Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 3 November 2016

CHỦ NGHĨA LÝ LỊCH = TẾT TRUNG THU =TIN QUỐC TẾ

Friday, September 25, 2015


J.B. NGUYỄN HỮU VINH * CHỦ NGHĨA LÝ LỊCH

Chủ nghĩa lý lịch và hậu quả quái đản

Nguyễn Hữu Vinh, viết từ Hà Tĩnh
2015-09-25

000_Hkg10192212
Một kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia tại trường Đại học Bách Khoa học và Công nghệ Hà Nội ngày 01 tháng 7 năm 2015.
AFP photo
Nhìn lại những vấn đề qua kỳ tuyển sinh vừa qua của Bộ Giáo dục, người ta thấy nổi lên quá nhiều điều bất cập.
Sau những vụ cả thí sinh và phụ huynh nháo nhác chạy rút ra đút vào hồ sơ của mình để kiếm tìm khả năng vào trường đại học  gây bức xúc dư luận nhân dân, thì lại nổi lên việc nhiều học sinh vào trường Công an không được tuyển, chỉ vì "lý lịch gia đình".
Những vấn đề đó phản ánh một tình trạng đặc thù của Việt Nam thời Cộng sản. Thời mà đến mấy thế hệ được giáo dục bởi "Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" (Hồ Chí Minh - Thư gửi Học sinh nhân ngày khai trường 1945).
*Từ chuyện một thí sinh thi đỗ nhưng không được vào trường
Chuyện một thí sinh rồi hai, ba thí sinh thi đỗ vào một trường của ngành công an, nhưng đã bị từ chối vào trường chỉ vì lý lịch của ông bố có tiền án. Mà cái tiền án đó đã có đã xóa án tích từ thời đứa trẻ chưa được sinh ra.
Sẽ chẳng có gì nói như bao trường hợp xưa nay vẫn thế, chuyện được đi học hay không, vào ngành công an hay quân đội lại là một vấn đề thuộc "bí mật quốc gia" nên người dân chẳng ai dám ý kiến. Có điều, thời nay là thời của mạng Internet, nên cái kim trong bọc đã thò mũi ra để cho thấy một chính sách và cách làm của nhà nước, ngang nhiên chà đạp mọi nguyên tắc pháp luật tối thiểu.
Lẽ thường, đối với một công dân khi đã đủ 18 tuổi, họ tự chịu trách nhiệm cá nhân về bản thân họ trước pháp luật. Lý là như vậy, luật là như thế. Nhưng ở Việt Nam, điều đó chỉ có trên giấy tờ. Bởi các công dân Việt Nam đã và đang luôn chịu sự chi phối ngang nhiên của cái lý lịch mà trong đó, nhiều điều rất ngớ ngẩn, chính bản thân họ cũng không hiểu là gì.
Chẳng hạn, bất cứ tờ lý lịch nào của học sinh sinh sau cái gọi là Cải Cách ruộng đất từ những năm 50 của thế kỷ trước, vẫn phải ghi vào đó: Thành phần gia đình? Thành phần bản thân? - Những quy định quái gở nhằm phân chia giai tầng xã hội trong phong trào tội ác thực hiện chủ trương Cải Cách ruộng đất. Cái thời mà cho đến nay, kể cả những quan chức cộng sản cao tuổi nhất đang cầm quyền, thì khi nó xảy ra, họ cũng chỉ là những cậu bé cởi truồng chưa biết mặc quần áo.
Thế nhưng nó vẫn dai dẳng bám trụ đến ngày nay và tác oai tác quái trên số phận những người dân bị trị.
*Chủ nghĩa Lý lịch - chiếc dây thòng lọng phân biệt đối xử
Dù rằng trong Hiến Pháp và các văn bản luật lệ của nhà nước, đặc biệt là các phát ngôn của những người cầm quyền, những nhà ngoại giao... luôn luôn rằng thì là "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" rằng thì là bỏ qua quá khứ để hướng tới tương lai, hòa giải, hòa hợp dân tộc...
Thế nhưng, khi đụng đến những công việc cụ thể trong đời sống xã hội thì sự phân biệt rõ ràng và rất... thực tế. Khi đó những hành động của hệ thống cầm quyền không lưu tâm và thậm chí không cần biết luật pháp là gì, quyền bình đẳng là thế nào.
Hãy nhìn vào bất cứ một tờ Sổ Hộ khẩu hoặc Giấy Chứng minh Nhân dân của người dân Việt Nam, người ta sẽ thấy rất rõ những thông tin mà nhà nước quan tâm như Tôn giáo, Dân tộc... Điều đó không có nghĩa là nhà nước chỉ cần để biết mà trên thực tế, đó là sự phân biệt hẳn hoi. Bởi bất cứ đi đến đâu, từ anh dân phòng đến chị phòng thuế, đều có thể biết rõ tông tích tôn giáo của từng cá nhân. Mà với chế độ cộng sản Việt Nam trước đây, thì con người mang tôn giáo được coi như một thứ "trọng tội".
Thế nhưng, không chỉ các thông tin trên tờ CMND hay hộ khẩu mới thể hiện sự phân biệt đối xử theo Chủ nghĩa lý lịch, mà cả  hệ thống cầm quyền đã nghiễm nhiên coi sự phân biệt đối xử là chuyện hiển nhiên.
Đất nước trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và đã trải qua nhiều chế độ khác nhau. Ở mỗi chế độ, đều có những tầng lớp đảm nhiệm những chức vụ, những công việc của nó. Thế nên khi sang chế độ cộng sản, việc phân biệt đối xử đối với các thành phần, tầng lớp không được cộng sản ưu tiên thì đó là tai họa đối với phần lớn những người "không may" rơi vào những tầng lớp người, những tôn giáo mà nhà cầm quyền Cộng sản không ưu ái.
Điều thấy rõ nhất ở chủ nghĩa lý lịch, ngoài phân biệt đối xử với các thành phần, tầng lớp gọi là giai cấp, thì việc phân biệt đối xử với tôn giáo càng hết sức trầm trọng và có hệ thống.
Trừ những nhóm tôn giáo bị nhà nước lũng đoạn, khuynh loát, còn lại, hệ thống tôn giáo chân truyền và độc lập, là những đối tượng bị phân biệt nặng nề, nhất là Công giáo.
Có thể nói, trong hệ thống cầm quyền hiện nay với 11.118 xã, phường cho đến cấp Huyện, Tỉnh, Thành phố và Trung Ương với đội ngũ công chức lên đến hàng triệu người, thì trong đó không hề có bóng dáng một người công giáo chân chính nào. Ngoài ra, lực lượng công an đông nhung nhúc hiện nay, ở đó không có chỗ cho người công giáo. Còn trong quân đội, người công giáo muôn đời  chỉ là anh lính trơn. Trong khi đó số giáo dân chiếm 1/10 dân số Việt Nam.
Bởi điều kiện đơn giản nhất, tối thiểu nhất để được làm một chức vụ nào đó, dù rất nhỏ, họ đều phải trở thành Đảng viên cộng sản, một tổ chức theo chủ nghĩa Mác vô thần - Điều này, đồng nghĩa với việc những người đó buộc phải từ bỏ tôn giáo họ đang theo.
Một thời gian rất dài, những học sinh, con em công giáo đến trường bị phân biệt đối xử thậm tệ. Sự phân biệt đó không chỉ ở những ánh mắt, lời nói, sự xúc phạm ngang nhiên của thầy giáo, bạn bè về tôn giáo các em đang theo, không được thực hiện các nghi lễ tôn giáo, nghỉ ngơi những ngày lễ buộc... mà ngay trong chương trình đào tạo, những sự chống đối, nhục mạ niềm tin người có tôn giáo nghiễm nhiên được đem ra sử dụng. Thậm chí, những năm trước đây, khi làm hồ sơ thi Đại học, học sinh công giáo và các tôn giáo khác đều được hướng dẫn ghi vào phần Tôn giáo: Không. Ban đầu, học sinh chỉ hiểu rằng ghi như vậy nhằm mục đích là để được dễ dàng hơn trong việc học tập trong môi trường đại học và chuyên nghiệp vốn kỳ thị tôn giáo nặng nề. Thế nhưng, mãi cho đến sau này, người ta vẫn khó hiểu vì sao lại có chuyện đó. Có thể có một nguyên nhân  khác, là trên con số thống kê chính thức, số lượng người mang tôn giáo  giảm đi đáng kể theo những người vào cơ quan nhà nước?
Chính vì thế mà đã xảy ra chuyện hài hước là một linh mục công giáo ở Giáo phận Vinh được ghi trong hồ sơ của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ở mục tôn giáo: Không.
Ở đất nước Việt Nam, cái được xác định với cái tên nửa dơi, nửa chuột là "Nhà nước pháp quyền XHCN" dưới "sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng" và qua đó, sự phân biệt đối xử bằng chủ nghĩa lý lịch trầm trọng trong đời sống xã hội.
*Từ chuyện ưu tiên tội phạm đến ưu tiên kiến thức
Chủ nghĩa lý lịch không những chỉ tác động đến những việc phân biệt đối xử, bố trí công việc, cất nhắc trong xã hội, mà chủ nghĩa lý lịch còn tác động đến những vấn đề trầm trọng hơn như tội phạm và thi cử.
Trong rất nhiều phiên tòa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản, các gia đình có công với cách mạng, gia đình cán bộ, quan chức, các tội ác đều được giảm nhẹ mức hình phạt một cách đáng ngạc nhiên.
Người ta dần dần không thấy lạ, khi ba nông dân trộm một hai con vịt thì bị phạt tù 13 năm. Trong khi quan chức cộng sản tham nhũng, hối lộ, phá hoại hàng ngàn tỷ, thậm chí là cả chục ngàn tỷ đồng của nhân dân thì chỉ "chịu trách nhiệm chính trị" rồi thôi. Hình như, cái việc "chịu trách nhiệm chính trị" nó quan trọng và nguy hiểm hơn cả việc tù đày, chết người của người dân?
Như vậy, điều đó có nghĩa là cùng một hành động tội ác, thì những người  có công, có lý lịch tốt được ưu tiên mức án nhẹ hơn. Có nghĩa là tội ác được ưu tiên hơn, dung túng hơn cho những người "Có công với cách mạng" có công với đảng và nhà nước?
Đó là sự tác oai, tác quái của cái gọi là chủ nghĩa lý lịch trong hệ thống pháp quyền hiện nay.
Không chỉ  có những lĩnh vực về đời sống xã hội, kinh tế, tội phạm được ưu tiên sử dụng chủ nghĩa lý lịch, mà việc thi cử bổ nhiệm gần đây cũng đã dần dần lột trần sự vô lý đến buồn cười của sự tác động này. Đó là việc ưu tiên điểm thi tuyển vào trường Đại học (!)
Điều ai cũng biết, là kiến thức là điều chỉ có được trong quá trình học tập và tích lũy cho mỗi cá nhân. Để phục vụ xã hội trong những lĩnh vực nhất định từ khoa học kỹ thuật đến khoa học xã hội, điều cơ bản cần thiết là các cá nhân phải có một trình độ nhất định. Mà trình độ đó chỉ phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận, sáng tạo của mỗi người chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào cá nhân đó là ai, lý lịch như thế nào.
Thế nên, một nguyên tắc rất rõ ràng là kiến thức phải được sử dụng đúng với những yêu cầu khách quan của xã hội.
Một cây cầu, tòa nhà được thiết kế, xây dựng lên cần những yếu tố như sự bền vững, an toàn và tiết kiệm cần thiết. Điều này chỉ có thể được thực hiện bởi những người có trình độ nhất định, mà trình độ đó không phụ thuộc vào tiêu chí vì anh ta là "con của người có công" của quan chức hoặc thành phần ưu tú của đảng hay thuộc thành phần đảng không ưa. Bởi dù được thiết kế, thi công bởi những hạt giống đỏ đi nữa, mà trình độ kém, thì cầu vẫn sập và nhà vẫn đổ như thường.
Bởi lẽ chẳng có cái lý lịch nào thay được kiến thức con người.
Vì thế chẳng xã hội tiến bộ nào có thể chấp nhận nghịch lý là những sản phẩm đưa ra xã hội không đủ tiêu chuẩn vẫn cứ ngang nhiên tồn tại "bình đẳng" chỉ vì nó từ thành phần được ưu đãi.
Thế nhưng, những điều vô lý đó vẫn nghiễm nhiên tồn tại như một quy luật của riêng chế độ Cộng sản với chủ nghĩa lý lịch.
Những cuộc thi cử chọn người hiền tài, những phần tử con ông cháu cha, người có công, con thương binh, liệt sĩ, con quan chức... được ưu tiên thêm điểm và các điều kiện khác để vào các trường đại học.
Và điều gì sẽ xảy ra khi các sản phẩm con người được chọn từ những người kém về kiến thức nhưng được ưu tiên đó?
Hẳn nhiên sẽ có một lớp người với tấm bằng trong tay một cách tượng trưng để đưa ra xã hội, cộng với lý lịch "đẹp đẽ" rồi được đưa vào các cơ quan nhà nước, để rồi với kiến thức và trình độ ngu muội gia truyền, họ sẵn sàng phá nát đất nước không thương tiếc.
*Con vua thì lại làm vua?
Khi mới cướp được chính quyền, trong các sách giáo khoa, luôn có những câu ca dao rằng thì là "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa" nhằm tố cáo chế độ phong kiến thối nát và lạc hậu. Rằng chế độ đó không có chỗ cho người dân dù tài giỏi và uyên bác đến mấy có chỗ để dung thân.
Thế nhưng, càng ngày, người ta càng thấy trong chế độ "XHCN ưu việt", hiện tượng con vua lại làm vua ngày càng trắng trợn bất chấp dư luận.
Người ta không lạ gì một Nông Quốc Tuấn, được đưa lên giữ những chức vụ quan trọng chỉ vì đó là con Nông Đức Mạnh, dù anh ta học hành chẳng có gì nổi bật hoặc có thể nói là dốt, không đỗ đại học đi lao động ở Đức về đưa cấu tạo vào đoàn thể, dựa thế bố mà leo lên.
Người ta cũng không ai không biết nếu không phải là con của Nguyễn Tấn Dũng thì cậu bé Nguyễn Minh Triết vào BCH Đảng bộ Tỉnh Bình Định khi mới 24 tuổi là chuyện mặt trăng rơi xuống đất.
Người ta cũng chẳng ngạc nhiên khi Nguyễn Bá Cảnh vào Thành ủy Đà Nẵng khi 31 tuổi chỉ vì là con Nguyễn Bá Thanh - một người luôn ra rả về tệ nạn lạm nhũng chức quyền và kéo bè kéo cánh trong cơ quan nhà nước.
Thế rồi, như cha ông nói: "Thượng bất chính, hạ tắc loạn". Càng ngày càng nở rộ chuyện con ông cháu cha vào chiếm chỗ trong các cơ quan quyền lực nhà nước cách bất thường. Mới đây, con trai Bí thư Thành ủy Sài Gòn Lê Thanh Hải là Lê Trương Hải Hiếu trở thành chủ tịch quận trẻ nhất Sài Gòn khi mới 34 tuổi. Tiếp bước là con trai cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam làm giám đốc sở ở tuổi 30...
Như vậy, những thực tế của nhà nước cộng sản ngày nay, đã vả vào miệng những nhà tuyên giáo đã từng mạnh mẽ lên án chế độ thực dân phong kiến thối nát đã dung túng hiện tượng "Con vua thì lại làm vua".
Có lẽ ngày nay, dưới "chế độ ưu việt" điều khác biệt hơn chế độ phong kiến ngày xưa là ở chỗ: Ngày xưa, cả nước chỉ có một vua, còn ngày nay, có một tập thể các ông vua mang cái thẻ đảng viên đỏ chót.
Và chủ nghĩa lý lịch đã thành công trong việc tạo nên hiện tượng xã hội quái đản này.
Phải chăng, đó cũng là đặc thù của "chế độ mới, chế độ ưu việt" luôn rêu rao: "Mọi người đều bình đẳng"?
Hà Tĩnh, Ngày 24/9/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
 http://www.rfa.org/vietnamese/blog/resume-regime-the-result-nhv-09252015143504.html

TẾT TRUNG THU

Tết Trung Thu xưa và nay

Chân Như, phóng viên RFA
2015-09-23

000_Hkg10211981-622.jpg
Phố bán đèn Trung Thu ở Hà Nội ngày 23/9/2015.
AFP


Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng 8 âm lịch, tại VN mọi người và đặc biệt là các trẻ em lại nô nức ăn thêm một cái tết nữa-đó là tết Trung Thu. Trong đêm rằm, các em được ba mẹ cho cầm lồng đèn đi rước ông trăng, được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Năm nay tết trung thu rơi vào ngày 27 tháng 9 nhằm cuối tuần nên các trẻ em lại có nhiều cơ hội để vui chơi nhiều hơn, và đây cũng là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này, Chân Như và cùng một số các bạn trẻ nhớ lại kỷ niệm một thời của họ vào ngày tết trung thu này và cũng để xem Trung Thu ngày nay có gì hay hơn xưa.
Chân Như: Xin chào các bạn, chắc hẳn các bạn đây còn nhớ khi còn bé tí thì rất nao nức chờ được đến ngày này, và đặc biệt hơn là được ba mẹ mua cho chiếc lồng đèn, hoặc được ba mẹ làm lồng đèn cho để tối đi rước ông trăng. Các bạn có những kỷ niệm nào đặc biệt vào ngày này cùng chia sẻ với nhau nào?
Kiều Mỹ: em sống ở vùng quê, nên lễ cổ truyền được tổ chức khá là nhiều. Tối thường ba mẹ cúng rằm sau đó là dẫn em đi chơi và mua lồng đèn hay gì đó.  Thường tụi con gái thích lồng đèn công chúa, chứ em thì lại thích lồng đèn giấy và chơi bằng đèn sáp. Ba mẹ không cho mà em đòi dữ quá thì ba mẹ buộc phải mua.  Mua về, em cùng một số bạn ở trong xóm tụ tập thành một đám  xách đèn đi theo đoàn lân. Đoàn Lân sẽ vào nhà mình vào dịp trung thu. Ở VN thì em thấy truyền thống múa lân vào dịp lễ Trung Thu rất đặc sắc. Khi bé mình thấy những nhộn nhịp thế thì thích đi theo. Lúc đó nhà em trong hẻm tối. Em đi theo đoàn đó đi chơi rất xa và em bị lạc đường, em đi bộ mà đi em lạc tới tận chỗ bán lồng đèn; May là chỗ bán lồng đèn quen với ba mẹ em nên cô đó mới hỏi lý do tại sao khóc và sau đó dẫn em về nhà. Đó là năm lớp 3 và  là kỷ niệm lớn nhất.  Mấy năm sau có đi thì có ba mẹ chở đi chứ không dám cho em đi một mình nữa.
Bảo Linh: Thời của em thì phải tự làm những lồng đèn và thường làm bằng cây nứa với mấy giấy màu kiếng để dán lại thành những lồng đèn. Mỗi mùa Trung Thu ba em hay làm lồng đèn cho em. Hồi đó cũng không có keo để dán giấy kính mà phải dùng bột mì tinh, nấu cho sôi lên rồi dùng bột đó dán giấy kính lên trên lồng đèn. Làm một lồng đèn rất là cực.  sau đó, lớn lên một tí xíu thì ba chỉ cho cách làm sau đó tự làm lồng đèn để chơi Trung Thu luôn.  Kỷ niệm vui nhất chơi Trung Thu là tới đêm Trung Thu, những bạn cùng lứa tuổi ở xóm hay tổ chức đêm Trung Thu tại nhà của nhau , thi xem lồng đèn của ai làm đẹp nhất, xong bắt đầu đốt đèn cầy lên những lồng đèn đó. Ai làm lồng đèn xấu hoặc tệ quá thì cây đèn cầy khi cắm sẽ nghiêng qua một bên và làm cháy lồng đèn. Lúc đó nhiều đứa là khóc bù lu bù loa, đó là những kỷ niệm vui nhất trong mùa Trung Thu của em.
Thái Nhật: Kỷ niệm của em thì cũng giống như tất cả những bạn nào mà ở Việt Nam ở thời điểm đó:  được mặc đồ đẹp xong đi rước đèn Trung Thu ở trong xóm với những đứa bạn cùng tuổi với mình, mà đèn ngày xưa cũng chỉ là đèn giấy không được bằng điện tử bây giờ.  Vậy nên những kỷ niệm đó đối với em là đặc biệt hơn.
Chân Như: Có vẻ như thời nay cái không khí của trung thu nó không còn như xưa nữa và hầu như người lớn đã vô tình cướp đi cái ngày lễ này của các em nhỏ. Điều này có đúng không? Vì sao?
Kiều Mỹ: Vâng em là một ví dụ điển hình của việc bị cướp đi ngày Trung Thu.  Nói chung ngày nay mọi thứ đều có sẵn hết, thí dụ bánh Trung Thu cũng vậy. Em nghe bà nội em kể thì ngày xưa Trung Thu thì người ta thường tập trung lại làm bánh theo truyền thống, hoặc là làm lễ cúng rằm rồi tối gia đình tụ họp. Tới thời của em,  bánh Trung Thu đã có sẵn, chỉ là mua để đi biếu cho người khác rồi thời gian dành cho gia đình không có nữa.  Trẻ em thì ba mẹ cho lựa chọn một món đồ chơi nào đó và cho chơi ở nhà cũng không dám cho ra đường.  Người ta quan niệm Trung Thu là một lễ gì đó để ăn chơi chứ không còn là một lễ để tưởng nhớ về ngày lễ Trăng Chú Cuội, Chị Hằng nữa.  Em thấy về căn bản nó đã bị mất đi cái không khí hoàn toàn.
Đèn ông sao ế ẩm. Cô bé bán đèn ngôi sao đứng cả đêm chẳng có người mua
Đèn ông sao ế ẩm. Cô bé bán đèn ngôi sao đứng cả đêm chẳng có người mua
Bảo Linh: Dạ đúng rồi Trung Thu hiện tại nó không giống như hồi xưa nữa nó mất đi giá trị truyền thống rồi.  Đầu tiên, nói về chiếc lồng đèn thì bây giờ cũng chẳng ai đi làm cái lồng đèn như Trung Thu hồi xưa nữa mà giờ là những chiếc lồng đèn có bán sẵn rồi; Những cái bánh Trung Thu đủ kiểu; Những loại bánh khác mới mẻ hơn,giống như những chiếc bánh ngọt thôi nhưng trong hình dáng của bánh Trung Thu rồi người ta cũng gọi là bánh Trung Thu.  Bánh Trung Thu thì trở thành những món quà để biếu xén nhau vào mùa Trung Thu. Nó mang một ý nghĩa khác giống như là để giúp cho một công việc gì đó nó dễ dàng hơn hoặc là tặng để làm vui lòng nhau thôi chứ còn hồi xưa là những người trong nhà tặng cho bà con bạn bè nó mang cái ý nghĩa tình thân nhiều hơn.
Thái Nhật: Em rất đồng ý với câu trả lời của hai bạn vừa rồi là ngày nay cái tục biếu quà bánh Trung Thu dành cho người thân nó không còn ý nghĩa ban đầu nữa mà bây giờ nó thành cái gì đó để mà biếu xén cho những sếp cao hoặc những người mà mình thấy cần phải nịnh hót hay là vụ lợi cho bản thân mình chứ không còn ý nghĩa ban đầu đẹp nữa.
Chân Như: Thêm một điểm nữa có vẻ như ngày nay trẻ em mất nhiều thời gian cho việc học-học chính thức, học thêm, học đàn ,học vẽ...nên ít có thời gian để chơi “nhà chòi” với các bạn hàng xóm. Và ngay cả những người hàng xóm, họ không còn “tình làng nghĩa xóm” thân mật như xưa. Sau một ngày làm việc mệt nhọc, nhà nào về là đóng cửa, nên không phải hàng xóm ai cũng biết nhau như ngày xưa. Vì thế, trẻ em không có nhiều bạn bè lối xóm để có được những cuộc vui chơi rước đèn trong xóm.  Các bạn có thấy điều đó hay không?
Bảo Linh: Trẻ em thì em nghĩ ở thành thị thì khó có cảm nhận được Trung Thu như trẻ em ở mìên quê vì miền quê không gian thoáng đãng hơn rồi những sự liên kết hàng xóm nhiều hơn là ở thành thị.  Trẻ em ở quê thì buổi tối có thể xúm lại với nhau chơi chung những trò chơi Trung Thu.  Nhưng ở thành thị thì ban đêm khó có thể làm được điều đó tại vì đường xá xe cộ, rồi phụ huynh thì sợ để con mình đi ra ngoài, sợ tai nạn giao thông, sợ bắt cóc, sợ tội phạm, sợ đủ thứ hết. Chỉ có những đứa trẻ ở quê mới có những mùa Trung Thu trọn vẹn hơn là ở thành phố. Mặt khác, ở trong trường học bây giờ thường cũng có tổ chức những buổi Trung Thu cho những đứa trẻ nhưng chỉ là ban ngày thôi nên cũng khó cảm nhận được không khí Trung Thu giống như hồi xưa nữa.\
Kiều Mỹ: Em thì ở quê. Em cũng có cảm nhận được không khí ở quê nó được hưởng ứng rất nhiều so với thành phố nhưng cũng không còn như trước. Ở các UB xã thì thay vì người ta sẽ kêu gọi học sinh hoặc là mời tất cả mọi người cùng lên UB xã để tổ chức để cho các em chơi Trung Thu, nhưng thật ra cái đó chỉ là hình thức gián tiếp để bán các loại lồng đèn hay là gì đó chứ nó không còn là diễn văn nghệ để vui chơi nữa. Năm nào cũng vậy cũng mời lên phát quà cho trẻ em, sau đó là diễn văn nghệ rồi bắt đầu chương trình marketing về một số các mặt hàng cần bán rồi họ giao lưu với phụ Huynh. Em cảm thấy việc ấy mang tính chất kinh tế nhiều quá.
Chân Như: Tết trung thu mà không có lồng đèn ông sao, con gà, con bướm .... thì không còn là Trung Thu. Các em nhỏ chỉ ước mơ có thế. Tuy nhiên, với đà phát triển và cuộc sống khó khăn như hiện nay cái gì nhanh gọn đều là sự chọn lựa của người dân. Do vậy, nhiều phố lồng đèn cổ truyền đã không còn được nhiều người quan tâm, mà họ lại thích mua những chiếc lồng đèn điện tử, khỏi mất thời gian gắn nến và lại không bị cháy. Các bạn thấy đó là điều nên hay không nên? Nó có làm mất đi cái hồn của đêm trăng, ngắm chị Hằng và chú Cuội không?
Kiều Mỹ: Nói chung là có một cái gì đó mới, thay thế nó hiện đại và thích hợp với cuộc sống thì cũng tốt nhưng mà mục đích của nó là để chạy theo kinh tế chứ không còn là giữ vững truyền thống nữa. Theo em việc thay thế hoàn toàn bằng đèn điện tử cũng không hay lắm vì  đúng vào lễ này mình nên rước bằng đèn cầy thì nó ý nghĩa hơn; Kiểu giống như những ngọn lửa tâm hồn ấm áp sưởi cho nhau thay vì bật sáng nó lên với nhạc “tung toé” khắp nơi dẫn tới ồn ào nhà người này người kia.  Anh cứ tưởng tượng khoảng mấy chục người đi chung với nhau mà cầm cái lồng đèn nào cũng điện tử và bấm lên mỗi người một kiểu nhạc thì nó trở thành một đám hỗn loạn rồi. Lúc đó, người ta không còn sợi giây liên kết  với nhau. Em nghĩ thay thế như vậy thì cũng có cái mặt tốt nhưng cũng có mặt rất hạn chế. Lồng đèn thắp đèn cầy thì đúng là có thể nó gọi là lạc hậu so với bây giờ nhưng thật ra giữ vững cái dòng chảy truyền thống. Em nghĩ nó vẫn là xuyên suốt và nên giữ nó lại vì nó rất là hay. Đó cũng là một môn nghệ thuật mà truyền thống cần được lưu giữ.
Bảo Linh: Dạ đúng rồi. Với em chiếc lồng đèn điện tử bây giờ người ta hay bán ở ngoài cho trẻ em vào mỗi mùa Trung Thu. Em nghĩ loại đèn này không được gọi là cái lồng đèn mà nó chỉ là một món đồ chơi thôi. Lồng đèn thì tất nhiên phải được làm bằng cái khung rồi dán giấy kính hoặc là vải giống như những lồng đèn ở hội an hoặc là đèn Trung Thu truyền thống của mình thì ý nghĩa hơn; Còn món đồ chơi điện tử mà có đèn trong đó thì không nên gọi nó là cái đèn Trung Thu nó làm mất cái ý nghĩa Trung Thu của trẻ em.  Nếu em mà có những đứa em hay những đứa con thì em sẽ tự làm những chiếc lồng đèn truyền thống để tặng cho nó, và dạy cho nó cách làm lồng đèn để duy trì truyền thống Trung Thu của Việt Nam mình.
Thái Nhật: Với em, em nghĩ một phần là có thể ban đầu cái lồng đèn điện tử khi nhập vào VN thì nó cũng là một cái gì đó thích thú cho trẻ em vì nó lạ, nhiều màu sắc, đẹp hơn, nhiều kiểu mẫu hơn rồi đâm ra trẻ em Việt Nam rất thích.  Nhưng em cũng đồng ý với ý kiến của hai bạn là những lồng đèn kéo quân hay là lồng đèn truyền thống VN thì vẫn là tốt hơn.  Nhưng quan trọng hơn em thấy rằng bởi vì những nhà sản xuất lồng đèn không chịu cập nhật hoặc sáng tạo thêm kiểu mới mà lại nhập khẩu những lồng đèn Trung Quốc qua, nên đâm ra như thế.  Bây giờ anh đến một tiệm bán lồng đèn đi mà anh thấy treo những lồng đèn thật là đẹp với một lồng đèn bằng giấy thì đương nhiên ánh mắt nhìn của bố mẹ của mấy đứa nhỏ thì vẫn thích những lồng đèn màu mè hơn, điện tử hơn. Do vậy, cái loại lồng đèn cổ truyền VN lại không có được nhiều người sử dụng.
Chân Như: Và câu hỏi cuối là nếu như được một vé trở về thời thơ ấu, thì các bạn sẽ làm gì  với ngày tết Trung Thu?
Kiều Mỹ: dạ nếu như có thời gian quay lại thì em uớc là từ năm 12 tuổi em sẽ không phải đi học (thêm), em sẽ cùng được gặp ba mẹ ở xa về cùng nhau đón Trung Thu cùng nhau làm bánh, cùng nhau làm lồng đèn, cùng nhau xoay tụ vào ngày Trung Thu chứ không phải mỗi người mỗi nơi, mỗi người một công việc.
Bảo Linh: Đối với em nếu được một vé để đi về tuổi thơ thì em chắc chắn là sẽ ngồi với ba em để làm một chiếc lồng đèn để tự xách đi chơi trong đêm Trung Thu. Bên cạnh đó thì sẽ phụ bà của em, tại vì hồi xưa nhà em theo truyền thống xưa là mỗi đêm rằm Trung Thu là phải cúng Trời Đất, cúng hoa quả và bánh Trung Thu. Ý nghĩa của tết Trung Thu là ngày đoàn viên của gia đình, sum vầy bên nhau. Muà Trung Thu cũng là mùa người lớn  cúng để tạ ơn cho mùa màng đã thu hoạch được trong những tháng vừa rồi; Quây quần bên nhau cắt bánh Trung Thu, mời người lớn ăn trước, rồi tới những người nhỏ trong nhà ăn sau. Không khí ấm cúng đoàn viên một mùa Trung Thu rất là trọn vẹn.
Thái Nhật: Nếu mà được một vé trở về thời thơ ấu trong ngày tết Trung Thu này thì em rất được muốn ba và mẹ cùng nhau bày cỗ cúng ngày rằm rồi gia đình ba người ngắm trăng với nhau, rồi uống trà và ăn bánh. Sau đó, em sẽ được ba mẹ chở đi vòng vòng ở khắp xóm để cùng nhau đi rước đèn chung với mấy người bạn, giống như thời thơ ấu mà em đã có.  Nếu mà được trở lại em rất muốn được như vậy.
Cám ơn ba bạn Bảo Linh, Kiều Mỹ và Thái Nhật đã dành thời gian cho chương trình tuần này.

THÔNG TIN & BÌNH LUÂN QUỐC TẾ


Căng thẳng Biển Đông là chủ đề quan trọng tại thượng đỉnh Mỹ-Trung

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-09-25
000_Was8965575-622.jpg
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hôm 25/9/2015.
AFP

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm quan trọng đến Hoa Kỳ. Trong cuộc gặp với Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào thứ 6 này, vấn đề căng thẳng tại biển Đông sẽ là một trong những chủ đề chính được hai bên đề cập đến. Liệu Hoa Kỳ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông nhân cuộc gặp lần này hay không hay Hoa Kỳ sẽ tìm cách đánh đổi lấy những quyền lợi khác quan trọng hơn cho mình?

Không nhắm mắt làm ngơ?

Một trong những khác biệt lớn sẽ được lãnh đạo hai nước Hoa  Kỳ và Trung Quốc đề cập vào ngày thứ sáu tới đây là căng thẳng tại biển Đông với những hành động xây dựng cải tạo đất mà Trung Quốc đã tiến hành liên tục trong thời gian qua, bất chấp những kêu gọi đóng băng các hoạt động này từ phía Hoa Kỳ.
Phát biểu trong buổi họp báo tại Washington DC hôm 21 tháng 9 vừa qua, chuyên gia về Trung Quốc, Cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington DC, bà Bonnie Glaser, cho rằng các hoạt động cải tạo đất đá và xây đường băng của Trung Quốc tại Trường sa là một trong những thảo luận căng thẳng nhất giữa hai nhà lãnh đạo trong cuộc gặp lần này:
Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong cuộc gặp lần này giữa Chủ Tịch Tập Cận Bình và Tổng Thống Obama. Ngay cả những trao đổi ngoại giao tích cực trước chuyến thăm này, cũng không thu hẹp được những khác biệt giữa hai bên.
-Bà Bonnie Glaser
“Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong cuộc gặp lần này giữa Chủ Tịch Tập Cận Bình và Tổng Thống Obama. Ngay cả những trao đổi ngoại giao tích cực trước chuyến thăm này, cũng không thu hẹp được những khác biệt giữa hai bên. Hoa Kỳ, mà theo tôi biết thì Bộ Trưởng Quốc phòng Carter đã tiếp tục kêu gọi Trung Quốc ngưng ngay các hoạt động cải tạo đất và quân sự hoá nhưng Trung Quốc một mực nói rằng các hoạt động của họ là hợp pháp và hợp lý. Họ cho rằng Hoa Kỳ đang can thiệp và có lập trường đối với những tranh chấp về chủ quyền.”
Trong bài phát biểu quan trọng tại trường đại học George Washington tại Washington DC hôm 21 tháng 9 vừa qua, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice khẳng định lập trường của Mỹ trong vấn đề căng thẳng tại biển Đông:
“Hoa Kỳ cũng đã nói rõ lập trường của mình về vấn đề tranh chấp trên biển lien quan đến Hoa Đông và biển Đông. Hoa Kỳ không đứng về bất cứ bên nào trong các tranh chấp chủ quyền nhưng khẳng đinh và sẽ tiếp tục nhấn mạnh quyền lợi quốc gia quan trọng trong việc duy trì tự do hang hải và thương mại qua những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới này. Tàu thuyền và máy bay của Mỹ sẽ tiếp tục đi qua và hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép… Hoa Kỳ kêu gọi các bên lien quan ngưng ngay các hoạt động cải tạo đất, xây dựng các cơ sở mới và quân sự hoá các tiền đồn tại các khu vực tranh chấp. Thay vào đó, chúng tôi thúc giục Trung Quốc, và các nước ASEAN hoàn tất Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông và đưa ra những quy định rõ ràng, có tính rang buộc trên biển Đông.”
000_Hkg9812263.jpg
Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.
Theo một báo cáo mới đây từ Bộ Quốc Phòng Mỹ, Trung Quốc đang xây lấp tại các đảo và bãi đã ở biển Đông một cách tích cực nhất từ trước đến nay và hiện vẫn chưa rõ liệu Bắc Kinh đã cho ngừng các hoạt động này hay chưa, mặc dù Trung Quốc nói đã cho ngưng các hoạt động này. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear nói với báo giới hồi cuối tháng 8 vừa qua rằng các hoạt động tiếp tục của Trung Quốc có thể đơn giản chỉ là hoàn tất những gì mà Trung Quốc đã làm từ trước hơn là làm thêm, nhưng Hoa Kỳ vẫn đang theo dõi rất sát sao các hoạt động này.
Cũng theo báo cáo mới của Bộ Quốc Phòng Mỹ thì kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải tạo đất từ tháng 12 năm 2013 đến nay, nước này đã lấy thêm được hơn 1,170 ha đất tính đến tháng 6 năm 2015. Trung Quốc đã lấy hơn gấp 17 lần số đất trong vòng 20 tháng qua so với các quốc gia đòi chủ quyền khác trong khu vực cộng lại trong vòng suốt 40 năm qua, chiếm khoảng 95% diện tích các đảo và bãi tại Trường Sa.
Trong buổi họp báo tại Washington DC hôm 22 tháng 9 nhân chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hoa Kỳ, Giám đốc Uỷ ban An ninh Quốc gia phụ trách các vấn đề châu Á, Daniel Kritenbrink khẳng định vấn đề biển Đông sẽ được đề cập thẳng thắng trong cuộc gặp lần này giữa lãnh đạo hai nước, và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ không tìm cách che giấu những khác biệt hay nhắm mắt làm ngơ:
“Hoa Kỳ không che giấu những khác biệt với Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng,… Hoa Kỳ không trao đổi lấy những giúp đỡ từ Trung quốc trong các vấn đề khu vực và thế giới để nhắm mắt làm ngơ trước các hành vi gây vấn đề.”

Sức ép không đủ mạnh?

Mặc dù các giới chức Hoa Kỳ không ngần ngại nhiều lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngưng các hoạt động gây căng thẳng tại biển Đông nhưng theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Hoa Kỳ vẫn chưa gây đủ sức ép lên Trung Quốc. Chuyên gia Bonnie Glaser cho biết:
Theo tôi Hoa Kỳ chưa gây nhiều sức ép lên Trung Quốc và Trung Quốc thấy là họ có khá nhiều tự do…
-Bà Bonnie Glaser
“Theo tôi Hoa Kỳ chưa gây nhiều sức ép lên Trung Quốc và Trung Quốc thấy là họ có khá nhiều tự do… Hồi tuần trước khi Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ (PACOM) nói rằng Hoa Kỳ vẫn chưa thực hiện các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực 12 hải lý của bất cứ bãi chìm trước đó nào và Trung Quốc đã thấy khá nhẹ nhõm nhưng cũng rất ngạc nhiên khi nghe thấy điều này vì từ tháng 5 đã có thông tin là Hoa Kỳ sẽ thực hiện các hoạt động này.”
Các hình ảnh mà Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế có được cho thấy Trung Quốc đã xây 4 đường băng trên các đảo tại biển Đông và các tàu nạo vét của Trung Quốc hiện vẫn hoạt động để mở rộng thêm các cảng.
Lập trường của Hoa Kỳ trong chiến lược chuyển trục về châu Á là gia tăng các hợp tác nhiều mặt với các nước đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Nam Hàn, và Philippines, đồng thời gia tăng các mối quan hệ với các nước mới nổi trong đó có Việt Nam. Hoa Kỳ đã và đang viện trợ giúp các nước như Philippines và Việt Nam xây dựng, củng cố khả năng tuần tra, phòng vệ trên biển qua việc cung cấp các tàu tuần tra hiện đại. Tuy nhiên, giới chức Hoa Kỳ cũng khẳng định những hoạt động này không nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Cam kết củng cố mối quan hệ

Cố vấn Anh ninh Quốc Gia Mỹ, bà Susan Rice trong bài phát biểu trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập CẬn Bình tới Mỹ, cũng khẳng định mối quan hệ có hiệu quả giữa hai nước là yếu tố quan trọng trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo bà Susan Rice, kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức cho đến nay, xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi. Hiện Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 cho các hàng hoá của Mỹ, chỉ sau Canada và Mexico. Cũng trong thời gian này, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã tăng từ 1 tỷ đô la lên 10 tỷ đô la.
Hoa Kỳ cũng đã gia tăng các hợp tác về quốc phòng với Trung Quốc trong các năm qua. Hiện Trung Quốc đã tham gia tập trận hải quân đa quốc gia RIMPAC với Mỹ.
Cố vấn An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định bất chấp những khác biệt giữa hai nước, Hoa Kỳ cần phải tiếp tục củng cố mối quan hệ tốt với Trung Quốc. Theo bà, mối quan hệ này quá lớn và quá quan trọng khiến Hoa Kỳ phải có nỗ lực toàn bộ. Bà cũng khẳng định rằng mối quan hệ bình ổn và có lợi giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục là trọng tâm của chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai
\

Những gì sẽ được nói đến ở thượng đỉnh Mỹ-Trung?

RFA
2015-09-24

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trả lời phỏng vấn tại tại hãng máy bay Boeing ở Everett, Washington ngày 23/9/2015. Ông Tập Cận bình đã ghé Seattle trước khi đến thủ đô Washington
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trả lời phỏng vấn tại tại hãng máy bay Boeing ở Everett, Washington ngày 23/9/2015. Ông Tập Cận bình đã ghé Seattle trước khi đến thủ đô Washington
AFP

Bốn giờ chiều hôm nay tại căn cứ không quân Andrew Air Force Base nằm phía ngoài thủ đô Washington D.C., chiếc phi cở chở Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô cất cánh đi New York, là chặng dừng chân thứ nhì của Ngài trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ kéo dài 6 ngày. Đúng một tiếng đồng hồ sau đó cũng tại sân bay vừa nói, chiếc phi cơ chở Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình hạ cánh, và mọi người trông đợi cuộc gặp gỡ quan trọng sẽ diễn ra ở Nhà Trắng vào ngày mai, thứ Sáu 25 tháng Chín 2015 giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và người lãnh đạo đảng, nhà nước Trung Quốc. Những gì sẽ được nói đến ở thượng đỉnh Mỹ-Trung? Liệu cuộc thảo luận quan trọng này có đem lại kết quả nào hay không? Đó là những câu hỏi được Diễm Thi đặt ra trong cuộc trao đổi với anh Nguyễn Khanh sau đây.
Diễm Thi: có người cho rằng Tổng Thống Hoa Kỳ đón Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô trước khi đón ông Tập Cận Bình là dấu hiệu bên trọng bên khinh, điều đó có đúng không?
Nguyễn Khanh: câu trả lời của tôi là không. Thông thường, những cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Hoa Kỳ bao giờ cũng được sửa soạn ít nhất là nửa năm, có khi cả năm trời, sao cho phù hợp với lịch trình làm việc của Tổng Thống và phù hợp với thời khóa biểu của khách được mời.
Ngoài ra, chúng ta cũng đừng quên ông Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ với tư cách quốc khách, sẽ được đón tiếp long trọng ở Nhà Trắng với tất cả những nghi thức dành cho một quốc trưởng, trước khi bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Mỹ. Một điểm nữa là tối nay ông được mời dùng cơm với Tổng Thống Obama và Phó Tổng Thống Joseph Biden, tối mai ông cùng phu nhân dự quốc tiệc do Tổng Thống Obama và Đệ Nhất Phu Nhân Michelle khoản đãi. Chị thấy tối trước tiểu yến, tối sau đại yến, như thế làm sao bảo là bên trọng bên khinh được, đó là chưa kể đến chuyện một nhà lãnh đạo được Tổng Thống Hoa Kỳ mời ăn 2 bữa cơm liên tiếp là điều hiếm khi xảy ra, phải nói cho đúng là rất hiếm khi xảy ra.
Diễm Thi: chúng ta có thể xem những điều đó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang nồng ấm hơn hay không?
Nguyễn Khanh: tôi không nghĩ như thế. Tôi thấy quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày một trở nên khó khăn hơn, có nhiều vấn đề, nhiều trở ngại hơn, do đó, tôi nghĩ rằng những nghi lễ đón tiếp đặc biết mà Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama dành cho Chủ Tịch Tập Cận Bình chỉ nhắm vào mục đích làm thế nào để mối quan hệ  khó khăn đó đừng trở nên lạnh nhạt hơn.
Diễm Thi: khó khăn ở những điểm nào?
Nguyễn Khanh: ở rất nhiều điểm, và tất cả những điều khó khăn đó đều đã được các viên chức Nhà Trắng nói đến trước ngày ông Tập Cận Bình đến Mỹ, và nói rõ là Tổng Thống Obama sẽ thẳng thắn trình bày với người lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc.
Trước hết là chuyện tin tặc. Hoa Kỳ có những bằng chứng xác nhận bọn tin tặc chuyên đánh phá, xâm nhập các trang mạng của chính phủ và những công ty Hoa Kỳ để lấy tin tức là lực lượng được chính phủ Bắc Kinh yểm trợ, vì thế, hôm thứ Hai vừa rồi, Bà Cố Vấn An Ninh QUốc Gia Susan Rice đưa ra lời cảnh báo rất cứng rắn, nói rằng chính phủ Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc này. Bà nói thêm hành động của bọn tin tặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và kinh tế của nước Mỹ, gây ảnh hưởng bất lợi cho quan hệ giữa hai nước, và tin mới nhất cho thấy số lượng tài liệu cá nhân của công chức Mỹ bị bọn tin tặc Trung Quốc đánh cắp gấp 5 lần con số đã được chính phủ Mỹ công bố trước đây.
Chuyện thứ nhì là việc Trung Quốc bồi đắp, cải tạo các đảo và bãi đá ở Trường Sa, gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, đe dọa an ninh các nước nhỏ láng giềng, trong đó có Việt Nam, đe dọa an ninh hàng hải và hàng không ở tuyến đường quan trọng nhất nhì thế giới. Đây là điều Tổng Thống Obama, Ngoại Trưởng John Kerry, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Ashton đã nói đến, không chỉ một lần mà rất nhiều lần. Vì thế,  các viên chức Nhà Trắng cho biết trước trong cuộc thảo luận thượng đỉnh, Tổng Thống Obama sẽ khẳng định rõ 2 điều, thứ nhất Trung Quốc là một cường quốc và phải ứng xử như một cường quốc, thứ nhì là Hoa Kỳ sẽ tái khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trên các tuyến đường đi ngang qua Biển Đông.
Điều thứ 3 là vấn đề nhân quyền. Bản báo cáo tình trạng nhân quyền toàn cầu do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phổ biến hàng năm cho thấy tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc không được cải thiện mà ngày lại một xấu hơn trước, chuyện đàn áp tôn giáo, bắt giữ những người lên tiếng trình bày quan điểm một cách ôn hòa, chuyện đàn áp blogger, đàn áp những nhà báo tự do ngày càng gia tăng, khiến chính phủ Mỹ phải quan ngại hơn. Chỉ những điểm đó không thôi đã cho thấy thượng đỉnh Mỹ- Trung lần này rất căng thẳng. Xin được nói rõ chữ “căng thẳng” không phải là chữ của tôi, mà là chữ của các nhà quan sát chính trị ở thũ đô Washington dùng để nói về cuộc họp sắp diễn raq giữa ông Obama và ông Tập Cận Bình.
Diễm Thi: biết trước là căng thẳng, liệu 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc sẽ giải quyết như thế nào?
Nguyễn Khanh: thú thật với chị, tôi chưa thấy có cách giải quyết.
Diễm Thi: dựa vào đâu mà anh có câu trả lời có vẻ bi quan như vậy?
Nguyễn Khanh: thú thật với chị tôi không muốn bi quan nhưng cũng chẳng thể nào lạc quan. Lý do là vì trong bài diễn văn nói về chính sách đọc ở Seattle hôm thứ Ba vừa rồi, ông Tập Cận Bình nói rằng mâu thuẫn và đối đầu sẽ dẫn đến tai họa cho cả 2 nước và cho toàn thế giới, cho rằng 2 nước cần phải hiểu rõ hơn về mục đích chiến lược của nhau, đề nghị một mô thức mới cho quan hệ cường quốc, trong đó bao gồm việc hiểu nhau hơn và giảm thiểu tối đa sự nghi kỵ.
Về chuyện biển Đông, ông Tập Cận Bình cho biết mọi hoạt động xây dựng, cải tạo mà Trung Quốc làm ở Trường Sa không nhắm vào mục đích đe dọa bất kỳ quốc gia nào, và được thực hiện trên những hòn đảo, bãi cạn chủ quyền thuộc về Hoa Lục. Ông còn lên tiếng cho rằng không nên gây thêm ồn ào về chuyện Biển Đông. Còn chuyện tin tặc thì ông Tập gọi hành động của bọn tin tặc là hành động phạm pháp, nói thêm chính Trung Quốc cũng là nạn nhân của bọn gian, đề nghị lập một ủy ban cấp cao để cùng giải quyết tệ nạn này.
Điều đó báo trước là tranh cãi sẽ diễn ra ở thượng đỉnh, và cuối cùng cả hai đều hiểu chuyện tin tặc, biển Đông hay nhân quyền là chuyện khó có thể giải quyết ở thượng đỉnh lần này, cách tốt nhất là tránh đừng để tình hình trở nên xấu hơn. Điều cả hai nhà lãnh đạo đều biết là quan hệ song phương Mỹ-Trung không chỉ ảnh hưởng tới ổn định, phát triển của hai nước, mà ảnh hưởng đến ổn định và phát triển toàn cầu. Dó đó, tôi tin rằng một mặt, cả hai nhà lãnh đạo đều cố gắng bằng mọi cách để giữ vững lập trường, quan điểm của mình, mặt khác như lúc nãy tôi có nói từ lúc đầu là họ sẽ làm thế nào để mối quan hệ  khó khăn hiện nay đừng trở nên lạnh nhạt hơn.
Diễm Thi: liệu có thể làm được điều đó không?
Nguyễn Khanh: thưa chị tôi nghĩ có. Tôi nghĩ 2 quốc gia sẽ đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, đưa ra lời cam kết cùng làm viêc chung để bảo vệ môi trường, không chấp nhận những hành động mang tính gây hấn của Bắc Hàn chẳng hạn. Tức là Tổng Thống Obama và ông Tập Cận Bình khai thác tối đa những điểm đồng thuận, xem đó là thành quả của thượng đỉnh Mỹ-Trung 2015, trong lúc chờ có dịp giải quyết những điểm rất muốn giải quyết nhưng chưa thể giải quyết được ngay trong lúc này.
Diễm Thi: xin cám ơn anh Nguyễn Khanh.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/xi-arrive-in-washington-09242015131319.html
 

Cựu Phụ tá Ngoại trưởng Robert Funseth, người đàm phán chương trình H.O.

Ít năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận với Việt Nam để đưa những cựu quân nhân Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa và gia đình sang Mỹ định cư, qua chương trình được gọi là H.O, viết tắt từ chữ Humanitarian Operation.
Nguyễn Khanh, RFA
2005-05-03

Email


Ít năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận với Việt Nam để đưa những cựu quân nhân Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa và gia đình sang Mỹ định cư, qua chương trình được gọi là H.O, viết tắt từ chữ Humanitarian Operation mà chúng tôi xin được tạm dịch là Chương Trình Nhân Ðạo.
RobertFunsett150.jpg
Ông Robert Funsett hôm 3-4-2005. Photo by Thy Nga
Ðại diện cho Washington để thảo luận với Hà Nội về vấn đề này là ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Robert Funseth, từng làm Người Phát Ngôn cho Bộ Ngoại Giao trong thời gian cuộc chiến Việt Nam đang xảy ra.
Ông Funseth nay đã nghỉ hưu và đồng ý dành cho Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt vào đúng chiều 29 tháng Tư giờ Washington, tức sáng sớm ngày 30 tính theo giờ Việt Nam. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.
Nguyễn Khanh: Chắc ông vẫn nhớ chuyện gì xảy ra ở Washington cách đây 30 năm chứ?
Robert Funseth: đúng giờ này, tức là vào chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, Sài Gòn bắt đầu sụp đổ. Từ phòng điều hành, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Phillip Habib và tôi nói chuyện lần cuối cùng với ông Ðại Sứ Graham Martin.
Ðại Sứ Martin không muốn rời Việt Nam, vì ông ta muốn kéo dài thì giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ thị bắt ông đại sứ phải rời nhiệm sở.
Ông đại sứ Martin nói chuyện với tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo sẽ lên sân thượng của Tòa Ðại Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội. Không đầy một giờ đồng hồ sau đó, đại sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên.
Ðại Sứ Martin là một người anh hùng, người con trai duy nhất của ông ta chết ở chiến trường Việt Nam. Ông Martin tìm đủ cách đã hoãn giờ phải rời Sài Gòn vì ông ta muốn di tản được càng nhiều người Việt càng tốt.
Kể từ cái đêm kinh hoàng 29 tháng Tư 1975 đó ở Washington, chúng tôi không bao giờ quên được Việt Nam. Ở ngay Bộ Ngoại Giao, chúng tôi có đặt một tấm bảng tưởng niệm những nhân viên ngoại giao đã hy sinh ở chiến trường Việt Nam.
Tấm bảng này ghi tên biết bao nhiêu nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ đã chết vì lý tưởng đem lại tự do và dân chủ cho nhân dân miền NamViệt Nam.
Riêng cá nhân tôi, tôi không thể nào nghĩ rằng 7 năm sau ngày khó quên đó, tôi lại được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư, cũng như cho những người thuộc diện con lai và thân nhân của những người Việt đang sinh sống tại Mỹ được rời Việt Nam theo chương trình Ra Ði Có Trật Tự.
Nguyễn Khanh: Tại sao chương trình Ra Ði Có Trật Tự được thành hình?
Robert Funseth: Vì lúc đó có biết bao nhiêu người chết trên biển cả, nên chúng tôi muốn phía Việt Nam đồng ý cho những người Việt muốn sang Mỹ được nộp đơn xin định cư và đến Mỹ an toàn hơn.
Nguyễn Khanh: Về chương trình H.O, tức là chương trình đưa tù cải tạo mà trong cuộc điều đình với Hà Nội, Washington gọi là tù nhân chính trị và thân nhân của sang Mỹ, chúng tôi muốn biết ai là người đưa ra sáng kiến này?
Robert Funseth: Khi tôi được cử về làm việc cho Văn Phòng Ðặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao, kế hoạch cứu tù chính trị được đặt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Ði Có Trật Tự và nằm dưới sự hỗ trợ của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi bắt đầu tham khảo với đại diện của phía Việt Nam ở Geneva, và ngay trong buổi gặp gỡ đầu tiên với họ, tôi được thông báo là trong số những người Hoa Kỳ muốn đón sang Mỹ định cư, thành phần tù nhân chính trị là diện khó nhất. Năm 1982, tôi gặp ông Trợ Lý Bộ Trưởng Hà Văn Lâu và đưa đề nghị cho thân nhân của những người đang cư ngụ ở Mỹ và thành phần tù chính trị được nộp đơn định cư, tức là những cựu quân nhân quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị tù cải tạo vì họ có liên hệ với Hoa Kỳ, và những nhà văn, nhà báo, các tu sĩ.
Chúng tôi tiếp tục thảo luận, tiếp tục áp lực Việt Nam qua những phiên họp cấp thấp nhưng kết quả chẳng được là bao. Một năm sau đó tôi gặp lại ông Hà Văn Lâu, tiếp tục yêu cầu và thúc đẩy để đạt kết quả.
Ðến mùa hè năm 1984, tôi đánh giá thấy những cuộc vận động ngoại giao như vậy không đem lại kết quả, nên tôi đề nghị ông Ngoại Trưởng George Schultz trình thẳng với Tổng Thống Reagan là khi thông báo cho Quốc Hội Liên Bang biết về con số người nước ngoài được nhập cảnh vào Mỹ hàng năm, ông Ngoại Trưởng sẽ thay mặt Tổng Thống đưa ra một chương trình mới là nhận 10,000 tù nhân chính trị từ Việt Nam và 5,000 người ở diện con lai.
Sau đó tôi đi Geneva đưa vấn đề này ra nói với đại diện của Việt Nam là ông Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao Lê Mai nhưng cũng không nhận được đáp ứng tích cực, và con số tù nhân chính trị mà chúng tôi hứa nhận định cư cứ mỗi năm mỗi tăng.
Cuối cùng vào năm 1988, tôi đi Hà Nội gặp ông Trợ Lý Bộ Trưởng Trần Quang Cơ và chúng tôi đạt được thỏa thuận đầu tiên. Ðùng một cái chuyện Hà Nội chiếm đóng ở Kampuchea được đưa ra mổ xẻ, Hà Nội bèn loan báo đình chỉ tất cả mọi hợp tác với Hoa Kỳ như hợp tác POW/MIA, hợp tác thảo luận và thực hiện chương trình cho tù chính trị sang Mỹ định cư.
Lúc đó làn sóng người vượt biển tiếp tục xảy ra, những chiếc tầu tiếp tục đến các nước trong vùng, nhiều người chết trên biển cả, bao nhiêu người khác lọt vào tay hải tặc.
Chúng tôi vẫn tiếp tục thúc đẩy, nói với Hà Nội rằng họ không thể nào có quan hệ tốt với các nước láng giềng và với Hoa Kỳ nếu không đồng loạt giải quyết 3 vấn đề then chốt là Kampuchea, POW/MIA và cho tù nhân chính trị sang Mỹ định cư.
Cuối cùng, tại Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ Nhì Về Tỵ Nạn Ðông Dương được tổ chức ở Geneva hồi 1989, tôi gặp ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch là người cầm đầu phái đoàn Việt Nam để trình bầy chính sách của Hoa Kỳ, và phía Việt Nam đồng ý mời tôi trở lại Hà Nội vào tháng Bảy năm đó và hai bên đều hiểu là sẽ đi đến kết quả rõ rệt.
Nguyễn Khanh: Cuộc đàm phán kéo dài bao nhiêu năm mới hoàn tất, theo ông thì tại sao lại kéo dài như vậy không?
Robert Funseth: Tôi không biết rõ chuyện gì xảy ra trong nội bộ của họ ở Hà Nội, nhưng có lẽ vấn đề tù nhân chính trị, tù cải tạo là một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi, tôi tin rằng ngay trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam, nhất là trong quân đội của họ không muốn thấy chuyện thả tù và cho đi Mỹ định cư xảy ra.
Nhưng cũng có những người thực tế hơn, lượng định rằng nếu Việt Nam muốn cải tiến quan hệ với các nước Ðông Nam Á và với Hoa Kỳ, thì phải làm điều này, phải giải quyết những vấn đề có tính cách nhân đạo.
Nguyễn Khanh: Lúc ngồi trên máy bay đi Hà Nội để ký kết văn kiện đưa những tù nhân chính trị từ Việt Nam sang Mỹ, cảm tưởng của ông như thế nào?
Robert Funseth: Nếu tính từ năm 1982 cho đến năm 1989, tôi thu thập được rất nhiều kinh nghiệm đàm phán với Hà Nội, vì ít nhất là tôi và họ nói chuyện với nhau 25 lần, phần lớn là ở Geneve, có 2 lần ở New York. Vì thế trên đường đi Hà Nội, tôi vừa hy vọng những cũng không lạc quan quá mức.
Tôi còn nhớ rõ là hôm 29 tháng Bảy, sau 2 ngày thảo luận rốt ráo vẫn chưa đi đến kết quả nào cụ thể cả. Cuối cùng tôi đề nghị với người cầm đầu đoàn đàm phán Việt Nam là ông Vũ Khoan là tôi với ông ta gặp riêng nhau, để thảo luận từng điểm một. Chúng tôi cùng nhau giải quyết từng điểm một và cuối cùng văn kiện ngoại giao đó thành hình, tôi và ông ta cùng ký tắt ở Hà Nội.
Nguyễn Khanh: Ông nghĩ gì lúc đặt bút ký kết?
Robert Funseth: Dĩ nhiên tôi rất vui mừng, nhưng đồng thời cũng tiếc là phải mất quá nhiều thời gian mới giải quyết được chuyện này. Phải cho giải quyết được nhanh hơn thì có thể giảm bớt những ngày khổ đau cho những người tù chính trị ở Việt Nam. Ngày ký kết cũng là ngày mà tôi hãnh diện nhất trong 40 năm làm ngoại giao.
Ðến nay, đã có 300,000 người Việt, gồm cả những cựu tù nhân chính trị và gia đình đến Mỹ định cư qua chương trình H.O.
Nguyễn Khanh: Họ có liên hệ với ông không?
Robert Funseth: Nhiều lắm. Trong những năm qua, tôi cảm động, nghẹn ngào vì cảm tình họ dành cho tôi. Tôi nói với mọi người là công này không phải chỉ mình tôi, mà còn liên quan đến rất nhiều người khác nữa, từ những người tham dự đàm phán cho tới những người thực hiện chương trình giúp định cư.
Tôi nghĩ phần nào chương trình này đã bù lại cho những mất mát xảy đến sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi Sài Gòn thất thủ, bao nhiêu người phải đi tù. Chúng tôi vẫn kiên trì, không bỏ rơi họ và cuối cùng đạt được thành công.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/RobertFunsett_HO_NKhanh-20050503.html-09112007143119.html

Trung Quốc chủ trì cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

Hình ảnh vệ tinh chụp hồi tháng Sáu cho thấy Trung Quốc gần hoàn tất đường băng dài 3.000 mét trên bãi đá Chữ Thập.
Hình ảnh vệ tinh chụp hồi tháng Sáu cho thấy Trung Quốc gần hoàn tất đường băng dài 3.000 mét trên bãi đá Chữ Thập.
Trung Quốc loan báo sẽ chủ trì cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam Á giữa căng thẳng tranh chấp Biển Đông.
Reuters ngày 25/9 dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian cho biết thượng đỉnh không chính thức diễn ra trong hai ngày 15 và 16/10 tại Bắc Kinh và Trung Quốc đã mời Bộ trưởng Quốc phòng từ 10 nước ASEAN tham dự.
Người phát ngôn từ chối không bình luận khi được hỏi về việc Trung Quốc có thật sự đang xây dựng một đường băng thứ ba ở Biển Đông hay không. Ông chỉ lặp lại quan điểm lâu nay của Bắc Kinh là các công trình xây dựng của họ ở Biển Đông nhằm đáp ứng ‘các nhu cầu quốc phòng cấp thiết.’
Việc Trung Quốc tăng cường đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông để khẳng định chủ quyền khiến các nước trong khu vực bao gồm Việt Nam quan ngại và khơi dậy những chỉ trích mạnh mẽ từ Hoa Kỳ.
Ông Wu cho biết trong cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng tới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sẽ ‘trao đổi quan điểm sâu sắc’ với những vị đồng nhiệm từ các nước, nhưng không tiết lộ thêm chi tiết về trọng tâm thảo luận.
Theo Reuters, CAN
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-chu-tri-cuoc-hop-bo-truong-quoc-phong-asean/2979123.html


SAIGON NGẬP LUT

 

Sài Gòn, ngập lụt và những hiểm họa







Image caption "Chỉ cần trời mưa với lượng mưa trung bình đã gây ngập nặng"


Liên tiếp ngập chồng ngập và ngày càng nặng hơn là điệp khúc nhiều năm gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của người dân.
Cứ sau mỗi trận mưa lớn họ phải chống chọi với dòng nước đen ngòm, bẩn thỉu, hôi thối dù đang đi ngoài đường hay ở nhà.
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều dự án thoát nước với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD từ nguồn vốn ODA, chưa kể đại dự án trị giá 12 ngàn tỷ đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chỉ cần trời mưa với lượng mưa trung bình thì đã gây ngập nặng nhiều con đường chính như Lạc Long Quân, An Dương Vương, Ba Tháng Hai, Minh Phụng, Kinh Dương Vương, Âu Cơ…
Ngoài ra còn có cả trăm con đường khác trên thành phố cũng chìm trong biển nước.

Vì sao?

Nguyên nhân gây ngập do mưa, thủy triều dâng ngày càng cao do biến đổi khí hậu, tỷ lệ nghịch với nền đất toàn thành phố lún bình quân theo năm và đô thị hóa lấn kênh rạch làm mất các dòng chảy…






Nhưng nguyên nhân chính quan trọng nhất là lỗi chủ quan trong việc lập dự án, với trình độ chưa đủ tâm, đủ tầm hoặc chỉ chạy theo khai thác nguồn vốn…
Hệ lụy là đã đầu tư rất nhiều nghìn tỷ đồng cho công tác chống ngập ở Sài Gòn nhưng xem ra không hiệu quả.
Quy hoạch chống ngập úng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đã tìm kiếm những giải pháp muộn màng, chắp vá, thiếu gắn kết đồng bộ giữa các quy hoạch thành phần.
Trình độ, nhận thức, dự đoán dài hạn trong quy hoạch và xây dựng chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế đã dẫn đến vấn nạn tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường do ngập trên địa bàn thành phố càng ngày càng trầm trọng hơn.
Nhiều hệ thống cống thoát nước mưa chống ngập dọc theo đường thành phố mới xây dựng đã biến thành đường chứa nước với mực nước ngầm cao nhất, làm cho tiết diện thoát nước thu hẹp và giảm khả năng thoát nước khi mưa.
Nhiều hệ thống cống có tiết diện không phù hợp để đáp ứng khả năng thoát nước, gây ra ngập úng bởi những trận mưa lớn và và rút chậm trong thời gian dài.
Hệ thống ngăn chặn triều cường để thoát nước mưa xuống kênh rạch vẫn còn vô dụng.

Trách nhiệm?

Phòng chống ngập lụt hiệu quả ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang là bài toán được giải trong mò mẫm.
Biện pháp và nguồn tài chính để tiếp tục sứ mệnh đến nay hầu như bế tắc.
Chẳng ai chịu trách nhiệm với kết quả của những luận chứng thất bại khi điều hành, khi sử dụng khoản tiền khổng lồ, góp phần đẩy nợ công lên cao mà không đem lại hiệu quả thiết thực.
Bức xúc và chịu đựng của người dân phải đối diện hàng ngày với nước ngập, hiện vẫn chưa được tìm thấy hướng giải quyết rõ ràng từ các nhà chức trách.






Chấp nhận thói quen sống với nước bẩn, tai nạn giao thông, ô nhiễm, dịch bệnh đe dọa giữa thành phố ngày càng ngập nặng hơn, sẽ trở thành “nếp sống văn hóa” của người dân Sài Gòn.
Thực tế hiện nay dòng xe to có nhỏ có chen chúc nhau chạy trên những con đường ngập trong mưa vội vã.
Các loại xe ô tô, xe buýt phóng nhanh trong dòng nước, tạo nên những đợt sóng cao gần cả mét, xô đẩy những sinh mệnh thấp hèn đang đi lại, đang đèo đón con nhỏ bằng xe máy đi học về dưới mưa.
Sự việc diễn ra trước mắt nhưng những người có trách nhiệm lại thờ ơ, bất chấp tai họa hiện hữu, không có biện pháp ngừa - bằng những kế hoạch phân luồng, tạm dừng xe chạy hay hạn chế tốc độ tối thiểu.
Sài Gòn là một vùng đất được xây dựng trên lớp bùn dày.
Những hàng cây cổ thụ hai bên đường ngày càng cao, gốc ứ nước do đường ngập. Chỉ cần một cơn gió mỏng manh cũng dễ dàng làm bật gốc đổ cây.
Nhiều trường hợp người đi đường đã bị đè chết, thậm chí đang ở trong nhà cũng khó mà tránh khỏi.
Việc xác định đốn hạ các cây cổ thụ hai bên đường phải có tính toán thực tiễn, khoa học, cụ thể lý lịch cho từng cây một và đúng ra phải thực hiện từ nhiều năm trước đây.
Nếu tới hạn nguy hiểm buộc phải phá bỏ từng cây và chọn biện pháp thay thế phù hợp nền đất yếu. Nhưng kế hoạch đốn hạ hiện tại mù mờ, theo cảm tính và triển khai chậm chạp.




Image caption Tuy nhiều dự án mới được xây dựng và góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng thành phố...

Đâu đó trong thành phố có cây bị bật gốc, gây thiệt hại người, tài sản, rồi mới đem cưa ra cưa dọn dẹp hiện trường và lấy gỗ, thì chắc chắn rằng tai họa vẫn còn xảy ra liên tục khi mưa.
Những trụ điện giăng dây như mạng nhện, nhan nhản khắp nới trong thành phố, đã tồn tại quá nhiều năm vẫn không thay đổi, ngày thêm chằng chịt hơn.
Đã không ít lần xảy ra chạm mạch gây cháy nhà, cháy chợ trong lúc nắng và đứt rơi hờ hững trên đường gây những cái chết thương tâm, oan uổng bởi bị giật điện khi trời mưa.
Việc thay đổi thông thoáng đường dây điện vẫn không được thực hiện nhanh chóng, triệt để, dù cho người dân sử dụng điện hàng ngày, giá cả nhà nước tự quyết định, nâng giá và thu đủ, không nợ.
Dù cho không ít nhà máy phát điện đựơc đầu tư bởi vốn vay nước ngoài mà nguồn trả chính từ tiền thuế của dân thông qua việc trả nợ công hiện tại.
Những lùm cây cỏ, các bãi rác dọc đường sắt tàu hỏa vào thành phố vẫn đang tồn tại và phát sinh. Tiềm ẩn những ổ dịch bệnh là điều đương nhiên.
Những đường bộ dân cư đi lại cắt ngang đường ray trong thành phố không có cổng chặn vẫn còn nhiều, thỉnh thoảng cũng lấy đi mạng người khi sơ ý.
Tất cả sự việc đã và đang diễn ra hàng ngày gây thiệt hại về sinh mạng và tài sản người dân Sài Gòn, đồng thời những sự việc nguy hại hơn sắp sẽ xảy ra tiếp theo.
Chắc chắn một điều rằng chẳng có ai chịu trách nhiệm. Vì họ vẫn luôn muốn an vị, luôn chối phủi trách nhiệm bằng những câu thật ngây thơ, đổ cho “Số liệu quy hoạch lỗi thời”, “Chờ đợi quy hoạch tương lai” hay “ Lỗi tại trời”.
Sự vô tâm, vô cảm, thờ ơ, bảo thủ hay yếu kém, vô tránh nhiệm và trốn trách nhiệm, coi thường sinh mạng người dân của những người có quyền, những người quản lý nhà nước, hiện tại đang là căn bệnh nan y, bất trị.





Image caption ... nhưng cảnh ngập lụt vẫn diễn ra thường xuyên


Biện pháp?

Nên chăng cần di dời ga Hòa Hưng và xí nghiệp toa xe ra ngoại thành, tận dụng trên 100 ngàn m2 đất để làm hồ thu, chứa nước nhiều ngăn và điều tiết ra cầu Bình Lợi bằng hệ thống cống rút nước tiết diện lớn được xây dựng dưới đường sắt hiện hữu mỗi khi triều hạ hoặc qua nhà máy xử lý nước thải? Khai thác quỹ đất bên trên để tạo nguồn vốn trong hoàn cảnh bế tắc tài chính chống ngập thành phố?
Việc làm vừa không tốn kinh phí đền bù giải tỏa, vừa tận dụng khai thác triệt để hệ thống cống dọc chính đã đầu tư xây dựng nhưng kém hiệu quả, vừa thu nước chống ngập được các khu vực quận 3, quận 5, quận 6, quận 10 , quận 11, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức.
Việc làm tăng thông thoáng giao thông bằng xây dựng hệ thống đường xá trên đường sắt cũ trong hoàn cảnh kẹt xe, giảm trừ tai nạn giao thông, ô nhiễm và dịch bệnh và các công trình điện nước ngầm kèm theo.
Việc làm tách biệt hệ thống thoát nước thành phố và triều cường, tránh ảnh hưởng mực nước biển dâng cao cho những năm sau này do biến đổi khí hậu.
Phải chăng Chính phủ đang bận nghĩ đến nhiều dự án quá to tát, muốn cạnh tranh, xứng tầm khu vực với những giá trị hão huyền mà quên đi những quan tâm nhỏ nhoi, quên đi nhiều nguyên nhân gây nên tai họa ngày càng cao, đang rình rập sinh mạng người dân thành phố Hồ Chí Minh?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một bạn đọc BBC Tiếng Việt từ TP Hồ Chí Minh.
 http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/10/141027_saigon_ngap_lut






Mưa Sàigon !

Sài Gòn , là thủ đô của Việt Nam Cộng Hoà ( Miền Nam Việt Nam )

Ai đã từng ở , hoặc công việc chung với Sài Gòn ... trước năm 1975 mới biết chuyện mưa Sài Gòn .

Ngày ấy , Sài Gòn dù mưa lớn , mưa lâu cũng không bao giờ ngập cao quá ống chân , vì có hệ thống thoát nước từ cống rãnh , ao hồ thông với sông rạch .


Ngay nay , Việt cộng cầm quyền thì vô phương cứu chữa . Chúng cứ láp ao hồ sông rạch , cống thoát nước từ tiện xây cất làm của riêng !!!

Thành Hồ mưa lớn mưa lâu ,
Mưa cho cá lội bao lâu nhớ đời .
Từ ngày Việt cộng vào nơi ,
Làm cho dân khổ khắp nơi hỡi trời !!!
NamDonCo .
Saigon ơi!
https://www.facebook.com/video.php?v=507625406056095




ĐỨC GIÁO HOÀNG TẠI MỸ

 

Chiến dịch bảo vệ Giáo hoàng lớn nhất lịch sử Mỹ

Washington đang triển khai một trong những chiến dịch bảo vệ lớn nhất lịch sử nước này nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Giáo hoàng Francis khi ông thăm Mỹ.
85709087-reuters-5590-1443086209.jpg
Dàn xe hộ tống Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm Mỹ, Ảnh: Reuters
Gần như mọi nguồn lực an ninh ở Washington, New York và Philadelphia, những địa điểm Giáo hoàng Francis dự kiến đi qua, đều được huy động tối đa, theo Washington Post. Dù chiến dịch lần này có sự tham gia của hàng nghìn cảnh sát liên bang nhưng chuyên gia nhận định những mối nguy hiểm tiềm ẩn vẫn rất lớn.
Trong chuyến công du đầu tiên tới Mỹ, Giáo hoàng đến thăm Nhà Trắng và Quốc hội, diễu hành qua Đại lộ Hiến pháp ở Washington, gặp gỡ giáo dân tại cung thể thao Madison Square Garden, diễu hành qua Công viên Trung tâm ở New York và trò chuyện cùng 1,5 triệu tín đồ ở Philadelphia.
Vào thời điểm Giáo hoàng tới New York, tại đây cũng diễn ra kỳ họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Các phái đoàn từ khoảng 150 quốc gia khác nhau sẽ tề tựu về thành phố. Chính vì thế, khu trung tâm New York được dự báo sẽ bị phong tỏa.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson nêu rõ mỗi địa điểm dừng chân của Giáo hoàng Francis sẽ được bảo vệ như một Sự kiện An ninh Đặc biệt cấp Quốc gia, tương đương các dịp có ý nghĩa trọng đại như lễ nhậm chức tổng thống, hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Thế vận hội mùa Đông 2002.
Cơ quan Mật vụ Mỹ là đơn vị đóng vai trò chủ chốt, có nhiệm vụ điều phối mọi hoạt động liên chính phủ về chống khủng bố, kiểm soát đám đông, đối phó  khủng hoảng, cũng như điều chỉnh lưu lượng giao thông trên bộ và trên không. Cục Điều tra Liên bang (FBI), lực lượng bảo vệ bờ biển, Cơ quan Quản lý các Tình huống Khẩn cấp và cảnh sát địa phương được yêu cầu hỗ trợ.
Nhiều cơ quan chính phủ ở Washington khuyến khích nhân viên làm việc ở nhà từ ngày 22 đến 24/9 để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn trong nội đô. Song, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tới thăm Nhà Trắng vào ngày mai đang chất chồng thêm thách thức an ninh đặt ra cho nhà chức trách Mỹ.
"Họ xây dựng một chương trình bảo vệ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ tại cả ba thành phố", Jonathan Wackrow, cựu nhân viên mật vụ từng tham gia chuẩn bị an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama vào năm 2013, nhận xét. "Giáo hoàng Francis được bảo vệ nghiêm ngặt ngang bằng, thậm chí còn hơn cả tổng thống Mỹ".
Ông Johnson cho hay để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ và an toàn, nhiều ban ngành, cơ quan liên quan tại Mỹ phải lên phương án từ trước đó hàng tháng. Tại Trung tâm Kết nối Đa Cơ quan, khoảng 90 nhân viên từ 50 đơn vị chuyên trách đang tập trung để giám sát mọi hình ảnh, âm thanh phát đi trên nhiều kênh truyền thông khác nhau.
Thực tế, các mối đe dọa có thể xảy đến với Giáo hoàng không phải chỉ là lý thuyết. Giáo hoàng John Paul II hồi tháng 5/1981 từng bị bắn trong khi đang tiến vào Quảng trường Vatican. Vì thế, đằng sau hậu trường, Cơ quan Mật vụ Mỹ cần vạch ra một chiến lược an ninh tỉ mỉ và chính xác đến từng chi tiết cho chuyến thăm của Giáo hoàng.
Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ Joseph Clancy cùng đội ngũ nhân viên, những người luôn túc trực bên cạnh, chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác bảo vệ Giáo hoàng, mùa hè vừa qua tới Vatican để họp bàn với bộ phận an ninh của Giáo hội. Họ phải đi theo xe của Giáo hoàng tới khắp các ngõ ngách của Tòa Thánh, nghiên cứu từng thói quen, cử chỉ nhỏ của Giáo hoàng.
"Chúng tôi cần xem mọi thứ ở đó vận hành như thế nào" Clancy nói trong một cuộc phỏng vấn. "Điều này rất có ích".
Bên cạnh đó, lực lượng bảo vệ trực thuộc Cơ quan Mật vụ, một đội ngũ tập hợp các đặc nhiệm chống bắn tỉa và chống tấn công áp sát giàu kinh nghiệm, cũng phải tấp huấn tại những trại huấn luyện đặc biệt trước chuyến thăm vài tuần. Họ còn thuê hẳn một chiếc xe mô phỏng chính xác phương tiện di chuyển trong lúc diễu hành của Giáo hoàng để xây dựng phương án tác chiến.
Cơ quan Tình báo Mỹ thì đảm nhận trọng trách giám sát mọi nguy cơ khủng bố cả trong và ngoài nước. Ông Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện, tuần trước cho hay các mật vụ đã phá vỡ một âm mưu phá hoại chuyến thăm của Giáo hoàng. Tuy nhiên, một số cơ quan có thẩm quyền khác lại nói không biết gì về sự việc trên.
Chuyên gia an ninh nhấn mạnh việc bảo vệ Giáo hoàng là một thử thách vô cùng khó khăn. Điều này xuất phát từ việc Giáo hoàng thường xuyên có xu hướng hòa nhập vào đám đông chào đón, ủng hộ mình.
Hồi năm 2013, chiếc xe chở Giáo hoàng bị một nhóm người cuồng nhiệt vây kín ở Rio de Janeiro. Giáo hoàng Francis khi đó kéo tấm kính cửa sổ xuống, bắt tay những người đứng cạnh ông, thậm chí còn ôm hôn một em bé.
Giới quan sát cho rằng các biện pháp ngăn chặn đặc biệt sẽ khiến sinh hoạt của người dân trở nên bất tiện, về mặt nào đó, chúng còn có thể phản tác dụng.
Ông Scott White, giáo sư an ninh quốc gia tại Đại học Drexel, Philadelphia, nhận định kế hoạch cấm đường cao tốc và chặn cầu trong thời gian Giáo hoàng tới thăm thành phố là chưa từng có tiền lệ. Ngay cả đối với những chuyến công du của các nguyên thủ quốc gia, yêu cầu giao thông ngừng hoạt động cũng chỉ là tạm thời.
Vấn đề chi phí an ninh quá lớn cũng làm dấy lên nhiều mối nghi ngại. Chính quyền liên bang dự trù 4,5 triệu USD ngân sách một năm cho các Sự kiện An ninh Đặc biệt cấp Quốc gia, song nhà chức trách từ chối tiết lộ liệu số tiền trên có đủ để phục vụ cho chuyến thăm lần này của Giáo hoàng hay không.
Vũ Hoàng

No comments:

Post a Comment