhiên đã có câu trả lời.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/obama-s-speech-on-scs-is-it-late-nn-05302014072932.html
Việt Nam: có làm mạnh như nói?
Việt-Long - RFA
2014-05-29
Email Ý kiến của Bạn
vtgtt052814.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh Bành trướng chịu kéo lui?
Hôm thứ ba Trung Quốc đã dời giàn khoan về hướng đông đông bắc, đến vị trí cách đảo Lý Sơn 150 hải lý, cách đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa 25 hải lý hướng đông đông nam, tức là vẫn nằm trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc cũng tăng cường lực lượng hải cảnh, hải giám và tàu sắt quanh vị trí mới, sau khi tuyên bố hoàn tất giai đoạn 1 đạt kết quả khả quan về khảo sát địa chất. Trước đó hôm thứ hai, tàu cá Trung Quốc đã đâm chìm nghỉm một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, gây thiệt hại tới 5-6 tỉ đồng.
Liệu có phải Trung Quốc muốn lui dần giàn khoan ra ngoài lãnh hải Việt Nam chăng?
Chắc chắn là không. Trước hết, Trung Quốc chẳng tìm dầu khí gì ở lô 143 của Việt Nam, là nơi mà Việt Nam chưa muốn thăm dò vì không có triển vọng có trữ lượng dầu khí đáng lưu ý, thậm chí không có gì đáng thăm dò. Trung Quốc chỉ hành động để cắm sào giành chủ quyền lãnh hải khu vực đó và khởi sự cho những hoạt động giành chiếm lãnh hải xa hơn về hướng tây và hướng Nam. Bắc Kinh bày ra chuyện di dời để tuyên bố đã khoan thăm dò và nghiên cứu, chứng tỏ đã có hoạt động, nhằm tạo đủ điều kiện xác định chủ quyền. Thế nhưng chưa di dời giàn khoan thì đã cho tàu sắt đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam, lần đầu tiên ở khu vực tranh chấp nóng bỏng này, chứng tỏ Trung Quốc muốn khẳng định nơi rời đi cũng như nơi dời đến tới đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Vị trí thứ nhì của giàn khoan HD-981 nhích về hướng đông, xa khỏi đảo Lý Sơn một chút, nhưng vẫn nằm trọn trong lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam, theo Công ước quốc tế mà chính Trung Quốc cũng ký kết.
Có tiếng nói mạnh mẽ
Về đối sách của Việt Nam, hôm thứ tư 21 tháng 5 trong văn bản trả lời phỏng vấn của các hãng thông tấn Reuters và AP, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam không đánh đổi độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ lấy một thứ hòa bình viễn vông, lệ thuộc nào, dù rằng luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị. Ông nói thêm Việt Nam đang cân nhắc nhiều phương án tự vệ, kể cả phương án đấu tranh pháp lý dựa theo luật pháp quốc tế.
Đó là lời tuyên bố mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của một trong những cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, một Uỷ viên có thế lực trong Bộ chính trị, về vấn đề bảo vệ chủ quyền. Trong khi nói đến nhiều phương án tự vệ thì Thủ tướng Việt Nam cũng lưu lại Philippines lâu hơn thường lệ, để bàn thảo với Philippines về những vấn đề mà hai nước cùng quan tâm, hiển nhiên nghị trình phải có vấn đề chủ quyền lãnh hải đang bị Bắc Kinh xâm lấn. Như vậy Thủ tướng Việt Nam hẳn phải bàn với giới lãnh đạo Philippines vấn đề đem Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế, là việc Manila đang làm.
Tuy nhiên người ta phải chờ xem Việt Nam có thực sự tiến hành vụ kiện hay không, và tiến hành như thế nào. Thủ tướng Dũng từng đưa ra những chính sách nội trị mang tính cách cải tổ và tiến bộ. Trong thông điệp đầu năm ông từng nói “dân chủ và pháp quyền là hai thành quả song sinh của nền chính trị hiện đại” nhưng thực tế cho thấy chính phủ chẳng hề cho người dân được tự do gì thêm trong những quyền được hiến pháp ấn định, và viên chức Nhà nước cùng công an vẫn cứ làm những việc trái pháp luật mà không bị kỷ luật gì.
Tương quan giữa “nói” với “làm”
Thủ tướng Dũng cũng từng có những quyết sách táo bạo về kinh tế, như gom quyền chủ đạo các tập đoàn sản xuất và tổng công ty quốc doanh, hệ thống ngân hàng Nhà nước vào tay Thủ tướng, nhưng ông đã thực hiện một cách thất bại. Nhắc đến điều này để nói về việc ông Dũng thường có những quyết định táo bạo và chính sách cấp tiến nhưng lúc thi hành thường chẳng mấy thành công .
Tuy nhiên, xét kỹ, người ta thấy ông Dũng không thành công ở các chính sách kinh tế tài chính là vì chính sách không đúng, lại không chịu nghe ý kiến của các chuyên gia, cố vấn thông thạo về kinh tế thị trường, mà còn muốn họ im tiếng. Thêm vào đó, không thành công cùng còn vì lý do một vị Thủ tướng của chính phủ phải chịu trách nhiệm thực hiện chính sách của đảng cầm quyền. Đó là chính sách bảo thủ, giữ chặt lấy nền kinh tế gọi là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể bị quy trách về việc thực hiện không thánh công một chính sách kinh tế, nhưng chính Bộ chính trị mới phải chịu trách nhiệm về chính sách sai lầm.
Dù vậy, làm kinh tế thất bại không có nghĩa là không thể thành công trong những chính sách khác về ngoại giao, quốc phòng chẳng hạn. Trong lãnh vực ngoại giao và quốc phòng dường như giới lãnh đạo Việt Nam dễ đồng thuận với nhau hơn là trong lãnh vực kinh tế, tài chính, tuy rằng mọi chính sách đều do quyết định tập thể của bộ chính trị.
Áp lực quân sự?
Thủ tướng Dũng tuyên bố là Việt Nam cân nhắc nhiều phương án tự vệ. Thì qua ngày 23 tháng 5 báo mạng Arirang News của Hàn quốc trích tin của báo Đài Loan China Times cho biết 300 ngàn quân Trung Quốc đang được điều động về hướng biên giới Việt Nam. Báo China Times còn nói tỉnh Quảng Đông đang chuẩn bị cho nguy cơ khả dĩ xung đột quân sự với Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng tăng cường lực lượng ở vùng biên giới phía bắc. Tuy nhiên báo này cũng nói ngay là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều chưa xác nhận những hoạt động này. Trên internet xuất hiện nhiều hình ảnh nói là của “dân mạng” ghi nhận hình ảnh chuyển quân đông đảo của quân đội Trung Quốc. Sự kiện này có thể được nhận định ra sao?
Trước hết chưa có nhiều nguồn tin độc lập với nhau loan tải việc này để có thể đối chiếu và tìm sự xác thực của tin. Có ý kiến cho đây là cuộc thao dượt bình thường của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên nếu giả định là việc chuyển quân đang xảy ra, có thể nói hành động này không khác gì so với việc Nga cho tập trận quy mô ở biên giới phía đông Ukraine lúc diễn ra vụ Crimea đòi độc lập rồi đến cuộc biến động miền Đông. Tuy nhiên chiến sự sẽ không xảy ra ở vùng biên giới phía bắc cũng như ở biển Đông.
Diễn đàn này từng khẳng định Trung Quốc không cần đến biện pháp quân sự để giành chiếm biển Đông, mà vẫn xâm lấn thành công, trong khi Việt Nam cũng không muốn chiến tranh. Chúng ta cũng đã dự đoán Trung Quốc sắp sửa bố trí “vài lộ quân” ở vùng biên giới để gây áp lực tinh thần về mặt quân sự. Thì đây chính là lúc Trung Quốc đang làm việc đó.
Tin điều động quân đội Trung Quốc đến cùng lúc với tin Ngoại trưởng Mỹ mời người tương nhiệm của Việt Nam sang Washington để tham khảo toàn diện những đề tài song phương và khu vực. Nên nếu đúng là Trung Quốc đang điều binh thì đó là hành động để gây áp lực quân sự với Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/just-expansionism-05292014223144.html
Phạm Chí Dũng : Trung Quốc có tấn công Việt Nam vào thời điểm này ?
Quân đội Trung Quốc không ngừng được hiện đại hóa, với ngân sách quốc phòng sẽ tăng mỗi năm gần 20%.
Quân đội Trung Quốc không ngừng được hiện đại hóa, với ngân sách quốc phòng sẽ tăng mỗi năm gần 20%.
Reuters
Thụy My
Đã gần một tháng, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hiện diện tại vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng trăm tàu quân sự trong đó có những tàu hộ vệ tên lửa và tàu cá giả dạng của Bắc Kinh, cùng với máy bay trinh sát hàng ngày hung hãn tấn công, đe dọa các tàu Việt Nam. Trong lúc Biển Đông dậy sóng, những hình ảnh trên mạng cũng hé lộ việc Trung Quốc rầm rộ chuyển quân về phía biên giới Việt-Trung.
Các động thái này khiến mọi người không thể không đặt ra câu hỏi : Liệu chế độ Bắc Kinh sẽ lại tấn công quân sự vào Việt Nam như đã tiến hành vào năm 1979 ?
RFI Việt ngữ đã đặt vấn đề này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng, cựu sĩ quan quân đội ở Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đã làm nổi sóng dư luận, với một câu hỏi thẳng thừng, mà về phương diện quân sự là thứ bậc cao nhất trong phòng vệ quốc gia: Liệu Trung Quốc có tấn công quân sự Việt Nam vào thời điểm này? Nhận định của anh ra sao?
TS Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
by Thụy My
Nghe (19:23)
More
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Tất nhiên chiến dịch hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc trên vùng lãnh hải của Việt Nam không còn mang tính chất như những vụ khiêu khích và gây hấn thông thường như trước đây. Tính chất lần này nghiêm trọng hơn nhiều và cho thấy rõ ràng đây là một bước đi có tính toán của Bắc Kinh, nằm trong một giai đoạn ngắn hạn nhằm phục vụ cho một chiến dịch trung hạn lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, không phải vô cớ mà những quốc gia gần gũi về lãnh hải với Việt Nam ở khu vực Biển Đông như Nhật Bản, Philippines và cả Hạm đội 7 của Hoa Kỳ vốn chỉ liên quan gián tiếp, đã phải bắn tín hiệu thực sự lo ngại về động thái mở rộng bành trướng của Trung Quốc. Rồi hẳn nhiên một lần nữa - nhưng lần này nghiêm túc hơn nhiều, cả dư luận lẫn giới quan sát Việt Nam và quốc tế đều muốn tìm lời giải cho việc Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam vào thời gian này hay không.
Trước hết, chúng ta hãy xem xét những bất lợi đối với chính thể Trung Quốc nếu họ tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Việt Nam. Theo tôi, có ít nhất một số bất lợi rất đáng kể có thể xảy ra đối với Trung Quốc.
Từ sau cuộc chiến tranh lạnh Mỹ - Liên Xô, thế giới đã tiến vào kỷ nguyên hội nhập và thỏa hiệp với nhau về nhiều mặt, trong đó nổi trội là phương diện buôn bán thương mại song phương và đa phương. Tương quan như thế khiến không một quốc gia có ảnh hưởng nào dám chịu thiệt lớn chỉ đổi lấy cái lợi nhỏ. Một trong số ít những cuộc chiến tranh chấp hải đảo gần đây nhất xảy ra vào năm 1982 giữa người Anh và Achentina ở quần đảo Malvinas, nhưng cũng kết thúc chỉ sau vài tháng. Một chi tiết đáng chú ý là Anh luôn được xem là một trong những nước lớn ở châu Âu và nằm trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Rõ ràng Luân Đôn đã không dám phiêu lưu quân sự.
Còn ở châu Á, Trung Quốc cũng được coi là nước lớn, dù chưa được xếp vào loại siêu cường như Mỹ và Nga. Nhưng Trung Quốc cũng có chân trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và đó là lý do để có thể cho rằng bất kỳ hành động gây hấn hoặc xâm lược nào từ phía Bắc Kinh cũng làm ảnh hưởng đến đại cục địa - chính trị trên thế giới mà các siêu cường khác không thể bỏ qua. Những vụ Trung Quốc gây hấn với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hay với Philippines về một số đảo nhỏ đã lập tức gặp phải phản ứng mạnh mẽ của không chỉ các quốc gia này mà với cả cộng đồng quốc tế.
Trừ Nhật có lực lượng phòng vệ bờ biển đủ mạnh, Philippines đã phải tính đến việc tìm kiếm một quan hệ tương trợ quốc phòng với người Mỹ để chống lại ý đồ xâm lăng từ Bắc Kinh. Vào tháng 5/2014, họ đã đạt được kết quả khả quan khi thiết lập được hiệp ước tương trợ quốc phòng với Washington, do vậy sẽ hợp thức hóa sự có mặt của Hạm đội 7 của Hoa Kỳ ở vùng lãnh hải Philippines bất cứ khi nào Trung Quốc gây hấn.
Hậu quả mà Bắc Kinh không tính kỹ trước khi hành động xâm chiếm biển đảo chính là chỗ này. Tức là họ đã khiến một số nước nhỏ trong khu vực đang nổi lên khuynh hướng liên kết với nhau theo cách Phong trào không liên kết vào nửa cuối thế kỷ 20 và tìm đến sự trợ giúp của người Mỹ để hạn chế rủi ro. Xu thế này cũng đang diễn ra với Việt Nam.
Ngay sau vụ việc giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, chúng ta có thể thấy là giới lãnh đạo Việt Nam, cho dù một số trong đó vẫn thề thốt “mười sáu chữ vàng” với Trung Quốc, nhưng đã không còn dám xem thường hiểm họa ngoại xâm trước mắt và tương lai mất nước không còn quá xa. Và bất chấp tiếng nói hết sức yếu ớt của 3/4 bộ tứ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng ê-kíp của ông đã tìm đến mối liên minh không chính thức đầu tiên với Philippines và sau đó có thể là một mối quan hệ quân sự ở mức độ nào đó với Hoa Kỳ.
Trung Quốc chưa dám tấn công vào thời điểm này
RFI : Theo anh, hoạt động gây hấn của Trung Quốc gây ảnh hưởng thế nào đến chính sách Biển Đông của Hoa Kỳ ngay vào thời điểm này?
Nếu không can thiệp mà để cho Trung Quốc tự tung tự tác, Mỹ sẽ gặp bất lợi lớn về tự do hàng hải, an toàn hàng hải ở Biển Đông và do đó có thể sẽ bị phá sản phần lớn chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Ai cũng biết rằng Biển Đông có vị trí như một cửa ngõ cho giao thương hàng hải và nếu cần có thể khống chế hoạt động quân sự của cả khu vực phía Nam và các nước xung quanh. Hiện nay cuộc đua lớn nhất giữa Trung Quốc và Mỹ chính là điểm xung yếu này. Do vậy nếu bị Trung Quốc qua mặt ở Biển Đông, mục tiêu an toàn hàng hải của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, vai trò của Hạm đội 7 cũng có không ý nghĩa đủ lớn, làm cho chính sách của Mỹ về bảo vệ an ninh thế giới và cũng là an ninh của công dân Mỹ sẽ lạc điệu.
Lời bắn tiếng về mối liên kết “đối tác chiến lược” với Việt Nam của Tư lệnh quân đội Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Locklear là một minh chứng khá hoàn hảo về việc người Mỹ hoàn toàn không bỏ qua ý đồ phong tỏa Biển Đông của Trung Quốc. Mới đây lần đầu tiên từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama đã phải tuyên bố “sẽ điều binh đến Biển Đông” nếu tình hình nơi đây có thể xung đột quân sự.
Chúng ta đang nhận ra rằng người Mỹ không quá câu nệ vào quan hệ làm ăn với Trung quốc, bất chấp quốc gia đông dân nhất thế giới này là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ với giá trị buôn bán hàng năm lên đến 600 tỉ USD. Thậm chí ngược lại, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về tín dụng, nợ xấu, ngân hàng, làn sóng thoái vốn của giới đầu tư nước ngoài, thị trường xuất khẩu, do vậy Trung Quốc phải cần đến các đối tác thương mại như Mỹ và Tây Âu hơn là phương Tây cần đến họ.
Kẻ nào quá tham lam sẽ bị cộng đồng tẩy chay. Cũng như hình ảnh suy yếu của nước Anh vào năm 1982 trong cuộc tranh chấp quần đảo Malvinas với Achentina, những năm gần đây Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia bị oán ghét nhất trên hành tinh này. Nếu mạo hiểm gây ra một cuộc chiến tranh dù chỉ quy mô nhỏ trong khu vực, Trung Quốc sẽ bị đại đa số quốc gia trong Liên Hiệp Quốc quay lưng và sẽ bị cô lập. Đó chính là điều mà chủ nghĩa Đại Hán phải tính đến một cách rất nghiêm cẩn, cho dù tham vọng bành trướng của họ lớn đến mức nào.
RFI : Trong lịch sử, người Việt Nam luôn sẵn sàng chống lại đến cùng tham vọng xâm lược của Trung Quốc, kể cả sau một ngàn năm Bắc thuộc. Anh có cho rằng lịch sử sẽ lặp lại nếu chiến tranh Trung - Việt nổ ra vào thời gian tới?
Có những dấu hiệu rất cần chú ý và lượng giá. Nếu Trung Quốc đã rất tự tin kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Việt Nam thì từ sau khu xảy ra vụ bạo động ở Bình Dương, Đồng Nai và cuộc xung đột dẫn đến chết người ở Hà Tĩnh, các cơ quan tuyên giáo và báo đảng ở Trung Quốc, kể cả Hoàn Cầu Thời Báo là tờ báo hung hăng nhất, đã có vẻ lắng tiếng khá đột ngột. Giả thiết nêu ra là Bắc Kinh đã không tính đúng và đủ về phản ứng của người dân Việt Nam đối với bước đầu xâm lăng của họ, cho dù có thể họ đã lường trước và còn có thể “điều khiển” được phản ứng của giới lãnh đạo cầm quyền Việt Nam.
Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ chủ nghĩa Đại Hán nô dịch được đất nước này như một chư hầu trọn vẹn. Sau hàng loạt triều đại lịch sử kháng Trung thành công như từ thời Hai Bà Trưng, Đinh, Lê, Lý và Hậu Lê, những cuộc xâm lược gần nhất của Trung Quốc chỉ là sự tồn tại rất ngắn ngủi của đội quân hai chục vạn của triều đình nhà Thanh ở Thăng Long vào cuối thế kỷ 18. Hoặc là sự tồn tại ngắn ngủi không kém của đội quân cũng hai chục vạn người của Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1945. Và ngắn ngủi nhất là lực lượng lên đến sáu chục vạn người của Trung Quốc nhưng bị thiệt hại đến 10% quân số trong cuộc tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam vào năm 1979.
Lịch sử và ưu thế kháng chiến đã nghiêng về Việt Nam, đó là điều hiển hiện. Biện chứng lịch sử cũng cho thấy các chế độ chính trị Trung Hoa luôn sai lầm khi đánh giá thấp tinh thần phản kháng của người dân và quân đội Việt Nam, đặc biệt vào những bối cảnh mà họ cho là triều chính Việt Nam đang phân hóa và rối loạn như hiện thời.
Nhưng cũng chính yếu tố rối loạn nội bộ mà Trung Quốc tưởng như một ưu thế để có thể gây áp lực với Hà Nội lại khiến nảy sinh xu hướng công khai hóa quan điểm ngả sang phương Tây của một nhóm không nhỏ các chính khách Việt Nam. Tôi cho đây chính là một bất lợi lớn đối với Trung Quốc khi phần lớn, nếu không nói là tất cả giới lãnh đạo Việt Nam đã như tỉnh ra, ngộ ra bản chất thật của mối quan hệ “Bốn Tốt” với Trung Quốc là như thế nào. Cùng lúc, bất cứ quan chức Việt Nam nào cũng phải tính đến tương lai cho cá nhân họ nếu chủ hàng trước Trung Quốc. Tương lai ấy cùng lắm cũng chỉ là “ngựa xe vài cỗ, quân hầu lơ thơ” nếu Việt Nam bị biến thành chư hầu của người bạn phương Bắc đầy dã tâm.
Một bất lợi khác là nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam vào thời điểm này sẽ khiến cho một bộ phận quan chức “thân Trung” bị lộ diện và sẽ bị cô lập. Truyền thống người Việt xưa nay không thể chấp nhận những Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống, và nếu những nhân vật tái thế thời hiện đại này bị cô lập quá sớm, Trung Quốc sẽ không còn nhiều cơ hội để thực hiện chiến thuật mua chuộc, không chế lãnh đạo để sau đó bắt toàn bộ giới lãnh đạo Việt Nam phải phụ thuộc vào ý chí của Bắc Kinh.
RFI : Thế còn bất lợi về hiệu quả kinh tế nếu Trung Quốc xâm lược Việt Nam?
Đây là câu hỏi khó trả lời nhất đối với Trung Quốc. Câu hỏi này cũng dẫn đến một câu hỏi tiếp nối là Trung Quốc tấn công Việt Nam sẽ được lợi gì, nếu thiệt hại về kinh tế của họ là khó có thể bù đắp được?
Trong lịch sử buôn bán hai chiều với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất. Ít nhất 35% nguyên liệu dùng cho sản xuất của Việt Nam phải nhập khẩu từ Trung Quốc, và cơ cấu này đang gây khó rất lớn cho việc Việt Nam tham gia vào TPP, ứng với một điều kiện không thể thay đổi của TPP là Việt Nam phải chuyển đổi vùng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP như Trung Quốc về các nước trong khối TPP.
Chỉ từ sau năm 2000 đến nay, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng chẵn 100 lần, và hiện thời Việt Nam đang phải nhập siêu từ 23-24 tỉ USD hàng năm từ Trung Quốc. Đó là một sự mất cân xứng quá lớn và làm lợi rất nhiều cho Trung Quốc. Cũng cho đến nay, Trung Quốc có gần 940 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 5 tỉ USD…
Những giá trị thương mại và đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam cho thấy họ có khá nhiều việc phải lo lắng nếu chiến tranh nổ ra. Khi đó, cơ chế nhập khẩu chính thức qua cửa khẩu Việt Nam sẽ đương nhiên chấm dứt, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẽ khó lòng tồn tại được.
Cũng rất có thể sẽ xảy ra một làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc và càng làm khó cho sự tồn vong của giới đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam. Minh chứng mà chúng ta có thể thấy là sau vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, ở nhiều vùng và từ một doanh nghiệp lớn đến một bà bán tạp hóa ở chợ, tâm lý ngán ngại nhập hàng Trung Quốc là khá phổ biến. Mặc dù cho tới nay chưa có một chiến dịch nào về tẩy chay hàng Trung Quốc được công bố chính thức, nhưng rõ ràng một số mặt hàng Trung Quốc vẫn bị coi là ẩn chứa rủi ro độc tố như thực phẩm, nhựa… đã bị giảm đáng kể sức tiêu thụ.
Với không ít bất lợi như vậy, tôi cho rằng Trung Quốc sẽ chưa dám mạo hiểm tấn công Việt Nam ngay vào thời điểm này.
RFI : Nhưng hiện thời vẫn đang có thông tin có thể xảy ra chiến tranh, chẳng hạn như một tờ báo Hàn Quốc đưa tin về việc có đến 300.000 quân Trung Quốc đã áp sát biên giới Việt - Trung?
Tôi cho rằng tin tức đó chỉ đơn giản là chiến tranh tâm lý, do chính Trung Quốc tung ra trên mạng Internet và cho vài tờ báo nước ngoài. Thậm chí còn có tin đồn về lực lượng quân đội Trung Quốc dùng để tấn công Việt Nam lên đến hơn 500.000 người, hoạch định sẽ công chiếm Việt Nam trong đúng một tháng, và chiến tranh có thể diễn ra ngay vào mùa hè này, thậm chí vào tháng Sáu năm 2014…
Bao giờ cũng vậy, trước hoặc sau mỗi hành động gây hấn, Bắc Kinh đều sử dụng tối đa loa phóng thanh một chiều nhằm mục đích gây nhiễu. Một chuyện khá khôi hài khác là giữa hai nhà nước Trung Quốc và Việt Nam đang diễn ra một trận khẩu chiến mà dân Hà Nội gọi Bắc kinh là “Chí Phèo”, còn Trung Quốc lại coi Việt Nam là nhân vật “AQ” trong tiểu thuyết của nhà văn Lỗ Tấn…
Thực ra tôi không để ý đến hoạt động này nhiều. Vì điều đơn giản mà chúng ta có thể rút ra là nếu Trung Quốc thực sự có kế hoạch gây xung đột quân sự hoặc tấn công tổng lực Việt Nam, để giữ yếu tố bất ngờ trong khai chiến, họ đã không cần phải khẩu chiến theo kiểu cù nhầy, hoặc tung thông tin giả quá hung hãn để tạo tin đồn và gây xáo trộn đời sống chính trị ở Việt Nam. Một dẫn chứng khác cũng dễ thấy là nếu Trung Quốc có ý đồ tấn công quân sự, họ đã không phải dùng lại các tiểu xảo và chơi xấu, như dùng “tàu lạ” - từ mà một số báo nhà nước ở Việt Nam cho đến giờ này vẫn chưa thể chui ra khỏi chăn - để đâm húc tàu cá Việt mà đã gây ra hai cái chết cho ngư dân ở Quảng Ninh vừa qua.
Theo tôi, sẽ chẳng có một hành động mạo muội xứng đáng nào từ phía Trung Quốc ngay vào thời điểm này. Kể cả hiện tượng họ rút công nhân Trung Quốc đang làm việc ở Hà Tĩnh về nước hay sơ tán chuyên gia cũng chỉ là động tác tâm lý nhằm gây áp lực với Bộ Chính trị Việt Nam mà thôi.
Khi nào Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam?
RFI : Nếu Vậy theo anh, Trung Quốc sẽ thực sự tấn công Việt Nam trong những điều kiện gì và vào lúc nào?
Trung Quốc chỉ tấn công Việt Nam nếu hội tụ các điều kiện: kinh tế khủng hoảng, xã hội rối loạn, nội bộ chính trị phân hóa đủ sâu và có thể tan vỡ, sức chiến đấu của quân đội giảm sút mạnh. Và cũng phải thêm một điều kiện không thể thiếu: giới kinh tài Trung Quốc đủ sức chi phối và lũng đoạn phần lớn một số ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Hiện thời, nền kinh tế Việt Nam đang dợm bước chân vào khủng hoảng và tất cả chỉ còn chờ thời gian. Bất ổn xã hội cũng đang mau chóng chuyển thành rối loạn xã hội và có thể dẫn đến khủng hoảng xã hội. Nếu đến năm 2016-2017, kinh tế Việt Nam thật sự rơi vào khủng hoảng thì tất yếu xã hội sẽ khủng hoảng theo. Khủng hoảng xã hội cộng hưởng với khủng hoảng kinh tế hầu như chắc chắn sẽ dẫn đến khủng hoảng chính trị. Đó là điều kiện cần và cũng là điều kiện đủ của một dân tộc trong vận khí suy vong.
Trong trường hợp đó, tôi không hy vọng là quân đội Việt Nam còn duy trì được khả năng sẵn sàng chiến đấu như những năm trước. Và đó sẽ là cơ hội vàng để nếu muốn và không quá bị chi phối bởi sự cô lập của quốc tế, Trung Quốc có thể nuốt gọn Việt Nam trong một kế hoạch quân sự với tỉ lệ ba chọi một.
RFI : Tại sao anh lại cho rằng Trung Quốc cần huy động quân đội ba chọi một, anh có thể giải thích cụ thể thêm được không ?
Xuất phát từ chiến thuật biển người truyền thống của họ.
Trong chiến dịch xâm lược biên giới năm 1979, toàn bộ lực lượng kể cả hậu cần và dự bị của Trung Quốc là 600.000 quân. Trong khi đó, Việt Nam chỉ chủ yếu đối phó bằng lực lượng quân sự địa phương và một bộ phận lực lượng bộ đội chính quy. Có những trận đánh ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, thông báo quân sự hồi đó cho biết tỉ lệ đối kháng giữa quân Trung Quốc và bộ đội Việt Nam lên đến 5/1 và 10/1. Tuy thế, cuộc chiến vẫn kết thúc với thất bại của người Trung Quốc, chiến dịch xâm lược đó đã chấm dứt với 60.000 thi hài của lính Trung Quốc.
Còn bây giờ, có những thông tin nghiên cứu cho biết tuy xét về số lượng, Việt Nam là quốc gia có lực lượng quân đội hùng hậu nhất khu vực Đông Nam Á với khoảng nửa triệu bộ đội chính quy và khoảng 5 triệu quân dự bị, nhưng quân đội Trung Quốc lại duy trì số lượng đông thuộc loại nhất trên thế giới, cùng chi phí quân sự đứng thứ hai chỉ sau Mỹ.
Đó là ưu thế để một khi phát động chiến tranh, Trung Quốc sẽ dễ dàng huy động ít nhất nửa triệu quân từ các tập đoàn quân ở Vân Nam và Quảng Tây, chưa kể hạm đội Nam Hải. Thậm chí tôi cho rằng với chiến thuật biển người được duy trì từ cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm 1950, Trung Quốc có thể huy động một lực lượng tăng thiết giáp gấp nhiều lần Việt Nam. Ngay cả với xe tăng họ T của Liên Xô cũ, Trung Quốc cũng có nhiều tăng T72 trở lên, trong khi Việt Nam vẫn chủ yếu là tăng T54, T55.
RFI : Một số chuyên gia đánh giá rằng ưu thế quân sự của Trung Quốc có thể tỏ rõ trên mặt biển, nhưng còn trên đất liền thì sao?
Đúng là Trung Quốc chỉ còn thiếu tàu sân bay. Còn về quân chủng hải quân, họ có đủ các loại tàu, kể cả tàu ngầm lớp kilo. Họ vẫn tự hào và khoe khoang là chỉ riêng hạm đội Nam Hải của họ đã có thể làm chủ cả mặt biển Đông.
Trong khi đó, địa hình duyên hải Việt Nam có lợi thế kinh tế và du lịch là trải dài, nhưng trong chiến tranh điều đó lại thường là nhược điểm vì có thể bị đối phương từ biển đánh úp bất cứ điểm bố phòng mỏng manh hoặc sơ hở nào.
Tuy nhiên, đánh trên bộ thì lại khác hẳn. Dù được trang bị vũ khí và khí tài quân sự tối tân và có vẻ được đánh bóng về khả năng thiện chiến, nhưng quân đội Trung Quốc luôn đi sau Việt Nam khoảng một phần tư thế kỷ về trải nghiệm và kinh nghiệm trận mạc. Đã sáu chục năm qua quân đội Trung Quốc không thực sự chiến đấu, trong khi bộ đội Việt Nam chỉ mới kết thúc chiến tranh tại chiến trường Campuchia từ cuối thập kỷ 80. Sự so le thời gian như thế cho thấy phản xạ tác chiến của bộ đội Việt Nam vẫn cao hơn binh lính Trung Quốc.
Thêm vào đó, nếu tấn công quân sự theo hướng xẻ dọc qua các vùng biên giới phía Bắc về Hà Nội, quân đội Trung Quốc sẽ vấp phải địa hình rừng núi hiểm trở mà lực lượng tăng thiết giáp của họ khó lòng phát huy được hiệu quả tác chiến chiến thuật. Đến lúc đó, có thể Trung Quốc mới được nếm trải chiến thuật chiến tranh du kích của người Việt Nam lợi hại như thế nào.
Trong hầu hết các cuộc kháng Trung trong lịch sử, người Việt đã không bao giờ bỏ trống hậu phương địch quân, đặc biệt tại những vùng sơn cước. Theo tôi, trong trường hợp Trung Quốc tác chiến trên bộ dù với tỉ lệ ba chọi một, xác suất chiến thắng của họ vẫn chỉ là năm ăn năm thua. Họ cần phải chú ý là bộ đội đặc công của Việt Nam rất thiện chiến.
Nhưng đó chỉ mới là về sức kháng cự của quân đội Việt Nam. Còn nếu nhà nước Việt Nam đủ hồi tâm để biết cách huy động sức dân thì một cuộc chiến tranh nhân dân sẽ được hình thành, và đó là điều đáng sợ nhất đối với bất cứ một cường quốc xâm lược nào.
RFI : Nếu một cuộc chiến tranh tổng lực chưa được Trung Quốc phát động vào thời điểm này, họ có thể làm những gì tiếp theo vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981?
Họ sẽ trở lại bài bản của những cuộc gây hấn và khiêu khích từ ít nhất năm 2011 đến nay. Nghĩa là tạo mọi khó khăn đối với ngư dân Việt Nam, dùng tàu cá hoặc tàu hải giám chủ động va chạm hoặc đâm chìm và có thể dẫn tới tử vong cho ngư dân Việt. Trên bộ, họ có thể tiếp nối chuỗi khiêu khích bằng những cuộc xung đột vũ trang quy mô nhỏ và có thể dẫn đến sát thương bộ đội Việt Nam. Tình hình quấy rối như thế cũng có thể tương tự những gì mà lực lượng Khmer Đỏ gây ra ở biên giới Tây Nam đối với thường dân Việt Nam vào năm 1978.
Theo tôi, ý đồ của Trung Quốc là chờ đến năm 2016-2017, khi tình hình Việt Nam xấu hẳn, họ sẽ tấn công theo kịch bản Nga - Crimée. Cần lưu ý là khác hẳn Việt Nam, thế mạnh hiện thời của Trung Quốc là quyền lực tập trung vào một cá nhân là Tập Cận Bình, và Trung Quốc vừa thiết lập quan hệ tay đôi với Nga.
Tuy nhiên, không phải Trung Quốc luôn rảnh tay để hành động. Bản thân Trung Quốc cũng gặp nhiều rắc rối: kinh tế có xu hướng suy thoái, phản kháng xã hội dâng cao, các khu vực tự trị Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông gia tăng bất ổn. Tình hình đó gần như tương tự với không khí xã hội Trung Hoa vào lúc triều đình Mãn Thanh xua hai chục vạn quân do Tôn Sĩ Nghị làm chủ tướng tràn vào Thăng Long trước một Lê Chiêu Thống đi bằng đầu gối.
Do vậy, họa xâm lăng Trung Quốc vẫn có một hy vọng được giải tỏa phần nào bởi chính nguy cơ tan rã từ bên trong của nền kinh tế và do đó của chế độ độc đảng Bắc Kinh thiên về đàn áp như hiện nay. Nếu nguy cơ này được xác nhận thì Trung Quốc dù có gây chiến tranh với Việt Nam cũng nằm trong tình trạng bị suy yếu đáng kể chứ không thể gọi là mạnh mẽ.
Vấn đề còn lại là giới lãnh đạo chủ chốt ở Việt Nam có làm được gì để hạn chế hiểm họa từ Trung Quốc trong vài năm tới.
Nguyễn Tấn Dũng là nhân tố duy nhất?
RFI : Để đối phó với họa ngoại xâm ngày càng hiển hiện, anh có hy vọng nào vào giới lãnh đạo Việt Nam hiện thời?
Nếu không xét đến những gương mặt chính khách chưa xuất hiện, trong tất cả những gương mặt hiện nay và trong khoảng hai năm tới, tôi chỉ hy vọng vào một nhân tố duy nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng hy vọng này cũng chỉ mới manh nha và còn rất chập choạng.
Cơ sở để có thể có đôi chút hy vọng vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bởi ông ta đang trong tình thế phải “cứu nhà, cứu nước”. Nước mất thì nhà tan. Nhưng muốn cứu nhà thì trước hết và dù muốn hay không cũng phải cứu nước.
Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981, có vẻ ông Nguyễn Tấn Dũng đã dứt khoát hơn trong chính sách chuyển hướng xoay trục sang phương Tây. Để đối chọi với Trung Quốc, trước mắt người Việt cần ít nhất sự hỗ trợ của Hạm đội 7 của Mỹ, sau đó là một bản hiệp ước tương trợ quốc phòng với Hoa Kỳ, như kết quả mà Philippines đã vừa đạt được. Và cuối cùng, tốt nhất Việt Nam trở thành một đồng minh quân sự với Hoa Kỳ như trường hợp Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, cần chân thật mà nói rằng hy vọng duy nhất vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất có thể chỉ là một đốm lửa sớm nở tối tàn. Từ khi nhậm chức thủ tướng vào năm 2006 đến nay, ông Dũng đã đưa ra khá nhiều lời cam kết trước quốc dân đồng bào, nhưng thời gian sau những lời hứa đó lại chỉ là một khoảng trống thất vọng mênh mông.
Còn bây giờ, khi nước đã đến chân và không thể không nhảy, người dân Việt đang chờ đợi những hành động cụ thể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như tiến hành thủ tục kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, đưa ngay Luật Biểu tình vào đời sống để người dân có cơ hội phản kháng Trung Quốc, chứ không chỉ bằng vài câu tuyên bố có vẻ cảm tính và sẽ bị trôi ngay vào lãng quên nếu không làm gì cả.
RFI : Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn hôm nay của RFI Việt ngữ. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140530-pham-chi-dung-trung-quoc-co-tan-cong-viet-nam-vao-thoi-diem-nay
Nhật sẽ 'ủng hộ tối đa' cho Đông Nam Á
Cập nhật: 15:02 GMT - thứ sáu, 30 tháng 5, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
“Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
Các bài liên quan
'Thế cờ đang ở trong tay Trung Quốc'
'Châu Á ủng hộ vai trò mới của Nhật'
Báo TQ: Thủ tướng Nhật ‘làm loạn châu Á’
Chủ đề liên quan
Quan hệ Trung - Nhật
"Nhật có kế hoạch đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để đảm bảo cho châu Á và thế giới được hòa bình hơn”, ông Abe nói tại diễn đàn an ninh cấp khu vực ở Singapore.
Trong bài diễn văn quan trọng ông Abe nhấn mạnh về nhu cầu cần phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế.
'Ba nguyên tắc'
"Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong
nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại"
"Khi chúng ta nói về luật lệ trên biển thì điều đó có nghĩa gì. Nếu chúng ta lấy tinh thần cơ bản mà chúng ta đã đưa vào luật quốc tế qua năm tháng thì có thể thấy có ba nguyên tắc, và luật lệ trên biển là điều đơn giản và dễ hiểu.
"Nguyên tắc thứ nhất các các nước tuyên bố và làm rõ chủ quyền dựa vào luật lệ quốc tế.
"Nguyên tắc thứ hai là các nước không dùng vũ lực hay hăm dọa nhằm để khẳng định chủ quyền.
"Và nguyên tắc thứ ba là các nước sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
"Tôi thúc giục tất cả các nước chúng ta tại châu Á và Thái Bình Dương, mỗi nước hãy tuân thủ triệt để ba nguyên tắc này.
"Chẳng hạn như Indonesia và Philipppines, họ đã ký Hiệp định về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và tôi hoan nghênh bước đi này, đây là một ví dụ tuyệt vời về việc tôn trọng luật lệ trên biển.
"Chính phủ Nhật ủng hộ mạnh nỗ lực của Philippines kêu gọi cho một nghị quyết đối với tranh chấp tại Biển Đông sao cho tuân thủ ba nguyên tắc này.
"Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng đã kêu gọi ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
'Đừng hăm dọa'
Tàu Việt Nam và TQ tập trung tại khu vực TQ
hạ đặt giàn khoan 981.
"Các động thái nhằm củng cố việc thay đổi hiện trạng bằng cách tạo ra sự việc đã rồi cần bị lên án mạnh mẽ vì đó là điều đi ngược lại với tinh thần của các nguyên tắc trên.
"Liệu quý vị có đồng ý rằng giờ là lúc phải cam kết chắc chắn với tinh thần và các điều khoản của Tuyên bố các Quy tắc ứng xử trên Biển Đông năm 2002 (DOC), mà toàn bộ các quốc gia có liên quan trên biển cùng đồng thuận tuân theo và không thực hiện các hành động đơn phương làm thay đổi thực trạng một cách lâu dài.
"Thời điểm để cống hiến trí tuệ của chúng ta nhằm khôi phục hòa bình trên biển là lúc này.
"Điều mà cả thế giới đang nóng lòng chờ đợi là biển và trời của chúng ta được quán xuyến bằng luật, luật lệ và qui trình giải quyết tranh chấp sẵn có.
"Điều chúng ta ít mong đợi nhất là sợ rằng luật pháp bị thay thế bằng các mối đe dọa, sự hăm dọa chen chân vào luật lệ"
Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản
"Điều chúng ta ít mong đợi nhất là sợ rằng luật pháp bị thay thế bằng các mối đe dọa, sự hăm dọa chen chân vào luật lệ và rằng các tình huống bất ngờ sẽ xảy vào thời điểm và địa điểm bất định.
"Tôi hy vọng mạnh mẽ rằng một bộ quy tắc ứng xử (COC) thật sự có hiệu quả có thể được thiết lập trên Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc, và điều này có thể nhanh chóng đạt tới", ông Abe phát biểu.
Jonathan Marcus, phóng viên ngoại giao BBC nhận định rằng ông Abe muốn tăng cường ủng hộ cho các nước đang có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
"Ông Abe lên án những ai muốn “thay đổi hiện trạng” bằng cách áp đặt và đây là một đòn nữa giáng vào Trung Quốc.
"Ông Abe muốn thay đổi đồng thuận cho Nhật Bản thời hậu chiến nhằm tạo điều kiện để Tokyo có vai trò chủ động hơn trong phòng vệ tập thể. Không phải là ông Abe nói cái gì mà nói điều đó ở đâu.
"Không có tổ chức an ninh tập thể nào như Nato tại châu Á và vì vậy diễn đàn được biết tới với tên gọi Đối thoại Shangri-La trở thành “sự kiện” an ninh thường niên chính trong vùng.
"Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo của Nhật đọc diễn văn của diễn giả chính tại đây, một chỉ dấu rõ ràng rằng ông Abe muốn Nhật đóng vai trò sâu rộng hơn nữa trong cuộc tranh luận an ninh có qui mô", phóng viên Marcus nhận định.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/05/140530_abe_speech_shangri_la.shtml
Thứ sáu, 30/05/2014
Nghe
Xem
Nhật mưu tìm ‘vai trò tích cực hơn’ trong nỗ lực hòa bình cấp vùng
In
Chia sẻ:
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
[Pin It]
Tin liên hệ
Nhật Bản can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông
VN xích lại gần cựu thù Hoa Kỳ, Nhật Bản giữa lúc tranh chấp Biển Đông leo thang
TT Obama: Không nên làm ngơ ‘hành động gây hấn’ ở Biển Đông
Trí thức Việt Nam gửi thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước
Bộ trưởng Hagel sẽ khuyến cáo TQ chớ leo thang thêm tranh chấp trong khu vực
CỠ CHỮ
30.05.2014
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói nước ông sẵn sàng đóng một vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy hòa bình trong khu vực.
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La cho các giới chức chuyên gia quốc phòng tại Singapore, ông Abe nhấn mạnh tất cả các nước phải tuân thủ luật pháp quốc tế:
"Nhật Bản sẽ hết lòng hỗ trợ những nỗ lực của các nước ASEAN," ông Abe nói, đề cập đến Hiệp hội các nước Đông Nam Á , trong khi các nước thành viên "nỗ lực đảm bảo sự an toàn của các vùng biển và vùng trời, và giữ gìn toàn vẹn sự tự do lưu thông hàng hải và hàng không."
Nhật Bản là một trong một số quốc gia trong khu vực hiện đang vướng vào tranh chấp lãnh hải căng thẳng với Trung Quốc.
Trong bài phát biểu của mình tại Singapore, ông Abe kêu gọi tất cả các quốc gia tuân thủ pháp chế và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng tham dự cuộc họp tại Singapore, nơi ông gặp người đồng nhiệm Nhật Bản và Australia vào thứ Sáu. Các quan chức Mỹ nói rằng họ kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đồng thuận về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Cuộc họp của ông Hagel với các bộ trưởng quốc phòng Australia và Nhật Bản bao gồm các cuộc đàm phán về Bắc Triều Tiên và chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Bắc Triều Tiên dự kiến sẽ là chủ đề chính khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gặp gỡ những người đồng nhiệm Nhật Bản và Hàn Quốc vào thứ Bảy.
http://www.voatiengviet.com/content/nhat-ban-muu-tim-vai-tro-tich-cuc-hon-trong-no-luc-hoa-binh-cap-vung/1926526.html
Posted by sontrung at 11:58 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
Thursday, May 29, 2014
ĐÀM TRUNG THAO * TIỀM NĂNG QUÂN SỰ VIỆT CỘNG
"Tiềm Năng Quân Sự của CSVN Hiện nay"
ĐÀM TRUNG THAO
Với tiềm năng quân sự như hiện nay, CSVN đủ sức phòng thủ bảo vệ biên giới và lãnh hải (Exclusive Economic Zone). Nhưng với sự t ăng c ư ờng mỗi ngày mỗi lớn về quân sự của Trung Cộng (TC) thì trong tương lai CSVN cũng phải liên tục tăng cường sức mạnh quân sự để đương đầu với TC.
Muốn tăng cường sức mạnh bảo vệ địa giới và hải phận thì CSVN phải dồn 1 số rất lớn về nhân lực, tài lực cho mục tiêu phòng thủ này, số còn lại không đủ để phát triển kinh tế, lo phúc lợi tối thi ểu cho nhân dân (xã hội, y tế, giáo dục). Muốn có đủ tài lực cho mọi mặt, CSVN cần phải có sự trợ giúp của thế giới bên ngoài. Ngó tới ngó lui thì trên thế giới hiện nay chỉ thấy Hoa Kỳ là có khả năng trợ giúp VN. Hoa Kỳ đang “xoay trục” về Á Châu nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Á Châu có tiềm năng lớn về kinh tế với nhân lực, chất xám, và ý chí quyết tâm. Đông Nam Á còn là 1 vùng chiến lược, địa bàn cản sức bành trướng của TC. Nhật Bản, Đại Hàn hiện là 2 cuờng quốc đồng minh của Hoa Kỳ đang được Hoa Kỳ bảo vệ, chống sự phá hoại của TC, VN gia nhập đồng minh, họ sẽ biết ơn và trợ giúp. Gọn l ại, muốn giữ vững ĐNÁ, Hoa Kỳ cần các nước còn lại trong vùng ĐNÁ thành đồng minh của mình. Hoa Kỳ sẵn sàng trợ giúp bất cứ quốc gia không Cộng sản trong vùng.
Chỉ riêng VN, Hoa Kỳ đưa ra điều kiện VNCS phải hủy bỏ 1 số điều trong hiến pháp (do VNCS dựng lên) mang tính phản Dân Chủ, phản Nhân Quyền, phản Hiến Chương LHQ. Nếu đảng CSVN tuân theo và tôn trọng điều kiện nầy, Hoa Kỳ sẽ trợ giúp VN mọi mặt để VN cùng với Hoa Kỳ và các đồng minh khác tại ĐNÁ chung lưng đối cật chặn TC toàn vùng Á Châu, trước tiên là ĐNÁ.
Đồng minh với Hoa Kỳ chống TC, cả Hoa Kỳ lẫn VN đều có lợi :
- Hoa Kỳ hưởng lợi ở chỗ VN sẽ là đội quân đồng minh phòng thủ hải phận VN, 1 quãng dài hải lộ trên cái dải biển lưỡi bò mà TC tuyên bố là lãnh hải của chúng chiếm tới 90% biển Đông. (Hải lộ “lưỡi bò” này là con đường huyết mạch cho các nước đồng minh Nhật, Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân chuyên chở các mặt hàng nhập cảng (nhiên liệu, nguyên liệu) và c ác mặt hàng xuất cảng, cho Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ tự do qua lại.
- VN có lợi được Hoa Kỳ viện trợ võ khí phòng thủ để bảo vệ biên giới đất và biển, trợ giúp phát triển kinh tế và cải tiến dân sinh
Thế nhưng đảng CSVN sẽ rất sợ, không dám nhận những điều kiện của Hoa Kỳ đưa ra vì tuân theo điều kiện của Hoa Kỳ có nghĩa là đảng CSVN mất quyền độc đảng, mất quyền đàn áp, bóc lột nhân dân, chừng đó người dân trong nước sẽ nổi dậy đập tan cái guồng máy cai trị sắt máu của chúng để thiết lập 1 chế độ Tự Do Dân Chủ cho cả nuớc.
Chừng đó, 1 sớm 1 chiều đảng CSVN s ẽ mất hết quyền lực, đảng viên các cấp mất hết quyền lợi, gia sản và 1 số đáng kể sẽ mất mạng sống luôn không chừng ! Vì sợ mất đặc quyền đặc lợi (và không chừng mất mạng sống luôn !) chúng sẽ không dám nhận điều kiện Hoa Kỳ đưa ra. Chúng sẽ mè nheo Mỹ làm áp lực với Trung Cộng để slow down tiến trình Hoa hóa VN như hiện tại, theo đúng như mật ước Thành Đô mà lũ cha ông chúng đã ký kết (hiến dâng VN cho Trung Cộng, tức giai đoạn chót sát nhập VN vào CHNDTQ vào năm 2060).
Để chúng có thêm mấy chục năm nữa ra sức bóc lột nhân dân, bán sạch tài nguyên thiên nhiên của VN lấy tiền bỏ túi áo khỉ, trở thành nhửng tư bản Đỏ sống vương giả ngang hàng với đám tài phiệt Chệt Đỏ mẫu quốc !
Tôi nghĩ Trung Cộng sẽ thuận nghe theo đề nghị đó để không bị thế giới mất cảm tình ghét bỏ, có hại cho việc phát triển kinh tế mà trong tương lai ngắn hạn chúng đang cần. Điều này không hẳn là chúng (Trung Cộng) nghe Mỹ và nghe theo lời khuyên của Đặng Tiểu Bình (đừng vội khoe khoang, flex muscle, hãy âm thầm nhịn nhục, nhẫn nại build kinh tế, quân sự trức khu thật sự vững mạnh v.v..).
Nhưng nếu TC không vâng lời Đặng Tiểu Bình, không chịu nghe lời năn nỉ đó, chúng sẽ cùng gia đình ôm tiền bạc châu báu trốn qua các các quốc gia Tự Do sống an toàn dưới cây dù của chế độ dân chủ pháp trị của các xứ đó, bỏ lại sau lưng 80 triệu người dân Việt khốn khổ nơi quê hương cho Tầu Đỏ đô hộ, kh ông có cơ may n ào nổi d ậy gìn giữ giang sơn.
Tôi nghĩ cái kịch bản cuối cùng đó (ôm bạc trốn ra nước ngoài) sẽ xảy ra vì từ trên 10 năm nay bọn chúng đã bắt đầu chuyển tiền ra nước ngoài, chúng đã cho mua rất nhiều nhà cửa tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và 1 số nước bên Âu Châu để một khi có biến động tại VN là chúng nhanh chân chạy qua h ạ c ánh an toàn.
Nhưng hãy chờ xem, luật trời, luật người có để bọn chúng ngồi hưởng của cải bất lương phi pháp đó không ?
My 2-cent,
Thao Dam
Posted by sontrung at 9:58 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM
Chiến lược Việt Nam làm “chùn bước” Trung Quốc
Thứ năm, 29/05/2014, 06:31 (GMT+7)
***
Bài 1
Theo các chuyện gia nước ngoài, có 2 chiến lược mà Việt Nam có thể làm “chùn bước” Trung Quốc, ngăn chặn dã tâm của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Theo giáo sư Carl Thayer của ĐH New South Wales (Australia), leo thang căng thẳng Việt Nam – Trung Quốc trên biển Đông hiện nay là kết quả của ý đồ thay đổi hiện trạng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa cái mà Bắc Kinh gọi là “đường 9 đoạn” trên biển Đông.
Ông Thayer cho rằng, Trung Quốc đang thực hiện “chiến lược tiêu hao” với Việt Nam. Theo đó, các tàu của Trung Quốc sẽ đâm các tàu Việt Nam từ 2 tới 4 lần khiến các tàu của Việt Nam bị hư hại, buộc phải sửa chữa.
Một số nhà phân tích cũng dự đoán: Nếu Trung Quốc tiếp tục chiến lược có tính chất phá hoại này, thì Việt Nam có thể không có đủ tàu để đối đầu với Trung Quốc ở khu vực Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD981).
Scott Bentley
"Chiến lược tiêu hao" của Trung Quốc đối với lực lượng tàu Việt Nam.
Trước đó, nghiên cứu của nhà phân tích Scott Bentley (ĐH New South Wales, Australia) đã vạch trần cách Trung Quốc cố tình dùng vòi rồng để phá hoại cột ăng ten và hệ thống liên lạc trên các tàu Việt Nam. Các đoạn video được Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy, các cột ăng ten trên tàu Việt Nam bị thổi bay khỏi tàu. Khi đó, tàu Việt Nam sẽ không thể liên lạc với các tàu khác và buộc phải quay trở lại đất liền để sửa chữa.
Không dừng ở đó, chuyên gia Scott Bentley cho biết, gần như tất cả các tàu canh gác bờ biển của Trung Quốc đều được trang bị súng và chủ ý nhắm tới tàu Việt Nam trong các cuộc đối đầu hiện nay.
Việt Nam đối phó và làm thất bại dã tâm của Trung Quốc thế nào?
Việt Nam có những chiến lược gì để đáp trả lại những hành động hiếu chiến và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc hiện nay trên Biển Đông, dù trên thực tế, tàu Việt Nam vẫn có mặt tại khu vực quanh giàn khoan; hàng ngày, các tàu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có mặt tại khu vực này, khẳng định chủ quyền của Việt Nam và kêu gọi tàu Trung Quốc rút lui khỏi vùng biển của Tổ quốc.
Theo chuyên gia Scott Bentley, Việt Nam vẫn hết sức thận trọng, không điều động tàu quân sự và điều đó cho thấy, Việt Nam đang thực hiện chính sách rất ôn hòa. Các tàu chiến và tàu ngầm của Hải quân Việt Nam vẫn đang nằm trong cảng, cách xa khu vực đối đầu hiện nay. Các quan chức Việt Nam liên tục kêu gọi Trung Quốc giải quyết vấn đề thông qua đối thoại. Tuy nhiên, đáp lại thái độ ôn hòa của Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục duy trì thái độ hung hăng, hiếu chiến.
Khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở một số tỉnh thành Việt Nam, chính quyền Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục trật tự; đã bắt giữ và xét xử những người khuấy động bạo lực trong các cuộc biểu tình.
Việt Nam cũng tìm tới các giải pháp ngoại giao thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Việt Nam tuyên bố đang cân nhắc thực hiện “nhiều biện pháp phòng vệ” đối với Trung Quốc, bao gồm các hành động pháp lý. Theo đó, Việt Nam có thể đệ đơn kiện Trung Quốc hoặc ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa án Liên Hợp Quốc.
Việt Nam cũng đang xây dựng một chiến lược lâu dài để đối phó với những hành động hiếu chiến tương tự của Trung Quốc trong tương lai.
Giáo sư Carl Thayer
Giáo sư Thayer cho rằng, tâm điểm trong chiến lược của Việt Nam là tìm cách buộc Trung Quốc di chuyển giàn khoan và các tàu hải quân ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Có vẻ các nhà chiến lược Việt Nam đang nghĩ cách ngăn chặn Trung Quốc có các hành động tương tự trong tương lai.
Theo ông, hiện tại có vẻ Việt Nam đang xem xét 2 chiến lược đối phó Trung Quốc – thứ nhất là gián tiếp phối hợp cùng với Mỹ thông qua hai đồng minh của Washington là Nhật Bản và Philippines; thứ hai là chiến lược “đôi bên cùng thiệt hại” trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang. Theo một số nguồn tin, Việt Nam sẽ minh bạch chiến lược của mình để giảm thiểu sự tính toán sai lầm từ Trung Quốc.
Mục tiêu hàng đầu của Việt Nam trong chiến lược mới này không phải nhằm tới đối đầu Trung Quốc, mà ngăn chặn điều đó bằng cách xây dựng hoàn cảnh buộc Trung Quốc phải quyết định chấp nhận hiện trạng, nếu không Biển Đông cứ “dậy sóng”. Chiến lược này của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc đối mặt với nhiều rủi ro bởi lẽ các lực lượng vũ trang Việt Nam sẽ sát cánh cùng các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Trước khi vụ việc giàn khoan diễn ra, Việt Nam đã đề xuất tổ chức cuộc đối thoại ba bên với Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù Tokyo tỏ ra dè dặt, nhưng với hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông thì có vẻ đề xuất này của Việt Nam là điều cần thiết, giúp tạo hành lang cho một chiến lược đa phương (đa quốc gia) nhằm ngăn chặn Trung Quốc .
Việt Nam cũng đã tiếp cận Nhật Bản và Philippines nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác của các lực lượng hàng hải bao gồm lực lượng canh gác bờ biển và hải quân. Việt Nam hi vọng cùng các đối tác tiến hành tập trận chung hàng hải, bao gồm các cuộc tuần tra chung, trên Biển Đông. Các cuộc tập trận này sẽ diễn ra cách xa khu vực đang căng thẳng hiện nay. Các cuộc tập trận sẽ được thực hiện ở các vùng biển xa và những vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trùng với khu vực mà Trung Quốc coi là “đường 9 đoạn”.
Việt Nam cũng đang cân nhắc tiếp cận Mỹ. Một trong các đề xuất được đưa ra là Việt Nam và Mỹ sẽ xúc tiến thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển của hai nước. Có thể lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Mỹ sẽ được điều động tới vùng biển của Việt Nam để tham gia diễn tập chung. Hai bên cũng sẽ trao đổi quan chức tới quan sát hoạt động của lực lượng canh gác bờ biển.
Vừa qua, Việt Nam đã tham gia vào Sáng kiến chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI). Điều đó sẽ khiến Mỹ có cơ hội giúp đỡ Việt Nam nâng cao năng lực giám sát hàng hải.
Trước đây, Việt Nam từng bày tỏ mong muốn mua máy bay giám sát hàng hải của Mỹ. Do đó, có thể Mỹ sẽ điều động một máy bay loại này tới Việt Nam và các sĩ quan Việt Nam có thể trực tiếp tham gia vào các chuyến bay diễn tập.
Ngoài ra, một loại máy bay giám sát hàng hải phi vũ trang của Hải quân Mỹ đóng tại Philippines cũng sẽ được tạm thời điều động tới Việt Nam. Máy bay Mỹ sẽ cùng máy bay Việt Nam tham gia các hoạt động giám sát hàng hải. Các sĩ quan Mỹ sẽ có mặt trong máy bay của Việt Nam với tư cách quan sát viên và ngược lại.
Theo các quan chức và chuyên gia Việt Nam, Trung Quốc thường tăng cường các hoạt động hải quân trên Biển Đông vào khoảng thời gian từ tháng Năm tới tháng Tám hàng năm. Lịch hoạt động này sẽ giúp Mỹ và Nhật Bản có thể tổ chức các hoạt động hải quân chung cùng Việt Nam trên Biển Đông trước khi các lực lượng hải quân Trung Quốc tăng cường hiện diện.
Nội dung chi tiết của các hoạt động hải quân chung Mỹ – Nhật Bản – Việt Nam sẽ được thông báo công khai minh bạch cho tất cả các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc.
Theo chuyên gia Thayer, chiến lược tiếp cận gián tiếp của Việt Nam giúp Mỹ hiện thực hóa lập trường phản đối giải quyết tranh chấp bằng hành động dọa nạt hay cưỡng chế. Chiến lược gián tiếp của Việt Nam không buộc Mỹ phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Thay vào đó, chiến lược này đẩy Trung Quốc vào thế phải quyết định có “dám” gánh chịu hậu quả của nguy cơ đối đầu với một “liên minh” giữa hải quân Việt Nam và hai đồng minh của Mỹ là Philippines và Nhật Bản và có thể, chính lực lượng Mỹ.
Các lực lượng hải quân và không quân của “liên minh” này sẽ hoạt động tại vùng biển và không phận quốc tế trên Biển Đông. Mục tiêu là thường xuyên duy trì hiện diện hải quân và không quân nhằm ngăn chặn Trung Quốc có hành động bắt nạt hay cưỡng chế đối với Việt Nam. Quy mô của các cuộc diễn tập chung cũng sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ căng thẳng trên vùng biển này.
Chiến lược “đôi bên cùng thiệt hại” sẽ chỉ được Việt Nam áp dụng trong tình huống mối quan hệ Việt – Trung tiến tới mức tồi tệ nhất là xung đột. Các chiến lược gia Việt Nam mong muốn các cường quốc sẽ can thiệp để đối phó với sự hiếu chiến của Trung Quốc.
Việc Việt Nam xem xét chiến lược mới này cho thấy các quan chức và các nhà chiến lược Việt Nam xác định tình hình căng thẳng hiện nay là một phần trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc có tham vọng không chỉ thống trị biển Đông mà còn cả biển Hoa Đông ở phía bắc.
Theo chuyên gia Thayer, chiến lược gián tiếp này của Việt Nam sẽ giúp Nhật Bản, Philippines và cả Mỹ ngăn chặn Trung Quốc ngay từ bây giờ.
Bài 2
Trả lời phỏng vấn báo Dân Trí, chuyên gia về Biển Đông nổi tiếng của Philippines Richard Heydarian nhận định với sự hiếu chiến của mình, Trung Quốc giờ đây muốn thiết kế lại kiến trúc về an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và theo đuổi giấc mộng bành trướng bất chấp tất cả.
Richard Heydarian trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Dân Trí.
Richard Heydarian trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Dân Trí.
Biển Đông trong những ngày vừa qua thực sự đã dậy sóng khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tại Diễn đàn kinh tế Thế giới về Đông Á đang diễn ra ở Manila, Philippines, sức nóng của Biển Đông cũng được cảm nhận rõ.
Bên lề của hội nghị này, phóng viên Dân Trí ngày 22/5 đã có cuộc phỏng vấn riêng với Giáo sư khoa học chính trị Richard Heydarian thuộc trường đại học Ateneo De Manila, Philippines, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông của Philippines. Ông đã có rất nhiều bài viết về Biển Đông trên các tờ báo nổi tiếng như Asia Times, The New York Times, BBC, South China Morning Post, Huffington Post... và là cố vấn cho nhiều tổ chức, nghị sỹ, chính trị gia của Philippines.
Giàn khoan HD-981 được CNOOC chính thức đưa vào hoạt động từ 9/5/2012 trong khi việc khởi công xây dựng giàn khoan nước sâu này đã được bắt đầu từ nhiều năm trước đó. Và chủ tịch CNOOC cũng từng nói đây là “lãnh thổ di động” cũng như “vũ khí chiến lược” của Trung Quốc. Theo ông thì động thái Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam có phải là điều bất ngờ?Và vì sao Trung Quốc lại làm vậy?
Tôi cho rằng nhiều người đã không ngờ Trung Quốc lại đưa ra hành động như vậy đối với Việt Nam bởi so với các nước láng giềng khác cũng có tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc như Philippines hay Nhật Bản, Việt Nam có cách giải quyết thận trọng hơn. Hơn nữa Việt Nam và Trung Quốc đã có hiệp định về phân định biên giới trên Vịnh Bắc Bộ. Thực tế, một số quan chức giấu tên của Trung Quốc đã thừa nhận đây không phải là quyết định kinh tế, thương mại của Trung Quốc mà thực chất hoàn toàn là quyết định mang tính chính trị.
Thời điểm Trung Quốc đưa ra quyết định này cũng rất đúng lúc, chỉ ngay sau khi Tổng thống Mỹ Obama có chuyến công du tới châu Á. Trong chuyến thăm của mình, đầu tiên Tổng thống Obama đã đưa ra đảm bảo về quân sự một cách chắc chắn đối với Nhật, trong đó có cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông (quần đảo Trung Quốc và Nhật đang tranh chấp-pv). Và sau đó Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận hợp tác mới, củng cố hợp tác về quân sự giữa hai nước.
Vì vậy bằng cách triển khai giàn khoan, Trung Quốc, một cách gián tiếp, đang thử xem Mỹ có thể đi xa đến đâu. Mỹ đã ký hiệp ước đồng minh với Nhật và Mỹ cũng mới ký một thỏa thuận mới với Philippines nên Trung Quốc đã đưa ra hành động trên với Việt Nam nhằm gửi tín hiệu tới Mỹ và các đồng minh.
Ngoài ra, hãy nhìn vào chính trị nội bộ của Trung Quốc. Hoạt động khủng bố ở Tân Cương, một loạt các vụ tấn công bằng dao, bom, là những điều khiến chính quyền Trung Quốc bị mất mặt. Chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố rất mạnh về vấn đề an ninh, rằng tình hình an ninh hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Bằng cách triển khai giàn khoan 1 tỷ USD vào khoảng 120 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tôi cho rằng Trung Quốc kéo được sự chú ý đáng kể ra khỏi những vấn đề nội bộ Trung Quốc. Vì vậy, việc Trung Quốc triển khai giàn khoan không hề gây ngạc nhiên nếu nhìn từ góc độ chiến lược.
Nhưng động thái triển khai giàn khoan của Trung Quốc cũng gây bất ngờ khi nó đã hủy hoại những thỏa thuận mất nhiều nỗ lực, nhiều thập kỷ mới đạt được giữa Việt Nam và Trung Quốc. Làm vậy, thực tế Trung Quốc đã nói: Trung Quốc sẽ thực hiện tham vọng trên Biển Đông của mình bằng mọi giá.
Tôi cho rằng với sự hiếu chiến của mình, Trung Quốc giờ đây muốn thiết kế lại kiến trúc về an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như hình ảnh của chính mình. Trung Quốc đã nói: “Tôi không quan tâm, tôi sẽ vẫn bành trướng bất chấp tất cả”.
Trung Quốc đang hứng chịu "sức nóng" cô lập ở khu vực
Xin ông cho biết đánh giá của mình đối với những diễn biến gần đây trong ASEAN liên quan đến vấn đề Biển Đông?
Nói về ASEAN, nhìn vào tuyên bố mới đây tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (ở Myanmar trong tháng này), mặc dù họ không nêu cụ thể tên Trung Quốc trong lên án tình hình căng thẳng trên Biển Đông, nhưng so với những gì diễn ra 2 năm trước, khi Campuchia là chủ tịch ASEAN, thì đã có sự khác biệt vô cùng lớn.
Và nếu cũng nhìn vào tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó, cũng rất đáng chú ý. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cho rằng vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, mà chỉ là vấn đề song phương. Theo tôi, Trung Quốc dường như nhận ra rằng họ đang bị cô lập trong khu vực.
Ngày càng nhiều các thành viên nòng cốt của ASEAN, như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan (dĩ nhiên Thái Lan hiện đang gặp khủng hoảng chính trị) nhận thấy tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lợi ích của cả khu vực. Và khi ASEAN hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 thì sự ổn định cơ bản của khu vực không thể thiếu. Bất kỳ đối đầu, xung đột nào trong khu vực cũng ảnh hưởng đến sự hội nhập kinh tế của khu vực.
Tôi cho rằng Trung Quốc ngay bây giờ đã cảm thấy được “sức nóng”. Các thành viên nòng cốt của ASEAN đang có những động thái quyết liệt hơn với Trung Quốc. Theo cách này, tôi cho rằng, Trung Quốc đã bị lùi một bước. Cảnh sát biển Việt Nam đã chụp được ảnh, quay được video cho thấy tàu Trung Quốc đâm vào tàu của họ. Tôi cũng cho rằng đây cũng là một sự mất mặt với Trung Quốc. Rồi Indonesia cũng lên tiếng phủ nhận “đường lưỡi bò của Trung Quốc”. Trên mặt trận ngoại giao, chúng ta đã nhìn thấy sự đoàn kết mạnh mẽ, hợp tác chặt chẽ hơn trong khối ASEAN.
Trước đây Trung Quốc nghĩ có thể thực hiện chiến lược “chia để trị”. Nhưng giờ đây đã bắt đầu có nhiều nước cùng ngồi với nhau, phối hợp quan điểm của họ để đối phó với Trung Quốc. Đây lại là một bước lùi nữa của Trung Quốc.
Những tháng tới là những tháng vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ chờ đợi xem Việt Nam và Philippines hợp tác như thế nào, phối hợp với các nước khác trong ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia như thế nào. Tất nhiên điều quan trọng là các nước ASEAN phải tập trung vào COC, quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý trên Biển Đông.
Kiện cơ sở pháp lý “đường 9 đoạn”, không kiện “ai sở hữu cái gì”
Giáo sư Philippines: Trung Quốc đuổi theo mộng bành trướng bất chấp tất cả
Philippines đã khởi kiện “đường lưỡi bò” Trung Quốc lên Tòa án trọng tài Liên hợp quốc tại The Hauge vào ngày 30/3 vừa qua. Theo ông Việt Nam nếu khởi kiện Trung Quốc nên khởi kiện theo hướng nào?
Tôi tin là Việt Nam hiện đang suy xét đến việc kiện Trung Quốc giống như Philippines. Nơi Trung Quốc đặt giàn khoan không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lại lập luận rằng vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Trung Quốc trước đây đã chiếm của Việt Nam.
Nếu nhìn vào vụ kiện của Philippines, thì chiến lược cơ bản là Philippines khẳng định Trung Quốc không thể đưa ra lập luận như vậy được. Trung Quốc chỉ có thể tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế trong 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này, chứ không phải từ hòn đảo giữa biển mà nước này đã chiếm. Vì vậy Việt Nam có thể kiện Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Tôi cho rằng cách Philippines kiện Trung Quốc rất khôn ngoan. Philippines không kiện “ai sở hữu cái gì” mà kiện Trung Quốc đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Việt Nam nên kiện Trung Quốc theo hướng này, kiện cơ sở Trung Quốc đưa ra “đường lưỡi bò” của mình có hợp pháp hay không. Tất nhiên Trung Quốc sẽ tìm cách phá hoại vụ kiện. Khi đối mặt với một mình Philippines, Trung Quốc có thể thấy dễ dàng. Nhưng nếu Việt Nam, hay Nhật Bản hoặc một nước nào khác cũng có động thái tương tự thì Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự hợp lực của các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Theo ông khởi kiện Trung Quốc, Philipines hoặc Việt Nam sẽ được gì?
Năm 2006 Trung Quốc đã nói rõ là nước này không chấp nhận vụ kiện nào lên các cơ quan Liên hợp quốc trong các vấn đề lãnh thổ. Trung Quốc đã dùng cách không công nhận vụ kiện và có thể sẽ không tuân thủ theo phán quyết. Nhưng đây là “cuộc tập trận” ngoại giao. Nếu Philippines thắng kiện, Trung Quốc sẽ bị đặt trong tình thế bất lợi hơn. Giờ đây đã có một cơ quan có tiếng nói trung lập, của bên thứ ba, với những chuyên gia giỏi nhất thế giới, công khai khẳng định “học thuyết đường 9 đoạn” của Trung Quốc chỉ là tuyên truyền của Trung Quốc, là vi phạm luật pháp quốc tế. Trong suốt thời gian qua, Trung Quốc nói rằng chúng tôi phát triển hòa bình, nhưng thực tế họ đã đi ngược lại những tuyên bố của mình. Khởi kiệnTrung Quốc là nhằm hỗ trợ, tăng cường thêm áp lực với Trung Quốc. Và tôi cho rằng cần phải dùng mọi biện pháp pháp lý để tăng cường áp lực này.
Xin ông cho biết dự đoán của mình đối vụ giàn khoan Hải Dương-981 hiện nay?
Trong tuyên bố đặt giàn khoan của mình, Trung Quốc cấm tàu thuyền quanh khu vực giàn khoan tới ngày 15/8 tới. Nhưng nếu tới ngày đó, Trung Quốc vẫn không rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chúng ta cũng có thể nghĩ tới lựa chọn quân sự. Nhưng tôi cho rằng Trung Quốc không muốn điều đó. Trong thời gian từ nay đến đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ phải tính toán họ bị thiệt hại những gì trong vụ này. Vì vậy, trong thời gian đó, tôi cho rằng Việt Nam cần phải liên tục gia tăng áp lực lên Trung Quốc. Trung Quốc chỉ có thể lùi bước nếu họ cảm thấy “sức nóng”. Với một mình Việt Nam có thể Trung Quốc cảm thấy dễ dàng đối phó, nhưng khi Việt Nam, ASEAN, trong đó có Philippines, và có thể là Nhật Bản hiệp lực, thì mọi chuyện sẽ khác.
Bài 3: Xung đột tiếp theo tại Biển Đông: Trung Quốc và Indonesia?
Jack Greig, chuyên gia phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, trong những ngày gần đây, việc Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đánh dấu một sự leo thang căng thẳng mới ở khu vực Biển Đông nhằm đáp ứng cơn khát năng lượng của mình và là một tín hiệu cho thấy tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
Ngoại giao "cân bằng động"
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển từ một nước xuất khẩu sang nhập khẩu năng lượng ròng hàng đầu thế giới. Theo dự báo trong bản Báo cáo năng lượng toàn cầu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (IEA) năm 2013, nhu cầu của Trung Quốc sẽ chiếm 31% nhu cầu tăng trưởng năng lượng của toàn thế giới giai đoạn 2011 - 2035. Nhu cầu năng lượng của Bắc Kinh vào năm 2035 sẽ gấp đôi Mỹ và gấp 3 lần Liên minh châu Âu (EU). Cơn khát ngày càng tăng này của Trung Quốc sẽ ngày càng được hỗ trợ bởi sức mạnh hải quân đang phát triển của nước này. Có nghĩa là, Bắc Kinh sẽ có các lựa chọn trong việc thúc đẩy nguồn dự trữ năng lượng chiến lược ở Biển Đông để bảo đảm an ninh năng lượng trong tương lai của mình.
Đáy biển xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia được cho là khá giàu khí đốt và nằm trong cái gọi là "đường 9 đoạn" mơ hồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Đồng thời quần đảo này cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia. Jakarta từng khẳng định rằng, nước này không có tranh chấp với Trung Quốc vì tuyên bố trên của Bắc Kinh không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Nhưng Trung Quốc đã từ chối trả lời một cách nhất quán hoặc rõ ràng về yêu cầu của Jakarta để làm rõ vấn đề này.
Tàu khu trục của Trung Quốc.
Tàu khu trục của Trung Quốc.
Như vậy, theo ông Jack Greig,ít nhất sẽ có một cuộc xung đột về việc giải thích về Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 và khái niệm pháp lý rằng "đất thống trị biển" giữa Trung Quốc và Indonesia. Những nỗ lực của Jakarta nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong ASEAN về Biển Đông đã dựa chủ yếu vào giải pháp ngoại giao được gọi là "sự cân bằng động" (PDF) - có thể làm dịu bớt đi sự mất cân bằng quyền lực ngày càng tăng lên ở Đông Nam Á. Quan điểm của Indonesia về những lợi ích lâu dài và vai trò của Trung Quốc trong khu vực với chiến lược "cân bằng động" trên được cho là "sự mơ hồ chiến lược".
Sự mơ hồ này cũng lan tỏa ra các mối quan hệ khác và được thúc đẩy một phần bởi lo ngại liên quan đến vấn đề lịch sử. Bắc Kinh và Jakarta đã cắt đứt quan hệ ngoại giao trong vòng 23 năm sau khi Tổng thống Indonesia Suharto lên nắm quyền. Mối quan hệ giữa hai nước được nối lại vào năm 1990, nhưng đã xảy ra một cuộc khủng hoảng giữa họ vào năm 1994 liên quan đến cách đối xử của Indonesia với người Trung Quốc ở Bắc Sumatra (Indonesia). Vào năm 1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đang ở mức đỉnh điểm và bạo loạn xảy ra ở Jakarta, người Trung Quốc ở Indoneisa lại trở thành mục tiêu của các cuộc xung đột một lần nữa, kết quả là hàng ngàn người Trung Quốc phải chạy trốn. Giờ đây, mặc dù cả hai nước đang có những mối quan hệ tốt về kinh tế, nhưng Jakarta không thể không đưa nhân tố gây hấn của Trung Quốc trong khu vực vào tư duy chiến lược của mình.
Đáng chú ý nhất, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Indonesia (TNI), Tướng Moeldoko gần đây thừa nhận “những thách thức chính trong tương lai gần của Indonesia là tranh chấp ở khu vực Biển Đông và an ninh biên giới”. Chuyên gia Scott Bentley (Australia) cũng mới bình luận trên diễn đàn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) rằng có lý do chính đáng để tin rằng có tín hiệu cho thấy về sự thay đổi trong nhữn ưu tiên chiến lược của TNI, ít nhất là trong giới lãnh đạo quân sự.
Thực tế là Bộ Ngoại giao Indonesia và TNI cũng đã quan tâm đến phạm vi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Phát biểu sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cảnh báo: "chúng tôi đã kiên quyết nói với phía Trung Quốc, chúng tôi sẽ không chấp nhận một ADIZ tương tự ở Biển Đông”. Trả lời phỏng vấn của tạp chí "Phố Wall" (Mỹ) ngày 20/5, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã phản bác một số quan điểm từng được Trung Quốc đưa ra để biện minh cho hành động leo thang tại Biển Đông, đồng thời cho biết Indonesia sẽ can dự mạnh mẽ hơn nhằm giải quyết tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou - 981) trong vùng biển Việt Nam.
Kết thúc sự "mơ hồ chiến lược"
Trong hơn hai thập kỷ qua, Indonesia đã định vị mình như một bên trung gian hòa giải trung lập trong các tranh chấp Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc. Jakarta cho rằng Indonesia và Trung Quốc không có yêu sách chồng lấn tại các đảo trên Biển Đông vì theo UNCLOS, chủ quyền đối với vùng nước xuất phát từ chủ quyền đối với đất liền và Jakarta đã yêu cầu Bắc Kinh phải bảo đảm quan điểm này nhưng rốt cuộc vẫn chưa được chấp nhận”.
Indonesia xem các tranh chấp lãnh thổ như một mối đe dọa lớn đến lợi ích của mình, ảnh hưởng đến sự ổn định khu vực Đông Nam Á. Trong những năm 1990, Indonesia bắt đầu tổ chức các cuộc hội thảo về Biển Đông để giảm căng thẳng và xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp. Sau đó, các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002, cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực. Quan trọng hơn, DOC kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không chiếm các hòn đảo không có người ở, các rạn san hô và bãi ngầm ở Biển Đông.
Tàu khu trục của Trung Quốc.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III (phải) và người đồng nhiệm Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono trong cuộc họp báo chung tại thủ đô Manila ngày 23/5.
Ảnh: THX-TTXVN
Tuy nhiên, DOC thiếu cơ chế thực thi nên Indonesia đã đi đầu trong việc thúc giục các bên đàm phán tiến tới bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý hơn, trong đó có các biện pháp phòng tránh sự leo thang quân sự trên biển. Jakarta từ lâu cũng đã lo ngại âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, nhất là đối với chuỗi đảo Natuna – một trong những khu vực có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới.
Sự lo ngại của Indonesia đã tăng lên cùng với việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự, ngày càng quyết đoán hơn để khẳng định lợi ích trên Biển Đông. Hành động của Trung Quốc không chỉ đe dọa đối với khu vực quần đảo Natuna, các vùng biển xung quanh mà còn sự thiêng liêng của UNCLOS. Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới nhưng năng lực hải quân hạn chế để có thể bảo vệ các hòn đảo xa xôi kéo dài tới 3.000 dặm từ Đông sang Tây, do đó nước này luôn ủng hộ mạnh mẽ UNCLOS.
Do đó, mặc dù cả Trung Quốc và Indonesia đang tận hưởng sự thân thiện trong thời gian dài giữa hai bên, nhưng căng thẳng ở Biển Đông đang tiếp tục như là ngọn lửa âm ỉ trong mối quan hệ song phương này.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những hành động mà theo Indonesia nhận thức là phá hoại UNCLOS, đe dọa đến sự ổn định khu vực. Trước tiên, khi Trung Quốc công bố bản đồ đường chín đoạn vào năm 2009, trong đó có phần đặc khu kinh tế tại khu vực Natuna, Indonesia đã phản đối tuyên bố của Trung Quốc đối với UNCLOS vào năm 2010 và yêu cầu Trung Quốc làm rõ tuyên bố về bản đồ được vẽ vào năm 1947 bằng cách cung cấp tọa độ chính xác các đường đứt khúc chín đoạn. Giáo sư Ann Marie Murphy nói rằng tuyên bố của Indonesia, thực chất khẳng định mình là một bên tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc, đã kết thúc sự mơ hồ chiến lược trong quan hệ hai nước, có khả năng làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ song phương.
Theo quan điểm của Indonesia, tuyên bố của Trung Quốc không rõ ràng về mặt pháp lý, không phù hợp với UNCLOS. Trung Quốc phản ứng thiếu tích cực trước yêu cầu của Indonesia đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến Jakarta rằng nước này không đánh giá cao các hành động (phản đối) của Indonesia. Sau đó, Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn trong việc theo đuổi tuyên bố trên Biển Đông và có xu hướng sử dụng vũ lực để hiện thực hóa tham vọng của mình, đặc biệt nghiêm trọng hơn, theo quan điểm của Indonesia, Trung Quốc đã tăng cường tập trận hải quân, mở rộng sự hiện diện quân sự từ Bắc xuống phía Nam – khu vực Trung Quốc đã sử dụng vũ lực trong cuộc đối đầu với các tàu Indonesia. Chẳng hạn như hồi tháng 3/2013, Indonesia đã chặn bắt tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp tại quần đảo Natuna, buộc ngư dân Trung Quốc rời tàu lên bờ làm thủ tục pháp lý nhưng ngay sau đó tàu vũ trang Trung Quốc xuất hiện, đối đầu với tàu Indonesia, yêu cầu thả các ngư dân Trung Quốc.
Indonesia tuyên bố công khai trở thành bên xung đột với Trung Quốc đi kèm kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân tại quần đảo Natuna là sự thay đổi quan trọng trong ván cờ Biển Đông. Indonesia chính thức phản đối tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông, "sự mơ hồ chiến lược" từng cho phép Indonesia định vị mình như một trung gian hòa giải giữa Trung Quốc và ASEAN đã thất bại.
Theo Công Thuận
***
Posted by sontrung at 9:37 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
LS. TẠ VĂN TÀI * KIỆN TRUNG QUỐC
Kiện Trung Quốc
LS Tạ Văn Tài, Harvard Law School
LTS Đã hơn mấy chục năm nay, dân ta xôn xao bàn tán công hàm Phạm Văn Đồng. Phe cộng sản im lặng như không nghe, không biết, không thấy. Vì nói đến thì sợ thòi lòi cái đuôi bán nước của Hồ Chí Minh và Việt cộng. Những ông tiến sĩ luật khoa hải ngoại có cái bằng to tổ bố, dạy các đại học Âu Mỹ " hoành tráng " cũng êm re ! Thiệt là buồn hết sức, mai mỉa hết sức! Nay mới thấy ông Tạ Văn Tài, xuất hiện. Chúng ta thử xem ông nói những gì...Bài này trich đăng tạp chí KINH TẾ SAIGON ONLINE đăng ngày thứ Sáu, 30/5/2014, 05:34 (GMT+7)
Không thấy ông xuất hiện trên báo chí hải ngoại, té ra ông là cộng tác viên của báo chí Saigon đỏ, và phải chờ khi Nguyễn Tấn Dũng nói đến việc kiện Trung Cộng thì ông mới có hào khí viết bài này, nếu không thì ông đã im lặng trung thành với 16 chữ vàng! Ôi nhập gia thì phải tùy tục thôi!
Tục ngữ có câu :" Có hơn không, lấy chồng hơn ở góa '' . Thật vậy lên tiếng dù muộn màng còn hơn im lặng!
Bên Kia Bờ Đại Dương xin trân trọng giới thiệu cùng quiý độc giả.
Phần 1: Quyền của Việt Nam ở Biển Đông và lập luận của Trung Quốc
Trước khi đi vào chi tiết các biện pháp Việt Nam có thể sử dụng như đối sách thì cần ôn lại những lợi ích hay quyền lợi mà Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea, UNCLOS) dành cho các quốc gia hội viên như Việt Nam.
Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc (chấm xanh) nằm sâu trong vùng Thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển UNCLOS (ranh giới là đường màu trắng) Có hai loại lợi ích hay quyền lợi quốc gia của Việt Nam tại Biển Đông: và đá tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đã tuyên bố và thực thi với sự chiếm hữu và quản lý trong quá khứ, theo đúng luật quốc tế truyền thống đã có mấy trăm năm, cho đến khi một số địa điểm bị Trung Quốc chiếm đóng bằng bạo lực; và
(b) lợi ích hay quyền đối với những vùng nước và đáy biển dưới mặt nước tại Biển Đông chiếu theo UNCLOS năm 1982, gồm có quyền chủ tể (sovereign rights), quyền khai thác tài nguyên sinh vật như cá biển và phi sinh vật như quặng mỏ, kim loại hay dầu khí ở đáy biển, trong một vùng dưới mặt nước gọi là Vùng Đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ) rộng 200 hải lý tính từ mực nước thủy triều thấp nhất (gọi là đường cơ sở) (điều 56 và 57 UNCLOS), và trong vùng Thềm lục địa (Continenal Shelf) tức mặt đáy biển và đất dưới đáy biển đi ra tới bờ của lục địa (continental margin) hay tới khỏang cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở, khi bờ lục địa không xa tới mức đó (điều 76 và 77 UNCLOS).
Hơn nữa cần nhấn mạnh là theo UNCLOS, các quyền chủ thể trong vùng EEZ và Thềm lục địa của Việt Nam là dành riêng hay chuyên độc (exclusive) của quốc gia cận duyên, cho nên Việt Nam trong vùng EEZ có chủ quyền xây các kiến trúc nhân tạo trên các đá thành những đảo nhân tạo, nghiên cứu biển, quy định bảo vệ môi sinh, miễn là tôn trọng quyền các quốc gia khác về tự do lưu thông hàng hải, đặt dây cáp và ống dẫn dầu khí của các nước khác (điều 56,58), và trong Thềm lục địa, Việt Nam cũng đương nhiên có quyền chuyên độc khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không cần tuyên bố hay chiếm hữu, và các quốc gia khác không thể có các hoạt động khai thác tài nguyên mà không có sự minh thị đồng ý của Việt Nam (điều 77).
Khi bàn luận về tranh chấp với Trung Quốc, ta nên nhớ luật quốc tế đã nói chắc chắn về các quyền của Việt Nam như đinh đóng cột.
Khi đem giàn khoan dến vị trí giữa hai lô dầu 142 và 143 của Việt Nam trong vùng Đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZVN), như trong bản đồ trên, thì trái với sự bàn luận cuộc một số người, Trung Quốc không dùng cái Đường lưỡi bò hay đường Chín đoạn (Nine-dotted Line), vốn không thể biện hộ được và bị tất cả các nước và học giả chất vấn, làm căn bản cho sự xâm lấn. Họ nói đến hai yếu tố làm cơ sở pháp lý cho quyết định của họ:
(a) Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nham hiểm mà tránh viện dẫn cái Đường lưỡi bò vô duyên đó, mà dùng lập luận về vùng EEZ của Trung Quốc, để nói là giàn khoan “đặt hoàn toàn trong vùng nước của các đảo Paracels của Trung Quốc” (placed completely within the waters of China's Paracels”), ám chỉ trong vòng 200 hải lý của EEZ và thềm lục địa của Paracels do Trung Quốc quản lý (nhưng Việt Nam vẫn liên tục đòi).
Vùng EEZ và thềm lục địa đó, UNCLOS sẽ công nhận cho Paracels nếu hội đủ điều kiện quy định trong UNCLOS cho tính cách một hòn đảo (island) là con người sinh sống với nền kinh tế tự túc (nước ngọt và thực phẩm trồng tại chỗ) khi mỏm đất hay đá đó còn trong trạng thái thiên nhiên [Còn nếu không có mỏm đất hay đá nào trong Paracels đủ điền kiện là đảo, thì chúng chỉ là đá (reef) theo UNCLOS và chúng chỉ có 12 hải lý của lãnh hải/territorial sea.]
Việc Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa án Luật Biển, sau khi chịu đựng thương lưọng với Trung Quốc 17 năm về vụ Trung Quốc chiếm đá ngầm trong vùng EEZ của Phi thì dễ hơn vụ của Việt Nam vì vùng EEZ của Việt Nam trùng lấp với vùng EEZ của quần đảo Paracels, mà nay Trung Quốc nói đang thuộc quyền quản lý của họ.
(b) Trung Quốc cũng ám chỉ là giàn khoan cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam (cách đảo Lý Sơn của Việt Nam chừng 120 hải lý về phía đông), tức là có vùng chồng lấn giữa EEZ của Việt Nam tính từ đảo Lý Sơn và EEZ của Trung Quốc tính từ đảo Hải Nam.
(Mời xem tiếp: Phần 2: Việt Nam có thể kiện trước tòa án quốc tế nào? trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 29-5-2014, và trên TBKTSG Online chiều thứ Năm 29-5-2014)
Phần 2: Việt Nam có thể kiện trước tòa án quốc tế nào?
Từ lập luận trên của hai bên, câu hỏi đầu tiên được nêu ra là Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế nào?
A) Luận cứ (a) của Trung Quốc dùng Paracels để đòi quyền khai thác cho giàn khoan phải được bác khước bằng hai vụ kiện trong đó Việt Nam phải trình hồ sơ về hai điểm: (i) Paracels không phải thuộc chủ quyền đất đai (territorial sovereignty) của Trung Quốc mà của Việt Nam; (ii) Paracels không có mỏm đá nào, kể cả Woody/Yongxing /Phú Lâm xứng đáng gọi là đảo/island, tức có người sống trong nền kinh tế tự túc được trong trạng thái nguyên thủy sơ khai, mà toàn là đá/reef.
Vụ kiện thứ nhất về chủ quyền đất đai trên Paracels là thuộc luật quốc tế cổ truyền (traditional international law), theo đó Việt Nam phải minh chứng theo nguyên tắc luật quốc tế là một chính quyền muốn xác nhận chủ quyền phải có sự liên tục hành xử chủ quyền trong hòa bình, nói rõ ý định làm chủ, và nếu bị cưỡng chiếm thì phải phản đối chính quyền mới cướp bằng võ lực đất của mình để ngăn cản chính quyền mới này thủ đắc chủ quyền bằng sự hành xử chủ quyền liên tục.
Xét các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam theo luật quốc tế này, thì Việt Nam, trong chiều dài lịch sử từ nhiều thế kỷ, đã xác nhận và hành xử chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa (tuy phạm vi hành xử ở Trường Sa thì chưa xác định tới bao nhiêu đảo); và khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng võ lực năm 1974 và Việt Nam Cộng hòa phản đối, sau đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) – kế quyền của Việt Nam Cộng hòa theo nguyên tắc thừa kế quốc gia (succession of state) – cũng phản đối vụ Trung Quốc dùng võ lực chiếm Hoàng Sa và rồi phản đối nhiều lần việc Trung Quốc dùng võ lực chiếm một số đảo ở Trường Sa năm 1988 gây thương vong cho nhiều lính hải quân Việt Nam và các năm sau đó, thì chủ quyền Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa không thể bị coi là đã bị xói mòn vì thiếu sự tuyên bố và hành xử chủ quyền.
Nhưng ngay tại đây, cần bác khước một vấn đề Trung Quốc nêu ra: nguời Trung Quốc thường viện đến công hàm hay công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 mà họ cho là đã nhường Paracels và Spratleys cho Trung Quốc. Chúng tôi có đủ luận cứ quốc tế công pháp bác khước điểm này và trình bày trong một bài báo khác, như là Phụ lục của bài này. Phải dùng luận cứ này trong dư luận quốc tế và trong vụ kiện về chủ quyền đất đai (territorial sovereignty) trên Paracels tại tòa án có thẩm quyền về việc này là Tòa án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice, ICJ).
Rất tiếc là trong hiện trạng luật quốc tế, không thể lôi Trung Quốc ra tòa ICJ được như một số kiến nghị vì chắc chắn Trung Quốc sẽ không đồng ý ra tòa mà theo nguyên tắc optional clause thì một quốc gia có đồng ý ra tòa thì tòa mới xem xét đơn kiện.
B) Trong vụ kiện thứ hai, chúng tôi nghĩ là trước Tòa án Trọng tài Luật Biển, Việt Nam có thể bác khước căn bản pháp lý của việc Trung Quốc đặt vị trí giàn khoan, bác khước cả hai luận cứ: luận cứ (b) về khoảng cách đảo Hải Nam tới giàn khoan chỉ có 180 dặm, gây ra sự trùng lấp của hai EEZ của hai nước, cùng với luận cứ (a) về tư cách đảo/island của Paracels.
Tòa án Trọng tài Luật Biển là tòa mà Việt Nam có thể lôi Trung Quốc ra theo thủ tục bó buộc trong UNCLOS, Mục 2, điều 286-288. Tòa án đó có hẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến các mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho mình theo đúng điều ước này.
Chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam có thể lôi Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Luật Biển mà Trung Quốc không thể dùng sự bảo lưu (reservation) khi ký Công ước là không nhận thủ tục bó buộc cho các tranh chấp về vùng chồng lấn của các EEZ giữa Việt Nam và Trung Quốc, như nói ở điểm (b), giàn khoan ở chỗ chống lấn của hai EEZ tính từ bờ biển Việt Nam và từ Hải Nam, vì rằng Việt Nam cũng có thể xin Toà Trọng Tài xử về biên giới biển/sea boundary, mặc dầu Trung Quốc có bảo lưu/reservation khi gia nhập Công ước về vấn dề biên giới biển/sea boundary hay vịnh lịch sử/historical bays; quyền kiện đó của Việt Nam là chiếu theo điều 298 đoạn 4, Công ước UNCLOS dành quyền cho quốc gia duyên hải/coastal state, quyền có thể đối kháng:
“4. Nếu một quốc gia thành viên đã ra một tuyên bố theo khoản 1, điểm a, thì bất kỳ quốc gia thành viên nào khác cũng có thể đưa ra mọi tranh chấp giữa quốc gia đó với quốc gia đã ra tuyên bố và nằm trong một loại tranh chấp đã bị loại trừ, ra giải quyết theo thủ tục được định rõ trong tuyên bố này“.
Bây giờ nói về điểm (b), vị trí giàn khoan ở nơi chống lấn giữa EEZ Việt Nam và EEZ Trung Quốc tính từ Hải Nam: cả hai phía bờ biển Việt Nam và Trung Quốc đều có thể phát sinh hai EEZ và hai Thềm lục địa, của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Nói cho Việt Nam, chúng ta có thể biện luận theo luật là: vị trí giàn khoan ở trong Thềm lục địa mở rộng của Việt Nam, và hơn nữa, ở hẳn sang phía Việt Nam nếu cần phải thương lượng theo Công ước để tìm ra một đưòng trung tuyến (median line) giữa hai Thềm lục địa—như vẽ trong hình đăng trên Phần 1.
Trước Toà Trọng Tài, mục đích quan trọng nhất là xin một bản án giải thích (declaratory judgement) giải thích và áp dụng Công ước về vấn đề không có mỏm đá, đất nào trong Paracels, kể cả Woody/Yongxing/Phú Lâm, xứng đáng là đảo (island) mà người ở được trong một nền kinh tế tự túc, trong trạng thái thiên nhiên trước khi Trung Quốc xây các tòa nhà ở được, phi trường, cảng, để tiếp tế, và nhà máy lọc nước ngọt.
Cũng còn một căn bản khác để kiện là xin Tòa giải thích việc Trung Quốc, một quốc gia duyên hải /coastal state, đã đơn phương ngăn chặn tự do lưu thông, với vòng vây rộng lớn các tầu chiến và hải giám quanh giàn khoan, chiếu theo điều 297 đoạn 1a:
1. Các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển như đã được trù định trong Công ước, phải được xét theo các thủ tục giải quyết đã được trù định ở Mục 2 trong các trường hợp sau đây:
a) Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân theo Công ước liên quan đến tự do và quyền hàng hải, hàng không hoặc tự do và quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như đến việc sử dụng biển vào các mục đích khác mà quốc tế thừa nhận là chính đã nêu ở Điều 58.
Lại còn vi phạm khác nữa của Trung Quốc, đó là trong khi chờ đợi các cơ quan tài phán giải quyết, Việt Nam chỉ giới hạn họat động vào các lô 118 và 119, thì Trung Quốc—đáng lẽ phải theo đoạn 3 các điều 74 và 83 về các bước đi thương lượng giải quyết bất đồng với Việt Nam về EEZ và thềm lục địa để tự chế trong tinh thần hiểu biết và cộng tác (understanding and cooperation) kèm theo những biện pháp tạm thời (provisional measures), ngõ hầu không hại đến thỏa ước sau cùng - thì Trung Quốc lại lấn lưót, hung hăng. Hành động của Trung Quốc cũng vi phạm Tuyên bố Ứng xử trên Biển Đông của ASEAN (DOC).
Trong việc kiện Trung Quốc, Việt Nam có thể theo gương Philippines, nhờ các văn phòng luật sư quốc tế giỏi, như Cotvington & Burling, khi xưa đã giúp Việt Nam thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cũng trong vấn đề Biển Đông.
Phần 3: Vai trò của cộng đồng quốc tế
Nếu tình thế tiếp tục căng thẳng thì Việt Nam phải dùng thêm các biện pháp chính trị, ngọai giao và quân sự nào? Vai trò của cộng đồng quốc tế ra sao?
Công ước luôn đòi hỏi các bên thương nghị và cả hòa giải nữa trước khi đem ra các thủ tục bó buộc. Vì thế các cuộc thương nghị ngoại giao song phương, đa phương phải luôn có. Nếu thương nghị song phương mà bá quyền lấn áp, thì phải dùng thương nghị đa phương qua ASEAN và, nhất là nếu các nước nhỏ quá ngại va chạm với Trung Quốc thì phải dùng cả sự can thiệp của các nước lớn có quyền lợi ở Biển Đông như Nhật, Úc, Nga, Ấn và nhất là Mỹ.
Một nền ngoại giao đa phương đã có thể làm chùn bớt hành vi hung hăng của Trung Quốc, ngay từ khi trong chuyến du hành của Thủ tướng Việt Nam qua Mỹ năm 2008: lúc đó, Tổng thống Bush đã cam kết bảo đảm cho sự toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Thông cáo chung Mỹ Việt "nhắc lại sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam về chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ" và nói đến nhu cầu "củng cố đối thoại cấp cao" và ủng hộ "thành lập các cuộc họp hoạch định chính sách về chính trị, quốc phòng để có các trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh".
Hồi hạ tuần tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố tại Hà Nội rằng Hoa Kỳ xem Việt Nam “không những thật sự là một quốc gia quan trọng mà còn là một bộ phận của chiến lược nhắm tăng cường cam kết của người Mỹ trong khu vực Á châu Thái Bình Dương, đặc biệt là trong vùng Đông Nam Á.”
Khi phát biểu tại hội nghị của Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, bà Clinton còn nói rằng Hoa Kỳ xem việc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) bằng đường lối đa phương, theo luật quốc tế, mà không đe dọa hay dùng võ lực, là một “quyền lợi quốc gia” của Mỹ. Những phát biểu này đã khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc phật lòng.
Cơ chế các tổ chức quốc tế hoàn vũ (global international organizations) là diễn đàn nêu sự bắt nạt củaTrung Quốc trước dư luận quốc tế và có thể đi đến những nghị quyết hãm bớt sự hung hăng của Trung Quốc. Vì thế nên đưa vấn đề ra Đại hội đồng Liên hiệp quốc/United Nations General Assembly hay ngay cả Hội đồng Bảo an/Security Council. Một nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc là áp lực công luận quốc tế, có thể làm chùn bước Trung Quốc. Tuy ở Hội đồng Bảo an , khi lấy quyết định có thể vấp vào phiếu phủ quyêt của Trung Quốc, nhưng Việt Nam vẫn cần đưa ra hay nhờ cường quốc đưa ra, vì đó là thủ tục có thế làm bất cứ khi nào có đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế/threat to international peace and security, như việc Trung Quốc đem chiến hạm đe dọa và dùng võ lực với lực lượng kiểm ngư và ngư dân Việt Nam. Làm như vậy để tạo dư luận quốc tế có lợi cho Việt Nam.
Phụ lục: Về công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Trung Quốc có lý không khi viện dẫn công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng để nói chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa đã về tay họ? Có hai luận cứ pháp lý quốc tế cho thấy biện dẫn của Trung Quốc là phi lý.
Công thư mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ân Lai năm 1958 thường được Trung Quốc viện dẫn một cách sai trái cho chủ quyền của họ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Công thư không đề cập đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Thứ nhất, và quan trọng nhất, Hiệp định Geneva trao quyền quản lý hành chính Hoàng Sa và Trường Sa, đều ở phía Nam vĩ tuyến 17, cho Chính phủ Miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa - VNCH) ở phía nam vĩ tuyến đó, cho nên các hành vi xác lập và hành xử chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa phải thuộc thẩm quyền của VNCH, và chính phủ này cũng như hải quân của họ đã mạnh mẽ xác nhận chủ quyền Việt Nam ở các hải đảo trong và sau biến cố hải chiến Hoàng Sa 1974.
Còn cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện miền Bắc Việt Nam, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) lúc đó, không có thẩm quyền hay không có ý định tuyên bố gì về chủ quyền đất đai về Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VNCH vào thời điểm đó, mà chỉ đưa ra lời tuyên bố công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Tuy nguyện vọng "Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một” là chính đáng, nhưng tình trạng hiện hữu của một quốc gia là một vấn đề sự kiện thực tại trong luật quốc tế, cho nên thực tại có hai nước Việt Nam - VNDCCH và VNCH - trong thời gian 1954-1975, là đúng với luật quốc tế và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) là quốc gia kế quyền (successor state) trong việc hành xử và bảo vệ chủ quyền đất đai đó. Sự kế quyền trong việc bảo vệ chủ quyền đất đai này cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011, theo đó khẳng định năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa “trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền VNCH. Chính quyền VNCH đã lên tiếng phản đối việc làm này và đề nghị Liên hiệp quốc (LHQ) can thiệp”.
Theo Hiệp ước Montevideo 1933 thì VNCH là một thực thể có đủ 4 điều kiện của một quốc gia (state), gồm: (a) một dân số ổn định; (b) một lãnh thổ rõ rệt; (c) có một chính quyền; và (d) có khả năng giao dịch với quốc gia khác. Còn vấn đề các nước khác nhìn nhận một quốc gia có đủ 4 điều kiện trên để lập bang giao thì là vấn đề chính trị và tiêu chuẩn chính trị thêm vào 4 tiêu chuẩn luật, và chính phủ nào không ưa một nước nào mà không nhìn nhận thì cũng không thể xóa bỏ tư cách quốc gia của nước đó. Chẳng hạn như trường hợp Cuba bị Mỹ ghét, không nhìn nhận, nhưng Mỹ cũng không thể xóa tư cách quốc gia của Cuba được.
Quốc gia VNCH 1954-75 đã được mấy chục nước thừa nhận ngoại giao, thậm chí có lúc Trung Quốc đã đề nghị cả hai nước Việt Nam vào LHQ.
Tất nhiên, việc có vào LHQ được hay không (chẳng hạn bị một trong 5 quốc gia thành viên thường trực của HĐBA phủ quyết), thì là chuyện chính trị, không phải là tiêu chuẩn về sự khai sinh một quốc gia. Những ai cứ viện dẫn Hiệp định Geneve nói sẽ có một nước Việt Nam sẽ được thành lập với tuyển cử thống nhất hai phần đất tạm thời chia cắt, mà coi nước VNCH như không có trong trời đất là không hiểu luật quốc tế mấy trăm năm về tình trạng quốc gia và lầm lẫn tiêu chuẩn pháp lý về tình trạng quốc gia trong luật quốc tế với những sự sắp xếp chính trị của các cường quốc trong một Hiệp định giữa vài nước mà thôi, đã cố tình quên cái thực tại chính trị là đã có mấy chục nước nhìn nhận sự khai sinh của quốc gia VNCH, và cũng quên mất luật quốc tế theo nghĩa là một số ít nước ký Hiệp định Geneva không thể truất quyền của mấy chục nước kia đã thừa nhận VNCH.
Bây giờ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói, và trước đây giả sử người tiền nhiệm của ông là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói một cách minh thị hơn nữa, nói có hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975, thì cũng không làm giảm giá trị của sự nghiệp thống nhất đất nước vào năm 1976, vì trong lịch sử thế giới, đã có nhiều quốc gia chia ra nhiều mảnh rồi lại thống nhất, và cũng có quốc gia chia ra hai, thí dụ Pakistan chia thành hai, nửa kia thành Bangladesh, Sudan trước là một thì nay là hai quốc gia, mà các quốc gia đó vẫn có vị trí và được nhìn nhận trong cộng đồng các quốc gia.
Công thư 1958 không có hiệu lực pháp lý quốc tế về việc nhượng đất.
Thứ hai, một bản tuyên bố đơn phương (unilateral declaration) như công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có hiệu lực pháp lý về mặt quốc tế. Trong luật quốc tế, không thể cố áp dụng lý thuyết "Estoppel", tức là lý thuyết trong luật pháp quốc nội của một số quốc gia có quy định là “Đã nói ra thì không nói ngược lại được”, vì lý thuyết này không áp dụng trong luật quốc tế theo cùng các điều kiện như trong luật quốc nội, vì có những điều kiện ngặt nghèo, và do đó không thể coi lời nói đơn phương là có hiệu lực ràng buộc đương nhiên trong luật quốc tế.
Tòa án quốc tế trong một vụ xử giữa Đức và Đan Mạch/Hà Lan về thềm lục địa đã nói như vậy. Ngoài ra, theo một án lệ khác, khi xét ý nghĩa của lời tuyên bố đơn phương, tòa án quốc tế phải xét một cách chặt chẽ "ý định" của người tuyên bố. Theo án lệ "Nuclear Tests Case Australia & New Zealand v. France 1974 I.C.J 253", thì "khi các quốc gia đưa ra lời tuyên bố hạn chế tự do hành động của mình, thì phải giải thích hạn hẹp”. Tòa án cũng nói là: “Chỉ cần xét một vấn đề quan trọng là xem lời văn trong lời tuyên bố có biểu lộ một ý định rõ rệt không… Tòa án phải tự có quan điểm riêng về ý nghĩa và phạm vi mà tác giả lời tuyên bố đơn phương nào có thể tạo ra một nghĩa vụ pháp lý, và tòa không thể bị ảnh hưởng gì bởi quan điểm của một quốc gia khác.”
Theo tiêu chuẩn trong án lệ trên mà xét, thì ý định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong công thư 1958 phải được xét trong khuôn khổ quyền hạn Thủ tướng chiếu theo Hiến pháp 1946. Theo đó Chính phủ gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch và nội các (điều 44). Trong nội các đó, có Thủ tướng (điều 44), nhưng Chủ tịch nước mới là người thay mặt cho nước (điều 49 đoạn a) mà ký hiệp ước với nước khác (điều 49 đoạn H) ràng buộc Việt Nam về những việc quan trọng, thí dụ chủ quyền đất đai như việc nhượng đất; kèm theo quyết định chuẩn y hiệp ước bởi nghị viện là cơ quan quyền lực cao nhất, thì mới có quyền về nhượng đất (điều 22 và 23).
Còn Thủ tướng không thể vượt quá quyền, theo học lý luật pháp "ultra vires" (vượt quá quyền hạn), và công thư của cố Thủ tưởng Phạm Văn Đồng, trong ngôn ngữ dùng, chỉ có ý định ủng hộ ngoại giao cho Trung Quốc về một điểm là 12 hải lý hải phận mà Trung Quốc đang lo lắng tuyên bố để chống sự đe dọa lúc đó của Mỹ từ hai đảo Kim Môn và Mã Tổ do quân đội Đài Loan chiếm giữ với sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ và đe dọa lớn hơn của Mỹ từ eo biển Đài Loan với Hạm đội 7.
Hơn nữa, ý định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không thể được giải thích là liên quan đến nhượng đất, vì Trung Quốc yêu sách về tất cả các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó nhiều đảo thuộc quyền chiếm hữu của một số quốc gia Đông Nam Á, mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không là đại diện để nói về chuyện nhượng đất. Trung Quốc cũng không thể mang lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra để đối kháng với các quốc gia Đông Nam Á khác được. Theo án lệ "Nuclear Tests" nói trên, Toà án quốc tế không cần nghe giải thích chủ quan, thủ lợi theo ý mình của Trung Quốc.
Posted by sontrung at 6:35 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
VŨ TRỌNG KHẢI * TRUNG CỘNG SẼ SỤP ĐỔ
NỀU KHÔNG TẤN CÔNG VIỆT NAM
TRUNG CỘNG SẼ SỤP ĐỔ
Vũ Trọng Khải.
28/5/2014
Bà Holly Morrow, một chuyên viên nghiên cứu Biển Đông của trường ĐH/ Havard đưa ra nhận định :
“ Cái gía về ngọai giao mà TC phải trả về những gì đang làm là quá cao, vì thế, những gì mà TC mong muốn phải CAO HƠN những lợi ích của an ninh năng lượng đem lại cho TC.”
Nhận định của Bà Holly Morrow như trên về hành động của Trung Cộng (TC) khi cắm dàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông, là, một nhận định đáng để suy ngẫm nhiều nhất so với những lời nhận định khác của các chuyên viên quốc tế nghiên cứu tình hình Biển Đông qua sự kiện HD 981.
Thường các nhà nghiên cứu những biến chuyển chính trị, quân sự hay ngay cả kinh tế, luôn bỏ lửng như nhận định trên đây của Bà Morrow, họ không xác định một cách rõ ràng, như trong nhận định này, Bà Morrow cũng không nêu rõ cái “TC mong muốn cao hơn” đó là gì khi TC chấp nhận những chỉ trích của Quốc Tế.
Việc bỏ lửng, không xác định như vậy, không có nghĩa là Bà Morrow hay các vị khác không có câu trả lời chính xác cho nhận định của họ, như trong trường hợp này “ mong muốn cao hơn đó của TC là gì”, có lẽ, người ta muốn chính những người trong cuộc phải tìm ra lời giải đáp để có thái độ hành xử tương ứng !
Là người Việt Nam, chính là người trong cuộc trước vận mệnh đất nước, không thể không suy nghĩ về nhận định của Bà Morrow để tìm hiểu hành động của TC trong những ngày qua sẽ dẫn đến những hệ lụy nào cho Tổ Quốc và Dân Tộc, khi TC quyết tâm đánh đổi những bất lợi ngọai giao để lấy được cái gì đó khi chọn VN là đối tượng gây hấn vào thời điểm này.
Nhìn về nội tình TC hiện nay,
1/ Ai cũng thấy, đó là một đất nước đang có quá nhiều bất ổn cả về chính trị lẫn kinh tế, có thể dẫn đến sự xụp đổ của chế độ !
Cũng như chế độc CSVN, nguyên nhân của nó là THAM NHŨNG.
Các dân tộc bị TC đô hộ như Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng đang có những cuộc chống đối, đòi quyền độc lập, mạnh nhất là Tân Cương đã chấp nhận thực hiện những vụ khủng bố ngay tại Bắc Kinh trong vài tháng qua.
Ngay chính dân Trung Quốc cũng có những cuộc đình công đòi công bằng xã hội, đòi quyền sống của công nhân dẫn đến bạo động chống lại lực lượng an ninh công sản, thậm chí có những cảnh sát chấn áp bạo động đã bị thiệt mạng.
Hệ thống công quyền của TC cũng như của CSVN, đã tham nhũng đến nỗi không còn giấy mực nào tả cho hết, chính chế độ độc tài này đã tạo nên một xã hội quá chênh lệch giữa ngưới giầu và người nghèo, bất ổn phát sinh từ đó, chính giới cầm quyền gây nên bất ổn xã hội, nhưng họ đổ tội này lên đầu người dân !!!
2/ Tình hình kinh tế sa sút nặng khi thế giới cáo giác hành vi mất đạo đức trong việc sản xuất hàng hóa độc hại cho người tiêu dung, cả thế giới đang tẩy chay hang hóa mang nhãn hiệu “ MADE IN CHINA”.
3/ Một số công ty lớn của Hoa Kỳ như Apple đã rút nguồn vốn và những trang thiết bị về chính quốc hoặc đầu tư vào các quốc gia khác như Ấn Độ hoặc Đông Âu.
4/ Nhật và Nam Hàn cũng đã có hành động tương tự và đang lên kế họach di chuyền nguồn vốn ra khỏi TC, điển hình mới đây, khỏang đầu tuần lễ thứ hai của tháng 5/2014 hãng Samsung của Nam Hàn tuyên bố rút đầu tư từ TC qua Việt Nam
Với tình hình đó, người ta khó có thể tiên đoán số công nhân bị thất nghiệp tại TC là bao nhiêu ?
Ảnh hưởng giây chuyền của kinh tế, càng làm số nhân công thất nghiệp gia tăng gấp bội, chắc cũng phải hàng trăm triệu người thất nghiệp.
Một gánh nặng oằn đôi vai đảng cộng sản Trung Quốc !
Liệu lãnh đạo TC có thể gánh nổi hay không ?
Lãnh đạo TC phải tìm phương cách vãn hồi bạo lọan nội địa của công nhân, dẹp tan sự vùng dậy của các dân tộc bị trị đòi độc lập, giữ ổn định nền kinh tế, vì chính quyền lợi thống trị của đảng cộng sản hơn là nguyện vọng của người dân.
GÂY CHIẾN TRANH GIỚI HẠN VỚI VIỆT NAM
- Để giải quyết những vấn đề đó, TC phải tấn công Việt Nam để có lý do chấn áp bạo động trong nội địa !
- Tạo một tình hình căng thẳng, bất ổn cho Việt Nam để các nhà tư bản không giám hoặc tạm thời đình hõan chuyển vốn đầu tư từ TC qua Việt Nam.
Để thực hiện kế sách cứu chế độ, TC đã thẳng tay với đàn em là CSVN.
Giàn khoan HD 981 là một chiếc đinh đóng vào cột xương sống đảng CSVN, nhưng TC không ngờ đã làm náo lọan ổn định tại Biển Đông, đã là lý do để thành viên Asean đoàn kết hơn, để Hoa Kỳ và CSVN sẽ bàn thảo kế hoạch hợp tác tòan diện!!!
Đối với an ninh của Tổ Quốc Việt Nam, giàn khoan HD 981 không dẫn đến nguy cơ mất nước khi có chiến tranh với TC, như việc đảng CSVN nhượng phần biên giới địa đầu cực bắc Việt Nam cho TC,
Đây là một vùng đồi núi hiểm trở, đó chính là những công sự phòng thủ thiên nhiên trời ban cho Dân Tộc Việt Nam để giữ nước, để ngăn cản bước chân xâm lăng của giặc phương bắc từ ngàn xưa….
CSVN đã nhượng phần đất này cho TC, và giờ đây, TC đặt những dàn đại pháo rót vào các tỉnh địa đầu của VN như ta đặt chính xác những quân cờ vào vị trí của nó trên bàn cờ, không cần “ đề lô”!!!
Việc phân định lại ranh giới nội địa giữa hai nước, kẻ nào ngu nấy chịu, chả ảnh hưởng gì đến quốc tế ….
Nhưng… giàn khoan HD 981 không như vậy, nó nằm trên tuyền đường an ninh hàng hải quốc tế, do đó quốc tế đã có những động thái nhất tề lên án TC xâm lăng Việt Nam, hành động lên án đó rõ ràng không vì an ninh của Việt Nam, mà vì quyền lợi của những ai có liên hệ, thế thôi !
Từ hành động chuyển giàn khoan HD 981 đến ngoài khơi VN tạo bất ổn khu vực, mục đích của TC chỉ để tự cứu nguy cơ sụp đổ chế độ mà thôi.
Có lẽ chưa chắc ăn,
Chính TC, qua bàn tay của những tên tình báo TC và tay chân thân tín cài cắm trong đảng CSVN, TC cho tiến hành vụ bạo động tại Bình Dương.
Là người VN, hẳn mọi người đều biết bản tính hiếu hòa của dân tộc mình, người công nhân chân chính VN không thể có hành động bạo động, đốt phá các hãng xưởng, nơi mà họ, trong lúc này, mong có công ăn việc làm hơn bao giờ hết.
Các hãng xưởng đầu tư của Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản cũng bị đập phá mạnh mẽ, tan hoang (?)….. thế là chả có chủ đầu tư nào của các quốc gia này rút nguồn vốn từ TC về Việt Nam khi VN đang có những bất ổn xã hội như vậy !
Coi như TC đã thắng một keo là cầm chân tư bản nước ngoài lưu lại TC, để tránh khủng hỏang chính trị tạo nên bởi số nhân công thất nghiệp.
TC sẽ không gây chiến tranh với Việt Nam trên Biển Đông, trong bài
“ Cộng Sản Tàu Cá Nằm Trên Thớt”
(Đã được phổ biến tháng 6 năm 2011, xin đính kèm)
Người viết đã trình bầy, TC chỉ là một anh du kích biển !
TC không bao giờ mở mặt trận lớn trên Biển Đông với thành viên Asean và Hoa Đông với Nhật Bản… vì như vậy, TC sẽ đơn thương chống trả một lực lượng hùng hậu của cả thế giới, không riêng gì Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ coi tư do hàng hải trên Biển Đông và Hoa Đông là “ quyền lợi thiết thực của Hoa Kỳ”.
Cũng chính lý do đó,TC cũng không khai chiến với VN trên Biển Đông, vì an ninh hành hải trên Biển Đông là quyền lợi chung của Thế Giới, sẽ có nhiều tay nhúng vào can thiệp, bất lợi về phía TC. Dùng vòi phun nước chỉ là trò chơi của lũ trẻ, bên nào kông kiềm chế được, nổ sung trước sẽ mất chánh nghĩa, mà không chừng, có khi cả hai đều không mang đạn trên tầu ra chung quang dàn khoan HD 981 cũng nên !!!
TC sẽ khai chiến với Việt Nam lần này cũng như năm 1979, không mở rộng ngoài vài tỉnh vùng biên giới, hoặc đôi khi chỉ pháo kích lẻ tẻ để giới quan sát có ảo tưởng tình hình VN đang bất ổn !!!
TC cũng không xua quân vào Hà Nội, nhưng thời gian gây chiến sẽ kéo dài cho đến khi ổn định xong nội bộ, khi đó TC sẽ kéo quân về với những lời tuyên bố ba hoa như người ta có thể dự đoán kiểu như : “ sẽ cho VN một bài học thứ ba !” nhân đó cũng là cơ hội thử một số vũ khí mới, tập dợt tinh thần và khả năng tác chiến của quân đội Tàu.
May ra cũng có lợi, như sau trận năm 1979, đảng CSVN nhu nhược lại nhượng tí đất nào chăng, ai biết ?
Chỉ như thế thôi, vì TC cần mua thời gian dẹp tan nội loạn, cứu kinh tế Tàu, cũng cố ngôi vị của đảng cộng sản Tàu, được ngày nào, hay ngày đó.
Tình huống bạo lọan nội bộ TC, là màn kịch cuối trong kế họach của Hoa Kỳ , không gây chiến tranh với TC, nhưng gây bất ổn phát xuất từ kính tế để banh xé nước tàu làm nhiều mảnh, người ta dự đóan, những mảnh đó sẽ tương ứng với 6 ngôn ngữ chính của Tàu !!!
Công lao đầu tư của Hoa Kỳ và các quốc gia tư bản chỉ nhằm mục đích, kéo nông thôn về thành thị để cung ứng nhu cầu công nhân trong kế hoạch đầu tư của HK và khối tư bản.
Về thành thị, là công nhân, người nông dân Tàu không còn chịu cảnh lưng đội trời, mặt gằm đất, để đổi mỗi ngày, được vài miếng bánh bao không nhân với nước lã rồi lại tiếp tục thêm một ngày làm kiếp trâu ngựa cho đảng cộng sản Tàu.
Mấy chục năm qua, đa số người dân Tàu đã quên cảnh bánh bao không nhân, thay vào đó là Hamburger và Coca Cola….
Nay Hoa Kỳ và khối tư bản tước đi những món ăn “ khoái khẩu” đó, chắc hẳn dân Tàu không cam chịu trở về với cảnh cũ, nhà xưa, trên bàn vài miếng bánh bao không nhân đến ruồi cũng không thèm bu lại.
Trong tình huống đó, người ta có thể hình dung ra nội tình nước Tàu như thế nào.
Hợp tác chặt chẽ với các thành viên Asean.
Liên kết chặt chẽ với Philippine.
Nhận viện trợ của Nhật.
Hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ
Chính là cơ hội để CSVN thoát khỏi sự khống chế bởi bàn tay TC.
Muốn cho nước Tàu sớm đi đến gia đọan kết thúc của nó, Hoa kỳ đã thúc đẩy để cho ra đời cuốn “ Death By China” làm cả thế giới rùng mình./.
Sydney, ngày 28/5/2014.
Vũ Trọng Khải
BÀI LIÊN HỆ
CỘNG SẢN TRUNG QUỐC CÁ NẰM TRÊN THỚT
Vũ Trọng Khải/Úc Châu
28/6/2011
Khi nói CS/Tàu như “ cá nằm trên thớt.” người ta nghĩ ngay đến việc CS/Tàu sẽ bị “ banh xác ” trong một cuộc chiến, dưới một dạng thức nào đó có thể xẩy ra trong tương lai không xa !
Ý tưởng “ Hiểm họa da vàng ” ám chỉ sự bành trướng của Tàu, đã có trong ý nghĩ Hoa Kỳ và Tây Phương từ thập niên 50.
Nước Tàu phải suy yếu, phải bị chia năm sẻ bẩy như thời Lục Quốc.
Đó chính là mục đích phải theo đuổi của Hoa Kỳ để triệt tiệu “ Họa Da Vàng”
Muốn đạt được kết qủa như nói trên, biện pháp tốt nhất là làm sao tạo được nội loạn trong nước Tàu, hơn là tạo chiến tranh trực diện để triệt hạ Tàu.
Đầu tư vào CS/Tàu để phát triển công kỹ nghệ là một cách “ cấy sinh tử phù” , một kế sách hữu hiệu về hai phương diện :
1/ Làm chủ nguồn vốn phá triển:
Nguồn vốn này có thể rút ra bất cứ lúc nào để làm suy yếu kinh tế CS/Tàu.
( Ngày nay CS/Tàu giầu lên, cho Hoa Kỳ vay nợ hàng ngàn tỷ … có lần đã trình bầy, xin lập lại, cho thằng yếu vay nợ, thì nó thành nô lệ, dâng đất dâng biển trả nợ như CS/Việt đã làm. Còn cho thằng khoẻ nó vay, coi chừng không đòi lại được mà có khi còn phải móc hầu bao “ BỒI THƯỜNG CHIẾN TRANH ” !!)
2/ Kéo nông dân về thành thị:
Tạo một tầng lớp công nhân mới để cung ứng cho nhu cầu phát triển công kỹ nghệ.
Chính lực lượng công nhân này sẽ là mầm mống nội loạn nếu CS/Tàu không đủ khả năng cung cấp công ăn việc làm cho họ ( những công nhân này, không thể trở lại kiếp sống với “ bánh bao không nhân ” khi đã quen với Hamburger và coca cola rồi !!! .)
Hiện nay, dư luận Thế giới đều nhìn CS/Tàu là một đại họa của Nhân Loại.
Các Quốc Gia quanh biển Đông đều trông chờ, cầu cứu Hoa Kỳ.
Sự phát triển kinh tế của CS/Tàu trong nhiều thập niên qua, đương nhiên cũng kéo theo cả phát triển quân sự. Nhưng không cần so sánh đến khả năng quân sự, ai cũng rõ, ngay chính CS/Tàu cũng phải hiểu rằng, trong giai đoạn hiện tại, CS/Tàu chưa phải là đối thủ của Hoa Kỳ về phương diện này.
Về kinh tế, CS/Tàu với dân số khoảng 1 tỷ 400 triệu dân, nhưng sức tiêu thụ nội địa chưa đóng vai chủ động, vì vậy kinh tế CS/Tàu sống được là nhờ thị trường Tây Phương.
Do đó, nền kinh tế cuả CS/Tàu không chỉ lệ thuộc vào vốn đầu tư, mà lệ thuộc ngay cả vào sức tiêu thụ của thị trường ngoại quốc, mà mạnh nhất vẫn là Hoa Kỳ.
“ Chủ nhân đích thực của nền kinh tế CS/Tàu không phải là Tàu !!!
Đó là điểm yếu của kinh tế CS/Tàu, và cũng là chủ đích của Hoa Kỳ và Tây Phương, kể cả Nhật Bản khi đầu tư ồ ạt vào đất Tàu trong những thập niên qua.
Mầm mống nội lọan đang từng ngày lan tràn mạnh trong nội địa CS/Tàu với nhiều cuộc bạo động, gây thiệt hại nhân mạng cho cả quần chúng và phe cầm quyền.
Phía Tây Phương và Hoa Kỳ chỉ cần khơi động thêm sự vùng dậy đòi tự trị của các Quốc Gia đang bị CS/Tàu đô hộ như Tây Tạng, Tân Cương, hợp sức với dân nội địa, là những công nhân bị bóc lột, là những dân oan bị cướp đất để tư bản đỏ Tàu Cộng càng ngày càng giầu thêm, cộng vào đó nhóm Pháp Luân Công đang bị truy sát dã man, cũng sẽ phải vùng lên bảo vệ mạng sống tín đồ và sự tồn vong của chính giáo phái này !!!
Cuộc chiến can thiệp của Liên Quân Anh, Pháp, Mỹ bảo vệ người dân Lybia chống lại Gaddafi cũng sẽ có những tác động tâm lý mạnh mẽ để thúc đẩy những lực lượng Dân Tộc bị CS/Tàu thống trị vùng lên .
Phía Hoa Kỳ đã chuẩn bị đầy đủ dư luận chính trị Quốc Nội cũng như Quốc Tế.
Đây là yếu tố rất cần thiết trước khi xuống tay trong một trận chiến nào đó.
Tại nội địa, quần chúng Hoa Kỳ đã “ bàng hoàng thức tỉnh ” khi Peter Navarro, một chuyên gia về CS/Tàu và Greg Autry đã cảnh báo về hiểm họa của CS/Tàu đối với Hoa Kỳ và cả Thế Giới, cuộc hội thảo mang tên : “ Death by China – Confronting the Dragon – A Global Call to Action.” (Chết dưới tay Trung Cộng - Đối phó với con rồng - Lời kêu gọi hành động toàn cầu. ).
Báo Chí và Truyền Thông Hoa Kỳ nhập cuộc, kêu gọi quần chúng tẩy chay hàng hoá CS/Tàu …. Kêu gọi vứt bỏ ra đường ngay những sản phẩm của CS/Tàu, để bầy tỏ thái độ với ý đồ bá quyền của CS/Tàu.
Ắt hẳn, Quốc Hội Hoa Kỳ đã chọn lựa thái độ theo ý dân, khi phía Hành Pháp xin thông qua quyết định tham chiến, hoặc tuyên chiến với CS/Tàu !!!
Cuộc chiến có thể xẩy ra tại khu vực biển đông hay không ??? xin hạ hồi phân giải !!!
Nhưng người ta thấy rõ, những quốc gia quanh khu biển đông, điển hình như Philippines, Việt Nam (..?... )và những quốc gia khối Asean đều muốn có sự hiện diện của Hoa Kỳ giúp giải quyết vấn đề tranh chấp dưới một chiều hướng nào đó !!!
Như vậy, từ Quốc Nội, đến Quốc Tế và ngay với các Quốc Gia có quyền lợi mật thiết tại biển đông đều muốn chào mời Hoa Kỳ đứng ra giải quyết trên cả hai phương diện HOÀ BÌNH hoặc CHIẾN TRANH nếu cần !!!
Đồng thời, quyền lợi của chính Hoa Kỳ tại khu vực này cũng được Ngoại Trưởng HK xác nhận :
“ Tư do lưu thông trên biển Đông là quyền lợi Quốc Gia của Hoa Kỳ.”
Hoa Kỳ đã tạo được thế mạnh trong mọi cuộc hoà đàm song phương hoặc đa phương với CS/Tàu !!!
Hoa Kỳ đã tạo được chính nghĩa nếu có chiến tranh !!!
Cho dù không mời thì Hoa Kỳ cũng phải tìm đường đến !!!
Xin lập lại câu hỏi:
“ Cuộc chiến có thể xẩy ra trong khu vực biển đông hay không ? ”.
Đó là điều không ai muốn, kể cả Hoa Kỳ cũng như CS/Tàu !!!
( Ngoại trừ trường hợp, CS/Tàu muốn giảm nhân số một cách nhanh chóng bằng cách lấy chiến tranh làm phương tiện giải quyết !!!)
Hiện nay dân số CS/Tàu khoảng 1 tỷ 400 triệu, nếu bình quân mỗi nhân khẩu cần có 400Gr lương thực một ngày, vị chi CS/Tàu phải kiếm cho được
580.000.000 ( năm trăm, 80 triệu )Kílô lương thực trong một ngày cho dân số là 1 tỷ 400 triệu người, một gánh nặng khôn lường !!! )
Như đã trình bầy, phía Hoa Kỳ, đã có sẵn những yếu tố cấy trong lòng xã hội CS/Tàu từ lâu để làm ung thối và tan vỡ chế độ độc tài CS/Tàu.
Phía Hoa Kỳ và Tây Phương sẽ tận dụng những yếu tố này để đạt kết quả cao hơn nữa là :
BANH XÉ NƯỚC TÀU THÀNH NHIỀU MẢNH, MỖI MẢNH (có thể) TƯƠNG ỨNG VỚI MỘT NGÔN NGỮ CỦA NHỮNG NHÓM DÂN LỚN.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Bà Clinton trả lời trong một cuộc phỏng vấn báo chí đã tuyên bố :
“ Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “ những việc vô ích như những gã hề.” ( theo Jeffrey Goldberg, báo The Atlantic. Ngày 10/5/2011 )
Là Bộ Trưởng Ngoại Giao, tiếng nói của Bà Clinton là tiếng nói chính thức của chính phủ Hoa Kỳ, do đó, Bà Clinton phải có căn cứ, phải có dữ kiện và dựa vào sức mạnh nào đó để tuyên bố như vậy.
Chủ trương của Hoa Kỳ đã rõ !!!.
Nếu phải dùng đến giải pháp Quân Sự, Hoa Kỳ sẽ không dại gì, đơn phương vào đất Tàu, thiển nghĩ, Hoa Kỳ sẽ đội MŨ XANH, đi dưới lá cờ của Liên Hiệp Quốc, hoặc chí ít thì cũng như liên quân Anh Pháp Mỹ vào Lybia.
Hoa Kỳ và Tây Phương, bằng cách này hay cách khác phải tiêu diệt mộng BÀNH TRƯỚNG BÁ QUYỀN của CS/Tàu, không thể để cho CS/Tàu câu giờ hòng tăng cường khả năng quân sự thỏa mãn cho giấc mộng :
“ CHIẾN TRANH KHÔNG XA CHÚNG TA VÀ LÀ BÀ MỤ THẾ KỶ NGƯỜI TÀU.” ( Xin đọc bài nói chuyện của Trì Hào Điền )
Về phiá CS/Tàu có muốn cũng không đủ năng lực khi mà “ A Global Call to Action”, thêm vào đó, nội địa CS/Tàu đang rối như nồi canh hẹ.
Nếu vậy, tại sao CS/Tàu đòi :
“ MỞ RỘNG KHÔNG GIAN SỐNG CHO NGƯỜI TÀU ??? ”
Hung hăng hơn nữa :
“ CS./Tàu chấp nhận chết 20 triệu Hoa Kiều đang sinh sống tại Hoa Kỳ để tiêu diệt 300 triệu người Hoa Kỳ.”.
Thiển nghĩ đây là một chiến thuật rất thâm độc của CS/Tàu.
CS/Tàu đem số lượng dân và vài trái bom nguyên tử ra dọa mấy anh nhà giầu, Tây Mỹ ….Vậy thôi
CS/Tàu áp dụng chiến thuật “ DU KÍCH TRÊN BIỂN ” … với từng quốc gia liên hệ, CS/Tàu không tạo trận chiến lớn khiến các quốc gia trong vùng và quốc tế có cớ nhẩy vào can thiệp.
CS/Tàu tạo một không khí chính trị và quân sự căng thẳng một cách gỉa tạo tại biển đông … với sự toa rập của CS/Việt.
( như đã trình bầy trong bài “ SAU LƯNG CUỘC XUNG ĐỘT CỦA HAI BỌN MA ĐẦU CỘNG SẢN …Cho đến hôm nay, CS/Việt vẫn là một con cờ đang chạy tứ phiá, đông tây để thực hiện âm mưu của CS/Tàu …
Xin mở ngoặc :
“ Nếu…. những cuộc biểu tình chống CS/Tàu xâm lăng của tuổi trẻ Việt Nam là thực tâm mong muốn của CS/Việt, CS/Việt phải trả lại tự do tức khắc cho Nhà Báo ĐIẾU CẦY,người đã cùng các thành viên của CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO, chống OLYMPIC Bắc Kinh rước đuốc qua Việt Nam, và phải VINH DANH cùng bồi thường những năm tù của Luật Sư Lê Trí Quang, người trước đây hàng chục năm ĐÃ LÊN TIẾNG “ CẢNH GIÁC BẮC TRIỀU !!!” ….
Nhưng người ta cũng hiểu rằng trong tình thế hiện tại, nếu CS/Việt phản bội những cam kết với Hoa Kỳ, CS/Việt không chết…quá lắm là bị cấm vận là cùng….. nhưng CS/Việt phản bội những cam kết với CS/Tàu … CS/Việt sẽ chết ngay không kịp ngáp. !!! )
Trở lại với âm mưu của CS/Tàu :
CS/Tàu âm mưu cùng CS/Việt tạo sóng gió trên Biển Đông, để dồn dư luận thế giới vào thế phải mở những cuộc hội nghị quốc tế để ỔN ĐỊNH biển đông.
Khi giải quyết quyền lợi chung trên biển đông trong hoà bình…., một nơi CS/Tàu không có đến một thước nước, theo với Luật Biển 1982, người ta sẽ lọt vào âm mưu của CS/Tàu !!!
Khi giải quyết quyền lợi trên Biển Đông, thông qua những hội nghị “HOÀ BÌNH ỔN ĐỊNH TẠI BIỂN ĐÔNG ” …CS/Tàu đương nhiên được hợp thức hoá một phần nào quyền lợi tại đây ( nơi mà theo luật biển 1982, CS/Tàu không có được một lít nước biển) …Quyền lợi mà CS/Tàu được hưởng nhiếu hay ít, tùy theo CS/Tàu cương đến mức độ nào….
CUỘC CHIẾN GIẢ TƯỞNG TRÊN BIỂN ĐÔNG DO CS/TÀU TẠO NÊN (với sự toa rập của CS/Việt ) ĐÃ BIẾN CS/TÀU TỪ KHÔNG CÓ GÌ TRÊN BIỂN ĐÔNG THÀNH chủ nhân ông một vùng nào đó….MỘT CÁCH HỢP PHÁP TẠI KHU VỰC NÀY.
NẾU CS/TÀU CHẤP NHẬN CHIẾN TRANH NHƯ TỪNG TUYÊN BỐ HUYÊNH HOANG …..
CS/TÀU SẼ MẤT HẾT …. MẤT TRẮNG TAY !!! kéo theo cả CS/Việt chìm xuống Biển Đông.
Do đó âm mưu toa rập giữa CS/Tàu và CS/Việt như trình bầy trên đây phải thành hình
Hãy chờ xem phản ứng của Hoa Kỳ và Tây Phương ra sao ?
Xin nhắc lại lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ :
“ Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “ những việc vô ích như những gã hề.”
Thiển nghĩ, nếu CS/Tàu đi theo đường lối phát triển kinh tế như Nhật Bản, để kiếm cơm … thì có lẽ không ai phải xôn xao trước một viễn tượng chiến tranh thế giới lần thừ ba, giới hạn trong khu vực Biển Đông.
Nhưng xin hãy cảnh giác … viễn tượng chiến tranh này … có thể chỉ là GIẢ TƯỞNG để thực hiện âm mưu của CS/Tàu là :
“ ĐỂ ĐƯỢC CHIA CHÁC CÁI MÀ CS/TÀU KHÔNG CÓ” tại Biển Đông trong HÒA BÌNH .. với sự toa rập của CS/Việt.
CON CÁ CS/TÀU ĐANG NẰM DƯỚI LƯỠI DAO CỦA :
“GLOBAL CALL TO ACTION !!!.
Thay lời kết :
Người viết xin nhấn mạnh : Nếu CS/Việt không toa rập cùng âm mưu của CS/Tàu để hợp thức hoá quyền lợi của CS/Tàu trên Biển Đông như nói trên, và thực tâm cùng toàn dân chống hiểm họa BẮC TRIỀU… Thì … CS/Việt phải lập tức :
1/ Trả tự do vô điều kiện, phải phục hồi danh dự và bồi thường thiệt hại vật chất cho nhà báo Điếu Cầy và Gia Đình.
2/ Phải VINH DANH và bồi thường thiệt hại những năm tù đầy của Luật Sư Lê Trí Quang và Gia Đình. người hàng chục năm trước đã mạnh dạn lên tiếng “ CẢNH GIÁC BẮC TRIỀU.”
3/ Phải lập tức trả tự do cho LS Cù Huy Hà Vũ và những nhà đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo & Dân Chủ còn bị cô lập hay giam cầm./.
Vũ Trọng Khải/Úc Châu.
28/6/2011.
Posted by sontrung at 2:27 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
Thursday, May 29, 2014
PHẠM TRẦN * HÒA VỚI TRUNG CỘNG LÀ BÁN NƯỚC
Hòa hiếu với kẻ thù là trao thân cho giặc
Phạm Trần (Danlambao) - Máu dân đã đổ cho Tổ quốc được toàn vẹn ở Biển Đông mà Đảng và Quốc hội thì lại co ro đến mức đã làm hèn đi “tính anh hùng của dân tộc” trước các hành động mỗi ngày một hung hãn, dã man của Trung Cộng.
Theo báo cáo của ngư dân, từ ngày 7/5 (2014) lực lượng của Trung Cộng đã liên tục bao vậy, trấn áp và tấn công các tầu đánh cá và tầu cảnh sát biển Việt Nam hoạt động chống giàn khoan dầu HD-981 của Trung Cộng
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói phía Trung Cộng đã: “Dùng vòi rồng phun nước; dùng búa, chai lọ, bu lông ném sang tàu; dùng câu liêm cắt đứt dây và hệ thống liên lạc, định vị... đâm thẳng vào tàu gây vỡ mạn phải và toàn bộ kính ca bin, hỏng nhiều thiết bị và tài sản trên tàu... ực lượng chức năng của Trung Quốc đã lên tàu cá đập phá hầu hết tài sản trên tàu, đánh và gây thương tích nặng đối với hai ngư dân Việt Nam tên là Nguyễn Huyền Lê Anh và Nguyễn Tấn Hải...”
Nghiêm trọng hơn, theo ông Bình: “26/5/2014, tại khu vực có tọa độ 15o16’42”N-111o01’30”E, ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá Đà Nẵng mang số hiệu ĐNa 90152 TS cùng 10 ngư dân trên tàu đã bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 11209 đã đâm chìm. Hiện 10 ngư dân đã được lực lượng kiểm ngư, Cảnh sát biển cứu vớt và đưa lên tàu an toàn.”
Ông Lê Hải Bình gọi hành động của phía Trung Cộng là “vô nhân đạo, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam...”
Sau 3 tuần mang giàn khoan dầu HD-981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía Trung Cộng vẫn duy trì một lực lượng quân sự hùng mạnh để bảo vệ giàn khoan nhưng chỉ để cho các tầu “dân sự có võ trang” như Hải Cảnh, Hải Giám, Ngư Chính và tàu cá vỏ sắt để tấn công các thuyền và tầu của Việt Nam.
Có ngót 100 tầu chiến, tầu đổ bộ, tầu có gắn hỏa tiễn, đại liên và súng cối đang bao quanh giàn khoan HD-981, sau khi di chuyển khoảng 40 cây số vào ngày 27/5 (2014) nhưng vẫn nằm trong vùng biển của Việt Nam. Một số máy bay phản lực của quân Trung Cộng có gắn hỏa tiễn và bom đã bay lượn đe dọa ở độ cao chỉ cách tầu Việt Nam từ 500 đến 100 thước.
Trong khi đó thì không có bất cứ một tầu quân sự nào của Việt Nam hành quân ở khu có giàn khoan HD-981, mặc dù phía quân đội Việt Nam cho biết họ không chủ trương sử dụng võ lực để giải quyết tranh chấp với Trung Cộng.
Sự dè dặt của Bộ Quốc phòng Việt Nam chứng tỏ đường giây nóng giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung không hoạt động được vì phía Trung Cộng không muốn đối thoại với Việt Nam.
Ngay cả hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam và Tập Cận Bình của Trung Cộng cũng không nói chuyện với nhau từ khi có cuộc xung đột mới từ ngày 02/05/2014.
Chỉ có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nói chuyện lần thứ nhất bằng điện thoại với Ủy viên Quốc vụ Trung Cộng Dương Khiết Trì, người phụ trách về tranh chấp lãnh thổ và biển đảo và lần thứ hai với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.
Theo tin phía Việt Nam, ông Minh đã khẳng định chủ quyền biển của Việt Nam đã bị Trung Cộng vi phạm khi đem giàn khoan HD-981 vào đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và yêu cầu ông Dương Khiết trì rút giàn khoan. Phía họ Dương không những đã thẳng tay bác bỏ yêu cầu của ông Minh mà còn bảo rằng Trung Cộng đang làm việc này trên vùng biển của Trung Cộng!
Phía Quốc hội của Trung Cộng cũng không thèm liên lạc với Quốc hội Việt Nam, mặc dù một số Ủy ban then chốt của Quốc hội Việt Nam như Quốc phòng và Ngoại giao đã chủ động liên lạc nhưng không ai bên phía Trung Cộng nhắc máy nói.
Với thái độ trịch thượng của các viên chức Bắc Kinh và hành động xâm lăng ngang ngược của phía Trung Cộng như đang diễn ra trên Biển Đông, tưởng đâu phía đảng và Quốc hội Việt Nam đã biết “sáng mắt sáng lòng” trước cạm bẫy 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”), nào ngờ lại tỏ ra yếu kém hơn bao giờ hết cả trong lời nói và hành động như thể “tình nghĩa đôi ta không bao giờ ngăn cách đâu anh”!
Hữu nghị với kẻ thù?
Tiêu biểu cho lối suy nghĩ “lội nước ngược dòng” này đã xuất hiện trên một số bài viết trong báo Quân đội Nhân Dân.
Chẳng hạn như bài của tác giả Bắc Hà trên số báo ngày 12/05/2014 đã viết: “Trong quan hệ với Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc, quan điểm trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo vệ và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng và hai dân tộc. Đối với những vấn đề tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông, hai Đảng, hai Nhà nước cũng đã thống nhất giải quyết theo “Thỏa thuận những nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”. Do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào ký trong dịp đồng chí Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vào tháng 10-2011.
Trong đó, Văn kiện ghi: “Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền giữa hai quốc gia. Đồng thời, trên tinh thần “tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử… với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982” để tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Trong khi khẳng định quan điểm của Việt Nam: Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia, dân tộc, Việt Nam sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vẫn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, thể hiện thiện chí kiên trì giải quyết bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển" giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Rõ ràng là thái độ “lấy nhu chống cương”, “phân trần phải trái bằng văn kiện, chữ nghĩa” với kẻ cướp đã vào nhà có ích gì không hay chỉ chứng tỏ cho nhân dân thấy sự yếu kém toàn diện từ tinh thần đến thể chất của đảng và quân đội?
Chẳng lẽ một quân đội từng tự hào “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” mà nay lại có luận điệu ru ngủ, hòa hoãn đến yếu mềm đến thế?
Nhưng không chỉ “nhũn như con chi chi” như thế mà báo Quân đội Nhân dân còn xỉa xói những ai có lòng ngay chính muốn khuyên đảng hãy nhân cơ hội “an nguy của tổ quốc” đang ở vào thời kỳ “sợi chỉ treo mành” mà từ bỏ độc quyền, độc tôn lãnh đạo để đoàn kết được toàn dân trong-ngoài chống kẻ thù phương Bắc.
Trong số báo ngày 25/05/2014, tờ Quân đội Nhân dân đăng bài của tác giả Nguyễn Tấn Tuân viết: “Trên một số trang mạng xã hội trong nước, có người cho rằng, muốn bảo vệ được chủ quyền, lãnh thổ, Việt Nam phải phát huy sức mạnh của toàn dân. Muốn vậy phải đi theo “con đường dân chủ”, thoát khỏi sự phụ thuộc về “hệ tư tưởng” và từ bỏ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc... đồng thời dựa vào các quốc gia phát triển phương Tây, như một số quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực đã làm.
Không phủ nhận rằng, hầu hết các ý kiến nói trên đều xuất phát từ sự bức xúc, bất bình trước việc Trung Quốc vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam. Nhiều ý kiến mong muốn tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài, hữu hiệu ngăn chặn, đẩy lùi tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Thế nhưng, phải chăng muốn bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, Việt Nam phải “chuyển hóa” chế độ xã hội hiện nay, phải thiết lập chế độ chính trị “dân chủ đa nguyên, đa đảng đối lập”, phải từ bỏ tình hữu nghị giữa hai dân tộc, hai Đảng mà các vị cách mạng tiền bối và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp?”
Vậy ra “tình hữu nghị giữa hai dân tộc, hai Đảng mà các vị cách mạng tiền bối và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp” nhưng đã bị giàn khoan HD-981 làm cho tan nát bằng cái tát “nổ đom đóm mắt” ra mà vẫn chưa biết mở mắt thì nhân dân sẽ còn bị nô lệ cho đến bao giờ?
Để bảo vệ cho đảng khỏi tan trước sự căm phẫn của nhân dân, báo Quân đội Nhân dân còn hù họa rằng: “Khi có thù trong, giặc ngoài thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính quyền là phải ổn định được bên trong, mới tập trung sức mạnh, toàn tâm, toàn ý đánh giặc ngoài. Nếu không ổn định được xã hội trong nước, không tạo sự đoàn kết thống nhất một lòng thì tất yếu đất nước sẽ bị ngoại bang xâm chiếm. Hơn nữa, trong thời điểm hiện tại, chúng ta không chỉ lo đấu tranh với hành động xâm chiếm, vi phạm nghiêm trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của phía Trung Quốc, mà còn đề phòng, ngăn chặn các hành động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.
Lịch sử của Đảng và dân tộc cho thấy, với hệ tư tưởng đối lập với lợi ích của nhân dân Việt Nam, nhất là thái độ cay cú trước sự phát triển lớn mạnh về mọi mặt của đất nước ta những thập niên qua, các thế lực và lực lượng thù địch luôn tìm mọi cách phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, lợi dụng các mâu thuẫn xã hội, kích động và châm lên từ bên trong các "ngòi nổ" gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiến đến các vụ bạo loạn chính trị... Đó là những bài học xương máu mà mỗi công dân Việt Nam cần sáng suốt nhận thức rõ để hành động đúng.”
Với thứ lập luận “ngoan ngoãn” với quân thù nhưng phải đàn áp nhân dân để tồn tại thì liệu đảng CSVN có được nhân dân “đồng tình ủng hộ” trong cuộc chiến với Trung Cộng không, hay đã có kẻ “đi theo giặc từ lâu rồi”?
(05/014)
Phạm Trần
danlambaovn.blogspot.com
Posted by sontrung at 2:09 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
CÔNG HÀM BÁN NƯỚC
Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 có hiệu lực pháp lý hay không?
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
In trang này
Chia sẻ
Ý kiến của Bạn
giaminh05292014.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
RFA file
Trung Quốc vừa qua lại đưa ra Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 để biện luận cho hành động của họ tại khu vực Biển Đông. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã họp báo phản đối cho rằng công hàm đó vô hiệu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói đến việc kiện Trung Quốc về việc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.
Gia Minh đặt một số câu hỏi liên quan với nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn hiện đang ở tại Pháp về các vấn đề đó:
Tùy tư cách pháp nhân
Gia Minh: Ông không đồng ý với một số ý kiến cho rằng Công Hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 là vô hiệu, vậy những điểm chính ông muốn nêu ra là gì?
Trương Nhân Tuấn: Công hàm 1958 có hiệu lực ràng buộc pháp lý hay không, theo tôi, là do quan điểm của nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay về tư cách pháp nhân của thực thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong thời kỳ từ 1954 đến 1975.
Theo như lập trường của Việt Nam hôm nay, qua lời tuyên bố của các viên chức bộ ngoại giao phát biểu trong hôm họp báo vừa rồi, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa ngày trước là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền. Trên quan điểm này thì tôi cho rằng công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng có hiệu lực pháp lý ràng buộc.
Vì sao? Tại vì nếu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia độc lập có chủ quyền, thì công hàm của ông Đồng là một tuyên bố đơn phương, nội dung nhìn nhận tuyên bố về chủ quyền và hải phận của Trung Quốc.
Công hàm 1958 có hiệu lực ràng buộc pháp lý hay không, theo tôi, là do quan điểm của nhà cầm quyền VN hôm nay về tư cách pháp nhân của thực thể VNDCCH trong thời kỳ từ 1954 đến 1975.
-Trương Nhân Tuấn
Để dễ hiểu, tôi lấy thì dụ về cái tuyên bố đơn phương về vùng “nhận diện phòng không của” Trung Quốc hôm 23 tháng 11 năm ngoái 2013. Tuyên bố này, một cách tổng quát, thì phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Nếu không có nước nào lên tiếng phản đối, hay bảo lưu một điều khoản nào, thì tự động tuyên bố “vùng nhận diện phòng không” của Trung Quốc có hiệu lực. Ta thấy Nhật, Mỹ, Nam Hàn cùng nhiều nước khác đồng loạt lên tiếng phản đối. Các nước này phản đối vì chồng lấn vùng nhận diện phòng không của nước họ đã đặt ra từ trước, trong thời chiến tranh lạnh, mặt khác, còn có chồng lấn do tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Trung Quốc tại quần đảo Điếu Ngư. Các nước khác thì phản đối điều khoản mà trong đó Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng vũ lực nếu vùng “nhận diện phòng không” của họ bị xâm phạm. Những nước không lên tiếng, thì tôn trọng tuyên bố này. Mình thấy hôm nay, các hãng hàng không dân sự, kể cả của Nhật hay của Mỹ, cũng hải tôn trọng vùng trời của Trung Quốc.
Trở lại công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Ta biết tuyên bố của Trung Quốc về lãnh thổ và hải phận ngày 4-9-1958 là phù hợp với các công ước quốc tế vềBiển đã được một số nước ký kết vào tháng 4 cùng năm, trong đó có Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan hiện nay. Vì chính quyền Bắc Kinh không phải là đại diện nước Trung Hoa ở LHQ do đó tuyên bố của Trung Quốc là cần thiết. Tương tự như tuyên bố về “vùng nhận diện phòng không” vừa rồi, nếu không ai lên tiếng phản đối, thì tự động nó có hiệu lực.
Tức là, thay vì phản lên tiếng phản đối hay bảo lưu chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại lên tiếng ủng hộ nó.
Hiện nay, các viên chức cũng như học giả Việt Nam cố gắng bào chữa ràng công hàm 1958 của ông Đồng chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, chứ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Những lý lẽ bào chữa này không hề thuyết phục. Giả sử rằng công hàm này không có hiện hữu, tức là ông Đồng chưa bao giờ ký công hàm này, thì thái độ im lặng của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước tuyên bố đơn phương, công khai của Trung Quốc, được hiểu như là sự “im lặng đồng tình”.
Còn nếu quan niệm rằng, trong khoản 1954 và 1975 nước Việt Nam bị phân chia theo hiệp định Genève 1954 thành hai vùng lãnh thổ tại vĩ tuyến 17, lần lượt mang tên: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Vĩ tuyến 17 là đường ranh quân sự tạm thời, không phải là đường phân định biên giới về chính trị hay lãnh thổ.
Untitled-2.jpg
Công hàm Phạm Văn Đồng 1958
Nội dung Hiệp định Genève xác nhận Việt Nam là nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, có chủ quyền và thống nhất. Điều này được tái xác nhận theo Hiệp định Paris năm 1973.
Điều này thể hiện lên thực tế. Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1973, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhìn nhận sự hiện hữu của hai quốc gia Việt Nam. Khối Tư bản nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa là đại diện của nước Việt Nam duy nhất. Khối XHCN công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là đại diện nước Việt Nam duy nhất. Nước này nhìn nhận phía này thì không nhìn nhận phía kia, hay ngược lại.
Trên tinh thần một nước Việt Nam “độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ” của các hiệp ước 1954 và 1973, thì bất kỳ các tuyên bố, các hành vi đơn phương của một bên (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa), nếu có làm tổn hại đến việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng đều không có giá trị.
Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoản thời gian 1954-1973, có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.
Quan điểm này phù hợp với thực tế lịch sử, thực tế pháp lý của hai miền Nam Bắc Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975. Và cũng là một quan điểm có lợi, vì Việt Nam gỡ bỏ được những hứa hẹn, những cam kết mà nhà cầm quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã thể hiện với nhà cầm quyền Trung Quốc trong quá khứ. Tôi vừa mới gởi một lá thư không niêm, gởi lên TT Nguyễn Tân Dũng với nội dung tương tự. Hy vọng Việt Nam kịp thời thay đổi lập trường của mình để có một tư thế mạnh hơn, nếu vấn đề tranh chấp được đưa ra một trọng tài quốc tế để phân xử.
Kiện Trung Quốc như thế nào?
Gia Minh: Theo ông biện pháp kiện Trung Quốc từ phía Việt Nam hiện nay cần tiến hành ra sao và kiện ra các tòa án nào?
Trương Nhân Tuấn: Trước hết là mình phải biết phía Trung Quốc họ bảo lưu ở LHQ các điều nào, từ đó mình mới biết Việt Nam có thể kiện ở các điều gì, sau đó là kiện ra tòa án nào.
Theo tôi biết, năm 2006 Trung Quốc có bảo lưu ở LHQ, là họ không chấp nhận bất kỳ thủ tục nào, qui định theo mục 2, Phần XV của Công ước, đối với tất cả các loại tranh chấp được ghi ở các khoản a), b) và c) của điều 298 của Công ước.
Tức là Trung Quốc không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa liên quan các vụ tranh chấp chủ quyền, cũng không nhìn nhận trọng tài để phân định ranh giới trên biển.
Tức là, trong vụ giàn khoan 981, Việt Nam không thể kiện Trung Quốc ra Tòa về tranh chấp chủ quyền các đảo, cũng không thể kiện để nhờ phân định ranh giới biển, thí dụ giữa đảo Hải Nam và bờ biển Việt Nam. Điều duy nhất mà Việt Nam có thể kiện là về hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Nhưng mà nếu Việt Nam đệ đơn kiện về điều này thì Việt Nam mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa rồi!
Trước hết là mình phải biết phía Trung Quốc họ bảo lưu ở LHQ các điều nào, từ đó mình mới biết Việt Nam có thể kiện ở các điều gì, sau đó là kiện ra tòa án nào.
-Trương Nhân Tuấn
Gia Minh: Vụ kiện nếu Việt Nam tiến hành sẽ khác vụ kiện mà Philippines đang kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông ra sao?
Trương Nhân Tuấn: Thì nếu kiện, Việt Nam sẽ kiện tương tự như Philippines mà thôi. Có điều Việt Nam sẽ không có được tư thế thoải mái như là Philippines.
Philippines kiện Trung Quốc gồm 10 điều, nội dung đại khái: kiện về yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc, về quyền chiếm hữu các cấu trúc địa lý lúc chìm lúc nổi ở trong hải phận của Philippines, về việc chiếm đóng và xây dựng trên các bãi lúc chìm lúc nổi, về hiệu lực của các bãi đá, về quyền tự do hàng hải…
Còn Việt Nam kiện, xem lại danh sách bảo lưu của Trung Quốc, nếu không lầm thì Việt Nam sẽ chỉ có thể kiện Trung Quốc về hiệu lực các đảo thuộc Hoàng Sa mà thôi. Ở đây là hiệu lực đảo Tri Tôn. Mà khi làm điều này, như đã nói, gián tiếp Việt Nam lại công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa rồi. Vì nếu quần đảo Hoàng Sa là của mình, thì mắc mớ gì mình đi kiện?
Mặt khác, khi kiện như vậy, Việt Nam cũng làm một cuộc phiêu lưu khác không kém phần nguy hiểm. Là vì Việt Nam cũng chủ trương các đảo Hoàng Sa có hiệu lực tối đa, theo như các bản đồ thấy trên báo chí thế giới hiện nay, hay theo một tuyên bố về hải phận của Việt Nam từ thập niên 80.
Thói thường thì mình đâu thể cấm người khác có chủ trương giống như mình? VN đã từng chủ trương các đảo có hiệu lực tối đa, thì bây giờ đâu thể nào kiện Trung Quốc khi Trung Quốc cũng chủ trương y như vậy được?
Vì thế tình hình Việt Nam hôm nay thật là tiến thoái lưỡng nan.
Vì thế để thoát ra khỏi tình thế này, nhà nước Việt Nam nên thực hành ý kiến của tôi vừa nói ở trên. Tức là tuyên bố Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoản thời gian 1954-1973, vì có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vì đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.
Sau đó, Tôi nghĩ rằng Việt Nam vẫn còn phương pháp để mà thoát ra khỏi cảnh khó khăn hôm nay.
Gia Minh: Ý kiến người dân trong nước và những cộng đồng người Việt ở nước ngoài sẽ có giá trị ra sao khi được đưa vào vụ kiện?
Trương Nhân Tuấn: Theo tôi, ý kiến của cộng đồng người Việt nước ngoài cũng như dư luận quốc tế sẽ ảnh hưởng đến thái độ của Trung Quốc. Cho dầu thế nào thì Trung Quốc cũng không thể bất chấp dư luận quốc tế, trong khi khu vực biển Đông là nơi vận chuyển hàng hóa khoảng 50% số lượng thế giới. Nếu khu vực bất ổn, kinh tế cả thế giới bị ảnh hưởng, chắc chắn các nước sẽ làm áp lực. Mình cũng thấy Mỹ và Nhật họ cũng ủng hộ Việt Nam, mặc dầu còn trong chừng mực, nhưng là điều tốt.
Theo tôi, việc đi kiện là thiên nan vạn nan, nhưng việc chuẩn bị đi kiện, khua chuông gióng trống lên cho mọi người biết mình đi kiện, sẽ tạo cho Việt Nam một tư thế chính đáng. Quan trọng là việc hóa giải công hàm 1958. Việc này tạo cho Việt Nam một tư thế thoải mái hơn về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Việt Nam có thể có những hành động mạnh bạo hơn trong việc đáp trả những hành vi côn đồ của Trung Quốc, như đâm chìm tàu của Việt Nam. Và đó sẽ là hành động tự vệ chính đáng, được LHQ nhìn nhận.
Gia Minh: Cám ơn ông Trương Nhân Tuấn.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bringing-cn-to-inter-court-on-scs-gm-05292014145545.html
Việt Nam – Trung Quốc ‘khẩu chiến’ về công hàm Phạm Văn Đồng
In
Ý kiến
Chia sẻ:
Công hàm Phạm Văn Đồng
Công hàm Phạm Văn Đồng
Hà Nội mới lên tiếng ‘kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc’ sau khi bị Bắc Kinh cáo buộc ‘xuyên tạc lịch sử, bác bỏ thực tế và nuốt lời’ liên quan tới quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, còn Việt Nam gọi là Hoàng Sa, cũng như về công hàm Phạm Văn Đồng.
Trong email trả lời VOA Việt Ngữ, Bộ Ngoại giao Việt Nam thêm một lần nữa khẳng định ‘chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa’.
Người phát ngôn Lê Hải Bình nói: “Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, việc chiếm giữ bằng vũ lực không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa”.
Tuyên bố của ông Bình được đưa ra hôm 27/5 một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói rằng một cuộc họp báo của Việt Nam, trong đó có đề cập tới công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, là ‘lố bịch và nực cười’.
Ông Tần nói thêm rằng ‘trước giữa những năm 1970, phía Việt Nam đã công khai và chính thức thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa thuộc về Trung Quốc’, và rằng ‘năm 1956, các giới chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao việt Nam đã nói rõ với Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam rằng quần đảo Tây Sa là thuộc Trung Quốc’.
Người phát ngôn này tuyên bố:
“Năm 1958, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng vùng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý và chỉ rõ rằng nguyên tắc này áp dụng đối với từng tấc đất của Trung Quốc, trong đó có quần đảo Tây Sa. 10 ngày sau thông báo trên, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là Phạm Văn Đồng đã gửi một công hàm tới Thủ tướng Chu Ân Lai và bày tỏ rằng phía chính phủ Việt Nam thừa nhận và tôn trọng thông báo của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải”.
Trong một cuộc họp báo 3 ngày trước đó ở Hà Nội hôm 23/5, Việt Nam cho rằng Trung Quốc đã ‘viện dẫn sai lệch’ công thư của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Bắc Kinh năm 1958.
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, nói rằng công thư của ông Đồng ‘hoàn toàn không đề cập tới vấn đề lãnh thổ cũng như là chủ quyền, và không đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’.
“Nội dung công thư chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải 12 hải lý, và đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Việc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập tới hai quần đảo này, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng phù hợp với thực tế lúc đó, là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 và thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa mà được Pháp chuyển giao trên thực tế năm 1956, phù hợp với hiệp định Geneve năm 1954 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia”.
Trong khi đó, ông Tần Cương lại nói rằng ‘bấy lâu nay, các tài liệu chính thức, sách giáo khoa và bản đồ của Việt Nam đều cho thấy quần đảo Tây Sa thuộc về Trung Quốc’ và nói thêm rằng Việt Nam ‘có một mức độ khả tín thấp’.
Báo chí trong nước đã cho đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng, trong đó có đoạn:
“Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.
Tiến sỹ Tạ Văn Tài, luật sư và cựu giảng viên trường luật Harvard, cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng ‘không có hiệu lực pháp lý’:
“Nó chỉ là một tuyên bố đơn phương, cho nên nó không có giá trị của một hiệp ước nhượng đất là cái thủ tục bó buộc theo hiến pháp năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, áp dụng vào thời điểm 1958 bởi vì rằng khi ông Đồng tuyên bố, ông không thể nhân danh chủ tịch nước, mới là người có quyền ký hiệp ước về nhượng đất. Và ngay cả Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cũng phải có nghị viện, tức là quốc hội, phê chuẩn hiệp ước thì mới có giá trị. Vả lại, khi đọc kỹ thì thấy rằng công hàm đó chỉ nói về việc công nhận 12 hải lý lãnh hải của Trung Quốc. Hồi đó nó [Trung Quốc] đòi cái đó vì họ ngại cái hạm đội đi sát vào Trung Quốc từ eo biển Đài Loan, nhất là từ hai đảo Kim Môn và Mã Tổ mà Trung Hoa Dân quốc kiểm soát. Thành ra nó chỉ có hiệu lực thừa nhận 12 hải lý, chứ không phải nói đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Luận cứ thứ hai, ông Đồng không đại diện cho miền nam Việt Nam là quốc gia riêng biệt. Có hai quốc gia thời đó theo tiêu chuẩn quốc gia là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. Hiệp định Geneve đã giao việc quản lý hai quần đảo đó cho miền nam Việt Nam thì ông Đồng không có đủ tư cách gì mà nói về vấn đề hai quần đảo đó, nhượng đất hai quần đảo đó”.
Ông Tài nói thêm rằng nếu đôi bên không thể ‘tiếp tục cãi lý’ trên các diễn đàn quốc tế thì vụ việc cần phải được đưa ra Tòa án Quốc tế.
Nhưng chuyên gia luật này cũng cho rằng việc kiện ra tòa ‘rất khó’ vì Bắc Kinh từ trước tới nay ‘không đồng ý ra tòa nên chỉ còn đánh nhau trên mặt trận ngoại giao mà thôi’.
Những người bất đồng chính kiến ở hải ngoại bấy lâu nay dùng công hàm này để cáo buộc Hà Nội đã thực hiện điều họ gọi là ‘bán nước’, nhưng phía Việt Nam luôn bác bỏ điều này.
Sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình, đẩy hai nước láng giềng vào thế đối đầu, giới lãnh đạo Việt Nam đã có các tuyên bố được một số nhà quan sát cho là ‘không kiêng nể’ khi nói về mối quan hệ với Bắc Kinh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông' cũng như cho báo giới biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lý chống lại các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-trung-quoc-khau-chien-ve-cong-ham-pham-van-dong/1925103.html
Vợ TBT Lê Duẩn nói công hàm Phạm Văn Đồng 'giao TQ quản lý Hoàng Sa'
CTV Danlambao - Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC vào năm 2008, phu nhân cố tổng bí thư Lê Duẩn là bà Bảy Vân khẳng định ông Phạm Văn Đồng đã ký vào một 'văn bản' có nội dung 'giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa'.
Bà Bảy Vân tên thật Nguyễn Thụy Nga, là vợ thứ hai của ông Lê Duẩn. Sau năm 1975, bà Bảy Vân từng giữ chức vụ Phó tổng Biên Tập báo Sài Gòn Giải Phóng.
Trích đoạn phỏng vấn của BBC vào tháng 8/2008:
Phóng viên Xuân Hồng, BBC: Thưa bà, nếu ông nhà (Lê Duẩn - Chú thích) còn sống, bà có nghĩ Trung Quốc có thể chiếm được Hoàng Sa và Trường Sa hay không?
Bà Nguyễn Thụy Nga (Bảy Vân): Tui cũng hổng biết. Nhưng mà hồi đó, hổng có ý kiến anh Ba [Lê Duẩn] là nó chiếm hết luôn cả Trường Sa rồi. Nhưng mà ảnh bảo phải ra đóng cho được ở Trường Sa.
Thì lúc đó là... Y lấy cái thế là trước kia ông Phạm Văn Đồng có ký một cái văn bản, coi như là ngụy nó đóng ở đó, cho nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa. Coi như là Phạm Văn Đồng có ký tên.
Thì bây giờ, Trung Quốc nó nói cái đó là khỏi bàn, bởi vì đã có văn bản ký rối. Nhưng mà hổng phải, cái đó trong tình anh em, nghĩa là để cho ổng [Trung Quốc] làm trong khi mình chưa làm thôi. Vì mình còn đánh ở trong này, đâu có lực đâu mà làm ngoài đó.
- Có đúng Công hàm Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 vô hiệu lực?
- Từ “Phạm Văn Đồng” tới “Thành Đô”, hai công hàm bán nước
- Những sự thật không thể chối bỏ (phần 2) - Hồ Chí Minh và vai trò trong công hàm 1958
- Hà Nội bội tín
Posted by sontrung at 10:52 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
Wednesday, May 28, 2014
TIN BIỂN ĐÔNG
Trung Quốc dời giàn khoan khỏi vị trí cũ 23 hải lý
RFA-28-05-2014
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
In trang này
Chia sẻ
Ý kiến của Bạn
Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư đang minh họa vị trí dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương - 981
Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư đang minh họa vị trí dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương - 981
nguồn Dân Trí online
Báo chí trong nước hôm qua loan tin rằng Dàn khoan HD 981 của Trung quốc rời vị trí cũ theo hướng đông bắc để hạ đặt tại 1 vị trí mới cách chổ cũ 23 hải lý.
Vị trí mới này được biết là cách đảo Lý Sơn 150 hải lý.
Ông Lê Hải Bình, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt nam nói rằng vị trí mới của giàn khoan vẫn nằm trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt nam.
Công ty Trung quốc thực hiện việc vận hành giàn khoan cho biết là đã thu được những dữ liệu địa lý quan trọng nhưng không nói rõ chi tiết.
Tại vị trí mới, các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt nam tiếp tục đối đầu với các tàu bảo vệ giàn khoan của phía Trung quốc. Tin từ phía Việt nam cho hay là sáng nay tàu Trung quốc đã sử dụng vòi rồng để tấn công các tàu Việt Nam. Theo báo mạng Vietnamet thì một tàu kiểm ngư Việt nam bị hư
hại nhẹ
Xin nhắc lại liên quan đến căng thẳng biển Đông hiện nay giữa Việt Nam và Trung quốc, 1 tàu cá Việt nam đã bị đâm chìm vào ngày 26/5, và 1 ngư dân đảo Lý Sơn đã bị thiệt mạng tại khu vực vịnh Bắc bộ trong một vụ đâm tàu khác vào ngày 24/5.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/cn-disp-oil-ring-05282014085050.html
Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông
southchinasea-622.jpg
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng, đang gây ra nhiều căng thẳng về an ninh trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, nơi bao gồm cả các quyền lợi của Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong bài nói chuyện về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại học viện quân sự West Point ngày hôm qua, tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng của họ.
Ông Obama nói: “Một hành động gây hấn dù là ở Nam Ukraine, Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều có ảnh hưởng đến đồng minh của Hoa Kỳ và có thể kéo theo hành động quân sự của nước Mỹ”.
Tuy nhiên Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh là cần phải cẩn trọng khi sử dụng vũ lực. Ông còn cho rằng ảnh hưởng của Hoa Kỳ luôn mạnh hơn khi nước Mỹ làm gương đi đầu.
Theo Tổng thống Barack Obama thì Hoa Kỳ không thể giải quyết được vấn đề tại Biển Đông khi mà từ chối không phê chuẩn Công ước về luật biển.
Hiện Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn công ước này.
Xin nhắc lại rằng khi bắt đầu cuộc khủng hoảng giàn khoan của Trung Quốc trong thềm lục địa Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã gọi hành động của Trung Quốc là khiêu khích.
Nghị quyết về Biển Đông
Cùng với hành pháp Mỹ, các nhà lập pháp tại Thượng viện Hoa Kỳ cũng tỏ ra bất bình trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thượng nghĩ sĩ Benjamin Cardin hiện đang dẫn đầu một phái đoàn các nghị sỹ Mỹ thăm Việt Nam nói rằng hành động đơn phương nguy hiểm của Trung Quốc là không thể chấp nhận được.
Đây là phát biểu được ông Benjamin Cardin đưa ra trong cuộc họp báo hồi chiều nay tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, liên quan đến việc tàu cá Việt Nam lại vừa bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông.
Video: Tàu Trung Quốc lại đâm chìm tàu cá Việt Nam
Thượng nghĩ sĩ Benjamin Cardin cũng nói rằng ông có theo dõi việc di chuyển dàn khoan của Trung Quốc và vị trí mới của giàn khoan vẫn còn nằm trong thềm lục địa Việt nam.
Ông tiết lộ là Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ mà trong đó ông là Chủ tịch Tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương, đang cân nhắc việc ra một nghị quyết về tình hình hiện nay ở Biển Đông.
Ông nói thêm là sau chuyến làm việc ở Việt Nam, khi sang Singapore tham dự diễn đàn an ninh khu vực mang tên Shangrila, ông sẽ đưa sự việc giàn khoan Trung Quốc ra trước diễn đàn này.
Được biết là trước cuộc họp báo ông Benjamin Cardin có buổi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và trong buổi gặp này Thủ tướng Viêt Nam có đề nghị phía Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn về hành động bất hợp pháp của Trung Quốc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/obama-warns-agression-in-scs-05282014131009.html
Tổng thống Obama: Thế giới dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ
In
Chia sẻ:
Tổng thống Obama phát biểu tại lễ tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ ở West Point, New York, 28/5/2014.
Tổng thống Obama phát biểu tại lễ tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ ở West Point, New York, 28/5/2014.
[Pin It]
Tin liên hệ
Ngoại trưởng Kerry: 'Snowden nên can đảm đối mặt với cáo trạng'
Obama: Hoa Kỳ đạt tới một bước ngoặt tại Afghanistan
Hoa Kỳ bày tỏ quyết tâm ủng hộ Tổng thống tân cử Ukraine
Bà Clinton ‘tự hào’ về thành quả ngoại giao của mình
Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
CỠ CHỮ
Cập nhật: 28.05.2014 17:20
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố chủ nghĩa cô lập của Hoa Kỳ không phải là một giải pháp, nhưng không phải vấn đề nào cũng có giải pháp quân sự.
Nhân bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ hôm nay, ông Obama đã trình bày quan điểm về chính sách đối ngoại trong những năm cuối tại chức của ông.
Ông nói khủng bố vẫn là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh Mỹ, và ông kêu gọi hợp tac với các nước mà các mạng lưới khủng bố tìm cách bắt rễ. Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không bao giờ nên xin phép bảo vệ cho nhân dân hay tổ quốc của mình, nhưng khi các vấn đề gây quan tâm toàn cầu gặp nguy cơ mà không đề ra mối đe dọa trực tiếp cho Hoa Kỳ, thì “ngưỡng hành động quân sự phải được đặt cao hơn.”
Tổng thống nói: “Trong các tình huống đó, chúng ta không nên làm một mình. Thay vì thế, chúng ta phải huy động các đồng minh và đối tác để có hành động tập thể. Chúng ta phải mở rộng các công cụ của chúng ta để bao gồm ngoại giao và phát triển; chế tài và cô lập; kêu gọi luật pháp quốc tế - và - chỉ nếu cần, và hữu hiệu, hành động quân sự đa phương. Trong các tình huống như thế, chúng ta phải hợp tác với các nước khác bởi vì hành động tập thể trong các tình huống này có phần chắc đạt được hiệu quả hơn.”
Ông Obama đề nghị một ngân khoản 5 tỷ đôla để giúp các nước chống khủng bố và mở rộng việc tài trợ cho tình báo Bộ Quốc phòng, kiểm soát, tình báo, hoạt động đặc biệt và các sinh hoạt khác.
Tổng thống nói Hoa Kỳ hiếm khi mạnh hơn so với phần còn lại của thế giới. Ông nói công tác của Hoa Kỳ qua các tổ chức quốc tế từ NATO cho đến Quỹ Tiền Tệ Quốc tế đã chứng tỏ nhiều lần rằng Hoa Kỳ là “quốc gia duy nhất không thể không có được.”
Bài phát biểu được đưa ra vào lúc ông Obama bị chỉ trích từ phía các chuyên gia về chính sách đối ngoại vì những cách đáp ứng của ông đối với những vấn đề từ cuộc nội chiến ở Syria cho đến vụ khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Tổng thống cam kết tăng cường các nỗ lực hỗ trợ cho các lân quốc của Syria như Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, cũng như hợp tác với Quốc hội để tăng cường hỗ trợ cho “những người thuộc phe đối lập ở Syria đem lại sự lựa chọn tốt đẹp nhất thay thế cho các phần tử khủng bố và một nhà độc tài tàn bạo.”
Về vấn đề Ukraine, ông Obama nói khả năng của Hoa Kỳ hình thành công luận quốc tế đã mau chóng góp phần cô lập hóa nước Nga.
Ông giải thích: “Nhờ sự lãnh đạo của Mỹ, thế giới lập tức lên án các hành động của Nga. Châu Âu và khối G-7 đã cùng với chúng ta áp đặt các biện pháp chế tài. NATO củng cố cam kết của chúnt ta với các đồng minh Ðông Âu. Các thanh sát viên OSCE khiến thế giới chú mục vào những nơi bất ổn ở Ukraine, và sự huy động công luận thế giới này và các cơ chế quốc tế có tác dụng như một đối trọng với tuyên truyền của Nga, và quân đội Nga ở biên giới cùng các dân quân vũ trang đeo mặt nạ trượt truyết."
http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-noi-the-gioi-trong-doi-vao-suc-manh-cua-hoa-ky/1924586.html
TT Obama: Không nên làm ngơ ‘hành động gây hấn’ ở Biển Đông
In
Chia sẻ:
Tổng thống Obama phát biểu tại trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ ở West Point, New York, 28/5/2014.
Tổng thống Obama phát biểu tại trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ ở West Point, New York, 28/5/2014.
Tin liên hệ
Tổng thống Obama: Thế giới dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ
Nhật Bản can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông
Con đường nào cho Việt Nam để gỡ thế bí?
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng ‘hành động vô nhân đạo’
TQ tiếp tục tấn công gây thương tích cho phía VN gần giàn khoan Hải Dương
Việt Nam muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản
Ðường dẫn
Tranh chấp Biển Đông
CỠ CHỮ
28.05.2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Tư cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng đáp trả "hành động gây hấn" của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trên biển, nhưng nói rằng Washington nên làm gương bằng việc phê chuẩn một hiệp ước quan trọng.
Trong một bài phát biểu đề cập nhiều vấn đề chính sách đối ngoại tại học viện quân sự West Point, Tổng thống Obama nói rằng Mỹ cần phải dứt bỏ chính sách đứng ngoài cuộc và quân đội Mỹ phải chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng.
"Hành động gây hấn trong khu vực mà không bị kiểm soát - cho dù ở miền nam Ukraine hay biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], hoặc bất cứ nơi nào khác trên thế giới - cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến các đồng minh của chúng ta, và có thể lôi cuốn quân đội chúng ta can dự," ông Obama nói.
Tuy nhiên, ông Obama nhấn mạnh cảnh báo về bất kỳ quyết định sử dụng vũ lực nào. "Ảnh hưởng của Mỹ luôn mạnh hơn khi chúng ta đi đầu làm gương," ông nói.
"Chúng ta không thể cố gắng giải quyết những vấn đề ở Biển Nam Trung Hoa khi chúng ta không chịu đảm bảo rằng Công ước về Luật Biển được phê chuẩn, dù thực tế là các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của chúng ta nói rằng hiệp ước đó giúp thăng tiến an ninh quốc gia của chúng ta," ông Obama nói, không nêu đích danh Trung Quốc khi ông phát biểu ngoài câu chữ chuẩn bị sẵn trong bài phát biểu.
"Đó không phải là sự lãnh đạo, đó là sự thoái lui. Đó không phải là sức mạnh. Đó là sự yếu kém," ông Obama nói.
Những thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa đối thủ đã từ chối phê chuẩn hiệp ước, nói rằng công ước của Liên Hiệp Quốc sẽ làm mất hiệu lực chủ quyền của Mỹ.
Gần đây căng thẳng đã dâng cao giữa Trung Quốc và các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải. Việt Nam hôm thứ Ba cáo buộc Bắc Kinh đâm chìm một tàu đánh cá của mình ở Biển Đông.
http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-khong-nen-lam-ngo-hanh-dong-gay-han-o-bien-dong/1924761.html
Mỹ, Nhật lên tiếng sau vụ đâm tàu
Cập nhật: 06:23 GMT - thứ tư, 28 tháng 5, 2014
Giới quan sát lo ngại những vụ xung đột liên tục sẽ dẫn đến thiệt hại về nhân mạng
Hoa Kỳ và Nhật Bản vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại sau vụ va chạm gần giàn khoan của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp khiến một tàu cá của Việt Nam bị chìm.
Đài truyền hình Nhật NTDTV dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói: "Chúng tôi thấy việc tàu cá Việt Nam có thể bị nhiều tàu cá Trung Quốc bao vây và đâm chìm là điều báo động."
Các bài liên quan
Giải thích khác nhau về vụ chìm tàu cá VN
Việt - Trung lên án nhau vì vụ tàu chìm
Thời điểm đưa TQ ra tòa 'đã chín muồi'
Chủ đề liên quan
Quan hệ Việt Trung,
Biển Đông,
Tranh chấp lãnh thổ
"Những việc như thế này xảy ra ngay cả khi tàu hải giám của Trung Quốc đang có mặt trong khu vực không phải là một tín hiệu tốt cho tương lai," ông nói với các phóng viên.
"Có lẽ bạn thực sự phải đặt câu hỏi rằng vì sao một chiếc tàu cá, với nhiệm vụ đơn giản là đánh bắt cá, lại đâm một tàu khác như vậy."
"Thật không thể tin nổi."
Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cũng được NTDTV dẫn lời nói:
"Bất chấp việc nhiều nước đã yêu cầu Trung Quốc phải tránh có những hành động đơn phương, nước này vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động khoan thăm dò."
"Tôi cho rằng đây là một quyết định rất đáng tiếc."
"Có lẽ bạn thực sự phải đặt câu hỏi rằng vì sao một chiếc tàu cá, với nhiệm vụ đơn giản là đánh bắt cá, lại đâm một tàu khác như vậy."
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera
Còn hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Suga nói rằng việc Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam là 'một hành động vô cùng nguy hiểm'.
"Điều quan trọng lúc này là các bên liên quan phải tránh có các hành động đơn phương và xử lý các vấn đề một cách bình tĩnh, theo đúng luật pháp quốc tế," ông nói thêm.
Hoa Kỳ thận trọng
Phía Hoa Kỳ tỏ ra thận trọng hơn trước sự việc xảy ra hôm 26/5.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki được hãng thông tấn AP dẫn lời trong buổi họp báo thường nhật hôm 27/5 cho biết Hoa Kỳ chưa thể kiểm chứng độc lập về thông tin một tàu cá Việt Nam bị đâm chìm.
Công ty dầu khí Trung Quốc hôm 27/5 thông báo đã hoàn thành giai đoạn khoan đầu tiên
Tuy nhiên bà cũng bày tỏ quan ngại trước "những hành động nguy hiểm và sự khiêu khích của các tàu Trung Quốc đang hoạt động trong khu vực tranh chấp."
"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và thực hiện các bước nhằm tháo gỡ căng thẳng", bà nói thêm.
Trong khi đó, truyền thông Việt Nam dẫn lời một thượng nghị sĩ Mỹ nói việc Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam là hành động “cực kỳ nguy hiểm, đơn phương của Trung Quốc”.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin thuộc Đảng Cộng hòa đang thăm Việt Nam và tổ chức họp báo hôm 28/5.
Báo Tuổi Trẻ tường thuật lời nói của ông Cardin: “Riêng về việc Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam, đây là hành động cực kỳ nguy hiểm, đơn phương của Trung Quốc.
Vụ việc này xảy ra cách giàn khoan nhiều dặm. Đó là hành vi nguy hiểm không thể chấp nhận được, gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng. Cần phải làm sao xuống thang tình hình.”
Phát biểu trong chuyến thăm một căn cứ hải quân hôm 27/5, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III nói nước của ông đang tiếp tục quan sát diễn biến xung đột hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc.
"Chúng tôi đang cố gắng rút ra bài học đúng cho mình."
Tổng thống Philippines Benigno Aquino
"Chúng tôi đang cố gắng rút ra bài học đúng cho mình," ông được hãng thông tấn AP dẫn lời nói.
"Quân đội, lực lượng tuần duyên và các cơ quan khác của chúng tôi đã xem xét những kịch bản có khả năng để có những phản ứng phù hợp".
Trước đó, hôm 26/5, Việt Nam tố cáo tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Đà Nẵng ở khu vực Nam Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981, cách giàn khoan này 17 hải lý.
Trong khi đó, ngày 27/5, Tân Hoa Xã xác nhận tàu cá Việt Nam bị chìm, nhưng nói vụ việc xảy ra vì tàu Việt Nam "tiến hành quấy nhiễu và đâm va tàu cá của thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam”.
"Các ngư dân trên tàu đã được cứu kịp thời," Tân Hoa Xã nói.
Tân Hoa Xã cáo buộc từ ngày 2/5, Việt Nam "nhiều lần cử các loại tàu tiến hành quấy nhiễu việc tác nghiệp khoan thăm dò” của công ty Trung Quốc.
Hôm 26/5, truyền thông trong nước cũng đưa tin về vụ một tàu cá từ huyện đảo Lý Sơn bị "một tàu lạ" đâm chìm khi đang đánh bắt trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ khiến thuyền trưởng Đặng Văn Giùm tử nạn, một thuyền viên mất tích.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/05/140528_japan_us_boat_sunk.shtml
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng ‘hành động vô nhân đạo’
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chuyện tại một cuộc họp báo về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ở biển Đông, 7/5/14
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chuyện tại một cuộc họp báo về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ở biển Đông, 7/5/14
[Pin It]
Tin liên hệ
Trung Quốc: Việt Nam có lỗi gây ra sự cố chìm tàu
Đường dây nóng Việt-Trung 'không hoạt động'?
Trung Quốc, Việt Nam đổ lỗi cho nhau trong vụ chìm tàu cá
Trung Quốc bác tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa
2 người bị tù vì biểu tình bạo động chống Trung Quốc
Hình ảnh/Video Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
CỠ CHỮ
28.05.2014
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ‘chấm dứt những hành động vô nhân đạo, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam’ sau vụ một tàu cá Việt bị đắm hôm 26 tháng 5.
Hà Nội nói tàu của ngư dân Đà Nẵng bị đâm chìm trên ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, cách giàn khoan Hải Dương gây tranh cãi của Trung Quốc 17 hải lý.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình, ngày 27/5 yêu cầu Trung Quốc ‘tôn trọng luật quốc tế’, ‘xử lý nghiêm những người có liên quan’, tránh tái diễn hành động tương tự, và bồi thường cho ngư dân Việt.
Việt Nam cho biết đã ‘triệu đại diện đại sứ quán Trung Quốc’ để ‘trao công hàm phản đối.’
Trung Quốc quy lỗi Việt Nam gây ra sự cố. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, Tần Cương, nói tàu cá Việt cố tình xâm nhập vào khu vực giàn khoan Hải Dương của Trung Quốc, đâm vào tàu Trung Quốc và bị lật.
Người phát ngôn Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố ‘Việt Nam kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.’
Vẫn theo lời ông Bình, ‘Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, việc chiếm giữ bằng vũ lực không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.’
Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động, rút giàn khoan và các lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam. Ông Bình nói Việt Nam kiên quyết phản đối những hành động của Trung Quốc ‘vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiếp tục làm phức tạp tình hình trên Biển Đông.’
Lên tiếng về vụ tàu cá Việt Nam bị đánh chìm, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Jen Psaki ngày 27/5 nói ‘các hành động khiêu khích phần lớn xuất phát từ phía Trung Quốc.’
Nguồn: Vietnam MOFA website
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-yeu-cau-trung-quoc-ngung-hanh-dong-vo-nhan-dao/1924295.html
Nhật Bản can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông
In
Ý kiến
Chia sẻ:
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép
[Pin It]
Tin liên hệ
Trung Quốc: Việt Nam có lỗi gây ra sự cố chìm tàu
Đường dây nóng Việt-Trung 'không hoạt động'?
Trung Quốc, Việt Nam đổ lỗi cho nhau trong vụ chìm tàu cá
Trung Quốc bác tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa
2 người bị tù vì biểu tình bạo động chống Trung Quốc
Hình ảnh/Video Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
CỠ CHỮ
28.05.2014
Trung Quốc mới đây lại lên tiếng cảnh báo Nhật Bản đừng can dự vào vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với Việt Nam ở Biển Đông và tố cáo Tokyo có âm mưu khuấy động căng thẳng ở khu vực này để đạt mục tiêu “đục nước béo cò.” Các nhà quan sát cho rằng sự can dự tích cực hơn của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông phát sinh từ mối lo ngại của chính phủ ở Tokyo về an ninh của tuyến đường hàng hải vô cùng quan trọng cho sự sống còn của nền kinh tế lớn hàng thứ 3 thế giới.
Hôm thứ ba (27-5-2014), không lâu sau khi có tin tàu đánh cá Việt Nam bị tàu đánh cá Trung Quốc đâm chìm gần giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình, hai giới chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản đã lên tiếng chỉ trích điều mà họ gọi là “hành động cực kỳ nguy hiểm” của Trung Quốc.
Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo rằng “Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tới sinh mạng con người.” Ông nói thêm rằng các nước liên hệ cần phải tránh thực hiện những hành động đơn phương làm cho căng thẳng gia tăng, phải tuân thủ luật pháp quốc tế, và xử lý các vấn đề một cách bình tĩnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cũng cho báo chí biết rằng “vụ việc nghiêm trọng” này làm cho mọi người cảm thấy bất an. Ông cũng yêu cầu cộng đồng quốc tế làm rõ những sự việc liên quan tới vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Phát biểu vừa kể của các giới chức ở Tokyo đã nhanh chóng gặp phải sự chỉ trích của phía Trung Quốc, là nước cũng đang có vụ đối đầu gay gắt với Nhật Bản về vấn đề chủ quyền của một nhóm đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hối thúc “Nhật Bản tôn trọng sự thật và ngưng đưa ra những phát biểu vô trách nhiệm.” Ông Tần cũng lập lại tố cáo là Nhật Bản đang tìm cách khuấy động tình hình Biển Đông để đạt mục tiêu mà ông gọi là “đục nước béo cò.”
Cuộc khẩu chiến hôm thứ ba giữa Tokyo và Bắc Kinh diễn ra trong lúc Nhật Bản ra sức tăng cường các mối quan hệ với những nước vùng Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền chồng lấn với yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.
Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ 6, (23 tháng 5, 2014) dành cho tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã một lần nữa chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng biển có tranh chấp với Việt Nam. Ông nói rằng “những hoạt động khoan dầu đơn phương”của Trung Quốc làm cho căng thẳng leo thang và Nhật Bản “sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép.”
Tháng 12 năm ngoái, chính phủ Nhật Bản đã tặng 10 chiếc tàu tuần duyên cho Philippines và cho biết một cuộc điều đình đang được tiến hành để cung cấp một sự trợ giúp tương tự cho Việt Nam.
Ông Abe nói với tờ Wall Street Journal ông đã gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam một ngày trước đó và được thông báo là Việt Nam “muốn được cung cấp các tàu tuần duyên đó càng sớm càng tốt”. Nhà lãnh đạo Nhật cho biết ông cũng muốn gia tốc tiến trình này.
Theo các nhà phân tích, sự can dự nhiều hơn của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông phát xuất từ mối lo ngại đối với an ninh của tuyến đường hàng hải vô cùng quan trọng cho nền kinh tế Nhật, giữa lúc Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự và thực hiện những hành động ngày càng hung hãn trong những vụ tranh chấp chủ quyền với các lân bang ở Á châu.
Các nhà quan sát nói rằng Nhật Bản phải dựa vào nhập khẩu để thỏa mãn 95% nhu cầu nhiên liệu trong nước và hầu hết số dầu nhập khẩu là được vận chuyển ngang qua Biển Đông. Ngoài ra, 99% hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của Nhật cũng dựa vào đường biển, trong đó các loại hàng hóa bán sang các thị trường Âu châu, Đông Nam Á và Úc châu được vận chuyển qua Biển Đông. Theo ước tính của các chuyên gia, trong trường hợp phải đi đường vòng sang phía đông Philippines, giá thành của các sản phẩm chế tạo của Nhật Bản sẽ tăng 25%. Do đó, Nhật Bản xem Biển Đông là “tuyến đường huyết mạch” của mình và tìm đủ mọi cách để bảo vệ.
Theo tường thuật của báo chí Nhật Bản và Trung Quốc, tại một cuộc hội thảo ở Tokyo hôm 22 tháng 5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng Trung Quốc và Nhật Bản có thể xảy ra chiến tranh trong vòng 20 năm tới đây. Nhà lãnh đạo Singapore cho rằng Á châu có thể có một tương lai tốt đẹp nếu cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều muốn làm việc chung với Hoa Kỳ để duy trì sự ổn định và thịnh vượng của khu vực. Ông Lý Hiển Long nói thêm rằng trong trường hợp giới lãnh đạo ở Bắc Kinh không chịu hợp tác với Nhật Bản và các nước khác trong vùng, Trung Quốc có thể xảy ra chiến tranh với Nhật Bản vì vụ tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hay với các nước Á châu khác vì vụ tranh chấp Biển Đông dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Ông Lý Hiển Long cho rằng chính vì lý do đó mà Hoa Kỳ nên tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực, và ông tin rằng với sự trợ giúp của Washington, Á châu có thể né tránh được nhiều phần của tương lai u ám đó.
http://www.voatiengviet.com/content/nhat-ban-can-du-nhieu-hon-vao-van-de-bien-dong/1924681.html
Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản lên án vụ đâm chìm tàu Việt Nam
Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga : Vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trên Biển Đông là "một hành động cực kỳ nguy hiểm" - REUTERS /Itsuo Inouye
Thanh Phương
Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga : Vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trên Biển Đông là "một hành động cực kỳ nguy hiểm" - REUTERS /Itsuo Inouye
Hôm qua, 27/05/2014, Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ về tuyên bố của phía Nhật Bản lên án vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam trên Biển Đông. Hôm qua, phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga đã tuyên bố rằng nếu thông tin về vụ tàu cá Việt Nam bị đâm chìm ngày 26/05 là đúng sự thật, thì đây quả là « một hành động cực kỳ nguy hiểm ».
Ông Yoshihide Suga kêu gọi các nước có liên quan « không nên có những hành động đơn phương làm tăng thêm căng thẳng, và phải tuân thủ luật pháp quốc tế ».
Phản ứng về tuyên bố nói trên của phát ngôn viên chính phủ Nhật, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hôm qua cho đây là những phát biểu « bất chấp sự thật, hòng đục nước béo cò, có dụng ý xấu. ». Ông yêu cầu Tokyo tôn trọng « sự thật lịch sử » về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và chấm dứt những lời nói « vô trách nhiệm ».
Quan hệ Nhật – Trung hiện đang căng thẳng trở lại sau vụ phi cơ của hai nước suýt đụng nhau ngày 25/05 vừa qua trên không phận vùng biển Hoa Đông, nơi mà hai nước đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hai bên đã đổ lỗi cho nhau.
Trong khi đó, tờ báo Yomiuri của Nhật số ra ngày hôm nay, trích dẫn nguồn tin từ bộ Quốc phòng Nhật Bản, cho biết là nước này sẽ điều một tàu vận tải thuộc Lực lượng Phòng vệ vùng biển đến Biển Đông chở theo 140 binh lính Mỹ và Úc tham gia diễn tập cứu hộ vào tháng 6 tới với Việt Nam, Cam Bốt và Philippines.
Chiếc tàu Kunisaki sẽ đến Việt Nam ngày 06/06. Đây là lần đầu tiên tàu của Lực lượng phòng vệ vùng biển Nhật Bản tham gia vào một hoạt động như vậy.
Theo tờ Yomiuri, cuộc diễn tập cứu hộ này cũng là nhằm thể hiện tình đoàn kết của Nhật, Hoa Kỳ và Úc đối với các nước Đông Nam Á trước Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140528-trung-quoc-chi-trich-nhat-ban-len-an-vu-dam-chim-tau-viet-nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố các giải pháp bảo vệ chủ quyền
RFA 29.05.2014
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
In trang này
Chia sẻ
Ý kiến của Bạn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm nay tham gia phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ, và nêu ra 3 nhóm giải pháp bảo vệ chủ quyền đất nước.
Nhóm giải pháp thứ nhất được nêu ra là các tàu chấp pháp của Việt Nam phải luôn có mặt tại vị trí mới để cản phá và đuổi tàu Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Về mặt ngoại giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam tiếp tục kiên trì và đấu tranh đến cấp cao nhất, nói rõ hành động sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu họ rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Giải pháp thứ ba được người đứng đầu chính phủ Việt Nam nêu ra là đấu tranh bằng con đường dư luận. Theo đó các cơ quan chức năng phải cung cấp đầy đủ, trung thực, khách quan các hành động sai trái của Trung Quốc cho cộng đồng quốc tế.
Sẽ có va chạm
Thủ tướng Việt Nam cho biết trong gần một tháng qua, Việt Nam đã tiến hành hơn 30 cuộc giao tiếp với đại diện Trung Quốc, yêu cầu họ rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Cũng trong thời gian qua có hơn 30 tàu của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va, gây hỏng hóc.
Cũng trong cuộc họp báo này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra dự báo là sẽ có va chạm với Trung Quốc, nhưng phía Việt Nam kiên quyết và cố gắng kiềm chế.
Sau khi nêu ra ba nhóm biện pháp bảo vệ chủ quyền và tình hình thực tế xảy ra tại Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn nói Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị trên các lĩnh vực với Trung Quốc. Ông nói rằng đấu tranh vì chủ quyền vẫn phải tiếp tục, nhưng làm ăn thì vẫn bình thường.
Phản đối tại diễn đàn LHQ
Cũng tin liên quan, tại Hội nghị lần thứ 15 tiến trình tư vấn của Liên Hiệp Quốc về đại dương và Luật Biển từ ngày 27 đến 30 tháng 5 này, đoàn Việt Nam tham dự hội nghị cũng đã có bài phát biểu phản đối những hành động bất hợp pháp của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.
Theo phía Việt Nam thì những các hành động căng thẳng gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ngư nghiệp chính đáng của ngư dân Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-pm-put-forth-to-protect-sovereignty-05292014102642.html
Carl Bildt nói về Biển Đông và tự do
Cập nhật: 12:28 GMT - thứ năm, 29 tháng 5, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Ông Carl Bildt là Ngoại trưởng Thụy Điển từ 2006 tới nay
Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt vừa chủ trì một hội nghị quốc tế về tự do internet - Diễn đàn Internet Stockholm 2014, trong đó ông có bài phát biểu nói về tầm quan trọng của tự do và cởi mở trên không gian ảo.
Bấm Diễn đàn thường niên lần thứ ba do Bộ Ngoại giao Thụy Điển, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế (Sida) và Quỹ Hạ tầng internet .SE đồng tổ chức hai ngày 27/5-28/5 với chủ đề "Internet - riêng tư, minh bạch, theo dõi và quản lý".
Các bài liên quan
Diễn đàn về tự do internet ở Thụy Điển
VN kêu gọi quốc tế phản đối TQ
Đại sứ TQ ở Mỹ công kích Việt Nam
Chủ đề liên quan
Tranh chấp lãnh thổ,
Biển Đông
Ông Carl Bildt đã dành cho BBC một cuộc phỏng vấn ngắn bên lề diễn đàn, trước hễt là về căng thẳng biển đảo trong vùng Đông Nam Á.
BBC: Nói về căng thẳng hiện thời tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, quan điểm của ông như thế nào?
Ngoại trưởng Carl Bildt: Chúng tôi đã phát biểu nhiều lần là các xung đột thế này cần phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế.
Có nhiều luật, thí dụ như Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, hay các văn bản pháp lý quốc tế khác mà các nước cần phải tuân thủ một cách minh bạch và thực chất để có thể giải quyết các vấn đề một cách hòa bình.
Căng thẳng giữa Việt Nam, Trung Quốc, và cả các nước xung quanh khác cần phải được giải quyết giống như các nước tại các khu vực khác đã từng làm.
Chúng tôi đã chứng kiến nhiều bất đồng thí dụ tại biển Baltic hay biển Bắc, Bắc Đại Tây Dương... các tranh chấp bất đồng đó đều đã được giải tỏa theo luật pháp quốc tế.
Thụy Điển không đứng về phía nước nào mà chúng tôi muốn đóng vai trò trung gian thúc đẩy cách giải quyết bằng luật pháp quốc tế.
BBC: Trong thời gian Diễn đàn Internet Stockholm, các bên đã thảo luận khá nhiều về mối liên quan giữa các quyền tự do của người dân, trong đó có tự do internet, và phát triển kinh tế. Thế còn liên quan giữa các quyền tự do này với an ninh và chủ quyền của một quốc gia thì như thế nào thưa ông?
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Ngoại trưởng Carl Bildt: Chúng tôi thấy có liên quan giữa sự phổ cập internet và tự do internet với khả năng phát triển thực sự của một quốc gia trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.
Những nước nào tìm cách hạn chế tự do, trong đó có tự do internet, thì cũng gặp phải nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế, xã hội.
Thụy Điển chúng tôi là bạn bè thân thiết với Việt Nam trong nhiều năm qua, chúng tôi cũng duy trì quan hệ với Việt Nam lâu nay nhưng tôi phải thành thật mà nói rằng tôi từng trông đợi Việt Nam phát triển tốt hơn là như bây giờ. Một trong các lý do chính có thể là môi trường chính trị không cởi mở như chúng tôi hy vọng và do vậy mà cả đầu tư nước ngoài lẫn tốc độ phát triển đều không được như dự đoán 15-20 năm trước đây.
Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho mối liên hệ giữa tự do chính trị và phát triển kinh tế.
BBC: Chắc là ông đã được biết về trường hợp một blogger Việt Nam (Facebooker Anh Chí) bị ngăn cản không được tới Thụy Điển tham dự Diễn đàn Internet Stockholm?
Ngoại trưởng Carl Bildt: Vâng tôi có được biết và điều này cho thấy một lần nữa là môi trường chính trị o ép và hạn chế sẽ có những hậu quả xấu tới tiềm năng phát triển xã hội và kinh tế của Việt Nam.
BBC: Trong cách hành xử đối với các quốc gia hạn chế quyền tự do internet, dường như đang có chỉ trích là châu Âu và phương Tây đưa ra quá nhiều khuyến khích và nâng đỡ mà quá ít biện pháp trừng phạt. Ông trả lời thế nào về chỉ trích này?
Ngoại trưởng Carl Bildt: Tôi cho là về lâu dài thì khuyến khích có lợi hơn là chế tài. Tính hiệu quả của việc trừng phạt như thế nào thì còn phải tranh cãi và thường về ngắn hạn nhưng hiệu quả của sự khuyến khích thì lâu dài vì nó thường liên quan tới cải cách dài hạn.
Ông Carl Bildt là Ngoại trưởng Thụy Điển từ 2006 tới nay. Ông từng giữ chức Thủ tướng Thụy Điển từ 1991-1994. Năm 1994, ông đã thăm Việt Nam trong vai trò thủ tướng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140529_carl_bildt_inv.shtml
Tình hình vùng biển Hoa Đông lại căng thẳng
Máy bay tiêm kích SU-27 của Trung Quốc
Máy bay tiêm kích SU-27 của Trung Quốc
REUTERS
Thanh Phương
Trong khi tình hình tại Biển Đông ngày càng nóng lên do vụ giàn khoan Hải Dương 981, thì tại vùng biển Hoa Đông, căng thẳng Nhật-Trung cũng nổi lên trở lại với vụ phi cơ hai nước suýt đụng nhau trên không phận vùng biển này.
Ngày 25/05/2014 bộ Quốc phòng Nhật tố cáo một chiếc tiêm kích SU-27 của Trung Quốc đã bay sát, chỉ cách máy bay tuần tra OP-3C của Nhật Bản khoảng 50 mét, tại điểm tiếp xúc giữa hai vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc và Nhật Bản. Một chiếc tiêm kích SU-27 khác của Trung Quốc cũng bay sát gần 30 mét một máy bay tình báo điện tử YZ-11EB của Nhật Bản, cũng trong khu vực này.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tố cáo « các hành động nguy hiểm này có thể gây ra tai nạn », nhất là vì hai máy bay tiêm kích của Trung Quốc có trang bị tên lửa. Tokyo đã gửi công hàm ngoại giao để phản đối Trung Quốc về vụ này.
Nhưng phía Bắc Kinh cũng đã phản ứng mạnh mẽ không kém. Trung Quốc cáo buộc rằng chính hai máy bay Nhật Bản đã xâm nhập vùng cấm bay mà quân đội Trung Quốc và Nga thiết lập trước khi tiến hành tập trận chung. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng như vậy là Nhật Bản đã vi phạm công pháp quốc tế, có thể dễ dàng gây hiểu lầm và có thể gây ra tai nạn trên không. Bắc Kinh yêu cầu Tokyo tôn trọng « các quyền chính đáng của hải quân Trung Quốc và Nga ».
Vụ xảy ra trên biển Hoa Đông khiến người ta nhớ đến vụ một máy bay do thám của Mỹ đụng một chiến đấu cơ Trung Quốc trên hải phận quốc tế ở vùng Biển Đông vào năm 2001. Chiến đấu cơ Trung Quốc đã bị rơi, phi công thiệt mạng, còn máy bay Mỹ đã phải đáp khẩn cấp xuống đảo Hải Nam.
Trên biển, cũng đã từng xảy ra vụ một chiến hạm của Trung Quốc « khoá » radar nhắm bắn một khu trục hạm của Nhật trên biển Hoa Đông vào tháng 1/ 2013.
Quan hệ Nhật-Trung đã xấu đi nghiêm trọng từ hơn một năm qua, do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Chính là nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các đảo có nguy cơ bị Trung Quốc đánh chiếm mà bộ binh Lực lượng Phòng vệ ( Quân đội ) Nhật hiện đang tập trận trên quần đảo Amami, nằm gần khu vực quần đảo Senkaku.
Thứ hai tuần trước, chính phủ Tokyo thông báo một kế hoạch đặt các đơn vị lục quân trên ba hòn đảo của quần đảo Nansei, nằm cách Senkaku khoảng 170 km. Tháng trước, chính phủ Nhật bắt đầu xây một hệ thống radả trên đảo Yonaguni, cách Senkaku khoảng 150 km.
Hôm qua, thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố là vụ mới xảy ra hôm Chủ nhật sẽ không làm thay đổi kế hoạch của chính phủ Tokyo tiến hành thêm các chuyến bay do thám để thu thập tin tình báo ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Vụ máy bay Nhật Trung suýt đụng nhau trên biển Hoa Đông ngày 25/05/2014 phản ánh sự căng thẳng ngày càng gia tăng do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Nguy cơ xung đột cũng gia tăng theo. Bộ quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc đã từng thảo luận về việc thiết lập một cơ chế liên lạc trên biển để tránh mọi va chạm, nhưng cuộc đàm phán đã bị đình chỉ do tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140527-tinh-hinh-vung-bien-hoa-dong-lai-cang-thang
Posted by sontrung at 4:07 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
NGUYỄN AN DÂN * CHỐT QUA SÔNG
Bước thứ hai của con chốt qua sông
Tháng Năm 28, 2014 ⋅ 1 phản hồi
Nguyễn An Dân
Hôm nay một số cơ quan truyền thông trong và ngoài nước loan tin con chốt giàn khoan HY-981 đã thực hiện xong bước đi thứ nhất của nó và đã bắt đầu đi bước thứ hai, dời khỏi vị trí cũ 23 hải lý và xích lại gần khu vực quần đảo Hoàng Sa hơn. Theo tuyên bố của Tổng Công Ty Dầu Khí Trung Quốc thì nó đã khoan thăm dò xong mũi thứ nhất, giờ di chuyển để khoan mũi thứ hai. Tôi cũng đồng ý trên góc độ chính trị, “mũi khoan thăm dò chính trị” thứ nhất vào Việt Nam nói riêng, Mỹ và quốc tế nói chung, cũng đã xong và tất cả đang bắt đầu vào nước đi thứ 2 trong vàn cờ Việt-Trung. Chúng ta cùng nhìn lại các diễn biến của các bên xoay quanh bàn cờ trong nước đi thứ nhất và dự đoán các khả năng sẽ xảy ra cho bước đi thứ hai và hơn nữa
Tổng kết bước đi thứ nhất
Sau khi con chốt giàn khoan qua sông thì phía Trung Quốc nhận thấy mình sa lầy từ các phản ứng của phía Việt Nam, mà cụ thể là các bước đi ứng phó của tay cầm cờ Ba Dũng và sự nhanh nhạy vào cuộc của Mỹ. Nếu xét trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Việt thì các phản ứng cấp thời và cần thiết của tay cờ Mỹ trong giai đoạn một theo tôi nhận xét là nhanh hơn so với chiều sâu quan hệ mà Mỹ-Việt có trước khi giàn khoan triển khai.
Hàng loạt các động thái ngoại giao như trợ lý ngoại trưởng Mỹ qua Việt Nam, rồi giao lưu của hạm đội 7 Mỹ, ngoại trưởng Việt Nam được mời qua Mỹ (nghe đâu Phạm Bình Minh đang “soạn hành lý”), phái bộ nghị sĩ của Mỹ được mời qua Việt Nam để khảo sát về các bước tiến triển sắp đến của Việt Nam về vấn đề nhân quyền (một tiêu chí quan trọng trong việc Mỹ có cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam hay không, điều mà Việt Nam lúc này đang cần, ít nhất như một dấu hiệu tượng trưng trong quan hệ Mỹ-Việt). Việc xuất hiện giàn khoa của Trung Quốc dường như đẩy nhanh hơn quá trình gần Mỹ “thoát Trung” của nhóm Ba Dũng, và hai bên Việt-Mỹ đang thúc đẩy các bước đi nhanh hơn theo chiều hướng này. Cùng lúc đó, các quốc gia đồng minh với Mỹ như Nhật, Philipin, Hàn Quốc cũng chìa bàn tay mình ra với Việt Nam nhằm mục đích hình thành một liên minh “kháng Trung”.
Song song với phía Mỹ, sau khi thấy Mỹ và các đồng minh khu vực thực hiện các bước đi tích cực để hậu thuẫn cho tay cờ Ba Dũng có “thế” vừa áp đảo vừa thuyết phục nhằm loại bỏ sự đối kháng bên trong đảng của nhóm thân Trung Quốc, và có “lực” để đề kháng trên biển Đông (và cả trên đất liền, nếu cần thiết). Sau khi đặt giàn khoan, Trung Quốc đã triển khai việc gây hấn trở lại với Philipin, Nhật Bản. Cùng lúc đó là giật dây 1 đồng minh khác, Bắc Triều Tiên, quốc gia lâu nay ai cũng biết “vừa là Chí Phèo vừa là đàn em” của Trung Quốc trong khu vực Đông Á. Thế là “anh Chí Phèo” Bắc Triều Tiên nhảy ra múa dao trong mấy ngày vừa qua nhằm “chia lửa” với ông anh Trung Quốc của mình trong bàn cờ khu vực. “Chí Phèo Đông Á” tiếp tục gây hấn và mạnh mẽ hô hào chống đối Mỹ và anh hàng xóm anh em Nam Hàn mấy ngày gần đây.
Tất cả những động thái đó cho thấy Trung Quốc đang tìm cách chia sẻ sức lực và sự tập trung của Mỹ và đồng minh. Việc này có mục đích gì nếu không ngoài phân tán sức mạnh liên kết của liên minh “kháng Trung” đang manh nha và sự tập trung của Mỹ vào môt khu vực (biển Đông) hầu chuẩn bị “dứt điểm” phe thân Mỹ trong Việt Nam trong giai đoạn thứ hai này ?
Trong một động thái khác, giới quan sát chú ý đến việc Trung Quốc mời Malaysia qua thăm. Phải chăng Trung Quốc đang chuẩn bị một kế hoạch trung hạn sắp đến là tranh thủ vị trí chủ tịch Asean năm 2015 của nước này. Có nhiều khả năng là nếu Malaysia đồng ý, Trung Quốc sẽ tiếp tục các nước cờ chia rẽ Asean, và có một nguồn tin khác cho biết, Trung quốc còn thuyết phục Malaysia hỗ trợ cho quá trình rút chạy khỏi Thái Lan của chính phủ Thái Lan Yingluck Shiwanatra. Nguồn tin này còn cho biết, nhóm anh em nhà Shiwanatra dự định nếu chạy được sẽ thành lập chính phủ lưu vong ? Nếu quả vậy thì một công hai việc. Vừa thuyết phục Malaysia vừa thu xếp bàn cờ Thái Lan để còn “thế” mà tranh giành tiếp dự án kênh đào Kra với Mỹ
Song song với các hoạt động của Mỹ và Trung Quốc, các phản ứng của chính phủ Việt Nam trong suốt giai đoạn một được đánh giá khá phức tạp. Một luồng dư luận của các nhà quan sát chính trị có xu hướng thân Mỹ (giới chuyên gia trí thức ngoài nước và những người vận động dân chủ trong nước) thì đánh giá là “chậm chạp một cách chán nản tuy có khá hơn quá khứ một chút”. Một luồng quan sát chính trị của trí thức trong nước thì đánh giá là “tàm tạm nhưng cần bổ sung thêm”. Và một luồng đánh giá thứ ba của các quan chức đương nhiệm lẫn cựu thần từ to đến nhỏ thuộc nội bộ đảng thì cho thấy thế là ổn. Không kể một luồng nhỏ bé vẫn còn xu hướng nên giữ “16 vàng 4 tốt” mà một nhà trí thức trong nước vừa cảnh báo “Ông Z hãy im đi”.
Nhưng bất kể như thế nào, có lẽ các luồng dư luận cùng gặp nhau ở một quan điểm là các bước đi của tay cờ Ba Dũng có vẻ sốt sắng ồn ào hơn các lãnh đạo tiền nhiệm và cả các lãnh đạo ngang hàng hiện nay. Các bước đi này nếu chưa có hiệu quả nhiều trong thực tế thì cũng có giá trị vực dậy “sĩ khí” qua những lời phát ngôn và các bước đi ngoại giao tương đối nhanh nhẹn với “các đồng minh tiềm năng” là Mỹ, Philipin, Nhật. Trái ngược với hình ảnh năng động của tay cầm cờ Ba Dũng dù sao cũng gây ra một chút hào hứng, thì hình ành của tay cờ Nguyễn Phú Trọng gây ra một sự nghi ngờ khó hiểu. Cũng đã gần một tháng nay chưa nghe có một phát ngôn chính thức hay hành lang nào của tay cờ chủ chốt này, thậm chí trong báo cáo tổng kết hội nghị Trung Ương 9 vừa rồi mà tay cờ này đọc cũng không hề có hai từ “Trung Quốc”. Điều này làm tôi nhớ đến thời phong kiến, người ta rất sợ “phạm húy”. Hay là với tay cờ Nguyễn Phú Trọng, hai tiếng “Trung Quốc” lúc này là “phạm húy” nên không thể nói ra.
Đứng giữa hai thái cực của hai tay cờ có ảnh hưởng nhất trong bàn cờ Việt Nam hiện nay, hai vị trí còn lại là Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang có vẻ trung dung chi đạo, mỗi tay nói ra một ít mà dường như tôi nhận thấy những phát biểu này mang tính “không mất lòng ai”, từ lòng dân, lòng Mỹ cho đến…lòng Trung Quốc, dù ông Trương Tấn Sang có vẻ hơn một chút trong khẩu khí khi đi gặp bà con cử tri giữa tháng 5 vừa qua
Dự kiến các bước đi giai đoạn hai
Về phía Mỹ, nếu tính từ mốc ngày hôm nay là giai đoạn hai, đang có vài bước đi ngoại giao mở ra cho Việt Nam, cùng với việc bật đèn xanh cho Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương “hé ra” cho phía Việt Nam thấy khả năng “đối tác chiến lược”. Qua sự “sốt sắng có động cơ” đó, tôi tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Ba Dũng mạnh hơn để kế hoạch “thoát Trung” của Việt Nam thành công. Bất kể chiến thuật thế nào, tôi tin rằng Mỹ luôn hiểu cái khó của tay cờ Ba Dũng để giữ tinh thần hợp tác và ủng hộ ông ta. Tay cờ này đang xoay trở trong một hệ thống lâu nay bị Trung Quốc chi phối sâu sắc. Việc thực hiện các bước đi cải cách không phải dễ dàng như mong muốn chủ quan. Việc thành công hay thất bại trong vấn đề Việt Nam và trong chính sách “xoay trục” của Mỹ chính là ở lúc này.
Trung quốc vừa gây biến động vùa tạo cơ hội cho Mỹ –cũng như cho Việt Nam. Mỹ không thắt chặt được quan hệ với Việt Nam lúc này thì khó có cơ hội khác. Còn Việt Nam không dứt khoát thoát Trung lúc này thì chỉ còn đợi khi Trung quốc rối loạn và tan vỡ như Liên Xô trước đây –mà lúc đó thì không biết chính Việt Nam sẽ ở trong tình trạng nào. Cả Mỹ và Việt Nam đều đang có chung một nguy cơ và một cơ hội. Nhưng quả banh nằm trong chân Việt Nam, đá hay không là ở ban lãnh đạo Hà Nội. Câu hỏi then chốt là Ba Dũng có thoát được “gọng kìm” của phe thân Tầu trong ban lãnh đạo của chính đảng CS của ông ta, và “gọng kìm” giàn khoan của Trung quốc hay không. Nhất là trước kế hoạch bỏ phiếu tín nhiệm vào Hội Nghị TW 10 cuối năm nay của phe NP Trọng. Và ông phải dựa vào đâu để thoát khi mà quan hệ với Mỹ chưa có bược đột phá rõ rệt?
Về phía Trung Quốc, bên cạnh các hành động gây hấn ngoài biển đông và “khẩu chiến” trên mặt trận ngoại giao, đã lẳng lặng chuyển quân bộ vào khu vực biên giới trên đất liền khiến Việt Nam cũng phải chuyển quân. Việt Nam chuyển quân để phòng thủ thì có thể hiểu được, nhưng Trung Quốc chuyển quân để làm gì? Tôi nghĩ đến các kịch bản có thể xảy ra trong giai đoạn hai này
Dĩ nhiên Trung Quốc không bao giờ điên rồ mà xua quân tràn qua biên giới Việt Nam như năm 1979. Tình hình quốc tế bây giờ đã khác, nếu lặp lại lịch sử thì dù cho mục đích xâm lược Việt Nam bằng quân sự chính quy có đạt được, thì cũng gây ra sự đề phòng và bất mãn thật sự của 200 quốc gia còn lại trên thế giới. Do đó tôi thiên về khả năng Trung Quốc dùng quân đội gây áp lực để 4 tay cầm cờ “Sang Trọng Hùng Dũng” của Việt Nam “chùn tay và cản phá nhau” trên con đường thóat Trung ngả về phía Mỹ.
Va chạm vũ trang cao nhất nếu có cũng chỉ đến mức va chạm cục bộ, phá hoại một vài mục tiêu chiến thuật để “khủng bố tinh thần Việt Nam” rồi lui binh. Khả năng thứ hai là dự phòng trong trường hợp “nội bộ Việt Nam có biến động” thì đội quân sát vùng biên này có thể hỗ trợ một phần trong việc đảm bảo chiến thắng toàn cục cho phe thân Trung Quốc tại Hà Nội. Khả năng nào đi nữa thì mục tiêu trung hạn sau cùng vẫn là cản phá kế hoạch “thoát Trung” mà Ba Dũng đang đi. Bằng cách này hay cách khác đội quân Trung Quốc này, với thế “ỷ giốc” mà nó đang đóng quân sẽ “can thiệp trong một mức độ nhất định” khi cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm Ủy Viên Bộ Chính Trị của phía Việt Nam ở HNTW 10 vào cuối năm nay không đạt được mục đích là loại bỏ tay cờ Ba Dũng ra khỏi cuộc chơi.
Mỹ thật sự không muốn lùi bước khi thấy một tiền đồn quan trọng bảo vệ kênh đào Kra cho chiến lược “xoay trục” có thể mất. Còn Trung Quốc thì đã bày binh bố trận dàn hàng ngang từ đất liền đến trên biển nhằm cản phá Việt Nam, cho thấy họ cũng kiên quyết không lùi. Hay là người dân Việt Nam có thể nghĩ đến việc “fasten seatbelt” trong giai đoạn hai và ba của nước cờ giàn khoan này nếu cuộc đấu đá nội bộ giữa 2 phe trong đảng cầm quyền Việt Nam đi đến bước xấu nhất ?
Nghe đâu hôm nay cửa khẩu Tân Thanh ở Lạng Sơn đã đóng cửa vì quân đội Việt-Trung xúc phạm ném đá thóa mạ nhau mà phía chủ động gây hấn là Trung Quốc. Suốt từ lúc hai bên căng thẳng đến nay Trung Quốc chưa đóng cửa khẩu để gây áp lực kinh tế cho phía Việt Nam vì họ dùng công hàm 1958 như một bằng chứng khi tuyên bố Hoàng Sa là của họ. Họ chưa muốn quốc tế chỉ trích nhiều hơn nữa khi biết mình còn cầm cái bằng chứng pháp lý “nặng ký” trong tay về vấn đề Hoàng Sa. Trong giai đoạn hai này một sự khiêu khích quân đội Việt Nam nổ súng trước sẽ có lợi cho hình ảnh của Trung Quốc hơn trước dư luận quốc tế rồi sau đó mới đóng cửa khẩu là logic. Nhưng Việt Nam cần dự trù một khả năng nữa là dù bộ đội Việt Nam tránh va chạm nhưng vụ lúa hè thu sắp đến, nguồn sống chính của hàng triệu hộ nông dân cả nước, lúa gạo, sẽ bán đi đâu nếu một tháng sau thu hoạch xong thì TQ đóng cửa biên giới. Coi chừng TQ dồn sức lại để đánh một đòn nặng về thu mua lúa gạo vào thời điểm đó thì nông dân Việt Nam ăn cơm không thịt cá bên cạnh một đống lúa mốc meo trong kho.
Trái ngược với các bước đi mạnh mẽ của Mỹ và Trung Quốc như trên, ngược lại phía Việt Nam đã gây không ít sự thất vọng ức chế cho dân chúng và sự hoài nghi của giới quan sát quốc tế về việc thực thi một kịch bản “thoát Trung” đến tận cùng. Tới nay dường như vẫn chỉ là một vở diễn nữa mùa của tay cờ Ba Dũng. Sự lần chần chậm trễ loanh quanh biện giải xung quanh kế hoạch kiện Trung Quốc ra Tòa Quốc Tế đã làm quần chúng thất vọng, cùng với động thái ngăn cản các cuộc “mít tinh-biểu tình-tuần hành” đã làm nguội đi lòng yêu nước và gia tăng…lòng chán nản. Sau những phát ngôn táo bạo bên ngoài thì tay cờ Ba Dũng lại có vẻ lùi về và xa cách với nhân dân, trong khi ai cũng hiểu là chỉ có quần chúng nhân dân mới là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ ông ta lúc này trước những đòn dưới thắt lưng của các tay cờ thân Trung Quốc. Trước các hành động đầy thiện chí của Mỹ và sự gia tăng áp lực của Trung Quốc thì các động thái gần đây của tay cờ Ba Dũng làm quần chúng thấy ông “có vẻ chưa xứng tầm trong các ván cờ mang tính quyết định bước ngoặt tình thế”.
Làm sao để thoát Trung?
Để thoát Trung không thể chỉ bằng lời nói hay kêu gọi suông. Phải có hành động để tạo sự cảm thông và ủng hộ từ mọi phía, để thoát khỏi “gọng kìm” của chính những tay cờ thân TQ trước hết, rồi để có thế, có lực mà thoát khỏi vòng “kim cô” 16 vàng 4 tốt, đã thòng vào cổ từ sau Thành Đô. Hành động gì đây? Cũng không khó biết lắm, chỉ cần nhận rõ ai là bạn ai là thù trong cuộc cờ gay go hiện nay.
Thù thì dễ thấy rồi, nhưng bạn thì có khi ở rất gần dễ thấy lại chưa muốn thấy hay không dám thấy. Bạn xa có khi dễ thấy và dễ muốn có hơn bạn gần xát bên mình. Nói kiểu bình dân miền Tây thì bởi xưa nay không muốn bạn gần vì ở gần dễ thấy dễ biết tẩy nhau, tốt xấu gì cũng thấy cả. Tới nay đối xử với người gần không tốt vì người gần thật lòng thấy xấu chê xấu, kể cả với dồng chí, anh em, hễ không khen ta, nghe theo ta đều là “phản động” cả, đều là “thế lực thù địch” cả, đều âm mưu “diễn biến hòa bình”. Đàn áp, bắt bớ, giam cầm cả những người muốn cùng mình thoát Trung. Nay muốn thoát Trung mà vẫn chưa buông tha họ, chưa chấp nhận họ, dù nghe có nghịch nhĩ, thì lấy sức nào, thế nào để thoát Trung. Đấy là việc đầu tiên cần làm.
Rồi quần chúng, thanh niên, tri thức muốn biểu tình để chống bành trướng, tỏ lòng yêu nước, lại ngăn cản, đàn áp, thậm chí đánh đập. Luật biểu tình mấy kỳ họp QH đều chưa đưa ra được tới kỳ này nhiều giới vận động mạnh mà tới nay vẫn chưa dứt khoát và nhanh chóng đưa vào chương trình làm luật. Thiệt là không hiểu nổi, tự chặt tay chân mình để kẻ thù bành trướng thong dong tự do đi lại trên vùng biển của mình mà nhân dân mình không thể phản đối được. Đó là việc thứ hai phải nhanh chóng chấm dứt để có thể thoát Trung.
Một nửa đất nước còn chịu dư âm của chế độ cộng hòa đã một thời quyết chết theo với biển đảo. Một nửa dân số đó sẽ không thể hết lòng ủng hộ thoát Trung nếu bao oan trái chưa được giải tỏa, nếu những chiến sĩ chết cho tổ quốc chưa được vinh danh như Ngụy Văn Thà…, và nghĩa trang của họ chưa được chính thức công nhận. Nếu nền kinh tế thị trường tự do của miền Nam trước đây nay đã trở thành mẫu mực cho phát triển kinh tế cả nước thì tại sao không dám công nhận các lý tưởng tự do dân chủ của nền cộng hòa là lý tường chung của mọi người Việt yêu nước chống bành trướng Bắc kinh? Không có dân chủ tự do thì sao có lòng dân, thì lấy thế và lực nào để thoát Trung thật sự được.
Đó là những việc phải làm ngay nếu tay cờ Ba Dũng và nhóm của ông muốn thật sự thoát Trung. Chỉ có thể thoát Trung nếu các ông công khai công bố và thực hiện một lộ trình dân chủ và hòa giải dân tộc chân chính và thực tiễn. Trái banh đã ở trong chân của các ông. Thời gian của các ông không còn nhiều nữa, ván cờ đã đến lúc “được ăn cả ngã về không” rồi.
Nguyễn An Dân
(Tháng 5, 27, 2014)
********
Nguồn:
https://www.facebook.com/john.nguyencao
Posted by sontrung at 1:52 PM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
VĂN QUANG * QUAN THAM TRUNG QUỐC
Văn Quang - Viết từ Sài Gòn, ngày 26.5.2014
Quan tham Trung Quốc nhiều “bồ” nhất thế giới
Thời gian đã có quá nhiều tin tức đủ mọi loại tràn đầy trên các trang báo giấy cũng như báo mạng từ VN đến nước ngoài về vụ Trung Quốc (TQ) ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo của VN bị cả thế giới lên án. Kỳ sau tôi sẽ tiếp tục tường thuật về tình hình Biển Đông và thời sự VN.
Kỳ này, để biết thêm một mặt khác của TQ và cũng để “hạ nhiệt” vì những tin tức “quá nóng”, mời bạn đọc một loại tin tức khác về những “bê bối” ngoài sức tưởng tượng của những quan lớn TQ.
Một số tài liệu về nạn tham nhũng ở TQ làm rõ bộ mặt thật của các quan tham đó khiến tôi sững sờ, không thể ngờ các quan lớn của TQ lại giàu “khủng” và nhiều “nhân tình” đến thế, có thể nói là nhất thế giới. Hầu như “chuyện cung đình” của TQ từ ngàn xưa tới nay vẫn thế, mỗi thời đại có một kiểu chơi bời khác mà thôi.
alt
Hình ảnh nữ hoàng Võ Tắc Thiên của TQ nổi tiếng nhiều người tình trong một cuốn phim dã sử TQ.
Trong sử sách Trung Hoa đã ghi lại khá nhiều thiên “tình sử Trung Hoa” hấp dẫn. Thời xưa, Tần Thủy Hoàng có tới 3.000 cung nữ hầu hạ; nữ hoàng Võ Tắc Thiên có hàng loạt người tình trong hậu cung, đến khi bà 70 tuổi còn uống thuốc hồi xuân “thốc kê hoàn” để hưởng thụ…
Đạo quân nghĩa dũng chống quan tham
Thời nay, cũng có nhiều quan lớn TQ giàu có không thể ngờ và ăn chơi như ông hoàng chẳng kém vua chúa thời xưa. TQ cũng có chủ trương “bài trừ tham nhũng”, nhưng họ lại phát hiện tham nhũng bằng một giải pháp rất… “độc”. Họ không cần sử dụng đến cả một hệ thống mật vụ, công an theo dõi, điều tra vừa mất nhiều thời gian, vừa tốn kém cả sức người đến sức của.
Tuyệt chiêu được dùng để hạ gục đám quan tham chính là sử dụng nguồn tin từ các cô bồ đã trở mặt (nói đúng hơn là bị các quan tham trở mặt, bỏ rơi) mà báo chí TQ đã tôn vinh là ““đạo quân nghĩa dũng chống quan tham”.
Họ chỉ cần cho vài cô “cán” đi tìm kiếm những cô “bồ” cũ của các quan cần điều tra, bằng cách khích tướng, tâm sự, hoặc đe dọa, dụ dỗ, giúp đỡ nếu cô nào có tội… Nhờ vậy họ có thể khai thác được mọi ngóc ngách trong đời các quan. Những cô bồ này sẵn sàng gửi thư, đơn từ tố giác, thậm chí tung các hình ảnh, clip “nóng, nhạy cảm” của những người tình một thời của mình lên các trang mạng để trả thù, làm nhục và cung cấp chứng cứ để cơ quan chức năng trị tội người tình cũ.
Chỉ với vài mánh lới đó, cuộc đời ái tình sự nghiệp của các quan tham bị lôi ra ánh sáng với đầy đủ chi tiết cùng những bằng chứng và nhân chứng không thể chối cãi.
Vài con số chóng mặt
Đúng là Bắc Kinh nổi tiếng là nhiều mưu mô “độc”, chưa thấy nước nào có “sáng kiến” này. Nhờ kế hoạch đó, chính phủ Bắc Kinh đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc. Bạn hãy nhìn sơ qua kết quả này:
- Cảnh sát phải huy động 16 máy đếm tiền mới kiểm kê hết được số tiền mặt khi khám nhà của Wei Pengyuan-một quan chức có quyền phê duyệt các dự án năng lượng của nước này.
- Theo một báo cáo của chính quyền công bố, có đến 90% quan chức cấp cao ngã ngựa vì tham nhũng có nhân tình, thậm chí là có nhiều cô. Điển hình là cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân, người bị phạt tù vì tham nhũng hồi đầu năm 2013, có tới 18 bồ nhí.
alt
Hai người tình trẻ của tướng Cốc Tuấn Sơn
- Còn “khủng” hơn thế, theo báo chí TQ, khi điều tra đã phát hiện Trung tướng Cốc Tuấn Sơn có tới 79 căn nhà, bao nuôi 23 người tình, trong đó có 2 nữ minh tinh, 1 cô MC, 1 viên chức cao cấp...
- Cựu Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển của Chính phủ Trung Quốc Lưu Thiết Nam với tài khoản khổng lồ và 330 đĩa phim sex, 12 hộ chiếu khác nhau để chuẩn bị “chuồn”…
- Kỷ lục về số người tình hiện đang thuộc về Từ Kỳ Diệu, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Giang Tô: bao nuôi tới 146 cô bồ.
Những vụ này có quá nhiều tình tiết ly kỳ, tôi chỉ có thể tường thuật tương đối đầy đủ. Cũng cần nói rõ đây mới chỉ là “hồ sơ” do các bồ nhí “phản thùng” khai lại thôi. Tất nhiên còn rất nhiều cô không chịu khai vì sợ bị trả thù, vì được chi tiền ém miệng, vì chút tình cảm hoặc chút hy vọng nào đó còn sót lại… và những ông già không đủ sức có bồ, có ông quá sợ “sư tử Hà Đông”, chỉ biết “ăn” mà không biết “chơi” nên dù tham gấp 10 lần vẫn không bị phanh phui hoặc đã chuồn êm ra nước ngoài hưởng “lộc”.
90% quan chức bị kỷ luật đều có người tình
Các người tình của các tham quan đều trẻ đẹp và có loại chuyên nghiệp và có loại “con nhà lành”. Tất nhiên các ả này đều khéo ăn khéo nói nên mới moi được những khoản tiền lớn, quà tặng có giá trị nên họ đều có tài sản kếch xù trong thời gian “cặp bồ”, nhưng chẳng thiều gì “em” bị quan “nghỉ chơi”, bỏ rơi không thương tiếc trở nên hận tình, hận đời… đen bạc! Có cô phung phí thời hoàng kim, bị các “bà lớn” triệt hạ nên đói rách tơi tả.
Lưu Xuân Cẩm, Phó Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (KTKLTW) cho biết:
“Trong số các cán bộ cấp Cục, Sở trở lên bị kỷ luật, có 90% có người tình, thậm chí có hiện tượng nhiều quan tham có chung một người tình”.
Hiện tượng cặp bồ ở Trung Quốc phổ biến đến mức một nhà báo khẳng định: nếu quan chức chính quyền hay đại gia kinh doanh nào không có tình nhân thì họ không được người khác tôn trọng. Nói như kiểu VN là “cả quỷnh”, không được xếp vào hàng ngũ “quý sờ tộc”.
Cặp bồ đã trở thành hiện tượng “văn hóa người tình”, đã được phản ánh trong phim “Tay chơi”: có những cuộc tiếp tân thì đưa vợ tới, nhưng có những cuộc du hí thì dẫn bồ đi theo, “nếu không đi cùng một người phụ nữ thì anh không phải là đàn ông chân chính”.
Ở Trung Quốc có hẳn một tầng lớp phụ nữ làm nghề cho thuê làm bạn gái, làm vợ. Những cô gái này lúc đầu chỉ có mối quan hệ thuê mướn với các quan chức, đại gia, sau phát triển thành quan hệ thân xác kiểu “bóc bánh trả tiền”. Phần lớn họ coi đó là quan hệ giao dịch thương mại đơn thuần, nhưng cũng có những người lại xem nặng tình cảm, cố níu kéo, giành giật…
Nhà nghiên cứu trẻ Trịnh Cam Cam đã dành thời gian 2 năm rưỡi vào vai ca-ve trong vũ trường, hộp đêm để tìm hiểu về thế giới của các gái bao rồi viết nên cuốn “Khu đèn đỏ” rất ăn khách. Trịnh Cam Cam viết: trong thế giới của các ca-ve, cô nào được các quan chức hay đại gia bao được coi là “cao cấp”, còn ước mơ của họ là trở thành tình nhân rồi được kết hôn với người khách đó. (Chuyện này cũng giống như ở VN thôi).
Trong các vụ quan tham ngã ngựa người ta đều thấy bóng dáng các ả tình nhân. Trong vụ mới đây, Kim Đạo Minh, nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy, đương kim Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn Tây bị bãi chức để điều tra vì “vi phạm kỷ cương pháp luật nghiêm trọng” và bao nuôi nhiều người tình.
Khi nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai bị xét xử, trong cáo trạng, ngoài các tội về tham nhũng, còn thêm “có quan hệ tình dục bất chính với nhiều phụ nữ”, trong đó có cả một cặp chị em ruột!
alt
Diệp Nghênh Xuân (trái) và Thẩm Băng, hai người tình của Chu Vĩnh Khang
Trong vụ nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra, báo chí cũng đã “chỉ mặt, điểm tên” hai cô bồ trẻ đẹp của ông ta đã bị Ủy ban KTKLTW bắt, đều là phát thanh viên truyền hình là Diệp Nghênh Xuân và Thẩm Băng.
100% quan chức Quảng Đông đều có “bồ nhí”
Năm 1999 tỉnh Quảng Đông có 102 quan chức ở Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải bị xử vì lý do tham nhũng, cả 102 người đều bao nuôi bồ nhí…
Ngày 13/3/2014, Thượng tướng Tôn Tư Kính, nguyên Phó Chính ủy Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc cho báo chí biết: khi vụ án tham nhũng của Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, Phó chủ nhiệm TCHC khi sắp được công khai. Lập tức, hình ảnh về các cô bồ của viên tướng tham nhũng này đã xuất hiện trên các trang báo mạng. Theo báo chí, qua nhiều cuộc điều tra đã phát hiện, tướng Cốc có tới 79 căn nhà, bao nuôi 23 người tình, trong đó có cô ca sĩ “người tình công cộng” tên Thang Sán, 2 nữ minh tinh, 1 cô MC truyền hình, 1 viên chức cao cấp… như đã nói ở trên.
Bao nuôi nhiều người tình là “mốt”, thể hiện “bản lĩnh nam nhi”, nhưng có một thực tế là rất nhiều quan tham đã ngã ngựa vì sự trở mặt, phản phé của các người tình.
Quy trình bồ nhí chống tham nhũng
Tờ “Vượng Báo” đã tổng kết, hiện tượng “bồ nhí chống quan tham” thành “quy trình” như sau: đầu tiên tung lên mạng những bức ảnh “bất nhã” giữa quan tham với mình hoặc với người khác; tiếp đó tập hợp các clip nóng in thành đĩa, tập hợp những “kỷ niệm” giữa đôi bên thành “nhật ký tình ái” phát tán lên mạng hoặc gửi đến cơ quan chức năng làm chứng cứ có sức thuyết phục để hạ gục quan tham.
Điển hình là Cục phó Hồ sơ nhà nước Phạm Nhuế bị hạ gục bởi cô MC truyền hình Kỷ Anh Nam tung ảnh, video “nóng” lên mạng; Cục trưởng Biên dịch trung ương Y Tuấn Khanh bị ngã ngựa sau khi cô người tình Thường Diễm cho công bố trên mạng tác phẩm “Một sớm chợt tỉnh mộng, nửa đời trôi nổi trong mưa”, truyện khá dài viết về chuyện tình yêu, thù hận giữa đôi bên…
Riêng năm 2012 đã có hơn 10 vụ quan chức bị ngã ngựa do bị phơi bày những hình ảnh “nóng” trên mạng. Lý do các cô bồ tố quan tham cũng rất đa dạng: có cô do bị bỏ rơi, ruồng rẫy do đối phương “có mới nới cũ”; có cô tố giác do ghen tuông với vợ người tình, do người tình “ăn ở không công bằng” giữa các người tình…
Tuy nhiên, việc các cô bồ đứng ra tố giác người tình là quan tham nhiều khi cũng tự chuốc lấy nguy hiểm. Có cô sau khi tố giác đã bị người tình trả thù; có cô bất chấp danh dự bản thân tung hình ảnh để triệt hạ người tình, nhưng đối phương chẳng hề hấn gì, còn mình thì mất cả chì lẫn chài…
Lại có anh “chết” vì vợ ghen
Nhân dân Nhật báo mới đây đã đăng tải vụ án Cục trưởng Y tế quận Thục Sơn (Hợp Phì) bị vợ là Đào Bình tố cáo nhận hối lộ, bao nuôi 2 cô bồ. Theo đơn tố cáo của Đào Bình gửi đến báo, chồng bà 42 tuổi, sau khi nhận chức Cục trưởng cuối năm 2011 thường không về nhà ngủ.
Bà ta nghi ngờ, nhờ người tìm hiểu thì biết ông Hách (tên chồng bà) có quan hệ với một phụ nữ họ Lý, hai người thuê phòng sống chung. Khi bị bà cảnh báo, dọa tố giác, Hách đã viết đơn cam đoan và chia tay với Lý. Sau đó, Hách quay về nhà, nhưng từ cuối năm 2013, Đào Bình lại phát hiện qua tin nhắn điện thoại chồng mình có quan hệ với cô gái 27 tuổi họ Tôn.
Đào Bình rất tức giận, đã cùng mấy người thân tìm đến nơi hai người thuê phòng sống chung, bắt quả tang, chụp được ảnh nhạy cảm. Tại căn phòng hai người sống chung, Đào Bình đã phát hiện thấy nhiều rượu, thuốc lá đắt tiền và các tác phẩm mỹ thuật quý giá, chỉ có thể có do nhận hối lộ. Bà đã thu giữ những món này và sẽ giao nộp để cơ quan chức năng xử tội chồng mình...
Khám nhà quan tham Trung Quốc, đếm tiền hỏng cả máy
Cảnh sát Trung Quốc phải huy động 16 máy đếm tiền mới kiểm hết được số tiền mặt khi khám nhà của Wei Pengyuan-một quan chức có quyền phê duyệt các dự án năng lượng của nước này.
Theo tạp chí tài chính Caixin, ông Wei là Phó Trưởng phòng Than tại Cục Quản lý Năng lượng quốc gia của Trung Quốc. Wei bị cơ quan chức năng Trung Quốc điều tra vì những sai phạm trong việc phê duyệt các dự án xây dựng nhà máy điện.
Theo báo Caixin, đây là vụ tham nhũng lớn và mới nhất của Trung Quốc.
alt
Cảnh sát phải huy động đến 16 máy đếm tiền mới đếm hết số tiền trong nhà ông Wei Pengyuan,
cựu Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển của Chính phủ TQ.
Được biết, khi khám nhà ông Wei, cảnh sát Trung Quốc đã phải huy động 16 máy đếm tiền để kiểm đếm số tiền mặt lên tới hơn 100 triệu nhân dân tệ tìm thấy ở đây. Trong quá trình kiểm đếm, có 4 chiếc máy đã bị hỏng vì hoạt động quá công suất!
Tờ giấy bạc mệnh giá lớn nhất của Trung Quốc là 100 nhân dân tệ. Điều đó có nghĩa là “núi” tiền của Wei gồm ít nhất 1 triệu tờ, mà khi xếp chồng lên nhau có thể tạo thành một cột cao 100m.
Tài sản kếch xù và 330 đĩa sex
Cựu Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển của Chính phủ Trung Quốc Lưu Thiết Nam vừa bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc vì tham nhũng, lạm quyền.
Tân Hoa xã cho hay. Ông Lưu còn tìm cách trục lợi từ các doanh nghiệp thân quen của mình bằng việc phá vỡ nhiều quy định, nhận tiền mặt và quà đút lót.
alt
Lưu Thiết Nam, Cựu Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển của Chính phủ TQ
có tài sản kếch xù và 330 đĩa phim sex.
Những sai trái của ông Lưu bị phanh phui trên mạng vào năm 2012 khi bị Phó Tổng biên tập Tạp chí Kinh doanh Tài Kinh La Xương Bình tố cáo dựa vào lời của những bồ nhí của ông Lưu.
Ngay chiều hôm đó, cơ quan chức năng đã khám xét 3 ngôi nhà của Lưu Thiết Nam ở Bắc Kinh, 1 nhà ở Thanh Đảo, 1 nhà ở Thái Nguyên và ban đầu tìm thấy 25 thẻ tài khoản của 7 ngân hàng, một số dùng tên giả, tên người khác.
Trong các tài khoản có hơn 71,5 triệu nhân dân tệ, 2,65 triệu USD, hơn 870 ngàn euro, 2,2 triệu dollar Úc, số cổ phiếu trị giá 133 triệu nhân dân tệ. Trong két bảo hiểm có 9,375 kg vàng, 1,420 kg Bạch kim, 25 món trang sức bằng kim cương, ngọc, đá quý...
Điều khiến các nhân viên công tác sửng sốt là họ đã tìm thấy 25 cuốn hộ chiếu nước ngoài, riêng Lưu Thiết Nam có 12 cuốn mang các tên khác nhau như hộ chiếu Úc mang tên Lưu Á Bình, hộ chiếu Canada mang tên Uông Giai.
Tại nhà của Lưu ở Thanh Đảo, cơ quan chức năng đã tìm thấy hơn 330 đĩa phim sex của Nhật và châu Âu, hơn 1.200 cuốn tạp chí khiêu dâm, để chật cứng 4 giá sách.
Theo điều tra, Lưu Thiết Nam bao nuôi 8 người tình ở Bắc Kinh, Hàng Châu, Thái Nguyên, Thanh Đảo, Tô Châu...
Vì sao MC xinh đẹp phải tung ảnh người tình lên mạng
Người dẫn chương trình (MC) truyền hình Kỷ Anh Nam bôi tro trét trấu vào mặt người tình cũ 26 tuổi Phạm Duyệt, một phó giám đốc tại Tổng cục Lưu trữ quốc gia, khi công khai đủ thứ chuyện với hàng trăm triệu cư dân mạng Trung Quốc. Hè vừa qua, Kỷ Anh Nam tải lên mạng nhiều đoạn video và hình ảnh riêng tư khi hai người cùng đi mua sắm, ngâm mình trong một bể bơi và vui chơi tại một bữa tiệc cũng là nơi Phạm Duyệt cầu hôn.
alt
Hình cặp đôi MC Kỷ Anh Nam và Phạm Duyệt khi còn mặn nồng được tung lên mạng.
Nguyên nhân khiến người dẫn chương trình (MC) truyền hình Kỷ Anh Nam “phản thùng” là vì phát hiện Phạm Duyệt đã có vợ con. Trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Hoàn Cầu, Kỷ Anh Nam kể lể: “Anh ta luôn hứa hẹn sẽ cưới tôi. Tôi luôn nghĩ anh ta sẽ là chồng mình”. Tuy nhiên, điều khiến dư luận bị sốc không phải chuyện ngoại tình mà là số tiền khổng lồ liên quan. Theo lời nhân tình, Phạm Duyệt từng tặng cô số tiền tiêu vặt hơn 1.000 USD/ngày, một chiếc xe hạng sang và còn hứa chu cấp một căn nhà lớn.
Lúc đầu, cô nhân tình trình bày sự việc với nhà chức trách, tin rằng Phạm Duyệt tham nhũng. Nhưng không nhận được phản hồi, cô liền tiết lộ mọi chuyện lên mạng. Vì vậy nhà chức trách phải điều tra. Theo Tân Hoa Xã, Phạm Duyệt đã bị cách chức bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng.
Còn khá nhiều những quan chức ngã ngựa như thế này nhưng trang báo có hạn, tôi không thể viết hết. Xin rút ra một kết luận ngắn gọn:
Những tiết lộ này không thôi cũng không đủ để kiềm chế nạn tham nhũng mang tính hệ thống ở Trung Quốc. Như một bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo có viết: “Một số người nói rằng các cơ quan chống tham nhũng ở mọi cấp làm việc thậm chí còn không bằng các cô bồ nhí”.
Quan tham TQ đi đâu?
Ở một số nước phương Tây hiện đã hình thành những “phố quan tham”, “phố vợ lẽ”, “phố con cái quan tham” Trung Quốc. Tại phiên tòa xét xử cựu Ủy viên BCT, Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, tòa biệt thự xa hoa ở ven biển Cannes nước Pháp đã trở thành chứng cứ trọng điểm để tòa kết tội Bạc Hy Lai nhận hối lộ. Trên thực tế, châu Âu đã trở thành “thiên đường” để rất nhiều quan tham Trung Quốc mua bất động sản. Thậm chí không quan tâm tới giá cả.
alt
Một khu biệt thự của quan tham TQ tại Mỹ.
Một thủ đoạn quen dùng của họ là “điệu hổ ly sơn”: nhờ người thân, bạn bè ở nước ngoài mua sẵn nhà, đưa vợ con sang định cư trước, khi thấy hành vi tham nhũng của mình có nguy cơ bại lộ là tìm cách tháo chạy khỏi Trung Quốc ngay.
Mỗi quan tham chạy trốn mang theo 100 triệu tệ
Theo thống kê của báo chí Trung Quốc hồi cuối năm 2010, trong gần 30 năm qua có khoảng 4.000 quan tham Trung Quốc chạy trốn thành công, mang theo hơn 50 tỷ USD ra nước ngoài, tính bình quân mỗi tên “nuốt” trọn 100 triệu NDT tiền thuế của dân. Tuy nhiên, chỉ mới có có hơn 500 sa lưới trong 9 năm nỗ lực truy bắt.
Chính vì vậy, chạy trốn ra nước ngoài đang là sự lựa chọn hàng đầu của các quan tham, trong khi đó cơ chế phòng ngừa chưa có, hiện chỉ ở mức đuổi gà đã xổng chuồng.
Tôi nghĩ những nước cần chống tham nhũng nên áp dụng cách phát hiện này, cứ hô hào lớn tiếng chống tham nhũng nhưng vô cùng tốn kém và không có kết quả khiến người dân càng mất lòng tin. Dùng mấy cô bồ nhí bị quan “đá”, chắc “thành tích chống tham nhũng” sẽ tăng lên ào ào.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
* Trang "Lẩm Cẩm Saigon thiên hạ sự" của Văn Quang
Posted by sontrung at 12:36 PM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
HÀ HƯNG QUỐC * TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC
Trước con cù China manh động và…nhiều hơn thế nữa
Hà Hưng Quốc, Ph.D
“Một ngày nào đó chúng ta có thể phát hiện chính xác lý do tại sao phía Trung Quốc quyết định triển khai giàn khoan cùng đội tàu đi kèm đến chỗ đó vào thời điểm này. Chúng ta biết rất ít về cách mà những quyết định như thế được đưa ra.” (Nguồn: Dân Luận. Trung Quốc Tính Toán Sai Trong Vụ Giàn Khoan của Bill Hayton do Huỳnh Phan chuyển ngữ).
Những dòng này của Bill Hayton cho thấy thế giới đang thắc mắc cái gì mới là lý do thực sự bên sau động thái của Trung Cộng vào những ngày gần đây. Chờ đến một ngày nào đó trong tương lai mới phát hiện chính xác lý do thì có thể đã quá muộn, cho Việt Nam nói riêng và cho toàn vùng ĐNA nói chung.
Trung Cộng muốn trỗi dậy và thật sự hóa rồng thì cần phải có khả năng ra tới biển xanh biểu dương sức mạnh. Hiện giờ thì Trung Cộng vẫn còn là con Cù China manh động đang bị nhốt trong ao. Động thái mạnh mẽ của Trung Cộng trong những năm gần đây không có gì là khó hiểu. Tất cả và bằng mọi giá Trung Cộng phải đột phá để mở ra một thông đạo từ ao nhà tới biển xanh và một hành lang chiến lược bảo đảm an ninh cho Cù China. Đó là cốt lõi của vấn đề. Đó là tầng nền tảng của các tầng chiến lược Trung Cộng đã và đang thực hiện. Đó là trả lời cho câu hỏi “Trung Cộng thực sự muốn gì ở Biển Đông?”
Chỉ có điều khó hiểu là tại sao Trung Cộng lại chọn vào thời điểm này và đặt giàn khoan tại vị trí đó với một đội tàu bảo vệ giàn khoan, một lực lượng hùng hậu có thể nói là chưa từng có từ sau thế chiến.
Để mở được con đường ra biển xanh và chủ động an ninh cho con đường chiến lược này, Trung Cộng nhất định phải thâu tóm bán đảo Đông Dương trong tay. Với những diễn biến gần đây, và với tin tức tình báo có độ khả tín cao, có thể dự đoán là Trung Cộng đang lặng lẽ tiến hành một trục liên minh quân sự Hoa-Lào-Miên-Thái. Liên Minh này sẽ là lưỡi dao cắt đôi vòng đai tiếp cận Trung Quốc nhằm phá chiến lược “bao vây tiếp cận” của Hoa Kỳ.
Nếu đúng như dự đoán, và nếu họ thành công, Trung Cộng không những sẽ thao túng bán đảo Đông Dương mà còn kiểm soát toàn bộ Nam Hải, Vịnh Thái Lan, một phần biển Andaman, uy hiếp Việt Nam từ mọi phía và hội đủ yếu tố chiến lược để có thể triển khai chiến tranh toàn vùng.
Trung Cộng đã nắm trọn Campuchia trong tay sau khi đã nhổ đi những nhân vật quan trọng thân cận Việt Nam. Đặc biệt là từ sau tai nạn máy bay ngày 9 tháng 11 năm 2008 giết chết Hok Lundy, Tư Lệnh Cảnh Sát Campuchia, và Sok Sa Em, Phó Tư Lệnh Quân Đội Campuchia, thì chính quyền Hunsen đã công khai trở mặt với Việt Nam và không che dấu thế liên minh với Trung Cộng. Tuy TT Hunsen từng là “gà nhà” của Việt Nam nhưng quan hệ đó đã rạn nứt và xấu dần kể từ 2002.
Và trong lúc cả thế giới hướng về Biển Đông dõi theo “China’s Mobil National Territory” HD 981 neo trong lãnh hải Việt Nam và lo lắng về những hậu quả tiêu cực của động thái trên thì Trung Cộng lặng lẽ thu tóm nước Lào, một đồng minh trung thành với Việt Nam. Bốn nhân vật chóp bu do Việt Nam đào tạo đã tử vong trong một tai nạn máy bay ngày 17 tháng 5 năm 2014, ngay sau khi Thường Vạn Toàn, Ủy Viên Bộ Chính Trị và là Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng, ghé thăm Lào. Cái chết của họ cũng là cái chết của “Việt – Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Tuy cần một thời gian nữa mới thấy rõ hậu quả của sự việc nhưng có thể nói ngay bây giờ rằng Lào đã chính thức rớt vào tay Trung Cộng.
Cũng cần nhắc lại là ngày 25 tháng 5 năm 1998 cũng đã từng xảy ra một tai nạn máy bay quân sự tại Xiêng Khoảng, Lào gây tử vong cho 20 sĩ quan Việt Nam trong đó có 5 tướng lĩnh và 5 đại tá: Đào Trọng Lịch, Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng, Thứ Trưởng Quốc Phòng, UVTV Đảng Ủy Quân Sự Trung Ương; Trần Tất Thanh, Trung Tướng Tư Lệnh QK2; Trần Minh Thiệt, Thiếu Tướng Phó Tư Lệnh kiêm Tham Mưu Trưởng QK5; Phạm Minh Thanh, Thiếu Tướng Cục Trưởng Cục Nhà Trường, Bộ Tổng Tham Mưu; Thiếu Tướng Vũ Xuân Thủy; Đại Tá Hoàng Bình Quân; Đại Tá Lai Thế Cường Đại Tá Cao Tiến Lãm, Đại Tá Ngô Quang Vinh, Đại Tá Lê Văn Hân. Nhìn chung họ là những sĩ quan giàu kinh nghiệm chiến trường và nhiều người từng là sĩ quan chỉ huy chống quân xâm lăng Trung Cộng tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang.
Một tai nạn rơi máy bay khác (không nhớ ngày tháng năm) đã giết chết đoàn cán bộ cao cấp vài chục người của QĐNDVN trong chuyến công tác viếng thăm bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Và cách đây không lâu (không nhớ ngày tháng năm) một máy bay bị rơi trên đường trở về đất liền trong chuyến công tác ủy lạo chiến sĩ Trường Sa. Tai nạn này đã giết chết rất nhiều sĩ quan tham mưu cao cấp của Quân Khu 5.
Dĩ nhiên không phải là những sự cố ngẫu nhiên. Lại càng không phải là tình cờ khi tất cả nạn nhân đều là những sĩ quan giàu kinh nghiệm đang trấn giữ trọng địa sinh tử của Việt Nam. Tuy là không thể trưng ra bằng chứng cụ thể (và dù có bằng chứng cụ thể thì cũng không được phép công bố) phương pháp “tai nạn rơi máy bay” dùng để thủ tiêu tập thể giới chức quân sự mà Trung Cộng muốn trừ khử là phương tiện hiệu quả và dễ thực hiện hơn hết.
Thái Lan cũng không nằm ngoài tầm tay khuynh đảo của Trung Cộng. Mới đây Thái Lan đã đồng ý để cho Trung Cộng tiến hành xây dựng con kinh đào Kra Isthmus. Theo bản tin ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Menafn - SinoCast Daily Business Beat via COMTEX và ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Global Time, một tập hợp đa công ty của Trung Cộng đã khởi công, trong đó có Sany Heavy Industry Co., Ltd., Xuzhou Construction Machinery Group Co., Ltd. và Guangxi Liugong Machinery Co., Ltd.. Về mặt kinh tế con kinh đào chiến lược này chắc chắn sẽ mang lợi ích đến cho nhiều quốc gia, ngoại trừ những quốc gia hưởng lợi lớn từ kinh đào Malacca. Nhưng về mặt an ninh toàn vùng, một khi kinh đào Kra đã được đào xong và nằm trong tay của Trung Cộng thì nó lại là một tai họa. Nếu như Thái Lan trong những ngày tới cũng rớt vào bàn tay của Trung Cộng thì coi như lộ đồ thâu tóm bán đảo Đông Dương đã thực hiện xong.
Hành lang chiến lược của Trung Quốc đang hình thành và càng lúc càng hiện rõ.
Tại Koh Kong —một tỉnh duyên hải của Campuchia nằm cạnh Tháí Lan và hướng ra vịnh, một địa điểm chiến lược— Campuchia đã giao 36 ngàn hecta đất, bằng một nửa diện tích của Singapore, cho Tập Đoàn Phát Triển Liên Hợp Thiên Tân (Union Group) với thời gian 99 năm, dài hơn một đời người, để xây một “Ankor Watt trên biển” với dự án Botum Sakok hơn 3 tỉ USD cộng thêm gần 10 ngàn hecta đất cho dự án xây đập thủy điện. Một tiền đồn biển của Trung Cộngđang mọc lên trên đất Campuchia, áp sát biên giới Thái Lan. Đúng như nhân viên kiểm lâm đã từng ngăn chận phóng viên Reuters đi vào vùng đất này đã nói: “Đây là Trung Quốc.”
Tại Bokor —một cao nguyên có độ cao trên một ngàn mét nằm sát biên giới Việt Nam nhìn ra vịnh Tháí Lan và Biển Đông, cách cảng Kampongson 90 km, với những cao điểm quân sự và quân cảng xung quanh như cao điểm 144, 146, 162... và quân cảng Ream— Vườn Quốc Gia Bokor, còn có tên là Preah Monivong National Park, đã bán cho Chinese Corp. Bên trong khuôn viên của Bokor, tập đoàn quốc doanh Sinohydro của Trung Cộng đã xây đập thủy điện Kamchay, nhấn chìm hai ngàn hecta rừng. Trong quá khứ những giàn radar đã từng được đặt trên đỉnh Bokor. Nơi đây cũng từng là thành trì của Miên Đỏ. Không ai biết được hiện giờ Trung Cộng đã cài đặt gì ở những nơi được khoanh vùng “của người Trung Quốc.” Những giàn radar? Những giàn tên lửa? Những căn cứ bí mật? Một điều chắc chắn Bokor đang/sẽ là một tiền đồn biển của Trung Cộng mọc lên trên đất Campuchia, áp sát biên giới Việt Nam.
Một nhà máy sản xuất sắt thép và một tuyến đường sắt 400 km nối liền khu vực sản xuất thép trong tỉnh Preah Vihear đến hải cảng Koh Kong, kinh phí trên 11 tỉ USD, cũng đã được ký kết giữa Tập Đoàn Sắt, Thép và Hầm Mỏ Campuchia với Tập Đoàn Đường Sắt Trung Quốc. Đồng thời các công ty Trung Cộng cũng lên kế hoạch xây một tuyến đường sắt cao tốc 400 km từ đất Lào lên hướng Vân Nam và đang thu xếp để ký hợp đồng xây một tuyến đường sắt khác với Thái Lan. Một tuyến đường chiến lược nối liền Vân Nam/ Côn Minh tới vịnh Thái Lan và nam Biển Đông đang hình thành. Thêm vào đó là QL78 dài 120 km, nối liền Vân Nam với Thượng Lào, xuống Đông Bắc Campuchia, tới cảng Kompongsom nam Campuchia, và nối với Tây Nguyên của Việt Nam ra tới biển. “Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay (Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha va Bokeo trên lãnh thổ Lào.” (Nguồn: Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn Huy, 26/2/2012).
“Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng 5 Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) hay Khu chế xuất, và 14 Thành phố Hải cảng Mở, hay OCC (Open Coastal Cities), dọc các bờ biển.... Bắc Kinh đã thành công trong việc gán ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào tiểu vùng sông Mêkông để tạo thành một khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân. Từ đó đến nay, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu lãnh đạo tiểu vùng hạ lưu sông Mêkông.” (Nguồn: Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn Huy, 26/2/2012).
Như ông Chheang Vannarith, Giám Đốc Cambodian Institute for Cooperation and Peace, nhận xét “đối với Trung Quốc đây là vấn đề chiến lược, vì ở đằng sau là các vấn đề Biển Đông và cả Ấn Độ Dương.”
Những náo nhiệt ở mặt Biển Đông, thực có và hư có, là một phần trong chiến sách trá ngụy để Trung Cộng thuận lợi tiến hành âm mưu nắm lấy đường không-địa dọc hành lang Đông Dương để một mặt (a) an ninh thủy lộ cho Cù China ra biển hóa rồng, còn một mặt khác là (b) chuẩn bị cho chiến tranh thôn tính trong tương lai.
Trong lúc đang viết bài này thì đọc thấy tin tức cho biết quân đội Thái vừa làm một cuộc đảo chánh nhanh gọn. Ngoài việc nền dân chủ non trẻ của Thái Lan bị bức tử, tương lai của Thái Lan còn tùy thuộc vào thế lực nào đứng sau chống lưng cho tướng lĩnh và động lực thực sự của họ. “Thái Lan, một quốc gia dân chủ mà Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo vào quỹ đạo ảnh hưởng. Những xáo trộn chính trị gần đây tại Thái Lan nằm trong kế hoạch hoạch này.” (Nguồn: Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn Huy, 26/2/2012). Những ngày tới Thái Lan sẽ còn phải đối diện với một chuỗi bảo bùng trước mặt!
Đồng thời cũng có tin tức cho biết là Trung Cộng đang tập trung 300 ngàn quân sát biên giới Việt Nam. Rất nhiều người lo ngại Trung Cộng sẽ tấn công trên đất liền. Theo nhận định cá nhân, không tin rằng Trung Cộng sẽ không làm vậy hoặc ít ra là chưa đến lúc. Giao chiến trên mặt biển hoặc xua chiến hạm chiếm lấy một vài cứ điểm quân sự của Việt Nam ngoài biển có khả năng cao hơn và có lợi hơn cho Trung Cộng.
Nếu họ tấn công Việt Nam như năm 1979 thì người ta có phần nào nhẹ nhõm vì nó cho thấy Trung Cộng vẫn chưa đủ bản lĩnh. Một cuộc chiến như vậy chỉ làm hao xương máu vô ích và không mở rộng toàn vùng. Trên đất liền Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để chống trả và chiến thắng Trung Quốc.
Ngược lại, nếu chỉ động binh doạ nạt và là một phần của chiến sách trá ngụy nhằm kéo sự quan sát của thế giới theo hướng họ muốn để rảnh tay thực hiện ý đồ lớn hơn mới là điều thực sự đáng lo ngại vừa lâu vừa dài. Và trong vòng vài năm nữa, khi đã thực hiện xong liên minh quân sự Hoa-Lào-Miên-Thái, nếu Trung Cộng manh động châm ngòi chiến tranh hoặc xua quân thôn tính thì đó mới là cuộc chiến tốn nhiều xương máu và nhấn chìm toàn vùng trong khủng hoảng.
Trên thực tế Trung Cộng có thể thành công trong nỗ lực hình thành một liên minh quân sự Hoa-Lào-Miên-Thái cắt đôi vòng đai bao vây tiếp cận của Hoa Kỳ. Đồng thời cũng có thể chính sự hung hãn của Trung Cộng sẽ giúp cho một liên minh quân sự của ĐNA ra đời, đặc biệt là liên minh quân sự của các quốc gia Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai, Việt Nam và Phi Luật Tân.
Một khi Trung Cộng đã không thể độc chiếm Biển Đông thì chắc chắn không một quốc gia nào khác có thể. Nếu đã thế tại sao các quốc gia đang tranh chấp lãnh hãi (loại trừ Trung Cộng) không cùng nhau khai khác tài nguyên tại những vùng tranh chấp và dùng nguồn lợi để thành lập quỹ Bảo An Biển Đông? Nếu đã đạt được sự đồng thuận, liên minh có thể dùng nguồn lợi còn nằm dưới biển làm “thế chấp” để “mướn” từ nhiều cường quốc trên thế giới trong thời gian nhanh nhất “khí tài tuần tra và an ninh biển” để trang bị cho lực lượng liên quân? Và có lẽ đây là giải pháp mà Trung Cộng sợ nhất vì tính chính danh của nó và vì Trung Cộng không còn sự chọn lựa nào khác ngoài con đường “trỗi dậy trong hòa bình” và “không thể” tiếp tục manh động với lân bang.
Trung Cộng có được ngày hôm nay là do chính chính sách Strategic Engagement của Hoa Kỳ đã kéo nó lên từ đáy vực của nghèo đói và lạc hậu. Đương nhiên là Hoa Kỳ phải trù liệu có một ngày “nếu như Trung Cộng trỗi dậy không bằng con đường hợp tác và hòa bình thì...” Chính vì trù liệu này mà Hoa Kỳ mới có những vòng đai “bao vây tiếp cận” và vòng đai “bao vây phi tiếp cận” phòng khi bất trắc.
Một yếu tố khác càng quan trọng hơn là Hoa Kỳ biết rất rõ nồi cơm của mình trong thể kỷ 21 và về sau nằm ở Pacific Rim. Hoa Kỳ sẽ không để cho bất cứ một nước nào đá mình ra khỏi vùng và giật lấy nồi cơm đó. Nó trở thành là vấn đề sống chết của Hoa Kỳ. Tất cả những hoài nghi về ý chí của Hoa Kỳ “đến để rồi bỏ đi” là không cần thiết.
Nếu như, chỉ là nếu như, Trung Cộng tham vọng và ngông cuồng đến độ cả gan khởi động một cuộc chiến tranh thôn tính, đối đầu vũ lực với Hoa Kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra? Đáp án đã bày rõ trên thế cuộc phân bố quân sự. Vòng đai bao vây phi tiếp cận sẽ khóa chặt. Liên quân Anh, Mỹ, Nhật, Hàn, Phi, Úc cộng một số quốc gia trong ASEAN sẽ rút gân Cù China, như Na Tra đã làm với cha con Long Vương Biển Đông.
Căn cứ theo hiện tình thì Nga đang bắt tay với Trung Quốc. Nhưng hai quốc gia nương tựa vào nhau chống lại Hoa Kỳ không có nghĩa là một đồng minh chiến lược, lại càng không phải là một liên minh quân sự. Nó chỉ cho thấy Nga đang đuối sức trước quả đấm phong tỏa kinh tế của Hoa Kỳ nên dẹp tự tôn để nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc. Nó cũng cho thấy luôn sự mong manh của nền kinh tế Nga vì hẹp nền và thiếu sinh lực.
Với tình trạng yếu ớt như vậy thì Nga càng không muốn giúp cho Trung Cộng trỗi dậy và gây nguy hại cho chính Nga. Không, sẽ không có liên quân Nga-Hoa. Nói cho cùng, nếu có chiến tranh toàn vùng không chừng Nga sẽ liên quân với Anh, Mỹ đánh bại Trung Cộng. Hai siêu cường Nga-Mỹ tuy có giành nhau địa bàn ảnh hưởng nhưng không dại dột hủy diệt nhau và rất hiểu ý nhau trong những ván bài chia chác quyền lợi. Còn Cù China chưa học được cách hành xử có trách nhiệm của một siêu cường mà đã nôn nóng vung quả đấm của siêu cường lại quá ham hố và tự tin vượt giới hạn cho nên trở thành nguy hiểm. Vì vậy, có một ngày Cù China sẽ trở thành là mồi nhậu nếu cứ tiếp tục manh động.
Hoa Kỳ là một quốc gia có chiều dầy kinh nghiệm về sự trỗi dậy và đã từng lần lượt quật ngã tất cả siêu cường trong quá trình trỗi dậy và chống trỗi dậy. Do đó, mọi đánh giá và và chọn lựa chiến lược của các quốc gia trong vùng nên hiểu rõ về Hoa Kỳ và cần cân nhắc cẩn trọng.
Nam Hàn và Nhật Bản là hai quốc gia đã nhờ cây dù quân sự của Hoa Kỳ che chở nên đã không hao tốn kinh phí mà còn rảnh tay rảnh trí tập trung toàn lực vào việc xây dựng kinh tế và đã trở thành là cường quốc trong một thời gian ngắn. Sự chọn lựa đúng của một quốc gia trong vùng không những giúp cơ hội cho đất nước đó mà còn giúp duy trì hòa bình lâu dài cho toàn vùng.
Chính sách ba không trong một bối cảnh tốt thì có thể là một chính sách khôn ngoan. Nhưng với bối cảnh đang vận hành hiện nay và những dự đoán cho tương lai, chính sách ba không có thể được diễn dịch là không bạn, không lối thoát và không tương lai.
Hy vọng là Việt Nam cho mình một cơ hội tốt và tích cực đóng góp vào nỗ lực duy trì hòa bình.
Hà Hưng Quốc, Ph.D
__._,_.___
Posted by sontrung at 11:19 AM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
Sunday, May 25, 2014
PHAN VĂN SONG * GIÀN KHOAN TRUNG CỘNG
Giàn Khoan Tàu Cộng : MAY hay RỦI
Phan Văn Song
Giàn Khoan:
Từ hai tuần nay, từ ngày 2 tháng 5 2014 nầy Trung Cộng đem giàn khoan đến khai thác trên thềm lục địa Việt Nam, và lần đầu tiên nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dám lên tiếng phản đối một cách mạnh mẽ: ngoại giao thì tuyên bố cương quyết tố cáo và mạnh dạn chống đối, quốc nội thì “cho phép dân chúng biểu tình chống Trung Cộng”.
Nhưng đây là một thái độ chẳng đặng đừng của một kẻ nhu nhược từ bao năm nay quỳ gối hàng phục thằng đàn anh phương Bắc. Thật vậy, trước hành động leo thang ngang ngược của Trung Cộng, nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội không thể không phản đối, nhà cầm quyền Công sản Hà nội không thể không có thái độ. Vì vậy chúng ta cũng không lấy làm ngạc nhiên và cũng không hoan hô cám ơn cổ võ khi nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội “cho phép” người dân trong nước biểu tình và
còn ra vẽ khuyến khích cám ơn những cuộc biểu tình vận động của người việt hải ngoại chống Trung Cộng. Trái lại chúng còn thừa lúc khí thế dân tộc đang sôi sục, thừa cơ hội dân chúng người Việt tỵ nạn hải ngoại quá căm giận Tàu, thiếu cảnh giác, chúng lợi dụng thừa gió bè măng, biểu dương lực lượng cộng sản ra Hải ngoại bằng “tung cờ đỏ” ngập quảng trường Trocadero Paris tuần qua, chứng tỏ là trong “cơn hổn loạn” vẫn không từ bỏ chương trình Nghị quyết 36 chỉ biết đối tượng chống đối là người việt tỵ nạn hải ngoại, bất kể tình huống vẫn xem đấy là thù địch chánh yếu (chưa bao giờ có hiện tượng cờ đỏ Cộng sản Việt Nam được phấp phới như vậy ở Paris !)Vì vậy, xin cảnh giác
Xin tất cả anh chị em chúng ta, xin tất cả những cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản Việt Nam tại hải ngoại ! Xin đừng lầm lẫn trò đánh lận trò đánh bài lận nầy: Sự thật phải được nói rõ, nhận định rõ : Trung Cộng đang xâm lược đất nước Việt Nam ! Đúng vậy ! Nhưng dưới và với sự đồng lõa, bảo trợ và do chính tay của Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn đường dắt lối đưa địch vào nhà !. Đảng Cộng sản Việt Nam và ( nhứt định không quên) với Hồ Chí Minh và các đàn em đệ tử đã bán rẽ Việt Nam cho Trung Hoa Cộng sản ngay từ sau Đệ nhị Thế Chiến rồi, cốt chỉ để được quyền điều khiển Việt Nam. Một khi đã rước voi về dày mả tổ thì đừng bày đặt khóc lóc khi giàn khoan nhập thềm lục địa và cướp đoạt lãnh hải và các quần đảo của Việt Nam.
Cộng sản Việt Nam chỉ cho phép biểu tình nửa vời để gọi là phản đối Tàu ! Nửa vời vì vẫn hạn chế, vẫn kiểm soát, vẫn cho công an bố trí, theo dõi, bắt bớ. Cho phép để biết rõ đối lập, để biết rõ đường đi lối về. Cho phép để “hốt trọn” đối kháng. Nửa vời vì cuối cùng lại cũng dẹp biểu tình, lấy cớ để bảo vệ kiều dân Tàu, để bảo vệ kiều dân và cơ sở “ngoại quốc”. Không ai có thể “ tự tạo bạo động” và “tự giữ an ninh trong bạo động” được cả ! Vừa muốn giựt giây mà sợ động rừng; vừa điêu ngoa xỏ lá một mặt tổ chức phản đối Tàu xâm phạm lãnh thổ “để làm vừa lòng dân ?” hay để “kiểm soát lòng dân ?”, và một mặt đàn áp biểu tình “trấn an đàn anh Tàu ?” hay “tạo an toàn cho chủ nhơn” ? ! Sự thật là Đảng Cộng sản Việt Nam đã thật sự bán Việt Nam cho Tàu từ lâu rồi, vì vậy mới có những hành động dở dở ươn ươn như vậy ! Bán từ cái thuở năm xưa khi Mao Trạch Đông vừa cướp được chánh quyền. Bằng chứng là đài Phát thanh Tàu tuần qua đã kể rõ công hàm Phạm Văn Đồng thừa lệnh Hồ Chí Mình công nhận chủ quyền lãnh hải gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Tuy đây là một ký kết giữa hai Đảng Công sản đấy nhưng là của hai đảng đang cầm quyền của hai quốc gia. Nên ngày nay về mặt pháp lý, và trước sự đã rồi, hai nhóm quần đảo của quê hương chúng ta kể như đã mất.
Trường Sa may mắn hơn, nhờ các quốc gia láng giềng tranh chấp, trở thành một vấn đề quốc tế, Tàu khẹt giỏ khó nuốt trọn tất cả nên Việt Nam còn có thể giữ được một số đảo. Còn Hoàng Sa, than ôi ! đã mất trọn ! Nhưng nhờ cuộc hy sanh của Hải quân Việt Nam Cộng hòa tháng giêng năm 1974 đã đánh dấu sự bất khuất của quân dân cán chánh của dân tộc Việt Nam miền Nam không Cộng sản, và cũng nhờ vậy, mà ngày nay là một bằng chứng duy nhứt, về mặt pháp lý, chủ quyền của người Việt, và cũng là một chứng tích của sự “không nhìn nhận chủ quyền củaTrung Công”, vì Trung Cộng đã cưởng chiếm Hoàng Sa. Còn đối với chế độ miền Bắc, im lặng là đồng lõa, và khốn nạn hơn, im lặng là cổ võ, im lặng là khuyến khích, im lặng là NHÌN NHẬN !. Miền Bắc lúc năm 1974 đã im lặng, tức là đã cổ võ, nhìn nhận cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, và còn chưa kể những tuyên bố chạy tội, kiểu cà chớn loại “nên để Hoàng Sa cho Tàu giữ còn hơn để cho Ngụy” của một tên đảng viên cao cấp mất dậy vô trách nhiệm, vô tổ quốc nào đó mà chúng tôi không thèm nhớ tên!. Vuốt mặt nói những câu như vậy mà nay hắn cũng có tên đường hay tên quảng trường ! Nhục nhã thay !
Năm 1975, Đảng Cộng sản Bắc Việt Hà Nội chiến thắng được miền Nam và quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa là do quân dân Tàu đánh giúp. Năm 1954, Đảng Cộng sản Bắc Việt thắng quân đội viễn chinh Pháp qua chiến thắng Điện Biên Phủ
cũng do quân dân Tàu đánh giùm. Tất cả việc ấy, những nợ nần ấy do chính do Tàu đã nói lên, và đã định giá gần một ngàn tỷ dollars ! một con số xem to nhưng quá rẽ, mà ngày nay toàn dân Việt Nam đang phải trả. Trả bằng mất đất, trả bằng mất biển, trả bằng mất rừng, trà bằng mất nhà mất cửa mất công ăn việc làm, trả bằng ở đợ, trả bằng làm công, làm cu ly, làm đỉ điếm … hay muốn thoát hiểm phải vượt biên tha hương cầu thực, trồng cỏ cần sa, bán buôn ma túy, rửa chén, nấu thuê…!
Làm gì đây ? Làm gì đây để thoát nạn Hán hóa, Tàu hóa ! Và đã Hán hóa rồi ! Ngày nay tại Việt Nam, chữ Tàu nhan nhản. Chữ Tàu từ những bảng hiệu các cửa hàng, tiệm ăn, chữ Tàu trên những hàng bày bán trong chợ, trên những thương hiệu quần áo, trong cái hằng ngày phải thấy, trong cái hằng ngày phải gặp, vì từ đồ gia dụng đến hộp bánh, hộp mứt, món ăn, đến chai thuốc uống, lọ dầu xoa, cây kem bóp …đều do Tàu làm, Tàu chế, Tàu bày, Tàu bán, … tất cả đều có chữ Tàu, chữ Tàu đến cả chốn thờ phượng, tâm linh như đền đài, chùa chiền, miếu cổ, nơi thờ cúng thiêng liêng tất cả đều có bảng được viết được vẽ chữ Tàu. Và khốn nạn hơn, có những người Việt thuần túy ngày nay, tự cho mình là kẻ có ăn có học, có tâm có linh, có tinh có thần Việt Nam, có văn có hóa cội nguyền Việt Nam nhưng lại khi viết bài viết vỡ thích dùng hoặc câu hoặc điển, hoặc tích của Tàu, thích phải có một câu văn, một bài thơ hay bài phú bằng tiếng Tàu, bằng chữ Tàu. Còn mất dạy hơn, xỏ lá hơn, nói trớ, gọi tránh là chữ Nho, và còn cường điệu hơn gọi đấy là chữ Thánh Hiền, và nào là cửa Khổng sân Trình, và nào của Khổng, và nào của Lão. Chán thật ! Lão tử, Khổng tử chỉ là hai tên Tàu râu dài mà chế độ các triều đại phong kiến Quân chủ dùng để đô hộ dân ta bằng văn hóa ngoại bang, ru ngủ cả dân tộc ta trong một cơn mê ngu dốt để đến nổi chỉ với 40 tên thủy quân lục chiến Pháp và Y Pha Nho và một chiếc tàu chiến đánh hạ thành Huế chưa đầy một ngày! Cũng như ngày nay chế độ triều đại Cộng sản dùng Các Mác và Lê Nin hai tên Tây râu xồm đô hộ dân ta cũng bằng văn hóa ngoại bang đè bẹp nền văn minh và văn hóa ngày nay của ta. Sau gần 40 năm cầm quyền xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và lý thuyết Mắc Lê đã đưa dân tộc ta, đất nước ta đi vào ngõ cụt của con đường tụt hậu.
Xưa ta bị nạn Tàu, gần đây ta gặp nạn Cộng, ngày nay ta bị nạn Tàu Cộng !
Còn đâu người Việt ! Còn đâu Văn Hóa Đại Việt !
Nên nhớ những năm qua, đã có những hiện tượng nho nhỏ đã bao lần cảnh giác chúng ta rằng Việt Cộng đang ru ngủ đưa chúng ta dần dần biến thành Tàu Cộng. Hãy nhớ đi, nhớ những quả bóng bóng nhỏ nhỏ được thổi phồng lên để thử dư luận dân chúng ta, xem chúng ta có chấp nhận làm người dân Tàu cộng không ? ta hãy nhớ đi : nào chuyện ngôi sao thứ sáu trên lá cờ Tàu, nào chuyện Tàu kiều tự do đi lại trên đất Việt. (Tại sao người Việt hải ngoại mặc dù được ru ngủ, dụ khị bằng câu hát “khúc ruột ngàn dặm”vẫn phải mua visa vào du lịch Việt Nam mà dân Tàu Cộng đi ra vào Việt Nam không cần visa chiếu khán gì cả ? ). Còn chuyện Bô Xít ? Còn chuyện tỉnh Bình Dương ? hay chuyện Thuê rừng ? … Bóng bóng ? hảo ? hay sự thật phủ phàng ? Và nay Giàn Khoan đến sau một lô những chuyện cắt cáp, bắt ngư dân, phạt tiền ngư dân, chuyện từ ngữ “tàu lạ” đâm, đụng, đánh đắm …. tàu ta!! Vậy thì nay đến chuyện,
Giàn Khoan: Dịp May hay Vận Rủi ?
Giàn khoan đến vì thời cuộc. Giàn khoan xâm phạm lục địa Việt Nam là một chuyện phải đến, và trước sau gì cũng đến, vì đã được sắp đặt rồi, chỉ đến sớm tý thôi. Giàn khoan cho kịp với bầu cử Ukraine, Giàn khoan đến cho kịp sự gặp gở Nga-Tàu. Mầy
Crimée, Tao Hoàng Sa … Mầy Hắc Hải, Tao Biển Đông. Mầy Ukraine, Tao Việt Nam. Liên Minh Cộng sản xưa kia nay lập lập. Liên Sô-Trung Cộng, phải lập lại chư hầu. Phải lập lại khối Varsovie. Giàn khoan phải đến hải phận Việt Nam trong tháng năm. Tháng năm Nga đã dùng bạo loạn chiếm phía Đông Ukraine. Chỉ có vậy thôi giàn khoan đến tháng năm, phải đến vào tháng năm 2014.
Giàn khoan đến sớm, đó là một dịp may ! Dịp may cho người dân Việt Nam trong nước thấy rõ vai trò xâm lược của Trung Cộng và vai trò nhu nhược của Việt Cộng. Tại sao Tàu lại gấp gáp đưa Giàn Khoan vào lục địa Việt Nam vậy ? Tàu không ngại tỏ rõ cho Việt Nam và Thế giới biết ý đồ xâm lược và bá chủ của mình ? Cũng vì thời cuộc, như đã nói trên, vì dịp may hiếm có cho Tàu, ( thời cơ Nga và Ukraine, thế giới Âu Mỹ bối rối với Poutine) phải làm thôi. Nhưng nhờ vậy giúp cho người dân chúng người Việt ta sau những năm tháng trì kéo hy vọng, kiểu con “đà điểu cúi đầu chổng mông dưới cát”, nay đã phải thấy sự thật và bắt buộc phải đấu tranh. Kết luận, người dân muốn chốngTàu xâm lược, phải buộc Nhà cầm quyến Cộng sản từ chức. Phải dẹp Đảng Cộng sản Việt Nam mới giải phóng được đất nước. Đây là một sine qua non. Một bắt buộc. Còn Đảng Cộng sản Việt Nam là còn nợ Tàu, nên nhớ gần 1000 tỷ dollars. Và phải trả, là mất đất mất biển thôi.
Từ đầu tháng hai năm nay, thời sự quốc tế bổng nóng bỏng hơn. Vì Ukraine, thời sự Ukraine đã mở đường cho Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam với hy vọng là vô tội vạ. Nga chiếm Crimée, dân Ukraine gốc Nga, Nga thoại đòi đem Ukraine trở về ảnh hưởng Nga, mở đầu một chương trình thành lập lại một Liên bang Sô Viết Nga cũ. Poutine biết lợi dụng thời cơ. Với một Obama đang gặp khó khăn tại Quốc Hội Mỹ, với một Liên Âu cũng đang gặp khó khăn với Liên Âu không đồng thuận. Khủng hoảng kinh tế ở Liên Âu nếu có vẽ đang trên đà hồi phục, khủng hoảng xã hội vẫn chưa giải quyết được, nạn thất nghiệp ở các nước Liên Âu còn cao, đời sống càng khó khăn mắc mỏ hơn, thuế má không giảm mà trái lại còn tăng. Và với những chiến tranh cục bộ tại Trung Á, với những chiến tranh cục bộ tại Châu Phi, với nạn Hồi giáo quá khích khủng bố, Liên Âu đang bị dân tỵ nạn kinh tế và chiến tranh tràn ngập - ( với một cái lạ ngược đời là trong nhóm tỵ nạn kinh tế có một rất đông người Tàu, vốn là công dân một quốc gia giàu nhứt thế giới !) -. Poutine biết rằng Mỹ và Liên Âu chỉ “ù ơ dí dầu” với Syrie, Mỹ và Liên Âu “ù ơ dí dầu” với Mali, Trung Phi (mặc dù Pháp cho quân sang làm “sen đầm quốc tế” ở Châu Phi đó, nhưng thật sự cũng chẳng giải quyết gì cả - vì Phi châu là Phi Châu và loạn Phi Châu người Châu Phi còn chưa hiểu làm sao anh da trắng hiểu nổi - một thí dụ, ngày hôm nay, nhóm Boko Haram Hồi giáo quá khích ở Nigéria chỉ với độ 2000 tên khủng bố mà quốc tế điên đầu không giải quyết nổi, phải họp thượng đỉnh để giải quyết, bằng quyết tâm
… đối thoại, kêu gọi đoàn kết thống nhứt hành động … sao như y chang phe ta chống Cộng vậy !. Cả quân đội xứ Nigéria khổng lồ cũng không làm gì được !
Thật nực cười ! Tàu Nhựt gây cấn với chuyện đảo Điếu Ngư mấy năm trời có sao đâu ? Mỹ để khỏi bị chê rằng ngày nay “yếu gối” mất sức làm “sen đầm quốc tế” nên nêu ra “thuyết xoay trục” ( sang Đông), bán cái vai trò “sen đầm quốc tế” phía Tây cho Tây, hay cho ai đó muốn làm thì làm, nhưng cũng chẳng ai chịu làm cả …- vì …ngu sao ? – Tây làm Hollande ông Tổng Tây làm, vì ông Tổng Tây bất tài, mất uy tín chánh trị nội bộ, nên đem quân viễn chinh cứu … Phi châu hỗn loạn. Lỗ hổng một cường lực quốc tế. Poutine xơi tái Ukraine vô tội vạ. Nato đúng nghĩa Nato, no action talk only-không làm chỉ nói ! Vì vậy Tàu mới có dịp xơi tái Việt Nam ! và chỉ xơi được Việt Nam thôi ! Đụng Nhựt u đầu, đụng Phi Luật Tân sức trán. Vì Nhựt và Phi Luật Tân ở Biển lớn, ở Thái Bình Dương là nơi Mỹ vẫn cho là Ao Mỹ - Mare Americana ! Tàu bè hải quân hạm đội Mỹ tùm lum. Đớp Việt Nam ở Biển Đông, chỉ là một cái ao nhỏ - mà mấy tay học giả địa dư quốc tế đặt tên là Biển Tàu-Mer de Chine- thật là phẻ re, thành thử phe ta là nạn nhơn của thời cuộc, của vô tình, của khoa học, của sự ngu dốt của mấy thằng sử học Tây âu cà chớn, và đành, vì thấp cổ bé miệng chẳng kêu ca gì được cả. Biển Tàu là hải phận Tàu, là lãnh hải Tàu, that’s it, nói gì bây giờ, nói gì cũng thua, chỉ có đánh nhau thôi. Đánh thua cũng phải đánh. Ngoài ra: Làm gì được đây. Vậy thì :
Bạo động, trong bất bạo động: Nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội cấm biểu tình chống Trung Cộng chứ có cấm dân chúng hay chúng ta tẩy chay hàng hóa, mua bán với Tàu đâu ? Chúng ta phải làm sao thằng Tàu Kiều nó ở không nổi với dân ta, và phải hoặc cuốn gói về Tàu, hay hui nhị tỳ - nói như Tây hồi thua Algérie la Valise ou le Cercueil – Cái Rương hay cái Hòm. Phải phá đám đời sống của nó. Nó đi xe đạp, ta xì lốp xe đạp. Nó đi xe hơi, ta xì lóp xe hơi, đinh rải, dao đâm. Nó đi một mình ta đánh hắn. Nó đi đông, ta chọc hắn đánh ta, để ta nằm vạ … Cuộc sống của Hoa kiều phải không được bằng yên. Phải mở :
Chiến dịch Bài Hoa:
Tât cả người dân trong nước mở chiến dịch Bài Hoa, hãy xóa chữ Tàu, hãy phá đám thằng Tàu, chọc cho Tàu chê Việt Nam, chọc cho người Tàu hết du lịch Việt Nam. Tàu đang dùng đòn nói xấu Việt Nam để Tây Mỹ và ngoại quốc nản Việt Nam. Tốt lắm ! Chúng ta chấp nhận gây một kinh tế thảm thương cho Việt Nam. Tây Mỹ ngoại quốc nản Việt Nam ? bỏ ra đi, du lịch ế ẩm, kinh tế tiêu tùng, tình hình bất ổn, đất nước khó khăn ? nhưng Tàu kiều ra đi, nhà cầm quyền Việt Cộng sẽ tiêu tùng, vì người dân sẽ đuổi bọn cầm quyền bán nước. Chúng ta không đủ sức đánh nhau bằng quân đội thì chúng ta khủng bố đời sống Tàu Kiều! Và nếu cần lẫn lộn, nhầm người, da vàng á đông là ta chơi tới luôn? Tàu Cộng, Tàu Đài Loan, Tàu Singapore, hay cả Đại Hàn, Nhựt bổn ta chơi tới bến luôn. Hểt thấy chữ Tàu là ta chơì. Nhà cầm quyền Việt Cộng phải có thái độ, hoặc đuổi Tàu Kiều ra khỏi xứ Việt Nam ( trục xuất để giữ an toàn cho dân Tàu) hoặc đánh dân Việt Nam. Nhưng nếu đánh dân Việt Nam để bảo vệ Tàu thì ta không đánh Tàu Cộng mà đánh Tàu Đài Loan …Nhưng vậy Đài Loan sẽ kiện Việt Nam. Nói tóm lại ta phải buộc Nhà cầm quyền Việt Nam có thái độ !
Còn Hải ngoại ta, khỏi nói, chúng ta phải Bài Hoa.
Tẩy chay toàn bộ hàng Tàu. Chiến dịch NO CHINA phải được Hải ngoại tổ chức thành một nếp sống. Bài Hoa là phải tẩy chay tất cả hàng hóa có chữ Hoa Ngữ, hay tất cả những made in China. Các báo Việt Ngữ không đăng quảng cáo có chữ Tàu, nhựt trình không trình bày Hoa ngữ, không in Hoa Ngữ. Không vào ăn uống ở các china town, tẩy chay Tàu.
Biểu tình chống Tàu, phải, nhưng phải biểu tình chống cả Hà nội !
Đời sống người hải ngoại ta có khó khăn đấy, trên bàn ăn thiếu những món quen thuộc, báo chí thất thu vì thiếu quảng cáo người Hoa. Nhưng phải biết hy sanh !
Quyết không xin xỏ, kêu gọi, nghị quyết gì cả. Chúng ta không đối thoại với người bán nước, kẻ nhu nhược. Và chúng ta không đi chơi Việt Nam, không gởi tiền cho Việt Nam.
Dân trong nước sẽ khổ, nhưng có đói có khổ mới hiểu được thế nào là mất nước. Chứ mất nước mà có bà con cứ có tiền sống lè phè thì dễ quá ! Tất cả chúng ta đều sống sót được những năm khốn nạn nhứt từ sau 30/04/75 đến năm 85 tạiViệt Nam, thì nay có thể chúng ta chịu đựng được. Còn phe ta ở hải ngoại không ăn món Tàu, thi ta ăn món Việt, không mặc áo Tàu thì ta mặc áo Tây áo Mỹ. Ráng lên bà con ơi, chẳng chốc Thằng Tàu té, thì thằng Việt Cộng cũng đổ. Ngày mai chúng ta chào nhau ở chợ Bến Thành.
To morrow, see you at Saigon !
Chuyện Giàn Khoan là một dịp may. Dịp để chúng ta có bằng chứng cụ thể hành động xâm lược Tàu Cộng, dịp để chúng ta có bằng chứng cụ thể hành động bán nước Việt Cộng.
Dịp để chúng ta dẹp cả hai. Bài Hoa, DViệt Cộng ! Còn chờ gì nữa.
Hồi Nhơn Sơn, Giàn Khoan , tuần thứ ba.
Phan Văn Song
Zoom In 25%
Zoom Out 25%
Zoom to Fit
Orientation
Mouse Tools
Posted by sontrung at 5:17 PM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
LÊ DINH * VIỆT CỘNG
Việt Cộng – Việt Cộng
Lê Dinh
Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu xa, nó chỉ là một danh từ ghép thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng… nhưng theo thời gian biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởm và rùng rợn lúc nào chúng ta không hay.
Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói “Mày là thằng Việt Cộng” thì có nghĩa người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay. Chẳng thà chửi cha người ta, người ta không giận bằng chửi “Mày là thằng Việt Cộng”. Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi. Mà nghĩ cũng đúng thôi.
Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chợ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền mua các thức ăn khô khác. Hai mẹ con đang đi, độ còn nửa đường là tới làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại, quát to: Đứng lại! Anh ta đưa họng súng ngay truớc trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem trứng ra chợ để bán cho Tây không? (Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của người Pháp đóng tại đó). Mẹ tôi run run nói:
- Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
- Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
- Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
- Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ bắn bỏ.
- Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.
Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi mới biết đó là những kẻ gọi là Việt Minh, những người mặc đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.
Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi 11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:
“Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…”
Hay hùng dũng, như:
“ Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…”
Hoặc:
“Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…”
Và còn nữa:
“Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng…”
Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ:
“Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
Băng trắng đầu mình những vết thương”
Thật là lãng mạn, thật là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi là… ủng hộ Việt Minh. Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè, tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành “rập rập thùng, rập rập thùng”… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng”, cho nên thằng con nít 11 tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền.
Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vào miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt Cộng. Năm 1975 cũng vậy, vì hai tiếng này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều chết, bằng đủ mọi cách để lánh xa loài quỷ dữ. Ở thôn quê miền Nam, khi nghe mấy tiếng “Việt Cộng về” hay “Mấy ổng về” là bà con gồng gánh, già trẻ, bé lớn chạy trối chết về phía thành phố để trốn khỏi bọn Việt Cộng. Rồi nào Việt Cộng pháo kích vào thành phố, vào quận lỵ giết hại dân lành, giết hại trẻ thơ nơi trường học. Việt Cộng đào lộ, đấp mô, đặt mìn, phá cầu… Còn Việt Cộng ngày nay thì ngoài tham nhũng còn tội bán nước, buôn dân, bàn tay chúng phạm trăm ngàn thứ tội ác. Việt Cộng ngày nay bán rừng, bán biển, bán giang sơn cha ông cho Tàu, Việt Cộng ngày nay độc ác, tàn nhẫn với dân chúng, nhưng co ro, cúm rúm trước thằng Tàu như sợ ông nội, ông cố của chúng, bắt dân bỏ tù nếu dân đứng lên yêu nước chống lại lũ Hán xâm lăng.
Mấy ổng về
Rồi tôi miên man suy gẫm, không biết những tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao – nhưng không biết những tên này có biết suy nghĩ không – chúng có thấy rằng sao mình đi đến đâu, thiên hạ bỏ chạy hết vậy? Mình giành được phân nửa xứ sở miền Bắc, đáng lẽ dân chúng phải ở lại với mình để kiến thiết xứ sở chứ, sao gần cả triệu người lại bỏ chạy vào Nam. Rồi mình cướp được luôn phân nửa miền Nam còn lại, thiên hạ lại ùn ùn bỏ chạy nữa, cả hơn hai triệu người xa lánh mình. Tại sao và tại sao? Chúng không tự đặt câu hỏi đó với chính chúng sao? Mình đi đến đâu thì người ta chạy trối chết khỏi nơi đó. Mình là thứ gì vậy? Nhìn hình ảnh cuộc di cư năm 1954, trên những chiếc tàu há mồm, nhìn những gương mặt hớt hơ hớt hãi, mất hồn, chạy đôn chạy đáo để rời khỏi Saigon tháng tư năm 1975, rồi nhìn những cảnh liều chết vượt biển lên đến cao điểm, từ năm 1975- 1980, nếu chúng là người, chúng phải suy nghĩ chứ? Mình cũng là người như họ, đầu, mắt tay chân cũng đầy đủ như họ, tại sao họ sợ mình mà chạy hết như thế? Mình có phải là quỷ dữ hay ác thú gì đâu?
Nhưng tôi nghĩ, Việt Cộng còn đáng sợ hơn là quỷ dữ nữa. Nhìn lại, từ cái thời bé thơ, thuở mà mẹ con tôi đem hai chục trứng gà ra chợ bán để có tiền mua thức ăn cho gia đình, đến ngày nay, đã hơn 60 năm trôi qua, tôi vẫn cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Từ những việc bắt người cho mò tôm, thả xác trôi sông thuở đó, cho đến những vụ lường gạt, gian dối cướp giật của Việt Cộng ngày nay, nhìn sự dã man tàn ác của Việt Cộng đối với người dân cùng chung máu mủ … thật không thể nào tưởng tượng nổi. Quỷ chỉ nhát, chỉ hù người ta thôi, chứ không hại người ta, mà nếu quỷ có hại thì chỉ hại một người thôi. Còn Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác…
Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Những nguời đã quá sợ chúng mà bỏ xứ ra đi, để xứ cho chúng ở cũng chưa được yên thân. Chúng còn cho tay chân bộ hạ, núp bóng dưới danh nghĩa này, danh nghĩa nọ, chạy theo ra ngọai quốc để quyết hành hạ những người tỵ nạn Cộng Sản này cho đủ… 36 kiểu của chúng. Thật trời không dung, đất không tha. Ngày xưa, chúng đã chiếm được phân nửa nước Việt Nam, tưởng đâu rằng chúng cùng miền Nam thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng như chúng ta đã biết, Việt Cộng cho đến 1975, còn chưa thấy cái thang máy “biết tàng hình” là gì, chưa được nhìn chiếc đồng hồ “12 trụ, 2 cửa sổ, không người lái” là gì, không hiểu cái bồn cầu “để rửa rau” hay để làm gì, trong khi miến Nam lúc đó đã là một trong những quốc gia tân tiến ở Đông Nam Á châu. Rồi lòng tham vô đáy, thực hành chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu của chúng, chúng cướp luôn miền Nam. Thiên hạ lại bỏ chạy, chúng rượt theo ra đến ngoại quốc để áp dụng… 36 kiểu lên đầu lên cổ người đã sợ chúng mà bỏ chạy 36 năm trước.
Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là Việt Cộng. Mày là thằng “Việt Cộng”, hai tiếng này nặng lắm, anh biết không? Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thật nặng, đó là tiếng chửi ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiếng chửi đương thời. Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu…, loại quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt.
Lê Dinh
Posted by sontrung at 4:16 PM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
VIỆT NAM & THẾ GIỚI
Thời điểm để lãnh đạo VN thay đổi tư duy?
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-05-23
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
In trang này
Chia sẻ
Ý kiến của Bạn
thanhtruc05232014.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg9817100-600.jpg
Tàu hải giám Trung Quốc (màu trắng, phía sau) ngay sát tàu Việt Nam trên Biển Đông hôm 14/5/2014
AFP photo
Cơ hội cho Việt Nam?
Sự kiện giàn khoan Trung Quốc chiếm lĩnh vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2 tháng Năm là cơ hội cho Việt Nam tranh thủ hậu thuẫn trên mặt trận ngoại giao, đồng thời cũng là cơ hội để giới lãnh đạo thay đổi cái não trạng, cái tư duy về nước bạn 16 chữ vàng 4 tốt này.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, hiện là thành viên của tổ chức Minh Triết Làm Chủ Biển Đông, khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Thanh Trúc. Ông cho biết thêm:
TS Đinh Hoàng Thắng: Rõ ràng từ một tuần nay, trên mặt trận ngoại giao, không riêng Việt Nam mà cả Trung Quốc cũng thế.
Đầu tiên là đại sứ Trung Quốc lên CNN để xuyên tạc và bôi nhọ Việt Nam như thế nào thì tin tức quốc tế đã đưa rồi. Phó đại sứ Trung Quốc ở Indonesia cũng lên truyền thông viết bài đã kích Việt Nam như thế nào. Cái mà Trung Quốc tập trung trên mặt trận dư luận trong tuần qua là biến mình từ một tác nhân gây chuyện thành một nạn nhân, đặc biệt lấy cớ là có những vụ biểu tình đập phá để biến mình thành nạn nhân.
Cái biểu hiện ra bề ngoài như một đường lối một chủ trương như vậy là cái rất mới, thể hiện lập trường của Việt Nam ngày càng tăng lên so với cái vi phạm của Trung Quốc.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Việt Nam thì nhân chuyện thủ tướng đi sang Philippines ông đã có bài phát biểu rất cương quyết rất thẳng thắn và đã lên án Trung Quốc khá nặng. Tất nhiên đây không phải lần đầu tiên bởi vì ở ASEAN thì ông cũng đã nói nhưng mà ở Philippines thì cường độ nặng hơn và rõ ràng hơn. Thế rồi ngoại trưởng Việt Nam cũng vừa điện đàm với ngoại trưởng Mỹ và nội dung điện đàm được hai bên công khai là phía Việt Nam hưởng ứng yêu cầu của phía Mỹ muốn tăng cường những cuộc thăm của các hạm đội hải quân Mỹ ở các cảng biển của Việt Nam.
Tất cả những biểu hiện ấy cho thấy trên mặt trận ngoại giao từ thủ tướng đến phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng đã có những hoạt động rất tích cực để không chỉ tố cáo và xiển dương chính nghĩa mà với Hoa Kỳ cũng đã có sự phối hợp hành động.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, có phải ông muốn nói sự kiện giàn khoan Trung Quốc, nay ở ngay trong vùng biển Việt Nam, buộc giới lãnh đạo phải thay đổi cách nghĩ và phải tìm ra chính sách đối phó hữu hiệu hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Tôi muốn nói cái mọi người có thể thấy rõ nhất là những biểu hiện công khai. Lần lượt tất cả những vị đứng đầu đảng, nhà nước, quốc hội đều có tuyên bố rõ ràng về vấn đề lên án và phê phán Trung Quốc. Kể cả ông chủ tịch nước lẫn ông thủ tướng đều lần đầu tiên khẳng định Việt Nam có thể tính đến khả năng đưa Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Cái biểu hiện ra bề ngoài như một đường lối một chủ trương như vậy là cái rất mới, thể hiện lập trường của Việt Nam ngày càng tăng lên so với cái vi phạm của Trung Quốc mà không có thay đổi gì cả.
Còn gọi thế nào là đủ thì cái này cũng khó. Chúng ta thật ra cũng chưa biết ý đồ sâu xa của Trung Quốc là còn dấn lên tới đâu nữa.
Được đằng chân, lân đằng đầu
nguyentandung-aircraftmissle.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quan sát các binh sĩ Việt Nam vận hành hệ thống điều khiển tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo, trong chuyến thăm tiểu đoàn tên lửa phòng không 64 thuộc sư đoàn phòng không 361 đóng tại Hà Nội , hôm 13/01/2014.
Thanh Trúc: Nhiều người nghĩ Trung Quốc được đằng chân sẽ lân đằng đầu, ngoài mặt trận ngoại giao như ông nói thì Việt Nam còn có thể làm gì hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Chúng ta không nên nhìn việc hạ đặt giàn khoan 981 như một hiện tượng đơn lẻ mà phải nhìn nó trong một chuỗi các hành động, một bước trong hàng loạt các chính sách mà mục tiêu cao nhất là để Trung Quốc xóa nhòa trước dư luận thế giới về việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, biến mình từ một kẻ đi gây sự thành một nạn nhân. Đó là đường lối rất nhất quán của Trung Quốc và phải nói họ có nhiều việc làm để hỗ trợ cho cái đó.
Như vậy về phía Việt Nam vũ khí ở đây là gì? Trước mắt cho đến nay mà nói hành động quân sự là chưa thể tính đến. Mặc dầu có những người trách nhiệm trong chính quyền cũng nói rằng Việt Nam sẽ tận dụng mọi phương tiện mọi biện pháp để giải quyết vấn đề này, chứ còn vấn đề độc lập dân tộc, vấn đề chủ quyền quốc gia, vấn đề biển đảo là không thể đem ra đổi chác, không thể có một nhân nhượng nào hết. Tôi thấy như vậy là quyết tâm của lãnh đạo Việt Nam rất cao.
Thanh Trúc: Xin ông đừng quên là trước giờ nhà nước Việt Nam không cho phép người dân biểu tình chống Trung Quốc. Mặt khác, ông thấy những cuộc biểu tình biến thành bạo loạn ngày 13 và 14 liệu có gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam không?
Trong cái rủi có cái may, dầu sao đây cũng là cái để Việt Nam nhìn lại, còn làm đến mức nào thì còn tùy thuộc vào nhiều biến số khác.
-TS Đinh Hoàng Thắng
TS Đinh Hoàng Thắng: Việc gây bạo loạn thì cái đó cho tới bây giờ mọi người Việt Nam, tôi nghĩ người Việt Nam bên ngoài người ta cũng biết, rằng đây không phải là những người trong hàng ngũ biểu tình, lại càng không phải là những người Việt Nam yêu nước. Là vì những vụ biểu tình vừa rồi tôi cũng có tham gia thì tôi biết người ta đi rất có trật tự rất có ý thức chứ không ai lại đi đập phá để riot (bạo loạn) như vậy cả.
Đây chắc chắn là có những hành động mờ ám, có những bàn tay tổ chức. Ai thì chắc chắn cơ quan an ninh của Việt Nam biết, vấn đề là người ra có đưa ra xử hay không thì tôi không biết. Tôi chắc chắn những người này không phải là những người yêu nước và như vậy họ đang tiếp tay cho Trung Quốc. Từ việc hạ đặt giàn khoan, từ việc có những hành động bạo loạn trong nước dẫn đến chuyện Trung Quốc rút người rồi rút công ty về, thì cái này họ muốn gây một hình ảnh xấu trước quốc tế về Việt Nam là một đất nước không ổn định, một đất nước thích bạo lực, thích đập phá.
Như vậy, về mặt âm mưu của Trung Quốc thì không thể kể xiết được. Việt Nam đã là nạn nhân nhiều năm trước đây, hàng ngày ngư dân Việt Nam vẫn bị đập phá bị chèn ép bị hăm dọa ở trên biển. Cho nên cũng không ngạc nhiên khi nghe tin Trung Quốc tập trung quân ở biên giới.
Thế còn có gây khó khăn cho kinh tế Việt Nam không thì đương nhiên. Về mặt phát triển kinh tế thì rõ ràng nền kinh tế của Việt Nam quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong cái rủi có cái may, dầu sao đây cũng là cái để Việt Nam nhìn lại, còn làm đến mức nào thì còn tùy thuộc vào nhiều biến số khác.
Thanh Trúc: Ông cho rằng trong cái rủi có cái may, xin ông nói rõ hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Theo tôi việc Trung Quốc đặt giàn khoan có nhiều vấn đề mới. Đây là lúc các nhà lãnh đạo các nhà quản lý của Việt Nam phải nhìn nhận lại vấn đề để mình sau này có cân đối cân bằng trong phát triển. Còn đúng là nếu cứ theo cái đà này thì Trung Quốc bất cứ lúc nào cũng có thể gây khó khăn.
Đối với Việt Nam không phải chỉ vấn đề biểu tình như chị nói đâu, nó đặt ra vấn đề quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ nay phải được nhìn nhận dưới một góc độ khác. Nó sẽ ít tính cách tuyên truyền mà tiếng Anh gọi là “get to the point” là nó phải đi vào cái nội dung của nó, đi vào cái thực chất của nó. Tôi cho đây là một cái tốt bởi vì cách đây mấy năm khi Trung Quốc hăm dọa, đe dọa tàu thuyền của ngư dân ngoài biển thì báo chí Việt Nam chỉ được đưa rằng đây là tàu lạ, nước lạ. Nhưng ngược lại bây giờ thì báo chí lại nói công khai là âm mưu bành trướng, âm mưu xâm lược, âm mưu độc chiếm biển Đông. Tôi nói trong cái rủi có cái may là vì Trung Quốc làm thế tự nhiên nó được giải phóng, ở một mặt nào đó người Việt cái chuyển cái nhận thức.
Một vấn đề nữa là ngay trong nhận thức sâu xa của người dân, trong nhận thức sâu xa của lãnh đạo, người ta phải thấy rằng không thể quét cái đống rác vào dưới cái tấm thảm mãi được mà đến lúc phải gọi sự việc đúng tên của nó. Đây là thời điểm, đây là bước ngoặt để từ người dân đến nhà lãnh đạo thay đổi cái não trạng, thay đổi cái tư duy.
Thế còn biểu tình thì nó là chuyện tự nhiên trong một xã hội dân sự, tất nhiên Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn là một xã hội dân sự nhưng mà nó phải tiến đến đó sớm hay muộn. Chính những hành động của Trung Quốc vừa rồi mở ra nhiều khả năng, mở ra nhiều giải pháp, mở ra nhiều cái tư duy để cho con người được suy nghĩ được hành động một cách khác nhau vì mục đích cao cả nhất là bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/brainstorm-4-peo-leas-amid-cn-expans-sea-tt-05232014132039.html
FBI đã truy lùng 5 tin tặc Trung Quốc như thế nào ?
Cục điều tra liên bang Mỹ FBI phát lệnh truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc - Reuters
Cục điều tra liên bang Mỹ FBI phát lệnh truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc - Reuters
Mai Vân
Bên cạnh hồ sơ bầu cử Châu Âu - diễn ra vào cuối tuần này - chiếm các tựa trang đầu, thời sự Châu Á cũng thu hút chú ý với thiết quân luật ban hành ở Thái Lan và vụ gián điệp Mỹ -Trung : Tư pháp Mỹ vừa truy tố đích danh 5 sĩ quan Trung Quốc về tội gián điệp kinh tế, tin tặc, làm dấy lên phản đối của Bắc Kinh.
Về chủ đề thời sự này, nếu Le Monde chờ đợi sự ‘trả đũa’ của Bắc Kinh, thì lý thú nhất là bài báo của Le Figaro trong mục phóng sự, tường thuật tỉ mỉ việc cơ quan FBI đã truy lùng 5 sĩ quan của Trung Quốc như thế nào ?
Tờ báo nhấn mạnh trước tiên là Tư pháp Mỹ chưa bao giờ đưa ra lệnh truy lùng người của một nhà nước khác như lệnh truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc hiện nay. Khi đưa ra thông cáo ‘Wanted’ như người ta thấy trong các phim ‘cao bồi’, quả là Mỹ muốn đưa ra một lời cảnh báo ghi đậm dấu ấn về mặt tâm lý trong cuộc chiến chống tin tặc, vì dĩ nhiên không ai nghĩ những người bị nêu tên sớm bị bắt và đưa ra trước tòa án Mỹ.
Nhưng làm sao FBI lần được dấu vết những người nằm trong đơn vị 61398 này, chốt tại môt khu phố ở Thượng Hải ? Dĩ nhiên không ai tiết lộ chi tiết. Nhưng theo Le Figaro nhân viên tinh báo Mỹ và các chuyên gia đã tung ra chiến dịch truy lùng rộng lớn trên mạng.
Ngành tư pháp Mỹ đã mất 8 tháng để tập hợp bằng chứng, và truy tố được thủ phạm, nhờ việc các tập đoàn Mỹ bị tấn công lần đầu tiên đã chấp nhận cho nêu tên. Những công ty này trước đây vẵn e ngại sự trả đũa của Trung Quốc.
Le Figaro dựa trên báo cáo năm 2013 của công ty Mỹ đảm trách an ninh tin học Mandiant cho biết là 5 người nói trên nằm trong một nhóm tin tặc được biết đến dưới danh hiệu ‘Comment Crew’ nêu lên trong báo cáo.
Báo cáo của Mandiant cũng cho thấy là những hệ thống gián điệp trên mạng của Trung Quốc, cho dù có tinh vi đến đâu, cũng không phải là hoàn hảo, không sơ hở, vì lẽ không có hệ thống nào tự hoạt động, trước mỗi bàn phím đều có con nguời. Và như báo cáo đã nêu lên, những con người đã chọn sai cách bảo mật, làm cho công việc tìm kiếm của các nhà điều tra dễ dàng hơn, ghi lại được dấu vết hoạt động của họ.
Le Figaro cho là sơ hở đôi khi là do tính kiêu ngạo. Một số người đã ký bí danh vào phần mềm độc hại ‘malware’ của họ, một số người khác công khai nói đến sự ham mê về ‘chiến tranh tin học’ của Trung Quốc, và còn khoe hoạt động từ khu Phổ Đông, người thì sử dụng điện thoại di động từ Thượng Hải để ghi lại e mail được sử dụng để thâm nhập máy tính của các tập đoàn bị nhắm.
Tờ báo cho là các nhà điều tra còn nêu lên một sơ hở rất buồn cười : đó là bức tường lửa ‘Great Firewwall’ công cụ để kiểm duyệt của Trung Quốc nhằm ngăn chặn việc tiếp cân các mạng Facebook, Twitter hay Youtube, đã giúp ích cho công việc các nhà điều tra Mỹ : Bức tường lửa này tạo ra tình huống là đối với các tin tặc của nhóm ‘Comment Crew’, phương thức đơn giản nhất là truy cập vào Facebook, Twitter từ cơ sở tấn công của họ. Một khi bị khám phá thì truy ra danh tánh của họ không khó.
Thiết quân luật trên khắp Thái Lan
Le Figaro ghi nhận : Ở Thái Lan, quân đội chơi trò thiết quân luật, trong lúc mà trước nỗi lo ngại của quốc tế , họ ra sức trấn an là không phài đảo chính mà chỉ ‘vãn hồi trật tự’.
Tuy nhiên đối với tờ báo, tại một nước mà quân đội đã tiến hành ít nhất là 11 cuộc đảo chính từ khi chế độ quân chủ chuyên chế kết thúc năm 1932, thiết quân luật ban hành hiện đã làm dấy lên nhiều lo ngại, một số tổ chức như Human Rights Watch, xem đây hiển nhiên là đảo chính trên thực tế, một tổ chức khác cho là không phải một cuộc đảo chính ‘chính thức’ nhưng rõ ràng là một sự can thiệp quân sự.
Le Monde cũng có cùng nhận định, nói đến quân đội áp đặt thiết quân luât để ‘vãn hồi hòa bình’. Le Monde nêu bật là một cố vấn của Thủ tướng lâm thời – không được báo trước về quyết định của quân đội - đã tố cáo trên đài CNN là thiết quân luật không khác một cuộc đảo chính bán phần.
Le Monde kết luận là những ngày sắp tới sẽ cho thấy rõ hơn đây có phải một cuộc đảo chính được giấu tên hay không. Nhưng tờ báo cũng nhận thấy là dù ẩn ý của quân đội như thế nào chăng nữa thì họ cũng tránh được cho Bangkok cuộc đụng độ đẩm máu giữa các phe.
Les Echos cũng rất nghi ngờ hậu ý của quân đội Thái trong bài tựa đề : « Thái Lan : Quân đội triệu tập các tác nhân cuộc khủng hoảng ».
Tờ báo nhắc lại là tướng Prayuth Chan-ocha đã mời đến họp vào hôm nay Thủ tướng lâm thời, lãnh đạo các phe Áo Đỏ, Áo Vàng, Phó chủ tịch Thượng viện Thái. Bên cạnh, còn có lãnh đạo các đảng phái, Ủy ban bầu cử …
Nhưng theo Les Echos, Thủ tướng lâm thời dường như đã quyết định không dự cuộc họp. Một trong những lý do có lẽ do những tin vào giờ phút chót là Thượng viện có thể đề nghị vào chiếc ghế thủ tướng, ông Prawit Wongsuwan, một tướng lãnh về hưu, từng là tư lệnh quân đội và Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan.
Les Echos cũng nhắc lại chi tiết là sáng nay, quân đội đã ngăn cản không cho chính phủ sử dụng tổng hành dinh gọi là ‘đối phó khủng hoảng’, sử dụng từ mấy tháng qua, khi mà trụ sở chính quyền trong Bangkok bị người biểu tình bao vây. Tờ báo trích lời một viên chức xin giấu tên cho biết là Bộ Quốc phòng đã yêu cầu Thủ tướng và thành viên chính phủ không sử văn phòng hiện nay của họ nữa.
Báo Libération chạy một tựa hóm hỉnh trang Thế giới : « Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan : Quân đội thổi còi kết thúc cuộc đấu ». Tờ báo giải thich bên dưới : Những người ủng hộ và chống đối chính quyền cũ đe dọa đối đầu tại Bangkok, quân đôi đã ban hành thiết quân luật hôm qua (20/05).
Libération nhận định là có một điểm tích cực cho quân đội là lần này họ cho cảm giác là đã hành động một cách vô cùng dè dặt : vì từ tháng 11/2013, Thái Lan đã rơi vào khủng hoảng chính trị hầu như không lối thoát, biểu tình không nguôi trên đường phố Bangkok ; đến ngày 07/05, Thái Lan hầu như không có chính phủ sau khi bà Yingluck bị truất phế vì ‘lạm quyền’, các phe thân và chống chính quyền đe dọa đụng độ với nhau ở thủ đô.
Chính trong tình hình này, mà quân đội mới ‘bước vào sân khấu’ và tốt hơn nữa là đã không gây xáo trộn gì trong sinh hoạt của thủ đô, bất quá là họ làm gia tăng hiện tượng kẹt xe rất nổi tiếng ở Bangkok.
Tờ báo cũng ghi nhận là như lần đảo chính 2006, các cô gái ở Bangkok đã ra chụp hình bên cạnh quân lính được triển khai ở thủ đô.
Nhưng Libération cũng công nhạn là có kiểm duyệt thông tin : hôm qua, ngay lúc sáng, quân đôi đã vào các đài truyền hình yêu cầu không đưa thông tin có thể làm ‘mất ổn định’, yêu cầu tạm ngưng chương trình một số đài nằm trong tay các nhóm chính trị.
Báo La Croix cũng nêu bật thái độ thận trọng của quân đội. Tờ báo trích lời chuyên gia, ghi nhận là « quân đội đang đứng ra làm trọng tài. Nhưng bước đi cẩn thận vì cuộc đảo chính năm 2006 đã không giải quyết các vấn đề chính trị. »
Trung Quốc : Cuộc gặp kỳ lạ Putin-Giang Trạch Dân
Ngoài hồ sơ Thái Lan, nhìn về Châu Á, báo Les Echos còn theo dõi chuyến đi Trung Quốc của tổng thống Nga Putin. Điều làm tờ báo ngạc nhiên như nêu bật trong hàng tựa trang quốc tế là « Cuộc gặp kỳ lạ giữa Putin và Giang Trạch Dân ».
Sau khi tiếp xúc với đương kim chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga tối qua đã tiếp xúc với ông ...Giang Trạch Dân. Điều mà Les Echos lấy làm ngạc nhiên vì ông Giang Trạch Dân đã rời khỏi chức vụ lãnh đạo từ hơn 10 năm qua.
Cuộc gặp, trong mắt của Les Echos, cho thấy ảnh hưởng còn rất mạnh của nguyên chủ tịch trên đời sống chính trị Trung Quốc. Theo tờ báo, đứng đầu cái mà nhiều người gọi là phe Thượng Hải, ông Giang Trạch Dân vẫn là một trong những người hùng mạnh nhất của chế độ.
Trong cuộc gặp, ông Putin và Giang Trạch Dân chỉ có những trao đổi bình thường, ca ngợi tình hữu nghị Nga Trung, nhưng theo Les Echos các nhà bình luận đều thấy là ông Giang muốn gởi một thông điệp đến đương kim chủ tịch Trung Quốc : là cho dù ông Tập Cận Bình có tập trung quyền lực trong tay, ông vẵn phải tính đến mạng lưới thân thế của ông Giang và khả năng quấy phá của ông.
Đây là một thông điệp đầy ý nghĩa vào lúc chiến dịch chống tham những của Tập Cận Bình không nể nang những nhân vật tai to mặt lớn của chế độ, mà phía sau người ta có thể thấy bóng dáng ông Giang Trạch Dân.
Trung Quốc : Thời vàng son của xuất khẩu đã hết
Về mặt kinh tế, thương mại, Les Echos chú ý đến Nhật với tin vui là thất thu thương mại có phần giảm nhẹ, vì nhập khẩu tăng không nhiều, 3,4%, nhưng xuất khẩu thì tăng cao hơn, 5,1%, do đơn đặt hàng của Mỹ và Trung Quốc về máy công cụ.
Nhưng nhìn sang Trung Quốc, ngược lại tờ báo nêu tình trạng ngoại thưong không khỏe mạnh, với hàng tít : « Bắc Kinh công nhận thời vàng son của xuất khẩu đã kết thúc ».
Tờ báo trích dẫn lãnh đạo ngoại thương Trung Quốc hôm qua đã công nhân thời kỳ mà ngoại thương Trung Quốc tăng mạnh đã qua rồi. Nhân vật này nêu lý do là lương hướng tăng cao, chi phí cho vôn liếng, là gánh nặng đối với các công ty Trung Quốc : Nhìn chung thời đại mà ngành ngoại thương tăng mạnh đã vĩnh viễn qua rồi.
Trong tháng Tư, xuất khẩu Trung Quốc chỉ tăng 0,9% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Giá nhân công Trung Quốc từ nay lên đến gấp đôi, có khi gấp 3 so với các nước như Ấn Độ, Việt Nam hay Cam Bốt.
tags: Châu Á - Hoa Kỳ - Tình báo - Trung Quốc - Điểm báo
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140521-fbi-da-truy-lung-5-tin-tac-trung-quoc-nhu-the-nao
Posted by sontrung at 2:38 PM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
JONATHAN LONDON * GIẢI PHÁP CHO VIÊT NAM
An Agenda for Institutional Reform in the Current Context
Posted on May 25, 2014 by Jonathan London
6
As a scholar of comparative political economy and analyst of contemporary Vietnam I am constantly confronted with dilemmas as to how best engage with Vietnam. Staying strictly within the realm of observation, analysis, and explanation is not for me. We are all human beings. We inhabit a world that is inescapably political. And a world that, from time to time, imposes upon us unexpected practical and moral dilemmas that we ignore at our own peril.
Vietnam’s future is the business of Vietnam. There are, however, instances in which foreign ideas and perspectives may have value, and it is in this spirit that I put forward the following ideas with the hopes that they might feed into constructive, forward-looking discussions among Vietnamese about the future of their country.
***
An Agenda for Institutional Reform in the Current Context
An agenda of institutional reform must be undertaken to place Vietnam on path to a prosperous, secure future. Such an initiative would comprise targeted and systemic elements. It would draw support from the states of such countries as Korea, Japan, Singapore, Australia, the United States, and self-selected members of ASEAN. Where necessary, it would feature partnership with relevant technical assistance and transparency organizations. Investors from Taiwan and Hong Kong should be enthusiastically welcome as efforts to resolve tensions with Beijing continue.
The initiative I have in mind would be non-adversarial in nature and aimed at restoring Vietnam to a high-growth trajectory after a period of slow growth while restoring and building national confidence in the context of present challenges. If other such efforts are already underway, they should be wholeheartedly supported.
Although the chaos and violence of last week are deeply regrettable, the precise causes have, as yet, not been identified. In the mean time, tensions on the seas show now sign of abating in the near term. In the time ahead, Hanoi must work with maximum resolve to address the tensions with Beijing through diplomatic, legal, and creative solutions heretofore unimagined. The latter might include bi-lateral and multi-lateral joint development and preservation initiatives based on sound and enduring international norms and designed to bring economic, environmental, and security benefits to the entire region. A winner-takes-all logic will only produce losers. It will feed the continued militarization the region, with all attendant risks.
Vietnam’s economy is performing far below its potential. That its growth has slowed and now risks seeking permanently to a low-growth trajectory owes to institutional constraints widely recognized by reform-minded Vietnamese within and outside of the state. These include the absence of the rule of law, weak regulatory institutions, and misguided efforts to achieve a state-dominated market economy, as well as a repressive human rights posture that crushes transparency and, not least, the development of a brand of patron-client interest-group politics that has proven vastly counterproductive and wasteful of scarce national resources.
To acknowledge these institutional constraints is not to criticize Vietnam – it is to underscore that if Vietnam is to have the prosperous future its people deserve it must under-take breakthrough reforms.
One of the unforeseen effects of recent tensions on the seas is the clear sense that Vietnam must swiftly reevaluate its strategic outlook. The country must avoid adversarial relations with China. Friendship must be restored and strengthened. But that friendship must stand on the principles of equality and mutual respect. Yet this, in return, will require Vietnam to stand on its own two feet in a way as yet unseen.
Vietnam is at a crossroads. To return to a high-growth trajectory and to live in peace and security and without fear the country must change. To achieve these changes the country needs international support. But to gain that support the country’s leadership must communicate and demonstrate to the world that it is committed to change. Judging by public responses to Prime Minister Dung’s recent statement and based on my knowledge of Vietnam I have every confidence that the Vietnamese people would welcome such changes. What is needed now is political courage.
What, specifically, might occur?
1. A task force should be established led by Bùi Quang Vinh of the Ministry of Planning and Investment and formed in partnership with international development agencies and relevant technical assistance agencies in charting a strategy for effectively and swiftly addressing damage caused by events in Bình Dương, Hà Tĩnh and any other localities as deemed necessary;
2. National leaders working together and with the technical and material support from international development partners should launch a campaign of economic recovery and confidence building that would seek to overcome conditions and causes that fueled the recent disturbances. Information about the precise causes of the disturbances should be made public to the world;
3. Hanoi must signal its readiness to swiftly undertake reforms beyond those the Prime Minister alluded to in his New Year’s message and this commitment must be demonstrated by undertaking real steps to institute the rule of law which, by definition, would require amending the constitution;
4. A time frame for this process should be announced and the introduction of this timeline should be accompanied by the release of prisoners of conscience on a short timetable. While boisterous demonstrations have their place in the world of politics, they are not always helpful. If state leaders demonstrate a commitment to change and to protect rights in line with international human rights norms, all members of the dissident community must accept the responsibility of committing itself to principles of civility and non-violence. Social order is essential, but requires cooperation, trust, and sacrifice;
5. On the basis of demonstrated movements toward the rule of law and adherence to international principles of human rights, states of such countries as Korea, Japan, Taiwan, the United States, the European Union, Australia and New Zealand should immediately elevate the status of their relations with Hanoi;
6. A ‘road map’ for institutional – i.e. constitutional – reforms, to be achieved within one year or less, should be set in place; the group of 72 intellectuals and notable persons who championed constitutional reforms in 2013 or representatives thereof should be invited into consultations as partners. Talented individuals in overseas Vietnamese communities should assist;
7. Diplomacy with Beijing should continue, with an emphasis on the joint development of resources and demilitarization of the Southeast Asia Sea. Militaristic posturing and threats must be replaced by efforts to strengthen – not weaken –international norms. Cooperation and the creative use of incentives by all parties can assist in rationalizing regional claims. Principles of “mutually-assured constraint,” respect, and partnership are essential.
If the above seems politically unfeasible, recognize that the most controversial proposals above measures would win Vietnam immediate international recognition and support. Objections that real reforms in Vietnam can only occur after economic growth has been achieved can be rebutted by an abundance of evidence that it is precisely the absence of such reforms that has slowed Vietnam’s development. Working in the spirit of national unity and partnership with like-minded countries will propel Vietnam into a brighter future. The Vietnamese people deserve no less.
Jonathan London
Hanoi, 25 May 2014
Việt Nam hai bước cần thiết :
" Việc gửi thông điệp tới LHQ là được cũng như cố gắng giải quyết tranh chấp bằng những phương điện luật pháp. Nhưng xin nghe tôi: nếu không có những tiến bộ rõ nét về mặt thế chế và nhân quyền, thì 100% sẽ không có một nước nào ủng hộ Việt Nam."
by Jonathan London
Tình trạng hiện nay của Việt Nam là khá phức tạp. Hành vi bất chính đáng của phía Bắc Kinh thực sự là khó xử lý. Nhưng có hai vấn đề mấu chốt lại khá đơn giản và phải giải quyết ngay.
Vấn đề thứ nhất là thiếu thống nhất. Vấn đề thứ hai là hiện nay Việt Nam không có một người bạn thân thiết nào cả. Nếu cứ tiếp tục thờ ơ với hai vấn đề vừa lớn vừa đơn giản này, tôi e rằng đất nước sẽ rất khó mà thoát khỏi tình trạng hiện nay. Mặt khác, hai bước này sẽ giúp Việt Nam một cách đang kể và cực nhanh.
Hãy bắt đầu với việc thống nhất. Mới hôm qua, Ông Trương Tấn Sang có phát biểu rằng “Tôi mong bà con trong những tình huống khó khăn như thế này cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt và nhắc nhở nhau tăng cường đoàn kết xung quanh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và phải hết sức cảnh giác trước những thông tin mang tính chất chia rẽ nội bộ.”
Dù vẫn hiểu được ý ông nói nhưng tôi lại thấy tuyên bố kiểu này chưa hay lắm vì rất khó có thể giành được sự ủng hộ và thống nhất của toàn bộ người Việt Nam. Chẳng hạn, có ai trên cấp cao dám tuyên bố: “Vào thời điểm lịch sử này mong toàn dân Việt Nam, không phân biệt quan điểm chính trị nào, dù ở trong hay ngoài nước, cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt và nhắc nhở nhau tăng cường đoàn kết xung quanh tổ quốc”?
Ý ở đây là toàn xã hội Việt Nam cần phải bắt đầu có một tình thần mới!
Hỡi các bạn Việt Nam! Việc quyết định tương lai của đất nước riêng là quyết định của các bạn. Và tôi không giả định những quan điểm của tôi là hoàn toàn đúng, thậm chí phần lớn đúng. Tuy nhiên, Việt Nam phải thực sự khắc phục sự thiếu thống nhất trong nội bộ và toàn xã hội vào đúng thời điểm này.
Tất nhiên không tể đề cập những vấn đề trên biển trước mặt một mình. Như đã nói trước, Việt Nam phải thể hiện cho thế giới những lý do thuyết phục để làm sao cho họ thấy nên ủng hộ Việt Nam. Việc gửi thông điệp tới LHQ là được cũng như cố gắng giải quyết tranh chấp bằng những phương điện luật pháp. Nhưng xin nghe tôi: nếu không có những tiến bộ rõ nét về mặt thế chế và nhân quyền, thì 100% sẽ không có một nước nào ủng hộ Việt Nam. Đừng phản ứng với những vụ việc Bình Dương và Hà Tĩnh bằng hành vi đàn áp. Hãy tìm những con đường mới để làm cho Việt Nam được thế giới tôn trọng.
Nếu thấy hai bước này là quá lớn, thì đề nghị bạn nghĩ lại Vì nếu có đủ dững cảm đề thay đổi, Việt Nam sẽ thành một nước hừng mạnh hơn và sẽ cũng có rất nhiều nước sẵn sàng bắt tay và giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền và tiến vào một thời kỳ mới.
Posted by sontrung at 2:01 PM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
TS. LƯU TRUNG TUYỂN *MỘT SUY NGẪM
MỘT SUY NGẪM
TS Lưu Trung Tuyên
18-5-2014
Kính thưa các ông đã và đang là lãnh đạo Đảng CS Việt Nam,
Chẳng cần đến phân tích của các chuyên gia thì ta cũng hiểu: không phản đối Trung Quốc như hiện nay thì đất nước sớm mất thêm chủ quyền biển đảo, kể cả Trường Sa; nhưng nếu đánh thì càng so+'m mất hơn.Thấy giặc cướp nhà mà không cản nổi. Thật nhục nhã.
Đương kim Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng đã thừa nhận nghèo thì yếu. Mà yếu thì hèn thôi.
Nhưng tại sao nước nhà cứ nghèo, cứ yếu mãi vậy? Tại sao chúng ta nay không đủ mạnh hoặc có những người bạn đủ mạnh để có thể chung tay gìn giữ sơn hà. Chẳng lẽ chỉ tại tham ô?
Quý vị đã làm thui chột trí lực của dân tộc trong nửa thế kỷ để thỏa mãn khát vọng quyền lực và tiền bạc của mình. Quý vị sống với gia? lý tưởng và bắt người dân phải chấp nhận. Lý tưởng gia? thì tình bạn, tình đồng chí cũng gia? thôi.
Và cháy nhà thì ra mặt chuột.
Người anh em mười sáu chữ vàng Trung Quốc của Quý vị đã chiếm đoạt Hoàng Sa, lấn chiếm Trường Sa và nay thì khởi động cuộc xâm lăng hoàn toàn Biển Đông.
Mới đây thôi Quý vị còn bắt bỏ tù những người phản đo^'i hành vi xâm lăng của Trung Quốc, phản đối sự qụy lụy của Quý vị trước Trung Quốc. Hôm nay Quý vị lại cổ vũ cho họ làm chính việc ấy. Ro^`i ngày mai, tính toa'n la.i, Quý vi. la.i cho ca?nh sát lôi xe^`nh xe^.ch ho. lên xe ba('t đi giam nho^'t…
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc mang bộ mặt chuột hay chính Quý vị cũng vậy.
Quốc gia lâm nguy như hiện nay là vì dã tâm bành trướng của Trung Quốc. Nhưng Quốc gia yếu kém chắc chắn là lỗi của Quý vị.
Không chống Trung Quốc đến cùng thì Quý vị mất tính chính danh, thậm chí được cho là hèn nhát, phản bội dân tộc; mà chống đến cùng thì chẳng những dân oan phải chết mà Quý vị và gia đình cũng chưa chắc đã bảo toàn tính mạng.
Dân chủ và Tự do là những giá trị mà Quý vị nên theo đuổi để đất nước vững mạnh và chính con cháu Quý vị cũng được nhờ cậy.
Kính
L.T.T
http://boxitvn.blogspot.ca/2014/05/mot-suy-ngam.html
Posted by sontrung at 11:04 AM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
HẠ ĐÌNH NGUYÊN + CỘNG SẢN PHẢI THAY ĐỔI
Hãy mở cửa ra, vừng ơi!
Hạ Đình Nguyên
Đi tìm phương án cho con đường sống của dân tộc trong tình thế nước sôi lửa bỏng hiện nay, đó là thao thức hằng đêm của mọi người trí thức chân chính. Chúng tôi xin trân trọng đăng lên dưới đây những kiến giải của ông Hạ Đình Nguyên, một trí thức nổi tiếng thuộc thế hệ Lê Hiếu Đằng, đã từng dấn thân vì độc lập tự do dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa và nay cũng là một trong những người đang ngày đêm trăn trở trước vận nước. Những đề xuất táo bạo của ông rất đáng cho cả những người đứng đầu quyền lực và nhân dân cùng tham khảo, soi xét dưới nhiều góc chiếu khác nhau, tất nhiên tác giả chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.
Bauxite Việt Nam
TÌNH THẾ
Việt Nam hiện đang đứng trước hai vấn nạn cực kỳ nghiêm trọng: sự xâm lược của Trung Quốc đã khởi sự, trong khi thể chế cai trị của Việt Nam suy thoái và đang lao xuống dốc; kinh tế suy sụp, nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, lòng dân ly tán. Nhưng đây lại là một thời cơ to lớn cho dân tộc đoàn kết vươn lên.
Hai vấn nạn do hai nguyên nhân khác nhau nhưng quyện vào nhau, đưa đến cùng một hệ quả thống nhất, là sự suy yếu toàn diện dẫn đến một cận cảnh nguy hiểm không thể lường. Bị xâm lược là do ý chí và tham vọng của kẻ xâm lược, nhưng đồng thời do thể chế cai trị có những khuyết tật và nhược điểm làm phát sinh những điều kiện tương thích với ý chí xâm lược đó. Đảng Cộng sản Việt Nam với thể chế “toàn trị” làm mất niềm tin với nhân dân, và đang đứng trước một tình huống khó khăn sống còn. Đảng cũng là người đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đến khúc quanh nguy hiểm này. Đó là một trách nhiệm trước lịch sử, cần nói thẳng.
Trong tình hình Việt Nam nhân nhượng tối đa – đến mức mà người dân thấy là nhục nhã – thì Trung Quốc vẫn ngang nhiên tấn công, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế. Từ tiềm thức dân tộc đã bật dậy câu hỏi từng ghi dấu ấn trong lịch sử: “Hòa hay Chiến?”.
Một sự chọn lựa xương máu hay là nô lệ? Con đường thoát nào cho Việt Nam? Thế giới đang kêu gọi phải đấu tranh ngoại giao và đấu tranh pháp lý, trong lúc mũi dao đã kề cổ.
Đấu tranh ngoại giao cũng cần tư thế đứng thẳng, để không trở thành sự van xin, và ngoại giao trên thế yếu thì không có giá trị gì. Đấu tranh pháp lý cũng cần có dũng khí, song kẻ thù không cần pháp lý. Với ưu thế vũ lực, họ không chịu hòa, chỉ muốn chiến. Và đâu là câu trả lời của Việt Nam?
Một đòn “quyết tử quyền” vào yếu huyệt của xâm lược Bắc Kinh
Trung Quốc hiện nay chưa phải là một quốc gia hùng mạnh theo nghĩa bền vững. Dưới thể chế Cộng sản hà khắc kéo dài từ thời Mao đến nay, nhân dân Trung Hoa đang quá ngán ngẩm và căm phẫn. Các dân tộc khác như Duy Ngô Nhĩ, Nội Mông, Tây Tạng thì bị đàn áp và chà đạp, sẵn sàng vùng lên khi có thời cơ. Đại bộ phận nông dân rất bất bình vì chính sách bất công, chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, sự tham nhũng, tha hóa của các lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng bộc lộ, không thể che giấu trước mắt người dân.
Bên ngoài, Tập Cận Bình theo đuổi một chủ trương bành trướng đầy tham vọng, hung hăng khiêu khích khắp nơi. Trung Quốc đang bị kẹt một cách vô vọng vào cái bẫy “đường lưỡi bò” mà tự họ giăng ra. Sau khi hù dọa Nhật Bản không có kết quả ở biển Hoa Đông, họ quay sang chiếm đóng vùng lãnh hải Việt Nam, hà hiếp ngư dân Việt Nam ngoài biển, quấy động, làm bất an trong nội địa, làm cho Việt Nam suy yếu toàn diện, hòng kìm hãm Việt Nam trong quỹ đạo của họ, để làm phên dậu muôn đời cho họ.
Điều họ lo ngại nhất, là Việt Nam trở thành một nước tự do, không bị trói buộc bởi ý thức hệ, là một loại “dây cột giờ” đang mục nát. Nếu Việt Nam tự do, tham vọng “đường lưỡi bò” của họ hoàn toàn phá sản.
Đánh địch bằng cách sửa mình
1– Tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong lịch sử của mình Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần thành lập, sáp nhập, giải tán, đổi tên… để thích ứng với tình hình mỗi lúc. Từ chỗ mỗi miền Trung, Nam, Bắc có riêng một đảng Cộng sản (tên khác nhau), sáp nhập thành một đảng Cộng sản, rồi trở thành Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương, thành Đảng Lao động Việt Nam, cuối cùng đổi thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nếu hiện nay giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam, để chuyển hóa thành một/nhiều đảng X, Y, Z khác, mang nội dung tư tưởng tiên tiến, phù hợp với yêu cầu thời đại, thì chẳng những là chuyện bình thường trong lịch sử, mà còn chứng tỏ đó là một đảng sáng tạo, biết chuyển hóa đúng theo quy luật, đầy bản lĩnh của dân tộc Việt.
2– Tuyên bố chuyển thể chế độc tài thành thể chế dân chủ
Thể chế độc tài toàn trị làm cho tầng lớp cai trị trở thành tha hóa, ngày càng mất giá trị trước mắt nhân dân, nó kìm hãm sức sống của dân tộc, làm cho đất nước kiệt quệ, bần cùng, và trở thành miếng mồi ngon cho bọn bành trướng Đại Hán tham lam, không tránh khỏi bị bọn chúng xâm lược. Một Myanmar đã được độc lập – dù sát nách một thằng khổng lồ đầu đất, dù chưa phải là thật sự dân chủ phồn vinh – và đang dần dần thoát khỏi quỹ đạo nô lệ hóa của Bắc Kinh. Việt Nam hoàn toàn có thể làm được như thế và hơn thế, như lịch sử cũng đã chứng minh.
3– Lợi ích lớn: Chuyển hóa thế cờ, thoát vòng nguy hiểm
Chỉ qua một đêm thôi, bọn lãnh đạo Bắc Kinh thức dậy trong nỗi bàng hoàng. Nhân dân Trung Hoa nô nức theo gương Việt Nam mà đứng dậy. Bọn Tập Cận Bình cay đắng nhận lấy cái giá phải trả cho sự tham lam vô đạo của mình.
Trong khi đó, cả nhân dân tiến bộ trên thế giới vui mừng vì có một quốc gia nhỏ bé Việt Nam đã thoát vòng nô lệ, có một dân tộc Việt Nam vừa bừng tỉnh cơn mê, đã thoắt đứng lên làm người, xứng đáng với máu xương dân tộc đã đổ.
Bấy giờ chúng ta có nhiều bạn bè lương thiện – không còn chơi với kẻ bất lương. Chúng ta không sợ bị cấm vận vũ khí hay kinh tế. Không cô độc để phải sợ kẻ thù. Dân tộc không còn bị chia rẽ. Những con người Cộng sản cũ ấy, có thể trở thành những con người mới, không còn tấm lòng hẹp hòi, không còn đầu óc bất công, cùng nhân dân giữ gìn độc lập dân tộc, đưa đất nước tiến lên trong một giá trị mới: Độc lập – Dân chủ – Bình đẳng và Hữu nghị.
Đảng Cộng sản Việt Nam làm được không?
Có trở ngại vì bọn chúng cài người bên trong, nhưng hoàn toàn có thể làm được.
Việt Nam đang cần bước khởi động của một Lê Hoàn, một Lê Hoàn mang giá trị thời đại, mang ý chí của nhân dân!
HÃY MỞ TOANG RA VỚI THỜI ĐẠI, BẰNG CÁI NHÌN MỚI VÀ QUYẾT TÂM MỚI.
HÃY MỞ CỬA RA, VỪNG ƠI!
H.Đ.N. 16–5–2014
http://www.boxitvn.net/bai/26478
Posted by sontrung at 10:58 AM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG
'Việt Nam không đơn độc nếu đổi mới’
Hạnh Ly
BBC Tiếng Việt, tường trình từ Lyon
Cập nhật: 15:08 GMT - chủ nhật, 25 tháng 5, 2014
Google+
chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này
Thảo luận tại Lyon
Các diễn giả và cử tọa tại cuộc thảo luận ở Lyon đặt vấn đề nguyên nhân cuộc khủng hoảng.
Trong buổi thảo luận về chủ đề các vấn đề khủng hoảng Trung – Việt tại thành phố Lyon, Pháp, có ý kiến cho rằng, Mỹ và Pháp sẽ phần nào hỗ trợ Việt Nam trong xung đột với Trung Quốc do di sản lịch sử, và phương Tây sẽ giúp đỡ nếu thấy có cải biến nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.
Buổi thảo luận tại khoa Nghiên cứu Đông Á (IAO) của Đại học Sư phạm Lyon gồm bốn khách mời chính, bao quát các chủ đề như gốc rễ của địa chính trị trong cuộc khủng hoảng tranh chấp lãnh hải, cách nhìn của giới bất đồng chính kiến, trải nghiệm và quan sát của người Pháp mang quốc tịch Việt Andre Manras (Hồ Cương Quyết) và phân tích về tình hình xã hội Việt Nam.
Các bài liên quan
Tướng Mỹ cảnh báo về xung đột
Dàn khoan TQ là tai họa hay phúc lành?
'Trung Quốc bên bờ một sai lầm lớn?'
Chủ đề liên quan
Quan hệ Việt Trung
Trao đổi bên lề hội thảo hôm 24/05 với BBC tiếng Việt, ông Laurent Gédéon cho biết trong cuộc khủng hoảng giữa Trung Quốc và Việt Nam hiện nay, viện dẫn chứng cứ lịch sử là chỉ nên dành cho người dân.
"Chính xác, cho tới thời điểm này, Trung Quốc đã thắng đối với vụ giàn khoan HD-981"
Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon
Việt Nam nên dùng tới các chứng cứ về địa chính trị, tuy nhiên vị trí và vùng biển quanh Hoàng Sa và Trường Sa vốn vẫn rất phức tạp không chỉ với Việt Nam và Trung Quốc mà còn với các quốc gia khác.
Một phần của vấn đề phức tạp này cũng được thể hiện trong cách đặt tên của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, Việt Nam gọi là Biển Đông, Trung Quốc đặt là Biển Nam Trung Hoa, còn Philippines gọi là Biển Tây của Philippines, theo một học giả khách mời của IAO, chuyên về địa chính trị và chủ đề Hoa-Việt trong buổi thảo luận.
Về vấn đề điều gì có thể xảy tiếp theo, sau khi Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển tranh chấp, một số ý kiến cho rằng, Bắc Kinh sẽ giữ giàn khoan và chờ cho tới khi Hà Nội sơ suất hoặc ‘không thể chịu được nữa’.
Trả lời phỏng vấn riêng với BBC, hôm Chủ Nhật, nhà nghiên cứu Gédéon nói:
"Chính xác, cho tới thời điểm này, Trung Quốc đã thắng đối với vụ giàn khoan HD-981."
Bởi vì theo ông, Trung Quốc sau một thời gian hoàn toàn có thể rút lại giàn khoan di động này, nhưng vẫn tuyên bố vùng biển đó là của họ.
‘Cần thiết lập đồng minh’
Ông Gédéon cho rằng, tới thời điểm này, Việt nam đã ở vào vị trí bắt buộc để đối phó lại những gì đang diễn ra.
Tuy nhiên, Việt Nam thực ra không có nhiều phương tiện để chống lại Trung Quốc trên biển khi chỉ có thể đặt mình vào thế phòng bị mà không thể dùng vũ lực, “do đang ở trong một cuộc đua không cân xứng”.
Việc xác lập đồng minh Hà Nội – Washington có thể là điều cần thiết và nên đưa cả các quốc gia cũng liên quan tới vấn đề tranh chấp với Trung Quốc, nhà nghiên cứu người Pháp gợi ý.
Thảo luận Lyon hôm 25/5/2014
Có ý kiến tại cuộc thảo luận cho rằng Việt Nam nên cùng Philippines kiện Trung Quốc.
Cùng chia sẻ quan điểm này, ông André Manras (tên tiếng Việt là Hồ Cương Quyết) cho rằng Việt Nam nên cùng Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, “để ít nhất thì công chúng cũng thấy được Trung Quốc là hạng gì”.
Viện dẫn các mốc lịch sử chính, ông Manras khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể chứng minh vùng biển có giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Hơn nữa, Việt Nam sẽ không đơn độc khi cả Hoa Kỳ và Pháp đều cảm thấy mình ‘mắc nợ’ Việt Nam do di sản hai cuộc chiến tranh.
Theo cách lý giải của người Pháp mang quốc tịch Việt Nam này, Trung Quốc đã ‘tranh thủ’ thời điểm Pháp và Mỹ rút đi để dần chiếm các hòn đảo và vùng nước của Việt Nam.
'Thời điểm thích hợp'
"Việt Nam nên cùng Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, để ít nhất thì công chúng cũng thấy được Trung Quốc là hạng gì"
Ông André Manras (giữa, tức Hồ Cương Quyết)
Hôm 23/05, ông Hồ Cương Quyết cho đăng một lá thư ngỏ gửi tới các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam về việc cho phép chiếu bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát.
Ông viết, đây là thời điểm thích hợp để đưa ra bộ phim, khi ở thời điểm này nó vẫn còn tính thời sự.
Ông lấy tên Hồ Cương Quyết (với họ Hồ xuất phát từ họ của ông Hồ Chí Minh) sau khi được chủ tịch Nguyễn Minh Triết ký quyết định để cùng Việt Nam thực hiện bộ phim tài liệu này năm 2009.
Tuy nhiên, sau khi bộ phim về các gia đình ngư dân miền Trung, đặc biệt là ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi hoàn tất, bộ phim đã không được công chiếu.
Giải thích riêng với BBC, ông cho rằng lý do bộ phim bị cấm dù đã có giấy phép xuất, nhập sản phẩm báo chí là do có các ‘phe phái mâu thuẫn’ trong giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.
“Ông Triết lúc đó có vẻ không muốn theo Trung Hoa, nhưng không hiểu sao bên thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lại phản ứng dữ lắm.”
Người Trung Quốc duy nhất
Zuang Ningjun, đến từ Thượng Hải và là người Trung Quốc duy nhất trong buổi thảo luận, nói với BBC rằng cá nhân anh quan tâm tới những gì đang diễn ra giữa Trung Quốc và Việt Nam do ngành học của mình, nhưng những thanh niên Trung Quốc khác ít ai quan tâm, vì “chúng tôi đã có quá nhiều vấn đề của riêng mình, như chuyện người Uyghur, hay mấy vụ ở Urumqi vừa rồi”.
Thảo luận ở Lyon
Cử tọa tại cuộc thảo luận quan ngại về tình hình nóng lên ở Biển Đông.
Trả lời BBC, sinh viên ngành Lịch sử đương đại ở Lyon nói “tôi thực sự muốn tới Việt Nam nhưng chắc không phải là lúc này vì những gì đã xảy ra với người Trung Quốc.
“Tôi không thể trách họ được, vì người Trung Quốc đã làm tương tự với Nhật Bản khi họ đập phá cửa hàng cửa hiệu, sản phẩm, tuy nhiên là không có ai chết.”
Còn chuyện nước nào đúng, sai “là việc của các chính trị gia và nhà ngoại giao”, anh nói.
Khía cạnh khác được đề cập trong buổi thảo luận là quan điểm về quan hệ với Trung Quốc từ phía các nhà bất đồng chính kiến và quan sát các diễn biến trong xã hội Việt Nam và các nỗ lực thúc đẩy để xảy ra cuộc “Đổi mới thứ hai”.
"Tôi không thể trách họ được, vì người Trung Quốc đã làm tương tự với Nhật Bản khi họ đập phá cửa hàng cửa hiệu, sản phẩm, tuy nhiên là không có ai chết"
Zhuang Ningjun, sinh viên Trung Quốc
Bên cạnh các nhân vật như luật sư Cù Huy Hà Vũ, bác sỹ Nguyễn Đan Quế, ông Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, ông Francois Guillemot – tiến sỹ lịch sử - nhận xét ông Phạm Chí Dũng là một trong những blogger bày tỏ rõ ràng mong muốn thay đổi, chuyển hẳn đường hướng ngoại giao với Trung Quốc.
Chuyên viên nghiên cứu và phụ trách kho tài liệu Việt Nam của viện IAO cũng nhắc tới bà Phạm Chi Lan với lời chú thích, đây không phải là một nhà bất đồng chính kiến, nhưng là kinh tế gia và nhà trí thức thẳng thắn và có tiếng nói mạnh mẽ.
Bình luận về các sự kiện phản đối Trung Quốc hôm 13, 14/05, nhà quan sát xã hội Việt Nam Dominique Foulon đặt vấn đề tuy các cuộc biểu tình của giai cấp nông dân và công nhân có thể phần nào thách thức chính quyền, nhưng điều đó sẽ không làm ảnh hưởng tới các quyền lực chính trị.
Còn sau đó, ông André Manras một lần nữa gây chú ý với cuộc hội thảo khi nói: “Vậy tôi muốn hỏi, cuộc khủng hoảng này làm lợi cho ai?”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140525_hanhly_lyon_report.shtml
Phó thủ tướng Việt Nam chuẩn bị thăm Hoa Kỳ
RFA-25-05-2014
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
In trang này
Chia sẻ
Ý kiến của Bạn
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng John Kerry bên lề hội nghị ASEAN ở Brunei hồi tháng 7/2013
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng John Kerry bên lề hội nghị ASEAN ở Brunei hồi tháng 7/2013.
(Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ)
Việt Nam đang sắp xếp chuyến thăm Hoa Kỳ cho phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh.
Truyền thông trong nước dẫn lời của phát ngôn nhân Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết như vừa nêu. Thời gian cụ thể chưa được công bố nhưng theo lời phát ngôn nhân Lê Hải Bình thì chuyến đi được thực hiện trong thời gian phù hợp với lịch trình của cả hai bên.
Trong cuộc điện đàm giữa ông Phạm Bình Minh và người tương nhiệm Hoa Kỳ hồi ngày 21 tháng 5 vừa qua, bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry có lời mời ông Phạm Bình Minh sang thăm Mỹ.
Nội dung chuyến thăm Mỹ đang được sắp xếp cho phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam được nói cũng gồm các vấn đề tương tự được thảo luận tại cuộc điện đàm hồi ngày 21 tháng 5. Ngoài ra còn các vấn đề như hợp tác song phương Việt- Mỹ, các vấn đề khu vực và quốc tế mà đôi bên cùng quan tâm.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-deput-pm-visi-us-05252014080301.html
Tướng Công an đề nghị Chủ tịch nước gửi công hàm đến Trung Quốc về vụ HD-981
Tàu Tuần duyên Trung Quốc dàn hàng ngang bảo vệ giàn khoan HD-981. Ảnh chụp ngày 14/05/2014
Tàu Tuần duyên Trung Quốc dàn hàng ngang bảo vệ giàn khoan HD-981. Ảnh chụp ngày 14/05/2014
REUTERS/Nguyen Minh
Trọng Thành
Theo báo Tuổi trẻ, hôm nay, 25/05/2014, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, vừa chuyển một đề nghị công khai tới Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, yêu cầu Chủ tịch nước gửi công hàm đến lãnh đạo Trung Quốc phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 về nước.
Nhắc đến « bốn phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế », trong đó biện pháp cuối cùng là chiến tranh, Tướng Lê Văn Cương đề nghị chính quyền Việt Nam khai thác mọi biện pháp nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng.
Theo nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an, cho đến nay, mới chỉ có Thủ tướng Việt Nam đưa ra các tuyên bố phản đối Trung Quốc tại và bên lề các diễn đàn quốc tế. Cựu quan chức ngành công an nhấn mạnh, Nhà nước Việt Nam chưa có một công hàm chính thức gửi sang Trung Quốc, khẳng định Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, để tạo cơ sở cho các đàm phán song phương, hoặc « nếu không được thì nhờ bên thứ ba làm trung gian hòa giải ».
Trước đó, Việt Nam đã có một số phát biểu lên án Trung Quốc tại một số diễn đàn quốc tế. Ngày 21/05, bên lề cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, trả lời hãng thống tấn Reuters, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định hành động của Trung Quốc « đe dọa nghiêm trọng hòa bình » và Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc. Cùng ngày, Quốc hội Việt Nam ra Thông cáo chung phản đối hành động của Trung Quốc.
Trước đó, ngày 11/05, tại thượng đỉnh ASEAN được tổ chức ở Miến Điện, Thủ tướng Việt Nam lần đầu tiên có lời lên án chính thức hành động cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc « đã và đang đe dọa trực tiếp đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông ».
tags: Biển Đông - Châu Á - HD-981 - Trung Quốc - Trương Tấn Sang - Việt Nam
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140525-tuong-cong-an-de-nghi-chu-tich-nuoc-gui-cong-ham-den-trung-quoc-ve-vu-hd-981
TQ, Nhật tố cáo máy bay mỗi bên có 'những hành động nguy hiểm’
In
Ý kiến
Chia sẻ:
Máy bay chiến đấu SU-27 của Trung Quốc bay ngang Biển Hoa Đông. (Ảnh do Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 24/5/2014)
Máy bay chiến đấu SU-27 của Trung Quốc bay ngang Biển Hoa Đông. (Ảnh do Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 24/5/2014)
[Pin It]
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
Tư lệnh Mỹ cảnh báo về nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông
Video Đối đầu TQ-VN ở Biển Ðông thử thách chính sách xoay trục Á Châu của Mỹ
Ðường dẫn
Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông
CỠ CHỮ
25.05.2014
Nhật Bản và Trung Quốc tố cáo những hành động “nguy hiểm” của không quân mỗi bên trên vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói rằng một chiến đấu cơ Trung Quốc bay gần sát với một máy bay quan sát của Nhật tại khu vực mà cả hai nước đều có vùng nhận dạng phòng không chồng chéo nhau.
Bộ Quốc phòng Nhật còn cho biết một chiến đấu cơ thứ hai của Trung Quốc bay gần sát với một máy bay điện tử trinh thám của Nhật trong cùng khu vực.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng các máy bay của Nhật Bản có những hành động “nguy hiểm” hôm thứ Bảy trong lúc đang diễn ra các cuộc thao dượt hải quân chung của Trung Quốc và Nga.
Tàu thuyền và máy bay của Trung Quốc thường đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điều Ngư.
TS. NGUYỄN PHUC LIÊN * HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN: NHẬP CUỘC CỨU NƯỚC
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN:
NHẬP CUỘC CỨU NƯỚC
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 22.05.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Giặc đến nhà đàn bà phải đánh ! Không phải chỉ đàn bà cũng phải đảm nhiệm bổn phận cứu nước, mà cả những nhà tu trì cũng cởi áo cà sa, mặc bộ chiến bào để xung trận bảo toàn đất Tổ. Chúng tôi xin kể ra đây tấm lòng cứu nước của Nữ tướng HOÀNG THIẾU HOA, thời TRƯNG VƯƠNG:
“Nữ tướng HOÀNG THIẾU HOA quê tại Sơn Tây. Đã xuất gia đầu Phật, nhưng trước thảm cảnh ngoại xâm dầy xéo Quê hương bị trị, Sư nữ đã hoàn tục, quyết theo Hai Bà TRƯNG đánh quân Tầu, lập được nhiều chiến công oanh liệt”
HĐGMVN nhất trí và tích cực kêu gọi thi hành
BỔN PHẬN CÔNG DÂN bảo vệ Tổ quốc
Trong nhiều năm thời kỳ đầu sau 1975, CSVN sử dụng một số Giáo sĩ quốc doanh cho len lỏi vào hàng ngũ Lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhằm gây chia rẽ khiến Hội Đồng Giám Mục VN khó lòng lấy được những quyết định hợp nhất. Người ta công kích Hội Đồng GMVN thiếu tích cực, nhưng thực ra đó là tình trạng chia rẽ do những Giáo sĩ quốc doanh mà CSVN cho vào Hội Đồng để phân tán.
Nhưng trong những năm gần đây, những thành phần quốc doanh khó lòng tạo ảnh hưởng trong Hội Đồng Giám Mục và Giáo dân rất vui mừng nhìn thấy những quyết định hợp nhất sau đây trước tình cảnh của Đất nước:
1. Năm 2013, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đưa THƯ ĐỀ NGHỊ QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH trong việc sửa đồi Hiến Pháp. HĐGMVN đã đồng thanh để nghị những điểm căn bản như:
* Bỏ Điều 4 Hiến Pháp tiên thiên chỉ định đảng CSVN độc quyền quản trị Dân Tộc và Đất Nước;
* Khai triển những Điều của Hiến Pháp trên căn bản truyền thống Văn Hóa Dân Tộc, chứ không phải theo Lý thuyết Mác-Lê vô thần và ngoại lai.
2. Năm nay, 2014, trước việc xâm lăng của Trung quốc mà Giàn Khoan HD-981 là hình ảnh cụ thể đập vào mắt người Dân, Hàng Giám Mục Việt Nam cũng đã đồng thanh lên tiếng cảnh cáo và kêu gọi:
* Đối với Trung quốc
Lên án Trung quốc xâm lăng Việt Nam với những lời lẽ như sau: “Chính quyền Trung quốc phải ngưng ngay mọi hành vi xâm lăng này.”
* Đối với Chính phủ Việt Nam
Nhà nước CSVN đã nhiều chục năm trường luôn luôn ca tụng tình HỮU NGHỊ 16 chữ vàng và 4 tốt đến nỗi vì những chữ đó mà Nhà nước hành xử với Trung quốc đến độ người dân âm thầm chịu đựng với nhau qua câu than:”Hèn với giặc, ác với dân !”. HĐGMVN đã nói lên thực trạng HỮU NGHỊ ấy bằng khẳng định trong thư :” Những thỏa ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai đảng Cộng Sản thực tế đã cho thấy không mang lại ích lợi cho dân nước mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy.”
* Đối với Giáo Dân Công Giáo Việt Nam
HĐGMVN đã đồng thanh kêu gọi Giáo dân hãy thi hành BỔN PHẬN Công dân của mình trong việc bảo toàn Lãnh Thổ, Lãnh Hải của Tổ Tiên. Lá thư HĐGMVN viết như sau: “Với người Công Giáo Việt Nam, đây là lúc chúng ta cần biểu lộ trọn vẹn lòng ái quốc của mình theo lời Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI huấn dụ: “Là người Công giáo tốt cũng là công dân tốt “. Lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta không thể thờ ơ với tình hình của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng đáp lại lời mời gọi cứu nguy Tổ quốc.”
Tổ chức thực hiện thường trực
lời kêu gọi của HĐGMVN
Lời kêu gọi của HĐGMVN, nhất là đối với Giáo dân, không phải chỉ được đọc một lần ngày Chúa Nhật ở Nhà Thờ mà mong có được kết quả mong muốn của chính HĐGMVN. Để có hiệu quả mong muốn, cần phải có sự nhắc nhở THƯỜNG TRỰC của những vị Linh mục quản xứ trực tiếp với Giáo Dân. Hệ thống Tổ chức THƯỜNG TRỰC này là :
* Các Nhà Xứ trong các Giáo phận khắp nước
* Hai địa điểm tập trung hơn và mang tính cách chuyên môn thông tin:
=> Nhà xứ THÁI HÀ dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội
=> Nhà xứ đường KỲ ĐỒNG dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Chúng ta đã thấy một tỉ dụ về tính cách THƯỜNG TRỰC này của Nhà Thờ:
“Nhà Thờ ST.NICOLAS
Nhà Thờ ST.NICOLAS do Mục sư Christian FUHRER chủ trì. Đến Nhà Thờ này, phần đông là giới trẻ mang tinh thần đấu tranh sôi động hơn. Thường xuyên đến Nhà Thờ này là Nhạc sĩ Matthias KREHER để chơi nhạc trong những cuộc hội họp. Theo Mục sư Christian FUHRER, thì tại Nhà Thờ này đã có những cuộc họp định kỳ mỗi tuần ngày Thứ Hai từ năm 1982 để cầu nguyện đấu tranh cho những giá trị tinh thần. Năm 1989, tháng 10, từ Nhà Thờ, giới Thanh niên đã căng Biểu Ngữ và tiến ra ngòai phạm vi Nhà Thờ để diễn hành. Công an đã can thiệp bằng cách giật và xé Biểu Ngữ. Hành động này của Công an đã được ghi hình và phổ biến trên Truyền Hình Tây Đức. Thế là cả Đông Đức và Tây Đức, dân chúng biết đến việc đàn áp bằng bạo động của Công an. Chính Nhà Nước đã làm tăng thêm Phong trào người dân đứng dậy, kéo càng đông đến Nhà Thờ.”
Nguyên văn LÁ THƯ kêu gọi
của HĐGMVN
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
V/v: Tình Hình Biển Đông
Từ ngày 02/05/2014 vừa qua cho đến nay, Trung quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 và một lực ượng lớn tầu bè các loại trong đó có cả tầu quân sự vào xâm chiếm và hoạt động trong vùng biển đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam. Trong ngày 3 và 4/05/2014, 5 tầu quân sự Trung quốc với sự yểm trợ của máy bay đã tấn công các tầu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ. Đây là hành vi khiêu khích và leo thang nghiêm trọng với ý đồ rõ ràng thực hiện từng bước kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung quốc, bất chấp các nguyên tắc ứng xử Quốc tế mà Trung quốc và Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Qui tắc ứng xử trên Biển Đông (DOC). Tình hình này có nguy cơ đưa đến chiến tranh rất cao.
Quan ngại trước tình hình căng thẳng và nguy hiểm này, HĐGMVN, với trách nhiệm của mình, xin nêu lên quan điểm và kêu gọi như sau:
1. GHCG luôn kiên trì lập trường xây dựng Hòa bình, phản đối chiến tranh. Hòa bình không làm mất điều gì, như chiến tranh có thể làm mất tất cả. Vì thế, mọi tranh chấp hiện nay cần phải kiên trì với đường lối đối thoại; loại trừ tất cả mọi hành vi khiêu khích, gây hấn, kích động chiến tranh, hận thù của đôi biên. Chính quyền Trung quốc phải ngưng ngay mọi hành vi xâm lăng này. Hãy để những lời của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vang lên một lần nữa: “Đừng có ai chống lại người khác nữa, đừng, đừng bao giờ nữa !... chiến tranh đừng bao giờ xẩy ra, đừng bao giờ chiến tranh một lần nữa “ (Diễn từ tại Liên Hiệp Quốc, 1965). “Hòa bình chỉ thể hiện chính mình trong Hòa bình, một nền hòa bình không tách rời khỏi những đòi hỏi của Công lý nhưng được nuôi dưỡng bởi sự hy sinh cá nhân, sự khoan dung, lòng thương xót và tình yêu “ (Thông điệp ngày thế giới hòa bình, 1975).
2. Với Chính phủ Việt Nam, tuy phải kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột, nhưng hãy có lập trường kiên định lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì nước để thực hiện đường lối chính sách với Trung quốc. Những thỏa ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai đảng Cộng Sản thực tế đã cho thấy không mang lại ích lợi cho dân nước mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy.
3. Với người Công Giáo Việt Nam, đây là lúc chúng ta cần biểu lộ trọn vẹn lòng ái quốc của mình theo lời Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI huấn dụ: “Là người Công giáo tốt cũng là công dân tốt “. Lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta không thể thờ ơ với tình hình của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai, chuyên cần hy sinh cầu nguyện cho quê hương đất nước và với lương tâm của mình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng đáp lại lời mời gọi cứu nguy Tổ quốc.
4. HĐGMVN xin các Giáo phận tổ chức một ngày cầu nguyên cho Quê Hương, kêu gọi mọi người sám hối, tiết giảm chi tiêu ăn uống, mua sắm để góp phần nâng đỡ các ngư dân nạn nhân của TQ, và các chiến sĩ cảnh sát, hải giám VN bị thương, theo như sáng kiến kêu gọi một ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Syria của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 07/09/2013.
Thực hiện theo Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, HĐGM Việt Nam luôn nỗ lực thể hiện đường lối xây dựng hòa bình trong sứ vụ của mình và mong muốn Công lý và Hòa bình được thực thi trong xung đột hiện nay.
Ngày 09/05/2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
(Ký tên và Đóng dấu)
Phaolô BÙI VĂN ĐỌC,
Tổng Giám Mục TGP Tp.Hồ Chí Minh
Kết Luận:
Giặc đến nhà đàn bà phải đánh !
Đây là tiếng hô lên trong dân gian Việt Nam khi Đất Nước gặp xâm lăng ngoại lai. Chúng tôi nhắc lại như là tiếng kêu của toàn dân đến các Tổ chức Tông Giáo hãy kêu gọi Tín hữu của mình thi hành BỔN PHẬN bảo vệ Quê Hương mà Tổ Tiên đã trao phó.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 22.05.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Posted by sontrung at 11:09 AM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
SƠN TRUNG + BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG II
BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG II
SƠN TRUNG
Ngày 24-5-2014
Ngày 15-5, Thủ tướng tuyên bố bảo vệ chủ quyền, và chủ tịch nước nói biểu tình là quyền thiêng liêng của người dân. Nhưng ngày 17, thủ tướng kêu gọi đừng biểu tình và ngày 18-5, công an đàn áp dã man các đoàn biểu tình. Rõ ràng là chính quyền cộng sản đã trở mặt với chính họ. Phải chăng vì sợ Trung quốc phá hoại biểu tình để nhân đó mà đem quân qua xâm chiếm Việt nam, hoặc nghe Trung quốc hăm he gì đó nên lại rụt đầu rụt cổ? Người ta trước đây có câu “ nói như VẸM “ nhưng nay họ im lặng, họ “nói mà không làm” và “làm thì không nói”. Thái độ bất nhất đó khiến toàn dân phẫn nộ.
Nhà văn Võ Thị Hảo đã nói cùng Trần Quang Thành rằng cộng sản tiền hậu bất nhất trong việc chống Trung Cộng xâm lược[1].
Theo Tân Hoa Xã, ngày 19-5-2014, tại hội nghị Asean (Miến Điện), Phùng Quang Thanh cúi đầu lắng tai nghe bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc giảng dạy và Việt Nam đã nhắc lại việc coi trọng tình hữu nghị giữa hai nước và quân đội Việt Nam sẽ không có những hành động nào làm phức tạp tình hình [2].
Bên cạnh ta thấy một Phùng Quang Thanh mặt mày hốc hác, méo mó, đầy vẻ kinh hoàng. Sắp ra trận đến nơi mà diện mạo đại tướng như thế này thì đại bất lợi. Đọc bản tin trên, Dân Làm Báo chê rằng đại tướng hèn hạ, cúi mình và sợ hãi trước Trung Quốc [3]
Tuy nhiên bản tin của RFI ngày 21-5 cho biết rằng tin của AFP đã đi ngược hẳn với cách tường trình của Tân Hoa Xã trước đó về cuộc gặp gỡ giữa Thường Vạn Toàn và Phùng Quang Thanh. Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, hai Bộ trưởng Việt Nam và Trung Quốc đã đấu khẩu với nhau trong cuộc họp song phương – ngày 19/05 - và Tướng Phùng Quang Thanh cho biết rằng hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận xuống thang nào. Phát biểu với báo chí, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh xác nhận là hai bên đã thảo luận về vị trí của giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc trong vùng tranh chấp và nhấn mạnh đến sự cần thiết của một « giải pháp hòa bình » nhằm chấm dứt khủng hoảng. Tuy nhiên, ông cho biết : « Chúng tôi (tức là Việt Nam và Trung Quốc) vẫn có quan điểm khác biệt “ [4]
Ngày 21, nhân chuyến công du Philippines, tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á, tại Manila,Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khai hỏa. Thủ tướng Việt Nam tố cáo Trung Quốc ‘đe dọa nghiêm trọng’ hòa bình và ổn định khi đưa giàn khoan quốc doanh vào hoạt động tại khu vực có tranh chấp ngoài khơi bờ biển Việt Nam[5]. Đây là lần đầu tiên thủ tướng chính phủ công khai tố cáo Trung cộng gây hấn.
Ngày 23-5-2014, đài VOA cho biết theo tin Reuters tường thuật, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói chính phủ của ông đang cứu xét một loạt “giải pháp quốc phòng” khác nhau chống Trung Quốc, kể cả giải pháp pháp lý, sau khi Bắc Kinh di chuyển giàn khoan dầu vào các vùng biển đang trong vòng tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông [6].
Ngày 21-5, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh gọi cầu cứu Hoa kỳ. Ông Phạm Bình Minh nhắc lại “Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực”.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ trả lời rằng ông “đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối thoại, không để căng thẳng leo thang”.
Ông John Kerry xem giàn khoan của Trung Quốc là “hành động khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực”.
Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định lập trường về việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông “một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982
Cũng trong cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Việt Nam nói Việt Nam “sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”[7].
Chúng ta cũng mong các yếu nhân cộng sản giữ thành tín, thật lòng yêu nước, đừng gian dối, lật lọng với nhân dân Việt nam và quốc tế.
Cùng ngày 21-5, Ngoại trưởng John Kerry mời Phạm Bình Minh qua Washington để ‘tham vấn toàn diện về các vấn đề song phương và khu vực trong khuôn khổ mối quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước. [8]
Như vậy là Việt nam cầu cứu Mỹ. Đó cũng là sự thường thế gian. Khi ta yếu mà bị kẻ khác bắt nạt, muốn tồn tại thì phải chạy đi cầu cứu nơi này nơi nọ. Việt nam đã chạy cầu viện Ấn Độ, Nga, Pháp nhưng vẫn chưa an tâm. Thực tâm anh cộng sản Việt nam không muốn đối đầu với Trung Cộng đâu. Thứ nhất là anh cô đơn, ngày xưa có Nga, có Trung cộng chống lưng, nay anh lẽ loi chiếc bóng. Thứ hai, ngày xưa anh trẻ, nghèo đói nên liều mạng theo tâm trạng " kẻ cố cùng liều thân " của Chí Phèo.
Nay thì anh già, có nhà lầu, có triệu đô, tỷ đô trong ngân hàng Âu Mỹ thì chẳng còn muốn " vung gươm ra sa trường " cho mệt! Thứ ba là anh biết mình yếu, không dám" lấy trứng chọi đá".
Nhưng nay chính Trung quốc ỷ mình lớn mạnh đủ sức xưng hùng, xưng bá, muốn khởi đầu cuộc chinh phục thế giới, mà điểm xuất quân đầu tiên là Việt nam. Nhiều nhà bình luận cho rằng Trung Quốc sai lầm lớn. Nhưng vì mục đich to lớn từ Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn cho đến Mao muốn xâm lược thế giới để làm giàu, để cai trị thế giới., tất nhiên họ phải đem quân đánh các nơi mà gần nhất là Việt nam để từ đó chiếm Miên Lào, Thái lan, Miến Điện, Ấn Độ...Và mũi nhọn thứ hai là Philippines, Indonesia, Singapore, Nhật Bản , Úc Châu.
Ở yên thì không sao, hễ động binh thì cả thế giới đoàn kết để chống Trung Quốc xâm lược. Khi Trung Quốc muốn chiếm thế giới thì tất nhiên họ biết thế giới sẽ chống họ. Họ bất cần vì mộng tưởng cao siêu mà cũng vì thực tế cơm áo gạo tiền cho 2 tỷ dân Trung Quốc. Họ phải liều." một liều ba bảy cũng liểu ". Đánh một trận may ra đạị thắng. Đã làm ăn cướp cho mau giàu thì bản thân họ bao giờ cũng tự tin "Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng."Vì vậy mà họ ra mặt bắt buộc Việt Nam thần phục vô điều kiện. Việt nam luồn trôn chưa đủ, họ bắt phải cúi xuống nếm phân của họ thì họ mới vừa lòng! Cổ nhân nói con dun bị xéo lắm cũng quằn, và khuyên ta không nên đuổi giặc đường cùng. Chủ đánh đuổi chó thì có những con chó cam tâm chịu chết, nhưng cũng có những con liều mạng theo bản năng tự vệ sẽ quay lại cắn chủ.
Nhiều nhà bình luận cho rằng Trung cộng thấy sai lầm khi Việt Nam vùng lên tố cáo họ và tìm đường liên minh cùng Philippines, Nhật Bản và Mỹ, do đó họ sẽ rút dàn khoan vào tháng 8 lấy cớ tránh bão. Nếu vì Việt Nam, Philippines, Nhật bản phản công dữ dội mà Trung Cộng lui binh hay sao? Ngàn lần không ! Trung công không bao giờ bỏ cơ hội xâm lăng thế giới và đánh gục đế quốc Mỹ. Dù chết họ cũng phải xông tới để nhận hàng trăm mũi tên, viên đạn của hàng trăm thợ săn. Đó là số phận của con cọp dữ xuống núi vào các xóm làng. Dù Tập Cận Bình không thực hiện nổi ý nguyện của Mao thì sẽ có hàng chục, hàng trăm Ô Mã Nhi, Hốt Tất Liệt , Thoát Hoan khác.
Ở đời không gì vững bền mãi. Tự bản thân sự vật sẽ sinh ra mâu thuẫn nội tại để rồi cái nọ diệt cái kia. Con sư tử hùng mạnh, không ai giết nó nhưng nó chết vi những vi trùng trong bản thân nó ( sư tử trùng thực sư tử nhục ).
Nay thì Việt cộng sẽ còn hai đường, một là theo Trung cộng, hai là chống Trung cộng, không thể đu giây lưu manh giả dối như trước đây. Hai phe thân Trung cộng và chống Trung công xưa nay âm thầm đấu đá, nay thì công khai chiến đấu trên chiến trường, hoặc hai phe nhập một. Ai đi với nhân dân thì tồn tại.
Đến đây, ta thấy vài sự kiện nổi bật. Mỹ từng tuyên bố Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, mở rộng dân chủ. Hai điều này có lợi cho nhân dân Việt Nam và nhân dân Việt nam mấy lâu nay bị cộng sản cướp đoạt quyền tự do, dân chủ, tất nhiên hoan hô chủ trương này. Nếu như vậy thì đảng cộng sản sẽ tiêu tùng, hàng ngàn cộng sản gộc mất quyền lợi. Họ có cam tâm không? Hay họ sẽ theo Trung Cộng để bán nước cầu vinh? Cách đây gần một năm, đài BBC ngày 7 tháng 6, 2013 cho hay 22 cán bộ chính trị cao cấp thuộc diện cốt cán của quân đội Việt Nam vừa lên đường sang tập huấn nửa tháng ở Trung Quốc [9]. Họ sang làm gì? Phải chăng nhận lệnh và học cách lật đổ chính quyền và thế lực nhân dân chống Trung cộng? Như vậy là Trung cộng đã sẵn sàng tàn sát những thế lực yêu nước. Và cuộc chiến giữa hai phe trong cộng đảng sẽ nổi lên. Thù trong, giặc ngoài phối hợp, tình thế Việt Nam sẽ ra sao?
Có hai việc làm cho ta bận lòng.
( 1 ). Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Binh Minh bây giờ tỏ vẽ cứng rắn với Trung Cộng. Sau này họ có đổi trắng thay đen, có giữ thành tín hay cũng chỉ là một duộc dối trá, gian lận của truyền thống cộng sản?
( 2 ). Phe thân Trung Cộng sẽ phối hợp với quân Trung Cộng tàn sát nhân dân ta và những ai chống Trungcộng, như vậy nước ta sẽ rơi vào tay Trung cộng. Trong trường hợp này nhân dân quốc nội và hải ngoại sẽ vùng lên chống Việt Cộng bán nước và Trung Cộng xâm lược. Nhân dân ta phối hợp với nhân dân thế giới thì nhất định ta sẽ chiến thắng.
Có thể phe thân Trung Cộng nằm rạp xuống nhưng họ vẫn âm thầm cộng tác với Trung Cộng thì bao bí mật quốc phòng sẽ lộ hết. Phải giải quyết làm sao vì trong hàng ngũ Việt cộng có rất nhiều người Hoa chính tông như Hoàng Trung Hải và những tay sai của Trung cộng như Nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Bá Thanh, Vũ Mão..…
Nếu việc liên minh với Mỹ thành công thì đó là một may mắn cho Việt nam vì lúc nguy khốn có người giang tay giúp đỡ. Nếu cộng sản chịu thay đổi chế độ thì cũng là may mắn cho người cộng sản. Tự người cộng sản thay đổi thì sẽ có cuộc cách mạng ôn hòa, nếu nhân dân nổi dậy thì sẽ có cuộc tàn sát mãnh liệt.
Hoàng Mai trong Bauxite VN viết: “Sự kiện mà China đưa giàn khoan HD-981 vào sau trong thềm lục địa Viêt Nam, được dư luận cũng như những người bình luận, đều cho rằng, đây là cơ hội để người Việt, mà cụ thể là Bộ Chính trị, Đảng CSVN, có cơ hội thoát khỏi sự kìm hãm của Bắc Kinh, mà ta quen gọi là thoát Trung, thoát Tàu, hay thoát Hán “[10].
Bùi Tín viết :”Quyết sách mới dứt khoát phải là quyết sách thoát Trung, từ bỏ dứt khoát bánh vẽ 4 Tốt, 16 Chữ Vàng, giữ mối quan hệ hòa bình, láng giềng bình đẳng với Trung Quốc, kết mối quan hệ bạn bè thân thiết và đi đến liên minh toàn diện với Philippines, Malaysia, Indonesia … trong ASEAN, với Ấn Độ, Nhật Bản ở châu Á, với Liên Âu, Úc , và đặc biệt là với Hoa Kỳ, nước đang đương đầu với sự trỗi dậy mang tính chất bá quyền của TQ [11]. Nam Dao cũng nói "Thoát Trung" là tất yếu [12]
Cuộc thế chiến đã kề cận. Nga và Trung Cộng đã hoàn thành một liên minh chống Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Thượng Hải vào ngày 20-5 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) lần thứ tư. Tại đây hai bên đã ký hàng chục văn kiện, trong đó Trung Cộng đã mua khí đốt của Nga với giá 400 tỷ đô. Việc này có lợi cho cả hai bên. Nga sẽ có tiền rủng rỉnh, không sợ Mỹ bao vây kinh tế Nga. Và Trung cộng cũng ung dung không sợ Mỹ phong tỏa con đường chuyên chở dầu và xuất khẩu hàng hóa khi chiến tranh xảy ra trên biển đông.
Trong lúc Nga chiếm Crimé va đe dọa Ukraine thì Trung Cộng tiến chiến hải phận Việt Nam. Đồng thời Bắc Hàn đe dọa tấn công Nam Hàn [13], và ngày 22/5, quân đội Hàn Quốc nói rằng Bắc Triều Tiên đã pháo kích vào các vùng biển đang tranh chấp gần một tàu chiến của Hàn Quốc, các quả đạn pháo rơi xuống phía Nam của đường ranh giới tại Hoàng Hải, gần hòn đảo tiền tuyến Yeonpyeong. [14]
Pháo chưa nổ rền, chưa nghe pháo đại, nhưng đã nghe pháo chuột nổ lẹt đẹt ở vài nơi .
[1]. http://boxitvn.blogspot.ca/2014/05/entnha-van-vo-thi-hao-su-bat-nhat-cua.html
[2]. Việt – Trung ‘vẫn khác quan điểm’. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140520_china_vietnam_defense_minister.shtml.
[3]. Bộ mặt hèn của Phùng đại tướng .
http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/05/bo-mat-hen-cua-phung-ai-tuong.html
[4]. HD-981: Việt Nam tố cáo Trung Quốc nhân hội nghị Quốc phòng ASEAN.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140521-gian-khoan-hd-981-viet-nam-tiep-tuc-to-caotrung-quoc-tai-hoi-nghi-bo-truong-quoc-p
[5]. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: TQ ‘đe dọa nghiêm trọng’ hòa bình
http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-vietnam-to-cao-trung-quoc-de-doa-nghiem-trong-hoa-binh/1919279.html
[6]. VN cứu xét 'giải pháp quốc phòng' vụ TQ đặt giàn khoan vi phạm vùng biển VN
. http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-cuu-xet-giai-phap-quoc-phong-vu-tq-dat-gian-khoan-vi-pham-vung-bien-vn/1921146.html
[7]. Việt - Mỹ điện đàm về vụ giàn khoan.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140521_pham_binh_minh_john_kerry.shtml
[8]. John Kerry mời Phạm Bình Minh đến Mỹ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140521_pham_binh_minh_john_kerry.shtml [9]. Sỹ quan cốt cán VN sang TQ tập huấn. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/06/130607_army_officers_china.shtml
[10].TIẾNG GỌI CỦA NON SÔNG: THOÁT HÁN! http://boxitvn.blogspot.ca/2014/05/tieng-goi-cua-non-song-thoat-han.html
[11]. Hãy giật mình. http://www.voatiengviet.com/content/hay-giat-minh/1918814.html
[12].Nói với những ai sợ buông Trung Quốc . http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/05/140522_china_vietnam_economic_links.shtml
[13]. Bắc Hàn đe dọa tấn công tàu chiến Nam Hàn.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/nk-threaten-strike-sk-warship-05212014141017.html
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140522-binh-nhuong-doa-se-tra-dua-seoul-khong-can-bao-truoc
[14]. Bắc Triều Tiên bắn đạn pháo gần tàu Hàn Quốc
http://www.voatiengviet.com/content/bac-trieu-tien-ban-dan-phao-gan-tau-han-quoc/1920169.html
Posted by sontrung at 12:17 AM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 313
Posted by vanhoa at 1:24 PM
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0313
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment