Tình hình nội bộ đảng ta diễn biến khá phức tạp
Nguyễn Dư (Danlambao)
- Cái sai lầm lớn nhất của đảng ta là không còn để đồng chí X tam thừa
chống tham nhũng nữa. Nếu đồng chí ấy còn nắm quyền lực về chống tham
nhũng thì nội bộ đảng ta đâu có diễn biến phức tạp như hiện nay.
Nhớ lại cái thời vàng son của đồng chí X tam thừa, các anh em trong đảng
ta ai cũng "ăn" ngon ngủ yên, tiền bạc gái gú chân dài chân ngắn muốn
gì được nấy. Một đồng chí về hưu mà còn có mấy căn biệt thự, đất đai của
chìm của nổi phủ phê. Anh em mần ăn, đầu tư tự do theo kinh tế thị
trường định hướng bởi đồng chí X tam thừa nên dễ chia chác ụ chìm ụ nổi,
hốt cũng khá bộn đem về chia nhau xài. Sướng ở cái chỗ là đồng chí X
tam thừa rất là hào phóng, sẵn sàng chi đẹp rồi cứ để cho anh em nạnh ai
nấy làm theo tổ sản xuất tự quản; muốn bổ nhiệm, đặc cách ai thì tùy ý
miễn sao đừng ai nói đá động gì đến X là được. Cứ thế mà làm.
Một đàn em đồng chí X đồng hội đồng thuyền được che chở nên rất tự hào
và rất ư là độc lập tự do, quen muốn làm gì thì làm ở cái thời của đổng
chí X tam thừa còn độc quyền chống tham nhũng; quên là vật đã đổi, sao
đã dời khi đồng chí X tam thừa hết quyền hành chống tham nhũng nữa, cho
nên trước khi sắp hưu, tưởng bở, lại bổ nhiệm lung tung được một lô
một lốc cán bộ để kiếm chác thêm chút đỉnh phòng thân trước khi lui về
vườn vui thú điền viên, nên bị khui. Thì chúng ta thấy không tiếc nối
làm sao được cái thời huy hoàng đem lại lợi lộc mà X tam thừa với anh
em vào sanh ra tử, sát cánh cùng nhau... chống tham nhũng!
Tài nguyên quốc gia thì X tam thừa cho đàn em bán thả cửa sạch sành
sanh. X rất là chịu chơi! Mặc dù có nhiều người can ngăn, X cũng gật gật
lấy lệ cho qua chuyện, nhưng khi về nhà thì X sẵn sàng chôm sổ hồng sổ
đỏ, ký giấy thế chấp sang nhượng và bán cả đất đai mồ mả ông bà tổ
tiên. Người ta đồn đồng chí X tam thừa hay còn gọi là anh Ba miệt vườn
là dân miền Tây nên tính tình rất phóng đãng, chơi là chơi tới bến, sống
chết hết mình với anh em, không khiển trách xử lý bất kỳ một ai, nhưng
khi đã xử thì cho đàn em xử đẹp, sạch, không để lại dấu vết.
Khổ nỗi có một điều, chơi cái kiểu của Ba miệt vườn thì bà con ta thán
dữ lắm! Cho nên đồng chí Tư sâu nham hiểm biết nhìn xa trông rộng, sợ
thằng Ba làm quá, thiên hạ trông vào gọi là một bầy sâu trong đó có cả
đồng chí ấy nữa thì đâu có được. Thế rồi nội bộ anh em họp bàn với nhau,
để xoa dịu quần chúng, đánh lừa dư luận là đổi mới nên để Bí lú làm
tiếp vai trò của Ba mặc dầu đường lối thì cũng không có gì là mới cả.
Đồng chí Bí lú thì nắng bề nào che bề đó, hiền như cục bột, ăn nói ngô
nghê, ai vo tròn bóp méo gì cũng được miễn sao yên thân. Nghe mách nước,
ở xứ Quảng có một đồng chí sát thủ, miệng bằng tay, tay bằng miệng,
nói là làm không sợ ai, đòi hốt ai là hốt liền. Đồng chí này là khắc
tinh của Ba miệt vườn nên Bí lú mừng lắm, định đem về sai đâu đánh đó;
núp sau lưng đồng chí này "vạch lá tìm sâu" thì an toàn; còn đánh thì
chỉ đạo trực tiếp triển khai đồng bộ theo tinh thần nghị quyết, nghị
định và nghị... gật đúng luật cho đồng chí này đánh đông dẹp bắc.
Đồng chí Bí lú quyết tâm làm trong sạch hàng ngũ đảng ta nhưng không dám
vì thế lực Ba miệt vườn mạnh lắm. Trong bộ tứ còn không ai dám gọi Ba
miệt vườn bằng tên cúng cơm mà phải bóng gió là đồng chí X, thì đủ biết
số má đàn anh của Ba miệt vườn trong giới giang hồ ghê gớm đến bực nào.
Đồng chí sát thủ mới xử được mấy trự thì tình hình đảng ta diễn biến
phức tạp thêm. Phe ta nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh, sắp định cho
làm dê... thui mấy con trong đó có một con được tuyên dương trở thành
liệt sĩ; thì phe mình, sát thủ đầu mưng mủ nên cũng phải vào nhà thương.
Phe mình và phe ta rồi thì phe nào cũng từ chết cho tới bị thương cả,
chỉ có điều là phe nào hy sinh trong cuộc chiến này ít hay nhiều mà
thôi.
Qua nhiều hiện tượng thì người ta xác định chăm phần chăm là đồng chí
sát thủ bị phe ta luộc là cái chắc: Thí dụ như an ninh sân bay đón đồng
chí sát thủ trở về - sau khi thầy chạy hết thuốc chữa - từ nhà thương
được thắt chặt; kiểm soát, ra lịnh cho báo chí tuyên truyền, định hướng
dư luận; và cái quan trọng mà thiên hạ đang chờ là không biết "giờ này
anh ở đâu?"... Đó là một loạt hiện tượng bài bản ngăn chận độc tố của
"cơn bịnh" của đảng lây lan mà ai cũng nhìn thấy họ mần tuồng để giữ uy
tín cho nội bộ mà thôi. Nhưng có giữ được hay không thì lại là chuyện
khác.
Thế thì câu hỏi đặt ra là bàn tay nào đã luộc đồng chí sát thủ? Chắc
chắn không phải là như người ta tung tin thủ phạm (không thuyết phục)
lên mạng. Đó chỉ là cái trò dương đông kích tây, gắp lửa bỏ tay người mà
thôi. Cái mà phe ta muốn nhắm đến là tạo dư luận một cách mờ mờ ảo ảo
cho quần thần thiên hạ biết chính xác bị luộc bằng ngón đòn phóng xạ để
trả thù; chận đứng tên sát thủ kịp thời, không thì phe ta bị sập tiệm
phá sản dây chuyền như chơi.
Qua cái màn đánh đông dẹp bắc bình thiên hạ, xử đẹp để dằn mặt đáng nể
vừa qua thì trong giới giang hồ, Ba miệt vườn được anh em tín nhiệm cao
(!). Hy vọng rồi đây Ba miệt vườn còn có thể trở thành một tổng thống
trong một nước độc lập nhưng không có tự do cũng giống như mấy nước châu
Phi và trung Đông vậy.
Sự thật ở đằng sau của mấy tên tổng thống châu Phi và trung Đông, khi họ
bị thẳng cẳng một cách nhục nhã thì người ta mới biết được gia tài của
họ được tẩu tán đi khắp nơi lớn lao đến mức độ nào.
Còn hiện nay thì trong giới giang hồ quần thần thiên hạ phải bái phục
sát đất vì nhìn thấy rõ Chân Dung Quyền Lực ngầm của Ba miệt vườn ghê
lắm.
Nguyễn Dư
LÊ NGUYỄN * VIỆT CỘNG HÈN HẠ
Hèn là sự thật không thể loại trừ của lãnh đạo CSVN
Le Nguyen (Danlambao)
- Cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng nhằm vào các vị
trí lãnh đạo quyền lực tối cao của đảng, nhà nước CSVN thời a còng (@).
Xét ra lãnh đạo CSVN đã có tiến bộ “vượt bậc”, nghĩa là đấu đá nội bộ
tuy không còn quá man rợ nhưng không kém phần quyết liệt so với thời
loa đài của thời đại Hồ Chí Minh và cũng không khó để chúng ta nhận ra
cái sự man rợ lẫn không man rợ này: một là không còn cảnh đồng chí đi
chiến trường về dự đại hội đảng bị địch ném bom chết trên đường về hay
trong hội nghị được đồng chí mời cốc nước, uống vô sùi bọt mép, ngã lăn
đùng ra á khẩu chết; hai là không còn cảnh đảng viên rỉ tai, truyền
tay tờ rơi nói xấu, bôi nhọ đồng chí lãnh đạo suy thoái đạo đức lối
sống hay làm gián điệp âm mưu phản đảng, chống chế độ mà “các đồng chí
lãnh đạo” đã biết sử dụng kỹ thuật internet tung tin tố cáo, kể tội,
nói xấu, xúc phạm nhau trên các trang blog, trang mạng xã hội?...
Hiện nay theo đồn đoán trang Chân Dung Quyền Lực là phương tiện hiện đại
để các “đồng chí” lãnh đạo CSVN ra đòn hạ gục nhau. Đến thời điểm hiện
tại có nhiều phân tích, suy đoán nhưng chưa có ý kiến thống nhất về
phe nhóm, thế lực nào nằm đằng sau chỉ đạo trang Chân Dung Quyền Lực.
Dù có nhiều suy đoán khác nhau nhưng tựu trung các suy đoán đều cho là
ông chủ thật sự của Chân Dung Quyền Lực phải là một trong các phe nhóm
nắm giữ quyền lực trong nội bộ đảng CSVN và không loại trừ khả năng có
liên hệ ít nhiều đến Tàu Cộng(?)
Những thông tin nổi cộm đăng tải trên trang blog Chân Dung Quyền Lực gây
xôn xao dư luận xã hội, làm chấn động nội bộ đảng CSVN là thông tin về
tài sản khủng của gia đình các ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng,
phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang
Thanh... và thông tin trưởng Ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh bị
hạ độc bằng chất phóng xạ gây bệnh ung thư là nóng nhất. Trong số
thông tin mờ mờ ảo ảo khó kiểm chứng vừa kể chỉ có những kẻ trong cuộc
hoặc các ủy viên bộ chính trị nắm giữ các tài liệu thanh tra, điều tra
và đặc trách công tác an ninh nội bộ mới có xác suất phần trăm cao để
xác định thông tin trên là thật hay giả.
Dù thế nào đi nữa thì những ông ủy viên bộ chính trị có tên trong danh
sách có tài sản khủng do trang Chân Dung Quyền Lực loan tải “ghi vào sổ
bìa đen” như bị lưỡi gươm treo ngang cổ. Trò chơi này quả thâm độc, nó
có tính khủng bố tinh thần cao bởi thông tin xấu về các ông, rất có khả
năng bị “các đồng chí lãnh đạo” sử dụng làm vũ khí hạ độc thủ bất cứ
lúc nào và thông tin có tính răn đe, khủng bố cao nhất là chuyện ông
Nguyễn Bá Thanh bị hạ độc đã được đảng cộng sản chỉ đạo cho các phương
tiện truyền thông lề đảng nhập cuộc loan tin mang tính chất “mê tín,
thần bí” nhằm mục đích khủng bố tinh thần các đồng chí ủy viên bộ chính
trị lẫn ủy viên trung ương đảng chưa thần phục một phe phái nào đó nằm
trong đảng cộng sản, phải ngầm hiểu sẽ bị thịt nếu có ý chống lại thế
lực ma quỷ này!
Nhận định về việc báo lề đảng sử dụng sự kiện Nguyễn Bá Thanh bị bệnh
hết thuốc chữa để khủng bố tinh thần “đồng chí” trong cuộc đấu đá tranh
giành quyền lực là có cơ sở bởi báo lề đảng được phép đăng tin về
Nguyễn Bá Thanh nhưng không đưa tin để giải tỏa áp lực thắc mắc các đồn
đoán của dư luận xã hội về Nguyễn Bá Thanh mà các báo lề đảng lại đi
tin úp úp mở mở như thầy pháp đuổi tà, như vong nhập chỉ nghe ông Thanh
nói thế này, ông Thanh bảo thế kia nhưng không ai thấy hình ảnh của
ông trên báo chí, truyền thanh, truyền hình nào cả. Thế là thế nào, nếu
không phải đây là đòn phép khủng bố phục vụ mục tiêu chính trị của thế
lực ngầm trong nội bộ CSVN?
Xét qua lời nói, hành động giúp cho mọi người thấy nhân cách, đạo đức
của các đầu lãnh CSVN thật đáng khinh và khi thấy chúng sử dụng thủ đoạn
đánh nhau còn đáng khinh hơn nữa. Chúng đánh đấm tranh giành quyền lực
điên cuồng, chúng điên cuồng đến độ mù quáng bất kể đến sự an nguy,
độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc và mục đích của các
phe phái trong đảng CSVN từ trước tới nay là bằng mọi giá để nhận được
sự bảo hộ của thiên triều phương bắc, dù có phải hợp tác với quan thầy
Tàu Cộng biến Việt Nam thành một tỉnh của Tàu như Tân Cương, Tây
Tạng... chúng cũng không ngần ngại chối từ.
Quan sát từ bên ngoài quan hệ ngoại giao, giao lưu của hai đảng, hai nhà
nước Tàu - Việt và dù không nắm nhiều thông tin nội bộ đảng CSVN nhưng
không ít người dân có quan tâm đến tình hình đất nước vẫn có thể nhận
ra âm mưu thôn tính Việt Nam của Tàu Cộng, huống hồ chi những kẻ lãnh
đạo CSVN nắm giữ nhiều bí mật đã được hai bên ký kết, cam kết trên lưng
dân tộc Việt Nam của hai đảng cộng sản Tàu - Việt lại không nhân ra
tham vọng bành trướng của cộng sản Tàu?
Người Việt Nam tuy biết lãnh đạo CSVN có ngu nhưng không ai tin CSVN ngu
đến độ Tàu Cộng từng bước thực hiện kế hoạch sáp nhập Việt Nam vào Tàu
mà chúng không hay biết? Chỉ có một cách giải thích là lãnh đạo CSVN
tuy có đấu đá tranh giành quyền lực với nhau nhưng chúng có truyền thống
rất “đoàn kết, thống nhất” trong việc phản quốc, làm tay sai biến Việt
Nam thành chư hầu của Tàu.
Điển hình như “đồn đoán” lãnh đạo đảng CSVN bán nước trong Nghị Hội
Thành Đô năm 1990 qua việc “Linh, Mười, Giáp” khấu đầu xin làm vùng tự
trị của Tàu vào năm 2020, cho giống với các dân tộc anh em Mông, Mãn,
Tạng, Hồi... Cũng như hình ảnh bán nước khác, là việc lãnh đạo CSVN tự
nguyện làm ngôi sao thứ sáu trên lá cờ Tàu Cộng, được giới hữu trách đưa
cho các em thiếu niên Việt Nam cầm tay đón tiếp “hoàng đế Tập” lúc Tập
chưa là tổng bí thư kim chủ tịch nước Tàu.
Có lẽ hình ảnh cờ sáu sao trên truyền hình, trên tay các em thiếu niên
cầm đi đón tiếp Tập Cận Bình và đồn đoán về việc Nguyễn Văn Linh, Đỗ
Mười, Võ Nguyên Giáp... bán nước Việt Nam cho Tàu Cộng ở nghị hội Thành
Đô... được tuyên giáo trung ương đảng xua văn nô, bồi bút, báo nô, dư
luận viên... đổ cho các thế lực thù địch, phản động lưu vong nước ngoài
bịa đặt, vu khống đảng, nhà nước và xuyên tạc bôi nhọ, xúc phạm lãnh
đạo (?) nhưng chúng không có nổi lý lẽ nào thuyết phục, ngoài những lý
luận ngớ ngẩn rất trẻ con về lý do xuất hiện cờ sáu sao và thông tin
“đồn đoán” lãnh đạo CSVN thỏa thuận sáp nhập Việt Nam vào lãnh thổ Tàu
năm 2020!
Để thấy rõ hơn hành động bán nước của CSVN qua việc giao nạp từng phần
lãnh thổ, lãnh hải và từng bước tập cho cán bộ, quan chức, đảng viên làm
quen dần với tổ chức chi bộ đảng, với cơ chế tổ chức hành chánh cấp
tỉnh trực thuộc trung ương Bắc Kinh, là việc chúng lộ liễu giao nộp Ải
Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm... cùng hàng vạn cây số vuông vùng
vịnh Bắc Bộ qua hiệp ước phân định, cấm mốc biên giới trá hình.
Với cách giao nộp lộ liễu của CSVN đã gặp phản ứng quyết liệt của người
dân lẫn một số cán bộ, đảng viên có thể dẫn đến sự sụp đổ của đảng, chế
độ nên chúng thay đổi cách giao nộp chủ quyền Việt Nam núp với danh
nghĩa hợp tác, hợp đồng kinh tế như khai thác bauxite Tây Nguyên, trồng
rừng đầu nguồn, đặc khu kinh tế Vũng Áng, thành phố Việt Nam của Trung
Quốc ở Bình Dương... cùng với nhiều làng mạc phố xá mọc lên trên khắp
lãnh thổ Việt Nam, chưa kể “dân Tàu, thương buôn Tàu”(?) tư do tung
hoành ngang dọc trên toàn cõi Việt Nam như chỗ không có chính quyền?
Đó là chuyện trên đất liền, còn ngoài biển đảo xa xôi người dân khó tiếp
cận sự thật và chỉ được nghe thông tin từ loa đài của đảng, nhà nước.
Sự thật chỉ được phơi ra khi người dân tiếp cận thông tin khách quan
trung thực của các cơ quan truyền thông quốc tế và qua đó người dân mới
biết được Tàu Cộng tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa phủ trùm lên
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Cũng như qua các cơ quan
truyền thông quốc tế lẫn truyền thông báo chí Tàu người dân mới biết
được Tàu Cộng tôn tạo các đảo đá ngầm, bãi hoang chim ỉa đủ tiêu chuẩn
sống, làm việc phục vụ mục tiêu dân sự lẫn quân sự, hoàn thiện cột mốc
cho bản đồ lưỡi bò chín đoạn nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm biển đông
vĩnh viễn. Thế thì chuyện loa đài đảng ta la lối góp đá cho Trường Sa
hay những lá thư tình lãng mạn của các em gái hậu phương gởi các anh
lính đảo Trường Sa chỉ là màn kịch diễn cho vui thôi bởi các đảo còn
lại trong quần đảo Trường Sa đã nằm gọn trong bản đồ tự vẽ của Tàu
Cộng.
Chuyện đến nước này rồi mà các ông bà lãnh đạo “đảng ta” rất đỗi vô tư,
hòa nhã cho là “...xích mích chuyện gia đình... vừa hợp tác vừa đấu
tranh...” chỉ là trò mỵ dân bởi ai cũng biết âm mưu của Tàu Cộng độc
chiếm biển đông làm bàn đạp tiến xuống phía nam để thể hiện sức mạnh
“trỗi dậy hòa bình” của nhà nước đại hán, có lý nào lãnh đạo đảng ta tự
hào “tài tình, sáng suốt” lại không biết (?)
Thật ra thì không phải tất cả lãnh đạo CSVN đều tham dự vào việc bán
nước cho Tàu nhưng bản chất hèn không dám lên tiếng phản kháng, chống
lại “đồng chí” của chúng bán nước thì không thể chối cãi vì đã có không
ít “đồng chí” chết bất đắc kỳ tử do không đồng tình với chủ trương,
đường lối của đảng, của đồng chí lãnh đạo. Trước kia có tướng Nguyễn
Bình, Nguyễn Chí Thanh... ngày nay có Phạm Quý Ngọ, Nguyễn bá Thanh...
như tấm gương sờ sờ ra đó làm cho chúng sợ rồi trở thành hèn.
Thế cho nên, những động thái nhằm chuẩn bị cho việc sáp nhập Việt Nam
thành một tỉnh của Tàu được các thế lực dấu mặt từng bước thực hiện đã
không gặp sự phản đối tích cực của tầng lớp lãnh đạo cấp cao đảng CSVN.
Cụ thể là những cuộc gặp gỡ, học tập, trao đổi làm quen với cung cách
làm việc trực tiếp với lãnh đạo Bắc Kinh không thông qua hoặc vai trò
rất mờ nhạt của đảng, nhà nước CSVN, chẳng hạn như:
Về mặt tổ chức đảng là trường hợp bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang
Thanh, bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang dẫn phái đoàn tướng tá học
tập tổ chức sinh hoạt quân đội, công an làm theo chỉ thị của Tàu và việc
chủ tịch mặt trận tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân đưa hàng ngàn đoàn viên
thanh niên sang Tàu học tập làm theo đoàn thanh niên cộng sản Tàu là nằm
trong kế hoạch sáp nhập của Tàu Cộng.
Về mặt tổ chức nhà nước thì bộ phận lãnh đạo nguyên tắc chỉ đạo cơ bản
của Tàu luôn nhắc nhở nhà nước CSVN thúc đẩy các bộ, ngành Việt Nam hợp
tác làm việc với các bộ, ngành Tàu Cộng như là một bộ phận cấp dưới,
trực tiếp lệ thuộc, không thể tách rời của nhà nước trung ương Bắc Kinh
và những động thái học tập về mặt tổ chức nhà nước cũng không nằm ngoài
mục đích làm cho cán bộ đảng viên quen dần với tính cách một tỉnh trực
thuộc Tàu.
Qua một số sự việc liên quan đến việc của Tàu Cộng - Việt Cộng thực hiện
âm mưu biến Việt Nam thành một tỉnh của Tàu mà mọi người ai thấy cũng
kinh sợ. Thế còn biết bao nhiêu sự việc bí ẩn nằm đằng sau thỏa thuận
của hai đảng cộng sản Việt - Tàu, chính xác là văn kiện bí mật ký kết,
hứa hẹn của lãnh đạo CSVN với lãnh đạo Tàu Cộng hẳn sẽ gay cấn, rùng rợn
hơn nhiều, nhất là về việc lãnh đạo CSVN hung hăng, lạnh lùng, độc ác
với dân, với đồng chí nhưng lại cực hèn, sợ quan thầy Tàu “... chích
thuốc, cho nhiễm độc phóng xạ...” là một phần sự thật hèn không thể loại
trừ của những tên lãnh đạo đảng CSVN.
CAO ĐẮC TUẦN * GIÁO DỤC VNCH
Nền giáo dục VNCH - một kinh nghiệm bản thân
Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Tóm lược:
Nền giáo dục dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong hai thập
niên 1960 và 1970 nhắm vào ba mục tiêu dân tộc, khoa học và nhân
bản. Theo kinh nghiệm bản thân, các mục tiêu này được thể hiện
qua đường lối giáo dục, từ tiểu học đến trung học, khuyến
khích tự do tư tưởng, sáng tạo; duy trì đạo đức và luân lý;
phát huy tinh thần dân tộc và quê hương đồng bào; và cổ võ tinh
thần tự do dân chủ. Mối liên hệ giữa thầy cô và học sinh
thường biểu lộ tình thân mật và quý mến lẫn nhau và dựa vào
căn bản đạo đức.
*
Đã có nhiều bài viết về nền giáo dục thời VNCH. Đặc biệt,
Huỳnh Minh Tú biên soạn một bài rất công phu về toàn diện nền
giáo dục VNCH (Huỳnh 2013). Độc giả nên đọc bài của Huỳnh Minh
Tú để hiểu rõ thêm về cơ cấu, tổ chức, chương trình học, và
các điểm liên quan khác. Trong bài này, tôi viết về kinh
nghiệm cá nhân qua những mẩu chuyện vụn vặt khi tôi học trong
thời Đệ Nhất Cộng Hòa (tiểu học) và Đệ Nhị Cộng Hòa (tiểu
học và trung học).
Có bốn điểm tôi cần phải nêu ra: (1) Bài này chỉ nói về kinh
nghiệm bản thân với những mẩu chuyện và nhận xét cá nhân và
không có tính chất tổng quát, và do đó không phản ảnh toàn
diện cho nền giáo dục thời VNCH; (2) Tôi ghi lại dựa vào trí
nhớ về quá khứ xa xưa, từ hơn 40 cho tới 50 năm, nên chắc chắn
có nhiều thiếu sót hoặc không chính xác tuyệt đối; (3) Những
gì tôi ghi nhận trong bài này xảy ra vào thập niên 1960 và 1970,
cách đây hơn bốn năm chục năm; do đó, mọi so sánh thời bấy giờ
với hiện tại đều không cân xứng; và (4) Tôi cố cho những chi
tiết rõ rệt và cụ thể nhưng vì lý do tôn trọng những khía
cạnh tế nhị, riêng tư, liên hệ nhiều người khác nên tôi chỉ cho
biết một cách khái quát. Tuy nhiên, tôi tin là những mẩu
chuyện, giai thoại, nhận xét, và cảm nghĩ của tôi phản ảnh
trung thực phần nào nền giáo dục tôi hấp thụ trong thời VNCH
trong những năm tiểu học và trung học.
Theo Hiến Pháp VNCH 1967, Điều 10 quy định: "Nền giáo dục Đại Học được tự trị"
(Wikisource 2012). Tự trị trong Đại Học có nghĩa là Đại Học
không ở dưới sự quản trị của chính phủ (Bộ Quốc Gia Giáo
Dục), mà được độc lập quản trị bởi thành phần giáo sư của
trường. Điều 11 quy định: "Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản" (Wikisource
2012). Căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản được thể hiện rõ rệt
nhất trong giáo dục tiểu học và trung học.
Trường tiểu học và trung học mà tôi theo học là trường công,
nằm trong vùng quanh Sài Gòn. Học sinh toàn là nam, và đa số
thuộc gia đình nghèo hoặc trung lưu. Cả hai trường không lớn mà
cũng không nhỏ về số học sinh, có lẽ thuộc vào hàng trung
bình trong các trường tại Sài Gòn và vùng phụ cận bấy giờ.
Một cách tổng quát, tôi được dậy dỗ một cách chu đáo trong
một môi trường tự do, giúp tôi phát triển trí tuệ, khả năng lý
luận và suy nghĩ, đạo đức, và tinh thần tự do dân chủ.
A. Tôi được hấp thụ một nền giáo dục khuyến khích tự do tư tưởng và sáng tạo:
Một trong những điểm đặc sắc nhất mà tôi ghi nhớ trong lúc đi
học là không hề có sự cấm cản tự do tư tưởng, nếu không muốn
nói là có sự khuyến khích. Lúc ấy còn nhỏ, tôi không biết
đó là một khía cạnh tốt đẹp nhất trong nền giáo dục trẻ em.
Trong suốt hơn mười năm học tiểu học và trung học, tôi chưa hề
thấy hoặc nghe nói đến thầy cô nào cấm đoán hoặc chỉ trích
học trò phát biểu ý kiến riêng tư. Thực ra, các thầy cô còn
làm ngược lại, là khuyến khích chúng tôi bày tỏ ý tưởng hoặc
đưa ra những sáng kiến.
1. Sự khuyến khích tự do phát biểu tư tưởng, dùng đầu óc
suy luận, và duy trì bản chất trung thực có ngay từ lớp ba
tiểu học:
Một mẩu chuyện mà tôi nhớ mãi xảy ra vào năm tôi học lớp ba
(lớp 3 bây giờ) tiểu học. Thầy tôi thường hay kể chuyện sau khi
dạy xong bài. Thầy kể chuyện rất hay, mỗi lần thầy kể chuyện
là cả lũ chúng tôi cứ há hốc mồm lắng tai nghe. Các câu
chuyện thầy kể thường là về cách cư xử, sử ký, địa lý, và
các chuyện cổ tích thật hay. Một hôm, thầy kể về cuộc nổi
dậy của Hai Bà Trưng. Tôi không nhớ lúc đó lớp ba có học sử
ký về Hai Bà Trưng không, nhưng chỉ biết là lúc ấy chúng tôi
say mê nghe câu chuyện. Thầy kể Trưng Trắc vì thù chồng bị Tô
Định giết mà cùng em lãnh đạo hàng ngàn người đánh đuổi Tô
Định rồi thừa thế lan tràn khắp nơi chiếm 65 thành trì. Khi
nghe tới đó, tôi, lúc bấy giờ là một thằng nhãi con 7-8 tuổi
nhưng cũng có chút suy nghĩ, phát biểu ý kiến, "Chắc Hai Bà
có ý đánh Tàu trước rồi làm bộ kiếm cớ trả thù chồng, chứ
làm sao mà dân theo hai bà đông vậy." Lúc bấy giờ, tôi không
biết sự khác biệt giữa nguyên do của cuộc nổi dậy vì trả thù
chồng và vì đánh đuổi Tàu rất là tinh tế và cũng rất là
quan trọng. Nhưng hẳn nhiên là thầy biết. Tôi vẫn còn nhớ rõ
khi nghe câu tôi nói, ông nhìn tôi chằm chằm một lúc. Tôi không
hiểu tại sao thầy nhìn tôi lâu vậy, chắc ông tưởng tôi sửa sai
ông. Sau đó, thầy gật gù nói, "Chắc con nói đúng. Thầy chỉ kể
theo sách vở, nhưng sách vở cũng có khi sai." Rồi ông quay qua
nói cả lớp, "Các con đi học phải biết xài cái đầu để suy
nghĩ." Tôi vẫn nhớ hình ảnh thầy lấy ngón tay chỉ vào đầu mà
nói đi nói lại, "Phải biết xài cái đầu." Sau này, khi có
dịp tìm hiểu về chuyện Hai Bà Trưng, quả thật có chứng cớ
lịch sử cho thấy khi Hai Bà khởi nghĩa, chồng bà Trưng Trắc
(tên là Thi, không phải là Thi Sách) vẫn còn sống (Cao-Đắc
2014, 336). Các sử gia bấy giờ, vẫn còn có ý tưởng trọng nam
khinh nữ, không muốn, hoặc không nghĩ là Hai Bà nổi dậy với ý
chính là đánh đuổi Tàu, mà quy gán là vì trả thù chồng bị
giết. Điểm quan trọng là thầy tôi không la tôi là con nít nói
tầm bậy, mà lại còn tôn trọng ý kiến của tôi. Ngoài ra, thầy
còn dùng đó để khuyên học trò là phải biết dùng đầu óc để
suy nghĩ về các câu chuyện lịch sử và đừng có mù quáng tin
tưởng vào sách vở. Nên nhớ lúc đó tôi đang học lớp ba tiểu
học.
Năm lớp ba tiểu học, tôi đã được khuyến khích tự do phát huy tư
tưởng và không nên tin vào sách vở một cách mù quáng mà
phải biết dùng đầu óc để suy luận.
Một điểm đặc biệt trong lối dạy của thầy là ông đối xử chúng
tôi như những cá nhân có bản chất trung thực, lương thiện. Thầy
không bao giờ nghi ngờ chúng tôi nói láo, gian lận, hoặc chối
tội. Thí dụ có đứa đi học trễ hoặc quên bài, ông hỏi lý do,
và lúc nào cũng tin lời học trò. Ông không căn vặn, hoạnh họe,
hoặc hỏi thêm, cho dù lý do nghe hơi khó tin. Việc này được
thể hiện cụ thể qua kiểu thầy ghi điểm vào sổ như sau. Thỉnh
thoảng, ông khảo bài học trò. Lối khảo bài của ông khác hẳn
các thầy cô sau này tôi học. Thay vì gọi từng đứa lên đứng bên
cạnh bàn, ông đi xuống chỗ ngồi đám học trò, và đảo qua một
vòng. Ông lấy quyển vở học trò, hỏi bài và ghi điểm vào vở,
có lúc có lời phê, có lúc không. Tôi không nhớ là thầy khảo
bài cả lớp hay chỉ một số, nhưng hình như cả lớp, vì sau đó
ông trở về bàn và gọi tên từng đứa để ghi vào sổ điểm. Thầy
không hề thắc mắc hoặc lo sợ học trò nói sai điểm, và ghi
xuống điểm học trò nói. Một cách kỳ lạ, không có đứa nào
nói sai điểm. Trong suốt cả năm học, có cả hàng mấy chục lần
ghi điểm như vậy, chúng tôi biết là nếu muốn gian lận nói
điểm cao hơn, thầy cũng chẳng biết. Nhưng không đứa nào nói sai
điểm cho cao hơn. Làm sao tôi biết chuyện đó? Tôi không biết chắc
100%, nhưng chúng tôi thường coi điểm lẫn nhau, và tôi biết
những đứa quanh tôi không nói sai dù điểm tụi nó rất tệ (chỉ
có 2-3 trên 10 điểm). Tôi không nghe đứa nào kiện cáo bạn mình
nói sai điểm. Hình như sự trung thực tiềm tàng trong mỗi đứa
nên không đứa nào nghĩ đến chuyện gian lận. Lúc bấy giờ, tôi
cũng chẳng suy nghĩ gì về chuyện đó và coi nó bình thường,
không có gì đáng nói. Nhưng sau này khi nghĩ lại, tôi thật cảm
phục cách đối xử đó.
Chúng tôi là những đứa bé lương thiện vì thầy đối xử chúng tôi như những người lương thiện.
2. Trong những năm trung học, chúng tôi luôn luôn được khuyến khích tự do phát huy sáng tạo:
Khi lên trung học, cái tinh thần tôn trọng học sinh và khuyến
khích tự do tư tưởng đó vẫn tiếp tục, với một mức độ rõ rệt
và mạnh mẽ hơn. Tôi không nghĩ là Bộ Quốc Gia Giáo Dục đặt ra
quy chế rõ rệt về chuyện đó, mà cái tinh thần đó đã tiềm
tàng trong xã hội bấy giờ. Hoặc cũng có thể thầy cô hấp thụ
tinh thần đó trong lúc học trường sư phạm, và áp dụng một
cách tự phát trong lúc hành nghề.
Năm Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) là năm mới lạ với tôi, vì tôi có
nhiều bạn và có nhiều thầy cô, mỗi người dạy một môn. Thông
thường mỗi thầy cô dạy một kiểu, và ít khi giống nhau. Chúng
tôi học hỏi những đề tài học vấn, nhưng nhiều khi cũng qua
cách thức cư xử đạo đức và đường lối làm việc khoa học của
các thầy cô. Chính những sắc thái khác biệt của các lối dạy
đó tạo cho chúng tôi có khái niệm tự do. Ngoài ra, thầy cô
lúc nào cũng trực tiếp và gián tiếp khuyến khích chúng tôi
phát huy tinh thần tự do sáng tạo trong việc học hành. Vài
thí dụ là thầy cô đều khuyến khích khi tôi có những sáng
kiến hoặc làm những chuyện khác lạ không theo bài dạy, như vẽ
biểu đồ cho dễ học cho các sự kiện lịch sử, dùng mẩu đối
thoại là nhập đề trong bài luận văn, tìm tòi và cắt dán
hình ảnh thú vật trong các tạp chí Tây phương cho môn vạn vật.
Ngay ở năm Đệ Thất, tôi đã được khuyến khích tự do sáng tạo,
khiến tôi yêu tiếng Việt và quý sự tự do diễn tả ý tưởng, và
tự do tìm tòi và nghiên cứu.
3. Những buổi thuyết trình trong lớp và toàn trường cho
chúng tôi tự do tư tưởng và giúp phát huy khả năng tìm tòi, suy
luận, và tinh thần cư xử trưởng thành:
Trong năm lớp Đệ Ngũ (lớp 8 bây giờ), trường phát động chương
trình thuyết trình. Chương trình này nhằm giúp học sinh phát
huy kh̉ả năng nghiên cứu, bình luận, lý luận, ăn nói trước công
chúng, và quan trọng nhất là tạo cơ hội cho học sinh phát
biểu ý kiến tự do. Tôi không rõ chương trình này chỉ áp dụng
cho lớp Đệ Ngũ, hay chỉ xảy ra trong niên khóa đó, vì các năm
kế tiếp không còn chương trình này nữa. Ngoài ra, tôi không rõ
đây có phải là một chương trình đưa ra từ Bộ Quốc Gia Giáo
Dục hay chỉ là sáng kiến của hội đồng giáo sư trường tôi. Bây
giờ nghĩ lại, tôi thật không ngờ lúc bấy giờ, vào cuối thập
niên 1960, nước VNCH lại có thể có một chương trình giáo dục
đầy sáng tạo và cách mạng như vậy.
Đại khái chương trình đó hoạt động như sau. Thỉnh thoảng, thầy
cô cho học sinh tình nguyện làm "giáo sư," thuyết trình về đề
tài mà giáo sư giảng dạy. Nếu có nhiều người tình nguyện
thì thầy cô sẽ chọn một người, hoặc chia đề tài ra phân phối
cho mỗi người một phần. Nếu không có ai tình nguyện, thì giáo
sư sẽ giảng bài như thường lệ. Mỗi thuyết trình viên có một
tuần để chuẩn bị. Anh ta phải tự tìm tòi, nghiên cứu về đề
tài đó, tham khảo vị giáo sư đang dạy nếu cần. Anh thuyết
trình viên phải nghiên cứu đề tài thật kỹ lưỡng và chuẩn bị
cho mọi câu hỏi, "bồ tèo" hay "thù địch." Tới ngày thuyết
trình, anh thuyết trình viên sẽ đứng trên bục giảng và giảng
về đề tài. Sau bài giảng, học sinh trong lớp sẽ có dịp "quay"
thuyết trình viên, hỏi đủ mọi câu hỏi về đề tài đó. Chương
trình đó chỉ áp dụng cho vài môn mà phương pháp thuyết trình
có hiệu quả. Tôi nhớ chắc chắn có hai môn là Việt văn và Vạn
vật, và có khoảng cả chục lần thuyết trình như vậy.
Bạn sẽ tự hỏi làm sao mà một thằng nhóc 14-15 tuổi biết gì
về văn chương, cách hành văn và ý nghĩa của các truyện, hoặc
địa chất học và cấu trúc đá mà giảng bài về đề tài đó?
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được sức mạnh của tự do và sáng
tạo khi học sinh được cho phép tìm tòi nghiên cứu độc lập.
Chính tôi cũng không hiểu tại sao các thuyết trình viên làm
được chuyện đó. Không những thế, nhiều thuyết trình viên giảng
bài còn hay hơn cả thầy cô. Học sinh thường chăm chú nghe bạn
mình thuyết trình hơn là nghe lời thầy giảng.
Phần hỏi đáp là phần cao đỉnh của buổi thuyết trình. Thông
thường, khi thầy cô giảng bài, chúng tôi ít khi giơ tay hỏi.
Nhưng khi bạn mình lên giảng bài thì chúng tôi được dịp "quay"
thuyết trình viên túi bụi, y hệt như những tranh luận trong các
diễn đàn trên Internet bây giờ. Cũng có lúc thuyết trình viên
"bí" thì có các bạn "cứu bồ" hoặc thầy cô ra tay. Phần hỏi
đáp, nhất là trong môn Việt văn, kéo dài hơn nửa tiếng, nhiều
khi hết cả giờ, phải tiếp tục kỳ sau. Điểm độc đáo nhất là
thầy cô thường đứng ngoài cuộc tranh cãi, và để chúng tôi tự
do phát biểu ý kiến, và chỉ can thiệp khi các câu hỏi ra ngoài
đề hoặc cuộc tranh cãi trở nên gay go, hoặc khi thuyết trình
viên tự động "cầu cứu." Một điểm kỳ lạ nữa là chúng tôi
thường "mày tao chi tớ" với nhau trong cuộc nói chuyện hàng
ngày, nhưng trong cuộc hỏi đáp hoặc tranh cãi trong buổi thuyết
trình, chúng tôi cư xử với nhau rất nhã nhặn và lịch sự.
Tuy chương trình thuyết trình không còn tiếp tục trong lớp trong
những năm sau, một chương trình thuyết trình đặc biệt được tổ
chức ở phạm vi cao và rộng rãi hơn trong một niên khóa sau đó.
Năm tôi học Đệ Tam (lớp 10 bây giờ), khối Học Tập toàn trường
tổ chức các buổi thuyết trình trên mọi đề tài, không nhất
thiết dính líu đến đề tài học trong lớp, và bất cứ học sinh
nào, từ các em Đệ Thất tới các anh Đệ Nhất (lớp 12 bây giờ),
cũng có thể tham dự là thuyết trình viên hoặc chỉ là người
tham dự. Chúng tôi có một vị giáo sư hướng dẫn. Nhiệm vụ vị
giáo sư hướng dẫn là duyệt xét nội dung đề tài và thời giờ
và địa điểm của các buổi thuyết trình. Mọi đề tài nộp lên
đều được chấp thuận. Các đề tài gồm có đề tài về triết
lý, sử ký, khoa học, và xã hội. Thuyết trình viên có khoảng
20-30 phút nói về đề tài mình, vả sau đó là phần hỏi đáp và
thảo luận.
Điểm nổi bật của các buổi thuyết trình này là không hề có
sự tham dự, kiểm soát hay giám thị của nhà trường. Nhà trường
để chúng tôi tự do tổ chức, tự do chọn đề tài (với sự chấp
thuận của vị giáo sư hướng dẫn), tự do chọn thuyết trình
viên, tự do kêu gọi học sinh tham gia, tự do đi xin sách vở từ
các tiệm sách để làm phần thưởng cho các thuyết trình viên.
Chúng tôi có toàn quyền thảo luận và phát biểu ý kiến trong
các buổi thuyết trình. Bạn nên nhớ lúc bấy giờ phong trào
biểu tình của sinh viên học sinh chống chính phủ đang rầm rộ
trên đường phố. Các dân biểu của phe đối lập đang hô hào xuống
đường. Nhưng chính phủ không hề can thiệp vào các sinh hoạt
học sinh trong trường. Nhà trường tin tưởng chúng tôi, thầy cô
tin tưởng chúng tôi, và để chúng tôi tự do hội họp thuyết
trình. Nhà trường đối xử chúng tôi như những người trưởng
thành, và do đó chúng tôi cư xử như những người trưởng thành.
Chúng tôi hành xử rất có trật tự và lịch sự mặc dù không
có thầy cô giám thị hiện diện. Có những lúc tranh cãi gay go,
nhưng chúng tôi vẫn lễ độ với nhau, và trao đổi ý kiến một
cách nhã nhặn.
Những hoạt động thuyết trình trong lớp năm Đệ Ngũ và toàn
trường năm Đệ Tam nhắm vào các đề tài học đường. Nhưng thu
thập kiến thức học hành chỉ là một trong nhiều thành quả.
Xung quanh thành quả học tập này là các thành quả phụ thuộc
nhưng quan trọng trong việc hun đúc chúng tôi trở thành những
công dân hữu ích cho xã hội. Các thành quả phụ thuộc này dựa
vào một căn bản tối thượng: tự do. Chính cái tinh thần tự do
tiềm tàng trong xã hội và học đường bấy giờ khiến chúng tôi
phát huy sáng tạo, khả năng tìm tòi nghiên cứu và lý luận,
và tinh thần nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng lẫn nhau. Một hậu
quả tinh tế nhưng sâu đậm của những hoạt động thuyết trình
này là tạo cho chúng tôi niềm tự tin và lòng can đảm. Khi
không bị kềm chế trong tư tưởng, con người thường biểu lộ những
cái hay và tốt đẹp nhất.
Chúng tôi được đối xử với đầy đủ mọi quyền con người, ngay từ
lúc còn bé trong học đường, và được hưởng tự do hoàn toàn
trong tư tưởng và sáng tạo. Cái tinh thần tự do đó là một
trong nhiều khía cạnh nhân bản của nền giáo dục VNCH.
B. Các sinh hoạt học sinh biểu lộ tinh thần dân tộc và tự do dân chủ cao độ:
Sinh hoạt học sinh là những hoạt động do học sinh làm, có thể
tự phát hoặc dưới sự hướng dẫn của nhà trường. Ở tiểu học,
theo như tôi nhớ, hầu như không có sinh hoạt học trò, ngoại
trừ các buổi văn nghệ vào dịp phát phần thưởng cuối năm. Trên
trung học, chúng tôi có nhiều sinh hoạt học sinh ngoài chuyện
học, như làm việc xã hội, văn nghệ, báo chí. Những việc này
được thực hiện qua ban đại diện học sinh trong lớp và toàn
trường.
1. Tinh thần dân tộc và thương yêu đồng bào được thể hiện từ tiểu học đến trung học:
Năm lớp Nhất (lớp 5 bây giờ), lễ ra trường và phát phần thưởng
được tổ chức tại một cơ sở hành chánh địa phương. Cuộc
trình diễn văn nghệ là phần sáng chói trong buổi lễ. Tôi nhớ
rất rõ cuộc trình diễn đó vì đứa hàng xóm nằm trong toán
diễn viên nên hắn ta tập dượt nghêu ngao hát cả ngày. Màn
trình diễn là ca kịch "Hội Nghị Diên Hồng" với bài hát "Hội Nghị Diên Hồng." Anh chàng diễn viên chính, đóng vai Trần Hoàng (Trần Thánh Tông), hát thật oai, "Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến. Hận thù đằng đằng, biên thùy rung chuyển."
Tôi còn nhớ đám nhóc mặc khăn đóng áo dài sặc sỡ và hóa
trang là bô lão. Đứa hàng xóm nhà tôi đeo bộ râu đáng ghét.
Đám nhóc xếp hàng đi ra sân khấu với gậy chống, đập đập xuống
sàn sân khấu theo nhịp hát "Kìa vừng hồng, tràn lan trên đỉnh núi." Lúc bấy giờ, tôi không hiểu tại sao nhà trường chọn ca kịch "Hội Nghị Diên Hồng"
cho buổi lễ phát phần thưởng, nhưng cuộc trình diễn tạo một
ấn tượng sâu sắc và lâu dài trong tâm trí tôi, nhất là lúc đám
nhóc bô lão la lớn "Quyế̉t chiến" khi diễn viên chính hỏi "Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?" và "Hy sinh" cho câu hỏi "Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?"
Tinh thần dân tộc đã nảy mầm trong tâm trí tôi trong những năm
tiểu học với hình ảnh Hai Bà Trưng và Hội Nghị Diên Hồng.
Tinh thần dân tộc không những thể hiện qua những quý trọng lịch
sử mà còn thể hiện qua mọi hình thức của tình thương yêu
đồng bào. Như sẽ đươc̣ trình bày sau, ở trung học, học sinh có
ban đại diện mỗi lớp và toàn trường. Đây không phải là những
ban đại diện bù nhìn hoặc là công cụ của nhà trường, mà các
đại diện học sinh thực sự hoạt động cho học sinh. Một trong
những ban đại diện là ban xã hội. Ban này chuyên môn làm những
chuyện xã hội, tình nguyện cho các công tác cộng đồng, tham
gia các hoạt động từ thiện. Nhà trường chỉ cung cấp giáo sư
hướng dẫn và các giúp đỡ hành chánh, như viết giấy giới
thiệu hoặc xin phép. Một hoạt động xã hội hầu như xảy ra hàng
năm là quyên tiền trợ giúp đồng bào lụt lội miền Trung. Các
lớp tham gia tích cực đóng góp và có sự ganh đua trong việc
thâu tiền. Các trưởng ban xã hội làm việc tích cực, hô hào anh
em trong lớp đóng góp. Anh trưởng ban lớp tôi ăn nói rất hay và
lớp tôi hầu như năm nào cũng đóng góp khá cao.
Năm Đệ Tam, có vụ Cam Bốt "cáp duồn" người Việt Nam sống tại
Cam Bốt. Hàng trăm ngàn người Việt Nam phải rời Cam Bốt về
Việt Nam sống trong các trại tị nạn. Khối xã hội toàn trường
phát động phong trào giúp người tị nạn. Theo tôi biết, phong
trào này do học sinh phát động và không do chỉ thị của nhà
trường. Chúng tôi hưởng ứng tích cực và cả trăm học sinh đi
tới các khu đất tị nạn và giúp dựng lều trại. Tôi nhớ tôi
cuốc đấ̃t cả buổi đến độ đau nhức cả hai tay. Lúc ấy, khái
niệm "bầu ơi thương lấy bí cùng" hình như không rõ rệt trong tâm
trí chúng tôi vì chúng tôi coi chuyện đó là chuyện tự nhiên,
như là chuyện người trong gia đình mình bị hoạn nạn và mình
có bổn phận giúp đỡ mà không phải suy nghĩ đắn đo.
Suy tôn lãnh tụ là chuyện không xảy ra trong nền giáo dục VNCH.
Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, khi tôi còn học tiểu học, chương
trình phát thanh thường phát thanh bài hát ca ngợi Tổng thống
Ngô Đình Diệm, nhưng chuyện đó không xảy ra trong học đường.
Thời Đệ Nhị Cộng Hòa lại càng không có chuyện suy tôn bất cứ
một ai. Một cách kỳ lạ, tuy Hoa Kỳ giúp đỡ miền Nam Việt Nam
rất nhiều, chúng tôi không hề có bài học hoặc lời lẽ ca ngợi
Hoa Kỳ, hoặc học hỏi về kinh tế tư bản trong học đường,
ngoại trừ những sự kiện có thật về sử ký địa lý thế giới.
Chúng tôi học về Hoa Kỳ như học về các quốc gia khác trên
thế giới.
2. Tinh thần tự do dân chủ thể hiện qua các cuộc bầu cử
ban đại diện học sinh và các hoạt động của ban đại diện:
Sinh hoạt học sinh khởi sự bằng cuộc bầu cử ban đại diện. Mỗi
lớp có trưởng lớp, phó trưởng lớp, và các trưởng ban. Toàn
trường có Tổng thư ký, phó tổng thư ký, và các trưởng khối
tương ứng với các trưởng ban. Chúng tôi rất khoái bầu cử vì
không phải học trong lúc bầu cử và anh em có dịp cãi cọ tranh
luận.
Thông thường, các ban trong mỗi lớp gồm có: học tập, kỷ luật,
xã hội, văn nghệ khánh tiết, và báo chí. Trong lớp tôi, các
cuộc bầu cử trong mọi niên khóa xảy ra dựa hoàn toàn trên căn
bản dân chủ. Ai cũng có thể ứng cử và ai cũng có thể đề cứ
bất cứ người nào. Ai được nhiều phiếu nhất là thắng, bất kể
anh ta thuộc thành phần gì. Thực ra, đa số kết quả không ngạc
nhiên lắm và những ai đắc cử xứng đáng với chức vụ mình.
Năm Đệ Thất, vì mới lạ nên chúng tôi không biết ai vào ai. Có
anh chàng bự con nhất ra ứng cử trưởng lớp và được đắc cử.
Té ra anh chàng này chẳng làm gì nên chuyện, nên gần cuối năm
chúng tôi đòi bầu lại (re-call) và bầu một trưởng lớp khác
xứng đáng hơn. Năm Đệ Nhị (lớp 11 bây giờ), có chuyện tức
cười là anh chàng phá phách nhất lớp lại được bầu làm
trưởng ban kỷ luật. Thầy cô bực lắm, nhưng chẳng biết làm sao,
vì đó là ý "dân."
Ly kỳ nhất là cuộc bầu cử ban đại diện toàn trường, nhất là
cho chức Tổng thư ký và phó Tổng thư ký. Tới ngày bầu cử,
các "cử tri" (trưởng lớp và phó trưởng lớp) và các ứng cử
viên tụ họp trong một lớp học trống. Thầy cô hướng dẫn thường
hiện diện để giám sát cuộc bầu cử. Mỗi liên danh có độ 10-15
phút nói về lý do ứng cử và những hoạt động hoặc chương
trình họ muốn thực hiện cho học sinh. Sau đó là cuộc bỏ phiếu
kín. Kết quả được công bố ngay sau đó. Hình thức bầu cử này
cũng áp dụng cho các trưởng khối. Tôi thấy ai có tài ăn nói
và có những kế hoạch hoặc chương trình thực tế là đắc cử.
Bạn sẽ thắc mắc có lợi gì làm Tổng thư ký, trưởng khối,
trưởng lớp hoặc trưởng ban. Trên thực tế, chẳng có lợi lộc gì
cả, nếu không muốn nói là mất thì giờ. Nhưng chúng tôi rất
thích những hoạt động đó vì những hoạt động đó giúp chúng
tôi đóng góp vào sinh hoạt học đường ngoài việc học hành.
Cũng có một chút lợi nhỏ là chúng tôi có dịp tiếp xúc với
xã hội bên ngoài như các công tác từ thiện, giao tiếp thư viện
nhà sách, nhà in trong việc làm báo. Ngoài ra, các trưởng lớp
và trưởng ban thỉnh thoảng được phép ra khỏi lớp để đi họp,
và cũng là dịp xả hơi như là một hình thức "cúp cua" hợp
pháp.
Có lẽ một trong những lợi lộc lớn nhất là các đại diện
trường có dịp tiếp xúc với các đại diện trường bạn, nhất là
các trường nữ. Một hoạt động rầm rộ trong năm là làm báo
Xuân, và mang báo đi bán ở các trường bạn. Mỗi năm, vào dịp
Tết, chúng tôi tích cực làm việc cho ra giai phẩm Xuân cho
trường. Đây l̀à lúc các trưởng ban báo chí bận rộn nhất. Họ
hô hào cổ võ học sinh viết bài, đọc bài, và lựa bài cho đăng
vào giai phẩm. Chúng tôi có khá nhiều tự do trong việc làm
giai phẩm Xuân. Chúng tôi tự do chọn bài, vẽ minh họa, trang trí
tờ bìa. Giáo sư hướng dẫn thường duyệt xét bản thảo cuối
cùng, và thường là chấp thuận. Ngoài chuyện mang báo đến các
trường bạn, ban đại diện trường còn phải tiếp đón trả lễ khi
các đại diện trường bạn đến. Đó là dịp chúng tôi tiếp xúc
và làm quen các nữ sinh trường bạn.
Các hoạt động học sinh và ban đại diện cho chúng tôi cơ hội
hiểu biết và thực hiện thể chế tự do dân chủ. Nền giáo dục
VNCH đào tạo những công dân yêu chuộng tự do dân chủ qua những
hoạt động học đường và bầu cử ban đại diện học sinh.
C. Liên hệ giữa thầy cô và học sinh dựa vào căn bản đạo đức và không hề có những vụ tai tiếng:
Trong suốt thời gian sống dưới thời VNCH, tôi không hề nghe hoặc
đọc về một vụ tai tiếng nào trong ngành giáo dục, liên hệ
đến thầy cô, tiểu học hay trung học. Theo trí nhớ tôi, tôi không
hề biết đến tai tiếng tình dục, sách nhiễu hoặc gây khó dễ,
đánh nhau, tranh giành, hối lộ, đút lót, gian lận thi cử, yếu
kém khả năng, hoặc bất cứ chuyện gì vi phạm đến đạo đức,
luân lý, hoặc thuần phong mỹ tục. Vì là trường nam, chuyện
sách nhiễu tình dục đương nhiên không xảy ra. Cùng lắm là có
vài anh chàng "thầm yêu trộm nhớ" cô giáo trẻ đẹp nào đó. Tôi
không rõ các trường nữ thế nào, chắc cũng có những mối tình
câm như vậy, nhưng tuyệt nhiên tôi không hề biết hoặc nghe đến
một vụ sách nhiễu tình dục nào.
Ngay từ tiểu học, chúng tôi đã phải học công dân giáo dục, dạy
cách cư xử ăn nói và những giá trị đạo đức. Những bài học
thường có những câu chuyện giải thích thêm về ý nghĩa trừu
tượng trong bài học. Trên tường có treo bảng "Tiên học lễ, hậu học văn"
là lời nhắc nhở chúng tôi hàng ngày, và chúng tôi coi đó là
châm ngôn. Trên trung học, lớp công dân giáo dục tiếp tục cho
tới hết trung học đệ nhất cấp. Chương trình học bao gồm những
đề tài về đạo đức luân lý, và nghĩa vụ người công dân với
xã hội, quốc gia, và tổ quốc.
Phụ huynh tham dự rất ít trong việc giao du với thầy cô, có lẽ
vì tránh né những "áp lực" không thích hợp hoặc vì không cần
thiết vì ít khi có những chuyện phải cần đến phụ huynh dính
líu. Theo tôi biết, lương lậu thầy cô không cao lắm và chỉ đủ
sống. Trong suốt hơn mười năm mài đũng quần ở tiểu học và
trung học trong thời VNCH, tôi chưa hề nghe thầy cô nào than vãn
về cuộc sống hoặc lương lậu. Nhưng tôi biết đa số thầy cô có
cuộc sống đạm bạc qua nhà cửa, quần áo họ mặc và xe cộ họ
đi. Đa số thầy cô ăn mặc đơn giản nhưng đứng đắn. Các thầy
thường mặc áo sơ mi và quần tây. Có vài người thỉnh thoảng
thắt cà vạt hoặc mặc áo vét. Các cô luôn luôn mặc áo dài.
Màu sắc áo dài thường một màu. Thỉnh thoảng có cô xinh đẹp
mặc áo có chút thêu màu sặc sỡ, nhưng cũng chỉ có một vài
lần "chơi nổi" rồi sau đó cũng mặc áo màu sắc nhàm chán. Đa
số thầy cô đi xe đạp, xe solex, xe Honda dame, Honda 90. Có vài
người đi xe buýt hoặc xích lô. Trong suốt trung học, chỉ có một
hai thầy lái xe hơi đi dạy.
Có vài thầy cô mở lớp dạy kèm học sinh, nhưng luôn luôn là
trong dịp hè, và học phí phải chăng. Các thầy cô đó thường
không dạy khóa sau, nên không có chuyện học sinh bị áp lực đi
học để được nâng đỡ sau này. Một trong những lý do các thầy cô
không mở lớp dạy kèm học sinh trong lớp là có những trường tư
dạy hè, hoặc nhiều sinh viên học sinh nhận dạy kèm tư gia. Tôi
cũng đã từng dạy kèm tư gia cho các em học sinh để phụ thêm
vào chi phí gia đình. Có thầy mở lớp dạy kèm, nhưng nhận đủ
mọi học sinh khắp nơi chứ không phải chỉ dành cho học sinh trong
lớp hoặc trong trường. Những lớp dạy kèm này thường đông
nghẹt học trò, nhất là các lớp Toán Lý Hóa luyện thi Tú Tài
I và II.
Chuyện biếu xén, quà cáp, phong bì cho thầy cô hoàn toàn không
có, cho dù là cuối năm hoặc vào các dịp lễ như Tết Nguyên
Đán. Nên nhớ dưới thời VNCH, tệ trạng tham nhũng cũng có
nhiều, nhưng phần lớn là trong quân đội. Ngành giáo dục như thể
được cô lập tách ra chuyện tham nhũng. Tôi nghĩ chắc cũng có
những vụ gửi gấm con em, nhưng thường chỉ giới hạn vào chuyện
nhập học hoặc chuyển trường, và số đó rất ít. Theo tôi
nghĩ, có hai lý do. Thứ nhất, thầy cô thời VNCH có tinh thần
đạo đức cao và có lòng tự trọng. Họ không bao giờ làm những
chuyện đi ngược lại đạo đức và phẩm cách nhà giáo. Thứ nhì,
chuyện đút lót cũng không cần thiết hoặc vô ích, vì thầy cô
cũng chẳng làm được gì cả cho dù có muốn nhận hối lộ. Lý
do đơn giản là tinh thần tự do dân chủ tiềm tàng trong xã hội
và học đường tự động vô hiệu hóa các vụ đút lót. Không cách
chi một học sinh kém cỏi mà được điểm cao, vì có sự ganh đua
giữa học sinh và tính chất trong suốt của cơ chế học tập.
Ngay cả con cái của hiệu trưởng, giám học, giám thị, giáo sư
cũng phải học chết bỏ như mọi học sinh khác, và thầy cô cũng
chẳng ai thiên vị con cái những người này.
Hầu hết học trò rất kính trọng thầy cô và thầy cô cũng thương
yêu và quý mến học trò. Thầy trò thường đối xử với nhau thân
mật và xuề xòa. Tuy có vài thầy cô nghiêm khắc, chúng tôi
không hề có thái độ hỗn láo hoặc coi thường thầy cô. Thỉnh
thoảng có giám thị "hắc ám" thì chúng tôi thường trêu chọc,
chứ cũng ít khi gây gỗ. Tình nghĩa thầy trò thường rất thắm
thiết và thân mật, nhất là ngoài giờ học. Tôi chỉ còn nhớ
vài câu chuyện điển hình. Năm Đệ Lục (lớp 7 bây giờ) có hôm cô
giáo dạy Pháp văn bị ốm và có giáo sư dạy thế. Sau giờ
học, chúng tôi tự động hùn tiền mua quà và đến nhà thăm cô
giáo. Cô đang nằm liệt giường, nhưng cũng ráng ngồi dậy cám ơn
chúng tôi, một lũ vây quanh nhà cô. Năm Đệ Tam, thầy dạy Anh
văn, sinh ngữ phụ, mới cưới vợ, nên nghỉ vài ngày. Thế là
chúng tôi kéo nhau một đám đến nhà thầy sau giờ học tới chúc
mừng. Gặp lúc thầy và cô vợ mới cưới đang đi ra ngoài chắc
sắp đi chơi đâu. Thấy một đám học trò tới, thầy ngạc nhiên,
nhưng cười thích thú và giới thiệu cô vợ mới thiệt đẹp, và
mời chúng tôi vào nhà.
Chỉ có một trường hợp là năm tôi học Đệ Ngũ (lớp 8 bây giờ),
có vị giáo sư dạy Toán rất nghiêm khắc, và hay la mắng học
sinh. Tuy nhiên, thầy rất tôn trọng những học sinh giỏi. Thầy
dạy rất hay, giảng bài mạch lạc rõ rệt, cho nhiều thí dụ cụ
thể. Ông dạy chúng tôi lý luận vững chắc, lúc nào cũng phải
viết ra tiền đề, trình bày các bước chứng minh mạch lạc để
đưa đến kết luận. Thầy không kiên nhẫn với lối chứng minh không
đầu không đuôi. Đứa nào mà nói nhăng nói cuội là bị lườm.
Đứa nào mà "dốt hay nói chữ" là bị quạt ngay. Ông la mắng khá
nặng nề, nhưng đích đáng.
Nói đến cuộc sống học trò mà không nói đến những phá phách,
nhất là lũ học trò con trai, là cả một sự thiếu sót trầm
trọng. Câu "Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò" được thể hiện
liên tục trong suốt hơn mười năm. Tôi không thể kể hết những vụ
phá phách nghịch ngợm. Một cách tổng quát, những vụ phá
phách thường vô hại, và chỉ phản ảnh bản chất nghịch ngợm
của học trò, như là những lúc xả hơi cho bớt căng thẳng. Đa số
những vụ phá phách nhắm vào bạn bè, rất ít khi nhắm vào
thầy cô. Nếu có thì cũng chỉ là những nghịch ngợm trong giờ
học như ca hát nhảm nhí, giấu khăn lau bảng, kê lại bàn ghế,
phóng máy bay giấy trong lúc thầy giảng bài, hoặc nói chọc
ghẹo các cô giáo trẻ xinh đẹp. Thỉnh thoảng nạn nhân chúng tôi
là các giám thị, nhưng thường thì cũng không có gì tai hại
lắm, chỉ làm họ bị quê một cục trước mặt học sinh.
D. Kết Luận:
Tôi sinh trưởng và sống trong thời VNCH trong suốt tuổi niên
thiếu cho tới ngày tôi rời Việt Nam năm 1975. Trong khoảng thời
gian này, tôi không có ý thức rõ rệt về bản chất nhân bản,
khoa học, và dân tộc của nền giáo dục VNCH nhưng tôi biết tôi
hấp thụ một nền giáo dục tôn trọng con người, đề cao đạo đức,
tinh thần dân tộc và đồng bào, khuyến khích sáng tạo, tự do,
và dân chủ.
Cho đến giờ, khi nghĩ lại, tôi kinh ngạc về những khía cạnh
tốt đẹp ấy của thời VNCH. Với nền giáo dục VNCH đó, quốc gia
Việt Nam đã có thể hiện nay trở thành một siêu cường trên thế
giới với một xã hội đạo đức, trật tự, và nhân bản.
_________________________________________
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Cao-Đắc, Tuấn. 2014. Lửa Cháy Trong Mưa. Hellgate Press, Oregon, U.S.A.
2. Huỳnh Minh Tú. 2013. Nhìn lại nền Giáo dục VNCH: Sự tiếc nuối vô bờ bến. 1-12-2013. http://tuxtini.com/2013/12/01/nhin-lai-nen-giao-duc-vnch-su-tiec-nuoi-vo-bo-ben/ (truy cập 22-1-2015).
3. Wikisource. 2012. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Thay đổi chót: 26-4-2012. http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_1967 (truy cập 22-1-2015).
© 2015 Cao-Đắc Tuấn
NGUYỄN ĐĂNG QUANG * PHIẾU TÍN NHIỆM
22/01/2015
Phiếu tín nhiệm, sự thật và lòng tin
Nguyễn Đăng Quang
Ngày 10/01/2015 tại Hội nghị Trung ương 10, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị
và Ban Bí thư. Trước đấy, qua phương tiện thông tin đại chúng, người
dân đã được hứa là Đảng sẽ công khai kết quả phiếu tín nhiệm trong Đảng
cho nhân dân biết để nhân dân giám sát. Đến hôm nay, Hội nghị Trung
ương 10 đã bế mạc được 10 ngày, nhưng không thấy Đảng thực hiện cam kết
như đã hứa. Người dân thắc mắc hỏi lẫn nhau là điều gì đã xảy ra mà
Đảng phải giấu giếm, không công bố cho nhân dân biết? Chẳng người dân
nào có thể biết được sự thật nó diễn ra như thế nào và hiện nó đang nằm
ở đâu? (Ngoại trừ số gần 200 vị ủy viên Trung ương Đảng -gồm 173 ủy
viên trung ương chính thức và 24 ủy viên dự khuyết - tham dự Hội nghị
này biết mà thôi!) Nhưng rất bất ngờ, sáng ngày 16/01/2015, một trang
mạng lạ có tên là “Chân dung Quyền lực” công bố kết quả lấy phiếu
tín nhiệm đối với BCT và BBT tại Hội nghị lần thứ 10 BCHTW Đảng khóa
XI. Điều này gây ngạc nhiên và tò mò cho không ít người! Đọc bản “Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 10” đăng trên Blog “Chân dung Quyền lực”
sáng ngày 16/01/2015, đa số người đọc rơi vào tâm trạng phân tâm, họ
rất băn khoăn, chưa biết là nên tin hay là không nên tin, một số người
thể hiện sự thận trọng, chỉ dám “tạm thời ghi nhận như vậy”, số đông còn
lại rơi vào ở trạng thái “bán tín, bán nghi” để chờ Trung ương công bố
chính thức, dù có chậm nhưng đáng tin hơn cái anh “Chân dung Quyền lực “ này!
Cho đến hôm nay, 10 ngày đã trôi qua kể từ sau khi Hội nghị Trung ương
10 kết thúc, nhiều bạn đọc - trong đó có người viết bài này - vốn rất
hy vọng và trông chờ “sự thật” do các cơ quan ngôn luận chính
thống của Đảng và Nhà nước công bố, trở nên thất vọng! Đơn giản bởi lâu
nay hàng ngày họ chỉ trông chờ ở “sự thật” chính thống mà không được!
Còn trang mạng “Chân dung Quyền lực” đâu có thể dễ tin vào, vì
đây là một trang mạng phi chính thống, không thuộc lề phải, nó “rất bí
hiểm và đáng ngờ” mà các nhà tuyên giáo của Đảng thường bỏ tuốt vào một
rọ, được đặt tên chung là “các thế lực thù địch, chống đối Đảng và Nhà nước và thực hiện diễn biến hòa bình”!
Theo họ, bọn này sinh ra là để xuyên tạc, bịa đặt, vu khống,… nhằm gây
chia rẽ, làm phân hóa nội bộ, gieo hoang mang trong dư luận quần
chúng, làm suy giảm lòng tin (vốn đã cạn kiệt) của nhân dân đối với
Đảng và chế độ, chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc, v.v… nên toàn dân
phải hết sức cảnh giác, phải kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm
mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực xấu xa này! Khi tung lên mạng “Kết quả phiếu tín nhiệm” nói trên, trang mạng “Chân dung Quyền lực” khẳng định đây là “ nguồn tin đáng tin cậy được tập hợp từ các UVTƯ Đảng vừa tham dự Hội nghi Trung ương 10”, và Ban Biên tập trang mạng này còn trưng
ra số liệu rất đầy đủ và chi tiết, kèm theo bản phân tích khá khoa học
và lời bình có vẻ rất khách quan! Một tuần lễ đã trôi qua, các cơ quan
thông tin chính thống lề phải của ta vẫn lặng im, không khẳng định và
cũng chẳng phủ nhận, cứ để trang “Chân dung Quyền lực” một mình độc chiếm sân chơi. Không chỉ đưa thông tin về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, trang “Chân dung Quyền lực”
còn đưa thêm nhiều thông tin “có sức lôi cuốn” khác, kể cả việc đưa ra
những bằng chứng cụ thể tố cáo đích danh 3 Ủy viên BCT đang tại chức
về hành vi tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật, v.v… Nhưng thôi, ta
chẳng nên mất thời gian đi sâu tìm hiểu xem ba chuyện đó là hư hay
thực, hãy trở lại bàn thêm về bản kết quả “Phiếu tín nhiệm” được công bố trên blog “Chân dung Quyền lực”.
Theo thiển nghĩ của người viết bài này, có thể vụ việc sẽ dẫn đến 2 kịch
bản như sau: Kịch bản 1 như nó đang xảy ra là Đảng vẫn tiếp tục im
lặng, không công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm BCT và BBT tại Hội nghị
Trung ương 10 vừa rồi và cũng không phủ nhận hoặc xác nhận bản kết quả
“Phiếu tín nhiệm” của trang “Chân dung Quyền lực” công
bố, vì Đảng cho rằng đây là “vấn đề nhạy cảm”, nên phải thận trọng,
cảnh giác để khỏi mắc mưu “ các thế lực thù địch”! Nếu kịch bản này vẫn
như vậy, không thay đổi lại, nghĩa là vẫn kiên quyết “giữ kín” kết quả
lấy phiếu tín nhiệm vừa qua trong Đảng, không cho nhân dân biết, thì hệ
quả đương nhiên là người dân sẽ mất lòng tin, sẽ rất thất vọng
vì họ cảm thấy là bị gạt ra bên lề! Người dân sẽ thấy mình ở một phía,
còn Đảng thì ở phía ngược lại! Xưa nay Đảng vẫn tự coi Đảng là của dân,
phụng sự mọi lợi ích của dân nhưng Đảng lại không thực hiện lời hứa
với dân, Đảng vẫn còn giấu dân thì khác nào Đảng đang ngày đẩy dân ra
xa khỏi Đảng. Nhân dân là chủ nhân ông của đất nước, họ phải biết và có
quyền được biết các vấn đề liên quan đến những người “đang nắm vận
mệnh nhân dân, vận mệnh đất nước” tức những người đang lãnh đạo họ, về
các mặt như năng lực, uy tín, phẩm chất, đạo đức, nhân cách, v.v… và ngay cả tài sản, sức khỏe hoặc bệnh tật nữa! Việc
này là hết sức bình thường ở các quốc gia dân chủ. Khi người dân bị từ
chối, không được đáp ứng, thì hệ quả tất nhiên là người dân từ chỗ do
dự hoặc nghi ngờ chưa tin vào những gì họ biết qua không gian mạng, họ
sẽ dễ dàng tin vào “những thực đơn” hàng ngày mà thế giới mạng trong đó
có trang “Chân dung Quyền lực” và các trang mạng lề trái khác
thường xuyên cung cấp cho họ! Còn kịch bản thứ hai là trong vài ngày
tới, sau khi cân nhắc kỹ các mặt lợi và hại, Đảng sẽ dũng cảm công bố
kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở HNTƯ 10 vừa qua như TBT Nguyễn Phú Trọng
đã hứa.
Nếu kết quả do Đảng công bố trùng với kết quả mà trang mạng “Chân dung Quyền lực” đưa
công khai hôm 16/01/2015 thì rõ ràng là trong trường hợp này, Đảng đã
thua – nói theo ngôn từ của bóng đá – là “thua ngay trên sân nhà”, vì
Đảng đã tự nhường trận địa truyền thông cho “các thế lực thù địch” chiếm
lĩnh! Và mọi sự lên án, kết tội trang “Chân dung Quyền lực” và “các trang mạng lề trái khác” là xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, nói xấu Đảng và Nhà nước, v.v… sẽ tự nó mất hiệu nghiệm và phản tác dụng. Đây là điều hết sức tối kỵ trong công tác truyền thông của mọi thể chế! Cùng
kết quả như nhau, nhưng việc người dân biết do Đảng chủ động thông tin
cho họ biết với việc họ biết bởi một nguồn tin phi chính thống cung cấp
cho họ biết trong khi Đảng cố tình giấu diếm, thì điều này hoàn toàn
khác nhau xa và có ý nghĩa trái ngược nhau rất nhiều! Còn nếu kết quả mà Đảng công bố lại khác với kết quả mà trang “Chân dung Quyền lực” công
bố cho người đọc biết thì vấn đề hẳn sẽ còn đi xa hơn nữa. Người viết
bài này cũng không dám tưởng tượng được là kết cục sẽ đi đến đâu và sẽ
như thế nào, lúc đó vấn đề “Sự thật nằm ở đâu” hẳn sẽ không chỉ giới hạn trong “cuộc chiến truyền thông” mà chắc chắn nó sẽ mở rộng sang các cuộc chiến khác nữa!
Vì giả thiết thứ hai này chưa xảy ra nên mọi luận bàn đều là vội vàng
và võ đoán. Xin bạn đọc cứ yên tâm chờ đợi, mọi sự hạ hồi sẽ phân giải!
N.Đ.Q.
Tác giả gửi BVN
VŨ HOÀNG * TÀU SÂN BAY TRUNG QUỐC
23/01/2015
Doanh nhân tiết lộ bí mật trong vỏ tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
Vũ Hoàng
“Chiếc tàu sân bay Liêu Ninh vẫn sở hữu 4 động cơ còn nguyên vẹn khi
được mua về và chuyển giao cho quân đội Trung Quốc”, người đàn ông đứng
sau thương vụ mua bán đình đám 17 năm trước tiết lộ.
- Ông Từ Tăng Bình (phải) và cựu phó tư lệnh hải quân Trung Quốc Tô Sỹ Lương trên boong tàu Liêu Ninh. Ảnh: SCMP
Đó là một nhiệm vụ chưa từng có. Ngay sau khi Liên Xô vừa sụp đổ, một
doanh nhân nắm trong tay lượng tiền mặt khổng lồ cùng câu chuyện về ước
mơ xây dựng casino đã khiến cả thế giới bất ngờ khi quyết định mua phần
vỏ một chiếc tàu sân bay chưa hoàn thiện của Ukraine. Con tàu mới đầu
được mua với mục đích tuyên bố là dùng để làm casino này về sau trở
thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Lần đầu phát biểu trước báo giới về nhiệm vụ năm xưa, doanh nhân người
Hong Kong Từ Tăng Bình đã tiết lộ một loạt chi tiết liên quan đến
thương vụ ít ai biết đến này, những dàn xếp nơi hậu trường nhằm hiện
thực hóa ước vọng sở hữu tàu sân bay bấy lâu của Bắc Kinh.
Động cơ của chiếc tàu vẫn trong tình trạng nguyên vẹn khi Ukraine năm
1998 quyết định bán nó. Đây là một chi tiết nhạy cảm về mặt quân sự và
hoàn toàn trái ngược so với những gì Trung Quốc tuyên bố vào thời điểm
đó.
"4 động cơ vẫn được phủ lớp dầu bảo vệ một cách hoàn hảo" sau khi việc
đóng tàu bị ngưng lại vào năm 1992, một tín hiệu về kỹ thuật khá hấp
dẫn đối với những quốc gia đang tìm mọi cách để hiện đại hóa đội ngũ
quân sự của mình như Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên một người có liên quan tới thương vụ này công khai
xác nhận các động cơ của tàu sân bay vẫn còn khi nó được mua lại. Theo
những báo cáo trước đây, hệ thống phát điện, điện tử và vũ khí của tàu
đã bị tháo dỡ tại xưởng đóng tàu Nam Nikolayev của Ukraine trên Biển
Đen trước khi ông Từ mua nó với giá 20 triệu USD vào năm 1998.
"Khi kỹ sư trưởng của xưởng đóng tàu đưa tôi đến phòng động cơ, tôi
phát hiện ra 4 động cơ vẫn còn mới nguyên và được phủ dầu rất cẩn thận.
Một chiếc trong số này đã có giá gốc là 20 triệu USD rồi", SCMP
dẫn lời ông Từ cho hay đồng thời thêm rằng cả 4 động cơ đều hoạt động
trơn tru, bình thường sau một đợt đại tu được hoàn thành vào năm 2011.
Cái mà ngày nay thường gọi là tàu Liêu Ninh của Trung Quốc được đóng dựa
trên một phần thân vỏ của chiếc Varyag, tàu sân bay lớp Kuznetsov của
Liên Xô. Khi xưởng đóng tàu Biển Đen chuẩn bị hoàn thành 2/3 khối lượng
thi công thì quá trình lắp đặt tàu bị ngừng lại do Liên Xô sụp đổ.
Khối sắt thép khổng lồ trị giá nhiều triệu USD bị bỏ không cho đến khi
ông Từ, với tư cách là người môi giới cho hải quân Trung Quốc, đưa ra
lời đề nghị mua lại.
Ông Từ cho biết xưởng đóng tàu đồng ý bán bởi tình hình chính trị bất ổn khiến họ rơi vào tình trạng tài chính kiệt quệ.
"Phía Trung Quốc cố ý đưa thông tin sai về việc động cơ bị tháo dỡ để giúp ông Từ dễ dàng đàm phán hơn với xưởng đóng tàu", South China Morning Post
dẫn lời một nguồn tin thông thạo vấn đề cho hay. Truyền thông phương
Tây thời đó cũng khẳng định Mỹ đã gây sức ép buộc Ukraine phải tháo rời
mọi thiết bị lắp đặt trên chiếc tàu sân bay và chỉ bán duy nhất phần vỏ
cho khách hàng Trung Quốc.
Một đại tá nghỉ hưu thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc nhận định
"nhiều khả năng" tàu Liêu Ninh hiện tại vẫn sử dụng các động cơ nguyên
bản của Ukraine. "Công nghệ động cơ của Ukraine tốt hơn so với Trung
Quốc", ông nói. "Theo như tôi hiểu, hải quân sau đó đã nhờ cậy phía
Ukraine giúp đỡ để khiến các động cơ tàu sân bay, vốn bị niêm phong
trong quãng thời gian dài, hoạt động trở lại".
Việc mua lại chiếc tàu sân bay chỉ là bước khởi đầu. Phải đến 4 năm sau
người ta mới có thể kéo nó từ Ukraine về tới bến cảng Đại Liên, thuộc
tỉnh Liêu Ninh, đồng thời mất thêm 10 năm nữa để trùng tu nó.
Theo Antony Wong Dong, nhà quan sát quân sự tại Macau, sau nhiều năm
thương lượng, xưởng đóng tàu Biển Đen của Ukraine cũng đã chuyển giao
công nghệ động cơ cho công ty tua bin Cáp Nhĩ Tân, một nhà máy chuyên
sản xuất nồi hơi, tua bin và thiết bị hơi nước của Trung Quốc.
Có những dấu hiệu cho thấy các động cơ đã được nâng cấp. "Hệ thống đẩy
nguyên bản được thiết kế cho tàu Liêu Ninh giống với tàu sân bay lớp
Kuznetsov của Nga, với vận tốc tối đa đạt 32 hải lý/h. Tuy nhiên, tải
trọng của tàu Liêu Ninh lại nặng hơn tới 6.000 tấn. Vì thế, theo logic
thì nó phải chậm hơn", ông Wong nhận xét. "Nhưng những đợt chạy thử
trên biển lại cho thấy tốc độ lớn nhất của tàu Liêu Ninh cũng tương
đương 32 hải lý/h. Điều này cho thấy hệ thống đẩy rõ ràng đã có cải
tiến".
Chiếc tàu sân bay được đổi tên thành Liêu Ninh khi chuyển giao cho quân
đội Trung Quốc vào tháng 9/2012 và tới nay vẫn đang sử dụng cho mục
đích huấn luyện. Số cờ hiệu của nó là 16. "Bạn có biết vì sao Liêu Ninh
lại được đánh số 16 không?", ông Từ hỏi. "Đó là vì chúng tôi phải mất
16 năm để hoàn thành mọi công việc, từ bước thỏa thuận đến tân trang
lại nó".
Ông Từ (phải) và thiết kế trưởng của tàu sân bay Varyag, tại Mykolaiv, Ukraine tháng 1/1998. Ảnh: SCMP
V.H. (theo SCMP)
(PGVN)
Hôm thứ Hai, ngày 19/01/2015, quần chúng địa phương mặc trang phục và đeo mặc nạ thần Hộ Pháp xếp hàng để chuẩn bị cho cuộc biểu diễn trước công chúng.
Mỗi năm vào ngày 29/11 lịch Tây Tạng, tu viện Sakya đều tổ chức biểu
diễn “Thần Hộ pháp khiêu vũ”, truyền thống lịch sử hơn 500 năm trôi qua
vẫn duy trì, do các vị tăng và cư sĩ phật tử nghệ sĩ biểu diễn, mỗi
trang phục và mặt nạ với trọng lượng 50kg, Thần Cự Phúc Hộ Pháp, Thần
Ngưu . . . xem rất ngoạn mục hấp dẫn.
Có những nông dân Tây Tạng họ cùng cả gia đình mặc quốc phục mới đi
hơn 70km trên đường đến tu viện Sakya để dự Lễ hội. Những người chăn
gia súc các nơi từ Lazi, Angren, Dinggye, Gamba và các quận lân cận
khác, đều kéo nhau về dự Lễ hội hơn 40.000 người.
Thích Vân Phong
MÙA THU KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚ
1. Con đường Thủy sam, Hàn Quốc
Nếu bạn là fan trung thành của những bộ phim lãng mạn của xứ sở Kim chi thì hẳn bạn đã nhìn thấy con đường này trên màn ảnh. Đây chính là con đường Thủy sam nổi tiếng – một trong những con đường đẹp nhất Hàn Quốc.
Nếu bạn là fan trung thành của những bộ phim lãng mạn của xứ sở Kim chi thì hẳn bạn đã nhìn thấy con đường này trên màn ảnh. Đây chính là con đường Thủy sam nổi tiếng – một trong những con đường đẹp nhất Hàn Quốc.
Con đường này dài khoảng 8,5km, chạy dọc theo Quốc lộ 24 và là một trong những tuyến đường chạy xe phổ biến nhất ở xứ Hàn.
Con đường Thủy sam khi còn xanh mướt…
Những cây Thủy sam ở đây đã hơn 40 tuổi và cao hơn 20m. Những tán cây đan vào nhau, che chắn ánh nắng Mặt trời. Vào mùa hè, tán cây Thủy sam như cao vút hơn với màu xanh mướt.
… rực rỡ khi vào thu…
Nhưng
mùa thu mới là lúc con đường đẹp nhất, khi những cây Thủy sam bắt đầu
thay màu lá. Chúng tạo thành một con đường tuyệt đẹp và kỳ lạ khiến
người đi có cảm giác như đang đi trên con đường trong một câu chuyện cổ
tích vậy.
2. Đường cây bạch quả, Nhật Bản
Không
ồn ào như đường bạch quả (ginkgo) nổi tiếng ở Icho Namiki (Aoyama),
con đường cây bạch quả ở công viên Showa Kinen (Tachikawa) mang nét
tĩnh lặng hơn. Có lẽ vì thế mà khung cảnh ở đây càng trở nên thơ mộng
và quyến rũ.
Hai đường cây bạch quả nổi tiếng này nằm ngay lối vào của công viên, được ngăn cách giữa một con kênh nhân tạo. Vào mùa thu, hơn 100 cây bạch quả thi nhau chuyển mình thay màu lá vàng rực rỡ. Con đường ngập tràn trong sắc lá thu vàng tạo thành một bức tranh vô cùng nên thơ.
3. Đại lộ Diaoyutai, Trung Quốc
Mùa
thu đến, đại lộ Diaoyutai Ginkgo, Bắc Kinh (Trung Quốc) lại bước vào
mùa du lịch đẹp nhất trong năm với sắc vàng kỳ diệu, lung linh, óng ả
của những hàng cây bạch quả ngàn năm tuổi.
Con đường này nằm gần Diaoyutai State Guesthouse và được mệnh danh là con đường tình yêu của thành phố Bắc Kinh. Nơi đây thu hút rất nhiều cặp tình nhân bởi vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của nó.
Còn
đối với giới văn nghệ sĩ, đặc biệt là nhiếp ảnh và hội họa, Diaoyutai
lại được coi là thiên đường nghệ thuật, nơi thỏa sức sáng tạo, đem đến
nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho tâm hồn yêu nghệ thuật.
4. Đại lộ Blue Ridge, Mỹ
Blue
Ridge Parkway là một con đường nổi tiếng về cảnh đẹp tự nhiên và được
cho là một trong những con đường đẹp nhất nước Mỹ. Tuyến đường trải dài
thơ mộng này bắt đầu ở công viên quốc gia Shenandoah, thuộc tiểu bang
Virginia kéo dài xuống tận công viên quốc qua Great Smoky Moutains của
tiểu bang North Carolina.
Với chiều dài gần 755km, Blue Ridge Parkway được mệnh danh là “con đường xanh” bởi những tán cây xanh mượt bao phủ khắp con đường. Nhưng thực sự Blue Ridge Parkway đẹp nhất lại chính là vào mùa lá đổi màu.
Trong
mùa thu, hơn 100 loài cây khác nhau trải dài theo con đường núi cùng
“rủ” nhau “rực cháy” với đủ các màu vàng, đỏ, nâu… tạo nên một bức
tranh sắc thu khổng lồ ngây ngất lòng người.
5. “Con đường văn học”, Mỹ
Literary
Walk (tạm dịch: Con đường văn học) là một con đường xinh đẹp nằm trong
khuôn viên Central Park, New York (Mỹ). Cứ mỗi mùa thu sang, Literary
Walk lại khoác lên mình một tấm áo vàng tươi tắn.
Con đường êm ái trải đầy lá vàng này là địa điểm lý tưởng nếu bạn muốn vừa thả bộ vừa ngắm cảnh. Hoặc bạn cũng có thể thư giãn ngồi trên ghế và thưởng thức một cuốn sách hay.
Literary
Walk không chỉ nổi tiếng là con đường mùa thu lãng mạn nhất nhì Central
Park mà còn nổi tiếng là khu vực đặt nhiều pho tượng các tác gia và nhà
thơ nổi tiếng thế giới như William Shakespeare, Sir Walter Scott,
Robert Burns…
6. Đại lộ Niagara, Canada
Canada
là điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích mùa thu. Sắc màu ấn tượng
của rừng thu với những con đường êm ái trải đầy lá phong đỏ có thể
được tìm thấy ở tất cả những khu rừng của Canada vào tháng 9 và tháng
10.
Thủ tướng Anh Winston Churchill trong một lần tới thăm đại lộ Niagara thuộc bang Ontario, Canada đã thốt lên rằng: “Nơi đây là con đường đẹp nhất thế giới trong một chiều Chủ nhật mùa thu”.
Chạy
men theo con sông Niagara, phân cách nước Mỹ và Canada, quả thực đại lộ
Niagara chính là con đường đẹp nhất Canada trong sắc thu thơ mộng với
rừng cây lá đỏ tuyệt đẹp. Dọc theo đại lộ, bạn cũng có thể ghé vào thị
trấn nhỏ Queenston để thưởng thức thứ rượu Niagara thơm nức như mùi
nhựa thông.
7. Đường phố ở Vancouver, Canada
Miền Đông Canada thường được nói đến nhiều
nhất nếu bạn muốn khám phá các màu sắc mùa thu ở đất nước có biểu
tượng lá phong này. Nhưng thậm chí nếu bạn đang ở một vùng khác, bạn
vẫn có thể tận hưởng cảm giác tuyệt vời này. Vancouver là một ví dụ
điển hình. Nằm ở miền Tây của Canada, nhưng mùa thu ở đây cũng vô cùng
thơ mộng.
Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10, những con phố ở Vancouver lại ngập tràn trong những tán lá phong mùa thu tuyệt đẹp. Điều đặc biệt là những con phố ở đây không mang một màu sắc giống nhau mà đa dạng với các sắc vàng, đỏ, nâu…
8. Đường kênh đào Midi, Pháp
Kênh
đào Midi (Canal du Midi) đem lại cho du khách cảm giác của một miền
Tây Nam nước Pháp thật yên bình, trong sáng và đầy thơ mộng. Khác với
cảnh tượng hoành tráng của con sông lớn nhất nước Pháp – Garonne – nằm
liền kề, dòng kênh Midi thật nhỏ xinh và gợi lên chút gì đó rất riêng
tư, tĩnh lặng.
Đây chính là nơi để bạn thoát khỏi cái ồn ào của thành phố, để đắm chìm trong dòng nước xanh trong. Bạn có thể tảo bộ trên con đường trải đầy lá phong đỏ dọc con kênh, hay lang thang trên những cây cầu nhỏ xinh rồi ngồi thư giãn tại chiếc ghế đá ven đường…
Kênh đào Midi hiện lên thật xinh đẹp và bình dị trong sắc thu huyền ảo. Kênh đào Midi đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.
nguồn: kenhsinhvien.net
Màu sắc mùa thu vòng quanh thế giới
Mùa
hè oi ả đã đi qua để nhường chỗ cho một mùa thu dịu dàng với những sắc
màu rực rỡ. Cùng chiêm ngưỡng những địa điểm tuyệt vời để cảm nhận sự
quyến rũ của cảnh sắc mùa thu.
Agawa Canyon, Canada: Đến Agawa Canyon vào mùa thu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên sắc màu đẹp nhất hành tinh. Du khách sẽ được đi xe từ Saul Ste Marie qua biên giới Canada – Mỹ và trên chặng đường dài gần 190km, cảnh đẹp của Canada hiện lên đầy lãng mạn. Thời gian tốt nhất để tới đây là khoảng cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10.
Rừng Dean, Anh: Tọa lạc ở Gloucestershire, rừng Dean được coi là một trong những rừng cây sồi lớn nhất và cổ đại nhất nước Anh, từng được sử dụng như một vùng săn bắn của hoàng gia. Đến đây, du khách sẽ được tản bộ hoặc đi xe đạp dưới những tán rừng để chiêm ngưỡng cảnh sắc mùa thu lãng mạn dưới bàn tay nhào nặn nghệ thuật của thiên nhiên.
Công viên Núi Trắng – New Hamshire, Mỹ: New England là nơi đẹp nhất nước Mỹ vào mùa thu, ở đó có công viên Núi Trắng với những phong cảnh đẹp nổi tiếng không chỉ riêng ở New England mà còn toàn thế giới. Vào đầu tháng mười, đi qua những rặng núi xanh ngắt, bạn sẽ vô cùng thích thú với cảnh sắc rực rỡ của những rừng phong ngập chìm trong sắc đỏ, khám phá sự phong phú của đời sống hoang dã trong vùng.
< Thung lũng Loire, Pháp: Mùa thu là thời điểm tốt nhất để ghé thăm thung lũng Loire và khám phá vùng sản xuất rượu vang danh tiếng với những cánh đồng nho ánh lên sắc vàng, cam và đỏ. Bạn sẽ vừa được thưởng thức một ly rượu vang, vừa được chiêm ngưỡng vô số lâu đài cổ kính ẩn mình trong bức tranh mùa thu ở thung lũng Loire huyền ảo.
Núi Hoàng Sơn, Trung Quốc: Thuộc tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc, ngọn núi Hoàng Sơn, hay còn gọi là Núi Vàng, nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp, nhất là vào mùa thu. Sắc đỏ bạt ngàn cùng với cảnh đẹp ẩn hiện trong mây trời khiến hàng nghìn du khách đều kéo tới đây để được chiêm ngưỡng và chụp ảnh. Bình minh là thời điểm núi Hoàng Sơn đẹp nhất trong cảnh thu.
Dãy Dandenong, Australia: Mùa thu ở Australia thường diễn ra vào tháng 3, bởi vậy, tới Dandenong bạn sẽ kết hợp được những hoạt động trên bãi biển, lướt sóng trong mùa hè sống động, vừa được ngắm sắc màu rực rỡ của mùa thu. Là một công viên quốc gia có vẻ đẹp kỳ diệu, Dandenong càng trở nên rực rỡ khi những chiếc lá đổi màu khiến du khách luôn được đắm mình trong những vườn hoa tràn ngập sắc đỏ, vàng, xanh nơi đây.
.
Bishop Creek Canyon – California, Mỹ: Hình ảnh những khu rừng thay đổi màu sắc xanh thông thường sang màu vàng cam hay đỏ khi thay lá ở California khiến Bishop Creek Canyon trở thành một trong những điểm đến mùa thu lý tưởng nhất. Nép mình trong dãy núi Sierra Nevada, Bishop Creek Canyon luôn khiến du khách phải sững sờ bởi vẻ đẹp tuyệt vời, rực rỡ trong nắng thu.
Pitlochry, Scotland: Rừng thông ở Scotland có thể không thay đổi màu sắc nhưng những chiếc lá rụng lại tạo thành một màu sắc đặc biệt tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp phản chiếu trên mặt nước hồ Faskally. Vào tháng mười mỗi năm, du khách tới Pitlochry còn được tham gia vào một lễ hội âm thanh và ánh sáng mùa thu, tham quan công viên tuần lộc hoặc viếng thăm những lâu đài long lanh trong vùng.
Hàn Quốc: Hơn 100 hình ảnh Sơn môn Cổ tự mùa Thu
một kỳ công của người Miến Điện cổ xưa.
Tu viện Phật giáo Taung Kalat ở Myanmar được coi là một trong những công
trình tôn giáo được xây dựng ở nơi hiểm trở nhất thế giới.
Tu viện này được xây dựng trên đỉnh nú Popa, một ngọn núi lửa
Tu viện tọa lạc ở độ cao 737m so với mặt đất. Muốn lên tới đây, du khách phải leo tổng cộng777 bậc thang.
Khi vượt qua thử thách này, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh rộng lớn từ đỉnh núi.
Vạn Lý Trường Thành đang thành đống gạch vụn khổng lồTrái với hình ảnh hoành tráng thường thấy trong phim ảnh, sách báo, phần lớn chiều dài của Vạn Lý Trường Thành đang rơi vào tình trạng xuống cấp đáng kinh ngạc...
Tại một số vùng ở Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành đã được sử dụng làm nguồn cung cấp đá để người dân xây nhà và đường xá.Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng ở Trung Quốc từ cách đây 2.200 năm được coi là công trình nhân tạo lớn nhất thế giới với chiều dài hàng nghìn km. Tuy nhiên, gần 2/3 công trình này hiện tại đã bị hư hại hay đổ nát.Ngoài một số đoạn tường thành được khai thác để phục vụ du lịch, hàng nghìn km Vạn Lý Trường Thành đã nằm trong tình trạng hoang phế từ hàng tHập niên qua.">Bên cạnh sự tác động từ thiên nhiên, hoạt động của con người cũng góp phần không nhỏ vào việc hủy hoại công trình kiến trúc kì vĩ này.
Có những đoạn tường thành đã bị phá sập để mở lối đi đến các công trình xây dựng hoặc hầm mỏ.
Mặc
dù chính quyền Trung Quốc đã đưa ra những quy định pháp luật khắt khe
để bảo vệ Vạn Lý Trường Thành, nhưng những quy định này hầu như vô hiệu ở
những khu vực xa xôi hẻo lánh.
Chiều dài hàng nghìn km cùng địa hình hiểm trở khiến việc bảo vệ Vạn Lý Trường Thành là nhiệm vụ vô cùng khó khăn và tốn kém.
Trước tình
trạng xuống cấp nghiêm trọng của Vạn Lý Trường Thành, quỹ Bảo tồn Di
sản thế giới đã liệt công trình này vào danh sách những di sản bị đe
dọa nặng nề nhất.
Theo Tân Hoa Xã, tại Hà Bắc, các chuyên gia bảo vệ văn hóa cho biết, chỉ còn khoảng 20% phần tường của Vạn Lý Trường Thành là “còn tốt hoặc được bảo tồn khá tốt”.Năm 2006, chính phủ Trung Quốc từng đưa ra kế hoạch trùng tu Vạn Lý Trường Thành, nhưng công trình này quá lớn nên chưa đủ kinh phí thực hiện.