Tuesday, October 21, 2014
Phùng Quang Thanh: kẻ thù của Tổ Quốc phải là bạn của "đảng ta"
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Phùng
Quang Thanh đã chính thức hùa theo Bắc Kinh để xem những vùng thuộc chủ
quyền của Việt Nam trên biển Đông không còn là của Việt Nam nữa mà là
khu vực chung của các quốc gia cùng khai thác. Ông ta "mượn" Đài Loan,
Philippines, Malaysia để biện hộ cho những hành vi xâm lược của Bắc Kinh
trên biển Đông. Phùng Quang Thanh đã trở thành người phát ngôn Việt
Nam tích cực nhất cho chủ trương tằm ăn dâu của Bắc Kinh: "biến vùng
thuộc chủ quyền của Việt Nam thành vùng tranh chấp, biến vùng tranh chấp
thành vùng khai thác của Trung Quốc, và sau cùng biến vùng khai thác
chính thức thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc."
*
Cho đến bây giờ không ai không thấy rõ và không phẫn nộ trước những hành
vi xâm lược ngang ngược của Tàu cộng đối với Việt Nam. Cũng chưa ai
quên được các cuộc tấn công của Tàu cộng trong những năm 1979 và 1984 đã
tàn sát hàng ngàn người dân Việt Nam vô tội. Bóng dáng của giàn khoan
HD981 vẫn còn đậm nét trong tâm tư của mỗi người như là một nỗi nhục
quốc thể và hình ảnh đường băng quân sự ở Hoàng Sa do Tàu cộng xây dựng
vẫn còn đầy trên mặt báo. Thế nhưng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc
phòng, người chỉ huy quân đội, chỉ huy những người lính đã, đang và sẽ
phải hy sinh cho Tổ quốc vẫn một mực gọi quân xâm lược là bạn.
Bạn đón tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị... (*)
Ông ta không muốn nhớ, chẳng cần biết mới đây mấy tháng bạn của
ông đã ngang nhiên kéo giàn khoan vào biển Đông và đào khoan đất mẹ Việt
Nam như chốn không người. Ông cố tình quên đi những chiếc vòi rồng phun
của bạn phun vào tàu cảnh sát biển Việt Nam một cách miệt thị. Ông chẳng cần biết đến ngư dân Việt Nam bị bạn
ông xua đuổi, đánh đập, cướp bóc, đâm chìm và phải trốn chui trốn nhủi
trên chính vùng biển của tổ tiên mình. Đơn giản: Kẻ thù của Tổ quốc ta,
ngư dân ta, chiến sĩ ta là bạn của ông.
Hứa thì bạn không hứa nhưng nói chung 2 bên đều thống nhất phải thực hiện DOC...
Ông ta không cần biết bạn của ông có hứa hay không. Hứa hay không hứa vẫn là bạn.
Có thống nhất bằng miệng và rượu hồng đào rằng phải thực hiện DOC nhưng
sau đó vẫn tiếp tục xây đường băng quân sự, vẫn ngang nhiên xua đuổi,
bắt bớ, đâm chìm ngư dân Việt Nam, vẫn kéo giàn khoan vào khai thác và
vẫn chĩa súng nước vào những người lính của Tổ quốc Việt Nam thì ông mặc
kệ. Những tên Tàu cộng ở Bắc Kinh, nơi tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị đời đời vẫn là bạn của ông.
Đọc kỹ thêm những gì Phùng Quang Thanh trả lời phóng viên còn thấy: Ông ta không những chỉ xem Bắc Kinh xâm lược là bạn, ông còn là một tên tay sai ngoan ngoãn và trung thành nhất của chúng.
Phóng viên hỏi ông: "Thưa Bộ trưởng, 2 bên có bàn về việc phía Trung Quốc đốc thúc nhiều hoạt động xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như chuyện giàn khoan đã xảy ra ít tháng trước?"
Phóng viên này đã cẩn thận kèm trong câu hỏi những hành động xâm lược
mới đây nhất của Tàu cộng qua hình thức chiếm đóng và xây dựng hạ tầng
cơ sở. Nhưng ông Thanh đã trả lời như thế nào?:
"Chúng tôi có trao đổi là giờ phải giữ nguyên hiện trạng, trên biển
Đông phải thực hiện cho đầy đủ DOC - tinh thần, quan điểm chung là không
mở rộng tranh chấp, không cắm mới vào những nơi mà các bên chưa cắm.
Khi trao đổi với bạn, nói chung bạn ghi nhận ý kiến của phía Việt Nam."
Có nghĩa rằng ông ta chấp nhận những hành vi xâm lấn bởi những người bạn Bắc Kinh của ông đối với Tổ quốc Việt Nam. Phát biểu của ông chẳng khác gì - "Bạn ta xâm lấn xong rồi, thôi cứ xem là nguyên trạng".
Nếu phối hợp câu ông nói "hứa thì bạn không hứa" với "phải giữ nguyên hiện trạng"
và nhìn lại những cái gọi là "giữ nguyên hiện trạng" đã từng được cam
kết cho... vui trong quá khứ và sau đó Tàu cộng vẫn xóa bỏ cam kết, vẫn
xâm lấn, nhà nước CSVN vẫn phản đối bằng miệng... thì chúng ta biết chắc
rằng Tàu cộng sẽ tiếp tục xâm lấn tiếp.
Và nếu chúng ta nhìn ngược quá khứ lẫn lấy hiện tại để đoán tương lai,
thì sau mỗi lần Tàu cộng lấn biển, chiếm đất, củng cố thêm sự có mặt
chính thức của chúng ở những nơi thuộc chủ quyền Việt Nam, chúng ta sẽ
không ngạc nhiên khi những người cộng sản bán nước như Phùng Quang Thanh
sẽ tiếp tục xác nhận tiếp hãy giữ nguyên hiện trạng... mới này.
Rõ ràng Phùng Quang Thanh, trong chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và cũng
là ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN đã đồng ý và chấp nhận với Bắc Kinh
những hệ quả mất mát chủ quyền của Việt Nam và xem đó là "nguyên trạng"
đương nhiên.
Chưa hết!!!
Ông Thanh phát biểu:
"Còn hiện nay trên biển, nói thật là các bên đều có xây dựng. Đài
Loan cũng xây dựng, Philippines cũng tiến hành xây dựng đường băng,
Malaysia có xây dựng. Việt Nam cũng có hoạt động xây dựng, đó là tôn
tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các
lực lượng đóng quân trên đảo để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, đảm
bảo điều kiện sinh hoạt trên đảo. Tuy nhiên nguồn lực của ta còn có hạn
nên việc xây dựng quy mô chưa lớn như Trung Quốc."
Chúng ta rút ra được gì từ phát biểu này?
Phùng Quang Thanh đã chính thức hùa theo Bắc Kinh để xem những vùng
thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông không còn là của Việt Nam
nữa mà là khu vực chung của các quốc gia cùng khai thác. Ông ta "mượn"
Đài Loan, Philippines, Malaysia để biện hộ cho những hành vi xâm lược
của Bắc Kinh trên biển Đông. Ông ta đã xác nhận việc Tàu cộng khai thác,
xây dựng căn cứ trên vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bình
thường, ai cũng xây dựng và chấp nhận việc Tàu cộng xây dựng quy mô hơn
Việt Nam. Phùng Quang Thanh đã trở thành người phát ngôn Việt Nam tích
cực nhất cho chủ trương tằm ăn dâu của Bắc Kinh: biến vùng thuộc
chủ quyền của Việt Nam thành vùng tranh chấp, biến vùng tranh chấp thành
vùng khai thác của Trung Quốc, và sau cùng biến vùng khai thác chính
thức thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc.
Một lần nữa, nếu kết hợp chính sách tằm ăn dâu trên, cộng với chiêu bài
chiếm xong thì đồng ý với nhau là giữ nguyên trạng (với những gì đã
chiếm) thì Phùng Quang Thanh đang tiếp tay lẫn bắt tay với ngoại bang để
xâm lược Việt Nam.
Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng, người đứng đầu của một tập thể
trong đó có những người lính đã ngã xuống ở Vị Xuyên, Lạng Sơn, Lào Cai,
Cao Bằng, Hoàng Sa, và sẽ có những người con của Tổ quốc trong tương
lai bị tống ra tuyến đầu theo lệnh của ông ta, chính là một tên tay sai
bán nước tích cực nhất của quân xâm lược Bắc Kinh.
Kẻ thù của Tổ Quốc PHẢI là bạn của đảng ta! Đó chính là Phùng Quang Thanh, kẻ đang cầm đầu quân đội Việt Nam.
Wednesday, August 13, 2014
TƯƠNG LAI VIỆT NAM
Giáo sư Carl Thayer nói về tương lai Việt Nam và chính sách Châu Á của Mỹ
Máy
bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet và trực thăng SH-60 Seahawk của hải
quân Mỹ trên tàu USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS
John S. McCain (DDG-56) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, tháng 8/2011
Tin liên hệ
- Mỹ cảnh cáo Trung Quốc chớ nên dùng sách lược 'chia để trị' ở Biển Ðông
- Campuchia có đại sứ mới tại Philippines sau vụ tranh cãi Biển Đông
- Trung Quốc phủ nhận gây chia rẽ ASEAN về vấn đề Biển Đông
- Tranh chấp Biển Đông: Nỗ lực quân sự tăng cường giữa các tranh cãi ngoại giao
- Học giả Trung Quốc bác bỏ sách ‘Dấu ấn Biển Đông’ của Việt Nam
20.08.2012
Liệu chính sách của chính phủ Hoa Kỳ chuyển trọng tâm kinh tế, quân
sự, và chiến lược sang Châu Á có sẽ thay đổi, nếu giới cử tri Mỹ dồn
phiếu cho liên danh Romney-Ryan trong cuộc bầu cử Tổng Thống tháng 11
tới đây, dọn đường cho một chính phủ Đảng Cộng Hòa tại Washington?
Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales trả lời câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA mới đây về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như với Hoa Kỳ.
Chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á Thái bình dương đã có nhiều thay đổi từ khi Tổng Thống Barack Obama lên nắm quyền hồi năm 2009. Khác với chính phủ tiền nhiệm do Tổng Thống Bush lãnh đạo, chính phủ Tổng Thống Obama đã thắt chặt quan hệ với nhiều nước Đông Nam Á, và mới đây đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao, tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ về cả quân sự lẫn kinh tế tại khu vực này. Giáo sư Thayer thẩm định thành tích của chính phủ Tổng Thống Obama về chính sách đối ngoại và chiến lược quốc phòng liên quan tới Châu Á.
Giáo sư Thayer: “Điều đầu tiên mà tôi muốn nói là Tổng Thống Obama đã dùng lối tiếp cận đa phương để lật lại thế cờ với Trung Quốc. Trong khi chính sách của Tổng Thống Bush đối với khu vực đặt nặng các quan hệ song phương, giảm thiểu tầm quan trọng của ASEAN và các định chế đa phương, thì từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, Tổng Thống Obama đã xem xét mọi yếu điểm trong chính sách đó của Mỹ, để lật ngược chúng. Hồi gần đây, để đối phó với thái độ hung hăng hơn của Trung Quốc, Tổng Thống Obama đã đáp lại bằng một lối tiếp cận đa phương. Đó là lý do vì sao Hoa Kỳ đã đến dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Đây là một thành công vượt bực trong chính sách của Hoa Kỳ: tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á, bổ nhiệm đại sứ Mỹ tại diễn đàn ASEAN, đích thân Tổng Thống Obama đến dự các hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng thế, những động thái đó chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ muốn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến lược của Mỹ nằm tại khu vực này, và Washington quyết tâm hậu thuẫn các chính sách của mình bằng hành động.”
Đó là chính sách chuyển trọng tâm sang Châu Á của chính quyền Tổng Thống Obama, liệu chính sách này có thay đổi, nếu giới cử tri Mỹ bầu cho ứng viên Mitt Romney của Đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ tháng 11?
Giáo sư Thayer: “Chiến lược của Hoa Kỳ sẽ không thay đổi, Hoa Kỳ sẽ vẫn tăng cường lực lượng ở Thái bình dương, nhưng chưa gì tôi đã thấy là những lời lẽ được dùng sẽ mạnh mẽ và có tính cách quyết liệt hơn. Theo tôi thì một số thành quả lớn nhất, những cuộc đối thoại về kinh tế và chiến lược, các cuộc tham khảo ý kiến về các vấn đề khu vực ChâuÁ-Thái bình dương, những sáng kiến quan trọng của chính phủ Tổng Thống Obama, sự hiện diện tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, đích thân Tổng Thống Hoa Kỳ chủ trì phiên họp quy tụ các lãnh đạo ASEAN, vv... chúng ta sẽ thấy Hoa Kỳ vắng mặt nhiều hơn nếu ông Romney có mặt trong Tòa Bạch Ốc. Và nếu như thế thì đó sẽ là một bước thụt lùi trong những thành quả mà Hoa Kỳ đã đạt được dưới thời Tổng Thống Obama.”
Giáo sư Carl Thayer tin rằng nếu ứng viên Mitt Romney của Đảng Cộng Hòa
đắc cử, thì chính sách của Hoa Kỳ đối với Châu Á sẽ thay đổi theo chiều
hướng tiêu cực bởi vì ông Romney có lẽ sẽ không chú trọng tới Châu Á như
Tổng Thống Obama.
Ông Thayer cho biết: “Điều đó tương phản với Tổng Thống Obama. Từ khi được bầu lên, và ngay cả trước khi làm lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Obama đã liên lạc với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Hai nhà lãnh đạo nhanh chóng gặp gỡ và đạt một số thỏa thuận với nhau. Đó là điều mà tôi hy vọng một cố vấn đúng nghĩa của một chính phủ Cộng hòa có triển vọng lên nắm quyền, sẽ cố vấn ông Mitt Romney, tôi hy vọng họ khuyên ông Romney nên chọn một bước đầu tiên tích cực trước đã, rồi xem sao, thay vì chọn thái độ thù nghịch với Trung Quốc ngay từ đầu.”
Về mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc thì trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam phải luôn luôn đề cao cảnh giác và khéo léo ứng xử với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Bước qua thế kỷ 21, dù bối cảnh có khác, nhưng thực tế đó vẫn không thay đổi. Giaó sư Thayer nói ông tin rằng Việt Nam không có lựa chọn nào khác vì những yếu tố không thay đổi được, kể cả thực tế địa lý.
Giáo sư Thayer giải thích: "Việt Nam có 89 triệu dân. So với Trung Quốc thì Việt Nam chỉ tương đương với một tỉnh lỵ cỡ trung của Trung Quốc. Như tất cả mọi người Việt đều biết từ xưa, Việt Nam không may nằm sát cạnh và chia chung biên giới với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Việt Nam không thay đổi được thực tế địa lý đó, đơn giản vì chúng ta không thể chọn nước láng giềng của mình. Trong lịch sử, có lúc Trung Quốc đối xử tốt với Việt Nam, có lúc Trung Quốc đối xử tệ, đàng nào Việt Nam cũng phải có phương cách để ứng phó. Không may thì bị Trung Quốc gây chiến hay đe dọa gây chiến, nhưng những mối đe dọa khác còn có thể xuất phát từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu ma túy, di dân bất hợp pháp, các tội hình sự xuyên biên giới, những hoạt động mà Trung Quốc không thiết tha muốn giải quyết nếu quan hệ chính trị với Việt Nam không tốt đẹp. Điều đó có nghĩa là bất cứ giờ nào tỉnh thức, là các giới chức Việt Nam phải luôn luôn nhòm ngó xem Trung Quốc làm gì để nương theo đó mà linh động hành sử. Họ phải tham gia trò chơi, luôn luôn tâng bốc Trung Quốc về tầm quan trọng của nước này, nhưng phải cưỡng lại khi bị buộc vào vị thế phải làm điều đó, nhưng không cưỡng lại quyết liệt tới mức khiêu khích anh khồng lồ phương Bắc.”
Lập luận của Giáo sư Thayer có thể giải thích thái độ và lối tiếp cận của giới lãnh đạo Việt Nam trước cuộc tranh chấp biển đảo hiện nay, một mặt vận động sự ủng hộ của các nước và các tổ chức khu vực, nhưng mặt khác, tiếp tục hợp tác với Trung Quốc và xoa dịu Bắc Kinh bằng chiến dịch đàn áp các cuộc biểu tình tự phát của dân chúng, muốn phản đối chính sách bành trướng mà Bắc Kinh đang thực hiện qua những bước tiến chậm chạp nhưng chắc chắn.
Từ lâu, nhiều người ở Việt Nam, kể cả nhiều nhà trí thức bất đồng chính kiến với Hà Nội, đã bày tỏ quan tâm về sự hiện diện của người Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam, từ những công nhân làm việc cho các dự án khai thác bauxite, tới những khu đất rộng lớn thuê dài hạn, và cả một số công ty khai thác hải sản bất hợp pháp ở cảng Cam Ranh, nhiều người bày tỏ lo sợ rằng sự hiện diện của Trung Quốc và những công dân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp là có chủ đích, sau này có thể đặt ra một mối đe dọa tiềm tàng đối với Việt Nam.
Nhưng Giáo sư Thayer khuyến cáo người Việt Nam nên thận trọng, đừng cổ
vũ thái độ kỳ thị và bài Trung Quốc, và không nên nghi ngờ tất cả mọi
người Hoa đang có mặt ở Việt Nam.
Giáo sư Thayer: “Phải có sự thông đồng giữa các giới chức Việt Nam và giới chức Trung Quốc thì mới đưa công nhân Trung Quốc vào Việt Nam bất hợp pháp làm việc, Việt Nam phải hiểu điều đó. Mặt khác, cũng có hàng ngàn công nhân Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở miền Nam Trung Quốc, thế cho nên Việt Nam phải thận trọng nếu họ không muốn những người đó bị trục xuất về nước. Chúng ta hãy xét lại những người Hoa sinh sống ở Việt Nam từ lâu, trong thời gian chiến tranh biên giới năm 1979, họ là những người bị kẹt ở chính giữa. Và cũng như người Hoa ở bất cứ nước nào khác, kể cả ở Úc, không phải ai cũng đều là tay chân của nhà nước Trung Quốc khi chiến tranh bùng nổ, mà đa số là người dân bình thường...”
Về viễn ảnh về một nước Việt Nam trong vài thập niên tới, Giáo sư Thayer nói Việt Nam muốn gia nhập hàng ngũ các quốc gia hạng trung có thu nhập trung bình, và đóng một vai trò tích cực trong khu vực. Giáo sư Thayer nói trong thời gian qua, vị thế của 5 quốc gia hội viên ASEAN, trong đó có Thái Lan, đã bị giáng cấp, trong khi Việt Nam đóng vai trò tích cực hơn trong khu vực.
Nhưng theo Giáo sư Thayer, những biến cố ở Việt Nam về phần lớn sẽ bị ảnh hưởng bởi những xu hướng ở Trung Quốc, tùy thuộc Trung Quốc trong tương lai sẽ xoay chiều sang hướng nào.
“Về vấn đề này thì chúng ta có thể suy đoán tới tận thế liệu Trung Quốc có tiếp tục theo đuổi con đường hiện nay, và như thế phải đối đầu với những vấn đề nội bộ nghiêm trọng sẽ làm chậm đà phát triển của nước này và khiến áp lực thay đổi chính trị gia tăng. Dù thế nào đi nữa, thì những thay đổi đó cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam.
‘Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
http://www.voatiengviet.com/content/tuong-lai-vietnam-va-chinh-sach-chau-a-cua-my/1491791.html
Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales trả lời câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA mới đây về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như với Hoa Kỳ.
Chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á Thái bình dương đã có nhiều thay đổi từ khi Tổng Thống Barack Obama lên nắm quyền hồi năm 2009. Khác với chính phủ tiền nhiệm do Tổng Thống Bush lãnh đạo, chính phủ Tổng Thống Obama đã thắt chặt quan hệ với nhiều nước Đông Nam Á, và mới đây đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao, tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ về cả quân sự lẫn kinh tế tại khu vực này. Giáo sư Thayer thẩm định thành tích của chính phủ Tổng Thống Obama về chính sách đối ngoại và chiến lược quốc phòng liên quan tới Châu Á.
Giáo sư Thayer: “Điều đầu tiên mà tôi muốn nói là Tổng Thống Obama đã dùng lối tiếp cận đa phương để lật lại thế cờ với Trung Quốc. Trong khi chính sách của Tổng Thống Bush đối với khu vực đặt nặng các quan hệ song phương, giảm thiểu tầm quan trọng của ASEAN và các định chế đa phương, thì từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, Tổng Thống Obama đã xem xét mọi yếu điểm trong chính sách đó của Mỹ, để lật ngược chúng. Hồi gần đây, để đối phó với thái độ hung hăng hơn của Trung Quốc, Tổng Thống Obama đã đáp lại bằng một lối tiếp cận đa phương. Đó là lý do vì sao Hoa Kỳ đã đến dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Đây là một thành công vượt bực trong chính sách của Hoa Kỳ: tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á, bổ nhiệm đại sứ Mỹ tại diễn đàn ASEAN, đích thân Tổng Thống Obama đến dự các hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng thế, những động thái đó chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ muốn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến lược của Mỹ nằm tại khu vực này, và Washington quyết tâm hậu thuẫn các chính sách của mình bằng hành động.”
Nếu ứng viên Mitt Romney của Đảng Cộng Hòa đắc cử, thì chính sách của
Hoa Kỳ đối với Châu Á sẽ thay đổi...bởi vì ông Romney có lẽ sẽ không chú
trọng tới Châu Á như Tổng Thống Obama
Giáo sư Carl Thayer
Đó là chính sách chuyển trọng tâm sang Châu Á của chính quyền Tổng Thống Obama, liệu chính sách này có thay đổi, nếu giới cử tri Mỹ bầu cho ứng viên Mitt Romney của Đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ tháng 11?
Giáo sư Thayer: “Chiến lược của Hoa Kỳ sẽ không thay đổi, Hoa Kỳ sẽ vẫn tăng cường lực lượng ở Thái bình dương, nhưng chưa gì tôi đã thấy là những lời lẽ được dùng sẽ mạnh mẽ và có tính cách quyết liệt hơn. Theo tôi thì một số thành quả lớn nhất, những cuộc đối thoại về kinh tế và chiến lược, các cuộc tham khảo ý kiến về các vấn đề khu vực ChâuÁ-Thái bình dương, những sáng kiến quan trọng của chính phủ Tổng Thống Obama, sự hiện diện tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, đích thân Tổng Thống Hoa Kỳ chủ trì phiên họp quy tụ các lãnh đạo ASEAN, vv... chúng ta sẽ thấy Hoa Kỳ vắng mặt nhiều hơn nếu ông Romney có mặt trong Tòa Bạch Ốc. Và nếu như thế thì đó sẽ là một bước thụt lùi trong những thành quả mà Hoa Kỳ đã đạt được dưới thời Tổng Thống Obama.”
Liên danh đảng Cộng hòa Romney-Ryan
Ông Thayer cho biết: “Điều đó tương phản với Tổng Thống Obama. Từ khi được bầu lên, và ngay cả trước khi làm lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Obama đã liên lạc với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Hai nhà lãnh đạo nhanh chóng gặp gỡ và đạt một số thỏa thuận với nhau. Đó là điều mà tôi hy vọng một cố vấn đúng nghĩa của một chính phủ Cộng hòa có triển vọng lên nắm quyền, sẽ cố vấn ông Mitt Romney, tôi hy vọng họ khuyên ông Romney nên chọn một bước đầu tiên tích cực trước đã, rồi xem sao, thay vì chọn thái độ thù nghịch với Trung Quốc ngay từ đầu.”
Về mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc thì trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam phải luôn luôn đề cao cảnh giác và khéo léo ứng xử với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Bước qua thế kỷ 21, dù bối cảnh có khác, nhưng thực tế đó vẫn không thay đổi. Giaó sư Thayer nói ông tin rằng Việt Nam không có lựa chọn nào khác vì những yếu tố không thay đổi được, kể cả thực tế địa lý.
Giáo sư Thayer giải thích: "Việt Nam có 89 triệu dân. So với Trung Quốc thì Việt Nam chỉ tương đương với một tỉnh lỵ cỡ trung của Trung Quốc. Như tất cả mọi người Việt đều biết từ xưa, Việt Nam không may nằm sát cạnh và chia chung biên giới với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Việt Nam không thay đổi được thực tế địa lý đó, đơn giản vì chúng ta không thể chọn nước láng giềng của mình. Trong lịch sử, có lúc Trung Quốc đối xử tốt với Việt Nam, có lúc Trung Quốc đối xử tệ, đàng nào Việt Nam cũng phải có phương cách để ứng phó. Không may thì bị Trung Quốc gây chiến hay đe dọa gây chiến, nhưng những mối đe dọa khác còn có thể xuất phát từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu ma túy, di dân bất hợp pháp, các tội hình sự xuyên biên giới, những hoạt động mà Trung Quốc không thiết tha muốn giải quyết nếu quan hệ chính trị với Việt Nam không tốt đẹp. Điều đó có nghĩa là bất cứ giờ nào tỉnh thức, là các giới chức Việt Nam phải luôn luôn nhòm ngó xem Trung Quốc làm gì để nương theo đó mà linh động hành sử. Họ phải tham gia trò chơi, luôn luôn tâng bốc Trung Quốc về tầm quan trọng của nước này, nhưng phải cưỡng lại khi bị buộc vào vị thế phải làm điều đó, nhưng không cưỡng lại quyết liệt tới mức khiêu khích anh khồng lồ phương Bắc.”
Lập luận của Giáo sư Thayer có thể giải thích thái độ và lối tiếp cận của giới lãnh đạo Việt Nam trước cuộc tranh chấp biển đảo hiện nay, một mặt vận động sự ủng hộ của các nước và các tổ chức khu vực, nhưng mặt khác, tiếp tục hợp tác với Trung Quốc và xoa dịu Bắc Kinh bằng chiến dịch đàn áp các cuộc biểu tình tự phát của dân chúng, muốn phản đối chính sách bành trướng mà Bắc Kinh đang thực hiện qua những bước tiến chậm chạp nhưng chắc chắn.
Từ lâu, nhiều người ở Việt Nam, kể cả nhiều nhà trí thức bất đồng chính kiến với Hà Nội, đã bày tỏ quan tâm về sự hiện diện của người Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam, từ những công nhân làm việc cho các dự án khai thác bauxite, tới những khu đất rộng lớn thuê dài hạn, và cả một số công ty khai thác hải sản bất hợp pháp ở cảng Cam Ranh, nhiều người bày tỏ lo sợ rằng sự hiện diện của Trung Quốc và những công dân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp là có chủ đích, sau này có thể đặt ra một mối đe dọa tiềm tàng đối với Việt Nam.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, tháng 7, 2012
Giáo sư Thayer: “Phải có sự thông đồng giữa các giới chức Việt Nam và giới chức Trung Quốc thì mới đưa công nhân Trung Quốc vào Việt Nam bất hợp pháp làm việc, Việt Nam phải hiểu điều đó. Mặt khác, cũng có hàng ngàn công nhân Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở miền Nam Trung Quốc, thế cho nên Việt Nam phải thận trọng nếu họ không muốn những người đó bị trục xuất về nước. Chúng ta hãy xét lại những người Hoa sinh sống ở Việt Nam từ lâu, trong thời gian chiến tranh biên giới năm 1979, họ là những người bị kẹt ở chính giữa. Và cũng như người Hoa ở bất cứ nước nào khác, kể cả ở Úc, không phải ai cũng đều là tay chân của nhà nước Trung Quốc khi chiến tranh bùng nổ, mà đa số là người dân bình thường...”
Về viễn ảnh về một nước Việt Nam trong vài thập niên tới, Giáo sư Thayer nói Việt Nam muốn gia nhập hàng ngũ các quốc gia hạng trung có thu nhập trung bình, và đóng một vai trò tích cực trong khu vực. Giáo sư Thayer nói trong thời gian qua, vị thế của 5 quốc gia hội viên ASEAN, trong đó có Thái Lan, đã bị giáng cấp, trong khi Việt Nam đóng vai trò tích cực hơn trong khu vực.
Nhưng theo Giáo sư Thayer, những biến cố ở Việt Nam về phần lớn sẽ bị ảnh hưởng bởi những xu hướng ở Trung Quốc, tùy thuộc Trung Quốc trong tương lai sẽ xoay chiều sang hướng nào.
“Về vấn đề này thì chúng ta có thể suy đoán tới tận thế liệu Trung Quốc có tiếp tục theo đuổi con đường hiện nay, và như thế phải đối đầu với những vấn đề nội bộ nghiêm trọng sẽ làm chậm đà phát triển của nước này và khiến áp lực thay đổi chính trị gia tăng. Dù thế nào đi nữa, thì những thay đổi đó cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam.
‘Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
http://www.voatiengviet.com/content/tuong-lai-vietnam-va-chinh-sach-chau-a-cua-my/1491791.html
Sự lựa chọn cho tương lại của Việt Nam
Mới đây, các chuyên gia kinh tế của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) đã đưa ra một báo cáo về phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, trong đó gợi ý hai mô hình tăng trưởng của Đông Nam á và Đông á. Sau một loạt các thành tích kinh tế mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua, báo cáo này là nhận định tỉnh táo và tổng quát về hiện trạng cũng như hướng đi của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Tạp chí Kinh tế và Dự báo xin trích đăng một số nội dung chính của báo cáo để bạn đọc tham khảo. 1. Đánh giá chung:Sau hơn 20 năm đổi mới với thành tích tăng trưởng kinh tế cao, nhiều người dân Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Việt Nam ngày càng được nể trọng và có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, thành công trong quá khứ không phải là một sự đảm bảo vững chắc cho tương lai. Mục tiêu phát triển của Việt Nam đầy tham vọng: Trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thế nhưng, nếu những xu thế như hiện nay vẫn được tiếp tục thì có lẽ Việt Nam sẽ không thể đạt được những mục tiêu này. Để lý giải cho điều này, báo cáo của Harvard đưa ra kết quả đánh giá về Việt Nam trên 6 phương diện chính sách then chốt sau:
Thứ nhất, về giáo dục
Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện đang khủng hoảng. Mặc dù tỷ lệ đi học ở các cấp phổ thông tương đối cao, nhưng chất lượng của các bậc học này rất đáng lo ngại. Kết quả trượt tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007 cho thấy nhiều học sinh thậm chí còn không nắm được kiến thức cơ bản. Không những thế, chất lượng đào tạo ở các trường đại học của Việt Nam chưa đạt chuẩn. Trên thực tế, trường đại học của Việt Nam thua xa khi so với ngay các trường của các nước Đông Nam á – vốn chưa phải là những trường đẳng cấp quốc tế. Nếu nhìn vào sản phẩm đào tạo thì khoảng phân nửa sinh viên ra trường ở Việt Nam không được làm đúng ngành đào tạo.
Những kết quả đáng buồn trên không phải do hệ thống giáo dục hiện nay thiếu tiền. Trên thực tế, tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục trong GDP của Việt Nam hầu hết cao hơn các nước trong khu vực. Vấn đề thực sự nằm ở chỗ nguồn lực này được sử dụng như thế nào, và đặc biệt nằm ở cấu trúc quản trị xơ cứng và bất cập ở mọi cấp độ của hệ thống giáo dục.
Để cải thiện chất lượng giáo dục đại học và khoa học, các trường đại học của Việt Nam phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất với những ưu đãi hấp dẫn nhất để thu hút được những nhà khoa học hàng đầu. Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các trường đại học của mình xâm nhập thị trường chất xám toàn cầu, và các trường này đang ngày càng thành công trong việc mời được những nhà khoa học Trung Quốc xuất sắc nhất từ Mỹ và các nước khác trở về với mức đãi ngộ và hỗ trợ nghiên cứu cạnh tranh. Trái lại, Việt Nam chưa sẵn sàng chấp nhận tham gia “cuộc chơi” săn lùng chất xám này. Trên thực tế, những người xuất sắc nhất trong hệ thống của Việt Nam vẫn phải chịu một sự ghen tỵ nếu như họ có được một chút đãi ngộ hơn những người khác. Thị trường chất xám là một thị trường toàn cầu, và những nhà khoa học xuất sắc nhất của Việt Nam có rất nhiều lựa chọn trong thị trường này. Chắc chắn là chỉ có một số rất ít nhà khoa học xuất sắc chịu chấp nhận các điều kiện làm việc ở các trường đại học của Việt Nam như hiện nay. Lòng yêu nước của mỗi nhà khoa học đều có, nhưng họ cũng cần cả những sự đãi ngộ và tôn trọng xứng đáng nữa.
Thứ hai, về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa
Các nền kinh tế mạnh ở Đông á đều hiểu rằng chìa khóa cho sự tồn tại của họ là đèn luôn luôn sáng và xe luôn luôn chạy. Thế nhưng ở Việt Nam, mất điện và tắc đường là chuyện thường xuyên xảy ra. Đây chính là trở ngại thứ hai cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Chính sách năng lượng của Việt Nam đã sai lầm khi đầu tư quá nhiều vào thủy điện, khiến tình trạng thiếu điện ngày càng trở nên trầm trọng trong mùa khô. Tình trạng này đã được dự báo từ trước nhưng lại bị xem thường, chứng tỏ việc thiếu một tầm nhìn chiến lược hay do sự tác động của nhóm lợi ích đặc biệt. Càng ngày càng có thể thấy rõ là Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) đã nhầm lẫn trong việc xác định ưu tiên của mình. Bên cạnh việc đầu tư quá mức vào thủy điện thì việc EVN bành trướng hoạt động sang lĩnh vực viễn thông, dịch vụ tài chính, bất động sản không những không giúp thực hiện nhiệm vụ cơ bản của họ là “giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội”, mà trái lại còn làm phân tán nguồn nhân lực và tài lực có hạn của mình.
Đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều khi bị phung phí hoặc là đối tượng của tham nhũng. Những dự án phát triển hạ tầng tốn kém và lãng phí thường dẫn tới việc cung ứng dịch vụ kém hiệu quả với giá thành cao. Theo Ngân hàng Thế giới, chi phí để xuất một container 20 ft từ Việt Nam, bao gồm chi phí cho các thủ tục giấy tờ, chi phí hành chính, xếp dỡ và vận chuyển nội địa là 701 USD. Trong khi đó chi phí này ở Trung Quốc chỉ là 335 USD, và ở Singapore là 382USD.
Một thách thức có liên quan là đô thị hóa, đặc biệt là thách thức về nhà ở và giao thông. Giá đất ở các đô thị và sắp trở thành đô thị của Việt Nam tương đương với mức giá ở những khu vực tương tự ở Nhật Bản, một quần đảo đông dân với thu nhập trung bình cao hơn Việt Nam tới 50 lần. Giá đất cao một cách phi lý không chỉ dừng lại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà đã lan rộng ra các tỉnh xung quanh. ở một số tỉnh, hàng ngàn héc ta đất đã bị chuyển thành đất của khu công nghiệp mà trên thực tế gần như còn trống trơn, chưa có hoạt động gì. Trong khi đó, một bộ phận nông dân đang phải đối đầu với cảnh mất đất, trong khi nghèo vẫn hoàn nghèo vì họ không biết làm gì sau khi mất đất. Cần nhanh chóng có những chính sách đất đai hợp lý vì hiện nay quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh, đẩy thành phố vào tình trạng gần như không quản lý nổi về nhiều mặt.
Thứ ba, các công ty có tính cạnh tranh quốc tế
Các Tổng công ty 90 và 91 của Việt Nam được thành lập theo mô hình tham khảo từ các keiretsu của Nhật Bản (như Mitsubishi, Mitsui,…), và chaebol của Hàn Quốc (như Samsung, Daewoo,…). Điều khác biệt quan trọng nhất giữa mô hình Tổng công ty của Việt Nam với mô hình chaebol của Hàn Quốc là, tất cả các chaebol đều buộc phải trở nên có tính cạnh tranh quốc tế trong vòng một vài năm rồi sau đó phải xuất khẩu được một tỷ lệ nhất định sản lượng của mình. Mặc dù các chaebol được nhà nước trợ cấp rất nhiều trong thời kỳ đầu, nhưng những khoản trợ cấp này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn trong những năm sau đó. Ngược lại, các Tổng công ty của Việt Nam được xây dựng để thay thế hàng nhập khẩu, và do vậy luôn nhận được sự bảo hộ và trợ giúp của Chính phủ, ngay cả khi bị thua lỗ và không thể xuất khẩu.
Trong mấy năm trở lại đây, Chính phủ ngày càng nhận thức rõ sự thất bại của các Tổng công ty nên đi đến kết luận phải cải cách những Tổng công ty này thành 18 Tập đoàn Nhà nước và một Tổng Công ty kinh doanh và Đầu tư vốn nhà nước. Tuy nhiên có nhiều lý do để nghi ngờ rằng các Tập đoàn nhà nước này sẽ không thể tự chuyển hóa mình để trở thành những doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế bởi cấu trúc của các tập đoàn này rất giống với các Tổng công ty trước đây. Chính sách hình thành nên các Tập đoàn nhà nước về thực chất là một sự kết hợp giữa cơ chế phòng thủ và mục tiêu tiếp tục duy trì kiểm soát của Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp.
Có vẻ như nền kinh tế Việt Nam ngày càng bị thống trị bởi các Tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong khi chính sách của Đảng và chủ trương của Nhà nước khẳng định rằng những tập đoàn nhà nước phải tập trung vào những ngành chiến lược thì những tập đoàn này hiện đang mở rộng một cách nhanh chóng và đầy tham vọng sang những lĩnh vực khác nhau như bất động sản, tài chính, ngân hàng, lữ hành và cả phân phối điện thoại di động nữa. Một cuộc điều tra 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam mới đây do Chương trình của Liên Hợp quốc về phát triển (UNDP) thực hiện khẳng định rằng nhiều công ty trong “Top 200” của Việt Nam đang đầu cơ đất đai và chứng khoán mà thiếu tập trung vào họat động kinh doanh của mình.
Thứ tư, hệ thống tài chính
Lạm phát giờ đây đã trở thành mối lo ngại của cả người dân lẫn Chính phủ, một phần là do mức lạm phát thực tế cao hơn nhiều so với số liệu công bố. Chi tiêu trong nước đã tăng mạnh khi giá trị xuất khẩu dầu lửa tăng cao ngất, các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vay nợ và kiều hối vẫn tiếp tục ùn ùn đổ vào Việt Nam. Sự lúng túng của Chính phủ trong việc đối phó với lạm phát thời gian qua chứng tỏ các nhà điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa sẵn sàng, hoặc chưa được giao những công cụ chính sách và kỹ thuật cần thiết. Mặc dù Việt Nam có những nhà kinh tế học được đào tạo bài bản ở trình độ cao, nhưng sự thiếu vắng môi trường thảo luận, phân tích chính sách, sự chậm chạp của nhiều viện nghiên cứu và trường đại học trong việc đáp ứng nhu cầu của hoạt động ra chính sách là những trở ngại thực sự cho nỗ lực sử dụng năng lực có tính kỹ thuật để hoạch định chính sách. Kết quả là nhu cầu cần phải có những chính sách tinh vi để điều hành nền kinh tế nay đã trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều và năng lực thật sự của các nhà hoạch định chính sách ngày càng bị nới lỏng.
Báo cáo đưa ra 4 kết luận phân tích về tình hình tài chính của Việt Nam thời gian qua như sau:
Một là, mặc dù thị trường chứng khoán phát triển rất nhanh trong thời gian qua nhưng hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn chịu chi phối bởi các ngân hàng thương mại không được kiểm soát một cách hiệu quả với lượng nợ xấu khá lớn.
Hai là, đầu tư quá mức (gần 40% GDP) và hệ số ICOR 4,4 là rất cao so với các nước khác trong khu vực ở những giai đoạn phát triển tương đương như Việt Nam bây giờ.
Ba là, một lượng tiền lớn có nguồn gốc tham nhũng, rửa tiền và đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản và chứng khoán, tạo nên bong bóng tài sản.
Bốn là, thâm hụt thương mại tăng nhanh và tỷ giá dao động bất thường là những dấu hiệu của những rủi ro tiềm ẩn.
Tất cả những rủi ro trên chưa dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, nó cũng từng là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng năm 1997 đang xuất hiện tại Việt Nam.
Thứ năm, hiệu năng của Nhà nước
Các quốc gia Đông á có một tầm nhìn chiến lược dài hạn và ý chí chính trị để có thể dự báo trước và phản ứng lại với các thách thức phát triển trước khi mọi sự trở nên quá muộn. Các nước này cũng ứng xử khá tốt trước những cuộc khủng hoảng bất ngờ. Tuy nhiên Việt Nam lại thất bại nhiều lần trong việc đưa ra những phản ứng chính sách thích hợp ngay cả đối với những vấn đề đã được dự báo từ trước. Việc phụ thuộc vào thủy điện như đã nêu ở trên là một ví dụ. Ngập lụt tràn lan ở thành phố Hồ Chí Minh trong mùa mưa cũng là một nguy cơ được báo trước nhưng cũng không được chính quyền giải quyết thỏa đáng.
Kinh nghiệm của những nhà nước thành công cung cấp cho Việt Nam một số gợi ý quan trọng trong nỗ lực cải cách hệ thống hành chính nhà nước. Mặc dù việc tổ chức lại các cơ quan hành chính, như giảm số Bộ hay thực hiện cơ chế “một cửa một dấu”, có thể có hiệu quả ở một chừng mực nào đó, nhưng suy cho cùng, hiệu quả thực sự chỉ có thể đạt được nếu như Nhà nước chủ động giới hạn phạm vi chức năng của mình để có thể tập trung vào một số lĩnh vực then chốt mà chỉ Nhà nước mới có thể thực hiện được.
Thứ sáu, công bằng
Về phương diện con người, Việt Nam đã đạt được những thành công vô cùng ấn tượng trong hai thập kỷ trở lại đây. Nếu căn cứ vào các chỉ số phát triển chủ yếu thì Việt Nam thậm chí còn vượt lên trên nhiều nước giàu có hơn. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cần và có thể cải thiện thêm nhiều. Trong mấy năm gần đây, người dân ngày càng phải tự gánh chịu một tỷ lệ chi phí y tế cao hơn. Hệ thống y tế ở tuyến xã và huyện nhìn chung yếu kém. Nhiều gia đình ở nông thôn đã phải bán đến mảnh ruộng cuối cùng để trang trải chi phí y tế cao với hy vọng cứu được người thân của mình. Cung cấp mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo và dễ bị tổn thương là điều kiện cần thiết để đảm bảo mọi người dân được chia sẻ thành quả của phát triển, đồng thời cũng giúp cho sự phát triển được trở nên hài hòa hơn.
2. Đề xuất
Một là, chính sách về giáo dục
Cần công khai các ngân sách nhà nước dành cho giáo dục. Bởi lẽ, cuộc khủng hoảng hiện nay trong giáo dục không phải là hậu quả của việc thiếu đầu tư, mà một phần là do sự lãng phí và kém hiệu quả trong chi tiêu giáo dục. Tăng cường tính minh bạch là một bước thiết yếu đầu tiên để cải thiện hệ thống giáo dục. Một mặt, nó sẽ giúp phụ huynh học sinh và báo chí có những hiểu biết đầy đủ hơn về cách thức phân bổ ngân sách giáo dục và họ có thể dễ dàng thực hiện chức năng giám sát một cách hiệu quả hơn. Mặt khác, sự minh bạch sẽ giúp Chính phủ thành công hơn trong việc huy động nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân và thiện nguyện vì khi ấy các nhà tài trợ sẽ có cơ sở để tin rằng đồng tiền đóng góp của mình được sử dụng một cách hiệu quả.
Thực hiện một cuộc cách mạng trong giáo dục đại học. Tình trạng khủng hoảng trong giáo dục đại học là một trở ngại cơ bản cho sự tiếp tục phát triển của Việt Nam, và vì vậy, những trở ngại này cần phải được giải quyết một cách mạnh mẽ, càng sớm càng tốt. Thực tế là Chính phủ Việt Nam cũng đã kêu gọi một cuộc “cải cách toàn diện” đối với hệ thống giáo dục đại học, trong đó bao gồm những cải cách then chốt cần thiết để thổi một luồng sinh khí mới vào hệ thống. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện đang quá chậm chạp. Nếu tốc độ cải cách giáo dục vẫn chậm chạp như hiện nay thì ngay cả việc đuổi kịp các nước Đông Nam á cũng đã là một cái đích xa vời, còn nói gì đến việc đuổi kịp các nước Đông Á
.Hai là, chính sách về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa
Để đảm bảo tình trạng thiếu điện không ngày một xấu đi, Việt Nam cần thực hiện ngay một số hành động. Thứ nhất, tăng đầu tư cho các nguồn năng lượng ngoài thủy điện và cải thiện hệ thống phân phối. Yêu cầu EVN chấm dứt việc đầu tư nguồn nhân lực và tài lực khan hiếm của mình vào các hoạt động có tính đầu cơ, không nằm trong nhiệm vụ kinh doanh chính như viễn thông, và bất động sản.Thứ hai, khuyến khích đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước, đồng thời xây dựng một môi trường điều tiết minh bạch và hiệu quả hơn để tạo động cơ và sự an tâm cho các nhà đầu tư tư nhân.
Việt Nam đang lãng phí rất nhiều tiền của vào các hạng mục đầu tư kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình ra quyết định đầu tư công không được đánh giá một cách thực sự khách quan. Hệ quả là các nhà lãnh đạo quốc gia không thể hoàn toàn tin tưởng vào tính chính xác của các lý do biện hộ cho các dự án đầu tư. Vì vậy, Chính phủ cần thành lập Hội đồng thẩm định đầu tư công độc lập, có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định một cách toàn diện và khách quan các dự án có quy mô vượt qúa một ngưỡng nhất định nào đó. Kết luận của Hội đồng thẩm định này sau đó cần được công bố một cách công khai.
Áp dụng thuế bất động sản cũng là một giải pháp giúp Nhà nước đối phó với tình hình đất đai hiện nay. Mức thuế suất nên được ấn định ở một tỷ lệ vừa phải, không thấp quá để có tác dụng ngăn chặn hành vi đầu cơ và khuyến khích chủ sở hữu bất động sản sử dụng chúng vào mục đích sản xuất và sinh lợi. Tuy nhiên mức thuế này cũng không nên cao quá khiến những người đóng thuế tìm cách tránh và trốn thuế bằng nhiều hình thức.
Thêm nữa, cần phải minh bạch hóa các quy định về đất đai. Hiện nay, thị trường bất động sản của Việt Nam bị coi là một trong những thị trường kém minh bạch nhất thế giới. Báo chí đã đưa tin về nhiều trường hợp trong đó nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng mối quan hệ của mình với chính quyền địa phương để chiếm được những mảnh đất có thị trường rất cao với một mức giá rất thấp.
Ba là, chính sách về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các chuyên gia kinh tế Harvard khuyến nghị 3 giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Thứ nhất, giải tán các Tổng công ty và thận trọng với các Tập đoàn.Các Tổng công ty được thành lập để khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô và để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thế nhưng cho đến nay, mặc dù cả hai mục tiêu này đều không đạt được nhưng các Tổng công ty vẫn tồn tại như một tập hợp lỏng lẻo các doanh nghiệp thành viên quy mô nhỏ với công nghệ lạc hậu và hướng nội. Những cải cách thực sự chỉ có thể xảy ra khi những doanh nghiệp này được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp thực thụ, hoạt động dưới áp lực của cạnh tranh, khi mua bán – sáp nhập công ty được thực hiện trên cơ sở thương mại và khi tồn tại cơ chế đào thải một cách dứt khoát các doanh nghiệp không có năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, hỗ trợ cho khu vực dân doanh. Mặc dù Chính phủ Việt Nam luôn tuyên bố cam kết hỗ trợ khu vực dân doanh, nhưng trên thực tế khu vực nhà nước vẫn tiếp tục nhận được ưu ái, bao gồm khả năng tiếp cận đất đai và vốn trong khi khu vực dân doanh phải chịu sự nhũng nhiễu của quan chức và đối xử bất công của hệ thống chính quyền, đặc biệt của hải quan và thuế vụ. Chính phủ Việt Nam cần loại bỏ sự bất bình đẳng này bằng cách đảm bảo rằng nguồn lực sẽ được phân bổ cho những ai có khả năng sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
Thứ ba, thành lập hệ thống sáng tạo quốc gia. Công viên công nghệ cao và các trường đại học nghiên cứu là các cấu phần của hệ thống sáng tạo quốc gia, nhưng tự thân chúng thì vẫn chưa đủ. Việt Nam cần nhanh chóng thành lập Hội đồng sáng tạo quốc gia bao gồm các quan chức Chính phủ, các doanh nhân xuất sắc, và các học giả trong và ngoài nước để xây dựng một kế hoạch sáng tạo quốc gia và sau đó tổ chực thực hiện kế hoạch này.
Bốn là, chính sách về hệ thống tài chính
Một trong những vấn đề tài chính nổi bật trong thời gian qua tại Việt Nam là lạm phát đã trở thành mối lo ngại của cả người dân lẫn Chính phủ. Lạm phát không chỉ là một thách thức về kinh tế, mà nó còn là một thách thức về chính trị. Nếu tình trạng lạm phát vẫn tiếp diễn hoặc trở nên xấu đi thì chắc chắn sự bất mãn của người dân sẽ dâng cao đến độ gây bất lợi cho hoạt động điều hành và uy tín của Chính phủ. Do vậy, để đảm bảo một hệ thống tài chính đủ mạnh thì cần phải giảm lạm phát.
Biến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành một ngân hàng Trung ương thực thụ. Đây là lời khuyên thứ hai mà các nhà chuyên gia gợi ý cho Việt Nam. Thực tế, cải cách khu vực ngân hàng ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, những thành tưụ này sẽ không thể bền vững khi thiếu một ngân hàng trung ương thực thụ, có thẩm quyền và khả năng điều tiết, giám sát hệ thống ngân hàng, đồng thời điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phức tạp và tinh vi như hiện nay. Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi Ngân hàng trung ương phải được độc lập trên các phương diện cơ bản, bao gồm độc lập về mặt tài chính, nhân sự, công cụ và mục tiêu.
Năm là, chính sách để nâng cao hiệu lực của Nhà nước
Để đạt được những mục tiêu phát triển đầy tham vọng của mình, nền kinh tế Việt Nam phải có khả năng tiếp tục tăng trưởng cao và công bằng trong vài thập kỷ tới. Và hiển nhiên, vai trò của Nhà nước là vô cùng to lớn. Theo các chuyên gia kinh tế của Đại học Harvard, hiệu lực của Nhà nước sẽ tốt hơn nếu chúng ta thực hiện một số chính sách sau:
Loại bỏ những chính sách hoang đường. Các quyết định chính sách ở các nước Đông Á thường ra đời trên cơ sở hiểu biết và phân tích kỹ lưỡng thực trạng vấn đề. Ngược lại, thực tế cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam hay đưa ra những chính sách có tính “hoang đường”, được hiểu là những chính sách tồn tại trên giấy tờ nhưng hầu như lại không có tác dụng gì trên thực tế. Chính sách cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi là một ví dụ. Mặc dù về mặt lý thuyết, đây là một chính sách đáng trân trọng, nhưng trên thực tế, Nhà nước không thể đủ tiền để tài trợ cho chính sách này. Kết quả là các bậc phụ huynh vẫn tiếp tục phải trả các khoản phụ phí ở phòng khám hay bệnh viện nếu họ muốn con em mình được khám chữa bệnh một cách đầy đủ và kịp thời.
Nâng cao năng lực kỹ trị. Chính phủ cần xây dựng một đội ngũ các nhà phân tích và hoạch định chính sách tinh hoa bằng cách từ bỏ hệ thống nhân sự hiện nay để chuyển sang chế độ trọng dụng hiền tài.
Khuyến khích nhu cầu phân tích và thảo luận có tính phê phán trong nội bộ Chính phủ. Các nhà lãnh đạo của Việt Nam không thể đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trừ phi họ được cung cấp những phân tích khách quan và toàn diện về tình hình cũng như những giải pháp lựa chọn. Những phân tích này phần lớn nổi lên từ những cuộc thảo luận có tính phê phán trên tinh thần xây dựng. Vì vậy, Chính phủ cần tích cực khuyến khích những tiếng nói phản biện và phê phán có tính xây dựng, đồng thời chấp nhận những ý kiến khác biệt.
Đẩy mạnh giám sát từ bên ngoài. Chính phủ chỉ có thể hiện thực hóa mục tiêu tăng cường tính chịu trách nhiệm bên trong hệ thống và đấu tranh chống tham nhũng nếu như báo chí có một không gian rộng lớn hơn để có thể tham gia vào các phân tích khách quan đối với các chính sách và công chức của Chính phủ.
Tăng cường tính chịu trách nhiệm của các nhà tài trợ. Các đối tác phát triển quốc tế của Việt Nam cần được khuyến khích để đóng một vai trò có tính xây dựng hơn trong các thảo luận chính sách. Với tư cách là nhà tài trợ đa phương lớn nhất, Ngân hàng Thế giới có một trách nhiệm đặc biệt trong việc chấm dứt hành vi tiếp tay hay biện hộ cho những chính sách hoang đường.
Theo đuổi định hướng cải cách mạnh mẽ trong chiến lược 10 năm 2011-2020. Chính phủ Việt Nam đang soạn thảo chiến lược kinh tế – xã hội 10 năm cho giai đoạn 2010-2020. Để thành công, chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn này phải tập trung cao độ để đi theo con đường phát triển của các nước Đông á. Khi thực hiện những chính sách cần thiết để duy trì tăng trưởng và đạt được một mức độ công bằng chấp nhận được, Chính phủ Việt Nam sẽ có thể bẻ lái nền kinh tế đi theo hướng của các nước Đông Á, đồng thời tránh khỏi cạm bẫy của các nước Đông Nam Á.
Sáu là, chính sách để đảm bảo công bằng
Suy đến cùng thì mục tiêu của mọi chính sách phát triển là nhằm kiến tạo một xã hội công bằng và thịnh vượng. Nếu Việt Nam muốn duy trì ổn định xã hội trong 5-10 năm tới thì một điều chắc chắn là Việt Nam sẽ phải nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng 30% dân cư nghèo nhất nước được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế và lưới an sinh xã hội.
Cải thiện chất lượng giáo dục là giải pháp đầu tiên để đảm bảo một sự công bằng hơn cho xã hội. Thất bại của giáo dục đại học trên thực tế được giải quyết bằng cách các gia đình khá giả tự thân vận động để đưa con em mình ra nước ngoài du học. Thế nhưng đây không thể là giải pháp cho một đất nước với gần 90 triệu dân. Để đảm bảo công bằng về cơ hội học tập và phát triển cho mọi người, hệ thống giáo dục trong nước phải được cải thiện một cách cơ bản. Với cấu trúc dân số như hiện nay, lượng học sinh đến tuổi đi học ở các cấp trong thời gian tới sẽ tương đối ổn định, và do đó hệ thống giáo dục có cơ hội để tăng cường chất lượng mà không phải chịu sức ép quá tải. Điều này sẽ tạo cơ hội cho con em của những gia đình bình thường cạnh tranh với những gia đình khá giả hơn.
Thứ hai, cần cải thiện chất lượng y tế. Tỷ lệ tự trang trải chi phí y tế của người Việt Nam cao hơn so với người dân ở các nước trong khu vực. Chi phí y tế và không có thu nhập khi gia đình có người ốm là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy các hộ ở mức cận nghèo xuống dưới ngưỡng nghèo. Nhà nước phải dành ưu tiên cao nhất cho việc cung cấp đủ y, bác sĩ, các thiết bị y tế và nguồn tài chính cần thiết cho các trung tâm y tế ở cấp cơ sở.
Thứ ba, cải thiện khả năng sở hữu nhà cho người dân ở thành thị.Nhà nước cần nhanh chóng có giải pháp cho tình trạng giá nhà đất cao một cách phi lý ở các đô thị. Giá nhà đất qúa sức chịu đựng sẽ khiến dân di cư đổ dồn về các khu nhà ổ chuột, chấp nhận chịu cảnh lụt lội, mất vệ sinh, ô nhiễm và kém an ninh. Điều này tất yếu dẫn đến gia tăng sự bất mãn về mặt tinh thần và bệnh tật.
Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn cũng là một khía cạnh cần được chú ý để đảm bảo công bằng. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ co giãn của cầu lao động trong nông nghiệp tương quan với số lượng và chất lượng của hệ thống thủy lợi. Thế nhưng hệ thống thủy lợi của Việt Nam lại đang xuống cấp do hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng không được đầu tư đúng mức. Trong khi quy mô canh tác cần được mở rộng khi người nông dân tiếp tục chuyển sang khu vực phi nông nghiệp thì sức sống của kinh tế nông thôn sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của mạng lưới giao thông và dịch vụ. Trong thời gian tới, nông thôn vẫn tiếp tục là nơi sinh sống của đại bộ phận người dân Việt Nam, và vì vậy cần được đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng để người nông dân có thể tăng được năng suất và giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp.
Cuối cùng, trợ cấp cho hoạt động đào tạo nghề. Khi công nhân mất việc không phải vì lỗi của họ mà vì sự biến động của nhu cầu thị trường thì cơ hội được đào tạo lại sẽ giúp họ giảm thời gian và chi phí cải thiện tay nghề, tăng cường kỹ năng, thậm chí chuyển sang công việc mới hiệu quả hơn. Chính sách này cũng đóng vai trò như một tấm lưới an sinh, giúp người công nhân giảm bớt chi phí do thất nghiệp./.
SOURCE: TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ DỰ BÁO SỐ 5 (421) THÁNG 3/2008 VÀ SỐ 6 (422) THÁNG 3 NĂM 2008 - HUỆ NGUYỄN
--------------------------------------------------------------------------------
ĐIỀN PHONG * ĐẬP TAM HIỆP
PHUOC PHAM
ĐẬP TAM HIỆP: THÁCH THỨC SỰ TỒN VONG CỦA NƯỚC TÀU...
Điền Phong
Đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam) hay còn gọi là Đập Tam Vực, là đập lớn nhất thế giới được Trung Quốc xây cất hoàn thành vào năm 2009. Đây là một công trình kỷ thuật cao độ có sự cọng tác của nhiều chuyên gia trên thế giới và là một kiến trúc khổng lồ chưa từng thấy, đã gây tranh cãi nhiều nhất thời hiện đại, đã di dời hơn 1,000,000 dân Trung Quốc vùng này, và nhận chìm nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Trung Quốc, cũng như nhiều di tích lịch sử trong biển nước mênh mông đập nầy tạo ra.
Nhưng Đập Tam Hiệp vĩ đại này cuối cùng có thể trở thành một Sai Lầm vĩ đại.
Theo bản tường trình của phóng viên Sanya Khetani trên tờ Business Insider thì khi Đập Tam Hiệp được hoàn thành vào vào năm 2006, hầu hết mọi người dân TQ tin rằng nó sẽ đền bù lại xứng đáng cho sự tổn thất mà nó đã gây ra khiến cho 1.4 triệu dân phải bỏ làng bỏ thành thị để di cư nhường chỗ cho cái đập này, rằng nó sẽ đáp ứng được cơn đói năng lượng ngày càng gia tăng tại TQ. Nhưng những cầu mong của họ đã không được hồi đáp.
Sáu năm sau ngày hoàn thành thì chính quyền lại tuyên bố rằng thêm 100 ngàn dân nữa phải di dời chỗ ở vào những năm tới, kể cả 20 ngàn phải di tản ngay trong năm 2012 vì nạn đất chuồi gia tăng quanh vùng của đập nước (theo báo cáo của Reuters.)
Đập Tam Hiệp được xây cất tại vùng Tam Đẩu Bình, của lưu vục Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc là một trong ba nhánh của sông Dương Tử (tức Trường Giang, sông dài thứ 3 trên thế giới) .
Flickr/Pedro Vásquez Colmenares (Source: ctg.com.cn)
Đó là một nhà máy thủy điện lớn nhất trên thế giới
Wikimedia Commons/Le Grand Portage/Rehman
Đập cao đến 600 bộ, dài 1.4 dặm có 286 cổng thoát nước và lưu giữ một hồ nươc lớn và dài 400 dặm, có một hệ thống 25 turbines phát . (Nguồn: The New York Times)
Trong khi con số kinh phí công bố chính thức là $23 tỷ, nhưng các chuyên gia quốc tế tin rằng con số đó phải cao gấp 2 lần.
AP (Source: The New York Times)
.Công trình phải mất hơn 10 để hoàn thành.
Getty Images/China Photos
Kế hoạch này đã được khởi xướng bởi ông Tôn Dật Tiên, nhưng chỉ đến năm 1994 mới khởi công và được hoán tất vào năm 2008. (Source: the BBC)
Nó nhắm vào tiêu chuẩn là phải sản xuất trên 18,000 MW điện lực mỗi năm .
Đó la lượng điện năng lớn hơn gấp 8 lần năng xuất của Đập Hoover của Hoa Kỳ nhưng chỉ đáp ứng được 3% nhu cầu điện năng của TA. (Source: Scientific American). Đống thời nó cũng nhắm vào mục đích ngăn chặn nạn lụt thường xuyên xảy ra trong vùng.
Công trình này cũng giúp gia tăng số lượng hàng hóa vận chuyển trên sông lên thấu 50 triệu tấn mỗi năm, tức gấp 3 lần trước khi có đập.
Nhưng hệ thống đập thủy điện này đã có những vấn đề lớn ngay từ khi khởi công.
Khoảng 1.4 triệu người đã bi đẩy ra khỏi chốn cư trú của họ khi việc xây dựng đập băt đầu, gồm 13 thành phố, 140 thị trấn và 1,350 làng xã đã bị nước phủ chìm khi lượng nước trong hồ dâng cao với sức chứa là 40 tỷ mét khối. (Source: The New York Times)
Và trong vòng 3 đến 5 năm tới, thêm 100 ngàn dân sẽ bị đẩy đi nơi khác vì nạn đất chuồi và lở bờ.
Nạn đất chuồi và những thiên tai khác đã gia tăng lên 70% kể từ khi hố chứa tích đầy nước kể từ năm 2010.
Sức nặng khủng khiếp của lượng nước trong hồ cọng thêm với mức nước lên xuống theo mùa đã khiến cho bờ sông hết vững chắc theo thông tin của đài BBC. (Source: AP)
Nhiều người cho rằng đập thủy điện này đã tạo ảnh hưởng trong cuộc động đất ở Tứ Xuyên trong năm 2008 khiến 87,000 người chết dù rằng chính quyền bác bỏ nguồn tin này..
Có 1,300 địa điểm khảo cổ đã bị chìm khuất dưới nước..
trong số đó có các di tích cỗ còn sót lại của giống người “Ba” đã từng cư ngụ trong vùng này 4,000 năm trước, theo tin của CNN. (Source: PBS)
Đập thủy điện này càng làm cho nạn hạn hán tại TQ vào năm 2011 thêm trầm trọng.
Theo tờ The New York Times cho biết thì dù chưa có bằng chứng cụ thể nhưng những chỉ trích đều cho rằng đập thủy điện đã khiến cho mức phân phối nước bị giảm đi ở các vùng hạ lưu khiến người dân trong những vùng đó không kiếm ra nước uống trong thời gian hạn hán kể từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2011 uary-April 2011,. Thông tấn xã tỉnh Tứ Xuyên cho biết số người bị ảnh hưởng hạn hán lên tới 10 triệu người. Nạn hạn hán này được cho là tệ nhất trong vòng 50 năm qua. (Source: Nature)
Nạn hạn hán đã làm tắt nghẻn thủy lộ ở hầu hết những điểm được cho là thuận lợi của Đập: Các tàu thuyền bị mắc cạn và miền trung và miến đông của TQ bị thiếu hụt điện.
Các chuyên gia về môi trường nói rằng hồ chứa của đập đã tích lủy rác rến của các thành phố và các nhà máy.
Trên 265 tỷ gallons nước cống được thải vào sông Dương Tử hàng năm và giờ đâu chúng lại tập trung vào hồ chứa thay vì trôi xuống vùng hạ lưu và ra biển. Tuy nhiên theo tin của NPR thì chính quyền xác định rằng các nhà máy xử lý nước cống đã kiểm soát được nạn ô nhiểm này. (Source: PBS)
Nhưng cuối cùng thì chính quyền phải thừa nhận rằng có nhiều vấn để phát sinh trong năm 2011,tức 5 năm sau khi đập thủy điện được xây dựng.
Quốc vụ Viện của Trung Quốc nói rằng họ đã biết về một số vấn đề đó ngay trước khi xây đập cách đây 17 năm, trong khi một số vấn đề khác đã được phát sinh kể từ đó bởi vì “tình hình kinh tế và xã hội đã tạo ra những đòi hỏi mới”. Nhưng, tuy với những thừa nhận chậm trể này, đập thủy điện vẫn luôn tạo vấn đề tranh cải. Một phần ba tổng số các nghị viên đã bỏ phiếu phản đối đập thủy điện này hoặc tránh né bàn cải đến. (Source: the BBC). Nhưng Trung Quốc vẫn muốn xây dựng thêm nhiều đập thủy điện nữa.
Có nhiều dự án xây một loạt đập thủy điện trên một đoạn sông trong vùng thượng lưu sông Dương Tử mà nếu cọng lại thì lượng nước tích trử sẽ lớn gấp hai hồ chứa nước của Đập Tam Hiệp. Nhưng theo tin của AP, không những vùng này thường bị địa chấn, mà dự án này còn khiến cho Đập Tam HIệp bị thiếu hụt nước..
Những dự án khác gồm cả xây dựng nhiều đập dọc dòng sông Nu (tức sông Salween chảy xuyên từ Tây Tạng qua Trung Quốc, Miến Điện và Thái Lan) và ở thượng nguồn sông Mekong, nhưng theo tin của Foreign Policy thì đó là những dự án tai hại cho môi trường và sinh vật hiếm ở dọc các sông nầy (Source: Nature)
Ở trong thời bình thì Đập Tam Hiệp đóng góp rất tích cực cho sự phồn thịnh của nhân loại, nhưng ở trong thời chiến tranh với nhiều va chạm quyền lợi thì nó trở nên một mối đe dọa cho nước TQ vì nếu địch quân nhắm vào việc phá hủy chiếc đập này ắt sẽ gây tai họa khủng khiếp cho TQ.
Vì sao ? Dưới đây là những lý do:
- Trong khi tsunami (sóng thần) do thiên nhiên tạo ra, phát xuất từ đại dương tràn vào lục địa gây ra sự tàn phá và chết chóc kinh hoàng cho một vùng dân cư rộng lớn (như đã xảy ra ở Nam Duơng, Thái Lan, Nhật Bản trong quá khứ gần đây) .. thì ngược lại, ở Đập Tam Hiệp có thể tạo ra hiện tượng tsunami do con người gây nên khi phá hủy đập này.
Vì tham vọng mà mù quáng mà người Tàu đã tạo thù oán với thế gìới và chỉ cần một hành động nhỏ của kẻ địch là khối tsunami ở đập Tam Hiệp sẽ ào ra.
Hiện tượng nầy sẽ tàn phá và chết chóc cho TC trong khoảnh khắc từ 5,10 giây cho đến 30 phút là xong tất cả !!
Sẽ không có một sức lực nào trên thế gian có thể cưỡng lại hay ngăn chận được cơn sóng thần do đập vỡ tạo ra.
- Hằng trăm triệu dân Tàu sẽ bị cuốn ra biển Đông theo con sông Dương Tử rộng lớn.
- 1/3 nước Tàu – vùng thịnh vượng nhất – mà dân cư sinh sống sẽ bị chôn vùi trong nước lụt...
- Các di tích lịch sử mà TC thường hãnh diện với thế giới hằng ngàn năm qua, sẽ tan biến trong nước lũ.
- Hằng ngàn thành phố lớn nhõ sẽ bị ngập lụt..
- Hằng chục ngàn nhà máy kỹ nghệ, xưỡng, hãng sản xuất hàng để xuất cảng sẽ bị tàn phá, ngập nước và sẽ bị trôi di mất tang mất tích.
- Hằng trăm ngàn làng mạc, lớn nhỏ sẽ bị nước từ hồ chứa của Đập Tam đổ xuống làm ngập lụt.
- Hàng chục ngàn tàu bè thương mãi, kỹ nghệ, du lịch sẽ bị tan tành vì hằng triệu tấn nước đỗ xuống hằng giây .. nhận chìm chúng trước khi tống chúng ra Biển Đông ..
- Nền kinh tế của TQ.. bỗng dưng khựng lại .. hệ thống xuất cảng trong bao năm qua ..mặc nhiên trở thành hệ thống nhập cảng mọi mặt để cho dân chúng xử dụng. Nạn đói sẽ hoành hành trong quốc gia mang mộng xâm lược này..
- Trung cọng sẽ không còn ngóc đầu lên nỗi.
Từ trước đến nay, TC cứ tưởng là công trình xây cất Đập Tam Hiệp là khôn ngoan, là nguồn cung cấp điện năng lớn lao nhất thế giới của TC, cực kỳ rẽ tiền, tiện lợi cho kỹ nghệ sản xuất, nhưng với sự tính toán của các chiến lược gia HK cũng như Á châu thi Đập Tam Hiệp có thể trở thành của nợ .. duy trì nó thì lợi bất cập hại mà tháo gỡ nó là không thể được ..
Nếu tình hình thế giới căng thẳng do mộng xâm lăng của Trung Cọng tạo nên thì Đập Tam Hiệp (Trung cọng) sẽ trở thành mục tiêu – con tin vĩnh viễn -- cho Hoa Kỳ.
Nếu Hoa Kỳ không lợi dụng quan điểm chiến lược nầy thì sẽ trở nên chàng khỗng lồ khờ khạo nhất thế giới. Nhưng liệu nếu có chiến tranh thực sự thì Hoa Kỳ có đánh sập Đập Tam Hiệp không ?
Thiết nghĩ chiến tranh của thế kỷ 21 sẽ không nhằm gây tai họa cho dân lành cho nên các nhà chiến lược chỉ để Đập Tam Hiệp trong tầm nhìn chiến lược dự phòng thôi chứ không mang ra thực hiện, cũng giống như kho vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ có thừa sức để hủy diệt bất cứ quốc gia nào nhưng họ sẽ không bao giờ đem ra xữ dụng mà chỉ để trưng bày như thánh vật nhằm răn đe.
Thiết nghĩ chiến lược hiện nay, khi nhắm triệt hạ chính quyền của một nước là … thay vì giết dân của nước đó làm cho chính quyền mất đi nhân lực thì trái lại, các chiến lược gia chỉ nhắm vào kinh tế và tâm lý của người dân, họ sẽ cấm vận đối với chính quyền đó, sẽ khiến cho tâm lý của người dân ghét bỏ chính quyền của họ và tự động đứng lên tố cáo và đạp đổ nó mà thôi. Theo chiến lược này, thế giới tự do không muốn trở thành kẻ thù của nhân dân một nước nào cả, mà là trở thành bạn hữu, nếu nhân dân của một nước muốn triệt hạ chính quyền của họ thì thế giới tự do sẽ đóng vai một người bạn của dân tộc đó (chứ không phải thù gây chiến tranh và chết chóc) đứng ở ngoài giúp đỡ dân tộc này chống lại chính quyền thù địch của họ, giúp họ hiểu rằng đó là một chính quyền đáng ghét và bất tài, gây nghèo đói cho dân và đang tạo nhiều thiệt thòi cho dân. Chỉ bao giờ người dân trong một nước hoàn toàn ngu muội theo phe của chính quyền để chống lại thế giới tự do thì lúc đó mới là trường hợp cần phải xử dụng đòn phép cuối cùng là tàn phá đất nước của họ vì … cả chính quyền lẫn nhân dân của nước đó đều xứng đáng bị trừng phạt bởi họ luôn nuôi dưởng cơn mộng xâm lăng làm bá chủ thiên hạ và ức hiếp và nô lệ hóa các nước lân bang .
Chính quyền Trung Quốc biết rõ sự mong manh của họ đối với nhân dân, nếu họ càng ra tay đàn áp thì họ càng dễ bị lật đổ, vì thế họ phải hết sức lấy lòng dân, họ vuốt ve dân bằng “chủ nghĩa Đại Hán”, xúi dân tộc Tàu kiêu ngạo và hãnh diện với sức mạnh của Trung Quốc hiện tại, và khi dân Đại Hán đã kiêu ngạo rồi thì thế giới khó lòng mở trí cho họ biết được sự sai trái của họ. Và dân tộc Hán cùng với chính quyền Cọng Sản TQ sẽ cùng nhau gánh vác tội lỗi xâm lăng của họ và chịu sự trừng phạt xứng đáng của thế giới tự do.
Với chiến lược khôn ngoan của thế giới tự do (đặc biệt là Hoa Kỳ) muốn trở thành bạn của các dân tộc và luôn đứng cạnh những dân tộc bị đàn áp để giúp đỡ chống lại cường quyền thì… những chính quyền đàn áp dân (như chính quyền Việt Cọng hiện nay) sẽ mặc nhiên trở nên một chướng ngại đầy ngu dốt trước mắt người dân, vì càng đàn áp nhân dân của mình, thì dân mình càng ghét bỏ mình và tiếp đó là sẽ người dân sẽ ngãnh mặt để hoan nghênh tiếp đón bàn tay giúp đỡ của thế giới để đánh lại họ.
Việt Nam tuy không có chiếc đập thủy điện nào tích chứa lượng nước lớn đáng để đánh phá, nhưng chính sự đàn áp của chính quyền đối với dân Việt đã là một chiếc đập khổng lồ tích lũy sự căm hờn của dân tộc, và chắc chắn chiếc đập chứa căm hờn này sẽ vỡ ra trong những ngày sắp tới để quét sạch bọn chính quyền khốn nạn ra ngoài biển Đông để chúng bơi lội vẫy vùng với bọn cá mập ngoài đó.
Điền Phong
VIỆT CỘNG TRỘM CẮP QUỐC TẾ
“40% người Việt ăn cắp” và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật
(Kiến Thức) - Không chỉ ăn cắp vặt, một bộ
phận người Việt trên đất Nhật còn trốn vé tàu, thiếu trật tự... khiến
cộng đồng người Việt nói chung bị liên lụy, kỳ thị tại Nhật.
Mới đây, cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật đưa ra thống kê cho thấy số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt,
chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.
Số liệu được công bố trên báo Sankei vào ngày 27/02 trong bản tin
liên quan tới việc cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên hàng không của
Vietnam Airlines vì cáo buộc thông đồng tuồn hàng ăn cắp từ Nhật về Việt
Nam để tiêu thụ.
Hàng loạt vụ người Việt ăn cắp tại Nhật bị phát giác
Mới đây nhất là vụ một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không
quốc gia Vietnam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm,
quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể
đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ
việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các
cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.
Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.
Tháng 12/2013, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị
phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo.
Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được
chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.
Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ
phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện
đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau
đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh
sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán
sản phẩm.
Riêng trong tháng Một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm
cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ
tận gốc loại hình ăn cắp vặt này.
Người Việt bị “xa lánh” trên đất Nhật
Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin
khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện
không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu..., thậm chí sống
ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với
người Việt Nam.
Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển "nhắc nhở" người Việt.
Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt
được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã
gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt
cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới
10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho
cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng
cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ
hơn.
Tác giả của bức ảnh là anh Đặng Công Trọng, hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản.
Theo anh Trọng kể lại, bức ảnh cảnh báo bằng tiếng Việt được chụp
vào ngày 19/3/2013, khi anh cùng với một số người bạn khác đi phỏng vấn ở
một công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama (Nhật Bản).
"Hôm đó, khi nhóm chúng tôi đi xuống công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama để phỏng vấn, khi ghé vào siêu thị gần ga Nanasato để mua một số đồ thì thấy biển cảnh báo này. Thực sự, lúc đó chúng tôi đã cảm thấy choáng, ngại và buồn thật vì trên tấm biển cảnh báo đó chỉ có 2 thứ tiếng là Việt và Nhật", anh Trọng cho hay.
"Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ việc người Việt Nam ăn cắp vặt
bị bắt và bị đuổi về nước. Hơn thế nữa, không ít trường hợp mỗi khi nhắc
đến ai đó, người Nhật thường nói cụm từ ""bê tô na mư zin". Lên tàu
nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm
khư khư trước bụng.
Thực sự là rất buồn nên sau đó, chúng tôi mới đưa bức ảnh này lên
Facebook cá nhân nhằm mục đích để chính những người Việt đang học tập,
làm việc, sinh sống ở Nhật Bản có đọc được thì hãy cùng suy nghĩ và sửa
đổi, đừng để cái gì người ta cũng nêu "người Việt Nam" ra, rất đáng xấu
hổ", anh Trọng chia sẻ.
Ông Đỗ Thông Minh, một người Việt sống tại Nhật 30 năm đã chia sẻ
về vấn nạn này trên BBC: “Từ lâu rồi, cách đây cả chục năm, tôi đã từng
đọc những bài báo của những người Nhật đi du lịch Việt Nam, họ đi phố ở
Việt Nam và họ thấy rất nhiều hàng Nhật, nhưng một điều ngạc nhiên là
giá cả những mặt hàng này còn rẻ hơn cả bên Nhật. Họ nghi ngờ hàng giả
thì người bán hàng giải thích đây không phải là hàng giả, nhưng vì nó
xuất xứ từ hàng ăn cắp nên nó mới được bán với giá rẻ như vậy…”
Ông Minh cũng cho hay, con số thống kê người Việt chiếm 40% trong tổng số các vụ người nước ngoài chôm đồ tại Nhật, một con số quá cao, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng người Việt tại Nhật. Ông Minh cũng kể câu chuyện năm ngoái có siêu thị ở Nhật còn cấm người Việt vào vì những tật xấu này của người Việt.
Ông Minh cũng cho hay, con số thống kê người Việt chiếm 40% trong tổng số các vụ người nước ngoài chôm đồ tại Nhật, một con số quá cao, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng người Việt tại Nhật. Ông Minh cũng kể câu chuyện năm ngoái có siêu thị ở Nhật còn cấm người Việt vào vì những tật xấu này của người Việt.
Hết Thái, Hàn đến Nhật rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác
- Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.
Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng.
Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.
Biển cánh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản.
Nhiều siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển “nhắc nhở”, cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.
Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt.
Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan
Ngoài ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan.
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt chưa chuẩn cú pháp, nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.
Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan
Nhiều thành viên cho rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan.
Cảnh báo của người Việt ở khắp nơi
Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.
Cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: ‘Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)’.
Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc.
Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài.
Khánh Chi (tổng hợp)
TRỘM XE HƠI
Chẳng
đâu như ở Việt Nam, ôtô đỗ dưới đường mà sểnh ra là mất đồ. Nhiều nhất
là bị vặt gương, khi thì mất cái lôgô, lúc bị “ẵm” nguyên cả 4 bánh xe.
Lâu
nay, thói tắt mắt, ăn cắp vặt diễn ra khá phổ biến trong xã hội, từ
việc vặt quả táo trong vườn khi chủ nhà đi vắng, cân thiếu cho khách
hòng kiếm lời, bớt tiền ăn của cơ quan mong kiếm chác được ngần nào hay
ngần ấy... Thế nó mới ứng vào cái chuyện chiếc xe ôtô, nước ngoài người
ta trộm nguyên cả chiếc xe, ta chuyên chỉ trộm mấy thứ lặt vặt. Mấy thứ
lặt vặt mà thành cái vấn nạn mới “chết”.
Trộm bánh xe - chuyện dường như chỉ có ở Việt Nam
Nạn
vặt gương trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” khiến khối anh “mất
ăn, mất ngủ”. “Thà trộm nó cứ lấy nguyên cả cái xe thì mình còn dễ tìm,
dễ truy tung tích. Đằng này cứ lấy ba cái thứ nhỏ nhặt, cơ mà mất thì
vừa bất tiện lại vừa mất cả đống tiền chứ chẳng chơi” – một anh bức xúc.
Có
người mất gương tới 2-3 lần trong vài tháng.Thế mới điên. Phòng cách
nào cũng chả xong, cứ nhãng ra là mất. Anh nào xài xe càng sang, càng có
nguy cơ bị mất. Có anh sở hữu chiếc Porsche Panamera trị giá 4 tỉ than
thở: "Một tháng mà hai lần bị vặt gương. Ở Hà Nội này chỉ sểnh ra 5 phút
đồng hồ là bọn trộm vặt mất gương xe ngay".
Nạn vặt gương trở thành vấn nạn phổ biến ở Việt Nam
Anh
này cho biết, anh mới mua chiếc Porsche Panamera gần 2 năm nhưng đã bị
trộm vặt gương 6-7 lần. Có lần về đến nhà vội chưa kịp cho xe vào gara
được mà quay ra quay vào chỉ trong vòng 10 phút đồng hồ, 2 gương chiếu
hậu của xe đã "được" trộm vặt và ôm đi mất rồi.
Không
chỉ vặt trộm gương xe của những chiếc xế hộp xịn, có giá tiền tỷ mà
ngay cả những chiếc xế hộp bình dân bọn trộm cũng không tha.
Hơn
thế, bọn trộm phụ tùng ôtô giờ hoành hành khắp nơi, chủ xe cứ hở ra cái
là mất. "Xe của tôi để trước của nhà, hết bị vặt gương lại bị vặt logo,
thậm chí cả đến ốp lazăng chúng cũng không tha", một chủ xe nói.
Thực
tế, với chủ xế hộp, cảnh mất mặt gương, thậm chí cả củ gương chỉ sau
5-10 phút rời chiếc xe thân yêu đã là điều "quá bình thường" ở đất Hà
Nội. Nạn mất cắp phụ tùng ôtô hoành hành một cách ngang nhiên khiến các
chủ xế hộp phải lo lắng, đứng ngồi không yên.
Hình ảnh vừa nực cười vừa thấy xấu hổ
Hết
vặt gương, vặt logo, bọn trộm giờ chôm cả bánh xe. Một năm vẫn có không
dưới chục vụ chủ xe khi thì mất 2 bánh trước, lúc mất 2 bánh bên, đau
nhất là có xe bị trộm tháo cả 4 bánh rồi còn kê gạch cẩn thận trước khi
bỏ đi.
Nạn
“vặt” gương, trộm lôgô, ăn cắp bánh khiến rất nhiều lái xe ôtô rơi vào
cảnh dở khóc dở cười, vì mỗi khi đỗ xe ở đâu, chỉ lơ đi một chút là đã
bị kẻ trộm “vặt” mất như chơi. Nực cười ở chỗ, lái xe hoặc chủ xe chỉ
cần ra chợ Trời (phố Huế, Hà Nội) là có thể tìm mua ngay được chính
những chiếc gương và bộ phận của xe mình đã bị tháo trộm.
Bọn trộm vặt lấy bất cứ thứ gì "hở" ra trên chiếc ôtô
Nói
nhiều, kêu nhiều mà sao nạn trộm vặt vẫn tồn tại? Đơn giản vì nó đã trở
thành “truyền thống” và cái văn hóa ứng xử. Loại bỏ thói ăn cắp vặt thế
nào nếu hôm qua vẫn nghe tin một cô BTV đài Truyền hình quốc gia hẳn
hoi vào siêu thị nước bạn ăn cắp mà vẫn đứng phụ trách chương trình văn
hóa. Xóa ăn cắp vặt ra sao khi đâu đó nghe giới sao của showbiz cũng có
tật “cầm nhầm”, một ông giáo sư, một vị sếp cũng có sở thích ăn cắp vặt…
Người
nổi tiếng, kẻ có học mà còn giở thói ăn cắp vặt thì nạn chôm đồ ôtô bao
giờ mới hết, vì những tên vặt gương, trộm lôgô kia rặt là một bọn ăn
cắp vặt chuyên nghiệp.
Thế Đạt/TTTĐ/
No comments:
Post a Comment