KHỦNG BỐ IS
Nhà nước Hồi giáo đe dọa tấn công thủ đô Hoa Kỳ
Video của Nhà nước Hồi giáo đe dọa tấn công thủ đô Hoa Kỳ. Hiện chưa thể xác nhận được tính xác thực của đoạn video này.
17.11.2015
Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm nay tuyên bố rằng các nước tham gia vào
các cuộc không kích ở Syria sẽ chịu chung số phận như Pháp, đồng thời đe
dọa tấn công thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
Đoạn video, xuất hiện trên một trang web thường được IS sử dụng để truyền tải các thông điệp của tổ chức này, bắt đầu bằng các hình ảnh về vụ tấn công khủng bố ở Paris hôm thứ Sáu tuần trước làm ít nhất 129 người chết.
Thông điệp gửi tới các quốc gia liên quan tới điều được gọi là “chiến dịch của kẻ thập tự chinh’ được một người đàn ông mặc quần áo rằn ri và đội khăn xếp được xác định là Al Ghareeb, công dân Algeria.
“Ta muốn nói với các nước tham gia chiến dịch thập tự chinh rằng, với sự chứng giám của Thượng đế, rồi sẽ đến lượt các người, theo ý của Thượng đế, sẽ giống như Pháp, và với sự chứng giám của Thượng đế, ta đã đánh vào trung tâm nước Pháp ở Paris, và ta thề sẽ đánh vào trung tâm của Hoa Kỳ ở Washington”, người đàn ông trong đoạn video nói.
“Al Ghareeb” còn cảnh báo Châu Âu rằng sẽ xảy ra thêm các vụ tấn công khác nữa.
“Ta muốn nói với các nước Châu Âu rằng ta sẽ tới, mang theo bom mìn và thuốc nổ, đai đeo gài thuốc nổ, súng giảm thanh và các người sẽ không thể ngăn chặn ta vì ta mạnh hơn trước,” hắn ta nói.
Hiện chưa thể ngay lập tức kiểm chứng tính xác thực của đoạn video được coi là sản phẩm của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Salhuddine của Iraq, nằm ở phía bắc Baghdad.
Trong khi đó, chính phủ Pháp coi các vụ tấn công ở Paris là một hành động gây chiến, và tuyên bố sẽ không ngưng các cuộc không kích vào Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq.
Hiện chưa thể xác nhận được tính xác thực của đoạn video này.
Nhà nước Hồi giáo hôm 14/11 đã tuyên bố nhận trách nhiệm gây ra các vụ tấn công làm hơn 120 người thiệt mạng ở Paris.
Trong một tuyên bố chính thức, tổ chức này nói rằng các chiến binh được trang bị súng máy và mang theo thuốc nổ đã thực hiện các vụ tấn công tại nhiều địa điểm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng ở trung tâm Paris.
Theo IS, các vụ tấn công nhằm mục đích cho Pháp thấy rằng nước này vẫn là một mục tiêu hàng đầu nếu tiếp tục các chính sách hiện thời.
Tuyên bố nhận trách nhiệm được đăng trên mạng bằng tiếng Ả-rập và tiếng Pháp và được phổ biến bởi các ủng hộ viên của tổ chức khủng bố này.
Tuyên bố của Nhà nước Hồi giáo không cho biết quốc tịch của những kẻ tấn công, nhưng các hãng thông tấn dẫn lời các quan chức cảnh sát Pháp cho biết một hộ chiếu Syria đã được tìm thấy trên thi thể của một trong những kẻ đánh bom tự sát nhắm vào sân vận động quốc gia Pháp.
Theo Reuters, VOA
http://www.voatiengviet.com/content/nha-nuoc-hoi-giao-doa-tan-cong-thu-do-hoa-ky/3060218.html
Đoạn video, xuất hiện trên một trang web thường được IS sử dụng để truyền tải các thông điệp của tổ chức này, bắt đầu bằng các hình ảnh về vụ tấn công khủng bố ở Paris hôm thứ Sáu tuần trước làm ít nhất 129 người chết.
Thông điệp gửi tới các quốc gia liên quan tới điều được gọi là “chiến dịch của kẻ thập tự chinh’ được một người đàn ông mặc quần áo rằn ri và đội khăn xếp được xác định là Al Ghareeb, công dân Algeria.
“Ta muốn nói với các nước tham gia chiến dịch thập tự chinh rằng, với sự chứng giám của Thượng đế, rồi sẽ đến lượt các người, theo ý của Thượng đế, sẽ giống như Pháp, và với sự chứng giám của Thượng đế, ta đã đánh vào trung tâm nước Pháp ở Paris, và ta thề sẽ đánh vào trung tâm của Hoa Kỳ ở Washington”, người đàn ông trong đoạn video nói.
“Al Ghareeb” còn cảnh báo Châu Âu rằng sẽ xảy ra thêm các vụ tấn công khác nữa.
“Ta muốn nói với các nước Châu Âu rằng ta sẽ tới, mang theo bom mìn và thuốc nổ, đai đeo gài thuốc nổ, súng giảm thanh và các người sẽ không thể ngăn chặn ta vì ta mạnh hơn trước,” hắn ta nói.
Hiện chưa thể ngay lập tức kiểm chứng tính xác thực của đoạn video được coi là sản phẩm của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Salhuddine của Iraq, nằm ở phía bắc Baghdad.
Trong khi đó, chính phủ Pháp coi các vụ tấn công ở Paris là một hành động gây chiến, và tuyên bố sẽ không ngưng các cuộc không kích vào Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq.
Hiện chưa thể xác nhận được tính xác thực của đoạn video này.
Nhà nước Hồi giáo hôm 14/11 đã tuyên bố nhận trách nhiệm gây ra các vụ tấn công làm hơn 120 người thiệt mạng ở Paris.
Trong một tuyên bố chính thức, tổ chức này nói rằng các chiến binh được trang bị súng máy và mang theo thuốc nổ đã thực hiện các vụ tấn công tại nhiều địa điểm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng ở trung tâm Paris.
Theo IS, các vụ tấn công nhằm mục đích cho Pháp thấy rằng nước này vẫn là một mục tiêu hàng đầu nếu tiếp tục các chính sách hiện thời.
Tuyên bố nhận trách nhiệm được đăng trên mạng bằng tiếng Ả-rập và tiếng Pháp và được phổ biến bởi các ủng hộ viên của tổ chức khủng bố này.
Tuyên bố của Nhà nước Hồi giáo không cho biết quốc tịch của những kẻ tấn công, nhưng các hãng thông tấn dẫn lời các quan chức cảnh sát Pháp cho biết một hộ chiếu Syria đã được tìm thấy trên thi thể của một trong những kẻ đánh bom tự sát nhắm vào sân vận động quốc gia Pháp.
Theo Reuters, VOA
http://www.voatiengviet.com/content/nha-nuoc-hoi-giao-doa-tan-cong-thu-do-hoa-ky/3060218.html
Các thành phố Mỹ tăng cường an ninh sau vụ tấn công Paris
16.11.2015
Thế giới đang choáng váng vì những vụ tấn công khủng bố dã man tại
Paris, và Nhà nước Hồi Giáo tuyên bố là vụ tàn sát thứ Sáu tuần trước
chỉ là bắt đầu chiến dịch khủng bố của tổ chức này. An ninh được tăng
cường tại các nước có thể trở thành mục tiêu kế tiếp của Nhà nước Hồi
Giáo giữa lúc giới hữu trách đang truy lùng những kẻ đồng loã trong vụ
tấn công khủng bố tại Paris. Theo tường thuật của thông tín viên Zlatica
Hoke, Hoa Kỳ đã tăng cường an ninh tại những nơi công cộng trọng yếu
trong đó có phi trường, bến cảng, các vận động trường và các nơi hòa
nhạc.
Tối ngày thứ Bảy, nhiều nhân viên cảnh sát, các thám tử tư và chó được điều động đến tuần tra tại sân vận động Rose Bowl của Đại học California ở Los Angeles, giữa lúc hàng ngàn người rủ nhau đến xem một trận đấu bóng bầu dục. Những biện pháp an ninh nghiêm ngặt hiện được áp dụng đối với những sự kiện thể thao trên toàn nước Mỹ. Phi trường, thương xá, viện bảo tàng và những nơi thu hút đông đảo người đến xem cũng đã thực hiện thêm nhiều biện pháp như lục sóat túi xách, khám người từ trên xuống dưới và máy dò kim loại.
Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti nói thành phố đã điều động tất cả các nhân viên cần thiết để đảm bảo an toàn cho những nơi công cộng.
“Tôi đã nói chuyện bằng điện thoại với Bộ trưởng An ninh Nội địa Jeh Johnson và chúng tôi phối hợp tất cả những tin tức tình báo. Chúng tôi phải đề cao cảnh giác.”
Ông Garcetti nói đề cao cảnh giác là thiết yếu vì rất khó tiên liệu mọi mối đe dọa, như kinh nghiệm Paris cho thấy.
Thương xá lớn nhất nước Mỹ, tại tiểu bang Minnesota, đã nhận được lời đe dọa rõ ràng vào tháng Hai năm nay và đã ban hành nhiều biện pháp an ninh nghiêm nhặt kể từ đó.
Cựu Cảnh sát trưởng lâu năm của thành phố New York Ray Kelly nói có một giới hạn trong việc chúng ta có thể làm gì thêm.
“Những mục tiêu dân sự có ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên chúng ta cần phải làm hết sức mình và triển khai lực lượng một cách hữu hiệu nhất.”
Dù có những lo ngại, phần đông người Mỹ tin tưởng vào lực lượng an ninh địa phương sẽ giúp họ an toàn, và dự trù vẫn tiếp tục các sinh hoạt như thường lệ. Các cổ động viên khúc côn cầu trên băng ngày thứ Bảy đổ xô đến Sân Bridgestone vừa mới được trang bị máy dò kim loại.
Cô Charity Swift, một cư dân Nashville, bang Tennessee nói:
“Tôi tin chắc là thành phố của chúng tôi sẽ lo liệu cho chúng tôi, và tôi cảm thấy chúng tôi sẽ an toàn.”
Một điều người dân tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới học được là thích ứng với một cách sống mà những biện pháp an ninh được áp dụng mỗi lúc một nhiều.
http://www.voatiengviet.com/content/cac-thanh-pho-o-my-tang-cuong-an-ninh-sau-vu-tan-cong-paris/3059930.html
Tối ngày thứ Bảy, nhiều nhân viên cảnh sát, các thám tử tư và chó được điều động đến tuần tra tại sân vận động Rose Bowl của Đại học California ở Los Angeles, giữa lúc hàng ngàn người rủ nhau đến xem một trận đấu bóng bầu dục. Những biện pháp an ninh nghiêm ngặt hiện được áp dụng đối với những sự kiện thể thao trên toàn nước Mỹ. Phi trường, thương xá, viện bảo tàng và những nơi thu hút đông đảo người đến xem cũng đã thực hiện thêm nhiều biện pháp như lục sóat túi xách, khám người từ trên xuống dưới và máy dò kim loại.
Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti nói thành phố đã điều động tất cả các nhân viên cần thiết để đảm bảo an toàn cho những nơi công cộng.
“Tôi đã nói chuyện bằng điện thoại với Bộ trưởng An ninh Nội địa Jeh Johnson và chúng tôi phối hợp tất cả những tin tức tình báo. Chúng tôi phải đề cao cảnh giác.”
Ông Garcetti nói đề cao cảnh giác là thiết yếu vì rất khó tiên liệu mọi mối đe dọa, như kinh nghiệm Paris cho thấy.
Thương xá lớn nhất nước Mỹ, tại tiểu bang Minnesota, đã nhận được lời đe dọa rõ ràng vào tháng Hai năm nay và đã ban hành nhiều biện pháp an ninh nghiêm nhặt kể từ đó.
Cựu Cảnh sát trưởng lâu năm của thành phố New York Ray Kelly nói có một giới hạn trong việc chúng ta có thể làm gì thêm.
“Những mục tiêu dân sự có ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên chúng ta cần phải làm hết sức mình và triển khai lực lượng một cách hữu hiệu nhất.”
Dù có những lo ngại, phần đông người Mỹ tin tưởng vào lực lượng an ninh địa phương sẽ giúp họ an toàn, và dự trù vẫn tiếp tục các sinh hoạt như thường lệ. Các cổ động viên khúc côn cầu trên băng ngày thứ Bảy đổ xô đến Sân Bridgestone vừa mới được trang bị máy dò kim loại.
Cô Charity Swift, một cư dân Nashville, bang Tennessee nói:
“Tôi tin chắc là thành phố của chúng tôi sẽ lo liệu cho chúng tôi, và tôi cảm thấy chúng tôi sẽ an toàn.”
Một điều người dân tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới học được là thích ứng với một cách sống mà những biện pháp an ninh được áp dụng mỗi lúc một nhiều.
http://www.voatiengviet.com/content/cac-thanh-pho-o-my-tang-cuong-an-ninh-sau-vu-tan-cong-paris/3059930.html
IS là gì và nguy hiểm tới đâu?
- 16 tháng 11 2015
Sau vụ tấn công liên hoàn ở Paris của gần 10 tay súng và kẻ đánh bom
liều chết mà Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận là người của họ, nhiều tiếng
nói tại châu Âu và Hoa Kỳ đề nghị đánh giá lại tổ chức này và thực lực
của họ.
Đây chỉ là một 'tổ chức khủng bố' hay đã là thực thể như quốc gia vì có
dân, quân và lãnh thổ, hay còn là một giáo phái tận thế?
Câu hỏi 'IS có phải Hồi giáo?', 'theo gì trong Hồi giáo? hay 'hoàn toàn không phải đạo Islam?' cũng được nêu ra.
IS muốn gì?
Vào tháng 6/2014, tổ chức này chính thức xưng danh là Vương quốc Hồi
giáo - 'caliphate (khalifah) - một nhà nước được cai trị hoàn toàn bằng
luật Hồi giáo (Sharia) và do vị giáo chủ (caliph) là người tuân lệnh
Thượng Đế trên Trái Đất.
Ibrahim Awad Ibrahim al-Badri al-Samarrai, còn có tên là Abu Bakr
al-Baghdadi ra lệnh cho mọi người Hồi giáo toàn cầu phải thần phục ông
ta và buộc họ dọn về vùng đất IS làm chủ để sống.
IS cũng bắt các nhóm Thánh chiến (jihadist groups) trên cả thế giới phục tùng mình.
Ý thức hệ của IS là "xóa bỏ cản trở trước quyền lực Thượng Đế, bảo vệ
cộng đồng Hồi giáo (umma) toàn cầu, mở cuộc chiến chống lại mọi kẻ
phản đạo (apostates) và dị giáo (infidel -kafir).
Sự tàn bạo của IS, từ chặt đầu, đóng người lên cây thập ác, xử bắn hàng loạt có mục tiêu khủng bố đối thủ.
Nhưng thành viên IS biện hộ cho các hành động này, trích ra Kinh
Koran và các điển tích Hồi giáo Hadith, dù người Hồi giáo bác bỏ điều
đó.
Theo một số nhà quan sát, IS áp dụng việc hiếp tập thể phụ nữ và bắt
tù binh làm nô lệ là diễn giải nguyên văn của một số tín điều trong
các cuộc chiến thời trung cổ.
IS có bao nhiêu tiền và tay súng?
Bộ Tài chính Mỹ ước tính hồi 2014 rằng IS có thể thu về vài triệu USD
mỗi tuần, và đã có thể có 100 triệu USD từ bán dầu thô, dầu đã lọc cho
các nhóm trung gian chuyển qua biên giới bán lậu sang Thổ Nhĩ Kỳ, Iran
hoặc chính chính quyền Syria.
Tuy nhiên, sau khi Phương Tây oanh kích các mục tiêu tại vùng IS kiểm soát, nguồn thu này có thể sụt giảm.
Vào tháng 1/2015, tình báo Hoa Kỳ qua lời ông James Clapper ước tính IS có từ 20 nghìn đến 32 nghìn tay súng tại Iraq và Syria.
Nhưng ông Clapper cũng nói từ khi có các cuộc oanh kích bắt đầu vào tháng 8/2014, con số quân IS bị giết cũng khá nhiều.
Đến tháng 6/2015, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Antony Blinken nói hơn 10 nghìn chiến binh IS bị giết.
Có thể để bổ sung quân ở Trung Đông, IS nay chuyển hướng chiêu bộ ra
nơi khác, gồm cả cưỡng bức dân các vùng chiếm đóng vào quân đội.
Chuyên gia Iraq Hisham al-Hashimi tin rằng chỉ có 30% số chiến binh thực sự là tin vào ý thức hệ IS, còn lại bị bắt lính.
Nhưng chính những kẻ từ bên ngoài gia nhập đội quân của IS có vai trò đáng kể.
Tháng 10/2015, Giám đốc cơ quan chống khủng bố của Hoa Kỳ, ông Nicholas
Rasmussen nói với Quốc hội rằng IS thu hút chừng 28 nghìn chiến binh từ
ngoại quốc, trong số có 5000 người Phương Tây, gồm cả 250 người Mỹ.
Các báo tiếng Anh đã có nhiều bài nói về vai trò của những người gốc Âu
Mỹ hay Úc cải đạo theo Hồi giáo (white converts) trong hoạt động của
IS.
Một số dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ để rao giảng, tuyển bộ chiến binh cho IS ở Phương Tây.
Nhưng các lo ngại nay hướng về những dòng vũ khí từ Balkans đưa vào Tây
Âu mà các 'chi bộ bí mật' của IS mua tại thị trường chợ đen để tấn
công các mục tiêu dân sự.
Giới an ninh châu Âu cũng chú ý đến những kẻ sinh ra và lớn lên tại châu
Âu nhưng được thuyết phục đi theo IS và tình nguyện thực hiện các vụ
tấn công chỉ đạo từ Syria.
Frank Gardner viết trên BBC rằng "Trong bối cảnh phải hứng chịu không
kích hàng ngày của liên quân do Mỹ dẫn đầu, IS ngày càng nhắm đến việc
chỉ đạo hoặc gợi hứng cho các vụ tấn công ở xa", và đây là mối đe dọa
mới cho châu Âu.
IS chờ ngày tận thế?
IS thu thuế, quản lý nhân khẩu và điều hành bệnh viện nhưng Ngày Tận Thế là điểm nổi bật trong tuyên truyền của họ.
Nếu như Osama Bin Laden ít nói về Ngày Tận Thế thì theo Will McCants từ
Viện Brookings, tác giả một cuốn sách về IS, ý tưởng về ngày thế giới
chấm dứt nằm ở vị trí trọng tâm trong tư duy lãnh đạo IS.
BBC Monitoring ghi nhận tạp chí tuyên truyền bằng tiếng Anh của IS lấy
tên là Dabiq, một thị trấn nghèo nàn, có chừng 3000 dân ở Syria, cách
biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chừng 10 km.
Dabiq từng xuất hiện trong các lời thánh tích đạo Hồi.
Người ta tin rằng Đấng Tiên tri Muhammad từng nói "Hồi giáo phá tan quân
La Mã tại Dabiq hay Al-A'maq", báo hiệu giờ Tận Thế sắp điểm.
Quân Hồi giáo sau đó sẽ tiến lên chiếm Constantinople (nay là Istanbul).
IS nay tìm cách tạo ra cuộc chiến 'sinh tử với Phương Tây' ở Dabiq qua cách 'dụ dỗ' liên quân quốc tế tiến vào.
Khi nghe tin (nhầm) có lính Mỹ xuất hiện ở Dabiq, các trang mạng của IS
"rộ lên cơn sung sướng chưa từng có" vì tin là sắp tới ngày phán xử.
Dabiq cũng là nơi IS chặt đầu con tin người Mỹ, ông Peter Kassig (người
đã cải đạo theo Hồi giáo và có tên là Abdul-Rahman Kassig).
IS mong chờ việc lặp lại cuộc Thánh Chiến chống 'Quân Thập tự chinh' mà theo họ nay là quân Mỹ.
Viễn cảnh làm 'trong sạch nhân loại', chờ ngày phán xử cuối cùng cũng tạo ra sức hút với giới trẻ một số nước.
IS và Hồi giáo
Graeme Wood viết trên TheAtlantic.com:
"Thực tế là Nhà nước Hồi giáo hoàn toàn là theo Hồi giáo (Islamic). Rất Hồi giáo là khác."
"Đúng là nó thu hút cả bọn tâm thần, những kẻ ưa phiêu lưu, một nhóm đông những người bất mãn ở Trung Đông và châu Âu."
"Nhưng tôn giáo mà các tín đồ IS rao giảng xuất phát từ những diễn giải tổng thể và đầy kiến thức về đạo Islam."
"Mọi quyết định lớn, mọi luật do IS công bố đều hướng tới điều IS gọi
là 'phương pháp luận Tiên tri' (Prophetic methodology), theo nghĩa đi
đúng với lời Tiên tri Muhammad, về từng chi tiết. "
"Người Hồi giáo có thể bác bỏ IS và gần như tất cả đều làm thế. Nhưng vì
giả vờ không nhận ra rằng đây là một tổ chức tôn giáo tận thế, thần
quyền, mà Hoa Kỳ đã coi thường IS và ủng hộ cho nhiều mưu kế dốt nát
nhằm chống lại IS," Graeme Wood viết.
Tuy thế, nhiều ý kiến khác bác bỏ quan điểm rằng ý thức hệ của IS là Hồi giáo.
Thủ tướng Najib Razak của Malaysia, nước Hồi giáo lớn thứ nhì tại Đông Nam Á, nói hôm 16/11, sau vụ Paris bị tấn công:
"Chúng ta phải hiểu để không chấp nhận làm nạn nhân và đồng ý với ý thức hệ của Isis."
"Islam là tôn giáo hòa bình, ôn hòa, không chấp nhận chuyện giết người vô tội, không chấp nhận tự sát."
Ông Najib trích điển tích Hồi giáo (dòng 32 trong Surah Al-Maidah) về
một người đánh nhau với Đấng Tiên tri và bị thương nên muốn tự sát.
Nhưng Đấng Tiên tri nói người đó sẽ không lên thiên đàng được nếu tự
sát.
Bà Hillary Clinton, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nói: "Chúng ta không lâm chiến với Hồi giáo mà với những kẻ Thánh chiến."
Dù nhìn nhận IS ra sao từ góc độ tôn giáo, các chính phủ vẫn phải cố
gắng làm tất cả để đảm bảo an ninh cho xã hội sau vụ tấn công táo bạo,
thảm khốc tại Paris hôm 13/11 vừa qua, nhất là khi IS đang chuyển sang
các mục tiêu ngoài Trung Đông.
Nhà nước Hồi giáo thay đổi chiến thuật
Frank Gardner Phóng viên an ninh BBC
- 15 tháng 11 2015
Các vụ tấn công ở Paris đánh dấu cột mốc mới và đáng sợ trong đợt sóng
gia tăng đều đặn các vụ tấn công bị quy cho hoặc do Nhà nước Hồi giáo
(IS) tự nhận.
Trong phần lớn của năm 2014 và nhiều tháng năm nay, IS chỉ tập trung vào
việc chiếm và cầm giữ lãnh thổ ở Trung Đông. Với các lãnh đạo IS ở
Raqqa và Mosul, đây vẫn là ưu tiên.
Nhưng dân quân biết rằng họ còn có sức thu hút xuyên quốc gia ở châu Âu và những nơi khác.
Trong bối cảnh phải hứng chịu không kích hàng ngày của liên quân do Mỹ
dẫn đầu, IS ngày càng nhắm đến việc chỉ đạo hoặc gợi hứng cho các vụ tấn
công ở xa.
Lên kế hoạch cẩn thận
Hồi tháng Sáu , IS tự nhận đã gây ra vụ bắn ở khu nghỉ mát biển ở Sousse, Tunisia, giết 38 du khách, trong đó có 30 người Anh.
Đến tháng 10, Thổ Nhĩ Kỳ nói một vụ tấn công tự sát làm chết 102 người ở
Ankara là do IS. Cũng tháng đó, nhánh IS ở Sinai tự nhận đã đánh rơi
máy bay Nga, giết toàn bộ 224 người.
Ngày 12/11, IS tuyên bố là thủ phạm đánh bom ở căn cứ của phe Hezbollah miền nam Beirut, làm chết 44 người.
Và rồi là Paris, với ít nhất 120 người chết, hơn 300 người bị thương.
Đây không phải là những vụ tấn công đơn độc, tự phát.
Mặc dù không hẳn khó để thực hiện, chúng vẫn cần lên kế hoạch, chuẩn bị, đào tạo, tìm vũ khí, chất nổ, tuyển mộ “tử sĩ”.
Điều này gợi nhắc cách thức hoạt động của al-Qaeda đầu thập niên 2000:
tham vọng có các vụ tấn công điểm nhấn, nhiều thương vong, gây ra tin
tức toàn thế giới.
Giới chức chống khủng bố Tây phương gần đây cho rằng mặc dù vẫn còn
những người muốn đạt được các vụ tấn công to như vậy, nhưng đe dọa chính
lại là từ những kẻ “tự phát”, giống những kẻ đã giết người lính Anh Lee
Rigby ở Woolwich gần London năm 2013.
Nhưng sau những gì xảy ra ở Paris và các nơi, có thể họ đang đánh giá lại.
Còn một yếu tố nữa. Biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria từng là nơi xâm nhập dễ
dàng cho hàng ngàn người mơ thánh chiến từ châu Âu muốn gia nhập IS.
Nhưng nay phần lớn đường biên giới phía Syria nằm trong sự kiểm soát của dân quân người Kurd chống IS.
Vì thế, cánh cửa cho các tay tuyển mộ mới đã thu hẹp.
Iraq không phải là tuyến đường dễ để họ đến Syria. Biên giới Jordan đã đóng, và có nguy cơ bị an ninh bắt ở Lebanon.
Kết quả là những kẻ tuyển mộ trên mạng của IS gần đây khuyến khích người
ủng hộ ở lại quê nhà và tấn công, thay vì rủi ro đi đến Syria.
Ít nhất về ngắn hạn, nó sẽ tạo ra rủi ro khủng bố lớn hơn tại châu Âu.
Khủng Bố IS và Sự Đối Phó Của Hoa Kỳ
Lê Thành Quang
Thứ Sáu 13 tháng 11 năm 2015 tại Paris, thủ đô nước Pháp, nhiều cuộc tấn công khủng bố đã xảy ra tại ít nhất 6 trọng điểm, do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) làm 129 người thiệt mạng, gần 400 bị thương (gần 100 trong tình trạng nguy kịch).
Hai ngày sau, Pháp đã sử dụng 10 máy bay chiến đấu thả 20 quả bom nhắm vào những sào huyệt của Nhà nước Hồi giáo như là bước khởi đầu trong quyết tâm tận diệt kẻ thù của quốc gia này nói riêng và của nhân loại nói chung.
IS – ISI - ISIS là những chữ tắt của Islamic State (Vương Quốc Islam Giáo), Islamic State of Iraq (Quốc Gia Hồi Giáo Iraq) và Islamic State of Iraq and Syria). Tiến trình hình thành của Nhà Nước Hồi Giáo này là một tiến trình phức tạp đầy màu sắc tôn giáo cuồng tín của nhiều sắc dân vùng Trung Đông. Trong hiện tại, IS là tên đơn giản để chỉ nhóm khủng bố Hồi giáo này.
Có nguồn tin cho rằng IS là do chính phủ Hoa Kỳ bí mật xây dựng để gây bất ổn ở Trung Đông, bắt nguồn từ hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời của nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, ông Webster Tarpley, cho rằng thủ lĩnh của IS, Abu Bark al-Baghdadi là người có quan hệ thân cận với Thượng nghị sĩ John McCain. Ông Tarpley là chuyên gia lịch sử từng gây tranh cãi khi xuất bản một quyển sách về vụ khủng bố 11/9, với nội dung nhấn mạnh những tổ chức khủng bố trên toàn thế giới đều do chính phủ Mỹ đứng sau hỗ trợ. Đài Press TV (Iran) cũng từng phỏng vấn ông Tarpley về những lý do mà ông cho rằng chính phủ Mỹ góp phần tạo nên IS.
Nguồn tin này đã nhanh chóng đi vào quên lãng.
Thượng tuần tháng 1 năm 2015, IS đã mở đầu chiến dịch khủng bố nhắm vào nước Pháp bằng hành động bắn chết 12 nhà báo, họa sĩ của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo với lời tuyên bố “chúng đang trả thù tạp chí này vì nhiều lần đăng tải các phiếm họa về nhà tiên tri”.
Tháng 9 năm 2015, trong cuộc phỏng vấn của tờ Paris Match, thẩm phán Trévidic đã cho biết nguy cơ nước Pháp bị tấn công khủng bố ở mức độ cao và chưa từng có tiền lệ “Nước Pháp đã trở thành kẻ thù số một của IS, là đích ngắm của một đội quân khủng bố với đủ loại hình thức” và rất bất ngờ, chỉ 2 tháng sau, dự đoán này đã chính xác 100%.
Qua hai sự kiện khủng bố xảy ra ở Pháp, chúng ta có thể thấy năng lực phòng chống khủng bố ở Pháp nói chung đang gặp vấn đề: không nắm được thông tin tình báo, không có được các giải pháp phòng ngừa hiệu quả...
Pháp quốc chỉ ĐỐI ĐẦU mà chưa ĐỐI PHÓ.
Đối Đầu là kình chống, đương đầu ra mặt chống lại, không phục, trong khi Đối Phó là ứng phó, đáp ứng tình trạng tự nhiên hay do một tổ chức, cá nhân gây ra nhưđối phó với tình thế; đối phó với bất kỳ ai muốn gây sự.
Rút kinh nghiệm chống khủng bố từ biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ (New York, Washington D.C. và Pennsylvania) hơn 14 năm, Hoa kỳ đã không để xảy ra tình trạng bị tấn công trầm trọng nào khác. Nhóm khủng bố Hồi Giáo đã âm mưu và toan tính nhiều kế hoạch tinh vi khác nhau nhưng không thể thực hiện được. Hoa Kỳ đã cải tổ toàn diện xã hội để “Đối Phó“ với tình hình do nhóm khủng bố Hồi giáo chủ trương.
Với đầu óc thực tiễn, “ta làm những gì ta có thể làm , không nên làm những gì ta muốn”, chính phủ Hoa Kỳ không mất thời giờ đi năn nỉ hay ”giáo dục“ những kẻ cuồng tín lúc nào cũng nghĩ Hoa Kỳ và người da trắng Âu châu là “bọn bạch quỷ” cần phải tiêu diệt, chính phủ đã có những vũ khí hiện đại để bắn hạ những kẻ thù đến gần, đồng thời cũng có những phương cách “bẻ chân, bẻ tay, làm mù mắt, chọc thủng tai” của bọn khủng bố Hồi Giáo khiến bọn chúng không thể đột nhập vào Hoa Kỳ thực hiện giết người.
1. Với “ Patriot Act ” (do Giáo Sư Luật Khoa Đinh Đồng Phụng Việt soạn thảo) chính quyền Hoa Kỳ được phép nghe lén điện thoại, xâm nhập email, trang cá nhân website… của bất cứ thành phần nào mà không cần án lệnh của tòa án. Nhờ việc nghe lén này mà giới chức an ninh tình báo của Hoa Kỳ đã phá vỡ biết bao âm mưu phá hoại ngay từ trong trứng nước.
2. Nhận biết được, bọn khủng bố vào được Hoa Kỳ rồi khủng bố tự sát là do kẽ hở trong 2 nguyên tắc làm việc của FBI và CIA: CIA là cơ quan Trung Ương Tình Báo phụ trách bên ngoài Hoa Kỳ, trong khi FBI là cơ quan Điều Tra của Liên Bang trách nhiệm trong nội địa Hoa Kỳ và FBI chỉ bắt giữ khi có chứng cớ gây ra hay phạm tội hiển nhiên. Chính phủ Hoa Kỳ đặt ra Bộ An Ninh, đặt tất cả những cơ quan an ninh, tình báo …của nhiều cơ quan, dưới sự Quản trị và Giám sát của Bộ này.
3. Tất cả những cá nhân hay cơ quan hội đoàn giúp đỡ tán trợ bọn khủng bố đều bị “freeze” các chương mục ngân hàng. Tương tự như “rút máu” của một cơ thể con người, chắc chắn con người đó, sinh vật vật đó…”phải chết ngay lập tức”.
Sau biến cố tháng 9 ngày 11 năm 2001, một số người African – American hí hửng tưởng rằng Hồi Giáo trên đà chiến thắng nên ra tòa án xin đổi tên họ ra những là Mohammad , Ali, Saddam, … nhưng đồng thời họ cũng nhận ra những credit card của họ bị “invalid”. Khi họ khiếu nại, trung tâm Customer Service của ngân hàng trả lời là “quyền cấp phát thẻ tín dụng là quyền ưu tiên của Ngân Hàng chứ không phải là quyền của khách hàng”. Và “Ngân Hàng không muốn cho các thánh tử vì đạo vay dollars vì Ngân Hàng sẽ chẳng bao giờ đòi được nợ”.
4. Tất cả những Visa và Passport cũ đều bị hủy bỏ, thay vào đó là những thẻ ID, những VISA, những PASSPORT mới có gắn chip điện tử nên chỉ cần mở ra là nhân viên Bộ An Ninh biết ngay công dân Hoa Kỳ đang ở quốc gia nào trên thế giới. Đây chính là những bằng chứng để bắt giữ, đưa vào nhà tù với tội danh “Phản Bội” thuộc hình sự đặc biệt những phần tử Hồi Giáo tại Hoa Kỳ trốn lén qua những xứ Hồi Giáo thụ huấn phương cách khủng bố phá hoại. Hoặc là những phần tử xin đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ hay Arab Seoud dự tính trốn sang Syria đều bị bắt trước khi lên phi cơ rời khỏi nước Mỹ.
Nước Pháp không có kỹ thuật tân tiến như Hoa Kỳ, cho nên những tên khủng bố bị hạ sát trong đêm 13 tháng 11 vừa qua có một số tên gốc gác từ Syria hay công dân Pháp đã có lần đến Syria! Một thí dụ khác là một số người VN lãnh trợ cấp SSI trở về VN du lịch quá 28 ngày, khi trở lại Hoa Kỳ bị Sở Xã Hội cắt trợ cấp phải “xin tái trợ cấp”, tỏ ra rất ngạc nhiên không hiểu tại sao Social Worker lại biết chuyện về VN của họ: Social Worker ngồi tại văn phòng chỉ cần mở data base của Passport là biết ngay, không cần người lãnh trợ cấp “tự giác” báo cáo!
5. Cơ quan NSA (dường như viết tắt của National Security Agency) của Bộ An Ninh có khoảng 15,000 đến 20,000 kỹ sư phục vụ chuyên nghe lén và đọc lén tất cả các cú gọi điện thoại và đọc lén tất cả những phương tiện internet trên toàn thế giới. Chuyến máy bay Air Bus của Nga bị rớt ở khu nghỉ mát trong bán đảo Sinai gần đây, trước khi phái đoàn các nước đến hiện trường điều tra, Ngoại trưởng Anh đã tuyên bố là cơ quan tình báo của Anh đã nghe lén được là bọn khủng bố đặt bom vào máy bay và quả bom nổ từ kho chứa hành lý. Trong khi Tổng Thống Putin của Nga, nguyên là xếp của cơ quan KGB, vẫn còn chưa có thông tin gì cả.
Các Kỹ sư Computer đã mã hóa những thứ tiếng Arab bằng barcode nên khi nghe lén, máy computer tự động chuyển dịch sang Anh Văn không cần Thông dịch viên nên rất nhanh chóng có được những tin tức chính xác. Mới đây một đao phủ thủ có tên là John Jihad bị máy bay không người lái của Hoa Kỳ hạ sát vì chỉ cần nghe giọng nói của tên này trên youtube khi bọn khủng bố hạ sát ký giả Bailey, cơ quan tình báo Anh đã xác định được lý lịch của kẻ có bí danh John Jihad.
5. Người viết bài này chắc chắn là nước Pháp không thể có hệ thống Security Cameras dày đặc như Hoa Kỳ nên công việc truy tầm các tên khủng bố không thể hữu hiệu và nhanh chóng như của Hoa Kỳ. Điều này ứng vào 2 anh em người Mỹ gốc Nga đặt bom khủng bố giết hại người dân Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua Marathon ở Boston 2 năm trước, chỉ trong vòng ½ giờ sau khi nổ bom , nhờ hệ thống security cameras , cảnh sát Boston đã biết những kẻ khủng bố là ai và họ đã đi vây bắt ngay. Anh trai của thủ phạm đã bị bắn chết và thủ phạm đã ra tòa lãnh án tử hình.
6. Năm 2008, trên các nhật báo lớn của Hoa Kỳ, trang Technology có loan tin mà ít người chú ý: Chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh cho tất cả các hãng chế tạo máy truyền hình bán vào Hoa Kỳ phải gắn một con chip điện tử hoạt động như một Camera thu hình tất cả những người ngồi xem trước máy (với góc quét hình gần 180 độ) rồi truyền ngược về Trung tâm Kiểm soát của Cảnh Sát. Thí dụ một đứa trẻ bị bắt cóc, bố mẹ đưa hình đứa bé cho Cảnh Sát nhờ truy tìm. Cảnh Sát Down Load hình vào Trung tâm Kiểm soát. Nếu đứa trẻ bị bắt cóc ngồi trong nhà hay trong khách sạn mở TV ra xem hay mở TV để chơi game thì Cảnh Sát sẽ tìm ra địa chỉ của đứa bé ngay lập tức. Cũng phương cách này, Cảnh Sát cũng sẽ mau chóng tìm ra địa chỉ ẩn trốn của những kẻ khủng bố. Chúng tôi cũng không rõ là hệ thống TV của Âu Châu nói chung và nước Pháp nói riêng có trang bị hệ thống này như của Hoa Kỳ hay không?
7. Cách đây 6 tháng, cũng trên trang Technology, một nhóm Kỹ sư của Hoa Kỳ phát minh được một kỹ thuật mới, họ cũng tìm ra một con chip điện tử hoạt động như một Camera thu hình gắn luôn vào trong bóng đèn chiếu sáng trên các đường phố. Dĩ nhiên là giá thành rất rẻ nếu so sánh với hệ thống Security Cameras hiện nay.
Trên đây chỉ là những gì chúng tôi được biết, dĩ nhiên còn những phát minh mới hơn cũng sẽ được kiểm nghiệm sử dụng. Tuy vậy, tất cả cũng chỉ là những phương tiện của “phương pháp phòng thủ thụ động” mà chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện và thi hành.
Một phương thức tối ưu trong việc “Đối Phó” với Nhà Nược Khủng Bố Hồi Giáo IS cần đề cập, đó chính là mạng lưới “tình báo nhân dân” tức là yếu tố con người, tương quan chặt chẻ với chính phủ, đã được Tổng Thống Abraham Lincoln nhấn mạnh trong bài diễn văn năm 1864: Một chính phủ BỞI DÂN , DO DÂN và VÌ DÂN sẽ luôn luôn được nhân dân ủng hộ để sát cánh trong công cuộc BẢO VỆ AN NINH và TOÀN VẸN LÃNH THỔ cho quốc gia Hoa Kỳ.
Chu toàn trách nhiệm của một công dân trên đất nước tự do Hoa Kỳ, đi bầu – quan sát và phát hiện những hiện tượng khác lạ chung quanh – nghe ngóng – tự xem là một phần tử trong mạng lưới tình báo nhân dân, chính là những đóng góp tích cực để giúp chính phủ đối phó với Nhà Nước Khủng Bố Hồi Giáo IS vậy.
LÊ THÀNH QUANG
Philadelphia, Thứ Hai 16 tháng 11 năm 2015.
Lê Thành Quang
Thứ Sáu 13 tháng 11 năm 2015 tại Paris, thủ đô nước Pháp, nhiều cuộc tấn công khủng bố đã xảy ra tại ít nhất 6 trọng điểm, do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) làm 129 người thiệt mạng, gần 400 bị thương (gần 100 trong tình trạng nguy kịch).
Hai ngày sau, Pháp đã sử dụng 10 máy bay chiến đấu thả 20 quả bom nhắm vào những sào huyệt của Nhà nước Hồi giáo như là bước khởi đầu trong quyết tâm tận diệt kẻ thù của quốc gia này nói riêng và của nhân loại nói chung.
IS – ISI - ISIS là những chữ tắt của Islamic State (Vương Quốc Islam Giáo), Islamic State of Iraq (Quốc Gia Hồi Giáo Iraq) và Islamic State of Iraq and Syria). Tiến trình hình thành của Nhà Nước Hồi Giáo này là một tiến trình phức tạp đầy màu sắc tôn giáo cuồng tín của nhiều sắc dân vùng Trung Đông. Trong hiện tại, IS là tên đơn giản để chỉ nhóm khủng bố Hồi giáo này.
Có nguồn tin cho rằng IS là do chính phủ Hoa Kỳ bí mật xây dựng để gây bất ổn ở Trung Đông, bắt nguồn từ hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời của nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, ông Webster Tarpley, cho rằng thủ lĩnh của IS, Abu Bark al-Baghdadi là người có quan hệ thân cận với Thượng nghị sĩ John McCain. Ông Tarpley là chuyên gia lịch sử từng gây tranh cãi khi xuất bản một quyển sách về vụ khủng bố 11/9, với nội dung nhấn mạnh những tổ chức khủng bố trên toàn thế giới đều do chính phủ Mỹ đứng sau hỗ trợ. Đài Press TV (Iran) cũng từng phỏng vấn ông Tarpley về những lý do mà ông cho rằng chính phủ Mỹ góp phần tạo nên IS.
Nguồn tin này đã nhanh chóng đi vào quên lãng.
Thượng tuần tháng 1 năm 2015, IS đã mở đầu chiến dịch khủng bố nhắm vào nước Pháp bằng hành động bắn chết 12 nhà báo, họa sĩ của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo với lời tuyên bố “chúng đang trả thù tạp chí này vì nhiều lần đăng tải các phiếm họa về nhà tiên tri”.
Tháng 9 năm 2015, trong cuộc phỏng vấn của tờ Paris Match, thẩm phán Trévidic đã cho biết nguy cơ nước Pháp bị tấn công khủng bố ở mức độ cao và chưa từng có tiền lệ “Nước Pháp đã trở thành kẻ thù số một của IS, là đích ngắm của một đội quân khủng bố với đủ loại hình thức” và rất bất ngờ, chỉ 2 tháng sau, dự đoán này đã chính xác 100%.
Qua hai sự kiện khủng bố xảy ra ở Pháp, chúng ta có thể thấy năng lực phòng chống khủng bố ở Pháp nói chung đang gặp vấn đề: không nắm được thông tin tình báo, không có được các giải pháp phòng ngừa hiệu quả...
Pháp quốc chỉ ĐỐI ĐẦU mà chưa ĐỐI PHÓ.
Đối Đầu là kình chống, đương đầu ra mặt chống lại, không phục, trong khi Đối Phó là ứng phó, đáp ứng tình trạng tự nhiên hay do một tổ chức, cá nhân gây ra nhưđối phó với tình thế; đối phó với bất kỳ ai muốn gây sự.
Rút kinh nghiệm chống khủng bố từ biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ (New York, Washington D.C. và Pennsylvania) hơn 14 năm, Hoa kỳ đã không để xảy ra tình trạng bị tấn công trầm trọng nào khác. Nhóm khủng bố Hồi Giáo đã âm mưu và toan tính nhiều kế hoạch tinh vi khác nhau nhưng không thể thực hiện được. Hoa Kỳ đã cải tổ toàn diện xã hội để “Đối Phó“ với tình hình do nhóm khủng bố Hồi giáo chủ trương.
Với đầu óc thực tiễn, “ta làm những gì ta có thể làm , không nên làm những gì ta muốn”, chính phủ Hoa Kỳ không mất thời giờ đi năn nỉ hay ”giáo dục“ những kẻ cuồng tín lúc nào cũng nghĩ Hoa Kỳ và người da trắng Âu châu là “bọn bạch quỷ” cần phải tiêu diệt, chính phủ đã có những vũ khí hiện đại để bắn hạ những kẻ thù đến gần, đồng thời cũng có những phương cách “bẻ chân, bẻ tay, làm mù mắt, chọc thủng tai” của bọn khủng bố Hồi Giáo khiến bọn chúng không thể đột nhập vào Hoa Kỳ thực hiện giết người.
1. Với “ Patriot Act ” (do Giáo Sư Luật Khoa Đinh Đồng Phụng Việt soạn thảo) chính quyền Hoa Kỳ được phép nghe lén điện thoại, xâm nhập email, trang cá nhân website… của bất cứ thành phần nào mà không cần án lệnh của tòa án. Nhờ việc nghe lén này mà giới chức an ninh tình báo của Hoa Kỳ đã phá vỡ biết bao âm mưu phá hoại ngay từ trong trứng nước.
2. Nhận biết được, bọn khủng bố vào được Hoa Kỳ rồi khủng bố tự sát là do kẽ hở trong 2 nguyên tắc làm việc của FBI và CIA: CIA là cơ quan Trung Ương Tình Báo phụ trách bên ngoài Hoa Kỳ, trong khi FBI là cơ quan Điều Tra của Liên Bang trách nhiệm trong nội địa Hoa Kỳ và FBI chỉ bắt giữ khi có chứng cớ gây ra hay phạm tội hiển nhiên. Chính phủ Hoa Kỳ đặt ra Bộ An Ninh, đặt tất cả những cơ quan an ninh, tình báo …của nhiều cơ quan, dưới sự Quản trị và Giám sát của Bộ này.
3. Tất cả những cá nhân hay cơ quan hội đoàn giúp đỡ tán trợ bọn khủng bố đều bị “freeze” các chương mục ngân hàng. Tương tự như “rút máu” của một cơ thể con người, chắc chắn con người đó, sinh vật vật đó…”phải chết ngay lập tức”.
Sau biến cố tháng 9 ngày 11 năm 2001, một số người African – American hí hửng tưởng rằng Hồi Giáo trên đà chiến thắng nên ra tòa án xin đổi tên họ ra những là Mohammad , Ali, Saddam, … nhưng đồng thời họ cũng nhận ra những credit card của họ bị “invalid”. Khi họ khiếu nại, trung tâm Customer Service của ngân hàng trả lời là “quyền cấp phát thẻ tín dụng là quyền ưu tiên của Ngân Hàng chứ không phải là quyền của khách hàng”. Và “Ngân Hàng không muốn cho các thánh tử vì đạo vay dollars vì Ngân Hàng sẽ chẳng bao giờ đòi được nợ”.
4. Tất cả những Visa và Passport cũ đều bị hủy bỏ, thay vào đó là những thẻ ID, những VISA, những PASSPORT mới có gắn chip điện tử nên chỉ cần mở ra là nhân viên Bộ An Ninh biết ngay công dân Hoa Kỳ đang ở quốc gia nào trên thế giới. Đây chính là những bằng chứng để bắt giữ, đưa vào nhà tù với tội danh “Phản Bội” thuộc hình sự đặc biệt những phần tử Hồi Giáo tại Hoa Kỳ trốn lén qua những xứ Hồi Giáo thụ huấn phương cách khủng bố phá hoại. Hoặc là những phần tử xin đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ hay Arab Seoud dự tính trốn sang Syria đều bị bắt trước khi lên phi cơ rời khỏi nước Mỹ.
Nước Pháp không có kỹ thuật tân tiến như Hoa Kỳ, cho nên những tên khủng bố bị hạ sát trong đêm 13 tháng 11 vừa qua có một số tên gốc gác từ Syria hay công dân Pháp đã có lần đến Syria! Một thí dụ khác là một số người VN lãnh trợ cấp SSI trở về VN du lịch quá 28 ngày, khi trở lại Hoa Kỳ bị Sở Xã Hội cắt trợ cấp phải “xin tái trợ cấp”, tỏ ra rất ngạc nhiên không hiểu tại sao Social Worker lại biết chuyện về VN của họ: Social Worker ngồi tại văn phòng chỉ cần mở data base của Passport là biết ngay, không cần người lãnh trợ cấp “tự giác” báo cáo!
5. Cơ quan NSA (dường như viết tắt của National Security Agency) của Bộ An Ninh có khoảng 15,000 đến 20,000 kỹ sư phục vụ chuyên nghe lén và đọc lén tất cả các cú gọi điện thoại và đọc lén tất cả những phương tiện internet trên toàn thế giới. Chuyến máy bay Air Bus của Nga bị rớt ở khu nghỉ mát trong bán đảo Sinai gần đây, trước khi phái đoàn các nước đến hiện trường điều tra, Ngoại trưởng Anh đã tuyên bố là cơ quan tình báo của Anh đã nghe lén được là bọn khủng bố đặt bom vào máy bay và quả bom nổ từ kho chứa hành lý. Trong khi Tổng Thống Putin của Nga, nguyên là xếp của cơ quan KGB, vẫn còn chưa có thông tin gì cả.
Các Kỹ sư Computer đã mã hóa những thứ tiếng Arab bằng barcode nên khi nghe lén, máy computer tự động chuyển dịch sang Anh Văn không cần Thông dịch viên nên rất nhanh chóng có được những tin tức chính xác. Mới đây một đao phủ thủ có tên là John Jihad bị máy bay không người lái của Hoa Kỳ hạ sát vì chỉ cần nghe giọng nói của tên này trên youtube khi bọn khủng bố hạ sát ký giả Bailey, cơ quan tình báo Anh đã xác định được lý lịch của kẻ có bí danh John Jihad.
5. Người viết bài này chắc chắn là nước Pháp không thể có hệ thống Security Cameras dày đặc như Hoa Kỳ nên công việc truy tầm các tên khủng bố không thể hữu hiệu và nhanh chóng như của Hoa Kỳ. Điều này ứng vào 2 anh em người Mỹ gốc Nga đặt bom khủng bố giết hại người dân Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua Marathon ở Boston 2 năm trước, chỉ trong vòng ½ giờ sau khi nổ bom , nhờ hệ thống security cameras , cảnh sát Boston đã biết những kẻ khủng bố là ai và họ đã đi vây bắt ngay. Anh trai của thủ phạm đã bị bắn chết và thủ phạm đã ra tòa lãnh án tử hình.
6. Năm 2008, trên các nhật báo lớn của Hoa Kỳ, trang Technology có loan tin mà ít người chú ý: Chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh cho tất cả các hãng chế tạo máy truyền hình bán vào Hoa Kỳ phải gắn một con chip điện tử hoạt động như một Camera thu hình tất cả những người ngồi xem trước máy (với góc quét hình gần 180 độ) rồi truyền ngược về Trung tâm Kiểm soát của Cảnh Sát. Thí dụ một đứa trẻ bị bắt cóc, bố mẹ đưa hình đứa bé cho Cảnh Sát nhờ truy tìm. Cảnh Sát Down Load hình vào Trung tâm Kiểm soát. Nếu đứa trẻ bị bắt cóc ngồi trong nhà hay trong khách sạn mở TV ra xem hay mở TV để chơi game thì Cảnh Sát sẽ tìm ra địa chỉ của đứa bé ngay lập tức. Cũng phương cách này, Cảnh Sát cũng sẽ mau chóng tìm ra địa chỉ ẩn trốn của những kẻ khủng bố. Chúng tôi cũng không rõ là hệ thống TV của Âu Châu nói chung và nước Pháp nói riêng có trang bị hệ thống này như của Hoa Kỳ hay không?
7. Cách đây 6 tháng, cũng trên trang Technology, một nhóm Kỹ sư của Hoa Kỳ phát minh được một kỹ thuật mới, họ cũng tìm ra một con chip điện tử hoạt động như một Camera thu hình gắn luôn vào trong bóng đèn chiếu sáng trên các đường phố. Dĩ nhiên là giá thành rất rẻ nếu so sánh với hệ thống Security Cameras hiện nay.
Trên đây chỉ là những gì chúng tôi được biết, dĩ nhiên còn những phát minh mới hơn cũng sẽ được kiểm nghiệm sử dụng. Tuy vậy, tất cả cũng chỉ là những phương tiện của “phương pháp phòng thủ thụ động” mà chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện và thi hành.
Một phương thức tối ưu trong việc “Đối Phó” với Nhà Nược Khủng Bố Hồi Giáo IS cần đề cập, đó chính là mạng lưới “tình báo nhân dân” tức là yếu tố con người, tương quan chặt chẻ với chính phủ, đã được Tổng Thống Abraham Lincoln nhấn mạnh trong bài diễn văn năm 1864: Một chính phủ BỞI DÂN , DO DÂN và VÌ DÂN sẽ luôn luôn được nhân dân ủng hộ để sát cánh trong công cuộc BẢO VỆ AN NINH và TOÀN VẸN LÃNH THỔ cho quốc gia Hoa Kỳ.
Chu toàn trách nhiệm của một công dân trên đất nước tự do Hoa Kỳ, đi bầu – quan sát và phát hiện những hiện tượng khác lạ chung quanh – nghe ngóng – tự xem là một phần tử trong mạng lưới tình báo nhân dân, chính là những đóng góp tích cực để giúp chính phủ đối phó với Nhà Nước Khủng Bố Hồi Giáo IS vậy.
LÊ THÀNH QUANG
Philadelphia, Thứ Hai 16 tháng 11 năm 2015.
Sunday, November 15, 2015
TRẦN QUÝ CAO * THỜI CƠ THUẬN LỢI
16/11/2015
CÁC SỰ KIỆN PHỐI HỢP VỚI NHAU TẠO THỜI CƠ THUẬN LỢI CHƯA TỪNG CÓ!
Trần Quí Cao
15-11-15
Các biến chuyển trên thế giới có liên quan tới Việt Nam ngày càng dồn
dập, lôi cuốn, thúc đẩy nước này tiến lên con đường văn minh và phát
triển bền vững.
Quan sát các biến chuyển ấy trong những ngày gần đây, người viết nhận
thấy thời cơ ngày càng thuận lợi, có tác động thúc đẩy tiến trình dân
chủ hóa đất nước, tự chủ hoá nền kinh tế để, trên cơ sở đó, phát triển
mạnh mẽ.
Các sự kiện ấy độc lập với nhau, được vạch ra và tiến hành bởi các tổ
chức, chính quyền độc lập với nhau. Vậy mà, thú vị thay, may mắn thay,
và cũng đúng thời thế thay, tất cả tạo nên hợp lực khó cưỡng lại lôi
cuốn nước Việt Nam vào khúc quanh lịch sử. Khúc quanh lịch sử đó là
thoát độc tài và thoát toàn trị.
CÁC SỰ KIỆN GÌ?
Chúng tôi chỉ xin nói đến những sự kiện xuất phát từ ba quốc gia, xảy ra trong vòng vài tháng nay.
1) Trung Hoa: Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam
a) Trước chuyến thăm:
Đại đa số dân Việt Nam căm ghét Trung Cộng. Những trận chiến Trung Cộng
đánh vào đất liền và biển đảo của Việt Nam còn tươi màu máu trong ký ức
dân Việt. Khoảng một trăm ngàn quân và dân Việt Nam bị tàn sát thảm
khốc, và Trung Cộng hiện vẫn còn đang chiếm giữ biển đảo quan trọng của
Việt Nam. Họ đã xây trên đó những hạ tầng vững chắc có thể dùng cho mục
đích quân sự uy hiếp toàn bộ Biển Đông và đất liền của Việt Nam. Họ cướp
đoạt ngư trường truyền thống, đánh đuổi và giết hại ngư dân Việt. Do đó
dân chúng Việt Nam không muốn thấy ông Tập trên đất nước mình. Đối với
họ, ông Tập là bạn của đảng CSVN nhưng là kẻ thù của dân tộc.
b) Trong chuyến thăm:
Dân chúng biểu thị hòa bình ý muốn phản đối ông Tập và Trung Cộng. Chính
quyền dùng bạo lực của công an và xã hội đen cấm đoán, đàn áp dân chúng
trong khi dùng nghi lễ 21 phát đại bác với hoa hồng rải đường đón ông
Tập.
Sự kiện Trung Cộng chiếm đóng lãnh thổ Việt Nam và chủ quyền Hoàng Sa
Trường Sa không được đề cập tới trong các buổi hội kiến và trong phát
biểu của ông Tập trước Quốc hội Việt Nam. Chỉ có tung hô tình hữu nghị
và thề thốt cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội độc đảng, độc tài và
toàn trị tại Việt Nam, điều mà dân Việt cực kỳ chán ghét và căm hận.
c) Sau chuyến thăm:
Sự chia rẽ giữa dân chúng và đảng CSVN càng rõ nét, sâu sắc.
Dân chúng đã nhìn thấy đảng CSVN (thực chất là thế lực đang khuynh đảo
đảng CSVN và nhờ Trung Quốc bảo vệ sự thống trị của mình) đã hoàn toàn
quay lưng với dân tộc, với tổ quốc. Họ bỏ mặc dân chúng bị Trung Quốc
giết hại và bỏ mặc những phần lãnh thổ bị Trung Quốc chiếm cướp. Họ cười
rạng rỡ và xun xoe chào đón ông Tập trong niềm hi vọng hân hoan rằng
ngôi vị thống trị của họ sẽ còn tồn tại dù lòng dân đã phế bỏ.
Dân chúng đã hiểu rằng, đối với thế lực này, nước Việt cần có thái độ và
hành động dứt khoát chống lại nếu muốn bảo vệ nền tự chủ và giàu mạnh
của tổ quốc. Đại đa số dân chúng và đa số đảng viên đã có sự đồng cảm và
đồng lòng với nhau về điều này.
2) Hoa Kỳ: Các động thái về Biển Đông và hiệp định TPP
a) Các nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của Hoa Kỳ trong chính quyền cũng
như trong hệ thống quân sự phê phán những việc làm chà đạp luật pháp
quốc tế của Trung Quốc như hung hăng áp đặt đường lưỡi bò, thay đổi hiện
trạng Biển Đông bằng cách bồi đắp bãi chìm thành đảo nổi, áp đặt các
đòi hỏi chủ quyền và lãnh hải vô lý…
b) Hoa Kỳ đã quyết định tuần tra Biển Đông trong vùng 12 hải lý mà Trung
Quốc cho rằng thuộc về lãnh hải của họ. Đặc biệt, trong khi ông Tập có
mặt tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã mời người đồng cấp Mã Lai
cùng thị sát Biển Đông trên chiến hạm Mỹ. Đây là những động thái quyết
đoán của Hoa Kỳ phủ nhận các đòi hỏi vô lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
c) TPP đã được ký kết. Ai cũng biết độ lớn kinh tế và diện tích lãnh thổ
TPP bao phủ. Hơn nữa, TPP không chỉ có giá trị kinh tế, mà còn có các ý
nghĩa chính trị tiếp theo. Riêng đối với Việt Nam, nếu biết tận dụng,
lợi ích kinh tế mà hiệp định này sẽ mang lại thực vô cùng to lớn: gia
tăng độ lớn nền kinh tế, và, rất quan trọng, tạo cơ hội để Việt Nam tự
chủ về kinh tế thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc. Hoa Kỳ đã rất nỗ lực
để TPP được ký kết trong năm 2015.
3) Myanmar: Cuộc bầu cử đa đảng và dân chủ thành công
Cuộc bầu cử tự do dân chủ đầu trên trên đất nước này sau 50 năm dưới chế
độ độc tài quân đội đã được tiến hành. Đảng đối lập đã thắng lợi với tỉ
lệ áp đảo. Đảng cầm quyền tuyên bố thua, chúc mừng đảng đối lập, và hứa
sẽ cộng tác để bàn giao chính quyền.
Những cuộc bầu cử được tổ chức một cách công bằng và dân chủ, được người
dân và các đảng phái chính trị chấp nhận trong tinh thần công bằng và
dân chủ như thế này đã là thông lệ tại các nước dân chủ truyền thống như
Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Úc… Tuy nhiên, đối với Myanmar, cuộc bầu
cử được tổ chức bởi nhà cầm quyền mới hôm qua còn độc tài lại kết thúc
êm đẹp, minh bạch và chan hòa tinh thần dân chủ như vậy thực là một
thành công vang dội. Cả thế giới chúc mừng và khâm phục. Dân chúng
Myanmar hạnh phúc cùng hướng về tương lai tươi sáng trong tinh thần hòa
hợp, hòa giải.
KHÚC QUANH LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM
Rất đáng tiếc cho Việt Nam là sau khi giành độc lập từ Pháp lại tự phá
hủy sinh lực của mình bằng cuộc nội chiến tàn khốc. Xã hội Việt Nam dần
đánh mất các điều hay của nhân loại mà Việt Nam tiếp thu từ phương Tây
như cách tổ chức xã hội, tinh thần khoa học, các giá trị sống mới mẻ và
văn minh (tự do, dân chủ, bình đẳng, khoa học khách quan)… Chế độ độc
đảng và toàn trị bao trùm đất nước khiến nguồn lực dồi dào của Việt Nam
bị phung phí và lập trường kiên định chủ nghĩa xã hội khiến Việt Nam
ngày càng lệ thuộc vào Trung Cộng.
Bốn mươi năm đất nước thống nhất dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng
CSVN đem lại một nước Việt Nam thụt lùi mọi mặt và nền tự chủ bị xâm
phạm và uy hiếp nặng nề bởi Trung Cộng. Không lập tức và tích cực thoát
khỏi tình trạng bế tắc này, tương lai của Việt Nam sẽ rất tối tăm và bi
thảm. Người dân Việt Nam, qua lịch sử ngàn năm, đã biết lệ thuộc vào
Trung Quốc bành trướng thì cuộc sống tối tăm và bi thảm dường nào!
Việt Nam cần dứt khoát bước vào khúc quanh lịch sử thoát độc tài và
thoát toàn trị. Thoát độc tài và thoát toàn trị, Việt Nam sẽ thoát khỏi
bầu không khí u ám, nặng nề, ngu tối của chế độ cộng sản, của đói nghèo,
của lệ thuộc Trung Cộng. Thoát độc tài toàn trị là khúc quanh quan
trọng nhất, quyết định tất cả.
Đại đa số dân chúng mong muốn và sẵn sàng góp sức vào sự nghiệp này.
Chưa bao giờ lòng dân đồng thuận cao tới vậy, nếu xét trên số phần trăm
ủng hộ hướng đi này thì con số tối thiểu chắc cũng phải trên 80%, theo
như vài khảo sát gián tiếp.
LẬP LUẬN CỦA ĐẢNG CSVN và CÁC SỰ KIỆN NÓI TRÊN PHẢN BÁC RA SAO?
Trái lại, các thế lực muốn duy trì nền thống trị độc đảng cho đảng CSVN
lập luận thế nào? Họ cho rằng có 3 lý do chính khiến Việt Nam không nên
và không thể bước vào khúc quanh lịch sử nói trên được:
1) Lý do thứ nhất: Vì chủ nghĩa xã hội là con đường tốt đẹp nhất
mà Việt Nam không được rời xa và phải nỗ lực xây dựng. Để xây dựng chủ
nghĩa xã hội thành công, phải giữ đại cục liên minh với Trung Cộng, với
đảng Cộng Sản Trung Quốc.
2) Lý do thứ hai: Vì điều này có nguy cơ kéo theo các hệ quả đối
đầu và có thể có xung đột với Trung Quốc. Trung Quốc có thể chiếm các
đảo mà Việt Nam còn giữ trên Biển Đông. Trung Cộng có thể áp lực kinh tế
gây khủng hoảng cho Việt Nam vốn đang rất lệ thuộc họ.
3) Lý do thứ ba: Vì trình độ dân trí Việt Nam còn thấp, chưa biết
cách sử dụng các quyền tự do và chưa biết cách hành xử dân chủ, và do
đó đa đảng và tự do sẽ gây hỗn loạn xã hội…
Ngoài những nhân vật có hiểu biết nhưng vì quyền lợi và tiền của cho cá
nhân mà nấp sau lập luận nêu trên, thì vẫn còn một số đảng viên và dân
chúng còn tin tưởng vào lập luận đó. Thực ra, với đại đa số những người
Việt Nam quan tâm tới thời sự chính trị và tương lai tổ quốc, ba lý do
nói trên chỉ là lập luận càn của kẻ cùng đường cạn lý. Các sự kiện trong
đời sống thực phản bác dứt khoát lập luận đó.
Tính cùng đường cạn lý của lý do thứ nhất
Liên kết giữa 2 nước và hai đảng Việt-Trung chỉ là liên kết giữa hai
đảng cầm quyền rất phản động, phản động theo ý nghĩa là ngoan cố đi
ngược chiều tiến của toàn nhân loại về hướng tự do, dân chủ, đi ngược
ước vọng của đại đa số dân chúng trong mỗi nước. Liên kết này dựa trên
chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa mà đại đa số các nước từng đi theo đã
vứt bỏ vì sự tai hại cuả nó.
Sự kiện ông Tập thăm Việt Nam với các tuyên bố không thật lòng về
truyền thống láng giềng tốt đẹp, với các khuyến dụ hai nước hỗ trợ nhau
xây dựng chủ nghĩa xã hội, chấp nhận giữ nguyên hiện trạng về việc
Trung Quốc cướp biển đảo Việt Nam đã càng khiến dân Việt thấy rõ lý do
thứ nhất chỉ là trò phỉnh dụ, là trò hề. Không hề có chủ nghĩa xã hội
tốt đẹp, chỉ có chiêu bài của Trung Cộng giữ Việt Nam trong vòng chư hầu
lệ thuộc, giữ êm thấm nước Việt Nam trong khi Trung Cộng củng cố pháp
lý và công trình quân sự trên các đảo đó, và chiêu bài của giới cầm
quyền cộng sản Việt Nam muốn “buông” biển đảo cho Trung Cộng để giữ nền
thống trị bóc lột của đảng trên nước Việt Nam.
Tính cùng đường cạn lý của lý do thứ hai
Nhiều nhà quan sát quốc tế và Việt Nam cho rằng Trung Cộng rất sợ xảy ra chiến tranh chính thức với Việt Nam.
Nếu Trung Cộng gây ra cuộc chiến này: a) Trung Cộng không có đồng minh,
cũng không có người ủng hộ trên thế giới, b) Nền kinh tế Trung Cộng bị
ảnh hưởng rất tai hại: con đường vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu và
hàng hóa bị cắt đứt. Đó là chưa kể các lệnh cấm vận vì hành vi gây cuộc
chiến phi nghĩa, c) Kinh tế quốc gia khủng hoảng vì cuộc chiến phi
nghĩa, Trung Cộng sẽ đại loạn do các đại bất mãn tích tụ quá lâu dài
trong dân chúng thừa cơ bùng phát. Loạn sắc tộc, loạn chính trị, loạn xã
hội…
Tác hại của cuộc chiến đối với Trung Cộng sẽ to lớn và khó sửa chữa hơn
là tác hại đối với Việt Nam. Trung Cộng sợ cuộc chiến nổ ra hơn Việt
Nam. Nói vậy không có nghĩa là người viết ủng hộ chiến tranh, chỉ là
muốn nêu một cái nhìn toàn cục về thế mạnh và yếu giữa hai bên để chính
quyền Việt Nam không vì ươn hèn và ích kỷ mà thêm một lần nữa uốn gối
Thành Đô di hại quá lớn về sau.
Hơn nữa, Việt Nam không tấn công ai, chỉ thay đổi nền chính trị của
riêng mình. Sẽ không có một Trung Cộng nào đủ lý lẽ để dám gây chiến!
Trung Cộng không có lợi khi gây chiến, nhưng sẽ có lợi nếu trong khi
Việt Nam đồng ý giữ “đại cục bang giao Việt-Trung” và chấp nhận hiện
trạng đã bị mất một số đảo, Trung Cộng lại lấn chiếm thêm các đảo khác
của Việt Nam. Dân chúng Việt Nam đã biết rõ điều này, rằng khi chấp nhận
“đại cục bang giao Việt –Trung”, đảng CSVN đã câu giờ trước dân tộc để
nhượng thêm lãnh thổ cho kẻ xâm lăng truyền kiếp.
Sự kiện hải quân Hoa Kỳ tuần tra Biển Đông 8 lần/năm là một răn
đe có hiệu quả mà Trung Cộng không thể không e dè. Việt Nam, cùng với
quyết tâm không để mất một tấc lãnh thổ nào nữa, có thể dùng thời cơ
thuận lợi do sự kiện này mang lại để bảo vệ lãnh thổ mà vẫn bảo vệ được
hòa bình. Ngoài ra, cùng với việc Phi Luật Tân kiện Trung Cộng,
Indonesia đã thách thức Trung Cộng về đường lưỡi bò phi lý. Hợp lực của
các sự kiện thế giới và khu vực không cho phép Trung Cộng lấn chiếm lãnh
thổ Việt Nam hơn nữa. Việt Nam cần tận dụng thời cơ này để dân chủ hóa
đất nước, phục hưng và nâng cao nội lực dân tộc. Chỉ cần hai thập niên
năm năm cả nước đồng lòng, không một thế lực hiếu chiến và bành trướng
nào dám coi thường Việt Nam. Chúng ta sẽ là một thế lực rất đáng nể để
bảo vệ hòa bình và sự phát triển của chúng ta.
Quả thật là sau 40 năm toàn trị Việt Nam, đảng CSVN đã khiến nền kinh tế
đất nước phụ thuộc nặng nề vào Trung Cộng về nhiều mặt. Sự kiện TPP đã được ký kết
và sẽ được thực thi chính là cơ hội quá tốt để nền kinh tế Việt Nam dần
tự chủ hơn. Chỉ cần hai thập niên quyết tâm tìm sự tự chủ đó, Việt Nam
có thể tự tin ở mức độ thoát Trung về kinh tế để không còn phải sợ Trung
Cộng dùng kinh tế uy hiếp nữa.
Vậy nên, lý do thứ hai đảng CSVN nêu ra để không cho Việt Nam rời bỏ độc
tài và toàn trị chỉ là sự thổi phồng các nguy cơ hoàn toàn có thể ngăn
cản được. Lý do này có mục đích thuyết phục dân Việt chấp nhận kéo dài
chính thể độc tài của đảng CSVN, chấp nhận mất biển đảo cho Trung Cộng.
Thay vì có đối sách kêu gọi hùng tâm dũng khí, phát huy truyền thống tự
chủ của dân tộc để bảo vệ và phát triển đất nước, và sau đó đòi lại biển
đảo đã bị cướp mất, đảng CSVN lại dùng con ngáo ộp Trung Cộng vuốt ve
lòng sợ hãi ươn hèn của dân chúng để dìm đất nước trong vòng lệ thuộc
Trung Cộng và vòng trị độc tài của đảng!
Tính cùng đường cạn lý của lý do thứ ba
Đã biết bao túi khôn chính trị nhân loại, đã biết bao bài học thực tiễn
trên thế giới từ mấy trăm năm qua, dạy rằng: chính thể tự do mới phát
huy được sức mạnh dân chúng, xây dựng cuộc sống ấm no và nền tự chủ đất
nước, chính thể độc tài thì ngày càng làm xã hội suy thoái và quốc gia
mất tự chủ.
Dân chúng Việt Nam, trước năm 1945, dù dưới chế độ thực dân Pháp, so
sánh với các nước trong vùng, đã có trình độ tự do dân chủ tương đối
cao. Hãy nhớ lại các quyền tự do báo chí, tự do lập hội, các cuộc biểu
tình vài chục, vài trăm ngàn người gần trăm năm trước chống chính quyền
thuộc địa, bênh vực Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu… để biết mức độ dân
chủ thực sự của Việt Nam lúc đó so với bây giờ. Sau năm 1956, miền Nam
xây dựng chế độ dân chủ tiến bộ hơn, thực chất là một nền dân chủ hiện
đại bảo đảm tất cả các quyền tự do căn bản của người dân dù đang bị miền
Bắc tiến công tàn khốc…
Ngoài ra cần nhớ rằng, trước 1975, nền dân chủ của miền Nam tương đương
của Hàn Quốc. Đảng CSVN đã đánh phá và lật đổ nền dân chủ của miền Nam,
chiếm quyền cai trị đất nước 40 năm, mỗi ngày mỗi tàn phá thêm các nền
tảng dân chủ đó, để tới hôm nay Việt Nam được thế giới xếp hạng là một
trong những nước thiếu dân chủ nhất! Đảng CSVN có thể dễ dàng phủi tay
với trách nhiệm này sao? Dân chúng Việt có thể mong đợi gì ở đảng CSVN
để nâng cao trình độ dân trí cho tới lúc, theo ý đảng, đủ sức hưởng tự
do?
Sự kiện cuộc bầu cử đa đảng và dân chủ thành công ở Myanmar là
lập luận thực tiễn bác bỏ lý do thứ ba này. Lập luận rằng đa đảng và tự
do sẽ gây hỗn loạn xã hội trở nên lố bịch. Lập luận rằng trình độ dân
trí Việt Nam còn thấp trở nên khôi hài. Sự kiện cuộc bầu cử đa đảng và dân chủ thành công ở Myanmar càng chứng tỏ rõ tính cùng đường của lập luận này và lật tung tính lấp liếm, giả dối của người lập luận.
KẾT LUẬN
Các điều vạch ra trên đây thật ra không mới mẻ gì, người viết chỉ tổng
hợp lại mà thôi. Còn bao nhiêu phần trăm dân chúng và bao nhiêu phần
trăm đảng viên chưa thấy các điều này?
Người viết tin rằng số phần trăm đó rất nhỏ. Do vậy, xác suất để Việt
Nam tiến vào khúc quanh lịch sử thoát độc tài, thoát toàn trị là rất
lớn. Khi đã thoát độc tài, toàn trị thì thoát Cộng, thoát Trung sẽ là
các hệ quả tất nhiên.
Thời cơ trước mắt cho dân tộc lớn lắm, phần thưởng cũng lớn lắm. Cái
đỉnh độc tài toàn trị đã rất nghiêng rồi, cố gắng thêm, kiên nhẫn thêm,
những người đấu tranh cho tự do dân chủ sẽ lật được nó.
Cùng nhau nhìn lên cao, cùng nhau nhìn rộng ra thế giới. Đoàn kết, kiên
nhẫn, quyết tâm, khiêm tốn, bao dung, xây dựng nhu cầu phát triển tổ
quốc trong mỗi người dân và tổ chức liên kết với các người cùng nhu cầu
đó. Mục tiêu quá tốt đẹp, lành mạnh, thời cơ quá thuận lợi, bằng tình
đồng bào chúng ta sẽ thuyết phục được mọi người cho dù có khuynh hướng
chính trị nào. Bởi vì không có tình tự nào quyến rũ hơn tình tự dân tộc
và lập luận nào thuyết phục hơn lập luận của tổ quốc.
Tôi tin rằng rồi đảng CSVN cũng sẽ phải thay đổi. Một ngày không xa!
T.Q.C
Tác giả gửi BVN
ĐÔNG BÌNH * MỸ BAO VÂY TRUNG CỘNG
16/11/2015
Mỹ xây dựng mạng lưới bao vây, cô lập Trung Quốc ở Biển Đông
Đông Bình
15-11-2015
(GDVN) - Ngoại giao “hợp tung” của Mỹ lấy Indonesia, Malaysia làm trọng
điểm, làm cho yêu sách Biển Đông của Trung Quốc rơi vào cô lập.
Mỹ tìm cách bao vây, cô lập
Tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông ngày 13 tháng 11 cho biết, thông qua một
loạt hoạt động ngoại giao tàu chiến sẽ không khó phát hiện, Mỹ đang quán
triệt chiến lược phòng ngừa, thông qua lấy vũ lực có hạn làm hậu thuẫn,
hỗ trợ cho một số nước chủ trương chủ quyền mạnh dạn kiềm chế Trung
Quốc.
Ngày 27 tháng 10 năm 2015, tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ tiến hành tuần tra vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo trên Biển Đông. Tàu này đã xuất phát từ cảng biển của Malaysia.
Ở Biển Đông, Mỹ thông qua ngoại giao “hợp tung” (liên minh, liên kết),
gia tăng chiến lược liên minh với các nước mới nổi, tiến hành răn đe và
bảo vệ thực sự về mặt quân sự đối với Trung Quốc, hóa giải ảnh hưởng
tiêu cực có thể gây ra đối với Mỹ từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Biểu hiện cụ thể là tàu khu trục USS Lassen Mỹ đã xuất phát từ cảng của
Malaysia rồi mới đi tuần tra vùng biển 12 hải lý của đá ngầm trên Biển
Đông (ngày 27 tháng 10), 1 tuần sau Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia lại
lên tham quan tàu sân bay Mỹ.
Từ lâu, các nước Đông Nam Á như Malaysia có quan hệ chặt chẽ với Trung
Quốc về kinh tế, dựa vào Mỹ và Nga về quân sự, tự do (linh hoạt) về
ngoại giao.
Ngoại giao “hợp tung” lần này của Mỹ lấy Indonesia, Malaysia có quan hệ
chặt chẽ với Trung Quốc làm trọng điểm, làm cho yêu sách Biển Đông của
Trung Quốc rơi vào cô lập.
Ngày 5 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông
Không lâu trước, Indonesia tuyên bố kiện Trung Quốc do “tranh chấp” vùng
đặc quyền kinh tế quần đảo Natuna. Indonesia – nước hữu nghị nhất và
không tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc đã đột ngột
“trở mặt” thực sự đã làm cho Trung Quốc trở tay không kịp.
Trung Quốc sẽ giãy giụa thế nào?
Theo tờ “Phượng Hoàng”, hiện nay, sự chuẩn bị về tâm lý và quân sự của
Trung Quốc còn chưa đủ. Mặc dù ngoại giao “hợp tung” của Mỹ đã lôi kéo
được một số nước Đông Nam Á, nhưng tranh chấp Biển Đông không phải là
vấn đề ngắn hạn có thể giải quyết nhanh chóng.
Vì vậy, bài báo cho rằng, “dứt khoát đáp trả” hành động của Quân đội Mỹ
mới là căn bản để hóa giải tình hình khó khăn của Trung Quốc ở Biển
Đông.
Bài báo này xúi giục Trung Quốc tiếp tục hoạt động xây dựng các công
trình quân sự bất hợp pháp ở các đảo đá trên Biển Đông, để những đảo đá
đó có đủ năng lực trinh sát, theo dõi, phòng không, chống hạm cùng năng
lực “thực thi pháp luật” khi áp đặt Vùng nhận dạng phòng không, từ đó
gây khó khăn lớn hơn cho việc đi lại trên Biển Đông của Mỹ trong tương
lai.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu khu trục tên lửa USS Lassen Hải quân Mỹ trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Theo bài báo, trong ngắn hạn, nếu Quân đội Trung Quốc không đáp trả
“cứng đối cứng” (ăn miếng trả miếng) thì bất cứ hành động nào của Quân
đội Mỹ đều có thể kích thích “dây thần kinh nhạy cảm” của Trung Quốc
(giới bành trướng Trung Quốc đau đầu, căng thẳng), từ đó làm cho Trung
Quốc mệt mỏi đối phó và rơi vào cái bẫy, vũng bùn đã được dàn dựng sẵn.
Bài báo cho rằng, vấn đề Biển Đông thách thức năng lực ứng biến tổng hợp
như ngoại giao, quân sự của Trung Quốc, đòi hỏi phải có “tầm nhìn xa
chiến lược”, có “quyết tâm kiên định và hành động thực tế bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ” - thực chất là tìm mọi cách để hiện thực hóa yêu sách
bành trướng “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.
Đ.B
TÙY NGHI TIẾN * TRUNG QUỐC
Cạm bẫy tiềm tàng thứ 4 của Trung Quốc: Các lực lượng ly khai
Tùy Nghi Tiến (Danlambao) dịch -
Sau khi phát triển nhanh chóng trong gần suốt 40 năm, Trung Quốc hiện ở
một điểm ngoặt của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trong
loạt bài này, Tiến sĩ Xue Li sẽ xem xét năm thách đố then chốt nhất và
các cạm bẫy tiềm tàng mà Trung Quốc đối đầu ngày hôm nay.
Rắc rối của Trung Quốc với các lực lượng ly khai liên quan tới các giá
trị tinh thần nòng cốt, nhưng nó không hẳn là tương tự. Trung Quốc có
hai loại lực lượng ly khai: các lực lượng ly khai ngay trên Hoa Lục
(những người cổ xúy cho “độc lập của Tân Cương” và “độc lập của Tây
Tạng"), và lực lượng ly khai Đài Loan (độc lập của Đài Loan). Chúng ta
sẽ bình luận khái quát về mỗi lực lượng ly khai này.
Mỗi khi đề cập tới vấn đề “độc lập của Tây Tạng”, có lẽ chúng ta lập tức
nghĩ ngay tới các cuộc đàm phán với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một lợi
thế của nhà cầm quyền Trung cộng bởi vì Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bắc Kinh
đã có một lịch sử tác động qua lại với nhau khá lâu dài, trải qua nhiều
thập niên. Họ hiểu khá rõ đối phương. Các quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt
Ma tương đối ôn hòa nếu so với thế hệ trẻ sau này. Ví dụ, Đức Đạt Lai
Lạt Ma không hề công khai ủng hộ sự độc lập. Nhưng ngài vốn đã 80 tuổi
và vì vậy đang hết thời giờ.
Vấn đề Tân Cương phức tạp hơn. Trong nhiều năm, chính phủ Trung cộng đã
chọn một biện pháp đa phương để giải quyết vấn đề “độc lập của Tân
Cương”. Nhà cầm quyền Bắc Kinh kiên quyết tấn công các lực lượng “độc
lập Tân Cương”. Họ đã khai triển một “sự phòng thủ nhóm và giải pháp
nhóm” nhằm hủy diệt những mầm móng ly khai ngay từ trong trứng nước.
Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn
việc các lực lượng “độc lập Tân Cương” lẩn trốn ngang qua biên giới,
đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho sự xuất nhập cảnh của những người
thường dân. Chính phủ đã đầu tư vào việc phát triển kinh tế của Tân
Cương nhằm vô hiệu hóa sự trỗi dậy của “ba lực lượng” – cực đoan tôn
giáo, ly khai sắc tộc và khủng bố bạo động
Rắc rối mà chúng ta đương đầu ngày hôm nay là “ba lực lượng” nêu trên
đang bành trướng tới các tỉnh khác ngoài Tân Cương và thậm chí vượt qua
khỏi biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự tới sự ổn định
và phát triển lâu dài của Tân Cương là hành động cực đoan tôn giáo. Các
phần tử cực đoan tôn giáo thâm nhập vào nền văn hóa sắc tộc của người
Duy Ngô Nhĩ, từ đó gây ảnh hưởng tới đời sống thường nhật và thế giới
quan của thường dân. Họ dùng cách này để làm suy yếu chính quyền sở tại.
Cuối cùng, “độc lập của Đài Loan” hẳn nhiên là một thách đố. Trong giai
đoạn cầm quyền của Tổng thống Mã Anh Cửu, bang giao ngang eo biển tương
đối ổn định và các mối quan hệ kinh tế được củng cố. Tuy nhiên, người kế
nhiệm ông rất có thể sẽ là bà Thái Anh Văn. Lãnh tụ tinh thần của bà
Thái là cựu Tổng thống Lý Đăng Huy, người có danh tiếng là cổ xúy cho
“độc lập của Đài Loan”. Hồi năm 1999, ông Lý thậm chí còn đề nghị thiết
lập mối bang giao “quốc gia với quốc gia” ngõ hầu quản trị các mối quan
hệ xuyên eo biển. Bà Thái, với tư cách nghị viên hội đồng, đã đóng góp
tích cực vào việc hoạch định thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia và Hội
đồng Tái Thống nhất Quốc gia. Sau đó, vào năm 2002, cựu Tổng thống Trần
Thủy Biển đề xuất khái niệm “một quốc gia trên mỗi bên Eo biển Đài Loan”
và bà Thái, với tư cách chủ tịch Hội đồng Đại lục Sự vụ, đã đóng góp
nhiều ý kiến quan trọng.
Bà Thái là một người hiểu biết, một nhà tư tưởng chiến lược tin tưởng
vào “sự độc lập của Đài Loan”, và những thành tích hoạt động chính trị
từ trước tới nay cho thấy là bà sẽ không thua kém tài năng, bản lãnh của
các nam đồng nghiệp. Chúng ta không nên giả định rằng bà đã thay đổi
lập trường chính trị vì những ngôn từ mà bà phát biểu trong cuộc vận
động tranh cử tổng thống.
Bất kỳ một cuộc vận động nào cho sự độc lập của Đài Loan cũng đều sẽ
vượt qua lằn mức chấp nhận của Đại lục và có thể châm ngòi cho một cuộc
chiến tranh, điều này sẽ phương hại nghiêm trọng tới ngoại thương và
hoàn cảnh kinh tế của Trung Quốc.
* Cạm bẫy tiềm tàng thứ 5 của Trung Quốc: Hoa Kỳ
15/11/2015
danlambaovn.blogspot.com
________________________________________
- Cạm bẫy tiềm tàng thứ 3 của Trung Quốc: Các giá trị tinh thần nòng cốt
http://danlambaovn.blogspot.com/2015/11/cam-bay-tiem-tang-thu-3-cua-trung-quoc.html
________________________________________
Bài đã đăng:
- Cạm bẫy tiềm tàng thứ 1 của Trung Quốc: Môi sinh
http://danlambaovn.blogspot.com/2015/11/cam-bay-tiem-tang-thu-1-cua-trung-quoc.html#comment-2357434262
- Cạm bẫy tiềm tàng thứ 2 của Trung Quốc: Các hạn chế trong mô hình chính trị và kinh tế
- Cạm bẫy tiềm tàng thứ 2 của Trung Quốc: Các hạn chế trong mô hình chính trị và kinh tế
http://danlambaovn.blogspot.com/2015/11/cam-bay-tiem-tang-thu-3-cua-trung-quoc.html
LÊ XUÂN NHUẬN * YẾU-TỐ HOA-KỲ TRONG VAI TRÒ THỦ-TƯỚNG & TỔNG-THỐNG CỦA ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
YẾU-TỐ HOA-KỲ
TRONG VAI TRÒ THỦ-TƯỚNG & TỔNG-THỐNG CỦA ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
LÊ XUÂN NHUẬN
Có người cố ý bác-bỏ vai trò của Mỹ trong việc ông Ngô Đình Diệm về nước nhậm-chức Thủ-Tướng, xem như ông ấy là người của Trời, tự-nhiên mà lên, không được (mà cũng không cần) hậu-thuẫn gì của Hoa Kỳ.
Thế nhưng:
Theo tiến-sĩ PHẠM VĂN LƯU:
“Sau khi thảo luận với Ông Foster Dulles (Ngoại-Trưởng Hoa Kỳ), để ông ta biết ý định ấy, tôi (Bảo Đại) cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta: ... Ông cần phải lãnh đạo Chính Phủ... (trích hồi ký “Con Rồng Việt Nam” của Bảo Đại).
“Đến ngày 24 và 25 tháng 5 (năm 1954), theo chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn, Đại Sứ Mỹ tại Ba Lê là Dillon và một số viên chức khác đã đến gặp Ông Diệm để bàn về việc ông nhận chức vụ Thủ Tướng....” (trước khi ông Diệm về nước vào khoảng 25-6-1954 và nhậm-chức vào ngày 7-7-1954)
(Trích từ cuốn sách “Biến Cố Chính Trị Việt Nam Hiện Đại – Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt-Mỹ 1954-1963” của Phạm Văn Lưu, do "Centre for Vietnamese Studies" ở Melbourne, Bang Victoria, Australia, xuất-bản năm 1994 (trang 57)
Theo ông CHÍNH ĐẠO\ tức Nguyên Vũ, Vũ Ngự Chiêu):
“14/6/1954: PARIS: Diệm gặp Đại sứ Mỹ Douglas Dillon, báo tin sắp được làm Thủ Tướng... Diệm muốn Mỹ viện trợ nhiều hơn để bảo vệ châu thổ sông Hồng (FRUS, 1952-1954, XIII:2:1695-6).”
(Trích từ cuốn sách “Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập B: 1947-1954)” của Chính Đạo, do Văn Hóa, Houston, TX, USA, xuất bản năm 1997, trang 392)
Theo ký-giả TÚ GÀN:
VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
Với một vài nét đại cương chúng tôi vừa trình bày trên, độc giả cũng có thể nhận thấy rằng người Mỹ đã tốn khá nhiều công sức và tiền của để xây dựng nên chế độ Ngô Đình Diệm: Từ việc truất phế Bảo Đại, bầu cử quốc hội, soạn thảo và ban hành hiến pháp, cải cách ruộng đất... đến việc thành lập một chế độ độc đảng (Cần Lao Nhân Vị Đảng) và cơ quan mật vụ (Sở Nghiên Cứu Chính Trị)... để có một chính quyền mạnh có thể đương đầu với cộng sản, các chuyên Hoa Kỳ đã làm việc rất vất vã với chính phủ Ngô Đình Diệm...
(Xem thêm các mục "Chủ Nghĩa Nhân Vị", "Đảng Cần Lao", v.v...)
Việc thành lập cơ quan mật vụ cho chính phủ Ngô Đình Diệm cũng do Mỹ đề xướng. Ông Trần Kim Tuyến cho biết chính ông McCarthy, Trưởng trạm CIA của Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn đã soạn thảo sẵn văn kiện tổ chức rồi đưa cho ông Nhu và ông Nhu chuyển cho Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống để làm Sắc Lệnh thành lập “Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội”... Người đầu tiên làm Giám Đốc là Đốc Phủ Sứ Vũ Tiến Huân, sau đó mới đến ông Trần Kim Tuyến...
(Trích từ bài viết “Trả lại sự thật cho lịch sử” của Tú Gàn - Saigon Nhỏ ngày 26.10.2007)
Theo ông Thomas L. Ahern, Jr.
(tác-giả “CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963” do CIA xuất-bản):
“Qua tài liệu này, lần đầu tiên chúng ta biết được, từ năm 1950 cho đến năm 1956, CIA có hai Sở tình báo ở Sài Gòn: một Sở CIA Saigon Station nằm dưới sự điều khiển thông thường từ bản doanh CIA ở Langley, Virginia; Sở kia, có tên là Saigon Military Mission, làm việc trực tiếp, và chỉ trả lời cho Giám Đốc Trung Ương Tình Báo. Saigon Military Mission, theo Tài Liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được giải mật trước đây, do đại tá Edward G. Lansdale chỉ huy. Lansdale đến Sài Gòn tháng 6-1954 (ông Ngô Đình Diệm về nước vào cuối tháng 6.1954) với hai nhiệm vụ: huấn luyện những toán tình báo Việt Nam để gài lại ở miền Bắc trước ngày di cư và tập kết hết hạn; và, dùng mọi phương tiện ngầm (covert action) để giúp tân thủ tướng Ngô Đình Diệm (nhậm chức từ 7-7-1954). Theo tác giả Thomas L. Aherns, chính Giám Đốc CIA Allen Dulles chỉ định đại tá Lansdale cho điệp vụ ở Sài Gòn và cũng ra lệnh Lansdale làm việc trực tiếp cho ông. Tác giả Ahern viết, CIA có mặt từ năm 1950 để giúp đỡ quân đội Pháp xâm nhập và thu thập tin tức tình báo. Nhưng từ cuối năm 1953, khi thấy tình hình quân sự nguy ngập của Pháp, Hoa Thịnh Đốn thay đổi nhiệm vụ của CIA Saigon Station: Liên lạc và thu thập tình báo những thành phần quốc gia để lập một chánh thể chống cộng trong trường hợp Hoa Kỳ thay thế Pháp. Cùng lúc Hoa Thịnh Đốn gởi thêm một toán CIA để lo về quân sự, Saigon Military Mission...
CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết ly kỳ như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm.
Tháng 4-1954, một nữ nhân viên Mỹ làm việc ở CIA Saigon Station, thông thạo tiếng Pháp, quen biết và liên lạc thân thiện với Bà Ngô Đình Nhu. Từ nữ nhân viên Virginia Spence này, Sở CIA Saigon bắt được nhiều liên lạc với hầu hết những người thân trong gia đình, hoặc thân cận với Nhà Ngô. Tháng 4-1954, CIA ở Hoa Thịnh Đốn gởi Paul Harwood sang làm cố vấn riêng cho ông Nhu. Tuy là nhân viên CIA, nhưng Harwood đóng vai một nhân viên Bộ Ngoại Giao, làm việc từ Tòa Đại Sứ. Trong hai năm, Hardwood cố vấn là làm việc với ông Nhu để xâm nhập và ảnh hưởng đường lối ngoại giao quân sự của nền đệ nhất VNCH với tổng thống Diệm. Paul Hardwood thân thiện với gia đình ông bà Nhu đến độ ông ta là người đỡ đầu cho Ngô Đình Lệ Thủy, ái nữ của ông bà Nhu...”
(Trích từ "CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963" [Tài liệu mật của CIA về gia đình họ Ngô] của Thomas L. Ahern, Jr. do Center for the Study of Intelligence (CIA) ấn hành, Nguyễn Kỳ Phong lược dịch)
Saturday, November 14, 2015
HUỲNH VĂN LANG * ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
ĐỆ NHỨT CỘNG HÒA của Miền Nam (1955-1963)
Huỳnh Văn Lang
(Bài nói chuyện ở Hội Tác giả VN Hải ngoại, ngày 08-11-2009)
Huỳnh văn Lang
Huỳnh Văn Lang
(Bài nói chuyện ở Hội Tác giả VN Hải ngoại, ngày 08-11-2009)
Nội dung của bài nói chuyện hôm nay là những sự kiện hay những biến cố
quan trọng nhứt đã đưa đến sự hình thành ra Đệ nhứt Công hòa của miền
Nam VN (1956-1963), mà cái ID của nó là Hiến Pháp năm 1956, cũng là phần
kết của bài nầy.
Hưởng ứng lời kêu gọi của thủ tuớng Ngô đình Diệm (NĐD) về giúp nước, từ
Chicago, Illinois, tôi về đến Sài gòn ngày 24 tháng 8, 1954 và liền sau
đó vì thời cuộc đưa đẩy, thủ tướng NĐD đã đặt để tôi vào những địa vị,
nếu gọi được là địa vị hay đúng hơn là cương vị, để tôi thành ra chứng
nhân cho những sự kiện tôi muốn ghi lại ra đây. Những sự kiện tôi trình
bày sau đây có ba giá trị khác nhau: là chứng nhân, không chứng nhân
nhưng biết thật chắc chắn và một ít chuyện không biết chắc, quí vị sẽ
phân biệt được 3 giá trị khác nhau đó.
1.- Cương vị thứ nhứt. (Phụ tá Bí thư của thủ tướng NĐD)
Đầu tiên tôi tạm thời thay thế anh Võ văn Hải là bí thư của Thủ tướng,
để anh tạm thời giữ chức Chánh văn phòng, thình lình bỏ trống. Ba ngày
đầu tôi ăn ngủ trong dinh Gia long, sau được đưa ra ngủ nghỉ ở khách sạn
Kinh hoa, Chợ lớn, nhưng luôn luôn về dinh Thủ tướng ăn cơm trưa và tối
cho đến khi Thủ tướng cho lệnh bộ Tài chánh cấp cho villa số 140, đường
Hai bà Trưng, SG. Cho nên tôi may mắn làm việc bên Thủ tướng cho đến
ngày 10 hay 11 tháng 10, 1954. Chính trong thời gian ngắn ngủi 45 ngày
nầy đã xảy ra biến cố Nguyễn văn Hinh, Tổng tham mưu quân đội Quốc gia
VN muốn đảo chánh.
Để dễ hiểu rõ biến cố nầy thiết nghĩ cũng nên nhắc lại, trước đó, ngày
16, tháng 6, ông Ngô đình Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ
tướng, lập nội các VN thay thế chánh phủ hoàng thân Bửu Lộc. Thiết nghĩ
khi bổ nhiệm NĐD, Quốc trưởng Bảo Đại (BĐ) có hội kiến với bộ Ngoại
giao Mỹ và cũng có thể với chánh phủ Pháp nữa, vì Pháp dù có thua trận ở
Điện biên phủ trong tháng 5 rồi, nhưng vẫn còn nắm quyền Ngoại giao và
Quốc phòng ở VN với một đạo quân viễn chinh dù đã thua trận nhưng vẫn
còn hùng hổ, đang khi anh em NĐD lại có tiếng là chống Pháp.
Cũng chắc chắn là chánh phủ Hoa kỳ không có liên quan trực tiếp gì đến
chuyện bổ nhiệm nầy, vì dù ông Diệm có bôn ba ở Hoa kỳ gấn 3 năm đi nữa,
ông có quen thân với nhiều nhận vật có tiếng nói trong chánh trường Hoa
kỳ, nhưng thật ra Hoa kỳ chưa nghĩ đến chuyện thay thế Pháp ở Đông
dương, cho đến khi chạm mặt với Nga/Tàu ở hội nghị Genève trong tháng 7,
1954.
Sau khi được bổ nhiệm, bất chấp lời can gián của ông Ngô đình Luyện ở
Pháp và ông Ngô đình Nhu ở VN, Thủ tướng NĐD về Sài gòn ngày 26, cùng
tháng 6, 1954. Tổng liên đoàn Lao công VN cổ động đón tiếp, nhưng số
người đến phi trường TSN chưa đến 500. Bốn ngày sau Thù tướng bay ra Hà
nội để xem xét tình hình và tiếp xúc chánh khách ngoài Bắc, để rồi trở
về Sài gòn thành lập Nội các, ra mắt ngày 7 tháng 7, 1954: Thủ tướng
kiêm bộ Quôc phòng và Nội vụ. Chánh phủ chưa kịp làm gì thì ngày 20 cùng
tháng Hiệp định Genève ký kết giữa Pháp và Việt minh (VM) thoạt đến,
toàn dân dở khóc dở cười, có hòa bình hay đúng hơn chì là đình chiến
giữa hai phe, nhưng đất nuớc lại bị chia đôi. (1)
(1) Ngày 21-07-54, đang khi Tồng thống Eisenhower họp báo để giải thích
hiệp định Genève cho quốc dân Mỹ, thì ngoài đường có một nhóm sinh viên
VN biểu tình lên án các cường quốc chia đôi đất nước của họ. Hôm sau ở
trước trụ sở Liên hiệp quốc (UN), New-york, cũng có một nhóm sinh viên
VN biểu tình, đông hơn. Cả hai cuộc biểu tình đều do ĐVL, ĐTC & HVL
tổ chức, hình HVL có lên báo, lên T. 55 năm sau nhìn lại…
Bao nhiêu vấn đề chánh trị xã hội cả văn hóa…đổ dồn về miền Nam với
36,000 quân viễn chinh Pháp và trào lưu Bắc kỳ di cư chạy giặc CS bắt
đầu, người Pháp dự đóan là khoảng 60,000 người, Thủ tướng NĐD hy vọng
100, 000… không dè trào lưu chạy giặc CS bộc phát như thác lũ, quá sự
tuởng tượng của mọi người, nghĩa là trong vòng 300 ngày do Hiệp định
Genève qui định số người Bắc kỳ di cư lên trên 860,000. Thủ tướng vui
bao nhiêu thì càng lo nhiều hơn nữa…
Khi về đến VN, tôi cảm thấy rõ ràng tình trạng quá yếu kém của chánh phủ
NĐD cũng như uy tín của tân Thủ tướng quá thấp. Không thấy chánh phủ
Bửu Lộc bàn giao lại cái gì, ngoài cái dinh Gia long và sở Nội dịch với
năm bảy chiếc xe cũ kỹ, không có một tiểu đội canh gác. Thủ tướng kiêm
bộ Quôc phòng, mà không có quân đội, bộ Nội vụ không có Công an Cảnh
sát, trong lúc đô thành Sài gòn – Chợ lớn là Bình xuyên, miền Tây Nam kỳ
lục tỉnh là Hòa hảo, miền Đông là Cao đài, quần chúng người Nam nghe
nói đến NĐD, nhưng không biết NĐD là ai. Ngoài ra sau lưng tướng Ely,
Cao ủy Pháp là cả một tập đoàn thực dân đang hôi quyền thế, hôi cả tài
sản như buổi chợ chiều. Trong lúc người Mỹ mới nhảy vào chánh trường VN
chưa có một chủ trương rõ ràng… Tắt một lời, xã hội miền Nam đang ở
trong một tình trạng vô cùng hỗn mang gần như tuyệt vọng, vô phương cứu
vãn. Dư luận Quốc tế cho chánh phủ NĐD không thọ quá 6 tháng.
Ưu tư số 1 của Thủ tuớng NĐD là phải nắm lấy quyền hành, là thủ tướng
kiêm Quốc phòng, cho nên đầu tiên ông phải nắm quân đội. Tham mưu trưởng
Nguyễn văn Hinh (vợ đầm tức nhiên là dân Pháp), cần phải thay thế. Và
chính tướng Hinh lại khai chiến trước, ngày 09-09-54 chỉ trích Thủ tướng
trên đài phát thanh Pháp Á do anh Phan cao Phái (anh của chị Minh Châu
bạn của người viết) quản lý và đòi cải tổ chánh phủ. Thủ tướng Diệm phản
pháo ngay, ngày 11-09-54 chỉ thị tướng Hinh phải đi Pháp trong vòng 24
tiếng, gọi là để khảo sát tổ chức quân đội Pháp trong vòng 6 tuần. Tướng
Hinh từ chối và vận dụng quân đội trong tay mình để làm loạn, muốn đảo
chánh, cho 1 tiểu đội thiết giáp chạy chung quanh dinh Độc lập (mới được
Cao ủy Ely giao trả tuần trước) vửa hăm dọa, vừa chửi bới, cùng một lúc
cho đài phát thanh quân đội ra rả tố cáo chánh phủ nào là độc tài, nào
là tham nhũng v,.v. (Những đêm đó tôi ngủ trong dinh Thủ tướng, sẵn sàng
để Thủ tướng xử dụng như một thông dịch viên và đi đêm với CIA Mỹ, khi
đại tá Landsdale từ Manila qua VN, đóng đô ở hộp đêm Ma Cabane, trước
cửa vườn Tao đàn, cách dinh Thủ tướng một con đường. Đại tá Lansdale có
nhiệm vụ giúp chánh phủ NĐD ổn định tính hình).
Nội các NĐD sắp sụp đổ đến nơi, vì ngày 20-09-54, 9 trên 18 bộ trưởng
yếu bóng vía đệ đơn từ chức. Nên lưu ý là cuộc khủng hỏang nầy xảy ra
đúng lúc cuộc Bắc kỳ di cư bộc phát như lũ lụt sông Hồng, CS Hà nội chận
đường, đe dọa, bắt cóc, thủ tiêu…vẫn không be nổi.
Nhưng với sự hợp tác chặt chẽ giữa CIA và tòa Đại sứ Mỹ, Thủ tuớng NĐD
giải quyết được cuộc khủng hoảng do tướng Nguyễn văn Hinh gây ra, nhưng
không phải là không đổ mồ hôi hột: đại sứ Heath cho tướng Hinh biết là
nếu có đảo chánh trong tình thế nầy thì Mỹ sẽ cúp viện trợ quân sự ngay,
đang khi đại tá Lansdale tìm cách tách tuớng Hinh ra khỏi tham mưu của
ông ta là 2 nhơn viên phòng nhì của Pháp, Lansdale biếu hai sĩ quan nầy
hai vé máy bay đi Manila du hí năm ngày.
Qua tháng sau, 1954 thủ tướng NĐD cất chức tướng Hinh và bổ nhiệm tướng
Lê văn Tỵ lên thay. (Cũng là lúc thủ tướng NĐD gửi tôi qua bộ Tài chánh
có công tác khác, nên những chuyện sau đây tôi không phải là chứng nhân,
nhưng biết được rõ ràng.)
Đại sứ Heath và tướng O’Daniel, trưởng đoàn cố vấn quân sự Mỹ, lại yêu
cầu thủ tướng Diệm nên giữ tướng Hinh lại trong quân đội. Ông Diệm từ
chối. Trước sự cứng rắn của Thủ tướng, đại sứ Heath thay đổi thái độ, từ
bạn ra thù ngay và gửi điện tín về Washington, tố cáo thủ tướng là bất
tài, không có khả năng dung hợp…cần phải thay đổi.
Nhưng lúc bấy giờ tổng thống Eisenhower và Hội đồng an ninh Quốc gia, cả
đa số Lưỡng viện Quốc hội lại nhận thấy Thủ tướng Diệm có thể lãnh đạo
mặt trân chống Cộng ở Đông nam Á châu, nên hoàn toàn bác bỏ đề nghị của
đại sứ Heath và Tông thống Eisenhower gửi đặc sứ qua thay thế là tướng
Collins, bạn thân tin của ông. Đặc sứ Collins đến Sài Gòn mang theo bức
thơ của Tổng thống Mỹ xác nhận ủng hộ một mình Thủ tướng NĐD và muốn
thảo luận với Thủ tướng một chương trình viện trợ kinh tế quân sự qui mô
hơn.
Nhưng lại không dè tướng Collins và tướng Ely là huynh đệ chi binh từ Đệ
nhị Thế chiến. Tai hại là đặc sứ Mỹ bị Cao ủy Pháp chi phối hoàn toàn,
ngày một ngày hai tuớng Collins thay đổi thái độ đối với Thủ tướng NĐD,
có nghĩa là ủng hộ mưu đồ “Diệm must go’’ mà thực dân Pháp đã dàn dựng
từ 4, 5 tháng nay.
Ngày 08-12-1954, hai tướng Collins và Ely vào dinh Độc lập chính thức đề
nghị với Thủ tướng NĐD nên bổ nhiệm Phan huy Quát làm bộ trưởng Quốc
phòng và Bảy Viễn làm bộ trưởng Nội vụ. Tất nhiên Thủ tướng NĐD từ chối
và phải từ chối, vì nếu ông chấp nhận thì chẳng hóa ra ông chịu thua và
mất gần hết quyền hành – Quốc phòng và Nội vụ là hai bộ quan trọng nhứt
của chánh phủ nên ông đã kiêm nhiệm – để cho người Mỹ, qua ông Quát, Đại
việt và người Pháp, qua Bảy Viễn, tướng cướp tha hồ giựt dây.
Thế là lại khủng hoảng! Collins còn cực đoan hơn nữa. là đề nghị với
Washington: Nên đưa Bảo Đại về, đem Phan huy Quát lên làm thủ tướng thay
thế NĐD và ban hành tình trạng khẩn trương, tập hợp các lực lượng quốc
gia để thống nhứt hành động. Nếu không thực hiện giải pháp nầy được, thì
tốt hơn Mỹ nên rút ra khỏi VN.
Không dè tướng Collins lại dứt khoát đến thế. Trong quan hệ giữa Collins
và Ely, làm như có bóng một người đàn bà, tôi không rõ lắm nên không
nói ra đây. Tuy nhiên trong khủng hoảng nầy tôi biết rõ một việc, ai là
người đã giúp chánh phủ Mỹ khỏi sai lầm trầm trọng, đó là Thương nghị sĩ
Mansfield. Nhận được phúc trình và đề nghị dứt khoát, nếu không nói là
cực đoan hay ngu xuẩn của đặc sứ Collins, TT Eisenhower, Hội đống An
ninh Quôc gia và Foster Dulles, bộ ngoại giao, hội nhau lại, hết sức
hoang mang, như bị một búa bổ vào đầu, tóa hỏa tam tinh, nên phải kêu
gọi đến ý kiến của bên Dân chủ đối lập, mà người có thớ nhứt là Thương
nghị sĩ Mansfield: TNS Mansfield đến tòa Bạch ốc góp ý: Ông Diệm là một
tích sản mình vừa thu nhận, dù có nhỏ bé cách mấy đi nữa thì cũng là một
tích sản, tại sao mình phải phiêu lưu đi đổi với những giá trị khác, mà
mình mù tịt không hiểu biết hay chưa hiểu biết mảy may gì hết.
Thế là Thủ tướng NĐD lại thắng, tất cả chánh phủ Mỹ đều chấp nhận ý kiến
của TNS Mansfield vì là khôn ngoan nhứt và ngày 14-12-54 chánh phủ Hoa
kỳ chỉ thị cho tướng Collins: Trong tình thế hiện nay, không có một chọn
lựa nào khác hơn là tiếp tục viện trợ cho VN và ủng hộ Thủ tướng Diệm.
Nhưng chưa hết, tướng Collins với thực dân Pháp còn quậy nữa, mà năng nổ quyết liệt nhứt là bảy Viễn, Bình Xuyên.
2.- Cương vị thứ hai. ( Công cán ủy viên bộ Tài chánh)
(a) Tiền.
Cuộc khủng hoảng Nguyễn văn Hinh giải quyết chưa xong hay gần xong
(10-10-54) thì thủ tướng NĐD gửi tôi qua bộ Tài chánh để giúp bộ trưởng
Trần hữu Phuơng, cũng là bạn thân của tôi từ khi còn ở Paris, làm Công
cán ủy viên, để hằng ngày theo dõi diễn tiến Hiệp định Paris, mới hợp
lại để thay thế Hiệp ước Pau, cũng có nghĩa là phủ định tất cả những ký
kết của Hiệp ước nầy. Nhờ đường lối dứt khoát của thủ tướng
Mendès-France như ở Hội nghị Genève (20-07-1954) , trong một thời gian
kỷ lục hôi nghị Paris kết thúc, ký kết giữa 4 nước đêm 30 tháng 12,
1954: Pháp nhìn nhận toàn vẹn chủ quyền tài chánh và tiền tệ (hối đoái)
của 3 nước Việt-Miên-Lào và cho thi hành việc bàn giao ngay trong vòng 3
ngày, tức là ngày 02-01-1955.
Từ rày viện trợ quân sự, kinh tế, nhân đạo của Mỹ và các nước sẽ đi
thẳng vào tay VN, không phải qua tay Pháp nữa. Nhờ theo dõi diễn tiến
của hội nghị Paris rất sát– ngày 23 hay 24 tháng 12-54, bộ Tài chánh
nhận được điện tín của phái đoàn VN do ông Duơng tấn Tài cầm đầu, đại
khái “hoàn toàn thắng lợi và sẽ kết thúc trong vòng 7 ngày’’, và ông bộ
trưởng Tài chánh dành cho tôi cái danh dự được mang điện tín nầy vào
trình Thủ tướng, cùng giải thích cho tThủ tướng biết rõ những kết quả
tốt đẹp của Hiệp định Tài chánh & Tiền tệ ở Paris) – nên trước đó
năm bảy ngày bộ Tài chánh, do đề nghị của tôi đã giữ lại đuợc một ngân
phiếu 15 triệu đô của bộ Ngọai giao Mỹ viện trợ chuơng trình di cư Bắc
kỳ, chờ qua mươi ngày sau bỏ vào trương mục VN ở một ngân hàng Mỹ bộ Tài
chánh tự do chọn lấy, hơn là phải bỏ vào trương mục VN ở Pháp quốc Ngân
hàng (Banque de France) như trước kia.. Độc lập tài chánh và nhứt là
tiền tệ (hối đoái) là từ đây. Từ đây chánh phủ VN được toàn quyền tổ
chức cũng như quản lý tài chánh và tiền tệ của mình.
Trước đây Pháp đã viện trợ cho các giáo phái xây dựng lực lượng quân sự
tất cả trên dưới 20 ngàn quân, không phải chỉ có khí giới thôi mà còn có
một số tiền mặt khá quan trọng khác nữa. Từ đầu năm 1955, Pháp sẽ ngưng
viện trợ và các giáo phái cần viện trợ phải đến với chánh phủ NĐD.
Chính yếu tố tiền ở đây, dù không phải là yếu tố duy nhứt, nhưng là yếu
tố quan trọng nhứt đã định đoạt lấy thái độ các giáo phái đối với chánh
phủ NĐD và giúp chánh phủ NĐD thống nhứt quân đội quốc gia VN, chấm dứt
tình trạng sứ quân do thực dân Pháp cấu tạo từ 9 năm qua.(2)
(2) Ngày 14-01, đại tá Ng văn Huệ, tham mưu truởng của tuớng Trần văn
Sóai, Hòa hảo đem 3,500 về với quân đội quốc gia. Ngày 13-02-55 tuớng
Trinh minh Thế, Lực lượng Kháng chiến Liên Minh Quốc gia Cao đài dẫn
5,000 quân về với thủ tướng NĐD. Ngày 10-03-55 Thiếu tá Nguyễn văn Đầy,
Lực lượng Hòa hảo Quốc gia đem 5,000 quân và ngày 31 cùng tháng tướng
Nguyễn thành Phuơng, Tổng tư lệnh Quân đội Cao đài đem toàn quân lực của
mình về theo thủ tướng NĐD. Tướng Nguyễn giác Ngộ, Lưc lượng Dân xã Hòa
hảo, từ 23 tháng 2 đã hứa đem 8,000 quân về, nhưng phải đợi qua thág 5,
khi thủ tướng NĐD dẹp xong lực lượng BX mới chịu thi hành lời hứa.
\
(b) Tiền
Trên đây là hậu quả tích cực xây dựng uy tín và củng cố quyền hành của
Thủ tướng. Thủ tưởng NĐD khởi sự được các giáo phái ủng hộ, mà sau lưng
các Giáo phái là cả một khối dân chúng miền Nam. Để rồi qua ngày
01-01-55, Thủ tướng ký nghị định chấm dứt đặc quyền Đại thế giới (cờ
bạc) và Bình khang (đĩ điếm) của Bình xuyên, tức là trực tiếp phá vỡ
ngay nguồn tài chánh khổng lồ, nếu không nói là duy nhứt của lực lượng
Bình xuyên. Gián tiếp nguồn tài chánh của Quốc trưởng BĐ ngày một ngày
hai phải cạn kiệt: trước đây mỗi ngày BX phải đóng hụi chết cho Quốc
trưởng BĐ đúng 1 triệu đồng, theo hối xuất thời đó là trên 28,500 Mỹ
kim. (Từ lâu Quốc trưởng BĐ đã có một đời sống vuơng giả kiêm Playboy
tại lâu đài Thorenc ở Cannes; Nam phương Hoàng hậu có tàu (Yatch), BĐ có
mấy xe Sport hiệu Ý.)
Có phải đây là một yếu tố trong nhiều yếu tố tiêu cực bắt buộc Quốc
trưởng BĐ nghĩ đến chuyện cất chức NĐD, để cho bảy Viễn lên thay, thử
hỏi?
(Nói về tiền, tôi muốn nhắc đến một trường hợp ghê gớm hơn. Sau tuần lễ
vàng (1945), HCM dùng một số vàng lớn, dưới mọi hình thức, để mua chuộc
hai tướng Tàu là Lư Hán và Tiêu Văn – do Thống chế Tưởng giới Thạch sai
qua VN để giải giới quân Nhựt cùng một lúc hậu thuẩn các lực lượng quốc
gia như VNQD đảng, Đại việt Cách mạng…- để hoàn toàn bỏ rơi các đảng
phái quốc gia, cho Việt minh lấy thế thượng phong và sát hại các đảng
phái quốc gia, cướp lấy chính nghĩa giải phóng dân tộc, độc quyền yêu
nước, độc quyền kháng Pháp).
3.- Cương vị thứ ba. (Bí thư Liên kỳ bộ Cần lao Nhân vị CM đảng)
Sau khi giải quyết khủng hoảng tướng Hinh xong và được tin tranh thủ
thắng lợi giành được Chủ quyền tài chánh và tiền tệ, Thủ tướng NĐD mừng
lễ Giáng sinh rất vui vẻ và lạc quan hơn. Tôi được Thủ tướng gọi đến
tham dự lễ Giáng sinh, nửa đêm ngày 24 tháng 12, năm 1954, được tổ chức
ngoài sân sau dinh Độc lập. Và nhứt là vinh dự được Thủ tướng đich thân
chỉ định tôi ngồi hàng ghế đầu, ngay sau lưng của ông. Sau đó còn cho
riêng tôi một món quà Giáng sinh đáng giá nữa. Biết đâu ông đã nghĩ đến
chuyện giao cho tôi quyền điều hành Viện hối đoái Quốc gia (VHĐ) từ giữa
đêm hôm đó ?
Trong 4 tháng đầu năm 1955, ngoài VHĐ, phần lớn tôi để thì giờ và tâm
trí vào công trình văn hóa của anh em chúng tôi, là trường Bách khoa
Bình dân, khai giảng ngày 15, tháng 11,1954. Vửa điều hành một trường sở
có trên 1,200 học sinh, vừa giảng dạy 2 lớp tối, từ 6 giờ 30 đến 9,00
giờ, tôi không trực tiếp liên hệ với những biến cố hay sự kiện lịch sử
xảy ra cho VN lúc đó nữa. Tuy nhiên, dù không chứng kiến, tôi vẫn theo
dõi luôn và đuợc biết rõ những chuyện sau đây.
– Ngày 12-01-55 thuơng cảng Sài Gòn được giao trả cho chánh phủ NĐD.
– Cùng ngày 12-01-55, tướng Agostini Pháp bàn giao toàn quyền quản lý quân đội VN cho tướng Lê văn Tỵ.
Đến đây thì Thủ tướng NĐD xuất hiện rõ ràng như là một nhận vật có đủ
khả năng tranh thủ độc lập toàn vẹn cho Quốc gia. Nhưng thực dân Pháp và
tay sai chưa chịu bỏ cuộc. Bất hạnh là chính Quốc trưởng BĐ lại để cho
chúng lợi dụng, nếu không nói là đồng lõa với chúng.
Nên BĐ và Pháp thúc đẩy Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia ra đời, là
ngày 03-03-1955: ngòai Cao đài, Hòa hảo, Bình xuyên còn có Bs Nguyên
tôn Hoàn, Đại việt miền Nam, Phan quang Đán, đảng Dân chủ, Hồ hữu Tường…
Hộ pháp Phạm công Tắc được BĐ mời lãnh đạo Mặt trận..
Phản ứng của Hoa thịnh đốn: Không thể Mỹ chi tiền mà để Pháp thao túng
chánh truờng VN, nên ngày 08-03-55 TT Eisenhower tái xác nhận ủng hộ NĐD
và bản sao gửi BĐ, gián tiếp khuyến cáo đừng thọt gậy bánh xe, gây khó
khăn cho NĐD nữa và khuyên Thủ tướng NĐD chống lại đòi hỏi của Mặt trận
và bảo các các giáo phái nên rút khỏi Mặt trân. Nhưng bị áp lực của Bình
xuyên và BĐ các giáo phái không nghe theo liền.
Ngày 21-03-55 Mặt trận gửi tối hậu thơ cho Thủ tướng NĐD: trong vòng 5
ngày, phải cải tổ nội các theo mô hình nhân sự của Mặt trận. Thủ tướng
NĐD mời vào hội với ông, nhưng ông dứt khoát từ chối.
Mà sáu ngày sau (27-03-55) ông còn cho lệnh đại tá Đỗ cao Trí đánh chiếm bộ chỉ huy Công an Cảnh sát do BX nắm giữ.
Thế là chiến tranh giữa thủ tuớng NĐD có quân lực Quốc gia ủng hộ và BX
có Pháp hậu thuẫn đã khởi sự và hai bên có cả một tháng để chuẩn bị đánh
lớn, cũng gọi là hưu chiến.
Cũng là lúc, ngoài cái nợ văn hóa (trường Bách khoa Bình dân) và cái nợ
chuyên môn (Viện Hối đoái Quôc gia) tôi mang thêm cái nợ chánh trị nữa.
Đầu tháng 04, 1955, ông Ngô đình Nhu, Tổng bí thư Cần lao Nhân vị Cách
mạng đảng (CLNVCM) đã giao hay là nhờ tôi đứng ra phát triển đảng CL
(Cần lao) trong Nam và tôi đã nhận lãnh, một cách tự nguyện, nhưng hết
lòng theo truyền thống của gia đình “là làm cái gì phải làm đến nơi đến
chốn, không làm thì thôi’’ và tôi đã khởi sự ngay, là thành lập Liên kỳ
bộ Nam Bắc việt, bí thư là Chí nguyện,
Đến lúc cuộc khủng hỏang Bình xuyên đến hồi gây cấn nhứt, nghĩa là có
đánh nhau, có đổ máu… là cơ hội thử lửa (Baptême du Feu) cho Liên kỳ bộ
Nam Bắc việt vừa mới thành lập với một tiểu tổ cơ bản và đầu não, gổm 8
thành viên. Nhưng với bao nhiêu đó Liên kỳ đã tích cực ủng hộ chiến dịch
đánh Bình xuyên, bất chấp thiết quân luật Liên kỳ đã đi rải khắp các
nẻo đừơng Sài Gòn/ Chợ lớn và Gia định cả ngàn tờ ‘’hịch’’ tố cáo tội ác
của Bình xuyên trong 8 năm qua. (Toàn là sự thật, không một chút tuyên
truyền láo).
Và như chúng ta biết, biến cố Bình Xuyên lại kéo theo sau sự kiện Truất
phế Quốc truởng Bảo Đại. Lại thêm một cơ hội nữa cho Liên kỳ tập sự nhún
tay vào chánh trị, là giúp củng cố chánh quyền NĐD và giúp công xây
dựng nền móng cho tòa nhà Đệ nhứt Công hòa của miền Nam VN, luôn luôn
không quên những cán bộ CS để lại miền Nam. (Vì thế mà Liên kỳ vội bỏ đô
thành Sài Gòn/Cholon để trọng tâm vào các tỉnh miền Tây).
Trên đây là hai biến cố hết sức quan trọng mà với sự hạn hẹp của một con
người, cá nhân tôi ở cương vị bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt, dù muốn
dù không cũng đã trở thành chứng nhân như nhiều nhân chứng khác, nếu
không nói là trực tiếp tham gia vào những biến cố lịch sử VN trong
khoảng thời gian đó.
Tiếp tục chủ trương triệt hạ quyền lực Bình xuyên, sau khi cải tổ Nội
các (24-04-1955) có sự tham gia của Hòa hảo (Trung tướng Trấn văn Soái
và ông Lương trọng Tường) và Cao đài (Thiếu tướng Nguyền thành Phương),
ngày 25 tháng 4, 1955 Thủ tướng NĐD ra sắc lệnh cách chức Lai văn Sang,
Tổng giam đốc CS Quốc gia. Như thế tức là tấn Bình xuyên vào vách tường.
Cũng là lúc đặc sứ Collins vì quá bất mãn với Thủ tuớng NĐD nên đi về
Washington để ráo riết vận động cho cả Chánh phủ Mỹ chuyển hướng 180 độ,
tức là ‘’Diệm must go’’ cho kỳ được, và lần nầy ông thành công. Rõ ràng
tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn đứng về phe Thực dân Pháp là tướng Ely, Bảy
Viễn…hơn là phe Quốc gia của Thủ tướng NĐD.
Ba ngày sau là ngày 28-04-55, BX a) khai chiến, pháo kích vào dinh Đôc
lập. Cùng một lúc, BĐ gửi điện tín b) triệu ông Diệm và tướng Tỵ qua
Pháp để tường trình về tình hình trong nuớc và c) bổ nhiệm Thiếu tướng
Nguyễn văn Vỹ, tư lệnh Ngự lâm quân Đalat làm Tổng tư lệnh quân đội Quốc
gia VN thay thế tướng Nguyễn văn Hinh, được toàn quyền sử dụng mọi
phuơng tiện cần thiết để giải quyết cuộc tranh chấp giữa thủ tướng Diệm
và các giáo phái. Lưu ý: Ba sự kiên a,b, c ghi trên hoàn toàn ăn khớp
với nhau. Cùng ăn khớp với vận động thành công của tướng Collins ở
Wahington, ‘’Diệm must go’’.
Đặc biệt lưu ý đến chi tiết nầy: Thay thế tướng Hinh, tức là hoàn toàn
phủ nhận quyền hành của Thủ tướng, coi chuyện Thủ tướng NĐD bổ nhiệm
tướng Tỵ như ‘’ne pas’’. Như thế chẳng hóa ra là cất chức Thủ tướng rồi
còn gì nữa? Chuyện triệu Thủ tướng qua Pháp, không với ai khác mà là với
tướng Tỵ, vừa được thủ tướng bổ nhiệm Tổng tham mưu Quân đội Quôc gia
VN. Đúng là một tiểu xảo chánh trị bất xứng.
Được lệnh của Quốc trưởng BĐ, Thủ tưởng Diệm đã khôn ngoan, tìm được một
lực lượng vô song để đương đầu với Quốc trưởng, không còn là Quốc
truởng của một nuớc, của Quôc dân nữa mà là đại diện cho một tâp đoàn
Thưc dân rất hùng hậu. Lực lượng vô song nói ở đây là Quốc dân.
Một điều cần nói ở đây là khi Thủ tướng đi tìm một lực lượng vô song đó
không phải là không có cố vấn của CLNVCM đảng, lúc đó là ai? Là Ngô đình
Nhu, là Trần quốc Bữu, Trần trung Dung, Trần chánh Thành, có cả BS Bùi
kiện Tín và ai ai nữa…cả nhóm Tinh thần, trong đó có Bs Huỳnh kim Hữu.
Biết rằng tất cả những nhân vật nầy không một ai gia nhập Cần lao, nhưng
đều chấp nhận chủ trương của ông Ngô đình Nhu và do ông Nhu chi phối
theo đường hướng Cần lao của ông..
Vì đó mà Thủ tường NĐD cấp tốc triệu tập các Chánh đảng và Nhân sĩ Quốc
gia, ngày hôm sau là ngày 29-04-1955, để xin ý kiến: Nên tuân lệnh Quốc
trưởng BĐ triệu qua Pháp hay không? Như thế tức là muốn đặt Hội nghị
trước một sự chọn lựa dứt khoát: Bảo Đại hay là Ngô đình Diệm ?
Ở đây tôi muốn nói đến tính cách đại diện bao quát của Hôi nghị, chưa
bao giờ miền Nam có một Hôi nghị gồm đại diện của những 18 đoàn thể nếu
không nói là chính đảng và có những 34 nhân sỉ tên tuổi. (3)
(3) 18 chánh đảng là: – Mặt trận Quốc gia Kháng chiến VN – VN Phục quốc
hội – Thanh niên Quôc dân Xã VN –VN Dân chủ Xã hội – Phong trào tranh
thủ Độc lập VN –Phụ nữ Quốc dân xã VN – VN Cần lao Nhân vị Cách mạng
đảng – Tịnh độ Phật giáo đồ VN – Tổng Liên đoàn Lao công VN – Phong trào
Dân chúng Liên hiệp VN – Phong trào Cách mạng Quốc gia – Tập đoàn Công
dân – Nhóm Tinh thần – Xã hội Công giáo – Thanh niên Dân chủ VN –Cựu
Chiến sĩ Kháng chiến VN – Nghiệp đoàn Ký giả VN – Hội tương trợ Đồng bào
Nghệ Tỉnh /Bình. Rất tiếc là không còn đâu có danh sách 29 nhân sĩ.
Trong số những nhân sĩ nầy tôi quen thân với BS Huỳnh kim Hữu và ông
Huỳnh minh Y, bố vợ anh Huỳnh sanh Thông và anh Dư phước Long và năm ba
nhân sĩ nữa, toàn là người Nam kỳ.
Như thế có thể khẳng định tính cách đại diện bao quát của dân miền Nam.
Dù biết rằng có những đảng chánh trị chỉ có vài ba chục đảng viên và
không có một cây súng trong tay để đánh Pháp và chống CS Việt minh. Tuy
nhiên cũng được cả năm bảy đoàn thể chánh trị có thực lực, nghĩa là có
cả ngàn nếu không nói là mấy chục ngàn đảng viên và có năm bảy ngàn cây
súng. Đó là VN Dân xã đảng Hòa hảo do bí thư Nguyễn bảo Toàn (Nguyễn
giác Ngộ) đại diện, VN Phục quốc hội Cao đài do đại tá Hồ hán Sơn
(Nguyễn thành Phưong) đại diện và Mặt trân Quốc gia Kháng chiến VN do
Nhị Lang (Trình minh Thế) đại diện và Tịnh độ cư sĩ do Đoàn trung Còn
đại diện. Đặc biệt là có những đoàn thể thanh niên, phụ nữ và trí thức.
Nói được là gần toàn dân miền Nam có đại diện chánh thức đến phó hội.
Cũng có vài gương mặt Bắc kỳ di cư, nhưng thiết nghĩ không có đại diện
cho di cư Bắc kỳ vì khi đó Bắc kỳ di cư chưa định cư. .
Ngày 29-04-1955, đúng10 giờ hôi nghị gồm đúng 52 đại diện cho 18 đảng
phái và 34 nhân sĩ khai mạc tại phòng khánh tiết dinh Độc lập. Thủ tướng
NĐD từ trên lầu đi xuống và có mấy lời: Cám ơn và nêu lý do mời đến
hội, để rồi xin rút lui để tất cả hôi viên tự do thảo luận. Nói xong vài
câu Thủ tướng NĐD bỏ lên lầu, không muốn ở lại, e có thể gây ảnh hưởng
thế nầy hay thế nọ.
Hôi nghị bắt đầu làm việc ngay là bầu:
Chủ tọa đoàn: ông Nguyễn bảo Toàn, bí thư Dân xã đảng, Hòa hảo.
Thư ký: ông Phạm việt Tuyền, nhà báo.
Và họ đã nghiêm chỉnh làm việc.
(Sáng ngày hôm đó còn có 3 trái pháo kích BX bắn vào dinh Đôc lập, có một trái nổ ngay đúng lúc Hôi nghị bắt đầu làm việc)
Nhưng đang khi các hội viên yên lặng chăm chú đọc chương trình nghị sự, thì ông Nhi Lang đứng lên tuyên bố:
“Thưa quí vị, tôi được chỉ thị đòan thể chúng tôi là Mặt trận Quôc gia
Kháng chiến VN đến đây gặp quí vị không phải đề nói chuyện về việc Thủ
tuớng NĐD có bổn phận hay không bổn phận thi hành lệnh của Bảo Đại. Mà
là trái lại, tôi xin thẳng thắn đặt vấn đề là đã đến lúc chúng ta cần
trút bỏ quyền hành của ông Quốc trưởng vô dụng kia đi. Là vì ông ta đang
làm một việc trái với nguyên tắc lãnh đạo quốc gia. Thử hỏi, thành phố
Sài Gòn đang có biến, dân chúng đang xôn xao lo sợ, tại sao ông BĐ lại
chọn ngay lúc nầy để bắt buộc Thú tướng phải bỏ nước sang bên Pháp xa
xôi kia, để ‘’tham khảo ý kiến?’’ Tham khảo cái gỉ? Phải chăng đây là
mưu kế để nhắm lật đổ Chánh phủ nầy? Vậy tôi xin tuyên bố dứt khoát, nếu
quí vị bằng lòng thảo luận việc truất phế Bảo đại ngay bây giờ,thì tôi ở
lại. Bằng không, tôi xin phép ra khỏi phòng hội nầy ngay!’’.
Lúc bấy giờ cả cử tọa sửng sốt hay bàng hoàng trước đề nghị quá táo bạo
của Nhi Lang, cũng vừa lúc đại tá Hồ hán Sơn, đại diện tướng Cao đài
Nguyễn thành Phương đứng lên và tuyên bố tiếp:
“Nhân danh Việt Nam Phục Quốc hội, chúng tôi đồng ý với mặt trận Quốc
gia kháng chiến, yêu cầu quí vị đừng bận tâm tới lệnh triệu thỉnh vô lý
của Bảo đại nữa, mà hãy đồng tâm làm một cuộc cách mạng, chấm dứt ngay
vai trò của ông Quốc trưởng BĐ kia đi cho xong. Nếu ý kiến nầy không
được hưởng ứng, tôi cũng xin rút lui ngay tức khắc!’’
Đến đây thì tòan thể cử tọa không còn rụt rè nữa, nhứt là khi chủ tọa
đoàn Nguyễn bảo Toàn cũng đứng lên tuyên bố hoàn toàn ủng hộ sáng kiến
của hai ông Nhị Lang và Hồ hán Sơn, nên đều hoan hô lên, trăm người như
một, có người còn la lên đã đảo Bảo Đại và có người cởi giày ném vào mặt
bức hình BĐ treo cao giữa phòng. Ông Vũ văn Mẫu, một giáo sư Bắc kỳ,
với một nhân sĩ nữa chạy lại cồng kền Nhị lang lên vai và bảo đứng lên
gỡ bức ảnh đi. Ông Nhị lang cực khổ lắm mới hạ đuợc bức ảnh đồ sộ của
Quốc trưởng và ném xuống đất.
Sau mươi phút sôi nổi, ồn ào… hôi nghị ngồi lại để bầu ra một Ủy ban
Cách mạng Quốc gia, gồm 3 nhân vật đầu não là Nguyễn bảo Toàn, Chủ tịch,
Hồ hán Sơn, Phó chủ tich, Nhị lang làm Tổng thư ký.
Với sự đóng góp của nhiều cố vấn, một giờ sau Ủy ban đã thảo xong một bản Kiến nghị.
Và sau khi nghe Chủ tịch Nguyễn bảo Toàn đọc hai lần, tât cả hội viên là 52 người đều chấp nhận và ký tên.
Xong rồi thì các hôi viên yêu cầu Chủ tịch đi lên lầu mời Thủ tướng NĐD xuống để nghe kết quả của nghị hội.
Thủ tuớng NĐD xuống lầu, tất cả mọi người đều đứng lên, ông đứng trước
cử tọa, mặt xẩm xuống, vẻ buồn buồn hơn là lo âu, bầu không khí bỗng
chốc trở nên yên lặng lạ thường…
Chủ tịch Ủy ban vừa cảm động vừa quả quyết đọc lớn cho mọi người đều nghe:
Thay mặt cho toàn thể Hôi nghị, tôi xin trình Thủ tướng kết quả của Hôi nghị là bản Kiến nghị gồm 3 điểm nầy:
Kiến nghị:
1.- Truất phế Quôc trưởng Bảo đại
2.- Giải tán Chánh phủ Ngô đình Diệm
3.- Ủy nhiêm chi sĩ Ngô đình Diệm thành lập chánh phủ mới để trừng trị
bọn phiến loạn Bình xuyên, thu hồi chủ quyền quốc gia, yêu cầu triệt
thoái quân đội viễn chinh Pháp và tổ chức bầu cử quốc dân đại hội.
Làm ngày 29, tháng 04, 1955
Đại diện 18 chánh đảng và đoàn thể cùng 34 nhân sĩ ký tên:
Vừa nghe Truất phế Quốc trưởng BĐ, mọi người đều thấy mặt Thủ tướng đỏ
lên rồi lần lần biến sắc. Ông hoàn toàn bị cú sốc. Nghe xong thấy ông
lặng người, tay nhận lấy bản kiến nghị và cố gắng lấy lại bình tỉnh, hết
sức chẫm rãi trả lời gần như từng chữ một: Xin quí ngài cho tôi… được
có thì giờ… suy nghĩ kỹ… về vấn đề trọng đại nầy! Xin cám ơn quí ngài!
Sau đó các hội viên lần lượt êm lặng đến bắt tay từ giã Thủ tướng, thấy
vẻ mặt ông âu lo rõ ràng…. lúc đó là 5 giờ chiều. Hôi nghị đã kết thúc
và giải tán.
Đến đây thì cuộc Cách mạng kể như là xong và Thủ tướng Diệm bị đặt trước
một sự đã rồi. Vốn Thủ tuớng NĐD chỉ muốn dẫn vào nhà một con tuấn mã
để nhờ giúp qua suối, không dè nhìn lại là một con bạch hổ, ông không
cỡi thì nó sẽ thịt ông, nhưng nếu ông dám leo lên lưng nó, thì chỉ một
cái nhảy vọt nó đưa ông lên tới đĩnh núi cao vời vợi. Thật ra khi đến
giai đoạn nầy Thủ tướng NĐD vẫn còn nghĩ đến một chế độ Quân chủ lập
hiến, chưa nghĩ đến một chế độ Công hòa, cái đó là chắc. Thành ra khi
biết chuyện Truất phế là sự đã rồi, ông không tái mặt làm sao được!
Chiều tối lại, lúc 8 giờ đài phát thanh Sài Gòn đưa tin cho toàn quốc và
Thế giới biết ở miền Nam VN đã xẩy ra cuộc cách mạng Truất phế Quốc
trưởng Bảo đại. Cùng một lúc Ủy ban Cách mạng Quốc gia kêu mời các nhân
sĩ và đồng bào ngày hôm sau đến hội tại tòa Đô chánh Sài Gòn để nghe Ủy
ban thuyết trình về biến cố lịch sử vừa xảy ra.
Và ngày hôm sau, từ sớm các giới nhân sĩ, các đại diện các chánh đảng,
thanh niên sinh viên phụ nữ, báo chí.. phấn khởi tụ tập đầy nghẹt phòng
khánh tiết tòa Đô chánh Sài Gòn. Ông Nguyễn bảo Toàn, Hồ hán Sơn và Nhị
lang thuyết trình về Cuôc Cách mạng Truất phế BĐ ngày hôm trươc, tất cả
cử tọa đều nhiệt liệt hoan hô, triệt để ủng hộ. Và thêm một màn hạ bệ
Bảo Đại một lần nữa, có người bắt thang leo lên gỡ bức ảnh to tướng hình
Quốc trưởng BĐ treo trước cửa tòa nhà và ném xuống đất, rồi có những
thanh niên nhảy lên dậm đạp cho nát bét (Tôi đã chứng kiến màn hạ bệ do
anh bạn ĐTC điều khiển). Đang khi đó ba tướng Nguyễn giác Ngộ (Hòa hảo),
Nguyển thành Phuơng (Cao đài) và Trịnh minh Thế (Mặt trận Quốc gia
Kháng chiến) được Ủy ban Cách mạng giới thiệu, đứng ra trình diện để
công chúng hoan hô, như là những anh hùng đã tạo ra thời thế. Và chúng
tôi đã nghĩ vậy, vì sau lưng của Ủy ban Cách mạng đã có ba tướng nầy cho
ý kiến, nếu không nói là cho chỉ thị, nên ba ông đại diện Nguyển bảo
Toàn, Hồ hán Sơn và Nhị Lang đã hành động, đã lên tiếng hết sức đồng
nhịp với nhau (synchronized) và nhờ vậy mà lôi kéo tất cả Hội nghị một
cách dễ dàng, nhứt là khi các thành phần hôi nghị đã sẵn có tiềm thức
phản hoàng rồi.(5)
(5) Vốn cái ý phức phản hoàng nầy có trong Nam từ thời vua Tự Đức tức là
gần cuối thế kỷ 19 khi vua Tự Đức nhượng cho Thực dân Pháp 3 tỉnh miền
Đông, rồi 3 tình miền Tây Nam kỳ lục tỉnh một cách dễ dàng quá. Rồi đến
khi phong trào Kháng Pháp trong Nam, như của Thủ khoa Huân, của Trương
công Định, của Thiện hộ Dương, của Cố quản Trần văn Thành… lại bị triều
đình nhà Nguyễn bỏ rơi gần như hoàn toàn. Đề rồi qua đầu thế kỷ 20,
phong trào Tây học, như các nhà cách mạng Đệ tứ Nguyễn an Ninh, Nguyễn
văn Nguyễn, Tạ thu Thâu, Hồ hữu Tường và nhứt là Phan chu Trinh đã gieo
rắc trong Nam nhứt là trong giới trí thức ý thức phản hoàng hay Cộng
hòa. Ngoài ra chế độ thuộc địa Pháp là chế độ thuộc địa có văn hóa cộng
hòa hơn là quân chủ, cho dù nó phát xuất từ thời Napoleon III.…
Đến đây thì cuộc Cách mạng đã được chánh thức hóa bằng một văn kiện có
rất nhiều chữ ký rất nặng giá vì đại diện cho nhiều đoàn thể chánh trị
hay quần chúng và công khai hóa bằng đài phát thanh, bằng sự xác nhận
trước công chúng của thủ đô Sài Gòn/ Chợ lớn. Như thế phải nhìn nhận là
cuộc Cach mạng nầy đã thành tựu một cách tuyệt đối rồi. (Period, Point
final). Và theo tôi cuộc Cách mạng nầy là biến cố lịch sử quan trọng
nhứt từ ngày Việt Minh cướp chánh quyền trên tay Chánh phủ Bảo đại/ Trần
trọng Kim tại Sài Gòn ngày 23-08-45 (ở Hà nội là ngày 19 tháng 8, 1945)
10 năm truớc, vì nó có tính cách quyết định, dù chỉ là đập đổ, san
bằng. Nhưng muốn xây dựng cái gì thì phải đập đổ và san bằng trước cái
đã. Đó là một lẽ tất nhiên. Còn chuyện xây dựng là chuyện của hồi sau.
Cuôc Cách mạng Truất phế Quốc trưởng Bảo đại nầy là tác động của dân
miền Nam nói chung, trong đó quần chúng Nam kỳ lục tỉnh qua các đại diện
của họ đã đóng một vai trò chủ động, không ai có thể chối cải điều đó.
Dù là tiêu cực hay là đập đổ và san bằng, nhưng tích cực là nó đã dọn
đường cho sự hình thành ra Đệ nhứt Công hòa, vì ngay lúc đó chính Thủ
tướng NĐD còn nghĩ tới chế độ Quân chủ lập hiến.. Nhưng tai hại vô cùng,
chỉ năm năm sau cũng chính quần chúng Nam kỳ lục tỉnh (không quơ đũa cả
nắm) qua Mặt trận Giải phóng Miền nam đã đóng một vai trò qua ư quan
trọng, dù không phải là chủ động đã khởi sự tàn phá, không phải chì Đệ
nhứt CH mà cả Đệ nhị CH nữa. Sau 15 năm dọn đường, đúng hơn là làm cổ
sẵn cho CS Miền Bắc thôn tính hoàn toàn, đúng hơn là thuộc địa hóa miền
Nam, cho đến bao giờ? Truất phế BĐ là một tác động Cách mạng sáng suốt
hợp tình hợp lý bao nhiêu, thì tác động gọi là Mặt trận Giải phóng miền
Nam, là một cái sai lầm ghê gớm, nếu không nói là ngu xuẫn tày đình bấy
nhiêu, như lịch sử 34 năm qua đã chứng minh quá hùng hồn, vì hệ lụy tai
hại vô cùng, cho quyền lợi, cho cả quyền làm người của dân miền Nam nói
chung và dân Nam kỳ lục tỉnh nói riêng.. Tuy nhiên, tôi còn hy vọng, dù
mong manh đi nữa, sẽ có ngày quần chúng miền Nam nói chung và Nam ky lục
tỉnh nói riệng sẽ đứng lên làm một cuốc Cách mạng nữa. Và lần nầy là
một cuộc Cách mạng vô cùng thiết yếu cho sự sống còn của cả một dân tộc
VN, không riêng gì cho miền Nam hay Nam kỳ lục tỉnh. Đó là sứ mạng của
lịch sử giao phó cho dân miền Nam, không riêng gì người trong nước hay ở
hải ngoại.
(Ơ đây cũng nên nhắc lại những biến cố rất quan trọng sau đây, nhưng tôi
kể là bên lề vì nó không có tính cách quyệt định, nó như là mấy màn của
một tấn bi hài kịch lịch sử mà các diển viên, từ những tên lưu manh
hạng nặng, những nhà ngoại giao ngu ngơ, cho đến những chánh trị gia lổi
lạc phi thường, những anh hùng rất thông minh và can trường… mà vai nào
cũng đặc sắc cả, đặc sắc ở đây không có nghĩa là vai trò nào cũng tốt
đẹp đáng vỗ tay.
Đầu tiên là chuyện của một ông tướng Nguyễn văn Vỹ, tư lênh Ngự lâm
quân, Đà Lạt, được Quốc trưởng BĐ bổ nhiệm ngày 28, tháng 04 – cùng một
lúc triệu Thủ tướng Diệm và Tổng Tham mưu Lê văn Tỵ qua Pháp – làm Tổng
tham mưu quân đội Quôc gia VN thay thế tướng Hinh được toàn quyền hành
động. Được bổ nhiệm xong, tướng Vỹ vội kéo Ngự lâm quân về ngay Tổng
tham mưu bắt tướng Tỵ, kéo vào dinh Gia long toan lật đổ chánh phủ NĐD.
Lúc đó là 6 giờ chiều. Nhưng ngẫu nhiên Ủy ban Cách mạng, sau khi trình
diện ở tòa Đô chánh đã đổi tên là Hội Đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia
kéo nhau vào dinh Độc lập và một lần nữa Nhị lang lại là người táo bạo
nhứt dám dùng một khẩu súng tay (chưa chắc đã lên đạn), bắt tướng Vỹ
phải đưa tay lên đầu hàng, nghĩa là cuộc phản đảo chánh cùa tướng Vỹ
bỗng chốc hóa ra mây khói.. Đến đây đúng là trò hề, vì mới năm phút
trước tướng Vỹ áp lực Thủ tuớng NĐD từ chức, bây giờ ông phải nhờ Thủ
trướng che chở cho ông khỏi mất mạng. Để rồi đầu hàng Cách mạng, ký cả
hai tay giấy cam kết trở lại hợp tác với Thủ tướng. Nhưng hai ba giờ sau
lại phản phé, muốn lật ngược lại thế cờ. Song đến chừng đó thì không
còn một ma nào coi ông có chút gì nghiêm chỉnh cả, nên mọi người đều bỏ
rơi ông, bắt buộc ông phải cuốn gói rút quân chạy về Đà lat, lúc đó đã 3
giờ sáng.
Chuyên thứ hai là chuyện của một ông đặc sứ Collins của TT Eisenhower.
Sau khi không chinh phục được Thủ tuớng Diệm theo đề nghị ngu ngơ cải tổ
chánh phủ của mình, ông tự cho mình bị khinh bạc, mất mặt với bạn bè
chi binh, biết đâu lại không có miệng lưỡi của một mụ đàn bà xúi bậy
vào…ông vội bỏ VN trở về Mỹ chính hai ngày trước khi BX khởi chiến. Ông
về Mỹ ráo riết vận động với Quốc hội, với bộ Ngoại giao, với hội đồng An
ninh Quồc gia và triệt để khai thác tình tự bạn chi binh với chính TT
Eisewhower. Sau 5 ngày vận động không ngừng nghỉ, ông thành công: TT
Eisenhower gửi tối hậu thư tuyên bố “Diệm must go’’ để ông Đặc sứ mang
về Sài Gòn, phổ biến cho các đảng phái liên hệ, cũng có thể như là món
quà đáng giá triệu đô cho bạn chi binh của ông là tướng Ely và nhứt là
cho Bảy Viễn.
Nhưng không ai dè, chính trong thời gian ông ở Mỹ thủ tướng NDD đã ký
sắc lệnh mở chiến dịch Hoàng Diệu do đại tá Duơng văn Minh làm tư lệnh,
để phản công Bình Xuyên và ngày một ngày hai quân đội Quốc gia VN đã
đánh bật hai trung đoàn BX ra khỏi địa bàn Sài Gòn/Chợ lớn, tàn quân BX
rút chạy vào Rừng Sát, hoàn toàn tan rã và chiến dịch đã kết thúc trong
vòng mươi ngày và ngày mùng 8 tháng 5 đại tá Dương văn Minh kéo quân
khải hoàn về. Quân đội Quốc gia tổn thất vài mươi sinh mạng. Chẳng may
lại mất một tướng tài, cũng là một nhà chánh trị đầy hứa hẹn. Sáng ngày
02-05-1955 tướng Trinh minh Thế kéo quân qua cầu Tân thuận để truy kich
quân binh BX, một người lính Pháp trong tàn quân BX bắn sẻ từ bên kia
cầu, tướng Thế chết ngay trên “command car’’. (Sau nầy người Pháp có bắn
tin là đã trả được thù cho tướng Chanson và Thái lập Thành, tay chơn
của Pháp, vì hai nhân vật nầy đã bị quân của tuớng Thế ám sát chết ở
Sadec năm bảy năm trước.)
Sau khi thành công xoay chuyển Wahington hơn 180 độ, tướng Collins hớn
hở bay về VN. Trên con đường bay về Sài Gòn thì Washington được tin thủ
tướng NĐD với quân đội Quốc gia trung thành, như vũ như bão phản công BX
mà chiến thắng ở trong tầm tay của Thủ tướng rõ ràng. Đánh BX để chứng
minh Thủ tướng có đủ bản lãnh và tài ba để ổn định tình thế, bất chấp
những mưu mô lươn lẹo của thực dân Pháp và cố chấp ngu ngơ của tướng
Collins. Cho nên Washington lập tức phải trở lại ủng hộ thủ tướng NĐD
còn hơn trước (statu quo ante) và đã vội vả đánh một diện văn khác để
thủ tiêu bức thơ của Collins đang cầm tay. Cho nên khi ông Đặc sứ vừa
xuống phi trường TSN thì cũng vừa lúc một nhân viên tòa đại sứ chạy đến
trình cho ông một diện văn hỏa tốc. Ông phải mở ra xem liền, tôi không
thấy gương mặt của ông đặc sứ Collins lúc bấy giờ, nhưng tôi chắc là ông
phải đổ mồ hôi hột, dù trời Sài Gòn tháng 5 không nóng lắm, nhưng có
thể ông cảm tưởng là đã tới tháng 8 rồi! Tôi nghiệp cho ông Đặc sứ, quá
nhiều ego (tự ái), làm mất sáng suốt!)
Đến đây thì phải nhìn nhận là trên thực tế chế độ quân chủ của nhà
Nguyễn với 13 triều đại (1802-1954) đã thật sự cáo chung, sau một thời
gian 9 năm (1945-1954) hấp hối. Vốn độc lập của VN do quân đội Nhựt ban
cho (09-03-1045) , không do tranh đấu, do hi sinh mà được, tất nhiên
không giá trị bao nhiêu, nên Nguyên thủ quốc gia phung phí một cách vô ý
thức là phải.Tuy nhiên trong mấy tháng độc lập quốc gia (09-03 đến
24-08-1945), chánh phủ Trần trọng Kim cũng làm được một việc cho quốc
dân là Cải tổ hệ thống giáo dục quốc gia theo định hướng dân tộc. Nhưng
cùng một lúc làm một việc vô cùng tai hại cho quốc dân nhứt là ở miền
Nam kỳ lục tỉnh. Vốn ngày 02-05-1945, Hoàng đế Bảo đại đã ký sắc luật
phóng thích tất cả tù nhân chánh trị, mà trong đó 90% là cán bộ CS, bị
Pháp giam giữ ở Côn đão từ phong trào Soviết-Nghệ tỉnh (1929-30) và cuộc
nổi dậy trong Nam (1939-1940) của Đệ tam Quôc tế, mà tổng số lên đến
trên 10,000. Nhờ đó mà ngày một ngày hai (tháng 6, tháng 7, 1945) cả mấy
ngàn cán bộ CS, (trong đó có Lê Duẫn, Tôn đức Thắng, Phạm Hùng, Lê văn
Lương…toàn là cán bộ cao cấp), sau nhiều năm tôi luyện vừa lý thuyết vừa
kỹ thuật hành động được đón tiếp nhiệt liệt trở về Cấn thơ, Sóc trăng,
Trà vinh…để rồi làm ung thúi chánh trường miến Nam, đưa VM nắm lấy thế
thuợng phong, đàn áp các Giáo phái, giết hại các nhà ái quốc chân chính,
cướp lấy chánh nghĩa quốc gia, thầu công cuộc kháng Pháp cho đến Điện
biên phủ, tháng 5, 1954.
4.- Cương vị thứ tư là một cương vị hỗn hợp.
Khi tôi vừa điều khiển VHD, các trường BKBD và Hội Văn hóa Bình dân, với
chức vụ Bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt, tôi đã trở thành một cố vấn đa
dạng (tiện tệ, văn hoá và an ninh) của Thủ tướng NĐD. Ơ đây tôi không
nói tôi đã làm nhửng gì, tôi chỉ nói đến những gì tôi thấy tôi nghe,
cũng là chứng nhân cho những biến cố lịch sử kể ra sau đây.
Thật ra từ đây vai trò của CLNVCM đảng càng ngày càng trở nên quan trọng
và rõ ràng hơn. Nói đến Cần lao trong giai đọan nầy, ngoài lý thuyết
Nhân vị, không phải chỉ là những thành viên đầu não của nó là Ngô đình
Nhu, Trần quôc Bửu, Trấn chánh Thành, Trần trung Dung… , và trong chừng
mực hạn hẹp của nó là Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt, (thành lập từ đầu tháng
04, 1955 và giải tán đầu năm 1958), mà còn phải kể những đoàn thế do Cần
lao lãnh đạo, như Tập đòan Công dân, Phong trào Cách mạng Quốc giai…
Tất cả đều nhìn nhận Thủ tướng sau là Tổng thống NĐD làm lãnh tụ tối
cao, biểu tượng cho chính nghĩa Quốc gia hay Dân tộc, chống lại HCM,
biểu tượng cho chủ nghĩa Quôc tế Mac-lêninit (4)
(4) (Cũng lạ là trong những cuộc khủng hoảng vừa kể trên những người cận
kề bên ông Diệm nhứt toàn là người Trung hay người Bắc, chỉ có một mình
tôi là người Nam, mà cuôc Cách mạng Truất phế BĐ lại hoàn toàn là do
tác động của người miền Nam. Có phải vì thế mà thủ tướng Diệm phải suy
nghĩ cả 2 tháng mới khởi sự hành động một cách dứt khoát với BĐ.)
Và thành tích cụ thể và rực rỡ nhứt cùa CL, là cuộc Trưng cầu Dân ý, kéo
theo là Quốc hội lập hiến với Hiến pháp 1956 của nó, cũng là cái ID
(lai lịch) của Đệ nhứt Công hòa của miến Nam (1956-1963).
a.- Trưng cầu dân ý.
Ngày 22 tháng 10, thủ tuớng NĐD qua hệ thống truyền thanh đã kêu gọi
quốc dân ngày hôm sau nên dùng cái quyền tự do của mình, cũng là nhiệm
vụ của người công dân, phải đi đầu phiếu để chọn lưa giữa Quốc trưởng BĐ
và ông, tức là chọn một thể chế Quân chủ hay Cộng hòa.
Và ngày 23 tháng 10, 1954 quốc dân miền Nam đã nhiệt liệt huởng ứng lời
kêu gọi của Thủ tướng NĐD, náo nức kéo nhau đi đầu phiếu và kết quả hết
sức tốt đẹp cho thủ tướngNĐD:
5,838,907 cử tri đi bầu.
5.721.735 lá phiếu Truất phế Quôc trưởng BĐ và bầu NĐD lên thay thế, như là Quốc trưởng VN.
Như thế Thủ tướng NĐD thu về cho mình gần 98% số phiếu đi bầu. Thật ra
thì Thủ tướng Diệm không cần đến một phân xuất cao đến thế. Vì ai ai
cũng đinh ninh ông thắng và thắng lớn.
(Ai nói gì thì nói theo tôi kết quả hay những con số nầy hoàn toàn trung
thực với ý người dân, nếu có một hai thùng phiếu không hợp lệ vì nhân
viên chánh quyền quá sốt sắng đến chỗ ngu xuẩn, thì chỉ là một con số
quá nhỏ, không đáng kể.)
Như thế Quốc dân miền Nam muốn chấm dứt chế độ Quân chủ và ủy nhiện cho
ông NĐD nhiệm vụ thiết lập chế độ Công hòa dân chủ. Cho nên cách nầy hay
cách nọ Truất phế Quốc trưởng BĐ như là mẹ đẻ ra các Biến cố lịch sử kế
tiếp, như là một quá trình tiến hóa chánh trị bất di bất dịch của lịch
sử.
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng NĐD tuyến bố Hiến chương tạm thời,
theo đó từ rày VN là một nước Cộng hòa, người lãnh đạo là Quốc trưởng
kiêm luôn chức Thủ tướng, tức là Tổng thống nước Việt nam Cộng hòa.
Đến đây thì uy tín của Thủ tướng lên đến tuyệt đỉnh, trong nuớc cũng như
trên thế giới, vì tuyệt đại đa số Quốc dân ủng hộ ông. Nhờ đó mà ộng
giải quyết tất cả các vấn đề tồn kho với Pháp để hoàn thành độc lập Quốc
gia trọn vẹn: a) Pháp phải giao trả lại cho VN hoàn toàn chủ quyền tiền
tệ tài chánh (VN không còn phải ở trong khu vực đồng quan Pháp nữa), b)
chủ quyền Ngoại giao (Cao ủy Pháp được giải tán, từ rày tướng Ely chi
là một đại sứ, bộ Ngoai giao VN giao thiệp thẳng với bộ Ngoại giao Pháp)
và c)chủ quyền Quốc phòng, quân đội Pháp lục tục rút quân cho hết trong
vòng 6 tháng-
b-Xây dựng chế độ Công hòa.
Ngày 23-01-56 Thủ tướng ký nghị định tổ chức bầu Quôc hội lập hiến.
Ngày 04-03-56, Quốc dân miền Nam nhiệt liệt hứng khởi đi đầu phiếu, bầu 123 dân biểu cho Quốc hội Lập hiến.
Ngày 26-10-56 tân Hiến pháp được công bố.
Nước Việt nam Cộng hòa ra đời, Thủ tướng NĐD được xác nhận là Nguyên thủ
Quốc gia, dưới danh xưng là Tổng thống, kiêm chức vụ Thủ tướng, với 2
nhiệm kỳ là tối đa, mỗi nhiệm kỳ là năm năm.
Kết luận.
Hiến pháp 1956 hay là ID của Đệ nhứt Cộng hòa ở miến Nam.
Thử tìm hiểu cái ID nầy xem. Như trên đã nói, từ ngày Hội nghị các chính
đảng và các nhân sĩ miền Nam đã làm Cách mạng Truất phế Quốc trưởng BĐ
(ngày 29-04-1954), vai trò của CLNVCM đảng càng ngày trở nên hết sức
quan trọng, với chủ thuyết Nhân vị cũng như với tổ chức nhân sự của nó.
Ảnh hưởng của nó trên những biến cố chánh trị đưa đến kết quả là Hiến
pháp VN Cộng hòa 1956 đều luôn luôn có tính cánh quyệt định nếu không
nói là chủ động. Và cây nào sanh ra trái nấy là một lẽ tất nhiên.
Ngay trong trang đầu của Hiến pháp có hai từ ngữ Duy linh và Nhân vị.
Thiết nghĩ hai từ ngữ nầy cũng đủ để giái thích tất cả bản chất của một
Hiến pháp như là bản luật tối cao của một nước, của một Quốc gia hoàn
toàn độc lập. Nhưng nội dung với những điều khoản của nó không khác mấy
với những Hiến pháp các nước khác, kể cả nước CS, như là định đoạt chủ
quyền thuộc về toàn dân, định đọat nhiệm vụ và bảo đảm quyền lợi của
nguời dân với đầy đủ những quyền tự do của nó, tự do đi lại, cư ngụ, tự
do tư tưởng, tư do ngôn luận, tư do tín nguởng., đủ thứ tự do….
Nhưng lại khác với các hiến pháp khác và hoàn toàn trái ngược với hiến
pháp của CHXHCN ở chỗ thi hành hay áp dụng, mà phương châm hành động là
Chủ thuyết của Hiến pháp.
Muốn hiểu lập luận nói trên thì nên so sánh Hiến pháp của nước Việt nam
Cộng hòa của miền Nam dân chủ và Hiến pháp của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
của miền Bắc CS. Nếu hai chữ Duy linh và Nhân vị đã đủ để giải thích
bản chất của Hiến pháp VN Công hòa, thì hai từ ngữ Duy vật (Xã hội Chũ
nghĩa) và Đảng ngay trang đầu Hiến Pháp CHXHCN cũng quá đủ để giải thích
bản chất của Hiến pháp nầy.
Vốn chủ thuyết Duy linh Nhân vị là một lý thuyết lấy Chân lý lịch sử,
lấy Sự thật khoa học làm căn bản để giải thích mọi diễn tiến của xã hội
con người, cũng như nhận định con nguời (Nhân vị) như là một giá trị
tuyệt đối, ngang hàng với trời đất, tức nhiên Nhân vị của con người
thành ra mực thước đo lường các giá trị khác. Tuy nhiên Nhân vị còn phải
có trách nhiệm với cộng đồng, để đưa cộng đồng cùng đồng tiến. (Ba ngôi
sao biểu hiệu của CLNVCM đảng có nghĩa là nhân vị, cộng đồng và đồng
tiến).
Hiến pháp Đê nhứt CH đã bảo đảm cho Quốc dân miền Nam được nhiều năm hết
sức an lạc: Kinh tế phát triển tốt đẹp dù phải nhận thêm gần 1 triệu di
cư chạy giặc CS từ miền Bắc, Xã hội được an bình, an sinh xã hội được
bảo đảm, Giáo dục được tổ chức có qui củ theo định hướng duy linh truyền
thống dân tộc. vừa tiến bộ theo trào lưu khoa học của nhân loại, Văn
học được nẩy nở tưng bừng…
Đang khi đó thì thuyết duy vật sử quan của CS lại lấy ảo tưởng (thiên
đàng XHCN) tức là sai lầm, cũng là gian dối , làm cứu cánh tối hậu cho
xã hội, để rồi lấy Đảng làm con đuờng hay Đạo để đưa tới cứu cánh. Tức
nhiên Đảng hay Đạo thành ra mực thuớc đo lường Đạo đức của con người, mà
người CS gọi là Đạo đức Cách mạng. Cho nên tất cả những hành vi, nhửng
hoạt đông của con nguời, từ tiêu thụ đến sản xuất, từ giết nguời cướp
của, từ đánh đĩ hảm hiếp, tham nhủng gian lận…đến cả tố khổ cha mẹ, phản
bội bạn bè anh em….đến cả bán trăm ngàn đàn bà con gái trẻ con, bán
nước, bán biển, miển sao có lợi cho Đảng, miển sao củng cố được quyền
lực của Đảng, tất cả, tất cả đều là Đạo đức Cách mạng, đúng theo tư
tường của HCM..
Cho nên Hiến pháp của CHXHCN, một bản luật tối cao của một nước hóa ra
một dụng cụ để phụng sự Đảng hơn là quốc dân, nếu có sự đối chọi giữa
quyền lợi của Quốc dân và quyền lực của Đáng thì bắt buộc Hiến pháp phải
luôn luôn đứng về phía của Đảng, bất chấp đến tất cả những tiêu chuẩn
công lý, công bằng, phong hóa cao thấp lớn nhỏ hết. Kinh nghiệm điển
hình là những vi phạm hiến pháp trắng trợn của Nhà nước như đàn áp tự do
ngôn luận, tư do tư tuởng, tự do tin nguỡng…luôn luôn được Tòa án chấp
nhận một cách dứt khoát như là hợp Hiến, hợp pháp, như là lẽ phải. Như
thế việc chống án là một việc illogic, một việc vô lý, không phải lẽ.
Kết quả tối hậu là một xã hội, một nước chỉ gồm có hai thành phần: Đảng
thành là Thiên chúa tối cao và Quốc dân thành ra tín hữu hèn hạ bất đắc
dĩ, cũng gọi là nô lệ. Tất cả tài sản hữu hình (đất đai, nhà cửa, cơ
xưởng…) và vô hình (trí thức nếu có, dư luận, cả tôn giáo…) lân lần trở
thành sở hữu của Đảng.
Hiến pháp của Việt nam Cộng hòa đã trở thành một thế lực bảo đảm sự phát
triển xã hội của miền Nam trong cả hai thập niên (1955-1975), dù Hiến
pháp của Đệ nhứt Cộng hòa sau 02-11-63 có bị thay đổi đi nữa thì tinh
thần của nó vẫn còn tồn tại, chẳng những trong Hiến pháp Đệ nhị Cộng
hòa, mà còn dan díu bỏ chạy theo cả triệu thuyền nhân, để rồi thấm nhuần
vào tâm hồn của Công đồng người Việt hải ngoại tản mát năm châu bốn bể.
TT Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu.
Trên kia tôi có nói đến những biến cố lịch sử đã dọn đường cho sự xuất
hiện và thành hình VN Đệ nhứt Cộng hòa, với một ID có bản chất nhân bản
rõ ràng. Đó là một diễn tiến chánh trị, đầy gian truân, đầy nghiệt ngã,
đúng là một trường hợp mang nặng, rất nặng, đẻ đau và rất đau.
Qua diển tiến của lịch sử, không cần dài dòng, sau những sự kiện hết sức
phức tạp ghi trên, quí vị cũng nhận thấy ngay hình ảnh khi ẩn khi hiện,
nhưng luôn luôn bất khuất của một người Anh và của một người Em. Và Anh
Em Họ phải tài ba thế nào, phải dũng cảm kiên trì làm sao, mới khắc
phục bao nhiêu trở ngại khó khăn tày đình,mới phá vở bao nhiêu mưu đồ
bát quái, để sau cùng sản sinh ra được một đứa con tinh thần ưu tú, khỏe
mạnh, đến thế nào mà xã hội VN của chúng ta mới có được những năm tháng
(1956-1963) độc lập, tự đo và hạnh phúc. Tất nhiên không hoàn hảo vì
giặc ngoài và nhứt là giặc trong… nhưng vẫn còn để lại được cho dân tộc,
không riêng gì ở miền Nam mà còn cho cả nước, một legacy, một di sản
chánh tri (độc lập & tư do), văn hóa ( chân lý & phóng khoáng),
kinh tế (nhân bàn & công binh). Cái legacy nầy đã nảy sinh ra một
cái tinh thần với bản chất quốc gia hay dân tộc, mà người viết có kỳ
vọng sẽ là động lực bất khuất để đoàn kết và làm Cách mạng lật đổ một
chế độ có bản chất hoàn toàn gian dối và sắt máu Mác-lêninit.
Hôm nay là ngày mùng 8, tháng 11. mới tuần trước đây, hội ‘’Ái hữu người
Việt Quôc gia Hải ngoại’’ đã tổ chức Lễ giỗ cho hai người Anh Em, TT
Ngô đình Diệm và cố vấn Ngô đình Nhu và quan trọng hơn nữa: Trên 30 Hội
đoàn, Đoàn thể đã tập hợp hành lễ Truy điệu hai người Anh Em tại công
viên Tự do, Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster. Trong các
sách tôi viết về cái chết của hai nguời Anh Em nầy, luôn luôn tôi có
câu kết sau đây: Thương cho Tổng thống Ngô đình Diệm và tiếc cho ông Ngô
đình Nhu!
Hôm nay tôi xin lập lại! Thuơng ở đây là thuơng khóc, khóc cho một con
nguời đầy đức độ, ái quốc mãnh liệt, cả đời tranh đấu, kiên trì tranh
thủ cho Độc lập Quốc gia, cho Tự do Dân tôc, cho Hạnh phúc Đồng bào.,
đúng là một vị Anh hùng dân tôc, một vĩ nhân của đất nước! Tiếc là
thuơng tiếc, thuơng tiếc cho một đầu óc uyên thâm, cho một hòai bảo rộng
lớn, cho một viễn kiến cao sâu…mà trong dòng lịch sử, dân tộc VN đã sản
sinh ra, nhưng được mấy người, thử hỏi?
Tôi được may mắn và danh dự gần gũi với hai người Anh Em nhiều tháng
nhiều năm, từ những lúc gian truân trầy trật. Trước tòa án xét xử của
lịch sử, là nhân chứng trong nhiều nhân chứng cho hai người Anh Em, tôi
tự cho mình luôn luôn trung thực.
Thành thật cám ơn tất cả quí vị!
Westminster, ngày 08-11-2009Huỳnh văn Lang
No comments:
Post a Comment