Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 17 November 2016

TỪ ĐIỂN VIỆT CỘNG * BIỂN ĐÔNG *

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT CỘNG

Từ điển ơi là từ điển.

29/05/2014 08:12


Gần như mỗi chữ mỗi sai, mỗi hàng định nghĩa là một dịp cho mấy văn nô này nói bậy, nói vớ vẩn, than ôi là chữ nghĩa quàng xiên của chúng nó, đang làm nhục cho tiếng Việt của ông bà ta biết bao. trong khi đó thì ở miền nam có từ điển Việt Anh của ông Nguyễn văn Khôn, 1966; cũng làm cho ta "trúng thực" vì ổng cho vào cả hàng ngàn từ ngữ Tàu làm ra cái vẻ ta đây thông chữ hán, mà người Việt không ai thèm nói thèm biết đến những chữ đó cả,
Ai cũng biết Các " danh sĩ" ngoài Bắc tự khoe là đỉnh cao trí tuệ
 
Hãy xem xét các từ điển của họ
 
 
1/ Từ điển tiếng Việt của nhà Xuất bản khoa học xã hội Hànôi 1977, khoe là có chỉnh lý và bổ sung [sic] do Văn Tân Nguyễn văn Đạm viết, và ban biên tập có cả
Nguyễn Lân, Lê khả Kế, Nguyễn Tấn Gi Trọng,
Ngô thúc Lanh, Nguỵ như Kontum, Trần văn Giáp,
Nguyễn thạc Các, Đoàn Hựu, Co nha cua minh la tốt rôi. Chú sỹ từ CỦAinhf nhéi
Cả thảy 12 trí thức xhcnnnày có trình độ viết từ điển  thấp kém và dốt nát không ngờ. Ví dụ 
 .....
 
 Hình ảnh mang tính chất minh họa mà thôi. Photo courtesy: Muachung.vn
 
 
miệng là bộ phận hình lỗ ? ở phía dưới của mặt [có thể là lỗ đít chăng]!
 
miếng là phần của một vật, vật liệu thể rắn hoặc, nói riêng, lượng thức ăn thể rắn từ một khối lớn chia ra, chín hoặc còn sống, gắp một lần [ai mà hiểu nổi!]
 
mỏi là cảm thấy thân thể hoặc một phần thân thể không muốn / hoặc ít muốn cố gắng ?!sau khi làm việc nhiều hoặc quá sức [quá sức tưởng tượng !]
 
manh động là hành động phiêu lưu của các nhà cách mạng chủ trương phát động khởi nghĩa khi điều kiện chủ quan và khách quan chưa chín muồi [định nghĩa lòng vòng theo kiểu bởi thế cho nên rằng thì là, vốn là nghề ngổng của mấy chàng
 
mối là loài sâu bọ thường xông lên đục khoét … [đúng là con "mối" việt cọng]
 
mờ là sáng rất yếu ! [vậy thì sáng là sáng rất sáng?]
 
mèo là gái điếm / người con gái quyến rủ trai [trời đất !]
 
màu là … cảm giác gây ra cho mắt bởi ánh sáng tùy theo bước sóng của những bức xạ tạo thành ánh sáng, hoặc bởi sự phản xạ ánh
sáng tùy theo những bức xạ … [hết biết luôn]
 
mứt là thứ kẹo làm bằng hoa quả …  [vậy thì kẹo là mứt ?]
 
mất là bị chia ly với ai, thí dụ mất cha [ối zời ơi, mất mạng thì xao ?] là để vương thí dụ: mất sạch giấy tờ ! [họ muốn định nghĩa gì đây?]
 
mập mạp là cũng như mạp [vậy thì mạp là gì ?]
 
yêu là say mê với người hay vật có sức mạnh thu hút [vậy chớ yêu nước thì sao ?]
 
miền là vùng đất đai thuộc một nước, xác định đại khái theo phương ?!
[trời ơi đất hởi !]
 
móc túi là chuyên ăn cắp tiền trong túi người đi đuờng [gì đâu mà chuyên?][cứ gì phải là tiền ?] [cứ gì người đi đuờng ?]
 
moi là dùng mẹo để nói lên những điều không muốn nói ? thí dụ :  moi chuyện [đâu cần dùng mẹo ?!]
 
mòn là trông chờ lâu quá [mòn giày thì sao ?!]
 
món là từ đặt trước danh từ ? chỉ đon vị vật cụ thể hoặc khái niệm thường có thành phần không đon giản [nói vòng vo tam quốc thay vì nói : món ăn !
 
mong là chờ đợi một cách khát khao [cứ gì phải khát khao ?]
 
mong manh là ít có khả năng xẩy ra !  [số kiếp mong manh thì sao?]
 
tàn tạ là rụng rời, trơ trụi [vậy thì sắc đẹp, sức khỏe cũng rụng rời trơ trọi sao?]

 La là nốt thứ sáu của nhạc mới vậy chứ nhạc xưa cũ không có nốt này sao ?
la liệt là nói ? bày ra nhiều vậy thì không nói là gì ?
la rầy : mắng nhiếc làm cho khổ sở [sic] nhét thêm vào bốn chữ sau để làm gì ?
là lượt đẹp và sang vậy chiếc xe hơi cũng là lượt sao ?
lá lách : bộ phận chuyên sản xuất [sic] hồng cầu dốt về y học quá chừng !
lả lướt ; dáng đi mệt nhọc trời đất ! lao động nhiều thì lả lướt !
lạ là lắm ? thí dụ : đẹp lạ định nghĩa một cách khốn nạn như thế đấy !
lạc bước là lưu lạc định nghĩa của bọn trí thức cà chớn
lạc loài là bơ vơ nơi xa lạ vậy thì loài là nơi xa lạ ?!
lạc quan là vui tin ở đời  vậy thì quan là tin ?!
lạc thú là hoàn cảnh vui vẻ vậy thì thú là hoàn cảnh hay sao?
lai láng là chứa chan tình cảm ! vậy thì nước chảy lai láng có tình cảm không ?
lai lịch là nguyên do của một người [chắc là Mã Viện đa dạy cho họ mấy chữ này]
lai rai là cơn mưa ? nhỏ và ngắn [mấy ông từ điển gia này thật hết nước nói]
lái buôn là người làm nghề buôn bán ngược xuôi [lái là ngược xuôi ?]
làm biếng là không làm việc gì hoặc ít làm[vậy thì ngủ là làm biếng sao]
làm bộ là tỏ thái độ khinh thường [định nghĩa kiểu này đáng khinh thường hơn]
làm cái là đóng vai chính trong cuộc đánh bạc [định nghĩa kiểu người điên đóng kịch]
làm cỏ là nhặt cỏ dại ngoài ruộng [cuốc xẻng chả cần, có mười ngón tay là đủ]
làm dấu.- nói người theo Thiên chúa giáo [ai muốn làm dấu thì phải theo đạo !] đua tay ra trước mặt vẽ thánh giá trong không gian
làm giả là làm hại đến cái chân thực [rất triết lý, mấy ông này làm hại từ điển]
làm kiêu là làm cao [vậy thì làm cao là làm kiêu ? hết sẩy !]
làm loạn là đứng lên chống lại trật tự vậy thì làm tình là nằm xuống làm cái gì ?
[gần như mỗi chữ mỗi sai, mỗi hàng định nghĩa là một dịp cho mấy văn nô này nói bậy, nói vớ vẩn, than ôi là chữ nghĩa quàng xiên của chúng nó, đang làm nhục cho tiếng Việt của ông bà ta biết bao.
trong khi đó thì ở miền nam có từ điển Việt Anh của  ông Nguyễn văn Khôn, 1966; cũng làm cho ta "trúng thực" vì ổng cho vào cả hàng ngàn từ ngữ Tàu làm ra cái vẻ ta đây thông chữ hán, mà người Việt không ai thèm nói thèm biết đến những chữ đó cả, thí dụ như
.
sơn thanh thủy tứ, sơn trang , sơn hải,
sơn hệ, sơn kê, sơn lộc, sơn quân,
sơn dân, sơn cốc, sơn công [con khỉ!]
suất chức, suất lược,
súc điện trì, súc nục [đi trễ]… trời đất, ba cái chữ này, chắc Khổng tử cũng chịu thua,
súc oán [?] sung sung /
sung du !
sứ tiết ?
sự do, sương cư, sương khuê
tá lý, tá nghiệm?
tá thải, tá đoan
tả triều, tạ bệnh …
tác khổ, tác náo,
tác phường, tác sắc, tác vật
tạc dược, tạc huyệt,
tạc nhật, tạc vãn
tai dân, tai khu
tái tiêu, tài đoạt, tài khí, tài kỹ
tái mạo, tài quyết,
tài thải, tài tú, tài vọng,
tài sĩ, tài triệt?
tại dã ?
tam giác thuật, tam hồn, tam nghi,
tam xạ ảnh, tam thái, tam thừa,
tam tư, tàm nghiệp, tàm ti
nghe mà cứ tưởng đâu có mấy ông tàu phù thủy Bắc kinh  đang tràn qua dạy tiếng tàu cho dân Việt lần nữa, muốn khiếp luôn ! rồi thì ông ấy lại tự ý đặt ra giùm cho tiếng Việt những chữ kỳ quặc như là
sức cười, sức nghe, sức nhìn, sức trông, sức mỏi … trời đất bộ ông tưởng muốn nói chi thì nói sao?
Đó, cái học cái biết cái hiểu ngớ ngẩnđầu gà đít vịt, kỳ lạ, kỳ cục, kỳ quái, của mấy ông học giả không hề biết học cho thiệt, của cả hai miền nam bắc, thật xấu hổ.
Chỉ vì cứ tưởng là biết đuợc năm ba chữ thì đem ra khoe, cái gì không biết thì lại phiạ ra, nói giốc, nói phét, nói tướng, cho bừa phứa cho vào trong sách.

Người lượm rác trong các từ điển Việt cọng 
Bs Nguyễn hy Vọng

                                     

  Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân 

Hoàng Tuấn Công

"Học giả hoặc nhà văn, dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn 
chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết" (AN CHI)

Kỳ 1
 Phương pháp luận
          Phương pháp luận là gì ? "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" đồ sộ, dày hơn hai ngàn trang của GS Nguyễn Lân không ghi nhận khái niệm này. Chúng ta không thể biết chính xác GS Nguyễn Lân "đãng trí", hay đối với Nhà biên soạn từ điển nổi tiếng Việt Nam, thực tế không có cái gọi là phương pháp luận. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những sai sót để đời của GS Nguyễn Lân trong các cuốn từ điển lại chính là phương pháp luận. GS Nguyễn Lân thiếu phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận và giải quyết vấn đề.


  Phương pháp luận hiểu đơn giản, ngắn gọn là tổng thể những phương pháp nghiên cứu, vận dụng trong  khoa học nói chung. Khi GS Nguyễn Lân biên soạn từ điển nghĩa là đang bước vào địa hạt ngôn ngữ học, từ điển học, thành ngữ, tục ngữ học... Công việc này thành công hay không, phụ thuộc vào phương pháp luận mà GS vận dụng. Và kết quả cuối cùng chính là thước đo cho phương pháp luận của soạn giả.
Nhìn lại phần lớn những sai lầm mang tính hệ thống của GS Nguyễn Lân, có vẻ như phương pháp tiếp cận thành ngữ, tục ngữ của GS Nguyễn Lân là không áp dụng phương pháp nào cả. Nói đúng hơn là Nhà biên soạn từ điển dùng "phương pháp luận phỏng đoán", gọi theo ngôn ngữ thường ngày là "đoán mò" ! Nhận xét này có vẻ như một sự mạo phạm tới bậc thầy ngôn ngữ học. Tuy nhiên, nếu đánh giá, nhìn nhận cụ thể những sai lầm của GS Nguyễn Lân, bạn đọc sẽ thấy, chúng tôi đã gọi đúng tên bản chất vấn đề. Và "phương pháp đặc biệt" này được GS Nguyễn Lân áp dụng khá triệt để trong cả 3 cuốn từ điển "Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam", “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”.
Thành ngữ, tục ngữ có quy luật cấu trúc, nguyên tắc ngữ pháp trong cách đặt câu ngữ nghĩa của dân gian. Bởi vậy, dù ngắn hay dài, dù đầy đủ hay đã bị tỉnh lược, thành ngữ, tục ngữ vẫn giữ được cốt lõi vấn đề, giúp người ta nhận ra những thông điệp dân gian gửi gắm. Mặt khác, thành ngữ, tục ngữ có nhiều kiểu cấu trúc ngữ pháp, dùng nhiều thủ pháp nghệ thuật để biểu đạt nhiều góc cạnh ngữ nghĩa. Bởi vậy, trong tay người nghiên cứu phải có cả "chùm chìa khóa" phương pháp luận. Thông qua việc phân loại, xác định cấu trúc, ngữ nghĩa của từng câu mà dùng chìa nào để mở. Tuy nhiên, với GS Nguyễn Lân, dường như thành ngữ, tục ngữ chỉ là những câu nói nôm na, những tập hợp từ lộn xộn. Bởi thế soạn giả đã tùy tiện thay đổi, gán ghép và cuối cùng là phỏng đoán, suy diễn nội dung, cách hiểu theo ý chủ quan của mình, bất chấp “quy luật muôn đời” dân gian đã tổng kết:
-Câu "Áo cứ tràng, làng cứ xã". "Tràng" từ cổ nghĩa là cái cổ áo. Câu này được diễn giải: cổ áo là bộ phận quan trọng nhất của chiếc áo, cũng giống như xã (trưởng) là người đứng đầu, cấp cao nhất của làng. Muốn nắm cái áo, cứ cổ áo mà cầm; muốn quản lý được làng, cứ ông xã (trưởng) mà nắm. Do không hiểu "tràng" là cái gì nên GS đổi thành "Áo cứ chàng, làng cứ xã" và cho rằng "chàng" ở đây là chàng trai, người chồng. Ý là: việc giặt giũ, vá may quần áo cứ để cho chồng làm nên gọi "áo cứ chàng"; việc của làng cứ ý vào ông xã (trưởng) nên gọi “làng cứ xã”, rồi giải thích: "Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình". Như thế, GS đã bất chấp quy luật cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa dân gian trong câu tục ngữ, biến chàng (trai) thành một bộ phận của cái áo. Rốt cuộc, câu tục ngữ đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu lại bị GS đoán là tính ỷ lại của người đàn bà và người dân trong thôn xóm. (Xin xem bài CHÀNG hay TRÀNG, VẠT ÁO hay CỔ ÁO ? trên Blog tuancongthuphong).  
-Câu tục ngữ "Mài mực ru con, mài son đánh giặc" đúc kết kinh nghiệm mài mực (Tàu) mài son: Mài mực phải nhẹ nhàng như ru con; mài son phải mạnh mẽ như đánh giặc. Do không hiểu thủ pháp so sánh, ẩn dụ đặc biệt của dân gian, GS đành đoán liều, bất chấp sự vô lý trong cách giảng giải: "Nói các ông đồ ngày xưa ngày thường ngồi dạy học đồng thời giúp vợ làm việc vặt trong nhà, nhưng khi có giặc thì tham gia phục vụ quân sự" (!)
-Tương tự, câu "Hay ăn nhà bếp, chóng chết quản voi". (Dị bản: No ăn nhà bếp, chóng chết quản voi). Câu tục ngữ này có hai vế đối xứng, cấu trúc từ theo kiểu tiểu đối: "Hay ăn" (tính từ) đi với "chóng chết" (tính từ); "nhà bếp" (danh từ chỉ nghề nghiệp) đi với "quản voi" (danh từ chỉ nghề nghiệp) bị GS Nguyễn Lân đổi thành "Hay ăn vào bếp, chóng chết quản voi". Thế là "vào bếp" (động từ) bị đem đối với "quản voi" (danh từ). Rốt cuộc chính GS Nguyễn Lân trở nên lúng túng khi nhận thấy sự vô lý của nó và thắc mắc: “Hai việc này không ăn khớp với nhau”. Nhưng có lẽ GS liên tưởng tới câu “Muốn ăn thì lăn vào bếp” nên phỏng đoán, giải thích bừa: "Hay ăn vào bếp, chóng chết quản voi" (Quản một con voi dữ thì nguy hiểm) Hai việc này không ăn khớp với nhau, nhưng chỉ có nghĩa là tự mình làm lấy mà ăn là một chuyện tất nhiên".Thế nhưng câu tục ngữ đang xét được hiểu tương tự như câu “Giàu thủ kho, no nhà bếp”. Nhà bếp thì hay được ăn (vì trực tiếp nấu ra đồ ăn thức uống); Quản voi thì dễ gặp nguy hiểm (vì có thể bị voi quật chết bất cứ lúc nào). Nghĩa bóng: Ai gắn bó với nghề nào thì được hưởng lợi trước tiên hoặc cũng bị nguy hiểm trước tiên từ nghề đó. (Có câu “Sinh nghề, tử nghiệp” là vậy).
-Câu "Vịt già, gà " thuộc loại tục ngữ có cấu trúc đối sánh: Vịt với gà; già với (non). Nhưng vì không xét đến quy luật cấu trúc câu, từ của dân gian là gì nên GS sẵn sàng để già (chỉ mức độ già, non) đối với to (chỉ khối lượng to, nhỏ). Rồi giải thích: "Vịt già, gà to Ý nói vịt già thì ăn được, còn gà thì phải to béo, chứ gà già thì thịt dai". Cách giải thích này trở nên vô lý bởi gà "to béo" đâu có nghĩa là gà tơ, thịt không dai ? Ngược lại, con gà "to béo" hoàn toàn có thể là con gà già, đã đẻ nhiều lứa, thịt dai.
-Hoặc câu “Màn hoa lại trải chiếu hoa, bát ngà lại phải chiếu ngà mâm son Tả cái cảnh xa hoa của gia đình giàu sang ngày trước”.
Nếu như GS Nguyễn Lân có phương pháp tiếp cận, tôn trọng nguyên tắc đặt câu, biểu đạt ngữ nghĩa của dân gian, GS đã chẳng đưa ra một dị bản sai, lủng củng, trùng lặp đến vậy. Ví như vế đầu đã có “chiếu hoa”, vế sau không nhắc lại chiếu ngà” nữa mà phải đũa ngà. (Mà thực tế cũng không có chiếu nào gọi là “chiếu ngà”). Không phải “bát ngà mà là bát ngọc. Bát ngọc đi với đũa ngà đặt trên mâm son mới đúng. (Màn đi với chiếu, bát đi với đũa). Bỗng dưng cho bát đi với chiếu: bát ngà lại phải chiếu ngà mâm son” là tùy tiện. Câu Màn hoa lại phải chiếu hoa, Bát ngọc lại phải đũa ngà mâm son, ý nói: cái đẹp phải tương xứng, hài hoà, đồng bộ. Nói như Giáo sư: “tả cảnh xa hoa của gia đình giàu sang ngày trước” là thiếu căn cứ và lạc đề.
Sai lầm ở dạng chép sai hình thức thành ngữ, tục ngữ rồi đoán mò, suy diễn thành ngữ, tục ngữ theo ý chủ quan chiếm một phần lớn và rất nghiêm trọng trong "Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân (xin xem lại các kỳ Dĩ hư truyền hư)
Đối với cuốn "Từ điển từ và ngữ Hán Việt", “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”  GS Nguyễn Lân vẫn “tâm đắc” với phương pháp “xem voi” để giải nghĩa từ nguyên. Kết quả là "trật" nhiều hơn "trúng". Xin lấy vài ba ví dụ trong hàng trăm trường hợp "đoán trật" khi giải nghĩa từ nguyên của GS Nguyễn Lân (phần gạch đầu dòng là của GS Nguyễn Lân):
- Bắc thần (bắc: phương bắc; thần: tinh thần) Ngôi sao sáng nhất trong chùm sao tiểu hùng tinh, giúp người ta xác định hướng chính bắc.
Chữ thần (辰) ở đây chỉ chung mặt trời, trăng, sao. Chữ thần (辰) này khi đọc là thìn lại có nghĩa là rồng - chi thứ năm trong thập nhị chi. Còn chữ thần trong tinh thần có tự dạng là (神), không liên quan gì đến bắc thần (北辰).
-Thủy tạ (tạ: ngôi nhà xinh) Ngôi nhà xây trên mặt nước để làm nơi giải trí: Nhà thủy tạ ở Hồ Tây.
Chữ “tạ” (榭) trong thủy tạ có nghĩa là “cái đài có nhà ở”. Nhưng phải chăng do soạn giả ngắm nhà thủy tạ ở Hồ Tây thấy nó xinh xắn quá nên đoán rằng chữ tạ ở đây (có lẽ) nghĩa là ngôi nhà xinh (!?)
Nếu không phải là GS Nguyễn Lân “đoán mò”, tại sao chữ với nghĩa vốn rành rành ra đó lại "trật lất hết trơn", "Râu ông nọ cắm cằm bà kia” như vậy ? (Xin xem lại bài "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" mục chữ cái nào cũng có sai sót" của Hoàng Tuấn Công trên tuancongthuphong)
Cũng vì sai lầm trong phương pháp luận mà GS Nguyễn Lân chủ trương giải thích từ nguyên một cách triệt để. Đến mức, GS tìm nghĩa từ nguyên cho cả những từ vay mượn ghi âm Hán Việt. Ví dụ: “Câu lạc bộ (Câu: đều; lạc: vui; bộ: bộ phận - Do từ Anh club phiên âm ra tiếng Trung Quốc” (“Từ điển từ và ngữ Việt Nam”). Đã là từ phiên âm tiếng Anh thì từng từ đơn lẻ chỉ làm nhiệm vụ ghi âm chứ không ghi nghĩa. Việc giải nghĩa từng từ như trên là hoàn toàn sai về phương pháp luận. Bởi thế cái sai kiểu này của GS Nguyễn Lân mang tính hệ thống. Ta còn gặp một số từ phiên âm khác được GS Nguyễn Lân đem ra “giải nghĩa từ nguyên” như: bồ đề, nha phiến, bạch phiến....
Kiến thức, hiểu biết thấu đáo sẽ giúp soạn giả tìm ra phương pháp luận. Và phương pháp luận đúng đắn sẽ giúp soạn giả sử dụng hiệu quả kiến thức, hiểu biết. Nhưng có phương pháp luận trong tay mà thiếu kiến thức vẫn thất bại như thường. Bằng chứng là trong "Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam", GS Nguyễn Lân cũng đưa ra tiêu chí xác định, nhận diện thành ngữ: "Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm". Thế nhưng, do quan niệm đơn giản, máy móc rằng "thành ngữ là những cụm từ dùng để diễn đạt một khái niệm" nên GS Nguyễn Lân thu thập cơ man những cụm từ, thuật ngữ kinh tế, chính trị, ngoại giao, thể thao,...những danh từ, tổ hợp danh từ, quán ngữ...để đưa vào từ điển làm "thành ngữ tục ngữ". Như:  Cách mạng xanh; Chạy đua vũ trang, Chiến tranh cân não; Chiến tranh chớp nhoáng; Chiến tranh lạnh; Chiến tranh tâm lý, Lãnh sự tài phán; Đấu vòng tròn; Khủng bố trắng; Khăn chữ nhất; Khăn đầu rìu; Khăn mỏ quạ; Khăn quàng đỏ; Khăn vành dây; Không chán mắt; Không chê được; Không tài gì; Không thể nào; Rất chi là; Rinh tùng rinh; Lễ lại mặt; Tuổi dậy thì,... (xin xem lại bài Dĩ hư truyền hư kỳ cuối).
          Về hình thức, thành ngữ là một cụm từ, chưa phải là một câu như tục ngữ. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nói đến. Tuy nhiên, cần hiểu thêm: thành ngữ không phải là cụm từ bình thường mà là một cụm từ đặc biệt, có kết cấu chặt chẽ, tính khái quát, so sánh, gợi tả cao và đầy ẩn ý. Bởi thế, khái niệm mà thành ngữ diễn đạt cũng không phải là khái niệm bình thường mà là khái niệm đặc biệt. Nói cách khác, khái niệm mà thành ngữ nói đến không phải “khái niệm chết" chỉ để gọi tên sự vật hiện tượng nào đó mà có nghĩa hàm ẩn, nghĩa suy ra từ nghĩa đen của cụm từ được gọi là thành ngữ. Ví dụ câu "Ếch ngồi đáy giếng". Nội dung, khái niệm thành ngữ nói đến không dừng ở nghĩa đen con ếch ngồi ở dưới đáy giếng mà nhằm so sánh, ám chỉ một người hiểu biết nông cạn, hạn chế, nên nhận thức sai về sự vật xung quanh. Trong khi cũng là cụm từ, cũng nhằm diễn đạt một khái niệm với lối ấn dụ, so sánh, nhưng "Chiến tranh lạnh" hay "Cách mạng xanh" mà GS Nguyễn Lân đưa ra không được xem là thành ngữ. Bởi nội dung cụm từ này chỉ dừng ở việc gọi tên một dạng chiến tranh, một kiểu cách mạng trong nông nghiệp. Hoặc Khăn chữ nhất, Khăn đầu rìu, Khăn mỏ quạ ngoài ý nghĩa gọi tên các loại khăn theo hình dáng của nó thì các cụm từ này không mang nghĩa hàm ẩn nào khác. Hay Không chán mắt, Không chê được; Không tài gì; Không thể nào...các nhà nghiên cứu xếp vạo loại “quán ngữ” (từ quen dùng) chứ không phải thành ngữ.
Trong “Đôi lời tâm sự thay lời tựa” của sách “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” GS Nguyễn Lân viết: “Nhận thấy rằng sinh viên và học sinh các trường không có một từ điển tiếng Việt nào để tra cứu, một số chúng tôi đã quyết định cùng họp lại để giải quyết sự thiếu thốn ấy. Vì thế năm 1969, quyển Từ điển tiếng Việt đầu tiên của chế độ ta đã được ra mắt bạn đọc”. Từ điển là khoa học. Bởi thế, dù được biên soạn bởi ai, dưới chế độ nào đều phải đảm bảo tính khoa học, khách quan. Không rõ GS Nguyễn Lân quan niệm từ điển “của chế độ ta” khác những gì với từ điển của những chế độ trước đó ? Ví như “Việt Nam tự điển” của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 đến bây giờ vẫn là công cụ hữu ích của các nhà nghiên cứu. Trong đó, chúng ta tìm thấy dấu ấn lịch sử của ngôn ngữ mà không thấy dấu ấn, bàn tay của chế độ thực dân phong kiến. Ở một khía cạnh nào đó, dường như GS Nguyễn Lân bị quan điểm giai cấp chi phối công việc của người làm khoa học. Ví như dân gian có tư duy, nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo kiểu của dân gian. Tư duy đó tiến bộ, khoa học hay hạn chế đều mang dấu ấn lịch sử của quá trình nhận thức thế giới tự nhiên và mối quan hệ xã hội. Nhiệm vụ của người làm từ điển là tập hợp và giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, cách hiểu, cách dùng thành ngữ, tục ngữ dân gian một cách khách quan, đúng như nó vốn được đúc kết, được hiểu, được dùng trong thực tế. Thế nhưng, GS Nguyễn Lân lại vi phạm nguyên tắc khách quan, khoa học đó khi đứng trên quan điểm giai cấp, cá nhân cực đoan, đả phá, phản đối nội dung nhiều câu thành ngữ, tục ngữ:
Đắng cay cũng thể ruột rà, ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng Quan niệm cũ kỹ cho rằng người có họ với mình, dù ăn ở không tốt, cũng hơn là ngừơi dưng tử tế với mình.
Máu loãng còn hơn nước lã Quan niệm cũ cho rằng dù là họ hàng xa cũng còn hơn người dưng.
Máu mủ chẳng thương, thương thiên hạ hàng xứ Lời trách móc theo quan niệm cũ cho rằng có họ hàng với nhau thì phải đùm bọc, thương yêu hơn là đối với người dưng.
Ba câu trên khuyên người ta phải biết yêu thương người thân, máu mủ, ruột thịt; đề cao tình cảm huyết thống, dòng tộc. Điều đó không có gì là xấu, là “quan niệm cũ kỹ”. Bởi “Gia đình là tế bào của xã hội”, con người trước tiên phải ý thức được tình cảm máu mủ, ruột thịt, phải biết yêu thương ông bà, cha mẹ mới có thể yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. Rộng hơn nữa là ý thức đồng bào, dân tộc rất đáng được trân trọng. Và thương yêu người thân không có nghĩa ghét bỏ người dưng. Người trong một nước thương yêu nhau không có nghĩa là ghét bỏ nhân loại. Như câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Vậy GS nghĩ sao ?
Với GS, tất cả những gì dính dáng tới xã hội cũ, phong kiến, quan lại, đàn ông đều là xấu xa, đều là cũ kỹ, lạc hậu. Ngược lại, những cái thuộc về ngày nay đều muôn phần tốt đẹp:
- Bạc thì dân, bất nhân thì lính. Lời phàn nàn của bọn quan lại trong chế độ phong kiến, khi người ta đối xử không hậu hĩ với chúng.
-Mẹ chồng không ai nói tốt nàng dâu Đó là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội cũ, nhưng ngày nay trái lại, nhiều khi mẹ chồng yêu con dâu như con đẻ của mình.
-Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ  lấy một chồng Luận điệu ích kỷ của bọn đàn ông trong chế độ phong kiến.
-Trai làm nên, năm thê bảy thiếp; gái làm nên thủ tiết thờ chồng Nói lên cái tính ích kỷ của bọn đàn ông trong chế độ đa thê thời phong kiến.
-Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng ý nói Bản chất xấu thì không thể trở nên người tốt. Tuy nhiên trong xã hội ta, nhiều người xấu được cải tạo cũng trở nên tốt.
Đọc những lời trên, chúng ta có cảm giác GS Nguyễn Lân đang lên lớp trong một tiết học có nội dung chống đế quốc phong kiến chứ không phải đang làm từ điển. Mặt khác, cách phê phán của GS cũng không đúng. Ví dụ câu "Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng" tục ngữ không nói đến việc "bản chất xấu không thể cải tạo thành người tốt", mà ý nói vật cũ nát, tầm thường thì không thể sử dụng vào việc lớn. Điều này có thực tế nghĩa đen và rất biện chứng. Thế nên sách Luận ngữ ra đời cách nay hàng ngàn năm đã viết: “Hủ mộc bất khả điêu dã, phấn thổ chi tường bất khả ô dã” Nghĩa là: Gỗ mục không thể chạm khắc, vách đất không thể tô vẽ (Luận ngữ - Công Dã Tràng). 
Thậm chí GS Nguyễn Lân còn đứng trên quan điểm duy vật biện chứng của triết học Mác-Lê nin để áp đặt cho tư duy dân gian và phê phán nội dung nhiều câu thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ câu: “Dương làm sao, âm làm vậy” phần nào thể hiện tín ngưỡng, tôn giáo, thế giới quan của người xưa, đã không được GS giải thích, ngược lại bị “sổ toẹt” bằng một câu: “lời tin nhảm của kẻ mê tín” !
Thực tế, dù làm nghề đào đất cũng phải nắm được thân đất mình đào là đất sét hay đất cát, đất sỏi đá hay đất tơi xốp, rồi mới tính chuyện nên sử dụng mai, thuổng, hay xẻng, xà beng để đào cho hiệu quả. Thật khó cho GS Nguyễn Lân bởi một khi chưa có hiểu biết cần thiết về cơ sở ngôn ngữ học nói chung và thành ngữ tục ngữ nói riêng làm sao có thể nói đến việc lựa chọn phương pháp tiếp cận nào cho đúng ? Những sai lầm mang tính hệ thống trong các sách từ điển do GS Nguyễn Lân biên soạn có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Phương pháp luận chỉ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của GS Nguyễn Lân ở lĩnh vực biên soạn từ điển.
Kỳ sau
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
Kỳ 2 

Thử lý giải những sai sót để đời

của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
                                            Kỳ 7
                                                 Một đời chính tả
                            Học sai nên hành sai

                                          (Phần I)
     Hoàng Tuấn Công

Đất anh hùng có huyền thoại anh hùng. Người thông minh có giai thoại thông minh. Kẻ ngốc ngếch có giai thoại ngốc ngếch... Giáo sư Nguyễn Lân nổi tiếng là người yêu đến “say mê tiếng mẹ đẻ” (Thứ tiếng chúng tôi đã nói đến trong Kỳ 6-Tiếng mẹ đẻ). GS còn là một “huyền thoại” về chính tả và ý thức chính tả.Giai thoại “Chớ vào hầm chú ẩn” kể về GS Nguyễn Lân, được nhiều người cầm bút khai thác dưới nhiều dị bản:


-"Hồi đó, giặc Mỹ đang đánh phá miền Bắc. Một hôm có báo động, GS Nguyễn Lân ra hầm theo mũi tên chỉ, nhưng ở mũi tên, ai đó lại viết sai chính tả: “hầm chú ẩn” chứ không phải là “hầm trú ẩn”. 


Ông thấy như bị ai đó xúc phạm và kiên quyết không chịu vào hầm! Rồi nữa, có lần, ông cần đi vệ sinh, nhưng ở cửa lại ghi “nhà vệ xinh”, thế là Giáo sư cũng… không vào ! Có thể đó chỉ là những câu chuyện ai  đó thêu dệt vì quý mến ông, nhưng đã phần nào nói được tấm lòng của nhà giáo Nguyễn Lân đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà ông trọn đời tâm huyết”. (Trọn đời vì sự nghiệp trồng người- Báo Công an nhân dân)
- “Lâu nay mọi người vẫn nghe lưu truyền câu chuyện trong chiến tranh giáo sư Nguyễn Lân không chịu vào hầm dù máy bay Mỹ đã tới trên đầu, chỉ vì ngoài cửa đề chữ: Hầm “chú ẩn”. Hoặc từ chối vào “nhà vệ xinh” khi “nhu cầu đã rất cấp thiết”. Đó là những giai thoại nhưng nó cũng phần nào nói lên được sự đam mê và tấm lòng của nhà giáo Nguyễn Lân với tiếng Việt”(GS Nguyễn Lân qua ký ức những người con - Báo Quân đội nhân dân). 
 -“Sự quan tâm của GS Nguyễn Lân đến chính tả đạt đến mức mà có người, do mến yêu cụ, đã sáng tác ra một bức tranh hài hước trên một tờ báo tường. Bức tranh tả cảnh Hà Nội đang có báo động, máy bay Mỹ đã bay vào bầu trời Hà Nội, loa truyền thanh đang thúc giục mọi người nhanh chóng vào hầm trú ẩn nhưng cụ Lân, tuy đã đứng trước cửa hầm vẫn chưa chịu vào hầm để phản ứng trước việc ai đó đã viết sai chính tả trên một tấm biển chỉ đường ra hầm trú ẩn là: Hầm chú ẩn”.(GS Nguyễn Lân và “tư cách một người dân yêu nước" - Báo Tiền phong:).
 Nhà thơ Trần Đăng Khoa chưa đầy mười tuổi đã biết vắt óc “thôi xao”, sành ngôn từ mẹ đẻ đến thành “Thần”. Có lẽ bởi vậy mà với “Người thường gặp” GS Nguyễn Lân, góc nhìn thú vị về “Vua chính tả” đã được Trần Đăng Khoa khai thác triệt để. Không những thế. Dưới ngòi bút tài hoa và cái duyên kể chuyện hiếm thấy của một Nhà thơ, giai thoại về người luôn nổi giận với những ai viết sai chính tả tiếp tục được “thêu hoa, dệt gấm” thật ly kỳ. Chúng tôi cho đây là dị bản hay nhất: “Ông không tiếc sức mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Thấy ai nói ngọng, hoặc viết sai tiếng Việt là ông đau đớn lắm, bứt rứt lắm....Ví như có lần, người ta mời Giáo sư Nguyễn Lân đến dự một bữa tiệc linh đình. Mọi người đã ngồi vào bàn. Rượu đã rót ra cốc. Nhưng rồi Giáo sư Nguyễn Lân thấy chén rượu đắng ngắt khi nhìn thấy trên tường có một dòng khẩu hiệu viết sai đến mấy lỗi chính tả. Thế là ông đùng đùng bỏ tiệc ra về. Ông không còn bụng dạ nào ăn nổi bữa tiệc ấy . Rồi lại một lần khác nữa, lần này còn ác chiến hơn. Máy bay Mỹ nhào tới. Bom nổ dữ dội. Giáo sư Nguyễn Lân chạy ra căn hầm công cộng của khu phố, thấy trên nóc hầm lô lố một dòng chữ cũng lại viết sai chính tả: Hầm chú ẩn. Ông đâu có phải là chú. Thế là ông nhất quyết không chịu xuống hầm, mặc cho bom nổ xung quanh...”(Người thường gặp-Giáo sư Nguyễn Lân-Trần Đăng Khoa)
Giai thoại hay thần thoại cũng thường dựa trên sự thật, có cốt lõi của sự thật. Giai thoại về "Vua chính tả” Việt Nam dĩ nhiên cũng có cơ sở, ngọn nguồn của nó. Trong "Đôi lời tâm sự thay lời tựa" của “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, GS Nguyễn Lân bức xúc: “Gần đây, tôi nhận thấy trong sách báo và cả trên đài tiếng nói Việt Nam, đồng bào dùng sai nhiều từ, nhất là những từ Hán Việt...Mặt khác, trong các sách báo, lỗi chính tả tràn lan, rất ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng Việt”. GS Nguyễn Lân còn là tác giả của các sách “Muốn đúng chính tả”“Tôi yêu tiếng Việt”; đồng tác giả của “Từ điển chính tả phổ thông”; “Viết thế nào cho đúng”...tổng cộng tới 10 cuốn từ điển liên quan tới tiếng Việt. Lúc nào GS cũng đau đáu "vì sự trong sáng của tiếng Việt". Ở tuổi 90 Giáo sư vẫn còn "suốt ngày viết viết, xóa xóa” để “tạo ra một tác phẩm rất có giá trị mà cả xã hội mong đợi” (Lời giới thiệu Từ điển từ và ngữ Việt Nam-GS Vũ Khiêu). Điều này lý giải tại sao Giáo sư Nguyễn Đình Chú cũng đã suy tôn "GS Nguyễn Lân là Nhà biên soạn từ điển vô địch"(5) Đó chính là cốt lõi, là sự thật của giai thoại về một người thà "nhịn đói", "nhịn đau" hay “tử" vì chính tả !
Chúng ta cảm ơn "cha đẻ" của những giai thoại. Họ chính là hiện thân của dân gian: thông minh-tốt bụng-công bằng và hài hước. Dân gian ưa nói thẳng, nói thật. Nhưng dân gian cũng chính là bậc thầy nói ngược, “nghịch ngầm”. “Nói zậy mà hổng phải zậy” !
Khi đăng bài “Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân-mục chữ cái nào cũng có sai sót”, ("xem ở đâychúng tôi có nhắc đến một số lỗi chính tả của GS. Một bạn đọc hồi đáp, “thử lý giải” hộ chúng tôi: “Phải chăng GS Nguyễn Lân có dấu hiệu của tuổi già ?” Vâng ! Quả thật, với “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS chuẩn bị 50 năm, hoàn thành trong 5 năm ở độ tuổi 90) bạn đọc cần khách quan để không loại trừ nguyên nhân này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chủ quan loại trừ bằng một cách khác. Đó là tìm đến một cuốn sách chuyên chính tả hơn, lại được Giáo sư viết ở độ tuổi 40. Cuốn “Muốn đúng chính tả”.
Trong thư mục Cùng một tác giả, sách “Muốn đúng chính tả” (xuất bản lần đầu 1949-NXB Thịnh Đức-Chiến Khu 10) được GS Nguyễn Lân xếp vào loại “Từ điển chính tả”. Sách được NXB Văn hóa thông tin xuất bản vào các năm 2010 và 2012. Chúng tôi có trong tay cả hai bản này. Điều đáng chú ý, trước khi viết “Muốn đúng chính tả”, Nguyễn Lân đã là “GS của ba trường đại học ở Huế: Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công”; từng làm “Giám đốc giáo dục Liên khu 10 và Liên khu Việt Bắc”; từng xuất bản 4 cuốn tiểu thuyết và hai đầu sách khảo cứu. Như thế, GS viết “Muốn đúng chính tả” ở độ tuổi trí tuệ đang nở rộ và tinh thần minh mẫn nhất của một đời người. Của chính Giáo sư !
Các cụ nhà ta dạy: "Nói có sách, mách có chứng". Cái "chứng" sai chính tả đang bò lổm ngổm trong "rừng từ" của Giáo sư Nguyễn Lân. Ta không quá khó để nhận ra chúng. Tuy nhiên, chính tả tiếng Việt là vấn đề phức tạp. Đôi khi “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”. Thế nhưng, dù còn có những bất đồng, nhưng chính tả tiếng Việt không phải không tìm được cái “chính” đồng thuận.
Khi viết, người ta có quyền chọn từ nào đó mình ưa dùng, kể cả từ “tối cổ”. Hiểu đến đâu phụ thuộc vào trình độ người đọc. Nhưng với chính tả, người viết lại luôn có xu hướng và cố gắng nương theo chuẩn chính tả hiện hành, được số đông thừa nhận. Cuốn “Muốn đúng chính tả” chúng tôi có trong tay xuất bản 2012. Bởi vậy, trước tiên chúng tôi sẽ căn cứ vào các sách Từ điển tiếng Việt, Từ điển chính tả hiện đại để so sánh. Mặt khác, chúng tôi cũng căn cứ theo số đông. Tức cách nói, cách viết phổ thông của sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường, trong đời sống cũng như sách báo hàng ngày để đi đến sự thống nhất, đồng thuận. Ngoài ra, để bổ sung thêm chứng cứ, chúng tôi cũng dẫn thêm các cuốn từ điển như: “Từ điển Việt-Bồ-La”"Đại Nam quấc âm tự vị" "Việt Nam tự điển" (đều xuất bản trước 1945). Qua đó, ta có thể biết cha ông ta vốn có nói và viết như GS Nguyễn Lân không. Đối với những chữ còn tồn tại hai cách viết hoặc gây tranh cãi, chúng tôi bỏ qua.
Không để bạn đọc phải chờ đợi lâu. Sau đây là một số “trắc nghiệm” chính tả của GS Nguyễn Lân trong “Muốn đúng chính tả”:
Muốn đúng chính tả:
+Chảo: sanh chảo, lòng chảo.
+Sanh: xương quai sanh, sắm sanh, sạch sành sanh.
*Sai lần 1: Xanh chảo chứ không phải “Sanh chảo”.
-Từ điển Việt-Bồ-La: “Xanh gang: nồi lớn, vạc, chảo, cái xanh gang”.
-Quốc âm tự vị: “Xanh: thứ chảo đứng vành”.
-Việt Nam tự điển: “Xanh. Đồ làm bếp, sâu lòng, thành đứng, thường làm bằng đồng. Văn liệu: Xanh không thủng cá đi đằng nào (tục ngữ) Thịt một Xanh không hành cũng không thơm (T-ng).
-Từ điển chính tả-Hoàng Phê (gọi tắt 1) Từ điển chính tả tiếng Việt-Nguyễn Thế Truyền (gọi tắt 2): Xanh (bắc xanh lên bếp).
*Sai lần 2: Viết đúng Xương quai Xanh (vần X), không phải “xương quai Sanh” (vần S). Xương quai xanh chính là cách gọi xương đòn, do nó ở hai bên vai người, hình dáng giống như hai cái quai của cái xanh (chảo). Các sách từ điển trước 1945 và một số từ điển chính tả hiện đại không thấy ghi nhận “xương quai xanh”. Nhưng TĐTViệt cho biết: “Xương quai Xanh đồng nghĩa xương đòn”. Ngoài ra, trong đời sống hàng ngày cũng như sách báo, y học đều ghi nhận là xương quai Xanh chứ không phải “quai Sanh”.
“Muốn đúng chính tả”:
- Chỗi. Chỗi dậy, chỗi gót.
*Sai: Viết đúng là TRỗi dậy (vần TR), không phải “CHỗi dậy” vần CH. Đây là cái sai theo kiểu của chữ viết ở hầm "chú ẩn" mà GS Nguyễn Lân từng phản đối (theo giai thoại).
-Từ điển tiếng Việt: “TRỗi: 1.nhổm người dậy không nằm nữa. trỗi dậy: đang nằm bỗng trỗi người lên nhìn; 2. dấy lên, nổi lên mạnh mẽ. nỗi nhớ trỗi lên.
-Từ điển chính tả (1 + 2) trỗi dậy; âm nhạc trỗi lên, tình cảm trỗi lên, tiếng hát trỗi lên.
“Muốn đúng chính tả”:
- Dãi. dãi nắng, dãi dầu, Dãi thể...
*Sai: GIải thể (vần GI) không phải “Dãi thể” (vần D). Chứng cứ: Từ điển tiếng Việt, Từ điển chính tả (1+2) đều ghi nhận GIải thể. Sách báo hàng ngày đều đồng thuận.
“Muốn đúng chính tả”:
-Giấn. giấn xuống, giấn thân, giấn mình.
*Sai: Ta có thể chấp nhận “giấn xuống” đồng nghĩa với động từ nhấn hay nhận, dìm cái gì xuống (theo quy luật biến âm như: giăn-nhăn (nhăn nheo) gián-nhán (con gián). Tuy nhiên Dấn trong “dấn thân”, “dấn mình” phải là vần D, không phải GIấn vần GI. Trong thực tế cũng không thấy biến âm “giấn thân” thành “nhấn thân” hay “nhấn mình”.
-TĐTViệt: Dấn 2. tiến mạnh, vươn mạnh tới, bất chấp nguy hiểm. dấn thân: Dấn thân vào con đường tội lỗi.
-Từ điển chính tả (1+2) đều ghi nhận: dấn thân, dấn mình.
“Muốn đúng chính tả”:
+Giộp: bỏng giộp da, giộp vỏ.
*Sai: Bỏng Rộp, Rộp vỏ (vần R) không phải “GIộp” (vần GI).
-TĐTViệt: “rộp [lớp da hoặc lớp vỏ mỏng bên ngoài] phồng lên, thường vì nóng quá. bàn tay rộp lên. lớp sơn đã rộp.
-Từ điển chính tả (1+2): Rộp: tay bỏng rộp, rộp da; bỏng rộp cả da.
“Muốn đúng chính tả”:
+Dơm: Dơm dớm
+Dớm: Dớm máu, dơm dớm.
*Sai: Rơm rớm, Rớm máu (vần R) không phải Dơm, Dớm (vần D).
TĐTViệt: “Rơm rớm: rớm ra chút ít trên bề mặt. tay rơm rớm máu; rơm rớm nước mắt.
-Từ điển chính tả (1+2) Rơm: rơm rớm; Rớm: rớm nước mắt, rớm máu; vết thương rớm máu.
“Muốn đúng chính tả”:
-Rú: rú lên, mừng rú.
-Giu: GIgiú trong xó nhà.
-Giú: ngồi GIú một xó, ngồi GIu giú.
          *Sai: RRú (vần R), không phải "GIGIú" (vần GI). Cái sai của GS nhất quán ở cả hai mục từ "giu" và "giú" chứ không phải lầm lỡ một lần. Việt Nam tự điển: "Rú: trỏ bộ co ro một chỗ. Ngồi Ru Rú trong xó nhà". Các sách từ điển như: Từ điển tiếng Việt, Từ điển chính tả (1+2) ở cả hai mục từ ru và  đều ghi nhận cách viết "ru rú" chứ không phải "gigiú".
“Muốn đúng chính tả”:
-Dũ: quyến dũ.
          *Sai: Chỉ có quyến R hoặc quyến Rũ, không có "quyến dũ". Ví dụ: Quyến anh rủ én sự này tại ai ?(Kiều).
Từ điển tiếng Việt: "quyến Rũ: làm cho người ta mê mẩn mà theo. Bị sắc đẹp quyến rũ. giọng hát quyến rũ".
-Từ điển chính tả (1+2) đều ghi nhận: quyến rũ.
“Muốn đúng chính tả”:
 -Rúi: con rúi.
          *Sai: con Dúi (vần D), không phải con Rúi (vần R). Các sách Việt Nam tự điển, Quốc âm tự vị không ghi nhận từ "dúi" trong con dúi. Tuy nhiên Từ điển tiếng Việt và Từ điển chính tả (1+2) đều ghi nhận: con Dúi; con Dúi ăn rễ cây.
“Muốn đúng chính tả”:
 -Trạnh: trạnh lòng, trạnh thương, trạnh niềm, cá trạnh.
*Sai cả 3 từ: Viết đúng phải là: CHạnh lòng, chạnh thương, chạnh niềm (vần CH) không phải TRạnh (vần TR).
-Việt Nam tự điển: CHạnh: cảm động: chạnh thương, chạnh nhớ, chạnh tưởng. Chạnh lòng: cảm động.
-Từ điển chính tả (1+2) chạnh lòng.
-Từ điển Truyện Kiều: CHạnh: cảm động. Vd Nỗi niềm riêng chạnh. Chạnh niềm: Chạnh lòng, động lòng mà nghĩ nhớ. Ví dụ: Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ.
          “Muốn đúng chính tả”:
          -Trèn. cá trèn, nông trèn trẹt.
          *Sai: CHoèn choẹt vần (CH) không phải TRèn trẹt (vần TR); Mặt khác, vần oèn và oẹt không phải vần “...èn” và “...ẹt”.
-Việt Nam tự điển: Choèn: giếng nông choèn choèn.
-Từ điển chính tả 1: Choèn: choèn choèn, nông choèn.
-Từ điển chính tả 2:Choèn: hầm nông choèn; choèn choèn, choèn choẹt.
“Muốn đúng chính tả”:
-Xàm: nói Xàm, xàm xĩnh, Xàm Xỡ, cái xàm xạp.
-Xỡ: Xàm Xỡ.
*Sai: Sàm sỡ (vần S), không phải “Xàm xỡ” (vần X).
-Quốc âm tự vị: Sàm: gièm. Sàm nịnh, Sàm siểm, sàm dua, sàm ngôn.
-Việt Nam tự điển: “Sàm nói dèm: Miệng sàm dệt gấm thêu hoa. Sàm báng: dèm pha: nghe lời sàm báng mà làm hại kẻ trung lương”.
-Từ điển tiếng Việt: “Sàm sỡ. ăn nói sàm sỡ. cử chỉ sàm sỡ”sàm ngônlời gièm pha, nói xấu. lời sàm ngôn.
-Từ điển Truyện Kiều: Sàm sỡ: Sỗ sàng, thô bỉ. Vd Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng ?
-Từ điển chính tả (1 và 2) Sàm: sàm báng, sàm nịnh, sàm sỡ.
-Hán Việt tự điển (Thiểu Chửu) Sàm:  Gièm pha, thêu dệt các lời nói bậy làm cho mất cái hay cái phải của người đi gọi là sàm”.
 “Muốn đúng chính tả”:
-Xạm: xạm mặt, đen xạm.
*Sai lần 1: Sạm mặt (vần S) không phải “Xạm mặt” (vần X).
-Quốc âm tự vị: Sặm: sặm màu: màu đậm. Sặm nước da: màu da có màu nhiều.
-Việt Nam tự điểnSạm: xám đen lại. đi nắng sạm daSạm mặt nghĩa bóng: làm cho phải xấu hổ. Bị mắng sạm mặt.
Như vậy “Sặm” hay “Sạm” đều có sự thống nhất trong cách phát âm và viết  làvần S, không phải vần X.
“Muốn đúng chính tả”:
-Xì: xì hơi, pháo xì, đen Xì
*Sai: Đen Sì (vần S) không phải đen Xì (vần X).
-Việt nam tự điển: Sì: nói cái sắc đen lắm: Người đen Sì, Trời tối đen Sì.
-TĐTViệt: Sìđen sì; mặt gỗ nhám sì; môi thâm sì.
-Từ điển chính tả (1+2) đều ghi nhận đen Sì, không phải đen Xì.
“Muốn đúng chính tả”:
-Soe: bộ sun soe.
* Sai: Xun xoe (vần X) không phải Sun soe (vần S).
-Việt Nam tự điển: Xun xoe: trỏ bộ chạy đi chạy lại loanh quanh một chỗ: thằng bé chạy xun xoe.
-TĐTViệt: Xun xoe: từ gợi tả dáng vẻ, cử chỉ săn đón, vồn vã quá đáng nhằm nịnh nọt. Bộ dạng xun xoe; chỉ giỏi xun xoe nịnh bợ.
-Từ điển chính tả (1+2): đều ghi nhận Xun Xoe
“Muốn đúng chính tả”:
-Xóng: ngã Xóng xoài.
*Sai: Vẫn là kiểu sai ở nhà “vệ xinh”: Sóng Soài (vần S) không phải Xóng Xoài (vần X).
-Việt Nam tự điển: Sóng sượt: nói cái bộ nằm dài thẳng cẳng ra. Ngã sóng sượt, nằm sóng sượt.
-TĐTViệt: Sóng soài như Sóng sượt. Ngã sóng soài.
-Từ điển chính tả (1+2) đều ghi nhận Sóng soài, không có “xóng xoài”.
“Muốn đúng chính tả”:
-Sỡ: Xặc sỡ
* Sai: Sặc sỡ (sặc vần S) không phải “Xặc sỡ” (vần X).
-Từ điển Việt-Bồ-La: Hoa sắc sỡ; nhiều màu sắc.
-Quốc âm tự vị: Sặc sờ: có nhiều sắc xen lộn không đều. Lao xao đáy biếc sặc sờ dòng xanh. Sỡ: sắc sỡ: Màu sắc khác nhau. Rỡ: Cùng một nghĩa. Rắn hoa sắc sỡ: Rắn nhiều màu sắc khác nhau.
-Việt nam tự điển: “Sặc sờ: cũng như sặc sỡSặc sỡ: nói về nhiều màu, nhiều sắc không đều chen lẫn nhau và khó coi: quần áo sặc sỡ.
“Muốn đúng chính tả”:
-Sực: sực nhớ, sực nức, nó sực hết rồi.
*Sai: Từ “Xực” vốn là chữ (ngật) gốc Hán nghĩa là ăn uống nói chung. Khi Việt hóa được đọc là “Xực” cũng chỉ ăn uống nhưng với nghĩa xấu, thô tục.
TĐTViệt: Xực: ăn [hàm ý thô tục] đồng nghĩa đớp, hốc, tọng.
-Từ điển chính tả (1+2) đều ghi nhận “Xực”: Xực = ăn. Xực hết nồi cơm nguội.
“Muốn đúng chính tả”:
          -Chun: có người dùng lầm thay chui.
          Về nghĩa từ vựng, GS Nguyễn Lân lầm chứ không phải “có người dùng lầm”. Ở Thanh Hóa (ví dụ vùng Nông Cống) từ “chun” được dùng với nghĩa là chui. “Chun” cũng được Việt Nam tự điển, TĐTViệt ghi nhận là phương ngữ với nghĩa “chui”(chui ra chui vào).
          “Muốn đúng chính tả”:
          -Trun: dây TRuntrun giãn.
          -Giãn: TRun giãn, giãn thợ.
          *Sai: Dây CHun (vần CH), không phải dây “trun” (vần TR); Chun giãn không phải Trun giãn”. Đây có vẻ giống như trường hợp “đá bóng ra ngoài còn khó hơn đá vào trong”.
-Từ điển tiếng Việt: “CHun. danh từ: dây chun [nói tắt] đứt chun quần. sợi chun buộc hàng; động từ [vật có khả năng co giãn] tự co lại, thu ngắn lại. sợi đã chun lại. đỉa chun mình. “Mắt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng ngắt và nghẹn bứ trong cổ” (Kim Lân) đồng nghĩa: thun.
-Từ điển chính tả (1+2) đều ghi nhận dây CHun, CHun giãn.
Phần “trắc nghiệm” trình độ chính tả của GS Nguyễn Lân trong cuốn sách được chính tác giả xếp vào loại “từ điển chính tả” xin được tạm dừng ở đây. Nhiều vấn đề trong "Muốn đúng chính tả" vẫn còn là câu chuyện dài. Chúng tôi xin được nói đến vào một dịp khác.
Như vậy, vẫn là cách làm ngược thường thấy của GS Nguyễn Lân: sách "Muốn đúng chính tả" đã trở thành "Muốn sai chính tả"!

                                                                                       HTC
(Hết phần I)
Đón xem phần II
 Năm mươi năm sau
- Những sách đã dẫn và tham khảo:
1,“Đại Nam quấc âm tự vị” (Dictionnaire ANNAMMITE) Huình Tịnh Paulus Của - Sài Gòn 1895.
2,Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam - GS Nguyễn Lân (NXB Văn Hóa - 1989)
3,Việt Nam tự điển  - Hội Khai Trí Tiến Đức - Nhà in Trung Bắc Tân Văn - 1931 (bản Scan của vietnamtudien.org )
4, Từ điển An Nam-Lusitan-La tinh (Thường gọi Từ điển Việt - Bồ - La) Alexandre De Rhodes - Phiên dịch: Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính - NXB Khoa Học Xã Hội - 1991.
5, Hán Việt tự điển - Thiều Chửu - NXB Thành phố Hồ Chí Minh - 2004.
6. Hán Việt Từ điển - Đào Duy Anh biên soạn - Hãn Mạn Tử hiệu đính - NXB Trường Thi - Sài Gòn 1957.
          7. Từ điển truyện Kiều-Đào Duy Anh-NXB Khoa học xã hội-1974. 
          8. Từ điển chính tả-Hoàng Phê-NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học-2006.
          9.Từ điển tiếng Việt-Hoàng Phê chủ biên-In lần thứ 5 có sửa chữa bổ sung-NXB Đà Nẵng-2013.
          10.Từ điển chính tả tiếng Việt-Nguyễn Thế Truyền-NXB Thanh Niên-2012.
          11.Từ điển từ láy tiếng Việt-Viện ngôn ngữ học-NXB Khoa học xã hội-2011.
          Cùng nhiều loại từ điển, nguồn sách báo khác.

 

 Kỳ 6 Tiếng mẹ đẻ

(Phần 2)
Phần I Tiếng mẹ đẻ, bạn đọc còn nhớ GS Nguyễn Lân giải thích từ Ngồn ngộn: “Nói người phụ nữ trắng và đẹp: Cô ta mới lớn lên trông ngồn ngộn”. Chúng tôi không đồng ý với cách giải thích này và cho rằng: Khi nhìn phụ nữ mà thốt lên hai từ “ngồn ngộn” chỉ có thể là cái nhìn chằm chằm vào bộ ngực lồ lộ, căng đầy lên chứ không phải cách cảm nhận sắc đẹp nói chung. Nói cách khác, đó là cái nhìn thiên về nhục dục hơn là sự rung động trước vẻ đẹp của một phụ nữ hay cô gái “mới lớn” “trắng và đẹp”.
Sau đây, câu chuyện Tiếng mẹ đẻ của GS Nguyễn Lân xin được tiếp tục:


 -Trắng ngồn ngộn Vừa trắng vừa mập mạp: Ngực anh ta trắng ngồn ngộn.
Người Việt rất khó chấp nhận dùng từ “mập mạp” (béo chắc, khỏe nói chung) để hình dung sự “ngồn ngộn” (đầy lên, trông sướng mắt). Thứ hai, trước đó Giáo sư cho rằng từ “ngồn ngộn” đã bao hàm nghĩa “trắng”: “nói phụ nữ trắng mà đẹp”. Thế nhưng ở mục “trắng ngồn ngộn” GS lại dẫn bạn đọc đi theo cuộc “phiêu lưu” ngôn từ khác. Đó là “nhan sắc” đàn bà bỗng thành vẻ đẹp đàn ông: “Ngực anh ta trắng ngồn ngộn”. Chúng tôi cố lý giải: Có thể đây là bộ ngực của nhà vô địch thể hình "hạng nặng". Bởi thế, GS e rằng nếu không dùng “ngồn ngộn” sẽ không lột tả hết được sự “vạm vỡ” của bộ ngực. Tuy nhiên, nghĩ đi rồi cũng nghĩ lại. Dùng “ngồn ngộn” để cảm nhận về bộ ngực kiểu Lý Đức hay Phạm Văn Mách sợ rằng không “lành mạnh”. Vả lại, ngực các vị này thường có màu đồng hun, bóng nhẫy, cuồn cuộn những múi cơ chắc nịch. Đâu có ngồn ngộn trắng, căng đầy, vẻ mềm mại, “ngon ăn” khêu gợi như của giới nữ ? Có lẽ hợp lý hơn cả: Hình như GS đang nói đến bộ ngực trần của “người đẹp chuyển giới”. Về hình thức đã là “cô” hoàn hảo với “núi đôi” “trắng ngồn ngộn”. Chỉ mỗi cái tên trong chứng minh thư vẫn còn là “anh ta” mà thôi !
4.Nấu nướng, ăn uống, cảm nhận hương vị:
Người ta hay dùng từ "cơm bữa" để nói những gì diễn ra thường xuyên, quá quen thuộc. Bởi thế, dẫu không bao giờ vào bếp, nhưng khi ăn uống, ta vẫn biết gọi tên những món mình ăn là gì. Vậy sự nhận biết từ bếp nấu đến bàn ăn của GS Nguyễn Lân thế nào ?
-Xào xáo Nấu thức ăn bằng dầu mỡ và mắm muối: Tính anh ấy dễ dãi, vợ xào xáo thứ gì thì ăn thứ ấy.
Dầu mỡ, mắm muối là cách nói khái quát những gia vị thiết yếu. Thế nên có rất nhiều món ăn nấu "bằng dầu mỡ mắm muối", cứ gì phải “xào xáo” ?  Hơn nữa, Việt Nam không có món ăn nào gọi là món “xào xáo”. Việc đưa ra định nghĩa “xào xáo” nấu bằng những gia vị gì là không đúng.
"Xào xáo" theo nghĩa "vợ xào xáo thứ gì ăn thứ ấy" là kiểu nấu qua loa, tùy tiện, nấu cho nhanh, không thành món xào cũng chẳng phải món xáo. Ví như cần dầu mỡ mà không cho dầu mỡ; cần cả mắm, muối nhưng lại chỉ có muối. Hoặc giả món xào bao giờ cũng chỉ tạo một ít nước cốt. Khi múc ra thì đọng một chút ở lòng đĩa để món ăn thêm đậm đà. Đằng này do vụng về hoặc làm ẩu lại đổ “chõm” nước vào. Thế là canh chẳng ra canh, xáo chẳng ra xáo, mà xào lại càng không phải. Bởi vậy, chỉ có anh chồng nào tính "dễ dãi", (hay quá “yêu vợ” ?) thì “vợ xào xáo thứ gì” mới “ăn thứ ấy”.
 -Xáo Nấu thịt với các gia vị: Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng (cd); Mười voi không được bát nước xáo (tng).
Giống như “xào xáo”, từ “xáo” GS cũng giải thích rất mơ hồ ! Thịt kho tàu, kho nghệ hay nấu với cà chua, thêm mắm muối, hành, tỏi gì đó đều có thể gọi là cách "nấu thịt với các gia vị". Trong khi tính chất của món "xáo" phải có nhiều nước. Thế nên hai câu tiếp theo trong bài ca dao mới là: Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con". Câu "Ba voi không được bát nước xáo" cũng nói về món nấu phải có nhiều nước đấy, thưa GS !
Tham khảo: TĐTViệt (1): “Xáo: nấu thịt với nhiều nước và các loại rau, gia vị riêng”.
-Béo ngấy. Thức ăn có nhiều mỡ quá.
-Béo ngậy. Như béo ngấy.
“Béo ngậy” không thể đồng nghĩa (như) “béo ngấy”. "Béo ngậy" = Béo có vị ngọt, bùi, dậy mùi thơm ngon quyện lẫn nhau (1). Còn “béo ngấy”  = béo khiến người ta không muốn ăn nữa vì quá nhiều mỡ (2). Cùng là “béo” cả nhưng nó khác nhau căn bản ở chỗ “ngậy” hay ngấy. “Béo” (1) khiến cho ta muốn ăn, còn “béo” (2) lại khiến ta ngán đến tận cổ.
Việt Nam tự điển (2): Ngấy. Chán vì mỡ, vì béo: Trông thấy mỡ mà ngấy; Ngậy. Nói món đồ ăn béo thơm: Chân giò ăn béo ngậy”
TĐTViệt: Ngấy: Có cảm giác sợ đối với một loại thức ăn nào đó [thường là chất béo hay chất ngọt]. Ngậy: [món ăn] béo và thơm, ngon. lạc ăn vừa ngậy vừa bùi; mùi cá nướng thơm ngậy.
-Béo mầm. Béo và khoẻ.
Chưa chính xác. Từ này không hàm ý béo khỏe. "Béo mầm" = Béo mềm và mũm mĩm những thịt mới đúng. Nó là kiểu béo cho sản phẩm thịt ngon của vật nuôi; và béo do an nhàn sung sướng; béo chỉ để sướng bản thân (chứ không phải để có sức khỏe lao động) trong câu ca dao: "Chồng con là cái nợ nần, Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm".
-Nốc: Uống nhanh một cách tham lam (Rượu nốc lời ra hăng hái lạ (Tú Mỡ)
Chưa chính xác. Uống ừng ực, tu ừng ực cũng là kiểu uống nhanh, có vẻ tham lam. Ở đây "nốc" phải được hiểu là cách uống thô tục, vô độ; uống để thỏa mãn cơn nghiện thèm chứ không phải để thưởng thức.
-Lạ miệng Nói món ăn mới được ăn lần đầu: Đến Vịnh Hạ Long được ăn sò, lạ miệng ăn nhiều.
GS hiểu không đầy đủ từ "lạ miệng". Người ốm đắng miệng không muốn ăn. Nếu đổi món khác không thường được ăn, hoặc đã lâu không ăn, “lạ miệng” lại ăn được nhiều. Thế nên, nếu hiểu “lạ miệng” là món mới "ăn lần đầu" như GS là phiến diện. TĐTViệt giải nghĩa "Lạ miệng: Không thường được ăn hoặc lần đầu được ăn, cho nên có cảm giác lạ, cảm thấy thích thấy ngon".
5.Động tác, tư thế, hành động, tính chất:
Có thể nói, không gì liên quan trực tiếp, gần gũi với ta bằng những động tác, tư thế hàng ngày của chính ta. Ngay từ lúc chập chững, ta đã phải "thực hành": ngã sấp, ngã ngửa, ngã bổ chửng...Suốt chặng đường đời, đến khi về già lắm lúc cũng phải  "ôn lại". Những hành động như “lẵng nhẵng” chạy theo mẹ, ngồi vắt vẻo, “lắt lẻo” trên cành cây, “khều”, chọc ổi cũng đã quen từ bé. Chính mẹ ta là người đầu tiên dạy cho ta gọi tên, phân biệt những tư thế, động tác ấy.
Vậy, GS Nguyễn Lân ?
-Ngã bổ chửng: Ngã đâm đầu xuống trước: Bị trượt chân, ngã bổ chửng.
Giáo sư hiểu sai hoàn toàn kiểu ngã "bổ chửng": ngã ngửa thành ngã sấp ! TĐTViệt: "Bổ chửng [ngã] ngửa người ra vì bất ngờ bị trượt. ngã bổ chửng; trượt chân bổ chửng".
-Ngã chúi Ngã đầu đập xuống trước.
Không chính xác. "Ngã chúi" là kiểu ngã về đằng trước nhưng đầu lộn, cắm, chúi từ trên cao xuống đất hoặc sông, suối, ao hồ... Còn “ngã đầu đập xuống trước” thì ngã về trước, sau, hai bên, tứ phía đều có thể dẫn đến... “đập đầu xuống trước”.
-Lẵng nhẵng Cứ kéo dài, không giải quyết được: công việc lẵng nhẵng thế này, sốt ruột lắm.
-Lẵng nhà lẵng nhẵng Lôi thôi kéo dài, không giải quyết được: Công việc cứ lẵng nhà lẵng nhẵng mãi, chưa xong.
Hình như soạn giả nhầm từ “lẵng nhẵng” với lằng nhằng thì phải ? Bởi vì nếu ta thay “lẵng nhẵng” trong cách diễn đạt của GS: “công việc lẵng nhẵng thế này, sốt ruột lắm” bằng : công việc lằng nhằng thế này, sốt ruột lắm, lúc này mẹ đẻ ta mới thực sự hiểu ý ta muốn nói gì.
Hãy xem Việt Nam tự điển phân biệt:
- “Lẵng nhẵng: Theo lẽo đẽo vướng víu: đàn con theo lẵng nhẵng”.
-“Lằng nhằng: Lôi thôi dai dẳng: Việc lằng nhằng mãi không xong”.
 TĐTViệt giải nghĩa: "Lẵng nhẵng: Ở tình trạng không chịu rời ra, dứt ra, làm vướng víu mãi. Lẵng nhẵng chạy theo sau".
-Nằm. Đặt mình trên một vật dài: Ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài.
Giải thích từ “nằm” sao mà cầu kỳ, nguyên tắc đến thế ? Và quan trọng nó không đúng ! Nếu chỗ nằm dài rộng thì nằm ườn, nằm thẳng cẳng. Chỗ nằm ngắn, hẹp, tròn thì nằm co, nằm cong. Nằm mèo xó bếp; Nằm đất với mụ hàng hương, hơn nằm giường với mụ hàng ruốc,... đều là nằm cả mà thôi.
-Lắt lẻo Lung lay, không vững: Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc (HXHương) Ngồi lắt lẻo thế này ngã bây giờ.
Một cái cọc chôn dưới đất "lung lay, không vững" nhưng không bao giờ được gọi là "lắt lẻo". "Lắt lẻo" (hay vắt vẻo) có sự hình dung về độ cao, tư thế chênh vênh, dễ rơi, dễ ngã. TĐTViệt: “Lắt lẻo: Trạng thái đung đưa trên cao do không được cố định chắc vào điểm tựa. Ngồi lắt lẻo trên cành cây. Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi (Cd)”.
-Khều đgt: 1. Lấy cái gì từ trong ra ngoài: Khều ốc 2. Lấy cái gì từ trên xuống dưới: khều ổi; khều táo 3. Lấy cái gì từ ngoài vào: Khều bèo.
Giáo sư giải thích có vẻ rất thành thạo, rõ ràng, mạch lạc. Nhưng thực chất đó là sự lúng túng trong mô tả, hiểu nghĩa của từ. Đã “lấy” (cầm lấy vật gì trong tầm tay) sao còn gọi là “khều” (cách lấy vật gì ngoài tầm tay với). Vậy, lấy điện thoại “từ trong” túi quần ra; lấy cuốn sách “từ trên” giá xuống; lấy đôi giầy “từ ngoài” cửa vào có gọi là “khều” được không thưa GS ? Sau đây là giải thích của TĐTViệt: “Khều: Dùng que, sào hoặc chân cho mắc vào một vật rồi đưa, kéo vật đó về phía mình: Lấy que khều ổi, Khều quả bóng vào bờ”.
          -Cụng đầu Ngoài nghĩa đen, còn có nghĩa như chạm trán: Hai chàng tình địch cụng đầu nhau ở nhà cô ả.
Có vẻ như Giáo sư lại nhầm từ cụng đầu” với đụng đầu” ? Vì “chạm trán” hay “đụng đầu” chỉ trạng thái đối kháng, thù địch. Còn động tác “cụng đầu” giữa hai người lại là cách thể hiện tình cảm yêu thương, hoặc yêu đương giữa người với người. Thế nên trong bài “Khoảnh khắc nồng thắm của vợ chồng Obama” mới đăng bức ảnh hai vị này “cụng đầu” nhau và chú thích: “Vợ chồng Obama cụng đầu nhau trước khi ông phát biểu trước đám đông ủng hộ ở Bang Michigan” (Theo Vietbao.vn).  Bởi vậy, "hai chàng tình địch” gặp nhau ở "nhà cô ả", thay vì "đụng đầu", “chạm trán” mà lại trở ra cụng đầu” với nhau, nhiều khả năng là “GAY” rồi !
-Cứa Cắt bằng cách đưa đi đưa lại nhiều lần một con dao không được sắc. Cứa mãi mà không đứt được cái chão.
          “Cứa” có khi do cả hai nguyên nhân: con dao thì cùn mà vật cần cắt, cứa lại quá dai ! Ví như dao sắc đến mấy mà dùng để cắt sợi dây da bò thì vẫn phải “cứa” đi, “cứa” lại như thường. Ngược lại, con dao tuy cùn nhưng với những thứ như sống chuối, tàu dọc mùng, vẫn có thể cắt xoẹt một cái mà không cần phải cứa. Mặt khác, mục đích “cứa” có khi còn do cả nguyên nhân thứ ba: cần cắt chính xác điểm nào đó. Thế nên, ban đầu “cứa” (đưa đi đưa lại từ từ) cho lưỡi dao bám vào điểm cần cắt rồi mới “xoẹt” một cái. Lại nữa: không dứt khoát cứ phải dùng "một con dao" mới là “cứa”. Đây là động tác tối cổ loài người. Trước khi biết đến kim loại, người nguyên thủy đã dùng các công cụ ghè đẽo thô sơ bằng đá như mảnh tước, troppơ để cứa, cắt xẻ thịt thú rừng. Cho đến bây giờ, khi không có dụng cụ (dao, kéo), ta vẫn học cách sử dụng các công cụ thô sơ của tổ tiên như mảnh sành, mảnh chai, cật nứa mỏng hoặc bất cứ vật gì có cạnh sắc để “cứa”. Thế nên, chúng tôi đồng ý với cách giải nghĩa tổng quát của TĐTViệt: “Cứa: làm đứt bằng vật có cạnh sắc, thường bằng cách day đi day lại nhiều lần trên bề mặt”.
Nói thêm: Cắtcứa là hai từ Hán-Việt đã được Việt hóa hoàn toàn. Cắt vốn là chữ cát =cắt đứt (trong từ cát cứ 割据-chia cắt, chiếm giữ). “Cứa”- biến âm của (hoặc cứ) nghĩa là: cưa- cái cưa (theo quy luật biến âm thành lừa-con lừa; cự thành cựa-cựa gà...). Đáng chú ý, tuy vay mượn nhưng mẹ đẻ chúng ta rất sáng tạo trong quá trình Việt hóa. Đó là dùng chữ trong cưa gỗ biến âm thành “cứa” để diễn tả động tác “cứa” (đưa đi đưa lại công cụ như thể là cưa, mà lại không phải cưa). Qua đó phân biệt rõ giữa hai động tác cưa, cắtcứa. Trong khi tiếng Hán, động tác cứa được dùng bởi từ ghép đẳng lập cát thiết 割切(cát=cắt đứt; thiết=cắt). Còn cắt nói chung thì gọi là thiết ; cắt bằng kéo thì gọi là tiễn thiết (tiễn=cái kéo).
          6. Một số ngôn từ giao tiếp hàng ngày:
          Ban đầu, chúng ta học tiếng mẹ đẻ theo cách của một con vẹt. Nhắc lại nguyên xi lời mẹ nói mà  không hiểu gì.Chính cách học bản năng này khiến khi lớn lên tiếng mẹ thấm sâu vào máu thịt. Những từ ta thốt lên đầu tiên trong đời chính là ngôn từ giao tiếp. Bởi vậy, đối với bất cứ ngôn ngữ nào, tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ thứ hai, trình độ giao tiếp hàng ngày được xem là cơ bản, phổ thông, dễ dàng nhất, trước khi đến với ngôn ngữ chuyên ngành, nâng cao.
Vậy GS Nguyễn Lân đã  hiểu hết những từ thông dụng này ?
-Cho vay Chuyển tiền hay thóc của mình cho người khác dùng trong một thời gian và đòi phải trả lãi.
Thực ra trong ngôn ngữ hàng ngày, chúng ta vẫn nói đi vay gạo về nấu mà không nói đi mượn gạo. Hoặc nói vay tiền của nhau với nghĩa chỉ phải hoàn trả bằng giá trị tương đương đấy thôi. Cách hiểu của GS Nguyễn Lân chỉ đúng khi đó là cụm từ cho vay lấy lãi chứ không phải hai từ “cho vay” đơn thuần.
Việt Nam tự điển:Vay: mượn tiền hay vật gì của ai để rồi phải trả lại nguyên số: Vay tiền, vay gạo”
TĐTViệt: “Vay: mượn tiền hay cái gì của người khác để sử dụng với điều kiện sẽ trả lại bằng cái cùng loại có số lượng hoặc giá trị tương đương. Vay tiền; vay tạm mấy cân gạo”.
Từ điển học sinh (NXB Giáo dục 1971) Vay. Mượn tạm (tiền; đồ vật) để dùng sau sẽ trả lại thứ tương đương: Vay ít tiền mua sách”.
Thế nên trong phần lời giới thiệu băng nhạc Chế Linh Tình bơ vơ (còn gọi Chế Linh 18 ca khúc) mới có đoạn: “...Tình bơ vơ, một nhạc phẩm của nhạc sĩ Lam Phương được vay làm chủ đề”. Từ vay ở đây là vay mượn, vay đồng nghĩa mượn.
-Chôn chặt. Để sâu vào trong đất:Chôn chặt văn chương ba thước đất (HX Hương)
“Để sâu vào trong đất” mà không lấp đất lại thì sao được gọi là chôn ? Như thế gọi là "để" dưới hố sâu thì đúng hơn. Huống gì ở đây là “chôn chặt” cơ mà ? Từ điển cần chính xác đầy đủ: Chôn chặt = chôn sâu và lèn chặt. Ngoài ra từ “chôn chặt” còn được hiểu theo nghĩa bóng “chôn chặt trong lòng” với ý giấu kín, không bao giờ để lộ.
Tham khảo: Việt Nam tự điển: “Chôn: đào đất mà vùi vật gì xuống: chôn xác, chôn của, chôn cột...”
TĐTViệt: “Chôn: đặt xuống lỗ đào dưới đất và lấp đất lại
-Chơi gái. Có quan hệ sinh lý với phụ nữ (thông tục): Hắn có học hành gì đâu, chỉ nghĩ đến chuyện chơi gái mà thôi.
 “Gái” ở đây không thể hiểu là “phụ nữ” nói chung mà là hạng gái điếm, kỹ nữ (mà gần đây còn gọi bớp, ca ve, gái gọi, gái bao, v.v...) Còn “quan hệ sinh lý” là nói nhu cầu chính đáng của đời sống tình dục và hàm chứa hoạt động duy trì nòi giống của con người. Trong khi “chơi gái” lại nói về kiểu chơi bời trác táng, thiên về trải nghiệm nhục dục, thỏa mãn xác thịt. Kẻ đi “chơi gái” thì phải có “gái chơi”. Thế nên, gái điếm, kỹ nữ còn được gọi là “gái làng chơi” là vậy.
Về từ “chơi gái”, trong bài  
Đọc lướt «Từ điển từ và ngữ Việt Nam» của Nguyễn Lân
 An Chi bình luận ngắn gọn như sau: “Cứ như lời giảng trên đây của ông Nguyễn Lân thì, trừ những đàn ông bất lực, có ông chồng nào lại chẳng “chơi gái” (Mỗi lần...với vợ là một lần “có quan hệ sinh lý với phụ nữ”)
- Chơi hoa. Giao thiệp với phụ nữ. Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa (Kiều)
Ở đây có sự “ngây thơ” trong ý nghĩ, hay là sự thiếu hụt về vốn từ tiếng mẹ đẻ ? “Hoa” thường được ví với phụ nữ. Nhưng “hoa” trong “chơi hoa” lại ám chỉ gái lầu xanh, kỹ nữ, đĩ điếm. Và “chơi” ở đây không phải “giao thiệp” hay “quan hệ” giao tiếp mà là “chơi gái” đó thưa soạn giả.  Việt Nam tự điển giải nghĩa thứ tư của “chơi”: “Nói về cách du đãng: chơi cờ bạc, chơi gái. Từ điển Truyện Kiều - Đào Duy Anh chú giải cụ thể: “Chơi hoa: Lấy hoa làm vui; nghĩa bóng là chơi gái. Vd: Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa”(Kiều)
Giáo sư Nguyễn Lân là tác giả cuốn sách “Tôi yêu tiếng Việt” (NXB Khoa học xã hội-1995). Thật đáng thương cho anh chàng nào đi tán gái, lại học mót được hai từ “chơi hoa” trong từ điển của GS Nguyễn Lân rồi tự tin buông lời “có cánh”: Anh chơi hoa đã nhiều, nhưng em mới là bông hoa đẹp nhất mà anh từng... (!)
 Thật là “Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau” !
Tham khảo: Có ý kiến cho rằng: Nguồn gốc từ “hoa”  trong “chơi hoa”, “bán hoa” xuất phát từ cách mời khách của gái làng chơi xưa kia bên Tàu. Có khách đến “chơi”. Một nhóm các cô gái lầu xanh quần áo, trang điểm thướt ta, niềm nở ra chào. Mỗi cô cầm trên tay một cái khay. Mỗi khay đựng một bông hoa, màu sắc, chủng loại hoa khác nhau. Thế rồi múa hát vòng quanh. Đong đưa, uốn éo, đầu mày cuối mắt đưa tình. Khách cảm thấy ưng cô nào sẽ đưa tay chọn lấy bông hoa để trong khay của cô đó. Chủ khách hiểu ý cùng lui vào “hậu trường”. Kiểu “giới thiệu”, “chọn hàng tao nhã” này đã sinh ra hai từ cũng rất “tao nhã” là kẻ “bán hoa” và người “chơi hoa” (điều này HTC đọc được từ hồi nhỏ, nay không còn nhớ ở tài liệu nào. Xin chép lại đại khái nội dung hầu bạn đọc. Rất mong các bậc cao minh chỉ bảo, phản hồi)
-Dáng vóc. Thân hình khỏe mạnh.
Sai ! "Dáng vóc” chỉ ngoại hình cao thấp, gầy, béo. Ai cũng có dáng vóc của người đó, không cứ gì người "thân hình khỏe mạnh". TĐTViệt: “Dáng vóc Dáng người, nhìn về mặt thân hình to nhỏ, cao thấp”.
-Lạ nhà Đến một nơi chưa bao giờ đến: Lạ nhà, cả đêm không sao ngủ được.
"Lạ nhà" có khi là chỗ đã từng đến, thậm chí đến nhiều lần, nhưng ít khi hoặc lần đầu tiên ngủ lại. Một số tác động như: không gian, giường chiếu, mùi vị, âm thanh lạ xung quanh, sự gò bó, thiếu tự do thoải mái khiến người ta cảm thấy khó ngủ, gọi là lạ nhà. TĐTViệt giải nghĩa "Lạ nhà: Không quen nhà, không quen chỗ. Lạ nhà không ngủ được".
-Lên mâm: Đến lượt mình phải làm việc gì trước quần chúng (thtục) Sắp đến lượt mình phải lên mâm rồi.
Cái tính hay nói ngược của Giáo sư thiệt lạ ! Đúng ra là "lên thớt" chứ, sao lại “lên mâm” ? Được “lên mâm” lại sướng quá ! "Lên thớt" là khẩu ngữ ý nói bản thân sắp phải trải qua, đối mặt một thử thách gì đó khó khăn thực sự. Các bạn trẻ hay dùng từ này để nói về việc thi cử, phỏng vấn tìm việc.v,v...
-Lắng đọng: Dồn góp dần dần lại một nơi: Những tình cảm sâu đậm, lắng đọng trong lòng.
Hiểu như GS thành vun lại hoặc dồn lại, chứ không phải "lắng đọng"."lắng đọng" theo nghĩa đen là những vật nhỏ lắng xuống đáy nước theo chiều đứng, chứ không phải sự "dồn góp" đa chiều về "một nơi". TĐTViệt: "Lắng đọng: 1.Lắng dần xuống và đọng lại. Phù sa lắng đọng. 2.Lưu lại, lắng lại trong chiều sâu tình cảm. hình ảnh lắng đọng trong tâm tưởng".
-Xăm xắp Nói nước gần đến miệng vật đựng hoặc đến gần mặt đê: Đổ nước xăm xắp miệng nồi. Nước lụt đã đến xăm xắp mặt đê.
Nếu "nước gần đến miệng vật đựng" hoặc gần mặt đê người ta nói ngấp nghé chứ không nói nước "xăm xắp". Khi nói nước "xăm xắp" có nghĩa nó đã ngập lên rồi nhưng chỉ ở độ vừa lút nhiều vật gì đó đang nằm trong vùng (hoặc dụng cụ) chứa nước. Ví dụ nước xăm xắp mặt ruộng là nước chỉ vừa ngập các hòn đất nhấp nhô và cây cỏ trong ruộng (có chỗ chưa lút hẳn). Với mặt đê, nếu nói nước "xăm xắp" thì có nghĩa nước đã bắt đầu tràn lên đê rồi, nhưng chưa đủ ngập sâu và chảy mạnh. TĐTViệt: "Xăm xắp: (nước) ở mức không đầy lắm, chỉ  đủ phủ kín khắp bề mặt. Nước xăm xắp mặt ruộng.
-Mù trời Nói trời nhiều mây đen kịt: Mù trời mới bắt được két. Hiện nay mù trời, có lẽ sắp mưa.
Giáo sư nhầm "mù trời" với kiểu trời động giông, "mây đen kịt" kéo đến báo hiệu "sắp mưa". “Mây”“mù” là hai hiện tượng khác nhau. "Mù trời" là kiểu sương mù giăng phủ khắp không gian (Thế nên, người ta mới lợi dụng màn sương này để đánh bắt, bẫy con két) Khi sương mù dày đặc có khi cũng sẽ rơi xuống thành hạt như mưa, nhưng đó là "quá mù ra mưa". Còn động giông “mây đen kịt” kéo đến mới báo hiệu một trận mưa lớn.
Sự lệch lạc trong tiếng mẹ đẻ của Nhà biên soạn từ điển khiến cho những từ rất phổ thông trong tiếng Việt cũng trở nên “bất đồng” như vậy đó.
-Lụng thụng. Nói quần áo rộng quá.
Thực ra“lụng thụng” là nói quần áo vừa rộng, vừa dài mới đúng. Nếu chỉ là rộng thôi phải là “thùng thình” chứ không phải“lụng thụng”.
-Quần ống sớ: (Ống sớ là vỏ hình hộp rất phẳng dùng để đựng sớ cúng trước khi đốt) Quần là có nếp rất phẳng.
Không hề có loại quần nào có ống “hình hộp” (lập phương). Giáo sư đã hình dung sai hình dáng cái ống sớ. Bởi gọi “ống sớ” nhưng nó tựa cái phong bì hình chữ nhật bẹt. "Ống sớ" khác phong bì thư ở chỗ một đầu dán kín, đầu kia có miệng bỏ sớ vào và gấp mép lại. Theo daitudien.net “quần ống sớ” là “loại quần dân tộc Việt Nam xưa kia của người đàn ông bằng vải trúc bâu trắng, ống rộng, thẳng, sau mỗi lần giặt phải hồ, là phẳng cho cứng mặt vải. Khi mặc ống thẳng như hai ống đựng sớ”.
-Chằn chặn. Từ dùng sau từ bằng và từ vuông để tỏ ý tuyệt đối: Đôi đũa bằng chằn chặn; Cái bàn vuông chằn chặn.
Không hẳn chỉ đứng sau từ bằng và từ vuông. Vậy đều chằn chặn thì sao ? Mặt khác lấy ví dụ “Cái bàn vuông chằn chặn” là chưa chính xác.Vì từ “chằn chặn” ý chỉ những vật gì đó có cùng hình dáng, kích thước, khi đặt cạnh nhau thì thấy bằng, đều chằn chặn.
-Lây lất: lộn xộn và bừa bãi: sống lây lất ở vỉa hè.
Sống ở nhà đường hoàng, chỉ tội đồ đạc “lộn xộn, bữa bãi” không ai có thể gọi là “lây lất”. TĐTViệt: “Lay lắt như Lây lất: Ở trạng thái tồn tại một cách yếu ớt, mỏng manh, không ổn định kéo dài. Lay lắt như ngọn đèn trước gió; sống lay lắt qua ngày.
-Thúng thắng: Nói ho từng cơn một.
Ho từng tiếng một khác hẳn với “ho từng cơn một”. Chính xác ho“thúng thắng”, hay húng hắng là ho từng tiếng ngắt quãng, lúc nhặt lúc khoan chứ không thành cơn. TĐTViệt: Thúng thắng như húng hắng [ho] từng tiếng nhẹ, ngắn và thưa”.
-Ngắn gọn Nói bài văn không dài và không rườm rà: Văn của người thường ngắn gọn (TrChinh)
Giáo sư quen kiểu giải nghĩa từ vựng rất sai lầm. Đó là chỉ căn cứ nghĩa của từ trong văn cảnh ví dụ cụ thể nào đó. Cách làm này đã triệt tiêu sự phong phú, đa dạng nghĩa của từ. “Ngắn gọn” đâu phải giành riêng để nói về bài văn ngắn gọn ? Vậy cuộc họp “ngắn gọn”, câu chuyện “ngắn gọn”, câu hỏi “ngắn gọn”, câu trả lời “ngắn gọn” thì sao ?
-Nghiện ngập: Nghiện thuốc phiện: vì nghiện ngập anh ta phải bán cả nhà.
“Nghiện ngập” cũng không phải chỉ nói “nghiện thuốc phiện”.Chúng tôi đồng ý với cách giải nghĩa ngắn gọn, chính xác của TĐTViệt: “Nghiện ngập: Nghiện nói khái quát, nghiện ngập rượu chè”.
          -Xâu chuỗi Từ dùng trong phong trào cải cách ruộng đất là bắt liên lạc với nhiều bần cố nông sau khi đã bắt rễ với một người cốt cán.
          Đó là cách hiểu từ “xâu chuỗi” do trải nghiệm nào đó của Giáo sư. Còn “xâu chuỗi” trong tiếng Việt được hiểu là: “tập hợp liên kết lại thành một chuỗi, một tuyến. Xâu chuỗi các sự kiện” (TĐTViệt)
-Cầy Con chó dùng để ăn thịt: Chén một bữa thịt cầy.
“Cầy” không phải “chuyên dùng” để gọi “con chó dùng để ăn thịt”. Cách hiểu của soạn giả xuất phát từ các tấm biển ở cửa hàng “Cầy tơ” hoặc “Thịt cầy 7 món” chăng ? Thế nhưng, người ta vẫn gọi các món từ“con chó dùng để ăn thịt” dồi chó, chả chó, chứ không gọi là dồi cầy, chả cầy. Thực ra cày (cầy) là cách gọi khác chỉ con chó (bất kể để nuôi hay làm thịt) ở nhiều địa phương. Riêng vùng nông thôn Thanh Hóa như các huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông Cống, người ta gọi con chó là con cày. Mãi đến khoảng vài chục năm gần đây, cách gọi con chó mới phổ biến.
Tất cả những từ, ngữ chúng tôi nêu ra trên đây có tới gần trăm phần trăm là từ thuần Việt hoặc đã Việt hóa hoàn toàn và rất thông dụng trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng, sự thiếu hụt về vốn từ tiếng mẹ đẻ không chỉ khiến GS Nguyễn Lân hiểu sai hàng loạt từ ngữ trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” mà còn trở thành nguyên nhân chính trong việc giải thích sai rất nhiều thành ngữ, tục ngữ trong sách “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” mà chúng tôi từng nêu.
 “Một ngàn năm độ hộ giặc Tàu, Một trăm năm đô hộ giặc Tây (7) Tiếng mẹ đẻ của ta mười phần, đã mất tới hơn nửa chẳng còn thuần hậu. Những từ, ngữ ta vừa nói trên thuộc số ít ỏi “đồ tư trang” vô cùng quý báu của Mẹ Việt Nam “thời con gái”. Thế mà Của riêng còn một chút này, Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan (8). Giống như Mẹ, tiếng mẹ đẻ mỗi người chỉ có một. Tiếng mẹ đẻ là nền tảng ngôn ngữ cơ bản, hành trang vô cùng quan trọng để chúng ta bước vào thế giới tri thức, trước khi đến với ngôn ngữ thứ hai. Giáo sư Nguyễn Lân chưa hiểu hết tiếng mẹ đẻ, chưa dùng đúng tiếng dân tộc. Việc GS trong biên soạn ra các loại Từ điển “rất có hại cho tiếng Việt”(9) là điều hoàn toàn dễ hiểu.
                                                                                   HTC
Kỳ sau
Một đời chính tả
Học sai nên hành sai
Một số tài liệu tham khảo và chú thích:
1.Từ điển tiếng Việt-Hoàng Phê chủ biên-NXB Đà Nẵng-2013
2.Từ điển từ láy tiếng Việt-Hoàng Văn Hành chủ biên-NXB khoa học xã hội-2011.
3.Việt Nam tự điển-Hội Khai trí Tiến đức-vietnamtudien.org
4.Từ điển Việt Hán-NXB Giáo dục-2003.
5.Việt ngữ tinh nghĩa từ điển-Long Điền-Nguyễn Văn Minh-NXB Quảng Vạn Thành-1950.
6. Ngữ pháp tiếng Việt-Diệp Quang Ban-NXB Giáo dục 2013.
7. Lời ca khúc: “Gia tài của Mẹ”-Trịnh Công Sơn.
8. Lẩy Kiều: “Chữ trinh còn một chút này, Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan”.
9. Chữ của Lê Mạnh Chiến trong bài Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt
Kỳ 6 Tiếng mẹ đẻ
(Phần 2)
Phần I Tiếng mẹ đẻ, bạn đọc còn nhớ GS Nguyễn Lân giải thích từ Ngồn ngộn: “Nói người phụ nữ trắng và đẹp: Cô ta mới lớn lên trông ngồn ngộn”. Chúng tôi không đồng ý với cách giải thích này và cho rằng: Khi nhìn phụ nữ mà thốt lên hai từ “ngồn ngộn” chỉ có thể là cái nhìn chằm chằm vào bộ ngực lồ lộ, căng đầy lên chứ không phải cách cảm nhận sắc đẹp nói chung. Nói cách khác, đó là cái nhìn thiên về nhục dục hơn là sự rung động trước vẻ đẹp của một phụ nữ hay cô gái “mới lớn” “trắng và đẹp”.
Sau đây, câu chuyện Tiếng mẹ đẻ của GS Nguyễn Lân xin được tiếp tục:


 -Trắng ngồn ngộn Vừa trắng vừa mập mạp: Ngực anh ta trắng ngồn ngộn.
Người Việt rất khó chấp nhận dùng từ “mập mạp” (béo chắc, khỏe nói chung) để hình dung sự “ngồn ngộn” (đầy lên, trông sướng mắt). Thứ hai, trước đó Giáo sư cho rằng từ “ngồn ngộn” đã bao hàm nghĩa “trắng”: “nói phụ nữ trắng mà đẹp”. Thế nhưng ở mục “trắng ngồn ngộn” GS lại dẫn bạn đọc đi theo cuộc “phiêu lưu” ngôn từ khác. Đó là “nhan sắc” đàn bà bỗng thành vẻ đẹp đàn ông: “Ngực anh ta trắng ngồn ngộn”. Chúng tôi cố lý giải: Có thể đây là bộ ngực của nhà vô địch thể hình "hạng nặng". Bởi thế, GS e rằng nếu không dùng “ngồn ngộn” sẽ không lột tả hết được sự “vạm vỡ” của bộ ngực. Tuy nhiên, nghĩ đi rồi cũng nghĩ lại. Dùng “ngồn ngộn” để cảm nhận về bộ ngực kiểu Lý Đức hay Phạm Văn Mách sợ rằng không “lành mạnh”. Vả lại, ngực các vị này thường có màu đồng hun, bóng nhẫy, cuồn cuộn những múi cơ chắc nịch. Đâu có ngồn ngộn trắng, căng đầy, vẻ mềm mại, “ngon ăn” khêu gợi như của giới nữ ? Có lẽ hợp lý hơn cả: Hình như GS đang nói đến bộ ngực trần của “người đẹp chuyển giới”. Về hình thức đã là “cô” hoàn hảo với “núi đôi” “trắng ngồn ngộn”. Chỉ mỗi cái tên trong chứng minh thư vẫn còn là “anh ta” mà thôi !
4.Nấu nướng, ăn uống, cảm nhận hương vị:
Người ta hay dùng từ "cơm bữa" để nói những gì diễn ra thường xuyên, quá quen thuộc. Bởi thế, dẫu không bao giờ vào bếp, nhưng khi ăn uống, ta vẫn biết gọi tên những món mình ăn là gì. Vậy sự nhận biết từ bếp nấu đến bàn ăn của GS Nguyễn Lân thế nào ?
-Xào xáo Nấu thức ăn bằng dầu mỡ và mắm muối: Tính anh ấy dễ dãi, vợ xào xáo thứ gì thì ăn thứ ấy.
Dầu mỡ, mắm muối là cách nói khái quát những gia vị thiết yếu. Thế nên có rất nhiều món ăn nấu "bằng dầu mỡ mắm muối", cứ gì phải “xào xáo” ?  Hơn nữa, Việt Nam không có món ăn nào gọi là món “xào xáo”. Việc đưa ra định nghĩa “xào xáo” nấu bằng những gia vị gì là không đúng.
"Xào xáo" theo nghĩa "vợ xào xáo thứ gì ăn thứ ấy" là kiểu nấu qua loa, tùy tiện, nấu cho nhanh, không thành món xào cũng chẳng phải món xáo. Ví như cần dầu mỡ mà không cho dầu mỡ; cần cả mắm, muối nhưng lại chỉ có muối. Hoặc giả món xào bao giờ cũng chỉ tạo một ít nước cốt. Khi múc ra thì đọng một chút ở lòng đĩa để món ăn thêm đậm đà. Đằng này do vụng về hoặc làm ẩu lại đổ “chõm” nước vào. Thế là canh chẳng ra canh, xáo chẳng ra xáo, mà xào lại càng không phải. Bởi vậy, chỉ có anh chồng nào tính "dễ dãi", (hay quá “yêu vợ” ?) thì “vợ xào xáo thứ gì” mới “ăn thứ ấy”.
 -Xáo Nấu thịt với các gia vị: Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng (cd); Mười voi không được bát nước xáo (tng).
Giống như “xào xáo”, từ “xáo” GS cũng giải thích rất mơ hồ ! Thịt kho tàu, kho nghệ hay nấu với cà chua, thêm mắm muối, hành, tỏi gì đó đều có thể gọi là cách "nấu thịt với các gia vị". Trong khi tính chất của món "xáo" phải có nhiều nước. Thế nên hai câu tiếp theo trong bài ca dao mới là: Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con". Câu "Ba voi không được bát nước xáo" cũng nói về món nấu phải có nhiều nước đấy, thưa GS !
Tham khảo: TĐTViệt (1): “Xáo: nấu thịt với nhiều nước và các loại rau, gia vị riêng”.
-Béo ngấy. Thức ăn có nhiều mỡ quá.
-Béo ngậy. Như béo ngấy.
“Béo ngậy” không thể đồng nghĩa (như) “béo ngấy”. "Béo ngậy" = Béo có vị ngọt, bùi, dậy mùi thơm ngon quyện lẫn nhau (1). Còn “béo ngấy”  = béo khiến người ta không muốn ăn nữa vì quá nhiều mỡ (2). Cùng là “béo” cả nhưng nó khác nhau căn bản ở chỗ “ngậy” hay ngấy. “Béo” (1) khiến cho ta muốn ăn, còn “béo” (2) lại khiến ta ngán đến tận cổ.
Việt Nam tự điển (2): Ngấy. Chán vì mỡ, vì béo: Trông thấy mỡ mà ngấy; Ngậy. Nói món đồ ăn béo thơm: Chân giò ăn béo ngậy”
TĐTViệt: Ngấy: Có cảm giác sợ đối với một loại thức ăn nào đó [thường là chất béo hay chất ngọt]. Ngậy: [món ăn] béo và thơm, ngon. lạc ăn vừa ngậy vừa bùi; mùi cá nướng thơm ngậy.
-Béo mầm. Béo và khoẻ.
Chưa chính xác. Từ này không hàm ý béo khỏe. "Béo mầm" = Béo mềm và mũm mĩm những thịt mới đúng. Nó là kiểu béo cho sản phẩm thịt ngon của vật nuôi; và béo do an nhàn sung sướng; béo chỉ để sướng bản thân (chứ không phải để có sức khỏe lao động) trong câu ca dao: "Chồng con là cái nợ nần, Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm".
-Nốc: Uống nhanh một cách tham lam (Rượu nốc lời ra hăng hái lạ (Tú Mỡ)
Chưa chính xác. Uống ừng ực, tu ừng ực cũng là kiểu uống nhanh, có vẻ tham lam. Ở đây "nốc" phải được hiểu là cách uống thô tục, vô độ; uống để thỏa mãn cơn nghiện thèm chứ không phải để thưởng thức.
-Lạ miệng Nói món ăn mới được ăn lần đầu: Đến Vịnh Hạ Long được ăn sò, lạ miệng ăn nhiều.
GS hiểu không đầy đủ từ "lạ miệng". Người ốm đắng miệng không muốn ăn. Nếu đổi món khác không thường được ăn, hoặc đã lâu không ăn, “lạ miệng” lại ăn được nhiều. Thế nên, nếu hiểu “lạ miệng” là món mới "ăn lần đầu" như GS là phiến diện. TĐTViệt giải nghĩa "Lạ miệng: Không thường được ăn hoặc lần đầu được ăn, cho nên có cảm giác lạ, cảm thấy thích thấy ngon".
5.Động tác, tư thế, hành động, tính chất:
Có thể nói, không gì liên quan trực tiếp, gần gũi với ta bằng những động tác, tư thế hàng ngày của chính ta. Ngay từ lúc chập chững, ta đã phải "thực hành": ngã sấp, ngã ngửa, ngã bổ chửng...Suốt chặng đường đời, đến khi về già lắm lúc cũng phải  "ôn lại". Những hành động như “lẵng nhẵng” chạy theo mẹ, ngồi vắt vẻo, “lắt lẻo” trên cành cây, “khều”, chọc ổi cũng đã quen từ bé. Chính mẹ ta là người đầu tiên dạy cho ta gọi tên, phân biệt những tư thế, động tác ấy.
Vậy, GS Nguyễn Lân ?
-Ngã bổ chửng: Ngã đâm đầu xuống trước: Bị trượt chân, ngã bổ chửng.
Giáo sư hiểu sai hoàn toàn kiểu ngã "bổ chửng": ngã ngửa thành ngã sấp ! TĐTViệt: "Bổ chửng [ngã] ngửa người ra vì bất ngờ bị trượt. ngã bổ chửng; trượt chân bổ chửng".
-Ngã chúi Ngã đầu đập xuống trước.
Không chính xác. "Ngã chúi" là kiểu ngã về đằng trước nhưng đầu lộn, cắm, chúi từ trên cao xuống đất hoặc sông, suối, ao hồ... Còn “ngã đầu đập xuống trước” thì ngã về trước, sau, hai bên, tứ phía đều có thể dẫn đến... “đập đầu xuống trước”.
-Lẵng nhẵng Cứ kéo dài, không giải quyết được: công việc lẵng nhẵng thế này, sốt ruột lắm.
-Lẵng nhà lẵng nhẵng Lôi thôi kéo dài, không giải quyết được: Công việc cứ lẵng nhà lẵng nhẵng mãi, chưa xong.
Hình như soạn giả nhầm từ “lẵng nhẵng” với lằng nhằng thì phải ? Bởi vì nếu ta thay “lẵng nhẵng” trong cách diễn đạt của GS: “công việc lẵng nhẵng thế này, sốt ruột lắm” bằng : công việc lằng nhằng thế này, sốt ruột lắm, lúc này mẹ đẻ ta mới thực sự hiểu ý ta muốn nói gì.
Hãy xem Việt Nam tự điển phân biệt:
- “Lẵng nhẵng: Theo lẽo đẽo vướng víu: đàn con theo lẵng nhẵng”.
-“Lằng nhằng: Lôi thôi dai dẳng: Việc lằng nhằng mãi không xong”.
 TĐTViệt giải nghĩa: "Lẵng nhẵng: Ở tình trạng không chịu rời ra, dứt ra, làm vướng víu mãi. Lẵng nhẵng chạy theo sau".
-Nằm. Đặt mình trên một vật dài: Ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài.
Giải thích từ “nằm” sao mà cầu kỳ, nguyên tắc đến thế ? Và quan trọng nó không đúng ! Nếu chỗ nằm dài rộng thì nằm ườn, nằm thẳng cẳng. Chỗ nằm ngắn, hẹp, tròn thì nằm co, nằm cong. Nằm mèo xó bếp; Nằm đất với mụ hàng hương, hơn nằm giường với mụ hàng ruốc,... đều là nằm cả mà thôi.
-Lắt lẻo Lung lay, không vững: Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc (HXHương) Ngồi lắt lẻo thế này ngã bây giờ.
Một cái cọc chôn dưới đất "lung lay, không vững" nhưng không bao giờ được gọi là "lắt lẻo". "Lắt lẻo" (hay vắt vẻo) có sự hình dung về độ cao, tư thế chênh vênh, dễ rơi, dễ ngã. TĐTViệt: “Lắt lẻo: Trạng thái đung đưa trên cao do không được cố định chắc vào điểm tựa. Ngồi lắt lẻo trên cành cây. Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi (Cd)”.
-Khều đgt: 1. Lấy cái gì từ trong ra ngoài: Khều ốc 2. Lấy cái gì từ trên xuống dưới: khều ổi; khều táo 3. Lấy cái gì từ ngoài vào: Khều bèo.
Giáo sư giải thích có vẻ rất thành thạo, rõ ràng, mạch lạc. Nhưng thực chất đó là sự lúng túng trong mô tả, hiểu nghĩa của từ. Đã “lấy” (cầm lấy vật gì trong tầm tay) sao còn gọi là “khều” (cách lấy vật gì ngoài tầm tay với). Vậy, lấy điện thoại “từ trong” túi quần ra; lấy cuốn sách “từ trên” giá xuống; lấy đôi giầy “từ ngoài” cửa vào có gọi là “khều” được không thưa GS ? Sau đây là giải thích của TĐTViệt: “Khều: Dùng que, sào hoặc chân cho mắc vào một vật rồi đưa, kéo vật đó về phía mình: Lấy que khều ổi, Khều quả bóng vào bờ”.
          -Cụng đầu Ngoài nghĩa đen, còn có nghĩa như chạm trán: Hai chàng tình địch cụng đầu nhau ở nhà cô ả.
Có vẻ như Giáo sư lại nhầm từ cụng đầu” với đụng đầu” ? Vì “chạm trán” hay “đụng đầu” chỉ trạng thái đối kháng, thù địch. Còn động tác “cụng đầu” giữa hai người lại là cách thể hiện tình cảm yêu thương, hoặc yêu đương giữa người với người. Thế nên trong bài “Khoảnh khắc nồng thắm của vợ chồng Obama” mới đăng bức ảnh hai vị này “cụng đầu” nhau và chú thích: “Vợ chồng Obama cụng đầu nhau trước khi ông phát biểu trước đám đông ủng hộ ở Bang Michigan” (Theo Vietbao.vn).  Bởi vậy, "hai chàng tình địch” gặp nhau ở "nhà cô ả", thay vì "đụng đầu", “chạm trán” mà lại trở ra cụng đầu” với nhau, nhiều khả năng là “GAY” rồi !
-Cứa Cắt bằng cách đưa đi đưa lại nhiều lần một con dao không được sắc. Cứa mãi mà không đứt được cái chão.
          “Cứa” có khi do cả hai nguyên nhân: con dao thì cùn mà vật cần cắt, cứa lại quá dai ! Ví như dao sắc đến mấy mà dùng để cắt sợi dây da bò thì vẫn phải “cứa” đi, “cứa” lại như thường. Ngược lại, con dao tuy cùn nhưng với những thứ như sống chuối, tàu dọc mùng, vẫn có thể cắt xoẹt một cái mà không cần phải cứa. Mặt khác, mục đích “cứa” có khi còn do cả nguyên nhân thứ ba: cần cắt chính xác điểm nào đó. Thế nên, ban đầu “cứa” (đưa đi đưa lại từ từ) cho lưỡi dao bám vào điểm cần cắt rồi mới “xoẹt” một cái. Lại nữa: không dứt khoát cứ phải dùng "một con dao" mới là “cứa”. Đây là động tác tối cổ loài người. Trước khi biết đến kim loại, người nguyên thủy đã dùng các công cụ ghè đẽo thô sơ bằng đá như mảnh tước, troppơ để cứa, cắt xẻ thịt thú rừng. Cho đến bây giờ, khi không có dụng cụ (dao, kéo), ta vẫn học cách sử dụng các công cụ thô sơ của tổ tiên như mảnh sành, mảnh chai, cật nứa mỏng hoặc bất cứ vật gì có cạnh sắc để “cứa”. Thế nên, chúng tôi đồng ý với cách giải nghĩa tổng quát của TĐTViệt: “Cứa: làm đứt bằng vật có cạnh sắc, thường bằng cách day đi day lại nhiều lần trên bề mặt”.
Nói thêm: Cắtcứa là hai từ Hán-Việt đã được Việt hóa hoàn toàn. Cắt vốn là chữ cát =cắt đứt (trong từ cát cứ 割据-chia cắt, chiếm giữ). “Cứa”- biến âm của (hoặc cứ) nghĩa là: cưa- cái cưa (theo quy luật biến âm thành lừa-con lừa; cự thành cựa-cựa gà...). Đáng chú ý, tuy vay mượn nhưng mẹ đẻ chúng ta rất sáng tạo trong quá trình Việt hóa. Đó là dùng chữ trong cưa gỗ biến âm thành “cứa” để diễn tả động tác “cứa” (đưa đi đưa lại công cụ như thể là cưa, mà lại không phải cưa). Qua đó phân biệt rõ giữa hai động tác cưa, cắtcứa. Trong khi tiếng Hán, động tác cứa được dùng bởi từ ghép đẳng lập cát thiết 割切(cát=cắt đứt; thiết=cắt). Còn cắt nói chung thì gọi là thiết ; cắt bằng kéo thì gọi là tiễn thiết (tiễn=cái kéo).
          6. Một số ngôn từ giao tiếp hàng ngày:
          Ban đầu, chúng ta học tiếng mẹ đẻ theo cách của một con vẹt. Nhắc lại nguyên xi lời mẹ nói mà  không hiểu gì.Chính cách học bản năng này khiến khi lớn lên tiếng mẹ thấm sâu vào máu thịt. Những từ ta thốt lên đầu tiên trong đời chính là ngôn từ giao tiếp. Bởi vậy, đối với bất cứ ngôn ngữ nào, tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ thứ hai, trình độ giao tiếp hàng ngày được xem là cơ bản, phổ thông, dễ dàng nhất, trước khi đến với ngôn ngữ chuyên ngành, nâng cao.
Vậy GS Nguyễn Lân đã  hiểu hết những từ thông dụng này ?
-Cho vay Chuyển tiền hay thóc của mình cho người khác dùng trong một thời gian và đòi phải trả lãi.
Thực ra trong ngôn ngữ hàng ngày, chúng ta vẫn nói đi vay gạo về nấu mà không nói đi mượn gạo. Hoặc nói vay tiền của nhau với nghĩa chỉ phải hoàn trả bằng giá trị tương đương đấy thôi. Cách hiểu của GS Nguyễn Lân chỉ đúng khi đó là cụm từ cho vay lấy lãi chứ không phải hai từ “cho vay” đơn thuần.
Việt Nam tự điển:Vay: mượn tiền hay vật gì của ai để rồi phải trả lại nguyên số: Vay tiền, vay gạo”
TĐTViệt: “Vay: mượn tiền hay cái gì của người khác để sử dụng với điều kiện sẽ trả lại bằng cái cùng loại có số lượng hoặc giá trị tương đương. Vay tiền; vay tạm mấy cân gạo”.
Từ điển học sinh (NXB Giáo dục 1971) Vay. Mượn tạm (tiền; đồ vật) để dùng sau sẽ trả lại thứ tương đương: Vay ít tiền mua sách”.
Thế nên trong phần lời giới thiệu băng nhạc Chế Linh Tình bơ vơ (còn gọi Chế Linh 18 ca khúc) mới có đoạn: “...Tình bơ vơ, một nhạc phẩm của nhạc sĩ Lam Phương được vay làm chủ đề”. Từ vay ở đây là vay mượn, vay đồng nghĩa mượn.
-Chôn chặt. Để sâu vào trong đất:Chôn chặt văn chương ba thước đất (HX Hương)
“Để sâu vào trong đất” mà không lấp đất lại thì sao được gọi là chôn ? Như thế gọi là "để" dưới hố sâu thì đúng hơn. Huống gì ở đây là “chôn chặt” cơ mà ? Từ điển cần chính xác đầy đủ: Chôn chặt = chôn sâu và lèn chặt. Ngoài ra từ “chôn chặt” còn được hiểu theo nghĩa bóng “chôn chặt trong lòng” với ý giấu kín, không bao giờ để lộ.
Tham khảo: Việt Nam tự điển: “Chôn: đào đất mà vùi vật gì xuống: chôn xác, chôn của, chôn cột...”
TĐTViệt: “Chôn: đặt xuống lỗ đào dưới đất và lấp đất lại
-Chơi gái. Có quan hệ sinh lý với phụ nữ (thông tục): Hắn có học hành gì đâu, chỉ nghĩ đến chuyện chơi gái mà thôi.
 “Gái” ở đây không thể hiểu là “phụ nữ” nói chung mà là hạng gái điếm, kỹ nữ (mà gần đây còn gọi bớp, ca ve, gái gọi, gái bao, v.v...) Còn “quan hệ sinh lý” là nói nhu cầu chính đáng của đời sống tình dục và hàm chứa hoạt động duy trì nòi giống của con người. Trong khi “chơi gái” lại nói về kiểu chơi bời trác táng, thiên về trải nghiệm nhục dục, thỏa mãn xác thịt. Kẻ đi “chơi gái” thì phải có “gái chơi”. Thế nên, gái điếm, kỹ nữ còn được gọi là “gái làng chơi” là vậy.
Về từ “chơi gái”, trong bài  
Đọc lướt «Từ điển từ và ngữ Việt Nam» của Nguyễn Lân
 An Chi bình luận ngắn gọn như sau: “Cứ như lời giảng trên đây của ông Nguyễn Lân thì, trừ những đàn ông bất lực, có ông chồng nào lại chẳng “chơi gái” (Mỗi lần...với vợ là một lần “có quan hệ sinh lý với phụ nữ”)
- Chơi hoa. Giao thiệp với phụ nữ. Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa (Kiều)
Ở đây có sự “ngây thơ” trong ý nghĩ, hay là sự thiếu hụt về vốn từ tiếng mẹ đẻ ? “Hoa” thường được ví với phụ nữ. Nhưng “hoa” trong “chơi hoa” lại ám chỉ gái lầu xanh, kỹ nữ, đĩ điếm. Và “chơi” ở đây không phải “giao thiệp” hay “quan hệ” giao tiếp mà là “chơi gái” đó thưa soạn giả.  Việt Nam tự điển giải nghĩa thứ tư của “chơi”: “Nói về cách du đãng: chơi cờ bạc, chơi gái. Từ điển Truyện Kiều - Đào Duy Anh chú giải cụ thể: “Chơi hoa: Lấy hoa làm vui; nghĩa bóng là chơi gái. Vd: Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa”(Kiều)
Giáo sư Nguyễn Lân là tác giả cuốn sách “Tôi yêu tiếng Việt” (NXB Khoa học xã hội-1995). Thật đáng thương cho anh chàng nào đi tán gái, lại học mót được hai từ “chơi hoa” trong từ điển của GS Nguyễn Lân rồi tự tin buông lời “có cánh”: Anh chơi hoa đã nhiều, nhưng em mới là bông hoa đẹp nhất mà anh từng... (!)
 Thật là “Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau” !
Tham khảo: Có ý kiến cho rằng: Nguồn gốc từ “hoa”  trong “chơi hoa”, “bán hoa” xuất phát từ cách mời khách của gái làng chơi xưa kia bên Tàu. Có khách đến “chơi”. Một nhóm các cô gái lầu xanh quần áo, trang điểm thướt ta, niềm nở ra chào. Mỗi cô cầm trên tay một cái khay. Mỗi khay đựng một bông hoa, màu sắc, chủng loại hoa khác nhau. Thế rồi múa hát vòng quanh. Đong đưa, uốn éo, đầu mày cuối mắt đưa tình. Khách cảm thấy ưng cô nào sẽ đưa tay chọn lấy bông hoa để trong khay của cô đó. Chủ khách hiểu ý cùng lui vào “hậu trường”. Kiểu “giới thiệu”, “chọn hàng tao nhã” này đã sinh ra hai từ cũng rất “tao nhã” là kẻ “bán hoa” và người “chơi hoa” (điều này HTC đọc được từ hồi nhỏ, nay không còn nhớ ở tài liệu nào. Xin chép lại đại khái nội dung hầu bạn đọc. Rất mong các bậc cao minh chỉ bảo, phản hồi)
-Dáng vóc. Thân hình khỏe mạnh.
Sai ! "Dáng vóc” chỉ ngoại hình cao thấp, gầy, béo. Ai cũng có dáng vóc của người đó, không cứ gì người "thân hình khỏe mạnh". TĐTViệt: “Dáng vóc Dáng người, nhìn về mặt thân hình to nhỏ, cao thấp”.
-Lạ nhà Đến một nơi chưa bao giờ đến: Lạ nhà, cả đêm không sao ngủ được.
"Lạ nhà" có khi là chỗ đã từng đến, thậm chí đến nhiều lần, nhưng ít khi hoặc lần đầu tiên ngủ lại. Một số tác động như: không gian, giường chiếu, mùi vị, âm thanh lạ xung quanh, sự gò bó, thiếu tự do thoải mái khiến người ta cảm thấy khó ngủ, gọi là lạ nhà. TĐTViệt giải nghĩa "Lạ nhà: Không quen nhà, không quen chỗ. Lạ nhà không ngủ được".
-Lên mâm: Đến lượt mình phải làm việc gì trước quần chúng (thtục) Sắp đến lượt mình phải lên mâm rồi.
Cái tính hay nói ngược của Giáo sư thiệt lạ ! Đúng ra là "lên thớt" chứ, sao lại “lên mâm” ? Được “lên mâm” lại sướng quá ! "Lên thớt" là khẩu ngữ ý nói bản thân sắp phải trải qua, đối mặt một thử thách gì đó khó khăn thực sự. Các bạn trẻ hay dùng từ này để nói về việc thi cử, phỏng vấn tìm việc.v,v...
-Lắng đọng: Dồn góp dần dần lại một nơi: Những tình cảm sâu đậm, lắng đọng trong lòng.
Hiểu như GS thành vun lại hoặc dồn lại, chứ không phải "lắng đọng"."lắng đọng" theo nghĩa đen là những vật nhỏ lắng xuống đáy nước theo chiều đứng, chứ không phải sự "dồn góp" đa chiều về "một nơi". TĐTViệt: "Lắng đọng: 1.Lắng dần xuống và đọng lại. Phù sa lắng đọng. 2.Lưu lại, lắng lại trong chiều sâu tình cảm. hình ảnh lắng đọng trong tâm tưởng".
-Xăm xắp Nói nước gần đến miệng vật đựng hoặc đến gần mặt đê: Đổ nước xăm xắp miệng nồi. Nước lụt đã đến xăm xắp mặt đê.
Nếu "nước gần đến miệng vật đựng" hoặc gần mặt đê người ta nói ngấp nghé chứ không nói nước "xăm xắp". Khi nói nước "xăm xắp" có nghĩa nó đã ngập lên rồi nhưng chỉ ở độ vừa lút nhiều vật gì đó đang nằm trong vùng (hoặc dụng cụ) chứa nước. Ví dụ nước xăm xắp mặt ruộng là nước chỉ vừa ngập các hòn đất nhấp nhô và cây cỏ trong ruộng (có chỗ chưa lút hẳn). Với mặt đê, nếu nói nước "xăm xắp" thì có nghĩa nước đã bắt đầu tràn lên đê rồi, nhưng chưa đủ ngập sâu và chảy mạnh. TĐTViệt: "Xăm xắp: (nước) ở mức không đầy lắm, chỉ  đủ phủ kín khắp bề mặt. Nước xăm xắp mặt ruộng.
-Mù trời Nói trời nhiều mây đen kịt: Mù trời mới bắt được két. Hiện nay mù trời, có lẽ sắp mưa.
Giáo sư nhầm "mù trời" với kiểu trời động giông, "mây đen kịt" kéo đến báo hiệu "sắp mưa". “Mây”“mù” là hai hiện tượng khác nhau. "Mù trời" là kiểu sương mù giăng phủ khắp không gian (Thế nên, người ta mới lợi dụng màn sương này để đánh bắt, bẫy con két) Khi sương mù dày đặc có khi cũng sẽ rơi xuống thành hạt như mưa, nhưng đó là "quá mù ra mưa". Còn động giông “mây đen kịt” kéo đến mới báo hiệu một trận mưa lớn.
Sự lệch lạc trong tiếng mẹ đẻ của Nhà biên soạn từ điển khiến cho những từ rất phổ thông trong tiếng Việt cũng trở nên “bất đồng” như vậy đó.
-Lụng thụng. Nói quần áo rộng quá.
Thực ra“lụng thụng” là nói quần áo vừa rộng, vừa dài mới đúng. Nếu chỉ là rộng thôi phải là “thùng thình” chứ không phải“lụng thụng”.
-Quần ống sớ: (Ống sớ là vỏ hình hộp rất phẳng dùng để đựng sớ cúng trước khi đốt) Quần là có nếp rất phẳng.
Không hề có loại quần nào có ống “hình hộp” (lập phương). Giáo sư đã hình dung sai hình dáng cái ống sớ. Bởi gọi “ống sớ” nhưng nó tựa cái phong bì hình chữ nhật bẹt. "Ống sớ" khác phong bì thư ở chỗ một đầu dán kín, đầu kia có miệng bỏ sớ vào và gấp mép lại. Theo daitudien.net “quần ống sớ” là “loại quần dân tộc Việt Nam xưa kia của người đàn ông bằng vải trúc bâu trắng, ống rộng, thẳng, sau mỗi lần giặt phải hồ, là phẳng cho cứng mặt vải. Khi mặc ống thẳng như hai ống đựng sớ”.
-Chằn chặn. Từ dùng sau từ bằng và từ vuông để tỏ ý tuyệt đối: Đôi đũa bằng chằn chặn; Cái bàn vuông chằn chặn.
Không hẳn chỉ đứng sau từ bằng và từ vuông. Vậy đều chằn chặn thì sao ? Mặt khác lấy ví dụ “Cái bàn vuông chằn chặn” là chưa chính xác.Vì từ “chằn chặn” ý chỉ những vật gì đó có cùng hình dáng, kích thước, khi đặt cạnh nhau thì thấy bằng, đều chằn chặn.
-Lây lất: lộn xộn và bừa bãi: sống lây lất ở vỉa hè.
Sống ở nhà đường hoàng, chỉ tội đồ đạc “lộn xộn, bữa bãi” không ai có thể gọi là “lây lất”. TĐTViệt: “Lay lắt như Lây lất: Ở trạng thái tồn tại một cách yếu ớt, mỏng manh, không ổn định kéo dài. Lay lắt như ngọn đèn trước gió; sống lay lắt qua ngày.
-Thúng thắng: Nói ho từng cơn một.
Ho từng tiếng một khác hẳn với “ho từng cơn một”. Chính xác ho“thúng thắng”, hay húng hắng là ho từng tiếng ngắt quãng, lúc nhặt lúc khoan chứ không thành cơn. TĐTViệt: Thúng thắng như húng hắng [ho] từng tiếng nhẹ, ngắn và thưa”.
-Ngắn gọn Nói bài văn không dài và không rườm rà: Văn của người thường ngắn gọn (TrChinh)
Giáo sư quen kiểu giải nghĩa từ vựng rất sai lầm. Đó là chỉ căn cứ nghĩa của từ trong văn cảnh ví dụ cụ thể nào đó. Cách làm này đã triệt tiêu sự phong phú, đa dạng nghĩa của từ. “Ngắn gọn” đâu phải giành riêng để nói về bài văn ngắn gọn ? Vậy cuộc họp “ngắn gọn”, câu chuyện “ngắn gọn”, câu hỏi “ngắn gọn”, câu trả lời “ngắn gọn” thì sao ?
-Nghiện ngập: Nghiện thuốc phiện: vì nghiện ngập anh ta phải bán cả nhà.
“Nghiện ngập” cũng không phải chỉ nói “nghiện thuốc phiện”.Chúng tôi đồng ý với cách giải nghĩa ngắn gọn, chính xác của TĐTViệt: “Nghiện ngập: Nghiện nói khái quát, nghiện ngập rượu chè”.
          -Xâu chuỗi Từ dùng trong phong trào cải cách ruộng đất là bắt liên lạc với nhiều bần cố nông sau khi đã bắt rễ với một người cốt cán.
          Đó là cách hiểu từ “xâu chuỗi” do trải nghiệm nào đó của Giáo sư. Còn “xâu chuỗi” trong tiếng Việt được hiểu là: “tập hợp liên kết lại thành một chuỗi, một tuyến. Xâu chuỗi các sự kiện” (TĐTViệt)
-Cầy Con chó dùng để ăn thịt: Chén một bữa thịt cầy.
“Cầy” không phải “chuyên dùng” để gọi “con chó dùng để ăn thịt”. Cách hiểu của soạn giả xuất phát từ các tấm biển ở cửa hàng “Cầy tơ” hoặc “Thịt cầy 7 món” chăng ? Thế nhưng, người ta vẫn gọi các món từ“con chó dùng để ăn thịt” dồi chó, chả chó, chứ không gọi là dồi cầy, chả cầy. Thực ra cày (cầy) là cách gọi khác chỉ con chó (bất kể để nuôi hay làm thịt) ở nhiều địa phương. Riêng vùng nông thôn Thanh Hóa như các huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông Cống, người ta gọi con chó là con cày. Mãi đến khoảng vài chục năm gần đây, cách gọi con chó mới phổ biến.
Tất cả những từ, ngữ chúng tôi nêu ra trên đây có tới gần trăm phần trăm là từ thuần Việt hoặc đã Việt hóa hoàn toàn và rất thông dụng trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng, sự thiếu hụt về vốn từ tiếng mẹ đẻ không chỉ khiến GS Nguyễn Lân hiểu sai hàng loạt từ ngữ trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” mà còn trở thành nguyên nhân chính trong việc giải thích sai rất nhiều thành ngữ, tục ngữ trong sách “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” mà chúng tôi từng nêu.
 “Một ngàn năm độ hộ giặc Tàu, Một trăm năm đô hộ giặc Tây (7) Tiếng mẹ đẻ của ta mười phần, đã mất tới hơn nửa chẳng còn thuần hậu. Những từ, ngữ ta vừa nói trên thuộc số ít ỏi “đồ tư trang” vô cùng quý báu của Mẹ Việt Nam “thời con gái”. Thế mà Của riêng còn một chút này, Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan (8). Giống như Mẹ, tiếng mẹ đẻ mỗi người chỉ có một. Tiếng mẹ đẻ là nền tảng ngôn ngữ cơ bản, hành trang vô cùng quan trọng để chúng ta bước vào thế giới tri thức, trước khi đến với ngôn ngữ thứ hai. Giáo sư Nguyễn Lân chưa hiểu hết tiếng mẹ đẻ, chưa dùng đúng tiếng dân tộc. Việc GS trong biên soạn ra các loại Từ điển “rất có hại cho tiếng Việt”(9) là điều hoàn toàn dễ hiểu.
                                                                                   HTC
Kỳ sau
Một đời chính tả
Học sai nên hành sai
Một số tài liệu tham khảo và chú thích:
1.Từ điển tiếng Việt-Hoàng Phê chủ biên-NXB Đà Nẵng-2013
2.Từ điển từ láy tiếng Việt-Hoàng Văn Hành chủ biên-NXB khoa học xã hội-2011.
3.Việt Nam tự điển-Hội Khai trí Tiến đức-vietnamtudien.org
4.Từ điển Việt Hán-NXB Giáo dục-2003.
5.Việt ngữ tinh nghĩa từ điển-Long Điền-Nguyễn Văn Minh-NXB Quảng Vạn Thành-1950.
6. Ngữ pháp tiếng Việt-Diệp Quang Ban-NXB Giáo dục 2013.
7. Lời ca khúc: “Gia tài của Mẹ”-Trịnh Công Sơn.
8. Lẩy Kiều: “Chữ trinh còn một chút này, Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan”.
9. Chữ của Lê Mạnh Chiến trong bài Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt

THỬ LÝ GIẢI NHỮNG SAI SÓT ĐỂ ĐỜI

của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân

       Hoàng Tuấn Công                                              
Kỳ 3 Lỗ hổng kiến thức Hán Nôm         
Trong "Đôi lời tâm sự thay lời tựa" của "Từ điển từ và ngữ Việt Nam", GS Nguyễn Lân viết: "Gần đây, tôi nhận thấy trong các sách báo và cả trên đài tiếng nói Việt Nam, đồng bào dùng sai nhiều từ, nhất là những từ Hán-Việt (...)Để tránh sai lầm khá phổ biến trong việc dùng các từ Hán  -Việt, tôi đã chú ý giải thích các từ nguyên". Thế nhưng, "vì sự trong sáng của tiếng Việt" mà chỉ có lòng nhiệt tình thì chưa đủ. Lỗ hổng lớn về kiến thức Hán Nôm đã khiến GS Nguyễn Lân không thể thực hiện ý tưởng tốt đẹp và hết sức ý nghĩa đó(1).



Ngược lại, cái gọi là "giải thích các từ nguyên" của GS đã trở thành một trong những phần việc sai sót nghiêm trọng nhất của "Từ điển từ và ngữ Việt Nam".
Vậy lỗ hổng kiến thức Hán Nôm của GS Nguyễn Lân lớn tới mức nào ?
Xin bạn đọc cùng chúng tôi điểm lại một vài dạng sai sót phổ biến nhất của GS Nguyễn Lân trong giải nghĩa từ Hán Việt. Mỗi loại chúng tôi chỉ lấy dăm ba ví dụ để minh chứng. (Nếu không sẽ dài tới cả trăm trang). Phần in đậm, nghiêng đậm và nghiêng trong ngoặc kép là của GS Nguyễn Lân; phần gạch đầu dòng là trao đổi của Hoàng Tuấn Công:
1. Sai do không phân biệt được từ đồng âm, dị tự, dị nghĩa, (tức từ cùng âm đọc, nhưng khác tự dạng và khác nghĩa).
“Hàn mặc dt (hàn: lạnh, nghèo khổ; mặc: mực-Nghĩa đen là bút mực) Văn chương (cũ)”.
- Ở đây, GS Nguyễn Lân lầm giữa hai chữ "hàn". Chữ hàn trong "hàn mặc" tự dạng là (翰)có nhiều nghĩa; một nghĩa là lông cánh chim (cấu tạo chữ có bộ vũ chỉ nghĩa lông chim). Vì ngày xưa dùng lông cánh chim làm bút viết chữ nên hàn (翰)còn có là nghĩa cái bút. "Hàn mặc" (翰墨)bút mực, nên nghĩa bóng mới được hiểu là văn chương (như chính GS Nguyễn Lân đã giảng). Còn chữ hàn với nghĩa lạnh, nghèo khổ, tự dạng là (), có bộ băng () chỉ nước đóng băng; lạnh; nghè;, run sợ..., không liên quan gì đến kết hợp từ "hàn mặc" nghĩa bóng là văn chương. Nếu GS dùng hàn () nghĩa là "lạnh"; "nghèo khổ" trong kết hợp từ "hàn mặc" ("寒墨") thì nghĩa của nó phải hiểu là "bút lạnh" hoặc "bút nghèo khổ" (!), sao có thể giảng là "văn chương"  ?
 “Âm vị (âm: tiếng; vị: nói) Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có tác dụng phân biệt ý nghĩa của từ”.
-Ở đây, "vị" có nghĩa là đơn vị, tự dạng là () chứ không phải tự dạng vị () "nói". Chính GS Nguyễn Lân đã giảng “âm vị”đơn vị ngữ âm nhỏ nhất...” thì "vị" () phải là "đơn vị", sao lại "vị" () lại  nghĩa là nói ?
“Chuyên đề (đề: đưa ra)”
-Cùng âm đọc là đề, nhưng chữ "đề" trong chuyên đề có bộ hiệt () tự dạng là (題)với nghĩa đề mục, luận đề. Còn chữ đề nghĩa là “đưa ra” có bộ thủ () tự dạng là () không liên quan gì đến "chuyên đề" (專題).
"Cùng khổ (cùng: khốn khổ; khổ: khổ sở)"
Thực ra “cùng” (窮)ở đây có nghĩa là cùng cực, đỉnh điểm, “cùng khổ” là khổ đến mức tột cùng, khổ quá.
Cốt cách (cốt: xương; cách: cách thức)
Ở đây “cốt”(骨)là xương mà “cách”(骼) cũng có nghĩa là xương.Chữ “cách” mà GS nhầm lẫn có tự dạng là 格 (bộ mộc), được dùngtrong cách thức, khác với chữ cách 骼 (bộ cốt), dùng trong "cốt cách" (骨骼) (Xem Tự điển Hán Việt-Trần Văn Chánh)
"Đèn huỳnh quang (Huỳnh: đom đóm; quang: ánh sáng)".
Chữ “huỳnh” (bộ hỏa) nghĩa là soi sáng, sáng sủa (theo Hán Việt tự điển - Thiều Chửu). Còn chữ "huỳnh" (hoàng) với nghĩa đom đóm lại có tự dạng là(bộ trùng). Không ai mượn hình ảnh ánh sáng lập lòe của con đom đóm để đặt tên cho bóng đèn điện cả. GS suy diễn ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang giống ánh sáng trắng xanh của con đom đóm, nên cho rằng chữ “huỳnh” này có nghĩa là “đom đóm”chăng ?
"Bắc thần (bắc: phương bắc; thần: tinh thần) Ngôi sao sáng nhất trong chùm sao tiểu hùng tinh, giúp người ta xác định hướng chính bắc".
Chữ thần (辰) ở đây chỉ chung mặt trời, trăng, sao; khi đọc là thìn lại có nghĩa là rồng - chi thứ năm trong thập nhị chi. Còn chữ thần trong tinh thần có tự dạng là (神), không liên quan gì đến bắc thần (北辰). Đã mang tiếng là người "có chữ", lại đứng ra biên soạn từ điển chuyên về "từ và ngữ Hán Việt" sao có thể phạm sai sót sơ đẳng như vậy, thưa GS ?
Và còn nhiều, nhiều nữa những sai sót kiểu này của GS Nguyễn Lân...
Ông bà ta xưa có câu "Chữ tác () đánh chữ tộ (), chữ ngộ () thành chữ quá ()" chế giễu sự nhầm lẫn của học trò, chữ nghĩa không đến nơi đến chốn. Của đáng tội ! Đó là những chữ khá giống nhau. Rất dễ nhầm ! (Không ít những bản văn khắc Hán Nôm nhầm kiểu này). Tuy nhiên, những chữ GS Nguyễn Lân "nhầm" lại khác nhau một trời một vực về tự dạng. Ví như hàn (lạnh) với hàn (bút lông); vị (đơn vị) với vị (nói). Chúng khác nhau như so con trâu với con ngựa vậy. Đâu có như tác ()  với tộ (), ngộ ()  với quá () ? Thế mà vẫn sai, vẫn nhầm ! Vì sao nên nông nỗi ấy ? Điều này không khó lý giải ! Chính là do Nhà biên soạn từ điển đi giảng nghĩa "nghĩa từ nguyên" Hán Việt nhưng lại không biết "mày ngang mũi dọc " của chữ Hán đó ra sao. Vì không biết mặt chữ nên lắp ghép sai, "râu ông nọ cắm hàm bà kia" là điều hoàn toàn dễ hiểu.
2. Sai do từ đồng âm, đồng tự, nhưng đa nghĩa (cùng một từ, một tự dạng, một âm đọc nhưng mang nhiều nghĩa khác nhau):
“Hàn gia dt (hàn: lạnh; gia: nhà) Nói nhà nghèo khó một cách khiêm tốn”.
“Hàn sĩ dt (hàn: lạnh; sĩ: học trò) Người học trò nghèo”.
 Chữ "hàn" () có một số nghĩa như: lạnh; rét; nghèo khổ; run sợ....Phải tuỳ văn cảnh, kết hợp từ mà chọn nghĩa nào. Ví dụ "Hàn" trong "Hàn gia", "Hàn sĩ" phải chọn nghĩa là nghèo khổ. Còn "hàn"() trong hàn ôn, hàn đới, hàn phong lại có nghĩa là: rét, lạnh. Hàn ()  trong hàn tâm (lòng run sợ) lại phải chọn nghĩa là run sợ. Thế nhưng cả "Hàn gia" và "Hàn sĩ", "Hàn mặc" GS Nguyễn Lân đều cho chúng "xài" chung một chữ "hàn" nghĩa là "lạnh". (!)
“Chức vị (vị: đơn vị) Đơn vị phù hợp với chức vụ”.
Mặc dù có cùng tự dạng, cùng đọc là "vị" (位), nhưng kết hợp từ “chức vị” không phải phép tính hay số đếm, nên không thể chọn nghĩa là “đơn vị” ? "Hán Việt tự điển" của Thiều Chửu giải nghĩa chữ “vị” trong “chức vị” là: “Ngôi, cái chỗ ngồi của mình được ở gọi là vị, như địa vị (地位), tước vị (爵位), v.v”. 
“Chung thân (chung: trọn vẹn; thân: thân mình) Suốt đời”.
-Chữ “thân” (身)có nhiều nghĩa như: thân mình, bản thân; gốc cây; tuổi; đời... Ở đây, “thân” không phải là “thân mình mà là đời. "Chung thân"  là hết đời, như “tiền thân 前身 đời trước” (Hán Việt tự điển-Thiều Chửu).
 “Âm sắc (âm: tiếng; sắc: màu) Tính chất khác nhau giữa hai âm cùng độ cao và độ to hơn: Âm sắc của hai nhạc cụ khác nhau.
Không đúng ! “sắc” đây nghĩa là sắc thái, tính chất chứ không phải là “màu”, cho dù hai nghĩa đều xuất phát từ chữ sắc có cùng tự dạng là ().
“Anh hùng nhất khoảnh (khoảnh: thời gian ngắn) Nói người tự cho mình là hơn cả mọi người trong một thời gian: Ở bến xe có tên lưu manh tự mình cho là anh hùng nhất khoảnh”.
Chữ “khoảnh” trong câu thành ngữ gốc Hán này tự dạng là (頃), có nhiều nghĩa: khoảng ruộng 100 mẫu; thoáng chốc, khoảnh khắc... Ở đây, khoảnh (nghĩa đen = khoảng rộng100 mẫu) được hiểu là một vùng, một địa phận, khu vực (chỉ không gian) chứ không phải khoảnh khắc (chỉ thời gian) như GS lầm tưởng. Thành ngữ nói kẻ chỉ (dám) xưng hùng, xưng bá, làm mưa làm gió trong một khu vực nhất định. Cái “bến xe” mà tên lưu manh tự xưng anh hùng trong câu dẫn chứng của GS chính là“nhất khoảnh” (chỉ không gian) đâu phải phải thời gian ?
Kiểu sai do đồng âm, đồng tự, đa nghĩa mà chúng tôi vừa nêu do kiến thức, hiểu biết lỗ mỗ, lơ mơ về chữ nghĩa của Nhà biên soạn từ điển. Ví như đối với chữ "hàn": GS Nguyễn Lân chỉ biết được nghĩa phổ thông là "lạnh". Bởi vậy, từ "hàn mặc" dù GS hiểu nghĩa bóng là "văn chương", nhưng khi giảng nghĩa "từ nguyên", lại đem nghĩa phổ thông nhất của chữ "hàn""lạnh" ra mà ghán ghép. Thế rồi những hàn mặc, hàn gia, hàn sĩ, hàn nho, hàn đới, hàn thử biểu, với GS Nguyễn Lân, tất cả những chữ âm đọc là "hàn" ấy đều chỉ có một nghĩa duy nhất là rét, lạnh (!). Tương tự đối với các trường hợp như "âm sắc". Chữ "sắc" này là sắc thái, tính chất (của âm thanh). Nhưng vì "sắc" với nghĩa "sắc màu" thông dụng hơn, vốn đã sẵn trong đầu nên GS không ngần ngại đặt bút "giải thích từ nguyên", biến chữ "sắc"sắc thái, tính chất, thành sắc là "sắc màu". Hay, chữ "khoảnh" trong "Anh hùng nhất khoảnh" có nghĩa là một khu vực, một lãnh địa. Thế nhưng với GS Nguyễn Lân, "khoảnh" với nghĩa khoảnh khắc, dường như thông dụng hơn nên chọn ngay "nghĩa từ nguyên" của "khoảnh""thời gian ngắn"  rồi xuyên tạc câu thành ngữ Hán Việt trên thành: "Nói người tự cho mình là hơn cả mọi người trong một thời gian" v.v...
Chúng tôi tưởng chỉ với mấy ví dụ trên đây, bạn đọc (đặc biệt là những người đã được học, hoặc tự học có chút kiến thức Hán Nôm) cũng đã tự mình hình dung, đánh giá lỗ hổng kiến thức Hán Nôm của GS Nguyễn Lân lớn tới mức nào. Tuy nhiên, trước khi đi đến kết luận, chúng tôi xin làm thêm vài trắc nghiệm nhỏ. Tức xem trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”,  GS Nguyễn Lân hiểu và giải thích như thế nào một số từ, ngữ liên quan đến Hán học:
-Hán văn là gì ?
GS Nguyễn Lân giải thích: "Hán văn dt (Hán: chữ Hán; văn: văn chương) Văn chương chữ Hán: một học giả đi sâu vào kho tàng Hán văn".
Cách hiểu trên của GS gần như không được dùng trong tiếng Việt. Chúng ta có thể tạm chấp nhận “văn”“văn chương” theo cách hiểu của GS Nguyễn Lân. Tuy nhiên, với điều kiện từ điển của GS phải thu nhận thêm một chữ văn nữa với nghĩa là văn tự. Và "Hán văn" được hiểu là (thể) văn Hán cổ, Văn ngôn (văn viết) phân biệt với Hán ngữ hiện đại, tức tiếng Phổ thông Trung Quốc, văn Bạch thoại (một số người quen gọi là Trung văn). "Hán văn" bao gồm văn tự Hán cổ (chữ, nghĩa, văn phạm...) trước tác bằng Hán văn (văn, sử, triết, thiên văn, địa lý, y học...) chứ không phải (chính là, chỉ là) những tác phẩm "văn chương chữ Hán". Nếu “Hán văn” chỉ là “văn chương chữ Hán”, GS Nguyễn Lân giải thích như thế nào hai chữ "Hán văn" trong các sách học chữ Hán đã từng được phát hành từ trước năm 1975 và hiện đã và đang được in lại, phát hành rộng rãi như: "Hán văn giáo khoa thư" (Võ Như Nguyện, Nguyễn Hồng Giao) "Hán văn" (Trần Trọng San) "Tự học Hán văn" (Nguyễn Khuê)...và môn học Hán văn ở một số khoa Văn, Sử,...ở nhiều trường Đại học nước ta ?
Với từ "Hán văn" chúng tôi xin trích hai cách giải thích để bạn đọc so sánh: 1."Hán văn: chữ Hán, chữ Trung Quốc (nói chung) Học Hán văn. Bài "Cáo bình Ngô" là một tác phẩm viết bằng Hán văn" (Từ điển học sinh-Chủ biên: Nguyễn Lương Ngọc-Lê Khả Kế-NXB Giáo dục 1971); 2. "Hán văn: văn tự Trung Quốc" (Hán Việt từ điển-Đào Duy Anh).
-Hán học là gì ?
GS Nguyễn Lân giải thích: "Hán học dt (Hán: chữ Hán; học: sự học) Học thuật Trung Quốc thời xưa. Một học giả đã đi sâu vào Hán học".
"Hán" ở đây không phải là "chữ Hán" mà là nền học thuật Trung Hoa cổ đại thể hiện và lưu giữ qua các tác phẩm, văn bản Hán cổ; "học" không phải "sự học" mà là sự nghiên cứu khoa học về nền học thuật đó. Bởi vậy, "Hán học" không phải là "học thuật Trung Quốc thời xưa" mà là ngành khoa học nghiên cứu về nó. Từ thời nhà Thanh, Hán học đã rất thịnh hành. Ngày nay, Hán học còn được gọi là Trung Quốc học, phạm vi nghiên cứu rộng hơn  nhiều. Có thể ví dụ thế này cho dễ hiểu: Nếu có một bộ môn nghiên cứu hệ thống về Nhà biên soạn từ điển - GS Nguyễn Lân, gọi là “Nguyễn Lân học”-đó là khoa học nghiên cứu về GS Nguyễn Lân, chứ không phải chính GS Nguyễn Lân.
Từ nguyên là gì ?
GS Nguyễn Lân giải thích: "Từ nguyên dt (từ: từng từ; nguyên: nguồn) Nguồn gốc của từ".
Giải nghĩa đại ý không sai. Nhưng giải nghĩa từ tố không chính xác. "Từ" ở đây không phải là "từng từ" mà là chữnghĩa của từ. "Nguyên" không phải là "nguồn" mà là nguồn gốc, ngọn nguồn. Hơn nữa, cái mà GS Nguyễn Lân gọi là "giải thích các từ nguyên" trong "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" thực chất là giải nghĩa từ Hán Việt, không phải từ nguyên ? Ví dụ: "Yên cư lạc nghiệp (Hán: cư: ở; lạc: vui; nghiệp: nghề nghiệp)", hay “Học cụ (học: học, cụ: đồ dùng)”. Tất cả nghĩa của từ đang rành rành ra đó. Có gì là “từ nguyên” (nguồn gốc, nghĩa gốc và quá trình phát triển, biến đổi nghĩa của từ) đâu ? Chỉ khi nào GS Nguyễn Lân giải thích được tại sao từ ấy lại có nghĩa như vậy, nghĩa ban đầu của nó là gì, khi ấy mới gọi là "giải thích từ nguyên". "Từ nguyên" là nguồn gốc của từ ngữ kia mà ? Ngay tại xứ sở cội nguồn của chữ Hán (bên Tàu) không phải từ nào cũng tìm được nghĩa “từ nguyên”. Ý tưởng giải thích từ nguyên tất cả từ Hán Việt của GS là không tưởng. Và nếu việc giải nghĩa gần 100% các từ Hán Việt trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” đúng là “giải thích các từ nguyên”, chắc chắn GS Nguyễn Lân xứng đáng với tên gọi một “Nhà” nữa, đó là: “Nhà từ nguyên học Nguyễn Lân” !
Nói đến “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân, chính là nói đến hai cuốn từ điển khác cùng tác giả: “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (cùng xuất bản lần đầu năm 1989). Gần như toàn bộ nội dung và những sai sót của hai cuốn từ điển này được GS Nguyễn Lân "bê" nguyên sang, cộng thêm một lượng từ, ngữ biên soạn mới, làm nên "đại từ điển" “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” đồ sộ, hơn hai ngàn trang, với 51.700 từ và ngữ (2) Trong loạt bài "Những sai lầm mang tính hệ thống trong “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” bạn đọc và chúng tôi đã từng phát hiện thấy GS Nguyễn Lân không hề biết trong Hán tự có chữ "đoài" (兌)-một quẻ trong Bát quái, chỉ hướng Tây (Xin xem lại Dĩ hư truyền hư kỳ 4). Thế nên GS Nguyễn Lân mới khẳng định như đinh đóng cột rằng trong câu "Làm trai cho đáng nên trai, Đánh đông, đông tĩnh đánh đoài, đoài tan" thì "đoàitừ địa phương có nghĩa là phía tây" (!) Hay từ "tải" trong câu "Thiên tải nhất thì" nghĩa gốc là "chở", lại được GS giảng "nghĩa đen là chở đi".
Trong "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" GS Nguyễn Lân có mô tả cách viết một chữ Hán, đó là chữ "đinh": "Chữ đinh (chữ Hán có nét ngang và nét sổ dọc)". Dường như GS không nắm được các nét cơ bản của chữ Hán. Bởi cách mô tả trên đích thị là chữ T in hoa chứ không phải chữ "đinh".Vì chữ đinh gồm nét ngangsổ móc chứ không phải “sổ dọc”.
 Nhà biên soạn "Từ điển từ và ngữ Hán Việt", "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" mà không biết trong Hán tự có chữ "đoài"; không phân biệt được nghĩa gốc với nghĩa đen khác nhau thế nào. Lại đánh đồng chữ thần (神)trong tinh thần với chữ thần (辰)trong Bắc thần; chữ hàn () trong “hàn mặc” với chữ hàn () trong “hàn sĩ”, không phân biệt được chữ tọa () là ngồi với chữ tọa () là chỗ ngồi khác nhau thế nào, đến chữ "đinh" có hai nét cũng không biết nó gồm những nét gì,v.v...Người ấy nên được đánh giá, nhìn nhận ra sao về trình độ Hán Nôm ?
Căn cứ những sai sót nghiêm trọng, có hệ thống về giải nghĩa từ Hán Việt trong cuốn từ điển "3 in 1": "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân, chúng tôi không sợ mang tiếng chủ quan mà đi đến kết luận rằng: Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân có trình độ Hán Nôm rất hạn chế. Kiến thức của GS nông cạn, lỗ mỗ tựa người không được học (kể cả tự học) Hán Nôm đến nơi đến chốn. Thậm chí có thể nói là chưa qua bước nhập môn. Điều này có vẻ như là một kết luận gây “sốc”. Tuy nhiên, sự thật vẫn cứ phơi bày trong các sách từ điển của GS. Chúng tôi tin với bạn đọc đã được học chữ Hán trong nhà trường hoặc tự học Hán văn sẽ dễ dàng nhận ra điều này và đồng ý với chúng tôi. Tuy nhiên, kết luận của chúng tôi có thể khó hiểu đối với nhiều người. Bởi trong lời nói đầu “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, (cũng như phần tiểu sử), GS Nguyễn Lân luôn nhắc lại thời gian 5 năm ở Học xá Trung ương-Trung Quốc. Một người học ở Trung Quốc với thời gian dài như vậy lẽ nào không biết chữ Hán ? Điều này không khó lý giải. Bởi theo chúng tôi, thứ ngôn ngữ mà GS Nguyễn Lân được tiếp xúc là ngôn ngữ Bạch thoại (Hán ngữ hiện đại), rất khác Hán cổ. Ngay cả người Tàu có trình độ Đại học, nếu không được học Hán cổ, khi xem Luận ngữ, dù miệng đọc vanh vách nhưng chẳng hiểu sách nói gì. Ấy là chưa nói đến nhiều trường hợp người Việt Nam sinh sống, làm việc bên Tàu, giao tiếp làu làu như người bản địa, nhưng không hề biết chữ. Cũng có người đọc được một số chữ Hán giản thể. Nhưng bất chợt bảo cầm bút viết lại, hay giải nghĩa từ, ngữ Hán Việt thì đành chịu cứng ! Hán ngữ hiện đại đã khác Hán cổ. Nếu so với cách dùng từ Hán Việt trong tiếng Việt lại càng có nhiều điểm khác. Thế nên, sự vận dụng những gì thu được từ Hán ngữ hiện đại vào nghiên cứu tiếng Việt rất nhiều hạn chế. Đối với người không nhớ mặt chữ Hán như GS Nguyễn Lân càng muôn phần khó khăn.
Ông bà ta xưa có câu “Dốt lại hay nói chữ”. Ấy mới chỉ là "nói chữ" thôi. Nếu phải viết chữ Hán thì dù cố tình giấu dốt cũng chẳng xong. Ví như câu chuyện về ông Thầy cúng nọ ít chữ. Gia chủ tên Tròn, nhưng Thầy không nhớ chữ tròn (Nôm) viết ra sao, đành khoanh một đường tròn vào bài văn cúng để ghi nhớ. Có kẻ trong đám lễ biết được bèn chơi khăm, lấy bút nối thêm cái gạch vào một bên hình tròn. Đến khi lễ, Thầy quên bẵng, cứ xướng tên “Gáo” ra mà đọc. Gia chủ phản ứng. Thầy mới nhớ lại. Dù rất xấu hổ, nhưng Thầy bực mình gắt lên: “Thế thằng nào mới thêm cái chuôi vào đây ?”. Câu chuyện Dốt lòi chuôi (hay Dốt có đuôi) người ta cho rằng bắt nguồn từ chuyện chữ nghĩa Hán Nôm mà ra.
Đã cố tình giấu dốt như ông Thầy cúng nọ mà cuối cùng vẫn bị "lòi đuôi" ra với chữ nghĩa. Huống chi, GS Nguyễn Lân không biết lượng sức mình, lấy "sở đoản" làm "sở trường", chủ quan, xem thường chữ nghĩa, việc phô bày kém dốt là điều không thể tránh khỏi.
Hán học là bể học vô bờ. Chẳng ai dám tự phụ khoe tài. Với các công trình từ điển, học thuật phức tạp, nhiều vị Hán học uyên thâm vẫn có thể mắc sai sót như thường. Tuy nhiên, đó là những sai sót khó tránh khỏi trong quá trình làm sách. Với một Nhà biên soạn từ điển đã dám cầm bút để làm “Từ điển từ và ngữ Hán Việt”, “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (có giải nghĩa từ nguyên) mà trình độ kiến thức nông cạn, tra cứu sơ sài, cẩu thả, để lại những sai sót nghiêm trọng, đến mức “xuyên tạc” tiếng Việt như GS Nguyễn Lân là điều không thể chấp nhận.
Những sai sót “Hai năm rõ mười”, sai sót có hệ thống của GS Nguyễn Lân sẽ còn được người ta nhắc nhớ như một hiện tượng có một không hai trong lịch sử biên soạn từ điển tiếng Việt. Ít nhất là chừng nào, những cuốn từ điển chứa đựng vố số sai lầm mang tên GS Nguyễn Lân vẫn còn tiếp tục tái bản và hiện diện trên giá sách, khiến người sử dụng "Tiền mất tật mang".
                                                             Hoàng Tuấn Công
Chú thích:
(1)- Khái niệm “kiến thức Hán Nôm” ở đây chúng tôi “quy ước” là sự hiểu biết cơ bản về từ, ngữ Hán Việt trong tiếng Việt. Nghĩa là kiến thức tối thiểu người làm "Từ điển từ và ngữ Hán Việt” như GS Nguyễn Lân phải có. Phân biệt với kiến thức Hán học, hay trình độ Hán văn cao hơn, có thể đọc, dịch, nghiên cứu những văn bản Hán cổ, di sản văn hóa Trung Hoa và Việt Nam cổ đại nói chung.
(2)-Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài: "Đọc lướt "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của Nguyễn Lân" của An Chi; "Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt" của Lê Mạnh Chiến; "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân, mục chữ cái nào cũng có sai sót" của Hoàng Tuấn Công trên một số trang mạng.
Kỳ sau
THỬ LÝ GIẢI NHỮNG SAI SÓT ĐỂ ĐỜI
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
Kỳ 4

       
Sách của GS Nguyễn Lân giới thiệu tại Hội thảo
   
         Hoàng Tuấn Công         
  Một đời chính tả
                                                             Học sai nên hành sai

           ( Kỳ 7-phần II)
TCTP: Nhiều bạn đọc gửi thư hỏi, HTC là “Học giả,  Nhà nghiên cứu, hay Nhà ngôn ngữ...” ? Xin thưa rằng KHÔNG ! HTC không phải và không hề dám nghĩ mình là một “nhà” nào trong số đó. HTC chỉ là người đọc sách nhưng không hoàn toàn tin vào sách. Nay cóp nhặt mấy điều không tin ấy chia sẻ cùng bạn đọc mà thôi.
Ngày thường, HTC phải “cùng nông dân ra đồng”, lại làm thêm lo chuyện cơm áo. Thời gian dành cho viết chỉ là tranh thủ. Bởi thế, thư trả lời hay bài đăng các kỳ có “chậm ra lò” (chữ của bạn Tam Ngo ) mong bạn đọc thông cảm.
Sau đây là kết quả của những giờ tranh thủ. Mời các bạn cùng xem !
Cuối năm con Rắn (2013) ngay sau khi “Dĩ hư truyền hư...” (loạt bài thứ 1) đăng được kỳ I, có độc giả gửi thư cho chúng tôi. Đại ý hỏi: GS Nguyễn Lân trong bài viết có phải là NGND, GS Nguyễn Lân, người vừa được tổ chức Hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp, được vinh danh là “sư biểu của thời đại mới” và Hà Nội có kế hoạch sẽ đặt tên ông cho một con đường dài 2000m ở nội thành Thủ đô không ? Chúng tôi (khi ấy) đã thưa rằng: Dạ, không phải ! GS Nguyễn Lân chúng tôi nói đến ở đây là một người khác. Đó là Nguyễn Lân (với tư cách) là tác giả của các cuốn từ điển “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam”; “Từ điển từ và ngữ Hán Việt”; “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” và nhiều sách công cụ khác. Vì trên các sách đều ghi tên tác giả là “GS Nguyễn Lân” nên chúng tôi tôn trọng gọi y nguyên như thế. Với sự nghiệp đào tạo, giảng dạy của GS, NGND Nguyễn Lân, hay chuyện Hà Nội sẽ có đường Nguyễn Lân dài mấy mét mà bạn đọc nói đến, chúng tôi không biết rõ và cũng không dám bàn tới. Nhưng chúng tôi luôn tin rằng, những người được đặt tên cho đường phố, dù ở Thu đô hay tỉnh lẻ, ngoại thành hay nội thành, dù dài hay ngắn, họ đều có công trạng cụ thể và xứng đáng với điều đó.
Đến hôm nay (đã tới kỳ 7 của loạt bài thứ hai), mục đích duy nhất của chúng tôi vẫn là chỉ ra những "sai lớn sai nhỏ" của GS Nguyễn Lân “rất có hại cho tiếng Việt” (chữ của Lê Mạnh Chiến) đang còn nằm trên giấy trắng mực đen. Ví như sách “Muốn đúng chính tả” của GS lại thành “muốn sai chính tả”chẳng hạn. Đó cũng chính là nhận xét của chúng tôi khi kết thúc “trắc nghiệm” chính tả của GS Nguyễn Lân  thời soạn giả ở tuổi 40 tràn đầy trí lực.
NĂM MƯƠI NĂM SAU
Năm mươi năm sau, ở độ tuổi 90, GS Nguyễn Lân dồn hết tâm trí cho sách “Từ điển từ và ngữ Việt Nam". Dân gian hay nói “Thầy già con hát trẻ”, “Gừng càng già càng cay”. Quả thật, đối với người lao động trí óc, kinh nghiệm và sự tích lũy kiến thức vô cùng quan trọng. Thế nhưng, dường như cái “bóng ma” quái gở ở “nhà vệ xinh” và “hầm chú ẩn” thời chiến tranh vẫn tiếp tục “ám" vào những con chữ của soạn giả. Bởi kiểu sai chủ yếu của Nhà biên soạn từ điển vẫn là S thành X,; TR thành CH, R thành GI, R thành D... và ngược lại. Tuy nhiên, nếu "Muốn đúng chính tả" chỉ dừng lại ở vấn đề chính tả, thì trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam"  cái sai của GS nghiêm trọng hơn nhiều: Từ chỗ viết sai dẫn đến giảng sai luôn nghĩa của từ:
“Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Bất chắc. Không chắc nhưng có thể cũng sẽ diễn ra: Phòng khi bất chắc dụng binh (Tú-mỡ)
*Sai: GS Nguyễn Lân đã lẫn lộn giữa bất chắc (từ do GS tự nghĩ ra) có nghĩa không chắcbất trắc với nghĩa không lường được trong câu thơ của Tú Mỡ. -Việt Nam tự điển: "Trắc : Lường: trắc lượng. Nhân tâm nan trắc; Người bất trắc không tin được”.
-Các sách Từ điển tiếng Việt, Từ điển chính tả đều ghi nhận “bất TRắc”. Không có sách nào ghi nhận “bất chắc” như GS Nguyễn Lân.
Người Việt chỉ nói không chắc chứ không dùng kết hợp từ: bất (không) + chắc (chắc chắn) = không chắc. Sai sót này xuất phát từ lỗi phát âm không phân biệt “chtr dẫn đến lỗi chính tả, và cuối cùng là lỗi từ vựng của Nhà biên soạn từ điển.
 “Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Chung kiếp (chung: cuối cùng; kiếp: thời vận) Cuối đời: đến Chung kiếp vẫn còn giữ tròn được nhân phẩm.
*Sai: Vì không hề biết đây là "sản phẩm" của sai chính tả, TR thành CH nên GS đưa ra một kết hợp từ hoàn toàn xa lạ và nghĩa hoàn toàn mâu thuẫn. Nếu "kiếp" = "thời vận" như cách giảng của soạn giả thì "chung kiếp" phải hiểu là thời vận cuối cùng, sao lại có nghĩa là "cuối đời" ? Mặt khác, chỉ có khái niệm TRung kiếp (中劫), không có CHung kiếp”.“Kiếp” ở đây không phải là "thời vận" mà là số kiếp, đời kiếp, tiếng Phạn là kiếp ba (劫 波). Hán Việt tự điển (Thiều Chửu): “Tính từ lúc người ta thọ được 84. 000 tuổi, trải qua một trăm năm, lại giảm đi một tuổi, giảm mãi cho đến lúc chỉ còn thọ được có mười tuổi, rồi cứ một trăm năm tăng thêm một tuổi, tăng cho đến 84.000 tuổi, trong một thời gian tăng giảm như thế gọi là một tiểu kiếp小劫. Hai mươi lần tăng giảm như thế gọi là trung kiếp中劫. Trải qua bốn trung kiếp thành, trụ, hoại, không là một đại kiếp大劫 (tức là 80 tiểu kiếp)”. Theo Phật học từ điển (Đoàn Trung còn): "Trung kiếp: Thường thì kêu kiếp, tức là trung kiếp (kiếp vừa vừa). Một trung kiếp có 20 tiểu kiếp, tính ra có 336.000.000 năm".
-Việt Nam tự điển, Từ điển tiếng Việt, Từ điển chính tả (1+2) không ghi nhận chung kiếp”với nghĩa “cuối đời”, chỉ có chung thân nghĩa là suốt đời, hết đời.
“Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Chiêu mộ1 (Chiêu: sáng; mộ buổi chiều) sáng và chiều: Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng (HXHương).
*Viết sai TRiêu” thành CHiêu”. Chữ “TRiêu” (bộ nguyệt vần TR) mới có nghĩa là buổi sáng. Còn CHiêu” (bộ thủ vần CH) lại có nghĩa là vời, vẫy, tuyển mộ. Chiêu () mới chính là chữ có nghĩa như GS đã giảng trong mục Chiêu mộ2 (Chiêu: vời tới; mộ: cầu tìm).Tuy nhiên, việc đặt chiêu mộ1chiêu mộ2 là cũng sai nốt.Vì cách trình bày này chỉ đúng khi cả triêumộ đều là những cặp từ cùng tự dạng, đồng âm nhưng dị nghĩa. Cuối cùng và tất nhiên, phải trả lại cho câu thơ của Hồ Xuân Hương là "Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng".
-Việt Nam tự điển: “Triêu: buổi sớm (không dùng một mình). Triêu mộ: buổi sớm-buổi tối. Tiếng chuông triêu mộ”.
-Các sách Từ điển tiếng Việt, Từ điển chính tả (1+2) đều ghi nhận TRiêu mộ với nghĩa là buổi sángchiều tối. Hồ Chí Minh có bài thơ “Triêu cảnh” (Cảnh buối sớm). Không ai viết “chiêu mộ” như GS Nguyễn Lân. Đây chính là kiểu sai ở hầm chú ẩn”.
“Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Con Dạ: Con đẻ ra từ lần thứ hai trái với con so là con đẻ lần thứ nhất.
*Sai: con R (vần R) không phải con Dạ (vần D)
-Việt Nam tự điển: Rạ: nói về những đứa con đẻ từ lần thứ hai trở đi: con so, con rạ.
-Từ điển tiếng Việt, Từ điển chính tả (1+2) đều ghi nhận con rạ.
“Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Khịu: Ngã xuống vì yếu hay vì đau: ôm chặt lấy ngang lưng cho đỡ khịu.
*Sai: Khuỵu chứ không phải “khịu”. Cái vần uỵu, khiến người ta phải đánh lưỡi, vừa vẹo môi vừa chu mồm như huýt sáo để đọc ấy nó có tác dụng biểu ý co gấp của đôi chân hơn “khịu” nhiều. Cũng giống như khúc khuỷu vậy. Vần uỷu thể hiện sự hiểm trở quanh co gấp nhiều lần "khúc khỉu": "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây súng ngửi trời" (Quang Dũng). Chính tả tiếng Việt nhiều khi không chỉ phụ thuộc vào việc chúng ta quy ước với nhau viết như thế nào (hay ; ti hay ty) mà còn phải viết đúng như vậy (khuỵu, chứ không phải khịu). Điều này phục thuộc vào sự gợi nghĩa, biểu cảm của chữ nghĩa, âm đọc.
-Việt Nam tự điển: không ghi nhận “khịu”. Chỉ có “Khuỵu: Gập khớp xương lại: Ngã khuỵu đầu gối”.
-Từ điển tiếng Việt: Không ghi nhận "khịu". Chỉ có “Khuỵu: Gập chân lại, không đứng thẳng nữa: khuỵu chân lấy đà; hơi khuỵu gối xuống để chào. 2.Gập hẳn chân xuống, không đứng thẳng lên được nữa, do bị trượt ngã hoặc do không còn sức. Ngã khuỵu”.
“Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Sơ cứng: Không linh hoạt: Giải quyết vấn đề một cách sơ cứng.
*Sai: Xơ cứng (vần X), không phải "Sơ cứng" (vần S).
-Việt Nam tự điển không ghi nhận từ "sơ cứng" hoặc xơ cứng.
-Từ điển tiếng Việt, Từ điển chính tả tiếng Việt chỉ ghi nhận "xơ cứng", không có “sơ cứng”.
“Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Sềnh sệch trạng từ Nói kéo thứ gì sát mặt đất.
Viết đúng là Xềnh xệch, không phải "sềnh sệch". Mặt khác, đây là động từ, không phải “trạng từ.”
-Từ điển tiếng Việt:Xềnh xệch: từ gợi tả dáng điệu lôi kéo lết mạnh trên mặt đất một cách không thương tiếc.
-Từ điển từ láy tiếng Việt: “Xềnh xệch”. Không ghi nhận “sềnh sệch”.
-Từ điển chính tả (1+2): Xềnh xệch.
“Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Khum lưng uốn gối: Chê kẻ có thái độ quỵ luỵ: Không chịu khum lưng uốn gối trước kẻ cầm quyền.
*Sai: KhOm lưng, không phải "khUm lưng". Trường hợp này có thể sai do chính tả, có thể sai do khả năng tiếng mẹ đẻ hạn chế, không phân biệt được ý nghĩa của "khum" với khom. “Khum” có thể là khum xuống (như mui thuyền) hoặc khum lại, khum lên (như đôi bàn tay khum lại để vốc nước, vốc gạo...) Nhưng khom lại là hành động rất “người” liên quan đến cái lưng. Và vần om ở đây cũng rất quan trọng. Bởi om trong từ “khom” gợi tả dáng điệu mang nghĩa gốc, âm gốc cho hàng loạt cấu tạo từ, biến âm khác xoay quanh nó như: lom khom, lọm khọm, khom khom, lòm khòm, khòm khòm... Nếu là "khum lưng" như GS Nguyễn Lân, chắc hẳn từ láy "lom khom" sẽ biến thành "lum khum". Và Bà Huyện Thanh Quan hẳn phải tái thế để sửa lại thơ cho mình: "Lom khom dưới núi tiều vài chú" thành: "Lum khum" dưới núi tiều vài chú (!)
-Việt Nam tự điển phân biệt rõ giữa khum khom: "Khum: cong vồng lên: khum như mui thuyền; Khom: cúi cong lưng xuống: khom lưng. Văn liệu: Rặng cây khuất khuất, lưng cầu khom khom". Trong trường hợp này nếu "văn liệu": "Rặng cây khuất khuất, lưng cầu khum khum" chỉ là một câu nói tầm thường. Nhưng khi nhân cách hóa "lưng cầu khom khom" lại làm toát lên cả ý thơ, tạo nên một bức tranh ký họa cảnh tình bằng ngôn từ rất sinh động. Việt Nam tự điển không ghi nhận “khum lưng”.
-Từ điển tiếng Việt: "Khom lưng uốn gối: tả thái độ khúm núm, quỵ luỵ". Từ điển này không ghi nhận "khum lưng". Từ điển chính tả (1+2) cho kết quả tương tự.
 “Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Lâm dâm 1. Nói nhỏ trong miệng không ra tiếng: Khấn vái lâm dâm 2. Nói mưa nhỏ mà lâu: Mưa lâm dâm ướt dầm hoa sói (cd) Nói đau ít và kéo dài ở trong bụng: Đau bụng lâm dâm.
*Sai: Lâm Râm (vần R), không phải “lâm Dâm(vần D).
-Từ điển tiếng Việt không ghi nhận lâm Dâm. Chỉ có "Lâm Râm: [mưa] nhỏ hạt và kéo dài, không thành cơn. [đau] âm ỉ kéo dài, không thành cơn. đau bụng lâm Râm". Riêng với khấn vái, chỉ có "khấn vái lầm rầm" không có khấn vái "lâm râm" càng không có khấn vái "lâm dâm".
“Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Muỗi như CHấu: Muỗi nhiều quá: Ở vùng đó, muỗi như CHấu.
*Sai: TRấu (vần TR) không phải “CHấu” vần (CH). Có nghĩa, TRấu đây là vỏ ngoài của hạt thóc khi xay ra, không phải con châu CHấu ngoài đồng.
Viết sai chính tả, nhưng có thể GS Nguyễn Lân sẽ đưa ra lý giải: muỗi nhiều giống như đàn châu chấu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của châu chấu có khi nhiều, khi ít. Mà nó ở tận ngoài đồng, có tập tính vừa bay vừa nhảy, không hút máu người, hình dáng cũng khác xa con muỗi. Bởi thế, rất khó để so sánh châu chấu với con muỗi hoặc đồng nghĩa châu chấu với sự gì rất nhiều. Nhưng muỗi là sinh vật biết bay, trấu không biết bay. Trấu cũng chẳng đốt người ? Vậy tại sao muỗi lại được so sánh với trấu ? Xưa kia, nông dân hay dùng bổi (hạt thóc lép, lẫn gié lúa, cọng rơm nát-phụ phẩm của quá trình tuốt lúa) vãi thêm trấu lên trên và xung quanh để làm đống nhấm (dấm) tạo khói hun muỗi. Bởi thế, khi vãi, muôn ngàn mảnh vỏ trấu bay xuống, xung quanh đàn muỗi vẫn vo ve, hung hăng, thậm chí bay lẫn cả với trấu, khiến người ta liên tưởng bầy muỗi cũng nhiều như trấu. Nhiều như chính những vỏ trấu đem ra để tiêu diệt muỗi. Người Thanh Hóa nói rõ hơn: “Muỗi nhiều như trú (trấu) xay”. Trong khi Từ điển tiếng Việt cũng ghi nhận: "Muỗi nhiều như vãi TRấu".
Nói thêm: Có một thứ cũng được người ta ví với muỗi, đó là ong: "Muỗi như ong". Vì ong cũng đốt người, cũng kêu vo vo, vu vu, cũng có hình dạng, kiểu bay giống như muỗi nên được ví như muỗi. (Trong tự nhiên còn có giống ong gọi là ong muỗi. Chúng có kích thước, hình dáng tựa con muỗi). Để nói muỗi nhiều, còn có một hình ảnh được so sánh nữa, đó là tiếng sáo. "Muỗi kêu mà như sáo thổi, Đỉa lềnh tựa bánh canh" (Lời bài hát “Em về miệt thứ”, Ý nói đất Cà Mau thời còn hoang vu, điều kiện sống và lao động rất khổ cực). Tiếng bầy muỗi đói kêu vu vu, vo vo rất hung hăng nên được ví như tiếng sáo. Đỉa lượn dưới nước như thể bánh canh, vì kích thước sợi bánh canh cũng mong mỏng, mềm mềm, lượn lượn như thể con đỉa.
Mọi hình tượng được dân gian lấy để so sánh cái này với cái kia đều có lý do của nó. Đâu phải muốn gán ghép thế nào cũng được ?
“Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Rắn GIáo Thứ rắn đầu nhọn, mình dài: Thằn lằn, rắn giáo.
Cái sai này xuất phát từ chỗ phát âm không phân biệt được GiR, dẫn đến viết sai chính tả rồi suy diễn. Ở nước ta không có loại rắn nào tên là “rắn GIáo”, mà chỉ có rắn ráo. Trường hợp ở địa phương nào đó có một giống rắn gọi là ‘rắn giáo” (do “đầu nhọn, mình dài”) thì bên cạnh loài “rắn giáo” này, GS phải có thêm mục từ phổ thông cho con “rắn ráo” chứ ? Nhân tiện cũng nói về mặt từ ngữ mô tả rắn của GS Nguyễn Lân. Theo chúng tôi được biết, ở Việt Nam chỉ có một loài “rắn vuông”, “đặc hữu” cùng quê với anh chàng nói khoác trong truyện cười “Con rắn vuông”. Còn đã là rắn, con nào cũng “mình dài”, đâu phải chỉ con “rắn giáo” của Giáo sư Nguyễn Lân mới có đặc điểm nhận biết “mình dài” ?
Thơ Lê Quý Đôn: “Rắn đầu biếng học”:Ráo mép chỉ quen lời lếu láo”. Thường ngày, nếu muốn nói phích nước hay ấm không còn giọt nào, người ta cũng hay chơi chữ là “có con rắn ráo ở trong đó”. Dược điển Đỗ Tất Lợi (mục nói về “Rắn”): Rắn ráo hay rắn hổ chuối. Sách không ghi nhận “rắn giáo”. Các sách từ điển tiếng Việt cũng không sách nào ghi nhận “rắn giáo” mà chỉ có “rắn ráo”.
 “Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
          -Sả: lá sả, chim sả, lăn sả vào.
          *Sai: Lăn Xả (vần X), không phải "lăn Sả" (vần S). “Xả” ở đây chính là trong từ “Xả thân vì nước”.
“Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Xàm: Tầm bậy: Tính nó hay nói xàm.
-Xàm bậy: Bậy bạ lắm: Những lời nói xàm bậy.
-Xàm xỡ: Sỗ sàng đối với phụ nữ: Chày sương chưa nện cầu Lan, Sợ lần khân quá ra xàm x chăng (Kiều)
*Đây là kiểu sai S thành X, (kiểu nhà "vệ sinh" thành nhà "vệ xinh") lỗi chính tả Giáo sư từng mắc 50 năm trước đây trong “Muốn đúng chính tả” và đã được chúng tôi nêu ra trong phần I của “Một đời chính tả...”.
-Quốc âm tự vị (Xuất bản 1895): Sàm: gièm. Sàm nịnh, Sàm siểm, sàm dua, sàm ngôn.
-Việt Nam tự điển (Xuất bản 1931): “Sàm nói dèm: Miệng sàm dệt gấm thêu hoa. Sàm báng: dèm pha: nghe lời sàm báng mà làm hại kẻ trung lương”.
-Từ điển tiếng Việt (Bản mới 2013):Sàm sỡ. ăn nói sàm sỡ. cử chỉ sàm sỡ”; sàm ngôn. lời gièm pha, nói xấu. lời sàm ngôn.
-Từ điển Truyện Kiều (xuất bản 1974): Sàm sỡ: Sỗ sàng, thô bỉ. Vd Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng ?
-Từ điển chính tả (1 và 2) Sàm: sàm báng, sàm nịnh, sàm sỡ.
-Hán Việt tự điển (Thiểu Chửu) Sàm:  Gièm pha, thêu dệt các lời nói bậy làm cho mất cái hay cái phải của người đi gọi là sàm”.
 “Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Sâu đặm: Rất thắm thiết. tình cảm sâu đặm.
*Sai, đẬm chứ không phải "đẶm"
-Việt nam tự điển: Đậm: Hơi mặn, không nhạt: canh hơi đậm. 2.Hơi đẫy: cô kia hơi đậm người. Đậm đà: cũng nghĩa như trên: câu chuyện đậm đà, người coi đậm đà.
-Từ điển tiếng Việt: có ghi nhận “sâu đặm” nhưng xếp vào phương ngữ, từ ít dùng và hướng dẫn xem, sử dụng “sâu đậm”. Một cuốn từ điển biên soạn và in ấn ở thế kỷ 21 như sách của GS Nguyễn Lân, “sâu đậm” viết thành “sâu đặm” có thể xem như sai chính tả. Vì trong thực tế không ai viết như vậy.
“Từ điển từ và ngữ Việt Nam":
-Trôm trôm: danh từ (thực vật) Loài cây lớn, hoa đỏ, quả ăn được: Quả trôm trôm có dầu.
*Việt Nam không có giống thực vật nào tên gọi “trôm trôm”, dù là thân gỗ hay thân thảo, là hoa hay quả. Có sự lầm lẫn “nửa nọ nửa kia” ở đây chăng ? Nếu nói đến tinh dầu thì đó là quả cây trôm, không phải là “trôm trôm”. Còn nói về “quả ăn được”, thuộc họ Bồ hòn, đó là quả “chôm chôm” không phải “trôm trôm”. Giáo sư là người Việt, làm từ điển cho người Việt dùng sao ngôn ngữ lại bất đồng đến thế ?
Sai chính tả không chỉ khiến GS Nguyễn Lân đưa ra những từ không hề có trong tiếng Việt mà còn tạo ra một dị bản “không giống ai”, kèm theo cách hiểu, cách giải thích không thể chấp nhận. Đó là trường hợp “Áo cứ tràng...” thành “Áo cứ chàng...”
Áo cứ chàng, làng cứ xã. Chê người có tính ỷ lại không biết tự mình lo việc cho mình: Chị ta dạo này thì áo cứ chàng, làng cứ xã, chẳng muốn làm ăn gì.
Chính xác hình thức của câu này phải là “Áo cứ tràng, làng cứ xã”. “Tràng” là cái cổ áo, bộ phận quạn trọng nhất của cái áo. Cũng như “xã” (xã trưởng, lý trưởng) là bộ phận chủ chốt, quan trọng nhất của làng (xin xem bài CHÀNG hay TRÀNG, ). Đây là một trong những sai sót được soạn giả bê nguyên xi từ cuốn Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam.
“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam":
-Ăn Sổi ở thì.
*Sai: Ăn Xổi (vần X) không phải “ăn Sổi” (vần S). Đáng chú ý là lỗi chính tả này GS Nguyễn Lân mắc ngay trong phần lời nói đầu của sách “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam”. Chắc soạn giả chưa bao giờ được ăn hay nếm thử. “Xổi” là món ăn dân gian phổ biến: Dưa muối xổi, cà muối xổi.
-Quốc âm tự vị: “Xổi: mới, xắp thì. Làm xổi: làm liền bây giờ. Bóp xổi: dụng bóp muối mà ăn liền bây giờ (dưa, cải). Ăn xổi: Ăn đồ làm theo cách ấy".
-Việt Nam tự điển: “Xổi: tạm bợ cho có để mà dùng ngay. Dưa muối xổi; Ăn xổi ở thì; buôn xổi; làm xổi".

          Trong sách “Tôi yêu tiếng Việt”, GS Nguyễn Lân viết: “Chính tả có nghĩa là viết đúng. Ở bất cứ nước nào, người ta cũng coi việc đúng chính tả là một sự chứng tỏ trình độ văn hóa của người viết (...) Ở miền Bắc, người ít học khó phân biệt các phụ âm CHTR, S X; D, GIR; còn có địa phương lẫn lộn cả l n(**). Đã qua 12 kỳ, với hai loạt bài phê bình (16 bài đăng) dài tới cả trăm trang viết, chúng tôi luôn đưa ra ý kiến phản bác GS Nguyễn Lân. Nhưng lần này, với kết luận chắc nịch về lĩnh vực thế mạnh của Giáo sư, chúng tôi thấy có thể tin được. Ít nhất cũng là nửa tin nửa ngờ. Thậm chí, tin nhiều hơn ngờ !
Trên đây là một phần “cốt lõi của cốt lõi; sự thật của sự thật” về "huyền thoại" chính tả-GS Nguyễn Lân. Theo chúng tôi, tác giả "Muốn đúng chính tả" "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" vẫn sẽ mãi mãi đi vào “huyền thoại”. Tuy nhiên lịch sử biên soạn từ điển Việt Nam sẽ phải vẽ lại chân dung một "học giả". Bởi “Nhà biên soạn từ điển vô địch”, “ông vua chính tả” đã khước từ "ngôi vương" danh giá mà thiên hạ yêu mến suy tôn. Âm thầm và lặng lẽ, người đã lựa chọn chiếc "ngai vàng" khiêm tốn mà "thần dân" không hề phù ủng để “đăng cực”: Chiếc "ngai" giành cho những ông "Chúa" viết sai chính tả !
                                                                                     HTC
(Hết phần II)
Mời đón xem phần III
Học sai nên hành sai
(**) Dẫn theo:“Một số trở ngại trong sự thống nhất chính tả của ta”-GS.NGND Nguyễn Lân- Rút trong cuốn “Tôi yêu tiếng Việt” -NXB Khoa học Xã hội-1995, Tạp chí Tác phẩm mới-số 3/2013 đăng lại ở Mục Chuyện ngôn ngữ.
Những tài liệu đã dẫn và tham khảo:
1,“Đại Nam quấc âm tự vị” (Dictionnaire ANNAMMITE) Huình Tịnh Paulus Của - Sài Gòn 1895.
2,Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam - GS Nguyễn Lân (NXB Văn Hóa - 1989)
3,Việt Nam tự điển  - Hội Khai Trí Tiến Đức - Nhà in Trung Bắc Tân Văn - 1931 (bản Scan của vietnamtudien.org )
4, Từ điển An Nam-Lusitan-La tinh (Thường gọi Từ điển Việt - Bồ - La) Alexandre De Rhodes - Phiên dịch: Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính - NXB Khoa Học Xã Hội - 1991.
5, Hán Việt tự điển - Thiều Chửu - NXB Thành phố Hồ Chí Minh - 2004.
6. Hán Việt Từ điển - Đào Duy Anh biên soạn - Hãn Mạn Tử hiệu đính - NXB Trường Thi - Sài Gòn 1957.
          7. Từ điển truyện Kiều-Đào Duy Anh-NXB Khoa học xã hội-1974. 
          8. Từ điển chính tả-Hoàng Phê-NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học-2006.
          9.Từ điển tiếng Việt-Hoàng Phê chủ biên-In lần thứ 5 có sửa chữa bổ sung-NXB Đà Nẵng-2013.
          9.Từ điển chính tả tiếng Việt-Nguyễn Thế Truyền-NXB Thanh Niên-2012.
          10.Từ điển từ láy tiếng Việt-Viện ngôn ngữ học-NXB Khoa học xã hội-2011.
11.Từ điển Nho Phật Đạo-Lao Tử- Thịnh Lệ (chủ biên) -NXB Văn Học-2001


12.Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi-NXB Khoa học kỹ thuật-1977.
http://tuancongthuphong.blogspot.ca/2014/04/thu-ly-giai-nhung-saisot-e-oi-cua-nha.html

 Thứ Tư, ngày 09 tháng 7 năm 2014


Nguyễn Cừ đã “GIẢI NGHĨA TỤC NGỮ VIỆT NAM” như thế nào ? (phần I)

         Hoàng Tuấn Công

       Chúng tôi có trong tay cuốn “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Cừ khi đang viết dở loạt bài thứ nhất “Dĩ hư truyền hư-Những sai lầm mang tính hệ thống trong từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân” (cuối năm 2013). Lần đầu tiên thấy một cuốn sách có cái tên tự tin, hấp dẫn như vậy nên tôi xem ngay. Tuy nhiên, chỉ 15-20 phút lật giở đã thấy sách có quá nhiều “vấn đề”. Mà những “vấn đề” ấy lại khá giống với GS Nguyễn Lân! 


Ví dụ “Chuyên gia tiếng Việt tại Liên xô, Giám đốc, Tổng biên tập NXB Văn học"-tác giả “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” không phân biệt được thế nào là thành ngữ, thế nào là tục ngữ; thế nào là ngữ danh từ, quán ngữ; giảng sai, hiểu sai thành ngữ, tục ngữ; chép sai văn bản, viết sai chính tả tràn lan,v.v... trong cuốn sách có độ dày gần 500 trang(1).
Xin được trao đổi cùng tác giả và độc giả:
Phần I
KHÔNG PHẢI TỤC NGỮ
Nguyễn Cừ làm sách "Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam" nhưng lại chưa hiểu tục ngữ là gì. Đó là chuyện khó tin nhưng có thật. Xin dẫn chứng:
Ngay phần “Lời giới thiệu”, tác giả "Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam" viết:
 -“...nhìn hình thức bề ngoài thì tục ngữ chỉ là những tập hợp từ có cấu trúc ngôn ngữ bền vững, chặt chẽ, được dùng như lời ăn tiếng nói giao tiếp hàng ngày, rất ngắn gọn, xúc tích, (HTC nhấn mạnh) có vần điệu và nhịp điệu...” (đoạn 1).
- “Tục ngữ là biểu hiện cao nhất của lời ăn tiếng nói của dân tộc Việt Nam, biểu hiện sự sử dụng ngôn từ, vốn từ vựng phong phú của tiếng Việt. Thông qua tục ngữ, tiếng Việt đã phát triển ở một trình độ cao, xứng đáng là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam” (đoạn 2).
Ở đây (đoạn 1) Nguyễn Cừ đã nhận lầm thành ngữ ra tục ngữ. Bởi “những tập hợp từ có cấu trúc ngôn ngữ bền vững, chặt chẽ...” là đặc điểm hình thức của thành ngữ chứ không phải tục ngữ. Về (đoạn 2) khi Nguyễn Cừ nói đến “biểu hiện sự sử dụng ngôn từ, vốn từ vựng phong phú của tiếng Việt”, rồi “tiếng Việt đã phát triển ở một trình độ cao, xứng đáng là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam” chính là nói đến “hiện tượng ngôn ngữ” của thành ngữ mà các nhà nghiên cứu đã thống nhất, chứ không phải là “hiện tượng ý thức xã hội” của tục ngữ. Xin được nói rõ hơn:
Về hình thức: tục ngữ là một câu, dù ngắn đến đâu cũng diễn tả một ý trọn vẹn; thành ngữ chưa phải là một câu mà chỉ là một phần câu, một tập hợp từ bền vững. Về nội dung: tục ngữ là kinh nghiệm, tri thức được diễn đạt theo lối khẳng định, tổng kết quy luật, chân lý của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội; còn thành ngữ mới chỉ dừng ở mức độ so sánh, ví von, nhận xét, diễn đạt một cách hình ảnh về sự vật, hiện tượng nào đó mà thôi(2).
Bởi vậy, trong tục ngữ có thành ngữ, nhưng trong thành ngữ không có tục ngữ. Nói cách khác, thành ngữ là một tập hợp từ gợi tả, giàu hình ảnh (thường dùng phép so sánh) mà (đôi khi) tục ngữ, ca dao lấy làm chất liệu để cấu thành chứ không phải chính là tục ngữ. Nếu thành ngữ giống như cái túi áo trên ngực áo, thì tục ngữ là cả cái áo. Cái túi áo chỉ làm phong phú thêm chức năng và góp phần tô điểm cho cái áo chứ không phải là chính cái áo. Ví dụ, trong câu tục ngữ: “Gái phải hơi trai như thài lài gặp cứt chó”, thì “như thài lài gặp cứt chó” là thành ngữ nằm trong tục ngữ. Hoặc “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”, “như kiến thấy mỡ” là thành ngữ; “Rẻ như bèo nhiều heo cũng hết”, “rẻ như bèo” là thành ngữ; “Đẹp như tiên, lo phiền cũng xấu”, “đẹp như tiên” là thành ngữ, được tục ngữ dùng làm văn liệu, trở thành một phần trong câu tục ngữ. Hoặc câu ca dao: “Chẳng tham ruộng cả ảo liền, Tham vì cái bút, cái nghiên ông đồ” thì “Ruộng cả, ao liền” là thành ngữ được ca dao lấy làm văn liệu. 
Về cách dùng: khi vận dụng tục ngữ vào lời ăn tiếng nói, người ta muốn tăng thêm sức thuyết phục cho lời nói của mình, qua đó chứng minh, khẳng định một kinh nghiệm, một quy luật nào đó đã được tổng kết, đúc rút một cách chắc chắn. Ví dụ, khi nói: “Quá trưa sang chiều trời sẽ tạnh cho mà xem” sẽ không thuyết phục bằng cách nói vận dụng thêm câu tục ngữ: “Quá trưa sang chiều trời sẽ tạnh, vì Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi mà !”. Trong đó, Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi là một đúc kết, một kinh nghiệm, sự khẳng định dựa trên quy luật thời tiết của nhân dân. Còn khi vận dụng thành ngữ, người ta chỉ có thể làm cho lời nói của mình hay hơn, giàu hình ảnh, hấp dẫn hơn mà thôi. Ví dụ, thay vì nói: “Buổi sáng trời mưa tầm tã”, người ta nói: “Buổi sáng trời mưa như trút nước”. Câu nói thứ hai hay hơn, giàu hình ảnh hơn vì đã vận dụng thành ngữ “Mưa như trút nước”
Tuy nhiên, “Mưa như trút nước” hoàn toàn không phải là tri thức, là kinh nghiệm hay quy luật của tự nhiên. Hoặc thay vì nói: “Người anh hôi lắm”, ta nói: “Người anh hôi như cú ấy”; Thay vì nói: “Anh đi chậm quá” ta nói: “Anh đi chậm như rùa ấy”. Thì “Hôi như cú” (hoặc Hôi như tổ cú), “Chậm như rùa” là những thành ngữ mà khi ta vận dụng sẽ khiến lời nói, câu viết giàu hình ảnh hơn cách nói thông thường. Bản thân “hôi như cú”, “chậm như rùa” không phải là một đúc kết, kinh nghiệm (đặc trưng của nội dung tục ngữ), mà chỉ là nhận xét, so sánh, phán đoán (đặc trưng nội dung thành ngữ). Bởi vì rùa không phải là chậm nhất (thế nên còn nói Chậm như sên), cú không phải là hôi nhất (mà chắc gì cú đã hôi ? Chẳng qua cú ăn thịt những con vật bẩn thỉu như chuột bọ, côn trùng, hình thức lại xấu xí nên người ta cảm tưởng như vậy. Người viết bài này từng tiếp xúc với cú muỗi, cú vọ, thấy chúng không hề hôi tí nào. Ngược lại chúng sạch sẽ như rất nhiều loài chim khác). Hay câu thành ngữ “Xấu như ma”, có ai trông thấy ma bao giờ đâu mà biết nó xấu hay đẹp ? Rõ ràng, sự bóng bẩy trong diễn đạt, tính phán đoán, tính tương đối trong nội dung của thành ngữ rất khác so với sự chuẩn mực, khoa học, tri thức qua lối diễn đạt mang tính khẳng định của tục ngữ.
Do nhận lầm thành ngữ ra tục ngữ nên trong "Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam" chủ yếu Nguyễn Cừ tập hợp các đơn vị thành ngữ là chính. Chúng tôi không thể nhặt hết số thành ngữ này mà chỉ nêu ra làm ví dụ:
Cả nhà, cả ổ; Bạc tình, bạc nghĩa; Công chúa phải gai mồng tơi; Tai to, mặt lớn; Tan xương, nát thịt; Sưu cao, thuế nặng; Tác oai, tác quái; Quyền sinh, quyền sát; Quan cao lộc hậu; Quân sư quạt mo; Đứng núi này trông núi nọ; Kén cá, chọn canh; Liễu chán hoa chê; Kiễu ép, nài hoa. Nam thanh nữ tú; Phận bạc như vôi; Tài tử giai nhân; Trâm gãy bình rơi; Bán sấp, bán ngửa; Hòa cả làng; Hoa trôi, bèo dạt; Rồng đến nhà tôm; Rừng thiêng, nước độc; Ruộng cả ao liền; Trêu hoa, ghẹo nguyệt; Trên bến, dưới thuyền; Trên đe, dưới búa; Trơn lông, đỏ da; Ăn bớt, ăn xén; Ăn chẳng bõ dính răng; Ăn chẳng bõ nói; Ăn đậu ở nhở; Ăn hương ăn hoa; Anh hùng lỡ vận; Anh hùng mạt lộ; Bé xé ra to; Chán đến mang tai; Chán ngắt, chán ngơ; Châu chấu đá voi; Chết cay, chết đắng; Chưa ăn đã lo đói; Chung lưng, đấu cật; Cổ cày vai bừa; Có nếp, có tẻ; Của chìm của nổi; Đa sầu đa cảm...
Thậm chí, dạng thành ngữ rất dễ nhận biết, với cấu trúc có liên từ “như” vẫn được Nguyễn Cừ “tuyển” vào sách “giải thích tục ngữ” rất nhiều. Ví dụ:
Da như trứng gà bóc; Da trắng như ngà voi; Mê như điếu đổ; Tóc mây, mày nguyệt; Trơ như đá, vững như đồng; Xấu như ma; Xấu như dạ xoa; Xấu như cú; Xấu như ma lem; Xấu như quỷ; Xấu như ma mút. Câm như thóc trầm ba mùa. Chậm như rùa; Chậm như sên; Yếu như sên. Dại như vích; Dày như mo cau; Gắt như mắm tôm; Giấu như mèo giất cứt; Chắc như cua gạch; Chán như cơm nếp nát; Dai như đỉa đói; Nợ như chúa Chổm; Oai oái như phủ Khoái xin cơm; Chắc như đinh đóng cột; Chạy như đèn cù; Chạy như cờ lông công; Chạy như chạy loạn; Chết đuối vớ được cọc (nói gọn từ: Như chết đuối vớ được cọc-HTC) Chết mê, chết mệt; Chở củi về rừng (nói tắt của: Như chở củi về rừng-HTC) Dễ như trở bàn tay,v.v...
Như vậy, trên đây chúng ta thấy Nguyễn Cừ đã sai lầm khi đem khái niệm thành ngữ để định nghĩa cho tục ngữ, và đem tiêu chí thành ngữ để lựa chọn “tục ngữ”. Làm thế khác nào muốn đi chọn mua một đàn cừu nhưng lại căn cứ vào mô tả về con dê để mua ? Cách làm trái khoáy này của Nguyễn Cừ khiến sách giới hạn “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” nhưng thực tế nội dung lại có cả thành ngữ lẫn tục ngữ. Thậm chí số lượng thành ngữ nhiều hơn tục ngữ. (Với GS Nguyễn Lân, chúng ta không biết Nhà biên soạn từ điển có phân biệt được thành ngữ với tục ngữ hay không. Vì sách “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” sưu tầm và trộn lẫn cả hai loại này theo vần ABC).
Tuy nhiên, “vấn đề” không chỉ dừng ở đó. Xác định sách chỉ “giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” và trong lời giới thiệu, Nguyễn Cừ cũng đưa ra định nghĩa để làm tiêu chí tuyển chọn “tục ngữ”. Tuy nhiên, phần cuối lời giới thiệu, tác giả lại bất ngờ tuyên bố: “Một điều dễ nhận thấy trong cuốn sách này là có nhiều câu thành ngữ, thậm chí cả ca dao cũng được đưa vào, mong bạn đọc thông cảm và hiểu cho rằng, tục ngữ và thành ngữ có nhiều nét giống nhau ở cả hình thức cấu tạo và nội dung. Nếu tục ngữ là những câu ngắn gọn, có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống về tự nhiên, xã hội thì thành ngữ cũng là tập hợp từ cố định dùng quen hàng ngày có vần, có ngắt nhịp cũng mang nội dung xã hội, đạo lý, đạo đức.” (HTC nhấn mạnh)
Phải chăng, Nguyễn Cừ không chắc chắc những đơn vị tục ngữ được tuyển vào "Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam" là thuần tục ngữ nên đã "gài" vào những câu như vậy ? Qua đó, xóa nhòa đi ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ, giữa tục ngữ và ca dao ?
Như vậy, đọc những gì Nguyễn Cừ viết, chúng ta thấy rõ: tác giả lẫn lộn lung tung khái niệm thành ngữ, tục ngữ, cuối cùng đánh đồng tục ngữ với thành ngữ là một. (Đó là cách hiểu thành ngữ, tục ngữ theo lối sơ khai của một vài người các đây ngót trăm năm !) (3)
Với độc giả, việc lẫn lộn hoặc không phân biệt được thành ngữ với tục ngữ là chuyện thường. Thế nhưng, với nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hoặc người đã có thể vững tin cầm bút viết nên sách “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” lại là điều đáng ngạc nhiên. 
Xem “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam”, chúng ta từ ngạc nhiên chuyển sang kinh ngạc. Bởi Nguyễn Cừ đã “tuyển” rất nhiều những đơn vị không phải thành ngữ, cũng chẳng phải tục ngữ. Những ví dụ sau đây chỉ là cụm từ đơn thuần, ngữ danh từ, câu đố hoặc từ láy:
Uốn a uốn éo; Õng à õng ẹo; Đú đa đú đởn; Lép ba, lép bép; Lệt bà lệt bệt; Núng na núng nính; Thưa thưa bẩm bẩm; Bỏ vật, bỏ vạ; Chán ngấm, chán ngẩm; Ngẩn ngẩn ngơ ngơ; Chán chê, mê mỏi; Da trắng, tóc dài; La lối om sòm; Làm tình làm tội; Anh em đường ai nấy đi; Cao tằng tổ khảo; Thờ chồng, nuôi con; Con dì, con già; La làng la xóm; Khai quốc công thần, Sách gối, đầu giường; Làm duyên, làm dáng; Nạp thái vu quy; Làm nũng, làm nịu; Lòng xuân phơi phới; Chó huyền đề; Cổ cao ba ngấn; Tam tòng, tứ đức; Má lúm đồng tiền; Thắt đáy lưng ong; Tuần trăng mật; Chín tháng mười ngày; Trong quan; ngoài quách; Nơi chôn nhau, cắt rốn; Nói chuyện đường dài; Núi Tản, sông Đà; Nói chuyện tầm phào; Mưa bóng mây; Con đóng khố, bố cởi truồng (đây là câu đố về cây măng, cây tre-HTC) Long, ly, quy, phượng; Rét nàng Bân; Tăng gia sản xuất; Ái nam, ái nữ; Cạo đầu đi tu; Ăn canh rau má; Ăn cho sướng miệng; Ăn được, ngủ được; Bưng cơm, rót nước; Bớt mồm, bớt miệng; Chán ngắt, chán ngơ; Cấu xé lẫn nhau; Có chừng, có mực; Cạy răng không nói; ...
Sai lầm trên đây của Nguyễn Cừ chính là sai lầm mà GS Nguyễn Lân từng mắc trong “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam...(Chúng tôi từng nêu trong loạt bài Những sai lầm mang tính hệ thống trong Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân) Nguyên nhân của sai lầm này không gì khác ngoài việc tác giả không nhận diện được thành ngữ, tục ngữ, không biết đích xác thành ngữ tục ngữ là gì. Với Nguyễn Cừ, điều này càng được khẳng định bởi có những câu chỉ là cách nói vui thời hiện đại, ghán ghép kiểu đầu Ngô mình Sở, hoặc cùng lắm là câu hát đồng dao, ca dao cười: Làm trai cho đáng nên trai, Pari cũng tới, Ha-Oai cũng từng; Tình yêu chớp bể mưa nguồn, Em châu chấu đá anh chuồn chuồn bay; Yểu điệu thục nữ, quân tử mê ly, Băm bầu, băm bí, băm chị thằng Ngô, băm cô bán dầu, cô bán cho tao, mấy tiền một lít...cũng được Nguyễn Cừ “tuyển” vào làm “tục ngữ Việt Nam” !

 "Tục ngữ Việt Nam" là như vậy sao ?
Mặt khác, chuyện phân loại “tục ngữ” của Nguyễn Cừ cũng thuộc diện “vô tiền khoáng hậu”. Đó là chia thành ngữ, tục ngữ thành loại có 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ... rồi cứ thế phân tách cấu trúc bằng dấu phẩy một cách máy móc, tạo ra những hình thức thành ngữ, tục ngữ “chẳng giống ai”. Bởi vậy, đọc những câu "thành ngữ, tục ngữ" kiểu này của Nguyễn Cừ, người ta có cảm tưởng như mình đang hăm hở bước tới, bỗng đâu có kẻ chơi xỏ, bất ngờ ngáng chân lại. Ví dụ: 
Đường ở, cửa miệng; Con gái, là cái bòn; Lụt thì lút, cả làng; Có bột mới, gột nên hồ; Dốt đặc, cán mai; Của đi, thay người; Của bền, tại người. Dạy bà lang, bốc thuốc; Mắc bẫy, cò ke; Mạnh ai, nấy được; Nuôi ong, tay áo; Trông gà, hóa cuốc; Trứng khôn, hơn vịt; Vua thua, thằng liều; Cá nằm, trên thớt; Châu chấu, đá xe; Coi trời,bằng vung; Phú quý, giật lùi; Đò nát, đụng nhau; Chó ngáp; phải ruồi; Chở củi; về rừng; Gửi trứng, cho ác; Giơ đầu, chịu báng; Nối dáo, cho giặc; Sách gối, đầu giường; Thay ngựa, giữa dòng; Con gà, tức nhau tiếng gáy; Cú kêu, ra ma; Tầm gửi, lấn cành; Bán hàng, chiều khách; Đàn gảy, tai trâu; Nước chảy, chỗ trũng; Cầm dao, đằng lưỡi; Cầm gậy, chọc trời; Câu chuyện, làm quà; Cố đấm, ăn xôi; Của đi, thay người, Áo gấm, đi đêm; Áo gấm, về làng; Ngựa quen, đường cũ; Sắc nanh chuột, cắn được cổ mèo, Dạy bà lang, bốc thuốc; Gái đĩ, già mồm; Hai tay nuôi, một lỗ miệng; Mắc bẫy, cò ke; Mặt nặng, như đá đeo; Vua thua, thằng liều, Chọc gậy, xuống nước v.v...
Những câu chúng tôi vừa liệt kê trên đây cũng phần lớn là thành ngữ chứ không phải tục ngữ (Câu có gạch chân là tục ngữ). Thực tế cho thấy, Nguyễn Cừ không phân biệt được loại thành ngữ, tục ngữ 4 chữ, chia làm hai vế, có quan hệ đối sánh kiểu: Trên bến, dưới thuyền; Lên voi, xuống chó; Vịt già, gà tơ... hoàn toàn khác với loại 4 chữ chỉ là cụm từ diễn xuôi theo trật tự của câu kể đơn thuần: Cầm dao đằng lưỡi; Câu chuyện làm quà ? Thế nên các câu thành ngữ này qua tay Nguyễn Cừ mới biến thành: Cầm dao, đằng lưỡi; Câu chuyện, làm quà...Hoặc đối với câu 5 chữ Lụt thì lút cả làng” lại được viết thành: “Lụt thì lút, cả làng” !
Vậy, những sai lầm của Nguyễn Cừ mà chúng tôi kể trên nói lên điều gì ? Có ảnh hưởng gì đến cách hiểu tục ngữ, thành ngữ hay không ? Thưa rằng có. Từ chỗ nhận lầm tục ngữ ra thành ngữ, không phân biệt được thành ngữ, tục ngữ với ngữ danh từ; từ láy; quán ngữ; cụm từ đơn thuần; không xác định được cấu trúc câu thành ngữ, tục ngữ, Nguyễn Cừ đã đi đến thất bại trong “giải nghĩa tục ngữ Việt Nam”. Đó cũng chính là nội dung cơ bản, đáng kể nhất chúng tôi sẽ nói đến trong phần II “Nguyễn Cừ đã “giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” như thế nào ?”(3)  
                                                                        HTC
Chú thích:
(1) Sách “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” Nguyễn Cừ-NXB Văn học-2012 . Bìa trong cuốn sách, tác giả cho biết thêm: “Nguyễn Cừ (Nguyễn Văn Cừ) Bộ đội, Khoa Văn-Đại học Tồng hợp khóa 17, chuyên gia tiếng Việt tại Liên Xô, đã công tác tại NXB Khoa học xã hội, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng biên tập NXB Văn học”. Bìa 3, Nguyễn Cừ cũng cho biết, ông là tác giả và đồng tác giả của 11 cuốn sách khảo cứu, sưu tầm, biên soạn, tuyển chọn khác. Như “Tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Cừ-NXB Văn học-2008) “Tuyển tập tục ngữ-ca dao Việt Nam” (Nguyễn Cừ-NXB Văn học) “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam” (Nguyễn Cừ-in chung NXB Giáo dục), “Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam” (Nguyễn Cừ-NXB Văn học) “Truyện cười Việt Nam hiện đại” (Nguyễn Cừ-NXB Văn học) v.v...
(2) Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã thống nhất về cơ bản trong việc phân biệt thành ngữ, tục ngữ. Về hình thức, tục ngữ là:
- “một câu tự nó đã diễn tả trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm...”, còn “thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn tả được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một câu hoàn chỉnh...” (theo Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam-Vũ Ngọc Phan-1977).
-“Có thể nói, nội dung của thành ngữ manh tính hiện tượng, còn nội dung của tục ngữ nói chung là mang tính chất quy luật. Từ sự khác nhau cơ bản về nội dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói...Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn. Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu” (Nguyễn Văn Mệnh-Tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1972-dẫn theo Tục ngữ Việt Nam-Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương Tri-NXB Khoa học xã hội-1975)
- Thành ngữ là: tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích một cách đơn giản bằng nghĩa của từ tạo nên” (theo Từ điển Tiếng Việt-Hoàng Phê). 
(2) Tiêu biểu cho quan niệm này là Nguyễn Văn Tố, trong bài “Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây”, đã đồng nghĩa về mặt thuật ngữ khi nói về thành ngữ, tục ngữ. Ông viết: “Tục ngữ là câu thành ngữ nói đã quen, trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thúy, ý tứ cao xa, câu nào từ đời xưa truyền lại gọi là ngạn ngữ, cũng có khi gọi là tục ngạn. Nhưng dù là ngạn ngữ, tục ngữ hay tục ngạn, thì nghĩa cũng gần giống nhau...” (Dẫn theo Tục ngữ Việt Nam- Nhóm Chu Xuân Diên).

-Sách "Từ điển tục ngữ Việt" của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương làm khá tốt việc nhận diện tục ngữ. Theo Nguyễn Đức Dương, tác giả đã vận dụng phương pháp nhận diện tục ngữ của Cao Xuân Hạo. Tuy nhiên việc nhận diện đúng tục ngữ chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để đảm bảo việc giải thích sẽ chính xác. Bạn đọc có thể tham khảo bài phê bình cuốn "Từ điển tục ngữ Việt" tại đường link: AI LÀM HỎNG “DI SẢN TỤC NGỮ” ?
(3) Sách “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” do anh Lê Thanh Thảo-Công ty thuốc BVTV Trung ương I tại Thanh Hóa đem đến giới thiệu và cho chúng tôi mượn đọc trong nửa năm qua. Nhân đây xin được cảm ơn Anh và mong Anh thông cảm việc mượn sách lâu đến vậy.
http://tuancongthuphong.blogspot.ca/2014/07/nguyen-cu-giai-nghia-tuc-ngu-viet-nam.html 

Nguyễn Cừ đã “Giải Nghĩa Tục Ngữ Việt Nam” như thế nào ? (phần III)


           Hoàng Tuấn Công

Ngoài “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam”, Nguyễn Cừ còn là tác giả của “Tuyển tập tục ngữ-ca dao Việt Nam” (NXB Văn học); “Tục ngữ Việt Nam” (NXB Văn học) và là đồng tác giả của “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam” (trọn bộ 7 tập-NX Giáo Dục). Như vậy, Nguyễn Cừ là người có nhiều kinh nghiệm và lợi thế trong việc lựa chọn các đơn vị tục ngữ Việt Nam để đưa vào “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam”.

Tuy nhiên, xem “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” chúng tôi thấy Nguyễn Cừ giống như người “Vào rừng không biết lối ra...” chẳng hề có biểu hiện gì của một người thợ sơn tràng dày dạn kinh nghiệm. Bởi tác giả chép sai rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, phá hỏng cả kết cấu, gieo vần, từ ngữ đăng đối của dân gian. Mặt khác, Nguyễn Cừ cũng giải thích sai luôn nội dung câu thành ngữ, tục ngữ đó. Sau đây là một số ví dụ:

Thứ nhất thì chết mất cha, thứ nhì gánh , thứ ba ngược đò.
Chính xác là “gánh vã” chứ không phải “gánh rã”. Gánh vã tức là gánh bộ, vất vả nặng nhọc. (Nên có câu “Buôn thuyền (hoặc buôn vai) gánh vã, chẳng đã hà tiện.”)
Sớm trực, trưa chầu.
Lỗi (không biết lỗi văn bản hay lỗi chính tả ?): “chực” (trong chầu chực) chứ không phải “trực” (trong túc trực). Ở đây chơi chữ “chầu” và “chực”
Đồng bạc đâm toạc tờ giấy.
Chính xác là: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Hình cái nén bạc nhọn hai đầu mới gợi nên sức mạnh của thế lực đồng tiền có thể “đâm toạc tờ giấy” chứ ? Mà phải là dạng “Vàng thoi, bạc nén” mới có giá trị.
Ném chuột còn ghê cùi bát.
Lỗi. “Cũi bát” chứ không phải “cùi bát”. “Cũi bát” tức cái giá, cái tủ làm bằng tre, gỗ đựng bát đĩa.
Hơi có đã khoe mình đẹp.
Sai từ ngữ: “có mẽ” chứ không phải “có mã”. Vần “ẽ” gieo với vần “oe” mới đúng. Ta cũng hay nói “khoe mẽ” chứ không nói “khoe mã.”
Tối đâu là nhà, ngã đâu là giường.
Tác giả viết sai dấu: “ngả đâu là giường” (ngả lưng nằm ngủ một cách tạm bợ); còn “ngã đâu là giường” là say xỉn mất rồi !
Tránh voi không xấu mặt nào.
“Chẳng xấu” chứ không phải “không xấu”. Hiệu quả của hai từ “chẳng” và “không” khác hẳn nhau, không thể tùy tiện dùng mà được.
Ba quan tha hồ mở bát:( ....) đặt tiền chọn mặt xấp ngửa.
Sai chính tả. “Sấp ngửa” chứ không phải “xấp ngửa.”
Thương thì thương cho chót, vót thì vót cho nhọn.
Lỗi chính tả: “thương cho trót” chứ không phải “cho chót”.
Giặc đến nhà đàn bà phải đánh.
“Cũng đánh” chứ không phải là “phải đánh”. Đánh giặc vốn không phải “nghiệp” của đàn bà. Thế mà “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, ấy mới là đề cao tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của giới “cân quắc anh hùng” chứ, thưa ông Nguyễn Cừ ?
 Đắng cay cũng thể ruột già, ngọt ngào cho lắm vẫn là người dưng. Coi trọng tình nghĩa anh em họ hàng.
Chẳng có “ruột già” ruột non gì ở đây đâu, thưa ông Nguyễn Cừ. Nó là từ láy “ruột rà” đó. (Ý nói có quan hệ anh em, máu mủ, dòng tộc huyết thống nói chung). Vế sau: “cũng là người dưng” chứ không phải “vẫn là người dưng”.
Trẻ được manh áo, già được bát canh.
Viết như Nguyễn Cừ là phá hỏng hoàn toàn hiệu quả gieo vần trong phương pháp sáng tác của dân gian. Hình thức đúng của câu tục ngữ này là: “Già mong mát canh, trẻ mong manh áo mới.” hoặc “Già được bát canh, trẻ được manh áo.
“Mấy ai biết lúa ven, mấy ai biết con hư: Lúa nhà mình, con nhà mình làm sao mà xấu mà hư được, phê phán tâm lý luôn cho mình là nhất, quá thương con mà không biết con hư.”
Lúa “von” chứ không phải lúa “ven”. “Von” gieo vần với “con”. Hơn nữa “lúa von” là thuật ngữ nông học chỉ một loại bệnh do loài nấm Fusarium moniliforme gây nên bởi nguyên nhân truyền nhiễm hoặc lây nhiễm. Cây lúa (có thể bắt đầu từ thời kỳ mạ) bị bệnh này sẽ mọc cao hơn các cây bình thường, lá lúa nhỏ, dài, ngả màu vàng nên gọi là “von”, (“von” trong từ chon von). Trước đây công tác giống kém, đa số giống không thuần, độ đồng đều trên ruộng không cao. Ruộng lúa có khi chia làm mấy tầng cao thấp, nên khó phát hiện sớm lúa von. Nông dân chăm sóc mãi nhưng chỉ đến thời kỳ trổ bông, kết hạt, thấy lúa không trổ được hoặc có trổ nhưng hạt bị lép, mới biết là lúa bị “von”. Cũng như đứa trẻ mới sinh ra rất ngoan ngoãn, cha mẹ nuôi nấng trong bao niềm hy vọng, nhưng khi lớn lên nó bỗng sinh hư hỏng. (Cha mẹ sinh con trời sinh tính -tục ngữ). Lý do dân gian so sánh “lúa von” với “con hư” là như vậy. Không phải “Lúa nhà mình, con nhà mình làm sao mà xấu mà hư được, phê phán tâm lý luôn cho mình là nhất, quá thương con mà không biết con hư” như Nguyễn Cừ giải thích.
Mua trâu xem sừng, mua chó xem chân: Kinh nghiệm mua gia súc, chọn con trâu tốt là phải xem sừng, còn mua chó phải xem chân.
Sừng cũng là một tiêu chuẩn quan trọng khi xem tướng trâu (“Sừng mau cánh ná hiên ngang”-Các khía trên sừng dày, hai sừng phát triển đều, cong cong như cánh ná). Tuy nhiên, câu tục ngữ đang xét phải là “Mua trâu xem vó” chứ không phải “mua trâu xem sừng”, vì ở đây dân gian gieo vần “ó”: “Mua trâu xem vó, mua chó xem chân”. Mặt khác tục ngữ đang nói đến chân của hai loài vật nuôi. Với trâu, phải “xem vó” vì:“Bốn chân một vó ai bì/Móng tròn bát úp khi đi vững vàng” (Tục ngữ có hình thức ca dao) Trâu dù kéo cày hay kéo xe đều cần có bộ móng tròn đầy như bát úp làm việc mới khỏe. Nếu móng cong queo, hở, tõe hoặc móng tréo lên nhau sẽ không tốt khi lội ruộng, không vững khi bám mặt đất. Đối với chó, “xem chân” vì: “Tứ túc huyền đề” (bốn chân đều có móng đeo, kinh nghiệm dân gian là con chó khôn, quý). Như vậy, chẳng những Nguyễn Cừ chép sai về mặt hình thức câu tục ngữ mà cách giải thích “Kinh nghiệm mua gia súc, chọn con trâu tốt là phải xem sừng, còn mua chó phải xem chân” cũng rất chung chung, hời hợt, chẳng “đáng mặt” “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” tí nào.
Bìm bịp lại muốn leo nhà gạch: Không biết thân phận lại muốn chơi chèo với người cao hơn.
Câu này Nguyễn Cừ phạm hai lỗi: 1.Lỗi văn bản, từ ngữ: “Bìm bìm” (loài thực vật thân leo) chứ không phải “bìm bịp” (động vật lông vũ). Bởi vậy, hình thức đúng của câu thành ngữ là: “Bìm bìm đâu dám leo nhà gạch”. 2.Lỗi chính tả: “trèo” (trong leo trèo) chứ không phải “chèo” (trong chèo lái).
Nói thêm: Cây bìm bìm thường mọc nơi hoang dại, phát triển rất mạnh. Vì bìm bìm vô dụng nên hay bị người ta tiêu diệt, phá bỏ để tránh ảnh hưởng đến cây trồng khác. Thậm chí, chỉ ở nơi bờ dậu đổ nát, hoang tàn, không ai quan tâm, bìm bìm mới có cơ hội leo lên và tồn tại (Dậu đổ bìm leo-tục ngữ). Bởi vậy, nhà gạch (ngày xưa quý, hiếm) đâu có chỗ dành cho bìm bìm ? (Gạch ngày xưa nung thủ công, tường xây vôi cát, nếu để loài cây phát triển mạnh, um tùm nhiều lớp như bìm bìm leo lên sẽ làm ẩm ướt, hỏng, thối gạch. Do đó, không bao giờ người ta để bìm bìm leo nhà gạch). Có dị bản “Bìm bìm đâu dám leo nhà gạch”, ý là tự biết thân phận mình, không dám đua đòi tới chốn cao sang. Dị bản này “Từ điển tục ngữ Việt” của Tiến sĩ Ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích nghĩa đen: “Bìm bìm là thứ dây leo rất e ngại khi leo vào các tòa nhà gạch (vì cái nóng kinh khủng tỏa ra từ nó có thể thiêu cháy dễ dàng cả dây bìm bìm tươi)”. Điều này vừa phi thực tế vừa phi logic. Vì bìm bìm phát triển cực mạnh, chẳng ngán gì nắng nóng. Nên ngày nay nó thường được trồng để chống nóng cho các mái lán, chuồng trại chăn nuôi gia súc lợp bằng Fibro xi-măng. Bìm bìm chẳng những không hề “e ngại” thứ vật liệu hấp nhiệt nóng bỏng này mà còn kết thành tấm thảm xanh tươi, rung rinh hoa tím...Và nếu bìm bìm “e ngại” không thích nhà gạch, phải nói “Bìm bìm không thèm leo nhà gạch” mới đúng nghĩa đen.
Gà con ấp mẹ: Đặc tính của gà nuôi con bao giờ cũng ấp cũng như con người yêu con lúc nào cũng bế cũng bồng trên tay.
Câu này phải sửa lại thành “Gà con nấp mẹ”, hoặc “Gà mẹ ấp con” chứ không thể là “Gà con ấp mẹ”. Bởi gà con bé tí làm sao “ấp” được gà mẹ to xù ?
Trời nắng chóng mưa, trời mưa chóng tối: Kinh nghiệm dự báo thời gian có căn cứ khoa học, trời nắng nhiều thì hơi nước bốc lên nhiều sẽ nhanh có mưa. Trời mưa, mây che mặt trời, lúc nào trời cũng như tối vậy.
Nguyễn Cừ giải nghĩa chỉ đúng nửa sau câu tục ngữ. Vế trước bị tác giả ghi sai: “Trời nắng chóng trưa” chứ không phải “Trời nắng chóng mưa”. Trời nắng, ánh mặt trời chói chang khiến người ta có cảm giác rất nhanh đến “trưa”. Thế nên, “chóng trưa” mới đối với “chóng tối” là vậy. Từ ghi sai, Nguyễn Cừ giải thích sai luôn. Dù dân gian tổng kết quy luật “Nắng lắm mưa nhiều”, nhưng không phải“trời nắng nhiều thì hơi nước bốc lên nhiều sẽ nhanh có mưa như Nguyễn Cừ suy diễn. Vì có khi nắng hạn kéo dài hàng tháng trời mà chẳng có nổi hạt mưa.
Cua nóng nước đã đỏ gọng: Cua biển bỏ vào nồi luộc, nước chưa sôi đôi gọng đã đỏ, ám chỉ người dễ mất bình tĩnh, dễ nóng tính chưa biết đầu cuối câu chuyện đã đùng đùng nóng giận.
Chưa nóng nước đã đỏ gọng”, chứ không phải là “Cua nóng nước đã đỏ gọng”. Về phương diện khoa học: Thân cua có màu đỏ tôm trộn lẫn với các sắc tố khác nên bình thường không thể hiện rõ sắc đỏ tươi vốn có của nó. Nhưng sau khi luộc chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao thì màu đỏ sẽ hiện ra. Do vậy, tất cả cua nấu chín đều sẽ biến thành màu đỏ. Và cua chỉ có màu đỏ tôm trong môi trường nước nóng. Vậy mà “chưa nóng nước đã đỏ gọng” rồi ! Thành ngữ ám chỉ kẻ nhát gan, giống như con cua trong nồi, nước chưa nóng, chưa sôi đã sợ, gọng đỏ lên tựa như thể đã bị người ta luộc chín. Nếu nói như Nguyễn Cừ: “Cua nóng nước đã đỏ gọng” là điều hiển nhiên, có gì lạ ? Và nghĩa bóng của nó không phải ám chỉ người dễ mất bình tĩnh, dễ nóng tính chưa biết đầu cuối câu chuyện đã đùng đùng nóng giận” như Nguyễn Cừ võ đoán.
Một tằm cũng phải hái dâu, một con trâu cũng phải thả đúng đồng: Một vợ chồng có một con cũng phải sắm sửa, tốn kém như sinh nở nhiều con vậy. Câu này xuất phát từ thực tế trước đây nghèo khổ nên sau khi đẻ đứa đầu thì toàn bộ đồ lót, đồ trẻ đều giữ lại cho đứa sau dùng, đỡ tốn kém rất nhiều.
Sai toàn phần ! “Một con trâu cũng phải đứng đồng” chứ không phải “một con trâu cũng phải thả đúng đồng.” “Đứng đồng” nghĩa là đi chăn trâu, lẽo đẽo đi theo chăn dắt nó. Còn “thả đúng đồng”thả trâu đúng ở cánh đồng cần thả chứ đâu có chăn dắt ? Về nghĩa bóng, cách giải thích của Nguyễn Cừ cũng rất khó thuyết phục. Bởi tục ngữ đang nói chuyện số lượng cùng một lúc, chứ không phải số lượng trước, sau kế tiếp. Hơn nữa, đâu phải đẻ nhiều con thì sẽ tận dụng được đồ dùng (quần áo) của đứa trước ? Ở đây, ý dân gian: nuôi một con tằm cũng mất công hái dâu để nuôi, chăn một con trâu cũng mất công một người đi theo chăn dắt. Bởi vậy, nên đầu tư chăn nuôi với số lượng lớn cho đỡ phí công lao động và thu được lãi lớn. (Ngày nay gọi là sản xuất hàng hóa, hoặc sản xuất lớn.)
Mua áo thì rẻ, mua rẻ thì đắt: Mua bán lúc cần thiết thì bao giờ cũng bị đắt hơn.
Vì viết nhầm “mua giẻ” thành “mua rẻ” nên câu của Nguyễn Cừ rất vô nghĩa. Hình thức đúng là: “Mua áo thì rẻ, mua giẻ thì đắt”. Nghĩa là cũng với giá trị đồng tiền đó, nhưng được xem là rẻ hay đắt còn phụ thuộc vào chất lượng mặt hàng mình mua.
Được cãi cầm, thua cãi cố: Được cuộc, cãi vừa phải cho xong mang về, còn thua thì cãi đến cùng, sai cũng cố cãi.
Tác hại của “chữ tác thành chữ tộ” là vậy đó. Hình thức đúng của câu tục ngữ là: “Được cãi cùng, thua cãi cố”. Đó là tâm lý chung trong các cuộc tranh luận. Bên nắm được lý lẽ, phần thắng thì muốn làm cho tới nơi; phía đuối lý, ở vào thế thua, biết mình sai, mình thua nhưng vẫn bảo thủ, cố cãi cho bằng được. Nếu “giải thích” như Nguyễn Cừ: “Được cuộc, cãi vừa phải cho xong mang về”, vậy chỉ còn kẻ thua đứng lại một mình  thì còn cãi với ai nữa ?
Rượu treo, cháo thí, nghe hát nhờ: Đói nghèo, sống toàn phải dựa vào người khác.
Sai chính tả (hay kiến thức từ ngữ ?): Chỉ có “rượu cheo” mới có thể “uống theo” được chứ “rượu treo” lủng lẳng thì chỉ có nước ngửa cổ nhìn mà thèm ! Rượu “cheo”  là rượu nộp cho làng về việc cưới xin, kẻ được dự phần uống không mất tiền; “cháo thí” là cháo bố thí, “nghe hát nhờ” không mất vé (Cũng ăn uống, chơi bời nhưng là lợi dụng để không phải bỏ ra đồng nào)
Thua trời một vạn, không bằng thua bạn một ly: Tâm lý của con người luôn cố gắng không thua kém bạn bè.
Sai văn bản. “Thua thầy” chứ không phải “thua trời”. Ai dám đem người ra so sánh với trời ? Thầy giỏi hơn trò, nên trò thua thầy đến mấy cũng là chuyện bình thường. Nhưng bạn bè cùng trang lứa, cùng đi học một thầy mà “thua bạn, kém bè”, dẫu một chút cũng là điều nên lấy làm xấu hổ mà phấn đấu.
Muốn tu chùa ngói, bụt vàng, chùa tranh, chùa đất ở làng thiếu chi.
Sai văn bản. Vế đầu “chùa ngói, bụt vàng thì vế sau phải là “chùa tranh, bụt đất chứ ? (Bụt vàng đối với Bụt đất) Ngày xưa thường có hai loại chùa: “Chùa ngói, Bụt vàng” là chùa sang trọng, kết cấu gỗ, lợp ngói, tượng Phật bằng vàng ròng (hiếm) hoặc điêu khắc gỗ sơn son thếp vàng. Tu ở “chùa ngói, Bụt vàng” dĩ nhiên có nhiều Phật tử, thiện nam tín nữ, được cúng dàng nhiều vật phẩm. Loại chùa nghèo, có khi tranh tre, mái lá, tượng Phật nặn bằng đất luyện kỹ rồi sơn son thếp vàng. Loại tượng này khá bền đẹp. (Thế nên có câu “Để là hòn đất, cất nên ông Bụt” hoặc “Chưa nặn Bụt đã nặn bệ”- Tượng nặn là tượng bằng đất) Có lẽ Nguyễn Cừ không hiểu “Bụt đất” là gì nên mới chữa thành “chùa đất” chăng ?
Chó chê khỉ lắm lông, khỉ chê chó ăn rông ăn dài:
Không biết Nguyễn Cừ lấy đâu ra dị bản rất “kỳ dị” này ? Chỉ có câu “Chó chê mèo lắm lông, chó cũng cùng tông với mèo.” (“Ghét nhau như chó với mèo.”-Hai con cùng ở một nhà, chủ cho chế độ ăn uống khác nhau. Mèo được ăn trong đĩa bát, thức ăn ngon. Chó ăn thức ăn đổ dưới đất, đồ ăn chỉ có lượng, ít ngon, nên chó mèo hay gầm gừ, tranh giành thức ăn của nhau) Ý nói: Không ưa nhau thì chê bai nhau, chứ thực chất có hơn gì nhau, cũng giống nhau (cùng “tông”) cả thôi. Còn con khỉ với con chó, một con ở rừng, một con ở nhà liên quan gì mà chê bai nhau ? Cùng “lắm lông” như nhau mà lại chê nhau mới đáng nói, chứ một đằng “lắm lông”, một đằng “ăn rông...”, tuy là vần vè đấy nhưng có gì đặc biệt ?  Hơn nữa, “ăn rông ăn dài là gì, thưa tác giả “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” ? Phải chăng ý tác giả là “ăn rông ăn rài” ?
Cua thâm càng, người thâm môi.
Nguyễn Cừ lại phá hỏng vần điệu. “Tục ngữ Việt Nam”của Nhóm Chu Xuân Diên đưa ra một số dị bản đúng: “Cua thâm còng, đàn ông thâm môi”;Cua thâm càng, nàng thâm môi”; “Trai bạc mắt, gái thâm môi, những người lông bụng chớ chơi bạn cùng”
Lá lành đùm lá rách, lá rách bọc lá lành: Tình thương yêu đoàn kết cả trong gia đình và xã hội, đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Vế sau: “Lá rách bọc lá lành” (hay “lá rách ít bọc lá rách nhiều” như nhiều người thường nói) chẳng qua là kiểu vẽ rắn thêm chân, tác giả làm sách không nên bắt chước hay thu thập. Nhân đây cũng nên nói thêm, Nhà nghiên cứu không nên cho rằng “Tình thương yêu đoàn kết cả trong gia đình và xã hội, đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.” Vậy, các dân tộc, đất nước khác họ không có chắc ? Thông thường ở đâu có “khẩu hiệu”, ở đó có vấn đề: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” rồi “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”... Đó là những lời kêu gọi, nhắc nhở hãy biết thương yêu nhau như anh em ruột thịt chứ không phải phản ánh sự thương yêu đùm bọc nhau trong thực tế. Nếu anh em cùng nòi giống, con người đã thực sự đùm bọc, thương yêu nhau rồi, chắc hẳn sẽ không xuất hiện những câu ca dao kêu gọi khẩn thiết như vậy.
Mười hũ vàng trôn không bằng cái trôn con lợn: đề cao ngành nghề chăn nuôi.
“Trôn” ở đâu ra mà lắm vậy thưa ông Nguyễn Cừ ? “Mười hũ vàng chôn” (vàng chôn xuống đất để cất giữ) chứ không phải vàng “trôn”. Tục ngữ cũng không “đề cao ngành nghề chăn nuôi” nói chung mà cụ thể là nghề chăn nuôi lợn nái. Cái “trôn” là cách gọi tránh bộ phận sinh dục con lợn mà vẫn giữ được vần. Lợn nái đẻ ra lợn con giống như của cải sinh sôi vậy (Giàu lợn nái, lãi gà con). Trong khi hũ vàng có quý thật nhưng đem chôn xuống đất sẽ không đẻ thêm được...
Viết đến đây, chúng tôi chợt nhớ thông tin ở bìa 2 của sách “Giải nghĩa tục ngữ Việt”, Nguyễn Cừ tự giới thiệu từng là “Chuyên gia tiếng Việt tại Liên xô”. Có lẽ không ai nghi ngờ việc ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy ở nước bạn. Tuy nhiên, chúng tôi lại trộm nghĩ: khi về Việt Nam, sao Nguyễn Cừ không lựa chọn công việc ngược lại trước đây để tùy đất mà dụng võ, khai thác sở trường, tránh sở đoản ?

Hết phần III (xem Phần I và  Phần II)

                                            HTC/8/2014

Mời các bạn đón đọc “Nguyễn Cừ đã giải nghĩa tục ngữ Việt Nam như thế nào ?”  phần cuối, chủ đề “Tham mà không khảo”
 
 

No comments:

Post a Comment