C HỌP CẤP CAO NGOẠI GIAO VIỆT TRUNG
Ý kiến chuyên gia: TQ sẽ không nhượng bộ vấn đề biển Đông
Việt Hà, phóng viên RFA
2014-06-18
2014-06-18
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì có cuộc gặp với lãnh
đạo Việt Nam hôm nay để thảo luận các vấn đề trong khuôn khổ cuộc họp
của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam Trung Quốc. Vấn đề căng
thẳng biển Đông được các học giả Việt Nam cho là một trong những chủ đề
chính trong cuộc họp lần này. Liệu Trung Quốc sẽ có nhượng bộ gì hoặc
yêu cầu gì với Việt Nam trong cuộc họp lần này? Việt Hà phỏng vấn bà Yun
Sun, chuyên gia nghiên cứu thuộc chương trình Đông Á của Trung Tâm
Stimson, tại Washington DC.
Thời điểm thích hợp?
Việt Hà: Chuyến đi của ông Dương Khiết Trì đến Việt Nam lần
này được cho là nằm trong khuôn khổ cuộc họp của ủy ban chỉ đảo hợp tác
Việt Nam Trung Quốc. Nhưng cuộc họp này đã bị hoãn lại từ tháng 5 do
căng thẳng. Phía Việt nam cũng nói Trung Quốc đã nhiều lần khước từ đối
thoại với Việt Nam để giảm căng thẳng. Theo bà tại sao lãnh đạo Trung
Quốc lại quyết định có đối thoại cấp cao với Việt Nam vào thời điểm này?
Yun Sun: Trước hết, ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này
là do cuộc họp của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam Trung
Quốc. Đây là cuộc họp thường niên và vì vậy sẽ thật là không hợp lý nếu
Trung Quốc hoàn toàn khước từ cuộc họp hoặc hoãn cuộc họp vô thời hạn.
Cho nên tôi tin là cuộc họp đã được lên kế hoạch nhưng như cô đã nói là
bị hoãn lại từ tháng 5 do căng thẳng đang lên. Nhưng nếu Trung Quốc
khước từ toàn bộ cuộc họp thì đó sẽ không phải là bước đi khôn ngoan.
Việt Hà: Một học giả Trung Quốc có nói là đây là thái độ từ Trung Quốc cho thấy thiện chí hòa giải với Việt Nam. Bà có nhận xét thế nào?
Đây là cuộc họp thường niên và vì vậy sẽ thật là không hợp lý nếu Trung Quốc hoàn toàn khước từ cuộc họp hoặc hoãn cuộc họp vô thời hạn.
-Yun Sun
Yun Sun: Nếu như các bạn nhìn vào chính sách ngoại giao của
Trung Quốc hoặc chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề tranh chấp chủ
quyền trên biển Đông, nhất là căng thẳng gần đây với Việt Nam gần quần
đảo Hoàng Sa. Chính sách của Trung Quốc rất rõ ràng. Có hai mặt trận.
Thứ nhất là về hành động gọi là gây hấn của Trung Quốc dù là quân sự hay
bán quân sự hay thương mại thì Trung Quốc cũng không lùi bước. Nhưng
mặt khác trên lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc cũng cố gắng cho mọi người
thấy một hình ảnh là Trung Quốc đang cố gắng nói chuyện và đàm phán.
Nhưng tôi nghi ngờ là Trung Quốc sẵn sàng nhượng bộ hoặc lùi bước trong
vấn đề về tranh chấp chủ quyền.
Việt Hà: Có học giả Việt Nam cho rằng phía Trung Quốc quyết
định có đối thoại lần này là vì lo ngại Việt Nam đưa vấn đề ra tòa quốc
tế và sẽ làm Trung Quốc mất mặt. Bà có ý kiến gì về nhận định này?
Yun Sun: Tôi không đồng ý lắm với cách nhìn nhận đó nhưng tôi
thấy tính logic của lập luận này. Nhưng nếu mọi người hiểu thực sự về
chính sách ngoại giao của Trung Quốc thì sẽ thấy là Trung Quốc không lo
sợ Việt Nam đưa vấn đề này ra tòa quốc tế. Philippines đã làm điều này
và Trung Quốc đã nói rõ là Trung Quốc sẽ không theo phán quyết của tòa
quốc tế liên quan đến tranh chấp chủ quyền. Cho nên nếu Việt Nam có làm
giống Philippines thì điều này cũng không làm thay đổi cách tính toán
của Trung Quốc. Và Trung Quốc đã mất mặt trong vấn đề này rồi. Cho nên
dù Việt Nam có đưa vấn đề này ra tòa quốc tế thì nó cũng không làm thay
đổi căn bản chính sách ngoại giao của Trung Quốc với vấn đề này. Mặt
khác, theo tôi chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì là nhắm vào việc có
một số đối thoại, tìm cách giảm căng thẳng và tìm kiếm cơ hội để có đối
thoại có ý nghĩa để hướng tới phía trước. Tuy nhiên tôi không tin chuyến
thăm này diễn ra là vì nỗi lo từ Trung Quốc trước khả năng Việt Nam có
thể đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế. Thứ hai nữa là nó cũng không cho thấy
sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc nhượng bộ hoặc lùi bước.
Chủ đề cuộc họp
Việt Hà: Vậy những chủ đề chính trong cuộc họp lần này sẽ là gì?
Yun Sun: Tôi chưa thấy bất cứ thông báo nào từ Bộ Ngoại giao
Trung Quốc về chủ đề của cuộc gặp cấp cao lần này, nên tôi không thể nói
cụ thể. Tuy nhiên tôi có thể dự đoán dựa vào những báo cáo hiện có từ
Trung Quốc là Trung Quốc muốn thảo luận về những gì đã xảy ra đối với
các nhà máy của Trung Quốc và người Trung Quốc trong vụ bạo loạn chống
Trung Quốc gần đây ở Việt Nam vào tháng 5 sau khi giàn khoan được triển
khai. Tiếp theo tất nhiên là vấn đề giàn khoan và căng thẳng quan hệ hai
nước sẽ không thể tránh khỏi. Tôi cũng dự đoán là nếu Trung Quốc khôn
ngoan thì họ sẽ thêm vào nghị trình thảo luận những vấn đề về hợp tác
nhiều hơn là cạnh tranh hoặc căng thẳng trong quan hệ hai nước. Tôi nghĩ
Trung Quốc sẽ không tập trung toàn bộ nghị trình vào vấn đề biển Đông.
Việt Hà: Theo bà thì Trung Quốc có thể đưa ra những trao
đổi gì với Việt Nam hoặc yêu cầu gì từ phía Việt Nam để giúp giảm căng
thẳng tại Biển Đông trong cuộc họp lần này?
Yun Sun: Tôi không chắc Trung Quốc ở vị trí có thể yêu cầu
Việt Nam hoặc có một danh sách yêu cầu chính phủ Việt Nam phải theo.
Theo tôi, điều này không có vẻ ngoại giao lắm. Đây cũng không phải là
cách làm theo chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Nhưng tôi cho rằng
Trung Quốc sẽ muốn đàm phán về những cách để giảm căng thẳng hoặc giảm
những đối đầu trong khu vực. Tôi không biết là liệu phía Việt Nam có
được những cái đầu nguội tỉnh táo để thảo luận hay không và tôi cũng
không biết phía Trung Quốc cũng có khả năng này hay không. Tuy nhiên hy
vọng là ít nhất hai bên có thể ngồi xuống để nói chuyện về các vấn đề
này mà không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố tình cảm.
Việt Hà: Nhưng liệu sẽ có những trao đổi nhất định từ hai phía hay không trong vấn đề căng thẳng hiện tại?Tôi có thể dự đoán dựa vào những báo cáo hiện có từ TQ là TQ muốn thảo luận về những gì đã xảy ra đối với các nhà máy của TQ và người TQ trong vụ bạo loạn chống TQ gần đây ở VN vào tháng 5.
-Yun Sun
Yun Sun: Theo tôi đó là hy vọng của rất nhiều người nhưng tôi
thắc mắc về việc Trung Quốc có làm điều này hay không vì nói giống như
một trao đổi như cô vừa nói, cái mà Trung Quốc đưa ra phải có đủ ý nghĩa
cho phía Việt Nam để có thể chấp nhận. Nhưng vào lúc này tôi không thấy
có nhiều điểm mà Trung quốc sẵn sàng nhượng bộ hay Việt Nam sẵn sàng
chấp nhận. Cho nên cơ hội trao đổi như vậy là rất khó, nhưng ít nhất hai
bên có cơ hội để nói về căng thẳng. Điều lý tưởng nhất là hai phía có
thể ngưng các hành động gây hấn trong khu vực.
Việt Hà: Hồi tháng 5 vừa qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên
bố ngưng một số chương trình trao đổi với Việt Nam sau những vụ bạo
loạn chống Trung Quốc ở Việt Nam, theo bà thì liệu có khả năng cuộc họp
hai nước nối lại những chương trình này sau cuộc họp lần này?
Yun Sun: Tôi nghĩ điều này cần một thời gian dài hơn chỉ là
một cuộc gặp lần này, vì từ phía Trung Quốc họ cũng có những ý kiến mang
tính dân tộc chủ nghĩa rất mạnh từ công chúng. Vụ bạo loạn chống Trung
Quốc hồi tháng 5 vừa qua đã trở thành một chủ đề nóng được bàn thảo rất
nhiều ở Trung Quốc. Quan điểm của công chúng nói chung là không chấp
nhận chính phủ có những hành động hòa giải ngay lập tức. Cho nên chính
phủ Trung Quốc cần thời gian để vượt qua ý kiến công chúng lần này. Điều
mà chúng ta có thể thấy trong báo chí của Trung Quốc lúc này là Trung
Quốc lo ngại không có một câu trả lời hoặc giải pháp hợp lý cho vụ bạo
loạn chống Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Cho nên từ phía Trung Quốc,
họ có thể yêu cầu một câu trả lời, bản án hoặc đáp ứng đối với những gì
đã xảy ra, và chính phủ Việt Nam phải làm gì để giải quyết vấn đề này.
Theo tôi biết thì có một vấn đề đã được nói đến trong công chúng
Trung Quốc là việc đền bù cho các hư hại đối với các cơ sở và doanh
nghiệp Trung Quốc hay cho những người Trung Quốc bị thương hay bị giết
trong vụ bạo loạn. Những ý kiến này từ công chúng Trung Quốc không thể
bỏ qua và không thể không trả lời trước khi quan hệ song phương có thể
được nối lại.
Việt Hà: Bà có dự đoán thế nào về thành công của cuộc họp lần này?
Yun Sun: Nếu hai bên may mắn thì có thể là họ sẽ có một tuyên
bố nào đó trong tình thần của bản tuyên bố về ứng xử của các bên DOC.
Nếu may mắn thì hai bên có thể đồng ý là ngưng các hành động gây căng
thẳng trong khu vực. Đó là tất cả những gì mà chúng ta có thể hy vọng
vào lúc này.
Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Việt - Trung: cuộc họp ngoại giao cấp cao không mang lại kết quả
Tuesday, June 17, 2014
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT+ DÂN CHỦ
Giải pháp Dân chủ đa nguyên như vũ khí chống ngoại xâm và phát triển đất nước
(PTTPGQT) - Viện Tăng Thống vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế lá Thư Ngỏ của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), về Giải pháp Dân chủ đa nguyên như vũ khí chống Ngoại xâm và Phát triển đất nước để phổ biến.
GHPGVNTN qua tiếng nói của Đức cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và
Đức Đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ đã dõng dạc lên tiếng cho
tiến trình Dân chủ hoá Việt Nam từ đầu thập niên 90 cho đến nay. Với
vấn đề Trung Cộng xâm lăng biển đảo và lãnh thổ Việt Nam, hay đại nạn
sinh thái và mai phục vùng yết hầu Tây nguyên khi Hà Nội để Trung quốc
vào đây khai thác bô-xít, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, cũng đã cất
tiếng báo động rất sớm từ năm 2007.
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ bên giỏ hoa do Phật tử dâng tặng ngày Tết
Hôm nay, nhân dân trong và ngoài nước khắc khoải, phẫn nộ trước sự kiện xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của Trung quốc khi đặt giàn khoan Hải dương 981 đầu tháng 5 vừa qua, thì nhà cầm quyền Hà Nội vẫn lửng lơ trong ý chí và thái độ ươn hèn trước nguy cơ mất nước.
Vì vậy, ngày 10.5 vừa qua, nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, Đức Tăng Thống
đã ra Tuyên Cáo về việc Trung quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam. Và hôm
nay, Ngài gửi lá Thư Ngỏ về Giải pháp Dân chủ đa nguyên như vũ khí chống
Ngoại xâm và Phát triển đất nước, ký tại Thanh Minh Thiền Viện, ở
Saigon ngày 16.6.2014. Sau đây là toàn văn Thư Ngỏ ấy :
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
Phật lịch 2558
Số 04/TN/TT/VTT
THƯ NGỎ
của Đức Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
về Giải pháp Dân chủ đa nguyên như vũ khí
chống ngoại xâm và phát triển đất nước
Thời gian qua, Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất (GHPGVNTN) và bản thân tôi, nhận được nhiều thư của quý nhân sĩ và
đồng bào các giới thúc đẩy Giáo hội lên tiếng, và đề xuất những biện
pháp cứu nguy đất nước, trước nạn độc tài đảng trị làm điêu linh dân
tộc. Vô hình trung, nạn độc tài này lại nuôi dưỡng bước chân xâm lược
biển đảo và lãnh thổ mà tổ tiên nước Việt đã đổ xương máu gầy dựng suốt
bao nhiêu đời.
Chúng tôi tri ân sự tin cậy và trông chờ của chư liệt vị đối với Giáo
hội chúng tôi. Tuy nhiên điều cần nói là GHPGVNTN là một tôn giáo, hoà
quyện cùng dân tộc trên hai nghìn năm qua, để dựng xây nền văn hiến và
bảo vệ chủ quyền nước Việt. Sự đóng góp này là ý chí hoằng hoá chúng
sinh của đạo Phật, mà tiêu đích thấy rõ, là bao lâu con người chưa giải
thoát giác ngộ, thì xã hội không sao thay đổi, tiến bộ. GHPGVNTN không
là một đảng chính trị để có biện pháp thích nghi trong vấn đề điều hành
quốc gia.
Theo giáo luật Phật chế, Giáo hội không làm chính trị, không tham gia
chính trị. Thế nhưng chư Tăng Ni vẫn là công dân của một nước, tức có
trách vụ đóng góp ý kiến khi công động xã hội luân hiểm đưa tới sự mất
nước hay suy vong.
Thái độ này đã là truyền thống dấn thân xã hội, mà người Phật tử Việt
Nam, chư lịch đại tổ sư, các đạo sư, thiền sư không ngừng quan tâm suốt
chiều dài lịch sử của dân tộc, ở thời bình cũng như thời chiến. Sự đóng
góp của đạo Phật Việt trên căn bản của đại thừa giáo đã là nền tảng dựng
nước và giữ nước không thể phủ nhận. Cho nên mọi âm mưu biến tướng đạo
Phật nói chung, và GHPGVNTN nói riêng, đi ngược quyền lợi đất nước.
Cuộc vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ của GHPGVNTN
suốt 39 năm qua, đã là hành hoạt kiên trì mang tính đồng hành cùng dân
tộc như giải pháp cứu nguy tình thế và phát triển quốc gia.
Không tôn trọng nhân quyền cơ bản, thì người dân chưa được làm người để
xây dựng một xã hội hoà ái. Không thực thi dân chủ đa nguyên, thì quốc
gia biến thành trại lính, khó chen chân vào thế giới văn minh tiến bộ và
phát triển ngày nay.
Vì vậy, mười ba năm trước, ngày 21.2.2001, tôi đã gióng Lời Kêu Gọi Cho
Dân Chủ với một chương trình chính trị 8 điểm. Ba năm sau đó, ngày
3.2.2005, tôi lại gửi Lời Chúc Xuân nhân Tết Ất Dậu đến quí vị Nhân sĩ,
Trí thức, Văn Nghệ sĩ, và Ðồng bào trong và ngoài nước, tái khẳng định ý
nghĩa của Vô thường rằng : «Hạnh phúc có thể tái tạo, tự do có thể
thiết lập, nô lệ có thể chấm dứt. Cho nên kẻ sĩ phu theo thời mà thông
biến. Lịch sử nước ta trải dài nhiều nghìn năm cho thấy sĩ phu là giới
hiểu thời vụ, nhờ hiểu thời vụ mà ra tay chuyển hóa thời đại làm cho quê
hương thoát cơn luân hiểm, sinh dân được an lạc». Và rằng : «Không
còn con đường nào khác ngoài con đường dân chủ đa nguyên để tái thiết
đất nước. Lẽ giản dị là nhiều ý kiến vẫn hơn một ý niệm độc tôn, nhiều
thành phần chính kiến, tôn giáo, xã hội, đồng tâm hiệp lực xây dựng quê
hương, vẫn hơn một đảng phái độc quyền bao cấp quản lý».
Liền đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn Ðài nước ngoài, tôi ngỏ lời «Đề
nghị Nhà nước Việt Nam không nên sợ hãi. Chỉ sợ mình không có chính
nghĩa, không thật sự có tâm huyết với dân tộc thôi. Chứ sợ gì mất quyền.
Ðừng sợ có tự do, dân chủ là mình mất quyền. Không đâu. Người dân bây
giờ tinh tường lắm. Ai có công, ai thật sự vì dân, vì nước, người ta
biết. Miễn là mọi đảng phái khác cũng được quyền tham dự để cho dân có
cơ sở so sánh, lựa chọn, các đảng phái có cơ sở tranh đua phục vụ tổ
quốc. Ðừng sợ nhiều đảng loạn quyền. Chỉ sợ dân trí bị kìm hãm trong chủ
nghĩa ngu dân thôi. Mà đã ngu dân, thì một đảng cũng sinh loạn».
«Bối cảnh nước ta ngày nay, theo tôi suy nghĩ vào năm 2005, không cần
có vài chục đảng mới thiết lập được dân chủ. Chỉ cần một đảng tả
khuynh, một đảng hữu khuynh, một đảng trung hòa đại diện cho các dòng
suy nghĩ chính lưu. Nhưng trái lại, phải có nhiều xã hội dân sự tự do
xuất hiện với mọi quyền con người cơ bản, ắt việc nước sẽ khai thông,
quốc gia sẽ thịnh trị. Ðiều kiện tiên quyết muốn được như vậy là phải có
tự do, dân chủ thật sự để mỗi người và mọi thành phần xã hội được bình
đẳng tham gia việc nước. Không sung sướng gì bằng, không hạnh phúc gì
bằng, khi những người làm chính trị được chính người dân tin tưởng giao
quyền cho. Ðời sống nhân dân các nước dân chủ ở Bắc Âu là mô thức khá
hoàn hảo về sự an lạc và tự do của người dân mà chúng ta có thể học hỏi,
nghiên cứu, dung hóa, áp dụng vào bối cảnh Việt Nam».
Phải có dân chủ đa nguyên thì mới giải quyết mọi vấn nạn bế tắc. Ba mươi
chín năm qua, đất nước đã bế tắc trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, tôn
giáo, văn hoá, chính trị. Nay thêm nạn ngoại xâm đến từ phương Bắc, mà
sự kiện giàn khoan Hải dương 981 của Trung quốc xâm phạm vùng đặc quyền
kinh tế Việt Nam đầu tháng 5 vừa qua, là thách thức lớn, báo hiệu thời
đại Bắc thuộc lần thứ hai khai diễn. Nếu Nhà nước Cộng sản Việt Nam
không có tâm hướng Hộ Quốc, Hộ Dân, tất rơi vào tâm địa của một chính
quyền bán nước hại dân.
Tâm hướng Hộ Quốc Hộ Dân trong lúc này chẳng có giải pháp nào khác ngoài
tiến trình dân chủ hoá chế độ. Trong cuộc kháng chiến giành độc lập năm
1945, tuy đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, nhưng nếu không có sự tham
dự của toàn dân qua mọi khuynh hướng đảng phái và tôn giáo, thì cũng
thất bại. Sự lãnh đạo độc tôn này lại là bài học đau thương gây chết
chóc hằng triệu dân lành hai miền Nam Bắc, trở thành cuộc chiến huynh đệ
tương tàn, cuộc phiêu lưu chính trị, làm tiêu hoại túi khôn dân tộc so
với các quốc gia khu vực như Ấn Độ, Singapore, Mã Lai Á, Phi Luật Tân,
Nam Dương, v.v…
Nước mất, thì đạo giáo, văn hiến, dân tộc cũng mất theo. Nô lệ chưa bao
giờ là cách sống và thế đứng của người dân Việt. Diên Hồng không là một
hội nghị hình thành từ sự kêu gọi hay tập họp. Diên Hồng là ý chí và
xung lực của toàn thể nhân dân. Thời đại nhà Trần đã thành công nhờ ý
chí và xung lực ấy. Vì đâu tám thế kỷ sau, ý chí ấy không trưởng thành ?
Kìm hãm sự trưởng thành là chế độ độc tài độc đảng dựa vào ý thức hệ Mác
Lê Mao. Nay cần thanh toán mầm mống ngoại lai làm tiêu hoại thần trí và
tinh não Việt Nam.
Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất,
tôi cất lời kêu gọi giới nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà lãnh
đạo tôn giáo và đồng bào các giới hãy chung lòng kết hợp chung quanh
Giải pháp Dân chủ đa nguyên như vũ khí chống ngoại xâm và phát triển đất
nước, tái tạo ý chí Diên Hồng vào thế kỷ XXI.
Thanh Minh Thiền Viện, Saigon ngày 16-6.2014
TM. Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN
Đệ Ngũ Tăng Thống
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ
Thư Ngỏ ấn ký của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ
DƯƠNG KHIẾT TRÌ
TQ sẽ ‘xuống nước’ trong chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì?
Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì được đón tiếp tại một khách sạn ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 17/6/2014.
Cuộc gặp gỡ giữa ông Dương với các nhà lãnh đạo ở Hà Nội, kể cả Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, được coi là cuộc tiếp xúc trực tiếp cấp cao nhất giữa hai nước láng giềng kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh xác nhận thông tin này trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm nay.
Bà Oánh cho biết ông Dương ‘sẽ trao đổi các quan điểm một cách chân thành với phía Việt Nam về các vấn đề cùng quan tâm’.
Người phát ngôn này nói thêm rằng Bắc Kinh mong muốn phía Việt Nam ‘nghĩ
tới đại cục, hướng về lợi ích chung và lâu dài, và thỏa hiệp với Trung
Quốc để tìm một giải pháp phù hợp cho tình hình hiện thời’.
Tuy nhiên, bà Oánh không đề cập cụ thể tới giàn khoan dầu gây ‘sóng gió’ trong mối bang giao giữa Trung Quốc với Việt Nam thời gian qua khi nói về chuyến thăm của ông Dương.
Tuy nhiên, bà Oánh không đề cập cụ thể tới giàn khoan dầu gây ‘sóng gió’ trong mối bang giao giữa Trung Quốc với Việt Nam thời gian qua khi nói về chuyến thăm của ông Dương.
Việt Nam không thể lùi được. Đây là lần
đầu tiên Trung Quốc nhằm hai mục đích một lúc, tức là vừa xâm phạm lãnh
thổ của Việt Nam đồng thời vừa tiến hành khai thác, thăm dò dầu khí,
cái mà hiện nay Trung Quốc rất thiếu.
Chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung Dương Danh Dy.
Một ngày trước đó, tại Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói ông tin rằng ‘vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chắc chắn sẽ được bàn đến’.
Ông Bình nói thêm rằng cuộc gặp ‘giữa hai chủ tịch ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương chắc chắn là một kênh, một sự kiện hai bên có thể thảo luận vấn đề tìm giải pháp cho vấn đề căng thẳng ở biển Đông’.
Về khả năng tìm được tiếng nói chung, khai thông thế bế tắc hiện thời, VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Việt - Trung Dương Danh Dy. Ông nhận định như sau về chuyến đi của ông Dương Khiết Trì.
Ông Dương Danh Dy: Theo tôi được biết thì ông ấy sang để dự một cuộc họp giữa hai nước. Đây là cuộc họp thường lệ giữa hai bên. Cuộc họp này, theo quy định trước là đến hạn thôi, chứ không phải là vì cái chuyện biển Đông mà ông ta sang đâu. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, gặp bàn với ông ấy thì chắc chắn là hai bên thể nào cũng nói, đề cập tới chuyện giàn khoan, Trung Quốc lắp đặt giàn khoan trên lãnh thổ Việt Nam. Gần đây, cái chuyện dịch chuyển giàn khoan sang phía này, phía kia, có lẽ cũng là biểu hiện rằng là Trung Quốc chuẩn bị rục rịch xuống nước.
VOA: Chuyện xuống thang này nên được hiểu như thế nào, thưa ông?
Là một người dân Việt Nam, tôi thấy rằng trong việc này, chính phủ Việt Nam đã tỏ ra rất cương quyết nhưng cũng rất khôn ngoan.
Ông Dương Danh Dy.
Ông Dương Danh Dy: Chắc chắn là hai bên sẽ bàn chuyện Trung Quốc đưa giàn khoan vào. Còn chuyện thỏa hiệp, phía Trung Quốc qua hơn một tháng bị nhân dân Việt Nam cương quyết chống lại rồi bị nhân dân thế giới lên án, nếu họ rút ra được bài học của họ, họ thấy làm như thế là không có lợi cho họ thì họ rút ra là tốt nhất. Đấy là cái mà chúng tôi chỉ mong như thế thôi. Còn được hay không thì tùy phía Trung Quốc.
Họ rút giàn khoan ra là xong chứ gì nữa. Tự dưng anh vô cớ xâm nhập vào lãnh thổ của tôi, bây giờ anh rút ra đi thôi. Tôi cũng chả gây sự với anh, vì việc này mà gây sự với anh.
VOA:Thưa ông, có ý kiến cho rằng phía Việt Nam đã hiểu rõ cái ‘dã tâm’ của Trung Quốc nên phía Hà Nội sẽ cứng rắn hơn khi đối thoại với ‘anh bạn láng giềng’. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Ông Dương Danh Dy: Đúng là như vậy mà. Việt Nam không thể lùi được. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc nhằm hai mục đích một lúc, tức là vừa xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam đồng thời vừa tiến hành khai thác, thăm dò dầu khí, cái mà hiện nay Trung Quốc rất thiếu, trên phần lãnh thổ của Việt Nam. Hai cái mục đích đó cho nên Việt Nam không thể lùi được vì lùi thì họ khoan một mũi rồi khoan hai mũi, ba mũi, đến chỗ là họ lấn chiếm đảo, bãi của Việt Nam. Là một người dân Việt Nam, tôi thấy rằng là, trong việc này, chính phủ Việt Nam đã tỏ ra rất cương quyết nhưng cũng rất khôn ngoan.
VOA:Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sẽ đi về đâu trong tương lai, thưa ông?
Ông Dương Danh Dy: Quan hệ hiện nay đang xấu đi. Phía Trung Quốc bắt đầu họ đã rút công nhân của họ về nhân chuyện dân Việt Nam ở một số nơi đập phá nhà máy của họ. Đấy là một cái cớ thôi. Cái chính tức là Trung Quốc họ sẽ rút bớt, hạn chế làm ăn với Việt Nam. Trong nước thì theo tôi cũng sẽ có cái đối phó thôi.
CTV Danlambao
- Trong tuần này, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ
đến Hà Nội tham dự cuộc đối thoại cấp cao với người đồng nhiệm phía Việt
Nam là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Thông
tin này được báo South China Morning Post tiết lộ hôm 15/6/2014, đồng
thời cũng được người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình xác
nhận trong cuộc họp báo chiều ngày 16/6/2014.
Trước đó, hồi tháng 5/2014, báo The New York Times tiết lộ nguồn tin nói rằng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ chối gặp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi người đứng đầu ĐCSVN bí mật đề nghị được sang Bắc Kinh đàm phán vụ giàn khoan HD 981.
Chuyến sang Việt Nam dưới danh nghĩa tham dự cuộc họp "Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung" diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày một căng thẳng sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 cùng hàng trăm tàu chiến xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Cuộc họp năm nay không được giới chức hai nước thông báo rộng rãi, báo South China Morning Post nói rằng "việc im lặng này vì lo sợ các phản ứng dữ dội từ công chúng".
Theo Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình: "Trong các chủ đề cuộc gặp lần này, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan chắc chắn sẽ được đề cập".
Dự kiến, ông Dương Khiết Trì sẽ có cuộc gặp với phó thủ tướng Phạm Bình Minh trong tuần này. Trước đó, truyền thông Việt Nam, Trung Quốc đều cho biết đã xảy ra một cuộc khẩu chiến gay gắt giữa hai ông Phạm Bình Minh và Dương Khiết Trì liên quan đến giàn khoan HD 981.
Giữa lúc nhà cầm quyền CSVN ngày càng tỏ ra nhu nhược trước Trung Quốc, chuyến thăm của Dương Khiết Trì ẩn chứa những hiểm họa khôn lường đối với dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những mật ước do hai đảng cộng sản tự ký kết.
Rõ ràng, sự cao giọng gây hấn trong thời gian gần đây của Trung Quốc nhằm mưu đồ buộc giới cầm quyền CS phải chấp nhận một sự thần phục vô điều kiện.
Hồi năm 2011, người tiền nhiệm của Dương Khiết Trì là Đới Bỉnh Quốc cũng sang Việt Nam họp "Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung" trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống TQ liên tục diễn ra tại Hà Nội. Hậu quả sau khi chuyến thăm kết thúc là những thỏa ước mật giữa hai đảng cộng sản, kế đến là những cuộc đàn áp khốc liệt nhắm vào những người biểu tình yêu nước.
Từ hành động cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục gia tăng gây hấn qua vụ giàn khoan HD 981. Mức độ xâm lược của Trung Quốc ngày càng leo thang tỷ lệ nghịch với phản ứng nhu nhược của đảng cộng sản Việt Nam.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Trước đó, hồi tháng 5/2014, báo The New York Times tiết lộ nguồn tin nói rằng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ chối gặp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi người đứng đầu ĐCSVN bí mật đề nghị được sang Bắc Kinh đàm phán vụ giàn khoan HD 981.
Chuyến sang Việt Nam dưới danh nghĩa tham dự cuộc họp "Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung" diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày một căng thẳng sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 cùng hàng trăm tàu chiến xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Cuộc họp năm nay không được giới chức hai nước thông báo rộng rãi, báo South China Morning Post nói rằng "việc im lặng này vì lo sợ các phản ứng dữ dội từ công chúng".
Theo Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình: "Trong các chủ đề cuộc gặp lần này, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan chắc chắn sẽ được đề cập".
Dự kiến, ông Dương Khiết Trì sẽ có cuộc gặp với phó thủ tướng Phạm Bình Minh trong tuần này. Trước đó, truyền thông Việt Nam, Trung Quốc đều cho biết đã xảy ra một cuộc khẩu chiến gay gắt giữa hai ông Phạm Bình Minh và Dương Khiết Trì liên quan đến giàn khoan HD 981.
Giữa lúc nhà cầm quyền CSVN ngày càng tỏ ra nhu nhược trước Trung Quốc, chuyến thăm của Dương Khiết Trì ẩn chứa những hiểm họa khôn lường đối với dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những mật ước do hai đảng cộng sản tự ký kết.
Rõ ràng, sự cao giọng gây hấn trong thời gian gần đây của Trung Quốc nhằm mưu đồ buộc giới cầm quyền CS phải chấp nhận một sự thần phục vô điều kiện.
Hồi năm 2011, người tiền nhiệm của Dương Khiết Trì là Đới Bỉnh Quốc cũng sang Việt Nam họp "Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung" trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống TQ liên tục diễn ra tại Hà Nội. Hậu quả sau khi chuyến thăm kết thúc là những thỏa ước mật giữa hai đảng cộng sản, kế đến là những cuộc đàn áp khốc liệt nhắm vào những người biểu tình yêu nước.
Từ hành động cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục gia tăng gây hấn qua vụ giàn khoan HD 981. Mức độ xâm lược của Trung Quốc ngày càng leo thang tỷ lệ nghịch với phản ứng nhu nhược của đảng cộng sản Việt Nam.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
|
6/17/2014
http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/bao-ong-duong-khiet-tri-en-ha-noi-hop.html
Ông Dương Khiết Trì "vừa gây sức ép vừa lôi kéo" Việt Nam?!
http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/bao-ong-duong-khiet-tri-en-ha-noi-hop.html
Ông Dương Khiết Trì "vừa gây sức ép vừa lôi kéo" Việt Nam?!
Hồng Thủy
Việc ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã "lặng lẽ" đến Hà Nội khiến dư luận đặc biệt quan tâm, theo dõi.
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 16/6 bình luận, trong lúc
quan hệ Trung - Việt đang khủng hoảng sau vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc
hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt
Nam - PV) thì việc ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc
đã "lặng lẽ" đến Hà Nội khiến dư luận đặc biệt quan tâm, theo dõi.
Sở dĩ tờ báo này gọi chuyến đi Việt Nam của ông Trì là "lặng lẽ" là vì
mặc dù hội nghị Ủy ban chỉ đạo hợp tác Việt - Trung là hoạt động thường
niên nhưng nó diễn ra trong thời điểm nhạy cảm và cả 2 bên đều không
chính thức tuyên bố về sự kiện này, Đa Chiều gọi đó là "động thái hiếm
thấy" so với cách làm trước đây.
Dẫn lời giới phân tích tờ báo cho biết, Dương Khiết Trì sang Việt Nam
lúc này cho thấy tính chất căng thẳng của cuộc đối thoại, cả Trung Quốc
lẫn Việt Nam vừa phải nỗ lực giải quyết căng thẳng, nhưng đồng thời
cũng cần tránh "những phản ứng quá mạnh từ dư luận trong nước".
Lâu nay Bắc Kinh vẫn tuyên truyền (xuyên tạc, bịa đặt) rằng họ có chủ
quyền đối với các đảo ở Biển Đông, và (vu cáo) Việt Nam đưa tàu "quấy
rối" các hoạt động của giàn khoan 981 khiến người dân Trung Quốc (hiểu
lầm, bị lừa) cảm thấy bức xúc. Thậm chí họ được tuyên truyền rằng Việt
Nam đang "xâm lược" Trung Quốc?!
Vụ việc một số đối tượng lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc hạ đặt
trái phép giàn khoan 981 để gây rối với 1 số doanh nghiệp nước ngoài đã
bị nhà nước Việt Nam trừng trị nghiêm khắc lại trở thành đề tài để
truyền thông Trung Quốc ra sức vu cáo, bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam dẫn
đến một số nhận thức méo mó trong suy nghĩ của một bộ phận người dân
Trung Quốc thiếu thông tin - PV.
Vẫn với tư tưởng bành trướng nước lớn quen thuộc, Đa Chiều cho rằng
Trung Quốc luôn có ưu thế tuyệt đối trong tương quan với Việt Nam kể cả
về quân sự hay kinh tế, bởi vậy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây mới
kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường mới, tránh lệ
thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Đa Chiều bình luận, từ chuyến đi của Dương Khiết Trì có thể thấy
Trung Quốc đang áp dụng thủ đoạn vừa gây sức ép, vừa lôi kéo Việt Nam.
Giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng mang tên giàn khoan 981, Trung Quốc
đã dùng cả trăm tàu, bao gồm cả tàu quân sự và máy bay để uy hiếp Việt
Nam, không những thế Bộ Ngoại giao và truyền thông nước này không ngừng
bôi nhọ, vu cáo Việt Nam trên trường quốc tế để tạo cuộc chiến dư luận.
Tuy nhiên, do cục diện Hoa Đông lại tiếp tục nóng lên những ngày gần
đây sau vụ Trung Quốc điều chiến đấu cơ Su-27 áp sát máy bay quân sự
Nhật Bản, chiến hạm Bắc Kinh bật radar ngắm bắn tàu quân sự Nhật Bản.
Chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì dù không thể giải quyết tận gốc
vấn đề, nhưng có thể giảm căng thẳng và rủi ro trên Biển Đông "đề phòng
thế lực bên ngoài can dự" và tránh cho Bắc Kinh tình huống "lưỡng đầu
thọ địch", tập trung đối phó với Nhật Bản?!
Với những gì diễn ra trong tháng qua và biểu hiện ngoan cố tới cùng,
khiêu khích của phía Trung Quốc và phản ứng quyết liệt của Việt Nam kể
cả trên thực địa cũng như mặt trận đối ngoại và tuyên truyền, sẽ không
có chuyện Việt Nam để ai đó "ép buộc và lôi kéo" như Đa Chiều bình
luận.
Lãnh đạo của Việt Nam đã khẳng định rõ ràng, công khai, minh bạch
rằng, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình trên Biển Đông, bao
gồm cả biện pháp pháp lý. Việt Nam quyết không đánh đổi độc lập chủ
quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông nào đó - PV.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Da-Chieu-Ong-Duong-Khiet-Tri-vua-gay-suc-ep-vua-loi-keo-Viet-Nam-post146157.gd
Sứ thần công du An Nam
Bối cảnh chuyến thăm
Hai ngày nay dư luận có nhiều đồn đoán xung quanh việc Ủy Viên Quốc Vụ Viện- Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Tôi cũng xin đóng góp một số nhận định về chuyến thăm này.
Trươc hết, cần đặt bối cảnh Việt Nam- Trung Quốc trong một tháng rưỡi nay hầu như chưa có cuộc gặp cấp cao nào sau khi giàn khoan HY-981 gây căng thẳng hai bên. Có thể nói ngay rằng đây là chuyến đi của một quan chức cấp cao của Trung Quốc qua Việt Nam nhằm xử lý vấn đề cho hậu giàn khoan thì đúng hơn là lý do mà phía Trung Quốc đưa ra là “họp mặt thường kỳ ban chỉ đạo Việt-Trung”.
Trước tiên, có một điều làm dư luận ít chú ý là ngày 07/05/2014, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam đặc trách Trung Quốc là Hồ Xuân Sơn đã được cử đi Bắc Kinh. Cần nhớ là vai trò của ông Hồ Xuân Sơn trong bang giao hai nước Việt Nam-Trung Quốc khá quan trọng, khi chính ông Sơn đã đại diện cho chính phủ Việt Nam trong chuyến đi cùng ông Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc vào tháng 10/2014, và cùng ông Nguyễn Phú Trọng ký thỏa thuận “những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa CHXHCN Việt Nam – CHND Trung Hoa”.
Tuy không công bố nội dung và kết quả của việc ông Sơn đi Trung Quốc vào ngày 07/05/2014 vừa qua nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều là mục đích của chuyến đi của ông Sơn thất bại, bằng chứng là sau ngày 08/05/2014 thì căng thẳng của hai bên càng leo thang hơn, mà đỉnh điểm là việc Việt Nam thay vì chỉ phản đối chiếu lệ qua phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, đã làm bùng nổ sự kiện qua việc cho tàu ra ngăn cản, đồng thời thổi bùng ngọn lửa chống Trung qua việc bật đèn xanh cho dân biểu tình 1 ngày, và từ đó dẫn đến phát ngôn leo thang của quan chức hai bên trên các diễn đàn quốc tế.
Trong một diễn biến khác, ai cũng biết quốc tế đều lên tiếng chỉ trích Trung Quốc là thủ phạm gây ra căng thẳng, nhưng một quốc gia đồng minh lâu nay của Việt Nam là Campuchia lại im lặng sau chuyến đi của Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc qua nước này. Tuy vậy, giờ đây có một diễn biến đáng chú ý là sau chuyến đi của Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam Đỗ Bá Tỵ sang Campuchia thì đột nhiên mấy ngày gần đây Campuchia lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trong vấn đề giàn khoan. Cần nhớ là Đỗ Bá Tỵ cũng là người đã qua thăm Mỹ trước đây. Hay là Campuchia, sau khi tiếp ông Đỗ Bá Tỵ, nhìn thấy Mỹ sẽ nhảy vào Đông Nam Á để hậu thuẫn cho Việt Nam “thoát Trung” nên bắt đầu hòa ca với Việt Nam ? Liệu có phải Đỗ Bá Tỵ là đặc phái viên của phe thân Mỹ của Việt Nam sang thuyết phục Campuchia trở giáo chĩa vào Trung Quốc?.
Cần nhận ra một điểm khác biệt nữa giữa lần thăm viếng này với các lần trước. Những lần trước, khi quan hệ của Việt Nam- Trung Quốc du có vấn đề gì nhưng nếu quan chức Trung Quốc qua Việt Nam thì truyền thông Việt Nam cũng giữ im lặng. Nhưng lần này vấn đề giàn khoan vẫn nóng lên trên báo chí và một kênh truyền thông quan trọng là đài truyền hình VTC. Cho đến ngày hôm nay (18/06/2014) khi Ông Dương Khiết Trì đã có mặt tại Việt Nam, truyền thông “lề phải” vẫn không ngừng “nóng lên” về vấn đề giàn khoan.
Nhìn bề ngoài thì có vẻ Trung Quốc đang thắng, nhưng tại sao đàn em Campuchia lại không triệt để theo mình dù được hứa cho tiền (*), và phía Việt Nam truyền thông chính thống vẫn dấy lên luồng dư luận chống Tầu? Trong khi đó thì Trung quốc đã ra lệnh cấm các công ty của mình đấu thầu tại Việt Nam. Vậy tại sao Dương Khiết Trì lại qua Việt Nam vào lúc này? Và qua để làm gì?
Ý đồ thâm độc của Trung Quốc
Trong khung cảnh thiếu thông tin minh bạch trong quan hệ Việt-Trung như từ trước đến nay, chúng ta thử dự đoán xem Dương Khiết Trì qua Việt Nam có một số sứ mạng nào trong các sứ mạng sau đây.
1/ Về công khai, nói là để tiếp tục công việc của ban chỉ đạo Việt Trung, nhưng trong bối cảnh nói trên thì chắc chẳng có gì để làm, nên nhiệm vụ này chúng ta không cần bàn đến.
2/ Khảo sát xem tình hình nội bộ Việt Nam thế nào, nếu phe thân Tàu bên trong Việt Nam có khả năng thua phe thân Mỹ thì ngay sau chuyến đi này Trung Quốc sẽ có đối sách.
3/Công bố cho phe thân Tàu biết một số chủ trương ủng hộ tài chính của Trung Quốc dành cho Việt Nam trong tương lai, dùng để thu phục nhân tâm của nhóm trung lập trong đảng cầm quyền Việt Nam. Kinh tế Việt Nam chưa thoát đáy được nếu không có ngoại lực bơm tiền vào để làm cú hích. Ai rót tiền vào Việt Nam lúc này sẽ có vai tró quyết định trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
4/ Tạo sự hoài nghi của dư luận là toàn thể nội bộ lãnh đạo cao cấp Việt Nam đều vẫn thân Tàu, các phản ứng của Việt Nam chỉ là “đóng trò với dân”. Để vô hiệu hoá phe thoát Trung nếu phe này đang mạnh dần lên.
5/ Hòa dịu với Việt Nam bằng các thủ thuật vừa dụ dỗ vừa răn đe nhằm “bình thường hóa” vụ giàn khoan và sự hiện diện của Tầu tại Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển đông, theo chiến thuật “cứt trâu để lâu hóa bùn”.
Theo tôi điểm 3, 4 và 5 trên đây có thể gom lại thành 1 ý đồ bao trùm và thâm sâu là: giữ vững Việt Nam trong vòng kiềm tỏa của mình bằng “bàn tay sắt bọc nhung”. Ý đồ thâm độc của Trung quốc đã lộ rõ qua việc họ công bố ra thế giới, ngay trước khi Dương Khiết Trì qua Việt Nam, 5 “tài liệu” để chứng minh là Việt Nam đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung quốc. Những “tài liệu” này đều là những chỗ “hở sườn” của lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ “môi hở răng lạnh”, “núi liền núi sông liền sông”, “vừa là đồng chí vừa là anh em”, của thời kỳ “quốc tế vô sản”. Nay thấy đàn em nhiều đứa không mấy mặn mà lại còn mon men đến gần Mỹ, đàn anh liền đánh vào chỗ sườn hở mà không thương tiếc.
Cái thâm độc của Tầu ở đó mà cái dại dột, “vì đảng hơn vì nước”, vì độc quyền chính trị hơn vì quyền lợi dân tộc của lãnh đạo đảng và nhà nươc Việt Nam cũng ở chỗ đó. Cái thâm độc của Tầu chính là ở chỗ đặt giàn khoan vũng vàn, rồi “lật mặt lạ” lãnh đạo Việt Nam, làm cho lãnh đạo Việt Nam mất hết uy tín trước nhân dân và trước quốc tế, xong rồi đến Việt Nam để chìa bàn tay “hữu nghị” trở lại, tất nhiên lần này với các điều kiện mà chắc chắn Việt Nam sẽ khó còn cơ hội thoát Trung –cho đến khi nước Tầu hiện nay tan rã, như LX trước đây.
Lãnh đạo Việt Nam phải làm gì?
Nhân dân đồn rằng lãnh đạo cao nhất nước chưa thống nhất chính sách đối với Trung quốc, rằng trong Trung ương đảng và Bộ Chính trị có thành phần thân Tầu, chống lại việc đi với Mỹ, ngăn cản việc kiện Trung quốc, vì sợ mất đảng, mà đúng ra là sợ mất quyền và lợi. Đây là lúc cho nhân dân thấy rõ ai bán nước và ai không bán nước. Nhân dân ngoài đường phố đang tỏ bầy giữa ban ngày rằng “Nước không bán”. Nhân dân mong rằng đảng và nhà nước học được bài học từ 5 “tài liệu” mà Trung quốc đã công khai hóa cho quốc tế, những bài học cay đắng nhưng đều là do đảng và của đảng, không phải do nhân dân và của nhân dân.
Học bài học đó để thấy rằng ngày nào còn chưa dứt khoát thoát Trung thì ngày đó vòng kim cô “Thành Đô” và vòng kim cô “quốc tế vô sản”, “Mác-Mao muôn năm”, hão huyền mà thâm độc, còn đè lên đầu lên cổ cả lãnh đạo lẫn nhân dân Việt Nam, tệ hại và nhục nhã gấp nhiều lần hơn thời phong kiến. Thì ngày đó “thời mê sảng” cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa vẫn chưa thật sự chấm dứt, dù rằng chính Trung quốc đã chẳng cần đến chủ nghĩa nào, từ 20 năm trước, từ khi “mèo trắng mèo đen” gì cũng được.
Để tránh được điều tủi nhục đó, thì, ngoài nhiều điều khác phải làm ngay, riêng với chuyến thăm của Dương Khiết Trì, ban lãnh đạo đảng và nhà nước hãy minh bạch hóa nội dung mọi buổi làm việc với phía Trung quốc, cho báo chí thông tin về các buổi họp, trả lời phỏng vấn của báo chí trong nước và quốc tế. Đừng để 5, 10 năm nữa lại phải học lại những bài học đắng cay như vừa qua. Hãy tựa vào dư luận trong nước và quốc tế, tựa vào nhân dân mình, trong cuộc chiến chính trị gay go hiện nay, cuộc chiến mà ta mạnh hơn địch vì địch xâm lăng ta, địch vi phạm luật pháp quốc tế, địch không có chính nghĩa, nhưng ta yếu vì bên trong lãnh đạo yếu hèn, không dứt khoát. Chỉ có cách minh bạch hóa cuộc đàm phán mới có được tổng lực trong ngoài, mới có thể vô hiệu hóa ý đồ thâm độc của Trung Quốc. Vì nhân dân và quốc tế sẽ đứng về phía chúng ta.
Còn nếu vẫn im ỉm đi mọi nội dung đàm phán, nếu vẫn thỏa thuận “ngầm” với Trung quốc, như từ trước đến ngày có giàn khoan, với kẻ Đại Hán mới đã lộ rõ nguyên hình xâm lược, thì không những sẽ thất bại với bắc phương, vòng kim cô lưỡng diện “Thành Đo”+ Mác-Mao sẽ tiếp tục chụp xuống đầu cả lãnh đạo lẫn nhân dân –và kết cục sẽ đi vào lịch sử như những Trần Ich tắc, Lê Chiều Thống thời đại.
Chúng ta hãy chờ xem cuộc cờ do các tay cờ lãnh đạo sẽ đưa vào hồi kết cục như thế nào.
Nguyễn An Dân
(3h sáng ngày 18/06/2014)
(*)http://nguyentandung.org/campuchia-chinh-thuc-len-tieng-ve-tinh-hinh-bien-dong.html
LTS: Tác giả gửi trực tiếp cho Chuyển Hóa. Bài viết phản ảnh quan điểm của tác giả.
http://changevietnam.wordpress.com/
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Da-Chieu-Ong-Duong-Khiet-Tri-vua-gay-suc-ep-vua-loi-keo-Viet-Nam-post146157.gd
Sứ thần công du An Nam
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Nguyễn An DânBối cảnh chuyến thăm
Hai ngày nay dư luận có nhiều đồn đoán xung quanh việc Ủy Viên Quốc Vụ Viện- Trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Tôi cũng xin đóng góp một số nhận định về chuyến thăm này.
Trươc hết, cần đặt bối cảnh Việt Nam- Trung Quốc trong một tháng rưỡi nay hầu như chưa có cuộc gặp cấp cao nào sau khi giàn khoan HY-981 gây căng thẳng hai bên. Có thể nói ngay rằng đây là chuyến đi của một quan chức cấp cao của Trung Quốc qua Việt Nam nhằm xử lý vấn đề cho hậu giàn khoan thì đúng hơn là lý do mà phía Trung Quốc đưa ra là “họp mặt thường kỳ ban chỉ đạo Việt-Trung”.
Trước tiên, có một điều làm dư luận ít chú ý là ngày 07/05/2014, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam đặc trách Trung Quốc là Hồ Xuân Sơn đã được cử đi Bắc Kinh. Cần nhớ là vai trò của ông Hồ Xuân Sơn trong bang giao hai nước Việt Nam-Trung Quốc khá quan trọng, khi chính ông Sơn đã đại diện cho chính phủ Việt Nam trong chuyến đi cùng ông Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc vào tháng 10/2014, và cùng ông Nguyễn Phú Trọng ký thỏa thuận “những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa CHXHCN Việt Nam – CHND Trung Hoa”.
Tuy không công bố nội dung và kết quả của việc ông Sơn đi Trung Quốc vào ngày 07/05/2014 vừa qua nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều là mục đích của chuyến đi của ông Sơn thất bại, bằng chứng là sau ngày 08/05/2014 thì căng thẳng của hai bên càng leo thang hơn, mà đỉnh điểm là việc Việt Nam thay vì chỉ phản đối chiếu lệ qua phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, đã làm bùng nổ sự kiện qua việc cho tàu ra ngăn cản, đồng thời thổi bùng ngọn lửa chống Trung qua việc bật đèn xanh cho dân biểu tình 1 ngày, và từ đó dẫn đến phát ngôn leo thang của quan chức hai bên trên các diễn đàn quốc tế.
Trong một diễn biến khác, ai cũng biết quốc tế đều lên tiếng chỉ trích Trung Quốc là thủ phạm gây ra căng thẳng, nhưng một quốc gia đồng minh lâu nay của Việt Nam là Campuchia lại im lặng sau chuyến đi của Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc qua nước này. Tuy vậy, giờ đây có một diễn biến đáng chú ý là sau chuyến đi của Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam Đỗ Bá Tỵ sang Campuchia thì đột nhiên mấy ngày gần đây Campuchia lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trong vấn đề giàn khoan. Cần nhớ là Đỗ Bá Tỵ cũng là người đã qua thăm Mỹ trước đây. Hay là Campuchia, sau khi tiếp ông Đỗ Bá Tỵ, nhìn thấy Mỹ sẽ nhảy vào Đông Nam Á để hậu thuẫn cho Việt Nam “thoát Trung” nên bắt đầu hòa ca với Việt Nam ? Liệu có phải Đỗ Bá Tỵ là đặc phái viên của phe thân Mỹ của Việt Nam sang thuyết phục Campuchia trở giáo chĩa vào Trung Quốc?.
Cần nhận ra một điểm khác biệt nữa giữa lần thăm viếng này với các lần trước. Những lần trước, khi quan hệ của Việt Nam- Trung Quốc du có vấn đề gì nhưng nếu quan chức Trung Quốc qua Việt Nam thì truyền thông Việt Nam cũng giữ im lặng. Nhưng lần này vấn đề giàn khoan vẫn nóng lên trên báo chí và một kênh truyền thông quan trọng là đài truyền hình VTC. Cho đến ngày hôm nay (18/06/2014) khi Ông Dương Khiết Trì đã có mặt tại Việt Nam, truyền thông “lề phải” vẫn không ngừng “nóng lên” về vấn đề giàn khoan.
Nhìn bề ngoài thì có vẻ Trung Quốc đang thắng, nhưng tại sao đàn em Campuchia lại không triệt để theo mình dù được hứa cho tiền (*), và phía Việt Nam truyền thông chính thống vẫn dấy lên luồng dư luận chống Tầu? Trong khi đó thì Trung quốc đã ra lệnh cấm các công ty của mình đấu thầu tại Việt Nam. Vậy tại sao Dương Khiết Trì lại qua Việt Nam vào lúc này? Và qua để làm gì?
Ý đồ thâm độc của Trung Quốc
Trong khung cảnh thiếu thông tin minh bạch trong quan hệ Việt-Trung như từ trước đến nay, chúng ta thử dự đoán xem Dương Khiết Trì qua Việt Nam có một số sứ mạng nào trong các sứ mạng sau đây.
1/ Về công khai, nói là để tiếp tục công việc của ban chỉ đạo Việt Trung, nhưng trong bối cảnh nói trên thì chắc chẳng có gì để làm, nên nhiệm vụ này chúng ta không cần bàn đến.
2/ Khảo sát xem tình hình nội bộ Việt Nam thế nào, nếu phe thân Tàu bên trong Việt Nam có khả năng thua phe thân Mỹ thì ngay sau chuyến đi này Trung Quốc sẽ có đối sách.
3/Công bố cho phe thân Tàu biết một số chủ trương ủng hộ tài chính của Trung Quốc dành cho Việt Nam trong tương lai, dùng để thu phục nhân tâm của nhóm trung lập trong đảng cầm quyền Việt Nam. Kinh tế Việt Nam chưa thoát đáy được nếu không có ngoại lực bơm tiền vào để làm cú hích. Ai rót tiền vào Việt Nam lúc này sẽ có vai tró quyết định trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
4/ Tạo sự hoài nghi của dư luận là toàn thể nội bộ lãnh đạo cao cấp Việt Nam đều vẫn thân Tàu, các phản ứng của Việt Nam chỉ là “đóng trò với dân”. Để vô hiệu hoá phe thoát Trung nếu phe này đang mạnh dần lên.
5/ Hòa dịu với Việt Nam bằng các thủ thuật vừa dụ dỗ vừa răn đe nhằm “bình thường hóa” vụ giàn khoan và sự hiện diện của Tầu tại Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển đông, theo chiến thuật “cứt trâu để lâu hóa bùn”.
Theo tôi điểm 3, 4 và 5 trên đây có thể gom lại thành 1 ý đồ bao trùm và thâm sâu là: giữ vững Việt Nam trong vòng kiềm tỏa của mình bằng “bàn tay sắt bọc nhung”. Ý đồ thâm độc của Trung quốc đã lộ rõ qua việc họ công bố ra thế giới, ngay trước khi Dương Khiết Trì qua Việt Nam, 5 “tài liệu” để chứng minh là Việt Nam đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung quốc. Những “tài liệu” này đều là những chỗ “hở sườn” của lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ “môi hở răng lạnh”, “núi liền núi sông liền sông”, “vừa là đồng chí vừa là anh em”, của thời kỳ “quốc tế vô sản”. Nay thấy đàn em nhiều đứa không mấy mặn mà lại còn mon men đến gần Mỹ, đàn anh liền đánh vào chỗ sườn hở mà không thương tiếc.
Cái thâm độc của Tầu ở đó mà cái dại dột, “vì đảng hơn vì nước”, vì độc quyền chính trị hơn vì quyền lợi dân tộc của lãnh đạo đảng và nhà nươc Việt Nam cũng ở chỗ đó. Cái thâm độc của Tầu chính là ở chỗ đặt giàn khoan vũng vàn, rồi “lật mặt lạ” lãnh đạo Việt Nam, làm cho lãnh đạo Việt Nam mất hết uy tín trước nhân dân và trước quốc tế, xong rồi đến Việt Nam để chìa bàn tay “hữu nghị” trở lại, tất nhiên lần này với các điều kiện mà chắc chắn Việt Nam sẽ khó còn cơ hội thoát Trung –cho đến khi nước Tầu hiện nay tan rã, như LX trước đây.
Lãnh đạo Việt Nam phải làm gì?
Nhân dân đồn rằng lãnh đạo cao nhất nước chưa thống nhất chính sách đối với Trung quốc, rằng trong Trung ương đảng và Bộ Chính trị có thành phần thân Tầu, chống lại việc đi với Mỹ, ngăn cản việc kiện Trung quốc, vì sợ mất đảng, mà đúng ra là sợ mất quyền và lợi. Đây là lúc cho nhân dân thấy rõ ai bán nước và ai không bán nước. Nhân dân ngoài đường phố đang tỏ bầy giữa ban ngày rằng “Nước không bán”. Nhân dân mong rằng đảng và nhà nước học được bài học từ 5 “tài liệu” mà Trung quốc đã công khai hóa cho quốc tế, những bài học cay đắng nhưng đều là do đảng và của đảng, không phải do nhân dân và của nhân dân.
Học bài học đó để thấy rằng ngày nào còn chưa dứt khoát thoát Trung thì ngày đó vòng kim cô “Thành Đô” và vòng kim cô “quốc tế vô sản”, “Mác-Mao muôn năm”, hão huyền mà thâm độc, còn đè lên đầu lên cổ cả lãnh đạo lẫn nhân dân Việt Nam, tệ hại và nhục nhã gấp nhiều lần hơn thời phong kiến. Thì ngày đó “thời mê sảng” cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa vẫn chưa thật sự chấm dứt, dù rằng chính Trung quốc đã chẳng cần đến chủ nghĩa nào, từ 20 năm trước, từ khi “mèo trắng mèo đen” gì cũng được.
Để tránh được điều tủi nhục đó, thì, ngoài nhiều điều khác phải làm ngay, riêng với chuyến thăm của Dương Khiết Trì, ban lãnh đạo đảng và nhà nước hãy minh bạch hóa nội dung mọi buổi làm việc với phía Trung quốc, cho báo chí thông tin về các buổi họp, trả lời phỏng vấn của báo chí trong nước và quốc tế. Đừng để 5, 10 năm nữa lại phải học lại những bài học đắng cay như vừa qua. Hãy tựa vào dư luận trong nước và quốc tế, tựa vào nhân dân mình, trong cuộc chiến chính trị gay go hiện nay, cuộc chiến mà ta mạnh hơn địch vì địch xâm lăng ta, địch vi phạm luật pháp quốc tế, địch không có chính nghĩa, nhưng ta yếu vì bên trong lãnh đạo yếu hèn, không dứt khoát. Chỉ có cách minh bạch hóa cuộc đàm phán mới có được tổng lực trong ngoài, mới có thể vô hiệu hóa ý đồ thâm độc của Trung Quốc. Vì nhân dân và quốc tế sẽ đứng về phía chúng ta.
Còn nếu vẫn im ỉm đi mọi nội dung đàm phán, nếu vẫn thỏa thuận “ngầm” với Trung quốc, như từ trước đến ngày có giàn khoan, với kẻ Đại Hán mới đã lộ rõ nguyên hình xâm lược, thì không những sẽ thất bại với bắc phương, vòng kim cô lưỡng diện “Thành Đo”+ Mác-Mao sẽ tiếp tục chụp xuống đầu cả lãnh đạo lẫn nhân dân –và kết cục sẽ đi vào lịch sử như những Trần Ich tắc, Lê Chiều Thống thời đại.
Chúng ta hãy chờ xem cuộc cờ do các tay cờ lãnh đạo sẽ đưa vào hồi kết cục như thế nào.
Nguyễn An Dân
(3h sáng ngày 18/06/2014)
(*)http://nguyentandung.org/campuchia-chinh-thuc-len-tieng-ve-tinh-hinh-bien-dong.html
LTS: Tác giả gửi trực tiếp cho Chuyển Hóa. Bài viết phản ảnh quan điểm của tác giả.
http://changevietnam.wordpress.com/
HUỲNH TÂM * HỒ CHÍ MINH 2
Hồ Chí Minh - Một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 2)
Huỳnh Tâm (Danlambao) - "...Sau
khi khám phá được công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh, ký tên Nhược Đái
Lệ (弱戴丽), có những phân tích giải mã và diễn biến bí mật qua điệp vụ của
"Nhược Đái Lệ", quả nhiên quá gây sốc bởi chúng ta bước vào thế giới
ngôn ngữ của người gián điệp Trung Quốc mà dân tộc Việt Nam không thể
ngờ đến."
Bút tích của Nguyễn Tất Thành
Ông William J.Duiker cho rằng lá đơn của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống
nước Cộng hoà Pháp là để xin vào học Trường Thuộc Địa, (demande École
coloniale de Nguyen Tat Thanh. 1911).
"....đây là một lá đơn do Nguyễn Tất Thành viết. Tuy nhiên, trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, không thấy có lá thư này."
Bút tích của Nguyễn Tất Thành xin học Trường Thuộc Địa Pháp (1911). Nguồn: Trường thuộc địa Pháp.
Thêm một sự kiện đáng để cho người dân Việt Nam chú ý hơn về bút tích
của Nguyễn Tất Thành vào thời kỳ thanh niên suy nghĩ và làm đúng người
thực, việc thực. Có thể nói đây là con người Nguyễn Tất Thành với tất cả
ước vọng tương lai trong sáng của đương sự. Chúng tôi xin chuyễn ngữ
sang tiếng Việt toàn văn thư:
"Marseilles
"Ngày 15 tháng Chín năm 1911
Thưa Ngài Tổng Thống!
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc
ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Hiện nay, để nuôi thân,
tôi đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu
Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào,
nhưng rất khao khát học vấn. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp
đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi
của nền học vấn… Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài
sẽ phúc đáp theo hướng thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng
Thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi". [1]
Nguyễn Tất Thành
Sinh tại Vinh, 1892
Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)
Học sinh tiếng Pháp và chữ nho"
Rõ ràng ước vọng của Nguyễn Tất Thành là muốn vào học tại Trường Thuộc
Địa ngõ hầu sau này có dịp phục vụ cho nước Pháp; sẵn sàng tiến thân vào
chốn quan trường thuộc địa Pháp. Nguyễn Tất Thành đầy hy vọng mong sớm
đạt được sự nghiệp công chức, ước mơ nào cũng đầy chói lọi ở tuổi thanh
xuân. Việc Nguyễn Tất Thành đã học tại Trường Quốc học ở Huế cho thấy
khát vọng của Thành đã lấy quyết định đi theo hoạn lộ thân Pháp. Điều
này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi Nguyễn Tất Thành đã xác định vị trí
của mình khi đặt những bước chân đầu tiên đến Pháp Quốc.
Theo lời kể trên đây của bản thân Nguyễn Tất Thành, đương sự vẫn thiết
tha được học hành để nâng cao hiểu biết. Hơn nữa, trong nội dung lá đơn
gửi cho tổng thống Pháp, Nguyễn Tất Thành ghi rõ mục tiêu là giúp ích
cho nước Pháp. Nhưng nói cho cùng, Nguyễn Tất Thành chẳng qua cũng chỉ
là một kẻ vong bản trong số những thành phần vong bản đương thời, sống
vì tư ích (1911) nhiều hơn là vì đất nước Việt Nam. [2]
Lá đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của Nguyễn Tất Thành đủ xác định bút
tích của một kẻ đã một thời lưu lạc tại Pháp. Chúng ta không cần phải
bàn luận nhiều. Tuy nhiên đảng CSVN đã cố tình mạo nhận cho rằng Nguyễn
Tất Thành là Hồ Chí Minh, điều này hoàn toàn vượt lên trên suy nghĩ của
loài người, giả dối đến độ ngoài sự hợp lý của tư liệu bình thường, nó
không vì sự trung thực cõi đời, nếu đem so sánh những nét chữ ở trên và ở
dưới đây, người ta có thể xác minh họ Nguyễn và họ Hồ hai người hoàn
toàn xa lạ. Hai người khác nhau đến bốn điểm nhận diện theo dung mạo,
khẩu vị, tiếng nói, và chữ viết. Ngày nay không cần thử nghiệm ADN,
người ta cũng đã thừa biết, dã tâm của Trung Quốc tạo dựng nên một phối
sắc chính trị, thay vì những tên Hồ Chí Minh đem lại kết quả hơn cả ngàn
lần đại binh đoàn tiến vào Việt Nam.
Bút tích của Hồ Chí Minh trên tờ báo Thanh Niên.
Tờ báo Thanh Niên số 71 và 72, do Hồ Chí Minh viết tay, phát hành tại Quảng Châu Trung Quốc, vào ngày 28/11/1926 và 5/12/1926.
Hồ Chí Minh để lại bút tích, trên hai tờ báo Thanh Niên, phát hành
tại Quảng Châu Trung Quốc vào ngày 28/11/1926 và 5/12/1926. Nguồn: Hoa
Nam và Viện bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.
Chỉ cần so sánh bút tích trên hai tài liệu viết tay, gồm đơn xin học
Trường Thuộc Địa Pháp của Nguyễn Tất Thành và bài viết trên tờ báo Thanh
Niên số 71-72 của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy ngay trước mắt hai bút
tích khác nhau thể hiện nét chữ và cá tính của hai người khác nhau.
Chính những nội dung trên đã hé lộ về tư duy và hành động của hai người
này. Họ chưa bao giờ gặp nhau, và càng không cùng quan điểm chính trị,
không những thế, 15 năm sau nét chữ của Hồ Chí Minh quá tệ, khác thường
như những con giun đang bò, hoàn toàn khác biệt đối với nét chữ của
Nguyễn Tất Thành.
Đôi lần đảng cộng sản biện hộ cho rằng Hồ Chí Minh: "Tuổi đời càng cao, nét chữ thay đổi viết đẹp hơn".
Điều này không sai, quá đúng, tuy nhiên nét chữ vẫn luôn luôn phản ánh
nét người. So sanh hai nét chữ trên, chúng ta thấy Nguyễn Tất Thành có
nét chữ của một người có ít nhiều kiến thức, và thích làm sen Pháp, và
nét chữ trên báo Thanh Niên, phát hành số 71 và 72 của Hồ Chí Minh quá ư
thô kệch, mang nặng ngôn ngữ đại Hán.
Nét chữ thứ ba trên tờ di chúc của Hồ Chí Minh.
Hồ
Chí Minh bắt đầu viết bản di chúc vào lúc 9 giờ sáng ngày 10 tháng 5
năm 1965, và hoàn tất vào ngày 10 tháng 5 năm 1969, với nội dung gồm 692
chữ, gói ghém vào 3 trang giấy "tuyệt đối bí mật", ông đã miệt mài viết
ròng rã đúng 5 năm trường. Nguồn: Viện bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.
Hồ Chí Minh một nhân vật nổi cộm có quá nhiều vấn đề bí ẩn, kinh khủng
hơn, cũng vì nét chữ nội dung trong tờ báo Thanh Niên số 71 và 72. Nó đã
đưa cả đất nước, dân tộc vào ngõ tối tăm, lịch sử Việt Nam đã kéo dài
đau đớn hơn 74 năm qua.
Một lần nữa chỉ cần kiểm minh lại, nhất định người ta thấy rõ tờ di chúc
do một người thứ 3 cùng đóng một vai tuồng Hồ Chí Minh. Chưa hết, lại
xuất hiện thêm một Hồ Chí Minh thứ tư (4) viết chữ Hán đẹp hơn Mao Trạch
Đông, có thể nói thư pháp hoán vũ đã chiếm lĩnh Trung-nguyên nhiều thập
kỷ, chỉ có hai người tuyệt vời thư pháp trên đất Hán là Hồ Chí Minh và
Nguyên soái Trần Nghị (陈毅) đã phóng bút ba chữ "友谊关" (Cổng Hữu nghị) với
đường nét ngạo nghễ, dán trên đầu dân tộc Việt Nam. Ngoài ra tại cửa Ải
còn có một tấm bảng đá cẩm thạch ghi khắc mạ vàng, "Ngày 05 tháng 3 năm
1965, chiến công lớn Hồ Chí Minh dâng hiến cửa ải cho Trung Quốc".[3]
Bút tích công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh.
Nguyên văn bút tích chữ Hán, công văn mã số 361 có những ẩn hàm chứa
thuật ngữ gián điệp, hành văn khác lạ với tường trình điệp vụ bí mật. Hồ
Chí Minh có hai bí danh "Nhược Đái Lệ" hay Yếu Đài Lải (弱戴丽), có thể
hoán đổi thành 3 mật ngữ, chứng tỏ khả năng thượng thặng của một gián
điệp quốc tế. Có những lý do đặc biệt, một khi "Bác" tung ra điệp vụ
không thể viết chữ Việt, xin nhân dân Việt Nam thông cảm.
Nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định, cả đời theo hầu "Bác" cho biết: "Bác" nói
rằng, viết chữ Việt không lưu loát bằng chữ Hán, bởi con chữ không đủ
miêu tả "ý từ" của một công văn, chưa kể nội dung thuật ngữ chuyên chở
ẩn ngữ của đảng ta!". Chỉ có "Bác" và "đảng" đi đêm bán nước cho Trung
Cộng mới phủ nhận viết ngôn ngũ Việt.
Sau khi khám phá được công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh, ký tên Nhược
Đái Lệ (弱戴丽), có những phân tích giải mã biến hiện từng diễn biến bí mật
qua điệp vụ của "Nhược Đái Lệ", quả nhiên quá gây sốc bởi chúng ta bước
vào thế giới ngôn ngữ của người gián điệp Trung Quốc mà dân tộc Việt
Nam không thể ngờ đến. Chính "bác" Hồ tự nhận làm gián điệp với bí danh
Nhược Đái Lệ, thủ lĩnh Chính trị Cục Việt Cộng, gửi công văn mã số 361
đến đảng trưởng Mao Trạch Đông:
Khám phá công văn mã số 361
Nguyên bản, Công văn mã số 361 của "Bác", nay lưu trữ tại Quân ủy Trung
ương Trung Quốc (CPC). Tất cả công văn viết bằng ngôn ngữ Quan thoại,
trình độ học vấn đại học của một người Hán phong lưu, bút pháp dày dạn,
chữ sắc bén ở phần đuôi, thiên hạ Hán cho đây là loại chữ mã tấu, nếu so
sánh với 3 nguyên bản nét chữ ở trên, hoàn toàn khác nhau, thực tế có
đến 3 người do Hoa Nam phối tác thành một Hồ Chí Minh, dĩ nhiên nét chữ
trên hai tờ báo Thanh Niên số 71 và 72 là thực, sau này có thêm nét chữ
bản di chúc và bản công văn mã số 361 gọi là của Hồ Chí Minh, điều này
chỉ có Cục tình báo Hoa Nam mới có khả năng giải thích. Nguồn: Nguyên
bản công văn mã số 361, Hoa Nam lưu trữ.
Lược dịch nguyên văn, công văn mã số 361:
"Yếu Đài Lải
(Mong) muốn vạn sự đến với tôi bình thường, đề nghị ý kiến với chỉ thị Trung ương.
(Tài liệu) Tìm cách đã thông liên lạc coi chừng và đứng ra làm, chúc
mừng tình trạng, và tình thế VN kháng chiến với chính quyền thế giới,
trung hậu với anh em đồng chí tự tinh thần vật chất để giúp tôi (HCM)
thường xuyên hỏi thăm các Anh (Trung Quốc) báo liên hệ VN kháng chiến và
thông tin trong đó hy vọng các Anh kháng chiến chung, hy vọng các Anh
liên lạc thường xuyên có ý kiến để chỉ thị.
Nhược Đái Lệ (Hồ Chí Minh)
Ngày 18 tháng 4 năm 1947
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
− Đảng cộng sản Trung Quốc.
− Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc".
Nguyên văn bản phân tích và giải mã, công văn mã số 361. [4]
Lược dịch nguyên văn bản phân tích và giải mã, công văn mã số 361.
Công văn mã số 361.
Quân ủy Trung ương Trung Cộng (CPC)
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Kính gửi:
Mao Chủ tịch, quý yếu nhân trong Bộ Chính Trị Trung Cộng và Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Nhược Đái Lệ (弱戴丽) phụng mệnh báo cáo:
Vạn sự khởi đầu kháng chiến cho đến nay, có những tiến bộ khả quan
hơn trước, nhờ vào sức mạnh của đảng ta và bộ phận cố vấn quân sự cũng
như chính trị dưới sự hổ trợ, điều động của đảng, cho nên quân ta thành
lập được nhiều cơ sở dân quân VN. Hy vọng của tôi, mai này thành lập
nước Việt Nam xã hội chũ nghĩa bình thường. Tôi đề nghị quý Anh Cả (长老)
trong bộ Chính trị Trung Quốc hãy đề xuất ý kiến cho thích nghi kháng
chiến chống quân Pháp, theo kế hoạch bao vây địch khoanh từng cụm hay
từng vùng, tôi sẵn sàng tiếp nhận mọi chỉ thị của Trung Ương sẽ tiến
hành chiến tranh do đảng qui định.
"Tài liệu" đã liên hệ (hoạt động) [5] trong vùng quân Pháp cai trị,
nổi bật nhất lấy được những thông tin về quân số, vũ khí và qui luật
phòng bị của địch quân. Tình hình quân ta đã chuẩn bị chiếu đấu, nhất
định thắng.
Chúc mừng đảng ta chiến thắng dịch quân Tưởng Giới Thạch (蒋介石), tống
khứ đế quốc Phương Tây ra khỏi Trung Quốc, đảng ta nhất định chiến thắng
và thống nhất Đại lục.
Tình hình mới tại Việt Nam, quân ta quyết tâm kháng địch, và dân quân
VN nhất định chống lại bất cứ chính quyền nào trên thế giới không Cộng
sản.
Tôi đã cho nhân dân Việt Nam học tập ngày đêm, diễn nghĩa "Trung
hiếu" và luôn ghi nhớ xem trọng "tình đồng chí và tình anh em" (战友和兄弟情谊)
đối với đảng ta.
VN-TQ là một, cần giúp đỡ (viện trợ) lẫn nhau, từ nay xem mọi sở hữu
tinh thần, vật chất như một. Kính thưa quý Anh Cả (长老), cho phép tôi
(胡志明-Hồ Chí Minh) thường xuyên hỏi thăm quý Anh (中国-Trung Quốc). Từ nay
mọi báo cáo đồng liên hệ, Việt Nam cần hồ sơ (viện trợ) kháng chiến và
thông in. Tôi hy vọng quý Anh Cả ưu tiên viện trợ, tất cả cùng chung
kháng chiến, quý Anh Cả thường xuyên liên lạc với tôi, cần thiết những ý
kiến và chỉ thị đặc biệt, áp dụng đúng thời, chiến thắng đúng lúc.
Ký tên
Nhược Đái Lệ (弱戴丽) hay "Yếu Đài Lải,
thành viên CPC Trung Quốc" (bí danh thứ 221 của Hồ Chí Minh)
Ngày 18 tháng 4 năm 1947
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nơi lưu trữ:
− Đảng cộng sản Trung Quốc.
− Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhược Đái Lệ (弱戴丽), hoạt động gián điệp bí mật tại Việt Nam, vừa là thủ
lĩnh đảng cộng sản Đông Dương và lãnh tụ cộng sản Việt Nam, theo báo cáo
trong công văn mã số 361, gửi đến Mao Trạch Đông (毛泽东), nội dung đề cập
thành tích, thực hiện những điệp vụ và mọi diễn biến ngoạn mục. Nhờ
công văn này, phơi bày mọi hoạt động gián điệp bí mật Hồ Chí Minh.
Ngay nay thời đại khác, cho dù Trung Quốc che đậy thể xác của Hồ Chí
Minh bằng dung dịch thuật hay nối kết nét chữ và phối sắc chính trị cao
tay hay kỹ thuật đến độ hư giả hoá thực, đồng thời bao phủ những lớp màu
dối trá dày đặc như mây bay trên bầu trời, một khi đến lúc vẫn phải lộ.
Mọi sự thực đều có ánh sáng soi rọi chỉ nẻo đường chân lý, đương nhiên
nó sẽ phá vỡ hương hoa ảo bao bọc thây ma thối nát. Ngày nay mọi hư ảo
trong bóng tối cũng không chấp nhận nằm yên đời đời. Một người Hán có
bao giờ yêu nước Việt Nam, tất nhiên đương sự phải thi hành mệnh lệnh
cướp nước Việt Nam dâng cho đại Hán, cho quan thầy Mao Trạch Đông.
Bài đã đăng: Hồ Chí Minh - một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 1)
_____________________________________________
Tham khảo:
[1] Đặc san Đường Mới, số 1, Paris, tt. 8-25).
[2] Daniel Hémery, "Hồ chí Minh: Từ Đông Dương đến Việt Nam" (Hô Chi
Minh: De l'Indochine au Vietnam), (Paris, 1990) , tr.40, có bản sao thư
gửi Tổng thống. Nguyễn Tất Thành đã gửi một thư tương tự cho Bộ trưởng
thuộc địa ở Paris. Nên đọc bài của Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu, "Từ
mộng làm quan đến đường cách mệnh, Hồ chí Minh và Trường thuộc địa", báo
Đường Mới, số l (6.l983), tr.l4. Một bản sao bức thư này hiện có ở Bảo
Tàng Hồ chí Minh ở Hà-Nội. Để đọc một giải thích có tính phê phán, nên
xem tài liệu đã dẫn. Để đọc một giải thích có tính thuận lợi hơn, nên
đọc bài của Daniel Hémery, nhan đề "Bộ máy viên chức trên tư cách là một
tiến trình lịch sử", trong sách do Boudarel chủ biên nhan đề, "Bộ máy
viên chức ở Việt Nam" (Paris: L’Harmattan, l983), tr.26-30, và sách của
Thu Trang Gaspard, "Hồ chí Minh ở Paris", (Paris: L’Harmattan), 1992,
tr.55-56. Cũng có khả năng Nguyễn Tất Thành hy vọng vào được trường này
để giúp bố mình phục hồi chức vụ cũ trong bộ máy viên chức. Đáng lưu ý
là trong thư trên, Nguyễn Tất Thành có nói cụ thể đến Bố mình. Thư của
Nguyễn Tất Thành gửi cho Chị đã được nêu trong Công văn Mật số 7ll, ngày
7.5.l920 của Cảnh sát Đông Dương, hiện có trong hồ sơ nhan đề "l920",
hôp 364, Tư liệu Quân đội Viễn chinh Pháp, tại Trung Tâm Hồ sơ Hải
ngoại, tỉnh Aix en Provence, Pháp.
(Theo William J.Duiker, "Ho Chi Minh-a life", Nxb Hyperion, New York,
năm 2000. Tiếp cận qua bản dịch tiếng Việt).
(http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/3821996)
[3] 门洞上方镌有一块大理石匾 (Môn động thượng phương tuyên hữu nhất khối đại lí
thạch biền), 匾上是陈毅同志亲笔题写的“友谊关” (Biền thượng thị trần nghị đồng chí thân
đích đề tả đích hữu nghị quan)
[4] Nguồn: Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. (中国共产党中央军事委员会)
[5] "Tài liệu" đã liên hệ. Tiếng lóng (tình báo Hoa Nam truyền lệnh hành động).
DUY CHIẾN * LÝ LỆNH HOA & BIỂN ĐÔNG
Tư liệu chủ quyền Trường Sa - Hoàng Sa - Bài 10:
Từ thiền sư Thích Đại Sán đến học giả Lý Lệnh Hoa
30 năm kiên trì sự thật
Duy Chiến
Bài 1: Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa trong chính sử
Bài 2: Các vua VN đều quan tâm khẳng định chủ quyền
Bài 3: Chuyện cứu tàu của Pháp tại Hoàng Sa
Bài 4: Những nhân chứng phương Tây về chủ quyền Hoàng Sa
Bài 5: Bản đồ cổ xác định đảo Hải Nam là địa phận cuối TQ
Bài 6: Chủ quyền Hoàng Sa thời Pháp thuộc
Bài 7: Hội nghị quốc tế bác danh nghĩa chủ quyền của TQ
Bài 8: Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa
Bài 9: Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma
Học giả TQ can đảm nói thẳng về biển Đông
Để
giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh
Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo trên
biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm.
Nhà nước Trung Quốc ngày càng mở rộng hành động độc chiếm biển Đông,
xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ở trong nước, nhà nước Trung Quốc không
ngừng tuyên truyền cho người dân bằng những thông tin ngụy tạo, sai sự
thật như "Việt Nam vi phạm chủ quyền Trung Quốc", "Việt Nam ức hiếp
Trung Quốc", "Nước nhỏ ăn hiếp nước lớn", v.v...
Song không phải vì thế mà tất cả người dân Trung Quốc đều sai lầm tin vào những lời tuyên truyền sai trái đó.
Học giả Lý Lệnh Hoa |
Từ thiền sư Thích Đại Sán đến học giả Lý Lệnh Hoa
Thế kỷ 17, thiền sư Thích Đại Sán đã qua Việt Nam, ghi chép đầy đủ và
trung thực chủ quyền của nhà Nguyễn ở Đàng Trong với Vạn Lý Trường Sa.
Lúc ấy, vương triều Trung Hoa đang "quay lưng ra biển", chỉ quan tâm đến
lục địa. Song những ghi chép, quan sát, cảm nhận của vị thiền sư Trung
Quốc danh tiếng đã cho thế giới và người Trung Quốc góc nhìn về sự thật ở
biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Vào đầu thế kỷ 20, Trung Quốc bắt đầu "dòm ngó" và nhảy vào cưỡng
chiếm Hoàng Sa, một số quần đảo Trường Sa. Và, tham vọng chưa dừng tại
đây, "đường lưỡi bò" được vẽ ra chiếm gần trọn biển Đông từ "một phút
giây hứng khởi bất thường của một viên chức Trung Hoa Dân Quốc" đã trở
thành chính sách bành trướng của nhà nước Trung Quốc xuyên suốt từ giữa
thế kỷ 20 đến thế kỷ 21.
Tuy nhiên, ngay tại chính TQ, vẫn có những người dũng cảm, bất chấp
nguy hiểm để nói lên sự thật với nhân dân, đồng bào của mình và nhân dân
trên thế giới. Một trong số đó là học giả Lý Lệnh Hoa.
Học giả Lý Lệnh Hoa sinh năm 1946. Từ năm 1964 đến 1970 học khoa Hải
dương học tại Học viện Sơn Đông. Sau khi ra trường, từ năm 1970 đến 2006
ông công tác tại Trung tâm thông tin Hải Dương quốc gia (ở Thiên Tân).
Nhờ môi trường công tác tại Trung tâm thông tin Hải dương quốc gia,
ông đã tiếp cận và nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử, tài liệu khoa học
về biển đảo và các vấn đề xung quanh liên quan. Từ đó, ông liên tục nói
lên sự thật, chân lý và lẽ phải. Ông có viễn kiến sâu sắc, có trách
nhiệm với đất nước và nhân dân Trung Quốc cũng như các nước láng giềng.
Ngay từ đầu ông đã khẳng định: "Trung Quốc muốn phát triển kinh tế và nâng cao uy tín thì cần phải tích cực và chủ động giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông - TG),
phải xác lập được cơ chế đàm phán, thương lượng song phương và đa
phương hữu hiệu, được các nước liên quan cùng chấp nhận, thiết thực sớm
chấm dứt cục diện xung đột dài ngày ở Nam Hải (Biển Đông - TG).
Những bài viết sắc bén, có căn cứ khoa học, pháp lý và lịch sử phản
bác lại lập luận sai trái của Trung Quốc về Biển Đông của ông không được
các báo chính thống của Trung Quốc đăng tải. Do đó, ông đã tích cực sử
dụng blog cá nhân để truyền tải đến nhân dân Trung Quốc sự thật và lẽ
phải. Mới đây nhất khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông đã nghiêm khắc cảnh báo tai họa cho
đất nước và nhân dân của mình: "Trung Quốc đang tự biến mình thành kẻ thù của các nước láng giềng và thế giới văn minh".
Trên blog cá nhân ngày 21/5/2014, Lý Lệnh Hoa viết: "Truyền thông
Trung Quốc đã đăng tải quá nhiều phát biểu vô trách nhiệm về những vấn
đề về liên quan đến biển Đông. Họ chẳng hiểu gì Công ước 1982 hay Công
ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), họ bỏ qua lý lẽ và
thậm chí coi thường Công ước đã ký. Những gì họ nói, họ biết về "đường
lưỡi bò" là vô cùng cẩu thả. Tất cả các đường ranh giới trên đất liền và
hải phận trên thế giới đều là những đường liền mạch, rõ ràng, còn
"đường lưỡi bò" chỉ là một vệt 9 đoạn đứt quãng quá mơ hồ..."
Và "Trung Quốc là một quốc gia lục địa. Từ xa xưa cho đến tận đời
nhà Minh, nhà Thanh, Trung Quốc vốn không quan tâm nhiều đến biển. Làm
sao lại có thể dám nói rằng, người Trung Quốc từ xa xưa đã vươn ra hoạt
động trên một vùng biển rộng đến hơn 200 vạn km2 mà Trung Quốc đang đòi
hỏi hiện nay? Đấy là một sự ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử".
Bản đồ đường lưỡi bò vẽ và viết bằng tay gốc bị phát hiện do một viên chức vẽ. |
30 năm kiên trì sự thật
Để giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý
Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo
trên biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm. Chính ông đã tìm
ra nguồn gốc ra đời "đường lưỡi bò" và gọi tác giả và cơ quan chuyên môn
này là "Ổ sáng tác ra đường lưỡi bò". Và, "Đường chín đoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý".
Chính nhờ ông mà cả thế giới biết xuất xứ về "đường lưỡi bò" (Cửu
tuyến đoạn) là một sản phẩm do một công chức bình thường của Trung Quốc
vẽ sau một chuyến đi qua biển Đông. Ông nhiều lần phát biểu công khai: "Đường 9 đoạn" chỉ là đường ảo, trong khi đường biên giới trên biển phải được quốc tế thừa nhận là có thực". Khi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa đánh chiếm của Việt Nam, ông thẳng thừng tuyên bố: "Không nên làm trò hề cho thế giới cười".
Ông đã dành gần cả cuộc đời nghiên cứu và công bố sự thật với mong muốn "Không để Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc ảo mộng". Đặc
biệt từ năm 2005 đến nay, trước sự bành trướng ngày càng hung hăng của
chính quyền Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa đã nỗ lực không ngừng để
cung cấp cho người dân và giới nghiên cứu Trung Quốc những bằng chứng,
lý lẽ, luật pháp quốc tế để "lay tỉnh" mọi người thoát khỏi "ác mộng" và "đại họa".
Ngày 14/6/2012, Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc Trung Quốc tổ chức
Hội thảo Tranh chấp biển Đông: Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế. Học giả Lý Lệnh Hoa được mời tham gia cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu của Trung Quốc.
Tại đây, ông đã thẳng thắn đánh giá hành vi của Trung Quốc trên biển Đông như sau: "Không thể xỏ giày trước rồi mới đi tất". Ông
đã chứng minh cho các diễn giả thấy những sai trái của Trung Quốc khi
dùng vũ lực xâm chiếm cưỡng đoạt nhiều đảo và biển Đông. Chiếm xong rồi
tìm cách "chứng minh". Vì vốn không phải sự thật nên không chứng minh
được, đành phải viện dẫn nhiều dẫn chứng vu vơ, vô căn cứ.
Ông tỏ ra lo lắng cho cách hành xử của nhà nước Trung Quốc và nhiều lần lên tiếng. Ông nói tại hội thảo : "Bởi
vậy Bộ Ngoại giao và phía quân đội (Trung Quốc) có lúc rất cứng
rắn trên vấn đề này, tôi cảm thấy làm như thế là xem xét vấn đề chưa chu
toàn. Tôi đã viết rất nhiều thư gửi cho các cán bộ liên quan của Bộ
Ngoại giao (Trung Quốc - TG) nhưng cũng không có thư trả lời..."
(Còn nữa)Duy Chiến
Bài 1: Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa trong chính sử
Bài 2: Các vua VN đều quan tâm khẳng định chủ quyền
Bài 3: Chuyện cứu tàu của Pháp tại Hoàng Sa
Bài 4: Những nhân chứng phương Tây về chủ quyền Hoàng Sa
Bài 5: Bản đồ cổ xác định đảo Hải Nam là địa phận cuối TQ
Bài 6: Chủ quyền Hoàng Sa thời Pháp thuộc
Bài 7: Hội nghị quốc tế bác danh nghĩa chủ quyền của TQ
Bài 8: Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa
Bài 9: Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma
HỒI KÝ CỦA BÀ CLINTON
Hồi ký Clinton: TQ 'quá đà'
Cập nhật: 13:45 GMT - thứ ba, 17 tháng 6, 2014
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Hillary Clinton nói trong hồi ký mới xuất bản, 'Lựa chọn Khó khăn' rằng
Trung Quốc đã 'đi quá đà' ở châu Á.
Hồi ký nói các vụ chạm trán giữa tàu Trung Quốc
và tàu của Philippines, Việt Nam và Nhật Bản thực tế đã diễn ra sau vụ
đối đầu giữa tàu hải quân Hoa Kỳ Impeccable với năm tàu của Trung Quốc
hồi năm 2009.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong sự cố xảy ra cách đảo Hải Nam
chừng 120km, các thủy thủ Trung Quốc đã ném những tấm gỗ xuống nước để
chặn tàu Impeccable và tàu này đáp lại bằng phun vòi cứu hỏa vào thủy
thủ Trung Quốc khiến có cầu thủ bị nước xối bay hết quần áo chỉ còn xà
lỏn.
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói Trung Quốc đã ngày
càng hung hăng (aggressive) với các nước láng giềng thay vì cải thiện
quan hệ với họ giữa lúc Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ đang vắng bóng ở châu Á
và còn đang bị chi phối bởi hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Bà nói sự hung hăng của Trung Quốc sẽ có thể đẩy
các nước, nhất là các nước Đông Á nhỏ vào những liên minh quân sự đắt
đỏ trong vùng mà cho tới nay Hoa Kỳ chỉ có hiệp ước bảo vệ Nhật Bản và
Philippines khi hai nước này bị tấn công.
"Nhìn chằm chằm vào tôi, ông ấy gạt đi những xung đột ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và cảnh cáo sự can thiệp của bên ngoài."
Bà Clinton nói về ông Dương Khiết Trì tại cuộc họp ở Hà Nội hồi năm 2010
Trong sách bà Clinton nói nhiều tới Trung Quốc,
từ được nhắc tới hơn 300 lần trong hồi ký so với khoảng 10 lần đối với
từ Việt Nam.
Nhưng Việt Nam chính là nơi hồi năm 2010 bà đã
có phát biểu mạnh mẽ nhấn mạnh chuyện tự do hàng hải là "lợi ích quốc
gia" của Hoa Kỳ để đối trọng với "lợi ích cốt lõi" mà Trung Quốc gắn cho
Biển Đông, bà Clinton viết trong sách.
Bà nói thêm phát biểu của bà tại cuộc họp của
khối ASEAN ở Hà Nội đã khiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi đó
Dương Khiết Trì "giận tái người" và đề nghị giải lao một giờ trước khi
trở lại với bài phát biểu hùng hồn của ông.
"Nhìn chằm chằm vào tôi, ông ấy gạt đi những
xung đột ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và cảnh cáo sự can thiệp của
bên ngoài," bà viết.
Bà Clinton cũng nói ông Dương nhắc cử tọa rằng "Trung Quốc là nước lớn. Lớn hơn bất cứ nước nào ở đây."
'Cơ hội độc đáo'
Liên quan tới Việt Nam, vị ngoại trưởng nhớ lại
chuyến tháp tùng chồng, Tổng thống Bill Clinton, tới Việt Nam hồi năm
2000 và nói rằng họ đã chuẩn bị sẵn để đương đầu với sự căm phẫn hay
thậm chí thù nghịch nhưng đông đảo người dân Việt Nam đã xếp hàng chào
đón.
Mười năm sau bà trở lại trong cương vị ngoại
trưởng để chứng kiến thương mại song phương đạt gần 20 tỷ đôla, tăng
đáng kể từ mức 250 triệu đôla trước khi quan hệ được bình thường hóa năm
1995.
Bà nhận xét: "Việt Nam là cơ hội độc đáo chiến lược cho dù đầy thách thức.
"Một mặt đây vẫn là quốc gia độc đoán với tình trạng nhân quyền kém, nhất là tự do báo chí.
"Mặt khác họ đang dần dần mở cửa kinh tế và cố gắng có vai trò lớn hơn trong khu vực."
Bà Clinton nói hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương là một trong những công cụ quan trọng để kết nối với Việt Nam.
Hiệp ước, hiện vẫn đang được đàm phán, có mục
tiêu hạn chế các rào cản thương mại trong khi nâng cao tiêu chuẩn lao
động, môi trường và sở hữu trí tuệ.
Bà Clinton cũng nói trong tư cách ngoại trưởng
bà đã nêu những lo ngại cụ thể của Hoa Kỳ về chuyện Việt Nam áp đặt hạn
chế tùy tiện đối với các quyền tự do căn bản trong đó có các vụ bắt bớ
và mức án nặng dành cho giới luật sư, blogger, những người bất đồng
chính trị, các nhà hoạt động Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.
Monday, June 16, 2014
HÌNH ẢNH THẾ GIỚI
BAN NHẠC HẠM ĐỘI VII HOA KỲ VÀ DÂN ĐÀ NẴNG
Tối 14/6, tại Công viên Biển Đông (TP.Đà Nẵng), ban nhạc Hạm đội 7 Hoa
Kỳ đã có buổi biểu diễn âm nhạc đường phố sôi động, thu hút đông đảo
người dân và du khách tại Đà Nẵng theo dõi, thưởng thức.
Đây là một trong chuỗi các hoạt động của sỹ quan, thủy thủ trên tàu đổ bộ JS Kunisaki (LST 403) của Lực lượng Tự vệ biển Nhật Bản cùng đoàn thủy thủ đa quốc gia, trong đó có Hạm đội 7 Hoa Kỳ trong thời gian đến thăm Đà Nẵng.
Buổi biểu diễn bắt đầu vào lúc 6h30 tối qua của ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã thu hút đông đảo người dân và du khách Đà Nẵng đến xem và thưởng thức.
Đây là một trong chuỗi các hoạt động của sỹ quan, thủy thủ trên tàu đổ bộ JS Kunisaki (LST 403) của Lực lượng Tự vệ biển Nhật Bản cùng đoàn thủy thủ đa quốc gia, trong đó có Hạm đội 7 Hoa Kỳ trong thời gian đến thăm Đà Nẵng.
Buổi biểu diễn bắt đầu vào lúc 6h30 tối qua của ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã thu hút đông đảo người dân và du khách Đà Nẵng đến xem và thưởng thức.
Những giai điệu sôi động cộng với sự nhiệt tình truyền cảm hứng đến
người xem của sỹ quan, thủy thủ trong ban nhạc đã khiến khán giả lắc lư
theo điệu nhạc và vỗ tay không ngớt.
Một sỹ quan trong ban nhạc chia sẻ: “Tôi rất vui khi được có mặt tại Việt Nam và được tham gia buổi biểu diễn này. Con người, đất nước Việt Nam của các bạn rất thân thiện và mến khách.”
Chùm ảnh người dân, du khách Đà Nẵng cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ:
Một sỹ quan trong ban nhạc chia sẻ: “Tôi rất vui khi được có mặt tại Việt Nam và được tham gia buổi biểu diễn này. Con người, đất nước Việt Nam của các bạn rất thân thiện và mến khách.”
Chùm ảnh người dân, du khách Đà Nẵng cùng ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ:
Buổi biểu diễn thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức
Những bản nhạc cuốn hút…
... đến những ca khúc sôi động...
... khiến người dân và du khách vô cùng thích thú
Những điệu nhảy theo điệu nhạc của các sỹ quan, thủy thủ…
...khiến các em nhỏ thích thủ nhảy theo
Các bạn trẻ cũng rất nhiệt tình tham gia…
Cụ già cũng dường như trẻ lại bởi những điệu nhảy
Những hình ảnh thế này chắc chắn sẽ khiến các thủy thủ, sỹ quan Hoa Kỳ nhớ mãi khi rời Việt Nam.
ĐÂY THIÊN ĐƯỜNG CỦA THIẾU NHI VIỆT NAM
Nhân ngày quốc tế Thiếu Nhi 1/6 định viết một bài vạch ra Sự Thật bị dấu
diếm trắng trợn về đời sống cực khổ chưa từng có trên thế giới hiện đại
này của đa số thiếu nhi nông thôn và miền núi Việt Nam… …
Nhưng xét lại, thấy mọi lời nói cũng không thể có sức tố cáo mạnh mẽ và xác thực bằng một loạt hình ảnh sau đây...
Xin mọi người có lương tâm trên thế giới hãy góp sức bằng mọi cách để
giải phóng các cháu tội nghiệp này khỏi kiếp người nhưng cực khổ còn hơn
con vật!
đâu phải chỉ có trâu làm kiếp kéo cày...
cấy lúa
gùi củi
áo quần đâu mà che thân
đoảng nhà lướt lo cho em như thế này sao???
lao động nặng
các bé lớn hơn cũng chẳng hơn gì
đoảng nhà lướt ở đâu rồi nhỉ
móc rác
hái củi
ra chợ với Mẹ
đu dây như làm xiếc để tới trường
chỉ cơm trắng thôi
mạo hiểm để đi học, cảnh mà người thành thị không bao giờ dám
bới rác mưu sinh
an toàn giao thông đây sao?
Chiếc bát em bé cầm trên tay chứa món mèn mén, đây là một đặc sản của
núi rừng Tây Bắc nhưng khi ăn vào nó thì cứ nghèn nghẹn chẳng khác gì
bát "chè khoán" của bà cụ Tứ trong truyện "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân
cả nước sạch cũng không có mà uống nữa
trong cái lạnh ghê hồn của núi rừng Tây Bắc
đúng là chỉ cơm rau
Những đứa trẻ ngủ thiếu chân trên tấm ván được chắp vá từ những thanh gỗ nhỏ
chỉ cơm rau và nước muối
trong cái lạnh ghê hồn của núi rừng Tây Bắc
trong cái lạnh ghê hồn của núi rừng Tây Bắc
lao động nặng như người lớn
móc rác
vác đá
chị cũng lạnh làm sao sưởi được em?
con chó còn sung sướng hơn em vì nó có bộ lông trời cho
mới lên 3 đã biết đi bắt ếch
và cô độc, buồn thảm
ăn tại bàn học
và ngủ cũng trong lớp
1 căn phòng nhỏ xíu chứa tới 25 em
đu dây qua sông
nước uống của em đây sao?
chưa tới 10 tuổi đã làm dân chài
và vác gạch như người lớn
cả đào đá núi
gánh lúa khi chưa tới 3 tuổi
Vác đá vác gạch làm công bất kể là trai hay gái
-
CĐV Nhật Bản khiến cả thế giới ngưỡng mộ vì hành động đẹp tại World Cup 2014
Thứ Hai, 16/06/2014 14:12 (GMT + 7)
Mặc dù đội bóng của quốc gia thua cuộc 1-2 trước Bờ Biển Ngà nhưng hàng
trăm cổ động viên Nhật Bản vẫn ở lại để nhặt rác, dọn sạch khán đài.
Hành động đẹp của cổ động viên Nhật Bản sau trận bóng gặp Bờ Biển Ngà sáng 15/6 theo giờ Việt Nam thêm một lần nữa khiến cả thế giới ngưỡng mộ trước những đức tính tốt đẹp, sự văn minh, lịch sự của con người Nhật Bản. Hình ảnh cổ động viên Nhật nhặt rác trên khán đài sau khi trận đấu kết thúc nhanh chóng được chia sẻ đi khắp các diễn đàn như diễn đàn như Twitter, Facebook, Reddit...
Hình ảnh đẹp của cổ động viên Nhật Bản tại World Cup 2014 được chia sẻ trên diễn đàn Reddit.
Trong lịch sử World Cup, cổ động viên Nhật luôn để lại những ấn tượng tốt đẹp, cổ vũ hết mình cho đội tuyển nước nhà và cư xử lịch sự, văn minh dù kết quả là thắng hay thua. Một thành viên của diễn đàn Reddit chia sẻ: "Người Nhật luôn cư xử như thế. Tôi đã tận mắt thấy họ nhặt rác trong World Cup 1998 tại Pháp. Tôi hy vọng, cổ động viên của các nước cũng sẽ hành động đẹp như vậy".
Chỉ đơn giản là hành động cúi xuống thu gom túi bóng, vỏ lon trên khán đài nhưng nó là biển hiện rõ ràng nhất vẻ đẹp của con người Nhật Bản. "Dù đối đầu với đội tuyển mạnh như thể nào thì các cầu thủ Nhật Bản vẫn luôn thi đấu hết mình và thái độ của cổ động viên Nhật luôn lịch sự, nhã nhặn. Không chỉ với bóng đá, trong cuộc sống ngày thường người Nhật vẫn luôn như thế", một người khác bình luận sau khi xem những bức ảnh đầy ý nghĩa chụp cổ động viên Nhật Bản.
Hành động nhặt rác trên khán đài khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Mặc dù đội tuyển quốc gia thua trên sân cỏ nhưng thêm một lần nữa người Nhật Bản chứng tỏ họ là những người chiến thắng, để lại dấu ấn đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.
ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
Khách sạn và thức ăn Nhật
Khi đi tour du lịch, bất cứ là ở đâu, bạn sẽ được hướng dẫn đi nhiều nơi và đôi khi bạn phải đổi khách sạn mỗi ngày.
Cho dù là khách sạn 3 sao hay 5 sao thì bạn cũng sẽ không thấy khác biệt bao nhiêu, bởi vì sáng sớm là bạn đã lên xe buýt đi ngoạn cảnh và buổi chiều trở về thì bạn chỉ có thì giờ tắm rửa, ăn tối, xem TV hay lên internet một chút là phải đi ngủ để chuẩn bị cho cuộc hành trình ngày hôm sau.
Tuy nhiên trong chuyến đi Nhật Bản, có một khách sạn “ấn tượng” nhất đối với tôi, đó là khách sạn Koyo Biwako, nằm trên bờ hồ Biwa. Đây là một khách sạn thiết kế và phục vụ theo kiểu Nhật Bản.
Khách sạn Koyo Biwako
Từ khách sạn nhìn ra hồ Biwa
Bên trong khách sạn
Ngay khi đoàn du lịch của tôi tới nơi thì nhân viên của khách sạn Koyo Biwako, mặc kimono, đã đứng ngoài cửa để chào đón. Mọi người được mời vào phòng uống trà, mỗi người ngồi vào một bàn nhỏ và nhân viên mang bánh ngọt, và trà xanh cho khách giải khát.
Nhân viên khách sạn chào đón khách
Trà xanh và bánh ngọt
Phòng trọ trong khách sạn được bày trí đơn giản kiểu Nhật. Sàn nhà lót đệm tatami. Buổi tối nhân viên của khách sạn sẽ trải “giường” (futon) cho khách. Buổi sáng sẽ cuốn lại cất vào tủ.
Mỗi người khách được đưa cho một áo kimono và một áo khoát để mặc. Bạn có thể mặc áo này đi lại trong khách sạn.
Môt người Việt, quốc tịch Úc, mặc đồ Nhật
Trong bửa ăn tối, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn Nhật chính gốc (gồm 8 món, tính luôn tráng miệng) với sự phục vụ của nhân viên của khách sạn. Bạn sẽ thấy các món ăn được bày trí tỉ mỉ và mỹ thuật trên những dĩa, chén, chung… đếm mệt nghỉ luôn.
Bữa ăn tối
Xin được giới thiệu các món ăn cùng bạn.
Đầu tiên là món khai vị gồm đậu hủ, trứng cá hồi, wasabi, rong biển kombu, cá bonito khô thái mỏng, một loại hoa vàng (rape blossom) luộc sơ, ép lại với tương hột cải và mè trắng, và nhím biển thái mỏng.
Món khai vị
Kế đến là món cá sống sắt lát, mực sống và tôm sống.
Món thứ ba là món trứng chưn với sốt kudzu.
Món thứ tư là món cá ướp sốt miso nuớng với củ cải bào và gừng, ốc luộc với nước tương, rượu sake và đường, và chả gà với bông cải xanh, củ sen chua.
Món thứ tư: cá, ốc và chả gà
Tới món thứ tư này thì mấy người Úc ngồi cạnh tôi bắt đầu đưa mắt “nhìn trời hiu quạnh” rồi. Một cô gái Úc dùng nỉa kéo con ốc trong vỏ ra và nói “yuk!” (khiếp!). Tôi thì can đảm hơn bỏ con ốc vào miệng nhai… trời ơi sao mà nó nhạt nhẽo thế! Người Việt mình ăn ốc thì cũng xào dừa hay ít ra cũng có nước mắm me để chấm cho đậm đà chứ!
Các bạn thân mến,
Tháng 3 năm ngoái cơn sóng thần tàn phá vùng đông bắc của Nhật Bản đã khiến cả thế giới kinh hoàng. Nhiều quốc gia mở cuộc lạc quyên để chia sẻ phần nào nỗi bất hạnh với người dân xứ Phù Tang.
Những tin tức, những câu chuyện về sự can đảm, kỷ luật và tự trọng của người Nhật trong cơn thiên tai đó đã khiến nhiều người cảm động và khâm phục.
Vừa qua, tôi có dịp sang Nhật nên xin được chia sẻ cùng các bạn một vài nét về chuyến du lịch của tôi cũng như về cái hay cái đẹp của đất nước này.
o0o-
Phần 1 – Tokyo
Tokyo là thủ đô của nước Nhật, với dân số lên đến gần 13 triệu người, nghĩa là hơn phân nửa dân số của cả nước Úc (23 triệu người).
Đến Tokyo , các bạn sẽ thấy rất đông người và xe cộ qua lại nhưng bạn sẽ không có cái cảm giác của sự xô bồ xô bộn ở những thành phố đông dân tại một số nước khác. Ngoài phố, mọi người đều hối hả và bận rộn nhưng trong một sự trật tự khó diễn tả.
Tokyo về đêm
Một con đường nhỏ vào buổi tối
Theo tôi thì phụ nữ Nhật có nhiều người đẹp. Họ có dáng người thon thả, nước da trắng, chiếc mũi dọc dừa, cặp mắt đen, rất dễ nhìn. Ngược lại, ít thấy được một người đàn ông Nhật đẹp trai ngoài đường. Không hiểu tại sao?
Không khí tại Tokyo không bị tình trạng ô nhiễm. Vào ngày trời tốt, từ những cao ốc bạn có thể nhìn thấy núi Phú Sĩ, ở cách xa thành phố này khoảng 100 cây số
Tại phi trường Narita, bên trong cũng như bên ngoài đều có phòng dành cho những người hút thuốc.
Phòng hút thuốc bên ngoài tại phi trường Narita
Đa số xe hơi chạy trên đường là loại xe nhỏ, và màu sắc thì phần lớn là màu trắng, màu xám nhạt và màu đen. Bạn sẽ thấy rất ít xe hơi với màu sắc sặc sở như màu đỏ tươi, màu vàng hay màu xanh, ngoại trừ các xe taxi và xe buýt chở hành khách.
Bến xe taxi
Tại Tokyo và những nơi khác ở Nhật, bạn sẽ không thấy một kiểu (model) xe hơi Nhật nào quen thuộc ở Úc chạy trên đường. Tôi nghĩ có lẽ những kiểu xe bán ở Úc thuộc loại thiết kế dành để xuất cảng mà thôi.
Nói đến xe hơi, các bạn có biết công ty Toyota nổi tiếng thế giới ngày nay, trước kia vốn là một hãng sãn xuất máy dệt hay không?
Tiên sinh Sakichi Toyoda, người sang lập ra tập đoàn Toyota , đã chế ra máy dệt và người con trai trưởng của ông, Kiichiro Toyoda, đã từ chuyển từ việc sản xuất máy dệt sang sản xuất xe hơi. Phương chăm của họ là “Siêng Năng và Có Sáng Kiến” trong việc “làm ra sản phẩm”.
Tại thành phố Nagoya, một viện bảo tàng lịch sử của tập đoàn Toyota đã được dựng lên tại nơi mà xưa kia vốn là tổng hành dinh của hãng chế tạo máy dệt Toyoda, tiền thân của công ty xe hơi Toyota ngày nay.
Vài hình ảnh về các loại máy dệt
Chiếc xe Toyota đầu tiên
Người Nhật cũng hay dùng xe đạp để di chuyển. Trên đường phố, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy những bãi đậu xe đạp.
Bãi xe đạp
Đa số người Nhật sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi lại trong thành phố, chủ yếu là dùng xe lửa ngầm. Ga xe lửa Tokyo lớn kinh khủng với chi chit ngõ ngách và tầng lầu. Du
khách lơ ngơ như tôi mà đi một mình thì lạc là cái chắc.
Ga xe lửa Kyoto
Ngoài ra bạn có thể dùng xe lửa cao tốc (bullet train) hay xe buýt để đi từ thành phố này sang thành phố khác. Từ Tokyo đến Kyoto là khoảng 500km, nều dùng xe lửa cao tốc chỉ mất khoảng 2 tiếng 20 phút.
Xe lửa cao tốc
Tại Tokyo, có vô số thương xá và tiệm bán quần áo. Tôi không biết người Nhật “nghèo” mua sắm ở đâu, chứ du khách “nghèo” như tôi thì chịu thua. Đa số các tiệm bán quần áo và giày dép đều là đồ hiệu thứ xịn, một món hạng bét cũng phải vài trăm Úc kim trở lên.
Báo Trung Quốc: Đứng Ngồi Không Yên Vì Súng Laser.
Trên trang 'Quân giải phóng Trung Hoa' đã đưa tin quân đội Mỹ đã hoàn tất việc triển khai vũ khí laser trên một số tầu chiến và đã nhiều lần tiến hành tập trân tiêu diệt mục tiêu giả định trên biển với loại vũ khí hiện đại này..
Hiện tại thông tin này đang trở thành chủ đề nóng hổi trên hầu hết các trang mạng liên quan tới quân sự của Trung Quốc.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra như: Vì sao Hải quân Mỹ lại ưu ái vũ khí laser? Phải chăng vì loại vũ khí này không cần kho chứa đạn khổng lồ, có thể bắn liên tục mà không bị hao mòn sau nhiều lần sử dụng và quan trọng hơn không làm nổ tung soái hạm khi bị đối phương bắn trúng.
Theo báo Trung Quốc Hệ thống “vũ khí laser phòng ngự khu vực trang bị cho tàu chiến” là một hệ thống laser chiến thuật giá rẻ có khả năng phòng thủ cự ly gần, thậm chí cự ly có thể sẽ được nâng tầm lên do nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đang được đánh giá là gặt hái được nhiều thành công..
.
Theo đó loại 'súng' laser của Mỹ có thể được lắp đặt trên tàu chiến nổi cỡ lớn và trung bình như tàu khu trục tên lửa Aegis, loại vũ khí này có thể đối phó với nhiều loại mục tiêu trên biển, trên không, bao gồm tên lửa không đối hạm, tên lửa hạm đối hạm, tên lửa ngầm đối hạm, đạn lửa (đạn hỏa tiễn), đạn pháo, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, thủy lôi di động và tàu cỡ nhỏ.
Hình ảnh loại súng laser mới nhất đang được các nhà khoa học quân sự Mỹ thử nghiệm được đăng tải đầy đủ trên báo Trung Quốc..
Có thể nói sự lo lắng của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở, bởi trên thế giới mới chỉ có Mỹ là đang nỗ lực phát triển loại vũ khí của tương lai này. Nếu mọi nỗ lực thành công Mỹ sẽ sớm cho triển khai vũ khí laser cho toàn quân, đến lúc đó cán cân sức mạnh quân sự đã nghiêng hẳn về phía Mỹ, điều mà Trung Quốc không bao giờ muốn xảy ra...
Hình ảnh mô phỏng vũ khí laser được triển khai trên máy bay của lực lượng không quân Hoa Kỳ
Truyền thông Trung Quốc cho biết: Chiếc máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Không quân Mỹ là “Boeing 747-400F”, thuộc căn cứ không quân Edwards của Không quân Mỹ. Chiếc máy bay này đã được trang bị vũ khí laser hóa học COLL có công suất mạnh, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không. Hiện nay, nhiệm vụ tác chiến tưởng định của quân đội Mỹ bao gồm: đánh chặn tên lửa đất đối không, tên lửa không đối không và máy bay cánh cố định, máy bay trực thăng; bắn rơi các mục tiêu như tên lửa hành trình bay ở tầm cao và tầm thấp, máy bay không người lái, khinh khí cầu; theo dõi vệ tinh của đối phương hoạt động trên quỹ đạo, dùng chiếu xạ laser để nó tạm thời mất đi chức năng.
Chương trình laser cho máy bay của Không quân Mỹ đã trải qua hơn 10 năm phát triển, đã giành được một loạt thành tựu to lớn.
Đặc biệt là thử nghiệm đánh chặn sát thương trên không thành công ngày 10/1/2010 đã một lần nữa khẳng định Mỹ đang dần làm chủ công nghệ sản xuất vũ khí của tương lai, điều khiến Trung Quốc hết sức lo ngại.
Với những tính năng vượt trội của vũ khí laser cùng với nỗ lực nghiên cứu của Mỹ, Trung Quốc cho rằng việc đưa vào sử dụng loại vũ khí hiện đại này trong thực tế sẽ không còn quá lâu.
Theo báo Trung Quốc: Vũ khí laser chiến thuật Low-Sentinel của Lục quân Mỹ, do Công ty Lockheed Martin nghiên cứu phát triển, có thể dùng container vận chuyển, được kéo bởi xe tải quân sự chiến thuật, thực hiện cơ động nhanh trên chiến trường, đánh chặn có hiệu quả các mục tiêu trên mặt đất và trên không ở tầm thấp, có tính cơ động chiến thuật mạnh
Hệ thống này đã sử dụng thiết bị laser hóa học DF, có công suất cao hơn, đường kính chùm tia sáng lớn hơn, mật độ năng lượng phân bố đều, ô nhiễm ít, tính năng tổng thể khá tốt, không những có thể phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm gần, đạn pháo tầm gần, tầm trung và tầm xa, đạn hỏa tiễn, hơn nữa có thể đánh chặn sự tấn công của máy bay trực thăng, máy bay không người lái, khinh khí cầu và tên lửa hành trình, bảo vệ cho các cơ sở quân sự, khu dân cư hoặc khu công nghiệp, khu vực bảo vệ có thể lên tới 8.000 m2
Việc quân đội Mỹ đang tiệm cận tới việc sở hữu loại vũ khí của tương lai khiến Trung Quốc không thể ngồi yên, một chương trình nghiên cứu tìm hiểu về thế hệ của những loại vũ khí tương lai cũng đã được quân đội nước này đặt ra, thậm chí tham vọng của Trung Quốc còn lớn hơn Mỹ nhiều lần. Vậy nhưng nói và làm là 2 điều hoàn toàn khác nhau, hơn thế nữa nếu so sánh trình độ khoa học quân sự thì Trung Quốc còn ở một khoảng cách khá xa so với Mỹ. (Trong ảnh mô phỏng một cuộc chiến ngoài không gian sử dụng vũ khí laser hiện đại, liệu điều này sẽ thành sự thật trong tương lai?)
Hành động đẹp của cổ động viên Nhật Bản sau trận bóng gặp Bờ Biển Ngà sáng 15/6 theo giờ Việt Nam thêm một lần nữa khiến cả thế giới ngưỡng mộ trước những đức tính tốt đẹp, sự văn minh, lịch sự của con người Nhật Bản. Hình ảnh cổ động viên Nhật nhặt rác trên khán đài sau khi trận đấu kết thúc nhanh chóng được chia sẻ đi khắp các diễn đàn như diễn đàn như Twitter, Facebook, Reddit...
Hình ảnh đẹp của cổ động viên Nhật Bản tại World Cup 2014 được chia sẻ trên diễn đàn Reddit.
Trong lịch sử World Cup, cổ động viên Nhật luôn để lại những ấn tượng tốt đẹp, cổ vũ hết mình cho đội tuyển nước nhà và cư xử lịch sự, văn minh dù kết quả là thắng hay thua. Một thành viên của diễn đàn Reddit chia sẻ: "Người Nhật luôn cư xử như thế. Tôi đã tận mắt thấy họ nhặt rác trong World Cup 1998 tại Pháp. Tôi hy vọng, cổ động viên của các nước cũng sẽ hành động đẹp như vậy".
Chỉ đơn giản là hành động cúi xuống thu gom túi bóng, vỏ lon trên khán đài nhưng nó là biển hiện rõ ràng nhất vẻ đẹp của con người Nhật Bản. "Dù đối đầu với đội tuyển mạnh như thể nào thì các cầu thủ Nhật Bản vẫn luôn thi đấu hết mình và thái độ của cổ động viên Nhật luôn lịch sự, nhã nhặn. Không chỉ với bóng đá, trong cuộc sống ngày thường người Nhật vẫn luôn như thế", một người khác bình luận sau khi xem những bức ảnh đầy ý nghĩa chụp cổ động viên Nhật Bản.
Hành động nhặt rác trên khán đài khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Mặc dù đội tuyển quốc gia thua trên sân cỏ nhưng thêm một lần nữa người Nhật Bản chứng tỏ họ là những người chiến thắng, để lại dấu ấn đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.
ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
Khách sạn và thức ăn Nhật
Khi đi tour du lịch, bất cứ là ở đâu, bạn sẽ được hướng dẫn đi nhiều nơi và đôi khi bạn phải đổi khách sạn mỗi ngày.
Cho dù là khách sạn 3 sao hay 5 sao thì bạn cũng sẽ không thấy khác biệt bao nhiêu, bởi vì sáng sớm là bạn đã lên xe buýt đi ngoạn cảnh và buổi chiều trở về thì bạn chỉ có thì giờ tắm rửa, ăn tối, xem TV hay lên internet một chút là phải đi ngủ để chuẩn bị cho cuộc hành trình ngày hôm sau.
Tuy nhiên trong chuyến đi Nhật Bản, có một khách sạn “ấn tượng” nhất đối với tôi, đó là khách sạn Koyo Biwako, nằm trên bờ hồ Biwa. Đây là một khách sạn thiết kế và phục vụ theo kiểu Nhật Bản.
Khách sạn Koyo Biwako
Từ khách sạn nhìn ra hồ Biwa
Bên trong khách sạn
Ngay khi đoàn du lịch của tôi tới nơi thì nhân viên của khách sạn Koyo Biwako, mặc kimono, đã đứng ngoài cửa để chào đón. Mọi người được mời vào phòng uống trà, mỗi người ngồi vào một bàn nhỏ và nhân viên mang bánh ngọt, và trà xanh cho khách giải khát.
Nhân viên khách sạn chào đón khách
Trà xanh và bánh ngọt
Phòng trọ trong khách sạn được bày trí đơn giản kiểu Nhật. Sàn nhà lót đệm tatami. Buổi tối nhân viên của khách sạn sẽ trải “giường” (futon) cho khách. Buổi sáng sẽ cuốn lại cất vào tủ.
Mỗi người khách được đưa cho một áo kimono và một áo khoát để mặc. Bạn có thể mặc áo này đi lại trong khách sạn.
Môt người Việt, quốc tịch Úc, mặc đồ Nhật
Trong bửa ăn tối, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn Nhật chính gốc (gồm 8 món, tính luôn tráng miệng) với sự phục vụ của nhân viên của khách sạn. Bạn sẽ thấy các món ăn được bày trí tỉ mỉ và mỹ thuật trên những dĩa, chén, chung… đếm mệt nghỉ luôn.
Bữa ăn tối
Xin được giới thiệu các món ăn cùng bạn.
Đầu tiên là món khai vị gồm đậu hủ, trứng cá hồi, wasabi, rong biển kombu, cá bonito khô thái mỏng, một loại hoa vàng (rape blossom) luộc sơ, ép lại với tương hột cải và mè trắng, và nhím biển thái mỏng.
Kế đến là món cá sống sắt lát, mực sống và tôm sống.
Món thứ ba là món trứng chưn với sốt kudzu.
Món thứ tư là món cá ướp sốt miso nuớng với củ cải bào và gừng, ốc luộc với nước tương, rượu sake và đường, và chả gà với bông cải xanh, củ sen chua.
Món thứ tư: cá, ốc và chả gà
Tới món thứ tư này thì mấy người Úc ngồi cạnh tôi bắt đầu đưa mắt “nhìn trời hiu quạnh” rồi. Một cô gái Úc dùng nỉa kéo con ốc trong vỏ ra và nói “yuk!” (khiếp!). Tôi thì can đảm hơn bỏ con ốc vào miệng nhai… trời ơi sao mà nó nhạt nhẽo thế! Người Việt mình ăn ốc thì cũng xào dừa hay ít ra cũng có nước mắm me để chấm cho đậm đà chứ!
Món thứ năm là món măng hầm nước tương tosa, đậu hủ chiên cuốn với bột khoai ép lát, và vịt om với rượu đỏ và bánh bột mì khô.
Oh là la… con lạc đà! Chỉ có một lát thịt vịt trong món này thôi! Không đọc thực đơn thì cũng khống biết là có!
Món thứ năm: măng, đậu hủ, thịt vịt và bánh bột.
Xin bạn kiên nhẫn một tí, sắp hết rồi.
Món thứ sáu là món thịt bò với củ cải bào ngâm giấm, cải xanh và chanh.
Món thứ sáu: thịt bò
Món thứ bảy là món bún soba lạnh với gia vị! Bạn hãy tưởng tuợng một chén bún loại dai, bên trên có mấy sợi rong biển, trộn với một loại nước tương pha loãng và ăn lạnh…
Trời ơi là trời!… Làm ơn cho tôi tô phở tái nạm gầu, pleeeeeease!! Arigato gozaimasu, thank you very much, cám ơn nhiều!
Món thứ bảy: bún soba
Sau cùng là tráng miệng bằng một loại bánh gì đó… Hết biết rồi……….
Sáng hôm sau cô hướng dẫn viên đòan du lịch hỏi mọi người có “enjoy last night dinner” (ăn tối có ngon miệng) hay không. Người Úc vốn lịch sự, đa số chỉ cười cười, vài người nói “it’s interesting!” (thú vị).
Không phải đồ ăn nào của người Nhật cũng “thanh đạm” cả, có những món ăn cũng được, chẳng hạn món mì udon, món tôm chiên tempura, cơm thịt xào và trứng, v.v.
Cơm thịt heo xào
Tôm chiên tempura
Món thịt bò Hida “nướng vĩ” cũng rất ngon. Thịt bò Kobe và Hida của Nhật nổi tiếng là ngon. Mà nó ngon thật, mềm mại và thơm béo. Giá cả thì “khiêm nhường”, chỉ có 12,500yen (khoảng $156 Úc kim) một kg… mà thôi!!
Ở Tokyo tôi thấy có tiệm ăn Tàu, có MacDonald, Kentucky Fried Chicken, có Sizzler, nhưng không biết có tiệm ăn Việt Nam hay không?
Hôm chờ máy bay về Úc tại phi trường Narita, tôi thấy một tiệm có quảng cáo bán phở gà.
Bản quảng cáo bán phở gà
Wow! Buồn ngủ gặp chiếu manh! Tôi vào tiệm gọi ngay một tô phở gà!
Phở gà “kiểu Nhật” có bỏ cả xà lách và dưa leo thái nhỏ trong đó nữa và ngon cũng cỡ phở gói ăn liền!
Tô phở gà tại phi trường Narita
Hôm nào rãnh tôi sẽ nấu món ốc luộc kiểu Nhật và bún soba lạnh chế xì dầu cho các bạn ở Úc thưởng thức chơi... he...he...he...
Phần 3 - Hồ Ashi, núi Phú Sĩ và vùng cao nguyên
Rời Tokyo, đoàn du lịch của tôi hướng về làng nghỉ mát Hakone, nơi có suối nước nong và hồ Ashi. Hồ Ashi cao hơn mặt biển 725m là thắng cảnh chính của vùng Hakone. Diện tích của hồ là 680ha và chu vi là 21km.
Vào ngày trời tốt, bạn có thể nhìn thấy bóng của núi Phú Sĩ phản ảnh trên mặt hồ. Du khách đến đây thường dùng thuyền để dạo quanh hồ.
Hồ Ashi
Cổng đền Shinto trên hồ
Thuyền (chở du khách)
kiểu hải tặc
Nói đến nước Nhật thì không thể quên núi Phú Sĩ. Phú Sĩ Sơn với độ cao 3,766m là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và là một trong những ngọn núi hình nón đều đặn nhất thế giới. Có nhìn tận mắt bạn mới cảm nhận được vẻ đẹp uy nghi và hùng vĩ của ngọn núi này.
Ở chân núi Phú Sĩ có nhiều hồ, suối, rừng hoang, hang động và các loại thảo mộc vùng núi. Nơi đây bạn có thể cắm trại, đi bộ và câu cá vào mùa hè, hay trượt băng hoặc trượt tuyết vào mùa đông.
Phú Sĩ Sơn trong nắng chiều
Phú Sĩ Sơn trong nắng ban mai
Rời Hakone, chúng tôi đi về vùng cao nguyên phiá bắc. Càng lên cao, khí hậu càng lạnh, và có… tuyết! Thật là vô cùng thú vị! Trong đoàn du lịch có 3 người Úc chưa từng thấy tuyết!
Đường lên cao nguyên
Cảnh vật bên đường
Khắp nơi tuyết trắng xoá một màu. Thay vì hát “Mùa xuân sang có hoa anh đào”, có lẽ tôi nên hát “Ngoài kia tuyết rơi đầy, anh không đến bên em chiều nay…” thì có lẽ thích hợp hơn!
Trong vùng Hida Takayama có một ngôi làng mang tên Shirakawa-go, nằm bên dòng sông Shogawa, được cơ quan UNESCO xem là di sản thế giới (World Heritage Site). Làng này có khoảng 200 ngôi nhà với mái thẳng đứng lợp bằng tranh, do một kiến trúc sư người Đức thiết kế.
Một con đường trong làng Shirakawa-go
Phần 2 – Hoa anh đào
Mùa xuân sang có hoa anh đào
Màu hoa tôi trót yêu từ lâu
Lòng bâng khuâng nhớ ai năm nào
Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào
Mình nói chuyện ngày sau…..
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Vz02COcuiN (bấm vào đây để nghe bài hát)
Hẵn bạn còn nhớ nhạc phẩm Mùa Xuân Có Hoa Anh Đào chứ?
Có đến Nhật vào mùa xuân, bạn mới thật sự hiểu được tại sao người ta gọi nước Nhật là xứ anh đào.
Hoa đào mọc khắp nơi, trên sườn đồi, bên bờ sông, giữa thành phố, trong sân chùa, ngoài công viên… Khắp nơi trên đất Phù tang, hàng ngàn cây anh đào đua nhau khoe sắc như chào đón du khách đến đất nước này.
Hoa anh đào nở trên sườn đồi
Hoa anh đào nở bên cầu
Hoa anh đào nở giữa thành phố
Hoa anh đào nở trong sân chùa
Hoa anh đào nở bên bờ sông
Không biết đào nguyên của Lưu, Nguyễn ngày xưa ra sao, nhưng khi bước đi giữa những tàng cây rợp bóng anh đào, tôi nghĩ đào nguyên thời ấy cũng không đẹp hơn thế này.
Mộng dưới hoa
Trong các công viên, không cần là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cũng có thể chụp được những bức hình tuyệt vời bởi vì khắp nơi đều là cảnh đẹp. Một vẻ đẹp thanh thản và tỉnh lặng.
Một góc trong công viên Shinjuku Gyoen, Tokyo
Hoa đào có nhiều màu: trắng, hồng nhạt, hồng đậm và nhiều loại: hoa đơn, hoa kép, loại cành rũ (weeping cherry blossom).
Hoa đào trắng
Hoa đào hồng đậm
Hoà đào loại cành rũ
Ngoài hoa đào thì cây cối và những loại hoa khác cũng rất đẹp. Trong công viên tất cả những cây tùng hay những loại cây cảnh khác đều được cắt tỉa cẩn thận và mỹ thuật, tạo thành những hình dáng ẻo lã và lạ mắt.
Hoa mộc lan
Hoa màu tím (không biết tên)
Cây tùng
Bạn hãy tưởng tượng mình đang đi trên đường, bỗng một cơn gió mạnh thổi lên, hàng ngàn cánh hoa đào bay lất phất như tuyết rơi và rụng đầy dưới chân của bạn. Bất chợt bạn sẽ có một cảm giác bâng khuâng....
Hoa đào rơi kín mặt hồ
Chuyện đời như một giấc chiêm bao mà thôi
Tìm về quá khứ thấy xuyến xao lòng tôi
Gió xuân đến bao giờ,
Ngỡ như bước chân ai qua thềm hay là mơ?
Xin cám ơn nhạc sĩ Thanh Sơn, tác giả của bài Mùa Xuân Có Hoa Anh Đào, đã viết lên một nhạc phẩm mang âm hưởng Phù Tang vô cùng lãng mạn về hoa anh đào.
DU LỊCH NHẬT BẢN
Bạch PhượngOh là la… con lạc đà! Chỉ có một lát thịt vịt trong món này thôi! Không đọc thực đơn thì cũng khống biết là có!
Món thứ năm: măng, đậu hủ, thịt vịt và bánh bột.
Xin bạn kiên nhẫn một tí, sắp hết rồi.
Món thứ sáu là món thịt bò với củ cải bào ngâm giấm, cải xanh và chanh.
Món thứ sáu: thịt bò
Món thứ bảy là món bún soba lạnh với gia vị! Bạn hãy tưởng tuợng một chén bún loại dai, bên trên có mấy sợi rong biển, trộn với một loại nước tương pha loãng và ăn lạnh…
Trời ơi là trời!… Làm ơn cho tôi tô phở tái nạm gầu, pleeeeeease!! Arigato gozaimasu, thank you very much, cám ơn nhiều!
Món thứ bảy: bún soba
Sau cùng là tráng miệng bằng một loại bánh gì đó… Hết biết rồi……….
Sáng hôm sau cô hướng dẫn viên đòan du lịch hỏi mọi người có “enjoy last night dinner” (ăn tối có ngon miệng) hay không. Người Úc vốn lịch sự, đa số chỉ cười cười, vài người nói “it’s interesting!” (thú vị).
Không phải đồ ăn nào của người Nhật cũng “thanh đạm” cả, có những món ăn cũng được, chẳng hạn món mì udon, món tôm chiên tempura, cơm thịt xào và trứng, v.v.
Tôm chiên tempura
Món thịt bò Hida “nướng vĩ” cũng rất ngon. Thịt bò Kobe và Hida của Nhật nổi tiếng là ngon. Mà nó ngon thật, mềm mại và thơm béo. Giá cả thì “khiêm nhường”, chỉ có 12,500yen (khoảng $156 Úc kim) một kg… mà thôi!!
Ở Tokyo tôi thấy có tiệm ăn Tàu, có MacDonald, Kentucky Fried Chicken, có Sizzler, nhưng không biết có tiệm ăn Việt Nam hay không?
Hôm chờ máy bay về Úc tại phi trường Narita, tôi thấy một tiệm có quảng cáo bán phở gà.
Bản quảng cáo bán phở gà
Wow! Buồn ngủ gặp chiếu manh! Tôi vào tiệm gọi ngay một tô phở gà!
Phở gà “kiểu Nhật” có bỏ cả xà lách và dưa leo thái nhỏ trong đó nữa và ngon cũng cỡ phở gói ăn liền!
Tô phở gà tại phi trường Narita
Hôm nào rãnh tôi sẽ nấu món ốc luộc kiểu Nhật và bún soba lạnh chế xì dầu cho các bạn ở Úc thưởng thức chơi... he...he...he...
Phần 3 - Hồ Ashi, núi Phú Sĩ và vùng cao nguyên
Rời Tokyo, đoàn du lịch của tôi hướng về làng nghỉ mát Hakone, nơi có suối nước nong và hồ Ashi. Hồ Ashi cao hơn mặt biển 725m là thắng cảnh chính của vùng Hakone. Diện tích của hồ là 680ha và chu vi là 21km.
Vào ngày trời tốt, bạn có thể nhìn thấy bóng của núi Phú Sĩ phản ảnh trên mặt hồ. Du khách đến đây thường dùng thuyền để dạo quanh hồ.
Hồ Ashi
Cổng đền Shinto trên hồ
Thuyền (chở du khách)
kiểu hải tặc
Nói đến nước Nhật thì không thể quên núi Phú Sĩ. Phú Sĩ Sơn với độ cao 3,766m là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và là một trong những ngọn núi hình nón đều đặn nhất thế giới. Có nhìn tận mắt bạn mới cảm nhận được vẻ đẹp uy nghi và hùng vĩ của ngọn núi này.
Ở chân núi Phú Sĩ có nhiều hồ, suối, rừng hoang, hang động và các loại thảo mộc vùng núi. Nơi đây bạn có thể cắm trại, đi bộ và câu cá vào mùa hè, hay trượt băng hoặc trượt tuyết vào mùa đông.
Phú Sĩ Sơn trong nắng chiều
Phú Sĩ Sơn trong nắng ban mai
Rời Hakone, chúng tôi đi về vùng cao nguyên phiá bắc. Càng lên cao, khí hậu càng lạnh, và có… tuyết! Thật là vô cùng thú vị! Trong đoàn du lịch có 3 người Úc chưa từng thấy tuyết!
Đường lên cao nguyên
Cảnh vật bên đường
Khắp nơi tuyết trắng xoá một màu. Thay vì hát “Mùa xuân sang có hoa anh đào”, có lẽ tôi nên hát “Ngoài kia tuyết rơi đầy, anh không đến bên em chiều nay…” thì có lẽ thích hợp hơn!
Trong vùng Hida Takayama có một ngôi làng mang tên Shirakawa-go, nằm bên dòng sông Shogawa, được cơ quan UNESCO xem là di sản thế giới (World Heritage Site). Làng này có khoảng 200 ngôi nhà với mái thẳng đứng lợp bằng tranh, do một kiến trúc sư người Đức thiết kế.
Một con đường trong làng Shirakawa-go
Phần 2 – Hoa anh đào
Mùa xuân sang có hoa anh đào
Màu hoa tôi trót yêu từ lâu
Lòng bâng khuâng nhớ ai năm nào
Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào
Mình nói chuyện ngày sau…..
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Vz02COcuiN (bấm vào đây để nghe bài hát)
Hẵn bạn còn nhớ nhạc phẩm Mùa Xuân Có Hoa Anh Đào chứ?
Có đến Nhật vào mùa xuân, bạn mới thật sự hiểu được tại sao người ta gọi nước Nhật là xứ anh đào.
Hoa đào mọc khắp nơi, trên sườn đồi, bên bờ sông, giữa thành phố, trong sân chùa, ngoài công viên… Khắp nơi trên đất Phù tang, hàng ngàn cây anh đào đua nhau khoe sắc như chào đón du khách đến đất nước này.
Hoa anh đào nở trên sườn đồi
Hoa anh đào nở bên cầu
Hoa anh đào nở giữa thành phố
Hoa anh đào nở trong sân chùa
Hoa anh đào nở bên bờ sông
Không biết đào nguyên của Lưu, Nguyễn ngày xưa ra sao, nhưng khi bước đi giữa những tàng cây rợp bóng anh đào, tôi nghĩ đào nguyên thời ấy cũng không đẹp hơn thế này.
Mộng dưới hoa
Trong các công viên, không cần là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cũng có thể chụp được những bức hình tuyệt vời bởi vì khắp nơi đều là cảnh đẹp. Một vẻ đẹp thanh thản và tỉnh lặng.
Một góc trong công viên Shinjuku Gyoen, Tokyo
Hoa đào có nhiều màu: trắng, hồng nhạt, hồng đậm và nhiều loại: hoa đơn, hoa kép, loại cành rũ (weeping cherry blossom).
Hoa đào trắng
Hoa đào hồng đậm
Hoà đào loại cành rũ
Ngoài hoa đào thì cây cối và những loại hoa khác cũng rất đẹp. Trong công viên tất cả những cây tùng hay những loại cây cảnh khác đều được cắt tỉa cẩn thận và mỹ thuật, tạo thành những hình dáng ẻo lã và lạ mắt.
Hoa mộc lan
Hoa màu tím (không biết tên)
Cây tùng
Bạn hãy tưởng tượng mình đang đi trên đường, bỗng một cơn gió mạnh thổi lên, hàng ngàn cánh hoa đào bay lất phất như tuyết rơi và rụng đầy dưới chân của bạn. Bất chợt bạn sẽ có một cảm giác bâng khuâng....
Hoa đào rơi kín mặt hồ
Chuyện đời như một giấc chiêm bao mà thôi
Tìm về quá khứ thấy xuyến xao lòng tôi
Gió xuân đến bao giờ,
Ngỡ như bước chân ai qua thềm hay là mơ?
Xin cám ơn nhạc sĩ Thanh Sơn, tác giả của bài Mùa Xuân Có Hoa Anh Đào, đã viết lên một nhạc phẩm mang âm hưởng Phù Tang vô cùng lãng mạn về hoa anh đào.
DU LỊCH NHẬT BẢN
Các bạn thân mến,
Tháng 3 năm ngoái cơn sóng thần tàn phá vùng đông bắc của Nhật Bản đã khiến cả thế giới kinh hoàng. Nhiều quốc gia mở cuộc lạc quyên để chia sẻ phần nào nỗi bất hạnh với người dân xứ Phù Tang.
Những tin tức, những câu chuyện về sự can đảm, kỷ luật và tự trọng của người Nhật trong cơn thiên tai đó đã khiến nhiều người cảm động và khâm phục.
Vừa qua, tôi có dịp sang Nhật nên xin được chia sẻ cùng các bạn một vài nét về chuyến du lịch của tôi cũng như về cái hay cái đẹp của đất nước này.
o0o-
Phần 1 – Tokyo
Tokyo là thủ đô của nước Nhật, với dân số lên đến gần 13 triệu người, nghĩa là hơn phân nửa dân số của cả nước Úc (23 triệu người).
Đến Tokyo , các bạn sẽ thấy rất đông người và xe cộ qua lại nhưng bạn sẽ không có cái cảm giác của sự xô bồ xô bộn ở những thành phố đông dân tại một số nước khác. Ngoài phố, mọi người đều hối hả và bận rộn nhưng trong một sự trật tự khó diễn tả.
Một con đường nhỏ vào buổi tối
Theo tôi thì phụ nữ Nhật có nhiều người đẹp. Họ có dáng người thon thả, nước da trắng, chiếc mũi dọc dừa, cặp mắt đen, rất dễ nhìn. Ngược lại, ít thấy được một người đàn ông Nhật đẹp trai ngoài đường. Không hiểu tại sao?
Không khí tại Tokyo không bị tình trạng ô nhiễm. Vào ngày trời tốt, từ những cao ốc bạn có thể nhìn thấy núi Phú Sĩ, ở cách xa thành phố này khoảng 100 cây số
Tại phi trường Narita, bên trong cũng như bên ngoài đều có phòng dành cho những người hút thuốc.
Phòng hút thuốc bên ngoài tại phi trường Narita
Đa số xe hơi chạy trên đường là loại xe nhỏ, và màu sắc thì phần lớn là màu trắng, màu xám nhạt và màu đen. Bạn sẽ thấy rất ít xe hơi với màu sắc sặc sở như màu đỏ tươi, màu vàng hay màu xanh, ngoại trừ các xe taxi và xe buýt chở hành khách.
Bến xe taxi
Tại Tokyo và những nơi khác ở Nhật, bạn sẽ không thấy một kiểu (model) xe hơi Nhật nào quen thuộc ở Úc chạy trên đường. Tôi nghĩ có lẽ những kiểu xe bán ở Úc thuộc loại thiết kế dành để xuất cảng mà thôi.
Nói đến xe hơi, các bạn có biết công ty Toyota nổi tiếng thế giới ngày nay, trước kia vốn là một hãng sãn xuất máy dệt hay không?
Tiên sinh Sakichi Toyoda, người sang lập ra tập đoàn Toyota , đã chế ra máy dệt và người con trai trưởng của ông, Kiichiro Toyoda, đã từ chuyển từ việc sản xuất máy dệt sang sản xuất xe hơi. Phương chăm của họ là “Siêng Năng và Có Sáng Kiến” trong việc “làm ra sản phẩm”.
Tại thành phố Nagoya, một viện bảo tàng lịch sử của tập đoàn Toyota đã được dựng lên tại nơi mà xưa kia vốn là tổng hành dinh của hãng chế tạo máy dệt Toyoda, tiền thân của công ty xe hơi Toyota ngày nay.
Vài hình ảnh về các loại máy dệt
Chiếc xe Toyota đầu tiên
Người Nhật cũng hay dùng xe đạp để di chuyển. Trên đường phố, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy những bãi đậu xe đạp.
Bãi xe đạp
Đa số người Nhật sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi lại trong thành phố, chủ yếu là dùng xe lửa ngầm. Ga xe lửa Tokyo lớn kinh khủng với chi chit ngõ ngách và tầng lầu. Du
khách lơ ngơ như tôi mà đi một mình thì lạc là cái chắc.
Ga xe lửa Kyoto
Ngoài ra bạn có thể dùng xe lửa cao tốc (bullet train) hay xe buýt để đi từ thành phố này sang thành phố khác. Từ Tokyo đến Kyoto là khoảng 500km, nều dùng xe lửa cao tốc chỉ mất khoảng 2 tiếng 20 phút.
Xe lửa cao tốc
Tại Tokyo, có vô số thương xá và tiệm bán quần áo. Tôi không biết người Nhật “nghèo” mua sắm ở đâu, chứ du khách “nghèo” như tôi thì chịu thua. Đa số các tiệm bán quần áo và giày dép đều là đồ hiệu thứ xịn, một món hạng bét cũng phải vài trăm Úc kim trở lên.
Cũng
may người bán hàng ở Nhật vô cùng lịch sự. Khách bước vào tiệm là họ
vui vẻ chào hỏi và cho dù bạn không mua món nào khi bạn đi ra họ cũng
chào và cám ơn.
Báo Trung Quốc: Đứng Ngồi Không Yên Vì Súng Laser.
Trên trang 'Quân giải phóng Trung Hoa' đã đưa tin quân đội Mỹ đã hoàn tất việc triển khai vũ khí laser trên một số tầu chiến và đã nhiều lần tiến hành tập trân tiêu diệt mục tiêu giả định trên biển với loại vũ khí hiện đại này..
Hiện tại thông tin này đang trở thành chủ đề nóng hổi trên hầu hết các trang mạng liên quan tới quân sự của Trung Quốc.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra như: Vì sao Hải quân Mỹ lại ưu ái vũ khí laser? Phải chăng vì loại vũ khí này không cần kho chứa đạn khổng lồ, có thể bắn liên tục mà không bị hao mòn sau nhiều lần sử dụng và quan trọng hơn không làm nổ tung soái hạm khi bị đối phương bắn trúng.
Theo báo Trung Quốc Hệ thống “vũ khí laser phòng ngự khu vực trang bị cho tàu chiến” là một hệ thống laser chiến thuật giá rẻ có khả năng phòng thủ cự ly gần, thậm chí cự ly có thể sẽ được nâng tầm lên do nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đang được đánh giá là gặt hái được nhiều thành công..
.
Theo đó loại 'súng' laser của Mỹ có thể được lắp đặt trên tàu chiến nổi cỡ lớn và trung bình như tàu khu trục tên lửa Aegis, loại vũ khí này có thể đối phó với nhiều loại mục tiêu trên biển, trên không, bao gồm tên lửa không đối hạm, tên lửa hạm đối hạm, tên lửa ngầm đối hạm, đạn lửa (đạn hỏa tiễn), đạn pháo, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, thủy lôi di động và tàu cỡ nhỏ.
Hình ảnh loại súng laser mới nhất đang được các nhà khoa học quân sự Mỹ thử nghiệm được đăng tải đầy đủ trên báo Trung Quốc..
.
Có thể nói sự lo lắng của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở, bởi trên thế giới mới chỉ có Mỹ là đang nỗ lực phát triển loại vũ khí của tương lai này. Nếu mọi nỗ lực thành công Mỹ sẽ sớm cho triển khai vũ khí laser cho toàn quân, đến lúc đó cán cân sức mạnh quân sự đã nghiêng hẳn về phía Mỹ, điều mà Trung Quốc không bao giờ muốn xảy ra...
Hình ảnh mô phỏng vũ khí laser được triển khai trên máy bay của lực lượng không quân Hoa Kỳ
Truyền thông Trung Quốc cho biết: Chiếc máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Không quân Mỹ là “Boeing 747-400F”, thuộc căn cứ không quân Edwards của Không quân Mỹ. Chiếc máy bay này đã được trang bị vũ khí laser hóa học COLL có công suất mạnh, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không. Hiện nay, nhiệm vụ tác chiến tưởng định của quân đội Mỹ bao gồm: đánh chặn tên lửa đất đối không, tên lửa không đối không và máy bay cánh cố định, máy bay trực thăng; bắn rơi các mục tiêu như tên lửa hành trình bay ở tầm cao và tầm thấp, máy bay không người lái, khinh khí cầu; theo dõi vệ tinh của đối phương hoạt động trên quỹ đạo, dùng chiếu xạ laser để nó tạm thời mất đi chức năng.
Chương trình laser cho máy bay của Không quân Mỹ đã trải qua hơn 10 năm phát triển, đã giành được một loạt thành tựu to lớn.
Đặc biệt là thử nghiệm đánh chặn sát thương trên không thành công ngày 10/1/2010 đã một lần nữa khẳng định Mỹ đang dần làm chủ công nghệ sản xuất vũ khí của tương lai, điều khiến Trung Quốc hết sức lo ngại.
Với những tính năng vượt trội của vũ khí laser cùng với nỗ lực nghiên cứu của Mỹ, Trung Quốc cho rằng việc đưa vào sử dụng loại vũ khí hiện đại này trong thực tế sẽ không còn quá lâu.
Theo báo Trung Quốc: Vũ khí laser chiến thuật Low-Sentinel của Lục quân Mỹ, do Công ty Lockheed Martin nghiên cứu phát triển, có thể dùng container vận chuyển, được kéo bởi xe tải quân sự chiến thuật, thực hiện cơ động nhanh trên chiến trường, đánh chặn có hiệu quả các mục tiêu trên mặt đất và trên không ở tầm thấp, có tính cơ động chiến thuật mạnh
Hệ thống này đã sử dụng thiết bị laser hóa học DF, có công suất cao hơn, đường kính chùm tia sáng lớn hơn, mật độ năng lượng phân bố đều, ô nhiễm ít, tính năng tổng thể khá tốt, không những có thể phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm gần, đạn pháo tầm gần, tầm trung và tầm xa, đạn hỏa tiễn, hơn nữa có thể đánh chặn sự tấn công của máy bay trực thăng, máy bay không người lái, khinh khí cầu và tên lửa hành trình, bảo vệ cho các cơ sở quân sự, khu dân cư hoặc khu công nghiệp, khu vực bảo vệ có thể lên tới 8.000 m2
Việc quân đội Mỹ đang tiệm cận tới việc sở hữu loại vũ khí của tương lai khiến Trung Quốc không thể ngồi yên, một chương trình nghiên cứu tìm hiểu về thế hệ của những loại vũ khí tương lai cũng đã được quân đội nước này đặt ra, thậm chí tham vọng của Trung Quốc còn lớn hơn Mỹ nhiều lần. Vậy nhưng nói và làm là 2 điều hoàn toàn khác nhau, hơn thế nữa nếu so sánh trình độ khoa học quân sự thì Trung Quốc còn ở một khoảng cách khá xa so với Mỹ. (Trong ảnh mô phỏng một cuộc chiến ngoài không gian sử dụng vũ khí laser hiện đại, liệu điều này sẽ thành sự thật trong tương lai?)
PHAN THANH TÂM * TRẦN ĐỨC THẢO
Hồ Chí Minh: Con khủng long ba đầu, chín đuôi
Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối
Phan Thanh Tâm (Danlambao)
- Đã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất đặc biệt vì sách đã “phân tích sư thật về những hành động khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”. Năm 1951 ông bỏ Paris về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; đã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 năm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất đã khẳng định, Marx đã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” đã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của đạo lý”. Theo ông, đây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời” và “là một con khủng long ba đầu, chin đuôi”.
- Đã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất đặc biệt vì sách đã “phân tích sư thật về những hành động khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”. Năm 1951 ông bỏ Paris về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; đã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 năm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất đã khẳng định, Marx đã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” đã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của đạo lý”. Theo ông, đây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời” và “là một con khủng long ba đầu, chin đuôi”.
Lời trối trăng của nhà triết học Trần Đức Thảo cho biết, “nếu không dám khui ra những sai trái lịch sử của “ông cụ”, không dám đưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra được tình trạng bế tắc chính trị độc hại như hiện nay ở nước ta”. Theo ông, quá khứ cách mạng của Việt Nam đã tích tụ quá nặng đầy những di sản xấu. Quyển sách dày 427 trang là những lời tâm sự sống động của một nhà tư tưởng giúp độc giả hiểu rõ nguồn gốc của thảm kịch đang bao phủ lên thân phận dân tộc, lên đất nước ta. Ông cảnh báo xã hội Việt Nam “đang bị ung thối bởi căn bệnh xảo trá, căn bệnh thủ đoạn của đảng”. Ông bị tống đi ra khỏi quê hương vĩnh viễn với cái vé đi một chiều, bị đuổi khỏi Sài Gòn, buộc phải đi Pháp, không được trở về Hà nôi.
Trong cuốn sách, nhà triết học Trần Đức Thảo (1917-1993) đã vạch ra rằng, về lâu về dài, càng thấy ba chọn lựa của “cụ Hồ” mang tính sinh tử với đất nước và dân tộc, đã để lại di sản vô cùng trầm trọng: “chọn chủ nghĩa xã hội của Marx để xây dưng chế độ, chọn chiến tranh xóa hiệp định hòa bình để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước, chọn Mao và đảng Cộng sản Trung Quốc làm đồng minh, đồng chí”. Sách có 16 chương, một chương chỉ để giải mã lãnh tụ; nhưng ở chương nào HCM cũng được đề cập tới. Ông xác nhận, hễ nói tới thảm kịch VN thì “không thể không nhăc tới ông cụ”. Cố giáo sư quả quyết, “phải nói thẳng ra là Mao đã trực tiếp bẻ lái “ông cụ”; và “Trung Quốc muốn nhuộm đỏ Việt Nam theo đúng màu đỏ đậm của Trung Quốc”.
Đãi ngộ hay bạc đãi
Triết gia Trần Đức Thảo (TĐT), nổi tiếng về hiện tượng luận, từng tranh cãi với Jean-Paul Sartre được đảng Cọng Sản Pháp vận động để được cho về xứ nhằm phục vụ cách mạng vì “tôi có những nghiên cưú sâu rộng cuộc cách mạng tháng 10 ở Nga và có vốn hiểu biết vững chắc tư tưởng của Karl Marx”. Khi về tới quê hương “tôi bị vỡ mặt và vỡ mộng”; bị nghi là “siêu gián điệp trí thức”. Tên tuổi ông, một thời danh tiếng trời Âu chìm hẳn. Năm 1991 ông “bị đẩy trở lại Paris”. Thế nhưng, sau khi qua đời ngày 24/4/1993, nhà cầm quyền Hà nội lại truy tặng ông huy chưong Độc Lập; ca tụng ông là nhà triết học lớn của thế kỷ. Họ còn cho rằng “”tư tưởng HCM” đã có ảnh hưởng với nhà triết học số một Việt Nam và lúc sinh thời đảng, nhà nước rất mực trọng đãi ông.
Triết gia Trần Đức Thảo (TĐT), nổi tiếng về hiện tượng luận, từng tranh cãi với Jean-Paul Sartre được đảng Cọng Sản Pháp vận động để được cho về xứ nhằm phục vụ cách mạng vì “tôi có những nghiên cưú sâu rộng cuộc cách mạng tháng 10 ở Nga và có vốn hiểu biết vững chắc tư tưởng của Karl Marx”. Khi về tới quê hương “tôi bị vỡ mặt và vỡ mộng”; bị nghi là “siêu gián điệp trí thức”. Tên tuổi ông, một thời danh tiếng trời Âu chìm hẳn. Năm 1991 ông “bị đẩy trở lại Paris”. Thế nhưng, sau khi qua đời ngày 24/4/1993, nhà cầm quyền Hà nội lại truy tặng ông huy chưong Độc Lập; ca tụng ông là nhà triết học lớn của thế kỷ. Họ còn cho rằng “”tư tưởng HCM” đã có ảnh hưởng với nhà triết học số một Việt Nam và lúc sinh thời đảng, nhà nước rất mực trọng đãi ông.
Có thật thế không? Trong chương Đãi ngộ hay bạc đãi, ông nói, những chức
vị mà người ta ban cho, “che dấu một đối xử nghiệt ngã và tồi tệ”. Ông
cho biết, sự có mặt của ông trong một số sinh hoạt chỉ là “bù nhìn đứng
giữa ruộng dưa”. Sự thật “họ chỉ để cho sống; cho tôi khỏi chết đói; chỉ
toàn là bạc đãi”. Nhà triết học phân trần, chúng bắt “tôi phải gắng mà
học tập nhân dân nghĩa là phải cúi đầu tuyệt đối vâng, nghe lời đảng”.
Ông tiết lộ, tuy có chức phó giám đốc trường Đại Học Văn Khoa Sư Phạm
nhưng “chưa hề được tham dự bàn bạc gì vào việc tổ chức, điều khiển,
ngay cả ý kiến giảng dạy cũng không hề có”. Sự có mặt của ông trong các
buổi họp hay đi theo các phái đoàn thanh tra là chỉ để “giới thiệu có
thạc sĩ triết bên tây về ủng hộ cách mạng”.
Những điều nói đó phù hợp với bài báo của nhà thơ Phùng Quán Chuyện vui
về triết gia Trần Đức Thảo đăng trên báo Tiền phong ngày 11/5/1993: nhờ
cái chết của nhà tư tưởng lớn này qua các báo mà rất nhiều người trong
nước được biết rằng đất nước chúng ta đã từng sinh ra một triết gia tầm
cỡ quốc tế. Ông ta sang tận bên Tây mà chết. Khi sống ở trong nước thì
lôi thôi nhếch nhác hơn cả mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo
bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân
dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp “Pơ-giô con
vịt” mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ
vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở
người”.
Mưu thần chước quỷ
Nhiều người tự hỏi bị đối xử cay đắng như vậy sao “bác Thảo lại hay có
lúc bật cười như điên”; và bị chung quanh chê bai, chế giễu “bác là
người khùng”? TĐT cho hay, ông bắt đầu “hết cười rồi lại khóc” sau khi
tham gia đợt thì hành cải cách ruộng đất ở huyện Chuyên Hóa, tỉnh Tuyên
Quang năm 1953. Lương tri trỗi dậy khi thấy lãnh đạo “chọn con đường
hành động nặng tính cuồng tín, dã man”. Ông nói, “chẳng thà là thằng
khùng hơn làm thằng đểu, thằng ác, thằng lưu manh”. Về giai thoại TĐT đi
chăn bò, theo ông, đó là một sự xấu hổ cho cả nước. Làm nhục một trí
thức là lối hành xử của một chính quyền man rợ, bị ảnh hưởng Trung Quốc,
buộc họ phải học thuộc lòng câu “trí thức không bằng cục phân” của Mao.
Nhà tư tưởng họ Trần nhận xét, Cộng Sản Việt Nam rất sùng bái Trung
Quốc, ‘cứ như là con đẻ của đảng Cộng sản Trung Quốc”. Là một nhà triết
học, có thói quen tìm hiểu, đánh giá lại, ông thấy “nước ta trồng cây tư
tưởng của Marx, cho tới nay cây đó chỉ cho toàn quả đắng”. Chính “cái
thực tại tàn nhẫn khi chứng kiến sự đau khổ của con người bị kềm kẹp bởi
ý thức hệ” khiến ông muốn “đặt lại vấn đề từ học thuyết”. Triết gia TĐT
nói, nhiều lãnh tụ “từ lầu đài tư tưởng Marx bước ra đã trở thành những
ác quỉ”. Theo ông, “quỉ ấy là ý thức đấu tranh giai cấp”; là thứ “vi
rut” tư tưởng độc hại vô cùng; nó phá hoại xã hội, nó thúc đẩy con người
đam mê tìm thắng lợi, bằng đủ thứ quỉ kế, để mưu đồ củng cố cho chế độ
độc tài, độc đảng.
Theo nhà triết học số một của Việt Nam, “ông cụ” là một nhà ảo thuật
chính trị đại tài: lúc thì biến có thành không, lúc thì biến không thành
có”. Đúng là “mưu thần chước quỉ” chuyên hành động muôn hướng, muôn
mặt, “trí trá còn hơn huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!” Bác
Hồ đánh lừa dư luận Âu Mỹ, khi chép lời nói đầu bản tuyên bố độc lập của
Mỹ; đánh lừa các đảng trong nước khi thành lập chính phủ đại đoàn kết
và mời cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn. Vài tháng sau, Võ Nguyên Giáp dẹp
bỏ; coi họ là phản động; đẩy Bảo Đại sang Côn Minh. “Ông cụ” còn được
triết gia TĐT gọi là một nhà chính trị “thần sầu quỉ khốc” khi “ông cụ”
khôn khéo mưu tìm sự tiến cử của Mao để được đưa về xứ làm lãnh đạo duy
nhất phong trào cách mạng Việt Nam.
Cố Giáo sư TĐT kể lại rằng, biết mình bị Đệ Tam Quốc Tế tức Liên Sô loại
đuổi khéo về Viễn Đông và biết Mao là thủ lãnh các phong trào cộng sản ở
Châu Á, “ông cụ” vào làm việc cho Bát Lộ Quân, tuyên thệ gia nhập đảng
Cộng sản Trung Quốc; được Mao rất ưu ái. Nhờ vậy, “ông cụ” từng bước
loại bỏ tất cả đối thủ Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn văn
Cừ… để rồi vươn lên làm Tổng Bí Thư kiêm chủ tịch nước năm 1945. Dù sự
tấn phong “ông cụ” ở các đại hội Ma Cao và Hồng Kông bị phản ứng của các
khu uỷ, xử uỷ và của “Đê Tam” nhưng nhờ Mao dàn xếp nên đã qua mặt
những sự phản đối này vì họ là những kẻ đã từng nhận được sự nâng đỡ của
cộng sản Trung Quốc. Triết gia họ Trần nói thêm, “ông cụ” luôn luôn là
người biết chụp bắt cơ hội”.
Huyền thoại “bác Hồ”
Vẫn theo nhà tư tưởng TĐT, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về HCM
họ bị chói lòa bởi những huyền thoại về “ông cụ” của bộ máy tuyên
truyền; họ xử dụng sản phẩm chính thống của đảng thì làm sao họ hiểu hết
được mặt thật của họ Hồ. Ông nói, có một thứ tư liệu rất chính gốc, bộc
lộ rõ cái cuồng vọng lãnh tụ của “ông cụ”; nó chi phối từ nội tâm. Đó
là những tên giả chính “cụ Hồ” đã tự đặt cho mình. Muốn tìm hiểu cặn kẻ,
phải phân tách những chuyện biến tư tưởng qua từng giai đoạn đổi tên,
đổi họ; từ những cái tên “Tất Thành”, rồi “Vương”, rồi là “Ái Quốc”,
chót hết là “Chí Minh”. Đấy là những biểu hiện của một thứ bệnh tâm
thần, khao khát danh vọng. HCM chỉ thành lãnh tụ cách mạng sau khi không
được cho vào học Trường Thuộc Địa để ra là quan.
Nhà triết học nói thêm rằng, một người tự viết sách đề cao mình, như
cuốn “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch” và “Vừa đi
đường vừa kể chuyện” thì không thể là một người vì nước vì dân được.
“Ông cụ” đã tạo ra một thời chính trị điên đảo. Ngoài ra, đám quần thần
chung quanh “ông cụ”, không tha thứ cho ai dám tỏ ra ngang hàng với
“Người”. Họ tôn vinh “ông cụ” làm bác, làm cha dân tộc. Tạ Thu Thâu chết
mất xác vì câu nói “ngoài bắc có cụ, trong nam có tôi”. TĐT cho biết,
năm 1946 gặp “ông cụ” trong một buổi chiêu đãi ở Paris, ông đã bất ngờ
trước lời khước từ: “cách mạng chưa cần tới chú đâu” của HCM; khi ông tự
ý nắm tay “ông cụ” ngỏ lời: “Tôi muốn về nước cùng cụ xây dựng thành
công một mô hình cách mạng tốt đẹp tại quê hương”.
Dù thế, triết gia vẫn nhờ bạn bè phương tây giúp ông được về nước tham
gia kháng chiến. Nhờ vậy, ông có cơ hội quan sát một Hà nội và Sài Gòn
đang bị lột xác theo sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Một giai cấp
thống trị mới đang hình thành. Càng quan sát nhà tư tưởng TĐT càng thấy
huyền thoại về “bác Hồ” là tác phẩm của “cả một công trình nghệ thuật
hóa trang cao độ”. Cái gì có giá trị là của bác, của đảng. Họ công kênh
“ông cụ” lên làm bậc thần, bậc thánh. Theo TĐT, “phải hít thở cái không
khí” thờ kính, phục tùng lãnh tụ mới có thể hiểu phần nào những “phương
pháp tâm lý tinh vi” tôn sùng HCM. Ông nhấn mạnh, “bác Hồ” chỉ có thể
coi như mẫu mực thành đạt về chính trị; “không thể nào là mẫu mực về mặt
đạo đức”; vì cách sống muôn mặt của bác đâu phải là gương sáng.
Nhà triết học bị kết tội “cầm đầu âm mưu chống đảng” vì hai bài viết
trên Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP), do một số anh em văn nghệ trẻ chủ xướng.
Ông cho biết, nếu không có mấy nhà trí thức Pháp đứng đầu là Sartre
“tận tình quan tâm, chăm sóc” đến ông thì với mấy tội: tự ý nắm tay bác
năm 1946 đòi cùng về nước làm cách mạng; từ chối lên án bố mẹ khi khai
lý lịch; muốn đấu lý với cố vấn Trung Quốc lúc làm đội viên cải cách
ruông đất và vụ NVGP, ông có thể “dễ chết như chơi”. Năm 1952 triết gia
được dẫn đi chào “Bác”. Ban lễ tân dặn ông bốn điều cần nhớ: phải đứng
xa “Người” ba mét, chỉ lại gần khi “Người” ra lệnh; không được nói leo,
chỉ trả lời câu hỏi; không được chào trước; không được nói tôi phải xưng
bằng cháu, gọi “Người” bằng “bác.
Theo sự chiêm nghiệm của triết gia TĐT thì HCM chưa đọc kỹ học thuyết
sách vở của Marx, “tư duy sổi nên chưa tiêu hóa được”; nhưng lại “đọc
thuộc lòng cuốn “Le Prince” của Machiavel”, cuốn chỉ bày tận dụng mọi
thứ để người ta sùng bái. “Ông cụ” luôn luôn chứng tỏ một bề ngoài nặng
lý trí đến vô cảm; không thiết tha với gia đình; không có bạn hữu thân
tình. “Ông cụ” rất ghét cánh Tây học. Trong vòng thân cận, chỉ có toàn
hầu cận ít học được ”ông cụ” đào tạo để phục tùng; rồi sau đề bạt lên
làm lớn. “Ông cụ” làm thơ là “do cuồng vọng chính trị”, là để “ca ngợi
mình" và “hô hào quyết chiến”. Nhà triết học này còn cho rằng, trên thân
phận HCM có một bóng ma quái nó đè. Đó là “ bóng ma đế quốc bành trướng
vô cùng độc đoán, lấn át của Mao.”
Vẫn theo TĐT, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ là một phương cách giam hãm
các dân tộc chư hầu với cái tên đẹp “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh
em” nhưng thực chất là một đế quốc đỏ; nó kềm kẹp các dân tộc nhược
tiểu quanh nó. Đó “chỉ là thứ liên minh ma quái, quỉ quyệt, giả dối”;
muốn biến “nước ta thành một chư hầu ngoan ngoãn”. “Ông cụ” vì tham vọng
quyền lực từ ý chí muốn học ra làm quan nhưng không được nên đã lấy học
thuyết “giai cấp đấu tranh” làm kim chỉ nam để tạo cơ hội thành danh,
thành lãnh tụ. Nhà triết học nói, để nắm vững quyền lực “ông cụ” phải
thủ vai ông thánh, ông thần”, từ bỏ cả vợ con, mất đi tính người, thẳng
tay tiêu diệt những kẻ có tài. Lại thêm, Mao đã cài chung quanh “ông cụ”
một đám cực kỳ cuồng tín.
Trong chương “Hai chuyến di chuyển đổi đời” của cuốn sách, nhà triết học
họ Trần cho biết, ông được rời cảnh “sống như bị giam lỏng ở Hà nội” để
vào Sài Gòn ở là nhờ sự vận động của một số đồng chí trí thức Nam Bộ.
"Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng tới cùng cực. Khang trang và hiện đại;
đâu có đói khổ vì bị Mỹ Ngụy kềm kẹp. Miền Nam đã có một mức độ dân chủ
rõ rệt. Miền bắc bị tư tưởng Mac-Lenine làm nẩy sinh những chính sách
đầy sai lầm. Sĩ quan của "bộ đội cụ Hồ” đã có “thái độ thô bạo, ứng xử
thô bỉ” khi nhục mạ, gọi Dương văn Minh là mày, và bắt cả nhóm phải đứng
cúi đầu." Đấy là những lời thố lộ của TDT mà nhà văn Tri Vũ Phan Ngọc
Khuê đã viết lại qua các cuốn băng thu những điều ông tâm sự với một số
bạn trong sáu tháng cuối đời ông ở Paris.
Nhà triết học còn thú nhận Trần Dần và Trịnh Công Sơn là hai người đã
thúc đẩy ông phải thoát khỏi thái độ hèn nhát đã ngự trị trong đầu óc
trí thức và văn nghệ sĩ Hà nội; giới này đã ứng xử đồng lõa với tội ác
của cách mạng. Người thứ nhất là Trần Dần lúc ông ta mời viết cho NVGP.
Người thứ hai là các bài hát của họ Trịnh. Ngoài ra, những ai từng sống ở
Sài Gòn sau 1975, nếu đọc chương “Vẫn chưa được giải phóng” đều nhận
thấy những mô tả của triết gia về Hà nội năm 1954 rất giống Sài Gòn sau
30/4/75: “cả con người và xã hội ở đây đã không hề được giải phóng” và
thật là “vô lý và nhục nhã” khi so sánh với chế độ cũ. Ông nhận xét: tư
hữu kiểu cũ do làm cần cù, tích lũy mà có được; tư hữu kiểu mới do chiếm
đoạt bằng chữ ký và quyền lực.
Cao vọng hơn “bác Hồ”
Được gợi hứng bởi môi trường miền Nam, trong vòng 10 ngày TĐT hoàn thành
một tập sách nhỏ “Con người và chủ nghĩa lý luận không có con người”.
Đây là văn bản phản bác giáo điều, được đón nhận như một bông hoa lạ.
Chẳng bao lâu sách bị cấm phổ biến. Giới cựu kháng chiến và nhiều trí
thức khác còn ở lại trong nước tấp nập tới làm quen với nhà triết học để
nghe những “lời tiên tri” là “cách mạng đã biến chất để tư bản man rợ
tràn ngập”. Trung Ương thấy số người “phức tạp” đến gặp “bác Thảo” càng
ngày càng đông, nên Đảng đã quyết định “anh phải ra đi”. Nhà triết học
than “thôi thì đành mang thân xác ra xứ người”. Qua Pháp, tuy đã một
thời vang danh ở Paris, ông vẫn “lâm cảnh sống nay lo mai”, và còn bị
Toà đại sứ theo dõi kiểm soát chặt chẽ.
Trong cài xui có cái may. Nhà văn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê nhờ những lúc
nhà triết học bán chữ để kiếm sống qua các buổi thuyết trình ở kinh đô
ánh sáng mà đã làm quen thân với ông, được nghe ông tâm sự. Quyển sách
ghi lại nỗi hối hận đã thiêu đốt ông vào lúc hoàng hôn của cuộc đời. Nhà
văn cho hay ông “sẵn sàng trao mấy cuốn băng cho những ai muốn nghiên
cứu về TĐT”. Trong sách nhà triết học có lần đã khẳng định: “tôi có tham
vọng cao hơn của “bác Hồ” nhiều lắm”. Đấy là xây dựng “một lâu đài tư
tưởng trong đó toàn thể nhân loại đều thể hiện rõ quyền sống của mình,
quyền dân chủ bằng lá phiếu của mình”. Nhưng mộng đó không thành, triết
gia lừng danh một thời trời Âu bị đột tử. Chúng ta mất đi “một kho tàng
trải nghiệm về chiến tranh, về cách mạng”.
Người chủ trương Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc
Bích cho biết việc tái bản cuốn sách là để phục hồi danh dự một nhà tư
tưởng lớn của Việt Nam. Trong lời bạt ông viết, “cuộc đời TĐT xem như
cuộc đời tan nát vì “cách mạng” mà ông chọn phục vụ vào năm 1951 nên mọi
sự trở nên vỡ lở. Cuộc đời đó có thể xem như một bài học –“an object
lesson”- với những ai để cho tình cảm, lý tưởng che mờ đi lý trí, kinh
nghiệm. Không những ông mất vợ, không có đời sống gia đình, không có tự
do trong bóng tối làm những việc ông muốn làm cho quê hương đất nước của
ông. Sự nghiệp triết học của ông là một sự nghiệp dang dở." Sách được
xuất bản lần đầu với số lượng ít; tên gốc là Nỗi hối hận lúc hoàng hôn
chỉ để thăm dò ý kiến thân hữu.
Những ai yêu “bác Hồ”, những ai coi HCM là tên tội đồ hay các nhà khoa
bảng, các học giả, các ông bà phản chiến và những ai còn nghĩ đến nước
Việt nên đọc cuốn này. Cho tới nay chưa có tác giả nào trên thế giới -
ngoại trừ triết gia TĐT- nêu ra được, thật sáng tỏ, những điều vô cùng
bi thảm trong thời cách mạng; vì ông đã trải nghiệm 40 năm trong cuộc.
Ngoài ra, ông bà nào giỏi tiếng Tây tiếng Mỹ nên dịch sách ra cho thế
giới biết thêm về HCM, kẻ đã lừa mọi người từ Âu sang Á; khiến nhà tư
tưởng số một Việt Nam TĐT phải nói thẳng rằng, Napoléon, Hitler cũng có
tâm thức tự cao tự đại nhưng “không gian trá đến mức tinh quái” để có
những “hành động muôn hướng, muôn mặt, trí trá còn hơn cả huyền thoại
Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!”.
Saint Paul, 6/2014
HARRY WHITE * HOA KỲ - TRUNG QUỐC
Điều gì sẽ đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến với Trung Quốc?
Harry White
Ái Chân dịch
“Việc tái đối trọng” hiện không hiệu quả. Washington muốn đảm bảo tồn
tại một trật tự ở Á Châu mà ở đó họ ngồi ở đầu bàn và Trung Quốc theo
đuổi các lợi ích của mình theo cách mà các nước láng giềng có thể chung
sống với Trung Quốc.
Nhưng hy vọng đó đang tắt dần. Để cho chúng ta cơ
may tốt nhất là Hoa Kỳ duy trì được một vị thế mạnh mẽ và bền vững ở AC,
Tổng thống (TT) Obama cần quyết định những điều mà ông ấy thật sự mong
muốn và những điều mà ông ấy có thể sống mà không cần chúng. Trong bài
diễn văn “West Point” tuần rồi, chúng ta nhìn thấy từ ngài Tổng thống
một tia sáng le lói là điều đó sẽ được thực hiện.
Tính cho đến giờ, TT Obama đã nổ lực chế ngự Bắc Kinh bằng cách đi
giữa việc làm yên lòng và ngăn cản. Cách tiếp cận quá mềm mỏng sẽ dẫn
đến chủ nghĩa xét lại và quá cương quyết sẽ làm tăng khuynh hướng dẫn
đến một mối quan hệ đối nghịch sâu sắc. Ông đã theo đường lối hòa giải ở
hội nghị thượng đỉnh Sunnylands, đã cưỡng lại được lời kêu gọi của Nhật
Bản là phải cứng rắn hơn với Trung Quốc về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu
Ngư suốt gần cả năm ngoái, và chính quyền Hoa Kỳ, đại diện là ngài Phó
tổng thống, đã đặc biệt thân thiện khi viếng thăm Bắc Kinh, kể cả sau
tuyên bố khu vực nhận dạng phòng không ADIZ vào cuối năm 2013.
Nhưng mặt khác, hồi tháng 4, ông đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ chiến đấu
để bảo vệ Senkakus, sắp sửa gia tăng hiện diện quân sự ở Philippines và
đã xúc tiến củng cố mối quan hệ đối tác của Hoa Kỳ ở khu vực này. Ông
cũng nói thêm rằng Thái Bình Dương là cứ địa của đa số các tài sản quân
sự Hoa Kỳ. Mục tiêu của Hoa Kỳ tới năm 2020 là có 60% lực lượng Không
quân và Hải quân ở Thái Bình Dương – những quân chủng này là cần thiết
cho sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Á Châu và đã được bảo đảm phần nào khỏi áp
lực ngân sách. Chỉ mới tuần rồi ở Đối thoại Shangri-La, Singapore, Bộ
trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, đã nhất trí với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
là phải cứng rắn đối với Trung Quốc.
Nhưng điều đó không hiệu quả. Trung Quốc đã gia tăng nổ lực xác lập
quyền kiểm soát trong vùng tranh chấp thuộc biển Hoa Nam (biển Đông),
bao gồm những vùng biển chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và
Philippines. BắC Kinh đã củng cố vị thế của mình ở biển Hoa Đông, thiết
lập thành công khu vực ADIZ trên nhiều khu vực, bao gồm cả những quần
đảo tranh chấp. các chương trình phát thanh tin tức thì thừa mứa với
những chi tiết cụ thể. Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã đưa một
dàn khoan dầu tới vùng biển phía nam đảo Hải Nam, dường như đã bắt đầu
xây dựng một đường băng trên đảo Johnson South Reef thuộc quần đảo
Trường Sa, và đã bất ngờ cho cất cánh chiếc SU-27s để ngăn máy bay quân
sự Nhật ở khu vực ADIZ trên biển Hoa Nam.
Cách tiếp cận của TT Obama đã thất bại trong việc thuyết phục Bắc
Kinh về những lợi ích khi tuân thủ nguyên trạng, hoặc tìm cách thay đổi
nó thì họ sẽ phải gánh chịu những tổn thất không thể chấp nhận. Nếu Á
Châu tiếp tục hướng đi chiến lược hiện tại thì Trung Quốc sẽ trở nên mạo
hiểm hơn trong việc tìm cách củng cố cho những yêu sách chủ quyền đối
với lãnh thổ tranh chấp, và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington sẽ
tiếp tục khoét sâu hơn. Điều đó sẽ là một tai họa cho lợi ích của cả Á
Châu và Hoa Kỳ.
Chính quyền Obama đã hy vọng Bắc Kinh nghĩ rằng mọi thứ ở Á Châu là
quan trọng đối với Hoa Kỳ – từ những yêu sách chủ quyền biển chồng lấn
với Việt Nam cho tới chủ quyền của Nhật. Nhưng nhìn từ Bắc Kinh, trông
có vẻ là không có gì ở Á Châu là quan trọng với Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là
không đủ quan trọng để đi đến một cuộc chiến với Trung Quốc. Cho dù điều
đó có chính xác hay không thì ý nghĩ đó đang len lỏi dần vào suy nghĩ
của cả một vài đồng minh Hoa Kỳ – và điều đó làm họ lo lắng.
Một điều nguy hiểm là ý nghĩ hiểu lầm này có thể đẩy tới một cuộc
khủng hoảng và cuộc khủng hoảng đó có thể dẫn đến một cuộc chiến. Trung
Quốc có lẽ vượt qua lằn ranh giới hạn thật sự của Hoa Kỳ, mà thật trớ
trêu là Nhà Trắng đã không nói ra cho đủ rõ ràng để tránh việc Bắc Kinh
phản đối.
Nếu Washington muốn làm dịu đi nguy cơ này và tìm cách thay đổi đường
hướng chiến lược hiện tại, thì họ cần xác định những vấn đề mà họ sẽ
thật sự đi đến chiến tranh với Trung Quốc. Liệt kê ra bản danh sách đó
sẽ là một quá trình đau đớn, vì cho dù tất cả chúng quan tâm nhiều đến
thế nào đối với một số điều thì chúng cũng sẽ phải bị bỏ ra khỏi danh
sách đó. Và sẽ có những tổn thất cho cách tiếp cận này – đưa ra những
cam kết đáng tin về những điều được ghi trong bản danh sách sẽ dễ dàng
hơn nhưng sẽ khó khăn hơn nếu làm như thế với những điều không có trong
danh sách.
Ở đoạn 19 và 20 của bài diễn văn West Point tuần rồi, ngài TT đã thừa
nhận việc cần có danh sách đó, mặc dù không đề cập cụ thể tới Trung
Quốc. Ông nói “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân lực, một cách đơn phương nếu cần,
khi mà những lợi ích cốt lõi của chúng ta đòi hỏi điều đó.” Trong đoạn
tiếp theo, ông nói, “….khi các vấn đề quan tâm toàn cầu không gây ra mối
đe dọa trực tiếp cho Hoa Kỳ gặp nguy hiểm….thì ngưỡng hành động quân sự
phải cao hơn.” Đó là vấn đề sống còn. Giờ đây ông phải viết ra danh
sách các lợi ích cốt lõi đó, chứ không phải chỉ thừa nhận điều đó là
quan trọng.
Đau đớn nhất sẽ là loại bỏ Đài Loan (ra khỏi danh sách). Hoa Kỳ không
thể ngăn chặn Trung Quốc cuối cùng sẽ kiểm soát đảo quốc này, theo cách
này hay cách khác. Điều đó có nghĩa là bỏ Đài Loan ra khỏi danh sách là
quan trọng, bởi vì đưa ra tuyên bố đảm bảo an ninh mà không đáng tin sẽ
chỉ khiến cho vị thế của Hoa Kỳ ở Á Châu bị yếu đi – đó là lý do vì sao
Ukraina không bao giờ vào được NATO.
Những thứ khác cũng sẽ bị loại ra. Tranh chấp biên giới của Bắc Kinh
với những nước không phải đồng minh sẽ không phải là vấn đề của
Washington. Hanoi thì chỉ một mình, nhưng Manila và Tokyo thì không phải
một mình. Vậy thì có một số trường hợp tế nhị; Hoa Kỳ có nên nhảy vào
cuộc chiến với Trung Quốc nếu Bắc Kinh cố thay đổi đường biên giới đã
được thỏa thuận trước đó?
Không phải tất cả câu trả lời đều rõ ràng, nhưng chúng ta cần có
chúng trước khi một cuộc khủng hoảng thật sự xảy ra. Bằng không thì, Hoa
Kỳ và đồng minh Hoa Kỳ ở Á Châu có thể thấy chính mình đang mang lấy
rủi ro của một chính sách ngăn chặn nhưng không có tác dụng ngăn chặn.
Đó là một sự sắp đặt tồi tệ và Obama biết điều đó. Khi cái giá phải trả
thì cao như nó hiện nay ở Á Châu, thì việc sẵn sàng tham chiến vì những
lợi ích thứ yếu thật là điều không khôn ngoan, cũng như tế nhị tránh thể
hiện sự cương quyết đối với những điều thật sự quan trọng thì cũng thật
là không khôn ngoan tí nào.
Điều này không có nghĩa là từ bỏ các giá trị của Hoa Kỳ hay trật tự
dựa trên các nguyên tắc mà Hoa Kỳ lãnh đạo, mà vốn dĩ quá quan trọng đối
với Á Châu. Nhưng bằng cách phân biệt giữa những điều mà Hoa Kỳ cam kết
chiến đấu cho điều đó (ví dụ như là cho chủ quyền của Nhật) và những
điều mà Hoa Kỳ không cam kết (ví dụ như một cách tiếp cận khéo léo hơn
với những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh), thì khi đó Washington sẽ có
thể tiếp cận các mối quan ngại này theo cách khác nhau.
Bằng cách tháo gỡ các lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ ra khỏi các ưu tiên
của Hoa Kỳ, các cam kết của Washington với đồng minh sẽ ít bị tổn thương
hơn đối với các vấn đề có thứ tự ưu tiên thấp hơn trong khu vực. Hoa Kỳ
cũng sẽ tự do lớn tiếng hơn với những vấn đề không quan trọng mà không
có nhiều nguy cơ leo thang.
Có một yếu tố quan trọng thứ hai. Bằng cách chấp nhận sự mềm dẻo vốn
tồn tại trên thực tế, Hoa Kỳ sẽ có nền tảng để đối thoại thật sự với
Trung Quốc, thay vì chỉ cố thuyết phục Bắc Kinh chấp nhận các kết quả
được ưa thích hơn của Washington. Và bằng cách soạn thảo bản danh sách
cẩn thận, Hoa Kỳ sẽ giữ các lợi ích cốt lõi của mình nằm ngoài các xem
xét hay thảo luận trên bàn nghị sự.
Để cho thấy rằng Obama hiểu “mô hình mới của mối quan hệ giữa các
cường quốc” thì còn cách nào có sức thuyết phục mạnh hơn là một cuộc
thảo luận nghiêm túc về tương lai của Đài Loan, với sự tôn trọng cần
thiết các lợi ích của Trung Quốc? Nếu Hoa Kỳ không thể hy vọng quyết
định tương lai của Đài Loan dù thế nào đi nữa, thì chúng ta thật sự sẽ
từ bỏ điều gì? Đối thoại ở cấp độ đó có thể giúp tạo ra một Á Châu mà ở
đó Trung Quốc có mối quan tâm lớn hơn đến việc tham gia vào hệ thống đó
hơn là quan tâm đến việc tái lập nó.
TT Obama đã nhân nhượng một số điều đáng đi đến một cuộc chiến và một
số điều không đáng – kể cả những điều quan trọng. Soạn thảo bản danh
sách đó bây giờ sẽ tạo nền tảng cho việc ngăn chặn mạnh mẽ hơn, và cho
một cuộc đối thoại vững chắc hơn với Trung Quốc. Đó là nền tảng mạnh mẽ
nhất cho Hoa Kỳ tiếp tục vai trò ở Á Châu. Duy trì vai trò đó là mục
tiêu chính sách ngoại giao quan trọng nhất của Hoa Kỳ – và không có điều
gì khác có thể tốt hơn cho khu vực này.
...........................
Harry White là một phân tích gia thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc
Châu (ASPI); những quan điểm này là của riêng ông. Dõi theo ông trên
Twitter: @HarryEWWhite.
(Dịch bởi Ái Chân)
What Would Push America towards War with China?
Forget the “pivot” or “rebalance.” A much simpler question is in order.
ĐÀI VOA PHỎNG VẤN TS. CÙ HUY HÀ VŨ
TS Hà Vũ: ‘TQ chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN thay đổi mới có liên minh quân sự Việt-Mỹ’
CỠ CHỮ
15.06.2014
Trong ban lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay không có phe thân Tây hay phe thân Tàu, mà chỉ có một phe quyết giữ cho được độc tài của đảng cộng sản để cướp bóc hơn nữa tài sản của nhân dân và quốc gia.
Cù Huy Hà Vũ
Một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, xuất thân từ một gia đình ‘công
thần’ với đảng cộng sản Việt Nam, cho rằng bao giờ Trung Quốc chiếm nốt
Trường Sa, chính thể Việt Nam thay đổi, mới có thể có liên minh quân sự
giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
Nhận định của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ được đưa ra giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông tiếp tục leo thang với giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, làm khơi dậy những tranh luận về khả năng Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ để đối phó với sự xâm lược từ Bắc Kinh.
Việt-Mỹ có thể đồng hành quân sự với nhau hay không và lợi-hại của việc này ra sao? Đó cũng là nội dung cuộc trao đổi giữa Trà Mi VOA Việt ngữ hôm nay với Tiến sĩ luật Hà Vũ, người cách đây 4 năm từng tuyên bố rằng ‘Đồng hành quân sự với Mỹ là mệnh lệnh thời đại để bảo vệ chủ quyền trước sự lấn lướt của Trung Quốc’ vì ‘chỉ có Mỹ với tư cách cường quốc duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự’ mới có thể giúp Việt Nam ‘giải bài toán an ninh lãnh thổ.’
Nhận định của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ được đưa ra giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông tiếp tục leo thang với giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, làm khơi dậy những tranh luận về khả năng Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ để đối phó với sự xâm lược từ Bắc Kinh.
Việt-Mỹ có thể đồng hành quân sự với nhau hay không và lợi-hại của việc này ra sao? Đó cũng là nội dung cuộc trao đổi giữa Trà Mi VOA Việt ngữ hôm nay với Tiến sĩ luật Hà Vũ, người cách đây 4 năm từng tuyên bố rằng ‘Đồng hành quân sự với Mỹ là mệnh lệnh thời đại để bảo vệ chủ quyền trước sự lấn lướt của Trung Quốc’ vì ‘chỉ có Mỹ với tư cách cường quốc duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự’ mới có thể giúp Việt Nam ‘giải bài toán an ninh lãnh thổ.’
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với TS Hà Vũ
Con trai cố thi sĩ Cù Huy Cận cũng là người đã nhiều lần kiến nghị giới
lãnh đạo Việt Nam tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc
gia trước hiểm họa bành trướng của Trung Quốc.
VOA: Theo ông, với tình hình hiện nay, về phía Mỹ, chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam có khả thi?
TS Hà Vũ: Hoàn toàn khả thi. Mỹ với tư cách siêu cường thế giới có lợi ích toàn cầu thì mọi xung đột quân sự trên thế giới đều ảnh hưởng tới quyền lợi của Mỹ, ảnh hưởng tới bối cảnh hợp tác của Mỹ với các nước. Cho nên, bắt buộc Mỹ phải quan tâm đặc biệt là hiện nay Trung Quốc đã thể hiện quá rõ ràng hành động xâm chiếm lãnh thổ của các nước ở Đông Á.
VOA: Khả thi, nhưng thiện chí của Mỹ trong chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam ra sao? Với cách phản ứng của Mỹ trước các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay dừng lại ở mức ‘lên tiếng phản đối’ và ‘bày tỏ quan ngại’, người ta nghi ngờ khả năng Mỹ tiến gần hơn với Việt Nam để ‘tái cân bằng lực lượng’ ở Châu Á là chưa mấy tích cực. Ý kiến ông thế nào?
TS Hà Vũ: Mọi người không hiểu đúng chính sách của Mỹ. Mỹ đặc biệt quan tâm đến ổn định ở Đông Á và tình hình Biển Đông nói riêng. Các hành vi gây xung đột của Trung Quốc, đương nhiên Mỹ phải đặc biệt quan tâm vì nó làm gián đoạn đường lưu chuyển của quốc tế. Thế nhưng, việc sẵn sàng can dự từ phía Mỹ để giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền phải có điều kiện, phải có hiệp ước liên minh quân sự.
VOA: Liệu Mỹ có sẵn sàng đánh đổi những quyền lợi về thương mại-quân sự với bạn hàng rất lớn là Trung Quốc để đi bảo vệ những nước nhỏ hơn trong khu vực?
TS Hà Vũ: Không phải lúc nào quan hệ với nước lớn cũng đè bẹp quan hệ với nước nhỏ. Ở đây còn có vấn đề chính nghĩa. Nếu chỉ thấy Trung Quốc là nước rất lớn mua hàng hóa của mình mà mặc kệ Trung Quốc muốn làm gì làm, thì đến lúc nào đó, chính sách chỉ trọng đồng tiền sẽ dẫn đến việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự dẹp tan quyền lợi của Mỹ. Việc Mỹ ủng hộ Việt Nam về mặt quân sự chống lại xâm lược Trung Quốc cũng chính là bảo vệ quyền lợi của Mỹ, không chỉ bảo vệ đường giao thông hàng hải ở Đông Á mà còn để khẳng định với Trung Quốc rằng phải chấm dứt ngay những hành động phiêu lưu quân sự. Tóm lại, Mỹ nhất thiết phải ủng hộ Việt Nam. Nhưng Mỹ chỉ có thể ký hiệp định liên minh quân sự với một nước có chế độ chính trị, nếu không hoàn toàn thân thiện, thì cũng không thù địch. Mỹ luôn có chính sách chống lại chủ nghĩa cộng sản vì đó là chủ nghĩa vô nhân, xâm hại những quyền căn bản của con người. Bây giờ Việt Nam vẫn duy trì chế độ chống lại con người ấy mà Mỹ lại ủng hộ chế độ đó thì không khác gì phản lại lý tưởng vì con người của mình, phản lại các giá trị nhân bản của Mỹ và của thế giới.
VOA: Theo ông, với tình hình hiện nay, về phía Mỹ, chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam có khả thi?
TS Hà Vũ: Hoàn toàn khả thi. Mỹ với tư cách siêu cường thế giới có lợi ích toàn cầu thì mọi xung đột quân sự trên thế giới đều ảnh hưởng tới quyền lợi của Mỹ, ảnh hưởng tới bối cảnh hợp tác của Mỹ với các nước. Cho nên, bắt buộc Mỹ phải quan tâm đặc biệt là hiện nay Trung Quốc đã thể hiện quá rõ ràng hành động xâm chiếm lãnh thổ của các nước ở Đông Á.
VOA: Khả thi, nhưng thiện chí của Mỹ trong chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam ra sao? Với cách phản ứng của Mỹ trước các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay dừng lại ở mức ‘lên tiếng phản đối’ và ‘bày tỏ quan ngại’, người ta nghi ngờ khả năng Mỹ tiến gần hơn với Việt Nam để ‘tái cân bằng lực lượng’ ở Châu Á là chưa mấy tích cực. Ý kiến ông thế nào?
TS Hà Vũ: Mọi người không hiểu đúng chính sách của Mỹ. Mỹ đặc biệt quan tâm đến ổn định ở Đông Á và tình hình Biển Đông nói riêng. Các hành vi gây xung đột của Trung Quốc, đương nhiên Mỹ phải đặc biệt quan tâm vì nó làm gián đoạn đường lưu chuyển của quốc tế. Thế nhưng, việc sẵn sàng can dự từ phía Mỹ để giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền phải có điều kiện, phải có hiệp ước liên minh quân sự.
VOA: Liệu Mỹ có sẵn sàng đánh đổi những quyền lợi về thương mại-quân sự với bạn hàng rất lớn là Trung Quốc để đi bảo vệ những nước nhỏ hơn trong khu vực?
TS Hà Vũ: Không phải lúc nào quan hệ với nước lớn cũng đè bẹp quan hệ với nước nhỏ. Ở đây còn có vấn đề chính nghĩa. Nếu chỉ thấy Trung Quốc là nước rất lớn mua hàng hóa của mình mà mặc kệ Trung Quốc muốn làm gì làm, thì đến lúc nào đó, chính sách chỉ trọng đồng tiền sẽ dẫn đến việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự dẹp tan quyền lợi của Mỹ. Việc Mỹ ủng hộ Việt Nam về mặt quân sự chống lại xâm lược Trung Quốc cũng chính là bảo vệ quyền lợi của Mỹ, không chỉ bảo vệ đường giao thông hàng hải ở Đông Á mà còn để khẳng định với Trung Quốc rằng phải chấm dứt ngay những hành động phiêu lưu quân sự. Tóm lại, Mỹ nhất thiết phải ủng hộ Việt Nam. Nhưng Mỹ chỉ có thể ký hiệp định liên minh quân sự với một nước có chế độ chính trị, nếu không hoàn toàn thân thiện, thì cũng không thù địch. Mỹ luôn có chính sách chống lại chủ nghĩa cộng sản vì đó là chủ nghĩa vô nhân, xâm hại những quyền căn bản của con người. Bây giờ Việt Nam vẫn duy trì chế độ chống lại con người ấy mà Mỹ lại ủng hộ chế độ đó thì không khác gì phản lại lý tưởng vì con người của mình, phản lại các giá trị nhân bản của Mỹ và của thế giới.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đến đài VOA để dự cuộc phỏng vấn (Ảnh: Khải Nguyễn)
VOA: Quan hệ Việt-Mỹ lâu nay vẫn có những rào cản. Với cuộc đối thoại nhân quyền vừa diễn ra tháng rồi và tình hình Biển Đông hiện nay, ông dự kiến sẽ trông thấy những điều gì sắp tới?
TS Hà Vũ:Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam tất yếu phải liên minh quân sự với Mỹ. Muốn vậy, Việt Nam phải từ bỏ chế độ độc tài, phải trao lại quyền làm chủ đất nước cho người dân thông qua bầu cử công khai, tự do, có sự giám sát của Liên hiệp quốc. Mỹ trong cuộc đối thoại nhân quyền tháng 5 qua đã đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến và hủy các căn cứ pháp lý dựa vào đó bỏ tù họ. Việt Nam cũng đã có những cam kết sẽ cải thiện. Đây không phải là vấn đề nhân nhượng mà là cái thế bắt buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền. Vì nếu không, những thứ khác sẽ ách tắc, từ việc gia nhập Hiệp định tự do thương mại TPP cho đến sự hỗ trợ từ Mỹ chống xâm lược từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cảnh báo rằng cộng sản Việt Nam nói không đi đôi mà thậm chí còn ngược lại với hành động. Họ cam kết điều này điều kia với Mỹ và Liên hiệp quốc với tính chất thủ đoạn, chiến thuật câu giờ để chế độ cộng sản tồn tại được lúc nào hay lúc nấy. Cho nên, tôi thật sự hoàn toàn không tin tưởng vì hiện nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích dân tộc.
VOA: Nhiều người nói trong nội bộ đảng vẫn chưa thống nhất được chính sách thân Tây hay thân Tàu vì giữa lúc Bộ Ngoại giao kêu gọi Mỹ ‘có hành động mạnh mẽ hơn’ để bảo vệ hòa bình Biển Đông thì Bộ Quốc phòng, tại Đối thoại Shangri-la, nói quan hệ Việt-Trung nhìn chung tốt đẹp và rằng ngay trong gia đình còn có xích mích huống chi là các nước láng giềng, va chạm là điều khó tránh khỏi.
TS Hà Vũ: Trong ban lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay không có phe thân Tây hay phe thân Tàu, mà chỉ có một phe quyết giữ cho được độc tài của đảng cộng sản để cướp bóc hơn nữa tài sản của nhân dân và quốc gia. Tuy nhiên, trong cách hành xử họ có sự phân công. Bên đảng tập trung vào chuyện hòa hiếu với Trung Quốc. Bên nhà nước thì tìm cách kéo sự can thiệp của phương Tây giúp giải tỏa phần nào tâm lý người dân trước hành vi xâm lược của Trung Quốc vì hiện giờ người dân vô cùng phẫn nộ trước các chính sách của nhà nước đối với Trung Quốc.
VOA: Theo ông, không có phe thân Tây hay thân Tàu trong nội bộ đảng, chỉ có một phe thân lợi ích của chính họ mà thôi. Vậy những điều kiện như thế nào cần và đủ để giới lãnh đạo Việt Nam bắt buộc phải thay đổi vì quyền lợi đất nước?
TS Hà Vũ: Điều kiện để họ thay đổi là Trung Quốc tiến tới xâm lược nốt quần đảo còn lại là Trường Sa. Trong trường hợp đó, nhân dân và quân đội Việt Nam sẽ phải có hành động chính thức buộc đảng cộng sản từ bỏ quyền lực của mình, lập chính phủ mới hoàn toàn của dân. Chính phủ đó lúc ấy mới có thể đặt vấn đề liên minh quân sự với Mỹ và chỉ trong trường hợp đó Mỹ mới có thể giúp Việt Nam về mặt quân sự để bảo toàn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.
VOA: Có người cho rằng nếu Việt Nam nghiêng về Trung Quốc thì mất Biển Đông, mất chủ quyền; nhưng nghiêng về Mỹ thì tự biến mình thành tuyến đầu chống Trung Quốc, đẩy dân tộc vào nguy cơ xung đột chiến tranh và nhiều rủi ro với Trung Quốc. Ý kiến ông ra sao?
TS Hà Vũ: Ý kiến đó hoàn toàn sai lầm. Trong quan hệ quốc tế ngày nay là bảo vệ quyền lợi của nhau chứ không phải liên kết với nhau để chống lại hay xâm hại quyền lợi của nước khác.
VOA: Từ kinh nghiệm của Việt Nam với Mỹ trong quá khứ, cũng có người lo ngại rằng kết thân với Mỹ, trong trường hợp nào đó, khi quyền lợi của Mỹ ngả nghiêng về một hướng khác thì Việt Nam cũng có thể bị bỏ rơi một lần nữa.
TS Hà Vũ: Tôi không nghĩ như vậy. Khi Việt Nam và Mỹ thật sự cần đến nhau thì không có khái niệm Mỹ bỏ rơi Việt Nam hay ngược lại. Nếu chế độ độc tài của đảng cộng sản Việt Nam được giải thể thì Mỹ chắc chắn sẽ coi Việt Nam không những là nước bạn, mà còn là nước có thể hợp tác trong mọi lĩnh vực để cùng nhau phát triển.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Sunday, June 15, 2014
SƠN TRUNG * BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG IV
BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG IV
SƠN TRUNG
Trong tháng 5-2014, Trung Cộng tấn
pháo bằng cách đưa dàn khoan HD 981 đến hải phận Việt Nam, đồng thời đưa
khoảng 130 tàu chiến đến bảo vệ, và dùng chiến thuật xịt nước và húc
vào tàu Việt Nam. Về mặt tuyên truyền, Trung cộng cho công bố công hàm
Phạm Văn Đồng, và số tiền trên 810 tỷ của Việt Nam nợ Trung quốc. Đến
tháng 6-2014, nhiều vấn đề xảy ra.
I. VIỆT NAM
Ngày 21-5-2014, Phạm Bình Minh cầu
cứu Hoa Kỳ, ngoại trưởng Mỹ mời Việt nam sang Washington thảo luận,
nhưng Phạm Bình Minh im lặng. Nguyễn Tấn Dũng tính đệ đơn kiện
TrungCộng, Mỹ tuyên bố ủng hộ biện pháp này nhưng Việt nam chẳng dám đi
Mỹ, và chẳng dám kiện. Cuối tháng 5 đầu tháng 6, tại Đối thoại
Shangri-la (Singapore), trong khi Mỹ, Nhật kịch liệt chỉ trích Trung
Cộng thì Phùng Quang Thanh hèn hạ bợ Trung Cộng. Ăn nói giữa Quốc tế như
Phùng Quang Thanh là dối trá chứ không phải ngoại giao lịch sự. Thiếu
gì cách nói ôn hòa mà phải nói trơ tráo như vậy? Cho vừa lòng ai? Ôi
ăn phân, uống nước tiểu mà khen thơm ngon thì kẻ ấy thuộc giống gì? Tình
hình Trung Cộng xâm phạm như vậy mà bảo ra mọi sự vẫn tốt đẹp ư? Tất
nhiên chúng ta hiểu Phùng Quang Thanh chỉ là con rối do Chính trị bộ
giật dây ở đàng sau. Và đằng sau Chính trị bộ là những hình ma bóng quế
khác nữa. Chơi với Việt Cộng thật là mệt vì đó chỉ là hình ảo, con
người ma. Con người và chính sách Việt Nam là quay quắt, gian dối, không
có chút quang minh chính đại. Mỹ và Nhật biết rõ như thế nên người ta
cũng chỉ mỉm cười. Vả lại người ta cũng có tâm bao dung, và hướng vào
quyền lợi chung của thế giới chứ người khác chỉ một lần tráo trở là đủ
từ mặt và cấm cửa! BBC ngày 1 tháng 6, 2014 cho rằng sự bất nhất trong
chính sách Việt Nam là "Nội bộ Việt Nam vẫn chưa nhất trí'[1].
Nội bộ chưa nhất trí là một chuyện,
thật ra bản chất tráo trở, gian manh lại là một chuyện khác, nó trở
thành bản chất cộng sản. Việc đi với Mỹ, việc thả người nhưng vẫn bắt
người như vụ đày ải luật sư Lê Quốc Quân và blogger Phạm Viết Đào. Cộng
sản bao giờ cũng muốn độc tài đảng trị, không đi theo dân chủ, tự do vì
làm như thế thì bọn họ mất quyền lợi. Nay đứng giữa tương tranh Trung
Cộng-Hoa kỳ, bọn họ đu giây, nếu Mỹ thắng thì họ sẽ "ôm chân đế quốc Mỹ".
Trước mắt là miếng mồi TPP, Việt Cộng sẽ lưu manh hết mình để cầu lợi.
Cho nên nay mai có công đoàn mới, đảng phái mới thì đồng bào hãy cẩn
thận. Một số nhà dân chủ cũng có thể bị lừa dối trong cái trò gian manh
cộng sản. Ông Phạm Chí Dũng khi viết bài "Việt - Mỹ lộ dần những tín hiệu mới"
đăng trên RFI ngày 13 Tháng Sáu 2014[2] thì e là quá lạc quan, trong
khi đó Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh [3], và ông Nguyễn Gia Kiểng [4]
[5] tỏ vẻ nghi ngờ con người Nguyễn Tấn Dũng. Trong cuộc phỏng vấn của
Trà Mi đài VOA ngày 15-6-2014, Cù Huy Hà Vũ đã nói những điều quan trọng
về đảng Việt Cộng:
Trong ban lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay không có phe thân Tây hay phe thân Tàu, mà chỉ có một phe quyết giữ cho được độc tài của đảng cộng sản để cướp bóc hơn nữa tài sản của nhân dân và quốc gia.....Mỹ trong cuộc đối thoại nhân quyền tháng 5 qua đã đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến và hủy các căn cứ pháp lý dựa vào đó bỏ tù họ. Việt Nam cũng đã có những cam kết sẽ cải thiện. Đây không phải là vấn đề nhân nhượng mà là cái thế bắt buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền. Vì nếu không, những thứ khác sẽ ách tắc, từ việc gia nhập Hiệp định tự do thương mại TPP cho đến sự hỗ trợ từ Mỹ chống xâm lược từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cảnh báo rằng cộng sản Việt Nam nói không đi đôi mà thậm chí còn ngược lại với hành động. Họ cam kết điều này điều kia với Mỹ và Liên hiệp quốc với tính chất thủ đoạn, chiến thuật câu giờ để chế độ cộng sản tồn tại được lúc nào hay lúc nấy. Cho nên, tôi thật sự hoàn toàn không tin tưởng vì hiện nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích dân tộc. [6]
Trong ban lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay không có phe thân Tây hay phe thân Tàu, mà chỉ có một phe quyết giữ cho được độc tài của đảng cộng sản để cướp bóc hơn nữa tài sản của nhân dân và quốc gia.....Mỹ trong cuộc đối thoại nhân quyền tháng 5 qua đã đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến và hủy các căn cứ pháp lý dựa vào đó bỏ tù họ. Việt Nam cũng đã có những cam kết sẽ cải thiện. Đây không phải là vấn đề nhân nhượng mà là cái thế bắt buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền. Vì nếu không, những thứ khác sẽ ách tắc, từ việc gia nhập Hiệp định tự do thương mại TPP cho đến sự hỗ trợ từ Mỹ chống xâm lược từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cảnh báo rằng cộng sản Việt Nam nói không đi đôi mà thậm chí còn ngược lại với hành động. Họ cam kết điều này điều kia với Mỹ và Liên hiệp quốc với tính chất thủ đoạn, chiến thuật câu giờ để chế độ cộng sản tồn tại được lúc nào hay lúc nấy. Cho nên, tôi thật sự hoàn toàn không tin tưởng vì hiện nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích dân tộc. [6]
Theo kế hoạch đã định trước từ 2013,
cộng đảng sẽ thịt đồng chí X nhưng thất bại. Năm nay họ tính làm tiếp
vào cuối năm theo công văn Số: 2348/BNN-VP V/v kiểm điểm chỉ đạo, điều
hành 6 tháng đầu năm và đề xuất giải pháp 6 tháng cuối năm 2014 [7],
nhưng nay ông Nguyễn Sinh Hùng ra lệnh đại hội VIII (6-2014) tạm dừng
kiểm điểm chỉ đạo [8]. Nghĩa là đồng chí X đã tai qua nạn khỏi!
Bùi Văn Bồng trong bài "Cái ô thoáng quá rộng " đăng ngày 08-06-2014 mai mỉa đường lối phê bình, kiểm điểm của cộng đảng như sau:
Phần nhiều đã là Ủy viên Trung ương Đảng thì không thể vắng trong danh sách bầu đại biểu Quốc hội. Cũng là ta với ta cả mà. Cũng con người ấy, chỉ là sang phòng khác, ngồi cái ghế khác mà thôi. Đưa ra Quốc hội chỉ là hình thức, gọi là có “dân chủ”, khách quan.
Phần nhiều đã là Ủy viên Trung ương Đảng thì không thể vắng trong danh sách bầu đại biểu Quốc hội. Cũng là ta với ta cả mà. Cũng con người ấy, chỉ là sang phòng khác, ngồi cái ghế khác mà thôi. Đưa ra Quốc hội chỉ là hình thức, gọi là có “dân chủ”, khách quan.
Một
điểm nữa, TBT nói cũng y hệt như Chủ tịch Quốc hội Nguyến Sinh Hùng: “Kỷ
luật hết lấy ai mà làm việc”, nay TBT nói: “Không tín nhiệm thì nghỉ”.
Đúng thôi, vì đã là “bộ phận không nhỏ suy thoái, biến chất, tham
nhũng”, ‘không nhỏ’ tức là lớn, mà đã ‘bộ phận lớn’ thì ít nhất cũng quá
bán. Cái số ‘quá bán’ ấy luôn luôn đặt búa liềm lên trán, nằm ngay đầu
lưỡi mỗi khi lên bục, nhưng trái tim không con chút nhịp đập nào cộng
sản, mà đã và đang cộng tài sản của dân của nước để không gững nâng ‘cái
tổng túi riêng’, đừng hòng kêu gọi họ “vì dân vì nước”! Rồi sẽ rất hiếm
hoi những 'quan tham' và 'quan dốt' phải nghỉ - " nghỉ hết thì lấy ai
mà làm việc?"...Nếu hỏi dân thì không còn tín nhiệm gần cả 100%.[9]
II. TRUNG CỘNG
Trong khi Việt Cộng lúng túng, không
biết nên tiến thoái thế nào, thì Trung quốc tỏ ra là một tay cờ vững
vàng và nhanh chóng bất ngờ. Tất cả những hành động trong tháng 6-2014
là trái với trước đó.Ngoại trưởng và Bộ trưởng Tư pháp Singapore K.
Shanmugam cho rằng Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông có "thay đổi quan trọng"[10].
Họ thay đổi thật hay thay đổi giả? Vì lý do nào đó mà họ phải hòa hoãn
hay chỉ là trò gạt gẫm thế gian? Bọn đầu gấu Trung Cộng và Việt cộng
không có mấy ai thành thật khi quá khứ đã đầy máu và trò lưu manh, đê
tiện.
1. TRUNG QUỐC KIỆN VIỆT NAM
Trước đó, Philippines kiện Trung
Quốc, tòa án quốc tế đòi Trung quốc xuất trình tài liệu chủ quyền đảo
nhưng Trung quốc từ chối. Họ cho rằng biển đông là của họ, không ai có
thể bàn cãi, phân xử. Theo bản tin BBC ngày 4-6-2014,
ông Hồng Lỗi nhắc lại Trung Quốc không tham gia vụ kiện của Philippines
. Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của tòa án quốc tế muốn Bắc Kinh gửi hồ sơ
phản bác trong vụ kiện tranh chấp Biển Đông do Philippines khởi xướng [11].
Trước đó, Trung Quốc cũng đề nghị
Việt nam không nên kiện họ [12]. Nhưng đùng một cái, theo tin VOA ngày
12-6 , thì ngày 9-6, họ đệ đơn tố cáo Việt nam xâm lấn hải phận của họ,
đồng thời họ tố Việt Nam " ăn cháo đá bát " vì PhạmVănĐồng đã bán hải đảo cho họ để lấy chiến thắng! Họ cũng tố cáo Việt Nam đâm tàu họ 1,400 lần [13] [14]. Đó là hành vi vừa ăn cướp vừ la làng.!
Trước đó, Trung Quốc cho rằng Biển
Đông là nhà của họ, không phải việc của Quốc tế, nếu cần thì đàm phán
song phương cho họ dễ bẻ từng chiếc đũa, nghĩa là họ từ chối một cuộc
họp đa phương. Thế mà lúc này, họ lại đưa vấn đề dàn khoan ra LHQ, phải
chăng họ muốn quốc tế hóa vấn đề này?
Theo tường thuật hôm thứ 3 ( ngày 10-6) của tạp chí The Diplomat, xét theo bề ngoài thì việc Trung Quốc nêu ra vụ tranh chấp với Việt Nam tại Liên hiệp quốc là một việc khó hiểu, vì lâu nay Bắc Kinh vẫn nhất mực đòi thương thuyết song phương với các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và không ngớt chỉ trích điều mà họ gọi là “âm mưu quốc tế hóa” vụ tranh chấp này. Nhưng thật ra, việc nộp hồ sơ lập trường cho Liên hiệp quốc phản ánh mối lo ngại ngày càng nhiều của Trung Quốc đối với việc các nước láng giềng sử dụng luật pháp quốc tế để triệt tiêu ưu thế quân sự của Trung Quốc trong vụ tranh chấp Biển Đông [15].
Theo tường thuật hôm thứ 3 ( ngày 10-6) của tạp chí The Diplomat, xét theo bề ngoài thì việc Trung Quốc nêu ra vụ tranh chấp với Việt Nam tại Liên hiệp quốc là một việc khó hiểu, vì lâu nay Bắc Kinh vẫn nhất mực đòi thương thuyết song phương với các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và không ngớt chỉ trích điều mà họ gọi là “âm mưu quốc tế hóa” vụ tranh chấp này. Nhưng thật ra, việc nộp hồ sơ lập trường cho Liên hiệp quốc phản ánh mối lo ngại ngày càng nhiều của Trung Quốc đối với việc các nước láng giềng sử dụng luật pháp quốc tế để triệt tiêu ưu thế quân sự của Trung Quốc trong vụ tranh chấp Biển Đông [15].
2. TRUNG QUỐC TUYÊN BỐ KHÔNG ĐƯA TÀU CHIẾN RA DÀN KHOAN
Theo tin VOA, Trung Quốc nói sẽ không đưa tàu chiến ra bảo vệ giàn khoan[16].
Về việc này, Việt Nam đã nêu lên những gian dối của Trung Quốc. Việt
Nam nói Trung Quốc di chuyển giàn khoan và điều thêm tàu chiến[17],
Trung Quốc phủ nhận. [18]. Tin RFA ngày 14-6-2014 cho biết Tàu chiến TQ
cải trang thành tàu hải cảnh khiêu khích tàu VN [19]. Sự kiện này cho
biết Trung Cộng gian dối. Đức Vũ ( Dân Trí) đã nhận định rất đúng khi
ông cho rằng Trung Quốc đang chơi trò nghi binh [20].
Bọn này là ma quỷ, gian manh, xảo trá. Việc này, Trung Cộng đã làm
giống Nga, họ giả bộ lui khỏi Ukraine nhưng sự thực họ đóng quân gần
Ukraine, và đưa vũ khí vào Ukraine [21][22][23][24].
3. DƯƠNG KHIẾT TRÌ ĐẾN VIỆT NAM
Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tới Việt Nam và ngày 18/6, sẽ hội kiến các giới chức cấp cao của Việt Nam. Họ Dương sang khuyến dụ , đe dọa hay xuống nước? Đài VOA thì đặt câu hỏi :Phải chăng Trung Cộng xuống nước? [25]. Đài VOA phỏng vấn ông Dương Danh Dy thì ông trả lời:
Theo tôi được biết thì ông ấy sang để dự một cuộc họp giữa hai nước. Đây là cuộc họp thường lệ giữa hai bên. Cuộc họp này, theo quy định trước là đến hạn thôi, chứ không phải là vì cái chuyện biển Đông mà ông ta sang đâu. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, gặp bàn với ông ấy thì chắc chắn là hai bên thể nào cũng nói, đề cập tới chuyện giàn khoan, Trung Quốc lắp đặt giàn khoan trên lãnh thổ Việt Nam. Gần đây, cái chuyện dịch chuyển giàn khoan sang phía này, phía kia, có lẽ cũng là biểu hiện rằng là Trung Quốc chuẩn bị rục rịch xuống nước.[25]
Tuy nhiên, một số nhà bình luận cho rằng Dương Khiết Trì sang truyền lệnh cho bọn nô lệ Việt nam và đó là một tín hiệu tai họa. CTV Dân Làm Báo viết:
Giữa lúc nhà cầm quyền CSVN ngày càng tỏ ra nhu nhược trước Trung Quốc, chuyến thăm của Dương Khiết Trì ẩn chứa những hiểm họa khôn lường đối với dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những mật ước do hai đảng cộng sản tự ký kết.
Rõ ràng, sự cao giọng gây hấn trong thời gian gần đây của Trung Quốc nhằm mưu đồ buộc giới cầm quyền CS phải chấp nhận một sự thần phục vô điều kiện.
Hồi năm 2011, người tiền nhiệm của Dương Khiết Trì là Đới Bỉnh Quốc cũng sang Việt Nam họp "Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung" trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống TQ liên tục diễn ra tại Hà Nội. Hậu quả sau khi chuyến thăm kết thúc là những thỏa ước mật giữa hai đảng cộng sản, kế đến là những cuộc đàn áp khốc liệt nhắm vào những người biểu tình yêu nước.[26]
Hồng Thủy (GDVN) thuật lời Đa Chiều, báo người Hoa, bình luận, từ chuyến đi của Dương Khiết Trì có thể thấy Trung Quốc đang áp dụng thủ đoạn vừa gây sức ép, vừa lôi kéo Việt Nam.[27]. Tuy nhiên Hồng Thủy phát biểu rằng Với những gì diễn ra trong tháng qua và biểu hiện ngoan cố tới cùng, khiêu khích của phía Trung Quốc và phản ứng quyết liệt của Việt Nam kể cả trên thực địa cũng như mặt trận đối ngoại và tuyên truyền, sẽ không có chuyện Việt Nam để ai đó "ép buộc và lôi kéo" như Đa Chiều bình luận. [27].
Tình hình luôn biến chuyển. Câu Tiễn cúi xuống nếm phận nhưng ngững đầu lên ăn sống trái tim của Ngô Phù Sai. Việt Nam là Câu Tiễn hay là Lê Chiêu Thống? Những ngày tháng tới ta sẽ rõ!
Tin các đài quốc tế cho biết cuộc họp cấp cao Việt Trung tại Hà nội ngày 18-6-2014 không đạt tiến bộ.
3. DƯƠNG KHIẾT TRÌ ĐẾN VIỆT NAM
Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tới Việt Nam và ngày 18/6, sẽ hội kiến các giới chức cấp cao của Việt Nam. Họ Dương sang khuyến dụ , đe dọa hay xuống nước? Đài VOA thì đặt câu hỏi :Phải chăng Trung Cộng xuống nước? [25]. Đài VOA phỏng vấn ông Dương Danh Dy thì ông trả lời:
Theo tôi được biết thì ông ấy sang để dự một cuộc họp giữa hai nước. Đây là cuộc họp thường lệ giữa hai bên. Cuộc họp này, theo quy định trước là đến hạn thôi, chứ không phải là vì cái chuyện biển Đông mà ông ta sang đâu. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, gặp bàn với ông ấy thì chắc chắn là hai bên thể nào cũng nói, đề cập tới chuyện giàn khoan, Trung Quốc lắp đặt giàn khoan trên lãnh thổ Việt Nam. Gần đây, cái chuyện dịch chuyển giàn khoan sang phía này, phía kia, có lẽ cũng là biểu hiện rằng là Trung Quốc chuẩn bị rục rịch xuống nước.[25]
Tuy nhiên, một số nhà bình luận cho rằng Dương Khiết Trì sang truyền lệnh cho bọn nô lệ Việt nam và đó là một tín hiệu tai họa. CTV Dân Làm Báo viết:
Giữa lúc nhà cầm quyền CSVN ngày càng tỏ ra nhu nhược trước Trung Quốc, chuyến thăm của Dương Khiết Trì ẩn chứa những hiểm họa khôn lường đối với dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những mật ước do hai đảng cộng sản tự ký kết.
Rõ ràng, sự cao giọng gây hấn trong thời gian gần đây của Trung Quốc nhằm mưu đồ buộc giới cầm quyền CS phải chấp nhận một sự thần phục vô điều kiện.
Hồi năm 2011, người tiền nhiệm của Dương Khiết Trì là Đới Bỉnh Quốc cũng sang Việt Nam họp "Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung" trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống TQ liên tục diễn ra tại Hà Nội. Hậu quả sau khi chuyến thăm kết thúc là những thỏa ước mật giữa hai đảng cộng sản, kế đến là những cuộc đàn áp khốc liệt nhắm vào những người biểu tình yêu nước.[26]
Hồng Thủy (GDVN) thuật lời Đa Chiều, báo người Hoa, bình luận, từ chuyến đi của Dương Khiết Trì có thể thấy Trung Quốc đang áp dụng thủ đoạn vừa gây sức ép, vừa lôi kéo Việt Nam.[27]. Tuy nhiên Hồng Thủy phát biểu rằng Với những gì diễn ra trong tháng qua và biểu hiện ngoan cố tới cùng, khiêu khích của phía Trung Quốc và phản ứng quyết liệt của Việt Nam kể cả trên thực địa cũng như mặt trận đối ngoại và tuyên truyền, sẽ không có chuyện Việt Nam để ai đó "ép buộc và lôi kéo" như Đa Chiều bình luận. [27].
Tình hình luôn biến chuyển. Câu Tiễn cúi xuống nếm phận nhưng ngững đầu lên ăn sống trái tim của Ngô Phù Sai. Việt Nam là Câu Tiễn hay là Lê Chiêu Thống? Những ngày tháng tới ta sẽ rõ!
Tin các đài quốc tế cho biết cuộc họp cấp cao Việt Trung tại Hà nội ngày 18-6-2014 không đạt tiến bộ.
Trung Cộng hòa hoãn, xuống nước hay
chỉ là kế nghi binh? Không ai tin một lũ Trung cộng gian xảo. Nay Trung
quốc đã thay đổi chiến thuật, không phải là họ lui bước, không phải họ
tiến bộ. Họ giả đò lui bước để tấn công bất ngờ. Những ngày tháng sắp
tới, Trung cộng có lẽ sẽ bất ngờ xuất quân đại chiến. Nhưng chiếm Việt
Nam có lẽ dễ vì chúng nó hầu hết là chân tay Trung Cộng, sẵn sàng buông
súng đầu hàng theo lệnh chủ. Nhưng nếu Trung Cộng tấn công Phi luật Tân,
Nhật bản thì đó là một cuộc tự sát của những con thiêu thân đáng
thương!
Khi Trung Cộng chiếm Việt Nam thì lịch sử Việt Nam sẽ sang trang . Với truyền thống hào hùng bất khuất, dân ta sẽ đứng lên tiêu diệt Việt Cộng bán nước và Trung Cộng xâm lược. Toàn dân đoàn kết thành một khối, quốc nội, hải ngoại tương liên, thế giới tương trợ, nhân dân ta sẽ hợp lực cùng đồng minh tiêu diệt bọn Trung cộng tham tàn. Ngày đó không xa!
III. HOA KỲ và ĐỒNG MINH
Từ 2000, Mỹ đã tuyên bố sẽ chuyển trục sang Á châu. Nhiều người không tin, cho rằng đế quốc Mỹ là cọp giấy, từ trước đã yếu xìu, nay kinh tế khủng hoảng thì lại càng thất thế, không dám chọi Trung Cộng.Vì vậy mà Trung Cộng hung hăng tiến lên, coi thiên hạ không bằng nửa con mắt. Bà Clinton cho rằng Trung cộng quá đà [28].
Tin BBC-28-05-2014, Tổng Thống Obama trình bày chính sách đối ngoại tại học viện quân sự West Point, "Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, nếu cần cho lợi ích cốt lõi của chúng ta - trong trường hợp người dân chúng ta bị đe dọa, nguồn sống chúng ta gặp nguy hiểm hay an ninh của các nước đồng minh bị thách thức, ....Những hành động hung hăng tự tung tự tác ở nam Ukraine, trên Biển Đông hay bất cứ đâu trên thế giới, cuối cùng vẫn sẽ ảnh hưởng đến các đồng minh của chúng ta và có thể khiến chúng ta phải gửi quân vào." [29] Lời tuyên bố này cương nhu có đủ.
Cuối tháng 5 đầu tháng 6, tại Đối thoại Shangri-la (Singapore), Mỹ, Nhật kịch liệt chỉ trich Trung Cộng và Trung Cộng công kích trở lại. [30]{31]. Tại hội nghị trên, Nhật công khai ủng hộ Philippines và Việt nam. Tiến lên một bước nữa, Nhât liên minh với Uc, Ấn. Liên minh Thái Bình Dương đang hình thành để bao vây và tiêu diệt Trung Cộng.[32].
Sau khi đưa HD 981 ra biển đông,Trung Quốc lại đang có kế hoạch xây các đảo nhân tạo theo kiểu Dubai, với mục tiêu là kiểm soát hoàn toàn vùng biển này. Vào tháng Hai vừa qua, một cổng thông tin của Trung Quốc loan tin là Bắc Kinh đã lên kế hoạch xây một căn cứ quân sự trên đảo Chữ Thập. Sau khi báo chí Philippines loan tin về kế hoạch xây đảo nhân tạo trên Biển Đông, ngày 06/06 vừa qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền « không thể tranh cãi » đối với quần đảo Nam Sa ( Trường Sa ) và các vùng biển xung quanh, và những gì Trung Quốc làm trên bất cứ hòn đảo và bãi biển nào thuộc chủ quyền của Trung Quốc đều « không liên can gì tới Philippines »
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cũng cho rằng những thông tin về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông là « đi quá xa so với việc duy trì nguyên trạng ». Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại rằng mọi hành động cưỡng ép và đe dọa dùng vũ lực đều « không thể chấp nhận được ».. [33].
Khi Trung Cộng chiếm Việt Nam thì lịch sử Việt Nam sẽ sang trang . Với truyền thống hào hùng bất khuất, dân ta sẽ đứng lên tiêu diệt Việt Cộng bán nước và Trung Cộng xâm lược. Toàn dân đoàn kết thành một khối, quốc nội, hải ngoại tương liên, thế giới tương trợ, nhân dân ta sẽ hợp lực cùng đồng minh tiêu diệt bọn Trung cộng tham tàn. Ngày đó không xa!
III. HOA KỲ và ĐỒNG MINH
Từ 2000, Mỹ đã tuyên bố sẽ chuyển trục sang Á châu. Nhiều người không tin, cho rằng đế quốc Mỹ là cọp giấy, từ trước đã yếu xìu, nay kinh tế khủng hoảng thì lại càng thất thế, không dám chọi Trung Cộng.Vì vậy mà Trung Cộng hung hăng tiến lên, coi thiên hạ không bằng nửa con mắt. Bà Clinton cho rằng Trung cộng quá đà [28].
Tin BBC-28-05-2014, Tổng Thống Obama trình bày chính sách đối ngoại tại học viện quân sự West Point, "Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, nếu cần cho lợi ích cốt lõi của chúng ta - trong trường hợp người dân chúng ta bị đe dọa, nguồn sống chúng ta gặp nguy hiểm hay an ninh của các nước đồng minh bị thách thức, ....Những hành động hung hăng tự tung tự tác ở nam Ukraine, trên Biển Đông hay bất cứ đâu trên thế giới, cuối cùng vẫn sẽ ảnh hưởng đến các đồng minh của chúng ta và có thể khiến chúng ta phải gửi quân vào." [29] Lời tuyên bố này cương nhu có đủ.
Cuối tháng 5 đầu tháng 6, tại Đối thoại Shangri-la (Singapore), Mỹ, Nhật kịch liệt chỉ trich Trung Cộng và Trung Cộng công kích trở lại. [30]{31]. Tại hội nghị trên, Nhật công khai ủng hộ Philippines và Việt nam. Tiến lên một bước nữa, Nhât liên minh với Uc, Ấn. Liên minh Thái Bình Dương đang hình thành để bao vây và tiêu diệt Trung Cộng.[32].
Sau khi đưa HD 981 ra biển đông,Trung Quốc lại đang có kế hoạch xây các đảo nhân tạo theo kiểu Dubai, với mục tiêu là kiểm soát hoàn toàn vùng biển này. Vào tháng Hai vừa qua, một cổng thông tin của Trung Quốc loan tin là Bắc Kinh đã lên kế hoạch xây một căn cứ quân sự trên đảo Chữ Thập. Sau khi báo chí Philippines loan tin về kế hoạch xây đảo nhân tạo trên Biển Đông, ngày 06/06 vừa qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền « không thể tranh cãi » đối với quần đảo Nam Sa ( Trường Sa ) và các vùng biển xung quanh, và những gì Trung Quốc làm trên bất cứ hòn đảo và bãi biển nào thuộc chủ quyền của Trung Quốc đều « không liên can gì tới Philippines »
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cũng cho rằng những thông tin về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông là « đi quá xa so với việc duy trì nguyên trạng ». Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại rằng mọi hành động cưỡng ép và đe dọa dùng vũ lực đều « không thể chấp nhận được ».. [33].
Tờ Dân Trí cho biết Trung cộng tốn 5 tỷ Mỹ kim để xây đảo nhân tạo này [34]. Nếu Trung Cộng thắng cuôc chiến thì không nói làm gì, nếu bại trận, hòn đảo năm tỷ Mỹ kim này sẽ thuộc vào tay Hoa Kỳ mà thôi! Để đối trị Trung Cộng, tin giữa tháng 6 cho hay Hoa Kỳ và Philippines sẽ xây căn cứ quân sự tại Trường Sa [35].
Hai bên đang dàn quân, đang lên xe, tấn pháo. Sắp tới sẽ là trận thư hùng quyết liệt. Nhờ trận này, nhân loại hết tai họa cộng sản.
_________________
CHÚ THÍCH
[1] Nội bộ Việt Nam vẫn chưa nhất trí. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/06/140601_nguyenmanhung_vn_shangri-la13.shtml
[2].Việt - Mỹ lộ dần những tín hiệu mới.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140613-pham-chi-dung-viet-my-lo-dan-nhung-tin-hieu-moi.
[3]. Nguyễn Trọng Vĩnh. Thật hay dối.
http://boxitvn.blogspot.ca/2014/06/that-hay-doi.html
[4]. Nguyễn Gia Kiểng. Thoát Trung, nhưng coi chừng một sai lầm bi đát!
http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=8869:thoat-trung-nhung-coi-ch-ng-m-t-sai-l-m-bi-dat-nguy-n-gia-ki-ng&[catid=44:tham-lun
[5].Nguyễn Gia Kiểng. Thoát Trung, phò Dũng: Một sai lầm bi đát http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/thoat-trung-nhung-lai-pho-dung-mot-sai.html.
[6].‘TQ chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN thay đổi mới có liên minh quân sự Việt-Mỹ’
http://www.voatiengviet.com/content/ts-ha-vu-tq-chiem-not-truong-sa-chinh-the-vn-thay-doi-moi-c%C3%B3-li%C3%AAn-minh-quan-su-viet-my/1937404.html
[7]. http://thuvienphapluat.vn/archive/Cong-van-2348-BNN-VP-2014-kiem-diem-chi-dao-dieu-hanh-6-thang-dau-nam-giai-phap-6-thang-cuoi-2014-vb230133.aspx
[8]. Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào ngày 20.5 và bế mạc ngày 24.6.2014. Tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII. http://laodong.com.vn/chinh-tri/tam-dung-lay-phieu-tin-nhiem-tai-ky-hop-thu-bay-quoc-hoi-khoa-xiii-185465.bld
[9].Bùi Văn Bồng trong bài "Cái ô thoáng quá rộng. http://bolapquechoa.blogspot.ca/2014/06/cai-o-thoang-qua-rong.html
[10]. Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông có "thay đổi quan trọng". http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140614-singapore-lap-truong-cua-trung-quoc-ve-bien-dong-co-thay-doi
[11]. TQ nhắc lại không dự vụ kiện biển đảo. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/06/140604_trung_quoc_philippines_toa_quoc_te.s
[12].Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Việt Nam không được khởi kiện họ" http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-nhieu-lan-yeu-cau-Viet-Nam-khong-duoc-khoi-kien-ho-post145366.gd
[13]. Vụ giàn khoan: TQ tố cáo VN ra LHQ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140610_china_letter_to_un.shtml
[14].Trung Quốc tố cáo bị tàu Việt Nam đâm hơn 1.400 lần
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-noi-bi-tau-vietnam-dam-hon-mot-ngan-bon-tram-lan/1932542.html
[15]. Trung Quốc 'Quốc tế hóa' Tranh chấp Biển Đông? http://www.voatiengviet.com/content/trung-qu%E1%BB%91c-quoc-te-hoa-tranh-chap-bien-dong/1935391.html
[16]. Trung Quốc nói sẽ không đưa tàu chiến ra bảo vệ giàn khoan.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-noi-se-khong-dua-tau-chien-ra-bao-ve-gian-khoan/1936227.html
[17].Việt Nam : Trung Quốc di chuyển giàn khoan và điều thêm tàu chiến. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140611-viet-nam-trung-quoc-di-chuyen-gian-khoan-va-dieu-chien-ham-den
[18]. VN nói TQ điều tàu chiến, TQ bác bỏ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/06/140612_china_vn_accusations.shtml
[19]. Tàu chiến TQ cải trang thành tàu hải cảnh khiêu khích tàu VN. http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/cn-gunboat-masquerade-at-vn-eez-waters-06142014082749.html
[20].Đức Trí. Trung Quốc đang chơi trò nghi binh
http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-dang-choi-tro-nghi-binh-888209.htm
[21]. NATO : Nga đã rút quân khỏi biên giới Ukraina. http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140603-nato-nga-da-rut-quan-khoi-bien-gioi-ukraina
[22].Mỹ xác nhận xe tăng Nga đã được điều đến miền Đông Ukraine. http://www.voatiengviet.com/content/my-xac-nhan-xe-tang-nga-da-duoc-dieu-den-mien-dong-ukraine/1937152.html
[23].Nga cho biết đang rút quân khỏi biên giới Ukraine.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/trains-planes-take-russian-army-fr-ukraine-border-05222014142152.html
[24]. Mỹ tố Nga tuồn xe tăng vào Ukraine, Moscow bác bỏ. http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-to-nga-tuon-xe-tang-vao-ukraine-moscow-bac-bo-3004333.html
[25].TQ sẽ ‘xuống nước’ trong chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì?
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-se-xuong-nuoc-trong-chuyen-thm-cua-ong-duong-khiet-tri/1938648.html
[26]. Báo Động: Dương Khiết Trì đến Hà Nội,họp "Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung". http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/bao-ong-duong-khiet-tri-en-ha-noi-hop.html#more
[27]. Hồng Thủy. Đa Chiều: Ông Dương Khiết Trì "vừa gây sức ép vừa lôi kéo" Việt Nam?
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Da-Chieu-Ong-Duong-Khiet-Tri-vua-gay-suc-ep-vua-loi-keo-Viet-Nam-post146157.gd
[28]. Hồi ký Clinton. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140617_clinton_book_vietnam_china.shtml
[29].Obama: 'Mỹ cần kiềm chế ở nước ngoài'
. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/05/140528_obama_foreign_policy.shtml
[30].Đối thoại Shangri-la: Bộ trưởng quốc phòng các nước chỉ trích Trung Quốc.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140531/doi-thoai-shangri-la-bo-truong-quoc-phong-cac-nuoc-chi-trich-trung-quoc.aspx
[31]. Shangri-La: Nhật phản đối mạnh mẽ phát biểu của Trung Quốc. http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/jap-hit-bck-at-cn-remk-06022014092532.html
[32]. Nhật-Úc-Ấn : Liên minh trên biển đang tượng hình.http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140612-tam-giac-nhat-uc-an-lien-minh-tren-bien-dang-tuong-hinh
[33].Trung Quốc xây đảo nhân tạo để kiểm soát hoàn toàn Biển Đông.http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140611-trung-quoc-xay-dao-nhan-tao-de-kiem-soat-hoan-toan-bien-dong
[34]. http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-xay-dao-nhan-tao-5-ty-usd-giua-bien-dong-nham-muc-dich-gi-886325.htm
[35].Philipines-Mỹ lập căn cứ quân sự gần Trường Sa.http://www.voatiengviet.com/content/philippines-my-lap-can-cu-quan-su-gan-truong-sa/1937917.html
LÝ QUANG DIỆU * CHỐNG MỸ LÀ NGU
LÝ QUANG DIỆU - CHỈ CÓ KẺ NGU MỚI CHỐNG HOA KỲ
Lớn | Vừa | Nhỏ
Mỹ nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số một
Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.
Chính quyền Obama tuyên bố vào năm 2011 rằng Hoa Kỳ dự định tiếp cận khu
vực châu Á-Thái Bình Dương với một trọng tâm mới. Họ gọi đây là Sự Xoay
Trục về Châu Á. Trên tờForeign Policy, ngoại trưởng Hillary Clinton
giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này như sau: “Các thị trường
mở ở châu Á là những cơ hội chưa từng thấy đối với Hoa Kỳ về đầu tư,
thương mại và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến… Về mặt chiến lược,
việc gìn giữ hoà bình và an ninh ở khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
ngày càng trở nên thiết yếu đối với sự tiến bộ trên toàn cầu, dù là
thông qua bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, chống lại việc phổ biến
vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt
động quân sự của các nước lớn trong khu vực.” Vào tháng 4 năm 2012, 200
lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đã được triển khai tới Darwin , Úc trong
một phần nỗ lực nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.Mỹ nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số một
Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.
<
Nhiều quốc gia Châu Á chào đón cam kết mới này từ người Mỹ. Trong nhiều năm, sự hiện diện của Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng giúp ổn định khu vực. Kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì ổn định và an ninh. Kích thước của Trung Quốc có nghĩa là cuối cùng chỉ có Hoa Kỳ – kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các quốc gia ASEAN – mới có thể đối trọng lại được nước này
Tuy nhiên, chúng ta còn phải xem liệu người Mỹ có thể biến ý định thành cam kết trong lâu dài được hay không. Ý định là một mặt, tài trí và khả năng là một mặt khác. Hiện nay Hoa Kỳ có quân ở Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam . (Người Philippines đã không khôn ngoan khi mời người Mỹ rời khỏi vịnh Subic vào năm 1992. Họ quên mất hậu quả về lâu dài của hành động này và bây giờ họ bảo rằng “Hãy làm ơn quay lại.”) Người Mỹ tin rằng họ có sẵn một dàn xếp quân sự trong khu vực cho phép họ cân bằng lại được với hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, vì các vùng nước trong khu vực tương đối nông, người Mỹ có thể theo dõi hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc, kể cả tàu ngầm. Nhưng liệu lợi thế này có thể kéo dài được bao lâu? Một trăm năm? Không thể nào. Năm mươi năm? Không chắc. Hai mươi năm? Có thể. Rốt cuộc, cân bằng quyền lực có thể thực hiện được hay không còn phải chờ vào nền kinh tế Hoa Kỳ trong một vài thập niên tới. Cần có một nền kinh tế vững mạnh thì mới có thể phô trương quyền lực – đầu tư xây dựng tàu chiến, tàu sân bay và các căn cứ quân sự.
Khi cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ trên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra, những quốc gia nhỏ hơn ở châu Á bắt buộc phải thích ứng với cục diện mới. Thucydides đã từng viết rằng “kẻ mạnh làm những gì mà họ có thể và kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu đựng”. Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á có thể không phải có một kết cục bi thảm như thế, nhưng bất cứ góc nhìn hiện thực chủ nghĩa nào về sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đều sẽ khiến các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Người ta sẽ phải quan tâm hơn đến những gì người Trung Quốc thích hoặc không thích khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng điều quan trọng không kém là không để cho Trung Quốc hoàn toàn thống trị. Cuối cùng, tôi không cho rằng viễn cảnh người Trung Quốc hất cẳng hoàn toàn người Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương có thể diễn ra.
Ví dụ như Việt Nam , là một trong những quốc gia không an tâm nhất về sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình ra lệnh tấn công miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để trả đũa việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia. Đặng phá hủy một vài làng mạc và thị trấn rồi sau đó rút lui, chỉ nhằm đưa ra một lời cảnh cáo với người Việt: “Tôi có thể tiến thẳng vào và tiếp quản Hà Nội.” Đây không phải là bài học mà người Việt có thể quên được. Một chiến lược có lẽ đã được chính phủ Việt Nam bàn đến là làm thế nào để có thể bắt đầu thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ.
Tôi cũng cảm thấy rất tiếc rằng sự thay đổi cân bằng quyền lực đang diễn ra vì tôi cho rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hoà bình. Họ chưa bao giờ tỏ ra hung hãn và họ không có ý đồ chiếm lãnh thổ mới. Họ đưa quân đến Việt Nam không phải vì họ muốn chiếm Việt Nam . Họ đưa quân đến bán đảo Triều Tiên không phải vì họ muốn chiếm bắc hay nam Triều Tiên. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đó là chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ đã muốn ngăn chủ nghĩa cộng sản lan tràn trên thế giới. Nếu như người Mỹ không can thiệp và tham chiến ở Việt Nam lâu dài như họ đã làm, ý chí chống cộng ở các nước Đông Nam Á khác chắc đã giảm sút, và Đông Nam Á có thể đã sụp đổ như một ván cờ domino dưới làn sóng đỏ. Nixon đã giúp cho miền Nam Việt Nam có thời gian để xây dựng lực lượng và tự chiến đấu. Nam Việt Nam đã không thành công, nhưng khoảng thời gian gia tăng đó giúp Đông Nam Á phối hợp hành động với nhau và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển của ASEAN.
Singapore khá thoải mái với sự hiện diện của người Mỹ. Chúng ta không biết Trung Quốc sẽ quyết đoán hay hung hăng như thế nào. Vào năm 2009 khi tôi nói chúng ta phải cân bằng lực lượng với Trung Quốc, họ dịch từ đó sang tiếng Trung thành “kìm hãm”. Điều này làm nổi lên một làn sóng phẫn nộ trong cư dân mạng Trung Quốc. Họ cho rằng làm sao tôi lại dám nói như thế trong khi tôi là người Hoa. Họ quá là nhạy cảm. Thậm chí sau khi tôi giải thích rằng tôi không hề sử dụng từ “kìm hãm”, họ vẫn không hài lòng. Đấy là bề mặt của một thứ quyền lực thô và còn non trẻ.
Trong cục diện đang thay đổi này, chiến lược chung của Singapore là đảm bảo rằng mặc dù chúng ta lợi dụng bộ máy tăng trưởng thần kì của Trung Quốc, chúng ta sẽ không cắt đứt với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Singapore vẫn quan trọng với người Mỹ. Singapore nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm của một khu vực quần đảo, nơi mà người Mỹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương. Và mặc dù chúng ta xúc tiến các mối quan hệ với người Trung Quốc, họ cũng không thể cản chúng ta có các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá và an ninh bền chặt với Hoa Kỳ. Người Trung Quốc biết rằng họ càng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á thì các quốc gia này càng thân Mỹ hơn. Nếu người Trung Quốc muốn đưa tàu chiến đến viếng thăm cảng của Singapore khi có nhu cầu, như là người Mỹ đang làm, chúng ta sẽ chào đón họ. Nhưng chúng ta sẽ không ngả về phía nào bằng cách chỉ cho phép một bên và cấm đoán bên kia. Đây là một lập trường mà chúng ta có thể tiếp tục duy trì trong một thời gian dài.
Chúng ta còn liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua ngôn ngữ. Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bị người Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore . Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Đế quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này ra khắp thế giới, nên khi người Mỹ tiếp quản, đó là một sự chuyển đổi dễ dàng sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với người Mỹ khi trên toàn thế giới đã có nhiều người nói và hiểu ngôn ngữ của họ.
Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn mực tiếng Hoa trong nhà trường để cho học sinh của chúng ta có một lợi thế, nếu họ chọn làm việc hoặc giao thương với Trung Quốc. Nhưng tiếng Hoa vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, vì thậm chí nếu GDP của Trung Quốc có vượt qua Hoa Kỳ, họ cũng không thể cho chúng ta được mức sống mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng ta ít hơn 20%. Phần còn lại của thế giới sẽ giúp Singapore duy trì phát triển và đạt được thịnh vượng – không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, người Đức, người Pháp, người Hà Lan, người Úc, vv…. Các nước này giao dịch kinh doanh bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, khi mà chính người Hoa cũng rất cố gắng học tiếng Anh từ khi mẫu giáo cho đến bậc đại học.
Cuộc cạnh tranh cuối cùng
Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan cũng như do cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhưng những sử gia giỏi nhìn nhận sẽ chỉ ra rằng một Hoa Kỳ dường như yếu đi và trì trệ đã từng phục hồi ra khỏi những tình huống còn tệ hại hơn. Đất nước Hoa Kỳ đã đối mặt nhiều thử thách lớn trong những thời kỳ chưa xa: cuộc Đại Suy thoái, chiến tranh Việt nam, thời kì trỗi dậy của các cường quốc công nghiệp hậu chiến như Nhật Bản và Đức. Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ đã tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị trí dẫn đầu cùa mình. Hoa Kỳ đã áp đảo. Nó sẽ thực hiện được điều này một lần nữa.
Thành công của Hoa Kỳ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì không chỉ bằng khả năng đặc biệt sản xuất ra cùng một thứ với chi phí ít hơn mà còn là liên tục đổi mới sáng tạo – tức là sáng chế ra một mặt hàng hay dịch vụ hoàn toàn mới mà thế giới sớm cảm thấy hữu dụng và đáng khát khao. Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet – tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu. Và tia sáng đó cho thấy người Mỹ thỉnh thoảng thể có sáng tạo đột phá thay đổi cục diện, điều cho họ vị trí dẫn đầu.
Thậm chí nếu những người theo thuyết suy thoái đúng, và thật là Hoa Kỳ đang trên đà xuống dốc, ta phải nhớ rằng đây là một nước lớn và cần có một thời gian dài thì mới suy thoái. Nếu Singapore là một nước lớn, tôi sẽ chẳng lo lắng lắm nếu chúng ta chọn chính sách sai lầm, vì hậu quả sẽ xuất hiện chậm. Nhưng chúng ta là một nước nhỏ và một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả kinh khủng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, Hoa Kỳ như là một con tàu chở dầu lớn. Họ sẽ không thể chuyển hướng nhanh như một chiếc thuyền. Nhưng tôi tin rằng các cá nhân tin vào thuyết suy thoái đã sai lầm. Hoa Kỳ sẽ không suy thoái. So sánh tương đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể ít uy lực hơn. Có thể khả năng phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng và có thể Hoa Kỳ không thể sánh với Trung Quốc về dân số và GDP, nhưng lợi thế chính yếu của Hoa Kỳ – sự năng động của họ – sẽ không biến mất. Hoa Kỳ, nếu đem ra so sánh đến giờ, là một xã hội sáng tạo hơn. Và khi mà trong lòng nội bộ nước Mỹ đang có một cuộc tranh luận về việc liệu họ có đang xuống dốc hay không thì đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa rằng họ không ngủ quên trên đỉnh cao.
Tại sao tôi lại tin vào thành công dài hạn của Hoa Kỳ
Đầu tiên, Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm, hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực. Những người nhập cư này sáng tạo và thường mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời khỏi quê hương của mình làm gì. Họ cung cấp một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ không thành công được đến như vậy nếu như không có người nhập cư. Trong hàng thế kỉ, Hoa Kỳ thu hút nhân tài từ châu Âu. Ngày hôm nay, họ thu hút nhân tài từ châu Á – người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Nhật và thậm chí là người Đông Nam Á. Vì Hoa Kỳ có thể dung nạp người nhập cư, giúp họ hoà nhập và cho họ một cơ hội công bằng để đạt được giấc mơ Mỹ, luôn có một nguồn chảy tài năng hướng vào Hoa Kỳ và đổi lại Hoa Kỳ có được công nghệ mới, sản phẩm mới và cách làm ăn mới.
Trung Quốc và những quốc gia khác rồi sẽ phải tiếp thu vài phần của mô hình thu hút nhân tài của Hoa Kỳ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Họ phải đi tìm người tài để xây dựng các doanh nghiệp. Đây là cuộc cạnh tranh tối hậu. Đây là thời đại mà chúng ta không còn có các cuộc đua quân sự giữa các cường quốc vì họ biết rằng họ sẽ huỷ hoại nhau bằng cách ấy. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh về kinh tế và kĩ thuật và tài năng là nhân tố chính.
Hoa Kỳ là một xã hội thu hút và giữ chân được nhân tài. Họ chiêu dụ được những tài năng bậc nhất từ Châu Á. Hãy nhìn vào số lượng người Ấn trong các ngân hàng và trường đại học của họ — lấy ví dụ như Vikram Pandit, cựu CEO của Citibank. Nhiều người Singapore chọn lựa ở lại Hoa Kỳ sau khi du học. Đó là lí do mà tôi ủng hộ việc cho sinh viên học bổng đi du học Anh, vì tôi chắc rằng họ sẽ trở về Singapore . Ở Anh, bạn không ở lại vì bạn không được chào đón. Và vì nền kinh tế của Anh không năng động như Mỹ, ở đấy có ít công ăn việc làm hơn.
Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ. Đây là ngôn ngữ đơn âm tiết và mỗi từ có tới 4 hay 5 thanh. Khi mà bạn không biết tiếng thì bạn không thể giao tiếp. Đây là một rào cản rất lớn. Đây là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi đã vật lộn trong suốt 50 năm và đến giờ mặc dù tôi có thể nói tiếng Hoa và viết theo kiểu bính âm (pinyin), nhưng tôi vẫn không thể hiểu được tiếng Hoa một cách thành thục như người bản ngữ. Đấy là tôi đã rất cố gắng. Trung Quốc trở nên hùng cường vào tương lai không thay đổi sự thật cơ bản là tiếng Hoa là một ngôn ngữ cực kì khó học. Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm. Người ta vẫn đến Hội đồng Anh và những cơ sở của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không cần phải cố gắng. Một thời họ có Trung tâm Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ, nhưng đã bị đóng cửa vì không cần thiết nữa. Đã có hàng loạt ấn phẩm, chương trình truyền hình và phim ảnh làm công việc đó. Nên về quyền lực mềm thì Trung Quốc không thể thắng.
Một nguồn lực khác mang lại sức cạnh tranh cho Hoa Kỳ là nhiều trung tâm xuất sắc cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Ở bờ Đông có Boston, New York, Washington, và ở bờ Tây có Berkeley, San Francisco, và ở miền Trung nước Mỹ thì có Chicago và Texas. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và mỗi trung tâm lại cạnh tranh với nhau, không ai nhường ai. Khi người Texas thấy rằng mình có nhiều dầu mỏ, James Baker – cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người Texas – đã cố gắng thành lập một trung tâm ở Houston để cạnh tranh với Boston hoặc New York. Jon Huntsman, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và Trung Quốc và là bạn của tôi, là một ví dụ khác. Gia đình ông có tiền sử bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy khi ông thừa hưởng gia tài từ cha, ông mang những nhà khoa học giỏi nhất trong lĩnh vực ung thư tuyến tiền liệt về quê nhà ông là bang Utah để nghiên cứu vấn đề này.
Mỗi trung tâm tin rằng mình tốt như các trung tâm còn lại, chỉ cần tiền và nhân tài, điều có thể kiếm được. Không ai cảm thấy phải tuân theo Washington hay New York . Nếu bạn có tiền, bạn có thể xây dựng một trung tâm mới. Bởi vì khía cạnh này, có sự đa dạng trong xã hội và một tinh thần cạnh tranh cho phép sản sinh ra những ý tưởng và sản phẩm mới hữu ích dài lâu. Trung Quốc thì lại chọn một cách tiếp cận khác. Người Trung Quốc tin rằng khi trung ương mạnh thì Trung Quốc sẽ giàu mạnh. Đây là một thái độ cứng nhắc, yêu cầu mọi người phải tuân theo một trung tâm duy nhất. Mọi người phải hành quân theo cùng một điệu trống. Ngay cả Anh và Pháp đều không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt này. Ở Pháp ai là nhân tài cuối cùng đều vào các viện đại học nghiên cứu lớn. Ở Anh thì đó là Oxbridge (Đại học Oxford và Đại học Cambridge ). Những quốc gia này tương đối nhỏ, gọn vì vậy cũng đồng bộ hơn.
Kể từ cuối thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, Hoa Kỳ mất vị trí dẫn đầu nền công nghiệp về tay những nền kinh tế mới phục hồi như Nhật Bản và Đức. Họ bị vượt mặt về đồ điện tử, thép, hoá dầu và ngành công nghiệp xe hơi. Đây là những ngành công nghiệp sản xuất quan trọng huy động nhiều nhân công, kể cả những người lao động phổ thông được các công đoàn bảo vệ. Ở một số nước châu Âu, các công đoàn chống đối các cải cách lao động bằng việc đe dọa tiến hành các hành động công nghiệp có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng trong ngắn hạn. Nhưng ở Mỹ điều ngược lại đã xảy ra.
Các tập đoàn áp dụng những biện pháp thay đổi khó khăn nhưng cần thiết. Họ giảm qui mô, giảm biên chế và cải tiến năng suất qua việc sử dụng công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin (IT). Nền kinh tế Hoa Kỳ trỗi dậy trở lại. Các doanh nghiệp mới được mở ra để giúp các công ty tối ưu hoá hệ thống IT của mình, như là Microsoft, Cisco và Oracle. Sau một khoảng thời gian điều chỉnh đầy đau đớn, các công ty có thể tạo ra nhiều việc làm mới trả lương tốt hơn. Họ không thích thú với nhưng công việc lỗi thời mà Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Âu có thể làm được. Họ thấy được một tương lai mà của cải không phải được tạo ra bởi việc chế tạo đồ dùng hay xe hơi, mà bằng sức mạnh trí óc, sức sáng tạo, tính nghệ thuật, kiến thức và bản quyền trí tuệ. Hoa Kỳ đã trở lại cuộc chơi. Họ giành lại được vị trí là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nước đã phát triển. Tôi thật sự khâm phục sự năng động và tin thần khởi nghiệp của người Mỹ.
Bạn tiếp tục chứng kiến điều đó ngay lúc này đây. Người Mỹ vận hành một hệ thống gọn gàng hơn và có sức cạnh tranh hơn. Họ có nhiều bằng sáng chế hơn. Họ luôn cố gắng tạo được thứ gì đó mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn. Tất nhiên, điều này cũng có một cái giá của nó. Chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ lên xuống như một cái yoyo. Ở thời kì suy thoái, chỉ số thất nghiệp từ 8 đến 10 phần trăm là chuyện hiển nhiên. Kết quả là một tầng lớp dưới hình thành. Giữa những xa hoa, lấp lánh, các cửa hàng đẹp đẽ ở New York , bạn cũng có thể dễ dàng thấy người Mỹ vô gia cư nằm trên vệ đường. Họ không có gì ngoài tấm áo khoác thân và miếng thùng carton để nằm ngủ. Một số người, kể cả nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman, đã lên án khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở xã hội Mỹ.
Điều này có chấp nhận được không? Tôi không thể nói được. Có những tổ chức tôn giáo và từ thiện giúp đỡ. Một số thành lập những quán ăn tình thương cho người thất nghiệp, vv…. Nhưng mà bạn không thể vừa muốn có chiếc bánh trong tay, vừa muốn ăn nó. Nếu bạn muốn tạo nên sự cạnh tranh mà Hoa Kỳ đang có, bạn không thể tránh được việc tạo nên khoảng cách đáng kể giữa tầng đỉnh và tầng đáy, và không thể tránh khỏi việc tạo nên một tầng lớp dưới. Nếu như bạn chọn một nhà nước phúc lợi, như châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bạn tự nhiên sẽ không còn năng động.
Cuối cùng, Hoa Kỳ có một nền văn hoá tôn vinh những người dám tự làm tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng và có được sự công nhận và vị trí xã hội họ đáng được hưởng. Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết để rốt cuộc thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại. Nền văn hoá này khác với Anh, một xã hội tĩnh hơn – nơi mà mọi người biết vị trí phù hợp của mình. Nước Anh rất mang tính châu Âu về điểm này.
Người Anh từng có nhiều khám phá vĩ đại – máy hơi nước, máy kéo sợi và động cơ điện. Họ cũng có nhiều giải Nobel khoa học. Nhưng rất ít khám phá trong số này của họ trở nên thành công về mặt thương mại. Tại sao lại như thế? Những năm dài của 2 thế kỉ đế chế đã hình thành một xã hội nơi mà giới thượng lưu cũ và những quý tộc có ruộng đất được kính trọng. Giới nhà giàu mới bị xem thường. Các sinh viên trẻ ưu tú mơ ước trở thành luật sư, bác sĩ và trí thức – những người được ngưỡng mộ vì trí tuệ và đầu óc của họ hơn là lao động cực nhọc hoặc lao động tay chân. Hoa Kỳ thì lại khác, là một xã hội mới không có khoảng cách tầng lớp. Mọi người đều ngưỡng mộ việc làm giàu – và muốn trở nên giàu có. Đây là một động lực rất lớn để tạo nên các công ty mới và của cải. Thậm chí ở các công ty của Mỹ, người trẻ có tiếng nói lớn hơn ở các cuộc họp, và sức trẻ của họ được định hướng để giúp công ty trở nên sáng tạo hơn.
Lý Quang Diệu
--------------------------
nguon: TTHN
THÁI QUỐC MƯU * MỸ ĐÁ TRUNG CỘNG
Cú đá tuyệt vời của Mỹ trúng ngay tử huyệt Trung Cộng
Thái Quốc Mưu (Danlambao) - Thời gian qua, về vấn đề Trung Cộng xâm lấn lãnh hải Việt Nam, các trang Web bình luận đều có nội dung chung chung:
“Trấn an đồng minh về kế hoạch xoay trục sang châu Á, hàn gắn quan hệ
Nhật-Hàn và đẩy nhanh việc ký kết hiệp định thương mại xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đã không đạt được kết quả như mong muốn trong chuyến thăm 4
nước đồng minh châu Á của Tổng thống Obama.”
Những Nhà Bình Luận cho rằng: “Chiến lược xoay trục của Mỹ dựa trên
hai trụ cột chính là kinh tế và quân sự. Hành động cụ thể nhất để chứng
tỏ đường lối chuyển trục là sự gia tăng hiện diện quân sự. Trong thực tế
thì Mỹ vẫn là cường quốc số 1 ở vùng Thái Bình Dương. Lực lượng quân sự
Trung Quốc dẫu có nhiều tiến triển về hải quân, không quân, cũng còn
phải một thời gian rất dài mới có thể là một thách thức chứ chưa thể là
một đe dọa cho Mỹ. Như vậy sự tái bố trí lực lượng của Mỹ ở khu vực châu
Á có giá trị tâm lý hơn là nhu cầu cụ thể.”
“Chuyến thăm 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines của
Tổng thống Obama có giá trị ở sự tái xác nhận quyết tâm chú trọng đến
châu Á và chỉ có giá trị tới mức đó, chưa thể là sự bảo đảm về sự can
thiệp của Mỹ nếu xảy ra tranh chấp xung đột giữa các quốc gia trong khu
vực với Trung Quốc.”
Và, “chính sách chuyển trục về châu Á là vấn đề ngoại giao và kinh
tế. Mỹ đã gia tăng triển khai lực lượng quân sự tới một chừng mực giới
hạn, nhưng về ngoại giao và kinh tế người ta chưa thấy có tiến triển nào
đáng kể.”
“Ngày 23-4, Tổng thống Obama tới Nhật, chặng dừng chân đầu tiên trong
chuyến thăm 4 nước châu Á của ông. Tại đây, ông Obama không đưa ra
tuyên bố nào về bản chất của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và
Tokyo, liên quan đến một quần đảo do Nhật Bản kiểm soát – mà Trung Quốc
gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Senkaku. Nhưng ông nhắc lại rằng, các
hòn đảo này được bảo vệ bởi hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Tổng thống
Obama hy vọng, tại Tokyo, có thể chứng kiến việc Nhật Bản tham gia vào
thỏa thuận trao đổi tự do mà Mỹ muốn ký kết với các quốc gia đồng minh
trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (tức Hiệp định TPP). Nhưng ông đã
thất bại: Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, đã không nhận được sự đồng
thuận của giới nông nghiệp và sản xuất xe hơi. Hôm 25-4, như dự đoán,
khi Tổng thống Obama rời khỏi Tokyo đến Seoul, vẫn chưa có thêm được
tiến triển gì mới và như thế khi chưa có thỏa thuận với Nhật, quốc gia
giữ vị trí quan trọng nhất trong TPP, thì hiệp định này vẫn còn dậm chân
tại chỗ.”
“Nhiều lần Tổng Thống Obama và những Nhà Ngoại Giao hàng đầu của Mỹ
tuyên bố việc xoay trục sang Châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ không nhằm
mục đích cô lập, kiềm chế Trung Quốc. Và, việc xoay trục của Hoa Kỳ ở
Thái Bình Dương không với mục đích an ninh mà về vấn đề hợp tác thương
mại đa phương.”
“Các quan sát viên cho rằng các cuộc đàm phán sẽ còn phải tiếp tục
chứ chưa thể đạt được sự khai thông mau chóng. Hiệp định Đối tác Thương
mại Xuyên Thái Bình Dương là trụ cột trong chính sách châu Á của chính
quyền Obama và là một bộ phận không thể tách rời khỏi chiến lược chuyển
trọng tâm về châu Á.”
“Tại Hàn Quốc, quốc gia đã có thỏa hiệp mậu dịch tự do với Mỹ và sự
tham gia TPP không có nhiều vấn đề, nhưng ông Barack Obama đã không thể
hàn gắn được quan hệ của các đồng minh Nhật-Hàn bị rạn nứt bởi những bất
đồng do lịch sử để lại. Những phát biểu của Tổng thống Mỹ về hồ sơ “phụ
nữ giải sầu” tại Hàn Quốc khiến chính quyền của ông Shinzo Abe không
hài lòng.”
“Tương tự tại Malaysia và Philippines mà Obama phải làm, để vừa trấn
an các đồng minh về sự hiện diện mang tính chiến lược của Mỹ tại khu
vực, nhưng lại không được thể hiện một thái độ đối đầu với Trung Quốc,
đối tác kinh tế lớn nhất của các quốc gia này”.
“Chỉ có điểm đến cuối cùng Philippines đánh dấu được sự tiến bộ có ý
nghĩa nhất trong chuyến công du châu Á của ông Obama. Đó là việc ký hiệp
định quốc phòng kéo dài 10 năm có thể gia hạn. Thoả thuận này cho phép
Mỹ có thể đưa quân và trang thiết bị quân sự đến tập trung tạm thời tại
Philippines, nơi mà trước năm 1992 Mỹ vẫn còn các căn cứ không quân và
hải quân. Hiệp định này, cùng với những lời khẳng định sự hỗ trợ với
quần đảo Philippines đang có các tranh chấp với Bắc Kinh về biển đảo là
một bằng chứng cụ thể của chiến lược tái cân bằng tại châu Á của Mỹ.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama vẫn giữ ý khi tuyên bố trong cuộc họp báo
chung với Tổng thống Bengnino Aquino rằng: “Mục đích của chúng tôi
không nhằm chống lại Trung Quốc cũng không phải để kiềm chế Trung Quốc”
và “chúng tôi ủng hộ sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Thái Bình Dương”.
Nhưng ông Obama cũng xa xôi gửi đến Bắc Kinh một thông điệp: “Trên khía
cạnh luật pháp quốc tế, chúng tôi không nghĩ rằng hành động cưỡng bức
hay đe dọa lại là cách giải quyết xung đột”.
Đặc biệt, trong chuyến công du, Tổng Thống Hoa Kỳ “không thèm” ghé Việt Nam.
Còn tờ Công An Nhân Dân trong nước viết: “Tổng thống Mỹ Barack Obama
vừa kết thúc chuyến thăm một tuần đến 4 nước đồng minh tại châu Á là
Nhật, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines. Mục tiêu là trấn an đồng minh
về kế hoạch xoay trục sang châu Á, hàn gắn quan hệ Nhật - Hàn và đẩy
nhanh việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP) dường như không đạt được như mong muốn”.
Tóm lại, theo nhận định của các Nhà Bình Luận, chuyến công du của Tổng
thống Hoa Kỳ tại 4 nước Châu Á chỉ gặt hái một chút kết quả ở Phi Luật
Tân. Nhưng bị “Các nhà hoạt động thuộc nhóm Sanlakas hô khẩu hiệu
chống Mỹ trong cuộc biểu tình tại thành phố Quezon, Philippines, để phản
đối chuyến thăm của Tổng thống Obama, ngày 27-4-2014”. Coi như chuyến công du bị thất bại nặng.
Ngay sau khi Tổng Thống Mỹ kết thúc chuyến công du 4 quốc gia Châu Á,
ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu
vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa nằm trên lãnh hải Việt Nam. Trong
khi, mọi tầng lớp nhân dân cả nước phản đối mạnh mẽ, thì chánh quyền
Việt Nam không hề phản ứng rõ rệt. Và, tất cả các nước trên thế giới chỉ
lên tiếng phản ứng chiếu lệ.
Điều này có thể:
1. Những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ như: “… sự
xoay trục sang Châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ không nhằm mục đích cô
lập, kiềm chế Trung Quốc. Và, việc xoay trục của Hoa Kỳ ở Thái Bình
Dương không với mục đích an ninh mà về vấn đề hợp tác thương mại đa
phương.” Chỉ với mục đích tung hỏa mù trấn an Trung Quốc.
2. Trong chuyến công du Chấu Á Thái Bình Dương Tổng Thống
Obama “không thèm” viếng Việt Nam, đó là sách lược kỳ diệu, chẳng khác
nào “bật đèn xanh” cho Trung Cộng muốn làm gì Việt Nam thì làm. Tưởng
bở, Trung Quốc vội xâm chiếm lãnh hải Việt Nam bằng cách đặt giàn khoan
Hải Dương 981 - chỉ sau mấy ngày Tổng Thống Hoa Kỳ kết thúc chuyến công
du 4 quốc gia Châu Á.
3. Thấy Hoa Kỳ không quan tâm tới Việt Nam, Trung Quốc ngày
càng hung hăng trên vùng biển Việt Nam, thế giới càng phản ứng mạnh,
Trung Quốc càng bị cô lập.
4. Trước đây, Hoa Kỳ từng kêu gọi Việt Nam nên thay đổi
chánh trị, tôn trọng nhân quyền, dân chủ, đa nguyên, công đoàn lao động
tự do, thả tất cả tù nhân tranh đấu ôn hòa… nhưng chánh quyền Việt Nam
tảng lờ. Giờ đây trước hiểm họa xâm lăng Trung Quốc, Việt Nam muốn xích
lại gần Mỹ hơn, tất nhiên phải thỏa mãn những yêu cầu đó. Nếu Việt Nam
vẫn chơi nước cờ lập lờ hàng hai, không thể nào tránh được cuộc xâm lăng
bành trước phương Nam của Trung Quốc
5. Dù sao, nếu Trung Quốc dùng quân sự gây chiến với Việt
Nam, Hoa Kỳ và các nước đồng minh Âu, Á, vì quyền lợi chung sẽ không bỏ
rơi Việt Nam. Lúc ấy Trung Quốc sẽ bị tứ bề thọ địch. Trường hợp Thế
Chiến Thứ Ba xảy ra, Trung Quốc chắc chắn sẽ bại trận, nước Tàu sẽ bị
cắt ra thành mảnh vụn. Mộng bành trướng làm bá chủ Á Châu sẽ vở tan
thành mây khói.
6. Như vậy, việc Tổng Thống Hoa Kỳ công du 4 nước Châu Á, mà
“quên” viếng Việt Nam đã có tính toán kỹ. Một mặt làm cho Trung Quốc để
lộ dã tâm xâm lược Việt Nam. Mặt khác để các nước Á Châu nhìn thấy thực
chất của Trung Cộng, sau cùng tạo cơ hội cho Việt Nam thay đổi thể chế
chánh trị một cách quang minh.
Đó là Cú đá tuyệt vời của Mỹ trúng ngay tử huyệt Trung Cộng
NGỤY BIỆN CỦA TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG
“Sự thật về tranh chấp biển đảo” (China Daily 14/6/2014)
“Sự thật về tranh chấp biển đảo” (China Daily 14/6/2014)
June 15, 2014Dẫn: Bài viết này, được đăng trên China Daily hôm qua, là ví dụ tiêu biểu của những lập luận và “chứng cứ” của phía TQ về “chủ quyền” của họ trên Biển Đông. Đầy ngụy biện và giả trá, nhưng chúng ta cũng cần phải biết để có thể chuẩn bị lập luận và chứng cứ để chống lại.
Việt Nam tuyên bố là có bằng chứng để chứng minh yêu sách của mình tại biển Hoa Nam nhưng lại lờ đi những tài liệu lịch sử của chính mình có thể chứng minh cho lập trường của TQ.
Việt Nam đang tận dụng những đụng độ giữa TQ-VN trên biển Hoa Nam, bóp méo sự thật, kích động tình cảm và bày ra cái thuyết về “sự đe dọa của TQ” để bôi xấu TQ. Bỏ qua phát triển về tổng thể trong quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội, VN đang đóng vai là một “nạn nhân” trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Nam, và tuyên bố đã sẵn sàng để đưa vụ việc ra tòa trọng tài quốc tế.
Các nhà lãnh đạo VN nói rằng họ có đủ bằng chứng lịch sử để chứng minh chủ quyền của VN trên hai quần đảo “Hoàng Sa” và “Trường Sa”, rằng VN đã “làm chủ” hai quần đảo trên từ thế kỷ 17. Có vẻ như họ đã rút những nhận xét nói trên từ một cuốn sách trắng có tên “Sự thật về mối quan hệ giữa VN và TQ trong 30 năm qua” do Bộ Ngoại giao của VN công bố vào năm 1979 khi quan hệ giữa hai nước không được bình thường. Tệ hơn, hầu hết các lập luận trong tài liệu năm 1979 đó lại được chép từ một “sách trắng” do ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam VN (hay Việt Nam cộng hòa) vào tháng 2 năm 1974.]
Giờ đây những nhà lãnh đạo VN, sử dụng những cái gọi là tư liệu lịch sử, đang cố gắng tuyên bố rằng hai quần đảo “Hoàng Sa” và “Trường Sa” của VN thực ra chính là quần đảo Tây Sa và Nam Sa của TQ.
Nhằm xâm lấn lãnh thổ của TQ vào thập niên 1970, chế độ miền Nam VN đã bóp méo các dữ kiện lịch sử, và điều này sau đó đã được các nhà lãnh đạo VN sử dụng nhằm mục đích chính trị. Điều này đã làm cho vấn đề trở nên phức tạp và phá hoại nghiêm trọng mối quan hệ TQ-VN.
Nhìn vào những bằng chứng trong các tư liệu ngoại giao của TQ vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 thì sẽ biết được sự thật. Thật ra, ngay chính các học giả VN cũng đã nói rằng các tư liệu do VN trưng ra để củng cố yêu sách trên hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa không phải là những tư liệu lịch sử thực sự mà chỉ là những phiên bản đã được chỉnh sửa từ bản gốc, vốn xác nhận chủ quyền của TQ trên hai quần đảo này.
Các nhà lãnh đạo VN nói rằng TQ đã cưỡng chiếm toàn bộ “quần đảo Hoàng Sa” vào năm 1974, lúc ấy còn đang được kiểm soát bởi chế độ Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hải chiến năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự giúp đỡ của đồng minh của mình lúc ấy là Mỹ, đồng thời yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ can thiệp. Nhưng cả Mỹ lẫn Hội đồng bảo an LHQ đều không ủng hộ yêu cầu này. Điều này có nghĩa là cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, chưa bao giờ tin vào cáo trạng hoặc yêu sách của chế độ này.
Vào ngày 2/9/1945, Ho Chi Minh tuyên bố thành lập nước VNDCCH tại Hà Nội. Tháng giêng năm 1950, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trở thành quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam do HCM lãnh đạo. Đối với TQ và đại đa số các quốc gia khác, chính quyền của VNDCCH (sau này đổi tên thành CHXHCN Việt Nam) đã là (và đang là) chính quyền hợp pháp duy nhất của VN, còn chính quyền của miền Nam Việt Nam chỉ là một chế độ ngụy quyền do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dựng lên.
Vậy bây giờ, 39 năm sau khi đánh bại nước Mỹ, tại sao CHXHCN Việt Nam lại muốn sử dụng yêu sách của VNCH để gây xung đột ở biển Hoa Nam? Phải chăng các lãnh đạo hiện nay của VN đang phản bội Hồ Chí Minh và những chiến sĩ cách mạng khác, xúc phạm đến sự hy sinh của hàng trăm ngàn đồng bào đã ngã xuống để chống ngoại xâm, và phủ nhận sự ủng hộ quý báu của các đồng minh trong cuộc chống lại chủ nghĩa thực dân khi dùng lại yêu sách của chế độ Sài Gòn tay sai bán nước?
Chính quyền VN không được vi phạm nguyên tắc estoppel về vấn đề chủ quyền ở quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Các nhà lãnh đạo VN tuyên bố rằng không có quốc gia nào thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì chính VNDCCH là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhận chủ quyền của TQ trên các quần đảo này.
Lập trường của chính quyền VNDCCH vào thập niên 1950 và 1960 là rõ rệt. Lập trường này vẫn không thay đổi sau cái chết của HCM và sau khi kết thúc chiến tranh VN vào năm 1975. Các tư liệu của Bộ Ngoại giao TQ từ thập niên 1970 và 1980 cho thấy lập trường của Đảng CSVN do HCM lãnh đạo về hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Quan trọng nhất trong số các tư liệu này là một công hàm do Thủ tướng PVĐ gửi đến Chu Ân Lai và bản tuyên bố của VNDCCH năm 1965.
Vào ngày 4/9/1958, chính phủ CHNDTH ra tuyên bố rằng chiều rộng của lãnh hải của TQ sẽ là 12 hải lý và điều này sẽ được áp dụng cho tất cả mọi vùng lãnh thổ của TQ, kể cả các quần đảo trên biển Hoa Nam. Ngày 14/9/1958, PVĐ long trọng tuyên bố trong một công hàm gửi Chu Ân Lai rằng VN công nhận và ủng hộ tuyên bố của CHNDTH về vùng lãnh hải của nước này. Ngày 22/9/1958, công hàm này được đăng trên báo Nhân Dân, tờ báo chính thức của Đảng CSVN.
Vào ngày 9/5/1965, VNDCCH ra một tuyên bố liên quan đến định nghĩa về “vùng chiến sự” của Mỹ. Tuyên bố này khẳng định rằng với việc định nghĩa toàn bộ lãnh thổ VN và vùng biển cách 100 dặm tính từ vùng duyên hải cũng như vùng quần đảo Tây Sa của TQ là vùng hoạt động của quân đội Mỹ, Lyndon Johnson, lúc ấy là Tổng thống Mỹ, đã trực tiếp đe dọa an ninh của VNDCCH và các nước láng giềng của nó.
Trong những năm gần đây, một số viên chức trong chính phủ VN và các “học giả” đã cố gắng “diễn giải lại” các tư liệu giữa hai chính phủ, nhưng chỉ tự biến mình thành trò cười. Và sau khi những cố gắng này thất bại, chính quyền VN bắt đầu giả vờ như những tư liệu này chưa bao giờ tồn tại.
Việt Nam đã tuyên bố rằng nó có sẵn bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh yêu sách của mình tại biển Hoa Nam, và đang chờ đến lúc thuận tiện để đưa TQ ra tòa án công lý quốc tế. Nếu quả là như thế thì VN chớ quên đưa ra công hàm PVĐ và tuyên bố của VNDCCH (năm 1965) cũng như các bản đồ và sách giáo khoa mà nó xuất bản trước năm 1975, cùng với bản cáo trạng ấy.
BLOG BIỂN ĐÔNG CHUYỂN NGỮ
Nguồn: The truth about the sea dispute
http://usa.chinadaily.com.cn/opinion/2014-06/14/content_17587122_2.htm
https://www.ttxva.net/china-daily-14-6-2014/
Được đăng bởi nguoilotgach vào lúc 20:48
Trung Hoa nhật báo lại viết gì về Biển Đông thế ạ?
BLOG ANH VŨ
Cả ngày nay - nói đúng hơn là cả hơn tháng nay - tôi chẳng làm gì được
ngoài việc mò mẫm thông tin trên mạng về Biển Đông. Chẳng biết là may
hay là rủi, mới sáng ra tôi đã vớ được bài viết mới của một "học giả"
Trung Quốc đăng trên China Daily với nhiều lập luận mà đọc lên thì biết
ngay là ngụy biện nhưng cũng khá nguy hiểm đối với những người vẫn còn
mơ hồ và vẫn giữ cách tư duy như cũ. Tất nhiên là tôi rất bực, và vì thế
cứ quanh đi quẩn lại với bài viết ấy, mất hết cả ngày.
Bài viết ấy ở đây: http://usa.chinadaily.com.cn/opinion/2014-06/14/content_17587122_2.htm
Xin trích dịch vài đoạn để các bạn có thể hiểu được tại sao tôi lại khó chịu đến thế:
Các nhà lãnh đạo VN nói rằng TQ đã cưỡng chiếm toàn bộ "quần đảo Hoàng Sa" vào năm 1974, lúc ấy còn đang được kiểm soát bởi chế độ Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hải chiến năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự giúp đỡ của đồng minh của mình lúc ấy là Mỹ, đồng thời yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ can thiệp. Nhưng cả Mỹ lẫn Hội đồng bảo an LHQ đều không ủng hộ yêu cầu này. Điều này có nghĩa là cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, chưa bao giờ tin vào cáo trạng hoặc yêu sách của chế độ này.
[...]
Vậy bây giờ, 39 năm sau khi đánh bại nước Mỹ, tại sao CHXHCN Việt Nam lại muốn sử dụng yêu sách của VNCH để gây xung đột ở biển Hoa Nam? Phải chăng các lãnh đạo hiện nay của VN đang phản bội Hồ Chí Minh và những chiến sĩ cách mạng khác, xúc phạm đến sự hy sinh của hàng trăm ngàn đồng bào đã ngã xuống để chống ngoại xâm, và phủ nhận sự ủng hộ quý báu của các đồng minh trong cuộc chống lại chủ nghĩa thực dân khi dùng lại yêu sách của chế độ Sài Gòn tay sai bán nước?
[...]
Các nhà lãnh đạo VN tuyên bố rằng không có quốc gia nào thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì chính VNDCCH là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhận chủ quyền của TQ trên các quần đảo này.
Còn đây là đoạn kết, giọng điêu đầy thách thức:
Việt Nam đã tuyên bố rằng nó có sẵn bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh yêu sách của mình tại biển Hoa Nam, và đang chờ đến lúc thuận tiện để đưa TQ ra tòa án công lý quốc tế. Nếu quả là như thế thì VN chớ quên đưa ra công hàm PVĐ và tuyên bố của VNDCCH (năm 1965) cũng như các bản đồ và sách giáo khoa mà nó xuất bản trước năm 1975, cùng với bản cáo trạng ấy.
Các bạn thấy sao? Ban đầu khi đọc bài này, tôi vừa tức giận vừa cảm thấy lo sợ. Có vẻ như chúng ta yếu thế quá, còn họ thì mạnh quá. Thì họ đã lấy ngay chính chúng ta để chống chúng ta rồi đó: nào là công hàm PVĐ, nào là bản đồ và SGK, rồi tuyên bố năm 1965 gì đấy. Kiểu này thì VN chỉ có nước thua mất thôi.
Nhưng rồi tôi bình tĩnh đọc lại, và thấy buồn cười. Ừ thì TQ có mấy thứ "bảo bối" mà bài viết đã nêu ra, trong đó nặng ký nhất là công hàm PVĐ, còn những thứ kia chỉ phụ thêm. Đúng là VN có chút ít khó khăn với công hàm PVĐ thật, nhưng chẳng lẽ chỉ với công hàm đó thôi rồi đưa ra tòa thì quốc tế sẽ công nhận chủ quyền cho TQ dược ư? Vậy những bằng chứng hùng hồn và có tính pháp lý của VN về chủ quyền trên Hoàng Sa thì họ định bỏ đi đâu?
Nếu chủ quyền lãnh thổ mà quốc tế lại công nhận dễ dàng đến thế, thì sau vụ này các nước sẽ ra sức nhắm vùng lãnh thổ nào đó thuộc chủ quyền của nước khác nhưng vẫn còn hoang vắng ít người, sau đó xúi một nước thứ ba viết giấy công nhận chủ quyền cho mình, rồi sau đó sẽ được quốc tế công nhận hết chăng? Vớ vẩn quá.
Tôi không phải là luật gia, cũng chẳng phải là chuyên gia về quan hệ quốc tế, nên không thể và cũng không nên lạm bàn thêm. Chỉ xin có vài lời phản biện dựa trên chính logic của bài viết thôi.
1. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hải chiến năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự giúp đỡ của đồng minh của mình lúc ấy là Mỹ, đồng thời yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ can thiệp. Nhưng cả Mỹ lẫn Hội đồng bảo an LHQ đều không ủng hộ yêu cầu này. Điều này có nghĩa là cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, chưa bao giờ tin vào cáo trạng hoặc yêu sách của chế độ này.
Đây là điều hoàn toàn ngụy biện. Khi anh kêu gọi mà người khác không giúp đỡ, thì có thể có rất nhiều lý do, mà đơn giản nhất là do họ cảm thấy không có lợi gì khi giúp anh, thế thôi. Một lý do khác là họ muốn nhưng không đủ điều kiện để giúp. Không thể dùng việc họ không giúp để làm "chứng cớ" rằng Hoàng Sa không thuộc về VNCH được.
2. Vậy bây giờ, 39 năm sau khi đánh bại nước Mỹ, tại sao CHXHCN Việt Nam lại muốn sử dụng yêu sách của VNCH để gây xung đột ở biển Hoa Nam?
Tại sao đánh bại nước Mỹ rồi thì không sử dụng yêu sách của VNCH để đòi lại một phần lãnh thổ của VN được nhỉ? "Logic" này khó hiểu quá. Việc nào ra việc đó chứ? Nói thẳng ra, thưa ông "học giả", đây là một chiêu nhằm chia rẽ dân tộc VN, nhưng trò này vừa cũ vừa thô thiển quá, chúng tôi không mắc bẫy đâu ạ. VN với Mỹ, Pháp, Nhật đều là cựu thù đấy thôi, mà giờ còn trở thành bạn tốt của nhau được, thì dân VN hai miền sao lại không thể quên đi quá khứ nhỉ? Còn riêng TQ thì không những từ thù thành bạn, mà còn là bạn vàng bạn tốt nữa kia, ông quên rồi sao?
3. Các nhà lãnh đạo VN tuyên bố rằng không có quốc gia nào thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì chính VNDCCH là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhận chủ quyền của TQ trên các quần đảo này.
Ở đây, chỉ xin hỏi ông "học giả" một câu: ông có thể kể ra thêm một vài quốc gia khác ngoài VNDCCH (hoặc các nước trong khối "XHCN anh em") đã "công nhận chủ quyền" của TQ trên hai quần đảo HS-TS không? Nếu ông không kể được, thì chính ông mới là người nói dối trắng trợn đó ạ.
Buồn cười thật, phải không các bạn?
Nói thêm: Buồn cười thì buồn cười, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể xem thường những bài viết như thế này. Nước chảy đá mòn, họ nói mãi thì thế giới sẽ nghe. Nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng hoàn tất hồ sơ kiện TQ ra tòa án quốc tế đi ạ (tất nhiên là phải cẩn thận và chuyên nghiệp), vì làm như thế chẳng mất gì, chỉ được thêm sự ủng hộ của người dân mà thôi.
Bài viết ấy ở đây: http://usa.chinadaily.com.cn/opinion/2014-06/14/content_17587122_2.htm
Xin trích dịch vài đoạn để các bạn có thể hiểu được tại sao tôi lại khó chịu đến thế:
Các nhà lãnh đạo VN nói rằng TQ đã cưỡng chiếm toàn bộ "quần đảo Hoàng Sa" vào năm 1974, lúc ấy còn đang được kiểm soát bởi chế độ Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hải chiến năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự giúp đỡ của đồng minh của mình lúc ấy là Mỹ, đồng thời yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ can thiệp. Nhưng cả Mỹ lẫn Hội đồng bảo an LHQ đều không ủng hộ yêu cầu này. Điều này có nghĩa là cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, chưa bao giờ tin vào cáo trạng hoặc yêu sách của chế độ này.
[...]
Vậy bây giờ, 39 năm sau khi đánh bại nước Mỹ, tại sao CHXHCN Việt Nam lại muốn sử dụng yêu sách của VNCH để gây xung đột ở biển Hoa Nam? Phải chăng các lãnh đạo hiện nay của VN đang phản bội Hồ Chí Minh và những chiến sĩ cách mạng khác, xúc phạm đến sự hy sinh của hàng trăm ngàn đồng bào đã ngã xuống để chống ngoại xâm, và phủ nhận sự ủng hộ quý báu của các đồng minh trong cuộc chống lại chủ nghĩa thực dân khi dùng lại yêu sách của chế độ Sài Gòn tay sai bán nước?
[...]
Các nhà lãnh đạo VN tuyên bố rằng không có quốc gia nào thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì chính VNDCCH là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhận chủ quyền của TQ trên các quần đảo này.
Còn đây là đoạn kết, giọng điêu đầy thách thức:
Việt Nam đã tuyên bố rằng nó có sẵn bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh yêu sách của mình tại biển Hoa Nam, và đang chờ đến lúc thuận tiện để đưa TQ ra tòa án công lý quốc tế. Nếu quả là như thế thì VN chớ quên đưa ra công hàm PVĐ và tuyên bố của VNDCCH (năm 1965) cũng như các bản đồ và sách giáo khoa mà nó xuất bản trước năm 1975, cùng với bản cáo trạng ấy.
Các bạn thấy sao? Ban đầu khi đọc bài này, tôi vừa tức giận vừa cảm thấy lo sợ. Có vẻ như chúng ta yếu thế quá, còn họ thì mạnh quá. Thì họ đã lấy ngay chính chúng ta để chống chúng ta rồi đó: nào là công hàm PVĐ, nào là bản đồ và SGK, rồi tuyên bố năm 1965 gì đấy. Kiểu này thì VN chỉ có nước thua mất thôi.
Nhưng rồi tôi bình tĩnh đọc lại, và thấy buồn cười. Ừ thì TQ có mấy thứ "bảo bối" mà bài viết đã nêu ra, trong đó nặng ký nhất là công hàm PVĐ, còn những thứ kia chỉ phụ thêm. Đúng là VN có chút ít khó khăn với công hàm PVĐ thật, nhưng chẳng lẽ chỉ với công hàm đó thôi rồi đưa ra tòa thì quốc tế sẽ công nhận chủ quyền cho TQ dược ư? Vậy những bằng chứng hùng hồn và có tính pháp lý của VN về chủ quyền trên Hoàng Sa thì họ định bỏ đi đâu?
Nếu chủ quyền lãnh thổ mà quốc tế lại công nhận dễ dàng đến thế, thì sau vụ này các nước sẽ ra sức nhắm vùng lãnh thổ nào đó thuộc chủ quyền của nước khác nhưng vẫn còn hoang vắng ít người, sau đó xúi một nước thứ ba viết giấy công nhận chủ quyền cho mình, rồi sau đó sẽ được quốc tế công nhận hết chăng? Vớ vẩn quá.
Tôi không phải là luật gia, cũng chẳng phải là chuyên gia về quan hệ quốc tế, nên không thể và cũng không nên lạm bàn thêm. Chỉ xin có vài lời phản biện dựa trên chính logic của bài viết thôi.
1. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hải chiến năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự giúp đỡ của đồng minh của mình lúc ấy là Mỹ, đồng thời yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ can thiệp. Nhưng cả Mỹ lẫn Hội đồng bảo an LHQ đều không ủng hộ yêu cầu này. Điều này có nghĩa là cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, chưa bao giờ tin vào cáo trạng hoặc yêu sách của chế độ này.
Đây là điều hoàn toàn ngụy biện. Khi anh kêu gọi mà người khác không giúp đỡ, thì có thể có rất nhiều lý do, mà đơn giản nhất là do họ cảm thấy không có lợi gì khi giúp anh, thế thôi. Một lý do khác là họ muốn nhưng không đủ điều kiện để giúp. Không thể dùng việc họ không giúp để làm "chứng cớ" rằng Hoàng Sa không thuộc về VNCH được.
2. Vậy bây giờ, 39 năm sau khi đánh bại nước Mỹ, tại sao CHXHCN Việt Nam lại muốn sử dụng yêu sách của VNCH để gây xung đột ở biển Hoa Nam?
Tại sao đánh bại nước Mỹ rồi thì không sử dụng yêu sách của VNCH để đòi lại một phần lãnh thổ của VN được nhỉ? "Logic" này khó hiểu quá. Việc nào ra việc đó chứ? Nói thẳng ra, thưa ông "học giả", đây là một chiêu nhằm chia rẽ dân tộc VN, nhưng trò này vừa cũ vừa thô thiển quá, chúng tôi không mắc bẫy đâu ạ. VN với Mỹ, Pháp, Nhật đều là cựu thù đấy thôi, mà giờ còn trở thành bạn tốt của nhau được, thì dân VN hai miền sao lại không thể quên đi quá khứ nhỉ? Còn riêng TQ thì không những từ thù thành bạn, mà còn là bạn vàng bạn tốt nữa kia, ông quên rồi sao?
3. Các nhà lãnh đạo VN tuyên bố rằng không có quốc gia nào thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì chính VNDCCH là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhận chủ quyền của TQ trên các quần đảo này.
Ở đây, chỉ xin hỏi ông "học giả" một câu: ông có thể kể ra thêm một vài quốc gia khác ngoài VNDCCH (hoặc các nước trong khối "XHCN anh em") đã "công nhận chủ quyền" của TQ trên hai quần đảo HS-TS không? Nếu ông không kể được, thì chính ông mới là người nói dối trắng trợn đó ạ.
Buồn cười thật, phải không các bạn?
Nói thêm: Buồn cười thì buồn cười, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể xem thường những bài viết như thế này. Nước chảy đá mòn, họ nói mãi thì thế giới sẽ nghe. Nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng hoàn tất hồ sơ kiện TQ ra tòa án quốc tế đi ạ (tất nhiên là phải cẩn thận và chuyên nghiệp), vì làm như thế chẳng mất gì, chỉ được thêm sự ủng hộ của người dân mà thôi.
Được đăng bởi
T. Phuong Anh Vu
vào lúc
Chủ Nhật, tháng 6 15, 2014
TIMOTHY R. HEALTH
Trung Quốc Cố Thoát Vòng Kim Cô – Liên Minh Quân Sự Của Hoa Kỳ
Timothy R. Health
Liêm Nguyễn lược dịch theo The
Diplomat
Tranh chấp chủ quyền giữa Trung quốc với các
nước láng giềng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vấn đề lớn hơn là Trung quốc
muốn thay đổi trật tự địa chính trị và an ninh khu vực mà hiện Hoa Kỳ đang thống
lĩnh qua hệ thống các liên minh quân
sự và đối tác ở châu Á. Trung quốc xem hệ thống này là phương cách mà Hoa Kỳ dùng
để kiềm chế sự trỗi dậy của mình. Hệ thống liên minh này rồi đây sẽ trở thành nguyên
nhân gây xung đột ngày một gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung quốc.
Trong khi các tranh luận qua lại giữa những diễn giả Trung quốc (TQ), Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La gây sự chú ý đặc biệt cho giới truyền thông, ít người để ý đến lời kêu gọi của tướng TQ Wang Guanzhong cho một “khái niệm an ninh mới cho châu Á”. Thực ra, ông Wang cũng chỉ lặp lại ý tưởng mà chủ tịch TQ Tập cận Bình đã vẽ ra tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tương Tác và Các Biện Pháp Xây Dựng Lòng Tin lần 4 (CICA) vào ngày 21/5/2014 tại Thượng Hài.
Trong
nhiều phương diện, các vận động cho một trật tự an ninh được sửa đổi theo ý muốn
của TQ không phải là điều gì mới. Các quan chức TQ đã đề xướng các nguyên tắc của
ý tưởng an ninh mới này vào 1997. Đến năm 2005, lãnh đạo TQ đã hé lộ những khái
niệm chính, bao gồm cái gọi là “thế
giới hài hoà”, và một dẫn xuất của nó là “châu Á hài hoà”, để mô tả rõ ràng
hơn về một trật tự mới của thế giới và châu Á mà TQ muốn xây dựng, để thích ứng
với sự vươn lên của nước này. Ý tưởng về một nền an ninh mới cho châu Á của Tập
Cận Bình tại thượng đỉnh CICA, cũng giống như những ý tưởng mà các lãnh đạo trước
của TQ ủng hộ, đề xuất việc xây dựng các mối quan hệ, các thể chế, và cấu trúc
chính trị và an ninh mới, để tăng cường sự gắn kết của cả khu vực với nền kinh
tế TQ. Tuy nhiên các chi tiết của ý tưởng này đều rất mơ hồ.
Trong
khi các nguyên lý của cái trật tự mới mà TQ đề bạt không có gì mới, điểm khác
biệt lần này các lãnh đạo TQ đã tăng cường chỉ trích hệ thống an ninh mà Hoa Kỳ
đang lãnh đạo ở châu Á như một cản trở cho ý tưởng mới của họ. Cần nói rõ là
các lãnh đạo TQ vẫn chưa dám chỉ mặt gọi tên Hoa Kỳ như kẻ thù của TQ. Ngược lại,
sự cấp bách nằm sau việc vận động của TQ cho cái gọi là “quan
hệ nước lớn kiểu mới”, kêu gọi sự hợp tác gần gũi giữa các cường quốc để cùng
giải quyết các vấn đề gây mâu thuẫn, cho thấy một TQ đang vươn lên đã cố tránh
va chạm với thế lực hiện hữu là Hoa Kỳ. Dù gì thì TQ vẫn cần sự ổn định trong
khu vực để tiếp tục đà phát triển. Tuy nhiên, chắc TQ cũng ngày càng nhận ra là
những nhu cầu an ninh và phát triển của mình mâu thuẫn với trật tự an ninh hiện
tại.
Lo ngại an ninh
Nguyên
nhân cơ bản cho những đối kháng ngày một gia tăng từ TQ có nguồn gốc sâu xa và đi
vào các vấn đề cốt lõi. Chúng không phải là những lựa chọn cá nhân của lãnh đạo
TQ, hoặc bắt nguồn từ những phản ứng của TQ với các tuyên bố từ lãnh đạo Mỹ, chẳng
hạn như về việc tái cân bằng châu Á, mặc dù những phát biểu kiểu này thường làm
người TQ tức giận. Người TQ đã chỉ trích Hoa Kỳ từ lâu với những danh từ như “chủ
nghĩa bá quyền” hay “não trạng chiến tranh lạnh”, nhưng trước đây những chỉ
trích thường chỉ nhắm vào những chính sách cụ thể, ví dụ như việc Hoa Kỳ bán vũ
khí cho Đài Loan. Ngược lại, những chỉ trích mới nhất nhắm vào các yếu tố mang
tính cơ cấu, làm cản trở tham vọng an ninh và phát triển của TQ. Trong con mắt
của các lãnh đạo TQ, những trở ngại về cơ cấu đó bắt nguồn từ hệ thống liên
minh và đối tác an ninh châu Á của Hoa Kỳ. Tại thượng đỉnh CICA, Tập chỉ trích rằng
các liên minh như vậy hoàn toàn không có lợi cho an ninh khu vực. Ông ta nói:
“Việc tăng cường các liên minh quân sự với các bên thứ ba sẽ là điều bất lợi
cho an ninh chung trong vùng”. Các nhận xét từ những cơ quan ngôn luận nhà nước
thậm chí còn thẳng thắn hơn. Một bài báo điển hình đăng trên Tân hoa xã ngày 21/5
nhận định rằng việc tăng cường các liên minh của Hoa Kỳ "sẽ không mang lại
điều gì ngoài việc gia tăng tình trạng bất ổn hiện nay". Có 3 lý do dẫn đến
quan điểm này của TQ: (i) Hoa Kỳ sử dụng trật tự hiện hành để kiềm chế TQ; (ii)
bản chất của các liên minh hiện hành khuyến khích các nước khác thách thức TQ về
chủ quyền và các vấn đề an ninh; (iii) hệ thống liên minh hiện hành không đảm bảo
an ninh lâu dài cho khu vực.
Nỗi
sợ hãi rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế TQ là sâu sắc và mạnh mẽ. TQ xem việc Hoa Kỳ thúc
đẩy các giá trị dân chủ tự do, nhân quyền, và văn hóa phương Tây như một phần của
kế hoạch hạn chế sức mạnh TQ. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng thừa biết là trong quá khứ
Hoa Kỳ đã từng thành công trong việc kích hoạt mạng lưới đồng minh để đánh bại các
tham vọng bá chủ ở châu Âu hay châu Á. Sự căng thẳng gia tăng liên tục giữa TQ
và Hoa Kỳ, trên các vấn đề có tính chiến lược từ mạng internet hay biển Đông
Nam Á, hay trong quyết định của Hoa Kỳ về tái cân bằng chiến lược, làm TQ cảm thấy
mối đe dọa là thực sự và cấp bách. Dường như các nhà lãnh đạo TQ không bị thuyết
phục bởi các tuyên bố từ Washington rằng Hoa Kỳ không có ý định hoặc mong muốn kiềm
chế TQ. Nhưng ngay cả khi lãnh đạo Hoa Kỳ có thể thuyết phục để Bắc Kinh tin
vào điều đó, sự tồn tại của các cấu trúc an ninh như vậy sẽ cho phép Hoa Kỳ
ngay lập tức kiềm chế TQ bất cứ lúc nào khi quan hệ hai bên trở nên xấu đi.
TQ
cũng cho rằng hệ thống liên minh của Hoa Kỳ là một mối đe dọa đối với an ninh
và chủ quyền của mình. Điều này đặc biệt đúng khi Hoa Kỳ liên minh với các nước
có quan hệ đối kháng với TQ. Bắc Kinh đương nhiên sẽ cảm thấy liên minh của
Hoa Kỳ với Nhật Bản khó chịu hơn là với các nước có quan hệ ổn định hơn với TQ
như Thái Lan. Trong mắt của TQ, liên minh với Hoa Kỳ sẽ khuyến khích các nước nhỏ
thách thức Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền, đe dọa sự bất ổn và tiềm
năng xung đột. Xung đột với các nước láng giềng là đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật
Bản và Philippines cũng có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ sẽ
bị lôi cuốn vào, một khả năng mà Bắc Kinh lo ngại sẽ xảy ra. Phản ánh những lo
lắng trên, một bài xã luận trên Tân
Hoa xã cay đắng cho rằng "Hoa Kỳ đã không có các biện pháp hiệu quả để
ngăn chặn các đồng minh của mình thách thức TQ". Nỗ lực của Hoa Kỳ khi trấn
an các đồng minh bằng chính sách tái cân bằng và chỉ trích TQ "kích động bất
ổn" càng làm cho Bắc kinh cảm thấy bất an hơn.
TQ
cũng đặt nghi vấn về hiệu quả của cấu trúc an ninh do Mỹ dẫn đầu trong việc giải
quyết các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống. Phương tiện truyền thông
TQ thường xuyên chỉ trích các nỗ lực gây bất ổn của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên
thông qua hiện diện quân sự và các cuộc tập trận, và kêu gọi đối thoại thông
qua các cuộc đàm phán sáu bên. Các bài viết trên báo chí TQ cũng đặt câu hỏi về
khả năng của Hoa Kỳ và các đồng minh trong việc quản lý các mối đe dọa phi truyền
thống. Liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, và các mối đe dọa khác,
một bài báo gần đây trên Tân Hoa Xã tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã "không tạo được
niềm tin rằng nước này có thể, hoặc ít nhất là sẵn sàng, bảo vệ lợi ích của người
châu Á từ các thảm họa". Những chỉ trích từ TQ cho rằng hệ thống liên minh
và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ là quá hạn chế về khả năng và hạn hẹp về mục tiêu
để có thể giải quyết hiệu quả sự đa dạng và phức tạp của các vấn đề an ninh châu
Á.
Những
bất bình kể trên của TQ đã dẫn đến một điểm lớn hơn. Trong mắt của Bắc Kinh hiện
nay, kiến trúc an ninh của Mỹ đã lỗi thời và không còn hữu ích cho sự ổn định
khu vực, chính sự ổn định mà trước đây từng cần thiết cho sự phát triển của TQ.
Theo TQ, kiến trúc này đang mất khả năng đảm bảo an ninh lâu dài, và chính nó giờ
đây trở thành một căn nguyên gây hiểm hoạ. Theo lời của một bài
bình luận trên Tân Hoa Xã, những "hứa hẹn cho một châu Á hòa bình sẽ vô
nghĩa khi cấu trúc an ninh chiến tranh lạnh này vẫn còn tồn tại."
Một trở ngại mang tính cơ cấu?
Điều
làm cho sự đối kháng của TQ [nhắm vào hệ thống liên minh và quan hệ đối tác của
Hoa Kỳ] càng mạnh mẽ hơn là do những quan ngại như vậy còn được thúc đẩy bởi những
nỗ lực của TQ trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế nội địa. Hiểu được quan điểm
của TQ cho rằng an ninh là cần thiết cho sự phát triển của đất nước, và rằng an
ninh nội địa và quốc tế là không thể tách rời, sẽ giúp ta hiểu được nguồn gốc của
những chỉ trích từ TQ nhắm vào của hệ thống liên minh của Hoa Kỳ. Tại một cuộc
họp của Ủy ban An ninh Quốc gia (NSC) mới được thành lập, Tập nói: "An
ninh là điều kiện để phát triển. Chúng ta tập trung vào an ninh TQ, nhưng cũng
quan tâm đến an ninh chung (với các nước khác)". Thông qua NSC và các nhóm
cố vấn nhỏ khác mới được thành lập, Tập tìm cách ban hành những thay đổi mang
tính hệ thống và cơ cấu, nhằm tạo điều kiện cho TQ phát triển toàn diện, và cải
thiện an ninh cả trong lẫn ngoài nước (Tân Hoa Xã , 15/4). Cho đến gần đây, các
nhà quan sát cũng chỉ dựa trên các thay đổi mang tính cơ cấu và hệ thống này để
giải thích các chính sách đối nội. Nhưng bài phát biểu tại CICA xác nhận rằng
các chỉ thị tương tự cũng tác động tới chính sách đối ngoại của TQ.
Lãnh
đạo TQ đã nhiều lần lập luận rằng sự phát triển của nước này phụ thuộc vào an
ninh nội địa và quốc tế. Là một quốc gia định hướng xuất khẩu, tăng trưởng kinh
tế của TQ phụ thuộc nhiều vào hiệu suất của nền kinh tế toàn cầu. Với GDP dự kiến
tăng trong những năm tới, châu Á đã sẵn sàng để dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu,
điều sẽ giúp TQ tăng trưởng kinh tế của nước mình và thịnh vượng. Phần lớn tăng
trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai được dự kiến sẽ xảy ra ở châu Á. Theo
ước tính, một
phần ba thương mại của châu Á vào năm 2020 là giữa các nước trong vùng. Điều
này làm cho hòa bình và ổn định ở châu Á là điều then chốt cho tiềm năng kinh tế
của khu vực. Như một bài bình luận trên báo Nhân dân của TQ ra ngày 11/5 nói:
"những bất ổn gây cản trở và làm chậm phát triển kinh tế, chúng cũng làm
chậm quá trình hội nhập thương mại và đà tăng trưởng kinh tế. Và việc đảm bảo
tiềm năng kinh tế của châu Á đang ngày càng trở nên cấp thiết để đảm bảo sự thịnh
vượng cho mọi công dân TQ.”
Bởi
vì sự thịnh vượng của TQ sẽ ngày càng không thể tách rời với sự thịnh vượng của
cả khu vực, TQ đang nỗ lực để kiểm soát nhiều hơn các điều khoản của an ninh khu
vực. Đối với TQ, việc giao phó sự thịnh vượng và an ninh cho Hoa Kỳ và các đồng
minh là điều không chấp nhận được.
Sắp xếp lại trật tự khu vực
Bắc
kinh đã theo đuổi chiến lược dùng phát triển kinh tế để duy trì an ninh trong
nước và quốc tế; ngược lại an ninh cũng cho phép TQ duy trì tăng trưởng. Tại hội
nghị thượng đỉnh CICA, Tập Cận Bình cho biết: "Phát triển là nền tảng cho
an ninh". Thật vậy, ngay từ đầu năm 1997, báo cáo của đại hội Đảng lần thứ
15 ĐCSTQ đã nói rằng "phát triển" là "chìa khóa để giải quyết tất
cả các vấn đề của TQ". Hãy cùng phân tích kỹ hơn khái niệm cho rằng phát
triển là cách thức mà TQ dùng để giải quyết các mối đe dọa về an ninh. Theo
cách dùng từ của lãnh đạo TQ, "phát triển" ở đây có nghĩa là áp dụng một
cách có tính toán các nguồn lực dồi dào của TQ để thay đổi các hiện trạng kinh
tế, chính trị và an ninh từ đó đạt được các quyền lợi về an ninh, ổn định, lợi
ích kinh tế và uy tín quốc gia. Trong ngôn từ của
ĐCSTQ, đây là một quá trình mang lại "thay đổi hiệu xuất từ một trạng
thái cả về chất và lượng cho tiến bộ xã hội" và do đó "mang lại lợi
ích cho người dân TQ". Trong khi khái niệm này lúc đầu chủ yếu áp dụng cho
kinh tế, “phát triển” giờ đây cũng bao gồm các chính sách và hành động nhắm vào
các vấn đề chính trị, xã hội, hành chính, và các dạng thay đổi "tiến bộ"
khác.
Tranh
chấp chủ quyền giữa TQ với các nước láng giềng, như với Việt Nam liên quan đến giàn
khoan Hải Dương 981, với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và với
Philippines trong biển Đông Nam Á, đối với các lãnh đạo TQ chỉ là phần nổi của một
tảng băng chìm - một vấn đề lớn hơn: đó là sự thay đổi trật tự địa chính trị và
an ninh khu vực bởi một thực thể kinh tế mới. TQ cho rằng nhiều đặc trưng của
trật tự hiện thời là di sản của một giai đoạn mà trong đó Hoa Kỳ có được các ưu
thế áp đảo về kinh tế, chính trị và quân sự so với khu vực, những thứ mà Hoa Kỳ
đang mất dần ưu thế, đặc biệt là trong kinh tế. Cho nên với TQ, giải pháp lâu
dài nhất không phải là việc "giải quyết" các vấn đề tranh chấp cụ thể,
mà nằm ở sự “phát triển” toàn diện các trật tự mới về chính trị, an ninh, và xã
hội để phù hợp với một thực tế mới là TQ đang nắm sức mạnh về kinh tế. Theo
nghĩa rộng, hội nhập khu vực được dùng như một phương cách tương tự như cách mà
TQ giải quyết các tình trạng bất ổn trong nước, trong đó nhà cầm quyền tìm cách
giải quyết nguồn gốc của bất ổn thông qua cách tiếp cận ưu tiên cho “phát triển”.
Trong cả hai trường hợp, các nguồn lực kinh tế dồi dào đã mang đến cho TQ một sức
mạnh đáng kể, để vừa dụ dỗ vừa áp bức và sau cùng buộc các bên đối kháng phải
chấp nhận theo ý mình. Theo một bài bình luận trên báo Nhân dân ngày 20/5, thì
"Phát triển là chiến lược để điều trị mất an ninh; nó giúp loại bỏ các yếu
tố nguồn gốc gây bất ổn ".
“Phát
triển” khi được sử dụng như một chiến lược an ninh vùng cũng cho phép TQ đối
phó với Hoa Kỳ theo một cách ít có khả năng gây ra chiến tranh nhất. TQ hy vọng
sẽ từng bước thay thế các yếu tố của trật tự cũ bằng một trật tự an ninh mới bị
ảnh hưởng mạnh bởi TQ. Bằng cách phô trương sức mạnh và tính hiệu quả, Bắc Kinh
hy vọng rằng theo thời gian TQ sẽ làm cho vai trò của Mỹ là không cần thiết nữa.
Cách tiếp cận của TQ với sự phát triển trật tự an ninh vùng do đó phản ánh các
yếu tố của cả hai mặt: tiếp thu và xét lại, đặc trưng qua những nỗ lực để: (i)
định hình lại sự hợp tác với Hoa Kỳ; (ii) tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng
lại các mối quan hệ trong khu vực; (iii) tiếp thu một cách chọn lọc các yếu tố
của trật tự hiện hành; (iv) xây dựng và củng cố các tổ chức và cơ chế có lợi
cho TQ; và (v) phát huy năng lực và khả năng can thiệp quân sự.
(i) Định hình lại sự hợp tác với Hoa Kỳ. TQ sẽ
muốn xây dựng một mối quan hệ ổn định với Hoa Kỳ với điều kiện Hoa Kỳ chấp nhận
nhiều hơn các đòi hỏi quyền lợi từ TQ. Hợp tác quân sự với Hoa Kỳ chứng tỏ vị
thế của TQ như một cường quốc hàng đầu châu Á, nhưng cũng trấn an các nước
trong khu vực là Bắc Kinh không muốn xung đột với siêu cường của thế giới. TQ cũng
thúc đẩy hợp tác song phương để thuyết phục Hoa Kỳ kiềm chế các đồng minh.
(ii)
Tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng lại
các mối quan hệ trong khu vực. Là trung tâm của kinh tế châu Á, Bắc Kinh có
những ảnh hưởng đáng kể mà nước này có thể sử dụng để làm tăng sự phụ thuộc lẫn
nhau trong khu vực, và tăng cường các quan hệ song phương vì lợi ích thương mại
và kinh tế. TQ dùng cách này để dụ dỗ các quốc gia trong khu vực để ủng hộ cho việc
TQ xây dựng các tổ chức hợp tác mà trong đó TQ đóng vai trò lãnh đạo lớn hơn.
Các mối quan hệ như vậy cũng làm cho các quốc gia khác trở nên lệ thuộc hơn và phải
trả giá đắt hơn khi có tranh chấp với TQ.
(iii)
Tiếp thu một cách chọn lọc các yếu tố của
trật tự hiện hành. TQ tiếp tục tham gia vào nhiều thể chế và tổ chức do Hoa
Kỳ lãnh đạo. Một khi các tổ chức này không đặt ra các mối đe dọa trực tiếp đến
lợi ích của TQ, Bắc Kinh có ít động cơ để kêu gọi bãi bỏ chúng. Trái lại, TQ có
lợi khi tham gia và góp phần định hình các kế hoạch và hoạt động của những tổ
chức đó. Ở cấp độ khu vực, có thể thấy các tổ chức kiểu này như Hợp tác Kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, đối thoại Shangri
La, v.v..
(iv)
Xây dựng và củng cố các tổ chức và cơ chế
có lợi cho TQ. Tuy nhiên cùng lúc, TQ cũng đang cố gắng thiết lập và củng cố
các tổ chức và cơ chế mới về an ninh và kinh tế khu vực, mà Bắc kinh hy vọng qua
đó chứng minh khả năng của TQ trong việc mang lại các lợi ích kinh tế, khả năng
lãnh đạo, và thúc đẩy một hình thức an ninh lâu dài cho khu vực. Đàm phán 6 bên,
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, và CICA minh họa cách tiếp cận này. TQ xem các diễn
đàn đối thoại này như một cách thức để củng cố cho mạng lưới các tổ chức kinh tế
đang lên mà trong đó TQ thống trị, như Hành lang kinh tế Bangladesh-Ấn Độ-Myanmar-TQ,
Hành lang kinh tế TQ-Pakistan, Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Khu vực mậu
dịch tự do TQ-ASEAN, và Tổ chức đối tác kinh tế toàn diện của khu vực.
(v) Phát huy năng lực và khả năng can thiệp quân
sự. Việc tăng cường quân sự của TQ hỗ trợ cho các nỗ lực tăng cường an ninh
và nâng cao khả năng “phòng thủ”. Chiến lược này nhằm làm nản chí các nước phản đối quyền lực của TQ,
vì phải tăng chi phí quân sự và đối diện mức độ mạo hiểm cao hơn khi có xung đột
với TQ. Chiến lược này cũng tạo ra một hàng rào chống lại khả năng xâm nhập của
Hoa Kỳ. Điều này cũng làm suy giảm khả năng can thiệp quân sự của Hoa Kỳ, đặc
biệt, nó làm xói mòn niềm tin mà các nước trong khu vực đặt vào Hoa Kỳ như một đối
trọng sức mạnh của TQ.
Lãnh
đạo TQ xem việc củng cố ảnh hưởng kinh tế, ngoại giao, văn hóa và an ninh là chiến
lược lâu dài nhất để thúc đẩy tiềm năng kinh tế của châu Á, và nâng cao mức sống
cho người dân TQ. Tầm quan trọng của chiến lược củng cố ảnh hưởng này có thể thấy
qua việc tổ chức Diễn Đàn Đỉnh Cao về Ngoại giao Lân Bang gần đây. Vì những lý
do tương tự, các lãnh đạo TQ cũng xác định ngoại giao với các lân bang là một
"hướng ưu tiên" cho chính sách ngoại giao TQ (báo Nhân dân 10/9).
Nguy cơ từ những khác biệt chiến lược
Lãnh
đạo TQ tìm cách để thực hiện các cải cách cơ cấu cho các trật tự trong nước và
quốc tế để duy trì tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phục hưng của đất nước. Các
chỉ thị trong tài liệu chiến lược cao cấp như báo cáo đại hội Đảng lần thứ 18,
nghị quyết Hội nghị toàn thể lần ba, và việc thành lập các nhóm lãnh đạo trung ương
tập trung vào cải cách hệ thống, đã cho thấy tính cấp thiết của vấn đề này đối
với lãnh đạo TQ. Vì những cải cách này được xem là then chốt cho sự phát triển liện
tục và sự sống còn của TQ, Bắc Kinh khó có thể từ bỏ những đòi hỏi này. Ngược lại,
sự bắt buộc phải duy trì tăng trưởng có thể sẽ làm tăng áp lực để nhận ra những
thay đổi này theo thời gian. Những lời chỉ trích cay nghiệt nhắm vào cấu trúc
an ninh của Hoa Kỳ từ bài phát biểu của Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh
CICA và những bình luận tương tự từ báo chí TQ có thể chỉ là màn khởi đầu nếu
như TQ vẫn còn thấy thất vọng trong nỗ lực tổ chức lại trật tự khu vực phù hợp
với các ưu tiên chiến lược của mình.
Do
đó hệ thống liên minh và quan hệ đối tác châu Á hiện nay của Hoa Kỳ sẽ ngày càng
trở thành nguồn gốc gây tranh chấp với TQ.
Các nhà hoạch định chính sách cao cấp của Hoa Kỳ đã nói rõ rằng Hoa Kỳ có lợi
ích chiến lược hợp pháp và quan trọng ở châu Á. Hơn nữa, Hoa Kỳ vẫn còn là một
sức mạnh đáng kể thống trị trong khu vực, mặc dù một số lợi thế tương đối đã giảm
trong những năm gần đây. Hoa Kỳ cũng đã tái khẳng
định giá trị chiến lược của các liên minh cũng như tầm quan trọng trong việc bảo
vệ lợi ích của các đồng minh. Điều này khiến TQ, Hoa Kỳ, và các nước đồng minh
của Hoa Kỳ luôn phải đối diện với các quyết định ngày càng phức tạp và khó
khăn. Nếu muốn làm vừa lòng Bắc Kinh, Hoa Kỳ sẽ buộc phải chấp nhận làm suy yếu
hoặc định nghĩa lại hệ thống liên minh của mình để thích ứng với các đỏi hỏi về
an ninh của TQ. Điều này có thể gây bất ổn nghiêm trọng khi các quốc gia nhỏ
trong vùng nhận ra họ phải có hành động để tự bảo vệ lợi ích. Nó cũng làm suy yếu
đáng kể ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong một khu vực có tầm quan trọng chiến lược với
tương lai của nền kinh tế Hoa Kỳ. Ngược lại, đứng về phe các đồng minh lại đòi
hỏi Hoa Kỳ phải có một sự sẵn sàng lớn hơn để đối đầu với TQ trong tranh chấp
chủ quyền và các vấn đề khác. Điều này có nguy cơ làm xói mòn mối quan hệ Hoa Kỳ-TQ
và cũng làm tăng khả năng gây bất ổn trật tự trong khu vực. TQ và Hoa Kỳ và các
đồng minh của Hoa Kỳ sẽ cần có những hoạch định chính sách sáng tạo để cân bằng
các quyền lợi mâu thuẫn nhau kiểu như vậy, và đảm bảo hòa bình lâu dài và ổn định
cho khu vực.
HUY DƯƠNG * AI GÂY CĂNG THẲNG
Ai mới đang gây căng thẳng trên Biển Đông? Huy Duong - Tuan Pham
Theo blog Đoan Trang
Đoan Trang: Dưới đây là bài viết mới nhất của TS. Dương Danh Huy và TS. Phạm Quang Tuấn nhằm phản bác tác giả Sam Bateman – vị chuyên gia, nghiên cứu viên cao cấp của RSIS, người đã liên tục nêu quan điểm cho rằng Việt Nam nên đồng ý “gác tranh chấp cùng khai thác” với Trung Quốc, cũng như nên chấp nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, vì cơ sở bảo vệ chủ quyền của Việt Nam yếu hơn.
Mặc dù các lập luận của TS. Dương Danh Huy và TS. Phạm Quang Tuấn (đăng trên Eurasia Review ngày 5/6/2014) đã phản bác đầy đủ Sam Bateman, song độc giả cũng cần lưu ý rằng các quan điểm của Sam Bateman đã được một cơ quan truyền thông quốc tế lớn là CNN trích dẫn lại trong một bài xã luận của họ về vụ giàn khoan 981, đăng ngày 19/5. Ngày 11/6, CNN tiếp tục đăng bài xã luận thứ hai sử dụng các ý kiến của Sam Bateman, trong đó, ông này khẳng định Việt Nam đuối lý hơn hẳn Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Hoàng Sa.
* * *
ĐỐI ĐẦU TRONG VỤ GIÀN KHOAN 981:
MỐI NGUY HIỂM CỦA VIỆC ĐÁNH ĐỒNG MỌI THỨ VÀO TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN
Huy Duong - Tuan Pham
Mở rộng những tranh chấp trên Biển Đông – đẩy chúng vượt ra ngoài bất kỳ một vùng đặc quyền kinh tế nào mà những hòn đảo nhỏ xíu đang bị tranh chấp có thể có được – là hành động cản trở an ninh và hợp tác trong khu vực. Nhìn chung tất cả mâu thuẫn đều có thể được xử lý bằng cách áp dụng quy trình giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới trên biển và hợp tác trong các khu vực tranh chấp.
Trong bài đáp trả bài bình luận của chúng tôi, Tiến sĩ Bateman viết: “Những yêu sách chủ quyền gay gắt, thậm chí còn thể hiện rõ ràng hơn trong cách viết của hai tác giả, đang trở nên ngày càng phản tác dụng và chẳng đi tới đâu”. Lối đánh giá vội vàng như vậy không nên có chỗ trong thảo luận khoa học, trong khi những dữ kiện thực tế và những số liệu vững chắc sẽ có ích hơn nhiều cho việc tìm ra một giải pháp hòa bình để xử lý xung đột. Trong bài bình luận trước đó của chúng tôi, chẳng có chi tiết nào có thể bị coi là “yêu sách chủ quyền gay gắt”. Ngược lại, chính ông Batman mới là người khẳng định ngay từ đầu rằng “vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay”, và ông đứng về phía Trung Quốc trong câu chuyện chủ quyền này, dựa trên những bằng chứng và lập luận rất đáng ngờ; ông còn đề nghị Việt Nam “chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa”, trong khi đó, bài viết hồi đáp của chúng tôi đã hạn chế đến mức thấp nhất mức độ gay gắt của những yêu sách chủ quyền mâu thuẫn nhau.
Căn nguyên của vấn đề
Bài viết trước đó của chúng tôi đưa ra các dữ kiện thực tế, số liệu, và hồ sơ của Tòa án Công lý Quốc tế và Hiệp định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhằm chứng tỏ rằng vùng đặc quyền kinh tế mà quần đảo Hoàng Sa (đang bị tranh chấp) có được sẽ không thể mở rộng đến được vị trí của giàn khoan Haiyang 981. Qua đó, chúng tôi bác bỏ quan điểm của Bateman cho rằng vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay, hay là “một đường biên giới hàng hải đã được đàm phán trong khu vực này thì chắc chắn sẽ xác định rằng giàn khoan dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc”. Trên thực tế, chúng tôi chỉ đặt tình hình hiện nay vào đúng thực trạng của nó: Không liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
Rõ ràng, chúng tôi không phủ nhận việc đang có tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền đối với những hòn đảo quá nhỏ, những bãi (reef) và đá (rock) thì không thể gây ra căng thẳng nghiêm trọng như chúng ta đã và đang chứng kiến trên Biển Đông. Hãy lưu ý, hoàn toàn không có căng thẳng nghiêm trọng nào giữa Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, dù các quốc gia này đều có tranh chấp chủ quyền với nhau.
Về Biển Đông và về nguồn gốc của những căng thẳng mà chúng ta đang thấy, vấn đề là có một nước rất gay gắt trong những yêu sách chủ quyền của họ, đến mức họ không chịu công nhận Hoàng Sa là quần đảo đang tranh chấp; một nước ra yêu sách đòi sở hữu gần hết Biển Đông và thềm lục địa, chẳng đếm xỉa gì đến cả UNCLOS lẫn các dàn xếp pháp lý hay những thỏa thuận đã được đàm phán trước đây trong phân định ranh giới trên biển; một nước không ngại đơn phương khẳng định các yêu sách đó, và đã tuyên bố rằng họ không công nhận thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho một số lĩnh vực tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến việc diễn giải và áp dụng các điều khoản của UNCLOS để phân định ranh giới trên biển. Nước đó chính là Trung Quốc.
Chúng tôi đánh giá cao và ủng hộ mong muốn của Bateman là sẽ có sự hợp tác nhiều hơn trên Biển Đông; nhưng dụng ý của Bateman nhằm biện hộ cho việc Trung Quốc đơn phương triển khai một giàn khoan nước sâu khổng lồ trong khu vực chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến Điều 74 của UNCLOS, thì chính xác là đang đi ngược lại mong muốn đó. Ngoài ra, chúng tôi phản đối quan điểm của ông ta cho rằng “Các nước có chung đường biên đều tránh hợp tác, vì sợ là nếu hợp tác thì, cách này cách khác, họ có thể sẽ phải nhân nhượng về yêu sách chủ quyền của mình”. Theo chúng tôi, trở ngại lớn nhất cho những hợp tác như vậy, là việc Trung Quốc từ chối, không chịu công nhận rằng đang có tranh chấp chủ quyền xoay quanh quần đảo Hoàng Sa và xoay quanh yêu sách chủ quyền mập mờ của họ đối với vùng biển và thềm lục địa tạo thành đường chữ U – một phần dựa vào cái lập trường rất bất công là phân bổ vùng đặc quyền kinh tế cho các hòn đảo nhỏ xíu, đang bị tranh chấp, và một phần dựa vào việc lạm dụng khái niệm “các quyền (có từ trong) lịch sử”. Cần phải nhấn mạnh rằng, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia đã có những chương trình hợp tác trong các khu vực có yêu sách chủ quyền chồng lấn, chưa giải quyết được, và họ có thể làm được việc này vì họ đều không có những yêu sách chủ quyền biển đảo gây phẫn nộ như Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, ngày 28/5. Ảnh: CNN
Con đường phía trước
Mặc dù các tranh chấp biển đảo trên Biển Đông rất phức tạp, nhưng chúng không phải là nằm ngoài khả năng của các tòa án quốc tế hay là các cuộc đàm phán có thiện ý nhằm giải quyết mâu thuẫn. Trên thế giới từ trước đến nay, những tòa trọng tài và những cuộc thương thuyết về biên giới trên biển đã cung cấp cho tòa án và các nhà đàm phán có thiện ý rất nhiều tiền lệ để họ đi tới. Giá như Trung Quốc không tuyên bố rằng họ bác bỏ mọi thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS, thì các tòa án quốc tế hẳn đã có thể tách phần lớn những tranh chấp biên giới biển trên Biển Đông khỏi tranh chấp chủ quyền các hòn đảo, và tháo gỡ chúng, để chỉ còn lại một số vùng tranh chấp. Đấy sẽ là một điểm khởi đầu tốt cho sự hợp tác cả trong khu vực tranh chấp lẫn khu vực không tranh chấp.
Một tác hại nữa của việc Trung Quốc bác bỏ thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS, là họ khiến cho tòa án mất thẩm quyền áp dụng quy định của Điều 74 về thiện chí và hợp tác vào những vùng biển có yêu sách chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế, vẫn còn treo đó chưa giải quyết được – mà đó là điều mà tình hình trên Biển Đông hiện nay đang cần một cách tuyệt vọng.
Bateman viết: “Hai tác giả kết luận bài viết phê bình của họ dành cho tôi bằng tuyên bố rằng tôi “có thể có đóng góp tích cực hơn cho hòa bình và hợp tác bằng cách khuyến khích Trung Quốc chịu khó tuân theo các thủ tục giải quyết tranh chấp đã được cụ thể hóa trong UNCLOS”. Tôi cũng có thể nói như thế về Việt Nam chứ?”. Có thể ông Bateman sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Việt Nam đã chấp nhận thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS khi họ phê chuẩn Công ước này vào năm 1994 mà không bảo lưu điều khoản nào, không như Trung Quốc công khai bác bỏ triệt để phần thủ tục nói trên vào năm 2006.
UNCLOS là nền tảng cho sự hợp tác và trật tự trên các biển và đại dương của thế giới, nhưng chắc chắn nó có những khía cạnh cần làm rõ. Thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS đảm bảo rằng việc diễn giải và áp dụng UNCLOS là công bằng và tuân theo những chuẩn mực khách quan; do đó, nó là điều quan trọng sống còn để Công ước có thể vận hành trên thực tế. Không có thủ tục này, những nước thành viên của UNCLOS có thể dễ dàng biến cái nền tảng UNCLOS thành trò hề.
Vì lý do đó, chúng tôi đề nghị Tiến sĩ Bateman và các học giả quốc tế có quan tâm đến công bằng, hợp tác và trật tự trên các biển và đại dương của thế giới, hãy cùng chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hạn chế bớt các yêu sách chủ quyền biển đảo của họ, để các yêu sách đó phù hợp hơn với những dàn xếp pháp lý và những thỏa thuận đã được đàm phán trước đây trên thế giới (đề nghị này không nhất thiết đòi hỏi một sự phân định ranh giới cuối cùng), và chấp nhận thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho vấn đề Biển Đông.
Nguồn: http://www.eurasiareview.com/05062014-haiyang-981-confrontation-danger-convoluting-everything-sovereignty-disputes/
Theo blog Đoan Trang
Đoan Trang: Dưới đây là bài viết mới nhất của TS. Dương Danh Huy và TS. Phạm Quang Tuấn nhằm phản bác tác giả Sam Bateman – vị chuyên gia, nghiên cứu viên cao cấp của RSIS, người đã liên tục nêu quan điểm cho rằng Việt Nam nên đồng ý “gác tranh chấp cùng khai thác” với Trung Quốc, cũng như nên chấp nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, vì cơ sở bảo vệ chủ quyền của Việt Nam yếu hơn.
Mặc dù các lập luận của TS. Dương Danh Huy và TS. Phạm Quang Tuấn (đăng trên Eurasia Review ngày 5/6/2014) đã phản bác đầy đủ Sam Bateman, song độc giả cũng cần lưu ý rằng các quan điểm của Sam Bateman đã được một cơ quan truyền thông quốc tế lớn là CNN trích dẫn lại trong một bài xã luận của họ về vụ giàn khoan 981, đăng ngày 19/5. Ngày 11/6, CNN tiếp tục đăng bài xã luận thứ hai sử dụng các ý kiến của Sam Bateman, trong đó, ông này khẳng định Việt Nam đuối lý hơn hẳn Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Hoàng Sa.
* * *
ĐỐI ĐẦU TRONG VỤ GIÀN KHOAN 981:
MỐI NGUY HIỂM CỦA VIỆC ĐÁNH ĐỒNG MỌI THỨ VÀO TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN
Huy Duong - Tuan Pham
Mở rộng những tranh chấp trên Biển Đông – đẩy chúng vượt ra ngoài bất kỳ một vùng đặc quyền kinh tế nào mà những hòn đảo nhỏ xíu đang bị tranh chấp có thể có được – là hành động cản trở an ninh và hợp tác trong khu vực. Nhìn chung tất cả mâu thuẫn đều có thể được xử lý bằng cách áp dụng quy trình giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới trên biển và hợp tác trong các khu vực tranh chấp.
Trong bài đáp trả bài bình luận của chúng tôi, Tiến sĩ Bateman viết: “Những yêu sách chủ quyền gay gắt, thậm chí còn thể hiện rõ ràng hơn trong cách viết của hai tác giả, đang trở nên ngày càng phản tác dụng và chẳng đi tới đâu”. Lối đánh giá vội vàng như vậy không nên có chỗ trong thảo luận khoa học, trong khi những dữ kiện thực tế và những số liệu vững chắc sẽ có ích hơn nhiều cho việc tìm ra một giải pháp hòa bình để xử lý xung đột. Trong bài bình luận trước đó của chúng tôi, chẳng có chi tiết nào có thể bị coi là “yêu sách chủ quyền gay gắt”. Ngược lại, chính ông Batman mới là người khẳng định ngay từ đầu rằng “vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay”, và ông đứng về phía Trung Quốc trong câu chuyện chủ quyền này, dựa trên những bằng chứng và lập luận rất đáng ngờ; ông còn đề nghị Việt Nam “chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa”, trong khi đó, bài viết hồi đáp của chúng tôi đã hạn chế đến mức thấp nhất mức độ gay gắt của những yêu sách chủ quyền mâu thuẫn nhau.
Căn nguyên của vấn đề
Bài viết trước đó của chúng tôi đưa ra các dữ kiện thực tế, số liệu, và hồ sơ của Tòa án Công lý Quốc tế và Hiệp định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhằm chứng tỏ rằng vùng đặc quyền kinh tế mà quần đảo Hoàng Sa (đang bị tranh chấp) có được sẽ không thể mở rộng đến được vị trí của giàn khoan Haiyang 981. Qua đó, chúng tôi bác bỏ quan điểm của Bateman cho rằng vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay, hay là “một đường biên giới hàng hải đã được đàm phán trong khu vực này thì chắc chắn sẽ xác định rằng giàn khoan dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc”. Trên thực tế, chúng tôi chỉ đặt tình hình hiện nay vào đúng thực trạng của nó: Không liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
Rõ ràng, chúng tôi không phủ nhận việc đang có tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền đối với những hòn đảo quá nhỏ, những bãi (reef) và đá (rock) thì không thể gây ra căng thẳng nghiêm trọng như chúng ta đã và đang chứng kiến trên Biển Đông. Hãy lưu ý, hoàn toàn không có căng thẳng nghiêm trọng nào giữa Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, dù các quốc gia này đều có tranh chấp chủ quyền với nhau.
Về Biển Đông và về nguồn gốc của những căng thẳng mà chúng ta đang thấy, vấn đề là có một nước rất gay gắt trong những yêu sách chủ quyền của họ, đến mức họ không chịu công nhận Hoàng Sa là quần đảo đang tranh chấp; một nước ra yêu sách đòi sở hữu gần hết Biển Đông và thềm lục địa, chẳng đếm xỉa gì đến cả UNCLOS lẫn các dàn xếp pháp lý hay những thỏa thuận đã được đàm phán trước đây trong phân định ranh giới trên biển; một nước không ngại đơn phương khẳng định các yêu sách đó, và đã tuyên bố rằng họ không công nhận thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho một số lĩnh vực tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến việc diễn giải và áp dụng các điều khoản của UNCLOS để phân định ranh giới trên biển. Nước đó chính là Trung Quốc.
Chúng tôi đánh giá cao và ủng hộ mong muốn của Bateman là sẽ có sự hợp tác nhiều hơn trên Biển Đông; nhưng dụng ý của Bateman nhằm biện hộ cho việc Trung Quốc đơn phương triển khai một giàn khoan nước sâu khổng lồ trong khu vực chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến Điều 74 của UNCLOS, thì chính xác là đang đi ngược lại mong muốn đó. Ngoài ra, chúng tôi phản đối quan điểm của ông ta cho rằng “Các nước có chung đường biên đều tránh hợp tác, vì sợ là nếu hợp tác thì, cách này cách khác, họ có thể sẽ phải nhân nhượng về yêu sách chủ quyền của mình”. Theo chúng tôi, trở ngại lớn nhất cho những hợp tác như vậy, là việc Trung Quốc từ chối, không chịu công nhận rằng đang có tranh chấp chủ quyền xoay quanh quần đảo Hoàng Sa và xoay quanh yêu sách chủ quyền mập mờ của họ đối với vùng biển và thềm lục địa tạo thành đường chữ U – một phần dựa vào cái lập trường rất bất công là phân bổ vùng đặc quyền kinh tế cho các hòn đảo nhỏ xíu, đang bị tranh chấp, và một phần dựa vào việc lạm dụng khái niệm “các quyền (có từ trong) lịch sử”. Cần phải nhấn mạnh rằng, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia đã có những chương trình hợp tác trong các khu vực có yêu sách chủ quyền chồng lấn, chưa giải quyết được, và họ có thể làm được việc này vì họ đều không có những yêu sách chủ quyền biển đảo gây phẫn nộ như Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, ngày 28/5. Ảnh: CNN
Con đường phía trước
Mặc dù các tranh chấp biển đảo trên Biển Đông rất phức tạp, nhưng chúng không phải là nằm ngoài khả năng của các tòa án quốc tế hay là các cuộc đàm phán có thiện ý nhằm giải quyết mâu thuẫn. Trên thế giới từ trước đến nay, những tòa trọng tài và những cuộc thương thuyết về biên giới trên biển đã cung cấp cho tòa án và các nhà đàm phán có thiện ý rất nhiều tiền lệ để họ đi tới. Giá như Trung Quốc không tuyên bố rằng họ bác bỏ mọi thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS, thì các tòa án quốc tế hẳn đã có thể tách phần lớn những tranh chấp biên giới biển trên Biển Đông khỏi tranh chấp chủ quyền các hòn đảo, và tháo gỡ chúng, để chỉ còn lại một số vùng tranh chấp. Đấy sẽ là một điểm khởi đầu tốt cho sự hợp tác cả trong khu vực tranh chấp lẫn khu vực không tranh chấp.
Một tác hại nữa của việc Trung Quốc bác bỏ thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS, là họ khiến cho tòa án mất thẩm quyền áp dụng quy định của Điều 74 về thiện chí và hợp tác vào những vùng biển có yêu sách chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế, vẫn còn treo đó chưa giải quyết được – mà đó là điều mà tình hình trên Biển Đông hiện nay đang cần một cách tuyệt vọng.
Bateman viết: “Hai tác giả kết luận bài viết phê bình của họ dành cho tôi bằng tuyên bố rằng tôi “có thể có đóng góp tích cực hơn cho hòa bình và hợp tác bằng cách khuyến khích Trung Quốc chịu khó tuân theo các thủ tục giải quyết tranh chấp đã được cụ thể hóa trong UNCLOS”. Tôi cũng có thể nói như thế về Việt Nam chứ?”. Có thể ông Bateman sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Việt Nam đã chấp nhận thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS khi họ phê chuẩn Công ước này vào năm 1994 mà không bảo lưu điều khoản nào, không như Trung Quốc công khai bác bỏ triệt để phần thủ tục nói trên vào năm 2006.
UNCLOS là nền tảng cho sự hợp tác và trật tự trên các biển và đại dương của thế giới, nhưng chắc chắn nó có những khía cạnh cần làm rõ. Thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS đảm bảo rằng việc diễn giải và áp dụng UNCLOS là công bằng và tuân theo những chuẩn mực khách quan; do đó, nó là điều quan trọng sống còn để Công ước có thể vận hành trên thực tế. Không có thủ tục này, những nước thành viên của UNCLOS có thể dễ dàng biến cái nền tảng UNCLOS thành trò hề.
Vì lý do đó, chúng tôi đề nghị Tiến sĩ Bateman và các học giả quốc tế có quan tâm đến công bằng, hợp tác và trật tự trên các biển và đại dương của thế giới, hãy cùng chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hạn chế bớt các yêu sách chủ quyền biển đảo của họ, để các yêu sách đó phù hợp hơn với những dàn xếp pháp lý và những thỏa thuận đã được đàm phán trước đây trên thế giới (đề nghị này không nhất thiết đòi hỏi một sự phân định ranh giới cuối cùng), và chấp nhận thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho vấn đề Biển Đông.
Nguồn: http://www.eurasiareview.com/05062014-haiyang-981-confrontation-danger-convoluting-everything-sovereignty-disputes/
Saturday, June 14, 2014
FATHER'S DAY
Người Việt ở Mỹ với Father's Day
Hàng năm vào Chủ Nhật thứ ba của Tháng 6 (năm nay rơi vào ngày 15-6),
người Mỹ đã mừng Ngày Lễ của Cha (Father’s Day), cũng như tháng trước,
họ đã mừng ngày Lễ của Mẹ (Mother’s Day). Ðây là hai ngày lễ truyền
thống của người Mỹ để vinh danh và biểu tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ.
Sau 39 năm sống trên đất nước quê người, người Việt chúng ta đã làm quen dễ dàng với hai ngày lễ này của người bản xứ. Ðó là điều tự nhiên. Là vì dù có khác biệt về văn hoá và luân lý, song dân tộc Hoa Kỳ và dân tộc Việt Nam đều có mối liên hệ máu thịt giữa cha mẹ và con cái, dẫn đến một thứ tình cảm thiêng liêng cao cả: Tình mẫu tử và phụ tử. Một tình cảm vô điều kiện và vô vị lợi, chỉ cho đi mà không cần đáp trả.
Ðể đáp lại, những người con thường cố gắng thể hiện tình yêu thương, tôn kính và biết ơn cha mẹ bằng những việc làm cụ thể cốt làm vui lòng cha mẹ. Chẳng hạn trong ngày Lễ Father’s Day hay Mother’s Day, người Mỹ có thói quen mua quà tặng hay mời cha mẹ đi ăn những của ngon vật lạ ở các nhà hàng hay ở nhà với những món ăn đặc biệt cha mẹ ưa thích. Còn đối với người Việt Nam thì đạo hiếu đối với cha mẹ được thể hiện cụ thể không chỉ một ngày mà kéo dài cả một đời, trong việc giúp đỡ, vâng lời cha mẹ lúc còn trẻ và phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu. Vì thế tục ngữ Việt nam có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con” để nói lên mối quan hệ hai chiều giữa cha mẹ và con cái.
Tuy nhiên, trong điều kiện sống nơi đất khách quê người, sự báo hiếu thể hiện qua việc phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu trong một số gia đình Việt Nam đã gây nên sự xung khắc, bất hoà giữa cha mẹ với con cái, và giữa các anh chị em trong gia đình. Sự xung khắc, bất hoà ấy xuất phát từ quan niệm khác biệt về cách phụng dưỡng cha mẹ theo truyền thống Việt Nam ở quê nhà hay theo hoàn cảnh, lối sống ở Hoa Kỳ.
Theo truyền thống Việt Nam, cha mẹ đến khi về già thường được sống chúng với con cháu để tiện bề săn sóc và để cho cha mẹ có niềm vui, hạnh phúc vì được sống bên con cháu trong những năm tháng cuối đời. Nhưng ở Hoa Kỳ, khi cha mẹ về hưu còn mạnh khoẻ thường sống riêng, đến khí già yếu thì vào sống trong các nhà hưu dưỡng (nursing homes) để được các nhân viên y tế và dinh dưỡng chăm sóc ngày đêm.
Đây là lối sống hình thành do điều kiện và hoàn cảnh sống của xã hội Hoa kỳ, nên thường được các bậc cha mẹ chấp nhận như chuyện bình thường. Nhưng đối với các bậc cha mẹ Việt Nam, hầu hết đều chưa quen với lối sống này nên dễ sinh lòng bất mãn, buồn tủi khi phải vào sống trong các nhà hưu dưỡng. với mặc cảm bị lãng quên, sống cô đơn như chờ chết vào lúc cuối đời.
Hệ quả là, trong một số gia đình Việt Nam có cha mẹ già yếu, con cái không dám đưa vào “nursing home”, mà giữ cha mẹ phụng dưỡng tại nhà đã gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Từ những khó khăn bất tiện đã gây bất hoà xung khắc giữa vợ chồng khi phải vất vả phụng dưỡng cha mẹ già yếu, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. Hệ quả này khiến một số bậc cha mẹ không muốn vào nursing home phải sống lưu động từ gia đình người con này đến người con khác. Tình cảnh này đã làm buồn lòng các bậc sinh thành không ít và giữa anh em cũng sinh ra bất hoà vì sự tính toán thiệt hơn trong việc góp phần phụng dưỡng cha mẹ tại gia. Thực tế này đã phản ánh đúng như ý nghĩa các câu tục ngữ Việt Nam mà các bậc cha mẹ thường thốt ra khi gặp hoàn cảnh bị con cái tỏ ra miễn cưỡng, đùn đẩy nhau việc phụng dưỡng, rằng “một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con không nuôi tròn một mẹ”; và rằng: “cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”.
Là người Việt Nam, dù là bậc cha mẹ hay con cái, khi nghe hai câu tục ngữ trên hẳn sẽ không khỏi chạnh lòng, băn khoăn và tự kiểm về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ mình. Nhất là nhân dịp ngày Fathers’Day tháng 6 hay Mothers’Day vào Tháng 5 hằng năm của người Hoa Kỳ, người Việt tha hương chúng ta cần suy tư và tự kiểm để điều chính mối quan hệ thiêng liêng giữa con cái và cha mẹ sao cho không chỉ nói lên được ý nghĩa vinh danh và biểu tỏ lòng biết ơn đối với công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ như người bản xứ, mà còn thể hiện được lòng hiếu thảo theo truyền thống Việt Nam qua sự phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu một cách hài hoà, để cha mẹ có được những ngày vui cuối đời hạnh phúc bên đoàn con cháu.
Tất nhiên, để thực hiện được sự báo hiếu tốt đẹp này không phải là dễ trong hoàn cảnh và điều kiện sống hiện nay tại Hoa Kỳ nói riêng và hải ngoại nói chung. Việc này đòi hỏi con cái phải chịu đựng và hy sinh một phần hạnh phúc cá nhân và gia đình. Thiết tưởng đây là điều con cái có thể làm được, nếu họ chịu khó hồi tưởng lại tất cả những gì cha mẹ đã chịu đựng, hy sinh vô điều kiện cho họ từ khi vào đời, qua tuổi ấu thơ cho đến khi khôn lớn, đôi khi còn phải chịu đựng, hy sinh suốt cả cuộc đời cho con và vì con.
Xin những ai may mắn còn cha còn mẹ, hãy cố gắng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, chấp nhận chút hy sinh, để thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ bằng việc phụng dưỡng các ngài lúc tuổi già sức yếu trong những năm tháng cuối đời, hơn là đợi cho đến khi cha mẹ đã quá vãng mới khóc thương nuối tiếc.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-o-my-voi-fathers-day/1937684.html
Sau 39 năm sống trên đất nước quê người, người Việt chúng ta đã làm quen dễ dàng với hai ngày lễ này của người bản xứ. Ðó là điều tự nhiên. Là vì dù có khác biệt về văn hoá và luân lý, song dân tộc Hoa Kỳ và dân tộc Việt Nam đều có mối liên hệ máu thịt giữa cha mẹ và con cái, dẫn đến một thứ tình cảm thiêng liêng cao cả: Tình mẫu tử và phụ tử. Một tình cảm vô điều kiện và vô vị lợi, chỉ cho đi mà không cần đáp trả.
Ðể đáp lại, những người con thường cố gắng thể hiện tình yêu thương, tôn kính và biết ơn cha mẹ bằng những việc làm cụ thể cốt làm vui lòng cha mẹ. Chẳng hạn trong ngày Lễ Father’s Day hay Mother’s Day, người Mỹ có thói quen mua quà tặng hay mời cha mẹ đi ăn những của ngon vật lạ ở các nhà hàng hay ở nhà với những món ăn đặc biệt cha mẹ ưa thích. Còn đối với người Việt Nam thì đạo hiếu đối với cha mẹ được thể hiện cụ thể không chỉ một ngày mà kéo dài cả một đời, trong việc giúp đỡ, vâng lời cha mẹ lúc còn trẻ và phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu. Vì thế tục ngữ Việt nam có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con” để nói lên mối quan hệ hai chiều giữa cha mẹ và con cái.
Tuy nhiên, trong điều kiện sống nơi đất khách quê người, sự báo hiếu thể hiện qua việc phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu trong một số gia đình Việt Nam đã gây nên sự xung khắc, bất hoà giữa cha mẹ với con cái, và giữa các anh chị em trong gia đình. Sự xung khắc, bất hoà ấy xuất phát từ quan niệm khác biệt về cách phụng dưỡng cha mẹ theo truyền thống Việt Nam ở quê nhà hay theo hoàn cảnh, lối sống ở Hoa Kỳ.
Theo truyền thống Việt Nam, cha mẹ đến khi về già thường được sống chúng với con cháu để tiện bề săn sóc và để cho cha mẹ có niềm vui, hạnh phúc vì được sống bên con cháu trong những năm tháng cuối đời. Nhưng ở Hoa Kỳ, khi cha mẹ về hưu còn mạnh khoẻ thường sống riêng, đến khí già yếu thì vào sống trong các nhà hưu dưỡng (nursing homes) để được các nhân viên y tế và dinh dưỡng chăm sóc ngày đêm.
Đây là lối sống hình thành do điều kiện và hoàn cảnh sống của xã hội Hoa kỳ, nên thường được các bậc cha mẹ chấp nhận như chuyện bình thường. Nhưng đối với các bậc cha mẹ Việt Nam, hầu hết đều chưa quen với lối sống này nên dễ sinh lòng bất mãn, buồn tủi khi phải vào sống trong các nhà hưu dưỡng. với mặc cảm bị lãng quên, sống cô đơn như chờ chết vào lúc cuối đời.
Hệ quả là, trong một số gia đình Việt Nam có cha mẹ già yếu, con cái không dám đưa vào “nursing home”, mà giữ cha mẹ phụng dưỡng tại nhà đã gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Từ những khó khăn bất tiện đã gây bất hoà xung khắc giữa vợ chồng khi phải vất vả phụng dưỡng cha mẹ già yếu, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. Hệ quả này khiến một số bậc cha mẹ không muốn vào nursing home phải sống lưu động từ gia đình người con này đến người con khác. Tình cảnh này đã làm buồn lòng các bậc sinh thành không ít và giữa anh em cũng sinh ra bất hoà vì sự tính toán thiệt hơn trong việc góp phần phụng dưỡng cha mẹ tại gia. Thực tế này đã phản ánh đúng như ý nghĩa các câu tục ngữ Việt Nam mà các bậc cha mẹ thường thốt ra khi gặp hoàn cảnh bị con cái tỏ ra miễn cưỡng, đùn đẩy nhau việc phụng dưỡng, rằng “một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con không nuôi tròn một mẹ”; và rằng: “cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”.
Là người Việt Nam, dù là bậc cha mẹ hay con cái, khi nghe hai câu tục ngữ trên hẳn sẽ không khỏi chạnh lòng, băn khoăn và tự kiểm về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ mình. Nhất là nhân dịp ngày Fathers’Day tháng 6 hay Mothers’Day vào Tháng 5 hằng năm của người Hoa Kỳ, người Việt tha hương chúng ta cần suy tư và tự kiểm để điều chính mối quan hệ thiêng liêng giữa con cái và cha mẹ sao cho không chỉ nói lên được ý nghĩa vinh danh và biểu tỏ lòng biết ơn đối với công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ như người bản xứ, mà còn thể hiện được lòng hiếu thảo theo truyền thống Việt Nam qua sự phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu một cách hài hoà, để cha mẹ có được những ngày vui cuối đời hạnh phúc bên đoàn con cháu.
Tất nhiên, để thực hiện được sự báo hiếu tốt đẹp này không phải là dễ trong hoàn cảnh và điều kiện sống hiện nay tại Hoa Kỳ nói riêng và hải ngoại nói chung. Việc này đòi hỏi con cái phải chịu đựng và hy sinh một phần hạnh phúc cá nhân và gia đình. Thiết tưởng đây là điều con cái có thể làm được, nếu họ chịu khó hồi tưởng lại tất cả những gì cha mẹ đã chịu đựng, hy sinh vô điều kiện cho họ từ khi vào đời, qua tuổi ấu thơ cho đến khi khôn lớn, đôi khi còn phải chịu đựng, hy sinh suốt cả cuộc đời cho con và vì con.
Xin những ai may mắn còn cha còn mẹ, hãy cố gắng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, chấp nhận chút hy sinh, để thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ bằng việc phụng dưỡng các ngài lúc tuổi già sức yếu trong những năm tháng cuối đời, hơn là đợi cho đến khi cha mẹ đã quá vãng mới khóc thương nuối tiếc.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-o-my-voi-fathers-day/1937684.html
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ CHA
5
câu chuyện hay về người Cha
***
Câu chuyện thứ 1: Con có còn
dư đồng nào không?
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm
trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đếnchỗ
tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe
gầy giống ba...
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau
khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:"Có dư đồng nào không con?".
Tôi đáp:"Còn dư bốn ngàn ba ạ". Ba nói tiếp:"Cho ba bớt hai
ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa". Ba về, tôi đứng
đó, nước mắt rưng rưng...
(ST)
Câu chuyện thứ
hai: Quà con
tặng bố.
Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình
vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi
giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp
giấy.
Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với
cha: "Con tặng bố!". Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của
mình tối hôm trước, nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái
hộp trống rỗng.
Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng
rưng, thưa: "Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ
hôn vào hộp để tặng bố mà!".
Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin
con tha thứ.
Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn.
Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp
chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa
con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.
Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý
giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè,
gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những
chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.(ST)
Câu chuyện thứ ba: Ngọn nến
không cháy.
Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh
phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau
khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với
cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.
Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ.
Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh
toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được
thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gấi bé bỏng của
mình.
Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: " Tại sao nến của con lại
không cháy?". Bé gái đã đáp rằng: " Con đã cố lắm nhưng không được
cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những gịot nước mắt của cha lại dập tắt
hết ngọn nến của con".
Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng,
lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước
mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông.
Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến
hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững
vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang
nhìn bạn mỉm cười
(ST)
Câu chuyện thứ tư: Tô mì
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện
hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi
vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con
trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng
từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học
sinh..
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì
bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi
và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi
chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm
1 bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi
hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò
như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng
lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai
chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha
ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước
về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại
trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt
vào bát của người con. "An đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học
hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người
có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô
hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến
cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt
cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ
gắp miếng thịt đó trả về.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người
cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một
bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên
cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp,
quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy
vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không
biết để vào đâu rồi đây này. " "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực
ra cũng có chất lắm đấy."
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động.
Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha
con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ
dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng
đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội
vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt
bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng
tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con
trai cười cười, không hỏi gì thêm.
Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần
còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con
ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi
thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên
mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng
giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời,
chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.”
(ST)
Câu chuyện thứ năm: Đấu
giá cuối cùng.
Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần
như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm
các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của
các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông
đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của
mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai,
cũng như mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu
chuyện xảy ra…
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con
đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng
khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình. Vài
tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đã
hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người. Thật khó khăn khi
đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã
rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội
bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa
người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông
không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở
trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay
cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu
là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu
không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu
được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là
một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặngcho bác. Cháu
mong bác nhận cho cháu."
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị
nhất vẫn treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con.
Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất
mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà
này." Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay.
Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi
rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm nghệ
thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian.
Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel
năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức
muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người.
Người điều khiển đứng lên và nói "Tôi xin cám ơn mọi người
đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này..."
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ
thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
- Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này
trước!"
- Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
- Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá
$50?"
- Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với
giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai
muốn trả giá cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên
"Anh có thể bán với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những
gì tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng
bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có
đồng ý không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì,
bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau
"Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói
"Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách
quý ở đây. Bữa nay chúng ta sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu
giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi
xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông
cụ đây, NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON
TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”
***
NHỮNG KHUC CA VỀ CHA
NHỮNG KHUC CA VỀ CHA
REBA MCENTIRE- THE GRATEST MAN I NEVER KNEW
JAMES BROWN - PAPA DON;T TAKE NO MESS
WILL SMITH -JUST THE TWO OF US
2PAC -PAPA'Z SONG
MADONNA - OH FATHER
THE GAME LIKE FATHER LIKE SON
ERIC CLAPTON - MY FATHER'S EYES
ASHER ROTH - HIS DREAM -ASLEEP IN THE BREAD
COMMON FEAT LAURYN HILL - RETROPECT FOR LIFE
NAS -DAUGHTERS
QUEEN- FATHER TO SON
CATS IN THE CRADLE HARRY CHAPIN
JAY-Z--GLORY IT BLUE IVY CARTER
JOHN MAYER - DAUGHTERS
MILEY CYRUS - I LEARNED FROM YOU
PAPA WAS A ROLLING STONE
MADONNA - PAPA DON'T PREACH