Tuesday, November 8, 2016
CHUYỆN QUÊ NHÀ
Cali Today News – Chúng ta thường thấy qua hình ảnh một Hà Nội hiện đại với những tòa nhà cao lộng lẫy. Nhưng ít ai biết được phía sau sự hào nhoáng đó vẫn còn nhiều cảnh đời cơ cực trong những điều kiện sống hết sức tồi tệ. Bài viết chúng tôi trích đăng từ Tuổi Trẻ về một thực tế tại một khu phố khá nổi tiếng ở Hà Nội, đó chính là phố cổ Hà Nội. Mời quý vị theo dõi.
****************
Khó mà chợp mắt vì vừa hết cái thanh âm của chén đũa va vào nhau lách cách lại đến tiếng loa công an phường; đang mơ màng thì tiếng bước chân, rồi đồ vật rơi, tiếng xả nước ào ạt rõ mồn một...
Phố cổ, một đêm đông rét mướt cuối tháng 12-2012. Ngõ 44 Hàng Buồm - một trong những con ngõ nhỏ hẹp thuộc dạng "top ten" phố cổ - phủ một màu tối đen như mực. Điểm sáng duy nhất là ánh sáng hắt ra từ tận sâu cuối con ngõ - khu vực bể nước tập thể.
Hết cái này lại đến cái kia
Trước khi đi ngủ, anh Hoàng Văn Xuân (một người dân trong ngõ) dẫn chúng tôi đi "tiền trạm" nhà vệ sinh và xem công tắc. Công tắc điện nằm ở ngay phía ngoài. Muốn đi vệ sinh phải bật công tắc điện ở ngoài này trước vì bên trong khu vực nhà vệ sinh rất tối. Đã thế, đường đi vào có một đoạn trần nhà chỉ cao chừng 1,3m, phải khom lưng chui vào.
Nhà anh Xuân thật ra là một căn buồng nhỏ nằm lọt thỏm trên gác xép, dài chưa đến 3m, ngang 2,5m! Một phần của nhà cơi nới ngay trên lối đi tập thể. Phòng bên cạnh là nhà vợ chồng em trai anh. Tối nay gia đình người em về nhà ngoại ngủ.
"Thỉnh thoảng vợ chồng con cái nó lại về bên ngoại ngủ vì ở đây chật, bí bức quá", anh Xuân giải thích. Vợ anh Xuân đã về quê mấy tháng ngay sau ca phẫu thuật vì không thể leo lên leo xuống căn nhà chỉ với những mấu sắt cắm vào tường. Để có chỗ ngủ cho khách, con trai anh phải lánh sang nhà bạn. Một chủ nhà, hai khách. Bề ngang của nhà chỗ nằm ngủ chỉ vẻn vẹn đúng sáu ô gạch. Mỗi người chia nhau hai ô vuông.
Chúng tôi nằm thẳng đuột, chân quay ra vuông góc với lối đi lên nhà. Cái tĩnh lặng của đêm trong lòng phố cổ thỉnh thoảng lại bị xé nát bởi tiếng còi xe, tiếng động cơ chạy qua lại vọng xoáy vào tận trong nhà, âm âm xuống nền bêtông nơi chúng tôi nằm.
Khi chúng tôi đang thiu thiu thì tiếng dép lê dài loẹt quẹt, tiếng guốc lọc cọc, tiếng đồ vật chạm vào nhau lạch cạch, tiếng đóng mở hộc tủ gỗ phầm phập, tiếng cười nói chộn rộn xôn xao cả lối đi ngay phía dưới nhà.
Anh Xuân bảo: "Nhà chị Bảy bán xôi gà dọn hàng về đấy. Mùa đông bán xôi ế nên hơn 12g đêm mới dọn".
Khó mà chợp mắt đánh liền một giấc vì vừa hết cái thanh âm của chén đũa va vào nhau lách cách mãi một hồi lại đến tiếng loa công an phường nhắc nhở đám đông giải tán lao xao; đang mơ màng thì tiếng bước chân, tiếng đồ vật như là inox rơi xuống sàn nhà, tiếng xả nước ào ạt từ phía trên trần nhà dội xuống rõ mồn một.
Anh Xuân nói như "thuyết minh": "Đấy, người ta đang đi vệ sinh đấy. Nghe tiếng nước chảy là biết đàn ông hay đàn bà đi. Ở trên làm gì là ở dưới này nghe thấy hết".
Đang chập chờn, chúng tôi lại mở choàng mắt khi nghe tiếng giày vọng lên phía dưới nhà. "Anh Thái làm nghề lái xe ở trên gác hai mới đi làm về đấy. Vậy là tầm một rưỡi, hai giờ sáng rồi", anh Xuân cho hay.
"Ở đây một là lăn ra ngủ như chết thì mới ngủ được. Tôi bao nhiêu năm nay chả đêm nào ngủ no giấc. Một đêm dậy 2-3 lần. Cứ nằm một chốc lại nghe tiếng chân loạt xoạt, lạch cạch thế này đố ngủ được", anh Xuân vừa nói vừa ngáp dài, mắt díu lại. Dường như ở cái ngõ này chỉ cần nghe tiếng bước chân anh đã biết là ai và lúc đó là mấy giờ.
Tầm 3h sáng, tiếng lục cục, lạch cạch mở thứ gì đó như là nắp gỗ, rồi tiếng múc nước, rồi tiếng mẹ anh Xuân khàn khàn gọi vọng lên gác xép: "Xuân ơi, mở khóa nước bơm không sáng ra lại hết nước đấy". Cụ đã hơn 80 tuổi, nằm ngủ ở căn buồng dưới trệt. Anh Xuân lại lọ mọ bật dậy leo xuống dưới...
Đủ thứ mùi vị
Trằn trọc mãi không ngủ được, thấy ánh sáng nhấp nháy, mở mắt ra tôi thấy anh Xuân đang... bật tivi, tắt hết tiếng. Nhìn đôi mắt anh trĩu xuống rõ mệt mỏi. Đã 3h25 sáng.
Mới diu díu mắt được một lát, chúng tôi lại bị đánh thức khi nghe tiếng dép đi loẹt xoẹt, tiếng bước chân gấp gáp phía dưới đường đi. "5h, 5h30 rồi đấy. Nhà chị Hoan đi chợ lấy hàng về làm bún chả trưa bán đấy", anh Xuân nói khi thấy chúng tôi trở mình.
Những âm thanh chộn rộn ngay dưới đường đi khiến chúng tôi không thể chợp mắt được nữa. Buổi sáng ở phố cổ bắt đầu từ rất sớm như thế.
Mùi than tổ ong quyện đặc làm khen khét cả không khí trong trẻo của sớm mai. Chúng tôi còn nhớ khi lần trước đến, vào buổi chiều, khu sinh hoạt tập thể này vốn đã nhỏ hẹp lại càng trở nên chật chội mỗi khi chiều đến. Người đi làm, đi học về, các chị lo việc nấu nướng... tất cả dồn vào con ngõ nhỏ. Ở góc cầu thang dẫn lên những hộ gia đình trên gác này, 4-5 bếp than tổ ong đỏ rực lửa. Người luộc rau, người thì luộc trứng, rán cá, kho thịt... chen chúc nhau ở cái khoảng không chưa đến 2m2.
Dưới khu bể nước, thau chậu, rổ rá bày la liệt. Các bà các chị nhặt rau, làm cá, thái thịt, vo gạo... cứ người này đứng lên là người kia bước vào. Nền nhà nhớp nháp ướt rượt. Mùi tanh tanh của thực phẩm tươi sống quyện vào mùi khen khét của gần chục bếp than tổ ong cùng hàng tá thanh âm hỗn độn, những bước chân vội vã... tạo nên một thứ không gian rất lạ, rất riêng của chiều trong lòng phố cổ.
Dù sao ở đây mỗi nhà đã có nhà tắm riêng cũng không còn cảnh chờ đợi đánh răng, rửa mặt mỗi sáng như khu tập thể đường sắt 15 Hàng Điếu. Ở đó, chờ đợi được coi như nguyên tắc trong sinh hoạt hằng ngày.
Ông Phạm Đức Ninh, một người dân ở tầng hai, cho biết: "Tầm 6-7h sáng, mọi người ngồi thành dãy múc nước đánh răng, đi vệ sinh, giặt giũ. Mọi nhà đến giờ cơm nước đều vo gạo, rửa rau, làm cá... cũng ở sân tập thể này. 10-11h trưa mọi người lại tập trung nấu nướng. Đông nhất là tầm 4-5h chiều. Hãi nhất là mùi bếp than, bếp dầu và mùi thức ăn lùa vào".
Điều đặc biệt nữa là các nhà ở đây đều... không có giường. Họ ngủ trên chiếu trải trên nền đất.
Ở đây chỉ có hai hộ trên gác hai làm được nhà vệ sinh khép kín trong nhà do có cống nước sẵn. 19 hộ còn lại dùng chung hai nhà vệ sinh tự hoại từ thời Pháp. "Nói là hố xí tự hoại nhưng không có chế độ tự động mà phải giội nước. Có người không ý thức, giội bẩn hoặc chả thèm giội. Trước chỉ có một cái, sau thấy nhà để đi tiểu rộng quá, cải tạo thành một hố xí ngồi xổm. Giờ không thể cải tạo vì nhà này đã 100 năm, đục vào tường sợ sập mất", ông Ninh cho hay.
Khu tập thể có 70 con người nhưng chỉ có một nhà tắm công cộng. Bà Vũ Thị Thân, một người dân, cho biết: "Có người tắm lâu người tắm nhanh. Có người đợi lâu quá vừa bỏ vào, ra thì bị người khác xí mất. Thế là cãi cọ. Mùa đông lạnh muốn mắc bình nóng lạnh cũng không được. Chả lẽ mỗi nhà một bình nhưng chỗ đâu mà để hết. Mùa hè nóng nực quá cũng muốn tắm sớm, thế là các bà phải rủ nhau... tắm chung cho tiết kiệm thời gian. Có khi phải đến 12h đêm mới được tắm. Ở phố cổ khổ thế đấy...".
TIN THẾ GIỚI
Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến «ngắn, gọn» với Nhật
Nany China Chiến hạm Trung Quốc đi qua eo biển phía Bắc Nhật Bản, sau khi tham gia tập trận với Nga - Reuters / China Daily
Các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc đã cho thấy rằng
nước này đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh ngắn với Nhật Bản nhằm đánh
chiếm các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Trên đây là lời báo
động của một quan chức tình báo Hải quân Mỹ được nhật báo Washington
Times số đề ngày 19/02/2014 tiết lộ.
Phát biểu nhân một hội nghị vào tuần trước tại San Diego
(California – Hoa Kỳ), Đại úy Hải quân James Fanell, chỉ huy các hoạt
động thông tin - tình báo tại Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã xác
định trước tiên rằng quy mô các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc
vào mùa thu vừa rồi cho thấy là Đài Loan không còn là mục tiêu đánh
chiếm quan trọng duy nhất của Bắc Kinh.
Đối với chuyên gia này, cuộc tập trận đổ bộ rầm rộ và kết hợp nhiều
quân khu mang tên Nhiệm vụ 2013, chứng tỏ rằng Quân đội Trung Quốc đã
được giao phó một nhiệm vụ mới : « Tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn
gọn và dứt điểm để tiêu diệt lực lượng Nhật Bản trên Biển Hoa Đông, nối
tiếp bằng điều chỉ có thể là đánh chiếm quần đảo Senkaku, thậm chí cả
các đảo Nam Ryukyu ».
Đây không phải là lần đầu tiên mà Đại úy Fanell lên tiếng báo động về thái độ càng lúc càng hiếu chiến của Trung Quốc.
Vào năm ngoái, chuyên gia tình báo này từng lưu ý rằng Bắc Kinh đang
leo thang trong chủ trương bắt nạt các láng giềng. Còn năm nay, ông cảnh
báo rằng an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đã xấu đi đáng
kể, mà tồi tệ nhất là vào tháng 11 năm 2013 với việc Trung Quốc áp đặt
một khu vực phòng không trên Biển Hoa Đông.
Cùng lúc, chuyên gia Mỹ ghi nhận là lực lượng tuần duyên và hải quân
Trung Quốc đã tiến hành một loạt các hành động khiêu khích có phối hợp
với nhau nhằm hù dọa các quốc gia lân cận, thậm chí cả Mỹ, như đã thấy
trong sự cố suýt va chạm nhau ở Biển Đông giữa tàu Mỹ Cowpens và một
chiếc tàu đổ bộ tháp tùng theo tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh.
Chuyên gia Mỹ không ngần ngại tố cáo điều được ông gọi là « chủ nghĩa
bành trướng » của Trung Quốc trong toàn vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông
vào năm ngoái, được tiến hành theo kiểu vừa đấm vừa xoa : « Tàu tuần
duyên Trung Quốc đóng vai kẻ xấu, đi sách nhiễu các láng giềng của Trung
Quốc, trong khi tàu hải quân Trung Quốc, kẻ bảo vệ cho lực lượng tuần
duyên đó, thì thực hiện những chuyến ghé cảng trong khắp khu vực để hứa
hẹn hữu nghị và hợp tác ».
Về chiến lược lâu dài của Trung Quốc, Đại úy Fanell nhắc lại rằng
Tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing 1916-2011), người được coi là cha đẻ
của Hải quân Trung Quốc, vào năm 1983, đã phác thảo ra lộ trình đưa Bắc
Kinh lên nắm quyền bá chủ trong lãnh vực hải quân.
Theo lộ trình này, năm 2010, Trung Quốc sẽ giành được ưu thế hải quân
bên trong cái được họ gọi là « chuỗi đảo đầu tiên », tức là vùng hải
phận gần bờ biển Trung Quốc. Đến năm 2020, uy lực Trung Quốc sẽ mở rộng
để kiểm soát vùng biển xung quanh « chuỗi đảo thứ hai » nằm cách Trung
Quốc hàng trăm hải lý. Và đến năm 2040, tướng Lưu Hoa Thanh cho rằng «
Trung Quốc sẽ đủ sức ngăn chặn thế thống trị của hải quân Mỹ ở Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương ».
Nhận xét của ông Fanell khá bi quan : « Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang tiến nhanh hơn lịch trình dự kiến ».
Theo Washington Times, Tướng Trung Quốc Lưu Hoa Thanh từng được biết đến
trong tư cách người chỉ huy lực lượng đã đàn áp đẫm máu những người
biểu tình không vũ trang trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.
Riêng đối với Việt Nam, nhân vật này là kẻ đã thiết kế cuộc tấn công
hải quân đã giết chết 70 thủy thủ Việt Nam ở khu vực đảo Gạc Ma (Johnson
South Reef) tại vùng Trường Sa vào năm 1988.
tags: Biển Hoa Đông - Châu Á - Chiến tranh - Chủ quyền - Lãnh thổ - Nhật Bản - Phân tích - Quân sự - Tranh chấp - Trung Quốc
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140220-trung-quoc-da-san-sang-cho-mot-cuoc-chien-%C2%AB-ngan-gon-%C2%BB-voi-nhat-ban
Trung Quốc lại cảnh cáo Ấn Độ về việc hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông
Một nhà nghiên cứu thuộc một trung tâm tham vấn của chính
quyền Trung Quốc vào hôm qua, 19/02/2014, lại lên tiếng đe dọa Ấn Độ về
tác hại của việc hợp tác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông. Theo chuyên
gia này, các tập đoàn Ấn Độ sẽ bị Trung Quốc tẩy chay nếu tiếp tục hoạt
động trong khu vực.
Lãnh đạo Bắc Mỹ kết thúc hội nghị thượng đỉnh, cam kết tiếp tục ủng hộ TPP
http://www.voatiengviet.com/content/lanh-dao-bac-my-cam-ket-tiep-tuc-ung-ho-tpp/1855430.html
Vào tháng Một vừa qua, chính quyền
Philippines đứng ra phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển
Đông. Lực lượng vũ trang của nước này còn để ngỏ khả năng hỗ trợ an
ninh cho các ngư dân đi đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp.
Sang tháng Hai, Tổng thống Benigno Aquino kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ để chống lại những đòi hỏi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh.
Diễn biến thứ hai xuất hiện ở hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Bagan, Myanmar trong hai ngày 16-17 tháng Một. Trong khi Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết để phản ứng với ADIZ và lệnh cấm bắt cá, thì phần đông các nước còn lại chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc” và mong các nước giải quyết vấn đề “bằng biện pháp hòa bình,” chứ không đưa ra các bình luận chính thức hay hành động cụ thể nào.
Chỉ vài hôm sau đó, một đội tàu của Hải quân Trung Quốc (PLAN), gồm tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaisan), và hai tàu khu trục (Vũ Hán và Hải Khẩu), nhổ neo từ căn cứ Hải Nam và đi tuần tra khắp Biển Đông. Đội tàu này sau đó cập bến bãi James Shoal, cách bờ biển Malaysia có 80km và Hải Nam khoảng 1.800km, và thề bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, báo chí nước này cho biết.
Ngày hôm sau, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” với James Shoal.
Đây là lần thứ hai trong vòng hai năm Hải quân
Trung Quốc xuất hiện ở bãi này để thể hiện chủ quyền. Cả hai lần chính
quyền Malaysia đều cho rằng không hề biết sự hiện diện của quân Trung
Quốc.
Điều này khiến người ta nghi ngờ: hoặc là Kuala Lumpur đã thiếu thành thực, hoặc khả năng cảnh báo của hải quân Malaysia quá kém, hoặc do chính quyền nước này yêu cầu lực lượng hải quân không đến khu vực trên để tránh va chạm.
Diễn biến thứ tư là việc một bản dự thảo ADIZ trên Biển Đông đã được gửi lên chính quyền Trung Quốc vào tháng 5/2013, tờ Asahi Shimbun đưa tin. Tuy ngay sau đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận, cần phải lưu ý rằng Bộ Quốc phòng nước này đã từng tuyên bố vào năm ngoái rằng sẽ thành lập các khu vực ADIZ khác khi đã có sự “chuẩn bị sẵn sàng.”
Diễn biến thứ năm là ở thái độ ngày càng quyết liệt của Mỹ với ADIZ và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Evan Medeiros, giám đốc châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cảnh báo vào ngày 1/2 rằng sự khiêu khích của Trung Quốc sẽ có thể làm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực.
Vào ngày 5/2, trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại thượng viện Mỹ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói Trung Quốc nên thu lại các tuyên bố về ADIZ.
Ông này cũng phản đối “đường chín đoạn” và cho biết Mỹ sẽ ủng hộ việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền của các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế hòa bình.”
Trong hai tháng vừa qua, một số quan chức cấp cao của Mỹ đã đưa ra những nhận xét khá bi quan về sự thay đổi trong cán cân quyền lực ở phía Tây Đại Tây Dương.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, sự thống trị tuyệt đối của người Mỹ đang giảm dần,” Đô đốc Samuel Locklear, Tổng chỉ huy tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết trên tờ Defense News. ”Đó không phải là điều gì đáng lo ngại, mà là thực tế cần phải nhìn nhận.”
Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall cho rằng sự vượt trội về công nghệ của quân đội Hoa Kỳ đang bị thách thức nghiêm trọng từ quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc, và bởi sự cắt giảm ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ.
Theo biên bản điều trần của Văn phòng Tình Báo Hải quân Hoa Kỳ (ONI), thì Trung Quốc đang có tham vọng tăng nhanh chóng các số lượng các đội tàu trên biển, tàu ngầm, và vũ khí.
Quốc gia này cũng vừa bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ hai, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2018. Nhiều chuyên gia còn cho rằng Trung Quốc sẽ vận hành đội tàu sân bay có khả năng chiến đấu ở các vùng biển xa vào năm 2020.
Những kế hoạch hiện đại hóa của Trung Quốc được hỗ trợ bởi ngân sách quốc phòng đạt tới 160 tỷ đô la trong năm 2015. Theo thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kendall, ngân sách cho quân đội của Trung Quốc tăng khoảng 10% mỗi năm.
Với các lực lượng bán quân sự địa phương, Trung
Quốc cũng đầu tư khá nặng tay. Vào ngày 10/1, một chiếc tàu 5.000 tấn đã
được giao cho Hạm đội Phòng vệ bờ biển phía Nam, đặt tại thành phố Tam
Sa, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Truyền thông Trung Quốc cũng cho biết một
chiếc tàu tuần tra nặng 10 nghìn tấn, loại lớn nhất thế giới, cũng đang
được lắp ráp.
Philippines sẽ tiếp tục đấu khẩu với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh sẽ có thể cho tàu chiến đóng quân tại bãi ngầm Second Thomas Shoal, khu vực tranh chấp với Manila. Sự khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề giữa Philippines và Malaysia sẽ khiến cho bốn nước tranh chấp với Trung Quốc ở khu vực khó đạt được thỏa thuận chung.
ASEAN cũng đã không đạt được đồng thuận trong việc tuyên bố lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc, cũng như khả năng thiết lập ADIZ, là rủi ro an ninh cho toàn Đông Nam Á, chứ không riêng gì các nước tranh chấp.
Về phía Trung Quốc, họ sẽ tiếp tục đẩy nhanh hiện đại hóa cả hải quân lẫn lực lượng bán quân sự tuần tra bờ biển.
Hải quân Trung Quốc sẽ tập trận ở trong vùng chín đoạn, vốn sẽ xâm phạm vào các khu đặc quyền kinh tế của các quốc gia tranh chấp. Trong khi đội tàu bán quân sự sẽ tăng cường tuần tra hoặc đóng quân trên Biển Đông với thời gian dài hơn.
Chính sách chủ động hơn của Mỹ ở khu vực sẽ dễ dẫn tới những phản ứng về mặt chính trị, ngoại giao, và thậm chí là quân sự, của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Điều này cũng dễ hiểu: quá trình hiện đại hóa hải quân và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tất yếu dẫn tới sự suy giảm quyền lực của hải quân Mỹ tại phía Tây Thái Bình Dương.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/02/140221_scs_tension.shtml
Nhân dịp 35 năm chiến tranh biên giới
Việt-Trung, BBC đã có cuộc phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về
Việt Nam từ Học viên Quốc phòng Úc, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao Bắc
Kinh lại muốn lãng quên cuộc chiến nước này gọi là 'chiến tranh tự vệ'
mà Trung Quốc đã 'chiến thắng'.
BBC: Trung Quốc
đã tuyên bố cuộc chiến năm 1979 là nhằm mục đích "dạy cho Việt Nam một
bài học", và một số nguồn nói quyết định giới hạn cuộc chiến trong vòng
hai tuần đã được đưa ra nhiều tháng trước khi nó chính thức bùng nổ. Xét
những yếu tố trên, ông đánh giá thế nào về mức độ thành công của Trung
Quốc trong cuộc chiến với Việt Nam?
Giáo sư Carl Thayer: Căng thẳng dọc biên giới Việt-Trung đã bắt đầu leo thang từ năm 1976 và dẫn đến kết cục là việc Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam.
Bắc Kinh đã lên kế hoạch đánh Việt Nam từ năm 1978 nhưng sau đó đến tận giữa tháng Hai năm 1979, quyết định cuối cùng mới được đưa ra.
Đặng Tiểu Bình đã có cuộc họp với các quan chức cấp cao vào ngày 16/2, một ngày trước khi nổ ra chiến tranh biên giới. Ông tuyên bố cuộc chiến sẽ được giới hạn về cả phạm vi lẫn thời gian, và lực lượng tham chiến chỉ bao gồm các lực lượng trên bộ.
Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta nghĩ rằng họ có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra chỉ trong vài ngày. Điều này đã không xảy ra.
Trung Quốc đã sử dụng việc chiếm được Lạng Sơn 3 tuần sau khi tiến quân qua biên giới để tuyên bố chiến thắng và đơn phương rút quân.
Những mục tiêu mà Trung Quốc đề ra, trong đó có việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhằm giảm sức ép cho đồng minh Khmer Đỏ của họ, đã không thể đạt được. Việt Nam đã tiếp tục tấn công Khmer Đỏ và không rút quân khỏi Campuchia để tiếp viện cho biên giới phía Bắc.
Trung Quốc cũng muốn tiêu diệt các lực lượng chính của Việt Nam ở cấp sư đoàn đang đóng gần khu vực biên giới. Tuy nhiên Việt Nam đã giữ các lực lượng chính lại phía sau và Trung Quốc đã không thể loại các đơn vị này ra khỏi vòng chiến. Việt Nam chủ yếu chỉ sử dụng dân quân và bộ đội địa phương trong suốt cuộc chiến với Trung Quốc.
Một trong các mục tiêu khác của Trung Quốc là chiếm các tỉnh lớn như Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, và phá hủy hệ thống phòng thủ cũng như cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt nam. Trung Quốc đã đạt được mục tiêu này, nhưng không phải chỉ sau vài ngày, mà là sau nhiều tuần giao tranh ác liệt và phải chịu thiệt hại nặng nề.
Giáo sư Carl Thayer: Trước Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 vào tháng 11-12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã được phục chức và có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ đa số trong giới lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ.
Đặng là người có quan điểm cứng rắn chống lại Việt Nam kể từ khi hai nước bắt đầu có xung đột về vấn đề Hoa kiều. Việc Việt Nam đưa quân vượt biên giới Tây Nam để tiến vào Campuchia tháng 12 năm 1978 có lẽ là một giọt nước tràn ly.
Khi Đặng Tiểu Bình đã có thể ra lệnh Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) "dạy cho Việt Nam một bài học", điều đó cho thấy ông ta là một lãnh đạo không có đối thủ.
Bên cạnh đó, Đặng Tiểu Bình cũng cho rằng Trung Quốc có thể thu về những kinh nghiệm chiến trường cần thiết từ cuộc chiến với Việt Nam.
BBC: Nhiều sử gia cho rằng cuộc chiến là cách Đặng Tiểu Bình thử khả năng chiến đấu của quân PLA và nó phục vụ kế hoạch hiện đại hóa quân đội của ông ta, bởi nó làm bộc lộ nhiều điểm yếu của quân đội PLA thời bấy giờ. Ông nghĩ gì về điều này?
Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc đã thực hiện '4 hiện đại hóa' một năm trước khi phát động chiến tranh với Việt Nam, trong đó hiện đại hóa quân sự được ưu tiên cuối cùng.
Việc thử khả năng chiến đấu của quân PLA không phải là điều Đặng Tiểu Bình muốn ưu tiên hàng đầu, mà thay vào đó, ông ta muốn có một chiến thắng vang dội trước Việt Nam, và cùng một lúc, thu về những kinh nghiệm quý giá trên chiến trường.
Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta không ngờ rằng quân PLA đã không đủ khả năng thực hiện 'chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại'.
Giáo sư Carl Thayer: Ít có quốc gia nào muốn nhớ đến thất bại của mình trong chiến tranh. Trung Quốc cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Cái khó của Trung Quốc là làm sao có thể tưởng niệm chiến tranh biên giới mà không làm dấy lên nghi vấn về tuyên bố chiến thắng của Đặng Tiểu bình.
Một mặt khác, nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới năm 1979 thì có thể thấy là chính Trung Quốc, không phải Việt Nam, là nước đi xâm lược.
BBC: Cuộc chiến đã thay đổi những chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc như thế nào, thưa ông?
Giáo sư Carl Thayer: Cuộc chiến biên giới là hồi chuông cảnh tỉnh đối với Bắc Kinh, buộc họ phải hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa quân PLA.
Trong cuộc chiến năm 1979, Trung Quốc đã sử dụng những đợt tiến công với quân số đông đảo như thời Chiến tranh Triều Tiên.
'Chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại' là chiến lược dùng để bảo vệ Trung Quốc trước một kẻ thù hiện đại hơn. Đó là một 'chiến tranh nhân dân' được sửa đổi để sử dụng cho việc xâm lược một nước khác.
Trong 'chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại' vào năm 1979, quân PLA đã không sử dụng những loại vũ khí đặc biệt hiện đại.
Yếu tố duy nhất của 'chiến tranh nhân dân' trong cuộc chiến năm 1979 đó là việc huy động dân quân cho công tác hậu cần vào bảo vệ hậu phương. Tuy nhiên ngay cả khi đó, các đơn vị của Việt Nam cũng vẫn có thể tiến qua biên giới của Trung Quốc nhằm "phản công để tự vệ", dù họ không gây ra thiệt hại nặng nề.
Quan hệ Việt-Trung đã đóng băng hơn 10 năm và trong thời gian này, Trung Quốc vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Khmer Đỏ.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc chỉ bắt đầu thay đổi sau sự sụp đổ của Liên Xô dưới thời Gorbachev. Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng chỉ thay đổi đáng kể sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 và sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/02/140220_carlthayer_1979.shtml
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140220-trung-quoc-da-san-sang-cho-mot-cuoc-chien-%C2%AB-ngan-gon-%C2%BB-voi-nhat-ban
Trung Quốc lại cảnh cáo Ấn Độ về việc hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông
Một giàn khoan dầu của tập đoàn Ấn Độ ONGC ( ảnh: en.wikipedia.org)
Một nhà nghiên cứu thuộc một trung tâm tham vấn của chính
quyền Trung Quốc vào hôm qua, 19/02/2014, lại lên tiếng đe dọa Ấn Độ về
tác hại của việc hợp tác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông. Theo chuyên
gia này, các tập đoàn Ấn Độ sẽ bị Trung Quốc tẩy chay nếu tiếp tục hoạt
động trong khu vực.
Trong một bài viết đăng trên tờ Hoàn cầu Thời báo Trung Quốc,
được nhật báo Ấn Độ Times of India trích dẫn vào hôm nay, ông Lưu Khiêm
(Liu Qian), chuyên gia nghiên cứu của Viện Hàn lâm Chiến lược Năng lượng
Trung Quốc (trường Đại học Dầu khí Trung Quốc tại Bắc Kinh) đã nhấn
mạnh rằng do rất nhiều điểm tương đồng trong nhu cầu năng lượng, hai
nước Ấn Độ và Trung Quốc cần phải hợp tác với nhau.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, các hãng dầu khí Ấn Độ sẽ không có được sự hợp tác của Trung Quốc trong các đề án khai thác dầu hỏa hay đường ống dẫn khí nếu tiếp tục tham gia vào các dự án dầu khí với Việt Nam ở ngoài khơi Biển Đông.
Sau khi nhắc lại rằng tiền đề cho phép Ấn Độ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc về phương diện năng lượng là sự tôn trọng điều được gọi là « lợi ích cốt lõi » của nhau, chuyên gia này khẳng định : « Nếu Ấn Độ vẫn cứ tiếp tục khai thác tài nguyên ở Biển Đông với Việt Nam bất chấp các lời cảnh cáo đến từ Trung Quốc, rất khó mà nghĩ rằng Trung Quốc lại có thể hăng hái hợp tác với Ấn Độ ».
Đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Kinh tỏ thái độ bực bội trước lập trường của chính quyền Ấn Độ cũng như của tập đoàn dầu khí Nhà nước Ấn Độ ONGC là tiếp tục tham gia vào các đề án cùng với Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông.
Trung Quốc đã tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả tại một số vùng đã được Việt Nam cấp phép thăm dò cho các tập đoàn ngoại quốc trong đó có Ấn Độ.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140220-trung-quoc-lai-canh-cao-an-do-ve-viec-hop-tac-voi-viet-nam-o-bien-dongTuy nhiên, theo chuyên gia này, các hãng dầu khí Ấn Độ sẽ không có được sự hợp tác của Trung Quốc trong các đề án khai thác dầu hỏa hay đường ống dẫn khí nếu tiếp tục tham gia vào các dự án dầu khí với Việt Nam ở ngoài khơi Biển Đông.
Sau khi nhắc lại rằng tiền đề cho phép Ấn Độ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc về phương diện năng lượng là sự tôn trọng điều được gọi là « lợi ích cốt lõi » của nhau, chuyên gia này khẳng định : « Nếu Ấn Độ vẫn cứ tiếp tục khai thác tài nguyên ở Biển Đông với Việt Nam bất chấp các lời cảnh cáo đến từ Trung Quốc, rất khó mà nghĩ rằng Trung Quốc lại có thể hăng hái hợp tác với Ấn Độ ».
Đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Kinh tỏ thái độ bực bội trước lập trường của chính quyền Ấn Độ cũng như của tập đoàn dầu khí Nhà nước Ấn Độ ONGC là tiếp tục tham gia vào các đề án cùng với Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông.
Trung Quốc đã tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả tại một số vùng đã được Việt Nam cấp phép thăm dò cho các tập đoàn ngoại quốc trong đó có Ấn Độ.
Lãnh đạo Bắc Mỹ kết thúc hội nghị thượng đỉnh, cam kết tiếp tục ủng hộ TPP
Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, và Thủ
tướng Canada Stephen Harper tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo
Bắc Mỹ ở Tolucan, gần Mexico City, ngày 19/2/2014.
CỠ CHỮ
Dan Robinson
20.02.2014
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cùng với các nhà lãnh đạo của Mexico và
Canada hôm thứ tư kết thúc hội nghị thượng đỉnh một ngày sau khi thảo
luận về nhiều vấn đề khác nhau, từ sức cạnh tranh kinh tế, an ninh biên
giới cho tới biến đổi khí hậu. Theo tường thuật của thông tín viên Dan
Robinson của đài VOA, các nhà lãnh đạo này cũng thảo luận về những điểm
nóng trên thế giới, kể cả Ukraina và Venezuela.
Thông cáo chung của hộïi nghị nói tới những thỏa thuận về các biện pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư và du lịch, giảm thiểu các luật lệ quản lý, và tăng cường các chương trình bảo vệ an ninh biên giới.
Các nhà lãnh đạo cũng đồng ý nới rộng sự hợp tác để giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường các nỗ lực chống lại nạn buôn người và những hành vi tội phạm trong khu vực.
Tổng thống Obama đã nói tới ưu thế cạnh tranh của Hoa Kỳ, Canada và Mexico, dựa trên nhiều yếu tố như công nhân có tay nghề cao, ngành chế tạo phát triển mạnh và có những nguồn năng lượng mới.
"Tất cả những điều này giúp cho chúng ta chiếm được vị thế của một đại cường trong nền kinh tế toàn cầu và đó chính là lý do tại sao chúng ta có mặt nơi đây, để bảo đảm là chúng ta đang làm tất cả những gì có thể làm để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo thêm công ăn việc làm ở Canada, Mexico và Hoa Kỳ."
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận và trả lời các câu hỏi về Ukraina, Venezuela và Syria.
Tổng thống Obama đề cập tới thỏa thuận hưu chiến giữa chính phủ Ukraina và những người biểu tình của phe chống đối.
"Nếu được thực thi, thỏa thuận hưu chiến có thể mang lại không gian cho các bên để giải quyết những sự khác biệt của họ một cách hòa bình. Và trong thời gian tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể làm để hỗ trợ cho người dân Ukraina trong lúc họ tìm kiếm một giải pháp hòa bình và đáp ứng khát vọng của nhân dân Ukraina cho một nền dân chủ vững mạnh và hội nhập đầy đủ vào cộng đồng quốc tế."
Ông Obama nói rằng Ukraina, cũng như Syria, không phải là “một sự cạnh tranh” giữa Hoa Kỳ và Nga, mà là một sự biểu hiện của niềm hy vọng và sự khao khát của người dân đối với các quyền tự do cơ bản.
Ông cho biết Tổng thống Vladimir Putin “có một cái nhìn khác” về nhiều vấn đề trong các vấn đề này, nhưng ông hy vọng Nga sẽ thay đổi lập trường.
"Tôi hy vọng có lúc Nga sẽ thừa nhận là về lâu về dài họ cũng nên chấp nhận những giá trị và những quan tâm đó. Vào thời điểm này, khi chúng tôi có những ý kiến bất đồng sâu sắc, và khi tôi nói chuyện với ông Putin, tôi rất thẳng thắn về những sự bất đồng đó, mặc dù chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu hợp tác với Nga trong các lãnh vực đôi bên có lợi ích chung."
Thủ tướng Canada Stephen Harper cũng có nhận định tương tự với ông Obama về tình hình Ukraina.
"Chế độ này đã tạo ra tình hình này. Chẳng những họ có những quyết định hoàn toàn không được người dân ưa thích, mà còn có những quyết định đi ngược với bản chất và khát vọng của Ukraina như một quốc gia độc lập."
Ông Obama đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Venezuela, nơi rối loạn vừa bùng ra, và việc họ trục xuất ba nhân viên ngoại giao Mỹ.
"Thay vì tạo ra những cáo giác sai lạc về các nhà ngoại giao Mỹ để tìm cách đánh lạc hướng chú ý của mọi người đối với sự thất bại của chính mình, chính phủ Venezuela nên tập trung vào việc giải quyết những sự bất mãn chính đáng của người dân Venezuela."
Ông Obama cho biết Hoa Kỳ và Tổ chức các quốc gia Mỹ châu yêu cầu chính phủ Venezuela trả tự do cho những người biểu tình và tham gia một cuộc đối thoại thật sự. Ông nói thêm rằng tất cả các bên nên tránh bạo động và ra sức vãn hồi sự yên tĩnh.
Các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ cho cuộc đàm phán để thiết lập một khu vực mậu dịch tự do mới ở Á Châu-Thái bình dương, thường được gọi là Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái bình dương TPP. Ông Obama đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của sự chống đối của những người mà ông gọi là “những thành phần” bên trong đảng Dân chủ của ông.
Các nhà báo cũng hỏi ông Obama và ông Harper về dự án đường ống Keystone XL nối liền các khu vực khai thác dầu đá phiến ở Canada với các hải cảng của Mỹ ở vùng Vịnh Mexico. Dự án này tiếp tục gặp phải sự chống đối của các tổ chức bảo vệ môi trường.
Ông Obama cho biết một quyết định sẽ được thực hiện sau một thời gian góp ý cho các cơ quan chính phủ Mỹ tiếp theo sau một bản phúc trình mới đây của Bộ Ngoại giao, trong đó họ kết luận là dự án này sẽ không làm cho khí thải carbon gia tăng đáng kể.
Ông nói rằng ông và nhà lãnh đạo Canada đã thảo luận về mối quan tâm chung về cách ứng phó với vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Thông cáo chung của hộïi nghị nói tới những thỏa thuận về các biện pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư và du lịch, giảm thiểu các luật lệ quản lý, và tăng cường các chương trình bảo vệ an ninh biên giới.
Các nhà lãnh đạo cũng đồng ý nới rộng sự hợp tác để giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường các nỗ lực chống lại nạn buôn người và những hành vi tội phạm trong khu vực.
Tổng thống Obama đã nói tới ưu thế cạnh tranh của Hoa Kỳ, Canada và Mexico, dựa trên nhiều yếu tố như công nhân có tay nghề cao, ngành chế tạo phát triển mạnh và có những nguồn năng lượng mới.
"Tất cả những điều này giúp cho chúng ta chiếm được vị thế của một đại cường trong nền kinh tế toàn cầu và đó chính là lý do tại sao chúng ta có mặt nơi đây, để bảo đảm là chúng ta đang làm tất cả những gì có thể làm để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo thêm công ăn việc làm ở Canada, Mexico và Hoa Kỳ."
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận và trả lời các câu hỏi về Ukraina, Venezuela và Syria.
Tổng thống Obama đề cập tới thỏa thuận hưu chiến giữa chính phủ Ukraina và những người biểu tình của phe chống đối.
"Nếu được thực thi, thỏa thuận hưu chiến có thể mang lại không gian cho các bên để giải quyết những sự khác biệt của họ một cách hòa bình. Và trong thời gian tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể làm để hỗ trợ cho người dân Ukraina trong lúc họ tìm kiếm một giải pháp hòa bình và đáp ứng khát vọng của nhân dân Ukraina cho một nền dân chủ vững mạnh và hội nhập đầy đủ vào cộng đồng quốc tế."
Ông Obama nói rằng Ukraina, cũng như Syria, không phải là “một sự cạnh tranh” giữa Hoa Kỳ và Nga, mà là một sự biểu hiện của niềm hy vọng và sự khao khát của người dân đối với các quyền tự do cơ bản.
Ông cho biết Tổng thống Vladimir Putin “có một cái nhìn khác” về nhiều vấn đề trong các vấn đề này, nhưng ông hy vọng Nga sẽ thay đổi lập trường.
"Tôi hy vọng có lúc Nga sẽ thừa nhận là về lâu về dài họ cũng nên chấp nhận những giá trị và những quan tâm đó. Vào thời điểm này, khi chúng tôi có những ý kiến bất đồng sâu sắc, và khi tôi nói chuyện với ông Putin, tôi rất thẳng thắn về những sự bất đồng đó, mặc dù chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu hợp tác với Nga trong các lãnh vực đôi bên có lợi ích chung."
Thủ tướng Canada Stephen Harper cũng có nhận định tương tự với ông Obama về tình hình Ukraina.
"Chế độ này đã tạo ra tình hình này. Chẳng những họ có những quyết định hoàn toàn không được người dân ưa thích, mà còn có những quyết định đi ngược với bản chất và khát vọng của Ukraina như một quốc gia độc lập."
Ông Obama đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Venezuela, nơi rối loạn vừa bùng ra, và việc họ trục xuất ba nhân viên ngoại giao Mỹ.
"Thay vì tạo ra những cáo giác sai lạc về các nhà ngoại giao Mỹ để tìm cách đánh lạc hướng chú ý của mọi người đối với sự thất bại của chính mình, chính phủ Venezuela nên tập trung vào việc giải quyết những sự bất mãn chính đáng của người dân Venezuela."
Ông Obama cho biết Hoa Kỳ và Tổ chức các quốc gia Mỹ châu yêu cầu chính phủ Venezuela trả tự do cho những người biểu tình và tham gia một cuộc đối thoại thật sự. Ông nói thêm rằng tất cả các bên nên tránh bạo động và ra sức vãn hồi sự yên tĩnh.
Các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ cho cuộc đàm phán để thiết lập một khu vực mậu dịch tự do mới ở Á Châu-Thái bình dương, thường được gọi là Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái bình dương TPP. Ông Obama đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của sự chống đối của những người mà ông gọi là “những thành phần” bên trong đảng Dân chủ của ông.
Các nhà báo cũng hỏi ông Obama và ông Harper về dự án đường ống Keystone XL nối liền các khu vực khai thác dầu đá phiến ở Canada với các hải cảng của Mỹ ở vùng Vịnh Mexico. Dự án này tiếp tục gặp phải sự chống đối của các tổ chức bảo vệ môi trường.
Ông Obama cho biết một quyết định sẽ được thực hiện sau một thời gian góp ý cho các cơ quan chính phủ Mỹ tiếp theo sau một bản phúc trình mới đây của Bộ Ngoại giao, trong đó họ kết luận là dự án này sẽ không làm cho khí thải carbon gia tăng đáng kể.
Ông nói rằng ông và nhà lãnh đạo Canada đã thảo luận về mối quan tâm chung về cách ứng phó với vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
http://www.voatiengviet.com/content/lanh-dao-bac-my-cam-ket-tiep-tuc-ung-ho-tpp/1855430.html
Căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Biển Đông
Cập nhật: 03:05 GMT - thứ sáu, 21 tháng 2, 2014
Chỉ trong vòng một tháng rưỡi vừa qua, có bảy diễn biến mới xuất hiện làm gia tăng căng thẳng về cả ngắn và dài hạn ở khu vực.
Năm diễn biến ngắn hạn bao gồm: Phản ứng của
Philippines với lệnh cấm bắt cá của Bắc Kinh, sự bị động của ASEAN,
hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc trên vùng bãi ngầm James
Shoal (cách Malaysia 80km), khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng
không (ADIZ) trên Biển Đông, và sự phản đối mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ đối
với các hành vi của Bắc Kinh.Sang tháng Hai, Tổng thống Benigno Aquino kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ để chống lại những đòi hỏi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh.
Diễn biến thứ hai xuất hiện ở hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Bagan, Myanmar trong hai ngày 16-17 tháng Một. Trong khi Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết để phản ứng với ADIZ và lệnh cấm bắt cá, thì phần đông các nước còn lại chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc” và mong các nước giải quyết vấn đề “bằng biện pháp hòa bình,” chứ không đưa ra các bình luận chính thức hay hành động cụ thể nào.
Chỉ vài hôm sau đó, một đội tàu của Hải quân Trung Quốc (PLAN), gồm tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaisan), và hai tàu khu trục (Vũ Hán và Hải Khẩu), nhổ neo từ căn cứ Hải Nam và đi tuần tra khắp Biển Đông. Đội tàu này sau đó cập bến bãi James Shoal, cách bờ biển Malaysia có 80km và Hải Nam khoảng 1.800km, và thề bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, báo chí nước này cho biết.
Ngày hôm sau, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” với James Shoal.
"Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền của các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế hòa bình."
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel
Điều này khiến người ta nghi ngờ: hoặc là Kuala Lumpur đã thiếu thành thực, hoặc khả năng cảnh báo của hải quân Malaysia quá kém, hoặc do chính quyền nước này yêu cầu lực lượng hải quân không đến khu vực trên để tránh va chạm.
Diễn biến thứ tư là việc một bản dự thảo ADIZ trên Biển Đông đã được gửi lên chính quyền Trung Quốc vào tháng 5/2013, tờ Asahi Shimbun đưa tin. Tuy ngay sau đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận, cần phải lưu ý rằng Bộ Quốc phòng nước này đã từng tuyên bố vào năm ngoái rằng sẽ thành lập các khu vực ADIZ khác khi đã có sự “chuẩn bị sẵn sàng.”
Diễn biến thứ năm là ở thái độ ngày càng quyết liệt của Mỹ với ADIZ và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Evan Medeiros, giám đốc châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cảnh báo vào ngày 1/2 rằng sự khiêu khích của Trung Quốc sẽ có thể làm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực.
Vào ngày 5/2, trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại thượng viện Mỹ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói Trung Quốc nên thu lại các tuyên bố về ADIZ.
Ông này cũng phản đối “đường chín đoạn” và cho biết Mỹ sẽ ủng hộ việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền của các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế hòa bình.”
Xung khắc trong dài hạn
Việc Mỹ đang xem xét lại cán cân quyền lực tại Châu Á-Thái Bình Dương và quá trình hiện đại hóa không ngừng của Hải quân Trung Quốc là hai xu hướng dài hạn rất đáng lưu tâm.Trong hai tháng vừa qua, một số quan chức cấp cao của Mỹ đã đưa ra những nhận xét khá bi quan về sự thay đổi trong cán cân quyền lực ở phía Tây Đại Tây Dương.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, sự thống trị tuyệt đối của người Mỹ đang giảm dần,” Đô đốc Samuel Locklear, Tổng chỉ huy tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết trên tờ Defense News. ”Đó không phải là điều gì đáng lo ngại, mà là thực tế cần phải nhìn nhận.”
Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall cho rằng sự vượt trội về công nghệ của quân đội Hoa Kỳ đang bị thách thức nghiêm trọng từ quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc, và bởi sự cắt giảm ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ.
Theo biên bản điều trần của Văn phòng Tình Báo Hải quân Hoa Kỳ (ONI), thì Trung Quốc đang có tham vọng tăng nhanh chóng các số lượng các đội tàu trên biển, tàu ngầm, và vũ khí.
Quốc gia này cũng vừa bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ hai, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2018. Nhiều chuyên gia còn cho rằng Trung Quốc sẽ vận hành đội tàu sân bay có khả năng chiến đấu ở các vùng biển xa vào năm 2020.
Những kế hoạch hiện đại hóa của Trung Quốc được hỗ trợ bởi ngân sách quốc phòng đạt tới 160 tỷ đô la trong năm 2015. Theo thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kendall, ngân sách cho quân đội của Trung Quốc tăng khoảng 10% mỗi năm.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, sự thống trị tuyệt đối của người Mỹ đang giảm dần... Đó không phải là điều gì đáng lo ngại, mà là thực tế cần phải nhìn nhận."
Đô đốc Samuel Locklear
‘Rủi ro xung đột an ninh’
Những xu hướng an ninh ngắn và dài hạn sẽ càng làm gia tăng căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.Philippines sẽ tiếp tục đấu khẩu với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh sẽ có thể cho tàu chiến đóng quân tại bãi ngầm Second Thomas Shoal, khu vực tranh chấp với Manila. Sự khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề giữa Philippines và Malaysia sẽ khiến cho bốn nước tranh chấp với Trung Quốc ở khu vực khó đạt được thỏa thuận chung.
ASEAN cũng đã không đạt được đồng thuận trong việc tuyên bố lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc, cũng như khả năng thiết lập ADIZ, là rủi ro an ninh cho toàn Đông Nam Á, chứ không riêng gì các nước tranh chấp.
Về phía Trung Quốc, họ sẽ tiếp tục đẩy nhanh hiện đại hóa cả hải quân lẫn lực lượng bán quân sự tuần tra bờ biển.
Hải quân Trung Quốc sẽ tập trận ở trong vùng chín đoạn, vốn sẽ xâm phạm vào các khu đặc quyền kinh tế của các quốc gia tranh chấp. Trong khi đội tàu bán quân sự sẽ tăng cường tuần tra hoặc đóng quân trên Biển Đông với thời gian dài hơn.
Chính sách chủ động hơn của Mỹ ở khu vực sẽ dễ dẫn tới những phản ứng về mặt chính trị, ngoại giao, và thậm chí là quân sự, của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Điều này cũng dễ hiểu: quá trình hiện đại hóa hải quân và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tất yếu dẫn tới sự suy giảm quyền lực của hải quân Mỹ tại phía Tây Thái Bình Dương.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/02/140221_scs_tension.shtml
Vì sao TQ muốn quên cuộc chiến 1979?
Cập nhật: 06:36 GMT - thứ năm, 20 tháng 2, 2014
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Giáo sư Carl Thayer: Căng thẳng dọc biên giới Việt-Trung đã bắt đầu leo thang từ năm 1976 và dẫn đến kết cục là việc Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam.
Bắc Kinh đã lên kế hoạch đánh Việt Nam từ năm 1978 nhưng sau đó đến tận giữa tháng Hai năm 1979, quyết định cuối cùng mới được đưa ra.
Đặng Tiểu Bình đã có cuộc họp với các quan chức cấp cao vào ngày 16/2, một ngày trước khi nổ ra chiến tranh biên giới. Ông tuyên bố cuộc chiến sẽ được giới hạn về cả phạm vi lẫn thời gian, và lực lượng tham chiến chỉ bao gồm các lực lượng trên bộ.
Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta nghĩ rằng họ có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra chỉ trong vài ngày. Điều này đã không xảy ra.
Trung Quốc đã sử dụng việc chiếm được Lạng Sơn 3 tuần sau khi tiến quân qua biên giới để tuyên bố chiến thắng và đơn phương rút quân.
Những mục tiêu mà Trung Quốc đề ra, trong đó có việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhằm giảm sức ép cho đồng minh Khmer Đỏ của họ, đã không thể đạt được. Việt Nam đã tiếp tục tấn công Khmer Đỏ và không rút quân khỏi Campuchia để tiếp viện cho biên giới phía Bắc.
Trung Quốc cũng muốn tiêu diệt các lực lượng chính của Việt Nam ở cấp sư đoàn đang đóng gần khu vực biên giới. Tuy nhiên Việt Nam đã giữ các lực lượng chính lại phía sau và Trung Quốc đã không thể loại các đơn vị này ra khỏi vòng chiến. Việt Nam chủ yếu chỉ sử dụng dân quân và bộ đội địa phương trong suốt cuộc chiến với Trung Quốc.
Một trong các mục tiêu khác của Trung Quốc là chiếm các tỉnh lớn như Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, và phá hủy hệ thống phòng thủ cũng như cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt nam. Trung Quốc đã đạt được mục tiêu này, nhưng không phải chỉ sau vài ngày, mà là sau nhiều tuần giao tranh ác liệt và phải chịu thiệt hại nặng nề.
Không ngờ được thất bại
BBC: Một số ý kiến cho rằng Đặng Tiểu Bình phát động chiến tranh với Việt Nam vì ông ta muốn giữ cho quân đội bận bịu để rảnh tay giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Ông có đồng ý với điều này?Giáo sư Carl Thayer: Trước Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 vào tháng 11-12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã được phục chức và có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ đa số trong giới lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ.
Đặng là người có quan điểm cứng rắn chống lại Việt Nam kể từ khi hai nước bắt đầu có xung đột về vấn đề Hoa kiều. Việc Việt Nam đưa quân vượt biên giới Tây Nam để tiến vào Campuchia tháng 12 năm 1978 có lẽ là một giọt nước tràn ly.
Khi Đặng Tiểu Bình đã có thể ra lệnh Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) "dạy cho Việt Nam một bài học", điều đó cho thấy ông ta là một lãnh đạo không có đối thủ.
Bên cạnh đó, Đặng Tiểu Bình cũng cho rằng Trung Quốc có thể thu về những kinh nghiệm chiến trường cần thiết từ cuộc chiến với Việt Nam.
BBC: Nhiều sử gia cho rằng cuộc chiến là cách Đặng Tiểu Bình thử khả năng chiến đấu của quân PLA và nó phục vụ kế hoạch hiện đại hóa quân đội của ông ta, bởi nó làm bộc lộ nhiều điểm yếu của quân đội PLA thời bấy giờ. Ông nghĩ gì về điều này?
Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc đã thực hiện '4 hiện đại hóa' một năm trước khi phát động chiến tranh với Việt Nam, trong đó hiện đại hóa quân sự được ưu tiên cuối cùng.
Việc thử khả năng chiến đấu của quân PLA không phải là điều Đặng Tiểu Bình muốn ưu tiên hàng đầu, mà thay vào đó, ông ta muốn có một chiến thắng vang dội trước Việt Nam, và cùng một lúc, thu về những kinh nghiệm quý giá trên chiến trường.
Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta không ngờ rằng quân PLA đã không đủ khả năng thực hiện 'chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại'.
Vì sao muốn lãng quên?
BBC: Theo ông thì vì sao Trung Quốc lại muốn lãng quên một cuộc chiến mà họ gọi là 'chiến tranh tự vệ', nhất là khi họ đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến đó?Giáo sư Carl Thayer: Ít có quốc gia nào muốn nhớ đến thất bại của mình trong chiến tranh. Trung Quốc cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Cái khó của Trung Quốc là làm sao có thể tưởng niệm chiến tranh biên giới mà không làm dấy lên nghi vấn về tuyên bố chiến thắng của Đặng Tiểu bình.
Một mặt khác, nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới năm 1979 thì có thể thấy là chính Trung Quốc, không phải Việt Nam, là nước đi xâm lược.
BBC: Cuộc chiến đã thay đổi những chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc như thế nào, thưa ông?
Giáo sư Carl Thayer: Cuộc chiến biên giới là hồi chuông cảnh tỉnh đối với Bắc Kinh, buộc họ phải hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa quân PLA.
Trong cuộc chiến năm 1979, Trung Quốc đã sử dụng những đợt tiến công với quân số đông đảo như thời Chiến tranh Triều Tiên.
'Chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại' là chiến lược dùng để bảo vệ Trung Quốc trước một kẻ thù hiện đại hơn. Đó là một 'chiến tranh nhân dân' được sửa đổi để sử dụng cho việc xâm lược một nước khác.
Trong 'chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại' vào năm 1979, quân PLA đã không sử dụng những loại vũ khí đặc biệt hiện đại.
Yếu tố duy nhất của 'chiến tranh nhân dân' trong cuộc chiến năm 1979 đó là việc huy động dân quân cho công tác hậu cần vào bảo vệ hậu phương. Tuy nhiên ngay cả khi đó, các đơn vị của Việt Nam cũng vẫn có thể tiến qua biên giới của Trung Quốc nhằm "phản công để tự vệ", dù họ không gây ra thiệt hại nặng nề.
Quan hệ Việt-Trung đã đóng băng hơn 10 năm và trong thời gian này, Trung Quốc vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Khmer Đỏ.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc chỉ bắt đầu thay đổi sau sự sụp đổ của Liên Xô dưới thời Gorbachev. Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng chỉ thay đổi đáng kể sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 và sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/02/140220_carlthayer_1979.shtml
TƯỞNG NĂNG TIẾN * NHỮNG GIÀ ĐÔ MỚI
Những Già Đô Mới
Thu, 02/20/2014 - 10:48 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Nói tóm lại, và nói một cách ví von: Già Đô là một Nguyễn Mạnh Tường của giới công nhân nhưng trung vận (cũng như hậu vận) đen đủi hơn nhiều. Tuy không chết rục trong tù nhưng Già Đô cũng sống không nổi trong lòng cách mạng.
- Tôi xin trở lại trong ấy.
- Ở ngoài này tôi không chịu đựng nổi nữa rồi.
Đó là lần cuối cùng già lại nhà hắn. Việc nộp đơn xin vào trại của già không được chấp nhận...
Nói tóm lại, và nói một cách ví von: Già Đô là một Nguyễn Mạnh Tường của giới công nhân nhưng trung vận (cũng như hậu vận) đen đủi hơn nhiều. Tuy không chết rục trong tù nhưng Già Đô cũng sống không nổi trong lòng cách mạng.
“Văn mình vợ người” là chuyện đúng với tất cả mọi người,
trừ Vũ Thư Hiên. Mỗi lần có dịp gặp ông, tôi đều nghe tác giả
này hăng hái bàn về tác phẩm và nhân vật của ... một nhà văn
khác:
- Dứt khoát là phải làm một cuốn phim về cuộc đời của Già Đô thôi.
- Dạ vâng!
Tôi cứ “vâng, dạ” đều đều (và nhẹ hều) như vậy vì đã nghe
ông lập đi lập lại câu nói trên dễ cũng đã hơn chục lần rồi.
Già Đô là một nhân vật trong Chuyện Kể Năm Hai Ngàn của Bùi Ngọc Tấn:
Già là một lính thợ Pháp quốc trong đại chiến thế giới thứ hai.
Từ Pháp già đã tới Algérie, Maroc (cái lý lịch ấy thật tai vạ cho già).
Già đã là thợ đốt lò dưới con tàu Commerce Maritimes thuộc hãng Đầu
Ngựa. Hải Phòng - Marseille là hành trình những năm tuổi trẻ của già.
Làm được hai năm già thôi việc. Chỉ vì già không chịu được những lời
mắng nhiếc của chủ ...
Già bỏ tàu lên thành phố Marseille. Vào quán rượu quen. Uống.
Uống nhiều. Và không trở về tàu nữa. Lang thang ở Marseille cho đến đồng
frăng cuối cùng, già tìm được việc làm trong một xưởng sửa chữa xe có
động cơ. Từ xe gắn máy, các loại ô-tô tới xe nâng, cần cẩu. Tại đây già
bị động viên vào một đơn vị cơ giới. Già sang Maroc, Algérie, vẫn làm
nhiệm vụ sửa xe.
Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc. Già trở về Marseille. Trở
về xưởng cũ. Lấy vợ. Cô Jeannette bán hoa quả ở gần bến cảng lớn bổng
lên khiến già ngỡ ngàng, xao xuyến. Hai vợ chồng vay vốn mở một tiệm
rượu nhỏ. Khách là những người phu pooc-tê, những thuỷ thủ, những người
thợ nhan nhản ở thành phố Marseille.
Rồi già biết quê nhà đã được độc lập. Niềm sung sướng lớn lao và
nỗi nhớ quê hương, nỗi sầu biệt xứ bỗng cồn cào trong lòng không chịu
nổi. Càng không chịu nổi khi biết tin hiệp nghị Genève đã ký kết. Một
nửa đất nước được độc lập. Lại thêm thôi thúc vì chủ tịch Hồ Chí Minh,
lãnh đạo đất nước là người từng lâu năm ở Pháp, cũng từng là một
mạch-lô.
Già về nước. Khi đó bà Jeannette đã sinh cho già một cô con gái
xinh đẹp, có nước da trắng của bà, có mái tóc và đôi mắt đen của già Đô.
Mặc bà vợ khóc can ngăn, già nhất định về nước. Rồi già sẽ sang đón bà
về. Độc lập rồi, xây dựng sẽ rất nhanh. Đất nước sẽ phát triển rất
nhanh. Dân tộc ta thông minh, cần cù, chiu khó lại được bao nước giúp
đỡ. Đất nước đang cần những bàn tay như già...” (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập II. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).
Nói tóm lại, và nói một cách ví von: Già Đô là một
Nguyễn Mạnh Tường của giới công nhân nhưng trung vận (cũng như
hậu vận) đen đủi hơn nhiều. Tuy không chết rục trong tù nhưng
Già Đô cũng sống không nổi trong lòng Cách Mạng, vẫn theo như
lời của Bùi Ngọc Tấn:
Khoảng một tháng sau, già Đô trở lại nhà hắn. ở nhà hắn đi ra
như thế nào, già trở lại cũng y như vậy. Một Vitali cô đơn, bị bọc, rách
rưới, mang xách, nặng mùi. Có một điều khác: Tàn tạ hơn, mệt mỏi hơn,
nhưng ẩn một tia hy vọng vì đã tìm ra lối thoát.
Già hỏi hắn: "Cụ có giấy bút không? "Và nhanh nhẹn đỡ lấy những thứ đó từ tay hắn. Già đeo kính.Cái
kỉnh lão mắt tròn tròn cổ lỗ hồi đầu thế kỷ, một mắt lại vỡ rạn hẳn là
quá nhẹ với già, nên già phải ngửa đầu ra phía sau mà nhìn vào tờ giấy.
Già viết rất khó khăn. Bé Dương lại sán đến để chạm tay vào chòm râu rễ
tre, cuồn cuộn của già, nhưng già khẽ khàng bảo nó:
- Đi chơi, để bác làm nhé.
Nó đi ra chỗ bố. Thì đành đứng đó nhìn chòm râu già vậy.
Bỗng già buông bút, nhìn hắn:
- Hay là cụ viết giúp tôi.
Hắn vui vẻ nhận lời. Già đọc:
- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Kính gửi Sở Công an.
-À, gượm đã. Hay là kính gửi Ban giám thị trại VQ nhỉ?
- Nhưng mà nội dung đơn là gì cơ?
- Tôi xin trở lại trong ấy.
Hắn choáng người, đặt bút xuống, nhìn già chăm chăm.
- Tôi suy nghĩ kỹ rồi, cụ ạ. Ở trong ấy tốt hơn.
Già chớp chớp mắt:
- Đời tôi là không gia đình. Ở đâu cũng vậy thôi.
Hắn hiểu. Cuộc sống trong tù đối với già dễ chịu hơn rất nhiều. Nhưng phải chết ở trong ấy. Già không sợ nữa sao?
- Ở ngoài này tôi không chịu đựng nổi nữa rồi.
Hắn cảm thấy già có lý: Với già sống ở ngoài đời đáng sợ hơn chết ở trong tù nhiều lắm.
- Thế thì phải làm đơn gửi Sở Công an. Trại người ta không nhận
đâu. Phải là từ Sở đưa lên. Trại đã xuất kho mình rồi, ai người ta nhập
kho mình nữa.
- Ý tứ thế. Cụ viết giúp tôi.
Hắn viết. Già ngồi im lặng. Hắn bảo già:
- Cụ nghe tôi đọc lại nhé.
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Đơn xin vào lại trại cải tạo...
Già nghe, gật gù... "Được. Được". "Già ký vào đây". Già ký. Ký xong
vẻ mặt già bỗng thay đổi. Từ hy vọng chuyển sang lo lắng. Không biết
người ta có nhận đơn không? Già bảo hắn, giọng bi quan:
- Làm đơn thì làm, chứ chưa chắc đã ăn thua gì đâu, cụ ạ.
Đó là lần cuối cùng già lại nhà hắn. Việc nộp đơn xin vào trại của già không được chấp nhận...
Sau đó:
“Già đi bới rác. Già lê la ở các cửa hàng mậu dịch, khách sạn.
Dồn dịch những bát phở, vét đĩa, nhặt những mẫu bánh mì thừa… Rồi đến
một ngày già không đi được nữa. Già thấy mình đang phiêu diêu…
Già chọn cho mình chỗ nằm để phiêu diêu: Một ngôi đình đổ nát và
bị bỏ quên… Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ
phượng. .. Thực là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. Chẳng ai
quấy rầy già. Phiêu diêu là một cảm giác sung sướng lạ lùng. Chẳng nhớ
được một điều gì, chỉ thấy mình đang tan đi và đang bay...
Đó là mùa xuân năm 1975, cũng đang mùa mưa dầm, hắn đã ra tù được hai năm, đã được gặp ông Trần và quân ta ta sắp đánh Buôn Mê Thuột mở đầu công cuộc giải phóng toàn thể miền Nam, thu giang sơn về một mối.” (sđd 224-226).
Lần cuối tôi có dịp nói chuyện với nhà văn Vũ Thư Hiên,
cũng vào mùa xuân – đầu xuân năm 2013. Gần bốn mươi năm đã qua
nhưng cái quyết định “dứt khoát là phải làm một cuốn phim về
cuộc đời Già Đô” thì vẫn còn nằm trong ... dự tính:
- Dè sẻn lắm cũng phải có ngót nghét trăm triệu
đô thì mới thực hiện một cuốn phim hoành tráng. Đã không làm
thì thôi mà làm thì phải đâu ra đó mới được.
- Dạ, vâng.
Tôi tán thành với ít nhiều dè dặt. Sự dè dặt mà tiếc
thay tôi đã không có được trong những lúc trà dư tửu hậu (khi
rượu vào lời ra) vào những năm về trước. Trước đó, tôi hào
phóng và quả cảm hơn nhiều:
- Hơn trăm triệu Mỹ Kim cũng không thành vấn đề.
Hễ cứ trúng số, dù mấy trăm chăng nữa, em cũng đưa anh tất.
- Đám cưới của Già Đô với bà Jeanette, cũng như
lúc gia đình chia tay tất nhiên phải quay ngay tại Marseille cơ.
Dựng lại nguyên cảnh cái bến cảng này, hồi giữa thế kỷ
trước, tốn kém lắm – hiểu chưa?
- Dạ hiểu.
Tôi không thuộc loại người chậm hiểu hay bội hứa chỉ có
điều đáng tiếc (khiến ai cũng phải phàn nàn) là tôi chả trúng
số bao giờ. Cuốn phim Già Đô, vì thế, vẫn cứ còn phải nằm
chờ nhưng thời gian thì đâu có chịu đợi ai. Ở Việt Nam đã xuất
hiện những Già Đô mới, cũng rất đậm nét bi hài, và có “nguy
cơ” làm mờ nhạt nhân vật Già Đô của Bùi Ngọc Tấn – theo như
tường thuật của biên tập viên Mặc Lâm:
“Vào thời khắc gần đón giao thừa năm Giáp Ngọ, công an bao vây
nhà bà Bùi Thị Minh Hằng đe dọa chủ nhà không được chứa chấp hai người
tù vừa được trả tự do là hai anh em Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Minh Trí.”
Hai hôm sau, ký giả Trương Minh Đức cho biết thêm:
“Hơn 20 công an đã ập vào nhà tôi (Trương Minh Đức) tại đường N3
khu phố 04 thị trấn Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát Tỉnh Bình Dương kiểm tra
hộ khẩu vào lúc 0 giờ 55 phút, rạng sáng ngày mồng 03 tết (02/01/2014)
trong lúc kiểm tra có hai anh Huỳnh Anh Tú và Huỳnh anh Trí vừa ghé qua
thăm gia đình tôi vào lúc 21 giờ, vì đêm quá tối nên hai anh đã nghĩ lại
qua đêm.”
Nhửng mẩu tin trên dễ khiến độc giả của Chuyện Kể Năm 2000
thốt nhớ đến tình cảnh của Già Đô, khi mới ra tù, lúc đang
sống chui rúc và lén lút tại căn nhà (20 mét vuông) của người
bạn cùng tù Bùi Ngọc Tấn:
Khi hắn chợp được một lúc mà hắn tưởng như đã lâu lắm rồi, có tiếng đập cửa và tiếng gọi to như ra lệnh:
- Mở cửa nhé! Kiểm tra hộ khẩu đây.
Đó là điều hắn vẫn chờ đợi. Và hắn đã chuẩn bị sẵn câu trả lời. Hắn bật điện, mở cửa...
- Ai kia?
Cái nhìn hướng vào lùm chăn ở góc nhà, góc trong cùng cạnh chỗ thằng Hiệp. Cái chăn lùng nhùng cọ quậy và một người ngồi nhỏm dậy. Già Đô râu dài, tóc xoã, dăn deo, sợ sệt, mắt nheo nheo vì chói ánh đèn.
Người ta nhìn vào hắn. Ngọc cũng đã ngồi dậy. Nàng cố chỉnh đốn y phục, vuốt tóc tai cho đỡ bù xù, bước ra:.
Dạ thưa các anh, đây là bạn nhà tôi ạ.
- Có đăng ký tạm trú không?
....
- Dạ, chưa ạ.
- Bác khách có giấy tờ gì không?
Già Đô hất hẳn chiếc chăn bông ra. Già tìm trong đống bùng nhùng chăn màn, áo, túi, lấy ra một tờ giấy. Đó là tờ lệnh tha... (sđd, trang 219-220).
Nhà nước hôm nay hung hãn hơn xưa thấy rõ. Tuy thế, chuyện
săn lùng và đe doạ người dân (xem chừng) không còn dễ dàng như
trước nữa.
Bà Bùi Minh Hằng, và ông Trương Minh Đức – ngó bộ – đều
không hiền lành như ông bà Bùi Ngọc Tấn ngày nào. Họ không
ngại “ăn thua đủ” với lực lượng công an để bảo vệ hai người
bạn tù vừa mới được tha: Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Anh Trí.
Hai nhân vật này, rõ ràng, cũng không dễ “nuốt” như Già Đô
xưa cũ. Thay vì làm đơn xin trở lại tù, ngày 13 tháng 2 năm
2014, họ đã cùng nhiều nhân vật khác (của Hội Ái Hữu Tù Nhân
Chính Trị & Tôn Giáo Việt Nam)đứng tên dưới một Kháng Thư
phản đối “việc Công An Đồng Tháp vi phạm pháp luật khi bắt giam người
tùy tiện, vi phạm công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam
vừa tham gia ký kết.”
Bỉ nhất thời dã. Thử nhất thời dã. Hồi đó là một
thời. Bây giờ là một thời (đã) khác.Cái thời mà Đảng và Nhà Nước
có thể giết chết Già Đô, hay chôn sống Nguyễn Mạnh Tường bằng
sổ gạo và tem phiếu – vĩnh viễn – đã qua rồi.
Thời của những Già Đô Mới hứa hẹn nhiều biến động hơn và, nếu làm thành phim, chắc chắn (sẽ) hấp dẫn hơn.
HUỲNH THỤC VY * CHỌN ĐƯỜNG
Chọn
đườngSố phận một quốc gia nhược tiểu nằm cạnh gã hàng xóm khổng lồ bất
hảo đã để lại những dấu ấn lớn trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Một quá khứ đen tối vì bị đô hộ và ngay cả khi đánh thắng được quân
ngoại xâm phương Bắc thì cũng phải triều cống, đã ảnh hưởng rất lớn đến
cách nhìn nhận về mối quan hệ với Trung Quốc của người Việt. Ngày nay,
dưới sự cai trị của tập đoàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam, dù là đang ở
trong thế kỷ 21, Việt Nam vẫn bị Trung Quốc thao túng, chèn ép về mọi
mặt. Dù không ưa Trung Quốc, có không ít người dân Việt Nam nhìn nhận sự
lệ thuộc ngày hôm nay của Việt Nam là điều gì đó mang tính cố hữu. Vậy
đó có phải là số phận không thể thay đổi của một nước nhỏ?
Số phận hay lựa chọn?
Nên nhớ, thời trung cổ và trước đó, Việt Nam gần như chỉ biết có Trung Quốc bởi thế giới đối với chúng ta khi ấy chỉ là Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia lận cận ở Đông Nam Á. Dù muốn hay không, Việt Nam phải phụ thuộc vào Trung Quốc để duy trì sự độc lập tương đối và chủ quyền lãnh thổ của mình. Nhưng thật vô cùng biết ơn tổ tiên chúng ta rằng, trong thời kỳ lịch sử tăm tối ấy, khi bị nhốt cùng một kẻ đồ tể hung bạo trong một thế giới bán khai, ít nhất họ đã giữ được những vùng địa đầu quan trọng của lãnh thổ quốc gia như thác Bản Giốc, ải Nam Quan..., vẫn giữ gìn để trao truyền cho chúng ta ngày hôm nay một đất nước duyên dáng nằm bên bờ Thái Bình Dương. Đó là nỗ lực từ máu và nước mắt của bao thế hệ người Việt.
Thật mỉa mai thay, những thời kỳ khó khăn nhất của quá khứ, lãnh thổ Việt Nam vẫn nguyên vẹn mà ngay trong thời đại văn minh này lãnh thổ Việt Nam lại dần bị kẻ ngoại bang xâm chiếm không mất một viên đạn nào trong sự đắc chí của kẻ "đồng chí tốt" và trong sự im lặng đáng hổ thẹn của tập đoàn lãnh đạo Việt Nam. Mấy ngàn năm không bị đồng hoá, mà chỉ mấy mươi năm dưới sự cầm quyền của Đảng cộng sản, sự đồng hoá diễn ra ngày càng mạnh đối với vùng sắc tộc phái Bắc của đất nước. Người Trung Quốc ngày nay hiện diện hợp pháp lẫn bất hợp pháp ở khắp Việt Nam, thậm chí có mặt trong ngành an ninh của chế độ. Ngoài Biển Đông, tàu Trung Quốc cấm cản, bắn giết, cướp của, tịch thu tài sản của ngư dân. Thác Bản Giốc đã mất một nửa, ải Nam Quan đã thuộc về phương Bắc, Trường Sa chỉ còn thuộc Việt Nam một phần, Hoàng Sa đã bị xâm lăng cưỡng chiếm (19/1/1974). Lịch sử dài của đất nước chưa bao giờ chứng kiến tình trạng đáng căm phẫn này.
Thế giới ngày hôm nay là một không gian liên lập, sáng sủa với những mối quan hệ quân sự, kinh tế, văn hoá đa phương, tương hỗ. Trung Hoa chẳng còn là một quốc gia nằm ở trung tâm thế giới mà Hoa Kỳ mới là quốc gia trung tâm trên vũ đài chính trị quốc tếâ, một đàn anh dẫn đâu thế giới tự do.Tàu bè thương mại của quốc tế hàng ngày qua lại ngoài biển Đông, chiến hạm của Hoa Kỳ tuần tiễu ngoài khơi Thái Bình Dương, Việt Nam chẳng còn bị trói buộc vào mối quan hệ chẳng đặng đừng với Trung Hoa. Vậy mà, chính quyền cộng sản vì những toan tính, đổi chác và hứa hẹn trong quá khứ và hiện tại vẫn cố tình trói chặt Việt Nam vào mối quan hệ chư hầu vô lý và ngu xuẩn với Tàu cộng. Đó không còn là số phận nữa mà là một sự lựa chọn có cân nhắc quyền lợi. Nhưng điểm mấu chốt là "quyền lợi" ở đây là quyền lợi của tập đoàn lãnh đạo và của Đảng chứ không phải quyền lợi của quốc gia.
Thế giới ngày nay nhìn từ hai cường quốc dẫn đầu
Trước tiên, xin nói về gã hàng xóm bất hảo của Việt Nam: Trung Quốc. Sau mấy thập kỷ phát triển nhảy vọt để vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đủ nguồn lực và phương tiện để bước chân vào lĩnh vực thám hiểm không gian, phát triển quân sự, mở rộng ảnh hưởng ngoại giao, kinh tế, chính trị đến nhiều khu vực trên thế giới như châu Phi, châu Mỹ La Tinh, Trung Á và Đông Nam Á, và có tham vọng trở thành cường quốc đại dương, thách thức với quyền bá chủ của Hoa Kỳ, Trung Quốc dường như sắp bước đến điểm cuối cùng của nó trong tiến trình phát triển đáng ngạc nhiên này. Bằng chứng rõ ràng nhất báo hiệu một tương lai kinh tế ảm đạm của Trung Quốc là tháng 6 vừa qua, tập đoàn Fitch Ratings, một tập đoàn chuyên đánh giá về rủi ro tài chính, đã báo động con số nợ công của Trung Quốc đã tăng từ 9 ngàn lên đến 23 ngàn tỷ đô la trong 5 năm qua. Nhiều chuyên gia đã đưa ra những dự đoán với bằng chứng thuyết phục về sự "hạ cánh nặng nề" của nền kinh tế này vì, tiếp tục thổi bong bóng cho nền kinh tế không được mà hạ nhiệt cho nó cũng nhiều rủi ro. Không chỉ có thế, Trung Quốc còn đang phải đối mặt với vô số những vấn nạn quốc nội như xung đột sắc tộc, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng và lão hoá dân số, mâu thuẫn và mất cân bằng trong mô hình kinh tế vùng miền... Biết sai mà không thể sửa, đó là bi kịch. Tương lai nào cho một con bệnh nan ý như thế?
Thứ đến là Hoa Kỳ, sau khi vướng vào cuộc khủng hoảng bắt đầu từ năm 2008, mấy năm qua nền kinh tế nước này suy trầm, nhiều tranh cãi và các biện pháp cấp cứu cũng như giải quyết đã được đưa ra. Và cho tới nay, nền kinh tế nước này có những dấu hiệu rõ ràng là đang phục hồi. Một nền kinh tế dẫn đầu thế giới đang dần bước ra khỏi khủng hoảng, một nền chính trị dân chủ tự do luôn có khả năng tự sửa sai để tiến bộ với sự đóng góp lớn của các think tank và các tổ chức xã hội dân sự khác, khối dân số cân bằng và vẫn tiếp tục tăng trưởng...Đó là những ưu điểm không thể chối cãi của siêu cường này. Hơn nữa, sau mấy thập kỷ tập trung chiến lược vào vùng Trung Đông và hơn một thập kỷ dồn sức lực cho các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, Hoa Kỳ giờ đây có thể nói đã rảnh tay rảnh mắt để tập trung chuyển dịch trọng tâm chiến lược về châu Á Thái Bình Dương với chính sách "xoay trục" của mình. Dù giải pháp tương lai cho mối quan hệ Mỹ Trung là chiến tranh trên Thái Bình Dương hay chỉ là những biện pháp ngăn chặn về kinh tế, ngoại giao và quân sự nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc, Hoa Kỳ đang có những ưu thế lớn nếu không muốn nói là có một không hai, khả năng chiến thắng và tiếp tục lãnh đạo thế giới là rất thuyết phục. Tương lai luôn dành cho những quốc gia nào có cơ chế để tự sửa chữa sai lầm và trở nên tiến bộ từ trong khủng hoảng. Chọn đường
>Với hệ thống tình báo và các mối quan hệ đa phưong cũng như song phưong cấp nhà nước của mình, thiết nghĩ những người lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội đủ khôn ngoan để hiểu rõ mối tương quan lực lượng của Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như có khả năng dự phóng về tương lai của khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, để từ đó họ có những biện pháp đối phó hợp lý nhằm tìm sinh lộ trước tiên là cho họ, chứ chưa nói gì đến lòng yêu nước. Thế nhưng, dù có nhiều phân tích về hai chuyến đi của Trương Tấn Sang sang Trung Quốc và Mỹ, chúng ta vẫn chưa thấy được dấu hiệu gì của những thay đổi khã dĩ mà chính quyền Việt Nam có khả năng áp dụng trong tương lai gần. Tất nhiên, nếu cộng sản Việt Nam đủ bản lĩnh để thoát khỏi vòng nô lệ của Tàu cộng, noi gương tập đoàn quân phiệt Miến Điện, đưa đất nước vào lộ trình dân chủ, thân phương Tây, tìm kiếm sự bảo vệ của Hoa Kỳ để chống lại sự hà hiếp của Bắc Kinh như nước Philippines, dù yếu và nhỏ nhưng vẫn kiên quyết bảo vệ quyền lợi quốc gia, thì đó là một may mắn cho Việt Nam. Vì một cuộc chuyển hoá ôn hoà sẽ đỡ hao phí sinh lực quốc gia hơn, dù thực sự cũng có không ít rủi ro trong cuộc chơi thoả hiệp này.
>Nhưng quả thực chúng ta chưa có bằng chứng xác đáng về "thiện chí" này của họ nên không thể ngồi chờ họ một cách bị động. Mối quan hệ Mỹ Trung là một khúc mắc lớn trong tình hình chính trị quốc tế đương đại mà những người đấu tranh cần hiểu biết và tận dụng. Một Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phát triển dẫn đầu thế giới, cũng như là một biểu tượng của thế giới tự do; với một Trung Hoa đã từng bước đi vào con đường thoái trào với những bế tắc không có cách giải quyết và ngày càng trở nên hung hãn đe doạ vị trí số một của Hoa Kỳ. Hai lực lượng đó không thể cùng tiếp tục tồn tại và phát triển như những lời lẽ phô trương về mặt ngoại giao được đưa ra.
Tàu cộng là kẻ xâm lăng nguy hiểm đối với người Việt Nam, nhưng lại là người đỡ đầu của Việt cộng. Cộng sản Việt Nam không thể tồn tại nếu không có người đàn anh Trung cộng. Thế nên, sự suy yếu và có thể là sự sụp đổ của đế chế đỏ này trong sự đối đầu với Hoa Kỳ tạo nên sự thuận lợi đột biến cho phong trào đấu tranh đòi dân chủ của chúng ta. Việt cộng không còn chỗ bám dựa thì chúng ta không cần mất quá nhiều công sức để loại bỏ chướng ngại vật này ra khỏi lộ trình tìm kiếm một tương lai tốt đẹp cho đất nước.
Vấn đề của những người đấu tranh ngày hôm nay là phải xây dựng được những tổ chức đủ mạnh để đối trọng và khi thời cơ đến là thay thế đảng Cộng sản. Tổ chức mà người viết muốn nói ở đây là cả đảng phái chính trị lẫn xã hội dân sự, thiếu một trong hai đều không thể xây dựng xã hội dân chủ. Một sự cần thiết khác là sự hỗ trợ nhiều phương diện của hải ngoại cho quốc nội và đặc biệt chú trọng đến những tôn giáo bị đàn áp, lực lượng dân oan và thanh niên. Phật giáo Hoà hảo là tôn giáo bị ngược đãi tàn ác và dã man nhất từ mấy chục năm qua; họ là những con người lương thiện với cuộc sống giản đơn nhưng sức mạnh tinh thần thì vô cùng mạnh mẽ. Dân oan là thành phần bị chế độ độc tài ngược đãi, xâm phạm quyền lợi trực tiếp và chịu nhiều cay đắng. Thanh niên là những người có tri thức nền tảng và giàu nhiệt huyết. Ba lực lượng này là thành phần quan trọng trong cuộc cách mạng sẽ diễn ra ở đường phố trong tương lai, khi tập đoàn lãnh đạo đã suy yếu vì mất chỗ dựa ở Trung Quốc (vì lúc đó Trung Quốc cũng đã rơi vào khủng hoảng toàn diện).
Dù là cuộc cách mạng ôn hoà và diễn ra ở thời điểm tương đối thuận lợi, thì nỗ lực gắn kết, tiến trình trật tự, tính chất ôn hoà và trình độ tổ chức là những yêu cầu nghiêm khắc cho sự thành công. Và điều đó sẽ không thể thực hiện được nếu không có thành phần lãnh đạo có uy tín, tri thức lớn và tinh thần thần dân chủ tự do kiên định. Vai trò đó phải giao cho những nhà đấu tranh và các tri thức cả trong nước và hải ngoại. Trí thức dân chủ phải là thành phần dẫn dắt cuộc cách mạng để nó không bị những kẻ chính trị cơ hội bất hảo và những người cộng sản đội lốt dân chủ lợi dụng, thao túng làm cuộc cách mạng thất bại hoặc đi chệch hướng, hoặc gây những tổn thất lớn cho quốc gia, làm ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng dân chủ sau này.
">Lý trí và tri thức phải dẫn dắt nhiệt tâm và sự bức xúc đi đúng hướng và theo cách có lợi nhất cho cuộc cách mạng và sau đó cũng chính lý trí và tri thức phải lãnh đạo công cuộc khôi phục quốc gia hậu cộng sản. Không có lý trí và tri thức hay nói đúng hơn là lý trí đặt trên nền móng tri thức, thì mọi nỗ lực xây dựng dân chủ tự do sẽ dễ dàng thất bại trước những thách thức nhiều mặt trong bối cảnh một quốc gia hậu độc tài.
Là một tiểu quốc, trong một bối cảnh toàn cầu hoá, tình hình Việt Nam không thể được xem xét và giải quyết độc lập với bản đồ địa chính trị quốc tế. Những người đấu tranh trong và ngoài nước hiện nay đã nhận thức được sự tác động mạnh mẽ của những biến động chính trị quốc tế đến tương lai Việt Nam, và từ đó, có những hành động thích hợp. Chúng ta không ngồi chờ sự thay đổi của chính quyền độc tài, mà quan sát thận trọng các chuyển biến chiến luợc ở Đông Á. Trông chờ vào những cải thiện nhân quyền từ nhà cầm quyền độc tài cộng sản và cả vào thiện chí bảo vệ nhân quyền của chính quyền Hoa Kỳ có thể khiến nhiều người thất vọng. Bởi thế, những người đấu tranh cho dân chủ phải phối hợp với nhau thành một lực lượng lớn mạnh và đủ phẩm chất trong thời gian chờ đợi những diễn biến quốc tế thuận lợi cho sự thành công của một cuộc cách mạng. Đến khi đó, sự sụp đổ của đảng cộng sản và chế độ độc tài là không thể tránh khỏi.
Cách duy nhất để Việt Nam vĩnh viễn thoát ra khỏi vòng kềm kẹp của Trung Quốc, ra khỏi vũng lầy nhầy nhụa của mối quan hệ song phương bất công, đó là Dân chủ hoá, trở thành đồng minh của Hoa Kỳ và phương Tây để được bảo vệ trong tinh thần của Công pháp quốc tế. Vì vậy, cách giải quyết bài toán hiểm hoạ Bắc thuộc chính là phải đấu tranh cho một chế độ dân chủ tự do. Dù hung hăng, Trung Quốc cũng không thể tránh được nhưng vấn nạn của mình, Việt cộng mất chỗ dựa, và tiếp theo là cơ hội của chúng ta. Vì thế, mặc dù tình thế Việt Nam vẫn ở giai đoạn tranh tối tranh sáng, Trung Quốc vẫn ngang ngược, sự đàn áp đối lập của chính quyền Việt Nam vẫn gia tăng nhưng người viết rất tin vào một tương lai tốt đẹp của Việt Nam, tin vào tấm lòng cũng như trí tuệ của những người Việt Nam khắp nơi trên thế giới sẽ đưa đến thành công trong cuộc đấu tranh này.
Huỳnh Thục Vy
Sài Gòn, ngày 5 tháng 8 năm 2013
Số phận hay lựa chọn?
Nên nhớ, thời trung cổ và trước đó, Việt Nam gần như chỉ biết có Trung Quốc bởi thế giới đối với chúng ta khi ấy chỉ là Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia lận cận ở Đông Nam Á. Dù muốn hay không, Việt Nam phải phụ thuộc vào Trung Quốc để duy trì sự độc lập tương đối và chủ quyền lãnh thổ của mình. Nhưng thật vô cùng biết ơn tổ tiên chúng ta rằng, trong thời kỳ lịch sử tăm tối ấy, khi bị nhốt cùng một kẻ đồ tể hung bạo trong một thế giới bán khai, ít nhất họ đã giữ được những vùng địa đầu quan trọng của lãnh thổ quốc gia như thác Bản Giốc, ải Nam Quan..., vẫn giữ gìn để trao truyền cho chúng ta ngày hôm nay một đất nước duyên dáng nằm bên bờ Thái Bình Dương. Đó là nỗ lực từ máu và nước mắt của bao thế hệ người Việt.
Thật mỉa mai thay, những thời kỳ khó khăn nhất của quá khứ, lãnh thổ Việt Nam vẫn nguyên vẹn mà ngay trong thời đại văn minh này lãnh thổ Việt Nam lại dần bị kẻ ngoại bang xâm chiếm không mất một viên đạn nào trong sự đắc chí của kẻ "đồng chí tốt" và trong sự im lặng đáng hổ thẹn của tập đoàn lãnh đạo Việt Nam. Mấy ngàn năm không bị đồng hoá, mà chỉ mấy mươi năm dưới sự cầm quyền của Đảng cộng sản, sự đồng hoá diễn ra ngày càng mạnh đối với vùng sắc tộc phái Bắc của đất nước. Người Trung Quốc ngày nay hiện diện hợp pháp lẫn bất hợp pháp ở khắp Việt Nam, thậm chí có mặt trong ngành an ninh của chế độ. Ngoài Biển Đông, tàu Trung Quốc cấm cản, bắn giết, cướp của, tịch thu tài sản của ngư dân. Thác Bản Giốc đã mất một nửa, ải Nam Quan đã thuộc về phương Bắc, Trường Sa chỉ còn thuộc Việt Nam một phần, Hoàng Sa đã bị xâm lăng cưỡng chiếm (19/1/1974). Lịch sử dài của đất nước chưa bao giờ chứng kiến tình trạng đáng căm phẫn này.
Thế giới ngày hôm nay là một không gian liên lập, sáng sủa với những mối quan hệ quân sự, kinh tế, văn hoá đa phương, tương hỗ. Trung Hoa chẳng còn là một quốc gia nằm ở trung tâm thế giới mà Hoa Kỳ mới là quốc gia trung tâm trên vũ đài chính trị quốc tếâ, một đàn anh dẫn đâu thế giới tự do.Tàu bè thương mại của quốc tế hàng ngày qua lại ngoài biển Đông, chiến hạm của Hoa Kỳ tuần tiễu ngoài khơi Thái Bình Dương, Việt Nam chẳng còn bị trói buộc vào mối quan hệ chẳng đặng đừng với Trung Hoa. Vậy mà, chính quyền cộng sản vì những toan tính, đổi chác và hứa hẹn trong quá khứ và hiện tại vẫn cố tình trói chặt Việt Nam vào mối quan hệ chư hầu vô lý và ngu xuẩn với Tàu cộng. Đó không còn là số phận nữa mà là một sự lựa chọn có cân nhắc quyền lợi. Nhưng điểm mấu chốt là "quyền lợi" ở đây là quyền lợi của tập đoàn lãnh đạo và của Đảng chứ không phải quyền lợi của quốc gia.
Thế giới ngày nay nhìn từ hai cường quốc dẫn đầu
Trước tiên, xin nói về gã hàng xóm bất hảo của Việt Nam: Trung Quốc. Sau mấy thập kỷ phát triển nhảy vọt để vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đủ nguồn lực và phương tiện để bước chân vào lĩnh vực thám hiểm không gian, phát triển quân sự, mở rộng ảnh hưởng ngoại giao, kinh tế, chính trị đến nhiều khu vực trên thế giới như châu Phi, châu Mỹ La Tinh, Trung Á và Đông Nam Á, và có tham vọng trở thành cường quốc đại dương, thách thức với quyền bá chủ của Hoa Kỳ, Trung Quốc dường như sắp bước đến điểm cuối cùng của nó trong tiến trình phát triển đáng ngạc nhiên này. Bằng chứng rõ ràng nhất báo hiệu một tương lai kinh tế ảm đạm của Trung Quốc là tháng 6 vừa qua, tập đoàn Fitch Ratings, một tập đoàn chuyên đánh giá về rủi ro tài chính, đã báo động con số nợ công của Trung Quốc đã tăng từ 9 ngàn lên đến 23 ngàn tỷ đô la trong 5 năm qua. Nhiều chuyên gia đã đưa ra những dự đoán với bằng chứng thuyết phục về sự "hạ cánh nặng nề" của nền kinh tế này vì, tiếp tục thổi bong bóng cho nền kinh tế không được mà hạ nhiệt cho nó cũng nhiều rủi ro. Không chỉ có thế, Trung Quốc còn đang phải đối mặt với vô số những vấn nạn quốc nội như xung đột sắc tộc, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng và lão hoá dân số, mâu thuẫn và mất cân bằng trong mô hình kinh tế vùng miền... Biết sai mà không thể sửa, đó là bi kịch. Tương lai nào cho một con bệnh nan ý như thế?
Thứ đến là Hoa Kỳ, sau khi vướng vào cuộc khủng hoảng bắt đầu từ năm 2008, mấy năm qua nền kinh tế nước này suy trầm, nhiều tranh cãi và các biện pháp cấp cứu cũng như giải quyết đã được đưa ra. Và cho tới nay, nền kinh tế nước này có những dấu hiệu rõ ràng là đang phục hồi. Một nền kinh tế dẫn đầu thế giới đang dần bước ra khỏi khủng hoảng, một nền chính trị dân chủ tự do luôn có khả năng tự sửa sai để tiến bộ với sự đóng góp lớn của các think tank và các tổ chức xã hội dân sự khác, khối dân số cân bằng và vẫn tiếp tục tăng trưởng...Đó là những ưu điểm không thể chối cãi của siêu cường này. Hơn nữa, sau mấy thập kỷ tập trung chiến lược vào vùng Trung Đông và hơn một thập kỷ dồn sức lực cho các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, Hoa Kỳ giờ đây có thể nói đã rảnh tay rảnh mắt để tập trung chuyển dịch trọng tâm chiến lược về châu Á Thái Bình Dương với chính sách "xoay trục" của mình. Dù giải pháp tương lai cho mối quan hệ Mỹ Trung là chiến tranh trên Thái Bình Dương hay chỉ là những biện pháp ngăn chặn về kinh tế, ngoại giao và quân sự nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc, Hoa Kỳ đang có những ưu thế lớn nếu không muốn nói là có một không hai, khả năng chiến thắng và tiếp tục lãnh đạo thế giới là rất thuyết phục. Tương lai luôn dành cho những quốc gia nào có cơ chế để tự sửa chữa sai lầm và trở nên tiến bộ từ trong khủng hoảng. Chọn đường
>Với hệ thống tình báo và các mối quan hệ đa phưong cũng như song phưong cấp nhà nước của mình, thiết nghĩ những người lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội đủ khôn ngoan để hiểu rõ mối tương quan lực lượng của Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như có khả năng dự phóng về tương lai của khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, để từ đó họ có những biện pháp đối phó hợp lý nhằm tìm sinh lộ trước tiên là cho họ, chứ chưa nói gì đến lòng yêu nước. Thế nhưng, dù có nhiều phân tích về hai chuyến đi của Trương Tấn Sang sang Trung Quốc và Mỹ, chúng ta vẫn chưa thấy được dấu hiệu gì của những thay đổi khã dĩ mà chính quyền Việt Nam có khả năng áp dụng trong tương lai gần. Tất nhiên, nếu cộng sản Việt Nam đủ bản lĩnh để thoát khỏi vòng nô lệ của Tàu cộng, noi gương tập đoàn quân phiệt Miến Điện, đưa đất nước vào lộ trình dân chủ, thân phương Tây, tìm kiếm sự bảo vệ của Hoa Kỳ để chống lại sự hà hiếp của Bắc Kinh như nước Philippines, dù yếu và nhỏ nhưng vẫn kiên quyết bảo vệ quyền lợi quốc gia, thì đó là một may mắn cho Việt Nam. Vì một cuộc chuyển hoá ôn hoà sẽ đỡ hao phí sinh lực quốc gia hơn, dù thực sự cũng có không ít rủi ro trong cuộc chơi thoả hiệp này.
>Nhưng quả thực chúng ta chưa có bằng chứng xác đáng về "thiện chí" này của họ nên không thể ngồi chờ họ một cách bị động. Mối quan hệ Mỹ Trung là một khúc mắc lớn trong tình hình chính trị quốc tế đương đại mà những người đấu tranh cần hiểu biết và tận dụng. Một Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phát triển dẫn đầu thế giới, cũng như là một biểu tượng của thế giới tự do; với một Trung Hoa đã từng bước đi vào con đường thoái trào với những bế tắc không có cách giải quyết và ngày càng trở nên hung hãn đe doạ vị trí số một của Hoa Kỳ. Hai lực lượng đó không thể cùng tiếp tục tồn tại và phát triển như những lời lẽ phô trương về mặt ngoại giao được đưa ra.
Tàu cộng là kẻ xâm lăng nguy hiểm đối với người Việt Nam, nhưng lại là người đỡ đầu của Việt cộng. Cộng sản Việt Nam không thể tồn tại nếu không có người đàn anh Trung cộng. Thế nên, sự suy yếu và có thể là sự sụp đổ của đế chế đỏ này trong sự đối đầu với Hoa Kỳ tạo nên sự thuận lợi đột biến cho phong trào đấu tranh đòi dân chủ của chúng ta. Việt cộng không còn chỗ bám dựa thì chúng ta không cần mất quá nhiều công sức để loại bỏ chướng ngại vật này ra khỏi lộ trình tìm kiếm một tương lai tốt đẹp cho đất nước.
Vấn đề của những người đấu tranh ngày hôm nay là phải xây dựng được những tổ chức đủ mạnh để đối trọng và khi thời cơ đến là thay thế đảng Cộng sản. Tổ chức mà người viết muốn nói ở đây là cả đảng phái chính trị lẫn xã hội dân sự, thiếu một trong hai đều không thể xây dựng xã hội dân chủ. Một sự cần thiết khác là sự hỗ trợ nhiều phương diện của hải ngoại cho quốc nội và đặc biệt chú trọng đến những tôn giáo bị đàn áp, lực lượng dân oan và thanh niên. Phật giáo Hoà hảo là tôn giáo bị ngược đãi tàn ác và dã man nhất từ mấy chục năm qua; họ là những con người lương thiện với cuộc sống giản đơn nhưng sức mạnh tinh thần thì vô cùng mạnh mẽ. Dân oan là thành phần bị chế độ độc tài ngược đãi, xâm phạm quyền lợi trực tiếp và chịu nhiều cay đắng. Thanh niên là những người có tri thức nền tảng và giàu nhiệt huyết. Ba lực lượng này là thành phần quan trọng trong cuộc cách mạng sẽ diễn ra ở đường phố trong tương lai, khi tập đoàn lãnh đạo đã suy yếu vì mất chỗ dựa ở Trung Quốc (vì lúc đó Trung Quốc cũng đã rơi vào khủng hoảng toàn diện).
Dù là cuộc cách mạng ôn hoà và diễn ra ở thời điểm tương đối thuận lợi, thì nỗ lực gắn kết, tiến trình trật tự, tính chất ôn hoà và trình độ tổ chức là những yêu cầu nghiêm khắc cho sự thành công. Và điều đó sẽ không thể thực hiện được nếu không có thành phần lãnh đạo có uy tín, tri thức lớn và tinh thần thần dân chủ tự do kiên định. Vai trò đó phải giao cho những nhà đấu tranh và các tri thức cả trong nước và hải ngoại. Trí thức dân chủ phải là thành phần dẫn dắt cuộc cách mạng để nó không bị những kẻ chính trị cơ hội bất hảo và những người cộng sản đội lốt dân chủ lợi dụng, thao túng làm cuộc cách mạng thất bại hoặc đi chệch hướng, hoặc gây những tổn thất lớn cho quốc gia, làm ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng dân chủ sau này.
">Lý trí và tri thức phải dẫn dắt nhiệt tâm và sự bức xúc đi đúng hướng và theo cách có lợi nhất cho cuộc cách mạng và sau đó cũng chính lý trí và tri thức phải lãnh đạo công cuộc khôi phục quốc gia hậu cộng sản. Không có lý trí và tri thức hay nói đúng hơn là lý trí đặt trên nền móng tri thức, thì mọi nỗ lực xây dựng dân chủ tự do sẽ dễ dàng thất bại trước những thách thức nhiều mặt trong bối cảnh một quốc gia hậu độc tài.
Là một tiểu quốc, trong một bối cảnh toàn cầu hoá, tình hình Việt Nam không thể được xem xét và giải quyết độc lập với bản đồ địa chính trị quốc tế. Những người đấu tranh trong và ngoài nước hiện nay đã nhận thức được sự tác động mạnh mẽ của những biến động chính trị quốc tế đến tương lai Việt Nam, và từ đó, có những hành động thích hợp. Chúng ta không ngồi chờ sự thay đổi của chính quyền độc tài, mà quan sát thận trọng các chuyển biến chiến luợc ở Đông Á. Trông chờ vào những cải thiện nhân quyền từ nhà cầm quyền độc tài cộng sản và cả vào thiện chí bảo vệ nhân quyền của chính quyền Hoa Kỳ có thể khiến nhiều người thất vọng. Bởi thế, những người đấu tranh cho dân chủ phải phối hợp với nhau thành một lực lượng lớn mạnh và đủ phẩm chất trong thời gian chờ đợi những diễn biến quốc tế thuận lợi cho sự thành công của một cuộc cách mạng. Đến khi đó, sự sụp đổ của đảng cộng sản và chế độ độc tài là không thể tránh khỏi.
Cách duy nhất để Việt Nam vĩnh viễn thoát ra khỏi vòng kềm kẹp của Trung Quốc, ra khỏi vũng lầy nhầy nhụa của mối quan hệ song phương bất công, đó là Dân chủ hoá, trở thành đồng minh của Hoa Kỳ và phương Tây để được bảo vệ trong tinh thần của Công pháp quốc tế. Vì vậy, cách giải quyết bài toán hiểm hoạ Bắc thuộc chính là phải đấu tranh cho một chế độ dân chủ tự do. Dù hung hăng, Trung Quốc cũng không thể tránh được nhưng vấn nạn của mình, Việt cộng mất chỗ dựa, và tiếp theo là cơ hội của chúng ta. Vì thế, mặc dù tình thế Việt Nam vẫn ở giai đoạn tranh tối tranh sáng, Trung Quốc vẫn ngang ngược, sự đàn áp đối lập của chính quyền Việt Nam vẫn gia tăng nhưng người viết rất tin vào một tương lai tốt đẹp của Việt Nam, tin vào tấm lòng cũng như trí tuệ của những người Việt Nam khắp nơi trên thế giới sẽ đưa đến thành công trong cuộc đấu tranh này.
Huỳnh Thục Vy
Sài Gòn, ngày 5 tháng 8 năm 2013
PHẠM THANH NGHIÊN * 11 THÁNG CHÍN
Mười một tháng chín ...
Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Kính tặng các đồng đội tôi, những người bị bắt trong mùa thu 2008...
Mười một
tháng chín năm 2001 không chỉ là ngày tồi tệ trong lịch sử nước Mỹ mà
còn trở thành biểu tượng về nỗi kinh hoàng cho nhân loại. Trong khi cả
thế giới đang tưởng niệm bẩy năm ngày xảy ra “sự kiện 11 tháng 9” thì
một chiến dịch khủng bố khác đã được thực hiện. Vụ khủng bố không xảy ra
ở nước Mỹ, thủ phạm không phải Osama Bin Laden và không có ai bị chết.
Mười một tháng chín năm 2008, chính quyền cộng sản đã tiến hành một
chiến dịch bắt bớ với quy mô lớn nhằm vào những nhân vật đấu tranh cho
Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam.
Trong số những nhân vật đầu tiên bị bắt đi vào ngày 11 tháng 9 là các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc. Lần lượt những ngày kế tiếp là các nhân vật tranh đấu khác gồm: Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Ngô Quỳnh, Vũ Hùng, Trần Đức Thạch, Nguyễn Kim Nhàn và tôi, Phạm Thanh Nghiên. Hơn bốn mươi năm tù là “phần thưởng” dành cho chúng tôi, dành cho khát vọng Tự do và những giá trị tốt đẹp của Con người.
Ngày hôm
nay, 11 tháng 9 năm 2013, tròn 12 năm kể từ ngày khủng bố mười một tháng
chín trên đất Mỹ. Và cũng đã năm năm kể từ ngày cộng sản tiến hành
“chiến dịch bắt bớ mùa thu 2008”, chúng tôi đều đã lần lượt ra tù. Nhưng
có một người vẫn còn nằm lại, ở một trong những nhà tù khắc nghiệt nhất
của hệ thống nhà tù cộng sản: nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người nhận bản án nặng nề nhất trong số chúng tôi.
Trong năm
năm qua, nhà văn của chúng ta đã trải qua bốn nhà tù. Không ít lần trong
thời gian năm năm ấy ông đã bị biệt giam, bị phân biệt đối xử, bị nhốt
trong buồng kỷ luật với lý do “vi phạm nội quy trại giam” mà trên thực
tế là một hình thức trả thù hèn hạ vì ông đã đấu tranh để phản đối sự vô
nhân đạo của cai tù áp đặt lên ông và những người tù khác. Sự tàn bạo
của chế độ nhà tù cộng sản không còn là điều xa lạ nhưng chúng ta vẫn
không khỏi ngỡ ngàng nhận tin ông bị cùm chân ngay trên giường bệnh hồi
cuối năm 2012. Khí phách và sự khẳng khái của một nhà văn yêu nước không
chỉ làm cho chúng ta xúc động, khâm phục mà còn khiến những tên cai tù
máu lạnh đang lăm lăm chiếc cùm sắt phải chùn tay, lùi bước: “Nếu các anh cùm chân tôi, thì tôi sẽ chọn cái chết ngay trên giường bệnh này!”
Cách đây
không lâu, sự kiện Blogger Điếu Cày tuyệt thực trong tù trở thành một
trong những sự kiện khiến công luận trong và ngoài nước đặc biệt quan
tâm. Người ta đếm từng ngày anh tuyệt thực và gọi đó là “lịch Điếu Cày”.
“Lịch Điếu Cày” chỉ dừng lại ở con số 36 khi anh ngừng tuyệt thực đồng
nghĩa với việc cai tù buộc phải đáp ứng những yêu cầu chính đáng của một
người tù lương tâm bất khuất. Người đã bất chấp hiểm nguy để báo tin
Điếu Cày tuyệt thực chính là ông, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Dùng từ
“hiểm nguy” không quá vì đối với một Tù nhân lương tâm, khi trao đổi với
người thân trong những cuộc thăm gặp thì dù là thông tin liên quan đến
bản thân mình còn bị cho là cấm kỵ. Huống hồ đó là thông tin về một Tù
nhân lương tâm khác, nhất lại là thông tin vào diện “nhạy cảm”.
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì khi vừa thông báo tin này cho bà biết, “ông Nghĩa lập tức bị công an bịt mồm, lôi đi xềnh xệch” và
đương nhiên, cuộc gặp bị hủy bỏ. Ngay sau đó, ông Nghĩa được chuyển từ
buồng tập thể sang buồng giam chỉ có hai người. Không phải ngẫu nhiên
Trần Văn Tiến, tên tội phạm làm gián điệp cho Trung Quốc, lại từng có
“thành tích” đánh người (trước đó đã đánh một Tù nhân lương tâm khác là
ông Nguyễn Kim Nhàn) được bố trí để ở chung với nhà văn, một người rất
quyết liệt trong đấu tranh chống bá quyền Trung Quốc. Vào lần thăm gặp
gần đây, bà Nga cho biết chồng bà không chỉ bị tên Tiến đánh, mà còn
liên tục bị đe dọa và xúc phạm đến nhân phẩm. Hắn từng ngang nhiên tuyên
bố: “Mày (Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa) sẽ chết trước khi kịp bước chân vào nhà”. Lời đe dọa nghe giống với thông điệp của chính quyền gửi đến “kẻ chống đối” hơn là của một người tù nói với một người tù.
Năm trong số
sáu năm tù nhà văn đã trải qua với bao nhiêu hiểm nguy và thử thách.
Một năm còn lại, có thể những hiểm nguy và thử thách sẽ nhiều hơn nhưng
chúng ta tin, một con người luôn hướng đến tương lai như ông sẽ vượt qua
tất cả để trở về trong chiến thắng.
Những Tù nhân lương tâm khác đều sẽ trở về trong chiến thắng. Vì tương lai là của chúng ta.
Hôm nay, để
kỷ niệm năm năm ngày nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và các đồng đội của ông
bị bắt, xin được tặng lại quý độc giả bài thơ “Cầu xin đau cả loài
người” ông viết hồi tháng 9 năm 2007, một năm trước khi bị bắt. Bài thơ -
như ông tâm sự - là để “kính viếng hương hồn những người dân Myanmar đã ngã xuống trong cuộc biểu tình chống chế độ quân phiệt cuối tháng 9 năm 2007”.
“Người đã ngã trên đường Yangon
Tôi sẽ ngã trên đường Hà Nội”.
Không lâu
sau khi tôi, ông và nhiều anh em khác bước chân khỏi căn nhà quen thuộc
của mình để đối mặt với cuộc sống ngục tù thì đường phố Yangoon đã không
còn thêm những xác người. Người dân Miến Điện đã được Tự do. Một kết
thúc có hậu cho một Dân tộc từng trải qua nhiều đau thương, mất mát.
Việt Nam có
thể phải rất lâu hoặc có thể không bao lâu nữa để có một cuộc xuống
đường như mong muốn. Trong số những người “sẽ ngã” có thể có ông - nhà
văn Nguyễn Xuân Nghĩa - có tôi, bạn hay bất cứ một người dân Việt Nam
nào. Nhưng, chúng ta sẽ ngã cùng với nụ cười nở trên môi: Nụ cười Việt
Nam. Nụ cười chiến thắng. Nhưng, trước mặt chúng tôi đã có đoàn người
vững vàng tiến tới và đang ca bài Chiến thắng.
Cầu xin đau cả loài người
Nguyễn Xuân Nghĩa
Người đã ngã trên đường Yangon
Ngực áo cà sa đang thủng
Tiếng súng độc tài vang trên xứ sở chùa chiền
Sao người bên ấy giống mẹ tôi,
Người giống bố tôi.
Con trâu lưỡi cày chung gốc
Cây lúa, cây ngô một hạt phân cành
Sao đất nước của người giống đất nước của tôi
Hoa văn mái chùa chung nét
Tiếng chuông phương Nam, tĩnh hồn phương Bắc
Gốc Bồ Đề, tràng hạt cầm chung.
Kẻ cầm quyền bên người sao giống bên tôi
Viên đạn giống nhau ngôn từ cũng giống
Cái người mất là cái tôi đang mất
Tiếng thét bên kia nghe ở bên này
Người đã ngã trên đường Yangon
Tôi sẽ ngã trên đường Hà Nội.
Giọt máu trộn chung, đỏ hai mảnh đất
Cầu xin đau cả loài người.
=====================================
3/ Bàn về nghị định 72 của chính phủ Việt Nam
Người Buôn Gió - Không
khó khăn gì để thấy những điều khoản ở nghị định 72 của Chính phủ Việt
Nam chứa những nội dung để làm hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền tự
do lập hội, tự do kêu gọi biểu tình. Những quyền lợi mà lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc, người khai sáng ra thể chế này đã từng lên án nước Pháp đã
không trao cho nhân dân Việt Nam những quyền lợi như người châu Âu cách
đây gần 100 năm...
*********
Mới đây
chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra một nghị định nhằm quản lý chặt chẽ
những người sử dụng intener. Nghị định có 6 chương bao gồm 46 điều khoản
để xiết chặt những người sử dụng intent phải hạn chế quyền tự do của
mình.
Trước tiên
phải nói về nghị đinh. Nghị định không phải là luật. Thời trước kia ở
những năm đầu thế kỷ 20 nó được gọi là sắc lệnh. Khi ĐCS Việt Nam chưa
nắm quyền cai trị đất nước, ở những buổi đầu hoạt động chống nước Pháp
bảo hộ, chủ tịch đảng CSVN ông Hồ Chí Minh đã lên án Thực Dân Pháp cai
trị nhân dân Việt Nam bằng sắc lệnh, ông đòi hỏi thay thế chế độ ra sắc
lệnh bằng chế độ ra những đạo luật. Ông Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi người
Pháp phải cho người dân Việt Nam được hưởng những quyền về luật pháp như
người Châu Âu. Cũng như ông đòi hỏi quyền tự do lập hội, tự do ngôn
luận, báo chí và quyền tự do đi lại cho người dân Việt Nam dưới thời
Pháp Quốc bảo hộ.
Tiếc rằng
100 năm đã trôi qua từ khi lãnh tụ tối cao của ĐCS Việt Nam đòi hỏi
những yêu sách ấy cho người dân Việt Nam. Thì ngày nay tự do báo chí của
Việt Nam vẫn là một mầu đen kịt trên bản đồ tự do báo chí của Tổ Chức
Phóng Viên Không Biên Giới. Đáng tiếc nữa là mặc dù ông Hồ Chí Minh đòi
hỏi ở người Pháp phải để cho người dân Việt Nam được hưởng quyền về luật
pháp như người dân Châu Âu, thì hiện nay chính phủ Việt Nam của ông Hồ
Chi Minh thành lập lại đang xiết chặt quyền của người dân Việt Nam sử
dụng intenete bắng nghị định (sắc lệnh) khiến bản thân chính phủ Pháp
ngày nay cũng phải quan ngại.
Những người
sử dụng intenet ở Việt Nam rất lo âu trước nghị định bao gồm quá nhiều
điều khoản mơ hồ, nhưng có thế dễ dàng kết tội những người sử dụng. Y
như điều luật 258 trong BLHS nước CHXHCN Việt Nam. Mới đây hồi tháng 5
đã có 3 blogge bị bắt vì điều 258 của bộ luật hình sự đó là nhà báo
Trương Duy Nhất, nhà văn Phạm Viết Đào và bloger Đinh Nhật Uy. Hãy xem
nội dung của điều 258 luật hình sự Việt Nam.
Điều 258. BLHS.
Người nào lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị phạt cảnh cáo, cại tạo, hoặc tù...
Điều 24 chương I của nghị định 72
An ninh
thông tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức
cá nhân.
Rõ ràng nghị
định 72 đưa ra để nhằm xác định đối tượng cho điều luật 258. Trong nghị
định 72 có điều khoản buộc người sử dụng internet phải đăng ký thông
tin cá nhân. Cho phép Bộ Công An kết nối thiết bị với nhà cung cấp dịch
vụ intenert để lấy thông tin cá nhân người dùng. Ở chương V điều 39
khoản 2 tiết D của nghị định này cho phép với lý do an ninh thông tin Bộ
Công An có quyền sau.
đ) Tổ chức,
chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý
thông tin, tài liệu, hành vi liên quan đến hoạt động cung cấp, sử dụng
dịch vụ Internet và thông tin trên mạng để xâm phạm an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước và các hoạt động tội phạm khác.
Khái niệm
"trật tự an toàn xã hội" là khái niệm mà Bộ Công An đã áp dụng để ngăn
chặn, trấn áp những cuộc biểu tình ôn hòa, những vụ khiếu kiện đông
người. Như vậy có thể hiểu thêm rằng nghị định này 72 ra đời còn nhằm
ngăn cản những lời kêu gọi hội họp biểu tình trên internet, có nghĩa
ngăn chặn các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân Việt Nam ngay từ khi
còn trứng nước. Cùng với nghị định 38 của Chính phủ quy định tụ tập 5
người trở nên phải xin phép chính quyền, người dân muốn hội họp biểu
tình chỉ còn cách kêu gọi trên internet để cùng nhau đến điểm nào đó nay
đã bị giới hạn bởi nghị định 72. Trong khi luật biểu tình chưa được nhà
nước Việt Nam ban hành, thì chính phủ đã đánh một đòn dưới thắt lưng về
quyền biểu tình của người dân bằng những nghị định như 38, 72 này.
Điều 4 khoản
5 của nghị định này đòi kiểm soát những thông tin bên ngoài đi vào
trong nước Việt Nam. Chúng ta có thể hiểu nghị định này hợp pháp hóa
việc chính quyền dựng lên bức tường lửa để ngăn chặn những thông tin mà
nhà nước Việt Nam cho là không phù hợp ý họ.
Điều 21
khoản 5 buộc các cá nhân cung cấp, tán phát thông tin trên mạng phải
chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Một trong những cái gọi là
"quy định pháp luật" được giới thiệu ở khoản 1 điều 21, đó là ''các quy
định pháp luật về xuất bản, báo chí''. Một cách lập lờ, nghị định này đã
đưa những cá nhân người sử dụng intenert phải theo quy định pháp luật
của luật báo chí nước CHXHCN Việt Nam. Oái ăm luật báo chí chi cho phép
cá nhân công dân được quyền tự do bày tỏ ý kiến trên báo chí. Mà báo chí
Việt Nam do Ban tuyên giáo của Đảng Cộng Sản kiểm soát. Như vậy công
dân có quyền bày tỏ ý kiến mình, nhưng phải đưa lên báo do Đảng cộng sản
kiểm soát. Ý kiến được đăng tải hay không lại là quyền của người kiểm
soát báo chí. Luật báo chí như vậy, nghị định gò ép theo luật báo chí
như vậy. Cá nhân người dân sử dụng internet muốn đưa ý kiến của mình tới
dư luận theo cách nào? Phải chăng người dân chỉ có quyền sử dụng mail
gửi ý kiến của mình đến báo điện tử của Đảng Cộng Sản quản lý và chờ họ
xem xét rồi trả lời có đăng hay không? Còn họ chưa trả lời, tự ý đăng
trên trang mạng cá nhân là vi phạm quy định pháp luật về báo chí?
Không khó
khăn gì để thấy những điều khoản ở nghị định 72 của Chính phủ Việt Nam
chứa những nội dung để làm hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền tự do
lập hội, tự do kêu gọi biểu tình. Những quyền lợi mà lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc, người khai sáng ra thể chế này đã từng lên án nước Pháp đã không
trao cho nhân dân Việt Nam những quyền lợi như người châu Âu cách đây
gần 100 năm.
Nếu tới đây
ngoại trưởng Pháp Fabius có gặp lại thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Paris,
người đã ban hành nghị định 72 này. Xin ngài Fabius có đôi lời nhắc lại
những gì ông Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chi Minh ( người đã thành lập chính
phủ Việt Nam đến ngày nay mà ông Nguyễn Tấn Dũng đang điều hành chính
phủ) đã từng đứng trên đất Pháp đòi hỏi chính phủ Pháp quyền lợi gì cho
người dân Việt Nam cách đây gần 100 năm.
==============================
4/ XHCN - Thiên đường mù không hề có tệ nạn !
(* Thanh Thanh )
Nguyên Anh (Danlambao) -
Tại Mỹ và các quốc gia văn minh khác mại dâm không hề được xem là tệ
nạn xã hội mà họ xem đó là một ngành nghề, ngay cả quốc gia lân bang gần
với Việt Nam là Thái Lan, ngành công nghệ tình dục đã góp phần quảng bá
du lịch cho họ và mỗi khi nghe đến đi Thái thì du khách nghĩ đến công
nghệ sex là điều trước nhất!
Điều đó cũng
bình thường, có cung ắt có cầu nhưng để đảm bảo sức khỏe cho người mua
và kẻ bán, những ai tham gia vào đội ngũ phải đăng ký, được cấp giấy
phép hành nghề và được hổ trợ khám sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát bệnh
tật, ngoài ra các tổ chức xã hội còn huấn luyện và tuyên truyền cho họ
cách thức sinh hoạt tình dục an toàn.
Nhìn đông nhìn tây chỗ nào cũng thấy có gái mại dâm chợt bừng tỉnh nhìn về nước mình và tự hỏi:
- VN có gái mại dâm không nhỉ?
Đảng ta mới giật bắn cả... mình vì bất thình lình giãy nảy:
Không, không
tuyệt nhiên không có, ở cái xứ thiên đường mù này ai cũng ấm no hạnh
phúc, ai cũng chung thủy một vợ một chồng, ai cũng chăm lo lao động, học
tập theo tấm gương của bác M râu vĩ đại và dưới sự lãnh đạo tài tình,
sáng suốt của đảng ta thì lấy đâu ra tệ nạn cơ chứ?
Thật đấy,
nếu có ai mà muốn xé rào ăn chơi trụy lạc múa cột, múa cây, múa gậy hay
nude 100% là đều được đám côn (đồ) an cú vọ của đảng ta rình rập phát
hiện ngay, nam thì bắt đội cái bao cao su đã qua sử dụng lên đầu bêu
riếu cho bàn dân thiên hạ được biết (bài của thủ Ếch), nữ thì tống vào
các trường phục hồi nhân phẩm cho biết mùi lao động là vinh quang để
quên đi mấy trò trụy lạc.
Thậm chí có
cả một đạo luật đã được đám chuyên viên ruồi bu soạn thảo đệ trình lên
các nhà làm luật: ai hôn nhau nơi công cộng sẽ bị phạt tiền thật nặng
(!) (chắc vì tội làm họ... thèm!)
Thật đúng là
một xứ thiên đường đáng sống nhất hành tinh, xứ của thủy chung, của
chàng Jack và nàng Rose trong bộ phim Titanic kinh điển!
Ấy vậy mà trái ngược với các tuyên bố của đám quan lại, tại VN... đĩ nó chạy đầy đường ấy chứ!
Tại Hà Thành
thủ đô nghìn năm văn vật mỗi tối đều có khu phố ngã ba sung sướng, dùng
tiếng lóng để nói chuyện, nào là tàu nhanh, tàu chậm, tàu bay, tàu dừng
tá lả bùng binh!
Còn khu vực
phía Nam còn bạo hơn, nếu các quốc gia tự do có múa cột thì VN cũng
không phần kém cạnh với múa lửa, múa bia duy chỉ có điều múa chui hoặc
ai bạo hơn xé rào như cô Phương Trinh, bà Tưng, bà Bí, bà Bầu gì đấy thì
bị đảng giãy nảy lên cấm tiệt!
Đất nước
nghìn năm văn vật làm sao mà chấp nhận cái trò bệnh hoạn của bọn tư bản
giãy hoài không chết, dù sao đi nữa nước chúng ta hơn bọn chúng chán vạn
lần cơ mà!(TS giấy. Dzoan)
Xấu hổ chết đi được, còn gì là thể diện quốc gia!
Nhưng khổ
một nỗi các quan chức xứ thiên đường ngoài mặt thì đạo đức giả nhưng bên
trong toàn bọn dâm ô trụy lạc, đã vậy lại hay ăn nhậu, nào là bàn bạc
hợp đồng, nào là triển khai dự án, nào là tiếp khách làm ăn cho nên ăn
nhậu nghiễm nhiên trở thành một nét văn hóa (đi xuống) của xứ thiên
đường, mà các quan thì tiền nhiều quá, đi ăn nhậu chỗ bình thường thì
không thích, chỉ thích chỗ nào có mấy em chân dài để mà gác tay, gác
chân, có người lau mặt, đút cho ăn và cuối cùng là thị dâm cho nên mới
có câu nhậu tới XYZ!
Và khi đã không còn tỉnh táo do say xỉn, các quan hoặc các đấng mày râu quên bố nó bài học tình dục an toàn cứ thế mà tới!
Thành ra con
vi trùng của bệnh xã hội không loại trừ virus HIV theo chân các sếp từ
bàn nhậu về đến nhà lây lan cho sếp bà và những người khác nhưng họ vô
tình không biết, nhiều sếp bà vẫn mạnh miệng phê phán tại các diễn đàn
lên án giới buôn hoa nhưng họ cũng không biết chính mình đã là nạn
nhân!
Bi kịch xứ
sở thiên đường mù vẫn tiếp diễn, các quan ông vẫn nhậu phè phè, tăng một
tăng hai tăng ba và các quán cà phê đèn mờ, bia ôm, bia đứng, bia ngồi,
bia nằm vẫn ngang nhiên tồn tại, quả bom căn bệnh thế kỷ vẫn âm thầm
phát triển và tàn phá một bộ phận xã hội nhưng không ai biết vì cái tâm
lý đánh đĩ bưng bít tốt khoe xấu che của đảng, cho đến khi nào các đấng
ông chồng suy giảm hệ miễn dịch, nhập viện và lăn quay ra chết hàng
loạt!
Nói thế chắc
đảng và các fan cuồng lại không tin nói đây là luận điệu của bọn phản
động thù địch xuyên tạc chống phá thiên đường mù chúng ta đây mà!
Không tin
cũng không sao, nhưng cứ thử đi một chuyến hướng về miền Tây, chỉ cần ra
khỏi địa phận Saigon là các quán cà phê chuồng đèn xanh đèn đỏ chớp
chớp cùng các em chân dài tới nách đu đưa mời gọi đằng trước là biết
ngay ấy mà.......
Ai còn sức khỏe nhiều hơn thì phóng thẳng xuống thủ phủ gạo trắng nước trong Cần Thơ mà chiêm nghiệm mấy vần thơ hiện thực:
Chiều chiều ra bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng bác Đĩ nhiều hơn Dân!
Còn giới bán
phấn buôn hoa thì mặc xác cái luật lệ của đảng, công nhận hay không
công nhận không quan trọng, chúng ta vẫn cứ... hành nghề, vì suy cho
cùng đói quá đầu gối phải bò, có cái thằng đảng, nhà nước nào cho ký gạo
nào đâu mà cấm với chả đoán!
BÙI BẢO TRÚC * NIỀM KIÊU HÃNH
Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh
Khoa Học Gia DƯƠNG NGUYỆT ÁNH
Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt.
Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn?
Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật.
Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của Shana Alexander về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao sống được ở Mỹ.
Ðó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng.
Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu. Kìa, như thái tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford, ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở.
Từ đó, năm nào, cứ đến tháng Tư là tôi lại nhớ đến bài báo của Shana Alexander, và cứ nghĩ đến những câu nhục mạ ấy là lại run người lên vì giận.
Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon. Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đi đến thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bõ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy tận mắt những người nàng khinh bỉ ấy đã sống như thế nào.
Ðó là cách trả thù vậy. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo NewsWeek đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.
George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam , một phụ nữ Việt, một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shaan Alexander đem ra nhục mạ trong bài báo.
Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết.
Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo khen nhau có những cái đuôi dài.
Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó.
Bài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.
Nước Mỹ đã phải cám ơn bà Dương Nguyệt Ánh về loại võ khi mới này. Tờ Washington Post mới đây có viết một bài khá dài về bà Ánh nhân dịp bà được trao tặng một huy chương về những thành quả và đóng góp của bà cho nước Mỹ.
George Will kể lại cảnh bà tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn, mà ứng khẩu trước một cử tọa rất đông đảo smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước, bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những ước mơ tan nát.
Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú, mà vì người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do, và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.
George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà.
Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa ?
Bùi Bảo Trúc
===================================
Khoa Học Gia DƯƠNG NGUYỆT ÁNH
Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt.
Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn?
Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật.
Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của Shana Alexander về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao sống được ở Mỹ.
Ðó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng.
Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu. Kìa, như thái tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford, ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở.
Từ đó, năm nào, cứ đến tháng Tư là tôi lại nhớ đến bài báo của Shana Alexander, và cứ nghĩ đến những câu nhục mạ ấy là lại run người lên vì giận.
Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon. Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đi đến thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bõ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy tận mắt những người nàng khinh bỉ ấy đã sống như thế nào.
Ðó là cách trả thù vậy. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo NewsWeek đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.
George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam , một phụ nữ Việt, một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shaan Alexander đem ra nhục mạ trong bài báo.
Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết.
Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo khen nhau có những cái đuôi dài.
Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó.
Bài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.
Nước Mỹ đã phải cám ơn bà Dương Nguyệt Ánh về loại võ khi mới này. Tờ Washington Post mới đây có viết một bài khá dài về bà Ánh nhân dịp bà được trao tặng một huy chương về những thành quả và đóng góp của bà cho nước Mỹ.
George Will kể lại cảnh bà tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn, mà ứng khẩu trước một cử tọa rất đông đảo smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước, bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những ước mơ tan nát.
Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú, mà vì người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do, và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.
George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà.
Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa ?
Bùi Bảo Trúc
===================================
PHAM CHÍ DŨNG * MÙA XUÂN CHẾT
Mùa xuân dệt liệm
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
- Người CS có thể cải sửa, chế độ CS thì không
- Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị
- Một đề nghị chân thành với các đảng viên CS chân chính
- Thư Xuân gửi cho một người bạn Đảng viên Cộng sản
- PTT Hoàng Trung Hải và ngành khai khoáng của Việt Nam
Nước Đức già nua, ta dệt liệm cho mi
Dệt vào đó ba lần chửi rủa
Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…
(bài “Những người thợ dệt miền Xiledi”, thơ Heinrich Heine)
Áng thơ quá đỗi sầu muộn
Cái tết suy thoái liên tiếp thứ ba đã chính thức dệt liệm cho mùa xuân đất nước hình chữ S.
Bài ca “Kinh tế năm 2014 tràn đầy hy vọng” cùng điệp khúc “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi” vẫn được phát đi bất tận trên chiếc loa phóng thanh rỉ sét toàn diện của hệ thống tuyên giáo một chiều, bất chấp hiện thực khốn quẫn còn chưa tới đáy của người nghèo.
Song tết Giáp Ngọ lại là một bằng chứng không thể chối cãi về những dấu hiệu chuyển xấu đối với nền kinh tế vốn còn hơn cả què quặt này.
Chưa bao giờ kể từ thời phi mã lạm phát “giá - lương - tiền” được kiến tạo bởi nhà thơ Tố Hữu chuyển sang làm kinh tế, chất thơ lại được lột tả sống sượng và mặc tình bởi chủ nghĩa lợi ích kẻ giàu đến thế.
Những chuyên gia giáo điều nhất của chiếc loa phóng thanh rỉ sét cũng không thể phủ nhận rằng sức mua là một trong những tiêu chí quyết định để phán quyết về một nền kinh tế phụ thuộc đến 80% vào thị trường tài chính và đầu cơ ở cấp bậc chủ nghĩa tư bản dã man.
Như một áng thơ quá đỗi sầu muộn, khoảng mười ngày trước tết nguyên đán 2014, toàn bộ thị trường bán lẻ vẫn bình chân như vại. Cán bộ quản lý của một số siêu thị lớn nhất than vãn “So với năm trước, vào thời điểm này lượng khách hàng giảm đến phân nửa”.
Với không ít siêu thị và cửa hàng tiêu dùng lớn ở Hà Nội và Sài Gòn, chỉ số sức mua biểu thị cho hàm số suy giảm theo cấp số nhân. Bởi vào dịp tết năm 2014, bất chấp phong trào khuyến mại tràn xuống đường không thua kém các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, lượng tồn kho hàng đại hạ giá của các doanh nghiệp vẫn chỉ được xử lý chưa đầy 30%.
Một hiện tượng lạ lùng là mới vào ngày 28 tết Giáp Ngọ, một số ngân hàng đã đóng cửa, trong khi vào những năm 2009 -2010 chính những ngân hàng này còn mở đến sáng ngày giao thừa. Dòng người chật cứng nêm đặc trước các quầy ATM đã khó có thể hy vọng rút được tiền một cách êm thắm. Đó và đây lại rộ lên tin đồn về chuyện ngân hàng hết tiền. Những đám đông tụm lại với nhau rỉ tai về nỗi nguy biến không còn quá kín đáo từ những ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ. Minh chứng hùng hồn nhất và gần gũi thuộc về Vietinbank - một trong số những ngân hàng lớn nhất và có mối quan hệ “bền vững” nhất với Ngân hàng nhà nước - đã vừa trải qua cơn động kinh với vụ lừa đảo đến 4.000 tỷ đồng của người phụ nữ có cái tên rất “thiền” là Huyền Như. Và nếu đến cả các nhân viên của Ngân hàng ACB còn bị mất tiền gửi tại Vietinbank, làm sao những khách hàng bình thường lại không bị đe dọa bởi vô số khuất tất chưa lộ mặt trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thời quá dễ trở mặt và trở thành chí phèo này?
Cũng khác với tết năm ngoái, vào năm nay đã không có lấy một tín hiệu tạm gọi là khởi sắc về việc Ngân hàng nhà nước bơm tiền để kích thích sức mua cho nền kinh tế. Tất cả hầu như đều bặt tăm. Và dường như tin tức về chuyện ngân hàng cạn kiệt tiền mặt đã trở nên có xác cứ.
Nguyễn Văn Bình - người được tờ báo mạng Vnexpress bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”, nhưng cùng năm đó lại bị tạp chí Global Finance phân loại như “một trong 20 vị thống đốc ngân hàng tệ nhất thế giới”, đã làm nên một công cuộc điều hành tài chính - tín dụng không thể chán ngán hơn mà đang dẫn đến hiểm họa khủng hoảng tín dụng - bất động sản có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
ANZ - một trong những ngân hàng nước ngoài chịu dấu ấn “dưới ánh sáng đại hội đảng…”, giờ đây không còn quá lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế. “Sự cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phụ thuộc lớn vào ý chí chính trị của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các khoản nợ xấu”, báo cáo của ANZ đầy chất ẩn dụ.
Bản xonnê đáng nguyền rủa
Hình ảnh thủng túi ngân sách lại liên quan mật thiết với những gói kích cầu kinh tế. Khác hẳn năm 2009 khi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản được kích động mạnh và nền kinh tế cũng ăn theo tạm phục hồi bởi gói kích cầu lên đến 8,5 tỷ UD, ít nhất trong hai năm suy thoái đặc biệt nặng nề 2012 và 2013 đã không có bất cứ gói tín dụng chữa cháy nào. Những thông tin về “gói kích cầu 200.000 tỷ đồng” theo cách mà Bộ Xây dựng - cơ quan có mối liên hệ đặc biệt “thân quen” với thị trường bất động sản ngập ngụa tồn kho - cuối cùng vẫn chỉ mang tính cách của một cái bánh vẽ không hơn không kém.
Cũng trong năm 2013, hiện tượng trần bội chi ngân sách được Chính phủ lần đầu tiên phải xuống nước khẩn cầu Quốc hội chuẩn y cho nâng từ 4,7% lên 5,3% đã làm nên một cơn chấn động chưa có tiền lệ về tình trạng thu không đủ chi. Rất nhiều khoản chi lãng phí và bị rút ruột đã giống như cơn bão cát ngoài sa mạc tràn lấp những giếng đào nước ngọt cuối cùng, khiến cho bất cứ một sinh lực nào muốn hồi sinh cũng chẳng còn lấy cơ hội tối thiểu.
Làm sao nền kinh tế có thể tươi sáng và hồi phục được khi hệ thống ngân hàng trung ương và ngân sách gần như sạch tiền? Cho dù sức mua thị trường bán lẻ có chút khí sắc vào sát tết, nhưng chừng đó vẫn là quá ít so với độ sớm từ 2-3 tuần của thời hoàng kim những năm 2006-2007. Bởi hiện tượng “giảm phát sức mua” đã xảy ra ngay trong những ngày đầu năm mới.
Vào năm mới, nhiều bà nội trợ đã thốt lên sung sướng khi chỉ phải bỏ một số tiền tương đương một nửa hoặc một phần ba tết năm ngoái để mua một bó rau hoặc một kg xu hào, bắp cải. Hiệu ứng “suy thoái tư tưởng” như vậy lại tiếp biến khi giá rau củ tại các chợ đầu mối thi nhau giảm sụt. Nhiều gia đình nông dân trở nên đắng chát khi bị âm vốn. Một số nơi thậm chí còn không mang rau ra chợ bán mà đành cho lợn ăn. Trong khi đó, giá thịt lợn cũng giảm đến một phần ba, làm nên một hình ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng giảm phát kinh tế và tình hình suy sụp không cưỡng nổi nơi dân chúng về niềm tin thị trường cùng xác tín chế độ.
Hình ảnh trên là hoàn toàn trái ngược với những tết trước đó, khi cứ sau tết là giá rau củ và thịt lợn tăng vọt đến 1,5-2 lần. Không thể chối cãi, đây là cái tết thứ ba liên tiếp các mặt hàng chiến lược cho người tiêu dùng không thể tăng sau tết cổ truyền của dân tộc.
Không chỉ bởi lượng cung dư thừa, mà chính là túi tiền vơi thẳm của người tiêu dùng mới là yếu tố quyết định. Chưa bao giờ từ năm 2007 đến nay, số công nhân và sinh viên không có tiền mua vé tàu xe về quê ăn tết lại ngồn ngộn như năm nay. Nhiều công nhân và sinh viên không dám bước ra ngoài đường vì họ phải chắt bóp những đồng bạc quá eo hẹp cho nhu cầu ăn uống. Khối con người túng thiếu ấy đã không cầm được những giọt nước mắt tuôn lăn trên má vào đêm giao thừa.
Với những giọt nước mắt ấy và với con sóng còn lâu mới nổi của các thị trường, làm sao nền kinh tế có thể thoát khỏi thế trườn bò của năm con Rắn?
Bài thơ lãng mạn kinh tế đã mau chóng biến thành bản xonnê đáng nguyền rủa trong khối đông đảo độc giả bất đắc dĩ.
Cùng đinh thể chế
Nếu “một nửa” là độ giảm trung bình của sức mua thị trường vào tết năm 2014, 50% cũng là tỷ lệ giảm sút bình quân về tiền thưởng tết tại nhiều doanh nghiệp và kể cả cơ quan nhà nước. Thậm chí ở đồng bằng sông Cửu Long có đến vài ngàn doanh nghiệp không thể xoay đâu ra tiền tết cho công nhân. Và số lượng công nhân nằm trong diện nghèo khó này lên đến ít nhất hàng trăm ngàn.
Song điều khốn khổ chưa từng có là khác hoàn toàn với tư thế “cười trên nỗi đau khổ của kẻ khác” vào tết năm 2011, giờ đây nhiều ngân hàng thậm chí không có nổi tháng lương thứ 13 cho nhân viên. Những người rút tiền vào dịp tết đã chứng kiến một số ngân hàng còn không đoái hoài gì đến chuyện trang trí tết, dù rằng các loại cây cảnh như mai và đào ế ẩm chưa từng thấy với mặt bằng giá giảm đến hơn phân nửa.
Cũng bởi thế vào tết năm nay, “nghèo khó quan chức” lại là một khái niệm khá mới mẻ, khi như lời trần tình của một số doanh nghiệp, chất lượng phong bao phong bì mà họ “đi tết” cho các quan chức đã vơi đến 50-60%. Trong tâm thế bĩ cực của nhiều doanh nghiệp, điều quá dễ biện bạch là tiền trả lương cho công nhân còn không có thì làm sao có “đạn” để trám lấp những cái miệng ngoác rộng chờ sung của các quan chức đói khát và tham lam không đáy?
Sự khốn khó của giới ngân hàng và quan chức là tiêu chí cuối cùng để làm nên bản sơ kết về tương lai cùng đinh của nền kinh tế. Giờ đây, tất cả đang làm nên một bức tranh trần trụi và sắt máu hơn nhiều so với những lời dối trá trước đó.
Đã đến lúc các thị trường đầu cơ phải trả giá cho thói thực dụng không có điểm dừng lồng lộn đến vài thập kỷ của chúng. Cũng không một cố gắng che giấu nào còn chút giá trị khi ngay quyền lợi của những thành phần trong khu vực nhà nước và trong đảng bị ảnh hưởng nặng nề đến thế vào tết Giáp Ngọ.
Cuối cùng nhưng chưa phải tất cả, bản xonnê cứu vớt kinh tế đã bị dệt liệm bởi thói vô lương tâm không thể táng tận hơn của giới quan chức đầu tỉnh ăn trên ngồi trốc. Ngay sau tết nguyên đán, công luận đã phải gầm lên trước câu chuyện những địa phương như Phú Yên xin gạo cứu đói dân trước tết nhưng lại còn tồn đến 2/3 số gạo được cấp trong kho khi tết đã biệt trôi. Một tiếng thét rền vang trên nền trời vằn vện tia sét: Vậy dân nghèo ăn tết bằng gì?
Ninh Thuận - nổi tiếng toàn quốc không chỉ bởi toàn bộ chiều dài bờ biển bị các tập đoàn quan chức - bất động sản che lấp, mà còn bằng thói điêu bạc của cấp xã khi bớt xét đến 5 trên con số ít ỏi 15 kg gạo cấp phát cho người nghèo vào tết nguyên đán vừa qua, dù ai cũng biết tỉnh này là địa phương khốn khó nhất nước.
Mùa xuân dệt liệm
Hiện hình như một bóng ma, mùa xuân năm nay đã được dệt liệm bởi những vần thơ của nhà báo Lê Phú Khải:
Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S
Để tang cho Tổ quốc của tôi
Một mùa xuân dệt liệm, những mùa xuân dệt liệm đang lao đến triệt buộc lớp dân nghèo dưới đáy và cả thượng tầng chính thể ở Việt Nam…
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Dệt vào đó ba lần chửi rủa
Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…
(bài “Những người thợ dệt miền Xiledi”, thơ Heinrich Heine)
Áng thơ quá đỗi sầu muộn
Cái tết suy thoái liên tiếp thứ ba đã chính thức dệt liệm cho mùa xuân đất nước hình chữ S.
Bài ca “Kinh tế năm 2014 tràn đầy hy vọng” cùng điệp khúc “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi” vẫn được phát đi bất tận trên chiếc loa phóng thanh rỉ sét toàn diện của hệ thống tuyên giáo một chiều, bất chấp hiện thực khốn quẫn còn chưa tới đáy của người nghèo.
Song tết Giáp Ngọ lại là một bằng chứng không thể chối cãi về những dấu hiệu chuyển xấu đối với nền kinh tế vốn còn hơn cả què quặt này.
Chưa bao giờ kể từ thời phi mã lạm phát “giá - lương - tiền” được kiến tạo bởi nhà thơ Tố Hữu chuyển sang làm kinh tế, chất thơ lại được lột tả sống sượng và mặc tình bởi chủ nghĩa lợi ích kẻ giàu đến thế.
Những chuyên gia giáo điều nhất của chiếc loa phóng thanh rỉ sét cũng không thể phủ nhận rằng sức mua là một trong những tiêu chí quyết định để phán quyết về một nền kinh tế phụ thuộc đến 80% vào thị trường tài chính và đầu cơ ở cấp bậc chủ nghĩa tư bản dã man.
Như một áng thơ quá đỗi sầu muộn, khoảng mười ngày trước tết nguyên đán 2014, toàn bộ thị trường bán lẻ vẫn bình chân như vại. Cán bộ quản lý của một số siêu thị lớn nhất than vãn “So với năm trước, vào thời điểm này lượng khách hàng giảm đến phân nửa”.
Với không ít siêu thị và cửa hàng tiêu dùng lớn ở Hà Nội và Sài Gòn, chỉ số sức mua biểu thị cho hàm số suy giảm theo cấp số nhân. Bởi vào dịp tết năm 2014, bất chấp phong trào khuyến mại tràn xuống đường không thua kém các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, lượng tồn kho hàng đại hạ giá của các doanh nghiệp vẫn chỉ được xử lý chưa đầy 30%.
Một hiện tượng lạ lùng là mới vào ngày 28 tết Giáp Ngọ, một số ngân hàng đã đóng cửa, trong khi vào những năm 2009 -2010 chính những ngân hàng này còn mở đến sáng ngày giao thừa. Dòng người chật cứng nêm đặc trước các quầy ATM đã khó có thể hy vọng rút được tiền một cách êm thắm. Đó và đây lại rộ lên tin đồn về chuyện ngân hàng hết tiền. Những đám đông tụm lại với nhau rỉ tai về nỗi nguy biến không còn quá kín đáo từ những ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ. Minh chứng hùng hồn nhất và gần gũi thuộc về Vietinbank - một trong số những ngân hàng lớn nhất và có mối quan hệ “bền vững” nhất với Ngân hàng nhà nước - đã vừa trải qua cơn động kinh với vụ lừa đảo đến 4.000 tỷ đồng của người phụ nữ có cái tên rất “thiền” là Huyền Như. Và nếu đến cả các nhân viên của Ngân hàng ACB còn bị mất tiền gửi tại Vietinbank, làm sao những khách hàng bình thường lại không bị đe dọa bởi vô số khuất tất chưa lộ mặt trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thời quá dễ trở mặt và trở thành chí phèo này?
Cũng khác với tết năm ngoái, vào năm nay đã không có lấy một tín hiệu tạm gọi là khởi sắc về việc Ngân hàng nhà nước bơm tiền để kích thích sức mua cho nền kinh tế. Tất cả hầu như đều bặt tăm. Và dường như tin tức về chuyện ngân hàng cạn kiệt tiền mặt đã trở nên có xác cứ.
Nguyễn Văn Bình - người được tờ báo mạng Vnexpress bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”, nhưng cùng năm đó lại bị tạp chí Global Finance phân loại như “một trong 20 vị thống đốc ngân hàng tệ nhất thế giới”, đã làm nên một công cuộc điều hành tài chính - tín dụng không thể chán ngán hơn mà đang dẫn đến hiểm họa khủng hoảng tín dụng - bất động sản có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
ANZ - một trong những ngân hàng nước ngoài chịu dấu ấn “dưới ánh sáng đại hội đảng…”, giờ đây không còn quá lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế. “Sự cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phụ thuộc lớn vào ý chí chính trị của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các khoản nợ xấu”, báo cáo của ANZ đầy chất ẩn dụ.
Bản xonnê đáng nguyền rủa
Hình ảnh thủng túi ngân sách lại liên quan mật thiết với những gói kích cầu kinh tế. Khác hẳn năm 2009 khi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản được kích động mạnh và nền kinh tế cũng ăn theo tạm phục hồi bởi gói kích cầu lên đến 8,5 tỷ UD, ít nhất trong hai năm suy thoái đặc biệt nặng nề 2012 và 2013 đã không có bất cứ gói tín dụng chữa cháy nào. Những thông tin về “gói kích cầu 200.000 tỷ đồng” theo cách mà Bộ Xây dựng - cơ quan có mối liên hệ đặc biệt “thân quen” với thị trường bất động sản ngập ngụa tồn kho - cuối cùng vẫn chỉ mang tính cách của một cái bánh vẽ không hơn không kém.
Cũng trong năm 2013, hiện tượng trần bội chi ngân sách được Chính phủ lần đầu tiên phải xuống nước khẩn cầu Quốc hội chuẩn y cho nâng từ 4,7% lên 5,3% đã làm nên một cơn chấn động chưa có tiền lệ về tình trạng thu không đủ chi. Rất nhiều khoản chi lãng phí và bị rút ruột đã giống như cơn bão cát ngoài sa mạc tràn lấp những giếng đào nước ngọt cuối cùng, khiến cho bất cứ một sinh lực nào muốn hồi sinh cũng chẳng còn lấy cơ hội tối thiểu.
Làm sao nền kinh tế có thể tươi sáng và hồi phục được khi hệ thống ngân hàng trung ương và ngân sách gần như sạch tiền? Cho dù sức mua thị trường bán lẻ có chút khí sắc vào sát tết, nhưng chừng đó vẫn là quá ít so với độ sớm từ 2-3 tuần của thời hoàng kim những năm 2006-2007. Bởi hiện tượng “giảm phát sức mua” đã xảy ra ngay trong những ngày đầu năm mới.
Vào năm mới, nhiều bà nội trợ đã thốt lên sung sướng khi chỉ phải bỏ một số tiền tương đương một nửa hoặc một phần ba tết năm ngoái để mua một bó rau hoặc một kg xu hào, bắp cải. Hiệu ứng “suy thoái tư tưởng” như vậy lại tiếp biến khi giá rau củ tại các chợ đầu mối thi nhau giảm sụt. Nhiều gia đình nông dân trở nên đắng chát khi bị âm vốn. Một số nơi thậm chí còn không mang rau ra chợ bán mà đành cho lợn ăn. Trong khi đó, giá thịt lợn cũng giảm đến một phần ba, làm nên một hình ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng giảm phát kinh tế và tình hình suy sụp không cưỡng nổi nơi dân chúng về niềm tin thị trường cùng xác tín chế độ.
Hình ảnh trên là hoàn toàn trái ngược với những tết trước đó, khi cứ sau tết là giá rau củ và thịt lợn tăng vọt đến 1,5-2 lần. Không thể chối cãi, đây là cái tết thứ ba liên tiếp các mặt hàng chiến lược cho người tiêu dùng không thể tăng sau tết cổ truyền của dân tộc.
Không chỉ bởi lượng cung dư thừa, mà chính là túi tiền vơi thẳm của người tiêu dùng mới là yếu tố quyết định. Chưa bao giờ từ năm 2007 đến nay, số công nhân và sinh viên không có tiền mua vé tàu xe về quê ăn tết lại ngồn ngộn như năm nay. Nhiều công nhân và sinh viên không dám bước ra ngoài đường vì họ phải chắt bóp những đồng bạc quá eo hẹp cho nhu cầu ăn uống. Khối con người túng thiếu ấy đã không cầm được những giọt nước mắt tuôn lăn trên má vào đêm giao thừa.
Với những giọt nước mắt ấy và với con sóng còn lâu mới nổi của các thị trường, làm sao nền kinh tế có thể thoát khỏi thế trườn bò của năm con Rắn?
Bài thơ lãng mạn kinh tế đã mau chóng biến thành bản xonnê đáng nguyền rủa trong khối đông đảo độc giả bất đắc dĩ.
Cùng đinh thể chế
Nếu “một nửa” là độ giảm trung bình của sức mua thị trường vào tết năm 2014, 50% cũng là tỷ lệ giảm sút bình quân về tiền thưởng tết tại nhiều doanh nghiệp và kể cả cơ quan nhà nước. Thậm chí ở đồng bằng sông Cửu Long có đến vài ngàn doanh nghiệp không thể xoay đâu ra tiền tết cho công nhân. Và số lượng công nhân nằm trong diện nghèo khó này lên đến ít nhất hàng trăm ngàn.
Song điều khốn khổ chưa từng có là khác hoàn toàn với tư thế “cười trên nỗi đau khổ của kẻ khác” vào tết năm 2011, giờ đây nhiều ngân hàng thậm chí không có nổi tháng lương thứ 13 cho nhân viên. Những người rút tiền vào dịp tết đã chứng kiến một số ngân hàng còn không đoái hoài gì đến chuyện trang trí tết, dù rằng các loại cây cảnh như mai và đào ế ẩm chưa từng thấy với mặt bằng giá giảm đến hơn phân nửa.
Cũng bởi thế vào tết năm nay, “nghèo khó quan chức” lại là một khái niệm khá mới mẻ, khi như lời trần tình của một số doanh nghiệp, chất lượng phong bao phong bì mà họ “đi tết” cho các quan chức đã vơi đến 50-60%. Trong tâm thế bĩ cực của nhiều doanh nghiệp, điều quá dễ biện bạch là tiền trả lương cho công nhân còn không có thì làm sao có “đạn” để trám lấp những cái miệng ngoác rộng chờ sung của các quan chức đói khát và tham lam không đáy?
Sự khốn khó của giới ngân hàng và quan chức là tiêu chí cuối cùng để làm nên bản sơ kết về tương lai cùng đinh của nền kinh tế. Giờ đây, tất cả đang làm nên một bức tranh trần trụi và sắt máu hơn nhiều so với những lời dối trá trước đó.
Đã đến lúc các thị trường đầu cơ phải trả giá cho thói thực dụng không có điểm dừng lồng lộn đến vài thập kỷ của chúng. Cũng không một cố gắng che giấu nào còn chút giá trị khi ngay quyền lợi của những thành phần trong khu vực nhà nước và trong đảng bị ảnh hưởng nặng nề đến thế vào tết Giáp Ngọ.
Cuối cùng nhưng chưa phải tất cả, bản xonnê cứu vớt kinh tế đã bị dệt liệm bởi thói vô lương tâm không thể táng tận hơn của giới quan chức đầu tỉnh ăn trên ngồi trốc. Ngay sau tết nguyên đán, công luận đã phải gầm lên trước câu chuyện những địa phương như Phú Yên xin gạo cứu đói dân trước tết nhưng lại còn tồn đến 2/3 số gạo được cấp trong kho khi tết đã biệt trôi. Một tiếng thét rền vang trên nền trời vằn vện tia sét: Vậy dân nghèo ăn tết bằng gì?
Ninh Thuận - nổi tiếng toàn quốc không chỉ bởi toàn bộ chiều dài bờ biển bị các tập đoàn quan chức - bất động sản che lấp, mà còn bằng thói điêu bạc của cấp xã khi bớt xét đến 5 trên con số ít ỏi 15 kg gạo cấp phát cho người nghèo vào tết nguyên đán vừa qua, dù ai cũng biết tỉnh này là địa phương khốn khó nhất nước.
Mùa xuân dệt liệm
Hiện hình như một bóng ma, mùa xuân năm nay đã được dệt liệm bởi những vần thơ của nhà báo Lê Phú Khải:
Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S
Để tang cho Tổ quốc của tôi
Một mùa xuân dệt liệm, những mùa xuân dệt liệm đang lao đến triệt buộc lớp dân nghèo dưới đáy và cả thượng tầng chính thể ở Việt Nam…
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
TIN TỨC THẾ GIỚI
Hà Nội: Biểu tình chống TQ nhân kỷ niệm chiến tranh biên giới
Người biểu tình hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong lễ tưởng niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới, ngày 16/2/2014.
HÀ NỘI — Khoảng 100 người tuần hành trong
trung tâm thủ đô Hà Nội hôm Chủ nhật để kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên
giới với Trung Quốc, diễn ra chỉ trong một thời gian ngắn nhưng là một
cuộc chiến đẫm máu.
Những người biểu tình chống Trung quốc tuần hành quanh bờ hồ trong trung tâm thủ đô Hà Nội vào sáng Chủ nhật để kỷ niệm ngày này cách nay 35 năm, quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lăng miền bắc Việt Nam kéo dài gần 1 tháng.
Những người tham gia cuộc biểu tình cầm hoa, và buộc dải băng trên đầu với dòng chữ “Nhân Dân Không Quên.”
Binh sĩ Trung Quốc tràn qua biên giới ngày 17 tháng 2 năm 1979, một thời gian ngắn sau khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia, lúc đó Campuchia nằm dưới sự lãnh đạo của Khmer Đỏ đồng minh của Trung Quốc.
Người ta tin rằng khoảng 21.000 người của cả 2 phía đã chết trong cuộc chiến này, mặc dù cả 2 chính phủ đều không đưa ra số liệu chính thức.
Cuộc chiến này cho đến giờ vẫn còn là một đề tài rất nhạy cảm ở Việt Nam do quan hệ ngoại giao tế nhị với Trung Quốc. Một sinh viên 20 tuổi, Kim Bích Ngọc cho biết các giáo viên đã cảnh cáo là cô sẽ bị đuổi ra khỏi đại học nếu tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Sinh viên Ngọc nói:
“Chính phủ không muốn nhân dân Việt Nam biết điều đó vì họ sợ nó sẽ ảnh hưởng đến bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Người biểu tình, thoạt tiên, định đến đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, vị Hoàng đế biểu tượng của đất nước, nhưng khu vực quanh tượng đài đông nghẹt thành viên của các câu lạc bộ khiêu vũ và thể dục nhịp điệu.
Nhiều người biểu tình nói họ tin rằng chính phủ đã sắp xếp các sinh hoạt này để họ không thể tụ tập ở đó.
Trong đoàn biểu tình có anh Nguyễn Trí Dũng con của ông Nguyễn Văn Hải hay blogger Điếu Cày.
Ông Nguyễn Văn Hải đã tham gia các cuộc biểu tình từ năm 2008, phản đối Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông là vùng biển mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Ông Hải hiện đang thụ án tù 12 năm vì bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước.
Anh Dũng nói anh tin rằng chính phủ Việt Nam không muốn dân chúng biết về cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Anh cho biết:
“Tôi đã phải tự tìm kiếm lịch sử đích thực (về cuộc chiến này) trên Internet. Tôi đến đây ngày hôm nay để thừa nhận lịch sử đích thực đó. Tôi đã không được học bất cứ điều gì ở trường về cuộc chiến này. Tôi, thậm chí, không biết rằng đã có cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc vào thời gian đó.”
Mặc dù chính phủ Việt Nam đôi lúc quả có phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, nhưng tường thuật của truyền thông về quan hệ ngoại giao giữa 2 nước bị kiểm soát chặt chẽ.
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Anh Dũng nói anh tin rằng đó là lý do khiến chính phủ không muốn giới thanh thiếu niên biết về cuộc chiến tranh đó. Anh nói:
“Tôi nghĩ, vì họ sợ nói lên sự thật để giới trẻ biết .. chính phủ lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc.”
Các cuộc biểu tình tương tự thường bị cảnh sát giải tán với hàng chục người biểu tình bị bắt giữ.
Mặc dù bị cảnh sát mặc quân phục lẫn cảnh sát mặc thường phục theo sát, người biểu tình cuối cùng cũng đã đến đặt hoa tại một ngôi chùa và trở về nhà.
Những người biểu tình chống Trung quốc tuần hành quanh bờ hồ trong trung tâm thủ đô Hà Nội vào sáng Chủ nhật để kỷ niệm ngày này cách nay 35 năm, quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lăng miền bắc Việt Nam kéo dài gần 1 tháng.
Những người tham gia cuộc biểu tình cầm hoa, và buộc dải băng trên đầu với dòng chữ “Nhân Dân Không Quên.”
Binh sĩ Trung Quốc tràn qua biên giới ngày 17 tháng 2 năm 1979, một thời gian ngắn sau khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia, lúc đó Campuchia nằm dưới sự lãnh đạo của Khmer Đỏ đồng minh của Trung Quốc.
Người ta tin rằng khoảng 21.000 người của cả 2 phía đã chết trong cuộc chiến này, mặc dù cả 2 chính phủ đều không đưa ra số liệu chính thức.
Cuộc chiến này cho đến giờ vẫn còn là một đề tài rất nhạy cảm ở Việt Nam do quan hệ ngoại giao tế nhị với Trung Quốc. Một sinh viên 20 tuổi, Kim Bích Ngọc cho biết các giáo viên đã cảnh cáo là cô sẽ bị đuổi ra khỏi đại học nếu tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Sinh viên Ngọc nói:
“Chính phủ không muốn nhân dân Việt Nam biết điều đó vì họ sợ nó sẽ ảnh hưởng đến bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Người biểu tình, thoạt tiên, định đến đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, vị Hoàng đế biểu tượng của đất nước, nhưng khu vực quanh tượng đài đông nghẹt thành viên của các câu lạc bộ khiêu vũ và thể dục nhịp điệu.
Nhiều người biểu tình nói họ tin rằng chính phủ đã sắp xếp các sinh hoạt này để họ không thể tụ tập ở đó.
Trong đoàn biểu tình có anh Nguyễn Trí Dũng con của ông Nguyễn Văn Hải hay blogger Điếu Cày.
Ông Nguyễn Văn Hải đã tham gia các cuộc biểu tình từ năm 2008, phản đối Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông là vùng biển mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Ông Hải hiện đang thụ án tù 12 năm vì bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước.
Anh Dũng nói anh tin rằng chính phủ Việt Nam không muốn dân chúng biết về cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Anh cho biết:
“Tôi đã phải tự tìm kiếm lịch sử đích thực (về cuộc chiến này) trên Internet. Tôi đến đây ngày hôm nay để thừa nhận lịch sử đích thực đó. Tôi đã không được học bất cứ điều gì ở trường về cuộc chiến này. Tôi, thậm chí, không biết rằng đã có cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc vào thời gian đó.”
Mặc dù chính phủ Việt Nam đôi lúc quả có phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, nhưng tường thuật của truyền thông về quan hệ ngoại giao giữa 2 nước bị kiểm soát chặt chẽ.
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Anh Dũng nói anh tin rằng đó là lý do khiến chính phủ không muốn giới thanh thiếu niên biết về cuộc chiến tranh đó. Anh nói:
“Tôi nghĩ, vì họ sợ nói lên sự thật để giới trẻ biết .. chính phủ lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc.”
Các cuộc biểu tình tương tự thường bị cảnh sát giải tán với hàng chục người biểu tình bị bắt giữ.
Mặc dù bị cảnh sát mặc quân phục lẫn cảnh sát mặc thường phục theo sát, người biểu tình cuối cùng cũng đã đến đặt hoa tại một ngôi chùa và trở về nhà.
- Người biểu tình chống Trung Quốc đặt vòng hoa tại đền Ngọc Sơn ở Hà Nội, ngày 16/2/2014.Khi Trung Quốc hạ cánh
Nghe bài này
Những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng rõ rệt hơn. Nhưng khi nền kinh tế đứng hạng thứ nhì thế giới mà bị suy trầm, hoặc thậm chí hạ cánh nặng nề thì kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về kịch bản này.
Những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng rõ rệt hơn. Nhưng khi nền kinh tế đứng hạng thứ nhì thế giới mà bị suy trầm, hoặc thậm chí hạ cánh nặng nề thì kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về kịch bản này.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, từ đã
lâu trên diễn đàn này, ông nói đến nhiều dự báo không lạc quan về tình
hình kinh tế Trung Quốc và nhắc tới những thử thách hay cơ hội cho các
nền kinh tế khác. Vừa qua, tập đoàn ngân hàng Société Générale của Pháp
lại có một báo cáo công bố tuần trước về kịch bản hạ cánh nặng nề của
Trung Quốc với hậu quả bất lợi cho kinh tế toàn cầu, thí dụ như nếu đà
tăng trưởng kinh tế xứ này từ hơn 10% mà giảm tới mức 2% thì tốc độ tăng
trưởng của kinh tế thế giới sẽ mất 1,5 điểm bách phân. Vì sao lại như
vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ điều đầu tiên mà chúng ta cần
mường tượng ra về Trung Quốc thì phải thấy được nhiều mâu thuẫn quan
trọng. Trước hết, đấy là một quốc gia lớn mà lại rất nghèo. Thứ hai, sau
hơn ba chục năm tăng trưởng khá ngoạn mục, xứ này đang phải đổi hướng
vì những bất toàn trong mô hình phát triển của họ. Thứ ba, vì hệ thống
chính trị bên trong, xứ này khó chuyển hướng êm thấm mà có thể sẽ gặp
nhiều khó khăn, thậm chí rủi ro khủng hoảng và trong giả thuyết ấy, thế
giới sẽ lại bị hiệu ứng, cũng đáng ngại như vụ khủng hoảng tại Mỹ năm
2008 hay của khối Euro năm 2010. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về những
mâu thuẫn này.
Vũ Hoàng: Vâng thưa ông, đầu tiên thì tại sao Trung Quốc có nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới về sản lượng mà lại là một nước cực nghèo?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc là một nước lớn, có lãnh thổ
bằng diện tích của Hoa Kỳ mà là một lãnh thổ thiếu hai phương tiện sinh
sống căn bản cho con người là đất và nước. Diện tích khả canh của họ chỉ
bằng một phần ba của trung bình toàn cầu. Nếu tính theo đầu người của
xứ này thì lượng nước ngọt, từ sông hồ đến giếng sâu và nước mưa thì
thuộc loại thấp nhất Á Châu, và Á Châu thiếu nước nhất trong các lục địa
của thế giới. về địa dư hình thể thì lãnh thổ xứ này là một bao lơn
hiểm trở khắc nghiệt vây quanh và nhìn xuống vùng đất tương đối phì
nhiêu hơn ở vùng duyên hải. Xưa nay, biển người từ bao lơn ba phía đổ
xuống vùng Trung Nguyên đã làm nên lịch sử hợp tan của Trung Quốc.
Với thực tế ấy, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc có hơn 30 năm
tăng trưởng từ 1979 đến 2009, trung bình là tăng 10% một năm. Từ một xứ
có một tỷ 350 triệu người, đà gia tăng ấy quả là đáng kể khiến cho xứ
này có sản lượng kinh tế thứ nhì thế giới sau Hoa Kỳ và trước Nhật Bản
kể từ năm 2010. Nhưng sự thật thì Trung Quốc vẫn là một nước cực nghèo.
Theo thống kê của Bắc Kinh thì chỉ có 60 triệu dân kiếm ra hơn hai vạn
đô la một năm; 60 triệu người thì đông thật, mà vẫn chỉ là thiểu số hơn
4% giữa một tỷ 350 triệu. Trong khi ấy, có khoảng 600 triệu người không
kiếm ra hai đồng một ngày để sống và có 400 triệu người giàu gấp đôi vì
kiếm được từ hai đến bốn đô la một ngày. Vị chi, có một tỷ người Tầu
chưa đạt mức lợi tức là bốn đô la một ngày! Thế giới chỉ nói đến một số
đại gia tỷ phú ở chung quanh đảng mà quên cả tỷ người bần cùng ấy của
Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Mâu thuẫn thứ hai mà ông nhắc tới là những bất toàn trong mô hình phát triển của Trung Quốc. Thưa ông, đấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc đã có 30 năm tăng trưởng ngoạn
mục, chủ yếu là nhờ sức đầu tư rất cao, có lúc lên tới phân nửa của Tổng
sản lượng, còn thì thường xuyên cao hơn 40%. Với sức đẩy lớn lao này
thì quả nhiên là người ta đạt tốc độ hơn 10%. Nhưng nếu mà xét về phẩm
chất hay nội dung thật của tài nguyên được đưa vào sản xuất thì phải nói
đến hiện tượng gọi là "sản nhập" vì nhập lượng ở đầu vào lại có giá trị
cao hơn xuất lượng ở đầu ra. Lý do của sự thể ngược ngạo ấy là người ta
đếm sản lượng ở đầu ra theo trị giá hay giá cả mà cái giá ấy không phản
ảnh giá trị hay những hy sinh ở đầu vào. Đây là một khái niệm khá rắc
rối về kế toán mà những người làm công tác tuyên truyền hay quảng cáo
thường bỏ qua một bên.
Vũ Hoàng: Cũng vì khái niệm kế toán rắc rối ấy, xin ông nhắc lại hoặc đơn cử một thí dụ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin trước tiên nhắc lại vài phạm trù kế
toán với Anh ngữ để thành phần thính giả trẻ đã có kiến thức về kế toán
tài chính nắm vững được vấn đề. Sau đó là thí dụ.
Thế giới bên ngoài Trung Quốc chỉ đếm phương tiện đưa vào sản xuất theo mệnh giá hay face value. Người ta đã lầm trị giá (price) với giá trị (value) của nhập lượng (input) rồi kiểm kê xuất lượng (output) để gọi đó là sản lượng (production) mà không khấu trừ nhiều phí tổn (cost) của nhập lượng này. Trong đó có những phí tổn ngầm mà ta phải gọi là "ẩn phí", shadow cost, như phí tổn về môi sinh bị hủy hoại, hoặc phí tổn về thời cơ của tư bản là opportunity cost vì dùng tiền vào chỗ này thì không có cơ hội dùng vào chỗ khác có giá trị hơn.
Thí dụ dễ hiểu ở đây là nhà nước huy động sức tiết kiệm rất cao của
dân chúng và trả tiền lời ký thác rất thấp, gần như số âm nếu kể thêm
mức lạm phát. Đấy là một hình thái trưng thu hay bóc lột từ gốc. Nguồn
tiết kiệm rẻ này lại được hệ thống ngân hàng của nhà nước đưa vào khu
vực là doanh nghiệp của nhà nước hay công ty đầu tư của nhà nước ở cấp
địa phương, để thực hiện các dự án sau này được kể là sản lượng kinh tế.
Một cây cầu hay một nhà máy thép hình thành như vậy và được tính là sản
lượng dù có giá trị kinh tế rất thấp. Cầu có hư phải sửa lại và thép có
ế mà nằm chất đống thì vẫn cứ được coi là sản xuất. Chả ai tính ra cái
mất mát của hiện tượng này.
Vũ Hoàng: Bây giờ bước qua mâu thuẫn thứ ba là vì sao Trung Quốc khó chuyển hướng một cách êm thắm mà lại bị rủi ro hạ cánh nặng nề?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ cả chục năm nay, lãnh đạo của Trung Quốc
đã thấy vấn đề này, cụ thể nhất là thấy mức đầu tư quá cao so với sức
tiêu thụ quá thấp của nền kinh tế, vì vậy, họ đã muốn cải sửa. Thí dụ
như trong Kế hoạch Năm năm thứ 11, từ 2006 đến 2011, lãnh đạo đảng đã đề
ra yêu cầu nâng cao sức tiêu thụ nội địa, vậy là kết quả lại trái
ngược. Năm 2000 thì sức tiêu thụ của tư nhân Trung Quốc ở mức 46% Tổng
sản lượng, dù có thấp so với các nước cùng trình độ phát triển thì cũng
chưa đến nỗi nào. Nhưng kết quả thì năm 2012, sức tiêu thụ ấy lại sụt
tới mức 36% của Tổng sản lượng. sau Đại hội 18 vào cuối năm 2012, việc
chuyển hướng lại được Hội nghị kỳ ba nêu ra vào cuối năm ngoái mà chưa
biết là có thực hiện được hay chăng?
Vũ Hoàng: Thưa ông, đâu là những lý do cản trở việc cải cách này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin lấy một thí dụ khác liên hệ đến
chuyện tiêu thụ lẫn hậu quả cho quốc tế là tỷ giá đồng Nguyên mà họ gọi
là Nhân dân tệ Renminbi.
Trung Quốc đầu tư mạnh, sản xuất nhiều và phải xuất khẩu sản phẩm đó
cho thế giới. Chế độ duy trì hệ thống ngoại hối có kiểm soát, là ghìm
giá đồng bạc thật thấp nếu so với các ngoại tệ mạnh của thế giới như Mỹ
kim hay Euro chẳng hạn. Họ muốn là nhờ tỷ giá thấp mà hàng rẻ và dễ bán
hơn. Khi bán hàng rồi thì nhà nước thu về ngoại tệ, thí dụ như đồng đô
la, và lập được một kho dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, nay lên tới
con số tương đương là ba ngàn 800 tỷ đô la. Bối cảnh ấy che giấu sự thật
là đồng Nguyên được định giá thấp hơn thực tế, hãy tạm lấy một mức thấp
là bằng 10%. Nếu muốn chuyển hướng thì một trong các biện pháp họ nên
áp dụng chính là nâng hối suất đồng bạc thêm 10% so với Mỹ kim chẳng
hạn. Hậu quả sẽ ra sao?
Hậu quả là công nhân và doanh nghiệp mà góp phần xuất khẩu được một
đô la thì sẽ có lợi tức gia tăng được 10% và nhờ đó nâng cao được sức
tiêu thụ. Đấy là cái "được" của thành phần sản xuất và sẽ tiếp tay điều
chỉnh cơ chế kinh tế lệch lạc hiện nay. Nhưng cái "mất" của biện pháp
này là nhà nước bị mất 10% nguồn thu từ ngoại tệ đem về. Thí dụ cho dễ
nhớ là mất 10% của khối dự trữ ngoại tệ 3.800 tỷ đô la, tức là mất 380
tỷ đô la. Sự thật thì khi duy trì tỷ giá thấp, Trung Quốc đã mất hàng
ngày vì những chênh lệch về xuất nhập khẩu mà chưa bút ghi khoản mất đó.
Bây giờ, với biện pháp điều chính tỷ giá thì người dân được 10%, nhà
nước hợp thức hoá khoản mất đó. Dù thế giới đã khuyến cáo, lãnh đạo Bắc
Kinh vẫn không muốn như vậy nên người dân không được khoản 10% này và
việc điều chỉnh vẫn chưa tiến hành. Lý do ở đây là nhà nước sợ mất tiền
bạc và thế lực của mình, dù rằng cái mất đó lại là cái được của người
dân.
Vũ Hoàng: Đây mới chỉ là một thí dụ cụ thể về lý do cản trở việc chuyển hướng, hẳn là ông còn thấy nhiều lý do khác nữa chứ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Một thí dụ khác là Hội nghị Trung ương kỳ
ba vào Tháng 11 năm ngoái có để ra việc chuyển 20% dân số từ thôn quê ra
các tỉnh thành trong kế hoạch đô thị hóa. Sự chuyển dịch ấy có nghĩa là
lương bổng và phúc lợi của người dân từ quê ra tỉnh sẽ được cải tiến và
lợi tức gia tăng sẽ nâng mức tiêu thụ của tư nhân trong thị trường nội
địa. Nhưng chính quyền tại các thành phố ở địa phương lại không muốn
gánh chịu khoản tốn kém ấy mà còn lo gia tăng nguồn thu về thuế khóa nên
dồn phương tiện cho các dự án đầu cơ địa ốc. Họ vừa lấy đất của dân vừa
lập công ty đầu tư tài chính để vay tiền làm ăn. Khi bị hạn chế và kiểm
soát thì họ vay ngoại ngạch, ngoài ngân hàng, trong hệ thống tài chính
chui có mức rủi ro rất cao.
Vũ Hoàng: Như vậy, vì rất nhiều nguyên do phức tạp
trong nội bộ, Trung Quốc sẽ khó chuyển hướng và nguy cơ hạ cánh nặng nề
mới khiến thế giới quan tâm. Khi đó, ta mới tìm hiểu về hiệu ứng Trung
Quốc khi nền kinh tế này bị suy thoái trong những năm tới.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc là một thị trường nhập khẩu lớn
của thế giới, trị giá đến 30% của Tổng sản lượng với rất nhiều nguyên
nhiên vật liệu nuôi sống các nước xuất khẩu. Khi kinh tế xứ này bị trì
trệ, với tốc độ tăng trưởng dưới 7%, hoặc suy trầm hay suy thoái mạnh,
thì lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm mạnh và gây thiệt hại cho các nước bán
thương phẩm, từ Úc đến Indonesia hay Malaysia và các nước Trung Đông bán
dầu khí. Đấy là một lẽ. Nhưng giá thương phẩm sút giảm lại là điều có
lợi cho xứ khác vì sẽ giảm phí tổn sản xuất.
Song song, có một khía cạnh còn đáng ngại hơn vậy là Trung Quốc đang
có một núi nợ rất lớn và dễ sụp đổ sau khi đã ào ạt bơm tín dụng để kích
thích kinh tế. Núi nợ lên tới mười mấy ngàn tỷ dô la, trong đó có nhiều
khoản khó đòi và sẽ mất khi sản xuất bị đình trệ. Nếu mà núi nợ này sụp
đổ thì nhiều ngân hàng vỡ nợ dây chuyền và hậu quả toàn cầu sẽ còn kinh
hoàng hơn những gì đã thấy sau vụ khủng hoảng tại Hoa Kỳ năm 2008 hay
tại Âu Châu năm 2010. Người ta nói rằng đây là "đợt sóng thần thứ ba" có
thể xảy ra trong những năm tới. Qua một kỳ khác, ta sẽ tìm hiểu thêm về
đợt sóng này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa và hẹn lại một kỳ sau.
Vì sao du khách Việt bỏ trốn khi du lịch nước ngoài?
Thông tin cho biết nghiều người Việt Nam đăng ký đi du lịch nước
ngoài, và khi đến tại một số nước họ bỏ trốn ở lại tại những nơi đó.
Tình hình đó dẫn đến các nước sở tại tỏ ra khó khăn hơn trong việc cấp
thị thực nhập cảnh cho du khách Việt Nam.
Trong cuộc trao đổi với báo Tuổi Trẻ, được đăng tải hôm 16/2, Tổng
cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết khách du lịch
Việt đến một số quốc gia ở Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Hongkong, Nhật
Bản trốn ở lại tìm việc làm hoặc tìm đường sang nước thứ ba có xu hướng
gia tăng. Đây được cho là nguyên nhân dẫn đến việc du khách từ VN xin
visa du lịch nước ngoài ngày càng khó khăn. Mặc dù Tổng cục Du lịch VN
có biện pháp xử lý nặng, rút giấy phép những công ty có du khách bỏ trốn
khi đi du lịch nước ngoài nhưng hiện tượng du khách Việt trốn lại vẫn
không thuyên giảm.
Vụ việc mới nhất được ghi nhận xảy ra ở Israel hồi đầu tháng 12 năm
ngoái. Thông tin từ Đại sứ quán VN ở Israel cho biết có ba đoàn khách
với 21 người bỏ trốn, trong đó 4 du khách đã bị phía Israel bắt được và
trục xuất về VN. Trả lời câu hỏi của đài RFA có phải hiện tượng du khách
Việt bỏ trốn khi đi du lịch nước ngoài ở mức độ đáng lo ngại, ông Thiên
Phong, một hướng dẫn viên du lịch, cho biết quan điểm cá nhân của mình:
“Thật ra thì cũng phản ánh một phần nào thôi chứ không phải đúng
sự thật. Bởi vì có những trường hợp trốn như trường hợp ở Israel và
đương nhiên có một số trường hợp trốn ở Hàn Quốc và đa phần hình như là
người ở miền ngoài nhiều hơn ở trong nam. Các tour đi Châu Âu hay Mỹ thì
không có tình trạng trốn. Trốn vì có đường dây đưa họ qua đó để lao
động”.
Hàn Quốc, quốc gia có nhiều công nhân người Việt ở lại bất hợp pháp
sau khi hết hạn hợp đồng xuất khẩu lao động cũng là nơi nhiều du khách
Việt chọn trốn lại. Theo số liệu của Hiệp hội Du lịch VN năm 2012, có
khoảng 120 ngàn du khách Việt đến Hàn Quốc trong một năm. Tuy nhiên, số
liệu người trốn lại quốc gia công nghiệp phát triển ở Đông Á này là bao
nhiêu thì không được công bố. Anh Chín, 1 người Việt trốn lại Hàn Quốc
10 năm sau khi mãn hạn hợp đồng lao động, cho biết trong mấy năm gần đây
có nhiều người Việt trốn lại bằng cách đi du lịch. Anh Chín nói:
Đa số những người bạn của Quang đều rất thành đạt và có điều kiện về kinh tế ở VN thì họ cũng suy nghĩ sẽ mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ.
- Anh Quang
“Có nhiều, đa số đi du lịch qua rồi trốn luôn. Trốn bằng cách nào
thì do có bạn bè hay thân nhân, anh em ở đó rồi. Lúc có visa thì điện
thoại trước cho người ở bên đó, báo ngày đến thì ra phi trường đón rồi
trốn luôn. Đa số người Việt mình đi đến một nước nào giàu hơn VN mà có
thân nhân thì Chín nghĩ họ sẽ trốn lại”.
Với thân phận một người trốn lại Hàn Quốc trong một thập niên, sinh
sống và làm việc trong điều kiện bất hợp pháp, anh Chín cho biết nhiều
người Việt chọn cách trốn lại vì dù hoàn cảnh sống có khó khăn đến mức
nào chăng nữa thì đồng tiền họ cực khổ mang về trong một tháng cũng gấp
10 lần đồng lương trung bình mà họ có thể kiếm được ở VN. Cuộc sống dù
lay lắt, bấp bên, không ngày mai, không tương lai, không biết ngày nào
bị bắt, bị trục xuất về VN nhưng họ vẫn cố sống ngày nào hay ngày đó, cố
gắng làm bất cứ công việc nào mà họ tìm được. Anh Chín nói thêm:
“Khi đã sống quen bên Hàn Quốc thì chuyện đi đứng hay chuyện bắt
bớ, cực khổ thì không còn ngại nữa mà người ta chỉ ngại về VN sẽ làm gì.
Với đồng tiền dành dụm ít ỏi, làm thì sợ thua lỗ, bị hết tiền. Còn đi
làm công nhân thì lương có một triệu mấy, hai triệu”.
Vì lý do kinh tế?
Có phải chỉ thành phần người lao động ở VN tìm cách trốn lại nước
ngoài qua các kênh xuất khẩu lao động hay qua kênh đi du lịch? Theo
thông tin từ các công ty du lịch trong nước, trong số 21 người bỏ trốn
lại Israel có chức vụ tổng giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kinh
doanh của các công ty. Vì sao những thành phần được cho là thành đạt, có
thu nhập ổn định lại cũng tìm cách đi ra nước ngoài? Trả lời báo chí
trong nước, ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc kinh doanh công ty du lịch
Trans Viet Travel, cho rằng nền kinh tế của VN đối mặt với nhiều khó
khăn nên một trong những nguyên nhân bỏ trốn của người người giàu có là
đi để trốn nợ.
Không thuộc thành phần bỏ trốn, anh Quang, một người thành đạt và có
cuộc sống tốt ở Sài Gòn lại quyết định chọn Hoa Kỳ để định cư sau chuyến
du lịch đầu tiên của mình đến nơi đây. Anh Quang cho biết anh chắc chắn
hài lòng với cuộc sống mới ở một đất nước phát triển vào bậc nhất nhì
trên thế giới, điều kiện môi trường sống rất tốt và phù hợp với những
người năng động như anh. Anh Quang chia sẻ:
Khi đã sống quen bên Hàn Quốc thì chuyện đi đứng hay chuyện bắt bớ, cực khổ thì không còn ngại nữa mà người ta chỉ ngại về VN sẽ làm gì.
- Anh Chín, Hàn Quốc
“Đa số những người bạn của Quang đều rất thành đạt và có điều kiện
về kinh tế ở VN thì họ cũng suy nghĩ sẽ mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài,
đặc biệt là ở Mỹ. Và họ cho con cái qua đây đi học vì nền giáo dục ở Mỹ
thì không có nơi nào sánh bằng được. Và đặc biệt sự tự do ở Mỹ càng thôi
thúc người ta tìm đến đây hơn. Với cá nhân Quang và bạn bè của Quang
thì rất thích qua bên này, đang tìm cơ hội qua đây để phát triển”.
Tác động của Công văn số 17 của Tổng cục Du lịch VN và Nghị Định 95
của Chính phủ vừa ban hành trong nổ lực của Nhà nước nhằm ngăn chặn tình
trạng người Việt bỏ trốn lại nước ngoài qua kênh du lịch hay kênh xuất
khẩu lao động vẫn còn chưa đánh giá được nhưng qua các thông tin trong
bài phóng sự này thì nguyên nhân sâu sa ngày càng có nhiều người Việt
tìm cách ở lại các quốc gia bên ngoài cố quốc dù bằng bất cứ hình thức
hợp pháp hay không hợp pháp là minh chứng cho thấy đối với những thành
phần phải bỏ trốn quê nhà VN hiện tại không còn là miền đất lành cho họ
nữa.
Nợ xấu VN cao hơn số liệu NHNN 'ba lần'
Cập nhật: 12:53 GMT - thứ tư, 19 tháng 2, 2014
Theo báo cáo mới nhất của hãng
đánh giá tín dụng Moody’s, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ước
tính ở mức thấp nhất là 15% tổng tài sản. Con số này cao hơn gấp ba lần
số liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) công bố vào cuối năm ngoái là
4.7%.
Trao đổi với BBC từ cuối năm ngoái, Moody’s đã
tỏ ý không tin tưởng số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nhưng phải đến bây
giờ họ mới có số liệu ước tính cụ thể.
“Vốn
hiện hữu không đủ để bù các khoản lỗ có thể phát sinh từ những yếu
huyệt tràn lan trong chất lượng tài sản,” Gene Fang, Phó chủ tịch của
Moody’s và là chuyên viên nghiên cứu cao cấp cho biết.
“Thêm vào đó, trong vòng 12-18 tháng tới, sẽ không có nhiều cải thiện đáng kể trong việc huy động để bổ sung vốn.”
Ông Fang cho rằng nhu cầu vay nợ thấp từ khách
hàng đã làm giảm mạnh tỷ suất sinh lời của các ngân hàng, khiến cho việc
giải quyết những vấn đề tồn đọng càng khó khăn hơn.
Nếu ước tính của Moody’s là chính xác, con số nợ
xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam gần bằng với quốc gia đang chìm
trong khủng hoảng của Châu Âu là Hy Lạp (17%), và cao hơn rất nhiều so
với các nước trong khu vực như Thái Lan (2.7%), Indonesia (2.1%), hay
Trung Quốc (0.9%), theo số liệu của World Bank.
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế khác cũng có
chung nhận định với ước tính của Moody’s. Rabobank, tập đoàn tài
chính-ngân hàng của Hà Lan, cho rằng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt
Nam rơi vào khoảng 8-16%.
‘Vấn đề từ gốc’
"Không thể nào lại có ngân hàng trung ương mà để xảy ra hoạt động trong hệ thống ngân hàng thương mại mà chúng ta thấy như thế trong cả 10 năm nay được"
Bùi Kiến Thành, Chuyên gia tài chính
Moody’s tiếp tục đưa ra những cảnh báo về tính
thiếu minh bạch trong hệ thống ngân hàng, trong khi đánh giá các chính
sách đề ra là chưa hiệu quả.
Những quyết định gần đây, ví dụ như thành lập
công ty xử lý nợ xấu VAMC, không trực tiếp giải quyết vấn đề thiếu vốn
trong hệ thống ngân hàng, Moody’s cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC mới đây, chuyên
gia tài chính tế Bùi Kiến Thành cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã ‘không
nghiêm túc’ và ‘thiếu trách nhiệm’ trong việc giải quyết các bất cập của
hệ thống.
Bình luận sau phán quyết của tòa về qui trách
nhiệm cá nhân thay vì trách nhiệm ngân hàng với lập luận là ngân hàng
“không biết” [hoạt động lừa đảo], ông Thành nói "quản lý ngân hàng ở
Việt Nam nó có vấn đề từ gốc của nó chứ không phải là một trường hợp
riêng lẻ."
“Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang hoạt
động ngoài vòng pháp luật, không tôn trọng điều khoản của luật về vấn đề
lãi trần cho vay, vân vân.
"Mọi chuyện rất đáng trách, NHNN ở đâu mà không
xử lý các việc vi phạm của cả hệ thống ngân hàng như thế? Đưa đến nợ xấu
tràn lan, chiếm tới 15%-17% tổng dư nợ là như thế nào? Đồng thời tạo
điều kiện để giết chết hàng vạn, hàng chục vạn doanh nghiệp với lãi suất
độc hại hai mươi mấy phần trăm là như thế nào?
"Tức là anh có biết rõ trách nhiệm và quyền hạn
của một ngân hàng trung ương hay không? Hay là anh không biết? Không thể
nào lại có ngân hàng trung ương mà để xảy ra hoạt động trong hệ thống
ngân hàng thương mại mà chúng ta thấy như thế trong cả 10 năm nay được.
"Do vậy quản lý ngân hàng ở Việt Nam nó có vấn đề từ gốc của nó chứ không phải là một trường hợp riêng lẻ", ông Thành nói thêm.
Trong báo cáo kể trên, Moody’s đánh giá cao sự
ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam và cho rằng các biện pháp của chính
phủ sẽ có tác động tích cực trong khoảng hai đến ba năm tới. Tuy vậy,
triển vọng của hãng này về hệ thống ngân hàng vẫn ở mức tiêu cực.
VĂN HÓA VIỆT NAM
Dân ca miền Bắc
Trong chương trình âm nhạc cuối tuần kỳ này, G.S, T.S, nhạc sĩ Trần Quang Hải trình bày về sự hình thành, những nét đặc trưng của dân ca miền Bắc và trong 2 kỳ tiếp theo, nhạc sĩ Trần Quang Hải sẽ tiếp tục với dân ca miền Trung và miền Nam.
N.S Trần Quang Hải: Nói về dân ca VN, trước hết, chúng ta biết dân ca
VN rất phong phú, tất cả những bài ca do dân quê sáng tác mà không
thuộc về nhạc triều đình, không thuộc về nhạc thính phòng cũng như nhạc
tôn giáo, tất cả những gì không thuộc về 3 loại trên, được xếp vào loại
dân ca.
Trước khi đi sâu vào vấn đề dân ca, chúng ta phải định nghĩa dân ca
là gì? Theo tôi, dân ca là những bài ca không biết ai là tác giả, được
truyền miệng từ đời này sang đời khác, dính liền với đời sống hàng ngày
của người dân quê, từ bài hát ru con, cho tới bài hát trẻ em vui chơi,
các loại hát lúc làm việc, hát đối đáp, lễ hội thường niên. Dân ca cũng
mang màu sắc địa phương rất đặc biệt, tùy theo phong tục, ngôn ngữ,
giọng nói, âm nhạc của từng vùng mà khác đi đôi chút. Nhìn chung, đó vẫn
là những bài hát thoát thai từ lòng dân quê với tính chất mộc mạc của
nó. Dân ca Việt Nam được trình bày theo trình tự một đời người, nghĩa
là, bắt đầu bằng các bài hát ru em khi em bé bắt đầu chào đời, cho đến
khi đứa bé lớn lên, trưởng thành và chết đi, cho nên sẽ có những bài hát
liên hệ đến từng giai đoạn của đời người.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng những loại hát ru vì hát ru là một loại hát
khai mào cho đời sống của một người Việt Nam kể từ khi mở mắt chào đời,
mẹ ru con, chị ru em… chúng ta thấy ru con ở miền Bắc gọi là hát ru dựa
trên thang âm ngũ cung, chỉ đặc thù ở miền Bắc mà không phải miền Trung
và miền Nam…luôn luôn bắt đầu bằng chữ à…ời…à…ơi
Chúng ta thấy là thang âm đó được tìm thấy trong rất nhiều những bài
dân ca miền Bắc chẳng hạn như bài Cò Lả. Đó là những bài hát đi vào từ
hát ru, đứa trẻ nghe được và thấm nhuần thang âm đó, rồi khi lớn lên nó
sẽ đi vào những cuộc thi hát với nhau hay trong các loại như là hát
trống quân, hát quan họ, hát phường vải, hát xoan, hát ví…tất cả những
loại đó đều thoát thai từ thang âm ngũ cung như tôi vừa nói.
Hát dân ca miền Bắc, mỗi một loại đều có những truyền thống rất đặc
biệt và rất khó, đặc biệt ở miền Bắc có loại gọi là hát hội. Hát hội có
nhiều loại, thí dụ hát trống quân, hát quan họ, cò lả ở vùng Bắc Ninh,
hát phường vải ở Nghệ Tĩnh, hát ghẹo ở Thanh Hóa, hát xoan ở Phú Thọ.
Hát hội hay hát đối thường mang những đặc điểm chung như sau: người hát
và làng xã phải đối với nhau, thí dụ: nhóm nam ca sĩ phải đối với nhóm
nữ ca sĩ và phải thuộc làng xã khác nhau, hầu hết đều có đặc tính là hát
tình ca để đưa đến vấn đề hôn nhân, đồng thời, đặc tính đoàn thể cũng
rất được nhấn mạnh, chẳng hạn, trong quan họ có tục kết bạn thuộc vào
gia đình quan họ, có liền anh, liền chị, anh hai, chị hai, anh ba, chị
ba, theo thứ tự, tùy theo người hát giỏi hay dở chứ không kể vào tuổi
tác, có thể người anh hai 30 tuổi, người anh tám lại 80 tuổi.
Truyền thống kết bạn trong một gia đình được thấy trong hát ghẹo ở
Thanh Hóa, hát xoan ở Phú Thọ cũng có tục kết nghĩa với nhau. Thi đua là
một trong những đặc tính quan trọng trong một cuộc hát đối, các người
hát phải thi đua về trí nhớ, lời ca hay óc nhạy bén, phải tùy cơ ứng
biến. Nhưng điều quan trọng nhất trong hát đối đáp phải ứng tác ứng tấu
nghĩa là bên kia hát mình phải đối lại về cả nhạc và lời, chỉ có trong
quan họ là có vấn đề điệu nhạc đối và lời hát đối với bên kia. Do những
đặc tính đó, trong quan họ, mỗi lần gặp nhau nảy sinh ra một số bài hát
mới, tính cho đến hôm nay, truyền thống quan họ có trên 600 bài khác
nhau, trong khi đó, những loại dân ca khác như cò lả hay trống quân chỉ
có 1 giai điệu thôi. Đặc trưng của nhạc Việt Nam là dấu và thanh, nó làm
thay đổi làn điệu nhưng vẫn giữ đúng màu sắc.
Trong văn chương dân gian của người VN và trong các loại nhạc dân ca
của VN thì người ta chú trọng nhiều về lời hơn là về nhạc. Khi hát hội,
thường xảy ra trong một phạm vi địa lý nhỏ hẹp như Bắc Ninh, Thanh Hóa,
Phú Thọ… Mỗi một cuộc thi hát thường chia làm 3 hay 4 giai đoạn như hát
mời ăn trầu trong trống quân, hát giọng lề lối trong quan họ, hát dạo,
hát chào, hát mừng, hát hội của phường vải, hát dạo, hát mừng, hát thăm
trong hát ghẹo. Sau khi mở đầu của hát thi thì đến phần trả lời câu đố
trong trống quân, giọng vặt trong quan họ, hát đố, hát đối trong phường
vải, hát đối, hát se kết trong hát ghẹo. Sau đó, là những cuộc thi tiếp
tục giai đoạn 3 gồm có: hát khen tặng trong trống quân, hát mời se kết
trong phường vải; giai đoạn cuối cùng là hát tiễn trong phường vải, hát
giã bạn trong quan họ, hát thề, hát dặm trong hát ghẹo, hát giã bạn
trong hát xoan…
Chúng ta có thể thấy rằng những điệu hát trong dân ca miền Bắc rất
phong phú và theo lề lối, lời hát thì có nhiều từ ngữ Hán Việt, thành ra
người hát phải có trình độ cao thì mới có thể hát và hiểu được.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/the-northern-folklore-vh-02162014092900.html
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140217-nam-viet-nam-tai-phap-2014
Năm Việt Nam tại Pháp 2014
"Mục
tiêu Việt Nam" : Từ ngày 14/03 cho đến 29/06, Viện Bảo tàng Cernuschi
sẽ trưng bày những bức ảnh cổ từ kho tư liệu của Trường Viễn Đông Bác Cổ
về Việt Nam thời xưa.
DR
Ngày 14/02 vừa qua, tại Nhà hát Chatelet ở Paris, Năm Việt Nam
tại Pháp đã chính thức khai mạc, với phần biểu diễn của đoàn nghệ thuật
Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam và Học viện âm nhạc quốc gia trước khoảng
2000 khách mời Pháp Việt. Đến dự lễ khai mạc này, về phía Pháp theo lẽ
có Ngoại trưởng Laurent Fabius, nhưng cuối cùng ông Fabius bận việc nên
đã nhờ Bộ trưởng đặc trách Pháp ngữ Yamina Benguigui thay mặt đến dự.
Đại diện cao cấp nhất về phía Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh.
Năm Việt Nam tại Pháp 2014 là tiếp nối năm Pháp tại Việt Nam
2013, được tổ chức nhằm kỷ niệm 40 quan hệ Ngoại giao Pháp - Việt. Thật
ra năm Việt Nam tại Pháp 2014 đã bắt đầu với những hoạt động từ cuối
năm ngoái và đầu năm nay, đặc biệt là nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ
vừa qua.
Riêng Liên hoan phim châu Á Vesoul ( 11 đến 18/02 ) đã chọn Việt Nam là khách mời và đã giới thiệu cho công chúng một số phim tiêu biểu cho điện ảnh Việt Nam, với sự tham gia của đạo diễn nổi tiếng Đặng Nhật Minh và đạo diễn trẻ đầy triển vọng Bùi Thạc Chuyên.
Còn tại thành phố Toulouse, Liên hoan văn hóa châu Á mang tên “Made in Asia” cũng đã dành một vị trí đặc biệt cho các nghệ sĩ Việt Nam, trong đó có nữ nghệ sĩ trẻ đa năng Lê Cát Trọng Lý. Lê Cát Trọng Lý cũng đã từng được mời tham gia Đại nhạc hội Pháp Việt ở Hà Nội năm ngoái trong khuôn khổ năm Pháp ở Việt Nam 2013.
Trong tháng 2 này cũng sẽ khai mạc một số triển lãm, như triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ở Marseille ( 20/02 đến 22/03 ), triển lãm mỹ thuật đương đại Việt Nam ở Nimes ( 20/02 đến 25/05 )...
Kể từ ngày 01/03, Viện Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet ở Paris sẽ có một cuộc triển lãm “Pháp-Việt Nam: 4 thế kỷ bang giao”, với những tư liệu, tranh ảnh và vật thể từ kho lưu trữ của Viện Hàn lâm Khoa học Hải Ngoại của Pháp.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nữ văn sĩ nổi tiếng Marguerite Duras, người đã sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, một vở kịch do chính bà cải biên từ tác phẩm đầu tay của bà “Un Barrage contre le Pacifique, sẽ được trình diễn từ ngày 06 đến 22/03 ở Paris. Vở kịch đã được cải biên gần 30 năm sau khi tác phẩm này ra đời. Un Barrage contre le Pacifique lấy cảm hứng về đời niên thiếu của bà ở Đông Dương.
Cũng trong tháng 3, Liên hoan quốc tế phim phụ nữ (từ 14– 23/03) sẽ có khách mời danh dự là các nữ đạo diễn Việt Nam. Ra đời từ năm 1979, Liên hoan phim Créteil cho tới nay đã trình chiếu gần 150 phim của các nữ đạo diễn toàn thế giới.
Về mặt học thuật, từ ngày 20 đến 22/03, Đại học Sorbonne, Paris sẽ tổ chức một hội thảo đề tài “ Từ Đông Dương thuộc địa đến Việt Nam hiện nay”. Từ ngày 14/03 cho đến 29/06, viện bảo tàng Cernuschi sẽ trưng bày những bức ảnh cổ từ kho tư liệu của Trường Viễn Đông Bác Cổ về Việt Nam thời xưa.
Sang đến đầu tháng tư, trong hai ngày 07 và 08/04, tại Paris sẽ diễn ra Đối thoại kinh tế thường niên cấp cao giữa Pháp và Việt Nam. Tháng tư cũng là Tháng Văn hóa Việt Nam ở vùng Touraine, miền Trung nước Pháp, do Hội Touraine - Việt Nam tổ chức với nhiều sinh hoạt như hội thảo, chiếu phim, ca nhạc, triển lãm...
Trong tháng Năm, Liên hoan phim quốc tế Cannes 2014 (14 đến 25/05) cũng sẽ có một sinh hoạt về điện ảnh Việt Nam với sự có mặt của các đạo diễn Việt Nam. Đoàn múa của nữ biên đạo múa Ea Sola cũng sẽ lưu diễn từ ngày 20/05 đến 03/06 để giới thiệu vở “ Hạn hán và cơn mưa”. Một đoàn nghệ sĩ từ Việt Nam cũng sẽ đến trình diễn tại Hội chợ Besançon (22/05 đến 02/06).
Đầu tháng Sáu, tại Thư viện Quốc gia François Mitterrand, Paris, sẽ có một cuộc hội thảo về trao đổi văn hóa giữa Pháp với Việt Nam từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 21.
Tháng Bảy là tháng tập trung nhiều sinh hoạt văn nghệ nhất với đội cồng chiêng Tây Nguyên sẽ đi lưu diễn từ ngày 03 đến 29/07 tại nhiều thành phố Paris, Saint-Malo, Gannat... Các màn múa, hát, nhạc dân tộc cổ truyền của Việt Nam sẽ được giới thiệu tại Festival de Romans et de Segré (06-14/07). Từ ngày 31/07 đến ngày 31/08, đoàn ca múa nhạc dân tộc Việt Nam cũng sẽ đến với công chúng của những Liên hoan tại các thành phố Maintenon, Felletin, Montoire , Houblon và Dijon.
Nhưng không chỉ có nhạc dân tộc, mà nhạc hiện đại cũng có một vị trí đặc biệt trong Năm Việt Nam tại Pháp. Tại khu Bảo tàng Quai Branly, Paris, trong tháng 7, các DJ Việt Nam sẽ tham gia đêm khai mạc Liên hoan Siestes Electroniques (Những giấc ngủ trưa điện tử ), chuyên về các thể loại nhạc mới lạ, chủ yếu là nhạc điện tử. Tại Paris, liên hoan này sẽ diễn ra trong các ngày 6 ,13, 20, 27/07. Đây là sinh hoạt tiếp nối Siestes Electroniques vào tháng 10 năm ngoái ở Việt Nam (Hà Nội và Sài Gòn), đã được giới trẻ Việt Nam tán thưởng nồng nhiệt. Sang tháng 9, Việt Nam sẽ là khách mời danh dự của Techno Parade 2014, tức cuộc diễu hành của giới nhạc techno quốc tế ở Paris.
Cũng trong tháng 9, Liên hoan quốc tế vải sợi độc đáo (Festival international des Textiles extraordinaires, FITE) ở thành phố Clermont- Ferrand (23-29/09) sẽ giới thiệu các sản phẩm hợp tác giữa các nhà tạo mẫu Pháp Việt đã được thực hiện nhân Festival nghề truyền thống Huế năm 2013.
Năm Việt Nam tại Pháp sẽ kết thúc bằng cuộc triển lãm về hình tượng con rồng trong lịch sử ngàn năm của Việt Nam tại Viện Bảo tàng Guimet, Paris (24/09/2014 đến 05/01/2015).
Năm Việt Nam tại Pháp như vậy sẽ là dịp để giới thiệu cho công chúng những thể loại âm nhạc dân tộc của Việt Nam, như ca trù, và đặc biệt là đờn ca tài tử, bộ môn mà năm ngoái đều được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Được mời tham gia cố vấn cho Việt Nam về việc giới thiệu những bộ môn này trong tháng 3 tới, giáo sư tiến sĩ dân tộc nhạc học Trần Quang Hải cho biết về lịch trình giới thiệu và nêu lên những suy nghĩ của ông về cách thức giới thiệu, đặc biệt là đờn ca tài tử.
Riêng Liên hoan phim châu Á Vesoul ( 11 đến 18/02 ) đã chọn Việt Nam là khách mời và đã giới thiệu cho công chúng một số phim tiêu biểu cho điện ảnh Việt Nam, với sự tham gia của đạo diễn nổi tiếng Đặng Nhật Minh và đạo diễn trẻ đầy triển vọng Bùi Thạc Chuyên.
Còn tại thành phố Toulouse, Liên hoan văn hóa châu Á mang tên “Made in Asia” cũng đã dành một vị trí đặc biệt cho các nghệ sĩ Việt Nam, trong đó có nữ nghệ sĩ trẻ đa năng Lê Cát Trọng Lý. Lê Cát Trọng Lý cũng đã từng được mời tham gia Đại nhạc hội Pháp Việt ở Hà Nội năm ngoái trong khuôn khổ năm Pháp ở Việt Nam 2013.
Trong tháng 2 này cũng sẽ khai mạc một số triển lãm, như triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ở Marseille ( 20/02 đến 22/03 ), triển lãm mỹ thuật đương đại Việt Nam ở Nimes ( 20/02 đến 25/05 )...
Kể từ ngày 01/03, Viện Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet ở Paris sẽ có một cuộc triển lãm “Pháp-Việt Nam: 4 thế kỷ bang giao”, với những tư liệu, tranh ảnh và vật thể từ kho lưu trữ của Viện Hàn lâm Khoa học Hải Ngoại của Pháp.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nữ văn sĩ nổi tiếng Marguerite Duras, người đã sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, một vở kịch do chính bà cải biên từ tác phẩm đầu tay của bà “Un Barrage contre le Pacifique, sẽ được trình diễn từ ngày 06 đến 22/03 ở Paris. Vở kịch đã được cải biên gần 30 năm sau khi tác phẩm này ra đời. Un Barrage contre le Pacifique lấy cảm hứng về đời niên thiếu của bà ở Đông Dương.
Cũng trong tháng 3, Liên hoan quốc tế phim phụ nữ (từ 14– 23/03) sẽ có khách mời danh dự là các nữ đạo diễn Việt Nam. Ra đời từ năm 1979, Liên hoan phim Créteil cho tới nay đã trình chiếu gần 150 phim của các nữ đạo diễn toàn thế giới.
Về mặt học thuật, từ ngày 20 đến 22/03, Đại học Sorbonne, Paris sẽ tổ chức một hội thảo đề tài “ Từ Đông Dương thuộc địa đến Việt Nam hiện nay”. Từ ngày 14/03 cho đến 29/06, viện bảo tàng Cernuschi sẽ trưng bày những bức ảnh cổ từ kho tư liệu của Trường Viễn Đông Bác Cổ về Việt Nam thời xưa.
Sang đến đầu tháng tư, trong hai ngày 07 và 08/04, tại Paris sẽ diễn ra Đối thoại kinh tế thường niên cấp cao giữa Pháp và Việt Nam. Tháng tư cũng là Tháng Văn hóa Việt Nam ở vùng Touraine, miền Trung nước Pháp, do Hội Touraine - Việt Nam tổ chức với nhiều sinh hoạt như hội thảo, chiếu phim, ca nhạc, triển lãm...
Trong tháng Năm, Liên hoan phim quốc tế Cannes 2014 (14 đến 25/05) cũng sẽ có một sinh hoạt về điện ảnh Việt Nam với sự có mặt của các đạo diễn Việt Nam. Đoàn múa của nữ biên đạo múa Ea Sola cũng sẽ lưu diễn từ ngày 20/05 đến 03/06 để giới thiệu vở “ Hạn hán và cơn mưa”. Một đoàn nghệ sĩ từ Việt Nam cũng sẽ đến trình diễn tại Hội chợ Besançon (22/05 đến 02/06).
Đầu tháng Sáu, tại Thư viện Quốc gia François Mitterrand, Paris, sẽ có một cuộc hội thảo về trao đổi văn hóa giữa Pháp với Việt Nam từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 21.
Tháng Bảy là tháng tập trung nhiều sinh hoạt văn nghệ nhất với đội cồng chiêng Tây Nguyên sẽ đi lưu diễn từ ngày 03 đến 29/07 tại nhiều thành phố Paris, Saint-Malo, Gannat... Các màn múa, hát, nhạc dân tộc cổ truyền của Việt Nam sẽ được giới thiệu tại Festival de Romans et de Segré (06-14/07). Từ ngày 31/07 đến ngày 31/08, đoàn ca múa nhạc dân tộc Việt Nam cũng sẽ đến với công chúng của những Liên hoan tại các thành phố Maintenon, Felletin, Montoire , Houblon và Dijon.
Nhưng không chỉ có nhạc dân tộc, mà nhạc hiện đại cũng có một vị trí đặc biệt trong Năm Việt Nam tại Pháp. Tại khu Bảo tàng Quai Branly, Paris, trong tháng 7, các DJ Việt Nam sẽ tham gia đêm khai mạc Liên hoan Siestes Electroniques (Những giấc ngủ trưa điện tử ), chuyên về các thể loại nhạc mới lạ, chủ yếu là nhạc điện tử. Tại Paris, liên hoan này sẽ diễn ra trong các ngày 6 ,13, 20, 27/07. Đây là sinh hoạt tiếp nối Siestes Electroniques vào tháng 10 năm ngoái ở Việt Nam (Hà Nội và Sài Gòn), đã được giới trẻ Việt Nam tán thưởng nồng nhiệt. Sang tháng 9, Việt Nam sẽ là khách mời danh dự của Techno Parade 2014, tức cuộc diễu hành của giới nhạc techno quốc tế ở Paris.
Cũng trong tháng 9, Liên hoan quốc tế vải sợi độc đáo (Festival international des Textiles extraordinaires, FITE) ở thành phố Clermont- Ferrand (23-29/09) sẽ giới thiệu các sản phẩm hợp tác giữa các nhà tạo mẫu Pháp Việt đã được thực hiện nhân Festival nghề truyền thống Huế năm 2013.
Năm Việt Nam tại Pháp sẽ kết thúc bằng cuộc triển lãm về hình tượng con rồng trong lịch sử ngàn năm của Việt Nam tại Viện Bảo tàng Guimet, Paris (24/09/2014 đến 05/01/2015).
Năm Việt Nam tại Pháp như vậy sẽ là dịp để giới thiệu cho công chúng những thể loại âm nhạc dân tộc của Việt Nam, như ca trù, và đặc biệt là đờn ca tài tử, bộ môn mà năm ngoái đều được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Được mời tham gia cố vấn cho Việt Nam về việc giới thiệu những bộ môn này trong tháng 3 tới, giáo sư tiến sĩ dân tộc nhạc học Trần Quang Hải cho biết về lịch trình giới thiệu và nêu lên những suy nghĩ của ông về cách thức giới thiệu, đặc biệt là đờn ca tài tử.
SƠN TRUNG * TƯ TƯỞNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
TƯ TƯỞNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
Chủ
nghĩa cộng sản chính thức ra đời với bản Tuyên Ngôn Cộng sản do Karl
Marx và Engels soạn thảo năm 1848, và đặt nền móng tại Nga vào năm 1917
khi Lênin cướp chính quyền của chính phủ dân chủ Nga. Tại Việt Nam, chủ
nghĩa cộng sản khởi phát năm 1930 với phong trào Sô Viết Nghệ Tĩnh . Ấy
thế mà từ lâu, nhân dân Việt Nam đã tỏ thái độ chống đối cộng sản qua
nhiều câu ca dao, tục ngữ vốn truyền tụng lâu đời trong quần chúng nhân
dân.
Tại sao vậy?
Trước tiên, chủ nghĩa cộng sản đã có lâu đời từ thời hồng hoang, đó là thời cộng sản nguyên thủy, con người sống tập thể, tức là sống thành đàn, ăn chung ở chung, con cái chung, vô chồng chung. Đời sống cộng sản đó đã được mô tả qua thuyết Đại Đồng của Khổng tử hay các triết gia Hy Lạp. Chủ nghĩa cộng sản đó cũng đã được thực hiện một khoảnh khăc nào đó của việc cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo của Lương Sơn Bạc, Chu Nguyên Chương và anh em Tây Sơn. Cái thế giới đó đã được phê bình nhận xét, truyền tụng đời đời trong dân gian.
Lâu rồi về sau, không ai còn thấy, còn nghe về cộng sản nguyên thủy kể từ khi con người từ giã rừng xanh núi đỏ tiến về đồng bẳng trồng lúa, chèo thuyền, làm nhà, nuôi trâu bò chó ngựa. Nhưng trong cuộc sống riêng tư vẫn có những sinh hoạt công cộng. Chính lúc sinh hoạt tập thể như làm đường, làm cầu, đắp đê chống bão lụt, tế lễ, hội hè, người ta đã nhận thấy khuyết điểm của chủ nghĩa tập thể mặc dầu xã hội là một tập thể gồm nhiều cá nhân , con người sống tự do, con người theo chủ nghĩa cá nhân nhưng đôi khi phải làm việc với tập thể, với xã hội. Từ đó người ta lại phát biểu, phê bình...tạo thành một dòng tư tưởng yêu tự do, chống tập thể.
Chủ nghĩa cộng sản xuất hiện từ lâu trên thế giới. Lúc loài người còn ăn lông ở lỗ, sống với nhau thành từng bầy, thiên nhiên cung cấp cho họ rau, cỏ, cây, trái, củ, cá, chim.. Các triết gia như Plato, Pythagore, Aristote đều chủ trương bãi bỏ tư hữu và thiết lập công hữu. Khổng tử cũng mơ về một thế giới đại đồng. Dù tư tưởng khác nhau, những triết gia và tiểu thuyết gia trên đều có một vài điểm giống nhau. Họ lý luận rằng còn của riêng thì con người chỉ biết lo cho mình. Muốn xã hội công bằng thì hủy bỏ tư hữu, lập tài sản chung cho mọi người. Ý niệm này cũng đã được nói đến trong Tân Ước, và các tu viện cũng như một vài cộng đồng đã thực hiện cuộc sống tập thể và hủy bỏ tư hữu. Nhà văn Anh Thomas More đã viết tác phẩm Utopia bằng Latin để trình bày một xã hội lý tưởng, trong đó mọi người sống tập thể, nhà nuớc lo hết mọi thứ như thực phẩm, y tế, giáo dục v. v.., không còn phải lo về sinh kế, không phải để dành của riêng.
Sau ông, một số triết gia và văn gia đều viết về một xã hội lý tưởng theo kiểu Utopia. Nhưng những người trước Marx đều là những kẻ mộng mơ về một xã hội lý tường để cứu nhân loại khỏi nghèo khổ ,áp bức. Họ là những nhà xã hội học nhưng không phải là cộng sản vì tư tưởng của họ dựa trên theo tinh thần Thiên chúa giáo, hoặc tinh thần nhân bản, xây dựng một cộng đồng của toàn dân chứ không riêng một giai cấp nào.
Ban đầu xã hội loài người như xã hội loài vật, ăn chung ở chung , nhiều người cho đó là hạnh phúc. Cho đến nay, loài vật vẫn sống tập thể, ăn chung, ở chung, tuy rằng một đôi loài có đời sống riêng tư, tách khỏi tập thể. Có những loài chim sống thành đàn, nhưng có những loài chim sống riêng rẽ, con cái lớn lên bay đi đến những phương trời xa. Trong khi đó loài người từ bỏ xã hội cộng sản. Tuy cùng sống trong một bộ lạc, một quốc gia, các nam nữ đã lập thành tổ ấm riêng.
Ban đầu, con người cộng sản nguyên thủy chưa có ý thức tư hữu nhưng rồi triệu năm thực tế dạy cho họ phải thay đổi. Dần dần loài người sinh sản đông, và thực phẩm không còn dồi dào như trước. Trước đây lúc nào đói thì họ đi tìm thực phẩm. Ăn xong là nằm ngủ hoặc đi chơi. Nay trước tình thế mới, họ nhận ra rằng phải tìm nhiều thực phẩm để dành lúc khó khăn. Vì thế mà kinh nghiệm này đuợc truyền bá trong dân chúng: ' Ăn khi no, lo khi đói', 'Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn'( để dành gạo khi đói, trử áo khi lạnh).
Lúc này, con người bắt đầu có ý thức tư hữu. Họ để dành thức ăn cho riêng họ, họ giấu thức ăn, họ bảo vệ tài sản riêng của họ. Họ ý thức tài sản chung và tài sản cá nhân. Cái hang là nơi ở chung, cái suối là nguồn nước chung, còn vũ khí trong tay tôi là của tôi, con dao, cái búa do tôi làm ra là của tôi. Con nai này do tôi săn được, anh không được đụng tới. Cái chỗ này tôi nằm từ lâu, anh hãy đi chỗ khác, đừng chiếm chỗ của tôi. Nếu anh không đi, tôi sẽ giết anh!
Từ óc tư hữu, con người tiến đến chiếm hữu. Kẻ mạnh hiếp kẻ yếu. Tên nọ thấy thằng kia có nhiều trái ngon, thịt béo thì cướp lấy mà ăn. Và kẻ khác thấy cậu nọ có vợ đẹp bèn chiếm làm vợ mình. Trong xã hội sự cướp bóc xảy ra thường xuyên. Một nhóm kia chiếm đất, chiếm núi, chiếm sông làm của riêng mình. Họ cũng thường tổ chức đi cướp các khu lân cận để mở mang lãnh thổ, cướp trâu bò, hươu, dê hoặc bắt đàn ông con trai về làm nô lệ, bắt phụ nữ về làm thê thiếp. Trước đây các bộ lạc Mông Cổ thường làm vậy, và hiện này âm mưu chiếm đất, cướp của, gây chiến tranh vẫn còn tồn tại trong một số quốc gia, từ quốc gia lạc hậu đến quốc gia văn minh tiên tiến. Những người như đại đế César, Thành Cát Tư Hãn được coi là anh hùng nhưng thật sự họ là những tên xâm lược, những tội phạm quốc tế về tội diệt chủng
I. Cuôc sống chung đưa đến nhiều nhận thức và cải tổ mới.
Tại sao vậy?
Trước tiên, chủ nghĩa cộng sản đã có lâu đời từ thời hồng hoang, đó là thời cộng sản nguyên thủy, con người sống tập thể, tức là sống thành đàn, ăn chung ở chung, con cái chung, vô chồng chung. Đời sống cộng sản đó đã được mô tả qua thuyết Đại Đồng của Khổng tử hay các triết gia Hy Lạp. Chủ nghĩa cộng sản đó cũng đã được thực hiện một khoảnh khăc nào đó của việc cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo của Lương Sơn Bạc, Chu Nguyên Chương và anh em Tây Sơn. Cái thế giới đó đã được phê bình nhận xét, truyền tụng đời đời trong dân gian.
Lâu rồi về sau, không ai còn thấy, còn nghe về cộng sản nguyên thủy kể từ khi con người từ giã rừng xanh núi đỏ tiến về đồng bẳng trồng lúa, chèo thuyền, làm nhà, nuôi trâu bò chó ngựa. Nhưng trong cuộc sống riêng tư vẫn có những sinh hoạt công cộng. Chính lúc sinh hoạt tập thể như làm đường, làm cầu, đắp đê chống bão lụt, tế lễ, hội hè, người ta đã nhận thấy khuyết điểm của chủ nghĩa tập thể mặc dầu xã hội là một tập thể gồm nhiều cá nhân , con người sống tự do, con người theo chủ nghĩa cá nhân nhưng đôi khi phải làm việc với tập thể, với xã hội. Từ đó người ta lại phát biểu, phê bình...tạo thành một dòng tư tưởng yêu tự do, chống tập thể.
Chủ nghĩa cộng sản xuất hiện từ lâu trên thế giới. Lúc loài người còn ăn lông ở lỗ, sống với nhau thành từng bầy, thiên nhiên cung cấp cho họ rau, cỏ, cây, trái, củ, cá, chim.. Các triết gia như Plato, Pythagore, Aristote đều chủ trương bãi bỏ tư hữu và thiết lập công hữu. Khổng tử cũng mơ về một thế giới đại đồng. Dù tư tưởng khác nhau, những triết gia và tiểu thuyết gia trên đều có một vài điểm giống nhau. Họ lý luận rằng còn của riêng thì con người chỉ biết lo cho mình. Muốn xã hội công bằng thì hủy bỏ tư hữu, lập tài sản chung cho mọi người. Ý niệm này cũng đã được nói đến trong Tân Ước, và các tu viện cũng như một vài cộng đồng đã thực hiện cuộc sống tập thể và hủy bỏ tư hữu. Nhà văn Anh Thomas More đã viết tác phẩm Utopia bằng Latin để trình bày một xã hội lý tưởng, trong đó mọi người sống tập thể, nhà nuớc lo hết mọi thứ như thực phẩm, y tế, giáo dục v. v.., không còn phải lo về sinh kế, không phải để dành của riêng.
Sau ông, một số triết gia và văn gia đều viết về một xã hội lý tưởng theo kiểu Utopia. Nhưng những người trước Marx đều là những kẻ mộng mơ về một xã hội lý tường để cứu nhân loại khỏi nghèo khổ ,áp bức. Họ là những nhà xã hội học nhưng không phải là cộng sản vì tư tưởng của họ dựa trên theo tinh thần Thiên chúa giáo, hoặc tinh thần nhân bản, xây dựng một cộng đồng của toàn dân chứ không riêng một giai cấp nào.
Ban đầu xã hội loài người như xã hội loài vật, ăn chung ở chung , nhiều người cho đó là hạnh phúc. Cho đến nay, loài vật vẫn sống tập thể, ăn chung, ở chung, tuy rằng một đôi loài có đời sống riêng tư, tách khỏi tập thể. Có những loài chim sống thành đàn, nhưng có những loài chim sống riêng rẽ, con cái lớn lên bay đi đến những phương trời xa. Trong khi đó loài người từ bỏ xã hội cộng sản. Tuy cùng sống trong một bộ lạc, một quốc gia, các nam nữ đã lập thành tổ ấm riêng.
Ban đầu, con người cộng sản nguyên thủy chưa có ý thức tư hữu nhưng rồi triệu năm thực tế dạy cho họ phải thay đổi. Dần dần loài người sinh sản đông, và thực phẩm không còn dồi dào như trước. Trước đây lúc nào đói thì họ đi tìm thực phẩm. Ăn xong là nằm ngủ hoặc đi chơi. Nay trước tình thế mới, họ nhận ra rằng phải tìm nhiều thực phẩm để dành lúc khó khăn. Vì thế mà kinh nghiệm này đuợc truyền bá trong dân chúng: ' Ăn khi no, lo khi đói', 'Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn'( để dành gạo khi đói, trử áo khi lạnh).
Lúc này, con người bắt đầu có ý thức tư hữu. Họ để dành thức ăn cho riêng họ, họ giấu thức ăn, họ bảo vệ tài sản riêng của họ. Họ ý thức tài sản chung và tài sản cá nhân. Cái hang là nơi ở chung, cái suối là nguồn nước chung, còn vũ khí trong tay tôi là của tôi, con dao, cái búa do tôi làm ra là của tôi. Con nai này do tôi săn được, anh không được đụng tới. Cái chỗ này tôi nằm từ lâu, anh hãy đi chỗ khác, đừng chiếm chỗ của tôi. Nếu anh không đi, tôi sẽ giết anh!
Từ óc tư hữu, con người tiến đến chiếm hữu. Kẻ mạnh hiếp kẻ yếu. Tên nọ thấy thằng kia có nhiều trái ngon, thịt béo thì cướp lấy mà ăn. Và kẻ khác thấy cậu nọ có vợ đẹp bèn chiếm làm vợ mình. Trong xã hội sự cướp bóc xảy ra thường xuyên. Một nhóm kia chiếm đất, chiếm núi, chiếm sông làm của riêng mình. Họ cũng thường tổ chức đi cướp các khu lân cận để mở mang lãnh thổ, cướp trâu bò, hươu, dê hoặc bắt đàn ông con trai về làm nô lệ, bắt phụ nữ về làm thê thiếp. Trước đây các bộ lạc Mông Cổ thường làm vậy, và hiện này âm mưu chiếm đất, cướp của, gây chiến tranh vẫn còn tồn tại trong một số quốc gia, từ quốc gia lạc hậu đến quốc gia văn minh tiên tiến. Những người như đại đế César, Thành Cát Tư Hãn được coi là anh hùng nhưng thật sự họ là những tên xâm lược, những tội phạm quốc tế về tội diệt chủng
I. Cuôc sống chung đưa đến nhiều nhận thức và cải tổ mới.
1. Cần một chính quyền lãnh đạo xã hội.
Chính
cuộc sống chung đã đưa đến va chạm, cãi cọ, tranh giành.Muốn khỏi tranh
giành, cộng đồng hay những vị lãnh đạo của bộ lạc đã phải đứng ra phân
xử, lấy núi, sông, cục mốc, hàng rào làm biên giới quốc gia, phân định
làng xóm, ruộng vườn, nhà cửa. Chúng ta đừng qua bên kia núi, bên kia
sông vì đó là đất đai của bộ lạc K. Đất này có cặm nêu, có cắm dùi
rồi, mình đi nơi khác. Thêm vào đó phải có giấy chứng nhận, hoặc một hợp
đồng vô văn tự. Do đó mà có hôn thú, giấy khai sinh, tên tuổi, họ hàng
để xác nhận đây là sở hữu của tôi, đó là sở hữu của anh.
Trước
hết những cuộc sống chung làm nổi bật các lãnh đạo. Họ là những người
có sức mạnh chống lại thú dữ, chống lại bọn cướp để bảo vệ độc lập, tự
do của cộng đồng.Họ là những người lao động giỏi, có trí tuệ cao, biết
lãnh đạo cộng đồng cho nên được cộng đồng tin tưởng. Từ đó mà sinh ra
các tù trưởng, vua chúa. Tù trưởng, vua chúa bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ
dân, và làm quan tòa phân xử các cuộc tranh chấp. Do đó mà có quy tắc,
luật pháp, hiệu lệnh để mọi người tuân thủ.
3. Xã hội và cá nhân có liên quan mật thiết. Phải quân bình mối tương quan giữa cá nhân và xã hội.
Cuộc
sống chung nảy sinh những nhu cầu chung. Cả làng phải đắp đê, làm
đường, làm cầu vì việc này quá lớn, một cá nhân khó làm nổi, cần sự cộng
tác của tập thể. Các cá nhân phải làm vì đó là nhu cầu của các cá nhân
và xã hội vì làm cầu đường là để cho mọi người đi lại dễ dàng. Sống phải
có tình, có nghĩa, có đi có lại. Tình nghĩa đó cho xã hội mà cũng cho
cá nhân. Khi nhà hàng xóm cháy, ta chạy sang cứu thì khi ta bị cháy nhà,
làng xóm mới chạy đến giúp ta. Người ta té xuống sông, mình nhày xuống
cứu thì lúc mình bị tai nạn, anh em, họ hàng, làng xóm mới chạy đến giúp
mình.
4. Các cá nhân phải có ý thức tự giác.
Ngoài giấy tờ, luật lệ, ý thức con người cũng là một yếu tố xác nhận quyền tư
hữu. Miếng đất này tổ tiên ông A đã khai phá, cái nhà này là của ông B,
ta không nên xâm phạm. Muốn không ai xâm phạm tài sản của mình thì mình
cũng đừng xâm phạm tư hữu của ai. Vì vậy mà có lời dạy vàng ngọc: "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân".
Nói
chung, trong xã hội xưa, tập thể là bảo vệ cá nhân, quốc gia là thành
lũy của nhân dân. Xã hội đem lại lợi ich cho cá nhân. Trái lại chủ nghĩa
cộng sản độc tài, tước đoạt mọi quyền lợi cá nhân. khủng bố, đàn áp
nhân dân bằng chủ trương vô sản chuyên chính và dân chủ tập trung..
II. PHÊ BÌNH XÃ HỘI CÔNG
Tổ tiên ta đã rút từ những
kinh nghiệm trong cuộc sống xã hội, làng xóm, gia đình mà truyền lại đời sau.
Những tư tưởng đó đã nung đúc và thể hiện thành ca dao, tục ngữ.
Tổ tiên ta đã tỏ thái độ chống
đối ý niệm cộng sản cũng như chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản là một thất bại.
Con người ai cũng có óc tư hữu. Hãy xem đứa bé vài tháng hay một hai tuổi, khi
bú, miệng nó ngậm vú rất chặt, còn một tay thì giữ lấycái vú bên kia của mẹ, dường như nó muốn giữ lấy, không cho ai sờ
vào hay tranh đoạt. Hành động này do vô thức sai khiến chứng tỏ óc tư hữu cũng
là một bản năng như bản năng sinh tồn của con người và loài vật!
Từ cuộc sống tập thể từ thời cộng sản nguyên thuỷ, cho đến cuộc sống chung trong đại gia đình hay trong làng xã, người ta thấy rằng con người không bao giờ giống nhau. Có kẻ khôn ngưòi dại, có mạnh người yếu, kẻ lười người chăm. Nếu làm chung thì người khôn phải nuôi kẻ dại, người mạnh phải hầu kẻ yếu, người siêng làm mệt xác mà người lười thì sướng thân,. Vậy thì tội gì mà ta phải gắng công, làm cho kẻ khác hưởng. Do đó, việc làm tập thể đã hủy hoại tinh thần trách nhiệm . Tổ tiên ta đã nhận thấy chủ nghĩa cộng sản là một thất bại:
Từ cuộc sống tập thể từ thời cộng sản nguyên thuỷ, cho đến cuộc sống chung trong đại gia đình hay trong làng xã, người ta thấy rằng con người không bao giờ giống nhau. Có kẻ khôn ngưòi dại, có mạnh người yếu, kẻ lười người chăm. Nếu làm chung thì người khôn phải nuôi kẻ dại, người mạnh phải hầu kẻ yếu, người siêng làm mệt xác mà người lười thì sướng thân,. Vậy thì tội gì mà ta phải gắng công, làm cho kẻ khác hưởng. Do đó, việc làm tập thể đã hủy hoại tinh thần trách nhiệm . Tổ tiên ta đã nhận thấy chủ nghĩa cộng sản là một thất bại:
' Cha chung không ai khóc'
' Lắm thầy thối ma,
Lắm cha con khó lấy
chồng!'
' Lắm sãi không ai đóng cửa chùa'!
Trong khi chống việc chung chạ, sống tập thể, người Việt Nam đã mạnh dạn đề cao chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do. Bản tính con người là dị biệt, đa dạng, không thể bắt theo một khuôn khổ, mặc một thứ y phục, tung hô những lời giống nhau như trong trại lính. Chim bay, cá lội là tự do, cho nên người VIệt Nam nói:
"Sống mỗi người một nết
Chết mỗi người một mồ"
Vườn rộng chớ trồng tre ngà,
Nhà rộng chớ để người ta ở cùng!
Trong khi chống việc chung chạ, sống tập thể, người Việt Nam đã mạnh dạn đề cao chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do. Bản tính con người là dị biệt, đa dạng, không thể bắt theo một khuôn khổ, mặc một thứ y phục, tung hô những lời giống nhau như trong trại lính. Chim bay, cá lội là tự do, cho nên người VIệt Nam nói:
"Sống mỗi người một nết
Chết mỗi người một mồ"
Vườn rộng chớ trồng tre ngà,
Nhà rộng chớ để người ta ở cùng!
Ở chung, sống chung thì dễ va chạm sinh ra mất đoàn kết rồi thù hận nhau. Câu chuyện nhà kia mấy đời ông bà cha mẹ ở chung (tứ đại đồng đường) là chuyện dị thường. Còn trong cuộc sống Việt Nam, trừ nhà nghèo, không đất đai ruộng nương mà phải chung chạ, còn khi con cái đã lập gia đình thì cha mẹ cho ra riêng, nghĩa là có nhà riêng, ruông nương riêng, tài sản riêng, vốn liếng riêng. Lẽ tất nhiên con người Việt Nam có lòng từ ái, cho người hoạn nạn tá túc một thời gian như thời chiến tranh, dân thành phố bỏ nhà lên mạn ngược tản cư, được đồng bào san sẻ cho ở chung. Đó là trường hợp đặc biệt. Người Việt Nam theo đạo trung dung, biết quân bình cá nhân với tập thể mặc dầu cá nhân là trường kỳ và quan trọng. Ta thích tự do cá nhân nhưng không ích kỷ. Trước hết ta phải sống với tập thể nhỏ, xã hội nhỏ đó là gia đình, gồm cha mẹ, vợ con, anh em, họ hàng. Ta thường xuyên sống với tập thể nhỏ này;
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Chủ nghĩa cộng sản diệt tư hữu để lập công hữu, diệt cá nhân đề cao tập thể như cộng sản là một chủ nghĩa cực đoan và sai lầm. XÃ hội ta là một xã hội quân bình, nhân dân ta có công có tư :
Trên vì nước, dưới vì nhà
Môt là đắc hiếu hai là đắc trung.
Trai thì trung hiếu làm đầu..
Trung và hiếu chính là hòa hợp công và tư, nối kết gia đình và tổ quốc.Ông Hồ nói"Trung với đảng, hiếu với dân" tức là ông muốn bỏ gia đình để sống kiểu cộng sản nguyên thủy " cộng thê", cộng sản!
Ngoài gia đình, con người còn có quốc gia và thế giới để phục vụ và yêu thương. Vũ trụ có những khoảng cho mọi người tung bay. Không gian là của chung của nhân loại.
Ở đời muôn sự của chung
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi!
Người nông phu, anh thợ mộc, thợ nề kiếm thóc lúa, tiền bạc nuôi thân, nuôi gia đình nhưng cũng là đóng góp vào công cuộc xây dựng xã hội. Một số người chuyên về công tác quốc gia, xã hội như quan lại, chiến sĩ. Không cần phải đảng lãnh đạo, không cần học Mác Lê, xã hội xưa đã biết quân bình quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể. Nước ta sống trong kinh tế nông nghiệp, đất đai là sự sống của nhân dân. Nhân dân có quyền khai phá đất hoang, mua bán ruộng đất . tổ tiên ta đã phân biệt công và tư. trong khi đề cao tư hữu, xã hội vẫn có phần công hữu cho mọi người. Ta cày cấy trong ruộng đát tư của ta, nhưng mọi người có thể ra sông câu cá, ra biển đánh cá, lên rừng hái củi hay săn bắn. Triều đình và xã hội vẫn chú ý đến dân nghèo nên đã lập ra những công điền, công thổ cấp cho toàn thể nhân dân, cứ ba năm một lần . Cộng sản thực tế là tài sản quốc gia vào một vài người, người vô sản vẫn là kẻ bị trị, bị bóc lột.
Chủ trương tập thể của cộng sản cũng tiêu diệt ý chí làm việc của con người bởi vì như đã nói con ngườI ai cũng có óc tư hữu, nếu phải làm những việc không ích lợi cho bản thân thì không ai làm cho mệt. Sở dĩ ta cố gắng học hành và làm việc ngày đêm là vì muốn cho bản thân sung sướng, vợ con được hạnh phúc, còn làm nô lệ không công thì làm gì cho mệt. Đó là tâm trạng các nô lệ, các tù nhân. Họ phải làm việc vì bắt buộc, vì sợ roi vọt hay sợ kỷ luật.
Ngoài ra chủ trương lập tài sản chung,
hủy tài sản riêng gây ra nhiều tệ trạng. Thứ nhất là kẻ cầm quyền sẽ lợi dụng của
công mà xài hoang phí. Cổ nhân nói:
'
Đồng tiền liền khúc ruột'
„' Con có đẻ có đau,
Của có tạo có tiếc!'
Sự thật nảy đã rõ ràng, cộng sản nắm tài sản công, mậc sức thao túng, trộm cướp và phung phí.
Cộng sản tiêu diệt tư hữu nhưng tư hữu là bản chât, bản năng con người. Con người phài ăn, uống, phục vụ cho bản năng sinh tồn mà tư hữu chính là đầu não của sinh tồn. Muốn có trái cây, thịt, cá thì phải chiếm hữu, phải lao động để có sở hữu mà ăn, uống.. Những ai nói tư hữu là ăn cắp là nói sai. Diệt tư hữu chính là sản sinh ra ăn cắp như ta đã thấy mấy ông cộng sản chửi tư sản thì mấy ông thành tư sản đỏ, chửi bóc lột thì cộng sản bóc lột dữ tợn, ngang nhiên cướp nhà cướp đất nhân dân, chống đế quốc thì cộng sản cũng thành đế quốc, thực dân xâm lược. Ta làm chủ đời ta, thắng lợi hay thất bại thì ta chịu còn hơn làm nô lệ cộng sản để mãi mãi sống trong tù đày và đói khổ.
Sự thật nảy đã rõ ràng, cộng sản nắm tài sản công, mậc sức thao túng, trộm cướp và phung phí.
Cộng sản tiêu diệt tư hữu nhưng tư hữu là bản chât, bản năng con người. Con người phài ăn, uống, phục vụ cho bản năng sinh tồn mà tư hữu chính là đầu não của sinh tồn. Muốn có trái cây, thịt, cá thì phải chiếm hữu, phải lao động để có sở hữu mà ăn, uống.. Những ai nói tư hữu là ăn cắp là nói sai. Diệt tư hữu chính là sản sinh ra ăn cắp như ta đã thấy mấy ông cộng sản chửi tư sản thì mấy ông thành tư sản đỏ, chửi bóc lột thì cộng sản bóc lột dữ tợn, ngang nhiên cướp nhà cướp đất nhân dân, chống đế quốc thì cộng sản cũng thành đế quốc, thực dân xâm lược. Ta làm chủ đời ta, thắng lợi hay thất bại thì ta chịu còn hơn làm nô lệ cộng sản để mãi mãi sống trong tù đày và đói khổ.
Tâm lý
chung con người là quý trọng của riêng mình, bao giờ cũng tính toán kỹ lưỡng từng
xu nếu là tiền của mình. Trái lại những người này lại tỏ ra hào phúng khi xài của
công. Các vị lãnh đạo, các bộ trưởng các nước khi đi công tác xa thường tiêu
xài hoang phí như có vị tổng thống thuê riêng một mình một chiếc máy bay sang
trọng, hoặc các bộ trưởng, các dân biểu khi đi họp xa đã thuê phòng 6,7 trăm đô
một ngày! Người đời nay gọi là ' xài tiền chùa'! Còn người xưa
có nhiều câu để nói việc này:
- 'Của mình thì để lên tra (gác),
Của
người thì tha cho mòn'
-'Của
người Bồ Tát,
Của mình lạt buộc'
Ngoài
ra tệ nạn ăn cắp của công cũng phổ biến bởi vì ai cũng có óc tư hữu, muốn chiếm
công vi tư. Nếu ta có của riêng, ai ăn cắp mặc ai, ta không lo, nhưng khi tư hữu
bị hủy diệt, chỉ còn công hữu, mà công hữu bị cướp bóc thì đời sống dân chúng bị
ảnh hưởng trực tiếp. Cổ nhân đã gọi bọn quan lại là bọn đạo tặc là vì lý do
này:
Con ơi con nhớ câu này.
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan!
Ngày
xưa là quan, còn nay là cán bộ! Chính vì chủ trương cộng sản bắt dân vào Hợp
tác xã, dân làm một ngày không đươc hai lon gạo, trong kho bọn cán bộ ăn cắp của
công mà ăn mặcsung sướng. Do đó dân chúng không tha thiết làm việc.
Một người làm việc bằng hai,
Để cho cán bộ mua đài sắm xe.
Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ mua nhà tậu xe!
Ngoài ra cũng còn do óc quan liêu, thói hống
hách, người nắm quyền lãnh đạo muốn tỏ ra có quyền sinh sát, ban phát ân huệ. Họ
vốn là nông dân, là bần cố nông, nay lên làm chủ tịch, bí thư, thủ kho thì lại
tỏ ra hống hách gấp năm gấp mười các ông lý trưởng, chánh tổng, tri huyện ngày
xưa. Do đó mà nạn phe đảng, tệ trạng hối lộ sinh ra. Người đời nay có câu: 'Thủ
kho to hơn thủ trưởng' là thế! Hơn nữa người lãnh đạo vì ngu dốt, tính toán sai
lầm sẽ làm cho tập thể khốn đốn. Ngoài ra, chủ trương công hữu là một chủ
trương phi pháp và tàn ác:
- Giết
và bỏ tù những người vô tội để cướp tài sản của họ
- Bắt
buộc nhân dân phải làm nô lệ cho nhà nước, đó là một hình thức nhà nước độc
tài.
Và đó
cũng là một chủ trương làm mất tự do con người.
Tôi muốn làm chủ đời tôi, tôi không muốn ai lãnh đạo đời tôi, nhất là những
kẻ ngu si tàn ác lại đòi quản lý đời tôí.
Hơn nữa,
đó là một chủ trương hư ảo, không thực tế. Malthus đã nói: 'Nhân số ngày càng
tăng, thực phẩm ngày càng thiếu'. Làm sao nhà nước nuôi dân? làm sao nhà nước
cung cấp mọi thứ cho dân? Trung cộng ngày xưa đã thiết lập những họp tác xã lớn,
nhà nuớc nuôi mọi người, cung cấp ăn uống, y phục, giáo dục và tang ma, cưới hỏi,
nhưng cuối cùng chịu không nổi nên lại cho mỗi gia đình sống riêng, tự lo liệu
mọi việc tang hôn, tuy nhiên họ vẫn phải làm việc cho hợp tác xã và do đảng
lãnh đạo.
Nói
như thế, không phải là con người không có tinh thần tập thể. Ông cha ta đã dung hòa quyền lợi cá nhân và tập thể, phân
biệt công hữu và tư hữu ( ruộng công, ruộng tư), và đánh thắng quân giặc, xây dựng
đất nước là kết hợp công tư ( Công tư vẹn cả đôi bề- Kiều). Đôi khi vì quyền lợi
chung, tổ tiên ta đã hy sinh bản thân, nhưng đó là do tình nguyện và trong trường
hợp đặc biệt. Người làm việc quan là lo việc công, nhưng lại lãnh lương nuôi vợ
con, thế là công tư trọn vẹn. Cộng sản bắt ta hy sinh cá nhân cho đến bốn thế hệ
để cho bọn chúng xây biệt thự, gửi tiền ra nước ngoài, nghĩa là nói một đàng
làm một nẻo.
Cộng sản hô hào đặt quyền lợi tập thể trên quyền lợi cá nhân là để bắt đảng viên và nhân dân hy sinh bản thân phục vụ vụ đảng, phục vụ một nhóm thiểu số cầm quyền. Cộng sản nói đặt quyền lợi đoàn thể lên trên cá nhân là nói láo vì chính cộng sản sinh ra tệ sùng bái cá nhân, và trắng trợn theo tục cha truyền con nối của quân chủ mà họ từng chỉ trich. Càng tiêu diệt tư hữu thì óc tư hữu trong con người cộng sản càng quẫy lên mạnh mẽ, do đó họ ăn hối lộ nhiều hơn, cướp của công trắng trợn. Với chủ trương trung dung, công tư vẹn toàn, tình lý phân minh cho nên xã hội cũ rõ ràng là khá hơn cộng sản.
Cộng sản hô hào đặt quyền lợi tập thể trên quyền lợi cá nhân là để bắt đảng viên và nhân dân hy sinh bản thân phục vụ vụ đảng, phục vụ một nhóm thiểu số cầm quyền. Cộng sản nói đặt quyền lợi đoàn thể lên trên cá nhân là nói láo vì chính cộng sản sinh ra tệ sùng bái cá nhân, và trắng trợn theo tục cha truyền con nối của quân chủ mà họ từng chỉ trich. Càng tiêu diệt tư hữu thì óc tư hữu trong con người cộng sản càng quẫy lên mạnh mẽ, do đó họ ăn hối lộ nhiều hơn, cướp của công trắng trợn. Với chủ trương trung dung, công tư vẹn toàn, tình lý phân minh cho nên xã hội cũ rõ ràng là khá hơn cộng sản.
Chủ
nghĩa cộng sản còn áp dụng đường lối vô sản chuyên chính là một sai lầm. Chuyên
chính nghĩa là đàn áp thẳng tay. Trường Chinh ra lệnh ' giết lầm hơn bỏ sót'
cho nên cộng sản đàn em ra tay chém giết mà không cần điều tra, xét xử. Nguyễn
Trãi nói' Lãy chí nhân thay cường bạo' còn cộng sản lại dùng nghĩa là chuyên
chính vô sản nghĩa là dùng cường bạo. Vô sản chuyên chính là chỉ dùng những người
phe ta. Đó là chủ trương ' hồng hơn chuyên' nghĩa là chỉ dùng người ngu dốt, gạt
bỏ trí thức. Ca dao cho rằng khi người
ngu cầm quyền là lúc thiên địa đảo điên:
Trời
làm một trận gió trăng,
Ông lộn xuống
thằng, thằng trở nên ông!
Kinh Dịch
đã nói đến việc vô sản nắm quyền là một tai họa. Quẻ Bi nói rằng 'nội tiểu nhân
nhi ngoại quân tử' là lúc thiên địa đảo lộn.Thật vậy khi trí thức phải đi kinh
tế mới, còn hạng ngu dốt lên cầm quyền thì tất nhiên xã hội tan rã! Cộng sản thường
bào chữa là họ ' vừa học vừa làm', chỉ tội nghiệp cho nhân dân ta thua những
con chuột bạch, vì chuột bạch được các bác học dùng thí nghiệm, còn nhân dân ta
bị những kẻ ngu dốt đưa ra thí nghiệm!
Marx và Engels mới thật là những người cộng sản chính thức với chủ trưong đãu tranh giai cấp, tiêu diệt tư bản và tư hữu. Đến khi Marx và Engels cho ra đời tuyên ngôn đảng cộng sản (1848) và thành lập đảng cộng sản, thì cộng sản thực sự ra đời. Năm 1917, cách mạng vô sản Nga thành công, đưa Nga lên lãnh đạo khối cộng sản thế giới, thế lực lớn lao, chiếm gần một nửa thế giới và một nửa nhân loại. Trước đây một số người mơ ước thiên đường cộng sản, nay thì họ đã thấy thực sự thiên đường cộng sản ! Những người André Gide trước đó ca tụng cộng sản hết lời nhưng khi đến Liên Xô liền bật ngữa người ra vì thấy bao sự thực phũ phàng, cho nên sau khi đi Liên Xô về đã viết cuốn Retour de L'USS (1936) để tố cáo cộng sản. Trước đây, một số tác giả đã viết ' Hồ Sơ Đen về Chủ Nghĩa Cộng Sản' đã vạch trần chủ nghĩa cộng sản, thế nhưng một số người vẫn mê muội tin theo cộng sản.
Cho đến khi cộng sãn xâm chiếm miền Nam, mọi người mới 'sáng mắt sáng lòng'! Và sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, mọi người mới thấy sự thực phơi bày rõ ràng. Và nay thì Giang Trạch Dân thay Đặng Tiểu Bình vẫn nối tiếp con đường đổi mới, hữu sản hóa, mở cửa cho tư bản, và đưa ra thuyết ba đại diện (công nông và tư sản) là một điều hoàn toàn trái ngược chủ nghĩa cộng sản. Những sự kiện trên chứng tỏ chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa tàn ác, là một thất bại lớn lao trong lý thuyết cũng như trong thực hành. Cộng sản chỉ làm cho dân khổ, nước nghèo, là một tai họa cho nhân loại, nhất là các nước Á Phi, đã nghèo khổ lại gặp chủ nghĩa cộng sản tàn phá!
Ngày nay cộng sản Trung quốc và Việt nam vẫn dùng cờ đỏ, danh hiệu đảng cộng sản nhưng mục tiêu tranh đấu cho vô sản, xóa bất công xã hội thì không còn nữa. một khi họ đã từ bỏ kinh tế chỉ huy theo kinh tế thị trường, mở cửa buôn bán với tư bản, giai cấp tư sản chiếm lĩnh quốc hội và chính phủ và bộ chính trị nghĩa là họ đã công nhận chủ nghĩa cộng sản đã thất bại.
Marx và Engels mới thật là những người cộng sản chính thức với chủ trưong đãu tranh giai cấp, tiêu diệt tư bản và tư hữu. Đến khi Marx và Engels cho ra đời tuyên ngôn đảng cộng sản (1848) và thành lập đảng cộng sản, thì cộng sản thực sự ra đời. Năm 1917, cách mạng vô sản Nga thành công, đưa Nga lên lãnh đạo khối cộng sản thế giới, thế lực lớn lao, chiếm gần một nửa thế giới và một nửa nhân loại. Trước đây một số người mơ ước thiên đường cộng sản, nay thì họ đã thấy thực sự thiên đường cộng sản ! Những người André Gide trước đó ca tụng cộng sản hết lời nhưng khi đến Liên Xô liền bật ngữa người ra vì thấy bao sự thực phũ phàng, cho nên sau khi đi Liên Xô về đã viết cuốn Retour de L'USS (1936) để tố cáo cộng sản. Trước đây, một số tác giả đã viết ' Hồ Sơ Đen về Chủ Nghĩa Cộng Sản' đã vạch trần chủ nghĩa cộng sản, thế nhưng một số người vẫn mê muội tin theo cộng sản.
Cho đến khi cộng sãn xâm chiếm miền Nam, mọi người mới 'sáng mắt sáng lòng'! Và sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, mọi người mới thấy sự thực phơi bày rõ ràng. Và nay thì Giang Trạch Dân thay Đặng Tiểu Bình vẫn nối tiếp con đường đổi mới, hữu sản hóa, mở cửa cho tư bản, và đưa ra thuyết ba đại diện (công nông và tư sản) là một điều hoàn toàn trái ngược chủ nghĩa cộng sản. Những sự kiện trên chứng tỏ chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa tàn ác, là một thất bại lớn lao trong lý thuyết cũng như trong thực hành. Cộng sản chỉ làm cho dân khổ, nước nghèo, là một tai họa cho nhân loại, nhất là các nước Á Phi, đã nghèo khổ lại gặp chủ nghĩa cộng sản tàn phá!
Ngày nay cộng sản Trung quốc và Việt nam vẫn dùng cờ đỏ, danh hiệu đảng cộng sản nhưng mục tiêu tranh đấu cho vô sản, xóa bất công xã hội thì không còn nữa. một khi họ đã từ bỏ kinh tế chỉ huy theo kinh tế thị trường, mở cửa buôn bán với tư bản, giai cấp tư sản chiếm lĩnh quốc hội và chính phủ và bộ chính trị nghĩa là họ đã công nhận chủ nghĩa cộng sản đã thất bại.
Tóm lại chủ nghĩa cộng sản là một sai
lầm ghê gớm cho nhân loại. Trong các bậc tiền bối làm cách mạng, chỉ có Phan Bội
Châu là sáng suốt, không theo cộng sản, không chịu làm tay sai cho Nga Tàu cho
nên đã bị Hồ Chí Minh bán cho thực dân Pháp. Làm việc này, họ Hồ đã rõ là một
tên phản thầy, bán nước. Âm mưu của họ Hồ và bè lũ cộng sản là muốn tiêu diệt
phe quốc gia đồng thời có một số tiền! Nhưng tất cả công trình của cộng sản
cũng chỉ đem lại đau khổ cho dân chúng và điêu tàn cho đất nước. Lịch sử đã,
đang và sẽ phê phán tội ác của cộng sản.