Monday, June 16, 2014
LÊ DINH * VIỆT CỘNG
Việt Cộng - Việt CộngNhạc sĩ Lê Dinh
Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu xa, nó chỉ là một danh từ ghép thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng… nhưng theo thời gian biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởm và rùng rợn lúc nào chúng ta không hay.
Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói “Mầy là thằng Việt Cộng” thì có nghĩa người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay. Chẳng thà chửi cha người ta, người ta không giận bằng chủi “Mầy là thằng Việt Cộng”. Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi. Mà nghĩ cũng đúng thôi.
Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chơ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền mua các thức ăn khô khác. Hai mẹ con đang đi, độ còn nửa đường là tới làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại, quát to: Đứng lại! Anh ta đưa họng súng ngay truớc trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem trứng ra chợ để bán cho Tây không? (Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của người Pháp đóng tại đó). Mẹ tôi run run nói:
- Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
- Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
- Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
- Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ bắn bỏ.
- Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.
Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi mới biết đó là những kẻ gọi là Việt Minh, những người mặc đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.
Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi 11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:
“Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…”
Hay hùng dũng, như:
“ Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…”
Hoặc:
“Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…”
Và còn nữa:
“Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng…”
Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ:
“Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
Băng trắng đầu mình những vết thương”
Thật là lãng mạn, thật là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi là… ủng hộ Việt Minh. Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè, tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành “rập rập thùng, rập rập thùng”… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng”, cho nên thằng con nít 11 tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền.
Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để
chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt Cộng. Năm 1975 cũng vậy, vì hai tiếng này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều chết, bằng đủ mọi cách để lánh xa loài quỷ dữ. Ở thôn quê miền Nam, khi nghe mấy tiếng “Việt Cộng về” hay “Mấy ổng về” là bà con gồng gánh, già trẻ, bé lớn chạy trối chết về phía thành phố để trốn khỏi bọn Việt Cộng. Rồi nào Việt Cộng pháo kích vào thành phố, vào quận lỵ giết hại dân lành, giết hại trẻ thơ nơi trường học. Việt Cộng đào lộ, đấp mô, đặt mìn, phá cầu… Còn Việt Cộng ngày nay thì ngoài tham nhũng còn tội bán nước, buôn dân, bàn tay chúng phạm trăm ngàn thứ tội ác. Việt Cộng ngày nay bán rừng, bán biển, bán giang sơn cha ông cho Tàu, Việt Cộng ngày nay độc ác, tàn nhẫn với dân chúng, nhưng co ro, cúm rúm trước thằng Tàu như sợ ông nội, ông cố của chúng, bắt dân bỏ tù nếu dân đứng lên yêu nước chống lại lũ Hán xâm lăng.
Rồi tôi miên man suy gẫm, không biết những tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao - nhưng không biết những tên này có biết suy nghĩ không – chúng có thấy rằng sao mình đi đến đâu, thiên hạ bỏ chạy hết vậy? Mình giành được phân nửa xứ sở miền Bắc, đáng lẽ dân chúng phải ở lại với mình để kiến thiết xứ sở chứ, sao gần cả triệu người lại bỏ chạy vào Nam. Rồi mình cướp được luôn phân nửa miền Nam còn lại, thiên hạ lại ùn ùn bỏ chạy nữa, cả hơn hai triệu người xa lánh mình. Tại sao và tại sao? Chúng không tự đặt câu hỏi đó với chính chúng sao? Mình đi đến đâu thì người ta chạy trối chết khỏi nơi đó. Mình là thứ gì vậy? Nhìn hình ảnh cuộc di cư năm 1954, trên những chiếc tàu há mồm, nhìn những gương mặt hớt hơ hớt hãi, mất hồn, chạy đôn chạy đáo để rời khỏi Saigon tháng tư năm 1975, rồi nhìn những cảnh liều chết vượt biển lên đến cao điểm, từ năm 1975- 1980, nếu chúng là người, chúng phải suy nghĩ chứ? Mình cũng là người như họ, đầu, mắt tay chân cũng đầy đủ như họ, tại sao họ sợ mình mà chạy hết như thế? Mình có phải là quỷ dữ hay ác thú gì đâu?
Nhưng tôi nghĩ, Việt Cộng còn đáng sợ hơn là quỷ dữ nữa. Nhìn lại, từ cái thời bé thơ, thuở mà mẹ con tôi đem hai chục trứng gà ra chợ bán để có tiền mua thức ăn cho gia đình, đến ngày nay, đã hơn 60 năm trôi qua, tôi cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Từ những việc bắt người cho mò tôm, thả xác trôi sông thuở đó, cho đến những vụ lường gạt, gian dối cướp giật của Việt Cộng ngày nay, nhìn sự dã man tàn ác của Việt Cộng đối với người dân cùng chung máu mủ … thật không thể nào tưởng tượng nổi. Quỷ chỉ nhát, chỉ hù người ta thôi, chứ không hại người ta, mà nếu quỷ có hại thì chỉ hại một người thôi. Còn Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác…
Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Những nguời đã quá sợ chúng mà bỏ xứ ra đi, để xứ cho chúng ở cũng chưa được yên thân. Chúng còn cho tay chân bộ hạ, núp bóng dưới danh nghĩa này, danh nghĩa nọ, chạy theo ra ngọai quốc để quyết hành hạ những người tỵ nạn Cộng sản này cho đủ… 36 kiểu của chúng. Thật trời không dung, đất không tha. Ngày xưa, chúng đã chiếm được phân nửa nước Việt Nam, tưởng đâu rằng chúng cùng miền Nam thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng như chúng ta đã biết, Việt Cộng cho đến 1975, còn chưa thấy cái thang máy “biết tàng hình” là gì, chưa được nhìn chiếc đồng hồ “12 trụ, 2 cửa sổ, không người lái” là gì, không hiểu cái bồn cầu “để rửa rau” hay để làm gì, trong khi miến Nam lúc đó đã là một trong những quốc gia tân tiến ở Đông Nam Á châu. Rồi lòng tham vô đáy, thực hành chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu của chúng, chúng cướp luôn miền Nam. Thiên hạ lại bỏ chạy, chúng rượt theo ra đến ngọai quốc để áp dụng… 36 kiểu lên đầu lên cổ người đã sợ chúng mà bỏ chạy 36 năm trước.
Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là Việt Cộng. Mầy là thằng “Việt Cộng”,hai tiếng này nặng lắm, anh biết không? Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thât nặng, đó là tiếng chửi ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiêng chửi đương thời. Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu… , lọai quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt.
Lê Dinh
Friday, June 13, 2014
LIÊN MINH CHỐNG TRUNG CỘNG
LIÊN MINH PHÒNG THỦ
“BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG“
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.06.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Chúng tôi lấy từ OTAN/ NATO (Organisation du Traité de l’Atlantique Nord/ Nord Atlantic Traity Organization) để dễ cắt nghĩa sự thành hình tương tự của một Liên Minh Phòng Thủ “Bắc Thái Bình Dương“. Sự hình thành OTAN/NATO tại Aâu châu do một hoàn cảnh Lịch sử mà những nước Tây Aâu phải chống đỡ sự bành trường của Khối Liên Xô. Cũng vậy, Á châu Thái Bình Dương đang phải đối chọi với tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng. Đây là những đòi hỏi của Lịch sử.
Chúng tôi xin trình bầy những điểm sau đây:
=> Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,
OTAN/ NATO được thành hình
=> Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, buộc phải tiến tới
“LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG
=> Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay
về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?
Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,
OTAN/ NATO được thành hình
Sau Thế Chiến thứ II, Tây phương chia ra hai phía rõ rệt: (i) Nga và các nước chư hầu Đông Aâu theo Thể chế Cộng sản độc tài; (ii) Mỹ và các nước Tây Aâu theo Thể chế Tự do Dân chủ. Hai khối đã kéo dài trong những năm trường một cuộc Chiến Tranh lạnh về cả mặt Kinh tế/Thương mại và Quân sự:
* Phía Nga và các nước chư hầu Đông Aâu có hai Tổ chức sau đây:
=> Tổ chức Kinh tế/Thương mại gọi là COMECOM
=> Tổ chức Quân sự gọi là PACTE DE VARSOVIE
* Phía Mỹ và các nước Tây Aâu cũng có hai Tổ chức song song với hai Tổ chức trên của khối Cộng sản:
=> Tổ chức Kinh tế/Thương mại Thị Trương Chung (Marché Commun) gồm 6 nước lúc đầu . Đây là tiền thân của Liên Hiệp Aâu châu ngày nay.
=> Tổ chức Quân sự Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương OTAN/ NATO
Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, phải tiến tới
“LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG
Việc Khối Hán Cộng đang leo thang tham vọng xâm lăng ra phía Biển, Đảo tạo ra một bầu không khí Chiến Tranh lạnh.
Leo thang xâm lăng của Khối Hán Cộng
Tác giả Rich SMITH (Dịch giả TRẦN NGỌC CƯ) đã viết một bài như sau về tình trạng leo thang bành trướng này:
Những hành động bành trướng hiếu chiến của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đòi hỏi các nước láng giềng của Trung Quốc phải khẩn trương chỉnh đốn lại kho vũ khí của mình.
Trung Quốc có một tàu sân bay – và đang làm các nước láng giềng lo ngại.
Khắp Đông Nam Á hiện nay, từ Đài Loan đến Nam Hàn, và từ Australia đến Philippines, đến Nhật Bản, các nước đang lên kế hoạch đẩy mạnh ngân sách quốc phòng để đối trọng lại một hải quân Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Vào thời điểm này, có vẻ như một trong những quốc gia nói trên, là Nhật Bản, sẵn sàng đứng ra lãnh đạo một liên minh quân sự.
Bối cảnh
Trong mấy tuần qua, một hạm đội hỗn hợp gồm các chiến hạm và tàu đánh cá thương mại Trung Quốc đã và đang xô xát với tàu địa phương Việt Nam trong vùng biển Hoa Nam [Biển Đông], cố giành lấy vị trí chung quanh một giàn khoan dầu mà Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuần trước, cuộc giằng co đã leo thang khi một tàu Trung Quốc húc và làm chìm một tàu cá Việt Nam. (Thủy thủ trên tàu này được các tàu cá Việt Nam khác gần đó cứu sống, nhưng dù sao đi nữa vụ việc này đã đẩy các xung đột thêm một bước leo thang).
Cách đó không xa, bên ngoài duyên hải Philippines, các chiến hạm Trung Quốc đang hàng ngày đe dọa tàu cá ngư dân và đang phong tỏa một tiền đồn Philippines tại một bãi đá ngầm địa phương, không cho tàu Philippines vào tiếp tế lương thực cho binh lính của họ. Và về phía Bắc, sự phẫn nộ của các nước láng giềng tiếp tục bùng lên khi Trung Quốc tuyên bố một “khu nhận diện phòng không” trùm lên gần hết biển Hoa Đông – gồm lãnh thổ mà Nam Hàn và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
“Đường chín đoạn” khét tiếng của Trung Quốc, một tuyên bố chủ quyền coi gần hết biển Đông như một lãnh hải độc quyền của Trung Quốc. Những vùng đóng khung biểu thị những vùng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines.
Khi các tin tức thuộc loại này ngày một lan tràn, các nhà phân tích thị trường hải quân tại công ty tư vấn AMI International tiên đoán rằng các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào việc mua thêm trên 1000 tàu ngầm, các chiến hạm loại nhỏ, và cả các tàu sân bay để củng cố sức mạnh quân sự của mình trong vòng 20 năm tới – biến khu vực này thành một thị trường chiến hạm đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Thậm chí đã có dư luận cho rằng những nước này sẽ liên minh với nhau để “bao vây ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung Quốc.
Những Tổ chức Kinh tế/ Thương mại đang hình thánh
Viễn Đông và vùng Thái Bình Dương đang đi đến phân chia ra hai phía: (i) Khối Hán Cộng theo thể chế Độc tài; (ii) Phía Mỹ và những nước theo thể chế Dân chủ thuộc Viễn Đông và vùng Đông Nam Á. Cũng như giai đoạn phân chia của Aâu châu sau Thế chiến thứ II, vùng Thái Bình Dương đang tiến hành những Tổ chức Kinh tế/Thương mại và Quân sự:
* Phía Khối Hán Cộng tăng cường leo thang về cả Kinh tế/Thương mại và Quân sự như sau:
=> Tổ chức Tự do Mậu dịch nhằm chọc thẳng xuống những nước thuộc ASEAN. Đó là Tổ chức CAFTA (CAFTA (China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung quốc-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch).
=> Về mặt Quân sự, Khối Hán Cộng tăng ngân sách Quốc phòng tới 150 tỷ Mỹ Kim, trong đáo phần dành cho Hải quâng tăng gấp ba)
* Phía Khối Mỹ và các nuớc Dân chủ Thái Bình Dương cũng tiến hành:
=> Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP : Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ 11 quốc gia, Australia, Brunei, Canada, Chile, Singapore, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung tại Singapore vào ngày 13 tháng 3 năm 2013.
=> Về phương diện Quân sự, đã có cuộc tham khảo tuần vừa qua giữa Nhật và Uùc Châu trong ý hướng tiến tới một LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG. Một Tổ chức như OTAN/ NATO Á châu phải được mau chóng thành hình để đối trọng với sự tăng ngân sách Quốc phòng, nhất là Hải quân của Khối Hán Cộng. Đây là là việc phải đến của tình hình Lịch sử.
Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?
Về Tổ chức CAFTA, Trương Tấn Sang đã đi Bắc Kinh tháng 6/2013 và đã ký kết 10 thỏa ước với Khối Hán Cộng. Nhưng rồi Giàn Khoan HD-981 của Khối Hán Cộng đã tự tiện vào xâm lăng Lãnh hải, đặc khu Kinh tế của Việt Nam, vào tháng 5/2014. CSVN đã quá tin tưởng vào 16 chữ vàng và 4 tốt để ngày nay những Lãnh đạo chóp bu của đảng phải câm họng như hến. Nguyễn Tấn Dũng chạy lang thang kêu cứu của ASEAN và Mỹ. Các Quốc gia để Việt Nam cô đơn vì chính CSVN đã tự nhận làm tay sai của Khối Hán Cộng.
Vậy thì khi Tổ chức LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG hình thành, Việt Nam phải chọn lựa dứt khoát đứng về phía nào ?
Có hai trường hợp:
* Nếu đảng CSVN vẫn ham quyền và vẫn cố thủ đứng về phía Khối Hán Cộng để làm khuyển chó phục vụ mong Khối Hán Cộng bảo đảm cho quyền hành, thì tất yếu Dân Tộc Việt Nam sẽ NỔI DẬY CÁCH MẠNG.
* Theo bài học của dân Ukraine, Dân Tộc Việt Nam NỔI DẬY CÁCH MẠNG chôn vùi đảng CSVN như Dân Ukraine đã đứng lên xua đuổi Tổng thống của họ vì ông này chọn Nga. Dân Ukraine đã lựa chọn Liên Au về Kinh tế/Thương mại và chọn OTAN/ NATO về Quân sự. Dân Tộc Việt Nam, sau khi đã chôn vùi CSVN đi rồi, sẽ lấy quyết định chọn Khối Mỹ và những nước Tự do Dân chủ để có Thị trường phát triển Kinh tế. Tất nhiên Dân tộc Việt Nam cũng sẽ chọn phía LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG để có những bảo đảm về an ninh Quân sự trước đe dọa xâm lăng truyền kiếp của Khối Hán Tộc.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.06.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Geneva, 12.06.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Chúng tôi lấy từ OTAN/ NATO (Organisation du Traité de l’Atlantique Nord/ Nord Atlantic Traity Organization) để dễ cắt nghĩa sự thành hình tương tự của một Liên Minh Phòng Thủ “Bắc Thái Bình Dương“. Sự hình thành OTAN/NATO tại Aâu châu do một hoàn cảnh Lịch sử mà những nước Tây Aâu phải chống đỡ sự bành trường của Khối Liên Xô. Cũng vậy, Á châu Thái Bình Dương đang phải đối chọi với tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng. Đây là những đòi hỏi của Lịch sử.
Chúng tôi xin trình bầy những điểm sau đây:
=> Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,
OTAN/ NATO được thành hình
=> Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, buộc phải tiến tới
“LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG
=> Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay
về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?
Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,
OTAN/ NATO được thành hình
Sau Thế Chiến thứ II, Tây phương chia ra hai phía rõ rệt: (i) Nga và các nước chư hầu Đông Aâu theo Thể chế Cộng sản độc tài; (ii) Mỹ và các nước Tây Aâu theo Thể chế Tự do Dân chủ. Hai khối đã kéo dài trong những năm trường một cuộc Chiến Tranh lạnh về cả mặt Kinh tế/Thương mại và Quân sự:
* Phía Nga và các nước chư hầu Đông Aâu có hai Tổ chức sau đây:
=> Tổ chức Kinh tế/Thương mại gọi là COMECOM
=> Tổ chức Quân sự gọi là PACTE DE VARSOVIE
* Phía Mỹ và các nước Tây Aâu cũng có hai Tổ chức song song với hai Tổ chức trên của khối Cộng sản:
=> Tổ chức Kinh tế/Thương mại Thị Trương Chung (Marché Commun) gồm 6 nước lúc đầu . Đây là tiền thân của Liên Hiệp Aâu châu ngày nay.
=> Tổ chức Quân sự Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương OTAN/ NATO
Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, phải tiến tới
“LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG
Việc Khối Hán Cộng đang leo thang tham vọng xâm lăng ra phía Biển, Đảo tạo ra một bầu không khí Chiến Tranh lạnh.
Leo thang xâm lăng của Khối Hán Cộng
Tác giả Rich SMITH (Dịch giả TRẦN NGỌC CƯ) đã viết một bài như sau về tình trạng leo thang bành trướng này:
Những hành động bành trướng hiếu chiến của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đòi hỏi các nước láng giềng của Trung Quốc phải khẩn trương chỉnh đốn lại kho vũ khí của mình.
Trung Quốc có một tàu sân bay – và đang làm các nước láng giềng lo ngại.
Khắp Đông Nam Á hiện nay, từ Đài Loan đến Nam Hàn, và từ Australia đến Philippines, đến Nhật Bản, các nước đang lên kế hoạch đẩy mạnh ngân sách quốc phòng để đối trọng lại một hải quân Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Vào thời điểm này, có vẻ như một trong những quốc gia nói trên, là Nhật Bản, sẵn sàng đứng ra lãnh đạo một liên minh quân sự.
Bối cảnh
Trong mấy tuần qua, một hạm đội hỗn hợp gồm các chiến hạm và tàu đánh cá thương mại Trung Quốc đã và đang xô xát với tàu địa phương Việt Nam trong vùng biển Hoa Nam [Biển Đông], cố giành lấy vị trí chung quanh một giàn khoan dầu mà Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuần trước, cuộc giằng co đã leo thang khi một tàu Trung Quốc húc và làm chìm một tàu cá Việt Nam. (Thủy thủ trên tàu này được các tàu cá Việt Nam khác gần đó cứu sống, nhưng dù sao đi nữa vụ việc này đã đẩy các xung đột thêm một bước leo thang).
Cách đó không xa, bên ngoài duyên hải Philippines, các chiến hạm Trung Quốc đang hàng ngày đe dọa tàu cá ngư dân và đang phong tỏa một tiền đồn Philippines tại một bãi đá ngầm địa phương, không cho tàu Philippines vào tiếp tế lương thực cho binh lính của họ. Và về phía Bắc, sự phẫn nộ của các nước láng giềng tiếp tục bùng lên khi Trung Quốc tuyên bố một “khu nhận diện phòng không” trùm lên gần hết biển Hoa Đông – gồm lãnh thổ mà Nam Hàn và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
“Đường chín đoạn” khét tiếng của Trung Quốc, một tuyên bố chủ quyền coi gần hết biển Đông như một lãnh hải độc quyền của Trung Quốc. Những vùng đóng khung biểu thị những vùng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines.
Khi các tin tức thuộc loại này ngày một lan tràn, các nhà phân tích thị trường hải quân tại công ty tư vấn AMI International tiên đoán rằng các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào việc mua thêm trên 1000 tàu ngầm, các chiến hạm loại nhỏ, và cả các tàu sân bay để củng cố sức mạnh quân sự của mình trong vòng 20 năm tới – biến khu vực này thành một thị trường chiến hạm đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Thậm chí đã có dư luận cho rằng những nước này sẽ liên minh với nhau để “bao vây ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung Quốc.
Những Tổ chức Kinh tế/ Thương mại đang hình thánh
Viễn Đông và vùng Thái Bình Dương đang đi đến phân chia ra hai phía: (i) Khối Hán Cộng theo thể chế Độc tài; (ii) Phía Mỹ và những nước theo thể chế Dân chủ thuộc Viễn Đông và vùng Đông Nam Á. Cũng như giai đoạn phân chia của Aâu châu sau Thế chiến thứ II, vùng Thái Bình Dương đang tiến hành những Tổ chức Kinh tế/Thương mại và Quân sự:
* Phía Khối Hán Cộng tăng cường leo thang về cả Kinh tế/Thương mại và Quân sự như sau:
=> Tổ chức Tự do Mậu dịch nhằm chọc thẳng xuống những nước thuộc ASEAN. Đó là Tổ chức CAFTA (CAFTA (China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung quốc-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch).
=> Về mặt Quân sự, Khối Hán Cộng tăng ngân sách Quốc phòng tới 150 tỷ Mỹ Kim, trong đáo phần dành cho Hải quâng tăng gấp ba)
* Phía Khối Mỹ và các nuớc Dân chủ Thái Bình Dương cũng tiến hành:
=> Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP : Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ 11 quốc gia, Australia, Brunei, Canada, Chile, Singapore, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung tại Singapore vào ngày 13 tháng 3 năm 2013.
=> Về phương diện Quân sự, đã có cuộc tham khảo tuần vừa qua giữa Nhật và Uùc Châu trong ý hướng tiến tới một LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG. Một Tổ chức như OTAN/ NATO Á châu phải được mau chóng thành hình để đối trọng với sự tăng ngân sách Quốc phòng, nhất là Hải quân của Khối Hán Cộng. Đây là là việc phải đến của tình hình Lịch sử.
Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?
Về Tổ chức CAFTA, Trương Tấn Sang đã đi Bắc Kinh tháng 6/2013 và đã ký kết 10 thỏa ước với Khối Hán Cộng. Nhưng rồi Giàn Khoan HD-981 của Khối Hán Cộng đã tự tiện vào xâm lăng Lãnh hải, đặc khu Kinh tế của Việt Nam, vào tháng 5/2014. CSVN đã quá tin tưởng vào 16 chữ vàng và 4 tốt để ngày nay những Lãnh đạo chóp bu của đảng phải câm họng như hến. Nguyễn Tấn Dũng chạy lang thang kêu cứu của ASEAN và Mỹ. Các Quốc gia để Việt Nam cô đơn vì chính CSVN đã tự nhận làm tay sai của Khối Hán Cộng.
Vậy thì khi Tổ chức LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG hình thành, Việt Nam phải chọn lựa dứt khoát đứng về phía nào ?
Có hai trường hợp:
* Nếu đảng CSVN vẫn ham quyền và vẫn cố thủ đứng về phía Khối Hán Cộng để làm khuyển chó phục vụ mong Khối Hán Cộng bảo đảm cho quyền hành, thì tất yếu Dân Tộc Việt Nam sẽ NỔI DẬY CÁCH MẠNG.
* Theo bài học của dân Ukraine, Dân Tộc Việt Nam NỔI DẬY CÁCH MẠNG chôn vùi đảng CSVN như Dân Ukraine đã đứng lên xua đuổi Tổng thống của họ vì ông này chọn Nga. Dân Ukraine đã lựa chọn Liên Au về Kinh tế/Thương mại và chọn OTAN/ NATO về Quân sự. Dân Tộc Việt Nam, sau khi đã chôn vùi CSVN đi rồi, sẽ lấy quyết định chọn Khối Mỹ và những nước Tự do Dân chủ để có Thị trường phát triển Kinh tế. Tất nhiên Dân tộc Việt Nam cũng sẽ chọn phía LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG để có những bảo đảm về an ninh Quân sự trước đe dọa xâm lăng truyền kiếp của Khối Hán Tộc.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.06.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Thứ năm 12 Tháng Sáu 2014
Nhật-Úc-Ấn : Liên minh trên biển đang tượng hình
Nữ
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston
(thứ 5 từ trái sang) và Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (thứ 2 từ phải
sang) trong hội nghị 2+2.
REUTERS/Yuya Shino
Nhật và Úc bắt tay chặt chẽ với hiệp ước hợp tác an ninh quốc
phòng, trao đổi công nghệ tàu ngầm quân sự. Tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda
Modi sẽ dành chuyến công du đầu tiên sang Tokyo và cho biết sẽ « đối đầu» với Trung Quốc khi cần thiết. Thủ tướng Úc Tony Abbott ủng hộ chính sách « tự vệ tập thể của Nhật
». Cả ba quốc gia dân chủ đều do cánh hữu lãnh đạo. Phải chăng một liên
minh tam cường đang hình thành để đối phó với Trung Quốc ?
Tại Diễn đàn An ninh khu vực Shangri-La hồi cuối tháng 5 đầu
tháng 6, qua thông điệp của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản sẵn sàng trợ
giúp các nước trong khu vực Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo và
gián tiếp lên án Trung Quốc đối xử với các lân bang theo kiểu lấy
thịt đè người mà chính nước Nhật hùng mạnh, cũng là nạn nhân từng ngày
trên mặt biển và trên không phận Hoa Đông.
Tuy nhiên, trái với thái độ phô trương, kẻ cả của Bắc Kinh, Tokyo từng bước xây dựng một liên minh quân sự rộng lớn bên trong lẫn bên ngoài hiệp ước song phương Mỹ-Nhật.
Vào giữa thập niên 2000, ý niệm xây dựng một vòng cung từ Ấn Độ ngang Nhật Bản kéo dài xuống tận Nam Thái Bình Dương với Úc đã từng được ba vị Thủ tướng lúc đó là Junichiro Koizumi của Nhật, John Howard của Úc và Atal Vajpayee của Ấn đã phát họa và được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W.Bush ủng hộ.
Tuy nhiên, ý niệm này đã không được tiến hành một phần vì tại Washington, đảng Dân chủ lên thay đảng Cộng hòa mà một phần, như tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi của đảng Dân Tộc, lúc còn ở thế đối lập, chê trách đảng Quốc Đại quá nhu nhược đối với Trung Quốc làm New Delhi mất uy thế trên trường quốc tế và bị Bắc Kinh lấn áp.
Mười năm sau, không hẹn mà nên, cả ba nền dân chủ ở Châu Á-Thái Bình Dương đều do cánh hữu lãnh đạo. Tháng 7 năm 2013, Trung tâm Nghiên cứu An ninh mới của Mỹ, do cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell thành lập, và cũng là nơi cung cấp chuyên gia chiến lược cho Nhà Trắng, quan tâm đặc biệt đến khả năng xây dựng một liên minh hải quân Nhật-Úc- Ấn.
Phải chăng thời cơ đã đến để hình thành một « bàn cờ chiến lược » Nhật-Úc và Ấn và nếu thêm Hoa Kỳ sẽ chuyển thành tứ cường theo đội hình « kim cương », học thuyết an ninh của…Shinzo Abe ?
Trong bối cảnh trục Nhật- Úc được củng cố với kết quả hội nghị 2+2 tại Tokyo, RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc.
Nhà phân tích Lưu Tường Quang : « Tại Shangri-La, ông Shinzo Abe đã khơi lại khả năng một « tam cường » khu vực… Để làm gì ? Chúng ta phải phân biệt lời lẽ ngoại giao và thực chất bên trong hậu trường. Nước nào cũng nói cần có liên hệ tốt với Trung Quốc, không bao vây Trung Quốc.
Trên thực tế, bên trong hậu trường, bên trong những cuộc thảo luận của các hội đồng nội các, từ Tokyo, Jakarta đến Canberra đều công nhận sự trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc là một mối đe dọa cho vùng Châu Á- Thái Bình Dương. Các nước khu vực có sự thỏa hiệp với nhau chặt chẽ hơn và đồng thời, một cách đơn phương, họ gia tăng chi phí quốc phòng…một tam giác, một bàn cờ chiến lược đang hình thành ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140612-tam-giac-nhat-uc-an-lien-minh-tren-bien-dang-tuong-hinh
Tuy nhiên, trái với thái độ phô trương, kẻ cả của Bắc Kinh, Tokyo từng bước xây dựng một liên minh quân sự rộng lớn bên trong lẫn bên ngoài hiệp ước song phương Mỹ-Nhật.
Vào giữa thập niên 2000, ý niệm xây dựng một vòng cung từ Ấn Độ ngang Nhật Bản kéo dài xuống tận Nam Thái Bình Dương với Úc đã từng được ba vị Thủ tướng lúc đó là Junichiro Koizumi của Nhật, John Howard của Úc và Atal Vajpayee của Ấn đã phát họa và được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W.Bush ủng hộ.
Tuy nhiên, ý niệm này đã không được tiến hành một phần vì tại Washington, đảng Dân chủ lên thay đảng Cộng hòa mà một phần, như tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi của đảng Dân Tộc, lúc còn ở thế đối lập, chê trách đảng Quốc Đại quá nhu nhược đối với Trung Quốc làm New Delhi mất uy thế trên trường quốc tế và bị Bắc Kinh lấn áp.
Mười năm sau, không hẹn mà nên, cả ba nền dân chủ ở Châu Á-Thái Bình Dương đều do cánh hữu lãnh đạo. Tháng 7 năm 2013, Trung tâm Nghiên cứu An ninh mới của Mỹ, do cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell thành lập, và cũng là nơi cung cấp chuyên gia chiến lược cho Nhà Trắng, quan tâm đặc biệt đến khả năng xây dựng một liên minh hải quân Nhật-Úc- Ấn.
Phải chăng thời cơ đã đến để hình thành một « bàn cờ chiến lược » Nhật-Úc và Ấn và nếu thêm Hoa Kỳ sẽ chuyển thành tứ cường theo đội hình « kim cương », học thuyết an ninh của…Shinzo Abe ?
Trong bối cảnh trục Nhật- Úc được củng cố với kết quả hội nghị 2+2 tại Tokyo, RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc.
Nhà phân tích Lưu Tường Quang : « Tại Shangri-La, ông Shinzo Abe đã khơi lại khả năng một « tam cường » khu vực… Để làm gì ? Chúng ta phải phân biệt lời lẽ ngoại giao và thực chất bên trong hậu trường. Nước nào cũng nói cần có liên hệ tốt với Trung Quốc, không bao vây Trung Quốc.
Trên thực tế, bên trong hậu trường, bên trong những cuộc thảo luận của các hội đồng nội các, từ Tokyo, Jakarta đến Canberra đều công nhận sự trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc là một mối đe dọa cho vùng Châu Á- Thái Bình Dương. Các nước khu vực có sự thỏa hiệp với nhau chặt chẽ hơn và đồng thời, một cách đơn phương, họ gia tăng chi phí quốc phòng…một tam giác, một bàn cờ chiến lược đang hình thành ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140612-tam-giac-nhat-uc-an-lien-minh-tren-bien-dang-tuong-hinh
TRUNG CỘNG TỐ VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC
BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC TUYÊN BỐ LẬP TRƯỜNG 981
VÀ SỰ 'KHIÊU KHÍCH' CỦA VIỆT NAM .
Nhận thấy đây là vấn đề nghiêm trọng này. Thùy Trang xin dịch lại về TUYÊN BỐ mới nhất ngày 9/6/2014 của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cùng những hình ảnh, tài liệu mà phía Trung Quốc đưa ra. ( http://www.chinesetoday.com/big/article/885702 ) Nguyên văn dưới đây:
LẬP TRƯỜNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÀN KHOAN "981" và sự KHIÊU KHÍCH của Việt Nam
Thứ nhất: Công việc giàn khoan "981"
Ngày 2/5/2014, Giàn khoan doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các
hoạt động trong vùng tiếp giáp Trung Quốc Hoàng Sa (bản đồ vị trí
công việc xem phụ lục 1), nhằm thăm dò các nguồn tài nguyên dầu
khí. Hiện nay, giai đoạn đầu tiên đã được hoàn thành, giai đoạn thứ
hai bắt đầu vào ngày 27. Trước và sau khi hoạt động để xây dựng là
17 hải lý từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Hoàng Sa
trong đường cơ sở lãnh hải Trung Quốc cách bờ biển đất liền ViệtNam khoảng 133 đến 156 dặm biển.
Trong 10 năm qua, doanh nghiệp Trung Quốc đã được tiến hành
hoạt động thăm dò trong khu vực có liên quan, bao gồm khảo sát địa
chấn và các hoạt động khác trong vùng. Tất cả công việc của "981"
tiếp tục khoan thăm dò là một quá trình thường xuyên hoàn toàn trong chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.
Thứ hai: Sự khiêu khích của Việt Nam
Sau khi Trung Quốc bắt đầu hoạt động, Việt Nam đã triển khai một
số lượng lớn các tàu, bao gồm tàu, trong đó có vũ trang, hoạt động
can thiệp va chạm mạnh mẽ trái pháp luật Trung Quốc , trong lĩnh
vực thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ an ninh, các tàu hộ tống của chính
phủ Trung Quốc đã chính thức được gửi đến bảo vệ.
Việt Nam đã cho "thợ lặn" đặt rất nhiều lưới, mảnh vỡ trôi nổi và các
vật cản khác.
Tại 17:00 ngày 07 tháng sáu, phía Việt Nam đã điều lên đến 63 tàu,
đổ xô vào khu vực cảnh báo của Trung Quốc, va chạm đạt 1.416 lần
vào các tàu của Trung Quốc.
Các hành vi trên của Việt nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền
Trung Quốc, chủ quyền và quyền tài phán Trung Quốc, gây nguy hiểm nghiêm trọng sự an toàn của nhân viên Trung Quốc, và giàn
khoan "981", trong đó đã vi phạm nghiêm trọng " Hiến chương Liên
Hợp Quốc," 1982" qui ước luật pháp quốc tế Liên Hợp Quốc về Luật
biển "năm 1988." Để ngăn chặn bất hợp pháp an toàn hàng hải và
vi phạm an toàn đặt trên nền tảng cố định của Nghị định, qui định về
thềm lục địa là hành vi bất hợp pháp, bao gồm, phá hoại tự do hàng
hải và an ninh trong vùng biển gây phương hại đến hòa bình và ổn
định trong khu vực.
Việt Nam đã can thiệp mạnh mẽ bất hợp pháp trong các hoạt động
bình thường trên biển của các doanh nghiệp Trung Quốc. Việt Nam
đã làm ngơ các cuộc biểu tình chống các doanh nghiệp Trung Quốc
trong nước. Vào giữa tháng 5, hàng ngàn tội phạm Việt Nam đã đốt
phá hoại các doanh nghiệp Trung Quốc, tàn bạo giết chết bốn người
và làm bị thương hơn 300 công dân Trung Quốc tại Việt Nam, gây ra
thiệt hại tài sản đáng kể.
Thứ ba: Phản ứng của Trung Quốc
Vấn đề phân giới cắm mốc hàng hải của Trung Quốc giữa quần đảo
Hoàng Sa và bờ biển lục địa của Việt Nam. Cả hai bên theo quy định
theo công ước 1982, "Công ước của Liên Hợp Quốc" vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa. Trong nguyên tắc phân định, khu vực
này có thể không trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam. Hai bên vẫn chưa được chứng minh được trong vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vùng biển phân định ranh giới của
nước nào.
Trên hành động khiêu khích của Việt Nam trên biển, Trung Quốc đã
kiềm chế, duy trì một mức độ cao , đề phòng cần thiết, gửi tàu đến
hiện trường để bảo vệ hoạt động an toàn công cộng, bảo vệ có hiệu
quả các hoạt động sản xuất ra nước ngoài và an toàn hàng hải.
Trong khi đó, kể từ 2 tháng nay:
Trung Quốc thông báo cho Việt nam hơn 30 lần, yêu cầu họ chấm
dứt các hoạt động can thiệp bất hợp pháp. Đáng tiếc, là sự can thiệp
bất hợp pháp của Việt Nam vào hoạt động của Trung Quốc vẫn tiếp
tục ngày 04 Tháng Chín 1958 "Cộng hòa Nhân dân Chính phủ Trung
Quốc về các báo cáo lãnh hải" (Nguồn: Bộ Ngoại giao trang web)
Thứ tư: Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc
(A) quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, không có
tranh cãi. Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện ra, và hoạt động phát
triển sớm nhất, thẩm quyền đầu tiên quần đảo Hoàng Sa.
Thời nhà Tống Trung Quốc (960-1126 AD) Chính phủ đã đặt quần
đảo Hoàng Sa trong thẩm quyền của mình, và gửi hải quân đi tuần
tra biển. Năm 1909, chính phủ nhà Thanh của Trung Quốc ở Quảng
Đông đã gửi Đô đốc Lee Jun đi kiểm tra quân đội của ông quần đảo
Hoàng Sa, và treo cờ Gun trong đảo Yongxing, tuyên bố chủ quyền.
Năm 1911, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố vùng biển gần
Hoàng Sa Bluff County đã được đặt dưới thẩm quyền của đảo Hải
Nam.
Trong Thế chiến II, Nhật Bản xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Theo
một loạt các văn bản quốc tế của chính phủ Trung Quốc trong tháng
11 năm 1946, sau khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, đã tổ chức,
phân công cán bộ cấp cao, nhân buổi lễ tiếp nhận tàu chiến đi quần
đảo Hoàng Sa, và dựng lên một tượng đài để tưởng niệm các binh
sĩ. Nhật đã đóng quân chiếm đóng bất hợp pháp đặt Quần đảo
Hoàng Sa cho nước ngoài. Quần đảo Hoàng Sa thuộc thẩm quyền
của chính phủ Trung Quốc.
Năm 1959, chính phủ Trung Quốc thiết lập cơ quan quản lý "Hoàng
Sa thuộc quần đảo Nam Sa." Tháng 1 năm 1974, quân đội Trung
Quốc đã đuổi chính quyền Sàigòn ra khỏi các đảo san hô quần đảo
Hoàng Sa và Oasis Nam. " Lãnh hải Hoàng Sa cơ sở ban hành năm
1992 Lãnh hải và Cộng hòa Nhân dân Vùng tiếp giáp của Trung
Quốc" và chính phủ Trung Quốc công bố vào năm 1996 đã khẳng
định Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và lãnh
hải. Trong năm 2012, chính phủ Trung Quốc thành lập chính quyền
tỉnh thuộc Shashi đảo Yongxing trong quần đảo Hoàng Sa.
(B) trước năm 1974, chính phủ Việt Nam chưa bao giờ phủ định hay
phản đối chủ quyền Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, cả về
tuyên bố chính phủ của họ, lưu ý, hoặc trong các tờ báo, bản đồ và
sách giáo khoa Việt nam, được chính thức công nhận từ lãnh thổ
thời cổ đại Hoàng Sa là của Trung Quốc.Ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng Hòa Dân chủ Việt Nam Yong Wenqian gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam charg Li Zhimin, long trọng nói: "Theo thông tin về phía Việt Nam, từ một quan điểm lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa . phải thuộc về lãnh thổ Trung Quốc "Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho Li Lu, Quyền Giám đốc Châu Á biết khía cạnh cụ thể hơn nữa , giới thiệu tại Việt Nam, cho biết:." Trong lịch sử, Tây Sa và quần đảo Nam Sa vào đầu thời nhà Tống khi nó đã thuộc vềTrung Quốc "
Ngày 04 Tháng Chín 1958, chính phủ Việt Nam đã ban hành một tuyên bố (xem phụ lục 2), thông báo rằng chiều rộng lãnh hải củaTrung Quốc 12 dặm, nêu rõ: "Quy định này áp dụng cho tất cả các
lãnh thổ, trong đó có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. ..... ". Ngày 06 tháng 9, tờ báo chính thức của Đảng Lao động Việt Nam "De Volkskrant" trong các văn bản của các
ấn bản đầu tiên được công bố trong lãnh thổ Trung Quốc tuyên bố vùng biển của chính phủ.
Đến ngày 14 tháng 9 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng(xem Phụ lục
3) đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, đã long trọng tuyên bố:
"Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam công
nhận và ủng hộ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 04 Tháng Chín 1958
tuyên bố về quyết định của lãnh hải "," Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ
Việt Nam phải tôn trọng quyết định đó. "
09 Tháng 5 năm 1965, Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã xác
định, tuyên bố của chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ đã ban hành một tuyên bố
tại Việt Nam văn bản "vùng chiến sự" cho rằng:
"Tổng thống Hoa Kỳ Johnson đưa ra toàn bộ chiều rộng của biển gần bờ
biển của Việt Nam với 100 hải lý, và Hoàng Sa là khu vực của lực lượng
vũ trang Hoa Kỳ " là một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh củacác nước
láng giềng và của đảng CSVN, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. "
Tháng 5 năm 1972 Thủ tướng Chính phủ Việt nam đã giao cho Cụcđo lường vẽ
bản đồ Việt nam Việt Nam với bản in "bản đồ của thế giới", với những
cái tên Trung Quốc đánh dấu quần đảo Hoàng Sa
(xem Phụ lục 4). 1974 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lớp chín THPT, "Địa
lý" trong sách giáo khoa nêu rõ "Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc," trong
một bài học (xem Phụ lục 5) đã viết: "Từ Nam Sa, quần đảo Tây Sa đến Hải
Nam, đảo Đài Loan, Bành Hồ Quần đảo Zhoushan, ...... các quần đảo này
đã cúi hình để bảo vệ Trung Quốc đại lục tạo thành một "Vạn Lý Trường
Thành".
Chính phủ Việt Nam vi phạm các cam kết được thực hiện bởi các yêu sách
lãnh thổ của Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa, vi phạmnghiêm trọng "ngược
ngạo" các nguyên tắc khác của pháp luật và
các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế.
Thứ năm: Xử lý đúng đắn tình hình Trung Quốc luôn duy trì hòa bình và ổn
định ở Biển Đông, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực, mà còn
là một lực lượng nhiệttâm bảo vệ các mục đích và nguyên tắc của "Hiến
chương Liên Hợp Quốc", các chỉ tiêu cơ bản của quan hệ quốc tế và luật
pháp quốc tế và nguyên tắc cơ bản. Trung Quốc không muốn nhìn thấy xung
quanh mình bất kỳ tình trạng bất ổn nào xảy ra.Trung Quốc hy vọng quan
hệ Việt-Trung đang phát triển tốt, nhưng không thể từ bỏ nguyên tắc của
cúng tôi. Các kênh truyền thông giữa Trung Quốc và Việt Nam không bị cản
trở.
Trung Quốc thuyết phục Việt Nam duy trì hòa bình và ổn định của quan hệ
song phương và tôn trọng chủ quyền biển Nam của Trung Quốc, tôn trọng
chủ quyền của Trung Quốc, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung
Quốc.
Việt Nam ngay lập tức phải ngăn chặn các hoạt động can thiệp vào lãnh
hải Trung Quốc và lập tức rút lui của tất cả các tàu và nhân viên để
giảm bớt căng thẳng, hành động càng sớm càng tốt để khôi phục
lại sự tĩnh lặng cho vùng biển. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực để liên
lạc với phía Việt Nam để đấu tranh xử lý đúng đắn tình hình hiện nay.
Sách Địa Lý do Trung Quốc ấn bản là bằng chứng .
Bản Đồ mà Trung Quốc đã thông báo cho Việt Nam 4/9/1958
Công Hàm bán nước Phạm Vân Đồng đã ký ngày 14/9/1958 .
Sách Giáo Khoa Việt Nam do Trung Quốc ấn bản là bằng chứng .
NewEditor: Giòng Bách Việt
Rất cảm ơn Dịch Gỉa: Thùy Trang Nguyễn .
Thursday, June 12, 2014
VIỆT NAM & TPP
Tiếp tục đàm phán TPP tại Việt Nam
Đại diện Việt Nam và một số nước tham gia Hiệp định Thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khởi sự 4 ngày đàm phán tại TP.HCM từ hôm thứ hai 12/5.Theo nguồn tin Bộ Công thương, Việt Nam đã tham dự đàm phán 19 phiên chính thức, một số phiên giữa kỳ, 4 phiên cấp Bộ trưởng. Tuy vậy việc thông qua TPP vẫn còn rất nhiều bất đồng giữa các quốc gia đối tác, liên quan tới 20 lĩnh vực như mở cửa thị trường hàng hóa, qui tắc ứng xử, sở hữu trí tuệ, môi trường, thương mại điện tử…
Mới đây nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, cố vấn cao cấp của Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế được báo chí trích lời nói rằng, thể chế chính trị của Việt Nam không phù hợp với yêu cầu của TPP. Ông Tuyển kêu gọi nhà nước Việt Nam cải cách và thừa nhận các tổ chức xã hội dân sự.
Sau phiên họp 4 ngày tại TP.HCM các bộ trưởng thương mại của 12 nước đối tác sẽ tiếp tục gặp nhau trong hai ngày 19 và 20/5/2014 tại Singapore.
TPP nếu trở thành hiện thực sẽ trở thành 1 khu vực mậu dịch tự do trải dài từ Úc qua một phần châu Á tới Nam và Bắc Mỹ. Khu vực này chi phối 40% tổng sản phẩm và 30% trao đổi thương mại toàn cầu.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/new-tpp-talks-in-vn-05122014134754.html
TPP Hoa Kỳ- châu Á chưa xong
2014-05-20
Vòng đàm phán kéo dài 2 ngày ở Singapore giữa 12 nước tham gia Hiệp
Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, vừa kết
thúc với kết quả không biết bao giờ mới giải quyết xong những trở ngại
còn tồn đọng để bản hiệp định có thể thành hình.
Bản thông cáo được phổ biến chỉ nói rằng các đoàn đàm phán đồng ý sẽ gặp lại nhau vào tháng Bảy tới đây, cũng như sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận song phương, để tháo gỡ những khó khăn giữa từng quốc gia và chung cho cả 12 nước tham gia hiệp định.
Đại diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, ông Michael Froman, nói với báo chí rằng các nước tham gia hiệp định không đặt ra thời điểm phải hoàn tất đàm phán, ý muốn nói vẫn còn nhiều điều cần phải giải quyết.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/tpp-trade-talks-to-intensify-no-accord-yet--officials-05202014132737.htmlBản thông cáo được phổ biến chỉ nói rằng các đoàn đàm phán đồng ý sẽ gặp lại nhau vào tháng Bảy tới đây, cũng như sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận song phương, để tháo gỡ những khó khăn giữa từng quốc gia và chung cho cả 12 nước tham gia hiệp định.
Đại diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, ông Michael Froman, nói với báo chí rằng các nước tham gia hiệp định không đặt ra thời điểm phải hoàn tất đàm phán, ý muốn nói vẫn còn nhiều điều cần phải giải quyết.
Malaysia chưa thể ký kết Hiệp định TPP
Thủ tướng Malaysia Najib Razak tuyên bố hôm chủ nhật ở Kuala Lumpur
rằng, ông và Tổng thống Barack Obama đồng ý nâng cấp quan hệ song
phương. Tuy vậy những vấn đề nhạy cảm ở trong nước khiến Malaysia còn
lâu mới có thể ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Như vậy sau khi chưa khai thông các khác biệt trong đàm phán TPP với
Nhật, Hoa Kỳ đang gặp một trở ngại khác với Malaysia cũng là một trong
12 quốc gia đàm phán về TPP.
Ngoài vấn đề thương mại thuần túy, những điều kiện về nhân quyền là
một trở ngại cho chính phủ Malaysia. Các nhóm đối lập và vận động nhân
quyền ở Malaysia mong muốn Tổng thống Hoa Kỳ lên tiếng về vấn đề tự do
tôn giáo và tự do chính trị đã bị chệch hướng, kể từ khi liên minh cầm
quyền ở Malaysia mất phiếu trong cuộc bầu cử tháng 5 năm ngoái.
Tuy vậy Thủ tướng Najib loan báo ông và Tổng thống Obama đồng ý nâng
cấp quan hệ đối tác toàn diện với hợp tác rộng hơn về kinh tế, an ninh,
giáo dục, khoa học và công nghệ.
Kế thúc chuyến thăm Malysia, hôm nay 28/4 Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama sẽ tới Philippines và sẽ chứng kiến lễ ký kết hiệp định an ninh
mới giữa hai nước. Hiệp định này sẽ cho phép mở rộng sự hiện diện của
lực lương Hoa Kỳ ở Philippines trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều tham
vọng ở các vùng biển tranh chấp.
Vẫn còn bất đồng trong thương thảo TPP giữa Mỹ và Nhật
Hai vị đại diện thương mại của Mỹ và Nhật nói rằng họ đã trải qua
đến 18 giờ nói chuyện với nhau mà chỉ thu hẹp được chút ít khoảng cách
giữa đôi bên về thương mại trong khuôn khổ nhóm các nước đối tác xuyên
Thái bình Dương. Việc bất đồng này chủ yếu là thị trường nông phẩm và xe
hơi.
Washington cùng nhiều quốc gia khác ở châu Mỹ latinh và châu Á cho
rằng Nhật thực thi một chính sách bảo hộ mậu dịch để ngăn chặn không cho
hàng nông phẩm nước ngoài vào thị trường nhiều lợi nhuận của Nhật.
TPP là một dự án đầy tham vọng về tự do mậu dịch quanh biển TBD mà nếu thành công sẽ chiếm đến 40% GDP toàn cầu.
Ngoài ra TPP lại không bao gồm Trung Quốc và được cho là một phần của
chính sách chuyển trục của Hoa kỳ về Á châu để cân bằng với sức mạnh
đang lên của TQ.
Các nước tham gia TPP đã không đạt được thỏa thuận dự định vào cuối
năm ngoái, và đến giờ vẫn chưa biết khi nào bản hiệp định TPP mới hoàn
thành.
Không thực tâm cải cách thì vào TPP vô ích
Với hy vọng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP có thể được
thông qua vào cuối năm 2014 và Hiệp định thương mại tự do với EU đầu năm
2015, Hà Nội hy vọng có một lộ trình nhất định để Việt Nam thực hiện
những cải cách then chốt, đáp ứng những điều kiện khắt khe để được hưởng
lợi.
Kinh tế hay kinh tế chính trị?
TS Phạm Chí Dũng nhà nghiên cứu độc lập ở TP.HCM cảnh báo tình trạng
Việt Nam sẽ mất nhiều hơn được, nếu nhà nước chỉ cải cách nửa vời để
được chấp nhận tham gia TPP.
Được biết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương có tham vọng thiết
lập một khu vực thương mại tự do trải dài từ Úc qua một phần Đông Nam Á
tới Châu Mỹ. Khu vực này chi phối 40% GDP và 1/3 trao đổi thương mại
toàn cầu. Việt Nam hy vọng rất nhiều về việc gia tăng kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu tới các nước TPP trong đó có các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Úc, Canada... TS Phạm Chí Dũng nhận định:
“Cái khó khi vào TPP mà anh không thay đổi, không cải thiện ngay
hệ thống luật pháp, cũng như triển khai và thực thi luật pháp thì chính
anh sẽ bị thiệt hại đầu tiên. Việt Nam sẽ bị thiệt thòi đầu tiên trong
cuộc cạnh tranh quốc tế, tức là thuế suất có thể giảm từ 15%-17% xuống
0% cho dệt may lộ trình tới năm 2016. Nhưng chưa kịp xuất hàng đi thì
coi chừng đã phải nhập hàng với thuế suất 0%. Tại vì khác với định chế
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đối với TPP có thể nói đây là cuộc
cạnh tranh sòng phẳng hơn nhiều và không có ưu ái cho ai hết. Đây là một
cuộc cạnh tranh công bằng và nếu như một bên không thể tỏ rõ bản lĩnh
và năng lực của họ thì họ chỉ có thiệt thòi mà thôi.
Không nâng cao được ít nhất về mặt nhận thức TPP là cái gì, TPP thực chất là vấn đề kinh tế hay còn là vấn đề kinh tế chính trị... thì lúc đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lãnh đủ.
-TS Phạm Chí Dũng
Tôi e rằng cuộc chơi sắp tới ngay cả khi Việt Nam được tham gia
vào TPP trong tình trạng hiện nay, không cải cách doanh nghiệp nhà nước,
không nâng cao được ít nhất về mặt nhận thức TPP là cái gì, TPP thực
chất là vấn đề kinh tế hay còn là vấn đề kinh tế chính trị... thì lúc đó
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lãnh đủ và nền kinh tế việt nam sẽ không
thể nhờ váo cứu cánh TPP để có thể phục hồi, thoát khỏi suy thoái hiện
nay.”
Báo chí Việt Nam trích lời ông Trương Đình Tuyển, cố vấn cao cấp của
Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế: Việt Nam đang tới gần hơn Hiệp
định thương mại tự do (FTA) với EU và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương TPP. Việt Nam và Hoa Kỳ ở trong số 12 quốc gia tham gia đàm phán
TPP, trong đàm phán với Hoa Kỳ hai bên đã giải quyết được 7 trong số 10
điểm khác biệt. Theo lời nhân vật từng là Bộ trưởng Thương Mại thì vào
TPP một trong những vấn đề đau đầu đối với Việt Nam là điều kiện về
quyền tự do lập nghiệp đoàn. Quan điểm của Hà Nội là chỉ có một Tổng
liên đoàn lao động và không thể chấp nhận yêu cầu này. Tuy vậy, ông
Trương Đình Tuyển khẳng định, Việt Nam sẽ thỏa hiệp vấn đề này bằng cách
mở rộng quyền của công đoàn cơ sở.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nguyên thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho rằng:
“Tổ chức công đoàn dù thành lập bằng hình thức nào thì cũng vẫn
phải tôn trọng quyền của người công nhân của những người tham gia công
đoàn là điều thiết yếu nhất. Nếu tin ở công nhân, tin ở người dân của
mình thì tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có thể cải thiện những qui định
liên quan về công đoàn được. Nhưng lâu nay hệ thống công đoàn cũng chưa thực sự làm tốt vai trò của mình, thí dụ nhiều trường hợp được nêu lên báo chí và trường hợp thực tế là ở Việt Nam tình trạng đình công tăng lên rất nhiều, mỗi năm xảy ra hàng trăm vụ đình công nhưng hầu hết không được công đoàn dẫn dắt. Ở đây người ta có ý phê phán vai trò của công đoàn là chưa thực sự nắm được yệu cầu của công nhân và không tham gia giải quyết được những bức xúc, để đến mức công nhân phải đình công theo một cách tạm gọi là tự phát. Từ đó gây ra những rắc rối nhất định và thậm chí họ còn đặt vấn đề phải chăng công đoàn ăn lương của các ông chủ nên đứng về phía các ông chủ chứ không đứng về phía công nhân. Với những điều như vậy nó đòi hỏi thay đổi hệ thống công đoàn, chính bản thân hệ thống công đoàn hiện nay muốn giữ được vị trí của mình, muốn phát triển được thì phải thay đổi cách hoạt động của mình, phải quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của công nhân, phải thực sự đại diện cho công nhân.”
Quyền lập hội của người lao động
TS Phạm Chí Dũng nhận định là, vấn đề quyền lập hội của người lao
động gần như là một điều kiện tiên quyết đặt ra cho việc Việt Nam có
được vào TPP hay không bên cạnh vấn đề nhân quyền và vấn đề doanh nghiệp
nhà nước. TS Phạm Chí Dũng cho là thực tế đã minh chứng là khó tin
tưởng sự hứa hẹn của nhà nước Việt Nam. Ông nói:
Thực chất các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam bây giờ vô cùng khốn khó và tính độc quyền quá cao. Thay đổi nó chính là thay đổi cái nồi cơm làm họ mất đi quyền lợi.
-TS Phạm Chí Dũng
“Tháng 10/2013 trong vòng đàm phán ở Brunei nghe nói một số nước
trong TPP xác nhận là có thể cho nhà nước Việt Nam ân hạn trong vòng 5
năm để cải cách các doanh nghiệp nhà nước. Đó là một điều kiện cần cùng
với vấn đề nghiệp đoàn lao động. Nhưng thực chất các doanh nghiệp nhà
nước ở Việt Nam bây giờ vô cùng khốn khó và tính độc quyền quá cao. Thay
đổi nó chính là thay đổi cái nồi cơm làm họ mất đi quyền lợi, thế thì
làm sao có thể cải cách được. Sau khi có xác nhận về ân hạn 5 năm thì
cũng có một vài động thái ở Việt Nam về cải cách doanh nghiệp nhà nước,
rồi cổ phần hóa, nhưng tất cả cũng chỉ là trên từ ngữ mà thôi. Trong
thông điệp đầu năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cập giảm độc quyền
xóa độc quyền. Nhưng mà cho tới nay thì tất cả những mặt hàng chiến lược
chẳng hạn như xăng dầu rồi điện và sữa vẫn còn y nguyên và vẫn bùng
nhùng tăng giá đè đầu cưỡi cổ người dân.”
Trong đàm phán TPP, Hoa Kỳ đòi hỏi nguyên tắc bình đẳng trong kinh
doanh giữa các thành phần kinh tế. Việt Nam muốn duy trì bao nhiêu doanh
nghiệp nhà nước cũng được nhưng phải cạnh tranh bình đẳng với doanh
nghiệp tư nhân, không được hưởng đặc quyền đặc lợi. Trong đàm phán FTA
với EU, theo lời cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển Việt nam
được yêu cầu phải chấm dứt mọi ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước cả trên
luật pháp cho tới thực tiễn. Trong đó có vấn đề đất đai, cũng như được
cấp tín dụng chỉ định từ ngân hàng thương mại của nhà nước.
Ngoài những thay đổi căn bản về thể chế để có thể đạt tới Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Hiệp định thương mại tự do với EU,
việc hưởng lợi từ xuất khẩu hàng hóa miễn thuế vào các thị trường liên
quan cũng không phải là một món quà dễ dàng. Thí dụ hàng dệt may vào TPP
để hưởng thuế suất 0% mà hiện nay xuất vào Hoa Kỳ chịu thuế trung bình
17%, ngành dệt may phải vượt qua điều kiện cực kỳ khó khăn là phải bảo
đảm sợi dệt được sản xuất nội khối TPP. Dệt may Việt Nam hiện nay lệ
thuộc nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc, nếu nhập bông sợi từ Mỹ thì giá
thành sản xuất sẽ tăng cao khó cạnh tranh.
Trung Quốc đề nghị Thỏa thuận Thương mại Tự do Châu Á TBD
Trung Quốc tuyên bố đưa ra đề nghị về một thỏa thuận thương mại tự
do Châu Á Thái Bình Dương cho kỳ họp của tổ chức Diễn đàn Kinh tế Châu Á
Thái Bình Dương (APEC) nhóm họp các bộ trưởng thương mại trong vùng vào
tháng năm tới tại TQ.
Ông Vương Thụ Văn, trợ lý bộ trưởng thương mại TQ nói là ý tưởng này
đã được APEC đưa ra hồi năm 2006. Tổ chức này bao gồm cả TQ và Hoa Kỳ.
Ông nói thêm là ý tưởng này đang nhận được những phản hồi tích cực từ
các quốc gia trong vùng.
Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác đang tham gia đàm phàn một thỏa ước hợp
tác của vùng châu Á TBD gọi là Hiệp định Đối tác xuyên TBD (TPP) không
bao gồm TQ. TPP được coi là một phần trong chiến lược tái bố trí của
Washington hướng về châu Á.
TPP lại đang đi vào bế tắc khi hai nước quan trọng là Hoa Kỳ và Nhật
Bản không đồng ý với nhau được về buôn bán xe hơi và các sản phẩm nông
nghiệp.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/cn-push-f-rival-trans-pacific-trade-deal-04302014153036.htmlTRUNG QUỐC & VIỆT NAM
Gió Chướng Từ Trung Quốc
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA2014-06-10
Hôm Thứ Tư 11 Tháng Sáu, Ngân hàng Thế giới vừa công bố tại thủ đô
Washington một báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế thế giới, với
những điều chỉnh bi quan hơn cho các nền kinh tế đang phát triển trong
suốt năm 2014. Đáng chú ý trong tài liệu này là cách lượng định về những
rủi ro hay "gió ngược" xảy ra cho kinh tế toàn cầu. Diễn đàn Kinh tế
tìm hiểu riêng về những rủi ro xuất phát từ nền kinh tế Trung Quốc. Xin
quý thính giả theo dõi phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây cùng
chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau dự
báo lạc quan về kinh tế thế giới trong năm 2014 được đưa ra hồi Tháng
Giêng năm nay, Ngân hàng Thế giới đã cập nhật lại tình hình. Trong báo
cáo vừa công bố hôm Thứ Tư thì định chế tài chính này hạ thấp hy vọng
tăng trưởng của kinh tế toàn cầu với những dự đoán bi quan hơn cho các
nước đang phát triển. Chúng tôi đề nghị ông nhắc lại sơ qua những dự báo
này và tập trung giải thích cho thính giả của chúng ta về những rủi ro
cho thế giới xuất phát từ Trung Quốc vì ngày càng có nhiều công trình
nghiên cứu phơi bày những nhược điểm kinh tế của Trung Quốc.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ở đời thì chẳng có gì là bất biến cho nên
sau những nghiên cứu và dự báo thì người ta thường xuyên điều chỉnh lại
theo thực tế. Ngân hàng Thế giới đã cập nhật các dữ kiện thu thập, chủ
yếu là tình hình trong quý một của năm nay, với những chi tiết mới nhất
là vào tuần trước, để đưa ra những dự phóng cho toàn năm và cho hai năm
tới.
- Một cách đại lược thì đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay không
được là 3,2% như dự đoán mà chỉ còn là 2,8%, tức là một sự giảm sút
đáng kể, và bản thân tôi thì cho là đáng ngại. Chúng ta không quên định
chế tài chính quốc tế kia là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thì định nghĩa suy
trầm toàn cầu là nếu đà tăng trưởng bình quân của thế giới chỉ được có
2,5% thôi. Cũng theo Ngân hàng Thế giới thì đà tăng trưởng năm nay của
các nền kinh tế đang phát triển chỉ còn là 4,8% tức là vẫn mấp mé dưới
5% trong ba năm liền, qua hai năm tới thì mới khá hơn.
- Con số đó tổng hợp nhiều khác biệt ở từng khu vực địa dư, với các
nước Đông Á Thái Bình Dương vẫn dẫn đầu với tốc độ trên 7% một năm,
trong đó có Việt Nam với hy vọng tăng trưởng từ 5,4% đến 5,8%. Ngân hàng
Thế giới có khuyến cáo rằng đây là cơ hội cho các nền kinh tế đang lên
đẩy mạnh nỗ lực cải cách trong một hai năm tới. Bây giờ ta nói đến
chuyện gió xuôi gió ngược, là những thuận lợi hay rủi ro cho các nước,
rồi mới trở về chuyện rủi ro từ Trung Quốc.Dù có tăng trưởng bình quân hơn 7%, các nước đang phát triển tại Đông Á vẫn lệ thuộc khá nhiều vào các nước đã phát triển, chủ yếu là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản.Vũ Hoàng: Xin đề nghị ông nhắc sơ qua về những rủi ro hay thuận lợi đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta nghiệm thấy là dù có tăng trưởng bình quân hơn 7%, các nước đang phát triển tại Đông Á vẫn lệ thuộc khá nhiều vào các nước đã phát triển, chủ yếu là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản. Không kể Nhật Bản đang đẩy mạnh việc cải cách sau khi ào ạt kích thích kinh tế thì hai khối kinh tế Âu-Mỹ đều có triển vọng khả quan hơn. Đấy là gió xuôi.
- Ra khỏi phúc trình của Ngân hàng Thế giới mà nhìn trên tổng thể thì
tuần qua ta thấy là kinh tế Mỹ vừa tạo thêm việc làm bằng tổng số việc
đã mất kể từ nạn suy trầm năm 2008 và sẽ hy vọng tăng trưởng mạnh hơn
trong mấy năm tới. Cũng tuần qua, Ngân hàng Trung ương Âu châu đã vượt
được sức cản của nước Đức mà áp dụng biện pháp hạ lãi suất tới số không
để kích thích kinh tế. Như vậy, sau các ngân hàng trung ương Hoa Kỳ,
Nhật Bản hay Anh quốc, ngân hàng trung ương Âu châu đã coi nặng ưu tiên
tăng trưởng và tìm mọi cách bơm tiền vào kinh tế. Nhìn cách khác thì
khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật sẽ là lực đẩy khả quan hơn cho các nước.
- Chuyện thứ hai là vụ khủng hoảng Ukraine có vẻ lắng dịu với cuộc
bầu cử Tổng thống đã hoàn tất, cho xứ này một hệ thống lãnh đạo mới. Nhờ
đó mâu thuẫn giữa Liên bang Nga và các nước Tây phương sẽ không gây
thêm chấn động kinh tế trên cả đại lục Âu-Á. Khi đó ta mới trở về mối
rủi ro của nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới là Trung Quốc, trọng tâm
của đề tài kỳ này.
Vũ Hoàng: Thưa ông, Ngân hàng Thế giới đánh giá tình hình Trung Quốc ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là như mọi khi, định chế này vẫn
có vẻ lạc quan về kinh tế của Trung Quốc. Cùng với phúc trình cập nhật
về kinh tế toàn cầu mà mình vừa nhắc tới, Ngân hàng Thế giới cũng có một
báo cáo riêng về Trung Quốc với lượng định là lãnh đạo Bắc Kinh nỗ lực
tái quân bình cơ cấu để chuyển dần từ sách lược đầu tư sang sách lược
lấy tiêu thụ nội địa làm lực đẩy và hy vọng đạt mức tăng trưởng năm nay
là 7,6%, tức là vẫn còn cao hơn chỉ tiêu 7,5%.
- Trong khi đó, và ta bước ra khỏi phúc trình của Ngân hàng Thế giới,
nhiều trung tâm nghiên cứu kinh tế của các tập đoàn đầu tư và ngân hàng
quốc tế lại có những dự báo bi quan hơn. Tuần trước, chúng ta đã đề cập
tới chuyện này khi nói về điểm lật Minsky của kinh tế Trung Quốc. Kỳ
này, ta sẽ tìm hiểu thêm là nếu Trung Quốc không cải cách được như đã dự
tính và trôi vào một vụ khủng hoảng tài chính thì kinh tế thế giới sẽ
gặp những rủi ro nào?
Vũ Hoàng: Xuyên qua những gì ông vừa trình bày thì
dường như kinh tế Trung Quốc vẫn ở trong tình trạng "tranh tối tranh
sáng" mà ở bên ngoài mỗi nơi lại đánh giá một khác? Ông giải thích thêm
về điều ấy được không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin tóm lược như thế này để mình cùng hiểu ra sự tình.
- Kinh tế Trung Quốc lấy lực đẩy từ đầu tư hơn là tiêu thụ mà còn kềm
hãm mức tiêu thụ nội địa và trong năm năm qua cứ tiếp tục bơm tín dụng
để kích thích kinh tế, với tổng số nợ của khu vực công quyền lẫn tư nhân
đã tăng 100% kể từ năm 2008 đến nay. Sau Đại hội 18 vào cuối năm kia và
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương của kỳ ba vào cuối năm ngoái
thì lãnh đạo xứ này quyết định là phải chuyển hướng để tái quân bình cơ
cấu, và mặc nhiên chấp nhận đà tăng trưởng thấp hơn để chuyển hướng an
toàn.
Bắc Kinh tiếp tục kích thích kinh tế và trì hoãn việc chuyển hướng. Như vậy, càng tăng trưởng cao thì càng lao vào khủng hoảng vì nợ xấu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Thực tế lại chẳng như vậy, cuối tháng trước thì họ áp dụng kỹ thuật
gia tăng mức lưu hoạt bằng cách mua trái phiếu và đầu tuần này thì bơm
thêm một lượng tiền bằng 16 tỷ đô la vào kinh tế. Khi thấy kinh tế xứ
này tiếp tục tăng trưởng đến hơn 7,5% thì ta phải kết luận là họ chưa
thể hãm đà để sửa sai. Có thể là vì lực cản chính trị lẫn kinh doanh bên
trong, Bắc Kinh tiếp tục kích thích kinh tế và trì hoãn việc chuyển
hướng. Như vậy, càng tăng trưởng cao thì càng lao vào khủng hoảng vì nợ
xấu.
- Các tập đoàn đầu tư tài chính của quốc tế đều theo dõi chuyện này
và lặng lẽ cảnh báo thân chủ về rủi ro xuất phát từ Trung Quốc. Khác với
các định chế quốc tế, giới đầu tư mà tính nhầm hay dự báo sai thì bị lỗ
và mất khách cho nên ta cần chú ý tới những lượng định của họ. Sau cả
chục năm ngợi ca phép lạ kinh tế Trung Quốc, nếu các tập đoàn đầu tư tài
chính mà cảnh báo về rủi ro từ Trung Quốc thì ta phải quan tâm.
Vũ Hoàng: Thưa ông, vì vậy mà tuần qua chương trình
chuyên đề của chúng ta mới nói đến điểm lật Minsky của Trung Quốc, là
khái niệm đang được giới đầu tư nhắc đến. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu xem rủi
ro đó là những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Kinh tế Trung Quốc đứng hạng nhì thế
giới, sau Mỹ và trước Nhật. Nền kinh tế này mua bán rất nhiều với các
nước khác trên thế giới, cho nên nếu họ giảm đà tăng trưởng và mua ít
hơn thì các nước bán hàng cho xứ này đều bị thiệt hại. Thí dụ như trong
năm 2011, Trung Quốc mua tới 28% tổng số xuất khẩu của Úc, 24% của Nam
Hàn, 19% của Nhật, 14% của Malaysia. Nếu kinh tế xứ này hãm đà tăng
trưởng thì các nước bán hàng nói trên đều bị thiệt hại và nguyên nhiên
vật liệu sẽ giảm giá. Ngược lại, nếu kinh tế Trung Quốc vẫn cố duy trì
đà tăng trưởng thì lại dễ lao vào khủng hoảng vì nợ nần. Khi ấy thì các
nước trên thế giới đều bị chấn động nặng.
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày thì cả hai kịch bản,
là Trung Quốc có cải cách kinh tế hay không, đều tác động đến xứ khác.
Tại sao lại có trường hợp kỳ lạ này?
Theo kịch bản bi quan hơn, là nếu kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng khoảng 7% một năm thì trong trung hạn, từ hai tới năm năm, khủng hoảng tài chánh sẽ bùng nổ. Chúng ta nhớ lại cơn chấn động năm 2008... Một vụ khủng hoảng như vậy tại Trung Quốc sẽ có hậu quả dữ dội hơn vì TQ bị thất quân bình còn nặng hơnNguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng sau nhiều thập niên lạc quan về nền kinh tế đông dân nhất địa cầu với đà tăng trưởng là 9% một năm, thế giới nên tự chuẩn bị cho những thay đổi vài chục năm mới có một lần.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Trong kịch bản lý tưởng là Trung Quốc chủ động giảm đà tăng trưởng
để cải tổ cơ chế thì tốc độ tăng trưởng sẽ chỉ còn là 5% hoặc thấp hơn
nữa trong thập niên tới. Khi đó, các nước xuất khẩu vào Trung Quốc phải
tính lại hậu quả ngay từ năm tới. Thứ hai, theo kịch bản bi quan hơn, là
nếu kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng khoảng 7% một năm thì trong
trung hạn, từ hai tới năm năm, khủng hoảng tài chánh sẽ bùng nổ. Chúng
ta nhớ lại cơn chấn động năm 2008 từ vụ khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ
đã gây ra nạn Tổng suy trầm. Một vụ khủng hoảng như vậy tại Trung Quốc
sẽ có hậu quả dữ dội hơn vì Trung Quốc bị thất quân bình còn nặng hơn.
- Tôi xin tóm lược như thế này cho dễ nhớ. Từ năm 2008 đến 2013, khi
thế giới còn lao đao vì khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ rồi Âu Châu,
thì Trung Quốc đã ào ạt bơm tín dụng kích thích kinh tế. Trong năm năm
đó, tổng số nợ của khu vực nhà nước và tư nhân tại Trung Quốc đã tăng
100% và nay lên tới 420% của Tổng sản lượng GDP, là con số rất cao vì
lên tới 47 ngàn 800 tỷ đô la. Nếu trong khối nợ khổng lồ này, chủ yếu là
của hệ thống ngân hàng, có 25% là nợ xấu, khó đòi và sẽ mất thì họ cũng
mất hơn chín ngàn tỷ đô la, là bằng tổng sản lượng cả năm. Số dự trữ
ngoại tệ gần bốn ngàn tỷ đô la của Trung Quốc vẫn không thấm gì so với
sự mất mát ấy.
Vũ Hoàng: Chúng ta trở lại chuyện Việt Nam. Trong
hoàn cảnh có hai mặt đều bất trắc như vậy thì Việt Nam nên làm gì để
tránh được những tai họa từ Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta nên nhìn lại toàn cảnh để thấy ra những rủi ro xuất phát từ nước láng giềng này của Việt Nam.
- Thứ nhất, Việt Nam đang bị Trung Quốc uy hiếp ở ngoài khơi, với mặt
nổi là giàn khoan và tầu bè có võ trang của Trung Quốc. Thứ hai, kinh
tế Việt Nam lại quá lệ thuộc vào Trung Quốc vì chính sách sai lầm của
mình và vì Trung Quốc không chỉ đầu tư vào nhà máy mà đầu tư vào những
người lãnh đạo trong đảng. Thứ ba, khi thế giới thất vọng về kinh tế
Trung Quốc và tìm thị trường khác thì Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư
của các nước. Khốn nỗi, và đây là chuyện thứ tư, trong thời gian qua,
giới ngân hàng quốc tế đã lỡ đầu tư vào hệ thống ngân hàng của Việt Nam
đều thất vọng và đang lặng lẽ triệt thoái. Y như Trung Quốc, Việt Nam
cũng có loại "ngân hàng công cụ" hay "captive banks", là công cụ cho các
đại gia có quan hệ với lãnh đạo ở trên, mỗi phe nhóm lại có một hệ
thống riêng và ỷ vào thế lực đó để kiếm lời bỏ túi mà gác bỏ mọi khuyến
cáo hay đề nghị cải cách của quốc tế.
- Từ những biến động đang xảy ra ngoài Đông hải tới những chấn động
sẽ xảy ra trên thị trường, Việt Nam nên nhìn lại tình hình mà dứt khoát
cải cách về kinh tế và chính trị vì đây là thời cơ khả dĩ thoát ra khỏi
vòng cương tỏa của Trung Quốc mà tìm ra một định mệnh khác cho mình.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.Việt Nam có thể làm gì với Trung Quốc?
Nghe bài này
Khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì người Việt có thể làm những gì? Câu hỏi này đang khiến nhiều người ở trong và ngoài nước cùng thắc mắc. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế nêu vấn đề với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Là tư vấn kinh tế cho đài Á Châu Tự Do, lại theo dõi tình hình Trung Quốc từ nhiều năm qua, ông đã nhiều lần phân tích động thái của Bắc Kinh trong lĩnh vực an ninh và kinh tế. Điển hình là hai bài liền trong Tháng Bảy năm 2012 khi tập đoàn Dầu khí Hải dương CNOOC của họ tiến sâu vào thềm lục địa và phạm vi 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để mở ra chín lô cho quốc tế thăm dò. Vì vậy, có lẽ ông chẳng ngạc nhiên khi tập đoàn này đưa giàn khoan tối tân nhất của họ vào một khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam và gây căng thẳng trong vùng biển Đông Nam Á từ đầu tháng Năm. Thính giả gần xa của chúng ta nêu câu hỏi là trong hoàn cảnh đó, Việt Nam có thể làm những gì khi kinh tế lại có nhiều quan hệ gắn bó với Trung Quốc? Ông nghĩ sao về thắc mắc này?
Khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì người Việt có thể làm những gì? Câu hỏi này đang khiến nhiều người ở trong và ngoài nước cùng thắc mắc. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế nêu vấn đề với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Là tư vấn kinh tế cho đài Á Châu Tự Do, lại theo dõi tình hình Trung Quốc từ nhiều năm qua, ông đã nhiều lần phân tích động thái của Bắc Kinh trong lĩnh vực an ninh và kinh tế. Điển hình là hai bài liền trong Tháng Bảy năm 2012 khi tập đoàn Dầu khí Hải dương CNOOC của họ tiến sâu vào thềm lục địa và phạm vi 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để mở ra chín lô cho quốc tế thăm dò. Vì vậy, có lẽ ông chẳng ngạc nhiên khi tập đoàn này đưa giàn khoan tối tân nhất của họ vào một khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam và gây căng thẳng trong vùng biển Đông Nam Á từ đầu tháng Năm. Thính giả gần xa của chúng ta nêu câu hỏi là trong hoàn cảnh đó, Việt Nam có thể làm những gì khi kinh tế lại có nhiều quan hệ gắn bó với Trung Quốc? Ông nghĩ sao về thắc mắc này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ đây là vấn nạn nan giải vì
ta cần hỏi ngược là Việt Nam nào ở đâu? Nhưng xin hãy nói về bối cảnh,
về những gì có thể là mục tiêu của Trung Quốc. Nếu biết họ muốn gì, vì
sao, may ra mình sẽ thấy được những khả năng ứng xử. Còn lại, làm được
không thì tùy theo vị trí và tầm nhìn xa gần.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ câu hỏi đó. Theo nhận xét của ông thì Trung Quốc muốn gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ nhiều năm nay, diễn đàn này nhận định
rằng Trung Quốc là xứ đói ăn, khát dầu và cần trao đổi với thế giới bên
ngoài, nhưng vì đa nghi và sợ sệt nên đòi kiểm soát sự trao đổi ấy.
Nhiều nước Đông Á cũng cần trao đổi buôn bán như vậy mà giải quyết theo
cách hoà bình và sòng phẳng. Trung Quốc giải quyết theo lối khác, có thể
qua ba bước tuần tự.
Thứ nhất, do yêu cầu kiểm soát vùng biển cận duyên như vùng trái độn
quân sự, năm năm về trước, họ mập mờ đưa ra lưỡi bò chính khúc, rồi gọi
là khu vực "quyền lợi cốt lõi" để biện minh cho việc can thiệp. Đó là ăn
cướp bằng pháp lý ngoa ngụy nếu các nước không phản ứng đồng loạt. Kế
tiếp là bước khai thác lợi thế chiến thuật tại nơi họ đã chiếm của xứ
khác, như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và mời quốc tế vào khai thác
để vì lòng tham mà các nước mặc nhiên hợp thức hóa sự cưỡng đoạt. Việc
mở rộng khu vực kiểm soát phòng không năm ngoái cũng nằm trong hướng đó.
Bước thứ ba là sẽ còn lặng lẽ nâng cao khả năng quân sự để mở tầm kiểm
soát ra khỏi vùng biển cận duyên mà không gây ra phản ứng đồng loạt của
các lân bang.
Việc họ đưa giàn khoan tối tân vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam không là bất ngờ vì nằm trong bước thứ hai, là khai thác lợi thế
chiến thuật đã có sau khi chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, rồi
một phần Trường Sa năm 1988 và chiếm Bãi cạn Scarborough của Phi Luật
Tân vào năm 2012 mà không gặp sự chống đối chung.
Đó là ăn cướp bằng pháp lý ngoa ngụy nếu các nước không phản ứng đồng loạt. Kế tiếp là bước khai thác lợi thế chiến thuật tại nơi họ đã chiếm của xứ khác, như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và mời quốc tế vào khai thác để vì lòng tham mà các nước mặc nhiên hợp thức hóa sự cưỡng đoạtNguyễn-Xuân Nghĩa
Suy như vậy, mục tiêu của giàn khoan 981 không hẳn là để tìm dầu
trong một hạn kỳ có ba tháng. Họ thử xem phản ứng của nước thế nào thì
tiến tới bước thứ ba là mở rộng tầm kiểm soát quân sự ra khỏi vùng biển
cận duyên mà khỏi đụng với Hoa Kỳ. Qua từng bước, Bắc Kinh khai thác
lòng tham và nỗi sợ của các nước để đạt mục tiêu là kiểm soát và nếu
được thì thôn tính.
Vũ Hoàng: Phải chăng cũng do lòng tham hay nỗi sợ mà
Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á là ASEAN đã không có một lập trường
thống nhất về quy tắc hành xử với Bắc Kinh sau hội nghị cấp cao vừa qua
tại Miến Điện hoặc như trong thượng đỉnh năm kia tại Cam Bốt?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta bắt đầu bước vào phần tìm hiểu về cách ứng xử của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Trước hết, cả vùng Đông Á này đáng khinh và không là gương mẫu vì
chọn con đường lý tài hơn lý tưởng và biến người dân thành sinh vật kinh
tế. Nếu còn vài ngoại lệ thì đấy là Nhật Bản và Đại Hàn mà thôi, khi
lãnh đạo hai xứ này còn nhắc nhở đến những giá trị tinh thần trong các
quyết định.
Ngẫm lại thì với tất cả tội ác thời thực dân và những hạn chế ngày
nay trong hành động, các nước Âu Châu và cả Hoa Kỳ đều đề cao một số
nguyên tắc có giá trị toàn cầu, là tự do kinh tế, xã hội cởi mở và dân
chủ chính trị với nhân quyền được tôn trọng. Không chỉ đề cao, họ cố
thực hiện điều đó cho xứ khác và kịch liệt đả kích khi có vi phạm trong
các xã hội Âu-Mỹ của họ.
Đông Á thì không. Dù có nhiều nền văn hoá cổ xưa với giá trị tinh
thần đáng kính, các nước Đông Á ngày nay, nhất là tại Đông Nam Á, đều
theo chủ nghĩa thực dụng, coi quyền lợi kinh tế còn quan trọng hơn nhân
quyền, hay chủ nghĩa dân tộc và độc lập quốc gia. Vì vậy, các nước mặc
nhiên rơi vào cái bẫy "trọng thương" và lý tài của Trung Quốc. Ở xa tầm
đạn thì tham, ở gần thì sợ nên tự khuất phục. Người ta quên một khái
niệm đã từng làm nên lịch sử là "chính nghĩa", là cái lẽ phải khiến con
người có thể hy sinh tài sản lẫn mạng sống.
Việt Nam là nơi mắc bệnh lý tài Đông Á nặng nhất, từ trên đầu xuống,
nên khó kêu gọi xứ khác cùng sát cánh trước bạo lực bành trướng. Trong
môi trường văn hóa ấy, chủ nghĩa bá quyền và chính sách thực dân mới của
Trung Quốc có sự thuận lợi hiển nhiên và Bắc Kinh dễ phân hóa lập
trường của tập thể ASEAN.
Vũ Hoàng: Từ một chuyên gia kinh tế, nhận xét về văn hoá này của ông quả là đáng chú ý!
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng từ nếp văn hóa lý tài đó mới có
chính sách kinh tế tai hại đấy. Ai cũng biết hệ thống kinh tế nhà nước
có vấn đề mà sửa không được thì theo để kiếm chút cháo, mặc cho tư doanh
cò con bị chết lâm sàng. Rồi còn viện dẫn thành quả ảo của Trung Quốc
làm lẽ biện minh cho hệ thống kinh tế bất công và bất lực đó. Thực tế
lại còn thê thảm hơn vậy nữa.
Vũ Hoàng: Ông nói thê thảm hơn là thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta hãy nhìn vào thực tế Việt Nam mà có lẽ người Mỹ cũng biết.
Từ năm năm nay, hải quân của Việt Nam mới gia tăng ngân sách từ hơn
trăm triệu lên khoảng 400 triệu đô la vào năm tới. So với bao nhiêu tỷ
bạc đã bị thất thoát thì đấy là điều mỉa mai. Thành phần lãnh đạo xứ này
sẵn có bãi đáp ở nước ngoài, không Mỹ thì Canada hay Úc. Họ có chân
chạy nên tài sản và con cháu đều có chân đứng ở ngoại quốc. Ở dưới, phần
tử ưu tú của xứ sở vì tương đối khá giả hơn quần chúng thì cũng mong
con cái được học bên Mỹ để có tương lai khá hơn quá khứ 40 năm vừa qua
của họ. Như vậy trước mối nguy Trung Quốc thì còn lại những ai? Là người
chỉ sợ mất tiền trên thị trường cổ phiếu, những người vừa được phép
biểu tình hay những người còn trong tù vì đã biểu tình chống Trung Quốc
hay đòi dân chủ?
Một ví dụ là nếu có xung đột và cần võ khí tự vệ, dù mới chỉ là một bích chương cổ động chứ chưa nói tới súng đạn, thì lãnh đạo lại sợ võ khí này sẽ nhắm vào họ! Những người lãnh đạo sợ mất đảng hơn là mất nước nên cột tay đa số ở dưới
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Ngày nay, không thiếu người ở trong nước coi chuyện giàn khoan CNOOC
là vở kịch được Bắc Kinh và Hà Nội dàn dựng để trục lợi với Mỹ. Vì lòng
dân hoang mang bất định tới mức đó, hồi nãy tôi mới hỏi là Việt Nam nào,
ở đâu? Một ví dụ là nếu có xung đột và cần võ khí tự vệ, dù mới chỉ là
một bích chương cổ động chứ chưa nói tới súng đạn, thì lãnh đạo lại sợ
võ khí này sẽ nhắm vào họ! Những người lãnh đạo sợ mất đảng hơn là mất
nước nên cột tay đa số ở dưới.
Vũ Hoàng: Nếu những người có tâm huyết và thiết tha
đến tương lai Việt Nam mà muốn làm gì đó, dù chỉ là kêu gọi tẩy chay
hàng hóa Trung Quốc, thì điều ấy có nên chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi ngờ rằng ta sẽ rơi vào cái chủ nghĩa lý
tài tai hại, với lý luận bùi tai là nên dàn xếp qua thương thảo, chứ
đừng cản trở việc giao lưu buôn bán vì đã làm ăn với nhau thì khó nã
súng vào nhau. Lý luận đó chỉ là biện minh cho lẽ cầu an! Cho nên người
ta vẫn có thể mở chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc để huy động
lòng dân và để thử lòng người, chứ không nên chờ đợi là gây thiệt hại
cho Trung Quốc. Thuần về kinh tế, có lẽ ta nên nhìn khác.
Vũ Hoàng: Thưa ông nhìn khác là như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Trung
Quốc vì lãnh đạo có phân công lao động với Bắc Kinh như các nước chư
hầu Đông Âu với Liên Xô thời xưa. Hà Nội chả mắc bẫy giao thương với Bắc
Kinh mà đã đẩy cả nước vào cái bẫy đó. Tôi xin giải thích.
Việt Nam bán hàng nhiều nhất là cho các thị trường Âu Châu, Hoa Kỳ,
ASEAN, Nhật Bản rồi mới đến thị trường Trung Quốc. Bán hàng gì? Đa số là
hàng chế biến với nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài, chủ yếu là từ
Trung Quốc. Tức là Việt Nam chỉ là trạm trung chuyển các bán chế phẩm
của Trung Quốc bán vào các thị trường Âu-Mỹ với phần gia công hay trị
giá gia tăng là của công nhân Việt Nam. Hậu quả là Việt Nam nhận đầu tư
trực tiếp từ Trung Quốc, chỉ kém đầu tư của Nam Hàn và Nhật Bản, mà đạt
xuất siêu với các thị trường Âu-Mỹ chừng nào thì nhập siêu với Trung
Quốc chừng đó. Nôm na thì Việt Nam nhận làm công ty vệ tinh cho đại tổ
hợp Trung Quốc và được thế giới nâng đỡ chừng nào thì dâng lại lợi thế
đó cho Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Tháng Tám năm ngoái, nói về sự thoái trào
của Trung Quốc vì đà tăng trưởng chậm mà lương bổng đắt hơn, ông có gợi ý
về một cơ hội mới cho Việt Nam để thu hút đầu tư của thiên hạ và góp
phần thay thế vai trò "công xưởng toàn cầu" của Trung Quốc. Thưa ông,
liệu rằng vụ tranh chấp hiện nay với Trung Quốc có giúp kinh tế Việt Nam
thoát khỏi cảnh ngộ vệ tinh kinh tế của Trung Quốc hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi mong như vậy. Thật ra, hòn đá thử vàng
để trắc nghiệm thực tâm của lãnh đạo Việt Nam trước sức ép của Trung
Quốc phải khởi đi từ việc tôn trọng và tin tưởng người dân chứ đừng là
công cụ của Trung Quốc để đàn áp người dân của mình. Sau đó, nếu lãnh
đạo nói đến chuyển hướng kinh tế để ra khỏi quỹ đạo Bắc Kinh, từ các dự
án bô xít Tây Nguyên đến chuyện buôn lậu ở biên giới thì người dân mới
tin. Nếu được giải phóng như vậy, người dân sẽ ngăn được nạn đảng viên
cán bộ tiếp tay Trung Quốc gieo họa cho kinh tế Việt Nam.
Nếu nhà cầm quyền Việt Nam không làm nổi việc đó thì họ bị đào thải
vì người dân sẽ nổi dậy sau khi Việt Nam bị mất chủ quyền vào tay Trung
Quốc. Chẳng ai muốn một cơn chấn động như vậy nhưng điều ấy vẫn có thể
xảy ra, như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử của xứ này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.Hỏa mù đổi mới chính trị ở Việt Nam
Nghe bài này
Điều gọi là “đã nhìn thấy trước mắt”
Một số vấn đề chính trị cấm kỵ đụng tới lý thuyết của Đảng đang được
quan chức, chuyên gia mang ra bàn và trở thành những câu chuyện bình
thường. Phải chăng ở Việt Nam đang có một khuynh hướng mong muốn thay
đổi tích cực.
Không phải ngẫu nhiên báo chí nhà nước đưa những tin thuộc lãnh vực
chính trị nhạy cảm nằm trong vùng cấm. Thí dụ nguyên Bộ trưởng Thương
mại Trương Đình Tuyển kêu gọi thừa nhận xã hội dân sự tại Diễn đàn Kinh
tế Mùa Xuân 2014. Dù sao thì ông Tuyển cũng đã về hưu và chỉ còn một
chân trong guồng máy với chức vụ cố vấn đàm phán cao cấp về hội nhập
quốc tế.
Những dấu hiệu đặc biệt
Sau câu chuyện của ông Tuyển, ngày 3/5/2014 Thời báo Kinh tế Saigon
bản điện tử trích lời Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
nói rằng: “Việt Nam miệt mài nghiên cứu mô hình kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm.”
Ông Bộ trưởng đã nói như thế vào cuối năm 2013 trong dịp là diễn giả tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với một thành phần thính giả
đặc biệt là lãnh đạo các tỉnh thành toàn quốc.
Trả lời Nam Nguyên, LS Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Hà Nội nhận định:
“ Ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cũng là một ông nói thật nói
thẳng. Tôi nghĩ rằng trước đây đã có những ông từng nói như thế, bởi vì
kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa nó là như nước với lửa, làm sao
mà sống chung được. Cho nên, phải chăng trước đây người ta phải gắn chữ
đó để làm yên lòng một số nhà bảo thủ thôi, còn bây giờ đến lúc phải nói
thật, có nghĩa là nên cắt cái đuôi đó đi.”
Khi các các chính khách bắt đầu thẳng thắn nói sự thật và khi báo chí
lề phải được đưa ra các thông tin trước đây thuộc vùng cấm, thì hẳn
phải là một dấu hiệu đặc biệt. Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:
Tôi cho rằng khi ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói ra thì chắc có ông nào có tầm lớn hơn, có một xu thế lớn hơn ủng hộ thì ông ấy mới mạnh dạn nói ra được. Cũng như ông Trương Đình Tuyển cũng nói trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân ở Quảng Ninh là Việt Nam cần phải thừa nhận xã hội dân sự, thì cũng là một câu chuyện trước đây là cấm kỵLS Trần Quốc Thuận
“Tôi cho rằng khi ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói ra thì chắc có
ông nào có tầm lớn hơn, có một xu thế lớn hơn ủng hộ thì ông ấy mới
mạnh dạn nói ra được. Cũng như ông Trương Đình Tuyển cũng nói trong Diễn
đàn Kinh tế Mùa xuân ở Quảng Ninh là Việt Nam cần phải thừa nhận xã hội
dân sự, thì cũng là một câu chuyện trước đây là cấm kỵ. Nhiều thứ cấm
kỵ lần lần bây giờ trở thành bình thường, thành quen. Tôi cho đó là dấu
hiệu tích cực và không phải vấn đề bất ngờ. Có dấu hiệu đang mở ra và
tạo cho những khuynh hướng tích cực có đất nẩy mầm nó sinh sôi nẩy nở và
lớn lên.”
Trao đổi với chúng tôi, LS Trần Quốc Thuận nhận định là, ngay cả các
cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước cũng thừa biết rằng, không có mô hình
nào trên cuộc sống thật này được gọi là kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Vị cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho là Hiến pháp sửa đổi 2013
rồi sẽ phải sửa đổi nữa vì tự thân chứa đựng những điều mâu thuẫn với
nhau. Thí dụ như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay mọi
thành phần kinh tế bình đẳng với nhau trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai
trò chủ đạo. Đã định hướng và chủ đạo thì không thể gọi là bình đẳng
được, LS Trần Quốc Thuận nói là lấy làm tiếc vì ban soạn thảo Hiến pháp
bỏ qua góp ý của nhân sĩ trí thức, cụ thể là Kiến nghị 72.
LS Trần Quốc Thuận nhận định:
“Mọi người đều thấy vấn đề đấy kể cả lãnh đạo cũng thấy. Người ta
bảo nếu mà không thoát ra thì không sống được, nhưng mà thoát ra mà
không giữ một cái gì lại gọi là trấn an thì nó lại không ổn, họ cho rằng
bất ổn. Cho nên có thể nói những ý kiến bảo thủ trong Đảng cũng còn
đáng kể, chưa kể những người đã nghỉ hưu như chúng tôi, nhiều người cũng
sợ mất cái chủ nghĩa xã hội lắm. Nhưng chủ nghĩa xã hội làm gì có mà
mất, đâu có mà mất…mất cái không có thì là điều buồn cười.
Bây giờ người ta đang cố gắng lèo lái để thoát ra tôi rằng điều đó
cũng là một sự tỉnh táo. Nếu ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư mạnh dạn thế
thì chúng tôi rất hoan nghinh.”
Điều gọi là “đã nhìn thấy trước mắt”
Theo SaigonTimes Online, Ông Trương Đình Tuyển có mặt trong phiên đàm
phán song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày 27/4/2014 ở Thủ đô Washington.
Trở về Hà Nội, ông Tuyển bày tỏ lo ngại “thể chế chính trị của Việt Nam
hiện nay không tương thích với TPP”. Ông Tuyển đưa ra ví dụ, trong TPP
đề cao vai trò của xã hội dân sự, đề cao sự tự do thành lập các hiệp
hội. Theo lời ông đây là vấn đề rất nhạy cảm về chính trị với nhà nước
Việt Nam.
Đối với khả năng Việt Nam chấp nhận cải tổ chính trị kinh tế, vượt
qua các điều kiện để tham gia TPP. Học giả Đinh Kim Phúc từ Saigon nhận
định:
Khi Việt Nam vào TPP rồi đối tác tự do thương mại với Châu Âu, khi mà những cái đó hình thành thì nó sẽ tự điều chỉnh và nó chi phối lại chính sách trong nước....Cho nên nhiều thứ nó sẽ đập trở lại, cho nên chính những thực tế đó nó sẽ làm thay đổi bản chất câu chuyện. Tôi cho rằng thời gian đó sẽ không dài, có lẽ đã nhìn thấy trước mắt
LS Trần Quốc Thuận
“Nếu nói bất chấp tất cả để bảo vệ hệ thống chính trị hiện nay thì
tôi không nghĩ nhà nước Việt Nam bất chấp tất cả. Rồi nhượng bộ để làm
sao thỏa mãn các đối tác nước ngoài thì tôi nghĩ cũng không là nhượng
bộ. Trong đàm phán quốc tế rõ ràng từ khi Việt Nam gia nhập WTO rồi một
số tổ chức khu vực, trước sau gì nhà nước cũng có cách để thỏa hiệp đàm
phán với quốc tế để Việt Nam gia nhập như các đối tác khác. Bài học này
nhà nước Việt Nam có quá nhiều kinh nghiệm để vượt qua để mà hai bên
cùng có lợi. Không hẳn Việt nam cần nước ngoài, nước ngoài cũng cần Việt
Nam để mà đẩy mạnh tiến trình toàn cầu hóa, vấn đề hội nhập thế giới,
đẩy nhanh quá trình dân chủ ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng hai bên sẽ tìm
được tiếng nói chung.”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, LS Trần Quốc Thuận bày tỏ hy vọng
Việt Nam sớm đạt thỏa thuật với TPP cũng như FTA với EU. Ông cho rằng
hội nhập sẽ tạo nhiều áp lực cải cách. Ông nói:
“Người ta đang chờ đợi khi Việt Nam vào TPP rồi đối tác tự do
thương mại với Châu Âu, khi mà những cái đó hình thành thì nó sẽ tự điều
chỉnh và nó chi phối lại chính sách trong nước. Việt Nam đã có cái cam
kết và trong luật cũng qui định, nếu luật Việt Nam có khác biệt thì tuân
theo điều ước quốc tế. Nhưng mà vào TPP dĩ nhiên họ đâu có chấp nhận
định hướng (XHCN) đó được. Cho nên nhiều thứ nó sẽ đập trở lại, cho nên
chính những thực tế đó nó sẽ làm thay đổi bản chất câu chuyện. Tôi cho
rằng thời gian đó sẽ không dài, có lẽ đã nhìn thấy trước mắt.”
Nhiều người hy vọng cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam sẽ có đột
phá, điều gọi là “đã nhìn thấy trước mắt” như LS Trần Quốc Thuận nhận
định, thì ít ra cũng phải tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm
2016. Điều mà các chuyên gia chính trị dự báo, Đảng Cộng sản Việt Nam
đứng trước nguy cơ tan rã phải chấp nhận cải cách để tồn tại.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/smoke-screen-poli-05062014065900.html
Khi Trung Quốc hạ cánh
Khi Trung Quốc hạ cánh
Nghe bài này
Những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng rõ rệt hơn. Nhưng khi nền kinh tế đứng hạng thứ nhì thế giới mà bị suy trầm, hoặc thậm chí hạ cánh nặng nề thì kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về kịch bản này.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, từ đã lâu trên diễn đàn này, ông nói đến nhiều dự báo không lạc quan về tình hình kinh tế Trung Quốc và nhắc tới những thử thách hay cơ hội cho các nền kinh tế khác. Vừa qua, tập đoàn ngân hàng Société Générale của Pháp lại có một báo cáo công bố tuần trước về kịch bản hạ cánh nặng nề của Trung Quốc với hậu quả bất lợi cho kinh tế toàn cầu, thí dụ như nếu đà tăng trưởng kinh tế xứ này từ hơn 10% mà giảm tới mức 2% thì tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ mất 1,5 điểm bách phân. Vì sao lại như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ điều đầu tiên mà chúng ta cần mường tượng ra về Trung Quốc thì phải thấy được nhiều mâu thuẫn quan trọng. Trước hết, đấy là một quốc gia lớn mà lại rất nghèo. Thứ hai, sau hơn ba chục năm tăng trưởng khá ngoạn mục, xứ này đang phải đổi hướng vì những bất toàn trong mô hình phát triển của họ. Thứ ba, vì hệ thống chính trị bên trong, xứ này khó chuyển hướng êm thấm mà có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí rủi ro khủng hoảng và trong giả thuyết ấy, thế giới sẽ lại bị hiệu ứng, cũng đáng ngại như vụ khủng hoảng tại Mỹ năm 2008 hay của khối Euro năm 2010. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về những mâu thuẫn này.
Vũ Hoàng: Vâng thưa ông, đầu tiên thì tại sao Trung Quốc có nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới về sản lượng mà lại là một nước cực nghèo?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc là một nước lớn, có lãnh thổ bằng diện tích của Hoa Kỳ mà là một lãnh thổ thiếu hai phương tiện sinh sống căn bản cho con người là đất và nước. Diện tích khả canh của họ chỉ bằng một phần ba của trung bình toàn cầu. Nếu tính theo đầu người của xứ này thì lượng nước ngọt, từ sông hồ đến giếng sâu và nước mưa thì thuộc loại thấp nhất Á Châu, và Á Châu thiếu nước nhất trong các lục địa của thế giới. về địa dư hình thể thì lãnh thổ xứ này là một bao lơn hiểm trở khắc nghiệt vây quanh và nhìn xuống vùng đất tương đối phì nhiêu hơn ở vùng duyên hải. Xưa nay, biển người từ bao lơn ba phía đổ xuống vùng Trung Nguyên đã làm nên lịch sử hợp tan của Trung Quốc.
Với thực tế ấy, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc có hơn 30 năm tăng trưởng từ 1979 đến 2009, trung bình là tăng 10% một năm. Từ một xứ có một tỷ 350 triệu người, đà gia tăng ấy quả là đáng kể khiến cho xứ này có sản lượng kinh tế thứ nhì thế giới sau Hoa Kỳ và trước Nhật Bản kể từ năm 2010. Nhưng sự thật thì Trung Quốc vẫn là một nước cực nghèo. Theo thống kê của Bắc Kinh thì chỉ có 60 triệu dân kiếm ra hơn hai vạn đô la một năm; 60 triệu người thì đông thật, mà vẫn chỉ là thiểu số hơn 4% giữa một tỷ 350 triệu. Trong khi ấy, có khoảng 600 triệu người không kiếm ra hai đồng một ngày để sống và có 400 triệu người giàu gấp đôi vì kiếm được từ hai đến bốn đô la một ngày. Vị chi, có một tỷ người Tầu chưa đạt mức lợi tức là bốn đô la một ngày! Thế giới chỉ nói đến một số đại gia tỷ phú ở chung quanh đảng mà quên cả tỷ người bần cùng ấy của Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Mâu thuẫn thứ hai mà ông nhắc tới là những bất toàn trong mô hình phát triển của Trung Quốc. Thưa ông, đấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc đã có 30 năm tăng trưởng ngoạn mục, chủ yếu là nhờ sức đầu tư rất cao, có lúc lên tới phân nửa của Tổng sản lượng, còn thì thường xuyên cao hơn 40%. Với sức đẩy lớn lao này thì quả nhiên là người ta đạt tốc độ hơn 10%. Nhưng nếu mà xét về phẩm chất hay nội dung thật của tài nguyên được đưa vào sản xuất thì phải nói đến hiện tượng gọi là "sản nhập" vì nhập lượng ở đầu vào lại có giá trị cao hơn xuất lượng ở đầu ra. Lý do của sự thể ngược ngạo ấy là người ta đếm sản lượng ở đầu ra theo trị giá hay giá cả mà cái giá ấy không phản ảnh giá trị hay những hy sinh ở đầu vào. Đây là một khái niệm khá rắc rối về kế toán mà những người làm công tác tuyên truyền hay quảng cáo thường bỏ qua một bên.
Vũ Hoàng: Cũng vì khái niệm kế toán rắc rối ấy, xin ông nhắc lại hoặc đơn cử một thí dụ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin trước tiên nhắc lại vài phạm trù kế toán với Anh ngữ để thành phần thính giả trẻ đã có kiến thức về kế toán tài chính nắm vững được vấn đề. Sau đó là thí dụ.
Thế giới bên ngoài Trung Quốc chỉ đếm phương tiện đưa vào sản xuất theo mệnh giá hay face value. Người ta đã lầm trị giá (price) với giá trị (value) của nhập lượng (input) rồi kiểm kê xuất lượng (output) để gọi đó là sản lượng (production) mà không khấu trừ nhiều phí tổn (cost) của nhập lượng này. Trong đó có những phí tổn ngầm mà ta phải gọi là "ẩn phí", shadow cost, như phí tổn về môi sinh bị hủy hoại, hoặc phí tổn về thời cơ của tư bản là opportunity cost vì dùng tiền vào chỗ này thì không có cơ hội dùng vào chỗ khác có giá trị hơn.
Thí dụ dễ hiểu ở đây là nhà nước huy động sức tiết kiệm rất cao của dân chúng và trả tiền lời ký thác rất thấp, gần như số âm nếu kể thêm mức lạm phát. Đấy là một hình thái trưng thu hay bóc lột từ gốc. Nguồn tiết kiệm rẻ này lại được hệ thống ngân hàng của nhà nước đưa vào khu vực là doanh nghiệp của nhà nước hay công ty đầu tư của nhà nước ở cấp địa phương, để thực hiện các dự án sau này được kể là sản lượng kinh tế. Một cây cầu hay một nhà máy thép hình thành như vậy và được tính là sản lượng dù có giá trị kinh tế rất thấp. Cầu có hư phải sửa lại và thép có ế mà nằm chất đống thì vẫn cứ được coi là sản xuất. Chả ai tính ra cái mất mát của hiện tượng này.
Vũ Hoàng: Bây giờ bước qua mâu thuẫn thứ ba là vì sao Trung Quốc khó chuyển hướng một cách êm thắm mà lại bị rủi ro hạ cánh nặng nề?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ cả chục năm nay, lãnh đạo của Trung Quốc đã thấy vấn đề này, cụ thể nhất là thấy mức đầu tư quá cao so với sức tiêu thụ quá thấp của nền kinh tế, vì vậy, họ đã muốn cải sửa. Thí dụ như trong Kế hoạch Năm năm thứ 11, từ 2006 đến 2011, lãnh đạo đảng đã đề ra yêu cầu nâng cao sức tiêu thụ nội địa, vậy là kết quả lại trái ngược. Năm 2000 thì sức tiêu thụ của tư nhân Trung Quốc ở mức 46% Tổng sản lượng, dù có thấp so với các nước cùng trình độ phát triển thì cũng chưa đến nỗi nào. Nhưng kết quả thì năm 2012, sức tiêu thụ ấy lại sụt tới mức 36% của Tổng sản lượng. sau Đại hội 18 vào cuối năm 2012, việc chuyển hướng lại được Hội nghị kỳ ba nêu ra vào cuối năm ngoái mà chưa biết là có thực hiện được hay chăng?
Vũ Hoàng: Thưa ông, đâu là những lý do cản trở việc cải cách này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin lấy một thí dụ khác liên hệ đến chuyện tiêu thụ lẫn hậu quả cho quốc tế là tỷ giá đồng Nguyên mà họ gọi là Nhân dân tệ Renminbi.
Trung Quốc đầu tư mạnh, sản xuất nhiều và phải xuất khẩu sản phẩm đó cho thế giới. Chế độ duy trì hệ thống ngoại hối có kiểm soát, là ghìm giá đồng bạc thật thấp nếu so với các ngoại tệ mạnh của thế giới như Mỹ kim hay Euro chẳng hạn. Họ muốn là nhờ tỷ giá thấp mà hàng rẻ và dễ bán hơn. Khi bán hàng rồi thì nhà nước thu về ngoại tệ, thí dụ như đồng đô la, và lập được một kho dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, nay lên tới con số tương đương là ba ngàn 800 tỷ đô la. Bối cảnh ấy che giấu sự thật là đồng Nguyên được định giá thấp hơn thực tế, hãy tạm lấy một mức thấp là bằng 10%. Nếu muốn chuyển hướng thì một trong các biện pháp họ nên áp dụng chính là nâng hối suất đồng bạc thêm 10% so với Mỹ kim chẳng hạn. Hậu quả sẽ ra sao?
Hậu quả là công nhân và doanh nghiệp mà góp phần xuất khẩu được một đô la thì sẽ có lợi tức gia tăng được 10% và nhờ đó nâng cao được sức tiêu thụ. Đấy là cái "được" của thành phần sản xuất và sẽ tiếp tay điều chỉnh cơ chế kinh tế lệch lạc hiện nay. Nhưng cái "mất" của biện pháp này là nhà nước bị mất 10% nguồn thu từ ngoại tệ đem về. Thí dụ cho dễ nhớ là mất 10% của khối dự trữ ngoại tệ 3.800 tỷ đô la, tức là mất 380 tỷ đô la. Sự thật thì khi duy trì tỷ giá thấp, Trung Quốc đã mất hàng ngày vì những chênh lệch về xuất nhập khẩu mà chưa bút ghi khoản mất đó. Bây giờ, với biện pháp điều chính tỷ giá thì người dân được 10%, nhà nước hợp thức hoá khoản mất đó. Dù thế giới đã khuyến cáo, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn không muốn như vậy nên người dân không được khoản 10% này và việc điều chỉnh vẫn chưa tiến hành. Lý do ở đây là nhà nước sợ mất tiền bạc và thế lực của mình, dù rằng cái mất đó lại là cái được của người dân.
Vũ Hoàng: Đây mới chỉ là một thí dụ cụ thể về lý do cản trở việc chuyển hướng, hẳn là ông còn thấy nhiều lý do khác nữa chứ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Một thí dụ khác là Hội nghị Trung ương kỳ ba vào Tháng 11 năm ngoái có để ra việc chuyển 20% dân số từ thôn quê ra các tỉnh thành trong kế hoạch đô thị hóa. Sự chuyển dịch ấy có nghĩa là lương bổng và phúc lợi của người dân từ quê ra tỉnh sẽ được cải tiến và lợi tức gia tăng sẽ nâng mức tiêu thụ của tư nhân trong thị trường nội địa. Nhưng chính quyền tại các thành phố ở địa phương lại không muốn gánh chịu khoản tốn kém ấy mà còn lo gia tăng nguồn thu về thuế khóa nên dồn phương tiện cho các dự án đầu cơ địa ốc. Họ vừa lấy đất của dân vừa lập công ty đầu tư tài chính để vay tiền làm ăn. Khi bị hạn chế và kiểm soát thì họ vay ngoại ngạch, ngoài ngân hàng, trong hệ thống tài chính chui có mức rủi ro rất cao.
Vũ Hoàng: Như vậy, vì rất nhiều nguyên do phức tạp trong nội bộ, Trung Quốc sẽ khó chuyển hướng và nguy cơ hạ cánh nặng nề mới khiến thế giới quan tâm. Khi đó, ta mới tìm hiểu về hiệu ứng Trung Quốc khi nền kinh tế này bị suy thoái trong những năm tới.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc là một thị trường nhập khẩu lớn của thế giới, trị giá đến 30% của Tổng sản lượng với rất nhiều nguyên nhiên vật liệu nuôi sống các nước xuất khẩu. Khi kinh tế xứ này bị trì trệ, với tốc độ tăng trưởng dưới 7%, hoặc suy trầm hay suy thoái mạnh, thì lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm mạnh và gây thiệt hại cho các nước bán thương phẩm, từ Úc đến Indonesia hay Malaysia và các nước Trung Đông bán dầu khí. Đấy là một lẽ. Nhưng giá thương phẩm sút giảm lại là điều có lợi cho xứ khác vì sẽ giảm phí tổn sản xuất.
Song song, có một khía cạnh còn đáng ngại hơn vậy là Trung Quốc đang có một núi nợ rất lớn và dễ sụp đổ sau khi đã ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế. Núi nợ lên tới mười mấy ngàn tỷ dô la, trong đó có nhiều khoản khó đòi và sẽ mất khi sản xuất bị đình trệ. Nếu mà núi nợ này sụp đổ thì nhiều ngân hàng vỡ nợ dây chuyền và hậu quả toàn cầu sẽ còn kinh hoàng hơn những gì đã thấy sau vụ khủng hoảng tại Hoa Kỳ năm 2008 hay tại Âu Châu năm 2010. Người ta nói rằng đây là "đợt sóng thần thứ ba" có thể xảy ra trong những năm tới. Qua một kỳ khác, ta sẽ tìm hiểu thêm về đợt sóng này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa và hẹn lại một kỳ sau.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/hard-landin-of-china-02192014072952.htmlNhững dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng rõ rệt hơn. Nhưng khi nền kinh tế đứng hạng thứ nhì thế giới mà bị suy trầm, hoặc thậm chí hạ cánh nặng nề thì kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về kịch bản này.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, từ đã lâu trên diễn đàn này, ông nói đến nhiều dự báo không lạc quan về tình hình kinh tế Trung Quốc và nhắc tới những thử thách hay cơ hội cho các nền kinh tế khác. Vừa qua, tập đoàn ngân hàng Société Générale của Pháp lại có một báo cáo công bố tuần trước về kịch bản hạ cánh nặng nề của Trung Quốc với hậu quả bất lợi cho kinh tế toàn cầu, thí dụ như nếu đà tăng trưởng kinh tế xứ này từ hơn 10% mà giảm tới mức 2% thì tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ mất 1,5 điểm bách phân. Vì sao lại như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ điều đầu tiên mà chúng ta cần mường tượng ra về Trung Quốc thì phải thấy được nhiều mâu thuẫn quan trọng. Trước hết, đấy là một quốc gia lớn mà lại rất nghèo. Thứ hai, sau hơn ba chục năm tăng trưởng khá ngoạn mục, xứ này đang phải đổi hướng vì những bất toàn trong mô hình phát triển của họ. Thứ ba, vì hệ thống chính trị bên trong, xứ này khó chuyển hướng êm thấm mà có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí rủi ro khủng hoảng và trong giả thuyết ấy, thế giới sẽ lại bị hiệu ứng, cũng đáng ngại như vụ khủng hoảng tại Mỹ năm 2008 hay của khối Euro năm 2010. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về những mâu thuẫn này.
Vũ Hoàng: Vâng thưa ông, đầu tiên thì tại sao Trung Quốc có nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới về sản lượng mà lại là một nước cực nghèo?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc là một nước lớn, có lãnh thổ bằng diện tích của Hoa Kỳ mà là một lãnh thổ thiếu hai phương tiện sinh sống căn bản cho con người là đất và nước. Diện tích khả canh của họ chỉ bằng một phần ba của trung bình toàn cầu. Nếu tính theo đầu người của xứ này thì lượng nước ngọt, từ sông hồ đến giếng sâu và nước mưa thì thuộc loại thấp nhất Á Châu, và Á Châu thiếu nước nhất trong các lục địa của thế giới. về địa dư hình thể thì lãnh thổ xứ này là một bao lơn hiểm trở khắc nghiệt vây quanh và nhìn xuống vùng đất tương đối phì nhiêu hơn ở vùng duyên hải. Xưa nay, biển người từ bao lơn ba phía đổ xuống vùng Trung Nguyên đã làm nên lịch sử hợp tan của Trung Quốc.
Với thực tế ấy, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc có hơn 30 năm tăng trưởng từ 1979 đến 2009, trung bình là tăng 10% một năm. Từ một xứ có một tỷ 350 triệu người, đà gia tăng ấy quả là đáng kể khiến cho xứ này có sản lượng kinh tế thứ nhì thế giới sau Hoa Kỳ và trước Nhật Bản kể từ năm 2010. Nhưng sự thật thì Trung Quốc vẫn là một nước cực nghèo. Theo thống kê của Bắc Kinh thì chỉ có 60 triệu dân kiếm ra hơn hai vạn đô la một năm; 60 triệu người thì đông thật, mà vẫn chỉ là thiểu số hơn 4% giữa một tỷ 350 triệu. Trong khi ấy, có khoảng 600 triệu người không kiếm ra hai đồng một ngày để sống và có 400 triệu người giàu gấp đôi vì kiếm được từ hai đến bốn đô la một ngày. Vị chi, có một tỷ người Tầu chưa đạt mức lợi tức là bốn đô la một ngày! Thế giới chỉ nói đến một số đại gia tỷ phú ở chung quanh đảng mà quên cả tỷ người bần cùng ấy của Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Mâu thuẫn thứ hai mà ông nhắc tới là những bất toàn trong mô hình phát triển của Trung Quốc. Thưa ông, đấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc đã có 30 năm tăng trưởng ngoạn mục, chủ yếu là nhờ sức đầu tư rất cao, có lúc lên tới phân nửa của Tổng sản lượng, còn thì thường xuyên cao hơn 40%. Với sức đẩy lớn lao này thì quả nhiên là người ta đạt tốc độ hơn 10%. Nhưng nếu mà xét về phẩm chất hay nội dung thật của tài nguyên được đưa vào sản xuất thì phải nói đến hiện tượng gọi là "sản nhập" vì nhập lượng ở đầu vào lại có giá trị cao hơn xuất lượng ở đầu ra. Lý do của sự thể ngược ngạo ấy là người ta đếm sản lượng ở đầu ra theo trị giá hay giá cả mà cái giá ấy không phản ảnh giá trị hay những hy sinh ở đầu vào. Đây là một khái niệm khá rắc rối về kế toán mà những người làm công tác tuyên truyền hay quảng cáo thường bỏ qua một bên.
Vũ Hoàng: Cũng vì khái niệm kế toán rắc rối ấy, xin ông nhắc lại hoặc đơn cử một thí dụ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin trước tiên nhắc lại vài phạm trù kế toán với Anh ngữ để thành phần thính giả trẻ đã có kiến thức về kế toán tài chính nắm vững được vấn đề. Sau đó là thí dụ.
Thế giới bên ngoài Trung Quốc chỉ đếm phương tiện đưa vào sản xuất theo mệnh giá hay face value. Người ta đã lầm trị giá (price) với giá trị (value) của nhập lượng (input) rồi kiểm kê xuất lượng (output) để gọi đó là sản lượng (production) mà không khấu trừ nhiều phí tổn (cost) của nhập lượng này. Trong đó có những phí tổn ngầm mà ta phải gọi là "ẩn phí", shadow cost, như phí tổn về môi sinh bị hủy hoại, hoặc phí tổn về thời cơ của tư bản là opportunity cost vì dùng tiền vào chỗ này thì không có cơ hội dùng vào chỗ khác có giá trị hơn.
Thí dụ dễ hiểu ở đây là nhà nước huy động sức tiết kiệm rất cao của dân chúng và trả tiền lời ký thác rất thấp, gần như số âm nếu kể thêm mức lạm phát. Đấy là một hình thái trưng thu hay bóc lột từ gốc. Nguồn tiết kiệm rẻ này lại được hệ thống ngân hàng của nhà nước đưa vào khu vực là doanh nghiệp của nhà nước hay công ty đầu tư của nhà nước ở cấp địa phương, để thực hiện các dự án sau này được kể là sản lượng kinh tế. Một cây cầu hay một nhà máy thép hình thành như vậy và được tính là sản lượng dù có giá trị kinh tế rất thấp. Cầu có hư phải sửa lại và thép có ế mà nằm chất đống thì vẫn cứ được coi là sản xuất. Chả ai tính ra cái mất mát của hiện tượng này.
Vũ Hoàng: Bây giờ bước qua mâu thuẫn thứ ba là vì sao Trung Quốc khó chuyển hướng một cách êm thắm mà lại bị rủi ro hạ cánh nặng nề?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ cả chục năm nay, lãnh đạo của Trung Quốc đã thấy vấn đề này, cụ thể nhất là thấy mức đầu tư quá cao so với sức tiêu thụ quá thấp của nền kinh tế, vì vậy, họ đã muốn cải sửa. Thí dụ như trong Kế hoạch Năm năm thứ 11, từ 2006 đến 2011, lãnh đạo đảng đã đề ra yêu cầu nâng cao sức tiêu thụ nội địa, vậy là kết quả lại trái ngược. Năm 2000 thì sức tiêu thụ của tư nhân Trung Quốc ở mức 46% Tổng sản lượng, dù có thấp so với các nước cùng trình độ phát triển thì cũng chưa đến nỗi nào. Nhưng kết quả thì năm 2012, sức tiêu thụ ấy lại sụt tới mức 36% của Tổng sản lượng. sau Đại hội 18 vào cuối năm 2012, việc chuyển hướng lại được Hội nghị kỳ ba nêu ra vào cuối năm ngoái mà chưa biết là có thực hiện được hay chăng?
Vũ Hoàng: Thưa ông, đâu là những lý do cản trở việc cải cách này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin lấy một thí dụ khác liên hệ đến chuyện tiêu thụ lẫn hậu quả cho quốc tế là tỷ giá đồng Nguyên mà họ gọi là Nhân dân tệ Renminbi.
Trung Quốc đầu tư mạnh, sản xuất nhiều và phải xuất khẩu sản phẩm đó cho thế giới. Chế độ duy trì hệ thống ngoại hối có kiểm soát, là ghìm giá đồng bạc thật thấp nếu so với các ngoại tệ mạnh của thế giới như Mỹ kim hay Euro chẳng hạn. Họ muốn là nhờ tỷ giá thấp mà hàng rẻ và dễ bán hơn. Khi bán hàng rồi thì nhà nước thu về ngoại tệ, thí dụ như đồng đô la, và lập được một kho dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, nay lên tới con số tương đương là ba ngàn 800 tỷ đô la. Bối cảnh ấy che giấu sự thật là đồng Nguyên được định giá thấp hơn thực tế, hãy tạm lấy một mức thấp là bằng 10%. Nếu muốn chuyển hướng thì một trong các biện pháp họ nên áp dụng chính là nâng hối suất đồng bạc thêm 10% so với Mỹ kim chẳng hạn. Hậu quả sẽ ra sao?
Hậu quả là công nhân và doanh nghiệp mà góp phần xuất khẩu được một đô la thì sẽ có lợi tức gia tăng được 10% và nhờ đó nâng cao được sức tiêu thụ. Đấy là cái "được" của thành phần sản xuất và sẽ tiếp tay điều chỉnh cơ chế kinh tế lệch lạc hiện nay. Nhưng cái "mất" của biện pháp này là nhà nước bị mất 10% nguồn thu từ ngoại tệ đem về. Thí dụ cho dễ nhớ là mất 10% của khối dự trữ ngoại tệ 3.800 tỷ đô la, tức là mất 380 tỷ đô la. Sự thật thì khi duy trì tỷ giá thấp, Trung Quốc đã mất hàng ngày vì những chênh lệch về xuất nhập khẩu mà chưa bút ghi khoản mất đó. Bây giờ, với biện pháp điều chính tỷ giá thì người dân được 10%, nhà nước hợp thức hoá khoản mất đó. Dù thế giới đã khuyến cáo, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn không muốn như vậy nên người dân không được khoản 10% này và việc điều chỉnh vẫn chưa tiến hành. Lý do ở đây là nhà nước sợ mất tiền bạc và thế lực của mình, dù rằng cái mất đó lại là cái được của người dân.
Vũ Hoàng: Đây mới chỉ là một thí dụ cụ thể về lý do cản trở việc chuyển hướng, hẳn là ông còn thấy nhiều lý do khác nữa chứ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Một thí dụ khác là Hội nghị Trung ương kỳ ba vào Tháng 11 năm ngoái có để ra việc chuyển 20% dân số từ thôn quê ra các tỉnh thành trong kế hoạch đô thị hóa. Sự chuyển dịch ấy có nghĩa là lương bổng và phúc lợi của người dân từ quê ra tỉnh sẽ được cải tiến và lợi tức gia tăng sẽ nâng mức tiêu thụ của tư nhân trong thị trường nội địa. Nhưng chính quyền tại các thành phố ở địa phương lại không muốn gánh chịu khoản tốn kém ấy mà còn lo gia tăng nguồn thu về thuế khóa nên dồn phương tiện cho các dự án đầu cơ địa ốc. Họ vừa lấy đất của dân vừa lập công ty đầu tư tài chính để vay tiền làm ăn. Khi bị hạn chế và kiểm soát thì họ vay ngoại ngạch, ngoài ngân hàng, trong hệ thống tài chính chui có mức rủi ro rất cao.
Vũ Hoàng: Như vậy, vì rất nhiều nguyên do phức tạp trong nội bộ, Trung Quốc sẽ khó chuyển hướng và nguy cơ hạ cánh nặng nề mới khiến thế giới quan tâm. Khi đó, ta mới tìm hiểu về hiệu ứng Trung Quốc khi nền kinh tế này bị suy thoái trong những năm tới.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc là một thị trường nhập khẩu lớn của thế giới, trị giá đến 30% của Tổng sản lượng với rất nhiều nguyên nhiên vật liệu nuôi sống các nước xuất khẩu. Khi kinh tế xứ này bị trì trệ, với tốc độ tăng trưởng dưới 7%, hoặc suy trầm hay suy thoái mạnh, thì lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm mạnh và gây thiệt hại cho các nước bán thương phẩm, từ Úc đến Indonesia hay Malaysia và các nước Trung Đông bán dầu khí. Đấy là một lẽ. Nhưng giá thương phẩm sút giảm lại là điều có lợi cho xứ khác vì sẽ giảm phí tổn sản xuất.
Song song, có một khía cạnh còn đáng ngại hơn vậy là Trung Quốc đang có một núi nợ rất lớn và dễ sụp đổ sau khi đã ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế. Núi nợ lên tới mười mấy ngàn tỷ dô la, trong đó có nhiều khoản khó đòi và sẽ mất khi sản xuất bị đình trệ. Nếu mà núi nợ này sụp đổ thì nhiều ngân hàng vỡ nợ dây chuyền và hậu quả toàn cầu sẽ còn kinh hoàng hơn những gì đã thấy sau vụ khủng hoảng tại Hoa Kỳ năm 2008 hay tại Âu Châu năm 2010. Người ta nói rằng đây là "đợt sóng thần thứ ba" có thể xảy ra trong những năm tới. Qua một kỳ khác, ta sẽ tìm hiểu thêm về đợt sóng này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa và hẹn lại một kỳ sau.
Trung Quốc thoái trào, cơ hội cho Việt Nam?
Nghe bài này
Đến bây giờ thì hầu hết các trung tâm kinh doanh và nghiên cứu của thế giới đã đồng ý về một thay đổi lớn trong luồng giao dịch toàn cầu, là khi kinh tế Trung Quốc đi vào một giai đoạn thoái trào kéo dài. Trong giai đoạn ấy, nhiều quốc gia có thể tìm ra cơ hội trám vào khoảng trống do Trung Quốc để lại sau nhiều thập niên tăng trưởng và thu hút đầu tư quốc tế. Việt Nam có cơ hội đó hay không? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về chuyện này qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Dấu hiệu khủng hoảng của TQ
Hôm thứ hai (ngày 9 tháng 6) vừa qua, Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc Vương Dân đã nộp một hồ sơ gọi là thông báo lập trường về vụ giàn khoan 981 cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon và yêu cầu nhà lãnh đạo Liên hiệp quốc chuyển hồ sơ này cho tất cả các nước hội viên.
Sau khi nộp hồ sơ có nhan đề “Giàn khoan 981: Sự gây hấn của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc”, ông Vương Dân đã họp báo để tố cáo Hà Nội gây phương hại cho hòa bình và ổn định khu vực qua những hành động mà ông gọi là “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc”.
Theo Tân Hoa Xã, hồ sơ lập trường của Trung Quốc có kèm theo nhiều văn kiện để chứng minh điều mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các quần đảo và vùng biển có tranh chấp với Việt Nam, trong đó có thông cáo về lãnh hải mà Trung Quốc công bố năm 1958 và công hàm cùng năm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gởi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Hồ sơ này nói rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa) từ nhiều thập niên trước.
Trước đó, Việt Nam cũng đã hai lần gởi hồ sơ cho Liên hiệp quốc để tố cáo Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền khi đưa giàn khoan đến hoạt động trong vùng biển mà Hà Nội cho là thuộc thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp quốc Lê Hoài Trung đã lên tiếng đòi Trung Quốc di dời giàn khoan và hơn 100 chiếc tàu ra khỏi hiện trường để tạo điều kiện cho việc tiến hành đàm phán. Tuy nhiên, ông Trung nói thêm rằng Bắc Kinh liên tục từ chối đối thoại và khăng khăng cho rằng vùng biển đặt giàn khoan “không hề có tranh chấp gì cả.”
Hôm thứ 3 (ngày 10 tháng 6), một ngày sau khi nhận hồ sơ của Trung Quốc, phát ngôn viên Liên hiệp quốc cho báo chí biết rằng cơ quan thế giới này sẵn sàng điều giải vụ tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam.
Ông Stephane Durrajic nói rằng ông Ban Ki Moon sẵn sàng đứng ra làm trung gian điều giải nếu có sự yêu cầu của các bên liên hệ. Nhà lãnh đạo Liên hiệp quốc cũng bày tỏ hy vọng là vụ tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo tường thuật hôm thứ 3 của tạp chí The Diplomat, xét theo bề ngoài thì việc Trung Quốc nêu ra vụ tranh chấp với Việt Nam tại Liên hiệp quốc là một việc khó hiểu, vì lâu nay Bắc Kinh vẫn nhất mực đòi thương thuyết song phương với các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và không ngớt chỉ trích điều mà họ gọi là “âm mưu quốc tế hóa” vụ tranh chấp này. Nhưng thật ra, việc nộp hồ sơ lập trường cho Liên hiệp quốc phản ánh mối lo ngại ngày càng nhiều của Trung Quốc đối với việc các nước láng giềng sử dụng luật pháp quốc tế để triệt tiêu ưu thế quân sự của Trung Quốc trong vụ tranh chấp Biển Đông.
Hồi tháng trước, sau khi xảy ra vụ đối đầu vì vụ giàn khoan, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết Hà Nội đang xem xét tới việc tiến hành những hành động pháp lý để chống lại những hành vi của Trung Quốc mà nhiều người mô tả là có tính chất gây hấn và gây mất ổn định ở Biển Đông.
Philippines cũng đã kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Liên hiệp quốc về Luật Biển, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Các nhà quan sát cho rằng nếu Việt Nam kiện Trung Quốc, quyết định đó có phần chắc sẽ nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của nhiều nước, kể cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia.
Các nhà phân tích cho rằng qua việc chủ động nêu vấn đề Biển Đông tại một tổ chức quốc tế và trình bày yêu sách chủ quyền của mình, Trung Quốc có thể đang tìm cách làm cho Việt Nam không thực hiện lời đe dọa mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra.
Theo nhận xét của nhà bình luận Zachary Keck của tờ The Diplomat, chiến lược mới của Trung Quốc có tính chất hợp lý đối với vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, nơi mà ông cho là Trung Quốc có những luận cứ tương đối vững chắc. Ông Keck cho rằng Bắc Kinh đang hy vọng là mối rủi ro thua kiện sẽ khiến Việt Nam từ bỏ ý định đưa vấn đề này ra trước tòa án trọng tài quốc tế, và như thế, các nước khác có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông cũng sẽ cảm thấy ngần ngại trong việc sử dụng luật pháp quốc tế để chống lại Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo ông Keck, chiến lược mới của Trung Quốc là một canh bạc nguy hiểm vì Trung Quốc đang quốc tế hóa vụ tranh chấp và nâng cao vị trí của luật pháp quốc tế như một cơ sở cho các yêu sách chủ quyền và giải quyết tranh chấp.
Ông Keck cho rằng tuy điều này có thể có lợi cho Trung Quốc trong vụ tranh chấp với Việt Nam về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, nhưng đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông hoàn toàn trái ngược với luật pháp quốc tế. Và do đó Trung Quốc sẽ gặp phải mối rủi ro là tạo ra một tiền lệ mà họ không muốn phải tôn trọng trong nhiều trường hợp tương tự.
Trong lúc Bắc Kinh và Hà Nội đưa vụ đối đầu về giàn khoan ra trước Liên hiệp quốc, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về Đông Á đã nhắc lại lập trường của Washington là không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp, tuy ông đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc để củng cố yêu sách của mình.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Rangoon hôm thứ 3 vừa qua, ông nói rằng “Chúng tôi không có ý kiến đối với vấn đề yêu sách của Trung Quốc mạnh hơn hay yêu sách của Việt Nam mạnh hơn. Chúng tôi chỉ không tán đồng sự khẳng định thẳng thừng của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc là yêu sách của họ là không thể tranh cãi.” Vị trợ lý ngoại trưởng Mỹ hối thúc Trung Quốc và Việt Nam rút toàn bộ tàu bè ra khỏi khu vực đang có đối đầu và yêu cầu Bắc Kinh dời giàn khoan đi nơi khác.
Ông Russel cũng khuyến khích Trung Quốc tham gia vụ kiện với Philippines tại Tòa án Trọng tài Liên hiệp quốc. Ông nói rằng đó là một cơ hội “để loại bỏ sự mơ hồ liên quan tới những yêu sách của Trung Quốc, những yêu sách đã góp phần làm gia tăng căng thẳng và bất trắc trong khu vực.” http://www.voatiengviet.com/content/trung-qu%E1%BB%91c-quoc-te-hoa-tranh-chap-bien-
dong/1935391.html
Theo AFP, hôm qua 11/6/2014, một quan chức cao cấp Mỹ đã đề
nghị Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên kiềm chế mọi hành động có thể
được coi là khiêu khích để cùng giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Đến bây giờ thì hầu hết các trung tâm kinh doanh và nghiên cứu của thế giới đã đồng ý về một thay đổi lớn trong luồng giao dịch toàn cầu, là khi kinh tế Trung Quốc đi vào một giai đoạn thoái trào kéo dài. Trong giai đoạn ấy, nhiều quốc gia có thể tìm ra cơ hội trám vào khoảng trống do Trung Quốc để lại sau nhiều thập niên tăng trưởng và thu hút đầu tư quốc tế. Việt Nam có cơ hội đó hay không? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về chuyện này qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Dấu hiệu khủng hoảng của TQ
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau 30
năm đạt mức tăng trưởng vượt bậc so với 30 năm khủng hoảng liên tục thời
Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã có dấu hiệu trì trệ và phải cải sửa chiến
lược phát triển nên sẽ có đà tăng trưởng thấp hơn, với nhiều rủi ro bất
ổn ở bên trong. Chiều hướng ấy đã bắt đầu sau năm năm bơm tiền kích
thích kinh tế mà chỉ kích thích sự lãng phí và để lại một núi nợ khổng
lồ. Bên cạnh Trung Quốc, khối công nghiệp hoá Âu-Mỹ-Nhật cũng cố gắng
cải sửa từ năm năm nay và bây giờ đã có nền móng tương đối quân bình hơn
và bắt đầu hồi phục để đóng góp đến 60% vào mức gia tăng sản xuất của
toàn cầu. Ngược lại, nhóm kinh tế đang phát triển lại có triệu chứng mệt
mỏi và suy trầm, chứ không thể là đầu máy tăng trưởng cho kinh tế thế
giới như người ta đã trông đợi trước đây....
Khi nhìn lại thì sự thay đổi sau năm năm sóng gió vừa qua, và nhất
là sự sa sút của Trung Quốc sau mấy chục năm bung lên rất mạnh, đang
đưa kinh tế toàn cầu vào một hoàn cảnh mới. Thưa ông, trong hoàn cảnh
đó, Việt Nam có thể làm gì để khai thác cơ hội và giảm thiểu rủi ro?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ông vừa nêu lên một số điểm chính trong
bối cảnh. Đó là thứ nhất, nạn suy trầm của khối kinh tế đã phát triển
khiến các nước công nghiệp hóa trải qua giai đoạn cải tổ lớn và nay đã
tạm có nền móng quân bình hơn để đạt mức tăng trưởng cao hơn, dù chưa
mạnh thì vẫn có ảnh hưởng nhất vì đóng góp đến 60% vào đà gia tăng sản
xuất của toàn cầu. Phần còn lại, là 40%, thuộc các nước đang phát triển,
ngày nay cũng lại có triệu chứng hụt hơi chứ không sáng láng như họ đã
mơ ước. Trong khung cảnh ấy ta mới nhìn vào Trung Quốc....
Đã vậy, vì quá lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu, khi thấy kinh tế toàn cầu bị Tổng suy trầm năm năm về trước, Trung Quốc bơm tiền kích thích kinh tế mà bơm không đúng chỗ và chỉ thổi lên bong bóng đầu cơ trong nạn sản xuất thừa nên sẽ bị khủng hoảng như các nước Đông Á đã từng bị
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Xứ này có dân số rất đông, áp dụng chiến lược phát triển của Nhật Bản
và Đông Á nói chung, là khai thác lợi thế nhân công rẻ để làm gia công
cho thế giới nhờ xuất khẩu hàng chế biến với giá cực thấp. Vì khởi đi từ
một mức gần với số không, Trung Quốc có đà gia tăng ngoạn mục mà thật
ra vẫn thiếu phẩm chất trong tăng trưởng. Khi lợi thế lương rẻ đã hết
công hiệu, họ không bước lên trình độ sản xuất cao hơn, có giá trị gia
tăng lớn hơn, như các nước tân hưng Đông Á là Nhật Bản, rồi Đài Loan và
Nam Hàn. Đã vậy, vì quá lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu, khi thấy kinh
tế toàn cầu bị Tổng suy trầm năm năm về trước, Trung Quốc bơm tiền kích
thích kinh tế mà bơm không đúng chỗ và chỉ thổi lên bong bóng đầu cơ
trong nạn sản xuất thừa nên sẽ bị khủng hoảng như các nước Đông Á đã
từng bị.
Chúng ta cần nhắc lại chuyện đó để thấy là sau khi bị khủng hoảng năm
1991, Nhật Bản không dám cải sửa nên trải qua 20 năm lụn bại đến nay
mới có vẻ hồi phục. Ngược lại, Nam Hàn bị khủng hoảng năm 1997 mà lập
tức cải cách nên có cơ sở vững mạnh hơn và cạnh tranh thắng lợi với
chính Nhật Bản là một khuôn mẫu đi trước. Những bài học đó có thể là
kinh nghiệm cho Việt Nam khi môi trường chung quanh đang có thay đổi,
vừa mở ra cơ hội mới mà cũng đặt ra nhiều thách thức, chưa nói gì đến
vấn đề an ninh vì vị trí riêng của xứ này bên cạnh Trung Quốc.
Thuận lợi và không thuận lợi của VN
Vũ Hoàng: Từ cái nhìn toàn cảnh về cả thời gian lẫn
không gian để nói tới nhiều đổi thay đang xảy ra và có thể kéo dài khá
lâu trong tương lai, thưa ông, đâu là những định đề chủ yếu mà Việt Nam
cần quan tâm?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là như mọi nước nghèo vừa bước
vào giai đoạn khởi phát hay "cất cánh", Việt Nam cần vốn nên phải huy
động đầu tư từ bên ngoài. Các quốc gia kia, kể cả Trung Quốc, đều trải
qua giai đoạn ấy. Khi đó, vấn đề chủ yếu là ta có gì hấp dẫn hơn xứ khác
để thu hút đầu tư?
Thế rồi, sau mấy năm hồ hởi khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO với lượng đầu tư quốc tế tăng vọt vào năm 2007, tình hình lại sa
sút, từ đỉnh cao là hơn 70 tỷ đô la vào năm 2008 lại sụt tới 23 tỷ năm
2009 và năm qua chỉ còn 13 tỷ so với kỳ vọng 17 tỷ. Mình cần nhìn lại
chuyện này vì đấy là lúc mà khối công nghiệp hoá đang bị co cụm và họ
dồn đầu tư vào các nước đang phát triển để tìm cơ hội kiếm lời cao hơn.
Nghĩa là vì những sai lầm và thậm chí lạm dụng trong quản lý vĩ mô, khi
thiên hạ tìm nơi đầu tư thì họ lại tránh Việt Nam.
Sau hai năm sóng gió và nhiều biện pháp cải sửa giữa những tai tiếng
về các đại gia làm ăn phi pháp và về một núi nợ xấu chưa biết thanh toán
thế nào, Việt Nam lại chớm có hy vọng thu hút đầu tư kể từ đầu năm nay,
với ngạch số gần 12 tỷ trong bảy tháng đầu năm. Nhưng ta không quên là
nhóm công nghiệp hoá lại thất vọng với các thị trường đang lên và rút
vốn đầu tư về để khai thác tiềm năng phục hồi của khối Âu-Mỹ-Nhật ở nhà.
Vì vậy, bên cạnh hy vọng vừa chớm nở và cơ hội sẽ thuận lợi hơn khi tư
bản triệt thoái khỏi thị trường Trung Quốc để tìm nơi đầu tư có lợi hơn,
Việt Nam nên thấy rằng mình không tất nhiên là nơi hấp dẫn nhất.
Mình cần nhìn lại chuyện này vì đấy là lúc mà khối công nghiệp hoá đang bị co cụm và họ dồn đầu tư vào các nước đang phát triển để tìm cơ hội kiếm lời cao hơn. Nghĩa là vì những sai lầm và thậm chí lạm dụng trong quản lý vĩ mô, khi thiên hạ tìm nơi đầu tư thì họ lại tránh VN
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Ông hàm ý Việt Nam cần xây dựng một môi
trường thuận lợi cho đầu tư quốc tế khi các doanh nghiệp có thể rút khỏi
thị trường Trung Quốc để tìm vào nơi có lợi hơn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta cần nhìn ra quy luật phũ phàng
của kinh tế hay kinh doanh là "vui lòng khách đến, buồn lòng khách đi".
Trong chuyện này, khách là các doanh nghiệp có vốn đầu tư.
Thứ nhất, họ ào ạt trút tiền vào rồi thất vọng bảo nhau triệt thoái
thì đều có thể gây chấn động cho nền kinh tế, đấy là chuyện mà các nước
tân hưng Đông Á đã thấy từ vụ khủng hoảng 1997-98. Thứ hai, các doanh
nghiệp có thể quyết định đem tiền đầu tư vào rất nhanh thường là loại
nhỏ và vừa, với những yêu cầu khác biệt với các tập đoàn lớn. Đầu tư vào
một quán bán thịt bầm ngoài phố có khác với đầu tư của Intel hay
Samsung ở vùng ngoại thành. Thứ ba và quan trọng nhất, Việt Nam nên nhớ
rằng lợi thế nhân công rẻ không là yếu tố bất biến và vĩnh cửu vì chúng
ta bán sự nghèo khổ cho khách đầu tư bằng lương bổng thấp để mong rằng
nguồn vốn đó sẽ làm cho dân mình giàu hơn, tức là phải có lương cao hơn
sau này nên ưu thế về lương sẽ phải hết.
Do đó, ngay từ khi thu hút đầu tư để dân mình làm gia công cho thiên
hạ thì đã phải nghĩ đến việc tiến lên bậc thang cao hơn của chu trình
sản xuất, để chế tạo mặt hàng có giá trị hơn, đòi hỏi tay nghề và kỹ
thuật khác. Khi đó ta mới hy vọng giữ khách đầu tư ở lại để tìm doanh
lợi cao hơn. Muốn vậy, nhân công của ta phải có năng suất cao và phải
được giáo dục đào tạo theo hướng khác hơn là chỉ giữ khách bằng lương
rẻ, vì ngoài Việt Nam còn có Miên Lào, Miến, Ấn, hay Bangladesh cũng sẽ
khai thác lợi thể lương thấp. Đó là chuyện về dài mà phải sớm thấy ra.
Vũ Hoàng: Thưa ông, ngay trong hiện tại thì Việt Nam
có những lợi thế nào khả dĩ huy động được nguồn lực đầu tư của các nước
khi họ rút khỏi thị trường Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thú thật là không mấy lạc quan với
chuyện hứng tiền chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam. Trước hết, các tổ hợp
quốc tế Âu-Mỹ-Nhật đã đầu tư vào Trung Quốc từ lâu và xây dựng được một
chu trình cung cấp hội nhập, nôm na là làm cơ phận này để ráp chế với cơ
phận khác cũng sản xuất tại Trung Quốc trước khi xuất khẩu ra ngoài.
Với tình trạng thoái trào hiện nay, lãnh đạo Bắc Kinh đang cố gắng kích
thích tiêu thụ thay vì kích thích đầu tư sản xuất để xuất cảng, vì vậy,
thị trường nội địa của Trung Quốc vẫn còn sự hấp dẫn của nó nên chưa
chắc là các tập đoàn đầu tư, kể cả Nhật Bản, đã rút hết và nhìn vào Việt
Nam với thiện cảm.
Khi Intel hay Samsung đang nói đến chuyện bạc tỷ trút vào Việt Nam và đào tạo một thế hệ mới có khả năng rất cao về công nghệ tin học thì Hà Nội lại đòi bịt mắt giới trẻ bằng mạng lưới kiểm soát thông tin và gây phản ứng từ các tập đoàn Google hay Microsoft thì đấy là một cách quảng cáo xuất sắc về sự lạc hậu của lãnh đạo
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thứ hai, khi quyết định đem tiền đầu tư vào Việt Nam chẳng hạn, thiên
hạ chú ý đến những gì? Họ chú ý đến hạ tầng cơ sở. Hạ tầng này gồm có
vật chất là hệ thống xây dựng và giao thông vận tải lẫn hủy thải phế
vật. Hạ tầng này cũng có loại vô hình là nền tảng luật lệ thông thoáng
minh bạch và bộ máy hành chính liêm khiết, hữu hiệu. Thứ ba, hạ tầng này
còn có loại tinh thần là trình độ kiến năng, là kiến thức và khả năng
của nhân công vì các tổ hợp quốc tế suy nghĩ cho 5-10 năm tới chứ không
chơi trò mỳ ăn liền. Trong năm mười năm đó, họ sẽ đào tạo ra lớp nhân
viên có tay nghề và có khả năng tiến lên bậc thang cao hơn của chu trình
sản xuất. Do đó, họ quan tâm đến hệ thống giáo dục và đào tạo, nhất là
trong các ngành kỹ thuật và quản trị.
Khi kiểm lại dù sơ sài như vậy, ta cũng thấy ra nhiều nhược điểm của
môi trường Việt Nam là chưa có trục lộ giao thông hay mạng lưới yểm trợ
hạ tầng tỏa rộng mà chỉ tập trung vào Sàigon, vùng đồng bằng Cửu Long và
chung quanh Hà Nội, Đà Nẵng. Việt Nam cần khai thác tiềm lực của nhiều
địa phương khác thì mới có được sự phát triển cân đối và công bằng, là
điều Trung Quốc muốn làm từ lâu mà thất bại nên mới rơi vào thoái trào.
Vũ Hoàng: Nói về hạ tầng cơ sở của kiến năng như ông
trình bày, thì kỳ trước, chúng ta cũng vừa nhắc đến Nghị định 72 về
việc kiếm soát mạng lưới điện toán, ông nghĩ sao về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng đấy là tai họa vô lường và là một vụ tự sát chính trị.
Khi Intel hay Samsung đang nói đến chuyện bạc tỷ trút vào Việt Nam và
đào tạo một thế hệ mới có khả năng rất cao về công nghệ tin học thì Hà
Nội lại đòi bịt mắt giới trẻ bằng mạng lưới kiểm soát thông tin và gây
phản ứng từ các tập đoàn Google hay Microsoft thì đấy là một cách quảng
cáo xuất sắc về sự lạc hậu của lãnh đạo. Hoá ra Hà Nội cũng chẳng khác
gì Bắc Kinh!
Từ đó, thiên hạ còn suy ra một chuyện khác. Cái gọi là ưu thế ổn định
chính trị của Việt Nam cũng chỉ là chuyện ảo. Giới đầu tư quốc tế sẽ
sớm hiểu ra nỗi lo sợ của chế độ và còn thấy rõ hơn khi lãnh đạo của
Việt Nam vẫn duy trì vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước để bảo
vệ quyền lợi của tay chân và thân tộc. Nói cách khác, nếu Việt Nam chỉ
là một sao bản con con của Trung Quốc thì chưa thể là một giải pháp thay
thế khi người ta đã thất vọng với Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-oppor-in-pos-ch-era-08142013082037.html
Trung Quốc hồi đầu tuần này đã nộp văn thư cho Tổng thư ký Liên hiệp
quốc Ban Ki Moon để tố cáo Việt Nam gây phương hại cho hòa bình và ổn
định khu vực qua việc cản trở những hoạt động của giàn khoan mà Bắc Kinh
hạ đặt trong vùng biển Hà Nội cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế
của mình. Đây là lần thứ nhì trong vòng chưa đầy 3 tuần Trung Quốc đưa
vấn đề giàn khoan 981 ra trước Liên hiệp quốc, mặc dù Bắc Kinh lâu nay
vẫn nhất mực đòi đàm phán song phương để giải quyết những vụ tranh chấp
chủ quyền ở Biển Đông. Một số các nhà phân tích cho rằng sự việc này
phản ánh mối lo ngại ngày càng nhiều của Trung Quốc đối với việc các
nước láng giềng sử dụng luật pháp quốc tế để triệt tiêu ưu thế quân sự
của Trung Quốc trong vụ tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc 'Quốc tế hóa' Tranh chấp Biển Đông?
Tàu Tuần duyên của Trung Quốc vây quanh giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc, cách bờ biển Việt Nam khoảng 210 km 14/5/14
Hôm thứ hai (ngày 9 tháng 6) vừa qua, Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc Vương Dân đã nộp một hồ sơ gọi là thông báo lập trường về vụ giàn khoan 981 cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon và yêu cầu nhà lãnh đạo Liên hiệp quốc chuyển hồ sơ này cho tất cả các nước hội viên.
Sau khi nộp hồ sơ có nhan đề “Giàn khoan 981: Sự gây hấn của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc”, ông Vương Dân đã họp báo để tố cáo Hà Nội gây phương hại cho hòa bình và ổn định khu vực qua những hành động mà ông gọi là “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc”.
Theo Tân Hoa Xã, hồ sơ lập trường của Trung Quốc có kèm theo nhiều văn kiện để chứng minh điều mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các quần đảo và vùng biển có tranh chấp với Việt Nam, trong đó có thông cáo về lãnh hải mà Trung Quốc công bố năm 1958 và công hàm cùng năm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gởi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Hồ sơ này nói rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa) từ nhiều thập niên trước.
Trước đó, Việt Nam cũng đã hai lần gởi hồ sơ cho Liên hiệp quốc để tố cáo Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền khi đưa giàn khoan đến hoạt động trong vùng biển mà Hà Nội cho là thuộc thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp quốc Lê Hoài Trung đã lên tiếng đòi Trung Quốc di dời giàn khoan và hơn 100 chiếc tàu ra khỏi hiện trường để tạo điều kiện cho việc tiến hành đàm phán. Tuy nhiên, ông Trung nói thêm rằng Bắc Kinh liên tục từ chối đối thoại và khăng khăng cho rằng vùng biển đặt giàn khoan “không hề có tranh chấp gì cả.”
Hôm thứ 3 (ngày 10 tháng 6), một ngày sau khi nhận hồ sơ của Trung Quốc, phát ngôn viên Liên hiệp quốc cho báo chí biết rằng cơ quan thế giới này sẵn sàng điều giải vụ tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam.
Ông Stephane Durrajic nói rằng ông Ban Ki Moon sẵn sàng đứng ra làm trung gian điều giải nếu có sự yêu cầu của các bên liên hệ. Nhà lãnh đạo Liên hiệp quốc cũng bày tỏ hy vọng là vụ tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo tường thuật hôm thứ 3 của tạp chí The Diplomat, xét theo bề ngoài thì việc Trung Quốc nêu ra vụ tranh chấp với Việt Nam tại Liên hiệp quốc là một việc khó hiểu, vì lâu nay Bắc Kinh vẫn nhất mực đòi thương thuyết song phương với các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và không ngớt chỉ trích điều mà họ gọi là “âm mưu quốc tế hóa” vụ tranh chấp này. Nhưng thật ra, việc nộp hồ sơ lập trường cho Liên hiệp quốc phản ánh mối lo ngại ngày càng nhiều của Trung Quốc đối với việc các nước láng giềng sử dụng luật pháp quốc tế để triệt tiêu ưu thế quân sự của Trung Quốc trong vụ tranh chấp Biển Đông.
Đường 'lưỡi bò', vùng biển Trung Quốc đòi chủ quyền
Hồi tháng trước, sau khi xảy ra vụ đối đầu vì vụ giàn khoan, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết Hà Nội đang xem xét tới việc tiến hành những hành động pháp lý để chống lại những hành vi của Trung Quốc mà nhiều người mô tả là có tính chất gây hấn và gây mất ổn định ở Biển Đông.
Philippines cũng đã kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Liên hiệp quốc về Luật Biển, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Các nhà quan sát cho rằng nếu Việt Nam kiện Trung Quốc, quyết định đó có phần chắc sẽ nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của nhiều nước, kể cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia.
Các nhà phân tích cho rằng qua việc chủ động nêu vấn đề Biển Đông tại một tổ chức quốc tế và trình bày yêu sách chủ quyền của mình, Trung Quốc có thể đang tìm cách làm cho Việt Nam không thực hiện lời đe dọa mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra.
Theo nhận xét của nhà bình luận Zachary Keck của tờ The Diplomat, chiến lược mới của Trung Quốc có tính chất hợp lý đối với vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, nơi mà ông cho là Trung Quốc có những luận cứ tương đối vững chắc. Ông Keck cho rằng Bắc Kinh đang hy vọng là mối rủi ro thua kiện sẽ khiến Việt Nam từ bỏ ý định đưa vấn đề này ra trước tòa án trọng tài quốc tế, và như thế, các nước khác có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông cũng sẽ cảm thấy ngần ngại trong việc sử dụng luật pháp quốc tế để chống lại Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo ông Keck, chiến lược mới của Trung Quốc là một canh bạc nguy hiểm vì Trung Quốc đang quốc tế hóa vụ tranh chấp và nâng cao vị trí của luật pháp quốc tế như một cơ sở cho các yêu sách chủ quyền và giải quyết tranh chấp.
Ông Keck cho rằng tuy điều này có thể có lợi cho Trung Quốc trong vụ tranh chấp với Việt Nam về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, nhưng đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông hoàn toàn trái ngược với luật pháp quốc tế. Và do đó Trung Quốc sẽ gặp phải mối rủi ro là tạo ra một tiền lệ mà họ không muốn phải tôn trọng trong nhiều trường hợp tương tự.
Trong lúc Bắc Kinh và Hà Nội đưa vụ đối đầu về giàn khoan ra trước Liên hiệp quốc, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về Đông Á đã nhắc lại lập trường của Washington là không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp, tuy ông đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc để củng cố yêu sách của mình.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Rangoon hôm thứ 3 vừa qua, ông nói rằng “Chúng tôi không có ý kiến đối với vấn đề yêu sách của Trung Quốc mạnh hơn hay yêu sách của Việt Nam mạnh hơn. Chúng tôi chỉ không tán đồng sự khẳng định thẳng thừng của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc là yêu sách của họ là không thể tranh cãi.” Vị trợ lý ngoại trưởng Mỹ hối thúc Trung Quốc và Việt Nam rút toàn bộ tàu bè ra khỏi khu vực đang có đối đầu và yêu cầu Bắc Kinh dời giàn khoan đi nơi khác.
Ông Russel cũng khuyến khích Trung Quốc tham gia vụ kiện với Philippines tại Tòa án Trọng tài Liên hiệp quốc. Ông nói rằng đó là một cơ hội “để loại bỏ sự mơ hồ liên quan tới những yêu sách của Trung Quốc, những yêu sách đã góp phần làm gia tăng căng thẳng và bất trắc trong khu vực.” http://www.voatiengviet.com/content/trung-qu%E1%BB%91c-quoc-te-hoa-tranh-chap-bien-
dong/1935391.html
Hoa Kỳ đề nghị chấm dứt khiêu khích trên Biển Đông
Một tàu Trung Quốc (phải) dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, ngày 03/05/2014.
REUTERS/Vietnam Marine Guard/Handout via Reuters
Theo AFP, hôm qua 11/6/2014, một quan chức cao cấp Mỹ đã đề
nghị Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên kiềm chế mọi hành động có thể
được coi là khiêu khích để cùng giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Tại Miến Điện trong cuộc tiếp xúc với các đồng nghiệp các nước
trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) để chuẩn bị cho một cuộc
gặp thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và các nước trong vùng dự kiến diễn ra
trong năm nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á và Thái
Bình Dương Danny Russel cho biết ông đã đưa ra gợi ý nêu trên để các
bên liên quan đến căng thẳng trên Biển Đông « suy nghĩ ».
« Các nước liên quan tự mình có thể nhận biết cách ứng xử thế nào là khiêu khích và để đề nghị cùng nhịn nhau với điều kiện các bên cũng làm tương tự », ông Russel phát biểu trước báo chí. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ cho rằng đơn giản là các nước chỉ cần hứa sẽ không chiếm thêm mảnh đất nào trên Biển Đông.
AFP nhận xét thấy từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ vẫn tích cực ủng hộ việc soạn thảo một Bộ quy tắc ứng xử xác định những quy định nhằm ngăn chặn mọi leo thang căng thẳng trên Biển Đông, nơi có tuyến đường hàng hải quan trọng mà hiện nay Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp về chủ quyền.
Ông Russel cũng ghi nhận căng thẳng đang « gia tăng nhanh chóng » trong khu vực, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu vào sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, khu vực Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra Philippines cũng có hàng loạt các tranh chấp về chủ quyền biển đảo trong vùng Biển Đông.
Tổng thống Barack Obama dự kiến sẽ tới Miến Điện vào tháng 11 năm nay để tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Á. Trong khuôn khổ chuẩn bị cho hội nghị này, tháng 8 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng có chuyến công du Miến Điện.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140612-hoa-ky-de-nghi-cham-dut-khieu-khich-tren-bien-dong
Sau nhiều năm phồn tình, thị trường nhà đất Trung Quốc bị
khựng lại trong những tháng vừa qua . Bên cạnh hiện tượng tự điều chỉnh,
Bắc Kinh phải tái sắp xếp lãnh vực kinh doanh được xem là đầu tàu của
tăng trưởng kinh tế.
« Các nước liên quan tự mình có thể nhận biết cách ứng xử thế nào là khiêu khích và để đề nghị cùng nhịn nhau với điều kiện các bên cũng làm tương tự », ông Russel phát biểu trước báo chí. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ cho rằng đơn giản là các nước chỉ cần hứa sẽ không chiếm thêm mảnh đất nào trên Biển Đông.
AFP nhận xét thấy từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ vẫn tích cực ủng hộ việc soạn thảo một Bộ quy tắc ứng xử xác định những quy định nhằm ngăn chặn mọi leo thang căng thẳng trên Biển Đông, nơi có tuyến đường hàng hải quan trọng mà hiện nay Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp về chủ quyền.
Ông Russel cũng ghi nhận căng thẳng đang « gia tăng nhanh chóng » trong khu vực, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu vào sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, khu vực Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra Philippines cũng có hàng loạt các tranh chấp về chủ quyền biển đảo trong vùng Biển Đông.
Tổng thống Barack Obama dự kiến sẽ tới Miến Điện vào tháng 11 năm nay để tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Á. Trong khuôn khổ chuẩn bị cho hội nghị này, tháng 8 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng có chuyến công du Miến Điện.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140612-hoa-ky-de-nghi-cham-dut-khieu-khich-tren-bien-dong
Thị trường địa ốc Trung quốc : Titanic trước khi đụng băng sơn
Công trình xây dựng tại thủ đô Bắc Kinh.
Reuters
Sau nhiều năm phồn tình, thị trường nhà đất Trung Quốc bị
khựng lại trong những tháng vừa qua . Bên cạnh hiện tượng tự điều chỉnh,
Bắc Kinh phải tái sắp xếp lãnh vực kinh doanh được xem là đầu tàu của
tăng trưởng kinh tế.
Đối với thành phần trung lưu người Trung Quốc thì mua được căn
hộ ở thành phố là dấu hiệu của thăng tiến xã hội. Nhờ tỷ lệ tăng trưởng
cao, người có chút tiền đổ xô mua nhà và qua đó đã làm tăng nhiệt thị
trường địa ốc tại Hoa lục.
Mua nhà cũng là một phương cách đầu tư cho tương lai vì hệ thống an sinh xã hội, bảo vệ người già chỉ có tiếng mà không có thực chất.
Do vậy mà giá nhà đất ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đã tăng đến 4 lần kể từ năm 2003 và gắp đôi ở những nơi khác trong cơn sốt đô thị hóa theo như số liệu của ngân hàng Standard Bank.
Tuy nhiên, thời kỳ vàng son đã sang trang. Giá trung bình tại 100 thành phố chính đã giảm xuống chỉ còn độ 1500 đôla mỗi mét vuông. Trong 10 thành phố lớn nhất của Trung Quốc chỉ có Bắc Kinh và Thiên Tân là còn duy trì được giá cao trong khi nhiều thành phố khác giá nhà mới hầu như tuột dốc.
Titanic
Trên báo China Business News, chủ tịch tập đoàn bất động sản SOHO thuộc loại khủng long trong ngành đầu tư địa ốc, cảnh báo : thị trường bất động sản Trung Quốc như con tàu Titanic sắp đụng vào tảng băng sơn trước mặt .
Cơ quan thẩm định tín nhiệm Moody’s đã hạ điểm viễn cảnh của thị trường địa ốc Trung Quốc, đưa ra một danh sách dài về nhà cửa không bán được, một phần vì tình hình chung rất ảm đạm nhưng mặt khác là do chính sách siết chặt tín dụng.
Các biện pháp hạn chế cho vay của Ngân hàng trung ương ban hành năm 2013 nhằm mục đích chống tệ nạn nợ xấu trong cả hai lãnh vực kinh doanh công và tư đã gây khốn đốn cho người muốn mua nhà lẫn doanh nghiệp địa ốc.
Từ tháng hai đến nay, có ít nhất 6 công ty trung bình đã gặp tình trạng không đủ khả năng thanh toán nợ.
Hậu quả là thị trường bất động sản rơi vào vòng lẫn quẩn : công ty xây dựng hạ giá để thu hút khách hàng còn khách hàng thấy xuống giá thì chờ giá xuống thêm. Vòng xoáy này đã đưa đến tình trạng thành phố ma ở Trung Quốc : hàng hàng lớp lớp cao ốc bỏ hoang, từng khu đô thị mới với hàng ngàn căn hộ không người ở.
Tình thế bế tắc này có thể còn kéo dài vì chính quyền Trung Quốc vô kế khả thi. Ý thức giá cả nhà đất lên cao gây bất bình trong dân chúng, chính quyền trung ương tìm cách hạn chế mua bán nhà ở các đô thị lớn. Thế nhưng, chính quyền địa phương thì bằng mọi giá phải xây thật nhiều, bán giá thật cao vì đầu cơ địa ốc là nguồn ngân sách và nguồn lợi béo bở của cán bộ .
Nguồn cội dân oan
Đó là lý do tại sao nẩy sinh « chính sách » trưng thu đất đai của nông dân tạo ra hàng triệu dân oan sớm tối tranh đấu đòi bồi thường.
Thật ra, theo AFP trích dẫn các chuyên gia tài chính, thì Bắc Kinh vẫn có khả năng ngăn chận, không để xảy ra tình trạng sụp đổ thị trường bất động sản mà chấn động sẽ gây tác hại lớn cho cả hệ thống kinh tế và tài chính Trung Quốc. Biện pháp đó là nới lỏng tín dụng và để cho điều tiết số lượng nhà bán.
Vấn đề là khả năng này không nhiều . Nếu giá địa ốc giảm xuống hơn 10% thì sẽ kéo tỷ lệ tăng trưởng GDP sẽ xuống dưới 7% với những hệ quả bất ổn xã hội không thể tránh được theo như thẩm định của chính phủ Trung Quốc.
Trước viễn cảnh không sáng sũa này, một số chuyên gia ngân hàng Trung Quốc tìm cách trấn an với lập luận : thị trường bất động sản Trung Quốc còn tương lai tươi sáng trong vài thập niên nữa vì trong thời gian tới này ít nhất 200 triệu dân nông thôn sẽ đỗ ra thành phố tìm việc làm và…mua nhà.
Vấn đề là các chuyên gia có biết là thành phần « dân công » bị đặt bên lề xã hội vì không có hộ khẩu ? Họ phải sống trong những căn nhà ổ chuột, con cái không được đến trường.
Làm cách nào để cơn khủng hoảng bất động sản được 200 triệu « dân công » giải quyết giùm nếu quyền sống của người Trung Quốc không được tôn trọng. ngay trên đất nước của chính họ ?
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140610-thi-truong-dia-oc-trung-quoc-titanic-truoc-khi-dung-bang-son
Mua nhà cũng là một phương cách đầu tư cho tương lai vì hệ thống an sinh xã hội, bảo vệ người già chỉ có tiếng mà không có thực chất.
Do vậy mà giá nhà đất ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đã tăng đến 4 lần kể từ năm 2003 và gắp đôi ở những nơi khác trong cơn sốt đô thị hóa theo như số liệu của ngân hàng Standard Bank.
Tuy nhiên, thời kỳ vàng son đã sang trang. Giá trung bình tại 100 thành phố chính đã giảm xuống chỉ còn độ 1500 đôla mỗi mét vuông. Trong 10 thành phố lớn nhất của Trung Quốc chỉ có Bắc Kinh và Thiên Tân là còn duy trì được giá cao trong khi nhiều thành phố khác giá nhà mới hầu như tuột dốc.
Titanic
Trên báo China Business News, chủ tịch tập đoàn bất động sản SOHO thuộc loại khủng long trong ngành đầu tư địa ốc, cảnh báo : thị trường bất động sản Trung Quốc như con tàu Titanic sắp đụng vào tảng băng sơn trước mặt .
Cơ quan thẩm định tín nhiệm Moody’s đã hạ điểm viễn cảnh của thị trường địa ốc Trung Quốc, đưa ra một danh sách dài về nhà cửa không bán được, một phần vì tình hình chung rất ảm đạm nhưng mặt khác là do chính sách siết chặt tín dụng.
Các biện pháp hạn chế cho vay của Ngân hàng trung ương ban hành năm 2013 nhằm mục đích chống tệ nạn nợ xấu trong cả hai lãnh vực kinh doanh công và tư đã gây khốn đốn cho người muốn mua nhà lẫn doanh nghiệp địa ốc.
Từ tháng hai đến nay, có ít nhất 6 công ty trung bình đã gặp tình trạng không đủ khả năng thanh toán nợ.
Hậu quả là thị trường bất động sản rơi vào vòng lẫn quẩn : công ty xây dựng hạ giá để thu hút khách hàng còn khách hàng thấy xuống giá thì chờ giá xuống thêm. Vòng xoáy này đã đưa đến tình trạng thành phố ma ở Trung Quốc : hàng hàng lớp lớp cao ốc bỏ hoang, từng khu đô thị mới với hàng ngàn căn hộ không người ở.
Tình thế bế tắc này có thể còn kéo dài vì chính quyền Trung Quốc vô kế khả thi. Ý thức giá cả nhà đất lên cao gây bất bình trong dân chúng, chính quyền trung ương tìm cách hạn chế mua bán nhà ở các đô thị lớn. Thế nhưng, chính quyền địa phương thì bằng mọi giá phải xây thật nhiều, bán giá thật cao vì đầu cơ địa ốc là nguồn ngân sách và nguồn lợi béo bở của cán bộ .
Nguồn cội dân oan
Đó là lý do tại sao nẩy sinh « chính sách » trưng thu đất đai của nông dân tạo ra hàng triệu dân oan sớm tối tranh đấu đòi bồi thường.
Thật ra, theo AFP trích dẫn các chuyên gia tài chính, thì Bắc Kinh vẫn có khả năng ngăn chận, không để xảy ra tình trạng sụp đổ thị trường bất động sản mà chấn động sẽ gây tác hại lớn cho cả hệ thống kinh tế và tài chính Trung Quốc. Biện pháp đó là nới lỏng tín dụng và để cho điều tiết số lượng nhà bán.
Vấn đề là khả năng này không nhiều . Nếu giá địa ốc giảm xuống hơn 10% thì sẽ kéo tỷ lệ tăng trưởng GDP sẽ xuống dưới 7% với những hệ quả bất ổn xã hội không thể tránh được theo như thẩm định của chính phủ Trung Quốc.
Trước viễn cảnh không sáng sũa này, một số chuyên gia ngân hàng Trung Quốc tìm cách trấn an với lập luận : thị trường bất động sản Trung Quốc còn tương lai tươi sáng trong vài thập niên nữa vì trong thời gian tới này ít nhất 200 triệu dân nông thôn sẽ đỗ ra thành phố tìm việc làm và…mua nhà.
Vấn đề là các chuyên gia có biết là thành phần « dân công » bị đặt bên lề xã hội vì không có hộ khẩu ? Họ phải sống trong những căn nhà ổ chuột, con cái không được đến trường.
Làm cách nào để cơn khủng hoảng bất động sản được 200 triệu « dân công » giải quyết giùm nếu quyền sống của người Trung Quốc không được tôn trọng. ngay trên đất nước của chính họ ?
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140610-thi-truong-dia-oc-trung-quoc-titanic-truoc-khi-dung-bang-son
NAM DAO * NÓI VỚI NHỮNG AI SỢ BUÔNG TRUNG QUỐC
Nói với những ai sợ buông Trung Quốc
Nhà văn Nam Dao
Gửi đến BBC từ Quebec, Canada
Cập nhật: 14:29 GMT - thứ năm, 22 tháng 5, 2014
Nghe nhiều người cho
rằng buông Trung Quốc thì xí nghiệp vốn đầu tư FDI của họ sẽ rút ra, hậu
quả là kinh tế Việt Nam mình sẽ có thể phá sản.
Tôi khẳng định: chuyện này là không thể có được, tuy Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn ngắn hạn.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Với đối tác Trung Quốc, Việt Nam xuất khẩu khoảng 13 tỉ, nhập khẩu 37 tỉ, chủ yếu nhập nguyên vật liệu và hàng phụ trợ - phụ tùng công nghiệp, tiền tuồn sang Trung Quốc như vậy là xấp xỉ 24 tỉ USD.
Khoảng 18% lưu lượng thương mại (volume of trade) Việt Nam là giao thương với Trung Quốc. Về đầu tư vốn nước ngoài (FDI), hàng đầu là Nhật với 4.8 tỉ, sau là Singapore, Hàn Quốc, và thứ mới tới Trung Quốc (đâu chỉ 1-2% trên tổng số), tổng cộng được 24.5% tổng đầu tư cả nước.
Năm 2011, vốn giải ngân FDI là 11 tỉ USD nhưng sản lượng chiếm khoảng khoảng 46% của số tổng sản phẩm (total output).
Giả sử Trung Quốc có rút hết đầu tư về, đình trệ hoặc ngưng sản xuất, giảm xuất khẩu nguyên vật liệu... thì tác động gây suy giảm tổng sản phẩm của Việt Nam được bao nhiêu?
"Nhưng 'vắng mợ thì chợ vẫn đông'’, không Trung Quốc thì còn những đối tác khác, và nếu kinh doanh sản xuất ở Việt Nam có lợi thì họ sẽ vào trám chỗ."
Nhà văn Nam Dao
Dĩ nhiên, đây là ở ngắn hạn, và tác động của việc Trung Quốc rút đầu tư nhằm đình trệ tình trạng sản xuất ở Việt Nam có thể kéo dài một thời gian 2, 3 năm.
Nhưng "vắng mợ thì chợ vẫn đông", không Trung Quốc thì còn những đối tác khác, và nếu kinh doanh sản xuất ở Việt Nam có lợi thì họ sẽ vào trám chỗ.
Và nói theo tích 'Tái ông mất ngựa', biết đâu đây lại chẳng là một dịp may cho nền kinh tế Việt Nam.
Một vận may
Tại sao lại một dịp may? Mới nghe thì như nghịch lý, nhưng không phải vậy nếu ta quay sang vấn đề định tính.Ở đây, nhắc là tuy đầu tư FDI ít nhưng những năm sau này Trung Quốc trúng thầu đến 90%, và chỉ nghe họ đấu thầu thì phần lớn những công ty thuộc những quốc gia khác te tua "chạy".
Nhà thầu Trung Quốc bỏ giá rẻ, sẳn sàng tìm nguồn vay vốn ở Trung Quốc cho Việt Nam, và hẳn là trong cơ chế TW cho phép các tỉnh và thành phố trực tiếp quản lý kinh tế ‘’đối ngoại’’, chuyện lì xì ‘’ nỉ hảo’’ không cần nói ai cũng hiểu ngay.
Chính thế mà sau khi trúng thầu, tiến độ thi công chậm, thiết bị thường cũ kỹ kạc hậu, đến những công đoạn cần kỹ thuật cao thì họ bỏ vấy, tìm cách đội vốn.
Việt Nam nợ cứ phải trả nhưng về trách nhiệm thì chủ thầu đổ tội cho ban Giám đốc thi công, đám này thì đổ tội cho hành chính địa phương, và một trăm thứ lý do lắt léo khác.
"Nhà thầu Trung Quốc đang tham gia nhiều dự án
trọng điểm về hạ tầng, năng lượng của Việt Nam, trong đó nhiều trường
hợp chậm trễ, đội vốn và gây rất nhiều tranh cãi."
"Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15
công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu. Với xi măng, tuy không
nêu cụ thể nhưng đối với các dự án do Trung Quốc làm tổng thầu (trong
tổng số 24 dự án), tỷ lệ nội địa hóa cơ bản được xác định là không có gì
hết, tức 0%."
"Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc
hội công bố trước đây cũng cho thấy, tính đến năm 2010, có đến 90% các
dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận
hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá
trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ
yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.
Trong số này, các doanh nghiệp đến từ bên kia
biên giới thực hiện tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có nhiều
dự án “tỷ đô” của ngành điện’’.
"...Và họ làm tới để 'dạy Việt Nam (thêm) một bài học' thì biết đâu họ đang tạo thời cơ cho ta vuột khỏi vòng kìm kẹp của họ."
Nhà văn Nam Dao
Mặc dầu nắm những khâu sản xuất cơ bản, nhà thầu
Trung Quốc không đáp ứng được trình độ kỹ thuật hiện đại, biến XN Việt
Nam thành nơi nhập nguyên vật liệu sản xuất. Mặt khác, theo những thông
tin đáng tin cậy, FDI Trung Quốc không đóng góp xây dựng công nghệ phụ
trợ khiến Việt Nam lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc.
Ngoài ra, ta cũng ghi nhận sự kiện những Chủ
thầu thu nhận ào ạt người Trung Quốc không có phép nhập cảnh và lao động
ở Việt Nam. Hội Liên Hiệp Lao Động Việt Nam báo rằng họ phần lớn là lao
động không chuyên môn, chiếm mất công việc lẽ ra phải giành cho công
nhân Việt Nam.
Theo bộ Lao Động-Thương binh- Xã hội, số lao
động bất hợp pháp này lên đến 80 ngàn người, chốt ở những vùng đất chiến
lược trên phương diện quân sự, như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Tây
Nguyên... và nắm khả năng cắt Việt Nam thành ba mảnh khó liên hợp tác
chiến. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từng băn khoăn về vấn đề chiến lược
này khi ông khuyến cáo nhà nước Việt Nam phải thận trọng trong dự án
khai thác bôxít ở Tây Nguyên.
Những vấn đề vừa đưa ra để cùng suy nghĩ ở trên
cho phép chúng ta chẳng có gì phải lo ngại nếu Trung Quốc dùng sức ép
kinh tế bằng cách rút những xí nghiệp họ hiện có ở Việt Nam. Tác động
có, nhưng nhỏ thôi, và chỉ ở ngắn hạn.
Cứ để họ 'phá hợp đồng'’, và ta nhân lấy đó làm
thời cơ để thay đổi một nền công - thương nghiệp ngày càng nhiều bất
cập. Và họ làm tới để 'dạy Việt Nam (thêm) một bài học' thì biết đâu họ
đang tạo thời cơ cho ta vuột khỏi vòng kìm kẹp của họ.
"Thoát Trung" là tất yếu
Trung Quốc tăng áp lực quân sự trên biển và trên
bộ, tạo áp lực kinh tế bằng cách đóng cửa cơ xuởng xí nghiệp, di tản
công nhân viên, và cuối cùng lệnh cho đám sai nha đàn áp người Việt Nam
định biểu tình ôn hòa nói lên ước vọng toàn vẹn lãnh thổ nước mình.
Cán cân lực lượng có vẻ nghiêng hẳn về phía phe
nhóm theo Trung Quốc để giữ Đảng nhưng lại mất nước theo cách nói nay
khá phổ biến!
Cán cân nếu thật nghiêng thỉ chỉ chốc lát, vì
cán cân bên kia là hàng triệu người Việt Nam yêu nước, trong đó có nhiều
người chống Tàu. Những người này biết muốn toàn vẹn lãnh thổ và dứt
khoát tiến hành những cải tổ nhằm hiện đại hóa xã hội Việt Nam thì phải
đi ra khỏi quĩ đạo Trung Quốc, nghĩa là phải Thoát Trung, như một tất
yếu.
"Quyền lực mềm của Đặng Tiểu Bình đang 'cứng dần' trong tay Tập Cận Bình nên nếu ta không phản ứng dứt khoát thì cái bàn tay Phương Bắc chẳng còn nể nang tình nghĩa gì mà không vặn cho gãy cổ kẻ còn yếu đuối ở phương Nam."
Nhà văn Nam Dao
Cụ thể Việt Nam cần phải:
- Chính thức đưa ngay sự vụ xâm phạm lãnh hải Việt Nam qua cài đặt giàn khoan HD 981 ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
- Đâm đơn kiện Trung Quốc vi phạm Luật Biển 1982 ( UNCLOS)
- Thúc đẩy tiến trình liên minh với Nhật Bản và Phi Luật Tân trong vấn đề biển đảo liên quan đến mọi bên.
- Tăng cường quan hệ với Mỹ trên mọi mặt hầu có được sự hỗ trợ cần thiết
- Lập một diển đàn quốc tế về vấn đề biển đảo để thông tin trung thực đến mọi quốc gia trong cộng đồng thế giới.
Vụ việc xâm phạm lãnh hải Việt Nam với giàn
khoan Hải Dương 981 tạo thời cơ cho sách lược Thoát Trung. Về lâu dài,
đó là phương cách duy nhất cho phép Việt Nam tồn tại trong cái thế địa
chính trị của mình, chẳng mới đây mà cả ngàn năm trước đã núi liền núi
sông liền sông.
Láng giềng gần là răng, ta là môi, thì răng cắn
môi là chuyện tất nhiên trong cái mộng bành trướng từ xưa đang hóa tinh
thành giấc mơ bá chủ ngày nay. Quyền lực mềm của Đặng Tiểu Bình đang
'cứng dần' trong tay Tập Cận Bình nên nếu ta không phản ứng dứt khoát
thì cái bàn tay Phương Bắc chẳng còn nể nang tình nghĩa gì mà không vặn
cho gãy cổ kẻ còn yếu đuối ở phương Nam.
Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam mạnh lên:
hãy nhớ họ đã phản bội khi thúc đẩy chia cắt đất nước ta với Hiệp Định
Genève năm 1954.
Đừng quên họ đã 'đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối
cùng' nhưng thò ra bắt tay Nixon- Kissinger, và ngay sau Hiệp Định
Paris năm 1973 họ chụp thời cơ Việt Nam rối rắm mang hải quân tiến chiếm
Hoàng Sa năm 1974.
Thoát Trung là một tất yếu. Không nắm lấy vận
hội này, Việt Nam sẽ tiếp tục chông chênh trên quĩ đạo Trung Quốc, và
rơi rụng như một vì sao tàn.
Nắm lấy, tức ta đoạt thời cơ đẩy đất nước vào
vòng xoay của những quốc gia hiện đại, tôn trọng những giá trị toàn cầu
và thể chế chính trị dân chủ pháp trị.
Hiện nay, đã xuất hiện những chính khách trẻ, có
đào tạo, có bản lĩnh, nắm những chức vụ tầm cỡ trong chính quyền và
trong doanh-thương nghiệp.
Nếu họ thành một khối đoàn kết với tầm nhìn tiến
bộ thì là đại hồng phúc cho dân tộc. Và chắc chắn họ sẽ được triệu
triệu đồng bào đồng tâm đồng lòng.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của
nhà văn Nam Dao tức giáo sư kinh tế Nguyễn Mạnh Hùng, từng làm
việc ở Đại học Laval, Quebec, Canada.
Wednesday, June 11, 2014
FUKUZAWA YUKICHI * THOÁT Á LUẬN
Fukuzawa Yukichi
Thoát Á luận
Tháng Sáu 11, 2014
Hải Âu, Kuriki Seiichi dịch
Từ thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) đã viết: “Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này”.
LTS: Khơi
dòng từ bài viết Xây danh dự cho dân tộc Việt của tác giả Nguyễn Lương
Hải Khôi, hàng loạt bài viết đã gửi về tranh luận quanh chủ trương Việt
Nam nên thoát Á hay thoát thân…
Thoát Á luận là tựa đề bài báo của
Fukuzawa Yukichi, với nội dung thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa
tiểu nông, cổ hủ lạc hậu, nặng về hình thức giả tạo bên ngoài của các
nước châu Á mà Trung Quốc là điển hình, để học theo nền văn minh phương
Tây và hội nhập vào thế giới bên ngoài.
Bài luận nổi tiếng này đã khơi nguồn cho dòng triết
học Khai sáng của Nhật Bản, nền tảng tư tưởng và tinh thần của cuộc
Canh tân Minh Trị đưa nước Nhật thoát khỏi nguy cơ lệ thuộc và phát
triển ngang hàng với phương Tây cuối thế kỉ 19, đầu thế kỷ 20.
Tuần Việt Nam giới thiệu bài luận này như một tư liệu để bạn đọc tham khảo.
Thử nghĩ mà xem, những người phương Tây
từ thời cổ kim đến nay đều có cùng dòng dõi giống nhau và họ không khác
nhau nhiều lắm. Nếu ngày xưa họ chậm chạp thì ngày nay họ di chuyển hoạt
bát và nhanh chóng hơn chính là vì họ lợi dụng được thế mạnh của phương
tiện giao thông đó mà thôi. Đối với chúng ta, những người sống ở phương
Đông, trừ khi chúng ta có quyết tâm vững chắc muốn chống lại xu thế văn
minh phương Tây thì chúng ta mới có thể chống đỡ được, còn nếu không
tốt nhất là chúng ta hãy cùng chia sẻ chung số mệnh với nền văn minh ấy.
Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng tình hình
thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể
nào chống lại được sự tấn công dữ dội của nền văn minh ấy. Vậy tại sao
chúng ta không cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra
một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những
thành quả của nền văn minh ấy?
Chân dung Fukuzawa Yukichi. Nguồn ảnh: wikipedia |
Làn gió văn minh như là sự lan truyền của dịch bệnh sởi. Hiện giờ dịch bệnh sởi khởi phát từ vùng miền tây ở Nagasaki
đang lan truyền về phía đông tới vùng Tokyo nhờ tiết trời ấm áp của mùa
xuân. Thời điểm này chúng ta sợ sự lan truyền của dịch bệnh này thì
phải tìm phương thuốc, nhưng liệu có phương thuốc nào có thể ngăn chặn
sự lây lan này không? Tôi có thể chứng minh rằng chúng ta không có một
phương thuốc nào ngăn chặn được dịch bệnh cả. Cho dù chúng ta có ngăn
chặn được dịch bệnh có thể lây lan này thì hậu quả là con người chúng ta
sẽ chỉ có hư hỏng mà thôi.
Trong nền văn minh ấy có cả lợi lẫn hại
song song, nhưng lợi luôn nhiều hơn hại, sức mạnh của những điều lợi đó
không gì có thể ngăn cản được. Đó chính là điểm mà tôi muốn nói rằng
chúng ta không nên tìm cách ngăn cản lại sự lan truyền của nền văn minh
ấy. Là những người trí thức, chúng ta hãy góp sức giúp cho sự lan truyền
của làn sóng văn minh đó tới toàn dân trong nước để họ thấy được và làm
quen với nền văn minh ấy càng sớm càng tốt. Làm được như vậy chính là sự nghiệp của những người trí thức.
Nền văn minh phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt
đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei,
1848-1854). Người dân trong nước bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích
của nền văn minh ấy, và đang dần dần tích cực hướng tới tiếp nhận nền
văn minh ấy. Nhưng con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đang bị cản
trở bởi chính phủ già nua lỗi thời. Cho nên đó là vấn đề không thể giải
quyết được. Nếu chúng ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh
chắc chắn không thể xâm nhập vào được.
Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên, nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa.
Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên, nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa.
Trong thời điểm hiện nay, những sĩ phu Nhật Bản chúng ta hãy dựa trên
cơ sở đại nghĩa “coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”, thêm nữa
chúng ta có cơ may được dựa trên thánh chỉ tôn nghiêm của Thiên Hoàng,
nhất định chúng ta phải từ bỏ chính phủ cũ, thành lập chính phủ mới,
không phân biệt quan lại triều đình và thần dân, toàn dân trong nước
tiếp thu nền văn minh hiện đại phương Tây. Nếu chúng ta làm được như
vậy, chúng ta không những có thể thoát ra khỏi sự trì trệ lạc hậu cũ kĩ
của nước Nhật Bản mà còn có thể đặt lại được một trật tự mới trên toàn
Châu Á. Chủ trương của tôi chỉ gói gọn trong hai chữ “Thoát Á”.
Hình minh họa. Nguồn ảnh: Corbis |
Nước Nhật Bản chúng ta nằm tại miền cực đông Châu Á, giá như chúng ta có tinh thần dân tộc thoát ra khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận tới nền văn minh phương Tây thì chúng ta đã có thể hoà nhập với nền văn minh phương Tây rồi. Tuy nhiên, thật không may cho Nhật Bản chúng ta, bên cạnh nước chúng ta có hai nước láng giềng, một nước gọi là Chi Na (Trung Quốc), một nước gọi là Triều Tiên.
Cả hai dân tộc của hai nước này giống như dân tộc Nhật Bản chúng ta đều được nuôi dưỡng theo phong tục tập quán, tinh thần và nền giáo dục chính trị kiểu Châu Á cổ lai hi. Tuy nhiên, có lẽ do nhân chủng khác nhau, hoặc do quá trình di truyền khác nhau, hoặc do nền giáo dục khác nhau nên có sự khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc. Dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên giống nhau nhiều hơn và không có nhiều điểm giống với dân tộc Nhật Bản. Cả hai dân tộc này đều không biết đường lối phát triển quốc gia tự lập.
Ngày nay, trong thời đại phương tiện giao
thông tiện lợi, cả hai dân tộc không thể không nhìn thấy được sự hiện
hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ lại cho rằng những điều mắt
thấy tai nghe về nền văn minh phương Tây như vậy cũng không làm họ động
tâm động não. Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến
luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn
minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ
thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý
của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa,
Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực
chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn
bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự
phụ.
Theo đánh giá của tôi, trong tình hình lan truyền mạnh mẽ của nền văn
minh phương Tây sang phương Đông như hiện nay, hai nước ấy không thể
giữ gìn được nền độc lập. Nếu trong hai nước ấy, xuất hiện những nhân
tài kiệt xuất mở đầu bằng công cuộc khai quốc, tiến hành cuộc đại cải
cách chính phủ của họ theo quy mô như phong trào Duy Tân (Minh Trị Duy
Tân) của chúng ta, rồi cải cách chính trị, đặc biệt là tiến hành các
hoạt động đổi mới nhân tâm và cách suy nghĩ thì may ra họ mới giữ vững
được nền độc lập, còn nếu không làm được như vậy thì chắc chắn chỉ trong
vòng vài năm tới hai nước sẽ mất, đất đai của các hai nước ấy sẽ bị
phân chia thành thuộc địa của các nước văn minh khác trên thế giới.
Vậy lý do tại sao? Đơn giản thôi, vì tại thời điểm mà sự lan truyền của nền văn minh và phong trào khai sáng (bunmei kaika) giống như sự lan truyền bệnh sởi, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã chống lại quy luật lan truyền tự nhiên ấy của nền văn minh. Họ quyết liệt tìm cách chống lại sự lan truyền nền văn minh ấy ví như họ tự đóng chặt cửa sống trong phòng khép kín không có không khí lưu thông thì sẽ bị chết ngạt.
Vậy lý do tại sao? Đơn giản thôi, vì tại thời điểm mà sự lan truyền của nền văn minh và phong trào khai sáng (bunmei kaika) giống như sự lan truyền bệnh sởi, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã chống lại quy luật lan truyền tự nhiên ấy của nền văn minh. Họ quyết liệt tìm cách chống lại sự lan truyền nền văn minh ấy ví như họ tự đóng chặt cửa sống trong phòng khép kín không có không khí lưu thông thì sẽ bị chết ngạt.
Tục ngữ có câu “môi hở răng lạnh”, nghĩa là các nước láng giềng không
thể tách rời được nhau và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng hai nước Trung Quốc
và Triều Tiên trong thời điểm hiện nay không đóng vai trò giúp đỡ một
chút nào cho nước Nhật chúng ta cả. Dưới nhãn quan của người phương Tây
văn minh, họ nhìn vào những gì có ở hai nước Trung Quốc và Triều Tiên
thì sẽ đánh giá nước Nhật chúng ta cũng giống hai nước ấy, có nghĩa là
họ đánh giá ba nước Trung – Hàn – Nhật giống nhau vì ba nước cùng chung
biên giới. Lấy ví dụ, chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên chuyên chế cổ
phong và không có hệ thống pháp luật nên người phương Tây cũng nghĩ rằng
Nhật Bản chúng ta cũng là một nước chuyên chế và không có luật pháp.
Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quốc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương Tây coi là không có lòng nhân ái. Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được.
Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quốc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương Tây coi là không có lòng nhân ái. Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được.
Lấy những ví dụ này, tôi ví trường hợp
nước Nhật Bản bên cạnh các nước Trung Quốc và Triều Tiên không khác gì
trường hợp trong một làng có một người sống bên cạnh toàn những người
ngu đần, vô trật tự, hung bạo và nhẫn tâm thì dù người đó có là người
đúng đắn lương thiện đến đâu đi chăng nữa cũng bị nhiều người khác cho
rằng là “cá mè một lứa”, cũng chẳng khác gì những người hàng xóm. Khi
những vụ việc rắc rối này sinh sôi nảy nở có thể gây ảnh hưởng trở ngại
lớn tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một đại bất
hạnh cho nước Nhật Bản!
Vì vậy, nhằm thực hiện sách lược của chúng ta thì chúng ta không còn
thời gian chờ đợi sự khai sáng (enlightenment, bunmei kaika) của các
nước láng giềng Châu Á để cùng nhau phát triển được mà tốt hơn hết chúng
ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng
ngũ các nước văn minh phương Tây. Chúng ta không có tình cảm đối xử đặc
biệt gì với hai nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên cả, chúng ta
hãy đối xử với hai nước như thái độ của người phương Tây đối xử. Tục ngữ
có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nghĩa là nếu chúng ta chơi
với những người bạn xấu, thì chúng ta cũng trở thành người xấu. Đơn giản
là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á!
Hải Âu, Kuriki Seiichi dịch
*****
Về tác giả: Fukuzawa Yukichi (1835-1901, tên phiên âm Hán Việt: Phúc Trạch Dụ Cát) là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Ông là một nhà cải cách chính trị xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu của Nhật Bản từ cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị – thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn lao trong lịch sử Nhật Bản.
Tư tưởng
của ông có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai sáng ở Nhật Bản vào
cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một
cường quốc trên thế giới. (Nguồn: Wikipedia)
********
Nguồn:
BÌNH LUẬN
Giải pháp cho Đảng nhân vụ giàn khoan
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Bài tham gia Diễn đàn BBC Tiếng Việt
Cập nhật: 11:28 GMT - thứ ba, 10 tháng 6, 2014
Hành động Trung Quốc cắm
giàn khoan trên vùng biển do Việt Nam quản lý đang làm sao nhãng sự
quan tâm của dân chúng đến việc triển khai thi thành Hiến pháp sửa đổi.
Giàn khoan và Hiến pháp đều là những vấn đề ảnh hưởng to lớn đến sự đi lên của đất nước.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tuy không mấy liên quan nhưng việc
diễn giải triển khai Hiến pháp theo hướng nào sẽ tạo động lực hoặc kìm
hãm đất nước phát triển, từ đó mà có được hay không lời giải lối ra cho
những vụ giàn khoan về sau.
Bộ máy nhà nước
Chúng ta biết rằng Hiến pháp quy định về tổ chức
bộ máy nhà nước. Tổ chức như thế nào, các thiết chế quan hệ với nhau ra
sao, đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng hòng tìm ra một cơ chế hoạt động
sao cho hiệu quả nhất.
Đặc thù ở Việt Nam là một đảng lãnh đạo đi theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên tổ chức bộ máy nhà nước bên cạnh
những điểm tương đồng thì cũng có điểm khác với mô hình chính quyền của
các quốc gia dân chủ đa đảng.
Trong nhiều năm trở lại đây, vì vấn đề hiệu quả
và để tạo sức bật cho đất nước phát triển, Đảng cộng sản đã phải tìm
cách tổ chức thiết kế bộ máy nhà nước sao cho tiệm cận với mô hình tổ
chức chính quyền của các quốc gia dân chủ.
Cụ thể: Hiến pháp năm 1992 chỉ có duy nhất một
từ lập pháp trong câu Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và
lập pháp, và không có từ hành pháp hay tư pháp. Người nước ngoài chắc sẽ
khó tưởng tượng một hiến pháp lại thiếu đi những từ này.
Đến năm 2001 Quốc hội đã ban hành nghị quyết bổ
sung vào Hiến pháp nội dung tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước là:
"Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp."
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 thì đưa thêm vào từ
“kiểm soát” sau từ “phối hợp” và tiến thêm một bước khi quy định cụ thể
Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, chính phủ thực hiện quyền hành pháp,
tòa án thực hiện quyền tư pháp.
Như thế mô hình nhà nước đã có dáng hình gần gũi
với hệ thống tổ chức tam quyền phân lập hoat động theo nguyên lý cân
bằng kiểm soát của chính quyền dân chủ.
Những sự thay đổi cho thấy vì quyền lợi của
chính mình Đảng cộng sản chẳng thể nào bỏ qua được tinh hoa tri thức
nhân loại đã được đúc rút kiểm chứng qua mấy trăm năm lịch sử kể từ khi
ra đời Hiến pháp Mỹ.
Thực tế ở Việt Nam, bộ máy nhà nước không chỉ
được vận hành theo Hiến pháp mà nó còn thường xuyên chịu tác động bởi
hoạt động lãnh đạo của Đảng.
tác động bởi hoạt động lãnh đạo của Đảng Các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước đều là
thành viên trong các cơ quan ban bệ của Đảng, những người này không chỉ
hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật mà trước nhất và trên hết họ hoạt
động theo các Nghị quyết của Đảng.
Khi đó các thiết chế bộ máy nhà nước đã không
vận hành theo các nguyên lý đã được tính toán, thiết kế, bố trí ở Hiến
pháp. Phần mềm khoa học đã được lập trình cho bộ máy nhà nước lại bị vứt
bỏ.
Thế khi các thiết chế bộ máy nhà nước hoạt động
theo các nguyên lý của Đảng thay vì theo Hiến pháp thì có đảm bảo hiệu
năng cho bộ máy không?
Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng có dung hợp được với các nguyên lý tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước không?
Đảng là tổ chức của những con người hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phục tùng chấp hành, trong khi bộ
máy Nhà nước là tổ chức của các thiết chế vận hành với nguyên tắc phân
công phối hợp hoặc cân bằng kiểm soát, như thế làm sao có thể dung hợp?
Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng có thể
cũng mang tính khoa học nhưng mục tiêu của tổ chức đảng là chiếm lĩnh
và duy trì quyền lãnh đạo, khác với mục tiêu của các thiết chế bộ máy
nhà nước là thực hiện cho thật tốt chức năng nhiệm vụ quyền hạn đã được
quy định theo Hiến pháp.
Nếu Đảng chỉ lãnh đạo bằng đường lối chính sách với các mục tiêu dài hạn thì xem ra cũng ổn.
Nhưng thực tế Đảng lại hoạt động với những mục
tiêu ngắn hạn và thường xuyên chỉ đạo cụ thể với từng vấn đề của đời
sống đất nước phát sinh hàng ngày.
Giải pháp cho Đảng
Đảng muốn giữ quyền lãnh đạo đất nước và hẳn
Đảng cũng muốn đất nước phát triển, nhưng thực tế Đảng mới chỉ thực hiện
được vế thứ nhất, vế thứ hai thì chưa làm được.
Để làm được thực sự cũng không khó gì, Đảng chỉ
cần mạnh dạn, tiến đến gần, chọn lấy và sử dụng các thành tựu của nhân
loại, vận dụng một cách khôn ngoan hợp lý hơn.
Thực ra thì nhiều việc Đảng cũng đã làm rồi, ví
như chủ trương bỏ đi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện,
xã, phường.
Nước Mỹ và hầu hết các nước dân chủ tiến bộ họ
chỉ tổ chức hai cơ quan dân cử là Nghị viện liên bang và nghị viện bang,
tương ứng với Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam.
Nhưng thay đổi như đó chưa đủ để đất nước phát
triển. Để đất nước phát triển Đảng cần tiết giảm các hoạt động thường
xuyên can thiệp vào bộ máy nhà nước, Đảng không làm thay cho nhà nước và
hãy thay thế tư cách giải quyết vấn đề.
Cùng một vấn đề phải giải quyết, Đảng nên xử lý
bằng tư cách các thiết chế bộ máy nhà nước thay vì tư cách Đảng. Để ra
một chính sách thay vì cơ quan Đảng ra nghị quyết hãy để cho Quốc hội
hoặc Ủy ban thường vụ quốc hội thực hiện.
Như thế sẽ không trái với Hiến pháp, giúp cho bộ
máy nhà nước được vận hành theo đúng các nguyên lý khoa học đã thiết
kế, tiệm cận với mô thức hoạt động của các chính quyền dân chủ tiến bộ.
Trong định hướng xây dựng quốc gia pháp quyền,
Đảng cần thay thế tư cách giải quyết vấn đề để hợp lực được với sức mạnh
của tính hợp hiến và hợp pháp.
Để Đảng không mất quyền lãnh đạo thì điều hợp lý
cần làm hợp nhất Tổng bí thư và Bộ chính trị với Chủ tịch quốc hội và
Ủy ban thường vụ quốc hội. Khi đó Đảng lãnh đạo bằng đường lối chính
sách cũng tương hợp với Quốc hội ban hành luật.
Lối ra thoát Trung
Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc gây hấn ở
Biển Đông, nếu Đảng và Quốc hội thực hiện một lộ trình canh tân hệ
thống, đổi mới theo hướng dân chủ tiến bộ sẽ tạo sức bật cho đất nước
phát triển và đó cũng là giải pháp về lâu dà để thoát Trung.
Quốc hội có thể dành 100 ghế cho những người ngoài Đảng lâu nay vẫn có những quan điểm ý kiến khác với Đảng trên nhiều vấn đề.
Đó là những người vẫn quy kết Đảng độc quyền lãnh đạo, mất dân chủ và nhiều người trong số họ đã được quốc tế biết đến.
"Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, nếu Đảng và Quốc hội thực hiện một lộ trình canh tân hệ thống, đổi mới theo hướng dân chủ tiến bộ sẽ tạo sức bật cho đất nước phát triển và đó cũng là giải pháp về lâu dà để thoát Trung."
Số 100 ghế đại biểu Quốc hội có thể lấy từ các thành viên thuộc khối cơ quan hành pháp và tư pháp.
Điều này phù hợp với tinh thần của Hiến pháp sửa
đổi đã phân định Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện
quyền hành pháp còn Tòa án thực hiện quyền tư pháp.
Nếu làm được hình ảnh và vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế sẽ thay đổi, thế giới khi thấy Việt Nam vận động
theo hướng dân chủ, sẽ ủng hộ giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
Không chỉ thế, khi Việt Nam dân chủ hóa sẽ thu
hút làn sóng đầu tư mới từ quốc tế giúp cho nền kinh tế thoát khỏi tình
trạng bi đát, dân nghèo có cơ may đổi đời.
Trong mối tương quan với Trung Quốc, một nước
Việt Nam dân chủ hóa sẽ như nhát đốt của con ong lên cơ thể con thú
Trung Quốc, sẽ khiến nó lồng lên mà bỏ chạy đi nơi khác.
Đó là giải pháp toàn vẹn vừa duy trì vị thế lãnh
đạo của Đảng, vừa nâng cao dân chủ, vừa thúc đẩy kinh tế phát triển,
đồng thời lại giải quyết được các vấn đề đất nước như vụ giàn khoan và
đạt được yêu cầu thoát Trung.
BBài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của trưởng văn
phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự ở thành phố Nam Định.
Bộ Chính trị định đoạt về Biển Đông?
Từ năm 2009, Trung Quốc đã đâm húc
tàu thuyền ngư dân Việt Nam, bắn họ, đánh đập họ, bắt họ, đòi tiên
chuộc, cướp phá hoại tài sản của họ biết bao nhiêu lần. Hoàng Sa thì từ
khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, họ khăng
khăng là không có tranh chấp, không có gì để đàm phán. Trong cuộc đối
đầu về giàn khoan HD-981, họ đã đâm hư hại 24 tàu của cơ quan nhà nước
Việt Nam, coi nhà nước Việt Nam không ra gì.
Với thực tế đó, còn có gì để nấn ná với khái niệm “kiên trì đàm phán” nữa? Chắc chắn là Trung Quốc sẽ không nhượng bộ gì về chủ quyền đối với các đảo. Về vùng đặc quyền kinh tế có thể có chung quanh các đảo nói chung và vấn đề giàn khoan HD-981 nói riêng, nếu Trung Quốc có nhượng bộ, chắc chắn là họ sẽ ra giá. Giá đó có thể là công nhận “chủ quyền Trung Quốc” trên quần đảo và trong vùng nội thủy và lãnh hải mà họ tuyên bố, hay là để cho họ cùng khai thác trong vùng Tư Chính - Nam Côn Sơn. Thậm chí, cũng có thể một trong những mục đích chính của Trung Quốc trong việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 là để gây áp lực buộc Việt Nam cho họ cùng khai thác trong vùng Tư Chính - Nam Côn Sơn.
Như vậy, thực chất của biện pháp “kiên trì đàm phán” chính là vì “đại cục” mà hy sinh Hoàng Sa, và vùng biển Hoàng Sa có thể có. Biện pháp thứ nhì, đối đầu trên thực địa, là không thể thiếu được, nhưng là một cuộc chiến không cân sức cho Việt Nam. Việt Nam phải bổ xung bên cạnh lòng dũng cảm, sự chịu đựng và hy sinh của cảnh sát biển Việt Nam, kiểm ngư và ngư dân với biện pháp thứ ba: biện pháp pháp lý.
Ngày 23/5, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời phóng viên Reuters, “Cá nhân tôi là một luật gia, tôi luôn luôn hỏi mình khi nào là thời điểm để sử dụng biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta phải chờ đợi quyết định của Chính phủ.” Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Chính trị sẽ quyết định “thời điểm nào hợp lý” cho việc kiện. Tuy không phải là luật gia, tôi cũng tự hỏi, “Bao giờ Bộ Chính trị Việt Nam mới quyết định xử dụng biện pháp pháp lý, một biện pháp hòa bình, văn minh, và là biện pháp duy nhất trong đó Việt Nam có thể chiến đấu một cách bình đẳng với Trung Quốc?”
Dường như có điều gì đó làm họ chần chừ. Có phải là họ ngại trả đũa kinh tế từ Trung Quốc chăng?
Ngày nay, câu hỏi không khắc nghiệt bằng “Hòa hay chiến?”, nó là “Kiện hay không kiện?” (Kiện ở đây là kiện Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS trong sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, không phải là kiện để đòi lại Hoàng Sa, vì không có tòa nào có thẩm quyền để thụ lý vụ kiện kiện để đòi lại Hoàng Sa).
Ngày nay, việc ra tòa để giải quyết tranh chấp
là một phương tiện văn minh. Hàng chục nước trên thế giới đã ra tòa để
giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, trong đó có cả Thái Lan,
Campuchia, Malaysia, Singapore và Indonesia. Philippines cũng đã phải
hỏi câu hỏi “Kiện hay không kiện?”, và họ đã có một trả lời không bị cột
vào nỗi sợ Trung Quốc sẽ trả đũa kinh tế, hay nỗi sợ nào đó khác.
Trả lời của Bộ chính trị cho câu hỏi “Kiện hay không?” sẽ trả lời những câu hỏi, “Lãnh đạo Việt Nam có dùng tất cả các biện pháp hòa bình không? Có dùng tất cả những biện pháp cần thiết không? Có dùng tất cả những biện pháp trong đó Việt Nam có thể đấu tranh một cách bình đẳng không?”.
Trả lời cho những câu hỏi đó sẽ là những chỉ số
quan trọng về lãnh đạo Việt Nam đối phó với Trung Quốc thế nào trong
cuộc tranh chấp có tính sống còn cho Việt Nam, có thể giúp chúng ta dự
đoán về tương lai, và có thể giúp Trung Quốc đánh giá về ý chí trên thực
tế của lãnh đạo Việt Nam.
Trung Quốc đã cố ý triển khai giàn khoan ở một địa điểm mà Việt Nam có thể đơn phương kiện. Có thể đó là phép thử của họ, xem lãnh đạo Việt Nam có dám kiện hay không. Nếu Trung Quốc cho rằng lãnh đạo Việt Nam sợ trả đũa kinh tế, hay sợ điều gì khác, cho nên không dám kiện, họ sẽ lấn tới và làm cho tình hình của Việt Nam nguy khốn hơn.
Hiện nay, cảnh sát biển và kiểm ngư đang dũng cảm thi hành nhiệm vụ của họ, ngư dân Việt Nam đang kiên trì bám biển dưới mũi tàu sắt Trung Quốc, lòng dân đang bức xúc, nhưng chưa biết Bộ chính trị sẽ thi hành nhiệm vụ của họ thế nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/06/140607_bo_chinh_tri_bien_dong.shtml
TS. Dương Danh Huy
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Cập nhật: 08:59 GMT - thứ ba, 10 tháng 6, 2014
Tường thuật của ngư dân và clip
về việc tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc bao vây, đuổi và đâm chìm làm
tôi nhớ lại một chuyện thời sinh viên.
Hôm đó, tôi thấy trong một thư viện của đại học
một quyển sách với một chuỗi hình chụp từ máy bay. Những hình này chụp
lại cảnh một chiếc thuyền cuả người Việt tỵ nạn trong thập niên 1980 bị
nhiều thuyền hải tặc bao vây. Thuyền hải tặc dùng bạt che số hiệu và đâm
húc cho đến khi chiếc thuyền xấu số chìm. Không biết bao nhiêu sinh
mạng đã bị dập tắt trong lòng biển. Lần này may mắn là các nạn nhân được
cứu.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Với thực tế đó, còn có gì để nấn ná với khái niệm “kiên trì đàm phán” nữa? Chắc chắn là Trung Quốc sẽ không nhượng bộ gì về chủ quyền đối với các đảo. Về vùng đặc quyền kinh tế có thể có chung quanh các đảo nói chung và vấn đề giàn khoan HD-981 nói riêng, nếu Trung Quốc có nhượng bộ, chắc chắn là họ sẽ ra giá. Giá đó có thể là công nhận “chủ quyền Trung Quốc” trên quần đảo và trong vùng nội thủy và lãnh hải mà họ tuyên bố, hay là để cho họ cùng khai thác trong vùng Tư Chính - Nam Côn Sơn. Thậm chí, cũng có thể một trong những mục đích chính của Trung Quốc trong việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 là để gây áp lực buộc Việt Nam cho họ cùng khai thác trong vùng Tư Chính - Nam Côn Sơn.
Như vậy, thực chất của biện pháp “kiên trì đàm phán” chính là vì “đại cục” mà hy sinh Hoàng Sa, và vùng biển Hoàng Sa có thể có. Biện pháp thứ nhì, đối đầu trên thực địa, là không thể thiếu được, nhưng là một cuộc chiến không cân sức cho Việt Nam. Việt Nam phải bổ xung bên cạnh lòng dũng cảm, sự chịu đựng và hy sinh của cảnh sát biển Việt Nam, kiểm ngư và ngư dân với biện pháp thứ ba: biện pháp pháp lý.
Ngày 23/5, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời phóng viên Reuters, “Cá nhân tôi là một luật gia, tôi luôn luôn hỏi mình khi nào là thời điểm để sử dụng biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta phải chờ đợi quyết định của Chính phủ.” Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Chính trị sẽ quyết định “thời điểm nào hợp lý” cho việc kiện. Tuy không phải là luật gia, tôi cũng tự hỏi, “Bao giờ Bộ Chính trị Việt Nam mới quyết định xử dụng biện pháp pháp lý, một biện pháp hòa bình, văn minh, và là biện pháp duy nhất trong đó Việt Nam có thể chiến đấu một cách bình đẳng với Trung Quốc?”
Dường như có điều gì đó làm họ chần chừ. Có phải là họ ngại trả đũa kinh tế từ Trung Quốc chăng?
Hệ quả?
Ngày xưa, khi trả lời câu hỏi “Hòa hay chiến?”, có lẽ lãnh đạo và người dân Đại Việt cũng đã nghĩ tới những hệ quả xấu cho nông nghiệp từ vó ngựa Mông Cổ. Có lẽ họ cũng đã nghĩ đến chiến lược đồng không nhà trống có thể ảnh hưởng đến kinh tế thế nào. Và họ còn phải nghĩ sẽ sinh bao nhiêu xương máu trước quân đội thiện chiến nhất thế giới lúc đó. Nhưng trả lời của họ vẫn là trả lời mãi có tiếng thơm trong lịch sử.Ngày nay, câu hỏi không khắc nghiệt bằng “Hòa hay chiến?”, nó là “Kiện hay không kiện?” (Kiện ở đây là kiện Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS trong sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, không phải là kiện để đòi lại Hoàng Sa, vì không có tòa nào có thẩm quyền để thụ lý vụ kiện kiện để đòi lại Hoàng Sa).
Trả lời của Bộ chính trị cho câu hỏi “Kiện hay không?” sẽ trả lời những câu hỏi, “Lãnh đạo Việt Nam có dùng tất cả các biện pháp hòa bình không? Có dùng tất cả những biện pháp cần thiết không? Có dùng tất cả những biện pháp trong đó Việt Nam có thể đấu tranh một cách bình đẳng không?”.
"Trung Quốc đã cố ý triển khai giàn khoan ở một địa điểm mà Việt Nam có thể đơn phương kiện. Có thể đó là phép thử của họ, xem lãnh đạo Việt Nam có dám kiện hay không. "
Trung Quốc đã cố ý triển khai giàn khoan ở một địa điểm mà Việt Nam có thể đơn phương kiện. Có thể đó là phép thử của họ, xem lãnh đạo Việt Nam có dám kiện hay không. Nếu Trung Quốc cho rằng lãnh đạo Việt Nam sợ trả đũa kinh tế, hay sợ điều gì khác, cho nên không dám kiện, họ sẽ lấn tới và làm cho tình hình của Việt Nam nguy khốn hơn.
Hiện nay, cảnh sát biển và kiểm ngư đang dũng cảm thi hành nhiệm vụ của họ, ngư dân Việt Nam đang kiên trì bám biển dưới mũi tàu sắt Trung Quốc, lòng dân đang bức xúc, nhưng chưa biết Bộ chính trị sẽ thi hành nhiệm vụ của họ thế nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/06/140607_bo_chinh_tri_bien_dong.shtml
VN không có nhiều lựa chọn trong vụ tranh cãi về biển với TQ
Việt Nam đã ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc
tràn ra khắp nước sau khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc bắt đầu hoạt
động trong vùng biển có tranh chấp. Nhưng giới hữu trách chưa từ bỏ sự
chống đối nhắm vào hoạt động của Trung Quốc, và đã phái tàu đến quấy
nhiễu công tác khoan dầu, cứu xét việc kiện trước tòa án quốc tế đòi
giải quyết vụ tranh chấp và ve vãn các đồng minh trong khu vực như
Philippin. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown ghi nhận chi tiết về
chính sách ngoại giao nhiều rủi ro đằng sau nỗ lực này.
Trung Quốc đã làm khó Việt Nam trong tuần này qua việc gửi một “văn thư
xác định lập trường” cho Liên Hiệp Quốc về hoạt động của giàn khoan dầu
trị giá 1 tỷ đôla trong một phần của Biển Ðông mà Việt Nam cũng đòi chủ
quyền.
Trung Quốc tố cáo Việt Nam là đâm vào tàu thuyền của họ, cử người nhái
và “các điệp viên dưới nước” vào vùng hải phận mà họ nói không thể tranh
cãi được là của Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer
Trung Quốc luôn chống lại sự can thiệp của bên thứ ba vào các vụ tranh
chấp giữa các nước cùng đòi chủ quyền vùng Biển Ðông, nhưng biến chuyển
này có thể đặt Việt Nam vào thế khó xử, theo nhận định của Giáo sư Carl
Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia. Giáo sư Thayer nhận định:
“Phải chăng Trung Quốc tìm cách khiêu khích một cuộc tranh luận ở đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc, khiến các nước phải đưa ra quyết định hoặc có
hành động hoặc giữ im lặng? Tìm cách cô lập hóa Việt Nam thông qua việc
buộc các nước quan tâm hơn về Trung Quốc phải im lặng bởi vì họ không
muốn bị coi là đẩy ra chỗ công khai, như Brunei, chỉ tìm cách tránh né
hay lẩn trốn.”
Việt Nam không thể cạnh tranh với sức mạnh của Trung Quốc và vẫn còn lệ
thuộc nặng vào Bắc Kinh về giao thương. Việt Nam được cho là đang cứu
xét đưa vụ việc ra trước tòa về vùng biển có tranh chấp, nhưng có thể
phải mất nhiều năm để đưa vụ kiện ra trước một tòa án quốc tế.
Theo giáo sư Thayer, một chọn lựa có thể là lợi dụng sự thách thức của
Philippines về tính hợp pháp của những khẳng định chủ quyền lãnh hải của
Trung Quốc tại một tòa án quốc tế ở La Haye. Ông nói tiếp:
“Ðường lối tốt nhất về mặt chính trị, nếu không thể hàn gắn được bang
giao với Trung Quốc, là cùng với Philippines tìm cách tăng thêm sự khẳng
định trong tư cách là một nước bạn của Philippines.”
Liên minh của Việt Nam với Philippines đã thể hiện một cách nhẹ nhàng
hôm thứ hai khi nước này mở các cuộc đấu bóng đá, bóng chuyền và kéo co
với thủy thủ trên một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa.
Trước đây, hai chính phủ sẽ e ngại tổ chức một sự kiện như thế, vì sợ
rằng sẽ có vẻ như “câu kết” với nhau chống lại Trung Quốc, theo nhận
định của ông Alexander Vuving, một chuyên gia phân tích về an ninh ở
Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii.
Tuy nhiên, mọi sự nay đã đi tới một điểm mà cả hai nước có thể tăng cường và bày tỏ tình đoàn kết.
Ông Vuving nói Việt Nam cũng có thể trông đợi sự ủng hộ từ bên ngoài khu vực:
“Ấn Ðộ ở cách xa nhưng cũng đã tỏ ý ủng hộ Việt Nam vì thế nhìn vào lợi
ích cốt lõi của cả hai nước, tôi cho rằng các đồng minh vô tình này, nếu
muốn dùng từ ấy, sẽ là Philippines, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Ðộ.”
Việt Nam đã tiến gần hơn về phía Hoa Kỳ ngay cả trước khi xảy ra vụ
khủng hoảng về giàn khoan trong một “đường lối hòa giải liên tục để đối
lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc,” theo nhận định của ông Vuving.
Nhưng bộ chính trị Việt Nam cũng chia rẽ về mức độ thân cận mà họ tiếp
xúc với Washington. Một số không muốn cải cách chính trị, và một số khác
đã đầu tư quyền lợi vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Ông nhận định:
“Tôi nghĩ về cơ bản, nhưng người chủ trương cách tân muốn lại gần Hoa Kỳ hơn, không phải chỉ để bảo vệ lãnh thổ mà còn để cải cách kinh tế nữa. Nhưng ngay lúc này, thì phe này không có đại diện nhiều trong bộ chính trị.”
Trong khi đó, ngay trong nước Việt Nam đang chuẩn bị về lâu về dài. Hôm thứ hai, Quốc Hội đã thông qua một kế hoạch dự chi 760 triệu đôla để hỗ trợ cho ngư dân và đội tuần duyên.
Ngân khoản sẽ được dùng để mua thiết bị tuần tra và xây dựng tàu đánh cá ngoài khơi cho Ðội Tuần Duyên Việt Nam, cho Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam và ngư phủ.
Khoản này bao gồm việc xây dựng 3 ngàn tàu đánh cá bọc thép, theo ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Ngư nghiệp Việt Nam. Ðội tàu hiện nay khoảng 100 ngàn chiếc là tàu gỗ.
Ông Mưu nói các chính sách khai thác tài nguyên trong hải phận Việt Nam không phải là mới, nhưng vấn đề đã trở nên “nóng hơn” sau các hành động khiêu khích của Trung Quốc ngoài biển.
Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc là đâm vào tàu của họ trên 1 ngàn 400 lần, một lần khiến một tàu đánh cá bị chìm.
Bất chấp các mối nguy hiểm ngày càng nhiều, ông Mưu nói các tàu đánh cá Việt Nam đang hoạt động bình thường trên biển.
http://www.voatiengviet.com/content/vn-khong-co-nhieu-lua-chon-trong-vu-tranh-cai-ve-bien-voi-tq/1934586.html
Thoát Trung hay thoát Cộng?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-06-09
2014-06-09
Cuộc hội thảo làm thế nào để thoát Trung được một số trí thức trong
nước tổ chức tại Hà nội vào đầu tháng sáu năm 2014, mặc dù không được
báo chí trong nước đưa tin nhưng cũng gây được sự chú ý nơi công luận.
Có nhiều ý kiến cho rằng khuôn khổ của hội thảo đã rất bị hạn chế.
Thoát Á và Thoát Trung
Giữa thế kỷ 19, Hoàng đế Minh Trị của Nhật Bản khởi động phong trào
Duy tân canh tân nước Nhật theo mô hình phương Tây. Nền tảng của công
cuộc Duy Tân này chính là những suy nghĩ, biện giải, tìm tòi của các trí
thức Nhật bản trong buổi giao thời ở Châu Á khi chứng kiến sức mạnh của
các cường quốc phương Tây. Những suy nghĩ, biện giải này đã cho ra đời
một học thuyết nổi tiếng gọi là Thoát Á luận (Good bye Asia) của Nhật
Bản, theo đó, nước Nhật từ bỏ những cản trở có nguồn gốc từ truyền thống
Á châu trên con đường tương lai của mình.
Nước Nhật hiện nay là một cường quốc trên thế giới với một xã hội tôn trọng dân chủ và nhân quyền.
Cảm hứng từ nước Nhật cũng không ít thì nhiều gợi nên ý tưởng duy tân
cho nhiều người Việt Nam trong quá khứ. Và những toan tính duy tân
trong thế kỷ 20 đều thất bại.
Một học thuyết không phải là Thoát Á lại đến Việt Nam từ phương Tây
tên gọi là Cộng sản. Và trớ trêu thay nó lại là cơ sở tư trưởng chung
cho hai quốc gia có hàng ngàn năm lấn cấn với nhau đó là Việt Nam và
Trung Quốc, nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Cả hai quốc gia đều
không “thoát Á” như Nhật Bản mà lại du nhập thêm những ý tưởng toàn trị
như chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp,…
Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 người ta chứng kiến sự xung
đột giữa hai quốc gia cộng sản Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng, mà
trong đó ưu thế có vẻ nghiêng về cường quốc Trung Hoa.
Đối diện với sự kềm chế của nước Trung Hoa cộng sản, nhiều người Việt
Nam nghĩ cách thoát ra khỏi nó. Từ đó mà những ý nghĩ về Thoát Trung
tức là thoát khỏi Trung Quốc đã nhen nhóm trong mấy năm nay, và nó đã
chính thức ra mắt vào một ngày đầu tháng sáu 2014 tại Hà Nội trong một
cuộc hội thảo tên là Làm thế nào để thoát Trung.
Văn Hóa hay Chính trị?
Trong buổi hội thảo nhiều diễn giả lên tiếng nói rằng thoát Trung ở
đây không phải là bài Trung Quốc, mà là chống lại tư tưởng bá quyền của
nhà cầm quyền Trung Quốc hiện tại. Một điểm quan trọng nữa mà nhiều
người tham dự hội thảo cũng nêu lên là muốn thoát khỏi Trung Quốc thì
phải tự chủ tự cường về nhiều mặt.
Một nhà bất đồng chính kiến hiện sống ở Việt Nam là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
đồng ý rằng thoát Trung không phải là chống lại văn hóa Trung Hoa mà
hàng ngàn năm nay nước Việt Nam chịu ảnh hưởng.
“Trong những dân tộc mà giống Việt Nam thì Trung Quốc giống Việt
Nam nhất. Thậm chí hai cái nước bên cạnh mình là Lào và Cam Pu Chia cũng
không giống mình bằng người Tàu đâu. Tôi nghĩ là văn hóa là tri thức,
đó là một nền văn hóa cao của nhân loại, thì mình tiếp thu cũng giống
như tiếp thu văn hóa Hy Lạp hay châu Âu vậy.”
Muốn thoát Trung được thì phải thoát Cộng được. Cái gì là trở lực, nó hạn chế nó ngăn cản cái việc thoát Trung? Thì chính là cái việc mình chung ý thức hệ.
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Về vấn đề văn hóa này thì cũng có nhiều người nói rằng cũng phải
thoát ra khỏi sự ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa. Ông Nguyễn Gia Kiểng,
một trí thức Việt nam tại Pháp, người sáng lập Tập hợp dân chủ đa nguyên
đấu tranh cho một nền dân chủ tương lai của Việt Nam nói:
“Cái điều đó theo tôi là cái điều quan trọng nhất là mình phải
thoát khỏi cái văn hóa của Trung Quốc. Đó là cái văn hóa Khổng giáo. Cái
văn hóa đó nó tha hóa người trí thức, nó không nhìn nhận sự suy nghĩ và
hành động độc lập của cá nhân như là một giá trị. Trái lại nó coi cái
chữ trung, là trung thành với nhà cầm quyền như một giá trị cơ bản.
Nhưng vấn đề bây giờ không phải như vậy. Hiện nay khi người ta nói
đến chữ Thoát Trung là người ta nói đến sự thoát khỏi ảnh hưởng chính
trị của Trung Quốc.”
Thoát Trung hay Thoát Cộng?
Sự thoát ra khỏi ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc cũng chính là
việc chống lại tư tưởng bá quyền của Trung Quốc như những người tham dự
hội thảo nêu lên. Và khi đề cập đến vấn đề này Tiến sĩ Hà Sĩ Phu cho
rằng hội thảo đã không nêu lên được một điểm quan trọng:
“Muốn thoát Trung được thì phải thoát Cộng được. Cái gì là trở
lực, nó hạn chế nó ngăn cản cái việc thoát Trung? Thì chính là cái việc
mình chung ý thức hệ.”
Cái từ Cộng ở đây được Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nêu ra chính là ý thức hệ
Cộng sản mà cả hai quốc gia Việt nam và Trung quốc đều lấy làm nền tảng
tư tưởng cho mình.
Không giống như ý tưởng Thoát Á của những người Nhật bản cách đây gần
hai trăm năm là thoát ra khỏi những thói quen cũ kỹ ràng buộc, cản trở
xã hội đi lên của chính người châu Á, nay sự thoát Cộng mà Tiến sĩ Hà Sĩ
Phu đề ra lại là thoát khỏi những sự trói buộc của một giáo điều nhập
về từ phương Tây, và những giáo điều ấy cũng không được chính phương Tây
chấp nhận sau sự sụp đổ của khối cộng sản Liên Xô và Đông Âu bắt đầu
cách đây 25 năm.
Với ý kiến cho rằng cuộc hội thảo Thoát Trung mang ý nghĩa chính trị,
ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng nó không phù hợp với các tổ chức dân sự
như những người đứng ra tổ chức hội thảo. Hơn nữa ông còn trích lời ông
Chu Hảo nói rằng cuộc hội thảo lại không bàn đến chính sách. Mà theo ông
Kiểng thì chính trị không có chính sách thì không có ý nghĩa. Ông cũng
nói thêm là dường như các trí thức trong nước thiên về việc ủng hộ những
phe phái mà họ coi là chống lại Trung Quốc.
“Những người lãnh đạo cộng sản Việt nam họ có thể chống nhau, xung
khắc nhau về quyền lợi, về chỗ đứng cá nhân nhưng mà họ đều đồng ý với
nhau về một điểm là phải lệ thuộc vào Trung Quốc, phải gắn bó với Trung
Quốc để giữ cái chổ đứng, sự tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam.”
Như vậy ở đây ông Nguyễn Gia Kiểng lại có đồng quan điểm với Tiến sĩ
Hà Sĩ Phu rằng muốn thoát khỏi Trung quốc trong trạng huống hiện nay là
thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản.
Cũng trong những ngày đầu tháng sáu năm 2014 này, thế giới chứng kiến
chính quyền cộng sản Bắc kinh sử dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để
ngăn cấm việc kỷ niệm 25 năm ngày phong trào đòi dân chủ Thiên An Môn bị
đàn áp một cái đẫm máu.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nói:
“Tôi nói là cả hai dân tộc đều có một kẻ thù chung, cản trở tiến
bộ, cản trở dân chủ, thậm chí cản trở cả tình hữu nghị giữa hai dân tộc
nữa là chủ nghĩa cộng sản.”
Như vậy thuật ngữ Thóat Trung được đề ra trong cuộc hội thảo cũng đã
gây không ít nhiều tranh cãi. Mà tranh cãi lớn nhất có lẽ là theo như mô
tả của một người đến tham dự hội thảo rằng trong hội trường số 53 Phố
Nguyễn Du, Hà nội, nơi tổ chức hội thảo, dòng chữ Làm thế nào để thoát Trung lại đứng bên dưới khẩu hiệu lớn nhất là Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm, bên cạnh cờ đỏ búa liềm.
Bầu Kiên - con chó và kẻ đi săn
Phó Ngoáy (Danlambao)
- Hôm nay, sự kiện bầu Kiên cùng đồng bọn bị tòa án "nhân dân" tuyên án
30 năm tù giam và phạt tới 75 tỉ đồng với 4 tội danh - trốn thuế, làm
trái qui định nhà nước, kinh doanh trái phép và lừa đảo chiếm đoạt tài
sản công dân - là đề tài được báo chí và dư luận đặc biệt chú ý, không
phải tại thời điểm này, mà nó diễn ra trong suốt thời gian bầu Kiên bị
bắt tạm giam, cho tới ngày nghị án.
Việc bầu Kiên có chống án lên tòa phúc thẩm hay không, còn phải chờ xem,
nhưng ẩn chưa đằng sau vụ án này có rất nhiều điều khiến mọi người quan
tâm đến thời cuộc, phải bận tâm suy nghĩ.
Luật pháp hay luật đảng
Thật vậy, sau hơn 10 ngày xét xử, với những tình tiết và chứng cứ phạm
tội, ngoài luật sư của bị cáo, những người am hiểu pháp luật đều thừa
nhận những cáo buộc với 4 tội danh gán cho bầu Kiên là vô căn cứ.
Thứ nhất là tội "làm trái qui định nhà nước" trong việc ủy
thác tiền gửi mà trước đó, ngày 6/8/2012 thống đốc NHNN đã khẳng định
là được phép và không vi phạm qui định của NHNN.
Thứ hai là tội kinh doanh trái phép cổ phiếu, cổ phần, thì
người ta thấy không có bất kỳ cơ quan cấp phép nào trên lãnh thổ VN cấp
phép cho bất cứ tổ chức cá nhân nào được kinh doanh cổ phần cổ phiếu.
Công dân, tổ chức được phép làm những gì luật pháp không cấm, hoặc nếu
bầu Kiên bị khép vào tội đó thì có hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn
tổ chức cá nhân cũng dính vào tội danh trên.
Thứ 3 là tội trốn thuế. Với một thứ luật pháp lỏng lẻo như
VN thì bất kỳ ai cũng có thể chế biến các khoản thu chi để trốn thuế
một cách dễ dàng, cũng như luật đã nêu rõ, miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp, từ 2-3 năm đầu cho các doanh nghiệp mới thành lập để khấu trừ
đầu tư và tái đầu tư cơ sở hạ tầng, thì việc bầu Kiên bằng cách này hay
cách khác, chế biến số tiền lãi là điều đương nhiên. Dưới chế độ XHCN
tươi đẹp này, chỉ có thằng cực ngu mới ngoan ngoãn, thật thà nộp cái
thuế TNDN "trên trời" cho ông nhà nước.
Cuối cùng là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, một
loại tội phải có yếu tố người bị hại. Mà người bị hại ở đây là bạn thân
(Trần Đình Long) của bị cáo và không hề có đơn tố cáo, nhưng ở đây nhà
nước pháp quyền XHCNVN đã quá tốt, sốt sắng kiện hộ nạn nhân. Nhưng lạ
một điều là trước tòa, nạn nhân lại khẳng định không hề bị thiệt hại. Ô
là là, tuy không bị thiệt hại nhưng người ta xử hành vi (quá lố bịch,
tội này nếu khắc phục hậu quả, bồi thường cho bị hại còn được xem xét
tình tiết giảm nhẹ) lừa đảo, còn bị thiệt hại hay không người ta không
thèm quan tâm.
Qua những so sánh và phân tích tội danh của bầu Kiên trên, người ta thấy
cái gọi là "nhân danh" nhà nước CHXHCNVN, căn cứ vào luật rừng, hay
nhận chỉ thị từ luật đảng, để khép tội cho bầu Kiên thì đúng hơn.
Luật đảng là luật gì?
Trước hết luật đảng phải dựa trên tính giai cấp. Trong xã hội VN hiện
nay đang hình thành và đã hình thành hai thành phần, hai giai cấp. Đó là
thành phần bóc lột và thành phần bị bóc lột và giai cấp cai trị và giai
cấp bị trị. Vậy đâu là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Điều hết
sức đơn gian lý giải điều này, đó là những người hưởng tiền ngân sách,
hay còn gọi là viên chức nhà nước được coi là thành phần bóc lột, là
giai cấp cai trị và phía bên kia, những kẻ bị bóc lột, phải đóng thuế,
hay những kẻ không có ân huệ hưởng kho lẫm của chùa là giai cấp bị trị.
Một điều không may cho Kiên, là Kiên lại nằm trong thành phần bị trị
(không hưởng lương ngân sách) và đương nhiên luật đảng phải xử nghiêm
minh thành phần không phải "bần cố nông".
Bầu kiên thật sự bị tội gì!
Một câu hỏi đặt ra khiến mọi người phải suy ngẫm, sau khi lắng nghe 40
phút nói lời sau cùng của ông bầu nổi tiếng một thời. Rằng thành tích
của ông ta cũng thuộc loại đáng kình nể đấy chứ! Theo lời ông ta kể thì
đầu những năm 90 sau khi nhà nước Liên Xô tan rã, ông ta đã được lãnh
đạo đảng, nhà nước nhờ cậy dàn xếp với Nga Xô để xóa nợ, để mua vũ khí
và ông ta còn có công đưa được 4 tổ máy của thủy điện sông Đà về VN.
Đáng lẽ ra với những thành tích như vậy ông ta phải là loại người được
sủng ái chứ đâu phải đến nỗi bị thất sủng và bị trừng phạt như ngày nay.
Nhưng than ôi! Bầu Kiên giỏi về làm kinh tế, giỏi biện luận những lại
rất ngây thơ khờ dại về chính trị. "Nhờn chó, chó liếm mặt" đã là thân
phận con chó thì đừng bao giờ dám nhờn liếm mặt chủ, tuy rằng nó chỉ hạn
hẹp trong cái sân chơi giải trí thể thao, nhưng nó lại dám giương vây,
lên cơn khuỳnh, dám vượt mặt, thách thức cả đảng, để cho ra đời cái tổ
chức bóng đá gọi là VPF. Thế là toi đời rồi, giờ G đã điểm và thằng này
đáng lên thớt. Nếu không xử nó ngay thì đây sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho
một chế độ toàn trị, hậu quả do nó gây lên sẽ là khôn lường.
Huống chi đây là thời điểm vở kịch "con chó và người đi săn" đã
đến hồi kết. Không để nó khinh lờn, không để nó lấn sân và "vỗ nó như
vậy là béo rồi đã đến lúc làm thịt nó thôi" Đó là bài ca muôn thủa của
đảng ta đã từng vặt lông cắt tiết những con vịt béo như Nguyễn Văn Mười
Hai, hay Tân Trường Sanh. Khánh Trắng, Năm Cam cũng là những nạn nhân
tương tự của đảng và việc bới tội nó hay bất kỳ thằng nào trên cái đất
nước "Ngoạc mồm khóc than" này có khó gì đâu. Ti tỉ tội, phương châm của
đảng ta là "Không có tội, biến nó thành có tội. Tội ít biến nó thành tội nhiều. Tội hôm qua sẽ thành tội hôm nay" xét xử nó đàng hoàng, đừng thủ tiêu nó mà mang tiếng.
Kết luận:
Vì vậy phải chỉ đích danh tội trạng của bầu Kiên là tội "Khuỳnh" mới là
đúng tội và đây cũng là bài học cho những ai còn mơ màng, mụ mị chưa
tỉnh giấc. Hôm qua là tên gian thương, tên địa chủ, hào phú, tên tư sản
bóc lột, bị mang ra đấu tố, bị phỉ nhổ, bị lên án v.v... Hôm nay đảng
lại trìu mến, vỗ về thân ái gọi là những doanh nhân, doanh nghiệp tiêu
biểu, yêu nước, sáng tạo v.v... và rồi một lúc nào đó con thú đã hết,
thì đến lượt con chó sẽ làm mồi cho ông chủ CS là điều đương nhiên. Hãy
cứ cúc cung tận tụy, phục vụ ông chủ đi, cố gắng tiếp cận, cố gắng làm
thân, cố gắng luồn cúi để được nâng đỡ, để được che ô, che dù đi, hãy cố
gắng làm một doanh nhân giỏi thành đạt đi hỡi các nhà doanh nghiệp, để
rồi không biết ai trong các vị sẽ là vật tế thần như Nguyễn Văn Mười Hai
trước đây và bầu Kiên hôm nay. Bài học này xin hãy tỉnh ngộ hỡi các
doanh nhân VN.
Hà Nội, 9/6/2014
Nước chưa mất... mà nhuệ khí đã chẳng còn
(Đối thoại tháng 6)
Nguyễn Thượng Long (Danlambao) - “Có thể nói chưa bao giờ đề tài dữ dội “Liệu chúng ta có mất nước không?” và “Sẽ mất nước theo kịch bản như thế nào?” và “Chúng ta sẽ sống như thế nào khi không còn đất nước?”...
lại đến với nhiều người dân đất Việt ở trong cũng như ngoài nước một
cách bất ngờ và đau xót đến vậy. Lẽ nào lời tiên tri cách đây hơn 24 năm
về trước của cố Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch thốt ra lúc hội
nghị Thành Đô 1990 kết thúc:
“Vậy là một thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu!”
…lại đang trở thành hiện thực!
Ghi chép này là ghi chép thể hiện quan điểm riêng của tôi trước những
câu hỏi mà lâu nay, bạn bè tôi đã trao gửi tới tôi, tất cả không ngoài
khát vọng được cùng nhau chia sẻ.” (NTL).
Câu hỏi: “Khi giàn khoan HD 981 của Trung Quốc bất ngờ
hạ đặt sâu vào vùng biển chủ quyền 200 Hải Lý của Việt Nam, một số lãnh
đạo đảng và nhà nước, có người đã về hưu, có người còn đang đương nhiệm
đã lên tiếng, ông bình luận gì về những phát biểu của họ?”.
Trả lời: Tôi nghĩ rằng, ngay khi giàn khoan HD 981 chễm
chệ đứng giữa biển của chúng ta, người dân nào cũng nghĩ, người phải lên
tiếng sớm nhất, rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất, dứt khoát nhất... phải là
tiếng nói của TBT Nguyễn Phú Trọng. Nhưng, ông Trọng đã không làm được
việc này. Một vài câu liên hệ lấy lệ với tình hình Biển Đông của ông
trong diễn văn bế mạc HNTW 9 diễn ra cùng lúc đó không làm an lòng được
ai.
Việc ông muốn được Tập Cận Bình tiếp mà không được họ Tập đáp ứng, từ đó đến nay ông giữ thái độ im lặng đến khó hiểu, đã làm vốn liếng chính trị của ông, uy tín chính trị của ông trong dân chúng tụt thấp đến thê thảm. Một vài câu nói của ông Trương Tấn Sang với cử tri ở nơi này nơi nọ... cũng chỉ có tác dụng giảm bức xúc nhất thời cho người dân và không xứng tầm một nguyên thủ quốc gia. Có lẽ chỉ có Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người gây chú ý mạnh nhất khi ông phát biểu tại Hội Nghị Đông á ở Philippin 21/5/2014 rằng:
Việc ông muốn được Tập Cận Bình tiếp mà không được họ Tập đáp ứng, từ đó đến nay ông giữ thái độ im lặng đến khó hiểu, đã làm vốn liếng chính trị của ông, uy tín chính trị của ông trong dân chúng tụt thấp đến thê thảm. Một vài câu nói của ông Trương Tấn Sang với cử tri ở nơi này nơi nọ... cũng chỉ có tác dụng giảm bức xúc nhất thời cho người dân và không xứng tầm một nguyên thủ quốc gia. Có lẽ chỉ có Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người gây chú ý mạnh nhất khi ông phát biểu tại Hội Nghị Đông á ở Philippin 21/5/2014 rằng:
“Việt Nam hôm nay muốn có hoà bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở
bảo đảm độc lập tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất
định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ
hoà bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.”
...Với thông điệp đó, người ta đã nghĩ tới một viễn cảnh không xa Việt
Nam sẽ thay đổi thể chế chính trị! Việt Nam sắp có một Enxin thời hậu
cộng sản, thậm chí sẽ có một Tổng Thống là ông Nguyễn Tấn Dũng, một cựu
công an, người cũng có cặp mắt gườm gườm như tay Trung Tá KGB Putin ngày
nào Nga Xô cộng sản tan rã...
Nhưng, thật tiếc... liên tưởng quá sớm đó chỉ có ở những người mơ mộng
mà thôi. Khi cuộc biểu tình yêu nước của nhân dân Việt Nam phản đối giàn
khoan HD 981 của Trung Quốc dự định sẽ đồng loạt nổ ra vào ngày
18.5.2014 tại hàng loạt các thành phố lớn bị chặn đứng, mà công đầu lại
thuộc về ông Nguyễn Tấn Dũng, người đã gây nên cơn bão tin nhắn có nội
dung đánh đồng biểu tình yêu nước với biểu tình trái phép... trên tất cả
các thuê bao di động đã làm ông Dũng mất đi không ít điểm số ủng hộ.
Ngược dòng thời gian, ai mà chẳng biết ông Dũng đang sở hữu những thất
bại ê chề trên địa hạt kinh tế cũng như trên trận chiến chống tham nhũng
cùng những thất hứa, thất hẹn khác của ông trong suốt 2 nhiệm kỳ đứng
đầu chính phủ, nhưng công bằng mà nói, trong đội ngũ các vua tập thể
hiện nay, ông Dũng vẫn là sở hữu chủ của những xuất ngôn cứng rắn nhất,
nhiều “Lửa” nhất trên trận tuyến bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước tham vọng của Trung Quốc. Và
những ngày tháng này, lúc mà người Trung Quốc đang coi Biển Đông là ao
nhà của họ thì thông điệp không đánh đổi điều thiêng liêng nhất lấy hữu
nghị viển vông của ông Dũng vẫn đáng để hy vọng, để trân trọng ít nhiều,
vì “Tổ Quốc” đã được ông Dũng đặt lên trên hết... dù cũng chỉ là một thời khắc ngắn ngủi..
Cũng trong những ngày này, lúc vận mệnh sống còn của đất nước như ngàn
cân treo sợi tóc, người dân Việt Nam lại phải nghe những tiếng ú ớ của
những người bị “Bóng Đè”, và đây là vài tiếng ú ớ tiêu
biểu nhất của những người vì bị bóng Trung Hoa đè quá nặng mà trở nên lú
lẫn, lạc lõng không còn một chút “Lửa”:
- … “Xoá đi những gì không đúng với quan điểm, đường lối của 2 Đảng và của quá trình đoàn kết thống nhất 2 nước(!?)”. (Phạm Thế Duyệt – Dân Trí 15 – 5 - 2014)
- “Chúng ta cần nói với nhân dân thế nào về phương châm 16 chữ vàng
và 4 tốt trong quan hệ đối ngoại 2 nước. Tôi cho rằng, 16 chữ ấy có lúc
không đạt được nhưng nó vẫn là cái mong muốn muôn thuở”. ( Vũ Mão – Bên lề kỳ họp QH 21.5.2014).
- “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có
những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn
tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó
tránh khỏi” và “Quan hệ giữa Việt Nam và nước láng giềng Trung
Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại
vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va
chạm gây căng thẳng”. (Phùng Quang Thanh - Đối Thoại Shangri La 2014).
... thử hỏi, dân tộc Việt Nam đã bị tổn hao nội lực đến thế nào trước những xuất ngôn như vậy?
Xin hỏi ông Phạm Thế Duyệt, vậy ra đang có quá trình hối hả thống nhất 2
nước thành 1 nước hay sao? Vậy nước đó sẽ lấy tên là gì? Thủ đô ở đâu?
Quốc ca, Quốc kỳ thế nào? Và đấy có phải là chủ trương lớn của ĐCS Việt
Nam không?
Xin nhắc ông Vũ Mão: Tôi tin chắc cái điều “Muôn Thuở” mà ông nói không phải là “Thập lục kim tự” (16 chữ vàng) và “Tứ Hảo” (4 tốt) đâu, mà lại là “Điều 4 hiến pháp” đấy! Đấy chính là điều mà ông và cả các đồng chí của ông không dám nói thật ra lúc này.
Xin nhắc ông Phùng Quang Thanh rằng, nếu vẫn còn muốn nói với thế giới văn minh rằng “Dân tộc tôi là một dân tộc giầu lòng tự trọng!”
thì không thể vận dụng quan hệ gia đình ra để lý giải các vấn đề giữa
quốc gia này với quốc gia khác được. Trong thế giới của những bạo tàn,
lọc lừa và tráo trở này… các quốc gia nhỏ yếu muốn tồn tại được, muốn
sống sót được, ngoài sự sung mãn những tố chất thiên bẩm của riêng mình,
không thể không nhắc đến một tư thế bình đẳng tối thiểu phải có trước
các gã khổng lồ nhưng đầy dã tâm.
Nếu coi những ngày qua là những ngày diễn ra cuộc chiến ngôn luân... thì
nói theo ngôn ngữ bóng đá, ông Nguyễn Tấn Dũng vừa mới đưa một đường
bóng sắc bén bay sửa lưng toàn bộ hàng hậu vệ của những thế lực hắc ám
đang vây bủa Biển Đông của đất nước... trong khi đó những xuất ngôn của 3
ông trên, đã đặt ông Dũng vào thế lỡ trớn và ông Dũng đã ngã nhào vào
chiếc bẫy việt vị của đối thủ trong cuộc quyết đấu ở Biển Đông rất không
cân sức.
Ông Vũ Mão và ông Nguyễn Phú Trọng bên lề cuộc họp QH 21 – 5 – 2014.
Khi phải nghe những gì mà ông Vũ Mão đã tỉ tê cùng ông Nguyễn Phú Trọng bên lề cuộc họp QH vừa qua ông Hạ Đình Nguyên đã nổi giận:
“Trong bối cảnh này, tôi thực sự ca ngợi cái dũng của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Còn ông, (Vũ Mão - NTL) tôi nghĩ ông nên biến đi - Nhất biến, vạn biến gì cũng được - hoặc là im đi thì hơn.” (Hạ Đình Nguyên).
Tôi tin là ông Hạ Đình Nguyên đã nói rất thật và ông đã nói hộ cho nhiều người, trong đó có tôi. Xin cám ơn ông Hạ Đình Nguyên.
Câu hỏi: ...Vậy ra còn quá nhiều người Việt Nam đến lúc
này mà vẫn còn mơ hồ mà tin vào “16 chữ vàng” và “4 tốt” trong quan hệ
bất bình đẳng giữa Việt Nam - Trung Quốc?
Trả lời: Qua quan sát nhiều năm nay, đặc biệt là qua những
phát biểu gần đây của một số lãnh đạo đảng và nhà nước như phần trên đã
nói..., tôi thấy quả đúng là não trạng của nhiều vị vẫn còn rất mơ hồ
trước các tín điều giả trá của lãnh đạo Trung Quốc thông qua chiêu bài
“16 chữ vàng” và “4 Tốt”. Theo tôi những người này có thể phân ra thành 2
loại:
Loại từ lâu đã chấp nhận là những “Lê Chiêu Thống”, là “Trần Ích Tắc”.
Những người này đã bị Trung Quốc cài bẫy, mua chuộc, khống chế bằng mọi
cách, nên tay họ đã nhúng chàm không còn đường lùi nữa.
Loại thừa biết “16 chữ vàng” và “4 Tốt” chỉ là những tín điều giả trá...
nhưng vì quyền lợi vị kỷ, cá nhân, vì lợi ích của phe nhóm, bè đảng...
mà vẫn giả tảng ngậm bồ hòn làm ngọt. Những người này là đại diện đắt
giá cho thái độ sống cơ hội, đặt quyền lợi cá nhân, quyền lợi phe nhóm
bè đảng lên trên quyền lợi Tổ Quốc, quyền lợi Dân Tộc.
Đó là nói về giới chức lãnh đạo, một bộ phận người dân cũng rơi vào tình
trạng mơ hồ tương tự trước “16 chữ vàng” và “4 tốt”. Người dân có được
lợi lộc gì đâu mà cũng rơi vào tình trạng như vậy? Theo tôi là vì 3 lý
do sau đây”:
- Đó là những người suốt cả đời chỉ được tiếp cận với thông tin 1
chiều núp bóng là thông tin chính thức. Những gì khác với chính thống dù
có đúng, có hay đến đâu cũng bị họ coi là chẳng ra gì.
- Đó là những người suốt đời bị ám ảnh, ám ảnh tới mức thành cố tật... bởi những thần tượng ảo, những giá trị ảo như “Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao!”, như “Việt Nam - Trung Quốc như răng với môi!” "Bên ni biên giới là nhà, bên tê biên giới cũng là quê hương" (Tố Hữu), “Tình hữu ái vô sản là bất diệt!”, “Chủ Nghĩa cộng sản là thiên đường hạ giới!”, “Tư bản chủ nghĩa là xấu xa!”... “Trung Quốc 1979 tuy đánh ta nhưng vẫn là tình anh em cộng sản!”, “Việt Nam là em, Trung Quốc là anh, em đánh lại anh là người em hư hỏng !” (Thích Chân Quang)
- Những người vì bị khống chế toàn diện và kéo dài... nên bị thui
chột cá tính, tê liệt khả năng phản kháng, phản biện, luôn sống u uẩn
với mặc cảm tự ti là dân nước nhỏ... để được tồn tại một cách an toàn,
họ chủ động lún sâu vào hội chứng Stockholm, hội chứng phát sinh tình
cảm với chính những thế lực hắc ám chủ động hành hạ họ.
Câu hỏi: “Vậy làm thế nào để thoát khỏi trạng thái như bị bỏ bùa như vậy?”
Biểu tượng của Hội Thảo Thoát Trung 5 – 6 – 2014.
Trả lời: Gần đây, công luận lề phải, đặc biệt là Lề Dân... người ta nói nhiều đến thuật ngữ “Thoát Trung”, “Thoát Hán”... và ngày 5.6 vừa qua tôi đã tìm đến với Hội Thảo “Thoát Trung” do một nhóm trí thức gạo cội của “Quỹ Phan Châu Trinh” đứng ra tổ chức tại 53 Nguyễn Du Hà Nội. Khi len vào được khán phòng chặt chội nóng như thiêu như đốt, chỉ sau một cái nhìn bao quát, tôi dám chắc “Thoát Trung” chỉ là một câu chuyện dông dài mà thôi. Cả buổi chiều hôm đó, ấn tượng nhất đối với tôi là ý kiến của Tiến Sĩ Nguyễn Quang A khi ông không muốn hội thảo diễn ra dưới những biểu tượng mà ông cho là không đồng pha với tinh thần của hội thảo và ý kiến của một cháu nữ sinh viên rất trẻ rằng: “Các bác cho cháu hỏi: Nếu nhân dân đồng lòng muốn thoát Trung, mà lãnh đạo đảng và nhà nước không muốn thì thế nào ạ?”
Theo thiển ý của tôi, lúc này đặt vấn đề “Thoát Trung” là quá xa vời, có
lẽ vừa sức nhất là dần dần “Thoát khỏi mặc cảm nhược tiểu, hèn yếu
trước Trung Quốc, mà trước tiên là phải thoát khỏi trạng thái mơ màng
trước những giải bùa ma quái “Thập Lục Kim Tự” (16 chữ vàng: Láng giềng hữu hảo - Hợp tác toàn diện - Ổn định lâu dài - Hướng tới tương lai) và “Tứ Hảo” (4 Tốt: Láng giềng tốt - Bạn bè tốt - Đồng chí tốt - Đối tác tốt) bằng cách: Trước mắt...
Với giới lãnh đạo: Sớm chỉ ra những ai đã là Lê Chiêu Thống, là Trần Ích
Tắc trước Trung Quốc bằng những chứng cớ không thể chối cãi. Đồng thời
khơi gợi lòng tự trọng, thức tỉnh thái độ sống có trách nhiệm với dân
với nước, giúp họ khôi phục lại thái độ đặt “TỔ QUỐC TRÊN HẾT - DÂN TỘC
TRÊN HẾT”.
Với những người dân vẫn còn đang mơ hồ trước “16 chữ” và “4 Tốt” dởm của Trung Quốc:
Vòng ngoài Hội Thảo Thoát Trung 5 – 6 – 2014.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người dân được tiếp cận với thông tin đa chiều qua các kênh nghe, nhìn, đọc, mạng Internet.
- Bằng mọi cách để người dân biết được nội dung của “Tuyên Ngôn Nhân Quyền”, nội dung của “Các quyền tự do chính trị xã hội” mà chính phủ Việt Nam đã long trọng cam kết trước quốc tế.
- Bằng mọi cách để người dân được biết Hiến Pháp, các Bộ Luật của đất nước đã quy định người dân có những quyền gì.
- Khơi gợi, thức tỉnh khát vọng được hiểu biết, được tự do tìm kiếm
thông tin, được tự do ngôn luận, được tham gia phản biện xã hội.
- Tôn vinh, cổ xuý thái độ sống có trách nhiệm với cộng đồng theo tiêu chí “TỔ QUỐC TRÊN HẾT - DÂN TỘC TRÊN HẾT”.
- Nghiêm khắc lên án thái độ sống vô trách nhiệm, cơ hội, vị kỷ... làm
sống lại truyền thống quật cường của dân tộc đã được đúc rút sau nhiều
nghìn năm phải chống trọi với nguy cơ bị Hán hoá bởi người Phương Bắc./.
Hà Đông, tháng 6 - 2014
Nguyễn Thượng Long.
- Nơi ở: Đường Văn La - Phường Phú La - Hà Đông - Hà Nội.
- ĐT: 0433521066 & 01652323836.
- Email:nguyenthuonglong571@gmail.com
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Bài tham gia Diễn đàn BBC Tiếng Việt
Hành động Trung Quốc cắm giàn khoan trên vùng biển do Việt Nam quản lý đang làm sao nhãng sự quan tâm của dân chúng đến việc triển khai thi thành Hiến pháp sửa đổi.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tuy không mấy liên quan nhưng việc
diễn giải triển khai Hiến pháp theo hướng nào sẽ tạo động lực hoặc kìm
hãm đất nước phát triển, từ đó mà có được hay không lời giải lối ra cho
những vụ giàn khoan về sau.
Bộ máy nhà nước
Chúng ta biết rằng Hiến pháp quy định về tổ chức
bộ máy nhà nước. Tổ chức như thế nào, các thiết chế quan hệ với nhau ra
sao, đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng hòng tìm ra một cơ chế hoạt động
sao cho hiệu quả nhất.
Đặc thù ở Việt Nam là một đảng lãnh đạo đi theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên tổ chức bộ máy nhà nước bên cạnh
những điểm tương đồng thì cũng có điểm khác với mô hình chính quyền của
các quốc gia dân chủ đa đảng.
Trong nhiều năm trở lại đây, vì vấn đề hiệu quả
và để tạo sức bật cho đất nước phát triển, Đảng cộng sản đã phải tìm
cách tổ chức thiết kế bộ máy nhà nước sao cho tiệm cận với mô hình tổ
chức chính quyền của các quốc gia dân chủ.
Cụ thể: Hiến pháp năm 1992 chỉ có duy nhất một
từ lập pháp trong câu Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và
lập pháp, và không có từ hành pháp hay tư pháp. Người nước ngoài chắc sẽ
khó tưởng tượng một hiến pháp lại thiếu đi những từ này.
Đến năm 2001 Quốc hội đã ban hành nghị quyết bổ
sung vào Hiến pháp nội dung tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước là:
"Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp."
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 thì đưa thêm vào từ
“kiểm soát” sau từ “phối hợp” và tiến thêm một bước khi quy định cụ thể
Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, chính phủ thực hiện quyền hành pháp,
tòa án thực hiện quyền tư pháp.
Như thế mô hình nhà nước đã có dáng hình gần gũi
với hệ thống tổ chức tam quyền phân lập hoat động theo nguyên lý cân
bằng kiểm soát của chính quyền dân chủ.
Những sự thay đổi cho thấy vì quyền lợi của
chính mình Đảng cộng sản chẳng thể nào bỏ qua được tinh hoa tri thức
nhân loại đã được đúc rút kiểm chứng qua mấy trăm năm lịch sử kể từ khi
ra đời Hiến pháp Mỹ.
Thực tế ở Việt Nam, bộ máy nhà nước không chỉ
được vận hành theo Hiến pháp mà nó còn thường xuyên chịu tác động bởi
hoạt động lãnh đạo của Đảng.
Các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước đều là
thành viên trong các cơ quan ban bệ của Đảng, những người này không chỉ
hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật mà trước nhất và trên hết họ hoạt
động theo các Nghị quyết của Đảng.
Khi đó các thiết chế bộ máy nhà nước đã không
vận hành theo các nguyên lý đã được tính toán, thiết kế, bố trí ở Hiến
pháp. Phần mềm khoa học đã được lập trình cho bộ máy nhà nước lại bị vứt
bỏ.
Thế khi các thiết chế bộ máy nhà nước hoạt động
theo các nguyên lý của Đảng thay vì theo Hiến pháp thì có đảm bảo hiệu
năng cho bộ máy không?
Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng có dung hợp được với các nguyên lý tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước không?
Đảng là tổ chức của những con người hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phục tùng chấp hành, trong khi bộ
máy Nhà nước là tổ chức của các thiết chế vận hành với nguyên tắc phân
công phối hợp hoặc cân bằng kiểm soát, như thế làm sao có thể dung hợp?
Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng có thể
cũng mang tính khoa học nhưng mục tiêu của tổ chức đảng là chiếm lĩnh
và duy trì quyền lãnh đạo, khác với mục tiêu của các thiết chế bộ máy
nhà nước là thực hiện cho thật tốt chức năng nhiệm vụ quyền hạn đã được
quy định theo Hiến pháp.
Nếu Đảng chỉ lãnh đạo bằng đường lối chính sách với các mục tiêu dài hạn thì xem ra cũng ổn.
Nhưng thực tế Đảng lại hoạt động với những mục
tiêu ngắn hạn và thường xuyên chỉ đạo cụ thể với từng vấn đề của đời
sống đất nước phát sinh hàng ngày.
Giải pháp cho Đảng
Đảng muốn giữ quyền lãnh đạo đất nước và hẳn
Đảng cũng muốn đất nước phát triển, nhưng thực tế Đảng mới chỉ thực hiện
được vế thứ nhất, vế thứ hai thì chưa làm được.
Để làm được thực sự cũng không khó gì, Đảng chỉ
cần mạnh dạn, tiến đến gần, chọn lấy và sử dụng các thành tựu của nhân
loại, vận dụng một cách khôn ngoan hợp lý hơn.
Thực ra thì nhiều việc Đảng cũng đã làm rồi, ví
như chủ trương bỏ đi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện,
xã, phường.
Nước Mỹ và hầu hết các nước dân chủ tiến bộ họ
chỉ tổ chức hai cơ quan dân cử là Nghị viện liên bang và nghị viện bang,
tương ứng với Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam.
Nhưng thay đổi như đó chưa đủ để đất nước phát
triển. Để đất nước phát triển Đảng cần tiết giảm các hoạt động thường
xuyên can thiệp vào bộ máy nhà nước, Đảng không làm thay cho nhà nước và
hãy thay thế tư cách giải quyết vấn đề.
Cùng một vấn đề phải giải quyết, Đảng nên xử lý
bằng tư cách các thiết chế bộ máy nhà nước thay vì tư cách Đảng. Để ra
một chính sách thay vì cơ quan Đảng ra nghị quyết hãy để cho Quốc hội
hoặc Ủy ban thường vụ quốc hội thực hiện.
Như thế sẽ không trái với Hiến pháp, giúp cho bộ
máy nhà nước được vận hành theo đúng các nguyên lý khoa học đã thiết
kế, tiệm cận với mô thức hoạt động của các chính quyền dân chủ tiến bộ.
Trong định hướng xây dựng quốc gia pháp quyền,
Đảng cần thay thế tư cách giải quyết vấn đề để hợp lực được với sức mạnh
của tính hợp hiến và hợp pháp.
Để Đảng không mất quyền lãnh đạo thì điều hợp lý
cần làm hợp nhất Tổng bí thư và Bộ chính trị với Chủ tịch quốc hội và
Ủy ban thường vụ quốc hội. Khi đó Đảng lãnh đạo bằng đường lối chính
sách cũng tương hợp với Quốc hội ban hành luật.
Lối ra thoát Trung
Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc gây hấn ở
Biển Đông, nếu Đảng và Quốc hội thực hiện một lộ trình canh tân hệ
thống, đổi mới theo hướng dân chủ tiến bộ sẽ tạo sức bật cho đất nước
phát triển và đó cũng là giải pháp về lâu dà để thoát Trung.
Quốc hội có thể dành 100 ghế cho những người ngoài Đảng lâu nay vẫn có những quan điểm ý kiến khác với Đảng trên nhiều vấn đề.
Đó là những người vẫn quy kết Đảng độc quyền lãnh đạo, mất dân chủ và nhiều người trong số họ đã được quốc tế biết đến.
"Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, nếu Đảng và Quốc hội thực hiện một lộ trình canh tân hệ thống, đổi mới theo hướng dân chủ tiến bộ sẽ tạo sức bật cho đất nước phát triển và đó cũng là giải pháp về lâu dà để thoát Trung."
Số 100 ghế đại biểu Quốc hội có thể lấy từ các thành viên thuộc khối cơ quan hành pháp và tư pháp.
Điều này phù hợp với tinh thần của Hiến pháp sửa
đổi đã phân định Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện
quyền hành pháp còn Tòa án thực hiện quyền tư pháp.
Nếu làm được hình ảnh và vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế sẽ thay đổi, thế giới khi thấy Việt Nam vận động
theo hướng dân chủ, sẽ ủng hộ giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
Không chỉ thế, khi Việt Nam dân chủ hóa sẽ thu
hút làn sóng đầu tư mới từ quốc tế giúp cho nền kinh tế thoát khỏi tình
trạng bi đát, dân nghèo có cơ may đổi đời.
Trong mối tương quan với Trung Quốc, một nước
Việt Nam dân chủ hóa sẽ như nhát đốt của con ong lên cơ thể con thú
Trung Quốc, sẽ khiến nó lồng lên mà bỏ chạy đi nơi khác.
Đó là giải pháp toàn vẹn vừa duy trì vị thế lãnh
đạo của Đảng, vừa nâng cao dân chủ, vừa thúc đẩy kinh tế phát triển,
đồng thời lại giải quyết được các vấn đề đất nước như vụ giàn khoan và
đạt được yêu cầu thoát Trung.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn
phong của trưởng văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự ở thành
phố Nam Định.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/06/140609_vn_party_state_solution.shtmlBộ Chính trị định đoạt về Biển Đông?
TS. Dương Danh Huy
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Cập nhật: 08:59 GMT - thứ ba, 10 tháng 6, 2014
Tường thuật của ngư dân và clip
về việc tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc bao vây, đuổi và đâm chìm làm
tôi nhớ lại một chuyện thời sinh viên.
Hôm đó, tôi thấy trong một thư viện của đại học
một quyển sách với một chuỗi hình chụp từ máy bay. Những hình này chụp
lại cảnh một chiếc thuyền cuả người Việt tỵ nạn trong thập niên 1980 bị
nhiều thuyền hải tặc bao vây. Thuyền hải tặc dùng bạt che số hiệu và đâm
húc cho đến khi chiếc thuyền xấu số chìm. Không biết bao nhiêu sinh
mạng đã bị dập tắt trong lòng biển. Lần này may mắn là các nạn nhân được
cứu.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Từ năm 2009, Trung Quốc đã đâm húc
tàu thuyền ngư dân Việt Nam, bắn họ, đánh đập họ, bắt họ, đòi tiên
chuộc, cướp phá hoại tài sản của họ biết bao nhiêu lần. Hoàng Sa thì từ
khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, họ khăng
khăng là không có tranh chấp, không có gì để đàm phán. Trong cuộc đối
đầu về giàn khoan HD-981, họ đã đâm hư hại 24 tàu của cơ quan nhà nước
Việt Nam, coi nhà nước Việt Nam không ra gì.
Trung Quốc không nhượng bộ
Với thực tế đó, còn có gì để nấn ná với khái
niệm “kiên trì đàm phán” nữa? Chắc chắn là Trung Quốc sẽ không nhượng bộ
gì về chủ quyền đối với các đảo. Về vùng đặc quyền kinh tế có thể có
chung quanh các đảo nói chung và vấn đề giàn khoan HD-981 nói riêng, nếu
Trung Quốc có nhượng bộ, chắc chắn là họ sẽ ra giá. Giá đó có thể là
công nhận “chủ quyền Trung Quốc” trên quần đảo và trong vùng nội thủy và
lãnh hải mà họ tuyên bố, hay là để cho họ cùng khai thác trong vùng Tư
Chính - Nam Côn Sơn. Thậm chí, cũng có thể một trong những mục đích
chính của Trung Quốc trong việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 là
để gây áp lực buộc Việt Nam cho họ cùng khai thác trong vùng Tư Chính -
Nam Côn Sơn.
Như vậy, thực chất của biện pháp “kiên trì đàm
phán” chính là vì “đại cục” mà hy sinh Hoàng Sa, và vùng biển Hoàng Sa
có thể có. Biện pháp thứ nhì, đối đầu trên thực địa, là không thể thiếu
được, nhưng là một cuộc chiến không cân sức cho Việt Nam. Việt Nam phải
bổ xung bên cạnh lòng dũng cảm, sự chịu đựng và hy sinh của cảnh sát
biển Việt Nam, kiểm ngư và ngư dân với biện pháp thứ ba: biện pháp pháp
lý.
Ngày 23/5, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ
Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời phóng viên Reuters, “Cá
nhân tôi là một luật gia, tôi luôn luôn hỏi mình khi nào là thời điểm
để sử dụng biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta phải chờ đợi quyết
định của Chính phủ.” Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Chính trị sẽ
quyết định “thời điểm nào hợp lý” cho việc kiện. Tuy không phải là luật
gia, tôi cũng tự hỏi, “Bao giờ Bộ Chính trị Việt Nam mới quyết định xử
dụng biện pháp pháp lý, một biện pháp hòa bình, văn minh, và là biện
pháp duy nhất trong đó Việt Nam có thể chiến đấu một cách bình đẳng với
Trung Quốc?”
Dường như có điều gì đó làm họ chần chừ. Có phải là họ ngại trả đũa kinh tế từ Trung Quốc chăng?
Hệ quả?
Ngày xưa, khi trả lời câu hỏi “Hòa hay chiến?”,
có lẽ lãnh đạo và người dân Đại Việt cũng đã nghĩ tới những hệ quả xấu
cho nông nghiệp từ vó ngựa Mông Cổ. Có lẽ họ cũng đã nghĩ đến chiến lược
đồng không nhà trống có thể ảnh hưởng đến kinh tế thế nào. Và họ còn
phải nghĩ sẽ sinh bao nhiêu xương máu trước quân đội thiện chiến nhất
thế giới lúc đó. Nhưng trả lời của họ vẫn là trả lời mãi có tiếng thơm
trong lịch sử.
Ngày nay, câu hỏi không khắc nghiệt bằng “Hòa
hay chiến?”, nó là “Kiện hay không kiện?” (Kiện ở đây là kiện Trung Quốc
đã vi phạm UNCLOS trong sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, không phải là
kiện để đòi lại Hoàng Sa, vì không có tòa nào có thẩm quyền để thụ lý
vụ kiện kiện để đòi lại Hoàng Sa).
Ngày nay, việc ra tòa để giải quyết tranh chấp
là một phương tiện văn minh. Hàng chục nước trên thế giới đã ra tòa để
giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, trong đó có cả Thái Lan,
Campuchia, Malaysia, Singapore và Indonesia. Philippines cũng đã phải
hỏi câu hỏi “Kiện hay không kiện?”, và họ đã có một trả lời không bị cột
vào nỗi sợ Trung Quốc sẽ trả đũa kinh tế, hay nỗi sợ nào đó khác.
Trả lời của Bộ chính trị cho câu hỏi “Kiện hay
không?” sẽ trả lời những câu hỏi, “Lãnh đạo Việt Nam có dùng tất cả các
biện pháp hòa bình không? Có dùng tất cả những biện pháp cần thiết
không? Có dùng tất cả những biện pháp trong đó Việt Nam có thể đấu tranh
một cách bình đẳng không?”.
"Trung Quốc đã cố ý triển khai giàn khoan ở một địa điểm mà Việt Nam có thể đơn phương kiện. Có thể đó là phép thử của họ, xem lãnh đạo Việt Nam có dám kiện hay không. "
Trả lời cho những câu hỏi đó sẽ là những chỉ số
quan trọng về lãnh đạo Việt Nam đối phó với Trung Quốc thế nào trong
cuộc tranh chấp có tính sống còn cho Việt Nam, có thể giúp chúng ta dự
đoán về tương lai, và có thể giúp Trung Quốc đánh giá về ý chí trên thực
tế của lãnh đạo Việt Nam.
Trung Quốc đã cố ý triển khai giàn khoan ở một
địa điểm mà Việt Nam có thể đơn phương kiện. Có thể đó là phép thử của
họ, xem lãnh đạo Việt Nam có dám kiện hay không. Nếu Trung Quốc cho rằng
lãnh đạo Việt Nam sợ trả đũa kinh tế, hay sợ điều gì khác, cho nên
không dám kiện, họ sẽ lấn tới và làm cho tình hình của Việt Nam nguy
khốn hơn.
Hiện nay, cảnh sát biển và kiểm ngư đang dũng
cảm thi hành nhiệm vụ của họ, ngư dân Việt Nam đang kiên trì bám biển
dưới mũi tàu sắt Trung Quốc, lòng dân đang bức xúc, nhưng chưa biết Bộ
chính trị sẽ thi hành nhiệm vụ của họ thế nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
Thân phận kẻ chư hầu (Muốn thoát Trung, phải giải Cộng)
Đại Nghĩa (Danlambao)
- Ai đã từng đọc qua lịch sử Việt Nam cũng đều thấy được mộng bá quyền
của đế quốc Tàu đã có từ ngàn xưa. Dân tộc Việt Nam đã từng bị chúng đô
hộ trên một ngàn năm nhưng ông cha ta đã giữ vững được san hà cho đến
ngày hôm nay, cho thấy rằng nhân dân ta đã anh dũng và quật cường đến
chừng nào. Ông cha giặc Tàu đã đổ nhiều xương máu để đánh chiếm nhưng
vẫn không làm khuất phục được nhân dân ta, do đó mà chúng rút kinh
nghiệm tìm kẻ nội ứng, làm tay sai “rước voi dày mả tổ” để chúng dễ dàng
thôn tính hơn.
Và giờ đây ý nguyện chúng sắp thành, một tập đoàn Việt gian tình nguyện làm tay sai nội ứng nối giáo cho giặc mang tên là đảng Cộng sản Việt Nam.
Chính ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên mở đường rước giặc Tàu vào nước ta qua tình hữu nghị, đồng chí, đồng đảng...
Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân (1954-1982) kể
lại cho chúng ta nghe sự lệ thuộc của nước ta với cái thiên triều ở Bắc
kinh như thế nào:
“Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ...
“Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên Xô về, bác chuẩn bị
cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Đoàn cố vấn CCRĐ do
Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Tây.
Họ muốn qua CCRĐ để chỉnh đốn lại đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành
CCRĐ đến lúc dừng là 3 năm”. (Đàn Chim Việt online ngày 4-7-2010)
Trong 3 năm nghiêm chỉnh cúi đầu thi hành lệnh thiên triều, HCM đã tiến
hành chiến dịch CCRĐ diệt chủng đẫm máu nhân dân ta như thế nào, theo
tài liệu chính thức thì đã giết hại trên 170.000 ngàn người dân vô tội.
Tài liệu không chính thức thì con số còn cao gấp hai lần như thế. Đau
đớn nhứt, và nhục nhã nhứt là HCM đã cam lòng cho xử bắn bà Nguyễn Thị Năm tự Cát Thành Long,
là người mà đảng cộng sản mang ơn sâu nghĩa nặng. Chỉ đơn thuần một
việc như thế chúng ta đã thấy được sự lệ thuộc của một chư hầu, ngoài ra
HCM còn để cho Phạm Văn Đồng, ký công hàm ngày 14-9-1958
cống nạp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ Quốc ta cho thiên
triều. Chẳng những thế mà còn lệ thuộc dài dài cho mãi đến ngày hôm nay
vẫn còn lệ thuộc.
Qua thời của ông Hồ rồi thì tới thời Lê Duẫn, sự lệ thuộc của ta
và âm mưu bành trướng của Thiên triều thấy rõ. Lê Duẫn cũng phải cúi đầu
tuân lệnh nhưng phân trần qua bài phát biểu năm 1979:
“Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta,
ông ta sẽ đưa quân đội (Trung quốc) đến giúp chúng ta xây dựng đường sá.
Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác. Chúng tôi biết rõ mưu đồ này, nhưng phải cho phép họ (Sự xâm nhập của quân đội Trung quốc). Thôi thì cũng được. Nhưng họ quyết định đưa quân vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gởi người, nhưng quân lính của họ đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này”. (Đàn Chim Việt online ngày 14-6-2011)
Trước đây CSVN luôn rêu rao giải phóng miền Nam, chống Mỹ cứu nước, nhưng thực chất là không phải vậy, chính TBT cộng sản Lê Duẫn đã nói rõ quân cộng sản Bắc Việt chỉ làm nhiệm vụ của một tên xung kích, làm tay sai cho Tàu:
“Trong số các tài liệu được giải mật, một tài liệu được lưu trữ ở
Trung tâm Wilson cho thấy, trong cuộc hợp với Mao Trạch Đông hồi năm
1970, ông Lê Duẫn đã cho ông Mao Trạch Đông biết, Việt Nam đang trường kỳ kháng chiến chống Mỹ là vì Trung Quốc.
Ông Lê Duẫn đã nói: “Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu
cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam?
Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ
thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch... Chúng tôi có thể tiếp tục chiến
đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang
ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc”. (RFA online ngày 29-4-2011)
Sang đến đời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, người có vẻ đổi mới,
nhân dân thấy cũng mừng và trong lòng cũng có phần mến mộ, tuy nhiên
trong những ngày gần đây, Wikileaks đã leak một cái tin động trời, không
ai ngờ đến nỗi, mới nghe tưởng chừng như đã nghe lầm, nhưng:
“Tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên
quan đến Việt Nam. Đó là biên bản hợp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh TBT
đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía VN và ông Giang
Trạch Dân TBT và ông Lý Bằng Thủ tướng chính phủ đại diện cho phía Trung
quốc trong hai ngày 3 và 4-9-1990 tại Thành Đô.
“Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt Nam này của mình,
Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện
đánh đi từ Hà Nội và thành phố HCM của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại
Việt Nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ:
“…Vì sự tồn tại của sự nghiệp thành công CNCS, đảng CSVN và nhà nước
Việt Nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai
nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời
vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và
Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt Nam bày
tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để
Việt Nam được hưởng quy chế KHU TỰ TRỊ TRỰC THUỘC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG
TẠI BẮC KINH như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng
Tây... Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho
thời hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN
giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình
các dân tộc Trung quốc”. (Đất Việt online ngày 20-6-2011)
Cùng một nội dung như trên, Hồi ký Trần Quang Cơ, nguyên Thứ
trưởng Ngoại giao CSVN, trong chương 10 “Thuốc đắng nhưng không dã được
tật” cho thấy Nguyễn Văn Linh lúc bấy giờ thấy sự sụp đổ của các nước
cộng sản Đông Âu nên ông ta đã vội vã “quỳ xuống” cầu xin sự bảo bọc của
Trung cộng.
“Ngày 5-6-90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, TBT Nguyễn
Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội)
đến nhà khách Trung ương đảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị
đối với Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Đặng
(nói qua Kayson). Nguyễn Văn Linh nói:
“Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa
như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa”. Anh
sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung quốc để “bàn vấn đề bảo vệ
Chủ nghĩa xã hội” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu CNXH... chúng âm mưu
diễn biến hòa bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên xô thành trì
XHCN, nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn cùng các người cộng
sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ CNXH... Tôi sẵn sàng sang Trung
quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo.
Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung quốc cần nêu cao
ngọn cờ CNXH, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin”. (Hồi ký Trần Quang Cơ, chương 10)
Sơ qua những tài liệu vừa trình bày ở trên, chúng ta thấy được hành động
bán nước của tập đoàn CSVN nở cam tâm đưa đất nước làm nô lệ cho bọn đế
quốc luôn có mưu đồ thống trị nước mình. Ngày 4-10-2009, Bộ Ngoại giao
CSVN công bố một tập tài liệu mang tên “Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung quốc trong 30 năm qua” (1949-1979) cho thấy rõ âm mưu của tên bành trướng Bắc kinh ra sao:
“Chính sách của những người lãnh đạo Trung quốc muốn thôn tính Việt Nam trong chính sách chung của họ đối với các nước Đông Nam Á cũng như đối với các nước láng giềng khác...
“Trung quốc quyết tâm “đánh Liên Xô đến người Tây Âu cuối cùng” cũng như Trung quốc trước đây đã quyết tâm “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”.
“Chính sách của những hoàng đế “thiên triều” trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam, biến thành một chư hầu của Trung quốc”. (trang 10) - (Đối Thoại online ngày 24-7-2009)
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, đã ngậm ngùi làm đơn ra khỏi đảng, cái đảng mà ông đã phục vụ ngót 40 năm, nay nó đã biến thái khiến ông phải kêu lên:
“Nguy cơ chính trị đưa đất nước trở về thời ngàn năm Bắc thuộc, đẩy dân tộc Việt Nam vào thân phận nô lệ tủi nhục.
Chính trị đồng hóa dân tộc Việt Nam về ý thức hệ với Đại Hán, mở đường
cho Đại Hán thực hiện tham vọng thôn tính Việt Nam. Nguy cơ mất nước đến
từ bên ngoài, nạn ngoại xâm…
“Đặt giai cấp lên trên dân tộc, coi lợi ích của đảng Cộng sản, đảng
của giai cấp vô sản lớn hơn lợi ích dân tộc, coi sự sống còn của đảng
Cộng sản cần thiết hơn sự sống còn của dân tộc Việt Nam, dịp này 20 năm
trước, lãnh đạo đảng CS
Việt Nam đã bẽ bàng sang Thành Đô, Đại Hán cầu xin sự nhìn nhận của Đại Hán, cầu xin được làm thân phận chư hầu để được liên kết thực chất là núp bóng Cộng sản Đại Hán…
“Từ cuộc gặp ô nhục ở Thành Đô, những người Cộng sản khư khư ôm
giữ lý thuyết Cộng sản sai lầm và tội lỗi đã thực sự đặt cái gông Bắc
thuộc lên đầu, lên cổ dân tộc Việt Nam”. (Đàn Chim Việt online ngày 6-9-2012)
Rõ ràng đảng CSVN, từ người lãnh đạo nầy tới lãnh đạo khác thay phiên
nhau làm thân tôi mọi thần phục thiên triều, tự cúi lòn để mưu cầu danh
lợi cá nhân và sự tồn vong của đảng phái bất chấp sự nô lệ của cả một
dân tộc đã hàng ngàn năm chiến đấu chống ngoại xâm. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã đau lòng lên tiếng:
“…sao lại chấp nhận “hợp tác chiến lược” với Trung quốc, tức hợp tác với chính kẻ xâm lược?
Chính vì có mối liên kết chiến lược với Trung quốc nên Trung quốc mới
tuyên bố “Ai xâm phạm Việt Nam tức là xâm phạm Trung quốc, Trung quốc có
nghĩa vụ can thiệp”! Sao lại gửi trứng cho ác thế?… Tại sao cứ tìm chính kẻ xâm lược để trao thân gởi phận? Đã tự gài nước mình vào thế kẹt đó thì có tuyên bố mạnh mẽ nghìn lần cũng vứt đi”. (Bauxite Việt Nam online ngày 14-6-2011)
Thế thì Việt Nam thời cộng sản này là một nước chư hầu của Trung cộng
rồi còn gì! Theo dòng thời gian, chúng ta thấy những tổng bí thư CS kế
tiếp như tên Lê Khả Phiêu (cũng là con cháu của Lê Chiêu Thống)
đã ký hai hiệp ước nhường đất biên giới và nhường biển vịnh Bắc bộ cho
thiên triều, rồi tới Nông Đức Mạnh cứ một mực thực hiện chủ
trương lớn của đảng cúi đầu rước giặc Tàu vào khai thác bauxite ở Tây
Nguyên vùng hiểm địa của Tổ quốc...
Tiếp theo, tên thái thú đương kiêm là Nguyễn Phú Trọng, vừa lên ngôi thì đã cho người sang thiên triều bái mạng, giữ thân phận chư hầu...
“Theo bản tin từ TTXVN phát đi cho biết chiều ngày 18-2, tại đại lễ
đường Nhân Dân Bắc kinh, chủ tịch Hồ Cẩm Đào tiếp ông Hoàng Bình Quân,
đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng, - Ủy viên Trung ương đảng,
trưởng ban Đối ngoại Trung ương sang Bắc kinh để thông báo kết quả đại
hội XI của đảng CSVN”. (RFA online ngày 24-2-2011)
Qua việc làm nhu nhược của Trọng, những cán bộ cộng sản lão thành đã
thấy là nhục nên phải lên tiếng như cựu đại sứ Việt Nam tại Trung cộng Nguyễn Trọng Vĩnh để thấy rằng tên Trọng “lú” này có óc thần phục thiên triều đến mức nào:
“Tôi làm 13 năm ở bên ấy. Tôi là đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Chức vụ
của tôi là thế... Trước kia thì không có đâu. Theo ý tôi thì việc nội bộ
của ta chả cần thông báo cũng được”. (RFA online ngày 24-2-2011)
Đảng CSVN dưới triều đại của Nguyễn Phú Trọng đã làm một điện chúc mừng gửi cho kẻ xâm lược nói lên thân phận của kẻ chư hầu cũng không kém phần ô nhục và trầm trọng như công hàm của Phạm Văn Đồng khi xưa công nhận Hoàng Sa là của “đồng chí Tàu khựa” theo như đài BBC đưa tin:
“Theo trang web của chính phủ Việt Nam, nhân dịp lần thứ 63 Quốc
khánh Trung Quốc (1-10-1949 - 1-10-2012), lãnh đạo đảng Cộng sản và Nhà
nước Việt Nam đã gửi điện mừng tới lãnh đạo Trung Quốc.
“Điện mừng của TBT Nguyễn Phú Trọng, TT Nguyễn Tấn Dũng, CT Quốc Hội
Nguyễn Sinh Hùng đã được gửi từ hôm 30-9 tới Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các
lãnh đạo khác như ông Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo.
“Một ngày sau đó, báo chí Trung Quốc đưa tin lễ mừng Quốc Khánh nước
này tổ chức cho quân và dân trước cơ quan hành chánh mới là Tam Sa trên
đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) thuộc quần đảo Tây Sa mà Việt Nam gọi là đảo
Hoàng Sa”. (BBC online ngày 5-10-2012)
Hành động phản quốc của đảng CSVN khiến giáo sư Tương Lai, một đảng viên lão thành nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội VN bức xúc phải lên tiếng:
“Đúng lúc Hội nghị trung ương 6 khai mạc thì chúng nó tổ chức mừng quốc khánh nước CHNDTH tại thành phố Tam Sa. Lúc chúng làm như thế không biết bộ Ngoại giao ta có biết không mà ém nhẹm đi để vẫn có một lời chúc mừng thắm thiết thì tôi thấy đấy là một xúc phạm ghê gớm đối với lòng tự tôn dân tộc...
Chúng nó kéo cờ quốc khánh của chúng nó trên lãnh thổ của chúng ta.
Trên cái thành phố mà nó lập ra ở Hoàng Sa trong đó có cả Trường Sa nữa
để chúng nó mừng quốc khánh mà chúng ta vẫn gửi thư chúc mừng lời lẽ
không có một cái gì khác, thì đấy là một nỗi nhục mà những người trí thức nào còn một chút nhân phẩm và lương tri không thể không phẫn nộ và lên án”. (RFA online ngày 16-10-2012)
Tập đoàn CS bán nước, tự làm thân phận của một tên nô lệ với tư cách của
một chính phủ “thuộc địa bù nhìn” chỉ biết phục tùng vâng dạ, cúi đầu
cúc cung tận tụy, hèn với giặc, ác với dân.
Vì tuân theo lệnh Tàu cộng mà đảng CSVN đã giết biết bao nhiêu người dân
oan trong CCRĐ; làm hủy diệt những tài năng và nền văn hóa dân tộc
trong phong trào Nhân văn Giai phẩm; thanh trừng những người đồng chí
trung kiên trong phong trào chống chủ nghĩa xét lại... Những tháng năm
gần đây bọn bá quyền Tàu cộng đã hoành hành cướp của, đâm chìm tàu của
ngư dân mình, đòi nộp tiền chuộc như cướp biển Somalia. Thế mà nhà cầm
quyền tay sai Việt Nam chẳng dám hở môi, mà có nói chăng lại bảo là “tàu
lạ” chớ không dám nói đích danh đó là của thổ phỉ thiên triều, luật sư Lê Trần Luật đã can đảm nói thẳng ra rằng:
“Nhà nước Việt Nam lệ thuộc quá nhiều vào Trung quốc, chính quyền
Việt Nam tỏ ra sợ hãi trước áp lực lớn như Trung quốc, cơ bản lệ thuộc
về mặt chính trị, bởi vì khối XHCN còn lại thì đa số phụ thuộc vào Trung quốc và chế độ CSVN muốn tồn tại, thì không cách nào không lệ thuộc Trung quốc”. (RFA online ngày 29-5-2011)
Luật gia Trần Công Trực, nguyên trưởng Ban Biên giới chính phủ,
với kinh nghiệm trong nhiệm vụ, ông khuyên chính quyền CSVN hãy vượt qua
cái thân phận chư hầu của mình để phản đối những việc đàn áp, lấn chiếm
của Trung cộng và phải cương quyết hành động như sau:
“Theo thông lệ quốc tế, Việt Nam có thể gửi công hàm lên Liên Hiệp
Quốc về việc này để có giá trị lưu chiểu và đưa việc này ra trọng tài
Luật biển quốc tế của LHQ. Đồng thời cần có hành động bảo vệ chủ quyền
như kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn... như Malaysia và Philippines đã
hành động.
“Nếu chúng ta không đấu tranh cương quyết, sẽ làm cho hành động của Trung quốc tiếp tục leo thang”. (Tuổi Trẻ online ngày 30-5-2011)
Và Lê Đức Dục, tác giả bài “Ngọn sóng biển Đông trong lòng người Việt” cho giới cầm quyền CSVN biết là nhân dân Việt Nam không cam tâm cúi đầu khuất phục trước kẻ xâm lược:
“Chủ quyền Tổ Quốc, trong tâm thức người Việt Nam, luôn lớn hơn sinh
mạng chính mình. Và chính vì thế, cho dù biển Đông thân yêu của chúng ta
hôm nay có đối đầu với bao âm mưu thôn tính, rình rập nhưng chắc chắn không một ai có thể khuất phục được tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam”. (Tuổi Trẻ online ngày 29-5-2011)
Trong khi mọi tầng lớp nhân dân đều một lòng chống giặc ngoại xâm, thì
lúc đó nhà cầm quyền đã không làm được như thế mà còn đàn áp, bắt bớ
những người công dân có nhiệt tình với đất nước. Nhà cầm quyền CSVN đã
làm một việc nối giáo cho giặc, giữ thân phận của một kẻ chư hầu để bảo
vệ cái đảng mà ông Hồ đã bán sự độc lập tự chủ cho bọn “tàu khựa” từ
lâu.
Tệ hại hơn nữa là sự vô tâm đến nỗi một tờ báo điện tử của Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN lại viết bài ca ngợi tướng giặc Hứa Thế Hữu, tư lệnh cuộc chiến xâm lược biên giới năm 1979, rồi mới đây tên phó thủ tướng CSVN:
“Ngày 2-6, trên trang web của chính phủ đã đưa tin phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ thị cho UBND TP Hà Nội phải nhanh chóng hoàn tất thủ tục về đất đai để sớm triển khai xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội”. (RFA online ngày 6-6-2011)
Không gì tệ hại hơn chính mình mang hổ vào nhà là việc lập một Chinatown giữa lòng thành phố. Chúng ta hãy nghe Trần Minh Quân trong bài “Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa?”:
“Hiện nay nhiều khu đất canh tác truyền thống thuộc dạng “bờ xôi,
ruộng mật” đang dần nhường chỗ cho các dự án khác như khu công nghệ, sân
golf… Người Việt Nam đang đối diện vơi nguy cơ thiếu đất canh tác và
đất ở nghiêm trọng. Nếu phải gồng mình chia sẻ tài nguyên đất đai vốn dĩ
hạn hẹp với người nhập cư ồ ạt đến từ Trung quốc thì không biết trong vài chục năm nữa, người dân Việt Nam sẽ đi về đâu?...
“Khi đó, liệu người Việt Nam có bị đẩy lùi ra khỏi khu trung tâm của
những thành phố mới trong tương lai? Và, khi bắt tay xây dựng những khu
phố “dành riêng” khác tương tự liệu các nhà đầu tư Việt Nam có khi
nào nghĩ đến một tương lai không xa, người Việt Nam sẽ không còn được
làm chủ trên chính mảnh đất của mình?” (Tuần ViệtNamNet online ngày 29-6-2011)
Nhà cầm quyền CSVN ngày càng tỏ ra nhu nhược, ngày càng hèn với giặc, ác
với dân nhất là mới vừa đây nhà cầm quyền đã bỏ tù hai sinh viên yêu
nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha khiến cho lòng dân sôi sục thể hiện qua bài của giáo sư Tương Lai, nguyên Cố vấn hai đời thủ tướng CSVN viết về “Những bàn chân nổi giận” đăng trên tờ New York Times ngày 6-6-2013:
“Họ lại quyết liệt đàn áp những người yêu nước, bóp nghẹt dân
chủ, bưng bít thông tin và khủng bố tư tưởng công dân mình. Đầu tuần
này, công an Hà Nội đã đàn áp một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt
nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ...
“Vì thế, “những bàn chân nổi giận” đã rầm rập xuống đường biểu tình
chống Trung Quốc xâm lược. Cùng với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu
kiện tập thể của nông dân cũng bùng lên...
“Sự nổi giận của người Việt Nam lại càng tăng lên khi một số những
người lãnh đạo lùi bước trước những hành động tội ác của Trung Quốc xâm
lược Việt Nam nhưng lại quyết liệt đàn áp người yêu nước đấu tranh đòi
dân chủ và tự do...
“Chính vì một số nhà lãnh đạo Việt Nam bị “cái mũ kim cô” của chủ
nghĩa bành trướng Đại Hán siết chặt nên đã đẩy đất nước ra khỏi quỹ đạo
dân chủ để gánh chịu lạc hậu và lạc điệu so với thế giới văn minh…
“Những ngôn từ đạo đức giả được đưa ra, rồi mười sáu chữ bịp bợm về “láng giềng hữu nghị” được tung hứng chỉ là trò khôi hài”. (VOA online ngày 7-6-2013)
Hành động khiếp nhược của đảng CSVN được tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, từ Hà Nội thay tiếng nói chung của Toàn Dân Việt Nam cực lực lên án:
“Tôi nghĩ rằng Việt Nam nên thân Trung quốc nhưng tôi chống kịch
liệt bọn nào thần phục Trung quốc. Lú lẫn sẵn sàng đem Việt Nam thành
tên lính lệ của Trung quốc để đi phục dịch cho họ, cho âm mưu của họ...
“Bây giờ tiếp tục tỏ ra thần phục Trung quốc, sẵn sàng dựa vào Trung
quốc, bất cứ lý luận Mác-Lênin, rồi là bảo vệ cái ghế của mình thì đều
là tội đồ của dân tộc thì dứt khoát họ sẽ bị lên án”. (RFA online ngày 24-2-2011)
Vừa rồi đây, nhân chuyến triều kiến Thiên triều, ngày 21-6-2013 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã “cúi đầu rất sâu”, ký với Chủ tịch Tập Cận Bình một bản Tuyên bố chung theo nhà báo cựu Đại tá QĐND Bùi Tín cho là một “Văn kiện đầu hàng” ông viết như sau:
“Bản Tuyên bố chung hoàn toàn phản ánh tham vọng bành trướng và xâm
lược của đế quốc Cộng sản Đại Hán Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam,
phục vụ dã tâm biến Nhà nước Việt Nam Cộng sản thành một chư hầu của Trung quốc, biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Trung quốc, với sự tiếp tay của nhóm lãnh đạo Cộng sản bất tài và tham nhũng đã thoái hóa đến cùng cực”. (VOA online ngày 2-7-2013)
Và sự nhận định của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của Việt Nam tại Bắc kinh như sau:
“Rõ ràng là bản “Tuyên bố chung” hoàn toàn có lợi cho Trung quốc còn phía ta lại bị ràng buộc bởi nhiều điểm trong các mục...
“Tôi có cảm tưởng bản “Tuyên bố chung Việt-Trung” do phía Trung quốc soạn thảo, chủ yếu lợi cho họ.
“Ngay đầu mục 2, người ta nêu ngay bài bản lừa phỉnh cũ: “Phương châm
16 chữ, tinh thần 4 tốt, tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báo
của hai nước”...
“Từ trước đến nay, có bao giờ Trung quốc thực hiện các “phương châm”
và “tinh thần” đó đâu? Ngược lại, hoạt động của họ từ lâu nay chỉ nhằm
thực hiện mưu đồ hiểm ác khống chế chúng ta, thực tế họ đã khống chế
chúng ta về cả quân sự, chính trị, kinh tế”. (Bauxite Việt Nam online ngày 11-7-2013)
Giờ đây mọi việc trắng đen đã rõ, quân giặc Tàu không còn dấu diếm gì
nữa, mộng cướp nước ta lộ ra qua việc ngang nhiên đưa giàn khoan và tàu
chiến sang hoạt động trên vùng biển nước ta và càng lộ rõ hơn là việc
xây trên đảo Gạc Ma (Trường Sa) chiếm của ta qua một cuộc hải chiến đổ
máu năm 1988, một căn cứ quân sự có cả đường bay mà sự tiếp tay là đồng
chí 16 chữ vàng và 4 tốt: Cộng Sản Việt Nam. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã thẳng thừng nói rõ là cần phải giải cộng:
“Toàn bộ kế hoạch ‘đô hộ kiểu mới’ mấy chục năm nay của Trung cộng
được thiết kế trên hai chữ Cộng Sản, giữ cái nền cộng sản là giúp cho
mưu đồ Hán hóa có một ưu thế ở tầm chiến lược.
Giữ Cộng sản thì Việt Nam bị ràng buộc bởi quá khứ đầy nợ nần và lầm
lỡ, chẳng hạn như công hàm 1958, cam kết Thành Đô, các ký kết thời Lê
Khả Phiêu, thời Nông Đức Mạnh, thời Nguyễn Phú Trọng...” (Boxitvn online ngày 3-6-2014)
Có thể ngày mai máu người Việt Nam sẽ đổ ra trên biển để bảo vệ Tổ quốc,
không thể chần chờ được nữa, không thể ngồi bàn chuyện “thoát Trung”
bằng cách thoát văn hóa, thoát tư tưởng, thoát kinh tế... mà phải thoát chính trị ngay từ bây giờ, nghĩa là phải “giải cộng”.
Tổ quốc lâm nguy, muốn thoát Trung thì phải giải cộng, vì chỉ có giải cộng mới có thể thoát Trung.
Giải cộng ở đây là giải tán đảng CSVN. Như vậy chúng ta sẽ đặt vấn đề
giải tán bằng cách nào? dể hay khó ra sao? Nên nhớ khó chớ không phải
không làm được, người dân Âu châu đã giải cộng từ lâu. Còn cách thì ông
Lê Kiến Thành, con trai của cố TBT đảng CSVN Lê Duẫn đã chỉ theo lời của
cụ Nguyễn Trải ngày xưa: “Chèo thuyền cũng là Dân, lật thuyền cũng là Dân”.
“Bộ chính trị, các thành viên hiểu rằng đảng, hoặc sẽ phải tự
chuyễn đổi hoặc sẽ bị chuyễn đổi chính người dân. Bên Liên Xô đã mạnh mẽ
hơn CSVN nhưng chúng ta biết nó đã bị đào thải”. (DanLuan online ngày 7-10-2011)
Để nói rõ sự cam tâm làm nô lệ với thân phận của kẻ bán nước của đảng CSVN, tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang ngậm ngùi trích đăng thư “Kính gửi Hội nghị Trung ương 7 đảng CSVN” mấy vần thơ của tiến sỹ Trần Nhơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi trong bài trường ca dài 1020 câu mang tiêu đề “Nghĩ về Quốc hội, Đảng và... thời cuộc”.
“Đất nước một trăm năm nhìn lại,
Bao giờ khốn khổ thế này chăng?
Loạn xã hội, nội xâm, ngoại gián,
Từ cội nguồn “đảng chủ” lai căng!...
...
“Từ ngày “đảng chủ” thay quân chủ,
Mở kỷ nguyên quốc nhược dân bần!...
...
“Đảng chủ” đuổi sói ra cổng trước,
Rước voi giày mả tổ vườn sau!”...
(Đàn Chim Việt online ngày 30-4-2013)
Từ nạn độc tài đến họa xâm lăng và thử thách của phong trào dân chủ
I. Bản chất của chế độ CSVN
Cho dù được tô điểm bởi bất kỳ mỹ từ nào chăng nữa, chế độ CSVN là một
chế độ độc tài kể từ khi đảng này cướp chính quyền và cai trị cho đến
nay.
Sự ra đời của đảng CSVN gắn liền với Hồ Chí Minh, là một người ngay từ
đầu cho đến lúc chết vẫn luôn luôn thuần phục Tàu cộng. Yếu tố sống còn
và khả năng độc quyền cai trị của đảng CSVN lệ thuộc vào Tàu cộng. Lệ
thuộc từ đường lối chính trị, phương thức cai trị cho đến tài lực, vật
lực lẫn kiến năng. Lệ thuộc từ trong khói lửa chiến tranh như Điện Biên
Phủ, xâm lược VNCH sang đến những cuộc chiến mà kẻ thù là nhân dân như
Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm... Tất cả, từ lãnh đạo cho đến
mọi hoạt động, đều mang dấu ấn made in China.
Do đó, chế độ CSVN không chỉ là một chế độ độc tài. Nó là một thể chế vừa độc tài vừa nô lệ ngoại bang trong suốt chiều dài cuộc sống của nó.
Nếu sau thế chiến thứ 2, Hồng quân Nga tiến vào Đông Âu và thiết lập
những nhà nước cộng sản bù nhìn thì sau khi Liên bang Sô viết sụp đổ,
mỗi quốc gia Đông Âu đều có thể tranh đấu để khôi phục chủ quyền cho
những vùng đất nếu vẫn còn bị Nga chiếm đóng. Những thể chế độc tài cộng
sản còn sót lại như Bắc Triều Tiên, Cu Ba dù tồi tệ đến bao nhiêu vẫn
chưa để một tấc đất của tổ quốc họ rơi vào tay ngoại bang.
Ngược lại, đối với Việt Nam, điều tệ hại là những mất mát không phải vì
bị cướp, hoặc vì hết lòng chiến đấu mà không đủ sức bảo vệ. Tổ quốc Việt Nam bị mất đất, mất biển là do chính đảng CSVN ký kết nhường, đổi chác, bán.
Những ngòi bút ký của lãnh đạo đảng CSVN vào Công hàm 1958, Hiệp định
Biên Giới Việt Trung, Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, Tuyên bố chung về
Boxit Tây Nguyên... và còn nhiều văn bản khác vẫn nằm trong vòng bí mật
đã công nhận nhiều phần lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam thuộc về
Tàu cộng. Những chữ ký "đại diện quốc gia" này đã trao cho Tàu cộng một
sức mạnh gấp ngàn lần xe tăng, đại pháo, sư đoàn trong cuộc bành trướng
của đại Hán: "thu tóm mà không cần phải xâm lăng". Những chữ ký này sẽ làm cho dân tộc Việt Nam gặp khó khăn gấp trăm lần khi phải tranh đấu để lấy lại những gì bị mất vì chính phủ ký kết xác nhận nó thuộc về ngoại bang, so với nỗ lực đứng lên giành lại những gì bị mất vì hành vi xâm lược.
Do đó, chế độ CSVN không chỉ là một chế độ vừa là độc tài vừa nô lệ cho ngoại bang. Chính xác hơn, nó là một chế độ độc-tài-bán-nước.
Đây là bản chất, là căn cước của cộng sản Việt Nam. Và thực chất của
tình trạng mất đất, mất biển đã không đến từ xâm lăng mà đến từ một cuộc
buôn bán đổi chác dài hạn. Thủ phạm chính không phải là người mua, kẻ nhận mà chính là kẻ bán, người dâng.
II. Độc-tài nuôi bán-nước và bán-nước nuôi độc-tài
Độc-tài nuôi bán-nước:
Nếu Việt Nam là một nước dân chủ, đa đảng, tam quyền phân lập thì đã
không có Công hàm bán nước 1958, Hiệp định Biên giới, Hiệp định Vịnh Bắc
Bộ và nhiều ký kết khác. Sẽ không có Tổng bí thư một đảng cùng với mười
mấy tên trong Bộ Chính trị toàn quyền quyết định tương lai của dân tộc
và tùy tiện sắp xếp biên giới của quốc gia với ngoại bang. Sẽ không có
những văn kiện với chữ ký của 2 tổng bí thư của 2 đảng, là những người
không được dân bầu, nhưng lại toàn quyền quyết định những vấn đề có tầm
ảnh hưởng lên cả quốc gia. Sẽ không có một Quốc hội bù nhìn toàn là đảng
viên cộng sản ngồi đọc và chỉ biết được nội dung sau khi văn kiện đã
được ký. Sẽ không có tình trạng cả nước không biết rõ toàn bộ nội dung
những hiệp định được ký kết, không nắm chắc đất nước đã bị mất những gì,
mất bao nhiêu. Do đó độc tài dẫn đến mất nước vì độc tài cai trị đã nắm vị trí độc quyền bán nước.
Bán-nước nuôi độc-tài:
Đảng CSVN sẽ không thể độc tài cai trị cho đến ngày nay nếu trong suốt
nhiều thập niên liền không sống bằng những hỗ trợ trên mọi phương diện
từ Tàu cộng. Đảng không tồn tại nếu không mang căn cước bán-nước bên cạnh tờ khai sinh độc-tài. Để độc tài, cộng sản Việt Nam phải bán nước. Lý do:
Một guồng máy độc tài với những lãnh đạo, cán bộ không có thực tài,
thiếu khả năng, đầy bằng cấp giả, cộng thêm tham nhũng, hối lộ thì không
thể nào tự họ làm cho đất nước hưng thịnh. Do đó, đảng CSVN sẽ không đủ
khả năng để ngăn chận sự nổi loạn của quần chúng nếu không bắt tay với
Tàu cộng để người dân có miếng ăn, có áo mặt, có điện, có xăng, có xe,
có mọi thứ mặt hàng gia dụng... Các lãnh đạo và cán bộ đảng sẽ không thể
nào đi từ vô sản không bằng cấp thành tiến sĩ tư bản đỏ
bằng con đường với sức mình sỏi đá cũng thành cơm. Bài toán giải quyết
và kết quả là một nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào Tàu cộng - từ công
trình xây dựng, nhiên liệu, điện lực đến giao thông, hàng hóa, thực
phẩm... Do đó, bành trướng Bắc Kinh không cần phải được thực hiện bởi
những sư đoàn tinh nhuệ vượt biên giới Việt Tàu mà là những công trình,
công nhân Tàu giàn trải khắp Việt Nam. Phương tiện xâm lược của Tàu cộng
không cần phải là AK47, chiến đấu cơ Chengdu J-20, tên lửa DF-31A mà là
những cú phôn, những quyết định bằng lời có thể dẫn đến sự sụp đổ của
thị trường chứng khoán, cúp điện cả nước và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam
đi vào hỗn loạn. Nếu nói rằng cai trị là nắm quyền quyết định hay ảnh hưởng lên vận mạng của một quốc gia thì đảng CS Việt đã từng bước trao cho đảng CS Tàu quyền cai trị Việt Nam. Bắc Kinh không cần phải có một chính phủ người Tàu đóng đô ở Ba Đình để thống trị nước ta.
Đem giao cả nền kinh tế và biến nó thành một nền kinh tế nô lệ cho Tàu
cộng vẫn chưa đủ. Đảng CSVN đã "hòa tan" những hoạt động của quốc gia
với Tàu cộng trên mọi lãnh vực. Từ lãnh vực quân sự với đường dây nóng,
với các khóa đào tạo sĩ quan, sang đến lãnh vực tình báo, pháp luật, an
ninh xã hội, tòa án, hành chính... Tất cả đều có bóng dáng chỉ đạo của
đảng cộng sản Tàu. Việt Nam đã và đang bị cai trị bởi Bắc Kinh - chỉ có
điều là ở mức độ nào? 50%, 70%...? - không ai có thể biết chính xác.
III. Xâm lược HD981: cơ hội cho độc tài
Ở một nước "độc tài bình thường" nguy cơ ngoại bang tấn công hay xâm
lược là cơ hội cho những nhà độc tài "kết hợp lòng dân", kêu gọi quần
chúng "đồng lòng cùng chính phủ" và gạt qua những bất đồng chính trị để
đoàn kết chống ngoại xâm. Điều đó đã xảy ra ở Serbia vào năm 1999 khi
NATO thả bom Serbia vì độc tài Slobodan Milosevic từ chối triệt thoái
quân ra khỏi Kosovo.
Nếu những quả bom của NATO rải thảm thủ đô Belgrade vào năm 1999 là một
món quà cho Milosevic thì giàn khoan HD981 của Tàu cộng là một món quà
cho những nhà độc tài CSVN. Khác với Serbia, nơi mà Slobodan Milosevic
là một nhà độc tài nhưng không bán nước, tại nước "độc tài bất bình
thường" Việt Nam, đảng cầm quyền đã nhiều đời mang căn cước độc-tài +
bán-nước. Vì thế, HD981 là cơ hội để những nhà độc tài bán nước CSVN đeo
mặt nạ yêu nước và làm người ta có thể quên đi "hành trình bán nước từ
lúc mới ra đời" của họ. Đối với quảng đại quần chúng, chiêu bài độc lập
dân tộc được tung ra. Hình ảnh một lãnh tụ "sáng giá" phun châu nhả ngọc
chống ngoại xâm được tung hô. Một chiến dịch dân vận để trình chiếu bộ
phim trong đó mọi bộ phận, cơ chế của nhà nước cùng đồng lòng, nhân dân cả nước cùng đồng lòng. Một chiến dịch đồng lòng khắp hang cùng ngỏ hẻm đã được khua chiên, gõ mỏ, cho dù phải đem ngư dân ra để làm "tài tử" chính cho bộ phim "đảng, nhà nước và nhân dân đồng hành cùng ngư dân bám biển, bảo vệ tổ quốc".
Dàn khoan HD981 là cơ hội cho độc tài giả dạng "yêu nước" và cũng là
thời cơ để độc tài chụp lên đầu những ai chống lại lãnh đạo "yêu nước"
là thành phần phản quốc.
IV. Những thử thách của phong trào dân chủ
Trong "cơn sốt sơn hà nguy biến", những nỗ lực tranh đấu chống độc tài hình như trở thành lạc quẻ. Những công việc tranh đấu của phong trào dân chủ trước đó bây giờ hình như trở nên nhỏ lẻ và vô nghĩa. Chuyện tranh đấu tự do cho blogger Anhbasam, Lê Thị Phương Anh, đấu tranh chống lại Điều 258 hình như đang
giống như chuyện đi nhặt rác trong một căn nhà đang cháy. Nhiều người
choáng ngợp đến bất động vì hiểm họa ngoại xâm và có cảm giác cá nhân
mình quá nhỏ bé, vô vọng trước tình hình thời cuộc.
Trong "cơn sốt sơn hà nguy biến" cộng với thủ đoạn mị dân của những nhà
độc tài chụp bắt cơ hội, lực lượng dân chủ cũng bắt đầu phân tán vì
những khuynh hướng khác nhau - giữa khuynh hướng đồng lòng cùng chính
phủ, kỳ vọng vào những lời tuyên bố của một nhà độc tài mang mặt nạ yêu
nước và khuynh hướng vừa chống độc tài vừa cứu nước.
Đó là tình trạng của phong trào dân chủ trong những ngày qua kể từ hôm
18.5.2014 khi cuộc biểu tình yêu nước bị Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh ngăn
cản, cấm đoán và bắt giam một số người.
Nếu trước đây, phong trào dân chủ có một phương hướng chung trên con
đường độc đạo là đấu tranh dẹp bỏ độc tài, xây dựng dân chủ, bảo vệ và
phát triển nhân quyền thì "cơn sốt sơn hà nguy biến" đã bật ra 3 ngả rẽ:
1. Kỳ vọng vào đảng độc tài thoát khỏi vòng nô lệ của Tàu cộng. Tên thời thượng là Thoát Trung.
2. Kỳ vọng vào một lãnh đạo "sáng giá nhất" của đảng đứng
lên lãnh đạo một cuộc cách mạng nhung để thoát ách nô lệ Tàu cộng và hy
vọng người này đứng về phía nhân dân để cởi trói độc tài.
3. Kiên trì tranh đấu để chấm dứt độc tài và xây dựng dân chủ và xem đó là điều kiện nền tảng để có được sức mạnh toàn dân nhằm bảo vệ tổ quốc.
Chọn lựa thứ nhất dành cho những người không thấy được toàn bộ bản chất cốt lõi độc-tài-bán-nước của
đảng CSVN, không nhớ hay không muốn nhớ đảng này là thủ phạm dẫn đến
tình trạng đất nước ngày hôm nay như đã trình bày ở trên. Chọn lựa này
cũng dành cho những người chấp nhận kết quả rút khỏi biển Đông của giàn
khoan HD981 nhưng đảng CSVN vẫn tiếp tục "sứ mạng" độc-tài để bán-nước
và bán-nước để tiếp tục độc-tài.
Chọn lựa thứ hai thuộc về những người xem việc người dân Việt Nam có thể
tự làm nên một cuộc cách mạng là vô vọng. Do đó họ phải đánh cược số
phận của đất nước vào niềm tin dành cho một người đang nằm trong bộ máy
độc tài, người mà: (1) từ trước đến giờ thành tích nói và không bao giờ
làm đã không thua bất kỳ ai; (2) sự nghiệp chính trị và vị trí lãnh đạo
bị lệ thuộc vào tập đoàn tay chân mà những mất mát về quyền lợi, cũng
như phải đối diện với những đe dọa nếu chống Tàu sẽ quay sang chống lại
thủ lĩnh của họ; (3) cá nhân vẫn nằm trong sự chi phối của một cơ chế
tập thể lâu đời mà thành phần thân Tàu đang chiếm đa số.
Chọn lựa thứ 3 là chọn lựa khó khăn nhất. Nếu 2 chọn lựa đầu chỉ phải
chống ngoại xâm và được sự hỗ trợ hay ít ra được yên thân bởi đảng độc
tài thì chọn lựa thứ ba là phải chống nội xâm lẫn ngoại xâm. Chọn lựa
thứ ba này đối diện với nhiều phản biện:
- Lực lượng dân chủ còn quá yếu, sẽ bị tiêu diệt từ trứng nước.
- Sẽ không được sự ủng hộ nồng nhiệt từ quần chúng vì tâm lý sợ hãi lâu
đời và họ đang có chọn lựa an toàn với cá nhân của họ hơn. Đó là đứng
cùng với đảng (chọn lựa 1), hay ủng hộ một lãnh đạo "sáng giá" của đảng
độc tài (chọn lựa 2).
- Đấu tranh chống độc tài bây giờ sẽ giúp cho Tàu cộng thêm cơ hội tràn qua xâm chiếm Việt Nam.
Hai điều ban đầu đã hiện hữu mà không cần phải chờ đến biến cố HD981 mới có. Nó cũng là thử thách của mọi đất nước bị độc tài cai trị cho đến ngày cách mạng thành công.
Điều thứ ba là ngụy biện của đảng và những người chọn lựa thái độ đồng lòng hay mong đợi ở đảng. Trên thực tế: Tàu cộng không cần xâm lăng VN. Tàu cộng không thể lấy một lý do gì để tràn qua chiếm trọn VN trong thời đại này. Và sự xâm lăng cho dù có đi nữa sẽ không có hiệu quả bằng sự chấp nhận ký kết sang nhượng chủ quyền của tập đoàn tay sai như đã trình bày ở trên. Xin đọc thêm bài "Trung cộng: không cần phải đánh Việt Nam chúng nó!!!???"
Tuy nhiên, khi độc tài chụp lấy cơ hội "kết hợp lòng dân" và những thành phần quan tâm đến vận mạng đất nước đi vào 3 ngả rẽ thì phong trào dân chủ phải đối diện với những thử thách mới, chồng chất lên những thử thách vốn đã có.
Làm thế nào để vượt qua?
Chúng ta cần phải nhìn lại toàn bộ những nỗ lực vừa qua, lượng giá tình
hình chủ quan và khách quan để từ đó có một hướng chiến lược tổng thể
phù hợp với tình hình mới đang rất là đen tối.
Đây cần là một nỗ lực chung của nhiều người và xin hẹn các bạn trong một loạt bài kế tiếp.
PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 29.5.2014
|
VIETNAM & THẾ GIỚI
LHQ muốn hòa giải Trung Quốc - Việt Nam
Phát ngôn nhân LHQ Stephane Dujarric trích lời Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon kêu gọi cả 2 phía giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và tuân thủ pháp luật. Đồng thời, ông Ban Ki Moon cũng cho biết LHQ sẽ sẵn sàng đứng ra hòa giải nếu các bên liên quan có đề nghị.
Được biết, trong tuần qua, cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều gửi văn bản bày tỏ lập trường tranh chấp Biển Đông đến Tổng thư ký Ban Ki Moon.
Hôm qua 10/6, TQ đã cho lưu hành ở LHQ một văn bản giải thích “chủ quyền lịch sử” của họ trên biển Đông và cáo buộc VN cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của họ.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn luôn khẳng định kiểm soát quần đảo Hoàng Sa từ nhiều thế kỷ qua.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/un-say-wil-mediat-cn-vn-06112014122951.html
“Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam nên rút tất cả tàu về, cách làm này
sẽ giúp tạo nên hòa bình cho quá trình ngoại giao, giải quyết căng
thẳng.” Đây là khuyến nghị của trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel
Russel, đặc trách khu vực Châu Á – TBD trong cuộc họp báo qua điện thoại
ngày hôm qua từ Yangon, nơi ông đang tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Ngoài ra, hãng tin Straits Times của Singapore cũng trích lời bình
luận của ông Russel về tình hình hiện nay, ông Russel cho rằng các nước
tham gia tranh chấp tại Biển Đông cần bảo đảm hành vi của mình không
mang tính khiêu khích… đó là cơ sở để hạ nhiệt căng thẳng trên biển
Đông, đồng thời, ngoài việc nhấn mạnh các bên cần thể hiện tinh thần hợp
tác, tự kiềm chế và đảm bảo cho ngư dân, tàu bè, ông Russel không quên
nhấn mạnh yếu tố quan trọng hạ nhiệt là “Trung Quốc phải rút giàn
khoan.”
Bên cạnh đó, vị trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng Việt Nam
từ lâu đã tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam lâu nay đã
thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực mà Việt Nam chính thức tuyên bố là
vùng đặc quyền kinh tế tính từ đất liền.
Trước khi kết thúc cuộc họp báo với giới phóng viên, ông Russel cũng
thẳng thắn và kịch liệt lên án những hành vi cưỡng bức hay đe dọa vốn
đang đẩy hiện trạng trên biển Đông đi quá xa.
Lao Động Việt hoạt động bán công khai tại Việt Nam
Liên đoàn Lao động Việt Tự do Là kết hợp của ba tổ chức Công đoàn độc
lập Việt Nam, Hiệp hội đòan kết công nông Việt Nam và Phong trào lao
động Việt đã ra tuyên cáo chính thức hoạt động tại Việt Nam như một tổ
chức xã hội dân sự góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động Việt.
ày 17 tháng 1 năm 2014 Liên đoàn Lao động Việt Tự do viết tắt là Lao
Động Việt đã chính thức được thành lập tại Bangkok, Thái Lan. Tổ chức
này nhằm giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam trong nước
cũng như khi họ xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Lao Động Việt dựa vào
những
điều khoản trong Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam cũng như những chuẩn mực mà các tổ chức lao động quốc tế đưa ra để hoạt động do đó xét về tiêu chí tổ chức này hoàn toàn hợp pháp.
điều khoản trong Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam cũng như những chuẩn mực mà các tổ chức lao động quốc tế đưa ra để hoạt động do đó xét về tiêu chí tổ chức này hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên thực tế cho thấy chính quyền Việt Nam không những không
hoan nghênh những thiện chí này mà còn thẳng tay đàn áp, bắt bớ bất cứ
ai có ý định can thiệp vào những khoảng trống mà người công nhân không
được bù đắp.
Những trường hợp nổi tiếng nhất vẫn được các tổ chức nhân quyền nhắc
nhở là ba tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và
Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn đang bị giam giữ trong tù vì đã tranh đấu giành
quyền lợi cho công nhân Việt Nam.
Trong bối cảnh đó Lao Động Việt tuyên bố hoạt động bán công khai tại
Việt Nam là một thử thách cho chính tổ chức này nhưng cũng là một gánh
nặng phải đối phó của nhà nước Việt
Nam khi vẫn còn giữ lập trường cứng rắn không cho phép người dân đứng ra tự bảo vệ quyền lợi lao động của mình đối với giới chủ.
Ông Trần Ngọc Thành, chủ tịch Lao Động Việt nói với chúng tôi lý do
tổ chức quyết định hoạt động bán công khai vào lúc này, từ Áo quốc ông
cho biết:
"Đã đến lúc chúng ta phải công khai hoạt động tại Việt Nam. Trong
suốt 8 năm vừa qua từ trong nước cũng như bên ngoài cố gắng làm sao cho
giai cấp công nhân Việt Nam có một nghiệp đoàn của mình đúng nghĩa để
lãnh đạo người lao động nhưng trong thời gian qua nhà cầm quyền cộng sản
Việt Nam đã ra tay đàn áp. Khi công nhân Bình Dương hàng ngàn người
xuống đường thể hiện lòng yêu nước trong đó có một số bị lạm dụng để
kích động công nhân, đánh phá các công xưởng.
Từ năm 2006 đến nay đã có hàng ngàn cuộc đình công và thời điểm này
đã có 5 ngàn cuộc đình công nhưng lúc nào người công nhân cũng đình công
trong ôn hòa để yêu cầu giới chủ tạo điều kiện làm việc tốt hơn. Chúng
tôi nghĩ cần phải công khai cùng với các tổ chức xã hội dân sự khác để
hướng dẫn người công nhân tranh đấu một cách hiệu quả hơn."
Luật sư Lê Thị Công Nhân, phó chủ tịch Lao Động Việt, một trong hai thành viên ban chấp hành trong nước cho biết:
"Chúng tôi luôn luôn lo lắng và phải suy nghĩ. Có hai khó khăn lớn
đối với Liên đoàn Lao động Việt Tự do thứ nhất là nội bộ của chúng tôi
cần phải thu hút thêm nhiều thành viên. Vấn đề liên lạc với nhau để cùng
làm việc thì cũng là một trở ngại rất lớn với bản thân chúng tôi. Lao
Động Việt được gom từ ba tổ chức khác nhau là Công đoàn độc lập Việt
Nam, Hiệp hội đoàn kết công nông Việt Nam và Ủy ban Ủng hộ lao động Việt
Nam vì vậy việc chúng tôi liên lạc, liên kết được với nhau là một điều
khó khăn.
Thứ hai về phía chính quyền chúng tôi bị họ đàn áp và gây nên những
tổn thất có thể nói rất là lớn. Cho đến nay những thành viên chủ chốt
trong tổ chức của chúng tôi vẫn đang bị tù đày. Những khó khăn này tuy
lớn nhưng chúng tôi đã dự liệu từ trước và chủ động chấp nhận đương đầu
bởi vì chúng tôi không
còn cách nào khác."
còn cách nào khác."
Một công nhân biểu tình chống Trung Quốc tại Bình Dương hôm 14/5/2014. AFP photo
Lao Động Việt có lẽ là một tổ chức xã hội dân sự bị nhà nước nhìn dưới cặp mắt nghi ngờ và đầy ác cảm nhất vì vậy khi hoạt động mặc dù bán công khai nhưng sự nguy hiểm không hề giảm cho các thành viên của nó. LS Lê Thị Công Nhân trong vai trò chịu mọi áp lực từ chính quyền chia sẻ vấn đề này như
sau:
"Tổ chức Lao Động Việt nói về công khai thì hiện nay nó không thể
công khai 100%. Chúng tôi công khai những người dám đương đầu với khó
khăn cũng như nội dung công việc là nên công khai để cho dư luận trong
nước và quốc tế biết đến tổ chức của chúng tôi và cần sự quan tâm và lên
tiếng của họ khi
những thành viên của chúng tôi bị đàn áp.
những thành viên của chúng tôi bị đàn áp.
Mảng còn lại chúng tôi gọi nôm na là bí mật, tất nhiên nó không có gì
quá bí hiểm, chỉ đơn giản gọi là bí mật là để tránh những sự đàn áp và
bắt bớ của chính quyền trong khi chúng tôi chưa hình thành được một tổ
chức đủ mạnh và chặt chẽ."
Những áp lực của nhà nước đến từ rất nhiều hình thức mà trong đó nặng
nề nhất là các bản án mang các cáo buộc không dính gì tới việc bảo vệ
quyền lợi người công nhân. Để tránh tình trạng này Lao Động Việt cho
rằng sự can thiệp từ các tổ chức lao động quốc tế là đáng dựa vào nhất,
đặc biệt là Tổng liên đoàn Lao động Thế giới nếu Lao Động Việt được tổ
chức này công nhận. Ông Trần Ngọc Thành chia sẻ:
"Khi mà trở thành chính thức thì cộng sản Việt Nam không dám đàn áp. Thứ hai nữa trong thời gian ngắn vừa qua 153 nghị sĩ của đảng Dân chủ Mỹ đã lên tiếng đòi hỏi cho công đoàn hoạt động. Tôi nghĩ thời gian này chính quyền không thể đàn áp khát máu như trước đây. Anh em trong nước cũng như bên ngoài mặc dù đã lường trước được khó khăn sắp tới nhưng vẫn quyết tâm hỗ trợ anh em hoạt động công khai hay bán công khai trong nước."
"Khi mà trở thành chính thức thì cộng sản Việt Nam không dám đàn áp. Thứ hai nữa trong thời gian ngắn vừa qua 153 nghị sĩ của đảng Dân chủ Mỹ đã lên tiếng đòi hỏi cho công đoàn hoạt động. Tôi nghĩ thời gian này chính quyền không thể đàn áp khát máu như trước đây. Anh em trong nước cũng như bên ngoài mặc dù đã lường trước được khó khăn sắp tới nhưng vẫn quyết tâm hỗ trợ anh em hoạt động công khai hay bán công khai trong nước."
LS Lê Thị Công Nhân cho biết khi chấp nhận đấu tranh thì bản thân bà
và những thành viên của Lao Động Việt sẽ tiếp cận công nhân dưới nhiều
cách để giúp đỡ và bảo vệ họ bất kể những trả giá mà bà đã biết trước:
"Những người trong nước thì chúng tôi đã xác định về tinh thần là sẽ
đối mặt với sự đàn áp của nhà cầm quyền. Tôi tin chắc rằng nhà cầm quyền
không hề có sự chuyển biến nào trong tư tưởng cai trị độc đoán đối với
đất nước nói chung cũng như với lao động nói riêng, nhưng những hình
thức đàn áp của họ đối với chúng tôi trong từng thời điểm sẽ có sự khác
biệt, tức nhiên không loại trừ khả năng là nó sẽ tồi tệ hơn trước đây."
Cho đến hôm nay đã có gần hai mươi tổ chức xã hội dân sự công khai
hoạt động trong nước vì những lý do khác nhau nhưng nhìn chung mục đích
của các nhóm này không ra ngoài ý hướng tự bảo vệ mình trước những bất
công, chén ép mà họ buộc phải đối diện. Lao Động Việt ra đời trong hoàn
cảnh này đã tăng thêm niềm tin cho người cô thế mà tiếng nói của họ
không tới được những nơi cần phải nghe và giải quyết.
TQ giận dữ vì Canada hủy visa đầu tư
Celia Hatton
BBC News, Bắc Kinh
Cập nhật: 16:05 GMT - thứ tư, 11 tháng 6, 2014
Larry Wang từng rất tự hào về Canada, quê hương thứ hai của ông.
Thế nhưng lòng ái quốc đó bị lung lay khi chính phủ Canada hủy chương trình nhập cư dạng “doanh nhân đầu tư” vào đầu năm nay.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
“Tôi rất ngạc nhiên khi điều này xảy ra,” ông
giải thích. “Một quốc gia được tự do quyết định, nhưng không phải là
quyết định làm ảnh hưởng tới hình ảnh công bằng và dân chủ của họ.”
Chương trình Nhà đầu tư cho phép các cá nhân sở
hữu hơn 1.6 triệu đôla Canada (870.000 bảng Anh) có thị thực định cư lâu
dài, có thể cung cấp cho chính phủ Canada khoảng 800.000 đôla Canada
tiền vay không lãi trong vòng năm năm.
Chương trình này rất phổ biến trong giới nhiều
tiền, những người muốn nhanh chóng có được tấm hộ chiếu Canada, nhưng
hóa ra nó lại trở nên quá phổ biến.
Các phòng phụ trách di trú ngập đơn xin thị thực, phần lớn là từ công dân Trung Quốc.
Đối với khách hàng, “Canada vẫn luôn là lựa chọn số một,” ông Wang nói.
“Trước tiên, đây là quốc gia nói tiếng Anh và
phần lớn người nhập cư vào đây là muốn giáo dục của con được tốt hơn.
Hơn nữa, Canada là quốc gia rộng lớn với số dân ít. Phần lớn người Trung
Quốc muốn được đến một nơi ít tập trung dân cư.”
Đánh giá thấp?
Từ năm 1986, hàng ngàn người đã dùng chương
trình thị thực nhà đầu tư làm cánh cổng dẫn vào Canada, một quốc gia
được ưa chuộng do hệ thống y tế rộng khắp và các trường học danh tiếng.
Đó là cho tới khi chính quyền liên bang ở Ottawa
bất thình lình thông báo hủy chương trình này, ngay lập tức chấm dứt
65.000 hồ sơ xin thị thực.
Chương trình “đánh giá quá thấp” con đường định
cư lâu dài ở Canada, Bộ trưởng Tài chính nước này nói trong buổi dự toán
ngân sách hàng năm.
Tuy nhiên, chương trình vẫn chưa chính thức bị bãi bỏ cho tới khi ngân sách được thông qua vào ngày 26/06.
Hơn 1.300 người giàu Trung Quốc làm đơn đang kiện chính phủ Canada ra tòa án liên bang.
Nhưng vụ kiện cũng bị hoãn cho tới sau ngày thông qua ngân sách và ngày chính thức bãi bỏ chương trình.
Rất nhiều người ở Canada tỏ ra ủng hộ quyết định này.
Nhiều người đổ tội cho dân nhập cư giàu có Trung
Quốc khiến giá bất động sản ở các thành phố như Toronto và Vancouver
tăng cao, trong khi những nhu cầu căn bản về nhà ở thì không được đáp
ứng, hoặc không được nằm trong lý tưởng về bình đẳng của các nhà cầm
quyền Canada.
“Tiền là quyền lực ở Trung Quốc. Người ta có thể
dùng tiền để làm bất kỳ điều gì họ muốn. Ở đây thì không,” một độc giả
viết trong diễn đàn của báo Globe and Mail của Canada.
“Là người Trung Quốc, tôi từng tình cờ nghe thấy
một người mẹ nói với bạn bằng tiếng Trung rằng người giàu có thể làm
bạn với người không giàu ở đây. Nói thật đi, liệu đây có phải là kiểu
văn hóa chúng ta muốn nhập vào?
“Xin lỗi nhé, là một người Trung Quốc giàu có và
nhiều đặc quyền, tôi ghét xuất thân của mình và tin rằng có phần nào đó
trong văn hóa Trung Quốc chống lại người Canada. Thật tốt là [Đảng Bảo
thủ] đã bãi bỏ chương trình này.”
Thiếu cảm thông
Quyết định hủy bỏ chương trình là chủ đề được bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn mạng ở Trung Quốc.
Phần lớn bình luận cho thấy có ít người cảm thông với những ai bị ảnh hưởng.
“Kiện cáo khi anh không được trở thành công dân của nước khác. Logic kiểu gì vậy?” một người viết.
Nhưng ông Larry Wang khẳng định khách hàng của mình đã sai.
Con cái của nhiều gia đình không chuẩn bị cho kỳ thi cấp ba vì họ tin rằng sẽ nhập cư Canada.
“Rất nhiều phụ huynh từ mấy năm trước đã cho con
đi học nước ngoài, nhưng khi con họ lớn lên và bỗng nhiên cha mẹ không
thể nhập cư được, thật là kinh khủng,” ông nói.
“Hơn nữa, họ cũng phải bỏ ra khoảng 400.000 đến
800.000 đôla Canada để đầu tư. Bao nhiêu kế hoạch kinh doanh bị làm cho
rối tung cả.”
http://195.188.87.10/vietnamese/world/2014/06/140611_canada_cancelled_investor_visa_upsets_chinese.shtmlLÊ NGỌC CHÂU * NGÀY LỄ CHA XỨ NGƯỜI
NGÀY LỄ CHA XỨ NGƯỜI
LÊ NGỌC CHÂU
Hằng năm, hầu hết trên toàn thế giới, con cái thường làm lễ mừng cha mẹ là những người đã sinh và nuôi dưỡng mình khôn lớn. Người Việt chúng ta nói riêng xưa nay không có ngày Lễ mừng Cha hay Mẹ riêng biệt mà chỉ lấy ngày Đại Lễ Vu Lan, được tổ chức rất trọng thể vào ngày 7 tháng 7 âm lịch để tưởng nhớ đến đấng sinh thành. Nhân ngày Đại Lễ này, con cái thường đi Chùa lễ Phật cầu an hay cúng vái, tưởng nhớ đến Cha Mẹ, nếu đã khuất núi.
Tuy nhiên, sau tháng tư đen 1975, hàng triệu người Việt rời bỏ quê hương đi
tìm Tự Do, lưu lạc khắp năm châu và định cư tại nhiều quốc gia khác nhau như
Anh, Pháp, Áo, Vương Quốc Bỉ, Mỹ, Gia Nã Đại, Úc, Thuỵ Sĩ, Đức, Hòa Lan, Na Uy
… Nhập gia thì phải tùy tục cho nên với giòng thời gian chúng ta từ từ hội nhập
vào đời sống, xã hội của quốc gia tạm dung, cũng theo phong tục người bản
xứ tổ chức những ngày lễ giống như họ. Trước hết là Ngày Lễ Mẹ, hay theo người
Việt mình được gọi với cái tên âu yếm, dễ thương hơn là Ngày Hiền Mẫu, được tổ
chức vào tháng 5. Sau đó là Ngày Lễ Cha, nhằm vinh danh người cha mà truyền
thống Á Châu mình ví như là rường cột của gia đình (ghi chú thêm của người
viết: Quan niệm này đối với người Việt chỉ có giá trị tương đối vì sau
30.4.1975, khi mà người cha bị Cộng Sản bắt đưa đi học tập cải tạo thì người
mẹ một mình đã phải tảo tần nuôi đàn con dại, thăm nuôi chồng cho đến ngày
người chồng may mắn được về đoàn tụ cùng gia đình, vợ con!).
Trong khi khắp nơi trên toàn thế giới tổ chức Ngày Lễ Mẹ đồng loạt vào ngày
chủ nhật thứ hai của tháng năm thì ngược lại, ngày Lễ Cha tùy theo địa phương
được tổ chức, ít ra cũng có ba ngày khác nhau, vào ngày Lễ Thăng Thiên,
ngày chủ nhật thứ hai của tháng sáu và ngày chủ nhật thứ ba của tháng bảy.
Trong khuôn khổ bài này, người viết xin được giới thiệu khái quát với quí độc
giả Ngày Lễ Cha tại vài quốc gia mà người viết sưu tầm được từ Internet.
Hiện tại có nhiều quốc gia trên thế giới còn duy trì và tổ chức Ngày Lễ Cha.
* Âu Châu
• Ai-len: Quốc gia chủ yếu là Công giáo và ngày của Cha là 19.06. Cho
mục đích này, đặc biệt từ vài tuần trước đó đã được trang trí với những món quà
cho đàn ông trong nhiều siêu thị.
• Aó: Khác với Đức, ngày Lễ Cha tại nước Áo được tổ chức vào ngày chủ
nhật thứ hai của tháng sáu và đặc biệt thường được tổ chức giữa những người có
đức tin nên mang tính cách tôn giáo nhiều hơn. Tương tự như Ngày Lễ Mẹ, đây là
dịp mà con cái người Áo đi mua bông, mua quà nho nhỏ để tặng Cha. Lần đầu tiên
ngày Lễ Cha được tổ chức vào năm 1956 tại Áo.
• Ba Lan: Ở Ba Lan, Ngày của Cha (Dzień Ojca) được tổ chức vào ngày
23 Tháng Sáu.
• Bỉ: Chủ Nhật thứ hai trong tháng sáu (ngoại trừ tại Antwerp) là
Ngày của Cha tại Bỉ.
• Bồ Đào Nha: Bồ Đào Nha tổ chức Ngày của Cha (Dia do Pai) vào
ngày 19 Tháng Ba.
• Bulgaria: Ngày của Cha được tổ chức Ngày 26 tháng Mười Hai tại
Bulgaria.
• Croatia: Croatia tổ chức Ngày của Cha (Očev dan) vào ngày 19
Tháng Ba.
• Đan Mạch: Tại Đan Mạch, Ngày của Cha được tổ chức vào 05 tháng 6,
cũng là ngày của Hiến pháp Đan Mạch.
• Đức:
Ngày Lễ Cha tại Đức được tổ chức vào ngày Lễ Thăng Thiên (Ascension), ngày
thứ năm thứ hai trước Lễ Ba Ngôi (Whitsun / Pentecost) và còn được dân Đức đặt
tên là ngày Lễ đàn ông. Ngay vào thời trung cỗ (middle ages) người ta đã tổ
chức những buổi diễn hành, để khánh hạ người Cha DIO. Hình thức tổ chức mừng Ngày
Lễ Cha như hiện nay đã có từ cuối thế kỷ thứ 19 và vẫn còn được giới đàn ông
Đức ưa thích, duy trì cho đến bây giờ. Đặc biệt là tại vùng Bắc Đức, được tiêu
biểu qua những buổi liên hoan (Party) dành cho người đàn ông. Họ đi bộ, có
người ngồi trên xe ngựa, đi xe đạp, xe đẩy (wheel barrows) hay trắc-tơ
(tractors) nối đuôi nhau kéo ra cánh đồng xanh vui chơi, ăn nhậu và sau đó trở
về nhà nhưng ai nấy đều say túy toé. Lắm người uống quá nhiều nên mãi đến sáng
hôm sau mới mò về nhà được. Với thời gian, nhất là giới trẻ, nhiều bà cũng tham
dự Ngày Lễ Cha chung vui với chồng, kết quả của nền văn minh hiện đại “nam nữ
bình quyền“.
Vì tiêu thụ khá nhiều rượu bia và càng ngày càng có nhiều người đàn ông
(ngay cả những người chưa có con!) tham dự nên theo thống kê thường xảy ra lộn
xộn, người ta hay đánh nhau trong Ngày Lễ Cha cho nên vì vậy ngày lễ này bị tai
tiếng nhiều, được mang thêm cái tên là “ngày lễ uống say và đánh lộn“,
buồn cười là đàn bà lại đánh nhau trong ngày lễ đàn ông, ngoài tai nạn lưu
thông do quý ông say rượu gây ra đã làm cho cảnh sát và các cơ quan cứu cấp làm
việc tới tấp trong dịp này.
• Hòa Lan: Ngày Lễ Cha được du nhập vào Hòa Lan kể từ năm 1936. Tại
đây, những người cha tụ họp lại tổ chức buổi tiệc dành riêng cho đàn ông có ca
nhạc và nhảy múa. Ngày của Cha (vaderdag) ở Hòa Lan đã được tổ chức kể từ thập
niên 70er/80er vào ngày Chủ nhật thứ ba trong tháng Sáu. Trong ngày này thường
thì người Cha được mang đồ ăn sáng đến tận giường, nhận những "Quà Tặng
điển hình cho đàn ông " (ví dụ, Cà-Vạt, vớ, xì gà, dao cạo râu, đồ
điện hoặc thậm chí quà tặng tự làm làm bằng tay). Một số người cha ly dị
lợi dụng cơ hội này để bênh vực, bảo vệ cho phong trào "Cha 4 Tư
pháp".
• Hungary: Tại Hungary, Ngày của Cha được tổ chức vào ngày chủ nhật
thứ ba trong tháng Sáu. Tuy nhiên trong xã hội, trái ngược với Ngày của Mẹ được
tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên trong tháng Năm, và nhiều hơn nữa cho ngày Phụ nữ
08 tháng 3, không quan trọng.
• Liechtenstein Ngày của Cha, được tổ chức vào ngày 19 tháng 3, giống
như ở Ý. Ngày này cũng chính thức là Ngày Thánh Giuse (St Joseph), là ngày lễ
của địa phương.
• Lithuania: Ngày của Cha được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên trong
tháng Sáu, bốn tuần sau Ngày của Mẹ (Ngày Từ Mẫu, ngày chủ nhật đầu tiên trong
tháng Năm).
• Luxembourg (Lục Xâm Bảo): Ở Luxembourg người ta kỷ niệm Ngày
của Cha (Pappendag) vào ngày Chủ nhật đầu tiên trong tháng Mười. Trẻ em tặng
cha hoa hay những món quà nhỏ hoặc thủ công. Trong trường tiểu học, một số bài
hát cho Ngày của Cha được chuẩn bị và sau đó trình bày ở nhà.
• Na Uy: Đọc Thụy Điển.
• Nga: Ngày 23 tháng Hai là ngày của người đàn ông nhưng không chính
thức.
• Pháp: Ngày của Cha được tổ chức từ năm 1952 vào ngày Chủ Nhật thứ
ba trong tháng Sáu.
• Phần Lan: Ở Phần Lan, Ngày của Cha được tổ chức vào ngày Chủ Nhật
thứ hai trong tháng Mười Một.
• Romania: Ngày của Cha được chính thức tổ chức vào ngày 05 tháng 5
kể từ năm 2008. Quyết định năm 2007, bởi các sáng kiến của hãng sản xuất bia
Interbrew SA Romania với thương hiệu "bia núi".
• Slovakia: Ban đầu, Ngày của Cha tại Slovakia được tổ chức vào ngày
Thánh Giuse là ngày 19 tháng Ba. Tuy nhiên về sau được chuyển thể theo Mỹ. Bây
giờ, Ngày của Cha được tổ chức vào Chủ nhật thứ ba trong tháng Sáu.• Tây Ban Nha: Vào ngày 19 tháng Ba, người Tây Ban Nha ăn mừng Ngày của Cha El Día del Padre Đây là ngày đã được lựa chọn bởi vì đó là Joseftag, ngày Saint José (cha của Chúa Giêsu). Tại Tây Ban Nha, phong tục là người cha nhận được quà tặng của trẻ em, thường sơn hoặc làm thủ công trong trường. Tạo ra ngày lễ hội này là giáo viên Manuela Vicente Ferrero với trường học của bà ta gần Madrid. Lễ hội tại trường học đã được tổ chức năm 1948 trong đó người cha của học sinh được "giải trí". Lễ hội này là một sự cân bằng đối với Ngày của Mẹ (Ngày Từ Mẫu) hầu xoa dịu sự " ghen tị " của những người cha.
• Thụy Điển: Ngày của Cha (fars dag) được tổ chức vào Chủ Nhật
thứ hai trong tháng Mười Một. Năm 1931, từ Mỹ truyền đến Thụy Điển và lần đầu
tiên được tổ chức vào tháng Sáu. Nhưng sau đó, Ngày của Cha theo yêu cầu của cộng
đồng thương mại Bắc Âu dời lại vào ngày trên Chủ Nhật thứ hai trong Tháng Mười
Một hầu tạo cho đàn ông một tình trạng so sánh với mẹ. Ngày của Cha được tổ
chức khắp nơi ở Scandinavia và Estonia cùng ngày, với ngoại lệ của Đan Mạch,
nơi sẽ được tổ chức vào ngày 05 tháng 6.
• Thụy Sĩ: Khá phức tạp khi đề cập đến ngày Lễ Cha tại Thụy Sĩ vì
ngày lễ này không mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với dân Thụy Sĩ. Năm 2007,
Ngày Lễ Cha và Ngày hành động đã được "du nhập" không chính thức vào
Thụy Sĩ và được tổ chức trên toàn quốc vào ngày chủ nhật đầu tiên trong tháng
Sáu.
Đặc biệt, những buổi tiệc vui hay sinh hoạt như tổ chức du ngoạn nhân ngày
Lễ này thường được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ hai hay thứ ba của tháng sáu.
Theo những người khởi xướng phong trào Ngày Lễ Cha của Cha Thụy Sĩ là để bày
tỏ ước tính giá trị giao ước (Engagement) cho người cha. Không giống như ở
các nước khác Ngày Lễ Cha trước hết là một ngày hành động giữa cha - con và
cũng là nhằm vào một chiều hướng chính trị: các điều kiện khung cho trách nhiệm
đối với cha trong nghề nghiệp, gia đình và xã hội được cải thiện.
• Vương quốc Anh: Ngày của Cha ở Vương quốc Anh được tổ chức vào Chủ
nhật thứ ba trong tháng Sáu, không phải là một ngày lễ chính thức.
• Ý: Tại Ý, đại đa số là Công giáo thì Ngày Của Cha là Ngày Thánh Giuse 19 tháng Ba. Không giống như ở Đức, tại Ý Ngày của Cha không phải là ngày cho các trò chơi của người đàn ông hay " ngày dành cho nam giới ", nhưng là ngày Lễ gia đình bắt rễ sâu, được tổ chức và quan sát như là một đối tác với Ngày của Mẹ. Trẻ em thực hiện hoặc mua các món quà nhỏ cho người cha, cũng như tìm hiểu những bài thơ hay trình diễn ở trường mẫu giáo và trường học những màn kịch ngắn.
* Úc Châu:
• Úc: Ở Úc, Ngày của Cha được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên trong tháng
Chín.
• New Zealand: Tại New Zealand, Ngày của Cha, giống như ở Úc được tổ
chức vào chủ nhật đầu tiên trong tháng Chín.
* Á Châu:
- Cộng hòa Trung Quốc (Republik China)::
Tại Cộng hòa Trung Quốc Đài Loan, Ngày Lễ Cha được tổ chức vào 08 tháng Tám.
Điều này là do " số tám" ở Cộng hòa Trung Quốc (八, Hán
Việt bā) được phát âm là ba, và ngày thứ tám của tháng Tám, từ đó hình thức gọi
ngắn hạn là baba, phát âm tương tự như " Cha ". Ngoài ra, số 8 cũng
là một biểu tượng cho sự may mắn.
• Hồng Kông: Ngày của Cha, bất kể Trung Quốc được tổ chức vào ngày
chủ nhật thứ ba trong tháng Sáu.
• Iran: Tại Iran, Ngày của Cha tổ chức vào ngày kỷ niệm sinh nhật của
Shia Imam đầu tiên, Ali. Đây là ngày có thể thay đổi do lịch Hồi giáo và âm
lịch hàng năm.
• Nam Hàn: Tại Nam Hàn không có " Ngày của Cha ", nhưng
ngày Lễ Cha 05 tháng Năm còn được gọi là ngày trẻ con (children’s day) và cũng
là ngày Quốc Lễ, nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho người cha đùa chơi tại những
công viên (parks) hay có thì giờ để chung vui với con cái.
• Nhật Bản: Ngày của Cha được tổ chức vào chủ nhật thứ ba trong tháng
Sáu. Ở Nhật Bản ngày này còn được gọi là " chichi no hi" và
không phải ngày nghỉ lễ.
• Philippines: Ngày của Cha được tổ chức vào chủ nhật thứ ba trong
tháng Sáu
• Thái lan: Người Thái gọi ngày Lễ Cha là “Wan Phor“ và là
ngày quốc lễ, dân chúng được nghỉ làm vì đó cũng là ngày sinh nhật của Vua
Bhumibol Adulyadej, mồng năm tháng 12. Trong ngày Lễ này Thái vinh danh những
người Cha gương mẫu của toàn nước Thái. Trong năm 2004 có đến 327 người Cha
được vinh danh. Nếu ngày 5.12 là ngày chủ nhật thì Thái, không liên quan gì đến
ngày sinh nhật Vua, sẽ dời ngày Lễ này sang ngày thứ hai kế tiếp.
• Thổ Nhĩ Kỳ: Ngày của Cha (" babalar günü") được tổ chức vào
Chủ nhật thứ ba trong tháng Sáu. Và cũng giống như nước Áo, không phải là ngày
thuần túy cho đàn ông, tổ chức tương tự ngày Lễ Mẹ.
• Trung Cộng: Ngày của Cha được tổ chức vào chủ nhật thứ ba trong
tháng Sáu.
* Châu Phi
• Nam Phi: Ở Nam Phi, Ngày của Cha được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ ba trong
tháng Sáu.
* Mỹ Châu
- Mỹ:
Tại Mỹ, ngày Lễ Cha tương đối được trọng vọng, không thua gì ngày Lễ Mẹ và
được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng sáu. Trọng điểm của ngày lễ này
là người cha mà biểu tượng chính cho ngày Lễ Cha tại Mỹ là Cà Vạt, xe hơi (càng
chạy nhanh càng tốt) và những hoạt độ thể thao như đánh Golf hay đi câu cá.
Lần đầu tiên, vào năm 1909, Bà B. Dodd nảy ra ý kiến tổ chức Father’s Day để
vinh danh Cha của bà, ông William Smart, là một cựu chiến binh trong cuộc nội
chiến vào những năm 1861-1865. Mẹ của bà ta bị chết sau khi sanh xong đứa con
thứ sáu và ông Smart đã một mình nuôi đứa con vừa lọt lòng cũng như lo chăm sóc
cho năm đứa con dại khác tại một nông trại thuộc miền Đông tiểu bang
Washington. Vì thế bà B. Dodd muốn vinh danh người cha đã có nghị lực nuôi
dưỡng sáu người con. Ngày Lễ Cha đầu tiên được tổ chức vào ngày 19.06.1910 tại
Spokon/Washington. Cùng thời điểm nhiều thành phố khác trên nước Mỹ cũng tổ
chức ngày lễ vinh danh những người cha. Ngày lễ thành công đến độ Tổng Thống
Calvin Coolidge năm 1924 lên tiếng hổ trợ và đề nghị chọn một ngày Lễ Cha chung
cho từng tiểu bang nước Mỹ. Với thời gian, hầu hết mọi giới người Mỹ đều chấp
nhận ngày lễ này.
Và trong năm 1966, Tổng thống Lyndon Johnson đã ký một tuyên bố rằng tuyên
bố chủ nhật thứ ba trong tháng Sáu cho Ngày của Cha. Vào năm 1974, Tổng thống
Richard Nixon, bởi Công Luật 92-278, đã tuyên bố chính thức chấp nhận ngày lễ
Cha làm ngày quốc lễ và chọn ngày chủ nhật thứ ba của tháng sáu làm Ngày Lễ Cha
của Mỹ. Tại Mỹ, con cái mua bông hoa, làm thơ, mua quà tặng cho người Cha.
Riêng trong năm 1997 đã có hơn 90 triệu thiệp mừng được bán nhân ngày lễ này.
Giống như ở Đức, vì được xem như là ngày lễ dành riêng cho đàn ông nên ở Mỹ,
người cha cũng thường hay ngồi xe ngựa diễn hành để vui mừng ngày lễ cho chính
mình, ngoài những buổi du ngoạn chung giữa cha con và đây chính là kỷ niệm mà
hầu hết “những người đàn ông Mỹ“ sau này khi lớn lên họ không khi nào quên
được.
Tổng thống Mỹ George W. Bush công bố vào ngày 13 Tháng Sáu 2003, " Ban
hành Ngày của Tổng thống Cha (“President’s Father’s Day Proclamation“) !".
• Argentina: Ở Argentina họ ăn mừng " Dia del Padre " hàng năm
vào ngày chủ nhật thứ ba trong tháng Sáu.
• Bolivia: Kỷ niệm Ngày của Cha " Dia del Padre " vào ngày 19,
Thánh Giuse (San José).
• Brazil: Ngày của Cha được tổ chức hàng năm vào ngày Chủ Nhật thứ hai
trong tháng Tám.
• Cuba: Cuba kỷ niệm Ngày của Cha (Dia de los Padres) vào ngày chủ nhật
thứ 3 trong tháng Sáu. Ngày này có được là do sáng kiến của nhà văn Dulce
María Borrero, đã vận động cho một ngày quốc gia tưởng nhớ đến người cha. Lần
đầu tiên Ngày của Cha ở Cuba đã được tổ chức vào ngày 19 tháng Sáu năm 1938.
• Panama, Paraguay, Peru và Venezuela: Ngày của Cha được tổ chức hàng
năm vào ngày chủ nhật thứ ba trong tháng Sáu.
Người viết tóm lược nguồn gốc Ngày Lễ Cha xứ người để giới thiệu cùng độc
giả và hy vọng qua đó người Việt tỵ nạn cộng sản, nếu đang định cư tại một
trong những quốc gia kê trên biết thêm (nếu chưa) được chút ít phong tục tập
quán của người bản xứ hầu từ đó có thể dễ dàng hội nhập hơn vào xã hội xứ lạ.
Vì tính cách tổng quát của bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong quý
độc giả thông cảm và bổ túc thêm. Đa tạ !.
- © Lê-Ngọc Châu
- (Tháng 5-2014, Nhân ngày Father’s Day = Le jour de père = Vatertag)
- Tài liệu tham khảo: Internet
Tuesday, June 10, 2014
KHUYẾT DANH * CÂU CHUYỆN VỀ HAI CHA CON NGƯỜI MÙ
|
Monday, June 9, 2014
NGÀY CỦA CHA
TÌNH CHA CAO CẢ / PPS PAPA - Paul Anka
TÌNH CHA CAO
CẢ
Tình cha cao cả nước non
nhà
Vất vả hi sinh bao nạn
qua.
Mưa gió lầm than cha cực
khổ
Chiến tranh lửa đạn cha xong
pha!
Trên đầu ngọn sóng cha hi
sinh
Thống khổ biết bao vẫn tận
tình.
Thương vợ yêu con cha vất vả!
Nêu danh tốt đẹp quê hương
mình .
Cõi trần đau khổ lắm cha ơi!
Số phận cha cao cả nhìn
đời.
Phấn đấu gian lao cha quyết
chí
Thương con nhỏ dại mãi ham
chơi.
Đông con cha phải chịu hao
gầy
Hướng dẫn học
hành đi đó đây.
Mưa gió khổ đau cha
chịu đựng!
Mong con thành đạt quê hương
này.
Trần gian trả nợ số phần cha
Vất vả cả đời nên
cửa nhà.
Khoảnh khắc cha đành lìa đất
tổ
Không lời trăn trối... giọt châu sa
!
Nức nở nghẹn ngào cha mất rồi
Ngàn năm không gặp nữa cha
ôi!
Tình cha cao cả con buồn tủi
Tuổi trẻ nghẹn ngào suối lệ
rơi!
Cha hỡi! con mồ côi tuổi
thơ
Đàn em nhỏ dại cũng còn khờ.
Cha từ biệt vợ con do
nghiệp
Đau đớn cho cha còn ước
mơ...
Số phận cha hiền thương lắm thay
!
Cả đời đau khổ cõi trần ai.
Nguyện cầu cha đến miền an
lạc
Thoát cõi trầm luân mãi trả vay
.
Minh Lương Trương Minh
Sung
Phuong Bui đã tải lên MỪNG NGÀY TỪ PHỤ - Thơ ML TMS - Nhạc Hòa tấu - BP MỪNG NGÀY TỪ PHỤ - Thơ ML T...
|
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments: