Monday, May 19, 2014
VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG
Người Việt khắp nơi biểu tình chống TQ
-
Formosa Plastics Group, nhà đầu tư Đài Loan lớn nhất tại Việt Nam, đang đòi chính phủ Việt Nam bồi thường 3 triệu USD sau vụ bạo loạn chống Trung Quốc.
Công ty Đài Loan này là nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên đòi chính phủ Việt Nam bồi thường sau khi những người biểu tình cướp phá các nhà máy của công ty này tại tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Tseng Hsien Chao, giám đốc vụ kinh tế của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, cho biết khoảng 290 công ty Đài Loan dường như đã bị tấn công, với thiệt hại có khả năng lên tới tổng cộng hàng trăm triệu đô la.
Ông cho biết một thỏa thuận bảo hộ đầu tư song phương năm 1993 giữa Việt Nam và Đài Loan qui định Hà Nội trên nguyên tắc chịu trách nhiệm tài chính đối với việc hủy hoại xảy ra vào tuần trước.
"Chính phủ Việt Nam nên phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại", ông Tseng Hsien Chao nói.
Ước tính sơ bộ từ chính quyền tỉnh Bình Dương mà Financial Times đọc được cho thấy có khoảng gần một phần ba trong tổng số 950 công ty nước ngoài ở Bình Dương đã bị hư hại trong vụ bạo lực. Chỉ tính riêng Đài Loan có 161 công ty bị hư thiệt hại, so với 24 từ Hàn Quốc và 11 từ Trung Quốc đại lục .
Ông Chen Borshow, Tổng giám đốc của Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP Hồ Chí Minh, cho biết ông dự kiến các câu hỏi yêu cầu bồi thường phải được xử lý ở cấp chính phủ với nhau.cách đây 40 phút từ Formosa Plastics Group
-
Trung Quốc phê phán Tổng thư ký Asean Lê Lương Minh vì có bình luận về vụ giàn khoan.
Tại cuộc họp báo ngày 19/5, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc, nói Tổng thư ký Asean gửi đi “ tín hiệu sai lầm” về cuộc tranh chấp.
“Trung Quốc rất bất mãn và cương quyết phản đối, chúng tôi kêu gọi Asean trung lập và không can thiệp vào tranh chấp”, ông Hồng Lỗi nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh là người Việt Nam đầu tiên nhậm chức Tổng thư ký Asean nhiệm kỳ 2013-2017.
Hôm 16/5 ông Minh (trong ảnh trên) nói với báo Wall Street Journal rằng Trung Quốc phải rút giàn khoan khỏi vùng biển của Việt Nam, và gọi đây là nhiệm vụ hàng đầu của khối hiện nay.cách đây 46 phút từ Tổng thư ký Asean Lê Lương Minh
-
Hôm 18/5, dù nhiều tổ chức vận động kêu gọi biểu tình tiếp, an ninh tại Việt Nam nhanh chóng giải tán cuộc biểu tình tại Hà Nội và TP HCM, chặn và bắt một số người.cách đây 50 phút từ Biểu tình trong nước
-
Hàng trăm người tuần hành bằng xe máy phản đối Trung Quốc Đồng Nai hôm 14/5.cách đây 53 phút từ Đồng Nai qua email
-
Biểu tình của sinh viên từ Việt Nam tại New York ngày Chủ Nhật 18/5/2014, trước cửa cơ quan ngoại giao Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc, 350 East 35th street, New York.cách đây 53 phút từ New York
-
Người Việt tại Houston, Hoa Kỳ biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 18/05.cách đây 1 giờ từ Houston, Hoa Kỳ qua email
-
Tại thủ đô Warsaw của Ba Lan hàng trăm người xuống tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 18/5.cách đây 1 giờ 8 phút từ Warsaw, Ba Lan qua email
-
Biểu tình chống Trung Quốc tại Helsinki, Phần Lan.cách đây 1 giờ 8 phút từ Helsinki, Phần Lan
-
Độc giả BBC từ Busan Hàn Quốc gửi ảnh chia sẻ các thông điệp của người Việt tại đây.cách đây 1 giờ 9 phút từ Busan Hàn Quốc qua emailTIN VIỆT NAM & NHẬT BẢN
Cập nhật lúc 8:30 CET - Trung Quốc tiếp tục tăng cường tàu và hung hăng quanh giàn khoan. Di tản 4000 công nhân, Bắc Kinh khuyến cáo công dân không đến Việt Nam. Báo Nhật nói chính phủ nước này để ngỏ khả năng can dự vào Biển Đông. Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở đầu tuần mới hầu hết giảm điểm. Phát hiện lăng mộ ca sĩ hoàng gia thời cổ đại. Phòng ngừ nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi trong mùa nóng. Bé gái 8 tuổi đỡ đẻ cho mẹ.
VIỆT NAMTRUNG QUỐC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG TÀU VÀ THÊM HUNG HĂNG QUANH GIÀN KHOANĐến ngày 19.5, số lượng tàu của Trung Quốc xung quanh giàn khoan HD981 ở vùng biển Hoàng Sa đã tăng lên 134 chiếc. Những chiếc tàu này vẫn hung hăng tấn công điên cuồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam. Tuy mang danh là có vài tàu đánh cá, nhưng tất cả tàu của Trung Quốc đều được bọc thép và có khí tài để tấn công. Đối phó với việc làm trên, tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam vẫn di chuyển liên tục để thoát khỏi vòng vây. Chính phủ Việt Nam cũng huy động thêm nhiều ngư dân ra khơi "bám biển giữ đảo".(Tuổi trẻ online)
DI TẢN 4000 CÔNG NHÂN TRUNG QUỐC, BẮC KINH KHUYẾN CÁO CÔNG DÂN KHÔNG ĐẾN VIỆT NAMTruyền thông Trung Quốc loan tin, hơn 4000 công nhân của nước này
đã được lên tàu rời khỏi Việt Nam trên 5 chiếc tàu dân sự tại cảng Vũng Ánh, Hà Tĩnh. Đồng thời, Bắc Kinh đã ra thông báo ngừng tất cả các chuyến du lịch của công dân Trung Quốc đến Việt Nam trong thời gian này cũng như khuyến cáo họ không nên đến Việt Nam. Song song đó, nhiều báo Trung Quốc cũng cho hay, quân đội và khí tài đã được triển khai dọc biên giới các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Các cửa khẩu trên đất liền giữa hai nước đang rất vắng lặng.BÁO NHẬT NÓI CHÍNH PHỦ NƯỚC NÀY ĐỂ NGỎ KHẢ NĂNG CAN DỰ VÀO BIỂN ĐÔNGNhật báo Asahi Shimbun củaNhật Bản vừa có nhận định rằng, với tình thế hiện tại khi Trung Quốc không ngừng gây căng thẳng trên Biển Đông, Nhật Bản sẽ phải can dự vào vùng biển này. Theo nhật báo này, ban cố vấn an ninh của Thủ tướng Shinzo Abe đang đệ trình lên quốc hội để thay đổi luật cho phép Nhật Bản được tham chiến ở nước ngoài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nước này cũng như góp phần làm giữ gìn hòa bình thế giới.Giới quan sát cho rằng, động thái trên của Tokyo là dễ hiểu khi hj là quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Bắc Kinh trên vùng biển Hoa Đông và có lợi ích kinh tế cũng như địa chính trị gắn liền với Biển Đông nơi Trung Quốc đang tuyên bố bá quyền.(Thanh niên online)
http://www.vietinfo.cz/diem-tin/tin-nhanh-1952014.html
TQ rút người, VN không ảnh hưởng'
Cập nhật: 12:23 GMT - thứ hai, 19 tháng 5, 2014Media Player
Trao đổi với BBC hôm 19/5 về việc Trung Quốc ồ ạt rút công nhân ở Việt Nam về nước, ông Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nói việc này 'nằm trong dự kiến' của ông từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào Biển Đông."Họ muốn tăng cường sức ép về mọi mặt, về kinh tế, chính trị, quân sự đối với ta," ông nói.
"Họ rút thì họ cứ rút chả ảnh hưởng gì cả," ông nói thêm, "Đài Loan chưa rút. Hong Kong vẫn chưa rút."
Ông Dy cho biết trong giao thương giữa hai nước thì Trung Quốc đang có lợi vì 'Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc mỗi năm mười mấy tỷ đôla Mỹ'.
Do đó, theo ông Dy, nếu Trung Quốc tạm ngừng các hoạt động giao thương với Việt Nam thì 'người bị thiệt là nhân dân và Chính phủ Trung Quốc'.
"Việt Nam cũng thiệt hại nhưng ít hơn."
Tuy nhiên, khi so sánh việc Trung Quốc rút công nhân ở Hà Tĩnh hiện nay với 'nạn kiều' vào năm 1978, ông Dy nói tình hình hiện nay 'khác năm 1978 nhiều'.
"Không phải Trung Quốc muốn làm gì thì làm đối với Việt Nam như năm 1979. Khi đó Việt Nam rất khó khăn do bị phương Tây cấm vận," ông nói.
Khi được hỏi liệu có thể tin vào tuyên bố của các quan chức Trung Quốc về việc họ sẽ không gây chiến trước với Việt Nam hay không, ông Dy nói: "Tôi rút kinh nghiệm đời tôi và tôi hay nói với mọi người rằng đừng bao giờ đặt niềm tin vào Trung Quốc."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/05/140519_duongdanhdy_china_evacuation.shtml
THƠ NHẠC TRANH ĐẤU
BẢN TRƯỜNG CA THỨ BẢY
(Gởi người anh em bên kia giới tuyến)
(Gởi người anh em bên kia giới tuyến)
Gió thu lạnh, từng lá vàng run rẩy
Cây trơ cành buồn bã hứng trời sương
Tôi viết tiếp bản trường ca thứ bảy
Chút lòng người vong quốc gởi quê hương !
Cây trơ cành buồn bã hứng trời sương
Tôi viết tiếp bản trường ca thứ bảy
Chút lòng người vong quốc gởi quê hương !
Một quê hương bên kia bờ đại hải
Nửa địa cầu vời vợi cánh chim bay
Quê tôi đấy, dân đau thương quằn quại
Tôi xa quê, lòng nhớ qúa, đêm ngày!
Nửa địa cầu vời vợi cánh chim bay
Quê tôi đấy, dân đau thương quằn quại
Tôi xa quê, lòng nhớ qúa, đêm ngày!
Xưa, đẹp lắm, từng bờ sông, ngọn núi
Giặc tràn về tất cả trắng màu tang
Hăm mấy năm tôi chờ cơn gió nổi
Tôi đợi Kinh Kha phất ngọn cờ vàng!
Giặc tràn về tất cả trắng màu tang
Hăm mấy năm tôi chờ cơn gió nổi
Tôi đợi Kinh Kha phất ngọn cờ vàng!
Anh hỏi chúng tôi sao yêu đất nước
Lại âm thầm rời bỏ để ra đi
Và chị hỏi vì sao yêu tổ quốc
Cần bàn tay xây dựng lại không về ???
Lại âm thầm rời bỏ để ra đi
Và chị hỏi vì sao yêu tổ quốc
Cần bàn tay xây dựng lại không về ???
Tôi thẳng thắn trả lời anh và chị
Giận cũng đành. Tôi nói thật lòng tôi
Nếu còn đó, một độc tài đảng trị
Tôi có về, về tranh đấu mà thôi !
Giận cũng đành. Tôi nói thật lòng tôi
Nếu còn đó, một độc tài đảng trị
Tôi có về, về tranh đấu mà thôi !
Quê hương đấy nhưng tôi không ở được
Cũng không về đóng góp bởi vì saỏ
Bởi Bác Đảng qúa tham tàn, bạo ngược
Hút máu dân đen, xiết họng đồng bào !
Cũng không về đóng góp bởi vì saỏ
Bởi Bác Đảng qúa tham tàn, bạo ngược
Hút máu dân đen, xiết họng đồng bào !
Hai chúng ta ở hai bờ giới tuyến
Hai con đường, lý tưởng nghịch chiều nhau
Tôi yêu tự do, công bình, chính thiện
Chế độ do dân lựa chọn, dân bầu
Hai con đường, lý tưởng nghịch chiều nhau
Tôi yêu tự do, công bình, chính thiện
Chế độ do dân lựa chọn, dân bầu
Đường anh chị rắc gieo mầm oan nghiệt
Nào giáo điều, nào lừa mị, gian tham
Nào khủng bố, nào tù lao, tiêu diệt
Nên căm hờn đầy dẫy Bắc Trung Nam !
Nào giáo điều, nào lừa mị, gian tham
Nào khủng bố, nào tù lao, tiêu diệt
Nên căm hờn đầy dẫy Bắc Trung Nam !
Tôi nói thế nếu anh không vui lắm
Thì xin nhìn đất nước một lần xem
Có phải dân lành đói ăn, rách mặc
Chẳng tự do, không một chút nhân quyền ?
Thì xin nhìn đất nước một lần xem
Có phải dân lành đói ăn, rách mặc
Chẳng tự do, không một chút nhân quyền ?
Dòng Bến Hải, Đảng chia đôi vĩ tuyến
Rồi Đảng xua quân xâm lược miền Nam
Có phải Đảng ném thương binh xuống biển
Đoạn tôn danh người ..."mất tích"...vinh quang ?
Rồi Đảng xua quân xâm lược miền Nam
Có phải Đảng ném thương binh xuống biển
Đoạn tôn danh người ..."mất tích"...vinh quang ?
Có phải Đảng đã trả thù ác độc
Dân miền Nam sau khi cướp miền Nam
Nhãn "Cải tạo", mác "khoan hồng, học tập"
Thực chất giết người quỷ quyệt, dã man ?
Dân miền Nam sau khi cướp miền Nam
Nhãn "Cải tạo", mác "khoan hồng, học tập"
Thực chất giết người quỷ quyệt, dã man ?
Có phải Đảng chặt cây rừng, trộm gỗ
Để lụt hàng năm nước nổi, dân chìm ?
Cứu trợ gởi về, tiền kia Đảng giữ
Hiện vật nhập khọ Dân đói, đứng nhìn ?
Để lụt hàng năm nước nổi, dân chìm ?
Cứu trợ gởi về, tiền kia Đảng giữ
Hiện vật nhập khọ Dân đói, đứng nhìn ?
Có phải đất dân Đảng thu, Đảng lấy
Dân biểu tình đòi, Đảng trả lại chưa ?
Có phải khắp nơi lòng dân chán ngấy
Những oán hờn cao chất ngất đơn thưa ?
Dân biểu tình đòi, Đảng trả lại chưa ?
Có phải khắp nơi lòng dân chán ngấy
Những oán hờn cao chất ngất đơn thưa ?
Có phải Đảng bán dân làm nô lệ
Hết hạn rồi chẳng nhận họ về không?
Nước người trả. Đảng làm ngơ, mặc kệ
Chỉ dân đen là thân phận khốn cùng!
Hết hạn rồi chẳng nhận họ về không?
Nước người trả. Đảng làm ngơ, mặc kệ
Chỉ dân đen là thân phận khốn cùng!
Có phải trẻ thơ bao em thất học
Đêm vỉa hè, ngày bới rác tìm cơm
Trường lớp thiếu nhưng hotel vẫn mọc
Dân không nhà nhưng Đảng lắm sân golf ?
Đêm vỉa hè, ngày bới rác tìm cơm
Trường lớp thiếu nhưng hotel vẫn mọc
Dân không nhà nhưng Đảng lắm sân golf ?
Có phải Đảng bôi đen dòng lịch sử
Dạy trẻ thơ thù hận, dối gian không?
Trăm năm trồng người, người thành công cụ
Luồn cúi Nga Tàu, khinh rẻ tổ tông
Dạy trẻ thơ thù hận, dối gian không?
Trăm năm trồng người, người thành công cụ
Luồn cúi Nga Tàu, khinh rẻ tổ tông
Có phải thiếu niên đốt đời xuân trẻ
Để tương lai không là thoáng phân vân ?
Em gái mười hai môi tô, mắt vẽ
Ai thắp đèn hồng mời mọc thiêu thân ?
Để tương lai không là thoáng phân vân ?
Em gái mười hai môi tô, mắt vẽ
Ai thắp đèn hồng mời mọc thiêu thân ?
Có phải Đảng, đỉnh cao ngồi chễm chệ
Trên ngai vàng, lòng chẳng xót thương dân
Kiểu bạo chúa, reo cười trên máu lệ
Trên bạc vàng, trên quyền lực, phi nhân ?
Trên ngai vàng, lòng chẳng xót thương dân
Kiểu bạo chúa, reo cười trên máu lệ
Trên bạc vàng, trên quyền lực, phi nhân ?
Đảng và dân rõ ràng hai giai cấp
Đảng sang giàu, dân nghèo đói,đau thương
Đảng thống trị và người dân bị trị
Đảng tàn hung, dân khốn cực trăm đường !
Đảng sang giàu, dân nghèo đói,đau thương
Đảng thống trị và người dân bị trị
Đảng tàn hung, dân khốn cực trăm đường !
Lệ đã thấm. Mầm xanh từ lòng đất
Đã nẩy chồi, đang lớn giữa quê hương
Dân Việt Nam với tinh thần bất khuất
Sẽ vùng lên mà rửa mối căm hờn
Đã nẩy chồi, đang lớn giữa quê hương
Dân Việt Nam với tinh thần bất khuất
Sẽ vùng lên mà rửa mối căm hờn
Anh thừa biết những lời tôi nói: ĐÚNG
Nên lo buồn mà chẳng dám nghe thôi
Đừng sợ nữạ Hãy nhìn vào sự thật
Để thương thân và thương đến giống nòi
Nên lo buồn mà chẳng dám nghe thôi
Đừng sợ nữạ Hãy nhìn vào sự thật
Để thương thân và thương đến giống nòi
Thế giới ngoài kia từng ngày biến chuyển
Những Bắc Hàn, Đông Đức, những Nam Tư
Khối Cộng Sản đang đi vào cõi chết
Vì lòng người bừng tỉnh giấc hoang mơ...
Những Bắc Hàn, Đông Đức, những Nam Tư
Khối Cộng Sản đang đi vào cõi chết
Vì lòng người bừng tỉnh giấc hoang mơ...
Thì hỡi chị, hỡi anh và hỡi bạn
Cùng chúng tôi, ta bước lại từ đầu
Hãy thành thật cho tình không đơn bạc
Muốn vườn tươi, phải diệt những loài sâu!
Cùng chúng tôi, ta bước lại từ đầu
Hãy thành thật cho tình không đơn bạc
Muốn vườn tươi, phải diệt những loài sâu!
Muốn đất nước kịp người trong hội mới
Muốn ta không mai một chính đời ta
Muốn dân tộc tương lai không mù tối
Muốn ấm no hạnh phúc tới muôn nhà
Muốn ta không mai một chính đời ta
Muốn dân tộc tương lai không mù tối
Muốn ấm no hạnh phúc tới muôn nhà
Thì ta phải đập tan đời áp bức
Phá gông xiềng đòi dân chủ, tự do
Một thể chế chính quyền dân tạo dựng
Phải không anh? dân Việt vẫn mong chờ ???
Phá gông xiềng đòi dân chủ, tự do
Một thể chế chính quyền dân tạo dựng
Phải không anh? dân Việt vẫn mong chờ ???
Tôi đang nói với anh lời chí thiết'
Bằng con tim, bằng chân thật, tình người
Anh chẳng muốn nghe như tôi vẫn biết
Trong lòng anh, nguồn thác đã ngầm khơi...
Bằng con tim, bằng chân thật, tình người
Anh chẳng muốn nghe như tôi vẫn biết
Trong lòng anh, nguồn thác đã ngầm khơi...
Dòng thác đó lớn dần, lan rộng mãi
Trong trái tim người tiến bộ các anh
Thành những dòng sông hướng về đại hải
Cùng với muôn lòng, đốt lửa đấu tranh!
Trong trái tim người tiến bộ các anh
Thành những dòng sông hướng về đại hải
Cùng với muôn lòng, đốt lửa đấu tranh!
Ngày anh về, quê hương vui biết mấy
Cả ba miền vàng rực bóng cờ xưa
Anh đọc lại bản trường ca thứ bảy
Nhìn anh, tôi cười. Mắt biếc. Xinh chưa ???
Cả ba miền vàng rực bóng cờ xưa
Anh đọc lại bản trường ca thứ bảy
Nhìn anh, tôi cười. Mắt biếc. Xinh chưa ???
Ngô Minh Hằng
--
--
MỜI BẠN
HÃY CÙNG TÔI
DTDB
Nầy bạn hởi đừng dùng hàng Trung Quốc
Áo, quần, những vật dụng trong, ngoài nhà
Tuyệt nhiên không mua sắm của bọn Hoa
Đồ sản sinh, từ các nước Cộng sản...
Chúng dùng chất liệu dỡm làm đồ bán
Trông tươi tốt nhưng gãy cọng sứt que
Những chiếc nón, cây dù... để đội che
Nắng hạ, mưa rào, méo vành, cong cán...
Đôi giầy, cái mền... màu mè hào nhoáng
Dép mang lở chân, lược... nung mũ đầu
Trái tươi, khô, đồ hộp... các loại dầu...
Trà, cà-phê, hột vịt, gà... toàn giả
Món điểm tâm Cộng Tàu trông ngon quá!
Xíu mại, bánh bao, chả, thịt... sình ươn...
Chân gà xanh... da heo trắng hóa hường...
Đổ đống bẩn dơ, chó tha, chuột gậm...
Hóa chất ướp, tỏi, tiêu, hành... thấm đậm
Chiên, xào, nấu, nướng... hấp dẫn thơm tho
Miệng muốn ăn, bụng thì đã cành no...
Mầm bịnh tật: ung thư, tim, gan, phổi...
Chuyện oái oăm thiệt không sao nói nỗi!
Bánh, mứt, kẹo... bán ế vài năm sau...
Trộn thêm bơ, sữa, đường, mật... ngọt ngào
Ăn vào dễ... Có an toàn mạng sống?
Mời bạn tránh những hàng từ Trung Cộng
Dù năm Châu đều có dân Việt, Tàu...
Chúng ác gian, mất đạo đức chẳng nao...
Quyết chiếm đoạt, thì sá gì thủ đoạn
Bả danh lợi... Việt Cộng đà tính toán
Mời ngoại xăm chiếm nước, giết dân mình
Lấy miền Nam, đầu nảo hiển vinh...
Giá phải trả bằng đất đai, biển cả...
Tàu Cộng ào ạt mở mang phố xá...
Lập bản doanh, chiếm Bảng Giốc, Trường sa...
Cấy người: gả, cưới... biến Việt thành Hoa
Đồng hóa dân ta, chiếm nước làm quận!
Ôi các chư hầu chúng đang thao túng!
Đại Lý, Mông cổ, Châu, Sở, Yến, Tần...
Xa ngàn trùng, sao lòng những bâng khuâng!
Khi nghe giặc chiếm tài nguyên nước Việt!
Bọn Tàu Cộng lắm mưu mô xảo huyệt
Không dùng đồ Cộng, ở khắp mọi nơi...
Hàng hóa bán được, chúng sẽ có lời...
Mua vũ khí... dân Nam ta chúng giết!
Với chân tình, cùng là dân tộc Việt...
Mời bạn tẩy chay hàng hóa Cộng Tàu
Hành động nhỏ, thực tiễn, hữu hiệu mau
Góp bàn tay... làm chút gì có thể!
Nỗi băn khoăn thân tâm... chiều bóng xế
Mấy mươi năm Cộng chiếm đoạt miền Nam
Mọi người hiểu rõ, những việc chúng làm
Cho Việt tộc... không thể nào tha thứ!
Trốn bỏ quê hương! Cố quên thế sự...
Chưa lần về, dù chỉ trở lại thăm!
Nhức nhối héo hon... nhỏ lệ thương thầm
Vẫn canh cánh trong lòng người viễn xứ...
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Email: dtdbuon@hotmail.com
ĐT: (530) 822 5622
Sunday, May 18, 2014
KONG KONG * THỜI SỰ VIỆT NAM
Đôi điều về thời sự đang nóng bỏng tại Việt nam
Kêu gọi “bình tỉnh”
Mấy
ngày qua tình trạng khá hỗn loạn tại các nơi có các công ty Trung Quốc
hoạt động làm ảnh hưởng nặng đến các công ty của các nước khác nhưng
không nghe nhà nước dùng cụm từ thường được gọi là “bị bọn phản động và
bọn diễn biến hòa bình xúi giục”, là một chuyện lạ! Lạ, vì như vậy là
nhà nước đã tự xác nhận đây là nguyên nhân nội tại của chế độ, một chế
độ từng rêu rao là của giai cấp công nhân tiên tiến lãnh đạo. Bây giờ,
dù không có người lãnh đạo, vì công nhân đã không được quyền thành lập
công đoàn độc lập, cũng đã phản đối tự phát. Chính sự tự phát nầy nói
lên tính phẫn uất đã đến đỉnh điểm và nhà nước rất khó giải quyết. Khó
vì không biết phải thảo luận với ai. Nếu công nhân có lãnh đạo công
đoàn thì nhà nước chỉ cần kêu gọi công đoàn hội họp để tìm hiểu và hy
vọng việc giải quyết như thế sẽ dễ dàng hơn.
Vì
thế, từ phản đối Tàu cộng xâm lược đến bạo động tràn lan tại các khu
công nghiệp trên cả nước, lan qua đến các công ty nước ngoài khác, chỉ
vì ngộ nhận do thấy chữ Trung Quốc bên ngoài hãng xưởng, không phải, và
không thể chỉ kêu gọi một cách đơn giản là “bình tỉnh” là đủ.
Và ai cần bình tĩnh hơn trong lúc nầy?
Công nhân đã ồ ạt xuống đường,
từ ôn hòa đến bạo động để được nhà nước khuyên bảo hãy “bình tỉnh” và
cho biết đã bắt 900 người tại Bình Dương hay gần 100 người tại Hà Tỉnh
“có hành động phá hoại”, đó là động thái ‘bình tỉnh’ của nhà nước?
Thông thường khi có biến cố thì người thi hành luật pháp đều kêu gọi
“bình tỉnh” nhưng quên một điều rất căn bản là chính nhà nước phải bình
tỉnh trước tiên. Bình tỉnh tìm hiểu nguyên do! Ở đây phải nghĩ ngay là
do nguyên nhân nội tại. Tại sao nhân danh chế độ của công nhân lãnh
đạo mà công nhân phản đối? Công nhân đã cật lực lo cho kinh tế khó khăn
của gia đình và đóng thuế để nhà nước lo việc an ninh mà khi Tàu cộng
công khai xâm chiếm biển đảo vẫn bị nhà nước làm ngơ? Khi người VN quá
căm phẫn tự động kêu gọi biểu tình thì nhà nước cũng tổ chức biểu tình,
xen vô tạo thế cài răng lược để xé lẻ, vô hiệu hóa?
Đã
thế, thử nhìn đời sống của các gia đình quan chức chế độ với đời sống
của gia đình công nhân thì sự phẫn nộ là đương nhiên. Do đó cách bình
tỉnh nhất trong lúc nầy là nhà nước phải đứng ra nhận sai lầm. Sai lầm
trong chính sách. Sai lầm vì thể chế độc tài, đảng trị bóp nghẹt tất cả
quyền làm người của người VN, là sự cấu kết đảng trị với phe lợi ích,
với tư bản nước ngoài để trục lợi trên xương máu người VN, đặc biệt là
thành phần công nhân, nông dân.
Khi
nhà nước công khai được như thế và tuyên bố cho thành lập công đoàn tự
do, các tổ chức dân sự tự do thì mọi người sẽ bình tỉnh mà không cần một
lời khuyên nào khác.
Tàu cộng được đặc quyền đặc lợi trong giao dịch kinh tế với VN
Con số “Việt Nam trong năm 2013 xuất khẩu 13,3 tỷ đô la đến Trung Quốc, nhập khẩu khoảng 36, 9 tỉ đô la, chiếm 28% tổng nhập khẩu.” qua phát biểu của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trên BBC đã cho biết mức độ lệ thuộc của kinh tế VN vào Tàu cộng.
Như vậy liệu trao đổi kinh tế giữa Tàu cộng “XHCN anh em” với VN không có ảnh hưởng gì đến xâm lược?
Chỉ
nói riêng về vấn đề an ninh thôi. Số lượng người Tàu cộng nhập vào VN,
qua chính thức cũng như chui đã không thể kiểm soát. Ngay cả số lượng
chính thức nhân danh ‘chuyên gia’ ‘công nhân’… đã tràn lan khắp nước
không phải là điều đáng suy nghĩ? Các khu tự trị, các khu phố rặt Tàu
không có chủ đích? Chủ trương lập viện Khổng Tử học không là mục tiêu
về lâu về dài? Và ai dám bảo đã không có sự xâm nhập sâu vào tận hàng
ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của đảng CSVN, của nhà nước VN? Vì thế chỉ lý
giải đơn giản phá hoại hãng xưởng của Trung Quốc là phá hoại nền kinh
tế nhà nước sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống từng cá nhân gia đình trong xã
hội không hẳn là chính xác. Đó chỉ là mặt nổi thôi! Cần nhấn mạnh ở
đây là dứt khoát nói không với chủ trương phá hoại hay bạo lực nhưng
việc để kinh tế đất nước lệ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung Quốc là
sai lầm nghiêm trọng. Và giải quyết cốt lõi vấn đề nầy thuộc về đảng
CSVN. Nên chỉ đơn giản đổ lỗi hoàn toàn về bạo động đã làm ảnh hưởng
đến kinh tế VN không thôi chỉ mang tính chạy tội, chối bỏ trách nhiệm.
Phần
đông công nhân không đủ trình độ phân tích tổng thể mọi khía cạnh kinh
tế và sự liên quan của kinh tế VN với thế giới là sự thật. Nhưng họ có
khối óc và đôi mắt để so sánh trước mắt về mức độ chênh lệnh giàu nghèo
của giai cấp thống trị và bị trị rất dễ dàng. Phá hoại hãng xưởng của
Trung Quốc, đương nhiên có tác hại cho kinh tế VN nhất thời, nhưng đây
cũng là cơ hội để nhà nước thức tỉnh việc quỵ lụy một đế quốc sừng sỏ từ
phương Bắc, không phải chỉ lăm le xâm lược đất nước ta trong thời “XHCN
anh em” mà đã có từ ngàn năm trước.
Việc
đổ lỗi hoàn toàn cho ‘thành phần công nhân bạo động’ chỉ là hành động
chối bỏ một thực tế. Thực tế đó không ai khác hơn là đều do chế độ CSVN
hiện tại gây nên. Mở đầu, là việc nhà nước cho biểu tình cài răng lược
để xé lẻ sự biểu lộ lòng yêu nước của người VN, do hành động Tàu cộng
trắng trợn cho giàn khoan HD 981 thăm dò ngay tại thềm lục địa VN.
Sự đoàn kết
Thông
thường mỗi khi đất nước bị xâm lăng người dân luôn luôn đứng sau lưng
chính phủ. Hằng ngày dân chúng Hoa Kỳ phê phán chính phủ bằng đủ loại
ngôn ngữ và hành động, qua lưỡng viện của Quốc hội cũng như cá nhân,
nhưng khi bị khủng bố 911 thì tất cả đểu dẹp mọi khác biệt riêng, đồng
thanh ủng hộ chính phủ. Đương kim Thủ tướng Nhật được người Nhật ủng hộ
mạnh mẽ trong vụ đương đầu với Tàu cộng về đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ngay
cả Tàu cộng cũng vận động người lục địa ủng hộ việc đối kháng lại Nhật
cũng về hòn đảo nhỏ nầy. Hoặc người Đại Hàn ủng hộ lập trường cứng rắn
với Bắc Hàn…
Còn
chế độ đương thời CSVN? Trước tình trạng sống còn của dân tộc và không
biết bao nhiêu người có tâm huyết với đất nước đã từng lên tiếng cảnh
giác từ bao nhiêu năm nay thì chế độ đã làm gì? Xin thưa: Nhà tù! Do
đó không phải chỉ nhất thời mà người biểu tình đã cầm biều ngữ phản đối
chế độ với câu khẩu hiệu “hèn với giặc, ác với dân” cho dù ngay lúc nầy
đảng CSVN vừa đứng ra tổ chức biểu tình chống Tàu cộng xâm lược. Thế
thì, tại sao chỉ mới 4 ngày trước đây nhà nước đã công khai ‘cướp công’
biểu tình của người dân tự phát tại Sài Gòn? Còn bây giờ thì ‘một mình
một chợ’ cho biểu tình, điều mà người VN đang gọi là “biểu tình quốc
doanh”? Giữa lúc cần đoàn kết nhất thì chính nhà nước gây chia rẽ? Vì
sao? Cho nên nói đảng CSVN là nguyên nhân chính trong tất cả các nguyên
nhân đưa đến tình trạng hiện tại của đất nước là không sai.
Rất
mong đảng CSVN kịp thức tỉnh và thực tâm quay về với dân tộc. Vì chỉ
có dân tộc mới có thể chiến thắng xâm lăng. Bài học giữ nước ngàn năm
của cha ông còn nguyên đó.
© Kông Kông
TRUNG QUÔC SAI LẦM
18-05-2014
“4 sai lầm chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông”
An Huy
Ảnh bên:Vào ngày 1/5, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm
lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Để hậu thuẫn và bảo vệ
giàn khoan này, Trung Quốc cử 80 tàu, và con số này vẫn đang tiếp tục
tăng lên - Ảnh: Nguyễn Đông.
Tờ The
National Interest của Mỹ vừa có một bài viết phân tích kỹ lưỡng 4 sai
lầm lớn về mặt chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông.
Vào
ngày 1/5, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm
lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Để hậu thuẫn và bảo vệ
giàn khoan này, Trung Quốc cử 80 tàu, và con số này vẫn đang tiếp tục
tăng lên.
Bài viết nhận định, động thái trên cho thấy những bước leo thang mới và nguy hiểm của Trung Quốc.
Từ
năm 2007 tới nay, Bắc Kinh đã có những hành động ngày càng cứng rắn và
gây hấn nhằm bảo vệ các tham vọng lãnh thổ của mình trên biển Đông.
Trung Quốc đã tấn công và bắt giữ nhiều ngư dân nước ngoài hoạt động
trên các ngư trường truyền thống trên vùng biển này. Các công ty dầu lửa
bị Trung Quốc gây áp lực phải rút khỏi các hợp đồng với các quốc gia
Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông vì sợ bị Bắc Kinh trả
đũa.
Vào năm 2009, Trung Quốc đưa ra cái gọi là “đường chín
đoạn”, tuyên bố chủ quyền đối với 80% biển Đông. Tiếp theo động thái này
là lời khẳng định của Bắc Kinh vào năm 2010 rằng, biển Đông là một
trong những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Năm 2012, Trung Quốc
thành lập “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam. Một đơn vị đồn trú mới được thành lập và đóng quân trên
hòn đảo này. Trong giai đoạn này, năng lực quân sự của Trung Quốc được
cải thiện mạnh, và giờ đây, Trung Quốc có khả năng thách thức nước Mỹ cả
trên không lẫn trên biển.
Tuy nhiên, The National Interest đánh
giá, bước leo thang mới nhất của Trung Quốc cho thấy một tính toán sai
lầm nghiêm trọng của các nhà hoạch định chính sách nước này. Bài báo cho
rằng, Bắc Kinh đã có 4 sai lầm chiến lược trên biển Đông.
Thứ nhất, những gì đang diễn ra khiến Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài cách phản ứng cứng rắn và quyết tâm.
Điều
56 của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định, một
quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với mục đích về thăm dò, khai
thác, bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc
quyền kinh tế của mình. Bởi vậy, không có một cách lý giải nào về quy
định của UNCLOS có thể biện minh cho việc Trung Quốc khoan tìm dầu ngay
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Động thái mới nhất của
Trung Quốc đã vượt quá giới hạn mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đặt ra.
Bởi vậy, Việt Nam đã có phản ứng quyết liệt.
Vụ việc đã đẩy hai
nước Việt Nam và Trung Quốc ngày càng cách xa và Việt Nam buộc phải tăng
cường quan hệ an ninh với các cường quốc khác, chẳng hạn Mỹ. Nếu Việt
Nam tính chuyện mở cửa cảng Cam Ranh cho hải quân Mỹ hiện iện ở đây,
Washington chắc chắc sẽ khó lòng từ chối cơ hội này.
Thứ hai,
hành động của Trung Quốc vi phạm các quy định trong Tuyên bố về ứng xử
của các bên trên biển Đông (DOC) đồng thời làm gia tăng sự hoài nghi của
các nước trong khu vực về ý đồ thực sự của Bắc Kinh.
Ngoài Việt
Nam, Philippines, Singapore và Malaysia cũng đáng ngày càng lo ngại về
hành vi của Trung Quốc trong khu vực. Indonesia trước đây duy trì quan
điểm trung lập trong tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, đến nay đã thay
đổi lập trường vì lo ngại tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển
Đông sẽ ảnh hưởng tới các quyền của nước này ở vùng biển Natuna. Trên
thực tế, trong mấy năm gần đây, tàu công vụ có vũ trang của Trung Quốc
đã nhiều lần chạm trán tàu công vụ của Indonesia tại vùng biển mà
Jakarta tuyên bố chủ quyền.
Nếu Trung Quốc có thể khoan tìm dầu
trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nước này sẽ tiến sâu hơn xuống
phía Nam và có thể đụng độ với Malaysia và Indonesia. Xét tới vai trò
của Indonesia trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), việc
Jakarta gần đây thay đổi lập trường đối với Trung Quốc sẽ thực sự là một
trở ngại cho Bắc Kinh.
Trung Quốc càng cứng rắn trong tranh
chấp lãnh thổ trên biển Đông thì uy tín quốc tế của nước này càng bị hư
hại. Những gì mà Trung Quốc đã đạt được bằng chiến lược “tấn công bằng
thiện cảm” (“charm offensive”) đối với Đông Nam Á vào thập niên 1990 có
thể bị xóa sạch bởi một làn sóng dân tộc chủ nghĩa bài Trung Quốc tại
các nước trong khu vực này.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm
10/5 vừa qua, ngoại trưởng các nước trong khối đã ra một tuyên bố về
căng thẳng trên biển Đông, bài tỏ quan ngại về vụ việc và tái khẳng định
tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên vùng biển
này. Đây là lần đầu tiên ASEAN ra một tuyên bố chung về biển Đông kể từ
năm 1995.
Thứ ba, Trung Quốc đã để mất cái cớ cho hoạt động hiện đại hóa quân sự.
Trung
Quốc vẫn nói, việc nước này hiện đại hóa quân đội về bản chất là nhằm
mục đích phòng thủ và sẽ không xói mòn an ninh trong khu vực. Trong thời
kỳ căng thẳng gia tăng trên biển Đông từ 2007-2013, Trung Quốc thường
kiềm chế sử dụng lực lượng hải quân. Thay vào đó, các lực lượng bán quân
sự hiện đại, chẳng hạn lực lượng hải giám của Trung Quốc, thường được
triển khai để phục vụ các tham vọng lãnh thổ của nước này. Trong cuộc
đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough
vào năm 2012, không một tàu hải quân nào của Trung Quốc được cử tới hiện
trường mà chỉ có tàu bán quân sự cùng tàu cá của nước này.
Tuy
nhiên, để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã cử tàu hải quân
cùng 33 tàu hải giảm cùng hàng chục tàu cảnh sát biển, tàu vận tải và
tàu cá. Đây là lần đầu tiên trong những năm gần đây, tàu hải quân Trung
Quốc tham gia vào tranh chấp trực diện trên biển Đông. Bởi vậy, các quốc
gia khác có lý do để lo ngại về ý đồ thực sự phía sau chương trình hiện
đại hóa quân sự của Trung Quốc.
Và cuối cùng, động thái của
Trung Quốc có thể gây bất ổn cho an ninh trong khu vực, tạo ra trở ngại
cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tái cơ cấu nền kinh tế và duy trì
tăng trưởng bền vững.
Bắc Kinh đang đối mặt với những thách thức
nghiêm trọng trong nước, bao gồm ô nhiễm môi trường trầm trọng, dân số
lão hóa, cùng các phong trào ly khai ở Tây Tạng và Tân Cương. Trong mấy
năm vừa qua, các cuộc tấn công khủng bố của các lực lượng ly khai đã xảy
ra ở các thành phố lớn của Trung Quốc, đe dọa ổn định xã hội của nước
này. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang cho thấy những
dấu hiệu giảm tốc.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cần tới môi
trường quốc tế ổn định để tập trung nguồn lực cho các thách thức trong
nước. Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc trên biển Đông có thể gây mất
ổn định đối với an ninh trong khu vực, từ đó xói mòn những nỗ lực duy
trì tăng trưởng bền vững của Bắc Kinh.
Bài báo của The National
Interest tiếp tục khẳng định, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương
981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến Việt Nam không còn sự
sựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để
bảo vệ quyền của mình theo luật pháp quốc tế.
Xét tới sự cứng
rắn và gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông trong những năm gần đây,
các quốc gia Đông Nam Á khác xem những gì Trung Quốc đang làm như một
hồi chuông cảnh báo. Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm chiếm cảm tình của
Đông Nam Á đang bị xói mòn, và chương trình hiện đại hóa quân sự của
Trung Quốc một lần nữa bị đặt nghi vấn.
Đáp trả hành vi của Trung
Quốc, các nước Đông Nam Á đang cố gắng tăng cường năng lực để bảo vệ
chủ quyền. Họ cũng bày tỏ rõ ràng sự chào đón đối với sự tham gia của
các cường quốc ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ trong giải quyết
tranh chấp trên biển Đông. Nói cách khác, hành vi gây hấn của Trung Quốc
đã tạo điều kiện thuận lợi cho và thúc đẩy chiến lược xoay trục của Mỹ
về phía Đông Á, điều mà Trung Quốc không hề muốn chứng kiến.
Gây
hấn và gây mất ổn định trong khu vực sẽ không giúp Trung Quốc hiện thực
hóa các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Cách tốt
nhất để Trung Quốc vươn tới địa vị một cường quốc của thế giới, theo The
National Interest, là tìm một cách nổi lên mới, trong đó nguyên tắc cốt
lõi của chính sách đối ngoại của Trung Quốc nên là hợp tác đôi bên cùng
có lợi, tôn trọng quyền hợp pháp của các quốc gia khác, và giải quyết
tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình. Chạy nhanh không có nghĩa là sẽ
về đích.
TRUNG QUỐC SẼ CHIẾM TRƯỜNG SA
Báo Trung Quốc thừa nhận sẽ từng bước chiếm đoạt Trường Sa
GDVN
Tờ Văn Hối cao giọng khẳng định, năm 2013 sẽ trở thành
năm quan trọng của "trận giao tranh" giữa Trung Quốc với Philippines và
Việt Nam trên Biển Đông trong khi "Bắc Kinh đã bắt đầu những nước cờ lớn
với thế tấn công liên tục, không ngừng."
Tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông ngày 8/5 có
bài phân tích cục diện Biển Đông nhận định, từ đầu năm 2013 Trung Quốc
liên tục đẩy mạnh "thế tấn công" trên bàn cờ Biển Đông và trong năm 2013
Bắc Kinh có thể giành được nhiều "thành quả".
Bài báo cho rằng hoạt động tập trận chung Mỹ - Philippines có tên Vai kề
vai hồi trung tuần tháng 4 năm nay và vụ Philippines kiện đường lưỡi bò
phi pháp cùng các hành động leo thang gây hấn của Trung Quốc trên Biển
Đông ra hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển cho đến hoạt động
(huấn luyện bình thường) của Không quân Việt Nam phái Su-30 tuần tra
không phận quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) theo Văn Hối,
đều không thể thay đổi được cục diện Trung Quốc sẽ từng bước chiếm đoạt
các đảo, đá ở Trường Sa.
Dẫn
phân tích của Thông tấn xã Đài Loan, Văn Hối cho rằng Bắc Kinh đã triển
khai một loạt "thế tấn công" trên Biển Đông trên bình diện ngoại giao,
quân sự, du lịch và điển hình là những phát biểu của Vương Nghị, Ngoại
trưởng Trung Quốc về Biển Đông trong chuyến công du 4 nước Đông Nam Á
nhằm trực tiếp vào Philippines và Việt Nam hòng đoạt nhiều "lợi thế"
trên Biển Đông trong năm 2013.
Sự kiện
Philippines cho tàu hải quân ra bãi cạn Scarborough mà họ kiểm soát để
xua đuổi ngư dân Trung Quốc (đánh bắt trái phép) hồi tháng 4 năm ngoái
được Văn Hối xem như đã khiến Bắc Kinh có cớ và cơ hội chiếm đoạt quyền
kiểm soát bãi cạn này.
Trung Quốc đã phái tàu Hải
giám, Ngư chính cùng tàu cá kéo ra căng thừng, thả lưới chặn tàu thuyền
Philippines quay trở lại đầm phá bãi cạn Scarborough từ đó đến nay,
đồng thời luôn luôn phái tàu Hải giám, Ngư chính án ngữ thường xuyên
ngay cửa ngõ bãi cạn này.
Một động thái ngoại
giao chưa từng có tiền lệ đã xảy ra hôm 26/4 khi Hoa Xuân Oánh, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên liếng công khai tên (tiếng Trung
Quốc) 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa
(thuộc chủ quyền Việt Nam) hiện do Philippinese chiếm đóng (trái phép)
và đòi Manila "trả lại" 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô này cho Bắc
Kinh!?
Phát biểu của Hoa Xuân Oánh được tờ Văn
Hối xem như Trung Quốc sẽ không chỉ chiếm đoạt từng điểm đảo, bãi đá,
rặng san hô trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam mà các
bên tranh chấp đang chiếm đóng), trong tương lai Bắc Kinh có thể có
nhiều hành hoạt động liều lĩnh với quy mô lớn hơn trên Biển Đông.
Trong khi cuộc tập trận Vai kề vai của liên quân Mỹ - Philippines đang
diễn ra hồi trung tuần tháng 4, 2 chiếc chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay
sượt qua đảo Thị Tứ (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt
Nam, đảo Thị Tứ hiện do Philippines chiếm đóng trái phép - PV), điều
giới phân tích Đài Loan và Hồng Kông cho là một hành động "cảnh cáo" Mỹ,
Philippines ở Biển Đông.
Bình luận về sự kiện
này, Doãn Trác, một học giả mang lon Thiếu tướng/Chuẩn đô đốc hải quân
Trung Quốc lên giọng dọa nạt: "Mỹ mà nhúng tay vào Biển Đông chắc chắn
sẽ tự chuốc lấy phiền phức, thậm chí là đổ máu".
Ngày 28/4 Trung Quốc đã bất chấp mọi nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế cũng như Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC
đã đưa tàu du lịch trái phép đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ
quyền của Việt Nam.
Tờ Đại Công Báo xuất bản tại
Hồng Kông dẫn lời Đới Bân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch Trung
Quốc tuyên bố: "Phàm những chỗ khách du lịch có thể đặt chân đến (thăm
quan trái phép trên Biển Đông) là những nơi ngành du lịch Trung Quốc đã
hiệp đồng chặt chẽ với ngoại giao và quân đội Trung Quốc", tức là nhận
được sự "đảm bảo an toàn" từ 2 cơ quan này.
Kết
luận bài báo, tờ Văn Hối cao giọng khẳng định, năm 2013 sẽ trở thành năm
quan trọng của "trận giao tranh" giữa Trung Quốc với Philippines và
Việt Nam trên Biển Đông trong khi "Bắc Kinh đã bắt đầu những nước cờ lớn
với thế tấn công liên tục, không ngừng."
Bài báo
trên tờ Văn Hối cho thấy âm mưu của giới chức Trung Quốc muốn độc chiếm
Biển Đông thành ao nhà, bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế, xâm
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và các bên liên quan ở Biển
Đông và dường như Bắc Kinh đang tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động phi
pháp, phi lý và phi nghĩa để thực hiện âm mưu đen tối đó.
Theo GDVN
http://bolapquechoa.blogspot.ca/2014/05/bao-trung-quoc-thua-nhan-se-tung-buoc.html#more |
VIỆT NAM BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG 18-5-2014
Hà Nội thay đổi chiến thuật đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
HÀ NỘI — Các cuộc biểu tình chống hành
động của Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan dầu trong lãnh hải của Việt
Nam đã bị công an giải tán hôm Chủ nhật. Động thái này của chính quyền
diễn ra tiếp theo sau một tuần lễ để cho các cuộc biểu tình phản đối
diễn ra tại Việt Nam, trong đó có một số cuộc biểu tình đã biến thành
bạo động.
Thông tín viên Marianne Brown của đài VOA, chứng kiến các diễn tiến ở
thủ đô Hà Nội, tường trình rằng rất nhiều công an có mặt bên ngoài Ðại
sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội sáng Chủ nhật, và công viên mà người biểu
tình đã tụ tập hồi tuần trước cũng bị phong tỏa.
Một số người biểu tình đến nơi liền bị công an bao vây và giải tán, và
không để cho họ nói chuyện với các phóng viên báo chí. Ông Lê Thiện
Nhân, một người thường tham gia biểu tình chống Trung Quốc, nằm trong số
những người biểu tình này.
Ông Nhân nói với đài VOA: “Mọi người không tham gia cuộc biểu tình hôm
nay được vì rất nhiều lực lượng an ninh, công an …quây những người muốn
tham gia biểu tình từ tại nhà. Họ bố trí một lực lượng rất đông. Có
những trường hợp họ bố trí bảy, tám người, để chống giữ, không cho những
người biểu tình xuống đường.”
Biểu tình chống Trung Quốc tại TPHCM, ngày 18/5/2014.
Nhiều người biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh bị công an bắt giữ.Tại Hà
Nội, một người biểu tình, 22 tuổi, bị công an mặc thường phục xô đi
trong lúc đang nói chuyện với phóng viên đài VOA. Họ chỉ ngưng lại khi
đã thực sự kéo thanh niên biểu tình này và các bạn của anh ra xa.
Một nữ công an nói rằng tụ tập tại khu vực này là 'bất hợp pháp'.
Đây là một sự quay ngược đầy kịch tính của chính phủ, trong khi chỉ mới
tuần trước họ cho phép những cuộc biểu tình quy mô lớn trên cả nước. Tuy
nhiên, trong tuần qua, các vụ bạo loạn có liên quan đến biểu tình đã nổ
ra tại các khu công nghiệp ở miền nam và miền trung, dẫn đến việc 2
công nhân Trung Quốc thiệt mạng và gần 100 người khác bị thương.
Một số nhà quan sát bình luận rằng những nguyên nhân rốt dẫn đến bạo
loạn là do điều điện làm việc kém ở các công xưởng nhiều hơn là tinh
thần bài Trung Quốc.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy, các giới chức tìm cách trấn an các
nhà đầu tư. Các giới chức nói rằng tình hình hiện đang được kiểm soát và
nhưng công ty bị ảnh hưởng sẽ được đền bù.
Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II,
nói với các phóng viên báo chí rằng hàng trăm người đã bị bắt giữ.
Trung tướng Hoàng nói: “Như tôi đã thông báo ngay ban đầu là hoàn toàn
chủ động và rất tích cực. Cho nên các lực lượng thực hiện chỉ đạo của
Thủ tướng chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Công an, lực lượng công an đã khẩn
trương triển khai và thực hiện vác biện pháp kiên quyết, quyết liệt, vi
vậy mà đã hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại xảy ra. Phải nói
là chúng tôi hết sức chủ động, chứ không phải là bị động, không phải là
chậm chạp.”
Nhân viên an ninh Việt Nam canh gác bên ngoài khu vực của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 18/5/2014.
Vụ tranh chấp ở giàn khoan dầu không có dấu hiệu hạ giảm. Việt Nam cho
biết Trung Quốc đã tăng số tàu trong khu vực này lên đến 130 chiếc,
trong đó có 4 tàu hải quân.
Tân Hoa Xã đưa tin rằng Bắc Kinh đã di tản hơn 3.000 công dân Trung Quốc ra khỏi Việt Nam sau các vụ bạo loạn.
Cũng trong ngày thứ Bảy, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã gởi một
loạt tin nhắn trên điện thoại di động của những người thuê bao các mạng
điện thoại di động của nhà nước, kêu gọi người dân thể thiện lòng yêu
nước, nhưng không tham gia vào những cuộc biểu tình 'bất hợp pháp'. Tin
nhắn đầu tiên loại này được gởi đi hôm thứ Năm.
Chính xác những gì cấu thành một cuộc biểu tình 'bất hợp pháp' hiện
không được rõ. Tuy nhiên thông điệp phát đi từ hành động của công an hôm
Chủ nhật cho thấy rằng chính phủ sẽ không cho phép có thêm các cuộc
biểu tình chống Trung Quốc nữa trong những ngày sắp tới.
Hình ảnh mới nhất từ Việt Nam:
CÔNG AN ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH
Danlambao - Tường trình theo thứ tự thời gian. Xin các bạn theo dõi từ trên xuống dưới và bấm F5 để cập nhật thông tin mới.
Tại Sài Gòn: Lúc 7:00, một số blogger cho biết là an ninh đã canh
giữ các bạn suốt đêm hôm qua. Tại chung cư của vợ chồng blogger Hồ Nhật
Thành và Trịnh Kim Tiến, công an nằm canh ngay cửa thang máy.
Tại Nha Trang: Trước nhà của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đầy công an và ngồi dưới mái hiên chờ đã có mặt đầy đủ các ban bệ công an phường, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc.
Tại Hà Nội, blogger Phương Bích cũng không thoát khỏi vòng vây của công an. Dưới đường trước cửa blogger Lan Le hình ảnh của những kẻ nhất định "xâm phạm quyền thiêng liêng bất khả..." được chị "chụp" lại:
Trên FB của mình, blogger Anh Chí viết: "Ơ hay nhỉ, mình đi đạp xe cũng bị cấm, gần chục vị cứ giữ mình lại. Mình bảo cho mình xin cái tờ giấy viết tay cấm không ra khỏi nhà thì chả vị nào đáp ứng cả. Ôi Độc lập, Ôi Tự do! "
Tại Hải Phòng, an ninh côn đồ bám gót và canh chừng blogger Phạm Thanh Nghiên rất chặt, theo sát nhưng lại sợ bị... chụp hình. Theo lời kể của Thanh Nghiên lúc cô rời khỏi nhà và đi đến chỗ đông người và trước mọi người đã chụp hình ảnh ngượng ngùng của những kẻ đang muốn bỏ tù lòng yêu nước của nhân dân:
Tuy nhiên, dự phóng cho thấy an ninh chỉ đủ sức canh, giữ một số blogger và không có khả năng ngăn chận hết tất cả những người dự tính xuống đường tham gia biểu tình yêu nước theo lời kêu gọi lần thứ 2 của 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại VN.
8h00:
Blogger Mẹ Nấm và bạn bè đang "từng bước" tìm cách biểu tình (ảnh CTV-DLB):
Tại Đà Nẵng, an ninh đã khoá cửa bên ngoài và nhốt blogger Nguyễn Văn Thạnh ở bên trong:
8h40:
Tại Long An, bà Nguyễn Thị Kim Liên cùng con trai là anh Đinh Nhật Uy khi vừa rời khỏi nhà khoảng 1km đã bị hàng chục CA chặn đường sách nhiễu.
Công an sắc phục giải thích lý do chặn đường là để 'mời' Đinh Nhật Uy về phường để 'làm rõ các hoạt động vi phạm pháp luật'. Trước đó, một tờ 'giấy mời' đã được CA gửi về nhà yêu cầu Đinh Nhật Uy đến đến trụ sở CA làm việc vào ngày 19/5, trong khi thời điểm bị sách nhiễu mới là ngày 18/5.
Mặc dù bà Liên và anh Uy đã phản đối quyết liệt, tuy nhiên lực lượng CA đông đảo sau cùng đã cưỡng chế Đinh Nhật Uy về trụ sở CA phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An. Bà Liên sau đó cũng bị CA bám sát và đóng chốt ngay trước cửa nhà.
Tại Nha Trang:
- Blogger Phan Văn Hải đã bị giữ tại CA phường Phương Sài 2 Thái Nguyên Thành Phố Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 294.
- Anh Tô Hoài Nam bị giữ tại CA phường Lộc Thọ 17 Yersin, Vạn Thạnh, tp. Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 830
- Tại Sài Gòn: Công an đã đánh và bắt cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa một tín đồ PGHH và hai bạn trẻ chưa rõ tên tuổi đưa lên xe taxi đưa đi đâu chưa rõ. Nhà cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội PGHH đang bị bao vây bởi công an.
Tiếp tục cập nhật... Bấm F5 để xem.
|
5/18/2014
58 CommentsTại Nha Trang: Trước nhà của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đầy công an và ngồi dưới mái hiên chờ đã có mặt đầy đủ các ban bệ công an phường, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc.
Tại Hà Nội, blogger Phương Bích cũng không thoát khỏi vòng vây của công an. Dưới đường trước cửa blogger Lan Le hình ảnh của những kẻ nhất định "xâm phạm quyền thiêng liêng bất khả..." được chị "chụp" lại:
Trên FB của mình, blogger Anh Chí viết: "Ơ hay nhỉ, mình đi đạp xe cũng bị cấm, gần chục vị cứ giữ mình lại. Mình bảo cho mình xin cái tờ giấy viết tay cấm không ra khỏi nhà thì chả vị nào đáp ứng cả. Ôi Độc lập, Ôi Tự do! "
Tại Hải Phòng, an ninh côn đồ bám gót và canh chừng blogger Phạm Thanh Nghiên rất chặt, theo sát nhưng lại sợ bị... chụp hình. Theo lời kể của Thanh Nghiên lúc cô rời khỏi nhà và đi đến chỗ đông người và trước mọi người đã chụp hình ảnh ngượng ngùng của những kẻ đang muốn bỏ tù lòng yêu nước của nhân dân:
Ăn ngủ ngay trước nhà
Đi theo vào chợ
Quay lưng, dấu mặt khi bị chụp hình
Tuy nhiên, dự phóng cho thấy an ninh chỉ đủ sức canh, giữ một số blogger và không có khả năng ngăn chận hết tất cả những người dự tính xuống đường tham gia biểu tình yêu nước theo lời kêu gọi lần thứ 2 của 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại VN.
8h00:
Blogger Mẹ Nấm và bạn bè đang "từng bước" tìm cách biểu tình (ảnh CTV-DLB):
Tại Đà Nẵng, an ninh đã khoá cửa bên ngoài và nhốt blogger Nguyễn Văn Thạnh ở bên trong:
Tại Long An, bà Nguyễn Thị Kim Liên cùng con trai là anh Đinh Nhật Uy khi vừa rời khỏi nhà khoảng 1km đã bị hàng chục CA chặn đường sách nhiễu.
Công an sắc phục giải thích lý do chặn đường là để 'mời' Đinh Nhật Uy về phường để 'làm rõ các hoạt động vi phạm pháp luật'. Trước đó, một tờ 'giấy mời' đã được CA gửi về nhà yêu cầu Đinh Nhật Uy đến đến trụ sở CA làm việc vào ngày 19/5, trong khi thời điểm bị sách nhiễu mới là ngày 18/5.
Mặc dù bà Liên và anh Uy đã phản đối quyết liệt, tuy nhiên lực lượng CA đông đảo sau cùng đã cưỡng chế Đinh Nhật Uy về trụ sở CA phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An. Bà Liên sau đó cũng bị CA bám sát và đóng chốt ngay trước cửa nhà.
Tại Nha Trang:
- Blogger Phan Văn Hải đã bị giữ tại CA phường Phương Sài 2 Thái Nguyên Thành Phố Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 294.
- Anh Tô Hoài Nam bị giữ tại CA phường Lộc Thọ 17 Yersin, Vạn Thạnh, tp. Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 830
- Tại Sài Gòn: Công an đã đánh và bắt cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa một tín đồ PGHH và hai bạn trẻ chưa rõ tên tuổi đưa lên xe taxi đưa đi đâu chưa rõ. Nhà cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội PGHH đang bị bao vây bởi công an.
Tiếp tục cập nhật... Bấm F5 để xem.
Việt Nam giải tán các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Công
an Việt Nam dùng loa để kêu gọi người dân và các nhà báo rời khỏi khu
vực gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 18/5/2014.
CỠ CHỮ
Cập nhật: 18.05.2014 08:45
Công an tại thành phố Hồ Chí Minh đã giải tán một cuộc tuần hành chống
Trung Quốc hôm Chủ nhật, trong lúc Bắc Kinh tiếp tục di tản hàng ngàn
công dân Trung Quốc khỏi Việt Nam.
Các lực lượng an ninh cũng tập trung tại các thành phố lớn khác của Việt
Nam sau khi khoảng 150 công nhân bị thương tại một nhà máy thép ở Hà
Tĩnh trong một cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc đặt một
giàn khoan dầu trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trong lúc tàu tuần của cả hai bên vẫn trong thế đối đầu ở gần giàn khoan
dầu, các giới chức Bắc Kinh cho hay họ đã di tản 3.000 công dân Trung
Quốc, trong đó có 16 người bị thương nặng trong các vụ bạo động hồi tuần
trước. Bắc Kinh cho biết đang phái 5 chiếc tàu đến để đưa bất cứ công
dân nào của họ muốn rời Việt Nam để về Trung Quốc.
Hôm thứ Bảy, chính quyền Việt Nam tuyên bố sẽ ngăn chặn bất kỳ vụ bạo
động mới nào. Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền tổng Cục trưởng Tổng cục
An ninh II, hôm thứ Bảy cũng lên tiếng bênh vực lực lượng an ninh trước
cáo buộc nói rằng lực lượng an ninh đã không kiềm chế được vụ bất ổn,
một ngày trước khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc dự kiến sẽ diễn
ra tại một số thành phố của Việt Nam. Ông nói sẽ không dung thứ những
hành vi vi phạm pháp luật.
Nhân viên bảo vệ canh gác tại lối vào một nhà máy sản xuất của Singapore trong khu công nghiệp ở Bình Dương.
Các phân tích gia nói rằng cuộc khủng hoảng đã khiến cho quan hệ ngoại
giao giữa hai nước cộng sản láng giềng hạ xuống mức thấp nhất kể từ cuộc
chiến tranh biên giới hồi đầu năm 1979.
Trong khi đó, người đứng đầu ngành công an Trung Quốc đã hối thúc Việt
Nam áp dụng các biện pháp cứng rắn để trấn áp vụ bạo loạn chống Trung
Quốc và trừng phạt những kẻ gây rối.
Theo Tân Hoa Xã, yêu cầu đó được Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách
Thanh Côn đưa ra trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Công an Việt Nam Trần
Đại Quang. Ông Quách cũng nói rằng Trung Quốc rất đỗi bất mãn vì Việt
Nam đã không có phản ứng hữu hiệu để ngăn không cho tình hình leo thang.
Bản tin cho biết Bộ trưởng Quang đáp lại là Hà Nội đã huy động một lực
lượng cảnh sát đông đảo để vãn hồi trật tự và nhiều nghi can đã bị bắt.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khuyên công dân nước họ hoãn du hành tới Việt
Nam. Lệnh cảnh báo đăng trên trang web của bộ này cũng khuyên công dân
của họ đang ở Việt Nam đừng ra khỏi nhà.
Một nhóm nhỏ những người biểu tình chống Trung Quốc gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 18/5/2014.
Cũng trong ngày thứ Bảy, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu giới
hữu trách không để xảy ra biểu tình trái pháp luật và xử lý nghiêm khắc
những người có hành vi tuyên truyền khích động.
Báo chí nhà nước Việt Nam nói rằng ông Dũng cũng khẳng định Hà Nội
“'kiên quyết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết' để 'bảo đảm an
ninh và an toàn tuyệt đối' cho doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt
Nam.
Các nhà phân tích nói rằng vu khủng hoảng xung quanh giàn khoan dầu của
Trung Quốc đã dẫn tới rạn nứt ngoại giao xấu nhất giữa hai nước láng
giềng cộng sản kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào đầu
năm 1979.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một vùng rộng lớn ở Biển Đông đã thổi
bùng căng thẳng trong khu vực và gây ra những cuộc đối đầu ngoại giao
và hải quân với Philippines, Đài Loan, Indonesia và Brunei.
Công an Việt Nam giải tán biểu tình chống Trung Quốc:
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-ngan-chan-cac-cuoc-bieu-tinh-chong-trung-quoc/1917004.html
Bắt bớ khắp nơi, công an trấn áp mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Sáng hôm nay Chúa Nhật 18 tháng 5, theo lời kêu gọi của 20 tổ chức
dân sự dự kiến sẽ có nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại Hà Nội và Tp Hồ
Chí Minh, tuy nhiên mọi sự hoàn toàn khác với cuộc biểu tình tuần trước,
11 tháng 5 khi nhà nước cho phép đoàn viên thanh niên tham gia biểu
tình chung với dân chúng.
Thay vì khuyến khích biều tình trong tầm kiểm soát, tại Hà Nội đã có
bắt bớ và mọi người bị phân tán, chia chắn ra từng nhóm nhỏ. Vào lúc 9
giờ sáng một blogger cho biết một người tên Trung đã bị bắt:
-Có một xe 7 chỗ biển xanh em chụp được biển xe khi Trung không
lên xe thì họ tràn xuống, họ mặc thường phục bắt đầu đánh và kéo đẩy
Trung lên xe và đưa về phường Điện Biên Phủ.
Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cho biết công an dày dặc và không ai có thể tập trung được:
-Hôm nay họ như ruồi, dày đặc. Chúng tôi ra bờ hồ, Đại sứ quán
thấy công an dày đặc nên mấy anh em ngồi uống cà phê xong rồi tính.
Blogger vừa rồi cho biết hiện tình theo quan sát của anh:
-Chung quanh Đại sứ quán thì lực lượng an ninh và công an vây
quanh rất đông ít nhất con số phải đến vài nghìn người. Ở trong Hoàng
Thành có ít nhất một tới hai trung đoàn đang ém quân trong ấy. Có xe cơ
động các thứ đang được điều đến rất đông.
Tại Tp Hồ Chí Minh một thanh niên khi được hỏi cuộc biểu tình có diễn
ra hay không câu trả lời của anh khiến chúng tôi không biết anh có mai
mỉa hay không:
-Tình hình ổn lắm anh ơi, tình hình ngon lắm. Thủ tướng chính phủ
thông báo rồi mọi người dân đều chấp hành hết tốt lắm anh. Người dân Sài
Gòn bây giờ tẩy chay biểu tình rồi. Chung quanh đây không có ai ra biểu
tình hết anh ơi, im ắng lắm.
Lúc 12 giờ trưa ngày Chúa Nhật 18 tháng 5 ông Huỳnh Kim Báu, một
trong số 54 người ký tên yêu cầu được biểu tình tuần trước ngày hôm nay
ông và nhóm 54 người đều bị an ninh cô lập tại nhà, ông Báu kể:
-Hôm nay tụi tôi được bảo vệ một cách chặt chẽ cứ mỗi người thì có
ba người kèm. Họ công bố thẳng là không được ra khỏi nhà, ra là bị giữ
lại thôi và tình hình tới giờ này thì bên ngoài cũng vậy, cũng im ắng
không thấy có hiện tượng gì. Hôm nay nhà nước làm chủ tình hình bằng bạo
lực.
Trong vài ngày qua đều các lãnh đạo cao cấp đểu phát ngôn ủng hộ biểu
tình như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Giám đốc công an Hà Nội hay
chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đều có chung ý kiến “biều tình là
thể hiện tình yêu nước” Thủ tướng cũng gửi hàng ngàn tin nhắn tới cho
những người thường xuyên biểu tình trước đây yêu cầu phải biểu tình
trong ôn hoà và tránh bạo động để thế lực thù địch lợi dụng.
Trong khi đó, một số cơ quan truyền thông trong nước như mạng
PetroTimes và Người Lao Động nói rằng trong ngày hôm nay trên cả nước
không có cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào diễn ra.
Mạng Petro Times chạy tựa bản tin ‘ Cả nước bình yên trong ngày kêu
gọi “đại biểu tình”’. Bản tin được ký bởi nhóm phóng viên Petrotimes cho
rằng trong nhiều ngày nay các đối tượng phản động lưu vong đã kích động
bạo loạn, gây ra tình trạng mất trật tự, an ninh ở nhiều địa phương như
Hà Tĩnh, Bình Dương.
Bài báo cho rằng lòng yêu nước của người dân khi phản ứng lại sự kiện
Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào xâm phạm chủ quyền Việt Nam
đã bị những đối tượng vừa nói lợi dụng.
Mạng báo Người Lao động thì khẳng định trên toàn quốc không diễn ra
biểu tình. Theo báo này thì người dân chấp hành yêu cầu của thủ tướng
chính phủ trong công điện phát đi hồi ngày 15 và chỉ thị ngày 17 tháng 5
vừa qua, cho đến 11 giờ trưa hôm nay dân chúng trên cả nước đã không
tham gia biểu tình.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anti-chi-prote-in-al-coun-05182014050804.htmlChính quyền VN giải tán biểu tình
Cập nhật: 05:43 GMT - chủ nhật, 18 tháng 5, 2014
Chính quyền Việt Nam đã dùng sức mạnh
giải tán các cuộc biểu tình ở quy mô nhỏ chống hành động của
Trung Quốc trên Biển Đông hôm Chủ nhật ngày 18/5, các hãng tin
quốc tế cho biết.
Các bài liên quan
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, công
an đã kéo lê một vài người biểu tình ra khỏi một công viên ở
trung tâm trong khi ở Hà Nội, chính quyền phong tỏa các con
đường và công viên gần Đại sứ quán Trung Quốc và kéo các nhà
báo và người biểu tình đi chỗ khác, hãng tin Mỹ AP cho biết.
Trong khi đó, công an cũng đóng chốt trước cửa nhà một số nhân vật chống đối để ngăn họ ra khỏi nhà.
Hồi Chủ nhật tuần trước ngày 11/5, chính
quyền chuyên chế của Việt Nam, vốn kềm kẹp chặt chẽ người dân
của họ, đã cho phép các cuộc biểu tình phản đối việc Trung
Quốc đưa giàn khoan HD 981 ra vùng biển có tranh chấp trên Biển
Đông.
Tiếp tục cập nhật...
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140518_anti_china_protests_dispersed.shtmlHÌNH ẢNH CUỘC BIỂU TÌNH CỦA SÀI GÒN YÊU NƯỚC SÁNG NGÀY 18.5.2014
Tại công viên 30.4, mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch, đối diện Diamon Plaza lúc 8h30 đã có nhiều biểu tình viên ngồi đợi sẵn, một nhóm khác tập trung tại số 4 Phạm Ngọc Thạch (Nhà Văn hóa Thanh Niên) nhưng lực lượng an ninh chìm nổi rất đông, đông gấp rất nhiều lần.
Đến 09h00 vẫn chưa thể bắt đầu nổ ra biểu tình.
09h20: Cuộc biểu tình bắt đầu từ nhóm số 4 Phạm Ngọc Thạch tiến về phía Nhà thờ Đức Bà và nhóm đối diện Diamond băng qua đường nhập đoàn và cùng tiến về phía Nhà thờ Đức Bà.
Cuộc biểu tình diễn ra rất ngắn ngủi, vì lực lượng an ninh chặn đầu đoàn và khóa đuôi, sau đó mọi người tự giải tán.
Tại Sài Gòn sáng nay, nhà cầm quyền đã bắt đi một số người biểu tình và đưa đi đâu hiện chưa rõ.
Khi chuẩn bị biểu tình, CA, AN, thanh niên áo xanh,...rất đông,một số thường phục theo dõi, kẻm cặp, họ chụp hình, quay phim những người ngồi ở CV 30/4...nhưng họ lại nhắc nhở không cho chụp hình, làm không khí những người ngột ngạt, những người dân đi biểu tình lo lắng...
...Đoàn người vừa đi vừa hô Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam, Đả đảo Trung Quốc Xâm lược rất khí thế.
Khi đoàn đi đến ngã tư Phạm Ngọc Thạch, Lê Duẩn bị công an..dàn người bao vây và chặn đầu.
Lúc 10h51 Sài Gòn đã nổ ra biểu tình, FB Thuy Nga Nguyen cập nhật:
Chào mừng ngày sinh của "Bác" Hồ, đảng và chính phủ đã lập chiến công xuất sắc:
Chặn đứng cuộc biểu tình ôn hòa chống TQ xâm lược của người dân yêu nước từ trong trứng nước.
Dạo quanh SG buổi sáng hôm nay cùng một người bạn, thấy áo xanh, áo vàng các loại đông như quân Nguyên.
Gặp anh Chênh ở U cafe, anh bảo: "hai an ninh, CA kèm 1 người biểu tình".
Lực lượng chó săn 'tinh nhuệ' đông đảo thế, lo gì không đánh lại ngoại xâm. Cuộc biểu tình bị chặn đứng khi mới manh nha. Người biểu tình bị chặn từ nhà, bị bắt cóc giữa đường, bị hốt lên xe bus. Hình do 1 người bạn chụp và gửi sáng nay.
Lực lượng chó săn 'tinh nhuệ' đông đảo thế, lo gì không đánh lại ngoại xâm. Cuộc biểu tình bị chặn đứng khi mới manh nha. Người biểu tình bị chặn từ nhà, bị bắt cóc giữa đường, bị hốt lên xe bus. Hình do 1 người bạn chụp và gửi sáng nay.
Tin nóng: Vinh đã nổ ra biểu tình, Nhóm thứ nhất xuống đường ôn hòa cầm băng rôn đả đảo đã bị bắt đi gồm: FB Chân Thành, FB Tây Nguyên và 1 phụ nữ nữa. Đưa đi đâu chưa rõ, tin từ FB Người Xứ Bố Sơn
Hiện tại, khu vực tam giác quỷ lại bến xe Vinh bị phong tỏa hoàn toàn. Rất nhiều công an các loại được huy động, đã xuất hiện xe bít bùng phá sóng.
9h50 từ FB Diem Huong Pham, FB Mạnh Hùng Vũ đã bị bắt.
Từ FB Lê Anh Hùng, 1 số hình ảnh căng thẳng sáng nay tại Sài Gòn.
FB Thuy Nga: Sinh viên tên Hiền nick FB Ngủ Chưa Say vừa bị bắt chỗ đại sứ quán TQ.
FB Lô Đề:
Trần Quang Trung bị bắt tại trước cửa ĐSQ Trung Cộng.
Sau đó, ông Vũ Mạnh Hùng cũng bị bắt.
Các ngả đường đi vào trung tâm Hà Nội đều đã bị kiểm soát nghiêm ngặt:
Chưa bao giờ thấy lực lượng chức năng đông đảo như lần này. Ngã Tư Cầu Giấy rất đông lực lượng an ninh. Ngay tai đèn xanh đỏ rẽ vào NT Thái Hà cũng rất đông các lực lượng, cho đến tận đầu ô chợ dừa.
Rất đông các loại an ninh, cảnh sát, dân phòng dọc đường Hàng Bông cho đến Điện Biên Phủ, đông nhất là tại Điện Biên Phủ, Trần Phú.
Tượng đài Lý Thái Tổ, Tượng đài Cảm Tử, Hàm Cá Mập là nơi tập trung rất đông các lực lượng chức năng. Quanh Bờ Hồ không có bóng dáng người biểu tình. (FB VienNguyen).
Lực lượng chức năng giải tán đám Đông bắt một số người. Hình ảnh từ vườn hoa Lenin:
9h40 FB Nghiem Vietanh Tường thuật từ Hà Nội: Do tình hình thực tế, nên cuộc bt đã chuyển về khu vực quận Tây Hồ.
Tại Sài Gòn FB Luu Gia Lạc cập nhật: CĂNG THẲNG SAIGON
Công an chìm nổi khắp nơi, xe phá sóng dân phòng đủ loại, một chiếc xe cảnh sát chạy lòng vòng từ dinh thống nhất ra vườn hoa nhà thờ đức bà, vòng sang Phạm Ngọc Thạch liên tục phát loa cấm người đi đường đỗ xe, ngồi tụ tập ...
Vừa chứng kiến cảnh một chàng trai ngồi ở vườn Hoa bị 5 thanh niên mặt mũi bặm trợn dắt bộ đàm xông vào bẻ tay bắt giữ, một người có vẻ chỉ huy quát.
- Bắt nó đưa về, thằng này chỉ có ra đây chụp hình thôi.
Cả 4, 5 tên to khỏe nhảy xổ vào, kẻ bẻ tay người túm cổ, thằng ngáng chân .
- Gọi taxi đưa về .
Tôi đứng kế bên nhìn người ra lệnh.
- Thằng này ăn cướp hay ăn cắp .
Anh ta gườm gườm nhìn tôi soi mói không nói, rồi cả mấy cậu tre trẻ ở đâu đi đến nhìn tôi như muốn ăn thịt. Tôi lắc đầu ngán ngẩm lững thững bỏ đi, mấy chiếc xe mô tô cơ động gầm rú, chàng thanh niên bị bắt ấn ngay trên một chiếc xe máy đang đỗ ở rìa đường. Hóa ra cái cậu thanh niên đỗ xe kia cũng là người của bên nó chứ không phải bên ta.
Tôi đảo mắt nhìn khắp lượt những chiếc xe máy có người ngồi dựng chân chống và không thể biết được đâu là người bên ta - bên nhân dân và đâu là người bên nó .
Lũng thững đi tiếp về phía nhà văn hóa thanh niên thì có hai chàng trai cũng bước theo, tôi bước nhanh hơn thì họ cũng nhanh, tôi quay ngoắt lại nhìn họ, họ không quay mặt đi mà trừng mắt nhìn lại, tôi quay trở lại nhìn thẳng vào mặt họ cười buồn, họ là người Việt chứ không phải người tàu.
Một lúc sau tôi gọi cho anh Bang Tran thì thấy tiếng cãi nhau chí chóe, khả năng anh bị bắt rất cao, Saigon có lẽ không còn là của người Việt Nam chúng ta nữa rồi, rất có thể nó cũng giống như ngoài Biển Đông mà thôi.
FB Quang Thắng cập nhật tình hình từ Hà Nội: Chưa bao giờ thấy
chính quyền huy động một lực lượng chống biểu tình hùng hậu đến vậy. Xe
vòi rồng đã được huy động đỗ trước Đài Liệt Sỹ Quốc gia, trong sân
Hoàng Thành có một xe bọc thép, nhiều xe CSCĐ và tất cả xe tải nhỏ của
CAP được huy động, ít nhất 2 xe buýt và một số xe CSGT. Khu vực Hồ Hoàn
Kiếm rất nhiều xe CA, xe con biển xanh, 2 xe buýt đỗ cạnh tượng đài Lý
Thái Tổ. Khu vực xung quanh các vườn hoa, công viên đầy công an, dân
phòng, TNTN, an ninh thường phục. Trong trung tâm thành phố rất nhiều
chốt 141 được lập nên. Thủ đô Hà Nội như đang trong thời chiến. Theo FB
Tiến Từ Từ: một lực lượng rất đông côn an, mật vụ đã được huy động
đến bảo vệ Tòa Đại sứ Trung cộng. Những anh em yêu nước không thể tiến
được gần tòa đại sư. Hiện những con người yêu nước ít ỏi gồm khoảng 40
người vượt thoát được khỏi sự ngăn chặn của côn an, mật vụ đang tập
trung tại một ngã tư gần công viên Lê Nin (đối diện với sứ quán Trung
cộng). Những người yêu nước tự do ( không theo định hướng của đảng) đã
từng tham gia biểu tình ôn hòa ngày 11 tháng 5 đều đã bị chặn ngay tại
nhà hoặc bị câu lưu. Một số khác bị hành hung.
9h25 Từ Sài Gòn FB Tri Dung Nguyen thông tin cho biết: có 1 người vừa bị bắt tống lên xe moto cảnh sát chạy đi rất nhanh, trông rất giống blogger Nguyễn Đình Hà. Thông tin đang cần xác thực.
9h15 từ Sài Gòn anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết: Nhóm Dân oan khoảng vài chục người đã bị chặn lại. Các đại diện của Phong trào Liên đới Dân oan đấu tranh đang bị mật vụ đeo bám rất sát. tại Hà Nội, blogger Anh Chí đã bị câu lưu tại nhà.
9h15 từ Sài Gòn anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết: Nhóm Dân oan khoảng vài chục người đã bị chặn lại. Các đại diện của Phong trào Liên đới Dân oan đấu tranh đang bị mật vụ đeo bám rất sát. tại Hà Nội, blogger Anh Chí đã bị câu lưu tại nhà.
Tình hình Sài Gòn rất căng. Xung quanh khu vực Nhà Văn hoá Thanh niên và Vườn hoa 30.4 nhan nhản công an, mật vụ, bảo vệ. Cảnh sát giao thông và cảnh sát trật tự cắm chốt tại các giao lộ xung quanh khu vực lân cận.
Tại Sài Gòn, lúc 9h05 FB Tri Dung Nguyen cập nhật, hiện tại lực lượng an ninh đủ mọi sắc phục đang cướp biểu ngữ chống Trung Quốc của biểu tình viên, trình trạng bắt bớ đã xảy ra. FB Thanh Nguyen Cong bị chặn ngay tại nhà. Hà Nội, FB Trung Tran Quang đã bị bắt.
Ở hà Nội, công viên Lê Nin đối diện DSQ đã bị chBararBarrrie và nhiều thanh niên thành đoàn được huy động |
Chị gái Uy + Kha bị chặn , phản đối tại nhà
8h48: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang bị một lực lượng rất đông công an, an ninh canh gác, bàn an ninh được án ngữ ngay trước nhà, có cả xe ô tô đậu ngay trước nhà.
8h35 sinh viên tên Hiền - FB Ngủ Chưa Say đã bị công an bắt tại khu vực đại sứ quán Hà Nội.
Vào lúc 8h02 chị Thúy Nga cho biết tại Sài Gòn công an vây bắt, đánh đập chị Nguyễn Thị Ngọc Lụa và 2 người khác chưa rõ danh tính vào xe taxi và đưa đi đâu không rõ.
Từ FB Paulo Thành Nguyễn: Sáng sớm bồng ku Sóc đi tắm nắng thì thấy cảnh này: Tốp an ninh ngồi ngay thang máy tầng tôi ở, cảnh sát khu vực thì ngủ ngay bãi xe, một tốp an ninh thì ngủ ngay quầy bảo vệ, tốp thì ngồi bên ngoài cổng, tốp thì đứng đầu hẻm. Tui tới gần hỏi mấy anh tưởng tui là siêu nhân hay sao mà dàn binh bố trận ghê vậy? Thiệt tình, đâu cần phải làm khổ nhau như vậy, tốn kém tiền thuế của dân quá, phải chi để dành cái chi phí tăng ca để ngăn cản tôi cho lực lượng cảnh sát biển đổ nhiên liệu chơi rượt bắt với TQ có phải tốt hơn không?
Tại Long An anh Đinh Nhật uy cho biết anh bị lực lượng công an hơn 30 người bắt đưa về CA phường 6 tp Tân An. Cả gia đình anh đang bị chặn bởi hàng trăm công an an ninh. Được biết hôm qua, anh Uy đã nhận được giấy triệu tập của an ninh Long An vào sáng nay. Hôm qua tại Sài Gòn, anh Phạm Chí Dũng - người lên tiếng phát động cuộc biểu tình cũng bị triệu tập lên làm việc.
Tại Nha Trang, blogger Mẹ nấm Gấu cũng bị an ninh mời lên làm việc sáng nay, chị đã phản đối việc này bằng việc biểu tình trước đầu hẻm
NGƯỜI VIỆT KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI CHỐNG TRUNG QUỐC
Houston 18 tháng 5: Hàng ngàn người biểu tình phản đối Trung Quốc
Vào trưa Chủ Nhật, 18 tháng Năm, hàng ngàn người Việt đã qui tụ về
trước tòa Tổng lãnh Sự Trung Quốc tại Houston để phản đối Bắc Kinh, đã
cho đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên phần lãnh hải của Việt Nam.
Mặc dù ban tổ chức thông báo là cuộc biểu tình bắt đầu lúc 12 giờ
trưa, nhưng mới 11 giờ sáng, đã có rất đông người tụ tập trước tòa Tổng
lãnh sự Trung Quốc tại Houston. Ngoài cư dân Houston và vùng phụ cận,
còn có những người từ Austin, từ San Antonio ... Đến 11 giờ 30 thì đoàn
người từ Dallas, Fort Worth cũng vừa đến trên chiếc Bus thật lớn. Ngay
sau đó là phái đoàn từ tiểu bang Louisiana cũng hòa nhập vào đoàn người
biểu tình.
Thay mặt cho đồng bào trong nước
Cuộc biểu tình lần này do các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản
tại Texas tổ chức. Ông Đặng Quốc Việt, thay mặt ban tổ chức, nói mục
đích của cuộc biểu tình:
"Đầu tháng Năm này, Trung cộng đã đem giàn khoan HD-981vào trong
khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là hành động mà không người Việt
Nam nào có thể chấp nhận được. Và vì vậy đồng bào của chúng ta trong
nước đã nói lên sự quyết tâm chống lại sự xâm lăng của Trung cộng. Ngày
Chủ nhật hôm qua, người Việt trong nước đã có những cuộc biểu tình nhưng
nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam đã đàn áp, bắt bớ và không cho phép
đồng bào chúng ta bày tỏ lòng yêu nước, phản đối sự xâm lăng của Trung
Cộng. Ngày hôm nay, chúng ta ở đây, thay mặt cho đồng bào trong nước để
nói lên quyết tâm này..."
HoustonChủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc gia Houston và vùng phụ cận, luật sư Phan Quốc Cường phát biểu :
"Chúng ta đã đối diện với sự đe dọa từ trước tới giờ về chính sách bành trướng của Trung cộng đối với đất nước của chúng ta. Ngày hôm nay, mối đe dọa đó đã trở thành nỗi nguy hiểm thật sự. Đã đến lúc Trung Cộng muốn thực sự chiếm quyền bá chủ vùng biển Đông để từ đó bành trướng khắp Châu Á. Đây là thời điểm họ ra tay hành động và mối lo sợ của chúng ta đã thành sự thật.
Ngày Chủ nhật hôm qua, người Việt trong nước đã có những cuộc biểu tình nhưng nhà nước và đảng cộng sản VN đã đàn áp, bắt bớ và không cho phép đồng bào chúng ta bày tỏ lòng yêu nước, phản đối sự xâm lăng của Trung Cộng. Ngày hôm nay, chúng ta ở đây, thay mặt cho đồng bào trong nước để nói lên quyết tâm nàyNgày hôm nay, sở dĩ mà dân tộc chúng ta lâm vào cái tình huống nguy hiểm như vậy, nhục nhã như vậy là bởi vì có một chính phủ không biết lo cho dân, vì dân. Khi người dân đứng lên vì lòng yêu nước thì họ sẵn sàng đàn áp. Họ đã đàn áp ngày hôm qua tại Việt Nam, khiến cho nhiều người yêu nước bị bắt giam. Ngày hôm nay, chúng ta thấy rõ rằng họ sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của họ, sẵn sàng chà đạp lên quyền lợi của dân tộc. Một chính phủ như vậy thì làm sao có thể bảo vệ được non sông trước kẻ xâm lược mạnh hơn họ cả hàng chục lần? Một chính phủ như vậy thì làm sao thu hút được nhân tài bước ra để đứng lên hy sinh vì non sông ?... Chúng ta là những người ở hải ngoại, chúng ta căm phẫn vô cùng ..."
Ông Đặng Quốc Việt
Đứng trong đám đông người đang reo hò những câu phản đối Trung quốc, Tommy Nguyễn, 17 tuổi, tay cầm biểu ngữ "China: get out of Vietnam" chia sẻ rằng em được ba mẹ cho biết là Trung Quốc đặt giàn khoan Hải dương 981 trên lãnh hải của Việt Nam, nên em đi biểu tình để phản đối Trung Quốc:
"Biểu tình để chống lại người China, muốn lấy lãnh thổ của người Việt"
Trong khi đó, Bác Lan trên 70 tuổi, thì bày tỏ tâm tình của mình:
Tổ quốc lâm nguy! Bác không thể vô cảm được. Trung Quốc, ỷ nước
mạnh, dân đông, ăn hiếp nước Việt Nam. Bác lớn tuổi rồi, bác phải
thương tổ quốc Việt Nam của bác. Xin các thanh thiếu niên, các sinh
viên, và tất cả các bạn trẻ, các con cháu, phải đứng lên. Tổ quốc lâm
nguy! Đừng vô cảm. Đứng lên đuổi họ. Bảo họ phải rút cái giàn khoan đó
đi liền. Không được xâm phạm Việt Nam. Của Việt Nam, trả lại cho Việt
Nam.
Colorado
Còn bác Tuyết Mai đến từ Denver, tiểu bang Colorado nói rằng, vì e
ngại Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam nên bác tham dự cuộc biểu tình. Bác
nói thêm là, nếu người Việt trong nước không mạnh dạn lên tiếng, không
biểu tình chống Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ chiếm Việt Nam:
Tất cả người Việt Nam đều căm phẫn sự xâm lăng của cộng sản Trung Quốc đối với đất nước mình. Và không những thế, chúng tôi còn căm thù cả cộng sản Việt Nam bởi vì họ quá nhu nhược.
anh Nguyễn Quốc
"Tất cả những người ở đó, mà ai cũng làm được như vậy, thì mình
càng đẩy Trung cộng càng nhanh hơn. Chứ mà người nào cũng ìu ìu sển sển,
mà cứ sợ hãi, là càng ngày họ càng lấn chiếm. Lần này mà Trung Cộng xâm
chiếm Việt Nam thì con cháu mình rất là khổ."
Một người đến từ Dallas là anh Nguyễn Quốc, chia sẻ rằng vì bất mãn
sự nhu nhược của nhà cầm quyền Hà Nội trước việc Trung quốc đặt giàn
khoan Hải Dương 981 nên anh phải đến Houston để biểu tình:
"Tất cả người Việt Nam đều căm phẫn sự xâm lăng của cộng sản Trung
Quốc đối với đất nước mình. Và không những thế, chúng tôi còn căm thù
cả cộng sản Việt Nam bởi vì họ quá nhu nhược. Tất cả người Việt Nam, từ
già trẻ lớn bé ở khắp mọi nơi, đều không cầm lòng được trong những ngày
qua. Cho nên dù ở xa, dù bất tiện thế nào thì chúng tôi cũng cố gắng
làm mọi cách để bày tỏ thái độ của mình với giặc ngoại xâm."
Vì con muốn chống Trung Cộng. Con sinh ra ở đây, con không ở Việt Nam nhưng con có giòng máu Việt Nam nên con phải bảo vệ giòng máu của con, bảo vệ quê hương của con vì ba mẹ con sinh ra ở đó. Con là người Việt Nam
cô Anh Thư
Còn cô Anh Thư, 23 tuổi, cũng đến từ Dallas, cho biết, là mặc dù cô
sinh ra tại Hoa Kỳ và chưa bao giờ đến Việt Nam nhưng đó là nơi chôn
nhau cắt rốn của cha mẹ cô nên cô vẫn có bổn phận bảo vệ miền đất xa xôi
đó. Và vì vậy cô tham dự cuộc biểu tình:
"Vì con muốn chống Trung Cộng. Con sinh ra ở đây, con không ở Việt
Nam nhưng con có giòng máu Việt Nam nên con phải bảo vệ giòng máu của
con, bảo vệ quê hương của con vì ba mẹ con sinh ra ở đó. Con là người
Việt Nam. Con ở Mỹ nhưng con vừa là người Mỹ vừa là người Việt Nam."
Cô chia sẻ thêm là cô theo dõi tin tức trên các hệ thống truyền hình
tại Hoa Kỳ nên cô biết được là nhà nước Việt Nam đã đàn áp cuộc biểu
tình phản đối Trung Quốc của những người yêu nước, ngày 18 tháng 5. Cô
nói rằng người dân cần lên tiếng nói. Và đó là điều rất quan trọng:
"Con theo dõi và con nghĩ cái đó không đúng. Người dân phải cần
lên tiếng nói. Cái đó rất quan trọng. Quan trọng nhất của con người."
Và anh Quốc thì thì nói, sở dĩ có sự việc đàn áp những cuộc biểu tình
tại Việt Nam ngày 18 tháng 5, là vì Hà Nội muốn làm vừa lòng Bắc Kinh
mà thôi:
"Bộ trưởng công an sang Trung Cộng, ông toàn nhận lệnh của Trung
Cộng mà thôi. Ông không có một yêu cầu là Trung cộng phải rút hay là lên
án Trung cộng bắn giết ngư dân Việt Nam. Sau những lần Việt Nam sang
Trung cộng về, là lần nào cũng đàn áp hết. Tạo sự bất mãn và phẫn uất
trong dân chúng ở khắp nơi."
Những cuộc biểu tình ở hải ngoại giúp cho người trong nước biết rằng người hải ngoại lúc nào cũng hướng về quê nhà. Còn chuyện có ảnh hưởng gì với Trung quốc thì chính người trong nước và người hải ngoại cùng làm
ông Mạnh Xuân Thái
Tuy nhiên có người cho rằng, sở dĩ có cuộc đàn áp ngày Chủ Nhật, 18
tháng 5 vì trước đó công nhân Bình Dương và Hà Tĩnh đã quá đáng, gây nên
những cuộc bạo động làm tổn hại nhân mạng cũng như hư hại nhiều cơ sở
thương mại của người Trung quốc. Nhưng ông Sơn Nguyễn, đến từ Fort Worth
nói rằng Trung Quốc đã gây bạo động với ngư dân Việt Nam nhiều hơn như
vậy:
"Đối với tôi, cuộc biểu tình cũng tùy theo hoàn cảnh xã hội. Trung
cộng đã đàn áp dân mình quá nhiều. Nỗi đè nén đó tới lúc cùng cực thì
phải vùng lên. Trong sự vùng lên đó, có những lúc quá bực, thì dân chúng
phải làm. Nếu mà nói hơi quá thì tại sao Trung cộng đánh ta không
nhường tay ? Họ có đánh quá chúng ta hay không ? Họ có đâm vào thuyền
của ngư dân chúng ta trên biển cả không? Tay không, họ vẫn đâm vào! Cái
đó có quá hay không ?"
Louisiana
Ông Peter Nguyễn, đến từ New Orleans, tiểu bang Louisiana tin rằng sự
phản đối Trung quốc của người Việt trong nước và hải ngoại có thể làm
thay đổi được tình hình trong nước:
"Tôi nghĩ là Trung cộng sẽ rút lui nếu chúng ta đủ mạnh về toàn
dân, từ trong nước ra hải ngoại, đồng một lòng đuổi Tàu. Thứ hai là làm
cách nào để quốc tế lưu tâm đến chúng ta..."
Và ông Mạnh Xuân Thái, cư dân Houston, cũng cho rằng người Việt,
trong nước và hải ngoại phải cùng nhau phản đối Trung Quốc thì mới mong
có kết quả:
"Những cuộc biểu tình ở hải ngoại giúp cho người trong nước biết
rằng người hải ngoại lúc nào cũng hướng về quê nhà. Còn chuyện có ảnh
hưởng gì với Trung quốc thì chính người trong nước và người hải ngoại
cùng làm"
Cuộc biểu tình trước tòa tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston chấm dứt
lúc 2 giờ chiều. Và vào lúc 7 giờ tối cùng ngày, một buổi thắp nến cầu
nguyện cho Việt Nam đã có hàng ngàn người tham dự. Có lẽ lời tâm sự của
cô Anh Thư là tâm trạng của những người dân Việt đang sống xa quê hương,
đó là: dù cho ở đâu đi nữa thì cũng phải luôn luôn bảo vệ cái di sản
của cha ông để lại:
"Always, always, always phải bảo vệ cái di sản của mình, bảo vệ dân tộc của mình dù ở đâu đi nữa..."
Hiền Vy, tường trình từ Houston.
Cộng đồng người Việt tại Washington DC tổ chức biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
Đăng ngày: 11.05.2014 , Mục: - Tin nổi bật, Tin Quốc Tế
VRNs (11.05.2014) –
Washington DC – Trước tình hình đất nước đang lâm nguy hàng trăm người
Việt định cư tại thủ đô Hoa Kỳ và vùng phụ cận đã tổ chức buổi biểu tình
để nói lên tiếng nói phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc khi
đưa dàn khoan dầu khí HD981 vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam
trong mấy ngày qua
Buổi biểu tình có sự tham dự của đông đảo đại điện các tổ chức, các hội đoàn. Để mở đầu cho buổi sinh hoạt biểu tình ông Đoàn Hữu Định chủ tịch cộng đồng người Việt tại Washington DC, Maryland và Virginia chia sẻ khi mà người dân trong nước đang rộn ràng chuẩn bị xuống đường biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn thì cộng đồng chúng ta làm cuộc biểu dương ngày hôm nay để yểm trợ tinh thần cho người dân trong nước cùng đứng lên để cho biết rằng chù quyền của nhân dân Việt Nam cần phải được tôn trọng, Tàu cộng phải chấm dứt việc lấn chiếm bất hợp pháp phần lãnh hải của chúng ta củng như lãnh thổ của chúng ta trong nội địa, tôi tin chắc rằng tất cả những gì chúng ta làm ngày hôm nay tại đây sẽ được gửi vào trong nước, chúng ta biết rằng ngay giờ phút này không chỉ tại đây mà cả bên miền tây, Canada, Âu Châu, Úc Châu sẽ cùng nối tiếp việc chúng ta làm hôm nay để chống sự lấn chiếm đất nước chúng ta bởi Tàu cộng.
Tiếp đến
là sự chia sẻ của các đại diện tổ chức các hội đoàn, tất cả đều nói lên
tiếng nói phản đối kịch liệt hành vi ngang ngược của Tàu cộng và sự nhu
nhược của nhà cầm quyền, được biết đã có mười bảy tổ chức và đảng phải
chính trị đối lập với đảng Cộng sản đã ký tên vào Bản lên tiếng phản đối
hành động của Trung Quốc xâm chiếm vùng biển của Việt Nam, và bản lên
tiếng này sẽ được đệ trình lên Liên hiệp quốc trong thời gian tới.
Buổi biểu
tình hôm nay có sự tham dự của ông Thượng nghĩ sỹ của Thượng Viện Canada
Ngô Thanh Hải. Tại đây ông Hải cũng bày tỏ mối lo ngại cho quê hương
Việt Nam trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, ông cho biết ông sẽ
đồng hành với nỗi đau của người dân từ quốc nội và sẽ sát cánh với đồng
bào người Việt trong và ngoài nước về các việc liên quan đến toàn vẹn
lãnh thổ, tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Cựu Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh (QLVNCH) chia sẻ cùng cộng đồng trong buổi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
Đồng bào người Việt tham dự biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
Để chia
lửa cho đồng bào từ quốc nội ca sỹ Nguyệt Ánh và một số ca sỹ khác đã
đến hát lên những bản nhạc kêu gọi tình yêu quê hương đất nước, ấn tượng
nhất là bài hát “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” đã được ca sỹ Nguyệt Ánh
hát chung cùng với cộng đồng nên không khí trở nên sục sôi hừng hực khó
tả.
Anthony Lê VRNs
http://www.chuacuuthe.com/2014/05/cong-dong-nguoi-viet-tai-washington-dc-to-chuc-bieu-tinh-chong-trung-quoc-xam-luoc/
- 17.05.14
-
Theo tường thuật của báo Người Việt, những người tham gia biểu tình đến từ Little Saigon, Quận Cam, Los Angeles, Rosemead, Pomona, San Diego, thậm chí có người từ Canada, Việt Nam.17.05.14
-
Chiều 16/5, hàng trăm người Việt tại Hoa Kỳ đã tổ chức biểu tình trước tòa lãnh sự Trung
Lên tiếng chống dự định kết nghĩa giữa thành phố Irvine và Nha Trang ngày 8 tháng 4, 2014 tại Irvine City Hall.
CANADA
Toronto: Hàng trăm người Việt từ những cụ gìa đã 91 tuổi, xuống đến các thanh niên thiếu nữ, đã biểu tình trước tòa lãnh sự Trung quốc ở thành phố Toronto, hôm 11 tháng 5.
Cuộc biểu tình do cộng đồng người Việt ở Canada tổ chức.
Ngày chúa nhật 11 tháng 5 là một ngày trời nắng đẹp, nhiệt độ lên đến gần 20 độ, và đã hâm nóng thêm lòng yêu nước của những người Việt tỵ nạn.. chúng tôi cũng nhận thấy có những tấm biểu ngữ “đả đảo cộng sản Việt Nam bán nước”. Cờ vàng ba sọc đỏ tràn ngập con đường đối diện với tòa lãnh sự Trung quốc trong trung tâm thành phố Toronto.
Những người biểu tình đã đòi Trung quốc chấm dứt sự xâm lăng Việt Nam, hoàn trả lại cho Việt Nam hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chúng đã dùng vũ lực cưỡng chiếm, và phải rút giàn khoan dầu ra khỏi lãnh hải Việt Nam.
Biểu Tình ở Tỗng Lãnh Sự Trung Cộng ngày 16, tháng 5, 2014
May 17th, 2014 | TNCV
PHÁP
Clip video và hình ảnh do Nhóm Truyền Thông Cờ Vànghttps://www.youtube.com/watch?v=8GGz2MwkPlE#t=29
Tập Thể Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Pháp thực hiện :
https://picasaweb.google.com/101309148761983948855/PARISBIEUTINHCHONGTAUCONGVAVIETCONG17052014?noredirect=1
PHILIPPINES17.05.14
-
Tại Philippines: Ngày 16/5, hàng trăm người Việt Nam và Philippines đã xuống đường để phản đối hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông của Trung Quốc.
Quốc kỳ Việt Nam và Philippines được giương cao cùng với những khẩu hiệu như: "Trung Quốc, rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam" và "Thế giới ủng hộ Việt Nam và Philippines".
Cuộc diễu hành được dẫn đầu bởi Hạ nghị sỹ Philippines Walden Bello, người từng tuyên bố rằng Việt Nam và Philippines là "những đồng minh theo lẽ tự nhiên, do cùng phải đấu tranh bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc".
Khoảng 200 người gồm Philippines và Việt Nam biểu tình tuần hành
bên nhau tại thủ đô Manila, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hành động ngang
ngược lấn lướt trên Biển Đông mà mới nhất là việc giàn khoan HD- 981
đang đóng trụ để khai thác trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở
Hoàng Sa.
Cuộc biểu tình sáng thứ Sáu do cộng đồng người Việt ở Philippines,
phối hợp cùng US Pinoys For Good Governance, Di Ka Pasisili Movement,
Akbayan, vốn là ba tổ chức của người Phi thường lên án thái độ gây hấn
của Trung Quốc ngoài thềm lục địa Phi, chống lại những tàu cá của ngư
dân Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Philippines để đánh bắt những loại hải
sản mà người bản xứ đang ra sức bảo vệ.
Các bản tin Reuters và AFP gởi đi từ Manila cho thấy đây là cuộc tuần
hành ôn hòa trước Lãnh Sự Quán Trung Quốc ở thủ đô Manila, tiếp sau
âm vang những cuộc biểu tình có xô xát chết người ở Việt Nam một ngày
trước đó.
Những người biểu tình Philippines và Việt Nam giương cao khẩu hiệu có
nội dung “Việt Nam Philippines Chung Tay Chống Trung Quốc”, “Chấm Dứt
Hành Động Uy Hiếp Việt Nam Và Philippines”, “Chúng Tôi Ủng Hộ Việt
Nam” ,“ Hoàng Sa Việt Nam”, “Thế Giới Ủng Hộ Philippines Và Việt Nam”.
Tin nói trước lúc biểu tình chính phủ Philippines
đã huy động một hàng rào cảnh sát chống bạo động quanh khu vực có tòa nhà của Lãnh Sự Quán Trung Quốc.
Cuộc biểu tình chính thức diễn ra vào lúc 11 giờ sáng ngay trước
Lãnh Sự Quán Trung Quốc nhưng mà vào khoảng 10 giờ 20 thì số lượng
người tập trung trước Lãnh Sự Quán Trung Quốc là đã hơn 200 rồi.
Theo em biết Philippines chống lại Trung Quốc vì ngoài cái đường
lưỡi bò ra thì còn việc nữa là ngư dân Trung Quốc thường qua Philippines
để đánh bắt ba ba và đồi mồi trái phép. Vì cả hai nước đều có chung một
mục tiêu là mong muốn Trung Quốc ngưng xâm lấn vùng biển và lãnh thổ.
Nếu bình thường tụi em tổ chức biểu tình thì thật ra chỉ khoảng 50
hay 60 thôi, nhưng vì sự kết hợp của những người Phi có cùng một mục
tiêu với mình thành ra buổi biểu tình hôm nay trở thành qui mô lớn hơn
nhiều. Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của một dân biểu Philippines
khiến cho cuộc biểu tình trở nên sôi động hơn, máu lửa hơn. Cánh phóng
viên của những đài tên tuổi như Reuters cũng xuất hiện.
Lên tiếng với phóng viên AFP, một người bản xứ có mặt trong cuộc biểu
tình hôm thứ Sáu, bà Janicee Buco, đại diện Hiệp Hội Việt Nam
Philippines ở Manila, nói rằng những người Việt đi biểu tình hôm nay
phần nào liên quan đến những thuyền nhân Việt bỏ xứ qua Phi khi chiến
tranh chấm dứt với mong muốn được định cư ở một đất nước tự do tây
phương.
Vẫn theo lời bà, nếu Trung Quốc tiếp tục có những hành động chèn ép
lấn lướt đối với Việt Nam như lâu nay thì họ cũng có thể thực hiện điều
đó với tất cả những nước khác.
Theo bạn trẻ Lê Thu Hà, cũng là du học sinh, luật pháp Philippines
không cấm người dân biểu tình bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa. Tuy nhiên
luật của Phi cũng không cho phép người nước ngoài được tập hợp biểu
tình trên lãnh thổ Philippines, vì thế kết hợp với người bản xứ có cùng
mục tiêu là hợp lý nhất:
Và cái thứ hai nữa khi mà kết hợp với người Philippines thì việc
biểu tình sẽ có hiệu quả hơn. Người Philippines cũng có mối quan ngại là
Trung Quốc một khi xâm phạm vùng biển của Việt Nam thì chắc chắn bước
tiếp theo là sẽ vi phạm vào vùng biển Philippines. Thái độ của những người biểu tình Phi đối với người biểu tình Việt Nam, Lê Thu Hà nói tiếp, là rất thân thiện và cởi mở:
Em cảm thấy xấu hổ bởi vì Việt Nam chưa có luật biểu tình, biểu tình thì thường xuyên bị đàn áp . Qua Philippines thấy thái độ bày tỏ sự phẫn nộ của người dân Philippines thì em vô cùng đau xót cho một dân tộc mà quyền diễn đạt quyền tự do bày tỏ tình yêu đối với đất nước cũng không có. Cảm xúc thứ hai, vẫn lời bạn trẻ Lê Thu Hà, trước đây khi Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì Việt Nam im lặng, nhưng tới khi Trung Quốc đem giàn khoan vô vùng biển Việt Nam thì người Philippines lại xuống đường chống đối và bày tỏ sử ủng hộ Việt Nam rất mạnh mẽ:
Đó là sự xấu hổ vô cùng tận và đó là cảm xúc thứ hai của em, bên cạnh đó là sự ngưỡng mộ đối với người dân Philippines.
Đối với Phạm Trần Quân, đang du học Philippines, nếu còn ở trong nước lúc này thì anh không chắc có thể hòa nhịp được với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mà bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hơn nữa, khi nhìn vào những cuộc biểu tình vừa rồi ở Bình Dương, Vũng Áng, Hải Phòng mà hầu như người tham gia là giới công nhân hơn là giới sinh viên, Phạm Trần Quân hiểu được rằng Việt Nam có những qui định, những bó buộc khiến người ta ngần ngại trong việc bày tỏ chính kiến của mình:
Ở xa nhìn về quê hương thì mình cảm thấy rất là bất lực, mình muốn làm cái gì đó để góp lửa chung với người ở quê nhà. Thực ra thì sinh viên ít nhiều chịu sự chi phối từ nhà trường, họ được vận động là không được đi biểu tình vì có những tổ chức nước ngoài lợi dụng từ đằng sau. Em nghĩ họ ít nhiều họ sợ những cái chế tài về hạnh kiểm, về điểm số, về bằng tốt nghiệp nên là họ không đi biểu tình vì họ sợ. Còn những người lao động ở Hải Phòng, ở Bình Dương hay Vũng Áng em nghĩ đo là kết quả của sự bức xúc về đời sống khó khăn của họ thì nó bùng nổ ra như một qui luật tất yếu.
Về phần Lâm Quang Hiếu, đây không phải lần đầu tiên anh tham dự một cuộc tập hợp đông người ở Philippines. Lần thứ nhất, anh cho biết, là buổi mít tinh kỷ niệm trận hải chiến Gạc Ma năm 1979 giữa Việt Nam với Trung Quốc, và lần thứ nhì là đi cùng người Philippines hôm thứ Sáu ngày 16 để phản đối giàn khoan HD-981 trong lãnh hải Việt Nam :
Lần thứ hai là hôm nay thì em thấy được cái sức nóng và sự đoàn kết giữa người Philippines và người Việt Nam. Với tư cách một công dân Việt Nam, em thấy mình phải có trách nhiệm hơn để tham dự những sinh hoạt biểu tình tương tự như thế này để nói lên tiếng nói của mình với bạn bè quốc tế.
Với một hàng rào cảnh sát khá dày đặc như sáng thứ Sáu mà không có một sự manh động hay đe dọa nào, Lâm Quang Hiếu nhận xét tiếp, rõ ra người ta có sự so sánh và lấy làm tiếc vì sao công an cảnh sát Việt Nam phải sử dụng võ lực hay sức mạnh đông người để uy hiếp những người biểu tình tay không như thế.
Đó là sự khác nhau giữa một quốc gia tự do như Philippines và một đất nước Việt Nam mà quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tụ họp còn bị hạn chế gắt gao bởi những người lãnh đạo.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/viets-in-manila-unite-with-filipinos-in-anti-china-street-protest-05172014131205.html
Hà Nội thay đổi chiến thuật đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Thông tín viên Marianne Brown của đài VOA, chứng kiến các diễn tiến ở thủ đô Hà Nội, tường trình rằng rất nhiều công an có mặt bên ngoài Ðại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội sáng Chủ nhật, và công viên mà người biểu tình đã tụ tập hồi tuần trước cũng bị phong tỏa.
Một số người biểu tình đến nơi liền bị công an bao vây và giải tán, và không để cho họ nói chuyện với các phóng viên báo chí. Ông Lê Thiện Nhân, một người thường tham gia biểu tình chống Trung Quốc, nằm trong số những người biểu tình này.
Ông Nhân nói với đài VOA: “Mọi người không tham gia cuộc biểu tình hôm nay được vì rất nhiều lực lượng an ninh, công an …quây những người muốn tham gia biểu tình từ tại nhà. Họ bố trí một lực lượng rất đông. Có những trường hợp họ bố trí bảy, tám người, để chống giữ, không cho những người biểu tình xuống đường.”
Biểu tình chống Trung Quốc tại TPHCM, ngày 18/5/2014.
Nhiều người biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh bị công an bắt giữ.Tại Hà Nội, một người biểu tình, 22 tuổi, bị công an mặc thường phục xô đi trong lúc đang nói chuyện với phóng viên đài VOA. Họ chỉ ngưng lại khi đã thực sự kéo thanh niên biểu tình này và các bạn của anh ra xa.
Một nữ công an nói rằng tụ tập tại khu vực này là 'bất hợp pháp'.
Đây là một sự quay ngược đầy kịch tính của chính phủ, trong khi chỉ mới tuần trước họ cho phép những cuộc biểu tình quy mô lớn trên cả nước. Tuy nhiên, trong tuần qua, các vụ bạo loạn có liên quan đến biểu tình đã nổ ra tại các khu công nghiệp ở miền nam và miền trung, dẫn đến việc 2 công nhân Trung Quốc thiệt mạng và gần 100 người khác bị thương.
Một số nhà quan sát bình luận rằng những nguyên nhân rốt dẫn đến bạo loạn là do điều điện làm việc kém ở các công xưởng nhiều hơn là tinh thần bài Trung Quốc.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy, các giới chức tìm cách trấn an các nhà đầu tư. Các giới chức nói rằng tình hình hiện đang được kiểm soát và nhưng công ty bị ảnh hưởng sẽ được đền bù.
Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, nói với các phóng viên báo chí rằng hàng trăm người đã bị bắt giữ.
Trung tướng Hoàng nói: “Như tôi đã thông báo ngay ban đầu là hoàn toàn chủ động và rất tích cực. Cho nên các lực lượng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Công an, lực lượng công an đã khẩn trương triển khai và thực hiện vác biện pháp kiên quyết, quyết liệt, vi vậy mà đã hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại xảy ra. Phải nói là chúng tôi hết sức chủ động, chứ không phải là bị động, không phải là chậm chạp.”
Nhân viên an ninh Việt Nam canh gác bên ngoài khu vực của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 18/5/2014.
Vụ tranh chấp ở giàn khoan dầu không có dấu hiệu hạ giảm. Việt Nam cho biết Trung Quốc đã tăng số tàu trong khu vực này lên đến 130 chiếc, trong đó có 4 tàu hải quân.
Tân Hoa Xã đưa tin rằng Bắc Kinh đã di tản hơn 3.000 công dân Trung Quốc ra khỏi Việt Nam sau các vụ bạo loạn.
Cũng trong ngày thứ Bảy, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã gởi một loạt tin nhắn trên điện thoại di động của những người thuê bao các mạng điện thoại di động của nhà nước, kêu gọi người dân thể thiện lòng yêu nước, nhưng không tham gia vào những cuộc biểu tình 'bất hợp pháp'. Tin nhắn đầu tiên loại này được gởi đi hôm thứ Năm.
Chính xác những gì cấu thành một cuộc biểu tình 'bất hợp pháp' hiện không được rõ. Tuy nhiên thông điệp phát đi từ hành động của công an hôm Chủ nhật cho thấy rằng chính phủ sẽ không cho phép có thêm các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nữa trong những ngày sắp tới.
Hình ảnh mới nhất từ Việt Nam:
CÔNG AN ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH
Danlambao - Tường trình theo thứ tự thời gian. Xin các bạn theo dõi từ trên xuống dưới và bấm F5 để cập nhật thông tin mới.
Tại Sài Gòn: Lúc 7:00, một số blogger cho biết là an ninh đã canh
giữ các bạn suốt đêm hôm qua. Tại chung cư của vợ chồng blogger Hồ Nhật
Thành và Trịnh Kim Tiến, công an nằm canh ngay cửa thang máy.
Tại Nha Trang: Trước nhà của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đầy công an và ngồi dưới mái hiên chờ đã có mặt đầy đủ các ban bệ công an phường, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc.
Tại Hà Nội, blogger Phương Bích cũng không thoát khỏi vòng vây của công an. Dưới đường trước cửa blogger Lan Le hình ảnh của những kẻ nhất định "xâm phạm quyền thiêng liêng bất khả..." được chị "chụp" lại:
Trên FB của mình, blogger Anh Chí viết: "Ơ hay nhỉ, mình đi đạp xe cũng bị cấm, gần chục vị cứ giữ mình lại. Mình bảo cho mình xin cái tờ giấy viết tay cấm không ra khỏi nhà thì chả vị nào đáp ứng cả. Ôi Độc lập, Ôi Tự do! "
Tại Hải Phòng, an ninh côn đồ bám gót và canh chừng blogger Phạm Thanh Nghiên rất chặt, theo sát nhưng lại sợ bị... chụp hình. Theo lời kể của Thanh Nghiên lúc cô rời khỏi nhà và đi đến chỗ đông người và trước mọi người đã chụp hình ảnh ngượng ngùng của những kẻ đang muốn bỏ tù lòng yêu nước của nhân dân:
Tuy nhiên, dự phóng cho thấy an ninh chỉ đủ sức canh, giữ một số blogger và không có khả năng ngăn chận hết tất cả những người dự tính xuống đường tham gia biểu tình yêu nước theo lời kêu gọi lần thứ 2 của 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại VN.
8h00:
Blogger Mẹ Nấm và bạn bè đang "từng bước" tìm cách biểu tình (ảnh CTV-DLB):
Tại Đà Nẵng, an ninh đã khoá cửa bên ngoài và nhốt blogger Nguyễn Văn Thạnh ở bên trong:
8h40:
Tại Long An, bà Nguyễn Thị Kim Liên cùng con trai là anh Đinh Nhật Uy khi vừa rời khỏi nhà khoảng 1km đã bị hàng chục CA chặn đường sách nhiễu.
Công an sắc phục giải thích lý do chặn đường là để 'mời' Đinh Nhật Uy về phường để 'làm rõ các hoạt động vi phạm pháp luật'. Trước đó, một tờ 'giấy mời' đã được CA gửi về nhà yêu cầu Đinh Nhật Uy đến đến trụ sở CA làm việc vào ngày 19/5, trong khi thời điểm bị sách nhiễu mới là ngày 18/5.
Mặc dù bà Liên và anh Uy đã phản đối quyết liệt, tuy nhiên lực lượng CA đông đảo sau cùng đã cưỡng chế Đinh Nhật Uy về trụ sở CA phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An. Bà Liên sau đó cũng bị CA bám sát và đóng chốt ngay trước cửa nhà.
Tại Nha Trang:
- Blogger Phan Văn Hải đã bị giữ tại CA phường Phương Sài 2 Thái Nguyên Thành Phố Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 294.
- Anh Tô Hoài Nam bị giữ tại CA phường Lộc Thọ 17 Yersin, Vạn Thạnh, tp. Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 830
- Tại Sài Gòn: Công an đã đánh và bắt cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa một tín đồ PGHH và hai bạn trẻ chưa rõ tên tuổi đưa lên xe taxi đưa đi đâu chưa rõ. Nhà cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội PGHH đang bị bao vây bởi công an.
Tiếp tục cập nhật... Bấm F5 để xem.
Tại Nha Trang: Trước nhà của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đầy công an và ngồi dưới mái hiên chờ đã có mặt đầy đủ các ban bệ công an phường, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc.
Tại Hà Nội, blogger Phương Bích cũng không thoát khỏi vòng vây của công an. Dưới đường trước cửa blogger Lan Le hình ảnh của những kẻ nhất định "xâm phạm quyền thiêng liêng bất khả..." được chị "chụp" lại:
Trên FB của mình, blogger Anh Chí viết: "Ơ hay nhỉ, mình đi đạp xe cũng bị cấm, gần chục vị cứ giữ mình lại. Mình bảo cho mình xin cái tờ giấy viết tay cấm không ra khỏi nhà thì chả vị nào đáp ứng cả. Ôi Độc lập, Ôi Tự do! "
Tại Hải Phòng, an ninh côn đồ bám gót và canh chừng blogger Phạm Thanh Nghiên rất chặt, theo sát nhưng lại sợ bị... chụp hình. Theo lời kể của Thanh Nghiên lúc cô rời khỏi nhà và đi đến chỗ đông người và trước mọi người đã chụp hình ảnh ngượng ngùng của những kẻ đang muốn bỏ tù lòng yêu nước của nhân dân:
Ăn ngủ ngay trước nhà
Đi theo vào chợ
Quay lưng, dấu mặt khi bị chụp hình
Tuy nhiên, dự phóng cho thấy an ninh chỉ đủ sức canh, giữ một số blogger và không có khả năng ngăn chận hết tất cả những người dự tính xuống đường tham gia biểu tình yêu nước theo lời kêu gọi lần thứ 2 của 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại VN.
8h00:
Blogger Mẹ Nấm và bạn bè đang "từng bước" tìm cách biểu tình (ảnh CTV-DLB):
Tại Đà Nẵng, an ninh đã khoá cửa bên ngoài và nhốt blogger Nguyễn Văn Thạnh ở bên trong:
Tại Long An, bà Nguyễn Thị Kim Liên cùng con trai là anh Đinh Nhật Uy khi vừa rời khỏi nhà khoảng 1km đã bị hàng chục CA chặn đường sách nhiễu.
Công an sắc phục giải thích lý do chặn đường là để 'mời' Đinh Nhật Uy về phường để 'làm rõ các hoạt động vi phạm pháp luật'. Trước đó, một tờ 'giấy mời' đã được CA gửi về nhà yêu cầu Đinh Nhật Uy đến đến trụ sở CA làm việc vào ngày 19/5, trong khi thời điểm bị sách nhiễu mới là ngày 18/5.
Mặc dù bà Liên và anh Uy đã phản đối quyết liệt, tuy nhiên lực lượng CA đông đảo sau cùng đã cưỡng chế Đinh Nhật Uy về trụ sở CA phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An. Bà Liên sau đó cũng bị CA bám sát và đóng chốt ngay trước cửa nhà.
Tại Nha Trang:
- Blogger Phan Văn Hải đã bị giữ tại CA phường Phương Sài 2 Thái Nguyên Thành Phố Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 294.
- Anh Tô Hoài Nam bị giữ tại CA phường Lộc Thọ 17 Yersin, Vạn Thạnh, tp. Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 830
- Tại Sài Gòn: Công an đã đánh và bắt cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa một tín đồ PGHH và hai bạn trẻ chưa rõ tên tuổi đưa lên xe taxi đưa đi đâu chưa rõ. Nhà cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội PGHH đang bị bao vây bởi công an.
Tiếp tục cập nhật... Bấm F5 để xem.
Việt Nam giải tán các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Công
an Việt Nam dùng loa để kêu gọi người dân và các nhà báo rời khỏi khu
vực gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 18/5/2014.
CỠ CHỮ
Cập nhật: 18.05.2014 08:45
Các lực lượng an ninh cũng tập trung tại các thành phố lớn khác của Việt
Nam sau khi khoảng 150 công nhân bị thương tại một nhà máy thép ở Hà
Tĩnh trong một cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc đặt một
giàn khoan dầu trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trong lúc tàu tuần của cả hai bên vẫn trong thế đối đầu ở gần giàn khoan
dầu, các giới chức Bắc Kinh cho hay họ đã di tản 3.000 công dân Trung
Quốc, trong đó có 16 người bị thương nặng trong các vụ bạo động hồi tuần
trước. Bắc Kinh cho biết đang phái 5 chiếc tàu đến để đưa bất cứ công
dân nào của họ muốn rời Việt Nam để về Trung Quốc.
Hôm thứ Bảy, chính quyền Việt Nam tuyên bố sẽ ngăn chặn bất kỳ vụ bạo
động mới nào. Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền tổng Cục trưởng Tổng cục
An ninh II, hôm thứ Bảy cũng lên tiếng bênh vực lực lượng an ninh trước
cáo buộc nói rằng lực lượng an ninh đã không kiềm chế được vụ bất ổn,
một ngày trước khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc dự kiến sẽ diễn
ra tại một số thành phố của Việt Nam. Ông nói sẽ không dung thứ những
hành vi vi phạm pháp luật.
Nhân viên bảo vệ canh gác tại lối vào một nhà máy sản xuất của Singapore trong khu công nghiệp ở Bình Dương.
Các phân tích gia nói rằng cuộc khủng hoảng đã khiến cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước cộng sản láng giềng hạ xuống mức thấp nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới hồi đầu năm 1979.
Trong khi đó, người đứng đầu ngành công an Trung Quốc đã hối thúc Việt Nam áp dụng các biện pháp cứng rắn để trấn áp vụ bạo loạn chống Trung Quốc và trừng phạt những kẻ gây rối.
Theo Tân Hoa Xã, yêu cầu đó được Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn đưa ra trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Công an Việt Nam Trần Đại Quang. Ông Quách cũng nói rằng Trung Quốc rất đỗi bất mãn vì Việt Nam đã không có phản ứng hữu hiệu để ngăn không cho tình hình leo thang. Bản tin cho biết Bộ trưởng Quang đáp lại là Hà Nội đã huy động một lực lượng cảnh sát đông đảo để vãn hồi trật tự và nhiều nghi can đã bị bắt.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khuyên công dân nước họ hoãn du hành tới Việt Nam. Lệnh cảnh báo đăng trên trang web của bộ này cũng khuyên công dân của họ đang ở Việt Nam đừng ra khỏi nhà.
Một nhóm nhỏ những người biểu tình chống Trung Quốc gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 18/5/2014.
Cũng trong ngày thứ Bảy, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu giới hữu trách không để xảy ra biểu tình trái pháp luật và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi tuyên truyền khích động.
Báo chí nhà nước Việt Nam nói rằng ông Dũng cũng khẳng định Hà Nội “'kiên quyết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết' để 'bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối' cho doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam.
Các nhà phân tích nói rằng vu khủng hoảng xung quanh giàn khoan dầu của Trung Quốc đã dẫn tới rạn nứt ngoại giao xấu nhất giữa hai nước láng giềng cộng sản kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào đầu năm 1979.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một vùng rộng lớn ở Biển Đông đã thổi bùng căng thẳng trong khu vực và gây ra những cuộc đối đầu ngoại giao và hải quân với Philippines, Đài Loan, Indonesia và Brunei.
Công an Việt Nam giải tán biểu tình chống Trung Quốc:
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-ngan-chan-cac-cuoc-bieu-tinh-chong-trung-quoc/1917004.html
Bắt bớ khắp nơi, công an trấn áp mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Sáng hôm nay Chúa Nhật 18 tháng 5, theo lời kêu gọi của 20 tổ chức dân sự dự kiến sẽ có nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, tuy nhiên mọi sự hoàn toàn khác với cuộc biểu tình tuần trước, 11 tháng 5 khi nhà nước cho phép đoàn viên thanh niên tham gia biểu tình chung với dân chúng.
Thay vì khuyến khích biều tình trong tầm kiểm soát, tại Hà Nội đã có bắt bớ và mọi người bị phân tán, chia chắn ra từng nhóm nhỏ. Vào lúc 9 giờ sáng một blogger cho biết một người tên Trung đã bị bắt:
-Có một xe 7 chỗ biển xanh em chụp được biển xe khi Trung không lên xe thì họ tràn xuống, họ mặc thường phục bắt đầu đánh và kéo đẩy Trung lên xe và đưa về phường Điện Biên Phủ.
Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cho biết công an dày dặc và không ai có thể tập trung được:
-Hôm nay họ như ruồi, dày đặc. Chúng tôi ra bờ hồ, Đại sứ quán thấy công an dày đặc nên mấy anh em ngồi uống cà phê xong rồi tính.
Blogger vừa rồi cho biết hiện tình theo quan sát của anh:
-Chung quanh Đại sứ quán thì lực lượng an ninh và công an vây
quanh rất đông ít nhất con số phải đến vài nghìn người. Ở trong Hoàng
Thành có ít nhất một tới hai trung đoàn đang ém quân trong ấy. Có xe cơ
động các thứ đang được điều đến rất đông.
Tại Tp Hồ Chí Minh một thanh niên khi được hỏi cuộc biểu tình có diễn
ra hay không câu trả lời của anh khiến chúng tôi không biết anh có mai
mỉa hay không:
-Tình hình ổn lắm anh ơi, tình hình ngon lắm. Thủ tướng chính phủ
thông báo rồi mọi người dân đều chấp hành hết tốt lắm anh. Người dân Sài
Gòn bây giờ tẩy chay biểu tình rồi. Chung quanh đây không có ai ra biểu
tình hết anh ơi, im ắng lắm.
Lúc 12 giờ trưa ngày Chúa Nhật 18 tháng 5 ông Huỳnh Kim Báu, một
trong số 54 người ký tên yêu cầu được biểu tình tuần trước ngày hôm nay
ông và nhóm 54 người đều bị an ninh cô lập tại nhà, ông Báu kể:
-Hôm nay tụi tôi được bảo vệ một cách chặt chẽ cứ mỗi người thì có
ba người kèm. Họ công bố thẳng là không được ra khỏi nhà, ra là bị giữ
lại thôi và tình hình tới giờ này thì bên ngoài cũng vậy, cũng im ắng
không thấy có hiện tượng gì. Hôm nay nhà nước làm chủ tình hình bằng bạo
lực.
Trong vài ngày qua đều các lãnh đạo cao cấp đểu phát ngôn ủng hộ biểu
tình như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Giám đốc công an Hà Nội hay
chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đều có chung ý kiến “biều tình là
thể hiện tình yêu nước” Thủ tướng cũng gửi hàng ngàn tin nhắn tới cho
những người thường xuyên biểu tình trước đây yêu cầu phải biểu tình
trong ôn hoà và tránh bạo động để thế lực thù địch lợi dụng.
Trong khi đó, một số cơ quan truyền thông trong nước như mạng
PetroTimes và Người Lao Động nói rằng trong ngày hôm nay trên cả nước
không có cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào diễn ra.
Mạng Petro Times chạy tựa bản tin ‘ Cả nước bình yên trong ngày kêu
gọi “đại biểu tình”’. Bản tin được ký bởi nhóm phóng viên Petrotimes cho
rằng trong nhiều ngày nay các đối tượng phản động lưu vong đã kích động
bạo loạn, gây ra tình trạng mất trật tự, an ninh ở nhiều địa phương như
Hà Tĩnh, Bình Dương.
Bài báo cho rằng lòng yêu nước của người dân khi phản ứng lại sự kiện
Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào xâm phạm chủ quyền Việt Nam
đã bị những đối tượng vừa nói lợi dụng.
Mạng báo Người Lao động thì khẳng định trên toàn quốc không diễn ra
biểu tình. Theo báo này thì người dân chấp hành yêu cầu của thủ tướng
chính phủ trong công điện phát đi hồi ngày 15 và chỉ thị ngày 17 tháng 5
vừa qua, cho đến 11 giờ trưa hôm nay dân chúng trên cả nước đã không
tham gia biểu tình.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anti-chi-prote-in-al-coun-05182014050804.html
Cập nhật: 05:43 GMT - chủ nhật, 18 tháng 5, 2014
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong khi đó, công an cũng đóng chốt trước cửa nhà một số nhân vật chống đối để ngăn họ ra khỏi nhà.
Hồi Chủ nhật tuần trước ngày 11/5, chính quyền chuyên chế của Việt Nam, vốn kềm kẹp chặt chẽ người dân của họ, đã cho phép các cuộc biểu tình phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 ra vùng biển có tranh chấp trên Biển Đông.
Tiếp tục cập nhật...
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140518_anti_china_protests_dispersed.shtml
Saturday, May 17, 2014
MINH THU * MỸ SẴN SÀNG
17-05-2014
Mỹ sẵn sàng phương án ngăn Trung Quốc 'quậy phá' châu Á
Minh Thu lược dịch
Đội tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông |
Nhằm trấn an đồng minh châu Á trước mối đe dọa
khiêu chiến từ Trung Quốc, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã lên kế
hoạch phản ứng nhanh trước mọi diễn biến đơn phương bất ngờ từ Bắc Kinh.
Mỹ hiện vẫn đang thể hiện rõ quyết tâm
duy trì vị trí chiến lược tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương với vai
trò cường quốc hùng mạnh ngăn chặn mọi nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay
đổi hiện trạng an ninh khu vực.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Trung
Quốc và một số quốc gia láng giềng đang ngày càng trở nên căng thẳng
xung quanh cuộc chiến giành chủ quyền. Điển hình, quan hệ giữa Bắc Kinh
và Tokyo đã không ít lần rơi xuống vực thẳm liên quan tới quần đảo tranh
chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc
còn nhiều lần đối đầu với một số quốc gia láng giềng như Philippines
trên Biển Đông giàu tài nguyên.
Đội tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông |
Đây chính là lý do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) lập sẵn kế hoạch phản ứng trước mọi động thái đơn phương khiêu chiến từ Trung Quốc.
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), quân
đội Mỹ sẽ sẵn sàng điều động máy bay ném bom B-2 hay tổ chức các cuộc
tập trận tàu sân bay gần hải phận Trung Quốc nhằm đối phó đối phó với
hành động khiêu khích trên Biển Đông và biển Hoa Đông từ Bắc Kinh.
Nguồn tin từ WSJ cho hay phản ứng "chậm
chạp" của quân đội Mỹ trước hành động Nga sáp nhập Cộng hòa tự trị
Crimea đã khiến các đồng minh chủ chốt trong khu vực châu Á của
Washington tỏ hoài nghi. Nhiều quốc gia cho rằng vụ việc ở Crimea được
xem là phép thử cho các biện pháp mà Washington sẽ triển khai nếu Trung
Quốc âm mưu theo đuổi mưu đồ dùng sức mạnh để giành quyền kiểm soát lãnh
thổ tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
"Họ không chỉ quan tâm tới vấn đề tại
Crimea mà còn cả những tình huống đang dần được hình thành", một quan
chức Mỹ giấu tên trả lời WSJ.
Theo đó, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của
Mỹ tại Hawaii chịu trách nhiệm lên phương án chiến thuật và chiến lược
nhằm phản ứng nhanh chóng trước mọi mối đe dọa khiêu khích từ Trung Quốc
và Triều Tiên.
Bản kế hoạch này được Washington xây
dựng sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập "Vùng nhận diện
phòng không" trên biển Hoa Đông bao gồm không phận quần đảo tranh chấp
với Nhật Bản – Senkaku/Điếu Ngư.
"Bộ Tư lệnh đã lên kế hoạch từ tập trận
cho tới cứu trợ nhân đạo, khắc phục thảm họa tự nhiên và cả chiến lược
tổng tấn công quân sự. Mọi kế hoạch đã được chuyển tới các nhà lãnh đạo
quân sự cấp cao", phát ngôn viên PACOM, Tướng Chris Sims cho biết.
Hải quân Trung Quốc - Nhật Bản không ít
lần đối đầu trên hải phận gần quần đảo tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu
Ngư trên biển Hoa Đông |
Những kế hoạch này đều nhằm thể hiện khả
năng phản ứng nhanh chóng của quân đội Mỹ trước bất cứ hành động khiêu
khích đơn phương từ Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy
nhiên, Washington sẽ không theo đuổi trò chơi "ăn miếng trả miếng" với
Bắc Kinh. Thực tế, kế hoạch của PACOM chỉ muốn nhắc nhở Trung Quốc rằng
Mỹ có thể đối phó với bất cứ nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng an ninh
trong khu vực.
Giới chức Mỹ cho rằng chiến lược của
PACOM sẽ tránh được nguy cơ xảy ra đụng độ hay một "cuộc chiến tranh
nóng" giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, nguồn tin tình báo Mỹ tiết lộ
quân đội Trung Quốc hiện đang bị chia rẽ quan điểm về phương thức phản
ứng trước những động thái quả quyết từ Mỹ.
Tuy nhiên, một quan chức Mỹ cho hay mọi
đối sách của chính phủ nước này vẫn để ngỏ một lối thoát giảm căng
thẳng. “Đừng bao giờ dồn kẻ thù vào chân tường bởi bạn có thể vấp phải
sự kháng cự mà bạn không hề mong muốn”, một quan chức Mỹ giấu tên trả
lời WSJ.
Điều đáng nói là bản kế hoạch của PACOM
được tiết lộ đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chuyến
công du kéo dài 1 tuần tới 4 nước châu Á.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama là minh
chứng tái khẳng định cam kết hỗ trợ an ninh cho các đồng minh khu vực
châu Á. Bởi trước đó, một số đối tác chiến lược châu Á của Washington đã
tỏ ra nghi ngờ về sức mạnh của quân đội Mỹ sau khi chứng kiến những
biến động tại Syria và Ukraine trong thời gian gần đây. Ngoài ra, bản kế
hoạch mới của PACOM còn nhằm khẳng định quyết tâm theo đuổi chiến lược
"trục châu Á" của Mỹ cũng như thu hút thêm sự ủng hộ từ phía các đồng
minh chiến lược trong khu vực.
Đọc thêm: Mỹ có thể giúp đỡ Việt Nam như thế nào?
Đọc thêm: Mỹ có thể giúp đỡ Việt Nam như thế nào?
Trọng Nghĩa
Ảnh bên: Quân hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày 7/04/2014.
Tăng cường sự hiện diện của Hải quân Mỹ tại Việt Nam được cho là biện
pháp thiết thực để hậu thuẫn Việt Nam trong cuộc đọ sức với Trung Quốc.-US Navy
Ngay
sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan xuống hoạt động tại vùng Biển Đông,
trong một khu vực mà họ tự nhận chủ quyền gần Việt Nam, Mỹ đã liên tiếp
lên tiếng tố cáo đó là một hành động khiêu khích và nguy hiểm. Tuy vậy,
cho đến nay Hoa Kỳ không hề có động thái cụ thể nào để ngăn chặn hành
động đó, mặc dù một số nhà phân tích cho rằng Washington hoàn toàn có
thể can thiệp giúp Việt Nam giải tỏa sức ép từ Trung Quốc.
Trong một chừng mực nào đó, thái độ trung lập tương đối của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Việt Trung lần này có thể được giải thích bằng sự kiện là Việt Nam – trái với Philippines – không phải là một đồng minh kết ước của Hoa Kỳ, hai bên không hề có Hiệp ước phòng thủ chung, do vậy Washington không có nghĩa vụ lao vào giúp đỡ Hà Nội.
Trong thực tế, ngoài một loạt các tuyên bố cứng rắn tố cáo hành động của Bắc Kinh là phá hoại tình hình ổn định trong vùng Biển Đông, Washington chưa thấy có động tĩnh nào cho thấy là họ sẵn sàng can thiệp một cách cụ thể để giúp Việt Nam đối phó với các hành vi luôn bị Mỹ đánh giá là khiêu khích, nguy hiểm, thậm chí không phù hợp với luật lệ quốc tế.
Thái độ dè dặt của Hoa Kỳ tuy nhiên đang khiến cho nhiều nước đồng minh của Mỹ tại châu Á sốt ruột, nhất là khi chỉ mới đây thôi, nhân chuyến công du châu Á, Tổng thống Barack Obama đã làm dấy lên nhiều hy vọng về việc Washington sẵn sàng sát cánh cùng châu Á trong việc hạn chế các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.
Theo hãng tin Anh Reuters, một nhà ngoại giao châu Á tại Mỹ mới đây đã cho rằng ngành ngoại giao Mỹ cần có một thái độ kiên quyết hơn đối với Trung Quốc, cùng lúc với việc sử dụng ảnh hưởng của mình để giảm bớt căng thẳng ở Việt Nam.
Theo nhà ngoại giao này, các nước Đông Nam Á hiện ngày càng quan ngại trước khả năng Bắc Kinh lấn lướt thêm và vẽ lại cục diện khu vực. Trừ phi là có một thế lực khác ngăn chặn tham vọng đó của Trung Quốc.
Thêm tàu tại Biển Đông, trừng phạt CNOOC tại Mỹ
Theo một số nhà phân tích, dù về hình thức, Hoa Kỳ không có nghĩa vụ « giải cứu » Việt Nam, nhưng trong tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương, niềm hy vọng của nhiều nước nhỏ trong vùng, Hoa Kỳ phải có những phản ứng cụ thể nhằm vào Trung Quốc hơn là những lời tố cáo suông.
Đây chính là ý kiến của hai chuyên gia Mỹ Elizabeth Economy và Michael Levi, thuộc trung tâm nghiên cứu đối ngoại Mỹ Council on Foreign Relations. Trong một bài viết của mình, hai chuyên gia này khuyến cáo :
« Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị để hỗ trợ Việt Nam thông qua một sự hiện diện hải quân mạnh mẽ hơn ». Việc tăng cường lực lượng hải quân Mỹ trong vùng Biển Đông, theo hai chuyên gia này sẽ « cung cấp cho Washington thêm cơ hội để đánh giá thực lực của Trung Quốc và góp phần giúp cho căng thẳng xuống thang ».
Bà Economy và ông Levi còn đề xuất một biện pháp khác, trực tiếp hơn : Đó là hạn chế các hoạt động tại Mỹ của Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, một tập đoàn Nhà nước và là sở hữu chủ của giàn khoan HD 981 đang là nguyên nhân là mất ổn định tại Biển Đông.
Hai chuyên gia này cảnh báo : « Nếu Hoa Kỳ không có khả năng gắn liền hành động với lời nói, thì các cam kết duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực từng được Mỹ đưa ra sẽ trở thành rỗng tuếch ».
Trong một chừng mực nào đó, thái độ trung lập tương đối của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Việt Trung lần này có thể được giải thích bằng sự kiện là Việt Nam – trái với Philippines – không phải là một đồng minh kết ước của Hoa Kỳ, hai bên không hề có Hiệp ước phòng thủ chung, do vậy Washington không có nghĩa vụ lao vào giúp đỡ Hà Nội.
Trong thực tế, ngoài một loạt các tuyên bố cứng rắn tố cáo hành động của Bắc Kinh là phá hoại tình hình ổn định trong vùng Biển Đông, Washington chưa thấy có động tĩnh nào cho thấy là họ sẵn sàng can thiệp một cách cụ thể để giúp Việt Nam đối phó với các hành vi luôn bị Mỹ đánh giá là khiêu khích, nguy hiểm, thậm chí không phù hợp với luật lệ quốc tế.
Thái độ dè dặt của Hoa Kỳ tuy nhiên đang khiến cho nhiều nước đồng minh của Mỹ tại châu Á sốt ruột, nhất là khi chỉ mới đây thôi, nhân chuyến công du châu Á, Tổng thống Barack Obama đã làm dấy lên nhiều hy vọng về việc Washington sẵn sàng sát cánh cùng châu Á trong việc hạn chế các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.
Theo hãng tin Anh Reuters, một nhà ngoại giao châu Á tại Mỹ mới đây đã cho rằng ngành ngoại giao Mỹ cần có một thái độ kiên quyết hơn đối với Trung Quốc, cùng lúc với việc sử dụng ảnh hưởng của mình để giảm bớt căng thẳng ở Việt Nam.
Theo nhà ngoại giao này, các nước Đông Nam Á hiện ngày càng quan ngại trước khả năng Bắc Kinh lấn lướt thêm và vẽ lại cục diện khu vực. Trừ phi là có một thế lực khác ngăn chặn tham vọng đó của Trung Quốc.
Thêm tàu tại Biển Đông, trừng phạt CNOOC tại Mỹ
Theo một số nhà phân tích, dù về hình thức, Hoa Kỳ không có nghĩa vụ « giải cứu » Việt Nam, nhưng trong tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương, niềm hy vọng của nhiều nước nhỏ trong vùng, Hoa Kỳ phải có những phản ứng cụ thể nhằm vào Trung Quốc hơn là những lời tố cáo suông.
Đây chính là ý kiến của hai chuyên gia Mỹ Elizabeth Economy và Michael Levi, thuộc trung tâm nghiên cứu đối ngoại Mỹ Council on Foreign Relations. Trong một bài viết của mình, hai chuyên gia này khuyến cáo :
« Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị để hỗ trợ Việt Nam thông qua một sự hiện diện hải quân mạnh mẽ hơn ». Việc tăng cường lực lượng hải quân Mỹ trong vùng Biển Đông, theo hai chuyên gia này sẽ « cung cấp cho Washington thêm cơ hội để đánh giá thực lực của Trung Quốc và góp phần giúp cho căng thẳng xuống thang ».
Bà Economy và ông Levi còn đề xuất một biện pháp khác, trực tiếp hơn : Đó là hạn chế các hoạt động tại Mỹ của Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, một tập đoàn Nhà nước và là sở hữu chủ của giàn khoan HD 981 đang là nguyên nhân là mất ổn định tại Biển Đông.
Hai chuyên gia này cảnh báo : « Nếu Hoa Kỳ không có khả năng gắn liền hành động với lời nói, thì các cam kết duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực từng được Mỹ đưa ra sẽ trở thành rỗng tuếch ».
VĂN QUANG * VIỆT NAM LÀM GÌ
Văn Quang – Viết từ Sài
Gòn
Việt Nam sẽ làm tất cả những gì cần làm để
bảo vệ đất nước
Đến nay cả thế giới đều biết ngày 2-5-2014 vừa qua, Trung Quốc (TQ) đã
đưa giàn khoan Hải Dương HD-981 vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ
15 độ 29’ vĩ độ bắc, 111 độ 12’ độ kinh đông, cách đảo Lý Sơn, bờ biển
Việt Nam khoảng 120 hải lý (tương đương khoảng 221 km), nằm trong vùng
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Và ai cũng thừa biết đó là
hành động xâm lăng trắng trợn của một nước tự coi mình là “ông lớn”
trong vùng, dùng đủ mọi thủ đoạn để chiếm lãnh tài nguyên của nước láng
giềng, thực hiện ước mơ làm “bá chủ thiên hạ”. Bây giờ hầu như TQ không
cần che giấu giấc mơ ăn cướp đó nữa.
Thật ra hành động này của Trung Quốc là kết quả logic của một chuỗi các hoạt động của TQ như xua tàu đánh cá tràn xuống biển Đông, tổ chức tuần tra, mở rộng hoạt động của lực lượng hải giám, công bố đấu thầu 9 lô dầu khí, tiến hành các hoạt động có tính chất dùng sức mạnh để đe dọa...
Dư luận cho rằng lúc này, cả thế giới đang dồn sự chú ý vào Ukraine, những căng thẳng Nga - Mỹ. Khả năng can thiệp của Mỹ là thấp, mặc dù Tổng thống Obama vừa đi thăm một số nước châu Á vào ngày 23 đến 29-4 vừa qua và có tuyên bố mạnh mẽ. Vì thế, TQ lợi dụng thời điểm này để tránh búa rìu dư luận.
Hoặc cũng có thể đây là sự thách thức của TQ sau những hứa hẹn của ông Obama với các nước châu Á tỏ rõ thái độ sẵn sàng bênh vực các nước nhỏ như Philippines nếu bị TQ bắt nạt.
Bộ Ngoại Giao VN họp báo quốc tế tố cáo hành động ngang ngược của TQ
Cuộc họp báo diễn ra vào Vào 16h ngày 7-5 tại Nhà khách Chính phủ, số 12 Ngô Quyền, Hà Nội. Đại diện các cơ quan báo chí Việt Nam, đại diện các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội, các cơ quan đại diện Ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam đã tham dự họp báo. Ủy ban biên giới Quốc gia; Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì.
Cuộc họp báo khá dài, tôi chỉ xin tóm tắt những diễn biến chính.
Tại buổi Họp báo quốc tế này, ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển VN cho biết các tàu bảo vệ của TQ có hành động hung hăng, chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam. Ông Ngô Ngọc Thu, cho biết cụ thể:
- Đối với Trung Quốc, lực lượng tham gia bảo vệ giàn khoan HD 981 trong các ngày 2 và 3-5 là khoảng 40 tàu các loại. Đến thời điểm hiện nay TQ đã huy động, lúc cao nhất là 80 tàu các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm: Tàu hộ vệ tên lửa 534 (Giang Hồ II) và tàu tuần tiễu tấn công nhanh số hiệu 753; cùng 33 tàu Hải cảnh, Hải Giám, Ngư Chính và các tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực.
- Cũng theo ông Ngô Ngọc Thu, khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra kiểm tra, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của giàn khoan HD 981, các tàu bảo vệ của Trung Quốc, được sự yểm trợ của máy bay, có hành động hung hăng, chủ động đâm thẳng vào các tàu, dùng vòi rồng có công suất lớn phun nước vào các tàu của Việt Nam nhằm làm hư hỏng tàu thuyền và các trang thiết bị trên tàu, gây thương tích cho thuỷ thủ trên tàu.
Sáng 7-5: tàu hải cảnh TQ tiếp tục đâm tàu Việt Nam
Cụ thể, lúc 8g10 phút ngày 3-5, tại toạ độ 15o31’N-111o02’E (cách giàn khoan HD 981 khoảng 10 hải lý), tàu Hải Cảnh 44044 chủ động đâm thẳng vào mạn phải tàu CSB-4033, hậu quả làm cho tàu 4033 bị rách mạn phải chiều dài 3m, rộng 1m, làm hư hỏng máy phải và các trang thiết bị khác.
- Lúc 8g30 ngày 4-5, tàu Hải Cảnh 44103 chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu CSB-2012. Do tàu 2012 đã tăng tốc vòng tránh, nên việc đâm chỉ bị rách ở chính góc đuôi tàu mạn phải diện tích khoảng 1m2, làm hư hỏng một số trang thiết bị khác trên tàu.
- Ngoài các tàu cảnh sát biển thì các tàu Trung Quốc còn chủ động đâm va, phun nước vào hàng chục tàu kiểm ngư và các tàu thực thi pháp luật khác của Việt Nam. Hậu quả làm hư hỏng các trang thiết bị trên tàu và làm bị thương cho một số thuỷ thủ Việt Nam.
- Lúc 12g00 ngày 7-5, tàu Hải cảnh 3411 tiếp tục có hành động đâm vào tàu CSB-8003. Trung Quốc sử dụng đồng thời máy bay có số hiệu 8321 bay trên không phận tàu CSB-8003, nhằm uy hiếp các tàu Việt Nam.
- Đối với các tàu Trung Quốc được trang bị vũ khí đều mở bạt che súng, pháo để sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào, gây nên tình trạng hết sức căng thẳng.
Trung Quốc ngang ngược - Việt Nam đã làm gì
Về phía các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu cho biết đã có mặt kịp thời tại hiện trường, tiến hành thực hiện quyền kiểm tra, ngăn chặn hành động xâm phạm trái phép của giàn khoan và lực lượng tàu bảo vệ của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng biển của Việt Nam.
Trong thời gian thực thi pháp luật trên biển, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã kiên trì, kiềm chế trước hành động hung hăng, ngang ngược của các tàu Trung Quốc. Tới đây, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp tục đấu tranh kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
Ông Ngô Ngọc Thu đưa ra nhận định, đánh giá việc giàn khoan HD 981 và các tàu của Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam là hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc đối với các tàu Việt Nam là việc làm vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, vi phạm thoả thuận giải quyết các vấn đề trên biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC).
Việc làm sai trái trên của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ và thoả thuận cấp cao giữa Việt Nam - Trung Quốc gây mất lòng tin của hai nước và quốc tế.
“Mọi sự chịu đựng có giới hạn”Sau đây là một số câu trả lời tại buổi họp báo:
- Đai diện của hãng NHK hỏi: Trung Quốc đã thực sự khoan thăm dò dưới đáy biển của VN hay chưa? Nếu TQ không chịu rút giàn khoan ra khỏi biển VN thì VN sẽ có hành động gì tiếp theo?
Ông Ngô Ngọc Thu (Phó tư lệnh tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) trả lời: Cho đến thời điểm này giàn khoan 981 đã được định vị ở các vị trí như đã xác định trên bản đồ. Hiện nay, sau định vị, giàn khoan đang tiến hành tác nghiệp chuẩn bị để tiến tới khoan thăm dò.
Như chúng tôi đã khẳng định Việt Nam chủ trương thông qua các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp liên quan. Hiện nay và sắp tới, chúng ta sẽ tiếp tục kiên trì trao đổi với TQ để xử lý các vấn đề ở Biển Đông. Nhưng một lần nữa, tôi khẳng định với các bạn rằng vì các quyền và lợi ích chính đáng của chúng ta ở Biển Đông, chúng ta sẽ sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình quy định bởi Luật Biển, bởi Luật Pháp quốc tế cũng như hiến chương Liên Hợp Quốc để bảo vệ các quyền và lợi ích của VN.
Nếu TQ tiếp tục đâm tàu, Việt Nam sẽ tự vệ tương tự!
- Hãng AP: Cần khẳng định chưa có người chết? Tôi thấy các tàu TQ chủ động đâm vào các tàu VN, thế tàu VN có tiến hành đâm tàu TQ để bảo vệ tàu của mình không?
Ông Ngô Ngọc Thu: Mặc dù những ngày vừa qua, tình hình trên thực địa rất căng thẳng. TQ chủ động đâm va và sử dụng các loại trang bị trên tàu để bắn, phun nước vào tàu VN. Nhưng cho đến thời điểm này chưa có người nào chết trên biển. Chỉ có khoảng 6 kiểm ngư viên VN bị mảnh kính vỡ văng vào gây thương ở các phần mềm. Như quý vị xem clip, các tàu hải cảnh và tàu bảo vệ của TQ chủ động đâm va vào các tàu VN gây hư hỏng và ảnh hưởng đến trang thiết bị của VN. Vừa qua, lực lượng Cảnh sát biển và kiểm ngư hết sức kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc trên biển. Nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi thì chúng tôi cũng có những tự vệ tương tự để đáp lại”.
Dư luận thế giới về tình hình ở biển Đông
Tình hình Biển Đông đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của thế giới. Ngày 07-5, hàng loạt hãng tin thế giới đã đưa tin về việc tàu Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Việt Nam sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, gây thêm căng thẳng cho tình hình trong khu vực.
- Mỹ phản đối hành động khiêu khích và đơn phương trên Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/5 đã tuyên bố như trên và bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hành động đơn phương, nguy hiểm và khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông.
Phát biểu trước báo giới tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki một lần nữa khẳng định việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông là hành động khiêu khích và không giúp ích cho việc duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Mỹ trước việc tàu Trung Quốc cố tình đâm tàu Việt Nam tại Biển Đông, bà Psaki cho biết: "Chúng vô cùng quan ngại về hành động nguy hiểm và hăm doạ bằng tàu thuyền tại khu vực tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, có cách hành xử an toàn và phù hợp, và giải quyết các đòi hỏi chủ quyền một cách hoà bình, bằng đường ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế....Mỹ phản đối các hành động khiêu khích và đơn phương, gây nguy hiểm đối với hoà bình và an ninh trên Biển Đông".
Cùng ngày, Thượng Nghị sỹ Mỹ John McCain đã ra tuyên bố nêu rõ, việc Trung Quốc quyết định khoan dầu ngoài khơi vùng biển Việt Nam cũng như triển khai hàng chục tàu hải quân để hỗ trợ hành động khiêu khích này là vô cùng đáng quan ngại và chỉ gây gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Theo ông McCain, việc tàu Trung Quốc tập trung lại và đâm thủng tàu cảnh sát biển Việt Nam là hành động gây hấn trên biển, Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông, đồng thời khẳng định hành động của Trung Quốc dựa trên những yêu sách lãnh thổ không hề có cơ sở luật pháp quốc tế.
Thượng nghị sỹ Mỹ McCain nêu rõ, hoạt động khoan dầu của Trung Quốc diễn ra hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một khu vực được xác định rõ theo luật pháp quốc tế.
Các hãng tin lớn như: BBC, CNN, Reuters cũng đồng loạt đăng tải những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông.
Nói về phản ứng của Việt Nam trước những động thái khiêu khích của Trung Quốc, các hãng tin như BBC, Reuters đã trích dẫn bài phát biểu của ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao khẳng định: “Chúng tôi là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh… Nếu tình trạng này đi quá xa, chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi”.
- Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ họp báo về giàn khoan TQ
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel chiều 8-5 đã có cuộc họp báo tại Hà Nội. ông nói: Vụ TQ đưa giàn khoan dầu lớn HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế VN ở Biển Đông để thăm dò dầu khí được báo chí đề cập với những câu hỏi nêu quan điểm từ phía Mỹ. "Mỹ cho rằng vấn đề phải được giải quyết hòa bình".
Ông Daniel Russel dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ thăm Hà Nội gặp các quan chức cấp cao của Chính phủ, dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ tại Đối thoại Hoa Kỳ - Việt Nam vùng châu Á - TBD. Chuyến thăm diễn ra trong hai ngày 7-8/5.
Trước khi đến Hà Nội, khi ở thăm Hồng Kông, ông Daniel Russel nói với báo chí rằng Mỹ đang theo dõi các diễn biến ở Biển Đông và thúc giục các bên thận trọng.
"Chúng tôi tin rằng, điều quan trọng là mỗi bên cần thận trọng và kiềm chế”, ông nói đồng thời nhấn mạnh: "Kinh tế toàn cầu quá mong manh và sự ổn định khu vực là điều sống còn chứ không phải các lợi ích kinh tế ngắn hạn”.
Bộ Ngoại Giao VN kiên quyết phản đối
Ngay sau khi TQ đặt giàn khoan trái phép, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng: “Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối".
- Ngày 4.5.2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
- Ngày 6-5, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phản đối việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam.
Trong cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1/5 đến nay là bất hợp pháp.
Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.
Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Tuy nhiên Ông Dương Khiết Trì Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc ngang ngược “kêu gọi phía Việt Nam không nên can thiệp các hoạt động của các công ty Trung Quốc ở khu vực quần đảo Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Ông Dương trắng trợn nói Việt Nam “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc khi can thiệp vào các hoạt động bình thường của công ty Trung Quốc” ở quần đảo Hoàng Sa…”.
Đúng là “gái đĩ già mồm”.
- Cùng ngày, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao TQ.
Công hàm nhấn mạnh hoạt động của giàn khoan HD-981 và tàu Trung Quốc đã "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như đã vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận giữa Lãnh đạo hai nước, tinh thần và lời văn của Tuyên bố DOC, các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế", yêu cầu Trung Quốc "rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị, nhân sự có liên quan ra khỏi khu vực lô 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam và không để tái diễn các hành động tương tự…"
Người dân Việt Nam nghĩ gì
Đến nay bất cứ người VN nào cũng không còn tin vào bất kỳ cái gì của TQ nữa. Từ cái ôm hôn thắm thiết đến 4 chữ vàng, và 16 tốt đều là hàng giả, hàng “đểu”. Nhiều năm nay, người nông dân VN đã điêu đứng vì sự lừa lọc của bọn lái buôn TQ làm hàng triệu nông dân khốn đốn. Gần 20 năm qua, khi Việt Nam - Trung Quốc nối lại quan hệ bị gián đoạn, nhiều đoàn thương lái người Trung Quốc đã vào VN mua những mặt hàng nông sản quái dị. Từ ốc bươu vàng, mua gỗ sưa, gỗ trắc non, đến dứa, dừa non; từ phân trâu đến đuôi trâu; từ rễ sim đến hoa ngâu, lá cây phong ba; từ hạt chè đến xơ dừa. Và mới đây là lá khoai lang non, mua ớt non làm náo loạn các vùng quê từ Nam chí Bắc. Nông dân thấy lợi là bán, không biết đến những mưu toan phá hoại có hệ thống của TQ. Những xe dưa hấu xếp hàng dài ở cửa khẩu sang TQ đến nỗi dưa hư chỉ còn nước vất đi. Rồi các loại hóa chất tảy thịt thối thành thị tươi, đồ chơi trẻ em cũng có chất độc, ướp hoa quả bằng chất hóa học độc gây nguy hại cho cơ thể vẫn rao bán tràn lan… Còn hàng trăm chuyện đểu như thế này nữa rải rác khắp các nơi từ thành thị đến thôn quê ngõ hẹp.
Đến nay, trước hành động xâm lấn trắng trợn với những hành động gây hấn ngày càng gia tăng của TQ, tất cả người VN đều công phẫn và sẵn sàng đứng lên bảo vệ tổ quốc. Dù biết rằng ở thế yếu nhưng cũng quyết đánh trả đến cùng, noi gương các chiến sĩ VNCH trong trận chiến ở Hoàng Sa năm 1974.
Những tin tức về hành động ngang ngược này của TQ chắc chắn sẽ còn nhiều, nếu có biến chuyển mới, tôi sẽ tường thuật trong một bài khác.
Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn bị y án tử hình
Trở về với tin nội bộ VN, đáng chú ý nhất là phiên tòa phúc thẩm xử vụ án Vinalines. Đúng 14 giờ chiều 7.5, HĐXX tòa phúc thẩm Tòa án tối cao bắt đầu tuyên án đối với 9 bị cáo trong vụ án tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nhiều chi tiết bạn đọc đã biết qua nhiều bài tường thuật, ở đây tôi chỉ tóm tắt vài nét chính.
Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Sơn đã điểm lại toàn bộ nội dung vụ án.
9 bị cáo bị buộc tội làm trái quy định Nhà nước nhập khẩu ụ nổi cũ 83M từ Nga về Việt Nam gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỉ đồng. Thông qua việc nhập khẩu ụ nổi, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn và Trần Hữu Chiều đã nhận khoản tiền “lại quả” hơn 1,66 triệu USD, chia nhau. Trong đó Dũng và Phúc được chia mỗi người 10 tỉ đồng.
Trước đó tại phiên sơ thẩm hồi cuối năm 2013, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc cùng mức án tử hình đối với 2 tội danh. Trần Hữu Chiều 19 năm tù giam; Trần Hải Sơn 22 năm tù, Dương 7 năm tù, Triện 8 năm, Lừng 8 năm, Khang 7 năm tù; Huỳnh Hữu Đức án 8 năm.
15 giờ 45 phút, HĐXX đã tuyên y án tử hình đối với bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc.
Cơ hội sống sót cuối cùng
Luật sư Trần Đại Thắng, người bào chữa cho ông Dương Chí Dũng cho biết, thân chủ của ông vẫn còn cơ hội kiến nghị giám đốc thẩm. Ông Thắng nói:
“Thông thường Chánh án và Viện trưởng VKSND Tối cao sẽ rà soát lại xem có sai sót hoặc tình tiết gì mới không, sau đó sẽ ra quyết định. Sẽ giám đốc thẩm khi thấy có sai sót và tái thẩm khi có tình tiết mới”.
Cũng theo luật sư Thắng, nếu không được xem xét giám đốc thẩm, ông Dũng còn có cơ hội cuối cùng là xin ân xá của Chủ tịch nước. Nếu ngay cả điều này cũng không được thì án tử hình sẽ được thi hành”.
Văn Quang – 9-6-2014
Thật ra hành động này của Trung Quốc là kết quả logic của một chuỗi các hoạt động của TQ như xua tàu đánh cá tràn xuống biển Đông, tổ chức tuần tra, mở rộng hoạt động của lực lượng hải giám, công bố đấu thầu 9 lô dầu khí, tiến hành các hoạt động có tính chất dùng sức mạnh để đe dọa...
Dư luận cho rằng lúc này, cả thế giới đang dồn sự chú ý vào Ukraine, những căng thẳng Nga - Mỹ. Khả năng can thiệp của Mỹ là thấp, mặc dù Tổng thống Obama vừa đi thăm một số nước châu Á vào ngày 23 đến 29-4 vừa qua và có tuyên bố mạnh mẽ. Vì thế, TQ lợi dụng thời điểm này để tránh búa rìu dư luận.
Hoặc cũng có thể đây là sự thách thức của TQ sau những hứa hẹn của ông Obama với các nước châu Á tỏ rõ thái độ sẵn sàng bênh vực các nước nhỏ như Philippines nếu bị TQ bắt nạt.
Bộ Ngoại Giao VN họp báo quốc tế tố cáo hành động ngang ngược của TQ
Cuộc họp báo diễn ra vào Vào 16h ngày 7-5 tại Nhà khách Chính phủ, số 12 Ngô Quyền, Hà Nội. Đại diện các cơ quan báo chí Việt Nam, đại diện các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội, các cơ quan đại diện Ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam đã tham dự họp báo. Ủy ban biên giới Quốc gia; Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì.
Cuộc họp báo khá dài, tôi chỉ xin tóm tắt những diễn biến chính.
Tại buổi Họp báo quốc tế này, ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển VN cho biết các tàu bảo vệ của TQ có hành động hung hăng, chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam. Ông Ngô Ngọc Thu, cho biết cụ thể:
- Đối với Trung Quốc, lực lượng tham gia bảo vệ giàn khoan HD 981 trong các ngày 2 và 3-5 là khoảng 40 tàu các loại. Đến thời điểm hiện nay TQ đã huy động, lúc cao nhất là 80 tàu các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm: Tàu hộ vệ tên lửa 534 (Giang Hồ II) và tàu tuần tiễu tấn công nhanh số hiệu 753; cùng 33 tàu Hải cảnh, Hải Giám, Ngư Chính và các tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực.
- Cũng theo ông Ngô Ngọc Thu, khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra kiểm tra, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của giàn khoan HD 981, các tàu bảo vệ của Trung Quốc, được sự yểm trợ của máy bay, có hành động hung hăng, chủ động đâm thẳng vào các tàu, dùng vòi rồng có công suất lớn phun nước vào các tàu của Việt Nam nhằm làm hư hỏng tàu thuyền và các trang thiết bị trên tàu, gây thương tích cho thuỷ thủ trên tàu.
Sáng 7-5: tàu hải cảnh TQ tiếp tục đâm tàu Việt Nam
Cụ thể, lúc 8g10 phút ngày 3-5, tại toạ độ 15o31’N-111o02’E (cách giàn khoan HD 981 khoảng 10 hải lý), tàu Hải Cảnh 44044 chủ động đâm thẳng vào mạn phải tàu CSB-4033, hậu quả làm cho tàu 4033 bị rách mạn phải chiều dài 3m, rộng 1m, làm hư hỏng máy phải và các trang thiết bị khác.
- Lúc 8g30 ngày 4-5, tàu Hải Cảnh 44103 chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu CSB-2012. Do tàu 2012 đã tăng tốc vòng tránh, nên việc đâm chỉ bị rách ở chính góc đuôi tàu mạn phải diện tích khoảng 1m2, làm hư hỏng một số trang thiết bị khác trên tàu.
- Ngoài các tàu cảnh sát biển thì các tàu Trung Quốc còn chủ động đâm va, phun nước vào hàng chục tàu kiểm ngư và các tàu thực thi pháp luật khác của Việt Nam. Hậu quả làm hư hỏng các trang thiết bị trên tàu và làm bị thương cho một số thuỷ thủ Việt Nam.
- Lúc 12g00 ngày 7-5, tàu Hải cảnh 3411 tiếp tục có hành động đâm vào tàu CSB-8003. Trung Quốc sử dụng đồng thời máy bay có số hiệu 8321 bay trên không phận tàu CSB-8003, nhằm uy hiếp các tàu Việt Nam.
- Đối với các tàu Trung Quốc được trang bị vũ khí đều mở bạt che súng, pháo để sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào, gây nên tình trạng hết sức căng thẳng.
Trung Quốc ngang ngược - Việt Nam đã làm gì
Về phía các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu cho biết đã có mặt kịp thời tại hiện trường, tiến hành thực hiện quyền kiểm tra, ngăn chặn hành động xâm phạm trái phép của giàn khoan và lực lượng tàu bảo vệ của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng biển của Việt Nam.
Trong thời gian thực thi pháp luật trên biển, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã kiên trì, kiềm chế trước hành động hung hăng, ngang ngược của các tàu Trung Quốc. Tới đây, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp tục đấu tranh kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
Ông Ngô Ngọc Thu đưa ra nhận định, đánh giá việc giàn khoan HD 981 và các tàu của Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam là hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc đối với các tàu Việt Nam là việc làm vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, vi phạm thoả thuận giải quyết các vấn đề trên biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC).
Việc làm sai trái trên của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ và thoả thuận cấp cao giữa Việt Nam - Trung Quốc gây mất lòng tin của hai nước và quốc tế.
“Mọi sự chịu đựng có giới hạn”Sau đây là một số câu trả lời tại buổi họp báo:
- Đai diện của hãng NHK hỏi: Trung Quốc đã thực sự khoan thăm dò dưới đáy biển của VN hay chưa? Nếu TQ không chịu rút giàn khoan ra khỏi biển VN thì VN sẽ có hành động gì tiếp theo?
Ông Ngô Ngọc Thu (Phó tư lệnh tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) trả lời: Cho đến thời điểm này giàn khoan 981 đã được định vị ở các vị trí như đã xác định trên bản đồ. Hiện nay, sau định vị, giàn khoan đang tiến hành tác nghiệp chuẩn bị để tiến tới khoan thăm dò.
Như chúng tôi đã khẳng định Việt Nam chủ trương thông qua các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp liên quan. Hiện nay và sắp tới, chúng ta sẽ tiếp tục kiên trì trao đổi với TQ để xử lý các vấn đề ở Biển Đông. Nhưng một lần nữa, tôi khẳng định với các bạn rằng vì các quyền và lợi ích chính đáng của chúng ta ở Biển Đông, chúng ta sẽ sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình quy định bởi Luật Biển, bởi Luật Pháp quốc tế cũng như hiến chương Liên Hợp Quốc để bảo vệ các quyền và lợi ích của VN.
Nếu TQ tiếp tục đâm tàu, Việt Nam sẽ tự vệ tương tự!
- Hãng AP: Cần khẳng định chưa có người chết? Tôi thấy các tàu TQ chủ động đâm vào các tàu VN, thế tàu VN có tiến hành đâm tàu TQ để bảo vệ tàu của mình không?
Ông Ngô Ngọc Thu: Mặc dù những ngày vừa qua, tình hình trên thực địa rất căng thẳng. TQ chủ động đâm va và sử dụng các loại trang bị trên tàu để bắn, phun nước vào tàu VN. Nhưng cho đến thời điểm này chưa có người nào chết trên biển. Chỉ có khoảng 6 kiểm ngư viên VN bị mảnh kính vỡ văng vào gây thương ở các phần mềm. Như quý vị xem clip, các tàu hải cảnh và tàu bảo vệ của TQ chủ động đâm va vào các tàu VN gây hư hỏng và ảnh hưởng đến trang thiết bị của VN. Vừa qua, lực lượng Cảnh sát biển và kiểm ngư hết sức kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc trên biển. Nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi thì chúng tôi cũng có những tự vệ tương tự để đáp lại”.
Dư luận thế giới về tình hình ở biển Đông
Tình hình Biển Đông đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của thế giới. Ngày 07-5, hàng loạt hãng tin thế giới đã đưa tin về việc tàu Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Việt Nam sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, gây thêm căng thẳng cho tình hình trong khu vực.
- Mỹ phản đối hành động khiêu khích và đơn phương trên Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/5 đã tuyên bố như trên và bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hành động đơn phương, nguy hiểm và khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông.
Phát biểu trước báo giới tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki một lần nữa khẳng định việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông là hành động khiêu khích và không giúp ích cho việc duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Mỹ trước việc tàu Trung Quốc cố tình đâm tàu Việt Nam tại Biển Đông, bà Psaki cho biết: "Chúng vô cùng quan ngại về hành động nguy hiểm và hăm doạ bằng tàu thuyền tại khu vực tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, có cách hành xử an toàn và phù hợp, và giải quyết các đòi hỏi chủ quyền một cách hoà bình, bằng đường ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế....Mỹ phản đối các hành động khiêu khích và đơn phương, gây nguy hiểm đối với hoà bình và an ninh trên Biển Đông".
Cùng ngày, Thượng Nghị sỹ Mỹ John McCain đã ra tuyên bố nêu rõ, việc Trung Quốc quyết định khoan dầu ngoài khơi vùng biển Việt Nam cũng như triển khai hàng chục tàu hải quân để hỗ trợ hành động khiêu khích này là vô cùng đáng quan ngại và chỉ gây gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Theo ông McCain, việc tàu Trung Quốc tập trung lại và đâm thủng tàu cảnh sát biển Việt Nam là hành động gây hấn trên biển, Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông, đồng thời khẳng định hành động của Trung Quốc dựa trên những yêu sách lãnh thổ không hề có cơ sở luật pháp quốc tế.
Thượng nghị sỹ Mỹ McCain nêu rõ, hoạt động khoan dầu của Trung Quốc diễn ra hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một khu vực được xác định rõ theo luật pháp quốc tế.
Các hãng tin lớn như: BBC, CNN, Reuters cũng đồng loạt đăng tải những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông.
Nói về phản ứng của Việt Nam trước những động thái khiêu khích của Trung Quốc, các hãng tin như BBC, Reuters đã trích dẫn bài phát biểu của ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao khẳng định: “Chúng tôi là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh… Nếu tình trạng này đi quá xa, chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi”.
- Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ họp báo về giàn khoan TQ
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel chiều 8-5 đã có cuộc họp báo tại Hà Nội. ông nói: Vụ TQ đưa giàn khoan dầu lớn HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế VN ở Biển Đông để thăm dò dầu khí được báo chí đề cập với những câu hỏi nêu quan điểm từ phía Mỹ. "Mỹ cho rằng vấn đề phải được giải quyết hòa bình".
Ông Daniel Russel dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ thăm Hà Nội gặp các quan chức cấp cao của Chính phủ, dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ tại Đối thoại Hoa Kỳ - Việt Nam vùng châu Á - TBD. Chuyến thăm diễn ra trong hai ngày 7-8/5.
Trước khi đến Hà Nội, khi ở thăm Hồng Kông, ông Daniel Russel nói với báo chí rằng Mỹ đang theo dõi các diễn biến ở Biển Đông và thúc giục các bên thận trọng.
"Chúng tôi tin rằng, điều quan trọng là mỗi bên cần thận trọng và kiềm chế”, ông nói đồng thời nhấn mạnh: "Kinh tế toàn cầu quá mong manh và sự ổn định khu vực là điều sống còn chứ không phải các lợi ích kinh tế ngắn hạn”.
Bộ Ngoại Giao VN kiên quyết phản đối
Ngay sau khi TQ đặt giàn khoan trái phép, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng: “Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối".
- Ngày 4.5.2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng giám đốc của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
- Ngày 6-5, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phản đối việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam.
Trong cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1/5 đến nay là bất hợp pháp.
Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.
Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Tuy nhiên Ông Dương Khiết Trì Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc ngang ngược “kêu gọi phía Việt Nam không nên can thiệp các hoạt động của các công ty Trung Quốc ở khu vực quần đảo Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Ông Dương trắng trợn nói Việt Nam “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc khi can thiệp vào các hoạt động bình thường của công ty Trung Quốc” ở quần đảo Hoàng Sa…”.
Đúng là “gái đĩ già mồm”.
- Cùng ngày, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao TQ.
Công hàm nhấn mạnh hoạt động của giàn khoan HD-981 và tàu Trung Quốc đã "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như đã vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận giữa Lãnh đạo hai nước, tinh thần và lời văn của Tuyên bố DOC, các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế", yêu cầu Trung Quốc "rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị, nhân sự có liên quan ra khỏi khu vực lô 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam và không để tái diễn các hành động tương tự…"
Người dân Việt Nam nghĩ gì
Đến nay bất cứ người VN nào cũng không còn tin vào bất kỳ cái gì của TQ nữa. Từ cái ôm hôn thắm thiết đến 4 chữ vàng, và 16 tốt đều là hàng giả, hàng “đểu”. Nhiều năm nay, người nông dân VN đã điêu đứng vì sự lừa lọc của bọn lái buôn TQ làm hàng triệu nông dân khốn đốn. Gần 20 năm qua, khi Việt Nam - Trung Quốc nối lại quan hệ bị gián đoạn, nhiều đoàn thương lái người Trung Quốc đã vào VN mua những mặt hàng nông sản quái dị. Từ ốc bươu vàng, mua gỗ sưa, gỗ trắc non, đến dứa, dừa non; từ phân trâu đến đuôi trâu; từ rễ sim đến hoa ngâu, lá cây phong ba; từ hạt chè đến xơ dừa. Và mới đây là lá khoai lang non, mua ớt non làm náo loạn các vùng quê từ Nam chí Bắc. Nông dân thấy lợi là bán, không biết đến những mưu toan phá hoại có hệ thống của TQ. Những xe dưa hấu xếp hàng dài ở cửa khẩu sang TQ đến nỗi dưa hư chỉ còn nước vất đi. Rồi các loại hóa chất tảy thịt thối thành thị tươi, đồ chơi trẻ em cũng có chất độc, ướp hoa quả bằng chất hóa học độc gây nguy hại cho cơ thể vẫn rao bán tràn lan… Còn hàng trăm chuyện đểu như thế này nữa rải rác khắp các nơi từ thành thị đến thôn quê ngõ hẹp.
Đến nay, trước hành động xâm lấn trắng trợn với những hành động gây hấn ngày càng gia tăng của TQ, tất cả người VN đều công phẫn và sẵn sàng đứng lên bảo vệ tổ quốc. Dù biết rằng ở thế yếu nhưng cũng quyết đánh trả đến cùng, noi gương các chiến sĩ VNCH trong trận chiến ở Hoàng Sa năm 1974.
Những tin tức về hành động ngang ngược này của TQ chắc chắn sẽ còn nhiều, nếu có biến chuyển mới, tôi sẽ tường thuật trong một bài khác.
Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn bị y án tử hình
Trở về với tin nội bộ VN, đáng chú ý nhất là phiên tòa phúc thẩm xử vụ án Vinalines. Đúng 14 giờ chiều 7.5, HĐXX tòa phúc thẩm Tòa án tối cao bắt đầu tuyên án đối với 9 bị cáo trong vụ án tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nhiều chi tiết bạn đọc đã biết qua nhiều bài tường thuật, ở đây tôi chỉ tóm tắt vài nét chính.
Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Sơn đã điểm lại toàn bộ nội dung vụ án.
9 bị cáo bị buộc tội làm trái quy định Nhà nước nhập khẩu ụ nổi cũ 83M từ Nga về Việt Nam gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỉ đồng. Thông qua việc nhập khẩu ụ nổi, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn và Trần Hữu Chiều đã nhận khoản tiền “lại quả” hơn 1,66 triệu USD, chia nhau. Trong đó Dũng và Phúc được chia mỗi người 10 tỉ đồng.
Trước đó tại phiên sơ thẩm hồi cuối năm 2013, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc cùng mức án tử hình đối với 2 tội danh. Trần Hữu Chiều 19 năm tù giam; Trần Hải Sơn 22 năm tù, Dương 7 năm tù, Triện 8 năm, Lừng 8 năm, Khang 7 năm tù; Huỳnh Hữu Đức án 8 năm.
15 giờ 45 phút, HĐXX đã tuyên y án tử hình đối với bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc.
Cơ hội sống sót cuối cùng
Luật sư Trần Đại Thắng, người bào chữa cho ông Dương Chí Dũng cho biết, thân chủ của ông vẫn còn cơ hội kiến nghị giám đốc thẩm. Ông Thắng nói:
“Thông thường Chánh án và Viện trưởng VKSND Tối cao sẽ rà soát lại xem có sai sót hoặc tình tiết gì mới không, sau đó sẽ ra quyết định. Sẽ giám đốc thẩm khi thấy có sai sót và tái thẩm khi có tình tiết mới”.
Cũng theo luật sư Thắng, nếu không được xem xét giám đốc thẩm, ông Dũng còn có cơ hội cuối cùng là xin ân xá của Chủ tịch nước. Nếu ngay cả điều này cũng không được thì án tử hình sẽ được thi hành”.
Văn Quang – 9-6-2014
Hình:
01- Giàn khoan HD 981 cua TQ đang lấn chiếm trong lãnh hải
VN
02- Vị trí giàn khoan HD981 đặt trái phép nằm sâu trong vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam
03- Bộ Ngoại Giao VN tổ chức họp
báo quốc tế tại Hà Nội
04- Tàu TQ tấn công táu VN bắng vòi rồng
05- Tàu kiểm ngư VN sau khi bị tàu TQ đâm thủng
06- Thương lái TQ mua ốc bươu vàng giá cao,
người dân VN thả
ốc sinh sôi để bán nhưng sau đó thương lái TQ không mua nữa
làm ốc bươu vàng
tràn lan trên khắp đồng ruộng khiến nông dân điêu đứng
07- Chúng mua đỉa cũng cùng âm mưu thâm độc phá hoại mùa
màng của dân Việt
08- Bị cáo Dương Chí Dũng (áo trắng) và Mai Văn Phúc (áo
xanh) bị tuyên án tử hình tại tòa chiều 7-5.
----
7 of 7 Photo(s)
08-_Duong_
__._,_.___
SƠN TRUNG * BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG I
BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG I
Ngày 18- 5-2014
SƠN TRUNG
Ngày 1-5-2014, Trung quốc đưa dàn khoan HD 981 xuống gần Tri Tôn, quần
đảo Hoàng Sa, tức là vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngày
4/5/2014, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về
biên giới, lãnh thổ của Việt Nam, Hồ Xuân Sơn cũng đã điện đàm với Thứ
trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên
giới, lãnh thổ của Trung Quốc để phản đối hoạt động bất hợp pháp của
giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam
120 hải lý.
Cũng trong ngày 4/5, đại diện Bộ Ngoại giao đã triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối. Chiều ngày 6/5/2014, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ngày 7-5-2014, Phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng Phạm Bình Minh họp báo phản đối và đe dọa rằng Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
I. NƯỚC CỜ TRUNG CỘNG
Từ khi Trung quốc vẽ đường lưỡi bò, bao trùm gần hết Biển Đông, Trung Quốc cho thế giới biết họ muốn chiếm Biển đông, cướp hải đảo các nước Việt nam, Phi luật tân, Nhật bản và tranh quyền bá chủ với Mỹ. Sau đó họ chiếm lãnh thổ các nước.
1. GIAI ĐOẠN I. Tuyên truyền- Đấu võ mồm- Hư trương thanh thế.
Để thực hiện tham vọng này, từ khoảng năm 2000, Trung cộng luôn rêu rao đường lưỡi bò là thuộc quyền sở hữu của Trung quốc, rồi đem tàu đến các đảo của Philippines và Nhật bản. Các nước đều phản đối và tìm cách bảo vệ lãnh thổ của họ.
2. GIAI ĐOẠN II. Thực hiện chiếm đảo.
Ngày 1-5-2014, Trung Cộng đem dàn khoan HD 981 tới hải phận Việt Nam, đồng thời Trung Cộng cũng chuẩn bị xây dựng một đường băng tại bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef ), là bãi đá mà cả Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đều đòi chủ quyền [1]. Dẫu sao thì Trung cộng vẫn thận trọng tiến bước. Họ tuyên bố giàn khoan HD 981 chỉ hoạt động đến tháng 8-2014 thôi. Khoan dầu mà chỉ ba tháng thôi sao? Tuyên bố như vậy là họ chuẩn bị con đường rút lui danh dự mà cũng là để dụ khị trẻ con. Không lẽ sau tháng 8-2014 rồi im lặng luôn? Nếu thế thì họ ăn nói làm sao với linh hồn cụ Mao và Đặng Tiểu Bình? Hàng tỷ vũ khí chế ra rồi đem bỏ xó ư?
3. GIAI ĐOẠN III. CHIẾN TRANH
Nếu các nước im lặng hoặc phản đối lấy lệ thì Trung Cộng tiến hành khai thác, chiếm đoạt biển Đông. Nếu có chống đối tất Trung Cộng sẽ dùng biện pháp quân sự đối đầu. Dù các nước im lặng hay chống cự, Trung cộng cuối cùng sẽ viện lý do này, lý do nọ để xâm chiếm các quốc gia Á châu, Phi châu. Tất nhiên chiến tranh sẽ xảy ra.
Không phải Trung cộng tuyên bố biển đông là của họ là để nói chơi. Một cường quốc đang lên đầy hào khí như Trung cộng sẽ thực hiện mộng bá chủ có từ Tần Thủy Hoàng. Không phải chỉ để làm thịt một mình Việt Nam. Việt Nam là con thỏ bé nhỏ, thấm tháp gì. Trung cộng mộng ước sẽ chiếm Việt nam, Phi Luật Tân, Nhật Bản, và cả Á châu, Phi châu .
Trung cộng đã tăng cường vũ khí, tàu bè, phi cơ, hỏa tiễn, và đã liên minh với Nga để cùng Nga chia đôi thiên hạ: Nga chiếm châu Âu, Trung Cộng chiếm châu Á. Nay Nga chiếm Crimé và toan nuốt Ukraine thì Trung Cộng phải hợp đồng tấn công để chiếm thế giới. (Ngày 20 và 21, Putin sẽ đến Trung quốc ký nhiều hiệp định)
Những tuyên bố của Hoàn Cầu Thời báo chỉ là hù dọa vì quân sự không phải là chuyện đưa ra giữa bàn dân thiên hạ để nói cho vui. Cuộc tấn công có thể là sự thật nó nằm trong hộc tủ của Tập Cận Bình,không ở Hoàn Cầu Thời báo. Có thể Trung cộng tấn công từ Lạng sơn đến Thanh hóa. Có thể Trung cộng tấn công toàn miền nam bằng 130 chiếc tảu chiến hiện đang tụ tập tại dàn khoan HD 981. Có thể họ tấn công Việt nam từ bắc đến Nam . Cũng có thể họ áp dụng kế "dương đông kích tây ", bất chợt đánh Philippines, Nhật bản.
g du của Tổng thống Putin tới Trung Quốc vào ngày 20 - 21/5.
Xem thêm: Putin sẽ ký kỷ lục các thỏa thuận khi thăm TQ - Quân sự - Tin Ngắn
Xem thêm: Putin sẽ ký kỷ lục các thỏa thuận khi thăm TQ - Quân sự - Tin Ngắn
Có những ông Trung Quốc cho rằng không có chiến tranh Việt Trung bởi vì Trung quốc yêu chuộng hòa bình, đã lấy 16 chữ vàng làm khuôn vàng thước ngọc xử thế. Hơn nữa, Việt Nam là thằng đầy tớ trung thành không dám phản chủ. Cũng có thể chúng là bọn hèn nhát, cho vàng các bạc chúng cũng không dám đối đầu với Trung Quốc hùng mạnh gấp ngàn lần nó! Ngoài ra, Việt Trung không hề có mâu thuẫn. Trung quốc khai thác biển đông vì đó là tài sản , hải phận Trung quốc mà Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh đã ký giấy đoạn mãi.. Trung quốc không hề xâm lăng ai, biển đông là của Trung Quốc, không ai phản đối chính sách hòa bình của Trung Quốc cho nên không thể có chiến tranh ở biển đông. Báo chí, mạng Trung Quốc đe dọa đánh chiếm Việt Nam, dạy cho Việt Nam bài học thứ hai, đánh chiếm chỉ vài ngày là xong.Nhưng đó là mạng cá nhân lếu láo, hù dọa, còn chiến tranh , và bí mật quân sự luôn luôn giữ kín. Đánh hay không, đánh lúc nào lại là chuyện khác! Nay mai các ông Mỹ, Nhật, Phi, Việt Nam sẽ biết rõ con người yêu hòa bình Trung quốc tốt lành biết là nhường nào! Ai không tin thì xem lại trận Lạng sơn 1979 thì biết. Thành thị, thôn quê, núi rừng không còn một viên gạch, tất cả đã thành tro bụi!
Một vài ông Việt nam cũng tuyên bố không có chiến tranh vì cha con, thầy trò , đồng chí,anh em tình sâu nghĩa nặng, làm sao có chiến tranh! Nhất là Việt Cộng đã cam phận nô bộc tất nhiên sẽ an phận hưởng cơm thừa canh cặn, cho nên chủ không thể nào đánh tên đầy tớ ngoan ngoản như vậy!
II. NƯỚC CỜ VIỆT NAM
Việt Nam có một lịch sử và một vị trí địa lý khác với các quốc gia khác, cho nên Việt Cộng có một tâm lý và thái độ khác người.
1. HÈN HẠ VỚI GIẶC, TÀN ÁC VỚI DÂN.
Từ trước cho đến nay, nhất là sau sự triều bái Thành đô, Việt Cộng cam tâm phận nô lệ, dù bị lấn chiếm, sỉ nhục, Việt cộng vẫn cúi đầu vì sợ Trung Cộng đánh họ và sợ mất quyền lợi địa vị. Họ che giấu mọi sự bán nước, cam tâm cho Trung Cộng bắt chẹt.
Vào những năm 2000, nhân dân ta xuống đường chống Trung cộng xâm lược thì tập đoàn cộng sản Ba Đình một mặt ra tay đàn áp tàn bạo người dân yêu nước để làm đẹp mặt quan thầy và khẳng định “độc quyền yêu nước” thuộc về đảng CSVN.
Họ che mắt nhân dân Việt nam và thế giới bằng việc" quốc hội thông qua luật biển VN” ngày 21/6/2012. Lập tức ngay sau đó Trung cộng ra quyết định thành lập Tp Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN kể cả bãi Macclesfiel và bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Đồng thời, Trung Cộng nhanh chóng thành lập hệ thống chính quyền trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa. Trước tình thế đó, Việt cộng chỉ cúi đầu phản đối lấy lệ. Trong lúc đó, Trung Cộng bắt , đánh, phá tàu đánh cá của dân Việt nam, và ra lịnh cấm mọi tàu bè đánh bắt hải sản trên vùng biển nào chúng muốn và quy định. Đồng thời chúng tự trao cho mình cái quyền khám xét mọi tàu thuyền lại qua trên hải trình ở vùng Đông Hải của bất cứ một nước nào! Trước những sự kiện như thế, bọn Hà nội giả đò đui mù kêu là "tàu lạ " xâm lược.
Nhưng các việc gian dối từ mồ ma Hồ Chí Minh cho đến nay dần dần bị các nhân chứng như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Dương Danh Dy đưa ra trước lịch sử. Dù các ông này im lặng, nhân dân ta từ trước đến nay vẫn nhìn rõ bộ mặt gian ác phản quốc, hại dân của bè lũ cộng sản cho nên nhiều công dân yêu nước đã lên tiếng tranh đấu cho độc lập và tự do, dân chủ. Việt Cộng nghĩ rằng họ nhẫn nhục thì được yên thân, họ chỉ sợ nhân dân vùng lên cho nên họ ra sức đàn áp các cuộc nổi dậy, và khủng bố các nhân sĩ yêu nước.
Nhưng Việt Nam luồn trôn, nếm phân Trung Quốc chưa chắc họ đã vừa ý. Có những người bắt buộc đối thủ cầm gươm chiến đấu để họ đâm những nhát gươm vào đối thủ để hưởng khoái lạc của tàn sát. Từ Hải đầu hàng nhưng Hồ Tôn Hiến không nương tay. Trịnh Minh Thế, Ba Cụt đầu hàng nhưng vẫn bị anh em nhà Ngô hạ thủ bằng cách này hay cách khác ! Đầu hàng, dâng đất đai, hiến vợ con chưa hẳn là được sống an lành!
2. THẾ CHẲNG ĐẶNG ĐỪNG HAY LÀ MÁNH LỚI LƯỜNG GẠT?
(1). LÊN TIẾNG
Khác với lần trước im lặng. Lần này Việt cộng lên tiếng. Bộ ngoại giao lãnh nhiệm vụ tiên phong dù chỉ là những thông báo với giọng điệu nhỏ nhẹ khác với thời Lê Duẩn hung hăng chống Trung quốc bành trướng. Tuy nhiên trong hội nghị Trung ương 9 đọc ở Hà Nội sáng thứ Năm 08/05/2014, Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã không đề cập gì đến diễn biến này. Y không dám đề cập xa gần đến Trung quốc và giàn khoan, coi như đó là một việc ở châu Phi, châu Mỹ, chẳng liên quan gì đến y và cộng đảng của y. Trong khi đó báo chí Trung quốc loan tin Nguyễn Phú Trọng xin sang triều kiến nhưng bị chối từ. Tuy nhiên, trong hội nghị Asean tại Myanmar, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mạnh mẽ chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam và kêu gọi các nước khác cùng phản đối Trung Quốc.
Ông nói:"Từ ngày 01/5/2014
Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ
trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ
đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa
và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển 1982.
"Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương.
"Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết.
"Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông,"... “khẩn thiết kêu gọi các nước Asean, các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam”.[ 2 ]
Tại sao Việt Cộng lên tiếng? Trong tháng 5-2014, tại Việt nam và quốc tế có nhiều việc quan trọng bắt buộc phải lên tiếng vì sợ xấu hổ và cũng để cầu lợi:
-Việc đưa giàn khoan HD 981 là một bước xâm lược rõ rệt chứ không chỉ là khua môi múa mỏ như trước đây cho nên bắt buộc họ phải lên tiếng, dù là lên tiếng lấy lệ.
-Ngày 7-5-2014, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ chuyên trách Đông Á và khu vực Thái Bình Dương Daniel Russel đến Việt Nam. Đây là dịp để Việt nam lấy lòng Mỹ để mua vũ khí, và quan trọng nhất là xin vào TPP.
-Ngày 10, 11/5, hội nghị thượng đỉnh các ngoại trưởng Asean tại Myanmar. Đây là cơ hội để Việt Nam kêu gọi khối Asean hỗ trợ Việt Nam, và cũng vì mồi TPP.
- Đại diện 12 nước tham gia TPP tham dự hội nghị tại Việt Nam vào giữa tháng 5-2014. Hội nghị này đã họp kín từ ngày 12-5. Đây chính là trung tâm biểu dương tinh thần tranh đấu chống Trung quốc anh em và 16 chữ vàng. Và cũng là chợ Bến thành, Lăng Ông Gia Định, trung tâm hành khất của Việt nam anh hùng chống đế quốc Mỹ.
(2). BIỂU TÌNH
Xưa nay cộng sản cấm biểu tình. Họ nói rằng đảng lo cho dân tự do, hạnh phúc thì còn gì mà phải biểu tình, đình công bãi thị. Ai biểu tình là phản động. Tuy nhiên trong ngày 11-5, có hai cuộc biểu tình, một là của 20 tổ chức xã hội dân sự chống Trung quốc xâm lược. Người có óc trào lộng thì bảo đây là cuộc biểu tình tư doanh. Còn một cuộc biểu tình khác được gọi là biểu tình định hướng xã hội chủ nghĩa hoặc biểu tình quốc doanh, do GS Tương lai và 9 nút xin phép đảng và nhà nước. Cũng có nguồn tin nhóm này do thành đoàn tổ chức, và đoàn luật rừng phối hợp. Hai cuộc biểu tình này thì cuộc biểu tình tư doanh tich cực chống Trung quốc, còn biểu tình Quốc doanh nhằm phá cuộc biểu tình chống Trung cộng. Họ tụ tập cười nói vui vẻ, hát những bài ca tụng Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt nam do diễn viên điện ảnh Bình Minh bắt nhịp.
Tuy nhiên cuộc biểu tình ở Bình Dương và Hà Tĩnh đã trở thành bạo động có đốt phá và gây thương tích.
-Có thể do tự phát vì người Việt bao lâu bị Trung Quốc xâm chiếm, lừa dối và tàn phá quê hương và đời sống Việt Nam, nay được dịp bùng nổ. Nên nhớ rằng trước 1975, mặc dù công sản luôn kêu gọi biểu tình nhưng công nhân không đập phá và tỏ thái độ căm thù như hiện nay. Cũng nên nhớ rằng cơ bản của lòng căm thù này là do bọn Cộng sản cướp đất, cướp nhà của nhân dân để bán đất cho Trung cộng và tư sản đỏ Trung quốc làm cho nhân dân, đặc biệt là nông dân khốn đốn. Còn Pháp và Mỹ không đứng sau những vụ cướp nhà, cướp đất, không chơi những trò gian lận bỉ ổi, độc ác như ốc vàng, rùa đỏ, bánh đĩa, và đem hàng triệu dân nhập cư trái phép và cướp hết nguồn lợi kinh tế Việt Nam.
-Có thể do chính quyền ( chính quyền có hai phe, phe thân Trung Cộng và phe chống Trung Cộng), không biết phe nào tổ chức, hoặc cả hai phe với mục đich riêng. Có thể phe chống Trung Quốc muốn đầy mạnh cuộc tranh đấu song song với lời tuyên bố của bộ ngoại giao.
-Có thể phe thân Trung Cộng gây bạo loạn tạo cơ hội cướp chính quyền, tiêu diệt phe chống Trung Quốc để rồi mở cuộc trưng cầu dân ý để Việt Nam trở thành khu tự trị của Trung quốc đúng như bài bản của Putin ở Crimé và Ukraine.
-Cũng có thể do Trung Cộng gây ra để họ có cớ đưa quân vào Việt Nam bảo vệ kiều bào, bảo vệ sứ quán và trừng phạt Việt Nam xâm lược!
-Có thể phe thân Trung Cộng và Trung Cộng bắt tay mưu chiếm Việt nam rồi biến Việt Nam thành chư hầu của Trung Quốc.
(3). NHẬP NỘI.
Đề chứng tỏ Việt nam nhẫn nhịn nhưng cương quyết, Việt nam đã điều tàu vào tận giàn khoan và bị Trung quốc xịt nước gây hư hại và thương vong. Lực lượng Việt Nam đã bắn trả bằng súng nước, và cũng đã cho tàu đâm vào tàu Trung Quốc nhưng hai bên chưa nổ súng. Quân Việt Nam xông vào giàn khoan một lần , biểu diễn thế là đủ, rồi sẽ dang xa, đứng ngắm chơi, mặc cho Trung Quốc ở đó vài năm. Hoặc sẽ chơi dài dài? Không đâu. Ngày 18 cấm biểu tình và sau đó cũng sẽ có lệnh cấm đụng Trung Quốc. Biểu dương thế mà không vào TPP thì thôi, đành ôm 16 chữ vàng vậy!
III. TƯ TƯỞNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
Sau bao năm sống trong bức màn sắt, bị bưng bít, và tuyên truyền xuyên tạc, một số dân chúng và đảng viên lậm nặng độc cộng sản nên tin Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và đảng cộng sản.
Tuy nhiên, một số trí thức, văn nghệ sĩ và tướng lãnh như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, Trần Xuân Bách, Võ Nguyên Giáp, Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang...đã nhận rõ bộ mặt gian ác của Hồ Chí Minh, Mao, Marx và Lenin và chủ nghĩa Marx. Nay thì một số vẫn hèn nhát, nịnh hót, sợ hãi và chủ bại.
1. VỀ BIỂU TÌNH
(1). GS Tương Lai thì chủ trương xin phép biểu tình và chỉ biểu tình chống Trung Quốc, không được đòi hỏi gì khác như đòi dân chủ, đòi thả tù nhân. Ông lớn tiếng chỉ trich 20 tổ chức xã hội dân sự là sai lầm về chính trị [3].
(2). Nhân dân ta và các nước trên thế giới đều muốn tự do biểu tình trong tinh thần bất bạo động, nhưng bạo động là điều khó tránh vì sức đè nén càng cao thì sức công phá càng mạnh. Nếu Trung cộng tử tế , không hống hách, gian ác , gây thù chác oán thì đâu đến nỗi ?
Trong những cuộc biểu tình, một số có lẽ là " dư luận viên " cho rằng biểu tình như thế thì nó đóng cửa, công nhân thiệt hại đầu tiên. Tuy nhiên một số công nhân có ý thức phải tranh đấu trong hoàn cảnh nước mất nhà tan [4]. Có người nói tẩy chay hàng Trung quốc thì thiệt hại kinh tế ta [5]. Như hiện nay, hàng Trung Quốc chiếm lãnh thị trường, công nông thương trên đà phá sản, vậy thương mãi Trung Quốc có lợi cho kinh tế Việt Nam ư? Nói như vậy phải chăng các ông bà muốn ngồi yên, cam tâm nô lệ, mặc cho Trung Cộng hoành hành?
2. VỀ LIÊN MINH QUỐC TẾ
Ngày nay vẫn có ba xu hướng khác biệt. Một xu hướng theo Trung cộng trong đó có Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Bá Thanh. .. Một xu hướng chống Trung cộng và cũng chống Mỹ như Vũ Quốc Thúc, Trịnh Khải [6], Huy Đức [7]...và một xu hướng cầu Mỹ trong đó có Cù Huy Hà Vũ [8] , Dương Danh Dy[9], Nguyễn Trung Lĩnh [10], Nguyễn Thanh Giang [11] , Nguyễn Văn Đài [12].
IV. HỆ QUẢ
Dù là một kẻ cơ hội chủ nghĩa đi theo bạo quyền, GS Tương Lai đã nói đúng về sai lầm từ đầu của đảng Việt Cộng.
-Chính sách đối ngoại sai lầm ấy sâu xa là do nhận thức một cách mơ hồ và sai lệch về cái được gọi là ý thức hệ do đó mới nảy sinh Hội nghị Thành Đô để từ hội nghị này tự ru ngủ lấy mình là chỉ có Trung Quốc là cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, phải dựa vào và từ đó bị ràng buộc dần đến nỗi rất khó thoát ra.
-Tôi tin rằng đây là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa những người ngay trong nội bộ của Bộ Chính trị, của ban Chấp hành Trung ương của những người lãnh đạo nói chung. Hãy gạt bỏ thế lực thân Trung Quốc đi. Gạt bỏ thế lực thực sự đang bị thằng Trung Quốc nằm gáy đi. Chỉ có trên cơ sở đó mới có thể tìm ra một lối thoát cho Việt Nam được.
Đương nhiên họ có thể có những kế hoạch này nọ chứ tôi không nghĩ rằng họ bán nước cả đâu nhưng tôi có cảm tưởng rằng họ không đủ bản lĩnh và cũng không đủ sự nhất trí để đưa ra những hành động.[13]
Chúng ta khó lòng tin vào cộng sản thực tâm yêu nước. Tất cả chỉ là lường gạt, gian dối.Thức lâu mới biết đêm dài. Rồi đây, tình thế chuyển biến, ta sẽ rõ ai trung thành, ai phản bội tổ quốc Việt Nam.
-Ngày 15-5, ông Hồ Xuân Sơn thứ trưởng ngoại giao Việt Cộng đang chầu thiên triều, ngày 15/10/2011 đã ký vào cái gọi là “Những Nguyên Tắc Cơ Bản Chỉ Đạo Giải Quyết Vấn Đề Trên Biển Giữa Nước CHXHCNVN Và Nước CHNDTH” thì cũng là cách giao nhà cửa, vợ con cho bọn cướp.
- Trường hợp Việt Cộng bị Trung Quốc bắn tan tành, Việt cộng e không dám phản pháo, họ sẽ im lặng, không hề loan tin thiệt hại vì như thế họ sợ thiên hạ cười chê tình đồng chí anh em 16 chữ vàng, và cũng trái với truyền thống "quân ta luôn luôn toàn thắng, quân địch luôn luôn đại bại ".
-Có thể sắp tới, quân Trung Quốc và bọn tay sai động binh, dù ta thất bại cũng chỉ là trận đầu. Dương Danh Dy, Nguyễn Thanh Giang giơ cao ngọn cờ quyết chiến, trong khi đa số chủ bại, đầu hàng.
Việt Nam nay trở thành tiền đồn của thế giới, là mặt trận đầu tiên Trung Cộng tấn công để sau đó tấn công khắp châu Á Thái Bình Dương. Có thể ngay trận đầu, Việt Nam được thế giới ủng hộ tich cực. Đa số cho rằng Mỹ không việc gì mà can thiệp vào Việt Nam vì Việt Nam không phải đồng minh của Mỹ, vì Mỹ hèn yếu , vì thiếu tiền lại lo vụ Ukraina, còn đâu tâm trí mà giúp Việt nam. Nhưng nếu nhìn một cách khác, người ta có thể nói rằng Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến, sẽ nhân việc này mà tấn công Trung Cộng, dẹp tan lũ kiến đàn ong! Có thể một thời gian sau Mỹ mới cứu viện. Ngay từ bây giờ trận thế chuyển động, tình hình thay đổi từng giờ, từng phút, không ai biết được đích xác ngày mai sẽ ra sao.
Tuy nhiên có một vài sự kiện đáng chú ý trong tình thế hiện nay. Các nước Asean chỉ kêu gọi hai bên tự chế. Trong phong cách ngoại giao "tư sản ", ngôn từ như vậy là thích hợp. Nhưng các yéu nhân Mỹ đã kêu gọi hai bên tự chế. Phó tổng thống Mỹ chỉ trích hành động của TQ ở Biển Đông là nguy hiểm và khiêu khích [14]. Ngoại trưởng Kerry nói rằng TQ đặt giàn khoan ở Biển Đông là hành động 'gây hấn' [15].
Tổng thư ký ASEAN: Trung Quốc phải rút khỏi vùng biển tranh chấp[16].
"Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương.
"Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết.
"Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông,"... “khẩn thiết kêu gọi các nước Asean, các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam”.[ 2 ]
Tại sao Việt Cộng lên tiếng? Trong tháng 5-2014, tại Việt nam và quốc tế có nhiều việc quan trọng bắt buộc phải lên tiếng vì sợ xấu hổ và cũng để cầu lợi:
-Việc đưa giàn khoan HD 981 là một bước xâm lược rõ rệt chứ không chỉ là khua môi múa mỏ như trước đây cho nên bắt buộc họ phải lên tiếng, dù là lên tiếng lấy lệ.
-Ngày 7-5-2014, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ chuyên trách Đông Á và khu vực Thái Bình Dương Daniel Russel đến Việt Nam. Đây là dịp để Việt nam lấy lòng Mỹ để mua vũ khí, và quan trọng nhất là xin vào TPP.
-Ngày 10, 11/5, hội nghị thượng đỉnh các ngoại trưởng Asean tại Myanmar. Đây là cơ hội để Việt Nam kêu gọi khối Asean hỗ trợ Việt Nam, và cũng vì mồi TPP.
- Đại diện 12 nước tham gia TPP tham dự hội nghị tại Việt Nam vào giữa tháng 5-2014. Hội nghị này đã họp kín từ ngày 12-5. Đây chính là trung tâm biểu dương tinh thần tranh đấu chống Trung quốc anh em và 16 chữ vàng. Và cũng là chợ Bến thành, Lăng Ông Gia Định, trung tâm hành khất của Việt nam anh hùng chống đế quốc Mỹ.
(2). BIỂU TÌNH
Xưa nay cộng sản cấm biểu tình. Họ nói rằng đảng lo cho dân tự do, hạnh phúc thì còn gì mà phải biểu tình, đình công bãi thị. Ai biểu tình là phản động. Tuy nhiên trong ngày 11-5, có hai cuộc biểu tình, một là của 20 tổ chức xã hội dân sự chống Trung quốc xâm lược. Người có óc trào lộng thì bảo đây là cuộc biểu tình tư doanh. Còn một cuộc biểu tình khác được gọi là biểu tình định hướng xã hội chủ nghĩa hoặc biểu tình quốc doanh, do GS Tương lai và 9 nút xin phép đảng và nhà nước. Cũng có nguồn tin nhóm này do thành đoàn tổ chức, và đoàn luật rừng phối hợp. Hai cuộc biểu tình này thì cuộc biểu tình tư doanh tich cực chống Trung quốc, còn biểu tình Quốc doanh nhằm phá cuộc biểu tình chống Trung cộng. Họ tụ tập cười nói vui vẻ, hát những bài ca tụng Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt nam do diễn viên điện ảnh Bình Minh bắt nhịp.
Tuy nhiên cuộc biểu tình ở Bình Dương và Hà Tĩnh đã trở thành bạo động có đốt phá và gây thương tích.
-Có thể do tự phát vì người Việt bao lâu bị Trung Quốc xâm chiếm, lừa dối và tàn phá quê hương và đời sống Việt Nam, nay được dịp bùng nổ. Nên nhớ rằng trước 1975, mặc dù công sản luôn kêu gọi biểu tình nhưng công nhân không đập phá và tỏ thái độ căm thù như hiện nay. Cũng nên nhớ rằng cơ bản của lòng căm thù này là do bọn Cộng sản cướp đất, cướp nhà của nhân dân để bán đất cho Trung cộng và tư sản đỏ Trung quốc làm cho nhân dân, đặc biệt là nông dân khốn đốn. Còn Pháp và Mỹ không đứng sau những vụ cướp nhà, cướp đất, không chơi những trò gian lận bỉ ổi, độc ác như ốc vàng, rùa đỏ, bánh đĩa, và đem hàng triệu dân nhập cư trái phép và cướp hết nguồn lợi kinh tế Việt Nam.
-Có thể do chính quyền ( chính quyền có hai phe, phe thân Trung Cộng và phe chống Trung Cộng), không biết phe nào tổ chức, hoặc cả hai phe với mục đich riêng. Có thể phe chống Trung Quốc muốn đầy mạnh cuộc tranh đấu song song với lời tuyên bố của bộ ngoại giao.
-Có thể phe thân Trung Cộng gây bạo loạn tạo cơ hội cướp chính quyền, tiêu diệt phe chống Trung Quốc để rồi mở cuộc trưng cầu dân ý để Việt Nam trở thành khu tự trị của Trung quốc đúng như bài bản của Putin ở Crimé và Ukraine.
-Cũng có thể do Trung Cộng gây ra để họ có cớ đưa quân vào Việt Nam bảo vệ kiều bào, bảo vệ sứ quán và trừng phạt Việt Nam xâm lược!
-Có thể phe thân Trung Cộng và Trung Cộng bắt tay mưu chiếm Việt nam rồi biến Việt Nam thành chư hầu của Trung Quốc.
(3). NHẬP NỘI.
Đề chứng tỏ Việt nam nhẫn nhịn nhưng cương quyết, Việt nam đã điều tàu vào tận giàn khoan và bị Trung quốc xịt nước gây hư hại và thương vong. Lực lượng Việt Nam đã bắn trả bằng súng nước, và cũng đã cho tàu đâm vào tàu Trung Quốc nhưng hai bên chưa nổ súng. Quân Việt Nam xông vào giàn khoan một lần , biểu diễn thế là đủ, rồi sẽ dang xa, đứng ngắm chơi, mặc cho Trung Quốc ở đó vài năm. Hoặc sẽ chơi dài dài? Không đâu. Ngày 18 cấm biểu tình và sau đó cũng sẽ có lệnh cấm đụng Trung Quốc. Biểu dương thế mà không vào TPP thì thôi, đành ôm 16 chữ vàng vậy!
III. TƯ TƯỞNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
Sau bao năm sống trong bức màn sắt, bị bưng bít, và tuyên truyền xuyên tạc, một số dân chúng và đảng viên lậm nặng độc cộng sản nên tin Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và đảng cộng sản.
Tuy nhiên, một số trí thức, văn nghệ sĩ và tướng lãnh như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, Trần Xuân Bách, Võ Nguyên Giáp, Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang...đã nhận rõ bộ mặt gian ác của Hồ Chí Minh, Mao, Marx và Lenin và chủ nghĩa Marx. Nay thì một số vẫn hèn nhát, nịnh hót, sợ hãi và chủ bại.
1. VỀ BIỂU TÌNH
(1). GS Tương Lai thì chủ trương xin phép biểu tình và chỉ biểu tình chống Trung Quốc, không được đòi hỏi gì khác như đòi dân chủ, đòi thả tù nhân. Ông lớn tiếng chỉ trich 20 tổ chức xã hội dân sự là sai lầm về chính trị [3].
(2). Nhân dân ta và các nước trên thế giới đều muốn tự do biểu tình trong tinh thần bất bạo động, nhưng bạo động là điều khó tránh vì sức đè nén càng cao thì sức công phá càng mạnh. Nếu Trung cộng tử tế , không hống hách, gian ác , gây thù chác oán thì đâu đến nỗi ?
Trong những cuộc biểu tình, một số có lẽ là " dư luận viên " cho rằng biểu tình như thế thì nó đóng cửa, công nhân thiệt hại đầu tiên. Tuy nhiên một số công nhân có ý thức phải tranh đấu trong hoàn cảnh nước mất nhà tan [4]. Có người nói tẩy chay hàng Trung quốc thì thiệt hại kinh tế ta [5]. Như hiện nay, hàng Trung Quốc chiếm lãnh thị trường, công nông thương trên đà phá sản, vậy thương mãi Trung Quốc có lợi cho kinh tế Việt Nam ư? Nói như vậy phải chăng các ông bà muốn ngồi yên, cam tâm nô lệ, mặc cho Trung Cộng hoành hành?
2. VỀ LIÊN MINH QUỐC TẾ
Ngày nay vẫn có ba xu hướng khác biệt. Một xu hướng theo Trung cộng trong đó có Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Bá Thanh. .. Một xu hướng chống Trung cộng và cũng chống Mỹ như Vũ Quốc Thúc, Trịnh Khải [6], Huy Đức [7]...và một xu hướng cầu Mỹ trong đó có Cù Huy Hà Vũ [8] , Dương Danh Dy[9], Nguyễn Trung Lĩnh [10], Nguyễn Thanh Giang [11] , Nguyễn Văn Đài [12].
IV. HỆ QUẢ
Dù là một kẻ cơ hội chủ nghĩa đi theo bạo quyền, GS Tương Lai đã nói đúng về sai lầm từ đầu của đảng Việt Cộng.
-Chính sách đối ngoại sai lầm ấy sâu xa là do nhận thức một cách mơ hồ và sai lệch về cái được gọi là ý thức hệ do đó mới nảy sinh Hội nghị Thành Đô để từ hội nghị này tự ru ngủ lấy mình là chỉ có Trung Quốc là cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, phải dựa vào và từ đó bị ràng buộc dần đến nỗi rất khó thoát ra.
-Tôi tin rằng đây là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa những người ngay trong nội bộ của Bộ Chính trị, của ban Chấp hành Trung ương của những người lãnh đạo nói chung. Hãy gạt bỏ thế lực thân Trung Quốc đi. Gạt bỏ thế lực thực sự đang bị thằng Trung Quốc nằm gáy đi. Chỉ có trên cơ sở đó mới có thể tìm ra một lối thoát cho Việt Nam được.
Đương nhiên họ có thể có những kế hoạch này nọ chứ tôi không nghĩ rằng họ bán nước cả đâu nhưng tôi có cảm tưởng rằng họ không đủ bản lĩnh và cũng không đủ sự nhất trí để đưa ra những hành động.[13]
Chúng ta khó lòng tin vào cộng sản thực tâm yêu nước. Tất cả chỉ là lường gạt, gian dối.Thức lâu mới biết đêm dài. Rồi đây, tình thế chuyển biến, ta sẽ rõ ai trung thành, ai phản bội tổ quốc Việt Nam.
-Ngày 15-5, ông Hồ Xuân Sơn thứ trưởng ngoại giao Việt Cộng đang chầu thiên triều, ngày 15/10/2011 đã ký vào cái gọi là “Những Nguyên Tắc Cơ Bản Chỉ Đạo Giải Quyết Vấn Đề Trên Biển Giữa Nước CHXHCNVN Và Nước CHNDTH” thì cũng là cách giao nhà cửa, vợ con cho bọn cướp.
- Trường hợp Việt Cộng bị Trung Quốc bắn tan tành, Việt cộng e không dám phản pháo, họ sẽ im lặng, không hề loan tin thiệt hại vì như thế họ sợ thiên hạ cười chê tình đồng chí anh em 16 chữ vàng, và cũng trái với truyền thống "quân ta luôn luôn toàn thắng, quân địch luôn luôn đại bại ".
-Có thể sắp tới, quân Trung Quốc và bọn tay sai động binh, dù ta thất bại cũng chỉ là trận đầu. Dương Danh Dy, Nguyễn Thanh Giang giơ cao ngọn cờ quyết chiến, trong khi đa số chủ bại, đầu hàng.
Việt Nam nay trở thành tiền đồn của thế giới, là mặt trận đầu tiên Trung Cộng tấn công để sau đó tấn công khắp châu Á Thái Bình Dương. Có thể ngay trận đầu, Việt Nam được thế giới ủng hộ tich cực. Đa số cho rằng Mỹ không việc gì mà can thiệp vào Việt Nam vì Việt Nam không phải đồng minh của Mỹ, vì Mỹ hèn yếu , vì thiếu tiền lại lo vụ Ukraina, còn đâu tâm trí mà giúp Việt nam. Nhưng nếu nhìn một cách khác, người ta có thể nói rằng Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến, sẽ nhân việc này mà tấn công Trung Cộng, dẹp tan lũ kiến đàn ong! Có thể một thời gian sau Mỹ mới cứu viện. Ngay từ bây giờ trận thế chuyển động, tình hình thay đổi từng giờ, từng phút, không ai biết được đích xác ngày mai sẽ ra sao.
Tuy nhiên có một vài sự kiện đáng chú ý trong tình thế hiện nay. Các nước Asean chỉ kêu gọi hai bên tự chế. Trong phong cách ngoại giao "tư sản ", ngôn từ như vậy là thích hợp. Nhưng các yéu nhân Mỹ đã kêu gọi hai bên tự chế. Phó tổng thống Mỹ chỉ trích hành động của TQ ở Biển Đông là nguy hiểm và khiêu khích [14]. Ngoại trưởng Kerry nói rằng TQ đặt giàn khoan ở Biển Đông là hành động 'gây hấn' [15].
Tổng thư ký ASEAN: Trung Quốc phải rút khỏi vùng biển tranh chấp[16].
Trong lúc tối lửa tắt đèn, được làng xóm lên tiếng hỗ trợ như thế là rất
quý. Vậy thì ông" đồng chí anh em " của Hồ Chí Minh và đế quốc Mỹ ai
tốt hơn ai? Không những Mỹ bênh vực trên bình diện ngoại giao mà còn thể
hiện bằng quân sự mặc dầu Việt nam nay chưa hẳn là đồng minh của
Mỹ. Trong bối cảnh hiện nay, hải quân Mỹ ngỏ ý mong muốn thiết lập quan
hệ hải quân chặt chẽ hơn với Việt Nam [17]. Hơn nữa, báo điện tử Người
Lao Động cho biết USS Blue Ridge, soái hạm Mỹ của Hạm đội 7 thuộc Hải
quân Mỹ, đã có cuộc “giáp mặt” với 2 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc
trên Biển Đông hôm 5-5-2014 [ 18]. Từng đó dấu hiệu nhạt nhoè nhưng rất
có ý nghĩa.
Nếu Trung Cộng quyết tâm đánh chiếm hải đảo và đất đai Việt nam cũng như
toàn bộ biển đông, có lẽ người Mỹ không nhất thiết phải dùng quân sự,
hoặc trực tiếp tham chiến. Trăm năm trước, người ta đã thấy họa da vàng,
và chục năm trước, người ta đã xếp đặt, tính toán đâu vào đấy. Đừng
thấy cờ ủ rủ, trống canh trễ tràng, và quân lão nhược vào ra mà khinh
thường. Tại Á châu và Thái Bình Dương, Nhật bản sẽ phụ trách hạ gục
Trung quốc. Còn Âu châu, khối NATO sẽ tiêu diệt lực lượng Putin. Hoa kỳ
chỉ là lực lượng yểm trợ. Hoa Kỳ không cần trực tiếp giết Tập Cận Bình
và đảng cộng sản . Có thể Trung cộng lọt qua ải thứ nhất Việt Nam dễ
dàng. Có thể người ta cũng buông cho Trung cộng vượt của ải thứ hai
Phi Luật Tân, nhưng trận thứ ba, cửa ải Nhật bản chưa hẳn Trung cộng
thuận lợi. Có thể đây là mồ chôn Trung Cộng.
Tất cả sẽ là chiến công của Nhật bản, Ấn độ. Có thể Mỹ đứng ngoài, chỉ đóng vai quan sát và yểm trợ, và chơi màn kinh tế nhẹ nhàng nhưng vô cùng thâm hiểm. Đó là cuộc chiến không chiến mà thắng ( bất chiến tự nhiên thành ).
-Trong khoảng 2015-2016, Canada, Mỹ sẽ phát triển dầu phiến, một nền kỹ nghệ mới sẽ hình thành, giá cả rẻ thì Nga và Trung Cộng sẽ bại. ( Một vài người bênh vực Trung cộng, chống Mỹ cho rằng khai thác đá phiến có hại).
Như vậy cái dã tâm chiếm biển đông lấy dầu trở thành gánh nặng và sự tổn hại cho kinh tế và danh dự Trung quốc.
-Trước mắt, Mỹ sẽ áp dụng chiến thuật như đã áp dụng ở Nga là đóng ngân hàng. Dân và quan Trung cộng gửi tiền ở ngân hàng Âu Mỹ còn lớn hơn tiền của tư sản đỏ nước Nga, có thể hàng ngàn tỷ đô. Hơn nữa Mỹ có thể " phong bế " nợ để trừng phạt tội Trung cộng xâm lăng . Món nợ hàng nghìn tỷ chứ chẳng phải chơi! Mỹ chẳng đi đâu xa, cứ ngồi không hưởng lợi. Tôi nghiệp cho ai " ký cóp cho cọp nó tha"!
-Sau nữa là tuyệt thương. Trung Quốc có tiền, có lợi là xuất cảng hàng hóa vào Âu Mỹ, nếu Âu Mỹ đóng cửa tuyệt thương thì kinh tế Trung cộng sẽ sa sút trầm trọng, và gây ra bao cảnh huống thảm haị trong xã hội. Theo một bài báo của một người Trung quốc ẩn danh do Dương Danh Dy dịch thuật, đăng trên Bauxite VN , Quê Choa đăng lại, nội dung cho biết nếu tây phương lại cấm vận thì sẽ có 16 tình huống bi đát xảy ra cho Trung Quốc:
TIN TỨC CUỐI TUẦN:
* Tin ngày 16-5-2014, Hoa Kỳ cảnh cáo Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông.[20]
Tất cả sẽ là chiến công của Nhật bản, Ấn độ. Có thể Mỹ đứng ngoài, chỉ đóng vai quan sát và yểm trợ, và chơi màn kinh tế nhẹ nhàng nhưng vô cùng thâm hiểm. Đó là cuộc chiến không chiến mà thắng ( bất chiến tự nhiên thành ).
-Trong khoảng 2015-2016, Canada, Mỹ sẽ phát triển dầu phiến, một nền kỹ nghệ mới sẽ hình thành, giá cả rẻ thì Nga và Trung Cộng sẽ bại. ( Một vài người bênh vực Trung cộng, chống Mỹ cho rằng khai thác đá phiến có hại).
Như vậy cái dã tâm chiếm biển đông lấy dầu trở thành gánh nặng và sự tổn hại cho kinh tế và danh dự Trung quốc.
-Trước mắt, Mỹ sẽ áp dụng chiến thuật như đã áp dụng ở Nga là đóng ngân hàng. Dân và quan Trung cộng gửi tiền ở ngân hàng Âu Mỹ còn lớn hơn tiền của tư sản đỏ nước Nga, có thể hàng ngàn tỷ đô. Hơn nữa Mỹ có thể " phong bế " nợ để trừng phạt tội Trung cộng xâm lăng . Món nợ hàng nghìn tỷ chứ chẳng phải chơi! Mỹ chẳng đi đâu xa, cứ ngồi không hưởng lợi. Tôi nghiệp cho ai " ký cóp cho cọp nó tha"!
-Sau nữa là tuyệt thương. Trung Quốc có tiền, có lợi là xuất cảng hàng hóa vào Âu Mỹ, nếu Âu Mỹ đóng cửa tuyệt thương thì kinh tế Trung cộng sẽ sa sút trầm trọng, và gây ra bao cảnh huống thảm haị trong xã hội. Theo một bài báo của một người Trung quốc ẩn danh do Dương Danh Dy dịch thuật, đăng trên Bauxite VN , Quê Choa đăng lại, nội dung cho biết nếu tây phương lại cấm vận thì sẽ có 16 tình huống bi đát xảy ra cho Trung Quốc:
1.
Sau 3 năm, mọi máy bay hàng không dân dụng Trung Quốc sẽ phải ngừng bay
vì không còn phụ tùng thay thế, cả nước chỉ còn một loại máy bay kiểu
“Yun-7” (Vận-7) sản xuất trong nước có thể bay thương mại nhưng động cơ
máy bay phải nhập khẩu.
2. Sau 3 năm,
mọi tuyến đường sắt tốc độ cao Trung Quốc đều phải ngừng chạy, vì toàn
bộ bánh xe lửa chạy tốc độ cao và phần mềm hệ thống khống chế điện đều
phải nhập khẩu, Trung Quốc chưa thể sản xuất trong nước (Hà Hoa Vũ, Tổng
công trình sư Bộ Đường sắt Trung Quốc, Tạ Duy Đạt, Giáo sư Trường Đại
học Đồng Tế, v.v.).
3. Toàn bộ ngành sản
xuất ôtô du lịch Trung Quốc đều phải ngừng sản xuất, bởi vì Trung Quốc
chưa thể sản xuất được các chi tiết của động cơ ô tô như hệ thống khống
chế điện, hệ thống điện khống chế phun dầu, vòng găng (séc măng piston),
hệ thống thay đổi tốc độ tự động, và hộp số, ngay cả thép tấm, bu lông
dùng cho loại ô tô cao cấp cũng vậy.
4.
Toàn bộ ngành sản xuất TV màu Trung Quốc sụp đổ. Mặc dù hiện nay Trung
Quốc mỗi năm sản xuất được 86,6 triệu chiếc TV màu các loại, nhưng hệ
thống mạch vi điện tử trong mỗi chiếc TV vẫn hoàn toàn phải dựa vào nhập
khẩu (Thứ trưởng Bộ Công nghiệp tin tức Lại Cần Kiệm).
5.
Toàn bộ ngành sản xuất điện thoại di động sụp đổ. Toàn bộ hệ thống mạch
vi điện tử dùng trong điện thoại di động đều phải dựa vào nhập khẩu,
năm 2006 riêng thị phần của mấy công ty điện thoại lớn như IT, CDMA,
Motorola... chiếm tới 90% thị phần.
6. Toàn bộ ngành sản xuất màn hình lỏng sụp đổ vì 98% màn hình lỏng dựa vào nhập khẩu.
7.
Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Quốc, chắc là Trung Quốc sẽ không
xây dựng những tòa nhà cao tầng nữa, bởi vì sẽ không có thang máy đủ leo
lên độ cao lớn. kỹ thuật và nghiên cứu phát triển ngành thang máy Trung
Quốc hoàn toàn bị thương nhân nước ngoài khống chế, người Trung Quốc
chỉ nhận trách nhiệm “lắp ráp”. Năm 2006, chỉ 13 doanh nghiệp nước ngoài
đã nắm tới 80% thị phần thang máy.
8.
Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Quốc, ngành công nghiệp đóng tàu
Trung Quốc sẽ sụp đổ toàn diện vì có tới 60% những thứ trên một con tàu
là phải nhập khẩu, chỉ có đóng vỏ và lắp toàn bộ là ở Trung Quốc thôi.
9.
Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Quốc lần nữa, Trung Quốc sẽ không
sản xuất nổi một chiếc máy giặt, một chiếc tủ lạnh bởi vì hệ thống mạng
điện dùng cho hai loại máy này Trung Quốc hoàn toàn chưa thể sản xuất
được.
10. Giả sử phương Tây lại cấm vận
Trung Quốc lần nữa, ngành sản xuất đồ chơi Trung Quốc sẽ hoàn toàn sụp
đổ, bởi vì các hệ thống vi mạch dùng cho đồ chơi, Trung Quốc cũng chưa
sản xuất được.
11. Giả sứ phưong Tây lại
cấm vận Trung Quốc, ngành máy móc công trình Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ
toàn diện. Theo thống kê của Hội Máy móc công trình tỉnh Hồ Nam, thì
tiền nhập khẩu phụ tùng cho các loại máy công trình của tỉnh này chiếm
40% giá thành, năm 2006 xuất khẩu được 500 triệu USD thì tiền nhập khấu
phụ tùng chi tiết máy mất 300 triệu USD.
12.
Ngành sản xuất điện chạy bằng sức gió Trung Quốc sẽ sụp đổ toàn diện vì
toàn bộ kỹ thuật then chốt của ngành này đều do nước ngoài nắm và những
chi tiết máy then chốt phần lớn vẫn phải nhập khẩu.
13.
Qua lần động đất ở Tứ Xuyên, thấy xuất hiện nhiều máy bay trực thăng
với nhiều kiểu dáng, nhưng hầu nhu toàn bộ là hàng nhập của Nga, Mỹ,
Pháp... trong nước có loại “Zhi-8” (Trực-8) nhưng chỉ là chế tạo phỏng
theo kiểu “Siêu ong vàng” của Pháp, còn loại “Zhi-9” (Trực-9) thì vẫn
phải nhập khẩu kỹ thuật của Pháp.
14.
Các máy công cụ khống chế bằng số và dao cắt gọt. Từ năm 2002, Trung
Quốc trở thành nước dùng nhiều máy công cụ các loại lớn nhất thế giới và
nước nhập khẩu các loại máy này lớn nhất thế giới. Năm 2005, Trung Quốc
nhập khẩu các loại máy công cụ cao cấp hết 5,2 tỷ USD, năm 2006 tăng
lên 6,4 tỷ USD. Những máy công cụ sản xuất trong nước và các loại dao
cắt gọt phần lớn vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu (80%). (Hiệu trưởng Trường
đại học Khoa học kỹ thuật Trung Hoa Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc
Lý Bồi Căn).
15. Các thiết bị then chốt
dùng cho điện hạt nhân, thiết bị chế tạo các mạch vi điện tử, thiết bị y
tế dùng hạt nhân, thiết bị kỹ thuật cốt lõi của ngành hoá dầu, v.v.
Trung Quốc còn hoàn toàn chưa chế tạo được. Có một số người nói rằng khả
năng phỏng chế (bắt chước chế tạo) của Trung Quốc rất mạnh, nhưng những
cái kỹ thuật cao thì không thể phỏng chế được, ví dụ như màn tinh thể
lỏng, mạch vi điện tử, động cơ máy bay… không thể phỏng chế nổi công
nghệ, cách xử lý vật liệu, phương pháp gia công, v.v.
16.
Giả sử phương Tây lại cấm vận, toàn bộ ngành sản xuất mô tô Trung Quốc
sẽ sụp đổ bởi vì những phụ tùng then chốt vẫn phải nhập khẩu.[19]
TIN TỨC CUỐI TUẦN:
* Tin ngày 16-5-2014, Hoa Kỳ cảnh cáo Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông.[20]
* 20 tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức
khác kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc ngày 18-5-2014.[21]. Ngày 17-5,
Trung Quốc đòi Việt Nam dẹp biểu tình ngày 18-5-2014. [22].
* Ngày 16-5-2014, Thủ tướng Việt Nam kêu gọi bảo vệ tổ quốc ; nhưng sau đó lại kêu gọi đừng biểu tình. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi “bình tĩnh và đoàn kết” [23], và y cũng nói biểu tình là quyền thiêng liêng của người dân.. Bình tĩnh là sao ? Cứ an nhiên nhìn Trung quốc xâm lược, đừng tức giận, đừng chống đối ư? Cứ im miệng là vàng, sống chết mặc bay ư ?Ngày 18-5. công an đàn áp biểu tình! Cộng sản gian trá, không thể tin tưởng những lời cộng sản nói năng, ký kết..Nhân dân ta phải tự quyết.
* Ngày 16-5-2014, Thủ tướng Việt Nam kêu gọi bảo vệ tổ quốc ; nhưng sau đó lại kêu gọi đừng biểu tình. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi “bình tĩnh và đoàn kết” [23], và y cũng nói biểu tình là quyền thiêng liêng của người dân.. Bình tĩnh là sao ? Cứ an nhiên nhìn Trung quốc xâm lược, đừng tức giận, đừng chống đối ư? Cứ im miệng là vàng, sống chết mặc bay ư ?Ngày 18-5. công an đàn áp biểu tình! Cộng sản gian trá, không thể tin tưởng những lời cộng sản nói năng, ký kết..Nhân dân ta phải tự quyết.
Đối với toàn dân Việt nam, Trung Quốc là kẻ xâm lược, rất it ai theo Hồ
Chí Minh mà ca tụng tình Việt Hoa thắm thiết. Trong thế giới hiện nay có
hai phe, một là cộng sản hai là tư bản. Nay Trung Cộng đại diện cho phe
đế quốc cộng sản, và Mỹ đại diện cho phe tự do. Không bao giờ có trung
lập, xưa nay trung lập phần nhiều là giả dối. Chỉ có chọn một trong hai
phe.
Phe Nguyễn Phú Trọng có chọn lựa rõ rệt và dứt khoát dù không nói thẳng ra vì đó là con đường danh lợi của y và phe nhóm của y. Nay mai dân nổi lên, bọn ông sẽ noi gương tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich chạy sang Trung cộng nhưng khi Trung cộng bị tiêu diệt thì các ông đi đâu?
Huy Đức nói rõ là chống hai phe. Một mình sao chống được hai phe ? Nhưng tôi cho Huy Đức là thành thật. Ông là người trung thành, xưa trung thành, nay vẫn trung thành theo chủ trương "'Chống Mỹ xâm lược " của Hồ chủ tịch kính yêu của ông. Ngày xưa ông yêu bác Mao nay ông chốngTập Cận Bình, thế là đã có tiến bộ 50%. Còn Vũ Quốc Thúc xưa nay phò Mỹ. Bây giờ ông lại xếp hàng theo Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, phản lại những cái gì trước kia các ông chạy theo bén gót. Chủ trương trung lập mới đây của Vũ Quốc Thúc, Trịnh Khải là lừa bịp ẩn dưới dạng khôn khoan, thực tế và nhân đạo. Xưa người ta theo cộng sản là vì chưa rõ mặt quỷ sứ. Nay thiên hạ chán chường cộng sản rồi. Và thiên hạ cũng chán món mắm tôm trung lập của các ông Ba X...
Vũ Quốc Thúc nói trung lập để chống Trung cộng. Nói như vậy là mâu thuẫn vì không theo ai, chống ai , mới là trung lập. Còn theo phe này chống phe nọ thì sao gọi là trung lập? Thuyết trung lập của Vũ Quốc Thúc có lẽ là do đơn đặt hàng của Pháp, và ông lão 90 rất có hy vọng làm Tổng thống Việt nam với nội các 36 con giống đã sắp đặt sẵn.. Ngoài Mỹ, không nước nào có đủ sức song đấu với Nga và Trung Cộng. Người Pháp thì sức lực bao lăm? Ông chê các chủ trương của người Việt quốc gia là ảo tưởng, thế thì cái trung lập của ông do ai đứng ra bảo trợ, do những nước nào ký kết ủng hộ? Và các ông làm sao đương đầu với Trung Cộng? Các ông văn hoa, quanh co ra dáng trí thức nhưng trọng tâm các ông trong bản tuyên cáo làm tại Paris và hai lần phỏng vấn trên đài phát thanh quốc tế chỉ là kêu gọi "ĐỪNG THEO MỸ". Không biết các ông là đại diện cho công ty nào và hoa hồng được bao nhiêu?
Phe Nguyễn Phú Trọng có chọn lựa rõ rệt và dứt khoát dù không nói thẳng ra vì đó là con đường danh lợi của y và phe nhóm của y. Nay mai dân nổi lên, bọn ông sẽ noi gương tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich chạy sang Trung cộng nhưng khi Trung cộng bị tiêu diệt thì các ông đi đâu?
Huy Đức nói rõ là chống hai phe. Một mình sao chống được hai phe ? Nhưng tôi cho Huy Đức là thành thật. Ông là người trung thành, xưa trung thành, nay vẫn trung thành theo chủ trương "'Chống Mỹ xâm lược " của Hồ chủ tịch kính yêu của ông. Ngày xưa ông yêu bác Mao nay ông chốngTập Cận Bình, thế là đã có tiến bộ 50%. Còn Vũ Quốc Thúc xưa nay phò Mỹ. Bây giờ ông lại xếp hàng theo Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, phản lại những cái gì trước kia các ông chạy theo bén gót. Chủ trương trung lập mới đây của Vũ Quốc Thúc, Trịnh Khải là lừa bịp ẩn dưới dạng khôn khoan, thực tế và nhân đạo. Xưa người ta theo cộng sản là vì chưa rõ mặt quỷ sứ. Nay thiên hạ chán chường cộng sản rồi. Và thiên hạ cũng chán món mắm tôm trung lập của các ông Ba X...
Vũ Quốc Thúc nói trung lập để chống Trung cộng. Nói như vậy là mâu thuẫn vì không theo ai, chống ai , mới là trung lập. Còn theo phe này chống phe nọ thì sao gọi là trung lập? Thuyết trung lập của Vũ Quốc Thúc có lẽ là do đơn đặt hàng của Pháp, và ông lão 90 rất có hy vọng làm Tổng thống Việt nam với nội các 36 con giống đã sắp đặt sẵn.. Ngoài Mỹ, không nước nào có đủ sức song đấu với Nga và Trung Cộng. Người Pháp thì sức lực bao lăm? Ông chê các chủ trương của người Việt quốc gia là ảo tưởng, thế thì cái trung lập của ông do ai đứng ra bảo trợ, do những nước nào ký kết ủng hộ? Và các ông làm sao đương đầu với Trung Cộng? Các ông văn hoa, quanh co ra dáng trí thức nhưng trọng tâm các ông trong bản tuyên cáo làm tại Paris và hai lần phỏng vấn trên đài phát thanh quốc tế chỉ là kêu gọi "ĐỪNG THEO MỸ". Không biết các ông là đại diện cho công ty nào và hoa hồng được bao nhiêu?
Trước đây tại Việt Nam không ai dám tuyên bố theo Mỹ, ủng hộ Mỹ. Với Việt cộng, đó là tội rất nặng là tội làm CIA, nhận tiền đế quốc Mỹ, nếu không bị băm thây thì cũng bị tù mọt gông. Thế mà ngày nay, nhiều người đã lên tiếng phải liên minh với Mỹ chống Trung Cộng.
Xét lịch sử, Hoa Kỳ chưa từng xâm chiếm thuộc địa. Vì nhu cầu quân sự, Mỹ tiến quân rồi rut lui. Những nước bị cộng sản gán cho là tay sai đế quốc Mỹ đã trở thành những con rồng, con phượng như Nhật bản, Tây Đức, Nam Hàn, Đài Loan...Trước 1975, miền Nam bị cộng sản kết tội là tay sai đế quốc nhưng nhân dân miền Nam sống đầy đủ hơn dân Bắc. Cụ thể là sau 1975, miền Bắc chở tài sản trong Nam ra Bắc mười năm không hết. Ngoài bắc, sau CCRD, đảng Cộng sản đưa vào các HTX vài cái máy cày, và tuyên truyền lừa bịp rằng từ nay nông dân nhờ đảng thoát kiếp trâu cày. Nhưng được vài tháng, đảng thu lại máy cày và người dân trở lại kiếp trâu cày. Sau 1975, dân Bắc vào nam thấy nhiều nơi cày máy cày và có máy đập lúa, họ rất ngạc nhiên và thán phục. Vậy thì nô lệ Trung cộng và nô lệ Mỹ hơn kém nhau thế nào? Trong Nam , con heo nằm mùng, được tắm rửa hàng ngày, con chó ăn cơm trắng, thịt bò, còn ngoài Bắc người dân không đủ sắn khoai lót dạ. Vậy theo Trung Cộng và liên minh với Mỹ ai tốt hơn?
Nhiều người còn mang nổi buồn 30-4-1975. Xin nhớ rằng trước 1975, cuộc
chiến là của riêng Việt Nam, còn sau này là cuộc chiến của thế giới, ta
không cô đơn. Trước 1975, Trung Hoa Dân Quốc và Việt Nam cộng hòa bị hy
sinh cho cuộc rút lui chiến thuật để đưa đến kế sách "tòan cầu hóa ",
nhằm làm cho con nhái Trung Cộng phình bụng to cho bằng con bò rồi banh
xác mà chết. Nhân dân ta hãy bền lòng tranh đấu và nhẫn nại đợi ngày mở
hội Long Hoa, Phật Di Lặc ra đời, Việt Nam sẽ hòa bình thịnh vượng.Ngày đó không xa.!
_____
[1]. http://www.voatiengviet.com/content/philippines-noi-trung-quoc-chuan-bi-xay-duong-bang-tren-bai-can-tranh-chap/1914771.html
[2].http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140512_china_vietnam_spat.shtml
[3]. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/05/140509_gs_tuonglai_interview.shtml
[4].http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/05/140514_worker_binhtan_protest.shtml
[5]. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140514-tay-chay-hang-trung-quoc-can-phai-tinh-tao-va-ung-xu-co-trach-nhiem
[6]. Vũ Quốc Thúc chủ trương trung lập, đứng giữa Mỹ và Trung cộng: "Nếu Việt Nam đi với một cường quốc Tây phương, như Hoa Kỳ, để trở thành một cứ điểm hầu xâm nhập Trung Quốc thì tất nhiên sẽ khiến Bắc Kinh lo ngại lắm." Một giải pháp cho Việt nam. http://www.voatiengviet.com/content/mot-giai-phap-cho-vietnam-03-21-2012-143688536/1117676.html
VN đang “đánh đu” giữa 02 cuờng quốc ? Một mặt vẫn mất đất, mất đảo…(vì TC) mặt khác thêm lệ thuộc (với Mỹ) … càng kéo dài thời gian thì càng nguy hiểm cho tuơng lai VN. GS. VŨ QUỐC THÚC * TRUNG LẬP CHẾ
[7]. Thật là ngu xuẩn khi coi Trung Quốc là "đồng chí tốt, láng giềng tốt". Nhưng còn ngu xuẩn hơn khi nghĩ là có thể dựa vào ai đó để tuyệt giao với Bắc Kinh.http://bolapquechoa.blogspot.ca/2014/05/that-la-ngu-xuan-khi-coi-trung-quoc-la.html
[8]. Ðồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại. http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-china-us-07-24-2010-99174314/874643.html & HOA KỲ, LÀ QUỐC GIA DUY NHẤT TRÊN THẾ GIỚI HIÊN NAY, CÓ THỂ GIÚP VIỆT NAM BẢO VỆ THÀNH CÔNG LÃNH THỔ TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC." http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/itw-with-dr-cu-huy-ha-vu-05162014133903.html
[9].Việt Nam không còn lùi được nữa'. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/05/140507_duongdanhdy_interview.shtml
[10]. Đất nước ta muốn phát triển mạnh, lâu dài, bảo vệ được đất nước trước sự xâm lược và ý đồ thôn tính của TQ chỉ duy nhất phải nhanh chóng là đồng minh thân cận của Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp, Úc, Ấn Độ, Phương Tây. Hỡi bọn người ngu dốt và hèn nhát... danlambaovn.blogspot.com
[11]. - Nhanh chóng thiết lập liên minh quân sự với Hoa Kỳ...
Liên minh với Hoa Kỳ, dựa vào Hoa Kỳ không thể xem là hèn, là thương tổn lòng tự hào dân tộc. Không một ai trên thế giới có thể nghi ngờ về ý chí tự lực, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc của người Nhật.
Liên minh với Hoa Kỳ cũng không thể xem là cớ chọc giận Trung Quốc bởi vì Liên minh Việt Nam – Hoa Kỳ không phải để chống Trung Quốc mà là để bảo vệ Biển Đông của ta. http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/allia-wt-us-to-kep-scsea-05152014055950.html
[12].http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/solution-f-commumist-party-nvdai-05162014093204.html
[13]. Tại sao họ giữ im lặng? http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-they-kp-silen-05092014054148.html
[14].http://www.voatiengviet.com/content/pho-tong-thong-my-hanh-dong-cua-trung-quoc-o-bien-dong-la-nguy-hiem-va-khieu-khich/1915859.html
[15].http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-dat-gian-khoan-o-bien-dong-la-hanh-dong-gay-han/1913389.html
[16]. http://www.voatiengviet.com/content/tong-thu-ky-asean-trung-quoc-phai-rut-khoi-vung-bien-tranh-chap/1916152.html
[17].http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/05/140515_us_navy_restate_ties_with_vietnam.shtml
[18].http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/soai-ham-my-doi-mat-2-tau-trung-quoc-tren-bien-dong-20140509103516833.htm
[19]. THẦN BẢN BỔ Y **CẤM VẬN TRUNG QUỐC
http://bolapquechoa.blogspot.ca/2014/05/gia-su-phuong-tay-lai-cam-van-trung.html
[20].Viên chức hành pháp Mỹ cũng nhắc lại chuyện hôm qua khi tiếp Tướng Phòng Phong Huy, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joseph Biden nói rằng việc Bắc Kinh đưa giàn khoan, tầu thuyền vào hoạt động trong vùng biển của nước khác là hành động “nguy hiểm và khiêu khích”.
Trước đó ở Lầu Năm Góc, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Hoa Kỳ là Đại Tướng Martin Dempsey cũng đưa ra phát biểu tương tự, và tại Bộ Ngoại Giao Mỹ, phát ngôn viên Marie Harf cho biết Washington quan ngại sâu sắc về cách hành xử nguy hiểm và mang tính đe dọa mà Trung Quốc đang thể hiện.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-china-sea-disputed-05162014100853.html
[21].http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140516-bieu-tinh-phan-doi-trung-quoc-20-to-chuc-xa-hoi-dan-su-ra-tuyen-bo-so-3
[22].http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140517-trung-quoc-len-giong-doi-viet-nam-dep-bieu-tinh
[23].http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140516_viet_china_talks.shtml
Saturday, May 17, 2014
TIN VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG
Cập nhật: 11:13 GMT - thứ bảy, 17 tháng 5, 2014
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ
Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn
lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm
đóng Hoàng Sa là trái phép.
"Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và
chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu
chúng ta sẽ đòi cho bằng được", tờ VnEconomy dẫn lời ông Đam nói.
Trả lời trước câu hỏi của truyền thông Việt Nam
về việc liệu Việt Nam có kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế hay không, ông
Đam cho biết "trước hết Việt Nam luôn muốn dùng biện pháp hòa bình".
"Tôi có thể khẳng định Đảng và Nhà nước đều đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án “không hòa bình""
Ông Vũ Đức Đam
“Trong giải pháp hòa bình có nhiều giải pháp
nhưng trước hết có đường ngoại giao. Có người nói kiện ra tòa cũng là
hòa bình, là hoàn toàn đúng. Cùng cực mà không thể nói chuyện với nhau,
thì mới mang nhau ra tòa,"
“Tôi có thể khẳng định Đảng và Nhà nước đều đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án “không hòa bình”.
"Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, trí tuệ, trao
đổi một cách thực tâm. Chúng ta cần hòa bình để phát triển, không chỉ
cho Việt Nam mà cho khu vực".
Khi được đề nghị bình luận về "16 chữ vàng, 4
chữ tốt" trong quan hệ với Trung Quốc, ông Đam nói: "Việt Nam luôn nhất
quán đường lối hòa bình, hợp tác trong quan hệ ngoại giao nói chung cũng
như với Trung Quốc"
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: "Vàng rất quý,
nhưng kim cương còn quý hơn vàng. Tôi cho rằng, chúng ta phải luôn ghi
nhớ lời Bác Hồ đã dạy, quý nhất là bốn chữ "độc lập, tự do".
'Bình tĩnh và đoàn kết'
Cũng hôm thứ Bảy, Phó Thủ tướng Việt Nam được
một tờ báo Việt Nam khác dẫn lời nói về việc Việt Nam có nên xem xét mở
quan hệ 'liên minh' với một quốc gia nào khác không.
"Đường lối đối ngoại, quân sự của Việt Nam đều đã công khai hết, " tờ Giađình.net.vn dẫn lời ông Vũ Đức Đam nói,
"Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình
và tự vệ. Chúng ta không liên minh quân sự với ai, không cho bất kỳ nước
nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Không liên minh với nước nào để
chống lại một nước thứ ba.”.
"Lúc kinh tế khó khăn và trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước mình thì mình phải hết sức bình tĩnh. Càng khó thì chúng ta càng phải đoàn kết, từ Trung ương Đảng cho đến toàn dân"
Ông Trương Tấn Sang
Phát biểu của ông Đam được đưa ra chỉ một ngày
sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi “bình tĩnh và
đoàn kết” trong lúc quan hệ Việt Nam và Trung Quốc căng thẳng vì vụ giàn
khoan HD-981.
Hôm thứ Sáu, tờ Quân đội Nhân dân dẫn lời ông Sang phát biểu khi gặp cử tri ở quận 1, TP Hồ Chí Minh, nói:
"Đây là chuyện bức xúc cho nhân dân Việt Nam và
cả dư luận, cộng đồng quốc tế. Những ngày qua, nước ta xử lý theo đúng
các nguyên tắc cơ bản, tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế, luôn thể
hiện tinh thần hòa bình, hữu nghị.
Cũng hôm 16/5, tờ Lao Động dẫn lời ông Sang nói
với cử tri tại cuộc gặp: "Việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào
vùng biển Việt Nam không chỉ gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam mà còn
gây bức xúc cho cộng đồng quốc tế.
"Nguyên tắc đi lại tự do vô hại trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam thì không có vấn đề gì, nhưng Trung Quốc đặt
giàn khoan trong phạm vi 200 hải lý là vi phạm và Việt Nam phải đấu
tranh.
“Chúng ta đấu tranh trong hòa bình, nhưng luôn
luôn kiên định mục tiêu chủ quyền là tối thượng. Chúng ta sẽ làm mọi
cách để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.”
Ông Sang nhấn mạnh sự 'bình tĩnh' và 'đoàn kết' khi xử lý vấn đề căng thẳng:
“Lúc kinh tế khó khăn và trong quá trình đấu
tranh bảo vệ chủ quyền đất nước mình thì mình phải hết sức bình tĩnh.
Càng khó thì chúng ta càng phải đoàn kết, từ Trung ương Đảng cho đến
toàn dân,” tờ Lao Động dẫn lời Chủ tịch Việt Nam nói.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140517_vuducdam_comment_tension.shtml
Trung Quốc sẽ dùng Hoàng Sa làm bàn đạp để lấn vào các vùng biển khác của Việt Nam?
Theo ông Dương Danh Huy, mặc dù Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa 40 năm, nước này mới chỉ bắt đầu nỗ lực củng cố sự kiểm soát trên biển và khai thác tài nguyên trong vùng biển kế cận quần đảo này trong thời gian tương đối gần đây.
Và họ sẽ không ngừng ở đó mà sẽ dùng Hoàng Sa làm bàn đạp để đẩy vùng họ kiểm soát lấn vào các vùng biển khác của Việt Nam như vết dầu loang.
Vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân đảo Lý Sơn (ảnh BienDong.Net)
Ông Huy chỉ rõ: Cho đến năm 2009 ngư dân Việt Nam vẫn còn đánh bắt tự do trong vùng biển Hoàng Sa. Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu củng cố sự kiểm soát trên biển bằng chính sách đàn áp ngư dân Việt Nam, nhằm đẩy lùi những người Việt Nam cuối cùng ra khỏi vùng biển Hoàng Sa. Kế đến là việc Trung Quốc triển khai các hoạt động dầu khí.
Thí dụ, năm 2012 nước này mời thầu tại Lô 65/12, gần đảo Cây thuộc và ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa. Với Việt Nam chỉ phản đối một cách phi đối sách, diễn biến tất nhiên là Trung Quốc sẽ mở rộng hoạt động dầu khí về các phía đông, tây và nam của quần đảo này. Việc triển khai giàn khoan Hải dương - 981 gần đảo Tri Tôn thuộc và về phía tây nam quần đảo sẽ chỉ là một trong nhiều bước loang của vết dầu - nếu Việt Nam tiếp tục chỉ phản đối một cách phi đối sách.
Giàn khoan được ví như pháo đài chủ quyền di động của Trung Quốc
Song song với các động thái trong hai lãnh vực nghề cá và dầu khí, Trung Quốc sẽ tăng cường những sự kiểm soát dân sự và quân sự khác trên biển, nhằm đi từ sự đã rồi trên đảo đến sự đã rồi trên biển, trong một vùng biển rộng lớn tối đa.
Tuy nhiên đó còn chưa phải là mục đích tối hậu của Trung Quốc.
Ngoài việc biến vùng biển Hoàng Sa thành “biển thiên triều”, nước này sẽ tiến hành những khía cạnh khác của cuộc nam tiến, thí dụ như đưa tàu thuyền bán quân sự và giàn khoan vào kiểm soát, khảo sát và khai thác vùng Tư Chính, ngoài khơi bờ biển miền Nam Việt Nam, với hải quân khổng lồ của họ luôn đứng sau.
Theo ông Huy, những gì Đế quốc Trung Hoa ngày xưa đã không thực hiện được trên bộ, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày nay đang cố gắng thực hiện trên biển. Có thể nói rằng Việt Nam ngày nay đang đứng trước một quá trình xâm lấn từ phương Bắc quy mô không kém, và còn có thể nói là tinh tế hơn những gì Việt Nam ngày xưa đã từng đối diện, và phải ứng phó một cách tích cực không kém người Việt xưa đã từng giữ nước.
Không những thế, cuộc nam tiến của Trung Quốc trên biển ngày nay có nhiều khía cạnh khác với những cuộc xâm lăng thời phong kiến. Thứ nhất, như Trần Hưng Đạo nói, nếu quân ngoại xâm tiến chậm như tằm ăn dâu thì khó chế ngự, trong khi đó lại là chiến lược của Trung Quốc hiện nay. Thứ nhì, nếu Trung Quốc chiếm một số đảo nhỏ xa bờ hay giành sự kiểm soát và khai thác trong một vùng biển thì Việt Nam khó có thể theo đuổi một cuộc chiến tranh không giới hạn để giành lại. Thứ ba, chiến tranh hiện đại trên biển là khác với chiến tranh trên bộ ngày xưa.
Theo ông Dương Danh Huy, trước chủ trương của Trung Quốc, một chủ trương bất di bất dịch bất kể lời lẽ ngoại giao phù phiếm, trước hết trong lãnh vực pháp lý, Việt Nam phải tận dụng những phương tiện pháp lý mình có.
Việt Nam phải công khai thách Trung Quốc ra tòa về chủ quyền đối với Hoàng Sa. Mặc dù khả năng là Trung Quốc sẽ khước từ, nhưng đó là lỗi của họ chứ không phải của Việt Nam thách họ, và thế giới cũng như người Trung Quốc sẽ thấy nước nào là nước trốn tránh công lý. Và Việt Nam cũng nên nộp đơn kiện Trung Quốc về giàn khoan 981.
Ông Dương Danh Huy cho rằng mặc dù Trung Quốc đã vận dụng Điều 298 của UNCLOS để tránh việc áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho một số loại tranh chấp, và do đó trọng tài UNCLOS sẽ không có thẩm quyền để phán quyết vùng biển đó thuộc về bờ biển hay đảo nào, vì địa điểm của giàn khoan này nằm cách đất liền Việt Nam dưới 200 hải lý, trọng tài UNCLOS sẽ công nhận rằng hiện hữu tranh chấp trong khu vực đó, bất kể các câu hỏi liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, và sẽ cấm Trung Quốc đơn phương khoan dầu khí.
Ngoài ra, trọng tài UNCLOS cũng sẽ công nhận rằng việc tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam là sử dụng bạo lực trong vùng tranh chấp, tức là vi phạm luật quốc tế.
Cũng theo ông Huy, trong lãnh vực chính trị và ngoại giao, Việt Nam phải “thoát Trung”, phải thoát khỏi vòng kim cô ràng buộc mình vào một nước mà, bất kể lời lẽ hữu nghị xã hội chủ nghĩa, bản chất xương tủy, ngàn năm văn hiến của họ vẫn là Đế quốc Trung Hoa ngày xưa.
“Thoát Trung” tạo thêm điều kiện cho chúng ta tự do lựa chọn và ứng xử với đồng minh sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình nhất. “Thoát Trung” cũng tạo thêm điều kiện để chúng ta hội nhập nhiều hơn với thế giới văn minh và phát triển đất nước.
Nhưng cuối cùng thì điều không thể thiếu được của một quốc gia độc lập là đối sách trên thực địa - ông Huy nhận định. Tòa án quốc tế không có cảnh sát để bảo đảm phán quyết của họ sẽ được các bên thi hành. Khó có nước nào khác sẽ ủng hộ Việt Nam bằng vũ lực ở Hoàng Sa hay trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ đất liền.
Mặc dù hải quân, không quân và các lực lượng bán quân sự trên biển của Trung Quốc mạnh hơn của Việt Nam, và mặc dù chiến lược tằm ăn dâu của họ làm cho Việt Nam khó quyết định về phản ứng trên thực địa, Việt Nam không thể không có đối sách trên thực địa, dù điều đó có thể bao hàm hy sinh xương máu và khí tài.
Bất kể Việt Nam có sử dụng biện pháp pháp lý, chính trị và ngoại giao nào hay không, và bất kể việc con tằm chỉ ăn lá dâu từng miếng nhỏ, Trung Quốc đang từng bước dồn Việt Nam đến câu hỏi Diên Hồng. Không rõ câu hỏi này khó trả lời cho Đại Việt ngày xưa thế nào, nhưng chắc chắn là ngày nay cần những trả lời tinh tế hơn xưa, vì trong bối cảnh ngày nay hòa cũng như chiến đều có nhiều hình thức và mức độ, ông Huy phân tích...
BDN
Hành động mới đây của Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động tại khu
vực có tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông không những thổi bùng lên làn
sóng phẫn nộ của người Việt chống chủ nghĩa thôn tính-bành trướng từ
Bắc Kinh, mà còn khơi dậy những bất bình trong dân chúng đối với đường
lối đối nội-đối ngoại của Hà Nội.
Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay ghi nhận ý kiến của 4 người trẻ trong nước ngay sau khi xảy ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc rầm rộ tại 3 miền đất nước hồi cuối tuần qua.
Anh Chí: Không thể loại trừ khả năng Trung Quốc
tiếp tục khiêu khích dẫn tới leo thang, cũng không loại trừ khả năng có
thể nổ súng giữa hai bên. Trung Quốc không dễ dàng từ bỏ ngay mục tiêu
lâu dài. Kế hoạch họ xây dựng từ rất lâu và họ quyết tâm sẽ làm bằng
được. Việt Nam lần này nếu không phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt, dứt
khoát, thì họ sẽ còn lấn tới nữa.
Trà Mi: Theo các bạn, vì sao lần này Trung Quốc hành động táo bạo tới mức báo động như thế?
Trung Nghĩa: Mình nghĩ rằng khi Trung Quốc leo thang như thế ít nhất phải có sự hậu thuẫn nhất định nào đó từ phía Việt Nam. Mình không tin tưởng đường lối của các vị lãnh đạo. Mình nghĩ ít nhất phải có sự ‘tay trong’ nào đó hoặc có sự hậu thuẫn thì Trung Quốc mới dám ngang nhiên đưa cả giàn khoan lớn vào như thế. Thật vô lý, không thể nào có chuyện cả một giàn khoan đưa vào Việt Nam mà mình hoàn toàn không biết gì cho đến khi nó công khai ra. Lúc đó mới phản ứng lại, sự phản ứng đó quá muộn màng. Họ giả vờ không biết thì đúng hơn.
Trà Mi: Nếu ‘giả vờ’ vì sao lần này họ lại phản ứng rất mạnh, thậm chí đáp trả các cuộc tấn công vòi rồng của Trung Quốc, tuyên bố dùng ‘mọi biện pháp’ cần thiết trước các hành động khiêu khích của Bắc Kinh, tàu Việt Nam vẫn hiện diện tại hiện trường, báo chí nhà nước ồ ạt đưa tin…v..v..?
Mai Thanh: Khi sự việc rất nóng bỏng, sau 3 ngày dân phẫn nộ lên như vậy thì nhà nước mới bắt đầu có phản ứng nhẹ chứ không phải gay gắt. Khi giàn khoan ấy đã lộ ra rồi mới lên tiếng phản ứng, chắc chắn phải có bí ẩn trong vụ giàn khoan này.
Nguyễn Chí Đức: Mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản Trung-Việt là mối quan hệ giữa cộng sản và độc tài, họ có những thương lượng và đối thoại ‘đi đêm’. Đáng ra chuyện này người đứng đầu quốc gia phải lên tiếng. Đại hội đảng lần rồi họ không nói gì đến chuyện biển đảo hay mối đe dọa từ Trung Quốc, chứng tỏ họ có kênh đối thoại ngầm với đảng cộng sản Trung Quốc. Sự việc lần này đặt nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vào thế bắt buộc phải phản ứng, không thể bịp được nữa. Nếu không có đủ phản ứng thích hợp, giữa lúc lòng phẫn nộ của dân Việt đang bị thổi bùng lên họ không bảo vệ Tổ quốc thì không đủ tư cách để lãnh đạo đất nước. Cho nên buộc họ phải có biện pháp cứng rắn hơn so với những lần trước. Không thể bưng bít thông tin hay bịt miệng dân như xưa nữa.
Trà Mi: Những phản ứng quyết liệt lần này có thỏa lòng dân?
Trung Nghĩa: So với những lần trước, lần này phản ứng tương đối là mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực như Philippines hay Nhật, phản ứng hiện tại của Việt Nam vẫn còn quá là yếu ớt, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Dân cần chính phủ phải có hành động rõ rệt và quyết liệt hơn. Nó lấn sân mình như thế, nó đã xác định giẫm đạp lên luật quốc tế, không coi luật quốc tế ra gì thì mình không thể nào chấp nhận đàm phán như thế được.
Trà Mi: Nếu Việt Nam ‘quyết liệt hơn’ e dẫn tới những rủi ro. Việt Nam nếu không kiềm chế, khó đối đầu với Trung Quốc, khó tránh được tổn thất. Ý kiến các bạn thế nào?
Trung Nghĩa: Mình biết thế nhưng không nhất thiết phải là chiến tranh.
Trà Mi: Những việc làm ‘quyết liệt hơn’ cụ thể mà các bạn đề nghị là gì?
Anh Chí: Có nhiều bước nhà nước phải làm từ mặt trận ngoại giao, pháp lý, tới mặt trận quân sự. Việt Nam cần phải ngay lập tức đưa vụ này ra tòa quốc tế như Philippines đã làm, chứng minh Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam theo Luật biển 1982. Đánh động được dư luận quốc tế thì người ta mới có thể can thiệp. Việt Nam càng lùi thì họ càng tiến. Mình đang cầm chính nghĩa trong tay không lý gì không làm được việc đó, phải chăng vì những uẩn khúc trong quá khứ lịch sử mà không dám làm?
Trà Mi: Anh muốn nhắc tới công hàm của ông Phạm Văn Đồng với Trung Quốc lúc trước?
Anh Chí: Vâng, chính xác.
Trung Nghĩa: Điều mà chính phủ Việt Nam làm không tốt nữa là không lấy được lòng dân. Mình là công dân Việt Nam mà cảm thấy không tin tưởng chính phủ Việt Nam hiện tại.
Nguyễn Chí Đức: Người dân trong nước bây giờ thật sự chả ưa gì đảng cộng sản. Họ muốn tạo đoàn kết nhân dân, phải thể hiện qua việc chống tham nhũng và bớt đàn áp dân lành, đàn áp những tiếng nói phản biện giúp cho đất nước. Đằng này họ cứ đàn áp, sách nhiễu. Chính quyền này phải thay đổi toàn diện, chẳng hạn phải ra luật biểu tình. Họ sợ ra luật này, cái gì ảnh hưởng tới quyền cai trị của họ là họ sợ. Chính vì vậy từ rất lâu rồi họ bưng bít thông tin về chuyện biển đảo. Lần này mà im nữa là đảng của họ mất chính nghĩa ngay, lòng dân còn sôi sục hơn.
Trà Mi: Khi Việt Nam để diễn ra các cuộc biểu tình hôm 11/5 có là một ‘thay đổi’ không so với các cuộc biểu tình trước đây mà chính anh Chí Đức là một nạn nhân bị đạp vào mặt khi tham gia?
Nguyễn Chí Đức: Không thay đổi. Họ cài cắm những người phò đảng vào để đánh anh em thuần túy yêu nước cơ. Tôi chứng kiến hết. Đối tượng được nhà nước bật đèn xanh cài vào biểu tình họ không hô đả đảo Trung Quốc. Họ chỉ tung hô ‘đảng cộng sản quang vinh’, ‘nhân dân đứng sau chính phủ’ thế này thế kia. Ý tôi muốn nói họ đi biểu tình mang tính trá hình.
Trà Mi: Ý anh là các cuộc biểu tình đó theo cái gọi là ‘định hướng’?
Trung Nghĩa: Chính xác. Chính vì vậy mà có rất nhiều anh em đấu tranh không tham gia cuộc biểu tình này vì đơn giản họ không muốn thành con rối cho đảng cộng sản giật dây.
Trà Mi: Việt Nam có thể làm gì hơn nữa trong tình thế hiện nay? Các bạn chưa hài lòng, các bạn có kiến nghị nào nữa cụ thể không?
Anh Chí: Cái cần nhất bây giờ là đảng cộng sản phải tuyên bố công khai cho dân chương trình hành động cụ thể của họ thế nào để dân biết mà ủng hộ hay không ủng hộ. Họ cứ nói chung chung là dân phải đồng lòng với chính phủ, với đảng. Nhưng đồng lòng như thế nào. Chúng tôi không biết cụ thể nó như thế nào thì làm sao mà đồng lòng được? Chúng tôi có quyền lựa chọn. Dân không phải ‘đứng sau chính phủ’ như họ vẫn nói, mà dân có quyền đứng ngang bằng hoặc thậm chí đứng trước chính phủ. Từ hôm xảy ra tới giờ, ‘tứ trụ triều đình’, những người đại diện của chính quyền Việt Nam không có một phát ngôn chính thức nào ngoài những phản ứng của người dân hoặc từ cán bộ các cấp để chấp nhận sự đã rồi và ăn chia với Trung Quốc. Cái đó khác gì bán nước. Dân muốn biết đảng cộng sản có dám lựa chọn dứt khoát giữa lợi ích của họ mà bấy lâu họ đặt lên trên lợi ích dân tộc, lợi ích Tổ quốc. Bây giờ họ dám từ bỏ cái đó không hay vẫn cứ muốn đè đầu cưỡi cổ dân, dành đặc quyền đặc lợi, bán rẻ đất nước vì đặc quyền đặc lợi của phe nhóm thiểu số của họ và con cháu họ. Chúng tôi nực cười với bụng dạ của họ thì làm sao chúng tôi đồng lòng với họ được? Họ không thể nào hô hào suông. Cái bây giờ người dân phải biết là đảng cộng sản có tuyên bố dứt khoát hay vẫn giữ chính sách tôn thờ ‘16 vàng’, ‘4 tốt’. Tôn thờ ngay kẻ thù trực tiếp và lâu dài nhất mà lại bảo chúng tôi theo thì chúng tôi theo thế nào? Không bao giờ chúng tôi tốn xương máu cho kẻ khác ngồi hưởng lợi trên xương máu của nhân dân. Họ là những kẻ bán nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc nếu như họ không có những động thái đứng về phía nhân dân. Chúng tôi bây giờ nói công khai chuyện đấy chứ không có gì phải che giấu với họ.
Trà Mi: Có thể chăng đảng và nhà nước Việt Nam cũng muốn có những hành động dứt khoát, mạnh mẽ với Trung Quốc, nhưng trong thế kẹt vì Trung Quốc bây giờ quá hùng mạnh?
Anh Chí: Ở đây nói ‘dứt khoát’ không phải là đánh nhau mà là phải thể hiện thái độ cứng rắn và quyết liệt qua chính sách có phụ thuộc vào Trung Quốc hay không. Cái đó mới là quan trọng. Sự phụ thuộc vào chính trị, kinh tế, văn hóa còn nguy hiểm hơn gấp vạn lần. Cái đó mới nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam vì chuyện đánh nhau rất khó xảy ra. Trung Quốc cũng không muốn vì nếu họ phát động chiến tranh, tổn hại cho họ sẽ lớn hơn Việt Nam. Thế giới văn minh không cho phép anh dùng sức mạnh đè bẹp nước láng giềng như thế. Khi đó Việt Nam có thể kêu gọi sự giúp đỡ của các nước khác và người ta sẵn sàng giúp chống lại Trung Quốc.
Trà Mi: Nhưng trong thời đại đối tác-đối thoại hiện nay, nếu mình có thái độ ‘cứng rắn’, ‘quyết liệt’ với người khổng lồ như vậy liệu chăng cũng có nhiều rủi ro cho mình? Phải chăng mình cũng nên ‘kiềm chế’, ‘mềm dẻo’, ‘uyển chuyển’?
Trung Nghĩa: Em không nghĩ thế. Mặc dù đều có kẻ thù chung là Trung Quốc, nhưng ta thấy Philippines, Nhật, Hàn họ có thể liên kết với nhau nhưng chưa thấy một mối liên kết nào của họ với Việt Nam cả. Nguyên nhân là do đảng cầm quyền ở Việt Nam. Mình yếu không thể nào đánh lại kẻ mạnh hơn mình, thế thì phải liên kết với những người khác. Nhưng vì lý do gì mà những người hàng xóm của mình không liên kết với mình.
Nguyễn Chí Đức: Tôi từng là cộng sản tôi hiểu. Bản chất của đảng cộng sản là muốn cầm quyền đến suốt đời, như khẩu hiệu ‘đảng cộng sản muôn năm’ của họ đó. Cho nên họ phải o bế nước cộng sản Tàu vì bây giờ trên thế giới thật ra chả ai thích cộng sản cả. Họ muốn bám trụ quyền lực đến cùng, thậm chí phải bán rẻ Tổ quốc họ cũng chấp nhận. Bây giờ họ cứ lẩn quẩn thế. Nếu họ thật tâm vì đất nước này, cách đây mười mấy năm họ đã phải ý thức vấn đề biển đảo, thức tỉnh lòng dân, tăng cường nội lực kinh tế, quốc phòng, giáo dục. Tôi hay đi biểu tình vì tôi muốn thức tỉnh cái đảng của tôi, nhưng tới mức tôi chán quá, tôi buông hết. Tôi tin trước sau gì Trung Quốc sẽ gây chiến. Lúc đấy, nó cũng giống như Nga, bất chấp luật pháp quốc tế. Thân phận dân tộc-đất nước Việt Nam nó khổ như thế.
Trà Mi: Trước tình hình hiện nay, phương cách nào cho vấn đề chủ quyền Việt Nam và người trẻ Việt có thể góp phần thế nào?
Trung Nghĩa: Vấn đề ở chỗ họ đối xử với người dân không hợp lý, cho nên dân cũng không đồng lòng. Em là một công dân của Việt Nam, em sẵn sàng cầm súng ra chiến trận, nhưng nếu ra chiến đấu để sau này cho đảng cộng sản tiếp tục cầm quyền thì chắc chắn là không bao giờ em làm. Một giọt máu em cũng không nhỏ cho đảng cộng sản. Quốc tế nhìn vào người ta phải thấy anh đối xử với con dân anh thế nào thì họ mới đồng ý kết hợp với anh hay không. Mỹ nói bao giờ Việt Nam thả tù nhân chính trị thì mới bắt tay với Việt Nam. Trong việc này, giữa đối nội và đối ngoại có sự xen kẽ cài răng lược với nhau và có một mối liên kết nhất định. Nếu trong nhà anh là người cha không tốt thì không một người hàng xóm nào chơi với anh cả.
Trà Mi: Trách nhiệm người công dân trong vấn đề này ra sao?
Anh Chí: Trước khi nhà nước nói tới trách nhiệm của công dân, họ phải có trách nhiệm của nhà nước trước. Đơn giản như quyền lên tiếng của người dân, quyền bày tỏ, nhân quyền họ cũng đàn áp, bóp cổ bóp miệng chúng tôi bấy lâu nay. Họ bắt bỏ tù những người như Điếu Cày, Bùi Thị Minh Hằng và nhiều người khác nữa. Hiện giờ họ vẫn cầm tù một cách vô căn cứ. Họ thích dùng quyền lực đày đọa chúng tôi vào con đường tù tội thì làm sao đòi hỏi trách nhiệm công dân? Bây giờ chúng tôi đặt ngược lại, chúng tôi đòi hỏi họ phải thả tất cả tù nhân lương tâm ra thì mới thuyết phục được lòng dân. Mồm họ đòi chúng tôi ủng hộ mà tay họ vẫn cứ bóp cổ dân, tống tù đày đọa bao nhiêu người yêu nước thì làm sao mà chúng tôi chấp nhận được. Thứ hai, họ cứ ca tụng ‘4 tốt’, ‘16 vàng’ thì làm sao các nước xung quanh như Philippines hay Nhật liên minh với Việt Nam, một nước cứ ca tụng kẻ thù đánh mình thì họ liên minh làm gì? Mỗi công dân khẳng định cho mình trách nhiệm với Tổ quốc, với đất nước,-dân tộc, chứ không phải với đảng cộng sản cầm quyền. Câu trả lời dứt khoát của chúng tôi là như thế.
Nguyễn Chí Đức: Họ phải an dân. Niềm tin vào đảng cộng sản đã bị xói mòn từ rất lâu rồi.
Trà Mi: Nếu sắp tới Trung Quốc có những hành động lấn lướt hơn nữa, táo bạo hơn nữa, công dân của Việt Nam sẽ làm gì?
Nguyễn Chí Đức: Nếu chiến tranh, không riêng gì tôi mà nhiều thanh niên Việt Nam sẽ lên đường. Lên đường xong về bảo đảm kiểu gì chúng tôi cũng phải thay đổi chế độ này, không còn độc tài cộng sản nữa mà phải là dân chủ.
Trung Nghĩa: Tôi sẽ không cầm súng ra chiến trường cho đến khi nào mà đảng cộng sản chưa nới tay với nhân dân, chưa thả tù nhân lương tâm, chưa làm theo nguyện vọng nhân dân kêu gọi. Không bao giờ tôi cầm súng cho đảng cộng sản để bảo vệ một chế độ như thế cả. Mình muốn phải có sự thay đổi từ chính quyền. Trung Quốc lấn lướt được Việt Nam cũng bởi vì chính quyền mình quá nhu nhược.
Trà Mi: Các bạn dự đoán mọi chuyện sẽ thế nào nếu Việt Nam ‘nhường bước’ hoặc ‘không nhường bước’?
Trung Nghĩa: Một thằng ăn cướp vào nhà cướp bóc của mình, không thể nào mình cứ lùi mãi. Lùi mãi thì lùi tới bao giờ? Nó dồn mình tới chân tường thì mình phải chống lại bằng cách này hay cách khác, kể cả chấp nhận thương vong.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian cho chương trình này.
Trung Quốc sẽ dùng Hoàng Sa làm bàn đạp để lấn vào các vùng biển khác của Việt Nam?
BienDong.Net:
Cuộc chiến Hoàng Sa vẫn diễn ra trên biển. Đó là nhận định của nhà
nghiên cứu Duong Danh Huy, một chuyên gia người Việt ở hải ngoại trong
bài viết về Biển Đông đăng trên BBC mới đây.
Theo ông Dương Danh Huy, mặc dù Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa 40 năm, nước này mới chỉ bắt đầu nỗ lực củng cố sự kiểm soát trên biển và khai thác tài nguyên trong vùng biển kế cận quần đảo này trong thời gian tương đối gần đây.
Và họ sẽ không ngừng ở đó mà sẽ dùng Hoàng Sa làm bàn đạp để đẩy vùng họ kiểm soát lấn vào các vùng biển khác của Việt Nam như vết dầu loang.
Vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân đảo Lý Sơn (ảnh BienDong.Net)
Ông Huy chỉ rõ: Cho đến năm 2009 ngư dân Việt Nam vẫn còn đánh bắt tự do trong vùng biển Hoàng Sa. Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu củng cố sự kiểm soát trên biển bằng chính sách đàn áp ngư dân Việt Nam, nhằm đẩy lùi những người Việt Nam cuối cùng ra khỏi vùng biển Hoàng Sa. Kế đến là việc Trung Quốc triển khai các hoạt động dầu khí.
Thí dụ, năm 2012 nước này mời thầu tại Lô 65/12, gần đảo Cây thuộc và ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa. Với Việt Nam chỉ phản đối một cách phi đối sách, diễn biến tất nhiên là Trung Quốc sẽ mở rộng hoạt động dầu khí về các phía đông, tây và nam của quần đảo này. Việc triển khai giàn khoan Hải dương - 981 gần đảo Tri Tôn thuộc và về phía tây nam quần đảo sẽ chỉ là một trong nhiều bước loang của vết dầu - nếu Việt Nam tiếp tục chỉ phản đối một cách phi đối sách.
Giàn khoan được ví như pháo đài chủ quyền di động của Trung Quốc
Song song với các động thái trong hai lãnh vực nghề cá và dầu khí, Trung Quốc sẽ tăng cường những sự kiểm soát dân sự và quân sự khác trên biển, nhằm đi từ sự đã rồi trên đảo đến sự đã rồi trên biển, trong một vùng biển rộng lớn tối đa.
Tuy nhiên đó còn chưa phải là mục đích tối hậu của Trung Quốc.
Ngoài việc biến vùng biển Hoàng Sa thành “biển thiên triều”, nước này sẽ tiến hành những khía cạnh khác của cuộc nam tiến, thí dụ như đưa tàu thuyền bán quân sự và giàn khoan vào kiểm soát, khảo sát và khai thác vùng Tư Chính, ngoài khơi bờ biển miền Nam Việt Nam, với hải quân khổng lồ của họ luôn đứng sau.
Theo ông Huy, những gì Đế quốc Trung Hoa ngày xưa đã không thực hiện được trên bộ, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày nay đang cố gắng thực hiện trên biển. Có thể nói rằng Việt Nam ngày nay đang đứng trước một quá trình xâm lấn từ phương Bắc quy mô không kém, và còn có thể nói là tinh tế hơn những gì Việt Nam ngày xưa đã từng đối diện, và phải ứng phó một cách tích cực không kém người Việt xưa đã từng giữ nước.
Không những thế, cuộc nam tiến của Trung Quốc trên biển ngày nay có nhiều khía cạnh khác với những cuộc xâm lăng thời phong kiến. Thứ nhất, như Trần Hưng Đạo nói, nếu quân ngoại xâm tiến chậm như tằm ăn dâu thì khó chế ngự, trong khi đó lại là chiến lược của Trung Quốc hiện nay. Thứ nhì, nếu Trung Quốc chiếm một số đảo nhỏ xa bờ hay giành sự kiểm soát và khai thác trong một vùng biển thì Việt Nam khó có thể theo đuổi một cuộc chiến tranh không giới hạn để giành lại. Thứ ba, chiến tranh hiện đại trên biển là khác với chiến tranh trên bộ ngày xưa.
Theo ông Dương Danh Huy, trước chủ trương của Trung Quốc, một chủ trương bất di bất dịch bất kể lời lẽ ngoại giao phù phiếm, trước hết trong lãnh vực pháp lý, Việt Nam phải tận dụng những phương tiện pháp lý mình có.
Việt Nam phải công khai thách Trung Quốc ra tòa về chủ quyền đối với Hoàng Sa. Mặc dù khả năng là Trung Quốc sẽ khước từ, nhưng đó là lỗi của họ chứ không phải của Việt Nam thách họ, và thế giới cũng như người Trung Quốc sẽ thấy nước nào là nước trốn tránh công lý. Và Việt Nam cũng nên nộp đơn kiện Trung Quốc về giàn khoan 981.
Ông Dương Danh Huy cho rằng mặc dù Trung Quốc đã vận dụng Điều 298 của UNCLOS để tránh việc áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho một số loại tranh chấp, và do đó trọng tài UNCLOS sẽ không có thẩm quyền để phán quyết vùng biển đó thuộc về bờ biển hay đảo nào, vì địa điểm của giàn khoan này nằm cách đất liền Việt Nam dưới 200 hải lý, trọng tài UNCLOS sẽ công nhận rằng hiện hữu tranh chấp trong khu vực đó, bất kể các câu hỏi liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, và sẽ cấm Trung Quốc đơn phương khoan dầu khí.
Ngoài ra, trọng tài UNCLOS cũng sẽ công nhận rằng việc tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam là sử dụng bạo lực trong vùng tranh chấp, tức là vi phạm luật quốc tế.
Cũng theo ông Huy, trong lãnh vực chính trị và ngoại giao, Việt Nam phải “thoát Trung”, phải thoát khỏi vòng kim cô ràng buộc mình vào một nước mà, bất kể lời lẽ hữu nghị xã hội chủ nghĩa, bản chất xương tủy, ngàn năm văn hiến của họ vẫn là Đế quốc Trung Hoa ngày xưa.
“Thoát Trung” tạo thêm điều kiện cho chúng ta tự do lựa chọn và ứng xử với đồng minh sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình nhất. “Thoát Trung” cũng tạo thêm điều kiện để chúng ta hội nhập nhiều hơn với thế giới văn minh và phát triển đất nước.
Nhưng cuối cùng thì điều không thể thiếu được của một quốc gia độc lập là đối sách trên thực địa - ông Huy nhận định. Tòa án quốc tế không có cảnh sát để bảo đảm phán quyết của họ sẽ được các bên thi hành. Khó có nước nào khác sẽ ủng hộ Việt Nam bằng vũ lực ở Hoàng Sa hay trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ đất liền.
Mặc dù hải quân, không quân và các lực lượng bán quân sự trên biển của Trung Quốc mạnh hơn của Việt Nam, và mặc dù chiến lược tằm ăn dâu của họ làm cho Việt Nam khó quyết định về phản ứng trên thực địa, Việt Nam không thể không có đối sách trên thực địa, dù điều đó có thể bao hàm hy sinh xương máu và khí tài.
Bất kể Việt Nam có sử dụng biện pháp pháp lý, chính trị và ngoại giao nào hay không, và bất kể việc con tằm chỉ ăn lá dâu từng miếng nhỏ, Trung Quốc đang từng bước dồn Việt Nam đến câu hỏi Diên Hồng. Không rõ câu hỏi này khó trả lời cho Đại Việt ngày xưa thế nào, nhưng chắc chắn là ngày nay cần những trả lời tinh tế hơn xưa, vì trong bối cảnh ngày nay hòa cũng như chiến đều có nhiều hình thức và mức độ, ông Huy phân tích...
BDN
Trung Quốc làm tăng phẫn nộ của dân Việt với nhà cầm quyền Hà Nội
Tin liên hệ
- Tổng thư ký ASEAN: Trung Quốc phải rút khỏi vùng biển tranh chấp
- Phản kháng ở VN không lay chuyển chiến lược biển của TQ
- Philippines, Việt Nam biểu tình chung phản đối Trung Quốc
- Học giả: 'Mỹ phải sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam’ ở Biển Đông
- 'Việt Nam khó cản bước Trung Quốc bằng biểu tình'
- Trung Quốc hối thúc Việt Nam trấn áp bạo loạn, ban hành cảnh báo du hành
Ðường dẫn
Tôn thờ ngay kẻ thù trực tiếp và lâu dài nhất mà lại bảo chúng tôi theo thì chúng tôi theo thế nào?
Anh Chí
Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay ghi nhận ý kiến của 4 người trẻ trong nước ngay sau khi xảy ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc rầm rộ tại 3 miền đất nước hồi cuối tuần qua.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc thảo luận
Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam
Trà Mi: Theo các bạn, vì sao lần này Trung Quốc hành động táo bạo tới mức báo động như thế?
Trung Nghĩa: Mình nghĩ rằng khi Trung Quốc leo thang như thế ít nhất phải có sự hậu thuẫn nhất định nào đó từ phía Việt Nam. Mình không tin tưởng đường lối của các vị lãnh đạo. Mình nghĩ ít nhất phải có sự ‘tay trong’ nào đó hoặc có sự hậu thuẫn thì Trung Quốc mới dám ngang nhiên đưa cả giàn khoan lớn vào như thế. Thật vô lý, không thể nào có chuyện cả một giàn khoan đưa vào Việt Nam mà mình hoàn toàn không biết gì cho đến khi nó công khai ra. Lúc đó mới phản ứng lại, sự phản ứng đó quá muộn màng. Họ giả vờ không biết thì đúng hơn.
Trà Mi: Nếu ‘giả vờ’ vì sao lần này họ lại phản ứng rất mạnh, thậm chí đáp trả các cuộc tấn công vòi rồng của Trung Quốc, tuyên bố dùng ‘mọi biện pháp’ cần thiết trước các hành động khiêu khích của Bắc Kinh, tàu Việt Nam vẫn hiện diện tại hiện trường, báo chí nhà nước ồ ạt đưa tin…v..v..?
Em là một công dân của Việt Nam, em
sẵn sàng cầm súng ra chiến trận, nhưng nếu ra chiến đấu để sau này cho
đảng cộng sản tiếp tục cầm quyền thì chắc chắn là không bao giờ em làm.
Trung Nghĩa
Mai Thanh: Khi sự việc rất nóng bỏng, sau 3 ngày dân phẫn nộ lên như vậy thì nhà nước mới bắt đầu có phản ứng nhẹ chứ không phải gay gắt. Khi giàn khoan ấy đã lộ ra rồi mới lên tiếng phản ứng, chắc chắn phải có bí ẩn trong vụ giàn khoan này.
Nguyễn Chí Đức: Mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản Trung-Việt là mối quan hệ giữa cộng sản và độc tài, họ có những thương lượng và đối thoại ‘đi đêm’. Đáng ra chuyện này người đứng đầu quốc gia phải lên tiếng. Đại hội đảng lần rồi họ không nói gì đến chuyện biển đảo hay mối đe dọa từ Trung Quốc, chứng tỏ họ có kênh đối thoại ngầm với đảng cộng sản Trung Quốc. Sự việc lần này đặt nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vào thế bắt buộc phải phản ứng, không thể bịp được nữa. Nếu không có đủ phản ứng thích hợp, giữa lúc lòng phẫn nộ của dân Việt đang bị thổi bùng lên họ không bảo vệ Tổ quốc thì không đủ tư cách để lãnh đạo đất nước. Cho nên buộc họ phải có biện pháp cứng rắn hơn so với những lần trước. Không thể bưng bít thông tin hay bịt miệng dân như xưa nữa.
Trà Mi: Những phản ứng quyết liệt lần này có thỏa lòng dân?
Trung Nghĩa: So với những lần trước, lần này phản ứng tương đối là mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực như Philippines hay Nhật, phản ứng hiện tại của Việt Nam vẫn còn quá là yếu ớt, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Dân cần chính phủ phải có hành động rõ rệt và quyết liệt hơn. Nó lấn sân mình như thế, nó đã xác định giẫm đạp lên luật quốc tế, không coi luật quốc tế ra gì thì mình không thể nào chấp nhận đàm phán như thế được.
Trà Mi: Nếu Việt Nam ‘quyết liệt hơn’ e dẫn tới những rủi ro. Việt Nam nếu không kiềm chế, khó đối đầu với Trung Quốc, khó tránh được tổn thất. Ý kiến các bạn thế nào?
Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam
Trung Nghĩa: Mình biết thế nhưng không nhất thiết phải là chiến tranh.
Trà Mi: Những việc làm ‘quyết liệt hơn’ cụ thể mà các bạn đề nghị là gì?
Anh Chí: Có nhiều bước nhà nước phải làm từ mặt trận ngoại giao, pháp lý, tới mặt trận quân sự. Việt Nam cần phải ngay lập tức đưa vụ này ra tòa quốc tế như Philippines đã làm, chứng minh Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam theo Luật biển 1982. Đánh động được dư luận quốc tế thì người ta mới có thể can thiệp. Việt Nam càng lùi thì họ càng tiến. Mình đang cầm chính nghĩa trong tay không lý gì không làm được việc đó, phải chăng vì những uẩn khúc trong quá khứ lịch sử mà không dám làm?
Trà Mi: Anh muốn nhắc tới công hàm của ông Phạm Văn Đồng với Trung Quốc lúc trước?
Anh Chí: Vâng, chính xác.
Trung Nghĩa: Điều mà chính phủ Việt Nam làm không tốt nữa là không lấy được lòng dân. Mình là công dân Việt Nam mà cảm thấy không tin tưởng chính phủ Việt Nam hiện tại.
Nguyễn Chí Đức: Người dân trong nước bây giờ thật sự chả ưa gì đảng cộng sản. Họ muốn tạo đoàn kết nhân dân, phải thể hiện qua việc chống tham nhũng và bớt đàn áp dân lành, đàn áp những tiếng nói phản biện giúp cho đất nước. Đằng này họ cứ đàn áp, sách nhiễu. Chính quyền này phải thay đổi toàn diện, chẳng hạn phải ra luật biểu tình. Họ sợ ra luật này, cái gì ảnh hưởng tới quyền cai trị của họ là họ sợ. Chính vì vậy từ rất lâu rồi họ bưng bít thông tin về chuyện biển đảo. Lần này mà im nữa là đảng của họ mất chính nghĩa ngay, lòng dân còn sôi sục hơn.
Mồm họ đòi chúng tôi ủng hộ mà tay
họ vẫn cứ bóp cổ dân, tống tù đày đọa bao nhiêu người yêu nước thì làm
sao mà chúng tôi chấp nhận được. Thứ hai, họ cứ ca tụng ‘4 tốt’, ‘16
vàng’ thì làm sao các nước xung quanh như Philippines hay Nhật liên minh
với Việt Nam, một nước cứ ca tụng kẻ thù đánh mình thì họ liên minh làm
gì?
Anh Chí
Trà Mi: Khi Việt Nam để diễn ra các cuộc biểu tình hôm 11/5 có là một ‘thay đổi’ không so với các cuộc biểu tình trước đây mà chính anh Chí Đức là một nạn nhân bị đạp vào mặt khi tham gia?
Nguyễn Chí Đức: Không thay đổi. Họ cài cắm những người phò đảng vào để đánh anh em thuần túy yêu nước cơ. Tôi chứng kiến hết. Đối tượng được nhà nước bật đèn xanh cài vào biểu tình họ không hô đả đảo Trung Quốc. Họ chỉ tung hô ‘đảng cộng sản quang vinh’, ‘nhân dân đứng sau chính phủ’ thế này thế kia. Ý tôi muốn nói họ đi biểu tình mang tính trá hình.
Trà Mi: Ý anh là các cuộc biểu tình đó theo cái gọi là ‘định hướng’?
Trung Nghĩa: Chính xác. Chính vì vậy mà có rất nhiều anh em đấu tranh không tham gia cuộc biểu tình này vì đơn giản họ không muốn thành con rối cho đảng cộng sản giật dây.
Nếu chiến tranh, không riêng gì tôi
mà nhiều thanh niên Việt Nam sẽ lên đường. Lên đường xong về bảo đảm
kiểu gì chúng tôi cũng phải thay đổi chế độ này, không còn độc tài cộng
sản nữa mà phải là dân chủ
Nguyễn Chí Đức
Trà Mi: Việt Nam có thể làm gì hơn nữa trong tình thế hiện nay? Các bạn chưa hài lòng, các bạn có kiến nghị nào nữa cụ thể không?
Anh Chí: Cái cần nhất bây giờ là đảng cộng sản phải tuyên bố công khai cho dân chương trình hành động cụ thể của họ thế nào để dân biết mà ủng hộ hay không ủng hộ. Họ cứ nói chung chung là dân phải đồng lòng với chính phủ, với đảng. Nhưng đồng lòng như thế nào. Chúng tôi không biết cụ thể nó như thế nào thì làm sao mà đồng lòng được? Chúng tôi có quyền lựa chọn. Dân không phải ‘đứng sau chính phủ’ như họ vẫn nói, mà dân có quyền đứng ngang bằng hoặc thậm chí đứng trước chính phủ. Từ hôm xảy ra tới giờ, ‘tứ trụ triều đình’, những người đại diện của chính quyền Việt Nam không có một phát ngôn chính thức nào ngoài những phản ứng của người dân hoặc từ cán bộ các cấp để chấp nhận sự đã rồi và ăn chia với Trung Quốc. Cái đó khác gì bán nước. Dân muốn biết đảng cộng sản có dám lựa chọn dứt khoát giữa lợi ích của họ mà bấy lâu họ đặt lên trên lợi ích dân tộc, lợi ích Tổ quốc. Bây giờ họ dám từ bỏ cái đó không hay vẫn cứ muốn đè đầu cưỡi cổ dân, dành đặc quyền đặc lợi, bán rẻ đất nước vì đặc quyền đặc lợi của phe nhóm thiểu số của họ và con cháu họ. Chúng tôi nực cười với bụng dạ của họ thì làm sao chúng tôi đồng lòng với họ được? Họ không thể nào hô hào suông. Cái bây giờ người dân phải biết là đảng cộng sản có tuyên bố dứt khoát hay vẫn giữ chính sách tôn thờ ‘16 vàng’, ‘4 tốt’. Tôn thờ ngay kẻ thù trực tiếp và lâu dài nhất mà lại bảo chúng tôi theo thì chúng tôi theo thế nào? Không bao giờ chúng tôi tốn xương máu cho kẻ khác ngồi hưởng lợi trên xương máu của nhân dân. Họ là những kẻ bán nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc nếu như họ không có những động thái đứng về phía nhân dân. Chúng tôi bây giờ nói công khai chuyện đấy chứ không có gì phải che giấu với họ.
Trà Mi: Có thể chăng đảng và nhà nước Việt Nam cũng muốn có những hành động dứt khoát, mạnh mẽ với Trung Quốc, nhưng trong thế kẹt vì Trung Quốc bây giờ quá hùng mạnh?
Anh Chí: Ở đây nói ‘dứt khoát’ không phải là đánh nhau mà là phải thể hiện thái độ cứng rắn và quyết liệt qua chính sách có phụ thuộc vào Trung Quốc hay không. Cái đó mới là quan trọng. Sự phụ thuộc vào chính trị, kinh tế, văn hóa còn nguy hiểm hơn gấp vạn lần. Cái đó mới nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam vì chuyện đánh nhau rất khó xảy ra. Trung Quốc cũng không muốn vì nếu họ phát động chiến tranh, tổn hại cho họ sẽ lớn hơn Việt Nam. Thế giới văn minh không cho phép anh dùng sức mạnh đè bẹp nước láng giềng như thế. Khi đó Việt Nam có thể kêu gọi sự giúp đỡ của các nước khác và người ta sẵn sàng giúp chống lại Trung Quốc.
Trà Mi: Nhưng trong thời đại đối tác-đối thoại hiện nay, nếu mình có thái độ ‘cứng rắn’, ‘quyết liệt’ với người khổng lồ như vậy liệu chăng cũng có nhiều rủi ro cho mình? Phải chăng mình cũng nên ‘kiềm chế’, ‘mềm dẻo’, ‘uyển chuyển’?
Trung Nghĩa: Em không nghĩ thế. Mặc dù đều có kẻ thù chung là Trung Quốc, nhưng ta thấy Philippines, Nhật, Hàn họ có thể liên kết với nhau nhưng chưa thấy một mối liên kết nào của họ với Việt Nam cả. Nguyên nhân là do đảng cầm quyền ở Việt Nam. Mình yếu không thể nào đánh lại kẻ mạnh hơn mình, thế thì phải liên kết với những người khác. Nhưng vì lý do gì mà những người hàng xóm của mình không liên kết với mình.
Nguyễn Chí Đức: Tôi từng là cộng sản tôi hiểu. Bản chất của đảng cộng sản là muốn cầm quyền đến suốt đời, như khẩu hiệu ‘đảng cộng sản muôn năm’ của họ đó. Cho nên họ phải o bế nước cộng sản Tàu vì bây giờ trên thế giới thật ra chả ai thích cộng sản cả. Họ muốn bám trụ quyền lực đến cùng, thậm chí phải bán rẻ Tổ quốc họ cũng chấp nhận. Bây giờ họ cứ lẩn quẩn thế. Nếu họ thật tâm vì đất nước này, cách đây mười mấy năm họ đã phải ý thức vấn đề biển đảo, thức tỉnh lòng dân, tăng cường nội lực kinh tế, quốc phòng, giáo dục. Tôi hay đi biểu tình vì tôi muốn thức tỉnh cái đảng của tôi, nhưng tới mức tôi chán quá, tôi buông hết. Tôi tin trước sau gì Trung Quốc sẽ gây chiến. Lúc đấy, nó cũng giống như Nga, bất chấp luật pháp quốc tế. Thân phận dân tộc-đất nước Việt Nam nó khổ như thế.
Trà Mi: Trước tình hình hiện nay, phương cách nào cho vấn đề chủ quyền Việt Nam và người trẻ Việt có thể góp phần thế nào?
Trung Nghĩa: Vấn đề ở chỗ họ đối xử với người dân không hợp lý, cho nên dân cũng không đồng lòng. Em là một công dân của Việt Nam, em sẵn sàng cầm súng ra chiến trận, nhưng nếu ra chiến đấu để sau này cho đảng cộng sản tiếp tục cầm quyền thì chắc chắn là không bao giờ em làm. Một giọt máu em cũng không nhỏ cho đảng cộng sản. Quốc tế nhìn vào người ta phải thấy anh đối xử với con dân anh thế nào thì họ mới đồng ý kết hợp với anh hay không. Mỹ nói bao giờ Việt Nam thả tù nhân chính trị thì mới bắt tay với Việt Nam. Trong việc này, giữa đối nội và đối ngoại có sự xen kẽ cài răng lược với nhau và có một mối liên kết nhất định. Nếu trong nhà anh là người cha không tốt thì không một người hàng xóm nào chơi với anh cả.
Trà Mi: Trách nhiệm người công dân trong vấn đề này ra sao?
Anh Chí: Trước khi nhà nước nói tới trách nhiệm của công dân, họ phải có trách nhiệm của nhà nước trước. Đơn giản như quyền lên tiếng của người dân, quyền bày tỏ, nhân quyền họ cũng đàn áp, bóp cổ bóp miệng chúng tôi bấy lâu nay. Họ bắt bỏ tù những người như Điếu Cày, Bùi Thị Minh Hằng và nhiều người khác nữa. Hiện giờ họ vẫn cầm tù một cách vô căn cứ. Họ thích dùng quyền lực đày đọa chúng tôi vào con đường tù tội thì làm sao đòi hỏi trách nhiệm công dân? Bây giờ chúng tôi đặt ngược lại, chúng tôi đòi hỏi họ phải thả tất cả tù nhân lương tâm ra thì mới thuyết phục được lòng dân. Mồm họ đòi chúng tôi ủng hộ mà tay họ vẫn cứ bóp cổ dân, tống tù đày đọa bao nhiêu người yêu nước thì làm sao mà chúng tôi chấp nhận được. Thứ hai, họ cứ ca tụng ‘4 tốt’, ‘16 vàng’ thì làm sao các nước xung quanh như Philippines hay Nhật liên minh với Việt Nam, một nước cứ ca tụng kẻ thù đánh mình thì họ liên minh làm gì? Mỗi công dân khẳng định cho mình trách nhiệm với Tổ quốc, với đất nước,-dân tộc, chứ không phải với đảng cộng sản cầm quyền. Câu trả lời dứt khoát của chúng tôi là như thế.
Khi giàn khoan ấy đã lộ ra rồi mới lên tiếng phản ứng, chắc chắn phải có bí ẩn trong vụ giàn khoan này
Mai Thanh
Nguyễn Chí Đức: Họ phải an dân. Niềm tin vào đảng cộng sản đã bị xói mòn từ rất lâu rồi.
Trà Mi: Nếu sắp tới Trung Quốc có những hành động lấn lướt hơn nữa, táo bạo hơn nữa, công dân của Việt Nam sẽ làm gì?
Nguyễn Chí Đức: Nếu chiến tranh, không riêng gì tôi mà nhiều thanh niên Việt Nam sẽ lên đường. Lên đường xong về bảo đảm kiểu gì chúng tôi cũng phải thay đổi chế độ này, không còn độc tài cộng sản nữa mà phải là dân chủ.
Trung Nghĩa: Tôi sẽ không cầm súng ra chiến trường cho đến khi nào mà đảng cộng sản chưa nới tay với nhân dân, chưa thả tù nhân lương tâm, chưa làm theo nguyện vọng nhân dân kêu gọi. Không bao giờ tôi cầm súng cho đảng cộng sản để bảo vệ một chế độ như thế cả. Mình muốn phải có sự thay đổi từ chính quyền. Trung Quốc lấn lướt được Việt Nam cũng bởi vì chính quyền mình quá nhu nhược.
Trà Mi: Các bạn dự đoán mọi chuyện sẽ thế nào nếu Việt Nam ‘nhường bước’ hoặc ‘không nhường bước’?
Trung Nghĩa: Một thằng ăn cướp vào nhà cướp bóc của mình, không thể nào mình cứ lùi mãi. Lùi mãi thì lùi tới bao giờ? Nó dồn mình tới chân tường thì mình phải chống lại bằng cách này hay cách khác, kể cả chấp nhận thương vong.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian cho chương trình này.
LÊ DIỄN ĐỨC * XUỐNG ĐƯỜNG VÌ TRÁCH NHIEM
Hãy xuống đường vì trách nhiệm
Hơn lúc nào hết, trong tình trạng căng thẳng này, những người có
điều kiện tham gia biểu tình càng phải nhìn nhận trách nhiệm của mình
trước tình cảnh đất nước bị hoạ ngoại xâm, vì chính tương lai chúng ta
và các thế hệ tiếp nối.
Xuống đường là bày tỏ sự ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn công nhân các tỉnh lị và thành phố Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai, v,v... chống sự xâm lấn của Trung Quốc (mặc dù đã bị xảy sự việc đập phá các nhà máy đáng trách).
Anh Phạm Chí Dũng, một nhà báo và hoạt động dân chủ, nhân quyền kêu gọi ngày 18 tháng 5 năm 2014 "cả nước xuống đường" với một bài viết mạnh mẽ. Trước hết cho thấy sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc và cái mối đe doạ ngàn năm của họ muốn biến Việt Nam thành một nước chư hầu treo lơ lửng trên đầu dân tộc Việt.
Trung Quốc đang dùng mọi phương pháp gặm nhấm dần lãnh thổ của Việt Nam và ngày một lấn ép tập đoàn cộng sản Hà Nội. Điều này quá dễ nhìn nhận qua những phản ứng nhẫn nhục của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội mỗi khi có sự cố với Trung Quốc trên biển.
Cuộc xâm thực mềm của Trung Quốc thực chất còn nham hiểm và nghiêm trọng hơn cả việc họ đặt giàn khoan trên biển nằm trong khu vực chồng chéo chủ quyền của VIệt Nam và Hoàng Sa mà họ xâm chiếm và cai quản hơn 40 năm nay. Bởi vì không cần chiến sự, từng bước họ lấn sâu hợp pháp vào lãnh thổ Việt Nam bằng các con bài lợi ích kinh tế và bằng sự thoả hiệp của nhà cầm quyền. Trên đất liền, nhà cầm quyền mở cửa cho Trung Quốc vào ngang nhiên và ồ ạt với hơn 90% tổng thầu các dự án quốc gia và hàng chục ngàn người Trung Quốc sống và làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam. Việt Nam như thùng rác khổng lồ để Trung Quốc đổ hàng hoá hoá độc hại. Có vẻ như xã hội chấp nhận sự có mặt dài hạn của Trung Quốc trên mảnh đất này? Sự phản kháng lẽ ra phải mạnh mẽ từ lâu, chứ không đợi đến lúc này!
Bài báo của Phạm Chí Dũng đã dũng cảm bóc trần sự thật:
"Trong suốt ba năm qua, những gì mà chế độ một đảng ở Việt Nam dụng tâm thỏa hiệp với người bạn “Bốn Tốt” đã đổi lại được gì? 10 thỏa thuận của nguyên thủ quốc gia Trương Tấn Sang dưới bóng cờ sắc máu Tập Cận Bình vào mùa hè năm 2013 có làm cho tình thế bớt chút nào nóng bỏng và tủi nhục? Tại sao người được xem là một nguyên thủ quốc gia khác – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – lại khiến cho con dân nước Việt tuyệt vọng đến thế khi ông không dám đả động một lời về đợt xâm lăng HD 981 trong bài diễn văn mở đầu Hội nghị trung ương 9 – một hành động khiến những người đam mê điện ảnh bắt buộc phải đau đớn ngẫm lại bộ phim “Sự im lặng của bầy cừu”?
"Nhưng thái độ của Bộ Chính trị Hà Nội ra sao? Trong ít nhất ba năm qua và bất chấp gần hai chục cuộc biểu tình của tầng lớp trí thức và nhân dân, đảng và chính quyền Việt Nam đã chỉ mang trên mình một nỗi nhẫn nhục thực thể và nỗi sợ hãi vô hình, bởi những nguyên do và động cơ thâm sâu mà có lẽ chỉ có họ mới ngầm hiểu với nhau".
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
http://www.rfa.org/vietnamese/blog/go-protest-with-responsibility-05162014213427.html
Xuống đường là bày tỏ sự ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn công nhân các tỉnh lị và thành phố Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai, v,v... chống sự xâm lấn của Trung Quốc (mặc dù đã bị xảy sự việc đập phá các nhà máy đáng trách).
Anh Phạm Chí Dũng, một nhà báo và hoạt động dân chủ, nhân quyền kêu gọi ngày 18 tháng 5 năm 2014 "cả nước xuống đường" với một bài viết mạnh mẽ. Trước hết cho thấy sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc và cái mối đe doạ ngàn năm của họ muốn biến Việt Nam thành một nước chư hầu treo lơ lửng trên đầu dân tộc Việt.
Trung Quốc đang dùng mọi phương pháp gặm nhấm dần lãnh thổ của Việt Nam và ngày một lấn ép tập đoàn cộng sản Hà Nội. Điều này quá dễ nhìn nhận qua những phản ứng nhẫn nhục của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội mỗi khi có sự cố với Trung Quốc trên biển.
Cuộc xâm thực mềm của Trung Quốc thực chất còn nham hiểm và nghiêm trọng hơn cả việc họ đặt giàn khoan trên biển nằm trong khu vực chồng chéo chủ quyền của VIệt Nam và Hoàng Sa mà họ xâm chiếm và cai quản hơn 40 năm nay. Bởi vì không cần chiến sự, từng bước họ lấn sâu hợp pháp vào lãnh thổ Việt Nam bằng các con bài lợi ích kinh tế và bằng sự thoả hiệp của nhà cầm quyền. Trên đất liền, nhà cầm quyền mở cửa cho Trung Quốc vào ngang nhiên và ồ ạt với hơn 90% tổng thầu các dự án quốc gia và hàng chục ngàn người Trung Quốc sống và làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam. Việt Nam như thùng rác khổng lồ để Trung Quốc đổ hàng hoá hoá độc hại. Có vẻ như xã hội chấp nhận sự có mặt dài hạn của Trung Quốc trên mảnh đất này? Sự phản kháng lẽ ra phải mạnh mẽ từ lâu, chứ không đợi đến lúc này!
Bài báo của Phạm Chí Dũng đã dũng cảm bóc trần sự thật:
"Trong suốt ba năm qua, những gì mà chế độ một đảng ở Việt Nam dụng tâm thỏa hiệp với người bạn “Bốn Tốt” đã đổi lại được gì? 10 thỏa thuận của nguyên thủ quốc gia Trương Tấn Sang dưới bóng cờ sắc máu Tập Cận Bình vào mùa hè năm 2013 có làm cho tình thế bớt chút nào nóng bỏng và tủi nhục? Tại sao người được xem là một nguyên thủ quốc gia khác – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – lại khiến cho con dân nước Việt tuyệt vọng đến thế khi ông không dám đả động một lời về đợt xâm lăng HD 981 trong bài diễn văn mở đầu Hội nghị trung ương 9 – một hành động khiến những người đam mê điện ảnh bắt buộc phải đau đớn ngẫm lại bộ phim “Sự im lặng của bầy cừu”?
"Nhưng thái độ của Bộ Chính trị Hà Nội ra sao? Trong ít nhất ba năm qua và bất chấp gần hai chục cuộc biểu tình của tầng lớp trí thức và nhân dân, đảng và chính quyền Việt Nam đã chỉ mang trên mình một nỗi nhẫn nhục thực thể và nỗi sợ hãi vô hình, bởi những nguyên do và động cơ thâm sâu mà có lẽ chỉ có họ mới ngầm hiểu với nhau".
Như vậy, xuống đường là hành động phản kháng lại chính sách đối ngoại
của nhà cầm quyền, thách thức lương tri họ với lòng yêu nước của người
dân. Để chứng minh cho họ thấy rằng, trong lịch sử mấy ngàn năm của dân
tộc, dù có khi đã phải trải qua cả cái giai đoạn của Trần Ích Tắc, Lê
Chiêu Thống, Trung Quốc không bao giờ đồng hoá, nô dịch được người Việt
và những tên bán nước rốt cuộc cũng chết nhục nhã, cô đơn.
Sức mạnh của quần chúng, ý nguyện dân có thể trong lúc này có thể
thức tỉnh những kẻ u mê. Để nói với họ rằng, mảnh đất thiêng liêng này
là của người dân đã đổ bao xương máu mới có, không thuộc về một nhóm cầm
quyền nào.
Không một tổ chức, đảng phái nào được lạm dụng, tự đánh đồng mình với
Tổ quốc Việt Nam. Tổ quốc Việt Nam là một và duy nhất, không cần bất cứ
tính từ nào ghép vào nó. Từ ngàn đời nay, trước cả khi Đảng Cộng Sản
Việt Nam xuất hiện và cầm quyền. Chỉ có Tổ quốc Việt Nam. Không có Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa!
Bài của tác giả Trần Vũ trên trang web của nhà văn Phạm Thị Hoài viết:
"Dân Việt sẽ hy sinh nhưng lần này, dân chúng muốn chính quyền
hiểu: không thể mãi mãi tiêu dùng xương máu của dân cho tư lợi riêng của
đảng cầm quyền và gia đình những đảng viên trị vì. Tinh thần ái quốc
của dân Việt không phải là món hàng dùng đàm phán với Bắc Kinh. Để rồi
sau hHoà ước, với những điều khoản bí mật không cho dân biết, tất cả trở
lại y như cũ? Tàu cướp của – Đảng cướp công – Công an hà hiếp – Dân oan
mất đất – Trí thức bị đàn áp. Chồng, cha, anh, em và các con chết trận
để tiếp tục như vậy? Tàu cướp hay Đảng cướp, khác gì?
Dân Việt sẵn sàng hy sinh, vì quốc gia, không vì Đảng, nhưng không
chấp nhận thể chế tiếp tục chuyên chính. Đổ máu để giữ biên cương, để
trong phạm vi biên cương Việt Nam thực thi Tự do - Công bằng thật sự mà
không là những khẩu hiệu giả dối của những định hướng chủ nghĩa lầm lạc".
Trước sức ép của dư luận, nhà cầm quyền chỉ có một lối thoát duy nhất
ra khỏi sự bành trướng, ăn hiếp của Trung Quốc là đứng về phía nhân
dân, đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích đảng phái, thực thi một
nhà nước pháp quyền, dân chủ thực sự, kết bạn đồng minh với các quốc gia
có cùng các giá trị tự do dân chủ phổ quát.
Chúng ta đòi nhà cầm quyền, nếu thực tâm, hãy trả tự do cho những
người vì tranh đấu chống Trung Quốc mà bị cầm tù như Nguyễn Văn Hải
(Điếu Cày), Tạ Phong Tần, nhạc sĩ Việt Khang, Lê Quốc Quân, nhà báo
Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), Đinh Nguyên Kha, v.v...
Nếu không thống nhất đuợc ý nguyện của dân với nhà cầm quyền cộng sản
hiện tại, cuộc tranh đấu chống ngoại xâm sẽ bế tắc, không mang lại hiệu
quả. Và một viễn cảnh Bắc thuộc lần thứ Tư coi như cầm chắc.
Dù trong bối cảnh nào, thì nhà cầm quyền hãy nhớ rằng, tinh thần
không khuất phục ngoại xâm của người Việt là bất diệt. Lịch sử một ngày
nào đó sẽ lại phán xét và nguyền rủa những kẻ cõng rắn cắn gà nhà, giống
như với Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống.
Lê Diễn Đức, 16/05/2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
http://www.rfa.org/vietnamese/blog/go-protest-with-responsibility-05162014213427.html
VIẾT TỪ SÀIGON * TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG
Tình hình biển Đông sẽ đi về đâu?
Đó là câu hỏi cần lời giải cấp bách. Mọi chuyển biến ở Việt Nam
đang diễn ra trong từng giây chứ không còn trong từng giờ hay từng ngày,
từng tháng như trước đây nữa! Những cuộc biểu tình của công nhân khắp
ba miền đất nước nối tiếp diễn ra và liên tục tăng số lượng. Đã có nhiều
người chết và hàng chục công ty Trung Quốc trong các khu công nghiệp ở
Việt Nam bị đốt cháy, bị lấy sạch dụng cụ lao động…
Tất cả những thông số trên đây cho thấy rằng một mặt, tinh thần quật
khởi vốn bị cấm cửa, chặn đứng trong nhân dân suốt ba mươi chín năm ở
miền Nam và bảy mươi lăm năm ở miền Bắc đã chính thức được khai thông,
khơi nguồn và người dân đã tự nhìn thấy ý nghĩa của việc tự đứng lên,
cùng nhau đồng khởi để trước tiên là lấy lại sức mạnh của mình và sau đó
là bảo vệ quốc gia.
Mặt khác, trong những cuộc biểu tình, tinh thần quật khởi vẫn ít
nhiều mang dấu vết đám đông, di chứng của chế độ độc tài Cộng sản Việt
Nam. Chuyện quá khích, đập phá, hôi của ở các công ty đều là kết quả, hệ
lụy của quá trình thụ đắc nền giáo dục Cộng sản xã hội chủ nghĩa cùng
với cơ chế đề kháng của mỗi cá nhân để thích ứng với xã hội mà họ đang
sống.
Đốt và đánh người cũng là cách đề kháng thông qua học tập một cách
thụ động mà nhân dân phải có để tồn tại trong chế độ độc tài. Và khi có
biến, nhất định tính cách đó phải hiển lộ. Nhưng rất may là mọi kênh
thông tin thời đại internet ít nhiều cũng làm thay đổi được quan niệm
sống, thái độ sống, ứng xử văn hóa của người lao động Việt Nam, giúp cho
họ nhận rõ được giá trị của quyền làm người và trách nhiệm của một con
người trước xã hội, cộng đồng. Chí ít thì internet cũng làm phát sinh
được một hệ mỹ học mới cho giới lao động sau hơn ba mươi năm sống trong
bầu trời u ám Cộng sản xã hội chủ nghĩa!
Trở lại chuyện hàng chục ngàn công nhân đình công và biểu tình, hàng
loạt công ty có nguy cơ bị sập và hàng chục ngàn ngân hàng lớn, nhỏ
trong nước có nguy cơ tê liệt bởi khách hàng đến rút tiền chuyển sang
ngân hàng khác ở phương Tây, Mỹ ngày càng đông lên, có nơi phải xếp
hàng... Trong khi đó, giàn khoan HD 981 vẫn nằm thách thức Việt Nam trên
vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Và thêm nữa, có một cuộc đối đầu giữa
nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam với nhân dân trong thời gian gần đây
thông qua kiểu trí trá thông tin về biển Đông cũng như sự dàn xếp lố
bịch trong hoạt động biểu tình.
Với tình hình này, sắp tới đây sẽ có một cuộc khủng hoảng tài chính
trầm trọng ở hệ thống ngân hàng và kéo theo nền kinh tế trì trệ. Bên
cạnh đó, sẽ có hàng loạt công ty đóng cửa và tạm đóng cửa dẫn đến nhiều
công nhân bị thất nghiệp… Mới nhìn vào, cứ ngỡ rằng tình hình trong nước
sẽ xấu đi và nguy cơ thất nghiệp, đói sẽ đến. Nhưng nếu ngẫm kĩ, vấn đề
không phải thế. Vì sao?
Vì: chuyện ngành ngân hàng bị khủng hoảng không phải chỉ mới xảy ra
lần đầu mà đã nhiều lần xảy ra trong mười năm trở lại đây. Điều này chỉ
làm cho bất động sản và một số doanh nghiệp nhà nước bị khủng hoảng dây
chuyền, trong đó, có một số doanh nghiệp dựa vào thế lực nhà nước cũng
bị phá sản. Và mỗi đợt khủng hoảng là một cái lưới lọc tốt nhất để các
công ty hoạt động hiệu quả, có chế độ lương bổng và phúc lợi xã hội hợp
lý tồn tại, phát triển. Bằng chứng là hàng trăm ngàn công ty, doanh
nghiệp ở Việt Nam vẫn ăn nên làm ra sau nhiều trận khủng hoảng.
Điều này cho thấy mọi sự khủng hoảng đều làm cho nhà cầm quyền, các
nhóm lợi ích đỏ khủng hoảng chứ không hề làm cho các doanh nghiệp, công
ty tư nhân ảnh hưởng, nếu không muốn nói rằng đó là cơ hội để các doanh
nghiệp, công ty không có thế lực đỏ che chở được phát triển mạnh thêm vì
đã nhổ được cái gai cạnh tranh bẩn thĩu. Và nếu như sắp tới, lại diễn
ra khủng hoảng, điều này càng đẩy các nhóm lợi ích, thế lực đỏ vào đường
cùng.
Riêng về vấn đề thất nghiệp, công nhân Việt Nam chưa bao giờ ngưng
thất nghiệp và công việc của họ luôn bấp bênh. Thậm chí, đa phần những
người đi biểu tình ở các khu công nghiệp đều trong tình trạng thất
nghiệp hoặc bán thất nghiệp, làm một ngày, công ty cho nghỉ ba ngày vì
thiếu hàng, thiếu nguyên liệu. Thay vì trước đây họ sợ sệt, lo lắng
tương lai, phải vác đơn chạy công ty này, doanh nghiệp nọ cả tháng trời,
bây giờ họ bỏ ra vài ngày đi biểu tình, cần thiết họ bỏ ra vài tháng đi
biểu tình. Chắc chắn họ sẽ không bị đói vì biểu tình bởi thời gian biểu
tình phải ngắn hơn thời gian thất nghiệp.
Đó là chưa muốn nói nếu những cuộc biểu tình mang lại thành tựu cách
mạng thì phần thắng lợi cho người lao động cũng như con cái của họ quá
lớn!
Trong khi đó, nhà cầm quyền đã rơi vào thế ngồi trên lưng cọp, ngồi
dai cũng chết mà bước xuống cũng chết. Vì họ đã chơi thân với Trung Cộng
quá lâu, nợ nần, ân oán và chiều phục đàn anh Trung Cộng trên mọi khía
cạnh, bây giờ, đàn anh Trung Cộng lấy một phần biển hay một phần đất chỉ
là chuyện đương nhiên. Vấn đề là khó cho Cộng sản Việt Nam, cái khó ở
chỗ hơn nửa đất nước Việt Nam từng sống qua chế độ Việt Nam Cộng Hòa và
họ hiểu thế nào là quyền của một con người cũng như trách nhiệm bảo vệ
quốc gia của nhà nước.
Cộng thêm hàng chục triệu công dân phía Bắc cũng đã hiểu được vấn đề
nhờ vào kênh thông tin toàn cầu và nhiều kênh khác. Chính vì thế, nhà
cầm quyền không thể nói láo hay bưng bít được nữa, lại chuyển sang đóng
kịch. Đương nhiên là nhân dân và những người trực tiếp cầm súng chiến
đấu trên biển Đông là những người yêu nước, sẵn sàng xả thân vì quốc
gia, dân tộc. Và họ không hề hay biết rằng mình là con tốt thí của chế
độ, mình phải thay chế độ đứng ra múa lửa lắc vòng bằng chính sinh mệnh
của mình để cho chế độ củng cố được niềm tin với nhân dân rằng “nhà nước
đã hết mình, chúng ta đã đánh nhưng Tàu họ mạnh quá, càng đánh càng
chết, thôi thì tạm cho họ thuê!”.
Và chiêu bài đưa những lính mới ra đảo cũng cho thấy dã tâm này, tại
sao không đưa lực lượng tinh nhuệ, có bề dày tác chiến mà lại đưa những
anh binh nhì chân ướt chân ráo ra vùng nóng biển Đông? Phải chăng vì cấp
bậc, quân hàm của họ thấp, tiền tử tuất cũng sẽ thấp và kinh nghiệm
chiến đấu không có, càng hăng say càng mau chết.
Và khi có quá nhiều hy sinh, xương máu đổ xuống, những cuộc biểu tình
sẽ mau chóng lệch sang chỗ kêu gọi chống chiến tranh?! Như vậy vừa hợp
thức hóa được việc bán nước mà lại vừa được lòng đàn anh Trung Cộng?! Và
không chừng vũ khí, tài chính nhà cầm quyền bỏ ra để “chiến đấu” với
Trung Cộng cũng do chính Trung Cộng cấp cho họ cũng nên?!
Nhưng rất tiếc là vở diễn của họ lần này không qua mắt được người yêu
nước, không đậy được tai mắt nhân dân. Chính vì thế, nhân dân đã nổi
dậy, vượt qua sợ hãi và sự cấm đoán để làm nên cuộc biểu tình của mình.
Và một khi những cuộc biểu tình bị đàn áp, trò diễn tuồng lố bịch của
nhà cầm quyền diễn ra trước mắt nhân dân và nhất là khi biển đảo một lần
nữa rơi vào tay Trung Cộng, chắc chắn nhân dân sẽ có một cái nhìn khác.
Nếu như trước đây nhân dân xem nhà cầm quyền là con cọp vằn có thể
nhai xương nhân dân nên chịu khó nín nhịn thì sau lần mất mát lãnh thổ,
lãnh hải quốc gia này, nhân dân dễ dàng nhận ra nhà cầm quyền chỉ là một
bầy linh cẩu và chúng chỉ có sức mạnh khi tập hợp thành bầy đàn dắt
nhau lùng sục, uy hiếp muông thú. Nếu chúng lẻ loi thì chúng chỉ là loài
linh cẩu hôi thối. Và nữa, bầy linh cẩu này nếu bị một đàn bò rừng phản
đòn thì cái chết càng nhanh chóng.
Mà trong một nghĩa nào đó, đảng Cộng sản, nhà cầm quyền Cộng sản chỉ
là bầy linh cẩu thèm thịt. Trong khi đó, nhân dân là sức mạnh muông thú
của rừng già. Khi rừng già nổi giận, bầy linh cẩu sẽ về đâu? Và chuyện
biển Đông rồi sẽ về đâu sau trò hú hét của bầy linh cẩu?!
Viết từ Sài Gòn, 14/05/2014
Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
NHẬT BẢN & VIỆT NAM
18/05/2014
Liên minh quân sự Việt-Nhật, tại sao không?
Hoàng Mai
Bằng việc
đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nằm
sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, China đã thực sự xâm lược
Việt Nam. Quan hệ Việt Nam-China thực sự đã chuyển sang một giai đoạn
mới.
Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại Hội
nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tổ chức tại Myanmar, ngày 11/5, đã có bài
phát biểu cứng cỏi tố cáo trực tiếp đối với China được xem là một cơ hội
vàng để từng bước vứt bỏ quan hệ “4 tốt và 16 chữ vàng”.
Trong
khi chưa xây dựng một liên minh Việt-Mỹ, hay liên minh Việt-Nhật-Mỹ,
thì trong điều kiện hiện nay, sự cần thiết phải thiết lập liên minh quân
sự Việt-Nhật.
Ngày
17.5.2014, trong một bài viết tựa đề: “Nhật Bản sửa Hiến pháp, Trung
Quốc lo ngại”(*), đăng trên báo điện tử “Một thế giới”, Thủ tướng Nhật
Bản, ông Shinzo Abe nói: “Chúng tôi sẽ tạo ra các cơ cấu pháp
lý trong nước để có những phản ứng liền mạch. Trong thế giới ngày nay,
một quốc gia không thể tự bảo vệ nền hòa bình của mình được”.
Chúng
ta đều biết, Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế, chỉ xếp thứ 2 sau
Mỹ trong hơn 30 năm, từ cuối những năm 1970 đến năm 2010, mới nhường lại
vị trí này cho China, trong khi China có dân số hơn Nhật Bản khoảng 11
lần. Mặc dù vậy, người Nhật vẫn cho rằng “Trong thế giới ngày nay, một quốc gia không thể tự bảo vệ nền hòa bình của mình được”, quả thật, tầm nhìn của người Nhật luôn luôn đi trước thời đại và đưa Nhật trở thành cường quốc được thế giới nể trọng.
Cũng bài báo này cho biết:
“Một
số quan chức cao cấp Nhật Bản đã đề cập đến khả năng nước này có thể sẽ
thực hiện quyền tự vệ tập thể với các nước khác ngoài Mỹ, bao gồm
Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia”.
Vậy thì tại sao, không hình thành một liên minh quân sự Việt-Nhật?
1. Cơ sở để hình thành Liên minh quân sự Việt-Nhật (cần công khai, không còn bị quan hệ Việt Nam-China chi phối).
-
Cả Việt Nam và Nhật Bản đang có nguy cơ bị China xâm lược, sự cần thiết
lập liên minh nhằm hỗ trợ để bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải của mỗi nước.
-
Đảm bảo an toàn hàng hải qua Biển Đông, vì cả hai nước cần tuyến vận
chuyển hàng hải này đến các nước Tây Á, châu Phi và Châu Âu.
-
Trao đổi, hợp tác nâng cao kinh nghiệm, năng lực trong huấn luyện, cũng
như trao đổi công nghệ và công nghiệp quốc phòng giữa hai nước, vân
vân…
2. Lợi ích của Liên minh quân sự Việt-Nhật nhìn từ phía Việt Nam.
- Nhật Bản cung cấp, tài trợ, bán cho Việt Nam những thiết bị quân sự được sản xuất tại Nhật Bản.
- Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam về tài chính trong trường hợp chiến tranh xẩy ra và kéo dài.
3. Đâu là rào cản hiện nay đối với Liên minh quân sự Việt-Nhật?
Nếu
như cứ nhìn cái cách mà người Tàu mua chuộc khắp thế giới, ta không khó
để hình dung, những cán bộ cao cấp Việt Nam từ lâu (thời điểm từ HỘI
NGHỊ THÀNH ĐÔ, tháng 9/1990) đã bị Bắc Kinh mua chuộc, khống chế bằng
nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Việc cắt đất biên giới cho Bắc Kinh
đều có lý do và đưa vào thế “há miệng mắc quai”... Vì vậy, không thể
một sớm, một chiều mà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thoát ra khỏi sự ràng
buộc đối với Bắc Kinh. Ngay cả một vài nhân vật liên quan đến HỘI NGHỊ
THÀNH ĐÔ vẫn còn.
Quan hệ Việt Nam-China có nhiều góc khuất, tế nhị, lãnh đạo Việt Nam hiện nay rất sợ bị Bắc Kinh công bố…
Mặc
dù vậy, chúng ta hy vọng, một liên minh toàn diện Việt-Mỹ cũng như liên
minh Việt-Nhật-Mỹ sẽ được hình thành trong tương lai.
17.5.2014
H.M
Tác giả gửi BVN
Nhật Bản sửa Hiến pháp, Trung Quốc lo ngại
Đăng Bởi Một Thế Giới - 07:50 17-05-2014
Khi
giải thích về kế hoạch sửa Hiến pháp, nhằm cho phép Nhật Bản có thể
thực hiện quyền tự vệ tập thể, Thủ tướng Shinzo Abe không hề đề cập trực
tiếp đến Trung Quốc. Nhưng theo báo Asahi Shimbun, Bắc Kinh rõ ràng là mối đe dọa tiềm tàng trong sự bận tâm của ông Abe.
“Chúng
tôi sẽ tạo ra các cơ cấu pháp lý trong nước để có những phản ứng liền
mạch. Trong thế giới ngày nay, một quốc gia không thể tự bảo vệ nền hòa
bình của mình được”, ông Abe nói tại cuộc họp báo ngày 15.5, giải thích
lý do tại sao sự thay đổi trong cách diễn giải Hiến pháp là cần thiết.
Nhật Bản nhắm đến đối tượng là Trung Quốc
Bóng
dáng của Trung Quốc cũng xuất hiện đậm nét, khi ông Abe giải thích sự
cần thiết trong việc đối phó với các tình huống xảy ra ở “vùng xám”.
Hiện nay Nhật Bản chưa có một khung pháp lý để triển khai lực lượng tự
vệ ở khu vực đó.
“Có thể có khả năng một nhóm vũ
trang cải trang thành ngư dân đổ bộ lên một trong những hòn đảo xa xôi
hẻo lánh của Nhật Bản. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường phản ứng nhằm
chống lại một tình huống ở “vùng xám” tương tự như thế”, ông Abe đưa ra
một ví dụ minh họa với hàm ý rõ ràng đang nhắc đến quần đảo tranh chấp
Điếu Ngư/Senkaku.
Mặc dù ông Abe không hề nêu
lên cái tên Trung Quốc trong các phát ngôn của mình, Ban cố vấn về Tái
cấu trúc Cơ sở pháp lý cho an ninh Nhật Bản nhắc đến ngân sách quân sự
của Trung Quốc: “Nó (ngân sách) đã được tăng lên gấp 4 lần trong một
thập kỷ qua, và con số công bố công khai trong năm tài chính này là 118
tỉ USD, gấp 3 lần chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản”.
Bản
báo cáo cũng kêu gọi xem xét lại các biện pháp để đối phó với trường
hợp các tàu ngầm nước ngoài xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản và từ chối
các yêu cầu rời khỏi. Điều này là một tham chiếu rõ ràng tới tần suất
hoạt động ngày càng tăng của tàu ngầm Trung Quốc.
Không
những muốn thay đổi cách diễn giải Hiến pháp để có thể đưa quân ra tham
chiến ở nước ngoài, Tokyo còn đang có kế hoạch thay đổi Luật về Cục
phòng vệ (SDF) để cho phép SDF được sử dụng nhiều loại vũ khí hơn trong
việc đối phó với các tình huống như vậy.
Trong cách giải thích Hiến pháp hiện hành, Nhật Bản bị cấm thực hiện quyền tự vệ tập thể.
Một
số quan chức cao cấp Nhật Bản đã đề cập đến khả năng nước này có thể sẽ
thực hiện quyền tự vệ tập thể với các nước khác ngoài Mỹ, bao gồm
Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong một cuộc tập trận. Ảnh: AP
Ông
Abe khẳng định lập trường của mình là việc thay đổi cách diễn giải Hiến
pháp không có nghĩa là Nhật Bản sẽ ngay lập tức đưa quân ra chiến
trường. Tuy nhiên, với tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc
khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh
tế Việt Nam, Nhật Bản có thể sẽ phải giúp đỡ Việt Nam nếu Tokyo quyết
định mở rộng quyền tự vệ tập thể.
TrungQuốc lo ngại
Ngay sau tuyên bố của Thủ tướng Shinzo Abe, Trung Quốc và Hàn Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại.
“Các
nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, và cộng đồng quốc tế có đủ lý do để
cảnh giác về ý định thực sự của Nhật Bản”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo ngày 15.5.
Cùng
ngày, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với tờ
Asahi Shimbun, rằng quyết định của ông Abe thay đổi cách giải thích
truyền thống về Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản, sẽ có thể ảnh hưởng tới
tình hình an ninh hiện nay ở khu vực Đông Á.
Tuy nói như vậy, nhưng Bắc Kinh cũng biết rằng việc Nhật Bản thay đổi chính sách an ninh là việc “chẳng chóng thì chầy”.
Khi
chính quyền của ông Abe cập nhật Hướng dẫn chương trình quốc phòng hồi
năm ngoái, trong đó có đề cập đến các biện pháp đối phó với khả năng
quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, một chuyên gia tại Học viện Khoa
học xã hội Trung Quốc đã dự đoán rằng “mục tiêu tiếp theo của Thủ tướng
Abe là có được quyền tự vệ tập thể”.
Hoài Anh
(Theo Asahi Shimbun)
Nguồn: motthegioi.vn
TIN VIỆT NAM BIỂU TÌNH
HÃY NGHE VIỆT CỘNG NÓI
18-05-2014
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói về việc người dân biểu tình phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam: Đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm!
"Về việc có thông tin phê phán cho rằng Việt Nam “bật đèn xanh” cho dân
tuần hành, phản đối..., Chủ tịch nước nói một cách dí dỏm: “Có bật đèn
xanh, đèn đỏ gì đâu, mấy cháu học sinh ở trường cũng phản ứng. Bởi vì
nguyên nhân là Trung Quốc đưa giàn khoan mang số 981 vào vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam, làm nhân dân Việt Nam phản ứng, chống lại, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của
họ. Sao lại nói Chính phủ Việt Nam “xúi”, dùng động từ gì kỳ lạ vậy”.
Theo Chủ tịch nước, việc này Việt Nam đã trả lời rồi, Bộ Ngoại giao Việt
Nam cũng nói rồi, cụ thể là Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì dân sẽ hết đi tuần hành."
...................................
http://bolapquechoa.blogspot.ca/2014/05/chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-noi-ve.htmlThủ tướng VN nhắn dân đừng biểu tình
-
Tại London đang diễn ra biểu tình chống Trung Quốc.cách đây 2 giờ 19 phút từ BBC Vietnamese -
Liên tục trong các ngày 15, 16, 17 và cho đến hôm nay ngày 18/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi tin nhắn đến hàng triệu người dân Việt Nam qua điện thoại di động kêu gọi 'thể hiện lòng yêu nước đúng pháp luật, không nghe kích động và tham gia biểu tình trái pháp luật'.Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Việt Nam có hình thức liên lạc một chiều với người dân thông qua tin nhắn.cách đây 3 giờ 51 phút từ BBC Vietnamese
Danlambao - Tường trình theo thứ tự thời gian. Xin các bạn theo dõi từ trên xuống dưới và bấm F5 để cập nhật thông tin mới.
Tại Sài Gòn: Lúc 7:00, một số blogger cho biết là an ninh đã canh
giữ các bạn suốt đêm hôm qua. Tại chung cư của vợ chồng blogger Hồ Nhật
Thành và Trịnh Kim Tiến, công an nằm canh ngay cửa thang máy.
Tại Nha Trang: Trước nhà của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đầy công an và ngồi dưới mái hiên chờ đã có mặt đầy đủ các ban bệ công an phường, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc.
Tại Hà Nội, blogger Phương Bích cũng không thoát khỏi vòng vây của công an. Dưới đường trước cửa blogger Lan Le hình ảnh của những kẻ nhất định "xâm phạm quyền thiêng liêng bất khả..." được chị "chụp" lại:
Trên FB của mình, blogger Anh Chí viết: "Ơ hay nhỉ, mình đi đạp xe cũng bị cấm, gần chục vị cứ giữ mình lại. Mình bảo cho mình xin cái tờ giấy viết tay cấm không ra khỏi nhà thì chả vị nào đáp ứng cả. Ôi Độc lập, Ôi Tự do! "
Tại Hải Phòng, an ninh côn đồ bám gót và canh chừng blogger Phạm Thanh Nghiên rất chặt, theo sát nhưng lại sợ bị... chụp hình. Theo lời kể của Thanh Nghiên lúc cô rời khỏi nhà và đi đến chỗ đông người và trước mọi người đã chụp hình ảnh ngượng ngùng của những kẻ đang muốn bỏ tù lòng yêu nước của nhân dân:
Tuy nhiên, dự phóng cho thấy an ninh chỉ đủ sức canh, giữ một số blogger và không có khả năng ngăn chận hết tất cả những người dự tính xuống đường tham gia biểu tình yêu nước theo lời kêu gọi lần thứ 2 của 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại VN.
8h00:
Blogger Mẹ Nấm và bạn bè đang "từng bước" tìm cách biểu tình (ảnh CTV-DLB):
Tại Đà Nẵng, an ninh đã khoá cửa bên ngoài và nhốt blogger Nguyễn Văn Thạnh ở bên trong:
8h40:
Tại Long An, bà Nguyễn Thị Kim Liên cùng con trai là anh Đinh Nhật Uy khi vừa rời khỏi nhà khoảng 1km đã bị hàng chục CA chặn đường sách nhiễu.
Công an sắc phục giải thích lý do chặn đường là để 'mời' Đinh Nhật Uy về phường để 'làm rõ các hoạt động vi phạm pháp luật'. Trước đó, một tờ 'giấy mời' đã được CA gửi về nhà yêu cầu Đinh Nhật Uy đến đến trụ sở CA làm việc vào ngày 19/5, trong khi thời điểm bị sách nhiễu mới là ngày 18/5.
Mặc dù bà Liên và anh Uy đã phản đối quyết liệt, tuy nhiên lực lượng CA đông đảo sau cùng đã cưỡng chế Đinh Nhật Uy về trụ sở CA phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An. Bà Liên sau đó cũng bị CA bám sát và đóng chốt ngay trước cửa nhà.
Tại Nha Trang:
- Blogger Phan Văn Hải đã bị giữ tại CA phường Phương Sài 2 Thái Nguyên Thành Phố Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 294.
- Anh Tô Hoài Nam bị giữ tại CA phường Lộc Thọ 17 Yersin, Vạn Thạnh, tp. Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 830
- Tại Sài Gòn: Công an đã đánh và bắt cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa một tín đồ PGHH và hai bạn trẻ chưa rõ tên tuổi đưa lên xe taxi đưa đi đâu chưa rõ. Nhà cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội PGHH đang bị bao vây bởi công an.
Tiếp tục cập nhật... Bấm F5 để xem.
Tại Nha Trang: Trước nhà của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đầy công an và ngồi dưới mái hiên chờ đã có mặt đầy đủ các ban bệ công an phường, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc.
Tại Hà Nội, blogger Phương Bích cũng không thoát khỏi vòng vây của công an. Dưới đường trước cửa blogger Lan Le hình ảnh của những kẻ nhất định "xâm phạm quyền thiêng liêng bất khả..." được chị "chụp" lại:
Trên FB của mình, blogger Anh Chí viết: "Ơ hay nhỉ, mình đi đạp xe cũng bị cấm, gần chục vị cứ giữ mình lại. Mình bảo cho mình xin cái tờ giấy viết tay cấm không ra khỏi nhà thì chả vị nào đáp ứng cả. Ôi Độc lập, Ôi Tự do! "
Tại Hải Phòng, an ninh côn đồ bám gót và canh chừng blogger Phạm Thanh Nghiên rất chặt, theo sát nhưng lại sợ bị... chụp hình. Theo lời kể của Thanh Nghiên lúc cô rời khỏi nhà và đi đến chỗ đông người và trước mọi người đã chụp hình ảnh ngượng ngùng của những kẻ đang muốn bỏ tù lòng yêu nước của nhân dân:
Ăn ngủ ngay trước nhà
Đi theo vào chợ
Quay lưng, dấu mặt khi bị chụp hình
Tuy nhiên, dự phóng cho thấy an ninh chỉ đủ sức canh, giữ một số blogger và không có khả năng ngăn chận hết tất cả những người dự tính xuống đường tham gia biểu tình yêu nước theo lời kêu gọi lần thứ 2 của 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại VN.
8h00:
Blogger Mẹ Nấm và bạn bè đang "từng bước" tìm cách biểu tình (ảnh CTV-DLB):
Tại Đà Nẵng, an ninh đã khoá cửa bên ngoài và nhốt blogger Nguyễn Văn Thạnh ở bên trong:
Tại Long An, bà Nguyễn Thị Kim Liên cùng con trai là anh Đinh Nhật Uy khi vừa rời khỏi nhà khoảng 1km đã bị hàng chục CA chặn đường sách nhiễu.
Công an sắc phục giải thích lý do chặn đường là để 'mời' Đinh Nhật Uy về phường để 'làm rõ các hoạt động vi phạm pháp luật'. Trước đó, một tờ 'giấy mời' đã được CA gửi về nhà yêu cầu Đinh Nhật Uy đến đến trụ sở CA làm việc vào ngày 19/5, trong khi thời điểm bị sách nhiễu mới là ngày 18/5.
Mặc dù bà Liên và anh Uy đã phản đối quyết liệt, tuy nhiên lực lượng CA đông đảo sau cùng đã cưỡng chế Đinh Nhật Uy về trụ sở CA phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An. Bà Liên sau đó cũng bị CA bám sát và đóng chốt ngay trước cửa nhà.
Tại Nha Trang:
- Blogger Phan Văn Hải đã bị giữ tại CA phường Phương Sài 2 Thái Nguyên Thành Phố Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 294.
- Anh Tô Hoài Nam bị giữ tại CA phường Lộc Thọ 17 Yersin, Vạn Thạnh, tp. Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 830
- Tại Sài Gòn: Công an đã đánh và bắt cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa một tín đồ PGHH và hai bạn trẻ chưa rõ tên tuổi đưa lên xe taxi đưa đi đâu chưa rõ. Nhà cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội PGHH đang bị bao vây bởi công an.
Tiếp tục cập nhật... Bấm F5 để xem.
|
5/18/2014
58 Comments
Công an tại thành phố Hồ Chí Minh đã giải tán một cuộc tuần hành chống
Trung Quốc hôm Chủ nhật, trong lúc Bắc Kinh tiếp tục di tản hàng ngàn
công dân Trung Quốc khỏi Việt Nam.
Các phân tích gia nói rằng cuộc khủng hoảng đã khiến cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước cộng sản láng giềng hạ xuống mức thấp nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới hồi đầu năm 1979.
Trong khi đó, người đứng đầu ngành công an Trung Quốc đã hối thúc Việt Nam áp dụng các biện pháp cứng rắn để trấn áp vụ bạo loạn chống Trung Quốc và trừng phạt những kẻ gây rối.
Theo Tân Hoa Xã, yêu cầu đó được Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn đưa ra trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Công an Việt Nam Trần Đại Quang. Ông Quách cũng nói rằng Trung Quốc rất đỗi bất mãn vì Việt Nam đã không có phản ứng hữu hiệu để ngăn không cho tình hình leo thang. Bản tin cho biết Bộ trưởng Quang đáp lại là Hà Nội đã huy động một lực lượng cảnh sát đông đảo để vãn hồi trật tự và nhiều nghi can đã bị bắt.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khuyên công dân nước họ hoãn du hành tới Việt Nam. Lệnh cảnh báo đăng trên trang web của bộ này cũng khuyên công dân của họ đang ở Việt Nam đừng ra khỏi nhà.
Cũng trong ngày thứ Bảy, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu giới hữu trách không để xảy ra biểu tình trái pháp luật và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi tuyên truyền khích động.
Báo chí nhà nước Việt Nam nói rằng ông Dũng cũng khẳng định Hà Nội “'kiên quyết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết' để 'bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối' cho doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam.
Các nhà phân tích nói rằng vu khủng hoảng xung quanh giàn khoan dầu của Trung Quốc đã dẫn tới rạn nứt ngoại giao xấu nhất giữa hai nước láng giềng cộng sản kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào đầu năm 1979.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một vùng rộng lớn ở Biển Đông đã thổi bùng căng thẳng trong khu vực và gây ra những cuộc đối đầu ngoại giao và hải quân với Philippines, Đài Loan, Indonesia và Brunei.
Công an Việt Nam giải tán biểu tình chống Trung Quốc:
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-ngan-chan-cac-cuoc-bieu-tinh-chong-trung-quoc/1917004.html
Nghe bài này
Sáng hôm nay Chúa Nhật 18 tháng 5, theo lời kêu gọi của 20 tổ chức dân sự dự kiến sẽ có nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, tuy nhiên mọi sự hoàn toàn khác với cuộc biểu tình tuần trước, 11 tháng 5 khi nhà nước cho phép đoàn viên thanh niên tham gia biểu tình chung với dân chúng.
Thay vì khuyến khích biều tình trong tầm kiểm soát, tại Hà Nội đã có bắt bớ và mọi người bị phân tán, chia chắn ra từng nhóm nhỏ. Vào lúc 9 giờ sáng một blogger cho biết một người tên Trung đã bị bắt:
-Có một xe 7 chỗ biển xanh em chụp được biển xe khi Trung không lên xe thì họ tràn xuống, họ mặc thường phục bắt đầu đánh và kéo đẩy Trung lên xe và đưa về phường Điện Biên Phủ.
Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cho biết công an dày dặc và không ai có thể tập trung được:
-Hôm nay họ như ruồi, dày đặc. Chúng tôi ra bờ hồ, Đại sứ quán thấy công an dày đặc nên mấy anh em ngồi uống cà phê xong rồi tính.
Blogger vừa rồi cho biết hiện tình theo quan sát của anh:
Chính quyền VN giải tán biểu tình
Chính quyền Việt Nam đã dùng sức mạnh
giải tán các cuộc biểu tình ở quy mô nhỏ chống hành động của
Trung Quốc trên Biển Đông hôm Chủ nhật ngày 18/5, các hãng tin
quốc tế cho biết.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, công
an đã kéo lê một vài người biểu tình ra khỏi một công viên ở
trung tâm trong khi ở Hà Nội, chính quyền phong tỏa các con
đường và công viên gần Đại sứ quán Trung Quốc và kéo các nhà
báo và người biểu tình đi chỗ khác, hãng tin Mỹ AP cho biết.
Trong khi đó, công an cũng đóng chốt trước cửa nhà một số nhân vật chống đối để ngăn họ ra khỏi nhà.
Hồi Chủ nhật tuần trước ngày 11/5, chính quyền chuyên chế của Việt Nam, vốn kềm kẹp chặt chẽ người dân của họ, đã cho phép các cuộc biểu tình phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 ra vùng biển có tranh chấp trên Biển Đông.
Tiếp tục cập nhật...
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140518_anti_china_protests_dispersed.shtml
Việt Nam giải tán các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Công
an Việt Nam dùng loa để kêu gọi người dân và các nhà báo rời khỏi khu
vực gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 18/5/2014.
CỠ CHỮ
Cập nhật: 18.05.2014 08:45
Các lực lượng an ninh cũng tập trung tại các thành phố lớn khác của Việt
Nam sau khi khoảng 150 công nhân bị thương tại một nhà máy thép ở Hà
Tĩnh trong một cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc đặt một
giàn khoan dầu trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trong lúc tàu tuần của cả hai bên vẫn trong thế đối đầu ở gần giàn khoan
dầu, các giới chức Bắc Kinh cho hay họ đã di tản 3.000 công dân Trung
Quốc, trong đó có 16 người bị thương nặng trong các vụ bạo động hồi tuần
trước. Bắc Kinh cho biết đang phái 5 chiếc tàu đến để đưa bất cứ công
dân nào của họ muốn rời Việt Nam để về Trung Quốc.
Hôm thứ Bảy, chính quyền Việt Nam tuyên bố sẽ ngăn chặn bất kỳ vụ bạo
động mới nào. Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền tổng Cục trưởng Tổng cục
An ninh II, hôm thứ Bảy cũng lên tiếng bênh vực lực lượng an ninh trước
cáo buộc nói rằng lực lượng an ninh đã không kiềm chế được vụ bất ổn,
một ngày trước khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc dự kiến sẽ diễn
ra tại một số thành phố của Việt Nam. Ông nói sẽ không dung thứ những
hành vi vi phạm pháp luật.
Nhân viên bảo vệ canh gác tại lối vào một nhà máy sản xuất của Singapore trong khu công nghiệp ở Bình Dương.
Các phân tích gia nói rằng cuộc khủng hoảng đã khiến cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước cộng sản láng giềng hạ xuống mức thấp nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới hồi đầu năm 1979.
Trong khi đó, người đứng đầu ngành công an Trung Quốc đã hối thúc Việt Nam áp dụng các biện pháp cứng rắn để trấn áp vụ bạo loạn chống Trung Quốc và trừng phạt những kẻ gây rối.
Theo Tân Hoa Xã, yêu cầu đó được Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn đưa ra trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Công an Việt Nam Trần Đại Quang. Ông Quách cũng nói rằng Trung Quốc rất đỗi bất mãn vì Việt Nam đã không có phản ứng hữu hiệu để ngăn không cho tình hình leo thang. Bản tin cho biết Bộ trưởng Quang đáp lại là Hà Nội đã huy động một lực lượng cảnh sát đông đảo để vãn hồi trật tự và nhiều nghi can đã bị bắt.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khuyên công dân nước họ hoãn du hành tới Việt Nam. Lệnh cảnh báo đăng trên trang web của bộ này cũng khuyên công dân của họ đang ở Việt Nam đừng ra khỏi nhà.
Một nhóm nhỏ những người biểu tình chống Trung Quốc gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 18/5/2014.
Cũng trong ngày thứ Bảy, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu giới hữu trách không để xảy ra biểu tình trái pháp luật và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi tuyên truyền khích động.
Báo chí nhà nước Việt Nam nói rằng ông Dũng cũng khẳng định Hà Nội “'kiên quyết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết' để 'bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối' cho doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam.
Các nhà phân tích nói rằng vu khủng hoảng xung quanh giàn khoan dầu của Trung Quốc đã dẫn tới rạn nứt ngoại giao xấu nhất giữa hai nước láng giềng cộng sản kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào đầu năm 1979.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một vùng rộng lớn ở Biển Đông đã thổi bùng căng thẳng trong khu vực và gây ra những cuộc đối đầu ngoại giao và hải quân với Philippines, Đài Loan, Indonesia và Brunei.
Công an Việt Nam giải tán biểu tình chống Trung Quốc:
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-ngan-chan-cac-cuoc-bieu-tinh-chong-trung-quoc/1917004.html
Bắt bớ khắp nơi, công an trấn áp mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Sáng hôm nay Chúa Nhật 18 tháng 5, theo lời kêu gọi của 20 tổ chức dân sự dự kiến sẽ có nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, tuy nhiên mọi sự hoàn toàn khác với cuộc biểu tình tuần trước, 11 tháng 5 khi nhà nước cho phép đoàn viên thanh niên tham gia biểu tình chung với dân chúng.
Thay vì khuyến khích biều tình trong tầm kiểm soát, tại Hà Nội đã có bắt bớ và mọi người bị phân tán, chia chắn ra từng nhóm nhỏ. Vào lúc 9 giờ sáng một blogger cho biết một người tên Trung đã bị bắt:
-Có một xe 7 chỗ biển xanh em chụp được biển xe khi Trung không lên xe thì họ tràn xuống, họ mặc thường phục bắt đầu đánh và kéo đẩy Trung lên xe và đưa về phường Điện Biên Phủ.
Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cho biết công an dày dặc và không ai có thể tập trung được:
-Hôm nay họ như ruồi, dày đặc. Chúng tôi ra bờ hồ, Đại sứ quán thấy công an dày đặc nên mấy anh em ngồi uống cà phê xong rồi tính.
Blogger vừa rồi cho biết hiện tình theo quan sát của anh:
-Chung quanh Đại sứ quán thì lực lượng an ninh và công an vây
quanh rất đông ít nhất con số phải đến vài nghìn người. Ở trong Hoàng
Thành có ít nhất một tới hai trung đoàn đang ém quân trong ấy. Có xe cơ
động các thứ đang được điều đến rất đông.
Tại Tp Hồ Chí Minh một thanh niên khi được hỏi cuộc biểu tình có diễn
ra hay không câu trả lời của anh khiến chúng tôi không biết anh có mai
mỉa hay không:
-Tình hình ổn lắm anh ơi, tình hình ngon lắm. Thủ tướng chính phủ
thông báo rồi mọi người dân đều chấp hành hết tốt lắm anh. Người dân Sài
Gòn bây giờ tẩy chay biểu tình rồi. Chung quanh đây không có ai ra biểu
tình hết anh ơi, im ắng lắm.
Lúc 12 giờ trưa ngày Chúa Nhật 18 tháng 5 ông Huỳnh Kim Báu, một
trong số 54 người ký tên yêu cầu được biểu tình tuần trước ngày hôm nay
ông và nhóm 54 người đều bị an ninh cô lập tại nhà, ông Báu kể:
-Hôm nay tụi tôi được bảo vệ một cách chặt chẽ cứ mỗi người thì có
ba người kèm. Họ công bố thẳng là không được ra khỏi nhà, ra là bị giữ
lại thôi và tình hình tới giờ này thì bên ngoài cũng vậy, cũng im ắng
không thấy có hiện tượng gì. Hôm nay nhà nước làm chủ tình hình bằng bạo
lực.
Trong vài ngày qua đều các lãnh đạo cao cấp đểu phát ngôn ủng hộ biểu
tình như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Giám đốc công an Hà Nội hay
chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đều có chung ý kiến “biều tình là
thể hiện tình yêu nước” Thủ tướng cũng gửi hàng ngàn tin nhắn tới cho
những người thường xuyên biểu tình trước đây yêu cầu phải biểu tình
trong ôn hoà và tránh bạo động để thế lực thù địch lợi dụng.
Trong khi đó, một số cơ quan truyền thông trong nước như mạng
PetroTimes và Người Lao Động nói rằng trong ngày hôm nay trên cả nước
không có cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào diễn ra.
Mạng Petro Times chạy tựa bản tin ‘ Cả nước bình yên trong ngày kêu
gọi “đại biểu tình”’. Bản tin được ký bởi nhóm phóng viên Petrotimes cho
rằng trong nhiều ngày nay các đối tượng phản động lưu vong đã kích động
bạo loạn, gây ra tình trạng mất trật tự, an ninh ở nhiều địa phương như
Hà Tĩnh, Bình Dương.
Bài báo cho rằng lòng yêu nước của người dân khi phản ứng lại sự kiện
Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào xâm phạm chủ quyền Việt Nam
đã bị những đối tượng vừa nói lợi dụng.
Mạng báo Người Lao động thì khẳng định trên toàn quốc không diễn ra
biểu tình. Theo báo này thì người dân chấp hành yêu cầu của thủ tướng
chính phủ trong công điện phát đi hồi ngày 15 và chỉ thị ngày 17 tháng 5
vừa qua, cho đến 11 giờ trưa hôm nay dân chúng trên cả nước đã không
tham gia biểu tình.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anti-chi-prote-in-al-coun-05182014050804.html
Cập nhật: 05:43 GMT - chủ nhật, 18 tháng 5, 2014
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong khi đó, công an cũng đóng chốt trước cửa nhà một số nhân vật chống đối để ngăn họ ra khỏi nhà.
Hồi Chủ nhật tuần trước ngày 11/5, chính quyền chuyên chế của Việt Nam, vốn kềm kẹp chặt chẽ người dân của họ, đã cho phép các cuộc biểu tình phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 ra vùng biển có tranh chấp trên Biển Đông.
Tiếp tục cập nhật...
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140518_anti_china_protests_dispersed.shtml
"Họ muốn tăng cường sức ép về mọi mặt, về kinh tế, chính trị, quân sự đối với ta," ông nói.
"Họ rút thì họ cứ rút chả ảnh hưởng gì cả," ông nói thêm, "Đài Loan chưa rút. Hong Kong vẫn chưa rút."
Ông Dy cho biết trong giao thương giữa hai nước thì Trung Quốc đang có lợi vì 'Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc mỗi năm mười mấy tỷ đôla Mỹ'.
Do đó, theo ông Dy, nếu Trung Quốc tạm ngừng các hoạt động giao thương với Việt Nam thì 'người bị thiệt là nhân dân và Chính phủ Trung Quốc'.
"Việt Nam cũng thiệt hại nhưng ít hơn."
Tuy nhiên, khi so sánh việc Trung Quốc rút công nhân ở Hà Tĩnh hiện nay với 'nạn kiều' vào năm 1978, ông Dy nói tình hình hiện nay 'khác năm 1978 nhiều'.
"Không phải Trung Quốc muốn làm gì thì làm đối với Việt Nam như năm 1979. Khi đó Việt Nam rất khó khăn do bị phương Tây cấm vận," ông nói.
Khi được hỏi liệu có thể tin vào tuyên bố của các quan chức Trung Quốc về việc họ sẽ không gây chiến trước với Việt Nam hay không, ông Dy nói: "Tôi rút kinh nghiệm đời tôi và tôi hay nói với mọi người rằng đừng bao giờ đặt niềm tin vào Trung Quốc."