LÃO HỦ * CHUYỆN QUÊ NHÀ
Chuyện quê nhà
Kỷ niệm 70 năm lừa gạt, dối trá,bịp bợm lên ngôi
Theo nhà văn Trần Đỉnh viết trong truyện tôi Đèn Cù thì ngày 19 tháng 8
năm 1945,Lê Trọng Nghĩa cùng Nguyễn Khoa Diệu Hồng,Trần Đình Long,nhờ sự
giúp đỡ của quân đội Nhật cướp được chánh quyền ở Hà nội,trong khi Hồ
Chí Minh ,Võ Nguyên Giáp khi đó còn loay hoay đánh nhau với Nhật ở Thái
Nguyên.Sau khi cướp được chính quyền ở Hà nội,Lê Trọng Nghĩa cho đem tờ
báo Đông Phát đăng chuyện này trình Trường Chinh Tổng bí thư Đảng Cộng
Sản Đông Dương,để Trường Chinh quyết định thế là cả lũ Việt Minh Việt
Cộng kéo nhau về Hà nội đi tới đầucầu Đuống phía Bắ`c Ninh thì bị quân
Nhật chặn lại không cho qua,phải kêu Lê Trọng Nghĩa điều đình với Nhật
mới qua được.Thế mà cướp xong chính quyền Việt Minh Cộng Sản lừa hết,
độc quyền chánh trị thủ tiêu đối lập làm tay sai hết Tầu lại Nga rồi lại
Tầu,để như Nguyễn cơ Thạch tiết lộ Việt Cộng ký hiệp định Thành Đô trở
lại thời kỳ Bắc Thuộc mới.
Nhận định về Viêt Minh Cộng Sản sử gia Trần Trọng Kim trong một lá thư
trao đổi với học giả Hoàng Xuân Hãn đã viết”Việt Minh cộng Sản là bọn
lừa dối xảo quyệt một loài chó sói”
Lừa dối sảo quyệt chó sói lên ngôi 70 đòi lãnh đao nhân dân đúng là một
chuyện ghê tởm ,bao giờ chuyện ghê tởm này chấm dứt đây.Dân gian ta có
câu ‘’Hết dich lơn đến dịch gà bao giờ dich Đảng dân ta vui mừng”
Tờ báo điện tử Dân làm báo có đăng một bài gọi ngày 2 tháng 9 là ngày
quốc hận .Theo bài báo này thì CMT8 và ngày 2 tháng 9 chẳng đem lại cho
dân tộc VN ,một cái gì ngoài con số không,chỉ đem cho VN một mối hận là
nay nước vẫn chưa độc lập,dân vẫn chưa tự do nói gì hạnh phúc nữa,cả
dân tộc bị lừa. Chúng ta mắc lừa một tập đoàn “bợm” bây giờ nhân dân VN
chỉ còn mỗi một cách là cách chia tay chúng thôi
Sử gia Phạm Trần Anh nghiên cứu chuyện này vừa cho Lão Hủ biết cái lũ
“Bợm” đó đã bị lich sử vạch trần từ lâu và nhân dân VN đã biết”tỏng”
những chuyện bịp bợm lường gạt phản dân hại nước của chúng cũng từ rất
lâu,cái mặt nạ của chúng đã rớt rồi,chúng không còn thuốc chữa nữa,ngày
ra đi của chúng chỉ ngày một ngày hai thôi,quốc dân đồng bào hãy cứ chờ
và đừng nóng ruột.
Lòi chành
Nhân ngày 19 tháng 8 ngày truyền thống của ngành công an Tổng bí thư
Đảng Cộng Sản VN có bài viết sác định Chế độ chánh trị tại VN là chế độ
công an trị.Ông Trọng viết”Sự lãnh đạo của Đảng với Công An Nhân Dân là
toàn diện,là bao quát trên các lãnh vực chánh trị ,tư tưởng, và tổ
chức,trên mọi nhiệm vụ công tác,bảo vệ an ninh quốc gia,giũ gìn trật
tự,an toàn xã hội,xây dựng lưc lượng.Ở đâu có tổ chức và hoạt động của
Công An thì ở đó có sự lãnh đạo của Đảng’”
Ông Trọng nói cứ như bố thằng kẻ trộm, nhưng ông đâu có biết ngày 19
tháng 8 ngày truyền thống công an chỉ là ngày bịa ra thôi vì 19 tháng 8
năm 1945 theo ông Lê Giản người từng đứng đầu ngành công an đầu tiên
của Việt Cộng thì ngày 19 tháng 8 Việt Cộng đã làm chó gì có chính
phủ,vì 28 tháng 8 năm 1945 mới có chính phủ,ông Lê Giản nói chuyện bịa
đặt này phải đính chính ông Phạm Thế Duyệt thường trực ban bí thư hứa
sẽ làm rõ vấn đề nhưng rồi Đảng CSVN lờ luôn và thế là người ta cứ kỷ
niệm một chuyện bịa đặt làm như có thật
Đảo chánh mềm
Theo báo điện tử Dân Làm báo thi sau khi phe thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng,trong Đảng Cộng Sản VN cắt xong các khối U Nguyễn Bá Thanh Phùng
Quang Thanh đã bắt đầu củng cố nhân sự tại các tỉnh Kiên Giang.Bình
Phước,Bình Thuận,Nghệ An, Quảng Trị,Bạc Liêu,Quảng Ninh,Trà Vinh,Đắc
Nông,Gia Lai,Đaklak,Kon tum ,Cao Bằng,Nam Định,Bắc Kạn,Hải Dương,TP Đà
Nẵng.Tại các tỉnh này phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữ giám đốc công
an, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sư ,bí thư tỉnh ủy và chủ tich
tỉnh.Vẫn theo Dân Làm báo từ nay tới cuối năm phe thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng làm xong cuộc đảo chánh mềm thì đai hội 12 Đảng CSVN diễn ra chắc
chắn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nắm chức Tổng bí thư Đảng CSVN kiêm
chủ tich nước
Tuy nhiên Dân Làm Báo lại quả quyết phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chí
thích quyền và tiền nên sau đai hội 12 Đảng CSVN ,nước VN chưa chắc gì
đã sáng sủa về dân chủ và nhân quyền,nên do đó dân VN sẽ còn phải tranh
đấu nhiều và gay go đấy,chứ đừng tưởng bở, tất cả là nhân dân VN phải
tỉnh táo và luôn săn sàng hành động cho một thời cơ mới.
Đăc xá bịp
Hà nội kỷ niệm 70 ngày quốc khánh lừa bịp đã thả hơn 18 ngàn tù,nhưng
toàn tội phạm tham nhũng lừa gạt giết người, buôn ma túy không có tù xâm
phạm an ninh quốc gia[ tù chánh trị tù lương tâm]Bịp bơm đến thế là
cùng.
Những lời đáng ghi nhớ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Sau khi tiếp thứ trưởng ngoại giao Mỹ ông Tom Malinowsky người đặc trách
Dân Chủ Nhân Quyền của bộ ngoại giao Mỹ, Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Tăng Thống GHPGVNTN đã trả lời phỏng vấn của phóng viên đài phát thanh Á
Châu Tự Do Cô Ỷ Lan cho biết rằng Hòa Thượng Quảng Độ đã nói với ông
Tom Malinowsky rằng Hà nội không nên sợ hãi việc công nhận đa nguyên
chánh trị,đa nguyên chánh trị là của báu chứ không phải sự hăm dọa.Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không phải là kẻ thù của Cộng Sản
VN.Chúng tôi chỉ đòi hỏi Tự Do Ngôn Luận,Tự Do Tôn Giáo,Tự Do Hội Họp,Tự
Do Lập Hội,không phải chúng tôi là thế lực xấu,mà bởi vì chúng tôi mong
muốn niềm tin nhân quyền là dụng cụ để xây dựng một xã hội thịnh vượng
Năm nay đai hội thứ 10 Giáo Hội Phật Giao Việt Nam Thống Nhất
Tăng Thống Huyền Quang đã nói”ngày nào còn Cộng Sản ngày ấy chúng ta không thể nào tổ chức đai hội được”
Đức tăng thống GHPGVNTN Hòa thương Thích Quảng Độ quả quyết dù tình thế
có như thế nào GHPGVNTN cũng vẫn tổ chức đai hội 10 và sẽ tổ chưc được
Danh ngôn Trần Độ
Nhà báo nhà thơ Lưu Trọng Văn vừa có bài viết trên mạng internet nói về
chuyện ông dự đám tang tướng Trần Độ,ông nhắc chuyện ông Vũ Mão đọc
điếu văn láo lếu về tướng Trần Độ rồi giải thích rằng ông nói như vậy
và vì phải theo lệnh Đảng,.Trong bài viết của nhà thơ nhà báo Lưu Trọng
Văn Lão Hủ thích nhất là hai câu của tướng Trần Độ mà nhà thơ nhà báo
Lưu Trọng Văn gọi là danh ngôn Trần Độ hai câu đó nguyên văn như sau
Văn hóa độc quyền là văn hóa chết.Mọi sư độc quyền độc tôn đều đi đến thoái hóa ruỗng nát
Hội nhà báo Việt cộng lại om sòm chuyện tranh ghế
Hội nhà báo Việt Cộng có 22 ngàn hội viên,và 40 ngàn người làm báo vừa
tổ chức đai hội.Ông nhà báo Thuận Hữu Tổng biên tập báo Nhân Dân chủ
tịch hội sợ ông Nguyễn Như Phong đại tá công an tuy chân của thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tổng biên tập Petro times của Tổng cục dầu khí tranh mất
chức đã bịa chuyện ông Phong không ứng cử vào ban chấp hành yêu cầu đại
hội rút tên thế là ông Phong,”đi tong” chức chủ tịch và ông Thuận Hữu
lại làm chủ tich Hội nhà báo Việt Cộng thêm một nhiệm kỳ nữa.Trước
chuyện này ông Nguyễn Như Phong đã không chịu im tiếng vạch trần trò dối
trá của ông Thuận Hữu.
Nươc Tầu sắp tanh banh
Thư ký riêng thuộc loại tin cẩn của Tập Cận Bình vừa đào thoát qua Mỹ
đã tiết lộ nhiều chuyện động trời ở bên Tầu như ông Giang Trạch Dân
người buông rèm điều khiển chính sự ở nước Tầu đã bật đèn xanh cho đám
Chu Vĩnh Khang, Bạc Lai Hy làm binh biến ở bên Tầu tông xe làm Tập Cận
Bình bị thương .Tập Cận Bình thoát chết bắt Bạc Lai Hy,Chu Vĩnh Khang,
cùng nhiều tướng lãnh Tầu,rồi quản thúc Giang Trạch Dân và gia đình cho
báo chí tungtin Giang Trach Dân là cháu ba đời Uông Tinh Vệ lãnh tụ Quốc
Dân Đảng Tầu từng làm Hán gian theo Nhật.Vây cánh của Giang Trạch Dân
đang phản công,nước Tầu sẽ có nội chiến và tanh banh thành nhiều
mảnh.Tầu tan hoang thì Việt Cộng hết đường tương chao\
Khốn khổ nông dân
Nhà báo Đoàn Khắc Xuyên lấy số liệu từ báo lề phải cho biết ngừơi nông
dân VN bán 4 kg chanh mới mua được một ổ bánh mì bán 2 kí lô khoai lang
mới mua nổi một ly trà đá.Gía nông sản VN thê thản như vậy đó là chưa kể
trồng dứa hấu thanh long để thối ngoài đồng vì bán không ai mua
Tất cả các tướng quân đội ở VN đều bị nghe lén điện thoại
Thượng tướng quân đội nhân dân VN ông Huỳnh Ngọc Sơn phó chủ tịch quốc
hội khi thảo luận về luật thông tin đã công khai nói trước ban thường vụ
quốc hội rằng tất cả các ông tướng quân đội nhân dân VN đều bị nghe
lén điện thoại.Chuyện khó tin nhưng có thật này do một ông thượng tướng
đương chức đương quyền nói ra làm thiên hạ chưng hửng,ôi nhân quyền ở
VN thê thảm quá.
Đại tướng Phạm Văn Trà cảnh báo
Trong Hội thảo về quân sự do bộ Tổng tham mưu quân đội Nhân Dân VN tổ
chức có đại tướng Lê Đưc Anh ngồi xe lăn tới dư ,đại tướng Phạm Văn
Trà nguyên bộ trưởng bộ Quốc Phòng nguyên Tổng tham mưu trưởng đã có
tham luận cảnh báo đối phương mới đang rình rập ra tay.Tướng Trà nói
ngày 30 tháng tư ta giải phóng hoàn toàn miền Nam thì ngày 2 tháng 5
Pol Pot tay sai Trung Quốc tung quân đánh đảo Thổ Chu và Phú Quốc.Tháng 3
năm 1979 Trung Quốc đem 300.000 quân đánh chiếm 6 tỉnh biên giới phía
Bắc,năm 1988 Trung Quốc đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa
,nay coi chừng đối phương lại sắp ra tay đấy
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thanh tra chính phủ “mần thịt” chủ tich Thành Hồ
Thanh Tra chánh phủ cơ quan quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa
kết luận thanh tra một số vụ việc liên quan tới ông Lê Hoàng Quân chủ
tịch TPHCM với vô số là sự việc bê bối lem nhem.Như vậy là ông Lê Hoàng
Quân đã bị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”mần thịt”.
Những chuyện cầm nhầm trong văn chương nghệ thuật
Trang Thằng Phải Gío của nhà văn Thế Phong vừa phổ biến lại di cảo của
nhà thơ Hoàng Vũ Đông Sơn nói về chuyện nhà văn nhà thơ nhạc sĩ cầm nhầm
tác phẩm của nhau do Văn Uyển của nhà văn Trần Thị Bông Giấy công bố ở
Mỹ đại khái như sau
-Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã”chôm” tiểu thuyết ĐoanTuyệt của nhà văn Nhất Linh viết thành tiểu thuyết Cô Gíao Minh
-Nhà văn Khái Hưng đã mượn bản thảo tiểu thuyết Ngược Gìong của nhà văn
Từ Ngọc Nguyễn Lân gửi tới TựLưc văn đoàn,dự thi viết thành tiểu thuyết
Thoát ly
-Bà Lưu Hữu Phước nhũ danh Trịnh Kim Vinh tố cáo nhạc sĩ giáo sư Trần
Văn Khê mượn tác phẩm của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết luận án tiến sĩ
không ghi xuất xứ
Nhà thơ Lưu Trọng Lư lấy bài thơ Nắng Mới của nhà thơ Nguyễn Vỹ đăng
báo từ năm 1936 đem in trong tập Tiếng Thu của mình năm 1939 thêm đúng 4
câu
-Tác giả Quốc Đại bị nhà báo Sơn Hoài báo Pháp luật của bộ Tư Pháp ở Hà
nội tố cáo ẵm nguyên cuốn sách Làm Thế nào để giết một Tổng thống của
Cao Vị Hoàng[CaoThế Dung] và Lương Khải Minh[Trần Kim Tuyến] đưa nhà
xuất bản Thanh Niên in và phát hành
Theo nhà báo Sơn Hoài ,Quốc Đai là bút danh của ông Phan KimThịnh nguyên
chủ nhiệm tạp chí Văn Học trước năm 1975 ở Saigon sau 1975 ông viết báo
Công an ký bút hiệu Lý Nhân Phan Thứ Lang
Con ông cháu cha
Ông Lê Thanh Hải ủy viên bộ chánh trị Đảng CSVN ,bi thư Thành ủy TPHCM
vừa bổ nhiệm trưởng nam Lê Trương Hải Hiếu làm quận trưởng quận 12
TPHCM.Trước đó hai con của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh
Nghị ủy viên dự khuyết trung ương Đảng CSVN được bổ nhiệm phó bí thư
tỉnh ủy Kiên Giang,Nguyễn Minh Triết đươc bổ nhiệm bí thư tỉnh đoàn
Thanh niên CSHCM tỉnh Bình Đinh.Ly kỳ nhất là ông Võ Văn Thưởng con
nguyên bí thư Thành Uỷ TPHCM Võ Trần Chí đã đươc bổ nhiệm phó bí thư
trực thành ủy TPHCM và nhiều hi vọng lên bộ chính trị làm bí thư Thành
ủy Đảng cộng sản VN TPHCM
Những di ngôn của giáo sư Vũ Văn Mẫu
Trước khi qua đời giáo sư Vũ Văn Mẫu từ Pháp về VN có tổ chức một bữa cơm thân mật mời Lão Hủ và nhà văn
Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường là những người giúp ông hiệu đính xong bộ từ
điển từ nguyên tiếng Việt do ông soạn thảo dịp này ông tâm sự,ông có
lỗi đã cùng tướng Dương Văn Minh để miền Nam VN rơi vào tay Việt Cộng,và
ông cũng có lỗi không ngăn đươc Việt Cộng giết hòa thượng Thích Trí
Thủ và bắt bỏ tù hòa thương Thích Quảng Độ,tuy nhiên ông đã thành công
trong việc đưa được tướng Dương văn Minh ra khỏi VN để Việt Cộng không
còn lợi dụng được
HOÀNG ANH * PHÁO HOA ĐÓN ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN
XÓM LÀNG BẮC RẠP, BẮN PHÁO HOA ĐÓN ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN
nh Quang, Tiên Lãng (Hải Phòng). Họ chuẩn bị pháo giấy và bắc rạp làm cơm chiêu đãi người nông dân.
Làng xóm bắc rạp, bắn pháo hoa đón ông Đoàn Văn Vươn
Hoàng Anh
20:29 ngày 31/08/2015
Zing.vn
Ông Đoàn Văn Vươn về đến nhà trong niềm vui và xúc động của bà con xã Vi
Sau chặng đường hơn 80 km từ trại giam Hoàng Tiến (Chí Linh, Hải Dương) về tới quê nhà xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), ông Đoàn Văn Vươn cùng vợ con và những người bạn thân ghé đình Đông, nơi thờ tiến sĩ bộ hộ thượng thư Nhữ Văn Lan để báo cáo với tiên tổ.
14h, người nông dân lại được đi trên mảnh vườn tại quê nhà.
Ra đón từ đầu ngõ là những người bạn thân thiết cùng sinh hoạt trong
Liên chi Hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng. Họ đã chờ ông từ tinh mơ.
.
Những quả pháo giấy liên tiếp bắn lên, chào mừng ông trở về. .
Những quả pháo giấy liên tiếp bắn lên, chào mừng ông trở về. .
Làng
xóm tại xã Vinh Quang ai nấy đều mừng rỡ khi thấy ông vẫn khỏe mạnh như
xưa. Trước đó, họ đã bắc rạp tại mảnh vườn ngay chân đê chuẩn bị tiệc
chiêu đãi.
.Trở về nhà sau nhiều năm đi xa, ông Vươn bước thẳng ra khu đầm mà bấy lâu nay ông vẫn đau đáu nỗi lo toan. Ông cho biết, trong những ngày tới khi ổn định mọi thứ sẽ tiếp tục công việc nuôi trồng thủy sản, gia cầm trên mảnh đất 40 ha này.
Nhìn người vợ hiền và đưa con út khỏe mạnh, ông Vươn cho biết không lâu nữa ông sẽ bắt tay vào những công việc còn đang thực hiện dang dở.
.
Phát biểu trong buổi lễ đón mình và người em ruột Đoàn Văn Quý, ông Vươn gửi lời cám ơn tới bà con làng xóm, bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ vợ con ông khi đang phải thụ án.
.
Nhiều người không giấu nổi giọt nước mắt xúc động khi nghe ông tâm sự về
những tháng ngày sống trong trại giam. .
"Tình cảm mà mọi người dành cho tôi thật ý nghĩa và lớn lao. Tôi về sớm với cộng đồng thật là một niềm hạnh phúc, nhất là được tiếp tục phụng dưỡng người mẹ già mà bấy lâu anh em tôi luôn thấp thỏm, đợi chờ, lo lắng", ông xúc động nói.
.
Sau nhiều giờ hội ngộ, nhiều người vẫn rưng rưng nước mắt vì vui sướng.
Nhiều người không giấu nổi giọt nước mắt xúc động khi nghe ông tâm sự về
những tháng ngày sống trong trại giam. .
"Tình cảm mà mọi người dành cho tôi thật ý nghĩa và lớn lao. Tôi về sớm với cộng đồng thật là một niềm hạnh phúc, nhất là được tiếp tục phụng dưỡng người mẹ già mà bấy lâu anh em tôi luôn thấp thỏm, đợi chờ, lo lắng", ông xúc động nói.
.
Sau nhiều giờ hội ngộ, nhiều người vẫn rưng rưng nước mắt vì vui sướng.
Được đăng bởi Xuân Nguyên vào lúc 23:04
ĐẰNG GIAO * PHẠM NGỌC LÂN
Tâm hồn Việt của văn sĩ Pháp lai Phạm Ngọc Lân
Wednesday, August 26, 2015 4:57:23 PM
Share on print Print Share on email Email
Đằng-Giao/Người Việt TOULOUSE, Calirornia (NV) - Tháng Hai, 2015, ông Phạm Ngọc Lân, cư dân thành phố Toulouse, Pháp, vừa hoàn tất cuốn sách Pháp ngữ “De père inconnu” (Người Cha Vô Danh) và được nhà xuất bản lớn l’Harmattan phát hành. Phạm là họ ngưới cha dượng ông. Ông tự gọi mình là “ông già Tây lai.”
Cuốn Người Cha Vô Danh của Phạm Ngọc Lân. (Hình: Phạm Ngọc Lân cung cấp) Cuộc hôn nhân của cha mẹ ông năm 1943 chỉ kéo dài 17 ngày. Khi ấy mẹ ông chỉ 21 tuổi.
Năm 1944, ông chào đời. Vòng tay đàn ông nâng niu ông từ năm lên ba là của ông dượng, người
chồng kế của bà ngoại ông.
Phạm Ngoc Lân (5 tuổi) tại Hà Nội. (Hình: Phạm Ngọc Lân cung cấp)
Ông già Tây lai nói với nhật báo Người Việt: “Có lẽ như bao nhiêu con
lai khác, tôi mơ hồ cảm thấy một nỗi trống vắng bàng bạc trong tim. Có
lẽ đây cũng là một phần lý do tôi viết cuốn sách này.”
“Tôi đã bỏ ra tám năm để viết.”
Nhà báo lão thành Patrick Poivre d’Arvor viết lời tựa cho cuốn sách :
“Câu chuyện Phạm Ngọc Lân kể cũng cũng chính là câu chuyện của chúng
ta: Đó là chuyện về mối quan hệ mập mờ giữa nước Pháp với cái mà thời đó
chúng ta gọi là Đông Dương.”
“Sau đệ nhị thế chiến hoặc ngay cả trước đó, nhiều nhà văn như André
Malraux hay Marguerite Duras, đã kể cho chúng ta về xứ Đông phương
huyền bí này và đã từng làm say mê biết bao người Pháp.”
“Nhưng từ đó đến nay, những lời kể như vậy ngày càng hiếm. Chính vì vậy mà muốn sách của Phạm Ngọc Lân quý giá như thế”
Ông Pierre Brocheux, cựu giáo sư sử học Đại Học Paris nói: “Cuộc sống
của Phạm Ngọc Lân đã hòa nhập vào vận mệnh của miền Nam Việt Nam…”
“…Qua cuộc tìm kiếm người cha nguyên là trung úy Pháp tử trận ở Đông
Dương đã khuất bóng, chuyện kể đứa con lai không cha, sống bấp bênh
trong một xã hội thời thuộc địa còn đầy rẫy những thành kiến không tốt
đẹp về trẻ con lai Pháp, người ta còn tìm thấy giá trị không thể chối
cãi của một sử liệu.”
Ông già Tây lai trình bày với đài RFI: “Cuốn sách có 522 trang, tôi
dành phần đầu để viết cho chuyện thật gãy gọn, rồi trong 70 trang cuối,
tôi ghi ra tất cả mọi tài liệu tỉ mỉ về địa lý, lịch sử và văn hóa Việt
Nam ở hậu bán thế kỷ 20.”
“Đây là những tài liệu 'gốc' mà tôi thu thập từ văn khố của cố Tổng
Thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson, như những văn bản mật của Đại Sứ Hoa Kỳ
Henry Cabot Lodge Jr. gởi cho ông Lyndon Johnson hoặc cho Ngoại Trưởng
John Foster Dulles.”
“Tôi cũng phải vào kho lưu trữ tài liệu của Bộ Ngoại Giao Pháp để tìm tòi.”
Cuốn "Người Cha Vô Danh” ra đời được vài tháng thì cái tựa bỗng trở nên
trớ trêu vì ông đã biết được tên người cha mình vài tháng nay. Ông
Lân năm nay 71 tuổi.
“Chỉ vì ngày trước người ta đánh vần sai họ của cha tôi, chỉ chữ 'C'
thành 'G' nên tìm mãi từ 1980 mà không ra được tông tích mình,” ông cho
nhật báo Người Việt biết.
“Nhờ may mắn, gặp được người truy cập được tên thật ông cụ nên tôi tìm ngay được thân nhân qua Internet.”
Ông Jean Caillard, người cha đã có tên. (Hình: Phạm Ngọc Lân cung cấp)
“Gia đình bên cha tôi toàn là bác sĩ, kỹ sư và những người học cao, có
địa vị xã hội. Tất cả đều đón nhận tôi bằng những vòng tay rộng mở.”
“Bây giờ, tôi có một đại gia đình vui vẻ.”
Quả là một câu chuyện lý thú về sự hữu duyên.
Nhà văn Tây lai Phạm Ngọc Lân đến với người viết cũng trong một trường hợp hết sức “tình cờ."
Ông kể: “Tôi đọc bài viết về Chánh Lục Sự Hiếu Nguyễn ở Orange County trên báo Người Việt Online.”
Hiếu Nguyễn là một người Việt lai Mỹ và là người gốc Việt đầu tiên nắm
giữ chức vụ chánh lục sự tại Orange County và cũng là người gốc Việt duy
nhất giữ chức danh này trên toàn quốc cho đến giờ. Ông cũng đang tìm
kiếm người cha vô danh.
Ông già Tây lai tiếp: “Vì thấy có sự đồng cảm nên tôi muốn liên lạc với anh Hiếu để nói lên điều này."
“Tôi quen với anh Đỗ Quý Toàn (chủ tịch Hội Đồng Chủ Biên nhật báo
Người Việt) nên viết email hỏi cách liên lạc với anh Hiếu, phần để
khuyến khích anh ấy.”
“Anh Toàn giới thiệu tôi với tác giả bài viết là Đằng Giao.”
“Tôi đã liên lạc được với anh Hiếu và chúng tôi rất vui.”
Đài RFI nói về ông: “Học trung học ở Đà Lạt và đại học ở Sài Gòn, trong
thời gian chiến tranh, ông Phạm Ngọc Lân đã từng là sĩ quan quân y
trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975,
ông bị đưa đi cải tạo một thời gian. Ra khỏi trại, ông trở lại giảng dạy
tại Đại Học Dược Sài Gòn, trước khi sang định cư tại Pháp vào năm
1980.”
Khi được hỏi có phải mục đích viết cuốn “Người Cha Vô danh” là để tìm cụ
thân sinh, nhà văn dứt khoát: “Cuốn sách này nói về cuộc tìm kiếm cha
tôi nhưng tôi không hề dám nghĩ sẽ tìm được cha mình.”
“Tôi viết là cho các thế hệ trẻ nói tiếng Pháp có một góc nhìn về lịch sử Việt Nam qua câu chuyện riêng của mình.”
“Tôi đã ký tặng sáu cuốn cho sáu đứa cháu nội ngoại rồi. Cháu tôi, đứa lớn nhất bảy tuổi, đứa bé vừa lên một.”
Văn sĩ Phạm Ngọc Lân tại Saigon (24 tuổi). (Hình: Phạm Ngọc Lân cung cấp)
Qua phiên bản Việt ngữ của cuốn sách này, người đọc có thể thấy ngay
được vị trí “người ngoại cuộc” của ông già Tây lai ở mọi nơi suốt cuộc
đời ông:
“Câu chuyện mở đầu
Đà Lạt, đầu thập niên 50.
Thằng bé độ tám chín tuổi đeo cạc-táp trên lưng đi qua một bãi trống
trên đường từ trường về nhà. Mấy đứa trẻ cùng lứa tuổi đang chơi đánh
khăng, ngừng tay, quay về phía thằng bé hét to :
“Tây lai ăn khoai cả vỏ, ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột !”
Bảo Lộc, cuối thập niên 60.
Anh dược sĩ trung úy trẻ có vợ mới cưới. Vợ dạy ở một trường trung học
trong thị xã bé nhỏ này. Có phụ huynh học sinh “mách” với thầy hiệu
trưởng: “Tôi thấy cô giáo mới về năm nay cặp bồ với Mỹ đó!”
Sài Gòn, cuối thập niên 70.
Chàng dược sĩ “cán bộ giảng dạy đại học” đạp xe vào một con hẻm đến
thăm người bạn tù cải tạo mới được thả về. Bọn con nít nhìn theo xầm xì:
“Liên Xô! Liên Xô!”
Paris, giữa thập niên 80.
Thằng bạn người Pháp, cũng là đồng nghiệp trong một công ty tin học,
một hôm tâm sự: “Thú thật là lúc mới gặp mày, tao không biết mày người
gì, tao đoán là Nam Mỹ. Chỉ biết chắc mày không phải người Pháp, nhưng
không ai ngờ mày lại là người Việt Nam!”
Văn sĩ Phạm Ngọc Lân năm 2007. (Hình: Phạm Ngọc Lân cung cấp)
Ông già Tây lai kể: “Chưa khi nào tôi nghĩ mình là người Pháp cả. Có lẽ môi trường sinh sống hồi còn ấu thơ ảnh hưởng đến chuyện này nhiều hơn là huyết thống.”
Ông già Tây lai kể: “Chưa khi nào tôi nghĩ mình là người Pháp cả. Có lẽ môi trường sinh sống hồi còn ấu thơ ảnh hưởng đến chuyện này nhiều hơn là huyết thống.”
Trả lời báo La Depeche, ông cũng khẳng định: "Tôi đã sống còn nhờ khả
năng thích ứng của tôi, trong lúc vẫn cố gắng bảo tồn bản sắc của tôi.”
“Không nên quên rằng mặc dù thuộc về nền văn hoá Việt Nam, tôi cũng có
50% máu Pháp chảy trong huyết quản. Đúng rồi, tôi cảm nhận tôi là người
Pháp, và là người dân thị xã Roquettes, nhưng tận trong đáy lòng tôi
vẫn là người Việt Nam".
Ngoài ra, văn sĩ Phạm Ngọc Lân còn có tài chơi guitar nữa. Ngay từ
trước 1975, ông đã tham gia Đoàn Văn Nghệ Sinh Viên Nguồn Sống. Ông có
242 video trên YouTube do ông đàn và hát, đa số là nhạc Việt.
Từ năm 2009 đến giờ ông có 4,821,571 người coi và hơn 9,000 người "theo."
Khi hỏi ông chọn nhạc phẩm nào để nói lên tâm trạng lẫn thân phận mình, ông nhỏ nhẹ: "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời."
Ông tâm sự: “Tôi cảm thấy mình rất Việt Nam khi đàn ca nhạc Việt. Sáu đứa cháu nội ngoại của tôi đều có cha Việt, mẹ Việt."
*** Để thưởng thức âm nhạc Phạm Ngọc Lân, xin vào: http://www.youtube.com/user/phamjngocjlaan
Để đọc "Người Cha Vô Danh," bản tiếng Việt, xin vào: https://phamjngocjlaan.wordpress.com/
Mọi thắc mắc về "De Père Inconnue," xin liên lạc: lan_phamngoc@yahoo.com
Để đọc "Người Cha Vô Danh," bản tiếng Việt, xin vào: https://phamjngocjlaan.wordpress.com/
Mọi thắc mắc về "De Père Inconnue," xin liên lạc: lan_phamngoc@yahoo.com
Monday, August 31, 2015
LINHNGUYEN * HỘI NGỘ VĂN KHOA-SƯ PHẠM
Hội ngộ 40 Năm Viễn Xứ cựu sinh viên Văn Khoa và Sư Phạm
Monday, August 31, 2015 6:03:07 PM
Monday, August 31, 2015 6:03:07 PM
Linh Nguyễn/Người Việt
SANTA ANA, California (NV) - Buổi hội ngộ "40 Năm Viễn Xứ" do nhóm cựu
sinh viên hai đại học Văn Khoa và Sư Phạm, cùng thân hữu tổ chức, tưng
bừng diễn ra lúc 6 giờ chiều Chủ Nhật, 30 Tháng Tám, tại Majesty
Restaurant, Santa Ana. ;Ban hợp ca của cựu sinh viên hai trường.
(Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
"Nửa đời người, trải qua bao nhiêu nghịch cảnh, biết bao bất hạnh do
chiến tranh gây ra, và đa số những người hiện diện nơi đây đã phải trải
qua 40 năm viễn xứ. Như vậy là chia ly, kẻ mất người còn, phải xa cách
biết bao người thân yêu, nỗi buồn tưởng như không biết chia sẻ cùng
ai..." ông Trần Năng Phùng, đại diện ban tổ chức, phát biểu với niềm xúc
động trong bài diễn văn khai mạc.
"Nhưng hôm nay, những giọt nước mắt tuôn tràn vì những cuộc trùng phùng,
những người trò gặp lại thày, những người bạn gặp lại bạn xưa, và rồi
chắc chắn chúng ta sẽ được liên kết với nhau trong tương lai. Đó có thể
là những điều quí giá nhất mà chúng ta vừa tìm được," ông Phùng nói
thêm.
MC xướng danh và mời 16 vị giáo sư hiện diện lên sân khấu để các trò trao hoa tạ ơn thầy.
Các giáo sư dạy cả hai trường văn khoa và sư phạm, gồm GS Phạm Cao Dương, GS Doãn Quốc Sĩ; các giáo sư dạy Đại Học Sư Phạm, gồm GS Trần Thị Khánh Vân, GS Đàm Trung Pháp, GS Trần Đình Tuấn, GS Nguyễn Hoàng Duyên, GS Mai Thanh Truyết, GS Nguyễn Hữu Phước, GS Lê Quang Tiếng, GS Võ Thị Cẩm Vân, GS Võ Thị Kim Sơn, GS Võ Thị Minh Vân; GS Nguyễn Văn Sâm dạy Đại Học Văn Khoa. Ngoài ra, còn có GS Dương Ngọc Sum, thanh tra Bộ Giáo Dục; GS Tiến Sĩ Cao Văn Hở, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh; và cả GS Nguyễn Thanh Liêm, thứ trưởng Bộ Giáo Dục.
Các giáo sư dạy cả hai trường văn khoa và sư phạm, gồm GS Phạm Cao Dương, GS Doãn Quốc Sĩ; các giáo sư dạy Đại Học Sư Phạm, gồm GS Trần Thị Khánh Vân, GS Đàm Trung Pháp, GS Trần Đình Tuấn, GS Nguyễn Hoàng Duyên, GS Mai Thanh Truyết, GS Nguyễn Hữu Phước, GS Lê Quang Tiếng, GS Võ Thị Cẩm Vân, GS Võ Thị Kim Sơn, GS Võ Thị Minh Vân; GS Nguyễn Văn Sâm dạy Đại Học Văn Khoa. Ngoài ra, còn có GS Dương Ngọc Sum, thanh tra Bộ Giáo Dục; GS Tiến Sĩ Cao Văn Hở, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh; và cả GS Nguyễn Thanh Liêm, thứ trưởng Bộ Giáo Dục.
Giữa quang cảnh nhộn nhịp của nhà hàng, người ngồi chật ních 36 bàn, những cái bắt tay, những cái ôm nồng ấm của bạn cũ gặp lại, cũng như nỗi bồi hồi của các cựu sinh viên gặp lại những vị giáo sư xưa, đây đó những tâm tư được trải ra cùng nỗi xúc động. Một trong những vị thầy khả kính được MC nhắc đến là Giáo Sư Phạm Cao Dương. Thầy được hết nhóm học trò văn khoa vây quanh để chụp hình lưu niệm, lại đến các nữ sinh viên sư phạm muốn có hình ảnh chung với vị thầy của mình. Họ như muốn níu kéo những hình ảnh thương yêu ấy trong lòng. "Lẽ ra ban tổ chức phải nghĩ đến những buổi hội ngộ như thế này từ nhiều năm trước. Chúng ta đã có những giáo sư phải ra đi vì tuổi già, như Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa, Giáo Sư nguyễn Khắc Hoạch, v.v... Chúng ta có những sinh viên từ giã bạn bè, như cố Đại Tướng Cao Văn Viên, cố Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm, v.v..." Giáo Sư Phạm Cao Dương nói với nhật báo Người Việt. "Rồi hội ngộ 50 năm, tức mười năm nữa, biết ai là kẻ còn, người mất. Thôi hãy vui với hiện tại, những giây phút như tối nay rất quý," giáo sư nói.
Ngồi cùng bàn với Giáo Sư Phạm Cao Dương là nhà văn Doãn Quốc Sĩ, 92
tuổi, hiện sống ở Garden Grove. Ông nói qua lời cô con gái là Doãn Quốc
Khánh: "Tôi qua Mỹ năm 1995. Ngày xưa tôi dạy Đại Học Văn Khoa, Sư Phạm
và Vạn Hạnh. Không nhớ năm nào, chỉ biết là lâu lắm rồi!"
Dương cầm thủ Trần Minh Ngọc. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Trước đó, sau nghi thức chào cờ Việt-Mỹ và mặc niệm, ông Phùng giới
thiệu thành phần các anh chị em cựu sinh viên của hai trường đại học,
gồm Trần Năng Phùng, điều hành tổng quát; Lê Tinh Thông và Hoàng Văn
Thịnh, đồng trưởng ban tổ chức; Nguyễn Ngọc Hà, tổng thư ký; Trần Công
Tiến, thủ quỹ; Đặng Huệ Hoa, phó thủ quỹ; Nguyễn Mai, liên lạc các phân
khoa bạn; và nhiều thành viên khác.
Ban tổ chức cho biết chương trình có ba MC, gồm Hồng Vân, Minh Hiền và
Thanh Mai, cũng là các cựu sinh viên. MC Hồng Vân cho biết, đêm hội ngộ
có phần văn nghệ rất hào hứng và phong phú, gồm gần 30 tiết mục.
Đặc biệt có phần trình diễn dương cầm của bà Trần Minh Ngọc, từng học
một năm đại học văn khoa, sau tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc và trở lại dạy
tại trường này.
Chị Từ Dung, một cựu sinh viên văn khoa ban Anh văn, được giới thiệu là
con gái nhà văn Hoàng Đạo, trình bày liên khúc "Trở Về," gồm "Về Mái Nhà
Xưa, Trở Về và Trở Về Mái Nhà Xưa," được mọi người vỗ tay nhiệt liệt.
Ông Nguyễn Quang Minh, đại diện ban tổ chức lên tặng hoa khích lệ.
Luật sư Nguyễn Đình Sơn kéo vĩ cầm cùng Ngọc Lan trình diễn bài Nostalgie cổ điển.
Xen kẽ là các nhạc phẩm được ưa chuộng của thập niên 60-70, như Áo Lụa
Hà Đông, Thương Hoài Ngàn Năm, Cô Láng Giềng.
<
Ca sĩ Thanh Lan với nốt ruồi duyên dáng, trình diễn bài Tuổi Học Trò của
nhạc sĩ Minh Kỳ và Dạ Cầm, để đưa mọi người về với thời gian cắp sách
đến giảng đường.
Người ca sĩ chia sẻ một kỷ niệm mà hôm nay cô gặp lại một người bạn cũ
là anh Phạm Bá Vinh, sinh viên văn khoa: "Thanh Lan chỉ nhớ hồi học ban
Anh văn ở Đại Học Văn Khoa, anh Vinh đem bài đến tận nhà, vứt vào cửa
sổ, vì khi ấy Thanh Lan thường không có nhà."
Một người khác, ông Nguyễn Trung Quân, 78 tuổi, cư dân Santa Ana, chia
sẻ: "Tôi học cùng thời với anh Đỗ Quý Toàn. Tôi nhớ mãi học Pháp văn với
Giáo Sư Võ Văn Lúa. Chúng tôi rất sơ phải thi vấn đáp khi gặp thầy.
Chúng tôi đùa với nhau gặp thầy Võ Văn Lúa là 'lúa' rồi!"
Cựu Giáo Sư Võ Kim Sơn, từng dạy Cal State Fullerton 20 năm cho biết bà dạy Đại Học Sư Phạm năm 1967 sau khi du học từ Mỹ về.
Ông Vũ Ngọc Cảnh, 72 tuổi, cư dân Fountain Valley, cựu hiệu trưởng trung
Học Ngô Sĩ Liên ở Tân Bình, vui vẻ kể kỷ niệm thời đi học văn khoa và
học sư phạm ban sử địa: "Tôi hồi xưa nhỏ tuổi nhưng dáng dâp lại già,
nhưng không hiểu sao lúc nào cũng như 'gươm lạc giữa rừng hoa'."
Chương trình với phần văn nghệ kéo dài đến 11 giờ đêm mà mọi người còn
bịn rịn. Nhiều người nói "nên tổ chức hàng năm để gặp nhau cho đỡ nhớ."
Các chị em trong BVN CLB TNS chụp hình kỷ niệm với GS/NS Lê Văn Khoa
Chụp hình kỷ niệm trong ngày Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ
Một số vị Giáo Sư được mời lên sân khấu để các cựu sinh viên tặng hoa như GS Mai Thanh Truyết, GS Nguyễn Văn Sâm, GS Nguyễn Thanh Liêm, GS Dương Ngọc Sum, GS Doãn Quốc Sỹ, GS Phạm Cao Dương, GS Trần Thị Khánh Vân, v.v
GS
Trần Năng Phùng, Trưởng BTC, cô Minh Ngọc, MC Thanh Mai và MC Minh
Hiền chụp hình kỷ niệm với Danh ca Thanh Lan, cựu sinh viên của ĐH Văn
Khoa
Các chị em trong BVN CLB TNS chụp hình kỷ niệm với GS/NS Lê Văn Khoa
Chụp hình kỷ niệm trong ngày Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ
Các chị em trong BVN-CLB TNS với tiết mục trình diễn trong ngày Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ
Sunday, August 30, 2015
THANH THƯƠNG HOÀNG * ĐÊM SA ĐỊA NGỤC
Đêm Sa Điạ Ngục
Văn nghệ sĩ là tinh hoa nhân loại,
là những người làm đẹp cho đời,
không một ai có quyền - dù nhân
danh này nọ - hãm hại họ".
(Khuyết danh)
là những người làm đẹp cho đời,
không một ai có quyền - dù nhân
danh này nọ - hãm hại họ".
(Khuyết danh)
Đã mấy chục năm qua dù tôi muốn quên đi nhưng không
thể nào quên được. Hễ cứ tới ngày này tiềm thức tôi tự động trỗi dậy bắt
tôi phải nhớ tới "nó". "Nó" đây là khúc ngoặt định mệnh của đời tôi:
ngày 5 tháng 4 năm 1976 tôi bị công an Thành phố Hồ Chí Minh đến nhà
bắt. Người ta bảo oán hờn nên cởi, nên quên, nên bỏ lại phía sau nhưng
sao tôi thấy khó quá, có lẽ vì tôi chỉ là một con người bình thường chưa
vượt nổi mình nên chưa thể quẳng gánh nặng đau thương dĩ vãng đi được?
Hôm nay kể lại chuyện này may ra "sả" được phần nào? Thấm thoát thế mà
đã gần 40 năm trôi qua! Đây là chuyện cá nhân thiết tưởng chẳng nên nói
tới làm gì nhưng vì sự việc lại ở một phạm vi lớn, vượt ra ngoài bình
diện cả nhân. Đó là cả một chiến dịch quy mô thuộc chủ trương chính sách
của chính quyền cộng sản lúc bấy giờ nên tôi nghĩ mình cần viết ra để
mai này nếu có ai muốn tìm hiểu giới Văn nghệ sĩ báo chí Miền Nam sau
ngày "bị giải phóng" rồi "được" cộng sản "chiếu cố" ra sao, may ra góp
thêm chút gì trong tập hồ sơ đen dầy cộm của nhân loại về tội ác cộng
sản chăng.
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 quân nhân các cấp từ úy
tới tá, tướng và nhân viên công chức Nhà Nước đều bị bắt đi "học tập
cải tạo". Đó là chiến dịch X1 khắp nước ai cũng biết, gần như nhà nào
cũng có người đi tù. Tiếp tới chiến dịch X2 "đánh tư sản mại bản" cả
nước cũng đều biết. Đa số tư sản mại bản là người Tầu Chợ Lớn, chỉ có
một vài người Việt như các ông Phạm Quang Khai, Phạm Quang Hoa, Hoàng
Kim Quy. Nhưng năm sau, có lẽ nhận thấy "bốn phương phẳng lặng hai kinh
vững vàng" rồi cộng sản mở tiếp chiến dịch X3 "đánh" văn nghệ sĩ báo chí
Miền Nam mà cộng sản gọi là "văn nghệ sĩ báo chí phản động". Chiến dịch
mở màn cuối tháng 3 tới tháng 4 năm 1976.
Phải nói khi trận cuồng phong đỏ ập xuống Miền Nam,
không phải riêng tôi mà cả người dân Miền Nam đều như những kẻ mất hồn,
ngất ngư, ngơ ngác, sống dở chết dở. Hoang mang chán nản sợ hãi đến tột
cùng. Cả bầu trời, cả cõi nhân gian như trùm phủ bởi mây đen mờ mịt với
những hình tượng ác thú rợn người. Những ngày tháng trước mắt hiện ra
toàn cảnh tăm tối, vô vọng, đói khát. Nhất là với giới cầm bút chúng
tôi, biết bao tin tức từ miền Bắc (qua thân nhân nhắn vào) đầy đe dọa bi
thảm: nếu không bị thủ tiêu thì cũng bị bắt đi tù đầy nơi rừng sâu nước
độc tới chết rục xương như đã diễn ra với giới văn nghệ sĩ miền Bắc sau
năm 1954.
Để trốn lánh, tôi (thật ngây thơ đến ngớ ngẩn) cùng
bà vợ lên vùng ven Thị xã Biên Hòa sống ẩn mình trong trang trại của ông
Bố tôi. Trang trại này biệt lập, sát mé rừng thưa do người Mỹ khai
quang từ trước nhưng vắng vẻ. Để làm kế sinh nhai tôi lập chuồng trại
mua gà công nghiệp mới nở 3 ngày về nuôi. Còn các con tôi đều ở lại
Saigon hy vọng được tiếp tục học. Nửa tháng tôi đem tiền và gạo về cho
bọn nó. Nuôi gà bị lỗ - vì gà nuôi lớn nhưng không quen buôn bán, không
biết chỗ tiêu thụ, lại ngượng ngùng khi rao bán mặc cả nên bị bọn lái
buôn ép giá. Lỗ vốn hết tiền, gia đình tôi phải sống nhờ vào trợ cấp của
ông Bố già. Một hôm, sau khi ăn cháo buổi sáng, bà vợ tôi mở một gói
giấy nhỏ ra hỏi tôi: "Anh biết cái gì đây không?". Làm sao tôi biết được
những hạt bột nhỏ mầu xám đen. Vợ tôi thản nhiên nói: "Thuốc độc đấy!
Em mua ngoài tiệm thuốc Tầu về". Tôi sửng sốt: "Có phải em định...".
"Đúng, tối qua em định trộn vào thức ăn để chúng mình cùng chết". Tôi
kêu lên: "Trời ơi! sao em không bàn với anh trước khi quyết định?".
Không trả lời câu tôi hỏi, bà nói: "Chúng mình bây giờ làm gì còn lẽ
sống, làm gì còn hy vọng sống thì phải giải thoát cái thể sác này. Em
nghĩ điều hay nhất và em tin anh cũng nghĩ như vậy nên mới âm thầm lẳng
lặng làm. Cái chết bất ngờ, cái chết tự gây, cái chết chủ động, bao giờ
cũng là cái chết ...sung sướng và hoàn hảo nhất. Nhưng rất tiếc khi ra
tay em lại không có đủ can đảm". Sau khi nói lời an ủi bà vợ và bầy đặt
vài lý do lạc quan (tưởng tượng) tôi vứt gói thuốc độc xuống hố rác.
Thực ra tôi có ý định tự tử ngay từ khi cộng sản vào Saigon tôi bị kẹt
lại, nhưng nghĩ tới sáu con nhỏ tôi bỏ ý định này và chấp nhận sống khổ,
kể cả sống nhục để nuôi con. Nhưng thật oái oăm, chính các con tôi lại
vất vả khốn khổ lo lắng việc nuôi tù cho tôi sau đó.
Những ngày tháng sống trong hoang mang lo âu sợ hãi và u ám vô vọng cứ thế tiếp tục đè nặng lên cuộc sống chúng tôi.
Hôm có việc về Saigon tôi tình cờ gặp Nhà văn Mai
Thảo trên đường Nguyễn Huệ, anh đi cùng Nhiếp ảnh gia Cao Lĩnh. Trong
cơn hỗn mang này còn gặp được nhau chúng tôi mừng lắm. Mai Thảo hỏi tôi
cuộc sống mới đổi đời ra sao. Tôi trả lời: "Bây giờ tao sống theo triết
lý con gà". Mai Thảo ngạc nhiên kêu lên: "Triết lý con gà?". Còn Cao
Lĩnh nói: "Tao phục thằng Hoàng thật. Trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng
sống dở chết dở thế này mà vẫn còn có thể nói chuyện tếu được". Tôi làm
bộ mặt nghiêm nói: "Tao nói thật đấy. Từ lúc lên trại ở Biên Hòa tạm
lánh nạn, tao nuôi gà công nghiệp làm kế mưu sinh, vì thế tao mới có
nhiều thời giờ gần gà, quan sát gà". (Tôi xin lỗi bạn đọc về lối xưng
hô, vì chúng tôi thân nhau từ lúc còn trẻ nên trong chuyện trò đều mày
tao quen miệng). Tôi nói tiếp: "Thế này nhé. Con gà trống bị cột một
chân vào gốc cây chờ người ta đem đi cắt tiết làm thịt. Thế mà thấy con
gà mái đi qua nó vẫn lên tiếng tán tỉnh gạ gẫm làm tình, cẳng đạp vào
cánh phành phạch, vẫn cất tiếng gáy ầm ĩ. Và rồi nó hùng hổ leo lên lưng
con gà mái, chẳng cần biết trong giây lát nữa đây sẽ lên đoạn đầu đài.
Cuộc đời của tao bây giờ cũng vậy. Mặc kệ sự đời, muốn tới đâu thì tới.
Cứ biết ngày hôm nay còn sống ta cứ sống, cứ làm những gì thường ngày ta
làm. Chưa hết, cho đến khi bị giết gà vẫn còn được đưa lên bàn thờ cúng
bái, còn muốn gì hơn nữa! Bây giờ bọn mình như cá nằm trên thớt, gà chờ
cắt tiết, thì việc gì phải suy nghĩ lo âu than thở sợ hãi cho khổ cái
thân". Thực ra tôi nói vậy để tự "trấn an" mình và bạn bè, chứ từ ngày
Saigon thay áo đổi mầu tôi lúc nào cũng như ngồi trên lửa. Hai anh bạn
xem ra có vẻ thích thú cái triết lý (vụn) gà này lắm. Họ bắt tay tôi và
chúc cứ sống "vô tư" như con gà. Từ đó tới giờ tôi không gặp lại hai
người bạn này nữa. Họ đã may mắn thoát khỏi gông cùm ngục tù cộng sản
chạy sang Mỹ và đã "về vùng vĩnh cửu" lâu rồi.
Con trai tôi từ Làng Báo Chí lên đưa tôi một mảnh
giấy to bằng bàn tay đánh máy và dưới có chữ ký bên cái "triện" hình chữ
nhật nhỏ bằng mực tím. Người ký tên Phạm Ngọc Lễ - một anh phát báo
Saigon Post trước 75 - giờ được chính quyền xã phong cho chức "trưởng
ban đại diện Làng Báo Chí". Văn thư "yêu cầu tôi về Làng Báo Chí làm
việc. Khẩn". Tôi biết việc này lành ít dữ nhiều, bàn bạc cùng vợ. Vợ
tôi bảo phải về thôi "kiến trong miệng chén bò đâu cho thoát". Trong lúc
tôi còn đang dùng dằng lưỡng lự, vợ tôi đi chợ về báo một tin không
lành: "Em thấy ngoài chợ họ kháo nhau là có vợ chồng một tay ngụy gộc
Saigon trốn lên đây vờ làm dân vô sản chăn nuôi gà để che thân lánh nạn,
tránh trình diện cách mạng". Thế là tôi phải quyết định trở về Làng Báo
Chí ngay vì nơi chốn nào cũng chỉ toàn bất ổn.
Hôm về, tôi được người bạn cho mượn chiếc xe đạp cũ
chở hai con nhỏ từ xa lộ rẽ vào Làng Báo Chí. Một cái rào cản mới lập
chắn ngang đường có mấy cậu du kích mang súng AK, tuổi 15, 16 chặn tôi
lại hỏi giấy tờ. Tôi làm gì có giấy tờ cách mạng cấp. Họ hỏi với giọng
rất sấc, hách dịch: anh vào nhà ai? Tôi nói vào nhà tôi. Sao lâu nay tôi
không thấy mặt anh, lạ thật. Nhà anh ở đâu? Cuối làng, sát bờ sông. A,
một tên nói to, chắc anh biết thằng ngụy ác ôn phản động chủ tịch báo
chí? Nhà nó cũng ở sát bờ sông đấy. Thằng này hiện trốn tránh nhưng chạy
đâu cho thoát. Tôi sững người. Mặc dầu cố làm bộ mặt tỉnh nhưng tim tôi
nhói thắt. Nhà tôi, Làng tôi do tôi lập ra. Mọi người trong Làng ai
cũng biết mặt biết tên mấy năm trời nay, bây giờ tôi bỗng trở thành
người lạ, trở thành "thằng" và chưa chi đã bị lên án "thằng ngụy ác ôn
phản động". May mà mấy cậu cách mạng con này không biết mặt tôi, nếu
biết, chắc tôi bị họ dí súng vào lưng dẫn đi nhà giam hay cho một phát
đạn rồi. Thì ra sở dĩ có cái thư "khẩn" đòi tôi về Làng ngay là do mấy
anh "ba mươi" cộng tác với mấy anh ký giả nằm vùng muốn lập công đầu với
cách mạng, tổ chức tòa án nhân dân để xét xử "tội trạng" tôi. Về phía
"đại diện nhân dân" đứng ra yêu cầu là anh chàng "ba mươi" làm nghề phát
báo Saigon Post Phạm Ngọc Lễ. (Anh này trước đây phải năn nỉ ông chủ
nhiệm báo Saigon Post ký giấy chứng nhận ký giả và cũng cậy cục xin xỏ
tôi mãi mới được cấp nhà trong Làng Báo Chí, vì theo điều lệ quy định
phải là ký giả). Còn người lãnh đạo phát động đấu tố là ký giả nằm vùng
Nguyễn Vạn Hồng làm phóng viên cơ quan Việt Nam Thông Tấn Xã của Nhà
Nước, luôn được cử đi theo tổng thống, thủ tướng trong các chuyến công
du. Ngoài ra anh ta còn làm phóng viên cho một tờ nhật báo chứa chấp đầy
bọn nhà báo nhà văn họa sĩ nằm vùng. (Tờ Điện Tín của Nghị sĩ VNCH Hồng
Sơn Đông). Nguyễn Vạn Hồng có người cha tập kết ra Bắc nghe đồn làm
chức to lắm (sau này mới biết không phải vậy, ông ta chỉ là một cán bộ
tép riu).
Buổi tối hôm đó, khoảng 8 giờ, trời tối tăm mù mịt
khác thường, rất tiếc tôi không còn nhớ ngày, "ban hội tề" (tức ban đại
diện Làng Báo Chí) lập tòa án nhân dân tại trụ sở tạm đầu Làng. Ban hội
tề 4, 5 tên, ngồi chồm hổm trên băng ghế dài kê sau cái bàn. Còn dân
Làng già trẻ lớn bé đều ngồi bệt dưới sàn nhà. Tôi không chịu ngồi, đứng
dựa tường góc phòng và thản nhiên lấy thuốc lá nhồi píp hút. Sau khi
nghe ban hội tề lớn tiếng gay gắt hằn học kết đủ thứ tội cho tôi như
CIA, làm tay sai Thiệu Kỳ Khiêm, lập Làng Báo Chí theo chính sách của đế
quốc Mỹ tập trung giới báo chí văn nghệ sĩ vào một chỗ (như ấp chiến
lược) để kìm kẹp kiểm soát thao túng đàn áp (?) và vô số tội nữa với anh
em văn nghệ báo chí. Họ nói dài nói dai đến hai tiếng đồng hồ với toàn
những chuyện dựng đứng bịa đặt. Rồi họ yêu cầu "nhân dân trong Làng" lên
tiếng tố cáo tội ác của tôi. Cả Làng nhìn nhau không ai lên tiếng. Họ
đành quay sang tôi bắt tôi thành khẩn nhìn nhận tội lỗi, bầy tỏ lòng ăn
năn hối hận và "xin" cách mạng khoan hồng, nhờ cách mạng cải tạo sớm trở
thành công dân tốt xã hội chủ nghĩa. Tôi nghĩ mình đã đến bước đường
cùng chẳng còn gì hy vọng, cuộc sống thì bị vây hãm đe dọa, tương lai
thì mù mịt tăm tối, không việc làm, cái đói cái khổ đang rình rập trước
cửa nhà, chỉ còn cái chết may ra mới thoát. Nghĩ vậy tôi bỗng sinh liều
hết sợ. (Tôi cũng không hiểu sao lúc đó lại "anh hùng" đến thế). Tôi
dõng dạc nói to: "tôi nhìn nhận đã chống cộng từ mấy chục năm nay, sách
báo còn ghi rành rành. Nếu chống cộng là có "tội" với cách mạng thì tôi
nhận. Nhưng còn với Làng Báo Chí này tôi quả quyết chỉ có công không có
tội. Tôi lập nó vì muốn anh em ký giả văn nghệ sĩ có cái nhà. Đó là
hoàn toàn do thiện tâm thiện chí của tôi, không ai xúi dục hay bắt buộc
tôi làm. Nhờ tôi hơn 300 gia đình ký giả, văn nghệ sĩ có nhà để ở, tuy
chưa được hoàn hảo như mong muốn nhưng cũng đầy đủ tiện nghi cho một
cuộc sống trung lưu. Tôi nhắc lại, tôi sẵn sàng chấp nhận búa rìu cách
mạng đánh xuống đầu vì "tội" chống cộng. Nhưng với Làng Báo Chí này, nếu
không nói là người có công lập ra nó thì tôi cũng không hề có tội. Với
anh em văn nghệ sĩ, ký giả cũng vậy". Tôi vừa dứt lời, thật bất ngờ, dân
làng bỗng vỗ tay ào ào. Lại còn có nhiều tiếng nói lớn: ông Hoàng vô
tội. Ông là người ơn của chúng tôi. Không có ông không có Làng này. Một
vài người già tự đứng lên phát biểu cũng với nội dung tương tự. Biết khó
xách động được quần chúng, Nguyễn Vạn Hồng vội đứng lên nói vài lời kết
thúc. Tuy nhiên gã không quên phát lời dọa dẫm: dù sao ông Thanh Thương
Hoàng cũng như những người chế độ cũ cần phải được cách mạng giáo hóa
cải tạo. Tôi biết bản án dành cho tôi đã được báo trước.
Ngày tháng lặng lẽ trôi trong ảm đạm thê lương, trong
tối tăm vô vọng. Chúng tôi phải bán tất cả vật dụng cần thiết trong nhà
từ cái giường ngủ tới bàn ghế, tủ lạnh, tivi, quần áo... để lấy tiền
sống. Rồi người ta mở chiến dịch "quét sạch văn hóa đồi trụy Mỹ Ngụy".
Tôi đau lòng biết bao khi nhìn các con tôi bắt buộc tuân theo lệnh "các
đồng chí cán bộ văn hóa" ôm từng chồng sách báo của tôi và các bạn bè
tặng tích lũy từ bao năm, đem nộp cho cách mạng để cách mạng chất đống
đốt. Tôi liên tưởng tới việc ngày xưa bạo chúa Tần Thủy Hoàng đốt sách
chôn thư sinh. Tấn trò man rợ, ngu muội thời trung cổ bây giờ giữa thế
kỷ 20 lại tái diễn.
Qua một cái tết chẳng có gì "hồ hởi phấn khởi" đất
nước độc lập thống nhất như người cộng sản la lối rùm beng, bọn "dân
ngụy" chúng tôi ngày đêm chỉ mải mê tính đường chạy trốn khỏi cái thiên
đường xã hội chủ nghĩa này. Bao biến cố rung trời chuyển đất đang xẩy ra
cho Miền Nam khốn khổ (vốn hiền hòa chân chất nhân hậu). Giữa năm thì
cả triệu Quân Cán Chính VNCH đi tù. Cuối năm đánh tư sản mại bản (để
cướp của) bắt hết các nhà tư sản. Cuối tháng 3 đầu tháng 4.1976 mở chiến
dịch X3 "đánh" Văn nghệ sĩ báo chí.
Chập tối ngày 5 tháng 4, anh Trần Việt Hoài, nhà thơ,
phó chủ tịch Làng Báo Chí, trưởng nam cụ Á Nam Trần Tuấn Khải hốt hoảng
chạy sang nhà tôi báo tin dữ: công an cộng sản đang mở chiến dịch bắt
các Văn nghệ sĩ Miền Nam. Nhiều người đã bị vồ. Trước khi về Trần Việt
Hoài còn cố nhắc lại câu nói lúc đầu: "Còn ông, ông coi chừng đó. Tôi sợ
đến lượt ông đấy". Tôi tuy không bất ngờ cũng bàng hoàng hoang mang lo
sợ, mặc dầu biết việc này sớm muộn cũng sẽ xẩy ra.
Buổi tối cơm nước xong không thấy động tĩnh gì, tôi
khoác chiếc áo ngủ sang nhà anh bạn hàng xóm chơi mà chược giết thời giờ
và cũng để lãng quên sự đời. Vừa xếp bài xong thì con tôi bước vào nói
có mấy chú công an bên xã đến nhà cần gặp Bố. Tôi xin lỗi các bạn vui
lòng chờ ít phút.
Tôi về nhà thấy hai công an mặc quần áo đen chở nhau
xe gắn máy, một gã vai đeo khẩu AK. Gã được chở tự xưng trưởng ban công
an xã mời tôi ra trụ sở "làm việc". Trụ sở tạm ngoài đầu làng. Đó là căn
nhà của anh Nguyễn Đức Lưu, một ký giả làm cho hãng thông tấn ngoại
quốc đã bỏ đi nước ngoài. Tôi đi xe đạp cho nhanh. Gã trưởng ban công an
hỏi tôi về tình trạng nhà cửa trong Làng với nhiều câu vớ vẩn đầu cua
tai nheo chẳng đâu vào đâu. Vừa chuyện trò gã vừa đưa mắt nhìn ra trước
cửa như có ý chờ đợi ai đó. Hơn một tiếng đồng hồ hỏi đáp những câu
chuyện vu vơ, gã trưởng công an cho tôi về hẹn hôm sau làm việc tiếp.
Tôi thật vô tâm, lú lẫn quên hẳn việc Trần Viêt Hoài báo động khi nãy
(chúng nó bỗng dưng tìm gặp mình là phải "có chuyện"). Về tới nhà cất xe
đạp xong tôi lại "vô tư" sang nhà anh bạn chơi tiếp mạt chược (vì mấy
người vẫn "vô tư" đợi tôi). Giữa lúc mọi người đang xoa bài thì con tôi
lại sang báo nhà có khách. Tôi bực mình đứng dậy ra về. Lúc bấy giờ đã
hơn 9 giờ tối. Thấy trước cổng nhà mình có một "ô tô con" mầu trắng đậu
và năm sáu người đứng lố nhố. Trong số này có gã trưởng công an xã và
tên du kích cầm súng AK khi nãy. Họ "dàn quân bố phòng" ngay: hai người
cầm súng AK canh trước cổng, hai người cầm súng lục trấn hai bên cửa
nhà. Mặt người nào cũng hầm hè sát khí như sắp xẩy ra bắn giết. Không
đợi tôi mời, họ lôi tôi vào trong nhà, tự giới thiệu công an trên Thành
và đổi ngay giọng nạt nộ yêu cầu tôi quay mặt vào tường giơ hai tay lên
cao nghe đọc lệnh bắt và khám nhà. Vợ con tôi sợ hãi cuống quýt, họ đuổi
ra hết trừ đứa con gái thứ ba ngồi học sát phòng bên, họ quên không
đuổi nên cháu chứng kiến từ đầu việc tôi bị bắt. Khám người, khám nhà
xong (mất hơn giờ) họ bảo tôi mang theo mấy bộ quần áo và ra xe. Vợ con
tôi ùa ra bị chặn lại. Họ nói: gia đình yên tâm, anh ấy đi làm việc mấy
ngày xong là về ấy mà. Cô con gái út tôi 12 tuổi lúc bấy giờ mới biết
tôi bị bắt và òa lên khóc, kêu to Bố ơi. Tôi hôn các con và bước vào cửa
sau xe hơi mở sẵn. Trước khi bước vào, tôi nói: "Cửa địa ngục đã mở,
cuộc đời tôi bắt đầu đóng lại theo cái cửa xe này". Gã công an không
hiểu, hỏi: "Anh nói gì?". Tôi nhắc lại câu nói. Gã nhún vai: "Chẳng có
gì quan trọng. Hỏi vài việc xong cách mạng cho anh về ngay thôi". Vừa
ngồi xuống nệm xe, hai gã công an ngồi hai bên, tôi ngồi giữa, lẹ làng
móc còng số 8 ra còng tay tôi vào tay họ. Trong lúc này đầu óc tôi lơ mơ
bất định, như người mộng du lơ lửng trên không. Xe ra tới xa lộ, thay
vì rẽ phải chạy về Thành phố họ rẽ trái phóng về hướng Thủ Đức. Tôi rùng
mình. Một ý tưởng khủng khiếp chợt xuất hiện: chúng nó đem mình đi thủ
tiêu? Mồ hôi lạnh nơi trán tôi toát ra. Chân tay tôi rã rời, tim đập
thình thịch. Bây giờ tôi mới thấy sợ. Cái chết hiện ra trước mặt ai cũng
đều sợ hết. Đến "con Đức Chúa Trờì vĩ đại như Chúa Jê Su khi lên đoạn
đầu đài cũng còn sợ chẩy cả máu mắt, huống gì thứ người trần tầm thường
như tôi. Rất may gã công an ngồi cạnh tên lái xe lên tiếng hỏi: "Mày
chạy đi đâu đây?". Tên kia trả lời: "Thì về Sở chứ còn đi đâu nữa!".
"Vậy là mày chạy ẩu rồi. Quay lại, về Sở rẽ phải mới đúng chớ". "Ờ nhỉ".
Thế là đến một quãng trống xe quay lại chạy vào hướng Thành phố. Hú
vía! Tôi đưa tay lên ngực nhưng bị vướng cái còng và bàn tay gã công an.
Thú thật bây giờ tôi mới bớt sợ mặc dù tim vẫn đập thình thịch. Tôi thở
dài như trút hết nỗi lo sợ ra ngoài. Xe còn chạy lòng vòng qua nhiều
đường phố hồi lâu (có lẽ nhằm đánh lạc hướng phòng ngừa có kẻ theo dõi?)
rồi mới chạy vào Sở An ninh nội chính (tức Nha công an Thành phố Saigon
cũ) đường Trần Hưng Đạo. Khi tôi bước vào phòng giam anh em tù trong
phòng xúm lại hỏi bị bắt vì tội gì? Tôi đáp: Tội văn nghệ sĩ! Mọi người ồ
lên ngạc nhiên. Một người cất tiếng chửi thề và nói to: văn nghệ sĩ có
tội gì mà bị bắt?! Tôi lắc đầu im lặng. Đêm sa địa ngục của tôi là như
thế. Năm đó tôi 43 tuổi, con đường sự nghiệp đang mở rộng phía trước và
để lại ngoài đời sáu con nhỏ còn vị thành niên đói khổ.
Vào tù tôi mới biết những nhà văn, nhà thơ, nhà báo,
nhạc sĩ, họa sĩ, kịch sĩ, đạo diễn điện ảnh - đa số có tên tuổi của miền
nam - bị bắt như Nguyễn Mạnh Côn, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Chóe (họa sĩ),
Đằng Giao (họa sĩ, con rể nhà văn Chu Tử), Duyên Anh, Vũ Hoàng Chương,
Hoàng Anh Tuấn, Mặc Thu, Thái Thủy, Doãn Quốc Sỹ, Hồ Thế Viên, Như Phong
Lê Văn Tiến, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Hồ Văn Đồng, Trần Việt Sơn,
Nguyễn Hữu Hiệu, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Huỳnh Thành
Vị, Sao Biển, Cao Sơn, Trịnh Viết Thành, Thái Dương, Tô Ngọc, Hồng
Dương, Lê Xuyên, Lý Thụy Ý, Anh Quân, Trần Quân, Sa Giang Trần Tuấn
Kiệt, Dương Nghiễm Mậu, Võ Xuân Đình, Đậu Phi Lục, Mộc Linh Nguyễn Hiệp
Duyên, Lê Hiền (anh này nằm vùng). Các đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, Thân
Trọng Kỳ, Minh Đăng Khánh và mấy đạo diễn tuồng cải lương. Tất cả khoảng
hơn trăm người, rất tiếc tôi không nhớ hết tên. Riêng trường hợp Uyên
Thao, Lý Đại Nguyên bị bắt từ mấy tháng trước, tôi được nữ ký giả Triều
Giang (báo Sóng Thần) đến nhà báo cho biết. Còn Nhà báo Nguyễn Tú bị bắt
ngay những ngày đầu tháng 5.75. Riêng Mai Thảo (có tên trong danh sách
bắt) nhờ may mắn thoát nạn. Nhà văn Hoàng Hải Thuỷ, Nhà báo Đường Thiên
Lý bị bắt sau. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Nhà văn Nhà báo Hiếu Chân Nguyễn
Hoạt, Nhà báo Trần Việt Sơn, Nhà thơ Vũ Hoàng Chương bi chết trong thời
gian tù. Trong bài này tôi chỉ đề cập tới các văn nghệ sĩ ký giả bị bắt
không thuộc giới quân nhân, không làm việc cho cơ quan Nhà nước hay
đoàn thể đảng phái nào, chỉ làm các báo, tạp chí tư nhân. Lẽ ra tôi kết
thúc bài viết ở đây lại muốn thêm vài giòng nữa.
Mấy ngày sau họ lại chuyển chúng tôi về T20 và tôi là
người trong giới văn nghệ bị gọi lên "làm việc" (hỏi cung) đầu tiên.
Sau khi kê khai lý lịch xong, gã chấp pháp (người hỏi cung) tra vấn tôi
về "tội" làm tay sai Mỹ Ngụy và "tội" lập Làng Báo Chí để tập trung các
văn nghệ sĩ ký giả lại như ấp chiến lược. Tôi nói tôi không có tội gì
cả, tôi chỉ là một người viết văn viết báo độc lập. Yêu nước, yêu tự do
dân chủ đó là quyền tối thượng của con người. Không ai có quyền nhân
danh này nọ kết tội. Tôi viết văn viết báo như một lẽ sống. Còn lập Làng
Báo Chí là do thiện tâm thiện chí của tôi muốn anh em hành nghề viết
lách sống quay quần bên nhau trong tinh thần tương thân tương ái nghề
nghiệp. Nghe tôi nói vậy gã chấp pháp bỗng đùng đùng nổi giận, đứng lên
đập bàn sô ghế, đưa nắm tay dứ dứ như muốn đấm vào mặt tôi nói như quát:
"Vào đây rồi mà vẫn còn ngoan cố. Tôi cho anh đi biệt giam để anh có
thì giờ suy nghĩ về tội trạng của mình". Thế là tôi bị tống vào biệt
giam (cacho) phòng số 11 khu C trại tù T20 (bên hông chợ Bà Chiểu Gia
Định) gần một năm. Tôi cũng là văn nghệ sĩ đầu tiên bị nhốt biệt giam.
Căn biệt giam mới làm còn hăng mùi xi măng, ngang 1m 20, dài 2 m, tường
kín mít, trần thấp, có cầu tiêu tại chỗ nhưng không có nước. Ít ngày sau
tôi có thêm mấy ông "hàng xóm" (nhốt cùng dẫy) tên tuổi: Thượng Tọa
Huyền Quang, Thượng Tọa Quảng Độ, Linh mục Đỗ Bác Ái, Tiến sĩ Mai Văn
Lễ, Nhà báo Hồ Văn Đồng, Nhà văn Doãn Quốc Sĩ. Tôi bị nhốt biệt giam hơn
11 tháng được chuyển về Sở An ninh nội chính (đường Trần Hưng Đạo). Có
lẽ biệt giam hết chỗ nên tôi được ở khu tập thể gần năm lại chuyển về
T20 (trại Phan Đăng Lưu). Sau đó khoảng 7, 8 tháng, vào nửa đêm, một số
chúng tôi bị gọi ra khỏi phòng, còng tay - hai người còng chung một còng
số 8- đưa lên xe vận tải (dùng chở heo) ngồi chật như nêm, nhịn ăn uống
chạy suốt đêm ngày hơn ngàn cây số tới trại tù Gia Trung nằm sâu trong
dẫy núi rừng vùng Cao nguyên, tỉnh Pleiku. Cuộc đời tù đầy nơi chốn địa
ngục trần gian của tôi kéo dài thiếu 4 tháng 5 ngày nữa trọn 10 năm.
Trong số các Văn nghệ sĩ bị đưa đi lưu đầy trên vùng rừng núi Pleiku chỉ
có mươi người, số còn lại nhốt ở T20 khoảng một năm được tha về hết. Số
Văn nghệ sĩ bị "phát vãng" lên trại lao động cải tạo Gia Trung Pleiku
gồm có: Hồ Văn Đồng, Doãn Quốc Sỹ, Trần Dạ Từ, Lý Đại Nguyên, Sơn Điền
Nguyễn Viết Khánh, Mặc Thu, Thái Thủy, Trịnh Viết Thành, Sa Giang Trần
Tuấn Kiệt, Tô Ngọc, Cao Sơn, Mộc Linh, họa sĩ Chóe (Nguyễn Hải Chí) và
tôi. Sau 3 năm (năm 1980) Nhà văn Doãn Quốc Sỹ được gọi tha về đầu tiên
trong giới anh em văn nghệ sĩ đưa lên đây.
Cộng sản bảo "những tên" bị đưa đi đầy thuộc thành
phần ác ôn nợ máu nhân dân, chống cộng ở thượng từng kiến trúc (?) cần
phải trừng trị đích đáng. Tới nay câu nói của người bạn tù vẫn còn vang
vang trong đầu tôi: Văn nghệ sĩ có tội gì mà bị bắt?! Và cũng từ lâu lắm
rồi, khi còn cắp sách tới trường, tôi đã đọc nhiều lần trong một cuốn
sách nào đó câu: "Văn nghệ sĩ là tinh hoa nhân loại, là những người làm
đẹp cho đời, không một ai có quyền - dù nhân danh này nọ - hãm hại họ".
Rất tiếc qua hơn nửa thế kỷ tôi đã quên mất tên tác giả.
Ðã xuất bản Trước 1975
Ðã xuất bản Sau 1975
- Khoảnh Khắc Và Thiên Thu, truyện ngắn (xuất bản tại Úc 1994)
- Tiến sĩ Lê Mai (tiểu thuyết, 1999)
- Người Mỹ cô đơn (tiểu thuyết, 2000)
- A Lonely American (Novel) (bản dịch cuốn tiểu thuyết NMCÐ, 2004)
- Những nỗi đau đời (tập truyện ngắn, 2001)
- Ông tướng tỵ nạn (tập truyện, 2005)
- Dòng Suối (tuyển tập truyện ngắn Ngọc Huyên & Quốc Oai xuất bản 2009)
- Cõi Đời, Cõi Người (tập truyện Ngọc Huyên & Quốc Oai xuất bản2011)
- Đoản Khúc Taboo (Kịch Bản Phim)
HỒ NAM * DƯƠNG NGHIÊM MẬU
DƯƠNG NGHIÊM MẬU*
NHÀ VĂN ĐẦY OAN KHÚC CỦA THỜI ĐẠI
HỒ NAM
Cuối thập
niên 50 thế kỷ hai mươi, tôi cùng nhà văn Giản Chi, nhà văn Thanh Hữu,
nhà thơ Đông Xuyến, nhà báo Quốc Phong, nhà báo Vân Sơn...chủ trương
tuần báo Cải Tiến. Lúc đó tòa soạn nhận được một lúc ba cái truyện ngắn
gửi từ Nha Trang, tên người gửi là Phi Ích Nghiễm, còn bút danh ký
dưới các truyện ngắn là Hương Việt Hương.
Nhà văn Giản Chi đọc xong các truyện ngắn này nói với tôi rằng người
viết những truyện ngắn này bút pháp tài hoa không thua gì tác giả Lỗ
Tấn ở bên Trung Quốc và yêu cầu tôi đưa truyện ngắn này cho họa sĩ minh
họa để đăng trên tờ Cải Tiến
Giữa lúc truyện ngắn của Hương Việt Hương vừa sắp chữ xong thì mấy ông
chuyên viên văn nghệ của Sở Nghiên Cứu Chính Trị của bác sĩ Trần Kim
Tuyến mang một bài thơ của tác giả Phượng Thu đăng trên Cải Tiến ra nghiên cứu, săm soi từng câu từng chữ rồi kết luận báo Cải Tiến đăng thơ "thân cộng" ra lệnh Bộ Thông Tin đóng cửa báo Cải Tiến và cử Trung úy "mật vụ" Lê Thanh Thái [tức nhà văn Lê Phương Chi] tới nhà tôi hoạnh họe tôi đủ điều về tác giả Phượng Thu [em tôi].
Thế là việc đăng truyện ngắn của Hương Việt Hương trên tuần báo Cải Tiến
lỡ dở...Một năm sau, buổi sáng Nguyên Sa rủ tôi ra chợ Thái Bình ăn
bún chả sau đó ghé nhà in Nguyễn Đình Vượng nằm trên đường Phạm Ngũ
Lão, nơi xếp chữ và in tạp chí Sáng Tạo, gặp Mai Thảo tán dóc.
Tại nhà in Nguyễn Đình Vượng tôi thấy Thanh Tâm Tuyền đang sôi nổi nói
về một tác giả mới tên Phi Ích Nghiễm mà nhà thơ Thanh Tâm Tuyền mới
đọc bản thảo xong. Theo Thanh Tâm Tuyền thì cái anh chàng Phi Ích
Nghiễm ở Nha Trang ký bút danh Dương Nghiễm Mậu là một tác giả có bút
pháp gọn gàng, ngôn ngữ trong sáng và nhân vật thì người đọc nhận ra
ngay tính cách, tâm tư, tình cảm và thời đại đang sống của họ. Nghe
Thanh Tâm Tuyền nhận xét về truyện ngắn của Dương Nghiêm Mậu, tôi liền
nói với Thanh Tâm Tuyền rằng cách đây một măm tôi đã định đăng truyện
ngắn của tác giả Phi Ích Nghiễm nhưng tuần báo Cải Tiến bị đóng cửa nên không có dịp đăng, tác giả này viết được lắm.
Sau khi báo Sáng Tạo của Mai Thảo đăng truyện ngắn của Dương
Nghiễm Mậu, tôi ghé Đàm Trường Văn Nghệ Viễn Kiến của nhà văn Nguyễn
Đức Quỳnh ở đường Phan Thanh Giản gần chùa Từ Quang của Hòa thượng
Thích Tâm Châu, Nguyễn Đức Quỳnh giới thiệu với tôi một người nhỏ nhắn
dân Bắc Kỳ di cư và nói với tôi rằng đó là Dương Nghiễm Mậu. Tôi và
Dương Nghiễm Mậu trao đổi mấy câu và tôi được biết Dương Nghiễm Mậu mới
vào Sài Gòn quyết tâm dành toàn thời gian cho con đường viết lách.
Ít lâu sau Bác sĩ Trần Kim Tuyến tài trợ cho Đoàn Tường [Lý Hoàng
Phong]. Đoàn Tường đã chọn Dương Nghiêm Mậu làm trợ lý lo sửa bản in ,
lo phát hành báo và có vẻ rất hài lòng với công việc người phụ trách.
Sau tháng 11 năm 1963, nguyệt san Văn Nghệ bị đóng cửa nhưng Dương Ngiễm Mậu đã in được một loạt truyện ngắn, truyện dài và trở thành nhà văn tầm cỡ rồi.
Tôi thấy Dương Nghiễm Mậu lúc đó đi đâu cũng đeo cái máy ghi âm "to đùng",
hỏi ra mới biết Dương Nghiễm Mậu lúc này đang đi làm phóng viên chiến
trường cho mấy cái đài phát thanh của người Mỹ ở Việt Nam như đài Tự
Do, đài Mẹ Việt Nam...
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi lại gặp lại Dương Nghiễm Mậu tại trại
cải tạo Lê Văn Duyệt bên cạnh chợ Bà Chiểu, nơi này ngày xưa gọi là "Đề lao Gia Định". Cuối năm 1976 tôi ở chung phòng với Dương Nghiễm Mậu và sau đó ở chung một tổ "cải tạo" với Dương Nghiễm Mậu.
Trong tổ cải tạo này Hoàng Anh Tuấn "ba gai" bao nhiêu thì Dương
Nghiễm Mậu hiền từ bấy nhiêu. Lâu lâu lúc trước khi đi ngủ Dương Nghiễm
Mậu lại nói nhỏ với Hoàng Anh Tuấn là anh chịu khó "nhịn" một chút để còn về, Hoàng Anh Tuấn đáp lại rằng:"Tuấn là "bố Tây" Tuấn chẳng ngán gì cả, thế nào chúng nó cũng phải "tống" tao về bên tây thôi."
Rời trại cải tạo về nhà, sau ngày Tết ông Táo và một tháng sau chúng
tôi lại phải tới trụ sở nhà Tổng phát hành Nam Cường ở đường Nguyễn
Thái Học, quận 1, Sài Gòn "đùm cơm" đi ăn để "cải tạo"
thêm một tháng nữa...Dương Nghiễm Mậu thủ thỉ với tôi là mới gặp họa sĩ
Nguyễn Trung nhờ Nguyễn Trung giới thiệu học nghề sơn mài vì nhà đông
con không thể chỉ trông cậy vào cái lương cô giáo dạy văn trường Trung
học phổ thông Marie Curie của vợ được, phải kiếm nghề mưu sinh không
thì "chết đói nhăn răng" cả nhà.
Từ đó cho đến nay mấy chục năm liền Dương Nghiễm Mậu làm sơn mài, hỏi
đến viết lách Dương Nghiễm Mậu lắc đầu quầy quậy. Hồi còn mồ ma Đoàn
Tường [Lý Hoàng Phong], mỗi khi đi uống cà-phê với Lý Hoàng Phong, tôi
thường hỏi thăm Lý Hoàng Phong là anh em viết lách cũ lúc này ai cũng
viết lại cả ở hải ngoại hết, Dương Nghiễm Mậu lúc này đã cầm bút lại
chưa? Lý Hoàng Phong lắc đầu và nói với tôi rằng Dương Nghiễm Mậu "dè dặt"
lắm, hắn đã quyết tâm làm sơn mài suốt đời và bỏ viết luôn, đến nhật
ký cũng còn không ghi một chữ, ai nhắc đến chuyện cầm bút thì Dương
Nghiễm Mậu luôn trả lời xin cho hai chữ "bình an".
Thế rồi không biết Nguyễn Quốc Thái đại diện Công ty Văn hóa Phương Nam "tán tỉnh" thế nào, Dương Nghiễm Mậu đã cho Công ty Văn hóa Phương Nam in lại một loạt tác phẩm viết trước năm 1975 của Dương Nghiễm Mậu phát hành cùng lúc, với truyện dài Nguyệt Đồng Xoài của Lê Xuyên. Những tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu do Công ty Văn hóa Phương Nam tái bản, phát hành chưa được một tuần lễ thì trên tờ Sài Gòn Giải Phóng có bài "đấu tố" Lê Xuyên và Dương Nghiễm Mậu, tiếp theo là tờ "Văn Nghệ", Mai Quốc Liên và Vũ Hạnh mang Dương Nghiễm Mậu ra đấu trường "chơi" sát ván với đủ thứ tội danh văn chương đồi trụy, văn chương phản động.
Gặp lại Dương Nghiễm Mậu tôi hỏi nhà văn chỉ cười, nhất định không chịu nói một câu nào, dù một câu ngắn cũng không nói.
(*Dương Nghiễm Mậu, tên thật Phi Ích Nghiễm, sinh ngày
19.11.1936, ở quê nội làng Mậu Hòa, huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức,
tỉnh Hà Đông. Từ năm 12 đến năm 18 tuổi, Dương Nghiễm Mậu sống ở Hà
Nội, học tiểu học ở trường Hàng Than, trung học Chu Văn An. Viết đoản
văn, tùy bút cho báo trường và các báo có phụ trang văn nghệ học sinh.
Năm 1954, di cư vào Nam, năm đầu ở Huế, năm sau ra Nha Trang, năm 1957
vào Sài Gòn. Từ năm 1957, Dương Nghiễm Mậu viết nhiều tạp văn, tùy
bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài. Năm 1962, chủ trương tạp chí
Văn Nghệ với Lý Hoàng Phong, cho in tiểu thuyết đầu tay Đầy Tuổi Tôi
sau đổi tên Tuổi Nước Độc, Văn xuất bản năm 1966, đồng thời viết cho các
báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Tia Sáng, Văn, Văn Học, Bách Khoa, Giao Điểm,
Chính Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ, Sóng Thần...Năm 1966 nhập ngũ, năm 1967
phóng viên quân đội đến ngày 30.4.1975. Năm 1971 lập gia đình với giáo
sư Anh ngữ Hồ Thị Ngọc Trang. Sau ngày 30.4.1975 bị bắt giam, năm 1977
được tạm tha, học nghề làm sơn mài và sống bằng nghề này tại Sài Gòn.
1-Tác phẩm đã xuất bản: Truyện ngắn, bút ký: Cũng Đành (Văn
Nghệ, 1963), Đêm (Giao Điểm, 1965), Đôi Mắt Trên Trời (Giao Điểm,
1966), Sợi Tóc Tìm Thấy (Những Tác Phẩm Hay, 1966), Nhan Sắc (An Tiêm,
1966), Kinh Cầu Nguyện (Văn, 1967), Địa Ngục Có Thật (Văn Xã, 1969),
Ngã Đạn (Tân Văn, 1970), Quê Người (Văn Xã, 1970), Trong Hoang Vu (Tân
Văn, 1971), Cái Chết Của...(Văn Xã, 1971), Tên Bất Lực (Văn Học, 1972).
2-Truyện dài: Gia Tài Người Mẹ (Văn Nghệ, 1964, Đêm Tóc Rối
(Thời Mới, 1965), Tuổi Nước Độc (Văn, 1966), Phấn Đấu (Văn, 1966), Gào
Thét (Văn Uyển, 1968, Ngày Lạ Mặt (Giao Điểm, 1968), Con Sâu (Văn,
1971), Sống Đã Chết (Giao Điểm, 1972). - (NHẬT THỊNH)
NGÔ THẾ VINH * DƯƠNG NGHIỄM MẬU
Bốn mươi năm Dương Nghiễm Mậu và tự truyện Nguyễn Du
“... Kẻ có chữ bất mãn thường chọn cách viết sớ tâu lên... Những lá sớ
lâm ly thảm thiết này thường không được nghe. Có kẻ dâng sớ nhiều lần
nhưng không thấy cởi bỏ áo mũ trở lại làm phó thường dân mà vẫn ung ung
tại vị hưởng bổng lộc của triều đình. Một đôi kẻ chấp bút có đôi chút tự
trọng thì chọn con đường ở ẩn, không chọn con đường làm giặc nên không
có tên trong Sưu Tặc Ký.” Từ Hải Ngoại Truyện, Dương Nghiễm Mậu, 2005.
1975_ Bùi Giáng và Dương Nghiễm Mậu
Sau 30 tháng 4, 1975 các văn nghệ sĩ không đi thoát, hoặc chọn ở lại như Dương Nghiễm Mậu, nếu không phải đám nằm vùng thì ai cũng chờ cái ngày đi vào nhà giam, các trại tù cải tạo. Giữa những ngày căng thẳng và ảm đạm ấy, có một người vẫn nhởn nhơ, đi tìm thăm bạn bè văn nghệ cũ. Không ai khác hơn đó là nhà thơ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn. Trung niên thi sĩ lúc nào cũng gầy và già hơn tuổi, râu tóc sơ sác như từ bao giờ. Giữa một Sài Gòn thảng thốt, không biết anh đã lượm ở đâu trên đường mà có được bộ quân phục nguỵ với quân hàm Đại tá, Bùi Giáng đem vận ngay vào người, chân thấp chân cao đi nghêu ngao như diễn binh trên hè phố. Có lẽ đây là hình ảnh tuyệt đẹp cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, với một tân binh tình nguyện gia nhập đạo quân đã hoàn toàn rã ngũ. Rồi Bùi Giáng cũng tới được khu nhà thờ Ba Chuông, nơi có căn nhà Dương Nghiễm Mậu. Bùi Giáng hồn nhiên đi sâu vào con hẻm chật chội ấy đã thấp thoáng màu cờ đỏ. Anh vẫn tỉnh táo nhớ đúng nhà, tới đập cửa rầm rầm đòi vào thăm cho được cố tri. Trầm tĩnh và bản lãnh như Nghiễm, mà trước tình huống ấy cũng vẫn như gái ngồi phải cọc; được cái lúc ấy chòm xóm còn là thân quen, mạng lưới công an chưa đủ dầy đặc để gây nỗi phiền hà. Ra khỏi nhà Dương Nghiễm Mậu, không biết Bùi Giáng còn đi gõ cửa tới thăm những ai khác, hay anh lại ra nơi đầu cầu Trương Minh Giảng như một người tỉnh táo đứng làm cảnh sát công lộ chỉ đường “trên dòng luân lưu hỗn mang của lịch sử” và để rồi sau đó nếu anh không bị đám “cách mạng 30” hay bọn công an đánh tả tơi sưng mặt mũi thì rồi cuối cùng chắc anh cũng lại tìm về với “mẫu hậu” Kim Cương, ngồi trước cửa phóng bút làm thơ tặng nàng.
1975_ Toà Soạn Bách Khoa và anh Lê Ngộ Châu
Tuần lễ trước 30 tháng 4, 1975, nhân viên Đài Mẹ Việt Nam và những cây viết cộng tác đã được Mỹ lên kế hoạch di tản khỏi Việt Nam – để tránh bị trả thù. Trước ngày lên tàu ra đảo Phú Quốc, nhà văn Võ Phiến tới thăm toà soạn Bách Khoa, nơi vùng “xôi đậu” có Võ Phiến Bắt Trẻ Đồng Xanh ngồi chung với Vũ Hạnh Bút Máu; cũng là nơi mà Võ Phiến đã gắn bó suốt 18 năm cùng với tuổi thọ của tờ báo. Anh Lê Ngộ Châu chủ nhiệm Bách Khoa kể lại: Võ Phiến thì phải đi, nhưng linh cảm không có ngày về, vẻ mặt buồn thảm, anh chỉ ngồi khóc lặng lẽ không nói nổi lời giã từ và rồi đứng dậy bước ra khỏi toà soạn.
Trước một ngày mất Sài Gòn, thì hầu như toàn bộ nhân viên Đài Mẹ Việt Nam trong đó có gia đình Võ Phiến Giã Từ, Lê Tất Điều Phá Núi, Viên Linh Hoá Thân, Tuý Hồng Tôi Nhìn Tôi Trên Vách, Thanh Nam Bóng Nhỏ Đường Dài từ Phú Quốc đã được đưa lên con tàu lớn Challenger đậu sẵn ngoài khơi. Khi bờ biển Phú Quốc xa mờ trong tầm mắt, lần này thì Lê Tất Điều thấy Võ Phiến khóc. Cùng với những con tàu thuộc Đệ Thất Hạm đội, họ lênh đênh trên Biển Đông trong cuộc hải trình nhiều ngày để tới đảo Guam. Guam đã từng là căn cứ xuất phát của các đoàn phi cơ B52 trong cuộc chiến tranh Việt Nam với những trận mưa bom trải thảm/ carpet bombing có sức tàn phá của một cơn địa chấn. Đảo Guam chỉ rộng 550 km2 sau tháng Tư 1975, là chặng dừng chân đầu tiên của hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn trước khi vào đất Mỹ. Vũ Khắc Khoan Thần Tháp Rùa, Nghiêm Xuân Hồng Người Viễn Khách Thứ 10, Mặc Đỗ Siu Cô Nương nhóm Quan Điểm cũng đi thoát và trước sau đặt chân tới các trại tỵ nạn trên đất Mỹ.
Chưa đến một tuần lễ sau, ngày 5 tháng 5, 1975 một trong những cây viết lâu năm của Bách Khoa, Phạm Việt Châu Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh đã tuẫn tiết tại tư gia khi cộng sản hoàn toàn chiếm Miền Nam. Cái chết rất sớm và tức tưởi của một tác giả có viễn kiến về lịch sử dân tộc, sức sáng tạo đang sung mãn mới bước vào tuổi 43, đã như một hồi chuông báo tử cho bao nhiêu tang thương diễn ra sau đó.
1975_ Chiến Dịch Đốt Sách
Những ngày sau 30 tháng 4, 1975, hai đứa con Vũ Hạnh trong bộ bà ba đen, tay cuốn băng đỏ, tới toà báo Bách Khoa cũng là nơi cư ngụ của anh chị Lê Ngộ Châu. Trước khách lạ, đứa con gái nói giọng hãnh tiến: “Tụi con mới từ Hóc Môn về, cả đêm qua đi kích tới sáng.” Người dân lành nào vô phước đi lạc trên đường ruộng đêm đó có thể bị tụi nó coi là nguỵ. Những tên nằm vùng cùng với đám “cách mạng 30” này chỉ như phó bản đám Hồng vệ binh của Mao nhưng lại sau cả thập niên. Cũng chính những đám này là thành phần kích động chủ lực trong chiến dịch lùng và diệt tàn dư văn hoá Mỹ Nguỵ, chúng dẫm đạp những cuốn sách, nổi lửa đốt từng chồng sách rồi tới cả tới những kho sách. Những cuốn sách mà đa phần chúng chưa hề đọc, trong đó có cả một tủ sách “Học Làm Người”. Sách của những “tên biệt kích văn nghệ” còn được trưng bày trong toà nhà triển lãm Tội ác Mỹ Nguỵ cùng với vũ khí chiến tranh và chuồng cọp, dĩ nhiên có sách của Dương Nghiễm Mậu, có cả cuốn Vòng Đai Xanh của người viết.
Cảm khái với câu thơ Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí: văn chương vô mệnh cũng tro than/ văn chương vô mệnh luỵ phần dư. Hơn hai ngàn năm sau, chẳng ai quên chuyện “đốt sách chôn nho/ phần thư, khanh nho” của Tần Thuỷ Hoàng, nhưng không biết chỉ 100 năm tới đây, các thế hệ tương lai có ai còn giữ được“bộ nhớ” Đã Có Một Thời Như Thế – tên một bài viết của Nhật Tiến, về giai đoạn người Cộng sản Việt Nam đốt sách giam tù cả một thế hệ văn nghệ sĩ của Miền Nam?
1975_ Nhà hàng Givral và Phạm Xuân Ẩn
Trước 1975, La Pagode, Brodard, Givral là nơi tôi, Phạm Đình Vy [chủ nhiệm Tình Thương] và các bạn y khoa thỉnh thoảng có dịp lui tới kể cả khi đã ra trường. Givral cũng là nơi thường gặp gỡ các nhà báo như Phạm Xuân Ẩn, Cao Giao, Nguyễn Tú, Như Phong Lê Văn Tiến... Phạm Xuân Ẩn, là bạn đồng môn với nhà văn Sơn Nam thời trung học Cần Thơ, Ẩn gốc người Nam dáng chân quê mộc mạc. Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Phạm Xuân Ẩn chỉ được biết tới như phóng viên của Reuters, sau đó chuyển sang tuần báo Times, trụ sở trong Continental Palace bên kia đường. Cũng không thể không nhắc tới khách sạn Caravelle, gần toà nhà Quốc hội cũ, nơi tập trung đông đảo nhà báo ngoại quốc, nơi đặt văn phòng của các hãng thông tấn và truyền hình Mỹ như ABC, NBC, CBS... Cũng chính Morley Safer trong một buổi phát hình CBS Evening News ngày 5 tháng 8, 1965 chiếu cảnh lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong cuộc hành quân xua dân ra khỏi làng và sau đó bật quẹt Zippo đốt nhà của họ, những hình ấy đã làm rúng động Toà Nhà Trắng và cả nước Mỹ như một vết hằn sâu của một cuộc chiến bắt đầu thất nhân tâm. Bảy năm sau, Nick Ut phóng viên AP với bức hình “Napalm Girl” chụp trong trận giao tranh Trảng Bàng Tây Ninh ngày 8 tháng 6, 1972, cũng là thời điểm Quốc Hội Mỹ dứt khoát cắt viện trợ quân sự cho Miền Nam.
Đội quân báo chí hùng hậu ấy, trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, có khả năng điều kiện hoá dư luận với “những tin tức xấu từ một phía”, đủ làm nản lòng dân Mỹ, cùng với đám GI’s đang cầm súng từ phía bên kia nửa vòng trái đất; truyền thông Mỹ có phần công lao không nhỏ gián tiếp đưa tới mất Miền Nam Tự Do và cũng là một thất trận đầu tiên trong lịch sử các cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ. Và rồi, tất cả bọn họ cũng đã kịp tháo chạy trước khi Sài Gòn đổi chủ.
Và rồi mấy ngày đầu tháng 5, 1975, Givral lại như điểm hẹn của những người bạn còn kẹt lại, tới đó để biết ai ở ai đi và nghe ngóng tin tức. Từ những chiếc bàn nhìn qua khung kính trong suốt ấy, tình cờ gặp lại Phạm Xuân Ẩn. Ẩn cũng đã từng tới thăm toà soạn báo sinh viên Y khoa Tình Thương trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày nào. Vợ con Phạm Xuân Ẩn đã được tuần báo Times cho di tản trước đó nhiều hôm, nhưng Ẩn thì ở lại. Với hơi chút ngạc nhiên và vẻ quan tâm, Ẩn hỏi tôi: “Vinh, tại sao toa không đi?” Lúc đó chỉ như một câu hỏi xã giao, nhưng phải sau này, khi đã ở trong vòng rào các trại tù cải tạo, tôi mới thấm thía vỡ lẽ được câu hỏi ấy của Phạm Xuân Ẩn, nó đã như lời báo bão về những năm tháng tù đầy từ một chính sách mà Ẩn thì biết rất rõ. Trong vỏ bọc của một nhà báo làm cho tuần báo Times danh tiếng của Mỹ, thực chất trước đó nhiều năm Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên chiến lược đơn tuyến của Cộng sản Hà Nội. Sau này cũng chính Phạm Xuân Ẩn tâm sự với Morley Safer chương trình 60 Minutes của CBS rằng khi Sài Gòn xụp đổ không dễ gì để nói với đám “cách mạng 30” đeo súng AK lúc đó rằng, tôi là đại tá quân đội của họ, không phải CIA. Có thể tôi bị tụi nó giết và cả con chó của tôi cũng bị nướng sống. [Flashback, Vietnam Revisited 1989, The Spy in Winter]
1975_ Nhà báo Như Phong
Chỉ sau cụ Hoàng Văn Chí Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, người hiểu rõ cộng sản sau này không ai hơn nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến. Cô Thần cũng là bút hiệu khác của Như Phong Khói Sóng trên nhật báo Tự Do, một chuyên mục viết về cộng sản Miền Bắc. Hiểu cộng sản như vậy, với biết trước những tháng năm tù đầy, vậy mà anh vẫn chọn ở lại. Gặp lại anh tại nhà luật sư Mai Văn Lễ, trước bệnh viện Sùng Chính trên đường Trần Hưng Đạo. Anh Mai Văn Lễ có một thời làm Khoa trưởng Luật khoa Huế thời Phật giáo Tranh đấu, bây giờ chỉ còn lại mình anh, chị và hai con thì đã đi trước đó một tuần lễ.
Trưa ngày 30 tháng Tư, ngay sau khi lệnh đầu hàng được phát đi, có thể thấy từ mấy tầng lầu cao là một cơn mưa confetti, chỉ một màu trắng của những mảnh vụn giấy tờ tuỳ thân của quân cán chính cần được xé huỷ trước khi cộng quân hoàn toàn kiểm soát Sài Gòn. Không kể những giày nón quân phục được cởi bỏ vội vàng vứt tả tơi trên đường phố. Là người đi trước thời cuộc, anh Như Phong tiên đoán đúng những gì sắp diễn ra: chiến dịch đánh tư sản, kế hoạch đổi tiền cho mỗi hộ khẩu và rồi những cuộn giấy bạc sau đó trở thành rẻ rách và rồi sẽ là quần đảo ngục tù / Gulag Archipelago một tên sách của Solzhenitsyn. Dư tiền cũ thiên hạ đổ xô đi mua vàng, đôla chợ đen không dễ gì có trong thời điểm này. Anh Như Phong thì chỉ gợi ý mua những cuộn len quý nhồi trong các bộ nệm sa lông giống như ngoài Bắc, sau này khi cần có thể gỡ dần ra bán để kiếm sống. Nói vậy thôi chứ thái độ của cả mấy anh em vẫn là “chờ xem”.
Và rồi vang lên tiếng xích sắt nghiến trên mặt nhựa, nhìn qua khung cửa là những chiếc tăng T54 treo cờ giải phóng hối hả chạy về phía trung tâm Sài Gòn.
...
1980_ Cũng đừng tới thăm
Ra tù ba năm sau, trở về một Sài Gòn đã đổi khác. Nếu còn chút gì thân quen thì là mấy người bạn, không nhiều còn ở lại. Anh ấy là một trong những cố tri đầu tiên tôi nghĩ tới thăm. Là giáo sư đại học, anh tốt nghiệp ở Mỹ, trở về Việt Nam từ cuối thập niên 1960, đầy lý tưởng, ôm mộng lớn về một cuộc cách mạng xã hội – theo anh công bằng xã hội/ social justice phải là giải pháp rốt ráo cho một cuộc chiến tranh bế tắc đang diễn ra khốc liệt giữa hai miền Bắc Nam. Tôi cũng đã từng gặp anh ở Mỹ và cả những năm sau này ở Việt Nam. Sự xụp đổ mau chóng của Miền Nam với anh là cả một “giấc mộng lỡ”. Tuy không phải chịu những năm tháng tù đầy, nhưng cuộc sống gia đình anh, cũng như cả Miền Nam rõ ràng là khó khăn. Từng bước, anh đã bán những bộ tự điển quý lúc đó rất có giá, cho đám học giả đói sách từ Bắc vào mua; tiếp đến là đồ đạc tranh tượng, cuối cùng là còn lại là một tủ sách khoa-học-xã-hội đồ sộ mà anh đem từ Mỹ về thì nay trở thành vô giá – no value, chỉ có thể đem cân ký bán lạt-son để làm bột giấy. Vợ anh là cô giáo cũng phải ra giữa chốn chợ trời tần tảo kiếm sống. Anh thì quá nhậy cảm để thấy nỗi đau và nhục.
Gặp lại anh, vẫn nét mặt trí thức và đôn hậu như ngày nào, nhưng trong ánh mắt thì lộ rõ vẻ bất an. Thoáng nét vui mừng nhưng anh kịp kìm hãm, vừa nói vừa canh chừng nhìn ra cửa : “Biết toa được ra trại thì mừng nhưng cũng xin toa đừng tới thăm”. Sự thẳng thắn rất trực tiếp của anh, thoáng như một gáo nước lạnh, nhưng tôi cảm thông và vẫn rất thương anh. Gia đình bên vợ anh ở Mỹ đang làm thủ tục bảo lãnh, nghĩ rằng việc có liên hệ với lính nguỵ với tù cải tạo có thể là cản trở cho cuộc hành trình hy vọng của gia đình anh tới bến bờ tự do ấy. Anh phản ứng theo hoàn cảnh, không chút phán đoán tôi vẫn dành cho anh sự kính trọng, và mai mốt đây nếu có ngày gặp lại anh thì chắc chắn phải là trên một lục địa khác. Rất sớm trên toàn Miền Nam đã bắt đầu có một mạng lưới tai mắt tổ dân phố và công an đủ để gây hoài nghi và cả sự sợ hãi.
Ra khỏi nhà anh, có lại được niềm vui ấm lòng khi gặp người bạn tấm cám Nghiêu Đề. Nghiêu Đề cho biết mới gặp Sao Trên Rừng đi xe gắn máy từ Đà Lạt xuống, ngạc nhiên thấy Nguyễn Đức Sơn lần đầu tiên ăn vận đồ lớn complet cravate, hỏi tại sao thì Sơn cười giọng khinh mạn: “có vậy mới khỏi lẫn với tụi nó”.
1980_ Trần Phong Giao ngoài chợ
Trần Phong Giao dáng vạm vỡ, da sậm có vẻ công nhân lao động ngoài nắng hơn là người làm việc chữ nghĩa văn phòng. Nổi tiếng là thư ký toà soạn báo Văn trong 8 năm từ 1963 tới 1971, một tờ báo có vị trí đặc biệt trong sinh hoạt văn học Miền Nam với phát hiện những cây bút mới và không ít sau này đã trở thành những tên tuổi. Sau Văn, anh thử làm nhiều công việc khác cũng trong lãnh vực báo chí, xuất bản, rồi thủ thư nhưng đã không để lại nhiều dấu ấn như ở Văn. Không lâu sau 30 tháng 4, cả hai anh chị đã phải chạy chợ kiếm sống với chiếc xe ba bánh, đậu trên đường Lê Thánh Tôn đứng bán từng bó củi, mấy nải chuối hay những bó rau tươi để nuôi đàn con. Ngày ra tù, tới thăm anh, vẫn ở trong con hẻm gần Cầu Kiệu, bên Tân Định, anh gầy sút đi nhiều hai chân đã rất yếu. Gia tài của anh đáng giá vỏn vẹn còn một tủ sách, quý nhất là trọn bộ báo Văn đóng bìa da, một sự nghiệp của Trần Phong Giao nhưng rồi anh cũng đã không giữ được và phải đem bán cho một Việt kiều từ Mỹ về để có tiền chạy gạo và thuốc men. Trần Phong Giao mất trong sự túng quẫn và bạo bệnh (2005), anh cũng bước qua được ngưỡng tuổi cổ lai hy.
1981_ Và những bữa cơm gia đình
Ngôi nhà Nghiễm trong con hẻm với mặt tiền hẹp nhưng khá sâu. Nghiễm mặc quần soóc, áo thun trắng, đôi mắt rất tinh anh lúc nào cũng như mỉm cười, trông trẻ hơn tuổi của một người sinh năm 1936.
Tuy sống gần khu Chợ Cũ, sẵn những quán ăn vỉa hè và nhà hàng, rất tiện cho nếp sống cơm hàng cháo chợ, nhưng thường sau một ngày làm việc, thay vì về nhà tôi ghé nhà Nghiễm, được chị Trang vợ Nghiễm cho thêm chén thêm đũa với những bữa ăn đạm bạc nhưng ngon miệng vì là bữa cơm hạnh phúc gia đình. Trong tù, tôi và Nghiễm thì đã quen với những bữa ăn đói ngày đêm, ra ngoài tuy rau đậu nhưng cũng là bữa tạm no. Người lớn thì không sao, nhưng với trẻ nhỏ đang tuổi “mau ăn, chóng lớn” thì khẩu phần ấy phải xem là suy dinh dưỡng. Nếu không là ngày phải ra trễ, tôi ghé qua chợ mua một món ăn gì đó, đem tới bày thêm vào mâm cơm gia đình. Có thêm món thịt, thêm chút chất đạm thì hôm đó với hai đứa nhỏ như là bữa tiệc. Những lần gặp nhau, tôi và Nghiễm đều ít nói. Hình như Nghiễm có viết ở đâu đó là những điều không cần nói ra nhưng cũng đã hiểu nhau rồi. Chỉ có cô giáo Trang vợ Nghiễm sau một ngày dạy học mệt nhọc nhưng lúc nào cũng có đôi chuyện vui từ trường đem về gia đình. Miền Nam tài nguyên thì vẫn nguyên vẹn, nhưng đã có chính sách bần cùng hoá kiểm soát từng bao tử của người dân qua khẩu phần và sổ lương thực của họ.
1982_ Dương Nghiễm Mậu và một Thanh Tâm Tuyền khác
Đã gặp Thanh Tâm Tuyền ở những ngày 30 tháng Tư 1975 nơi một căn nhà nhỏ bên Gia Định. Vợ Tâm lúc đó cũng vừa sinh đứa con trai út trong cảnh tán loạn bệnh viện Nguyễn Văn Học. “Một Chủ Nhật Khác” cuốn tiểu thuyết cuối cùng của “một thời để yêu một thời để chết” cũng vừa mới in xong, chưa kịp phát hành. Ra tù 1982, gặp lại Thanh Tâm Tuyền của Bếp Lửa, bằng tuổi Dương Nghiễm Mậu nhưng trông anh già hơn nhiều, da sậm đen sắc diện của một người bị bệnh sốt rét kinh niên. Khó có thể tưởng tượng với vóc dáng mảnh mai ấy anh sống sót qua suốt bảy năm tù đầy ngày nào cũng đói lạnh nơi những vùng sơn lam chướng khí ấy ở các trại giam Miền Bắc. Bảy năm đốn tre trảy gỗ trên ngàn, bị tre nứa đâm xuyên đùi không giải phẫu thuốc men nhưng anh vẫn sống sót, trong tù chống rét anh tập hút thuốc lào, không giấy bút anh vẫn làm thơ qua trí nhớ nhưng là những bài thơ trở về với các thể thơ truyền thống. Thơ ở Đâu Xa là tập thơ cuối cùng làm trong tù TTT cho xuất bản ở bên Mỹ (1990).
Trong một cuộc phỏng vấn rất hiếm năm 1993, Thanh Tâm Tuyền đã giải thích sự chuyển biến trong thi ca của anh:“Làm thơ trong trại cải tạo, cũng là trở về với thi ca truyền thống dân gian/ Faire de la poésie dans un camp de redressement, c’est aussi retourner à la poésie de tradition populaire.” [Thanh Tam Tuyen, la poésie entre la guerre et le camp; par Le Huu Khoa, Publications de l’Université de Provence]
Trong chỗ rất riêng tư, anh tâm sự: Thái Thanh bạn anh đã dứt khoát không hát từ sau 1975. Khi biết Thanh Tâm Tuyền vừa ra tù đến thăm, cô ấy cầm đàn và hát lại những bài thơ phổ nhạc của anh: Đêm màu hồng, Nửa hồn thương đau, Lệ đá xanh… tuy ấm lòng gặp lại cố tri nhưng rồi anh đã không còn nguyên vẹn cảm xúc để nghe lại những thanh âm ngày cũ. Anh đã nói không với những người mới muốn gặp anh. Anh vẫn giữ thái độ đó khi sang định cư ở Mỹ. Sự khép kín ấy khiến Mai Thảo đôi khi cũng phản ứng giận lẫy.
Rồi cũng có một buổi gặp gỡ cuối 1982, từ nhà Nghiễm có Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền và tôi cùng đi bộ tới một quán cóc cũng trên đường Trương Minh Giảng nơi gần đường xe lửa. Thức uống của Nghiễm bao giờ cũng là một chai bia. Nhắc tới Tô Thuỳ Yên Trường Sa Hành thì vẫn còn ở trong tù. Rồi chẳng ai nhắc tới nỗi khổ hiện tại mà câu chuyện lại xoay quanh những người bạn may may mắn ở phương xa. Những người đi thoát trước 1975, vài tên tuổi được nhắc tới: Thanh Nam Tuý Hồng, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Võ Phiến, Lê Tất Điều, Viên Linh... Nhưng rồi tên Mai Thảo Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời vẫn như điểm hội tụ của những tin tức. Anh là nhà văn duy nhất hiếm hoi thoát các vụ ruồng bắt của cộng sản trong suốt hai năm sống lẩn lút ở Sài Gòn. Vẫn có nhiều người liều mạng che chở cho anh. Trần Dạ Từ Tỏ Tình Trong Đêm cùng với rất nhiều nhà văn nhà báo thì đang trong tù, Nhã Ca Giải Khăn Sô Cho Huế ra tù sớm phải cưu mang một đàn con nhỏ nhưng cũng chính mấy mẹ con Nhã Ca đã bất chấp hệ luỵ cất dấu bác Mai Thảo trong nhà, một căn phố lầu trên góc đường Tự Do, đây cũng là chặng ẩn náu cuối cùng của Mai Thảo cho đến khi anh vượt biển rất sớm thoát được tới đảo Pulau Besar Mã Lai đầu tháng 12, 1977.
Hai năm sau Mai Thảo 1979, phải kể tới chuyến đi thừa sống thiếu chết của 81 thuyền nhân trong số đó có Nhật Tiến Người Kéo Màn và thầy Từ Mẫn Lá Bối, vợ chồng ký giả Dương Phục Vũ Thanh Thuỷ... và con tàu đã gặp nạn hải tặc Thái Lan trên biển rồi trên đảo Kra, và cũng rất sớm qua ngòi bút của người chứng Nhật Tiến đã ghi lại những thảm cảnh ấy và bắt đầu làm rúng động lương tâm thế giới. Cũng khởi đầu cho phong trào Cứu Người Vượt Biển về sau này.
Sau lần gặp gỡ nơi nhà Nghiễm, Thanh Tâm Tuyền chuẩn bị đi Mỹ theo diện HO, cho dù “tâm thái” – chữ của TTT, vẫn gắn bó với một quê hương mà anh không muốn xa rời, riêng tác giả Ba Sinh Hương Lửa lại vào tù tổng cộng 14 năm trước khi đi định cư 1995 và gặp lại Mai Thảo ở Quận Cam.
Trên đường đi, tôi không thể không có ý nghĩ nếu làm một con toán cộng những năm tù đầy của mỗi văn nghệ sĩ Miền Nam, con số ấy phải vượt trên nhiều thế kỷ. Không phải chỉ có oan nghiệt giam cầm huỷ hoại những thân xác, họ còn giết chết sức sáng tạo của văn nghệ sĩ trong khoảng thời gian sung mãn nhất. Một nỗ lực huỷ diệt cả một nền văn hóa đến tận gốc: trước lịch sử, ai phải nhận lãnh trách nhiệm cho những tội ác thiên thu ấy?...
Tiểu sử:
Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh năm 1936 tại Hà Đông, cùng năm sinh với Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường. Học tiểu học trường Hàng Than, trung học Chu Văn An Hà Nội. Cùng học 2 trường ấy nhưng Nghiễm hơn tôi 5 tuổi, có lẽ trên nhiều lớp nên không được biết anh. 1954 di cư vào Nam. Từ 1957 viết nhiều tùy bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài cho Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Văn Học, Bách Khoa, Giao Điểm, Chính Văn. Có một giai đoạn ngắn, Nghiễm sinh hoạt nơi Đàm Trường Viễn Kiến của Nguyễn Đức Quỳnh Ai Có Qua Cầu. Từ 1962, làm tạp chí Văn Nghệ với Lý Hoàng Phong, anh của nhà thơ Quách Thoại. Tập truyện ngắn đầu tay Cũng Đành, Văn Nghệ xuất bản năm 1963. Truyện dài Gia tài Người Mẹ, giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc 1966. Nhập ngũ 1966 với cấp bậc hạ sĩ đồng hoá, làm phóng viên chiến trường đến tháng 4/1975. Sau 1975 bị bắt, ra tù 1977, sống bằng nghề sơn mài tại Sài Gòn.
2006_ Những Cơn Mưa Sài Gòn
Từ một khách sạn nhỏ gần đường Tự Do, để tới khu nhà thờ Ba Chuông, đi bộ thì quá xa, taxi thì nạn kẹt xe, tôi chọn Honda ôm, nhưng đã không tránh khỏi thót tim vì mấy tay lái xe quá liều mạng: chạy nhanh len lách, ngược dòng xe cộ, cắt cả lên vỉa hè đông người đi bộ mà anh ta cho là an toàn hơn đi theo luật giao thông. Tuy không có mẩu giấy địa chỉ trên tay, nhưng có trí nhớ tốt về hình ảnh / photographic memory, tôi nghĩ vẫn có thể tìm ra nhà Dương Nghiễm Mậu vẫn trong ngõ hẻm ấy cho dù đã nhiều năm không gặp. Nhà đã được xây lại, cất thêm một từng lầu. Nghiễm nay là nghệ nhân sơn mài, chị Trang vợ Nghiễm thì vẫn dạy Anh văn ở Marie Curie, hai con Nghiễm đã trưởng thành tốt nghiệp đại học và đi làm. Cả gia đình đều làm việc cật lực để tạo được một cơ ngơi như hôm nay.
Khi Nhà Văn là Con Bệnh
Tháng 9, 2006 gặp lại Nghiễm sau bao năm, khi anh vừa bước vào ngưỡng tuổi cổ lai hy. Thanh Tâm Tuyền vừa mất trước đó 6 tháng [03/2006]. Như Phong Khói Sóng mất đã 5 năm [12/2001], Mai Thảo Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền cũng mất trước đó 8 năm [01/1998], cùng năm với Nghiêu Đề Ngọn Tóc Trăm Năm [11/1998]. Họ là những nghệ sĩ Việt Nam chọn tự do phải sống lưu vong và vùi thân ở một nơi không phải quê nhà.
Nghiễm thì vừa gặp nạn ở cái tuổi 70, khi đang đi bộ trên lề anh bị một xe gắn máy chắc cũng lại xe ôm leo lên tông gẫy xương cổ chân, phải phẫu thuật bó bột gần 2 tuần lễ rồi mà còn sưng đau, vẫn phải chống nạng. Nghiễm giỏi chịu đựng, không hề than đau chính điều ấy khiến tôi quan tâm. Nghiễm cần được tái khám để có một ý kiến thứ hai / second opinion. Tôi nghĩ tới một bạn đồng môn còn ở lại, chuyên khoa chỉnh trực, giảng dạy ở Y khoa, bạn bè gọi anh là người có bàn tay vàng trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Anh cũng có phòng mạch tư ngoài giờ và tôi đề nghị đưa Nghiễm tới đó. Nghiễm thì lưỡng lự không muốn nhưng vì tình bạn anh đã không thể nói không.
Không có địa chỉ, nhưng biết phòng mạch Bs Võ Thành Phụng trên đường Lê Văn Duyệt, đối diện với trụ sở Tổng Liên Đoàn Lao Công cũ. Với một cổ chân bị gẫy còn rất xưng đau, thì lên và xuống taxi lúc này không phải là dễ dàng đối với Nghiễm. Cơn mưa nhiệt đới thì vẫn cứ tầm tã từ nhà cho tới khi Nghiễm bước chân được vào phía trong phòng mạch. Gặp chị Võ Thành Phụng, khi biết người bệnh là nhà văn Dương Nghiễm Mậu, thì tôi hầu như không còn vai trò gì nữa. Chị là độc giả lâu năm và rất quen thuộc với các tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu, từ thời báo Văn, Văn Nghệ và cả Sáng Tạo ngày nào, không kể những cuốn sách của Nghiễm mà chị đã đọc. Phòng mạch đông khách, do sắp xếp của chị Phụng, Nghiễm là bệnh nhân mới được ưu tiên khám trước. Anh Phụng cùng tôi đọc những tấm phim chỉ rõ xương cổ chân gẫy chưa lành nhưng không nhiều di lệch nên không cần thêm phẫu thuật mà là điều trị bảo tồn. Quá bận bịu với chuyên môn, anh Phụng có lẽ không là độc giả của Dương Nghiễm Mậu như chị Phụng nhưng Nghiễm đương nhiên trở thành người bệnh đặc biệt của phòng mạch anh chị hôm đó. Trời vẫn không ngớt mưa, trong taxi trên đường về, tôi nói đùa với Nghiễm, trong cuộc đời viết văn, tôi chưa bao giờ có hạnh phúc được gặp được một nữ độc giả tâm đắc và yêu văn chương đến như vậy. Rất ít bày tỏ, như từ bao giờ Nghiễm chỉ đáp lại bằng một nụ cười hiền.
2012_ Từ Hải Ngoại Truyện.
Trước 1975, đọc Kinh Kha với con chủy thủ trên đất Tần bất trắc trong Nhan Sắc để thấy truyện Dương Nghiễm Mậu là những tình huống và thái độ lựa chọn, rất biểu tượng và nhiều ẩn dụ. Nghiễm viết truyện xưa mà nói tới nay. Kinh Kha qua sông Dịch, chàng lọt vào được cung điện, khi đã kề đoản đao vào cổ Tần Vương, nhưng thay vì run sợ, thì Tần Vương lại ngửa mặt cười. Và Kinh Kha chợt hiểu ra tất cả: giết bạo chúa này sẽ lại có một bạo chúa khác… Và hình ảnh Kinh Kha lầm lũi rời khỏi cung điện vẫn là nỗi đau không cùng, như một dự báo oan khiên cho ngày hôm nay.
Từ Hải Ngoại Truyện được Dương Nghiễm Mậu viết khoảng 10 năm sau 1975, [Gia Định, 2005]. Từ Hải là nhân vật được Dương Nghiễm Mậu khá nâng niu. Phí Ích Bành em Nghiễm, trao cho tôi một phong bì với 16 trang chữ có ít dòng thủ bút của Nghiễm. Đọc ngay những trang viết ấy để thấy một Từ Hải Ngoại Truyện nửa anh hùng nửa thảo khấu, rất khác với nhân vật chính truyện khi chọn con đường bổng lộc giam thân về chốn triều đình.
Một trích đoạn về bối cảnh xã hội trong Từ Hải Ngoại Truyện: “một hôm thầy Khổng ngồi xe đi trên đường thì thấy một bô lão bước tới vái chào, thầy Khổng cho dừng xe lại, trong chốc lát cả một đám đông trẻ con gầy còm nhếch nhác vây quanh. Ông lão nói: nghe thiên hạ nói thầy nhiều chữ nên tới xin một ít. Khổng Tử liền mở cái hòm gỗ lấy ra một cuốn sách trao tận tay cụ già. Cụ già cầm lấy ngắm nghía rồi lật những trang sách nhìn trên nhìn dưới rồi gấp lại đứa trả thầy Khổng và nói: tôi không biết dùng cái này để làm gì. Có tiếng cười khả ố vang lên từ một người trung niên ở trần, đóng khố: sách chẳng có giá trị gì đối với những người không có cơm ăn và mù chữ. Ông hãy bước chân xuống ruộng, đi cày trồng lúa rồi lấy thóc mà cho họ thì có ích hơn. Chuyện chỉ kể tới đó không cho biết hành xử của thầy Khổng ra sao”.
Cũng trong Từ Hải Ngoại Truyện, Dương Nghiễm Mậu viết về giới quan lại khoa bảng: “Trong Sưu Tặc Ký những kẻ nổi lên làm giặc thường xuất thân là dân thuyền chài, kẻ cầy ruộng, người chăn trâu, kẻ đốn củi; tuyệt nhiên không thấy có kẻ nào đậu tiến sĩ, trạng nguyên. Không tên giặc nào có làm thơ làm phú, hoặc từng làm quan, làm thầy giáo mà đi làm giặc. Ở những sách khác có viết về kẻ có chữ bất mãn thường chọn cách viết sớ tâu lên: khi thì đòi chém tham quan ô lại, khi kêu ca sưu cao thuế nặng khiền dân đen chết đói, khi kêu oan cho lương dân bị chết chém... Những lá sớ lâm ly thảm thiết này thường không được nghe. Có kẻ dâng sớ nhiều lần nhưng không thấy cởi bỏ áo mũ trở lại làm phó thường dân mà vẫn ung ung tại vị hưởng bổng lộc của triều đình. Một đôi kẻ chấp bút có đôi chút tự trọng thì chọn con đường ở ẩn, không chọn con đường làm giặc nên không có tên trong Sưu Tặc Ký.”
Dương Nghiễm Mậu viết những dòng cuối: “Từ những trang sách tới thực tế của chuyến đi làm ta hoài nghi những ghi chép của người xưa... nhiều sách truyện đã để cho Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Một anh hùng phải có cái chết anh hùng. Trong ngoại truyện Từ Hải, cuối cùng Từ Hải đã chết nhưng chết một cách khác, không phải cách chết đứng giữa trận tiền.”
Rồi từ chuyện xưa mà hóa ra nay, Dương Nghiễm Mậu viết tiếp: “Nhiều sách tạo ra những anh hùng như mô tả kẻ tự biến mình thành cây đuốc sống, lấy thân mình bịt họng súng thần công, ôm bom lao vào quân giặc mà chết. Hầu hết những anh hùng trong sách đó chẳng bao giờ người ta tìm ra tung tích.”
Tưởng cũng nên nói thêm, căn nhà của gia đình Nghiễm không xa cây cầu Nguyễn Văn Trổi trên đường Công Lý thời chống Mỹ, rồi không thể không nhắc tới “cây đuốc sống” Lê Văn Tám đốt kho xăng Thị Nghè 1945 thời chống Pháp: một nhân vật mà sau này Trần Huy Liệu, bộ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào những ngày cuối đời đã trối trăng lại với đám môn sinh: Lê Văn Tám chỉ là sản phẩm của tuyên truyền và không có thật.
Ba mươi hai năm sau 1975, qua liên lạc vận động của nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, [cũng là người giới thiệu Phạm Duy đến với Công ty Phương Nam], nhà xuất bản Phương Nam đã tái bản 4 tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu (Đôi Mắt Trên Trời, Cũng Đành, Nhan Sắc, Tiếng Sáo Người Em Út), và truyện dài Nguyệt Đồng Xoài của Lê Xuyên. Ngay sau đó, Vũ Hạnh, tuổi đã ngoài 80, như một đao phủ đã không nương tay viết bài đấu tố Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên, và quy tội Công ty Phương Nam.
Vũ Hạnh viết: “Sách của Dương Nghiễm Mậu thì nổi bật tính phản động tha hóa lớp trẻ hầu đưa đẩy họ vào sự chống phá cách mạng, chống lại sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi sự thống trị của bọn đế quốc xâm lược, còn sách của Lê Xuyên là tính đồi trụy." Vũ Hạnh viết tiếp: “Vì những lẽ đó, rất nhiều bức xúc, phẫn nộ của các bạn đọc khi thấy Công ty Phương Nam ấn hành sách của ông Dương Nghiễm Mậu… Đem những vũ khí độc hại ra sơn phết lại, rêu rao bày bán là một xúc phạm nặng nề đối với danh dự đất nước.” Và rồi cũng Vũ Hạnh kể lể: “các tác giả Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên sống lại ở thành phố này vẫn được đối xử bình đẳng, không hề gặp bất cứ sự quấy phiền nào." [Sài Gòn Giải Phóng, 22/4/2007].
Tưởng cũng nên ghi nhận ở đây, trước 1975 đông đảo thế hệ văn nghệ sĩ Miền Nam không thiếu lòng nhân ái đã hơn một lần cùng vận động ký tên yêu cầu thả Vũ Hạnh. Vũ Hạnh cũng được Văn Bút Việt Nam che chở, và khi bị kết án tù thì chính linh mục Thanh Lãng, Chủ tịch Văn Bút đứng ra bảo lãnh, để rồi sau đó Vũ Hạnh lại công khai ra ngoài họat động.
Sau 1975, nhiều nhà văn nhà báo miền Nam ấy đã chết rũ trong tù như Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Hoàng Vĩnh Lộc, Nguyễn Mạnh Côn, Phạm Văn Sơn, Trần Văn Tuyên, Trần Việt Sơn, Vũ Ngọc Các, Anh Tuấn Nguyễn Tuấn Phát, Dương Hùng Cường... hay vừa ra khỏi nhà tù thì chết như Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng Chương. Nếu còn sống sót, đều nhất loạt phải gác bút: Dương Nghiễm Mậu sống bằng nghề sơn mài, Lê Xuyên ngồi bán thuốc lá lẻ ở đầu đường, Trần Lê Nguyễn tác giả kịch Bão Thời Đại thì phải đứng sạp bán báo để độ nhật, Nguyễn Mộng Giác Đường Một Chiều làm công nhân sản xuất mì sợi, Trần Hoài Thư Ngọn Cỏ Ngậm Ngùi ba năm ở tù ra trở thành Người Bán Cà Rem Dạo.
Nghiễm vốn tâm lành, nếu có ai nhắc đến chuyện Vũ Hạnh thì anh chỉ cười, giọng vẫn bao dung, anh tin trên đời người tốt nhiều hơn kẻ xấu, kẻ xấu như vậy rốt cuộc họ cũng tự thấy sai. Nghiễm có lạc quan quá không vì đã hơn 40 năm chịu khổ ải do họ gây ra, nay đã tới tuổi gần đất xa trời mà sao họ vẫn“chưa tự thấy sai” chưa hề biết sám hối. Một người bạn rất quen biết Vũ Hạnh nhận định: sự hung hãn ấy chỉ như tấm bình phong – một thứ raison d’être, biện minh cho sự hiện hữu của Vũ Hạnh còn như một người cộng sản.
“Ngày Xưa Vũ Hạnh” cộng sản nằm vùng vẫn được sống thênh thang, vẫn được đối xử như một nhà văn [Lý Đợi, talawas 10.5.2007] “Ngày Nay Vũ Hạnh” bên thắng cuộc – tên bộ sách của Huy Đức, thì vô cảm vênh váo, là tiếng nói hung hãn nhất trong Hội đồng đánh giá Văn Học Miền Nam tại Thư Viện Quốc Gia. Vẫn một cliché, vẫn một khẩu hiệu tung hô không suy xuyển: “tác giả là gốc ngụy, nội dung tác phẩm là nô dịch phản động đồi trụy”. Vũ Hạnh xấp xỉ tuổi Võ Phiến, nay sắp bước vào cái tuổi 90 vẫn cứ nhân danh “đảng ta, chèo lái con thuyền chở đạo” vẫn không ngừng truy đuổi cả những thế hệ nhà văn trẻ nối tiếp có khuynh hướng tự do, điển hình qua bài viết phê phán Nhã Thuyên và Nhóm Mở Miệng với hai cây bút nổi trội là Lý Đợi và Bùi Chát [Thấy gì từ một luận văn sai lạc, Văn Nghệ 29/2013].
Có lẽ tấn thảm kịch của Vũ Hạnh cũng như những người cộng sản tha hoá bước vào Thế Kỷ 21 là sự “nguỵ tín/ mauvaise foi” họ sống với hai bộ mặt, vẫn không ngừng hô hào cổ võ cho điều mà họ không còn chút tin tưởng. Vũ Hạnh vẫn không ngưng nặng lời chửi rủa Mỹ, nhưng rồi vẫn gửi con cái đi du học rồi trưởng thành sống ở Mỹ; Vũ Hạnh vẫn được ra vào nước Mỹ như một con người tự do.
Trở lại với Nghiễm, nhiều người vẫn nghĩ rằng, sau 1975, ngoài thời gian bị tù đày, đi làm sơn mài kiếm sống, Dương Nghiễm Mậu không còn viết gì. Điều này có lẽ không đúng. Nghiễm không có sách mới xuất bản trong nước suốt 40 năm từ sau 1975. Nhưng Dương Nghiễm Mậu như tôi biết, anh vẫn viết, trong đó có “Tự Truyện Nguyễn Du” như một tác phẩm lớn mà tôi tin là anh vẫn bền bỉ hoàn tất từng trang sách.
2015_ Mưa California Mưa Sài Gòn
California vẫn khô hạn, nhưng thản hoặc cũng có những cơn mưa đủ tầm tã để gợi nhớ những cơn mưa Sài Gòn, nhớ ngày tới thăm bạn cũng vào một buổi chiều mưa như vậy, với những khúc đường xá thì ngập lụt.
Hạnh phúc ở xa là có được một người bạn như Nghiễm, cho dù ở đâu và bao giờ có biến động ra sao thì vẫn cứ là một Dương Nghiễm Mậu với Nhan Sắc ấy, nhất quán và xác tín như thuở nào: có cái dũng để nói không.
Tôi nghĩ tới Nghiễm, anh đã sống trong dòng chính sinh hoạt Văn Học Miền Nam, từ rất sớm cho tới 1975, và 40 năm sau anh vẫn thăng trầm với vận nước ngay trên quê nhà. Anh là một nhân chứng khả tín cho suốt thời kỳ ấy và điều anh viết ra được mọi người tin.
Lời Cuối Cho Bài Viết
1975_ Bùi Giáng và Dương Nghiễm Mậu
Sau 30 tháng 4, 1975 các văn nghệ sĩ không đi thoát, hoặc chọn ở lại như Dương Nghiễm Mậu, nếu không phải đám nằm vùng thì ai cũng chờ cái ngày đi vào nhà giam, các trại tù cải tạo. Giữa những ngày căng thẳng và ảm đạm ấy, có một người vẫn nhởn nhơ, đi tìm thăm bạn bè văn nghệ cũ. Không ai khác hơn đó là nhà thơ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn. Trung niên thi sĩ lúc nào cũng gầy và già hơn tuổi, râu tóc sơ sác như từ bao giờ. Giữa một Sài Gòn thảng thốt, không biết anh đã lượm ở đâu trên đường mà có được bộ quân phục nguỵ với quân hàm Đại tá, Bùi Giáng đem vận ngay vào người, chân thấp chân cao đi nghêu ngao như diễn binh trên hè phố. Có lẽ đây là hình ảnh tuyệt đẹp cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, với một tân binh tình nguyện gia nhập đạo quân đã hoàn toàn rã ngũ. Rồi Bùi Giáng cũng tới được khu nhà thờ Ba Chuông, nơi có căn nhà Dương Nghiễm Mậu. Bùi Giáng hồn nhiên đi sâu vào con hẻm chật chội ấy đã thấp thoáng màu cờ đỏ. Anh vẫn tỉnh táo nhớ đúng nhà, tới đập cửa rầm rầm đòi vào thăm cho được cố tri. Trầm tĩnh và bản lãnh như Nghiễm, mà trước tình huống ấy cũng vẫn như gái ngồi phải cọc; được cái lúc ấy chòm xóm còn là thân quen, mạng lưới công an chưa đủ dầy đặc để gây nỗi phiền hà. Ra khỏi nhà Dương Nghiễm Mậu, không biết Bùi Giáng còn đi gõ cửa tới thăm những ai khác, hay anh lại ra nơi đầu cầu Trương Minh Giảng như một người tỉnh táo đứng làm cảnh sát công lộ chỉ đường “trên dòng luân lưu hỗn mang của lịch sử” và để rồi sau đó nếu anh không bị đám “cách mạng 30” hay bọn công an đánh tả tơi sưng mặt mũi thì rồi cuối cùng chắc anh cũng lại tìm về với “mẫu hậu” Kim Cương, ngồi trước cửa phóng bút làm thơ tặng nàng.
1975_ Toà Soạn Bách Khoa và anh Lê Ngộ Châu
Tuần lễ trước 30 tháng 4, 1975, nhân viên Đài Mẹ Việt Nam và những cây viết cộng tác đã được Mỹ lên kế hoạch di tản khỏi Việt Nam – để tránh bị trả thù. Trước ngày lên tàu ra đảo Phú Quốc, nhà văn Võ Phiến tới thăm toà soạn Bách Khoa, nơi vùng “xôi đậu” có Võ Phiến Bắt Trẻ Đồng Xanh ngồi chung với Vũ Hạnh Bút Máu; cũng là nơi mà Võ Phiến đã gắn bó suốt 18 năm cùng với tuổi thọ của tờ báo. Anh Lê Ngộ Châu chủ nhiệm Bách Khoa kể lại: Võ Phiến thì phải đi, nhưng linh cảm không có ngày về, vẻ mặt buồn thảm, anh chỉ ngồi khóc lặng lẽ không nói nổi lời giã từ và rồi đứng dậy bước ra khỏi toà soạn.
Trước một ngày mất Sài Gòn, thì hầu như toàn bộ nhân viên Đài Mẹ Việt Nam trong đó có gia đình Võ Phiến Giã Từ, Lê Tất Điều Phá Núi, Viên Linh Hoá Thân, Tuý Hồng Tôi Nhìn Tôi Trên Vách, Thanh Nam Bóng Nhỏ Đường Dài từ Phú Quốc đã được đưa lên con tàu lớn Challenger đậu sẵn ngoài khơi. Khi bờ biển Phú Quốc xa mờ trong tầm mắt, lần này thì Lê Tất Điều thấy Võ Phiến khóc. Cùng với những con tàu thuộc Đệ Thất Hạm đội, họ lênh đênh trên Biển Đông trong cuộc hải trình nhiều ngày để tới đảo Guam. Guam đã từng là căn cứ xuất phát của các đoàn phi cơ B52 trong cuộc chiến tranh Việt Nam với những trận mưa bom trải thảm/ carpet bombing có sức tàn phá của một cơn địa chấn. Đảo Guam chỉ rộng 550 km2 sau tháng Tư 1975, là chặng dừng chân đầu tiên của hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn trước khi vào đất Mỹ. Vũ Khắc Khoan Thần Tháp Rùa, Nghiêm Xuân Hồng Người Viễn Khách Thứ 10, Mặc Đỗ Siu Cô Nương nhóm Quan Điểm cũng đi thoát và trước sau đặt chân tới các trại tỵ nạn trên đất Mỹ.
Chưa đến một tuần lễ sau, ngày 5 tháng 5, 1975 một trong những cây viết lâu năm của Bách Khoa, Phạm Việt Châu Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh đã tuẫn tiết tại tư gia khi cộng sản hoàn toàn chiếm Miền Nam. Cái chết rất sớm và tức tưởi của một tác giả có viễn kiến về lịch sử dân tộc, sức sáng tạo đang sung mãn mới bước vào tuổi 43, đã như một hồi chuông báo tử cho bao nhiêu tang thương diễn ra sau đó.
1975_ Chiến Dịch Đốt Sách
Những ngày sau 30 tháng 4, 1975, hai đứa con Vũ Hạnh trong bộ bà ba đen, tay cuốn băng đỏ, tới toà báo Bách Khoa cũng là nơi cư ngụ của anh chị Lê Ngộ Châu. Trước khách lạ, đứa con gái nói giọng hãnh tiến: “Tụi con mới từ Hóc Môn về, cả đêm qua đi kích tới sáng.” Người dân lành nào vô phước đi lạc trên đường ruộng đêm đó có thể bị tụi nó coi là nguỵ. Những tên nằm vùng cùng với đám “cách mạng 30” này chỉ như phó bản đám Hồng vệ binh của Mao nhưng lại sau cả thập niên. Cũng chính những đám này là thành phần kích động chủ lực trong chiến dịch lùng và diệt tàn dư văn hoá Mỹ Nguỵ, chúng dẫm đạp những cuốn sách, nổi lửa đốt từng chồng sách rồi tới cả tới những kho sách. Những cuốn sách mà đa phần chúng chưa hề đọc, trong đó có cả một tủ sách “Học Làm Người”. Sách của những “tên biệt kích văn nghệ” còn được trưng bày trong toà nhà triển lãm Tội ác Mỹ Nguỵ cùng với vũ khí chiến tranh và chuồng cọp, dĩ nhiên có sách của Dương Nghiễm Mậu, có cả cuốn Vòng Đai Xanh của người viết.
Cảm khái với câu thơ Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí: văn chương vô mệnh cũng tro than/ văn chương vô mệnh luỵ phần dư. Hơn hai ngàn năm sau, chẳng ai quên chuyện “đốt sách chôn nho/ phần thư, khanh nho” của Tần Thuỷ Hoàng, nhưng không biết chỉ 100 năm tới đây, các thế hệ tương lai có ai còn giữ được“bộ nhớ” Đã Có Một Thời Như Thế – tên một bài viết của Nhật Tiến, về giai đoạn người Cộng sản Việt Nam đốt sách giam tù cả một thế hệ văn nghệ sĩ của Miền Nam?
1975_ Nhà hàng Givral và Phạm Xuân Ẩn
Trước 1975, La Pagode, Brodard, Givral là nơi tôi, Phạm Đình Vy [chủ nhiệm Tình Thương] và các bạn y khoa thỉnh thoảng có dịp lui tới kể cả khi đã ra trường. Givral cũng là nơi thường gặp gỡ các nhà báo như Phạm Xuân Ẩn, Cao Giao, Nguyễn Tú, Như Phong Lê Văn Tiến... Phạm Xuân Ẩn, là bạn đồng môn với nhà văn Sơn Nam thời trung học Cần Thơ, Ẩn gốc người Nam dáng chân quê mộc mạc. Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Phạm Xuân Ẩn chỉ được biết tới như phóng viên của Reuters, sau đó chuyển sang tuần báo Times, trụ sở trong Continental Palace bên kia đường. Cũng không thể không nhắc tới khách sạn Caravelle, gần toà nhà Quốc hội cũ, nơi tập trung đông đảo nhà báo ngoại quốc, nơi đặt văn phòng của các hãng thông tấn và truyền hình Mỹ như ABC, NBC, CBS... Cũng chính Morley Safer trong một buổi phát hình CBS Evening News ngày 5 tháng 8, 1965 chiếu cảnh lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong cuộc hành quân xua dân ra khỏi làng và sau đó bật quẹt Zippo đốt nhà của họ, những hình ấy đã làm rúng động Toà Nhà Trắng và cả nước Mỹ như một vết hằn sâu của một cuộc chiến bắt đầu thất nhân tâm. Bảy năm sau, Nick Ut phóng viên AP với bức hình “Napalm Girl” chụp trong trận giao tranh Trảng Bàng Tây Ninh ngày 8 tháng 6, 1972, cũng là thời điểm Quốc Hội Mỹ dứt khoát cắt viện trợ quân sự cho Miền Nam.
Đội quân báo chí hùng hậu ấy, trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, có khả năng điều kiện hoá dư luận với “những tin tức xấu từ một phía”, đủ làm nản lòng dân Mỹ, cùng với đám GI’s đang cầm súng từ phía bên kia nửa vòng trái đất; truyền thông Mỹ có phần công lao không nhỏ gián tiếp đưa tới mất Miền Nam Tự Do và cũng là một thất trận đầu tiên trong lịch sử các cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ. Và rồi, tất cả bọn họ cũng đã kịp tháo chạy trước khi Sài Gòn đổi chủ.
Và rồi mấy ngày đầu tháng 5, 1975, Givral lại như điểm hẹn của những người bạn còn kẹt lại, tới đó để biết ai ở ai đi và nghe ngóng tin tức. Từ những chiếc bàn nhìn qua khung kính trong suốt ấy, tình cờ gặp lại Phạm Xuân Ẩn. Ẩn cũng đã từng tới thăm toà soạn báo sinh viên Y khoa Tình Thương trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày nào. Vợ con Phạm Xuân Ẩn đã được tuần báo Times cho di tản trước đó nhiều hôm, nhưng Ẩn thì ở lại. Với hơi chút ngạc nhiên và vẻ quan tâm, Ẩn hỏi tôi: “Vinh, tại sao toa không đi?” Lúc đó chỉ như một câu hỏi xã giao, nhưng phải sau này, khi đã ở trong vòng rào các trại tù cải tạo, tôi mới thấm thía vỡ lẽ được câu hỏi ấy của Phạm Xuân Ẩn, nó đã như lời báo bão về những năm tháng tù đầy từ một chính sách mà Ẩn thì biết rất rõ. Trong vỏ bọc của một nhà báo làm cho tuần báo Times danh tiếng của Mỹ, thực chất trước đó nhiều năm Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên chiến lược đơn tuyến của Cộng sản Hà Nội. Sau này cũng chính Phạm Xuân Ẩn tâm sự với Morley Safer chương trình 60 Minutes của CBS rằng khi Sài Gòn xụp đổ không dễ gì để nói với đám “cách mạng 30” đeo súng AK lúc đó rằng, tôi là đại tá quân đội của họ, không phải CIA. Có thể tôi bị tụi nó giết và cả con chó của tôi cũng bị nướng sống. [Flashback, Vietnam Revisited 1989, The Spy in Winter]
1975_ Nhà báo Như Phong
Chỉ sau cụ Hoàng Văn Chí Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, người hiểu rõ cộng sản sau này không ai hơn nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến. Cô Thần cũng là bút hiệu khác của Như Phong Khói Sóng trên nhật báo Tự Do, một chuyên mục viết về cộng sản Miền Bắc. Hiểu cộng sản như vậy, với biết trước những tháng năm tù đầy, vậy mà anh vẫn chọn ở lại. Gặp lại anh tại nhà luật sư Mai Văn Lễ, trước bệnh viện Sùng Chính trên đường Trần Hưng Đạo. Anh Mai Văn Lễ có một thời làm Khoa trưởng Luật khoa Huế thời Phật giáo Tranh đấu, bây giờ chỉ còn lại mình anh, chị và hai con thì đã đi trước đó một tuần lễ.
Trưa ngày 30 tháng Tư, ngay sau khi lệnh đầu hàng được phát đi, có thể thấy từ mấy tầng lầu cao là một cơn mưa confetti, chỉ một màu trắng của những mảnh vụn giấy tờ tuỳ thân của quân cán chính cần được xé huỷ trước khi cộng quân hoàn toàn kiểm soát Sài Gòn. Không kể những giày nón quân phục được cởi bỏ vội vàng vứt tả tơi trên đường phố. Là người đi trước thời cuộc, anh Như Phong tiên đoán đúng những gì sắp diễn ra: chiến dịch đánh tư sản, kế hoạch đổi tiền cho mỗi hộ khẩu và rồi những cuộn giấy bạc sau đó trở thành rẻ rách và rồi sẽ là quần đảo ngục tù / Gulag Archipelago một tên sách của Solzhenitsyn. Dư tiền cũ thiên hạ đổ xô đi mua vàng, đôla chợ đen không dễ gì có trong thời điểm này. Anh Như Phong thì chỉ gợi ý mua những cuộn len quý nhồi trong các bộ nệm sa lông giống như ngoài Bắc, sau này khi cần có thể gỡ dần ra bán để kiếm sống. Nói vậy thôi chứ thái độ của cả mấy anh em vẫn là “chờ xem”.
Và rồi vang lên tiếng xích sắt nghiến trên mặt nhựa, nhìn qua khung cửa là những chiếc tăng T54 treo cờ giải phóng hối hả chạy về phía trung tâm Sài Gòn.
...
1980_ Cũng đừng tới thăm
Ra tù ba năm sau, trở về một Sài Gòn đã đổi khác. Nếu còn chút gì thân quen thì là mấy người bạn, không nhiều còn ở lại. Anh ấy là một trong những cố tri đầu tiên tôi nghĩ tới thăm. Là giáo sư đại học, anh tốt nghiệp ở Mỹ, trở về Việt Nam từ cuối thập niên 1960, đầy lý tưởng, ôm mộng lớn về một cuộc cách mạng xã hội – theo anh công bằng xã hội/ social justice phải là giải pháp rốt ráo cho một cuộc chiến tranh bế tắc đang diễn ra khốc liệt giữa hai miền Bắc Nam. Tôi cũng đã từng gặp anh ở Mỹ và cả những năm sau này ở Việt Nam. Sự xụp đổ mau chóng của Miền Nam với anh là cả một “giấc mộng lỡ”. Tuy không phải chịu những năm tháng tù đầy, nhưng cuộc sống gia đình anh, cũng như cả Miền Nam rõ ràng là khó khăn. Từng bước, anh đã bán những bộ tự điển quý lúc đó rất có giá, cho đám học giả đói sách từ Bắc vào mua; tiếp đến là đồ đạc tranh tượng, cuối cùng là còn lại là một tủ sách khoa-học-xã-hội đồ sộ mà anh đem từ Mỹ về thì nay trở thành vô giá – no value, chỉ có thể đem cân ký bán lạt-son để làm bột giấy. Vợ anh là cô giáo cũng phải ra giữa chốn chợ trời tần tảo kiếm sống. Anh thì quá nhậy cảm để thấy nỗi đau và nhục.
Gặp lại anh, vẫn nét mặt trí thức và đôn hậu như ngày nào, nhưng trong ánh mắt thì lộ rõ vẻ bất an. Thoáng nét vui mừng nhưng anh kịp kìm hãm, vừa nói vừa canh chừng nhìn ra cửa : “Biết toa được ra trại thì mừng nhưng cũng xin toa đừng tới thăm”. Sự thẳng thắn rất trực tiếp của anh, thoáng như một gáo nước lạnh, nhưng tôi cảm thông và vẫn rất thương anh. Gia đình bên vợ anh ở Mỹ đang làm thủ tục bảo lãnh, nghĩ rằng việc có liên hệ với lính nguỵ với tù cải tạo có thể là cản trở cho cuộc hành trình hy vọng của gia đình anh tới bến bờ tự do ấy. Anh phản ứng theo hoàn cảnh, không chút phán đoán tôi vẫn dành cho anh sự kính trọng, và mai mốt đây nếu có ngày gặp lại anh thì chắc chắn phải là trên một lục địa khác. Rất sớm trên toàn Miền Nam đã bắt đầu có một mạng lưới tai mắt tổ dân phố và công an đủ để gây hoài nghi và cả sự sợ hãi.
Ra khỏi nhà anh, có lại được niềm vui ấm lòng khi gặp người bạn tấm cám Nghiêu Đề. Nghiêu Đề cho biết mới gặp Sao Trên Rừng đi xe gắn máy từ Đà Lạt xuống, ngạc nhiên thấy Nguyễn Đức Sơn lần đầu tiên ăn vận đồ lớn complet cravate, hỏi tại sao thì Sơn cười giọng khinh mạn: “có vậy mới khỏi lẫn với tụi nó”.
1980_ Trần Phong Giao ngoài chợ
Trần Phong Giao dáng vạm vỡ, da sậm có vẻ công nhân lao động ngoài nắng hơn là người làm việc chữ nghĩa văn phòng. Nổi tiếng là thư ký toà soạn báo Văn trong 8 năm từ 1963 tới 1971, một tờ báo có vị trí đặc biệt trong sinh hoạt văn học Miền Nam với phát hiện những cây bút mới và không ít sau này đã trở thành những tên tuổi. Sau Văn, anh thử làm nhiều công việc khác cũng trong lãnh vực báo chí, xuất bản, rồi thủ thư nhưng đã không để lại nhiều dấu ấn như ở Văn. Không lâu sau 30 tháng 4, cả hai anh chị đã phải chạy chợ kiếm sống với chiếc xe ba bánh, đậu trên đường Lê Thánh Tôn đứng bán từng bó củi, mấy nải chuối hay những bó rau tươi để nuôi đàn con. Ngày ra tù, tới thăm anh, vẫn ở trong con hẻm gần Cầu Kiệu, bên Tân Định, anh gầy sút đi nhiều hai chân đã rất yếu. Gia tài của anh đáng giá vỏn vẹn còn một tủ sách, quý nhất là trọn bộ báo Văn đóng bìa da, một sự nghiệp của Trần Phong Giao nhưng rồi anh cũng đã không giữ được và phải đem bán cho một Việt kiều từ Mỹ về để có tiền chạy gạo và thuốc men. Trần Phong Giao mất trong sự túng quẫn và bạo bệnh (2005), anh cũng bước qua được ngưỡng tuổi cổ lai hy.
1981_ Và những bữa cơm gia đình
Ngôi nhà Nghiễm trong con hẻm với mặt tiền hẹp nhưng khá sâu. Nghiễm mặc quần soóc, áo thun trắng, đôi mắt rất tinh anh lúc nào cũng như mỉm cười, trông trẻ hơn tuổi của một người sinh năm 1936.
Tuy sống gần khu Chợ Cũ, sẵn những quán ăn vỉa hè và nhà hàng, rất tiện cho nếp sống cơm hàng cháo chợ, nhưng thường sau một ngày làm việc, thay vì về nhà tôi ghé nhà Nghiễm, được chị Trang vợ Nghiễm cho thêm chén thêm đũa với những bữa ăn đạm bạc nhưng ngon miệng vì là bữa cơm hạnh phúc gia đình. Trong tù, tôi và Nghiễm thì đã quen với những bữa ăn đói ngày đêm, ra ngoài tuy rau đậu nhưng cũng là bữa tạm no. Người lớn thì không sao, nhưng với trẻ nhỏ đang tuổi “mau ăn, chóng lớn” thì khẩu phần ấy phải xem là suy dinh dưỡng. Nếu không là ngày phải ra trễ, tôi ghé qua chợ mua một món ăn gì đó, đem tới bày thêm vào mâm cơm gia đình. Có thêm món thịt, thêm chút chất đạm thì hôm đó với hai đứa nhỏ như là bữa tiệc. Những lần gặp nhau, tôi và Nghiễm đều ít nói. Hình như Nghiễm có viết ở đâu đó là những điều không cần nói ra nhưng cũng đã hiểu nhau rồi. Chỉ có cô giáo Trang vợ Nghiễm sau một ngày dạy học mệt nhọc nhưng lúc nào cũng có đôi chuyện vui từ trường đem về gia đình. Miền Nam tài nguyên thì vẫn nguyên vẹn, nhưng đã có chính sách bần cùng hoá kiểm soát từng bao tử của người dân qua khẩu phần và sổ lương thực của họ.
1982_ Dương Nghiễm Mậu và một Thanh Tâm Tuyền khác
Đã gặp Thanh Tâm Tuyền ở những ngày 30 tháng Tư 1975 nơi một căn nhà nhỏ bên Gia Định. Vợ Tâm lúc đó cũng vừa sinh đứa con trai út trong cảnh tán loạn bệnh viện Nguyễn Văn Học. “Một Chủ Nhật Khác” cuốn tiểu thuyết cuối cùng của “một thời để yêu một thời để chết” cũng vừa mới in xong, chưa kịp phát hành. Ra tù 1982, gặp lại Thanh Tâm Tuyền của Bếp Lửa, bằng tuổi Dương Nghiễm Mậu nhưng trông anh già hơn nhiều, da sậm đen sắc diện của một người bị bệnh sốt rét kinh niên. Khó có thể tưởng tượng với vóc dáng mảnh mai ấy anh sống sót qua suốt bảy năm tù đầy ngày nào cũng đói lạnh nơi những vùng sơn lam chướng khí ấy ở các trại giam Miền Bắc. Bảy năm đốn tre trảy gỗ trên ngàn, bị tre nứa đâm xuyên đùi không giải phẫu thuốc men nhưng anh vẫn sống sót, trong tù chống rét anh tập hút thuốc lào, không giấy bút anh vẫn làm thơ qua trí nhớ nhưng là những bài thơ trở về với các thể thơ truyền thống. Thơ ở Đâu Xa là tập thơ cuối cùng làm trong tù TTT cho xuất bản ở bên Mỹ (1990).
Trong một cuộc phỏng vấn rất hiếm năm 1993, Thanh Tâm Tuyền đã giải thích sự chuyển biến trong thi ca của anh:“Làm thơ trong trại cải tạo, cũng là trở về với thi ca truyền thống dân gian/ Faire de la poésie dans un camp de redressement, c’est aussi retourner à la poésie de tradition populaire.” [Thanh Tam Tuyen, la poésie entre la guerre et le camp; par Le Huu Khoa, Publications de l’Université de Provence]
Trong chỗ rất riêng tư, anh tâm sự: Thái Thanh bạn anh đã dứt khoát không hát từ sau 1975. Khi biết Thanh Tâm Tuyền vừa ra tù đến thăm, cô ấy cầm đàn và hát lại những bài thơ phổ nhạc của anh: Đêm màu hồng, Nửa hồn thương đau, Lệ đá xanh… tuy ấm lòng gặp lại cố tri nhưng rồi anh đã không còn nguyên vẹn cảm xúc để nghe lại những thanh âm ngày cũ. Anh đã nói không với những người mới muốn gặp anh. Anh vẫn giữ thái độ đó khi sang định cư ở Mỹ. Sự khép kín ấy khiến Mai Thảo đôi khi cũng phản ứng giận lẫy.
Rồi cũng có một buổi gặp gỡ cuối 1982, từ nhà Nghiễm có Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền và tôi cùng đi bộ tới một quán cóc cũng trên đường Trương Minh Giảng nơi gần đường xe lửa. Thức uống của Nghiễm bao giờ cũng là một chai bia. Nhắc tới Tô Thuỳ Yên Trường Sa Hành thì vẫn còn ở trong tù. Rồi chẳng ai nhắc tới nỗi khổ hiện tại mà câu chuyện lại xoay quanh những người bạn may may mắn ở phương xa. Những người đi thoát trước 1975, vài tên tuổi được nhắc tới: Thanh Nam Tuý Hồng, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Võ Phiến, Lê Tất Điều, Viên Linh... Nhưng rồi tên Mai Thảo Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời vẫn như điểm hội tụ của những tin tức. Anh là nhà văn duy nhất hiếm hoi thoát các vụ ruồng bắt của cộng sản trong suốt hai năm sống lẩn lút ở Sài Gòn. Vẫn có nhiều người liều mạng che chở cho anh. Trần Dạ Từ Tỏ Tình Trong Đêm cùng với rất nhiều nhà văn nhà báo thì đang trong tù, Nhã Ca Giải Khăn Sô Cho Huế ra tù sớm phải cưu mang một đàn con nhỏ nhưng cũng chính mấy mẹ con Nhã Ca đã bất chấp hệ luỵ cất dấu bác Mai Thảo trong nhà, một căn phố lầu trên góc đường Tự Do, đây cũng là chặng ẩn náu cuối cùng của Mai Thảo cho đến khi anh vượt biển rất sớm thoát được tới đảo Pulau Besar Mã Lai đầu tháng 12, 1977.
Hai năm sau Mai Thảo 1979, phải kể tới chuyến đi thừa sống thiếu chết của 81 thuyền nhân trong số đó có Nhật Tiến Người Kéo Màn và thầy Từ Mẫn Lá Bối, vợ chồng ký giả Dương Phục Vũ Thanh Thuỷ... và con tàu đã gặp nạn hải tặc Thái Lan trên biển rồi trên đảo Kra, và cũng rất sớm qua ngòi bút của người chứng Nhật Tiến đã ghi lại những thảm cảnh ấy và bắt đầu làm rúng động lương tâm thế giới. Cũng khởi đầu cho phong trào Cứu Người Vượt Biển về sau này.
Sau lần gặp gỡ nơi nhà Nghiễm, Thanh Tâm Tuyền chuẩn bị đi Mỹ theo diện HO, cho dù “tâm thái” – chữ của TTT, vẫn gắn bó với một quê hương mà anh không muốn xa rời, riêng tác giả Ba Sinh Hương Lửa lại vào tù tổng cộng 14 năm trước khi đi định cư 1995 và gặp lại Mai Thảo ở Quận Cam.
Trên đường đi, tôi không thể không có ý nghĩ nếu làm một con toán cộng những năm tù đầy của mỗi văn nghệ sĩ Miền Nam, con số ấy phải vượt trên nhiều thế kỷ. Không phải chỉ có oan nghiệt giam cầm huỷ hoại những thân xác, họ còn giết chết sức sáng tạo của văn nghệ sĩ trong khoảng thời gian sung mãn nhất. Một nỗ lực huỷ diệt cả một nền văn hóa đến tận gốc: trước lịch sử, ai phải nhận lãnh trách nhiệm cho những tội ác thiên thu ấy?...
Tiểu sử:
Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh năm 1936 tại Hà Đông, cùng năm sinh với Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường. Học tiểu học trường Hàng Than, trung học Chu Văn An Hà Nội. Cùng học 2 trường ấy nhưng Nghiễm hơn tôi 5 tuổi, có lẽ trên nhiều lớp nên không được biết anh. 1954 di cư vào Nam. Từ 1957 viết nhiều tùy bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài cho Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Văn Học, Bách Khoa, Giao Điểm, Chính Văn. Có một giai đoạn ngắn, Nghiễm sinh hoạt nơi Đàm Trường Viễn Kiến của Nguyễn Đức Quỳnh Ai Có Qua Cầu. Từ 1962, làm tạp chí Văn Nghệ với Lý Hoàng Phong, anh của nhà thơ Quách Thoại. Tập truyện ngắn đầu tay Cũng Đành, Văn Nghệ xuất bản năm 1963. Truyện dài Gia tài Người Mẹ, giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc 1966. Nhập ngũ 1966 với cấp bậc hạ sĩ đồng hoá, làm phóng viên chiến trường đến tháng 4/1975. Sau 1975 bị bắt, ra tù 1977, sống bằng nghề sơn mài tại Sài Gòn.
2006_ Những Cơn Mưa Sài Gòn
Từ một khách sạn nhỏ gần đường Tự Do, để tới khu nhà thờ Ba Chuông, đi bộ thì quá xa, taxi thì nạn kẹt xe, tôi chọn Honda ôm, nhưng đã không tránh khỏi thót tim vì mấy tay lái xe quá liều mạng: chạy nhanh len lách, ngược dòng xe cộ, cắt cả lên vỉa hè đông người đi bộ mà anh ta cho là an toàn hơn đi theo luật giao thông. Tuy không có mẩu giấy địa chỉ trên tay, nhưng có trí nhớ tốt về hình ảnh / photographic memory, tôi nghĩ vẫn có thể tìm ra nhà Dương Nghiễm Mậu vẫn trong ngõ hẻm ấy cho dù đã nhiều năm không gặp. Nhà đã được xây lại, cất thêm một từng lầu. Nghiễm nay là nghệ nhân sơn mài, chị Trang vợ Nghiễm thì vẫn dạy Anh văn ở Marie Curie, hai con Nghiễm đã trưởng thành tốt nghiệp đại học và đi làm. Cả gia đình đều làm việc cật lực để tạo được một cơ ngơi như hôm nay.
Khi Nhà Văn là Con Bệnh
Tháng 9, 2006 gặp lại Nghiễm sau bao năm, khi anh vừa bước vào ngưỡng tuổi cổ lai hy. Thanh Tâm Tuyền vừa mất trước đó 6 tháng [03/2006]. Như Phong Khói Sóng mất đã 5 năm [12/2001], Mai Thảo Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền cũng mất trước đó 8 năm [01/1998], cùng năm với Nghiêu Đề Ngọn Tóc Trăm Năm [11/1998]. Họ là những nghệ sĩ Việt Nam chọn tự do phải sống lưu vong và vùi thân ở một nơi không phải quê nhà.
Nghiễm thì vừa gặp nạn ở cái tuổi 70, khi đang đi bộ trên lề anh bị một xe gắn máy chắc cũng lại xe ôm leo lên tông gẫy xương cổ chân, phải phẫu thuật bó bột gần 2 tuần lễ rồi mà còn sưng đau, vẫn phải chống nạng. Nghiễm giỏi chịu đựng, không hề than đau chính điều ấy khiến tôi quan tâm. Nghiễm cần được tái khám để có một ý kiến thứ hai / second opinion. Tôi nghĩ tới một bạn đồng môn còn ở lại, chuyên khoa chỉnh trực, giảng dạy ở Y khoa, bạn bè gọi anh là người có bàn tay vàng trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Anh cũng có phòng mạch tư ngoài giờ và tôi đề nghị đưa Nghiễm tới đó. Nghiễm thì lưỡng lự không muốn nhưng vì tình bạn anh đã không thể nói không.
Không có địa chỉ, nhưng biết phòng mạch Bs Võ Thành Phụng trên đường Lê Văn Duyệt, đối diện với trụ sở Tổng Liên Đoàn Lao Công cũ. Với một cổ chân bị gẫy còn rất xưng đau, thì lên và xuống taxi lúc này không phải là dễ dàng đối với Nghiễm. Cơn mưa nhiệt đới thì vẫn cứ tầm tã từ nhà cho tới khi Nghiễm bước chân được vào phía trong phòng mạch. Gặp chị Võ Thành Phụng, khi biết người bệnh là nhà văn Dương Nghiễm Mậu, thì tôi hầu như không còn vai trò gì nữa. Chị là độc giả lâu năm và rất quen thuộc với các tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu, từ thời báo Văn, Văn Nghệ và cả Sáng Tạo ngày nào, không kể những cuốn sách của Nghiễm mà chị đã đọc. Phòng mạch đông khách, do sắp xếp của chị Phụng, Nghiễm là bệnh nhân mới được ưu tiên khám trước. Anh Phụng cùng tôi đọc những tấm phim chỉ rõ xương cổ chân gẫy chưa lành nhưng không nhiều di lệch nên không cần thêm phẫu thuật mà là điều trị bảo tồn. Quá bận bịu với chuyên môn, anh Phụng có lẽ không là độc giả của Dương Nghiễm Mậu như chị Phụng nhưng Nghiễm đương nhiên trở thành người bệnh đặc biệt của phòng mạch anh chị hôm đó. Trời vẫn không ngớt mưa, trong taxi trên đường về, tôi nói đùa với Nghiễm, trong cuộc đời viết văn, tôi chưa bao giờ có hạnh phúc được gặp được một nữ độc giả tâm đắc và yêu văn chương đến như vậy. Rất ít bày tỏ, như từ bao giờ Nghiễm chỉ đáp lại bằng một nụ cười hiền.
2012_ Từ Hải Ngoại Truyện.
Trước 1975, đọc Kinh Kha với con chủy thủ trên đất Tần bất trắc trong Nhan Sắc để thấy truyện Dương Nghiễm Mậu là những tình huống và thái độ lựa chọn, rất biểu tượng và nhiều ẩn dụ. Nghiễm viết truyện xưa mà nói tới nay. Kinh Kha qua sông Dịch, chàng lọt vào được cung điện, khi đã kề đoản đao vào cổ Tần Vương, nhưng thay vì run sợ, thì Tần Vương lại ngửa mặt cười. Và Kinh Kha chợt hiểu ra tất cả: giết bạo chúa này sẽ lại có một bạo chúa khác… Và hình ảnh Kinh Kha lầm lũi rời khỏi cung điện vẫn là nỗi đau không cùng, như một dự báo oan khiên cho ngày hôm nay.
Từ Hải Ngoại Truyện được Dương Nghiễm Mậu viết khoảng 10 năm sau 1975, [Gia Định, 2005]. Từ Hải là nhân vật được Dương Nghiễm Mậu khá nâng niu. Phí Ích Bành em Nghiễm, trao cho tôi một phong bì với 16 trang chữ có ít dòng thủ bút của Nghiễm. Đọc ngay những trang viết ấy để thấy một Từ Hải Ngoại Truyện nửa anh hùng nửa thảo khấu, rất khác với nhân vật chính truyện khi chọn con đường bổng lộc giam thân về chốn triều đình.
Một trích đoạn về bối cảnh xã hội trong Từ Hải Ngoại Truyện: “một hôm thầy Khổng ngồi xe đi trên đường thì thấy một bô lão bước tới vái chào, thầy Khổng cho dừng xe lại, trong chốc lát cả một đám đông trẻ con gầy còm nhếch nhác vây quanh. Ông lão nói: nghe thiên hạ nói thầy nhiều chữ nên tới xin một ít. Khổng Tử liền mở cái hòm gỗ lấy ra một cuốn sách trao tận tay cụ già. Cụ già cầm lấy ngắm nghía rồi lật những trang sách nhìn trên nhìn dưới rồi gấp lại đứa trả thầy Khổng và nói: tôi không biết dùng cái này để làm gì. Có tiếng cười khả ố vang lên từ một người trung niên ở trần, đóng khố: sách chẳng có giá trị gì đối với những người không có cơm ăn và mù chữ. Ông hãy bước chân xuống ruộng, đi cày trồng lúa rồi lấy thóc mà cho họ thì có ích hơn. Chuyện chỉ kể tới đó không cho biết hành xử của thầy Khổng ra sao”.
Cũng trong Từ Hải Ngoại Truyện, Dương Nghiễm Mậu viết về giới quan lại khoa bảng: “Trong Sưu Tặc Ký những kẻ nổi lên làm giặc thường xuất thân là dân thuyền chài, kẻ cầy ruộng, người chăn trâu, kẻ đốn củi; tuyệt nhiên không thấy có kẻ nào đậu tiến sĩ, trạng nguyên. Không tên giặc nào có làm thơ làm phú, hoặc từng làm quan, làm thầy giáo mà đi làm giặc. Ở những sách khác có viết về kẻ có chữ bất mãn thường chọn cách viết sớ tâu lên: khi thì đòi chém tham quan ô lại, khi kêu ca sưu cao thuế nặng khiền dân đen chết đói, khi kêu oan cho lương dân bị chết chém... Những lá sớ lâm ly thảm thiết này thường không được nghe. Có kẻ dâng sớ nhiều lần nhưng không thấy cởi bỏ áo mũ trở lại làm phó thường dân mà vẫn ung ung tại vị hưởng bổng lộc của triều đình. Một đôi kẻ chấp bút có đôi chút tự trọng thì chọn con đường ở ẩn, không chọn con đường làm giặc nên không có tên trong Sưu Tặc Ký.”
Dương Nghiễm Mậu viết những dòng cuối: “Từ những trang sách tới thực tế của chuyến đi làm ta hoài nghi những ghi chép của người xưa... nhiều sách truyện đã để cho Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Một anh hùng phải có cái chết anh hùng. Trong ngoại truyện Từ Hải, cuối cùng Từ Hải đã chết nhưng chết một cách khác, không phải cách chết đứng giữa trận tiền.”
Rồi từ chuyện xưa mà hóa ra nay, Dương Nghiễm Mậu viết tiếp: “Nhiều sách tạo ra những anh hùng như mô tả kẻ tự biến mình thành cây đuốc sống, lấy thân mình bịt họng súng thần công, ôm bom lao vào quân giặc mà chết. Hầu hết những anh hùng trong sách đó chẳng bao giờ người ta tìm ra tung tích.”
Tưởng cũng nên nói thêm, căn nhà của gia đình Nghiễm không xa cây cầu Nguyễn Văn Trổi trên đường Công Lý thời chống Mỹ, rồi không thể không nhắc tới “cây đuốc sống” Lê Văn Tám đốt kho xăng Thị Nghè 1945 thời chống Pháp: một nhân vật mà sau này Trần Huy Liệu, bộ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào những ngày cuối đời đã trối trăng lại với đám môn sinh: Lê Văn Tám chỉ là sản phẩm của tuyên truyền và không có thật.
Ba mươi hai năm sau 1975, qua liên lạc vận động của nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, [cũng là người giới thiệu Phạm Duy đến với Công ty Phương Nam], nhà xuất bản Phương Nam đã tái bản 4 tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu (Đôi Mắt Trên Trời, Cũng Đành, Nhan Sắc, Tiếng Sáo Người Em Út), và truyện dài Nguyệt Đồng Xoài của Lê Xuyên. Ngay sau đó, Vũ Hạnh, tuổi đã ngoài 80, như một đao phủ đã không nương tay viết bài đấu tố Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên, và quy tội Công ty Phương Nam.
Vũ Hạnh viết: “Sách của Dương Nghiễm Mậu thì nổi bật tính phản động tha hóa lớp trẻ hầu đưa đẩy họ vào sự chống phá cách mạng, chống lại sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi sự thống trị của bọn đế quốc xâm lược, còn sách của Lê Xuyên là tính đồi trụy." Vũ Hạnh viết tiếp: “Vì những lẽ đó, rất nhiều bức xúc, phẫn nộ của các bạn đọc khi thấy Công ty Phương Nam ấn hành sách của ông Dương Nghiễm Mậu… Đem những vũ khí độc hại ra sơn phết lại, rêu rao bày bán là một xúc phạm nặng nề đối với danh dự đất nước.” Và rồi cũng Vũ Hạnh kể lể: “các tác giả Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên sống lại ở thành phố này vẫn được đối xử bình đẳng, không hề gặp bất cứ sự quấy phiền nào." [Sài Gòn Giải Phóng, 22/4/2007].
Tưởng cũng nên ghi nhận ở đây, trước 1975 đông đảo thế hệ văn nghệ sĩ Miền Nam không thiếu lòng nhân ái đã hơn một lần cùng vận động ký tên yêu cầu thả Vũ Hạnh. Vũ Hạnh cũng được Văn Bút Việt Nam che chở, và khi bị kết án tù thì chính linh mục Thanh Lãng, Chủ tịch Văn Bút đứng ra bảo lãnh, để rồi sau đó Vũ Hạnh lại công khai ra ngoài họat động.
Sau 1975, nhiều nhà văn nhà báo miền Nam ấy đã chết rũ trong tù như Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Hoàng Vĩnh Lộc, Nguyễn Mạnh Côn, Phạm Văn Sơn, Trần Văn Tuyên, Trần Việt Sơn, Vũ Ngọc Các, Anh Tuấn Nguyễn Tuấn Phát, Dương Hùng Cường... hay vừa ra khỏi nhà tù thì chết như Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng Chương. Nếu còn sống sót, đều nhất loạt phải gác bút: Dương Nghiễm Mậu sống bằng nghề sơn mài, Lê Xuyên ngồi bán thuốc lá lẻ ở đầu đường, Trần Lê Nguyễn tác giả kịch Bão Thời Đại thì phải đứng sạp bán báo để độ nhật, Nguyễn Mộng Giác Đường Một Chiều làm công nhân sản xuất mì sợi, Trần Hoài Thư Ngọn Cỏ Ngậm Ngùi ba năm ở tù ra trở thành Người Bán Cà Rem Dạo.
Nghiễm vốn tâm lành, nếu có ai nhắc đến chuyện Vũ Hạnh thì anh chỉ cười, giọng vẫn bao dung, anh tin trên đời người tốt nhiều hơn kẻ xấu, kẻ xấu như vậy rốt cuộc họ cũng tự thấy sai. Nghiễm có lạc quan quá không vì đã hơn 40 năm chịu khổ ải do họ gây ra, nay đã tới tuổi gần đất xa trời mà sao họ vẫn“chưa tự thấy sai” chưa hề biết sám hối. Một người bạn rất quen biết Vũ Hạnh nhận định: sự hung hãn ấy chỉ như tấm bình phong – một thứ raison d’être, biện minh cho sự hiện hữu của Vũ Hạnh còn như một người cộng sản.
“Ngày Xưa Vũ Hạnh” cộng sản nằm vùng vẫn được sống thênh thang, vẫn được đối xử như một nhà văn [Lý Đợi, talawas 10.5.2007] “Ngày Nay Vũ Hạnh” bên thắng cuộc – tên bộ sách của Huy Đức, thì vô cảm vênh váo, là tiếng nói hung hãn nhất trong Hội đồng đánh giá Văn Học Miền Nam tại Thư Viện Quốc Gia. Vẫn một cliché, vẫn một khẩu hiệu tung hô không suy xuyển: “tác giả là gốc ngụy, nội dung tác phẩm là nô dịch phản động đồi trụy”. Vũ Hạnh xấp xỉ tuổi Võ Phiến, nay sắp bước vào cái tuổi 90 vẫn cứ nhân danh “đảng ta, chèo lái con thuyền chở đạo” vẫn không ngừng truy đuổi cả những thế hệ nhà văn trẻ nối tiếp có khuynh hướng tự do, điển hình qua bài viết phê phán Nhã Thuyên và Nhóm Mở Miệng với hai cây bút nổi trội là Lý Đợi và Bùi Chát [Thấy gì từ một luận văn sai lạc, Văn Nghệ 29/2013].
Có lẽ tấn thảm kịch của Vũ Hạnh cũng như những người cộng sản tha hoá bước vào Thế Kỷ 21 là sự “nguỵ tín/ mauvaise foi” họ sống với hai bộ mặt, vẫn không ngừng hô hào cổ võ cho điều mà họ không còn chút tin tưởng. Vũ Hạnh vẫn không ngưng nặng lời chửi rủa Mỹ, nhưng rồi vẫn gửi con cái đi du học rồi trưởng thành sống ở Mỹ; Vũ Hạnh vẫn được ra vào nước Mỹ như một con người tự do.
Trở lại với Nghiễm, nhiều người vẫn nghĩ rằng, sau 1975, ngoài thời gian bị tù đày, đi làm sơn mài kiếm sống, Dương Nghiễm Mậu không còn viết gì. Điều này có lẽ không đúng. Nghiễm không có sách mới xuất bản trong nước suốt 40 năm từ sau 1975. Nhưng Dương Nghiễm Mậu như tôi biết, anh vẫn viết, trong đó có “Tự Truyện Nguyễn Du” như một tác phẩm lớn mà tôi tin là anh vẫn bền bỉ hoàn tất từng trang sách.
2015_ Mưa California Mưa Sài Gòn
California vẫn khô hạn, nhưng thản hoặc cũng có những cơn mưa đủ tầm tã để gợi nhớ những cơn mưa Sài Gòn, nhớ ngày tới thăm bạn cũng vào một buổi chiều mưa như vậy, với những khúc đường xá thì ngập lụt.
Hạnh phúc ở xa là có được một người bạn như Nghiễm, cho dù ở đâu và bao giờ có biến động ra sao thì vẫn cứ là một Dương Nghiễm Mậu với Nhan Sắc ấy, nhất quán và xác tín như thuở nào: có cái dũng để nói không.
Tôi nghĩ tới Nghiễm, anh đã sống trong dòng chính sinh hoạt Văn Học Miền Nam, từ rất sớm cho tới 1975, và 40 năm sau anh vẫn thăng trầm với vận nước ngay trên quê nhà. Anh là một nhân chứng khả tín cho suốt thời kỳ ấy và điều anh viết ra được mọi người tin.
Lời Cuối Cho Bài Viết
Dự định khởi đầu là một bài viết về cố tri Dương Nghiễm Mậu, với cuộc
hành trình 40 năm của anh. Bài viết chỉ với hơn bảy ngàn chữ, nhưng rồi
không tránh được, như một flashback, có thêm những khúc phim trắng đen
ngắn của hồi tưởng rất chung và cả rất riêng tư, khá rời rạc đổ tràn
theo những trang viết.
Vậy mà đã 40 năm qua đi 1975-2015, với đời người như một cơn gió thoảng,
với lịch sử chỉ là một chớp mắt, nhưng lại là một chặng đường rất dài
trải nghiệm những tang thương. Thêm một chớp mắt nữa, thế hệ những người
cầm bút 1954-1975 đều trở về với cát bụi, một số có thể còn được nhắc
tới qua tác phẩm nhưng rồi cũng phải kể tới cuộc sống đầy đoạ và cả
những cái chết tức tưởi của họ. Nói tới Văn Học Miền Nam, không thể
không có một “cuốn sách trắng/ livre blanc” về thời kỳ đó, một Wikipedia
mở, như một “bộ nhớ” cho các thế hệ Việt Nam tương lai.
Trong quá trình phục hồi di sản Văn Học Miền Nam, không thể không nhắc
tới một tên tuổi: Trần Hoài Thư – Thư Quán Bản Thảo, anh có hùng tâm và
đơn độc trong suốt nhiều năm nỗ lực khôi phục lại những văn bản của một
thời kỳ văn học bị truy lùng và huỷ diệt.
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ
không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm.
Trước khi lịch sử bước qua một trang khác.
Ngô Thế Vinh
Sài Gòn 1975 – California 2015
No comments:
Post a Comment