Monday, June 9, 2014
KHUYẾT DANH * NHỮNG CHUYỆN NGẮN VỀ CHA
Những câu chuyện cảm động về người cha
Câu chuyện thứ 1: Con có còn dư đồng nào không?
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đếnchỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba...
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:"Có dư đồng nào không con?". Tôi đáp:"Còn dư bốn ngàn ba ạ". Ba nói tiếp:"Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa". Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng...
(ST)
Câu chuyện thứ hai: Quà con tặng bố
Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy.
Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: "Con tặng bố!". Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước, nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng.
Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng, thưa: "Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố mà!".
Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin con tha thứ.
Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.
Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.
(ST)
Câu chuyện thứ ba: Ngọn nến không cháy
Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.
Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gấi bé bỏng của mình.
Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: " Tại sao nến của con lại không cháy?". Bé gái đã đáp rằng: " Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những gịot nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con".
Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông.
Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang nhìn bạn mỉm cười
(ST)
Câu chuyện thứ tư: Tô mì
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh..
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "An đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này. " "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy."
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.
Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.”
(ST)
Câu chuyện thứ năm: Đấu giá cuối cùng
Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu chuyện xảy ra…
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình. Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người. Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặngcho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này." Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian.
Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người.
Người điều khiển đứng lên và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này..."
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
- Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
- Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
- Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
- Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây, NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”
HUY PHƯƠNG * BẤT HIẾU
TẠP GHI HUY PHƯƠNG
Những “thiên tài” bất hiếu.
Nói về chuyện “bất hiếu” thì
trong một bài báo trước đây chúng tôi đã nói chuyện ông cụ thân sinh của
Hồ Ngọc Nhuận đã nói rằng:“Đời cha sợ nhất là mất con! Có ba cách mất:
một là con theo gánh hát, hai là theo cộng sản, ba là theo Công giáo!”
(Hồi ký- Chương I – trang 8 – xb 2010.) Ông Hồ Ngọc Nhuận không theo
gánh hát, cũng không theo đạo Công Giáo, nhưng ông mang tội bất hiếu,
quên lời căn dặn của cha mà đi theo cộng sản!
Có
một người còn tệ hơn ông Hồ Ngọc Nhuận rất nhiều, về tội bất hiếu là
ông nhạc sĩ Phạm Tuyên, tác giả bài hát lừng danh “Như Có Bác Hồ Trong
Ngày Vui Đại Thắng!”
Phạm Tuyên sinh năm 1930 là con thứ 9 của học giả Phạm Quỳnh,
người đã bị Việt Minh Cộng Sản giết và chôn trong một khu rừng thuộc
làng Hiền Sĩ, Thừa Thiên năm 1945. Phạm Tuyên là người đã sáng tác hàng
chục bài hát ca ngợi “bác” và đảng cộng sản: Từ làng Sen, Việt Bắc nhớ Bác Hồ, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng, Suối Lê Nin...., trong đó, bài hát “Như có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng” được đông đảo khán, thính giả thuộc lòng, vì bài hát ngắn, dễ thuộc, lại có điệp khúc lặp đi lặp lại mấy tiếng Việt Nam- Hồ Chí Minh.
Bài hát mà trước đây ông Luật Sư Nguyễn hữu Liêm đã ghi lại “cảm
nhận được một dòng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ
trên đầu như là khoảnh khắc thức dậy và chuyển mình của năng lực
Kundalini” , “khi vừa hết bài Quốc ca, mấy chục cô và bà đại biểu
từ Pháp đang chạy ùa lên sân khấu, vỗ tay đồng ca bài Như có bác Hồ
trong ngày vui đại thắng. Tôi nhìn qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và
ngạc nhiên khi thấy hầu hết - kể cả những người mà tôi không ngờ - đang
vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam! Hồ Chí Minh!”
Bài hát này, bọn
tù “cải tạo” chúng tôi cũng đã thuộc lòng, trong suốt thời gian bị giam
cầm phải vỗ tay đồm độp hát cả nghìn lần, và rống lên cái điệp khúc “chống đói”: Việt Nam! Hồ Chí Minh!Phạm Tuyên đúng là một thiên tài, bài hát của ông nổi tiếng đến đỗi sau tháng tư-1975, đứa trẻ nào ở Saigon cũng thuộc và đã được chúng đổi lời thành “Như có bác Hồ trong nhà thương… Chợ Quán! Vừa bước ra bị xe cán bể đầu...,” và một lời khác: “Như có bác Hồ trong cầu tiêu đậy nắp” hay “Như có Bác Hồ đang ngồi binh xập xám, ngồi kế bên là ông Nguyễn Cao Kỳ…Việt Nam .... Hồ Chí Minh ăn gian....ăn gian....Việt Nam .... Hồ Chí Minh ăn gian ăn gian!”
Thân sinh ra ông nhạc sĩ “đại bất hiếu” này là cụ Phạm Quỳnh bút hiệu là Thượng Chi, sinh năm 1892 là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu.
Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của triều đình Huế trên cả ba miền, chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với chính thể Quân chủ lập hiến. Năm
1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải
thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt
Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên ngôi, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền, thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau năm 1944 là Thượng Thư Bộ Học (Bộ Trưởng Giáo Dục) và cuối cùng giữ chức vụ Thượng Thư Bộ Lại (Bộ Trưởng Nội Vụ.)
Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, ông Phạm Quỳnh về sống ẩn dật ở một biệt thự bên bờ sông đào gần Phủ Cam, Huế.
Khi Việt Minh cướp chính quyền, ông được “gọi đi làm việc” ngày 23 tháng 8 năm 1945 nhưng lại bị đưa vào nhà lao Thừa Phủ, Huế sau đó bị giết cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi).
Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng ở Hiền Sĩ, Thừa thiên (phía Bắc thành phố Huế 17km) và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.
Cộng Sản thường nói quanh co trong việc giết người, thường đổ tội cho cấp dưới, cho rằng có lệnh cấp tốc chuyển Ngô Đình Khôi, Phạm
Quỳnh và Ngô Đình Huân ra khỏi Huế để đề phòng những chuyện bất trắc
xẩy ra. Nhóm du kích áp tải các ông đến một quãng rừng cách xa Huế (Hiền
Sĩ) thì nghe tiếng tàu bay Pháp ầm ì trên đầu, tưởng đâu như tiếng máy
bay thả biệt kích, sợ không hoàn thành trách nhiệm áp tải, nên nhóm du
kích này đã tự động thủ tiêu cả ba người mà không chờ chỉ thị của cấp
trên. Cũng không nghe nói cấp trên lúc bấy giờ là ai.
Các ông Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Huân bị giết như thế nào? -“Một
người nấp trong bụi cây gần đấy thấy Phạm Quỳnh bị đánh vào đầu bằng
xẻng, cuốc rồi mới bị bắn ba phát. Ngô Đình Khôi không bị đánh chỉ bị
bắn ba phát. Ngô Đình Huân hoảng sợ vùng chạy, bị bắt lại, rồi bị bắn
ngay vào đầu. Cả ba bị xô xuống mương rồi vội vàng lấp đất”. Phạm Quỳnh ở
dưới cùng, đầu hướng về phía núi, Khôi và Huân nằm đè lên, đầu hướng về
phía sông. Khi cải táng, ông Phạm Tuân (con thứ 12 của Phạm Quỳnh, hiện ở Virginia)
thấy sọ của thân phụ có một vết nứt ngang như vết cuốc, xẻng đánh mạnh
vào, “ba bộ hài cốt nằm chồng chất lên nhau…Hài cốt của Thầy tôi rất dễ
nhận vì dài và ngay cạnh tôi nhận ra được đôi mắt kính cận.” (phamquynh.wordpress.com/2009/02/18/phụ-lục)
Ông Nguyễn Văn Bồng, một nhân viên cũ của Phạm Quỳnh cho rằng “không
phải là Việt Minh giết Cụ Phạm Quỳnh, mà chính con cháu cụ Nguyễn Hữu
Bài đã tìm được cơ hội khử Phạm Quỳnh để trả thù cho cha, về vụ 5 ông
thượng thư (trong đó có ông Nguyễn Hữu Bài) bị mất chức” khi ông Phạm
Quỳnh được trọng dụng.
Nhưng
chúng ta cũng biết rằng Nguyễn Hữu Bài có mối thâm giao với gia đình
ông Ngô Đình Khả và đã có lúc muốn gã con gái mình cho ông Ngô Đình
Diệm, không lẽ “người nhà” này lại muốn giết luôn cha con ông Ngô Đình
Khôi? Và nếu con cháu của Nguyễn Hữu Bài (không có tài liệu nào nêu tên)
giết Phạm Quỳnh thì vì sao Uỷ ban Khởi nghĩa
tỉnh Thừa Thiên lại làm công tố, kể tội trạng của Phạm Quỳnh như là lời
kết của một bản án tử như sau: "Phạm Quỳnh, một tay cộng sự của Pháp
ở Đông Dương, đã bao phen làm cho quốc dân phải điêu đứng. Phạm Quỳnh
đã giúp sức cho quân cướp nước làm mê muội dân chúng Việt Nam. Với cái nghề mại quốc cầu vinh, Phạm Quỳnh đã từ một tên viết báo nhảy lên một địa vị cao nhất trong hàng quan lại Nam triều.
Phạm Quỳnh lại còn dựa vào thế lực Pháp và địa vị của mình bóc lột, vơ
vét tài sản của quốc dân. Mặc dầu chính quyền của giặc Pháp đã bị truất
sau ngày đảo chính 9-3-1945, nhiều triệu chứng, chứng tỏ rằng Phạm Quỳnh
chỉ chờ cơ hội rước bọn thực dân Pháp đến làm cho diệt nước chúng ta." (văn bản gửi Toà án quân sự Thuận Hoá (tức Huế), đăng trên báo Quyết Thắng tháng 12-1945.)
Quyết Thắng là cơ quan tuyên truyền và tranh đấu của Việt Minh Trung bộ, số 11 ra ngày 9/12/1945, cũng đã loan tin: “Cả
ba tên Việt Gian đại bợm (Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh, Ngô Đình Huân) bị
bắt ngay trong giờ cướp chính quyền, 2 giờ (chiều) ngày 23/8 và đã bị Ủy
ban Khởi nghĩa kết án tử hình và đã thi hành ngay trong thời kỳ thiết
quân luật.”
Hai người con gái của Phạm Quỳnh thì cảm động khi nghe “cụ Hồ” chối tội: “Trong lúc khởi nghĩa, cũng không sao tránh được sự nhầm lẫn. Rất tiếc khi ấy tôi còn đang ở trên Việt Bắc.”
Ai chứ “cụ Hồ” thì ta cũng không lạ gì, “cụ” đã từng chấm nước mắt khi
nói về cuộc đấu tố, cải cách ruộng đất ở Bắc Việt, sau khi đã xử tử
15,000 nông dân vô tội (Con số của tuần báo Time ngày 1 tháng 7 năm 1957.)
Thời Việt Minh, gia
đình hai ông Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi có làm đơn khiếu nại lên Uỷ
ban Cách mạng Lâm thời thì được đổ vấy cho rằng những việc trước đây
thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Khởi nghĩa!
Để
hợp thức hoá việc giết Phạm Quỳnh, bản án của Uỷ ban Khởi nghĩa tỉnh
Thừa Thiên hoàn toàn là một sự vu vạ, trái ngược với gì Phạm Quỳnh đã
chủ trương, giết trước, kể tội sau để bào chữa.
Chỉ tiếc là ông
mất đi, để lại cho đời một đứa con khá bất hiếu. Cha ông bị chết thảm
thương, chôn vùi trong một xó rừng, ông lại cam tâm chuyên viết nhạc
nịnh hót “bác Hồ” và đảng. Có công làm thơ ca tụng “bác” và đảng như Tố
Hữu còn leo đến chức Phó Thủ Tướng, còn Phạm Tuyên cũng có những bài
nhạc “hết lời” nhưng danh vọng chỉ tới Chủ Tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, làm Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1983,
chứ không được là Uỷ Viên Bộ Chính Trị như Tố Hữu (1980.) Điều đó chắc
Phạm Tuyên cũng biết vì gốc gác của ông là con “Việt gian” Phạm Quỳnh
chứ không phải ba đời bần cố nông.
Có người biện hộ cho Phạm Tuyên cho rằng
“theo thời thì phải thế!” nhưng có phải ai lỡ ở lại miền Bắc với Cộng
Sản cũng “hồ hởi” “phấn khởi” ca tụng bác đảng như thế không, nhất là
gia tộc ông đang có một mối oan cừu với Việt Minh Cộng Sản.
Người đời thường nói: “Năm ngón tay có ngón
ngắn ngón dài,” nay học giả Phạm Quỳnh có tới 13 người con, không may có
một đứa con là Phạm Tuyên, thuộc loại “thiên tài…đại bất hiếu!” Người
cộng sản hình như chỉ biết đảng mà ít biết đến cha mẹ!
Trong bản nhạc “Đảng Đã Cho Ta Sáng Mắt Sáng Lòng!” Phạm Tuyên đã reo vui, ca ngợi:“Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng! Đảng ta ơi, cám ơn người dạy dỗ.”Chỉ tiếc rằng, thân phụ ông đã chết oan khuất dưới bàn tay của đảng, không biết gia đình này có ngày giỗ cha hay không?
NGÀY CỦA CHA
NGÀY CỦA CHA
Father's Day là ngày lễ dành cho các ông bố thường được tổ chức vào ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm. Vậy còn gì ý nghĩa hơn khi được các mẹ mời đi xem những thước phim thật hay dành cho ngày Father's Day
1. The Pursuit of Happyness - Mưu Cầu Hạnh Phúc
Diễn viên: Will Smith, Jaden Smith,...
Lấy bối cảnh thành phố San Francisco vào năm 1981, The Pursuit of Happyness là câu chuyện về Chris (Will Smith) - một nhân viên bán mặt hàng máy soi xương luôn gặp khó khăn về tài chính. Khi nợ nần chồng chất do không bán được hàng, vợ anh đã bỏ đi và để lại cậu con trai 4 tuổi Christopher Jr. (Jaden Smith). Điều tồi tệ nhất đã xảy ra khi Chris và con trai bị tống ra khỏi căn hộ và trở thành những kẻ vô gia cư. Họ đã phải đi tha hương cầu thực ở khắp mọi nơi để kiếm sống, thậm chí phải ngủ trong nhà vệ sinh ở một ga tàu điện. Bằng nghị lực và ý chí mạnh mẽ, Chris đã nỗ lực không ngừng để mưu cầu hạnh phúc và đảm bảo cho cậu con trai yêu quý một tương lai tốt đẹp.
The Pursuit of Happyness là một bộ phim cảm động về ý chí đấu tranh của con người cũng như tình phụ tử cao quí. Đây là tác phẩm điện ảnh được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật. The Pursuit of Happyness sẽ khiến cho bạn cảm thấy thấm thía về ý nghĩa thực sự của hai từ "Hạnh phúc". Trong cuộc đời, con người luôn đi kiếm tìm hạnh phúc mà không hề biết rằng hạnh phúc thực sự là do chính con người tạo ra.
2. What A Girl Wants - Điều Con Gái Muốn
Đạo diễn: Dennie Gordon
Diễn viên: Amanda Bynes, Colin Firth,...
What A Girl Wants là một bộ phim tuổi teen đầy ý nghĩa dành cho cha và con gái. Bộ phim kể về cuộc hành trình đến Anh để tìm lại cha của Daphne (Amanda Bynes) - 1 cô nàng xinh đẹp người Mỹ. Tại Anh, Daphne vô cùng bất ngờ khi biết cha mình lại là một nhà chính trị gia nổi tiếng đang tranh cử chức Thủ tướng. Vốn quen lối sống phóng khoáng, hiện đại của Mỹ; giờ đây Daphne phải hòa nhập với cuộc sống gò bó và đầy kiểu cách của một gia đình quý tộc Anh mẫu mực. Cô còn phải đối phó trước những âm mưu, toan tính của bà mẹ và cô chị kế đầy tham vọng. Mối quan hệ giữa hai cha con Daphne sẽ như thế nào?
Với khung cảnh lãng mạn của thành phố London cùng với những tình tiết hài hước nhẹ nhàng nhưng đề cao tình cảm gia đình, What A Girl Wants là lựa chọn tuyệt vời hơn hết để các bạn nữ thổ lộ: "Bố ơi. Con yêu bố lắm. Dù có khi bố xem trọng sự nghiệp của mình hơn gia đình ta."
3. Pinocchio - Cậu Bé Người Gỗ
Đạo diễn: Hamilton Luske & Ben Sharpsteen
Diễn viên lồng tiếng: Dickie Jones, Mel Blanc,...
Là một trong những bộ phim hoạt hình kinh điển của hãng Walt Disney, Pinocchio đã từng chinh phục biết bao thế hệ trẻ em và cả người lớn trên toàn thế giới bởi câu chuyện cảm động về cậu bé người gỗ biết đi và nói. Nội dung phim nói về Geppeto - một người thợ mộc già sống cô đơn luôn mong muốn có một đứa con nên ông đã tạo ra một cậu bé đồ chơi bằng gỗ và đặt tên là Pinocchio. Đến một ngày, cô tiên xanh xuất hiện và ban phép cho Pinocchio được trở thành người. Geppeto mừng rỡ, sung sướng coi Pinocchio như một thành viên trong gia đình và dành cho cậu mọi tình yêu thương của một người cha thực thụ. Tuy nhiên, như bao đứa trẻ khác, Pinocchio cũng mang những thói hư tật xấu như nói dối, tham lam và cậu đã bị trừng phạt. Pinocchio buộc phải trải qua rất nhiều thử thách để trở lại làm người và về trong vòng tay của người cha thân yêu.
Pinocchio ẩn chứa nhiều bài học giản dị mà sâu xa có ý nghĩa giáo dục đối với trẻ em. Tình cha con giữa Pinocchio và người thợ mộc Geppeto đã thực sự khiến người xem cảm động. Đó cũng chính là lý do mà bộ phim hoạt hình này lọt vào danh sách 100 phim hay nhất mọi thời đại của tạp chí Time.
4. Taken - Cưỡng Đoạt
Đạo diễn: Pierre Morel
Diễn viên: Liam Neeson, Maggie Grace, Famke Janssen,...
Nếu cha bạn là một người yêu thích phim hành động thì Taken sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất trong ngày này. Câu chuyện xảy ra ở thủ đô Paris tráng lệ của nước Pháp, khi cô gái trẻ Kim (Maggie Grace) đi du lịch và bị một băng nhóm buôn người bắt cóc. Bryan (Liam Neeson) - cha của Kim, vốn là một cựu điệp viên, đã quyết tâm lên đường đến Pháp để tìm lại cô con gái thân yêu. Vì đối với ông, Kim là tất cả. Bryan xông xáo qua biết bao hang ổ tội phạm mà không màng đến tính mạng. Liệu cha con Bryan và Kim có được đoàn tụ với nhau không?
Taken là một câu chuyện cảm động về tình phụ tử nhưng cũng không kém phần gay cấn. Nhân vật Bryan sẽ khiến người xem cảm phục trước tình thương con tuyệt đối. Vì con gái, Bryan có thể lạnh lùng, tàn nhẫn, độc ác nếu điều đó là cần thiết. Xem Taken để thấy rằng niềm vui và sự an toàn của con cái luôn là hạnh phúc lớn nhất của mỗi người cha.
5. Big Fish - Cá Lớn
Đạo diễn: Tim Burton
Diễn viên: Ewan McGregor, Alison Lohman,...
Những câu chuyện kể của người cha dành cho con cái mình từ khi chúng còn bé luôn góp phần ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của những đứa trẻ sau này. Điều đó đã được thể hiện thật rõ nét trong bộ phim Big Fish của đạo diễn lừng danh Tim Burton. Khi còn nhỏ, anh chàng Will (Billy Crudup) đã được cha mình ru ngủ bằng những câu chuyện kể kỳ lạ về chính cuộc đời ông. Khi lớn lên, Will chán ngấy những câu chuyện mà cha kể đi kể lại và cho rằng ông luôn nói dối. Cậu bỏ đi và cắt đứt liên lạc với cha mình trong nhiều năm. Một ngày kia khi nghe tin cha của mình bệnh nặng sắp qua đời, Will cùng người vợ trẻ trở về mái nhà xưa để hòa giải với cha. Lúc này, anh quyết tâm đi tìm sự thật về những câu chuyện mà cha vẫn kể cho mình nghe từ thời ấu thơ...
Big Fish mang đến cho người xem những bài học quý giá về nhân cách sống, về nhiều loại tình cảm, trong đó có tình cha con. Kết cấu xen lẫn giữa hiện thực và quá khứ trong phim sẽ đánh thức những xúc cảm sâu kín nhất của con người khi nghĩ về cha và cả những ký ức về thời ấu thơ thân thuộc trong mỗi chúng ta.
6. I Am Sam - Tôi Là Sam
Đạo diễn: Jessie Nelson
Diễn viên: Sean Penn, Dakota Fanning, Michelle Pfeiffer,...
Sam (Sean Penn) là một người đàn ông bị thiểu năng trí tuệ nhưng lại rất yêu thương cô con gái bé bỏng Lucy (Dakota Fanning) của mình. Lucy càng lớn càng xinh đẹp và thông minh. Vào đúng ngày sinh nhật lần thứ 7 của Lucy, 2 cha con họ bị chia cắt bởi Hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em vì họ cho rằng với chỉ số IQ của 1 đứa trẻ lên 7, Sam không thể tiếp tục nuôi dạy được con gái mình đến lúc trưởng thành. Mất con, Sam đau khổ đến tột cùng và anh quyết tâm làm tất cả mọi thứ để giành lại quyền nuôi con. Những nỗ lực không ngừng cộng với tình yêu thương con tha thiết của Sam đã khiến cho nhiều người, trong đó có nữ luật sư Rita (Michelle Pfeiffer) - 1 người ít quan tâm đến gia đình, nhận ra giá trị đích thực của hạnh phúc và của tình yêu.
I Am Sam giống như một bản nhạc ngọt ngào ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, cao quý. Xã hội thay đổi khiến nhiều người cha, người mẹ chỉ mải lo kiếm tiền mà ít dành sự quan tâm cho con cái. Thông qua nhân vật Sam, bộ phim mang một thông điệp gửi đến người xem rằng hãy luôn biết trân trọng gia đình của mình bởi đó luôn là nơi chốn bình yên và ấm áp nhất của mỗi chúng ta.
7. The Game Plan - Kế Hoạch Làm Bố
Đạo diễn: Andy Fickman
Diễn viên: Dwayne Johnson, Madison Pettis,...
Siêu sao bóng bầu dục Joe Kingman (Dwayne Johnson) có một cuộc sống mà bất kỳ ai cũng phải mơ ước: tài năng, nổi tiếng, xe hơi xịn, một ngôi nhà hiện đại và luôn được các người đẹp vây quanh. Nhưng trong mùa giải mới lần này, một mặt Joe phải chịu áp lực dẫn dắt đội bóng của mình giành chức vô địch, mặt khác lại phải có trách nhiệm trở thành một ông bố mẫu mực đối với cô con gái 8 tuổi của mình - "hậu quả" của một phút "bồng bột" ngày trước mà suốt 8 năm anh không hay biết. Sự xuất hiện của cô con gái Peyton (Madison Pettis) đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Joe. Anh phải kể chuyện cho cô bé trước khi đi ngủ, phải đưa con gái đến lớp tập múa ballet như bao ông bố khác. Mọi "nhất cử nhất động" của Joe đều có sự can thiệp của Peyton. Liệu anh có thể hoàn thành tốt 2 công việc cùng 1 lúc? Peyton có khiến Joe trở thành một người cha tốt biết quan tâm tới gia đình?
The Game Plan là một bộ phim hài nhẹ nhàng, tình cảm với sự tham gia của ngôi sao cơ bắp The Rock. Những tình tiết hài hước xoay quanh mối quan hệ giữa nhân vật Joe và cô con gái Peyton sẽ đem lại cho bạn và cha bạn những giây phút thoải mái và ấm cúng trước màn hình tivi trong ngày này.
8. Big Daddy - Người Cha Vĩ Đại
Đạo diễn: Dennis Dugan
Diễn viên: Adam Sandler, Joey Lauren Adams,...
Với Big Daddy, người xem sẽ được những trận cười sảng khoái và nhớ thật nhiều sau khi xem xong phim. Sonny (Adam Sandler) - một chàng trai vô công rồi nghề lười biếng bất đắc dĩ trở thành cha của cậu nhóc Julian (Cole & Dylan Sprouse) sau khi bố cậu bé, cũng là bạn cùng phòng của Sonny có việc phải đi công tác xa. Lần đầu tiên làm "cha" với biết bao bỡ ngỡ đã đem lại nhiều rắc rối cho Sonny khi cậu nhóc Julian quậy tưng bừng. Những giải pháp và sáng kiến quái gở do "cha" Sonny nghĩ ra và thực hiện khi Julian tè dầm có thể khiến cho người xem cười nghiêng ngả. Nhưng những hình ảnh cuối cùng của phim lại khiến nhiều người phải rơi lệ.
Xem Big Daddy để biết rằng làm bố không hề dễ dàng nhưng là điều hạnh phúc nhất mà bất kỳ người đàn ông nào cũng mong muốn có được. Những bài học sâu sắc về gia đình, về tình cảm, về cuộc sống sẽ được truyền tải một cách nhẹ nhàng và đầy tinh tế thông qua những tình tiết hài hước trong suốt 93 phút của phim.
9. Finding Nemo - Đi Tìm Nemo
Đạo diễn: Andrew Stanton
Diễn viên lồng tiếng: Alexander Gould, Albert Brooks, Willem Dafoe,...
Bộ phim hoạt hình hay nhất của lễ trao giải Oscar năm 2004 cũng sẽ là món quà độc đáo để dành tặng cha trong Father's Day. Finding Nemo kể về cuộc hành trình đầy khó khăn, gian khổ của cá Marlin đi tìm đứa con thất lạc của mình là Nemo.
Cuộc sống ở Vỉa San Hô luôn ẩn chứa những cạm bẫy và nguy hiểm đối với các chú cá bé nhỏ. Thế nên, cá Marlin (Albert Brooks) luôn phải để mắt tới con trai Nemo (Alexander Gould). Vậy mà trong ngày đầu tiên đến trường, Nemo đã quên mất lời dặn của cha để rồi bị một tay thợ lặn bắt mất. Với sự giúp đỡ của những người bạn tốt, cá Marlin đã băng xuông đại dương để tìm lại con trai. Trên chặng đường đi tìm Nemo, cá Marlin đã trải qua biết bao hiểm nguy và gian nan. Liệu cha con họ có thể gặp lại nhau được hay không?
Với kỹ xảo 3D đẹp mắt khắc họa cuộc sống dưới đại dương một cách đầy sinh động, Finding Nemo đã chinh phục khán giả trên khắp thế giới. Câu chuyện về một chú cá nhỏ vượt qua bao sóng gió để đi tìm con trai mình cũng làm cho người xem thấy cảm phục. Finding Nemo từng được đánh giá là một tuyệt tác của thế giới phim hoạt hình 3D.
10. Kramer vs. Kramer - Gà Trống Nuôi Con
Đạo diễn: Robert Benton
Diễn viên: Dustin Hoffman, Meryl Streep, Justin Henry,...
Sau nhiều năm chung sống, 2 vợ chồng Ted (Dustin Hoffman) và Joanna (Meryl Streep) đã có với nhau một đứa con. Trong thời gian ấy, Joanna bất ngờ ra đi bỏ lại Ted và cậu con trai nhỏ tuổi trong sự ngỡ ngàng. Một mình Ted "gà trống nuôi con" và càng ngày, tình cảm cha con giữa họ ngày càng sâu đậm. Bỗng nhiên một ngày nọ Joanna trở về. Xinh đẹp và tự tin hơn trước rất nhiều. Joanna muốn nhận lại đứa con mà cô đã từng bỏ rơi và lẽ đương nhiên, Ted hoàn toàn không đồng ý. Họ đưa nhau ra tòa giành quyền nuôi con và Ted đã thất thế vì anh từng khiến con mình bị thương. Thu nhập của Ted cũng không đảm bảo cho đứa trẻ một cuộc sống đầy đủ trong khi giờ đây Joanna đã trở nên giàu có. Quyền nuôi con thuộc về Joanna nhưng chính lúc ấy cô nhận ra rằng đã quá muộn để chia rẽ tình cảm sâu sắc giữa 2 cha con Ted.
Được đánh giá là bộ phim kinh điển nhất về tình cha con, Kramer vs. Kramer từng đạt 5 giải Oscar quan trọng nhất vào năm 1980. Những ý nghĩa, những bài học sâu sắc về tình phụ tử, về hạnh phúc gia đình, về lương tri của con người được truyền tải trong phim có sức lay động mọi giác quan của công chúng.
NGÀY CỦA CHA
Ngày của cha
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Của Cha
là một lễ được dùng để tôn vinh những người làm cha, tôn vinh cương vị
làm cha, mối quan hệ với người cha và ảnh hưởng của người cha trong xã
hội. Ngày này được ăn mừng vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 tại nhiều quốc gia và có thể rơi vào những ngày khác ở một số nơi. Ngày này bổ sung cho Ngày của Mẹ - lễ tôn vinh các bà mẹ.Lịch sử
Ngày Của Cha được ăn mừng phổ biến từ những năm đầu thế kỷ 20 để bổ sung cho Ngày của Mẹ trong những ngày lễ tôn vinh những bậc làm cha mẹ. Ngày của Cha được cử hành vào nhiều ngày khác nhau trên toàn thế giới và thường liên quan đến việc tặng quà, bữa ăn tối đặc biệt cho cha, mẹ, và các hoạt động mang tính gia đình.Nhưng việc ăn mừng Ngày của Cha sớm nhất được biết đến đã diễn ra ở Fairmont, Tây Virginia vào ngày 5 tháng 7 năm 1908. Sự kiện được bà Grace Golden Clayton tổ chức, với mong muốn vinh danh cuộc đời của 210 người cha bị mất vài tháng trước trong Thảm họa Monongah Mining ở Monongah, Tây Virginia, vào ngày 06 tháng 12 năm 1907. Có thể Clayton chịu ảnh hưởng bởi việc ăn mừng Ngày của Mẹ lần đầu tiên trong năm đó, và chỉ cách đó một vài dặm. Clayton đã chọn ngày Chủ nhật gần nhất so với ngày sinh của người cha vừa mới qua đời của bà.
Tuy nhiên, sự kiện đó bị lu mờ bởi các sự kiện khác trong thành phố.
Tiểu bang Tây Virginia không chính thức công nhận ngày lễ này, và nó
không được tổ chức trở lại. Tất cả công lao trong việc giúp Ngày của Cha
ra đời về sau lại được ghi nhận cho Sonora Dodd người Spokane, đã tổ chức Ngày của Cha một cách độc lập vào 2 năm sau đó. Sự kiện của bà cũng chịu ảnh hưởng từ Ngày của Mẹ.
Lễ kỷ niệm của bà Clayton đã bị lãng quên cho đến năm 1972, khi một
trong những người tham dự để buổi lễ do bà tổ chức nhìn thấy Tổng thống
Mỹ Richard Nixon công bố Ngày của Cha, và làm việc để phục hồi di sản của nó. Ngày lễ này hiện được tổ chức hàng năm nhà thờ Tin Lành Giám Lý Williams Memorial Methodist Episcopal Church. Fairmont nay được đề cử là "Quê hương Ngày của Cha đầu tiên".
Một dự luật công nhận Ngày của Cha là ngày lễ quốc gia được đưa lên Quốc hội Mỹ vào năm 1913. Năm 1916, Tổng thống Woodrow Wilson
đến Spokane để nói chuyện trong lễ kỷ niệm Ngày của Cha và muốn công
nhận nó chính thức, nhưng Quốc hội phản đối, vì sợ rằng nó sẽ bị thương mại hóa. Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge
đề nghị vào năm 1924 rằng nên đưa Ngày của Cha vào diện ngày được quan
sát bởi quốc gia, nhưng chưa phát hành một công bố quốc gia.
Năm 1957, Thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith
viết một kiến nghị buộc tội Quốc hội đã bỏ phớt lờ Ngày của Cha suốt 40
năm, trong khi tôn vinh các bà mẹ, do đó "chỉ tôn vinh 1 trong 2 phụ
huynh của chúng ta". Năm 1966, Tổng thống Lyndon B. Johnson
đã đưa ra lời loan báo tổng thống đầu tiên tôn vinh những người cha, và
chỉ định dành ngày Chủ nhật thứ ba trong tháng 6 làm Ngày của Cha.
Sáu năm sau, ngày này đã được chính thức trở thành ngày nghỉ lễ trên toàn quốc ở Mỹ sau khi Tổng thống Richard Nixon ký nó thành luật vào năm 1972. Ngoài Ngày của Cha, còn có Ngày Quốc tế Đàn ông được tổ chức tại nhiều quốc gia vào ngày 19 tháng 11 để dành cho những người đàn ông con trai không phải là cha.
Ngày của Cha ở các quốc gia
Xin hãy cùng đóng góp cho bài hoặc đoạn này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. |
- Thái Lan:
THƠ THANH THANH
XUÂN-MAI
(sau này là nữ-sĩ Lê Mai)
An-Điềm trại ấy quá xa-xăm
Mà cháu Xuân-Mai vẫn đến thăm .
Nhìn nó sen son mà sỏi sướt
Lòng tôi như bị vạn kim găm .
Nó nói: “Nhà ta đều bình-an;
Cuộc sống bây giờ sung-sướng lắm!”
Nói chửa dứt câu lệ đã tràn,
Nụ cười nghẽn ngượng trên môi thắm.
Tôi biết con tôi đã giấu tôi
(Không nỡ cho tôi đau buồn thôi!)
Ngay tự lá thư mà nó viết
Sau khi nó đậu Tú-Tài đôi...
“Mỗi lần ăn những món ăn ngon
“Con lại chạnh lòng nghĩ đến Ba...”
Ý nó trong câu chửa diễn tròn:
“Đói thèm trong một xó nhà-pha!”
Tội-nghiệp con tôi, buồn biết bao:
Thi đậu mà không có tiệc khao!
Xuân-sắc một thời đang độ thắm
Mà đành gác lại chuyện trầu-cau!
Sợ luỵ – bởi vì là con tôi –
Giềng-xóm lơ xa, bè-bạn tránh!
Gặp khó, cũng bởi là con tôi
Gánh nặng gia-đình nó góp gánh!
Nó nói: “Con là con của Ba,
Đàn con mỗi ngày khôn lớn ra,
Quyết sống thế nào cho xứng sống,
Còn thì bất-chấp chuyện trần-sa!”
Nó chúc cho tôi sức khoẻ bền:
Đó là tư-hữu quý vô-ngần!
Tôi dặn lại nó: đừng xao quên
Niềm Tin, sức khoẻ của tinh-thần!
Tự đó tôi càng thương nó hơn;
Lòng tôi xa-xót thắt từng cơn.
Nhớ câu “hiếu-tử gia-bần”* cũ
Lòng lại sôi lên nỗi uất-hờn!
THANH-THANH
*“Gia bần phân hiếu-tử,
Quốc biến kiến trung-thần”
NGÔ KỶ * NGÀY CỦA CHA
Viết về Cha nhân ngày Father’s Day 2010
. Ngô Kỷ
Kể từ khi tôi mất mẹ, có
nhiều lần tôi muốn viết về mẹ, nhưng rồi lại thôi, không làm sao viết nỗi, mới
vài đoạn là đôi mắt bị loè nhoè bởi những giọt nước mắt vô hình từ đâu trào ra,
và tôi nhận chân ra được là từ thâm tâm của một thằng con ngỗ nghịch và hư đốn
này, tôi thương nhớ mẹ rất nhiều.
Mother’s Day 2010 rồi,
ba mươi năm tôi mồ côi mẹ, thời gian khá xa so với một đời người, nhưng tình
mẫu tử sao lại quá gần, gần đến nỗi tôi có thể thấy được mẹ trước mắt, có thể
ôm choàng được mẹ vào lòng, có thể nói cho mẹ nghe tiếng “I Love You”.., và vì
những xúc c ảm thiêng liêng, nghẹn ngào đó mà tôi đã không viết gì được cho mẹ.
Cho mãi đến hôm nay, nhân ngày Father’s Day, tôi viết mấy dòng chữ cho cha tôi,
tôi cố gắng viết thật lẹ, viết thật mau, viết được chừng nào hay chừng đó vì
tôi sợ, sợ rằng sẽ không còn cơ hội viết được nữa như tôi đã từng không viết
được cho mẹ.
Cuối năm 2008, trong bài
“Áo Vũ Cơ Hàn, một vì sao đã tắt”, tôi có nhắc về Ba tôi, và mới đó mà các điều
tôi lo sợ bây giờ nó đang lù lù đến. Tôi đã viết như sau:
“Sáng nay, hẹn nhau quán
chay Zen của nhà báo Lý Kiến Trúc trên đường Bolsa, chưa kịp hello thì Etcetera
hỏi “Sao thấy mặt anh hôm nay xìu quá dzậy?”. Sẵn máu “cải lương” trong người
nên trả lời ngay “Không biết hôm nay tại sao tôi buồn. Buồn vì Trời mưa hay bão
trong tim?”. Vâng quả thật tôi đang buồn, nhưng không phải buồn vì bị tan vỡ
một mối tình trai gái, mà tôi buồn vì hay tin một ngôi sao vừa tắt trên bầu
trời nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Minh Phụng, hay Áo Vũ Cơ Hàn, hay Mộ Dung
Thạch, hay Mẫn Vân Lâu, hay Hồ Thiên Vũ, hay Tần Lĩnh Sơn, hay Trần Tự Tâm …đã
trở về với cát bụi, đã miên viễn ra đi…
Nếu trong Thánh Kinh
phán rằng “Không thấy Chúa mà tin”, thì trong trường hợp của tôi, “Không quen
biết gì với nghệ sĩ Minh Phụng, thế mà tôi cảm thấy tiếc tiếc, thương thương
khi biết tin anh qua đời”. Tâm lý con người thật lạ, cái hạnh phúc có trong tầm
tay không thấy quý, nhưng khi vụt mất thì hụt hẫng.
Chiều hôm qua đưa Ba đi
bệnh viện, lần này đem theo tờ Việt Weekly đọc trong khi chờ bác sĩ. Lướt qua
những trang đầu bởi không thích đọc lại các bài mình đã viết, “cái tôi đáng
ghét” mà, nhưng khi đọc đến trang 21 bài “Vĩnh biệt lãng tử “Áo vũ cơ hàn” Minh
Phụng - Người nghệ sĩ tuyệt vời nhất trên những đỉnh núi hương sa” do Trần Quốc
Bảo viết, bỗng dưng lòng tôi chùng xuống, nghĩa là con tim tôi vẫn còn biết
rung động, máu tôi vẫn còn nhồi, thế mà lâu nay dư luận và thiên hạ lại ra rả
lên án và nguyền rủa tôi là “đồ bất nhân, bọn tán tận lương tâm, lũ ác độc”,
vân vân và vân vân….
Dù tôi và nghệ sĩ Minh
Phụng không có “dây mơ rễ má” gì cả, nhưng giữa chúng tôi có lẽ “nặng nợ” nhau
một cách vô hình. Cũng vì cái nghèo rách mồng tơi của chàng lãng tử Áo Vũ Cơ
Hàn trong tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển mà tôi tự nhiên trở thành “nạn nhân” mỗi
lần Ba tôi coi cái DVD đó. Mà càng xui cho tôi là ông ta lại mê cái DVD đó nữa
mới chết chứ. Ông coi đi coi lại, mà mỗi lần coi như vậy là tôi chuẩn bị nhận
“ly cà phê đen” của Ba: “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ
Cơ Hàn này cả”.
Trời ơi, ông Áo Vũ Cơ
Hàn nghèo thì kệ ổng chớ có mắc mớ gì tôi. Quả là Ba tôi unfair với tôi. Cái
sướng, cái tốt, cái giỏi của Áo Vũ Cơ Hàn thì Ba tôi lại không nhắc tới. Tại
sao Ba tôi lờ đi cái cảnh Áo Vũ Cơ Hàn hạnh phúc khi được người đẹp Cát Mộng
Thùy Dương yêu thương, được công chúa Tô Ngã Phương Đài an ũi. Ba tôi lại phớt
đi cái chuyện Áo Vũ Cơ Hàn đối xữ cao thượng với người bằng hữu Tô Ngã Giang
Châu, và Ba tôi cũng làm thinh về cái tài và lòng mã thượng của Áo Vũ Cơ Hàn
đối với tên cướp biển Thạch Vũ. Ông bà mình quả thật mình nói không sai, “Bụt
nhà không thiêng”, và điều này lại vô tình ứng dụng vào trường hợp của tôi.
Tôi ghét cái ông Áo Vũ
Cơ Hàn này dễ sợ, nói đúng hơn là tôi “ghen” với ông. Ông nghèo nhưng ngoài đời
ông có tới mấy vợ, nào là Kiều Tiên, Diêu Huê…, nào là có cả một đàn con nối
nghiệp, mà trong đó có Tiểu Phụng, Y Phụng đang là nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên
điện ảnh nổi danh. Ông đang có hàng triệu khán thính giả tại quốc nội và hải
ngoại ái mộ. Chỉ cần ông chia cho tôi một phần nho nhỏ cái mà ông đang có thì
tôi đã cảm thấy hạnh phúc biết dường nào.
Từ nhỏ tôi đã thích loài
chim biển, chính vì vậy hầu hết những văn thơ “con cóc” của tôi được lấy bút
hiệu là Hải Âu, và cho đến khi qua Mỹ, thì ngoài cái tên Email ngokyusa2@yahoo.com thì tôi cũng có thêm cái Email ngoviethaiau@yahoo.com và nickname trên các diễn đàn Paltalk tôi cũng lấy là Ngô
Việt Hải Âu. Quả là một trùng hợp ngẫu nhiên khi phát giác ra là mình thích
tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển từ lúc nào không biết. Phải chăng trong tôi đã ái
mộ nghệ sĩ Minh Phụng và ngưỡng mộ khí tiết bất cần đời của lãng tử Áo Vũ Cơ
Hàn?
Nói về Áo Vũ Cơ Hàn mà
không nói sơ về Ba tôi thì quả là việc thiếu sót. Như đã nói, Ba tôi luôn sẵn
sàng “lợi dụng” cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này để “xài xể” tôi, tuy nhiên nói
cho cùng thì ông ta cũng có cái lý của ông, tôi đâu có oan ức gì mà phản đối.
Ba tôi so sánh tôi với nhân vật Áo Vũ Cơ Hàn như vậy là ổng đã nâng cấp tôi lên
một bực rồi đấy, vì Áo Vũ Cơ Hàn khá hơn tôi nhiều, còn có rượu để uống, còn có
vua mời vào cung điện để ở, chứ còn tôi thì trên trang Thư Độc Giả của báo
Người Việt thì không thiếu những câu: “Ngô Kỷ biểu tình để xin bố thí miếng
bánh mì, đồ du thủ du thực, mất dạy, du côn, chí phèo, homeless, chống cộng quá
khích, cực đoan, chống cộng tới chiều, làm chuyện tào lao, bao đồng, dị hợm,”
vân vân và vân vân.
Làm Cha Mẹ ai lại không
xót xa và tủi thân khi thấy con cái mình bị “nguyền rủa” như vậy, tôi thấy ân
hận và có lỗi với Ba tôi quá. Nhưng “Cha Mẹ sinh con, Trời sinh tính”, tôi sống
theo cái nhân sinh quan và lý tưởng của tôi. Chính vì vậy những chuyện “ngoài
đường” ít khi nào tôi kể cho Ba nghe, hay những trang báo nhục mạ tôi thường
được tôi “tự ý đục bỏ” trước khi đưa cho Ba đọc. Tôi không muốn Ba tôi buồn,
tôi không muốn Ba tôi chịu nhục lây một cách vô tội vạ.
Con nào mà không thương
Cha Mẹ, Khổng Tử có khuyên: “Kẻ nào tôn kính mẹ cha, sẽ thấy niềm vui trong con
cái mình”, và “Tuổi của cha mẹ không nên không biết: một là để mừng (cha mẹ
sống lâu), một là để lo (vì cha mẹ già yếu)”. Chính vì vậy mà tôi muốn Ba tôi
sống bình thản vô tư để ông có thể sống thêm vài ba năm nữa với con với cháu.
Thời trung học, tôi có
đọc Nhị Thập Tứ Hiếu, có người con lấy làm buồn khi những ngọn roi cha quất vào
lưng mình không còn mạnh và không cảm thấy đau vì thể hiện sức cha đã già yếu
lắm rồi. Do đó tôi sẽ lấy làm lo âu và sẽ cảm thấy thiếu thốn và hồi hộp nếu
tôi không còn nghe tiếng la mắng của Ba “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái
anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”.
Tài liệu viết rằng cải
lương hiền hòa, chất phác, thủy chung, điệu nghệ, khí khái, và tôi tin là nghệ
sĩ cải lương Minh Phụng có đủ yếu tố như vậy. Nghệ sĩ Minh Phụng ra đi để bao
thương tiếc, ngậm ngùi cho gia đình, cho khán thính giả mộ điệu bốn phương. Còn
riêng tôi, tôi bắt đền anh vì tôi chỉ lo rằng anh chết đi rồi, Ba tôi không còn
xem tuồng “Tâm Sự Loài Chim Biển” nữa, và tôi hết còn được nghe Ba mắng “cuộc
đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”. Vĩnh biệt anh!”
Bài viết trên chưa được
hai năm thế mà những điều tôi lo sợ, hay nói đúng hơn là những điều tôi không
muốn đến thì nó đang từ từ trở thành hiện thực. Nghĩa là sức khỏe bây giờ không
cho phép Ba tỉnh táo xem tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển nữa, và tôi không còn nghe
được tiếng Ba mắng “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này
cả.” Bây giờ Ba đọc trước quên sau nên tôi không còn phải “kiểm duyệt” báo
trước khi đưa cho Ba đọc vì Ba không còn đủ minh mẫn để phải xót xa vì những
lời lẽ nhục mạ, phỉ báng con mình trên báo, và tôi bắt đầu phập phồng lo sợ…
Tôi thích bài thơ đơn sơ
nhưng gói gắm lắm “Tình Cha Nghĩa Mẹ” được “thanhthuy” post trên mạng như sau:
Đi khắp thế gian không
ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không
Đọc lại bài thơ trên làm
tôi nhớ đến mẹ. Năm 1979, tôi rời nước Mỹ để đi làm overseas tại Thụy Sĩ không
phải vì ham món tiền lương hậu hỹ, mà mục đích là sẵn tiện qua đó làm việc, tôi
sẽ tìm cơ hội bảo lãnh Ba Má, Anh Chị Em còn lại Việt Nam được ra ngoại quốc,
vì vào thời điểm đó còn sớm quá, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa có một liên hệ
ngoại giao nào cả, mà Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, có Liên Hiệp Quốc, có
Hồng Thập Tự và có nhiều quan hệ với Việt Nam.
Ngô Kỷ từ Mỹ được mời qua làm việc overseas
tại Thụy Sĩ từ 1979-1983
Tôi muốn đưa Má ra
ngoại quốc để lo chạy chữa bịnh tình cho Má. Nhưng bất hạnh thay, một tiếng sét
đánh ngang tai, tôi nhận tin Má chết từ một người bạn du học ở Ý về Việt Nam
thăm nhà gọi phone qua báo tin. Trời đất quay cuồng, không gian như tối sầm
lại. Tôi như người mất trí, bao nhiêu kỷ niệm mẹ con ôm ấp trong ký ức bỗng có
dịp tuôn trào ra. Tôi khóc không nhiều bằng cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu khóc mẹ đến
mù mắt, tôi chỉ biết là tôi đã khóc thật nhiều và thật nhiều khi hay tin mất
mẹ.
Ngô
Kỷ làm lễ Giỗ Má "Maria NguyễnThị Ngọc Hà" qua đời tại Việt Nam năm
1980
Là người sống thực tế,
tôi chẳng bao giờ ngạc nhiên và bận tâm về bất cứ cái gì xãy ra trên cõi đời ô
trọc này, thế mà có một điều tôi không bao giờ chuẩn bị đón nhận, đó là việc
tôi mất mẹ. Chính giờ phút đau khổ lớn lao này, tôi mới thấy tâm trạng chính
tôi trong bài thơ Mất Mẹ của Xuân Tâm - Bảo Uyên:
“Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi
Lúc bé tôi không tin
Người thân yêu tôi mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán Mẹ hôn con
Những khi tôi phải đòn
Đau lòng Mẹ khóc trước
Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm Mẹ, tôi không
thấy!
Lúc buồn, biết trốn
đâu?
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi
rơi
Tôi biết tôi mất Mẹ
Mất cả một bầu trời.
Ôi trời cao xanh thẳm
Có nghe rõ lời tôi
Từ trần gian cát bụi
Tôi đã mất mẹ rồi!
Tôi hụt hẫng khi nghe
tin Má chết, và ngay cả trong lúc viết những giòng chữ này, tôi ngậm ngùi nối
tiếc những năm tháng sống gần Má mà tôi đã không biết trân quý, để đến bây giờ,
trong cuộc hành trình đầy cô đơn, trống vắng này tôi thấy nhớ Má vô cùng. Một
danh ngôn mà tôi cho là bất tử: “Thế giới có rất nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan
tuyệt vời vĩ đại nhất vẫn là trái tim của mẹ.”
Sau năm 1975, theo vận
nước nổi trôi, gia đình tôi bị Cộng Sản đánh tư bản.. Tài sản nhà cửa bị tịch
thu, Ba tôi bị bắt đi “cải tạo” tại trại trù Tiên Lãnh, Quảng Nam, Má tôi với
cái thân xác gầy gò bịnh hoạn bị bắt đi làm thủy lợi “lao động vinh quang”. Sức
tàn lực kiệt, Má được gia đình đưa đến bịnh viện khẩn cấp. Trong giờ thập tử
nhất sinh, thế mà bệnh viện bắt gia đình tôi phải chồng đủ tiền y phí trước mới
chữa trị, và Má tôi qua đời trong uất nghẹn.
Nguồn hy vọng đưa Má
ra nước ngoài chữa bịnh bị sụp đổ, tôi thất vọng tràn trề. Tôi không còn thiết
tha gì nữa, tôi quyết định trở lại Mỹ. Trả lời ký giả Eric Bailey số báo Los
Angeles Times ngày 20 tháng 8 năm 1992 nhân ngày Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn
Quốc, trong bài “Proud Immigrant Stands Out Stand Up for Free Vietnam” (Người
Di Dân Hãnh Diện Đứng Lên Tranh Đấu Tự Do Cho Việt Nam), tôi nói: “Tôi mất mẹ
và tôi mất cả quê hương, nghĩa là tôi đã mất tất cả. Tôi nghĩ rằng tôi phải làm
một cái gì khác hơn, điều đó là mong muốn được phục vụ đồng bào tôi.” (I lost
my mother and my country – It’s everything… I thought I had to do something
different. Something to help my people.)
Và trong bản tin
“Protests Divide SoCal’s Little Saigon” của hãng thông tấn Associated Press
(AP) đánh đi toàn thế giới, viết về cuộc biểu tình tự phát chống báo Người Việt
nhục mạ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, ngày 8 tháng 4 năm 2008, ký giả Gillian Flaccus
đã trích dẫn lời phát biểu của tôi: “Những cái giá trị nhất trong đời tôi là Mẹ
tôi và lá cờ nước tôi. Tôi đã mất hết. Còn sót lại gì trong cuộc đời của tôi?
Tôi không còn gì cả.” (The most valuable things in my life – my mother and my
flag – I lost it… What else do I have left in my life? I have nothing.)
Monday, June 9, 2014
PRISCILLA ROBERT * LÊ DUẨN
Cựu Tổng Bí thư Lê Duẩn nói về Trung Quốc và cảnh báo âm mưu của TQ
Lời giới thiệu: Tài liệu dưới
đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và
Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and
the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow
Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn
sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”. Phần này gồm
bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ
Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E.
Goscha (20 trang, 467-486).
Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên
cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam
với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện
đang là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng
là tác giả cuốnViệt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao, mà anh Vũ Tường đã giới thiệu trong bài điểm sách đăng trên talawas blog.
Christopher E. Goscha hiện đang giảng dạy môn Lịch sử tại American
University và Trường Quốc tế ở Paris. Ông là đồng Giám đốc Nhóm nghiên
cứu Việt Nam đương đại, Trường Khoa học Chính trị, Paris. Gần đây ông có
tác phẩm đã in “Mậu dịch vùng biên giới Việt Nam với Hoa Nam thời đầu
chiến tranh” (Asian Survey, 2000) và đã trình luận án về đề tài Bối cảnh
châu Á của cuộc chiến Pháp-Việt tại Trường Cao đẳng thực hành, thuộc
Viện Đại học Sorbonne.
Bài giới thiệu của Stein Tønnesson
có khá nhiều nhận định sắc sảo và chính xác. Rất tiếc là không đủ thời
gian để dịch ra giới thiệu với các bạn, nhưng các bạn có thể tham khảo
bản tiếng Anh tại địa chỉ sau:http://www.wilsoncenter.org/topics/pubs/New_Ev_CWAsia.pdf (trang 273-288).
Lẽ ra tài liệu từ tiếng Việt, đã
được dịch sang tiếng Anh, thế thì còn dịch lại ra tiếng Việt làm gì. Vấn
đề là ở chỗ, như Stein Tønnesson đã nhận xét: “Cho đến giờ, rất ít tài
liệu thuộc loại này được phía Việt Nam cho phép các học giả tiếp cận.”
Vậy thì trong khi chờ đợi tài liệu được bạch hóa, ta dịch ra để cùng
đọc, tuy không thể chính xác bằng bản gốc, nhưng cũng có thể cung cấp
cho ta một số thông tin nhất định. (...) Stein Tønnesson cũng đã chỉ ra:
“Chúng ta được biết, Lê Duẩn rất ít khi tự mình chấp bút và tài liệu
mang phong cách khẩu ngữ (khiến cho việc dịch cực kỳ khó khăn). Rất có
thể đây là bản thảo Lê Duẩn đọc cho thư ký ghi, hoặc những đoạn chi tiết
do một cán bộ cấp cao dự buổi nói chuyện này ghi lại.”
Xin lưu ý:
– Dấu ngoặc vuông [ ] là của Christopher E. Goscha.
– Chúng tôi vẫn giữ nguyên những con số của ghi chú cho phù hợp với trong sách.
TBT Lê Duẩn
***
Đồng chí B nói về âm mưu chống Việt Nam của bè lũ phản động Trung Quốc
Nói chung, sau khi ta đã thắng Mỹ
thì không còn tên đế quốc nào dám đánh ta nữa. Chỉ có những kẻ nghĩ
rằng, họ có thể đánh và dám đánh chúng ta, là bọn phản động Trung Quốc.
Nhưng nhân dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn như vậy. Tôi không rõ bọn
phản động Trung Quốc này còn tồn tại bao lâu nữa. Dẫu sao, chừng nào
bọn chúng còn đó thì chúng sẽ tấn công ta như chúng vừa làm gần đây [vào
đầu năm 1979]. Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc thì các tỉnh [Bắc
Trung bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành căn cứ cho cả nước.
Đó là những căn cứ vững chắc nhất, tốt nhất và mạnh nhất không gì so
sánh được.
Vì nếu như vùng đồng bằng [Bắc bộ] vẫn liên tục căng thẳng
như vậy thì tình hình sẽ hết sức phức tạp. Hoàn toàn không phải là
chuyện đơn giản. Nếu không có nhân dân Việt Nam thì sẽ chẳng có ai dám
đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam đang đánh Mỹ thì cả thế giới còn lại sợ
Mỹ…(25) Mặc dầu Trung Quốc đã giúp [Bắc] Triều Tiên, nhưng đó chỉ vì mục
đích bảo vệ sườn phía Bắc của họ mà thôi. Sau khi chiến tranh chấm dứt
[ở Triều Tiên] và áp lực chuyển sang Việt Nam, ông ta [có lẽ ám chỉ Chu
Ân Lai như những đoạn tiếp theo sẽ gợi ý] nói rằng, nếu như Việt Nam
tiếp tục chiến đấu thì họ sẽ phải tự lo liệu lấy. Ông ta sẽ không giúp
nữa và đã gây sức ép buộc chúng ta phải ngừng đấu tranh.
Khi ta ký Hiệp định Giơ ne vơ, chính
Chu Ân Lai là người đã chia cắt nước ta ra làm hai [phần]. Sau khi nước
ta bị chia thành hai miền Bắc và Nam như vậy, cũng chính ông ấy lại ép
chúng ta không được đụng chạm gì đến miền Nam. Họ cấm ta vùng lên [chống
lại Việt Nam Cộng hòa được Mỹ ủng hộ]. [Nhưng] họ đã không làm chúng ta
sờn lòng. Khi tôi vẫn còn đang ở trong Nam và đã chuẩn bị phát động
chiến tranh du kích ngay sau khi ký Hiệp định Giơ ne vơ, Mao Trạch Đông
đã nói với Đảng ta rằng, chúng ta cần ép các đồng chí Lào chuyển giao
ngay hai tỉnh đã giải phóng cho chính phủ Viên Chăn (26). Nếu không Mỹ
sẽ tiêu diệt họ, một tình huống hết sức nguy hiểm [theo quan điểm Trung
Quốc]. Việt Nam lại phải làm việc ngay lập tức với phía Mỹ [về vấn đề
này]. Mao đã bắt ta phải làm như vậy và chúng ta cũng đành phải làm như
vậy (27).
Rồi sau khi hai tỉnh giải phóng của
Lào đã được bàn giao cho Viên Chăn, bọn phản động Lào ngay lập tức bắt
Hoàng thân Su-pha-nu-vông. Phía các đồng chí Lào có hai tiểu đoàn lúc ấy
đang bị bao vây. Hơn nữa họ chưa sẵn sàng chiến đấu. Sau đó một tiểu
đoàn đã vượt thoát [khỏi vòng vây]. Khi đó tôi đưa ra ý kiến là phải
chấp nhận cho các bạn Lào phát động chiến tranh du kích. Tôi mời phía
Trung Quốc đến để thảo luận việc này với ta. Tôi nói: “Các đồng chí, nếu
các anh tiếp tục gây sức ép với Lào như thế thì lực lượng của họ sẽ tan
rã hoàn toàn. Bây giờ họ phải được phép tiến hành đánh du kích”.
Trương Văn Thiên (28), người trước
kia đã từng là Tổng Bí thư [Đảng Cộng sản Trung Quốc] và có bí danh là
Lạc Phủ, đã trả lời: “Vâng, thưa các đồng chí, điều các đồng chí nói là
đúng. Chúng ta hãy cho phép Tiểu đoàn Lào ấy được đánh du kích”.
Tôi hỏi Trương Văn Thiên ngay lập
tức: “Các đồng chí, nếu các đồng chí đã cho phép Lào tiến hành chiến
tranh du kích, thì đâu có gì đáng sợ nếu phát động chiến tranh du kích ở
miền Nam Việt Nam. Điều gì đã làm cho các đồng chí phải sợ hãi đến nỗi
các đồng chí lại ngăn cản chúng tôi?”
Ông ấy [Trương Văn Thiên] trả lời: “Không có gì phải sợ cả!”
Đó là điều Trương Văn Thiên đã nói.
Tuy nhiên Hà Vĩ, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam khi ấy, [và] có mặt lúc
đó cũng nghe thấy những điều vừa nói.
Ông ta đã đánh điện về Trung Quốc
[báo cáo những gì đã trao đổi giữa Lê Duẩn và Trương Văn Thiên]. Mao trả
lời ngay lập tức: “Việt Nam không thể làm như vậy được [phát động chiến
tranh du kích ở miền Nam]. Việt Nam nhất định phải trường kỳ mai phục!”
Chúng ta quá nghèo. Làm sao ta có thể đánh Mỹ nếu như chúng ta không có
Trung Quốc là hậu phương vững chắc? [Do đó], chúng ta đành nghe theo
họ, có phải không? (29)
Dẫu sao thì chúng ta vẫn không nhất
trí. Ta bí mật tiến hành phát triển lực lượng của ta. Khi [Ngô Đình]
Diệm kéo lê máy chém đi khắp các tỉnh miền Nam, ta đã ra lệnh tổ chức
lực lượng quần chúng để chống chế độ này và giành lại chính quyền [từ
tay chính phủ Diệm]. Chúng ta không cần để ý đến họ [Trung Quốc]. Khi
cuộc đồng khởi giành chính quyền đã bắt đầu, chúng tôi sang Trung Quốc
gặp Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình nói với tôi: “Các đồng
chí, bây giờ sai lầm của các anh thành việc đã rồi, các anh chỉ nên đánh
ở mức độ trung đội trở xuống.” Đấy là một kiểu ràng buộc mà họ muốn áp
đặt lên ta.
Tôi nói [với Trung Quốc]: “Vâng,
vâng! Tôi sẽ thực hiện như vậy. Tôi sẽ chỉ đánh ở mức trung đội trở
xuống”. Sau khi chúng ta đánh và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta đã
chiến đấu có hiệu quả, Mao đột ngột có đường lối mới. Ông ta nói rằng
trong khi Mỹ đánh nhau với ta, ông ấy sẽ mang quân đội [Trung Quốc] vào
giúp ta làm đường. Mục đích chính của ông ấy là tìm hiểu tình hình Việt
Nam để sau này có thể đánh ta và từ đó bành trướng xuống Đông Nam Á.
Không còn lý do nào khác. Chúng ta biết vậy nhưng phải chấp nhận [việc
đưa quân Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam]. Chuyện này thì cũng được. Họ
quyết định đưa quân vào. Tôi chỉ yêu cầu là họ đưa người không thôi,
nhưng quân đội họ vào mang cả súng ống, đạn dược. Tôi lại đành phải đồng
ý.
Sau đó ông ấy [Mao Trạch Đông] bắt
ta tiếp nhận hai vạn quân, đến để làm đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam. Tôi từ
chối. Họ vẫn liên tục yêu cầu nhưng tôi không thay đổi ý kiến. Họ bắt
tôi phải cho họ vào nhưng tôi không chấp nhận. Họ tiếp tục gây áp lực
nhưng tôi vẫn không đồng ý. Các đồng chí, tôi đưa ra những ví dụ này để
các đồng chí thấy được âm mưu lâu dài của họ là muốn cướp nước ta, và âm
mưu của họ xấu xa tới chừng nào.
Sau khi Mỹ đưa vài trăm ngàn quân
vào miền Nam, chúng ta đã tiến hành Tổng tiến công Mậu Thân 1968, buộc
chúng phải xuống thang. Để đánh bại đế quốc Mỹ ta phải biết cách kéo
địch xuống thang dần dần. Đó là chiến lược của ta. Chúng ta chiến đấu
chống lại một kẻ địch lớn, có dân số hơn hai trăm triệu người và họ từng
thống trị thế giới. Nếu ta không thể bắt họ xuống thang dần từng bước,
thì ta sẽ lúng túng và không thể tiêu diệt kẻ thù được. Ta phải đánh cho
chúng tê liệt ý chí để buộc chúng đến bàn đàm phán và không cho phép
chúng đưa thêm quân vào.
Khi đã đến lúc họ muốn đàm phán với
chúng ta, Hà Vĩ viết thư cho ta nói: “Các anh không thể ngồi xuống đàm
phán với Mỹ được. Các anh phải kéo quân Mỹ vào miền Bắc mà đánh chúng”.
Ông ta đã gây sức ép bằng cách đó, khiến chúng ta hết sức bối rối. Đó
hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Thật là mệt mỏi mỗi khi những
tình huống tương tự [với Trung Quốc] lại xảy ra.
Chúng ta đã quyết định rằng không
thể làm theo cách đó được [về ý kiến của Hà Vĩ không nên đàm phán với
Mỹ]. Ta đã ngồi xuống ở Paris. Ta đã kéo Mỹ xuống thang để đánh bại
chúng. Trong khi đó Trung Quốc lại tuyên bố [với Mỹ]: “Nếu người không
đụng đến ta thì ta cũng không đụng đến người. Muốn mang bao nhiêu quân
vào Việt Nam, điều đó tùy theo các anh”. Trung Quốc, theo ý của họ, đã
làm như vậy và ép ta làm theo.
Họ đã tích cực đổi chác với Mỹ và
dùng ta làm con bài để mặc cả như thế đấy. Khi người Mỹ nhận ra rằng họ
đã thua, ngay lập tức họ sử dụng Trung Quốc để xúc tiến việc rút quân ở
miền Nam sao cho thuận lợi. Nixon và Kissinger đã đến Trung Quốc để thảo
luận việc này.
Trước khi Nixon đến Trung Quốc, [mục
tiêu chuyến đi này của ông ta] nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam theo
chiều hướng có lợi cho Mỹ và giảm thiểu đến tối đa sự thất bại của họ,
đồng thời cho phép ông ta lôi kéo Trung Quốc gần hơn về phía Mỹ, Chu Ân
Lai đã đến gặp tôi. Châu nói với tôi: “Vào lúc này, Nixon sắp đến gặp
tôi, chủ yếu là để thảo luận vấn đề Việt Nam, do đó tôi nhất định phải
đến gặp đồng chí để bàn bạc.”
Tôi trả lời: “Thưa đồng chí, đồng
chí có thể nói bất kỳ điều gì đồng chí muốn, nhưng tôi vẫn không hiểu.
Đồng chí là người Trung Quốc; tôi là người Việt Nam. Việt Nam là đất
nước của [chúng] tôi, hoàn toàn không phải là của các đồng chí. Đồng chí
không có quyền phát biểu [về công việc của Việt Nam], và đồng chí không
có quyền thảo luận [những chuyện đó với Mỹ] (30). Hôm nay, thưa đồng
chí, tôi nói riêng với đồng chí một điều, mà thậm chí tôi chưa từng nói
với Bộ Chính trị của chúng tôi, rằng các đồng chí đã đặt ra một vấn đề
nghiêm trọng và vì vậy tôi cần phải nói:
Năm 1954, khi Việt Nam chiến thắng ở
Điện Biên Phủ, tôi đang ở Hậu Nghĩa. Bác Hồ đánh điện cho tôi, nói rằng
tôi cần phải đi Nam để tổ chức lại [các lực lượng ở đó] và nói chuyện
với đồng bào miền Nam [về việc này] (31). Tôi đi xe thổ mộ xuôi Nam. Dọc
đường đồng bào đổ ra chào đón tôi vì họ nghĩ chúng tôi đã chiến thắng.
Thật đau lòng xiết bao! Nhìn đồng bào miền Nam tôi đã khóc. Bởi vì sau
đó Mỹ sẽ nhảy vào miền Nam và tàn sát đồng bào tôi một cách dã man.
Vào tới nơi, tôi lập tức đánh điện
cho bác Hồ yêu cầu được ở lại và không tập kết ra Bắc, để có thể tiếp
tục chiến đấu mười năm nữa hoặc lâu hơn. [Tôi nói với Chu Ân Lai]: “Thưa
đồng chí, đồng chí đã gây ra những khó khăn cho chúng tôi như vậy đấy
[muốn nói đến vai trò của ông ta trong việc chia cắt Việt Nam tại hội
nghị Giơ ne vơ năm 1954]. Đồng chí có biết thế không?”
Chu Ân Lai đáp: “Tôi xin lỗi các
đồng chí. Tôi đã sai. Tôi đã sai trong chuyện này [ám chỉ việc chia cắt
Việt Nam tại Giơ ne vơ] (32). Sau khi Nixon đã đi thăm Trung Quốc, ông
ta [Châu] lại sang Việt Nam một lần nữa để hỏi tôi về một số vấn đề liên
quan đến cuộc chiến đấu trong Nam.
Tuy nhiên tôi cũng nói ngay với Chu
Ân Lai: “Nixon đã gặp các đồng chí. Chẳng bao lâu nữa họ [Mỹ] sẽ tấn
công chúng tôi mạnh hơn”. Tôi hoàn toàn không sợ. Cả hai bên [Mỹ và
Trung Quốc] đã thỏa thuận với nhau nhằm đánh ta mạnh hơn. Ông ấy [Châu]
đã không phản đối quan điểm này là không có cơ sở, và chỉ nói rằng: “Tôi
sẽ gửi thêm súng ống đạn dược cho các đồng chí”. Rồi ông ta nói [về sự e
ngại một âm mưu bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc]: “Không có chuyện đó
đâu”. Dẫu sao họ cũng đã thảo luận đánh ta mạnh hơn như thế nào, kể cả
ném bom bằng B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Vấn đề rõ ràng là như
vậy.
Nếu Liên Xô và Trung Quốc không bất
đồng với nhau thì Mỹ không thể đánh chúng ta một cách tàn bạo như chúng
đã làm. Chừng nào hai nước [Trung Quốc và Liên Xô] còn xung đột thì
người Mỹ sẽ không bị ngăn trở [vì sự phản đối của khối Xã hội chủ nghĩa
thống nhất]. Mặc dầu Việt Nam đã có thể đoàn kết với cả hai nước Trung
Quốc và Liên Xô, nhưng để làm việc này là hết sức khó khăn vì lúc đó
chúng ta phải dựa vào Trung Quốc rất nhiều. Thời gian đó Trung Quốc hàng
năm viện trợ cho ta nửa triệu tấn lương thực, cũng như súng ống, đạn
dược, tiền bạc, chưa nói đến cả đô la nữa. Liên Xô cũng giúp ta tương tự
như vậy. Nếu chúng ta không làm được điều đó [giữ gìn sự thống nhất và
đoàn kết với họ] thì mọi chuyện có thể hết sức nguy hiểm. Hàng năm tôi
phải sang Trung Quốc hai lần để trình bày với họ [ban lãnh đạo Trung
Quốc] về các diễn biến ở trong Nam. Còn với Liên Xô, tôi không cần phải
nói gì cả [về tình hình miền Nam]. Tôi chỉ nói chung chung. Khi làm việc
với phía Trung Quốc, tôi phải nói rằng cả hai chúng ta đang cùng đánh
Mỹ. Tôi đã đi (sang đấy) một mình. Tôi phải tham dự vào những chuyện đó.
Tôi phải sang Trung Quốc và bàn bạc với họ nhiều lần như vậy với mục
đích chính là thắt chặt quan hệ song phương [Trung Quốc và Việt Nam].
Chính vào lúc đó Trung Quốc ép chúng ta phải tách xa khỏi Liên Xô, cấm
ta không được đi cùng với Liên Xô nữa (33).
Họ làm rất căng thẳng chuyện này.
Đặng Tiểu Bình, cùng với Khang Sinh (34), đến nói với tôi: “Đồng chí,
chúng tôi sẽ giúp các anh vài tỷ (Nhân dân tệ) một năm. Các anh không
được nhận gì từ Liên Xô nữa.”
Tôi không chấp nhận như vậy. Tôi
nói: “Không, chúng tôi nhất định phải đoàn kết và thống nhất với toàn
phe Xã hội chủ nghĩa.” (35)
Năm 1963, khi Nikita Khơrútxốp có
sai lầm, Trung Quốc lập tức ra Cương lĩnh 25 điểm và mời Đảng ta đến và
góp ý kiến. Anh Trường Chinh và tôi cùng đi với một số anh em khác.
Trong khi bàn bạc, họ [Trung Quốc] lắng nghe ta chừng mười điểm gì đó,
nhưng khi tới ý kiến “không xa rời phe Xã hội chủ nghĩa” (37) thì họ
không nghe nữa… Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi chịu trách nhiệm về văn bản của
chính tôi. Tôi xin ý kiến các đồng chí nhưng tôi không chấp nhận điểm
này của các đồng chí.”
Trước khi đoàn ta về nước, Mao có
tiếp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi trò chuyện cùng chúng tôi và đến
cuối câu chuyện ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn các đồng chí
biết việc này. Tôi sẽ là Chủ tịch của 500 triệu bần nông và tôi sẽ mang
một đạo quân đánh xuống Đông Nam Á.” (38) Đặng Tiểu Bình cũng ngồi đó và
nói thêm: “Đó chủ yếu là vì bần nông của chúng tôi đang ở trong một
hoàn cảnh hết sức khó khăn!”
Khi chúng tôi đã ra ngoài, tôi nói
với anh Trường Chinh: “Anh thấy đấy, một âm mưu cướp nước ta và cả Đông
Nam Á. Bây giờ chuyện đã minh bạch.” Họ dám ngang nhiên tuyên bố như
vậy. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Rõ ràng là không một phút nào họ không
nghĩ tới việc đánh Việt Nam!
Tôi sẽ nói thêm để các đồng chí có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng quân sự của việc này. Mao hỏi tôi:
- Lào có bao nhiêu cây số vuông?
Tôi trả lời:
- Khoảng 200 nghìn [cây số vuông].
- Dân số của họ là bao nhiêu? [Mao hỏi]
- [Tôi đáp:] Gần ba triệu.
- [Mao nói:] Thế thì cũng không nhiều lắm! Tôi sẽ mang người của chúng tôi xuống đấy!
- [Mao hỏi:] Thái Lan thì có bao nhiêu cây số vuông?
- [Tôi trả lời:] Khoảng 500 nghìn.
- Và có bao nhiêu người? [Mao hỏi]
- Gần 40 triệu! [Tôi đáp]
- Trời ơi! [Mao nói], tỉnh Tứ Xuyên
của Trung Quốc có 500 nghìn cây số vuông mà có tới 90 triệu dân. Tôi sẽ
lấy thêm một ít người của chúng tôi đi xuống đấy nữa [Thái Lan]!
Đối với Việt Nam, họ không dám nói
thẳng về việc di dân như vậy. Tuy nhiên, ông ta [Mao] nói với tôi: “Các
đồng chí, có thật người Việt Nam đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên
không?” Tôi nói: “Đúng.” “Thế có thật là các anh cũng đánh bại cả quân
Thanh nữa phải không?” Tôi đáp: “Đúng.” Ông ta lại hỏi: “Và cả quân Minh
nữa, đúng không?” Tôi trả lời: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi sẽ đánh
bại cả các ông. (39) Ông có biết thế không?” Tôi đã nói với Mao như vậy
đó. Ông ấy nói: “Đúng! Đúng!” Mao muốn chiếm Lào, cả nước Thái Lan… cũng
như muốn chiếm toàn vùng Đông Nam Á. Mang người đến ở đó. Thật là phức
tạp.
Trong những năm trước [về các vấn đề
có thể nảy sinh từ mối đe dọa của Trung Quốc trong những thời kỳ đó],
chúng ta đã có sự chuẩn bị tích cực chứ không phải chúng ta không chuẩn
bị gì. Nếu chúng ta không chuẩn bị thì tình hình vừa qua đã có thể rất
nguy. Đó không phải là chuyện đơn giản. Mười năm trước tôi đã có mời anh
em bên quân đội đến gặp tôi. Tôi nói với họ rằng Liên Xô và Mỹ đang có
mâu thuẫn với nhau. Còn Trung Quốc, họ lại bắt tay với đế quốc Mỹ. Trong
tình hình căng thẳng như vậy các anh phải lập tức nghiên cứu vấn đề
này. Tôi sợ bên quân đội anh em chưa hiểu nên tôi nói thêm rằng không có
cách nào khác để hiểu vấn đề này. Nhưng họ phát biểu rằng chuyện này
rất khó hiểu. Đúng là không dễ dàng chút nào. Nhưng tôi không thể nói
cách khác được. Và tôi cũng không cho phép ai căn vặn mình. (40)
Khi tôi đi Liên Xô, họ cũng rất cứng
rắn với tôi về Trung Quốc. Liên Xô đã triệu tập một hội nghị 80 đảng
[Cộng sản] để ủng hộ Việt Nam, nhưng Việt Nam không tham dự hội nghị
này, vì [hội nghị] không chỉ nhằm giúp đỡ Việt Nam mà còn dự định lên án
Trung Quốc. Do đó Việt Nam đã không đi. Phía Liên Xô hỏi: “Các anh đã
từ bỏ chủ nghĩa quốc tế rồi hay sao? Tại sao các anh lại làm như vậy?”
Tôi đáp: “Tôi hoàn toàn không từ bỏ chủ nghĩa quốc tế. Tôi chưa hề làm
như vậy. Tuy nhiên, muốn là người theo chủ nghĩa quốc tế thì trước hết
phải đánh bại đế quốc Mỹ. Và nếu người ta muốn đánh Mỹ thì phải thống
nhất và đoàn kết với Trung Quốc. Nếu tôi đi dự hội nghị này thì Trung
Quốc sẽ gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho chúng tôi. Xin các đồng
chí hiểu cho.”
Ở Trung Quốc có rất nhiều ý kiến
khác nhau và đang tranh cãi. Chu Ân Lai đồng ý xây dựng cùng Liên Xô một
mặt trận chống Mỹ. Một lần tôi đến Liên Xô dự lễ Quốc khánh, tôi có
được đọc một bức điện của Trung Quốc gửi Liên Xô nói rằng “nếu Liên Xô
bị tấn công thì Trung Quốc sẽ kề vai sát cánh cùng Liên bang Xô
viết.”(41) Đó là nhờ Hiệp ước hữu nghị Xô – Trung được ký kết trước đây
[tháng 2-1950]. Ngồi cạnh Chu Ân Lai tôi hỏi ông ấy: “Trong bức điện mới
đây gửi Liên Xô, các đồng chí đã đồng ý cùng với Liên Xô thành lập một
mặt trận, nhưng tại sao các đồng chí lại không thành lập một mặt trận
chống Mỹ?” Chu Ân Lai đáp: “Chúng tôi có thể. Tôi đồng tình với quan
điểm của đồng chí. Tôi sẽ thành lập một mặt trận với các đồng chí [về
Việt Nam]. Bành Chân (42) cũng đang ngồi đó, nói thêm: “Ý kiến này cực
kỳ đúng đắn!” Nhưng khi vấn đề được đưa ra thảo luận ở Thượng Hải, Mao
nói rằng không thể được và gạt bỏ ý kiến này. Các đồng chí đã thấy vấn
đề phức tạp ra sao.
Mặc dầu Chu Ân Lai có bảo lưu một số
ý kiến, dẫu sao ông cũng đã đồng ý thành lập một mặt trận và đã giúp đỡ
Việt Nam rất nhiều. Chính nhờ ông mà tôi hiểu [nhiều chuyện đang diễn
ra ở Trung Quốc]. Nếu không thì có thể rất nguy hiểm. Có lần ông ấy nói
với tôi: “Tôi phải làm hết sức mình để sống sót ở đây, dùng Lý Cường
(43) để tích lũy và cung cấp viện trợ cho các đồng chí.” Và thế đấy [ám
chỉ Châu đã có thể dùng Lý Cường vào việc giúp đỡ Việt Nam]. Tôi hiểu
rằng nếu không có Chu Ân Lai thì không thể có được sự viện trợ như vậy.
Tôi thật biết ơn ông ta.
Tuy nhiên cũng không đúng, nếu nói
rằng những người khác trong ban lãnh đạo Trung Quốc có cùng quan điểm
với Chu Ân Lai. Họ khác nhau trên nhiều phương diện. Nhưng có thể nói
rằng người kiên trì nhất, người có đầu óc đại Hán và người muốn chiếm cả
vùng Đông Nam Á, chính là Mao. Tất cả mọi chính sách [của Trung Quốc]
đều nằm trong tay Mao.
Cũng có thể nói như vậy về các nhà
lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc. Chúng ta không biết trong tương lai
mọi chuyện sẽ ra sao, nhưng dẫu sao [sự thực là] họ đã tấn công ta.
Trước đây Đặng Tiểu Bình đã từng làm hai việc mà giờ đây lại lật ngược
hẳn lại. Đó là, khi ta thắng lợi ở miền Nam, nhiều nhà lãnh đạo Trung
Quốc không hài lòng. Tuy nhiên Đặng Tiểu Bình cũng vẫn cứ chúc mừng ta.
Kết quả là ông ta lập tức bị những người khác coi là phần tử xét lại.
Khi tôi đi Trung Quốc lần cuối cùng
(44), tôi là trưởng đoàn, và tôi đã gặp đoàn đại biểu Trung Quốc do Đặng
Tiểu Bình dẫn đầu. Khi nói tới vấn đề lãnh thổ, gồm cả thảo luận về một
số hòn đảo, tôi có nói: “Hai nước chúng ta nằm cạnh nhau. Có một số khu
vực trên lãnh thổ chúng tôi chưa được phân định rõ ràng. Cả hai phía
chúng ta cần phải thành lập một ủy ban để xem xét vấn đề này. Thưa các
đồng chí, xin hãy nhất trí với tôi [về chuyện này]. Ông ấy [Đặng] đã
đồng ý, nhưng vì vậy mà sau đó ông ta lại bị các nhóm lãnh đạo khác chụp
mũ xét lại tức thời.
Nhưng bây giờ thì ông ấy [Đặng] điên
thật rồi. Bởi vì ông ta muốn tỏ ra mình không phải là xét lại nên ông
ta đã đánh Việt Nam mạnh hơn. Ông ta đã bật đèn xanh cho họ tấn công
Việt Nam.
Sau khi đánh bại đế quốc Mỹ, chúng
ta vẫn giữ một đạo quân hơn một triệu người. Một số lãnh đạo Liên Xô đã
hỏi ta: “Các đồng chí còn định đánh nhau với ai nữa mà lại vẫn duy trì
một đội quân [thường trực] lớn như vậy?” Tôi đáp: “Sau này các đồng chí
sẽ hiểu.” Lý do duy nhất khiến chúng ta giữ một đạo quân thường trực như
vậy chính là vì Trung Quốc [mối đe dọa của họ đối với Việt Nam]. Nếu
như không có [sự đe dọa đó] thì đội quân [thường trực lớn] này sẽ không
còn cần thiết nữa. Đã bị tấn công gần đây trên cả hai mặt trận, [chúng
ta có thể thấy rõ rằng] sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta không duy trì một
đội quân lớn.
(B) [Ý nghĩa của chữ B này trong bản
gốc không được rõ] – Từ cuối Đại chiến thế giới thứ hai, tất cả đều cho
rằng đế quốc Mỹ chính là tên sen đầm quốc tế. Chúng có thể xâm chiếm và
đe dọa các nước khác trên thế giới. Mọi người, kể cả các cường quốc,
đều sợ Mỹ. Duy chỉ có Việt Nam là không sợ Mỹ mà thôi.
Tôi hiểu được điều này nhờ cuộc đời
hoạt động của mình đã dạy tôi như vậy. Người đầu tiên sợ [Mỹ] chính là
Mao Trạch Đông. Ông ta nói với tôi, cả Việt Nam và Lào, rằng: “Các anh
phải lập tức chuyển giao ngay hai tỉnh giải phóng của Lào cho chính
quyền Viên Chăn. Nếu không thì Mỹ sẽ lấy cớ để tấn công. Thế thì hết sức
nguy hiểm.” Về phía Việt Nam, chúng ta nói: “Chúng tôi sẽ đánh Mỹ để
giải phóng miền Nam.” Ông ta [Mao] nói: “Các anh không được làm như vậy.
Miền Nam Việt Nam cần phải trường kỳ mai phục, có thể một đời người,
năm đến mười đời, thậm chí hai mươi đời nữa. Các anh không thể đánh Mỹ.
Đánh nhau với Mỹ là một việc nguy hiểm.” Mao Trạch Đông đã sợ Mỹ đến như
vậy…
Nhưng Việt Nam không sợ. Việt Nam đã
tiến lên và chiến đấu. Nếu Việt Nam không đánh Mỹ thì miền Nam sẽ không
được giải phóng. Một nước chưa được giải phóng thì vẫn cứ là một nước
phụ thuộc. Không có nước nào được độc lập nếu chỉ có một nửa nước được
tự do. Đó là tình hình cho đến năm 1975, khi đất nước ta cuối cùng đã
giành được hoàn toàn độc lập. Có độc lập thì sẽ có tự do. Tự do phải là
thứ tự do cho cả nước Việt Nam…
Ăng ghen đã từng nói về chiến tranh
nhân dân. Sau đó Liên Xô, rồi Trung Quốc và cả ta nữa cũng nói [về vấn
đề này]. Tuy nhiên, ba nước khác nhau rất nhiều về nội dung [của chiến
tranh nhân dân]. Sẽ là không đúng nếu chỉ vì anh có hàng triệu người mà
anh muốn làm gì thì làm. Trung Quốc cũng nói về chiến tranh nhân dân
nhưng [họ chủ trương] “địch tiến ta lùi”. Nói cách khác, phòng ngự là
chủ yếu, và chiến tranh chia làm ba giai đoạn, lấy nông thôn bao vây
thành thị, trong khi [chủ lực] vẫn lẩn trốn trong vùng rừng núi… Trung
Quốc đã thiên về phòng ngự và rất yếu [trong Đại chiến Thế giới thứ
hai]. Thậm chí, với 400 triệu dân chống lại quân đội Nhật chỉ có khoảng
300 đến 400 ngàn người, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại Nhật. (45)
Tôi phải nhắc lại như vậy vì trước
kia Trung Quốc đã gửi cố vấn sang ta nên một số anh em [ta] không hiểu.
Họ nghĩ rằng Trung Quốc rất là tài giỏi. Nhưng họ cũng không tài giỏi
lắm đâu, và vì thế ta cũng không làm theo [sự cố vấn của Trung Quốc].
(46)
Năm 1952 tôi rời miền Bắc sang Trung
Quốc chữa bệnh. Đấy là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài. (47) Tôi đã đánh
dấu hỏi về họ [Trung Quốc] và thấy rất nhiều chuyện lạ. Những vùng [đã
từng] bị quân Nhật chiếm đóng có dân cư là 50 triệu người, nhưng không
có thậm chí một người du kích…
Khi tôi từ Trung Quốc về, tôi gặp bác [Hồ]. Bác hỏi:
- Đây là lần đầu tiên chú đi ra nước ngoài có phải không?
- Vâng, tôi ra nước ngoài lần đầu tiên.
- Chú thấy những gì?
- Tôi thấy hai chuyện: Việt Nam rất dũng cảm và họ [Trung Quốc] hoàn toàn không.
Tôi hiểu điều đó từ bấy giờ. Chúng
ta [người Việt Nam] khác hẳn họ. Lòng dũng cảm là đặc tính cố hữu trong
từng con người Việt Nam, và do vậy chúng ta chưa từng có chiến lược
thiên về phòng ngự. Mỗi người dân là một chiến sĩ.
Gần đây, họ [Trung Quốc] đem vài
trăm ngàn quân xâm lấn nước ta. Trên phần lớn mặt trận, ta mới sử dụng
dân quân du kích và bộ đội địa phương để đánh trả. Chúng ta không thiên
về phòng ngự, và do vậy họ đã thất bại. Họ không thể tiêu diệt gọn một
trung đội nào của Việt Nam, còn ta diệt gọn vài trung đoàn và vài chục
tiểu đoàn của họ. Đạt được điều đó vì ta có chiến lược nghiêng về tấn
công.
Đế quốc Mỹ đã đánh nhau với ta trong
một cuộc chiến dài lâu. Họ hết sức mạnh mà vẫn thua. Nhưng ở đây có một
yếu tố đặc biệt, đó là sự mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô.
[Vì thế], họ đã đánh ta ác liệt như vậy.
Việt Nam chống Mỹ và đánh chúng
quyết liệt, nhưng chúng ta cũng biết rằng Mỹ là một nước rất lớn, có khả
năng huy động một đội quân mười triệu người và dùng tất cả những vũ khí
tối tân nhất để đánh ta. Vì vậy chúng ta phải chiến đấu một thời gian
dài để kéo chúng xuống thang. Chúng ta là người có thể làm được như vậy;
Trung Quốc thì không. Khi quân Mỹ tấn công Quảng Trị, Bộ Chính trị đã
ra lệnh đưa bộ đội vào ứng chiến ngay lập tức. Chúng ta không sợ. Sau đó
tôi có sang Trung Quốc để gặp Chu Ân Lai. Ông ta nói với tôi: “Nó [cuộc
chiến đấu ở Quảng Trị] có lẽ là độc nhất vô nhị, chưa từng có. Đời
người chỉ có một [cơ hội], không hai. Không ai dám làm việc mà các đồng
chí đã làm”.
… Chu Ân Lai đã từng là Tổng Tham
mưu trưởng. Ông dám nói và ông cũng thẳng thắn hơn. Ông nói với tôi:
“Nếu tôi được biết trước cách đánh mà các đồng chí đã sử dụng thì có lẽ
chúng tôi không cần đến cuộc Trường chinh.” Vạn lý Trường chinh để làm
gì? Vào lúc bắt đầu cuộc Trường chinh họ có một đội quân 300 nghìn
người; và khi kết thúc họ chỉ còn lại có 30 nghìn. 270 nghìn đã bị tiêu
hao. Đó quả thật là ngu ngốc nếu làm theo cách ấy… [Tôi] nói như vậy để
các đồng chí hiểu, chúng ta đã tiến xa hơn bao nhiêu. Sắp tới, nếu ta
lại phải chiến đấu chống Trung Quốc, chúng ta nhất định thắng lợi… Dẫu
sao, một sự thực là nếu như một nước khác [không phải Việt Nam] phải
đánh nhau với Trung Quốc, thì chưa chắc họ có thể thắng như vậy [giống
Việt Nam] được.
… Nếu Trung Quốc và Liên Xô nhất trí
với nhau, thì cũng chưa chắc là Mỹ sẽ dám đánh ta. Nếu như hai nước
đoàn kết và cùng giúp ta, thì cũng chưa chắc rằng Mỹ sẽ dám đánh ta theo
cách như chúng đã làm. Họ có thể chùn bước ngay từ đầu. Họ có thể bỏ
cuộc như trong thời Tổng thống Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô
tất cả cùng giúp Lào và Mỹ tức thời ký hiệp ước với Lào. Họ không dám
gửi quân sang Lào, họ chấp nhận cho Đảng [Nhân dân Cách mạng] Lào tham
gia vào chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.
Sau đó, khi hai nước [Liên Xô và
Trung Quốc] có mâu thuẫn với nhau, phía Mỹ lại được [Trung Quốc] thông
báo rằng họ có thể tiếp tục đánh Việt Nam mà không sợ gì cả. Đừng sợ
[Trung Quốc trả đũa]. Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông nói với Mỹ: “Nếu
người không đụng đến ta thì ta sẽ không đụng đến người. Các anh có thể
đưa bao nhiêu quân vào miền Nam Việt Nam cũng được. Điều đó tùy theo các
anh.” (48)
… Chúng ta [hiện nay] tiếp giáp với
một quốc gia lớn, một nước có những ý đồ bành trướng, mà nếu được thực
hiện thì sẽ bắt đầu với cuộc xâm lăng Việt Nam. Như vậy, ta phải gánh
vác một vai trò lịch sử nữa, khác trước. Dẫu sao, chúng ta không bao giờ
thoái thác nhiệm vụ lịch sử của mình. Trước đây, Việt Nam đã hoàn thành
nhiệm vụ lịch sử của mình và lần này Việt Nam quyết tâm không cho chúng
bành trướng. Việt Nam bảo vệ nền độc lập của chính mình và đồng thời
cũng là bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam quyết không
để cho Trung Quốc thực hiện mưu đồ bành trướng của họ. Cuộc chiến gần
đây [với Trung Quốc] mới chỉ là một hiệp. Hiện nay họ vẫn đang ráo riết
chuẩn bị trên nhiều chiến trường. Dù sao đi nữa, mặc họ chuẩn bị đến mức
nào, Việt Nam cũng vẫn sẽ thắng…
Tiến hành chiến tranh không phải là
một cuộc dạo chơi trong rừng. Dùng một triệu quân để tiến hành chiến
tranh chống nước khác kéo theo vô vàn khó khăn. Chỉ mới đây thôi, họ đem
500 đến 600 ngàn quân đánh chúng ta, mà họ không có đủ phương tiện vận
tải để chuyên chở lương thực cho quân đội họ. Trung Quốc hiện nay có một
đội quân ba triệu rưỡi người, nhưng họ phải để lại một nửa trên biên
giới [Trung-Xô] nhằm phòng ngừa Liên Xô. Vì lý do đó, nếu họ có mang một
hoặc hai triệu quân sang đánh ta, chúng ta cũng không hề sợ hãi gì cả.
Chúng ta chỉ có 600 ngàn quân ứng chiến và nếu sắp tới chúng ta phải
đánh với hai triệu quân, thì cũng không có vấn đề gì cả. Chúng ta không
sợ.
Chúng ta không sợ vì chúng ta đã
biết cách chiến đấu. Nếu họ mang vào một triệu quân thì họ cũng chỉ đặt
được chân ở phía Bắc. Càng đi xuống vùng trung du, vùng đồng bằng châu
thổ, và vào Hà Nội hoặc thậm chí vào sâu hơn nữa thì sẽ càng khó khăn.
Các đồng chí, các đồng chí đã biết, bè lũ Hitler đã tấn công ác liệt như
thế nào, mà khi tiến đến Leningrad chúng cũng không thể nào vào nổi.
(Phải đối mặt) với những (làng mạc,) thành phố, nhân dân và công tác
phòng ngự, không ai có thể thực hiện một cuộc tấn công hiệu quả chống
lại từng người cư dân. Thậm chí có đánh nhau hai, ba hoặc bốn năm chúng
cũng không thể nào tiến vào được. Mỗi làng xóm của chúng ta [trên biên
giới phía Bắc] là như vậy. Chủ trương của ta là: Mỗi huyện là một pháo
đài, mỗi tỉnh là một chiến trường. Chúng ta sẽ chiến đấu và chúng sẽ
không thể nào xâm nhập được.
Tuy nhiên, sẽ không đầy đủ nếu chỉ
nói đến đánh giặc ngoài tiền tuyến. Ngưới ta cũng cần phải có một đội
quân hậu tập trực tiếp, hùng mạnh. Sau khi cuộc chiến vừa qua chấm dứt,
chúng ta đã nhận định rằng, sắp tới, ta cần đưa thêm vài triệu người lên
(các tỉnh) mặt trận phía Bắc. Nếu giặc đến từ phương Bắc, hậu phương
trực tiếp của cả nước sẽ là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Hậu phương trực
tiếp để bảo vệ Thủ đô phải là Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Chúng ta có đủ
người. Ta sẽ đánh bằng nhiều cách… Ta có thể dùng hai hoặc ba quân đoàn
giáng cho địch một đòn quyết liệt khiến chúng choáng váng, trong khi
tiếp tục bảo vệ lãnh thổ của ta. Để làm được như vậy, mỗi người lính
phải là một người lính thực sự, mỗi tiểu đội phải là một tiểu đội thực
sự.
Vừa trải qua một trận chiến, chúng
ta không được chủ quan. Chủ quan khinh địch là không đúng, nhưng thiếu
tự tin thì cũng sai. Ta không chủ quan khinh địch nhưng ta cũng đồng
thời tin tưởng vững chắc vào thắng lợi của chúng ta. Ta cần phải có cả
hai yếu tố đó.
Trung Quốc hiện đang có âm mưu tấn
công ta nhằm bành trướng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay
người ta không thể làm gì mà che đậy giấu giếm được. Trung Quốc vừa mới
gây hấn với Việt Nam có vài ngày, cả thế giới đã đồng thanh hô lớn:
“Không được đụng đến Việt Nam!” Thời nay không còn giống như thời xưa
nữa. Ngày xưa chỉ có ta (đối mặt) với họ [Trung Quốc]. Ngày nay cả thế
giới sát cánh chặt chẽ bên nhau. Nhân loại hoàn toàn chưa bước vào giai
đoạn Xã hội chủ nghĩa; thay vì thế bây giờ lại là thời mà mọi người đều
mong muốn độc lập và tự do. [Thậm chí] trên những hòn đảo nhỏ, nhân dân ở
đó cũng mong muốn độc lập tự do. Cả loài người hiện nay là như vậy.
Điều đó rất khác với thời xưa. Khi ấy mọi người còn chưa biết rõ về
những khái niệm này. Lời Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do!” là
tư tưởng của thời đại ngày nay. Đụng đến Việt Nam là đụng đến nhân loại
và xâm phạm đến độc lập tự do… Việt Nam là quốc gia tượng trưng cho độc
lập và tự do.
Khi bàn đánh Mỹ, anh em ta trong Bộ
Chính trị đã cùng thảo luận chuyện này để cân nhắc xem ta có dám đánh Mỹ
hay không. Tất cả đều đồng ý đánh. Bộ Chính trị đã biểu thị quyết tâm
của mình: Để đánh Mỹ chúng ta nhất định phải không sợ Mỹ. Tất cả đã đồng
lòng. Trong khi tất cả đều nhất trí đánh Mỹ, để không sợ Mỹ chúng ta
cũng phải không sợ Liên Xô. Mọi người đều đồng ý. Chúng ta cũng cần
không sợ Trung Quốc. Mọi người đều tán thành. Nếu chúng ta không sợ ba
cái (nước lớn) đó, ta có thể đánh Mỹ. Đấy là chúng tôi đã làm việc như
thế nào ở Bộ Chính trị trong thời gian đó.
Mặc dầu Bộ Chính trị đã họp và thảo
luận như vậy và mọi người đều nhất trí đồng lòng, sau đó lại có người đã
nói lại với một đồng chí những điều tôi nói. Người đồng chí đó lại chất
vấn Bộ Chính trị, hỏi rằng tại sao anh Ba (49) lại nói rằng nếu chúng
ta muốn đánh Mỹ thì chúng ta phải không sợ cả Trung Quốc? Tại sao anh ấy
lại đặt vấn đề như vậy? (50)
Lúc đó anh Nguyễn Chí Thanh, một
người thường được cho rằng là có cảm tình với Trung Quốc, đứng dậy nói:
“Thưa các đồng chí trong Bộ Chính trị và Bác Hồ kính mến, lời phát biểu
của anh Ba là đúng. Cần phải nói như vậy [về việc cần phải không sợ
Trung Quốc], bởi vì họ [Trung Quốc] đã gây khó khăn cho chúng ta trong
nhiều vấn đề. Họ ngăn cản chúng ta ở đây, rồi trói tay ta ở kia. Họ
không cho ta đánh…” (51)
Trong khi ta đang chiến đấu trong
Nam, Đặng Tiểu Bình đã quy định rằng tôi chỉ nên đánh từ mức trung đội
trở xuống, và không được đánh ở mức độ lớn hơn. Ông ta [Đặng] nói: “Ở
miền Nam, do các anh đã phạm sai lầm là đã phát động cuộc chiến, các anh
chỉ được đánh từ cấp trung đội trở xuống, chứ không được đánh lớn hơn”.
Đó là họ đã ép ta như thế nào.
Chúng ta không sợ ai cả. Ta không sợ
bởi vì ta có chính nghĩa. Chúng ta không sợ thậm chí các nước đàn anh.
Ta cũng không sợ bạn bè ta. (52) Tất nhiên, chúng ta không sợ quân thù.
Ta đã đánh chúng. Chúng ta là những con người; chúng ta không phải sợ
bất kỳ ai. Chúng ta độc lập. Cả thế giới biết rằng ta độc lập.
Chúng ta phải có một quân đội mạnh,
bởi vì nước ta đang bị đe dọa và bị bắt nạt… Không thể nào khác được.
Nếu không thì sẽ rất nguy hiểm vì ta là một nước nghèo.
Ta có một đội quân mạnh, nhưng việc
đó không làm chúng ta yếu đi chút nào. Đối với ta Trung Quốc có một số
chủ trương: Xâm lược và chiếm đóng nước ta; làm ta suy yếu về kinh tế và
làm cho đời sống của nhân dân ta khó khăn hơn. Vì những lý do đó, để
chống Trung Quốc chúng ta phải, trước hết, không chỉ chiến đấu, mà còn
phải tự làm cho mình mạnh lên. Để đạt được điều đó, theo quan điểm của
tôi, quân đội ta không thể là một đội quân chỉ dựa vào nguồn cung cấp
của nhà nước, mà còn phải là một đội quân sản xuất giỏi. Khi giặc đến họ
sẽ cầm chắc tay súng. Khi không có giặc họ sẽ sản xuất mạnh mẽ. Họ sẽ
là biểu tượng cao nhất và tốt nhất trong sản xuất, sẽ làm ra nhiều (của
cải vật chất) hơn bất cứ ai. Tất nhiên, đấy không phải là chuyện mới lạ.
(53)
Hiện nay, quân đội ta đang gánh vác
một sứ mệnh lịch sử: bảo vệ độc lập và tự do của đất nước, đồng thời bảo
vệ hòa bình và độc lập trên toàn thế giới. Nếu chính sách bành trướng
của bè lũ phản cách mạng Trung Quốc không thể thực hiện được thì đó
chính là lợi ích của cả thế giới. Việt Nam có thể làm được. Việt Nam đã
có năm chục triệu người. Việt Nam có Lào và Căm bốt là bạn và có địa thế
hiểm trở. Việt Nam có cả phe (Xã hội chủ nghĩa) ta và cả nhân loại đứng
về phiá mình. Rõ ràng là chúng ta có thể làm được việc đó.
… Các đồng chí có thấy ai ở trong
Đảng ta, trong nhân dân ta mà hoài nghi rằng ta sẽ thua Trung Quốc
không? Không có ai, tất nhiên rồi. Nhưng chúng ta phải duy trì những
quan hệ thân hữu của mình. Chúng ta không muốn sự hằn thù dân tộc. Tôi
nhắc lại: Tôi nói như vậy vì không bao giờ tôi mang lòng hận thù đối với
Trung Quốc. Tôi không có thứ tình cảm như vậy, dù chính họ là người đã
đánh ta. Hôm nay tôi muốn các đồng chí biết rằng trên đời này người đã
từng bảo vệ Trung Quốc lại chính là tôi! Đúng như vậy đó. Tại sao thế?
Bởi vì trong hội nghị ở Bucharest tháng 6 năm 1960, sáu mươi đảng đã
phản đối Trung Quốc nhưng chỉ có mình tôi là người đã bênh vực Trung
Quốc. (54) Nhân dân Việt Nam ta là như vậy. Tôi sẽ tiếp tục nhắc lại
rằng: Dù họ có đối xử tồi tệ đến đâu chăng nữa, chúng ta biết rằng nhân
dân Trung Quốc là bạn ta. Về phía chúng ta, ta không mang những mặc cảm
xấu xa đối với Trung Quốc. Còn về ý đồ của một số lãnh đạo [Trung Quốc]
thì là chuyện khác. Chúng ta nhắc tới họ chỉ như một bè lũ mà thôi.
Chúng ta không ám chỉ cả nước họ. Ta không nói nhân dân Trung Quốc xấu
với ta. Ta nói rằng chỉ có bè lũ phản cách mạng Bắc Kinh là như thế. Tôi
nhắc lại lần nữa ta phải tuân thủ nghiêm nhặt như vậy.
Tóm lại, hãy giữ cho tình hình trong
vòng kiểm soát chặt chẽ, sẵn sàng chiến đấu và không bao giờ lơi là
cảnh giác. Đối với Trung Quốc ta cũng làm như vậy. Tôi tin chắc rằng
trong vòng năm mươi năm nữa, hoặc thậm chí có thể một trăm năm, chủ
nghĩa xã hội sẽ thành công; và khi đó thì ta sẽ không còn vấn đề gì nữa.
Nhưng nó đòi hỏi thời gian. Bởi vậy chúng ta phải chuẩn bị và sẵn sàng
trên mọi phương diện.
Bây giờ không ai còn hoài nghi gì
nữa. Nhưng 5 năm trước tôi biết chắc rằng không có đồng chí nào lại nghĩ
là Trung Quốc có thể đánh ta. Vậy mà có đấy. Đó là trường hợp vì các
đồng chí ấy không có hiểu biết đầy đủ về vấn đề này. (55) Nhưng đó không
phải là trường hợp xảy ra với chúng ta [Lê Duẩn và ban lãnh đạo]. (56)
Chúng ta biết rằng họ sẽ đánh ta trong khoảng mười năm hoặc hơn. Do đó
chúng ta không bị bất ngờ [vì cuộc tấn công tháng giêng 1979 của Trung
Quốc].
Ghi chú của Christopher E. Goscha: 24-56
24. Tài liệu này được dịch từ bản
sao một số trích đoạn trong bản gốc. Nó được chép lại từ bản gốc lưu trữ
trong Thư viện Quân đội, Hà Nội. Christopher E. Goscha, người dịch tài
liệu này (ra tiếng Anh) đã được phép hoàn toàn đầy đủ để làm việc đó.
Văn bản là bài nói chuyện được cho là của “đồng chí B”. Nó có thể do
chính đồng chí B viết, nhưng có nhiều khả năng hơn nó là bản đánh máy
của một người nào đó dự buổi nói chuyện của “đồng chí B” (một cán bộ cao
cấp hoặc một thư ký đánh máy). Trong văn bản, đồng chí B có đề cập
rằng, trong những cuộc họp của Bộ Chính trị ông ta được gọi là anh Ba.
Đó là bí danh mà chúng ta được biết là của Tổng Bí thư Lê Duẩn, đã dùng
trong Đảng Lao động Việt Nam (từ 1976 là “Đảng Cộng sản Việt Nam”). Mặc
dầu tài liệu không đề ngày tháng, nhưng rõ ràng văn bản được viết trong
năm 1979, sau cuộc tấn công Việt Nam của Trung Quốc.
Nó được củng cố
thêm bằng một tài liệu khác mang tính cáo buộc mạnh mẽ, xuất bản năm
1979 theo chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó đã liệt kê tuần
tự sự phản bội của Trung Quốc và, không hoàn toàn bất ngờ, cùng đề cập
đến nhiều sự kiện mà Lê Duẩn đã kể lại trong tài liệu này. Xem: Bộ Ngoại
giao nước CHXHCN Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
trong 30 năm qua (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Sự Thật, 1979). Trong phần Ghi
chú này có cho thêm số trang trong bản tiếng Pháp của cùng văn kiện:
Ministère des Affaires Étrangères, La vérité sur les relations vietnamo-
chinoises durant les trente dernière années.Dịch giả xin cám ơn Thomas
Engelbert, Stein Tønnesson, Nguyen Hong Thach, và hơn cả là một độc giả
Việt Nam ẩn danh, đã sửa chữa và đóng góp cho nhiều ý kiến quý báu. Dịch
giả xin chịu trách nhiệm về những sai sót trong bản dịch này.
25. Những dấu tỉnh lược (…) như vậy
là nguyên văn trong bản gốc; những dấu tỉnh lược và nhận xét của dịch
giả được đặt trong dấu ngoặc vuông: […].
26. Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 đã
cho Pathet Lao, đồng minh gần gũi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một khu
vực tập kết tạm thời ở hai tỉnh (Bắc Lào) Phong xa lỳ và Sầm Nưa. Không
có một nhượng địa tương tự cho Khơ me It xa la, đồng minh của Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
27. Cuốn sách Sự thật về quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm quacho biết cuộc hội đàm cấp cao về
Lào diễn ra vào tháng 8 – 1961 (La vérité sur les relations vietnamo-
chinoises durant les trente dernière années, trang 34).
28. Trương Văn Thiên là một trong
những thành viên của Đoàn đại biểu Trung Quốc, người đã có mặt khi Lê
Duẩn phát biểu những nhận xét này. Ông còn là Thứ trưởng Ngoại giao nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là Ủy viên lâu năm trong Bộ Chính trị Đảng
Cộng sản Trung Quốc. Trong những năm 1950 ông ta là Ủy viên dự khuyết
Bộ Chính trị giữ trách nhiệm về liên lạc đối ngoại với các nước Xã hội
chủ nghĩa.
29. Sách Sự thật về quan hệ Việt Nam
– Trung Quốc trong 30 năm qua đã miêu tả cuộc gặp gỡ như sau: “Trong
một cuộc trao đổi ý kiến với những người lãnh đạo Việt Nam, Ủy viên
trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trương
Văn Thiên cho rằng ở miền Nam Việt Nam có thể tiến hành đánh du kích.
Nhưng sau đó Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, theo chỉ thị của Bắc Kinh, đã
thông báo với phía Việt Nam rằng đó không phải là ý kiến của Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc mà chỉ là ý kiến cá nhân. The Truth…, trang
40. (La vérité…, trang 31.)
30. Xem Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, trang 60. (La vérité…, trang 47.)
31. Lê Duẩn muốn nói đến nhiệm vụ
giải thích việc tập kết cán bộ miền Nam ra Bắc. Lê Duẩn cũng cố tình
lảng tránh không đề cập đến việc Trung Quốc đã giúp Việt Nam chiến thắng
ở Điện Biên Phủ năm 1954.
32. Xem Sự thật về quan hệ Việt Nam –
Trung Quốc trong 30 năm qua trang 60, đoạn phía Việt Nam đã nói với
Trung Quốc tháng 11-1972: “Việt Nam là của chúng tôi; các đồng chí không
được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam. Các đồng chí đã nhận sai lầm năm
1954 rồi, bây giờ không nên sai lầm một lần nữa”. (La vérité…, trang
47.)
33. Một trong những thư ký của Lê
Duẩn, Trần Quỳnh, gần đây đã cho lưu hành ở Việt Nam cuốn Hồi ức của ông
ta, trong đó có nhiều chi tiết lý thú về đường lối của Lê Duẩn đối với
sự phân liệt Trung Xô và sự chia rẽ trong (hàng ngũ cán bộ cao cấp của)
Đảng Lao động Việt Nam về vấn đề này trong những năm 1960. Trần Quỳnh,
Những kỷ niệm về Lê Duẩn, không in ngày tháng, tự xuất bản, dịch giả
hiện có một bản.
34. Khang Sinh (1903-1975), một
trong những chuyên viên hàng đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về an
ninh quốc gia. Ông ta được Bộ Nội vụ (NKVD) Liên Xô đào tạo trong những
năm 1930, và trở thành cố vấn thân cận nhất cho Mao trong việc cắt nghĩa
những chính sách của Liên Xô. Khang Sinh cũng từng là Bí thư Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1962, và Ủy viên Bộ Chính
trị từ 1969; giữa 1973 và 1975 ông ta là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính
trị.
35. Xem Sự thật về quan hệ Việt Nam –
Trung Quốc trong 30 năm qua trang 43, trong đó Việt Nam tuyên bố là
Đặng Tiểu Bình đã hứa sẽ coi Việt Nam là ưu tiên số một trong vấn đề
viện trợ cho nước ngoài để đổi lấy việc Việt Nam sẽ khước từ mọi viện
trợ của Liên Xô. (La vérité…, trang 33.)
36. Xem “Sự thật về quan hệ Việt Nam
– Trung Quốc trong 30 năm qua” trang 43. (La vérité…, trang 33) và cả
Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn.
37. Tháng 11-1966, Liên Xô lên án
Trung Quốc đã từ bỏ đường lối Cộng sản thế giới đã được thông qua tại
các Hội nghị Mascơva 1957 và 1960. Xem thêm Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về
Lê Duẩn.
38. Bộ Ngoại giao, Sự thật về quan
hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua cho biết Mao đã phát biểu như
vậy với đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963. Trong
sách đã trích dẫn lời Mao nói: “Tôi sẽ làm Chủ tịch 500 triệu bần nông
đưa quân xuống Đông Nam châu Á.” (La vérité…, trang 9).
39. Đoạn này có thể dịch (sang tiếng Anh) là “và tôi sẽ đánh bại cả các anh nữa” hoặc “tôi có thể đánh bại cả các anh”.
40. Đối với dịch giả (Christopher E.
Goscha), chỗ này không được rõ là Lê Duẩn muốn nói tới ai khi dùng chữ
“quân sự”. (Ngược lại, đối với người dịch ra tiếng Việt thì rõ ràng
trong ngôn cảnh này ông nói là tôi mời một số anh em bên quân đội…, một
cách nói thân mật, thường dùng thời đó nhưng tất nhiên hàm chỉ một số
tướng tá cao cấp).
41. Đây có lẽ dựa vào lời Đại sứ
Trung Quốc tại Máscơva chuyển cho phía Liên Xô nhân dịp kỷ niệm 15 năm
ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị, Đồng minh và Tương trợ Trung-Xô. Đại sứ
Trung Quốc Phan Tự lực đã nói với Liên Xô: “Nếu bọn đế quốc dám tấn công
Liên Xô, nhân dân Trung Quốc không hề ngần ngại, sẽ thực hiện nghĩa vụ
của mình theo Hiệp ước và cùng với nhân dân Liên Xô vĩ đại… sẽ kề vai
sát cánh chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng.” Trích từ Donald S.
Zagoria, Mạc tư khoa, Bắc Kinh, Hà nội (New York: Pegasus, 1967), trang
139-140.
42. Bành Chân là Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc từ 1951 đến 1969.
43. Lý Cường là Phó Chủ tịch Ủy ban
liên lạc kinh tế đối ngoại của Quốc vụ viện từ 1965 đến 1967. Giữa 1968
và 1973, ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, và từ 1973 là Bộ trưởng
Ngoại thương Trung Quốc.
44. Đây muốn nói tới chuyến đi của Lê Duẩn vào tháng 11-1977.
45. Lê Duẩn quên rằng cho đến tháng
3-1945, thậm chí chỉ với số người ít hơn, Pháp đã có thể cai trị Việt
Nam mà không gặp quá nhiều khó khăn.
46. Về cố vấn Trung Quốc, xin xem
Qiang Zhai, Trung Quốc và chiến tranh Việt Nam, 1950-1975 (Chapel Hill:
Nhà xuất bản Viện đại học North Carolina, 2000), và Christopher E.
Goscha, “Bối cảnh châu Á của cuộc chiến Pháp-Việt” luận án trình bày tại
Trường Cao đẳng thực hành, thuộc Viện Đại học Sorbonne, Paris, 2000,
phần Trung Quốc.
47. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Lê Duẩn thường xuyên ra miền Bắc, nhưng ông thường được cho là vẫn ở lại
miền Nam thời kỳ này trong cương vị Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, mà sau này đổi
thành Trung ương cục miền Nam vào đầu năm 1950. Dịch giả cũng hoài nghi
việc Lê Duẩn đi Trung Quốc năm 1952. Hồ Chí Minh thì có, nhưng Lê Duẩn
thì không.
48. Về chi tiết này, xin xem chương 6 của cuốn sách này.
49. Điều này khẳng định Đồng chí B
cũng chính là “Anh Ba”. Ta biết rằng Anh Ba là bí danh của Lê Duẩn, từ
đó suy ra Đồng chí B cũng là Lê Duẩn. Từ những sự kiện được nói đến
trong văn bản thì điều này là chắc chắn, và cuốn Trần Quỳnh, Những kỷ
niệm về Lê Duẩn, cũng khẳng định điều này.
50. Ở đây có thể ám chỉ Hoàng Văn
Hoan. (Để có cái nhìn toàn cảnh hơn) về một quan điểm cần tranh luận,
xin tham khảo thêm cuốn Giọt nước trong biển cả (Hồi ức về một cuộc cách
mạng) (Bắc Kinh: Nhà xuất bản Tin Việt Nam, 1986).
51. Xem thêm Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn.
52. Đây có lẽ muốn nói bóng gió tới Liên Xô (và khối Đông Âu).
53. Hình thức chiến tranh này đã từng có ở Trung Quốc và những nơi khác trong hoàn cảnh chiến tranh du kích.
54. Điều này đã diễn ra vào tháng
6-1960. Để biết thêm về lập trường của Lê Duẩn trong vấn đề này xin xem
Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn. Sau đại hội Đảng Cộng sản Ru ma ni
tháng 6-1960, Liên Xô đã tổ chức một cuộc họp tại chỗ các trưởng đoàn
đại biểu những nước có mặt. Trong buổi họp đó Khơ rút xốp đã phê phán
Trung Quốc nặng nề, đặc biệt là Mao, người mà ông ta cho là “giáo điều”
vì những quan điểm của Mao về vấn đề chung sống hòa bình. Xem Adam B.
Ulam, The Communists: The Story of Power and Lost Illusions 1948-1991
(New York: Macmillan, 1992), trang 211.
55. Dường như đây là một cái tát vào mặt Hoàng Văn Hoan mà không phải ai khác.
56. Đây có lẽ muốn nói tới những nhà
lãnh đạo khác đang có mặt nghe Lê Duẩn nói chuyện, và có thể là một chỉ
hiệu rằng người đồng chí thân Trung Quốc đã nói ở trên không có mặt
trong buổi nói chuyện này. Xem thêm Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê
Duẩn.
Nguồn: Thư viện Quân đội, Hà Nội.
Tài liệu do Christopher E. Goscha phát hiện và dịch sang tiếng Anh, Nhóm
nghiên cứu Việt Nam đương đại, Trường Khoa học Chính trị, Paris.
Christopher
E. Goscha đã phát hiện tài liệu này trong Thư viện Quân đội ở Hà Nội,
chép tay lại và dịch ra tiếng Anh. Cũng theo Stein Tønnesson: “Văn bản
không đề ngày tháng, và tên tác giả chỉ cho biết là “đồng chí B”. Dù
sao, nội dung tài liệu cho ta thấy, nó được viết năm 1979, có lẽ vào
quãng thời gian giữa cuộc tấn công của Trung Quốc vào Bắc Việt Nam tháng
2-1979 và thời điểm phát hành cuốn Sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt
Nam về mối quan hệ Việt – Trung ngày mồng 4 tháng 10 cùng năm. Dường như
văn bản được soạn chỉ ít lâu sau quyết định ngày 15 tháng 3-1979 của
Đặng Tiểu Bình ngừng cuộc tấn công trừng phạt Việt Nam và rút quân về
nước, nhưng trước khi Hoàng Văn Hoan đào thoát sang Trung Quốc tháng
7-1979.”
Nếu tên tác giả chỉ ghi là “đồng chí
B” thì sao lại dám khẳng định là Lê Duẩn? Bài nói chuyện của “đồng chí
B” có cho ta biết rằng, trong những cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Lao
động Việt Nam, ông ta được gọi là anh Ba, một bí danh mà mọi người đều
biết là của Lê Duẩn. Tài liệu cũng nói nhiều đến những cuộc họp cấp cao
với phía Trung Quốc trong đó có cả Mao, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, khi
đó nhân vật B này thường xưng tôi và đại diện cho phía Việt Nam một cách
đầy quyền uy như thế, hẳn chỉ có rất ít người.
Một nhận xét khác của Stein
Tønnesson là “những điều Lê Duẩn nói ra (trong năm 1979) rõ ràng mang
sắc thái tức giận”, nhưng về thái độ của Lê Duẩn thì “một nét ấn tượng
của tài liệu này là sự thẳng thắn, bộc trực và cách tác giả đưa vấn đề
ra như là một cá nhân.” Ta đều biết vai trò và vị trí của ông trong Đảng
cũng như trong các sự kiện từ khi được cử làm Bí thư thứ nhất Đảng Lao
động Việt Nam rồi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
Stein Tønnesson cũng cho rằng khi Lê
Duẩn xưng tôi với Hồ Chí Minh thì đó là thái độ có phần xấc xược, nhưng
người dịch không nghĩ như vậy. Nếu bạn đã đi nhiều vùng trên đất nước
ta, hoặc được tiếp xúc với nhiều người từ những địa phương khác nhau
tới, bạn sẽ thấy đó chỉ là một tập quán ngữ dụng của một số nơi chứ
không phải là hỗn hào hay xấc xược. Hoặc cũng có đoạn, khi nói chuyện
với Mao, Lê Duẩn cũng dám “ăn miếng trả miếng”, nhưng người dịch hoài
nghi chuyện này, chúng ta cần phối kiểm với những tài liệu khác nữa.
So với cuốn Sách trắng của Bộ Ngoại
giao nước CHXHCN Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
trong 30 năm qua, công bố ngày mồng 4 tháng 10-1979, tài liệu này cũng
không có nhiều điểm khác biệt, trừ một số tình tiết về cách suy nghĩ và
ứng phó của phía Việt Nam. Dẫu sao, theo thiển ý của tôi, thì đây cũng
là một tài liệu quý. Nó cho ta thấy việc ra đời của cuốn Sách trắng đã
được chỉ đạo từ cấp cao nhất.
Vì thời gian có hạn, lại dịch ngược
lại từ tiếng Anh ra Việt trong khi ngôn ngữ nguồn đã là tiếng Việt, chắc
chắn bản dịch còn nhiều thiếu sót. Người dịch cũng chỉ mong muốn một
chữ “tín”, mà chưa dám nghĩ đến “đạt, nhã”. Mong các bạn thông cảm và
đóng góp ý kiến cho. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ.
Nguồn : Blog Nguyễn Xuân Hưng -Theo talawas ( http://dailyvnews.wordpress.com)
VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG
Vụ giàn khoan: TQ tố cáo VN ra LHQ
Cập nhật: 03:40 GMT - thứ ba, 10 tháng 6, 2014
Trung Quốc đã đưa tranh cãi
với Việt Nam xung quanh việc họ đặt giàn khoan trên Biển Đông ra
Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai ngày 9/6, hãng tin Mỹ AP tường thuật
từ trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York.
Theo đó, Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội ‘xâm
phạm chủ quyền’ của họ và ‘cản trở một cách phi pháp’ hoạt
động thăm dò của công ty dầu khí Trung Quốc.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong văn bản này, Trung Quốc nói đã có bốn công dân Trung Quốc ‘bị giết hại dã man’ và hơn 300 người bị thương trong các cuộc bạo loạn ở Việt Nam.
Lá thư cho biết Công ty dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc đã có các hoạt động thăm dò địa chất ở khu vực này trong vòng 10 năm qua và việc đưa giàn khoan ra đây chỉ là ‘sự tiếp tục công việc thăm dò thường xuyên’ và giàn khoan này ‘nằm hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc’.
Bắc Kinh nói Hà Nội đã cản trở hoạt động của giàn khoan ‘một cách phi pháp và cưỡng ép’ với việc điều tàu có vũ trang ra khu vực và đâm tàu Trung Quốc.
“Việt Nam cũng triển khai người nhái và các thiết bị hoạt động dưới nước ra vùng biển này và thả xuống biển rất nhiều chướng ngại vật bao gồm lưới cá và các vật trôi nổi,” lá thư viết.
Văn bản lên án các hành động của Việt Nam ‘đã xâm phạm chủ quyền Trung Quốc’, ‘đe dọa nghiêm trọng đến các công dân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan và vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển’.
Trung Quốc cũng đưa ra nhiều dẫn chứng chứng minh quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa ‘là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc mà không có bất kỳ tranh chấp nào’.
AP đã tìm cách gọi cho phái bộ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và phát ngôn nhân của nước này để hỏi về phản ứng nhưng không có ai trả lời.
Trước đó, phái bộ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư cùng công hàm lên Tổng Thư ký Ban Ki-moon để phản đối giàn khoan và các tàu hộ tống của Trung Quốc ‘trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam’.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140610_china_letter_to_un.shtml
Trung Quốc biện hộ việc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển của Việt Nam
Giàn khoan Hải Dương 981 (ở giữa) trên Biển Đông, trong khu vực thềm lục địa Việt Nam. Ảnh chụp ngày 14/05/2014.
REUTERS/Nguyen Ha Minh
Hôm qua, 08/06/2014, trong một thông cáo dài, Bộ Ngoại giao
Trung Quốc đã đưa ra các lập luận giải thích việc đưa giàn khoan dầu
khổng lồ vào vùng biển của Việt Nam, kể từ đầu tháng Năm vừa qua. Hành
động đơn phương này của Trung Quốc đã dấy lên phản ứng mạnh mẽ từ phía
Việt Nam và làm cho tình hình tại Biển Đông thêm căng thẳng.
Theo thông cáo được Tân Hoa Xã đăng tải, khu vực hạ đặt giàn
khoan HD-981 thuộc vùng biển quần đảo Hoàng Sa – Trung Quốc gọi là Tây
Sa – tên quốc tế là Paracel - mà theo Bắc Kinh, quần đảo này thuộc « chủ
quyền và quyền tài pháp » của Trung Quốc.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng cáo buộc Việt Nam đã có phản ứng hung hăng,
nhắm vào các nhân viên Trung Quốc làm việc trên giàn khoan và tuyên bố
rằng các tàu của Việt Nam đã « dùng vũ lực gây rối bất hợp pháp » đối
với các hoạt động của giàn khoan, và còn nhiều lần đâm vào tàu Trung
Quốc.
Quần đảo Hoàng Sa là nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam
và Trung Quốc. Tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh
chiếm nốt các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, vào thời điểm đó do chính
quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Vụ Trung Quốc đơn phương quyết định hạ đặt giàn khoan trong vùng biển
mà Hà Nội khẳng định thuộc chủ quyền của Việt Nam đã làm cho quan hệ
giữa hai nước xấu đi, vốn đã căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tại Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có phản ứng như trên, sau khi Việt Nam,
trong tuần trước, cho công bố một cuộn băng video, được quay từ một con
tàu khác của Việt Nam, cho thấy rõ những hình ảnh một tàu Trung Quốc rất
lớn, truy đuổi tàu đánh cá nhỏ bé bằng gỗ của Việt Nam và đâm chìm con
tàu này, ngày 26/05 vừa qua.
Bắc Kinh đổ lỗi cho tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc và bị chìm.
Cả 10 ngư dân trên tàu Việt Nam đã được các tàu khác của Việt Nam cứu
vớt. Hà Nội tố cáo vụ đâm tàu cá là một hành động vô nhân đạo của Trung
Quốc, còn Bắc Kinh biện hộ là tàu cá Việt Nam đã vào vùng biển của Trung
Quốc.
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, nhiều
cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra ở Việt Nam và một số cuộc biểu tình
dẫn đến bạo động, một số cơ sở sản xuất của Trung Quốc, Đài Loan bị đập
phá, đốt cháy. Theo Bắc Kinh, bốn người Trung Quốc đã bị thiệt mạng
trong các vụ bạo động. Phía Việt Nam đưa ra con số 3 nạn nhân.
‘VN đâm tàu TQ hơn 1.400 lần’
Cập nhật: 06:23 GMT - thứ hai, 9 tháng 6, 2014
Trung Quốc cáo buộc Việt Nam
đâm vào tàu của họ hơn 1.000 lần trên Biển Đông và nói rằng
họ sẽ không từ bỏ nguyên tắc của mình mặc dù họ muốn có quan
hệ tốt đẹp với nước láng giềng này, hãng tin Anh Reuters cho
biết.
Reuters dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao Trung
Quốc hôm Chủ nhật ngày 8/6 cho biết kể từ khi nước này đưa
giàn khoan vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông thì Việt Nam đã
triển khai rất nhiều tàu cùng người nhái và đã thả xuống
biển nhiều chướng ngại vật, trong đó có lưới cá.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
“Đối diện với các hành động khiêu khích của Việt Nam trên biển, Trung Quốc đã kiềm chế rất nhiều và đã có các biện pháp ngăn ngừa,” thông cáo viết và cho biết Trung Quốc đưa tàu ra khu vực để đảm bảo an toàn cho hoạt động của giàn khoan.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì nước này ‘đã liên lạc với phía Việt Nam hơn 30 lần ở nhiều cấp khác nhau’ để yêu cầu họ ‘chấm dứt các hành động phi pháp’.
“Trung Quốc muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhưng có những nguyên tắc mà Trung Quốc không thể từ bỏ. Kênh liên lạc giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn để mở.”
Trong khi đó, phía Việt Nam cho biết kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra khu vực quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp trên Biển Đông, Việt Nam đã nhiều lần đề nghị đàm phán với Trung Quốc nhưng đều bị cự tuyệt.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cáo buộc Trung Quốc nhiều lần đâm trực diện vào tàu của họ tại khu vực dẫn đến một tàu đánh cá bị chìm và 10 ngư dân bị rơi xuống biển hôm 26/5. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140609_china_accuse_vietnam_ramming.shtml
Trung Quốc sắp đưa tàu tiếp tế lớn nhất ra Biển Đông
(Dân trí) - Một tàu tiếp tế Type 903A lớn nhất của hải quân Trung Quốc chuẩn bị được triển khai tới khu vực tranh chấp trên Biển Đông, để tăng cường sức mạnh cho các lực lượng trên biển, báo giới nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Một tàu thuộc Type 903A của Trung Quốc
Ngày 31/5 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ thủy chiếc tàu tiếp tế thứ năm thuộc Type 903A, có tên Fuchi tại tỉnh Quảng Đông. Đây là loại tàu tiếp tế lớn nhất của hải quân nước này, với khả năng vận chuyển 11.000 tấn hàng hóa.
Với tổng tải trọng lên tới 23.000 tấn, mỗi chiếc Type 903A có thể cung cấp nhiên liệu và quân nhu cho các tàu chiến Trung Quốc hoạt động trên biển. Tàu này được thiết kế để cùng lúc tiếp dầu cho hai chiến hạm trong mỗi chiến dịch, đồng thời có thể mang 2 trực thăng Z-8, có thể được dùng để thả hàng hóa xuống boong của các tàu khác.
Hiện đã có 2 chiếc thuộc Type 903A đang đóng tại Vịnh Aden, nằm trong khuôn khổ chiến dịch hộ tống của Trung Quốc trong khu vực này. Hai chiếc khác đã được biên chế vào hạm đội Đông Hải của hải quân Trung Quốc. Do đó, theo Thời báo hoàn cầu, chiếc Fuchi vừa được hạ hủy có khả năng sẽ bắt đầu phục vụ cho hạm đội Nam Hải của nước này.
Cùng với các tàu khu trục Type 052D trang bị tên lửa dẫn đường, việc triển khai tàu hậu cần Type 903A sẽ khiến hạm đội Nam Hải của Trung Quốc càng thêm nguy hiểm cho các tàu của hải quân Việt Nam và Philippines, những nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Thời báo hoàn cầu cũng nhận định, nếu Trung Quốc đưa vào biên chế thêm nhiều tàu hậu cần Type 903A, hải quân nước này có thể tiến xa khỏi Chuỗi đảo số 2, bao gồm các đảo Bonin, Marianas và Caroline, kéo dài từ quần đảo Kuril của Nga tới New Guinea.
http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-sap-dua-tau-tiep-te-lon-nhat-ra-bien-dong-885717.htm
Trung Quốc : Báo Đảng chống nền dân chủ Tây phương
Nhân
Dân Nhật Báo Trung Quốc: Những phong trào biểu tình gây áp lực từ đường
phố thường đưa đến « hỗn loạn và nội chiến ». Trong ảnh: biểu tình phản
đối đảo chính quân sự tại Thái Lan.
REUTERS/Athit Perawongmetha
Bài xã luận của Nhân Dân Nhật Báo ra ngày hôm nay 09/06/2014
báo động rằng « Dân chủ là chiếc bẫy của các thế lực Tây phương ». Đây
là nội dung lời tuyên giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc một tuần sau khi
ngày tưởng niệm Phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989 trôi qua.
Theo Nhân Dân Nhật Báo thì những phong trào biểu tình gây áp
lực từ đường phố thường đưa đến « hỗn loạn và nội chiến ». Tác giả cho
rằng từ Trung Đông, Châu Phi cho đến Ukraina và Thái Lan, tất cả đều
bị lôi kéo vào con đường « dân chủ Tây phương » và đã chứng kiến chính
sách đường phố dẫn họ từ cuộc biểu tình này đến cuộc biểu tình khác và
cuối cùng là xung đột vũ trang.
Kết luận của cơ quan tuyên truyền của chế độ Trung Quốc là ở hầu hết
các nước có diễn ra phong trào dân chủ thì « thế lực Mỹ hay Tây
phương, dù công khai hay ẩn mình, đều ra tay can thiệp ».
Bình luận về phong trào Mùa Xuân Ả Rập, nhưng Nhân dân Nhật báo
không giải thích gì về Mùa Xuân Bắc Kinh diễn ra cách nay đúng 25 năm
và bị đàn áp trong biển máu ngày 04.06/1989.
AFP nhận định bài bình luận đăng trên báo đảng Cộng sản Trung Quốc,
chỉ vài hôm sau ngày 04/06 đã cố ý không nhắc một chữ về phong trào
Thiên An Môn, do sinh viên Trung Quốc khởi xướng đấu tranh đòi dân chủ
và đả phá chế độ tham nhũng vào mùa xuân 1989.
Dấu hiệu lo sợ của chính quyền Trung Quốc được thể hiện suốt 25 năm
nay : kiểm duyệt thông tin, ngăn chận từ từ khóa liên quan xa gần đến
địa danh, nhân vật, ngày tháng biến cố lịch sử 1989. Mùa tưởng niệm năm
nay, tình hình còn căng hơn : tại Hoa lục hơn 50 blogger, luật sư nghệ
sĩ, nhà báo bị bắt từ hàng tháng hoặc hằng tuần lễ trước chỉ vì họ tham
gia hoặc bị nghi ngờ sẽ tham gia những sinh hoạt làm sống lại ký ức
phong trào dân chủ.
Chỉ Hồng Kông là còn có thể tổ chức đêm thắp nến tưởng niệm nạn nhân với 180.000 người tham dự.
CÂY TRÁI NAM BỘ
Sum suê cây trái miệt vườn Nam bộ
Độ tháng tư, tháng năm âm lịch là mùa cây trái vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây nổi tiếng phong cảnh hữu tình, người dân hiền hòa chất phác và mến khách. Về miệt vườn mùa này bạn không thể không bị những vườn trái chín mọng hớp hồn.Những cây sầu riêng trĩu trịt quả, chôm chôm chín đỏ rực cả một vùng hay những quả xoài lủng lẳng mời gọi khiến ta ứa nước miếng.
Len lỏi đi vào những khu vườn, bạn có thể tự tay hái và thưởng thức những quả chín, trò chuyện với người làm vườn, và khi đã no say trái chín có thể đánh một giấc trên những chiếc võng được mắc ngay dưới những gốc cây.
Sầu riêng trĩu trịt trái. |
Chôm chôm. Ảnh: SGTT |
Ổi miệt vườn. Ảnh: TT |
Nhãn Châu Thành bạt ngàn, vàng rực vào mùa trái chín, hái trái cây trên cành thưởng thức ngay thì không còn gì bằng. |
Quýt Lai Vung, Đồng Tháp. |
Cao Lãnh Đồng tháp nổi tiếng với nhiều loại xoài: nào là xoài thơm, xoài hòn, xoài khoai, xoài voi, xoài tượng, thanh ca, rẻ quạt, xoài đá, xoài gòn, cát chu, Hoà Lộc…Mỗi loại có hương vị riêng. |
Được ăn xoài chín cây ở đây thì tuyệt vời, nhưng nếu quý khách đến không đúng mùa xoài chín thì hương vị của xoài sống sẽ làm quý khách hài lòng bằng cách ăn cũng rất dân dã – đập xoài thành những miếng nhỏ chấm với muối ớt hoặc xắt lát chấm với nước mắm ớt đường sềnh sệch thì quả thật khỏi phải chê. |
Xoài cát Hoà Lộc có màu trái sáng đẹp, ruột vàng tươi, hột nhỏ, hương thơm hấp dẫn và vị ngọt thanh. |
Bưởi Năm Roi nổi tiếng, ít hạt, múi bưởi đều, giòn và ngọt thanh. |
Vú sữa ngọt ngào. Du khách tây cũng phải mê mẩn. |
Mận chín đỏ mọng như bờ môi thiếu nữ. Ảnh: TT |
Mít ruột đỏ, một sản phẩm mới của ông Võ Văn Mau (Cần Thơ). Ông Mau cho biết đây là món quà mà người bạn ở Malaysia đem về tặng. |
Ông Nguyễn Văn Huy (Sóc Trăng) lai tạo thành công giống nhãn tím, vừa cho lứa trái đầu tiên. Đây là một sản phẩm thật độc đáo |
Sum suê ở trong vườn. |
Tràn ra đường. |
Sẽ đi khắp mọi miền đất nước. |
Những con thuyền đầy trái cây trên chợ nổi. |
LỄ HỘI TRÁI CÂY 2014 TẠI PHÁP
LỄ HỘI TRÁI CÂY 2014 TẠI PHÁP
Tháp đồng hồ Big Ben, tượng Nữ thần Tự Do dựng từ những quả chanh và cam chín mọng đang được trưng bày ở lễ hội Menton, phía nam nước Pháp.
Những người nông dân ở vùng Menton đã thu hoạch trái cây và làm việc miệt mài trong nhiều ngày liền để cho ra những tác phẩm nghệ thuật bằng chanh và cam độc đáo. Đây là lễ hội lần thứ 80 của vùng với chủ đề: "Du lịch vòng quanh thế giới trong 80 ngày", diễn ra từ ngày 16/2 đến 6/3.
Khắp lễ hội tràn ngập sắc vàng và cam rực rỡ đẹp mắt với những biểu tượng nổi tiếng thế giới.
|
Tượng nữ thần tự do được dựng giống nguyên mẫu, chỉ khác là phần thân được làm bằng những trái cam tươi ngon. |
Một ngôi đền của Nhật được làm từ trái cây rất công phu.
Tháp của người Trung Hoa với đèn lồng đỏ cũng chiếm một góc trang trọng trong khuôn viên lễ hội.
|
Ngoài những công trình kiến trúc, các nông dân ở Monteo
còn sáng tạo và bố trí hài hòa trái cây và hoa tươi để tạo khung cảnh
lãng mạn, nên thơ.
Khinh khí cầu vòng quanh thế giới được dựng ở ngay lối vào.
Quả chanh khổng lồ được làm từ hàng nghìn quả chanh và cam thật.
Cần tới 145.000 kg trái cây để xây dựng hết tất cả những công trình trong lễ hội.
Những người nông dân ở vùng Menton đã thu hoạch trái cây và làm việc miệt mài trong nhiều ngày liền để cho ra những tác phẩm nghệ thuật bằng chanh và cam độc đáo. Đây là lễ hội
lần thứ 80 của vùng với chủ đề: "Du lịch vòng quanh thế giới trong 80 ngày", diễn ra từ ngày 16/2 đến 6/3.
*****
XÃ HỘI DÂN SỰ- CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP
Công đoàn độc lập : Nhu cầu bức bách của công nhân Việt Nam
Công
nhân Bình Dương biểu tình chống Trung Quốc ngày 14/05/2014 với các biểu
ngữ khẳng định chủ quyền biển đảo đồng thời kêu gọi có thái độ đúng
mực.
REUTERS/Stringer
Ngày 08/06/2014, các hội đoàn dân sự tại Việt Nam đã ra tuyên
bố kêu gọi thành lập Công đoàn độc lập. Theo đó, Công đoàn độc lập phải
là một tổ chức xã hội do chính công nhân lập ra và thực sự bảo vệ quyền
lợi cho công nhân. Tuyên bố được 17 tổ chức xã hội dân sự và đại diện
các tôn giáo Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo ký tên.
Các hội đoàn dân sự cho rằng : « Công đoàn độc lập không thể
là một tổ chức hữu danh vô thực như Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và
các cấp công đoàn cơ sở. Các tổ chức này chỉ như một khâu trung gian
hưởng 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất
kỳ yêu cầu chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công
tự phát hàng năm ».
Trong các vụ biểu tình của công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà
Tĩnh, các tổ chức trên đã « hoàn toàn vô dụng và để cho kẻ xấu lợi dụng
gây bạo loạn làm hoen ố hình ảnh công nhân Việt Nam nói riêng và Việt
Nam nói chung ».
Tuyên bố cho rằng quyền được tự thành lập một tổ chức Công đoàn độc
lập đối với 5 triệu công nhân càng trở nên bức bách trong bối cảnh thu
nhập bình quân giảm 25-30%, còn giá cả lại tăng vọt hai đến ba lần từ
2011 đến nay. Hơn nữa, Việt Nam khó thể gia nhập TPP (Hiệp định Đối tác
Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) nếu không có những cải cách quan trọng
về luật lao động và tự do dân sự.
Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Nguyễn Văn Đài, đại diện Hội Anh em Dân
chủ cho biết lý do các hội đoàn đưa ra lời kêu gọi như trên :
Công đoàn độc lập phải là tổ chức xã hội do chính công nhân thành lập, thật sự hướng đến công nhân, lấy công nhân làm trung tâm và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mỗi công nhân trong từng nhà máy, xí nghiệp.
Công đoàn độc lập không thể là một tổ chức hữu danh vô thực như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và các cấp công đoàn cơ sở của hệ thống nhà nước, khi các tổ chức này đã chỉ được biết đến như một khâu trung gian hưởng thụ 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.
Về mặt pháp lý, bất kỳ cuộc đình công nào cũng phải có sự chấp thuận của TLĐLĐVN. Nhưng thực tế đã minh chứng một sự thật quá chua chát là TLĐLĐVN chưa bao giờ lãnh đạo, tổ chức hoặc hỗ trợ bất kỳ vụ đình công nào. Tất cả các cuộc đình công ở Việt Nam đều mang tính tự phát nhưng đều bị xem là bất hợp pháp. Thậm chí các cuộc đình công phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát như đã xảy ra trong tháng qua. Trong các vụ biểu tình của công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh các tổ chức của TLĐLĐVN, được mang danh là đại diện của công nhân, đã hoàn toàn vô dụng và để cho những kẻ xấu lợi dụng gây bạo loạn làm hoen ố hình ảnh công nhân Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Nếu có công đoàn độc lập do chính công nhân lập ra, thì chắc chắn sự việc đáng tiếc như vậy đã không xảy ra.
Quyền lên tiếng
Quyền được lên tiếng để tự bảo vệ những lợi ích của mình trước giới chủ và trước những chính sách bất hợp lý của Nhà nước về thuê và sử dụng lao động là quá cấp thiết đối với hầu hết 5 triệu công nhân Việt Nam!
Quyền được tự thành lập một tổ chức công đoàn độc lập của công nhân càng trở nên bức bách trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bị các nhóm lợi ích tham tàn ở đất nước này đẩy vào tình thế suy thoái và khủng hoảng trong suốt gần 7 năm qua. Không những không được cải thiện, mức thu nhập bình quân của công nhân còn bị giảm tương đối 25-30% trong khi mặt bằng giá cả tăng vọt từ 2-3 lần từ ít nhất năm 2011 đến nay. Tại nhiều nhà máy và xí nghiệp, công nhân phải làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày một tuần, nhưng mức thu nhập hoàn toàn không đủ sống. Tình trạng thảm thương đó vẫn tiếp tục tăng tiến bất chấp Việt Nam đã có cơ hội tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007, nhưng đã chỉ trở thành cơ hội để hố phân hóa giữa 5% số người có thu nhập cao nhất với 5% người nghèo nhất ước tính lên đến ít nhất 60-70 lần.
Một khi đã không thể biểu diễn được lòng thành và khả năng nâng cao mức sống và quyền lợi cho công nhân sau WTO, không có gì bảo đảm là các chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam sẽ làm cho đời sống người công nhân đỡ khốn khổ hơn nếu nhà nước này được chấp nhận tham gia vào cơ chế thương mại Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.
Phải thành lập Công đoàn độc lập
Truyền thống quan tâm đến chính sách an sinh xã hội và quyền lợi người lao động của những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong TPP là Hoa Kỳ và Nhật Bản đã khiến Nhà nước Việt Nam phải đối diện với một điều kiện bất khả kháng: muốn vào TPP, Việt Nam phải chấp nhận mô hình Công đoàn độc lập.
Những tổ chức nghiệp đoàn lao động có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ như American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations, Communications Workers of America, International Brotherhood of Teamsters và International Brotherhood of Electrical Workers đều đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Việt Nam gia nhập hiệp định TPP, nếu nhà nước này không thỏa mãn điều kiện hình thành Công đoàn độc lập, không thực hiện những cải cách quan trọng về luật lao động và tự do dân sự, không trả tự do vô điều kiện do cho hàng loạt nhà hoạt động công đoàn độc lập như Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương… đã bị bắt giam và bị xử tù.
Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, đồng thanh tuyên bố ủng hộ hoàn toàn:
1. Công đoàn độc lập do chính công dân Việt Nam thành lập và điều hành.
2. Giới thiệu người tham gia và kêu gọi công nhân gia nhập hội viên.
3. Vận động các quốc gia và các tổ chức quốc tế ủng hộ và bảo vệ.
Đại diện các tổ chức XHDS Việt Nam ký tên:
1. Bach Dang Giang Foundation: Ths. Phạm Bá Hải
2. Cao Đài: Ông Hứa Phi, Bà Bạch Phụng
3. Cao Trào Nhân Bản: Bs. Nguyễn Đan Quế
4. Con Đường Việt Nam: Ông Hoàng Văn Dũng
5. Công Giáo: Lm. Đinh Hữu Thoại
6. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Ts. Nguyễn Quang A
7. Hiệp Hội Dân Oan: Ông Nguyễn Xuân Ngữ
8. Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo: Kỹ sư Trương Minh Nguyệt, Ls. Nguyễn Bắc Truyển
9. Hội Anh Em Dân Chủ: Ls. Nguyễn Văn Đài, Ký giả Trương Minh Đức
10. Hội Bầu Bí Tương Thân: Ông Nguyễn Lê Hùng
11. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi
12. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Bà Dương Thị Tân, Cô Huỳnh Thục Vy
13. Khối 8406: Lm Phan Văn Lợi
14. Phật Giáo Hòa Hảo: Cụ Lê Quang Liêm, Tu sĩ Lê Minh Triết
15. Phong Trào Liên Đới Dân Oan: Bà Trần Ngọc Anh
16. Tăng Đoàn PGVNTN: HT. Thích Không Tánh
17. Tin Lành: MS Nguyễn Hoàng Hoa, MS Nguyễn Mạnh Hùng
16 tổ chức họp mặt tại Sài Gòn: Bước tiến mới của Xã hội Dân sự Việt Nam
Truong Minh Đức (Danlambao)
- Hôm 5/6/2014 tại chùa Liên Trì (quận 2, Sài Gòn), một cuộc họp của 16
tổ chức xã hội dân sự đã diễn ra với sự chủ trì của Hội Cựu Tù Nhân
Lương Tâm với sự tham gia của đại diện các tổ chức như: Phụ nữ Nhân
quyền Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Lương Tâm - Chính trị, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Truyền
Thông Chúa Cứu Thế, Bầu Bí Tương Thân, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Con
Đường Việt Nam, Hiệp Hội Dân Oan, Liên Đới Dân oan Tranh đấu, Bạch Đằng
Giang, Hội Anh Em Dân Chủ... và các và các giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành...
Ngay từ sáng sớm, trước cổng chùa Liên Trì đã có công an mật vụ bố trí sẵn, nhưng họ chỉ theo dõi để chụp ảnh quay phim từng người vào bên trong chùa.
Ngoài ra cách đó hơn 1km họ đã cho xe ủi tạo vật cản và công an
canh gác hai đầu đường vào chùa Liên Trì, làm cho nhiều đại diện Cao Đài
phải đi bộ vào, xe của Tổng lãnh sự Đức cũng bị vật cản khiến họ
không vào tham dự được cuộc họp.
Riêng 2 vị lãnh đạo tinh thần của PGHH Thuần Tuý tại An Giang
cũng bị công an sở tại ngăn cản không cho đi tham dự cuộc họp
tại chùa Liên Trì - Sài Gòn.
Bác sỹ Nguyễn Đan Quế cũng bị mật vụ canh gác gần cổng nhà từ lúc nửa đêm, nhưng bác sĩ Quế cũng tìm cách để cuối cùng cũng đến tham gia với mọi người trong buổi họp.
Họp bàn về Biển Đông và phát triển công đoàn độc lập
Mỗi tổ chức đều cử người đại diện đến tham dự và phát biểu cảm tưởng. Buổi họp diễn ra trong bầu không khí hân hoan, đoàn kết chia sẻ những vấn đề trong thời gian qua mà phong trào đấu tranh đã từng bước đạt được.
BS Nguyễn Đan Quế nêu nhận định: Trong suốt mấy chục năm qua, đây là lần đầu tiên các tổ chức XHDS có cuộc tập hợp đông như hôm nay, mặc dù cũng chỉ là những người đại diện cho từng tổ chức.
Tất cả mọi người đều bày tỏ những diễn biến tình hình đất nước như sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông, nạn tham nhũng đang hoành hành tại VN, chính sách nhu nhược của ĐCSVN về đối ngoại.
Các tổ chức XHDS kêu gọi phát triển, thành lập Công Đoàn Độc Lập để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công nhân và yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho 3 nhà hoạt động trẻ Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương đang bị giam giử vì hoạt động công đoàn độc lập.
Trương Minh Đức
danlambaovn.blogspot.com
Bác sỹ Nguyễn Đan Quế cũng bị mật vụ canh gác gần cổng nhà từ lúc nửa đêm, nhưng bác sĩ Quế cũng tìm cách để cuối cùng cũng đến tham gia với mọi người trong buổi họp.
Họp bàn về Biển Đông và phát triển công đoàn độc lập
Mỗi tổ chức đều cử người đại diện đến tham dự và phát biểu cảm tưởng. Buổi họp diễn ra trong bầu không khí hân hoan, đoàn kết chia sẻ những vấn đề trong thời gian qua mà phong trào đấu tranh đã từng bước đạt được.
BS Nguyễn Đan Quế nêu nhận định: Trong suốt mấy chục năm qua, đây là lần đầu tiên các tổ chức XHDS có cuộc tập hợp đông như hôm nay, mặc dù cũng chỉ là những người đại diện cho từng tổ chức.
Tất cả mọi người đều bày tỏ những diễn biến tình hình đất nước như sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông, nạn tham nhũng đang hoành hành tại VN, chính sách nhu nhược của ĐCSVN về đối ngoại.
Các tổ chức XHDS kêu gọi phát triển, thành lập Công Đoàn Độc Lập để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công nhân và yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho 3 nhà hoạt động trẻ Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương đang bị giam giử vì hoạt động công đoàn độc lập.
Trương Minh Đức
danlambaovn.blogspot.com
__._,_.___
TRUC GIANG MN * VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC
lịch trình bán nước
Ngày thứ bảy, 31 tháng 5, 2014 đài BBC đưa tin như sau:
“Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
GS Carl Thayer cho biết: "Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể", do đó ta có thể nhận ra 'mâu thuẫn gia đình' nằm trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Từ trái qua phải. Lý Bằng, Giang Trạch Dân (nắm tay Nguyễn Văn Linh), Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng (chắp tay).
Hàng trước từ trái sang: 1) Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư., (3) Phạm Văn Đồng,
(4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang Trạch Dân),
3* Bí mật của chương trình 30 năm sát nhập Việt Nam vào Trung Cộng
Hội nghị tái lập bang giao giữa hai nước được tổ chức công khai vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, nhưng nội dung CSVN xin được sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc là bí mật.
Cho mãi đến khi Wikileaks phổ biến tài liệu mật đó thì người Việt ở nước ngoài mới biết đến, nhưng đối với đa số người trong nước thì nó vẫn còn là một bí mật. Vì thế, để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng Cộng Sản nầy thực hiện được ngụy trang dưới những từ ngữ mỹ miều như “đại cuộc”, “phương châm 16 chữ vàng”, “hợp tác chiến lược toàn diện”, “Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác toàn diện”…
Những cụm từ nêu trên là cái nhãn hiệu che giấu chương trình 30 năm ở Thành Đô.
4* Sự ra đời của “16 chữ vàng”
4.1. Bước mở đầu
Tháng 11 năm 1991, sau hội nghị Thành Đô, lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước liên tiếp thăm viếng lẫn nhau. Sự giao lưu, hợp tác giữa hai bên về các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá… được mở rộng, nâng lên tầm cao là bước đầu của việc hội nhập.
Trung Cộng cho biết con đường hợp nhất của hai nước vô cùng thuận lợi vì đó là những đặc thù về địa lý tự nhiên, chế độ chính trị, văn hoá, xã hội và vận mệnh của hai dân tộc, của hai đảng được xem như một.
“Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan”
Việt Trung tuy hai mà một, tương nhập là lẻ tất yếu và hợp tình, hợp lý.
4.2. Trung Cộng khởi tạo phương châm 16 chữ vàng
5.1. Nội dung chương trình
Chương trình 30 năm Thành Đô được các đời Tổng bí thư CSVN ký kết qua những bản tuyên bố chung về hợp tác toàn diện để Việt Nam hội đủ điều kiện sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Hợp tác toàn diện về các mặt:
- Việc quản lý đảng, quản lý nhà nước thông qua những cuộc thăm viếng của các lãnh đạo cao cấp hai bên.
- Giao lưu về các mặt: chính trị, kinh tế thương mại, quân sự, văn hóa, hữu nghị nhân dân…từng bước nâng lên tầm cao mới sẵn sàng cho ý nguyện hội nhập theo tinh thần của hội nghị Thành Đô năm 1990.
5.2. Những bước cụ thể đã được thực hiện
5.2.1. Hợp tác toàn diện về việc quản lý đảng và quản lý nhà nước
Các lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước hai bên liên tục có những cuộc viếng thăm quan trọng, không ngừng vun đắp quan hệ hợp tác toàn diện, từng bước nâng lên tầm cao mới để đáp ứng “nguyện vọng của nhân dân hai nước” là hội nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
1). Những lãnh đạo Trung Cộng sang thăm Việt Nam
Từ tháng 11 năm 1992 đến năm 2013 đã có 8 lãnh đạo cao cấp Trung Cộng đến thăm và làm việc với lãnh đạo đảng CSVN.
Thủ tướng Lý Bằng (tháng 11 năm 1992). Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch Đàng (tháng 11, 1994 và tháng 3, 2002). Chủ tịch nước Giang Trạch Dân (tháng 6, 1996). Thủ tướng Chu Dung Cơ (tháng 11, 1996). Thủ tướng Ôn Gia Bảo (tháng 12, 1996).
Từ 31-10 đến 2-11-2005 Hồ Cẩm Đào kinh lý Việt Nam. Đó là chuyến viếng thăm cao cấp nhất, đầy đủ cương vị: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy TW, là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy Việt Nam hội nhập vào Trung Quốc.
Sau đó là viếng thăm của Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Quốc Cường. Ngoài ra còn có nhiều lãnh đạo cấp thấp tới lui rộn rịp.
2). Về phía lãnh đạo Việt Nam sang chầu thiên triều
Tất cả những Tổng bí thư, chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và thủ tướng đều phải qua diện kiến lãnh đạo Trung Cộng. Tổng bí thư, chủ tịch nước đều phải ký những bản Tuyên bố chung xác định quyết tâm thúc đẩy, hợp tác toàn diện trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt mà thực chất là hoàn tất chương trình 30 Thành Đô, sát nhập vào “đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Ngoài những bản tuyên bố chung, Việt Nam bị bắt buộc phải thành lập “Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Toàn Diện” để làm việc một cách cụ thể với Ủy ban Hợp tác Toàn diện của Trung Cộng.
Phiên họp lần thứ tư, phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo Hợp Tác Toàn Diện .
Vì sao phải thành lập ủy ban chỉ đạo hợp tác toàn diện? Một quốc gia độc lập chỉ cần xác định chính sách ngoại giao là đủ. Khi cần thì ký những hiệp ước, những thỏa thuận riêng biệt cho mỗi vấn đề.
5.2.2. Hợp tác toàn diện về kinh tế với Bắc Kinh
1). Thiết lập những nguyên tắc luật pháp căn bản về kinh tế
Năm 2005, trong số 44 hiệp định và thỏa thuận về kinh tế và thương mại, Việt Nam và Trung Cộng đã có 20 văn bản thỏa thuận làm căn bản pháp lý trong quan hệ giữa Việt Nam với các địa phương bên Trung Cộng. Đó là: Hiệp định thương mại, Hiệp định mua bán vùng biên giới, Hiệp định thành lập Ủy Ban Việt-Trung về kinh tế và thương mại.
Hiệp định giao thông đường sắt cao tốc và đường bộ, đường hàng không để lưu thông hàng hóa giữa địa phương với trung ương Bắc Kinh.
Từ ngày 1-1-2004 Việt Nam và Trung Cộng thực hiện bãi bỏ thuế xuất, nhập khẩu. Các cặp cửa khẩu hai bên đã được khai thông tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông tự do, mở ra một thời kỳ giao lưu hàng hóa không biên giới giữa hai bên.
2). Kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc vào chính quyền trung ương Bắc Kinh
Hợp tác toàn diện về kinh tế thương mại.
a. Về đầu tư xây dựng
Nhà thầu Trung Cộng hầu như thắng thầu hầu hết những công trình quan trọng với loại thầu trọn gói EPC, còn gọi là “hợp đồng trọn gói” hay “hợp đồng chìa khoá trao tay”.
EPC là Engineering , Procurement and Construction. (Thiết kế, mua sắn, xây dựng).
Hiện nay có 90% gói thầu EPC được giao cho Trung Cộng thực hiện, bao gồm những dự án lớn và quan trọng về năng lượng (nhà máy điện), kim loại, hoá chất…điều nầy cho biết Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Cộng rồi.
b. Trung Cộng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam
Thương lái Trung Cộng xâm nhập vào các vùng sâu, dùng thủ thuật giá, mua những thứ như cây tràm cỗ ở Quảng Ngãi, và những thứ không biết để làm gì, nhưng đã để lại những tác hại vô cùng to lớn. Đó là đánh phá thị trường VN.
Nông sản, thực phẩm, hàng công nghiệp giá rẻ, mà không được kiểm soát về chất lượng, vệ sinh, an toàn, thậm chí có những mặt hàng Trung Cộng mà dán nhãn sản xuất ở VN. Nhiều trường hợp dán cờ Trung Cộng trên các sản phẩm bày bán ở các siêu thị VN.
Hàng hóa rẻ tiền của Trung Cộng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, giết chết các công ty trung bình và nhỏ trong nước, đưa đến công nhân thất nghiệp.
c. Nhập siêu của Việt Nam chứng tỏ lệ thuộc kinh tế
Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa Trung Cộng (TC) 36tỷ 960 triệu USD, trong khi đó xuất khẩu chỉ có 13tỷ 960 triệu USD. Đó là nhập siêu. Sự chênh lệch về cán cân mậu dịch nầy khiến cho VN phụ thuộc vào TC.
2). Giáo dục thanh niên
Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam và Bí thư Thứ nhất TƯ Đoàn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh giao lưu với các đại biểu thanh niên hai nước.
Hữu nghị giữa hai đoàn thanh niên khu tự trị VN & Trung Quốc.
Trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố (Chữ Tàu trên cổng vào).
Khu công nghệ cao Khu thể thao.
Tờ Việt Báo tại hải ngoại có bài viết tựa đề: “Cờ Trung Quốc treo rợp Bình Dương: Dân Việt có nguy cơ mất đất”
6.1. Thỏa thuận 4 điểm của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
Ngày 22-8-2006, Nông Đức Mạnh sang Bắc Kinh thúc đẩy tăng cường quan hệ toàn diện và nhất trí với Hồ Cẩm Đào 4 khía cạnh:
Thứ nhất. Lãnh đạo cao cấp hai bên phải duy trì “quan hệ gần gũi” thông qua những cuộc viếng thăm cấp cao.
Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Cộng từ lâu rồi. Ông Vương Gia Thụy, Trưởng ban Đối ngoại Trung Cộng, đã nêu những bằng chứng cho thấy Việt Nam đã được sát nhập vào Trung Cộng, như sau: “Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác chiến lược toàn diện. Cơ chế xã hội giống hệt nhau. Con đường phát triển tương tự như một. Quan hệ hai nhà nước ổn định và cùng một mục đích phát triển chấn hưng sự nghiệp Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Đảng CSVN là tội đồ của dân tộc. Hãy đối chiếu với di chúc của vua Trần Nhân Tông thì thấy rõ ngay. Nhà vua di chúc: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhũ nầy như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau” (Vua Trần Nhân Tông)
“Các vua Hùng có công dựng nước. Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước!”.
Trúc Giang
Minnesota ngày 4-6-2014
Lời thú tội kinh hoàng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Trúc Giang MN
Ngày thứ bảy, 31 tháng 5, 2014 đài BBC đưa tin như sau:
“Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Ông Thanh nói:"Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng
còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với
nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều
khó tránh khỏi." (Phùng Quang Thanh)
Ông Thanh ví cuộc tranh chấp như mâu thuẩn trong một gia đình rất đúng.
Về mâu thuẩn gia đình thì Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và phái đoàn của
đảng CSVN đã xin cho Việt Nam được làm một khu tự trị trực thuộc chính
quyền Trung ương Bắc Kinh, và đã được “Phía Trung Quốc đồng ý và chấp
nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để
đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc “gia nhập đại
gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Hết trích)
Mâu thuẩn trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc là hiện thực, Tây Tạng và Tân Cương là một chứng minh cụ thể.
GS Carl Thayer cho biết: "Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể", do đó ta có thể nhận ra 'mâu thuẫn gia đình' nằm trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
“Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”. Đó là lời xác nhận của
một cán bộ Việt Cộng cao cấp thuộc Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam,
Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao, đã tuyên bố sau Hội nghị Thành
Đô, Tứ Xuyên năm 1990.
Bài nầy nêu những bằng chứng cụ thể để chứng minh hoạt động của hai bên
Việt-Trung trong chương trình 30 năm về mọi mặt gọi là “đại cuộc”, và
ngụy trang bằng cụm từ “16 chữ vàng”
Do kinh nghiệm ở hai khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương, chính quyền trung
ương ở Bắc Kinh đã kiềm chế CSVN bằng cách đã cấy sinh tử phù và đặt
chiếc vòng kim cô lên đầu CSVN cho nên những tên Hán ngụy hiện nay như
cá nằm trên thớt, vô phương cục cựa.
Giang Trạch Dân đã cho CSVN thời gian 30 năm để tiến hành sự kiện vĩ đại
đối với Việt Nam cho nên gọi đó là “đại cuộc” và việc thực hiện chương
trình 30 năm nằm trong khuôn khổ “16 chữ vàng”. Vì thế cứ mỗi lần có
tranh chấp thì Bắc Kinh khuyên nhũ Việt Cộng hãy vì “đại cuộc”, và CSVN
luôn luôn cam kết thực hiện 16 chữ vàng.
Tuyên bố của Phùng Quang Thanh thật đúng là lời thú tội kinh hoàng đối với người Việt trong nước.
Cho dù Wikileaks không tiết lộ, xem như không có biên bản đó, thì xuyên
qua những hành động mà đảng CSVN đã thể hiện và nhiều người đã xác nhận
đó là hành động bán nước.
2* Đảng Cộng Sản Việt Nam xin được làm một khu tự trị trực thuộc Bắc Kinh
Từ trái qua phải. Lý Bằng, Giang Trạch Dân (nắm tay Nguyễn Văn Linh), Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng (chắp tay).
Hàng trước từ trái sang: 1) Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư., (3) Phạm Văn Đồng,
(4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang Trạch Dân),
5) Giang Trạch Dân (áo xám đứng giữa), 6) Lý Bằng, 7) Đỗ Mười, 9) Hồng Hà (bìa phải).
Wikileaks xác định văn kiện đó là một trong 3,100 bức điện thư lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tài liệu chi tiết như sau:
“Biên bản buổi họp kín giữa Nguyễn Văn Linh , Tổng Bí Thư đảng CSVN, Đỗ
Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện phía Việt Nam, và Giang
Trạch Dân, TBT/CSTQ, Lý Bằng, Thủ tướng, đã họp 2 ngày từ 3 và 4-9-1990,
tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ”.
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản
và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng
giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu
nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao
Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và
Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị
thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho
Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.
“Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam
thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN “giải quyết các bước tiến hành
cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Hết
trích)
3* Bí mật của chương trình 30 năm sát nhập Việt Nam vào Trung Cộng
Hội nghị tái lập bang giao giữa hai nước được tổ chức công khai vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, nhưng nội dung CSVN xin được sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc là bí mật.
Cho mãi đến khi Wikileaks phổ biến tài liệu mật đó thì người Việt ở nước ngoài mới biết đến, nhưng đối với đa số người trong nước thì nó vẫn còn là một bí mật. Vì thế, để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng Cộng Sản nầy thực hiện được ngụy trang dưới những từ ngữ mỹ miều như “đại cuộc”, “phương châm 16 chữ vàng”, “hợp tác chiến lược toàn diện”, “Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác toàn diện”…
Những cụm từ nêu trên là cái nhãn hiệu che giấu chương trình 30 năm ở Thành Đô.
4* Sự ra đời của “16 chữ vàng”
4.1. Bước mở đầu
Tháng 11 năm 1991, sau hội nghị Thành Đô, lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước liên tiếp thăm viếng lẫn nhau. Sự giao lưu, hợp tác giữa hai bên về các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá… được mở rộng, nâng lên tầm cao là bước đầu của việc hội nhập.
Trung Cộng cho biết con đường hợp nhất của hai nước vô cùng thuận lợi vì đó là những đặc thù về địa lý tự nhiên, chế độ chính trị, văn hoá, xã hội và vận mệnh của hai dân tộc, của hai đảng được xem như một.
“Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan”
Việt Trung tuy hai mà một, tương nhập là lẻ tất yếu và hợp tình, hợp lý.
4.2. Trung Cộng khởi tạo phương châm 16 chữ vàng
Tiếp tục thúc đẩy tiến trình bí mật 30 năm Thành Đô, Giang Trạch Dân đưa
ra chiêu bài để ngụy trang là phương châm 16 chữ vàng. Tổng Bí Thư Lê
Khả Phiêu nhất trí ngay và cam kết luôn luôn thực hiện với quyết tâm cao
độ để hoàn thành “đại cuộc” đó.
Thế là phương châm 16 chữ vàng ra đời từ đó. Bản tuyên bố chung về 16
chữ vàng chính thức được Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu ký vào tháng 2
năm 1999.
16 chữ vàng:
Láng giềng hữu nghị (mục lân hữu hảo), hợp tác toàn diện (Toàn diện hợp
tác), ổn định lâu dài (Trường kỳ ổn định), hướng tới tương lai (Diện
hướng vị lai).
Tháng 11 năm 2000 khi tân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang diện kiến thì
Giang Trạch Dân nhắc đến và nhấn mạnh, phương châm 16 chữ vàng là cái
khung chỉ đạo căn bản và nhất quán để Việt Nam phát triển quan hệ với
Bắc Kinh. Cũng giống như những người tiền nhiệm, Nông Đức Mạnh hạ quyết
tâm thực hiện nội dung của 16 chữ vàng.
5* Thực hiện chương trình 30 năm trên cơ sở 16 chữ vàng
5.1. Nội dung chương trình
Chương trình 30 năm Thành Đô được các đời Tổng bí thư CSVN ký kết qua những bản tuyên bố chung về hợp tác toàn diện để Việt Nam hội đủ điều kiện sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Hợp tác toàn diện về các mặt:
- Việc quản lý đảng, quản lý nhà nước thông qua những cuộc thăm viếng của các lãnh đạo cao cấp hai bên.
- Giao lưu về các mặt: chính trị, kinh tế thương mại, quân sự, văn hóa, hữu nghị nhân dân…từng bước nâng lên tầm cao mới sẵn sàng cho ý nguyện hội nhập theo tinh thần của hội nghị Thành Đô năm 1990.
5.2. Những bước cụ thể đã được thực hiện
5.2.1. Hợp tác toàn diện về việc quản lý đảng và quản lý nhà nước
Các lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước hai bên liên tục có những cuộc viếng thăm quan trọng, không ngừng vun đắp quan hệ hợp tác toàn diện, từng bước nâng lên tầm cao mới để đáp ứng “nguyện vọng của nhân dân hai nước” là hội nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
1). Những lãnh đạo Trung Cộng sang thăm Việt Nam
Từ tháng 11 năm 1992 đến năm 2013 đã có 8 lãnh đạo cao cấp Trung Cộng đến thăm và làm việc với lãnh đạo đảng CSVN.
Thủ tướng Lý Bằng (tháng 11 năm 1992). Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch Đàng (tháng 11, 1994 và tháng 3, 2002). Chủ tịch nước Giang Trạch Dân (tháng 6, 1996). Thủ tướng Chu Dung Cơ (tháng 11, 1996). Thủ tướng Ôn Gia Bảo (tháng 12, 1996).
Từ 31-10 đến 2-11-2005 Hồ Cẩm Đào kinh lý Việt Nam. Đó là chuyến viếng thăm cao cấp nhất, đầy đủ cương vị: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy TW, là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy Việt Nam hội nhập vào Trung Quốc.
Sau đó là viếng thăm của Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Quốc Cường. Ngoài ra còn có nhiều lãnh đạo cấp thấp tới lui rộn rịp.
2). Về phía lãnh đạo Việt Nam sang chầu thiên triều
Tất cả những Tổng bí thư, chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và thủ tướng đều phải qua diện kiến lãnh đạo Trung Cộng. Tổng bí thư, chủ tịch nước đều phải ký những bản Tuyên bố chung xác định quyết tâm thúc đẩy, hợp tác toàn diện trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt mà thực chất là hoàn tất chương trình 30 Thành Đô, sát nhập vào “đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Ngoài những bản tuyên bố chung, Việt Nam bị bắt buộc phải thành lập “Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Toàn Diện” để làm việc một cách cụ thể với Ủy ban Hợp tác Toàn diện của Trung Cộng.
Phiên họp lần thứ tư, phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo Hợp Tác Toàn Diện .
Vì sao phải thành lập ủy ban chỉ đạo hợp tác toàn diện? Một quốc gia độc lập chỉ cần xác định chính sách ngoại giao là đủ. Khi cần thì ký những hiệp ước, những thỏa thuận riêng biệt cho mỗi vấn đề.
5.2.2. Hợp tác toàn diện về kinh tế với Bắc Kinh
1). Thiết lập những nguyên tắc luật pháp căn bản về kinh tế
Năm 2005, trong số 44 hiệp định và thỏa thuận về kinh tế và thương mại, Việt Nam và Trung Cộng đã có 20 văn bản thỏa thuận làm căn bản pháp lý trong quan hệ giữa Việt Nam với các địa phương bên Trung Cộng. Đó là: Hiệp định thương mại, Hiệp định mua bán vùng biên giới, Hiệp định thành lập Ủy Ban Việt-Trung về kinh tế và thương mại.
Hiệp định giao thông đường sắt cao tốc và đường bộ, đường hàng không để lưu thông hàng hóa giữa địa phương với trung ương Bắc Kinh.
Từ ngày 1-1-2004 Việt Nam và Trung Cộng thực hiện bãi bỏ thuế xuất, nhập khẩu. Các cặp cửa khẩu hai bên đã được khai thông tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông tự do, mở ra một thời kỳ giao lưu hàng hóa không biên giới giữa hai bên.
2). Kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc vào chính quyền trung ương Bắc Kinh
Hợp tác toàn diện về kinh tế thương mại.
a. Về đầu tư xây dựng
Nhà thầu Trung Cộng hầu như thắng thầu hầu hết những công trình quan trọng với loại thầu trọn gói EPC, còn gọi là “hợp đồng trọn gói” hay “hợp đồng chìa khoá trao tay”.
EPC là Engineering , Procurement and Construction. (Thiết kế, mua sắn, xây dựng).
Hiện nay có 90% gói thầu EPC được giao cho Trung Cộng thực hiện, bao gồm những dự án lớn và quan trọng về năng lượng (nhà máy điện), kim loại, hoá chất…điều nầy cho biết Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Cộng rồi.
b. Trung Cộng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam
Thương lái Trung Cộng xâm nhập vào các vùng sâu, dùng thủ thuật giá, mua những thứ như cây tràm cỗ ở Quảng Ngãi, và những thứ không biết để làm gì, nhưng đã để lại những tác hại vô cùng to lớn. Đó là đánh phá thị trường VN.
Nông sản, thực phẩm, hàng công nghiệp giá rẻ, mà không được kiểm soát về chất lượng, vệ sinh, an toàn, thậm chí có những mặt hàng Trung Cộng mà dán nhãn sản xuất ở VN. Nhiều trường hợp dán cờ Trung Cộng trên các sản phẩm bày bán ở các siêu thị VN.
Hàng hóa rẻ tiền của Trung Cộng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, giết chết các công ty trung bình và nhỏ trong nước, đưa đến công nhân thất nghiệp.
c. Nhập siêu của Việt Nam chứng tỏ lệ thuộc kinh tế
Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa Trung Cộng (TC) 36tỷ 960 triệu USD, trong khi đó xuất khẩu chỉ có 13tỷ 960 triệu USD. Đó là nhập siêu. Sự chênh lệch về cán cân mậu dịch nầy khiến cho VN phụ thuộc vào TC.
TS Lê Đăng Doanh nêu nhận xét: “Mức nhập siêu to lớn nầy gây sức ép rất
nặng khiến cho VN phụ thuộc vào TC: mất ngoại tệ, mất thị trường trong
nước, công nhân mất việc. Khi người dân mua hàng hóa TC đồng nghĩa với
việc trả lương cho công nhân nước nầy”.
5.2.3. Hợp tác toàn diện về văn hóa giáo dục
1). Việt Nam cam kết giáo dục nhân dân về 16 chữ vàng và 4 tốt
Ngày 21-2-2013, Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên BCT dẫn đầu đoàn đại biểu cấp
cao sang Bắc Kinh. Hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác toàn diện cho
giai đoạn 5 năm từ 2014-2019.
Nguyễn Thiện Nhân, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cam kết, với tư cách Chủ
tịch Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc VN (MT/TQ/VN), ông sẽ vận động
quần chúng nhân dân thực hiện tốt 16 chữ vàng và 4 tốt để hoàn thành tốt
thoả thuận của hai bên từ khi bình thường hóa năm 1990. Ông Nhân cho
biết MT/TQ/VN sẽ triển khai chức năng và nhiệm vụ mới trong Hiến pháp
2013 là “giám sát phản biện xã hội” để tăng cường hiểu biết của nhân dân
Việt Nam với nhân dân Trung Quốc.
Việt Nam sẽ thực hiện Cung Văn hoá Việt-Trung tại Hà Nội. Trong 15 năm,
kể từ 2005 Việt Nam đã cử hơn 100 đoàn đại biểu văn hóa trên các lãnh
vực: báo chí, âm nhạc, điện ảnh, kịch nghệ, truyền hình sang tham quan
học hỏi và trình diễn ở Bắc Kinh.
2). Giáo dục thanh niên
Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam và Bí thư Thứ nhất TƯ Đoàn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh giao lưu với các đại biểu thanh niên hai nước.
Hữu nghị giữa hai đoàn thanh niên khu tự trị VN & Trung Quốc.
Theo một hiệp định, mỗi năm Trung Cộng cấp 130 suất học bổng cho sinh
viên VN, đồng thời VN chỉ cấp 15 học bổng cho sinh viên Trung Cộng, có
nghĩa là Bắc Kinh đào tạn cán bộ tương lai cho họ.
Việt Nam đưa những đoàn thanh niên sang thăm viếng, hợp tác hữu nghị với
thanh niên sắc tộc của các khu tự trị. Nổi bật nhất là Liên hoan thanh
niên VN-TQ được tổ chức vào ngày 26-11-2013, 3,000 thanh niên do Nguyễn
Thiện Nhân hướng dẫn tham dự liên hoan. Trong diễn văn, ông Nhân cho
biết: “Đây là dịp để thế hệ trẻ hai nước kết chặt quan hệ hai đảng, hai
nước, không ngừng đơm hoa kết trái, vun đắp tình hữu nghị của hai dân
tộc”.
Định hướng dư luận, Lập Viện Khổng Tử, nằm trong hợp tác văn hoá giáo dục cho thanh niên.
16 chữ vàng và 4 tốt là chiêu bài ngụy trang cho chương trình 30 năm để
VN hội nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc, nói thẳng ra là
chương trình bán nước của đảng CSVN.
5.2.4. Trung Cộng di dân vào Việt Nam
Bọn Tàu khựa vào Việt Nam không cần Visa nhập cảnh, nên tự do đi luông
tuồng như đi vào Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông. Bọn họ đã có
mặt trên khắp hang cùng ngỏ hẻm của đất nước Việt Nam. Trong 65 khu chế
xuất, khu công nghiệp, không nơi nào vắng bóng người Hoa cả.
Chúng chiếm đóng các vị trí chiến lược, từ việc thuê đất 306,000 hecta
trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc, từ Bauxit Tây Nguyên
đến Cà Mau, có thể thành lập nhiều sư đoàn của đạo quân thứ năm với
những công nhân, mà thực chất là binh sĩ, tình báo, đặc công. Họ nắm
trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy quốc phòng, cơ
xưởng…
Những người di dân tạo lập thành những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào đó để kiểm soát.
1). Khu phố Tàu Bình Dương
Trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố (Chữ Tàu trên cổng vào).
Khu công nghệ cao Khu thể thao.
Tờ Việt Báo tại hải ngoại có bài viết tựa đề: “Cờ Trung Quốc treo rợp Bình Dương: Dân Việt có nguy cơ mất đất”
Theo bài báo thì “Cờ Trung Cộng treo tưng bừng tại Bỉnh Dương để mừng
Quốc Khánh lần thứ 90 của Trung Cộng bởi vì người Hoa đang cư ngụ đông
đảo ở Phố Tàu nơi đây.
Một bài viết có tựa đề “Phố người Hoa, Rừng người Hoa, sòng bạc người
Hoa,…và người Hoa” còn đưa ra quan ngại rằng “trong một tương lai không
xa, con cháu người VN sẽ không còn được sống trên quê hương mình”.
Bài báo viết tiếp:
“Sau Casino của người Hoa ở Đà Nẳng chỉ dành cho người nước ngoài, lại
đến khu phố dành riêng cho người Hoa ở Bình Dương, nơi mà người Việt
cũng không được bén mảng tới. Vậy trong tương lai, người Việt sẽ chỉ
được sử dụng một phạm vi bao nhiêu bởi vì, biển, rừng, đô thị đều có
bóng dáng của người Hoa.
Phố Tàu là khu vực riêng biệt của cộng đồng người Hoa, người Việt khó
chen chân vào. Phố Tàu ở Bình Dương mang tên Trung Tâm Thương Mại Đông
Đô Đại Phố, trong đó có một trường Đại học quốc tế Miền Đông, một bịnh
viện 1,000 giường, một khu phức hợp: thể thao, hội nghị, tiệc cưới, một
sân golf, các cửa hiệu thương mại và một khu giải trí.
Bọn Tàu khựa sinh hoạt theo phong tục tập quán của họ và luật pháp Việt
Nam bị bỏ ra ngoài. Nhân viên công lực VN không được vào kiểm tra cần
thiết để nắm quyền kiểm soát khu vực.
Ngay cả nghĩa địa người Hoa ở Việt Nam cũng là một khu vực riêng biệt bất khả xâm phạm. Vậy hỏi quyền lực quốc gia còn đâu nữa?
6* Những bản tuyên bố chung của lãnh đạo CSVN
6.1. Thỏa thuận 4 điểm của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
Ngày 22-8-2006, Nông Đức Mạnh sang Bắc Kinh thúc đẩy tăng cường quan hệ toàn diện và nhất trí với Hồ Cẩm Đào 4 khía cạnh:
Thứ nhất. Lãnh đạo cao cấp hai bên phải duy trì “quan hệ gần gũi” thông qua những cuộc viếng thăm cấp cao.
Thứ hai. Quan hệ kinh tế thương mại phải được nâng lên nấc thang cao mới, cụ thể hơn.
Thứ ba. Vấn đề lãnh thổ phải luôn luôn đạt được “sự đồng thuận”, bảo đảm ổn định lâu dài. (Nếu đồng thuận thì ổn định)
Thứ tư. Hai bên thống nhất về chính sách ngoại giao, quốc phòng để có nền tảng phát triển bền vững và hữu nghị.
Năm 2009, tỉnh Hải Nam và Việt Nam nhất trí hợp tác toàn diện về chiến lược quân sự.
(Tại sao một quốc gia lại phải hợp tác với một tỉnh của quốc gia khác?)
6.2. Bản tuyên bố chung của Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào ngày 15-10-2011
1. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước.
2. Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng 90 năm thành lập Đảng Cộng sản
Trung Quốc vui mừng trước những thành tựu mang tính lịch sử dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
3. Hai bên đã nhìn lại và tổng kết 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan
hệ (1990), khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý
báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không
ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau.( Thôn tính
tương lai)
6.3. Bản tuyên bố chung của Trương Tấn Sang
Trong bản tuyên bố chung ngày 21-6-2013 được ký bởi Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình, có đoạn ghi như sau:
– Dân sự: Đào tạo nhân dân, văn hóa, giáo dục, y tế, sản xuất, chế biến.
Khai thác lãnh thổ, lãnh hải, đất liền, biên giới, cửa khẩu, biển Đông,
rừng núi, đầu tư, khoa học, công nghệ, kinh tế, thương mại, môi trường,
nông nghiệp, ngư nghiệp, dầu khí, giao thông, vận tải và du lịch.
– Chính trị: Xây dựng nguồn máy đảng, và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Tham vấn chính phủ, ban tuyên giáo, ban đối ngoại trung ương, ban
lý luận, đào tạo hữu nghị quân, dân, cán chính cao cấp.
– Quân sự: Quân đội, quốc phòng, khí tài, an ninh, ngoại giao.
Kế hoạch toàn diện qui định mỗi bộ phận đặt đường dây nóng tự quản và kết nối quản trị Bắc Kinh.
(Đường dây nóng tự quản với Bắc Kinh là nhận lịnh trực tiếp từ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh)
Ngoài ra, đảng CS và nhà nước Việt Nam, ưu tiên để 4 tỉnh phía Nam Trung
Quốc, như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam được hưởng đặc quyền
khai thác toàn diện trên 7 tỉnh biên giới của Việt Nam, như Điện Biên,
Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung
Quốc được hưởng qui chế "bất xâm phạm" từ khi có mặt tại Việt Nam để
thi hành công tác khai thác toàn diện trên lưng người Việt Nam.
“Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các tỉnh, khu vực
của hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào
Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, hợp tác toàn diện với 4
khu tự trị của Trung Quốc gồm có: Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân
Nam”.
Trước hết Trung Cộng muốn Việt Nam hội nhập với 4 khu tự trị để trở
thành 5 khu tự trị gồm có: Mãn, Tạng, Hồi, Mông và khu tự trị mới là
Việt Nam. Và cờ Trung Cộng trở thành 6 ngôi sao mà VN đã dùng để chào
mừng Tập Cận Bình vừa qua.
Thực tế là chỉ có 3 tỉnh của Trung Cộng mà đòi hợp tác toàn diện với 7
tỉnh Việt Nam, tạo điều kiện dễ dàng và hợp pháp cho thương lái, nhân
viên Trung Cộng được đi khắp mọi nơi để nắm tình hình các mặt, biết rõ
địa hình địa vật, đường đi lối về, tài nguyên, khoáng sản, đặc sản để
khi cần thì xử dụng.
Trên Facebook, nhà bình luận Trần Trung Đạo nêu nhận xét như sau: “Đọc
bản tuyên bố chung mới thấy số phận chùm gởi của CSVN phụ thuộc sâu xa
vào cây cổ thụ già Cộng Sản Trung Quốc đến mức độ nào. Sự khiếp nhược và
ươn hèn thể hiện rõ đến mức chỉ trong một văn bản 8 điểm mà có tổng
cộng 29 lần “nhất trí”.
7* Cộng Sản Việt Nam bị cấy sinh tử phù
Trung Cộng đang nắm trong tay những con bài tẩy bằng văn bản chính thức
đã được các lãnh đạo CSVN ký và cam kết thi hành. Công hàm bán nước Phạm
Văn Đồng chỉ là con bài thứ nhất mà thôi. Những lá bài khác như biên
bản bí mật ở Thành Đô năm 1990 và những bản tuyên bố chung đã được ký
kết như đã nêu trên.
Thiên la địa võng đã bày ra để khống chế và trừng trị Hán ngụy Việt Nam
nếu phản chủ. Các vị trí chiến lược chủ yếu như rừng đầu nguồn, Lào,
Campuchia, Tây Nguyên, hệ thống giao thông cao tốc xuyên Việt…và những
sư đoàn của đạo quân thứ năm dưới lớp áo công nhân, thương nhân…khiến
cho số phận của lãnh đạo CSVN thê thảm như con cá nằm trên tấm thớt của
Trung Cộng.
Khi Tập Cận Bình niệm thần chú thì bộ tứ “hùng dũng sang trọng” vừa ôm đầu vừa gật đầu lia lịa.
8* Vì sao Trung Cộng không muốn đưa nội vụ ra tòa án quốc tế?
Ngày 2-6-2014 báo South China Morning Post tường thuật rằng ngày
1-6-2014 Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết Hà Nội vẫn chưa
quyết định bao giờ sẽ yêu cầu toà án trọng tài quốc tế phân xử tranh
chấp, nhưng nói đó là tùy thuộc vào hành động của Trung Quốc.
Trước đó, Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết là VN đã chuẩn bị bằng chứng cho
hồ sơ pháp lý nầy, nhưng mọi việc sẽ do Bộ Chính Trị quyết định.
Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ lại lên tiếng là kiện chẳng ăn thua gì.
Có thể dùng câu “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm” để biết bản chất của CSVN trong vấn đề nầy.
Vì sao Trung Cộng không muốn nội vụ được đưa ra toà án quốc tế?
Không phải TC sợ bị thua kiện, vì họ đã có khả năng vô hiệu hóa vụ kiện
100% bởi quyền phủ quyết ở HĐ/BA/LHQ, mà cũng không phải vì Trung Cộng
sợ dư luận quốc tế, vì nếu sợ thì đã không làm ngang tàng như thế..
Điều mà Trung Cộng mong muốn là “những mâu thuẩn trong gia đình” phải để
gia đình giải quyết. Tập quán Á Đông là nếu đưa chuyện nôi bộ gia đình
ra ngoài thì chẳng khác gì “vạch áo cho người xem lưng”. Điều Trung Cộng
muốn là Việt Nam phải là một trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc
mà Nguyễn Văn Linh đã lặn lội từ Hà Nội đến Thành Đô để thỉnh cầu hồi
năm 1990.
Đây là phép thử, xem CSVN có đủ can đảm để thoát ra đại gia đình các dân tộc TQ đó không?
Nếu quan sát kỹ những tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Chí Vịnh và
Trần Công Trục nêu trên, thì có thể đoán được lãnh đạo CSVN vẫn còn hèn
nhát, vì không dám phản chủ, nên chỉ dám nói mà không dám làm. Hơn nữa
Việt Cộng đã bị cấy sinh tử phù và niền chiếc vòng kim cô lên đầu rồi
thì chẳng còn hành động can đảm nào nữa cả.
Hãy chờ xem!
9* Kết luận
Giả sử như Wikileaks không tiết lộ biên bản bí mật ở hội nghi Thành Đô
năm 1990, hoặc xem như không có nó, thì những hành động của đảng CSVN
cũng đã bị lên án là bán nước, hèn nhát vì đã đặt đất nước, dân tộc Việt
Nam dưới tay bọn Trung Cộng. Sự thật hiển nhiên đó không thể vối cãi
được.
Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Cộng từ lâu rồi. Ông Vương Gia Thụy, Trưởng ban Đối ngoại Trung Cộng, đã nêu những bằng chứng cho thấy Việt Nam đã được sát nhập vào Trung Cộng, như sau: “Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác chiến lược toàn diện. Cơ chế xã hội giống hệt nhau. Con đường phát triển tương tự như một. Quan hệ hai nhà nước ổn định và cùng một mục đích phát triển chấn hưng sự nghiệp Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Đảng CSVN là tội đồ của dân tộc. Hãy đối chiếu với di chúc của vua Trần Nhân Tông thì thấy rõ ngay. Nhà vua di chúc: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhũ nầy như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau” (Vua Trần Nhân Tông)
“Các vua Hùng có công dựng nước. Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước!”.
Trúc Giang
Minnesota ngày 4-6-2014
VLADIMIR KPRYAGIN * CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC
Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa
Ngày 1/6, tờ Gazeta.ru, một trong 3 báo điện tử tư nhân lớn nhất ở Nga với lượng truy cập trung bình 3 triệu lượt/ngày có bài viết: “Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận” của nhà báo Vladimir Koryagin.
Tờ báo này cũng cảnh báo về sai lầm to lớn nếu ai đó quyết định ngả theo Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông.
Ngày 1/6, trên trang mạng của tờ báo Nga “Gazeta.ru” có đăng bài bình luận – phân tích của nhà báo Vladimir Koriaghin về những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc tiến hành việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bài báo có nhan đề “Người Việt Nam không bao giờ chấp nhận”, với hơn 2.500 từ, phân tích khá chi tiết từ cứ liệu lịch sử đến những hành động của Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây... để khẳng định tính phi lý của Trung Quốc đối với khu vực Biển Đông.
Mở đầu, bài báo nêu vấn đề: Bất đồng giữa các quốc gia trong vùng Biển Đông đang gây ra những xung đột về lãnh thổ, trong đó một bên là CHND Trung Hoa. Và “Gazeta.Ru” tìm ra lịch sử các xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam khi lý giải vì sao quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
Với đề mục “400 năm không Trung Quốc”, bài báo đã dẫn ra một số cứ liệu địa lý, lịch sử để khẳng định rằng, quần đảo Hoàng Sa trong mấy thế kỷ gần đây không có trong bản đồ của Trung Hoa thời cổ lẫn kim. Tác giả nêu vị trí kinh độ, vĩ độ, rồi nêu một điểm đáng ghi nhận trong tập bản đồ cổ của Việt Nam từ Thế kỷ thứ 17, khẳng định trong đó lần đầu tiên nhắc đến tên “Cát Vàng” (tức “Hoàng Sa”) và quần đảo “Spratli”.
Theo các cứ liệu lịch sử, vào năm 1721, một Công ty của Việt Nam mang tên “Công ty Hoàng Sa” đã được thành lập nhằm khai thác các đảo trong vùng Biển Đông cũng như cử các đội tàu tới đó. Trong khi đó thì trong tất cả các tư liệu cùng thời của Trung Quốc, không hề có chữ nào nhắc tới Spratli hay Paraseli.
Bài báo còn đưa ra những tư liệu lịch sử nói về sự có mặt liên tục của Việt Nam qua các thời kỳ và đến tận đầu thế kỷ 19, khi Thực dân Pháp đô hộ và lập từ điển Latin – An Nam thì quần đảo Hoàng Sa vẫn được lấy theo tên gọi “Cát vàng” của Việt Nam. Một câu chuyện được dẫn ra để chứng minh việc Trung Quốc không hề có vai trò gì ở đây là vào cuối thế kỷ 19, trong khu vực Hoàng Sa xảy ra tai nạn với 2 chiếc tàu của Vương Quốc Anh chở nhiều tài sản quý. Người dân Trung Quốc thuộc tỉnh Hải Nam đã chiếm hết số tài sản này, khiến người Anh nổi giận. Nhưng khi đó, người Trung Quốc đã trả lời rằng, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc, bởi thế Chính quyền nước này không chịu trách nhiệm gì về những việc xảy ra trên quần đảo này.
Sau những phân tích đó, tác giả bài báo cho rằng, những hành động của Trung Quốc gây mâu thuẫn và tranh chấp trong khu vực Hoàng Sa là do tư tưởng bá quyền của Trung Quốc. Tác giả tiếp tục đưa ra những cứ liệu lịch sử để vạch ra những hành động sai trái của Trung Quốc khi từng bước “Hán hóa” quần đảo Hoàng Sa.
Từ chỗ cho ra bản đồ hành chính mới của Trung Quốc năm 1933 gọi quần đảo Spratli và Parasel là Nam Sa và Tây Sa... rồi đến việc vào năm 1947 Trung Quốc chính thức tuyên bố các tên gọi Nam Sa và Tây Sa cho các quần đảo mà Trung Quốc chiếm trước khi người Pháp cùng người Việt Nam ra giải giáp vũ khí của quân Nhật sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.
Tiếp đó là nhiều sự kiện khác nữa, trong đó có việc Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm hoàn toàn được tác giả bài báo nhắc lại thông qua sự kiện xảy ra vào tháng 1/1974. Khi đó Trung Quốc đã dùng vũ lực để nắm quyền kiểm soát và bắt đầu chuẩn bị khai thác trong khu vực Spratli.
Tác giả bài báo dùng cụm từ “Bắc Kinh đốn củi” để nói về quan điểm không thay đổi của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông. Thời gian đó, khi dầu mỏ và khí đốt được tìm thấy vào đầu những năm 1990 cách không xa quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh đứng ngồi không yên.
Đã xảy ra những va chạm ở phạm vi cục bộ trên vùng Biển Đông trong nhiều năm, nhưng không dẫn đến đụng độ quân sự.
Rồi đến sự kiện giàn khoan Hải Dương – 981. Tác giả bài báo, Vladimir Kuriaghin khẳng định Trung Quốc đã để xảy ra xung đột trong vùng đặc quyền kinh tế không phải của Trung Quốc. Tác giả dẫn ra những hành động, lời phát biểu của cộng đồng quốc tế cũng như của người dân Việt Nam phản đối việc làm của Trung Quốc và cho rằng, Trung Quốc đã không đưa ra những phản hồi xây dựng đối với những đòi hỏi hợp pháp từ phía các đại diện của cộng đồng thế giới.
Cũng trong bài báo của mình, tác giả Kuriaghin trích dẫn ý kiến của các chuyên gia có uy tín nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Biển Đông và quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, thông qua cuộc trao đổi của họ với “Gazeta.Ru”, để lý giải về bản chất của những gì đang diễn ra và triển vọng giải quyết xung đột. Đó là Grigori Locshin, Tiến sỹ Khoa học Lịch sử, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông – Viện Hàn lâm Khoa học Nga; Ivan Melnikov, Phó Chủ tịch Thứ Nhất BCH Trung ương Đảng Cộng sản LB Nga, Phó Chủ tịch Thứ Nhất Duma Quốc gia Nga (tức Hạ Viện); Giáo sư Viện Hàn lâm Quốc phòng Australia Carl Thayer, một trong những chuyên gia uy tín nhất trong nghiên cứu Biển Đông; Nicolai Kolesnic, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Tổ chức Xã hội liên vùng các cựu chiến binh Nga tại Việt Nam; Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Peterburg Vladimir Kolotov và nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Ilya Usov....
Qua các ý kiến này, việc làm của Trung Quốc càng bị khẳng định là sai trái, gây bất ổn trong khu vực. Dư luận chung đều lo ngại diễn biến căng thẳng này và bày tỏ mong muốn các bên giải quyết xung đột bằng thương lượng hòa bình.
Đặc biệt, trong ý kiến của mình, nhà nghiên cứu Ilya Usov nêu: “Trung Quốc và Việt Nam là những đối tác chiến lược duy nhất của Nga ở Đông Á. Trước đây đất nước chúng ta giữ quan điểm trung lập trong những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Với sự thay đổi trong đường lối chiến lược của Nga xuất hiện một mối nguy hiểm (đây quả thực là nguy hiểm), rằng Moscow có thể xem xét lại quan hệ của mình trước những quan điểm của các bên trong vùng Biển Đông, thay đổi quan điểm trung lập hoàn toàn bằng ngả về phía Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu điều đó xảy ra thì sẽ là sai lầm”./.
******
Nhật Bản cô lập Trung Cộng
Hội nghị Diễn đàn An ninh Châu Á Shangri-la hàng năm kỳ này, năm 2014, vào cuối tháng Năm là ngày các nước Á châu Thái Bình Dương và Mỹ cô lập Trung Cộng, đào huyệt chôn mộng bá quyền, bành trướng của TC.
Đó là cái giá phải trả, hậu quả tất yếu phải chịu của TC, về những hành động không văn minh, không pháp lý, không đạo lý mà TC đã làm lâu nay, nào giành giựt biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương; nào ngang ngược lập vùng cấm bay trên không phận của các nước láng giềng; nào tự chuyên đưa ra bản đồ mạo nhận đất biển của các nước trong vùng; nào ngang nhiên tuyên bố 80% biển Đông Nam Á là của Trung Quốc; nào hành xử như đang ở ao nhà, đặt giàn khoan tìm khí đốt, huy động hàng trăm tàu bè trấn áp tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân VN ngay trong vùng đặc quyền kinh tế VN.
Cái gì đến phải đến. Đây là lúc các nước nạn nhân của TC kết họp lại, liên minh cùng Mỹ đệ nhất, Nhật đệ tam siêu cường kinh tế thế giới cô lập TC, tố cáo TC như tội đồ xâm lược. Trong hội nghị của Diễn Đàn an ninh này, không một nước Á châu nào đứng về phía TC, chưa bao giờ TC “cực kỳ” cô độc như lúc này.
Mỹ đệ nhất siêu cường thế giới đóng vai điều động và hậu thuẫn. Nhật đệ tam siêu cường thế giới đóng vai hành động, kết hợp, điều hợp các nước Á châu Thái bình dương thành liên minh hỗ trợ các quốc gia trong vùng bảo vệ an ninh trên không và trên biển. Trước mặt hăm cả mấy phái đoàn đại diện các nước, trong đó có Mỹ, TC, Nhật, Úc và mười nước ASEAN, Thủ tướng Nhật Abe với tư cách là khách mời chỉ đạo, long trọng tuyên bố Nhật và Hoa Kỳ đã sẵn sàng thắt chặt hợp tác với Úc và Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Nhật “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc."Chính phủ Nhật ủng hộ mạnh nỗ lực của Philippines và "Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.
Điều chúng ta ít mong đợi nhất là sợ rằng luật pháp bị thay thế bằng các mối đe dọa, sự hăm dọa chen chân vào luật lệ". TT Nhật còn công bố Nhật viện trợ vô thường, sắp chuyển giao cho Philippines, một trong những quốc gia nghèo trong vùng, 10 tàu tuần duyên để tăng cường khả năng tự vệ. Và Nhật cũng đưa chuyên viên Hải quân đến lo bảo trì. Đó là một bước tiến mới do tình hình mới của Nhật so với hiến pháp hiếu hoà không cho phép Nhật có quân đội và đưa quân ra ngoại quốc. Thủ Tướng Nhật nhấn mạnh “Indonesia cũng sắp nhận được ba tàu tuần duyên tương tự và Việt Nam cũng có thể được hỗ trợ như hai nước.”
Về nguyên tắc chung, Thủ tướng Nhật kêu gọi các quốc gia trong vùng tôn trọng ba nguyên tắc: tôn trọng chuẩn mực quốc tế về đường phân định biên giới, không dùng biện pháp cưỡng chế, áp đặt và phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Ông không tố cáo đích danh TC nhưng ai cũng biết, Thủ tướng Shinzo Abe lên án TC đã hành động «vi phạm ba nguyên tắc này» cố tình «làm thay đổi nguyên trạng».
Ông long trọng kêu gọi các nước liên hệ hợp tác chặt chẽ với nhau và với Hoa Kỳ cũng như với Úc ở tận cùng Nam Thái Bình dương, để bảo vệ được nền hòa bình trong khu vực trước những đe dọa của Trung Quốc. Đó là chiến lược Ông gọi là «kế hoạch Phòng vệ Tập thể».
Đề nghị của Nhật được Mỹ hoan nghênh và ủng hộ. Với đề nghị này, Nhật sẽ chia xẻ vai trò với Mỹ trong chiến lược chuyển trục sang Á châu. Nhật và các nước Á châu chủ động, tích cực và sáng tạo hơn thay vì phải chờ và nhờ sức mạnh của Hoa Kỳ. Nhật có thể phát triễn kỹ nghệ quốc phòng làm nhẹ gánh nặng tài chính của Mỹ trong chiến lược chuyển trục. Các nước Đông Nam Á có được một đồng minh gần về quân sự, kinh tế và văn hoá.
Còn Mỹ, trong bài diễn văn trong diễn đàn Shangri-la này, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hagel nói Washington nhất định “không ngoảnh mặt làm ngơ” nếu trật tự quốc tế bị đe dọa. Hoa Kỳ sẽ «không điềm nhiên tọa thị» để cho Bắc Kinh gây bất ổn ở biển Đông, hiếp đáp Việt Nam và Philippines. Hoa Kỳ phản đối bất kỳ mưu toan nào nhằm hạn chế quyền bay ngang hoặc quyền tự do hàng hải, bất kể là sự hạn chế đó phát xuất từ tàu bè dân sự hay quân sự của nước lớn hay nước nhỏ. Ông tố cáo Trung Quốc hạn chế quyền tiếp cận của Philippines đối với Bãi cạn Scarborough. Ông tố cáo TQ hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng biển có tranh chấp với Việt Nam. Ông cam kết hỗ trợ cho các kế hoạch của Nhật Bản nhằm nắm giữ một vai trò lớn hơn trong việc duy trì sự ổn định của khu vực này.
Từ Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston đã trả lời phỏng vấn báo Sydney Morning Herald, số ra ngày 02/06/2014 và cho biết ông ủng hộ cáo buộc của đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel, theo đó, Trung Quốc có những hành động gây mất ổn định trong khu vực Biển Đông.
Indonesia quốc gia nhiều đảo nhất, nên còn có tên Nam dương quần đảo, nhiều dân Hồi Giáo nhất thế giới, là quốc gia Hồi Giáo thân thiện với Mỹ nhất, trước đà xâm lấn biển đảo của TC, đang chạy đua võ trang, có kế hoạch hiện đại hóa quân đội, phát triển lực lượng hải quân, phát triển trực thăng tấn công trên các quần đảo cực nam, thuộc Biển Đông.
Trở lại hội nghị Changri-la, tất cả các nước Á châu Thái bình dương có
mặt hoan nghinh, ủng hộ đường lối của Nhật đề nghị. Trừ TC là nước duy
nhất trong hội nghị phản đối. Theo AFP, bà Phó Oánh, chủ tịch Ủy ban Đối
ngoại của Quốc hội đảng cử dân bầu của Trung Quốc có mặt tại Singapore,
bí quá chỉ tố Nhật khai thác xung khắc biển đảo để sửa đổi chính sách
an ninh khu vực và điều này làm các quốc gia trong vùng lo ngại! Đó là
luận điệu lâu nay của TC vừa ăn cướp vừa la làng.Thiên hạ chẳng ai
nghe./.
******
Chính quyền Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ nào?
Bản điều trần của tiến sĩ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Việt Nam
Tại Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Thường Trực về Đối Ngoại và Phát triển Quốc Tế của Quốc hội Canada, thông qua Liên Hội Người Việt Canada, vào ngày 29.5.2014
Chưa bao giờ kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Nam - Bắc vào năm 1975, những người lãnh đạo ở Việt Nam lại phải đối mặt với 5 nguy cơ quá lớn như hiện nay:
1. Nguy cơ khủng hoảng kinh tế:
Đây là nguy cơ lớn nhất và giải thích vì sao giới lãnh đạo Hà Nội lại quá cần đến Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Cuộc suy thoái kinh tế ở Việt Nam kéo dài từ năm 2008 đến nay đã làm kiệt quệ gần như toàn bộ nền kinh tế. GDP giảm đến 50%, tương ứng với các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và du lịch đều suy giảm trầm trọng. Khoảng 50% số doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, giải thể, hoặc tạm ngưng hoạt động. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế lên đến khoảng 20%.
Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng lên đến ít nhất 500.000 tỷ đồng (khoảng 25 tỷ USD), khoảng 75% nợ xấu tập trung vào thị trường bất động sản. Còn nợ công quốc gia lên đến ít nhất 95% GDP.
Tuy nhiên, đáng chú ý là gần như toàn bộ hậu quả cho đến nay vẫn chưa hề được giải quyết. Nhiều chuyên gia phản biện cho rằng đáy kinh tế vẫn chưa lộ ra, và nền kinh tế vẫn còn tiếp tục lao dốc trong những năm tới. Trong những năm sắp tới, Nhà nước Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ như Argentine vào năm 2001.
2014 có thể là năm đầu tiên của một chu kỳ khủng hoảng ngân hàng, bắt đầu từ sự đổ vỡ của vài ngân hàng hạng trung và có thể dẫn đến sụp đổ dây chuyền trong ít nhất 50% số ngân hàng hiện hữu, dẫn đến khủng hoảng gần như toàn bộ nền kinh tế. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế có thể lên đến cao điểm vào năm 2016-2017 và trở thành sóng nhấn cuối cùng đối với con thuyền chính trị. Đây là diễn biến quan yếu nhất.
2. Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng:
Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng đã gia tăng đột ngột từ năm 2011 cho tới nay. Trong những năm tới, phản kháng xã hội sẽ tăng cao về số lượng, quy mô, tạo nên áp lực lớn đối với chính thể và nằm trong giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng xã hội trong những năm sau. Xu hướng này sẽ mau chóng biến thành xu thế ở rất nhiều địa phương, liên quan đến đất đai, môi trường, đình công, quan hệ giữa người dân và nhân viên công lực, nạn tham nhũng…
Quy luật khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng xã hội đang ứng nghiệm ở Việt Nam. Nếu hệ thống ngân hàng bị vỡ một phần, tình trạng đó sẽ lập tức ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động của số doanh nghiệp còn lại và đẩy cao tình trạng thất nghiệp. Lạm phát cũng được thổi bùng và làm cho đồng tiền mất giá, có thể tái hiện một phần tình trạng lạm phát đến 600% những năm 1985-1986. Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng vọt đến 30-40% và đẩy phần lớn người lao động ra đường. Tình cảnh đó rất có thể làm cho niềm tin chính thể của người dân hoàn toàn tan vỡ và tạo nên làn sóng phản kháng rộng khắp, đặc biệt là trong nông dân và công nhân.
Khả năng cạn kiệt ngân sách và kinh phí an sinh xã hội cũng khiến cho nguy cơ vỡ quỹ lương hưu và quỹ bảo hiểm xã hội trở nên rất hiện hữu. Nếu khả năng này xảy ra, phần lớn cán bộ đảng viên về hưu, vốn đã tích tụ bất mãn và bức xúc đối với đảng và chính quyền, sẽ có thể trả thẻ đảng, tạo nên một phong trào thoái đảng trên diện rộng và gia nhập vào làn sóng biểu tình của người dân.
3. Phong trào dân chủ - nhân quyền và sức ép quốc tế:
Từ năm 1975 đến nay, chưa bao giờ đảng cầm quyền phải đối đầu với một là sóng phản kháng của giới bất đồng chính kiến và dân chủ - nhân quyền trong nước như hiện nay. Từ đầu năm 2013, xã hội dân sự đã chính thức hình thành ở Việt Nam, cho dù không được chính quyền thừa nhận. Vào tháng 4/2014, lần đầu tiên từ năm 1975, Nhà nước Việt Nam phải thỏa hiệp với Hoa Kỳ để thả đến 5 tù nhân chính trị.
Cũng chưa bao giờ giới lãnh đạo Việt Nam lại ở thế yếu ớt như hiện thời trong mối tương quan với Hoa Kỳ và phương Tây. Cuộc đi dây của Việt Nam giữa hai quốc gia Trung Quốc và Hoa Kỳ được xem là rất phiêu lưu và không mang lại hiệu quả.
4. Hiểm họa Trung Quốc:
Việt Nam càng bị phụ thuộc và Trung Quốc và càng bị Trung Quốc lấn ép ở Biển Đông và trong vấn đề nhập khẩu. Trong tương lai gần, nguy cơ từ Trung Quốc là rất tiềm tàng và có thể xảy ra những đột biến, không chỉ ở Biển Đông mà có thể là những can thiệp vào nội trị ngay tại Hà Nội và cả quân sự ở biên giới phía Bắc Việt Nam. Không loại trừ vào giai đoạn 2016-2017, khi Việt Nam có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng xã hội và nội bộ phân hóa sâu sắc, Trung Quốc có thể tung ra một chiến dịch tấn công quân sự tổng lực vào Việt Nam.
Trước sức ép và hiểm họa liên tục từ Trung Quốc, gần đây đã có vài dấu hiệu cho thấy ngay cả phe bảo thủ nhất trong đảng cũng đang có xu hướng dần chuyển sang quan hệ thỏa hiệp hơn với các đòi hỏi về dân chủ và nhân quyền của Hoa Kỳ và phương Tây, nhằm đổi lại quan hệ TPP, đầu tư, thương mại đa phương và hợp tác quân sự Biển Đông.
5. Cuộc tranh đoạt không khoan nhượng giữa các nhóm lợi ích:
Khác với sự thống nhất tạm thời trong quá khứ, hiện thời và tương lai gần của đảng cầm quyền không cho thấy những dấu hiệu khả quan về tính đồng thuận. Ngược lại, mối mâu thuẫn và xung khắc nội bộ ngày càng lớn, chủ yếu xuất phát từ quyền lợi của các nhóm lợi ích kinh tế và nhóm thân hữu chính trị. Đây là cuộc tranh đoạt ở giai đoạn cuối cùng, không khoan nhượng và cũng là một mối nguy rất lớn mà có thể làm tan vỡ đảng cầm quyền ở Việt Nam, ngay cả trong điều kiện nền kinh tế chưa thật sự rơi vào khủng hoảng.
* Kết luận:
Một cách đương nhiên, việc xem xét và lượng giá 5 nguy cơ nêu trên có thể bổ túc cho giới chính khách và các nhà đầu tư Canada một cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình thực tại và tương lai trung hạn ở Việt Nam, từ đó đưa ra những chính sách đối xử Canada - Việt Nam không nhất thiết phải quá mềm dẻo về thương mại song phương, đầu tư và viện trợ nhân đạo.
Tôi cho rằng chính sách và áp lực về thực thi dân chủ, nhân quyền của phương Tây, chính sách xoay trục về châu Á- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vẫn còn nguyên giá trị và sẽ phát huy tác dụng lớn trong những năm tới, đặc biệt vào giai đoạn 2016-2017 là thời gian mà nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng đạt đỉnh khủng hoảng kinh tế, dẫn đến những biến loạn xã hội khôn lường và có thể tiếp biến một cuộc khủng hoảng chính trị ghê gớm.
*****
Trung Quốc khoan trúng 'núi lửa' ở Biển Đông
Giàn khoan Hải Dương 981 được sử dụng như một hòn đảo di động để giành chủ quyền, nhưng chính giàn khoan này đang lôi Trung Quốc vào một vũng lầy khó thoát.Mục đích và thực tế
Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc mang đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một giàn khoan nửa chìm, công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, được người Trung Quốc tung hô là "tượng đài của sức mạnh năng lượng Trung Quốc."
Tuy nhiên, không chỉ sử dụng trong mục đích kinh tế, giàn khoan này còn được Bắc Kinh sử dụng như một hòn đảo di động để áp đặt việc giành giật chủ quyền trên biển. Theo kế hoạch đề ra, Hải Dương 981 sẽ khoan thử nghiệm tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng thực tế, phía Việt Nam cho rằng nơi đây khả năng cao không có dầu. Vậy Trung Quốc muốn khoan cái gì ở đó?
Họ muốn khoan thử nghiệm vào phản ứng của thế giới trước sự ngang ngược, bất chấp của họ. Họ muốn khoan thử vào lòng dân Việt Nam, để xem xem sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh, nhiều thế hệ mới ra đời, quen sống trong nhung lụa đầy đủ có còn lòng tự tôn dân tộc như ngày còn chiến tranh, còn nghèo khổ.
Có lẽ, đó mới chính là những mũi khoan mà Trung Quốc muốn thử nghiệm. Tiếc rằng, lần này Trung Quốc đã khoan phải miệng núi lửa chứ không phải mỏ dầu. Giàn khoan Hải Dương 981 đã kích hoạt lòng yêu nước của người dân Việt Nam, và đây cũng là thứ vũ khí mãnh liệt nhất, lợi hại nhất mà dân tộc nhỏ bé này có, từ bao đời nay.
Giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và tàu kéo bảo vệ.
Việt Nam cũng nhận thấy rằng cần phải có những sự cẩn trọng hơn với Trung Quốc, từ chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự.... Một giàn khoan Hải Dương 981 như một giọt nước làm tràn ly, Việt Nam đã nhận thấy nhiều điều, cần xem xét nhiều thứ, mà trên hết, chủ quyền đang bị đe doạ.Đồng thời, giàn khoan Hải Dương 981 đã làm Việt Nam tỉnh táo trước những sự hữu nghị viển vông. Như ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nói trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông hôm 23/5, khi phóng viên hỏi về vấn đề mối quan hệ hữu nghị và 16 chữ vàng với Trung Quốc: “Xin khẳng định việc chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, nên không thể đánh đối được. Vàng rất quý, nhưng chủ quyền quốc gia còn quý hơn vàng.”
Còn quốc tế, Bắc Kinh sai lầm lớn hơn trên phương diện này. Họ bày ra những lời biện minh ngây ngô, nào là tàu cá Việt Nam muốn tấn công giàn khoan nên tự chìm, nào là cảnh sát biển Việt Nam đâm lực lượng chấp pháp Trung Quốc 171 lần, nào là tàu kiểm ngư Việt Nam tấn công tàu cá vỏ sắt Trung Quốc...
Bắc Kinh quên rằng thế giới đang ở thế kỷ 21, khi đang ở trong một "thế giới phẳng," bạn sẽ không thể che giấu điều gì. Đây không phải cuộc đấu khẩu giữa Bắc Kinh và Hà Nội, bởi những phóng viên quốc tế đang làm nhiệm vụ tương tự như những quan sát viên Liên Hợp Quốc, và sự thực được phơi bày trước ống kính của họ.
Bà Phó Oánh - thiên tài hùng biện của Trung Quốc đã đến Shangri-la quyết đọ thiệt hơn.
Tại hội nghị Shangri-La 2014, phái đoàn của Trung Quốc có một nhân vật rất đáng chú ý là bà Phó Oánh. Nhân vật này được báo chí phương Tây xưng tụng là người phụ nữ có tài hùng biện nhất Trung Quốc, là "nắm đấm thép bọc nhung," là người có khả năng "thổi tung bất kỳ ai ra ngoài Trái Đất bằng lời nói". Nhân vật này đủ cho thấy Trung Quốc muốn hơn thua ở diễn đàn này.
Nhưng thực tế, dù cho có một Phó Oánh hay mười Phó Oánh thì một sự thực mà Bắc Kinh đang phải thừa nhận, chính họ đã tự thổi mình ra khỏi thế giới khi không nhận được bất kỳ một lời ủng hộ nào cho chiến lược, sách lược chủ quyền của họ.
Đồng thời, Trung Quốc đã tạo ra một cái cớ để Nhật Bản bất chiến tự nhiên thành. Thay vì chạy đua tiền bạc với Trung Quốc trong những gói đầu tư, những nguồn vốn vay ưu đãi, Nhật Bản bỗng dưng trở thành người nói lời chính nghĩa, là bậc quân tử. Nhật Bản tỏ ra cho ASEAN thấy có đại nạn mới tỏ tình bằng hữu, và ASEAN chắc chắn sẽ nắm lấy bàn tay mà Nhật đang chìa ra. Trong cuộc đua ngoại giao, ảnh hưởng này, Trung Quốc thua rồi.
Bị cô lập đã là tồi tệ, nhưng tự cô lập còn nguy hiểm hơn nhiều. Trung Quốc có cả hai hoàn cảnh này. Cái giàn khoan không có lỗi, lỗi là ở những người áp đặt mục đích lên nó, và Bắc Kinh không chỉ muốn khoan thử dầu mà còn muốn nhiều phép thử khác, và thực tế mọi phép thử đều khiến họ bẽ bàng.Việt Nam có thể làm gì?
Dù biết rằng giàn khoan Hải Dương 981 kéo Trung Quốc vào một bãi lầy, nhưng thói dân tộc chủ nghĩa, quan điểm thiên triều ăn sâu vào tiềm thức những người lãnh đạo Trung Quốc thì khó có thể thay đổi. Họ cho rằng họ đang dư thừa sức mạnh, bãi lầy đang kéo họ xuống kia, họ lại nghĩ rằng đã đặt một chân lên việc hiện thực hoá giấc mơ đẹp về một Đại Trung Hoa.
Việt Nam lên án, thế giới phản đối, cô lập hoàn toàn, nhưng với giàn khoan này, Trung Quốc lâm vào ba trường hợp: hoặc cố đấm ăn xôi, chịu nhiều tốn kém, duy trì đến đúng lộ trình tháng 8 thì rút về. Hoặc rút ngay về nước hay một căn cứ quân sự nào gần đó. Ba là để luôn cái giàn khoan ấy ở lại Hoàng Sa hoặc xa hơn là Trường Sa.
Biện pháp một là thượng sách, hai là trung sách, ba là hạ sách với Trung Quốc. Nhưng nếu Bắc Kinh dùng phương pháp thứ ba, điều này chứng tỏ khát vọng, dã tâm của Trung Quốc là đã không thể kìm chế được nữa.
Trong những hoàn cảnh đó, Việt Nam làm được gì? Điều khả dĩ nhất lúc này là kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Nếu kiện, Việt Nam sẽ thắng. Nếu thắng, thì đó cũng chỉ là chiến thắng trên bàn ngoại giao, trên phương diện thủ tục pháp lý. Trung Quốc không phải một kẻ tôn trọng luật pháp cho lắm.
Ba tàu Trung Quốc vây đánh tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần một sự chuẩn bị. Sự chuẩn bị ở đây không chỉ là mua sắm khí tài quân sự hay tăng chi tiêu quốc phòng. Việt Nam cần phải có một sự đầu tư hơn về quan hệ quốc tế, chuẩn bị những đường lùi cho mình khi đối tác chính của nền kinh tế là Trung Quốc có trắc trở…
Và biện pháp tốt nhất vào thời điểm này, đó là quốc tế hóa, đưa vấn đề Biển Đông ra thế giới một cách công khai, Việt Nam có thể hoàn toàn mang những lợi ích kinh tế trên vùng đặc quyền của mình để hợp tác với đa dạng các quốc gia.
Làm được điều này, Trung Quốc có muốn nuốt Biển Đông cũng phải bước qua nhiều cường quốc và Việt Nam bất chiến tự nhiên thành.Đất Việt
********
Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn
Lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng đường chín đoạn do Trung quốc và Đài loan vẽ ra trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Trong buổi tường trình trước Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã nói: “Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi chủ quyền ở biển Biển Đông phải dựa trên các yếu tố từ đất liền.
Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ “đường chín đoạn” của Trung quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yều cầu Trung quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường chín đoạn, để tuân thủ theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”
Với diện tích rộng hơn 1,4 triệu dặm vuông, Biển Đông có hàng trăm các đảo và quần đảo nhỏ, các rặng san hô, mà phần lớn là không có người ở hay không đủ điều kiện sinh sống. Trung quốc thừa hưởng ý tưởng về đường chín đoạn từ chính quyền quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đó là một đường vẽ mập mờ bao quanh tất cả các hòn đảo ở Biển Đông, mà vùng nước trong đó Trung quốc đòi hỏi chủ quyền. Dựa theo Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (U.N. Convention on the Law of the Sea – UNCLOS), được thương thảo vào những năm 70 và 80, các quốc gia ven biển được yêu sách quyền độc quyền khai thác các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và khoáng sản trong “vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive Economic Zones – EEZ), đó là vùng nước rộng 200 hải lý tính từ bờ biển hay xung quanh các hòn đảo có người ở. Không có điều luật nào trong công ước UNCLOS cho phép đòi hỏi quyền chủ quyền mà không dựa vào nguyên tắc tính từ đất liền này. Dựa trên nguyên tắc này của UNCLOS, Hoa Kỳ xem các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà không dựa trên các hòn đảo có người sinh sống là hoàn toàn vô giá trị. Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Russel đã làm rõ luận điểm này của Hoa Kỳ.
Có thể thấy rõ sự quan tâm của Hoa Kỳ dưới chính quyền của Tổng thống Obama đến tình hình Biển Đông. Chỉ dấu đầu tiên của sự quan tâm đó là tuyên bố được biết đến rộng rãi của Ngoại trưởng Clinton tại một hội nghị quốc tế tại Hà nội vào năm 2010, trong đó bà nêu ra các nguyên tắc trong chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông: đó là tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết các bất đồng một cách hoà bình, tự do thương mại, thương thuyết để tiến tới thành lập một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (Code of Conduct – COC) nhằm giải quyết các bất đồng, và vấn đề liên quan ở đây, là các đòi hỏi chủ quyền vùng ở các vùng biển phải dựa trên các chủ quyền hợp pháp trên đất liền. Tuyên bố của bà Clinton đã đụng chạm đến một chủ đề rất mập mờ mà trước đó ít được nhắc đến, nó làm cho Biển Đông trở thành một điểm nóng về ngoại giao, một chủ đề tranh luận giữa các nhà phân tích và các chuyên gia về an ninh quốc gia, và trong một vài trường hợp, nó làm cơ sở cho các tranh cãi của các bên đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi các nước Đông Nam Á như Việt Nam. Philippines, Malaysia, và Brunei nhiệt liệt ủng hộ, tuyên bố này làm Trung quốc rất tức giận.
Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra tuyên bố này để phản hồi cho những bất an ngày một gia tăng giữa các nước láng giềng của Trung quốc về việc nước này đang ngày càng mạnh bạo hơn trong các đòi hỏi chủ quyền thông qua các phương cách chính trị và quân sự, trong một môi trường thiếu vắng các cơ chế ngoại giao để làm giảm thiểu các căng thẳng. Trong khoảng giữa năm 1994 và 1995, đã có một giai đoạn căng thẳng tương tự khi Trung quốc tiến hành xây dựng các công trình ở rặng san hô Mischief nằm trong quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Những đổ vỡ mang tính hệ quả trong mối quan hệ giữa Trung quốc và các nước Đông Nam Á đã làm cho các lãnh đạo Trung quốc khi ấy, mà dẫn đầu là ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham, phải thương thảo với các nước ASIAN một bản Tuyên Bố Ứng Xử (Declaration of Conduct – DOC), và một cam kết rằng các bên sẽ không có những hành động làm thay đổi nguyên trạng. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ tấn công tàu cá do một trong các bên, hoặc một trong những quốc gia liên quan, mà chủ yếu là Việt Nam, cho phép các công ty thăm dò dầu khí trong vùng tranh chấp, những biến cố này đã không châm ngòi cho các cảnh báo chiến tranh.
Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, đã có những lo ngại gia tăng trong vùng và ngay tại Hoa Kỳ là Trung quốc đã không còn thích thú với các giải pháp ngoại giao nữa, mà nay đang quay sang sử dụng các phương cách quân sự và luật pháp để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Các tuyên bố nhắm vào giới ngoại giao Hoa Kỳ là Trung quốc xem Biển Đông như một “quyền lợi cốt lõi” mà liên quan nó Trung quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp làm tăng căng thẳng từ bên ngoài. Trong năm 2012, Trung quốc đã xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường truyền thống của họ nằm xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm cách các đảo lớn của Philippenes ít hơn 125 dặm, rồi từ đó cho cảnh sát biển liên tục kiểm soát. Cũng trong năm 2012, Trung quốc thiết lập một đơn vị hành chánh và quân sự bao gồm nhiều phần của quần đảo Hoàng sa. Ngay khi vừa thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung quốc tuyên bố ý định thành lập một vùng nhận dạng phòng không tương tự ở Biển Đông, chắc chắn sẽ chồng lấn với ít nhất vài khu vực đã được thiết lập bởi các nước khác.
Biển Đông là một vấn đề phức tạp đối với Hoa kỳ. Chúng ta không có đòi hỏi nào trong vùng đó. Chúng ta đã không, và sẽ không nên ngả theo phe nào trong các tuyên bố chủ quyền. Cho dù bất kỳ nước nào thiết lập được khả năng phát huy sức mạnh từ các đảo ở Biển Đông cũng sẽ khó lòng mà đe doạ được tàu bè và quân đội Hoa kỳ hoạt động trong vùng. Mặc dù có những đánh giá về tiềm năng dầu hoả và khí đốt, khả năng khai thác thương mại là không thể trong tương lai gần.
Tuy nhiên, Hoa kỳ có các mối quan tâm trọng yếu ở biển Biển Đông. Đó là:
• Để bảo đảm tự do hàng hải, không phải vì quyền lợi của bất cứ nước cụ thể nào, mà đó là một quyền quốc tế quan trọng trong một khu vực mà 50% các tàu chở dầu phải đi qua, một hải lộ lớn của kinh tế thế giới, và là nơi mà các tàu hải quân Hoa kỳ được gửi đến và hoạt động thường xuyên theo luật pháp quốc tế.
• Để ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh hay áp bức để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay hàng hải.
• Để bảo vệ cho việc tuân thủ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề như vậy.
• Để bảo đảm tất cả các quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, được quyền khai thác các nguồn lợi ngư nghiệp và khoáng sản bên ngoài các vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp.
• Để ngăn chặn một đồng minh của Hoa Kỳ là Phillippenes khỏi bị bắt nạt hay bị tấn công bằng sức mạnh.
• Để đảm bảo rằng quyền lợi của tất cả các quốc gia, chứ không phải chỉ có nước lớn, phải được tôn trọng.
******
Chính quyền Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ nào?
Bản điều trần của tiến sĩ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Việt Nam
Tại Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Thường Trực về Đối Ngoại và Phát triển Quốc Tế của Quốc hội Canada, thông qua Liên Hội Người Việt Canada, vào ngày 29.5.2014
Chưa bao giờ kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Nam - Bắc vào năm 1975, những người lãnh đạo ở Việt Nam lại phải đối mặt với 5 nguy cơ quá lớn như hiện nay:
1. Nguy cơ khủng hoảng kinh tế:
Đây là nguy cơ lớn nhất và giải thích vì sao giới lãnh đạo Hà Nội lại quá cần đến Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Cuộc suy thoái kinh tế ở Việt Nam kéo dài từ năm 2008 đến nay đã làm kiệt quệ gần như toàn bộ nền kinh tế. GDP giảm đến 50%, tương ứng với các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và du lịch đều suy giảm trầm trọng. Khoảng 50% số doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, giải thể, hoặc tạm ngưng hoạt động. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế lên đến khoảng 20%.
Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng lên đến ít nhất 500.000 tỷ đồng (khoảng 25 tỷ USD), khoảng 75% nợ xấu tập trung vào thị trường bất động sản. Còn nợ công quốc gia lên đến ít nhất 95% GDP.
Tuy nhiên, đáng chú ý là gần như toàn bộ hậu quả cho đến nay vẫn chưa hề được giải quyết. Nhiều chuyên gia phản biện cho rằng đáy kinh tế vẫn chưa lộ ra, và nền kinh tế vẫn còn tiếp tục lao dốc trong những năm tới. Trong những năm sắp tới, Nhà nước Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ như Argentine vào năm 2001.
2014 có thể là năm đầu tiên của một chu kỳ khủng hoảng ngân hàng, bắt đầu từ sự đổ vỡ của vài ngân hàng hạng trung và có thể dẫn đến sụp đổ dây chuyền trong ít nhất 50% số ngân hàng hiện hữu, dẫn đến khủng hoảng gần như toàn bộ nền kinh tế. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế có thể lên đến cao điểm vào năm 2016-2017 và trở thành sóng nhấn cuối cùng đối với con thuyền chính trị. Đây là diễn biến quan yếu nhất.
2. Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng:
Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng đã gia tăng đột ngột từ năm 2011 cho tới nay. Trong những năm tới, phản kháng xã hội sẽ tăng cao về số lượng, quy mô, tạo nên áp lực lớn đối với chính thể và nằm trong giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng xã hội trong những năm sau. Xu hướng này sẽ mau chóng biến thành xu thế ở rất nhiều địa phương, liên quan đến đất đai, môi trường, đình công, quan hệ giữa người dân và nhân viên công lực, nạn tham nhũng…
Quy luật khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng xã hội đang ứng nghiệm ở Việt Nam. Nếu hệ thống ngân hàng bị vỡ một phần, tình trạng đó sẽ lập tức ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động của số doanh nghiệp còn lại và đẩy cao tình trạng thất nghiệp. Lạm phát cũng được thổi bùng và làm cho đồng tiền mất giá, có thể tái hiện một phần tình trạng lạm phát đến 600% những năm 1985-1986. Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng vọt đến 30-40% và đẩy phần lớn người lao động ra đường. Tình cảnh đó rất có thể làm cho niềm tin chính thể của người dân hoàn toàn tan vỡ và tạo nên làn sóng phản kháng rộng khắp, đặc biệt là trong nông dân và công nhân.
Khả năng cạn kiệt ngân sách và kinh phí an sinh xã hội cũng khiến cho nguy cơ vỡ quỹ lương hưu và quỹ bảo hiểm xã hội trở nên rất hiện hữu. Nếu khả năng này xảy ra, phần lớn cán bộ đảng viên về hưu, vốn đã tích tụ bất mãn và bức xúc đối với đảng và chính quyền, sẽ có thể trả thẻ đảng, tạo nên một phong trào thoái đảng trên diện rộng và gia nhập vào làn sóng biểu tình của người dân.
3. Phong trào dân chủ - nhân quyền và sức ép quốc tế:
Từ năm 1975 đến nay, chưa bao giờ đảng cầm quyền phải đối đầu với một là sóng phản kháng của giới bất đồng chính kiến và dân chủ - nhân quyền trong nước như hiện nay. Từ đầu năm 2013, xã hội dân sự đã chính thức hình thành ở Việt Nam, cho dù không được chính quyền thừa nhận. Vào tháng 4/2014, lần đầu tiên từ năm 1975, Nhà nước Việt Nam phải thỏa hiệp với Hoa Kỳ để thả đến 5 tù nhân chính trị.
Cũng chưa bao giờ giới lãnh đạo Việt Nam lại ở thế yếu ớt như hiện thời trong mối tương quan với Hoa Kỳ và phương Tây. Cuộc đi dây của Việt Nam giữa hai quốc gia Trung Quốc và Hoa Kỳ được xem là rất phiêu lưu và không mang lại hiệu quả.
4. Hiểm họa Trung Quốc:
Việt Nam càng bị phụ thuộc và Trung Quốc và càng bị Trung Quốc lấn ép ở Biển Đông và trong vấn đề nhập khẩu. Trong tương lai gần, nguy cơ từ Trung Quốc là rất tiềm tàng và có thể xảy ra những đột biến, không chỉ ở Biển Đông mà có thể là những can thiệp vào nội trị ngay tại Hà Nội và cả quân sự ở biên giới phía Bắc Việt Nam. Không loại trừ vào giai đoạn 2016-2017, khi Việt Nam có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng xã hội và nội bộ phân hóa sâu sắc, Trung Quốc có thể tung ra một chiến dịch tấn công quân sự tổng lực vào Việt Nam.
Trước sức ép và hiểm họa liên tục từ Trung Quốc, gần đây đã có vài dấu hiệu cho thấy ngay cả phe bảo thủ nhất trong đảng cũng đang có xu hướng dần chuyển sang quan hệ thỏa hiệp hơn với các đòi hỏi về dân chủ và nhân quyền của Hoa Kỳ và phương Tây, nhằm đổi lại quan hệ TPP, đầu tư, thương mại đa phương và hợp tác quân sự Biển Đông.
5. Cuộc tranh đoạt không khoan nhượng giữa các nhóm lợi ích:
Khác với sự thống nhất tạm thời trong quá khứ, hiện thời và tương lai gần của đảng cầm quyền không cho thấy những dấu hiệu khả quan về tính đồng thuận. Ngược lại, mối mâu thuẫn và xung khắc nội bộ ngày càng lớn, chủ yếu xuất phát từ quyền lợi của các nhóm lợi ích kinh tế và nhóm thân hữu chính trị. Đây là cuộc tranh đoạt ở giai đoạn cuối cùng, không khoan nhượng và cũng là một mối nguy rất lớn mà có thể làm tan vỡ đảng cầm quyền ở Việt Nam, ngay cả trong điều kiện nền kinh tế chưa thật sự rơi vào khủng hoảng.
* Kết luận:
Một cách đương nhiên, việc xem xét và lượng giá 5 nguy cơ nêu trên có thể bổ túc cho giới chính khách và các nhà đầu tư Canada một cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình thực tại và tương lai trung hạn ở Việt Nam, từ đó đưa ra những chính sách đối xử Canada - Việt Nam không nhất thiết phải quá mềm dẻo về thương mại song phương, đầu tư và viện trợ nhân đạo.
Tôi cho rằng chính sách và áp lực về thực thi dân chủ, nhân quyền của phương Tây, chính sách xoay trục về châu Á- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vẫn còn nguyên giá trị và sẽ phát huy tác dụng lớn trong những năm tới, đặc biệt vào giai đoạn 2016-2017 là thời gian mà nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng đạt đỉnh khủng hoảng kinh tế, dẫn đến những biến loạn xã hội khôn lường và có thể tiếp biến một cuộc khủng hoảng chính trị ghê gớm.
*****
Trung Quốc khoan trúng 'núi lửa' ở Biển Đông
Giàn khoan Hải Dương 981 được sử dụng như một hòn đảo di động để giành chủ quyền, nhưng chính giàn khoan này đang lôi Trung Quốc vào một vũng lầy khó thoát.Mục đích và thực tế
Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc mang đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một giàn khoan nửa chìm, công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, được người Trung Quốc tung hô là "tượng đài của sức mạnh năng lượng Trung Quốc."
Tuy nhiên, không chỉ sử dụng trong mục đích kinh tế, giàn khoan này còn được Bắc Kinh sử dụng như một hòn đảo di động để áp đặt việc giành giật chủ quyền trên biển. Theo kế hoạch đề ra, Hải Dương 981 sẽ khoan thử nghiệm tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng thực tế, phía Việt Nam cho rằng nơi đây khả năng cao không có dầu. Vậy Trung Quốc muốn khoan cái gì ở đó?
Họ muốn khoan thử nghiệm vào phản ứng của thế giới trước sự ngang ngược, bất chấp của họ. Họ muốn khoan thử vào lòng dân Việt Nam, để xem xem sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh, nhiều thế hệ mới ra đời, quen sống trong nhung lụa đầy đủ có còn lòng tự tôn dân tộc như ngày còn chiến tranh, còn nghèo khổ.
Có lẽ, đó mới chính là những mũi khoan mà Trung Quốc muốn thử nghiệm. Tiếc rằng, lần này Trung Quốc đã khoan phải miệng núi lửa chứ không phải mỏ dầu. Giàn khoan Hải Dương 981 đã kích hoạt lòng yêu nước của người dân Việt Nam, và đây cũng là thứ vũ khí mãnh liệt nhất, lợi hại nhất mà dân tộc nhỏ bé này có, từ bao đời nay.
Việt Nam cũng nhận thấy rằng cần phải có những sự cẩn trọng hơn với Trung Quốc, từ chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự.... Một giàn khoan Hải Dương 981 như một giọt nước làm tràn ly, Việt Nam đã nhận thấy nhiều điều, cần xem xét nhiều thứ, mà trên hết, chủ quyền đang bị đe doạ.Đồng thời, giàn khoan Hải Dương 981 đã làm Việt Nam tỉnh táo trước những sự hữu nghị viển vông. Như ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nói trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông hôm 23/5, khi phóng viên hỏi về vấn đề mối quan hệ hữu nghị và 16 chữ vàng với Trung Quốc: “Xin khẳng định việc chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, nên không thể đánh đối được. Vàng rất quý, nhưng chủ quyền quốc gia còn quý hơn vàng.”
Còn quốc tế, Bắc Kinh sai lầm lớn hơn trên phương diện này. Họ bày ra những lời biện minh ngây ngô, nào là tàu cá Việt Nam muốn tấn công giàn khoan nên tự chìm, nào là cảnh sát biển Việt Nam đâm lực lượng chấp pháp Trung Quốc 171 lần, nào là tàu kiểm ngư Việt Nam tấn công tàu cá vỏ sắt Trung Quốc...
Bắc Kinh quên rằng thế giới đang ở thế kỷ 21, khi đang ở trong một "thế giới phẳng," bạn sẽ không thể che giấu điều gì. Đây không phải cuộc đấu khẩu giữa Bắc Kinh và Hà Nội, bởi những phóng viên quốc tế đang làm nhiệm vụ tương tự như những quan sát viên Liên Hợp Quốc, và sự thực được phơi bày trước ống kính của họ.
Bà Phó Oánh - thiên tài hùng biện của Trung Quốc đã đến Shangri-la quyết đọ thiệt hơn.
Tại hội nghị Shangri-La 2014, phái đoàn của Trung Quốc có một nhân vật rất đáng chú ý là bà Phó Oánh. Nhân vật này được báo chí phương Tây xưng tụng là người phụ nữ có tài hùng biện nhất Trung Quốc, là "nắm đấm thép bọc nhung," là người có khả năng "thổi tung bất kỳ ai ra ngoài Trái Đất bằng lời nói". Nhân vật này đủ cho thấy Trung Quốc muốn hơn thua ở diễn đàn này.
Nhưng thực tế, dù cho có một Phó Oánh hay mười Phó Oánh thì một sự thực mà Bắc Kinh đang phải thừa nhận, chính họ đã tự thổi mình ra khỏi thế giới khi không nhận được bất kỳ một lời ủng hộ nào cho chiến lược, sách lược chủ quyền của họ.
Đồng thời, Trung Quốc đã tạo ra một cái cớ để Nhật Bản bất chiến tự nhiên thành. Thay vì chạy đua tiền bạc với Trung Quốc trong những gói đầu tư, những nguồn vốn vay ưu đãi, Nhật Bản bỗng dưng trở thành người nói lời chính nghĩa, là bậc quân tử. Nhật Bản tỏ ra cho ASEAN thấy có đại nạn mới tỏ tình bằng hữu, và ASEAN chắc chắn sẽ nắm lấy bàn tay mà Nhật đang chìa ra. Trong cuộc đua ngoại giao, ảnh hưởng này, Trung Quốc thua rồi.
Bị cô lập đã là tồi tệ, nhưng tự cô lập còn nguy hiểm hơn nhiều. Trung Quốc có cả hai hoàn cảnh này. Cái giàn khoan không có lỗi, lỗi là ở những người áp đặt mục đích lên nó, và Bắc Kinh không chỉ muốn khoan thử dầu mà còn muốn nhiều phép thử khác, và thực tế mọi phép thử đều khiến họ bẽ bàng.Việt Nam có thể làm gì?
Dù biết rằng giàn khoan Hải Dương 981 kéo Trung Quốc vào một bãi lầy, nhưng thói dân tộc chủ nghĩa, quan điểm thiên triều ăn sâu vào tiềm thức những người lãnh đạo Trung Quốc thì khó có thể thay đổi. Họ cho rằng họ đang dư thừa sức mạnh, bãi lầy đang kéo họ xuống kia, họ lại nghĩ rằng đã đặt một chân lên việc hiện thực hoá giấc mơ đẹp về một Đại Trung Hoa.
Việt Nam lên án, thế giới phản đối, cô lập hoàn toàn, nhưng với giàn khoan này, Trung Quốc lâm vào ba trường hợp: hoặc cố đấm ăn xôi, chịu nhiều tốn kém, duy trì đến đúng lộ trình tháng 8 thì rút về. Hoặc rút ngay về nước hay một căn cứ quân sự nào gần đó. Ba là để luôn cái giàn khoan ấy ở lại Hoàng Sa hoặc xa hơn là Trường Sa.
Biện pháp một là thượng sách, hai là trung sách, ba là hạ sách với Trung Quốc. Nhưng nếu Bắc Kinh dùng phương pháp thứ ba, điều này chứng tỏ khát vọng, dã tâm của Trung Quốc là đã không thể kìm chế được nữa.
Trong những hoàn cảnh đó, Việt Nam làm được gì? Điều khả dĩ nhất lúc này là kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Nếu kiện, Việt Nam sẽ thắng. Nếu thắng, thì đó cũng chỉ là chiến thắng trên bàn ngoại giao, trên phương diện thủ tục pháp lý. Trung Quốc không phải một kẻ tôn trọng luật pháp cho lắm.
Ba tàu Trung Quốc vây đánh tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần một sự chuẩn bị. Sự chuẩn bị ở đây không chỉ là mua sắm khí tài quân sự hay tăng chi tiêu quốc phòng. Việt Nam cần phải có một sự đầu tư hơn về quan hệ quốc tế, chuẩn bị những đường lùi cho mình khi đối tác chính của nền kinh tế là Trung Quốc có trắc trở…
Và biện pháp tốt nhất vào thời điểm này, đó là quốc tế hóa, đưa vấn đề Biển Đông ra thế giới một cách công khai, Việt Nam có thể hoàn toàn mang những lợi ích kinh tế trên vùng đặc quyền của mình để hợp tác với đa dạng các quốc gia.
Làm được điều này, Trung Quốc có muốn nuốt Biển Đông cũng phải bước qua nhiều cường quốc và Việt Nam bất chiến tự nhiên thành.Đất Việt
********
Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn
Lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng đường chín đoạn do Trung quốc và Đài loan vẽ ra trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Trong buổi tường trình trước Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã nói: “Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi chủ quyền ở biển Biển Đông phải dựa trên các yếu tố từ đất liền.
Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ “đường chín đoạn” của Trung quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yều cầu Trung quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường chín đoạn, để tuân thủ theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”
Với diện tích rộng hơn 1,4 triệu dặm vuông, Biển Đông có hàng trăm các đảo và quần đảo nhỏ, các rặng san hô, mà phần lớn là không có người ở hay không đủ điều kiện sinh sống. Trung quốc thừa hưởng ý tưởng về đường chín đoạn từ chính quyền quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đó là một đường vẽ mập mờ bao quanh tất cả các hòn đảo ở Biển Đông, mà vùng nước trong đó Trung quốc đòi hỏi chủ quyền. Dựa theo Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (U.N. Convention on the Law of the Sea – UNCLOS), được thương thảo vào những năm 70 và 80, các quốc gia ven biển được yêu sách quyền độc quyền khai thác các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và khoáng sản trong “vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive Economic Zones – EEZ), đó là vùng nước rộng 200 hải lý tính từ bờ biển hay xung quanh các hòn đảo có người ở. Không có điều luật nào trong công ước UNCLOS cho phép đòi hỏi quyền chủ quyền mà không dựa vào nguyên tắc tính từ đất liền này. Dựa trên nguyên tắc này của UNCLOS, Hoa Kỳ xem các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà không dựa trên các hòn đảo có người sinh sống là hoàn toàn vô giá trị. Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Russel đã làm rõ luận điểm này của Hoa Kỳ.
Có thể thấy rõ sự quan tâm của Hoa Kỳ dưới chính quyền của Tổng thống Obama đến tình hình Biển Đông. Chỉ dấu đầu tiên của sự quan tâm đó là tuyên bố được biết đến rộng rãi của Ngoại trưởng Clinton tại một hội nghị quốc tế tại Hà nội vào năm 2010, trong đó bà nêu ra các nguyên tắc trong chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông: đó là tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết các bất đồng một cách hoà bình, tự do thương mại, thương thuyết để tiến tới thành lập một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (Code of Conduct – COC) nhằm giải quyết các bất đồng, và vấn đề liên quan ở đây, là các đòi hỏi chủ quyền vùng ở các vùng biển phải dựa trên các chủ quyền hợp pháp trên đất liền. Tuyên bố của bà Clinton đã đụng chạm đến một chủ đề rất mập mờ mà trước đó ít được nhắc đến, nó làm cho Biển Đông trở thành một điểm nóng về ngoại giao, một chủ đề tranh luận giữa các nhà phân tích và các chuyên gia về an ninh quốc gia, và trong một vài trường hợp, nó làm cơ sở cho các tranh cãi của các bên đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi các nước Đông Nam Á như Việt Nam. Philippines, Malaysia, và Brunei nhiệt liệt ủng hộ, tuyên bố này làm Trung quốc rất tức giận.
Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra tuyên bố này để phản hồi cho những bất an ngày một gia tăng giữa các nước láng giềng của Trung quốc về việc nước này đang ngày càng mạnh bạo hơn trong các đòi hỏi chủ quyền thông qua các phương cách chính trị và quân sự, trong một môi trường thiếu vắng các cơ chế ngoại giao để làm giảm thiểu các căng thẳng. Trong khoảng giữa năm 1994 và 1995, đã có một giai đoạn căng thẳng tương tự khi Trung quốc tiến hành xây dựng các công trình ở rặng san hô Mischief nằm trong quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Những đổ vỡ mang tính hệ quả trong mối quan hệ giữa Trung quốc và các nước Đông Nam Á đã làm cho các lãnh đạo Trung quốc khi ấy, mà dẫn đầu là ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham, phải thương thảo với các nước ASIAN một bản Tuyên Bố Ứng Xử (Declaration of Conduct – DOC), và một cam kết rằng các bên sẽ không có những hành động làm thay đổi nguyên trạng. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ tấn công tàu cá do một trong các bên, hoặc một trong những quốc gia liên quan, mà chủ yếu là Việt Nam, cho phép các công ty thăm dò dầu khí trong vùng tranh chấp, những biến cố này đã không châm ngòi cho các cảnh báo chiến tranh.
Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, đã có những lo ngại gia tăng trong vùng và ngay tại Hoa Kỳ là Trung quốc đã không còn thích thú với các giải pháp ngoại giao nữa, mà nay đang quay sang sử dụng các phương cách quân sự và luật pháp để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Các tuyên bố nhắm vào giới ngoại giao Hoa Kỳ là Trung quốc xem Biển Đông như một “quyền lợi cốt lõi” mà liên quan nó Trung quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp làm tăng căng thẳng từ bên ngoài. Trong năm 2012, Trung quốc đã xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường truyền thống của họ nằm xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm cách các đảo lớn của Philippenes ít hơn 125 dặm, rồi từ đó cho cảnh sát biển liên tục kiểm soát. Cũng trong năm 2012, Trung quốc thiết lập một đơn vị hành chánh và quân sự bao gồm nhiều phần của quần đảo Hoàng sa. Ngay khi vừa thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung quốc tuyên bố ý định thành lập một vùng nhận dạng phòng không tương tự ở Biển Đông, chắc chắn sẽ chồng lấn với ít nhất vài khu vực đã được thiết lập bởi các nước khác.
Biển Đông là một vấn đề phức tạp đối với Hoa kỳ. Chúng ta không có đòi hỏi nào trong vùng đó. Chúng ta đã không, và sẽ không nên ngả theo phe nào trong các tuyên bố chủ quyền. Cho dù bất kỳ nước nào thiết lập được khả năng phát huy sức mạnh từ các đảo ở Biển Đông cũng sẽ khó lòng mà đe doạ được tàu bè và quân đội Hoa kỳ hoạt động trong vùng. Mặc dù có những đánh giá về tiềm năng dầu hoả và khí đốt, khả năng khai thác thương mại là không thể trong tương lai gần.
Tuy nhiên, Hoa kỳ có các mối quan tâm trọng yếu ở biển Biển Đông. Đó là:
• Để bảo đảm tự do hàng hải, không phải vì quyền lợi của bất cứ nước cụ thể nào, mà đó là một quyền quốc tế quan trọng trong một khu vực mà 50% các tàu chở dầu phải đi qua, một hải lộ lớn của kinh tế thế giới, và là nơi mà các tàu hải quân Hoa kỳ được gửi đến và hoạt động thường xuyên theo luật pháp quốc tế.
• Để ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh hay áp bức để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay hàng hải.
• Để bảo vệ cho việc tuân thủ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề như vậy.
• Để bảo đảm tất cả các quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, được quyền khai thác các nguồn lợi ngư nghiệp và khoáng sản bên ngoài các vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp.
• Để ngăn chặn một đồng minh của Hoa Kỳ là Phillippenes khỏi bị bắt nạt hay bị tấn công bằng sức mạnh.
• Để đảm bảo rằng quyền lợi của tất cả các quốc gia, chứ không phải chỉ có nước lớn, phải được tôn trọng.
Có những áp lực giữa các yếu tố khác nhau trong quyền lợi của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ không muốn thấy Trung quốc đạt được quyền kiểm soát trong khu vực
thông qua việc áp bức. Nhưng cùng lúc, Hoa Kỳ không muốn Biển Đông trở
thành nơi đối đầu hay xung đột giữa Mỹ và Trung quốc. Sự thách thức các
đòi hỏi của Trung quốc, nếu không tuân theo các thông lệ quốc tế và phù
hợp với các nguyên tắc của Hoa Kỳ, có thể kích thích chủ nghĩa dân tộc
Trung hoa và sự hoài nghi nhắm vào chủ đích của Hoa Kỳ, và thậm chí kích
thích các hành xử hung bạo hơn của Trung quốc trong vùng nhắm vào các
bên tranh chấp khác nếu như Hoa Kỳ không có những đáp trả hiệu quả. Mặt
khác, một Hoa kỳ thụ động sẽ làm lu mờ các quan tâm kể trên, và sẽ làm
cho các bên tranh chấp khác tin rằng Hoa Kỳ bỏ rơi họ và cả những nguyên
tắc của mình, qua đó có thể làm cho chính sách “xoay trục” của chính
quyền Obama về Châu Á trở thành trò hề, làm mất đi sự đón nhận của khu
vực đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
Qua việc công khai không chấp nhận đường chín đoạn, trợ lý ngoại trưởng Russel và chính quyền Obama đã vạch ra một sự giới hạn đúng chỗ. Họ đã làm rõ là những phản đối của chúng ta dựa trên nguyên tắc, dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không phải chỉ để nhắm vào Trung quốc. Nếu cách tiếp cận của chúng ta với vấn đề Biển Đông vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng của nguyên tắc và luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ có thể đạt được những mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp mà không phải đối đầu với Trung quốc trong vấn đề chủ quyền.
Những việc gì khác mà Hoa Kỳ nên làm? Rất nhiều thứ:
• Hoa Kỳ nên đảm bảo rằng cách tiếp cận của mình không bị xem là đơn phương. Đôi khi các quốc gia khác ngoài mặt thì im lặng nhưng bên trong vẫn ủng hộ. Chính quyền Hoa Kỳ nên làm rõ với các bên tranh chấp khác, cũng như các nước ASIAN khác như Singapore và Thái Lan, là chúng ta kỳ vọng ở họ một sự phản đối công khai đối với đường chín đoạn theo luật pháp quốc tế.
• Hoa Kỳ nên thảo luận với Đài Loan để làm rõ quan đểm của họ về đường chín đoạn, làm rõ rằng những đòi hỏi của họ phải dựa theo UNCLOS.
• Hoa Kỳ nên tiếp tục nỗ lực cho việc đàm phán để tạo ra một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (COC) giữa Trung quốc và các nước ASIAN, như chúng ta đã và đang làm từ lúc ngoại trưởng Clinton thông báo về mục tiêu đó ở Hà nội. Thực tế là, quyết định gần đây của Trung quốc và các nước ASIAN trong việc bắt đầu các cuộc đối thoại về COC là một thắng lợi từ tuyên bố của ngoại trưởng Clinton.
• Hoa Kỳ nên khuyến cáo Trung quốc không thành lập bất cứ một vùng nhận dạng phòng không mới nào trên Biển Đông. Mặc dù việc làm rõ quan điểm về vấn đề này một cách công khai là cần thiết, các cuộc đối thoại ngoại giao kín dường như có tác dụng ảnh hưởng hơn với Bắc Kinh.
• Hoa Kỳ nên thảo luận với tất cả các bên tranh chấp về những đồng thuận khả thi trong việc khai thác khoáng sản và ngư nghiệp mà không liên quan đến chủ quyền, bao gồm việc hợp tác đầu tư giữa các công ty.
Qua việc công khai không chấp nhận đường chín đoạn, trợ lý ngoại trưởng Russel và chính quyền Obama đã vạch ra một sự giới hạn đúng chỗ. Họ đã làm rõ là những phản đối của chúng ta dựa trên nguyên tắc, dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không phải chỉ để nhắm vào Trung quốc. Nếu cách tiếp cận của chúng ta với vấn đề Biển Đông vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng của nguyên tắc và luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ có thể đạt được những mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp mà không phải đối đầu với Trung quốc trong vấn đề chủ quyền.
Những việc gì khác mà Hoa Kỳ nên làm? Rất nhiều thứ:
• Hoa Kỳ nên đảm bảo rằng cách tiếp cận của mình không bị xem là đơn phương. Đôi khi các quốc gia khác ngoài mặt thì im lặng nhưng bên trong vẫn ủng hộ. Chính quyền Hoa Kỳ nên làm rõ với các bên tranh chấp khác, cũng như các nước ASIAN khác như Singapore và Thái Lan, là chúng ta kỳ vọng ở họ một sự phản đối công khai đối với đường chín đoạn theo luật pháp quốc tế.
• Hoa Kỳ nên thảo luận với Đài Loan để làm rõ quan đểm của họ về đường chín đoạn, làm rõ rằng những đòi hỏi của họ phải dựa theo UNCLOS.
• Hoa Kỳ nên tiếp tục nỗ lực cho việc đàm phán để tạo ra một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (COC) giữa Trung quốc và các nước ASIAN, như chúng ta đã và đang làm từ lúc ngoại trưởng Clinton thông báo về mục tiêu đó ở Hà nội. Thực tế là, quyết định gần đây của Trung quốc và các nước ASIAN trong việc bắt đầu các cuộc đối thoại về COC là một thắng lợi từ tuyên bố của ngoại trưởng Clinton.
• Hoa Kỳ nên khuyến cáo Trung quốc không thành lập bất cứ một vùng nhận dạng phòng không mới nào trên Biển Đông. Mặc dù việc làm rõ quan điểm về vấn đề này một cách công khai là cần thiết, các cuộc đối thoại ngoại giao kín dường như có tác dụng ảnh hưởng hơn với Bắc Kinh.
• Hoa Kỳ nên thảo luận với tất cả các bên tranh chấp về những đồng thuận khả thi trong việc khai thác khoáng sản và ngư nghiệp mà không liên quan đến chủ quyền, bao gồm việc hợp tác đầu tư giữa các công ty.
• Thượng nghị viện nên chuẩn thuận UNCLOS. Điều đó sẽ cho phép Hoa Kỳ có thêm tính chính danh khi tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào các quyết định về tương lai Biển Đông. Tất cả các ngoại trưởng tiền nhiệm của Hoa Kỳ đều ủng hộ một quyết định như vậy. Hải quân Hoa Kỳ cũng như các nguyên soái hải quân và tư lệnh Thái Bình Dương, cũng như phần lớn các công ty Hoa Kỳ có liên quan, cũng đều ủng hộ. Thay vì nói, chúng ta hãy bắt tay vào làm thôi.
Liêm Nguyên chuyển ngữ
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 315
Sau một hồi giằng co quyết liệt và được sự hỗ trợ của nhiều bà con nhân dân, người đàn ông cuối cùng cũng đã mang được gánh nước sang bên kia đường để mời mọi người nghỉ mệt và uống nước miễn phí.
Đây quả là một hành động thông minh, táo bạo của người dân Sài Gòn trước những kẻ tay sai bán nước hèn với giặc, ác với dân. Đặc biệt, lối chơi chữ hết sức khôn khéo và sáng tạo của người đàn ông gánh nước trong video đã khiến chế độ công an trị trở thành trò cười đối với nhân dân cả nước.
Người cầm đầu Đảng Cộng Sản Trung Quốc phát biểu như vậy để tìm cách xoa dịu mối lo ngại của những người cho rằng Bắc Kinh đã từ bỏ chủ trương “thao quang dưỡng hối” hay “giấu mình chờ thời” của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình để theo đuổi một đường lối ngoại giao quyết đoán hơn, dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự mỗi ngày một tăng để thực hiện giấc mơ "bá chủ thế giới.”
Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Thái Phương Bá, nói với báo chí ở Bắc Kinh rằng diễn văn “sư tử” của ông Tập Cận Bình cho thấy “Trung Quốc đang đi theo con đường phát triển hòa bình.”
Tuy nhiên, ông Jean-Piere Cabestan, giáo sư chính trị học của Đại học Báp Tít Hồng Kông, không tán đồng nhận xét đó. Ông nói với tờ South China Morning Post rằng “Quí vị có bao giờ nhìn thấy một con sư tử hòa bình, văn minh và không hung dữ hay chưa? Sư tử là một con vật to lớn, hoang dại và chuyên ăn thịt những con thú khác, khá giống Trung Quốc trong mối quan hệ của họ với các nước khác.”
Việc Trung Quốc mang giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 – một thiết bị mà họ mô tả là “vũ khí chiến lược” và là “lãnh thổ di động”, đến hoạt động trong vùng biển có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam chẳng những đã làm dấy lên những sự chống đối quyết liệt từ giới hữu trách ở Hà Nội mà còn gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của nhiều nước khác, từ Hoa Kỳ, Philippines cho tới Nhật Bản và Australia.
Vụ giàn khoan HD 981 cũng khiến một số các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đề cập tới diễn văn sư tử mà ông Tập Cận Bình đã đọc tại thủ đô nước Pháp. Ông Trần Thế Diệu, chủ bút tờ Thế giới Nhật báo ở New York, viết trong bài bình luận hôm mùng 1 tháng 6 rằng sự phô trương cơ bắp trong những năm gần đây đã làm cho Trung Quốc không còn bạn bè nào nữa, ngoài Pakistan và Miến Điện. Ông nói thêm rằng “Tập Cận Bình nói con sư tử phương Ðông đã thức giấc; đây là con sư tử hòa bình, dễ thương và văn minh; nhưng rõ ràng câu nói đó chỉ nói cho người Trung Quốc nghe mà thôi, chứ người nước ngoài, thậm chí là những người Hoa đồng văn đồng chủng ở Đài Loan và Singapore, không ai tin câu nói đó cả.”
Trong khi đó, các nhà phân tích tình hình an ninh Á Châu tiếp tục bàn luận về những hành động hồi gần đây của Bắc Kinh mà họ cho là hung hãn nếu không muốn nói là hiếu chiến.
RFA 06.06.2014
Trong tương lai một chức danh chủ chốt có thể bị Quốc hội Việt Nam bất tín nhiệm trong một cuộc bỏ phiếu, mà có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp.Theo Thông tin phổ biến hôm 6/6, Quốc Hội Việt Nam đang xem xét nghị quyết mới về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Theo Tờ trình Nghị quyết mới về việc này, trong mỗi nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân chỉ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ, thay vì mỗi năm như qui định tại Nghị quyết 35.
Nhật - Úc tiến tới hợp tác quân sự đương đầu với hiểm hoạ Trung Quốc
Hội nghị Nhật-Úc 2+2 lần thứ năm sẽ diễn ra tại Tokyo vào
ngày 11/06. Cuộc gặp cấp Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai nước
đồng minh của Mỹ được xem là để củng cố hợp tác quân sự song phương,
được xem là cơ chế nền tảng an ninh khu vực châu Á Thái Bình dương để
đối phó hữu hiệu với thách thức của Bắc Kinh.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 5/2014 đạt gần
36 tỷ đô la. Xuất khẩu tăng thêm 7 % trong lúc nhập khẩu vào Trung Quốc
lại thấp hơn so với tháng 4/2014 đến 1,6 %. Theo giới phân tích, thành
quả này có được do Bắc Kinh ghìm giá đồng tiền, tạo sức cạnh tranh giả
tạo cho hàng Trung Quốc bán ra nước ngoài.
Vốn đã căng thẳng do vấn đề Biển Đông, quan hệ giữa
Washington và Bắc Kinh tiếp tục nóng thêm do báo cáo của Lầu năm góc
khẳng định Trung Quốc vẫn công bố ngân sách quân sự thấp hơn thực tế.
http://www.voatiengviet.com/content/tan-tong-thong-ukraine-noi-crimea-la-1-phan-lanh-tho-ukraine
/1931737.html
Tư lệnh lực lượng NATO nói rằng liên minh NATO phải xét lại vị trí và
tình trạng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng NATO, sau khi Nga sáp nhập
vùng Crimea của Ukraine.
Đại tướng Không quân Hoa Kỳ Philip Breedlove nói trong hơn một thập niên qua, Hoa Kỳ và các đồng minh đã coi Nga như một đối tác và do đó, NATO đã ra những quyết định nhằm tái cấu trúc lực lượng, chuẩn bị tình trạng sẵn sàng chiến đấu và điều quân dựa trên quan điểm cho rằng Nga là một đối tác của NATO. Tướng Breedlove nói nhưng bây giờ Nga đang có những động thái cho thấy nước này không phải là một đối tác của NATO. Và vì lẽ đó, liên minh nên xét lại những quyết định vừa kể.
Tư lệnh các lực lượng NATO nói trong những tháng gần đây, Nga đã điều quân tới khu vực dọc theo biên giới với Ukraine và dùng vũ lực để sáp nhập bán đảo Crimea. Hành động đó có nghĩa là NATO sẽ phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới.
Theo Tướng Breedlove, như thế NATO phải thay đổi cách hoạt động, và đánh giá lại cách xử lý những vấn đề có liên quan tới tình trạng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng NATO, và cách đáp ứng cũng như bố trí lực lượng.
Tướng Breedlove nói chuyện với ký giả Henry Ridgwell của VOA hôm thứ Năm, tiếp theo sau các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày D-Day, ngày Quân đội Đồng minh đổ bộ lên đất Pháp trong Thế Chiến Thứ Hai.
Ngày 2-5-2014, dàn khoan Trung cộng xâm phạm hải phận Việt Nam, nhân dân Viêt Nam quốc nội và hải ngoại đã đứng lên tranh đấu đòi Trung cộng rút dàn khoan ra khỏi hải phận Việt Nam.
Nguyễn Lễ đài BBC trong bài Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan đăng ngày 29 tháng 5, 2014 đã nói về âm mưu của Trung cộng là muốn quyết tâm khẳng định với thế giới rằng vùng biển xung quanh đó thuộc chủ quyền của họ.[1]
Tuy nhiên đoạn đầu bài trên, ông đặt ra vấn đề:
"Các đợt xuống đường của người dân Việt Nam có thổi bay cái giàn khoan của Trung Quốc khỏi Biển Đông?" Hỏi như thế rồi ông tự trả lời :"Câu trả lời, nhiều khả năng, là ‘Không".[1]
Hơn nữa, vấn đề Biển Đông rất lớn, là mâu thuẫn giữa hai đại cường quốc Trung Cộng và Hoa Kỳ, hai bên không đời nào hòa giải, và không ai đủ sức khuyên bảo hai phe này ngưng tranh chấp, trừ ra Mỹ phải lùi bước, còn không cuộc sống mái nhất định sẽ xảy ra. Như vậy vấn đề hòa giải là vô nghĩa. Việt cộng đầu hàng thì không phải là hòa giải, Mỹ tương nhượng cũng là một hinh thức đầu hàng vì Trung Cộng sẽ thừa thắng xông lên tiêu diệt chú SAM. Chú Sam cũng biết vậy cho nên sẽ liều chết tranh đấu một phen để xem mèo nào cắn mỉu nào!
Trong tháng 5-2014, phái đoàn Việt Nam sang Mỹ xin Mỹ tăng cường ủng hộ cuộc chống Trung Cộng. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình trong cuộc họp báo ngày 5/6 nói Việt Nam hy vọng Hoa Kỳ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn cũng như có thêm hành động thực tế hơn nữa góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong vùng theo đúng luật lệ quốc tế.[11]
Sao vẫn chơi trò gian xảo nhiều lần như vậy? Tại hội nghị Shangri - La (Singapore), Mỹ và Nhật tấn công Trung quốc thì Việt nam lại ca tụng Trung quốc . Khi hải quân Mỹ đưa lời ủng hộ, khi bộ ngoại giao Mỹ mời Phạm Bình Minh sang Mỹ, khi Mỹ ủng hộ việc kiện tụng thì Việt nam im lặng tất cả. Thái độ đó cho người ta thấy các ông quyết theo Trung Quốc, thế mà bây giờ yêu cầu Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn cũng như có thêm hành động giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền ư? Các ông gian xảo vừa vừa, thiên hạ biết tỏng tâm ý quỷ quyệt của các ông rồi. Việt Long đài RFA nhận định: Mỹ-Nhật đối đầu Trung Quốc, Việt Nam kiên quyết cầu hòa [12] Mưu kế thâm sâu là khi còn trong bụng, không ai biết. Một khi đã thi hành trước một vài người, nhất là đã bày ruột gan thối tha trước quốc tế thì mưu kế đó trở thành trò cười. Nhật biết vậy nên nay đã ngưng cung cấp tiền [13] và tàu bè cho Việt Cộng [14][15]
Việc kêu gọi Mỹ bào vệ hòa bình, yểm trợ cho các nước bảo vệ chủ quyền là hư, vì họ đã đầu hàng Trung Quốc rồi. Cái thực là TPP, là tiền. Nhưng Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Malinowski khẳng định quan hệ quân sự và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền. [16][17]
Nhưng tôn trọng nhân quyền, thực thi dân chủ thì không còn cộng sản, các ông sẽ mất chức vị, tiền bạc, thế lực. Hơn nữa các ông cũng sợ Trung quốc trừng phạt cho nên việc thay đổi thể chế chỉ có hy vọng 5% hay 10%. Dù nhóm cộng sản nào đó muốn thoát Hán nhưng khó được vì từ trung ương đến núi rừng, thôn quê đều có người và binh Trung Cộng cài sẵn. Họ cứ đu giây, phần chính là theo Trung Cộng nhưng đôi khi cũng vờ vịt thân Mỹ, Nhật để vòi tiền. Khi nào Mỹ đánh thắng Trung Cộng thì Việt Cộng nhảy ra vỗ ngực xưng anh hùng diệt Trung Cộng, giải phóng dân tộc. Trước họ giành độc quyền yêu nước, nay mai lại sẽ giành độc quyền yêu Mỹ. Nhưng không biết Việt Cộng có tồn tại đến lúc đó không ?
Vừa nói năng lươn lẹo tại Singapore, nay Việt cộng vẫn tiếp tục lừa bịp. Người Việtonline cho biết:
Việt Nam đang chuẩn bị một chiến lược dài hạn đối phó với Trung Quốc để Bắc Kinh từ bỏ những hành động xâm lăng tương tự trong tương lai.
Ðây là một số điều được ông Carl Thayer, một chuyên viên về Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, phân tích trong một bài viết trên tạp chí thời sự The Diplomat. Trong đó, ông tiết lộ Hà Nội từng đề nghị những cuộc họp tay ba gồm cả Mỹ, Nhật và Việt Nam hợp tác đối phó với Trung Quốc trên Biển Ðông.[18]
Ông Thayer dựa trên những trao đổi riêng tư với một số viên chức chính quyền và chuyên viên an ninh quốc phòng, viết rằng, “Việt Nam đang lập kế hoạch dài hạn để ngăn cản Trung Quốc đừng tái diễn những trò tương tự như đưa giàn khoan HD981 cắm ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa bất chấp sự chống đối quyết liệt của Việt Nam.”[18].
Bản chất lưu manh cho nên sắp tới Việt cộng cũng nới lỏng một vài điều như cho lập vài đảng dân chủ giả mạo như bố ông Cù Huy Hà Vũ đã thủ vai đảng trưởng đảng Dân Chủ cuội hồi còn mồ ma Hồ Chí Minh. Hoặc chúng sẽ thả vài trăm tù nhưng sẽ bắt lại vài trăm người khác! Hoặc chúng sẽ cho vài nhóm đi biểu tình để nói với thế giới là Việt Nam đã thực thi đa đảng, thả hết tù nhân, cho dân chúng tự do biểu tình để được vào TPP. Nhưng Việt cộng có qua mặt Mỹ được không? Có lừa đảo được nhân dân ta không.? Một khi nhân dân ta hiểu rõ mặt thật của cộng sản thì cộng sản sẽ chết không có đất chôn!
_____
[1]. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/05/140526_china_calculations_analysis.shtml
[2].Trung Quốc lên giọng đòi Việt Nam dẹp biểu tình. Thứ bảy 17 Tháng Năm 2014. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140517-trung-quoc-len-giong-doi-viet-nam-dep-bieu-tinh
[3].Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam nghiêm trị biểu tình bạo động chống Trung Quốc. 7-6-2014. http://www.voatiengviet.com/content/bac-kinh-yeu-cau-viet-nam-nghiem-tri-bieu-tinh-bao-dong-chong-trung-quoc/1931153.html
[4]. http://www.biendong.net/binh-luan/1613-thng-tng-nguyn-chi-vnh-cn-gi-vng-c-lp-ch-quyn-lanh-th-ng-thi-gi-vng-moi-trn.html
[5].Tướng Phùng Quang Thanh chỉ đạo mang tiền quân đội gửi ngân hàng lấy lãi? http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/tuong-phung-quang-thanh-chi-ao-mang.html
[6]. Ngô Việt.Thủ Tướng múa sư tử - Đại Tướng múa rồng.
http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/thu-tuong-mua-su-tu-ai-tuong-mua-rong.html
[7]. NGUYỄN TRỌNG VĨNH * BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG HÈN
[8]. Vũ Đông Hà. Đảng đem ngư dân Việt Nam vào chỗ chết.
http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/em-ngu-dan-viet-nam-vao-cho-chet.html
[9].Nguyễn Chí Vịnh chém gió mát cả biển Đông. http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/nguyen-chi-vinh-chem-gio-mat-ca-bien-ong.html
[10]. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140530_who_mediate_981_conflict.shtml
[11]. Trà Mi. VOA. http://www.voatiengviet.com/content/vn-keu-goi-my-hanh-dong-hon-nua-giup-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong/1931045.html
[12].Việt-Long, RFA. Mỹ-Nhật đối đầu Trung Quốc, Việt Nam kiên quyết cầu hòa.
2014-06-05. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/shangri-la-burst-off-with-hagel-statement-06052014130751.html
[13]. Nhật ‘tạm ngưng giải ngân ODA’ cho Việt Nam vì vụ hối lộ
http://www.voatiengviet.com/content/nhat-ban-tam-ngung-giai-ngan-cho-vietnam-vi-vu-hoi-lo/1928275.html
[14]. Việt Nam có thể nhận tàu tuần duyên từ Nhật Bản vào năm sau. http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-co-the-nhan-tau-tuan-duyen-tu-nhat-ban-vao-nam-sau/1929326.html
Việt nam xin cấp tàu liền nhưng Nhật tìm kế hoãn binh. Trước đó, ông Abe đã nói trước quốc hội Nhật hôm 28/5 rằng Tokyo không thể cung cấp ngay tức thì các tàu tuần tra cho Việt Nam vì lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cũng đang gồng mình với các hoạt động giám sát.
[15].http://dantri.com.vn/the-gioi/thuong-tuong-nguyen-chi-vinh-nhat-se-giao-tau-tuan-tra-cho-vn-nam-toi-882184.htm
[16] Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay. 02.06.2014 .http://www.voatiengviet.com/content/my-noi-nhan-quyen-vietnam-nam-cao-trong-nghi-trinh-nam-nay/1927595.html
[17]. Trà Mi. VOA. http://www.voatiengviet.com/content/vn-keu-goi-my-hanh-dong-hon-nua-giup-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong/1931045.html
[18].Việt Nam tính chiến lược dài hạn đối phó với Trung Quốc
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=188922&zoneid=2#.U5OI-SjRrCY
[19].http://vietnamese.rfa.org/vietnamese/programs/obama-s-speech-on-scs-is-it-late-nn-05302014072932.html
HẢI NGỌC * ÂM MƯU TRUNG QUỐC
08-06-2014
Cảnh giác với âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc Hải Ngọc
Cơ sở Trung Quốc xây dựng trên bãi đá ngầm Gạc Ma
Trung Quốc muốn xây dựng “bức tường hàng hải” xung
quanh quần đảo Trường Sa để kiểm soát hoạt động hàng không và hàng hải
của các nước trong khu vực
Trung Quốc đang
có kế hoạch xây đảo nhân tạo tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường
Sa của Việt Nam, bất chấp sẽ gây bất bình và phản đối từ các nước láng
giềng.
Mưu đồ nguy hiểm
Tờ South China Morning Post (Hồng
Kông) dẫn lời ông Jin Canrong, giáo sư tại Trường ĐH Renmin ở Bắc Kinh,
nói kế hoạch đã được trình lên chính quyền trung ương. Theo ông Jin,
hòn đảo nhân tạo này ít nhất sẽ gấp đôi diện tích 44 km2 của căn cứ quân
sự Diego Garcia (Mỹ) trên Ấn Độ Dương.
Li
Jie, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, cho biết trên
đảo nhân tạo sẽ có sân bay và cảng để đáp ứng việc tiếp tế quân sự. Một
đại tá quân đội Trung Quốc về hưu thừa nhận xây đường băng trên bãi Chữ
Thập sẽ cho phép nước này dễ dàng lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)
trên biển Đông.
Theo bà Zhang Jie, chuyên gia về
an ninh của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nước này đã nghiên cứu
cải tạo đảo từ lâu và phác thảo nhiều kiểu thiết kế trong một thập kỷ
qua. “Những động thái như vậy chắc chắn sẽ làm các nước láng giềng mất lòng tin vào Trung Quốc và gây ra bất ổn trong khu vực” - bà Zhang cảnh báo.
Ngoài nghi án đảo nhân tạo, Philippines mới đây tiếp
tục tố cáo Trung Quốc có hoạt động đáng ngờ tại các bãi Ga Ven (Gavin),
Châu Viên (Cuarteron) và Gạc Ma (Johnson South) thuộc Trường Sa của Việt
Nam.
Theo đài ABS-CBN ngày 7-6, Bộ Quốc
phòng Philippines khẳng định việc cải tạo các bãi trên đi ngược Tuyên
bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và đe dọa hòa bình, ổn
định trong khu vực.
Hết sức dè chừng
Đáng
lo ngại hơn, một quan chức an ninh Philippines khẳng định Trung Quốc
đang xây dựng một “bức tường hàng hải” quanh quần đảo Trường Sa để kiểm
soát hoạt động hàng không và hàng hải của các nước trong khu vực về lâu
dài. Cụ thể, theo ABS-CBN, với căn cứ quân sự trên bãi Ga Ven, Trung Quốc sẽ dòm ngó được đảo Ba Bình của Việt Nam mà Đài Loan đang chiếm đóng trái phép.
Việc
Trung Quốc lấn xuống phía Nam biển Đông khiến Malaysia và Indonesia
không thể ngồi im. Trước đây, Indonesia từng tuyên bố không bao giờ cho
phép Trung Quốc lập ADIZ trên biển Đông.
Ngoài
ra, những hoạt động mờ ám của Trung Quốc trên biển Đông đều lọt vào “tầm
ngắm” của Mỹ, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Marie Harf. Trong cuộc
họp báo ngày 5-6, bà Harf hối thúc Trung Quốc tham gia vụ kiện mà
Philippines khởi xướng. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã ngày 7-6 đưa tin
Bắc Kinh tiếp tục gạt bỏ với lý do Tòa án Trọng tài quốc tế “không có
quyền xét xử tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải trong khu vực”.
Không chỉ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ cũng đang hết sức dè chừng người láng giềng khó lường. Tờ Times of India cho hay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ đến New Delhi vào ngày 8-6.
Tờ
báo cảnh giác Ấn Độ phải rút ra bài học từ trường hợp của Đông Nam Á.
“Sự thâm nhập về kinh tế của Trung Quốc khiến các nước này mất đi khả
năng chống cự” - tờ báo viết sau khi đưa ra câu hỏi Ấn Độ có nên tạm gác
tranh chấp biên giới để tập trung làm ăn với Trung Quốc.
Tuy
nhiên, với việc Bộ trưởng Nội vụ Rajnath Singh sắp thăm bang Ladakh và
Arunachal Pradesh sát vách Trung Quốc cũng như việc ông Modi thăm Mỹ vào
tháng 9, Ấn Độ đã gửi đi thông điệp: An ninh biên giới vẫn là mối bận
tâm lớn và quan hệ với Mỹ vẫn mạnh mẽ.
Việt Nam tiếp tục gửi công hàm phản đối
Ngày
6-6, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường
trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, tiếp tục gửi thư lên Tổng Thư ký
Ban Ki-moon kèm theo Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ
Ngoại giao Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc duy trì giàn
khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và các tàu hộ tống, tàu
quân sự, máy bay chiến đấu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của Việt Nam. Thậm chí, Trung Quốc còn đâm chìm tàu cá và
đâm thủng tàu cảnh sát biển Việt Nam, làm leo thang căng thẳng ở
biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định cũng như an ninh hàng hải
trong khu vực.
Công hàm trên nhắc lại Việt
Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế,
rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi
vùng biển Việt Nam và không để tái diễn hành vi tương tự.
YANG HENGJUN * TRUNG QUỐC THẤT BẠI
Tại sao các cuộc cải tổ của Trung Quốc đều thất bại?
Yang Hengjun, The Diplomat, 30-5-2014
Trần Ngọc Cư dịch
Vương An Thạch |
Suốt chiều dài lịch sử, các nhà cải cách Trung Quốc không đi đến đích
và cuối cùng thường gặp kết cục thê thảm. Tại sao họ luôn luôn thất
bại?
So với “các cuộc cách mạng” (nổi dậy của nông dân, binh biến, đảo
chánh cung đình, v.v.) lật đổ các vương triều trong lịch sử Trung Quốc,
thì mục tiêu của “cải tổ” mang một ý nghĩa ngược lại: duy trì vĩnh viễn
vương triều đang cai trị.
Người dân bình thường gần như có chung một cảm
tưởng, là coi “cách mạng” và “cải tổ” như công cụ của “sự thay đổi.”
Nhưng trên thực tế, trong 2000 năm lịch sử Trung Quốc, cải tổ chỉ có một
mục đích duy nhất: tránh thay đổi. Cải tổ được sử dụng để duy trì hệ
thống [chính tri] hiện hữu. Trong lịch sử Trung Quốc, “cải tổ” và “cách
mạng” thay phiên nhau diễn ra qua thời gian. Các cuộc cách mạng thường
thành công, do đó Trung Quốc đã trở nên nước có nhiều cuộc nổi dậy của
nông dân và nhiều cuộc thay đổi vương triều nhất thế giới. Nhưng cải tổ
lại ít khi thành công.
Từ một quan điểm hiện đại, gần như tất cả những cuộc cải tổ trong
lịch sử Trung Quốc có thể được xếp loại là “thất bại”: từ những cải cách
của Thương Ưởng tại nước Tần đến các triều Văn Đế và Cảnh Đế nhà Hán;
từ việc tiếm quyền của Vương Mãng đến các cải tổ của Vương An Thạch
trong triều đại nhà Tống; từ quyết định bế quan tỏa cảng của nhà Minh và
nhà Thanh đến phong trào Tây hóa vào cuối nhà Thanh… Không có lấy một
phong trào nào trong số này có thể gọi là thực sự thành công. Tồi tệ hơn
nữa, chính bản thân những nhà cải tổ thường gặp kết cục bi thảm.
Tại sao vậy? Nói giản dị, có ba yếu tố chung. Một là, khác hẳn các
cuộc cải tổ khác được ghi lại trong lịch sử thế giới, gần như tất cả các
cuộc cải tổ của Trung Quốc được thực hiện thuần túy vì lợi ích của
người cai trị (hoàng đế). Các cuộc cải tổ này chỉ điều chỉnh chính sách
về cách trị dân của vị hoàng đế, làm thế nào để quản lý bốn giai cấp xã
hội (sĩ, nông, công, thương), làm thế nào để khai thác đất đai của nông
dân, và làm thế nào để chất đầy ngân khố bằng tiền thuế của dân. Không
một cải tổ nào đả động đến triết lý cầm quyền, hay phương pháp quản trị
quốc gia, lại càng không đặt trọng tâm vào lợi ích công.
Các nhà cải tổ Trung Quốc lấy lợi ích của người dân bình thường làm
đối tượng cải tổ, chứ không cải tổ chế độ để mang lại lợi ích cho người
dân. Do đó, những cải tổ này không bao giờ đụng đến vương triều đang ngự
trị, mà chỉ tạo ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích
liên hệ. So với các cuộc cách mạng (hoặc được người dân ưa thích hoặc
bị người dân sợ hãi), người dân thường dửng dưng với “cải tổ.” Và các
cải tổ không được dân chúng hậu thuẫn sẽ hoàn toàn thất bại một khi
chúng gặp phải sức phản công từ các nhóm lợi ích hay từ các phe phái đối
lập. Đối với người dân bình thường, thất bại của các cuộc cải tổ này
không phải là chuyện đáng than khóc.
Hai là, nhiều cải cách mạnh mẽ trong lịch sử Trung Quốc có một điểm
chung: Những nhà cải cách không phải là kẻ thống trị cao nhất (hoàng
đế). Nhiều nhân tài lúc đầu được hoàng đế (tạm thời) tuyển chọn đi tiên
phong trong các cuộc cải tổ – nhưng về sau lại bị đem ra làm vật tế thần
khi cải tổ thất bại. Những nhà cải cách như Thương Ưởng, Vương An Thạch
và trường phái Tây hóa cuối đời nhà Thanh đều chịu chung số phận. Những
người giữ quyền lực tối cao thường cai trị từ đằng sau hậu trường. Họ
giữ một khoảng cách nhất định đối với công cuộc cải cách, thủ đoạn này
giúp họ rộng đường điều động nhân sự. Nếu cải cách thành công, những
người nắm quyền sẽ giành lấy công lao; nếu công cuộc đổi mới thất bại,
họ hi sinh những nhà cải cách. Trong những tình huống này, các cuộc cải
cách vốn đã mang tính nửa vời ngay từ đầu – các cuộc cải tổ “từ trên ban
lệnh cho bên dưới” thường là như vậy. Trái lại, loạt cải tổ do Hán Vũ
Đế và các hoàng đế đời Đường đích thân tiến hành lại đạt nhiều hiệu quả
hơn.
Ba là, tất cả các cuộc cải cách trong lịch sử Trung Quốc đều có mục
đích kéo dài vô hạn hệ thống cai trị đương thời, chứ không thay đổi chế
độ đang có. Một số cải cách gặp phải thất bại, khiến những nhà cải cách
chịu cảnh phanh thây xẻo thịt (như Thương Ưởng) hay chết trong tủi nhục
(như Vương An Thạch). Nhưng thậm chí vào thời điểm đó, các hoàng đế vẫn
giữ lại những bộ phận của chính sách cải tổ có khả năng giúp duy trì hệ
thống cai trị hiện hữu, biến những phần này thành những con đinh ốc
trong bộ máy độc đoán.
Những biện pháp cải tổ nhằm củng cố chính quyền trung ương thông
thường là dễ thành công. Chẳng hạn, các công ty độc quyền của triều đình
[nhà nước] về muối và sắt do Quản Trọng tổ chức vào thế kỷ 7 trước công
nguyên có sự tương đồng với công ty độc quyền nhà nước về dầu lửa ngày
nay. Tuy nhiên, những ý kiến như phân quyền và phân phối đồng đều của
cải quốc gia (điều mà người dân bình thường quan tâm hơn) lại thường bị
các nhóm lợi ích tranh đoạt hay bị nhà vua đình chỉ lập tức. Do đó, các
phong trào cải tổ mạnh mẽ tại Trung Quốc, bất luận dù chính sách của
chúng có ý nghĩa như thế nào vào buổi đầu, dần dà đều trở nên mai một.
Sau một vài thập kỷ, các cải tổ này chỉ còn là những công cụ giúp nhà
cầm quyền bóc lột nhân dân và kiểm soát công luận.
Dĩ nhiên, vấn đề lớn nhất mà các phong trào cải tổ Trung Quốc gặp
phải là người ta không tìm ra phương cách nào để thay đổi chính bản thân
cái hệ thống, và vấn đề này đã kéo dài cả 2000 năm nay. Tất cả những gì
mà người ta có thể làm được là giúp cho hệ thống đó trở nên hoàn chỉnh
hơn, tinh vi hơn – thâm độc hơn. Trong ý nghĩa này, tất cả mọi cải tổ
trong 2000 năm lịch sử Trung Quốc đều không có cơ may thành công, và
chúng ta phải cảm ơn Trời Đất vì chúng đã thất bại.
Ngày nay, nhiều học giả cho rằng nếu Tôn Dật Tiên không vội làm cách
mạng, thì cuộc cải tổ hiến pháp của nhà Thanh có thể đã thành công.
Những vị này có trí tưởng tượng học thuật quá phong phú, mà thiếu trí
mất trí tưởng tượng văn chương: bạn có thể tưởng tượng nỗi một kịch bản
trong đó, kể từ nhà Tần đến nhà Thanh, có cải tổ cơ chế nào thành công
hay không? Nếu nó thành công, thì ngày nay chắc hẳn mọi người Trung
Quốc đều để tóc “đuôi lợn của đàn ông Mãn Châu” và mỗi buổi sáng đều
khấu đầu hô to khẩu hiệu “dòng họ Ái Tân Giác La vạn tuế! Vạn vạn tuế!”
[Ái Tân Giác La là họ của các hoàng đế nhà Thanh. Búi tóc đuôi lợn là
kiểu tóc của đàn ông Mãn Châu; nhà Thanh có luật lệ buộc người Trung Hoa
phải để tóc kiểu này – ND.]
Các cải tổ có thể thành công hay không là do hệ thống chính trị có
thể thay đổi hay không và nhà cầm quyền có chịu thay đổi hệ thống để
theo đuổi một mục tiêu cao cả hơn hay không… Nếu nhìn vào những cải tổ
hiện nay của Trung Quốc theo góc nhìn từ lịch sử Trung Quốc, chúng ta có
lý do để bi quan. Nhưng chúng ta không nên cho rằng tình thế là hoàn
toàn tuyệt vọng hay không còn con đường tiến lên phía trước. Những nhà
cải tổ cần phải học hỏi từ lịch sử Trung Quốc. Cải tổ cần phải đi “từ
trên xuống dưới” [từ trung ương đến địa phương] và phải được hậu thuẫn
bằng quyết tâm mạnh mẽ của giới lãnh đạo nòng cốt. Đồng thời, những nhà
cải tổ phải bắt đầu bằng việc lấy lợi ích của nhân dân, tương lai của
đất nước và an ninh quốc gia làm mục tiêu cao nhất. Họ phải tránh thái
độ chỉ biết chăm lo lợi ích của giới cầm quyền hay phục vụ các quan tâm
của những nhóm lợi ích.
Những điều này chính là những gì các nhà cải tổ trong lịch sử Trung
Quốc đã không làm, và không muốn làm. Nếu trong thế kỷ 21 này, các nhà
lãnh đạo vẫn còn giữ nguyên tư duy và sáng kiến của những nhà cải tổ
trong lịch sử Trung Quốc. Nếu họ không táo bạo tìm cách cải tổ hệ thống
vì lợi ích của quốc gia và nhân dân mà chỉ cố gắng duy trì hệ thống hiện
hữu, thì họ cũng đừng nên cố gắng cải tổ làm chi. Bằng không, dù các
cải tổ của họ không thất bại đi nữa, chúng cũng sẽ mang lại hỗn loạn, và
có thể nhanh chóng đưa đến cách mạng.
Bài viết này xuất hiện đầu tiên bằng tiếng Trung trên blog của Yang Hengjun. (Xin bấm vào đây.)
Yang Hengjun là một nhà nghiên cứu Trung Quốc độc lập, một tiểu
thuyết gia, và là một blogger. Ông từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Trung
Quốc và từng là một nhà nghiên cứu thâm niên tại Atlantic Council ở Thủ
đô Washington. Yang nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Công nghệ, tại Sydney,
Australia. Trang blog tiếng Trung của ông trình bày các vấn đề Trung
Quốc quan trọng hiện nay và các cổng điện tử về quan hệ quốc tế. Các bài
viết của ông nhận hàng triệu lượt truy cập. Địa chỉ blog của Yang: www.yanghengjun.com.
NGUYỄN TRẦN SÂM * VIỆT CỘNG TAY SAI TRUNG CỘNG
Tương lai nào cho một dân tộc dưới chính thể thân Tàu?
Nguyễn Trần Sâm
Trong những thế lực lớn có ảnh
hưởng đến tương lai của các dân tộc trong thế giới ngày nay, Mỹ và Tàu
Cộng là hai thế lực điển hình, đại diện cho hai mô hình xã hội và hai xu
thế “phát triển”. Các quốc gia thân Mỹ và các quốc gia thân Tàu đi theo
hai đường hướng khác nhau và có tốc độ “phát triển” cũng rất khác nhau.
Ví dụ điển hình nhất để so sánh
xã hội thân Mỹ với xã hội thân Tàu là hai miền Cao Ly. Đây là hai quốc
gia, phía nam được gọi là Đại Hàn Dân Quốc (Daehan Minguk), và phía bắc
là Triều Tiên Dân Chủ Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (theo đúng thứ tự như người
Chosŏn đọc: Chosŏn Minjuŭi Inmin Konghwaguk). Chúng vốn là hai nửa của
cùng một đất nước, bị tách ra do sự chiếm đóng của hai thế lực ngoại
bang, phía bắc là quân Nga Xô rồi tiếp sau là Tàu Cộng, phía nam là quân
Mỹ. Dù sau này các thế lực ngoại bang rút đi, nhưng hai chính thể đối
kháng được các thế lực đó ủng hộ hoặc dung dưỡng ở hai miền đã đưa hai
nửa dân tộc đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau. Hàn Quốc phát
triển theo mô hình dân chủ đa đảng và đạt được những thành tựu vẻ vang,
kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao (bình quân thu nhập
năm hiện nay là hơn 20 ngàn US$). Trong khi đó, chính quyền cộng sản ở
Triều Tiên đã đẩy hơn 20 triệu nhân mạng vào một thứ địa ngục thuộc loại
khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người (con người phải nhai nuốt bất
cứ thứ gì kể cả các loại cỏ dại, với hy vọng đủ sống vật vờ để làm cái
công việc quan trọng nhất là ca ngợi công đức các “lãnh tụ vĩ đại” cha
truyền con nối).
Việt Nam ta cũng đã từng bị chia
làm hai miền bởi chính các thế lực đó, theo cách gần giống hệt Cao Ly.
Chỉ khác là chính quyền phía bắc, với sự trợ giúp của Nga Xô và Tàu
Cộng, đã tìm cách đánh chiếm (hay “giải phóng”) bằng được miền Nam, và
đã thành công vào năm 1975. Đến khi đó thì dân hai miền có điều kiện để
so sánh hai chế độ. Và phải nói rằng nếu vì một nguyên nhân nào đó mà
chưa xảy ra cuộc “thống nhất” Bắc-Nam thì đến nay chắc miền Bắc cũng
giống Triều Tiên của các đồng chí lãnh tụ vĩ đại họ Kim, còn miền Nam
thì giống như Hàn Quốc.
Một trường hợp tương tự: Đông và
Tây Đức. Phía đông bị chiếm đóng bởi một đội quân tuy không phải Tàu
Cộng nhưng cũng là cộng sản (Liên Xô), phía tây bởi quân đồng minh mà
chủ yếu là Mỹ. Đến đây thì sự so sánh có phần hơi khập khễnh. Với tiềm
năng của một dân tộc văn minh, và do sự cai trị của Liên Xô cũng đỡ man
rợ hơn của Trung Cộng, người Đông Đức đã xây dựng được một nền kinh tế
và khoa học – công nghệ vượt trội hơn cả “thiên đường CS” Liên Xô. Tuy
nhiên, so với Tây Đức, dân Đông Đức vẫn chỉ là dân nghèo và ít được
hưởng những quyền tự do cơ bản (bây giờ, sau 25 năm thống nhất, mức sống
hai miền đã khá cân bằng).
Hãy xem trong khối ASEAN. Myanmar
đã từng thân Tàu, và nước này là quốc gia có mức thu nhập thấp gần nhất
trong khối. Campuchia, đặc biệt thời Pol Pot, đã từng là đồ đệ của Tàu,
học làm “cách mạng” theo hình mẫu “CM văn hóa vô sản” của lãnh tụ Mao.
Cuộc sống ở đó ra sao thì ai cũng đã được biết. Hãy hình dung, nếu chính
quyền theo Tàu của nước này vẫn tồn tại đến bây giờ thì sao? Trong khi
đó, ở những nước thân Mỹ và phương Tây như Malaysia, Singapore, cuộc
sống của người dân tại đó đang là niềm mơ ước của hàng triệu người Việt
Nam. Thậm chí hàng vạn người Việt đang muốn nộp hàng chục triệu đồng để
được sang các nước đó lao động phổ thông. Đó là một thực tế không thể
bác bỏ, và không thể giải thích được bằng lý luận Marxist-Leninist.
Tất nhiên, chính quyền Mỹ không
đổ tiền ra nuôi dân các nước thân Mỹ. Không những thế, trong quan hệ với
các nước khác, Mỹ cũng có những toan tính riêng. Là con người, là một
dân tộc, không thể ngồi trông chờ sự bố thí của một dân tộc khác. Không
thể hy vọng chính phủ một nước giàu và mạnh làm hộ cách mạng dân chủ cho
dân tộc mình. Tuy nhiên, chỉ riêng việc chính quyền một nước lạc hậu mở
cửa đón nhận những thành tựu của văn minh phương Tây với nền pháp trị
cũng đã mở ra những tiềm năng của chính dân tộc đó, làm nó phát triển
theo quỹ đạo chung mà nhân loại tiến bộ đang đi.
Còn đối với các nước thân Tàu thì
chỉ có một kịch bản. Với “giấc mơ Trung Hoa”, ngoài việc thôn tính dần
tài nguyên, đất đai và biển đảo, chính quyền Đại Hán tìm mọi cách mua
chuộc giới cầm quyền các nước này. Tiền và gái là hai chiêu mà mọi thế
hệ vua chúa Trung Hoa, kể cả vua chúa “đỏ”, luôn dùng, và dùng với tay
nghề bậc nhất thiên hạ. Khi đã mua được quá nửa trong số những nhân vật
có thế lực nhất, những kẻ còn lại không chịu theo Tàu sẽ dần dần bị loại
bằng đủ mọi cách. Những chuyến thăm “không chính thức” hay đi nghỉ tại
những khách sạn kín cực kỳ xa hoa của các chính khách hàng đầu các nước
theo gợi ý của Trung Nam Hải chính là để phục vụ mục đích đó. (Tất
nhiên, đối với các chính khách ở các nước có những đảng đối lập mạnh thì
việc mua chuộc như vậy khó khăn hơn rất nhiều so với cánh đến từ các
thể chế độc đảng.)
Một khi đã mua được giới cầm
quyền ở một nước, Trung Nam Hải sẽ tiếp tục nuôi dưỡng bọn này để cai
trị dân tộc đó bằng bàn tay sắt. Mọi sự phản kháng đều sẽ bị đè bẹp.
Những cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng nói chung sẽ bị dập tắt. (Tuy
nhiên, đôi khi chính người Tàu cũng có thể mua bọn côn đồ, yêu cầu chúng
kích động biểu tình để chuyển hướng thành những cuộc bạo loạn, nhằm
nhiều ý đồ khác nhau.)
Một trong những việc mà Bắc Kinh
sẽ yêu cầu chính quyền thân Tàu phải làm là chống Mỹ và phương Tây nói
chung. Dân và cả vua quan nước đó sẽ bị biến thành những tên lính xung
kích trên “tuyến đầu chống Mỹ”, và sẽ được phỉnh nịnh như được “lịch sử
chọn làm điểm tựa”. Bắc Việt, vốn cũng có quyết tâm lấy lại cả miền Nam,
đã bị Tàu Cộng (và Nga Xô) lợi dụng để biến thành tên lính xung kích
như vậy. Họ Kim ở Bình Nhưỡng đã được cho ăn để thực thi nhiệm vụ quấy
rối Mỹ và Hàn Quốc. Mục đích cuối cùng của Tàu Cộng là tiêu diệt Hoa Kỳ,
sau đó đến các cường quốc văn minh khác, đặng làm bá chủ toàn thế giới.
Đó là nội dung chính của “giấc mơ Trung Hoa” mà họ Tập đã thay mặt cho
các đời lãnh tụ Trung Quốc nói ra trước toàn thế giới. Và cố nhiên,
tương lai dân tộc ở nước chư hầu của Trung Quốc là con đường hầm càng
vào sâu càng đen tối.
Cho nên, cần thấu hiểu được cái tai họa khôn lường của việc làm chư hầu cho Tàu Cộng.
*
Hãy nhìn lại Việt Nam ta. Trước
1986, nhà nước ta được xây dựng theo mô hình gần giống Trung Quốc của
Mao, nghĩa là khá giống với Triều Tiên (tạm gọi là thái cực A). Không
thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán, vì nó được coi là một
cái gì đó cực kỳ xấu xa tồi tệ mà chỉ chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn “giãy
chết” mới có. Quá trình “đổi mới” đã chấp nhận thị trường, kể cả thị
trường chứng khoán. Dù cắm thêm cái đuôi “định hướng XHCN” thì việc chấp
nhận kinh tế thị trường và tiến hành một vài cải cách nho nhỏ về chính
trị và tư pháp vẫn là một bước đi rời khỏi thái cực A, hướng về phía
thái cực Z, tức là mô hình các nước tư bản phát triển. Như vậy, nếu coi
bước đi này là đúng thì phải thừa nhận rằng phía thái cực Z là phía văn
minh, thái cực A là lạc hậu, phản động. Còn nếu không công nhận như vậy
thì phải thừa nhận “đổi mới” là sai lầm, là có tội. Chỉ một bộ não chưa
có hoạt động nhận thức, chưa tập tư duy, mới không rút ra được kết luận
sơ đẳng như vậy.
Tuy nhiên, chút thành tựu mà dân
tộc ta vừa có được sau gần 3 thập niên đổi mới ì ạch đang có nguy cơ bị
xóa sổ! Vào những ngày này, mặc dù các phương tiện truyền thông đang
hàng giờ nói về những hành động gây hấn của Tàu Cộng, mặc dù một vài
quan chức quan trọng của chính phủ đã thể hiện thái độ kiên quyết phản
đối Trung Quốc và mặc dù các chính phủ Nhật, Mỹ cũng lên tiếng về tự do
hàng hải ở biển Đông, nhưng tất cả chỉ có vậy. Niềm hy vọng vào việc
“thoát Hán” và những thay đổi của xã hội Việt Nam theo hướng dân chủ hóa
tỏ ra có khả năng là hão huyền! Nguy cơ đó được thể hiện ở các hiện
tượng sau.
Một là sự im lặng khó hiểu của
hầu hết những nhân vật trong nhóm quyền lực hàng đầu (đặc biệt là những
nhân vật xuất thân từ ngành tuyên huấn). Tai hại hơn nữa, những lời lẽ
khẳng định việc kiên trì “tình hữu nghị” còn phát ra từ miệng người đứng
đầu quân đội, lực lượng chịu trách nhiệm bảo vệ đất nước trước mọi sự
đe dọa từ bên ngoài. Bài phát biểu của nhân vật này vừa qua tại
Shangri-La chắc chắn phải được khá nhiều nhân vật có thế lực ủng hộ.
Hai là việc lợi dụng những sự lộn
xộn trong biểu tình ở một số nơi để cấm đoán và dập tắt biểu tình chống
Tàu Cộng, đe dọa đàn áp tàn bạo tất cả những người dám tự tổ chức biểu
tình, và việc tiếp tục bắt bớ, hành hung những người nêu ý kiến “trái
chiều” với nhà cầm quyền.
Ba là sự thất thế của một vài
nhân vật quan trọng có tiếng nói mạnh mẽ lên án việc Tàu Cộng gây hấn.
Lý do thất thế rất tiếc là liên quan đến những vụ tham nhũng vô độ, vượt
mặt những nhân vật có vị thế cao hơn nhưng không trực tiếp quản lý ngân
khố và tài sản quốc gia.
Bốn là việc cố tình trì hoãn quá
trình pháp lý để khởi kiện Trung Quốc ra một tòa án quốc tế. Mặc dù nội
dung và các bước đi đã được chuẩn bị xong từ lâu, nhưng những người chủ
trương kiện TQ vẫn phải chờ một sự cho phép nào đó, và có vẻ như những
nhân vật có quyền “cho phép” không hề muốn kiện vì sợ sứt mẻ “tình anh
em” và vì nhiều lý do “tế nhị” khác nữa.
Suốt một tháng qua, mấy chục
triệu con dân nước Việt đã chờ đợi một động thái dứt khoát của những
người có quyền hành đối với việc gây hấn của tập đoàn Đại Hán. Thế
nhưng, có vẻ như sự chờ đợi này sẽ không được đáp ứng. Có vẻ như nhà cầm
quyền TQ đang nổi cơn điên vì đám người thân họ vẫn chưa trị được một
vài nhân vật cứng đầu. Họ đang làm những động thái quyết liệt để ép nhóm
người kia thực hiện những bước đi cuối cùng để VN hoặc quy phục TQ hoàn
toàn, hoặc sẽ phải “hứng chịu sự trừng phạt” từ phía họ.
Nếu kịch bản thứ nhất xảy ra,
nghĩa là nhóm quyền lực của VN không thể rời bỏ được “phương châm 16 chữ
vàng”, thì một thời kỳ đen tối nhất đối với dân tộc Việt Nam đang chờ ở
phía trước!
Tuy nhiên, tôi tin vào tính quy
luật của tiến trình lịch sử. Vận mệnh dân tộc sẽ thay đổi, và đang có
những dấu hiệu thay đổi. Những thế lực đưa đất nước vào tình trạng lệ
thuộc Tàu Cộng sẽ đến lúc bị dân tộc loại bỏ. Những Trần Ích Tắc, Lê
Chiêu Thống dù có quỳ mọp dưới chân vua chúa “thiên triều” thì cũng
không thể giữ được địa vị thống trị. Thậm chí, bọn họ phải sống những
năm tháng cuối đời trong sự ô nhục tận cùng!
Muốn thoát khỏi sự ô nhục, chỉ có một con đường duy nhất là bỏ bọn Đại Hán, quay lại với dân tộc!
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả
DÂN LÀM BÁO * CỘNG SẢN BÁN NƯỚC
Độc chiêu chống bán nước tại Sài Gòn
Sáng ngày 8/6/2014, trong lúc dân
phòng đang sách nhiễu nhóm bạn trẻ nhặt rác tại công viên Tao Đàn (Sài
Gòn) thì bất ngờ xuất hiện một người đàn ông quẩy gánh nước đến để mời
mọi người uống miễn phí.
Đáng chú ý, người đàn ông gánh nước mang theo hai tấm biểu ngữ viết tay với nội dung: “Nước nhà không bán” và “Mất nước là chết”.
Dường như những thông điệp trên đã khiến lực lượng an ninh thường phục
thấy 'nhột' và hoảng sợ, nên đã ra lệnh cho dân phòng kéo đến sách
nhiễu, lôi kéo và đòi 'hốt' người đàn ông này về trụ sở công an phường.
Sau một hồi giằng co quyết liệt và được sự hỗ trợ của nhiều bà con nhân dân, người đàn ông cuối cùng cũng đã mang được gánh nước sang bên kia đường để mời mọi người nghỉ mệt và uống nước miễn phí.
Đây quả là một hành động thông minh, táo bạo của người dân Sài Gòn trước những kẻ tay sai bán nước hèn với giặc, ác với dân. Đặc biệt, lối chơi chữ hết sức khôn khéo và sáng tạo của người đàn ông gánh nước trong video đã khiến chế độ công an trị trở thành trò cười đối với nhân dân cả nước.
DUY ÁI * TRUNG QUỐC
Trung Quốc là 'con sư tử dễ thương'?
Ông
Tập Cận Bình nói “Napoleon từng nói Trung Quốc là một con sư tử đang
ngủ, và khi nó thức dậy, thế giới sẽ rúng động. Con sư tử Trung Quốc đã
thức dậy, nhưng đây là một con sư tử hòa bình, dễ mến và văn minh.”
Tin liên hệ
- TQ từ chối nộp bằng chứng minh định chủ quyền ở Biển Đông
- Trung Quốc mở rộng phạm vi bảo vệ giàn khoan ở Biển Đông
- Việt Nam có thể nhận tàu tuần duyên từ Nhật Bản vào năm sau
- Tàu cảnh sát biển Việt Nam bị TQ đâm về tới cảng
- Australia-Mỹ: Trung Quốc gây mất ổn định ở Biển Ðông
- Mỹ: Nhật cần đề ra biện pháp để đối phó với đe dọa an ninh khu vực
- Trung Quốc: Việt Nam leo thang căng thẳng ở Biển Đông
- Trung Quốc muốn tránh bị đưa ra tòa án quốc tế
Ðường dẫn
Việc Trung Quốc mang giàn khoan mà họ gọi là “lãnh thổ di động”, “vũ
khí chiến lược” đến đặt tại vùng biển có tranh chấp với Việt Nam đã gặp
phải sự chỉ trích kịch liệt của nhiều nước trên thế giới, từ Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Philippines cho tới Australia. Việc này cũng làm nhiều người
nêu lên thắc mắc về hình ảnh của một con sư tử dễ thương mà Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã tìm cách vẽ ra cho một nước Trung
Quốc đang trỗi dậy.
Trong bài diễn văn đọc tại Paris hồi hạ tuần tháng 3 để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày Trung Quốc và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng “Napoleon từng nói Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ, và khi nó thức dậy, thế giới sẽ rúng động. Con sư tử Trung Quốc đã thức dậy, nhưng đây là một con sư tử hòa bình, dễ mến và văn minh.”
Trong bài diễn văn đọc tại Paris hồi hạ tuần tháng 3 để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày Trung Quốc và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng “Napoleon từng nói Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ, và khi nó thức dậy, thế giới sẽ rúng động. Con sư tử Trung Quốc đã thức dậy, nhưng đây là một con sư tử hòa bình, dễ mến và văn minh.”
Giám đốc Trung tâm Trung Quốc của
Đại học Quốc gia Australia tóm lược cách tiếp cận của Trung Quốc hiện
nay là 'Cứ lấn tới ở bất kỳ nơi nào chúng ta có thể'.
Người cầm đầu Đảng Cộng Sản Trung Quốc phát biểu như vậy để tìm cách xoa dịu mối lo ngại của những người cho rằng Bắc Kinh đã từ bỏ chủ trương “thao quang dưỡng hối” hay “giấu mình chờ thời” của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình để theo đuổi một đường lối ngoại giao quyết đoán hơn, dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự mỗi ngày một tăng để thực hiện giấc mơ "bá chủ thế giới.”
Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Thái Phương Bá, nói với báo chí ở Bắc Kinh rằng diễn văn “sư tử” của ông Tập Cận Bình cho thấy “Trung Quốc đang đi theo con đường phát triển hòa bình.”
Tuy nhiên, ông Jean-Piere Cabestan, giáo sư chính trị học của Đại học Báp Tít Hồng Kông, không tán đồng nhận xét đó. Ông nói với tờ South China Morning Post rằng “Quí vị có bao giờ nhìn thấy một con sư tử hòa bình, văn minh và không hung dữ hay chưa? Sư tử là một con vật to lớn, hoang dại và chuyên ăn thịt những con thú khác, khá giống Trung Quốc trong mối quan hệ của họ với các nước khác.”
Việc
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 – một thiết bị mà họ mô tả
là “lãnh thổ di động”, gần Hoàng Sa đã làm dấy lên sự chống đối quyết
liệt từ Việt Nam và sự chỉ trích mạnh mẽ của nhiều nước khác, từ Hoa Kỳ,
Philippines cho tới Nhật Bản và Australia.
Việc Trung Quốc mang giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 – một thiết bị mà họ mô tả là “vũ khí chiến lược” và là “lãnh thổ di động”, đến hoạt động trong vùng biển có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam chẳng những đã làm dấy lên những sự chống đối quyết liệt từ giới hữu trách ở Hà Nội mà còn gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của nhiều nước khác, từ Hoa Kỳ, Philippines cho tới Nhật Bản và Australia.
Tại cuộc Đối thoại Shangri-la mới đây ở Singapore, Thủ tướng Shinzo Abe
của Nhật Bản, là nước cũng đang có một vụ tranh chấp gay gắt với Trung
Quốc về chủ quyền của một nhóm đảo ở Biển Đông Trung Hoa, cho biết Tokyo
sẽ “hỗ trợ tối đa” cho các nước vùng Đông Nam Á để bảo vệ lãnh hải
trước những mưu toan nhằm thay đổi hiện trạng bằng sức mạnh hoặc cưỡng
ép. Cũng tại diễn đàn an ninh thường niên này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa
Kỳ Chuck Hagel tố cáo Trung Quốc đã thực hiện những hành động đơn
phương, gây bất ổn để tìm cách khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển
Đông. Ông Hagel nói rằng Washington “kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia
nào sử dụng hăm dọa, cưỡng ép, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định
các yêu sách đó.” Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston cũng
nói rằng “Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản quan tâm sâu sắc về hành động
đơn phương của Trung Quốc đang gây bất ổn trong khu vực, đặc biệt tại
Biển Ðông và Biển Hoa Ðông.”
Các nhà phân tích cho rằng vì Tổng
thống Obama đã không can thiệp quân sự ở Syria và Ukraine, Tập Cận Bình
nghĩ rằng ông đang có một cơ hội tốt để thực hiện một phần quan trọng
trong 'Giấc mộng Trung Quốc' là phục hồi ngôi vị bá chủ của Trung Quốc
trong khu vực.
Vụ giàn khoan HD 981 cũng khiến một số các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đề cập tới diễn văn sư tử mà ông Tập Cận Bình đã đọc tại thủ đô nước Pháp. Ông Trần Thế Diệu, chủ bút tờ Thế giới Nhật báo ở New York, viết trong bài bình luận hôm mùng 1 tháng 6 rằng sự phô trương cơ bắp trong những năm gần đây đã làm cho Trung Quốc không còn bạn bè nào nữa, ngoài Pakistan và Miến Điện. Ông nói thêm rằng “Tập Cận Bình nói con sư tử phương Ðông đã thức giấc; đây là con sư tử hòa bình, dễ thương và văn minh; nhưng rõ ràng câu nói đó chỉ nói cho người Trung Quốc nghe mà thôi, chứ người nước ngoài, thậm chí là những người Hoa đồng văn đồng chủng ở Đài Loan và Singapore, không ai tin câu nói đó cả.”
Trong khi đó, các nhà phân tích tình hình an ninh Á Châu tiếp tục bàn luận về những hành động hồi gần đây của Bắc Kinh mà họ cho là hung hãn nếu không muốn nói là hiếu chiến.
Người Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 11/4/2014.
Tường thuật của tờ Wall Street Journal hôm mùng 3 tháng 6, trích lời các
nhà phân tích chính sách ở các nước Á Châu và Hoa Kỳ nói rằng việc
Trung Quốc thực hiện những hành vi gây hấn và đối đầu cùng một lúc với
nhiều nước Á Châu là một việc được tính toán kỹ lưỡng dưới sự lãnh đạo
của ông Tập Cận Bình. Họ cho rằng việc này phát xuất từ chỗ ông Tập Cận
Bình tin rằng ông ấy đang đối phó với một vị tổng thống Mỹ có thái độ
mềm yếu, một người sẽ không mạnh mẽ đáp trả mặc dù đã đưa ra những tuyên
bố mạnh mẽ để ủng hộ các nước đồng minh ở Á Châu. Các nhà phân tích cho
rằng sự tin tưởng đó của nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải đã được tăng
cường vì Tổng thống Barack Obama đã không can thiệp quân sự ở Syria và
Ukraine, và từ đó, ông Tập Cận Bình nghĩ rằng ông đang có một cơ hội tốt
để thực hiện một phần quan trọng trong “Giấc mộng Trung Quốc” (Zhong
Guo Meng) của ông là phục hồi ngôi vị bá chủ của Trung Quốc trong khu
vực.
Theo tờ Wall Street Journal, ông Richard Rigby, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc của Đại học Quốc gia Australia, đã tóm lược cách tiếp cận của Trung Quốc hiện nay là “Cứ lấn tới ở bất kỳ nơi nào chúng ta có thể.” Câu nói này làm nhiều người nhớ lại nhận xét của giáo sư Hoàng Tĩnh, chuyên gia an ninh Á Châu của Đại học Quốc gia Singapore, đối với các tướng lãnh trẻ đang ngày càng có nhiều ảnh hưởng trên chính trường Trung Quốc “Họ là những người làm những gì có thể, bất kể là có nên hay không.”
Theo tờ Wall Street Journal, ông Richard Rigby, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc của Đại học Quốc gia Australia, đã tóm lược cách tiếp cận của Trung Quốc hiện nay là “Cứ lấn tới ở bất kỳ nơi nào chúng ta có thể.” Câu nói này làm nhiều người nhớ lại nhận xét của giáo sư Hoàng Tĩnh, chuyên gia an ninh Á Châu của Đại học Quốc gia Singapore, đối với các tướng lãnh trẻ đang ngày càng có nhiều ảnh hưởng trên chính trường Trung Quốc “Họ là những người làm những gì có thể, bất kể là có nên hay không.”
VIỆT NAM & THẾ GIỚI
Quốc hội VN sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm chức danh chủ chốt
Trong tương lai một chức danh chủ chốt có thể bị Quốc hội Việt Nam bất tín nhiệm trong một cuộc bỏ phiếu, mà có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp.Theo Thông tin phổ biến hôm 6/6, Quốc Hội Việt Nam đang xem xét nghị quyết mới về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Theo Tờ trình Nghị quyết mới về việc này, trong mỗi nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân chỉ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ, thay vì mỗi năm như qui định tại Nghị quyết 35.
Riêng nhiệm kỳ 2011-2016, Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiếp tục lấy
phiếu tín nhiệm vào kỳ họp thường lệ cuối năm 2014. Phiếu tín nhiệm vẫn
được qui định ở 3 mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Một khoá họp Quốc Hội tại Hà Nội (ảnh minh hoạ)AFP
Trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm được Quốc hội tổ chức lần đầu
tiên năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Giáo dục đào tạo Phạm Vũ Luận ở trong số
những người chịu nhiều phiếu tín nhiệm thấp.
Cũng liên quan tới kỳ họp hiện nay của Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hôm 6/6 ủng hộ đề xuất của Ủy ban Pháp luật
của Quốc hội, theo đó người Việt Nam ở nước ngoài còn đủ giấy tờ chứng
minh không cần đăng ký để giữ quốc tịch Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam hiện đang thảo luận dự án Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. Chính phủ đề nghị giữ nguyên điều
kiện người Việt Nam ở nước ngoài nếu muốn giữ quốc tịch Việt Nam phải
đăng ký với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên
không qui định thời hạn như trước đây.
Tuấn Nguyễn
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/n-a-take-conf-vote-one-time-per-term-06062014142903.html
Nhật - Úc tiến tới hợp tác quân sự đương đầu với hiểm hoạ Trung Quốc
Bộ
trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera (Phải) gặp các đồng nhiệm Úc
David Johnston (giữa) và bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bên lền
diễn đàn Shangi-La ngày 30/5/2014.
REUTERS/Pablo Martinez Monsivais/Pool
Hội nghị Nhật-Úc 2+2 lần thứ năm sẽ diễn ra tại Tokyo vào
ngày 11/06. Cuộc gặp cấp Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai nước
đồng minh của Mỹ được xem là để củng cố hợp tác quân sự song phương,
được xem là cơ chế nền tảng an ninh khu vực châu Á Thái Bình dương để
đối phó hữu hiệu với thách thức của Bắc Kinh.
Theo AFP, hồ sơ hợp tác công nghệ tàu ngầm quân sự sẽ là
trọng tâm các cuộc thảo luận song phương Nhật-Úc . Ngoại trưởng Fumio
Kishida và bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera của Nhật sẽ tiếp hai
đồng nhiệm Úc Julie Bishop và David Johnston tại Tokyo vào ngày thứ tư
tới đây.
Điểm then chốt trong chương trình nghị sự là thảo luận về khả năng
Nhật chuyển giao công hệ tầu ngầm cho Úc trong bối cảnh Canberra muốn
thay thế toàn bộ lực lượng tàu ngầm tàng hình với chi phí dự trù 37 tỷ
đô la Mỹ.
Hiện nay Úc chư quyết định sẽ mua lại công nghệ quân sự hay đặt Nhật
Bản chế tạo toàn bộ tàu ngầm. Một khi lực lượng hải quân hai bên sử
dụng cùng loại vũ khí hai nước sẽ liên kết với nhau lâu dài và quân đội
hai bên bắt buộc phải chia sẻ kỷ năng và kiến thức.
Tháng tư vừa qua, Thủ tướng Úc Tony Abbott và Thủ tướng Nhật Shinzo
Abe đã ký hiệp ước tự do thương mại song phương và một thỏa thuận về
hợp tác an ninh. Theo AFP, vì có cùng ưu tư trước hành động hung hăng
của Trung Quốc mà Úc và Nhật, hai đồng minh của Mỹ, cảm thấy cần phải
tăng cường hợp tác quân sự với nhau.
Theo yêu cầu của Úc, Tokyo sẽ cho phép bộ trưởng quốc phòng Úc David
Johnston thăm viếng một tàu ngầm của Nhật. Ba ngày trước khi đón tiếp
phái đoàn Úc, bộ trưởng quốc phòng Nhật nhấn mạnh đến nhu cầu thành lập
nhiều hiệp định « khung » bảo đảm an ninh khu vực quy tụ bốn nước cốt lõi là Hoa Kỳ, Úc, Nhật và Hàn Quốc.
Trung Quốc ghìm giá đồng tiền, kích thích xuất khẩu
Tàu chở container ở thành phố cảng Thanh Đảo. Ảnh chụp ngày 07/03/2014.
Reuters
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 5/2014 đạt gần
36 tỷ đô la. Xuất khẩu tăng thêm 7 % trong lúc nhập khẩu vào Trung Quốc
lại thấp hơn so với tháng 4/2014 đến 1,6 %. Theo giới phân tích, thành
quả này có được do Bắc Kinh ghìm giá đồng tiền, tạo sức cạnh tranh giả
tạo cho hàng Trung Quốc bán ra nước ngoài.
Theo các thống kê chính thức, xuất siêu của Trung Quốc trong
tháng 5 vừa qua tăng 75 % so với cùng thời kỳ năm ngoái, đạt 35,92 tỷ đô
la. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt được gần 160 tỷ đô la, trong lúc tổng
kim ngạch xuất khẩu lên tới 195,5 tỷ.
Các chuyên gia của liên doanh ngân hàng Úc và New Zealand, ANZ nhận định thành tích nói trên củng cố cho luận điểm của Hoa Kỳ theo đó Trung Quốc cố tình giữ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn so với giá thực sự của nó trên thị trường, nhằm tạo động lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Trung Quốc.
Mức thặng dư mậu dịch Trung Quốc trong tháng 5 vừa qua lại càng gây ngạc nhiên khi biết rằng trong ba tháng đầu năm 2014, khu vực xuất khẩu của Trung Quốc đã bị chựng lại và nhất là trong tháng 2/2014, cán cân thương mại của Trung Quốc bị thâm hụt đến 23 tỷ đô la.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang bị chậm lại. GDP trong quý 1/2014 chỉ tăng có 7,4 %. Đây là mức thấp nhất kể từ 18 tháng qua. Vào đầu tháng 4/2014 chính quyền Bắc Kinh đã thông báo một loạt các biện pháp kích thích kinh tế. Các dự báo của Ngân Hàng Thế Giới chờ đợi đà tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai trên địa cầu còn tiếp tục giảm đi trong những năm sắp tới, dao động ở mức trung bình là 7,5 % một năm.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140608-trung-quoc-ghim-gia-dong-tien-kich-thich-xuat-khauCác chuyên gia của liên doanh ngân hàng Úc và New Zealand, ANZ nhận định thành tích nói trên củng cố cho luận điểm của Hoa Kỳ theo đó Trung Quốc cố tình giữ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn so với giá thực sự của nó trên thị trường, nhằm tạo động lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Trung Quốc.
Mức thặng dư mậu dịch Trung Quốc trong tháng 5 vừa qua lại càng gây ngạc nhiên khi biết rằng trong ba tháng đầu năm 2014, khu vực xuất khẩu của Trung Quốc đã bị chựng lại và nhất là trong tháng 2/2014, cán cân thương mại của Trung Quốc bị thâm hụt đến 23 tỷ đô la.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang bị chậm lại. GDP trong quý 1/2014 chỉ tăng có 7,4 %. Đây là mức thấp nhất kể từ 18 tháng qua. Vào đầu tháng 4/2014 chính quyền Bắc Kinh đã thông báo một loạt các biện pháp kích thích kinh tế. Các dự báo của Ngân Hàng Thế Giới chờ đợi đà tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai trên địa cầu còn tiếp tục giảm đi trong những năm sắp tới, dao động ở mức trung bình là 7,5 % một năm.
Bài đăng : Thứ bảy 07 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 07 Tháng Sáu 2014
Quan hệ Mỹ-Trung lại nóng thêm
Trung Quốc cho bay thử nghiệm máy bay quân sự vận tải hàng hóa tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, ngày 25/05/2014.
REUTERS/China Daily
Vốn đã căng thẳng do vấn đề Biển Đông, quan hệ giữa
Washington và Bắc Kinh tiếp tục nóng thêm do báo cáo của Lầu năm góc
khẳng định Trung Quốc vẫn công bố ngân sách quân sự thấp hơn thực tế.
Trong bản báo thường niên trình Quốc hội Hoa Kỳ, được công bố
ngày 05/06/2014, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ngân sách quân sự của Trung
Quốc năm 2013 được công bố chính thức là 119,5 tỷ đôla, nhưng trên thực
tế, ngân sách này vượt hơn 145 tỷ đôla, tức là cao hơn 20%.
Ngay lập tức, Bắc Kinh phản pháo. Theo Tân Hoa Xã, hôm qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã cực lực bác bỏ báo cáo nói trên của Lầu Năm Góc, khẳng định báo cáo này chỉ đưa ra « những cáo buộc vô căn cứ » nhằm thổi phồng « mối đe dọa quân sự Trung Quốc ». Về phần Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát ngôn viên Hồng Lỗi xem báo cáo của Lầu Năm Góc là « suy đoán tùy tiện và hoàn toàn có dụng tâm riêng ». Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn xem báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ về chi tiêu quân sự của Trung Quốc như là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
Phản ứng nói trên được đưa ra sau khi Trung Quốc vừa gởi công hàm phản đối những bình luận của Hoa Kỳ về ngày kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn, vinh danh những người đã bị sát hại trong các cuộc biểu tình đòi dân chủ.
Vào cuối tuần trước, các lãnh đạo quân sự của hai nước cũng đã chỉ trích nhau gay gắt với những lời lẽ hết sức nặng nề tại Diễn đàn Shangri-La, Singapore. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên án Trung Quốc có những hành động « đơn phương, gây mất ổn định » nhằm xác quyết chủ quyền của nước này trên Biển Đông. Ông Hagel cảnh cáo rằng Hoa Kỳ sẽ không để yên « nếu trật tự thế giới bị đe dọa ». Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Vương Quán Trung liền đáp trả, cáo buộc Mỹ và Nhật « liên kết nhau để khiêu khích, thách thức Trung Quốc ».
Cho tới nay, Washington vẫn chủ trương không đứng về bên nào trong các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông và vẫn kêu gọi các nước có liên quan giải quyết bất đồng một cách hòa bình. Thế nhưng hành động của Bắc Kinh đặt giàn khoan trên Biển Đông, dẫn đến những vụ đụng độ giữa tàu Việt Nam với tàu Trung Quốc, buộc Mỹ phải tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc và như vậy gián tiếp đứng về phía Việt Nam.
Nhưng hiện giờ Hoa Kỳ không thể hỗ trợ hơn nữa cho Việt Nam do quan hệ giữa hai nước còn bị cản trở bởi vấn đề nhân quyền và cũng một phần do Hà Nội chưa thể thoát ra khỏi vòng kềm tỏa của chế độ Bắc Kinh. Có nên từ bỏ mối quan hệ « 4 tốt, 16 chữ vàng » với Trung Quốc để tăng cường quan hệ với Mỹ? Đó là bài toán đang đặt ra cho giới lãnh đạo Việt Nam.
Ngay lập tức, Bắc Kinh phản pháo. Theo Tân Hoa Xã, hôm qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã cực lực bác bỏ báo cáo nói trên của Lầu Năm Góc, khẳng định báo cáo này chỉ đưa ra « những cáo buộc vô căn cứ » nhằm thổi phồng « mối đe dọa quân sự Trung Quốc ». Về phần Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát ngôn viên Hồng Lỗi xem báo cáo của Lầu Năm Góc là « suy đoán tùy tiện và hoàn toàn có dụng tâm riêng ». Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn xem báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ về chi tiêu quân sự của Trung Quốc như là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
Phản ứng nói trên được đưa ra sau khi Trung Quốc vừa gởi công hàm phản đối những bình luận của Hoa Kỳ về ngày kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn, vinh danh những người đã bị sát hại trong các cuộc biểu tình đòi dân chủ.
Vào cuối tuần trước, các lãnh đạo quân sự của hai nước cũng đã chỉ trích nhau gay gắt với những lời lẽ hết sức nặng nề tại Diễn đàn Shangri-La, Singapore. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên án Trung Quốc có những hành động « đơn phương, gây mất ổn định » nhằm xác quyết chủ quyền của nước này trên Biển Đông. Ông Hagel cảnh cáo rằng Hoa Kỳ sẽ không để yên « nếu trật tự thế giới bị đe dọa ». Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Vương Quán Trung liền đáp trả, cáo buộc Mỹ và Nhật « liên kết nhau để khiêu khích, thách thức Trung Quốc ».
Cho tới nay, Washington vẫn chủ trương không đứng về bên nào trong các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông và vẫn kêu gọi các nước có liên quan giải quyết bất đồng một cách hòa bình. Thế nhưng hành động của Bắc Kinh đặt giàn khoan trên Biển Đông, dẫn đến những vụ đụng độ giữa tàu Việt Nam với tàu Trung Quốc, buộc Mỹ phải tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc và như vậy gián tiếp đứng về phía Việt Nam.
Nhưng hiện giờ Hoa Kỳ không thể hỗ trợ hơn nữa cho Việt Nam do quan hệ giữa hai nước còn bị cản trở bởi vấn đề nhân quyền và cũng một phần do Hà Nội chưa thể thoát ra khỏi vòng kềm tỏa của chế độ Bắc Kinh. Có nên từ bỏ mối quan hệ « 4 tốt, 16 chữ vàng » với Trung Quốc để tăng cường quan hệ với Mỹ? Đó là bài toán đang đặt ra cho giới lãnh đạo Việt Nam.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140607-quan-he-my-trung-lai-nong-them
Tân Tổng thống Ukraine: Crimea từng và sẽ là 1 phần của lãnh thổ Ukraine
CỠ CHỮ
07.06.2014
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố Crimea là, từng là và sẽ vẫn là một phần thuộc lãnh thổ Ukraine.
Doanh nhân tỷ phú Ukraine Petro Poroshenko đã tuyên thệ nhậm chức để trở thành vị Tổng Thống thứ 5 của Ukraine kể từ khi nước này tách ra khỏi Liên bang Xô viết. Ông Petro Poroshenko tuyên thệ nhậm chức hôm nay tại thủ đô Kyiv, trước tiền đình quốc hội Ukraine, và sự hiện diện của nhiều lãnh đạo thế giới, trong đó có Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Poroshenko khẳng định ông sẽ không chấp nhận hành động của Nga, sáp nhập vùng Crimea. Moscova đã điều quân tới bán đảo Crimea tại vùng Hắc Hải trước đây trong năm, và chiếm quyền kiểm soát khu vực này vào tháng Ba vừa qua.
Nhà lãnh đạo mới của Ukraine đồng thời cam kết sẽ đối thoại với đồng bào của ông ở miền Đông Ukraine, nơi mà các phần tử đòi ly khai thân Nga xung đột với các lực lượng chính phủ Ukraine.
Ông Poroshenko giành được thắng lợi áp đảo, chiếm đa số phiếu trong cuộc bầu cử ngày 25 tháng Năm, có sự dự tranh của 21 ứng cử viên.
Giờ đây, ông phải lèo lái con thuyền quốc gia đang phải đương đầu với nhiều khó khăn kinh tế, và đối phó với tình trạng bất ổn ở khu vực biên giới giáp ranh với nước Nga.
Hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ, Nga và Ukraine đã có những bước dọ dẫm nhằm xoa dịu căng thẳng do cuộc khủng hoảng này gây ra.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gặp vị tương nhiệm Nga Vladimir Putin, trong một cố gắng hướng tới điều mà điện Kremli mô tả là một nỗ lực để “nhanh chóng chấm dứt bạo lực và các chiến dịch quân sự” ở đông bộ Ukraine.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga gặp nhau tại Pháp bên lề các buổi lễ kỷ niệm Ngày Đổ Bộ của Quân đội Đồng minh.
Các giới chức Mỹ nói Ông Obama đã dùng cuộc gặp ngắn ngủi không tính trước để nhấn mạnh rằng Nga chỉ có thể đóng góp vào hòa bình khu vực, bằng cách công nhận Tổng thống tân cử của Ukraine là ông Petro Poroshenko. Tổng thống Mỹ kêu gọi nhà lãnh đạo Nga hãy chấm dứt việc hậu thuẫn cho các thành phần đòi ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine.
Hôm qua, ông Putin cũng gặp ông Petro Poroshenko, lúc đó còn là Tổng thống tân cử Ukraine. Các giới chức Pháp nói với các nhà báo rằng ông Putin và ông Petro Poroshenko đồng ý sẽ tổ chức thêm các cuộc đàm phán chính thức nhằm thương thuyết một cuộc ngưng bắn ở khu vực miền Đông Ukraine.
Thành phần ly khai trong nhiều tuần qua đã phát động một cuộc nổi dậy ngày càng bạo động hơn tại đông bộ Ukraine, một khu vực sử dụng tiếng Nga. Giao tranh bùng nổ hôm qua gần biên giới với Nga giữa lúc các hoạt động ngoại giao ở cấp cao nhất diễn ra cách đó 3000 km ở Normandie, bên Pháp.
Nhà chức trách nói các phần tử ly khai hôm qua đã bắn rơi một máy bay quân sự Ukraine gần Slovyansk. Truyền thông Ukraine cũng tường thuật rằng một thành viên của các lực lượng an ninh Ukraine đã bị giết chết và nhiều người khác bị thương trong một vụ pháo kích bên ngoài thành phố này.
Doanh nhân tỷ phú Ukraine Petro Poroshenko đã tuyên thệ nhậm chức để trở thành vị Tổng Thống thứ 5 của Ukraine kể từ khi nước này tách ra khỏi Liên bang Xô viết. Ông Petro Poroshenko tuyên thệ nhậm chức hôm nay tại thủ đô Kyiv, trước tiền đình quốc hội Ukraine, và sự hiện diện của nhiều lãnh đạo thế giới, trong đó có Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Poroshenko khẳng định ông sẽ không chấp nhận hành động của Nga, sáp nhập vùng Crimea. Moscova đã điều quân tới bán đảo Crimea tại vùng Hắc Hải trước đây trong năm, và chiếm quyền kiểm soát khu vực này vào tháng Ba vừa qua.
Nhà lãnh đạo mới của Ukraine đồng thời cam kết sẽ đối thoại với đồng bào của ông ở miền Đông Ukraine, nơi mà các phần tử đòi ly khai thân Nga xung đột với các lực lượng chính phủ Ukraine.
Ông Poroshenko giành được thắng lợi áp đảo, chiếm đa số phiếu trong cuộc bầu cử ngày 25 tháng Năm, có sự dự tranh của 21 ứng cử viên.
Giờ đây, ông phải lèo lái con thuyền quốc gia đang phải đương đầu với nhiều khó khăn kinh tế, và đối phó với tình trạng bất ổn ở khu vực biên giới giáp ranh với nước Nga.
Hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ, Nga và Ukraine đã có những bước dọ dẫm nhằm xoa dịu căng thẳng do cuộc khủng hoảng này gây ra.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gặp vị tương nhiệm Nga Vladimir Putin, trong một cố gắng hướng tới điều mà điện Kremli mô tả là một nỗ lực để “nhanh chóng chấm dứt bạo lực và các chiến dịch quân sự” ở đông bộ Ukraine.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga gặp nhau tại Pháp bên lề các buổi lễ kỷ niệm Ngày Đổ Bộ của Quân đội Đồng minh.
Các giới chức Mỹ nói Ông Obama đã dùng cuộc gặp ngắn ngủi không tính trước để nhấn mạnh rằng Nga chỉ có thể đóng góp vào hòa bình khu vực, bằng cách công nhận Tổng thống tân cử của Ukraine là ông Petro Poroshenko. Tổng thống Mỹ kêu gọi nhà lãnh đạo Nga hãy chấm dứt việc hậu thuẫn cho các thành phần đòi ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine.
Hôm qua, ông Putin cũng gặp ông Petro Poroshenko, lúc đó còn là Tổng thống tân cử Ukraine. Các giới chức Pháp nói với các nhà báo rằng ông Putin và ông Petro Poroshenko đồng ý sẽ tổ chức thêm các cuộc đàm phán chính thức nhằm thương thuyết một cuộc ngưng bắn ở khu vực miền Đông Ukraine.
Thành phần ly khai trong nhiều tuần qua đã phát động một cuộc nổi dậy ngày càng bạo động hơn tại đông bộ Ukraine, một khu vực sử dụng tiếng Nga. Giao tranh bùng nổ hôm qua gần biên giới với Nga giữa lúc các hoạt động ngoại giao ở cấp cao nhất diễn ra cách đó 3000 km ở Normandie, bên Pháp.
Nhà chức trách nói các phần tử ly khai hôm qua đã bắn rơi một máy bay quân sự Ukraine gần Slovyansk. Truyền thông Ukraine cũng tường thuật rằng một thành viên của các lực lượng an ninh Ukraine đã bị giết chết và nhiều người khác bị thương trong một vụ pháo kích bên ngoài thành phố này.
/1931737.html
Tư lệnh NATO nói Liên minh NATO phải xét lại quan hệ với Nga
Tư
lệnh NATO Philip M. Breedlove (phải) nói chuyện với Bộ trưởng Quốc
phòng tạm quyền của Ukraine Mykhailo Koval (thứ 2 từ trái sang) trong 1
cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO ở Brussels, 4/6/2014.
CỠ CHỮ
07.06.2014
Đại tướng Không quân Hoa Kỳ Philip Breedlove nói trong hơn một thập niên qua, Hoa Kỳ và các đồng minh đã coi Nga như một đối tác và do đó, NATO đã ra những quyết định nhằm tái cấu trúc lực lượng, chuẩn bị tình trạng sẵn sàng chiến đấu và điều quân dựa trên quan điểm cho rằng Nga là một đối tác của NATO. Tướng Breedlove nói nhưng bây giờ Nga đang có những động thái cho thấy nước này không phải là một đối tác của NATO. Và vì lẽ đó, liên minh nên xét lại những quyết định vừa kể.
Tư lệnh các lực lượng NATO nói trong những tháng gần đây, Nga đã điều quân tới khu vực dọc theo biên giới với Ukraine và dùng vũ lực để sáp nhập bán đảo Crimea. Hành động đó có nghĩa là NATO sẽ phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới.
Theo Tướng Breedlove, như thế NATO phải thay đổi cách hoạt động, và đánh giá lại cách xử lý những vấn đề có liên quan tới tình trạng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng NATO, và cách đáp ứng cũng như bố trí lực lượng.
Tướng Breedlove nói chuyện với ký giả Henry Ridgwell của VOA hôm thứ Năm, tiếp theo sau các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày D-Day, ngày Quân đội Đồng minh đổ bộ lên đất Pháp trong Thế Chiến Thứ Hai.
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * HÒA HỢP HÒA GIẢI LỪA ĐẢO
KIỂU HÒA HỢP
HÒA GIẢI
LỪA ĐẢO ĐỂ CSVN
TIẾP TỤC KÉO
DÀI CƠ CHẾ HIỆN HÀNH
Giáo sư Tiến
sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,
24.04.2014. Cập nhật 05.06.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Cập nhật 05.06.2014:
CSVN sợ Dân tộc hơn là sợ Tầu vì chúng có thể
tiếp tục giữ quyền hành bằng cách đàn áp Dân và để yên Giàn Khoan HD-981 khai
thác dầu trong Lãnh hải Việt Nam, nhưng chúng không thể che đậy được cái tội
bán nước rành rành của chúng đang đẩy Dân đến uất ức cực độ và sẵn sàng NỔI DẬY
dứt bỏ hẳn cái Cơ chế hiện hành của chúng.
Chính vì vậy mà CSVN đang ráo riết thúc đẩy
một số người ở Hải ngoại tuyên bố ngang doc, kêu gọi đảng này nọ, tuyên bố
thành lập Chính phủ lưu vong hay lưu bị, nhằm đi đến “Hòa Giải Hòa Hợp“, thậm
chí đi van xin một vài Dân biểu, Nghị sĩ Mỹ quốc viện trợ giúp đưa đám ham danh
về làm bung xung trong quyền hành của đảng CSVN.
Dân tộc tại quốc nội cũng sẵn sàng hòa giải
hòa hợp trực tiếp với kẻ đang cầm quyền trong những điều kiện sau đây:
=> CSVN phải
thả hết những tù nhân lương tâm ra khỏi tù
=> Những tù
nhân này đã từng nằm gai nếm mật với Dân tộc tại quốc nội và được Dân tin tưởng để đại diện cho mình
trong việc đối thoại với CSVN về Hòa Giải Hòa Hợp. Chính những tù nhân lương
tâm này mới được Dân tin tưởng, chứ Dân không muốn trao phó việc đối thoại cho
những “Trí thức chuồn lùi“ nhát như cáy.
=> Mỹ hay Quốc
tế , nếu có thiện ý muốn giúp cho việc Hòa Giải Hòa Hợp, thì phải cứng rắn buộc
CSVN phải tôn trọng sự an toàn của những tù nhân lương tâm này khi được thả ra.
=> Mỹ hay Quốc
tế cũng phải buộc CSVN phải tôn trọng những tù nhân lương tâm này khi họ đến
thuyết trình trong những cuộc họp của quần chúng để lấy nguyên vọng của
Dân.
Phải có sự
Hòa Giải Hòa Hợp thực sự giữa Dân quốc nội với kẻ cầm quyền cai trị họ, chứ
không phải là việc Hòa Giải Hòa Hợp trá hình với một Tổ chức ở nước ngoài như
Chính phủ lưu vong lưu bị chẳng hạn, trong quyền lực của CSVN.
Dân không muốn bị lừa bởi CSVN và đám chính
trị ham nhẩy bàn độc nữa, nhất là không muốn một vài Dân biểu, Nghị sĩ lấy thế
Mỹ quốc viện trợ mà áp đặt sự lừa đảo lên đầu Dân tộc Việt Nam !
Nguyễn Phúc
Liên
Ơ thời điểm bí lối hiện nay: tha hóa Xã Hội
đến thác loạn và phá sản Kinh Tế đến
hoàn toàn bí lối, CSVN & ĐÁM CHẦU RÌA CHÍNH TRỊ ĐANG TUNG RA CHIÊU BÀI HÒA
GIẢI HÒA HỢP như van nài Mỹ tháo gỡ dùm cho lối bí. Thực vậy, CSVN sẽ không
Tháo gỡ nổi Cơ chế mà Tháo chạy cũng không xong.
Chúng tôi nói đến hai việc: (i) Vì ham quyền
và ham tiền, nên đảng CSVN bất lực không thể THÁO GỠ Cơ chế; (ii) Khi tiền đã
ăn ngập họng, thì THÁO CHẠY cũng không xong
(i) Vì ham quyền và ham tiền,
nên đảng CSVN bất lực không thể THÁO GỠ Cơ chế
Mỗi lần đọc khẩu hiệu trên Radia Chân Trời
Mới của Việt Tân :”Dùng Bất Bạo Động để THÁO GỠ độc tài ! “, tôi thường cười :
“Chính CSVN THÁO GỠ độc tài“ cũng không nổi, huống hồ Việt Tân muốn tháo gỡ mà
lại bằng Bất Bạo Động nữa! Đây chỉ là một ý kiến nhận xét cho vui.
Đã bao Đại Hội đảng, những đề nghị Cải Cách
nhằm tháo gỡ Cơ chế, nhưng kết quả không đạt được gì bởi lẽ những Cải Cách đề
nghị ra chỉ hời hợt như thoa “dầu Cù là“ ngoài da để chữa bệnh nội tạng trầm
trọng.
Gần đây nhất, mô hình Kinh tế CSVN làm tụt
giốc kinh tế quốc gia trầm trọng đến nỗi quốc tế phải lên tiếng cho cả Trung
quốc và Việt Nam là phải Cải Cách tận CĂN NGUYÊN việc tụt giốc ấy. Nhưng cả
Trung quốc lẫn Việt Nam cũng chỉ tìm cách vá chiếc Váy Đụp mục nát Mác-Lê mà
không thể nào tháo gỡ tận căn nguyên, đó là phế bỏ hệ thống CAI TRỊ độc tài độc
đảng và chấm dứt việc thành lập những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước để làm “chủ đạo
nền Kinh tế theo định hướng XHCN“, nghĩa là phải Dân chủ hóa Kinh tế cho cá
nhân để sự phát triển Kinh tế phải do Dân và cho Dân. Nhưng nếu tháo gỡ tận căn
nguyên như vậy, thì đảng Cộng sản không còn quyền độc tài và cả đảng không còn
dịp ăn cướp tài sản quốc gia và của người dân nữa. Chính vì tham quyền và tham
tiền như vậy mà đảng Cộng sản trở thành bất lực không thể tháo gỡ được Cơ chế
(ii) Khi tiền đã ăn ngập họng và quá nặng bụng,
thì THÁO CHẠY cũng không xong
Cái Cơ chế trên đây là môi trường để phát
sinh và tràn lan THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ. Những tài nguyên quốc gia, tiền thuế của
dân đóng vào và nhất là đất đai của dân chúng đều do Nhà Nước quản trị. Việc
quản trị lại dưới quyền độc tài độc đảng nữa. Quyền Chính trị độc tài và quyền
Quản trị Kinh tế trong tay, thì đó là Môi trường vô cùng thận lợi để các đảng
viên CSVN, từ thằng đầu đảng đến thằng chót đảng tha hồ mà THAM NHŨNG, LÃNG
PHÍ. Mỗi đảng viên lần lượt thay đổi nhau để ăn cướp tài sản quốc gia và của
cải của dân.
THAM NHŨNG và LÃNG PHÍ sau đợt nắm giữ quyền
của mình rồi, thì phải cất giấu tài sản ăn cướp để tiêu xài cho đến chết, nghĩa
là sau đợt THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ của mình rồi, thì mỗi đảng viên tìm đường “hạ
cánh an toàn“, nghĩa là “THÁO CHẠY“ bình yên để hưởng thụ tiền bạc, tài sản đã
ăn cướp được.
Con đường “THÁO CHẠY“ này không phải là dễ
dàng và bình yên bởi lẽ đảng CSVN biết rằng việc ăn cướp của mình có 85 triệu
dân Quốc nội nhìn vào và hơn 4 triệu người Việt tại Hải ngoại canh chừng. Khi
mà toàn dân NỔI DẬY dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành rồi thì những kẻ ăn cướp kia sẽ
bị dân đưa ra xử tội, nhất là tội ăn cướp trốc tay của cải người dân:
* Tại Quốc nội: dinh thự, công
ty của những tên ăn cướp còn đó mà dân chúng nhìn thấy. Dân phải đòi hoàn trả
lại cho dân.
* Tại Hải ngoại: chúng ta có
hơn 4 triệu người Việt sống trên 70 Quốc gia khác nhau. Họ sẽ truy tìm những
tài sản mà tầng lớp lãnh đạo đảng CSVN ăn cướp để chuyển ra cất giấu tại nước
ngoài. Những đảng viên cao cấp này khó lòng “hạ cánh an toàn“ để thụ hưởng
những gì ăn cướp được. Một phần lớn Quân Lực VNCH nằm tại nước ngoài và rất
thiện xạ. Cấp lãnh đạo CSVN đã giết những người thân hoặc những thành phần
thuộc gia đình họ, nay lại chễm chệ ngồi hưởng những tài sản ăn cướp được, nên
tất nhiên tự cảm thấy thân xác khó lòng “an toàn“ bên cạnh những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa,
như trên đất Mỹ chẳng hạn, để hưởng tài sản cướp dựt phi nghĩa từ Việt Nam. Có
lúc tôi tự hỏi: Không hiểu khi Dân NỔI DẬY, những lãnh đạo CSVN tháo chạy đi tỵ
nạn ở đâu ? Ở Tầu thì sợ Chệt tìm cách tịch thu tài sản ăn cướp được. Ở Pháp, ở
Mỹ… thì người Việt ty nạn không để cho yên lành mà thụ hưởng tiền bạc cướp dựt.
Tôi đề nghị là những lãnh đạo CSVN nên đi tỵ nạn tại Bắc Hàn hoặc Cuba. Chỉ còn
hai nước này để họ tháo chạy đến cho tạm an toàn. Tại Cuba, người Việt tại
Florida quen nhiều dân Cuba tỵ nạn, nên có thể nhờ người Cuba dẫn đến tận nhà
những lãnh đạo CSVN lẩn trốn tại đó, dù có đào hầm để trốn như Saddam HUSSEIN
hay KHADAFFI.
KẾT LUẬN:
CSVN tự mình không THÁO GỠ nổi Cơ chế mà THÁO
CHẠY cũng không xong để đi đến chỗ toàn Dân phải NỔI DẬY để chôn vùi cho khuất
mắt cái Cơ chế TỘI ÁC đó vậy.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.04.2014. Cập nhật 05.06.2014
Web: http://VietTUDAN.net
MẸ NẤM * TUYẾT MAI
Ngọn lửa Tuyết Mai và Chúng Ta
Sat, 05/31/2014 - 18:57 — autum
Mẹ Nấm, viết từ Việt Nam
Tháng Năm, có lẽ là tháng dài nhất với tôi trong năm nay.
Tháng Năm năm 2014 sẽ mãi in sâu trong tâm trí tôi khi đón nhận tin cô Lê Thị Tuyết Mai, một Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đã tự thiêu vì tổ quốc với tâm nguyện phản đối Trung Quốc xâm lược và vì đạo pháp.
Thực sự tôi thấy mình bất lực, không nói được, không viết được gì trước sự hy sinh quá lớn của cô Tuyết Mai, một người yêu nước thầm lặng đã hy sinh mạng sống của mình để cảnh tỉnh người khác trước hiểm họa xâm lấn của Trung Quốc.
Có lẽ, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau về sự lựa chọn của cô Mai. Nhưng tôi nghĩ rằng, dù có khác biệt thế nào thì không ai có thể phủ nhận rằng: đây là sự lựa chọn cuối cùng của một công dân trước hành vi xâm lấn của Trung Quốc.
Những người ở lại sẽ làm gì khi đón nhận sự lựa chọn cao cả này. Đó mới là vấn đề.
Tháng Năm, có lẽ là tháng dài nhất với tôi trong năm nay.
Tháng Năm năm 2014 sẽ mãi in sâu trong tâm trí tôi khi đón nhận tin cô Lê Thị Tuyết Mai, một Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đã tự thiêu vì tổ quốc với tâm nguyện phản đối Trung Quốc xâm lược và vì đạo pháp.
Thực sự tôi thấy mình bất lực, không nói được, không viết được gì trước sự hy sinh quá lớn của cô Tuyết Mai, một người yêu nước thầm lặng đã hy sinh mạng sống của mình để cảnh tỉnh người khác trước hiểm họa xâm lấn của Trung Quốc.
Có lẽ, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau về sự lựa chọn của cô Mai. Nhưng tôi nghĩ rằng, dù có khác biệt thế nào thì không ai có thể phủ nhận rằng: đây là sự lựa chọn cuối cùng của một công dân trước hành vi xâm lấn của Trung Quốc.
Những người ở lại sẽ làm gì khi đón nhận sự lựa chọn cao cả này. Đó mới là vấn đề.
Tôi mất khá nhiều thời gian mới bình tâm được sau sự ra đi của một
người không quen biết như cô Lê Thị Tuyết Mai. Tôi thấy mình quá nhỏ bé,
không là gì cả trước sự lựa chọn của cô Mai. Tôi thấy mình đau đớn bất
lực khi vẫn có những người cười cợt, xem thường sự hy sinh của người phụ
nữ 67 tuổi trước tình hình đất nước hiện nay. Và tôi thấy thấm thía sự
cô đơn của một người yêu nước không theo định hướng, không theo cái lề
yêu nước được đặt ra và buộc chúng tôi phải đặt lòng tin vào đó.
Là một người Công giáo, có thể tôi sẽ không được phép tán thành sự
lựa chọn của cô Mai, nhưng tôi thấy rõ ngọn lửa được đốt lên là hiện
thân của những dấu đinh đóng vào thánh giá mà Chúa Jesus đã chịu nạn và
chịu chết.
Điều làm tôi phẫn nộ nhất là khi báo đảng cho rằng nguyên nhân của vụ
tự thiêu là do “bế tắc về cuộc sống”. Không đi ra ngoài chính sách,
ngọn lửa yêu nước do chính người dân nhen nhóm đã bị đảng Cộng sản tìm
cách dập tắt ngay từ đầu trong việc loan tin. Điều này có lẽ không có gì
ngạc nhiên với nhiều người, khi chứng kiến rất nhiều lần, đảng Cộng sản
đã dập tắt mọi "nguồn" khơi dậy làm bùng lên ngọn lửa yêu nước trong
long toàn dân mà lẽ ra cần phải vinh danh và nuôi dưỡng ở thời điểm này.
Im lặng để suy ngẫm về sự hy sinh lớn lao của một người thầm lặng tôi
biết mình sẽ có thêm động lực để làm những việc nhỏ bé trong khả năng
của mình.
Cô Tuyết Mai, một người phụ nữ vô danh khi còn sống nhưng bằng ngọn lửa của chính thân xác mình đã soi sáng lên một điều: Còn có biết bao nhiêu người thầm lặng nhưng lòng yêu nước mãnh liệt hơn cả những con người dấn thân mà dư luận biết đến.
Cô Tuyết Mai, một người phụ nữ vô danh khi còn sống nhưng bằng ngọn lửa của chính thân xác mình đã soi sáng lên một điều: Còn có biết bao nhiêu người thầm lặng nhưng lòng yêu nước mãnh liệt hơn cả những con người dấn thân mà dư luận biết đến.
Và đây chính là biểu tượng của một sức mạnh có thật: lòng yêu nước đang tiềm tàng, nung nấu của khối người dân thầm lặng.
“Suốt mười ngày qua tôi sống thầm lặng và sôi sục lòng yêu nước, hôm
nay tôi quyết chí đốt thân mình hòa ánh đuốc soi đường do những người
xâm lược và ngoan cố chiếm đóng lãnh hải chúng tôi… Nguyện hồn thiêng
đất nước cho con làm một việc yêu nước không gặp trở ngại, không có gì
ngăn cản và đừng tìm cách cứu sống.. Xưa kia Hai Bà Trưng hy sinh Thi
Sách để nung nấu ý chi quân sỹ và nhân dân để chiếm đánh thành Ngọc Hồi,
hôm nay tôi nguyện làm ngọn đuốc để hậu thuẫn thêm sức mạnh cho cảnh
sát biển cùng ngư dân” – Trích thư của bà Lê Thị Tuyết Mai.
Ngọn lửa Tuyết Mai là ngọn đuốc soi sáng sự khác biệt giữa tình yêu
quê hương chân thật và mãnh liệt của một người dân với khái niệm yêu
nước sao cho đúng cách mị dân của những người đã và đang làm cho đất
nước rơi vào hoàn cảnh đen tối.
Vì một quốc gia cường thịnh phải thay đổi.
Công dân Lê Thị Tuyết Mai đã lựa chọn để nhắc nhiều người nhớ đến sự thay đổi cần phải có cấp thiết cho dân tộc này.
Liệu chúng ta có sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả này không? Tôi
tin rằng chúng ta sẽ sống xứng đáng vì ngày hôm nay chúng ta không còn
lựa chọn nào khác: giữa một công dân tự do của một nước Việt Nam độc lập
hay là một người bản xứ của một Tân Cương, Tây Tạng thứ hai.
Mẹ Nấm, Việt Nam 31/05/2014
VIETTUSAIGON * TRUNG CỘNG
Mũi tấn công của Trung Cộng vào Việt Nam
Wed, 06/04/2014 - 10:10 — VietTuSaiGon
Nói về hướng tấn công và mũi tấn công của Trung Cộng vào Việt
Nam, không phải là nói về những mũi tấn công trong chiến tranh vào một
thời điểm N nào đó trong tương lai, cũng không phải là nói về một mũi
tấn công trên biển hay trong bờ hiện tại.
Bởi vì đó là những mũi tấn công cấp thời, nó là hệ quả/thành tựu của
hàng loạt mũi tấn công phía trước nó. Nếu hiện tại, Trung Quốc đánh úp
Việt Nam và biến Việt Nam trở thành một tỉnh nhỏ của họ, chuyện ấy cũng
chẳng có gì là lạ, nó chỉ giống với một cú enter sau hàng loạt cài đặt
trước đó.
Vì có một chuyện rất chắc chắc lúc này: Nếu Trung Cộng tấn công Việt
Nam, người dân Việt Nam sẽ dùng đến giọt máu cuối cùng để chiến đấu với
giặc ngoại xâm; Và, với nhiệt huyết yêu nước, tính bất khuất, kiên
cường, người dân Việt Nam sẽ chiến đấu được ít nhất là một tháng trước
khi vũ khí tối tân của Trung Cộng dọn sạch làng xóm, để lại quang cảnh
tiêu điều, người chết không mộ địa. Đó là một thực tế, đa phần người
Việt Nam thà chịu chết chứ không bao giờ đầu hàng giặc.
Nhưng, để dẫn đến tình cảnh này, không thể nói là vì người Việt Nam
không đủ sức chiến đấu, cũng không thể nói vì Việt Nam không đủ vũ khí
hoặc do lính Trung Cộng thiện xạ, chiến đấu giỏi hơn bộ đội Việt Nam. Mà
vì, người Trung Quốc đã chính thức đánh Việt Nam kể từ năm 1990. Nếu
như chiến cuộc Tây Bắc 1979 là đòn phủ đầu nhằm kéo giãn lực lượng bộ
đội Việt Nam tại chiến trường Campodia, đánh thối phía Bắc để Việt Nam
buộc phải rút quân ở Campodia về nước yểm trợ hoặc dự bị, tạo ra khoản
trống tại chiến trường Campodia nhằm cứu Polpot – con nuôi của Trung
Cộng. Thì, kể từ năm 1990, ở Hội nghị Thành Đô, Trung Cộng đã vạch ra
một kế hoạch tấn công Việt Nam có qui mô và tầm cỡ, không mang tính cấp
thời, vội vàng như chiến cuộc Tây Bắc 1979.
Ở hội nghị Thành Đô 1990, thay vì dùng duy nhất một mũi tấn công quân
sự (trong đó phân thành nhiều mũi nhỏ theo chiến lược/chiến thuật quân
sự), Trung Cộng đã chính thức tấn công bằng năm mũi chí mạng: Kinh tế;
Chính trị; Văn hóa; Quân sự; An ninh.
Ở mũi tấn công kinh tế, tuy đến sau mũi chính trị nhưng nó lại là
tiên yếu, có sức lan tỏa khó lường. Tại hội nghị Thành đô, sau khi khối
Cộng sản Đông Âu sụp đổ và sau cú phanh thây người yêu nước ở Thiên An
Môn, số má của Cộng sản Trung Quốc nhảy vọt lên hàng anh cả, cộng sản
Việt Nam chỉ còn nước duy nhất là bám lưng, dựa dẫm để tồn tại. Và một
khi biết được điểm mạnh của mình, Trung Cộng đã thẳng thừng sắp xếp các
chức vụ cao cấp trong trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ sậu nhân lực
lãnh đạo Cộng sản Việt Nam chính thức thành thái thú của Trung Cộng từ
sau hội nghị Thành Đô 1990. Có lẽ cũng xin nói thêm là trong hội nghị
này, Đặng Tiểu Bình nhìn thấy Phạm Văn Đồng tuy là một Hán gian có thành
tích ở công hàm 1958 nhưng mắt mũi đã kèm nhèm, nói năng méo mó, mất
hết phong độ nên lệnh cho giữ cương vị cố vấn nhiều hơn là lãnh đạo,
chẳng còn quyền lực gì cho mấy.
Và một khi thao túng, sắp xếp được nhân sự trong trung ương Cộng sản
Việt Nam, mọi chính sách về kinh tế đối với Việt Nam chỉ là những cái
lệnh trá hình bằng hiệp ước, thỏa thuận, ký kết… Hậu quả của việc các
thái thú Việt Cộng thao túng trung ương đảng Cộng sản là nền kinh tế
Việt Nam ngày càng lún sâu vào những kênh nước đen của kinh tế Trung
Quốc. Mọi thứ hàng hóa bỏ đi, kém chất lượng, nguy hiểm, độc hại của
Trung Quốc đều được tuồn sang Việt Nam. Và vô hình trung, Việt Nam trở
thành cái bãi chứa rác của Trung Quốc trên mọi nghĩa, từ chính trị đến
tư tưởng và văn hóa, an ninh.
Sở dĩ nói Việt Nam là một cái hố rác vì từ kinh tế, mọi thứ hàng hóa
bỏ đi, nguy hiểm đều bị Trung Quốc tuồn sang, về văn hóa, tư tưởng Mao
Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình… đều được hiện thực hóa ở Việt Nam có pha
thêm tí màu tư tưởng Hồ Chí Minh, song song, mọi thứ phim ảnh có xu
hướng tôn vinh Trung cộng, mang hơi hướm tuyên truyền một cái “nôi Trung
Hoa” đều được trình chiếu trên mọi kênh truyền hình của nhà nước Việt
Nam, mọi thứ văn hóa phẩm Trung Cộng được phổ biến tối đa. Đặc biệt,
trong hai số báo của tờ Kiến Thức ngày nay (76,77) – một tờ báo được xem
là uy tín nhất về tính khoa học ở Việt Nam dành riêng hai kỳ để ca ngợi
Đặng Tiểu Bình như một lãnh đạo thiên tài, có khả năng làm thay đổi thế
giới…
Trên địa hạt quân sự và an ninh, dường như mọi khí tài của Việt Nam,
dù mua của bất kì quốc gia nào cũng có mặt Trung Cộng ở đó, ngay cả gần
đây nhất là hai chiếc tàu ngầm hạng kilo mới mua của Nga, Trung Cộng
cũng sang tặng hai chiếc tivi để cho cán bộ chiến sĩ thủy thủ đoàn của
hai tàu ngầm này xem giải trí. Và hai chiếc tivi đó đã nằm trong hai
chiếc tàu ngầm này. Bên cạnh đó, các khóa huấn luyện quân sự cấp cao
nhưng trên thực tế là biến sĩ quan cao cấp của Việt Nam thành gián điệp
cho Trung Cộng được mở hằng năm như là một sự hỗ trợ kĩ thuật tác chiến
cho đàn em Việt Cộng. Ngành an ninh Việt Nam luôn cử cán bộ cao cấp sang
Bắc Kinh để học các phương án chống bạo động (trá hình) nhằm trấn áp,
dập tắt mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
Và đương nhiên, sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hành tung này chính là sự
thỏa hiệp, chấp nhận bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam nhằm củng cố
chỗ đứng độc tài tại Việt Nam.
Hiện tại, chuyện giàn khoan, bauxite Tây Nguyên, các bờ biển Việt Nam
của người Trung Quốc, chuyện Trung Quốc chuẩn bị tấn công Việt Nam… Tất
cả chỉ là hệ quả, hay nói khác đi là thành tựu của một chiến lược lâu
dài gồm năm mũi tấn công kể từ hội nghị Thành Đô 1990.
Và bây giờ, nếu nhân dân có muốn chống Trung Cộng cũng không được
nữa, vì nếu chống Trung Cộng cũng có nghĩa là chống trung ương đảng Cộng
sản Việt Nam, trừ khi nhân dân đứng lên đạp đổ chế độ độc tài Cộng sản
hoặc ngay trong nội bộ chế độ Cộng sản, có một yếu nhân quyết tâm cải
cách triệt để đất nước để bắt đầu một nền dân chủ. Lúc đó, mọi thứ nợ đi
đêm của Cộng sản Việt Nam với Cộng sản Trung Quốc sẽ chấm dứt và câu
chuyện độc lập dân tộc mới được khai bút ở một trang sử mới!
Sunday, June 8, 2014
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN,* CSVN PHẢN BỘI DÂN TỘC
CSVN PHẢN BỘI DÂN TỘC
VÀ TỔ TIÊN
KHI ĐÀN ÁP CHỐNG XÂM
LĂNG
VÀ KẺ BÁN NƯỚC
Giáo sư Tiến sĩ
NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.03.2014.
Cập nhật 05.06.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Cập nhật
05.06.2014:
Chúng tôi cập nhật và cho đăng lại bài này mà chúng tôi
đã viết ngay trước khi có Giàn Khoan HD-981 ngang nhiên vào Lãnh hải Việt Nam.
Những ngày 11 & 13.05.2014, CSVN cho dân biểu tình chống Tầu, nhưng sau đó
và cho đến nay lại tăng cường việc cấm đoán Dân xuống đường chống xâm lăng và
những kẻ bán nước
Dưới Chủ đề PHÁT HIỆN VÀ VIỄN TƯỢNG BẠO ĐỘNG CỦA QUẦN
CHÚNG NỔI DẬY từ ngày 17.10.2013 đến nay, chúng tôi đã viết 22 Bài QUAN ĐIỂM
trong xác tín rằng dân tộc phải NỔI DẬY dù với BẠO
ĐỘNG để dứt bỏ cái cơ chế CSVN này thì
Xã hội mới có thể được thăng tiến và đất nước mới có thể phát triển về kinh tế.
Khi viết về NỔI DẬY, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng quần chúng phải sửa soạn sẵn
sàng cái sức mạnh khả dĩ TỰ VỆ vì biết rằng CSVN vốn theo truyền thống vô nhân
đạo sẽ đưa võ lực ra để đàn áp người dân vốn hiền hòa và có quyền đứng lên đòi
quyền sống chính đáng của mình.
Bắt đầu từ tuần này, khi thấy Lãnh thổ Việt Nam từ Bắc
chí Nam đang bị Tầu xâm lăng tiệm tiến như vết dầu loang, chúng tôi lấy Chủ đề
TỰ VỆ VÀ HÀNH ĐỘNG THEO BỔN PHẬN ĐUỔI XÂM LĂNG. Xin quý độc giả đọc bài Mở Đầu
cho Chủ đề đăng kèm dưới đây, trong đó chúng tôi đã cắt nghĩa những lý do để
phải chọn Chủ đề này một cách cấp bách. Chúng tôi đã kết luận Bài Mở đầu cho
Chủ đề với câu: “Quyền TỰ VỆ là quyền tự nhiên của tất cả mọi sinh vật.
Quyền KHÁNG CHIẾN chống ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ là BỔN PHẬN mà Tổ Tiên trao
phó cho con cháu trong suốt chiều dài Lịch sử.“
“Quyền TỰ VỆ
là quyền tự nhiên
của tất cả
mọi sinh vật.”
Dù Dân Tộc chỉ NỔI DẬY đòi quyền sống
tối thiểu chính đáng của mình, nghĩa là dành lại quyền tự do làm ăn để nuôi
sống thân xác, thì đảng cướp CSVN sẽ dùng võ lực đàn áp để bảo vệ quyền độc tài
“chủ đạo“ cướp bóc tài sản của dân và những nguồn lợi của Quốc gia cho túi riêng
mình. Khi Dân tộc theo lời dậy của Tiền
nhân mà KHÁNG CHIẾN chống ngoại xâm theo BỔN PHẬN được trao phó, thì CSVN cũng sẽ dùng võ lực để đàn áp vì quan
thầy Tầu đang bảo vệ cho đảng cướp CSVN này cái dã tâm phản bội Tổ Tiên trong
việc bán nước cho Chệt. Vì vậy trong cả hai trường hợp NỔI DẬY đòi quyền sống
hay đứng lên KHÁNG CHIẾN bảo toàn đất Tổ, phải sửa soạn sẵn một sức mạnh khả
thể để khi cần, Dân Tộc cương quyết TỰ VỆ cho chính mình. Đây là quyền tự nhiên
của mọi sinh vật, huống chi chúng ta là con người.
“Quyền KHÁNG
CHIẾN chống ngoại xâm
là BỔN PHẬN
mà Tổ Tiên trao phó “
Việc chống lại bất cứ xâm lăng nào từ
ngoại lai để bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải, là TRÁCH NHIỆM của nhà cầm quyền cai
trị Quốc gia. Người dân đã đóng thuế để nhà nước tổ chức quân đội trong trách
nhiệm tối thượng ấy. Nhưng nhà nước CSVN không những đã không thi hành TRÁCH
NHIỆM do dân chúng đóng thuế ủy thác, mà còn chính mình tích cực bán nước cho
Tầu:
* Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã công
khai ký Công hàm bán biển Việt Nam cho Tầu để mất những vùng biển thiết cần cho
đời sống ngư dân và mất những quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
* Lê Khả Phiêu đã vì tiền bạc và gái mà nhượng những khu
biên giới cho Tầu
* Cả đảng CSVN ngày nay đã vì tiền bạc, vì
quyền hành mà mở của biên giới và cho những nhượng địa, những dự án để người
Tầu tự do sang Việt Nam lập những làng mạc, những khu thương mại riêng, nghĩa
là cho Tầu làm cuộc xâm lăng như những vết dầu loang trên toàn lãnh thổ.
* Cũng vì hối lộ và tham giữ quyền hành mà
đảng CSVN để tự do cho Tầu mang hàng hóa tràn ngập sang Việt Nam để không những
giết chết Kinh tế quốc dân mà còn gây bệnh tật cho những thế hệ tương lai do
những hàng độc hại của Tầu.
Vì nhà cầm quyền CSVN không những không thi hành TRÁCH
NHIỆM bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải, mà còn phạm tội bán nước Trời không tha
Dất không dung, nên Dân Tộc phải đứng lên làm KHÁNG CHIẾN thi hành BỔN PHẬN do
Tiền nhân trao phó trong suốt chiều dài Lịch sử.
Nếu đảng CSVN dùng võ lực để đàn áp Dân Tộc làm KHÁNG
CHIẾN theo BỔN PHẬN do Tổ Tiên trao phó, thì cái đảng này không còn phải là
người Việt Nam nữa. Đó là cái đảng nhục nhã bỉ ổi, phản bội Dân Tộc và Tổ Tiên.
Dân Tộc không những hoàn toàn có quyền TỰ VỆ trước những đàn áp, mà còn phải đi
tới việc tận diệt cái đảng bỉ ổi phản bội này vậy.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.03.2014. Cập nhật 05.06.2014
Web: http://VietTUDAN.net
NGUYỄN TRỌNG VĨNH * PHẢI KIỆN TRUNG QUỐC
Đã đến lúc phải kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế
Nguyễn Trọng Vĩnh
Từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan xâm lấn vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta, Bộ Ngoại giao nước ta có
công hàm phản đối, nhân dân ta ở nhiều nơi đã tự phát đứng lên biểu tình
hòa bình phản đối.
Trừ vụ Bình Dương, do kế hoạch định trước của nước
ngoài và sự án binh bất động của chính quyền và công an Bình Dương nên
mới xảy ra bạo lực đập phá, Quốc hội ta ra tuyên bố phản đối đòi Trung
Quốc rút giàn khoan xâm phạm chủ quyền nước ta. Thủ tướng tố cáo Trung
Quốc trong Hội nghị VEF. Trên biển, tàu Cảnh sát biển của chúng ta bị
tàu Trung Quốc khiêu khích nhiều lần, phun vòi rồng, đâm thủng tàu, cho
máy bay bay thấp hù dọa... Tàu của ta vẫn bình tĩnh cố tránh không mắc
bẫy của Trung Quốc để giữ môi trường hòa bình. Chúng ta đấu tranh hòa
bình nhưng Trung Quốc càng hung hăng, càng bịa đặt vu khống đổ lỗi cho
ta.
Ngoài việc huy động hơn
100 tàu các loại kể cả tàu chiến bảo vệ giàn khoan 981 DH, gần đây Trung
Quốc đã điều động cả máy bay cảnh giới Y 8, máy bay ném bom H6, máy bay
chiến đấu TH7 ra để diễu võ dương oai. Ngày 4 tháng 6, Đài Truyền hình
Trung ương Trung Quốc đưa hình ảnh biên đội tàu đổ bộ của hạm đội Nam
Hải tiến hành huấn luyện tác chiến hiệp đồng giữa tàu đổ bộ, máy bay
trực thăng và tàu đổ bộ đệm khí ở cùng biển Nam Hải (Biển Đông). Những
hoạt động trên lộ rõ ý đồ những bước tiếp sau của chính quyền bành trước
Đại Hán.
Nguy hiểm lắm rồi. Chúng ta đã làm
hết cách, chỉ còn cách kiện Trung Quốc. Yêu cầu Chính phủ đừng do dự
nữa, hãy kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế. Mặc Trung Quốc tuyên bố
không tham dự và không chấp hành phán quyết của Tòa và hăm họa ta, ta
phải kiên quyết thực hiện, không còn thời cơ nào khác. Ta có chính
nghĩa, có đầy đủ chứng cứ, tư liệu, ta được thế giới ủng hộ, ta sẽ thắng
Trung Quốc về chính trị. Có thế mới chặn được bước tiến xâm lược của
họ. Đồng thời ta cũng phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó với tình huống xấu
nhất. Nếu nhà cầm quyền Trung Quốc đẩy ta đến bước đường cùng, liều lĩnh
hung dữ nổ súng đánh ta, thì bắt buộc ta phải đánh trả với điều kiện
của ta, ta vỡ đầu thì họ cũng không tránh khỏi mẻ trán. Nhân dân Việt
Nam quyết không khuất phục./.
N.T.V.
SƠN TRUNG * BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG III
BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG III
SƠN TRUNG
Ngày 2-5-2014, dàn khoan Trung cộng xâm phạm hải phận Việt Nam, nhân dân Viêt Nam quốc nội và hải ngoại đã đứng lên tranh đấu đòi Trung cộng rút dàn khoan ra khỏi hải phận Việt Nam.
Nguyễn Lễ đài BBC trong bài Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan đăng ngày 29 tháng 5, 2014 đã nói về âm mưu của Trung cộng là muốn quyết tâm khẳng định với thế giới rằng vùng biển xung quanh đó thuộc chủ quyền của họ.[1]
Tuy nhiên đoạn đầu bài trên, ông đặt ra vấn đề:
"Các đợt xuống đường của người dân Việt Nam có thổi bay cái giàn khoan của Trung Quốc khỏi Biển Đông?" Hỏi như thế rồi ông tự trả lời :"Câu trả lời, nhiều khả năng, là ‘Không".[1]
Ai cũng biết Trung cộng ỷ mạnh làm càn, bất chấp đạo lý loài người, bất
chấp pháp luật quốc tế. Lý luận và hành động của Trung cộng là lý luận
và hành động của kẻ mạnh như trong truyện của La Fontaine Chó sói và Cừu
non. Kết cuộc kẻ mạnh sẽ ra tay tàn sát kẻ yếu, kẻ yếu một là chịu
chết, hai là phải chống lại.
Biểu tình là sự kiện phải có để chống đối bằng đường lối ôn hòa, và thể hiện ý chí chống xâm lược. Nó có tác dụng lớn cho cuộc đấu tranh chính trị và quân sự chứ không phải vô ich như ai đó đã tưởng. Nó rất quan trọng cho nên bọn Việt Cộng cấm biểu tình, bọn Trung cộng cũng bắt Việt Cộng phải cấm biểu tình [2] và phải trừng phạt nặng người biểu tình [3].
Cộng sản vỗ ngực xưng là duy vật nhưng thực tế họ rất duy tâm. Họ sợ báo chí, sợ biểu tình vì những cái này sẽ nâng cao tinh thần tranh đấu của nhân dân, từ tinh thần bất khuất, ý thức độc lập, dân chủ sẽ đưa đến việc tiêu diệt Trungcộng xâm lược và Việt cộng bán nước. Vì vậy, họ cấm ngặt báo chí, âm nhạc, bắt giam những blogger tranh đấu.
Tinh thần tranh đấu lên cao khi số người biểu tình càng đông. Vì vậy mà bọn Việt cộng đã toa rập với Trung Cộng bày ra trò đập phá các cơ sở kinh doanh ngoại quốc để lấy cớ vu cáo nhân dân yêu nước vào tội cướp phá rồi từ đó triệt hạ biểu tình. Như vậy, biểu tình không làm bay trực tiếp dàn khoan nhưng làm cho Trung cộng và Việt cộng lo lắng.
Vận động biểu tình và tham dự biểu tình là mồ hôi, nước mắt, tù đày chứ không phải chuyện chơi. Xin ai đừng coi thường mồ hôi, nước mắt của nhân dân ta, nhất là nhân dân quốc nội ở trong vòng khủng bố và đàn áp của cộng sản trong cuộc tranh đấu cho độc lập, tự do và dân chủ.
Nghe tin đồn Trung Cộng đang gấp rút làm thêm dàn khoa 982 và có lẽ làm thêm dàn khoan 983. Tương lai Trung Cộng làm thêm năm mười dàn khoa là chiếm hết biển đông. Dàn khoa Trung cộng đang hướng về hải phận gần Hà Nội. Tương lai thấy rõ là Trung cộng sẽ đóng đô lâu dài. Việt cộng tính sao? Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố Việt nam sẽ cúi đầu nằm im. Con chó ngoan sẽ không cắn lại chủ nhà. Nói như vậy thì ngay cả khi Trung cộng bắn vào chúng, chúng vẫn ôm 16 chữ vàng mà chết? Và nói như vậy nghĩa là chúng đầu hàng?
Tại Đối thoại Shangri-La ( Singapore), ngày 31-5 và 1-6-2014 Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố: “Điều chúng ta cần là giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Đừng ai động vào hai giá trị thiêng liêng ấy của chúng ta”, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng đã phát biểu như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo quốc nội Tuổi Trẻ khi vừa trở về từ Đối thoại Shangri - La (Singapore).[4]
Giữ độc lập, tự chủ nhưng khi giặc nó phạm nền độc lập tự chủ của Việt Nam, phá hoại ổn định phát triển của Việt nam thì làm sao? Nó tiến tới mà ta quỳ lạy thì làm sao giữ vững độc lập? Khi nó bắn cho tan tác, Việt Cộng có dám bắn trả không? Nếu bắn trả thì làm sao đồng thời giữ hòa bình? Nếu chờ nó bắn thì mới bỏ chạy hay bắn trả thì muộn rồi vì quân lính chết hết cả thì tính sao? Đó là lý luận Mác Lenin của trường đảng dạy các ông tướng và cán bộ cao cấp ư ?
Trên một tờ báo điện tử nọ, một người viết: Ta chủ trương ba không, nhưng rồi ta có thể linh động liên minh với Mỹ và ASEAN.
Đã ba không trong đó có không liên minh thì sao lại liên minh với Mỹ và ASEAN? Đó là kiểu nói xuôi ngược, tròng tréo của Việt Cộng. Nhưng xin hỏi ông rằng ông có phải là Việt Cộng không mà xưng " ta " ? và ông có phải là Việt Cộng chúa sao mà có quyền khi thì ba không, khi thì liên minh ?
Cũng trong bản tin trên, Nguyễn Chí Vịnh lần đầu tiên ca tụng Phùng Quang Thanh hết mình. Đó cũng là phát súng ân huệ vì Phùng Quang Thanh đang gặp tai nạn do vụ tiền Quân Đội [5].Vụ này thực hư ra sao, hoặc ông có vơ vét, hoặc bị sập bẫy? E ông Thanh phải ra đi nhường chức bộ trưởng quốc phòng cho Nguyễn Chí Vịnh. Nguyễn Chí Vịnh vui là phải, tỏ lòng tôn kính vào giờ chót là phải! Nhưng Phùng Quang Thanh cũng nên mừng, vì chỉ mất chức mà không bị thượng mã phong hay đột quỵ rồi đi luôn như Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh là phúc bảy mươi đời!
Trong trường hợp Trung Cộng xâm chiếm lâu dài, bọn Việt cộng chỉ đứng trong bờ chửi đổng rồi thôi. Hoặc có hội nghị quốc tế nào thì chia nhau, thằng thì lên gân chống Trung cộng, thằng thì ca tụng 16 chữ vàng và bốn tốt. Thế là không mất lòng Trung cộng mà cũng không sợ thế giới cười chê bán nước và hèn nhát. Ngô Việt (Dân Làm Báo) đã vạch trần âm mưu xảo trá của bè lũ cộng sản trong bài Thủ Tướng múa sư tử - Đại Tướng múa rồng đăng 6-05-2014
Có người cho rằng nội bộ của CSVN chưa nhất trí được trong việc giải quyết giàn khoan HD 981. Chúng tôi lại nghĩ khác, có thể họ đã phân công nhau: Thủ tướng múa sư tử - xù bờm, nhe nanh vuốt nhác đối phương. Đại tướng múa rồng - vẩy đuôi, uốn éo thân mình tỏ ý nịnh bợ chào đón bạn láng giềng. Có múa gì thì biển đảo vẫn là của Trung Nam Hải. Càng múa thì giàn Khoan HD 981 càng tiến sát vào bờ biển Việt Nam.[6]
Tình trạng bi đát đến nỗi thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh phải lên tiếng cảnh tỉnh khi nghe những luận điệu hèn nhát, ngu ngốc của ông Thanh tại Singapore:
- Lẽ ra phải phản đối Trung Quốc mạnh mẽ và đòi họ rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng biển nước ta thì ông lại nói miên man về tình hình thế giới và lặp đi lặp lại nhiều lần về xây dựng lòng tin.
-Ông Thanh lại ví giữa các nước láng giềng còn tồn tại tranh chấp về biên giới hoặc va chạm là không tránh khỏi (là bình thường) với mâu thuẫn trong mỗi gia đình. Những mâu thuẫn trong gia đình mà người khỏe nhất vác dao chém người anh, em yếu hơn để tranh giành tài sản thì lại là chuyện không bình thường.
- Tệ hại hơn nữa là ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp. Lẽ nào ông Thanh quên: năm 1979, “nước bạn Trung Quốc” huy động 60 vạn quân sang giết hại nhân dân và tàn phá triệt để các tỉnh biên giới của chúng ta; năm 1988, “nước bạn Trung Quốc” đã chiếm bãi đá Gacma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, giết hại 64 cán bộ và chiến sĩ ta. Bao nhiêu năm nay “nước bạn Trung Quốc” liên tục gây tội ác với ta ở Biển Đông, thường xuyên phái thương lái sang phá hoại kinh tế nước ta: đặt mua dừa non rồi mua lá điều với giá cao, mua rễ hồ tiêu, mầm thảo quả, mua đỉa, mua ốc bươu vàng, v.v. [7]
Trong chiến tranh, bọn trung ương đảng, bọn tướng tá ở rất xa trận địa, bọn chúng đưa trẻ con, đàn bà đỡ đạn. Ông tướng, ông đảng nào cũng thế chứ không phải riêng Võ Nguyên Giáp . Xin công bằng đừng kết tội ông ta mà tội nghiệp! Nay cũng thế. Chúng bắt sư sãi ra Hoàng sa, Trường sa, bắt ngư dân bảo vệ biển, còn bọn tướng tá, binh sĩ chính quy thì ở xa, ở trên bờ an hưởng thanh bình. Vũ Đông Hà ( Dân Làm Báo) chỉ trích sự hèn nhát, trốn tránh trách nhiệm của cộng đảng :Các quan chức và truyền thông lề đảng đang cùng hợp xướng, tung ra chiến dịch tuyên truyền và tạo dựng hình ảnh ngư dân bám biển, bảo vệ lãnh hải, góp phần bảo vệ tổ quốc. Họ đang ngồi mát ăn bát vàng và đưa dân vào chỗ chết. Đây là một hành động vô trách nhiệm và ác độc của nhà nước và đảng CSVN. Tính mạng của ngư dân, những nạn nhân trực tiếp và lãnh nhiều tai họa nhất trong việc Tàu cộng xâm lược biển Đông, đã được dùng cho chính sách tuyên truyền của tập đoàn bán nước mang mặt nạ yêu nước.[8]
Một cây bút của Dân Làm Báo mia mai hành động của Việt cộng về việc để dân bị tàu Trung Cộng đâm mà các bậc anh hùng Cộng đảng thản nhiên đứng nhìn. Họ tưởng tượng một cuộc đối thoại với Nguyễn Chí Vịnh:
CTV Danlambao: Thế thì hải quân Việt Nam ta ở đâu?
Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta đã có tàu kiểm ngư. Tuy nhiên kiểm ngư ta chủ yếu tuyên truyền cho bạn chúng ta sợ, còn những trường hợp ngư dân xảy ra thì chúng ta đứng thật xa để để theo dõi và hỗ trợ tinh thần chứ chúng ta không phải theo để bảo vệ tàu cá. Bám biển để bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ của ngư dân, của những người làm chủ đất nước, đảng và nhà nước ta, đặc biệt là Hải quân anh hùng của ta chỉ làm nhiệm vụ đứng xa quản lý."[9]
Quốc Phương đài BBC Việt ngữ, trong bài "Ai sẽ hòa giải vụ giàn khoan 981?",cập nhật: 16:27 GMT - thứ sáu, 30 tháng 5, 2014, đã thuật ý kiến của Giáo sư Jorg Thomas Engelbert, từ Đại học Hamburg của Cộng hòa Liên bang Đức, nhà nghiên cứu châu Á và Việt Nam học, cho rằng có thể có một khả năng hai bên Việt - Trung sẽ 'hạ nhiệt' và khi đó, có thể sẽ cần đến một nhà trung gian, mà người 'hòa giải lý tưởng' có thể là Asean.[10]
Khi nói đến hòa giải là nói đến mâu thuẫn giữa hai người, như vợ chồng anh em, xóm giềng. Khi có mâu thuẫn lớn giữa các bên cũng có thể đi đến hòa giải. Muốn hòa giải phải có it nhất hai điều kiện, một là cả hai bên có thể tương nhượng, và có một vì trọng tài cao cả đứng ra giải quyết, như cha mẹ, ông bà, trưởng tộc, trưởng thôn, quan huyện, tòa án. Nay Trung Cộng muốn chiếm Việt Nam, nếu Việt Nam đầu hàng thì không phải là hòa giải, còn Việt nam cương quyết bảo vệ lãnh thổ tất nhiên sẽ có cuộc chiến tranh phân định hơn thua, chứ không cần hòa giải. Người đứng ra hòa giải phải có sức mạnh trên cả hai phe. Ai mạnh hơn Mỹ và Trung cộng? ASEAN cũng là nạn nhân không thể là trọng tài hòa giải như giáo sư Jorg Thomas Engelbert nhận định. Không ngờ có một giáo sư Tây lừng danh quốc tế lại ngớ ngẩn như vậy!
Biểu tình là sự kiện phải có để chống đối bằng đường lối ôn hòa, và thể hiện ý chí chống xâm lược. Nó có tác dụng lớn cho cuộc đấu tranh chính trị và quân sự chứ không phải vô ich như ai đó đã tưởng. Nó rất quan trọng cho nên bọn Việt Cộng cấm biểu tình, bọn Trung cộng cũng bắt Việt Cộng phải cấm biểu tình [2] và phải trừng phạt nặng người biểu tình [3].
Cộng sản vỗ ngực xưng là duy vật nhưng thực tế họ rất duy tâm. Họ sợ báo chí, sợ biểu tình vì những cái này sẽ nâng cao tinh thần tranh đấu của nhân dân, từ tinh thần bất khuất, ý thức độc lập, dân chủ sẽ đưa đến việc tiêu diệt Trungcộng xâm lược và Việt cộng bán nước. Vì vậy, họ cấm ngặt báo chí, âm nhạc, bắt giam những blogger tranh đấu.
Tinh thần tranh đấu lên cao khi số người biểu tình càng đông. Vì vậy mà bọn Việt cộng đã toa rập với Trung Cộng bày ra trò đập phá các cơ sở kinh doanh ngoại quốc để lấy cớ vu cáo nhân dân yêu nước vào tội cướp phá rồi từ đó triệt hạ biểu tình. Như vậy, biểu tình không làm bay trực tiếp dàn khoan nhưng làm cho Trung cộng và Việt cộng lo lắng.
Vận động biểu tình và tham dự biểu tình là mồ hôi, nước mắt, tù đày chứ không phải chuyện chơi. Xin ai đừng coi thường mồ hôi, nước mắt của nhân dân ta, nhất là nhân dân quốc nội ở trong vòng khủng bố và đàn áp của cộng sản trong cuộc tranh đấu cho độc lập, tự do và dân chủ.
Nghe tin đồn Trung Cộng đang gấp rút làm thêm dàn khoa 982 và có lẽ làm thêm dàn khoan 983. Tương lai Trung Cộng làm thêm năm mười dàn khoa là chiếm hết biển đông. Dàn khoa Trung cộng đang hướng về hải phận gần Hà Nội. Tương lai thấy rõ là Trung cộng sẽ đóng đô lâu dài. Việt cộng tính sao? Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố Việt nam sẽ cúi đầu nằm im. Con chó ngoan sẽ không cắn lại chủ nhà. Nói như vậy thì ngay cả khi Trung cộng bắn vào chúng, chúng vẫn ôm 16 chữ vàng mà chết? Và nói như vậy nghĩa là chúng đầu hàng?
Tại Đối thoại Shangri-La ( Singapore), ngày 31-5 và 1-6-2014 Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố: “Điều chúng ta cần là giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Đừng ai động vào hai giá trị thiêng liêng ấy của chúng ta”, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng đã phát biểu như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo quốc nội Tuổi Trẻ khi vừa trở về từ Đối thoại Shangri - La (Singapore).[4]
Giữ độc lập, tự chủ nhưng khi giặc nó phạm nền độc lập tự chủ của Việt Nam, phá hoại ổn định phát triển của Việt nam thì làm sao? Nó tiến tới mà ta quỳ lạy thì làm sao giữ vững độc lập? Khi nó bắn cho tan tác, Việt Cộng có dám bắn trả không? Nếu bắn trả thì làm sao đồng thời giữ hòa bình? Nếu chờ nó bắn thì mới bỏ chạy hay bắn trả thì muộn rồi vì quân lính chết hết cả thì tính sao? Đó là lý luận Mác Lenin của trường đảng dạy các ông tướng và cán bộ cao cấp ư ?
Trên một tờ báo điện tử nọ, một người viết: Ta chủ trương ba không, nhưng rồi ta có thể linh động liên minh với Mỹ và ASEAN.
Đã ba không trong đó có không liên minh thì sao lại liên minh với Mỹ và ASEAN? Đó là kiểu nói xuôi ngược, tròng tréo của Việt Cộng. Nhưng xin hỏi ông rằng ông có phải là Việt Cộng không mà xưng " ta " ? và ông có phải là Việt Cộng chúa sao mà có quyền khi thì ba không, khi thì liên minh ?
Cũng trong bản tin trên, Nguyễn Chí Vịnh lần đầu tiên ca tụng Phùng Quang Thanh hết mình. Đó cũng là phát súng ân huệ vì Phùng Quang Thanh đang gặp tai nạn do vụ tiền Quân Đội [5].Vụ này thực hư ra sao, hoặc ông có vơ vét, hoặc bị sập bẫy? E ông Thanh phải ra đi nhường chức bộ trưởng quốc phòng cho Nguyễn Chí Vịnh. Nguyễn Chí Vịnh vui là phải, tỏ lòng tôn kính vào giờ chót là phải! Nhưng Phùng Quang Thanh cũng nên mừng, vì chỉ mất chức mà không bị thượng mã phong hay đột quỵ rồi đi luôn như Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh là phúc bảy mươi đời!
Trong trường hợp Trung Cộng xâm chiếm lâu dài, bọn Việt cộng chỉ đứng trong bờ chửi đổng rồi thôi. Hoặc có hội nghị quốc tế nào thì chia nhau, thằng thì lên gân chống Trung cộng, thằng thì ca tụng 16 chữ vàng và bốn tốt. Thế là không mất lòng Trung cộng mà cũng không sợ thế giới cười chê bán nước và hèn nhát. Ngô Việt (Dân Làm Báo) đã vạch trần âm mưu xảo trá của bè lũ cộng sản trong bài Thủ Tướng múa sư tử - Đại Tướng múa rồng đăng 6-05-2014
Có người cho rằng nội bộ của CSVN chưa nhất trí được trong việc giải quyết giàn khoan HD 981. Chúng tôi lại nghĩ khác, có thể họ đã phân công nhau: Thủ tướng múa sư tử - xù bờm, nhe nanh vuốt nhác đối phương. Đại tướng múa rồng - vẩy đuôi, uốn éo thân mình tỏ ý nịnh bợ chào đón bạn láng giềng. Có múa gì thì biển đảo vẫn là của Trung Nam Hải. Càng múa thì giàn Khoan HD 981 càng tiến sát vào bờ biển Việt Nam.[6]
Tình trạng bi đát đến nỗi thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh phải lên tiếng cảnh tỉnh khi nghe những luận điệu hèn nhát, ngu ngốc của ông Thanh tại Singapore:
- Lẽ ra phải phản đối Trung Quốc mạnh mẽ và đòi họ rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng biển nước ta thì ông lại nói miên man về tình hình thế giới và lặp đi lặp lại nhiều lần về xây dựng lòng tin.
-Ông Thanh lại ví giữa các nước láng giềng còn tồn tại tranh chấp về biên giới hoặc va chạm là không tránh khỏi (là bình thường) với mâu thuẫn trong mỗi gia đình. Những mâu thuẫn trong gia đình mà người khỏe nhất vác dao chém người anh, em yếu hơn để tranh giành tài sản thì lại là chuyện không bình thường.
- Tệ hại hơn nữa là ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp. Lẽ nào ông Thanh quên: năm 1979, “nước bạn Trung Quốc” huy động 60 vạn quân sang giết hại nhân dân và tàn phá triệt để các tỉnh biên giới của chúng ta; năm 1988, “nước bạn Trung Quốc” đã chiếm bãi đá Gacma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, giết hại 64 cán bộ và chiến sĩ ta. Bao nhiêu năm nay “nước bạn Trung Quốc” liên tục gây tội ác với ta ở Biển Đông, thường xuyên phái thương lái sang phá hoại kinh tế nước ta: đặt mua dừa non rồi mua lá điều với giá cao, mua rễ hồ tiêu, mầm thảo quả, mua đỉa, mua ốc bươu vàng, v.v. [7]
Trong chiến tranh, bọn trung ương đảng, bọn tướng tá ở rất xa trận địa, bọn chúng đưa trẻ con, đàn bà đỡ đạn. Ông tướng, ông đảng nào cũng thế chứ không phải riêng Võ Nguyên Giáp . Xin công bằng đừng kết tội ông ta mà tội nghiệp! Nay cũng thế. Chúng bắt sư sãi ra Hoàng sa, Trường sa, bắt ngư dân bảo vệ biển, còn bọn tướng tá, binh sĩ chính quy thì ở xa, ở trên bờ an hưởng thanh bình. Vũ Đông Hà ( Dân Làm Báo) chỉ trích sự hèn nhát, trốn tránh trách nhiệm của cộng đảng :Các quan chức và truyền thông lề đảng đang cùng hợp xướng, tung ra chiến dịch tuyên truyền và tạo dựng hình ảnh ngư dân bám biển, bảo vệ lãnh hải, góp phần bảo vệ tổ quốc. Họ đang ngồi mát ăn bát vàng và đưa dân vào chỗ chết. Đây là một hành động vô trách nhiệm và ác độc của nhà nước và đảng CSVN. Tính mạng của ngư dân, những nạn nhân trực tiếp và lãnh nhiều tai họa nhất trong việc Tàu cộng xâm lược biển Đông, đã được dùng cho chính sách tuyên truyền của tập đoàn bán nước mang mặt nạ yêu nước.[8]
Một cây bút của Dân Làm Báo mia mai hành động của Việt cộng về việc để dân bị tàu Trung Cộng đâm mà các bậc anh hùng Cộng đảng thản nhiên đứng nhìn. Họ tưởng tượng một cuộc đối thoại với Nguyễn Chí Vịnh:
CTV Danlambao: Thế thì hải quân Việt Nam ta ở đâu?
Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta đã có tàu kiểm ngư. Tuy nhiên kiểm ngư ta chủ yếu tuyên truyền cho bạn chúng ta sợ, còn những trường hợp ngư dân xảy ra thì chúng ta đứng thật xa để để theo dõi và hỗ trợ tinh thần chứ chúng ta không phải theo để bảo vệ tàu cá. Bám biển để bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ của ngư dân, của những người làm chủ đất nước, đảng và nhà nước ta, đặc biệt là Hải quân anh hùng của ta chỉ làm nhiệm vụ đứng xa quản lý."[9]
Quốc Phương đài BBC Việt ngữ, trong bài "Ai sẽ hòa giải vụ giàn khoan 981?",cập nhật: 16:27 GMT - thứ sáu, 30 tháng 5, 2014, đã thuật ý kiến của Giáo sư Jorg Thomas Engelbert, từ Đại học Hamburg của Cộng hòa Liên bang Đức, nhà nghiên cứu châu Á và Việt Nam học, cho rằng có thể có một khả năng hai bên Việt - Trung sẽ 'hạ nhiệt' và khi đó, có thể sẽ cần đến một nhà trung gian, mà người 'hòa giải lý tưởng' có thể là Asean.[10]
Khi nói đến hòa giải là nói đến mâu thuẫn giữa hai người, như vợ chồng anh em, xóm giềng. Khi có mâu thuẫn lớn giữa các bên cũng có thể đi đến hòa giải. Muốn hòa giải phải có it nhất hai điều kiện, một là cả hai bên có thể tương nhượng, và có một vì trọng tài cao cả đứng ra giải quyết, như cha mẹ, ông bà, trưởng tộc, trưởng thôn, quan huyện, tòa án. Nay Trung Cộng muốn chiếm Việt Nam, nếu Việt Nam đầu hàng thì không phải là hòa giải, còn Việt nam cương quyết bảo vệ lãnh thổ tất nhiên sẽ có cuộc chiến tranh phân định hơn thua, chứ không cần hòa giải. Người đứng ra hòa giải phải có sức mạnh trên cả hai phe. Ai mạnh hơn Mỹ và Trung cộng? ASEAN cũng là nạn nhân không thể là trọng tài hòa giải như giáo sư Jorg Thomas Engelbert nhận định. Không ngờ có một giáo sư Tây lừng danh quốc tế lại ngớ ngẩn như vậy!
Hơn nữa, vấn đề Biển Đông rất lớn, là mâu thuẫn giữa hai đại cường quốc Trung Cộng và Hoa Kỳ, hai bên không đời nào hòa giải, và không ai đủ sức khuyên bảo hai phe này ngưng tranh chấp, trừ ra Mỹ phải lùi bước, còn không cuộc sống mái nhất định sẽ xảy ra. Như vậy vấn đề hòa giải là vô nghĩa. Việt cộng đầu hàng thì không phải là hòa giải, Mỹ tương nhượng cũng là một hinh thức đầu hàng vì Trung Cộng sẽ thừa thắng xông lên tiêu diệt chú SAM. Chú Sam cũng biết vậy cho nên sẽ liều chết tranh đấu một phen để xem mèo nào cắn mỉu nào!
Trong tháng 5-2014, phái đoàn Việt Nam sang Mỹ xin Mỹ tăng cường ủng hộ cuộc chống Trung Cộng. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình trong cuộc họp báo ngày 5/6 nói Việt Nam hy vọng Hoa Kỳ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn cũng như có thêm hành động thực tế hơn nữa góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong vùng theo đúng luật lệ quốc tế.[11]
Sao vẫn chơi trò gian xảo nhiều lần như vậy? Tại hội nghị Shangri - La (Singapore), Mỹ và Nhật tấn công Trung quốc thì Việt nam lại ca tụng Trung quốc . Khi hải quân Mỹ đưa lời ủng hộ, khi bộ ngoại giao Mỹ mời Phạm Bình Minh sang Mỹ, khi Mỹ ủng hộ việc kiện tụng thì Việt nam im lặng tất cả. Thái độ đó cho người ta thấy các ông quyết theo Trung Quốc, thế mà bây giờ yêu cầu Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn cũng như có thêm hành động giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền ư? Các ông gian xảo vừa vừa, thiên hạ biết tỏng tâm ý quỷ quyệt của các ông rồi. Việt Long đài RFA nhận định: Mỹ-Nhật đối đầu Trung Quốc, Việt Nam kiên quyết cầu hòa [12] Mưu kế thâm sâu là khi còn trong bụng, không ai biết. Một khi đã thi hành trước một vài người, nhất là đã bày ruột gan thối tha trước quốc tế thì mưu kế đó trở thành trò cười. Nhật biết vậy nên nay đã ngưng cung cấp tiền [13] và tàu bè cho Việt Cộng [14][15]
Việc kêu gọi Mỹ bào vệ hòa bình, yểm trợ cho các nước bảo vệ chủ quyền là hư, vì họ đã đầu hàng Trung Quốc rồi. Cái thực là TPP, là tiền. Nhưng Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Malinowski khẳng định quan hệ quân sự và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền. [16][17]
Nhưng tôn trọng nhân quyền, thực thi dân chủ thì không còn cộng sản, các ông sẽ mất chức vị, tiền bạc, thế lực. Hơn nữa các ông cũng sợ Trung quốc trừng phạt cho nên việc thay đổi thể chế chỉ có hy vọng 5% hay 10%. Dù nhóm cộng sản nào đó muốn thoát Hán nhưng khó được vì từ trung ương đến núi rừng, thôn quê đều có người và binh Trung Cộng cài sẵn. Họ cứ đu giây, phần chính là theo Trung Cộng nhưng đôi khi cũng vờ vịt thân Mỹ, Nhật để vòi tiền. Khi nào Mỹ đánh thắng Trung Cộng thì Việt Cộng nhảy ra vỗ ngực xưng anh hùng diệt Trung Cộng, giải phóng dân tộc. Trước họ giành độc quyền yêu nước, nay mai lại sẽ giành độc quyền yêu Mỹ. Nhưng không biết Việt Cộng có tồn tại đến lúc đó không ?
Vừa nói năng lươn lẹo tại Singapore, nay Việt cộng vẫn tiếp tục lừa bịp. Người Việtonline cho biết:
Việt Nam đang chuẩn bị một chiến lược dài hạn đối phó với Trung Quốc để Bắc Kinh từ bỏ những hành động xâm lăng tương tự trong tương lai.
Ðây là một số điều được ông Carl Thayer, một chuyên viên về Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, phân tích trong một bài viết trên tạp chí thời sự The Diplomat. Trong đó, ông tiết lộ Hà Nội từng đề nghị những cuộc họp tay ba gồm cả Mỹ, Nhật và Việt Nam hợp tác đối phó với Trung Quốc trên Biển Ðông.[18]
Ông Thayer dựa trên những trao đổi riêng tư với một số viên chức chính quyền và chuyên viên an ninh quốc phòng, viết rằng, “Việt Nam đang lập kế hoạch dài hạn để ngăn cản Trung Quốc đừng tái diễn những trò tương tự như đưa giàn khoan HD981 cắm ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa bất chấp sự chống đối quyết liệt của Việt Nam.”[18].
GS Thayer cũng đã lầm. Không lẽ ông không nghe lời tuyên bố thân thiện
Viêt Hoa của ông Vịnh và ông Thanh tại Đối thoai Shangri-La (
Singapore), ngày 31-5 và 1-6-2014? Lẽ nào ông không biết Việt Cộng dối
trá, gian xảo? Ông giáo sư quốc tế lừng danh ơi, ông bị bọn Việt Cộng
con nó bịp rồi! Ngoài miệng chúng nói thế để tỏ ra anh hùng, Không lẽ
chúng nói với ông là chúng sợ Trung Cộng lắm, chúng không dám làm anh
hùng mà xin làm nô lệ! Nếu chúng có kế sách gì thì chúng không bao giờ
hở môi cho ông hay đâu ! Những điều Việt Cộng tuyên bố, tiết lộ thường
là dối trá. Việt Nam chỉ phản đối lấy lệ, không dám đánh,
không dám kiện, không dám sang Mỹ họp mặt cùng ngoại trưởng Mỹ thì làm
gì mà có kế sách đối phó lâu dài với Trung cộng? Dàn khoan HD 981 sẽ ở
lại lâu dài và rồi sẽ có dàn khoan HD 982 , HD 983 kéo đến. Bọn Việt
cộng chỉ biểu diễn chống giặc bằng mồm mà thôi!
Một học giả Việt Nam than tiếc thông điệp Obama đến muộn [19]. Việt Nam
không là đồng minh của Mỹ. Hồ Chí Minh , Nguyễn Văn Linh đã bán Việt
nam cho Trung cộng. Tuy vậy, Mỹ vẫn bang giao với Việt Cộng. Nay Trung
cộng xâm chiếm hải phận Việt nam, người Mỹ đã tỏ ra nhanh chóng chìa
bàn tay cứu vớt nhưng Việt Cộng chỉ cần tiền mà không muốn chống lại
Trung Cộng. Việt Cộng theo Trung cộng hô hào chống diễn biến hòa bình
mặc dầu luôn đeo đuổi buôn bán cùng Mỹ. Dù Obama tuyên bố chống Trung
Cộng sớm thì Việt Cộng vẫn ôm chân đế quốc Trung cộng, cam phận miêu
khuyển ăn cơm thừa canh cặn. . Ông học giả tất thông minh, lẽ nào không
nhìn suốt lòng dạ gian manh của Việt cộng?
Và ở lâu trong cái chăn đầy rận của cộng sản, lẽ nào ông không hiểu Trung cộng? Mỹ phản ứng như thế là thích hợp, không sớm, không muộn vì từ lâu Mỹ đã tuyên bố chính sách xoay trục về châu Á. . Mỹ là nước văn minh, không cần thiết thì không dùng quân sư, hoặc chưa dùng quân sự, và hành động ngang ngược, vô văn hóa như Trung Cộng.
Còn Trung cộng có mục đich xâm chiếm thế giới. Mỹ có nói năng, phản ứng, chỉ trích gì dù sớm cũng chỉ vô ích. Cả bao thế kỷ tâm huyết đế quốc của Tần Thủy hoàng, Thành Cát Tư Hãn, Mao Trạch Đông, và bao tỷ tỷ đô la tăng cường binh bị, lẽ nào nghe Mỹ hù dọa mà họ buông tay? Con đường của đạo tặc là đánh, giết và cướp. Không ai có thể ngăn chận bọn cướp bằng lời nói. Phải dùng lực lượng quân sự mạnh hơn chúng thì mới trừ diêt được bọn cướp. Cái kết cuộc phải là một cuộc thế chiến long trời lở đất , có thể đưa đến tận diệt nhân loại, và nguyên nhân là chủ nghĩa đế quốc cộng sản.
Và ở lâu trong cái chăn đầy rận của cộng sản, lẽ nào ông không hiểu Trung cộng? Mỹ phản ứng như thế là thích hợp, không sớm, không muộn vì từ lâu Mỹ đã tuyên bố chính sách xoay trục về châu Á. . Mỹ là nước văn minh, không cần thiết thì không dùng quân sư, hoặc chưa dùng quân sự, và hành động ngang ngược, vô văn hóa như Trung Cộng.
Còn Trung cộng có mục đich xâm chiếm thế giới. Mỹ có nói năng, phản ứng, chỉ trích gì dù sớm cũng chỉ vô ích. Cả bao thế kỷ tâm huyết đế quốc của Tần Thủy hoàng, Thành Cát Tư Hãn, Mao Trạch Đông, và bao tỷ tỷ đô la tăng cường binh bị, lẽ nào nghe Mỹ hù dọa mà họ buông tay? Con đường của đạo tặc là đánh, giết và cướp. Không ai có thể ngăn chận bọn cướp bằng lời nói. Phải dùng lực lượng quân sự mạnh hơn chúng thì mới trừ diêt được bọn cướp. Cái kết cuộc phải là một cuộc thế chiến long trời lở đất , có thể đưa đến tận diệt nhân loại, và nguyên nhân là chủ nghĩa đế quốc cộng sản.
Bản chất lưu manh cho nên sắp tới Việt cộng cũng nới lỏng một vài điều như cho lập vài đảng dân chủ giả mạo như bố ông Cù Huy Hà Vũ đã thủ vai đảng trưởng đảng Dân Chủ cuội hồi còn mồ ma Hồ Chí Minh. Hoặc chúng sẽ thả vài trăm tù nhưng sẽ bắt lại vài trăm người khác! Hoặc chúng sẽ cho vài nhóm đi biểu tình để nói với thế giới là Việt Nam đã thực thi đa đảng, thả hết tù nhân, cho dân chúng tự do biểu tình để được vào TPP. Nhưng Việt cộng có qua mặt Mỹ được không? Có lừa đảo được nhân dân ta không.? Một khi nhân dân ta hiểu rõ mặt thật của cộng sản thì cộng sản sẽ chết không có đất chôn!
[1]. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/05/140526_china_calculations_analysis.shtml
[2].Trung Quốc lên giọng đòi Việt Nam dẹp biểu tình. Thứ bảy 17 Tháng Năm 2014. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140517-trung-quoc-len-giong-doi-viet-nam-dep-bieu-tinh
[3].Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam nghiêm trị biểu tình bạo động chống Trung Quốc. 7-6-2014. http://www.voatiengviet.com/content/bac-kinh-yeu-cau-viet-nam-nghiem-tri-bieu-tinh-bao-dong-chong-trung-quoc/1931153.html
[4]. http://www.biendong.net/binh-luan/1613-thng-tng-nguyn-chi-vnh-cn-gi-vng-c-lp-ch-quyn-lanh-th-ng-thi-gi-vng-moi-trn.html
[5].Tướng Phùng Quang Thanh chỉ đạo mang tiền quân đội gửi ngân hàng lấy lãi? http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/tuong-phung-quang-thanh-chi-ao-mang.html
[6]. Ngô Việt.Thủ Tướng múa sư tử - Đại Tướng múa rồng.
http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/thu-tuong-mua-su-tu-ai-tuong-mua-rong.html
[7]. NGUYỄN TRỌNG VĨNH * BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG HÈN
[8]. Vũ Đông Hà. Đảng đem ngư dân Việt Nam vào chỗ chết.
http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/em-ngu-dan-viet-nam-vao-cho-chet.html
[9].Nguyễn Chí Vịnh chém gió mát cả biển Đông. http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/06/nguyen-chi-vinh-chem-gio-mat-ca-bien-ong.html
[10]. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140530_who_mediate_981_conflict.shtml
[11]. Trà Mi. VOA. http://www.voatiengviet.com/content/vn-keu-goi-my-hanh-dong-hon-nua-giup-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong/1931045.html
[12].Việt-Long, RFA. Mỹ-Nhật đối đầu Trung Quốc, Việt Nam kiên quyết cầu hòa.
2014-06-05. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/shangri-la-burst-off-with-hagel-statement-06052014130751.html
[13]. Nhật ‘tạm ngưng giải ngân ODA’ cho Việt Nam vì vụ hối lộ
http://www.voatiengviet.com/content/nhat-ban-tam-ngung-giai-ngan-cho-vietnam-vi-vu-hoi-lo/1928275.html
[14]. Việt Nam có thể nhận tàu tuần duyên từ Nhật Bản vào năm sau. http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-co-the-nhan-tau-tuan-duyen-tu-nhat-ban-vao-nam-sau/1929326.html
Việt nam xin cấp tàu liền nhưng Nhật tìm kế hoãn binh. Trước đó, ông Abe đã nói trước quốc hội Nhật hôm 28/5 rằng Tokyo không thể cung cấp ngay tức thì các tàu tuần tra cho Việt Nam vì lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cũng đang gồng mình với các hoạt động giám sát.
[15].http://dantri.com.vn/the-gioi/thuong-tuong-nguyen-chi-vinh-nhat-se-giao-tau-tuan-tra-cho-vn-nam-toi-882184.htm
[16] Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay. 02.06.2014 .http://www.voatiengviet.com/content/my-noi-nhan-quyen-vietnam-nam-cao-trong-nghi-trinh-nam-nay/1927595.html
[17]. Trà Mi. VOA. http://www.voatiengviet.com/content/vn-keu-goi-my-hanh-dong-hon-nua-giup-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong/1931045.html
[18].Việt Nam tính chiến lược dài hạn đối phó với Trung Quốc
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=188922&zoneid=2#.U5OI-SjRrCY
[19].http://vietnamese.rfa.org/vietnamese/programs/obama-s-speech-on-scs-is-it-late-nn-05302014072932.html