Thursday, November 13, 2014
ĐỖ XUÂN TÊ * VIÊN TRẠI TRƯỞNG VÀ NGƯỜI TÙ CẢI TẠO
ĐỖ XUÂN TÊ
Chuyện tù cải tạo tưởng như mới đây, nay nhìn lại đã hơn ba mươi năm.
Mùa hè năm ấy (76), chúng tôi là số sĩ quan cấp tá được ‘tuyển chọn’ đem
ra Bắc chuyến đầu tiên. Lênh đênh trên chuyến tàu Sông Hương ăn ngủ
tiêu tiểu tại chỗ dưới hầm tàu, đám tù chúng tôi đoán già đoán non tưởng
Đảng ta cho ra Phú Quốc hoặc Côn Đảo. Rốt cuộc tầu cập bến Vinh, một
thành phố cảng gần quê Bác.
Chưa kịp hoàn hồn sau chuyến hải trình kinh hoàng, xe lửa đưa chúng tôi
tiếp con đường từ Vinh ra Yên Bái. Tổn thất đầu tiên trên đất Bắc: hai
ông trung tá (mới xuất viện thì có tên đi bắc) đã bị chết ngộp vì không
đủ không khí để thở do toa tàu dùng để chở súc vật bị bít bùng, chỉ chừa
một lỗ thông hơi phía trên. Nhiều ông cao tuổi đang ngất ngư suýt ghé
Diêm vương nhưng may là tàu đã vào ga cuối.
Trại của chúng tôi là những dãy lán xây dựng bằng tre nứa và lợp bằng cỏ
tranh, nằm rải rác trong một lòng chảo hẹp bên sườn phía đông của rặng
Hoàng Liên Sơn, cách ga Yên Bái chừng 20 cây số. Cán bộ quản lý thuộc
đoàn 776 đã từng chiến đấu tại miền Nam. Những tháng đầu họ thả chúng
tôi đi từng đội, rồi tẻ ra từng cá nhân, mỗi người một con rựa cán dài,
chui vào các khu rừng vầu, bương, mây, nứa tự chặt rồi quẩy về trại theo
tiêu chuẩn đã giao để làm vật liệu xây dựng các trại mới cho các đợt tù
kế tiếp từ miền Nam ra.
Cũng vì được đi tự giác như vậy, nên có một lần tạm nghỉ bên suối, tình
cờ chúng tôi gặp một toán ăn mặc rằn ri đang tải thực phẩm qua suối. Hỏi
ra mới biết là anh em ta thuộc đơn vị Dù của đại tá Thọ bị bắt từ
chiến dịch Hạ Lào (1971). Vì có cán bộ áp tải nên chuyện liên hệ là điều
cấm kỵ, anh em chia tay. Nhưng một chú nhỏ tuổi nhất đám có lẽ là hạ sĩ
quan, nói với lại một câu, “các ông Thầy cứ nhớ kỹ lời Tông Tông”. Tôi
vốn tinh ý nên hiểu ngay câu nói của ông Thiệu, là đừng nghe những gì CS
nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm. Sau này ngẫm lại mới thấy đây là
lời khuyên thấm thía đánh tan mối hoài nghi canh cánh bên lòng vì đa
phần chúng tôi vẫn cứ to đầu mà dại tin vào cái chính sách khoan hồng
của bên thắng cuộc.
Trở lại cuộc sống lưu đầy, bản thân tôi sau mấy tháng lao động trên
rừng, được điều về đội nhà bếp chuyên lo khâu củi. Tình cờ nằm cạnh anh
trung tá T., một đàn anh vui tính rất được trọng nể vì cách cư xử với
đồng đội bạn bè. Anh làm ở kho dụng cụ, kèm thêm khâu làm đậu hũ bồi
dưỡng cho cán bộ Trại một tuần hai lần. Vừa lao động cần mẫn, vừa có lối
kể chuyện có duyên, anh có mối quan hệ khá thoải mái với cánh bộ đội.
Thậm chí, viên trại trưởng vốn xuất thân nông dân, đã từng chiến đấu đối
mặt với anh tại chiến trường Pleiku, có vẻ cũng mến anh. Ông ta hay
ngồi hút thuốc lào cùng trò chuyện với anh ngay tại kho dụng cụ trong
lúc tù cải tạo chúng tôi đi lao động trên non.
Do nằm cạnh, thỉnh thoảng tôi cũng được anh lén cho loong nước đậu nành
mà anh nói tụi nó bồi dưỡng cho tao. Rồi cũng có đêm, tôi dở ra định tu
một hơi cho khỏe, bỗng khựng lại vì mãi gần đáy loong có chất gì đặc
quánh, hóa ra là mật mía.
Vài tháng sau, đội nhà bếp được lệnh cử một toán bốn người để cáng một
tù cải tạo đi nằm viện. Chúng tôi tưởng có anh em mình bị tai nạn lao
động hoặc đau ruột thừa, nhưng sang tới nơi mới biết người được cáng lại
là anh T. Theo kể lại, anh mới tự tử trong kho, nhưng được cứu kịp và
bệnh tình không đến nỗi trầm trọng. Cả trại khá xôn xao về vụ này, chính
bản thân tôi cũng không hiểu vì sao anh tính chuyện từ giã cõi đời sớm
vậy.
Hai tuần sau, anh xuất viện và lại được điều về đội cũ, nhưng tạm thời
chưa lao động vì mất sức. Anh yếu nhiều, đôi mắt buồn, đăm chiêu và ít
nói, tôi có cảm tưởng anh không phải là anh. Tôn trọng thái độ u ẩn của
anh, tôi không dám hỏi cớ sự mà chỉ khuyên anh cố ăn ít cháo và nghỉ
ngơi.
Cho đến một hôm, lựa lúc vắng người, anh gọi tôi lại và tâm sự với tôi
rất chân tình như một người bạn vong niên tri kỷ. Anh nói, ‘chuyện này
tao cũng chẳng giấu mày làm gì, nhưng nghe rồi để bụng nghe em.’
***
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng sau giờ phát dụng cụ lao động. Cả trại
im vắng. Anh đóng cửa kho và sửa dụng cụ như thường lệ. Đột nhiên một ý
nghĩ thoáng qua, xuất phát từ mùi mật mới nhập kho hai bữa. Kho mật và
thực phẩm của cán bộ chỉ cách kho dụng cụ của anh có một hàng liếp chắn
cao hơn đầu người. Nhìn trước ngó sau, anh bắc một tấm ván nhỏ rồi lấy
đà nhảy qua bên kia tấm liếp. Tay thủ một loong ‘gô’, anh tới thẳng
chiếc lu đựng mật, múc đầy một gô. Xong việc, leo trở lại, anh tiếp tục
sửa chữa dụng cụ coi như không có chuyện gì xảy ra. (Tới đây tôi chợt
hiểu việc anh chia xẻ loại mật này cho người đàn em, một món quí hiếm
đối với tù cải tạo khi mới ra Bắc)
Chuyện lậy trộm mật được tái diễn đôi ba lần, anh cảm thấy an tâm vì
không bị ai bắt gặp. Có một điều anh vốn cận thị, tầm nhìn rất hạn chế,
lại có phần thiếu cảnh giác.
Bẵng đi ít lâu, vào khoảng giờ ăn trưa, viên trại trưởng lại ghé chỗ
anh. Sau khi rít xong điếu thuốc lào bằng cái điếu cầy do anh tự chế,
viên trại trưởng với nét mặt không bình thường đã thẳng thắn cho anh
biết là ông ta tình cờ đã nhìn thấy việc anh lén qua kho mật rồi khuyên
anh nên tự kiểm điểm để tránh tái diễn.
Anh chưng hửng, mặt đỏ bừng, không chối mà cũng không nhận, nhưng một
cảm giác xấu hổ thoáng qua anh, vì không ngờ nhân chứng bắt gặp lại là
viên trại trưởng, người mà anh thường trò chuyện trong tư thế Anh và Tôi
với niềm kiêu hãnh về nhân cách của riêng anh. Như đọc được suy nghĩ
và thái độ sượng sùng của anh T.,viên trại trưởng rời khỏi kho không
quên nhắc anh đưa bản kiểm điểm cho cán bộ quản giáo.
Đêm hôm ấy anh băn khoăn suy nghĩ. Quá nửa đêm anh quyết định không viết
kiểm điểm và có sẵn kế hoạch cho ngày mai. Hôm sau, một ngày như mọi
ngày. Phát dụng cụ xong anh đóng cửa kho, nhưng lại làm một việc không
giống như mọi ngày. Lấy một sợi dây thừng anh cột lên xà ngang như một
cái thòng lọng, phía dưới đặt một chiếc ghế đẩu bằng tre. Rồi bằng một
động tác hết sức nhanh, anh tự treo cổ, chỉ kịp đá chiếc ghế qua một bên
rồi…không còn nhớ gì hết.
Oái oăm thay đoạn kết của bi kịch lại được tiếp nối bằng lần viên trại
trưởng xuống thăm anh ngày xuất viện. Ông kể lại là sáng hôm ấy ông linh
cảm như có chuyện gì không hay xảy ra. Chợt nhớ thái độ của anh T. ngày
hôm trước , ông vội đảo qua kho dụng cụ, nhìn qua kẽ liếp tận mắt chứng
kiến cảnh tượng và vội tri hô lên. Ông không ngờ chuyện này xẩy đến,
ông tỏ vẻ ân hận nhưng cũng không quên trách anh T, ‘cần gì phải làm như
vậy’.
Kể đến đậy, anh ngồi thừ ra có phần mệt mỏi. Phần tôi nghe xong cũng
ngồi yên, chẳng dám có ý kiến hay đóan xét gì về lối hành xử của anh,
laị còn vụng về chẳng biết làm gì an ủi anh cho không khí bớt nặng nề,
nhưng thâm tâm có phần đồng tình với lời trách khéo của viên trại
trưởng .
***
Đúng một năm sau, mùa hè 77, rục rịch với tin đồn có động binh ở biên
giơi sát Trung quốc, đám tù chúng tôi lại được thanh lọc để chuyển đi
trại khác. Tôi được xếp loại ‘ác ôn’ (thuộc cụm tâm lý chiến, an ninh,
tình báo, tuyên úy…) được giao ngay cho Công an Vĩnh Phú đợt đầu. Anh
tuy hơn cấp nhưng thuộc diện tác chiến ở lại đi đợt sau. Anh em xa nhau
từ đấy.
Trên đường chuyển trại tôi bị còng chung một cặp với anh bạn cùng diện.
Biết tôi thân với anh T., anh bạn tâm sự là có chịu hàm ơn khi được anh
lén cho mật mía để bồi dưỡng sau khi bị kiết lỵ thập tử nhất sinh. Tôi
không biết anh có còn chia sẻ hay lén chia cho ai nữa không, nhưng thầm
nghĩ nếu chỉ lo bồi dưỡng cho riêng anh, thì chưa chắc có chuyện viên
trại trưởng bắt gặp để dẫn đến thái độ tự xử quá vội vàng cao trọng của
anh.
Câu chuyện được giữ kín, ba mươi năm sau viết lại. Nếu anh còn sống ở
phương trời nào thì cũng mong tha lỗi cho thằng em vì thất hứa.
(*)Viên trại trưởng sau đó phục viên diện thương binh vì ông ta bị
thương ở chiến trường B được anh em chúng tôi có lòng tương kính vì lối
đối xử nặng tình người với những người lính một thời bên kia chiến
tuyến.
Ba mươi năm Tháng tư nhìn lại
(Tác giả gửi)
Wednesday, November 12, 2014
BÙI XUÂN CẢNH * CHUYỆN VƯỢT BIÊN
Chuyện vượt biên: ĐỢI BÌNH MINH
Bùi Xuân Cảnh
Đã ba ngày nay, chiếc
xà-lan to dềnh dàng này vẫn lang thang quanh quẩn trong những sông rạch
vùng Bến Tre, cửa Tiểu, cửa Đại. Nếu có ai bỏ công theo dõi, sẽ thấy
chiếc thuyền này như không có nơi để đi tới, không có một bến cảng để
hẹn hò. Khi nước lớn, nó xuôi dòng từ phía biển đi vô, khi nước ròng, nó
lại lừ đừ trôi về phía biển! Ban đêm, khi bóng tối đầy đe dọa đã phủ
trùm cảnh vật và con sông đã trở thành một dải mực đen ngòm, nó táp vào
những lùm cây vắng ven bờ, buổi tối náu mình bên tả ngạn, nửa đêm đã
thấy núp dưới bóng lá bên hữu ngạn.
Dưới hầm xà-lan, nơi
thường chất đầy các bao lúa, lúc này rộng rinh. Một nhóm người gồm đủ
đàn ông, thanh niên, phụ nữ, con nít trong những bộ quần áo lôi thôi,
nhem nhuốc, ẩn mình trong các xó kẹt. Cha con tôi cũng lẫn lộn trong đám
người đang lo âu, hồi hộp đó. Mới có ba ngày trôi qua mà tôi đã thấy
lâu như đã mấy năm! Nhớ lại, mới hôm kia, tôi và bé Giang vẫn còn nằm
trong chăn ấm, dưới mái nhà ở Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa.
Trời cuối năm Saigon hơi se lạnh. Giang vẫn còn đang ôm lưng mẹ, và tôi cũng ngán ngẩm, chưa bắt đầu một ngày vô định, chờ đợi sự sách nhiễu của tên Lĩnh, Công an khu vực. Chợt có tiếng xe gắn máy ngừng trước cửa nhà, rồi tiếng Hòa lọt qua khe cửa:” Chú Cảnh thức chưa ?” Hòa là cháu, con bà chị họ của tôi, đang tổ chức vượt biên.
Trời cuối năm Saigon hơi se lạnh. Giang vẫn còn đang ôm lưng mẹ, và tôi cũng ngán ngẩm, chưa bắt đầu một ngày vô định, chờ đợi sự sách nhiễu của tên Lĩnh, Công an khu vực. Chợt có tiếng xe gắn máy ngừng trước cửa nhà, rồi tiếng Hòa lọt qua khe cửa:” Chú Cảnh thức chưa ?” Hòa là cháu, con bà chị họ của tôi, đang tổ chức vượt biên.
Saigon năm 1979, dưới
móng vuốt của quân cướp nước, dường như ai cũng chỉ còn có một chuyện để
lo toan: vượt biên ! Vượt biên với bất cứ giá nào.! Đối với tôi và đám
bạn hữu quân nhân công chức mới thoát ra từ các trại tập trung kinh
hoàng và còn đang bị cộng sản quản chế, vượt biên là con đường duy nhất,
là lẽ sống. Sau ngày giặc cộng chiếm đóng Saigon, bàn tay nham hiểm của
chúng đã gieo rắc bao tang thương đau đớn cho người dân miền Nam, đến
mức không ai chịu nổi.
Trong hoàn cảnh nghiệt ngã, những tin kinh hoàng, tin thực và tin đồn, đã như những nhát búa giáng vào thần kinh căng thẳng của đám dân đen vừa bị mất nước và mất tự do: Đánh tư sản, tịch thu nhà đất, bắt bớ văn nghệ sĩ, truy lùng sĩ quan, công chức, đổi tiền, gạo thóc biến mất, đói khổ, trại tập trung như Đúc Quốc Xã, khu “kinh tế mới” lưu đầy nơi ma thiêng nước độc dành cho Ngụy… toàn những tin có sức quất sụm sự chịu đựng cuối cùng của cái bản năng sinh tồn nơi một sinh vật.
Trong hoàn cảnh nghiệt ngã, những tin kinh hoàng, tin thực và tin đồn, đã như những nhát búa giáng vào thần kinh căng thẳng của đám dân đen vừa bị mất nước và mất tự do: Đánh tư sản, tịch thu nhà đất, bắt bớ văn nghệ sĩ, truy lùng sĩ quan, công chức, đổi tiền, gạo thóc biến mất, đói khổ, trại tập trung như Đúc Quốc Xã, khu “kinh tế mới” lưu đầy nơi ma thiêng nước độc dành cho Ngụy… toàn những tin có sức quất sụm sự chịu đựng cuối cùng của cái bản năng sinh tồn nơi một sinh vật.
Thà liều thân tranh đấu
với thủy thần nơi đại dương sóng gió, hay với hải tặc dã man, còn hơn
sống với bọn người đồng bào đồng chủng, nhưng say men chủ nghĩa, mê man
trong chém giết, nên đã hết là người. Sự hành hạ, khủng bố về tinh thần,
sự thiếu thốn những nhu cầu vật chất tối thiểu, đã xô người dân đến
đường cùng. Không khí thê lương ảm đạm bao trùm khắp nơi, khiến không ai
biết được ngày mai.
Tiếng ru hờ, tiếng khóc ơ
Vương trên khung cửa bây giờ tang thương
Đìu hiu cuối ngõ, cùng đường
Bên anh tuyệt vọng, đoạn trường bên em
Ngày lại ngày, đêm lại đêm
Ngày rơi tàn tạ, đêm chìm phôi pha
Buồn từ trong cửa buồn ra
Buồn từ ngã bảy, ngã ba buồn về.
( Hoàng Hải Thủy )
Vương trên khung cửa bây giờ tang thương
Đìu hiu cuối ngõ, cùng đường
Bên anh tuyệt vọng, đoạn trường bên em
Ngày lại ngày, đêm lại đêm
Ngày rơi tàn tạ, đêm chìm phôi pha
Buồn từ trong cửa buồn ra
Buồn từ ngã bảy, ngã ba buồn về.
( Hoàng Hải Thủy )
Không có hộ khẩu, đã hết
hạn tạm trú, tôi bị tên công an khu vực săn đuổi như thú dữ tìm mồi. Cái
sự ngược ngạo : chủ nhà phải xin phép để được tạm trú trong nhà mình,
chỉ là một trong ngàn thảm cảnh mà dân ta phải chịu dưới bàn tay “giải
phóng” của lũ ăn cướp! Ban ngày, tôi lang thang ngoài đường phố bụi bặm,
áo quần nhầu nát, dưới cái nắng thiêu người, trong đói khát, vật vã.
Đêm đến, tôi hồi hộp trà trộn trong đám người qua lại, len lén vượt qua
cổng cư xá có bộ đội canh gác, để lẩn về nhà, mê mệt thiếp đi trong giấc
ngủ đầy mộng mị hãi hùng. Có đêm vừa mới chợp mắt, tôi đã nghe tiếng
công an đập cửa ầm ầm, khám hộ khẩu.
Biết không có chỗ ẩn mình trong nhà, tôi trườn mình qua cửa sau, thoát ra mảnh vườn nhỏ sau nhà. Nhưng tên công an khu vực giống như một loài chó săn thính mũi, nó còn biết mọi xó kẹt trong nhà, ngoài vườn, hơn cả chủ nhà. Đừng có làm trò diễu dở, núp mình như con nít trong bụi chuối, gốc cây,chơi trốn, tìm.
Biết không có chỗ ẩn mình trong nhà, tôi trườn mình qua cửa sau, thoát ra mảnh vườn nhỏ sau nhà. Nhưng tên công an khu vực giống như một loài chó săn thính mũi, nó còn biết mọi xó kẹt trong nhà, ngoài vườn, hơn cả chủ nhà. Đừng có làm trò diễu dở, núp mình như con nít trong bụi chuối, gốc cây,chơi trốn, tìm.
Không nơi ẩn mình, tôi
đành nằm vùi mình bên rãnh nước cống hôi thối, kéo một tấm tôn sét rỉ
che trên mình. Vậy mà thoát ! Bọn công an sau khi lục soát mọi ngõ ngách
trong nhà, liền ra vườn soi đèn pin hết các gốc cây, bụi chuối. Tôi
nghe tiếng thằng công an khu vực người Bắc kỳ hậm hực nói :
” Thằng này lẩn như chạch ! Rõ ràng cái áo nó còn treo trong nhà mà nó đã biến mất rồi! “.
Trong tình cảnh trên đe
dưới búa như thế, con người nào còn có thể sống ở nơì mà ta gọi một cách
trìu mến là đất nước, quê hương. Rõ ràng quê hương, tổ quốc đã bị cướp
đoạt và giầy xéo, chẳng còn là chốn dung thân, dù là chỉ để sống cúi
mặt, lầm lũi một đời như con thú !
Hôm nay, Hòa tới như đã
hẹn trước để dẫn cha con tôi tới một nơi bí mật. Biết giờ ly biệt đã
tới, vợ tôi vội vã buông bé Hồng Vân lúc ấy mới hơn ba tuổi, để lo cho
tôi và Giang. Cũng như bao gia đình sĩ quan khác trong Cư Xá, chúng tôi
lâm cảnh khốn cùng khi giặc Bắc tới. Hai vợ chồng , năm đứa con nhỏ dại,
đứa lớn nhất mới tám tuổi và đứa nhỏ nhất còn ẵm trên tay và một mẹ già
trên bảy mươi, đột nhiên bị cắt hết nguồn sống, bị “chém treo ngành”,
chờ giờ chui vào tù tội.
Chồng quân nhân, vợ công chức, chúng tôi không dành dụm được chút vốn liếng nào để phòng ngừa trong cơn hoạn nạn này. Hai vợ chồng bàn nhau cho đứa con trai lớn và lanh lợi nhất vượt biên theo bố. “ May ra đi được, thì nó thoát cái cảnh phải sống đời của một con vật, và nhà cũng bớt một miệng ăn ! ” Niềm ” mơ ước” mới tội nghiệp làm sao ! Nhưng khi con người ở đáy sâu địa ngục, ước mơ được làm người và được có đồ ăn mỗi bữa, rõ ràng cũng là một mơ ước gần như viễn vông.
Chồng quân nhân, vợ công chức, chúng tôi không dành dụm được chút vốn liếng nào để phòng ngừa trong cơn hoạn nạn này. Hai vợ chồng bàn nhau cho đứa con trai lớn và lanh lợi nhất vượt biên theo bố. “ May ra đi được, thì nó thoát cái cảnh phải sống đời của một con vật, và nhà cũng bớt một miệng ăn ! ” Niềm ” mơ ước” mới tội nghiệp làm sao ! Nhưng khi con người ở đáy sâu địa ngục, ước mơ được làm người và được có đồ ăn mỗi bữa, rõ ràng cũng là một mơ ước gần như viễn vông.
Thương ôi ! chính niềm
khao khát cho con được làm người, và có cơm ăn , đã đẩy vợ chồng tôi đưa
ra một quyết định thảm khốc, đã bao năm qua , và sẽ suốt đời vò xé nát
tim tôi, làm chảy bao nhiêu nước mắt trong gia đình tôi. Giờ đây, khi
viết những dòng chữ này, nước mắt tôi cũng rơi ướt bàn phím đánh chữ.
Bịn rịn nhìn người vợ trẻ mắt đẫm lệ và đàn con thơ dại đang ngủ yên lành trong giờ ly biệt, trí óc tôi như tê dại, chân tôi như bị chôn chặt trong đất.Trong một ánh chớp của linh tính, tôi cảm nhận được có cái gì đó, vô cùng đau thương, vô cùng thảm khốc, đang rình rập theo bước chân cha con tôi.Tôi đã muốn buông trôi tất cả, ôm lấy vợ con, để cùng nhau chịu khổ nạn dước ách bọn thực dân bản xứ, mà sự tàn độc còn gấp nhiều lần kẻ ngoại xâm. Nhìn thấy chúng tôi bịn rịn, và vợ tôi mắt đẫm nước, Hòa dục dã :
Bịn rịn nhìn người vợ trẻ mắt đẫm lệ và đàn con thơ dại đang ngủ yên lành trong giờ ly biệt, trí óc tôi như tê dại, chân tôi như bị chôn chặt trong đất.Trong một ánh chớp của linh tính, tôi cảm nhận được có cái gì đó, vô cùng đau thương, vô cùng thảm khốc, đang rình rập theo bước chân cha con tôi.Tôi đã muốn buông trôi tất cả, ôm lấy vợ con, để cùng nhau chịu khổ nạn dước ách bọn thực dân bản xứ, mà sự tàn độc còn gấp nhiều lần kẻ ngoại xâm. Nhìn thấy chúng tôi bịn rịn, và vợ tôi mắt đẫm nước, Hòa dục dã :
“Thôi ! thím để cho chú và em Giang đi cho may mắn ! Cháu cũng đang vội vì còn nhiều việc phải lo. “.
Như một cố gắng cuối cùng
để bảo vệ con, vợ tôi vồ lấy Giang trong vòng tay với dáng dấp của con
gà mẹ che chở cho con trước bóng đen của lũ diều, quạ. Và tôi cũng xô
tới ôm chặt cả hai mẹ con. Khi chúng tôi buông tay nhau, tâm trí tôi rã
rời. Tôi có cảm giác rất rõ rệt : mình đang bị một bọn lưu manh vô lại
chận đường, ăn cướp và hãm hiếp vợ con, mà tôi đành phải khoanh tay bất
lực.
Tôi quay ra cửa, vật vờ
như kẻ mộng du, và Hòa dắt tay Giang theo sau. Trời chưa sáng rõ. Những
ngọn cây như còn mờ mịt trong sương đêm. Cư Xá Sĩ Quan im lìm, câm nín,
như đang bị bóp nghẹt bằng một bàn tay vô hình nhưng vô cùng tàn bạo.
Trong cái buổi sáng hôm đó, khi bóng đêm đen còn lấn áp bình minh, khi “đêm như vô tận, ngày chưa hết ngày” (
Huy Lực ), tôi nghĩ tới và khắc khoải chia sẻ tâm hồn đòi đoạn của
những người bị cướp đánh giết, phải rời bỏ mái ấm của vợ con để lao mình
vào nơi vô định, đầy chông gai nguy hiểm. Có ai đo lường nổi sự đau
thương, bi phẫn đắng cay của những người dân Việt miền Bắc như tôi, đã
một thời kinh tởm đến tột độ cái xã hội sắt máu của bọn quỷ đỏ không tim
óc, đến phải bỏ cả những thứ mình thương yêu nhất, chỉ để được cách ly,
xa lìa một sự cuồng tín thú vật, mà giờ đây định mệnh lại cho nó chụp
xuống đầu mình !
Chiếc xe gắn máy chở ba
người phải mất gần một giờ mới tới một bến sông vắng. Một chiếc thuyền
gắn máy đuôi tôm nhô ra từ đám lau sậy ven sông. Hòa ra dấu với người
lái đò và vội vã dắt cha con tôi xuống thuyền. Khi chiếc thuyền rời bến,
Hoà cũng cùng với chiếc xe gắn máy biến mất trong màn sương sớm. Tôi ôm
chặt Giang khi chiếc thuyến nhỏ chòng chành như muốn lật. Gió lạnh từ
mặt sông thổi lên cùng với sự giá lạnh trong lòng, làm cho cha con tôi
cùng cảm nhận rõ ràng sự rình rập của tử thần như gần gũi đâu đây. Người
lái thuyền câm nín, mắt dáo giác nhìn tứ phía, nét mặt luôn có vẻ hốt
hoảng.
Trên đường đi, thỉnh thoảng anh ta lại thình lình lủi thuyền vào một đám lau sậy ven bờ, ngồi sụp xuống, lặng lẽ quan sát tứ phía.Thái độ và hành động của anh ta làm cho hai hành khách trên thuyền vốn đang hồi hộp và lo sợ, trở nên hoảng loạn. Giang níu chặt lấy tôi, mặt trắng nhợt vì sợ hãi, nói nhỏ vào tai tôi: ” Bố ơi ! con sợ quá, mình đi về nhà đi !” Tôi chưa kịp đáp lời con thì anh lái đò đã trợn mắt, ra dấu phải giữ im lặng và lấy tay đè đầu chúng tôi sát xuống sàn xuồng.
Trên đường đi, thỉnh thoảng anh ta lại thình lình lủi thuyền vào một đám lau sậy ven bờ, ngồi sụp xuống, lặng lẽ quan sát tứ phía.Thái độ và hành động của anh ta làm cho hai hành khách trên thuyền vốn đang hồi hộp và lo sợ, trở nên hoảng loạn. Giang níu chặt lấy tôi, mặt trắng nhợt vì sợ hãi, nói nhỏ vào tai tôi: ” Bố ơi ! con sợ quá, mình đi về nhà đi !” Tôi chưa kịp đáp lời con thì anh lái đò đã trợn mắt, ra dấu phải giữ im lặng và lấy tay đè đầu chúng tôi sát xuống sàn xuồng.
Giây lát sau, một chiếc
xuồng tuần tiễu xé nước trên sông, tạo ra những lớp sóng làm cho con
thuyền nhỏ của chúng tôi cơ hồ muốn lật úp. Cuộc hành trình hồi hộp kéo
dài trong những sông lạch quanh co, tới khoảng chiều tối thì chúng tôi
cặp vào một chiếc xà-lan lớn dềnh dàng đang đỗ ở một khúc sông vắng vẻ.
Hai cha con tôi hối hả leo lên xà-lan và được đưa ngay xuống hầm tầu.
Hầm rộng rinh, nhưng tối om và vắng lặng như tờ. Khi mắt đã quen với
bóng tối, chúng tôi nhận ra ít nhất cũng có cả chục người đang núp mình
trong các xó kẹt . Họ như những con gián, thấy ánh sáng và tiếng động là
vội vã chui vào khe, lỗ ẩn mình.
Chừng như đã quan sát rất kỹ, và nhận biết chúng tôi chỉ là những người như họ, đang tìm cách trốn đi, một vài người ra khỏi chỗ núp và lân la làm quen, hỏi thăm tin tức. Nhưng chúng tôi vẫn còn qúa dè dặt, nghi ngờ nhau, nên không ai biết thêm được tin tức gì ngoài cái tin mình cùng là người đang tìm cách vượt biên và đang nằm chờ đợi chưa biết đến bao giờ. Vả lại, chúng tôi cũng đâu có biết tin gì khác !
Chừng như đã quan sát rất kỹ, và nhận biết chúng tôi chỉ là những người như họ, đang tìm cách trốn đi, một vài người ra khỏi chỗ núp và lân la làm quen, hỏi thăm tin tức. Nhưng chúng tôi vẫn còn qúa dè dặt, nghi ngờ nhau, nên không ai biết thêm được tin tức gì ngoài cái tin mình cùng là người đang tìm cách vượt biên và đang nằm chờ đợi chưa biết đến bao giờ. Vả lại, chúng tôi cũng đâu có biết tin gì khác !
Xà-lan vẫn lờ lững trên
giòng sông mênh mông, nước trôi cuồn cuộn. Mỗi ngày, vào chiều tối, lại
có thêm người từ các thuyền nhỏ chở tới. Họ xuất hiện bất ngờ, nhưng ai
cũng giống nhau ở nét mặt hốt hoảng, đôi mắt dáo giác, đầy lo âu, sợ
sệt. Vào ngày thư hai, khi ruột gan tôi đang nóng như lửa đốt, thì chiều
tối, một toán người được đưa xuống xà-lan. Có ba người là anh em của
Hòa trong đám mới tới. Vì tôi là anh em họ và cùng có nhà trong cư xá sĩ
quan, Hòa lại là người trong tổ chức vượt biên, chúng tôi vồ lấy nhau,
mừng rỡ, tưởng như đã qua mười kiếp đầu thai mới gặp lại . Nhờ mấy người
em của Hòa, chúng tôi đuợc biết đêm mai, đúng đêm Chúa Giáng sinh, mọi
người sẽ ra ” cá lớn ” và sẽ thoát, vì đã mua hết các trạm công an biên
phòng !
Mấy đứa em Hòa cũng mang
tới nhiều đồ ăn và lương khô. Chúng tôi chia nhau ăn, và cùng cảm thấy
bớt lo âu. Giang cũng vui, vì có thằng Hiệp cùng trạc tuổi nó và là bạn
học cùng truờng Trần Phú trong cư xá. Hai đứa nhỏ rù rì kể chuyện với
nhau. Tôi lóng tai nghe trộm, mới biết trong thời gian tôi trần mình trả
nợ đòn thù trong trại tù cải tạo, thằng con trai chưa đầy mười tuổi của
tôi đã phong sương và dầy dạn như thế nào. Giang kể cho Hiệp rằng nó đã
từng trốn mẹ, ra tới bến Nhà Rồng, nơi cô giáo của nó khi giảng bài, đã
phải uốn lưỡi và méo miệng mới đọc nổi tên con tàu “ La tút Trê Vi Ê “
chở bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Nó cũng đã tập bơi trên sông
Saigon, và hợp sức với bạn làm phu khuân vác, kiếm chút tiền, để làm dịu
bớt cơn đòi hỏi dữ dội của dạ dày! Câu chuyện kiếm ăn độ nhật của Giang
như mũi dao nhọn xoáy vào tim tôi. Thằng Hiệp đáp lời Giang bằng cách
nêu những câu hỏi rất khó cho Giang trả lời:
” Sao ‘bác’ đi tìm cách
đánh Tây mà ‘bác’ lại được Tây cho xuống tàu của nó, cho ‘bác’ làm bồi,
rồi chở ‘bác’ sang Tây ! Đi tàu của Tây chắc khoái lắm. Sao mày không
nói với ba mày tới bến Nhà Rồng xem có tàu nào thuê gọt vỏ khoai, rồi
mày đi theo, khỏi phải đi tàu bé tí tẹo của anh Hòa. Mà sao ‘bác Hồ’
phải sang Tây để đánh Tây. Chắc ở bên Tây có nhiều Tây, nên ‘bác’ dễ tìm
nó để đánh hơn là ở bên ta ? ”
Câu chuyên thơ ngây của hai đứa trẻ khiến tôi nghĩ tới một tên đại gian, đại ác khoác áo ” kách mệnh “. Đúng ! dưới “biện chứng phét” của
nhà cộng, “bác” của chúng nó, một thằng lưu manh trôi sông, lạc chợ, đi
lang thang kiếm ăn, đã được đảng cướp của cộng phù phép cho là đi ” kíu
” nước, song vẫn không dấu được cái việc xin làm bồi dưới tàu Tây, lãnh
lương Tây, ngồi gọt vỏ khoai để kiếm bánh mì và sang tới Tây, ngồi rị
mọ chia véc-bờ, viết đơn xin học trường thuộc địa, nuôi mộng được Tây
cho nhập hàng khuyển mã. Nhưng thôi, nó gọt vỏ khoai để kiếm ăn , thì
mặc mẹ nó, nhưng điều đáng nói là cái thằng bất nhân đó, dưới thời thống
trị của thực dân mà chúng ta vẫn cho là tàn bạo, nó đã có thừa tự do,
dư an toàn, để xuất ngoại học nghề làm loạn và ăn cướp, nhưng bây giờ đồ
đảng của nó đang rình rập, hờm súng bắn giết những kẻ vì bàn tay tàn
bạo của nó mà phải bỏ xứ ra đi .
Ngày nay, dưới ánh sáng chói lọi của lịch sử, ” bác ” của chúng nó đã hiện nguyên hình là một con quỷ, giết vợ, bỏ con, chặt đầu ân nhân đã che chở nó lúc nó khốn cùng. Nó trơ trẽn say mê danh vọng, đến nỗi phải dùng mưu con trẻ, dấu mặt, viết sách để tự ca tụng ” công đức” tưởng tượng của nó.Tôi ước ao được có ngày nhổ vào mặt nó, hay hơn nữa, như “cháu ngoan ” Dương Thu Hương của nó hằng ước mơ, được ị lên mặt nó.
Ngày nay, dưới ánh sáng chói lọi của lịch sử, ” bác ” của chúng nó đã hiện nguyên hình là một con quỷ, giết vợ, bỏ con, chặt đầu ân nhân đã che chở nó lúc nó khốn cùng. Nó trơ trẽn say mê danh vọng, đến nỗi phải dùng mưu con trẻ, dấu mặt, viết sách để tự ca tụng ” công đức” tưởng tượng của nó.Tôi ước ao được có ngày nhổ vào mặt nó, hay hơn nữa, như “cháu ngoan ” Dương Thu Hương của nó hằng ước mơ, được ị lên mặt nó.
Vào ngày thứ ba dưới
xà-lan, cũng là ngày cuối cùng, một nhóm đông đảo được mấy chiếc xuồng
nhỏ chở tới. Tôi chú ý tới một gia đình có bốn người. Người chồng là một
thanh niên đẹp trai. Bà vợ là môt thiếu phụ rất trẻ và duyên dáng. Họ
có một con nhỏ khoảng bốn năm tuồi, mà họ gọi là thằng Bo. Một người nữa
trong gia đình đó là một thanh niên, tôi đoán là em bà vợ, vì nét mặt
đẹp trai của cậu rất giống chị. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã, phải núp lén
và chờ đợi trong lo âu, căng thẳng, họ vẫn giữ được vẻ hồn nhiên, tươi
mát. Người vợ dỗ con bằng giọng ngọt ngào :
” Bo ơi ! con ăn miếng bánh nhé ? hay uống cho mẹ chút sữa này !”
Rồi quay qua chồng, bà âu yếm nói :
” Trông anh hơi mệt ! Để em lấy cho anh vài lát sâm, anh ngậm nhé ? “.
Đó là gia đình của trung
úy không quân Khúc Ngọc Bảo. Tôi chẳng ngại viết tên anh ra đây, vì tôi
biết ở nơi an bình vĩnh cửu, anh đang là chứng nhân tố cáo tội ác ghê
khiếp của việt cộng và Hồ tặc, trước sự phán xét của Chúa, Phật, qủy
thần. Còn tại nơi trần thế đầy khổ đau và nước mắt này, bọn cộng sản bỉ
ổi dù có khát máu xương cách nào cũng không rớ tới lông chân của những
kẻ đã về bên Chúa, Phật.
Tôi còn hy vọng những
dòng chữ muộn màng này có may mắn lọt vào mắt bạn hữu và thân nhân của
anh chị. Dù là một tin đau thương đứt ruột, tôi nghĩ mọi người thân của
anh chị sẽ chấm dứt được nỗi khắc khoải đợi chờ quá lâu tin tức của
anh.
Gia đình anh Bảo và tôi
nhanh chóng thân nhau. Bảo kể lại câu chuyện khi anh di tản trong sân
bay Nha Trang vào cuối tháng tư đen, anh nhặt được một bé gái, còn đang
quấn trong tã, bị mẹ nó đánh rơi trong khi chen lấn lên tàu bay. Khi máy
bay về tới Tân Sơn Nhất, đứa nhỏ khát sữa, khóc khan cả tiếng, anh bươn
chải đi tìm sữa cho nó bú, thì gặp ngay… bà mẹ của con bé ! Nỗi mừng
biết lấy chi cân ! Bà mẹ vồ lấy con, rồi lại cuống quýt ôm chặt lấy ân
nhân đã cứu con mình. Nước mắt lưng tròng, họ vội vã trao đổi tin tức về
gia cảnh của nhau. Bà mẹ trẻ nghẹn ngào, đoan chắc rằng :
” Nếu sau này con bé thành người, nó phải là con ông ! Nó sẽ là vợ của cháu Bo “.
Cháu bé gái nay chắc đã ” thành người “, nhưng nó chẳng bao giờ được trả nghĩa ân nhân, được là vợ của Bo.
“À, mà cái tên Bo nghe có
vẻ lạ tai. Có phải khi chị sanh cháu thì cả nước cùng được ăn bo bo,
nên anh chị muốn… kỷ niệm cái thời của bác Hồ chó đẻ đó chăng ? ” Tôi
hỏi Bảo.
Anh lắc đầu, phì cười:
” Không phải thế đâu anh !
Ai lại dùng những kỷ niệm đen tối để đặt tên cho đứa con thương yêu của
mình. Tôi ngưỡng mộ tài năng và tư cách một nhà bác học, hy vọng con
mình sau nạy tới bờ bến tự do, sẽ học hành giỏi và trở thành một ông Bo
khác ”
“À ! có thế chứ. Hy vọng
lắm. Ai biết đươc tương lai. Niels Bohr, nhà vật lý nguyên tử lừng lẫy
của Đan mạch . ” Tôi đáp lời Bảo, rồi cả hai chúng tôi đều im lặng, mơ
màng.Tôi nghĩ một người đã làm phúc lớn như anh Bảo, thì thằng Bo con
anh có thể sẽ là một Niels Bohr người Mỹ gốc Việt. Rồi tôi hy vọng :
được đi chung chuyến tàu với một con người nhân hậu như thế, tôi sẽ
thoát.
Ôi, những giấc mơ vỡ vụn,
đã sớm chìm vào lòng đại dương ngay sáng hôm sau ! Suốt cả buổi chiều
ngày thứ ba, nhiều xuồng, thuyền nhỏ tới tấp cặp vào xà-lan. Người ta
leo lên xà-lan như kiến. Lòng xà-lan rộng rinh lúc ban sáng, giờ đây
chật cứng. Chúng tôi bi xô dạt vào một khe nhỏ, giữa những cây cột bên
vách . Tin tức lan truyền nhanh chóng cho biết: tối nay sẽ “đánh “. Ai
nấy hối hả kiểm lại hành lý, dặn dò nhau, nét mặt căng thẳng.
Đêm xuống thật mau. Các
trưởng toán đếm đầu người và hướng dẫn người trong toán. Tôi nghe có
tiếng cãi cọ , tiếng đe dọa rút súng bắn, tiếng van lơn, khuyên can
nhau. Chưa xuống được tàu mà sự tranh sống đã bắt đầu quyết liệt. Tôi
linh cảm một sự bất tường. Vừa kiểm lại cái bình năm lít đựng nước ngọt
và túi bánh bich quy, tôi vừa dặn Giang phải nhớ cái địa chỉ của người
em tôi ở Texas, phòng khi ” bị lạc bố, thì con biết đường báo tin cho chú “. Giang làm tôi yên lòng bằng cách đọc ngay cái địa chỉ : ” con nhớ kỹ rồi ! …Houston, Tx 77089.! “.
Cẩn thận hơn, tôi dùng viết bic mực đen, viết địa chỉ vào áo Giang. Linh tính báo cho tôi biết, chúng tôi sẽ lạc mất nhau. Sự lo âu, đau đớn làm tôi rã rời, miệng đắng chát, mắt hoa lên và tôi lảo đảo như người say rượu. Giang lo lắng ôm lấy tôi, và nói : ” Hay mình đi về , bố ạ !”. Nhưng làm gì còn có thể về được nữa! Toán của tôi đã bi xô lên boong xà-lan. Trong bóng tối lờ mờ, tôi nhìn thấy một chiếc ghe nhỏ đang cặp sát xà-lan, và một dòng người như kiến đang leo xuống ghe. Chiếc ghe nhỏ tới nỗi so với xà-lan, nó như một chiếc xe hơi đậu cạnh tòa bin đinh ! Giang thất vọng nói: ” Mình xuống tàu nhỏ chứ không lên tàu lớn bố ạ ! “
Chúng tôi cùng kinh ngạc về sự nhỏ bé của chiếc ghe sẽ chở chúng tôi ra biển. Anh Bảo an ủi tôi rằng có lẽ đây chỉ là chiếc ” taxi ” dùng chở khách ra ghe lớn ở ngoài xa. Nhưng kinh hãi thay! Đó chính là chiếc ghe định mệnh đã ” giải phóng ” hơn trăm con người khỏi cái tai ương Cộng sản mà dân ta còn đang phải sống quằn quại với nó chưa biết tới bao giờ !
Cẩn thận hơn, tôi dùng viết bic mực đen, viết địa chỉ vào áo Giang. Linh tính báo cho tôi biết, chúng tôi sẽ lạc mất nhau. Sự lo âu, đau đớn làm tôi rã rời, miệng đắng chát, mắt hoa lên và tôi lảo đảo như người say rượu. Giang lo lắng ôm lấy tôi, và nói : ” Hay mình đi về , bố ạ !”. Nhưng làm gì còn có thể về được nữa! Toán của tôi đã bi xô lên boong xà-lan. Trong bóng tối lờ mờ, tôi nhìn thấy một chiếc ghe nhỏ đang cặp sát xà-lan, và một dòng người như kiến đang leo xuống ghe. Chiếc ghe nhỏ tới nỗi so với xà-lan, nó như một chiếc xe hơi đậu cạnh tòa bin đinh ! Giang thất vọng nói: ” Mình xuống tàu nhỏ chứ không lên tàu lớn bố ạ ! “
Chúng tôi cùng kinh ngạc về sự nhỏ bé của chiếc ghe sẽ chở chúng tôi ra biển. Anh Bảo an ủi tôi rằng có lẽ đây chỉ là chiếc ” taxi ” dùng chở khách ra ghe lớn ở ngoài xa. Nhưng kinh hãi thay! Đó chính là chiếc ghe định mệnh đã ” giải phóng ” hơn trăm con người khỏi cái tai ương Cộng sản mà dân ta còn đang phải sống quằn quại với nó chưa biết tới bao giờ !
o O o
Khi cha con tôi bị đẩy
xuống hầm ghe, thì nơi đó đã chật cứng. Vậy mà người ta vẫn tiếp tục ấn
người xuống tiếp. Một người đàn bà đã ngồi ngay trên… đầu tôi ! Khi
Giang lên tiếng gọi, tôi không thể trả lời nó, vì cái mông to lớn của
người đó áp chặt vào mặt tôi. Giang sờ soạng trong bóng tối, và khi biết
rõ tại sao tôi không thể lên tiếng, nó dùng hết sức đẩy cái mông nguời
đàn bà ra xa mặt tôi. Bà ta tức giận, nói lớn:
” Gớm! Cái thằng bé này sao đành hanh quá! Ghe chật mà nó xô đẩy mới khiếp chứ ! “.
Giang cãi lại :
” Bà không được ngồi lên mặt người ta ! “.
Có tiếng người can ngăn: ” Thôi! ráng chút đi. Lát nữa ra khơi, lên boong tàu, tha hồ ngồi rộng rãi! “
. Đúng ! lát nữa ra khơi…! Nhưng bây giờ còn phải ngồi lên đầu nhau và
nín thở để qua ba trạm biên phòng nữa. Mỗi khi chiếc ghe nhỏ phải ghé
vào bờ, lại nghe tiếng quát nạt lẫn tiếng van xin và ánh đèn pin loang
loáng quét xuống hầm tầu, nơi cả trăm sinh vật khốn khổ xanh mặt, cảm
thấy mạng mình nhỏ như con sâu, cái kiến.
Kết quả của những sự dọa nạt và van xin đó là ghe phải nhận thêm năm bẩy nhân mạng tình nguyện hy sinh, để vàng thêm đầy túi quân ăn cướp ! Tới trạm thứ ba, và cũng là trạm cuối cùng, tiếng van xin nghe thống thiết hơn và tiếng quát nạt cũng dữ dội hơn.
Kết quả của những sự dọa nạt và van xin đó là ghe phải nhận thêm năm bẩy nhân mạng tình nguyện hy sinh, để vàng thêm đầy túi quân ăn cướp ! Tới trạm thứ ba, và cũng là trạm cuối cùng, tiếng van xin nghe thống thiết hơn và tiếng quát nạt cũng dữ dội hơn.
“Xin các anh tha cho ! Ghe đã quá tải, không còn nhét người vào đâu được nữa!”
“À! bọn mày định trở
mặt, nưốt lời không chở người của chúng ông hả ? Muốn đi tù cả đám phải
không? Tưởng chúng ông không dám bắn vỡ sọ bọn vượt biên sao! “
Đến tình cảnh ấy thì kết
quả vẫn như đã xảy ra nơi các trạm biên phòng trước. Một số người lại
được lục tục cho xuống ghe. Nhưng may mắn (!) cho những người đang ngồi
chồng chất lên nhau dưới hầm ghe, bọn mới xuống không còn bị ấn xuống
hầm. Họ ôm nhau ngồi trên boong. Chiếc ghe nhỏ thoát tay quỷ dữ, ì ạch
lết đi trong đêm đen… Nó chỉ có sứ mạng chở 30 hay 40 người, đã phải ôm
một trăm hai mươi sáu nhân mạng ! Sự lo âu, hồi hộp kéo dài đã làm tê
liệt nhận thức con người…
Không ai biết được thời gian đã trôi qua bao lâu. Chợt có tiếng sóng biến ầm ầm như sấm, đập vào mạn ghe. Ai nấy có cảm giác như chiếc ghe bị nâng lên tới mây xanh rồi lại chúi đầu xuống đất. Đã có người nôn oẹ và môt mùi chua, tanh nồng bay vào mũi, làm tôi thấy ruột gan như muốn trào lên cuống họng. Chợt Giang kêu lên: ” Nước lên ướt hết quần Giang rồi bố à ! ” Có tiếng một người khác la lớn: “Cho chạy máy bơm nước đi Hòa ơi ! Nước vô nhiều quá rồi ! ”
Máy bơm nước trong ghe được khởi động. Sau những tiếng nổ phành phạch, một làn khói khét lẹt tràn đầy trong hầm tầu, gây nên những trận ho sặc sụa và cơn uạ mửa tập thể.
Không ai biết được thời gian đã trôi qua bao lâu. Chợt có tiếng sóng biến ầm ầm như sấm, đập vào mạn ghe. Ai nấy có cảm giác như chiếc ghe bị nâng lên tới mây xanh rồi lại chúi đầu xuống đất. Đã có người nôn oẹ và môt mùi chua, tanh nồng bay vào mũi, làm tôi thấy ruột gan như muốn trào lên cuống họng. Chợt Giang kêu lên: ” Nước lên ướt hết quần Giang rồi bố à ! ” Có tiếng một người khác la lớn: “Cho chạy máy bơm nước đi Hòa ơi ! Nước vô nhiều quá rồi ! ”
Máy bơm nước trong ghe được khởi động. Sau những tiếng nổ phành phạch, một làn khói khét lẹt tràn đầy trong hầm tầu, gây nên những trận ho sặc sụa và cơn uạ mửa tập thể.
Nhưng sao nước không rút
xuống mà lại dâng lên quá nhanh. Chiếc ghe hình như chìm xuống thấp hơn.
Một lượn sóng tung bọt nước trắng xóa tràn lên boong tàu, trút một trận
mưa xuống tầng dưới. Ai nấy ướt như chuột lột…
Tôi nhìn chiếc mặt đồng hồ xanh lè trên cổ tay anh Bảo : 12g15 ! Đã quá nửa đêm. Chúa đã giáng sinh đem an bình cho người dưới thế. Nhưng một đám con cái bất hạnh của Chúa đêm nay đã sa vào tay quỷ dữ và sẽ chẳng còn dịp thấy ánh sáng mặt trời của ngày mai, để hát bài thánh ca tạ ơn Chúa. Phút chốc nước đã tới ngực, mọi người dưới hầm chen nhau ùa lên boong tàu. Khi cha con tôi lập cập leo lên tới nơi, một cành tượng kinh hoàng diễn ra trước mắt. Từng gia đình xúm quanh nhau, kêu khóc, cầu Chúa, khấn Phật. Vài thanh niên còn đang cố gắng một cách tuyệt vọng để cứu chiếc ghe, bằng cách dùng thùng hối hả múc nước trong ghe đổ ra ngoài.
Tôi nhìn chiếc mặt đồng hồ xanh lè trên cổ tay anh Bảo : 12g15 ! Đã quá nửa đêm. Chúa đã giáng sinh đem an bình cho người dưới thế. Nhưng một đám con cái bất hạnh của Chúa đêm nay đã sa vào tay quỷ dữ và sẽ chẳng còn dịp thấy ánh sáng mặt trời của ngày mai, để hát bài thánh ca tạ ơn Chúa. Phút chốc nước đã tới ngực, mọi người dưới hầm chen nhau ùa lên boong tàu. Khi cha con tôi lập cập leo lên tới nơi, một cành tượng kinh hoàng diễn ra trước mắt. Từng gia đình xúm quanh nhau, kêu khóc, cầu Chúa, khấn Phật. Vài thanh niên còn đang cố gắng một cách tuyệt vọng để cứu chiếc ghe, bằng cách dùng thùng hối hả múc nước trong ghe đổ ra ngoài.
Gia đình anh Bảo bốn
người cũng đang bíu lấy nhau. Một tay anh ẵm thằng Bo, tay kia nắm lấy
tay vợ. Họ không cầu nguyện, nhưng hai vợ chồng liên tiếp rền rĩ những
tiếng kêu thương đứt ruột: “Ôi! Bo ôi ! Bo ôi…Bo ôi…!” . Trong
giờ lâm tử, họ đã quên nghĩ đến thân mình, nhưng nỗi đau xé ruột của họ
chính là sự tiêu diệt cái mầm sống tươi non mà họ hết lòng yêu thương và
chứa chan hy vọng. Tâm trạng tôi nào có khác gì vợ chồng anh Bảo. Tôi
nghĩ tới Giang, nghĩ tới mẹ nó, các em nó và tôi muốn kêu lên một tiếng
xé trời cho bớt nỗi bi ai thống khổ của một kiếp người chẳng may bị
nghiền trong hàm răng máu me của một loài qủy dữ. “Ôi ! Bo ôi , Bo ôi ! “.
Tiếng kêu than vỡ tim, xé óc từ bên ngưỡng cửa tử sinh vẫn còn mãi mãi âm vang bên tai tôi, vì nó chỉ là tiếng dội từ chính trái tim tan nát của riêng tôi. “Ôi ! Giang ơi ! Giang ơi ! “ Giang theo lời tôi, cúi xuống mở nắp cái bình 5 lít mà nó mang theo. Nó trút nưóc trong bình xuồng sàn tàu nhưng giữ lại một it nước, và đưa bình cho tôi: ” Bố uống đi ! có khi bố sẽ khát !” Tôi vội vã làm theo ý Giang, rồi đóng nắp bình, tôi nói với nó: ” Con ôm lấy cái bình này…” Tôi chưa nói hết câu thì chiếc ghe như bị một bàn tay khổng lồ đẩy cho lật sấp. Từng chùm người rơi nhanh xuống biển. Dưới ánh sao đêm, tôi thoáng nhìn thấy những bóng đen tung theo từng đợt sóng trắng xóa .
Vừa rớt xuống nước, tôi bị cả chục bàn tay bíu lấy cổ, lấy đầu. Tôi theo chùm người, chìm sâu mãi xuống. Càng xuống sâu, các vòng tay càng nới lỏng, và sau cùng, không còn ai bám vào tôi nữa. Tôi hụt hơi, uống nhiều nước biển, trước khi trồi lên mặt nước. Nghĩ tới Giang, tôi sải cánh tay bơi qua bơi lại rất vội vã, miệng rền rĩ gọi tên Giang, hy vọng tìm thấy con. Sự gắng sức bừa bãi làm tôi kiệt lực rất mau.
Tiếng kêu than vỡ tim, xé óc từ bên ngưỡng cửa tử sinh vẫn còn mãi mãi âm vang bên tai tôi, vì nó chỉ là tiếng dội từ chính trái tim tan nát của riêng tôi. “Ôi ! Giang ơi ! Giang ơi ! “ Giang theo lời tôi, cúi xuống mở nắp cái bình 5 lít mà nó mang theo. Nó trút nưóc trong bình xuồng sàn tàu nhưng giữ lại một it nước, và đưa bình cho tôi: ” Bố uống đi ! có khi bố sẽ khát !” Tôi vội vã làm theo ý Giang, rồi đóng nắp bình, tôi nói với nó: ” Con ôm lấy cái bình này…” Tôi chưa nói hết câu thì chiếc ghe như bị một bàn tay khổng lồ đẩy cho lật sấp. Từng chùm người rơi nhanh xuống biển. Dưới ánh sao đêm, tôi thoáng nhìn thấy những bóng đen tung theo từng đợt sóng trắng xóa .
Vừa rớt xuống nước, tôi bị cả chục bàn tay bíu lấy cổ, lấy đầu. Tôi theo chùm người, chìm sâu mãi xuống. Càng xuống sâu, các vòng tay càng nới lỏng, và sau cùng, không còn ai bám vào tôi nữa. Tôi hụt hơi, uống nhiều nước biển, trước khi trồi lên mặt nước. Nghĩ tới Giang, tôi sải cánh tay bơi qua bơi lại rất vội vã, miệng rền rĩ gọi tên Giang, hy vọng tìm thấy con. Sự gắng sức bừa bãi làm tôi kiệt lực rất mau.
Những ngày dở sống dở
chết trong tù cải tạo, sức khỏe tôi đã tiêu mòn, lại thêm ba ngày bó rọ,
lo âu dưới xà-lan, tôi đâu còn bao sức lực. Sóng rất lớn. Tôi ráng giữ
cho cái mũi trồi lên trên mặt nước mà không được. Tôi sặc sụa và …chìm
dần.! Chợt một cái bọc ni lông trắng trôi qua trước mặt.. Tôi vội bám
lấy nó, và tôi đặt cằm lên cái phao đó, há miệng gấp gáp thở, thỉnh
thoảng lại bị nuốt những ngụm nước lớn do sóng biển đẩy vào miệng.
Tựa cằm vào cái bọc ni lông đó, tôi nghỉ ngơi, và có lúc đã xỉu đi. Mỗi lần mê đi như thế, tôi đều vuột tay khỏi cái phao. Chẳng bao lâu, tôi nhận ra cái phao đang chìm dần. Thì ra đó chỉ là một bọc quần áo. Bị ngấm nước, nó sẽ chìm.
Tựa cằm vào cái bọc ni lông đó, tôi nghỉ ngơi, và có lúc đã xỉu đi. Mỗi lần mê đi như thế, tôi đều vuột tay khỏi cái phao. Chẳng bao lâu, tôi nhận ra cái phao đang chìm dần. Thì ra đó chỉ là một bọc quần áo. Bị ngấm nước, nó sẽ chìm.
Khi nhận biết điều đó,
tôi bỏ bọc quần áo và cố sức bơi lại một vật đen thù lù có vẻ như đứng
yên một chỗ trên mặt biển. Bơi đã kiệt sức mới tới gần cái vật lạ đó:
đấy là một chùm người đang tuyệt vọng bám vào cái mũi ghe. Ghe chìm,
nhưng cái mũi nó còn lưu luyến thêm chốc lát trên lớp sóng bạc đầu.
Không còn chỗ cho tôi bám, tôi đành bơi loanh quanh. Chợt một cái bọc ni
lông khác tấp vào mặt tôi.
Đây là một cái bọc trái cây, trong có những trái cam hay bưởi. Sức nổi của cái bọc này rất yếu, nhưng nó cũng giúp tôi đỡ phải vùng vẫy để giữ cho cái đầu khỏi chìm. Nhưng do tôi quơ cào nhiều lần, cái bọc rách toang, và những trái cam trái chanh gì đó, thoát ra, nổi lều bều kháp nơi, mang theo chút hy vọng sống còn của tôi.
Đây là một cái bọc trái cây, trong có những trái cam hay bưởi. Sức nổi của cái bọc này rất yếu, nhưng nó cũng giúp tôi đỡ phải vùng vẫy để giữ cho cái đầu khỏi chìm. Nhưng do tôi quơ cào nhiều lần, cái bọc rách toang, và những trái cam trái chanh gì đó, thoát ra, nổi lều bều kháp nơi, mang theo chút hy vọng sống còn của tôi.
Một lần nữa, tôi sắp bị
biển khơi nuốt sống, thì tôi chợt nhìn thấy có hai bóng đen đang vật vã
cạnh một vật nổi. Ráng chút sức tàn, tôi bơi lại chỗ hai người. Đó là
một phụ nữ trẻ và một đứa bé trai khoảng trên mười tuổi. Một phi dầu,
nằm ngang, nổi bập bềnh trước mặt họ. Thằng bé kiệt lực, buông tay và
kêu cứu mẹ nó. Người mẹ khuyến khích: ”
Con ráng bám vào đây. “. Nhưng làm sao mà bám được vào cái thùng phuy tròn, nổi bập bềnh, không một chỗ để nắm. Mỗi khi bám vào, nó liền xoay tròn theo sức nặng người bám. Chỉ còn cách duy nhất là … bám lại. Hai tay luôn luôn quơ cào để ráng bấu một cách tuyệt vọng vào cái vật vừa cứng vừa tròn, vừa quay như con vụ.! Sức voi cũng phải cạn kiệt rất mau. Một đứa trẻ làm sao chịu thấu.
Con ráng bám vào đây. “. Nhưng làm sao mà bám được vào cái thùng phuy tròn, nổi bập bềnh, không một chỗ để nắm. Mỗi khi bám vào, nó liền xoay tròn theo sức nặng người bám. Chỉ còn cách duy nhất là … bám lại. Hai tay luôn luôn quơ cào để ráng bấu một cách tuyệt vọng vào cái vật vừa cứng vừa tròn, vừa quay như con vụ.! Sức voi cũng phải cạn kiệt rất mau. Một đứa trẻ làm sao chịu thấu.
Khi tôi bơi tới nơi, nhận
thấy đây là một cái phao chắc chắn, tôi cố bám vào, và tôi kéo tay
thằng bé đặt trên thùng phuy, nhưng tay nó mềm nhũn. Nó úp mặt xuống
nước, nổi bập bềnh theo chúng tôi.. Tôi cố sức bám vào cái thùng phuy
tới nỗi mười đầu móng tay bị mài cụt tới thịt, rướm máu, đau nhức, không
còn chịu nổi. Tôi nói với người phụ nữ, để chúng tôi nắm lấy tay nhau,
choàng qua cái thùng phuy, kèm nó vào giữa ngực hai người.
Nhưng sóng đánh mạnh quá, chiếc thùng tung lên, hụp xuống, làm cho tay chúng tôi cơ hồ muốn gãy, Nó cũng đập vào mặt làm tôi bị dập môi và bà ta bi chảy máu mũi. Chúng tôi đành buông tay nhau ra, và lại dùng phương pháp ” chuột bạch đánh vòng “, nghĩa là cào cấu, để bám vào cái thùng sắt. đang quay tròn..
Nhưng chúng tôi cùng kiệt sức quá rồi. Tôi đã mấy lần buông tay, và người thiếu phụ cũng rã rời. Tôi chợt nghĩ: nếu có một sợi giây thừng, đem quàng qua cái thùng, rồi mỗi người nắm môt đầu giây, thì có thể chịu đựng được khá lâu. Làm sao có cái thừng? làm sao có cái thừng ??
Nhưng sóng đánh mạnh quá, chiếc thùng tung lên, hụp xuống, làm cho tay chúng tôi cơ hồ muốn gãy, Nó cũng đập vào mặt làm tôi bị dập môi và bà ta bi chảy máu mũi. Chúng tôi đành buông tay nhau ra, và lại dùng phương pháp ” chuột bạch đánh vòng “, nghĩa là cào cấu, để bám vào cái thùng sắt. đang quay tròn..
Nhưng chúng tôi cùng kiệt sức quá rồi. Tôi đã mấy lần buông tay, và người thiếu phụ cũng rã rời. Tôi chợt nghĩ: nếu có một sợi giây thừng, đem quàng qua cái thùng, rồi mỗi người nắm môt đầu giây, thì có thể chịu đựng được khá lâu. Làm sao có cái thừng? làm sao có cái thừng ??
Đầu óc tôi rộn lên một ý
muốn mãnh liệt, để cố tìm được một sợi giây thừng. Tôi nhìn trừng trừng
vào mái tóc dài của người thiếu phụ trôi lòa xoà trong sóng, và nghĩ tới
cách cắt tóc đó bện làm sợi giây thừng. Ý muốn mãnh liệt tới nỗi tôi
tưởng như có thể thực hiện nổi trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh này.
Nhưng đó vẫn chỉ là ý nghĩ. Sao không xé áo quần để làm sợi giây ? Ý đó
lóe lên trong óc tôi như tia chớp. Nhưng tôi thất vọng ngay.
Trên người tôi chỉ còn chiếc quần cụt.! Nhưng kià, người phụ nữ đang cùng tôi chống chọi với thủy thần vẫn còn đủ áo quần. Tôi suy nghĩ và đề nghi với chị một điều mà tôi chắc chưa một người đàn ông nào có tâm trí bình thường dám nói : tôi xin chị cởi chiếc quần đang mặc, quàng nó qua cái thùng phuy, và mỗi người sẽ nắm lấy một ống quần, như một điểm tựa để sống còn.
Trên người tôi chỉ còn chiếc quần cụt.! Nhưng kià, người phụ nữ đang cùng tôi chống chọi với thủy thần vẫn còn đủ áo quần. Tôi suy nghĩ và đề nghi với chị một điều mà tôi chắc chưa một người đàn ông nào có tâm trí bình thường dám nói : tôi xin chị cởi chiếc quần đang mặc, quàng nó qua cái thùng phuy, và mỗi người sẽ nắm lấy một ống quần, như một điểm tựa để sống còn.
Tôi không phải giải thich
đến lần thứ hai, người thiếu phụ lập tức làm theo lời tôi nói. Sóng đã
dịu bớt. Chúng tôi mỗi người nắm một ống quần, ngủ thiếp đi trên mặt
biển mênh mang, cuồn cuộn sóng bạc đầu, rải rác vẫn còn những xác người
bập bềnh trôi theo! Chúng tôi vật vờ trong sóng nước không biết đã bao
lâu. Khi tôi ngẩng lên trời cao và cầu nguyện, tôi thấy những ngôi sao
như ít đi. Một thứ ánh sáng màu xám nhạt như đang lan tỏa trong không
gian, đẩy lùi bóng tối. Trên mặt biển vắng lặng, một làn hơi nhẹ như
sương như khói bốc lên từ mặt nước.
Trời đã sắp sáng ! Đột nhiên tôi cảm thấy lạnh cóng.Trong mấy giờ qua, lo vật lộn với sóng nước, lo tìm kiếm và bám víu vào các vật nổi, tôi quên đi cái lạnh cắt da của buổi sớm mùa đông giữa biển khơi lộng gió. Khi tôi nhớ ra mình đang bị lạnh,cơn lạnh như ào ào kéo tới. Nó làm tôi run bắn, hàm răng va vào nhau lộp cộp.
Trời đã sắp sáng ! Đột nhiên tôi cảm thấy lạnh cóng.Trong mấy giờ qua, lo vật lộn với sóng nước, lo tìm kiếm và bám víu vào các vật nổi, tôi quên đi cái lạnh cắt da của buổi sớm mùa đông giữa biển khơi lộng gió. Khi tôi nhớ ra mình đang bị lạnh,cơn lạnh như ào ào kéo tới. Nó làm tôi run bắn, hàm răng va vào nhau lộp cộp.
Tay tôi như cứng đơ và
tôi không còn cảm giác đang cầm nắm vật gì. Trông sang người phụ nữ, tôi
thấy môi chị tím lại, da mặt trắng bệch như xác chết; một bên tóc rủ
xuống che lấp mắt mà chị cũng không còn sức hất nó lên.. Nghĩ tới Giang,
một cơn tuyệt vọng não nề làm tôi rã rời. Tôi nói với người thiếu phụ
:
” Chị ơi! tôi mệt quá
rồi! Không có ai cứu, chắc mình sẽ chìm mất thôi. Tôi chỉ còn đợi bình
minh lên để nhìn thấy mặt trời một lần cuối cùng thôi, rồi tôi sẽ buông
tay! ”
Người phụ nữ hốt hoảng kêu lên :
“Xin đừng buông tay! anh buông tay là tôi cũng chết theo!”
Điều ấy đã hiển nhiển.
Không có tôi nắm một ống quần, sẽ chẳng còn đối trọng, cái ống quần chị
đang nắm sẽ hụt hẫng, không còn quấn vào cái thùng phuy. Lúc ấy, chị chỉ
còn cách tái diễn việc dùng tay bám vào cái thùng quay tròn trong sóng.
Chị biết rõ là không còn sức lực để làm việc ấy. Tôi an ủi chị bằng
cách hứa trước khi kiệt lực chết, tôi sẽ ráng cột chặt cái ống quần vào
cổ tôi, điều ấy tôi biết mình không làm nổi.
Rồi bình minh cũng tới.
Mặt trời thổ ra một vũng máu hồng trên biển. Nền trời vẩn đầy những đám
mây đen viền vàng, hình thù quái dị đầy đe dọa. Tôi vẫn nắm chặt cái ống
quần, nhưng không còn đủ sức cất đầu khỏi mặt nước. Khi đầu tôi chìm
trong nước, tôi cảm nhận mơ hồ thấy âm thanh của môt cái máy tàu đang
chạy. Đó là cái tiếng ùng ục của chân vịt máy quậy trong nước. Tôi ngửng
đầu nói với người thiếu phụ: ” Hình như có cái tàu đang tới! “
Mặt người phụ nữ sáng lên niềm hy vọng. Chị dồn dập hỏi tôi : ” Sao anh biết ? sao anh biết?? “. Khi tôi đáp : ” Tôi nghe thấy nó ! “,
chị thất vọng, tưởng tôi nói trong cơn mê sảng. Tôi mệt quá, lại gục
đầu xuống nước. Lần này âm thanh tôi nghe được lớn hơn và rõ hơn. Tôi
lại ngẩng đầu lên nói: “Đúng ! có cái tàu đang tới ! “. Chúng tôi
cùng quay nhìn khắp bốn phương. Trong khi mắt tôi bị chói ánh mặt trời,
chỉ thấy một vầng sáng lòa trước mắt, chị reo lên mừng rỡ: ” Có một cái chấm đen phía sau lưng anh kìa ! Đúng rồi, một cái tàu đang tới ! “.
Chúng tôi như hồi sinh,
mạnh mẽ hẳn lên với niềm hy vọng thoát tay tử thần. Giây lát, một chiếc
ghe đánh cá nhỏ lướt sóng tới nơi. Nó chạy vòng quanh chúng tôi, với
vòng tròn ngày càng thu hẹp lại. Một người đàn ông trên ghe chìa ra môt
cây sào. Người phụ nữ buông cái thùng phuy, nắm lấy cây sào và nhanh
chóng được kéo lên tàu. Không còn người giữ cái ống quần bên kia thùng
phuy làm vật đối trọng, tôi hụt hẫng, dùng tay cố bám cái thùng, nhưng
đành chịu thua . May mắn, chiếc ghe cứu người đã quay lại, và cây sào
lại chìa ra.
Tôi không còn đủ sức nắm
lấy nó Các ngón tay tôi co quắp, cứng đơ. Người trên tàu lùa cây sào vào
nách tôi, quậy mạnh và thét lớn “Kẹp lấy ! kẹp chặt lấy !” Nhưng
khi cây sào đươc kéo lên, không có tôi đi theo. Tôi đã quá yếu, không
đủ sức kẹp cây sào vào nách. Người ta phải lượn chiếc ghe vào sát bên
tôi, và nhanh chóng túm lấy tóc tôi, kéo lên. Tôi được lôi lên tàu như
một con cá chết. Tôi nằm vật ra sàn ghe, thân thể nhăn nheo, trắng bợt.
Thấy tôi rét run, một người đánh cá quơ đống lưới trên sàn tàu phủ lên người tôi, rồi thản nhiên bỏ đi. Đối với đám dân chài cộng sản, sự cấp cứu một người gần chết, chỉ tới mức đó. Lòng nhân đạo của con người dưới thời cộng sản cũng it oỉ và sơ sài như cái tem phiếu phân phối nhu yếu phẩm của Đảng. Dù đang mệt xiủ, tôi cũng ngửi thấy cái lưới cá vô cùng tanh tưởi. Tôi ụa mửa. liên hồi. Nước biển mặn chát tuôn ồng ộc qua miệng. Tôi cũng liên tục tiêu chảy ra nước biển. Mắt hoa lên, tôi ngất đi. Thời gian không biết đã trôi qua bao lâu.
Thấy tôi rét run, một người đánh cá quơ đống lưới trên sàn tàu phủ lên người tôi, rồi thản nhiên bỏ đi. Đối với đám dân chài cộng sản, sự cấp cứu một người gần chết, chỉ tới mức đó. Lòng nhân đạo của con người dưới thời cộng sản cũng it oỉ và sơ sài như cái tem phiếu phân phối nhu yếu phẩm của Đảng. Dù đang mệt xiủ, tôi cũng ngửi thấy cái lưới cá vô cùng tanh tưởi. Tôi ụa mửa. liên hồi. Nước biển mặn chát tuôn ồng ộc qua miệng. Tôi cũng liên tục tiêu chảy ra nước biển. Mắt hoa lên, tôi ngất đi. Thời gian không biết đã trôi qua bao lâu.
o O o
Tôi tỉnh dậy thấy thân
mình ấm, nóng, nhưng mệt rã rời và cổ khô như cháy. Chao ơi! Tôi khát
nước ! Nhưng vì quá yếu, tôi không thể lên tiếng, cũng không đủ sức đẩy
cái lưới cá phủ trên mình. Đúng lúc đó, tôi nghe tiếng một người đàn ông
nói : ” Anh kia chắc chết rồi ! Không thấy động đậy chi cả. Phải
chồng chị không ? Không phải ! Vậy để tôi coi. Nên quăng xác anh ta
xuống biển để khỏi phiền nhiễu khi về tới bến .” Khi cái lưới cá
được dở lên, tôi trông thấy một người đàn ông mình trần, da đen bóng,
đứng bên môt phụ nữ xinh đẹp, nhưng lại mặc bộ bà ba của đàn ông , trông
hơi quen. Không nói được, tôi lấy tay chỉ vô miệng.
Chị ta reo lên : “Ông ấy còn sống ! ông ấy khát nước. Tội nghiệp ! Để tôi cho ông hớp nước .” Rồi chị tất tả chạy vào cabin, bưng ra một bát nước. Chị nhẹ nhàng nâng dầu tôi lên và kê bát nước vô miệng. Nước ngọt như cam lồ của Phật bà Quan Thế Âm.
Chị ta reo lên : “Ông ấy còn sống ! ông ấy khát nước. Tội nghiệp ! Để tôi cho ông hớp nước .” Rồi chị tất tả chạy vào cabin, bưng ra một bát nước. Chị nhẹ nhàng nâng dầu tôi lên và kê bát nước vô miệng. Nước ngọt như cam lồ của Phật bà Quan Thế Âm.
Sau khi uống bát nước,
tôi nằm xuống ngủ li bì như chết. Khi tôi tỉnh dậy, trời đã về chiều,
người tôi đang lắc lư theo nhịp di chuyển của chiếc xe vận tải có công
an cầm súng. Tay tôi bị xich chung với tay một người thanh niên lạ. Tám
người chúng tôi sống sót trong chuyến ghe định mệnh. Sự đau đớn xót xa
vì mất người thân khiến ai nấy ngậm ngùi câm nín, không một biểu lộ vui
mừng vì mình thoát chết..
Ôi, nếu những kẻ được trời cho sống qua cơn đại nạn này, mà lại biết trước rằng : trại giam chấp pháp Bến Tre và các trại lao động khổ sai Bến Tranh, Châu Bình đang chờ đón họ, tôi chắc họ cũng đã vui vẻ buông tay theo người thân về lòng biển cả, nơi không có loài thú cộng sản và cũng chẳng có hận thù. Tôi tự hỏi : phải chăng lời cầu nguyện của tôi trong lúc sắp tan biến vào lòng Đai dương, đã cho tôi thấy lại một bình minh.
Ôi, nếu những kẻ được trời cho sống qua cơn đại nạn này, mà lại biết trước rằng : trại giam chấp pháp Bến Tre và các trại lao động khổ sai Bến Tranh, Châu Bình đang chờ đón họ, tôi chắc họ cũng đã vui vẻ buông tay theo người thân về lòng biển cả, nơi không có loài thú cộng sản và cũng chẳng có hận thù. Tôi tự hỏi : phải chăng lời cầu nguyện của tôi trong lúc sắp tan biến vào lòng Đai dương, đã cho tôi thấy lại một bình minh.
Tôi không biết. Nhưng tôi
linh cảm thấy từ nay, bình minh sẽ mãi mãi rực rỡ trên đầu tôi, dù bọn
cộng giết người có đầy đọa, chà sát tôi đến cỡ nào. Đạo bùa linh mà loài
ác quỷ ăn cắp ở đâu đó, để xử dụng làm toàn điều ác kinh khiếp cho
chúng ta, nay đã hết thiêng và không còn hiệu lực nào đối với tôi. Tôi
còn niềm tin sắt đá rằng : dù nước Việt ta trải qua trăm cay ngàn đắng
trong đêm dài cộng sản, một bình mình tươi sáng sẽ theo ánh dương về soi
rõ mặt kẻ thù, và quét sạch đêm đen. Không thể khác được, vì có ai ngăn
được mặt trời xuất hiện sau đêm dài tăm tối !
Ngày nay, mỗi đêm ngồi lặng lẽ thiền định trong bóng tối, theo dõi hơi thở, để chú tâm sống những giây phút nhiệm màu của hiện tại, tôi vẫn phải thỉnh thoảng vật lộn với những hình ảnh và cảm giác khủng khiếp của con thuyền định mệnh năm nào. Tôi thấy Giang khom mình đổ nước xuống sàn tàu, tôi thấy gia đinh anh Khúc Ngọc Bảo đang xúm vào nhau kêu thương rền rĩ ” Bo ơi! Bo ơí ! “,,; ;tôi thấy xác đứa nhỏ bập bềnh trong sóng nước trôi theo mẹ nó đang quay tròn bên cái thùng phuy lập lờ trong sóng…
Tôi ngừng theo dõi hơi thở , để quán chiếu những hình ảnh bi thương đó cho đến khi nó tàn úa trong tâm tưởng, và biến mất,trả lại cho tôi phút giây hiện tai. Nhưng nhiều lần tôi thất bại, không làm cho nó biến đi được. Tôi càng quán chiếu, những hình ảnh ghê rợn và cảm giác hãi hùng càng hiện ra rõ rệt như thực. Tôi đành bỏ phí một buổi thiền tập, ra bàn thờ thắp hương và niệm Phật.
Ngày nay, mỗi đêm ngồi lặng lẽ thiền định trong bóng tối, theo dõi hơi thở, để chú tâm sống những giây phút nhiệm màu của hiện tại, tôi vẫn phải thỉnh thoảng vật lộn với những hình ảnh và cảm giác khủng khiếp của con thuyền định mệnh năm nào. Tôi thấy Giang khom mình đổ nước xuống sàn tàu, tôi thấy gia đinh anh Khúc Ngọc Bảo đang xúm vào nhau kêu thương rền rĩ ” Bo ơi! Bo ơí ! “,,; ;tôi thấy xác đứa nhỏ bập bềnh trong sóng nước trôi theo mẹ nó đang quay tròn bên cái thùng phuy lập lờ trong sóng…
Tôi ngừng theo dõi hơi thở , để quán chiếu những hình ảnh bi thương đó cho đến khi nó tàn úa trong tâm tưởng, và biến mất,trả lại cho tôi phút giây hiện tai. Nhưng nhiều lần tôi thất bại, không làm cho nó biến đi được. Tôi càng quán chiếu, những hình ảnh ghê rợn và cảm giác hãi hùng càng hiện ra rõ rệt như thực. Tôi đành bỏ phí một buổi thiền tập, ra bàn thờ thắp hương và niệm Phật.
Nhiều đêm trong mơ, tôi
thâý người phụ nữ mặc áo bà ba đàn ông, đứng bên đống lưới cá, nâng đầu
cho tôi uống nước. Người phụ nữ mà tôi có dịp chia sẻ sự sống còn trong
đêm Giáng Sinh năm 1979 chính là hiền thê của anh Ngô Cảnh H., một bạn
đồng môn của chúng ta. Tôi ngậm ngùi tưởng nhớ hàng trăm ngàn đồng bào,
như Giang, như gia đình anh Khúc Ngọc Bảo đã bỏ mình vì sự tàn độc của
một lũ cuồng tín, hung bạo và dốt nát. Thân xác họ đã yên nghỉ trong
lòng đại dương, nhưng anh linh của họ sẽ kết tụ thành mây bão, thổi sập
cái chế độ bất nhân đang xiết cổ dân ta.
Biển xanh yên giấc ngàn thu
Thuyền nhân yên nghỉ trong mồ trùng dương
Hồn thiêng nêu chí quật cường
Ngày tan giặc cộng bốn phương tìm về !
Thuyền nhân yên nghỉ trong mồ trùng dương
Hồn thiêng nêu chí quật cường
Ngày tan giặc cộng bốn phương tìm về !
BÙI XUÂN CẢNH
Virginia, August 2008,
Virginia, August 2008,
CÁNH CÒ * ĐẠI TƯỚNG
Đại tướng tâm tư, có ngay Đại tướng quân!
Mon, 11/10/2014 - 19:46 — canhco
Tin thật là vui,
Tin thật là vui,
Vui vì hai người Việt, thuần Việt, đặc sệt Việt nhưng được Vương quốc
Campuchia phong lên tới chức Đại tướng quân do có công tu bổ, cải tiến
và cuối cùng là chế tạo hẳn ra một loại xe bọc thép có khả năng ngang
với loại mà Nga chế tạo trước đây. Dĩ nhiên là mức độ thông minh, tối
tân thì chưa bằng các nước tân tiến nhưng chắc chắn một điều là .. . hơn
hẳn Việt Nam, nơi có Bộ quốc phòng ngày đêm nặn óc tính toán sao cho có
thêm nhiều tướng lãnh, thay vì nhiều xe bọc thép, dù là xe bọc thép tự
tạo.
Chức danh Đại tướng quân dĩ nhiên là không ăn lương, không được dân
chúng Campuchia biết mặt biết tên và chào kính mỗi khi ra đường nhưng
hãnh diện, tự hào thì có lẽ cả hai cha con ông Trần Quốc Hải và Trần
Quốc Thanh đều có cảm giác không tránh khỏi.
Và họ cũng không tránh khỏi nỗi niềm thất vọng, chen lẫn xót xa khi cống
hiến của mình không phải cho Việt Nam, nơi họ được sinh ra và lớn lên
mà đất nước khác, con người khác được hưởng thành quả này một cách may
mắn.
Bản tin của báo chí cho biết "Trong những lần qua Campuchia để hỗ
trợ kỹ thuật máy trồng mì, ông Hải thấy một số xe bọc thép không khởi
động được. Ông Hải đã tự bỏ tiền túi tổng cộng 25.000 USD để sửa xe bọc
thép BRDM 2 (do Liên Xô cũ sản xuất).
Chiếc xe bọc thép BRDM 2 sau khi sửa có thể vận hành với 25 lít dầu
diesel/100 km so với trước đây là 45 lít, tác xạ nhanh hơn, hỏa lực mạnh
hơn so với trước, vòng xoay súng có thể bắn ở cự ly gần hơn so với 150 m
của xe cũ, tháp pháo tự động.
Sau thành công của chiếc xe, ông Hải được lữ đoàn 70 giao sửa chữa
thêm 10 chiếc xe bọc thép khác và bắt tay vào nghiên cứu chế tạo một xe
bọc thép mới.
Sau bốn tháng, ông đã hoàn thành chiếc xe bọc thép với tính năng mới
hoàn toàn. Chiếc xe bọc thép mới với vòng quay tay súng có thể bắn ở
khoảng cách 7m (so với xe cũ là 150m), tháp pháo tự động và hỗ trợ quay
tay, trang bị thêm hỏa lực hai bên xe".
Có lẽ chức danh Đại tướng quân của ông Hải đã làm cho niềm cảm hứng từ
cụm từ "anh em tâm tư lắm" của Đại tướng Phùng Quang Thanh trở nên mặn
mà hơn. Hôm 6 tháng 11 vừa qua trong phiên họp Quốc hội về dự thảo sửa
đổi về Luật sĩ quan Quân đội nhân dân, Đại tướng Thanh đưa ra đề nghị
phong tướng cho lãnh đạo của Học Viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu
cần, Học viện quân y và kể cả khoa Mác Lê Nin.
Nói trước Quốc hội ông đại tướng than thở: “Quá trình thẩm định có ý
kiến cho rằng giảm xuống Đại tá, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì trình ra
Quốc hội. Nếu Quốc hội cho phép để lại là Thiếu tướng tôi cho là rất
mừng. Ban soạn thảo rất tâm tư, tôi trình mà Quốc hội không bấm nút hai
khoa này không Thiếu tướng thì tôi về thuyết phục anh em rất khó. Người
ta sẽ hỏi là thế bây giờ Khoa Mác-Lê Nin không quan trọng à? Khoa khác
quan trọng thế khoa này thì sao, hay là anh có vấn đề gì, rất là khó các
đồng chí ạ".
Hình như ông Đại tướng chỉ nghĩ tới anh em cánh hẩu của ông, xin sỏ công
khai trước quốc hội một điều phi lý và trẻ con mà một nhà quân sự cao
cấp không được quyền nói. Ông quên xin những điều cần thiết cho người
lính là ngân sách để hiện đại hóa quân đội. Ông quên lính để nghĩ tới
quan, tới tướng. Ông quên chuyện phòng thủ lãnh thổ mà đem chuyện Mác-Lê
Nin ra xin sỏ. Ông làm như Mác-Lê Nin là vũ khí giết được kẻ thù và cố
tình không thèm biết cái chủ thuyết ấy nó đã hôi ê từ lâu lắm rồi.
Lời kêu van thống thiết của ông trước Quốc hội chưa được giải quyết thì
nước bạn ban cho ông ngay một Đại tướng quân, người hoàn toàn có khả
năng lãnh đạo Học viện Kỹ thuật Quân sự Việt Nam.
Không phải chỉ có Campuchia mới thừa nhận tài năng của Việt Nam, Malaysia đã từng làm như thế.
Câu chuyện của ông Phan Bội Trân và chiếc tàu ngầm mini du lịch Yết Kiêu
có lẽ sẽ khiến cho trí thức Việt Nam mất ngủ. Ông Trân vừa ký hợp đồng
sản xuất cho Malaysia vào đầu tháng 9 năm chiếc tàu ngầm do ông sáng
chế. Sau khi hợp đồng này đi vào thực hiện ông Phan Bội Trân sẽ cung cấp
kỹ thuật để Malaysia sản xuất tiếp 25 chiếc khác phục vụ kỹ nghệ du
lịch của họ.
Hợp đồng này đã đánh một tiếng chuông cảnh tỉnh nền công nghiệp sáng chế
Việt Nam nó cho thấy sự trì trệ của hệ thống rõ ràng quá nặng nề trong
khi bộ máy cầm quyền không hề thiếu các loại ban bệ để thực hiện.
Tuy nhiên nhìn ra những yếu kém, tụt hậu đó không phải là sự dễ dàng.
Quan chức Việt Nam vốn không có thói quen ấy và cách trả lời của họ
trước các vấn đề có tính cách cốt lõi luôn giống nhau: cả vú lấp miệng
em, tìm mọi cách để chống chế và né tránh trách nhiệm của mình.
Người điển hình trong vụ này là Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn
Quân. Trả lời báo chí ông Quân thẳng thừng bác bỏ cái gọi là hoạt động
khoa học công nghệ của bà con nông dân:
"Trong số hoạt động khoa học công nghệ của bà con nông dân, có nhiều
sáng kiến để phục vụ sản xuất. Trong số những sáng kiến ấy, có những
cái được nâng lên thành sáng chế, nếu nó mới và chưa từng được phát
hiện, hay được áp dụng ở đâu.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, có một số sản phẩm của người nông
dân mặc dù có tính mới, áp dụng được, nhưng để gọi là sáng chế thì chưa
thật chính xác.
Tôi ví dụ như với tàu ngầm Yết Kiêu của ông Phan Bội Trân và Trường
Sa 01 của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa, Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá
rất cao ý tưởng sáng tạo cũng như tinh thần khoa học của người dân.
Thế nhưng, về mặt nguyên lý mà nói thì những sản phẩm này đã được
người ta sáng chế, phát minh từ nhiều thập kỷ. Có điều, những sản phẩm
trên được nổi tiếng chỉ là do người dân Việt Nam lần đầu tiên làm mà
thôi.
Mặc dù đánh giá rất cao tinh thần khoa học của người dân, nhưng nếu
chúng ta gọi đây là những sáng chế có tầm quan trọng rất đặc biệt với
khoa học thì không phải.
Những sản phẩm này chỉ chứng tỏ tại một xưởng thủ công với một vài
cá nhân quan tâm tới khoa học, ở trong điều kiện còn rất khó khăn cũng
có thể làm ra được những sản phẩm ở trình độ nhất định
Tôi cho rằng, ngay cả khi những sản phẩm này có được thử nghiệm
thành công thì khả năng để thương mại hóa hay để rất nhiều người trong
xã hội sử dụng, thậm chí xuất khẩu ra các nước là một bài toán lâu dài,
phụ thuộc vào cơ chế thị trường, nhất là khi Chính phủ chưa có chủ
trương chế tạo tàu ngầm, máy bay".
Cái gọi là đánh giá cao ấy có một khiếm khuyết rất quan trọng: Ông không
đánh giá bằng quan điểm của một Bộ trưởng Khoa học và Công nghiệp, ông
nhìn những sáng kiến, thậm chí những thành tựu ấy bằng đôi mắt của một
học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông khi bước vào môi trường đại học
choáng ngợp trước những thành tựu vĩ đại của thế giới.
Ông quên rằng dưới trướng của ông có bao nhiêu Giáo sư, Tiến sĩ làm được
điều này? Ngay cả một con ốc vít cũng không xong thì nói chi tới tàu
ngầm máy bay, xe tăng các loại.
Ông không nhìn thấy tiềm năng của người có sáng kiến. Không những ông
hủy hoại chúng bằng tầm nhìn thiển cận mà còn lớn tiếng trước dư luận
không nên ca ngợi những thành tựu của họ nữa. Ông GATO và ông nhỏ mọn.
Ông không có cái nhận thức của một lãnh đạo và vì thế ông chỉ biết nói
"đánh giá cao", kính nhi viễn chi đối với họ để tới khi xe bọc thép của
cha con ông Trần Quốc Hải được Campuchia ca tụng và đặt hàng, rồi Phan
Bội Trân bán hợp đồng chế tạo cho Malaysia thì ông ăn nói sao đây?
Ông còn nhỏ, nghèo và yếu nhưng vẫn lớn lối theo kiểu "anh là nông dân
thì làm được cái gì?". Trong khi Mỹ nó lớn và mạnh là thế mà nó vẫn mang
chiếc trực thăng của ông Trần Quốc Hải sáng chế trước đây trưng bày tại
Viện bảo tàng New York như một thành quả đáng chiêm ngưỡng.
Họ chiêm ngưỡng cái tư tưởng không sợ là kẻ đi sau. Họ chiêm ngưỡng vì
một nông dân không có bằng Giáo sư hay Tiến sĩ vẫn âm thầm sống và làm
việc với ước mơ vượt khó của mình. Họ không tự ti như ông mặc dù họ đã
lên tới mặt trăng bằng phi thuyền và bây giờ đang chinh phục sao hỏa,
thế nhưng chiếc máy bay thô sơ của ông Hải vẫn được họ trân quý, vì sao
ông biết không?
Vì họ luôn yêu thương quá khứ và không ngớt suy nghĩ tới tương lai.
Quá khứ của họ như chiếc máy bay thô sơ của ông Hải hiện nay, và họ biết
rằng trong vài thập niên tới Việt Nam sẽ vươn lên từ chiếc phi cơ dễ
gãy này. Họ trân quý nó và họ biết sự trân quý ấy làm cho dân chúng Hoa
Kỳ rút ra những bài học vô giá: phát kiến khoa học lúc nào cũng là que
diêm châm ngòi cho những công trình vĩ đại.
Ông không có quá khứ để thương yêu và vì thế tương lai chỉ là một khái
niệm mập mờ dễ ngã sang hồ đồ nếu cứ vung vít nói những điều siêu thực.
http://www.rfavietnam.com/node/2283VITALY PORTNIKOV * NƯỚC NGA
Nước Nga sẽ tồn tại qua những cuộc phiêu lưu?
Sun, 11/09/2014 - 19:38 — ledienduc
Vitaly Portnikov - Forbers - Lê Diễn Đức dịch (*)
Putin muốn khôi phục lại đế chế cũ. Liệu ông ta thành công hay các
biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ đánh bại và nước Nga sẽ tan rã?
Vitaly Portnikov - Forbers - Lê Diễn Đức dịch (*)
Nhà văn Anh Herbert Wells đã đến thăm nước Nga lúc nó đang chìm trong
cuộc nội chiến nhấn vào năm 1920, sau đó ông gọi là cuốn sách của mình
về cuộc cách mạng Bolshevik là "Nước Nga trong sương mù." Gần một trăm
năm sau chuyến thăm đó, sự chẩn đoán xem ra tương tự: Nước Nga một lần
nữa nằm trong sương mù, và tương lai của nó không rõ ràng.
Trong chuyến thăm của Wells lúc bấy giờ Lenin là người đứng đầu chính
phủ Nga. Chỉ nước Nga thôi. Các nước cộng hòa tương lai thuộc Liên Xô
vẫn còn là những quốc gia độc lập, trong đó có Ukraina, mà cuộc xâm lược
của Hồng quân đã áp đặt lên liên minh quân sự và kinh tế. (Một kế hoạch
tương tự như vậy dự tính đối với Ba Lan, nhưng đã bị "điều kỳ diệu trên
Vistula" ngăn chặn). Để tạo ra Liên bang Xô Viết còn phải mất thêm hai
năm nữa, nhưng đã rõ ràng những người Bolshevik chắc chắn mở rộng lãnh
thổ của đế chế cũ bằng sức mạnh.
Một tình huống tương tự diễn ra trong ngày hôm nay: Liên Xô thì chưa có,
nhưng Putin, hiện tại "chỉ" là tổng thống của nước Nga, đang áp đặt lên
các nước láng giềng các thỏa thuận kinh tế và quân sự và chuẩn bị nuốt
chửng họ. Liên minh Kinh tế Á-Âu là bước đầu tiên để khôi phục lại đế
chế và Putin muốn nhìn thấy Ukraine, đầu tiên và trước hết.
Điện Kremlin và đa số trong xã hội Nga nhìn thấy những năm sau sự sụp đổ
của Liên Xô chỉ là một cuộc rút lui tạm thời của đế chế, nhưng cuối
cùng giờ đây đã tập hợp được sức mạnh và bắt đầu quá trình khôi phục lại
"vĩnh cửu" lãnh thổ của đế chế từ thành phố Lviv đến Ashgabat. Chiến
tranh với một Ukraine hậu Maidan và hội nhập châu Âu chỉ là một biện
pháp quyết liệt hơn cho cùng một mục đích.
Những người Bolshevik cũng đã từng hiểu như thế. Khi vào giai đoạn
1918-1920 họ tiến hành chiếm đóng lần đầu tiên của nước Cộng hòa
Ukraine, đã không có ai có thể chống lại. Châu Âu lúc đó bị rách nát và
tàn phá bởi chiến tranh thế giới I, Hoa Kỳ chẳng có lợi ích đáng kể nào
tại lục địa cũ, trong khi chính nước Nga sau sự tàn phá của nền kinh tế
trong những năm chiến tranh và cách mạng đã thực sự bị tách ra khỏi thế
giới văn minh và không sợ áp lực của nó.
Hôm nay tình hình hoàn toàn khác. Putin đã xây dựng một mô hình kinh tế
mà có thể sẽ làm Lenin khiếp sợ. Nước Nga của Putin hầu như không sản
xuất gì và mua tất cả mọi thứ bằng tiền bán tài nguyên dưới đất. Đây là
những gì tạo nên bản chất của mô hình kinh tế mà Putin xây dựng.
Phần thứ hai của mô hình là sự kế thừa truyền thống từ thời Liên Xô, dựa
trên thực tế là các vùng được cung cấp trực tiếp từ trung tâm. Trung
tâm phân bổ tiền từ các khu vực - nhà tài trợ tiền (hiện tại chỉ có
mười, hầu hết trong số đó là các khu vực dầu khí) cho 72 khu vực còn
lại, cộng thêm các khu vực chiếm đóng ví dụ như Crimea hoặc Nam Ossetia.
Chế độ phân phối là nguyên tắc của nhà nước của Nga, nhằm duy trì sự
cân bằng hiện nay, cần thiết để duy trì tính nhà nước trong toàn cục.
Hôm nay nước Nga đang đứng ở ngã ba đường.
Hoặc thế giới văn minh sẽ ngăn chặn nó tại biên giới Ukraine bằng các
biện pháp trừng phạt và sự giảm giá dầu - lúc ấy vài khu vực - nhà tài
trợ sẽ phá sản, một trung tâm bị mất tiền trở nên không cần thiết cho
phần lớn các "cổ đông" và nhà nước sẽ tan rã.
Hoặc nước Nga tập trung lại những tàn tích của lực lượng cho chiến
tranh, chiếm đóng, phá hủy Ukraine và Kazakhstan, sát nhập Belarus và
trên biên giới của Liên minh châu Âu sẽ là một Liên Xô mới - nghèo đói,
dễ bị kích động, mang gánh nặng các vấn đề nội bộ và sẵn sàng cho cuộc
chiến tranh mới vì một "lãnh thổ vĩnh cửu" và "khu vực ảnh hưởng truyền
thống".
Nhưng sự phụ thuộc của Nga vào nền kinh tế toàn cầu khiến kịch bản đầu tiên thực tế hơn.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
-------------------------------------------------
(*): Tác giả Vitaly Portnikov là một nhà báo nổi tiếng người
Ukraine, một nhà hoạt động Maidan, cộng tác viên của đài phát thanh và
truyền hình Tự do Espresso TV.
Bài được đặng trên nhật báo Forbes Online, phiên bản tiếng Ba Lan tại link: http://www.forbes.pl/czy-rosja-przezyje-swoje-awantury-,artykuly,184857,1,1.html
TƯỞNG NĂNG TIẾN * NHỮNG CÁNH BÈO
Những Cánh Bèo Trôi Ở Geyleng
Wed, 11/12/2014 - 08:35 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
"Cứ như thế, chuyến đi của chúng tôi gặp từ người nghèo này sang người
khốn khổ khác, một hành trình dài toàn những mảnh đời lang bạt, không
tấc đất cắm dùi và gặp nhiều tai bay vạ gió. Và tất cả câu chuyện của họ
đầu có liên quan đến chính sách quản lý nhà nước từ nhà đất cho đến
giải tỏa, đền bù cũng như thuế và chính sách trợ giúp người nghèo đầy
tính bất minh.”
“Những Mảnh Đời Lang Bạt Ở Bình Dương” là tựa của một bài phóng sự, đọc được qua RFA, do nhóm phóng viên Việt Nam thực hiện:
“Họ là những người tứ xứ lang bạt về Bình Dương để kiếm sống. Có người
làm thuê đủ các công việc để kiếm cơm độ nhật, có người đi buôn rau hành
dạo, trái cậy dạo, cũng có người đạp con ngựa sắt cũ kĩ dong ruổi khắp
thị thành, ngoại ô để mua ve chai, đồng nát… Cuộc sống của họ khó khăn,
bấp bênh, không có ngày mai. Và họ cũng chẳng biết bám víu vào đâu ngoài
chút sức tàn lực kiệt lúc tuổi già.
Ông Hoan, một người quê gốc Thái Bình, di cư vào miền Nam sau năm 1975
kể với chúng tôi rằng ông di cư không theo diện nào cả, chỉ đơn thuần
lúc đó miền Bắc quê hương của ông nghèo khổ quá, quanh năm suốt tháng
chẳng biết làm gì ngoài mấy đám ruộng nhỏ, vài bao lúa mỗi năm cộng với
vài chục ký sắn mỗi năm, không tài nào sống nổi, ông khăn gói lên đường
hành phương Nam với hy vọng đổi đời...
Vào đất Bình Dương hai chục năm nay, ông đạt được chút thành tựu là nuôi
hai đứa con học lên tới đại học, còn lại, hầu như ông chẳng có gì, nhà
cũng ở thuê, xe máy không có, bà con ruột thịt không có nốt ở xứ sở xa
lạ này. Gần 80 tuổi, ông Hoan vẫn luôn đối diện với nguy cơ đói khổ, bị
đuổi ra khỏi phòng trọ nếu như không kiếm đủ tiền trả thuê phòng...
Đồng số phận với ông Hoan, Bà Nga, trôi dạt từ Bến Tre lên thành phố Sài
Gòn với nghề bán vé số, rửa chén bát thuê, làm việc phụ giúp ở các quán
và giặt giũ thuê. Những công việc này chỉ đủ giúp bà mua gạo, muối,
thức ăn cho gia đình hằng ngay. Một thân nuôi ba người con nhỏ, chồng bỏ
đi. Cuộc đời bà nghèo khổ, chật vật mãi cho đến khi con bà trưởng
thành, đi làm công nhân, bà vẫn chưa hết khổ, vẫn phải đi bán vé số kiếm
sống qua ngày.
Ngoài bà Hoa và ông Hoan, còn rất nhiều người, nhiều mảnh đời trắc ẩn,
bể khổ đang lang bạt khắp Bình Dương nói riêng và khắp các thành phố
trên cả nước nói chung. Mặc dù họ vẫn rất siêng năng, chăm chỉ làm ăn,
cố vượt thoát cái nghèo nhưng không tài nào thoát được bởi cơ chế nhà
nước đã đẩy họ đi từ khốn khổ này sang khốn khổ khác...
Cứ như thế, chuyến đi của chúng tôi gặp từ người nghèo này sang người
khốn khổ khác, một hành trình dài toàn những mảnh đời lang bạt, không
tấc đất cắm dùi và gặp nhiều tai bay vạ gió. Và tất cả câu chuyện của họ
đầu có liên quan đến chính sách quản lý nhà nước từ nhà đất cho đến
giải tỏa, đền bù cũng như thuế và chính sách trợ giúp người nghèo đầy
tính bất minh.”
Có lẽ vì không phải là ký giả, phóng viên, nhà văn hay nhà
báo gì ráo trọi (giới người thường chỉ nhìn thấy mặt trái
của cuộc đời) nên chuyến đi của tôi – xem ra – lạc quan và vui
vẻ hơn nhiều. Ớ Geyleng tôi cũng gặp những người Việt không tấc
đất cắm dùi, những mảnh đời lang bạt, những kẻ cũng “bị cơ
chế nhà nước đẩy đi từ khốn khổ này sang khốn khổ khác” nhưng (cuối
cùng) họ đã tìm ra sinh lộ – dù chưa biết là chuyện mưu sinh
(rồi ra) sẽ kéo dài được bao lâu?
Ảnh: VDF
Geyleng là một con lộ dài, cắt ngang bởi vài chục con hẻm lớn,
ở Singapore. Nó được mệnh danh là Phố Đèn Đỏ Quốc Tế, với
hàng ngàn người hành nghề bán dâm thuộc nhiều quốc tịch khác
nhau. Riêng hai con hẻm 20 và 21 (Lorong 20 & 21) hiện nay thì
gần như là giang sơn của những cô gái Việt.
Đúng cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhận xét: “Con gái
Việt Nam đẹp lắm!” Họ tươi tắn và xinh xắn nếu không hơn thì
cũng chả hề kém các bạn đồng nghiệp Thái, Phi, Tầu, Nhật,
Đại Hàn ... đang biệt cư ở những con hẻm khác. Các cháu không
chỉ là một “món hàng” mới lạ đối với người ngoại quốc mà
giá cả, xem ra, cũng nhẹ nhàng hơn.
Ở Geyleng (chắc) không ai ngủ. Đường phố tấp nập ngày đêm. Giữa
đám người đang chen chúc hưởng thụ hay mưu sinh trong những quán
ăn lộ thiên, rực rỡ ánh đèn nơi khu phố đèn đỏ này, tôi chợt
nhận ra những người phụ nữ Việt Nam (qua những chiếc áo bà ba
sờn cũ) đang đi loanh quanh chào mời thực khách mua giấy chùi
miệng.
Họ chào hàng bằng tay, bằng ánh mắt van nài, cùng với nụ
cười rất hiền lành và hơi buồn bã. Tôi không dấu được sự
ngạc nhiên:
- Chị người Việt Nam phải hông?
- Chú cũng người Việt luôn sao?
- Dạ.
- Chèn ơi, vậy mà tui tưởng người Sing.
- Chú mua dùm mấy tệp khăn giấy này nha. Có một đô la thôi hà.
- Được chớ mà chị ngồi chơi nói chuyện chút xíu cho vui đi. Gấp gáp khỉ gì. Chị dùng chi tui kêu luôn?
- Chú cho uống được rồi, tui mỏi chân và khát nước quá. Đi từ hồi bốn giờ chiều tới giờ đó.
- Vậy thì ăn luôn đi.
- Dạ, cũng được.
- Rồi mấy giờ chị mới về nhà? Gần sáng tới nơi rồi.
- Phải đi tới cỡ tám giờ mới đủ sở hụi.
- Sở hụi gì cà? Chị bán mấy cái tệp giấy này có vốn liếng gì bao nhiêu đâu, không bán nay thì mai chớ hư hỏng lỗ lã gì mà sợ.
- Tui mua một bịch hai chục tệp giá năm đô, bán hết cả bịch thì lời được 15 đồng.
- Mỗi ngày chị bán mấy bịch?
- Cũng còn tùy. Bữa nào khoẻ, chịu khó đi, chịu khó mời thì được ba bịch, còn không thì hai. Có bữa hên bán một bịch thôi cũng đủ tiền rồi.
- Sao kỳ vậy?
- Nhiều người khách họ chỉ lấy một tệp giấy thôi, lấy cho mình thấy đỡ kỳ vậy mà nhưng cho tới năm sáu đô la lận. Họ cũng thường cho ăn luôn nữa. Nhiều người tử tế và vui vẻ lắm nhưng ngặt là mình không biết tiếng nên cúi đầu ăn thôi, chớ có biết nói chuyện gì đâu.
Tôi tính nhẩm một đô la của Singpore tương đương với 80 xu của Mỹ
nên suy ra là bà đồng hương này cũng kiếm được từ 30 đến 50
Mỹ Kim mỗi ngày.
- Như vậy bữa nào hên là chị về sớm, ngủ khoẻ re há?
- Ý đâu có được chú. Ngày hên cũng phải ráng đi để bù ngày xui chớ. Với lại tui ở “ghép” với bà Ba. Phải để bả ngủ cho đủ giấc. Khi nào tui về chui vô ngủ là đến phiên bả đi bán. Ghép như vậy mà một ngày cũng phải trả 12 đô tiền nhà lận đó.
Tôi chưa kịp hiểu sự khác biệt giữa chuyện “ghép phòng” và
“ghép giường” nhưng chưa kịp hỏi kỹ thì đã có thêm người nhập
cuộc:
- Út à, ngồi chơi mảy. Chú này là “người mình” chớ không phải Sing đâu nha.
- Vậy hả. Con chào chú.
- Chú chào em, ngồi nghỉ chút đi. Ăn gì chú kêu luôn nha.
- Dạ, con thích ăn cháo cá.
Người mới đến trẻ hơn nhiều (chắc mới ngoài bốn mươi) trông
cũng tươm tất hơn hẳn dù trên người vẫn chỉ mong manh có mỗi
chiếc áo bà ba và cái quần đen quê mùa giản dị, như cách phục
sức thường thấy ở những phụ nữ Việt Nam ở quê nhà. Chỉ vài
phút sau, lại thêm một “người mình” nữa hồn nhiên ngồi vào bàn
góp chuyện:
- Chèn ơi, ở đây gần tháng rồi tui mới thấy có chú là người Việt ở Thành Phố qua chơi đó nha. Còn toàn là tụi nhỏ làm gái, với đám bà già tụi tui không hà.
- Không phải ở Thành Phố đâu. Ổng là Việt Kiều ở tuốt luốt bên Mỹ lận.
- Ủy Trời, xa dữ thần vậy sao?
- Ảnh: VDF
- Tha hương ngộ cố tri. Câu chuyện của chúng tôi dù rất lan man nhưng đều nổ ròn như bắp. Tôi không có gì để nói nhiều nên chỉ ngồi nghe, và được nghe về một phương cách mưu sinh của đồng bào mình nơi đất lạ.
- Bán giấy chùi miệng là một nghề tương đối mới mẻ của người Việt ở Singapore. (Cũng có người bán vé số nhưng rất ít vì ai cũng ngại phải “ngậm” những tấm vé không bán kịp trước giờ sổ). Dù thời hạn cho phép “du lịch” chỉ trong vòng một tháng, mỗi một chuyến đi – sau khi trừ chi phí máy bay và ăn ở – trung bình một người chịu khó đi bán không ngừng (chừng mười hai tiếng mỗi ngày) có thể để dành được từ tám trăm đến một ngàn đô. Một năm nếu đi được vài lần thì mang về được ba bốn ngàn Mỹ Kim.
- Ảnh: VDF
- Đây là một số tiền lớn lao ngoài sự ước mơ của rất nhiều người dân Việt. So với dịch vụ xuất khẩu lao động rất nhiêu khê, tốn kém, phải cầm cố nhà cửa, và bị lường gạt đều đều thì “thương vụ” bán giấy chùi miệng (rất lương thiện này) quả một là phát kiến “thần tình” khi mà nước Việt không còn đủ chỗ chen chân cho những người bị đẩy đến bước đường cùng – mỗi lúc một đông – như tường trình của thông tín viên RFA:
- “Chỉ riêng thành phố Sài Gòn, lượng người bán vé số đông lên cả vài ngàn người, họ đến từ thập phương, cũng có người xuất thân là công nhân nhà máy, xí nghiệp, vì tai nạn lao động hoặc vì mất sức lao động, bệnh tật, phải nghỉ việc và chuyển sang bán vé số kiếm cơm độ nhật. Ngồi quán cà phê vỉa hè 58 – Trần Quốc Thảo, quận 1, trong vòng nửa giờ đồng hồ, đã đếm được 16 người bán vé số đến mời, già có, trẻ có, bệnh tật có, nhưng xót xa nhất vẫn là những em bé tuổi chưa đầy 15, học hành dở dang hoặc vừa đi học vừa bán vé số kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.”Singapre một đảo quốc giầu có, với lợi tức bình quân đầu người hàng năm ($53,000) cao nhất nhì thế giới. Người dân bản xứ không ai phải đi bán hàng rong hoặc đi xin ăn. Họ không chỉ giầu có, hào phóng mà còn vô cùng cởi mở nữa. Họ chấp nhận đến bốn thứ ngôn ngữ chính thức khác nhau: tiếng Anh, tiếng Mã, tiếng Tầu, và tiếng Tamil.Thực khách ở Singapore không ai cần đến giấy chùi miệng nhưng họ vẫn sẵn sàng chia sẻ vài đồng tiền lẻ với những kẻ không may ở nước láng giềng, qua một hình thức mua bán (tương đối) lịch sự và tế nhị. Thiệt là một vùng đất láng giềng bao dung, và trù phú, nơi lý tưởng cho những mảnh đời cùng quẫn và lang bạt đến tự xứ mình.Khi còn tại chức, ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố: “Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc...” Người kế vị, đương kim chủ tịch nước Trương Tấn Sang (vào ngày 19 tháng 8 vừa qua) cũng phát biểu gần tương tự:“Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.”Trong số những “cường quốc” và “bạn bè quốc tế ngưỡng mộ” này (hẳn) không có người dân ở Singapore đâu. Xin mọi người cứ yên tâm, và đừng ai cảm thấy bị tự ái (vặt) làm chi cho má nó khi.Theo lời một vị lãnh đạo cao cấp khác, (ông T.B.T Nguyễn Phú Trọng) thì chuyện “xây dựng CNXH còn lâu dài lắm.” Nghĩa là sẽ còn nhiều thế hệ con dân Việt Nam đến Geyleng để bán thân, hay bán giấy – nếu họ vẫn còn có thể tiếp tục mở rộng vòng tay chào đón chúng ta.Kính chúc các chị, các em, các cháu luôn buôn may và bán đắt.tuongnangtien's blog
VŨ HOÀNG * Á CHÂU
Á Châu trước hai viễn kiến Đông Tây
Trong thượng đỉnh APEC của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương năm nay các nước Á Châu thấy hai cường quốc ở hai bờ Thái Bình Dương đề nghị hai viễn kiến có vẻ tương đồng mà lại đối nghịch. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những lợi hại của hai đề nghị này cho các nước Á Châu. Xin quý vị theo dõi cách Vũ Hoàng đặt câu hỏi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Kinh tế hay an ninh, chính trị?
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, đằng sau ngôn từ ngoại giao của lãnh đạo 21 quốc gia trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương khi họ gặp nhau tại Hội nghị cấp cao là Thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, mọi người đều thấy các nước Á Châu đang được hai cường quốc ở hai bờ Đông Tây của Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc mời chào vào hai dự án hội nhập kinh tế. Kỳ này, xin đề nghị ông phân tích cho hai đề nghị có vẻ là kinh tế đó mà thực chất vẫn liên hệ đến cả lĩnh vực an ninh và chính trị của các nước trong khu vực.Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng về bối cảnh sâu xa thì ta cần nhớ lại vài sự kiện trước khi đi vào hai viễn kiến Mỹ-Tầu được Hoa Kỳ và Trung Quốc chiêu dụ các nước châu Á.
Trước hết, các nước đều có thể đồng ý với nhau rằng tự do thương mại theo quy luật thị trường là có lợi cho đôi bên trong việc giao dịch mua bán và đầu tư với nhau. Tuy nhiên, đi vào áp dụng thì từng nước phải đồng ý về quy tắc tự do đồng đều qua tiến trình đàm phán. Lý tưởng tự do mậu dịch toàn cầu dẫn tới sự hình thành của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO mà về sau cả Trung Quốc và Việt Nam đều gia nhập. Nhưng thực tế của thương thảo về quyền lợi và tương nhượng chung khiến vòng đàm phán gọi là Doha của WTO, được đề xướng từ Tháng 10 năm 2001, vẫn bế tắc sau 13 năm. Vì thế, các nước mới tìm qua ngả thương thuyết tay đôi hay giữa từng nhóm quốc gia trong từng khu vực với nhau rồi mở dần cho các nước khác tham dự.
Mọi dự án hợp tác hay hội nhập kinh tế đều bao gồm cả khía cạnh an ninh vì các thành viên buôn bán với nhau đều có xu hướng là đối tác kinh tế sẽ dễ là đồng minh về an ninh và chiến lược.Vũ Hoàng: Thưa ông có phải đấy là bối cảnh của sự ra đời của sáng kiến TPP không?
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa từ 10 năm trước, vào năm 2005, một nhóm nhỏ các nước có vị trí địa dư nằm trong vành cung Á Châu Thái Bình Dương đồng ý quy tắc tự do buôn bán theo chủ trương giảm thuế suất nhập nội và hạn ngạch xuất nhập khẩu đến tối đa để có một khu vực tự do mậu dịch. Sau đó, từ năm 2008, Hoa Kỳ là quốc gia có thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới mới tham dự và mở rộng sáng kiến này. Về nội dung thì có tính chất hội nhập cao hơn để các thành viên trở thành đối tác về kinh tế lẫn chiến lược. Về phạm vi thì mời nhiều nước khác cùng tham gia, quan trọng nhất chính là Nhật Bản, mà quan trọng hơn nữa là không mời Trung Quốc. Tinh thần hợp tác ở đây là ngần ấy thành viên lớn nhỏ phải cùng đồng ý với một quyết định thì mới có giá trị.
Sau mấy chục vòng đàm phán, Hiệp định TPP chưa thành hình như Chính quyền Barack Obama đã yêu cầu từ hai năm trước. Một phần cũng do phản ứng bảo hộ mậu dịch ngay trong nội bộ nước Mỹ, xuất phát từ cánh tả của đảng Dân Chủ. Phần kia là phản ứng bảo vệ của Nhật, khi họ cân nhắc sự lợi hại của việc mua bán xe hơi với nhập khẩu nông sản và lương thực chẳng hạn. Thực tế thì các nước, và nhất là nhiều thành phần tại Mỹ, cứ chú ý đến chuyện áo cơm mắm muối mà quên hẳn khía cạnh chiến lược kia là sự bành trướng của Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Trong khi đó, Trung Quốc chẳng ngồi yên mà cũng đã có nỗ lực mở rộng hợp tác với các nước nên ngày nay lãnh đạo Bắc Kinh mới đề nghị một lộ trình hội nhập để thành lập một khu vực tự do mậu dịch trong vùng Á Châu Thái Bình Dương. Thưa ông, diễn tiến việc đó là như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được nhắc lại rằng khi ba bốn nước sơ khởi, là Chile, Singapore và New Zealand rồi Brunei, đàm phán việc hợp tác và dẫn tới sự hình thành của sáng kiến TPP thì từ năm 2004, Nhật cũng có đề nghị tương tự là lập ra một khu vực tự do mậu dịch cấp vùng.
Nhưng chính Trung Quốc mới thúc đẩy sáng kiến đó với 10 nước trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là ASEAN để tiến tới sự hình thành của diễn đàn ASEAN + 3 là thêm Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn. Tiếp theo thì họ mở ra diễn đàn ASEAN + 6 là mời thêm Ấn Độ, Úc và New Zealand. Sáng kiến ASEAN + 6 là nền tảng của đề nghị gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện trong Khu vực, gọi tắt là RCEP, được đưa ra lần đầu vào năm 2012 tại Thượng đỉnh của các nước ASEAN ở Cambodia, với triển vọng thành hình vào năm 2015.
Sáng kiến RCEP do Trung Quốc đưa ra mới là nguyên ủy của dự án đàm phán về Hiệp định FTAAP gọi là Thương mại Tự do Á Châu Thái Bình Dương mà Chủ tịch Tập Cận Bình vừa nhắc lại và vẽ ra lộ trình sẽ cùng các nước hoàn tất vào năm 2025, là 10 năm sau tiêu chí của Hiệp định Đối tác Toàn diện RCEP...
Vũ Hoàng: Khi ông nhắc đến hội nghị cấp cao của ASEAN tại Phnom Penh vào năm 2012 đó thì thính giả của chúng ta cũng nhớ đến việc quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị này vào năm đó là xứ Cam Bốt đã bác bỏ việc các nước Đông Nam Á đề cập tới hồ sơ an ninh tại Biển Đông để khỏi gây mâu thuẫn với Trung Quốc. Có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ông nhớ sự kiện đó là chí lý vì mọi đồng tiền đều có hai mặt. Mọi dự án hợp tác hay hội nhập kinh tế đều bao gồm cả khía cạnh an ninh vì các thành viên buôn bán với nhau đều có xu hướng là đối tác kinh tế sẽ dễ là đồng minh về an ninh và chiến lược. Nếu Hoa Kỳ mở ra sáng kiến TPP mà không có Trung Quốc thì Bắc Kinh cũng có sáng kiến FTAAP giữa 16 quốc gia sản xuất ra 40% sản lượnh của thế giới mà không có Hoa Kỳ.
Mục tiêu của Mỹ và TQ?
Hoa Kỳ tôn trọng quy tắc tự do kinh tế và coi trọng quy luật thị trường, với hệ thống luật lệ rõ ràng và là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới dù kinh tế không lệ thuộc vào ngoại thương như Trung Quốc. Đấy là một ưu thế khách quan.Vũ Hoàng: Nhìn cách khác và chúng ta trở lại chủ điểm của chương trình, phải chăng các nước Á Châu được Hoa Kỳ và Trung Quốc mời vào hai kế hoạch hợp tác kinh tế khác biệt và thậm chí đối nghịch nữa? Hai cường quốc này nhắm vào những mục tiêu gì và các nước Á Châu nên cân nhắc ra sao trước sự mời chào của Hoa Kỳ và Trung Quốc?
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Khi nhắc lại diễn tiến từ chục năm trước thì ta thấy ra hai viễn kiến gần như hai cực đối nghịch của Mỹ và Tầu ở hai đầu Thái Bình Dương. Các nước Á Châu phải cân nhắc nhiều mặt lợi hại về kinh tế lẫn an ninh trong viễn ảnh năm mười năm tới chứ không thể chỉ nghĩ đến chuyện mua bán với ai thì có lợi! Nói về mục tiêu của từng cường quốc Mỹ Hoa khi chiêu dụ các nước Á Châu, tôi nghĩ rằng ta nên thấy ra vài khác biệt sau đây .
Hoa Kỳ tôn trọng quy tắc tự do kinh tế và coi trọng quy luật thị trường, với hệ thống luật lệ rõ ràng và là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới dù kinh tế không lệ thuộc vào ngoại thương như Trung Quốc. Đấy là một ưu thế khách quan. Trung Quốc có dân số cao nhất và lần đầu tiên trong lịch sử xứ này, lệ thuộc rất nhiều vào việc trao đổi buôn bán với thiên hạ để phát triển xứ sở. Nhờ vậy, các nước có thể tìm ra mối lợi khi làm ăn với thị trường Hoa Lục mà không thể quên chủ ý "phân công lao động" của Bắc Kinh, đó là bảo đảm nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho một xứ đói ăn, khát dầu và đang cần tiếp nhận hoặc thậm chí ăn cắp công nghệ cao của thế giới.
Vũ Hoàng: Ông có thể nào nêu vài thí dụ về chú ý này của Bắc Kinh không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lãnh đạo Bắc Kinh ve vãn một quốc gia có nhiều tài nguyên khoáng sản như Úc, thậm chí đã từng gây sức ép với doanh nghiệp Úc như vụ Rio Tinto năm kia, để bảo đảm nguồn cung cấp lâu dài với giá rẻ. Trong khi đó họ cũng ráo riết tìm cách ký kết hiệp định tự do mậu dịch với Nam Hàn, là xứ không có tài nguyên mà đầy chất xám và sản phẩm công nghệ cao.
Mục tiêu kinh tế là để tranh thủ hai quốc gia có các sản phẩm và dịch vụ mà Bắc Kinh rất cần. Nhưng mục tiêu an ninh thì cũng để trấn an nước Úc khỏi lo sợ và hợp tác quân sự với Hoa Kỳ hoặc tham gia bảo vệ an toàn trên vùng biển Đông Nam Á là cửa ngõ thông thương của nước Úc. Với Nam Hàn thì mục tiêu an ninh cũng là kéo Nam Hàn về phía mình hầu giảm thiểu ảnh hưởng của một cường quốc kinh tế và quân sự mà họ e ngại nhất tại Đông Á là Nhật Bản.
Vũ Hoàng: Vì thời lượng có hạn, chúng ta phải đi vào đoạn kết. Ông nghĩ sao về sự chọn lựa của các nước Á Châu trước hai viễn kiến hay dụng ý đó của Hoa Kỳ và Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đầu tiên, tôi xin nhắc lại rằng các nước Châu Á cần cái nhìn dài hạn và toàn diện về quyền lợi và sự an toàn trước sức hút của hai cực ở hai bờ Thái Bình Dương. Thứ hai, Trung Quốc có rất nhiều nhược điểm nội tại về kinh tế và xã hội cho nên nay mai có thể bị khủng hoảng và đấy là vấn đề cho Đông Á. Thứ ba, Trung Quốc ít tôn trọng cam kết và luật lệ mà cũng chẳng che giấu mục tiêu chiến lược về quân sự trên vùng biển từ Thái Bình Dương qua tới Ấn Độ dương. Trong khi đó, Hoa Kỳ là siêu cường ở xa, chẳng có tham vọng thôn tính mấy xứ Đông Nam hay Đông Bắc Á, nhưng có khả năng bảo vệ quân sự trên vùng biển và trong vài chục năm tới vẫn là lực đối trọng trước đà bành trướng của Trung Quốc tại Đông Á. Sau cùng, Hoa Kỳ là một xứ dân chủ, lãnh đạo phải quan tâm đến dư luận và có thể bị thay thế qua bầu cử công khai minh bạch nên khó thi hành loại âm mưu mờ ám và cứ phải công khai hóa tiến trình quyết định của mình, thí dụ như qua từng đợt đàm phán về Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, khi nhắc đến chuyện bầu cử
tại Mỹ vừa qua, các nước Á Châu nên kết luận ra sao và so sánh thế nào
với Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đảng Cộng Hoà thắng lớn tại Quốc hội sẽ giải
tỏa cản trở của xu hướng bảo hộ mậu dịch trong đảng Dân Chủ nên tạo cơ
hội cho ông Obama khai thông nhiều chướng ngại mậu dịch, nhất là với
Nhật Bản trong dự án TPP. Vì vậy, Hiệp định TPP sớm có hy vọng thành
hình trước Hiệp định FTAAP của Tầu. Thứ hai, đảng Cộng Hòa có xu hướng
nghi ngờ Trung Quốc về an ninh nên sẽ gây sức ép với Chính quyền Obama
để có những quyết định chuyển trục thật về Đông Á thay vì cứ nói vu vơ
mà chẳng làm gì kể từ ba năm qua.
Sau cùng, nếu so sánh thì lãnh đạo mới của Trung Quốc cứ nói tới giấc
mộng Trung Hoa mà thực tế vẫn củng cố quyền lực và bành trướng ảnh hưởng
ra ngoài. Kế hoạch mà ông Tập Cận Bình gọi là xây dựng lại "Con Đường
Tơ Lụa" mở rộng trên đại lục và đại dương, từ Indonesia qua Ấn Độ vào
Trung Á, có hàm ý quân sự để xác định lại sức mạnh của Trung Quốc tại
Đông Á. Vì thế viễn kiến của Bắc Kinh có thể là ác mộng Châu Á.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
TRỌNG NGHÌ * BIỂN ĐÔNG
Thượng đỉnh ASEAN : Đấu trường mới cho tranh chấp Biển Đông
Trọng Nghĩa/ RFI
Nếu chỉ được nhắc tới một cách thoáng qua tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC
ở Bắc Kinh bế mạc vào hôm nay, 11/11/2014, hồ sơ Biển Đông được cho
là sẽ được tranh cãi trở lại nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ mở ra
vào ngày mai tại Naypyidaw, thủ đô Miến Điện.
Với sự hiện diện của lãnh đạo các nước như Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Ấn Độ…, tình hình căng thẳng tại Biển Đông do các hành vi áp đặt chủ quyền của Trung Quốc – đặc biệt thô bạo nhắm vào Việt Nam vào mùa hè vừa qua – không thể không được đề cập đến.
Logo thượng đỉnh ASEAN 2014 |
Với sự hiện diện của lãnh đạo các nước như Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Ấn Độ…, tình hình căng thẳng tại Biển Đông do các hành vi áp đặt chủ quyền của Trung Quốc – đặc biệt thô bạo nhắm vào Việt Nam vào mùa hè vừa qua – không thể không được đề cập đến.
Miến Điện, chủ tịch đương nhiệm ASEAN là nước đầu tiên quan tâm đến chủ
đề nóng bỏng này. Bản dự thảo Tuyên bố chung đúc kết Hội nghị của Chủ
tịch ASEAN – bị tiết lộ hôm 05/11/2014 – đã xác định thái độ thái độ
quan ngại của các nước Đông Nam Á trước tình hình căng thẳng gia tăng
tại Biển Đông.
Trong một lời ám chỉ đến các hành động quyết đoán đã qua của Trung
Quốc, ASEAN kêu gọi tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không trong
khu vực. Hiệp hội các nước Đông Nam Á kêu gọi đích danh Trung Quốc thực
hiện các cam kết trong Bản Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông
(DOC) « một cách toàn diện », và khẩn trương tiến tới việc sớm đúc kết
Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).
Điều đáng nói là sau khi bản dự thảo bị tiết lộ, một quan chức Miến
Điện cao cấp đã xác nhận là nội dung về Biển Đông trong dự thảo sẽ được
duy trì trong bản Tuyên bố chung chính thức.
Trung Quốc « xuống nước » nhưng quan ngại về Biển Đông vẫn còn
Dẫu sao thì tất cả các nhà phân tích đều cho là nội dung liên quan đến
tranh chấp Biển Đông giữa 4 nước ASEAN với Trung Quốc chắc chắn sẽ được
mổ xẻ tiếp tục trong nội bộ khối Đông Nam Á giữa các nước muốn ASEAN
có lập trường rõ ràng, và bên kia là các thành viên không muốn làm phiền
Trung Quốc.
Về phần Trung Quốc thì nước này, ngoài mặt đang cố gắng tỏ vẻ hòa nhã và
hòa hoãn, sau khi thấy được thái độ bất đồng tình của quốc tế trước
các hành vi thô bạo của họ, đặc biệt nhắm vào Việt Nam trong mùa hè vừa
qua với việc dùng lực lượng tầu thuyền hùng hậu hộ tống giàn khoan
HD-981 vào hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại
Biển Đông.
Tuy nhiên, sách lược xuống nước của Trung Quốc được cho là sẽ không
ngăn cản được các nước khác nêu lên quan ngại trước tác hại của các hành
vi khuấy động ổn định tại Biển Đông mà giới phân tích cho là sẽ được
Bắc Kinh tiến hành trong tương lai.
Trong nội bộ ASEAN, theo các nguồn tin báo chí, Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Philippines đều đã có kế hoạch nêu bật vấn
đề này tại các Hội nghị ở Miến Điện. Thông tin chính thức từ Việt Nam
cho biết là Thủ tướng Dũng sẽ cùng với các các nhà lãnh đạo khác trao
đổi về nhiều nội dung trong đó có « mối quan tâm chung là « duy trì an
ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông ».
Hội đàm tay đôi Obama-Nguyễn Tấn Dũng
Tại ASEAN, Hà Nội và Manila sẽ không đơn độc trong hồ sơ Biển Đông, vì
sẽ được hậu thuẫn của ít nhất hai cường quốc ngoài khu vực là Mỹ và Ấn
Độ.
Tại Miến Điện, hồ sơ Biển Đông có thể được Hoa Kỳ nêu lên trong rất
nhiều dịp, trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, hoặc là tại Hội nghị
Thượng đỉnh Đông Á mà Hoa Kỳ là thành viên.
Theo hãng AFP, tại Naypyidaw, ông Obama còn dự trù một cuộc gặp tay đôi
với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, một cuộc tiếp xúc rất có ý
nghĩa vì diễn ra chỉ ít lâu sau khi Hoa Kỳ quyết định giảm nhẹ lệnh cấm
bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Theo bà Susan Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, thì khi gặp gỡ các lãnh
đạo ASEAN tại Miến Điện, Tổng thống Obama « sẽ nêu bật vai trò lãnh
đạo của Mỹ trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển ».
Ngoài Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Ấn Độ được cho là cũng sẽ nêu bật hồ sơ
Biển Đông tại các cuộc họp ở Miến Điện. Nhật báo Ấn Độ The Hindu ngày
hôm nay khẳng định rằng « mối quan ngại của Ấn Độ trước việc Trung Quốc
bành trướng và tìm cách thống trị Biển Đông » sẽ được Thủ tướng Narenda
Modi nêu lên tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á cũng như trong một số cuộc
gặp song phương ở Naypyidaw.
DÂN LÀM BÁO * CỘNG SẢN NGU SI
Nắm trọn sự ngu si và quyền hành trong tay, CSVN đã phá nát nước ta!
Ngu si cộng với quyền hành,
Cộng phỉ đã phá tan tành nước Nam!
Hôm nay 11/11/2014, trên nhiều trang báo mạng cùng loan một tin có tựa đề: “Sự đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN!”,
đó là lời tuyên bố của “đương kim Đại Tướng Công” của Camphuchia Trần
Quốc Hải, là người VN, một nông dân sống ở Tây Ninh Tây Ninh.
Ai cũng biết người Campuchia hiện đang biểu tình chống VN, chính xác là
chống nhà cầm quyền VN, và họ muốn trục xuất nhiều người VN đang sống
tại Campuchia về nước, họ từng nhiều lần đốt cờ đỏ sao vàng, và yêu cầu
đại sứ VN phải xin lỗi vì đã tuyên bố “sai sự thật”!
Thời trước 1975, Campuchia, Lào, Thái Lan, là những nước láng giềng nhỏ
bên cạnh VN, và được chính quyền VNCH nâng đỡ, tài trợ, kể cả kinh tế
lẫn chính trị, xã hội, họ sống rất hài hòa hữu nghị với VN, tuy có phần
lép vế hơn so với “hòn ngọc Viễn Đông” mà nhiều nước đã tôn vinh VNCH!
Chính phủ VNCH thường giữ mối giao hòa tốt đẹp với các nước nhỏ lân cận,
và Hoàng thân Shihanouk cũng như chính quyền Lào, Thái Lan thường qua
thăm thân tình VN, dưới thời TT Ngô Đình Diệm. Nhưng bây giờ thì Thái
Lan đã vượt xa ta, Campuchia và Lào không những trở nên ngang cơ, mà có
khi còn khinh thường, chỉ trích chê bai VN vì kinh tế kém cỏi, nhất là
xã hội VN bây giờ còn hổ lốn, chậm kém hơn họ, còn về tự do dân chủ nhân
quyền thì VN còn thua xa họ! Người Campuchia bây giờ rất ghét và khinh
thị người Việt CS, không phải là không có lý do, vì thời gian trước quân
đội VN qua Campuchia giết Polpot, lính CSVN đã cướp chiếm nhiều của cải
vàng bạc châu báu của họ chở về VN, ngụy trang trong những “quan tài
chở xác”, làm điếm nhục cho cả dân tộc VN! Đã đi cướp của, thì bị người
ta khinh ghét chẳng có gì là oan uổng! Cướp trong nước chưa đủ, nhà cầm
quyền, quân đội, và bè lũ tay chân còn cướp rừng cướp gỗ của người ta,
như Hoàng Anh Gia Lai, một tư bản đỏ VN là một ví dụ! Không dám so với
Thái Lan, VN bây giờ chỉ dám “ngang hàng” với Campuchia và Lào, cũng còn
khó khăn trầy da tróc vảy! Chúng ta luôn thấy trên TV nhà nước CSVN đi o
bế, nịnh bợ “người anh em Lào”, với những câu giả tạo lá mặt, nào là
“liền núi liền sông”, nào là “cùng gian khổ chiến đấu”, “cùng chung tay
xây dựng”…, nhưng đối với Campuchia thì ít dám ve vãn hơn, vì đang bị họ
chửi bới, tẩy chay, và vạch trần sự tuyên truyền gian dối của chính
quyền VN ra rằng không như báo đài VN tuyên truyền sai sự thật, họ không
“xử lý” dân chúng của họ khi biểu tình chống VN và đốt cờ VN, vì ở
Campuchia người dân có quyền tự do biểu tình chứ không như ở VN!
Sự bang giao hữu nghị và chân thành với những quốc gia khác, nhất là với
các nước láng giềng, là điều tốt và cần, nhưng với thái độ hạ mình để
xu nịnh, o bế trơ trẻn giả trá, trong khi vẫn lăm le ăn cướp của họ, là
một điều vô đạo đức và điếm nhục, làm phương hại đến uy tín và danh dự
quốc gia, làm nhục quốc thể! Tính ăn cướp, hiếp đáp người yếu, CSVN học ở
quan thày Tàu! Những hình ảnh trên TV bộ đội VN nắm tay nhảy nhót múa
ca với các cô gái Lào, trông thật là phản cảm! Quan hệ quốc gia không
phải là quan hệ trai gái, nhất là đó chỉ là một sự gượng ép, tô vẽ cố
tình, chứ không phải chân tình, vì hiện giờ Campuchia và Lào đang ngả về
Tàu cộng, chứ không phải ngả về VN, vì VN vừa yếu hèn lại vừa gian
tham! Nếu thực tâm yêu nước, chúng ta phải xây dựng một gương mặt của
đất nước cho vững vàng, trong sáng và trang trọng để người ta nể, chứ
không thể làm những trò hề hạc bôi bác như hiện nay! Chính mình còn
không bảo vệ được cho mình, đi cúi luồn, lạy lục Tàu cộng để cầu an, thì
còn sức mạnh và uy tín gì để người ta theo mình, thân với mình? VN kinh
tế thì nghèo đói mạt rệp hơn họ, nợ ngập đầu, công nghệ thì kém cỏi,
lấy đâu ra mà “nâng đỡ” họ?
Và bây giờ, trong lúc người Campuchia đang chống VN, thì chính phủ
Campuchia lại sẵn sàng trọng dụng và “phong tướng” thật sự cho những
người VN có tài như ông Trần Quốc Hải, người nông dân VN đã từng sáng
chế ra máy bay trực thăng vào năm trước, và nhiều loại máy móc, với ước
nguyện muốn phục vụ cho quê hương, nhưng bị những bộ não bã đậu hiện
đang điều hành đất nước nói rằng: “Công nhận anh phát minh sáng chế
giỏi, nhưng thôi đừng làm nữa!”, lời của ông Hải thuật lại khi trả lời
phỏng vấn. Thật không còn gì để nói! Trong khi đang căm ghét VN, nhưng
chính quyền Campuchia lại sẵn sàng mời gọi và phỗng tay trên những nhân
tài của VN để qua phục vụ cho nước họ! Cùng lúc với ông Hải, tại Hà Nội
còn có anh Nguyễn Văn Thắng, một nông dân khác cũng chế tạo được một máy
bay trực thăng chạy bằng săng thường, với vận tốc khoảng 200km/giờ, và
ngày 3/3/2014 anh Thắng đã bị công an đến lập biên bản bắt anh phải ký
vào, là nghiêm cấm anh không được tiếp tục chế tạo máy bay nữa! Chúng ta
không dám khẳng định ông Hải và anh Thắng là nhân tài, hay mức độ tài
năng của họ đến đâu, nhưng thông thường khi thấy xuất hiện những “điểm
sáng”, những tài năng phi thường, thì trước hết các nhà lãnh đạo đất
nước, hay kể cả một công ty, phải biết hứng lấy, rồi đầu tư nuôi dưỡng
cho nó phát triển dần mãi lên, hầu phục vụ đất nước, phục vụ cho xã hội,
chứ không thể bảo: “mày không có bằng cấp, nên mày hãy tắt lịm đi, đừng
tỏa sáng, đừng hoạt động nữa!”. Phải chăng kẻ ngu thì không dám dùng
người khôn, kẻ dốt nên không dám dùng người giỏi? Biết đâu những tên CS
man mọi lại chẳng sợ ông Hải và anh Thắng sẽ sáng chế ra máy bay và bom
đạn để thả trên nhà, trên đầu của chúng? Có tật thì giật mình, nhìn đâu
cũng chỉ thấy “kẻ thù”! Ông Hải và con trai ông là Trần Quốc Thanh,
đang sản xuất cho Campuchia hàng trăm xe tăng bọc thép theo đơn đặt
hàng, để thay thế cho những xe tăng do Liên Xô sản xuất, đã hư hỏng và
lỗi thời! Ông đã được Hoàng thân và thủ tướng Campuchia phong làm “Đại
Tướng Công”, được cấp nhà cửa, xe cộ và hưởng tiêu chuẩn sống của một vị
tướng thực thụ. Thử hỏi mọi người, đem so cảnh sống của một nông dân
tầm thường, bị miệt thị bởi những kẻ mê muội, những cái đầu ngu si dốt
nát, và một nơi mình được trọng dụng, được phát huy tài năng, chưa kể
còn được cung phụng mọi phương tiện sống, và nhất là được quyền tự do đi
lại, nói năng phát biểu, thì hỏi mọi người sẽ chọn cái gì?
Cũng còn một điều cần cho chúng ta phải suy nghĩ: tại sao nền công kỹ
nghệ VN không thể sản xuất được một con ốc vít, như chính Nguyễn Tấn
Dũng ề à nói trên TV mới đây, mà những người nông dân này lại có thể tự
chế ra được cả chiếc máy bay và nhiều loại máy móc khác? Phải chăng cần
xem xét lại cái nền “giáo dục XHCN”, và cả cái xã hội không biết dùng
người ấy?
Trên thế giới này từng có nhiều vĩ nhân không bằng cấp, xuất thân từ
chốn nghèo nàn quê kệch, nhưng là thiên tài, do ơn Trên ban cho họ sở
hữu được những bộ óc xuất chúng, và họ đã giúp ích nhiều cho nhân loại,
nhờ vào những đất nước biết trọng người tài. Họ đã từng là những nhà
lãnh đạo tài ba, từng làm tổng thống, thủ tướng, hay là những nhà khoa
học, nhà sáng tạo ra những sản phẩm hữu ích và lẫy lừng danh tiếng mà cả
thế giới khâm phục, chứ đâu như lũ thất học mà bằng cấp đầy mình, nhưng
ngu muội thì vượt bực như ở VN bây giờ? Chỉ có những kẻ vô học mới mê
bằng nọ bằng kia, chúng coi đó như những lớp phấn son chúng trát quét
đầy mặt, nhưng lại càng lộ ra những khiếm khuyết tệ hại xấu xa! Và chúng
đã làm được một việc “tày đình” là phá tan đất nước, không chỉ về địa
hình, cắt nước dâng cho ngoại bang, khai thác tài nguyên thiên nhiên đem
dâng hay bán rẻ cho Tàu, mà chúng còn phá cả nền văn hóa đạo đức truyền
thống của dân tộc; những di sản văn hóa, lịch sử cao đẹp của tiền nhân
để lại, chúng bôi lấm xóa nhòa! Ngay cả uy danh của đất nước, của dân
tộc Việt trên trường thế giới, chúng cũng phá tan nát, để ngày nay người
Việt đi đến đâu cũng bị thế giới dòm ngó khinh chê, và họ muốn cấm cửa,
như ở Nhật, phi công và tiếp viên VN bị bắt hàng loạt vì tội ăn cắp,
con cán bộ qua Âu Tây cũng ăn cắp, nhân viên tòa đại sứ thì buôn lậu đồ
cấm, nhục ơi là nhục! Hàng VN đi đâu cũng bị ngần ngại từ chối, hoặc trả
về vì độc hại, thiếu bảo đảm vệ sinh và sức khỏe cho người sử dụng! Phá
tan đất nước đã rồi, chúng còn tàn phá cả con người VN, sản sinh ra
những quái thai của thời đại, chuyên cướp giết một cách dã man tàn bạo,
cư xử vô văn hóa giáo dục, không còn tính người, như những vụ án mạng và
bạo hành xảy ra thường ngày trên khắp đất nước, mà sĩ số tội phạm
nghiêng hẳn về giới trẻ, thậm chí vị thành niên! Gần đây chính bộ phận
công an CS còn in tờ rơi và phát cho khách nước ngoài đến thành phố mang
tên của “tội phạm hàng đầu” Hồ Chí Minh, là hãy coi chừng cướp giật,
móc túi! Một ngành có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự công cộng, mà
lại phát tờ rơi nhắc nhở khách du lịch tự lo bảo vệ sự an toàn và tài
sản của mình, vậy thì thà đuổi hết khách du lịch và khách đến kinh doanh
ra khỏi nước cho rồi! Chúng làm ăn cái kiểu gì mà với một số lượng CA
dày đặc, đứng đầy đường, chỉ để ăn cướp và hành dân chứ không bảo đảm
được trật tự công cộng! Chúng ngốn hết bao nhiêu tiền lương do dân đóng
góp, mà để đất nước thành ổ tội phạm như vậy? Chúng vừa nhận tội một
cách ngu ngốc, lại vừa xua đuổi khách du lịch các nơi đến VN, chúng phá
kinh tế đất nước. Đúng là quá ngu và vô tích sự! Tội này của chúng đáng
chết, không thể tha thứ được, vì cố tình làm nhục Quốc Thể!
Còn nhớ cách đây mấy chục năm, khi miền Nam vừa mới rơi vào tay CS, thì
nhiều nhà trí thức, nhân tài ở miền Nam đã không chịu đi lưu vong ra
nước ngoài, vì với lòng mến quê hương, yêu Tổ Quốc, họ muốn ở lại để đem
tài sức ra phụng sự đất nước, đồng bào, nên dù biết có bị cực khổ,
nghèo nàn, họ vẫn chọn ở lại. Rồi khi kẻ “thắng cuộc” leo lên lãnh đạo
miền Nam, với cái “đỉnh cao trí tệ, thậm tệ” của những kẻ dốt nát nhưng
có quyền, u mê nhưng ngạo mạn, họ đã thực hiện một cuộc “cách mạng” mà
họ bảo đó là một “cuộc thay đổi toàn diện”, nghĩa là một sự đảo lộn trật
tự triệt để, để kẻ ngu cỡi đầu người khôn, kẻ đui dẫn đường cho người
sáng! Trong các bệnh viện, những bác sĩ giỏi thì bị đi quét dọn vệ sinh,
dọn cầu tiêu, còn các y bác sĩ người rừng, vô học của CS thì lên “làm
chủ”, không phải chỉ là chủ của bệnh viện, mà làm “chủ nô” của các BS, y
tá miền Nam! Trong trường học cũng vậy, giáo sư phải đi lao động sản
xuất, chăn nuôi heo gà. Nhiều kỹ sư, bác sĩ, giáo sư… phải đi đạp xích
lô, bán hàng rong hay ra chợ buôn thúng bán bưng kiếm sống! Một số bạn
đồng nghiệp của chúng tôi vì quá nhục và quá ghê sợ CS, nên đã tìm cái
chết cho cả gia đình bằng độc dược, vì không thể trốn ra nước ngoài! Có
một người từng làm việc tại nhà máy thủy điện Đa Nhim kể cho chúng tôi
nghe, là trong ban Điều hành có một kỹ sư rất giỏi, được đào luyện ở các
nước Âu Mỹ và cả ở Nhật Bản, ông còn ở lại VN để điều hành nhà máy thủy
điện này vì tinh thần trách nhiệm, sợ bỏ đi thì nhà máy sẽ bị đình trệ.
Khi CS đưa người của họ vào quản trị nhà máy, thì vị kỹ sư đó liền bị
loại ra khỏi ban điều hành, nhưng CS không dám sa thải ngay, vì họ toàn
một lũ mù tịt không biết gì để điều động nhà máy. Họ “bố trí” cho vị kỹ
sư này làm lao công, và chạy giấy, đến khi cần thì họ mới kêu lên chỉ
việc lại cho họ. Cố kiên nhẫn chấp nhận một thời gian, sau vì thấy họ
quá ngu muội mà ngạo mạn, đồng thời cũng buồn phiền vì bị họ nhục mạ,
không hiểu sao có người móc nối cho ông vượt biên sang Nhật, và ông lập
tức được người Nhật trọng dụng vì đã rõ khả năng của ông. Khi bọn ngố
không thể vận hành được nhà máy, làm hư hỏng hầu hết máy móc, chúng phải
nhờ đến chính phủ Nhật, là đơn vị đã đầu tư xây dựng thủy điện Đa Nhim
trong chương trình viện trợ bồi thường chiến tranh cho VN, cũng giống
như bệnh viện Chợ Rãy. Lúc đó VN ký hợp đồng bảo trì với Nhật, và người
Nhật đã cử một phái đoàn kỹ sư, chuyên viên sang VN, thì người kỹ sư
trưởng đoàn, lại chính là vị kỹ sư người Việt đã bị hành xử miệt thị
phải bỏ đất nước ra đi, nhưng lúc này thì ông với tư cách đại diện cho
Nhật, đến “giúp VN”, ăn lương của Nhật, nên đương nhiên chúng phải
trọng vọng và vâng phục!
Trên TV gần đây có một buổi phát hình, trong đó họ đúc kết là có 13 em
sinh viên là các thủ khoa của các kỳ thi tài năng của chương trình
“Đường lên đỉnh Olympia”. Phải công nhận các em này có một trí thông
minh và vốn hiểu biết rất khá, tạm có thể coi đây là những tinh hoa sau
này của đất nước, nhưng hỡi ôi trong đó 12 em đã bỏ đất nước ra đi ra
sinh sống và làm việc ở nước ngoài, chỉ một em còn ở lại và cũng chuẩn
bị đi luôn! Điều hành đất nước cái kiểu gì vậy hả, đảng CSVN?
Có của đem đổ đi (người tài và tài nguyên), rồi đi ăn mày ăn xin, hay
phải quỵ lụy nhưng vẫn phải trả tiền cao cho người ngoài; có gia tài
tiền nhân để lại thì phá đi, rồi đi xây những thứ đồ dổm đồ giả, phô ra
những thứ thô thiển kệch cỡm vô văn hóa, như cái “Đại Nam quốc tự” thờ
thần phật chung với phàm nhân, tội đồ; hay khu du lịch Suối Tiên xếp hổ
lốn một đống tượng, gồm cả nhân vật lịch sử với nhân vật hư cấu, cả Việt
lẫn Tàu; và còn bao nhiêu cái thứ phản văn hóa và rởm đời khác nữa đã
mọc lên trên toàn đất nước, thật không còn ra cái thể thống gì, chỉ để
cho lũ trẻ con chơi đùa nghịch ngợm, nhưng làm đau lòng những người có
tâm, có trí, và làm nhục tổ tiên! Chỉ ở VN vào thời CS này mới có những
thứ dị kỳ, dị hợm như vậy!
Bao giờ Trời đổ ơn thiêng,
Cộng nô tiêu hết, mới yên dân mình!
HUỲNH TÂM * BÍ MẬT THÀNH ĐÔ 3
Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 - Kỳ 3
Huỳnh Tâm (Danlambao) - Nguyễn Cơ Thạch: "Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!".
Giang Trạch Dân cần một bản văn kiện đàm phán bí mật, đề nghị Nguyễn Văn
Linh cùng ký vào "Kỷ yếu", Trung Cộng đã có chủ ý bày ra một âm mưu sâu
xa, Nguyễn Văn Linh không nề hà việc bán nước này, ông rất vui vẻ xắn
tay áo đóng ký, từ đó Thành Đô Tứ Xuyên chính thức chào đời bản lịch sử "Kỷ yếu Thành Đô 1990", nội dung chuyên chở toàn bộ lộ trình Việt Nam đi về hướng bành trướng Đại lục.
Buổi chiều trước khi đoàn Việt Nam rời Thành Đô, Giang Trạch Dân, Lý
Bằng, Hoài Nam Tử (Qi), Chu Sơn Thanh (Chu Shanqing), Tằng (Zeng)... hát
bài ly ca, tạm biệt Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng và đoàn tùy
tùng về đất dung thân chư hầu. Máy bay cất cánh từ phi trường quốc tế
Song Lưu Thành Đô Tứ Xuyên, trở lại phi trường chuyên dụng Nam Ninh
Quảng Tây, và sau đó về phi trường Nội Bài Hà Nội. Lúc này bầu không khí
bên trong lòng cabin của máy bay, mọi người hãnh diện, lòng trào hưng
khởi, vui nhộn rộn rã hơn trước. Các nhà lãnh đạo Việt Nam trao đổi liên
tục quan điểm. Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại
Trung ương Hồng Hà hào hứng nói: "Hội nghị đã thành công, rất tốt", Nguyễn Văn Linh nói: Trong hội nghị tôi đã tuyên bố 3 quyết tâm đem đến lòng tin cho Bắc Kinh.
Đỗ Mười bày tỏ sự hài lòng kết quả đàm phán, lòng hân hoan dâng trào
hạnh phúc. Phạm Văn Đồng gật gù mấy lần với nụ cười đắc ý. Quan điểm của
Đinh Nho Liêm: Từ nay chúng ta yên tâm một khi đã có quan hệ song
phương với Trung Quốc! Những bí danh Bích Sơn (Bishan) và Hoàng Trung
cũng phụ họa quan điểm: Chúng tôi thấy rất vui vẻ việc làm của quý đồng
chí thực hiện nguyện vọng của nhân dân!
Sau khi về đến Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc mở một buổi liên hoan,
giải trí lành mạnh, thiết đãi phái đoàn tham dự hội nghị bí mật Thành
Đô. Thưởng thức những thực đơn "hương nhục" (Xiangrou) nổi tiếng của Tứ
Xuyên, còn ấm áp "Kim Ngưu tân quán" trong lòng, nó vẫn mãi mãi quanh
quẩn với mọi người. Trong buổi chiêu đãi đang vui bỗng Đỗ Mười há hốc
đọc lại bài thơ của Nguyễn Văn Linh, tiếp theo Trương Đức Duy cũng đọc
lại bài thơ của Giang Vĩnh mà hôm trước Giang Trạch Dân mượn nó làm môi
giới kết thúc hội nghị bí mật Thành Đô, hôm nay cả hai ông cùng nhại lại
để đáp lễ buổi liên hoan nội bộ bí mật Thành Đô. Tất cả đồng ca tụng
cho nhau hết lời bởi thành quả lịch sử quan hệ song phương Việt
Nam-Trung Quốc có một không hai.
Sau những ngày chén thề, ly bôi hẹn cụng nhau tưng bừng, tiếng cười hỉ
hả cũng đã bay vào không gian, cửa phòng hội nghị Kim Ngưu sang tay
khách, bí mật vẫn còn đó muôn đời sử sách ghi, những chữ ký cam kết của
Giang Trạch Dân và Nguyễn Văn Linh, cũng phải đúng lúc vùng lên thực
hiện những thỏa thuận đàm phán Thành Đô. Tiếp theo "Kỷ yếu" thúc giục Đỗ
Mười đã hai lần liên tục gặp Thứ trưởng Ngoại giao Đinh Nho Liêm, hối
thúc tăng cường sức mạnh cho ông Hun Sen buộc chấp nhận thỏa thuận giữa
các bên, tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, quá trình giải quyết chính trị của Campuchia vẫn trì hoãn
kéo dài thời gian, thực hiện "Kỷ yếu" không được như ý, dẫn đến một số
tác động Bắc Kinh phiền muộn, Trung Quốc muốn Việt Nam sớm tiến hành
phân định lại biên giới lãnh thổ và lãnh hải như mưu đồ đã định trước.
Những cán bộ đắc lực nhất phụ họa bán nước như Hồng Hà, đầy quyền lực
đứng trên Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung
ương chịu ảnh hưởng bởi tên gián điệp Hoàng Đích (黄的-Lê Đức Anh), Bộ
Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Thứ trưởng Ngoại giao Đinh Nho Liêm người
thừa lệnh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ Đỗ Mười.
Hiệp ước biên giới đất liền Việt-Trung 1991
(条约土地越南接壤,中国)
1 - Tiến hành phân định biên giới Trung-Việt
"Kỷ yếu Thành Đô 1990", như thế nào?
Tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt chiếu
theo trát lệnh triều đình của Giang Trạch Dân, đến Bắc Kinh báo cáo tình
hình giải quyết biên giới giữa hai nước. Đồng lúc, công bố bình thường
hóa "Quan hệ song phương Việt-Trung". Thỏa thuận tạm thời về việc xử lý
các vấn đề biên giới. Còn gọi là "Hiệp định tạm thời". Hai bên quyết
định thực hiện phân định biên giới mới. Theo nội dung Hiệp định chung
Trung Quốc và Việt Nam có chung đường biên giới đất liền dài 1300 km!
Trung Quốc đưa ra một mặc cả, giá được xem rất thỏa đáng, và công nhận
Việt Nam phát triển quan hệ láng giềng tốt, đối mặt và giải quyết vấn đề
biên giới tốt. Hai nhà lãnh đạo TQ-VN đồng hiểu nhau tránh những từ ngữ
nhạy cảm "xâm lược vào lãnh thổ biên giới Việt Nam".
Tháng 3 năm 1993, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, phụ trách
Trung Quốc với các nước láng giềng Châu Á Tiền Kỳ Tham (钱其琛). Xúc tiến
mối quan hệ song phương vào trọng điểm Đông Dương, cho phép Trung Quốc
chiếu cố nhiều hơn vào đất nước Việt Nam. Trung Quốc dùng quan hệ song
phương Việt Nam làm vùng đất nhạy cảm cho công cuộc bành trướng, đặc
biệt mở biên giới tràn vào Việt Nam. Quá trình này gây ra khó khăn cho
Việt Nam. Lần này Trung Cộng báo cáo thi hành công tác theo từng chi
tiết trong "Kỷ yếu của hội nghị bí mật Thành Đô 1990". Qui định lịch
trình tiến hành kế hoạch cắm cột mốc biến giới Việt-Trung. Khởi đầu hoạt
động của hiệp ước, Trung Cộng đã có những thành quả đáng kể và tiến
hành những thỏa thuận đang xác định đất liền biên giới và Biển Đông.
Trước đó Nguyễn Văn Linh cho rằng lần này đồng thuận là một "bước ngoặt của lịch sử trong mối quan hệ song phương Trung-Việt".
Còn ông Giang Trạch Dân chơi chữ "kết thúc của quá khứ, tạo ra tương
lai". Người Cộng sản Việt Nam không thể nào đo lường được sự tài tình sử
dụng "mỹ từ pháp" đẹp nhất để che khuất những âm mưu đang chờ thực
hiện. Trung Quốc đưa ra đề nghị với "đảng bác": Cung cấp phương tiện cho
Việt Cộng vung tay đàn áp nhân dân và hướng dẫn dư luận đến mục đích
"người dân không muốn biết" (nhân môn bất tưởng tri đạo) và làm mềm mại
xã hội không còn ý chí đấu tranh, đẩy người dân Việt Nam đến suy nghĩ
khác không phản đối những việc làm bất chính của người Cộng sản. Người
dân Việt không có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu hành động của chúng ta,
nếu họ không phân biệt được "kết thúc của quá khứ, tạo ra tương lai",
chỉ cần 20 năm sao mọi việc đã theo ý "Bác" chúng ta đã có kết quả khả
quan "đổi non dời biển và cả lịch sử của Việt Nam". Khi đó người dân
Việt Nam muốn đấu tranh lấy lại chủ quyền đã quá muộn màng. [1]
Chu Ân Lai đã từng giảng giải kinh cướp lân bang cho hậu duệ: "Đối phó
với các vấn đề biên giới, cần nghiên cứu lịch sử và hiểu toàn bộ vấn đề
của Việt Nam, phân biệt lịch sử và làm sai lịch sử của đối phương, sau
đó tìm một giải pháp đối phó". Tiền Kỳ Tham một trong những đệ tử của
Chu cho rằng: Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu cho vấn đề hiểu biết xử lý
"êm thắm" quan hệ Việt Nam, chủ yếu liên quan đến ba (3) khía cạnh rất
cụ thể của những vấn đề phân định lãnh thổ và lãnh hải.
1 - Đất liền lãnh thổ biên giới Trung-Việt Nam.
2 - Vịnh Bắc Bộ vùng đảo Bạch Long Vĩ.
3 - Biển Đông quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2 - Trung Quốc tự thay đổi lịch sử và địa lý của Việt Nam
Đất biên giới Việt Nam kể từ mười lớp núi ở ngã ba của ba nước cũ (Trung
Quốc, Việt Nam, Lào) từ phía Tây Bắc gió Đông Nam, Vân Nam, Quảng Tây
và dòng sông Ka Long chảy vào Việt Nam có chiều dài 48,73 km, nối vào
sông Bắc Luân 11,77 km. Từ đó chảy ra vịnh Bắc Bộ Việt Nam.
Đối với cách phân định biên giới này đã thông qua các điều ước riêng của
Trung Quốc và Việt Nam (ngoài qui định quốc tế), sau đó được công nhận
bởi những chính phủ kế tiếp. Trên cơ sở căn bản biên giới của Việt Nam
đã quá rõ ràng. Thế nhưng Trung Quốc viện dẫn nhiều lý do để làm sai vị
trí phân định đường biên giới và do đó liên tục tranh chấp một số điểm
nóng trong khu vực. Trung Quốc thúc giục Việt Nam thực hiện những thỏa
thuận qua tiêu chuẩn "Kỷ yếu", và phân định lại Vịnh Bắc Bộ, thi hành
đúng pháp luật hiện đại của biển? chủ quyền mở rộng ven biển Trung Quốc
và Việt Nam ra các đại dương, quyền và lợi ích hàng hải phát sinh từ các
yêu sách chồng lấn lên nhau của Ngoại giao.
Vịnh Bắc Bộ thiên nhiên nửa kín, nằm về phía Tây Bắc của Biển Đông,
phía Đông Bắc và phía Tây của hai bên được bao quanh bởi lãnh thổ của
Trung Quốc và Việt Nam, điểm rộng nhất của nó có 184 hải lý, điểm hẹp
nhất là 112 hải lý. Trước những năm 1970, Trung Quốc và Việt Nam không
có tranh chấp tại Vịnh Bắc Bộ. Mỗi bên tham gia vào vận chuyển, thủy sản
và các hoạt động nghiên cứu khoa học biển, không bao giờ có một cuộc
xung đột?
3 - "Kỷ yếu 1990" công nhận chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc
Hồ Chí Minh đã ký ba lần liên tục thỏa thuận "Hiệp ước Vạn Lịch nhượng hải và Vịnh Bắc Bộ"
của những năm 1957, năm 1961 và 1963. Liên quan đến khai thác thủy sản,
tương ứng thẩm quyền 3-12 dặm lãnh hải của Việt Nam, cũng như các bên
thực hiện quy định về hợp tác nghề cá. 3-12 hải lý cho vùng biển bên
ngoài khoảng cách đường cơ sở lãnh hải giữa hai nước, ba "Hiệp ước"
trên, ngư dân giữa hai nước tại khu vực được hành nghề đánh cá chung "Tự
do ra biển", tôn trọng sinh hoạt thói quen của ngư dân đã sống hai thế
hệ, có thể liên hiệp tự do hoạt động khai thác biển, do đó tạo thành hai
cộng đồng ngư dân ở phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ và ngư trường truyền thống
quyền đánh bắt cá.
Nhưng đến năm 1970, luật pháp về biển của Trung Quốc phát triển hiện
đại, quan trọng mở rộng chủ quyền quốc gia tại ven bờ biển của lãnh thổ
ra đến lãnh hải, dần dần thiết lập một chế độ pháp lý của thềm lục địa
và vùng đặc quyền kinh tế. Theo đó, Trung Quốc và Việt Nam đã nêu lên
chủ quyền của đất nước mình theo chiều dài ven Vịnh Bắc Bộ, vì quyền và
lợi ích khai thác mỗi bên không nhận khiếu nại hàng hải của nước ngoài,
tránh cho cả hai bên chồng chéo và xung đột để phù hợp cho vị trí của
Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ, hai bên nên tham khảo luật thực tiễn quốc
tế, và được giải quyết thông qua đàm phán.
Quần đảo Nam Sa (Hoàng Sa) là lãnh hải của Trung Quốc từ thời cổ đại,
một phần không thể thiếu? và những vùng biển lân cận có chủ quyền không
thể chối cãi. Người Trung Quốc đầu tiên phát hiện ra quần đảo Nam Sa,
sau khi chính phủ Trung Quốc đã thực hiện thẩm quyền đối với quần đảo
Nam Sa và quần đảo Trường Sa được xem một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Trong lịch sử, quần đảo Trường Sa đã từng bị Nhật Bản chiếm đóng. Vào
cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó, chính phủ Trung Quốc
phục hồi quần đảo Nam Sa. Do đó, đến những năm 1970, Trung Quốc không
còn tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, không còn nhắc đến sự
tồn tại trên trường quốc tế. Năm 1983, trên cơ sở của chính phủ Trung
Quốc việc đặt lại tên cho 189 hòn đảo, bãi cát và rạn nhóm san hô, mà
trước đây cá nhân đã đổi tên đảo, một lần nữa tuyên bố rằng quần đảo
Trường Sa chủ quyền của Trung Quốc.
Vế vùng đảo Trường Sa theo phân định quốc tế giữa 3 độ 37 phút vĩ độ Bắc
và 12 độ 40 phút kinh độ Đông 108 độ 10 phút đến 119 độ, là nhóm lớn
nhất của những rạn san hô ở Biển Đông, bao gồm khoảng hơn 230 đảo, đá
ngầm, bãi cát ngầm, bãi cát thành phần, bao gồm 25 hòn đảo, 128 đảo nhỏ
ẩn dưới nước theo dạng đá, và 77 đảo nhỏ trên mặt nước ẩn trong cát
biển.
4 - Đàm phán biên giới Trung-Việt
Từ năm 1975, Việt Nam muốn đặt vấn đề chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông,
chủ yếu hai vùng đảo Nam Sa (Nansha) và Hoàng Sa (Xisha Islands).
Đối với vấn đề này, vị trí của chính phủ Trung Quốc đã rõ ràng, rằng
Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa, chủ quyền không thể
tranh cãi không thể thương lượng. Đồng thời, chúng ta có thể khám phá
những ý tưởng để đạt được "gác tranh chấp và tìm kiếm phát triển chung",
để tạo điều kiện và cùng nhau bảo vệ hòa bình, ổn định tại vùng biển
Nam Trung Quốc và không cần thiết tranh chấp Biển Đông.
Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham (钱其参) phát biểu: Xu hướng
cơ bản của các vấn đề biên giới Trung-Việt, không cần thiết Việt Nam đặt
lại các vấn đề này trên bàn đàm phán Châu Á.
Những cuộc đàm phán giải quyết lãnh thổ và lãnh hải
Năm 1970, Việt Nam đã hai lần tổ chức các cuộc đàm phán biên giới, chủ
yếu thảo luận về vấn đề biên giới đất liền và phân định lãnh hải phía
Bắc của Vịnh Bắc Bộ, vấn đề này không liên quan đến quần đảo Trường
Sa?
Trung Quốc cho rằng, vào thời điểm đó, vì nhiều lý do, cho nên đàm phán
theo từng phần giữa hai quốc gia, chưa ý định đặt ra đàm phán toàn diện,
trên thực tế khi tranh luận, Việt Nam nói lý do của bạn, Trung Quốc nói
sự thật của tôi. Thời đại đó, hai bên giải quyết thông qua thương lượng
đất liền biên giới và Vịnh Bắc Bộ, bởi thời gian đó chưa phải đúng lúc
đưa ra điều kiện phân định biên giới, vì vậy Việt Nam-Trung Quốc đã có
hai cuộc đàm phán không đưa ra kết quả.
Kể từ đó, Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp đất liền vùng biên giới và
Vịnh Bắc Bộ, đã có các cuộc tranh chấp và tranh cãi quần đảo Trường Sa,
kết quả đã có 4 lần chiến tranh 1974, 1979, 1984, 1988, đưa đến tổng thể
suy giảm quan hệ song phương. Vấn đề biên giới, Trung Quốc và Việt Nam
vì vậy đã có những bài học đẫm máu trong chiến tranh. Trong thực tế,
việc thực hiện bình thường quan hệ Trung-Việt, còn trở ngại suy nghĩ thù
địch giữ cán bộ và hai cộng đồng Việt-Hoa, nói chung không vì điều đó
làm biến mất hoàn toàn quan hệ song phương, tranh chấp phát sinh giữa
hai vùng biên giới, Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông rất khó duy trì bình tĩnh
và ổn định.
Trung Quốc đã nắm được then chốt của từng đảng viên Cộng sản Việt Nam;
như trước năm 1962, Hồ Chí Minh đã từng dâng cho Trung Quốc 459,561 km
biên giới và vùng đảo Bạch Long Vĩ để đổi lấy vũ khí, ngày nay Nguyễn
Văn Linh nối gót theo lời "Bác" để "đảng tồn tại". Việt Nam lại thêm một
lẫn nữa mất máu phần đất liền biên giới từ Việt Bắc đến Đông Bắc, Vịnh
Bắc Bộ và những mâu thuẫn Biển Đông vẫn duy trì sẽ còn hứa hẹn xung đột,
chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ song phương. Trung Quốc muốn
phục hồi hoàn toàn quan hệ giữa hai nước trong khía cạnh Việt Nam tự
trị. Nhân dịp bình thường hóa quan hệ song phương các nhà lãnh đạo Việt
Nam cần phải thực hiện sự đồng thuận, thông qua đàm phán để giải quyết
những vấn đề biên giới, và đưa vào chương trình nghị sự ngoại giao.
Tháng 12 năm 1992 Thủ tướng Lý Bằng đã đến thăm Việt Nam, hội đàm với
các nhà lãnh đạo Việt Nam, hai bên giải quyết vấn đề biên giới đã trao
đổi sâu sắc quan điểm và đạt đến một sự đồng thuận trong các cuộc đàm
phán song phương, nhất trí tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán cấp chính
phủ hay cấp chuyên viên Ngoại giao càng sớm càng tốt; cho phù hợp với
luật pháp quốc tế, chấp nhận một nguyên tắc cơ bản theo hướng dẫn "Kỷ
yếu" để giải quyết vấn đề biên giới là tranh chấp lãnh thổ cho phù hợp,
thúc đẩy tiến trình đàm phán với những nguyên tắc chung, phù hợp cho
những giải quyết hàng hải và vấn đề tranh chấp đất liền lãnh thổ. Ở phía
trước đang thương thuyết hòa giải, hai bên không được hành động phức
tạp hay tranh chấp thực hiện cắm mốc biên giới v.v...
Cho đến nay, Trung Quốc và Việt Nam đã thành lập kịp thời cơ chế hoạt
động song phương đàm phán biên giới theo cấp Chính phủ đã đạt được nhiều
đồng thuận. Trên thực tế, chuyến thăm của Lý bằng đến Việt Nam vào
tháng 10 năm 1992, để thôi thúc những chuyên gia Trung Quốc và Việt Nam
đến Bắc Kinh để đàm phán, trực tiếp chương trình nghị sự biên giới trong
vòng đầu, sau đó hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc ký vào văn kiện
thỏa thuận hiệp ước biên giới.
Vào tháng 2 năm 1993, tại Hà Nội hai bên đã tổ chức một vòng đàm phán
mới về biên giới. Hai bên chuyên gia điều khiển chương trình thảo luận
về song phương đất liền biên giới phía Bắc và vấn đề phân định biển Vịnh
Bắc Bộ, cùng đề nghị việc duy trì các khu vực biên giới và Vịnh Bắc Bộ
nhằm ổn định trong khu vực, thông qua liên lạc của hai bên có một số
hiểu biết về giá trị của nhau. Theo hai nhà lãnh đạo cấp chính phủ cho
biết: Còn tùy thuộc thời điểm thích hợp tổ chức đàm phán "thống nhất"
biên giới, cùng kết hợp tiếp xúc danh sách chuyên gia điều khiển từng
vòng họp.
Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham (钱其参) phát biểu và nhấn
mạnh: Tôi được bổ nhiệm làm người đứng đầu thành lập Bộ Ngoại giao của
chính phủ Trung Quốc, và các cơ quan khác có liên quan đến chính phủ.
Tôi đã tổ chức một số cơ quan cấp tỉnh, khu tự trị, và Bộ Ngoại giao,
mời các chuyên gia kinh nghiệm về quan hệ song phương Trung-Việt đánh
giá lại khả năng và nghiên cứu mọi giải pháp, thương lượng các vấn đề
biên giới. Trên cơ sở phân tích sâu sắc của Trung Quốc sau khi được phê
duyệt.
5 - Thiết lập các cơ chế theo nguyên tắc
Tiền Kỳ Tham bước vào công việc chuẩn bị cho cuộc đàm phán. Trên cơ sở
đã nghiên cứu đầy đủ về vị trí trước đây của Việt Nam. Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Quốc và Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã soạn thảo nghị sự
giải quyết đất liền ranh giới và sự phân chia phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ
theo nguyên tắc cơ bản của vấn đề giao thức, gọi tắt là "nguyên tắc cơ
bản Hiệp định". Dự thảo nội dung, Trung Quốc tham gia vào các cơ chế đàm
phán, cũng như thúc đẩy chính trị, ngoại giao và các nguyên tắc trên cơ
sở luật pháp quốc tế.
Với dự thảo này, Tiền Kỳ Tham hy vọng sẽ chuyển tải một thông điệp quan
trọng đến phía Việt Nam, thái độ của Trung Quốc đối với các cuộc đàm
phán là tích cực, thiết thực và mang tính xây dựng, hai bên có thể đặt
một nền tảng tốt cho việc giải quyết cuối cùng của vụ tranh chấp. Để
thúc đẩy thỏa thuận ngay khi Tiền Kỳ Tham đưa ra dự thảo "Hiệp định
nguyên tắc cơ bản". Việt Nam phải thực hiện theo giao thức trước thời
hạn, để cung cấp cho các bên có đủ thời gian tiến hành nghiên cứu và
thông tin phản hồi.
Vòng đầu tiên, các cấp cao chính phủ tổ chức đàm phán biên giới trước
khi chính thức, Việt Nam và Trung Quốc thực hiện các dự thảo gồm có phản
ứng tích cực. Ngày 22 tháng 7 năm 1993, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao Tiền Kỳ Tham gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh
Cầm tại Singapore. Tiền Kỳ Tham bày tỏ hy vọng rằng các nỗ lực chung của
hai bên để đạt tiến bộ trong các cuộc đàm phán cấp chính phủ, để đạt
được sự đồng thuận về một số vấn đề, như là kết quả ban đầu của cuộc đàm
phán, hai bên có thể ký một văn bản nguyên tắc về việc giải quyết vấn
đề biên giới, được gọi là "Các nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận."
Tiền Kỳ Tham (钱其琛) Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, phụ trách
Trung Quốc với các nước láng giềng Châu Á. Nguyễn Mạnh Cầm (阮孟琴) Phó
Thủ tướng Việt Nam. Vũ Khoan (武宽), nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam.
6 - Nguyễn Mạnh Cầm chưa thấy chuyển động cơ bản mất nước
Ngày 24 đến 29 tháng 8 năm 1993, trong vòng đầu tiên đàm phán cấp chính
phủ về biên giới được tổ chức tại Bắc Kinh. Tiền Kỳ Tham đứng đầu phái
đoàn Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Vũ Khoan là người
đứng đầu phái đoàn chính phủ Việt Nam.
Trong 5 ngày đàm phán, hai bên đã tổ chức ba phiên họp chung toàn diện
và hai cuộc họp riêng biệt, các chuyên gia của cả hai bên báo cáo, trình
bày tham luận, hội thảo trong cuộc họp.
Tiền Kỳ Tham chủ trì phiên họp chung toàn diện, đầu tiên đề nghị phía
Việt Nam đưa ra những cụ thể và cho phù hợp sự thay đổi tình hình quốc
tế. Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được bình thường hóa quan hệ theo tình
hình mới, hai bên đã tổ chức cấp chính phủ đàm phán biên giới được đánh
giá quan trọng nhất.
Sau đó, Tiền Kỳ Tham giải thích chi tiết toàn diện tầm nhìn của Trung
Quốc để các cuộc đàm phán dễ chấp nhận. Đôi lúc Tiền Kỳ Tham thẳng thắn
đưa ra các giải pháp của vấn đề biên giới dựa trên nguyên tắc dễ dàng
thỏa hiệp. Hai bên tập trung vào giải quyết theo Pháp luật đã ấn định
trong "Kỷ yếu" ? và công bố cơ bản biên giới đất liền theo luật pháp
quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc công bằng phân định Vịnh Bắc Bộ.
Tiền Kỳ Tham thực hiện các khuyến nghị cụ thể, bao gồm nguyên tắc và thủ
tục cơ bản để sau đó lập lại đàm phán tương tự. Và ông đã kết nối nhiều
sự kiện, gộp vào một qui tắc ứng xử quá ngoạn mục làm cho người ta liên
tưởng đến biên giới Việt Nam đã xử lý từ lâu.
Về vấn đề quần đảo Trường Sa, Tiền Kỳ Tham đã nói trong bài phát biểu
của ông, đưa ra một công thức có quá nhiều phức tạp, cuối cùng đúc kết
chỉ là một yếu tố Trung Quốc muốn hai bên thảo luận không tranh chấp ở
Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) tuy nhiên phía Việt Nam phải "gác bỏ tranh chấp và tìm kiếm phát triển chung", cùng nhau bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.
Ngoài ra, Tiền Kỳ Tham phát biểu một số ý kiến, giảm bớt tranh chấp của
các bên trong đó nỗ lực chung để ổn định Biển Đông, tạm thời tránh không
thể giải quyết các quần đảo Trường Sa đang tranh chấp có ảnh hưởng đến
sự phát triển của quan hệ song phương.
Tiền Kỳ Tham có ý khuyên Vũ Khoan, nên đóng vai tuồng phản ứng tích cực
và sau đó hướng phía Việt Nam đồng ý ngồi vào bàn tròn của Trung Quốc,
chấp thuận dự thảo "nguyên tắc cơ bản thỏa thuận", về đất liền
biên giới và Vịnh Bắc Bộ phân định đúng nội dung "Kỷ yếu" đã định, hai
bên giải quyết qua cơ sở của pháp luật đất liền với mức độ cao của sự
đồng thuận biên giới. Vũ Khoan cho rằng, phía Việt Nam đồng ý làm mọi
việc với Trung Quốc để đàm phán phân chia Vịnh Bắc Bộ, mà tự nó phản ánh
mức độ cao nhất có tính linh hoạt của Việt Nam.
Bắc Kinh giới thiệu Vũ Khoan, như là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp,
khuôn mặt trí thức hàng đầu của Việt Nam, có cá tính tốt, lịch sự, cách
cư xử tinh tế. Thuở trẻ học tại Quế Lâm, Quảng Tây Trung Quốc (khóa 45
gián điệp Quảng Tây), hiểu biết nhiều về lịch sử Trung Quốc. Sau năm
1955, ông vào Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông đã có nhiều chuyến thăm Liên
Xô với các nhà lãnh đạo Việt Nam, kinh nghiệm ngoại giao khá phong phú.
Vũ Khoan tính kín đáo thường không tiết lộ, nhưng ở vòng đàm phán đầu
tiên, ông phát biếu sôi nổi về biên giới phía Bắc và Vịnh Bắc Bộ của
Việt Nam, ông cho rằng nó có tầm quan trọng quốc phòng. Ông nói tiếp:
Việt Nam và Vịnh Bắc Bộ giống như mẹ và đứa con trai, nay tại Vịnh Bắc
Bộ dân số tăng lên 150 ngàn người, tương đương một trong 10 tỉnh ở Việt
Nam. Việt Nam khó chấp nhận nguyên tắc phân chia theo cổ phần tại Bắc
Việt và Vịnh Bắc Bộ nếu không phù hợp của phía Trung Quốc.
Tiếp theo, Vũ Khoan đề nghị "Quần đảo Trường Sa" và "vấn đề đảo cát",
đòi hỏi cả hai bên viết văn bản của dự thảo "các nguyên tắc cơ bản của
thỏa thuận", "Trường Sa- Hoàng Sa" và "hòn đảo cát" phổ biến qua truyền
thông. Vũ Khoan nói tỏ vẻ chống lại ý của Trung Quốc.
Tiền Kỳ Tham dựa trên sự đồng thuận, tóm tắt thảo luận đất liền biên
giới, ông khẳng định và giải thích chi tiết phía Bắc Vịnh Bắc Bộ của
Trung Quốc để thuyết phục mọi người chấp nhận hoàn toàn.
Lúc này Tiền Kỳ Tham cũng hơi vui mừng để nói rằng Vịnh Bắc Bộ được chia
sẻ bởi Trung Quốc và Việt Nam, nó rất quan trọng không chỉ đối với Việt
Nam, cũng là điều cần thiết đối với Trung Quốc, đó là khu tự trị tỉnh
Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam 450.000 km vuông đất bao quanh, nâng cao
các tỉnh 110 triệu người, và nó cũng là một vùng quan trọng biển Quảng
Tây, Hải Nam. Vịnh Bắc Bộ không chỉ là địa lý chặt chẽ với Việt Nam, nó
là phần mở rộng của cảnh quan Trung Quốc. Vì vậy, theo nguyên tắc phân
chia cổ phần của Vịnh Bắc Bộ cho nhân dân hai nước.
Sau đó, Tiền Kỳ Tham trình bày quan điểm của Trung Quốc trên quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho nó rõ ràng trong đàm phán về Biển
Đông, riêng biên giới Việt Nam không liên quan đến vấn đề quần đảo Tây
Sa, quần đảo Nam Sa, lập trường của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền lãnh
thổ không thể thay đổi, điều này là thực tế.
Tiền Kỳ Tham nói rằng, sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam tại quần
đảo Trường Sa là vấn đề Việt Nam muốn hoàn toàn chủ quyền, chống lại
chủ quyền của Trung Quốc. Về vấn đề quần đảo Trường Sa, cho thấy Trung
Quốc đã hạn chế tranh chấp, tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không đồng ý văn
bản dự thảo Nam Sa và "các nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận".
Cộng sản mật nghị âm mưu bán nước
Trung Quốc đã đơn phương trả giá với Việt Cộng, định lại lãnh thổ, lãnh
hải của Việt Nam, tất nhiên Trung Cộng và Việt Cộng phủ nhận (Hòa ước
Thiên Tân 1885 Pháp-Thanh).
Ít nhất trong lúc này công pháp quốc tế đã công nhận biên giới Việt Nam
trên cơ sở giá trị của (Hòa ước Thiên Tân 1885 Pháp-Thanh), biên giới
Việt Nam đã có chiều dài 1850,637 km. Giữa hai chính phủ Pháp-Thanh đã
thỏa thuận ký kết Hòa ước ngày 9 tháng 6 năm 1885
và công bố biên giới hiện thời của Pháp-Thanh nhằm tranh giành ảnh
hưởng ở Việt Nam. Hòa ước này chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh, buộc quân
Thanh phải rút khỏi Bắc Kỳ, và công nhận nền bảo hộ của Pháp tại Việt Nam.
Công ước Pháp-Thanh 1887, còn có tên là "Công ước Constans 1887", được
thực hiện giữa Pháp và nhà Thanh nhằm thi hành Điều khoản 3 của Hòa ước Thiên Tân 1885,
hai bên đã ký năm 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại
đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Trong quá trình hai bên tiến
hành phân chia đường biên giới; đô đốc Pháp Rieunier đã nhân nhượng cắt
một số đất đai ở Hà Giang và Quảng Yên của Việt Nam giao cho Lý Hồng
Chương đại diện nhà Thanh.
Vào năm 1888, trên bản đồ Vịnh Bắc Bộ có vùng đảo Bạch Long Vĩ thuộc
chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, Pháp chỉ cắt Mũi Bạch Long cho nhà
Thanh. (Cap Paklung có dấu chấm đỏ).
Hòa ước Pháp-Thanh 1895 hay còn có tên gọi "Công ước Gérard 1895", nội
dung của bản Hòa ước được ký giữa Pháp và Trung Hoa năm 1895 nhằm phân
chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam, nhằm bổ túc cho Công ước Pháp-Thanh 1887. Việc ký kết này được thực hiện vào ngày 20 tháng 06 năm 1895
tại Bắc Kinh bởi đại diện của Pháp ở Trung Hoa là Đại sứ Gérard và đại
diện Trung Hoa là Khánh Thân Vương (Dịch Khuông), Đại thần Tổng lý nha
môn nhà Thanh.
Bản đồ địa giới Bắc Kỳ năm 1879, tức tám năm trước Hòa ước Pháp-Thanh lấy sông Dương Hà (sông An Nam Giang) làm biên giới giữa tỉnh Quảng Yên và tỉnh Quảng Đông.
Sau năm 1887, biên giới chuyển xuống phía nam, lấy cửa sông Bắc Luân ở
Hải Ninh (Móng Cái) làm địa giới, dó đó huyện Đông Hưng của Việt Nam
không cùng ở với đất Mẹ.
Sau khi phân định ranh giới giữa Trung Quốc và Pháp có khoản 1850,637
km phân đoạn dài từ Quảng Tây đến núi cao Lĩnh Thạch, và phần đất Vân
Nam đã được thành lập điểm cắm cột mốc đánh dấu ranh giới, chủ yếu lấy
sườn núi đá vôi Ni (貎) và trên 34 sông, rạch, suối thiên nhiên làm ranh
phân định biên giới. Pháp đã thiết lập một ranh giới cắm 240 cột mốc và
24 huyện dọc theo đường đánh dấu phân định biên giới Trung-Việt.
Biên giới đã định luật thiên nhiên sông, suối, rạch, theo cơ sở "tục
truyền thống". Phân định "ranh giới nước" có 383,914 km, giữa hai quốc
gia Trung Quốc-Việt Nam.
- Tỉnh Điện Biên, có 3 con sông: Nậm Náp chiều dài 13,212 km, Sông Đà chiều dài 3,601 km và Nậm Là chiều dài 14,97 km.
- Tỉnh Lai Châu, có 7 con sông, Sông Nậm Lè 10, 01 km, suối Nậm Na 0,138
km, sông Nậm Cúm 14,403 km, suối Phin Ho 4,074 km, sông Lũng Pô 39,65
km, Sông Hồng 29,65 km và sông Nậm Thi 9,184 km.
- Tỉnh Lào Cai, có 6 sông ngòi, sông Bát Kết 14,10 km, Sông Xanh 10,94
km, Sông Chảy 9,075 km, suối Hồ Phả 0,633 km, Suối Đỏ 7,991 km và Nậm Cư
6,062 km.
- Tỉnh Hà Giang có 3 sông-suối, suối Nà La, 2,11 km, sông Nho Quê 13,601 km và suối Cửa Sóc Giang 0,239 km.
- Tỉnh Cao Bằng có 7 sông-suối, sông Quây Sơn 14,99 km, Suối Bản Kiềng
0,25 km, sông Bắc Vọng 18,03, Suối Mo 0,49 km, Suối Thâm Coỏng 0,86,
Suối Bản Có 0,834 km và Suối Khuổi Lạn 1,451 km.
- Tỉnh Lạng Sơn có 7 sông-suối, sông Kỳ Cùng 3,752 km, suối Tài Văn
2,459 km, sông Nà Sa 5,053 km, sông Đồng Mô 7,023 km, sông Bí Lao 7,638
km, sông Ka Long 48,73 km và sông Bắc Luôn 11,77 km, (33 con sông-suối),
sông Dương Hà (An Nam Giang) 74, 524 km.
Chiếu theo biên giới giữa lịch sử hình thành thời nhà Thanh Trung Quốc
và Chính phủ Pháp tại Việt Nam cuối thế kỷ 19. Pháp đã thông qua "vòng tròn thảo luận biên giới Việt Nam"
và tiếp tục thảo luận "ranh giới theo diễn giải" đã phân định và phân
giới cắm cột mốc trên cơ sở 15 tập tư liệu gọi là mô tả "Hòa ước Thiên
Tân 1885". Trong qui định đó, chủ yếu đường biên giới thiên nhiên từ núi
cao Lĩnh Thạch, và lưu vực sông ngòi, suối làm phân giới. Trong Hiệp
ước Pháp-Thanh (Thiên Tân 1885)
Thế nhưng, trước năm 1940, theo Hòa ước Pháp-Thanh, Việt Nam có chiều
dài cùng biên giới với Trung Quốc là 1850,637 km. Từ khi Hồ Chí Minh
xuất hiện 1945-1969. Việt Nam liên tục mất 149,566 km lãnh thổ và lãnh
hải, chưa kể Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai đã ký 3 lần Hiệp ước "Vạn Lịch White Dragon Tail Island" (Loan lí đích bạch long vĩ đảo) dâng hiến cho Trung Quốc.[2]
Sau thời "Bác", Việt Nam còn lại 1701.071 km chiều dài đường biên giới
chung với Trung Quốc, Việt Nam bị thu hẹp trên đất liền chỉ còn 1465,650
km, và phân định biên giới theo thiên nhiên sông, rạch, suối có
385,914km. Phần thứ hai trong Hòa ước 1885: Đường biên giới ven Vịnh Bắc
Bộ của Việt Nam có chiều dài 70.623 km, giáp với Quảng Tây Trung Quốc.
Thế nhưng tại "mật nghị Thành Đô" phía Trung Quốc cho rằng Việt Nam chỉ có 1300 km chiều dài theo biên giới tuyến thống.
Trung Cộng-Việt Cộng chung đường cùng cướp lịch sử và địa lý Việt
Nam. Đường biên giới đất liền màu xanh dài 1850,637 km đã mất từ năm
1945 đến 1965, và mất 70.623 km đường ven Vịnh Bắc Bộ. Đường biên giới
đất liền hiện tại màu vàng dài 1300 km. Trung Quốc hứa hẹn tiếp tục lấy
tất chia phần. Nguồn: Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham
(钱其参).
Trong "Hiệp định nguyên tắc cơ bản 1993" giữa Trung Cộng-Việt
Cộng đã cưỡng cướp của Việt Nam trên 480.014 km biên giới đất liền,
383,714 km đường biên giới sông, suối và chuẩn bị tranh chấp 227 km² đất
khai thác. Việt Cộng tổ chức một chuyến cướp lớn nhất lịch sử Việt Nam,
chưa từng có là tự ý phủ nhận đường biên giới đất liền lãnh thổ của
Hiệp ước Pháp-Thanh (Thiên Tân 1885). Như vậy trước sau cuộc chiến và
đàm phán với Trung Quốc đang ở giai đoạn đầu mất nước theo chiến thuật
Việt Nam từ từ teo lại, chưa kể sau khi hết chiến tranh năm 1990, Việt
Nam đã mất 968 km² đất sinh cư tại biên giới.
Trong hội nghị của BCT/TW đảng Cộng sản VN với Trung Cộng chưa có súng
tiếng đã để mất từng ấy Km tại biên giới. Chưa kể trong hai cuộc chiến
ngày 17/2/1979 tháng 4/1984, và vùng đảo Gạc Ma 1988. Việt Nam đã để mất
đất liền tài nguyên và rừng núi bạt ngàn. Ngày nay Việt Nam đã chính
thức mất thêm chiều dài đường biên giới 863,728 km.
Cho thấy Việt Nam và Trung Quốc đã phân định lại địa lý biên giới của
hai Quốc gia theo đơn giản không thông qua đàm phán Ngoại giao hay Công
Pháp Quốc tế. Đồng nghĩa Việt Nam tự âm thầm chết dưới tay Trung Quốc,
không thể tưởng tượng cả dân tộc Việt Nam "không thấy không biết" hành
động của Việt Cộng sau 74 cầm quyền độc trị.
Nguyễn Văn Linh và Giang Trạch Dân trước khi ký chung vào bản "Kỷ yếu
1990" đã thỏa thuận trước công thức bán tháo tài sản quốc gia Việt Nam,
đàm phán chỉ là cách chơi chính trị của người Cộng sản. Chứng tỏ Cộng
sản đã quá xem thường dân tộc Việt Nam. 74 năm độc trị chưa bao giờ Cộng
sản nghiêm chỉnh, quản trị đất nước vô nguyên tắc, sĩ nhục cho dân tộc
Việt Nam nhận phải "Kỷ yếu đàm phán ngày 3-4/9/1990". Tiếp theo "Hiệp
ước biên giới đất liền Việt-Trung vào ngày 30 tháng 12 năm 1999". Xử lý
quá đáng, họ hành động theo lối giày đinh của kẻ chiến thắng đạp lên xác
dân tộc Việt Nam.
Cho đến nay đã gần 1/4 thế kỷ 21, Việt Nam vẫn còn ngẩn ngơ trước sự
tình đất nước quá bi đát thế này? Hởi loài "Câm như miệng hến", hãy đối
thoại trước nhân dân về Hội nghị bí mật Thành Đô 1990 để tìm lối thoát
nghèo hèn, bằng không bỏ hến vào nồi luộc, luật sống thiên nhiên đã bày
ra sinh tồn như thế.
Bài đã đăng:
_________________________________________
Tham khảo:
[1] 软化社会, 没有奋斗的意愿, 推人有不同的想法越不反对共产党的邪恶工作. 越南人民没有时间去思考, 从我们的行动来学习,
如果他们不区分“过去的结束, 开创未来". 短短20年前这一切都是在“大叔”我们已经取得了积极成果“巨变和越南的感动早期历史".
同时越南人民要争取重新获得主权, 为时已晚).
[2] (白龙尾岛永恒"条约 "年度白龙尾范", 范文同和周恩来)
Wednesday, November 12, 2014
TIN THẾ GIỚI
Thượng đỉnh ASEAN dè dặt trên vấn đề Biển Đông
Các nguyên thủ châu Á nhân lễ khai mạc Thượng đỉnh ASEAN © Reuters
Ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh Nay Pyi Daw khai mạc hôm nay, 12/11/2014, Ban thư ký của ASEAN đã ra thông báo cho biết rằng tại thượng đỉnh lần này, mọi vấn đề khu vực và quốc tế mà toàn khối Đông Nam Á đều quan tâm và quan ngại sẽ được đề cập đến, đặc biệt là "những vấn đề có ảnh hưởng đáng kể đến hòa bình và an ninh khu vực, như vấn đề Biển Đông".
Thế nhưng, ngoài hai nước Việt Nam và Philippines, đa số các thành viên
ASEAN khác lại tỏ ra rất dè dặt, như nhận định của đặc phái viên RFI
Việt ngữ Thanh Phương từ Nay Pyi Daw.
Lập trường của Việt Nam
Như dự đoán, trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể thượng đỉnh ASEAN do Tổng thống Miến Điện Thei Sein chủ trì, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặc biệt nêu lên vấn đề Biển Đông. Lãnh đạo chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng : "Ðến nay, tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm". Những việc làm này, theo ông Nguyễn Tấn Dũng là trái với quy định của Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông DOC.
Cho nên, Thủ tướng Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng và thực hiện đầy đủ mọi quy định của DOC, cụ thể là "kiềm chế, không mở rộng hoặc gia tăng căng thẳng, không làm phức tạp thêm tình hình; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)".
Ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi việc ASEAN - Trung Quốc thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, đẩy mạnh đàm phán nhằm sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển ĐÔng COC có tính ràng buộc.
Lập trường của Philippines
Đây là lần đầu tiên tổng thống Begnino Aquino gặp các đồng nhiệm Đông Nam Á, nhất là những nước cũng có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, kể từ khi Philippines vào tháng 3 vừa qua kiện Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài Liên hiệp quốc về bản đồ đường "lưỡi bò" do Trung Quốc áp đặt lên Biển Đông.
Ai cũng tưởng là Tổng thống Aquino sẽ một lần nữa tỏ lập trường rắn với Trung Quốc, bởi vì trước khi diễn ra hội nghị chính ông đã nói là sẽ nêu lên các hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc ở vùng Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines, nhưng rốt cuộc theo lời phát ngôn viên Tổng thống Philippines Herminio Coloma, trả lời báo chí hôm nay, trong phiên họp toàn thể thượng đỉnh ASEAN hôm nay, ông Aquino lại không nhắc gì đến Trung Quốc.
Phải chăng đây là hệ quả của cuộc gặp ngày hôm qua giữa Tổng thống Philippines với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh?. Theo lời ông Coloma, cuộc gặp này là một " bước phát triển tích cực " giữa hai lãnh đạo Philippines và Trung Quốc. Ông Aquino còn khuyến khích các nước khác trong ASEAN nên tiếp tục thương lượng với Trung Quốc.
Tuy vậy, phát ngôn viên Tổng thống Philippines khẳng định với báo chí rằng Manila sẽ vẫn giữ nguyên vụ kiện Trung Quốc. Mà dù gì đi nữa thì Bắc Kinh cũng đã nói trước rằng họ không công nhận thẩm quyền của tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc trong vụ kiện này.
Lập trường các nước ASEAN khác
Trước hết là nước chủ nhà Miến Điện. Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị thượng đỉnh Nay Pyi Daw sáng nay, Tổng thống Thein Sein đã không trực tiếp đề cập vấn đề Biển Đông, mà chỉ kêu gọi các đồng nhiệm Đông Nam Á tiến tới "một khối ASEAN dựa trên luật pháp và dựa trên các chuẩn mực".
Tuyên bố này được coi là ngầm nhắc tới lời kêu gọi của Philippines giải quyết các tranh chấp chủ quyền bằng luật pháp quốc tế về biển. Nhưng rõ ràng là ông Thein Sein đã muốn tránh bị lôi kéo vào vấn đề tranh chấp giữa một số nước ASEAN với Trung Quốc, hiện vẫn là đồng minh quan trọng của chính quyền Nay Pyi Daw.
Bản thông cáo báo chí, công bố sau phiên họp toàn thể thượng đỉnh ASEAN chỉ cho biết là các lãnh đạo đã "trao đổi quan điểm" trên vấn Biển Đông, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Trong cuộc họp báo hôm nay tại Nay Pyi Daw, phát ngôn viên Tổng thống Philippines cho biết là nói chung, trong phiên họp toàn thể hôm nay, toàn bộ các lãnh đạo ASEAN cũng thấy cần phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông và phải đạt đến một bộ quy tắc ứng xử, bởi vì đây là "yếu tố quan trọng để duy trì hòa bình và an ninh khu vực".
Nhưng ông Coloma từ chối xác nhận rằng trong phiên họp toàn thể lần này, tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc đã là chủ đề chính. Theo phát ngôn viên tổng thống Philipines, cuộc họp hôm nay chủ yếu bàn về sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, dự trù vào năm tới.
Trong khi đó, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, trong vai trò trung gian, đã kêu gọi các bên tự kềm chế, không sử dụng vũ lực và nhanh chóng hoàn tất bộ quy tắc ứng xử COC.
Bây giờ phải xem là bản tuyên bố của chủ tịch ASEAN của cuộc họp thượng đỉnh ASEAN đề cập đến vấn đề Biển Đông với những từ ngữ như thế nào, nhưng rõ ràng là tại cuộc họp thượng đỉnh Nay Pyi Daw, khối ASEAN nói chung đã tỏ ra rất dè dặt trên vấn đề này.
Có lẽ là họ cũng đang chờ xem thái độ của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại cuộc họp thượng đỉnh Đông Á ngày mai, 13/11/2014, vì dẫu sao, vấn đề Biển Đông còn tùy thuộc vào việc Hoa Kỳ có chứng tỏ được vai trò lãnh đạo khu vực trước sự bành trướng thế lực Trung Quốc hay không.
http://vi.rfi.fr/141112-asean-km//
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng một công dân Đà Nẵng đồng thời là một nhà hoạt động xã hội dân sự đã nhanh chóng phản ứng:
“Cũng như bạn bè và học trò, chúng tôi vô cùng sửng sốt không hiểu tại sao chính quyền Thừa Thiên Huế lại làm việc này. Chúng ta biết là Việt Nam trong quá trình mở rộng về phương Nam thì đèo Hải Vân là một trong những chướng ngại thuở xưa. Trong chiến tranh gần đây cũng thế đèo Hải Vân chia cách đất nước Việt Nam, ở đỉnh cao hiểm trở như thế mà cho người nước ngoài thuê để làm cái này cái kia thì đó là điều không thể nào chấp nhận được. Nói thật là chúng tôi vô cùng sửng sốt về chuyện này.”
Tuy vậy Ủy ban Nhân dân TP. Đà Nẵng vừa kiến nghị Chính phủ rút giấy phép đầu tư mà Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp cho Công ty Thế Diệu của Trung Quốc. Lý do Chính quyền Đà Nẵng đưa ra là dự án nằm ở vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. Hơn nữa về nguyên tắc dự án này có một vùng chồng lấn trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chính giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Đối với sự kiện một dự án trải rộng 200 ha nằm ở khu vực có vị trí chiến lược lại nằm trong tay nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc. Thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ Hà Nội phát biểu với Đài Á Châu Tự Do:
“Những chỗ tốt đẹp có vị trí chiến lược lại cứ bán cứ để cho Trung Quốc làm dự án trong khi mình có thể làm được, Như thế là các anh ấy không suy nghĩ và chỉ thấy có tiền thôi. Tôi cho là chỉ thấy có tiền, nhiều tỉnh cũng thế thôi nghĩa là chỉ thấy có tiền mà không thấy cái nguy hiểm cho đất nước.”
Là một nhà quân sự Đại tá Thái Thanh Hùng nhấn mạnh rằng, đây là vị trí chiến lược, là địa bàn trọng điểm. Ở miền Trung thì khu vực đèo Hải Vân ai cũng biết cả…Nếu xảy ra chiến tranh, nơi này bị chiếm thì đất nước bị chia cắt liền. Do nó đặc biệt quan trọng như vậy nên Đại tá Thái Thanh Hùng cho là không nên cho nước ngoài đầu tư vào khu vực đó.
Vẫn theo Infonet và Đại tá Thái Thanh Hùng, vị trí Thừa Thiên-Huế cấp phép cho phía Trung Quốc xây dựng khu du lịch lại nằm ngay mũi Cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân đâm ra biển và coi như bao trùm cả hòn Sơn Trà con cách đó không xa. Khu vực này chính là “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng với núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà tọa thành hình cánh cung trấn giữ phía Bắc và phía Đông Bắc. Trong khi vịnh Đà Nẵng là một trong những khu vực vô cùng trọng yếu trên dọc tuyến biển Việt Nam.
Dự án khu nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân với chủ đầu tư là là doanh nghiệp Trung Quốc gây ra mối lo ngại về an ninh quốc phòng, là sự kiện mới nhất về việc các tỉnh trao nhiều đặc quyền cho nhà đầu tư Trung Quốc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh nối kết các sự kiện liên quan đến nhiều dự án ở những vị trí trọng yếu được trao cho nhà đầu tư Trung Quốc. Ông nói:
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành hiện làm việc ở Hà Nội từng báo động về việc các nhà đầu tư Trung Quốc, lợi dụng chính sách của Việt Nam đã thuê dài hạn nhiều khu vực dọc theo biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc để trồng và khai thác lâm sản, đặc biệt là các dự án ở Vũng Áng Hà Tĩnh mang vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Ông Bùi Kiến Thành nhận định:
“Vùng Vũng Áng Hà Tĩnh đối diện gần với Hải Nam, nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng Cảng Vũng Áng mà Hải Nam chĩa ngay qua Vũng Áng thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ biến thành một cái ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam thì sẽ ra sao. Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ 50 km thôi. Như vậy nếu có chuyện thì làm sao phòng thủ, Trung Quốc từ bên Lào đi xe ô tô qua Vũng Áng chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là cắt đôi Việt Nam ra làm hai khúc.”
Không hiểu Chính phủ Việt Nam từ Trung ương xuống địa phương nhận thức thế nào về hiểm họa quốc phòng, khi bất chấp ý kiến của giới nhân sĩ trí thức cựu sĩ quan cao cấp, kể cả chiến lược gia quân sự Võ Nguyên Giáp khi còn sống, cũng gởi thư cho Trung ương Đảng và lãnh đạo nhà nước để cảnh báo về việc không thể cho thuê đất ở các vị trí chiến lược.
Dự án Khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở mũi Khẻm núi Hải Vân, nơi chia cách Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng, chỉ là một mắt xích mới nhất trong chuỗi vị trí chiến lược trọng yếu về an ninh quốc phòng đã và đang được trao vào tay nhà đầu tư Trung Quốc.
Lập trường của Việt Nam
Như dự đoán, trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể thượng đỉnh ASEAN do Tổng thống Miến Điện Thei Sein chủ trì, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặc biệt nêu lên vấn đề Biển Đông. Lãnh đạo chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng : "Ðến nay, tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm". Những việc làm này, theo ông Nguyễn Tấn Dũng là trái với quy định của Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông DOC.
Cho nên, Thủ tướng Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng và thực hiện đầy đủ mọi quy định của DOC, cụ thể là "kiềm chế, không mở rộng hoặc gia tăng căng thẳng, không làm phức tạp thêm tình hình; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)".
Ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi việc ASEAN - Trung Quốc thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, đẩy mạnh đàm phán nhằm sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển ĐÔng COC có tính ràng buộc.
Lập trường của Philippines
Đây là lần đầu tiên tổng thống Begnino Aquino gặp các đồng nhiệm Đông Nam Á, nhất là những nước cũng có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, kể từ khi Philippines vào tháng 3 vừa qua kiện Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài Liên hiệp quốc về bản đồ đường "lưỡi bò" do Trung Quốc áp đặt lên Biển Đông.
Ai cũng tưởng là Tổng thống Aquino sẽ một lần nữa tỏ lập trường rắn với Trung Quốc, bởi vì trước khi diễn ra hội nghị chính ông đã nói là sẽ nêu lên các hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc ở vùng Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines, nhưng rốt cuộc theo lời phát ngôn viên Tổng thống Philippines Herminio Coloma, trả lời báo chí hôm nay, trong phiên họp toàn thể thượng đỉnh ASEAN hôm nay, ông Aquino lại không nhắc gì đến Trung Quốc.
Phải chăng đây là hệ quả của cuộc gặp ngày hôm qua giữa Tổng thống Philippines với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh?. Theo lời ông Coloma, cuộc gặp này là một " bước phát triển tích cực " giữa hai lãnh đạo Philippines và Trung Quốc. Ông Aquino còn khuyến khích các nước khác trong ASEAN nên tiếp tục thương lượng với Trung Quốc.
Tuy vậy, phát ngôn viên Tổng thống Philippines khẳng định với báo chí rằng Manila sẽ vẫn giữ nguyên vụ kiện Trung Quốc. Mà dù gì đi nữa thì Bắc Kinh cũng đã nói trước rằng họ không công nhận thẩm quyền của tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc trong vụ kiện này.
Lập trường các nước ASEAN khác
Trước hết là nước chủ nhà Miến Điện. Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị thượng đỉnh Nay Pyi Daw sáng nay, Tổng thống Thein Sein đã không trực tiếp đề cập vấn đề Biển Đông, mà chỉ kêu gọi các đồng nhiệm Đông Nam Á tiến tới "một khối ASEAN dựa trên luật pháp và dựa trên các chuẩn mực".
Tuyên bố này được coi là ngầm nhắc tới lời kêu gọi của Philippines giải quyết các tranh chấp chủ quyền bằng luật pháp quốc tế về biển. Nhưng rõ ràng là ông Thein Sein đã muốn tránh bị lôi kéo vào vấn đề tranh chấp giữa một số nước ASEAN với Trung Quốc, hiện vẫn là đồng minh quan trọng của chính quyền Nay Pyi Daw.
Bản thông cáo báo chí, công bố sau phiên họp toàn thể thượng đỉnh ASEAN chỉ cho biết là các lãnh đạo đã "trao đổi quan điểm" trên vấn Biển Đông, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Trong cuộc họp báo hôm nay tại Nay Pyi Daw, phát ngôn viên Tổng thống Philippines cho biết là nói chung, trong phiên họp toàn thể hôm nay, toàn bộ các lãnh đạo ASEAN cũng thấy cần phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông và phải đạt đến một bộ quy tắc ứng xử, bởi vì đây là "yếu tố quan trọng để duy trì hòa bình và an ninh khu vực".
Nhưng ông Coloma từ chối xác nhận rằng trong phiên họp toàn thể lần này, tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc đã là chủ đề chính. Theo phát ngôn viên tổng thống Philipines, cuộc họp hôm nay chủ yếu bàn về sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, dự trù vào năm tới.
Trong khi đó, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, trong vai trò trung gian, đã kêu gọi các bên tự kềm chế, không sử dụng vũ lực và nhanh chóng hoàn tất bộ quy tắc ứng xử COC.
Bây giờ phải xem là bản tuyên bố của chủ tịch ASEAN của cuộc họp thượng đỉnh ASEAN đề cập đến vấn đề Biển Đông với những từ ngữ như thế nào, nhưng rõ ràng là tại cuộc họp thượng đỉnh Nay Pyi Daw, khối ASEAN nói chung đã tỏ ra rất dè dặt trên vấn đề này.
Có lẽ là họ cũng đang chờ xem thái độ của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại cuộc họp thượng đỉnh Đông Á ngày mai, 13/11/2014, vì dẫu sao, vấn đề Biển Đông còn tùy thuộc vào việc Hoa Kỳ có chứng tỏ được vai trò lãnh đạo khu vực trước sự bành trướng thế lực Trung Quốc hay không.
http://vi.rfi.fr/141112-asean-km//
Giao trứng cho ác
Dư luận bất bình
Dư luận phản ứng gay gắt về việc chính quyền Thừa Thiên-Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư khu nghỉ dưỡng rộng 200 ha cho Công ty Trung Quốc Thế Diệu ở đèo Hải Vân. Đây là một vị trí chiến lược khống chế cả vùng trời vùng núi và vùng biển Đà Nẵng và có thể chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 16.Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng một công dân Đà Nẵng đồng thời là một nhà hoạt động xã hội dân sự đã nhanh chóng phản ứng:
“Cũng như bạn bè và học trò, chúng tôi vô cùng sửng sốt không hiểu tại sao chính quyền Thừa Thiên Huế lại làm việc này. Chúng ta biết là Việt Nam trong quá trình mở rộng về phương Nam thì đèo Hải Vân là một trong những chướng ngại thuở xưa. Trong chiến tranh gần đây cũng thế đèo Hải Vân chia cách đất nước Việt Nam, ở đỉnh cao hiểm trở như thế mà cho người nước ngoài thuê để làm cái này cái kia thì đó là điều không thể nào chấp nhận được. Nói thật là chúng tôi vô cùng sửng sốt về chuyện này.”
Cũng như bạn bè và học trò, chúng tôi vô cùng sửng sốt không hiểu tại sao chính quyền Thừa Thiên Huế lại làm việc này.Đây là dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine-Huế do doanh nghiệp Trung Quốc làm chủ đầu tư với tổng vốn 250 triệu USD. Người Trung Quốc được phép sử dụng diện tích 200 ha tại khu vực mũi Cửa khẻm, nơi núi Hải Vân đâm ra biển. Tại đây nhà đầu tư Trung Quốc sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao với 450 phòng, một trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 biệt thự và khu du lịch, nhà hàng bãi tắm. Dự án này được triển khai theo ba giai đoạn từ 2013 đến 2023 trên thực tế đã bắt đầu xây dựng một số hạng mục và cơ sở hạ tầng.
-TS Nguyễn Thế Hùng
Tuy vậy Ủy ban Nhân dân TP. Đà Nẵng vừa kiến nghị Chính phủ rút giấy phép đầu tư mà Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp cho Công ty Thế Diệu của Trung Quốc. Lý do Chính quyền Đà Nẵng đưa ra là dự án nằm ở vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. Hơn nữa về nguyên tắc dự án này có một vùng chồng lấn trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chính giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Đối với sự kiện một dự án trải rộng 200 ha nằm ở khu vực có vị trí chiến lược lại nằm trong tay nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc. Thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ Hà Nội phát biểu với Đài Á Châu Tự Do:
“Những chỗ tốt đẹp có vị trí chiến lược lại cứ bán cứ để cho Trung Quốc làm dự án trong khi mình có thể làm được, Như thế là các anh ấy không suy nghĩ và chỉ thấy có tiền thôi. Tôi cho là chỉ thấy có tiền, nhiều tỉnh cũng thế thôi nghĩa là chỉ thấy có tiền mà không thấy cái nguy hiểm cho đất nước.”
Vị trí yết hầu có thể chia cắt đất nước
Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên chỉ huy phó Bộ chỉ huy quân sự TP. Đà Nẵng, đương kim Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Đà Nẵng được báo điện tử Infonet trích lời nói rằng: “Dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân nằm ở vị trí yết hầu có thể chia cắt đất nước. Nắm vị trí đó là nắm cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng.”Là một nhà quân sự Đại tá Thái Thanh Hùng nhấn mạnh rằng, đây là vị trí chiến lược, là địa bàn trọng điểm. Ở miền Trung thì khu vực đèo Hải Vân ai cũng biết cả…Nếu xảy ra chiến tranh, nơi này bị chiếm thì đất nước bị chia cắt liền. Do nó đặc biệt quan trọng như vậy nên Đại tá Thái Thanh Hùng cho là không nên cho nước ngoài đầu tư vào khu vực đó.
Vẫn theo Infonet và Đại tá Thái Thanh Hùng, vị trí Thừa Thiên-Huế cấp phép cho phía Trung Quốc xây dựng khu du lịch lại nằm ngay mũi Cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân đâm ra biển và coi như bao trùm cả hòn Sơn Trà con cách đó không xa. Khu vực này chính là “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng với núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà tọa thành hình cánh cung trấn giữ phía Bắc và phía Đông Bắc. Trong khi vịnh Đà Nẵng là một trong những khu vực vô cùng trọng yếu trên dọc tuyến biển Việt Nam.
Dự án khu nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân với chủ đầu tư là là doanh nghiệp Trung Quốc gây ra mối lo ngại về an ninh quốc phòng, là sự kiện mới nhất về việc các tỉnh trao nhiều đặc quyền cho nhà đầu tư Trung Quốc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh nối kết các sự kiện liên quan đến nhiều dự án ở những vị trí trọng yếu được trao cho nhà đầu tư Trung Quốc. Ông nói:
Những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước, những người ấy vô hình chung tạo điều kiện để mất nước.“Hà Tĩnh là cái yết hầu của miền Trung và hơn nữa nó xây dựng thành một thứ căn cứ, ở trong đó phức tạp lắm chứ không phải chỉ đơn giản là chỗ luyện thép đâu. Hay Cảng Đông Hà cũng vậy thôi cũng là một chỗ quan trọng cũng là bán cho nó, cho nó thuê nó có thể làm thành căn cứ quân sự, rồi từ Kỳ Anh vào tới chân đèo Ngang cũng thế thôi cũng lại cho nó thuê, phía biển nó làm gì ngoài ấy cũng không biết. Những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước, những người ấy vô hình chung tạo điều kiện để mất nước, dù là không có ý thức đi nữa thì cũng là tạo điều kiện để cho Trung Quốc nó chiếm nước mình.”
-Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành hiện làm việc ở Hà Nội từng báo động về việc các nhà đầu tư Trung Quốc, lợi dụng chính sách của Việt Nam đã thuê dài hạn nhiều khu vực dọc theo biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc để trồng và khai thác lâm sản, đặc biệt là các dự án ở Vũng Áng Hà Tĩnh mang vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Ông Bùi Kiến Thành nhận định:
“Vùng Vũng Áng Hà Tĩnh đối diện gần với Hải Nam, nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng Cảng Vũng Áng mà Hải Nam chĩa ngay qua Vũng Áng thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ biến thành một cái ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam thì sẽ ra sao. Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ 50 km thôi. Như vậy nếu có chuyện thì làm sao phòng thủ, Trung Quốc từ bên Lào đi xe ô tô qua Vũng Áng chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là cắt đôi Việt Nam ra làm hai khúc.”
Không hiểu Chính phủ Việt Nam từ Trung ương xuống địa phương nhận thức thế nào về hiểm họa quốc phòng, khi bất chấp ý kiến của giới nhân sĩ trí thức cựu sĩ quan cao cấp, kể cả chiến lược gia quân sự Võ Nguyên Giáp khi còn sống, cũng gởi thư cho Trung ương Đảng và lãnh đạo nhà nước để cảnh báo về việc không thể cho thuê đất ở các vị trí chiến lược.
Dự án Khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở mũi Khẻm núi Hải Vân, nơi chia cách Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng, chỉ là một mắt xích mới nhất trong chuỗi vị trí chiến lược trọng yếu về an ninh quốc phòng đã và đang được trao vào tay nhà đầu tư Trung Quốc.
LÊ ANH TUẤN * TIẾNG VIỆT-TIẾNG MỸ
Tiếng Việt - Tiếng Mỹ Rắc Rối Quá : Lê Anh Tuấn,giảng viên Đại học Cần Thơ.
Johnson vẫn lắc đầu than:
- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, ... rành mạch.
**
Johnson vẫn lắc đầu than:
- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, ... rành mạch.
Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có
màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô,
chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà
quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc
nhung hoặc tóc huyền. Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm
mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen,
đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi,
đen kịt, đen dòn... Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ
đen hai lần: đen đen.
Tôi cười cười:
- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: "Hôm qua, tôi đi tiệm" thì người Mỹ lại nói "Yesterday, I went to the shop". Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống.
Tôi cười cười:
- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: "Hôm qua, tôi đi tiệm" thì người Mỹ lại nói "Yesterday, I went to the shop". Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống.
Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó
"sờ" (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là
được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two
childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng
thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con
cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.
Johnson vẫn không chịu thua:
- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: "Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán" đồng nghĩa với câu "Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán"? Không thể viết là "Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán"!!! \
Johnson vẫn không chịu thua:
- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: "Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán" đồng nghĩa với câu "Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán"? Không thể viết là "Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán"!!! \
Phải không nào? Rồi còn, "áo ấm" tương đương với "áo lạnh", "nín thinh"
giống như "làm thinh" trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm
cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như
Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không
cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay
phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao
không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa
lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?
Tôi tiếp tục "ăn miếng trả miếng":
- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại "park on driveways" (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng "drive on parkways" (lái xe trên xa lộ)?
Johnson ôm bụng cười:
- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được.
Tôi tiếp tục "ăn miếng trả miếng":
- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại "park on driveways" (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng "drive on parkways" (lái xe trên xa lộ)?
Johnson ôm bụng cười:
- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được.
Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng.Bánh chưng thì phải nấu thật lâu
mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo
trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu
riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi
rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật
là tượng hình. Hi hi... Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà... thì
chẳng dính dáng gì đến "con cò, cò bay lả, lả bay la..." cả.
Tôi cũng chẳng vừa:
- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm "pineapple" thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả?
Tôi cũng chẳng vừa:
- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm "pineapple" thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả?
Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con "Guinea pig",
nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với
Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Ðại Tây dương) nhưng
ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột
này!). Ðáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi
vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot
từ dưới đầu gối đến trên bàn chân?
Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế
là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries
bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng
món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ ... Mỹ và là món ăn
của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là
khoai tây Pháp cho nó có vẻ ... ngoại cho sang, giống như bây giờ một số
quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã lai,
Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, ... mặc dầu nguyên liệu và
cách nấu gần như 100% của Việt Nam???
Johnson gật gù:
- Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, ... nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc ('), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:
Chị Huyền mang nặng ngã đau,
Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!
Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, ... thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, ...
Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:
- Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố "We got him!", sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, ...cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able... thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be... cũng vậy.
Johnson chuyển qua phần khác:
- Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón... nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người.... Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes)...
Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: "Con hồ này đẹp quá!". Vợ tôi "chỉnh" liền: "Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!". Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: "Cái sông này bẩn quá!" thì vợ tôi "sửa" ngay: "Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!". Tôi la lên: "Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?".
Vợ tôi ôn tồn giải thích: "Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con,
như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch
thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái
nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ
chửa?". Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị:
"À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái... cái của anh nó nhúc
nhích lên xuống nên phải gọi là con ..., còn của... em, nó nằm im một
chỗ nên phải gọi là cái, cái... Ha ha...". Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo
đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.
Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:
- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.
Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: "Good evening, Madam.
Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:
- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.
Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: "Good evening, Madam.
May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?" (Chào bà, Tôi có
thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này
trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn
chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: "I am sorry,
yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was
there a wrong?" (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe
lời mời của tôi.
Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: "Yes, I had
misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is
not correct. You said "Coke" not sound like "Coke" but "Cock". Cock is a
male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be
careful when saying this word to a lady". (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh.
Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ "Coke"
mà không giống "Coke" mà thành "Cock". Cock là con gà trống, nó mổ
người, nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này
với một phụ nữ).
Johnson "gỡ gạc":
- Hi hi... Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi", gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi". Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra lịch sự nên khen chủ nhà và nói: "Nhà anh và nhà anh thật đẹp". Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà "Đây là chỗ đi toilet của nhà tôi .?" Hi hi... lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.
Tôi cười to kể tiếp:
- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: "Oh, never mind. You can lie down at my top" (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên... mình cô này?
Johnson "gỡ gạc":
- Hi hi... Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi", gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi". Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra lịch sự nên khen chủ nhà và nói: "Nhà anh và nhà anh thật đẹp". Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà "Đây là chỗ đi toilet của nhà tôi .?" Hi hi... lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.
Tôi cười to kể tiếp:
- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: "Oh, never mind. You can lie down at my top" (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên... mình cô này?
Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn kháo nhau rằng, phụ nữ
Tây nó... Tây lắm, thích thì sẵn sàng... chiều! "Tình cho không biếu
không" mà. Vậy là... lẽ nào ??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ
trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ
tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh - Việt
ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ
nữ. Trời ơi!
Johnson vỗ vai tôi:
- Chút xíu nữa bạn là... hố to rồi. Ha ha... Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: "Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua".................
***
LÊ QUANG VINH * LIỆT NỮ TƯỜNG VI
Liệt Nữ Tường Vi
Kẻ tử tội của CCRĐ thoát chết nhờ Hồn thiêng Nữ Liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi?
Lê Quang Vinh
QTXM- Bạn đọc thân mến. Ngày Phụ
Nữ Việt Nam 20/10 hôm nay, chúng ta gặp lại nhà báo Lê Quang Vinh với
câu chuyện của một LIỆT NỮ quê anh thời chống Pháp. Đó là chị Đinh Kế
Tường Vi.Chị Vi hy sinh, nhưng hồn thiêng của chị đã về kịp để cứu
người anh trai của mình sắp bị Đội CCRA bắn ở làng Vĩnh Lộc. Câu chuyện
xúc động lắm. QTXMcám ơn nhà báo Lê Quang Vinh và xịn được chia sẻ
với bạn đọc.
Người con gái mà đại tá Lê Phương nói đến trong Hồi ký “Trên Chiến khu
Ba Lòng” – Quà Tặng Xư Mưa đăng trên Chuyên mục “VĂN” (ngominh | 02
Sep, 2014, 06:48 | VĂN |); bị giặc giết trong một trận càn, đó là chị
Đinh Kế Thị Tường Vy (con cụ Đinh Kế Tác - Người làng Vĩnh Lôc, xã Quảng
Lộc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình):
“Tôi cảm phục người bạn gái cùng quê đã anh dũng chống
lại bọn lính gian ác khi chúng toan hãm hiếp chị. Chị đã bị bắn chết
trên bãi cát, với thân thể lõa lồ, tang thương”. Đoạn hồi ký kể về cuộc
càn của giặc Pháp trên Chiến khu ba Lòng năm 1951, được ông Lê Phương
viết bằng cả trái tim yêu thương đồng chí đến nao lòng và hờn căm chất
chứa bởi sự dã man của giặc khiến Trời xanh phải thấu. Hồi ký của người
chiến sĩ trong cuộc "Trên chiến khu Ba Lòng", nóng bỏng đến ngày nay:
“Tôi nhớ đến mùa chiến dịch, cùng cán bộ cơ quan về xuôi
đi chiến đấu. Lúc này, tôi không trực tiếp cầm súng nhưng không phải ở
mãi sau trận tuyến. Chúng tôi phải “nhanh như điện”, chuyển tải những
lời động viên của cấp trên, những tờ báo theo sau gót người chiến sĩ.
Cùng ém quân phục kích đoàn xe lửa trên cầu Mỹ Chánh, đánh ở Liêm Công
Tây, Liêm Công Đông. Chiến dịch Lê Lai, Phan Đình Phùng đều có mặt.
Trong cuộc chiến đấu đó, tôi đã bị thương, nhỏ giọt máu đào cho Tổ
quốc.Tôi nhớ trận địch lùng ở Phong Thu, vì sơ hở mà của mất người hy
sinh. Cả cơ quan bị bao vây như trong một cái túi.
Trên Trời máy bay, sau lưng quân bộ, dưới sông ca nô. Chúng tôi -
những người lính văn phòng - không một tấc sắt để chống cự; chỉ kịp tiêu
hao tài liệu, công văn. Mở đầu trận lùng, bọn giặc trên máy bay bắn bị
thương đồng chí Dung nằm cách tôi một thước. Tiếng Dung gọi: “Phương ơi,
tao bị thương rồi”! Trong tay không có một cuộn băng nào, phải mau
chóng đưa Dung vào nấp trong bụi rồi xé áo băng bó cho bạn. Tôi cảm phục
người bạn gái cùng quê đã anh dũng chống lại bọn lính gian ác khi chúng
toan hãm hiếp chị. Chị đã bị bắn chết trên bãi cát, với thân thể lõa
lồ, tang thương. Tôi mến thương người chị gái nuôi quân (lâu ngày quên
mất tên), lấy thân mình che đạn cho mẹ con một cháu bé. Chị hy sinh cách
tôi không đầy một cánh tay.
Giờ phút nguy cấp, tiếng loa của giặc rõ dần, không còn
cách nào khác là vứt hết đồ đạc, chôn tài liệu và bơi qua sông. Sông
không rộng, nhưng nước chảy mạnh. Tôi cố lấy hết sức bơi sang đến bờ thì
kiệt sức, nằm sóng sượt. Tiếng ca nô của địch ầm ầm, các đồng chí đều
phải chạy, hướng thẳng lên rừng, sau lưng đạn bay như mưa.
Sau trận lùng ấy, mỗi người chỉ sót lại chiếc quần đùi mặc
trên người, bụng thì đói, cắn răng thoát hiểm tìm về căn cứ. Các đơn vị
bạn mở cuộc “lạc quyên” giúp đỡ chúng tôi, cùng nhường cơm xẻ áo. Chúng
tôi lại bắt tay xây dựng nhà cửa. Lao động quần quật suốt ngày. Trận lụt
năm 1951 phá hoại ghê gớm tài sản của đồng bào. Bình Trị Thiên đã nghèo
lại nghèo thêm, đã khổ lại khổ thêm. Bao kho gạo dự trữ cho kháng chiến
bị ngập. Gạo ngâm nước lụt lâu ngày phơi khô mốc ẩm, lên men.
Nấu cơm lên thối đến nỗi cho chó chó chê, cho lợn lợn không ăn. Cơm
nấu xong, xới ra trên lá môn quạt hết hơi đến nguội để bớt thối. Thế
nhưng, mấy hôm đầu không ai ăn được. Cái đói giày vò, cái bụng bắt phải
nuốt, công việc bắt phải ăn, nhắm mắt nhắm mũi mà đút vào mồm. Anh em ăn
vào đi lỏng, ra toàn vỏ gạo (vì gạo chưa xát). Dần dần bụng chúng tôi
cũng phải quen với loại cơm đáo để này và phải đành “làm bạn” với nó
hàng tháng trời.
Ăn uống như thế, nên nhiều đồng chí đã “quỵ xuống” vì mệt
nhọc, vì sốt rét... Gạo đã thiếu thuốc càng thiếu hơn. Lên cơn sốt rét
thì đắp chăn mà run. Có được viên thuốc quinine vàng liền hoà ra hàng
lít nước để chia nhau.
Trong gian nan mới thật thương nhau. Tình đồng chí xây bằng máu. Cứ
mỗi lần đồng chí nào về xuôi lên mang theo được lon gạo nếp, không nỡ ăn
một mình, mà mượn cái nồi to đổ thật nhiều nước, nấu cháo húp mỗi ngưòi
một bát.
Gian khổ, đói rét không làm chúng tôi lung lay, lòng vẫn lạc
quan tin tưởng. Những ngày ở chiến trường Bình Trị Thiên thực sự là
“trường học” rèn luyện thử thách, đào tạo nên người chiến sĩ. Song cũng
có những kẻ hèn nhát, tham sống sợ chết, dao động hoang mang, không chịu
nổi đã đầu hàng giặc.”
Chị Đinh Kế Thị Tường Vi trong đoạn văn trích, được kể lại chân thực vô
cùng kiệm lời, nhưng đủ để hình ảnh chị hiển hiện lên là một nữ “Anh
hùng Liệt sĩ” cực kỳ tiêu biểu: anh dũng, kiên trinh, hy sinh lẫm liệt
đến giọt máu cuối cùng giữa bầy lang sói; chị quyết không thể cho chúng
làm nhục nhằm giữ nguyên phẩm tiết của người con gái tuổi xanh, hiến
dâng trọn vẹn cuộc sống tươi đẹp nhất cho Tổ quốc lúc lâm nguy. Vậy chị
Tường Vi trong lòng quê hương Vĩnh Lộc, anh em, người yêu "đã hẹn ước"
cùng con cháu...nay được nhớ lại và lưu giữ như thế nào và gia đình của
chị sau sự hy sinh đó?
Ông Đinh Duyệt, năm nay 95 tuổi – Cán bộ Tiền Khởi nghĩa, Huy hiệu 65
tuổi Đảng (2012), nguyên Chuyên viên cao cấp công tác tại Toà án Nhân
dân Tối cao; hiện nghỉ hưu tại quê nhà là thôn Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc,
Thị xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch cũ), tỉnh Quảng Bình; khi được tiếp xúc
Hồi ký "Trên chiến khu Ba Lòng" của em trai vợ mình (Bà Lê Thị Toán) -
Đại tá Lê Phương, lòng bồi hồi xúc động nhớ lại: Chị Đinh Kế Thị Tường
Vi có Thân phụ là cụ Đinh Kế Tác, tục danh “Xu Tác” - Một nhà thầu
khoán (Sur veilzan) có tiếng thời Pháp thuộc; rất yêu nước và có nhiều
công lao đóng góp đối với quê hương.
Cụ cùng nhà thấu khoán và là bạn thân quê ở làng bên Hoà Ninh (nay là
xã Quảng Hoà, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) tên là Đoàn Phiến, tục
danh “Xu Phiến” cùng chung tiền của công sức xây dựng nên Trường tiểu
học Élémenter Hoà Ninh cho con em mấy làng vùng Nam phủ Quảng Trạch
thời đó: Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước, Minh Lệ, La Hà...có nơi học
tập. Riêng với mảnh đất chôn rau cắt rốn là làng Vĩnh Lộc, cụ Đinh Kế
Tác đã bỏ công của vật lực đắp xếp 2 con kè lớn bằng đá hộc lẫn đá sa
thạch để ngăn luồng nước xiết chống xói lở phía Rào Đơờng (Nguồn Nậy
sông Gianh, nhánh chảy qua các làng Vĩnh Lộc, Cồn Sẻ và Văn Lôi). Hai
con kè đá này sau gần cả trăm năm hiện vẫn còn y nguyên tác dụng (đắc
dụng).
Nếu chiến tranh Pháp - Việt không nổ ra, cụ đã hoàn thành tâm nguyện
xây dựng một cây cầu cho cả 2 làng Vĩnh Lộc – Hoà Ninh liền bờ, vị trí
định xây dựng gần lối bến sông cạnh nhà ông Đoàn Phụng, để đi ra đường
“Kiệt Ngang” Hòa Ninh qua chợMới (Minh Lệ).
Chị Đinh Kế Thị Tường Vi là một cô nữ sinh rất hiếm hoi
thời đó ở vùng quê nghèo Vĩnh Lộc, được bọ mạ (cha mẹ) gửi vào Kinh đô
Huế cho ăn học tại Trường Đồng Khánh – Ngôi trường dành riêng cho nữ
giới con nhà quyền quý, quan lại và công chức trong chính quyền thuộc
Pháp. Khi học xong chương trình "trung học" (?) Trường Đồng Khánh - Huế,
chị trở về gia đình ở quê hương Vĩnh Lộc dự tính sẽ tiếp tục học lên.
Thế rồi cuối năm 1946, Pháp núp bóng quân Anh trở lại đánh chiếm Sài Gòn
– Gia Định và cả Nam bộ.
Hưởng ứng “Lời Hiệu triệu cứu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ vẻn
vẹn trong 2 tháng cuối năm 1946 - đầu năm 1947, nhân dân Thẻ Làng (riêng
Làng Vĩnh Lộc phía Bắc sông Hoà Ninh goị là “xứ Đông”, không có Xóm
Vụng (Xóm Vũng) – một phần làng Vĩnh Lộc ở phía Nam sông Hoà Ninh goị là
“xứ Đoài”) đã có 3 đợt nam nữ thanh niên xung phong “Nam Tiến” để cùng
quân dân Nam Bộ đánh giặc. Đợt “Nam Tiến” đầu tiên, có 4 anh chị em,
trong đó có chị Đinh Kế Thị Tường Vi.
Ông Dinh Duyệt nhớ lại như in, hình ảnh cô em gái nhỏ nhắn,
tóc dài, nước da trắng nõn nà nhưng bặm trợn khi lên vị trí diễn giả để
tranh luận với đám thanh niên cũng đang hừng hực khí thế “Nam Tiến”.
Khi mấy cán bộ Việt Minh thấy rõ mồn một chị Tường Vi là cô gái còn
quá nhỏ tuổi (chị là bạn học với anh Lê Phương - sinh năm 1932, so các
anh cùng đăng ký “Nam Tiến” đợt này ít hơn ngót chục tuổi), thân hình
lại "liễu yếu đào tơ", "chưa lấm bụi đời", dứt khoát không tiếp nhận và
để chị kê khai lý lịch cũng như viết quyết tâm bày tỏ nguyện vọng lên
đường ...; chị Đinh Kế Thị Tường Vi liền nhảy phốc lên cướp lời mọi
người, với giọng vô cùng dõng dạc, dứt khoát:
“Ông cha ta đã dạy rồi, giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh. Tui (tôi)
tuy là “đàn bà con gái” nhỏ tuổi, nhỏ người nhưng ăn thua là ở cái tinh
thần đánh giặc cứu nước chứ không phải vì con gái hay tuổi nhỏ, người
nhỏ mà bỏ qua”. Thế là không ai còn cản được chị Đinh Kế Thị Tường Vi
lên đường “Nam Tiến” cùng 3 trai làng khác là anh Đinh Xuân Dật (tên
trong Bằng Tổ quốc ghi công: Liệt sĩ Đinh Thụy Sơn), Nguyễn Đăng Khoa và
Đinh Như San. Chị Đinh Kế Thị Tường Vi, hai anh Đinh Xuân Dật và Đinh
Như San hy sinh trong những năm đầu và giữa cuộc kháng chiến chống Pháp;
còn anh Nguyễn Đăng Khoa (sinh năm Quý Hợi – 1923) may mắn sống sót,
tiếp tục chiến đấu suốt gần 30 năm trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp -
Mỹ và xây dựng quân đội trong Hoà Bình, là sĩ quan với cấp bậc “Thiếu
tá”. Cụ qua đời cách đây 17 năm (27/11/Đinh Sửu - 1997) sau khi về nghỉ
hưu tại quê nhà.
Buổi đăng ký cho thanh niên lên đường “Nam Tiến” đợt đầu
tiên này diễn ra tại đình Vĩnh Lộc (ngôi đình giữa cánh đồng, đã bị
triệt phá sau Cải cách ruộng đất mấy năm). Thời điểm này, ông Đinh
Duyệt là phó Chủ nhiệm Việt Minh xã Vĩnh Trạch (xã Quảng Lộc sau này).
Anh Đinh Như San có người anh ruột là Đinh Như Hằng, tham gia lực lượng
vũ trang tại địa phương và cũng hy sinh anh dũng trên quê hương thời kỳ
kháng chiến chống Pháp. Hai anh em Đinh Như Hằng và Đinh Như San là con
trai cụ Đinh Thị Vặt - tục danh “Giang Ưa”. Cụ là O ruột (cô ruột) của
ông Đinh Duyệt. Hiện địa phương đang làm các thủ tục để đề nghị Chủ tịch
nước Truy tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho cụ Đinh Thị Vặt.
Thạc sĩ Nguyễn Bá Sinh, con trai thứ 5 của cụ Nghè Cơ – Nguyễn Bá
Ky (cụ Nghè Cơ – Nguyễn Bá Ky cũng là cậu ruột của ông Đinh
Duyệt), trên Comment (lời góp ý) bài hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng” –
“QTXM”, đã chia sẻ cùng bạn đọc những tư liệu rất quý về mối tình đầu và
bức ảnh “duy nhất còn lại” mà gia đình đang thờ phụng người nữ anh hùng
liệt sĩ này: “Những ngày sau CM tháng 8, chị Đinh Kế Thị Tường Vy là
một nữ sinh trung học nhưng đã tham gia hoạt động phụ nữ cùng chị gái
tôi là Nguyễn Thi Ngọc Lan. Chị Nguyễn Thi Ngọc Lan sau này trở thành vợ
của người cán bộ Việt Minh - Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên (Nguyên Ủy viên
Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng).
Dạo đó, chị Đinh Kế Thị Tường Vy hay sang nhà tôi (ởxóm Vụng - Xóm Vũng)
– một phần làng Vĩnh Lộc ở phía Nam sông Hoà Ninh, người xưa goị là “xứ
Đoài”) để cùng chị Lan trù tính công tác đoàn thể. Dáng người chị Tường
Vi thanh mảnh, xinh xắn; nước da trắng trẻo, mái tóc tha thướt tôn vẻ
đẹp dịu hiền như người con gái xứ Huế. Tôi có người chú họ, tên là Phầu
cùng làng với chị Đinh Kế Thị Tường Vy nên hai người biết nhau từ tấm
bé.
Chú Phầu tôi (học trường Khải Định ở Huế); lúc còn lứa truổi "học sinh",
đã rất mến rồi đâm lòng yêu thương chị. Có lẽ do “Duyên Trời” (Thiên
duyên) nên hai người dễ dàng có "hẹn ước". Ôông mệ (ông bà) tôi đã có
“cơi trầu”, “chai rượu” sang thưa với Ôông mệ bên nhà chị xin được kết
giao thông gia. Nhưng rồi, còn đâu ! Kháng chiến bùng nổ. Sau khi mặt
trân Huế vỡ, quân Pháp đánh lan ra Quảng Trị, Quảng Bình. Khói lửa ngút
trời. Những chàng trai cô gái làng tôi như anh Lê Phương, chị Tường Vy,
chú Phầu tôi... rời làng lên đường đi chiến đấu. Khi chia tay, chị
Tường Vy tặng chú tôi một tấm ảnh nhỏ làm kỷ niệm - như lời "hẹn ước
trăm năm" của đôi trai gái.
Chị được tổ chức điều vào Phân khu Bình Trị Thiên làm công tác điện
đài (mật mã); còn chú Phầu tôi ra Bắc học Trường sỹ quan lục quân. Rồi
một hôm từ Việt Bắc, chú Phầu tôi nhận được tin sét đánh: Trong một
trận càn của giặc, chị Tường Vy đã lọt vào tay giặc và anh dũng hy sinh
như lời kể của anh Lê Phương trong hồi ký “Trên chiến khu Ba lòng”.
Từ đó, bức hình chị Tường Vi đối với chú Phầu tôi là “chứng nhân” của
mối tình nồng thắm “thuở ban đầu” trong ba lô người chiến sỹ và cả quê
hương yêu dấu trên mỗi bước hành quân suốt cả chiều dài hai cuộc kháng
chiến đánh Pháp và đánh Mỹ.
Nhiều năm sau khi đất nước đã hòa bình, anh trai chị là ông Đinh Kế
Nhậm đã dày công tìm kiếm được hài cốt chị Tường Vy đưa về an táng tại
quê nhà. Thời điểm này, chú Phầu tôi cũng đã ở tuổi tám mươi, mái tóc
bạc phơ, chân đi chầm chậm về thăm quê. Trước đó, tại Thủ đô Hà Nội, chú
tôi đã thuê in tấm ảnh của người yêu cũ vô vàn yêu dấu lên chất liệu sứ
men nung. Chính trong dịp về quê này, ông đã cùng con cháu ra nghĩa
trang liệt sĩ xã Quảng Lộc và đến bên mộ người yêu - người đồng chí lặng
lẽ gắn lên bia mộ bức hình men sứ chụp năm xưa (còn lại duy nhất trong
đại gia đình và bè bạn) của nữ Liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vy, cùng những
bông hoa cúng trắng muốt trong làn khói hương bay não nùng...”. Sự ra đi
“một không trở lại” từ ngày “Nam Tiến” 1946 rồi hy sinh lẫm liệt vào
năm 1951 tại Chiến khu Ba Lòng của người con gái nhỏ đầy khí phách;
nhưng vô cùng đau tương đối với cha mẹ, anh chị em trong đại gia đình
cụ Xu Tác – Đinh Kế Tác.
Vết cắt đau đớn tột cùng như cứa đôi mỗi cuộc đời trong gia đình chị
Tường Vi từ già đến trẻ bởi niềm thương tiếc người ruột thịt vẫn chưa
nguôi ngoai cùng sự ngăn cách hai miền đất nước Nam – Bắc tại Vĩ tuyến
17 Vĩnh Linh – sông Bến Hải; đúng 8 năm sau ngày lên đường "vô định" đó
và 3 năm sau sự hy sinh của chị, tai ương của cuộc Cải cách ruộng đất
lại nhằm đúng gia đình người nữ liệt sĩ: Anh trai trưởng trong gia đình
chị Đinh Kế Thị Tường Vy là Đinh Kế Nhậm, bị Đội “Cải cách” quy “Địa
chủ" – "Cường hào gian ác" –"Phản động" và "Có nhiều nợ máu với nhân
dân”. Phiên tòa “Nhân dân” của Cải cách ruộng đất được mở ra đấu tố suốt
2 - 3 ngày liền cùng mấy người nữa y tội danh. Tại trường bắn “dã
chiến” Hòn Sả (địa điểm này hiện là chân cầu phía Nam của cầu Quảng Hải –
Vĩnh Lộc),
Lời “tuyên án” vừa đọc xong (thực tế là một đứa không biết chữ “hô
chay” bằng mồm), một đứa “cốt cán” rất “tử tế” đã đến bịt mắt ông Đinh
Kế Nhậm. Ba đứa “dân quân” ôm súng đang chực sẵn để lắp đạn lên nòng đợi
giây phút hành hình người anh trai Liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vy.
Oan ức của gia đình chị Tường Vi chắc chắn cũng “thấu trời xanh”, hay
chính là Hương hồn người em gái này quá thiêng; một “Lệnh trên” như của
viên tướng Từ Hải xưa kia trong truyện Kim Vân Kiều giúp Vương Thúy
Kiều lập "Tòa án" báo ân báo oán xử bọn hãm hại nàng suốt 15 năm trời
lưu lạc, khiến nàng phải "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", từ
Trung ương (nghe đâu của Bác Hồ?) kịp về trong nháy mắt đã giải thoát
cho ông Đinh Kế Nhậm được sống.
Qua vụ này, người làng Vĩnh Lộc và mấy làng cạnh bên, đa phần
có biết tiếng tăm công đức của cụ Xu Tác và cuộc hóa thân của thiên thần
Đinh Kế Thị Tường Vy vào khí thiêng non sông đất nước; đã tin như “đinh
đóng cột” là chính công đức cha mẹ và Hồn thiêng em gái đã cứu mạng ông
Đinh Kế Nhậm – kẻ "tử tội" của Cải cách ruộng đất, chứ không một ai hay
một phép màu nào khác!
Ông Đinh Kế Nhậm đi bộ đội (vào "Vệ quốc đoàn" năm 1947). Năm
1952, bị ốm nên cùng được đi "an dưỡng" với ông Nguyễn Bá Sinh - người
viết Comment đã giới thiệu ở phần trên (đang học trường "Thiếu sinh
quân" - Khu 4). Hai anh em cùng quê tình cờ gặp nhau tại "Đoàn thu dung
Lê Lợi" - Quân khu 4, đóng quân ở huyện Can Lộc - Hà Tĩnh. Năm 1954, ông
Đinh Kế Nhậm về quê Vĩnh Lộc tham gia công tác tại địa phương; rồi gặp
luôn đại họa CCRĐ với cách làm "khoán theo chỉ tiêu", nên đã tiêu diệt
và làm oan khuất rất nhiều người vô tội.
Ông Đinh Kế Nhậm về sau trở thành cán bộ của ngành Ngân hàng, công
tác suốt mấy chục năm liền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ - cứu nước và
sau này nữa, tại các địa phương tỉnh Quảng Bình. Những năm tháng về
quê Vĩnh Lộc nghỉ chế độ hưu trí, ông tham gia tích cực công tác xã hội;
đóng góp nhiều công sức cùng con em xây dựng “Nông thôn mới” ở quê nhà
như gương sáng và sự hy sinh của cha và em gái. Ông Đinh Kế Nhậm qua
đời năm 2005 – thọ trên 80
Vĩnh Lộc, 14 giờ 52’ ngày 18/10/2014
( Tác giả gửi cho QTXM)
[1] cảm nghĩ khi đọc bài Kẻ tử tội của CCRĐ thoát chết nhờ Hồn thiêng Nữ Liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi?
Tôi là cháu ruột (gọi Đinh Kế Thị Tường Vy là O ruột). Khi đọc bài này tôi đã không cầm được nước mắt. Lần đầu tiên tôi mới biết được hoàn cảnh hy sinh của O tôi, cũng như Hồn thiêng của O giúp Ba tôi được sống trong cái chết gang tấc. Thay mặt gia đình, tôi thực sự cám ơn Nhà báo Lê Quang Vinh đã có những tư liệu quý giá để viết lên bài báo đầy cảm động này.
Viết bởi Đinh Quang Hiếu |21 Oct 2014, 10:17
Kính gửi Nhà báo Lê Quang Vinh
Cháu chào chú! Cháu vừa đọc bài báo của chú. Câu đầu tiên cháu muốn nói: Cháu thực sự xúc động trước câu chuyện mà chú viết. Cháu xin được chia sẻ cảm xúc của một người trẻ tuổi, không chứng kiến những cảnh như trong chuyện, không là con cháu của những nhân vật mà chú nhắc tới; nhưng qua những lời chú kể, mọi thứ hiện ra rất rõ ràng, có những hình ảnh sẽ còn ám ảnh cháu chắc lâu dài trong suốt cuộc đới: Người con gái quả cảm kiên trung trước bầy quỷ hung bạo. Một mình chị trong vòng vây lũ vô lại dã man nhưng chị đã thắng! Một chiến thắng vô cùng bi tráng, bất diệt; khiến muôn nghìn, triệu người phải đẫm nước mắt vì xót thương, khâm phục và căm hờn!
Cháu đã đọc những bài viết trước của chú về CCRĐ. Cháu thấy thời kì này thật đáng sợ, bất công khiến nhièu người phải chịu oan uổng quá! Cũng qua các tác phẩm của chú mà cháu hiểu hơn về giá trị tình cảm gia đình, tình cảm anh em, đồng đội và tình yêu… Đúng là ngững con người xưa rất nâng niu, coi trọng và giữ gìn những tình ảm thiêng liêng ấy. Bức hình của Cô Đinh Kế Thị Tường Vi được người yêu là Chú Phầu (có lẽ với cháu, phải thưa là “Ông”, là “Bà”) lưu giữ suốt cả đời người rồi “tái hợp” theo con đường vô cùng bi thương nhưng nghĩa hiếu, thủy chung, nhân văn cao cả. Chúng cháu bây giờ không còn được như vậy nữa, Cháu cảm thấy chính mình đang hời hợt với cuộc sống! Cháu cảm ơn chú đã viết ra những tác phẩm rấy quý giá này!
Cháu Thuý
Posted by 42.113.203.165 via http://webwarper.net This is addedViết bởi Vu Thi Thuy |22 Oct 2014, 12:41
Đọc bài báo của bác em thực sự xúc động về lòng quả cảm và tinh thần yêu
nước của nhân dân quê hương bác. Qua lời kể của bác em mới hiểu rõ
truyền thống đẹp đẽ của quê hương đã theo suốt chặng đường chiến đấu và
xây dựng đất nước của những người con quê hương bác nói chung và của
bác, của anh trai Lê Phương của bác nói riêng. Rất khâm phục mảnh đất
truyền thống tuy nghèo khổ nhưng vẫn sinh ra những người con quả cảm và
tài năng.
Posted by 113.187.Posted by 113.187.5.176 via http://webwarper.net
[góp ý]| Viết bởi Mùa thu Hà Nội |22 Oct 2014, 13:16
[6]
Chị Đinh Kế Thị Tường Vi có Thân phụ là cụ Đinh Kế Tác - Một nhà thầu
khoán có tiếng thời Pháp thuộc; rất yêu nước và có nhiều công lao đóng
góp đối với quê hương. Cụ cùng nhà thấu khoán Đoàn Phiến cùng
chung tiền của công sức xây dựng nên Trường tiểu học Élémenter Hoà
Ninh cho con em mấy làng vùng Nam phủ Quảng Trạch thời đó có nơi học
tập. Riêng với mảnh đất chôn rau cắt rốn là làng Vĩnh Lộc, cụ Đinh Kế
Tác đã xếp đắp 2 con kè lớn bằng đá hộc lẫn đá sa thạch để ngăn luồng
nước xiết chống xói lở phía Rào Đơờng. Nếu chiến tranh Pháp - Việt không
nổ ra, cụ đã hoàn thành tâm nguyện xây dựng một cây cầu cho cả 2 làng
Vĩnh Lộc – Hoà Ninh liền bờ.
Chị Đinh Kế Thị Tường Vi là một cô nữ sinh rất hiếm hoi thời đó ở vùng quê nghèo Vĩnh Lộc, được bọ mạ gửi vào Kinh đô Huế cho ăn học tại Trường Đồng Khánh và đã học xong chương trình "trung học". Hưởng ứng “Lời Hiệu triệu cứu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình ảnh cô em gái nhỏ nhắn, tóc dài, nước da trắng nõn nà nhưng bặm trợn khi lên vị trí diễn giả để tranh luận với đám thanh niên cũng đang hừng hực khí thế “Nam Tiến”.
Khi mấy cán bộ Việt Minh thấy rõ mồn một chị Tường Vi là cô gái còn quá nhỏ tuổi, thân hình lại "liễu yếu đào tơ", "chưa lấm bụi đời", dứt khoát không tiếp nhận; chị liền nhảy phốc lên cướp lời mọi người, với giọng vô cùng dõng dạc, dứt khoát: “Ông cha ta đã dạy rồi, giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh. Tui (tôi) tuy là “đàn bà con gái” nhỏ tuổi, nhỏ người nhưng ăn thua là ở cái tinh thần đánh giặc cứu nước chứ không phải vì con gái hay tuổi nhỏ, người nhỏ mà bỏ qua”. Thế là không ai còn cản được chị Đinh Kế Thị Tường Vi lên đường “Nam Tiến” cùng 3 trai làng khác.
Sau 5 năm tham gia chiến đấu, năm 1951, chị Đinh Kế Thị Tường Vi đã hy sinh vô cùng quật cường trước lũ sói lang hung bạo (lời của bạn Vũ Thị Thúy trong comment số 4: “Tôi cảm phục người bạn gái cùng quê đã anh dũng chống lại bọn lính gian ác khi chúng toan hãm hiếp chị. Chị đã bị bắn chết trên bãi cát, với thân thể lõa lồ, tang thương” (Lê Phương).
Chị Đinh Kế Thị Tường Vi là một cô nữ sinh rất hiếm hoi thời đó ở vùng quê nghèo Vĩnh Lộc, được bọ mạ gửi vào Kinh đô Huế cho ăn học tại Trường Đồng Khánh và đã học xong chương trình "trung học". Hưởng ứng “Lời Hiệu triệu cứu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình ảnh cô em gái nhỏ nhắn, tóc dài, nước da trắng nõn nà nhưng bặm trợn khi lên vị trí diễn giả để tranh luận với đám thanh niên cũng đang hừng hực khí thế “Nam Tiến”.
Khi mấy cán bộ Việt Minh thấy rõ mồn một chị Tường Vi là cô gái còn quá nhỏ tuổi, thân hình lại "liễu yếu đào tơ", "chưa lấm bụi đời", dứt khoát không tiếp nhận; chị liền nhảy phốc lên cướp lời mọi người, với giọng vô cùng dõng dạc, dứt khoát: “Ông cha ta đã dạy rồi, giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh. Tui (tôi) tuy là “đàn bà con gái” nhỏ tuổi, nhỏ người nhưng ăn thua là ở cái tinh thần đánh giặc cứu nước chứ không phải vì con gái hay tuổi nhỏ, người nhỏ mà bỏ qua”. Thế là không ai còn cản được chị Đinh Kế Thị Tường Vi lên đường “Nam Tiến” cùng 3 trai làng khác.
Sau 5 năm tham gia chiến đấu, năm 1951, chị Đinh Kế Thị Tường Vi đã hy sinh vô cùng quật cường trước lũ sói lang hung bạo (lời của bạn Vũ Thị Thúy trong comment số 4: “Tôi cảm phục người bạn gái cùng quê đã anh dũng chống lại bọn lính gian ác khi chúng toan hãm hiếp chị. Chị đã bị bắn chết trên bãi cát, với thân thể lõa lồ, tang thương” (Lê Phương).
Đây chính là bức chân dung khá trọn vẹn về thân thế chị Tường Vi: Nền tảng gia đình tử tế, yêu nước; bản thân được học hành chu đáo và chắc chắn phải là người học giỏi mới học xong trung học trường Đồng Khánh. 16 tuổi (chị sinh khoảng 1930), còn quá ít tuổi vậy đã bộc lộ tình yêu và sự xả thân vì nước vô song. Nên khi sa cơ, chị đã hoàn toàn làm chủ mình để chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và chị hy sinh trong sự sợ hãi của quân thù. Nếu lũ sói lang đó không run sợ chị, không bao giờ chúng giết chị dã man đến vậy.
Tôi xin gửi đến người anh trai – Đại tá Lê Phương và em của ông là Nhà báo Lê Quang Vinh, lòng biết ơn đã chuyển tải đến bạn đọc hôm nay hình ảnh một người con gái VN vô cùng tiêu biểu: Xinh đẹp, hiền thục, ham học; khi đất nước có giặc: không chút chần chừ xả thân cứu nước; trước quân thù: bất khuất, kiên trung giữ tròn phẩm hạnh. Chị có mối tình rất đẹp và đầy lãng mạn…
Vào ngày 9:27 Thứ Tư, 22 tháng 10 2014
Kính gửi Anh Vinh,
E cảm phục anh, vì anh vẫn kiên định viết theo trái tim mình.
Mong anh mạnh khỏe, tiếp tục góp sức để xã hội tốt đẹp hơn phù hợp với điều kiện của mình.
Kính,
HS
Posted by 42.113.203.165 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
[góp ý]| Viết bởi HS |22 Oct 2014, 17:21
[8] Gui cau Vinh
Toi la con ut cua ong Dinh Duyet va la chau gai goi nha bao Le Quang
Vinh la cau ruot .da sinh ra va lon len tai Quang Binh , the ma den ngay
hom nay moi biet cau chuyen nay. Chau vo cung cam on cau . Cau oi ba
chau la mot kho chuyen ve lich su ma chi co cau la nguoi co tam co tai,
de viet lai cho con chau ve sau hieu de nho.
[góp ý]| Viết bởi Dinh Thi Van Dao |22 Oct 2014, 18:53
[9]
Liệt nữ Đinh Kế Thị Tường Vi và Đại tá Lê Phương đều sinh ra trong những gia đình khá giả và cùng tuổi. Hai người là bạn tiểu học trường làng Élémenter Hoà Ninh,
sau này cùng đơn vị chiến đấu trên chiến khu Ba Lòng. Trong trận càn
ấy, một người thì bị thương, một người thì hy sinh anh dũng. Hai gia
đình này và các gia đình khác trong làng như gia đình cụ Nghè Cơ, ông
Đoàn Phiến . . . có thể nói là những “tinh hoa” của làng, của quê hương
vì có những đóng góp rất lớn cho quê hương như xây đình làng (gia đình
cụ Ngô Nhật Tuyên ở Lộc Điền), xây trường học, xây kè đá chống xói lở. .
. và cũng đóng góp nhiều trong kháng chiến cả về nhân lực và tài lực.
Vậy mà đến năm 1954 thì các gia đình đó đều là đối tượng của CCRD. Đảng
chủ trương phải "nhổ cỏ tận gốc", cướp hết tài sản ruộng đất, con cái bị
ghi lý lịch suốt đời, không được vào đại học . . . Vậy có “sửa sai” gì
đâu hay chỉ “sửa bằng mồm” ?
Posted by 42.113.203.165 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
[góp ý]| Viết bởi Sơn Tô Lê |22 Oct 2014, 22:42
[10]
Tôi đọc đi đọc lại bài báo này của Nhà báo Lê Quang Vinh, lần nào
cũng rưng rưng nước mắt. Nước mắt thì rơi dàn dụa và trái tim thì quặn
đau bởi một suy nghĩ đơn giản sau đây, xin cùng chia sẻ với tá giả và
bạn đọc.
Lứa tuổi của tôi, ai ai cũng thuộc lòng những gương hy sinh vì dân tộc
vì đất nước của những người trẻ tuổi như Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Kim
Đồng, Vừ A Dính; gần đây là Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc (qua hồi ký –
nhật ký và sáng tác văn thơ anh chị để lại). Riêng tấm gương Lê Văn Tám
được xây dựng bằng trí tưởng tượng, gần đây được GS Phan Huy Lê – Chủ
tịch Hội Sử học VN cho biết:
“Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời
kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ
kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 – 1945 và
được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của
Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp
đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã “dựng” lên câu chuyện thiếu
niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách
đấy mấy chục mét.
GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC
đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự
đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy
bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là
vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của
GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận
thêm”. Với các Liệt sĩ khác như Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Vừ A Dính…tư
liệu và cứ liệu lịch sử còn khá mờ nhạt, rất khó kiểm chứng độ chân thực
bởi do yếu tố “tuyên truyền” được đẩy lên với tầng nấc “không giới
hạn”. (“Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám”)
Trường hợp chị Tường Vi mà ta được biết hôm nay là qua 2 nguồn tư liệu vô tư và khách quan: Hồi ký “Trên chiến khu Ba Lòng” của Đại tá Lê Phương (người trong cuộc viết ra vào thời điểm 1959 khi ông đang nằm viện 108). Đại
tá Lê Phương cũng đã qua đời từ năm1992, nay hồi ký đó mới được công bố
khiêm tốn từng phần rất nhỏ qua các Blog. Nguồn thứ 2 là do chính “nhân
chứng sống” là Phó chủ nhiệm Việt Minh xã Vĩnh Trạch, một cán bộ chủ
chốt tổ chức buổi mít tin cho thanh niên gia nhập lực lượng “Nam tiến” –
cụ Đinh Duyệt, Lão thành CM nay đã 95 tuổi, kể lại tường tận về gia
đình, tuổi trẻ và câu chuyện lên đường đi kháng chiến của chị Đinh Kế Thị Tường Vi.
Chừng ấy căn cứ rất cụ thể, chân thực, khách quan và thuyết phục (không vì mục đích “tuyên truyền” hay bất cứ chủ đích gì);
để xã Quảng Lộc cùng các cơ quan chức năng của chính quyền cấp trên,
lập hồ sơ đề nghị Nhà nước truy phong Danh hiệu cao quý cho người nữ
Liệt sĩ tiêu biểu này.
Posted by 42.113.203.165 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
[góp ý]| Viết bởi Ngô Thanh Bình - Cần Thơ |23 Oct 2014, 09:51
[11]
Những tư liệu chân thực và rất quý này được ghi lại và chia sẻ giúp
chúng cháu, thế hệ sau này có thể hiểu hơn, tự hào và thêm yêu đồng bào,
quê hương. Thật xúc động và xót xa khi xương máu của đồng bào ta đổ
xuống oan nghiệt, nhưng chính việc nhìn vào sự thật này cháu nghĩ sẽ
giúp ta có được những suy nghĩ đúng đắn.
[góp ý]| Viết bởi HienPL |23 Oct 2014, 11:21
[12]
Kính gửi anh Lê Quang vinh!
Em đã đọc bài "Kẻ tử tội
Em đã đọc bài "Kẻ tử tội của CCRĐ thoát chết nhờ Hồn thiêng Nữ Liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi?" của anh. Chân thành mà nói, đây là bài viết rất hay của anh mà em được đọc. Hay cả về hành văn, ngôn ngữ, nội dung, cách trích dẫn...Việc mô tả hai con người với hai nghịc cảnh đau lòng đến cao độ: một là người em gái vì sự nghiệp cứu nước mà hy sinh cao cả; một là người anh trai sau đó suýt mất mạng vì oan sai do cách làm "khoán theo chỉ tiêu" của CCRĐ. Hai con người, hai cuộc đời, hai sự kiện đó lại cùng trong một gia đình lài càng làm tăng độ bi ai, xót xa - cả ai oán, trong lòng người đọc hôm nay. Em đi công tác suốt, nên không comment sớm hơn; nhưng đọc những dòng chia sẻ của bạn đọc, chắc chắn nữ Anh hùng Liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi, cụ Đinh Kế Tác, Cụ Đinh Kế Nhậm và những người con ưu tú khác của quê hương Vĩnh Lộc...chắc cũng phần nào được chút ấm lòng khi con cháu đời sau vẫn luôn khâm phục và nhớ ơn các vị.
Posted by 118.71.177.58 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
[góp ý]| Viết bởi Lê Thanh Đạt |24 Oct 2014, 09:43
[13]
Vào ngày 12:57 Thứ Sáu, 24 tháng 10 2014.
Dạo này bác Lê Quang Vinh hướng về quê hương Quảng Bình nhiều đấy.
Những tư liệu trong bài báo có độ chân thực rất cao, khiến ai được tiếp xúc đều rất cảm động và lòng đầy bi thương. Ngòi bút bác kể lại thật khéo cả về nội dung lẫn hành văn, ngôn từ...Đoạn hồi ký của bác Lê Phương (trích dẫn) ngắn gọn, hàm súc nhưng lột tả được sự bi hùng (bi tráng) về cái chết oanh liệt của hai nữ Liệt sĩ trong sự nghiệp cứu nước và cách mạng của nhân dân ta thời kỳ kháng chiến chống Pháp; khiến người đọc hôm nay phải quặn lòng vì quá xot xa...Chắc chắn hai chị sẽ còn sống mãi trong ký ức của nhiều thế hệ con cháu cũng như quê hương xứ sở (Tôi cảm phục người bạn gái cùng quê đã anh dũng chống lại bọn lính gian ác khi chúng toan hãm hiếp chị. Chị đã bị bắn chết trên bãi cát, với thân thể lõa lồ, tang thương. Tôi mến thương người chị gái nuôi quân (lâu ngày quên mất tên), lấy thân mình che đạn cho mẹ con một cháu bé. Chị hy sinh cách tôi không đầy một cánh tay.). Càng đau đớn bội phần, vì Bác Lê Phương còn không thể nhớ lại nổi tên người nữ đồng chí ấy. Quá đau, quá thương cảm vì sự hy sinh mất mát đến tột cùng! Một Nữ Anh hùng “VÔ DANH”!
Cảm ơn bác Lê Quang Vinh đã cho em và độc giả được đọc bài viết hay và cảm động đế thế.
Posted by 118.71.177.58 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
Dạo này bác Lê Quang Vinh hướng về quê hương Quảng Bình nhiều đấy.
Những tư liệu trong bài báo có độ chân thực rất cao, khiến ai được tiếp xúc đều rất cảm động và lòng đầy bi thương. Ngòi bút bác kể lại thật khéo cả về nội dung lẫn hành văn, ngôn từ...Đoạn hồi ký của bác Lê Phương (trích dẫn) ngắn gọn, hàm súc nhưng lột tả được sự bi hùng (bi tráng) về cái chết oanh liệt của hai nữ Liệt sĩ trong sự nghiệp cứu nước và cách mạng của nhân dân ta thời kỳ kháng chiến chống Pháp; khiến người đọc hôm nay phải quặn lòng vì quá xot xa...Chắc chắn hai chị sẽ còn sống mãi trong ký ức của nhiều thế hệ con cháu cũng như quê hương xứ sở (Tôi cảm phục người bạn gái cùng quê đã anh dũng chống lại bọn lính gian ác khi chúng toan hãm hiếp chị. Chị đã bị bắn chết trên bãi cát, với thân thể lõa lồ, tang thương. Tôi mến thương người chị gái nuôi quân (lâu ngày quên mất tên), lấy thân mình che đạn cho mẹ con một cháu bé. Chị hy sinh cách tôi không đầy một cánh tay.). Càng đau đớn bội phần, vì Bác Lê Phương còn không thể nhớ lại nổi tên người nữ đồng chí ấy. Quá đau, quá thương cảm vì sự hy sinh mất mát đến tột cùng! Một Nữ Anh hùng “VÔ DANH”!
Cảm ơn bác Lê Quang Vinh đã cho em và độc giả được đọc bài viết hay và cảm động đế thế.
Posted by 118.71.177.58 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
[góp ý]| Viết bởi Hoang Trong Chuong |24 Oct 2014, 14:20
[14]
Cuộc chiến đấu chống càn ở Phong Thu (Chiến khu Ba Lòng) thật ác liệt. Quân ta bị bao vây “như trong một cái túi” từ trên trời, dưới sông, trên bộ: “Trên Trời máy bay, sau lưng quân bộ, dưới sông ca nô”. Trong khi “những người lính văn phòng, không một tấc sắt để chống cự”. Các chiến sĩ “chỉ kịp tiêu hao tài liệu, công văn”. Tổn thất là vô cùng lớn:“Bọn
giặc trên máy bay bắn bị thương đồng chí Dung nằm cách tôi một thước.
Tiếng Dung gọi: “Phương ơi, tao bị thương rồi”! Trong tay không có một
cuộn băng nào, phải mau chóng đưa Dung vào nấp trong bụi rồi xé áo băng
bó cho bạn. Tôi cảm phục người bạn gái cùng quê đã anh dũng chống lại
bọn lính gian ác khi chúng toan hãm hiếp chị. Chị đã bị bắn chết trên
bãi cát, với thân thể lõa lồ, tang thương. Tôi mến thương người chị gái
nuôi quân (lâu ngày quên mất tên), lấy thân mình che đạn cho mẹ con một
cháu bé. Chị hy sinh cách tôi không đầy một cánh tay”. Đây là
một cuộc chiến không cân sức, được kể lại chân thực từng chi tiết. Vào
thời ấy và cả mấy chục năm sau này khi 2 cuộc chiến đã kết thúc, những
tư liệu thế này gần như được giữ kín, chúng ta chỉ tập trung tuyên
truyền “chiến thắng”, không bao giờ tự nhận “thất bại” – dù nhỏ nhất.
Mặc dầu, gương hy sinh của “người bạn gái cùng quê”,“người chị gái nuôi quân lấy thân mình che đạn cho mẹ con một cháu bé” và của “đồng chí Dung” (bị thương) là
vô cùng quả cảm, rất điển hình trong chiến tranh. Ở khía cạnh này, các
anh chị đã chiến thắng cả đội quân hung hãn và hoàn thành sứ mạng của
người chiến sĩ cứu quốc “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!”.
Có lẽ vì lý do đó, hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng” của Đại tá Lê Phương viết từ năm 1959 của thế kỷ XX, nay mới được người em trai là Nhà báo Lê Quang Vinh công bố từng phần khá khiêm tốn trên một số Blog cá nhân (Theo giới thiệu của hai Nhà thơ Ngô Minh và Nguyễn Trọng Tạo). Các báo chí “chính thống” (lề phải), còn lâu mới chịu tiếp cận những tác phẩm rất có giá trị mà mỗi người dân đang rất cần được biết như thế này.
Trách nhiệm hiện nay của địa phương (quê hương những người con ưu tú đã hy sinh (như thôn Vĩnh Lộc - xã Vĩnh Lộc) cũng như các cơ quan chức năng cấp trên (như của Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình – quê hương nữ Liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi), là phải cập nhật những thông tin rất quý này để xác minh, làm rõ và lập hố sơ đề nghị Nhà nước xét duyệt tôn vinh xứng đáng công lao của các tiền liệt. Đó là cách làm thiết thực tốt nhất, để gìn giữ và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Viết bởi Đặng Quốc Trung |25 Oct 2014, 09:45
Có lẽ vì lý do đó, hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng” của Đại tá Lê Phương viết từ năm 1959 của thế kỷ XX, nay mới được người em trai là Nhà báo Lê Quang Vinh công bố từng phần khá khiêm tốn trên một số Blog cá nhân (Theo giới thiệu của hai Nhà thơ Ngô Minh và Nguyễn Trọng Tạo). Các báo chí “chính thống” (lề phải), còn lâu mới chịu tiếp cận những tác phẩm rất có giá trị mà mỗi người dân đang rất cần được biết như thế này.
Trách nhiệm hiện nay của địa phương (quê hương những người con ưu tú đã hy sinh (như thôn Vĩnh Lộc - xã Vĩnh Lộc) cũng như các cơ quan chức năng cấp trên (như của Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình – quê hương nữ Liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi), là phải cập nhật những thông tin rất quý này để xác minh, làm rõ và lập hố sơ đề nghị Nhà nước xét duyệt tôn vinh xứng đáng công lao của các tiền liệt. Đó là cách làm thiết thực tốt nhất, để gìn giữ và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Viết bởi Đặng Quốc Trung |25 Oct 2014, 09:45
Vào ngày 0:11 Thứ Hai, 27 tháng 10 2014,
Kinh gửi Ông.
Cháu đã đọc được bài viết của Ông . Một bài viết kể về sự xả thân và hy sinh ngoan cường cho Tổ quốc của con cháu làng Vĩnh Lộc - Cô Đinh Kế Thị Tường Vi.
Cháu chúc Ông luôn mạnh khỏe và cống hiến những bài viết những câu chuyện về những người con ưu tú như cô Tường Vi để chúng cháu học tập và noi theo.
Cháu chúc Ông sức khỏe ạ. (Cháu Đinh Duyên - từ TP. Hồ Chí Minh).
Kinh gửi Ông.
Cháu đã đọc được bài viết của Ông . Một bài viết kể về sự xả thân và hy sinh ngoan cường cho Tổ quốc của con cháu làng Vĩnh Lộc - Cô Đinh Kế Thị Tường Vi.
Cháu chúc Ông luôn mạnh khỏe và cống hiến những bài viết những câu chuyện về những người con ưu tú như cô Tường Vi để chúng cháu học tập và noi theo.
Cháu chúc Ông sức khỏe ạ. (Cháu Đinh Duyên - từ TP. Hồ Chí Minh).
Posted by 58.187.150.177 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
[góp ý]| Viết bởi Đinh Duyên |28 Oct 2014, 08:13
[18]
Câu chuyện về nữ liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi được kể lại bằng những nguồn tư liệu chân thực: Hồi ký của ông Lê Phương,
người bạn học thuở nhỏ cùng quê hương vừa là đồng đội và là chiến sĩ
cùng trận chống càn. Hồi ký viết từ năm 1959 và hiện chưa được công bố
hoàn toàn. Ông Lê Phương thì cũng đã qua đời từ năm 1992.
Ông Nguyễn Bá Sinh người làng Vĩnh Lộc (xóm Vụng), phát hiện ra chị Tường Vi trong hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng”cũng tình cờ sau khi chắp nối lại những tình tiết từ thuở nhỏ khi chứng kiến con người chị Tường Vi qua lại nhà mình để cùng hoạt động cách mạng với chị gái Nguyễn Thi Ngọc Lan và mối tình dang dở giữa người chú họ tên Phầu với chị Vi.
Ông Đinh Duyệt năm nay đã 95 tuổi; nguyên Phó chủ nhiệm Việt Minh xã Vĩnh Trạch (tên Xã Quảng Lộc thời đầu kháng chiến chống Pháp) sau khi nghe con gái Đinh Thị Thu Thảo đọc cho nghe hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng”, trong đó có lời comment của ông Nguyễn Bá Sinh; thì câu chuyện thuở xưa cách nay đã 68 năm, được ông nhớ và kể lại rành mạch cho mọi người (trong đó có cậu em ruột vợ mình) cùng nghe. Rất may người em vợ này lại là một Nhà báo chuyên nghiệp, nên ông đã không “vô tình” mà bỏ qua câu chuyện thứ thiệt 100% này. Nhà báo Lê Quang Vinh đã nán lại quê nhà thêm vài ngày nữa để tìm hiểu thêm gia đình chị Đinh Kế Thị Tường Vi.
Như vậy, nguồn tư liệu trong bài báo “Kẻ tử tội của CCRĐ thoát chết nhờ Hồn thiêng Nữ Liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi?” là hoàn toàn chân thực, vô tư, chưa qua lăng kính của công cụ “tuyên truyền”. Điều này làm nên sức hấp dẫn cũng như lôi cuốn trái tim người đọc hôm nay bởi gương chiến đấu hy sinh của chị Tường Vi và những đồng đội của mình là vô cùng linh thiêng.
Posted by 118.71.248.109 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
Ông Nguyễn Bá Sinh người làng Vĩnh Lộc (xóm Vụng), phát hiện ra chị Tường Vi trong hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng”cũng tình cờ sau khi chắp nối lại những tình tiết từ thuở nhỏ khi chứng kiến con người chị Tường Vi qua lại nhà mình để cùng hoạt động cách mạng với chị gái Nguyễn Thi Ngọc Lan và mối tình dang dở giữa người chú họ tên Phầu với chị Vi.
Ông Đinh Duyệt năm nay đã 95 tuổi; nguyên Phó chủ nhiệm Việt Minh xã Vĩnh Trạch (tên Xã Quảng Lộc thời đầu kháng chiến chống Pháp) sau khi nghe con gái Đinh Thị Thu Thảo đọc cho nghe hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng”, trong đó có lời comment của ông Nguyễn Bá Sinh; thì câu chuyện thuở xưa cách nay đã 68 năm, được ông nhớ và kể lại rành mạch cho mọi người (trong đó có cậu em ruột vợ mình) cùng nghe. Rất may người em vợ này lại là một Nhà báo chuyên nghiệp, nên ông đã không “vô tình” mà bỏ qua câu chuyện thứ thiệt 100% này. Nhà báo Lê Quang Vinh đã nán lại quê nhà thêm vài ngày nữa để tìm hiểu thêm gia đình chị Đinh Kế Thị Tường Vi.
Như vậy, nguồn tư liệu trong bài báo “Kẻ tử tội của CCRĐ thoát chết nhờ Hồn thiêng Nữ Liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi?” là hoàn toàn chân thực, vô tư, chưa qua lăng kính của công cụ “tuyên truyền”. Điều này làm nên sức hấp dẫn cũng như lôi cuốn trái tim người đọc hôm nay bởi gương chiến đấu hy sinh của chị Tường Vi và những đồng đội của mình là vô cùng linh thiêng.
Posted by 118.71.248.109 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
[góp ý]| Viết bởi Đinh Thị Thu Thảo |28 Oct 2014, 17:58
[19]
Sau khi bài báo được công bố, nhiều vị Lão thành tham gia kháng chiến chống Pháp cùng thời bác Lê Phương và chị Tường Vi, có cho biết thêm chi tiết về sự hy sinh của của người nữ điệp báo này (“Chị được tổ chức điều vào Phân khu Bình Trị Thiên làm công tác điện đài (mật mã)”.
Ngay sau khi trận càn xẩy ra tại Phong Thu 1951, tổ chức thời đó đã nắm
rất rõ vì sao chị Tường Vi hy sinh. Có mấy thông tin như sau: là phụ
nữ, lại phụ trách điện đài. Khi giặc vây chặt tứ phía (“Tôi
nhớ trận địch lùng ở Phong Thu, vì sơ hở mà của mất người hy sinh. Cả cơ
quan bị bao vây như trong một cái túi. Trên Trời máy bay, sau lưng quân
bộ, dưới sông ca nô. Chúng tôi - những người lính văn phòng - không một
tấc sắt để chống cự; chỉ kịp tiêu hao tài liệu, công văn.”);
theo lệnh cấp trên và phản ứng trách nhiệm chị phải hủy máy móc, tài
liệu – đương nhiên thời gian sẽ tiêu tốn hơn, mất thời gian nhiều hơn so
mọi chiến sĩ khác. Do đó, chị Tường Vi bị sa vào tay giặc là điều cực kỳ khó tránh khỏi.
Là một phụ nữ rất đẹp, tuổi mới 20 – 21, căng phồng nhựa sống; bọn giặc như bầy quỷ dữ, không thể bỏ qua cơn khát bản năng và đã dùng sức mạnh tập thể cưỡng bức hãm hiếp chị. Chúng đã lột trần quần áo người con gái ngọc ngà, nhưng rõ ràng không thể nào thực hiện được sự đồi bại vì chị Tường Vi chống trả quyết liệt, vô cùng quả cảm nhằm bảo vệ phẩm tiết của mình. Lũ quỷ cay cú và say máu đến nhường nào, liền xả súng bắn chết người con gái trung dũng, kiên cường của quê hương Vĩnh Lộc chúng ta.
Sáng nay - 29/10/2014 tại Hà Nội, tôi tìm gặp ông Nguyễn Bá Sinh, trao đổi lại những thông tin mình mới nhận được này, ông Nguyễn Bá Sinh khẳng định “tuyệt đối chính xác”! Ông Sinh nói thêm: vào thời đó, chị gái ông là Nguyễn Thị Ngọc Lan, thường xuyên kể lại trong nhà điều này. Không phải một lần mà rất nhiều lần. Thành ra xóm làng ai cũng biết là vậy. (Tác giả: Lê Quang Vinh)
Posted by 118.71.248.109 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
Là một phụ nữ rất đẹp, tuổi mới 20 – 21, căng phồng nhựa sống; bọn giặc như bầy quỷ dữ, không thể bỏ qua cơn khát bản năng và đã dùng sức mạnh tập thể cưỡng bức hãm hiếp chị. Chúng đã lột trần quần áo người con gái ngọc ngà, nhưng rõ ràng không thể nào thực hiện được sự đồi bại vì chị Tường Vi chống trả quyết liệt, vô cùng quả cảm nhằm bảo vệ phẩm tiết của mình. Lũ quỷ cay cú và say máu đến nhường nào, liền xả súng bắn chết người con gái trung dũng, kiên cường của quê hương Vĩnh Lộc chúng ta.
Sáng nay - 29/10/2014 tại Hà Nội, tôi tìm gặp ông Nguyễn Bá Sinh, trao đổi lại những thông tin mình mới nhận được này, ông Nguyễn Bá Sinh khẳng định “tuyệt đối chính xác”! Ông Sinh nói thêm: vào thời đó, chị gái ông là Nguyễn Thị Ngọc Lan, thường xuyên kể lại trong nhà điều này. Không phải một lần mà rất nhiều lần. Thành ra xóm làng ai cũng biết là vậy. (Tác giả: Lê Quang Vinh)
Posted by 118.71.248.109 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
[góp ý]| Viết bởi Lê Quang Vinh |29 Oct 2014, 13:38
[20] Gửi nhà báo Lê Quang Vinh
Cam sơn tác giả đã thông tin thêm về cái chết của chị Tường Vi để bạn đọc hiểu thêm về người Liệt Nữ.
[góp ý]| Viết bởi ngominh |30 Oct 2014, 10:35
[21]
Xin cảm ơn Nhà thơ Ngô Minh Khôi! Tiện thể, tác gả có 2 lời thưa thêm:
1/Trong comment số 19, tôi dùng cụm từ "cơn khát bản năng" là chưa chuẩn.Thậm chí không đúng. Xin được sửa lại: "cơn khát thú tính".
2/Vào thời đó (!950 - 1951), phương tiện vô tuyến điện đài còn khá cồng kềnh, nặng; kết cấu cực kỳ chắc chắn, vật liệu 100% sắt thép có độ bền cao...bình thường, phá được cũng quá khó. Thế mả chỉ trong vòng mười - lăm phút (có lẽ thế), chị Tường Vi đã dồn mọi khả năng, tâm trí, thời gian quyết phá hủy bằng được phương tện - khí tài kỹ thuật do mình phụ trách là chiến công ĐẶC BIỆT, vô cùng LỚN LAO so với sức lực của một người con gái bé nhỏ và trong hoàn cảnh rất éo le, nguy kịch đang bị giặc bủa vây. Bằng chứng là sau trận càn, mọi tài liệu, bí mật của cơ quan Phân khu bộ Bình Trị Thiên đã khôn bị rới vào tay giặc. Nên thế trận trên Chiến khu Ba Lòng được giữ vững, phát triển lớn mạnh cho đến ngày toàn thắng. Theo hồi ký "Trên Chiến khu Ba Lòng" của ông Lê Phương, ta bị hy sing 2 nữ đồng chí và 1 chiến sĩ nam bị thương. Nữ đồng chí "anh nuôi", đã lấy thân che đạn cho hai mẹ con một em nhỏ: "Tôi mến thương người chị gái nuôi quân (lâu ngày quên mất tên), lấy thân mình che đạn cho mẹ con một cháu bé. Chị hy sinh cách tôi không đầy một cánh tay". (Tác giả: Lê Quang Vinh)
Posted by 118.71.248.109 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service Viết bởi Lê Quang Vinh |30 Oct 2014, 13:38
1/Trong comment số 19, tôi dùng cụm từ "cơn khát bản năng" là chưa chuẩn.Thậm chí không đúng. Xin được sửa lại: "cơn khát thú tính".
2/Vào thời đó (!950 - 1951), phương tiện vô tuyến điện đài còn khá cồng kềnh, nặng; kết cấu cực kỳ chắc chắn, vật liệu 100% sắt thép có độ bền cao...bình thường, phá được cũng quá khó. Thế mả chỉ trong vòng mười - lăm phút (có lẽ thế), chị Tường Vi đã dồn mọi khả năng, tâm trí, thời gian quyết phá hủy bằng được phương tện - khí tài kỹ thuật do mình phụ trách là chiến công ĐẶC BIỆT, vô cùng LỚN LAO so với sức lực của một người con gái bé nhỏ và trong hoàn cảnh rất éo le, nguy kịch đang bị giặc bủa vây. Bằng chứng là sau trận càn, mọi tài liệu, bí mật của cơ quan Phân khu bộ Bình Trị Thiên đã khôn bị rới vào tay giặc. Nên thế trận trên Chiến khu Ba Lòng được giữ vững, phát triển lớn mạnh cho đến ngày toàn thắng. Theo hồi ký "Trên Chiến khu Ba Lòng" của ông Lê Phương, ta bị hy sing 2 nữ đồng chí và 1 chiến sĩ nam bị thương. Nữ đồng chí "anh nuôi", đã lấy thân che đạn cho hai mẹ con một em nhỏ: "Tôi mến thương người chị gái nuôi quân (lâu ngày quên mất tên), lấy thân mình che đạn cho mẹ con một cháu bé. Chị hy sinh cách tôi không đầy một cánh tay". (Tác giả: Lê Quang Vinh)
Posted by 118.71.248.109 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service Viết bởi Lê Quang Vinh |30 Oct 2014, 13:38
NGUYỄN TRỌNG VĨNH* TRUNG QUỐC TIỂU TÂM
ĐỪNG TỨC TỐI MỘT CÁCH VÔ LÝ
ngominh | 11 Nov, 2014, 20:12 |
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
ĐỪNG TỨC TỐI MỘT CÁCH VÔ LÝ
Nguyễn Trọng Vĩnh
( Nguồn: BVN)
Việt Nam và Ấn Độ hợp tác khai thác dầu khí tại vùng biển phía nam của
Việt Nam, Trung Quốc cũng phản đối. Sau chuyến thăm Ấn Độ của thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, hai nước sẽ lại tăng cường hợp tác khai thác dầu khí ở
biển Đông thuộc vùng biển của Việt Nam.
Báo nhân dân TQ tức tối phản đối, nói: " Hà Nội phải thực tâm trên vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo,... Việt Nam đã khai thác trái phép trên biển Đông thu lợi khổng lồ,... dùng nước khác để chọc tức TQ,... Việt Nam nên chứng tỏ thực tâm trong quan hệ với TQ" .
Ô hay! Việt Nam và Ấn Độ hợp tác khai thác trong lãnh hải và thềm lục
địa của mình phù hợp với UNCLOS, công ước Liên Hợp Quốc về luật biển
1982, việc gì mà TQ phải hằn học?
Ai trái phép? Nhà cầm quyền TQ chỉ dựa vào cái "đường chín đoạn" (lưỡi
bò) mà chính phủ Tưởng Giới Thạch tự vẽ từ năm 1948 phi lý, phi pháp,
không giải thích được, bị quốc tế phủ nhận để tuyên bố chủ quyền gần hết
biển Đông mới là trái phép vì biển Đông là đường hàng hải quốc
tế, chứ đâu phải là cái "ao nhà" của TQ! Đúng là sự tức tối của lòng
tham bành trướng, bá quyền.
Ai không thực tâm?
Chính là TQ không thực tâm với Việt Nam.
Khi TQ nêu ra phương châm 16 chữ và 4 tốt, lãnh đạo Việt Nam thực hiện
nghiêm chỉnh. TQ đã không thực hiện, trái lại còn gây ra bao nhiêu điều
tai ác trên bộ và trên biển đối với Việt Nam.
Ngày 27/10/2014, Dương Khiết Trì sang Hà Nội, thái độ tỏ ra ôn hòa, đấu dịu nói những là: "quan
hệ hữu nghị giữa Việt Nam và TQ đang phát triển lành mạnh, tranh chấp
cần giải quyết hòa bình, song phương, việc ổn định tình giữa hai bên là
phù hợp với nguyện vọng giữa hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và
phát triển...", trong khi đó TQ vẫn xúc tiến hoàn thiện đường bay và
căn cứ quân sự tại cụm bãi đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam năm 1988 nhằm
đến thời cơ nào đó đánh chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam, còn chuẩn bị
xây dựng "bến tàu nổi" ở đây nữa. Rõ là "miệng nam mô bụng một bồ dao
găm". TQ thật tâm với quan hệ Việt -Trung như thế ư?!
Nhớ lại trước đây, trong thời kỳ TQ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bị chúng ta phản đối quyết
liệt, dư luận thế giới phê phán, Dương Khiết Trì cũng đã sang Việt Nam
lúc đó ông ta vẫn còn nêu ra với ta nhiều yêu cầu vô lý có tính vị kỷ
nào là: "Việt Nam không nên làm quá ồn ào vấn đề tranh chấp, không
nên kiện TQ, không nên công bố những tư liệu mà Việt Nam nói là có về
các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) làm cho Thế giới
"hiểu nhầm" (!), không nên xích gần với Mỹ, v.v.". Sau khi ông ta về, báo chí TQ còn láo xược đăng :"Đồng chí Dương Khiết Trì sang Việt Nam để kêu gọi đứa con hoang đãng trở về"!!
Lần này (27/10/2014), ông ta sang đội lốt ôn hòa, hạ giọng (tạm giấu bồ
dao găm đi), cố ý làm như tình hình biển Đông đã lắng dịu là nhằm mục
đích gì?
Chả là trước các hội nghị APEC, ASEAN, EAS trong đó có TQ và nhiều nước
tham dự, ông Tập muốn khoác lại cho mình chiếc áo "trỗi dậy hòa bình"
giả dối để trong các hội nghị đó, người ta không nêu vấn đề biển Đông và
chỉ trích TQ gây tình hình căng thẳng. Đó là thủ đoạn ngoại giao xảo
quyệt của nhà cầm quyền TQ: "hòa dịu là sách lược, bá chiếm biển Đông là
chiến lược", "hòa dịu tạm thời, để thực hiện quyết tâm không thay đổi".
Các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế sẽ không mất cảnh giác.
N.T.V.( Nguồn: BVN)
NGUYỄN ĐÌNH PHÙNG * VŨ KHÍ DẦU HỎA
Vũ khí chiến lược dầu hỏa
Nguyễn Đình Phùng
Nguyễn Đình Phùng
Trong vòng ba năm nay, những tính toán về thế chiến lược địa dư toàn cầu đã bị một vũ khí chiến lược mới của Hoa Kỳ làm thay đổi hẳn cục diện. Đó là vũ khí dầu hỏa, một thứ vũ khí trước giờ làm Hoa Kỳ khốn đốn và bị lệ thuộc vào những quốc gia không mấy gì thân thiện với Hoa Kỳ nắm giữ như những xứ vùng Trung Đông, Venezuela và Nga. Nhưng thế cờ hiện nay đã bị lật ngược và Hoa Kỳ đã nắm thượng phong để có thể dùng dầu hỏa như một vũ khí chiến lược cho những tính toán mới cho chính trị địa dư toàn cầu.
Điều này xảy ra được hoàn toàn nhờ vào một kỹ thuật mới về đào dầu. Đây là phương cách tân tiến nhất dùng vệ tinh satellite để điều khiển mũi khoan dầu, đào sâu xuống nhiều dặm dưới lòng đất rồi tùy theo vị trí có thể quay ngang và đào bên cạnh gọi là horizontal drilling, tiến tới mục tiêu chính xác có thể chỉ nhỏ như một chiếc bánh xe! Trước kia việc đào dầu thường chỉ dùng những dữ kiện do địa chấn đem lại để tìm mỏ dầu và đào thử hàng chục lần mới được một lần trúng. Những lần đào hụt gọi là dry holes, tốn tiền nhiều và mất nhiều thời giờ để đào trúng mỏ dầu. Với những dữ kiện về địa chất do satellite technology và cách đào ngang horizontal drilling, việc đào hụt gặp dry holes không xảy ra nữa!
Điều này xảy ra được hoàn toàn nhờ vào một kỹ thuật mới về đào dầu. Đây là phương cách tân tiến nhất dùng vệ tinh satellite để điều khiển mũi khoan dầu, đào sâu xuống nhiều dặm dưới lòng đất rồi tùy theo vị trí có thể quay ngang và đào bên cạnh gọi là horizontal drilling, tiến tới mục tiêu chính xác có thể chỉ nhỏ như một chiếc bánh xe! Trước kia việc đào dầu thường chỉ dùng những dữ kiện do địa chấn đem lại để tìm mỏ dầu và đào thử hàng chục lần mới được một lần trúng. Những lần đào hụt gọi là dry holes, tốn tiền nhiều và mất nhiều thời giờ để đào trúng mỏ dầu. Với những dữ kiện về địa chất do satellite technology và cách đào ngang horizontal drilling, việc đào hụt gặp dry holes không xảy ra nữa!
|
Tuesday, November 11, 2014
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 11.11.2014
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 11.11.2014
Tại LHQ ở Genève : Ông Võ Văn Ái phản bác bản Phúc trình về thực thi Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa tại Việt Nam do Phái đoàn Hà Nội phúc trình
2014-11-11 | Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam | Quê Mẹ
Tại LHQ ở Genève : Ông Võ Văn Ái phản bác bản Phúc trình về thực thi Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa tại Việt Nam do Phái đoàn Hà Nội phúc trình
2014-11-11 | Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam | Quê Mẹ
GENÈVE, ngày 11.11.2014 (QUÊ MẸ) – Phái đoàn Hà Nội do Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
dẫn đầu 18 người đại diện các Bộ Ngoại giao, Giáo dục, Tư pháp, Vụ Nhân
quyền thuộc Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc, v.v… đến Genève phúc trình về
việc thực thi Công ước Quốc tế về Kinh tế, Xã hội, Văn hóa
trước Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) vào
chiều ngày 10-11-2014, tại khoá họp lần thứ 53 của Ủy ban CESCR diễn ra
từ ngày 10 đến 28-11-2014 để xem xét một số quốc gia.
Nhân dịp này, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), và bà Penelope Faulkner, Phó chủ tịch đã lên tiếng phản bác những điều dối gạt trong bản Phúc trình của Hà Nội. Đồng thời ông Ái cung cấp bản Báo cáo chung, 36 trang, được Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) thực hiện như một Phản phúc trình, mang tựa đề “Việt Nam vi phạm các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa” (xin bấm vào đây để đọc bản Việt dịch). Đây là bản Báo cáo duy nhất của người Việt đệ nạp LHQ trong kỳ họp này, và đã được Trang Nhà LHQ công bố cho các chuyên gia LHQ và mọi người tham khảo, song song với bản Phúc trình của Hà Nội.
Nhiều chuyên gia LHQ đã sử dụng các chứng cứ, tự liệu, phân tích và tố giác trong bản Báo cáo chung của hai tổ chức Phi Chính phủ VCHR và FIDH trong cuộc chất vấn Phái đoàn Hà Nội qua nhiều giờ đồng hồ để đặt vấn đề.
Báo cáo chung cung cấp cho các chuyên gia LHQ những sự thật hiển nhiên, đồng thời phân tích những vi phạm trầm trọng các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Dù Việt Nam ký kết tham gia Công ước nói trên từ năm 1982, thế nhưng Việt Nam đã chậm trễ phúc trình định kỳ kể từ năm 1993.
Ông Võ Văn Ái phát biểu trước Ủy ban CESCR rằng : “Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa là một trong những cột trụ chống đỡ cho việc bảo vệ nhân quyền quốc tế. Việt Nam đã chậm trễ phúc trình đến 21 năm, mà bản phúc trình hôm nay đầy những lời lẽ cường điệu cho thấy nhà cầm quyền chẳng quan tâm gì đến các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa của người dân, đặc biệt những người dân ở vào thế yếu như phụ nữ, thiếu nhi, dân tộc thiểu số và những người nghèo ở nông thôn và thành thị - chẳng hề có những cơ cấu bảo vệ các quyền này và cũng chẳng có biện pháp khôi phục. Những nhà bảo vệ nhân quyền nào tố giác sự vi phạm các quyền này đều bị sách nhiễu hay bắt giam”.
Bản Báo cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền báo động hố chênh lệch giàu nghèo cùng những bất bình đẳng xã hội. Thập niên 1980, với chính sách “đổi mới” Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, đất nước được thay đổi nhanh chóng, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Tuy nhiên nên kinh tế tự do dưới sự kiểm soát của chế độc độc đảng đưa tới những bất bình đẳng giữa thượng tầng lãnh đạo và khối quần chúng đông đảo. Hiện tại ở Việt Nam có những đại phú gia (những người thủ đắc trên 30 triệu Mỹ kim), trong khi ấy 1 trên 5 người Việt Nam sống dưới ngưỡng nghèo đói, và 8% dân chúng sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói. Hàng triệu dân sống trên ngưỡng nghèo đói chút đỉnh nhưng dễ trở nên yếu thế trước bất cứ dao động nào.
Bất bình đẳng xã hội không riêng trên phương diện lợi tức thu nhập, mà còn đến từ sự phân biệt đối xử tùy theo ý kiến chính trị, tôn giáo hay dân tộc thiểu số. Bản báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy những ai không có liên hệ tốt với Dảng Cộng sản sẽ không được bình đẳng trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, kiếm công ăn việc làm hoặc thủ đắc đất đai.
Việc Nhà nước cưỡng chiếm đất đai cho các công trình xây dựng phát triển, cũng là món mồi béo bở cho các viên chức tham nhũng hay lạm quyền khiến cho hàng trăm nghìn nông dân sống cảnh không nhà, và gây ra nhiều nạn bạo hành tại Văn Giang, Vũ Ban, Cồn Dầu, Dương Nội và nhiều nơi khác. Tại các công xưởng, xí nghiệp bóc lột nhân công với giá lương rẻ mạt dẫn tới nhiều cuộc đình công, thế mà Tổng Liên đoàn Lao động chẳng có động thái gì bênh vực cho quyền công nhân. Thiếu nhi lao động là chuyện phổ biến. Bản Báo cáo chung cho biết Thông tư số 11 ban hành năm 2013 cho phép trẻ em lứa tuổi 13 đến 15 được phép “lao động nhẹ”.
Những công nhân nào tố cáo sự lạm quyền sẽ bị sách nhiễu, đe dọa, bỏ tù. Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đưa ra bản tổng kết các bloggers, dân oan, nhà hoạt động công đoàn, nhà bảo vệ nhân quyền, thành viên các tôn giáo bị giam tù chỉ vì họ đòi hỏi các qyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Chỉ riêng một phiên tòa xử vào tháng giêng năm 2013, đã có 22 người hoạt động môi trường bị kết án “lật đổ chính quyền” và lãnh những án tù từ 10 năm đến chung thân. 7 người Hmong ở Tuyên Quang bị bắt bỏ tù vào tháng 3 năm 2014 chỉ vì sống theo đức tin của họ. Đa số những người này bị kết án dưới các điều luật mơ hồ chiếu theo Bộ Luật Hình sự như “lợi dụng tự do dân chủ” hay “tuyên truyền chống phá Nhà nước” hoàn toàn trái chống với Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.
Khi đệ nạp cho Ủy ban CESCR, bản Báo cáo chung của hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, ông Võ Văn Ái tố giác Việt Nam dùng luật pháp như công cụ đàn áp nhân quyền để năm giữ quyền kiểm soát chính trị. Ông đưa ra một chuỗi luật pháp như Luật Công đoàn, Luật Xuất bản, Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hóa, Nghị định 97 về Nghiên cứu khoa học, Nghị định 72 về Internet, Nghị định 92 về Tôn giáo, cùng một số quy định hạn chế văn hóa, tâm linh và sinh hoạt tôn giáo. Ông Ái nói “Phúc trình định kỳ của Việt Nam đưa ra một chuỗi quy định, luật pháp, nhưng chẳng hề thông tin về nội dung cùng sự áp dụng hay thực thi các quyền. 32 năm sau khi Việt Nam tham gia ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, người công dân Việt Nam vẫn không được thụ hưởng các quyền cơ bản”.
Ông Ái cũng tố cáo sự kiểm duyệt của Nhà nước tỏa khắp trên mọi lĩnh vực. Ông nêu một trường hợp xẩy ra gần đây về việc dịch và xuất bản cuốn sách nói về cuộc đời của điệp viên và cựu ký giả báo Time Phạm Xuân Ẩn, “The Spy who loved us” của tác giả Mỹ Thomas A. Bass đã bị kiểm duyệt cắt bỏ 444 chỗ, mặc dù hợp đồng ký kết không cho phép. Kiểm duyệt Internet cũng được thực hiện qua nhiều Trang nhà hay Blogs.
Ông Ái cũng nêu qua bản Báo cáo chung về môn dạy lịch sử. Chỉ có một sách giáo khoa về môn sử do nhà nước ấn hành. Sách này không những bóp méo lịch sử, mà còn sử dụng cho mục tiêu tuyên truyền và giáo dục sự thù hận cho học sinh. Nhiều vị hàn lâm hay thầy giáo tại Việt Nam đã tố cáo sự “chính trị hóa lịch sử” này và kêu gọi sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau để học sinh có tinh thần phê phán và hòa đồng với thế giới trong việc tôn trọng nhân quyền.
Bản Báo cáo chung của hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đã đưa ra 37 Khuyến cáo cho sự cải thiện tại Việt Nam trên các lĩnh vực mậu dịch, kinh doanh và nhân quyền ; quyền công đoàn ; quyền y tế và giáo dục ; phân biệt đối xử ; quyền đất đai ; tự do ngôn luận và quyền văn hóa ; nền độc lập tư pháp ; và tham gia ký kết các Công ước LHQ.
Bà Penelope Faulkner, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cũng đã phát biểu phê phán các điểm hồi đáp sai lạc của Phái đoàn Hà Nội trước Ủy ban CESCR (xin xem bài phát biểu dưới đây).
Thưa ông Chủ tịch, quý Bà, quý Ông Chuyên gia LHQ,
Nhân danh Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam, tôi xin cám ơn quý vị đã cho phép tôi tham gia cuộc hội thảo hôm nay.
Dù sự tăng trưởng kinh tế đáng kể và một số tiến bộ về mức sống người dân, tình trạng của Việt Nam ngày nay khá bấp bênh : 8% dân số sống trong cảnh đói nghèo cùng cực, 20% sống dưới ngưỡng nghèo khó, và hàng triệu người sống trong hoàn cảnh không ổn định, chỉ trên ngưỡng nghèo đói chút đỉnh.
Thay vì chân nhận và giải quyết sự bất ổn định này, Việt Nam lại áp dụng chính sách “quên dân” để phục vụ cho thiểu số cầm quyền đặc quyền đặc lợi.
Đúng như Ngân hàng Thế giới báo động, có sự bất bình đẳng khổng lồ không riêng trong phạm vi lợi tức thu nhập hàng năm, mà còn là, và đặc biệt, trên sự bình đẳng về may mắn cũng như thụ hưởng các quyền cơ bản. Rất đông khối quần chúng không được lắng nghe ý kiến họ hoặc tham gia việc công, tiếp cận một số dịch vụ xã hội, cũng như không được nêu cao quyền của mình. Đặc biệt các dân tộc thiểu số và phụ nữ là những người kém may mắn.
Tại Việt Nam không hề có những xã hội dân sự đích thực, không có báo chí tự do, công đoàn độc lập, không có nền tư pháp độc lập, và đa nguyên chính trị. Thực tế là Đảng cầm quyền nắm giữ mọi cuộc điều hành xã hội trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư pháp và công an, bằng những cuộc đàn áp, bịt họng bất cứ ai hành xử các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Nạn nhân bị vi phạm nhân quyền, nạn lạm quyền, hoặc bị cưỡng chiếm đất đai, chẳng biết nưong tựa vào đâu để được bảo vệ.
Một trong những phương tiện chối bỏ nhân quyền của nhà nước là sử dụng luật pháp. Nhà cầm quyền Việt Nam đánh giá “nhà nước pháp quyền” bằng số lượng luật pháp ban hành. Thế nhưng các sắc luật quá thừa thải này rất mơ hồ khiến nhiều hành xử tùy tiện nẩy sinh.
Thêm nữa, rất nhiều luật trái chống với các quyền quốc tế. Thông tư số 11 ban hành năm 2013 cho phép các trẻ em từ tuổi 13 đến 15 được quyền lao động. Những điều luật trong Bộ Luật Hình sự về “an ninh quốc gia” hay “lợi dụng tự do dân chủ” được sử dụng đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Bóp nghẹt một cách khắc nghiệt mọi phát biểu bị xem là bất đồng chinh kiến. Việt Nam đóng khung chặt chẽ mọi tư tưởng và phát biểu trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học, và văn hóa. Gần đây, việc dịch và xuất bản cuốn sách nói về cuộc đời của điệp viên và cựu ký giả báo Time Phạm Xuân Ẩn, “The Spy who loved us” của tác giả Mỹ Thomas A. Bass đã bị kiểm duyệt cắt bỏ 444 chỗ, mặc dù hợp đồng ký kết không cho phép cắt bỏ.
Trên lĩnh vực văn hóa và tâm linh, nhà cầm quyền tự cho phép mình quyền phán đoán những gì là “truyền thống tốt đẹp”, những gì là “hủ hóa”, đặc biệt đối với dân tộc thiểu số phải chịu đựng những phân biệt đối xử khắc khe.
Trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Nghị định 97 ban hành năm 2009 cấm xuất bản những công trình nghiên cứu phê phán hay đặt lại vấn đề về chính sách nhà nước, đưa tới việc đóng cửa viện nghiên cứu độc nhất có tên là “Viện Nghiên cứu Phát triển IDS”.
Trong lĩnh vực lịch sử, nền giáo dục học đường giữ nguyên đường hướng tuyên truyền làm nguy hại cho sự thật lịch sử, như nhiều vị hàn lâm hay thầy giáo than phiền. Môn học lịch sử chỉ nhắm dạy cho học sinh một viễn ảnh Lịch sử thay vì dạy cho các em tinh thần phê phán. Tệ hại hơn, sách giáo khoa môn sử được sử dụng trong các học trình chứa đựng những điều phản sự thật và dạy cho các em một viễn cảnh đánh tráo lịch sử. Chúng tôi cực kỳ quan ngại cho thứ ngôn ngữ đầy thù hận trong sách giáo khoa trái chống với sự thăng tiến hòa bình và thông cảm giữa các dân tộc.
Việt Nam trình bày cho dân chúng một viễn ảnh nhân quyền trái chống với cộng đồng thế giới bằng cách điều kiện hóa và mạo xưng “Các giá trị nhân quyền Châu Á”, khước từ tính phổ quát và tính bất khả phân của Nhân quyền.
Thưa ông Chủ tịch, quý Bà, quý Ông Chuyên gia LHQ,
Để cho Việt Nam thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, Việt Nam phải cấp bách :
Thưa ông Chủ tịch và quý vị Chuyên gia LHQ kính mến,
Nhân danh Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, tôi xin được bình luận một số hồi đáp của Phái đoàn Việt Nam trước Ủy ban CESCR.
Về thực thi Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa / ICESCR (hồi đáp Việt Nam cho câu hỏi số 1 của Ủy ban CESCR), Việt Nam đưa ra một chuỗi luật pháp để biểu hiện các quyền của Công ước trong luật pháp quốc gia. Nhưng trong thực tế, các điều luật còn chứa đựng những hạn chế và có khi vô hiệu hóa các quyền ghi trong Công ước. Bản Hiến pháp tu chỉnh năm 2013 áp đặt những hạn chế về việc hành xử nhân quyền (điều 14.2). Luật Cộng đoàn mới năm 2013 là một sự thoái hóa về quyền công nhân. Luật đất đai năm 2013 chứa đựng nhiều kẽ hở để các viên chức địa phương khai thác tham nhũng trong việc cưỡng chiếm đất.
Các tòa án tại Việt Nam không bao giờ viện dẫn trực tiếp tới các quyền trong Công ước, mà chỉ quy chiếu các điều trong Bộ Luật Hình sự như “lợi dụng tư do dân chủ” (điều 258) “phá họai đoàn kết dân tộc” (điều 87), hay “tuyên truyền chống phá nhà nước” (điều 88) để bỏ tù người công dân, là điều trái chống với Công ước. Đối với người dân thường, sự kiện Việt Nam tham gia Công ước chẳng mang lại sự bảo đảm nào cho họ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Về nạn tham nhũng (hồi đáp Việt Nam cho câu hỏi số 4, đoạn 13 của Ủy ban CESCR), Việt Nam bảo rằng những ai tố cáo tham nhũng được pháp luật bảo vệ. Thực tế là những người này đối diện với sách nhiễu và bắt giam. Ký giả Hoàng Khương của tờ Tuổi Trẻ, viết loạt bài n
Nhân dịp này, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), và bà Penelope Faulkner, Phó chủ tịch đã lên tiếng phản bác những điều dối gạt trong bản Phúc trình của Hà Nội. Đồng thời ông Ái cung cấp bản Báo cáo chung, 36 trang, được Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) thực hiện như một Phản phúc trình, mang tựa đề “Việt Nam vi phạm các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa” (xin bấm vào đây để đọc bản Việt dịch). Đây là bản Báo cáo duy nhất của người Việt đệ nạp LHQ trong kỳ họp này, và đã được Trang Nhà LHQ công bố cho các chuyên gia LHQ và mọi người tham khảo, song song với bản Phúc trình của Hà Nội.
Ông Võ Văn Ái phát biểu tại Ủy ban CESCR ở Điện Wilson LHQ Genève
|
Nhiều chuyên gia LHQ đã sử dụng các chứng cứ, tự liệu, phân tích và tố giác trong bản Báo cáo chung của hai tổ chức Phi Chính phủ VCHR và FIDH trong cuộc chất vấn Phái đoàn Hà Nội qua nhiều giờ đồng hồ để đặt vấn đề.
Báo cáo chung cung cấp cho các chuyên gia LHQ những sự thật hiển nhiên, đồng thời phân tích những vi phạm trầm trọng các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Dù Việt Nam ký kết tham gia Công ước nói trên từ năm 1982, thế nhưng Việt Nam đã chậm trễ phúc trình định kỳ kể từ năm 1993.
Ông Võ Văn Ái phát biểu trước Ủy ban CESCR rằng : “Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa là một trong những cột trụ chống đỡ cho việc bảo vệ nhân quyền quốc tế. Việt Nam đã chậm trễ phúc trình đến 21 năm, mà bản phúc trình hôm nay đầy những lời lẽ cường điệu cho thấy nhà cầm quyền chẳng quan tâm gì đến các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa của người dân, đặc biệt những người dân ở vào thế yếu như phụ nữ, thiếu nhi, dân tộc thiểu số và những người nghèo ở nông thôn và thành thị - chẳng hề có những cơ cấu bảo vệ các quyền này và cũng chẳng có biện pháp khôi phục. Những nhà bảo vệ nhân quyền nào tố giác sự vi phạm các quyền này đều bị sách nhiễu hay bắt giam”.
Bản Báo cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền báo động hố chênh lệch giàu nghèo cùng những bất bình đẳng xã hội. Thập niên 1980, với chính sách “đổi mới” Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, đất nước được thay đổi nhanh chóng, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Tuy nhiên nên kinh tế tự do dưới sự kiểm soát của chế độc độc đảng đưa tới những bất bình đẳng giữa thượng tầng lãnh đạo và khối quần chúng đông đảo. Hiện tại ở Việt Nam có những đại phú gia (những người thủ đắc trên 30 triệu Mỹ kim), trong khi ấy 1 trên 5 người Việt Nam sống dưới ngưỡng nghèo đói, và 8% dân chúng sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói. Hàng triệu dân sống trên ngưỡng nghèo đói chút đỉnh nhưng dễ trở nên yếu thế trước bất cứ dao động nào.
Bất bình đẳng xã hội không riêng trên phương diện lợi tức thu nhập, mà còn đến từ sự phân biệt đối xử tùy theo ý kiến chính trị, tôn giáo hay dân tộc thiểu số. Bản báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy những ai không có liên hệ tốt với Dảng Cộng sản sẽ không được bình đẳng trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, kiếm công ăn việc làm hoặc thủ đắc đất đai.
Việc Nhà nước cưỡng chiếm đất đai cho các công trình xây dựng phát triển, cũng là món mồi béo bở cho các viên chức tham nhũng hay lạm quyền khiến cho hàng trăm nghìn nông dân sống cảnh không nhà, và gây ra nhiều nạn bạo hành tại Văn Giang, Vũ Ban, Cồn Dầu, Dương Nội và nhiều nơi khác. Tại các công xưởng, xí nghiệp bóc lột nhân công với giá lương rẻ mạt dẫn tới nhiều cuộc đình công, thế mà Tổng Liên đoàn Lao động chẳng có động thái gì bênh vực cho quyền công nhân. Thiếu nhi lao động là chuyện phổ biến. Bản Báo cáo chung cho biết Thông tư số 11 ban hành năm 2013 cho phép trẻ em lứa tuổi 13 đến 15 được phép “lao động nhẹ”.
Những công nhân nào tố cáo sự lạm quyền sẽ bị sách nhiễu, đe dọa, bỏ tù. Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đưa ra bản tổng kết các bloggers, dân oan, nhà hoạt động công đoàn, nhà bảo vệ nhân quyền, thành viên các tôn giáo bị giam tù chỉ vì họ đòi hỏi các qyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Chỉ riêng một phiên tòa xử vào tháng giêng năm 2013, đã có 22 người hoạt động môi trường bị kết án “lật đổ chính quyền” và lãnh những án tù từ 10 năm đến chung thân. 7 người Hmong ở Tuyên Quang bị bắt bỏ tù vào tháng 3 năm 2014 chỉ vì sống theo đức tin của họ. Đa số những người này bị kết án dưới các điều luật mơ hồ chiếu theo Bộ Luật Hình sự như “lợi dụng tự do dân chủ” hay “tuyên truyền chống phá Nhà nước” hoàn toàn trái chống với Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.
Khi đệ nạp cho Ủy ban CESCR, bản Báo cáo chung của hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, ông Võ Văn Ái tố giác Việt Nam dùng luật pháp như công cụ đàn áp nhân quyền để năm giữ quyền kiểm soát chính trị. Ông đưa ra một chuỗi luật pháp như Luật Công đoàn, Luật Xuất bản, Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hóa, Nghị định 97 về Nghiên cứu khoa học, Nghị định 72 về Internet, Nghị định 92 về Tôn giáo, cùng một số quy định hạn chế văn hóa, tâm linh và sinh hoạt tôn giáo. Ông Ái nói “Phúc trình định kỳ của Việt Nam đưa ra một chuỗi quy định, luật pháp, nhưng chẳng hề thông tin về nội dung cùng sự áp dụng hay thực thi các quyền. 32 năm sau khi Việt Nam tham gia ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, người công dân Việt Nam vẫn không được thụ hưởng các quyền cơ bản”.
Ông Ái cũng tố cáo sự kiểm duyệt của Nhà nước tỏa khắp trên mọi lĩnh vực. Ông nêu một trường hợp xẩy ra gần đây về việc dịch và xuất bản cuốn sách nói về cuộc đời của điệp viên và cựu ký giả báo Time Phạm Xuân Ẩn, “The Spy who loved us” của tác giả Mỹ Thomas A. Bass đã bị kiểm duyệt cắt bỏ 444 chỗ, mặc dù hợp đồng ký kết không cho phép. Kiểm duyệt Internet cũng được thực hiện qua nhiều Trang nhà hay Blogs.
Ông Ái cũng nêu qua bản Báo cáo chung về môn dạy lịch sử. Chỉ có một sách giáo khoa về môn sử do nhà nước ấn hành. Sách này không những bóp méo lịch sử, mà còn sử dụng cho mục tiêu tuyên truyền và giáo dục sự thù hận cho học sinh. Nhiều vị hàn lâm hay thầy giáo tại Việt Nam đã tố cáo sự “chính trị hóa lịch sử” này và kêu gọi sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau để học sinh có tinh thần phê phán và hòa đồng với thế giới trong việc tôn trọng nhân quyền.
Bản Báo cáo chung của hai tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đã đưa ra 37 Khuyến cáo cho sự cải thiện tại Việt Nam trên các lĩnh vực mậu dịch, kinh doanh và nhân quyền ; quyền công đoàn ; quyền y tế và giáo dục ; phân biệt đối xử ; quyền đất đai ; tự do ngôn luận và quyền văn hóa ; nền độc lập tư pháp ; và tham gia ký kết các Công ước LHQ.
Bà Penelope Faulkner, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cũng đã phát biểu phê phán các điểm hồi đáp sai lạc của Phái đoàn Hà Nội trước Ủy ban CESCR (xin xem bài phát biểu dưới đây).
Bài phát biểu của ông Võ Văn Ái :
Thưa ông Chủ tịch, quý Bà, quý Ông Chuyên gia LHQ,
Nhân danh Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam, tôi xin cám ơn quý vị đã cho phép tôi tham gia cuộc hội thảo hôm nay.
Dù sự tăng trưởng kinh tế đáng kể và một số tiến bộ về mức sống người dân, tình trạng của Việt Nam ngày nay khá bấp bênh : 8% dân số sống trong cảnh đói nghèo cùng cực, 20% sống dưới ngưỡng nghèo khó, và hàng triệu người sống trong hoàn cảnh không ổn định, chỉ trên ngưỡng nghèo đói chút đỉnh.
Thay vì chân nhận và giải quyết sự bất ổn định này, Việt Nam lại áp dụng chính sách “quên dân” để phục vụ cho thiểu số cầm quyền đặc quyền đặc lợi.
Đúng như Ngân hàng Thế giới báo động, có sự bất bình đẳng khổng lồ không riêng trong phạm vi lợi tức thu nhập hàng năm, mà còn là, và đặc biệt, trên sự bình đẳng về may mắn cũng như thụ hưởng các quyền cơ bản. Rất đông khối quần chúng không được lắng nghe ý kiến họ hoặc tham gia việc công, tiếp cận một số dịch vụ xã hội, cũng như không được nêu cao quyền của mình. Đặc biệt các dân tộc thiểu số và phụ nữ là những người kém may mắn.
Tại Việt Nam không hề có những xã hội dân sự đích thực, không có báo chí tự do, công đoàn độc lập, không có nền tư pháp độc lập, và đa nguyên chính trị. Thực tế là Đảng cầm quyền nắm giữ mọi cuộc điều hành xã hội trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư pháp và công an, bằng những cuộc đàn áp, bịt họng bất cứ ai hành xử các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Nạn nhân bị vi phạm nhân quyền, nạn lạm quyền, hoặc bị cưỡng chiếm đất đai, chẳng biết nưong tựa vào đâu để được bảo vệ.
Một trong những phương tiện chối bỏ nhân quyền của nhà nước là sử dụng luật pháp. Nhà cầm quyền Việt Nam đánh giá “nhà nước pháp quyền” bằng số lượng luật pháp ban hành. Thế nhưng các sắc luật quá thừa thải này rất mơ hồ khiến nhiều hành xử tùy tiện nẩy sinh.
Thêm nữa, rất nhiều luật trái chống với các quyền quốc tế. Thông tư số 11 ban hành năm 2013 cho phép các trẻ em từ tuổi 13 đến 15 được quyền lao động. Những điều luật trong Bộ Luật Hình sự về “an ninh quốc gia” hay “lợi dụng tự do dân chủ” được sử dụng đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Bóp nghẹt một cách khắc nghiệt mọi phát biểu bị xem là bất đồng chinh kiến. Việt Nam đóng khung chặt chẽ mọi tư tưởng và phát biểu trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học, và văn hóa. Gần đây, việc dịch và xuất bản cuốn sách nói về cuộc đời của điệp viên và cựu ký giả báo Time Phạm Xuân Ẩn, “The Spy who loved us” của tác giả Mỹ Thomas A. Bass đã bị kiểm duyệt cắt bỏ 444 chỗ, mặc dù hợp đồng ký kết không cho phép cắt bỏ.
Trên lĩnh vực văn hóa và tâm linh, nhà cầm quyền tự cho phép mình quyền phán đoán những gì là “truyền thống tốt đẹp”, những gì là “hủ hóa”, đặc biệt đối với dân tộc thiểu số phải chịu đựng những phân biệt đối xử khắc khe.
Trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Nghị định 97 ban hành năm 2009 cấm xuất bản những công trình nghiên cứu phê phán hay đặt lại vấn đề về chính sách nhà nước, đưa tới việc đóng cửa viện nghiên cứu độc nhất có tên là “Viện Nghiên cứu Phát triển IDS”.
Trong lĩnh vực lịch sử, nền giáo dục học đường giữ nguyên đường hướng tuyên truyền làm nguy hại cho sự thật lịch sử, như nhiều vị hàn lâm hay thầy giáo than phiền. Môn học lịch sử chỉ nhắm dạy cho học sinh một viễn ảnh Lịch sử thay vì dạy cho các em tinh thần phê phán. Tệ hại hơn, sách giáo khoa môn sử được sử dụng trong các học trình chứa đựng những điều phản sự thật và dạy cho các em một viễn cảnh đánh tráo lịch sử. Chúng tôi cực kỳ quan ngại cho thứ ngôn ngữ đầy thù hận trong sách giáo khoa trái chống với sự thăng tiến hòa bình và thông cảm giữa các dân tộc.
Việt Nam trình bày cho dân chúng một viễn ảnh nhân quyền trái chống với cộng đồng thế giới bằng cách điều kiện hóa và mạo xưng “Các giá trị nhân quyền Châu Á”, khước từ tính phổ quát và tính bất khả phân của Nhân quyền.
Thưa ông Chủ tịch, quý Bà, quý Ông Chuyên gia LHQ,
Để cho Việt Nam thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, Việt Nam phải cấp bách :
- Bãi bỏ hoặc sửa đổi các điều luật mơ hồ trái chống nhân quyền quốc tế ;
- Chấm dứt việc đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền ;
- Cho phép sự hình thành các xã hội dân sự đích thực, công đoàn tự do, các tổ chức độc lập, và các cộng đồng tôn giáo hoàn toàn tự do, tự quản ;
- Xem xét lại các chương trình giáo dục để đào tạo cho học sinh tinh thần phê phán, mở rộng nhãn quan ra thế giới, và thăng tiến nhân quyền phổ quát.
Xin cám ơn sự lắng nghe của ông Chủ tịch, quý Bà, quý Ông Chuyên gia LHQ.
Bài phát biểu của bà Penelope Faulkner :
Thưa ông Chủ tịch và quý vị Chuyên gia LHQ kính mến,
Nhân danh Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, tôi xin được bình luận một số hồi đáp của Phái đoàn Việt Nam trước Ủy ban CESCR.
Bà Penelope Faulkner bên trái trong hình
|
Về thực thi Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa / ICESCR (hồi đáp Việt Nam cho câu hỏi số 1 của Ủy ban CESCR), Việt Nam đưa ra một chuỗi luật pháp để biểu hiện các quyền của Công ước trong luật pháp quốc gia. Nhưng trong thực tế, các điều luật còn chứa đựng những hạn chế và có khi vô hiệu hóa các quyền ghi trong Công ước. Bản Hiến pháp tu chỉnh năm 2013 áp đặt những hạn chế về việc hành xử nhân quyền (điều 14.2). Luật Cộng đoàn mới năm 2013 là một sự thoái hóa về quyền công nhân. Luật đất đai năm 2013 chứa đựng nhiều kẽ hở để các viên chức địa phương khai thác tham nhũng trong việc cưỡng chiếm đất.
Các tòa án tại Việt Nam không bao giờ viện dẫn trực tiếp tới các quyền trong Công ước, mà chỉ quy chiếu các điều trong Bộ Luật Hình sự như “lợi dụng tư do dân chủ” (điều 258) “phá họai đoàn kết dân tộc” (điều 87), hay “tuyên truyền chống phá nhà nước” (điều 88) để bỏ tù người công dân, là điều trái chống với Công ước. Đối với người dân thường, sự kiện Việt Nam tham gia Công ước chẳng mang lại sự bảo đảm nào cho họ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Về nạn tham nhũng (hồi đáp Việt Nam cho câu hỏi số 4, đoạn 13 của Ủy ban CESCR), Việt Nam bảo rằng những ai tố cáo tham nhũng được pháp luật bảo vệ. Thực tế là những người này đối diện với sách nhiễu và bắt giam. Ký giả Hoàng Khương của tờ Tuổi Trẻ, viết loạt bài n
Posted by 42.113.203.165 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service