HÒA THƯỢNG THICH QUẢNG ĐỘ
Chủ tịch Quỹ Quốc gia Tài trợ Dân chủ nói về tình trạng của HT Thích Quảng Độ
12 tổ chức Nhân quyền và Dân chủ Quốc tế, với 90 nhân vật trên thế giới, từ những Khôi nguyên Giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tôn giáo, Giáo sư Đại học, nhà tư pháp, nhà văn, nhà báo… đã ký tên vào bức Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Hoa Kỳ yêu cầu can thiệp với Nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho người Tù nhân vì Lương thức lâu năm nhất, là Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ bị giam giữ hơn 30 năm qua. Chúng tôi hỏi thăm một trong 90 người ký tên là ông Carl Gersman, Chủ tịch Quỹ Quốc gia Tài trợ Dân chủ về việc này.
Đứng bên cạnh Hòa thượng Thích Quảng Độ
Ỷ Lan: Thưa Ông Carl Gershman, ông đã ký tên vào Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Obama xin can thiệp trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Lý do gì khiến ông tham gia ký tên như thế?Tôi nghĩ rằng Hòa thượng đứng lên tranh đấu không riêng cho Việt Nam, mà cho toàn thể thế giới. Rất, rất quan trọng để chúng ta đứng bên cạnh ngài.Carl Gershman: Tôi nghĩ rằng ngài Thích Quảng Độ không riêng là một hình ảnh dũng cảm tại Việt Nam đã từng bao nhiêu năm tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo từ thập niên 60. Hòa thượng đã bị bắt giam từ năm 1963, và từ đó, không ngừng đấu tranh chẳng chút nào do dự. Hòa thượng là tiếng nói cao cả cho tự do tôn giáo, bảo vệ sự độc lập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) thoát ly sự kiểm soát của nhà cầm quyền. Tôi nghĩ rằng Hòa thượng đứng lên tranh đấu không riêng cho Việt Nam, mà cho toàn thể thế giới. Rất, rất quan trọng để chúng ta đứng bên cạnh ngài. Hòa thượng đã từng được đề cử 9 lần làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình, Hòa thượng còn đoạt nhiều giải Nhân quyền nổi danh khác, trong đó có giải “Tôn vinh nhà Dân chủ dũng cảm” của Phong Trào Dân chủ Thế giới. Hòa thượng là một anh hùng, ngài đứng lên bảo vệ các nguyên tắc dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo. Tôi nghĩ rằng chuyện tối khẩn mà Tổng Thống Hoa Kỳ phải nắm lấy cơ hội trong chuyến viếng thăm Châu Á này để đòi trả tự do cho Đức Tăng Thống.
-Ông Carl Gersman
Ỷ Lan: Ông có nghĩ rằng sự liên đới quốc tế qua một lá thư thỉnh cầu mang lại tác động gì chăng?
Carl Gershman: Chắc chắn. Làm như vậy chúng tôi cũng nghĩ đến những tù nhân khác, vì đang có đông đảo tù nhân bị giam cầm trên toàn thế giới vì dám kêu gọi cho nhân quyền. Nhưng chúng ta chẳng bao giờ làm đủ để nhắc nhở tới từng người đang bị giam giữ, những người tù này đang cần giữ vững tinh thần, giữ vững tâm thức mà họ nhận được từ sự liên đới của kẻ khác. Đó là điều gây ra áp lực trên chính quyền. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam muốn được thế giới tôn trọng, thì không thể nào còn giam giữ những người như Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, và cũng là dịp đem lại nguồn hy vọng cho những người như ngài. Cho nên tôi nói: Chắc chắn! Và vô cùng thiết yếu cho chúng ta tiếp cận Tổng Thống Obama và các vị lãnh đạo trên thế giới cất tiếng tác động nhà cầm quyền Việt Nam.
Ỷ Lan: Tòa Bạch Ốc vừa ra lời tuyên bố về chuyến đi của Tổng Thống Hoa Kỳ ứng hợp với chính sách Hoa Kỳ về “Tái cân bằng Châu Á”, và cũng để thắt chặt mối quan hệ với Việt Nam. Ông có nhận định gì về quan hệ Mỹ - Việt cho sự đổi thay tương lai tại Việt Nam?
Carl Gershman: Nhìn kỹ, thì Việt Nam đang muốn quan hệ tốt với Hoa Kỳ, trong khi quan hệ với Trung quốc thì gặp khó khăn. Quan hệ này nhằm phát triển kinh tế. Nhưng Việt Nam không thể nào phát triển kinh tế hoặc có quan hệ tốt với các quốc gia dân chủ, mà lại đồng lúc giam cầm những người như Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Thật quá mâu thuẫn với mục tiêu của Việt nam. Cho nên, nếu Việt Nam muốn bước vào tiến trình họ nhắm thì họ phải trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, đồng thời với việc cởi nới chính trị.
Ỷ Lan: Xin được hỏi một câu chót. Ông có lời gì gửi tới các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam hôm nay không?
Carl Gershman: Như chị biết, tôi muốn nói với họ rằng, dù khó khăn đến thế nào, họ không bao giờ bị bỏ quên. Tổ chức NED của chúng tôi đang hoạt động giúp đỡ các bloggers. Chúng tôi muốn tỏ tình liên đới với những ai đang thấy họ bị hiểm nguy bị bắt giữ. Họ không cô độc đâu, và tôi nghĩ rằng họ nên kỳ vọng vào tương lai. Bởi vì tôi tin rằng dân chủ đang tiến hành tại Đông Nam Á và Đông Á, và rằng với sự phát triển kinh tế đang mang lại những áp lực ngày càng lớn, rất lớn cho việc mở cửa chính trị, mà tôi nghĩ không nên mất niềm hy vọng. Tôi nghĩ rằng lịch sử đang đứng về phía họ, họ đang có tình liên đới của những bằng hữu phương Tây.
Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Chủ tịch Carl Gershman.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Paris.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-carl-gershman-yl-11202015123221.html
HT Thích Quảng Độ trả lời RFA về thư ngỏ gửi TT Obama
Trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Obama lên đường sang Đông Nam Á tham dự các Thượng đỉnh, hôm 12 tháng 11 vừa qua, 12 tổ chức Nhân quyền và Dân chủ Quốc tế, với 90 chữ ký của các nhân vật trên thế giới, từ những Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình, lãnh đạo tôn giáo, Giáo sư Đại học, nhà tư pháp, nhà văn, nhà báo, 23 Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Thượng viện Anh quốc, đến các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, dân chủ, đã ký Thư ngỏ gửi Tổng Thống Hoa Kỳ yêu cầu can thiệp với Nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho người Tù nhân vì Lương thức lâu năm nhất tại Việt Nam, là Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ bị giam giữ hơn 30 năm qua.
Chuyển lời biết ơn sâu xa
Chúng tôi gọi điện về Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn hỏi cảm tưởng Đức Đệ Ngũ Tăng Thích Quảng Độ, được Ngài cho biết như sau:HT Thích Quảng Độ: Trước hết tôi xin Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế chuyển lời biết ơn sâu xa của tôi tới tất cả quý vị, Giải Nobel Hoà bình, tất cả các học giả, các giáo sư đã bao nhiêu năm quan tâm đến vấn đề. Trước hết là vấn đề của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã, đang, và sẽ còn bị đàn áp, và bản thân tôi, cũng đã bày tỏ quan điểm và bênh vực sự tự do của tôi. Tôi xin cảm tạ tất cả những tấm lòng của quý vị mà tôi đánh giá rất cao. Không những bây giờ mà đã bao nhiêu năm qua đã quan tâm đến trước hết vấn đề tồn vong của GHPGVNTN, mà thứ hai nữa là quan tâm đến Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và tôi, là những người đã tiếp tục đương đầu với chính quyền Cộng sản để đòi, không riêng gì quyền lợi của Giáo hội, mà cái chính là phải có dân chủ cho toàn dân Việt Nam. Bởi vì trên thế giới hầu hết các dân tộc đã được hưởng tự do, dân chủ và hoà bình. Riêng Việt Nam dưới chế độ Cộng sản suốt từ gần một trăm năm qua cho tới bây giờ vẫn chưa có dân chủ. Vì thế suốt bốn chục năm qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã nỗ lực đòi hỏi chính quyền Cộng sản Việt Nam phải trả lại dân chủ, tự do cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Chúng tôi yêu cầu Nhà nước Cộng sản Việt Nam phải chuyển đổi chính trị từ một chế độ độc tài toàn trị sang một chế độ dân chủ tự do để toàn dân có quyền hưởng nền tự do dân chủ thật sự.Do đó, chúng tôi yêu cầu Nhà nước Cộng sản Việt Nam phải chuyển đổi chính trị từ một chế độ độc tài toàn trị sang một chế độ dân chủ tự do để toàn dân có quyền hưởng nền tự do dân chủ thật sự. Cố Hoà thượng Huyền Quang thì đã tịch rồi, còn tôi cho đến bây giờ, cho đến giờ phút này, tôi vẫn tiếp tục sứ mệnh đó cho đến chừng nào mà dân tộc Việt Nam được hưởng một chế độ tự do thực sự thì chúng tôi, Giáo hội nói chung, và cá nhân tôi nói riêng mới có thể — hợp tác với chính phủ hiện tại. Còn chừng nào mà chính phủ Việt Nam hiện tại mà còn chế độ độc tài toàn trị, chừng đó Giáo hội không thể nào hợp tác với họ được. Đó là đường lối của Giáo hội. Cho nên tóm lại, chừng nào còn chế độ độc tài toàn trị thì Giáo hội còn phải đương đầu, còn phải đòi hỏi cho đến không còn người nào nữa thì mới thôi. Đó là quan điểm của chúng tôi. Đến giờ này thì như thế. Có nghĩa là chúng tôi sẽ tiếp tục đòi hỏi nhà nước này.
-HT Thích Quảng Độ
Bây giờ họ thay đổi kinh tế, họ theo kinh tế thị trường, nhưng họ không chịu thay đổi chính trị. Cho nên họ mới đưa nền kinh tế gọi là kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Chắc là tin tưởng… mà các nhà kinh tế học chưa có nền kinh tế nào gọi là kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là thị trường, còn định hướng gì nữa.
Nhưng mà họ định hướng Xã hội chủ nghĩa để họ giữ chủ nghĩa Cộng sản. Họ đổi mới kinh tế thì họ tồn tại. Nhưng mà họ không đổi mới chính trị, bởi vì họ đổi mới chính trị tức phải dân chủ. Dân chủ tự do mà toàn dân được hưởng thì họ mất Đảng. Do đó họ rất sợ mất Đảng Cộng sản, nên họ theo kinh tế thị trường, họ tồn tại để giữ cái Đảng.
Cho nên chúng tôi phải đòi hỏi nhân quyền và tự do, chuyển đổi kinh tế thì phải chuyển đổi chính trị. Kinh tế thị trường phải có dân chủ hoá, kinh tế mới phát triển đồng đều. Đó là quan điểm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ năm 1975 đến giờ. Quan điểm đó tôi vẫn tiếp tục theo đuổi. Có nghĩa là bao giờ chế độ Cộng sản này chuyển đổi từ một chế độ độc tài toàn trị sang một chế độ tự do dân chủ thật sự thì Giáo hội chúng tôi, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mới chấm dứt cuộc vận động dân chủ, nhân quyền theo đuổi từ bốn mươi năm qua.
Ỷ Lan: Nếu có một lời gửi tới Tổng Thống Obama, thì Đức Tăng Thống sẽ nói gì?
Thích Quảng Độ: Bây giờ cái chuyện giao thiệp giữa Hoa Kỳ với Việt Nam thì theo tôi Hoa Kỳ họ có giao thiệp với Việt Nam. Nếu họ giúp, chân thành giúp đỡ dân tộc Việt Nam có một nền dân chủ cũng như là Hoa Kỳ chẳng hạn. Trong cuộc giao thiệp ấy mà có đặt ra vấn đề trao đổi kinh tế họ cũng sẽ đề nghị nhà nước này chuyển đổi từ một chế độc độc tài toàn trị sang một chế độ dân chủ tự do. Nếu Hoa Kỳ làm được cái đó thì chúng tôi rất là tin tưởng, mà Hoa Kỳ có khả năng, có thể làm được. Nhất là bây giờ.
Cho nên tôi chỉ muốn đề đạt đến Tổng Thống quan điểm của Giáo hội chúng tôi từ trước đến nay bao nhiêu chục năm qua. Chỉ muốn làm sao cho dân tộc Việt Nam cũng được tự do dân chủ như là dân tộc Hoa Kỳ nói riêng, và toàn thể các dân tộc dân chủ trên thế giới nói chung.
Nhưng cái nguyện vọng của GHPGVNTN từ năm 1975 thế kỷ trước đến bây giờ vẫn tiếp tục cái đường lối như thế, chỉ bao giờ chúng tôi đạt được mục đích dân chủ hóa toàn dân Việt Nam, thì Giáo hội mới chấm dứt hoạt động đòi hỏi. Còn chừng nào mà toàn thể dân tộc Việt Nam chưa có chế độ dân chủ thực sự như vậy, thì chúng tôi vẫn còn tiếp tục, còn người là chúng tôi vẫn tiếp tục, cho đến khi nào dân tộc Việt Nam đạt được tự do dân chủ thực sự thì chúng tôi mới chấm dứt vận động cho mục tiêu đó.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Paris.
Monday, November 16, 2015
TỰ DO NGÔN LUẬN * TẬP CẬN BÌNH
Chuyến Nam du của tên xâm lược!!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận
- Tờ The Wall Street Journal hôm 22-09 có đăng bài phỏng vấn Tập Cận
Bình khi đang ở Mỹ. Đề cập đến Biển Đông, kẻ đứng đầu cộng đảng và chính
phủ Tàu thản nhiên tuyên bố nước y có chủ quyền tại khu vực đó kể từ
thời cổ đại! Tiếp đến, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Reuters trước
chuyến công du Anh Quốc (từ 19-10), Tập lại ngoác miệng khẳng định: “Các
đảo và bãi đá ở biển Nam Trung Hoa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ lâu
đời do tổ tiên người TQ để lại. Nhân dân TQ sẽ không cho phép bất kỳ một
ai vi phạm chủ quyền và quyền lợi của mình trong vùng biển này. Hành
động của TQ tại vùng biển Nam Trung Hoa là chính đáng để bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ”. Y nói thế hiển nhiên là để chống đỡ việc Tàu cộng
liên tục bị tố quân sự hóa các đảo nhân tạo thuộc khu vực đang tranh
chấp -đúng ra là cướp của VN- ở Trường Sa, với mục đích biến Biển Đông
thành của riêng mình và tước đoạt quyền tự do lưu thông tại đó. Nên Bắc
Kinh đã tỏ ra hết sức phẫn nộ khi khu trục hạm USS Lassen của Hải quân
Mỹ đến gần bãi Xu Bi và Vành Khăn hôm 27-10.
Chính trong bối cảnh đó mà Tập Cận Bình đến Hà Nội ngày 5-6 tháng 11 rồi
cùng với vợ y, Bành Lệ Viện, kẻ từng hát động viên quân Tàu trong các
trận đánh chiếm VN năm 1979 và 1984, theo lời mời của Việt cộng. Chuyến
đi này đã gây ra nhiều thái độ khác nhau tại VN cũng như sẽ dẫn tới
nhiều hậu quả cho con Hồng cháu Lạc. Hãy thử điểm lại các thái độ nầy.
Trước hết là thái độ của đảng Việt cộng. Với khuôn mặt rạng ngời, đậm
nét xu nịnh, bộ sậu lãnh đạo Ba Đình đã đón tiếp đại ca và đại đồng chí
của mình hết sức long trọng: rắc hoa, trải thảm đỏ, bắn đại
bác, giăng cờ xí, mở quốc tiệc… trong lúc những lời tuyên bố lếu láo của
y tại Mỹ và Anh còn văng vẳng và ánh sáng hai ngọn hải đăng y vừa cho
xây trên các hòn đảo ăn cướp hàng đêm vẫn quét trên vùng biển nước Việt.
Bất chấp những gì Tàu cộng đã gây ra cho Dân tộc trong quá khứ (tài trợ
“cuộc chiến chống Mỹ” để mở rộng đế quốc đỏ với xương máu dân Việt),
hiện tại (xâm lấn biển đảo và xâm nhập đất nước mọi mặt: chính trị, kinh
tế, thương mại, công nghiệp, văn hóa, lãnh thổ), tương lai (biến nước
Việt thành thuộc quốc của nước Tàu theo Thành Đô mật ước), lãnh đạo Hà
Nội vẫn hứa cùng lãnh đạo Bắc Kinh “củng cố tin cậy chính trị; tăng
cường hợp tác trên các kênh Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc..; thúc đẩy
hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư phát triển…; mở rộng hợp tác về khoa
học công nghệ, giáo dục, văn hóa, du lịch…” (Hội đàm giữa 2 Tổng bí
thư). Chưa hết, đối với Biển Đông, Tổng Lú còn thề thốt “duy trì nguyên
trạng (nghĩa là chấp nhận những gì Tàu Cộng đã làm từ 1974 đến nay),
không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình
hình” (mặc đại ca tiếp tục làm cho tình hình thêm căng thẳng và phức
tạp). Nhưng quan trọng nhất là Việt cộng đoan hứa “thực hiện tốt kế
hoạch hợp tác giữa hai Đảng… giao lưu giữa các tổ chức Đảng ở Trung ương
và địa phương...; thực hiện tốt kế hoạch đào tạo cán bộ hai Đảng giai
đoạn 2016-2020” (Tuyên bố chung). Ôi thôi rồi! Trong hiện trạng độc
tài độc đảng, như thế là để cho thằng Tàu tiếp tục điều khiển VN qua bộ
máy lãnh đạo, kiểm soát VN bằng con đường nhân sự là con đường nhanh
chóng nhất và hiệu quả nhất, ngõ hầu duy trì thể chế toàn trị CS ở đất
nước ta và tình trạng “thuộc Trung” đầy tai hại.
Đang khi đó thì tại Miến Điện những ngày gần đây, đảng cầm quyền quân
phiệt (Đoàn kết Thống nhất và Phát triển) đã tuyên bố thua cuộc trước
Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi
trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm 8-11. Các tướng lãnh từng nắm quyền mấy
chục năm qua nay đã biết đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi đảng,
chấp nhận thực hiện dân chủ và qua đó cũng thoát Trung một cách đáng
khâm phục. Ba Đình có học được bài học ấy chăng? Chẳng lẽ vì là nhược
tiểu, có định mệnh sống cạnh đại cường y như Miến Điện, VN phải trở
thành chư hầu của Đại Hán? Ý chí ngàn năm của Dân tộc chẳng chứng minh
ngược lại sao?
Tiếp đến là thái độ của cái gọi là Quốc hội. Thực thể gia nô này đã để
cho Tập Cận Bình đọc diễn văn như y yêu cầu trước 500 đảng biểu. Một
diễn văn đầy ngôn từ sáo rỗng, với giọng điệu ru ngủ, mang tính cách
tuyên truyền, nhằm mục đích hăm dọa và theo lập trường bành trướng: nào
chung chế độ CS, chung con đường XHCN, nào niềm tin và lý tưởng
tương đồng, tương lai và vận mệnh tương quan, nào bỏ qua quá khứ,
hướng tới mai hậu, trọng đại cục, gác tiểu tiết, nào cùng giải quyết tốt
các bất đồng, chân thành thảo luận kiểu song phương, nào nhớ Trung Quốc
có gene “hòa”, cùng Trung Quốc giữ chữ “tín”, nào không được để các thế
lực thù địch cản trở sự hợp tác giữa hai quốc gia, đánh đổ bức tường
bảo vệ hai chế độ… Y như chẳng biết (và đám tôi tớ của đảng lúc ấy cũng
cố quên) cuộc chiến tranh biên giới với 20 vạn đồng bào ta bị sát hại,
việc quân dân Tàu trên Biển Đông cướp bóc, bắt tù, giết hại ngư dân ta,
đoạt lấy nguồn khoáng hải sản của ta. Y lại càng không nói tới việc xâm
chiếm Hoàng Trường Sa của ta để làm những căn cứ, đồn bót hầu thôn tính
Biển Đông trọn vẹn và việc đạo quân trá hình của y đang tung hoành đất
Việt như chỗ không người (mới đây Hà Nội còn nới lỏng quy định cấp visa
cho dân Tàu cộng). Vì đối với y, đấy chỉ là tiểu cục. Đang lúc việc mất
đảo, mất biển, mất tài nguyên, mất nguồn sống đó mới là đại cục của Dân
tộc! Rõ ràng toàn diễn văn là một “cây gậy” bên cạnh “củ cà rốt" một tỷ
nhân dân tệ viện trợ và hàng trăm triệu đôla cho vay để đấm mõm và mua
lòng tập đoàn lãnh đạo Hà Nội vốn chỉ biết có tiền. Tất cả cho thấy Tàu
sẽ chẳng bao giờ chấp nhận việc VN thoát vòng ảnh hưởng của nó, nhất là
trong hoàn cảnh nền kinh tế tài chánh VN đang lâm nguy (ngân quỹ quốc
gia chỉ còn có 2 tỷ đô Mỹ mà nợ công lại đến 90 tỷ), có thể coi TQ như
chiếc phao cứu nạn, để sẽ trở thành chủ ông khốn nạn.
Điều mỉa mai là Tập Cận Bình đã phát biểu trong hội trường mang tên Diên
Hồng, cái tên lịch sử toát lên tinh thần quyết tử Sát Thát, kiên cường
thoát Trung của Đại Việt. Thế nhưng, trước hậu duệ của giặc Hồ này, mọi
bộ mặt mang danh nghĩa “bô lão” và tự nhận “đại diện toàn dân” đã hành
xử như một đám nhi đồng, lắng tai câm miệng, sau đó đồng loạt đứng lên
vỗ tay. Đúng là thái độ nhận giặc làm thân nhân, nhận kẻ thù làm bạn
hữu. Đức Trần Thánh Tông từ nơi chín suối hẳn đã phải đấm ngực kêu trời:
“Đồ tặc tử!”. Lúc ấy sao không bỏ đi ra? Nay sao không lên tiếng phê
phán diễn văn của tên xâm lược? Chẳng sợ ghi bia miệng ngàn năm à?
Thứ ba là thái độ của Chính phủ. Từ lâu có dư luận cho rằng kẻ đứng đầu
định chế này theo lập trường thân Âu Mỹ. Thế nhưng Nguyễn Tấn Dũng đã hồ
hởi ký vào Tuyên bố chung 11 điểm ngày 06-11-2015. Phải chăng vì quá
sung sướng trước lời mời viếng thăm của Tập, một lời mời hàm ý chuẩn
nhận cho Dũng làm tổng bí thư? Chẳng hề hỏi ý nhân dân, Tuyên bố này
trước hết nhắc lại tinh thần “16 chữ vàng và 4 tốt”, vòng kim cô siết
đầu, ách nặng nề tròng cổ, rồi khẳng định “nắm vững phương hướng đúng
đắn của tình hữu nghị Việt-Trung, tăng cường trao đổi chiến lược, củng
cố tin cậy chính trị... thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện Trung-Việt”. Cụ thể trên các lĩnh vực:
(1) hợp tác giữa hai đảng để cùng đào tạo cán bộ; hợp tác giữa hai Quốc
hội, hai Mặt trận, ngõ hầu cả 3 định chế này tiếp tục đè đầu đè cổ nhân
dân đôi nước;
(2) hợp tác giữa hai bộ ngoại giao, tham vấn ngoại giao thường niên, bồi
dưỡng chung nhân viên hai bộ, ngõ hầu chung lập trường, chung phe cánh
trước các vấn đề quốc tế;
(3) hợp tác giữa hai quân đội trong việc đào tạo cán bộ, nghiên cứu học
thuật, tuần tra chung vịnh Bắc Bộ (nhưng không can thiệp khi hải tặc Tàu
đánh cướp ngư dân Việt, vì đó là tranh chấp dân sự như Nguyễn Chí Vịnh
từng tuyên bố); hợp tác bảo đảm an ninh, thực thi pháp luật, phòng chống
tội phạm giữa hai bộ công an, ngõ hầu bất cứ biểu hiện chống Tàu nào
trên đất Việt đều phải bị bóp chết;
(4) hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước trong khuôn khổ “hai hành
lang, một vành đai”, hợp tác sản xuất vật liệu, máy móc, điện lực, năng
lượng... để Tàu tiếp tục thắng thầu trong các công trình xây dựng cơ
bản, đem kỹ thuật lỗi thời của Tàu ứng dụng tại VN;
(5) hợp tác về giáo dục, văn hóa, du lịch và báo chí v.v... vận hành có
hiệu quả học viện Khổng Tử tại Hà Nội; tăng cường giao lưu báo chí đôi
bên, gia tăng mức độ tuyên truyền tình hữu nghị Trung-Việt, tổ chức gặp
gỡ, liên hoan thanh niên hai nước, để tiếp tục tiêm nhiễm nọc độc “thần
phục đại hán” vào đầu óc dân An Nam. Thế nhưng Tuyên bố chung lại không
đề cập gì đến quyền tự do lưu thông được quốc tế công nhận, chẳng khẳng
định rằng các hành động ở Biển Đông phải phù hợp luật pháp quốc tế, các
tranh chấp tại đó phải giải quyết theo công pháp hoàn vũ.
Kiểu hợp tác chiến lược toàn diện như thế chỉ đưa đến sự lệ thuộc ngày
càng nặng nề, sự đồng hóa ngày càng lộ liễu. Đối với Tàu, VN càng lúc
càng trở nên chư hầu trên mặt chính trị, con rối trên mặt ngoại giao,
tôi đòi trên mặt văn hóa, bãi rác trên mặt thương mại, lá dâu tằm trên
mặt lãnh thổ. Hậu quả là ngoài TQ, VN không có thân hữu, không là đồng
minh với bất cứ quốc gia hùng mạnh nào, cũng chẳng là đối tác quan trọng
với ai trên phương diện kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Chẳng
những thế, VN hiện là một đất nước thường xuyên vi phạm nhân quyền trầm
trọng, bị hầu hết mọi quốc gia lên án; một đất nước nghèo nàn lạc hậu,
chuyên đi ăn xin không biết ngượng và luôn đội sổ những thống kê về
nhiều mặt của thế giới.
Cuối cùng là thái độ của Nhân dân VN. Do thấm thía sự cai trị mù quáng
lẫn tàn bạo của Việt cộng và sự xâm lăng đa dạng lẫn trắng trợn của Tàu
cộng, nhân dân đã phản ứng một cách đúng đắn, đầy tình yêu nước, trước
chuyến “kinh lý” của Tập Cận Bình. Không ít tổ chức đoàn thể hoặc cá
nhân trong lẫn ngoài nước đã ra nhiều lời tuyên bố kêu gọi, đã viết
nhiều bài bình luận nghiên cứu, đã thực hiện nhiều chiến dịch đả kích
tẩy chay. Cận ngày và chính ngày tên xâm lược tới Hà Nội, nhiều nơi
trong lẫn ngoài nước -dù bị hăm dọa và đàn áp khốc liệt- đã xuống đường
để “dàn chào” y, nhiều cộng đồng người Việt năm châu cũng biểu tình rầm
rộ để vạch trần trước quốc dân và quốc tế âm mưu bành trướng của Đại
Hán, hiểm họa lớn lao của Tàu cộng, bộ mặt đểu giả của tên xâm lược.
Điều đó thật đáng ca ngợi! Tuy nhiên, ai cũng ao ước rằng nhờ tác động
của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, toàn dân trong nước sẽ ngày càng ý
thức quốc nạn, trút bỏ sợ hãi, để xuống đường nhiều nơi hơn, đông đảo
hơn, tới cả vạn triệu người; ao ước lực lượng an ninh biết đứng về phía
nhân dân để bảo vệ ngọn triều dân tộc ấy, một ngọn triều cần có để quét
sạch những gì và tống cổ những ai đang gây tai họa và khổ đau cho đất
Việt!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 231 (15-11-2015)
Ban biên tập
KIÊM ÁI * MỘT GÓC ĐỘ KHÁC
MỘT GÓC ĐỘ KHÁC
Chuyện Tổng Thống Obama không qua Việt Nam, mặc dù sẽ qua các nước gần Việt Nam, rất tiện đường, nhiều dư luận đoán định như đinh đóng cột vì như thế này, như thế khác, nhà tiên tri Trần Dậu, em Trần Dần cũng đưa ra một lời tiên tri, góp mặt với mọi người, coi như một bản "Cáo tồn" vậy:
Hai ngày đến Việt Nam của Tập Cận Bình, người bàng quan không thấy có biến chuyển nào đáng chú ý, cũng được đón tiếp cách trọng thể như một đại quốc khách, có thảm đỏ, có 21 phát đại bác chào mừng, có diễn văn tại Quốc Hội, có cho quà một tỉ nhân dân tệ, có tái xác định Hoàng Trường Sa là của Trung Cộng từ ngày xưa. Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam cố tỏ ra là một đàn em nép mình sau lưng Tập Cận Bình theo kỹ luật Đảng Cộng Sản Đệ ngũ đệ lục gì đó tức là Đệ ... Tập Cận Bình. Nhưng cả khách lẫn chủ cũng chỉ nói nhẹ nhẹ, khẽ khàng hình như sợ "đế quốc Mỹ" nghe được. Thực là đúng thái độ của Cộng Sản.
Tuy nhiên, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã không ngăn cản một cách tàu ráo máng 2 cuộc biểu tình tại Saigon và Hà Nội trước khi Tập Cận Bình đến, chỉ mạnh tay đến đổ máu đồng bào biểu tình chống họ Tập ngay ngày đón Tập Cận Bình tại Hà Nội, nhưng toà Đại Sứ Trung Cộng tại Việt Nam cũng lấy làm nực lắm, sợ rằng nay mai viên Đại Sứ Trung Cộng sẽ bị thay thế chưa chừng, Việt Cộng cũng không dám để "dân chúng sắp hàng hai bên đường để đón Tập Cận Bình", Tập Cận Bình cũng không dám "đi ăn phở" như Bill Clinton năm nào, tắt một điều là Tập Cận Bình biết nếu tiếp xúc với dân chúng có thể sẽ bị dân chúng phản đối, mà với lũ đàn em VC nửa nạc, nửa mỡ không thể nào đàn áp được, hoặc dàn xếp một xó xỉnh nào đó để Tập Cận Bình nhận những nụ cười, những cái bắt tay gọi là "tiếp xúc với dân chúng" của chư hầu như những nguyên thủ Quốc Gia khác. Tập Cận Bình chỉ là "chủ" của Cộng Sản Việt Nam chứ dân chúng Việt Nam thì coi họ Tập "chả ra cái thá gì sất!". Việt
Cộng và dân chúng VN đã phân rẽ làm đôi thấy rõ hơn bao giờ hết.
Mục đích đến Việt Nam hai ngày vừa qua của Tập Cận Bình thì ai cũng
biết, một là để xác nhận với thế giới, nhất là Hoa Kỳ rằng Việt Cộng vẫn
dưới trướng của Trung Cộng, Hoa Kỳ không thể chen chân vào được, hai là
xác nhận với đảng Cộng Sản Việt Nam: Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung
Cộng, đừng mong "quậy" mất công, châu chấu không thể chống lại xe. Cuộc
biểu diễn của một tàu chiến Hoa Kỳ gần những đảo mà Trung Cộng cho là
của chúng mà Trung Cộng nín khe rất mất mặt bầu cua, nay họ Tập muốn với
vátrằng chuyện đó không ảnh hưởng gì đến chuyện giữa Việt Cộng và Trung
Cộng trên biển Đông. Mục đích quan trọng nhất của họ Tập là tranh thủ
cho những phần tử đầy tớ cho Tàu Cộng có ưu thế trong sự sắp xếp nhân sự
của Đại Hội Đảng vào đầu năm 2016.
Qua việc Tập Cận Bình mời THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG qua thăm Hoa Lục là
một đòn tâm lý mà Tập Cận Bình muốn dằn mặt Obama "tên đảng viên Việt
Nam nào cũng là của Trung Quốc". Nguyễn Tấn Dũng dù được Hoa Kỳ "chấm",
dân chúng cũng nghĩ Nguyễn Tấn Dũng là "người của Hoa Kỳ" thì nay, Tập
Cận Bình muốn chứng tỏ ngược lại. Nhưng màn biểu diễn này chỉ giúp cho
mọi người thấy Tập Cận Bình hơi... trơ trẽn. Có tin cho rằng Tập Cận
Bình sẽ đến Manila, Phi Luật Tân để tham dự hội nghị, mục đích muốn tỏ
cho mọi người thấy Trung Cọng đang thu nanh vuốt lại, có thể họ Tập sẽ
yêu cầu Phi Luật Tân "bãi nại" để hai bên tương nhượng nhau. Nhưng chắc
chắn là Phi Luật Tân không thể chấp nhận, mũi tên đã ra khỏi cung rồi,
khó gọi nó trở lại được, và nếu có biểu tình tự phát của dân chúng phản
đối họ Tập thì thật là lỗ vốn.
Trước đây, khi thấy Tổng Thống Obama hạ cố mời Nguyễn Phú Trọng qua Hoa
Kỳ và được tiếp đãi một cách trang trọng, ai cũng nghĩ rằng sau chuyến
đi đó, Việt Cộng đã bị Hoa Kỳ thu phục, trong khi Nguyễn Tấn Dũng thì đã
là người của Hoa Kỳ, chắc phen này Việt Cộng sẽ đáp lại một cách rõ
ràng, nhưng rồi cũng chẳng có "biểu hiện" gì đáng kể tuy rằng "công
trình kể biết mấy mươi" mà cũng không thấy gì, lại tổ chức tiếp đón Tập
Cận Bình một cách quá trang trọng, dù cho có tiếp đón Obama "như rứa"
cũng thế thôi. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy "lịch trình
công du của Tổng Thống Obama đã đầy, không thể nhét Việt Nam vào được".
Nói theo luận điệu ngoại giao là vậy, trên thực tế thì Obama đã đổi
thái độ, không đến Việt Nam, chứ không phải vì lịch trình đã đầy, ai mà
không biết. Cũng nên lưu ý mọi người là Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
thế nào cũng theo dõi cuộc hành trình của Tập Cận Bình rất kỹ và đã báo
cáo về Washington đầy đủ. Trong báo cáo này, chắc chắn vấn đề nhân sự
Việt Cộng trong Đại Hội Đảng vào đầu năm 2016 cũng được chú ý, con gà
nào là của Trung Cộng trong Đại Hội sắp tới, những con gà nào Hoa Kỳ đã
chấm nay trở quẻ, và từ nay cho đến ngày Việt Cộng Đại Hội Toàn Đảng,
liệu Trung Cộng có cho thêm nhân vật nào qua nữa hay không.
Cũng trong thời gian này, cuộc bầu cử ở Miến Điện cũng là một yếu tố để
cho Bộ Chính Trị Việt Cộng rút kinh nghiệm về Trung Cộng, "chó không
răng mô", tức là Miến Điện đã nhất quyết theo Dân Chủ Tự Do thì Trung
Cộng cũng không dám "sủa" chứ đừng nói cắn càn. Đó là tấm gương tày liếp
mà Cộng Sản Việt Nam phải học tập kỹ lưỡng.
Tổng Thống Obama đã bỏ cuộc thăm viếng Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến 2
phe theo Tàu và theo Mỹ? Có thể phe theo Mỹ đã lúc lắc trái tim? Phe
theo Tàu đã đắc thắng mà tới luôn bác tài? Có phải Hoa Kỳ đã để cho Việt
Cộng theo luôn Trung Cộng? Chắc chắn là không, vì lần này vấn đề Việt
Nam tức là vấn đề Biển Đông có quan hệ trực tiếp đến quyền lợi của Hoa
Kỳ và thế giới chứ không phải chỉ có lợi cho Việt Nam mà thôi đâu.
Tổng Thống Obama đến Việt Nam lúc này chỉ là kẻ đến sau, phải đợi thái
độ tiếp theo của Cộng Sản Việt Nam rồi phản hồi mới có lợi hơn, sau đó
có đến Việt Nam hay không mới quyết định được. Hơn nữa, cách hành xử của
Obama mà nhiều người cho là nhu nhược cũng góp phần lớn trong quyết
định này. Ông ta đã săn đón Tập Cận Bình khi hắn ta vừa mới tới Mỹ khiến
Tập Cận Bình nghĩ rằng "Obama đã biết sợ" không dám có quyết định quyết
liệt trên Biển Đông, nhưng khi không thuyết phục được họ Tập, Obama bèn
cho chiến hạm đi tuần qua các đảo Trung Cộng chiếm của Việt Nam, gần
đây lại cho 2 chiếc B-52 lượn trên đầu các hòn đảo Trung Cộng cướp
được, thực là ngứa mắt, nhưng cũng đành cúi mặt. Thấy quan tài rồi thì
phải đổ lệ.
Trong trường hợp Việt Cộng vẫn bị Trung Cộng "gọi dạ bảo vâng" liệu Hoa
Kỳ phản ứng ra sao? Có phải Hoa Kỳ chờ hiệp ước TPP được đem thực thi
rồi đưa Việt Cộng "vô khuôn"? Trong khi chờ đợi, Hoa Kỳ phải chuẩn bị ra
sao? Ở Quốc nội, chắc chắn sẽ có sự khuyến khích dân chúng ý thức trách
nhiệm mà chuẩn bị tiến lên. Còn ở Mỹ, Hoa Kỳ cũng phải có thái độ.
Trong một bài trước, tôi có trình bày với độc giả là thái độ của Hoa Kỳ
đối với người em của Việt Cộng là Việt Tân (Việt Tân là em Việt Cộng) có
điều khang khác. Nay thì đã rõ, cuốn phim "Terror in Little Saigon" ra
đời mà mọi cuộc điều tra đều hướng mũi dùi về Việt Tân (là thủ phạm) và
cả thế giới đã được xem, đã tường thuật, đã phê bình, đã có những đoàn
thể nghe theo lời kêu cứu của Việt Tân mà hội họp, gởi thư phản đối,
nhưng thái độ của Việt Tân, "nạn nhân" chính trong vụ này lại chỉ núp
bóng Cộng Đồng. Chúng ta chờ đợi sự chủ động phản đối của Việt Tân để
Cộng đồng "đi theo", nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Chuyện Việt Tân sẽ
kiện 2 cơ quan sản xuất cuốn phim? Cũng mới nghe nói mà thôi!.
Nhiều người chờ đợi một cuộc họp báo của Việt Tân để ông Đỗ Hoàng Điềm,
Lý Thái Hùng, Hoàng Cơ Định, Nguyễn Kim v.v... có dịp thỏa mãn dư luận
báo chí 100% cũng đã có rồi, nhưng nghe nói lèo tèo lắm. Cơ khỗ! chẳng
bù khi mới bể hai, các cán lớn của Việt Tân đi khắp nơi giải độc tùm
lum.
Trước khi khai tử Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, tuy đã có sự chuẩn bị để
"thoái trào" kháng chiến giải phóng Việt Nam, như lời bà Trần Diệu Chân
lúc còn là phát ngôn viên của Mặt Trận đã nói cạnh, nói khoé là "Tổng
Nổi Dậy trong Hòa Bình", nhưng còn "tiếc thay chút nghĩa cũ càng".
Tuy nhiên, đến đầu năm 2005, khi bầu đoàn thê tử Mặt Trận qua trời Âu,
công khai tuyên bố Chủ tịch Hoàng Cơ Minh đã chết 14 năm trước và cho
Mặt Trận chết ngay tút xuỵt thì nhóm "tàn dư Mặt Trận" công bố cho toàn
Đảng viên biết là Đảng Việt Tân ra đời với hai bước làm tôi tận lực cho
VC (Xin xem 2 bài "Cứu tôi với, Bớ Cộng Đồng) cho đến năm 2025! Đảng
Việt Tân đã quay 180 đường lối chính trị và công khai tách khỏi 3 triệu
người Việt Tị nạn Cộng Sản ở Hoa Kỳ và toàn thế giới lại còn ngụy biện
rằng đường lối mới theo phò Cộng Sản của họ là hợp với sở thích của
người dân trong nước! Một vụ hiếp dâm tàn bạo đồng bào trong nước để
chạy theo Việt Cộng. Và một vụ li dị dứt khoát với đồng hương hải ngoại
không khoan nhượng.Có phải vì vậy mà cán đảng viên Việt Tân khi được hỏi
thì chối đành đạch như đỉa phải vôi, "Không, tôi đâu có Việt Tân, Việt
tiếc gì đâu, hoặc tôi ra lâu rồi.
Cuốn phim "Terror in Little Saigon" ra đời trong bối cảnh này, tất cả mũi dùi nghi ngờ đều chỉ về phía Việt Tân - hậu thân của Mặt Trận - là thủ phạm. Cuốn phim này theo nhiều người thì chỉ là phát súng khai hỏa, nghĩa là còn tiếp tục nữa cho đến khi tìm ra thủ phạm. Câu hỏi đặt ra là tại sao cuốn phim lại ra đời trong hoàn cảnh này? Phải chăng sự kiên nhẫn của Obama đã không còn nữa? Cần phải chặt đứt tất cả đầu cầu của Việt Cộng tại Hoa Kỳ trong đó có Việt Tân. Sau đó, nếu VC còn cứng đầu thì đến phiên các cuộc nổi dậy trong nước, các cuộc cách mạng màu xanh, mùa Xuân, mùa Hạ sẽ tiếp theo nhất là thời điểm hiệp ước TPP đang gần kề. "Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mới sống". Việt Cộng dù có binh vực Việt Tân cũng không được, vì chúng trót phong cho Việt Tân là khủng bố. Cũng có thể những đảng viên Việt Tân nửa công khai nửa bí mật như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang (giới thiệu Trần Khải Thanh Thủy gia nhập Việt Tân) cũng sẽ được bảng đỏ đề tên.
Thập niên 80, khi Hoa Kỳ chưa bỏ cấm vận, chưa bang giao với Việt Cộng,
hoạt động của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh huyênh hoang rằng là "Mặt Trận Quốc
Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam" với 10 ngàn tay súng ở biên thùy
Thái Lan - Lào, dù đã làm những chuyện nghịch lý, thiếu tình, Hoa Kỳ vẫn
mở một mắt, nhắm một mắt. Khi bỏ cấm vận, có lập bang giao những hồ sơ
ám sát các ký giả gốc Việt vẫn nằm im trong ngăn kéo của FBI, CIA v.v...
Nay Việt Tân đã lộ mặt cùng phe với Việt Cộng, bỏ đồng hương hải ngoại
tị nạn Cộng Sản, cuốn phim Terror in Little Saigon ra đời, Hoa Kỳ gián
tiếp nói cho Việt Cộng biết rằng Mỹ đang chặt chân, chặt tay chúng
trước khi bật đèn xanh cho
dân chúng Việt Nam chặt đầu Việt Cộng. Thời gian không còn nhiều nữa,
đừng tưởng núp bóng Tập Cận Bình mà bóc lột dân chúng. Sau Việt Tân (oan
thị Kính hay oan thị Mầu?) có lẽ chuyện rửa tiền từ Việt Nam qua Hoa Kỳ
sẽ là đề mục kế tiếp. Việt Cộng muốn theo Tập Cận Bình thì bán gấp bất
động sản ở Hoa Kỳ, chuyển tiền về các ngân hàng Hoa Lục. Đây là sự tiên
đoán của nhà tiên tri Trần Dậu, em ruột tiên tri Trần Dần, ai muốn tin
thì tin, ai không muốn tin thì viết thơ phản đối ACThompson và nhà sản
xuất phim Terror in Little Saigon.
CỨU TÔI VỚI, BỚ CỘNG ĐỒNG
Kiêm Ái
2015-11-09
Trong cuộc phỏng vấn do ông Nguyễn Xuân Nam thực hiện, ông Lý Thái Hùng đã cho rằng lực lượng vỏ trang trong rừng Thái Lan chỉ là những người cận vệ, bảo vệ an ninh chứ không phải để đánh VC dù là trong tương lai. Từ cái láo Chủ tịch Hoàng Cơ Minh chết 14 năm mà vẫn cho là còn sống, đến cái luận điệu 10 ngàn quân chỉ để là hộ vệ, ông Lý Thái Hùng có hợp tác với Việt Cộng như lời chiến hữu của ông là ông Nguyễn Việt Khanh hay không thì mọi người đã rõ. Như vậy uy tín của ông đối với c/h của ông, nhất là đối với cộng đồng hải ngoại chỉ là con số không, mặt mũi nào mà ông dám kêu gọi Cộng Đồng phản đối Terror in Little Sagon giúp Việt Tân. Với chủ trương lâu nay của Việt Tân, với hành động mỗi khi Việt Cộng bắt được người nào hoạt động chống Cộng trong nội địa Việt Nam thì lập tức Việt Tân ở hải ngoại lên tiếng "xác nhận" họ là người Việt Tân, để Việt Cộng có cớ chính đáng mà giam cầm, tù đày họ bằng thích, vì Việt Tân đã được VC phong là "khủng bố" dỗm (chất nổ không có ngòi, lại đặt ở ngả ba đường cái xa cơ quan VC cả 200 mét!).
Về 5 ký giả bị ám sát thì bốn trong 5 người đó viết bài phanh phui những việc làm của Mặt Trận cũng là của Việt Tân thì nếu ai khơi lại vết thương này của cộng đồng, thì cộng đồng có bổn phận tiếp tay họ đưa thủ phạm ra ánh sáng.
Lý ra, nếu Việt Tân không dính líu đến mạng sống của 5 người này thì ông Lý Thái Hùng phải kêu gọi đồng hương tiếp tay nhà sản xuất phim Terror in Little Saigon tìm ra thủ phạm càng sớm càng tốt thì cái oan Thị Kính hay Thị Mầu của VT nhờ đó mới giải tỏa, đằng này, ông Lý Thái Hùng lại vội vả xúi dục đồng hương phản đối ký giả A.C Thompson làm cho ai muốn binh vực Việt Tân cũng ngỡ ngàng! Làm đến chức Tổng Bí Thư một đảng chính trị mà có cái khôn, cái bộ não "vĩ đại" như vậy hay sao, ông Lý Thái Hùng?
Kiêm Ái.
-------------------
Ý kiến độc giả: Đừng vì quá ghét đảng Việt Tân mà quên mất kẻ thù của chúng ta. Nếu có một tên gian manh đến đốt nhà của Việt Tân và làm cháy tiêu cả làng mạc của chúng ta thì lẽ nào chúng ta lại hí hửng vui mừng trước tai nạn của Việt Tân mà lại không thèm khóc thương cho số phận của chúng ta ??
Kẻ thù của chúng ta là Việt Cọng và bọn tay sai. Tất cả những nổ lực gây chia rẽ, sụp đổ, đánh mất uy tín của CĐNVTN đều do một trong hai kẻ thù đó gây ra. Kẻ thù đó không cách xa chúng ta nửa vòng trái đất mà chúng đã và đang tiến lại sát bên nách chúng ta, hoặc đã mua chuộc những người hàng xóm của chúng ta để làm hại chúng ta.
Có những điều cần phải khẳng định để chúng ta chỉnh đốn lại tư tưởng:
- Việt Tân đã lừa đảo CĐNVTN, che dấu cái chết của Đề Đốc Hoàng Cơ Minh để moi tiền của NVTN và đánh mất lòng tin của mọi người vào ý chí quang phục quê hương.
- Việt Tân đã công khai ủng hộ chế độ VC hiện tại qua lời tuyên bố của một tay đảng viên có uy tín của chúng là Trúc Hồ, giám đốc Đài SBTN rằng: "Không được lật đổ chế độ CS của nước CHXHCNVN, chủ trương lật đổ là hoàn toàn sai … không được đòi hỏi gì ở chế độ CSVN mà chỉ được phép XIN chứ không có quyền đòi."
Đảng Việt Tân không thể phủ nhận 2 điều phản bội trên, vì thế họ không có tư cách gì để biện giải cho sự quang minh của mình trước CĐNVTN, ngoại trừ họ phải công khai xin lỗi và khai trừ tên Trúc Hồ ra khỏi Đảng. Nếu họ không làm được 2 điều đó thì họ sẽ mãi mãi là một đảng phản bội đang chạy theo ôm chân phe VC bán nước, hoàn toàn đứng ngoài Cộng Đồng NVTN và trở thành địch thù.
Riêng với việc phim "Terror in Little Saigon" đang chà đạp uy tín của CĐNVTN, bọn làm phim đã cố tình ghép chung tội ác của đảng Việt Tân với tinh thần yêu nước của tập thể NVTN để cho rằng cả hai đều là những tập thể có hành vi bất lương đối với luật pháp Hoa Kỳ và đáng bị trừng trị.
Ai là người có uy tín xin hãy lên tiếng minh định để tách rời hai tập thể ra khỏi nhau, vì mục đích của kẻ thù là muốn bôi lọ Cộng Đồng NVTN qua việc tố cáo hành vi phạm pháp của Đảng Việt Tân.
Nếu không dám lên tiếng phản đối bọn làm phim và lực lượng đen tối sau lưng họ thì cũng đừng tỏ vẻ hí hửng trước sự tấn công của bọn làm phim này với Đảng Việt Tân. Mình cũng bị đánh bầm mặt mà còn hí hửng cái nỗi gì !!
Bọn ngụy quân tử đừng giả đạo đức để kết án mọi hành vi khủng bố. Hành vi Khủng bố chỉ đáng bị kết án khi dùng sức mạnh để uy hiếp kẻ hiền hòa và chịu sống cam phận theo pháp luật, nhưng lại đáng khuyến khích để đối phó với bọn phá hoại an ninh của tập thể, bọn tiếp tay cho khối thù địch của thế giới tự do là bọn Cọng Sản, bọn xâm lược, bọn phá rối an ninh của xã hội Hoa Kỳ.
Riêng một dân tộc bị giết hại, bị cướp nước như dân Việt tại hải ngoại thì hành vi phục hồi sự công bằng với những biện pháp tương úng sẽ là chân lý chứ không phải là tội phạm miễn là hành vi của họ nằm ngoài phạm vi của Hoa Kỳ. Người Mỹ tìm cách ghép ông Hoàng Cơ Minh thành tội phạm với lý do ông là công dân Hoa Kỳ mà không tuân theo luật cấm gây chiến với một quốc gia mà Hoa Kỳ không lâm trận, nhưng Hoa Kỳ đã thua lý… vì người thủ lãnh của đoàn quân kháng chiến Việt tại Thái Lan không phải Ông Hoàng Cơ Minh mà là một công dân Mỹ gốc Nhật Bổn mang tên William Nakamura đứng tên để thành lập chiến khu ở Thái gần biên giới Lào-Việt để xâm nhập Việt Nam mong lật đổ được chế độ VC cướp nước.
Bộ Quốc Phòng Mỹ muốn ông Hoàng Cơ Minh nhập tịch Mỹ (có nghĩa là người mang tên Hoàng Cơ Minh không phải là công dân Mỹ) để dẩn độ ông về Mỹ thụ án (theo lời xác nhận của ký giả A.C. Thompson) nhưng họ đã thất bại vì Hoàng Cơ Minh không vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.
Ông A.C. Thompson cố thuyết phục khán giả để kết tội Hoàng Cơ Minh và bôi lọ tập thể NVTN bằng những hình ảnh phô trương lực lượng cờ xí, quân trang, vũ khí của Người Việt tại hải ngoại trong các cuộc diển hành, ông ta muốn cho dân Mỹ xem đó như là chiến trường và nghĩ rằng Người Việt Tỵ Nạn tại Mỹ đang muốn gây chiến tranh trở lại với VN. Ý đồ của A.C. Thomson quá xấu xa nhằm phỉnh gạt những kẻ ngây thơ hoặc mang bệnh tâm thần, hễ thấy quân phục và súng đạn thì nghĩ đến chiến tranh bắn giết dù họ nhìn thấy cảnh đó ở nghĩa trang hay ở tại công trường với những dàn chào bồng súng theo nghi lễ. Cả một bọn ngu si, lớn đầu mà không chịu mở não để lớn khôn.
JB Trường Sơn
Cuốn phim "Terror in Little Saigon" vừa mới được chiếu lên làm cho đảng Việt Tân hốt hoảng, lạng quạng, kêu trời không thấu, kêu đất đất không trả lời, bèn kêu cứu cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ phản đối cuốn phim ác nghiệt kia giùm Việt Tân. Thực là không ai khôn hơn Việt Tân.
Theo như lời ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Việt Tân khi trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Xuân Nam, báo và đài truyền thanh truyền hình Calitoday, đã minh định rằng Việt Tân và Mặt Trận tuy không có cùng ngày sinh nhật nhưng theo nhiều người nghĩ thì hai ta, Việt Tân và Mặt Trận tuy hai mà một, tuy một mà hai, y như Đảng và Chính Phủ của Việt Cọng vậy.
Kể ra, trong cuốn phim cũng có đoạn đưa những hình ảnh cựu quân nhân VNCH trong quân phục với những bước đi hùng hồn, những màn trình diễn cái oai hùng của Quân Lực VNCH có ý nói lên ý chí phấn đấu của những kẻ chống Cộng, nhưng không vì thế mà ông Lý Thái Hùng đẩy cái màn này đi trước để Việt Tân của ông đi sau mà ngâm nga: "Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau". Ông Lý Thái Hùng chối phắt cái chủ trương vũ trang giải phóng của Mặt Trận, nhưng những tài liệu đăng tải trên báo Kháng Chiến cho đồng hương biết "10 ngàn quân đang sẵn sàng" ở biên giới,
những vụ đón xe đò tuyên truyền (dỗm), những cuộc tuyên thệ rầm rộ giữa núi rừng Thái Lan là những gì Mặt Trận phô bày để đồng hương móc hầu bao tiếp tục. Đối với đồng hương tị nạn Cộng Sản thì có thể quên, nhưng dối với ông ký giả A.C. Thompson chắc là ông ta không quên những tài liệu "10 ngàn quân" trong rừng của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Việt Tân, hơn nữa hai chữ "Kháng Chiến" đã nói lên cái gì nhỉ? Ông Lý Thái Hùng nhỉ?. Ông ký giả làm ra cuốn phim có thể quên Phó Đề Đốc đã hy sinh bên Thái Lan 14 năm mới được Đảng Việt Tân "cho chết" khi đảng Việt Tân ra mắt bên trời Âu, cùng lúc mà Việt Tân "chôn" Mặt Trận, nhưng người Việt trong và ngoài nước không quên được.
Tôi cũng không biết vô tình hay hữu ý mà ông Lý Thái Hùng không chú trọng đến cái chết của 5 ký giả mà A.C Thompson và cuốn phim nhắm đến để hình như kết tội Việt Tân đã ám sát họ. Phản ứng của Việt Tân như yêu cầu hãng phim rút xuống hay xóa bỏ không phát tiếp cuốn phim, hay nhờ luật sư đưa hảng phim ra tòa v.v... đó là điều bắt buộc chứ không phải như chuyện Chủ tịch Mặt Trận hy sinh bên Thái Lan mà vì xa xôi có thể hòa hoãn 14 năm sau mới khóc lóc. Những chuyện này là chuyện của Việt Tân cần phải làm:
"Tôi thấy cần làm một cái chi
Dẫu cho kết quả chẳng ra gì"
(Quên tác giả)
Và người Việt tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại hôm nay cũng vậy, cũng quên những gì Mặt Trận và Việt Tân đã làm năm xưa, khi Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh chết rồi vẫn phải còn sống theo lệnh của cán bộ Trung Ương Việt Tân những 14 năm. Nhưng chuyện đồng hóa Việt Tân và cộng đồng thì đồng hương không thể quên và không thể không nói lên sự thật để xem hai bên - Việt Tân và Cộng Đồng có cùng quan điểm chính trị hay không, nói trắng ra là quan điểm hợp tác hay chống đối Cộng Sản ở trong nước.
Sau đây là những chủ trương mới tinh, lại do những đảng viên Việt Tân trích đoạn những chỉ thị của ông Lý Thái Hùng và Trung Ương Đảng Việt Tân phát biểu và phát tán cho đảng viên học tập:
Theo như lá thư thứ nhứt viết sau ngày Việt Tân Công Khai Hóa của đảng viên Nguyễn Việt Khanh đề ngày Sunday March 20.2005. 9:12PM kính gởi các c/h (chiến hữu, chú thích của người viết) lãnh đạo và quý c/h Việt Tân thì:
"Do những ưu tư từ những sự việc xảy ra gần đây, tôi đã mở lại những tài liêu nhân dịp CKH (Công khai hóa) mà thú thật là tôi chưa đọc kỹ tuy có những đoạn khó hiểu... bởi vì trong một buổi họp cơ sở đã có một vài c/h cho biết càng đọc thì các chiến hữu đó càng thấy rối mù. Sáng nay khi đọc lại tài liệu CKH đó có một số chi tiết đã khiến cho tôi lo sợ và thấy cần thiết phải viết hỏi các chiến hữu lãnh đạo ngay.
Tôi xin đưa ra các dữ kiện và các câu hỏi liên quan:
1/ Trong cuốn hỏi đáp VT bìa màu tím hoa cà, trang 21, phần mục số 2, tiêu đề: Dự Phóng Tương Lai Việt Nam Năm 2025 đã có đoạn viết như sau "TL (tài liệu) này có mục tiêu trình bày một số nhận định tổng quát về viễn cảnh Thế giới và Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam trong vòng 20 năm tới. Qua đó, VT đưa ra một lời giải cho tương lai Việt Nam với một sách lược phát triển qua 2 bước: 1/ Xây dựng thành công xã hội công dân và 2/ tiến hành phát triển toàn diện bắt đầu từ năm 2005 đến 2025".
Qua đoạn trình bày trên VT tiên đoán trong vòng 20 năm nữa đất nước Việt Nam vẫn ở dưới sự cai trị của đảng CSVN. Và VN sẽ phát triển qua 2 giai đoạn: 1/ Xây dựng thành công xã hội công dân, và 2 tiến hành phát triển toàn diện bắt đầu từ năm 2005 đến 2025 với sách lược Việt Tân.
Câu hỏi:1/ Theo tôi thì có 2 cách để hiểu đoạn văn kể trên:
- Một là, nếu trong 20 năm tới Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ở dưới chế độ CSVN, và sẽ phát triển toàn diện qua 2 bước theo sách lược VT? (Điều này dĩ nhiên không thể xảy ra, theo suy nghĩ của tôi).
- Hai là, CSVN không thấy sách lược này là một mối nguy cho họ nên đã đồng ý cho phép VT được thực hiện sách lược 2 bước nói trên, giúp cho Việt Nam dưới chế độ hiện tại phát triển. Nếu điều này đúng, câu hỏi được đặt ra là: phải chăng VT (Việt Tân) đã quyết định hợp tác với CSVN?
2/ Qua sự tiên đoán của lãnh đạo VT (Việt Tân), trong 20 năm tới, dưới chế độ CSVN, xã hội VN sẽ trở thành một xã hội công dân và sẽ phát triển đi lên toàn diện. Nói một cách khác là trong vòng 20 tới VN vẫn ở dưới chế độ CSVN. Và dân tộc VN khi đó sẽ có hạnh phúc, đất nước Việt Nam sẽ trở nên phú cường.
Nếu lời giải tương lai VN này xảy ra đúng như dự kiến của tài liệu viết ra, thì mục tiêu đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài cho dân tộc VN của đảng VT có còn ý nghĩa và có còn cần thiết nữa hay không? (Những Ưu Tư về Việt Tân chệch Hướng, trang 13).
Trên đây là chủ trương đường lối của đảng Việt Tân đã được in thành sách để đảng viên Việt Tân học tập và thi hành, do chính Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng và các chiến hữu lãnh đạo biên soạn.
Cộng đồng Việt Nam tị nạn Cộng Sản trên toàn thế giới nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng có đồng ý sách lược 2 bước nêu trên với đảng Việt Tân do ông Lý Thái Hùng làm Tổng Bí Thư hay không? Chắc chắn là không, vì ngay cả nhiều chiến hữu của ông Lý Thái Hùng cũng công khai không đồng ý với ông và những c/h lãnh đạo cùng ông cũng không đồng ý với ông về 2 bước nói trên và đã tách VT ra làm đôi, cho ông Lý Thái Hùng và những c/h của ông là đã quyết định hợp tác với Cộng Sản Việt Nam (sic). Như vậy thì đảng Việt Tân hiện tại do ông Lý Thái Hùng làm Tổng Bí Thư còn dính dáng gì đến cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản mà ông kêu gọi chúng tôi phản đối cuốn phim Terror in Little Saigon? Nghèo mà ham!
2015-11-09
Trong cuộc phỏng vấn do ông Nguyễn Xuân Nam thực hiện, ông Lý Thái Hùng đã cho rằng lực lượng vỏ trang trong rừng Thái Lan chỉ là những người cận vệ, bảo vệ an ninh chứ không phải để đánh VC dù là trong tương lai. Từ cái láo Chủ tịch Hoàng Cơ Minh chết 14 năm mà vẫn cho là còn sống, đến cái luận điệu 10 ngàn quân chỉ để là hộ vệ, ông Lý Thái Hùng có hợp tác với Việt Cộng như lời chiến hữu của ông là ông Nguyễn Việt Khanh hay không thì mọi người đã rõ. Như vậy uy tín của ông đối với c/h của ông, nhất là đối với cộng đồng hải ngoại chỉ là con số không, mặt mũi nào mà ông dám kêu gọi Cộng Đồng phản đối Terror in Little Sagon giúp Việt Tân. Với chủ trương lâu nay của Việt Tân, với hành động mỗi khi Việt Cộng bắt được người nào hoạt động chống Cộng trong nội địa Việt Nam thì lập tức Việt Tân ở hải ngoại lên tiếng "xác nhận" họ là người Việt Tân, để Việt Cộng có cớ chính đáng mà giam cầm, tù đày họ bằng thích, vì Việt Tân đã được VC phong là "khủng bố" dỗm (chất nổ không có ngòi, lại đặt ở ngả ba đường cái xa cơ quan VC cả 200 mét!).
Về 5 ký giả bị ám sát thì bốn trong 5 người đó viết bài phanh phui những việc làm của Mặt Trận cũng là của Việt Tân thì nếu ai khơi lại vết thương này của cộng đồng, thì cộng đồng có bổn phận tiếp tay họ đưa thủ phạm ra ánh sáng.
Lý ra, nếu Việt Tân không dính líu đến mạng sống của 5 người này thì ông Lý Thái Hùng phải kêu gọi đồng hương tiếp tay nhà sản xuất phim Terror in Little Saigon tìm ra thủ phạm càng sớm càng tốt thì cái oan Thị Kính hay Thị Mầu của VT nhờ đó mới giải tỏa, đằng này, ông Lý Thái Hùng lại vội vả xúi dục đồng hương phản đối ký giả A.C Thompson làm cho ai muốn binh vực Việt Tân cũng ngỡ ngàng! Làm đến chức Tổng Bí Thư một đảng chính trị mà có cái khôn, cái bộ não "vĩ đại" như vậy hay sao, ông Lý Thái Hùng?
Kiêm Ái.
-------------------
Ý kiến độc giả: Đừng vì quá ghét đảng Việt Tân mà quên mất kẻ thù của chúng ta. Nếu có một tên gian manh đến đốt nhà của Việt Tân và làm cháy tiêu cả làng mạc của chúng ta thì lẽ nào chúng ta lại hí hửng vui mừng trước tai nạn của Việt Tân mà lại không thèm khóc thương cho số phận của chúng ta ??
Kẻ thù của chúng ta là Việt Cọng và bọn tay sai. Tất cả những nổ lực gây chia rẽ, sụp đổ, đánh mất uy tín của CĐNVTN đều do một trong hai kẻ thù đó gây ra. Kẻ thù đó không cách xa chúng ta nửa vòng trái đất mà chúng đã và đang tiến lại sát bên nách chúng ta, hoặc đã mua chuộc những người hàng xóm của chúng ta để làm hại chúng ta.
Có những điều cần phải khẳng định để chúng ta chỉnh đốn lại tư tưởng:
- Việt Tân đã lừa đảo CĐNVTN, che dấu cái chết của Đề Đốc Hoàng Cơ Minh để moi tiền của NVTN và đánh mất lòng tin của mọi người vào ý chí quang phục quê hương.
- Việt Tân đã công khai ủng hộ chế độ VC hiện tại qua lời tuyên bố của một tay đảng viên có uy tín của chúng là Trúc Hồ, giám đốc Đài SBTN rằng: "Không được lật đổ chế độ CS của nước CHXHCNVN, chủ trương lật đổ là hoàn toàn sai … không được đòi hỏi gì ở chế độ CSVN mà chỉ được phép XIN chứ không có quyền đòi."
Đảng Việt Tân không thể phủ nhận 2 điều phản bội trên, vì thế họ không có tư cách gì để biện giải cho sự quang minh của mình trước CĐNVTN, ngoại trừ họ phải công khai xin lỗi và khai trừ tên Trúc Hồ ra khỏi Đảng. Nếu họ không làm được 2 điều đó thì họ sẽ mãi mãi là một đảng phản bội đang chạy theo ôm chân phe VC bán nước, hoàn toàn đứng ngoài Cộng Đồng NVTN và trở thành địch thù.
Riêng với việc phim "Terror in Little Saigon" đang chà đạp uy tín của CĐNVTN, bọn làm phim đã cố tình ghép chung tội ác của đảng Việt Tân với tinh thần yêu nước của tập thể NVTN để cho rằng cả hai đều là những tập thể có hành vi bất lương đối với luật pháp Hoa Kỳ và đáng bị trừng trị.
Ai là người có uy tín xin hãy lên tiếng minh định để tách rời hai tập thể ra khỏi nhau, vì mục đích của kẻ thù là muốn bôi lọ Cộng Đồng NVTN qua việc tố cáo hành vi phạm pháp của Đảng Việt Tân.
Nếu không dám lên tiếng phản đối bọn làm phim và lực lượng đen tối sau lưng họ thì cũng đừng tỏ vẻ hí hửng trước sự tấn công của bọn làm phim này với Đảng Việt Tân. Mình cũng bị đánh bầm mặt mà còn hí hửng cái nỗi gì !!
Bọn ngụy quân tử đừng giả đạo đức để kết án mọi hành vi khủng bố. Hành vi Khủng bố chỉ đáng bị kết án khi dùng sức mạnh để uy hiếp kẻ hiền hòa và chịu sống cam phận theo pháp luật, nhưng lại đáng khuyến khích để đối phó với bọn phá hoại an ninh của tập thể, bọn tiếp tay cho khối thù địch của thế giới tự do là bọn Cọng Sản, bọn xâm lược, bọn phá rối an ninh của xã hội Hoa Kỳ.
Riêng một dân tộc bị giết hại, bị cướp nước như dân Việt tại hải ngoại thì hành vi phục hồi sự công bằng với những biện pháp tương úng sẽ là chân lý chứ không phải là tội phạm miễn là hành vi của họ nằm ngoài phạm vi của Hoa Kỳ. Người Mỹ tìm cách ghép ông Hoàng Cơ Minh thành tội phạm với lý do ông là công dân Hoa Kỳ mà không tuân theo luật cấm gây chiến với một quốc gia mà Hoa Kỳ không lâm trận, nhưng Hoa Kỳ đã thua lý… vì người thủ lãnh của đoàn quân kháng chiến Việt tại Thái Lan không phải Ông Hoàng Cơ Minh mà là một công dân Mỹ gốc Nhật Bổn mang tên William Nakamura đứng tên để thành lập chiến khu ở Thái gần biên giới Lào-Việt để xâm nhập Việt Nam mong lật đổ được chế độ VC cướp nước.
Bộ Quốc Phòng Mỹ muốn ông Hoàng Cơ Minh nhập tịch Mỹ (có nghĩa là người mang tên Hoàng Cơ Minh không phải là công dân Mỹ) để dẩn độ ông về Mỹ thụ án (theo lời xác nhận của ký giả A.C. Thompson) nhưng họ đã thất bại vì Hoàng Cơ Minh không vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.
Ông A.C. Thompson cố thuyết phục khán giả để kết tội Hoàng Cơ Minh và bôi lọ tập thể NVTN bằng những hình ảnh phô trương lực lượng cờ xí, quân trang, vũ khí của Người Việt tại hải ngoại trong các cuộc diển hành, ông ta muốn cho dân Mỹ xem đó như là chiến trường và nghĩ rằng Người Việt Tỵ Nạn tại Mỹ đang muốn gây chiến tranh trở lại với VN. Ý đồ của A.C. Thomson quá xấu xa nhằm phỉnh gạt những kẻ ngây thơ hoặc mang bệnh tâm thần, hễ thấy quân phục và súng đạn thì nghĩ đến chiến tranh bắn giết dù họ nhìn thấy cảnh đó ở nghĩa trang hay ở tại công trường với những dàn chào bồng súng theo nghi lễ. Cả một bọn ngu si, lớn đầu mà không chịu mở não để lớn khôn.
JB Trường Sơn
Cuốn phim "Terror in Little Saigon" vừa mới được chiếu lên làm cho đảng Việt Tân hốt hoảng, lạng quạng, kêu trời không thấu, kêu đất đất không trả lời, bèn kêu cứu cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ phản đối cuốn phim ác nghiệt kia giùm Việt Tân. Thực là không ai khôn hơn Việt Tân.
Theo như lời ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Việt Tân khi trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Xuân Nam, báo và đài truyền thanh truyền hình Calitoday, đã minh định rằng Việt Tân và Mặt Trận tuy không có cùng ngày sinh nhật nhưng theo nhiều người nghĩ thì hai ta, Việt Tân và Mặt Trận tuy hai mà một, tuy một mà hai, y như Đảng và Chính Phủ của Việt Cọng vậy.
Kể ra, trong cuốn phim cũng có đoạn đưa những hình ảnh cựu quân nhân VNCH trong quân phục với những bước đi hùng hồn, những màn trình diễn cái oai hùng của Quân Lực VNCH có ý nói lên ý chí phấn đấu của những kẻ chống Cộng, nhưng không vì thế mà ông Lý Thái Hùng đẩy cái màn này đi trước để Việt Tân của ông đi sau mà ngâm nga: "Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau". Ông Lý Thái Hùng chối phắt cái chủ trương vũ trang giải phóng của Mặt Trận, nhưng những tài liệu đăng tải trên báo Kháng Chiến cho đồng hương biết "10 ngàn quân đang sẵn sàng" ở biên giới,
những vụ đón xe đò tuyên truyền (dỗm), những cuộc tuyên thệ rầm rộ giữa núi rừng Thái Lan là những gì Mặt Trận phô bày để đồng hương móc hầu bao tiếp tục. Đối với đồng hương tị nạn Cộng Sản thì có thể quên, nhưng dối với ông ký giả A.C. Thompson chắc là ông ta không quên những tài liệu "10 ngàn quân" trong rừng của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Việt Tân, hơn nữa hai chữ "Kháng Chiến" đã nói lên cái gì nhỉ? Ông Lý Thái Hùng nhỉ?. Ông ký giả làm ra cuốn phim có thể quên Phó Đề Đốc đã hy sinh bên Thái Lan 14 năm mới được Đảng Việt Tân "cho chết" khi đảng Việt Tân ra mắt bên trời Âu, cùng lúc mà Việt Tân "chôn" Mặt Trận, nhưng người Việt trong và ngoài nước không quên được.
Tôi cũng không biết vô tình hay hữu ý mà ông Lý Thái Hùng không chú trọng đến cái chết của 5 ký giả mà A.C Thompson và cuốn phim nhắm đến để hình như kết tội Việt Tân đã ám sát họ. Phản ứng của Việt Tân như yêu cầu hãng phim rút xuống hay xóa bỏ không phát tiếp cuốn phim, hay nhờ luật sư đưa hảng phim ra tòa v.v... đó là điều bắt buộc chứ không phải như chuyện Chủ tịch Mặt Trận hy sinh bên Thái Lan mà vì xa xôi có thể hòa hoãn 14 năm sau mới khóc lóc. Những chuyện này là chuyện của Việt Tân cần phải làm:
"Tôi thấy cần làm một cái chi
Dẫu cho kết quả chẳng ra gì"
(Quên tác giả)
Và người Việt tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại hôm nay cũng vậy, cũng quên những gì Mặt Trận và Việt Tân đã làm năm xưa, khi Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh chết rồi vẫn phải còn sống theo lệnh của cán bộ Trung Ương Việt Tân những 14 năm. Nhưng chuyện đồng hóa Việt Tân và cộng đồng thì đồng hương không thể quên và không thể không nói lên sự thật để xem hai bên - Việt Tân và Cộng Đồng có cùng quan điểm chính trị hay không, nói trắng ra là quan điểm hợp tác hay chống đối Cộng Sản ở trong nước.
Sau đây là những chủ trương mới tinh, lại do những đảng viên Việt Tân trích đoạn những chỉ thị của ông Lý Thái Hùng và Trung Ương Đảng Việt Tân phát biểu và phát tán cho đảng viên học tập:
Theo như lá thư thứ nhứt viết sau ngày Việt Tân Công Khai Hóa của đảng viên Nguyễn Việt Khanh đề ngày Sunday March 20.2005. 9:12PM kính gởi các c/h (chiến hữu, chú thích của người viết) lãnh đạo và quý c/h Việt Tân thì:
"Do những ưu tư từ những sự việc xảy ra gần đây, tôi đã mở lại những tài liêu nhân dịp CKH (Công khai hóa) mà thú thật là tôi chưa đọc kỹ tuy có những đoạn khó hiểu... bởi vì trong một buổi họp cơ sở đã có một vài c/h cho biết càng đọc thì các chiến hữu đó càng thấy rối mù. Sáng nay khi đọc lại tài liệu CKH đó có một số chi tiết đã khiến cho tôi lo sợ và thấy cần thiết phải viết hỏi các chiến hữu lãnh đạo ngay.
Tôi xin đưa ra các dữ kiện và các câu hỏi liên quan:
1/ Trong cuốn hỏi đáp VT bìa màu tím hoa cà, trang 21, phần mục số 2, tiêu đề: Dự Phóng Tương Lai Việt Nam Năm 2025 đã có đoạn viết như sau "TL (tài liệu) này có mục tiêu trình bày một số nhận định tổng quát về viễn cảnh Thế giới và Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam trong vòng 20 năm tới. Qua đó, VT đưa ra một lời giải cho tương lai Việt Nam với một sách lược phát triển qua 2 bước: 1/ Xây dựng thành công xã hội công dân và 2/ tiến hành phát triển toàn diện bắt đầu từ năm 2005 đến 2025".
Qua đoạn trình bày trên VT tiên đoán trong vòng 20 năm nữa đất nước Việt Nam vẫn ở dưới sự cai trị của đảng CSVN. Và VN sẽ phát triển qua 2 giai đoạn: 1/ Xây dựng thành công xã hội công dân, và 2 tiến hành phát triển toàn diện bắt đầu từ năm 2005 đến 2025 với sách lược Việt Tân.
Câu hỏi:1/ Theo tôi thì có 2 cách để hiểu đoạn văn kể trên:
- Một là, nếu trong 20 năm tới Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ở dưới chế độ CSVN, và sẽ phát triển toàn diện qua 2 bước theo sách lược VT? (Điều này dĩ nhiên không thể xảy ra, theo suy nghĩ của tôi).
- Hai là, CSVN không thấy sách lược này là một mối nguy cho họ nên đã đồng ý cho phép VT được thực hiện sách lược 2 bước nói trên, giúp cho Việt Nam dưới chế độ hiện tại phát triển. Nếu điều này đúng, câu hỏi được đặt ra là: phải chăng VT (Việt Tân) đã quyết định hợp tác với CSVN?
2/ Qua sự tiên đoán của lãnh đạo VT (Việt Tân), trong 20 năm tới, dưới chế độ CSVN, xã hội VN sẽ trở thành một xã hội công dân và sẽ phát triển đi lên toàn diện. Nói một cách khác là trong vòng 20 tới VN vẫn ở dưới chế độ CSVN. Và dân tộc VN khi đó sẽ có hạnh phúc, đất nước Việt Nam sẽ trở nên phú cường.
Nếu lời giải tương lai VN này xảy ra đúng như dự kiến của tài liệu viết ra, thì mục tiêu đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài cho dân tộc VN của đảng VT có còn ý nghĩa và có còn cần thiết nữa hay không? (Những Ưu Tư về Việt Tân chệch Hướng, trang 13).
Trên đây là chủ trương đường lối của đảng Việt Tân đã được in thành sách để đảng viên Việt Tân học tập và thi hành, do chính Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng và các chiến hữu lãnh đạo biên soạn.
Cộng đồng Việt Nam tị nạn Cộng Sản trên toàn thế giới nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng có đồng ý sách lược 2 bước nêu trên với đảng Việt Tân do ông Lý Thái Hùng làm Tổng Bí Thư hay không? Chắc chắn là không, vì ngay cả nhiều chiến hữu của ông Lý Thái Hùng cũng công khai không đồng ý với ông và những c/h lãnh đạo cùng ông cũng không đồng ý với ông về 2 bước nói trên và đã tách VT ra làm đôi, cho ông Lý Thái Hùng và những c/h của ông là đã quyết định hợp tác với Cộng Sản Việt Nam (sic). Như vậy thì đảng Việt Tân hiện tại do ông Lý Thái Hùng làm Tổng Bí Thư còn dính dáng gì đến cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản mà ông kêu gọi chúng tôi phản đối cuốn phim Terror in Little Saigon? Nghèo mà ham!
Kể từ khi cuốn phim "Terror in Little Saigon" xuất hiện, Đảng Việt Tân như "nhảy đầm trên lửa", điều đó không có gì là lạ, bởi vì "mọi cuộc điều tra đều hướng về Việt Tân". Đây có thể nói là một dịp may để hồ sơ vụ ám sát 5 ký giả gốc Việt đã bị "cho qua" bấy lâu nay, làm cho những người bị ám sát đã ngậm cay nuốt đắng bên kia thế giới, gia đình các nạn nhân cũng khóc không hết nước mắt vì nỗi oan khiên của người thân không được pháp luật làm sáng tỏ, và Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản cũng bị mang tiếng có những phần tử khủng bố 'ẩn mình' trong cộng đồng. Nay có ký giả A.C. Thompson khơi lại, mở lại chồng hồ sơ để đem 5 vụ án này ra ánh sáng. Như thế, gia đình nạn nhân, Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản cần phải giúp đỡ cuộc điều tra này cũng như những cuộc điều tra tiếp theo cho đến khi thủ phạm bị đưa ra ánh sáng, vạch mặt những phần tử 'bất hảo' đang 'ẩn mình' trong Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn cộng sản và những kẻ đó phải đền tội trước pháp luật. Đó là điều chính đáng chúng ta phải làm. Điều đáng lưu ý là ký giả A.C.Thompson cho rằng "mọi cuộc điều tra đều hướng về đảng Việt Tân". Nói cách khác là họ đã tình nghi Việt Tân là thủ phạm, bây giờ họ chỉ cần tìm chứng cớ nữa là có kết luận, nên nhớ trước đây FBI đóng hồ sơ vì 'không đủ yếu tố buộc tội' không có nghĩa là 'VÔ TỘI'!!.
- Trong cuộc phỏng vấn do nhà báo Nguyễn Xuân Nam, chủ nhân hệ thống truyền thông Calitoday thực hiện với ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư của Đảng Việt Tân, ông Lý Thái Hùng cho rằng cuốn phim xúc phạm đến Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản và 'yêu cầu' cộng đồng lên tiếng phản đối cuốn phim này 'giúp họ'.
1) Ký giả A.C.Thompson lật lại 'chuỗi' hồ sơ ám sát trong Cộng Đồng Người Việt tị nạn Cộng Sản, chúng ta không tiếp tay họ thì thôi, không thể phản đối. Nếu chúng ta phản đối, hóa ra chúng ta binh vực 'tội ác', bênh vực thủ phạm hay sao?
2) Tựa đề "Terror in Little Saigon" có gì sai trái? Thực ra, nếu tác giả cuốn phim đặt cho tựa đề là "Terror in Vietnamese Community" cũng không có gì quá đáng, vì quả thực, 5 ký giả bị ám sát đều là người Việt, người thực hiện cuộn phim, ký giả AC Thompson đã tránh không trực tiếp đưa tên Cộng Đồng Việt Nam vào 'tựa đề' như vậy nên thông cảm với ông ta hơn là phản đối.
3) Nếu tìm đúng thủ phạm thì bất kỳ thủ phạm là người nào, thuộc sắc tộc nào, cũng phải bị trừng phạt vì tội ác của họ gây ra. Nếu thủ phạm không phải đảng viên Việt Tân thì càng tốt cho VT, và như vậy VT được minh oan. Nói cách khác là Cộng Đồng người Việt tị nạn Cộng Sản không thể vì lời yêu cầu của Việt Tân mà phản đối cuốn phim. Những cảnh liên quan đến Cộng Đồng, tác giả chỉ muốn chứng tỏ rằng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản vì không chấp nhận sống trong chế độ Cộng Sản mà phải rời bỏ quê hương để có mặt tại Hoa Kỳ. Những sinh hoạt kể trên của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn CS hoàn toàn trong khuôn khổ luật pháp Hoa Kỳ cho phép. Những cuộc biểu tình để cất cao tiếng nói đòi tự do dân chủ tại Việt Nam, vạch mặt tội ác của nhà cầm quyền CS Việt Nam chính là sự yểm trợ lớn lao cho các phong trào đấu tranh của người dân trong nước.
4) Vậy liên hệ thật sự giữa Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản với Việt Tân như thế nào?
Sau đây là chủ trương của Việt Tân sau ngày Công Khai Hóa, tài liệu của Việt Tân ghi rõ:
"VT tiên đoán trong vòng 20 năm nữa, đất nước Việt Nam vẫn ở dưới sự cai trị của đảng CSVN. Và VN sẽ phát triển qua 2 giai đoạn: 1/ Xây dựng thành công xã hội công dân, và 2 tiến hành phát triển toàn diện bắt đầu từ năm 2005 đến 2025 với sách lược Việt Tân.
Câu hỏi: (của đảng viên VT hỏi ông Lý Thái Hùng:
"1/ Theo tôi thì có 2 cách để hiểu đoạn văn kể trên:
- Một là, nếu trong 20 năm tới Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ở dưới chế độ CSVN, và sẽ phát triển toàn diện qua 2 bước theo sách lược VT? (Điều này dĩ nhiên không thể xảy ra, theo suy nghĩ của tôi).
Hai là, CSVN không thấy sách lược này là một mối nguy cho họ nên đã đồng ý cho phép VT được thực hiện sách lược 2 bước nói trên, giúp cho Việt Nam dưới chế độ hiện tại phát triển. Nếu điều này đúng, câu hỏi được đặt ra là: phải chăng VT (Việt Tân) đã quyết định hợp tác với CSVN?
(Những Ưu Tư về Việt Tân chệch Hướng, trang 13).
Với 2 bước nói trên, rõ ràng là Việt Tân đã quyết đi theo Việt Cộng. Nếu đi theo Việt Cộng thì Việt Tân với cộng đồng là 2 kẻ đối nghịch, làm sao chúng ta có thể hợp tác với Việt Tân để phản đối những ai muốn tìm ra thủ phạm ám sát 5 ký giả gốc Việt? Vấn đề quá rõ ràng, tuy nhiên, để cho những ai còn mơ màng, mập mờ muốn đánh lận con đen: Việt Tân cũng là phần tử của cộng đồng???? Xin được dẫn chứng tiếp theo tài liệu của chính Việt Tân theo lời của Vụ Trưởng Vụ Chính Huấn của Việt Tân:
"Có thể có lúc chúng ta phải làm một số chuyện mà 3 triệu người Việt hải ngoại họ không thích, nhưng nếu ta tin tưởng r8àng là việc chúng ta làm, 80 tri5êu người trong nước họ thích thì chúng ta phải đặt trên bàn cân thì phải chọn lựa 80 triệu người dân trong nước, và chúng ta phải chấp nhận ngoài này 3 triệu người hải ngoại không thích. Và đó là cái giá mà chúng ta phải trả".
Như vậy: Việt Tân đã chọn đối nghịch với cộng đồng một cách rõ ràng. Nếu có sự liên hệ chăng? Đó là sự đối đầu giữa Việt Tân và Cộng Đồng chứ không có gì khác.
Việt Tân còn cho rằng họ hợp tác với Việt Cộng trong kế hoạch dự phóng 2 bước là hợp với ý chí của 80 triệu người trong nước với sự xác quyết của Vụ Trưởng Vụ Chỉnh Huấn của Việt Tân: "Lực lượng quần chúng trong nước, cái tâm lý quần chúng trong nước, sự chờ đợi của quần chúng trong nước, mới là yếu tố quyết định con đường chúng ta đi chứ chứ không phải là sự chờ đợi của đồng bào hải ngoại".
Ai cũng có thể trả lời được rằng "dự phóng 2 bước" của Việt Tân là phản lại ý chí cũng như tâm lý của đồng bào trong nước, thế mà Việt Tân "cả vú lấp miệng em" cho rằng đồng bào trong nước thích cái "dự phóng 2 bước" của Việt Tân. Nói chính xác là Việt Tân đã "hiếp dâm" toàn thể đồng bào trong nước. Họ nhắm mắt trước các cuộc đấu tranh của đồng bào, họ không nghe những tiếng nói bất khuất, những nỗi cơ cực của đồng bào, họ không thấy máu đồng bào đã đổ ra vì chống Việt Cộng độc tài muốn muôn năm trường trị dân tộc, họ giả đui giả điếc mà cho rằng đồng bào trong nước cũng ủng hộ Việt Cộng như họ.
Tóm lại:
1) Việt Tân có kế hoạch 2 bước chấp nhận cho Việt Cộng cai trị dân tộc ít ra là đến năm 2025 và giúp Việc Cộng với ngụy kế là xây dựng thành công xã hội công dân và tiến hành phát triển toàn diện bắt đầu từ năm 2005 đến 2025 với sách lược Việt Tân. Nếu thực hiện kế hoạch này thì đúng Việt Tân là em Việt Cộng.
2) Lãnh đạo Việt Tân dối gạt đảng viên của họ là kế hoạch của họ được đồng bào trong nước chờ đợi và thích thú.
3) Việt Tân đã bất chấp ý chí của đồng hương hải ngoại, vu vạ cho đồng hương hải ngoại không cùng một ý chí chống Cộng với đồng bào trong nước. Nói cách khác Việt Tân là kẻ đối đầu với đồng hương hải ngoại.
4) Qua những câu trả lời của Lý Thái Hùng với nhà báo Nguyễn Xuân Nam, chúng ta thấy rõ ông này cũng "nói láo như Vẹm" khi cho rằng "10 ngàn quân chỉ để làm bảo vệ" chơi chứ không đánh đấm gì, trong khi đó ai đã đọc báo Kháng Chiến của Mặt Trận đều đọc thấy kháng chiến quân đang nào là chận xe đò tuyên truyền, tổ chức học tập kháng chiến cho đồng bào trong nước, Chủ tịch Hoàng Cơ Minh đang sống ở Việt Nam và đang lãnh đạo cuộc kháng chiến. Hằng năm, khi Hoa Đào Nở là mỗi lần Tết đến thì có thư chúc Tết của Chủ Tịch gởi ra... Hồi đó không biết Lý Thái Hùng đã sinh ra chưa mà không biết. Đã bắt đầu tức là có tiếp tục, có tiếp tục tức là có kết luận.
Đồng hương tị nạn Cộng Sản hãy để cho lời kêu cứu của Việt Tân đi vào quên lãng.
Kiêm Ái
4
CUỘC ĐỜI KIM DUNG
Tình Yêu và Cuộc Đời Kim Dung, Người Viết Tiểu Thuyết Kiếm Hiệp
Khi du lịch Hong Kong, hướng dẫn viên bản địa sẽ giới thiệu với du khách một ngôi biệt thự đồ sộ trên sườn núi Thái Bình, khu nhà ở của bậc tỷ phú Hong Kong, với giọng nói đầy ngưỡng mộ:
“Đây là ngôi nhà của nhà văn Kim Dung”. Rất nhiều người đã nghiên cứu “phong thủy” của ngôi nhà trên, nhằm giải thích nguyên nhân phát tích của “đại hiệp” Kim Dung.
Kim Dung cùng với Cổ Long và Lương Vũ Sinh, được gọi là “Võ hiệp tam đại gia”. Ông đã góp công lớn đưa thể loại văn chương võ hiệp từ tiểu thuyết dân dã bước lên lâu đài của nền văn học Trung Hoa hiện đại, trở thành nhà văn lớn ngang danh Ba Kim, Băng Tâm. Ngoài sự nghiệp văn chương, ít ai biết ông còn có một cuộc tình lãng mạn…
Người đưa tiểu thuyết võ hiệp vào sách giáo khoa
LỮ KHÁCH
Khi du lịch Hong Kong, hướng dẫn viên bản địa sẽ giới thiệu với du khách một ngôi biệt thự đồ sộ trên sườn núi Thái Bình, khu nhà ở của bậc tỷ phú Hong Kong, với giọng nói đầy ngưỡng mộ:
“Đây là ngôi nhà của nhà văn Kim Dung”. Rất nhiều người đã nghiên cứu “phong thủy” của ngôi nhà trên, nhằm giải thích nguyên nhân phát tích của “đại hiệp” Kim Dung.
Kim Dung cùng với Cổ Long và Lương Vũ Sinh, được gọi là “Võ hiệp tam đại gia”. Ông đã góp công lớn đưa thể loại văn chương võ hiệp từ tiểu thuyết dân dã bước lên lâu đài của nền văn học Trung Hoa hiện đại, trở thành nhà văn lớn ngang danh Ba Kim, Băng Tâm. Ngoài sự nghiệp văn chương, ít ai biết ông còn có một cuộc tình lãng mạn…
Người đưa tiểu thuyết võ hiệp vào sách giáo khoa
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung. Bút danh đó là do tên ông chiết từ
thành 2 chữ mà ra. Ông sinh năm 1924, trong danh môn vọng tộc ở huyện
Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Từ năm 1948, ông định cư và xây
dựng sự nghiệp ở Hong Kong.
Ông không viết nhiều như các đồng nghiệp khác. Năm 1955, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Thư kiếm ân cừu lục, đến năm 1972 viết cuốn Lộc đỉnh ký, rồi gác bút ở tuổi 48. Ông đã lấy 14 chữ đầu tên các cuốn sách của mình đặt thành câu đối như sau:
Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc;
Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên.
Câu đối trên được khắc sau tượng Kim Dung, dựng trên đảo Đào Hoa, tỉnh Chiết Giang (quê hương “Đông tà” Hoàng Dược Sư trong pho truyện Anh hùng xạ điêu). 14 tác phẩm trên cộng thêm cuốn Việt nữ kiếm, như vậy tổng số tác phẩm Kim Dung là 15 cuốn.
Trích đoạn Tuyết sơn Phi Hồ đã được chọn trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông ở Trung Quốc.
Biệt thự của Kim Dung.
Ngoài tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung còn viết nhiều bài thể loại phóng sự, bình luận, khảo cứu. Ông còn là một học giả uyên thâm, được phong nhiều học vị danh dự. Mặc dù đã được cấp bằng tiến sĩ văn học danh dự nhờ cuốn Lộc đỉnh ký, nhưng ông không thỏa mãn.
Năm 2005, ông lập kỷ lục Guinness đậu bằng tiến sĩ lịch sử thực thụ Trường Đại học Cambridge (Anh) ở tuổi 81 với luận văn “Bàn về chế độ kế thừa ngai vàng thời thịnh Đường”. Năm 1959, ông sáng lập và làm chủ bút tờ Minh Báo, về sau phát triển thành Tập đoàn Minh Báo lên sàn chứng khoán, do ông làm chủ tịch HĐQT. Trong làng văn chương Hoa ngữ, viết văn mà trở thành tỷ phú, có lẽ chỉ có Kim Dung!
“Giấc mộng đêm hè” của đại hiệp Kim Dung
Người đời thường nói: “Đắc ý trên thương trường, thất bại trên tình trường”. Kim đại hiệp ngang dọc giang hồ, nhưng tình yêu vẫn khó trọn vẹn.
Năm 1957, Kim Dung xin vào làm biên kịch cho hãng phim Trường Thành. Lúc đó ông mới 33 tuổi nhưng đã có tên trong danh sách “bốn tài tử Hương Cảng”, danh tiếng nổi như cồn, sao lại chịu khuất mình làm một nhân viên biên kịch? Lý do rất đơn giản: Trường Thành có ngôi sao sáng rực bầu trời – Hạ Mộng.
Hạ Mộng (nghĩa đen: “Giấc mộng đêm hè” , tên một vở hài kịch nổi tiếng của đại văn hào Shakespeare) tên thật là Dương Mông, sinh năm 1934, người Tô Châu, tỉnh Giang Tô, từ nhỏ sống ở Thượng Hải, năm 1947 định cư ở Hong Kong. Năm 15 tuổi, cô đóng vai chính trong vở kịch tiếng Anh Joan of Arc, được đánh giá “không những người đẹp, còn diễn xuất có hồn” và nổi danh từ đó. Cô cao 1,7m, rất hiếm vào thời điểm giữa thế kỷ trước, cộng thêm tố chất văn hóa, nên năm 1953, sau khi tham gia đội ngũ của hãng phim Trường Thành, cô nhanh chóng trở thành diễn viên hàng đầu với biệt danh “công chúa Trường Thành”.
Tả về vẻ đẹp của Hạ Mộng, Kim Dung từng viết: “Sắc đẹp Hạ Mộng trong đời thường đã làm tôi lóa mắt; Hạ Mộng trên màn ảnh còn đẹp hơn, nhìn thấy cô tim tôi đã loạn nhịp, hồn phách cũng bị cô hớp mất”.
Hạ Mộng tuổi học sinh.
Ông cũng từng viết: “Tây Thi đẹp như thế nào, chưa ai thấy, chắc chỉ cỡ Hạ Mộng là cùng!”. Để có cơ hội tiếp cận người tình trong mơ, Kim Dung đã chọn con đường gia nhập Trường Thành.
Về già, ông hồi tưởng lại, đúng như trong truyện dân gian Đường Bá Hổ điểm Thu Hương. Đường Bá Hổ là danh sĩ đời Minh, để tiếp cận người đẹp Thu Hương, ông đã đóng vai người hầu, nhưng khác với Kim Dung, Đường Bá Hổ được toại nguyện.
Để mắt xanh người đẹp để ý tới, ông đã làm việc không mệt mỏi. Chỉ trong vòng 3 năm, ông đã lấy bút danh Lâm Hoan dựng 6 kịch bản: Giai nhân tuyệt thế, Đừng rời xa em, Tiếng đờn lúc nửa đêm… Ông còn học làm đạo diễn, từng hợp tác với bạn, đạo diễn thành công hai bộ phim Ấp ủ tình xuân, Cướp dâu.
Các phim trên đều do Hạ Mộng đóng vai chính, hai người cộng tác rất thành công, nên ông có nhiều cơ hội tiếp cận người đẹp. Ông bày tỏ tình cảm bằng lời nói bóng gió và liếc mắt đưa tình. Cô cũng cảm mến tài đức của ông, nên đã đáp trả bằng “trên mức tình bạn, dưới mức tình yêu”, càng khiến ông thần hồn điên đảo, nhưng không thể vượt qua giới hạn cho phép.
Hạ Mộng (bìa trái) và Kim Dung (bìa phải).
Cuộc hò hẹn lãng mạn
Tất cả đều bắt nguồn từ việc “danh hoa đã có chủ”. Năm 1954, Hạ Mộng đã kết hôn với Lâm Bảo Thành, một thương nhân mê điện ảnh. Ngôi sao màn bạc Á Đông không sống phóng túng như ngôi sao Hollywood, Hạ Mộng không thể phản bội chồng. Đối với vô số người đeo đuổi, cô đều mặt lạnh như tiền, từ chối không thương tiếc, nhưng đối với Kim Dung, cô dành cho sự tôn trọng và thân thiện đặc biệt.
Hạ Mộng đã nhận lời hẹn gặp với Kim Dung một lần duy nhất tại một quán cà-phê đêm. Ánh đèn mở ảo và tiếng nhạc du dương tạo ra một bầu không khí thơ mộng, 2 người không ngừng nâng ly và bốn mắt nhìn nhau. Kim Dung đã mạnh dạn dốc hết bầu tâm sự bấy lâu nay. Nghe xong, cô rơi lệ và thỏ thẻ với ông rằng, cô rất kính trọng nhân phẩm của ông, cũng rất tán thưởng tài hoa của ông, chỉ tiếc ông đã đến chậm một bước, “Hận bất tương phùng vị giá thì” (Thơ Lý Thương Ẩn: Chỉ tiếc không gặp nhau lúc thiếp chưa lấy chồng). Cô đã xin ông tha thứ, kiếp này không toại nguyện xin hẹn kiếp sau!
Năm 1959, mang theo nỗi thương cảm không bờ bến, ông rời Trường Thành cùng nghề biên kịch và đạo diễn, ra sáng lập Minh Báo và chuyên tâm viết truyện võ hiệp.
Tuy chém dứt tơ tình, nhưng hình ảnh Hạ Mộng vẫn dai dẳng bao trùm tâm trí ông. Không lâu sau đó, Hạ Mộng đi du lịch châu Âu dài ngày, ông đã đăng trên Minh Báo 10 số liền “Hạ Mộng du ký”, chính đã thể hiện điều đó.
Hình ảnh Hạ Mộng cũng được tái hiện dưới ngòi bút Kim Dung, như nàng Tiểu Long Nữ trong trắng hồn nhiên (Thần điêu đại hiệp), Hoàng Dung thông minh sắc sảo (Anh hùng xạ điêu), Vương Ngữ Yên đẹp như tiên nữ (Thiên long bát bộ)…
Nhà văn nữ Đài Loàn đã quá cố Tam Mao từng viết: “Tiểu thuyết Kim Dung đặc biệt ở chỗ, viết ra chữ tình có thể khiến con người lên thiên đàng, xuống địa ngục, mà loài người đến nay vẫn chưa hiểu thấu. Nếu không biết được đoạn tình giữa ông và Hạ Mộng, sẽ không hiểu được hai chữ “tình duyên” trong tiểu thuyết của ông.
Sau 26 năm phấn đấu trên phim trường cũng như thương trường, cô đã để lại 42 bộ phim cũng như danh tiếng lẫy lừng trong giới điện ảnh tiếng Hoa. Năm 1976, Hạ Mộng cáo biệt những người hâm mộ Hong Kong, cùng gia đình đi định cư ở Canada.
Kim Dung không những đưa tin tường tận, còn phát biểu xã luận nhan đề “Giấc mộng mùa xuân của Hạ Mộng”. Lúc đó, Minh Báo đã là tờ báo lớn, vì sự ra đi của cô đào điện ảnh mà phát biểu xã luận, là việc chưa từng có; chỉ có người trong cuộc mới hiểu được ngọn ngành “giấc mộng” của ông.
Nhìn lại cuộc tình ngang trái diễn ra khi trai có vợ, gái có chồng (Kim Dung kết hôn lần hai năm 1956), chỉ có thể là tình yêu kiểu Plato không vướng bụi trần, để lại một giai thoại cho văn đàn.
Những cuộc hôn nhân đầy sóng gió
Vợ đầu tiên của Kim Dung là Đỗ Trị Phấn, một cô gái xinh đẹp người Hàng Châu. Sau 1 năm yêu nhau, năm 1948, hai người đã kết hôn. Lúc đó cô mới 17 tuổi và sau đó đã cùng nhau sang Hong Kong. Kim Dung mới khởi nghiệp, bận rộn tứ bề, không có thời gian chăm sóc cô vợ kiêu kỳ.
Với sắc đẹp trời cho, trong vòng vây của các “đại gia” trên đất phồn hoa đô hội, cô đã không chống nổi cám dỗ. Tình cảm 2 người rạn nứt, năm 1953 cô đã bỏ về Đại Lục và làm thủ tục ly hôn, không rõ kết cục cô ra sao.
Ảnh cưới Kim Dung và người vợ đầu tiên Đỗ Trị Phấn.
Ở tuổi 74, khi hồi tưởng lại cuộc hôn nhân bất hạnh này, ông nói: “Mặc dù tôi rất yêu cô ấy, nhưng cô ấy đã phản bội tôi, nên kết cục đó tôi không hề hối tiếc”.
Năm 1956, Kim Dung lấy người vợ thứ 2 kém ông 11 tuổi, cô Châu Mai, tên tiếng Anh là Lucy, một nữ phóng viên sắc sảo, giỏi giang, thạo tiếng Anh, là cánh tay đắc lực khi Kim Dung mới sáng lập Minh Báo.
Cô từng bán hết nữ trang ủng hộ sự nghiệp của Kim Dung, đúng nghĩa người vợ tào khang. Năm 1959, Lucy sinh con trai đầu lòng Tra Truyền Hiệp. Kim Dung có cả thảy 4 người con, 2 trai 2 gái, đều là con cô Lucy.
Cuộc hôn nhân tưởng như mỹ mãn này cũng không được bền lâu, do có người thứ 3 xuất hiện.
Lucy vốn tính cứng rắn, cô giữ chức trưởng ban phóng sự Minh Báo, hay xích mích với các đồng nghiệp.
Trong một lần xô xát với tổng biên tập Wong, ông đã phẫn uất ra đi, kéo theo một số nhân viên đắc lực, khiến Minh Báo phải đình bản vài ngày.
Lucy không những không nhận lỗi, còn đổ hết trách nhiệm cho Kim Dung.
Trong cơn buồn bực, ông đã đến giải sầu tại một quán bar gần trụ sở Minh Báo. Ông đã uống đến say mềm, không về nhà nổi. Quán bar có 3 cô phục vụ, nhưng chỉ có cô Lâm Lạc Di, thường gọi là A May, tận tình chăm sóc ông.
Sau đó, ông hay đến quán bar thư giãn và trò chuyện cùng A May. Một lần bị Lucy bắt gặp, cô đánh ghen vô cớ, khiến Kim Dung bị choáng váng, bệnh tim tái phát phải đưa đi cấp cứu, người trực bên giường bệnh vẫn là A May chứ chẳng phải ai khác.
Ông đã đặt vấn đề yêu đương và xây tổ ấm chung sống với người tình bé bỏng của mình, lúc đó A May mới 17 tuổi, còn ông đã ngoài 50.
Kim Dung và người vợ thứ hai Lucy.
Giọt nước đã làm tràn ly, ông đặt vấn đề ly hôn. Lucy không hề níu kéo, mà chỉ đề ra hai điều kiện khắt khe : Chia nửa gia tài và buộc A May phải tuyệt sản, vì e rằng sau này con anh con tôi, sinh nhiều chuyện rắc rối.
Với điều kiện thứ 2 phi lý như vậy, không ngờ A May đã khảng khái chấp nhận, nói theo lời của cô, là để tập trung chăm sóc cho các con của Kim Dung, sau này cô quả đã làm tốt điều đó.
Không thể kiểm chứng tính xác thực của thông tin này, nhưng A May ở tuổi xuân thì, sống với ông hơn 30 năm nhưng không có con, nên người ta tin giao kèo trên là có thật.
Kim Dung cùng phu nhân A May.
Năm 1976, con cả Kim Dung là Tra Truyền Hiệp mới 18 tuổi, đang du học ở Trường Đại học Columbia Mỹ, sau khi yêu cầu bố mẹ ngừng quyết định ly hôn không thành, đã nhảy từ lầu 21 xuống tự sát.
Khi ly hôn, Lucy được chia một căn nhà lớn cùng 300.000 USD, lúc đó là con số cực lớn, nhưng không hiểu vì tính hoang phí hay không thạo lý tài, nên cô đã nhanh chóng lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, bị ngân hàng tịch biên nhà cửa.
Có người còn nhìn thấy cô đứng đường bán túi xách ở khu Trung Hoàn. Năm 1996, cô chết vì bệnh lao phổi, một bệnh của người nghèo, ở tuổi 63.
Cô chết trong cảnh cô đơn lạnh lẽo, chồng cũ và các con đều không ai có mặt, giấy báo tử của bệnh viện cũng không biết phải báo cho ai.
Hình chụp mới nhất của vợ chồng Kim Dung.
Nhìn lại cuộc hôn nhân này, ông từng nói: “Tôi nhập vai người chồng không thành công, tôi mắc lỗi với cô ấy nhiều lắm, nếu được làm lại, tôi sẽ bù đắp cho cô ấy nhiều hơn”. Không thấy ông mảy may có chút hối tiếc về cuộc chia ly này.
Làm sao có thể bỏ người vợ tần tảo, học thức, bản lãnh, cũng không kém phần nhan sắc, đi yêu một cô bé “ăn chưa no, lo chưa tới”, trình độ chưa hết phổ thông, các nhà “Kim Dung học” không giải thích nổi; có lẽ chỉ có chính ông mới hiểu, nhưng trái tim có tiếng nói riêng của nó, dù nhà văn lớn cũng đâu có thể diễn tả rành rọt được.
Có người đến thăm ông lúc đó, mô tả lại thấy A May đang thổi bong bóng cùng các con của Kim Dung, chẳng ra dáng “mẹ kế” chút nào, cũng chẳng phách lối như một bà chủ lớn. Để “tân trang” cho cô vợ bé nhỏ, ông đã cho cô sang Úc du học cùng lời hứa “nếu có mối tình nào ưng ý, cô cứ việc bay nhảy”. Cô đã không phụ tình ông, đã cùng ông đi suốt đường đời dưới bóng tịch dương cho đến ngày nay.
Đánh giá về cuộc hôn nhân này, ông nói: “Cô ấy luôn luôn chiều chuộng và nhường nhịn tôi. Đây không phải cuộc hôn nhân thất bại, cũng chẳng mấy thành công, chỉ là cuộc hôn nhân bình thường”. Quan niệm của ông về cuộc hôn nhân lý tưởng: “Tốt nhất là bị ngay tiếng sét ái tình, rồi kết nghĩa vợ chồng đến lúc đầu bạc răng long, nhưng rất tiếc, đối với tôi đó chỉ là điều mơ ước”.
Ông không viết nhiều như các đồng nghiệp khác. Năm 1955, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Thư kiếm ân cừu lục, đến năm 1972 viết cuốn Lộc đỉnh ký, rồi gác bút ở tuổi 48. Ông đã lấy 14 chữ đầu tên các cuốn sách của mình đặt thành câu đối như sau:
Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc;
Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên.
Câu đối trên được khắc sau tượng Kim Dung, dựng trên đảo Đào Hoa, tỉnh Chiết Giang (quê hương “Đông tà” Hoàng Dược Sư trong pho truyện Anh hùng xạ điêu). 14 tác phẩm trên cộng thêm cuốn Việt nữ kiếm, như vậy tổng số tác phẩm Kim Dung là 15 cuốn.
Trích đoạn Tuyết sơn Phi Hồ đã được chọn trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông ở Trung Quốc.
Biệt thự của Kim Dung.
Ngoài tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung còn viết nhiều bài thể loại phóng sự, bình luận, khảo cứu. Ông còn là một học giả uyên thâm, được phong nhiều học vị danh dự. Mặc dù đã được cấp bằng tiến sĩ văn học danh dự nhờ cuốn Lộc đỉnh ký, nhưng ông không thỏa mãn.
Năm 2005, ông lập kỷ lục Guinness đậu bằng tiến sĩ lịch sử thực thụ Trường Đại học Cambridge (Anh) ở tuổi 81 với luận văn “Bàn về chế độ kế thừa ngai vàng thời thịnh Đường”. Năm 1959, ông sáng lập và làm chủ bút tờ Minh Báo, về sau phát triển thành Tập đoàn Minh Báo lên sàn chứng khoán, do ông làm chủ tịch HĐQT. Trong làng văn chương Hoa ngữ, viết văn mà trở thành tỷ phú, có lẽ chỉ có Kim Dung!
“Giấc mộng đêm hè” của đại hiệp Kim Dung
Người đời thường nói: “Đắc ý trên thương trường, thất bại trên tình trường”. Kim đại hiệp ngang dọc giang hồ, nhưng tình yêu vẫn khó trọn vẹn.
Năm 1957, Kim Dung xin vào làm biên kịch cho hãng phim Trường Thành. Lúc đó ông mới 33 tuổi nhưng đã có tên trong danh sách “bốn tài tử Hương Cảng”, danh tiếng nổi như cồn, sao lại chịu khuất mình làm một nhân viên biên kịch? Lý do rất đơn giản: Trường Thành có ngôi sao sáng rực bầu trời – Hạ Mộng.
Hạ Mộng (nghĩa đen: “Giấc mộng đêm hè” , tên một vở hài kịch nổi tiếng của đại văn hào Shakespeare) tên thật là Dương Mông, sinh năm 1934, người Tô Châu, tỉnh Giang Tô, từ nhỏ sống ở Thượng Hải, năm 1947 định cư ở Hong Kong. Năm 15 tuổi, cô đóng vai chính trong vở kịch tiếng Anh Joan of Arc, được đánh giá “không những người đẹp, còn diễn xuất có hồn” và nổi danh từ đó. Cô cao 1,7m, rất hiếm vào thời điểm giữa thế kỷ trước, cộng thêm tố chất văn hóa, nên năm 1953, sau khi tham gia đội ngũ của hãng phim Trường Thành, cô nhanh chóng trở thành diễn viên hàng đầu với biệt danh “công chúa Trường Thành”.
Tả về vẻ đẹp của Hạ Mộng, Kim Dung từng viết: “Sắc đẹp Hạ Mộng trong đời thường đã làm tôi lóa mắt; Hạ Mộng trên màn ảnh còn đẹp hơn, nhìn thấy cô tim tôi đã loạn nhịp, hồn phách cũng bị cô hớp mất”.
Hạ Mộng tuổi học sinh.
Ông cũng từng viết: “Tây Thi đẹp như thế nào, chưa ai thấy, chắc chỉ cỡ Hạ Mộng là cùng!”. Để có cơ hội tiếp cận người tình trong mơ, Kim Dung đã chọn con đường gia nhập Trường Thành.
Về già, ông hồi tưởng lại, đúng như trong truyện dân gian Đường Bá Hổ điểm Thu Hương. Đường Bá Hổ là danh sĩ đời Minh, để tiếp cận người đẹp Thu Hương, ông đã đóng vai người hầu, nhưng khác với Kim Dung, Đường Bá Hổ được toại nguyện.
Để mắt xanh người đẹp để ý tới, ông đã làm việc không mệt mỏi. Chỉ trong vòng 3 năm, ông đã lấy bút danh Lâm Hoan dựng 6 kịch bản: Giai nhân tuyệt thế, Đừng rời xa em, Tiếng đờn lúc nửa đêm… Ông còn học làm đạo diễn, từng hợp tác với bạn, đạo diễn thành công hai bộ phim Ấp ủ tình xuân, Cướp dâu.
Các phim trên đều do Hạ Mộng đóng vai chính, hai người cộng tác rất thành công, nên ông có nhiều cơ hội tiếp cận người đẹp. Ông bày tỏ tình cảm bằng lời nói bóng gió và liếc mắt đưa tình. Cô cũng cảm mến tài đức của ông, nên đã đáp trả bằng “trên mức tình bạn, dưới mức tình yêu”, càng khiến ông thần hồn điên đảo, nhưng không thể vượt qua giới hạn cho phép.
Hạ Mộng (bìa trái) và Kim Dung (bìa phải).
Cuộc hò hẹn lãng mạn
Tất cả đều bắt nguồn từ việc “danh hoa đã có chủ”. Năm 1954, Hạ Mộng đã kết hôn với Lâm Bảo Thành, một thương nhân mê điện ảnh. Ngôi sao màn bạc Á Đông không sống phóng túng như ngôi sao Hollywood, Hạ Mộng không thể phản bội chồng. Đối với vô số người đeo đuổi, cô đều mặt lạnh như tiền, từ chối không thương tiếc, nhưng đối với Kim Dung, cô dành cho sự tôn trọng và thân thiện đặc biệt.
Hạ Mộng đã nhận lời hẹn gặp với Kim Dung một lần duy nhất tại một quán cà-phê đêm. Ánh đèn mở ảo và tiếng nhạc du dương tạo ra một bầu không khí thơ mộng, 2 người không ngừng nâng ly và bốn mắt nhìn nhau. Kim Dung đã mạnh dạn dốc hết bầu tâm sự bấy lâu nay. Nghe xong, cô rơi lệ và thỏ thẻ với ông rằng, cô rất kính trọng nhân phẩm của ông, cũng rất tán thưởng tài hoa của ông, chỉ tiếc ông đã đến chậm một bước, “Hận bất tương phùng vị giá thì” (Thơ Lý Thương Ẩn: Chỉ tiếc không gặp nhau lúc thiếp chưa lấy chồng). Cô đã xin ông tha thứ, kiếp này không toại nguyện xin hẹn kiếp sau!
Năm 1959, mang theo nỗi thương cảm không bờ bến, ông rời Trường Thành cùng nghề biên kịch và đạo diễn, ra sáng lập Minh Báo và chuyên tâm viết truyện võ hiệp.
Tuy chém dứt tơ tình, nhưng hình ảnh Hạ Mộng vẫn dai dẳng bao trùm tâm trí ông. Không lâu sau đó, Hạ Mộng đi du lịch châu Âu dài ngày, ông đã đăng trên Minh Báo 10 số liền “Hạ Mộng du ký”, chính đã thể hiện điều đó.
Hình ảnh Hạ Mộng cũng được tái hiện dưới ngòi bút Kim Dung, như nàng Tiểu Long Nữ trong trắng hồn nhiên (Thần điêu đại hiệp), Hoàng Dung thông minh sắc sảo (Anh hùng xạ điêu), Vương Ngữ Yên đẹp như tiên nữ (Thiên long bát bộ)…
Nhà văn nữ Đài Loàn đã quá cố Tam Mao từng viết: “Tiểu thuyết Kim Dung đặc biệt ở chỗ, viết ra chữ tình có thể khiến con người lên thiên đàng, xuống địa ngục, mà loài người đến nay vẫn chưa hiểu thấu. Nếu không biết được đoạn tình giữa ông và Hạ Mộng, sẽ không hiểu được hai chữ “tình duyên” trong tiểu thuyết của ông.
Sau 26 năm phấn đấu trên phim trường cũng như thương trường, cô đã để lại 42 bộ phim cũng như danh tiếng lẫy lừng trong giới điện ảnh tiếng Hoa. Năm 1976, Hạ Mộng cáo biệt những người hâm mộ Hong Kong, cùng gia đình đi định cư ở Canada.
Kim Dung không những đưa tin tường tận, còn phát biểu xã luận nhan đề “Giấc mộng mùa xuân của Hạ Mộng”. Lúc đó, Minh Báo đã là tờ báo lớn, vì sự ra đi của cô đào điện ảnh mà phát biểu xã luận, là việc chưa từng có; chỉ có người trong cuộc mới hiểu được ngọn ngành “giấc mộng” của ông.
Nhìn lại cuộc tình ngang trái diễn ra khi trai có vợ, gái có chồng (Kim Dung kết hôn lần hai năm 1956), chỉ có thể là tình yêu kiểu Plato không vướng bụi trần, để lại một giai thoại cho văn đàn.
Những cuộc hôn nhân đầy sóng gió
Vợ đầu tiên của Kim Dung là Đỗ Trị Phấn, một cô gái xinh đẹp người Hàng Châu. Sau 1 năm yêu nhau, năm 1948, hai người đã kết hôn. Lúc đó cô mới 17 tuổi và sau đó đã cùng nhau sang Hong Kong. Kim Dung mới khởi nghiệp, bận rộn tứ bề, không có thời gian chăm sóc cô vợ kiêu kỳ.
Với sắc đẹp trời cho, trong vòng vây của các “đại gia” trên đất phồn hoa đô hội, cô đã không chống nổi cám dỗ. Tình cảm 2 người rạn nứt, năm 1953 cô đã bỏ về Đại Lục và làm thủ tục ly hôn, không rõ kết cục cô ra sao.
Ảnh cưới Kim Dung và người vợ đầu tiên Đỗ Trị Phấn.
Ở tuổi 74, khi hồi tưởng lại cuộc hôn nhân bất hạnh này, ông nói: “Mặc dù tôi rất yêu cô ấy, nhưng cô ấy đã phản bội tôi, nên kết cục đó tôi không hề hối tiếc”.
Năm 1956, Kim Dung lấy người vợ thứ 2 kém ông 11 tuổi, cô Châu Mai, tên tiếng Anh là Lucy, một nữ phóng viên sắc sảo, giỏi giang, thạo tiếng Anh, là cánh tay đắc lực khi Kim Dung mới sáng lập Minh Báo.
Cô từng bán hết nữ trang ủng hộ sự nghiệp của Kim Dung, đúng nghĩa người vợ tào khang. Năm 1959, Lucy sinh con trai đầu lòng Tra Truyền Hiệp. Kim Dung có cả thảy 4 người con, 2 trai 2 gái, đều là con cô Lucy.
Cuộc hôn nhân tưởng như mỹ mãn này cũng không được bền lâu, do có người thứ 3 xuất hiện.
Lucy vốn tính cứng rắn, cô giữ chức trưởng ban phóng sự Minh Báo, hay xích mích với các đồng nghiệp.
Trong một lần xô xát với tổng biên tập Wong, ông đã phẫn uất ra đi, kéo theo một số nhân viên đắc lực, khiến Minh Báo phải đình bản vài ngày.
Lucy không những không nhận lỗi, còn đổ hết trách nhiệm cho Kim Dung.
Trong cơn buồn bực, ông đã đến giải sầu tại một quán bar gần trụ sở Minh Báo. Ông đã uống đến say mềm, không về nhà nổi. Quán bar có 3 cô phục vụ, nhưng chỉ có cô Lâm Lạc Di, thường gọi là A May, tận tình chăm sóc ông.
Sau đó, ông hay đến quán bar thư giãn và trò chuyện cùng A May. Một lần bị Lucy bắt gặp, cô đánh ghen vô cớ, khiến Kim Dung bị choáng váng, bệnh tim tái phát phải đưa đi cấp cứu, người trực bên giường bệnh vẫn là A May chứ chẳng phải ai khác.
Ông đã đặt vấn đề yêu đương và xây tổ ấm chung sống với người tình bé bỏng của mình, lúc đó A May mới 17 tuổi, còn ông đã ngoài 50.
Kim Dung và người vợ thứ hai Lucy.
Giọt nước đã làm tràn ly, ông đặt vấn đề ly hôn. Lucy không hề níu kéo, mà chỉ đề ra hai điều kiện khắt khe : Chia nửa gia tài và buộc A May phải tuyệt sản, vì e rằng sau này con anh con tôi, sinh nhiều chuyện rắc rối.
Với điều kiện thứ 2 phi lý như vậy, không ngờ A May đã khảng khái chấp nhận, nói theo lời của cô, là để tập trung chăm sóc cho các con của Kim Dung, sau này cô quả đã làm tốt điều đó.
Không thể kiểm chứng tính xác thực của thông tin này, nhưng A May ở tuổi xuân thì, sống với ông hơn 30 năm nhưng không có con, nên người ta tin giao kèo trên là có thật.
Kim Dung cùng phu nhân A May.
Năm 1976, con cả Kim Dung là Tra Truyền Hiệp mới 18 tuổi, đang du học ở Trường Đại học Columbia Mỹ, sau khi yêu cầu bố mẹ ngừng quyết định ly hôn không thành, đã nhảy từ lầu 21 xuống tự sát.
Khi ly hôn, Lucy được chia một căn nhà lớn cùng 300.000 USD, lúc đó là con số cực lớn, nhưng không hiểu vì tính hoang phí hay không thạo lý tài, nên cô đã nhanh chóng lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, bị ngân hàng tịch biên nhà cửa.
Có người còn nhìn thấy cô đứng đường bán túi xách ở khu Trung Hoàn. Năm 1996, cô chết vì bệnh lao phổi, một bệnh của người nghèo, ở tuổi 63.
Cô chết trong cảnh cô đơn lạnh lẽo, chồng cũ và các con đều không ai có mặt, giấy báo tử của bệnh viện cũng không biết phải báo cho ai.
Hình chụp mới nhất của vợ chồng Kim Dung.
Nhìn lại cuộc hôn nhân này, ông từng nói: “Tôi nhập vai người chồng không thành công, tôi mắc lỗi với cô ấy nhiều lắm, nếu được làm lại, tôi sẽ bù đắp cho cô ấy nhiều hơn”. Không thấy ông mảy may có chút hối tiếc về cuộc chia ly này.
Làm sao có thể bỏ người vợ tần tảo, học thức, bản lãnh, cũng không kém phần nhan sắc, đi yêu một cô bé “ăn chưa no, lo chưa tới”, trình độ chưa hết phổ thông, các nhà “Kim Dung học” không giải thích nổi; có lẽ chỉ có chính ông mới hiểu, nhưng trái tim có tiếng nói riêng của nó, dù nhà văn lớn cũng đâu có thể diễn tả rành rọt được.
Có người đến thăm ông lúc đó, mô tả lại thấy A May đang thổi bong bóng cùng các con của Kim Dung, chẳng ra dáng “mẹ kế” chút nào, cũng chẳng phách lối như một bà chủ lớn. Để “tân trang” cho cô vợ bé nhỏ, ông đã cho cô sang Úc du học cùng lời hứa “nếu có mối tình nào ưng ý, cô cứ việc bay nhảy”. Cô đã không phụ tình ông, đã cùng ông đi suốt đường đời dưới bóng tịch dương cho đến ngày nay.
Đánh giá về cuộc hôn nhân này, ông nói: “Cô ấy luôn luôn chiều chuộng và nhường nhịn tôi. Đây không phải cuộc hôn nhân thất bại, cũng chẳng mấy thành công, chỉ là cuộc hôn nhân bình thường”. Quan niệm của ông về cuộc hôn nhân lý tưởng: “Tốt nhất là bị ngay tiếng sét ái tình, rồi kết nghĩa vợ chồng đến lúc đầu bạc răng long, nhưng rất tiếc, đối với tôi đó chỉ là điều mơ ước”.
No comments:
Post a Comment