Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 378. Show all posts
Monday, August 24, 2015
TRẦN HỒNG CHÂU * BIỂN
biển vẫn biển quê hương
nối dài muôn trùng sóng
hồ khoan vẫn bắc cầu vồng nhớ nhung
lửa tiếp sức vẫn từ lòng đất mẹ...
nhưng dưới sâu
sâu nữa
vạn hồn thuyền nhân
sớm đi tối về
vẫn oan khiên
ngập tràn biển đông!
nước biển có giải oan
trắng tinh hồn nhược tiểu?
nước biển có mặn chát
vạn niềm đau ?
nước biển có rửa sạch
ý thức hệ đen
đồ thán
chất ngất trời xanh ?
sóng vật vờ
sóng thành đỉnh Hy Mã
sóng thành vực A tỳ
thuyền lá tre vút lên lời nguyện cầu
đỏ thương đau
một hạt cát trong vô cùng sa mạc
một giọt nước trong vô cùng đại dương
đoàn hải khấu
ác điểu đen
bỗng đổ sập xuống một trời bóng tối
nữ tu, thôi hết nữ đồng trinh
nghĩa phu thê, thôi lời vĩnh biệt
em gái nhỏ, thôi nhé
dẫm nát một búp hồng non!
mắt loạn thị
đầu hoang tưởng
nhãn ngư, ngư nhãn
điệu hồ khoan, ơ hờ!
ta đã đi đến tận cùng của chịu đựng
đi! cho ta nắm bàn tay tuyệt diệu
cho ta vào lòng biển sâu
vào giấc ngủ vô thường...
dưới sâu vẫn vô vàn cánh bay
dằng dặc
dây xích oan khiên
về lòng đất
ai đây tiêp dẫn
chúng sinh hồn trầm lạc ?
Trần Hồng Châu
( Nhớ Đất Thương Trời )
TrÀn HÒng Châu
Biển đa tình
Nằm hôn bờ cát trắng
Áo kim nhũ
Áo kim cương
Âm bản xanh một cõi trống
Ngàn sao trời lật ngược
Niềm bâng khuâng phơn phớt vàng
Trái chín rơi từ trong lực
Mặt trời đúng ngọ
Đàn hải âu kia sao chỉ vui xuân một mình
Bỏ mặc ta bất động bên bờ vắng
Như một mỏm đá chơ vơ
Ngàn năm xưa cũ
Nỗi buồn hóa thạch
Mọc dầy đặc mấy lớp bì phu
Ta nhặt từng sợi rong biển
Tóc thề trong chất lỏng xanh
Ta nhặt từng sợi kỷ niệm
Bềnh bồng trong tiềm thức biển sâu
Quá khứ đến rồi đi
Luân hồi
Trên bạc đầu sóng vỗ
Tản mạn về chân trời
Mù khơi...
Nơi xa đó
Diện đối diện nửa vòng xích đạo
Có phải quê hương ta?
Bãi trước. Bãi sau
Ngôi nhà tranh xiêu vẹo
Em bé thiếu dinh dưỡng
Người mỏng như sợi chỉ bàn tay
Vẫn biển một khối liền
Vẫn một gầm trời chung
Vẫn một em mây hồng lãng đãng
Mây cho ta nhắn gửi
Lời về thăm cố lý
Nơi có từng giọt nước mắt rơi
Trên từng hòn đất xót xa
Nơi có những nụ cười héo hắt
Và chẳng hề có một mùa xuân!
Nỗi nhớ bắc cầu vồng đến tận chân trời
Từ bên này góc biển
Ta lặng im
Ngày này sang ngày khác
Sương rơi tóc biếc
Tuyết phủ sao trăng
Hồn chơi vơi bạc ố mấy thời gian
Đêm hoang mang đen mãi những bao giờ
Chẳng làm sao đem được quê hương trong hành lý
Người xưa từng thấy
Ta lặng im
Tâm sự buồn
Với con còng gió
Có quê hương là lỗ sâu trong cát
Với ngọn cỏ sa mạc
Không hề bị đứt rễ lưu đầy!
Ta sẽ đi tìm dấu chân người thi sĩ già
Có ngôi chùa cổ Hàng châu là không gian quy ẩn
Người thi sĩ gửi tro tàn theo sóng biển Đông
Về địa chỉ nơi chôn cuống nhau là Liên Bạt Hà Đông
Sóng hãy vỗ về
Mấy hồn người lạc lỏng
Mấy ván thuyền đau buốt
Trôi rạt về bến xưa
Môt mùa xuân nào đó
Ta sẽ là chàng lãng tử
Quỳ gối gôn
Chân trời xa nửa vòng xích đạo
Bãi trước. Bãi sau...
Biển đắng
Hãy mang ta đi trên thảm thần xanh!
Nằm hôn bờ cát trắng
Áo kim nhũ
Áo kim cương
Âm bản xanh một cõi trống
Ngàn sao trời lật ngược
Niềm bâng khuâng phơn phớt vàng
Trái chín rơi từ trong lực
Mặt trời đúng ngọ
Đàn hải âu kia sao chỉ vui xuân một mình
Bỏ mặc ta bất động bên bờ vắng
Như một mỏm đá chơ vơ
Ngàn năm xưa cũ
Nỗi buồn hóa thạch
Mọc dầy đặc mấy lớp bì phu
Ta nhặt từng sợi rong biển
Tóc thề trong chất lỏng xanh
Ta nhặt từng sợi kỷ niệm
Bềnh bồng trong tiềm thức biển sâu
Quá khứ đến rồi đi
Luân hồi
Trên bạc đầu sóng vỗ
Tản mạn về chân trời
Mù khơi...
Nơi xa đó
Diện đối diện nửa vòng xích đạo
Có phải quê hương ta?
Bãi trước. Bãi sau
Ngôi nhà tranh xiêu vẹo
Em bé thiếu dinh dưỡng
Người mỏng như sợi chỉ bàn tay
Vẫn biển một khối liền
Vẫn một gầm trời chung
Vẫn một em mây hồng lãng đãng
Mây cho ta nhắn gửi
Lời về thăm cố lý
Nơi có từng giọt nước mắt rơi
Trên từng hòn đất xót xa
Nơi có những nụ cười héo hắt
Và chẳng hề có một mùa xuân!
Nỗi nhớ bắc cầu vồng đến tận chân trời
Từ bên này góc biển
Ta lặng im
Ngày này sang ngày khác
Sương rơi tóc biếc
Tuyết phủ sao trăng
Hồn chơi vơi bạc ố mấy thời gian
Đêm hoang mang đen mãi những bao giờ
Chẳng làm sao đem được quê hương trong hành lý
Người xưa từng thấy
Ta lặng im
Tâm sự buồn
Với con còng gió
Có quê hương là lỗ sâu trong cát
Với ngọn cỏ sa mạc
Không hề bị đứt rễ lưu đầy!
Ta sẽ đi tìm dấu chân người thi sĩ già
Có ngôi chùa cổ Hàng châu là không gian quy ẩn
Người thi sĩ gửi tro tàn theo sóng biển Đông
Về địa chỉ nơi chôn cuống nhau là Liên Bạt Hà Đông
Sóng hãy vỗ về
Mấy hồn người lạc lỏng
Mấy ván thuyền đau buốt
Trôi rạt về bến xưa
Môt mùa xuân nào đó
Ta sẽ là chàng lãng tử
Quỳ gối gôn
Chân trời xa nửa vòng xích đạo
Bãi trước. Bãi sau...
Biển đắng
Hãy mang ta đi trên thảm thần xanh!
( NHỚ ĐẤT THƯƠNG TRỜI
RẰM THÁNG BẢY
Blog / Trong lòng Hà Nội
Tản mạn mùa Vu Lan
Ðường dẫn
06.09.2015
Ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, tức rằm tháng 7, trong đạo Phật có một
ngày lễ có tên gọi là lễ Vu Lan. Vào ngày này, các gia đình làm mâm cơm
cúng lễ tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, tỏ lòng trân trọng biết ơn những
đấng sinh thành. Những ai còn mẹ được cài lên áo bông hồng đỏ tượng
trưng cho sự biết ơn, tự hào. Với những người con mà mẹ đã khuất thì cài
bông hồng trắng thể hiện nỗi thương nhớ. Mùa Vu Lan ở Việt Nam năm nay
phổ biến hơn đối với giới trẻ và còn lan rộng đến nỗi đại sứ Mỹ tại Hà
Nội Ted Osius cũng đội mưa gió đưa mẹ lên chùa Quán Sứ làm lễ.
Nhìn những màu hoa trắng đỏ rực khắp các trang mạng xã hội, hay báo điện
tử, tôi bỗng chợt nghĩ về những người mẹ đã mất con, những người mẹ
Việt Nam anh hùng. Khi mà người người nô nức khấn vái cầu mong bình an
cho mẹ mình, lại có những người mẹ đang ngày ngày lặng lẽ thắp hương
trên bàn thờ của con qua tháng năm. Mà có lẽ, không có một đất nước nào
như đất nước tôi, có quá nhiều những người mẹ âm thầm nuôi con lớn khôn
trong bom đạn, lặng lẽ chờ chồng, mòn mỏi chờ con, để rồi “Ba lần tiễn
con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ…” Và chắc có lẽ cũng không có đất nước
nào như đất nước tôi, dọc cả Tổ quốc có hàng trăm những bức tượng tôn
vinh các mẹ, nhưng đồng thời cũng có vô vàn những câu chuyện vừa khôi
hài vừa đau thương về họ. Có người mẹ ở Vĩnh Phúc, cả đời loay hoay giấy
tờ chứng minh có con trai là chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường từ
30 năm trước, chạy ngược chạy xuôi đến sau khi qua đời mới được truy
tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và hưởng trợ cấp 42 triệu đồng
tiền thờ cúng. Vụ tranh chấp, phân chia số tiền này giữa các thân nhân
lùng bùng đến nỗi lên các trang báo trong nước.
Những vụ kiện giữa chú cháu, con gái, con dâu cho đến giờ vẫn chưa đến
hồi kết. Các bài báo không đề cập đến tên tuổi của người mẹ anh hùng
này, và người đọc có lẽ cũng chẳng màng đến. Tìm hiểu thêm, với danh
hiệu này, chính sách trợ cấp là cực kỳ ít với mức 1.105.000 đồng/ tháng,
ngoài ra còn bao gồm các chế độ khác như bảo hiểm y tế và trợ cấp mai
táng sau khi qua đời theo chính sách của bộ. Cũng mới gần đây, việc trao
tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” còn được đem ra xem xét lại
với các trường hợp là mẹ hoặc vợ liệt sỹ nhưng đã…tái giá.
Đọc những thông tin lùm xùm đó, tôi bỗng thấy hạnh phúc của những người
mẹ Việt Nam sao mong manh đến thế. Một người mẹ bình thường đã phải nhọc
nhằn cả phần lớn cuộc đời vì chồng vì con, dẫu vậy vẫn có những khoảng
thời gian vui vẻ viên mãn với mái ấm gia đình riêng của mình. Còn với
những người mẹ liệt sỹ, dường như dù chỉ là nghĩ đến hạnh phúc riêng của
bản thân thôi đã là một điều khó chấp nhận.
Những tượng đài lịch sử cứ mọc lên càng nhiều mỗi năm, những chương
trình truyền hình hoành tráng được tổ chức mỗi dịp thống nhất Tổ quốc
hay Quốc khánh hàng năm như một tấm bình phong khổng lồ che đi cuộc đời
họ đã và đang sống trong mấy chục năm có lẻ, đơn côi một mình, lạc lõng
mưu sinh từng ngày trên mảnh đất đã thấm đẫm máu và nước mắt của người
thân.
So với những mất mát đớn đau đó, tôi chỉ thấy những danh hiệu này, bằng
khen nọ đều trở nên vô nghĩa. Ai mong muốn được khen tặng vì cái chết
của con mình, khi mà ẩn sau niềm “vinh dự” đó là một mái nhà hiu hắt mùi
hương trầm và những bức ảnh đã mờ đã cũ. Những câu hát về mẹ Việt Nam
tảo tần chung thủy cùng nỗi buồn cứ mãi dài ra. Mùa Vu Lan này, ai đã
cài hoa tưởng nhớ về họ?
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng
Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý
của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ
Hoa Kỳ.
Hoàng Giang
Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành
truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ
trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay
của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới
mẻ.
Sự tích ngày rằm tháng Bảy
Tháng
7 âm lịch, người Việt có một ngày lễ mà giới tăng ni Phật tử thường gọi
là ngày lễ Vu Lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên
đã khuất – một tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện tấm
lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Rằm tháng 7 Âm lịch cũng là ngày xá tội
vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh.
Chúng ta cùng tìm hiểu về những sự tích, tập tục đầy tính nhân văn này nhé!
Xuất xứ lễ Vu Lan
Xuất phát từ sự tích
về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ
quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên
nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo
kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều
phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ
và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất
để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ,
bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng
mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay
che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp,
vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục
Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần
thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một
cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được.
Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa
lễ cúng vào ngày đó".
Làm
theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng
chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn
Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Sự tích ngày xá tội vong nhân:
Sự
tích lễ cúng cô hồn như sau: Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ
Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu
chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng
lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối,
A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô
gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày
sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như
nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ.
Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa
một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng
thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên".
Nhưng lễ cúng cô hồn
khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để
cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí
thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không
nơi nương tựa, không người cúng kiếng.
THICH ĐỨC NIỆM * RẰM THÁNG BẢY
Rằm
Tháng Bảy
Hòa Thượng Thích
Đức Niệm
Rằm tháng bảy đối với đạo Phật mang ý nghĩa đặc thù, tưởng cũng nên lược nêu ra đây vài đặc điểm:
1) Ngày tự tứ: Khi đức Phật còn ở đời, ngày ngày Ngài đi hoằng pháp khắp đó đây, nhưng đến mùa mưa từ khoảng rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, trong suốt thời gian ba tháng mùa hạ nầy, đức Phật và hàng đệ tử xuất gia đều tập trung ở một chỗ chuyên tâm tu học không ra ngoài, việc làm nầy ngoài ý nghĩa tránh sự giẫm đạp trùng kiến và mầm non cỏ cây, còn là thời gian để tăng chúng thúc liễm, thân tâm tinh tấn tu tập, gọi là thời gian kiết hạ an cư. Kiết hạ an cư tức là kiết giới an trú một chỗ tịnh tu suốt ba tháng mùa hạ, nên cũng gọi là cấm túc.
Ở Ấn-Độ, vào mùa hạ trời thường mưa ẩm ướt, côn trùng sanh sản, cỏ cây nẩy mầm, nên đức Phật khuyên hàng đệ tử tốt nhứt tập trung ở một chỗ để chuyên tâm tịnh tu. Trong suốt thời gian ba tháng hạ, đức Phật ròng rã thuyết pháp, chư Tăng tĩnh tâm chuyên cần ngày đêm tinh tấn tu học không ngừng, đồng thời cũng là dịp trình giải sở đắc, trao đổi kinh nghiệm tu học và hoằng pháp. Thời gian ba tháng an cư nầy, chư Tăng ngày đêm gia công chuyên ròng tu tập gấp bội ngày thường, nên giới hạnh công đức cũng theo đó mà tăng trưởng cao dày. Do ý nghĩa đặc thù nầy, hằng năm chư Tăng đều y theo lời Phật chế định mà hành trì. Tuy đức Phật đã niết-bàn từ lâu, nhưng ở bất cứ quốc độ nào, có đạo Phật, có thanh tịnh tăng chánh truyền, vẫn thực hiện thời gian an cư kiết hạ tinh tấn tu tập như khi Phật còn ở đời. Thời gian kiết hạ an cư chính là thời gian trưởng dưỡng đạo hạnh, tài bồi công đức, giới hạnh tinh nghiêm, đạo tâm kiên cố. Chư Tăng giới hạnh thanh tịnh là trang nghiêm mạng mạch đạo pháp vững mạnh trường tồn. Thế nên, trước giờ nhập Niết-Bàn, đức Phật ân cần nói: “Giới luật còn thì đạo pháp còn”. Có nghĩa là hàng đệ tử Phật còn biết tôn trọng giữ gìn giới luật thì sức sống của đạo pháp còn. Phật Pháp thịnh suy tùy theo sự hành trì giới pháp.
Chư Tăng kiết hạ từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy là thời gian tròn đủ ba tháng, do đó rằm tháng bảy cũng thường gọi là ngày mãn hạ. Ngày mãn hạ còn gọi là ngày giải hạ. Ngày nầy chư Tăng hội họp để làm pháp tự tứ, nghĩa là mỗi người tự trình bày những điều mình thấy, nghe, hay, biết và chỗ sở đắc, đồng thời thành tâm thỉnh các bậc trưởng lão và đại chúng hoan hỷ nêu chỉ những điều nghi là có lầm lỗi qua sự thấy, nghe, hay, biết, mà chính mình không hay biết để được sám hối và sửa đổi. Thế nên, khi tự tứ, mỗi vị tăng ở giữa đại chúng, quỳ lạy trước vị trưởng lão thành tâm thưa: “Bạch Đại-Đức, chúng Tăng ngày nay tự tứ, con tỳ-kheo là (xưng tên mình) cũng xin được tự-tứ, nếu thấy tội, nghe tội, nghi có tội, xin Đại-Đức thương xót chỉ bảo cho con. Nếu con thấy có tội sẽ y như pháp mà sám hối”. Phải ba lần thưa như vậy. Tự mình đem hết cõi lòng chân thành hoan hỷ trình bày chỗ thấy nghe hay biết rồi đồng thời thỉnh trưởng lão và đại chúng hoan hỷ chỉ giáo, trong tinh thần từ mẫn tương thân tương kính tương sám để tự và tha đều hoan hỷ chân tình cởi mở hết cõi lòng đồng hỗ tương sách tấn bằng cách chỉ nhắc cho nhau khi mãn hạ trong ngày rằm tháng bảy, nên nhà Phật gọi là ngày tự tứ.
2) Ngày tăng-trưởng hạ lạp, tức là ngày được thêm tuổi đạo. Người đời, cứ mỗi năm đến ngày mùng một Tết là thêm một tuổi thọ. Và bao nhiêu lần Tết là được bao nhiêu tuổi thọ. Nhưng nhà Phật thì không như thế. Nhà Phật tính theo tuổi đạo mà không tính theo tuổi đời. Tuổi đạo là tuổi căn cứ đạo hạnh, tức là thọ tỳ-kheo giới, thực hành kiết hạ an cư mới có hạ lạp, tức là mới được có tuổi đạo. Thế nên người đó cho dù có năm bảy chục tuổi đời mà không có thọ giới tỳ-kheo, không theo đại chúng làm pháp an cư kiết hạ, hoặc không thỉnh giới nơi bậc trưởng lão chứng pháp để tự tứ an cư tức là an cư kiết hạ chỗ mình đang ở, thì vẫn không có tuổi đạo. Dù có cạo tóc ở chùa thọ giới đi chăng nữa mà không có tâm thức và ý nghĩa an cư, không có ý thiết tha cầu học nơi bậc trưởng thượng để kiết giới an cư, cũng chẳng có tâm niệm thành thiết nghĩ đến kiết hạ an cư, thì đó là hạng người hình đồng xuất gia, danh tướng tỳ-kheo, chỉ được giới tướng, mà giới thể tâm đức vẫn bất khả nhập, dĩ nhiên không có hạ lạp, không có tuổi đạo. Người có thọ giới mà không an cư kiết hạ còn thế, huống chi là kẻ không thọ giới mà mặc áo cà-sa làm tăng!
Kinh Di-Giáo, trước giờ vào Niết-Bàn, Đức Phật dạy: “Nầy các Tỳ-kheo, hãy giữ tịnh giới đừng để thiếu sót hủy phạm, giữ tịnh giới thì có thiện pháp. Không có tịnh giới thì mọi thứ công đức không phát sanh”. Thời mạt pháp có kẻ cạo tóc mặc áo làm tăng mà chẳng cần thọ giới tu hạ, lại tư xưng là thầy tăng. Đạo-Tuyên Luật-Sư nói: “Kẻ ngụy tăng cạo tóc đắp y thì chẳng cần thọ giới! Giới không có, thì định huệ sao thành, cữa ngõ nào để vào đạo, đức hạnh từ đâu sanh?” Ngài Đạo-An cũng nói: “Kẻ cuồng thiền chẳng cần giới. Kẻ ngụy tăng chẳng cần kiết hạ. Ngã mạn tăng chẳng cần nương học hỏi nơi bậc trưởng thượng”. Đối với những kẻ khinh thường thọ giới, kiết hạ an cư, ngông nghênh vượt bậc, khoa trương mong người biết danh cung dưỡng, ngài Châu-Hoằng nói: “Kẻ ngu mờ mịt chẳng biết thứ bậc hạ lạp, người cuồng khinh giới chẳng học, bèn toan tính vượt bực cao xa, thật đáng đau lòng thương xót!”. Người chân chánh tu thiền thì tinh nghiêm giới luật cầu thầy học đạo, theo thứ bậc hành trì. Kẻ tà thiền thì ngông cuồng vượt bậc chẳng giới luật, cho rằng: “Thọ giới đắp y chỉ là hình tướng, tu thiền không cần”. Thật là ăn nói quàng xiên, không hợp kinh điển, nên thiền tổ Bách-Trượng âu lo cho Phật pháp suy tàn, mang tâm nguyện duy trì kỷ cương đạo pháp, chỉnh lý sự tướng, phò trì luật nghi phát huy đạo hạnh, nên làm ra bộ Tòng-Lâm-Thanh-Qui Bách-Trượng.
Chư Tăng y giới pháp an cư kiết hạ, suốt ba tháng, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy chuyên tâm tinh tấn tu tập, sau khi tự tứ tức là ngày 16 tháng 7 âm lịch là ngày được thêm một tuổi đạo, cũng gọi là ngày thọ tuế. Người xuất gia tỳ-kheo có thực hành bao lần kiết hạ an cư là được bao tuổi đạo, tức là hạ lạp tăng trưởng theo số lần kiết hạ.
3) Ngày Phật hoan hỷ: Đức Phật trải nhiều kiếp tu hành gian nan khó khổ cũng vì mang đại nguyện lợi tha cứu độ chúng sanh. Đức Phật ra đời đang sống trong cung vàng điện ngọc, vì nhận rõ thật tướng cuộc đời là mộng huyễn khổ đau, nên Ngài rời bỏ cung vàng điện ngọc, độc thân vào rừng tu khổ hạnh với tâm nguyện cứu độ chúng sanh. Sau khi chiến thắng ma quân, điều ngự chướng nạn nội tâm ngoại cảnh, Ngài chứng thành đạo quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh giác dưới gốc cây Bồ-đề. Kể từ đó và suốt cuộc đời, Ngài ngày đi đêm nghỉ khắp đó đây trên vạn nẻo đường thành thị thôn quê để hoằng pháp độ sanh.
Nghĩa là, đức Phật cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đem chánh pháp thức tỉnh quần sanh, những mong người đời giác ngộ để thoát vòng luân hồi sanh tử. Vì thương chúng sanh mà phải hy sinh tất cả lạc thú riêng mình cho sự nghiệp giáo hóa độ sanh. Không phải chỉ một đức Phật Thích-Ca tha thiết thương chúng sanh, mà mười phương chư Phật cũng đều thương chúng sanh như thế. Do vậy mà ngày rằm tháng bảy chư Tăng tròn đầy ba tháng an cư tu tập, giới hạnh thanh tịnh, đạo niệm kiên cố, tuổi đạo tăng trưởng, tức là hàng trưởng tử Như-Lai rút ngắn đường đến đạo quả giác ngộ giải thoát, nên chư Phật vô cùng hoan hỷ. Do đó, kinh Phật nói rằm tháng bảy là ngày chư Phật hoan hỷ.
4) Vu-Lan thắng hội: Tôn-giả Mục-Kiền-Liên trước kia tu theo ngoại đạo, sau khi được nghe Phật thuyết pháp rồi tỉnh ngộ, hồi đầu quy Phật, xin theo Phật xuất gia tu hành. Do chuyên ròng tinh tấn tu tập, nên chẳng bao lâu Mục-Kiền-Liên chứng quả A-la-hán, trở thành một trong những đại đệ tử của Phật, đặc biệt sở đắc về thần thông đệ nhất. Một ngày nọ, tôn-giả Mục-Kiền-Liên dùng thần thông huệ nhãn quán sát tìm xem mẹ cha hiện giờ sanh ở nơi nào, thì thấy cha ở cõi trời hưởng phước báo an vui, nhưng không thấy mẹ đâu cả. Ngài vội vã xoay tìm khắp nhân gian cũng không thấy hình bóng mẹ. Quá đỗi kinh ngạc, Ngài quán sát khắp trong sáu nẻo luân hồi, thì thấy mẹ là bà Thanh-Đề sanh trong loài ngạ quỷ, thân hình ốm gầy khắp người mọc đầy lông lá, da bọc lấy xương, lửa nghiệp đói khát nung đốt khổ sở vô cùng.
Quá xúc động, lòng trào dâng nỗi xót thương, tôn-giả Mục-Kiền-Liên liền bưng cơm đến dâng cho mẹ, nhưng cơm vừa để vào miệng thì hóa thành lửa bốc cháy cả tay miệng, mặt bà Thanh-Đề, làm cho Ngài vô cùng sửng sốt đau lòng đến tột độ, liền về bạch hết sự tình lên Phật. Đức Phật nói: “Mẹ ông khi còn ở đời tham lam, bỏn xẻn, ganh ghét, đố kỵ, khinh khi sư tăng, chẳng kính tin Tam-Bảo, lừa đảo hơn thua đố kỵ, tạo nhiều tội ác như vậy, nên nghiệp lực dẫn dắt sanh vào ngạ quỷ! Ông nay tuy chứng đạo quả A-la-hán, lòng hiếu thảo của ông cảm động đến trời đất, nhưng đạo đức một mình ông không thể cứu được mẹ.
Nghiệp ác của mẹ ông như quả núi to, mà đạo đức của ông như chiếc thuyền nan nhỏ, đâu có thể chở nổi quả núi qua sông. Chỉ còn phương pháp duy nhất là, vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư Tăng tròn đầy ba tháng an cư kiết hạ, làm lễ tự tứ, ông nên nhân dịp đó thành tâm sắm sửa y phục thức ăn dâng cúng dường chư Tăng, nhờ công đức tu hành, giới hạnh thanh tịnh trang nghiêm trong ba tháng an cư, sức chú nguyện của chư Tăng, đức chúng như hải mới có năng lực chuyển hóa được nghiệp tội của mẹ ông. Do sự thành tâm cúng dường, nhờ chư Tăng giới hạnh thanh tịnh chú nguyện, đức chúng như hải vạn năng mới có thể cứu độ tội nhân”. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên liền y theo lời Phật dạy thành khẩn nhất tâm thực hành, bà Thanh-Đề nhờ phước đức đó mà thoát kiếp ngạ quỷ sanh về cõi trời.
Phương pháp báo hiếu nầy được Phật khuyến khích hàng đệ tử noi theo và được tiếp nối truyền mãi cho đến ngày nay.
Tóm lại, ngày rằm tháng bảy là ngày chư Tăng tự tứ, ngày chư Tăng thêm tuổi đạo, ngày chư Phật hoan hỷ, ngày Vu-Lan báo hiếu. Với những ý nghĩa đặc thù nầy, nên ngày rằm tháng bảy còn gọi là ngày Vu-Lan thắng hội.
Dù tế tự muôn ngàn đền thờ mà suốt đời không đình chỉ được tâm mông lung, thì chẳng bằng một giây phút chuyên nhất tâm trí lại nơi chánh pháp.
Kinh Pháp Cú
Hạnh phúc chân thật chỉ khi nào tâm không còn mọi mối lo âu.
TRẦN VĂN CHÁNH *NGƯỜI MẸ TRONG VĂN HỌC
TẢN MẠN NGƯỜI MẸ TRONG VĂN HỌC
TRẦN VĂN CHÁNH
Tin tưởng tôi biết chữ Hán và có thể giúp lựa cho những chữ có ý nghĩa
đẹp sâu
xa đặt tên con, người bạn chí thân của tôi đã nhờ tìm chữ đặt tên cho
đứa con
trai đầu lòng. Tôi nghĩ bụng mình nên chọn một chữ gì khiêm tốn, vừa
phải, chứ
đặt những tên kiêu kỳ quá, rủi mai sau cháu trưởng thành không có được
khí chất,
bản lĩnh như mong muốn thì cũng buồn. Nhớ ra trong thơ Đường có bài Du
Tử Ngâm (1) của Mạnh Giao (751-814) sẵn đã thuộc lòng từ khi mới được
đọc qua lần đầu,
trong có hai câu Thùy ngôn thốn thảo tâm / Báo đắc tam xuân huy, bèn chọn ngay
cái tên Xuân Huy đặt tên cho con trai người bạn. Sau này, theo đuổi chuyện viết
lách, cần có nhiều tên, tôi cũng đã chọn Xuân Huy làm một bút hiệu phụ, dành ký
riêng cho một số bài viết nào đó khi không cần dùng đến những tên chính.
Nguyên văn bài thơ như sau (phiên âm):
Từ mẫu thủ trung tuyến,
Du tử thân thượng y.
Lâm hành mật mật phùng,
Ý khủng trì trì quy.
Thùy ngôn thốn thảo tâm,
Báo đắc tam xuân huy?
Tên bài thơ có nghĩa Khúc ngâm của người du tử, mà cụ Trần Trọng Kim (1883-1953)
dịch là Bài hát người con đi xa:Du tử thân thượng y.
Lâm hành mật mật phùng,
Ý khủng trì trì quy.
Thùy ngôn thốn thảo tâm,
Báo đắc tam xuân huy?
Mẹ từ sợi chỉ trong tay,
Trên mình du tử áo may vội vàng.
Sắp đi mũi chỉ kỹ càng,
Sợ con đi đó, nhỡ nhàng trễ lâu.
Chút lòng tấc cỏ dễ đâu,
Bóng ba xuân đáp ơn sâu cho vừa.
Trên mình du tử áo may vội vàng.
Sắp đi mũi chỉ kỹ càng,
Sợ con đi đó, nhỡ nhàng trễ lâu.
Chút lòng tấc cỏ dễ đâu,
Bóng ba xuân đáp ơn sâu cho vừa.
Trong Thơ Đường (cuốn 1) của Trần Trọng San (1930-1998), ở hai câu đầu, phần
dịch xuôi, dịch giả viết: “Sợi chỉ trong bàn tay người mẹ hiền giờ đây ở trên áo
người con đi chơi xa.” Hiểu “du tử” là “người con đi chơi xa”, có lẽ không đúng.
Thật ra, chữ “du” ngoài nghĩa đi chơi còn có nghĩa đi ra ngoài cầu học, tìm chức
quan hoặc đi du thuyết (xuất ngoại cầu học, cầu quan hoặc du thuyết), và còn có
nghĩa chung “rời nhà ra bên ngoài” (ly gia tại ngoại).
Dịch “người con đi xa”, “đứa con đi xa” hợp hơn, nhưng đi xa đây, theo ngữ cảnh
và ý thơ, không phải đi chơi, mà đi tìm sinh kế, đi mưu cầu sự nghiệp. Nếu chỉ
đi chơi rong vô mục đích, nội dung bài thơ sẽ đâu có gì gây xúc cảm triền miên
trong lòng người đến ngày hôm nay như vậy. Vả lại, theo quan niệm chữ hiếu xưa,
cha mẹ còn thì không được đi xa nhà, nếu đi phải có nơi có chỗ rõ ràng (phụ mẫu
tại, bất viễn du, du tất hữu phương).(2)
Hai câu Lâm hành mật mật phùng / Ý khủng trì trì quy (Khi con sắp ra đi mẹ may
nhặt mũi kim, trong ý sợ rằng con sẽ lâu về) nói lên một cách sinh động tâm ý
sâu xa của bà mẹ với tấm lòng trìu mến thiết tha lo cho con trẻ.
Riêng hai câu cuối Thùy ngôn thốn thảo tâm / Báo đắc tam xuân huy, ví lòng người
mẹ hiền với ánh nắng dịu dàng của tiết ba xuân. Ngoài Trần Trọng Kim, có thể nêu
thêm bản dịch của nhiều người khác nữa, đại khái không khác nhau bao nhiêu:
Tấc cỏ dưới bóng xuân / Báo đáp đâu đặng mà? (của Lương Thúc Ký);
Ai rằng lòng tấc cỏ / Đền được ánh xuân đâu! (của Lê Nguyễn Lưu);
Ai bảo lòng tấc cỏ / Báo được ánh ba xuân? (của Khương Hữu Dụng);
Ai rằng lòng tấc cỏ / Báo được ánh ba xuân? (của Trần Trọng San);
Lòng son tấc cỏ có hay / Nắng ba xuân đủ đong đầy ơn sâu? (của Vương Hồ);
Tấm lòng một tấc cỏ quê / Ánh ba xuân ấy dễ chi báo đền (của Đinh Vũ Ngọc);
Hỏi rằng tấc cỏ lòng quê / Ba xuân nắng ấm đền bù được chăng? (của Hải Đà)…
Còn Nguyễn Du trong truyện Kiều thì từ lâu đã khéo mượn ý hai câu thơ trên để
diễn gọn thành một câu duy nhất: Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.
Đây là bài thơ hay trong số ít ỏi những bài thơ Đường ca tụng tấm lòng người mẹ,
được cụ Trần Trọng Kim chú thích đại ý: “Người con đi xa, mặc cái áo mẹ may cho,
nhớ đến công ơn mẹ, không biết báo đền thế nào cho vừa được. Lời nói nhân hiếu,
mà tự nhiên phong nhã.”
Lời lẽ giản dị, chân thật, dễ hiểu, vì phát xuất từ trái tim chân thật, đã diễn
tả được nỗi lo đau đáu của người mẹ trước phút lâm hành của con, ý sợ con đi xa
lâu về, nên cố ý may nhặt mũi kim, để tấm áo sẽ lâu sờn rách trên bước đường tha
phương lưu lạc.
Được biết, Mạnh Giao (3) nhà nghèo nhưng được mẹ hy sinh, chăm lo nuôi nấng cho
đến lúc thành tài. Khi được làm quan muộn màng ở tuổi năm mươi, ông đã vội đón
mẹ về chung sống với mình. Tác giả đã sáng tác bài thơ trong bối cảnh đón mẹ lên
Lật Dương như lời chú giải của ông: Nghênh Mẫu Lật Dương Tác (Làm khi đón mẹ đến
Lật Dương).
Hai câu cuối trong bài Du Tử Ngâm đã đi sâu vào văn chương Trung Quốc, tạo nên
một số thành ngữ khá quen thuộc như: thốn thảo tâm (tấm lòng tấc cỏ, ví tâm ý
nhỏ nhoi của con cái đối với cha mẹ); thốn thảo xuân huy (tâm ý nhỏ nhoi mong
manh của cọng cỏ nhỏ, không thể báo đáp được ân huệ của mùa xuân, ví con cái khó
lòng báo đáp ân tình rất sâu nặng của mẹ cha)...
Từ bài Du Tử Ngâm quý hiếm trong kho tàng thơ Đường, Việt Nam chúng ta lại có
được bài thơ phóng tác với nội dung mở rộng hơn như sau đây của Vương Ngọc Long,
sau được nhạc sĩ Mai Đức Vinh phổ nhạc:
Đây chiếc áo năm canh dài Mẹ thức,
Ngọn đèn khuya hiu hắt suốt đêm trường.
Tay gầy guộc, run run luồn kim chỉ,
Áo bạc màu nhưng đậm nghĩa yêu thương.
Chiếc áo cũ theo đời con phiêu bạt,
Trên bước đường giữa mưa nắng vô thường.
Từng mũi vá nâng niu lời ru Mẹ,
Những đường khâu khe khẽ tiếng yêu thương.
Chốn tha phương mà lòng con lệ ứa,
Mẹ quê nhà thui thủi giữa đêm sương.
Mắt Mẹ đó lung linh ngàn tia sáng,
Con lưu vong Mẹ dẫn dắt soi đường.
Đây chiếc áo chắt chiu từng sợi chỉ,
Mũi đan dầy cho ấm ngực đêm đông.
Tóc bạc trắng tháng năm chờ mòn mỏi,
Con ra đi, con đi, mẹ nhớ mong.
Mẹ là đó, là trái tim nhân ái,
Đầy hy sinh nhẫn nhục chẳng ngại ngần.
Lòng con đây thấm dâng từng tấc cỏ,
Biết bao giờ đền đáp nắng ba xuân?
Ngọn đèn khuya hiu hắt suốt đêm trường.
Tay gầy guộc, run run luồn kim chỉ,
Áo bạc màu nhưng đậm nghĩa yêu thương.
Chiếc áo cũ theo đời con phiêu bạt,
Trên bước đường giữa mưa nắng vô thường.
Từng mũi vá nâng niu lời ru Mẹ,
Những đường khâu khe khẽ tiếng yêu thương.
Chốn tha phương mà lòng con lệ ứa,
Mẹ quê nhà thui thủi giữa đêm sương.
Mắt Mẹ đó lung linh ngàn tia sáng,
Con lưu vong Mẹ dẫn dắt soi đường.
Đây chiếc áo chắt chiu từng sợi chỉ,
Mũi đan dầy cho ấm ngực đêm đông.
Tóc bạc trắng tháng năm chờ mòn mỏi,
Con ra đi, con đi, mẹ nhớ mong.
Mẹ là đó, là trái tim nhân ái,
Đầy hy sinh nhẫn nhục chẳng ngại ngần.
Lòng con đây thấm dâng từng tấc cỏ,
Biết bao giờ đền đáp nắng ba xuân?
Cổ hơn mà diễn tả một cách sinh động tấm lòng người con có hiếu đối với ơn sinh
thành, nuôi dưỡng khó nhọc của cha mẹ, và nỗi đau xót không được phụng dưỡng cha
mẹ cho đến tuổi già, từ xa xưa đã có một số bài nổi tiếng trong kinh Thi như
Khải phong (trong Bội Phong), Lục Nga (trong Tiểu Nhã)... Để không quá rườm, chỉ
xin trích phần dịch bài Khải Phong của Tản Đà (4) (không chép nguyên văn và
phiên âm chữ Hán):
Từ phương nam,
Gió hòa đưa lại.Cây gai dại,
Gió thổi lõi gai.
Lõi gai non nót tốt tươi,
Mẹ ta kể biết mấy mươi công trình.
Từ phương nam,
Gió hòa đưa lại;
Cây gai dại,
Gió thổi củi gai.
Mẹ ta thánh thiện ở đời;
Mà ta chẳng được có người nào hay.
Kìa như suối lạnh một dòng,
Ở bên ấp Tuấn theo vùng chảy xuôi.
Đàn con có đến bảy người,
Bảy con mà để mẹ thời nhọc thân.
Véo von kìa cái chim vàng,
Nó kêu những tiếng nhịp nhàng êm tai.
Đàn con có đến bảy người,
Chẳng làm cho mẹ yên vui tấm lòng.
Kinh Thi thật ra không phải “kinh”, mà chỉ là một tập hợp những dân ca và ca dao
đẹp nhất, hay nhất của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ Sáu trước
Công Nguyên (TCN) trở về trước. Danh xưng “kinh” bắt đầu có từ thời Hán (206
TCN) khi tập thơ này được xếp vào bộ Ngũ Kinh. Theo nghĩa này, thì người Việt
Nam cũng có “Kinh Thi Việt Nam”, như tên cuốn sách chuyên khảo về ca dao của
Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa).(5)
Liên quan đến người mẹ, ca dao Việt không thiếu những câu hay, sâu sắc, lời lẽ
phần lớn mộc mạc chân thành nhưng đều cảm động. Có thể dẫn ra đây hàng loạt,
nhưng cũng chỉ trong muôn một, những câu tiêu biểu hầu như ai cũng thuộc:
- Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
- Mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày.
- Ân cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
- Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
- Mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày.
- Ân cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
- Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con.
Tấm lòng của mẹ thật bao la, mênh mông như trời bể, suốt đời hy sinh, lo lắng
chỉ vì con, kể từ tấm bé:
- Bồng con cho bú một hồi,
Mẹ đã hết sữa con vòi, con la.- Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.
- Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
- Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,
Năm canh chầy thức đủ vừa năm.
Đáp lại là tình của con đối lại với cha mẹ, cũng hết sức sâu đậm, tri ân, dạt
dào tình cảm:Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
- Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,
Năm canh chầy thức đủ vừa năm.
- Dấn mình gánh nước làm thuê,
Miễn nuôi được mẹ, quản gì là thân.
- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình?
- Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, công thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
- Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm, búng lưỡi lừa cá xương.
- Ngó lần nuột lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuột lạt, em thương mẹ già bấy nhiêu.
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- Gió đưa cây cửu lý hương,
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn.
Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn,
Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm.
- Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng đặng nuôi mẹ già.
Đói lòng ăn hột chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
- Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu sao đành?
Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
- Cau non khéo bửa cũng dày,
Trầu têm cánh phượng để thầy mẹ xơi.
- Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
- Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa.
- Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.
- Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau.
- Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
Miễn nuôi được mẹ, quản gì là thân.
- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình?
- Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, công thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
- Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm, búng lưỡi lừa cá xương.
- Ngó lần nuột lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuột lạt, em thương mẹ già bấy nhiêu.
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- Gió đưa cây cửu lý hương,
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn.
Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn,
Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm.
- Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng đặng nuôi mẹ già.
Đói lòng ăn hột chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
- Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu sao đành?
Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
- Cau non khéo bửa cũng dày,
Trầu têm cánh phượng để thầy mẹ xơi.
- Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
- Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa.
- Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.
- Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau.
- Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
Trong thi ca Việt Nam hiện đại, thơ viết về mẹ nhiều vô số kể. Có đến hàng ngàn
bài thơ, mà nếu sưu tập lại tương đối đầy đủ sẽ thành tác phẩm lớn cả về khối
lượng lẫn giá trị nội dung. Đã có một bộ sưu tập nho nhỏ như vậy, gọi là Thơ Về
Mẹ, của nhà xuất bản Văn Học, in năm 2010, nhưng tôi không có sẵn trong tay tập
thơ này. Giả định, nếu ai buộc phải chọn một bài thơ hay nhất về mẹ, chắc chắn
người bị yêu cầu sẽ không khỏi lúng túng, bởi lẽ đơn giản thơ về mẹ tuy chất
lượng không đều nhưng hầu như luôn là những bài thơ hay, còn bài nào hay nhất
thì lại tùy thuộc sự cảm nhận, tâm cảnh, kinh nghiệm sống riêng của mỗi người.
Nội dung các bài thơ đại khái cũng như ca dao bình dân, thường mô tả tấm lòng
thương yêu hy sinh bao la của mẹ đối với con, và sự cảm thương, tri ân, hoặc ân
hận vì chưa đáp đền nghĩa cả của con đối với mẹ… nhưng lẽ dĩ nhiên có nét hiện
đại hơn, với thủ pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng hơn. Chẳng hạn như bốn câu
thơ này trong bài Nhớ Vu Lan, của Lê Mộng Nguyên:
Đây bát cơm đầy nặng ước mong,
Mẹ ơi, đây ngọc (6) với đây lòng,
Đây tình con nặng trong tha thiết,
Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong.
Mẹ ơi, đây ngọc (6) với đây lòng,
Đây tình con nặng trong tha thiết,
Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong.
Viết về mẹ thì bao la bát ngát, đủ mọi khía cạnh. Tại đây, trong khuôn khổ rất
giới hạn, không thể trích dẫn nhiều những bài thơ có giá trị với chủ đề người
mẹ. Nhân mùa Vu Lan, chỉ xin giới thiệu bài Bông Hồng Vàng mà có người cho là
“ấn tượng nhất, không quá cao xa nhưng cũng thật gần, lời thơ mộc mạc giản dị
nhưng cũng lắng đọng trong chúng ta những tình cảm thiêng liêng nhất”.
Vu lan về con cài lên ngực,
Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha.
Tháng bảy mưa ngâu hay nước mắt nhạt nhòa,
Của những đứa con nhớ về cha mẹ.
Một nén hương thơm nồng nàn lặng lẽ,
Nỗi lòng con gửi gắm những niềm thương.
Dù bao năm dù có hóa vô thường,
Công sinh dưỡng vẫn là công lớn nhất.
Cả cuộc đời mẹ cha tất bật,
Cho chúng con lẽ sống tình yêu.
Đại dương bao la đâu đã là nhiều,
Với chúng con cha mẹ là tất cả.
Có đôi lúc
Mải mê quay với dòng đời ồn ã
Những đô hội thị thành
Những phương trời lạ
Chợt giật mình tỉnh giấc nhớ mẹ cha.
(Thơ Nguyễn Đình Vinh)
Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha.
Tháng bảy mưa ngâu hay nước mắt nhạt nhòa,
Của những đứa con nhớ về cha mẹ.
Một nén hương thơm nồng nàn lặng lẽ,
Nỗi lòng con gửi gắm những niềm thương.
Dù bao năm dù có hóa vô thường,
Công sinh dưỡng vẫn là công lớn nhất.
Cả cuộc đời mẹ cha tất bật,
Cho chúng con lẽ sống tình yêu.
Đại dương bao la đâu đã là nhiều,
Với chúng con cha mẹ là tất cả.
Có đôi lúc
Mải mê quay với dòng đời ồn ã
Những đô hội thị thành
Những phương trời lạ
Chợt giật mình tỉnh giấc nhớ mẹ cha.
(Thơ Nguyễn Đình Vinh)
Điều đáng nói là tấm lòng người mẹ, cũng như tình của con đáp lại mẹ, dù có thể
có những cách biểu hiện khác nhau tùy hoàn cảnh nhưng không phân biệt Đông Tây
kim cổ, nghề nghiệp, địa vị xã hội, trần tục hay tu hành… mà đâu đâu, thời nào
cũng tha thiết như nhau.
Bài thơ Thư Gửi Mẹ dưới đây của nhà thơ trữ tình Nga Sergei Alexandrovich
Yesenin (đôi khi đọc Esenin, 1895-1925) hết sức cảm động, từ lâu được nhiều
người ưa thích (không rõ bản dịch tiếng Việt tài tình này là của ai):
Mẹ của con giờ đây còn mạnh khỏe?
Mẹ kính yêu, cho con gửi lời chào
Xin hãy để trên ngôi nhà của mẹ
Tỏa ánh chiều trong nỗi nhớ nôn nao.
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng
Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con
Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng
Trong chiếc áo len lạc mốt, cũ sờn.
Rằng mỗi khi qua làn khói lam chiều
Mẹ nhìn thấy chỉ một điều khủng khiếp
Có vẻ như trong một vụ đánh nhau
Có ai đấy đâm con bằng dao thép.
Chẳng sao đâu! Xin mẹ hãy yên lòng
Đấy tất cả chỉ là cơn mộng mị
Con đâu có còn đến nỗi lông bôngĐể chết đi khi chẳng nhìn thấy mẹ.
Con bây giờ vẫn như thế, dễ thương
Chỉ ao ước một điều rất đơn giản
Sao cho thật mau thoát khỏi nỗi buồn
Để trở về ngôi nhà ta thấp vắng.
Con sẽ về khi hoa nở trên cành
Mang hơi thở mùa xuân quanh vườn tược
Chỉ có điều mẹ trong ánh bình minh
Đừng thức con như tám năm về trước.
Đừng thức dậy những giấc mơ đã tắt
Đừng khơi lên mộng ước đã không thành
Con là kẻ sớm chịu nhiều mất mát
Nếm trải nhiều mệt nhọc giữa ngày xanh.
Và đừng dạy con cầu nguyện. Không cần!
Thời ấu thơ chẳng quay về lần nữa.
Chỉ mẹ là niềm vui, niềm an ủi của con
Chỉ mẹ đối với con là ánh hồng khôn tả.
Mẹ hãy quên đi những điều phiền muộn
Mẹ đừng buồn, đừng lo lắng về con
Đừng hay bước ra ngoài con đường vắng
Trong chiếc áo len lạc mốt, cũ sờn.
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa,
Dù đi xa hay ở rất gần.
Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ,
Mẹ dù xa nhưng ngóng về con.
Vĩ đại thay! Muôn đời tình Mẹ,
Trong tim ta trân trọng giữ gìn.
Ta yêu chị, yêu cha, yêu vợ,
Nhưng khổ đau ta nhớ Mẹ hiền!
Dù đi xa hay ở rất gần.
Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ,
Mẹ dù xa nhưng ngóng về con.
Vĩ đại thay! Muôn đời tình Mẹ,
Trong tim ta trân trọng giữ gìn.
Ta yêu chị, yêu cha, yêu vợ,
Nhưng khổ đau ta nhớ Mẹ hiền!
Trong lĩnh vực văn xuôi cũng vậy, hễ viết về người mẹ bằng tình cảm chân thành,
trong sáng thì dường như bài nào cũng hay, cũng gây xúc cảm sâu xa nơi lòng
người đọc, dù người viết là nhà văn nổi tiếng hay một học sinh trung học, thậm
chí chỉ mới học chừng lớp năm, lớp sáu. Điểm đặc biệt là người ta có thể viết
giả dối cho một đề tài gì khác, chứ viết về mẹ thì không. Viết về mẹ, cũng như
khi có việc cần tâm sự với mẹ, người ta thường có thể bộc lộ hết tất cả những gì
chân thật nhất.
Tinh Vân Đại Sư (sinh năm 1927) là nhà Phật học Trung Quốc nổi tiếng thế giới,
đã viết hơn trăm tác phẩm lớn nhỏ bàn đủ mọi loại vấn đề, nhưng trong quyển tự
truyện mới đây của ông (bản dịch của Đỗ Khương Mạnh Linh, Nxb Hồng Đức, 2013),
chỗ cảm động chân thật nhất có lẽ không phải những đoạn kể lể về sự nghiệp hoạt
động, mà ở chương viết về bà mẹ thất học nhưng bản chất thông minh, hiền lương
và ưa làm từ thiện của tác giả, được chuyển tải bằng một thứ văn phong bình dị,
tự nhiên và nhẹ nhàng.
Mấy năm trước, ở Việt Nam, nhiều người đã xúc động vì hai bài văn điểm mười của
hai học sinh lớp tám và lớp sáu viết về mẹ. Cùng chung đề bài “Hãy tả lại một
người thân trong gia đình”, nhưng cả hai đều không hẹn mà gặp khi cùng viết về
người mẹ của mình với tất cả sự trân trọng và nâng niu nhất.
Em học sinh lớp tám khắc vẽ hình ảnh người mẹ đã mất từ khi mình mới lên chín
tuổi. Một người mẹ tảo tần, luôn yêu thương, chăm sóc đứa con bé bỏng trong suốt
những năm tháng cuộc đời. Hình ảnh người mẹ hiện lên giản dị nhưng rất giàu hình
tượng. Người đọc không khỏi xúc động trước tình cảm mà đứa con dành cho người mẹ
thân yêu đã khuất của mình: “Con nhớ mẹ nhiều lắm, nhất định con sẽ làm theo
những gì mẹ dạy… Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể
làm được thế thôi.”
Bài văn kia của em học sinh lớp sáu, nhưng em này may mắn hơn, còn có mẹ ở bên
chăm sóc, vỗ về: “Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học
tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi… mai sau đền đáp công ơn to lớn
của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.”
Một tác giả nọ đã không giấu được niềm xúc động, khi nêu nhận xét ở một bài viết
trên mạng: “Đọc hai bài văn này lòng lại nhớ mẹ đến khôn nguôi. Có lẽ đề tài về
mẹ luôn là nguồn cảm xúc dạt dào nhất để viết nên những bài văn hay, những bài
thơ ý nghĩa. Những bài văn này thật sự đã khiến cho những người như mình phải
một lần nữa rơi lệ.”
Tôi liên tưởng ngay đến một nhận xét tương tự của Hòa Thượng Nhất Hạnh, khi ông
còn là một Đại Đức trẻ đang tu học:
“Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù
không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có
mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những
bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có.”
Rồi tác giả viết tiếp, dẫn luôn một bài thơ để làm chứng:
“Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ
đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu
một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến:
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời!
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khócIm lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.
Có lẽ còn rất nhiều điều cần nói thêm về tập đoản văn đặc biệt này, nhưng khi
đọc lại những lần sau, tôi tâm đắc nhất một đoạn tác giả nhắc nhở những người
đang còn mẹ, mà nay tôi muốn mượn để nhắc lại những người trẻ tuổi hơn: “Mẹ là
một món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có
đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: ‘Trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm
trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!’ Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua.
Trao đổi vài câu ngắn ngủi… Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm
mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con… Và để mình bận rộn suốt
đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có
thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: ‘Thật như là mình chưa bao
giờ có ý thức rằng mình có mẹ!”
Tôi có người bạn năm nay tuổi đã ngoại lục tuần, mỗi khi nhắc chuyện về người mẹ
đã quá cố, anh đều rơm rớm nước mắt, nghẹn ngào không nói nên lời. Và dường như
ở những người khác, phần lớn cũng đều như vậy. Lý do có thể thuộc những vấn đề
tâm-sinh lý phức hợp, nhưng cũng đơn giản dễ hiểu, có lẽ vì ai cũng có mẹ, mà
giữa mẹ với con vốn có sợi dây liên kết gắn bó thiêng liêng hơn tất cả những
người khác trên đời.
Văn chương viết về người mẹ từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, luôn gây xúc động
lòng người, có lẽ cũng chỉ vì một lý do tương tự như thế mà thôi.
TRẤN VĂN CHÁNH
23-7-2013 ------------------------------------------------
Thượng Đế không thể có mặt ở khắp mọi nơi, và vì thế Ngài tạo ra các bà mẹ. / God could not be everywhere and, therefore, He made mothers.
Ngạn ngữ Do Thái
(1) 遊子吟/慈母手中線/遊子身上衣/臨行密密縫/意恐 遲遲歸 / 誰言寸草心 / 報得三春暉.
(2) 子曰:父母在,不遠游,游必有方. (Luận Ngữ 4 :19)
(3) Mạnh Giao người Vũ Khang, Hồ Châu (nay là huyện Vũ Khang, tỉnh Chiết Giang).
Lúc trẻ, đi thi nhiều lần không đậu. Năm bốn mươi sáu tuổi, đậu Tiến Sĩ; năm
mươi tuổi, mới được bổ làm Huyện Úy Lật Dương (tỉnh Giang Tô). Đối với chức quan
nhỏ này, ông không hứng thú, suốt ngày rong chơi, ngâm vịnh, kết giao với các
nhà thơ danh tiếng đương thời như Trương Tịch, Giả Đảo, Hàn Dũ... Quan huyện
lệnh cử một viên úy khác làm thay, và chia nửa số lương với ông; ông liền từ
chức. Sau, được Trịnh Dư Khánh tiến cử, ông trở lại làm quan, lên đến chức Hiệp
Luật Lang ở Lạc Dương. Sáu mươi ba tuổi, Trịnh Dư Khánh (bấy giờ làm Trấn Thủ ở
Hưng Nguyên) lại mời Mạnh Giao về làm tham mưu cho quân Hưng Nguyên. Ông đi đến
Vân Hương thì chết, thọ sáu mươi bốn tuổi. Bà con, bạn bè đưa xác về chôn ở Lạc
Dương. [Văn Uyển chú]
(4) Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) là nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi
tiếng Việt Nam. Bút danh Tản Đà ghép tên núi Tản Viên và sông Đà ở quê ông. [Văn
Uyển chú]
(5) Trương Tửu (1913-1999) là nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Việt
Nam. Bút danh: Nguyễn Bách Khoa, Mai Viên, v.v… [Văn Uyển chú]
(6) “Ngọc” trong bài thơ ví với hạt gạo.
TRẦN MẠNH HẢO * NHỚ MẸ
Trần Mạnh Hảo - Đêm Giao Thừa nhớ Mẹ
Trần Mạnh Hảo, viết văn, làm thơ, phê bình văn học
Tuỳ bút Trần Mạnh Hảo
ảnh Trần Mạnh Hảo Hà Nội tết 1976
Thật hạnh phúc cho những ai ngoài tuổi tri thiên mệnh vẫn còn có mẹ, để ngày tết còn niềm nương tựa và an ủi lớn nhất trong đời. Mẹ ngồi đó, tóc bạc như hoa mơ hoa mận, bên nồi bánh chưng quây quần con cháu. Trong mắt mẹ, tôi dù bao nhiêu tuổi vẫn cứ là trẻ thơ, vẫn còn nằm trong tã lót của tình mẹ thuở lọt lòng. Và đêm giao thừa, trước ngọn lửa, mẹ đồng nghĩa với tuổi thơ tôi. Ôi những ngày thơ bé, những tết nghèo thơm nức ổ rơm, chiều ba mươi tết tôi như con chó con ngồi bên mẹ, cùng mấy đứa em xem mẹ làm bếp, ngồi chờ ăn tóp mỡ. Ngoài trời, mưa bụi bay như sương, thi thoảng gió xuân mang hơi lạnh mùa đông còn sót lại sột soạt ngoài đầu hè, tiếng lá chuối khô cọ vào nhau nghe như tiếng đồng tiếng sắt. Tôi mê những ngày tết có rét, có mưa bụi bay, có hoa cải vàng ngoài vườn và bướm trắng dẫn đường con trẻ chạy.
Có khi sáng ba mươi tết mẹ còn ra đồng cấy nốt đám ruộng xa để cho cây lúa cũng được ăn tết như người. Tôi dẫn ba đứa em, cuốn áo bông vào rụt rịt như những khúc giò vừa bó, thập thò như cua cáy ngoài ngõ chờ mẹ về chuẩn bị tết nhất. Tôi chạy ra sông, sông trốn vào sương mà lưng lửng nước. Tôi chạy ra đồng, gió bấc tưởng tôi là lá khô, cứ thổi như thằng bé chín tuổi không còn trọng lượng. Tôi sợ, chạy về nhà, úp mặt vào ổ rơm mà gọi mẹ. Tiếng lợn bị chọc tiết hú như còi đâu đó trong làng làm mấy anh em càng sốt ruột. Mẹ vẫn còn khuất sau màn mưa phùn gió rét ngoài đồng, cấy vội đám lúa kịp mùa xuân. Thế rồi trưa ba mươi tết mẹ từ ngoài đồng về, vừa đi vừa chạy như gió bấc, môi tím ngắt, rét run cầm cập, chưa kịp rửa đôi chân lấm bùn đã chạy vội sang hàng xóm chia phần thịt lợn. Tôi chạy ra vườn lôi thanh củi ướt vào cho mẹ nhóm bếp. Bếp lửa là tâm điểm của ngày tết. Khói cuốn lấy mấy mẹ con như dây buộc. Lửa ấm làm mặt mẹ hồng hào rạng rỡ. Bếp lửa và niềm vui con cái trả lại tuổi trẻ cho mẹ.
Ngoài vườn, trước bờ ao, hoa đào đang tự sưởi ấm mình bằng những chấm hoa vừa hé đỏ như than hồng. Bướm ong rét quá tìm đến đốm lửa hoa mà sưởi. Tôi ngồi bên mẹ canh nồi bánh chưng mà vơ vẩn thương gió bấc không có mẹ nên phải tha phương cầu thực đầu đường xó chợ. Tự nhiên ngủ gật, tôi mơ thấy mẹ bị gió bấc cuốn mất, hoảng hốt tỉnh dậy, dùng hai tay trẻ con ôm chặt lấy mẹ như hai sợi lạt buộc ghì bó lúa. Mẹ vẫn ngồi đó, lửa ấm làm má người đỏ hồng thì con gái, tóc buông phủ bờ vai như một miếng bóng đêm vừa đặc lại đen nhánh. Tôi rúc đầu vào nách mẹ như chú gà con, làm mẹ bị nhột bật cười. Các em tôi lăn ra ổ rơm bên cạnh ngủ như lợn con. Thỉnh thoảng, gió rét đập cửa như có ý xin vào sưởi ấm.
Mẹ tôi mười bảy tuổi đã phải về làm dâu với muôn vàn cơ cực. Mẹ bị bà nội bắt nạt, sai khiến còn hơn con ở. Mỗi lần cực quá, mẹ chạy ra vườn, núp vào khóm chuối khóc thút thít, tự lấy nước mắt mình an ủi mình. Mẹ bảo vì khi có mang tôi, mẹ hay khóc, sợ con sau buồn nên lúc tủi thân, lúc đau khổ cứ phải tự mình đóng kịch, đóng vai người suốt ngày chỉ biết tươi như hoa, giả lả cười, giả lả nói, giả lả vui. Riết rồi lộng giả thành chân, mẹ cứ tưởng đời mình chưa hề buồn khổ, chưa hề bị hành hạ. Đến nỗi khi bụng mẹ chửa kềnh càng, còn bị mẹ chồng nọc ra sân dùng roi đánh, đau quắn mông nhưng vẫn phải lễ phép xin lỗi và cám ơn mẹ chồng vì mình được ăn roi. Rằng con xin ăn thêm năm đến mười roi nữa mới xứng tội ạ…Đời con gái mẹ qua đi với những trận đòn, với những lần chửa đẻ chẳng hề biết thế nào là hạnh phúc. May mà có đám cào cào châu chấu là chúng mày an ủi mẹ, thương mẹ.
Có những khuya cả nhà ngủ cả, mẹ bảo nhỏ vào tai tôi như thế. Có lúc, mẹ tủi thân, lặng đi, đoạn ôm lấy bốn đứa con còn bé dại hỏi: chúng mày có thương mẹ không? Lũ lợn con chúng tôi cùng hét to: thương! Mẹ sung sướng hôn chúng tôi rồi cười ứa nước mắt. Cả lũ tí teo thấy mẹ khóc, sợ quá cùng khóc theo.
Tôi thấy mẹ khác nào mưa gió, suốt ngày cong như con tôm trên đồng cầy cấy, mò cá, vạt tép, bắt cua, mót lúa…Tối về lại xay thóc, giã gạo, có khi không dầu đèn, mẹ vừa đốt thanh củi nhặt thóc trong rá gạo vừa ru đứa em năm tháng tuổi ngủ. Tiếng mẹ ru buồn cả đêm mưa, buồn lây cả tiếng tàu chuối khuya ngoài vườn. Những đêm quê hương xưa nỗi buồn không ngủ. Nỗi buồn đi ngoài đường như ma. Nỗi buồn len lén như sương ngoài ngõ. Nỗi buồn trong trời đất sâu xa như lặn vào hết tâm hồn tôi qua lời ru của mẹ, qua tiếng thở dài của đêm tối ngoài vườn chuối mẹ thường ra núp thở than.
Tôi lớn lên, đi học. Một gánh mồng tơi bầm tím vai mẹ ra chợ chưa đổi được thếp giấy. Tôi đòi cây bút máy. Mẹ phải đi mò cá hàng chục đêm tôi mới có cây bút máy Hồng Hà. Rồi tôi đi lính. Nửa đêm về sáng tiễn tôi ra bến xe lên đường đi vào cõi…tử, mẹ cố không khóc. Nhưng ra đầu ngõ, mẹ không bước được nữa. Mẹ ngã gục vào gốc cây bàng. Tôi ngoái nhìn thấy mẹ ôm chặt gốc bàng như thể muốn tôi thành một gốc cây đầu ngõ vậy. Tôi ù té chạy, sợ quay lại sẽ không thể đi khỏi cái xã quê hương mình, nơi cán bộ xã đầy đọa tôi vì lý lịch, không cho đi đại học, bắt ở nhà làm tổ trưởng gánh phân bắc (phân người), phải đút lót mười con gà mới được gọi nhập ngũ… Tôi đi mà lòng luôn ở bên Mẹ. Tôi không dám đôn mẹ mình lên thành quê hương, thành đất nước. Mẹ chỉ là mẹ tôi thôi, như khoai lúa người cho tôi ăn, như nguồn sữa vật chất và tinh thần người nuôi tôi mãi mãi…
Đấy là chuyện của mấy mươi mươi năm xưa. Giờ đây, tôi ngồi thắp nén hương trước ảnh mẹ. Khói nhang như tóc mẹ từ thế giới hư vô còn rụng về đôi ba sợi cho tôi tưởng vọng. Mẹ trên tấm ảnh chừng vẫn rét, vẫn cứ đội khăn len và mặc áo len. Trong Sài Gòn này tết đổ mồ hôi. Mẹ ngồi trên bàn thờ vẫn rét, vẫn cứ là không gian của bờ bãi sông Hồng ngày tết. Con đâu kiếm được mưa phùn quấn quít, bọc lấy ngọn gió xuân như quê ta mà dâng mẹ lúc này. Mẹ tuy già nhưng tươi tắn nhìn tôi như sắp mỉm cười, như muốn nói với tôi rằng mẹ vẫn hiện hữu trên đời bằng chính thân xác và tâm hồn tôi, vẫn sống trong hoài niệm, trong ký ức con cái, xóm giềng.
Rằng mấy đứa con chính là di tượng của mẹ còn sống động, còn bay nhảy trên mặt đất. Tôi không hề ngủ gật và nằm mơ như thuở xưa. Nhưng gió bấc đã đến và thổi bay mẹ tôi đi về cõi khác mất rồi. Người Việt mình có câu: "Sinh dữ, tử lành”. Ngày tết, trước giao thừa, là dịp chúng ta tưởng nhớ đến cha mẹ, ông bà đã khuất. Mẹ đã hóa thành nấm cỏ xanh ngoài đồng vắng sau làng. Cỏ ấy ngày xưa mẹ từng dạy tôi cầm liềm cắt về nuôi trâu ăn lấy sức kéo cày. Nay mẹ lại biến thành nấm đất nuôi cỏ xanh. Chỉ có đội kèn dế là ở mãi bên mẹ để cử hết bản nhạc này đến bản nhạc khác, những bài ca Requiem, kinh cầu hồn của tạo vật.
Bây giờ mẹ thở bằng nhịp triều lên xuống của con sông chảy qua làng, toả kênh mương mà nối với nơi mẹ nằm. Cua cáy lại đến nhờ nấm đất mẹ mà trú ngụ. Ngày xưa còn trẻ, suốt ngày mẹ ở ngoài đồng, ngoài bãi, ngoài sông tìm cái sống dưới bùn đất nuôi chúng tôi. Giờ nằm xuống, mẹ lại ở ngoài đồng cả đêm ngày, ở mãi mãi, chung nhà với cua cáy, cá tôm. Tôi từng làm đóm mạ chạy ra đồng, xách giỏ cua đỡ mẹ. Con cua cắp để lại càng trên tay, lên bờ, lặng người, rứt càng cua ra khỏi tay rồi mẹ mới ngồi đau. Đôi bàn tay búp măng của mẹ lúc nào cũng đầy vết cua cắp, vết ngạnh cá trê đâm, vết gai từ các chà cá cào xước. Những móng tay, móng chân mẹ nào có được sơn son đỏ như phụ nữ đô thị bây giờ. Tôi thương nhớ màu phù sa quánh phèn sơn trên móng chân, móng tay mẹ từ thuở còn thiếu nữ cho đến lúc về với đất. Mẹ tôi đã hóa phù sa, hóa mưa phùn, hóa bếp lửa, hóa ngồng cải vàng hoa lấm tấm bướm, hóa gió xuân ưng ửng cành đào, hóa thăm thẳm mù tăm…
Dù tôi có đưa tay ra ngoài nghìn dặm cũng không với tới mẹ nữa. Tóc bạc rồi tôi vẫn là đứa trẻ mồ côi. Mồ côi cả gió bấc, mưa phùn, cả nén hương trên bàn thờ viếng mẹ dù xúm xít đứng chung cả cụm vẫn cứ mồ côi. Và tôi lại trở thành con trẻ, đang đi một mình giữa làng, chợt thình lình gọi mẹ. Và tôi, lại trở thành anh lính trẻ xa nhà lần đầu, mười tám tuổi rồi mà nửa đêm còn nhớ mẹ ứa nước mắt. Và tôi, lại trở về nằm trên võng dưới hầm mùa mưa Bà Rá đêm tránh bom B.52, sốt rét ác tính quật tưởng chết, vừa thở hắt ra vừa gọi mẹ để giã từ…Và tôi, sẽ mãi là cậu bé con lấm lem đất cát ngồi đầu ngõ đợi mẹ đi chợ về để được chia quà. Mẹ đi chuyến chợ vô biên này, tôi ngồi chờ hết năm này qua năm khác, mà mẹ ơi sao mẹ chẳng về ăn tết?
Giao thừa đến rồi đó mẹ. Ở phía bên kia của cuộc sống, mẹ không cần ai mừng tuổi đâu. Mẹ từng bảo chúng con rằng, trước khi các con chào đời, các con ở đâu vậy, chả đứa nào có tuổi, chả đứa nào biết mình sẽ là thằng Hảo, con Hinh…Vâng, sau này, chắc chắn tôi lại về nơi ấy, nơi trước khi sinh ra, tôi đã chết hàng tỉ tỉ năm rồi vậy. Mẹ đã đưa tôi từ cái chấm mờ trong hỗn độn sự chết mà xuất hiện thành hình hài của nỗi sống. Giờ mẹ lại về nơi từng vớt tôi lên từ bể hư vô. Nơi con người bước vào cuộc đời, vất vả cực nhọc kiếm sống, hạnh phúc, khổ đau rồi lại trở về, như những đứa con về với mẹ vĩnh hằng.
Cõi ấy không có nồi bánh chưng chụm bằng gộc tre già đượm lửa. Cõi ấy không có những đứa trẻ xúng xính trong bộ quần áo mới, bám vạt áo mẹ đi chúc tết bà con hòng kiếm tiền mừng tuổi. Sợ cõi ấy chỉ có Niết Bàn, chỉ có Thiên Đường vui hơn tết, không kiếm đâu cho mẹ một chút khổ đau, một chút buồn tủi mà nhớ đến chúng con, nhớ đến kiếp người, nhớ đến thời con gái mẹ phải ngậm bồ hòn làm ngọt, ăn toàn nỗi đau mà sinh nở hạnh phúc cho kẻ khác.
Nhưng mẹ ơi, cái thế giới vui buồn sướng khổ này, dù mẹ con mình mỗi người chỉ đến một lần thôi, song mưa phùn gió bấc, hoa xuân bướm vàng, bánh chưng, mắt lá răm, dưa hành và câu đối đỏ tình nghĩa lắm, quý hóa chúng ta lắm, cứ muốn níu chúng ta ở chơi hết tết này đến tết khác, đừng bỏ giao thừa lại cho ai đó ngồi thắp hương tưởng niệm mà tội thay cho người còn sống. Mẹ từng dạy con phải nén và giấu nỗi buồn riêng vào tâm hồn, để khoe niềm vui ra cho mọi người cùng hưởng như hoa đào ngày tết. Thế mà con lại giãi bày nỗi buồn thiếu mẹ trên mặt blogs xuân phút đón giao thừa. Âu cũng là một cách giúp cho những ai còn có Mẹ trên đời biết rằng, Mẹ chính là mùa xuân, là ngày tết của tâm hồn chúng ta vậy.
Sài Gòn những ngày tết tha phương cầu thực
Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo, viết văn, làm thơ, phê bình văn học
Tuỳ bút Trần Mạnh Hảo
ảnh Trần Mạnh Hảo Hà Nội tết 1976
Thật hạnh phúc cho những ai ngoài tuổi tri thiên mệnh vẫn còn có mẹ, để ngày tết còn niềm nương tựa và an ủi lớn nhất trong đời. Mẹ ngồi đó, tóc bạc như hoa mơ hoa mận, bên nồi bánh chưng quây quần con cháu. Trong mắt mẹ, tôi dù bao nhiêu tuổi vẫn cứ là trẻ thơ, vẫn còn nằm trong tã lót của tình mẹ thuở lọt lòng. Và đêm giao thừa, trước ngọn lửa, mẹ đồng nghĩa với tuổi thơ tôi. Ôi những ngày thơ bé, những tết nghèo thơm nức ổ rơm, chiều ba mươi tết tôi như con chó con ngồi bên mẹ, cùng mấy đứa em xem mẹ làm bếp, ngồi chờ ăn tóp mỡ. Ngoài trời, mưa bụi bay như sương, thi thoảng gió xuân mang hơi lạnh mùa đông còn sót lại sột soạt ngoài đầu hè, tiếng lá chuối khô cọ vào nhau nghe như tiếng đồng tiếng sắt. Tôi mê những ngày tết có rét, có mưa bụi bay, có hoa cải vàng ngoài vườn và bướm trắng dẫn đường con trẻ chạy.
Có khi sáng ba mươi tết mẹ còn ra đồng cấy nốt đám ruộng xa để cho cây lúa cũng được ăn tết như người. Tôi dẫn ba đứa em, cuốn áo bông vào rụt rịt như những khúc giò vừa bó, thập thò như cua cáy ngoài ngõ chờ mẹ về chuẩn bị tết nhất. Tôi chạy ra sông, sông trốn vào sương mà lưng lửng nước. Tôi chạy ra đồng, gió bấc tưởng tôi là lá khô, cứ thổi như thằng bé chín tuổi không còn trọng lượng. Tôi sợ, chạy về nhà, úp mặt vào ổ rơm mà gọi mẹ. Tiếng lợn bị chọc tiết hú như còi đâu đó trong làng làm mấy anh em càng sốt ruột. Mẹ vẫn còn khuất sau màn mưa phùn gió rét ngoài đồng, cấy vội đám lúa kịp mùa xuân. Thế rồi trưa ba mươi tết mẹ từ ngoài đồng về, vừa đi vừa chạy như gió bấc, môi tím ngắt, rét run cầm cập, chưa kịp rửa đôi chân lấm bùn đã chạy vội sang hàng xóm chia phần thịt lợn. Tôi chạy ra vườn lôi thanh củi ướt vào cho mẹ nhóm bếp. Bếp lửa là tâm điểm của ngày tết. Khói cuốn lấy mấy mẹ con như dây buộc. Lửa ấm làm mặt mẹ hồng hào rạng rỡ. Bếp lửa và niềm vui con cái trả lại tuổi trẻ cho mẹ.
Ngoài vườn, trước bờ ao, hoa đào đang tự sưởi ấm mình bằng những chấm hoa vừa hé đỏ như than hồng. Bướm ong rét quá tìm đến đốm lửa hoa mà sưởi. Tôi ngồi bên mẹ canh nồi bánh chưng mà vơ vẩn thương gió bấc không có mẹ nên phải tha phương cầu thực đầu đường xó chợ. Tự nhiên ngủ gật, tôi mơ thấy mẹ bị gió bấc cuốn mất, hoảng hốt tỉnh dậy, dùng hai tay trẻ con ôm chặt lấy mẹ như hai sợi lạt buộc ghì bó lúa. Mẹ vẫn ngồi đó, lửa ấm làm má người đỏ hồng thì con gái, tóc buông phủ bờ vai như một miếng bóng đêm vừa đặc lại đen nhánh. Tôi rúc đầu vào nách mẹ như chú gà con, làm mẹ bị nhột bật cười. Các em tôi lăn ra ổ rơm bên cạnh ngủ như lợn con. Thỉnh thoảng, gió rét đập cửa như có ý xin vào sưởi ấm.
Mẹ tôi mười bảy tuổi đã phải về làm dâu với muôn vàn cơ cực. Mẹ bị bà nội bắt nạt, sai khiến còn hơn con ở. Mỗi lần cực quá, mẹ chạy ra vườn, núp vào khóm chuối khóc thút thít, tự lấy nước mắt mình an ủi mình. Mẹ bảo vì khi có mang tôi, mẹ hay khóc, sợ con sau buồn nên lúc tủi thân, lúc đau khổ cứ phải tự mình đóng kịch, đóng vai người suốt ngày chỉ biết tươi như hoa, giả lả cười, giả lả nói, giả lả vui. Riết rồi lộng giả thành chân, mẹ cứ tưởng đời mình chưa hề buồn khổ, chưa hề bị hành hạ. Đến nỗi khi bụng mẹ chửa kềnh càng, còn bị mẹ chồng nọc ra sân dùng roi đánh, đau quắn mông nhưng vẫn phải lễ phép xin lỗi và cám ơn mẹ chồng vì mình được ăn roi. Rằng con xin ăn thêm năm đến mười roi nữa mới xứng tội ạ…Đời con gái mẹ qua đi với những trận đòn, với những lần chửa đẻ chẳng hề biết thế nào là hạnh phúc. May mà có đám cào cào châu chấu là chúng mày an ủi mẹ, thương mẹ.
Có những khuya cả nhà ngủ cả, mẹ bảo nhỏ vào tai tôi như thế. Có lúc, mẹ tủi thân, lặng đi, đoạn ôm lấy bốn đứa con còn bé dại hỏi: chúng mày có thương mẹ không? Lũ lợn con chúng tôi cùng hét to: thương! Mẹ sung sướng hôn chúng tôi rồi cười ứa nước mắt. Cả lũ tí teo thấy mẹ khóc, sợ quá cùng khóc theo.
Tôi thấy mẹ khác nào mưa gió, suốt ngày cong như con tôm trên đồng cầy cấy, mò cá, vạt tép, bắt cua, mót lúa…Tối về lại xay thóc, giã gạo, có khi không dầu đèn, mẹ vừa đốt thanh củi nhặt thóc trong rá gạo vừa ru đứa em năm tháng tuổi ngủ. Tiếng mẹ ru buồn cả đêm mưa, buồn lây cả tiếng tàu chuối khuya ngoài vườn. Những đêm quê hương xưa nỗi buồn không ngủ. Nỗi buồn đi ngoài đường như ma. Nỗi buồn len lén như sương ngoài ngõ. Nỗi buồn trong trời đất sâu xa như lặn vào hết tâm hồn tôi qua lời ru của mẹ, qua tiếng thở dài của đêm tối ngoài vườn chuối mẹ thường ra núp thở than.
Tôi lớn lên, đi học. Một gánh mồng tơi bầm tím vai mẹ ra chợ chưa đổi được thếp giấy. Tôi đòi cây bút máy. Mẹ phải đi mò cá hàng chục đêm tôi mới có cây bút máy Hồng Hà. Rồi tôi đi lính. Nửa đêm về sáng tiễn tôi ra bến xe lên đường đi vào cõi…tử, mẹ cố không khóc. Nhưng ra đầu ngõ, mẹ không bước được nữa. Mẹ ngã gục vào gốc cây bàng. Tôi ngoái nhìn thấy mẹ ôm chặt gốc bàng như thể muốn tôi thành một gốc cây đầu ngõ vậy. Tôi ù té chạy, sợ quay lại sẽ không thể đi khỏi cái xã quê hương mình, nơi cán bộ xã đầy đọa tôi vì lý lịch, không cho đi đại học, bắt ở nhà làm tổ trưởng gánh phân bắc (phân người), phải đút lót mười con gà mới được gọi nhập ngũ… Tôi đi mà lòng luôn ở bên Mẹ. Tôi không dám đôn mẹ mình lên thành quê hương, thành đất nước. Mẹ chỉ là mẹ tôi thôi, như khoai lúa người cho tôi ăn, như nguồn sữa vật chất và tinh thần người nuôi tôi mãi mãi…
Đấy là chuyện của mấy mươi mươi năm xưa. Giờ đây, tôi ngồi thắp nén hương trước ảnh mẹ. Khói nhang như tóc mẹ từ thế giới hư vô còn rụng về đôi ba sợi cho tôi tưởng vọng. Mẹ trên tấm ảnh chừng vẫn rét, vẫn cứ đội khăn len và mặc áo len. Trong Sài Gòn này tết đổ mồ hôi. Mẹ ngồi trên bàn thờ vẫn rét, vẫn cứ là không gian của bờ bãi sông Hồng ngày tết. Con đâu kiếm được mưa phùn quấn quít, bọc lấy ngọn gió xuân như quê ta mà dâng mẹ lúc này. Mẹ tuy già nhưng tươi tắn nhìn tôi như sắp mỉm cười, như muốn nói với tôi rằng mẹ vẫn hiện hữu trên đời bằng chính thân xác và tâm hồn tôi, vẫn sống trong hoài niệm, trong ký ức con cái, xóm giềng.
Rằng mấy đứa con chính là di tượng của mẹ còn sống động, còn bay nhảy trên mặt đất. Tôi không hề ngủ gật và nằm mơ như thuở xưa. Nhưng gió bấc đã đến và thổi bay mẹ tôi đi về cõi khác mất rồi. Người Việt mình có câu: "Sinh dữ, tử lành”. Ngày tết, trước giao thừa, là dịp chúng ta tưởng nhớ đến cha mẹ, ông bà đã khuất. Mẹ đã hóa thành nấm cỏ xanh ngoài đồng vắng sau làng. Cỏ ấy ngày xưa mẹ từng dạy tôi cầm liềm cắt về nuôi trâu ăn lấy sức kéo cày. Nay mẹ lại biến thành nấm đất nuôi cỏ xanh. Chỉ có đội kèn dế là ở mãi bên mẹ để cử hết bản nhạc này đến bản nhạc khác, những bài ca Requiem, kinh cầu hồn của tạo vật.
Bây giờ mẹ thở bằng nhịp triều lên xuống của con sông chảy qua làng, toả kênh mương mà nối với nơi mẹ nằm. Cua cáy lại đến nhờ nấm đất mẹ mà trú ngụ. Ngày xưa còn trẻ, suốt ngày mẹ ở ngoài đồng, ngoài bãi, ngoài sông tìm cái sống dưới bùn đất nuôi chúng tôi. Giờ nằm xuống, mẹ lại ở ngoài đồng cả đêm ngày, ở mãi mãi, chung nhà với cua cáy, cá tôm. Tôi từng làm đóm mạ chạy ra đồng, xách giỏ cua đỡ mẹ. Con cua cắp để lại càng trên tay, lên bờ, lặng người, rứt càng cua ra khỏi tay rồi mẹ mới ngồi đau. Đôi bàn tay búp măng của mẹ lúc nào cũng đầy vết cua cắp, vết ngạnh cá trê đâm, vết gai từ các chà cá cào xước. Những móng tay, móng chân mẹ nào có được sơn son đỏ như phụ nữ đô thị bây giờ. Tôi thương nhớ màu phù sa quánh phèn sơn trên móng chân, móng tay mẹ từ thuở còn thiếu nữ cho đến lúc về với đất. Mẹ tôi đã hóa phù sa, hóa mưa phùn, hóa bếp lửa, hóa ngồng cải vàng hoa lấm tấm bướm, hóa gió xuân ưng ửng cành đào, hóa thăm thẳm mù tăm…
Dù tôi có đưa tay ra ngoài nghìn dặm cũng không với tới mẹ nữa. Tóc bạc rồi tôi vẫn là đứa trẻ mồ côi. Mồ côi cả gió bấc, mưa phùn, cả nén hương trên bàn thờ viếng mẹ dù xúm xít đứng chung cả cụm vẫn cứ mồ côi. Và tôi lại trở thành con trẻ, đang đi một mình giữa làng, chợt thình lình gọi mẹ. Và tôi, lại trở thành anh lính trẻ xa nhà lần đầu, mười tám tuổi rồi mà nửa đêm còn nhớ mẹ ứa nước mắt. Và tôi, lại trở về nằm trên võng dưới hầm mùa mưa Bà Rá đêm tránh bom B.52, sốt rét ác tính quật tưởng chết, vừa thở hắt ra vừa gọi mẹ để giã từ…Và tôi, sẽ mãi là cậu bé con lấm lem đất cát ngồi đầu ngõ đợi mẹ đi chợ về để được chia quà. Mẹ đi chuyến chợ vô biên này, tôi ngồi chờ hết năm này qua năm khác, mà mẹ ơi sao mẹ chẳng về ăn tết?
Giao thừa đến rồi đó mẹ. Ở phía bên kia của cuộc sống, mẹ không cần ai mừng tuổi đâu. Mẹ từng bảo chúng con rằng, trước khi các con chào đời, các con ở đâu vậy, chả đứa nào có tuổi, chả đứa nào biết mình sẽ là thằng Hảo, con Hinh…Vâng, sau này, chắc chắn tôi lại về nơi ấy, nơi trước khi sinh ra, tôi đã chết hàng tỉ tỉ năm rồi vậy. Mẹ đã đưa tôi từ cái chấm mờ trong hỗn độn sự chết mà xuất hiện thành hình hài của nỗi sống. Giờ mẹ lại về nơi từng vớt tôi lên từ bể hư vô. Nơi con người bước vào cuộc đời, vất vả cực nhọc kiếm sống, hạnh phúc, khổ đau rồi lại trở về, như những đứa con về với mẹ vĩnh hằng.
Cõi ấy không có nồi bánh chưng chụm bằng gộc tre già đượm lửa. Cõi ấy không có những đứa trẻ xúng xính trong bộ quần áo mới, bám vạt áo mẹ đi chúc tết bà con hòng kiếm tiền mừng tuổi. Sợ cõi ấy chỉ có Niết Bàn, chỉ có Thiên Đường vui hơn tết, không kiếm đâu cho mẹ một chút khổ đau, một chút buồn tủi mà nhớ đến chúng con, nhớ đến kiếp người, nhớ đến thời con gái mẹ phải ngậm bồ hòn làm ngọt, ăn toàn nỗi đau mà sinh nở hạnh phúc cho kẻ khác.
Nhưng mẹ ơi, cái thế giới vui buồn sướng khổ này, dù mẹ con mình mỗi người chỉ đến một lần thôi, song mưa phùn gió bấc, hoa xuân bướm vàng, bánh chưng, mắt lá răm, dưa hành và câu đối đỏ tình nghĩa lắm, quý hóa chúng ta lắm, cứ muốn níu chúng ta ở chơi hết tết này đến tết khác, đừng bỏ giao thừa lại cho ai đó ngồi thắp hương tưởng niệm mà tội thay cho người còn sống. Mẹ từng dạy con phải nén và giấu nỗi buồn riêng vào tâm hồn, để khoe niềm vui ra cho mọi người cùng hưởng như hoa đào ngày tết. Thế mà con lại giãi bày nỗi buồn thiếu mẹ trên mặt blogs xuân phút đón giao thừa. Âu cũng là một cách giúp cho những ai còn có Mẹ trên đời biết rằng, Mẹ chính là mùa xuân, là ngày tết của tâm hồn chúng ta vậy.
Sài Gòn những ngày tết tha phương cầu thực
Trần Mạnh Hảo
Sunday, August 23, 2015
VƯƠNG TRÍ NHÀN * GIÁO DỤC QUỐC CỘNG
Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc
Đã in tạp chí NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
số 7-8 (114-115).2014,
số chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954- 1975)
Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm.
Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy.
Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn họcVN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.
Đối với giáo dục cũng vậy. Từ sau 30-4-75, tôi vẫn sống ở Hà Nội. Sự tiếp xúc với giáo dục miền Nam (dưới đây viết là GDMN), chỉ dừng ở mức sơ sài bề ngoài.
Tuy nhiên, do việc tìm hiểu chính nền giáo dục miền Bắc (GDMB) ở tôi lâu
nay kéo dài trong bế tắc, trong khoảng mươi năm gần đây tôi tìm thấy ở
GDMN một điểm đối chiếu.
Lúc cảm nhận được phần nào sự khác biệt giữa hai nền giáo dục Bắc-Nam
1954-1975 cũng là lúc tôi hiểu thêm về nền giáo dục mà từ đó tôi lớn lên
và nay tìm cách xét đoán. Tôi không chỉ muốn nêu một số đặc điểm mà còn
muốn xếp loại nền giáo dục tôi đã hấp thụ.
Bài viết này có thể được đọc theo chủ đề khác đi một chút: Nhận diện
giáo dục Hà Nội từ 1975 về trước qua sự đối chiếu bước đầu với giáo
dục Sài Gòn.
KHÁC BIỆT NGAY TỪ HOÀN CẢNH HÌNH THÀNH
Chỗ khác nhau giữa GDMN và GDMB xuất phát trước tiên từ hoàn cảnh xã hội
mỗi nền giáo dục đó được đặt vào, từ đó mà nó lớn lên là cái điểm đích
mà nó hướng tới phục vụ.
Ngay từ những năm 1948 - 50, nền giáo dục tự phát trước tiên đã hình
thành ở các vùng hồi trước gọi là vùng tự do; không chỉ Việt Bắc, những
vùng tự do này tồn tại ở cả Nam bộ, rồi nam và trung Trung bộ, rồi tập
trung và có ý nghĩa nhất với tương lai giáo dục là những quan niệm,
những cách hình thành, các trường sở… về sau.
Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh.
Nhờ có tinh thần yêu nước và những bài bản đã học được trong các nhà
trường Pháp thuộc, nên ban đầu, nền giáo dục này có tạo được một số hiệu
quả nào đó.
Việc kéo nhau lên Việt Bắc lúc đầu ai cũng nghĩ là chỉ một hai năm. Sống
tạm bợ ít ngày cần gì. Nhưng rồi đường lối trường kỳ kháng chiến tiếp
thu được từ Trung quốc được quán triệt khiến mọi mặt hoạt động được đặt
lại trong đó có công tác giáo dục. Làm theo ý chí hơn khả năng thực tế.
Quan niệm giáo dục chưa hình thành cũng phải làm.
Giáo dục chiến tranh, do dó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp
vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao của một nền
giáo dục mới mẻ, cách mạng .
Trong khi ở khu vực kháng chiến hình thành nền giáo dục như trên thì,
ngay từ trước 1954, một nền giáo dục do người Pháp mở từ trước cũng đã
tồn tại ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, và rõ nhất là ở Sài Gòn, và sau này
chuyển giao, phát triển trở thành giáo dục miền Nam.
Đối tượng của những so sánh đối chiếu dưới đây là hai thực thể quá khác
nhau, còn phải nghiên cứu công phu, ý kiến của chúng tôi chỉ mới là
những phác thảo sơ bộ.
CHUẨN VÀ PHI CHUẨN
Đáng lẽ khi hòa bình lập lại những người kháng chiến đã trở về Hà Nội
cái tinh thần giáo dục phi tiêu chuẩn hôm qua cần phải vượt qua, thì --
như một thói quen và kết quả của một hiểu biết thiển cận -- nó lại ăn
sâu vào mọi mặt, chi phối cách hình thành và những định hướng lớn của
GDMB
Nói quá lên thì có thể bảo, như một cơ thể, GDMB thuộc loại tiên thiên
bất túc, tức sinh ra đã không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đã bất
thành nhân dạng.
Phương châm ở đây là làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy
cần, vẫn cứ làm -- rồi để yên lòng nhau, sẽ viện ra đủ lý lẽ để chống
chế, để lấp liếm và xa hơn nữa, sẵn sàng tự ca tụng.
Ví dụ một trường đại học trước tiên phải có đủ bộ phận giảng viên đảm
nhiệm việc giảng dạy theo những quy định quốc tế. Ở các nước gọi là đang
phát triển, một trường đại học chỉ được thành lập khi có một bộ phận
nòng cốt là những giáo sư đã học tập ở những Sorbone, Oxford hoặc những
trường tương tự… trở về.
Đâu người ta cũng hướng tới những yêu cầu này để noi theo, nay chưa làm được thì mai làm. GDMN cũng theo, GDMB thì không.
Trên danh nghĩa đại học VN cũng có những người gọi là giáo sư hay tiến sĩ đấy, nhưng đó là ta phong với nhau để làm việc, chứ thực tế thấp hơn hẳn chuẩn mực quốc tế “một cái đầu”.
Rộng hơn câu chuyện giáo viên là chuyện cơ sở vật chất và không khí học thuật của một trường đại học.
Rồi rộng hơn câu chuyện của riêng ngành đại học là chuyện của mọi cấp học.
Tính phi chuẩn bao trùm trong mọi lĩnh vực, từ trường sở, sách giáo khoa, cách cho điểm, cách tổ chức thi cử…, cho tới chất lượng dạy và học.
Sau mấy chục năm chiến tranh, cái sự làm lấy được làm theo ý chí đã thành chuẩn mực duy nhất, nó chi phối tất cả, khiến giáo dục VN có cách tồn tại, cách vận hành riêng chẳng giống ai. Các trường mới lập ra phải theo trường cũ, sau giải phóng thì miền Bắc buộc miền Nam phải theo.
Tạm ví một cách thô thiển: như trong khi người ta đi thì mình phải bò phải lết, vậy mà vẫn tự hào rằng mình cũng đang đi, chứ đâu có đứng yên.
KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM
Về bộ máy giáo dục
Có dịp tìm hiểu lại nền giáo dục trước 1945 và nền giáo dục ở Sài Gòn
trước 75, tôi nhận ra một sự thật -- hồi đó, bản thân giáo dục là một hệ
thống quyền lực. Nó có nguyên tắc tổ chức riêng và những con người
riêng của nó.
Nhà thơ Chế Lan Viên có lần nói với Nguyễn Khải và Nguyễn Khải về kể lại
cho tôi một nhận xét. Ông Chế bảo, ở xã hội cũ, một viên tri huyện tuy
vậy vẫn phải nể nhà sư trụ trì mấy ngôi chùa lớn, hay các vị đỗ đạt cao
nay không làm gì chỉ về mở trường trong vùng.
Còn các chức danh đốc học, giáo thụ, huấn đạo – các học quan tương ứng
với tỉnh, phủ, huyện -- là người do triều đình cử, chứ không phải do
chính quyền địa phương cử, hoặc nếu địa phương cử thì triều đình cũng
phải duyệt.
Tôi cảm thấy điều này được GDMN tiếp tục. Nền giáo dục ở đây do những người thành thạo chuyên môn quyết định.
Còn ở miền Bắc thì hoàn toàn ngược lại.
Nhiều vị sư do địa phương phân công vào chùa hoạt động, hoặc sau khi vào
chùa, lấy việc cộng tác với chính quyền làm niềm vinh dự, nghĩa là
trong hệ thống sai bảo của chính quyền theo nghĩa đen.
Còn người phụ trách giáo dục các cấp hoàn toàn do Ủy ban cử sang.
Cả những hiệu trưởng cũng vậy, phải do Ủy ban thông qua.
Bộ máy tổ chức cán bộ địa phương thường hoạt động theo nguyên tắc là ai
tài giỏi cho đi phụ trách các ngành chính trị kinh tế. Còn văn hóa giáo
dục sẽ phân công cho những người kém thế lực và kém năng lực.
Đánh đấm ở chiến trường hay vật lộn với sản xuất với thị trường mới khó,
chứ việc quản mấy ông thầy với đám học trò ranh, ai làm chẳng được –
người ta hiểu vậy.
Một người bạn già có hiểu nhiều về giáo dục ở thời Việt Nam dân chủ
cộng hòa kể với tôi là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong chính phủ liên hiệp
thành lập 2-1946 là Đặng Thai Mai.
Nhưng về sau, do sinh viên trường đại học Đông dương đề xuất thắc mắc,
Đặng Thai Mai chỉ tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, nên phải thay bẳng Nguyễn
Văn Huyên có bằng tiến sĩ Sorbone Đại học số một của Pháp.
Việc chọn người tham gia chính phủ thời kỳ 1945-46 có thể có nhiều
nguyên nhân khác nhau, nhưng tôi tin chắc rằng thời ấy việc cử Bộ trưởng
Bộ giáo dục buộc phải tuân theo nhiều chuẩn mực nghiêm khắc, chứ không
phải à uôm hoặc phe cánh chạy chọt, như hiện nay.
Vả chăng vấn đề không phải chỉ riêng ông bộ trưởng, mà là mọi cấp quan chức của giáo dục.
Một trong những chuyện vui vui xảy ra với nền giáo dục hôm nay là chỉ
thị của Bộ gíáo dục khoảng cuối 2013 cho các tỉnh, khuyên cơ quan chính
quyền tỉnh nên cẩn thận và ráo riết trong việc kiểm soát các tin tức
tiêu cực từ các cuộc thi.
Nó là bằng chứng cho thấy giáo dục đã nát như thế nào và người ta cố tình che giấu như thế nào.
Nhưng nó cũng tố cáo sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà trường vào nhà cầm
quyền. Giáo dục trở thành việc nhà của địa phương rồi, người ta cho biết
cái gì thì dân được biết cái đó.
Một kỷ niệm nữa có liên quan tới việc giáo dục phụ thuộc chính trị một
cách thô thiển. Những năm 55 – 58, tôi học cấp II Chu Văn An. Trường ở
ngay cạnh Chủ tịch phủ. Hễ có các vị quan khách nước ngoài tới thăm, xe
đưa từ sân bay Gia Lâm về Ba Đình, là bọn tôi được lệnh bỏ học, ra đứng
đường để hoan nghênh các vị khách quý.
Ở các địa phương việc huy động thầy trò vào các công việc gọi là công ích, là công tác chính trị của địa phương, càng phổ biến.
Người ta tự coi mình đương nhiên có quyền can thiệp vào mọi việc của nhà
trường. Còn những việc như thế, làm hại đến chất lượng giáo dục ra sao,
thì không ai cần biết.
Những nguyên tắc căn bản của giáo dục
Mấy năm gần đây hoạt động của GDMN được nhắc nhở nhiều trên báo chí, nhất là trên mạng.
Nhờ thế, bọn tôi có thêm dịp để nghĩ lại về nền giáo dục mà đến nay ít được biết tới.
Trong một bài mang tên Nền giáo dục ở miền Nam 1954-75, một nhà giáo dục
đồng thời trước đây là một quan chức trong nghề (như trên đã nói, quan
chức giáo dục ở miền Nam khác hẳn quan chức miền Bắc), ông Nguyễn Thanh
Liêm, đã nhắc lại những nguyên tắc căn bản của nền giáo mới là nhân bản
khai phóng dân tộc những nguyên tắc này đã ghi trong Hiến pháp VNCH
1967.
Đối chiếu với giáo dục miền Bắc, sơ bộ tôi thấy đại khái thấy hai nguyên tắc đầu cũng thường được Hà Nội nhắc tới, nhưng được giải thích khác đi, và nguyên tắc thứ ba thì hoàn toàn người làm GDMB không có một ý niệm gì hết.
Về tính dân tộc
Ta hãy đọc lại cách giải thích của các nhà giáo miền Nam. Ở đây, bảo đảm
tính dân tộc, phát triển tinh thần quốc gia của học sinh có nghĩa giúp
học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của
người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở
mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc
chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng
tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê
hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh
truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt
đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự
tin, tự lực, và tự lập.
Các nhà giáo miền Bắc, trên đại thể, cũng nói thế. Nhưng điểm nhấn thì
khác. Trong cách giải thích của người làm giáo dục Hà Nội, tính dân tộc
trước tiên là việc dân mình tự làm lấy giáo dục của mình. Chúng tôi
thường tự hào đây là một nền giáo dục riêng của người Việt, một nền giáo
dục không có dây dưa gì nhiều với nền giáo dục mà thế kỷ trước, người
Pháp đã mang lại. Chúng tôi làm lấy và đôi khi cố ý làm ngược với những
bài bản thời thuộc địa.
Đây là cách hiểu về tính dân tộc mà giới văn hóa tư tưởng đề xuất và
được coi là tư tưởng chỉ đạo. Thì cũng là cách hiểu trong giáo dục.
Một khía cạnh khác trong cách hiểu về tính dân tộc của miền Bắc. Không
phải là những người làm giáo dục không biết chỗ yếu kém vốn có. Để tự
trấn an, người ta biện hộ rằng trong cái vẻ luộm thuộm nhếch nhác, hình
như GDMB đang trở lại với nền giáo dục của ông cha ta ngày xưa thời
trung đại, chỉ cốt phát huy tinh thần hiếu học của con người.
Dân tộc trong trường hợp này, dân tộc đồng nghĩa với “ta về ta tắm ao ta”, từ chối những đổi mới hiện đại.
Cũng chính là những lý do được viện dẫn khi, trong đời sống văn hóa,
người ta kéo nhau trở lại với các phong tục cổ hủ và khuếch trương mê
tín đến một mức độ người xưa không thể tưởng tượng.
Trong khi đó, như vừa dẫn ở trên, tính dân tộc được các nhà GDMN hiểu là phải hướng về một thứ dân tộc hiện đại.
Về tính nhân bản
Trên giấy tờ văn bản, chẳng bao giờ giới văn hóa giáo dục miền Bắc phủ nhận tính nhân bản, tuy là trong thực tế người ta rất ngại nói tới.
Phần thì xã hội ở đây đã xem đấu tranh giai cấp là động lực phát triển; phần nữa thì đang trong thời chiến tranh, không thể nói nhiều đến tình người, nó xâm hại ý chí chiến đấu.
Khi cần phải nói chuyện với thế giới, các nhà tư tưởng miền Bắc cũng công nhận nhân đạo chủ nghĩa là lý tưởng tốt đẹp và giáo dục phải có nhiệm vụ hướng tới.
Nhưng trong thực tế, cách lý giải nghĩa về chủ nghĩa nhân đạo thường giản đơn và cổ lỗ. Lại thường giải nghĩa rất mới: “chủ nghĩa nhân đạo cao nhất là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu chống lại mọi áp bức bất công”.
Trong bài Đế quốc Mỹ phải là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta của Chế Lan Viên, người ta còn thấy những câu thơ mà có lẽ con người ở các xã hội khác không sao hiểu nổi:
--Miền Nam ta ơi
Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất
– Ngọn súng trường ta ơi ngọn súng rất nhân tình
Giới giáo dục miền Bắc cũng theo sự chỉ đạo đó.
Cách giải thích về nhân bản của các nhà giáo miền Nam ngược hẳn. Theo tôi hiểu , nó gần với cách hiểu của phạm trù này ở các xã hội hiện đại.
Hãy thử đọc một số sách thuộc tủ sách giáo dục của nhà xuất bản cũng tên là Trẻ, in ra ở Sài Gòn khoảng mấy năm sau 1970.
Lúc này, một nhóm các nhà giáo dục, có lẽ mới đi học Anh Mỹ về, lập nhóm và đã công bố nhiều tài liệu mới viết có, vừa được dịch có.
Khi bàn về mục đích giáo dục, Nguyễn Hòa Lạc viết:
Mục đích tối thượng của giáo dục là làm thế nào giúp con người đạt
được nhân cách, các bản ngã đích thực của mình, hầu có thể sống trọn
kiếp nhân sinh […] nghĩa là giúp họ thể hiện được con người của mình
trong ý nghĩa “con người là một hiện hữu tại thế, một hữu thể có lý trí
và tự do, vừa suy tư vừa hành động”.
Lê Thanh Hoàng Dân- Trần Hữu Đức..Các vấn đề giáo dục nxb Trẻ,1970 tr 209
Cách hiểu như thế này cố nhiên không bao giờ được đề lên như mục đích
của GDMB. Với các nhà giáo Hà Nội, nhất là vào thời kỳ sau khi Hà Nội
được tiếp quản từ tay người Pháp (10-1954), không làm gì có những con
người chung chung. Mỗi con người đều thuộc về một giai cấp do đó họ phải
sự chỉ đạo của các đảng phái đại diện giai cấp của họ. Cách hiểu của
GDMN:
chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
dù có được coi là đúng đi nữa, cũng không bao giờ được ứng dụng. Mà trong thực tế, lại làm ngược.
Trước sau, với nền GDMB, chấp nhận nhân bản theo nghĩa hiện đại, và đặt
vấn đề tôn trọng cá tính của mỗi cá nhân, bao giờ cũng là một chuyện
quá phiền phức, giá có công nhận là đúng nữa thì hoàn cảnh hiện thời
không cho phép người ta tuân thủ.
Vào khoảng những năm 1960, có cả một cuộc vận động chống chủ nghĩa cá nhân.
Thế thì làm sao có thể tính chuyện nghiên cứu về con người cá nhân, và
giúp lớp trẻ thực hiện bản thể cá nhân vốn có trong họ được!
Cái luận điểm từng được thống nhất nêu ra trong các văn bản miền Nam
Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế
gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc
đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như
một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân,
đảng phái, hay tổ chức nào khác.
Giáo dục Việt Nam cộng hòa http://vi.wikipedia.org/wiki/
phải được coi là xa lạ và nếu có ai nghĩ vậy thì cần phê phán.
Chúng tôi không dẫn lại đây các văn kiện có tính chỉ đạo đối với GDMB
trong đó việc đào tạo con người thành những công cụ đắc lực cho cuộc
chiến đấu trước mắt được nhấn mạnh. Chỉ xin lưu ý một điểm, đó không
phải là phát minh của các nhà chỉ đạo GDMB nói chung mà còn là nguyên
lý chỉ đạo giáo dục ở một nước mà miền Bắc lấy làm mẫu như giáo dục Nga
xô viết.
Trong cuốn Các vấn đề giáo dục thuộc tủ sách giáo dục nxb Trẻ đã nói, có
một phần lớn điểm sơ lược về giáo dục nước ngoài, cả phương Đông lẫn
phương Tây, chắc là do kê cứu các sách nghiên cứu của Anh Mỹ và Pháp mà
viết lại. Phần viết về giáo dục Nga kết lại như sau:
--Xét chung thì nền giáo dục ở Nga rất thực tiễn và khoa học, nhưng nó
chỉ là thứ giáo dục một chiều, nhăm biến con người thành một công cụ sản
xuất [và ở VN là chiến đấu - VTN] tới mức tối đa. Một khi con người đã
trở thành công cụ của guồng máy cộng sản thì mất hết nhân tính. Do đó
chúng ta có thể kết luận rằng giáo dục xô viết tuy thực tiễn và hữu hiệu
nhưng lại phi nhân tính. (Sđd tr. 228)
Có thể mượn để nói về GDMB.
Về tính khai phóng
Trong mấy chữ gọi là nguyên tắc căn bản trong các tài liệu GDMN, đối với bọn Hà Nội chúng tôi, chữ khai phóng là hơi lạ.
Mở Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng ( Khai trí S.1975), thấy
ghi khai phóng tức mở mang và buông thả, ý nói làm cho tốt đẹp hơn;
không kìm giữ, mà trái lại, muốn giúp đỡ cho tiến xa hơn.
Thoạt đầu tôi thấy là trong một mức độ nào đó, khai phóng có vẻ gần với
khái niệm hiện đại tiên tiến của miền Bắc, mấy chữ này thường dùng cả
trong kinh tế lẫn giáo dục.
Về sau đặt khai phóng vào cái nền chung của các nguyên tắc căn bản của
GDMN, tôi mới hiểu khai phóng gần với khái niệm cơ bản của nhân học
hiện đại là tự do – và do đó quá mới mẻ với chúng tôi.
Trong cuốn Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế
giới, do tổ chức Unesco bảo trợ biên soạn và chi phí xuất bản (bản dịch
tiếng Việt của nxb Thế giới, H. 2004), phần viết về Thái Nguyên Bồi
(1868-1940), có đoạn dẫn lại mấy ý của vị Hiệu trưởng sáng lập Đại học
Bắc Kinh có liên quan tới phương hướng phát triển giáo dục của nước
Trung Hoa thế kỷ XX.
Chúng ta phải được tự do tư tưởng và tự do ngôn luận và không để cho một
trường phái triết học hay bất kỳ một loại hình tôn giáo nào giam hãm tư
tưởng chúng ta. Trái lại chúng ta phải hướng tới những tư tưởng cao cả
mang tính nhân loại, những tư tưởng sẽ tồn tại mãi, bất kể không gian
và thời gian. Đó là nền giáo dục xứng đáng với tên gọi nền giáo dục toàn
cầu.(sđ d tr138 )
Giáo dục giúp cho thế hệ trẻ có cơ hội phát triển trí lực và hoàn thiện
tính cách cá nhân, đóng góp cho nền văn minh nhân loại. Bởi vậy giáo
dục không hể trở thành công cụ đặc biệt giúp cho những kẻ muốn thao
túng xã hội theo đuổi những mục đích xấu xa. Việc dạy dỗ tại nhà trường
phải hoàn tòan trao cho các nhà giáo độc lập không bị ảnh hưởng bởi bất
cứ đảng phái chính trị hay tôn giáo nào (sđ d tr 143).
Tinh thần khai phóng như vậy đã trở thành một khía cạnh chủ yếu của quan niệm nhân bản như trên đã nói.
Tinh thần khai phóng này cũng chi phối cách các nhà GDMN hiểu khác đi về tính dân tộc, so với nội dung được GDMB chấp nhận.
Các nhà GDMN từng hào hứng nói về xu thế hội nhập đến rất sớm của mình. Cách nói của Nguyễn Thanh Liêm:
Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết
phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến
thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân
chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc
hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn
minh thế giới.
là theo tinh thần khai phóng vừa nói.
Với GDMB, nói dân tộc là để từ chối khai phóng. Còn với GDMN, chính là
cần khai phóng thì mới giải quyết vấn đề dân tộc một cách triệt để.
Nhìn theo cách nào thì khai phóng mà các nhà giáo dục ở Sài Gòn đã nói
cũng bao hàm một ý nghĩa mà GDMB không thể chấp nhận được. Thậm chí phải
nói là GDMB đã làm ngược lại.
Hẳn là không xa sự thật lắm nếu kết luận trong khi giáo dục thế giới và
GDMN là khai phóng thì GDMB là khép kín. Trong khi GDMB chỉ hướng tới
các mục đích trước mắt – một tinh thần thiển cận sát mặt đất--, thì tinh
thần khai phóng mà GDMN muốn xây dựng bao giờ cũng giúp cho người ta
hướng tới tương lai.
Trong cuốn Các vấn đề giáo dục đã nói, ở tr 204 tập I, tôi còn thấy các tác giả dẫn lại một câu của Kant:
Mục đích của giáo dục là huấn luyện trẻ không phải chỉ nhằm vào sự thành công của chúng trong tình trạng xã hội hiện tại mà nhằm một tình trạng có thể tốt đẹp hơn, hợp với một quan niệm lý tưởng của nhân loại (sđ d tr 204).
GD MN nhằm vào những mục đích như thế mà GDMB thì không.
ĐOẠN KẾT
Giống như xã hội nơi đây, sự phát triển giáo dục ở miền Bắc đi theo một cái mạch phải nói là không bình thường.
Nếu GDMN tiếp nối cái mạch giáo dục của nhiều nước trên thế giới và trực
tiếp là nền giáo dục VN trước 1945 thì GDMB, xét theo cả chặng đường
dài năm sáu chục năm, trong khi cố tìm cốt cách riêng của mình, hóa ra
lại chẳng tuân theo quy luật nào cả.
Nếu GDMN được triển khai theo một đường hướng khoa học của thế giới hiện
đại thì GDMB lại có những khía cạnh như trở lại thời tiền hiện đại.
Cần nói thêm là trong khi phải làm giáo dục một cách mò mẫm, những người
làm giáo dục ở miền Bắc trước 1975 đã luôn luôn tự nhủ rằng chúng ta
đang làm một cuộc cách mạng trong giáo dục và giáo dục ta đang là một
nền giáo dục tiên tiến.
Đó là một ý nguyện chính đáng.
Trong chiến tranh, Hà Nội hoàn toàn khép kín. Muốn thì cũng muốn lắm,
nhưng trong hoàn cảnh đóng cửa cách ly với thế giới, làm gì có chuyện
hội nhập theo đúng nghĩa của nó.
Cuộc sống trì trệ kéo dài.
Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và
sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc
được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều
so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc
với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú
ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự
nhiên và hiệu quả.
Mươi năm gần đây, tình hình có chút đổi khác, nhưng là chỉ đổi khác trên
bề mặt. Cựa quậy mấy thì nền giáo dục này cũng không khác được so với
chính mình. Nó đã cạn kiệt năng lực tự cải hóa. Ngay cả những người
trong bộ máy quyền lực cũng đều tính chuyện cho con em mình qua nhiểu
nước phương Tây, nhất là sang Mỹ để học. Nhưng họ chỉ lo được cho gia
đình riêng của họ thôi. Ở trong nước, những bài bản của miền Bắc cũ được
tân trang lại chút ít vẫn ngự trị trong toàn bộ nền giáo dục, và trong
thâm tâm, nhiều người đã bắt đầu nghĩ rằng hình như có một bãi lầy đã
được tạo ra và chúng ta không bao giờ ra thoát.
CHÚC SỨC KHOẺ.
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 378
No comments:
Post a Comment