uesday, November 8, 2016
NGUYỄN HỮU BA * VƯỢT BIÊN BẰNG BÈ
Chuyện vượt biên: VƯỢT BIÊN BẰNG BÈ
Nguyễn Hữu Ba
Quê
tôi thuộc xã Bình Phú – Huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định (nay là Huyện
Tây Sơn, nơi xuất phát của 3 anh em Tây Sơn – Nguyễn Huệ). Mẹ tôi họ Bùi
thuộc dòng dõi Bùi Đắc Tuyên, Bùi Thị Xuân. Trong khoảng từ 1945 – 1954
gia đình tôi sống trong vùng Việt Minh, bị chúng ghép vào thành phần
địa chủ. Cha mẹ tôi bị chúng đấu tố rất khổ nhục, cho nên trước năm 1975
thỉnh thoảng tôi về thăm nhà, mẹ tôi thường dặn “nếu VC mà vào thì
con ở đâu được cứ ở, đừng về đây. Nếu con về đây thấy tụi nó làm nhiều
điều chướng tai gai mắt, con nhịn không được, cãi lại nó thì nó sẽ giết
con chết”.
Cho
nên sau 30-4 bằng mọi giá tôi phải bám trụ lại Sài Gòn, không về quê và
khi ra phường xin giấy tạm trú tôi khai sụt cấp bậc. Vì vậy tôi chỉ
“học tập” ở rạp Đại Lợi (gần chợ Ông Tạ) 3 ngày. Sau đó tôi buôn bán qua
quít sống qua ngày. Cực khổ thì đã đành, nhưng ngày nào cũng phải nhìn
những khẩu hiệu chướng mắt, không thật và tai thì phải nghe mấy cái loa
tuyên truyền láo khoét tôi không chịu được. Tôi thường nói với những
người thân “giả sử VC cho tôi một tòa biệt thự, xe cộ tiền bạc xài thả cửa suốt đời, tôi cũng không thèm sống với VC”
vì nó nói láo qúa.
Chẳng hạn, nhà máy hay ruộng đất của người ta nó bắt
ép người ta phải “hiến” cho nó mà nó cứ nói là người ta tự nguyện hiến
cho Nhà nước. Trên đời này có ai mà tự nguyện đưa hết của cải mình cho
nó bao giờ. Cho nên tôi tìm mọi cách để vượt biên. Từ 1976 đến cuối năm
1978, tôi tổ chức rất nhiều lần đều thất bại. Lý do là tôi không tin
tưởng mấy ông chủ ghe. Thứ hai, tôi là Hải Quân nên rất khó lân la tới
các xóm chài lưới để móc nối. Đến đầu năm 1979, có người biết tôi là Sĩ
quan Hải Quân và giới thiệu tôi về Qui Nhơn để lái chiếc tàu đăng ký bán
chính thức. Tôi về ở đó 3 tháng để coi sửa chữa 2 chiếc tàu. Tôi lái
một chiếc và một ông Trung Úy ở Sài Gòn ra lái một chiếc. Tất cả mọi
việc chuẩn bị đã xong thì thình lình ngày 20-7-1979, sáu mươi nước trên
thế giới họp ở Geneve về vấn đề người tỵ nạn Việt Nam ra đi qúa nhiều
làm cho các nước Đông Nam Á khốn đốn. VC đi dự họp, chúng hứa là từ nay
sẽ không cho một người Việt Nam nào rời khỏi nước, thế là từ đó VC ngưng
chương trình bán chính thức. Ngày 5-9-1979 tôi phải dẫn các con trở vào
Sài Gòn để đi học lại.
Hàng
ngày, sau khi sắp nhỏ đi học tôi nằm nhà một mình như muốn điên. Tôi
chịu không nổi nữa. Một hôm tôi bàn với vợ tôi là tôi sẽ đi tìm mua 1
chiếc xuồng cao su mà trước đây người nhái thường dùng để đi phục kích
(loại này ở Úc cũng thường thấy). Thế là tôi đi dạo các chợ trời để tìm
mua, nhưng không có ai bán. Về nhà tôi suy nghĩ “nếu người ta có, người
ta cũng không bán cho mình. Và nếu họ bán tôi cũng không đủ tiền mua”,
(vì lúc đó tôi chỉ còn vỏn vẹn 1 cây vàng). Thế là từ hình ảnh chiếc
xuồng cao su, tôi mới phác họa ra chiếc bè. Mình không có xuồng thì tại
sao mình không lấy nhiều cái ruột xe ráp lại thành cái bè? Tôi đem ý
nghĩ này bàn với vợ tôi và trấn an vợ tôi rằng “nếu mình đi bằng ghe, thì có thể bị chìm và chết, còn cái bè, tuy lạnh lẽo khổ cực nhưng không bao giờ chìm”. Vợ tôi cũng tin tưởng vào tôi, nói “vậy được đó, làm đi”.
Đó
chỉ là cái ý đại cương vậy thôi. Tôi bảo để tôi tính chi tiết lại đã.
Ngày hôm sau, tôi ra chỗ vá xe đạp ở lề đường, tôi đo đường kính trong
và ngoài của cái ruột xe tải 900-20. Tính ra, một cái ruột xe tải bơm
cứng có thể chở được 150kg. Tất cả gia đình tôi, 2 vợ chồng 4 đứa con, 2
đứa em và 1 đứa cháu + lương thực + nước uống + khung sườn, tất cả độ
750kg (tôi cần 2 đứa em và đứa cháu để phụ tôi bơm ruột xe và để bơi ra
khỏi bờ, vì sóng ở gần bờ cứ dập vào rất khó bơi ra). Như vậy nếu tôi
ráp được 9 cái ruột xe (1350kg) thì tốt hơn. Nhưng nếu ráp 9 cái ruột xe
thì khung sườn bằng gỗ dài qúa (5,3m) dễ bị gẫy. Nên cuối cùng tôi
quyết định ráp 7 cái (1050kg). Khi bỏ bè xuống nước phần nổi độ 10cm.
Thế là tôi lấy giấy bút ra vẽ chi tiết cái bè (tôi đậu tú tài Kỹ Thuật,
nên biết vẽ Kỹ Nghệ Họa). Xong tôi ghi ra 2 tờ giấy, vợ tôi giữ 1 tờ và
đạp xe đi mua cốm dẹp, đường, dây nylon, can nhựa, poncho v.v… Còn tôi
đi mua gỗ và tìm thợ mộc để làm cái khung sườn + ruột xe. Tôi nhớ hoài
nét mặt của ông thợ mộc khi tôi đưa tấm sơ đồ, ổng cứ nhìn ngang nhìn
dọc, ổng không hiểu cái đó là cái gì?
Riêng
4 cái mái chèo tôi chỉ nhờ ổng làm phần A. Còn phần B tôi mua một tấm
ván mỏng dày 1 phân rồi lấy dao tự đẽo. Khi ra tới bãi tôi chỉ việc lấy
phần A và B ráp với nhau rồi đóng 2 cây đinh là xong. Chứ nếu để cho ông
thợ mộc làm cả phần A và B thì ổng sẽ biết đó là cái mái chèo. Riêng
hai cái khung sườn tôi đánh số bằng sơn trắng từ A1, A2 đến A11 và B1,
B2 đến B11 và bó lại thành 2 bó. Công an lên xét xe, tụi nó chẳng biết
đó là cái gì?
Trước
khi đi, tôi dự kiến là bè có thể bị lật, nên ngoài tôi và 3 đứa em (14,
16 và 19 tuổi) biết bơi, vợ và 4 con tôi phải mang phao và tất cả đều
có dây dù cột dính vào bè (dây dài 2m để di chuyển trên bè). Nhưng làm
sao có phao để mang? Tôi phải dùng can nhựa, 4 đứa nhỏ thì một cái 5 lít
ngay trước ngực và một cái 5 lít ngay sau ót, còn vợ tôi thì can 10
lít. Đó là dự kiến như vậy, nhưng thực tế tôi đi trong cơn bão 2 ngày 2
đêm không lật một lần nào. Lý do là bè rất thấp (1 tấc) cho nên trọng
tâm của bè không thể lọt ra ngoài chân đế, nên không bị lật.
Tất
cả những sự chuẩn bị này, đối với tôi không có gì là khó khăn cả. Chỉ
có một điều khó khăn nhất cho tôi là làm sao di chuyển số đồ đạc này ra
bãi biển Cà Ná (gần Phan Rang). Chỉ riêng điều này không thôi cũng làm
tôi tính toán nát óc. Chuyện là như thế này:
Đúng
ra tôi phải chọn bãi Bạc Liêu, Cà Mau hay Vũng Tàu là tốt nhất vì tháng
10 là mùa gió Bấc, bè sẽ trôi vào hướng Nam, cho nên nếu chọn bãi càng
vào phía Nam càng tốt. Nhưng ngặt nỗi những nơi vừa kể tôi không quen ai
gần bờ biển cả. Cho nên cuối cùng tôi phải chọn bãi Cà Ná, vì bãi Cà Ná
có đường Quốc Lộ 1 chạy sát mé biển. Nhưng cái khó khăn là tại bãi biển
này không có nhà dân, không có suối, nghĩa là không có nước ngọt, mà
nước ngọt thì không thể chở từ Sài Gòn ra được. Hồi đó, công an lên xét
xe, thấy nước ngọt là chắc chắn mình sẽ bị “tó” đầu. Bây giờ chỉ còn một
cách là đi xe từ Sài Gòn ra, mang theo can không, tới Phan Rí (cách Cà
Ná độ 50 cây số) hoặc Long Hương (cách Cà Ná độ 30 cây số) hoặc Vĩnh Hảo
(cách Cà Ná độ 14 cây số) dừng xe lại lấy nước. Rồi tới Cà Ná xuống xe.
Nói thì nghe dễ vậy, nhưng chủ xe nào chịu dừng xe lấy nước ngọt cho
mình, rồi bỏ xuống Cà Ná. Bởi nếu rủi ro bị bắt thì tài sản xe cộ của họ
cũng mất luôn. Ai dám giúp cho mình chuyện này, ngoại trừ mình có thật
nhiều tiền, nhưng tôi thì không. Trước khi đóng bè tôi chỉ còn 1 cây
vàng độ 2,200 đồng tiền VC. Sau khi làm xong bè tôi còn lại 800 đồng.
Chủ xe nào lại chịu lấy số tiền này cho một kế hoạch vượt biên. Cuối
cùng tôi vạch kế hoạch “liều” gồm 2 bước như sau:
Tôi
ra bến xe Điện Biên (ở đường Phan Thanh Giản, gần ngã tư Hàng Xanh) xe
vận tải Qui Nhơn thường đậu ở đây. Mục đích là gợi chút tình đồng hương
để dể năn nỉ. Tôi không đi xe đò, vì xe đò đông khách, bãi Cà Ná lại
vắng vẻ, không có nhà ở, khi mình xuống xe ở đó thì hành khách trên xe
(có thể có cán bộ VC) họ sẽ nghi mình vượt biên. Nên tôi chọn xe tải chỉ
có 1 tài xế và 1 lơ xe.
Khi
trả giá xong xuôi như một hành khách bình thường đi từ Sài Gòn đến Phan
Rang độ 300 đồng. Tôi sẽ là người ngồi đằng trước với tài xế và cố gắng
lấy cảm tình của ông ta. Khi xe tới Phan Thiết (200 cây số). Đãi ông ta
và lơ xe bữa cơm trưa để gây cảm tình. Sau khi ăn cơm xong, xe bắt đầu
chạy tôi sẽ thố lộ cho tài xế biết là mình đi vượt biên và nhờ ổng giúp
giùm, bằng cách tới Phan Rí (cách Phan Thiết 70km) dừng lại lấy nước cho
mình. Trong túi mình còn lại 500 đồng đưa hết cho ổng. Tuy nhiên, đối
với giới xe tải 500đ này rất nhỏ, không có tác dụng gì mấy, chỉ hy vọng
vào tấm lòng nhân đạo của ổng giúp mình mà thôi. Nhưng đây là một điều
nguy hiểm, rủi ro có thể mất hết tài sản dễ gì ổng giúp mình. Cho nên
trước khi thuê xe phải xem xét kỹ lưỡng ông tài xế để “chọn mặt gởi
vàng”
- Thứ nhất ông này phải là người chống cộng (có chống cộng mới giúp mình vượt biên chứ)
- Thứ hai là có lòng nhân hậu. Không coi trọng vật chất mấy, nghĩa là không ham tiền quá.
- Thứ hai là có lòng nhân hậu. Không coi trọng vật chất mấy, nghĩa là không ham tiền quá.
Cả
hai tiêu chuẩn này đều do trực giác của mình phán xét vì ông ta với
mình có quen nhau trước đâu mà biết được. Vậy mà may mắn sao tôi lại
chọn đúng người.
Bước
thứ hai, nếu tới Phan Rí mà ông tài xế vẫn khăng khăng không dám giúp
mình thì sao? Tới đây bắt buộc cả gia đình tôi phải xuống xe và phân tán
mỏng. Gia đình tôi giữ 2 cái can, 2 đứa em và cháu tôi mỗi đứa hai cái
(tất cả 8 cái) trà trộn vào mấy quán cơm dọc hai bên đường ăn cơm và tìm
cách lấy nước. Độ 1 giờ 30 phút sau, tôi thuê một chiếc xe lam từ Phan
Rí đi Phan Rang (độ 70km), lần lượt đón hết mấy đứa em lên xe. Khi lên
xe, tôi ngồi băng ghế trước với tài xế, thủ một con dao.
Đứa em 19 tuổi
cũng ngồi phái bên kia thủ một con dao. Khi xe đến Cà Ná, đợi đến khúc
đường vắng vẻ, hai anh em tôi sẽ chĩa hai mũi dao vào hông ông tài xế
bắt phải lái xe vào bụi rậm. Xong đem tài xế ra băng sau trói chặt vào
đó. Còn bao nhiêu tiền nhét hết vô túi ổng. Sau khi mình đi khỏi, ngày
hôm sau đám trẻ chăn bò sẽ mở trói cho ổng. Kế hoạch thì như vậy, nhưng
rất may chúng tôi chưa phải xài đến giải pháp này.
Ông
tài xế xe tải, sau khi nghe tôi thố lộ đã “hồn phi phách tán”, chỉ lái
xe theo phản xạ như không hồn. Nhưng vì thương gia đình tôi, ổng đã giúp
chúng tôi đến nơi đến chốn và hiện giờ ổng nhận tôi là con nuôi của ổng
(tôi chỉ kể vắn tắt vậy thôi, chứ nếu kể hết những gì tôi thuyết phục
bác tài xế thì dài dòng lắm).
Theo
kế hoạch tôi muốn xuống Cà Ná vào lúc sẩm tối để tránh lũ trẻ chăn bò.
Nhưng vì Bác Tư nói xe ổng phải về sớm không thể chần chừ lâu được cuối
cùng tôi phải xuống Cà Ná lúc 2 giờ chiều. Rất may là không có ai thấy.
Chúng tôi vào bụi rậm và bắt đầu bơm hơi vào ruột xe. Công tác này thật
nặng nhọc. Chúng tôi mang theo 9 cái ruột xe tải, 7 cái ráp vào bè và 2
cái xơ-cua. Mỗi cái chúng tôi phải bơm 4 lần mới đầy. Nghĩa là cứ bơm
cho đuối sức rồi nghỉ độ 5, 10 phút rồi bơm lại, 4 lần như vậy. Đến 7
giờ tối chúng tôi mang tất cả xuống mé biển và ráp bè. Ráp xong ngồi chờ
đến 9 giờ tối, gió đất bắt đầu thổi ra, chúng tôi thả bè xuống nước và
khởi hành.
Tôi
xin giải thích thêm về hiện tượng gió ở các vùng ven biển. Ở các vùng
gần bờ biển, ban ngày đất liền nóng hơn mặt biển, không khí bốc lên nên
gió ở ngoài thổi vào. Khi mặt trời lặn, mặt đất toả nhiệt nhanh hơn nên
lạnh trước, trong khi nước tỏa nhiệt chậm hơn nên mặt biển vẫn còn ấm.
Cho nên khoảng 8:30 – 9 giờ (giờ VN), gió từ bờ thổi ra, chúng tôi lợi
dụng cơn gió này để căng buồm ra khơi (vì không đủ tiền để mua máy đuôi
tôm).
Tôi
thả bè xuống nước lúc 9 giờ đêm, đi được 6 tiếng đồng hồ. Đến 3 giờ
sáng thì bão bắt đầu nổi lên. Gió đổi hướng liên tục, tôi phải hạ buồm
xuống chỉ để bè trôi theo dòng nước. Thấy sóng thật lớn, nhưng bè vẫn an
toàn không lật. Chúng tôi yên tâm tiếp tục đi 2 ngày và 2 đêm trong bão
(tôi thả bè xuống nước ngày 21-10-1979 đến chiều 23-10-1979 tôi đã đến
ngoài khơi Vũng Tàu cách bờ độ 60km. Như vậy tôi đã đi được khoảng 200
cây số đường dài). Buổi trưa ngày 22-10, tôi đi ngang qua Phan Thiết,
chỉ cách bờ độ 12-15km, nhìn vào bờ thấy thành phố rất rõ. Nếu trời êm
gió lặng, có lẽ tụi nó đã phát giác bè của tôi tại đây. Nhưng vì bão lớn
quá, nên mặt biển vắng teo không có một chiếc thuyền nào qua lại.
Đến
chiều ngày 23-10, khoảng 4 giờ, tất cả chúng tôi đều quá mệt nên trùm
poncho để ngủ, không ai lái cả. Tuy nhiên bè vẫn trôi về hướng Nam và
càng ngày càng ra xa bờ (xin nói thêm là bè không lật nhưng mỗi khi bè
lên đến đỉnh sóng thì thường bị cái ngọn sóng bạc đầu phủ lên bè, không
nguy hiểm, nhưng ướt và lạnh suốt ngày đêm). Bốn đứa con tôi lúc đó chỉ
có 4, 5, 7 và 9 tuổi). Lúc 4 giờ tôi đang ngủ chợt nghe có tiếng gọi
“trên bè có ai còn sống không?” Tôi giật mình thức giấc thì thấy một
chiếc ghe khá lớn, trên đó có độ 10 ngư phủ. Họ tưởng chúng tôi vượt
biển bằng ghe, ghe bị chìm mới lên chiếc bè cấp cứu này và thấy nằm im,
sắp lớp, nên họ tưởng chúng tôi đã chết hết rồi. Họ cho biết là mấy ngày
trước, họ đánh cá ở đảo Trường Sa, gặp gió lớn qúa họ núp bão ở các đảo
ngoài đó. Hôm nay gió dịu bớt họ trở về, đi ngang qua đây gặp chúng tôi
và họ khuyên chúng tôi nên trở vào. Nếu cứ tiếp tục đi không sống nổi
đâu. Chúng tôi hội ý bàn bạc với nhau, thằng em họ lớn nhất (19 tuổi)
bàn: “anh Ba à, trật keo này mình bày keo khác, nếu mình tiếp tục đi, em
sợ mấy đứa nhỏ không sống nổi”.
Trước
lúc ra đi tôi đã quyết tâm, nhưng khi đứng trước cảnh này, nhìn các con
tôi không đành lòng để chúng chết trên biển, nên đồng ý quay về. Chủ
ghe bắt thanh niên chúng tôi bơi qua tàu họ (vì họ sợ chúng tôi có súng,
cướp ghe của họ nên không dám lại gần). Tôi còn lại 800 đồng (vì ông
chủ xe tải không lấy tiền), một sợi giây chuyền và chiếc nhẫn độ vài chỉ
vàng 18. Tôi đưa hết cho chủ ghe và nhờ ổng chở vào bờ, bỏ tôi ở một
bãi biển vắng để về Sài Gòn, nhưng ổng không chịu, mặc dù rất thông cảm
và thương chúng tôi. Nhưng vì trên ghe có rất nhiều ngư phủ, khi về họ
sẽ xầm xì, bàn tán. Thế nào công an cũng nghe được và nguy hiểm đến tài
sản và gia đình ông ta. Ông chỉ có thể chở chúng tôi đến đồn công an.
Anh em chúng tôi bàn tán thêm một lúc và thằng em cũng chỉ khuyên tôi
trở về chấp nhận vào tù, khi hết tù sẽ làm chuyến khác. Vì lúc đó bè
chúng tôi không thể tự trở về bờ được vì gió bấc thổi về Nam và nước
cũng chảy về Nam. Thôi thì chịu cảnh tù tội từ đây.
Ghe
đánh cá chở chúng tôi về đến đồn 36 Công An Biên Phòng thuộc xã Hưng
Long – Phan Thiết khoảng nửa đêm 23 rạng 24 tháng 10. Chúng tôi bị nhốt ở
đây một ngày, đến chiều 24 chúng chở về trại I Phan Thiết và tống tôi
vào phòng biệt giam. Vợ con tôi ở nhà nữ, còn mấy đứa em thì nhốt ở các
nhà tập thể khác. Sáng ngày 26-10-1979 chúng vào bảo tôi đem hết đồ đạc
ra chỗ văn phòng. Tới nơi tôi thấy vợ con và mấy đứa em đầy đủ. Tôi phân
vân tự nghĩ “không lẽ chúng thả mình về sớm vậy?” Nhìn vợ con, tôi
không cầm được nước mắt. Chỉ qua hai đêm mà mặt mày vợ con tôi như miếng
gừng xâm kim để làm mứt. Muỗi cắn nát không có khoảng hở nào cách nhau
được 5 ly. Chờ một lát, có tên công an ra bảo “chúng tôi cần một số
hình ảnh về chiếc bè của anh. Hôm nay chúng tôi sẽ chở anh trở lại đồn
36. Trên đường đi nếu anh có hành động gì chúng tôi sẽ không chịu trách
nhiệm”. Ý nó nói, nếu tôi chạy trốn nó sẽ bắn bỏ. Khi xuống tới đồn,
chúng bắt chúng tôi đem tất cả đồ đạc ra gần mé nước ráp bè và thả
xuống nước (vì chúng đã tháo ra hết). Nghĩa là diễn lại y như lúc tôi đi
để chúng quay phim, chụp hình làm tài liệu. Xong, chúng chở tôi về trại
I vào phòng biệt giam và bắt đầu cuộc đời tù tội từ đây.
Chúng
nhốt vợ con tôi 13 ngày, mấy đứa em 3 tháng và tôi 39 tháng. Khi vợ con
tôi từ nhà tù ra bến xe, dân chúng hai bên đuờng đều biết mặt, vì họ có
đi xem “đóng phim”. Họ thăm hỏi và giúp đỡ rất tận tình. Khi đến bến
xe, chủ quán mời vào cho ăn cơm không lấy tiền. Khi lên xe, chủ xe không
lấy tiền xe mà còn bao cho ăn trưa. Và khi đến Sài Gòn chủ xe gọi hai
chiếc xích-lô chở vợ con tôi về nhà và họ trả tiền trước.
Vợ
tôi dẫn 4 đứa con về được Sài Gòn mặc dù trong túi không có xu nào. Vì
tôi đã dặn vợ tôi bằng mọi giá phải bám lại Sài Gòn. Sau khi mượn tiền
của bạn bè và bà con mua một ít gạo muối để lại cho 2 đứa con, lớn nhất
(Vi) và nhỏ nhất (Luân) ở lại Sài Gòn. Vợ tôi dẫn đứa thứ ba (Thủy) ra
Nha Trang ở với dì, và Thảo (đứa thứ hai) về Bình Định ở với ngoại. Cha
mẹ và các chị em hai bên góp vốn để giúp vợ tôi buôn bán nuôi con.
Những
người đàn ông khác thì sao tôi không biết. Chứ tôi có một cái tật xấu
là đối với người ngoài, khi ai giúp cho tôi một điều gì, tôi cũng thường
nói thank you hay cảm ơn xoèn xoẹt y như… Tây, nghĩa là cũng biết
galant, cũng …lịch sự như mọi người. Nhưng đối với vợ con trong nhà thì
hình như tôi mang cái ý nghĩ là… “của riêng mình ta, ván đã đóng hòm,
không ai thèm vào đây rước ba cái của nợ này”. Nên không bao giờ tôi nói
được hai tiếng cảm ơn, ngoại trừ trường hợp nói cảm ơn để …móc họng,
trong những lần vợ chồng gấu ó nhau.
Nhân
đây tôi xin nói vài hàng về vợ tôi , để nếu “chẳng may” vợ tôi đọc được
thì những dòng này sẽ thay tôi nói lời tạ tội và cảm ơn công lao của
“Bà”, đã nuôi nấng cha con tôi. Con cá sống nhờ nước, cha con tôi sống
cũng nhờ vợ tôi.
Lúc
đó vợ tôi là một phụ nữ tương đối coi cũng được, không đến nỗi “ma chê,
quỷ hờn”. Nên cũng có những kẻ muốn “xắn tay bẻ nụ… hoa tàn”. Vốn liếng
lại không có bao nhiêu, nếu là một người đàn bà yếu lòng, không đủ
trung kiên, chung thủy với chồng thì cũng dễ tìm một nơi nương tựa lắm.
Sau
khi tôi ở tù về, nghe mấy đứa con kể lại cuộc sống đã qua mà ứa nước
mắt. Trong năm đầu tiên, vợ con tôi không dám ăn nước mắm, chỉ mua mắm
ruốc kho lỏng thành nước để chấm rau lang và rau muống. Có dư ra đồng
nào vợ tôi đều để dành, lúc thì mua 1kg đường, lúc thì mua 1kg chuối
khô, để trên đầu tủ, các con tôi thèm nhỏ dãi, nhưng vợ tôi bảo “để dành
đi thăm Ba”. Cứ hai tháng vợ tôi đi thăm nuôi tôi một lần, còn tháng ở
giữa hai lần thăm thì gởi 5 kg bưu phẩm, đều đặn như thế suốt 3 năm 3
tháng. Sau khi ở tù về, tôi rất đau lòng khi biết rằng suốt thời gian ở
tù tôi ăn uống còn đầy đủ hơn vợ con tôi ở nhà. Lý do là vợ tôi sợ tôi ở
tù phải lao động cực nhọc. Bắt đầu từ năm thứ hai trở đi, vợ tôi buôn
bán thuốc tây có thu nhập khá hơn nên gia đình đỡ khổ hơn năm đầu. Thật
tội nghiệp cho vợ con tôi. Lòng trung trinh, chung thủy của vợ tôi, có
thể ví như… chì đã được thử lửa.
Có
một điều đáng nói là cộng sản kêu án tôi 3 năm tập trung cải tạo, nhưng
đến 39 tháng họ mới thả tôi ra. Khi họ thả, nhìn vào lệnh tha, tôi thấy
họ đã ký thả trước đó một tháng rưỡi. Nghĩa là ký thả đã trễ mà khi đã
ký rồi còn nhốt thêm một tháng rưỡi nữa vì công việc đồng án đang cần
tù. Đúng là luật pháp của CS.
Sau
khi tôi về được hai tháng, được người bạn cùng khóa giới thiệu tôi lái
một chiếc tàu dài 12.5m, chở theo 83 người. (Trong chuyến vượt biển
thành công này, có một cái chết thật lạ lùng của một thanh niên, tôi sẽ
thuật lại trong một bài khác). Tôi trực chỉ đảo Natuna – Indonesia. Sau
77 giờ vượt biển, tôi cập vào bờ Natuna (ngày 12-4-1983) để xin nước và
bản đồ để tiếp tục đi Úc. Nhưng chính quyền ở đây không cho đi. Họ đưa
tôi qua đảo Kuku rồi trại tỵ nạn Galang. Gần 6 tháng sau (13-10-1983),
gia đình tôi đến Úc, bỏ lại Việt Nam một đứa con, vì khi đi gấp quá tôi
không về kịp Qui nhơn để mang theo được.
Gia
đình tôi tới Adelaide ngày 13-10-1983. Sau hai tháng ở Pennington
Hostel, tôi thuê được một căn flat ở Woodville, và vợ tôi làm ở hãng
may, còn tôi thì đi làm farm. Đầu năm 1985, tôi thuê được một farm nhà
kiếng ở Virginia. Vợ tôi vẫn tiếp tục làm ở hãng may để sinh sống, vì
thời gian đầu làm farm chưa có thu hoạch. Dần dần công việc làm farm bề
bộn hơn, vợ tôi đành phải nghỉ hãng may để phụ tôi. Nhiều đêm, vợ chồng
tôi và 3 đứa con (một đứa còn kẹt ở VN) phải chong đèn làm ngoài nhà
kiếng đến 11-12 giờ đêm. Hai năm đầu làm farm cũng may mắn được mùa, nên
cuối năm 1986 tôi mua được một trại nuôi heo. Tôi tiếp tục làm cả hai
farm, nhà kiếng và trại chăn nuôi. Thêm gần được 3 năm nữa thì tôi trả
lại nhà kiếng và chỉ giữ lại trại chăn nuôi heo. Đến năm 1990, tôi mở
thêm một tiệm Take-Away và làm được 6 năm.
Các
con tôi nay đã trưởng thành. Tất cả 4 đứa đều đã tốt nghiệp đại học.
Chúng tôi rất mừng có được gia đình hạnh phúc. Tôi xin cảm ơn vợ tôi, Và
biết ơn nước Úc đã đón nhận chúng tôi định cư tại Úc, một xã hội tự do,
dân chủ, công bằng và bác ái.
Nguyễn Hữu Ba
HƯNG YÊN * MẨU ĐỜI MỘT TÙ NHÂN CỦA CỘNG SẢN
Mẩu Đời Một Người Cựu Tù Cải Tạo
Hưng Yên
Hôm nay là ngày bầu cử, trường học đóng cửa nên thằng Thanh theo
thằng Hoàng ra chỗ sửa xe ngay từ buổi sáng. Khi mọi người đã đi hết,
ông Ba Cất mở “trạn” lấy cơm nguội ra ăn; cánh cửa trạn vừa mở ra ông đã
nghe mấy con gián chạy rào rào. Nhưng cũng chẳng sao, ở trong trại cải
tạo ông ăn phải gián là thường, mấy người khác cũng vậy, mà có thấy ai
kêu la hay khạc nhổ gì đâu! Ruồi, rệp, gián và người cùng ở chung với
nhau. Thau cơm độn khoai lang khô, khoai mì khô hay bo bo lãnh về chưa
kịp chia, ruồi đậu đen nghịt ở phía trên. Thau nước mắm “đại dương” lãnh
về (toàn nước muối pha với chút nước mắm cho có mùi) mấy chục con ruồi
nổi lều bều... Lấy tay xua xua, đuổi đám ruồi ở thau cơm, lấy thìa vớt
mấy con ruồi ở thau nước mắm bỏ đi rồi chia cơm, chia nước mắm. Lúc chia
anh em ngồi lõ mắt ra nhìn, chỉ sợ chia không đều, phần mình ít hơn
phần người khác.
Miếng cháy lớn bằng nửa bàn tay bẻ ra làm mười bỏ lên trên mười phần
cơm của mười người, chỉ nghe có tiếng cằn nhằn là cháy bẻ không đều,
miếng to, miếng bé chứ chẳng thấy ai kêu nhiều ruồi nhiều nhặng bao giờ!
Chúa Nhật không phải đi lao động ở nhà, ai có thăm nuôi thì nấu nướng
linh tinh, đám con bà phước (người không có thăm nuôi) vô sản thì nhìn
người ta ăn rồi nuốt nước miếng, vì Chúa Nhật hay ngày lễ nghỉ không đi
lao động thì không có ăn sáng. Ăn rồi kẻ vá quần áo, người lật mùng, lật
chăn ra bắt rệp. Rệp đâu mà nhiều thế không biết, bắt hôm nay ngày mai
lại có, giết chán mỏi tay nó lại hôi rình bèn bắt bỏ vào cái hũ pê li xi
lin rồi thỉnh thoảng lấy ra xem nó bò chơi.
Còn gián cũng vậy, sinh sôi nẩy nở tràn lan vì giang sơn của mỗi
người tù chỉ rộng không bằng một chiếc chiếu cá nhân nên chiếu của người
này phải trải chồng lên mép chiếu của người kia. Rồi thì muối, mắm,
tương, chao, đường tán, mì vụn v.v. nói chung là mọi thứ tài sản của một
người tù đều được để trên “xích đông” thuộc phần mình ngay chỗ đầu nằm,
thế là trước khi người ăn, gián đã tha hồ mà hưởng thụ. Buổi sáng trước
khi đi lao động ngồi nhai miếng bột khoai mì luộc dầy bằng đốt ngón tay
và lớn bằng hai ngón tay chụm lại lãnh từ tối hôm trước. Ðang nhai mà
nghe đến xựt một cái rồi thấy hôi hôi, tanh tanh, lờ lợ là biết ngay đã
nhai phải một chú gián chui trong cái lỗ hổng ở miếng bột khoai mì.
Nhưng mặc mày, “ông” nhắm mắt nuốt luôn vì nếu nhả mày ra thì “ông” còn
gì đâu nữa mà ăn!
Ông Ba Cất đã ăn phải gián là thường vì thế mà ông chẳng bận tâm gì
đến mấy con gián đang chạy rào rào ở trong cái gác măng giê. Ông chỉ
nghĩ bụng: mình sẽ phải sửa lại cái gác măng giê, nó hở nhiều chỗ quá
rồi!
Còn được một bát đầy cơm nguội, ông Ba Cất chan vào một chút nước mắm
rồi ngồi ăn. Cũng may nồi cơm được đậy vung cẩn thận, gián không chui
vào được nên không có mùi hôi. Mới hôm qua, hôm kia đây thôi, còn ở
trong tù mà có được bát cơm như thế này thì đã là một hạnh phúc vô biên.
Quanh năm suốt tháng chỉ ăn độn, những năm về sau này, mùng một tết mới
có được bát cơm trắng nhưng tiêu chuẩn củng chỉ nhỉnh hơn bát cơm ngày
thường một chút nên ăn cũng chẳng đủ no.
Ông Ba Cất ngồi nhai bát cơm nguội chan với nước mắm. Lẽ ra nó phải
ngon lắm, nhưng ông lại không thấy có gì đặc biệt cả, lại nữa ông cũng
không cảm thấy đói để cần ăn.
Từ hôm qua đến nay bữa này là bữa thứ hai ông không phải ăn độn. Bữa
cơm tối hôm qua còn có cá trích kho, rau muống luộc chấm nước mắm và
nước rau muống luộc có bỏ chút muối làm canh. Tuy ăn có ngon hơn ăn cơm
tù nhiều thật, nhưng chỉ sau hai bát là ông đã không ăn nữa. Bà hỏi sao
ông ăn ít thế. Ông bảo trong tù ăn ít nó quen rồi, nay ăn nhiều sợ hại
bao tử, phải từ từ rồi mới ăn nhiều được, cũng như người bệnh lâu ngày
mới khỏi, ăn cho cố vào là có chuyện ngay! Tuy nói thế, nhưng còn một lý
do thứ hai mà ông Ba Cất không nói ra là ông về bất ưng, nhà không biết
để nấu thêm phần cơm ông, nếu ông ăn nhiều thì vợ với các con ông sẽ
đói. Hơn nữa dưới chế độ xhcn ưu việt làm bất cứ một việc gì mỗi người
đều có tiêu chuẩn cả, ngay cả ăn cũng thế.
Từ nhà ông đến đồn công an phường Thắng Tam đường xa hơn 3 cây số,
ông Ba Cất cuốc bộ mất gần một tiếng đồng hồ. Nhưng đi bộ một quãng
đường như thế đối với ông là chuyện tầm thường. Ngày mới từ trại Suối
Máu được đưa đi lao động tự quản ở Trảng Bom, cải tạo viên đã phải vào
rừng chặt tre, chặt lá buông, chặt cây đem về tự dựng lấy lán, lấy nhà
để ở. Trong mấy công tác này, ông Ba Cất thích được đi chặt tre nhất.
Muốn có một cây tre, cải tạo viên phải cuốc bộ cỡ 12 cây số đường rừng
để đến được khu rừng tre. Chọn được bụi tre vừa ý rồi, người chặt tre
phải làm thế nào để sau khi phá một bụi tre có thể lấy được tối thiểu là
4-5 cây một lúc, chứ nếu chỉ lấy được một 1-2 cây thôi thì uổng công
lắm. Cái khó khăn vất vả nhất của việc chặt tre là dọn sạch từ dưới lên
trên để có thể leo lên tít trên ngọn. Chặt đứt 5-6 ngọn cây tre đi rồi
leo xuống chặt phần gốc xong là có thể rút được cây tre ra dễ dàng. Tiêu
chuẩn của mỗi người một ngày là một cây tre, dài 6 mét trở lên, phía
gốc to tối thiểu phải bằng cái lon gô. Mà tre là tre rừng lâu năm, cành,
lá, gai góc đan chằng chịt vào nhau, phá được một lối đi vào sát bụi
tre là đã vất vả lắm rồi, nên nếu không kiên trì và không biết cách thì
không dễ gì mà lấy được một cây tre.
Ði chặt tre người ta cũng không đi một mình mà thường đi thành từng
nhóm hai, ba người để người nọ phụ người kia, tiếp tay nhau mà chặt
cành, mà kéo cây tre ra khỏi bụi, v.v. Nhóm ông Ba Cất chỉ có hai người,
ông và anh Nguyễn Ðình. Ông thích đi với anh Nguyễn Ðình vì anh là
người cùng đơn vị với ông, cùng ở cư xá Trương Công Ðịnh, anh chẳng
những đã hiền lành lại rất tháo vát. Còn anh Nguyễn Ðình cũng thích đi
với ông Ba Cất vì ngoài cái tình thân từ trước, ông Ba Cất còn là một
kiện tướng chặt tre.
Vì là lao động tự quản nên sáng ra lãnh phần ăn sáng và phần ăn trưa
rồi ai muốn đi trước thì đi, ai muốn đi sau thì đi, không bắt buộc phải
đi cùng một lúc với nhau và không có công an võ trang vác súng đi theo.
Ấy là chỉ những người trách nhiệm đi chặt tre, chặt lá buông hay chặt
cây về dựng lán, dựng nhà thôi, chứ những người đi phá rừng hay làm rẫy
thì lại khác.
Ông Ba Cất thích đi chặt tre vì tuy phải đi xa những 12 cây số, đi và
về 24 cây số, nhưng sau khi phá xong một bụi tre, lấy được 5-6 cây tre
xuống rồi thì ông và anh Nguyễn Ðình mỗi người một cây, mấy cây còn lại
đem giấu thật kĩ. Nếu thấy trời còn sớm thì trên đường về có thể vừa đi
vừa “cải thiện” linh tinh: nắm rau sam, nắm cải trời hoặc là quả bí, quả
muớp để chiều hôm đó có cái mà nấu nướng thêm, miễn là vác được cây
tre, bó lá buông hay cây cột về tới trại trước bốn giờ chiều giao cho
anh tổ trưởng kiểm soát, ghi vào sổ báo cáo thế là được. Hôm sau đi chặt
tre thì chỉ việc đến chỗ cũ rút ra hai cây tre đã giấu ngày hôm trước,
sau đó thì tha hồ mà đi cải thiện. Có lần ông và anh Nguyễn Ðình còn câu
được cả mấy chục con cá trắng, loại cá ở suối trông gần giống như con
cá diếc, lớn gần bằng hai ngón tay. Ðem về làm sạch rồi đốt lửa nướng,
hôm ấy hai anh em được một bữa “bồi dưỡng”! Sau này chuyển trại về Hàm
Tân, Thuận Hải Z30C thì toàn là đẩy xe cải tiến hoặc là gánh nước tưới
rau. Ngày gánh 60 đôi nước từ suối đi lên, dốc ngược, trơn như mỡ mà ông
Ba Cất còn đi được xá gì việc đi bộ từ nhà đến đồn công an có hơn 3 cây
số.
Hôm ấy là ngày bầu cử, đồn công an vắng hoe, mọi người đều đi công
tác, chỉ còn một anh công an ngồi ở phòng trực. Thấy ông Ba Cất lò dò
bước vào, anh ta trừng mắt lên hỏi:
- Ði đâu đây, có việc gì, sao giờ này không đi bầu cử mà lại đến dây?
Ông Ba Cất móc túi lấy tờ giấy “ra trại” mở ra cầm bằng cả hai tay đưa cho anh công an, khẽ thưa:
- Báo cáo cán bộ, tôi mới được ra trại, hôm nay đến trình diện đồn!
Anh công an cầm tờ giấy lẩm nhẩm đọc rồi ngước mắt lên hỏi:
- Có thuốc không?
Ông Ba Cất có gói thuốc rê ở trong túi, nhưng nghĩ chả lẽ lại mời cán bộ hút thuốc rê, nên ông nói trớ đi:
- Báo cáo cán bộ tôi không hút thuốc!
Anh công an bỏ tờ giấy ra trại của ông Ba Cất vào hộc bàn, đóng xập lại rồi vẫy tay bảo:
- Về đi, mai đến lấy!
Nói rồi anh ta đứng lên như là chuẩn bị đi đâu đó. Ông Ba Cất nằn nì:
- Báo cáo cán bộ tôi chỉ có mỗi tờ giấy đó, xin cán bộ ký nhận cho là
tôi đã trình diện rồi cho tôi xin lại, vì hôm nay là ngày bầu cử...
chưa nói hết câu thì anh công an đã trừng mắt lên:
- Ðã bảo về đi mai đến lấy còn lải nhải gì nữa, hay là muốn ở lại đây luôn?
Ông Ba Cất lủi thủi đi về lòng vừa buồn vừa lo! Bực mình bất giác ông
lẩm bẩm chửi thành tiếng: ÐM nó, ở đâu cũng giống nhau, trong trại muốn
được yên thân cũng phải hối lộ, về đây cũng thế!
Ở trong trại, tù nhân muốn được yên thân, muốn không bị làm phiền
cũng phải hối lộ cho quản giáo, cho cán bộ võ trang. Hình thức hối lộ là
như thế này: Tù nhân thì anh nào cũng rách như cái sơ mướp, trên chỉ có
bộ răng, dưới chỉ có “bác hồ”, đói khát triền miên, nhưng những anh
“con bà phước” chả nói làm gì còn những người khác thỉnh thoảng cũng
được thăm nuôi. Mà có thăm nuôi thì thế nào cũng có thuốc rê hay thuốc
lào bởi tù cải tạo hiếm có người không ghiền thuốc.
Cha cố, sư thày, ngày còn ở ngoài đời mà phì phèo điếu thuốc thì thật
là khó coi lắm, thế mà vào đây các vị cũng kéo thuốc rê, rít thuốc lào
như điên! Quan thày thuốc ngày trước cứ sau khi đụng vào bệnh nhân một
tí là lại đưa tay ra cho y tá xịt an côn để xát trùng. Còn thuốc rê với
thuốc lào thì đừng bao giờ nói với các vị vì đó là những thứ thuốc độc
cần phải tránh xa. Thế mà vào đây, tù khám bệnh cho tù, sau khi khám
xong quan đốc tờ được mời quấn điếu thuốc rê hay rít một điếu thuốc lào
thì hai mắt quan đốc tờ sáng lên!
Cũng bởi hầu hết tù nhân sau khi được thăm nuôi thế nào cũng có thuốc
rê hay thuốc lào nên mới có một cái luật bất thành văn là như thế này:
Sau khi được thăm nuôi, buổi sáng hay buổi chiều đi lao động, ngoài tiêu
chuẩn thuốc cho anh, anh phải vấn sẵn 4-5 điếu thuốc rê hay gói sẵn 4-5
bi thuốc lào để hối lộ cho cán bộ quản giáo hay cán bộ võ trang. Số
thuốc này anh giao cho đội trưởng để thỉnh thoảng đội trưởng lại mời cán
bộ hút một điếu. Cán bộ có thuốc “phê” đều đều sẽ vui vẻ không làm khó
dễ anh em. Anh nào mới được thăm nuôi cũng phải làm nghĩa vụ như thế,
cho đến khi trong đội có người khác được thăm nuôi thì nghĩa vụ của anh
mới chấm dứt. Nếu cùng một ngày mà có đến mấy người được thăm nuôi thì
sẽ chia nhau mỗi người mấy ngày phải cung cấp thuốc cho cán bộ.
Ông Ba
Cất cứ đều đều 2 tháng được thăm nuôi một lần nên cứ mỗi 2 tháng là ông
lại phải thi hành “nghĩa vụ” một lần. Sáng cũng như chiều, ông vấn sẵn 4
điếu thuốc rê đưa cho anh đội trưởng cùng với lời dặn: Ðừng đưa cho nó
một lúc, cứ đợi đến khi nó “vã” lắm rồi mới cho một điếu. Ðưa một lúc nó
hút hết rồi thì không có đâu mà cho nữa! Nếu chẳng may mà lâu quá trong
đội không có ai được thăm nuôi, chẳng lẽ người được thăm nuôi cuối cùng
cứ phải cung cấp thuốc cho cán bộ mãi, khi đó “nghĩa vụ” sẽ thuộc về
anh đội trưởng. Anh làm sao thì làm, cán bộ “vã” thuốc quá trở nên cáu
gắt, làm khó dễ anh em thì anh em sẽ ÐM anh đội trưởng. Gặp những trường
hợp như thế thì anh đội trưởng lại đi vòng vòng thì thào năn nỉ anh em
bớt mồm bớt miệng “cứu bồ” trong cơn túng ngặt, thế là anh đội trưởng
lại có thuốc “đút” cho cán bộ.
Ở trong tù thì thế, nay được ra khỏi tù đến trình diện đồn cũng bị
công an hỏi “có thuốc không”? Không có thuốc, bị công an giữ tờ giấy ra
trại rồi đuổi về “mai tới lấy”! Hôm nay là ngày bầu cử, “chó vàng” chạy
đầy đường, đi đứng lạng quạng, nó hỏi giấy tờ không có, lỡ nó đem nó
nhốt rồi gửi đến một trại nào đó thì vợ con biết đâu mà tìm. Vì nghĩ vậy
nên khi về được đến nhà rồi, suốt ngày hôm đó ông Ba Cất không dám bước
ra khỏi cửa!
Tối về, ông kể chuyện cho vợ nghe, bà thở dài bảo:
- Em bậy quá, đáng lẽ phải bảo con Thảnh đưa cho anh mấy điếu Jet hay
Samit mới phải, bây giờ làm cái gì cũng phải có thủ tục “đầu tiên” mới
được!
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsongmedia.com
HUỲNH TAI * TÌNH YÊU PHAI NHẠT
Tôi nhìn đồng hồ hai cửa sổ không người lái trên tay, bây giờ đã 6 giờ sáng. Bật kênh phát sóng số 3 nghe bản thông tin, TV tiên đoán hôm nay có khả năng mưa. Tình hình Ai-Cập đã bớt căng vì công an, quân đội, kể cả lính gái và lính thủy đánh bộ kiểm soát đường phố khắp nơi. Một tướng lãnh đọc bài nói loan báo an ninh đã được bảo quản, tình trạng đất nước tốt, báo cáo tốt, các quan chức nhà nước sẵn sàng làm việc nghiêm túc trở lại để phục hồi đất nước. Vẫn còn quá sớm để thức dậy, nhất là hôm nay Thứ Bẩy tôi không phải động não đi quảng trường quy hoạch quy trình cho nhân viên được quán triệt phương án, thế nhưng tôi vẫn ráng động viên cơ thể đứng dậy, bước ra khỏi giường.
Xuống dưới nhà, tôi vào bếp bắc nồi vừa chiên con sâu mỡ, vừa pha cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc cùng một lúc cho tranh thủ thì giờ. Pha xong, tôi vất xác cà phê ngay vào thùng rác, không dám đổ xuống bồn rửa bát sợ gây ra sự cố, ống nước bị ùn tắc. Mang ly cà phê nóng ra sau vườn nhâm nhi trong khi đọc báo, ngắm cây xanh tốt vì đất được phân bón cải cách, hoặc viết lách vào sáng sớm cuối tuần là cái thú thư giãn của tôi. Căn hộ tôi không được hoành tráng mấy thế nhưng nó xa phi khẩu, đảm bảo yên lặng cho chất xám của tôi được tăng trưởng kiệt suất khi tôi muốn viết lách. Nhà tôi ở núi non xa cách thành thị như thế này thì chắc chắn nhà nước chẳng bao giờ giải phóng mặt bằngđể xây đường cao tốc.
Ngày xưa mới lấy nhau thì không sáng nào hai vợ chồng không dậy sớm ngồi thủ thỉ với nhau. Bây giờ sau 27 năm lấy nhau thìcăn hộ vắng vẻ, sáng nào tôi cũng ngồi một mình, còn nàng thì vẫn tiếp tục đánh giấc cho đến 8, 9 giờ mới dậy. Sinh hoạt hai vợ chồng vì thế cách ly hẳn.
Tôi còn nhớ rất rõ tình cảm mật thiết nàng dành cho tôi khi lần đầu tiên chúng tôi mới gặp nhau. Ở cuộc gặp lần thứ hai, nàng đã nhờ chị của nàng ở bên Mĩ (cùng đi nhà thờ với tôi) làm rõ gia cảnh tôi, biết rằng tôi chưa có đối tượng. Vì thế, dù rằng chỉ mới là bạn sơ hữu, nàng nói là nàng muốn liên hệ tình cảm với tôi. Mừng như bắt được vàng, tôi bảo nàng cởi áo ra (lúc ấy đã làbuổi đêm). Vừa nghe xong nàng tát cho tôi một bạt tai nháng lửa. Tôi ngạc nhiên quá đỗi nhưng chỉ cần vài giây suy nghĩ là tôi đoán ngay lý do tại sao nàng tát tôi: nàng kẹt ở lại Việt Nam tháng 4-1975, chỉ sang Paris năm 1980 nên dùng chữ “liên hệ tình cảm”, có nghĩa là “muốn làm quen với anh”. Tôi thì đi ngày 30-4-1975 nên đâu có bao giờ nghe chữ ấy, chỉ biết chữ “liên hệ tình dục” nên khi nàng nói liên hệ tình cảm, tôi nhanh nhẩu đoảng nghĩ ngay là nàng muốn liên hệ tình dục do đó mới bảo nàng cởi áo ra! Vì vậy mà tôi ăn tát! Đối với các cô khác thì đãun point final tình bạn, không thể nào cho nó triển khai thêm, thế nhưng nàng là người dễ dãi, và nhất là dễ gì tìm được một con trai chảnh như tôi nên sau khi nghe giải thích sự tình, nàng bỏ tất cả bức xức, tha thứ cho tôi.
Hai chúng tôi giao lưu thư từ và trao đổi điện thoại thường xuyên. Nàng là dân trường Tây, lại ở Paris nên viết thư dùng những từ tiếng Pháp làm nhiều lúc tôi phải tìm tự điển hay tư liệuđể tra cứu. Mắt tôi kém, lúc nào cũng cần phải đeo kính để hiển thị thơ nàng. Tuy rằng ở Paris , nàng nỗ lực bố trí có cơ hội là sang Mỹ thăm tôi. Khi còn bé tôi ước mơ lớn lên sẽ làm nghệ nhân hay chủ nhiệm, thế nhưng lúc quen nàng thì đời sống tôi thất bại. Tôi không thuộc loại người có đỉnh cao trí tuệ mà chỉ là một người thợ quèn. Ấy thế mà nàng không sốc khi biết nghề nghiệp thật sự của tôi, còn yêu và xem tôi như tôi là một siêu sao! Xa nhau cả đại dương, tôi năng nổ viết thư cho nàng. Nhận được thư tôi nàng [color=darkred]phản hồi [/color]ngay lập tức. Vài tháng sau, trong một lá thư, tôi đề xuất chúng tôi nên lấy nhau. Câu [color=darkred]đáp án [/color]của nàng là bằng lòng. Còn sáu tháng nữa mới học xong đại học ở Paris mà nàng bỏ ngang không học nốt làm cho tôi ngạc nhiên khôn xiết khi một tuần sau tôi nhận điện thoại đột xuất của nàng báo hiện đang ở Sân bay Los Angeles ! Ra đón nàng ở Sân bay, gần Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng, tôi không khỏi trào nước mắt khi thấy nàng đứng một mình với một chiếc valise to tổ bố. Nàng ôm chầm lấy tôi và nói:
- Em ra trễ vì phải trình giấy tờ ở Hải Quan. Em đi máy bay yên lắm vì tổ lái tốt.
Emđăng ký mua vé máy bay hôm kia, bảo cô bán vé khẩn trương tìm vé cho em. Gia tài em còn lại chỉ có cáihộ chiếu trong tay và cái valise này. Em bỏ học, bỏ việc làm bán phần với thu nhập chẳng là bao nhiêu, bỏ doanh nghiệp xuất khẩu em làm cho người quen, bỏ cả chứng minh nhân dân Tây bên Pháp, bỏ hết tất cả để sang Mĩ thi côngsống với anh. Em có mang học bạ bên Pháp sang để chuyển ngữ, em sẽ đi học tiếp bên Mĩ nên anh đừng lo em bỏ học.
Ngừng một lúc, nàng tiếp:
- Em muốn anh quản lý đời em. Thế anh có tiếp thu em không?
Quá cảm động với tình yêu nàng dành cho tôi, dù rằng tôi là người vạm vỡ, ngày xưa là vận động viên của Viện Ung Bứu, vận động viên bóng đá, từng dùng dây thừng kéo những xe đò quá tải, tôi khóc òa và ôm chầm lấy người bạn gái thân thương, hứa rằng sẽ trọn đời yêu và nuôi nấng nàng. Nếu nghề chính của tôi không đủ nuôi hai đứa, tôi sẽ tìm nghiệp dư, tìm đủ mọi cách kiếm sống, quyết không bao giờ để nàng đói. Khi độc thân tôi có một con chó và một chiếc xe gắn máy, mua với một giá bèo. Từ ngày lấy vợ, tôi bán chiếc xe gắn máy để khỏi phải đội mũ bảo hiểm. Tôi giải phóng luôn con chó để có thì giờ tiêu khiển với nàng.
((( Đoc mot cach kho khan moi hieu duoc,)))
Những năm tháng đầu và cho cả đến thời gian gần đây, đời sống vợ chồng tôi thật hạnh phúc. Hai chúng tôi lúc nào cũng có ý tưởng nhất quán, không bao giờ gây gỗ nhau. Nàng mê tôi còn hơn Alain Delon, chiêu đãi tôi ngày này qua ngày khác. Thế nhưng từ ngày nàng bắt đầu xem phim bộ hay Paris By Night, nàng bắt đầu sao lãng, bỏ bê tôi, không thèm đi tham quan với tôi mà chỉ liên hệ với những cô khác cùng sở thích. Đã thế, nàng còn chỉ đạo tôi làm việc nhà nữa chứ!
Một lần tôi mổ răng về nhà nằm liệt giường có sự cố, cần cứu hộ. Nàng hỏi tôi có muốn ăn cháo thì để nàng nấu. Tính tôi không thích người khác mệt nhọc vì mình, không muốn vợ phải vất vả vì tôi nên tôi mới bảo nàng là không cần nấu, tôi ăn mì gói là món ăn chủ đạo cũng được rồi vì mì gói cũng đủ chất lượng. Tôi ăn mì gói một ngày, hai ngày, ba ngày thì không sao, nhưng đến ngày thứ tư, thứ năm thì ngán đến tận cổ, muốn tranh thủăn lắm nhưng nuốt không trôi, thế mà nàng vẫn không nấu gì cho tôi ăn. Qua đến ngày thứ sáu, tôi mới hỏi nàng sao không thấy nấu cháo gà, cháo thịt cho tôi ăn thì nàng lý giải chính tôi là người nói với nàng không cần nấu nên nàng để dành thì giờ rảnh rỗi xem hát đôi, hát tốp của những ca sỹ trên sân khấu đại tràtiên tiến của Paris By Night! Cứ theo chế độ dinh dưỡng nàng dành cho tôi như thế này, thay vì thổi cơm tốc độ cho tôi ăn thì không nấu niếng gì hết cho tôi đói, chẳng mấy chốc tôi sẽ là hành khách trong bài Con đò đưa xác.
Hơn 27 năm sống với nhau, sau khi đã tốn bao nhiêu công sứcnâng cấp một người ở chợ Bàn Cờ như tôi (nhà tôi gần Hội Chữ Thập Đỏ), vợ tôi không còn mê tôi nữa. Tôi đã tư duy định leo lên máy bay lên thẳng rồi khi ở trên không, nhẩy ra ngoài máy bay tự tử để cho vợ tôi thấy hệ quả khi nàng không còn yêu tôi. Thế nhưng một ông bạn già Phó Tiến Sĩ của tôi 70 tuổi, đã về hưu, tuần vừa rồi cảnh báo tôi không nên phí đời giai như vậy. Ông ta muốn dẫn tôi đến nơi này đàn ông có giá trị hơn vàng vì số đàn bà gấp ba lần đàn ông. Tôi đến thì ông ta đảm bảo bao nhiêu bà sẽ hồ hởi tranh giành chém giết nhau để dành lấy tôi. Ông ta làm việc ở ba nơi. Chỗ nào họ cũng trả tiền ông ta đến nhẩy đầm với mấy bà vì nơi nào đàn ông cũng đều khan hiếm trầm trọng, không đủ người để nhẩy. Khi đến nơi làm việc, lúc nào ông ta cũng không có thì giờ nghỉ ngơi vì hết bà này đến bà khác dành giật nhẩy với ông ta. Đã thế, họ còn cho ông thêm tiền bồi dưỡng! Tôi không cần nhẩy giỏi, chỉ biết cơ bản là đủ. Nếu tôi nhận lời đi theo ông ta thì tôi nhất định sẽ không còn buồn vì vợ bỏ bê tôi. Ngược lại tôi sẽ hưng phấn vì các em gái này sẽ thống nhất tranh nhau o bế tôi, không rời tôi nửa bước, không cho tôi về nhà sớm. Ngoài ra, ở đó họ còn dùng máy điện tính, máy quét, thỉnh thoảng hư cần người sửa. Tôi sửa được mọi sự, đến đó vừa nhẩy đầm vừa sửa phần cứng, phần mềm cho họ thì họ lại càng yêu mến, đời sống tôi sẽ được hoàn toàn thoải mái vô tư.
Tôi chưa biết xử lý ra sao vì hôm qua ông ta mới nói cho tôi biết nơi ông ta đi làm: Viện Dưỡng Lão Cao Cấp Thành phố với tuổi trung bình của hội viên là 73 tuổi.
NGƯỜI PHÁP ĐÊN VIỆT NAM CÒN NGƯỜI VIỆT NAM TA ĐI ĐÂU ? SAO VẬY?
Người sở hữu 30.000 tấm ảnh về VN
09/02/2014 07:15 (GMT + 7)
TT - Từ bỏ việc kinh doanh in ấn ở Pháp,
chọn Hội An (Quảng Nam) làm nơi để sinh sống và thỏa mãn niềm đam mê
nhiếp ảnh của mình, Rehahn C, 35 tuổi, hãnh diện cho biết đã rong ruổi
nhiều nơi và chụp gần 30.000 bức ảnh về đất nước và con người VN.
Hiện đang sở hữu một nhà hàng chuyên về kem và một
gallery ở Hội An, Rehahn vẫn dành thời gian cho việc đi đây đó và khám
phá VN mà anh bảo: “Càng ở lâu, tôi càng thấy mình chả biết gì về VN
cả”.
Cái duyên từ công tác thiện nguyện
"Đã có người hỏi tôi vì sao thích chụp người nghèo,
mảng tối của xã hội. Tôi trả lời họ rằng với tôi người nghèo không phải
là mảng tối, họ có thể không giàu có về vật chất nhưng không có nghĩa là
họ thiếu vẻ đẹp về mặt tinh thần. Những nhân vật trong bức ảnh của tôi
dù chỉ là gặp gỡ tình cờ trong các chuyến đi đều cho tôi niềm tin về một
cuộc sống hạnh phúc, nơi mà vật chất và tiền bạc không phải là điều
quan trọng và ý nghĩa nhất. Đây cũng chính là điều làm tôi thật sự yêu
đất nước này"
REHAHN
|
Năm 2007, chàng trai người Pháp Rehahn C lần đầu tiên
đặt chân đến VN làm từ thiện qua một tổ chức phi chính phủ. Trước đó từ
Pháp, mỗi tháng anh gửi tiền trợ cấp cho hai bé gái 7 và 13 tuổi là chị
em gái mồ côi cha ở Hội An và chuyến đi là để gặp hai cô bé ấy. Chuyến
đi này về sau đã trở thành một bước ngoặt lớn trong đời Rehahn, làm nên
mối duyên giữa anh và đất nước mà anh gọi là “niềm cảm hứng vô tận” cho
các bức ảnh của mình.
Chín tháng sau cuộc gặp gỡ ấy, Rehahn quay lại VN lần
thứ hai cùng với vợ. Ý định chuyển sang sinh sống ở VN cứ nhen nhóm dần
sau mỗi chuyến thăm VN của anh, để rồi cách đây hơn hai năm Rehahn quyết
định chuyển hẳn đến Hội An sinh sống.
Rehahn cho biết thoạt đầu gia đình anh ở Pháp không tin
vào quyết định của anh. “Gia đình bảo tôi chỉ nên đến VN du lịch, và
việc quyết định sống ở đây có thể không phải là sáng suốt. Thế nhưng bây
giờ gia đình tôi đã chuyển sang sống cùng với tôi ở đây” - Rehahn nói.
Chọn việc kinh doanh nhà hàng để tạo nguồn thu nhập cho
mình, Rehahn cho biết việc kinh doanh ẩm thực còn giúp anh có cơ hội
gặp gỡ nhiều người, từ đó có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa và con
người địa phương. “Tôi thấy hạnh phúc với cuộc sống ở đây. Tôi có cảm
giác mình không phải làm việc ở VN, vì những gì tôi đang làm là đam mê
và sở thích. Tôi không xem chúng là công việc.”
Thích chụp người Việt nhất
Trong cuốn sách ảnh tựa đề Vietnam - mosaic of contrasts
vừa xuất bản cách đây không lâu của mình, Rehahn chọn giới thiệu 150
bức ảnh đẹp nhất trong gia tài gần 30.000 tấm ảnh về VN mà anh cho biết
đã thực hiện suốt sáu năm qua. Quyển sách dày 140 trang là bộ sưu tập đa
sắc thái về chân dung của người VN trên nhiều miền đất nước.
Dễ dàng nhận thấy ở các bức ảnh của Rehahn là sự ưu ái của anh dành cho việc khắc họa chân dung người già và trẻ em.
“Trẻ em rất tự nhiên và vô tư, còn người già thì rất
đẹp. Tôi đặc biệt rất thích những người cao tuổi có bộ râu dài và những
đường nét ghi đậm dấu ấn thời gian trên gương mặt hay bàn tay họ. Họ là
minh chứng cho câu nói: cái đẹp không hề có tuổi - Rehahn chia sẻ - Điều
làm tôi thích nhất ở những người tôi từng chụp ảnh là họ rất hay cười
và hạnh phúc, dù có những người điều kiện sống vô cùng khó khăn, đặc
biệt là ở những vùng cao”.
Dù đã đi và chụp ảnh ở nhiều nước, Rehahn nói anh vẫn
thích chụp ảnh chân dung người Việt nhất. Anh cho biết đôi khi phải bỏ
hàng giờ, thậm chí cả ngày trời để tiếp xúc, làm quen, trò chuyện và kết
thân với các nhân vật trong bức ảnh của mình, để có thể bắt được những
cảm xúc thật nhất.
“Đã có người hỏi tôi vì sao thích chụp người nghèo,
mảng tối của xã hội. Tôi trả lời họ rằng với tôi người nghèo không phải
là mảng tối, họ có thể không giàu có về vật chất nhưng không có nghĩa là
họ thiếu vẻ đẹp về mặt tinh thần. Những nhân vật trong bức ảnh của tôi
dù chỉ là gặp gỡ tình cờ trong các chuyến đi đều cho tôi niềm tin về một
cuộc sống hạnh phúc, nơi mà vật chất và tiền bạc không phải là điều
quan trọng và ý nghĩa nhất. Đây cũng chính là điều làm tôi thật sự yêu
đất nước này” - Rehahn bộc bạch.
Đối với Rehahn, một bức ảnh chân dung đẹp phải xuất
phát từ tình cảm chân thành của người chụp đối với người được chụp. Có
thật sự yêu mến và hiểu người được chụp thì người chụp mới nắm bắt được
cái thần thái họ muốn. Một bức ảnh chân dung thành công là bức ảnh thể
hiện được cả người chụp, người được chụp và cả mối liên hệ giữa hai
người ấy.
Hơn 100 bức ảnh trong quyển sách là kết quả những ngày
rong ruổi của Rehahn trên các miền từ Bắc vào Nam, từ Phú Quốc đến Đồng
Văn bằng tiền túi của mình. Anh cho biết đã có vài người đề nghị tài trợ
cho dự án ảnh của mình, nhưng anh từ chối vì muốn được thỏa sức chụp
ảnh theo ý thích mà không phải chịu ảnh hưởng từ người khác.
VN - những mảng ghép đa sắc màu
Giải thích về tên quyển sách mà anh trìu mến gọi là
“chuyện tình” giữa anh và VN, Rehahn cho biết anh thích từ “mosaic” có
nghĩa là tranh ghép. Đối với Rehahn, VN là một bức tranh ghép mà anh
muốn dành cả đời mình để khám phá.
“Ở VN, đi đến nhiều nơi bằng xe máy, tôi càng nhận ra
mình hiểu rất ít về VN. VN không chỉ có Hạ Long, Huế, Hội An mà còn có
Kon Tum, Hà Giang, Ba Bể, Mèo Vạc... Tôi rất thích tìm hiểu về các dân
tộc ở VN. Tôi từng gặp người Thái, Nùng, Mông, M’Nông, Gia Rai, Ê Đê, Cơ
Tu... và rất muốn được gặp gỡ hết tất cả các dân tộc ở VN - Rehahn nói -
Cuốn sách là tất cả mảnh ghép tạo nên VN trong mắt tôi. Tôi muốn quảng
bá quyển sách này đến bạn bè quốc tế, để họ cũng giống như tôi sẽ ngạc
nhiên và tha thiết được khám phá một VN rất đa dạng và phong phú sắc
màu.
Sau Vietnam - mosaic of contrasts, Rehahn đang
ấp ủ nhiều dự án về những quyển sách ảnh khác về Hội An, về trẻ em VN,
về phụ nữ VN... Năm ngoái, Rehahn từng có một cuộc triển lãm ảnh về phụ
nữ Việt tại Hà Nội và từng xuất bản e-book Photographic journey tổng hợp
các hình ảnh về chuyến khám phá các tỉnh phía Bắc của mình.
Rehahn tâm sự nỗi niềm thiết tha lớn nhất của anh vẫn
là tiếp tục khám phá các vùng sâu vùng xa của đất nước VN, tiếp xúc với
các dân tộc người thiểu số. Anh nói rằng mình không hợp với các thành
phố lớn, và thích chụp cảnh đồng lúa hơn là các tòa nhà cao tầng hay
những người thành thị với nhịp sống hối hả cùng những chiếc iPhone đời
mới và xe hơi đắt tiền.
NGỌC ĐÔNG
Ảnh Vietnam - mosaic of contrasts của Rehahn xuất bản cách đây không lâu. Sách gồm 150 bức ảnh về người VN - Ảnh: Rehahn
Quyển sách ảnh Vietnam - mosaic of contrasts có bốn phần: Người già, Trẻ em, Lối sống và Phong cảnh,
được xuất bản bằng hai thứ tiếng Anh, Pháp và hiện được đặt mua ở nhiều
nước như Nhật, Brazil, Hungary, Thụy Điển, Mexico, Úc và Pháp.
Rehahn cho biết tổ chức phi chính phủ từng đưa anh đến
VN sáu năm trước đã đặt mua 50 quyển để bán ở Pháp và lợi nhuận thu được
sẽ được dùng để mở các lớp học tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo ở
Hội An.
CHẾ TẠO KIM CƯƠNG
Chế tạo kim cương tuyệt đẹp từ... tro cốt người
chết
- Mới đây, một công ty ở Thụy Sĩ tuyên bố họ đã thực hiện thành công việc biến tro cốt người đã khuất thành những viên kim cương tuyệt đẹp.
Công ty Algordanza của Thụy Sĩ cho biết họ đã sản xuất được những viên kim cương đầu tiên từ tro cốt người đã khuất.
Quá trình này đòi hỏi đội ngũ kỹ sư thực hiện đóng vai trò như những nhân viên an táng. Họ phải cam kết thực hiện công việc với sự tận tâm, thành kính và trách nhiệm.
Giá của dịch vụ này có nhiều mức, có thể dao động từ 5.000 đô la tới hơn 20.000 đô la (tương đương từ 105 triệu VNĐ tới hơn 420 triệu VNĐ) tùy thuộc vào chất lượng viên kim cương mà khách hàng muốn đạt tới.
Dịch vụ đặc biệt này đã mở ra thêm một hướng đi mới cho việc an táng người đã khuất, theo đó, người ta hoàn toàn có thể lưu giữ những tình cảm, kỷ niệm tốt đẹp dành cho một người quá cố bằng một món đồ trang sức đắt giá, tuyệt đẹp và hiện hữu ngay trước mắt.
Theo phân tích hóa học, tro cốt của mỗi người sẽ có những đặc trưng riêng, vì vậy, trước khi cho ra thành phẩm, các nghiên cứu sẽ được tiến hành kỹ lưỡng để khách hàng có được những hình ảnh, thông tin đầu tiên về những viên đá quý sắp được tạo thành từ mẫu tro cốt mà khách hàng đưa tới.
Dựa trên yêu cầu của khách, bên công ty có thể tạo ra một hoặc nhiều viên đá quý, với khoảng 500 gram tro cốt, người ta đã có thể tạo ra một viên đá quý lý tưởng.
Sau khi những viên kim cương thô được tạo thành, nó sẽ được mang đi cắt gọt, mài dũa để tạo thành những món đồ trang sức đẹp mắt.
Quá trình sản xuất ra kim cương đòi hỏi phải sử dụng lực nén và nhiệt độ cực cao, người ta sẽ mất vài tuần để có thể chế ra một viên đá quý từ tro cốt.
Theo công ty Algordanza, sắc độ của viên kim cương được tạo thành ở những mẫu tro cốt khác nhau có thể rất khác nhau bởi hợp chất tìm thấy trong tro cốt của mỗi người là không giống nhau.
Những viên kim cương sẽ có thể giúp bạn lưu giữ những ký ức đẹp nhất về người đã khuất một cách vĩnh viễn. Sau khi kim cương thô được tạo thành, nó sẽ được đem cắt gọt, mài dũa, đánh bóng theo yêu cầu của khách.Công ty Algordanza còn có thêm dịch vụ khắc chữ la-de, cho phép khắc một câu Kinh thánh lên bề mặt viên đá. Thậm chí, họ còn có thể khắc cả tên tuổi và những thông tin cơ bản của người đã khuất lên bề mặt viên đá, miễn là tổng cộng số ký tự không vượt quá 75.
Đương nhiên, để đọc được những dòng chữ này, người ta phải dùng kính hiển vi.
Theo MSN
__._,_.___
.
|
HÌNH ẢNH VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX
Hoa khôi An Nam, công chúa Campuchia,
người Ấn Độ ở Sài Gòn... là những bức chân dung ấn tượng về các cư dân ở Đông
Dương trước năm 1880.
Hình
ảnh được trích từ bộ sưu tập ảnh "Chuyến đi từ Ai Cập tới Đông Dương" (Voyage de
l'Égypte à l'Indochine) của hai nhà nhiếp ảnh Hippolyte Arnoux và Emile Gsell,
xuất bản năm 1880. Bản điện tử được giới thiệu trên trang Gallica.bnf.fr.
Chân dung Tổng đốc tỉnh Hải
Dương.
Thiếu nữ Campuchia chơi đàn
Chapey.
Phụ nữ người Hoa ở Sài
Gòn.
Đàn ông người Hoa ở Sài
Gòn.
Thiếu nữ An Nam.
Đàn ông An Nam.
Người dân tộc S'Tiêng ở Tây
Nguyên.
Người gánh than củi An
Nam.
Chân dung nhà bác học PétrusTrương Vĩnh
Ký.
Ông Ba Thương, Đốc phủ sứ tại Sài
Gòn.
Hai tiểu thư An Nam.
Cô gái Campuchia.
Chân dung người đẹp
Campuchia.
Người Ấn Độ ở Sài Gòn.
Thiếu nữ Ấn Độ ở Sài Gòn.
Cô gái An Nam.
Một người Hoa gánh nước.
Đốc phủ Phương ở hạt Chợ
Lớn.
Một diễn viên sân khấu
tuồng.
Người mẹ và con gái trong một gia đình An
Nam khá giả.
Thiếu nữ người Campuchia.
Bé gái Sài Gòn .
Hoa khôi An Nam.
Phụ nữ quý tộc An Nam.
Gia đình lãnh binh Tân.
Thiếu nữ An Nam.
Một vị hoàng thân.
Công chúa Campuchia.
Một cậu bé quý tộc
Campuchia.
Một phụ nữ An Nam (trái) đứng cạnh phụ nữ
người Hoa.
Thiếu nữ An Nam và đàn ông người
Hoa.
Phụ nữ An Nam.
Tiều phu An Nam.
Hai cô gái An Nam.
Giới thượng lưu An Nam.
Trò bài bạc của người Hoa.
Một người Campuchia giàu có ngồi trên võng 4
người khiêng.
Hút thuốc phiện ở Sài Gòn.
Binh lính An Nam.
Gia đình người Ấn Độ ở Sài
Gòn.
Tuesday, February 25, 2014
KHUYỆT DANH * TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC
Sông Cô Giang miền Trung khu tập thể, treo cờ Tàu+, cấm người Việt lai vãng…
Trung Quốc vào đất mình
Trung cộng lập nhà máy cán thép Chen-Lee ở gần sông Cô Giang miền
Trung, cấm dân Việt lai vãng, đổ chất phế thải xuống sông, Việt cộng
không dám đến điều tra vì sợ bảo vệ của nhà máy, 12 người dân đã chết vì
ung thư. Trung Quốc vào đất mình
Có những gì như là bùi ngùi… khi đọc chuyện về những miền đất một thời của mình, rồi bây giờ đã trở thành đất của Trung Quốc.
Thí dụ, Quảng Châu, Quảng Tây của TQ, nơi quê hương dòng giống Bách
Việt của một thời, trước khi cha ông mình tiến về phương Nam để mở đất.
Và rồi văn hóa của tộc Việt nơi Lưỡng Quảng trở thành thiểu số, trong
khi dân tộc Kinh tràn về miền đất một thời của dân tộc Champa, tức sắc
tộc Chăm, và rồi đi xa hơn để chiếm đất của Khmer Krom.
Lịch sử có
những đau đớn: thành công của sắc tộc này, là thảm bại của sắc tộc khác.
Nhưng đó là thời chưa có Liên Hiệp Quốc, chưa có bất kỳ tòa án quốc tế
nào về phân xử lãnh thổ, lãnh hải — và ngay cả khi có các phiên tòa quốc
tế này, khi quân TQ tràn vào trấn áp Tây Tạng, đè ép Tân Cương… thì thế
giới cũng chào thua. Vấn đề là, chính nhà nước Hà Nội đã mở cửa đón dân
Tàu tràn vào VN.
Nhà báo Minh Diện trong bài viết “Những Mảnh Ghép
Vênh Vẹo” trên blog Bùi Văn Bồng đã kể nhiều chuyện “vênh vẹo” khi về
thăm quê ở Miền Trung, trong đó có ghi lời anh Lưu, cựu Hiệu trưởng một
trường phổ thông trung học, khi đưa nhà báo Minh Diện thăm dòng sông Cô
Giang.
Lời văn bùi ngùi như sau:
“…Dòng sông này chảy qua
mấy thôn trong xã, ngày xưa nước trong xanh, giờ đổi màu đen kịt. Ông
Lưu nói, nước đổi mầu mấy năm nay rồi, từ khi xuất hiện cái nhà máy cán
thép Chen-Lee của người Trung Quốc. Cái nhà máy ấy, ban ngày cách xa
khoảng nửa cây số có thể nhìn thấy ba ống khói màu nâu đậm nhô lên trên
các mái tôn hoen rỉ, nhả khói đen xì, còn ban đêm, cách vài cây số cũng
nhìn thấy từng quầng lửa đỏ rực bốc cao lên trời.
Ngày ngày những
chiếc xe Container, xe tải bịt kín ra vào nhà máy. Những con đường bị
vằm nát, khói bụi mù mịt. Người dân quanh vùng chỉ biết cái nhà máy của
Trung Quốc , trên đất đai tổ tiên ông bà mình như vậy!
Nguyễn Thanh
cùng học với tôi hồi cấp hai, đi bộ đội, sau giải phóng chuyển ngành
sang công an, mới về hưu, hiện đang sinh sống cách nhà máy Chen- Lee
không xa, mà cũng không được biết gì hơn người dân bình thường.
Theo
bà con quanh khu vực, năm năm trở lại đây số người mắc bệnh ung thư
ruột, ung thư gan trong thôn tăng đột biến. Chỉ trong năm 2012 đã có
mười người ở hai thôn Cổ Lạc và Mỹ Lạc tử vong vì ung thư. Phải chăng do
bà con uống nước sông Cô Giang bị nhiễm chất độc từ nhà máy cán thép
Chen – Lee thải ra?
Tôi gặp Quân, một công nhân trẻ từng làm việc ở nhà máy Chen-Lee.
Nước da xanh xám, hai mắt lõm sâu, Quân dè dặt nói với tôi:
- Tuy làm việc cho nhà máy ấy gần 5 năm, nhưng cháu chỉ là công nhân
khuân vác vòng ngoài, phải qua ba vòng, ba trạm gác mới vào vòng trong.
Chưa bao giờ cháu dám bén mảng tới đó. Bọn bảo vệ người Trung Quốc sẵn
sàng dùng dùi cui cao su đánh vào đầu công nhân Việt nếu vô tình xâm
phạm vùng cấm. Theo cháu biết thì không có bất kỳ công nhân Việt Nam nào
được lọt vào vòng trong. Ở đó toàn công nhân Trung Quốc đầu trọc. Chúng
được tuyển chọn, đưa từ Trung Quốc sang. Hầu hết có vợ con, thành lập
một khu tập thể, treo cờ Trung Quốc, cấm người Việt lai vãng…
Theo
lời Quân, số công nhân của nhà máy Chen-Lee khoảng hơn một ngàn. Trước
kia có khoảng hai trăm người Việt Nam, bây giờ không còn ai. Quân là
người cuối cùng bị sa thải cách đây một tháng.
Bọn chủ nhà máy kỳ
thị chủng tộc, hay chúng làm chuyện phi pháp, nên giữ bí mật tuyệt đối
như thế? Câu hỏi đó giành cho những người có trách nhiệm. Điều có thể
khẳng định là, nhà máy Chen-Lee đã gây ô nhiễm môi trường một cách khủng
khiếp.
Quân nói với chúng tôi:Nó chở phế liệu từ Trung Quốc sang,
nấu nhôm, sắt thành phẩm chở về Trung Quốc, còn các chất phế thải đổ hết
xuống sông…
(Bạn gủi qua email -không ghi tên tác giả )
http://vanhoaviet.us/trung-quoc-vao-dat-minh.html
Cuộc xâm lược không tiếng súng của tàu+ vào đất ViệtHôm 9 Tháng Năm 2013, trên RFA có bài “Xâm lược không tiếng súng” nói về chuyến công du đầu tiên của Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị qua Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei, một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN, khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực, trong vấn đề biển Ðông.
Thực ra cuộc chiến không tiếng súng hay cuộc xâm lược mềm đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến hành từ nhiều năm nay, ồ ạt, rộng khắp và toàn diện, với sự tiếp tay của tập đoàn lợi ích mafia Ba Ðình.
Cuối Tháng Giêng 2010, Trung Tướng Ðồng Sĩ Nguyên và Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong cả nước “đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,353.4 ha, trong đó Hong Kong, Ðài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới”.
Hai ông đã vạch rõ “Ðây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” và “Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn”.
Trong trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong ngày 1 Tháng Ba 2010, ông Ðồng Sĩ Nguyên nói:
“Từ báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tôi thấy có điều khá nhạy cảm là doanh nghiệp nước ngoài họ lại chọn thuê ở nhiều địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng. Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê ở các địa điểm gần với đường 7 và 8 sang Lào. Họ thuê ở Quảng Nam, có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia. Như vậy là nắm những con đường trọng yếu của mình. Bây giờ nói như thế nhưng nay mai họ đưa người đến. Kinh nghiệm cho thấy khi làm các dự án, họ đều đưa người đến thành các làng mạc, thị trấn”.
Trong giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc cho quân đội làm đường sắt đã lấn chiếm đất của các tỉnh biên giới phía Bắc, nay một mình một cõi, ngoại bất nhập, muốn làm gì trong đó, thậm chí có thể xây dựng kho tàng bí mật giấu vũ khí, cũng không ai biết. Tình trạng này gọi là nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
Ðể thâm nhập vào lĩnh vực kinh tế quốc dân, Trung Quốc đã dùng chiêu bài “giá rẻ” để đấu thầu và đã chiếm tới 90% các tổng thầu EPC (Engineering-Procurement of Goods-Construction), bao gồm thiết kế - Cung cấp thiết bị - Xây dựng, còn gọi là hợp đồng chìa khóa trao tay.
Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1.5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, nhưng tới hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất... của Việt Nam, đều do Trung Quốc đảm nhiệm với tư cách tổng thầu EPC.
Bộ Công Thương đã đưa ra con số vào Tháng Bảy 2009 cho thấy, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang tham gia làm tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. “41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”, trong số này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
Năng lượng điện, một lĩnh vực chủ chốt của đất nước, được cho là có dự tham gia mạnh mẽ nhất của các nhà thầu Trung Quốc. Tập Ðoàn Ðiện Khí Thượng Hải và Tập Ðoàn Ðông Phương của Trung Quốc có mặt trong các dự án quan trọng xây dựng các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Hải Phòng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1... Các công ty Trung Quốc khác cũng tham gia dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Kiên Lương, trị giá tới 2 tỷ đôla, ký kết Tháng Bảy 2010.
Song song với việc thắng thầu, các công ty Trung Quốc luôn mang vào Việt Nam nguyên vật liệu và trang thiết bị, dẫn đến tình trạng gia tăng nhập siêu và phụ thuộc phụ tùng thay thế và bảo trì kỹ thuật trong nhiều thập niên tiếp theo.
Hiệp Hội Cơ Khí đã đánh giá “vô hình trung, chúng ta đã tạo công ăn việc làm và GDP cho Trung Quốc và làm gia tăng nhập siêu”.
Ðiều đáng chú ý hơn là Việt Nam trở thành bãi rác để công nghệ đổ vào công nghệ lạc hậu, lỗi thời, nhiều thứ đã đã bị loại bỏ tại Trung Quốc.
“Giá rẻ” nhưng thường xuyên kéo theo thi công bàn giao công trình chậm trễ, phát sinh chi phí, xảy ra ở hầu hết các dự án.
Trước việc chậm trễ kéo dài của hàng loạt dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, nhiều sự cố xảy ra trong quá trình vận hành do sử dụng thiết bị và công nghệ Trung Quốc, Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam (VEA) và Hiệp Hội Công Nghiệp Kỹ Thuật Ðiện Việt Nam đã có văn bản kiến nghị xem lại chất lượng của các nhà thầu này, theo bài của Tiền Phong 15 Tháng Năm 2011.
Không chỉ các dự án điện, gói thầu EPC thuộc dự án bauxite Tây Nguyên cũng tương tự. Sau rất nhiều lần “hứa” và “dời”, đến cuối Tháng Mười Hai 2012 dự án Tân Rai mới cho chạy thử và đang hoàn thiện quá trình chạy thử để đưa vào sản xuất trong quý 2/2013.
Dự án bauxite được Vinacomin đưa ra số tiền đầu tư ban đầu là 628 triệu USD, không kể tiền đầu tư đường, cảng tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng khi bắt tay thực hiện đã điều chỉnh, lên tới 740 triệu USD. Còn theo ban quản lý dự án Tân Rai thì tỉ giá quy đổi là 800 triệu USD và mới đây, Bộ Công Thương nói là tăng thêm trên 30% so với dự toán ban đầu, như vậy là trên 900 triệu USD.
Dự án thủy điện Sông Tranh 2 với gói thầu kỹ thuật có giá trị 640 tỷ đồng cung cấp thiết bị cơ điện, dịch vụ kỹ thuật, được ký kết với nhà thầu Ecidi-Alstom Trung Quốc, khởi công từ Tháng Ba 2006, công suất 190 MW, với tổng mức đầu tư dự tính 4,150 tỉ đồng đã lên tới 5,200 tỷ đồng, theo kế hoạch, nhà máy này sẽ phát điện vào năm 2010. Nhưng tới ngày 7 Tháng Giêng 2011, EVN mới khánh thành tổ máy số 1.
Ðáng quan ngại là cùng với các gói tổng thầu EPC, Trung Quốc cho người qua lao động, đảm trách tất cả mọi việc, ngay cả công nhân vệ sinh các công ty Trung Quốc cũng mang theo từ nước họ.
Tại vùng quê bình yên phía Nam huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chỉ trong một thời gian ngắn, người Trung Quốc xuất hiện kéo theo một loạt các thay đổi làm đảo lộn mọi thứ.
Tại đây liên tục xảy ra các vụ va chạm giữa lao động Trung Quốc với lao động Việt Nam và người dân địa phương. Cụ thể đầu năm 2013, từ mâu thuẫn trả tiền công, một lao động Việt Nam đã bị lao động Trung Quốc đánh bị thương. Ðây chỉ là một trong rất nhiều vụ tương tự.
Ở Hải Phòng dân chúng gọi khu vực tập trung lao động Trung Quốc ở xã Ngũ Lão là “làng Trung Quốc”. Cách đó không xa, ở huyện Thủy Nguyên còn có một khu với cả nghìn lao động Trung Quốc không hộ chiếu, visa...
“Mặt khác, những dự án sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc không tránh khỏi thực trạng hàng nghìn lao động thủ công Trung Quốc tới làm việc tại công trường gây ảnh hưởng và mất đi cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam”, tờ Dân Trí 24 Tháng Sáu 2009 viết.
Số lượng công nhân Trung Quốc không được kiểm soát lên tới hàng ngàn, kết bè nhóm, gây lộn, quấy rối người dân xung quanh các công trường thuộc khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), theo Songmoi.vn ngày 6 Tháng Năm.
Ðỉnh điểm là ngày 28 Tháng Mười Hai 2008 đã có 200 lao động Trung Quốc cầm hung khí xông vào đập phá một nhà dân tại huyện Tĩnh Gia, khiến nhiều người bị thương, có người bị gãy cả tay và chân.
Nhà máy cán thép Chen-Lee ở gần sông Cô Giang ở miền Trung bị chủ Trung Quốc cô lập, cấm dân Việt lai vãng, phế thải đổ xuống sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tình trạng hàng lậu Trung Quốc, đặc biệt hàng thực phẩm kém chất lượng hoặc chứa chất độc hại tràn ngập thị trường cũng là một vấn nạn nhức nhối.
“Thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc đang được bày bán tràn lan trên cả nước, song các cơ quan chức năng thay vì nỗ lực kiểm soát thì lại đẩy trách nhiệm cho nhau”, theo Songmoi.vn, ngày 9 Tháng Năm 2013.
Ðây là chính sách hủy diệt dần nòi giống Việt. Hiện tại ung thư Việt Nam đứng đầu thế giới, với 75 ngàn người chết mỗi năm và có xu hướng gia tăng, đa phần vì sử dụng hàng thực phẩm độc hại.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, đã cam kết với quan thầy Bắc Kinh đàn áp “tập hợp đông người, gây rối trật tự” và “định hướng dư luận”, nhằm đàn áp thẳng tay những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
Vì thế, không thể nói rằng, nhà nước không thể kiểm soát được người Trung Quốc lao động bất hợp pháp. Chính sách hộ khẩu của Việt Nam hà khắc nhất Ðông Nam Á. Với một đối tượng được cho là có tư tưởng phản kháng hay chống đối chính sách phò Tàu, mạng lưới an ninh, mật vụ, thậm chí côn đồ xã hội đen được bảo kê, quan tâm bám sát từng bước đi.
Bắt đầu từ hội nghị Thành Ðô 3-4 Tháng Chín 1990, tập đoàn Ba Ðình ngày càng dấn sâu vào sự phiêu lưu chính trị, cam tâm làm chư hầu cho Bắc Kinh, nhằm củng cố độc quyền lãnh đạo và lợi ích phe nhóm. Sự đảm bảo thể chế XHCN cùng với đồng tiền đã làm lóa mắt những tên thái thú Ba Ðình, đưa tổ quốc Việt Nam vào con đường bất hạnh nhất: Bị Hán hóa mà không thấy lối thoát.
Hoàng Sa và một phần Trường Sa bị xâm lược và ngoài biển luôn luôn bị gây hấn trắng trợn, đất nước bị xâm thực sâu rộng trên đất liền, vòng kim cô của Trung Quốc có thể xiết chặt bất cứ lúc nào trong lĩnh vực kinh tế.
Thu giang sơn về một mối, ÐCSVN đã đưa đất nước vào một cuộc chơi nguy hiểm, mà phần thất bại cầm chắc cả dân tộc. Một giai đoạn đau thương và buồn tủi của lịch sử có thể tái lập: “Một ngàn năm đô hô giặc Tàu.”
NGUYỄN VĂN HỌC * KHÔNG THỂ THA THỨ
Không Thể Tha Thứ Được
Nguyễn Văn Học
Từ ngày miền Nam rơi vào bàn tay sắt máu của bọn bạo quyền cộng
sản đến nay đã hơn 34 năm - Với hoàn cảnh cá nhân tôi, thời gian này có
thể đại khái chia làm ba giai đoạn:
- Khi tù đày trong trại tù nhỏ mà chúng gọi là trại "cải tạo".
- Khi được chúng thả ra, sống khổ ải, đói rách, lúc nào cũng nơm nớp lo
sợ, dưới sự giám sát gắt gao của công an cộng sản tại Phường, Xã
trong... nhà tù lớn.
- Và sau cùng được hưởng tự do, no ấm trên đất nước tạm dung Hoa Kỳ.
Một điều nghịch lý là tôi cảm thấy những năm tháng khổ nạn của đất nước
và của dân chúng miền Nam, dù khổ thật khổ, nhưng lại có vẻ trôi qua
nhanh - Nhanh hơn những giai
đoạn trước đó trong cuộc đời tôi, như thời gian tôi còn nhỏ ở miền Bắc,
đến thời gian di cư, từ 1954 đến 1975, đi học, gia nhập quân đội, phục
vụ cho đến ngày mất nước - Những ngày tháng trước năm 1975 đúng là dài
lê thê. Bạn bè, nghe tôi bày tỏ, phần đông đồng ý với tôi, họ cũng có
cảm giác tương tự như vậy, dù một số người không phải dân "ri cư ".
Những lúc có dịp ngồi trò chuyện với nhau, chúng tôi lại đồng ý thêm
một lần nữa: - sở dĩ chúng ta có cảm giác thời gian trôi nhanh, vì không
ngờ bị thua một cách chớp nhoáng và đau đớn như thế, bao lâu sau nhắc
lại vẫn còn thấy bàng hoàng, kinh ngạc về trận thua này.
Đến lúc bị cầm tù, tiếp xúc với bọn cán bộ, sĩ quan, binh lính miền
Bắc, ai ai cũng nhận thấy kẻ thù chiến thắng chúng ta lại được "giáo
dục" để trở thành ngu dốt đến mức tàn tệ, giống như một loại động vật,
không hề biết suy nghĩ, phân biệt đúng, sai. Nhưng chúng lại được nhồi
vào đầu óc những điều khoác lác, gian manh, quỷ quyệt và tàn ác đến tột
đỉnh. Điều này làm chúng ta thêm ngỡ ngàng, khó có thể tưởng tượng được
là chúng ta đã thua trước một loại kẻ thù không tương xứng đến như thế.
Đau đớn, lại càng thêm chua xót.
Kế tiếp, chúng ta sửng sốt, ngỡ ngàng, vì không tin rằng dù đã bị hành
hạ quá sức tàn bạo, kẻ thù không trực tiếp giết, mà muốn hành mình cho
chết, thế mà vẫn may mắn lê được tấm thân tàn về với gia đình - Rõ ràng
sự thật rành rành, mà cứ ngỡ như đang ở trên mây - Tóm lại, chúng ta
không nghĩ rằng sức chịu đựng của con người mình lại dẻo dai hầu
như...." vô cùng tận", để thích ứng với mọi hoàn cảnh khốn khó đến thế.
Thưa quý vị,
Dù khô khan niềm tin đến đâu, cũng phải nghĩ rằng, anh em chúng tôi
trong tù, sống được cho đến ngày trở về, đúng là có sự quan phòng của
Thượng Đế. Mặc dù đôi khi anh em chúng tôi vẫn đùa với nhau, Thượng Đế
của
chúng mình giống như một ông bố có tính "đùa dai", thấy lũ con khó bảo
quá, nên bố ra tay sắp đặt cho chúng sống qua một đoạn đời như vậy
cho..... sáng mắt ra. Chỉ có bàn tay Thượng Đế sắp đặt, chúng ta mới bị
thua trước một địch thủ kỳ cục như vậy, và cũng tùy theo cảm nhận của
mỗi người, chỉ có bàn tay của Đấng Tối Cao, chúng ta mới may mắn được
định cư trên đất Mỹ này.
Được sống trên đất Mỹ, lại cũng là cảm giác không ngờ nữa - Sự sung
sướng làm con người bềnh bồng, bềnh bồng - Lắc lắc cái đầu, vỗ vỗ trên
trán mà vẫn như mơ mơ, tỉnh tỉnh - Không hiểu tại sao cuộc đời mình, gia
đình, vợ con lại quá sức may mắn thế này - Đang từ một
đất nước độc tài, chậm tiến, dân chúng đói khổ, lại còn bị kềm kẹp
giống như địa ngục trần gian, được đưa thẳng đến một đất nước mà toàn
thể địa cầu suy tôn là thiên đàng hạ giới - Đã cơm no, áo ấm, còn được
tự do, bình đẳng trên mọi phương diện, dù là dân nhập cư - Đúng như sống
trong mơ vì giấc mơ hồi nảo, hồi nao nay.... đã thành sự thực - Cám ơn
Thượng Đế - Cám ơn đất nước và dân chúng Hoa Kỳ.
***
Khổ đau... tận mạng, rồi đến khi được sung sướng cũng... tuyệt đỉnh -
Khổ và sướng trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, đều đạt đến cực điểm cả,
nên đầu óc chúng ta chới với, giảm
phần nào cảm ứng về thời gian.... Lại nữa, khi nhớ đến trận thua đau
đớn của miền Nam, trong lòng vẫn còn ấm ức như câu chuyện vừa xảy ra mới
đây, nên chúng ta có cảm tưởng thời gian đi quá nhanh thế thôi!
Điều này tôi nghĩ cũng có điểm... hay - Vì như vậy cũng có nghĩa là
những đau đớn mà gia đình, đất nước mình phải gánh chịu, lúc nào cũng
canh cánh bên lòng, nhắc nhớ chúng ta luôn nghĩ đến bọn thủ phạm đã gây
nên những cảnh tang thương cho chúng ta và dân tộc, để rồi từ đó nuôi
dưỡng ý chí, căm thù những hành động tàn ác, dã man, mà cộng quân đã
hành sử với đồng bào trên quê hương, kể cả với những người dân lương
thiện đã bị chúng lừa gạt,
dụ dỗ, xả thân làm theo những điều chúng xúi dục, để rồi khi đạt được
mục đích, chúng quay lại hành hạ, bóc lột, đàn áp, cướp đoạt đất đai của
chính những người đã hy sinh cho chúng, đã cưu mang, che chở chúng.
Tôi và gia đình luôn ghi nhớ những hành động dã man tàn ác của bọn cộng
sản để thù ghét. Nhưng xin hiểu cho chúng tôi điều này:
- Chúng tôi lớn lên và được hưởng một nền giáo dục nhân bản của miền
Nam Việt Nam, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Chúng tôi cũng là người có tín
ngưỡng, biết ghê sợ và tránh xa, không làm những điều gian ác. Sự thù
ghét cộng sản mà chúng tôi
đề cập đến và đề nghị với mọi người nên duy trì, không có nghĩa là phải
tìm cách trả thù, cắt cổ, mổ hầu chúng, hay áp dụng câu "mắt đền mắt,
răng đền răng" đâu - Chúng tôi luôn ghi nhớ và căm thù là căm thù cái
ác, cái xấu, những con người mất "tính người" đã đày đọa đồng loại như
súc vật. Chúng tôi căm thù, ghê tởm chế độ cộng sản, chỉ là để nhắc nhở
cho con cháu chúng tôi và những thế hệ kế tiếp biết để tránh xa chủ
nghĩa xấu xa đó, đừng nghe lời dụ dỗ, lường gạt của chúng vì sự thật đã
chứng minh:
- Bọn cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam hiện nay là một bọn người
lòng lang, dạ thú. Càng ngày bọn chúng càng lộ ra bộ mặt buôn
dân, bán nước, ăn cướp của dân, bàn tay bao phen đẫm máu dân lành.
Chúng ta không thể tin vào những lời tuyên truyền của bọn chúng và phải
tìm cách dẹp bỏ ngay chủ nghĩa vô luân này như các nước trên thế giới đã
làm.
Hành động của chúng từ trước đến nay hoàn toàn ngược lại những điều
chúng tuyên truyền, không những chúng tước đoạt hết mọi quyền tự do căn
bản của người dân, chúng còn đem đất nước mà cha ông chúng ta đã tốn bao
xương máu gây dựng và gìn giữ, lần lần dâng cho bọn Tàu cộng, từ đất
đai sát biên giới phía Bắc, đến vùng biển, những hải đảo ngoài khơi, xưa
nay vẫn thuộc chủ quyền VN. Bây giờ đến cả những phần đất nằm sâu trong
nội
địa là Tây Nguyên, chúng cũng tìm cách này cách khác, công khai dâng
cho quan thày chúng, mặc những ý kiến phản đối của đủ mọi tầng lớp dân
chúng.
Đừng tin tưởng gì nơi những lời nói của cộng sản - Chúng là bọn buôn
dân bán nước, việc làm của chúng hoàn toàn có lợi cho đảng và một số
đảng viên, cùng một loại lưu manh, tàn ác như chúng. Quyền lợi của của
tổ quốc, nhân dân, chỉ là chiêu bài chúng mang ra dụ dỗ toàn dân, như
chúng đã làm từ khi có đảng cộng sản đến nay - Chúng lúc nào cũng vẫn
trung thành với chủ thuyết tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.
Chúng có xoen xoét những lời yêu nước thương dân, tự do này, tự do kia,
thì cũng là đầu môi,
chót
lưỡi, để che dấu tâm địa xấu xa của chúng và lường gạt mọi người mà
thôi!
***
Ngoài bọn tội phạm của đất nước, là lũ cộng sản hiện cầm quyền tại Việt
Nam, tôi cũng rất buồn khi phải đề cập đến một loại người nữa, tuy
không đến nỗi phải căm thù sâu đậm như bọn cộng sản, nhưng cũng cần phải
lên án gắt gao, vì họ đã làm nhức nhối con tim những người Việt tỵ nạn
chân chính nơi hải ngoại. Họ đã tiếp tay, nối giáo cho giặc, để bọn cộng
sản thêm thuận tiện trong việc vơ vét của cải, khủng bố dân lành - So
với bọn cộng sản, những hạng người này dù âm thầm hay công khai, chúng
ta cũng khó vạch
mặt - Họ là ai???
Họ cũng giống chúng ta, cũng đã bị tan nhà, nát cửa, bị đổi tiền, bị
"đánh tư sản", bị lột đến tận chổi cùn, rế rách, nhà cửa chúng tịch thu,
bị đẩy đi "kinh tế mới", không vùi nắm xương tàn nơi đèo heo hút gió
thì cũng trở thành vô gia cư, sống vất vưởng đầu đường xó chợ.
Họ có thể là nhà văn, nhà báo, bị cộng sản khép tội phổ biến văn chương
đồi trụy, mặc dù khi sống trong chế độ miền Nam họ cũng chẳng giúp ích
gì cho xã hội, chỉ quanh quẩn nơi thành phố, tìm mọi cách hưởng thụ -
Chẳng một lời ủng hộ chính nghĩa hay chế độ mà họ đang được
cưu mang, lâu lâu dở chứng họ còn hè nhau chê trách, phản đối chính
quyền, lớn tiếng chống chiến tranh, dù chiến tranh không phải do miền
Nam gây ra. Buồn buồn muốn phá rối chơi, họ rủ nhau bị gậy đi ăn mày làm
bẽ mặt chính quyền. Khi cộng sản thắng, họ sống với cộng sản không nổi,
vì cũng bị mất tự do và đói khổ, nhưng không hề thấy họ phản đối hay
lên án như trước kia họ đã làm - Họ cũng biết là họ không thể sống được
với cộng sản nên âm thầm.... trốn.
Khi sang được thế giới tự do họ lại vung vít những lời đao to, búa lớn,
rồi xì xụp áo thụng vái nhau - Cuối cùng họ muốn quay về làm tôi giặc
cộng, để kiếm chút công danh, bổng lộc, nên kêu gọi
xóa bỏ hận thù, hòa hợp, hòa giải - Họ tự nhận là những văn, thi sĩ,
nghệ sĩ vị nghệ thuật, yêu quê hương, chê trách người quốc gia chống
cộng là quá khích, không có lòng nhân, không biết tha thứ v...v.... Họ
cố luồn cúi trở về, xin xỏ với cộng sản cho in một quyển sách, phổ biến
một tập thơ, trình diễn vài bản nhạc và lấy thế làm hãnh tiến. Bọn trẻ,
con cái những người này, có một số lại càng tệ hơn - Chúng còn nhỏ theo
cha mẹ trốn chạy cộng sản sang tới Mỹ, được sống trong chế độ tự do, học
hành thoải mái, khi có được một chút thành công, chúng bỗng quay ngược
180 độ - ra mặt công khai ủng hộ cộng sản, kẻ đã đầy đọa chính gia đình
chúng và đồng bào - Chúng chê trách, lên án cộng đồng tỵ nạn là chỉ sống
với quá khứ,
hận thù v..v...
Họ có thể là tu sĩ các tôn giáo, là kẻ thù nặng nề nhất của chế độ mới,
vì đã chạy theo "ngụy quyền", dùng tôn giáo như một loại thuốc phiện ru
ngủ binh lính, thúc đẩy họ bắn giết và sẵn sàng tha tội giết người cho
binh lính để họ yên tâm gây tội ác.
Họ có thể là những thành phần ưu tú của VNCH, đã từng là người cầm
quyền cai trị và đã bị bọn cộng sản mạt sát là "ma cô, đĩ điếm", chạy
theo đế quốc Mỹ để kiếm chút bơ thừa sữa cặn từ dịp 30-4-1975.
Họ có thể là dân lương
thiện, mới hôm nào vì sống không nổi dưới chế độ cộng sản, đã trốn
chui, trốn nhủi dưới những đống rơm, bó mía, thậm chí có khi phải rúc
dưới những bao rác, bao phân, để vượt biên, vừa tốn vàng, vừa cực khổ,
nguy hiểm. Nếu bị bắt, chắc chắn sẽ mang tội phản quốc, bị tù mà không
có án. Còn không bị bắt thì hành trình vượt biển thật là gian truân,
chưa biết được, thua, chết, sống - Ngoài sóng gió, bão táp, lạc đường,
hư máy, còn nạn hải tặc hãm hiếp phụ nữ, rồi bắt đi đem bán cho các động
mãi dâm, sau đó giết hết mọi người, nhận chìm thuyền để phi tang
v...v....
Họ có thể trong "diện hát ô", được đi sang Mỹ an toàn bằng máy bay,
nhưng trước đó
là những năm tù vô định, năm, mười, mười lăm... năm, bị hành hạ từ thể
xác đến tinh thần, đem được thân xác còm cõi về đến nhà thì đã tơi tả -
Nào đã yên thân, tấm thân tơi tả đó có khi còn bị mất nhà, mất vợ, mất
con, lê tấm thân mòn mỏi bán vé số sống qua ngày, tuần tuần, tháng tháng
vẫn phải đến công an khu vực trình diện mới tạm yên thân....
Họ, họ, họ.... là những người mới hôm nào, khi sang được bến bờ tự do,
đã vui mừng, hứng khởi tuyên bố những lời lên án chế độ cộng sản, họ tả
lại những cảnh cơ cực, khốn khổ của họ và đồng bào trong nước. Họ xác
nhận là họ được may mắn như "chết đi sống lại"...
Vậy mà chỉ ít năm sau họ..... quên hết. Họ hân hoan trở về nơi mà họ đã
liều chết lìa bỏ ra đi, tuyên bố, tuyên mẹ vung vít để nịnh bọn cầm
quyền cộng sản và trách móc những người chống cộng ở hải ngoại.... Họ
nói về để "đóng góp công sức xây dựng quê hương", về để "ca hát cho đồng
bào nghe", rồi lập hội này, nhóm nọ, quyên góp tiền bạc đem về VN để
xây trường học, viện mồ côi, cứu giúp người nghèo đói... Họ giúp cho bọn
cầm quyền cộng sản để chúng rảnh tay đàn áp và vơ vét. Họ quên rằng,
làm cho dân nghèo, nước mạt, chính là kết quả của sự cai trị độc tài,
tham nhũng của bọn cộng sản.
Chưa hết, họ kêu gào đồng bào hải ngoại hãy xóa bỏ hận thù trở về tiếp
tay với "nhà nước" - Những người phản đối việc làm của họ thì họ chê
bai, dè bỉu là những kẻ "chống cộng bằng... mồm", không có tình với quê
hương, với đồng bào trong nước - Họ cũng "ăn phải đũa" ngu độn và lươn
lẹo của bọn cộng sản là đồng hóa đảng cộng sản với đất nước, với toàn
dân.
Vì những thành phần tôi vừa kể mau quên như vậy, nên tôi không biết
dùng danh từ nào cho chính xác để gọi họ. Không dám ví von họ với bất cứ
thứ gì, sợ làm tổn thương đến những người hay vật mà mình đề cập đến
khi so sánh.
Tôi biết, khi đọc những dòng chữ này, họ sẽ cho tôi là "quá khích",
"cực đoan", "chống cộng đến chiều", có khi họ còn thay mặt bọn cộng sản
lên án chúng tôi là..."phản động" nữa. Chắc chắn nếu họ có thể báo cho
công an Việt cộng bắt bỏ tù chúng tôi được, họ cũng làm không tha (giống
như mấy "ông ăng ten" ở miền Nam sau 30-4-75 ý mà).
Tôi không phủ nhận những suy nghĩ của tôi đã viết ra đây - Tôi xin xác
nhận thêm rằng, nếu cộng sản còn trên thế gian này, tôi còn chống, không
phải đến chiều, mà đến tối, đến khuya, qua tiếp ngày hôm sau và các
ngày sau nữa, khi nào hết chế độ cộng sản hoặc tôi
nhắm mắt lìa đời mới thôi.
Viết những điều này ra, tôi biết tôi không cô đơn, vì có thể không
thiếu những người đồng quan điểm với tôi: yêu thiện, chống ác.
Tôi và những bạn đồng quan điểm sẽ không bao giờ ủng hộ việc tha thứ,
hòa giải, hòa hợp với Việt cộng, trừ khi chúng ăn năn sám hối, công khai
nhận tội, xin lỗi quốc dân đồng bào, phục hồi danh dự cho những người
mà chúng đã kết án, lập đàn giải oan cho những nạn nhân mà chúng đã sát
hại được siêu thoát. Sau đó giao quyền cho toàn dân phán xét.
Nếu có ai đó hỏi tôi vì sao lại hận thù cộng sản như vậy, tôi sẽ thưa
với họ, tôi không hận thù riêng cho cá nhân nhỏ bé của tôi. Với bảy năm
tù và những ngày cực khổ, thiếu thốn của gia đình, vợ con tôi, tôi vẫn
có thể dễ dàng tha thứ, nhất là bây giờ gia đình chúng tôi đang sống
thoải mái tại Hoa Kỳ. Nhưng xin quý vị bình tâm suy nghĩ đặt câu hỏi và
tự trả lời:
- Chung quanh mình, tại sao đất nước người ta sung sướng như vậy, mà quê hương mình lầm than, khốn khổ?
- Có phải do bọn cầm quyền áp đặt chủ nghĩa độc tài cộng sản mà ra
không???
- Như thế, nếu là người có chút lòng yêu nước, thương dân, làm sao mà
chúng ta không thù ghét chế độ cộng sản được. Đâu có gì là sai, quấy!!!
Từ ngày chúng cướp được chính quyền đến nay, từ Bắc chí Nam, đã bao
nhiêu lần dân lành bị tắm máu - Từ cái chết uất hận của bà Nguyễn thị
Năm, một người đàn bà từng hy sinh cả tài sản của bà nuôi dưỡng bọn
chúng, đã mở đầu cho hàng vạn cái chết của các nông dân lương thiện
khác, trong cải cách ruộng đất.
Cuộc đấu
tranh giai cấp tận diệt "trí,
phú, địa, hào" đã giết oan biết bao người vô tội. Rồi đến quyết tâm
"giải phóng miền Nam" đã làm tổn hao bao xương máu thanh niên hai miền.
Những em bé ngây thơ vô tội phải chết banh thây trong trường Tiểu học
Cai Lậy, những người dân lương thiện phải chết tức tưởi trong Tết Mậu
Thân tại Huế, trong mùa hè đỏ lửa trên đại lộ Kinh Hoàng - Khi miền Nam
thất thủ đã có bao nhiêu người bỏ mạng vì hai chữ "cải tạo" - Từ "cải
tạo" trong các nhà tù, đến "cải tạo công thương nghiệp" - Biết bao người
bỏ mạng tại các khu kinh tế mới nơi rừng thiêng nước độc, bỏ mạng trên
biển cả, trong rừng sâu, biết bao thảm cảnh cho người dân khi liều mình,
đem thân lao vào
chỗ
hiểm nguy để cầu mong sinh lộ - Bao cái chết oan khuất, uất ức do bọn
cầm quyền cộng sản gây nên từ ngày chúng cai trị đất nước đến nay, làm
sao kể ra hết. Đúng là chế độ cộng sản coi mạng người như cỏ rác và tội
ác do chúng gây nên không bút nào tả xiết.
Cho đến bây giờ, những tội ác đó vẫn diễn ra nhan nhản hàng ngày -
Chuyện ăn cướp công khai đất đai, tài sản của toàn dân diễn ra bình
thường từ Trung Ương đến Xã, Ấp - Dân oan khiếu kiện thì chúng đàn áp,
bắt vào tù - Thành phần dân chúng bị cướp đất, cướp nhà ngày càng đông,
vì "nhu cầu vơ vét" của bọn cầm quyền các cấp ngày càng tăng.
Là người
công chính không thể dửng dưng với tội ác được. Lương tâm chúng tôi
không cho phép im lặng trước sự đàn áp dã man của bọn cầm quyền cộng sản
đối với nhân dân trong nước. Chúng tôi phải cùng với mọi người, vạch
mặt, tố cáo bọn chúng - Đừng vì những lợi lộc riêng tư mà chê trách
chúng tôi "chống cộng bằng mồm" - Có mồm mà không dám nói ra những lời
công đạo thì để làm gì ? Để ngậm ống đu đủ thổi như các ông các bà đang
thổi bọn cộng sản à?
Trên đời
này có lẽ chỉ có mình Phạm Tuyên, con trai Cụ Phạm Quỳnh mới có hành
động "đặc biệt" đó - Cụ Phạm Quỳnh, bị Việt minh bắt thủ tiêu (mà VM là
do Hồ
lãnh đạo) Hồ chỉ nói với gia đình họ Phạm một câu: "dưới họ làm, bác
không biết", như vậy là phủi tay, hết trách nhiệm - Ông con cũng mau
quên, chỉ thời gian sau ông đã gào lên một cách sung sướng: "như có bác
hồ trong ngày vui đại thắng", để ca tụng chính đứa đã giết bố mình.
Những
người hải ngoại mau quên mà tôi đề cập đến cũng tương tự tên Phạm Tuyên -
Đương nhiên ở chế độ tự do hay độc tài, các ông các bà đều có quyền...
quên, vì đây là "quyền riêng" trong tâm tư của ông bà, nhưng xin nhớ
cho, quên hay nhớ chỉ có giá trị riêng tư với cá nhân các ông bà mà thôi
- Các ông các bà có thể chà đạp lên sự đau khổ của người thân, làm tủi
hổ vong linh
những người quyến thuộc đã bị cộng sản giết hại, giống như tên Phạm
Tuyên, ca tụng những kẻ đã chôn sống bố mình, nhưng không được quyền xúc
phạm đến những cái chết oan khuất của các nạn nhân khác. Hô hào những
người ở hải ngoại cũng quên như các ông các bà là vô lý.
Muốn toàn
dân trong và ngoài nước quên hết tội ác của Việt cộng, tha thứ cho
chúng, hòa giải, hòa hợp với chúng lại ngàn lần vô lý hơn.
Bọn cầm quyền cộng sản chẳng có một tý gì là ăn năn - Chẳng có chút gì
là thành thật hối cải - Lấy tư cách gì mà các ông các bà kêu gọi xóa bỏ
hận thù, hòa hợp, hòa giải
- Tôi nghĩ, nếu chỉ vì một chút lợi lộc riêng tư mà đi ngược lại lập
trường đòi hỏi dân chủ, tự do của dân, của nước, thì các ông bà rất đáng
bị lên án, vì đã đồng lõa, tiếp tay với những kẻ gây tội ác - Nói cách
khác, các ông các bà chính là tòng phạm đấy!!!
Đề cập đến tội ác của Đức Quốc Xã đối với dân tộc Do Thái - Nhà Văn gốc Do Thái Elie Wiesel, tuyên bố:
- "Tôi không có quyền tha thứ cho
bọn giết người về cái tội chúng đã tiêu diệt 6 triệu người Do Thái -
Quyền tha thứ hay không là ở những người.... đã chết."
Tôi rất đồng ý với nhà văn Elie Wiesel về những lời tuyên bố trên. Mượn
ý tưởng của ông, áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam dưới sự cai trị tàn bạo
của cộng sản, tôi cũng xin thưa với quý vị:
- Tội
ác của cộng sản Việt Nam không thể tha thứ, vì một lẽ đơn giản, chúng
ta không có quyền đó - Quyền tha thứ hay không là ở những nạn nhân mà
chúng đã giết chết bằng mọi cách, trên mọi miền đất nước, suốt từ ngày
có đảng cộng sản VN đến nay.
NGUYÊN SÁNG * KHÔNG THICHY CHÍNH TRỊ
Không
thích uống rượu thì đừng vào quán rượu
Không
thích chống cộng thì đừng vượt biên xin tỵ nạn cộng sản
Xin Tỵ
Nạn Cộng Sản là đương nhiên Chính Trị.....
BTS
Không Thích Chuyện Chính Trị
Nguyên Sang
Có người, khi nghe đề cập đến những vấn đề liên quan tới Việt Nam, nhất là những chuyện xấu xa của chế độ Cộng Sản, thường giẫy nảy lên mà rằng: "Tôi không thích nói chuyện chính trị". Cũng có người, khi thấy đồng hương đi biểu tình chống Cộng, thường bĩu môi: "Tôi không thích những người làm chuyện chính trị".
Thưa bạn! Nếu tôi bảo: "Chính suy nghĩ đó đã nhuộm đỏ miền Nam, và cũng chính phát biểu đó, đã chẳng những nuôi dưỡng chế độ CS, mà còn tạo điều kiện cho CS thò cánh tay ra hải ngoại, quấy phá Cộng đồng người Việt tỵ nạn". Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ tin tôi, chưa nói là bạn sẽ trút lên đầu tôi những lời lẽ không đẹp, bẩn thỉu nhất, có khi không chữ nghĩa tìm thấy trong từ điển.
Này nhé! Bạn theo tôi một thoáng trở về quá khứ. Bạn phải đồng ý với tôi một điều. Miền Nam được Thế giới Tự Do - đứng đầu là Mỹ - chọn làm tiền đồn chống Cộng, ngăn chặn hiểm họa CS đang bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Đó là cuộc chiến tranh "ý thức hệ".
Phía Miền Bắc, CS lấy chính trị làm đầu (Đảng lảnh đạo), và tuân theo sách lược chính trị của CS Quốc Tế. Trong Nam, "ý thức Quốc gia", chỉ là một ý niệm trừu tượng, không có lý luận khoa học, không được hệ thống hoá, không thể đương đầu nổi với lý thuyết "CS". Đệ Nhất Cộng Hoà đã nghĩ ra đối sách, với học thuyết "nhân vị", tiếc rằng chưa hoàn chỉnh và không đủ sức thuyết phục nhân dân, trong công cuộc đấu tranh chính trị với CS.
Miền Bắc có Liên Sô và Trung cộng hổ trợ đắc lực trên mọi phương diện, vì có chung lý tưởng Quốc tế vô sản. Miền Nam, Mỹ hổ trợ về quân sự là chính. Về chiến tranh chính trị, phải nhờ Đài Loan cố vấn. Thực chất, có lý thuyết, mà không có phương tiện thực hành, có cũng như không. Nước Mỹ là một nước "Tư bản", chuyện đối kháng với Cộng Sản, là chuyện đương nhiên. Chính phủ Mỹ, không cần đến Chiến tranh Chính trị, để tranh thủ nhân dân. Họ chỉ có "Tâm lý chiến", mục đích phục vụ và nâng cao tinh thần, sức chiến đấu của binh sĩ. Mỹ đem mô hình của mình đến miền Nam và chỉ yểm trợ cho Tâm Lý Chiến. Hoàn toàn không quan tâm đến chính trị và cũng chẳng cung cấp bất cứ phương tiện nào để đấu tranh chính trị.
Điều dễ nhận thấy nhất là trong tổ chức Quân Đội: CS Bắc Việt đặt chính trị trên cả tác chiến. Chính Ủy có quyền uy tối thượng. Trong khi đó, Quân đội miền Nam đặt chính trị vào nhiệm vụ thứ yếu, là phó, là Ban 5, không chút thực quyền. Kết quả Bạn thấy đó, miền Nam thất thủ tại chính trường Mỹ. Người dân Mỹ chỉ thấy ảnh tướng Loan bắn vào đầu một tên Cộng Sản, mà không thấy hàng vạn nhân dân Miền Nam chết thê thảm vì Việt Cộng bằng mọi hình thức: đấu tố, đắp mô, phá cầu, đặt mìn, pháo kích bừa bãi. tấn công… Nhân dân Mỹ chỉ biết vụ Mỹ Lai, mà không hề biết Huế với những mồ chôn tập thể Tết Mậu Thân. Người dân Mỹ chỉ biết cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam, chứ không hề thấy hàng hàng lớp lớp những sư đoàn chính qui Bắc Việt xâm nhập miền Nam … Thưa bạn. Phải chúng ta thua vì chính trị không bạn?
Bây giờ, trở lại thực tại bạn nhé! Xin nhắc một điều. VN là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa (xác định đi theo một Chủ nghĩa là khẳng định đường lối chính trị đó bạn!), do Đảng lãnh đạo (Đảng không là tổ chức chính trị thì là gì, hở bạn?. Điều 4 Hiến Pháp của họ có ghi rõ, bạn có thể tham khảo thêm). Hỏi Bạn một câu : Nếu Bạn hợp tác với VNCS, có phải bạn chấp nhận những điều nêu trên không? Nhắc thêm cho bạn một chi tiết, CS có khẩu hiệu: "Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa". Họ gài bạn đấy!
Họ khêu gợi lòng yêu nước của Bạn, dụ dỗ Bạn hợp tác và cuối cùng gán cho Bạn cái lập trường chính trị, Bạn không muốn cũng không được. Nếu Bạn cố cãi chầy cãi cối, là Bạn chỉ đem tài năng và chất xám phục vụ Tổ quốc, chứ không màng chính trị, tôi nhắc Bạn nhớ câu: "Hồng hơn Chuyên". Cộng sản đặt nặng chính trị hơn chuyên môn, bạn ạ!
Vẫn chưa tin ư? Bạn cứ phạm tội hình sự đi, Bạn sẽ được xét xử tại Toà án, và có ngày về. Còn nếu Bạn dính dấp đến chính trị, đoan chắc Bạn sẽ bị "cải tạo" trong tù, vô hạn định. Có lần, nếu Bạn có theo dõi thời sự, chắc Bạn biết sự kiện một chiếc tàu y tế bị cấm nhập bến ở VN? Ngay cả hoạt động chuyên môn phục vụ nhân đạo cũng phải chào thua "phục vụ chính trị".
Cũng chả cần bạn cộng tác, tiếp tay với họ, bạn chỉ làm thinh, làm ngơ trước các hoạt động của họ; Bạn đã đồng loả và tự bày tỏ lập trường thân Cộng rồi. Đôi khi những hành động tưởng như vô tình, làm theo "feeling" của mình. Bạn lại gây ảnh hưởng tai hại cho người khác trong công cuộc chống Cộng. Cái đó gọi là "thiếu ý thức chính trị", là "vô tình hại bạn", là "đâm sau lưng chiến sĩ".
Có hai sự kiện "nhạy cảm" mà cộng đồng người Việt hải ngoại vô cùng "bức xúc" (xin lỗi vì dùng chữ của CS). Sự kiện thứ nhất là "các nghệ sĩ VN qua". Sự kiện thứ hai là "các nhà từ thiện về". Nửa ý kiến ủng hộ, nửa chống đối.. Có quá nhiều phân tích về hai sự kiện này, ở đây, tôi chỉ nhìn qua khía cạnh chính trị.
Bạn ái mộ một nghệ sĩ, tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm. Bạn nghĩ sao, nếu bức ảnh đó được guồng máy tuyên truyền khổng lồ của Cộng Sản minh họa trong chiến dịch lừa dối nhân dân, rằng thì là: "Việt kiều niềm nở đón tiếp các nghệ sĩ từ trong nước qua, trong tinh thần Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc"?. Bạn vô tình làm hại các cá nhân và tổ chức đối kháng rồi bạn biết không? Một hành động nhỏ và "mua vui trong chốc lát" của Bạn đã gây tác hại lớn và lâu dài. Tuy nhiên, nếu có ý thức chính trị, chỉ cần Buổi văn nghệ đó, có nền là cờ vàng của chúng ta, ta có thể hoá giải được mọi âm mưu thâm độc của CS, tha hồ bạn chụp hàng nghìn tấm ảnh lưu niệm mà không bị ai lợi dụng và cũng không hại ai cả.
Vấn đề thứ hai là công tác từ thiện tại VN, tôi không chống đối, dù thâm tâm tôi vẫn nghĩ, tại sao lại phải giúp nhà nước CS, lo chuyện an sinh xã hội, để họ tham nhũng, để họ làm giàu, để họ củng cố phương tiện tuyên truyền thò tay đánh phá cộng đồng (như các chương trình Duyên Dáng VN tiêu pha hàng triệu đô la, chương trình vệ tinh truyền hình VTV4…). Tôi cũng suy nghĩ, thật sự ở VN không chỉ có các nhóm người được giúp đỡ là bất hạnh, mà hầu như - trừ Đảng ra - toàn dân đều bất hạnh và cần được giúp đỡ. Nhưng thôi, tôi nhìn sự kiện trên đây, qua gốc độ ý thức chính trị. Giả dụ mà các cơ quan từ thiện này treo được tấm bảng:
"Tổ chức này của Việt kiều… tặng", cho mọi người cùng thấy và cùng hiểu là chính Việt kiều chứ không phải Việt Cộng giúp đỡ họ, thì hay biết mấy.
Nếu không làm vậy, việc từ thiện sẽ bị Cộng Sản lợi dụng và tuyên truyền lếu láo: "Đảng đã vận động được khúc ruột xa nghìn dặm về gíup Đảng, giúp dân". Cướp công, cướp của là nghề của họ. Bạn chịu khó lật lại trang sử của Đảng, Bạn sẽ thấy họ rất thành công trong việc cướp công kháng chiến, cướp chính quyền, và năm 75 họ cướp cả miền Nam. "Cứu cánh biện minh cho phương tiện" là kim chỉ nam cho họ, từ lời nói đến việc làm, họ dùng mọi phương cách dù tà đạo, xảo trá, gian ác và dã man đến đâu… miễn sao đạt được thắng lợi, đạt được mục đích yêu cầu của họ. Câu nóì của Cựu Tổng Thống Thiệu: "Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm", chỉ phản ánh một khía cạnh dối trá, chưa nói hết bản chất của CS là ác độc và tàn nhẫn.
Thưa Bạn. Nếu bạn qua Mỹ vì lý do kinh tế, tôi chúc bạn đạt được giấc mơ của Bạn. Dĩ nhiên, muốn thành công trên đất Mỹ, bạn phải hòa nhập vào xã hội Mỹ. Người Mỹ rất thích làm việc thiện nguyện.
Họ khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người làm chuyện thiện nguyện, ngoài mục đích san sẻ bớt gánh nặng cho Chính Phủ, nó còn mang giá trị đạo đức, khi quan tâm đến tha nhân. Tôi tin chắc Bạn sẽ tiếp thu được đức tính này của người Mỹ. Cho dù Bạn không thích chính trị. Cho dù Bạn không thích nhận mình là người Việt. Bạn cũng có thể thể hiện việc thiện nguyện cho một cộng đồng tỵ nạn khốn khổ, tuy sống an bình nơi miền đất hứa, mà lòng vẫn canh cánh về đồng bào và quê hương nghìn trùng xa cách.
Chuyện thiện nguyện rất đơn giản. "Mình không giúp ích gì cho cộng đồng, thì cũng không làm gì phương hại cho cộng đồng, không làm đồng hương phiền lòng, nản lòng". Bạn không thích chuyện chính trị, mà phê phán ý thức chính trị của người khác, mặc nhiên, bạn đã đứng vào phe chính trị đối nghịch. Bạn hãy làm một chuyện thiện nguyện trên bình diện tinh thần là "giữ im lặng" trước công cuộc chống Cộng của người khác. Bạn đã không ủng hộ thì cũng xin đừng biểu tỏ thái độ hoặc ngôn ngữ chống báng. Được vậy, bạn gián tiếp giúp đỡ thiện nguyện cho cộng đồng rồi đó! Thực ra, nếu Bạn qua đây theo diện tỵ nạn chính trị một cách trực tiếp, hay chính trị, gắn liền vào cuộc đời của người tỵ nạn chính trị. Cho dù bạn muốn nhận hay không muốn nhận. Lại nữa, nếu bạn là một "con người" đúng nghĩa, Bạn phải mang trong người bổn phận và trách nhiệm với vợ…v..v.. Là một thành viên của cộng đồng, bạn không thể trốn tránh bổn phận và trách nhiệm trước Cộng Đồng. Xa hơn nữa, là một người dân, Bạn phải có bổn phận với dân tộc và nghĩa vụ với quốc gia.
Chúng ta đang sống trong một xứ sở Tự Do. Bạn có quyền tự do "không thích chính trị". Tôi xoá bỏ tư tưởng không tốt trong đầu, khi cho rằng Bạn không thích chuyện chính trị chỉ vì Bạn sợ đường về quê hương của Bạn gặp trở ngại với CS. Tôi nghĩ đơn thuần, chỉ vì Bạn muốn ung dung tự tại, thụ hưởng thành quả mà bạn đạt được trên đất khách quê người.
Tôi cũng chẳng có ý nghĩ là bạn phải có bổn phận và trách nhiệm gì với cộng đồng. Tôi chỉ xin Bạn làm thêm một việc thiện nguyện thứ hai, cụ thể là xa lánh các văn hoá phẩm độc hại của CS, các cơ sở giao du với CS, các cửa hàng, chợ búa bán hàng CS. Bảo đảm trăm phần trăm với Bạn, không có cái gì liên hệ với CS mà không mang chất chính trị trong đó.
Lấy một ví dụ nhỏ thật nhỏ, trong các phim truyện VN, thế nào bạn cũng có dịp nhìn lá cờ máu, nhìn hình tượng "ảo" ông công an thật dễ thương dễ mến!… Chính trị chỗ đó, đó bạn !
Bạn không thích chính trị, tốt nhất là đừng xem, đừng thưởng thức, đừng tiêu thụ, đừng phổ biến những gì dính dấp với CS. Được vậy, Bạn mới công tâm, mới "fair" với tôn chỉ "không thích chính trị" của bạn. Chắc là việc này không khó và cũng chẳng ảnh hưởng gì không tốt đến cá nhân bạn, phải không bạn? Chân thành cám ơn Bạn chịu khó đọc những dòng này.
Chào Bạn..
Nguyên Sang
Nguyên Sang
Có người, khi nghe đề cập đến những vấn đề liên quan tới Việt Nam, nhất là những chuyện xấu xa của chế độ Cộng Sản, thường giẫy nảy lên mà rằng: "Tôi không thích nói chuyện chính trị". Cũng có người, khi thấy đồng hương đi biểu tình chống Cộng, thường bĩu môi: "Tôi không thích những người làm chuyện chính trị".
Thưa bạn! Nếu tôi bảo: "Chính suy nghĩ đó đã nhuộm đỏ miền Nam, và cũng chính phát biểu đó, đã chẳng những nuôi dưỡng chế độ CS, mà còn tạo điều kiện cho CS thò cánh tay ra hải ngoại, quấy phá Cộng đồng người Việt tỵ nạn". Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ tin tôi, chưa nói là bạn sẽ trút lên đầu tôi những lời lẽ không đẹp, bẩn thỉu nhất, có khi không chữ nghĩa tìm thấy trong từ điển.
Này nhé! Bạn theo tôi một thoáng trở về quá khứ. Bạn phải đồng ý với tôi một điều. Miền Nam được Thế giới Tự Do - đứng đầu là Mỹ - chọn làm tiền đồn chống Cộng, ngăn chặn hiểm họa CS đang bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Đó là cuộc chiến tranh "ý thức hệ".
Phía Miền Bắc, CS lấy chính trị làm đầu (Đảng lảnh đạo), và tuân theo sách lược chính trị của CS Quốc Tế. Trong Nam, "ý thức Quốc gia", chỉ là một ý niệm trừu tượng, không có lý luận khoa học, không được hệ thống hoá, không thể đương đầu nổi với lý thuyết "CS". Đệ Nhất Cộng Hoà đã nghĩ ra đối sách, với học thuyết "nhân vị", tiếc rằng chưa hoàn chỉnh và không đủ sức thuyết phục nhân dân, trong công cuộc đấu tranh chính trị với CS.
Miền Bắc có Liên Sô và Trung cộng hổ trợ đắc lực trên mọi phương diện, vì có chung lý tưởng Quốc tế vô sản. Miền Nam, Mỹ hổ trợ về quân sự là chính. Về chiến tranh chính trị, phải nhờ Đài Loan cố vấn. Thực chất, có lý thuyết, mà không có phương tiện thực hành, có cũng như không. Nước Mỹ là một nước "Tư bản", chuyện đối kháng với Cộng Sản, là chuyện đương nhiên. Chính phủ Mỹ, không cần đến Chiến tranh Chính trị, để tranh thủ nhân dân. Họ chỉ có "Tâm lý chiến", mục đích phục vụ và nâng cao tinh thần, sức chiến đấu của binh sĩ. Mỹ đem mô hình của mình đến miền Nam và chỉ yểm trợ cho Tâm Lý Chiến. Hoàn toàn không quan tâm đến chính trị và cũng chẳng cung cấp bất cứ phương tiện nào để đấu tranh chính trị.
Điều dễ nhận thấy nhất là trong tổ chức Quân Đội: CS Bắc Việt đặt chính trị trên cả tác chiến. Chính Ủy có quyền uy tối thượng. Trong khi đó, Quân đội miền Nam đặt chính trị vào nhiệm vụ thứ yếu, là phó, là Ban 5, không chút thực quyền. Kết quả Bạn thấy đó, miền Nam thất thủ tại chính trường Mỹ. Người dân Mỹ chỉ thấy ảnh tướng Loan bắn vào đầu một tên Cộng Sản, mà không thấy hàng vạn nhân dân Miền Nam chết thê thảm vì Việt Cộng bằng mọi hình thức: đấu tố, đắp mô, phá cầu, đặt mìn, pháo kích bừa bãi. tấn công… Nhân dân Mỹ chỉ biết vụ Mỹ Lai, mà không hề biết Huế với những mồ chôn tập thể Tết Mậu Thân. Người dân Mỹ chỉ biết cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam, chứ không hề thấy hàng hàng lớp lớp những sư đoàn chính qui Bắc Việt xâm nhập miền Nam … Thưa bạn. Phải chúng ta thua vì chính trị không bạn?
Bây giờ, trở lại thực tại bạn nhé! Xin nhắc một điều. VN là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa (xác định đi theo một Chủ nghĩa là khẳng định đường lối chính trị đó bạn!), do Đảng lãnh đạo (Đảng không là tổ chức chính trị thì là gì, hở bạn?. Điều 4 Hiến Pháp của họ có ghi rõ, bạn có thể tham khảo thêm). Hỏi Bạn một câu : Nếu Bạn hợp tác với VNCS, có phải bạn chấp nhận những điều nêu trên không? Nhắc thêm cho bạn một chi tiết, CS có khẩu hiệu: "Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa". Họ gài bạn đấy!
Họ khêu gợi lòng yêu nước của Bạn, dụ dỗ Bạn hợp tác và cuối cùng gán cho Bạn cái lập trường chính trị, Bạn không muốn cũng không được. Nếu Bạn cố cãi chầy cãi cối, là Bạn chỉ đem tài năng và chất xám phục vụ Tổ quốc, chứ không màng chính trị, tôi nhắc Bạn nhớ câu: "Hồng hơn Chuyên". Cộng sản đặt nặng chính trị hơn chuyên môn, bạn ạ!
Vẫn chưa tin ư? Bạn cứ phạm tội hình sự đi, Bạn sẽ được xét xử tại Toà án, và có ngày về. Còn nếu Bạn dính dấp đến chính trị, đoan chắc Bạn sẽ bị "cải tạo" trong tù, vô hạn định. Có lần, nếu Bạn có theo dõi thời sự, chắc Bạn biết sự kiện một chiếc tàu y tế bị cấm nhập bến ở VN? Ngay cả hoạt động chuyên môn phục vụ nhân đạo cũng phải chào thua "phục vụ chính trị".
Cũng chả cần bạn cộng tác, tiếp tay với họ, bạn chỉ làm thinh, làm ngơ trước các hoạt động của họ; Bạn đã đồng loả và tự bày tỏ lập trường thân Cộng rồi. Đôi khi những hành động tưởng như vô tình, làm theo "feeling" của mình. Bạn lại gây ảnh hưởng tai hại cho người khác trong công cuộc chống Cộng. Cái đó gọi là "thiếu ý thức chính trị", là "vô tình hại bạn", là "đâm sau lưng chiến sĩ".
Có hai sự kiện "nhạy cảm" mà cộng đồng người Việt hải ngoại vô cùng "bức xúc" (xin lỗi vì dùng chữ của CS). Sự kiện thứ nhất là "các nghệ sĩ VN qua". Sự kiện thứ hai là "các nhà từ thiện về". Nửa ý kiến ủng hộ, nửa chống đối.. Có quá nhiều phân tích về hai sự kiện này, ở đây, tôi chỉ nhìn qua khía cạnh chính trị.
Bạn ái mộ một nghệ sĩ, tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm. Bạn nghĩ sao, nếu bức ảnh đó được guồng máy tuyên truyền khổng lồ của Cộng Sản minh họa trong chiến dịch lừa dối nhân dân, rằng thì là: "Việt kiều niềm nở đón tiếp các nghệ sĩ từ trong nước qua, trong tinh thần Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc"?. Bạn vô tình làm hại các cá nhân và tổ chức đối kháng rồi bạn biết không? Một hành động nhỏ và "mua vui trong chốc lát" của Bạn đã gây tác hại lớn và lâu dài. Tuy nhiên, nếu có ý thức chính trị, chỉ cần Buổi văn nghệ đó, có nền là cờ vàng của chúng ta, ta có thể hoá giải được mọi âm mưu thâm độc của CS, tha hồ bạn chụp hàng nghìn tấm ảnh lưu niệm mà không bị ai lợi dụng và cũng không hại ai cả.
Vấn đề thứ hai là công tác từ thiện tại VN, tôi không chống đối, dù thâm tâm tôi vẫn nghĩ, tại sao lại phải giúp nhà nước CS, lo chuyện an sinh xã hội, để họ tham nhũng, để họ làm giàu, để họ củng cố phương tiện tuyên truyền thò tay đánh phá cộng đồng (như các chương trình Duyên Dáng VN tiêu pha hàng triệu đô la, chương trình vệ tinh truyền hình VTV4…). Tôi cũng suy nghĩ, thật sự ở VN không chỉ có các nhóm người được giúp đỡ là bất hạnh, mà hầu như - trừ Đảng ra - toàn dân đều bất hạnh và cần được giúp đỡ. Nhưng thôi, tôi nhìn sự kiện trên đây, qua gốc độ ý thức chính trị. Giả dụ mà các cơ quan từ thiện này treo được tấm bảng:
"Tổ chức này của Việt kiều… tặng", cho mọi người cùng thấy và cùng hiểu là chính Việt kiều chứ không phải Việt Cộng giúp đỡ họ, thì hay biết mấy.
Nếu không làm vậy, việc từ thiện sẽ bị Cộng Sản lợi dụng và tuyên truyền lếu láo: "Đảng đã vận động được khúc ruột xa nghìn dặm về gíup Đảng, giúp dân". Cướp công, cướp của là nghề của họ. Bạn chịu khó lật lại trang sử của Đảng, Bạn sẽ thấy họ rất thành công trong việc cướp công kháng chiến, cướp chính quyền, và năm 75 họ cướp cả miền Nam. "Cứu cánh biện minh cho phương tiện" là kim chỉ nam cho họ, từ lời nói đến việc làm, họ dùng mọi phương cách dù tà đạo, xảo trá, gian ác và dã man đến đâu… miễn sao đạt được thắng lợi, đạt được mục đích yêu cầu của họ. Câu nóì của Cựu Tổng Thống Thiệu: "Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm", chỉ phản ánh một khía cạnh dối trá, chưa nói hết bản chất của CS là ác độc và tàn nhẫn.
Thưa Bạn. Nếu bạn qua Mỹ vì lý do kinh tế, tôi chúc bạn đạt được giấc mơ của Bạn. Dĩ nhiên, muốn thành công trên đất Mỹ, bạn phải hòa nhập vào xã hội Mỹ. Người Mỹ rất thích làm việc thiện nguyện.
Họ khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người làm chuyện thiện nguyện, ngoài mục đích san sẻ bớt gánh nặng cho Chính Phủ, nó còn mang giá trị đạo đức, khi quan tâm đến tha nhân. Tôi tin chắc Bạn sẽ tiếp thu được đức tính này của người Mỹ. Cho dù Bạn không thích chính trị. Cho dù Bạn không thích nhận mình là người Việt. Bạn cũng có thể thể hiện việc thiện nguyện cho một cộng đồng tỵ nạn khốn khổ, tuy sống an bình nơi miền đất hứa, mà lòng vẫn canh cánh về đồng bào và quê hương nghìn trùng xa cách.
Chuyện thiện nguyện rất đơn giản. "Mình không giúp ích gì cho cộng đồng, thì cũng không làm gì phương hại cho cộng đồng, không làm đồng hương phiền lòng, nản lòng". Bạn không thích chuyện chính trị, mà phê phán ý thức chính trị của người khác, mặc nhiên, bạn đã đứng vào phe chính trị đối nghịch. Bạn hãy làm một chuyện thiện nguyện trên bình diện tinh thần là "giữ im lặng" trước công cuộc chống Cộng của người khác. Bạn đã không ủng hộ thì cũng xin đừng biểu tỏ thái độ hoặc ngôn ngữ chống báng. Được vậy, bạn gián tiếp giúp đỡ thiện nguyện cho cộng đồng rồi đó! Thực ra, nếu Bạn qua đây theo diện tỵ nạn chính trị một cách trực tiếp, hay chính trị, gắn liền vào cuộc đời của người tỵ nạn chính trị. Cho dù bạn muốn nhận hay không muốn nhận. Lại nữa, nếu bạn là một "con người" đúng nghĩa, Bạn phải mang trong người bổn phận và trách nhiệm với vợ…v..v.. Là một thành viên của cộng đồng, bạn không thể trốn tránh bổn phận và trách nhiệm trước Cộng Đồng. Xa hơn nữa, là một người dân, Bạn phải có bổn phận với dân tộc và nghĩa vụ với quốc gia.
Chúng ta đang sống trong một xứ sở Tự Do. Bạn có quyền tự do "không thích chính trị". Tôi xoá bỏ tư tưởng không tốt trong đầu, khi cho rằng Bạn không thích chuyện chính trị chỉ vì Bạn sợ đường về quê hương của Bạn gặp trở ngại với CS. Tôi nghĩ đơn thuần, chỉ vì Bạn muốn ung dung tự tại, thụ hưởng thành quả mà bạn đạt được trên đất khách quê người.
Tôi cũng chẳng có ý nghĩ là bạn phải có bổn phận và trách nhiệm gì với cộng đồng. Tôi chỉ xin Bạn làm thêm một việc thiện nguyện thứ hai, cụ thể là xa lánh các văn hoá phẩm độc hại của CS, các cơ sở giao du với CS, các cửa hàng, chợ búa bán hàng CS. Bảo đảm trăm phần trăm với Bạn, không có cái gì liên hệ với CS mà không mang chất chính trị trong đó.
Lấy một ví dụ nhỏ thật nhỏ, trong các phim truyện VN, thế nào bạn cũng có dịp nhìn lá cờ máu, nhìn hình tượng "ảo" ông công an thật dễ thương dễ mến!… Chính trị chỗ đó, đó bạn !
Bạn không thích chính trị, tốt nhất là đừng xem, đừng thưởng thức, đừng tiêu thụ, đừng phổ biến những gì dính dấp với CS. Được vậy, Bạn mới công tâm, mới "fair" với tôn chỉ "không thích chính trị" của bạn. Chắc là việc này không khó và cũng chẳng ảnh hưởng gì không tốt đến cá nhân bạn, phải không bạn? Chân thành cám ơn Bạn chịu khó đọc những dòng này.
Chào Bạn..
Nguyên Sang
__._,_.___
Sunday, February 23, 2014
TIN UKRAINE
Cập nhật: 15:27 GMT - chủ nhật, 23 tháng 2, 2014
Media Player
Lãnh đạo Việt Nam có thể có sự
lựa chọn từ một nhìn nhận tích cực, hoặc trái lại là tiêu cực từ biến
động đang diễn ra hiện nay ở Ukraine để áp dụng vào tình hình trong
nước, theo một cựu quan chức thuộc ngành ngoại giao của Việt Nam.
Góc nhìn tích cực là chiêm nghiệm quy luật nhân
quả trong ứng xử đối với các nguyện vọng của nhân dân và nhân dân, tránh
các sai lầm bạo lực, trong khi cách nhìn tiêu cực có thể là việc tiếp
tục thiên về hướng học hỏi cách thức đàn áp, năng chặn dân chủ và các
phong trào của nhân dân một cách tham vọng hơn, theo ông Đặng Xương
Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng, Bộ Ngoại giao, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại
Geneva, Thụy Sỹ.
Trao đổi với BBC hôm 23/2/2014 trên tư cách một
nhà quan sát, một cựu quan chức từng có nhiều năm làm việc trong ngành
ngoại giao và ở châu Âu, ông Xương Hùng nói:
"Ukraine cũng là bài học để mà họ có thể nhìn,
nếu học tích cực hơn, thì họ nhìn theo một quan điểm tích cực, tức là
quan hệ nhân - quả,
"Tôi muốn nói tới quan hệ ai bắn vào nhân dân... chính người đó sẽ là những người có tội với nhân dân với đất nước,
"Còn nếu họ không nhìn theo hướng tích cực, họ
sẽ rút ra ở đấy những bài học về đàn áp, bài họ về làm sao ngăn chặn tất
cả những sự bùng lên của nhân dân, rồi bài học về sự gọi là có những
thay đổi nhất định để có thể mị dân, để có thể làm dịu đi tình hình của
nhân dân."
'Đảng đang cân nhắc gì?'
"Còn nếu họ không nhìn theo hướng tích cực, họ sẽ rút ra ở đấy những bài học về đàn áp, bài họ về làm sao ngăn chặn tất cả những sự bùng lên của nhân dân, rồi bài học về sự gọi là có những thay đổi nhất định để có thể mị dân, để có thể làm dịu đi tình hình của nhân dân"
Theo ông Xương Hùng, nội bộ giới lãnh đạo Việt
Nam có những phân hóa trong cách nhìn và xử trí các vấn đề về khủng
hoảng, biến động chính trị, hoặc các làn sóng dân chủ đòi cải tổ, dân
chủ, nhân quyền trong nước.
Ông nói: "Bất cứ một thời điểm nào ở trong lực
lượng lãnh đạo Việt Nam cũng có những xu hướng nhìn nhận khác nhau, tuy
nhiên, họ thống nhất ở cái là bộc lộ ra phía ngoài... thì thống nhất,
nhưng phía trong không hẳn trong giới lãnh đạo Việt Nam có thể thống
nhất được làm sao để khỏi xảy ra những binh biến, làm sao tiếp tục duy
trì chế độ hiện nay,
"Nhưng mà rồi sau đó tìm ra những biện pháp,
những cách đối phó hữu hiệu nào đó để không cho tình hình Việt Nam giống
như ở Campuchia, giống như ở Thái Lan, giống như ở Ukraine," ông nói.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, sau
khi Quốc hội Ukraine chỉ định quyền Tổng thống thay thế ông Viktor
Yanukovych và đang chuẩn bị thành lập nội các lâm thời, ông Xương Hùng
đề cập và phân tích 4 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến việc Tổng thống
Yanukovych 'bị lật đổ', nội các bị giải thế và bản thân nhà lãnh đạo rơi
vào tình thế phải "trốn chạy."
Ông Đặng Xương Hùng gần đây đã xin cư trú chính
trị tại Thụy Sỹ, sau khi công bố quyết định ly khai Đảng Cộng sản Việt
Nam trên tư cách một đảng viên và một quan chức của chính phủ.
Mời quý vị theo dõi Phần II, cũng là phần cuối cuộc trao đổi giữa cựu quan chức ngoại giao với BBC Bấm
tại đây.
Các bài liên quan
H. MINH * CĂM PHẪN PHAN THỊ BÍCH HẰNG
Người nhà liệt sỹ 'căm phẫn' NNC Phan Thị Bích Hằng
H. Minh
NQL: Đã đến lúc cần phải có cái kết cho bà Phan Thị Bích Hằng là vừa!
“Tìm được mộ anh, tôi vừa mừng vừa căm phẫn những nhà ngoại cảm”, người
nhà liệt sỹ Phạm Văn Xuân chia sẻ tại chương trình Trở về từ ký ức số 26
(ngày 16/2).
Trong chương trình Trở về ký ức số 26 của VTV (phát sóng ngày 16/2),
bà Lê Thị Lập ở Ba Đình, Hà Nội là em dâu liệt sỹ Phạm Văn Xuân cho
biết, gia đình bà đã đi tìm mộ liệt sỹ 10 năm nay nhưng vô vọng.
Bà Lập cho biết, “anh Xuân” không trong diện phải nhập ngũ nhưng “anh
ấy” đã đi thay chồng tôi, nên giờ chồng đau ốm, bà là vợ phải có nghĩa
vụ, trách nhiệm tìm bằng được. Năm 2003, bà bắt đầu đi tìm. Nghe tiếng
Phan Thị Bích Hằng, bà quyết tâm gặp bằng được với mong mỏi tìm được hài
cốt anh chồng.
Theo giấy báo tử liệt sỹ Phạm Văn Xuân là liệt sỹ, tiểu đội trưởng tiểu đoàn 5KB, ký hiệu của chiến trường Nam bộ.
“Suốt hai năm cứ thứ 7, chủ nhật là tôi lại bảo các con chở đến nhà
nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng để chờ gặp, kể cả trời mưa bão cũng đi.
Tôi cứ ngồi chờ ở cầu thang khu tập thể kim Liên, quán nước. Nộp giấy
báo tử với ảnh trước rồi, 2 năm sau mới được trả lời”, bà Lập kể lại.
Hai năm chờ đợi và câu trả lời của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
khiến gia đình bà hoàn toàn tuyệt vọng bởi lời phán “anh ấy chết ở dòng
sông Thạch Hãn, mất xác rồi”. Trong khi đó, theo giấy báo tử liệt sỹ
Phạm Văn Xuân là liệt sỹ, tiểu đội trưởng tiểu đoàn 5KB (ký hiệu của
chiến trường Nam bộ).
Người nhà liệt sỹ “căm phẫn” NNC Phan Thị Bích HằngNgười nhà liệt
sỹ Phạm Văn Xuân xúc động khi chia sẻ vui mừng tìm được hài cốt anh trai
cũng như phẫn nộ trước sự vô tâm của các nhà ngoại cảm, cụ thể là bà
Phan Thị Bích Hằng. Ảnh chụp màn hình
“Sau một thời gian ròng rã, năm thứ 2, Bích Hằng nhìn vào ảnh và giấy
báo tử nói rằng anh ở đội đặc công, ở quân khu 4, chết ở dòng sông Thạch
Hãn. Bao giờ cô có thời gian, cô cứ đến thả hoa. Như thê anh tôi ở dưới
dòng sông rồi không vớt được lên nữa. Gia đình tôi rất tuyệt vọng, nhất
là chồng tôi. Các con tôi cứ bảo, mẹ đừng đi tìm nữa, bây giờ bác đã
mất xác rồi thì thôi, mẹ cứ thắp hương bác thôi nhưng tôi không đành
lòng, tôi cứ đi tìm”, bà Lập chia sẻ.
Thế nhưng mọi đau buồn, vất vả của bà Lập cùng gia đình phần nào được
bù đắp khi chương trình Trở về từ ký ức đã tìm được phần mộ liệt sỹ Phạm
Văn Xuân tại Nghĩa trang liệt sỹ Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
“Tất cả gia đình nào như gia đình tôi thì thật là đau xót vô cùng. Nếu
tôi không gửi giấy báo tử cho chương trình thì không bao giờ gia đình
chúng tôi tìm được xác anh tôi nữa”, bà Lập xúc động nói.
Kết thúc cuộc trò chuyện với người nhà liệt sỹ Phạm Văn Xuân, nhà báo
Thu Uyên cho biết, sẽ đấu tranh đến cùng để các nhà ngoại cảm không thể
gây tội ác với bất cứ gia đình liệt sỹ nào nữa.
“Người ta có thể nói thà chỉ cho các gia đình có một chút an ủi còn
hơn nhưng mà đối với chúng tôi, các gia đình đã quá đau khổ rồi nên dù
là vì lý do nào mà làm cho họ đau khổ thêm một chút nữa, chúng tôi vẫn
cho đó là tội ác và chắc chắn chúng tôi sẽ đấu tranh để việc này không
diễn ra với bất cứ gia đình liệt sỹ nào”, nhà báo Thu Uyên nói.
Trước đó, cũng trong chương trình Trở về ký ức nhiều tin tức
vạch trần nhà ngoại cảm cũng đã được phát sóng. Trong đó, một nhà ngoại
cảm Nguyễn Văn Thủy có biệt danh là “cậu Thủy” đã bị bắt giữ. Hành vi
lừa đảo của người này đã và đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
H.Minh
QUÊ CHOA
HUỲNH HOA * UKRAINE
Ukraine, vì đâu nên nỗi?
Huỳnh Hoa
Những biến cố
làm thay đổi lịch sử Ukraine vừa xảy ra thực chất là một cuộc đấu tranh
cho tương lai kinh tế của đất nước, là sự lựa chọn con đường đi tới
phồn vinh.
Đến tối Chủ nhật 23-2, tình hình ở thủ đô Kiev của Ukraina đã tương đối yên tĩnh trở lại, các hãng tin quốc tế cho biết.
Trong ngày, Quốc hội Ukraina đã bỏ phiếu phế truất Tổng thống Viktor
Yanukovych, cách chức một số bộ trưởng thân cận với ông này; lãnh tụ đối
lập – cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, đã ra khỏi nhà giam, nơi bà đang
chịu án tù 7 năm. Một chính trị gia thân cận với bà Tymoshenko, Chủ tịch
Quốc hội Oleksandr Turchynov, được chỉ định làm tổng thống lâm thời để
thành lập chính phủ tạm quyền chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử được ấn
định vào ngày 25 tháng 5 sắp tới. Phát biểu trước các nghị sĩ, ông
Turchynov cho biết, ưu tiên hàng đầu của ông là thành lập chính phủ mới
trước tối ngày thứ Ba 25-2 để điều hành đất nước và vãn hồi trật tự.
Trong tuần lễ xung đột đẫm máu vừa qua ở thủ đô Kiev, đã có 88 người,
chủ yếu là người biểu tình, bị thiệt mạng.
Người biểu tình Ukraine chiếm quảng trường Độc lập (Maidan) ở trung tâm thủ đô Kiev ngày hôm qua 22-2. Ảnh: The Atlantic.com |
Sự lựa chọn lịch sử
Xét về nhiều phương diện, cuộc xung đột ở Kiev chủ yếu là cuộc chiến đấu cho tương lai kinh tế của Ukraine, vì sự thịnh vượng của đất nước. Những người biểu tình chống chính phủ ở Ukraine muốn đưa đất nước thoát khỏi ảnh hưởng của Nga và tiến gần hơn tới Liên minh châu Âu (EU). Nước láng giềng của họ, Ba Lan, đã đi theo con đường đó, và trở nên phồn vinh – và điều đó càng thôi thúc người Ukraine phải lựa chọn.
Vài thập niên trước, cả Ba Lan và Ukraine đều nổi lên từ sự sụp đổ của Liên bang Xô viết với tình trạng kinh tế gần giống nhau. Nhưng Ba Lan gia nhập EU, tập trung cải cách chính trị và kinh tế, cho đến nay thì Ba Lan đã giàu có gấp ba lần Ukraine. Ukraine ngược lại, ngày càng chìm sâu vào bãi lầy tham nhũng, quản trị kém và tham nhũng. Tổng sản lượng kinh tế bình quân đầu người của Ukraine, sau khi điều chỉnh theo giá sinh hoạt, chỉ vào khoảng 7.300 đô la Mỹ/người/năm; trong khi con số này ở Ba Lan là 22.200 đô la và ở Mỹ vào khoảng 51.700 đô la. Ukraine xếp thứ 137 trên thế giới về độ phồn vinh kinh tế, sau cả El Salvador, Namibia và Gyuana.
Bất mãn của dân chúng lên tới cao trào trong tháng 11-2013 khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký kết một hiệp định với EU, theo đó nền kinh tế Ukraine phải tiến hành cải cách để bắt kịp các tiêu chuẩn châu Âu. Sự từ chối của ông Yanukovych với EU là nhằm đổi lấy khoản vay ưu đãi của Nga trị giá 15 tỉ đô la Mỹ mà Ukraine đang rất cần để cứu vãn nền kinh tế, nhưng đó không phải là lựa chọn của đa số dân chúng đang đòi hỏi cải cách. Các cuộc biểu tình phản đối bắt đầu ở Kiev, rồi lan sang các thành phố khác, đỉnh điểm là những ngày đẫm máu cuối tuần qua, dù đã có một thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ và phe đối lập hôm thứ Sáu 21-2.
Lẽ ra, Ukraine đã không phải đi tới sự xung đột này. Với 46 triệu dân, Ukraine là một thị trường tiêu thụ đáng kể, lực lượng lao động có học thức cao, đất nước có nền công nghiệp phát triển, nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là có quỹ đất canh tác rất lớn. Ukraine lại tiếp giáp với một thị trường nhập khẩu khổng lồ là EU.
Nhưng Ukraine đã không làm gì để thay đổi mô hình kinh tế có từ thời Xô-viết: vẫn tập trung vào các ngành sản xuất thép, luyện kim và hóa chất. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước lớn đã lần lượt được cổ phần hóa, rơi vào tay những gia đình có thế lực chính trị. Các doanh nghiệp này, tận dụng nguồn khí đốt giá rẻ nhập khẩu từ Nga và nhu cầu nguyên liệu của thị trường thế giới, để thu lợi, đồng thời giúp kinh tế Ukraine có bước tăng trưởng đáng kể trong thời kỳ 2000-2008. Giai đoạn tăng trưởng này có một hệ quả không mong muốn là làm chậm, nếu không nói là triệt tiêu tiến trình cải cách kinh tế của Ukraine.
Những nguyên nhân tiềm ẩn
Khi kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng năm 2008, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu từ Ukraine sụt giảm mạnh; sau đó năm 2009, Nga đơn phương tăng giá khí đốt cung cấp cho Ukraine làm cho hoạt động xuất khẩu của nước này gần như bế tắc.
Trong khi đó, để xoa dịu nỗi bất mãn của người dân, chính phủ Ukraine cố gắng duy trì chương trình trợ giá khí đốt: Công ty quốc doanh Naftogaz bán khí đốt cho khách hàng với giá chỉ bằng 20% giá nhập khẩu từ Nga, phần còn lại được ngân sách “bù lỗ”; hậu quả là Ukraine phải chi tới 7,5% GDP chỉ để trợ giá khí đốt và ngân sách luôn bị thâm thủng, buộc chính phủ Kiev phải vay mượn để chi tiêu. Trong các năm 2008-2010, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã vài lần cung cấp tín dụng cho Ukraine nhưng các hợp đồng thường bị cắt giữa chừng vì Kiev từ chối thực hiện các cam kết cải tổ, chẳng hạn như nâng giá khí đốt lên bằng giá thị trường hoặc điều chỉnh tiền lương và phúc lợi của công chức nhà nước.
Nạn tham nhũng tràn lan từ đường phố đến các cơ quan cao nhất của đất nước là một trở ngại khác. Người dân Ukraine đặc biệt chú ý tới tài sản khổng lồ của các quan chức cao cấp và các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với quan chức. Tư dinh khổng lồ của Tổng thống Yanukovych ở ngoại ô Kiev – có cả vườn thú riêng – mà người biểu tình xếp hàng vào xem hôm qua sau khi vị tổng thống bị phế truất đào tẩu – là một bằng chứng về tệ nạn tham nhũng ở cấp cao. Con trai ông Yanukovych, Oleksandr, chỉ là một nha sĩ nhưng có tên trong danh sách những người giàu nhất nước của tạp chí Forbes. Trong bảng chỉ số về cảm nhận tham nhũng toàn cầu năm 2013 của Tổ chức Minh bạch quốc tế, Ukraine xếp vị trí 144 trên 175 quốc gia được khảo sát, sau cả Papua New Guinea, Nigeria và Iran.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) xác nhận Ukraine là một trong những nơi doanh nghiệp khó làm ăn nhất vì bị cản trở bởi tham nhũng và thủ tục hành chính nặng nề. Riêng về khoản sưu cao thuế nặng, WB xếp Ukraine vào vị trí 164 trong số 189 nền kinh tế được khảo sát năm 2013.
Hậu quả của những chính sách trên là nền tài chính của Ukraine gần như khủng hoảng. Do thâm hụt ngân sách kéo dài, trong năm nay, Ukraine cần vay mượn khoảng 7 tỉ - 10 tỉ đô la Mỹ để bù đắp, nhưng số phận bấp bênh của chính phủ Yanukovych khiến cho việc vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế của Ukraine gần như không thực hiện được. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Ukraine liên tục rút tiền từ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá giữa đồng tiền bản địa và các đồng tiền quốc tế. Giới phân tích cho rằng, đồng tiền Ukraine bị định giá quá cao song chính phủ không dám hạ giá đồng bạc vì chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng đều đang mắc nợ những khoản nợ lớn tính bằng đô la Mỹ, hạ giá đồng bản tệ có thể làm cho hệ thống ngân hàng bị sụp đổ. Nhưng trái lại, duy trì tỷ giá cao đang làm triệt tiêu những nỗ lực cuối cùng của ngành xuất khẩu Ukraine.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poors hôm thứ Sáu 21-2 cảnh báo rằng, nếu không có sự cải thiện đáng kể về chính sách kinh tế-tài chính, Ukraine sẽ phá sản trong một ngày rất gần.
Tương lai chưa rõ ràng
Ngay sau khi tình hình ở Kiev chuyển biến theo hướng thuận lợi cho phe đối lập chống chính phủ thì bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 tại Sydney, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã có cuộc thảo luận riêng với người đồng nhiệm Nga Anton Siluanov; sau đó ông Jack Lew nói với phóng viên rằng Hoa Kỳ sẵn sàng “làm việc với các nước khác, kể cả Nga” để hỗ trợ Ukraine “triển khai các chương trình cải cách nhằm khôi phục sự ổn định kinh tế”. Ông Siluanov thì để ngỏ khả năng Nga tiếp tục cung cấp cho Kiev khoản vay ưu đãi 2 tỉ đô la – một phần của gói tín dụng 15 tỉ đô la Mỹ mà trước đây Tổng thống Vladimir Putin đã ký kết với Tổng thống bị phế truất Yanukovych. “Chúng tôi dự định chờ cho đến khi một chính phủ mới được thành lập và đến khi chúng tôi hiểu biết chính phủ đó thì chúng tôi mới có quyết định dứt khoát được”, ông Siluanov cho biết, theo báo Nga Gazeta.ru
Ủy viên về kinh tế và tiền tệ của EU, Olli Rehn hôm nay cũng cho biết, EU sẽ có biện pháp hỗ trợ Ukraine về tài chính. “Điều quan trọng là chúng tôi đưa đến cho người dân Ukraine một triển vọng rõ ràng về châu Âu”, ông Rehn nói song không cho biết cụ thể sự hỗ trợ của EU sẽ như thế nào.
Xét về nhiều phương diện, cuộc xung đột ở Kiev chủ yếu là cuộc chiến đấu cho tương lai kinh tế của Ukraine, vì sự thịnh vượng của đất nước. Những người biểu tình chống chính phủ ở Ukraine muốn đưa đất nước thoát khỏi ảnh hưởng của Nga và tiến gần hơn tới Liên minh châu Âu (EU). Nước láng giềng của họ, Ba Lan, đã đi theo con đường đó, và trở nên phồn vinh – và điều đó càng thôi thúc người Ukraine phải lựa chọn.
Vài thập niên trước, cả Ba Lan và Ukraine đều nổi lên từ sự sụp đổ của Liên bang Xô viết với tình trạng kinh tế gần giống nhau. Nhưng Ba Lan gia nhập EU, tập trung cải cách chính trị và kinh tế, cho đến nay thì Ba Lan đã giàu có gấp ba lần Ukraine. Ukraine ngược lại, ngày càng chìm sâu vào bãi lầy tham nhũng, quản trị kém và tham nhũng. Tổng sản lượng kinh tế bình quân đầu người của Ukraine, sau khi điều chỉnh theo giá sinh hoạt, chỉ vào khoảng 7.300 đô la Mỹ/người/năm; trong khi con số này ở Ba Lan là 22.200 đô la và ở Mỹ vào khoảng 51.700 đô la. Ukraine xếp thứ 137 trên thế giới về độ phồn vinh kinh tế, sau cả El Salvador, Namibia và Gyuana.
Bất mãn của dân chúng lên tới cao trào trong tháng 11-2013 khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký kết một hiệp định với EU, theo đó nền kinh tế Ukraine phải tiến hành cải cách để bắt kịp các tiêu chuẩn châu Âu. Sự từ chối của ông Yanukovych với EU là nhằm đổi lấy khoản vay ưu đãi của Nga trị giá 15 tỉ đô la Mỹ mà Ukraine đang rất cần để cứu vãn nền kinh tế, nhưng đó không phải là lựa chọn của đa số dân chúng đang đòi hỏi cải cách. Các cuộc biểu tình phản đối bắt đầu ở Kiev, rồi lan sang các thành phố khác, đỉnh điểm là những ngày đẫm máu cuối tuần qua, dù đã có một thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ và phe đối lập hôm thứ Sáu 21-2.
Lẽ ra, Ukraine đã không phải đi tới sự xung đột này. Với 46 triệu dân, Ukraine là một thị trường tiêu thụ đáng kể, lực lượng lao động có học thức cao, đất nước có nền công nghiệp phát triển, nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là có quỹ đất canh tác rất lớn. Ukraine lại tiếp giáp với một thị trường nhập khẩu khổng lồ là EU.
Nhưng Ukraine đã không làm gì để thay đổi mô hình kinh tế có từ thời Xô-viết: vẫn tập trung vào các ngành sản xuất thép, luyện kim và hóa chất. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước lớn đã lần lượt được cổ phần hóa, rơi vào tay những gia đình có thế lực chính trị. Các doanh nghiệp này, tận dụng nguồn khí đốt giá rẻ nhập khẩu từ Nga và nhu cầu nguyên liệu của thị trường thế giới, để thu lợi, đồng thời giúp kinh tế Ukraine có bước tăng trưởng đáng kể trong thời kỳ 2000-2008. Giai đoạn tăng trưởng này có một hệ quả không mong muốn là làm chậm, nếu không nói là triệt tiêu tiến trình cải cách kinh tế của Ukraine.
Những nguyên nhân tiềm ẩn
Khi kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng năm 2008, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu từ Ukraine sụt giảm mạnh; sau đó năm 2009, Nga đơn phương tăng giá khí đốt cung cấp cho Ukraine làm cho hoạt động xuất khẩu của nước này gần như bế tắc.
Trong khi đó, để xoa dịu nỗi bất mãn của người dân, chính phủ Ukraine cố gắng duy trì chương trình trợ giá khí đốt: Công ty quốc doanh Naftogaz bán khí đốt cho khách hàng với giá chỉ bằng 20% giá nhập khẩu từ Nga, phần còn lại được ngân sách “bù lỗ”; hậu quả là Ukraine phải chi tới 7,5% GDP chỉ để trợ giá khí đốt và ngân sách luôn bị thâm thủng, buộc chính phủ Kiev phải vay mượn để chi tiêu. Trong các năm 2008-2010, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã vài lần cung cấp tín dụng cho Ukraine nhưng các hợp đồng thường bị cắt giữa chừng vì Kiev từ chối thực hiện các cam kết cải tổ, chẳng hạn như nâng giá khí đốt lên bằng giá thị trường hoặc điều chỉnh tiền lương và phúc lợi của công chức nhà nước.
Nạn tham nhũng tràn lan từ đường phố đến các cơ quan cao nhất của đất nước là một trở ngại khác. Người dân Ukraine đặc biệt chú ý tới tài sản khổng lồ của các quan chức cao cấp và các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với quan chức. Tư dinh khổng lồ của Tổng thống Yanukovych ở ngoại ô Kiev – có cả vườn thú riêng – mà người biểu tình xếp hàng vào xem hôm qua sau khi vị tổng thống bị phế truất đào tẩu – là một bằng chứng về tệ nạn tham nhũng ở cấp cao. Con trai ông Yanukovych, Oleksandr, chỉ là một nha sĩ nhưng có tên trong danh sách những người giàu nhất nước của tạp chí Forbes. Trong bảng chỉ số về cảm nhận tham nhũng toàn cầu năm 2013 của Tổ chức Minh bạch quốc tế, Ukraine xếp vị trí 144 trên 175 quốc gia được khảo sát, sau cả Papua New Guinea, Nigeria và Iran.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) xác nhận Ukraine là một trong những nơi doanh nghiệp khó làm ăn nhất vì bị cản trở bởi tham nhũng và thủ tục hành chính nặng nề. Riêng về khoản sưu cao thuế nặng, WB xếp Ukraine vào vị trí 164 trong số 189 nền kinh tế được khảo sát năm 2013.
Hậu quả của những chính sách trên là nền tài chính của Ukraine gần như khủng hoảng. Do thâm hụt ngân sách kéo dài, trong năm nay, Ukraine cần vay mượn khoảng 7 tỉ - 10 tỉ đô la Mỹ để bù đắp, nhưng số phận bấp bênh của chính phủ Yanukovych khiến cho việc vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế của Ukraine gần như không thực hiện được. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Ukraine liên tục rút tiền từ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá giữa đồng tiền bản địa và các đồng tiền quốc tế. Giới phân tích cho rằng, đồng tiền Ukraine bị định giá quá cao song chính phủ không dám hạ giá đồng bạc vì chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng đều đang mắc nợ những khoản nợ lớn tính bằng đô la Mỹ, hạ giá đồng bản tệ có thể làm cho hệ thống ngân hàng bị sụp đổ. Nhưng trái lại, duy trì tỷ giá cao đang làm triệt tiêu những nỗ lực cuối cùng của ngành xuất khẩu Ukraine.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poors hôm thứ Sáu 21-2 cảnh báo rằng, nếu không có sự cải thiện đáng kể về chính sách kinh tế-tài chính, Ukraine sẽ phá sản trong một ngày rất gần.
Tương lai chưa rõ ràng
Ngay sau khi tình hình ở Kiev chuyển biến theo hướng thuận lợi cho phe đối lập chống chính phủ thì bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 tại Sydney, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã có cuộc thảo luận riêng với người đồng nhiệm Nga Anton Siluanov; sau đó ông Jack Lew nói với phóng viên rằng Hoa Kỳ sẵn sàng “làm việc với các nước khác, kể cả Nga” để hỗ trợ Ukraine “triển khai các chương trình cải cách nhằm khôi phục sự ổn định kinh tế”. Ông Siluanov thì để ngỏ khả năng Nga tiếp tục cung cấp cho Kiev khoản vay ưu đãi 2 tỉ đô la – một phần của gói tín dụng 15 tỉ đô la Mỹ mà trước đây Tổng thống Vladimir Putin đã ký kết với Tổng thống bị phế truất Yanukovych. “Chúng tôi dự định chờ cho đến khi một chính phủ mới được thành lập và đến khi chúng tôi hiểu biết chính phủ đó thì chúng tôi mới có quyết định dứt khoát được”, ông Siluanov cho biết, theo báo Nga Gazeta.ru
Ủy viên về kinh tế và tiền tệ của EU, Olli Rehn hôm nay cũng cho biết, EU sẽ có biện pháp hỗ trợ Ukraine về tài chính. “Điều quan trọng là chúng tôi đưa đến cho người dân Ukraine một triển vọng rõ ràng về châu Âu”, ông Rehn nói song không cho biết cụ thể sự hỗ trợ của EU sẽ như thế nào.
QUÊ CHOA
HUỲNH BÁ HẢI * CÁI CHẾ`T CỦA PHẠM QUÝ NGỌ
Cái chết tự nhiên và tự nhiên chết
Huỳnh Bá Hải (Danlambao)
- Tin ông tướng công an Phạm Quý Ngọ chết đột ngột ngay trong thời điểm
này làm dư luận xôn xao càng xôn xao. Đây là cái chết tự nhiên hay là
cái chết được dàn xếp?
Chết tự nhiên là cái chết do bệnh tật. Khi bệnh lý đến hồi nan giải, mọi
can thiệp y khoa, dinh dưỡng đều bó tay thì việc ra đi của một con
người là bình thường. Nhưng ở đây, ngay trong thời điểm ông Phạm Quý Ngọ
bị tạm đình chỉ công tác vì liên quan đến việc nhận hối lộ hơn 1,5
triệu USD và tiết lộ bí mật nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng thì đột
ngột ông lại... lên đường đoàn tụ với Mác với Lê Nin.
1. Thời điểm vụ án làm lộ bí mật đang được mở rộng lên tầng cao hơn.
2. Tại sao ông Ngọ là tướng công an mà được điều trị ở bệnh viện quân
đội mà không phải là bệnh viện của Bộ công an hay là Viện K hoặc là bệnh
viện Bạch Mai chẳng hạn?
3. Báo Tuổi Trẻ đưa tin là ông Ngọ từng điều trị ung thư tại Singapore
điều này có phải là làm giảm nghi ngờ hay là một cách làm cho vụ việc
thêm phức tạp?
4. Nếu ông Ngọ là tướng công an bị ung thư mà không điều trị ở Bệnh viện
Bộ công an mà đưa vào bệnh viện của quân đội hay được đem qua Singapore
chữa trị thì tại sao ông Đinh Dăng Định phải vào bệnh viện 30.4 là bệnh
viện của Bộ Công An điều trị. Khi ung thư đến giai đoạn 4 là giai đoạn
cuối cùng thì công an trại giam An Phước mới cho thầy giáo yêu nước "tạm
hoãn thời gian thi hành án tù 12 tháng". Chính sách khoan hồng của đảng
sao kỳ cục vậy?
5. Số tiền mà ông Ngọ tham nhũng vòi vĩnh các cá nhân và doanh nghiệp
khác chắc chắn không dừng lại ở con số hơn 1,5 triệu USD đã được bạch
hóa. Còn bao nhiêu cá nhân và doanh nghiệp khác bị nhũng nhiễu sẽ lên
tiếng khi ông Ngọ ngã ngựa. Tốt nhất chọn cái chết thì sẽ bảo tồn được
số tiền lớn cho gia đình vợ con mà nếu còn sống với mức lương của công
an chắc hơn 1000 năm nữa cũng chưa bằng số tiền mà ông đã tham nhũng.
6. Vụ án Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng chắc còn nhiều người liên quan
khác đồng cấp hay cao hơn ông Ngọ chắc sẽ bị liên lụy và chịu liên đới
trách nhiệm. Nếu ông Ngọ ra đi thì mọi việc coi như chìm xuồng và dừng
hết trách nhiệm của những người liên quan khác tại đây.
Như vậy cái chết của ông tướng công an Phạm Quý Ngọ là một cái chết
không phải tự nhiên. Có nhiều lý do để người ta dị nghị đây là cái chết
có toan tính của cá nhân ông Ngọ hay của phe nhóm nào đó.
Giải pháp cho ông tướng công an Phạm Quý Ngọ tự nhiên lăn đùng ra chết
là giải pháp tối ưu nhất. Nhưng xem ra cái chết của ông tướng công an
này cũng không là cho tình hình thêm sáng sủa chút nào nhất là việc
tranh giành quyền lực ở trong nội bộ của đảng cộng sản ngày càng quyết
liệt.
Saturday, February 22, 2014
ĐÀO TRỌNG TÚ * QUAN HỌ
The Musical and Poetic Language of Quan Ho
By: Dao Trong Tu
Bac Ninh (in Ha Bac province), 30 kilometres north of Hanoi, a land possessed of an ancient history and culture, is especially famous for the musical folklore peculiar to it called "Quan Ho." Quan Ho airs are among the finest tunes in Vietnamese traditional music and the melodies are known and loved today all over the country. Historical documentation and the research undertaken on the living reality during the last decade allow us already to consider this artistic and ideological phenomenon for its origin, antiquity and veracity as being an authentic treasury of our traditional culture.
The Quan ho is essentially vocal folk music and is now being
cultivated in 49 villages in Ha Bac province where it is chanted without
instrumental accompaniment. We are concerned here with a coherent system of
several hundred genuine canticles which often attain perfection with regard to
their form. The geographical feature of the "quan ho" is that these songs are
concentrated within an area of less than 60 sq.km. This musical density in time
and space is seldom observed in other vernacular songs. Quan ho romances of a
deep lyrical character enrapture with their sweet melodies and the
straightforward and direct manner in which they are sung, with no conscious
expressive effort and with clarity of enunciation.
As regards their composition they fall into three categories
according to whether or not the canzonnet proper is preceded by a short
prefatory declamation (called "bi?" or "bi? da^u" in the esoteric vocabulary)
and whether or not it is followed by a tiny coda ("ca^u ddo^'" or flexional
sentence in Vietnamese) which most often modulates into a higher scale and
another mode to end the song on a bright and gay tone.
This folk song conveys an eloquent illustration of the specific
language of traditional music: it derives from poetry and is familiar with all
the latter's poetical metres, most particularly the 6/8, such as this graceful
praise of the Quan Ho singer in the song of the Pretty Bamboo (Ca^y Tru'c Xinh)
which consists of couplets of six and eight feet all permeated with courteous
and picturesque poetry:
Tru'c xinh tru'c mo.c sa^n ddi`nh
Anh xinh anh ddu+'ng mo^.t mi`nh cu~ng xinh
Tru'c xinh tru'c mo.c bo+` ao
Anh xinh anh ddu+'ng cho^~ na`o cu~ng xinh
Meanings:
My partner is handsome (graceful) even when standing alone.
The Pretty Bamboo grows beside the pond
My partner is handsome (graceful) wherever I see him (her).
This song has achieved a masterful treatment of the poetic
couplet. The melody asserts itself on the frame-work of the verse by
transcending it with a view to partaking of another pulsation, that of musical
emotion. The exquisite and rich melodic inspiration of the Quan Ho testifies to
the almost unlimited possibilities of the five-tone language. The reason
accounting for it is that this folk-song proceeds on the one hand from this
common propriety of the pentatonic system defined by modern musicology as
"pentatonic metabole" and on the other hand of a specific feature of the
Vietnamese traditional melodic thought: "the flexional and melismatic
technique."
The pentatonic metabole is related to the musical system. It is
a modal step resulting from the fluctuation of certain degrees of the pentatonic
scale, giving rise to other scales which are somewhat related, if not in the
spirit, at least in the equivalence of tonal modulation. This behaviour is
frequently observed in Vietnamese folk-song especially in the Quan Ho, the most
developed form which makes it one of its aesthetic criteria. Thus the song
entitled "Tre`o le^n qua'n do^'c"(Climbing up to the inn on the hillside) so
lovely in its pithiness and simplicity. (Meaning of the lyrics: Let's go up to
the hill-side inn for a te^te-a`-te^te at the foot of the banyan on this night
of the full moon.)
This melody develops two related pentatonic scales by the
substitution of the notes Mi-Fa which produces the metabole. This kind of
transposition which may concern several pentatonic scales relating to a
fourth-degree or a fifth-degree is especially favourable to the interpretation
of alternate songs which extend to different voice registers. It causes the
voices to be free to join in or to stop singing at any moment of the song with
all the greater require a periodic or final move back to the starting point as
will happen in traditional tonal modulation.
The melismatic technique is especially concerned with the
melodic and rhythmical development. It also in cludes two main recipes: the
melodic inflexion and the use of musical phones. The melodic inflexion already
met with in poetic declamation and in expressive recitation consists of voice
modulations which convey to the word its sonorous outline. Thus in the preceding
song:Click here
Inflexion is a frequent device resorted to in folk-song whose
melodic feature it helps to enrich and adorn. In some Quan Ho romances, such as
the barcarole "Ngo^`i Tu+.a Ma.n Thuye^`n" (Sitting on the Barge's Rim) the
delicate melodic features shaped by inflexion convey to the song an outburst of
passionate feeling which seem to in crease the tossing of the waves.
The use of musical phones which add so to speak to the effect
of inflexion by producing a support for the voice to rest on, as is shown with
certain sustained syllables in the preceding fragment of song (tua y ho; man oi
ha ha). This lorid vocalism is a real technical acquisition of the Quan Ho. The
poetic structure is practically broken up on behalf of a new sound organiztion
pertaining to the musical language. A lovely example of this is given by the air
of the pretty bamboo already cited.
The original couplet:
Tru'c xinh tru'c mo.c sa^n ddi`nh
Anh xinh anh ddu+'ng mo^.t mi`nh cu~ng xinh.
becomes, after the addition of vocal and melismatic elements, a
much more extensive sequence.
(Ca^y) tru'c xinh (tang ti`nh la` ca^y) tru'c mo.c
(qua lo+'i no. lo+'i) sa^n (a`) ddi`nh
Anh (o+ hai) xinh (tang ti`nh la`) anh (hai) ddu+'ng
(ddu+'ng) mo^.t (a`) mi`nh (qua lo+'i no.) cu~ng (a)
xinh
The bearing poetry is hardly recognized through the new
syllabic interlacing. Out of it has nevertheless emerged a ravishing melody
which is richly ornamented and melismatic, owing to a clever choice of phonemes
which not only help the free melodic development but also strengthen by their
resonance the poetic emotion while introducing light and shade into musical
expression. A schematic notation would often fail to convey all the expressive
richness likely to be found in the interpretation of this song by a good
performer. Of the quan ho like Thuy Cai, the best singer of the Ha Bac quan ho
ensemble ( Ddoa`n da^n ca quan ho Ha` Ba(‘c).
The same remark may be made of this very loving song Ngu+o+`i
o+i , ngu+o+`i o+? ddu+`ng ve^` ( Stay my friend, do not go ) which is built on
the coupler :
Ngu+o+`i ve^` em da(.n ma^’y ho^`i
Ye^u em xin cho+’ ddu+’ng ngo^`i vo+’i ai
( You who are leaving remember what I keep relling you. If you love me avoid the company of all others. )
The simultaneous action of inflexion and the melismatic
phonemes produces a perfect song in form and language endowed with a much deeper
emotional content than the poetic text, the added speech sounds proving to be
exceptionally rich in melodic and musical tenor.
The melismatic technique is often handled with ease and command
the point that each verse of the couplet 6/8 gives by itself one and the same
basic melody. An example of it is the song Hoa tho+m bu+o+m lu+o+.n ( when the
flower smells good, butterflies flit around it ) .
Ye^u nhau co+?i a’o cho nhau
Ve^` nha` do^’i me qua ca^`u gio’ bay
( When in love, one gives one’s coat and then tells one’s mother hat the wind
carried it away when one was crossing the bridge ) .This poetic text develops when performed by another good quan ho artist of the Ha Bac Company, a long lyrical effusion sung twice on an exquisite melody:
(A^’y) ye^u (ma^y la` ma^y o+’ ye^u ) nhau (o^ ti`nh la` ngu+o+i ) co+?i a’o ( o^ ti`nh la` ngu+o+i co+?i a’o o+ o+ o+ o+, bo+?i ca’i duye^n ru ho+`i o+ o+i bo+?i ca’i duye^n co’ a ru ho+`i, a’o co+?i la` a’o a^’y a ) cho nhau ( a’o co+?i la` a’o a^’y a cho nhau ) .
(A^’y) ve^` (nha` na`y o+ o+ o+ ve^`) nha` (o^ ti`nh la` tha`y) me, ho?i (o^ ti`nh la` tha^y me, ho?i o+ o+ o+ bo+?i ca’i duye^n o+ ru ho+`i o^i o+i ho+~i o+ o+i bo+?i cai duye^n co a ru ho+`i , em no’i do^’i ra(`ng em ddi ) qua ca^`u (qua ca^`u la`) gio’ (o+i a` no’) bay (em ddi qua ca^u la` gio’ o+i a` no’ bay).
Quy Trang
If poetry is a crystallization of language, with a view to expressing its soul, the quan ho song brings it almost back to its elementary source. The singer gives the impression of speaking most naturally in a straightforward, inspired manner, without too much worry about conciseness or verbosity, or rather repeating his words on purpose, for a better rendering of his thought while conveying more strength to his message.
The musical phonemes of the quan ho are not picked at random. They spring from poetic feeling and emotion and aim at a picturesque as well as sonorous effect. That is to say the capacity of the literary and musical bearing of the melismatic technique. The words ti`nh (love, affection) and duye^n (grace, sympathetic attraction, happy conjuncture) return like a sentimental leitmotiv in many a lyrical song. Such expressions as ti`nh, ti'nh, tang phu ly ti`nh, which are already used in verbal poetry where they evoke the voice of musical instruments, appear in a great many quan ho songs, and are meant to reproduce an instrumental accompaniment by the moon-shaped guitar, nguye^.t. Other terms usually found in all popular songs, u xang xe^ pha`n, are former appellations for the degrees of the traditional scale and convey also an instrumental environment for the vocal performance of quan ho songs. All these phonemes often introduce so condensed and such pure melodic features that they constitute the very substance of quan ho music, to such an extent that if they were suppressed many a song would lose all its beauty and its charm.
The melismatic technique of the quan ho helps to bring about a rational demarcation between two concepts, bordering on verbal poetry and vocal music, which often blend to be conveyed by one and the same expression in other languages than Vietnamese: ca dao and dan ca. The former is concerned with florid popular rhymes pertaining to poetic declamation and its expressive variants, which keep to the text, remain in the domain of poetry and of its sonorous manifestations. The latter embodies the folk-song proper, which still draws its inspiration from poetry, but abandons the poetic mode of expression in order to open out into the sound world of music with its laws of melodic and harmonic movement (repetition, thematic treatment etc.). With a view to following its own dynamic the song literally dissects the poem into its verbal elements free to re-expose them afterwards, setting them, like so many gems in their new casket of musical values. In the quan ho songs previously analyzed, the 6/8 couplet though mingling very will with its train of melodic phonemes, always emerges pure and whole in the musical picture of which it still constitutes the inspiring principle.
Lastly the words added to the basic couplet may mot be confined to playing the role of interpolations in the literary text meant to create the musical " atmosphere ". While contributing to melodic development they often happen to comment sensibly, substantially on the poetic content. This is the case with the famous song of "the trong com drum". The 6/8 couplet in actual fact has but an incipital role, being a mere pretext for the real artistic message.
Tro^'ng co+m khe'o vo^~ ne^n bo^`ng
Mo^.t ba`y con xi't lo^.i so^ng ddi ti`m
When the recitation of the couplet is complete, the song is only half conceived, as the singer is not yet saying what he is thinking. He is now completing it and at the same time finishing his message in a lyrical outpouring, which gives free rein to his poetic and musical inspiration.. A lyricism permeated with popular verve and sprightliness:
Em nho+' thu+o+ng ai, ddo^i con ma('t a^'y lim dim, mo^.t ba`y tang ti`nh con
nhe^.n o+ o+ ; a^'y ma^'y cha(ng to+ a^'y ma^'y ddi ti`m em nho+' thu+o+ng ai,
duye^n no+. kha'ch tang bo^`ng.
The added words disclose the real state of the singer’s soul by asking
jokingly :
Whom do you think of with half-closed eyes ? A swarm of spiders spin their
webs looking for a prey. Where does this homesickness of yours come from ? Is it
a sympathetic attraction sealed by fate ?
Here the musical emotion, the melodic line reaches its climax:
This musical command is all the more remarkable as the quan ho’s literary and
poetic language also proves rich and pure. When it makes use of all traditional
poetic rhythms, the 6/8 metre is the most frequent, but verses of 8,7,6,5 and 4
feet also build up the text of quan ho songs. The latter are apt to derive from
the masterpieces in national poetry, such as the Kieu of Nguyen Du their most
picturesque images and expressions, of instance the first verse of the following
couplet which gives a song its name.
Sa^`u ddo^ng ca`ng la('c ca`ng dda^`y
Mo^.t nga`y dda(`ng dda(~ng coi ta`y ba thu
(The more one tests one’s ordeal, the deeper it pierces. One day seems to
last three autumns).
There lies the secret of the poetic and musical language of the quan ho,
rightly regarded as one of the most advanced and accomplished forms of
Vietnamese traditional music. Quan ho songs are so beautiful that they readily
dispense with instrumental accompaniment and preserve all their charm. Their
melodies are so beautiful that they become as many finished instrumental pieces
whose musical message is sufficient by itself. In both these two aspects the
artistic and intellectual enjoyment is complete. All the .ore so as the quan ho
can deliberately incorporate most popular airs and poems. Whether it be
concerned with lullabies or boatsongs from the northern plains, possession
songs, strolling singers’ ditties, mountain singsongs, traditional theatrical
airs popular rhymes of all motres, the quan ho will fashion them to its image.
It turns them into its own substance. By the help of extemporization its
repertory keeps growing richer. And when the creation of new couplers and tunes
is no longer the sole prerogative of the inhabitants of Ha Bac, all quan ho
songs display a remarkable unity, to the point that they have become the
embodiment of this beautiful province of Vietnamese folk-song.
Friday, February 21, 2014
NGUYỄN VĂN TUẤN * VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
Tản mạn về gà: dấu vết văn minh Đông Nam Á
GS. Nguyễn Văn Tuấn - www.ivce.org
Nghĩ đến con gà là tôi nghĩ đến một làng quê êm ả bên con sông nhỏ, và một buổi trưa hè nóng bức oi ả. Cái nắng chói chang làm khô đống lúa ngoài sân mới gặt về. Một vài ngọn gió hiu hiu thổi qua. Một đàn gà vô tư nhặt lúa. Tiếng gà gáy ó ò o... Đám gà bên kia sông phụ họa: ò ó o. Đám gà hàng xóm cũng họa theo cái điệp khúc đồng quê mà hình như tự nhiên đã giao phó cho chúng tự bao giờ. Lúc nào cũng đúng giờ Ngọ. Một hình ảnh đầm ấm, no đủ của miền quê Việt Nam. Trong bài Nắng mới, Lưu Trọng Lư tả thật hay cái hình ảnh lung linh đó:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Nắng. Làn gió. Sân nhà. Tiếng gà gáy. Những thành tố đó có thể khuấy động hồn quê của mọi người Việt. Xao xác gà trưa gáy não nùng hay lạ! Trong tâm khảm của bất cứ người Việt nào, kể cả những người sinh trưởng ở thành thị, cũng hàm chứa một chút cái nhà quê. Hoài Thanh đã từng nhận xét như thế. Sống trong thời đại chạy đua với thời gian trong cái xã hội mà có người gọi là “hiện đại” này, chúng ta ngày càng đi xa cái nhà quê đó; nhưng một khi có dịp nghe tiếng gà gáy trong cái nắng chang chang thì chúng ta quay về cái nhà quê ấy tức khắc.
Chế Lan Viên từng viết về cái tâm trạng nhớ quê da diết khi nghe tiếng gà gáy: Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa/Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa/Nhớ chao ôi nhớ! Trời xanh thế!/Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa! Tiếng gà gáy trong thơ Việt Nam, theo nhận xét của Phan Cự Đệ và Mã Giang Lân (1), là tiếng gà rất Việt Nam, nó khác biệt với tiếng cuốc, tiếng oanh, hay tiếng nhạn trong thơ Đường. Tiếng gà gáy trong buổi trưa hè có một tác động phi thường, như khơi dậy những tiềm thức và tầng u ẩn của tâm hồn con người trong cộng đồng làng xóm Việt Nam. Nó khơi dậy cái gốc gác văn hóa nông nghiệp của người Việt.
Tranh dân gian Đông Hồ: "em bé và gà" và "gà trống"
* * *
Có lẽ trong 12 con vật dùng làm biểu tượng cho chu kì 12 năm trong lịch Việt Nam, con gà đóng một vai trò lớn nhất nhì trong quá trình phát triển văn hóa nông nghiệp. Mà chắc đúng như thế, bởi vì nói đến gà là nói đến con người, hai sinh vật đã chung sống qua hàng chục ngàn năm, và trong thời gian dài đằng đẳng đó con người đã biến đổi gà quá nhiều, nhiều đến độ có thể nói rằng chúng là sản phẩm sáng tạo của con người, chứ không còn là sáng tạo nguyên thủy (là loài chim) của tự nhiên nữa. Mối liên hệ của gà và người có khả năng nói lên sự khác biệt giữa văn hóa Đông và Tây rõ nét nhất. Người Tây phương xem con gà như là một con vật cấp thấp, một con vật họ có thể kĩ nghệ hóa để lấy trứng, lấy chất đạm nuôi con người. Nhưng đối với người nông dân Việt Nam và Đông Nam Á, con gà là bạn và là một biểu tượng văn hóa.
Hình ảnh con gà không chỉ xuất hiện trong thơ ca mà còn được thể hiện trên ngọn bút của những họa sĩ dân gian. Trong bộ tranh truyền thống làng Đông Hồ, tranh gà và lợn vẫn chiếm đa số. Bộ tranh gà lợn được trang trọng treo trong nhà nhân dịp Tết để diễn tả niềm mong ước được sung túc, viên mãn, hay dồi dào sức khỏe (tranh gà trống) trong năm sắp đến. Hãy để vài phút nhìn và chiêm nghiệm những nét vẽ dân tộc đậm đà trong tranh gà lợn. Bình luận về màu sắc trong tranh gà tranh lợn, một học giả nhận xét: “Tranh gà tranh lợn đỏ như xôi gấc, vàng như lúa chín, xanh như lá mạ, hay vàng như nghệ kho cá, xanh như cốm non, đỏ như ngô già, nâu như đất cày, toàn những màu sắc quen thuộc thân mến từ bao nhiêu đời người rồi. Những màu sắc ấy in sâu vào tâm não nông dân, hết thế hệ này đến thế hệ khác thành những màu sắc dân tộc rồi. Những màu sắc xanh đỏ chói rực của tranh Tàu, tranh Tây nó chướng quá, nó không mộc mạc, quen thuộc như những màu xanh, đỡ thô kệch, điềm đạm thật thà của tranh lợn, tranh gà.” (2). Chả thế mà Nhà thơ Hoàng Cầm tóm tắt ý nghĩa của những bức tranh gà lợn bằng hai câu thơ: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
* * *
Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp. Trên Trống Đồng, gà và chim (cùng giống) là những loài vật được thể hiện khá nhiều. Chim đứng trên mái nhà hình thuyền giống chim công, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước: cò, bồ nông, xít, v.v…
Hình gà và chim sưu tầm trên trống đồng.
Người Đông Nam Á cổ (tức người Thái, Mon-Khmer, Tạng-Miến, Mã Lai, hay gọi chung là Bách Việt), chắc phải bị quyến rũ bởi con gà lắm, không phải vì gà là nguồn thực phẩm (trần tục quá!) cho con người, mà có lẽ ở diện mạo màu mè và tiếng hót thánh thót như là biểu tượng huyền bí của thần thánh. Ở Sumatra (Nam Dương) người ta có đền thờ gà và tổ chức ngày lễ hàng năm để vinh danh thần gà. Trong huyền sử Việt Nam, có truyền thuyết cho rằng thời vua An Dương Vương Thục Phán nước Âu Lạc, nhà vua cố công xây thành ở đất Việt Thường, nhưng đấp đến đâu thì đất lở đến đấy. Thục Phán cầu trời thì được một con rùa (thần Kim qui) đến giúp. Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Bên cạnh núi có một quán trọ, mà chủ quán là Ngộ Không có một cô con gái và một con gà trống trắng vốn là dư khí của quỉ tinh biến thành để làm ám hại dân làng. Đến khi nhà vua giả dạng thường dân ghé lại quán nghỉ qua đêm, và với sự giúp đỡ của rùa thần, nhà vua xua đuổi ma quỉ đến tận chân núi Thất Diệu. Quay về quán, nhà vua bảo Ngộ Không nên giết đi con gà trắng, và khi con gà chết, lập tức người con gái cũng quay ra chết. Sau đó chỉ nửa tháng thành quách xây xong (3).
Không chỉ Đông Nam Á, các nền văn minh cổ khác cũng xem gà là một con vật đặc biệt (4), có ý nghĩa tôn giáo (5). Thời đại nữ hoàng Victoria, Người Anh xem con gà trống là biểu tượng của đàn ông tính và sức sống. (Cũng cần nói thêm, tiếng Anh “cock” có nghĩa là gà trống, nhưng tiếng lóng còn có nghĩa là dương vật). Những nhà văn danh tiếng như Aldrovandi có lần cho rằng gà trống là “tấm gương tốt nhất và trung thực nhất về người cha trong một gia đình”, bởi vì không chỉ là một người bảo vệ an toàn cho gia đình, nó còn tất tả lo lắng đến sự sinh tồn cho tất cả thành viên trong gia đình.
* * *
Tính can đảm của gà được biểu hiện qua đá gà. Đá gà (hay nói theo phương ngữ miền Bắc là chọi gà) là một trò chơi dân gian đã được lưu truyền tại vùng Đông Nam Á qua nhiều thế kỉ. Ở nước ta sử sách cũng có đề cập đến đá gà từ thế kỉ 12. Hưng Đạo Vương trong Hịch Tướng Sĩ từng than trách những người ham mê đá gà mà quên việc lớn của nước nhà (6).
Mỗi khi Tết về đá gà là một loại thể thao tiêu khiển khó có thể thiếu được trong nông thôn. Thời trước 1975 miền Nam còn có hẳn một kĩ nghệ nuôi gà nòi và có nhiều trường đá gà. Trò chơi đá gà không chỉ là một thú vui của nông dân mà còn của giai cấp giàu có, với những cuộc tranh tài được tổ chức rất qui mô và có nội qui nghiêm chỉnh, với sự tham gia của các quan chức cao cấp. (Trước năm 1975, ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu phó tổng thống miền Nam, là một trong những người nổi tiếng ham mê đá gà). Trong các giống gà đá, có lẽ gà tre (chỉ thấy ở miền Tây Nam bộ) là nổi tiếng nhất. Đây là một giống gà nhỏ, lông màu sặc sỡ, đuôi dài, chân cao, đùi săn chắc, rất lí tưởng cho đấu trường đá gà.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với sự ra đời của các học thuyết đạo đức mới và biến chứng cờ bạc trong trò chơi, đá gà không được xem là một loại “thể thao”, mà là một hành động tàn nhẫn với thú vật không thể nào chấp nhận được. Nhiều người Tây phương nhìn trò đá gà ở các nước Đông Nam Á như là một tàn dư, một dấu vết về sự “kém văn minh” của người dân trong các nước đang phát triển. Nhưng có lẽ họ quên rằng đá gà có một lịch sử rất lâu dài, đã từng thịnh hành và thậm chí vẫn còn đang tồn tại tại một số nước Tây phương. Theo cổ sử, đá gà là một trong những thể thao phổ biến nhất trong xã hội người Ai Cập, Ba Tư (tức Iran ngày nay), Do Thái, và Canaan (Trung Đông). Thời đó, người nuôi và gây giống gà chọi để đấu và đánh cuộc trong các phiên chợ, cũng chẳng khác gì đá gà trong thế kỉ 20 ở nước ta. Thời thế kỉ thứ nhất (sau Công nguyên), Julius Caesar là người truyền bá thể thao đá gà đến người dân La Mã và sau này đến người Anh. Đến thời vua Henry thứ VIII (thế kỉ 16), đá gà ở Anh thịnh hành đến độ trở thành một loại thể thao quốc gia. Thời đó, những cuộc tranh tài thường diễn ra tại cung điện của nhà vua, và tại các khuôn viên nhà thờ vì các giáo sĩ cũng ham mê đá gà. Đến thời Hoàng hậu Victoria thì môn thể thao này bị suy tàn vì sắc lệnh của triều đình cấm đá gà.
Ở Tây Ban Nha đá gà là môn thể thao đã và đang tồn tại qua hàng ngàn năm. Chưa ai biết đích xác môn thể thao này du nhập qua Tây Ban Nha từ thời nào, nhưng có thuyết cho rằng nó được truyền bá qua thương gia từ các vùng Trung Đông. Ngày nay, đá gà vẫn là bộ môn thể thao phổ biến tại những vùng như Bilbao, Oviedo, Madrid, Barcelona và Valencia.
Ở Mĩ, đá gà cũng có thời rất thịnh hành. Tổng thống George Washington, Thomas Jefferson, Andrew Jackson và Abraham Lincoln là những người rất ham mê đá gà. Thời đó, đá gà được xem là một môn thể thao của giới đàn ông sành điệu. Có lúc những cuộc chọi gà được tổ chức ngay trong phòng của tổng thống! Đến khi cuộc nội chiến xảy ra, môn đá gà từ đó suy tàn theo thời gian. Cho đến nay, chỉ có bang Louisana và một phần bang New Mexico cho phép đá gà, còn các bang khác đều có luật cấm đá gà.
Nhưng có nhiều bằng chứng gần đây cho thấy đá gà bắt nguồn từ vùng Đông Nam Á, chứ không phải từ các nước Tây phương. Theo cuốn “Cockfighting all over the World” (Đá gà khắp thế giới) (7), trò chơi đá gà xuất hiện sớm nhất ở Á châu, đặc biệt là Đông Nam Á vì đây là quê hương cổ xưa nhất của các loại gà trên thế giới ngày nay. Sách Nam Việt Chí chép rằng ở huyện Lỗ Thành có nhiều gà rừng hay chọi nhau, nên dân trong vùng đem gà nhà chọi nhau với gà rừng để bắt lấy. Truyền thuyết Pú Lương Quân cũng kể lại câu chuyện vợ chồng Báo Lương bắt gà rừng về nuôi (8).
"Chọi gà". Tranh khắc của Henri Oger (1908)
* * *
Công cuộc truy tìm nguồn gốc của gà là một đề tài nghiên cứu qui mô của nhiều nhóm khoa học gia trên thế giới, và qua các nghiên cứu này, nhiều phát hiện thú vị đã làm thay đổi cái nhìn về nền văn minh nông nghiệp Đông Nam Á.
Hiện nay trên thế giới, người ta thống kê có tất cả 175 giống gà khác nhau, và tất cả đều xuất thân từ loài chim rừng màu đỏ có tên [tiếng Anh] là Red Jungle Fowl, và tên khoa học là Gallus gallus. Theo các tài liệu khảo cổ học trong, và dựa vào các di vật khảo cổ, giới khoa học cho rằng loài chim này được con người thuần dưỡng vào khoảng 4000 năm trước đây tại vùng Thung lũng Indus (tức Pakistan ngày nay) (9). Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học Trung Quốc dựa vào các di chỉ tìm thấy trong các vùng thuộc sông Hoàng Hà (Yellow River) cho rằng Trung Quốc mới là nơi đầu tiên thuần dưỡng các loài gia cầm như gà và ước tính thời điểm thuần hóa gà xảy ra vào khoảng 6.000 đến 7.500 năm trước đây (10). Nhưng thời điểm này cũng bị nghi ngờ, bởi vì khí hậu và môi trường miền bắc Trung Quốc không thể là nơi lí tưởng cho loài gà rừng Red Jungle Fowl được.
Trong hai công trình nghiên cứu quan trọng công bố trên Tập san Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (11-12), một nhóm khoa học gia Nhật so sánh cấu trúc di truyền của 21 giống gà thuộc gia đình Gallus gallus từ Thái Lan, Nam Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Sri Lanka, v.v…, và phát hiện rằng giống gà ở Thái Lan có hệ số phong phú di truyền cao nhất, tức là giống gà ở đây có độ tuổi di truyền cao nhất. So sánh DNA gà Đông Nam Á và DNA các giống gà khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Nhật đi đến kết luận rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới ngày nay xuất phát từ một giống gà từng sống (hay thuần hóa) tại một vùng đất mà ngày nay thuộc Thái Lan và Việt Nam. Họ còn ước tính rằng thời điểm thuần hóa gà rừng tại Đông Nam Á bắt đầu vào khoảng 8.000 năm về trước.
Phát hiện này của các nhà nghiên cứu Nhật, dựa vào phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại nhất, cũng phù hợp với các di chỉ khảo cổ học tìm thấy ở nước ta. Tài liệu khảo cổ học Việt Nam cho biết có khá nhiều xương cốt của các loài gia cầm như gà, vịt, chó, trâu, bò, v.v… thuộc thời kì hậu đồ đá mới được tìm thấy tại Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu, và Hoa Lộc. Tại Đồng Đậu, các nhà khảo cổ học Việt Nam còn phát hiện 2 tượng gà nặn bằng đất nung (13). Như vậy, có thể nói gà đã được con người thuần dưỡng ít nhất là 8.000 năm trước đây tại những vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay.
Trong cuốn “Origin of species”, Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả các giống gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á. Trong một bài viết cho Tập san National Geographic, W. G. Solheim II nhận xét rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nền chăn nuôi đầu tiên trên trái đất (14). Gần đây, có hai nghiên cứu từ Nhật cho thấy giống gà Shamo, một loại gà nòi được nuôi chủ yếu cho thể thao đá gà, có nguồn gốc từ Đông Dương và miền Nam Trung Quốc ngày nay (15-16).
* * *
Qua phân tích mối tương quan di truyền giữa các sắc dân trên thế giới, giới khoa học có thể khẳng định rằng con người hiện đại di dân ra khỏi Phi châu và đến Á châu vào khoảng 100.000 năm trước đây. Trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á châu và định cư tại đây (17). Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng nam ra Úc châu và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á châu (18-19).
Ngày nay, chúng ta biết rằng quê hương nguyên thủy của cây lúa nước là vùng Đông Dương - Mã Lai - Miến Điện (chứ không phải Trung Quốc, nơi mà bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử). Văn minh Hòa Bình có lẽ là nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15.000 năm trước dương lịch. Vài ngàn năm trước Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã đưa cây lúa đến vùng Đông Á và Tây Á, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch (20). Nhận xét này cũng hợp lí bởi vì với khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á là môi trường thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.
Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng, hay văn minh Đông Sơn. Theo Trần Quốc Vượng (21), chính nghề trồng lúa nước (một ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12 con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng. Do đó, có khả năng lịch 12 con giáp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chứ không phải từ Trung Hoa. Có thể qua giao lưu văn hóa, người Trung Hoa cổ đã vay mượn lịch Đông Nam Á và cải tiến lại. Do đó, 12 con vật trong lịch của Ta không giống với 12 con vật trong lịch của Trung Hoa (thử, ngưu, hổ, miêu, long, xà, mã, dương, hầu, kê, khuyển, trư).
Tất cả những bằng chứng này cho thấy Đông Nam Á có thể là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người (22), và cư dân tại đây rất có thể là những người phát minh ra kĩ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các kĩ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay). Phát hiện mới nhất về quê hương Đông Nam Á của loài gà gia cầm cho chúng ta thêm một cơ sở để suy luận rằng trong quá trình định cư và phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á cổ đã thuần dưỡng giống gà rừng, và từ đây giống gà này được truyền bá đến miền Nam Trung Quốc, và từ Trung Quốc “di cư” sang Âu châu. Những phát hiện này, cộng với những di chỉ khảo cổ học và di truyền học mới nhất củng cố thêm cho giả thuyết Đông Nam Á là một trung tâm văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới.
Chú thích và tài liệu tham khảo:
1. Phan Cự Đệ và Mã Giang Lân. Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2000.
2. Lê Văn Hòe. Lẽ sống của tranh gà tranh lợn. Văn Nghệ Xuân Quí Tị , 1953; trích theo Văn Ngọc, Đi trong thế giới hội họa, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
3. Trích từ Lĩnh Nam Chích Quái, bản dịch của Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc Khánh. Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội, 1960.
4. Sách nhân chủng học và văn hóa học Tây phương cho biết trong văn hóa cổ Syria gà đá được xem là một vị thần. Người Hi Lạp – La Mã xưa xem gà đá là thần Mặt trời (Apollo), thần Thủy (Mercury) và thần Hoả (Mars). Người La Mã còn xem gà như là một nhà tiên tri; họ tin rằng khi con gà xuất hiện từ phía trái là một điềm tốt; khi gà được cho ăn trong chuồng mà chúng vỗ cánh bay đi là một điềm không lành.
5. Trong Thánh Kinh, Jesus mượn hình ảnh về mối liên hệ giữa gà mẹ và gà con để nói lên tình yêu thương ngài dành cho người dân Hebrew (Do Thái). Nhưng cũng chính Jesus có lúc xem gà trống là một biểu tượng của sự phản bội (“And he said, I tell thee, Peter, the cock shall not crow this day, before that thou shall thrice deny that thou knowest me – Luke 22:43 và Luke 22:61). Trong phúc âm Phê-rô, tiếng gà gáy được vài nhà chú giải xem như là phương tiện Chúa dùng để thức tỉnh Phêrô đang dần dần sa vào chước cám dỗ.
6. Trần Hưng Đạo nhắc nhở quân sĩ nên hạn chế bớt chơi đá gà: “…Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển…”.
7. Finsterbusch CA. Cockfighting all over the World. Diamond Farm Book, 1991
8. Lã Văn Lô. Xã hội Tày qua truyền thuyết Pú Lương Quân. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 1964; số tháng 8-65.
9. Zeuner FE. A history of domesticated animals. Hutchison, London, 1963.
10. West B, Zhou BX. J Archaeol Sci 1988; 15:515-533,
11. Fumihito A, et al. One subspecies of the red jungle fowl (Gallus gallus gallus) suffices as the matriarchic ancestor of all domestic breeds. Proc Natl Acad Sci USA 1994; 91:12505-9.
12. Fumihito A, et al. Monophyletic origin and unique dispersal patterns of domestic fowls. Proc Natl Acad Sci USA 1996; 93:6792-95.
13. Lê Xuân Diệm và Hoàng Xuân Chính. Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu. Tạp chí Khoa học Xã hội, 1983, trang 81.
14. Solheim II WG. New light on a forgotten past. National Geographic, 1971;139:number 3. Trích đoạn, “Theo truyền thống, người ta cho rằng trong thời kỳ tiền sử, kỹ thuật miền Đông Nam Á là kết quả của những làn sóng di dân từ phương Bắc mang đến. Riêng tôi cho rằng văn hóa nguyên thủy thời đồ đá mới Ngưỡng Thiều (Yangshao) ở Trung Quốc mà người ta biết đến chính là kết quả của một nền văn hóa tiền Hòa Bình đã di chuyển từ miền bắc Đông Nam Á lên phía bắc vào khoảng 6000 hay 7000 năm trước Công nguyên.” và […] “Văn hóa Long sơn (Lungshan) vẫn được xem là phát triển từ Ngưỡng Thiều, […] thực ra là đã [được] khai sinh ở Nam Trung Quốc và di chuyển lên phía Bắc. Cả hai nền văn hóa này đều bắt nguồn từ gốc văn hóa Hòa Bình.”
15. Komiyama T, et al. The evolutionary origin of long-corwing chicken: its evolutionary relationship with fighting cocks disclosed by the mtDNA sequence analysis. Gene 2004; 333:91-99.
16. Komiyama T, et al. Where is the origin of the Japanese gamecocks? Gene 2003; 317:195-202.
17. Nguyễn Văn Tuấn. Nhân năm khỉ: bàn về nguồn gốc con người hiện đại. Diễn Đàn 2004, số tháng?.
18. Chu JY, et al. Genetic relationship of populations in China. Proc Natl Acad Sci USA 1998; 95: 11763-11768.
19. Su B, et al. Y-chromosome evidence for a northward migration of modern humans into eastern Asia during the last Ice Age. Am J Hum Genet 1999; 65:1718-1724
20. Chesnov Ja. V. Dân tộc học lịch sử các nước Đông Nam Á. 1976. (Trích dẫn theo Trần Ngọc Thêm, “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
21. Trần Quốc Vượng. Văn hóa Việt Nam: Tìm tòi và suy ngẫm. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Hà Nội, 2000.
22. Oppenheimer S. Eden in the East: the Drowned Continent of Southeast Asia. Phoenix (London), 1998.
thay đổi nội dung bởi: vnreddevil, ngày 25-06-2010 lúc 09:31 PM
TIN VIỆT NAM
Người Việt trước ý đồ Hán hóa
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC từ California
Cập nhật: 03:24 GMT - thứ sáu, 21 tháng 2, 2014
Lịch sử Việt Nam là chiều dài
của những chiến tích chống ngoại xâm. Nhiều lần bị Bắc thuộc rồi nước
Việt cũng giành được độc lập, tự chủ. Nhiều lần bị xâm lăng rồi dân Việt
cũng đánh đuổi được giặc ngoại xâm.
Qua hàng nghìn năm, lịch sử đã chứng minh Trung
Quốc luôn muốn biến đất Nam Việt thành một tỉnh của họ nhưng không
thành. Các đoàn quân với binh hùng, tướng mạnh sau những chinh phục lẫy
lừng ở nhiều nơi khác, khi đến biên cương Việt Nam đều phải khựng lại vì
sức kháng cự của dân Việt.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tháng 1/1974 lãnh đạo Bắc Kinh đưa chiến hạm
xuống chiếm Hoàng Sa, lúc đó còn là một phần của lãnh thổ Việt Nam Cộng
hòa. Dù không giữ được các đảo, những người lính hải quân Việt Nam Cộng
hòa đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ miền đất đó. Trong trận
hải chiến Hoàng Sa, 74 binh lính Việt Nam Cộng hòa đã tử trận.
Năm năm sau, khi đất nước đã thống nhất, đêm
17/2/1979 Trung Quốc lại đem 60 vạn quân tấn công vào các tỉnh dọc biên
giới phía bắc của lãnh thổ Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài một tháng trước
khi bộ đội Việt Nam đẩy lui quân xâm lăng về qua biên giới. Bảo vệ được
đất nước nhưng con số binh lính và dân Việt hy sinh trong cuộc chiến này
lên đến 6 vạn người.
Chiến tranh biên giới còn âm ỉ kéo dài nhiều năm sau đó và có lúc đã nóng lên ở Hoàng Liên Sơn.
Đến tháng 3/1988 Trung Quốc lại đem tàu chiến
xuống chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trong trận hải chiến Gạc
Ma, 64 bộ đội hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh.
Ý đồ Hán hóa
Lịch sử Việt Nam từ xa xưa với Hai Bà Trưng, Ngô
Quyền, Trần Hưng Đạo đánh bại đoàn quân Mã Viện, chôn vùi giặc trên
sông Bạch Đằng, nhưng gần đây xung đột biên giới, đụng độ trên Biển Đông
là nhắc nhở dân Việt về ý đồ Hán hóa nước Việt từ phương Bắc vẫn còn.
"Nếu không cảnh tỉnh, cùng nhau đoàn kết trong tinh thần Diên Hồng thì hiểm họa lại bị Bắc thuộc có thể xảy ra."
Nếu không cảnh tỉnh, cùng nhau đoàn kết trong tinh thần Diên Hồng thì hiểm họa lại bị Bắc thuộc có thể xảy ra.
Nhiều người Việt đã nhận thức được điều này.
Trong nước dù có những khó khăn, nhưng để khơi dậy tinh thần Diên Hồng
nên từ vài năm qua, đặc biệt là vào đầu năm nay nhân dịp kỷ niệm 40 năm
Hoàng Sa, một số cơ sở truyền thông đã nhắc đến trận chiến và sự hy sinh
của 74 binh lính Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Tổ quốc.
Mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tán đồng
việc đưa chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình giáo khoa. Tuy
nhiên các báo sau khi đưa tin về đề nghị này lại phải gỡ bài xuống, rồi
chương trình tưởng niệm Hoàng Sa tại Đà Nẵng bị hủy bỏ vào giờ chót.
Những sự kiện đó cho thấy sự phức tạp của vấn đề.
Ngày 17/2 vừa qua là mốc thời gian ghi dấu 35 năm cuộc chiến tranh chống lại tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.Ở thủ đô Hà Nội, sáng Chủ nhật 16/2 dự trù có tập họp tưởng niệm trước tượng đài Lý Thái Tổ, nhưng nơi đây đã bị giới chức chính quyền giành chỗ, cho dựng sân khấu và đúng lúc cuộc biểu tình diễn ra, giới chức năng thành phố đã mở nhạc cho ca hát nhảy múa, một việc làm bị nhiều người lên án là hành động vô ơn và sỉ nhục đối với anh linh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ.
Tại Sài Gòn, tuy số công an theo dõi đông hơn số người tham dự, sáng 18/2 khoảng 30 nhân sĩ, trí thức đã tụ họp dưới tượng đài Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh để tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979.
Xét về ý nghĩa thì địa điểm tại Sài Gòn thật thích hợp với truyền thống dân tộc vì nơi đó mang danh những anh hùng đã được người Việt của mọi thời đại tôn vinh.
Dấu tích lịch sử chống xâm lăng từ phương Bắc của dân tộc Việt được thể hiện qua việc đặt tên đường phố, tên đơn vị hành chánh trên toàn lãnh thổ, đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội và tại Sài Gòn, thủ đô cũ của Việt Nam Cộng Hòa.
Không nên ngăn cản
Hà Nội có con phố và một quận mang tên Hai Bà Trưng thì Sài Gòn một thời cũng đã có con đường lớn ghi công hai vị nữ anh hùng cỡi voi dẹp quân Nam Hán. Trước năm 1975, lễ Hai Bà Trưng được tổ chức lớn tại thủ đô miền nam.Sài Gòn và Hà Nội đều có đại lộ Trần Hưng Đạo là dũng tướng dẹp quân Mông Cổ, có đường Lý Thường Kiệt là tác giả bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt: “Nam quốc Sơn hà Nam đế cư”. Sài Gòn đã từng có những trường cấp ba mang danh Trưng Vương và Hưng Đạo.
Thủ đô của Việt Nam ngày nay có đường Quang Trung, anh hùng đại phá quân Thanh, có quận Đống Đa. Trung tâm Sài Gòn giờ vẫn còn phố Nguyễn Huệ là một tên khác của vua Quang Trung, vẫn có đại lộ Lê Lợi ghi công anh hùng áo vải đất Lam Sơn đã thắng quân Minh, có đường Trần Bình Trọng, bị giặc bắt và đã để lại câu nói bất hủ “Ta thà là quỉ nước nam còn hơn làm vua đất bắc”. Những con đường lịch sử đó của Sài Gòn đã có từ hơn nửa thế kỷ.
Những năm qua một số tỉnh thành đã đặt tên đường Hoàng Sa, Trường Sa là sự khẳng định chủ quyền quốc gia trên những vùng đất đó.
"Trước hiểm họa mất đất mất biển là có thật, nhà nước không nên ngăn cản sinh hoạt tưởng niệm những người đã chết để bảo vệ Tổ quốc và cũng không nên phân biệt những chiến binh đã hy sinh."
Trong một số trường hợp nhà nước còn bỏ tù nhiều người, như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Phương Uyên, Tạ Phong Tần. Nhiều người lên tiếng phản đối chính sách xâm lăng của Bắc Kinh đã bị trấn áp dưới nhiều hình thức.
Trước hiểm họa mất đất mất biển là có thật, nhà nước không nên ngăn cản sinh hoạt tưởng niệm những người đã chết để bảo vệ Tổ quốc và cũng không nên phân biệt những chiến binh đã hy sinh, dù họ đứng ở phía nào trong cuộc chiến Nam Bắc trước đây, dù bỏ mình ở Hoàng Sa năm 1974, dọc biên giới phía Bắc năm 1979 hay ở Gạc Ma năm 1988.
Như thế mới khơi dậy được tinh thần Diên Hồng trong lòng dân Việt trước sự đe dọa từ phương Bắc ngày một lớn. Như thế mới thể hiện được tinh thần dân tộc như đã biểu hiện qua những hùng ca vang tiếng: Hội nghị Diên Hồng, Ải Chi Lăng, Bạch Đằng Giang; hay như ca từ trong một bài hát được nhiều người lắng nghe: “Truyền thống cha ông, gìn giữ non sông / Từ thuở Thăng Long vẫn mang trong lòng…”
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/02/140221_buivanphu_vietchina.shtml
Vì sao du khách Việt bỏ trốn khi du lịch nước ngoài?
Thông tin cho biết nghiều người Việt Nam đăng ký đi du lịch nước
ngoài, và khi đến tại một số nước họ bỏ trốn ở lại tại những nơi đó.
Tình hình đó dẫn đến các nước sở tại tỏ ra khó khăn hơn trong việc cấp
thị thực nhập cảnh cho du khách Việt Nam.
Trong cuộc trao đổi với báo Tuổi Trẻ, được đăng tải hôm 16/2, Tổng
cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết khách du lịch
Việt đến một số quốc gia ở Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Hongkong, Nhật
Bản trốn ở lại tìm việc làm hoặc tìm đường sang nước thứ ba có xu hướng
gia tăng. Đây được cho là nguyên nhân dẫn đến việc du khách từ VN xin
visa du lịch nước ngoài ngày càng khó khăn. Mặc dù Tổng cục Du lịch VN
có biện pháp xử lý nặng, rút giấy phép những công ty có du khách bỏ trốn
khi đi du lịch nước ngoài nhưng hiện tượng du khách Việt trốn lại vẫn
không thuyên giảm.
Vụ việc mới nhất được ghi nhận xảy ra ở Israel hồi đầu tháng 12 năm
ngoái. Thông tin từ Đại sứ quán VN ở Israel cho biết có ba đoàn khách
với 21 người bỏ trốn, trong đó 4 du khách đã bị phía Israel bắt được và
trục xuất về VN. Trả lời câu hỏi của đài RFA có phải hiện tượng du khách
Việt bỏ trốn khi đi du lịch nước ngoài ở mức độ đáng lo ngại, ông Thiên
Phong, một hướng dẫn viên du lịch, cho biết quan điểm cá nhân của mình:
“Thật ra thì cũng phản ánh một phần nào thôi chứ không phải đúng
sự thật. Bởi vì có những trường hợp trốn như trường hợp ở Israel và
đương nhiên có một số trường hợp trốn ở Hàn Quốc và đa phần hình như là
người ở miền ngoài nhiều hơn ở trong nam. Các tour đi Châu Âu hay Mỹ thì
không có tình trạng trốn. Trốn vì có đường dây đưa họ qua đó để lao
động”.
Hàn Quốc, quốc gia có nhiều công nhân người Việt ở lại bất hợp pháp
sau khi hết hạn hợp đồng xuất khẩu lao động cũng là nơi nhiều du khách
Việt chọn trốn lại. Theo số liệu của Hiệp hội Du lịch VN năm 2012, có
khoảng 120 ngàn du khách Việt đến Hàn Quốc trong một năm. Tuy nhiên, số
liệu người trốn lại quốc gia công nghiệp phát triển ở Đông Á này là bao
nhiêu thì không được công bố. Anh Chín, 1 người Việt trốn lại Hàn Quốc
10 năm sau khi mãn hạn hợp đồng lao động, cho biết trong mấy năm gần đây
có nhiều người Việt trốn lại bằng cách đi du lịch. Anh Chín nói:
Đa số những người bạn của Quang đều rất thành đạt và có điều kiện về kinh tế ở VN thì họ cũng suy nghĩ sẽ mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ.
- Anh Quang
“Có nhiều, đa số đi du lịch qua rồi trốn luôn. Trốn bằng cách nào
thì do có bạn bè hay thân nhân, anh em ở đó rồi. Lúc có visa thì điện
thoại trước cho người ở bên đó, báo ngày đến thì ra phi trường đón rồi
trốn luôn. Đa số người Việt mình đi đến một nước nào giàu hơn VN mà có
thân nhân thì Chín nghĩ họ sẽ trốn lại”.
Với thân phận một người trốn lại Hàn Quốc trong một thập niên, sinh
sống và làm việc trong điều kiện bất hợp pháp, anh Chín cho biết nhiều
người Việt chọn cách trốn lại vì dù hoàn cảnh sống có khó khăn đến mức
nào chăng nữa thì đồng tiền họ cực khổ mang về trong một tháng cũng gấp
10 lần đồng lương trung bình mà họ có thể kiếm được ở VN. Cuộc sống dù
lay lắt, bấp bên, không ngày mai, không tương lai, không biết ngày nào
bị bắt, bị trục xuất về VN nhưng họ vẫn cố sống ngày nào hay ngày đó, cố
gắng làm bất cứ công việc nào mà họ tìm được. Anh Chín nói thêm:
“Khi đã sống quen bên Hàn Quốc thì chuyện đi đứng hay chuyện bắt
bớ, cực khổ thì không còn ngại nữa mà người ta chỉ ngại về VN sẽ làm gì.
Với đồng tiền dành dụm ít ỏi, làm thì sợ thua lỗ, bị hết tiền. Còn đi
làm công nhân thì lương có một triệu mấy, hai triệu”.
Vì lý do kinh tế?
Có phải chỉ thành phần người lao động ở VN tìm cách trốn lại nước
ngoài qua các kênh xuất khẩu lao động hay qua kênh đi du lịch? Theo
thông tin từ các công ty du lịch trong nước, trong số 21 người bỏ trốn
lại Israel có chức vụ tổng giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kinh
doanh của các công ty. Vì sao những thành phần được cho là thành đạt, có
thu nhập ổn định lại cũng tìm cách đi ra nước ngoài? Trả lời báo chí
trong nước, ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc kinh doanh công ty du lịch
Trans Viet Travel, cho rằng nền kinh tế của VN đối mặt với nhiều khó
khăn nên một trong những nguyên nhân bỏ trốn của người người giàu có là
đi để trốn nợ.
Không thuộc thành phần bỏ trốn, anh Quang, một người thành đạt và có
cuộc sống tốt ở Sài Gòn lại quyết định chọn Hoa Kỳ để định cư sau chuyến
du lịch đầu tiên của mình đến nơi đây. Anh Quang cho biết anh chắc chắn
hài lòng với cuộc sống mới ở một đất nước phát triển vào bậc nhất nhì
trên thế giới, điều kiện môi trường sống rất tốt và phù hợp với những
người năng động như anh. Anh Quang chia sẻ:
Khi đã sống quen bên Hàn Quốc thì chuyện đi đứng hay chuyện bắt bớ, cực khổ thì không còn ngại nữa mà người ta chỉ ngại về VN sẽ làm gì.
- Anh Chín, Hàn Quốc
“Đa số những người bạn của Quang đều rất thành đạt và có điều kiện
về kinh tế ở VN thì họ cũng suy nghĩ sẽ mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài,
đặc biệt là ở Mỹ. Và họ cho con cái qua đây đi học vì nền giáo dục ở Mỹ
thì không có nơi nào sánh bằng được. Và đặc biệt sự tự do ở Mỹ càng thôi
thúc người ta tìm đến đây hơn. Với cá nhân Quang và bạn bè của Quang
thì rất thích qua bên này, đang tìm cơ hội qua đây để phát triển”.
Tác động của Công văn số 17 của Tổng cục Du lịch VN và Nghị Định 95
của Chính phủ vừa ban hành trong nổ lực của Nhà nước nhằm ngăn chặn tình
trạng người Việt bỏ trốn lại nước ngoài qua kênh du lịch hay kênh xuất
khẩu lao động vẫn còn chưa đánh giá được nhưng qua các thông tin trong
bài phóng sự này thì nguyên nhân sâu sa ngày càng có nhiều người Việt
tìm cách ở lại các quốc gia bên ngoài cố quốc dù bằng bất cứ hình thức
hợp pháp hay không hợp pháp là minh chứng cho thấy đối với những thành
phần phải bỏ trốn quê nhà VN hiện tại không còn là miền đất lành chim đậu.
TẾT HAI MIỀN NAM BẮC
Miền Nam đón tết khác miền Bắc như thế nào?
Cùng
một nguồn gốc, cùng nói một ngôn ngữ giống nhau mà thú vị thay cách đón
tết ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam lại có nhiều sự khác biệt. Sau đây là
những nét khác biệt dễ nhận thấy nhất trong cách đón tết Nguyên Đán
giữa hai miền Nam – Bắc chúng ta.
Món ăn đặc trưng
Bánh chưng, bánh tét là món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm tất niên cúng tổ tiên và cũng là món quà Tết truyền thống của người Việt. Nguyên liệu để làm hai thứ bánh này tương đối giống nhau, cách nấu cũng giống nhau, mục đích sử dụng giống nhau nhưng hình dáng bên ngoài khá khác nhau.
Bánh chưng miền Bắc có hình vuông, tượng trưng cho đất mẹ màu mỡ, sung túc. Bánh chưng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Và khi biếu nhau tặng bánh chưng thì người Bắc có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ.
Bánh tét miền Nam có hình ống dài, có nơi gọi là bánh đòn. Bánh tét biểu trưng cho sức sống, sự trường tồn, sự hùng mạnh.
Thịt đông, thịt kho tàu
Có câu ca dao: “Số cô chẳng giàu thì nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà”, để nói lên phong tục của người Việt, dù như thế nào thì ngày Tết cũng phải ăn ngon, ăn nhiều. Do đó món thịt là món ăn luôn có mặt trong nhà của người dân Việt. Tuy cùng là món thịt nhưng lại có sự khác nhau trong cách chế biến giữa hai miền Nam – Bắc.
Người miền Bắc ăn thịt đông. Thịt đông, dễ nấu và dễ ăn. Chế biến món này đơn giản không cầu kỳ như những món Tết truyền thống khác. Thịt đông ăn với cơm tẻ, bánh chưng, cùng một chút dưa cải, hành muối chua thì ai cũng đều cảm nhận đó là tiết đông, là đất trời đã chuyển sang xuân. Ăn thịt đông thể hiện sự ấm áp và giàu có trong cả năm dù trời có lạnh rét đến mức nào.
Người miền Nam luôn có món thịt kho tàu (hay còn gọi là món thịt kho trứng) vào ngày tết cổ truyền. Chữ "tàu", ở đây, theo nghĩa của người miền Nam là “lạt”. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt. Món thịt kho tàu với miếng thịt vuông, quả trứng tròn biểu hiện cho tính hài hòa âm dương, sự vuông tròn cho cả năm.
Món ăn đi kèm
Miền Bắc ăn kèm với bánh chưng là món dưa hành chua chua, cay nhẹ. Bên cạnh đó khi có bạn bè hay khách tới chơi, người miền Bắc sẽ đãi khách bằng món nem rán thơm lựng (có nơi gọi là chả giò).
Còn miền Nam, ăn kèm với bánh tét là món dưa giá, kiệu muối chua, dưa góp. Tới thăm nhà, chúc tết ngày đầu năm, người miền Nam sẽ đãi bạn món chả giò đậm đà hương vị.
Về loài hoa biểu tượng ngày Tết
Đào và Mai là hai loại cây gắn bó với Tết của người Việt đã hàng nghìn hàng vạn năm. Nếu như ở mảnh đất phương Nam xa xôi hoa Mai kiêu hãnh khoe mình trong nắng, gió thì trong tiết trời se lạnh của miền Bắc hoa Đào góp phần làm xua tan cái giá rét của mùa đông.
Hoa Đào có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn cho cả năm. Cây Đào còn được xem như là một cây để trừ tà, đuổi tà quỷ và mang lại sự an lành, hạnh phúc và thịnh vượng cho gia chủ.
Hoa Mai màu vàng, có mùi thơm, e ấp và kín đáo. Hoa Mai là biểu tượng cho sự may mắn, cành Mai vàng vừa đẹp lại vừa mang lại nhiều may mắn.
Mâm ngũ quả đầu năm
Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành. Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn, sung túc.
Mâm ngủ quả miền Bắc gồm: chuối, bưởi, ớt, hồng, quất với ý nghĩa như sau: chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.
Còn mâm ngũ quả miền Nam bao gồm các loại quả: mãng cầu, quả sung, dừa, đu đủ, xoài với ý nghĩa: Cầu sung vừa đủ xài. Và mâm ngủ quả ở miền Nam thường lớn hơn so với mâm ngũ quả miền Bắc.
Tuy nhiên, dù là hơi khác nhau trong văn hóa tết nhưng đó là những nét truyền thống đáng quý cần được phát huy, để tết nguyên đán của người Việt mãi xanh tươi, phong phú và đa dạng như chính bản thân những gì tượng trưng cho ngày tết đến xuân về.
CHU ĐẬU * TIẾNG VIỆT CỘNG
Tieng Viet Cong
!!! TVT
Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay:
1. Chất lượng:
Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả.
Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ ‘chất lượng’. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.
2. Liên hệ:
Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là ‘nói chuyện’cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là ‘to relate to…’, chứ không phải là ‘to communicate to…’
3. Ðăng ký:
Ðây là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữghi tên (và ghi danh) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ ‘register’ từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu?!
4. Xuất khẩu, Cửa khẩu:
Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng, nhập cảng, chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọ là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảngSaigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?
5. Khả năng:
Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là ‘trời hôm nay có thể mưa‘, thì người ta lại nói: ‘trời hôm nay có khả năng mưa’, nghe vùa nặng nề , vừa sai.
Ngôn ngữ thay đổi theo thời
gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những
ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới
được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạ xưa cũ đã quá thời, dần
dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại,
ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày.
Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại.
Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.
• Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu?
Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại.
Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.
• Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu?
Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay:
1. Chất lượng:
Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả.
Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ ‘chất lượng’. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.
2. Liên hệ:
Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là ‘nói chuyện’cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là ‘to relate to…’, chứ không phải là ‘to communicate to…’
3. Ðăng ký:
Ðây là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữghi tên (và ghi danh) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ ‘register’ từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu?!
4. Xuất khẩu, Cửa khẩu:
Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng, nhập cảng, chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọ là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảngSaigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?
5. Khả năng:
Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là ‘trời hôm nay có thể mưa‘, thì người ta lại nói: ‘trời hôm nay có khả năng mưa’, nghe vùa nặng nề , vừa sai.
6.
Tranh thủ:
Thay vì dùng một chữ vừa
rõ ràng vừ giản dị là chữ ‘cố gắng’, từ cái tệ sính dúng chữ
Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa
là chữ ‘tranh thủ’. Thay vì nói: ‘anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi
về’, thì người ta lại nói: ‘anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi
về’.
7. Khẩn trương:
Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ‘nhanh chóng’. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ ‘nhanh chóng’ để dùng chữ ‘khẩn trương’. Ðáng lẽ phải nói là: ‘Làm nhanh lên’ thì người ta nói là: ‘làm khẩn trương lên’.
8. Sự cố, sự cố kỹ thuật:
Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như ‘trở ngại’ hay ‘trở ngại kỹ thuật’ hay giản dị hơn là chữ ‘hỏng’? (Nói ‘xe tôi bị hỏng’ rõ ràng mà giản dị hơn là nói ‘xe tôi có sự cố’)
9. Tham quan:
Đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu?! Sao không nói là ‘Tôi đi Nha Trang chơi’, ‘tôi đi thăm lăng Minh Mạng’, mà lại phải nói là ‘tôi đi tham quan Nha Trang’, ‘tôi đi tham quan lăng Minh Mạng’.
10. Nghệ nhân:
Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ nghệ nhân là vìtinh thần nô lệ Trung Hoa.
11. Chuyển ngữ:
Ðây là một chữ mới, xuất hiện trên báo chí Việt Nam ở hải ngoại trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Ðó là chữ dịch, hay dịch thuật. Dịch tức là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi v.v.. Người viết ở hải ngoại bây giờ hình như có một mặc cảm sai lầm là nếu dùng chữ dịch thì mình kém giá trị đi, nên họ đặt ra chữ ‘chuyển ngữ’ để thấy mình oai hơn. Chữ dịch không làm cho ai kém giá trị đi cả, chữ ‘chuyển ngữ’ cũng chẳng làm giá trị của ai tăng thêm chút nào. Tài của dịch giả hiện ra ở chỗ dịch hay, dịch đúng mà thôi. Chứ đặt ra chữ mới nghe cho kêu không làm tài năng tăng lên chút nào, hơn nữa nó còn cho thấy sự thiếu tự tin, sự cầu kỳ không cần thiết của người dịch.
12. Tư liệu:
Trước đây ta vốn dùng chữ tài liệu, rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ ‘tư liệu’ trong ý: ‘tài liệu riêng của người viết’. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ ‘tài liệu’ mặc dù nhiều khi ta liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.
13. Những danh từ kỹ thuật mới:
Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Ðức, tiếng Pháp…) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu.
Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ ‘pomp’ thành ‘bơm’ (bơm xe, bơm nước), chữ ‘soup’ thành ‘xúp’, chữ ‘phare’ thành ‘đèn pha’, chữ ‘cyclo’ thành ‘xe xích lô’, chữ ‘manggis’ (tiếng Mã Lai) thành ‘quả măng cụt’, chữ ‘durian’ thành ‘quả sầu riêng’, chữ ‘bougie’ thành ‘bu-gi, chữ ‘manchon’ thành ‘đèn măng xông’, chữ ‘boulon’ thành ‘bù-long’, chữ ‘gare’ thành ‘nhà ga’, chữ ‘savon’ thành ‘xàbông’… Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:
a. Scanner dịch thành ‘máy quét’. Trời ơi! ‘máy quét’ đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu?! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!
b. Data Communication dịch là ‘truyền dữ liệu’.
c. Digital camera dịch là ‘máy ảnh kỹ thuật số’.
d. Database dịch là ‘cơ sở dữ liệu’. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết ‘cơ sơ dữ liệu’ là gì luôn.
e. Sofware dịch là ‘phần mềm’, hardware dịch là‘phần cứng’ mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ ‘hard’ trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là ‘khó’, hay ‘cứng’, mà còn là ‘vững chắc’ ví dụ như trong chữ ‘hard evident’ (bằng chứng xác đáng)…Chữ soft trong chự ‘soft benefit’ (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là ‘quyền lợi mềm’ sao?
f. Network dịch là ‘mạng mạch’.
g. Cache memory dịch là ‘truy cập nhanh’.
h. Computer monitor dịch là ‘màn hình’ hay ‘điều phối’.i. VCR dịch là ‘đầu máy’ (Như vậy thì đuôi máy đâu? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?
7. Khẩn trương:
Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ‘nhanh chóng’. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ ‘nhanh chóng’ để dùng chữ ‘khẩn trương’. Ðáng lẽ phải nói là: ‘Làm nhanh lên’ thì người ta nói là: ‘làm khẩn trương lên’.
8. Sự cố, sự cố kỹ thuật:
Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như ‘trở ngại’ hay ‘trở ngại kỹ thuật’ hay giản dị hơn là chữ ‘hỏng’? (Nói ‘xe tôi bị hỏng’ rõ ràng mà giản dị hơn là nói ‘xe tôi có sự cố’)
9. Tham quan:
Đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu?! Sao không nói là ‘Tôi đi Nha Trang chơi’, ‘tôi đi thăm lăng Minh Mạng’, mà lại phải nói là ‘tôi đi tham quan Nha Trang’, ‘tôi đi tham quan lăng Minh Mạng’.
10. Nghệ nhân:
Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ nghệ nhân là vìtinh thần nô lệ Trung Hoa.
11. Chuyển ngữ:
Ðây là một chữ mới, xuất hiện trên báo chí Việt Nam ở hải ngoại trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Ðó là chữ dịch, hay dịch thuật. Dịch tức là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi v.v.. Người viết ở hải ngoại bây giờ hình như có một mặc cảm sai lầm là nếu dùng chữ dịch thì mình kém giá trị đi, nên họ đặt ra chữ ‘chuyển ngữ’ để thấy mình oai hơn. Chữ dịch không làm cho ai kém giá trị đi cả, chữ ‘chuyển ngữ’ cũng chẳng làm giá trị của ai tăng thêm chút nào. Tài của dịch giả hiện ra ở chỗ dịch hay, dịch đúng mà thôi. Chứ đặt ra chữ mới nghe cho kêu không làm tài năng tăng lên chút nào, hơn nữa nó còn cho thấy sự thiếu tự tin, sự cầu kỳ không cần thiết của người dịch.
12. Tư liệu:
Trước đây ta vốn dùng chữ tài liệu, rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ ‘tư liệu’ trong ý: ‘tài liệu riêng của người viết’. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ ‘tài liệu’ mặc dù nhiều khi ta liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.
13. Những danh từ kỹ thuật mới:
Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Ðức, tiếng Pháp…) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu.
Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ ‘pomp’ thành ‘bơm’ (bơm xe, bơm nước), chữ ‘soup’ thành ‘xúp’, chữ ‘phare’ thành ‘đèn pha’, chữ ‘cyclo’ thành ‘xe xích lô’, chữ ‘manggis’ (tiếng Mã Lai) thành ‘quả măng cụt’, chữ ‘durian’ thành ‘quả sầu riêng’, chữ ‘bougie’ thành ‘bu-gi, chữ ‘manchon’ thành ‘đèn măng xông’, chữ ‘boulon’ thành ‘bù-long’, chữ ‘gare’ thành ‘nhà ga’, chữ ‘savon’ thành ‘xàbông’… Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:
a. Scanner dịch thành ‘máy quét’. Trời ơi! ‘máy quét’ đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu?! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!
b. Data Communication dịch là ‘truyền dữ liệu’.
c. Digital camera dịch là ‘máy ảnh kỹ thuật số’.
d. Database dịch là ‘cơ sở dữ liệu’. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết ‘cơ sơ dữ liệu’ là gì luôn.
e. Sofware dịch là ‘phần mềm’, hardware dịch là‘phần cứng’ mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ ‘hard’ trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là ‘khó’, hay ‘cứng’, mà còn là ‘vững chắc’ ví dụ như trong chữ ‘hard evident’ (bằng chứng xác đáng)…Chữ soft trong chự ‘soft benefit’ (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là ‘quyền lợi mềm’ sao?
f. Network dịch là ‘mạng mạch’.
g. Cache memory dịch là ‘truy cập nhanh’.
h. Computer monitor dịch là ‘màn hình’ hay ‘điều phối’.i. VCR dịch là ‘đầu máy’ (Như vậy thì đuôi máy đâu? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?
j. Radio dịch là ‘cái đài’. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành
ra-đi-ô hay radô, hơặc dịch là ‘máy thu thanh’. Nay gọi là ‘cái đài’ vừa sai,
vừa kỳ cục. Ðài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát
thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.
k.
Chanel gọi là ‘kênh’. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng
chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam… gọi là kênh nghe như đang nói
về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!
Ngoài ra, đối với chúng ta,
Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon.
Các xe đò vẫn ghi bên hông là ‘Saigon – Nha Trang’, ‘Saigon – Cần Thơ’… trên
cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành
phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên
của một tên chó chết để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Ði về Việt Nam
tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản
tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa. Tại
sao?
Ðây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì
chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản
độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng
Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ
nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thế?! Cái khôi hài nhất là nhiều vị
trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học
đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có
bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự
cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!
Trước đây
Phạm Quỳnh từng nói: ‘Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì
nước ta còn’,bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại
đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc.
Than ôi!
Chu Đậu
Chu Đậu
__._,_.___
No comments:
Post a Comment