THI CA
TÌNH ĐIÊN 3
Đi vào giấc mơ yêu em
Thân thể căng phồng như thời mới lớn
Đi vào con đường
tình yêu chim hót
hoa cười
Gìa rồi phải
giư nết
Không quậy phá lung tung
Như hương hoa thoang thoảng
của đóa quỳnh giữa đêm
Dù tình yêu trong mơ
Đừng để con cháu ngạo
Anh làm thơ yêu em như người sắp đuối nước
Đap quẫy tìm phao cứu sinh
Thơ cứu anh thoát cơn mê sảng
Cơn mê sảng hôn em
Cơn mê sảng tuổi trẻ
Ôi tuổi già bất lực
Nhờ có thơ chấp cánh về với em cõi mộng
Nhờ có thơ chấp cánh anh có em trong giấc mơ
Và tình yêu cứu anh đươc yêu em đời đời
Ta còn sống ta còn ta trong nhau
Vương Tân
TRẦN DUYÊN TƯỞNG
Từng ăn cơm nhà bàn
bò hỏa lưc hát ngao
ra trận băn bổng nhiều hơn bắn thẳng
hết chiến tranh về làm nhà thơ tỉnh lẻ
bệnh hiểm nghèo mới hơn sáu mươi
đã thành người thiên cổ để lại đời những bài thơ bất hủ
và những tiếc thương sững sờ
Vương Tân
PHƯỢNG TÍM[ Dư Thị Diểm Buồn]
PHƯỢNG TÍM
DTDB
Anh đến thăm tặng chậu cây xanh lá
Vườn nhà em đất tốt nắng hồng tươi
Cây lớn theo tuổi ngọc thắm hương đời
Đâm chồi, nẫy lộc... tím trời hoa nở
Bông trinh nữ vốn thẹn thùng mắc cở
Đổ quyên, bích hợp, dạ lý... đài trang
Hồng nhung, thủy tiên... lộng lẫy cao sang
Đạm đạm dã lan, trúc đào, nguyệt quới...
Gió xuân ướp lá cành xanh phơi phới
Nắng ban mai chấp chóa vén màng sương
Phượng nở hoa tim tím, tím khu vườn
Trưa hạ tím, tím hoàng hôn buông xuống
Màu phượng tím lung linh tơ nắng muộn
Thướt tha bay tà áo tím trường tan...
Tím nhạt phai vương giả thủy cúc vàng
Nàng Phượng Tím trang đài sang bến lạ...
Trong thương yêu Phượng Tím hồng đôi má
Tím vườn ai để sáng nhớ chiều thương...
Dõi bước chinh nhân trên khắp chiến trường...
Bồng con thơ, tím sầu thương chất ngất...
Tâm tư hắt hiu tím không tròn giấc...
Bởi chàng vai quằn nợ nước, tình non...
Thời gian qua mau, Phượng Tím héo hon...
Tím rưng rưng, tím ưu buồn muôn thuở...
Vĩnh viễn chàng đi! Đớn đau tim vỡ!
Nấm mộ buồn, gốc phượng tím ngày xưa!
Khắc khoải, sầu thương... nói mấy cho vừa
Tím nghẹn ngào trong cô đơn thầm kín...
Mây lang thang về phương trời vô định!
Gió chuyển mùa mưa tím, tím bâng khuâng
Ánh hồng lên khoe tím sắc hoa xuân...
Ve gọi hè phượng tím buồn ấp ủ...
Hạ Ca-li, phượng tím trời viễn xứ
Hoài niệm xưa, tím hồi ức thương thương!
Phượng Tím ơi, kiếp số khéo đoạn trường!
Dãi khăn sô phủ nửa đời PhượngTtím...
Cố hương xa vời biết bao kỷ niệm...
Kiếp nhân sinh vốn sầu muộn man man
Buồn mông mênh Phượng Tím lệ ngấn hàng!
Lòng se thắt tím sầu thương tím nhớ...
Nửa đêm trở giấc nghẹn ngào nức nở
Lời thề năm nao phượng tím chiều hôm
Bầu trời quê hương đã nhuộm tím buồn
Tím ngày xưa ơi, tím thương tím nhớ...
Trong tuyển tập truyện ngắn “Phượng Tím” 2014
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Email: dtdbuon@hotmail.com
DT: (530)822 5622
BA MƯƠI THÁNG TƯ” LÀM SAO QUÊN?
DTDB
Ba Mươi Tháng Tư! Làm sao quên được?
Là ngày Quốc Hận, đau khổ dấy lên...
Ngày dân tộc Việt bị Cộng cướp nước
Ai gây tang tóc... Phải trả, phải đền...
Hai mươi tháng tư! Dưỡng thương cả tháng...
Trong trận sống còn quyết thủ Bình Long
Thương thế đớn đau, sức mòn, lực cạn...
Nhưng đau nào hơn xao xác cõi lòng!
Hai mốt tháng tư/ Đưa con về ngoại
Vì đêm từng đêm Cộng pháo đạn vào
Tường ngả, nhà nghiêng... lòng dân sợ hãi
Lo buồn nghĩ ngợi, biết phải tính sao...
Nhìn nắng nhạt nhòa nghe lòng hiu quạnh
Mây trắng thẩn thờ từng cụm bay xa
Dăm con chim trời xoải dài đôi cánh
Chuông chùa rời rạc trầm bổng thiết tha
Hăm hai tháng Tư/ Lòng người náo loạn
Có tiền gạo, cá, thịt... trử trong nhà
Nghèo thì bươn chải tìm phương tính toán
Gạo sấy, cơm khô... nguyện khổ sớm qua
Hai ba tháng tư/ Người rủ ra biển
Bởi tình đồng đội, chút nghĩa bạn hiền...
Vết thương chưa lành... dễ bị cảm nhiễm
Nếu thuốc men thiếu, sẽ khổ triền miên...
Ngậm ngùi thố lộ thay lời từ chối
Bởi chí người trai, nợ nước, tình nhà...
Dạ muốn đi, lòng vấn vương tiếc nuối!
Bước xuống thuyền, sẽ vĩnh viễn chia xa!
Hai bốn tháng Tư/ Nhiều nơi bỏ ngỏ...
Ghét tủi phận mình... thầm trách cao xanh!
Miền Trung, miền Nam, Sài Gòn... ta đó
Người đi lánh nạn... kẻ bỏ thị thành...
Pháo đạn ầm đùng... khi màn đen xuống
Hai lăm tháng tư/ Vắng bóng trực thăng
Lợi dụng đêm về ánh trăng chiếu muộn...
Thành phố rung rinh... giặc muốn san bằng
Hai sáu, hai bảy/ Bàn giao Chánh phủ...
Trời quang mây tạnh... phút chốc mưa rơi
Mưa rạc mưa rào, mưa như thác lũ...
Trăn trở hồn ai giông bão tơi bời!...
“Ông lớn” lên đài kêu gọi tử thủ...
Hôm sau “ông lớn” vứt mũ chạy làng
Còn “ông lớn” khác ôn tồn khuyến dụ:
“Quân, dân, cán, chính... buông súng đầu hàng”!
Ba Mươi Tháng Tư! Ôi còn chi nữa?
Việt Nam gấm hoa thôi đã tan tành
Người chạy lấy thân bỏ nhà, bỏ cửa...
Oán thù hận Cộng... chất ngất trời xanh!
Công chức, quân nhân... bị đày cải tạo
Bao người liều thân vượt biển, vượt biên...
Bỏ thây rừng núi... chết tù thảm nảo...
Cộng nô thiu rụi... đạo đức thánh hiền
Ba Mươi Tháng Tư! Làm sao quên được?
Ngày cộng tràn vào cưỡng chiếm miền Nam
Ngày máu sử ghi Việt Nam mất nước!
Ngày đau thương! Cả thế giới bàng hoàng!
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Đt: (530) 822 5622
Email: dtdbuon@hotmail.com
KHÚC TỰ TÌNH
Có lẽ ta như chiếc lá vàng
Đêm nằm đối mộng khóc dung nhan
Tỉ tê tiếng dế ngoài hiên lạnh
Khơi nhịp sầu lên khúc muộn màng
Có lẽ ta như những sợi rong
Trôi xuôi theo dòng nước mênh mông
Về đâu từng nhánh thời gian rụng
Cho mảnh hồn ta nhuốm lạnh lùng
Có lẽ ta như gốc liễu khô
Bên đường cô quạnh đứng bơ vơ
Lắng nghe hơi gió mùa thu lại
Dĩ vãng còn đâu để đợi chờ...
Nhưng, bỗng giờ đây ta có anh
Một tình yêu nhỏ mới vừa nhen
Ôi! tình yêu ấy như hòn lửa
Thắp sáng tim ta những nỗi niềm
Ta đã đi qua nửa cuộc đời
Giờ đây còn lại phút đơn côi
Xin đem một nửa đời còn lại
Chia sớt cùng ai những ngậm ngùi
NGỌC AN
REVEALING LYRIC
There was once I looked like a leaf withering
Facing dreams nights crying over my appearance,
Hearing in the cold penthouse crickets whispering
Arousing dole in their monotonous perseverance.
I then seemed nearly to be kind of alga blades
Drifting along with such an immense water flow.
Where was each petal of time falling in the shakes
To make my poor lonely soul so tinted with woe?
I felt myself similar to a willow dried and bare
Standing lonesome by that roadside segregated
Listening to the coming autumn in a breach of air
No more past halo: for what was it to be waited?...
But now, however, all of a sudden, I've had you
A little love which both of us just got fondly lit.
Oh yes, how this passion acts as a ball of fire due
To light my heart with innermost feeling in it.
I had experienced half of my dear existence
And it had left me only the moment of grief rife.
Let me use that remaining half of my subsistence
To share with you the ups and downs of our life.
Translation by THANH-THANH
Vietnamese Choice Poems
NƠI NÀO BUỒN HƠN NƠI ĐÂY
Nơi nào buồn hơn nơi đây
Buồn quanh lối nắng lá đầy vườn xưa
Nhìn nhau nhánh tóc khô vừa
Hỏi nhau ngày ấy đủ mưa hiên ngoài?
Nơi nào buồn hơn nơi đây
Chưa đi đã hết kiếp này còn đâu!
Cùng em qua mấy nhịp cầu
Mà không nghe gió cuốn tà áo rơi
Chào em chào cả buồn ơi
Kiếp sau gặp lại. Lại chờ gió bay
Nghe âm vang từng nhạc khúc trong chiều,
Lời du ca như ngàn con sóng vỗ,
Vỡ tan tành trên phiến đá cheo leo.
Bước chân hoang tìm về ngôi nhà cũ,
Hàng cây xanh, hoa trái vẫn đơm cành,
Mưa miên man đổ trên ngàn kỷ niệm,
Vẫn không nhòe ký ức, chữ yêu thương.
Bước chân hoang trở lại mùa xuân cũ,
Thuở học trò vụng dại ướm tình si,
Người bạn nhỏ gọi tên đùa trêu nghịch,
Tôi ngượng ngùng đâu nói được lời chi!
Bước chân hoang trở về qua lối hẹn,
Hồn đổ sầu theo nhạc khúc mưa buồn,
Lòng vẫn ngỡ như thuở nào hai đứa,
Cùng chụm đầu, trốn chạy dưới mưa tuôn.
Bước chân hoang trở về qua bến cũ,
Thuyền đã xa, và ai đã theo chồng,
Còn thơ thẩn bên bến mùa nước lũ,
Có ai chờ? Ngóng đợi cũng hoài công!
Bước chân hoang trở về thăm trường cũ,
Những người xưa, bèo giạt ở phương nào ?
Ai sống sót, ai đi vào thiên cổ
Mặn bờ môi, dòng lệ nóng rạt rào!
Bước chân hoang trở về khung trời cũ,
Tìm được gì ngoài khoảng trống thênh thang!
Mùa xuân xưa không bao giờ trở lại,
Tôi gục đầu nghe gió chuyển mùa sang.
Nhớ người chiến sĩ trọn đời hy sinh
Ngàn năm lưu dấu sử xanh
Tận trung báo quốc nên đành xả thân
Bạch Quy, Duy Mộng, Quang Hòa,
Cam Tuyền, Vĩnh Lạc... Đảo ta bao đời
Anh, người chiến sĩ trùng khơi,
Tuần canh biển đảo giữa trời Hoàng Sa.
Quân Tàu xâm chiếm biển Đông,
Vào Xuân bảy bốn, ngược dòng thời gian
Giận loài xâm lược tham tàn
Pháo ta vang dội, bắn tan giặc Tàu
Còn trong vận nước âm u
HQ 10 trúng đạn thù chìm sâu
Cùng bao chiến hữu hy sinh
Anh hùng hạm trưởng quên mình vì dân
Trùng dương loang máu đỏ ngầu
Máu đào tô thắm rạng mầu Việt Nam
Viết nên trang sử hiên ngang
Đời sau lưu dấu sử vàng khắc ghi
Nghĩa trang buồn giữa trùng khơi
Là bia, cột mốc nghìn đời Việt Nam.
Nói lên chứng tích chủ quyền
Hoàng Sa là đất thiêng liêng muôn đời
Nghĩa trang buồn giữa trùng khơi
Biển Đông biển đảo của người Việt Nam.
Tháng giêng về với đất trời
Nhớ người chiến sĩ trọn đời hy sinh
Ngàn năm lưu dấu sử xanh
Tận trung báo quốc nên đành xả thân
12/18/11
Ngụy Văn Thà
Sĩ quan ưu tú Ngụy Văn Thà
Ba lần Hạm Trưởng thật tài ba.
Ngàn sau sử sách còn ghi dấu
Anh hùng liệt sĩ trận Hòang Sa
Nhớ xưa, giặc tham tàn gây hấn
Tàu anh can đảm diệt quân thù
Pháo nổ diệt tan Tàu xăm lấn
HQ 10, cột mốc nghìn thu.
12/26/11
Cho con dòng sữa bào thai tượng hình
Mẹ nào e ngại tử sinh
Sinh con đau đớn riêng mình mẹ mang
Khi con đau ốm thuốc thang
Trái tim từ mẫu vô vàn âu lo
Mẹ đau vì tiếng con ho
Mẹ mang tiếng hát câu hò ru con
Dạy con lời nói khôn ngoan
Cách ăn, nết ở cho người ngợi khen
Một đời chân cứng đá mềm
Nắng mưa dầu giãi ngày đêm quản gì ?
Bao năm mẹ đã ra đi
Dưới mồ hoang lạnh còn gì mẹ ơi
Con quì lạy chúa trên trời
Cho hồn mẹ được vào nơi thiên đàng
Nhẹ xuôi thuyền theo dòng nước xanh trong
Con gọi mẹ, lời thân thương tuyệt vọng
Mẹ lặng yên nhìn theo nước xuôi dòng
Khi tỉnh thức vẫn bàng hoàng giấc mộng
Mẹ từ trần bao năm tháng trôi qua
Còn đâu nữa, ôi mẹ hiền sương khói
Đã mờ phai trong vùng tối nhạt nhòa
Nhớ khi xưa, nhọc nhằn bao khổ cực
Thương mẹ hiền thân dãi nắng dầm mưa
Đồng ruộng gian nan chợ đời khuya sớm
Dành dụm của tiền nuôi lớn đàn con
Miếng con ăn mái học đường con đến
Lo cho con thể xác lẫn tinh thần
Từng tháng lo âu, từng ngày lận đận
Mẹ âm thầm không thốt một lời than !
Hình ảnh mẹ mãi hoài trong ký ức
Dáng thanh gầy, mưa nắng sạm màu da
Lời nói thanh tao, từ bi hỉ xả
Thanh đạm tháng ngày, tương muối dưa cà
Manh áo thâm theo tháng ngày phai nhạt
Tóc đen huyền, theo năm tháng phai sương
Đôi quang gánh trên đường quê nóng rát
Là nhọc hằn nuôi nấng những người thương
Dạy cho con bao điều Nhân, Trí, Dũng
Tín với người, Lễ nghĩa sống trong đời
Để lại cho con gia tài vĩ đại
Gương mẹ hiền soi sáng mãi nghìn thu
Dạy cho con Thanh Cần Liêm Chính
Thành người dân làm tổ quốc vinh quang
Dù chông gai trên đường đời phiêu bạt
Con đừng quên xao lãng việc học hành
Công đức mẹ từ làng trên xuống dưới
Biết bao người thương mến mẹ từ tâm
Từ trẻ con cho đến người đứng tuổi
Ai cũng đều kính mến gọi bà Năm
Tình thương mẹ là năm châu biển lớn
Là trời cao là vũ trụ vô biên
Lòng con thảo viết bài thơ hoài niệm
Nén hương lòng xin tưởng nhớ mẹ hiền
Lê Ngọc Trùng Dương
To nghieuminhmusic@aol.com
Aug 6 at 9:16 PM
NƠI NÀO BUỒN HƠN NƠI ĐÂY
Nơi nào buồn hơn nơi đây
Buồn quanh lối nắng lá đầy vườn xưa
Nhìn nhau nhánh tóc khô vừa
Hỏi nhau ngày ấy đủ mưa hiên ngoài?
Nơi nào buồn hơn nơi đây
Chưa đi đã hết kiếp này còn đâu!
Cùng em qua mấy nhịp cầu
Mà không nghe gió cuốn tà áo rơi
Chào em chào cả buồn ơi
Kiếp sau gặp lại. Lại chờ gió bay
NGHIÊU
MINH
Thơ Lê Ngọc Trùng Dương
Tìm Về
Dòng nước bạc dòng sông trôi theo dõi Cuối chân trời hình bóng một chân mây Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại Giữa hư vô em giữ nhé chừng này. (Bùi Giáng)Bước chân hoang trở về con phố cũ,
Nghe âm vang từng nhạc khúc trong chiều,
Lời du ca như ngàn con sóng vỗ,
Vỡ tan tành trên phiến đá cheo leo.
Bước chân hoang tìm về ngôi nhà cũ,
Hàng cây xanh, hoa trái vẫn đơm cành,
Mưa miên man đổ trên ngàn kỷ niệm,
Vẫn không nhòe ký ức, chữ yêu thương.
Bước chân hoang trở lại mùa xuân cũ,
Thuở học trò vụng dại ướm tình si,
Người bạn nhỏ gọi tên đùa trêu nghịch,
Tôi ngượng ngùng đâu nói được lời chi!
Bước chân hoang trở về qua lối hẹn,
Hồn đổ sầu theo nhạc khúc mưa buồn,
Lòng vẫn ngỡ như thuở nào hai đứa,
Cùng chụm đầu, trốn chạy dưới mưa tuôn.
Bước chân hoang trở về qua bến cũ,
Thuyền đã xa, và ai đã theo chồng,
Còn thơ thẩn bên bến mùa nước lũ,
Có ai chờ? Ngóng đợi cũng hoài công!
Bước chân hoang trở về thăm trường cũ,
Những người xưa, bèo giạt ở phương nào ?
Ai sống sót, ai đi vào thiên cổ
Mặn bờ môi, dòng lệ nóng rạt rào!
Bước chân hoang trở về khung trời cũ,
Tìm được gì ngoài khoảng trống thênh thang!
Mùa xuân xưa không bao giờ trở lại,
Tôi gục đầu nghe gió chuyển mùa sang.
Tưởng Niệm Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa
Tháng giêng về với đất trờiNhớ người chiến sĩ trọn đời hy sinh
Ngàn năm lưu dấu sử xanh
Tận trung báo quốc nên đành xả thân
Bạch Quy, Duy Mộng, Quang Hòa,
Cam Tuyền, Vĩnh Lạc... Đảo ta bao đời
Anh, người chiến sĩ trùng khơi,
Tuần canh biển đảo giữa trời Hoàng Sa.
Quân Tàu xâm chiếm biển Đông,
Vào Xuân bảy bốn, ngược dòng thời gian
Giận loài xâm lược tham tàn
Pháo ta vang dội, bắn tan giặc Tàu
Còn trong vận nước âm u
HQ 10 trúng đạn thù chìm sâu
Cùng bao chiến hữu hy sinh
Anh hùng hạm trưởng quên mình vì dân
Trùng dương loang máu đỏ ngầu
Máu đào tô thắm rạng mầu Việt Nam
Viết nên trang sử hiên ngang
Đời sau lưu dấu sử vàng khắc ghi
Nghĩa trang buồn giữa trùng khơi
Là bia, cột mốc nghìn đời Việt Nam.
Nói lên chứng tích chủ quyền
Hoàng Sa là đất thiêng liêng muôn đời
Nghĩa trang buồn giữa trùng khơi
Biển Đông biển đảo của người Việt Nam.
Tháng giêng về với đất trời
Nhớ người chiến sĩ trọn đời hy sinh
Ngàn năm lưu dấu sử xanh
Tận trung báo quốc nên đành xả thân
12/18/11
Ngụy Văn Thà
Anh Hùng Liệt Sĩ
Sĩ quan ưu tú Ngụy Văn Thà Ba lần Hạm Trưởng thật tài ba.
Ngàn sau sử sách còn ghi dấu
Anh hùng liệt sĩ trận Hòang Sa
Nhớ xưa, giặc tham tàn gây hấn
Tàu anh can đảm diệt quân thù
Pháo nổ diệt tan Tàu xăm lấn
HQ 10, cột mốc nghìn thu.
12/26/11
Tưởng Niệm Mẹ Hiền
Cho con xương máu hình hàiCho con dòng sữa bào thai tượng hình
Mẹ nào e ngại tử sinh
Sinh con đau đớn riêng mình mẹ mang
Khi con đau ốm thuốc thang
Trái tim từ mẫu vô vàn âu lo
Mẹ đau vì tiếng con ho
Mẹ mang tiếng hát câu hò ru con
Dạy con lời nói khôn ngoan
Cách ăn, nết ở cho người ngợi khen
Một đời chân cứng đá mềm
Nắng mưa dầu giãi ngày đêm quản gì ?
Bao năm mẹ đã ra đi
Dưới mồ hoang lạnh còn gì mẹ ơi
Con quì lạy chúa trên trời
Cho hồn mẹ được vào nơi thiên đàng
Đêm hôm qua con nằm mơ thấy mẹ***
Nhẹ xuôi thuyền theo dòng nước xanh trong
Con gọi mẹ, lời thân thương tuyệt vọng
Mẹ lặng yên nhìn theo nước xuôi dòng
Khi tỉnh thức vẫn bàng hoàng giấc mộng
Mẹ từ trần bao năm tháng trôi qua
Còn đâu nữa, ôi mẹ hiền sương khói
Đã mờ phai trong vùng tối nhạt nhòa
Nhớ khi xưa, nhọc nhằn bao khổ cực
Thương mẹ hiền thân dãi nắng dầm mưa
Đồng ruộng gian nan chợ đời khuya sớm
Dành dụm của tiền nuôi lớn đàn con
Miếng con ăn mái học đường con đến
Lo cho con thể xác lẫn tinh thần
Từng tháng lo âu, từng ngày lận đận
Mẹ âm thầm không thốt một lời than !
Hình ảnh mẹ mãi hoài trong ký ức
Dáng thanh gầy, mưa nắng sạm màu da
Lời nói thanh tao, từ bi hỉ xả
Thanh đạm tháng ngày, tương muối dưa cà
Manh áo thâm theo tháng ngày phai nhạt
Tóc đen huyền, theo năm tháng phai sương
Đôi quang gánh trên đường quê nóng rát
Là nhọc hằn nuôi nấng những người thương
Dạy cho con bao điều Nhân, Trí, Dũng
Tín với người, Lễ nghĩa sống trong đời
Để lại cho con gia tài vĩ đại
Gương mẹ hiền soi sáng mãi nghìn thu
Dạy cho con Thanh Cần Liêm Chính
Thành người dân làm tổ quốc vinh quang
Dù chông gai trên đường đời phiêu bạt
Con đừng quên xao lãng việc học hành
Công đức mẹ từ làng trên xuống dưới
Biết bao người thương mến mẹ từ tâm
Từ trẻ con cho đến người đứng tuổi
Ai cũng đều kính mến gọi bà Năm
Tình thương mẹ là năm châu biển lớn
Là trời cao là vũ trụ vô biên
Lòng con thảo viết bài thơ hoài niệm
Nén hương lòng xin tưởng nhớ mẹ hiền
Lê Ngọc Trùng Dương
;
Wednesday, August 6, 2014
BÁ NGUYỄN * CHÍN ĐỊA DANH KINH DI Ở SAIGON
CHÍN ĐỊA DANH KINH DI Ở SAIGON
Đăng Bởi Một Thế Giới -
Hầu hết các địa điểm này đều gắn liền với những câu chuyện thương tâm, oan khuất ngút trời...
Ít ai biết rằng, hầu hết các địa điểm này đều gắn liền với những
câu chuyện thương tâm, oan khuất ngút trời. Vì thế, ít người dám lui
tới và lâu dần bức màn tang tóc với những câu chuyện bí ẩn càng làm cho
những nơi này thêm hoang phế...
Gần đây, các bạn trẻ và nhiều diễn đàn thường rỉ tai nhau về 9 địa điểm mang tin đồn ma ám vô cùng ghê rợn tại Sài Gòn. PV Một thế giới đã tìm đến 9 địa điểm này và ghi lại những câu chuyện ít ai biết ngoài những tin đồn ma ám.
1. Chuyện dùng trinh nữ trấn yểm 4 góc chung cư 727 – Trần Hưng Đạo
Địa điểm đầu tiên và có thể nói là nơi
đáng sợ nhất Sài Gòn đó chính là khách sạn Building President – mà nay
đã trở thành chung cư 727 nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận
5. Sở dĩ vậy, vì theo các cao niên cư trú lâu năm tại Sài Gòn – Chợ Lớn
thì Building President gắn liền với một loại thuật phong thủy cổ quái,
được áp dụng để trấn yểm tòa nhà.
Khách sạn Building President được ông
Nguyễn Tấn Đời - một đại gia giàu có nhất phương Nam lúc bấy giờ, đầu tư
khởi công vào năm 1960. Theo bản thiết kế, khách sạn gồm 13 tầng, chia
làm 6 tòa và ngăn ra thành 530 phòng.
Giai thoại truyền miệng rằng, khi nhận
được bản thiết kế, cộng sự của ông Nguyễn Tấn Đời là một người Pháp đã
tỏ ra rất lo ngại với con số 13 tầng, vốn được cho là xui rủi theo quan
niệm phương Tây. Nhưng ông Đời không mấy quan tâm và vẫn cho xây đúng 13
tầng theo bản vẽ.
Khung cảnh sập sệ nhếch nhác của chung cư 727 - Trần Hưng Đạo |
Ngay khi tầng 13 đang đặt những
viên gạch cuối cùng thì hàng loạt tai nạn chết người xảy ra. Khi thì
nhân công bị rớt giàn giáo, lúc lại bị điện giật trụy tim… án mạng liên
tiếp khiến cho tầng 13 mãi mà chẳng thể xây xong.
Đứng trước nguy cơ Building President
không thể hoàn thành kịp tiến độ và giới chức chế độ cũ lúc bấy giờ cũng
đang rục rịch vào cuộc điều tra, ông Đời liền cho tạm ngưng thi công
tầng 13. Sau đó, mời về một thầy pháp sư, cho công nhân nghỉ phép liên
tục 3 ngày để làm phép và trấn yểm tòa nhà.
Cụ Lưu Phục Chấn, 72 tuổi, ngụ tại đường
Nguyễn Thi, phường 13, quận 5 kể lại: “Dạo xây khách sạn lớn, gia đình
tôi có ông cậu ở gần đó. Cậu hay kể lại rằng, thầy pháp đã cho người đến
bệnh viện mua lại xác của 4 trinh nữ, đem về chôn ở 4 góc của khách sạn
để trấn tại 4 hướng”.
Cũng theo lời cụ Chấn, thì đây không
phải là “tin đồn lẻ tẻ” mà nó lan rộng khắp khu Chợ Lớn, Sài Gòn. Điều
này khiến Building President trở nên nổi như cồn bởi những câu chuyện
thêu dệt về thuật phong thủy cổ quái, hồn ma trinh nữ và cả oan hồn của
nhân công bỏ mạng tại đây.
Qua bao phen lận đận, cuối cùng khách
sạn Building President cũng được khánh thành. Bấy giờ, quân đội Mỹ liền
thuê lại toàn bộ khu nhà bề thế này để dành làm nơi nghỉ ngơi cho lính
của họ. Nhưng không hiểu sao, tầng 13 vẫn không được đưa vào sử dụng.
Tầng 12, Mỹ cải tạo thành quán bar, nhà
hàng, nơi vui chơi cho lính. Đến ngày giải phóng, khu khách sạn đồ sộ
được sung vào công quỹ. Hơn 400 phòng khách sạn được cải tạo thành nhà ở
và cấp cho cán bộ, công nhân viên nhà nước. Tầng 12 khó có thể sử dụng
được nên bị khóa lại, còn tầng 13 thì bỏ hoang vĩnh viễn.
Nhưng những tin đồn ma ám còn bởi
chung cư 727 quá cũ đến mức có thể sập bất cứ lúc nào. Quả thật, chung
cư 727 mang trong mình cái vẻ thâm u, cũ kỹ đến đáng sợ. Có những nơi bỏ
hoang lâu ngày, mùi rác, mùi ẩm mốc, xác động vật chết bốc lên nồng
nặc.
Chưa kể đến chuyện ma cỏ, chỉ cần mới
bước vào khu chung cư, người ta đã dễ dàng bị choáng bởi mùi hôi tanh
cùng thứ không khí lạnh lẽo do ít ánh sáng và thiếu hơi người.
2. Thai phụ bên cửa sổ ngôi nhà số 24 – Lý Thái Tổ
Ngôi nhà số 24 – Lý Thái Tổ bỏ hoang đã
lâu cũng lọt vào danh sách những địa điểm đáng sợ nhất Sài Gòn. Nhưng ít
ai biết, nơi đây gắn liền với một án mạng gia đình hết sức thương tâm.
Chỉ vì người con tâm thần giận cả nhà
“bắt uống thuốc” mà 7 mạng người trong căn nhà số 24, mặt tiền đường Lý
Thái Tổ đã ra đi tức tưởi trong cơn hỏa hoạn kinh hoàng. Hơn 13 năm về
trước, đây là một cửa hàng bán xe máy khá sung túc.
Nhưng rạng sáng cận ngày lễ Giáng sinh
năm ấy, ngọn lửa bùng cháy, thiêu chết 7 mạng người trong đó có một phụ
nữ mang thai và đứa trẻ mới tròn 3 tuổi. Cả gia đình bị thiêu sống, chỉ
có người em trai bị mắc bệnh tâm thần của gia chủ và người mẹ già thoát
khỏi ngọn lửa kinh hoàng.
Nhưng càng đau đớn hơn, khi thủ phạm của
vụ hỏa hoạn lại chính là người em trai tâm thần kia. Khi được hỏi, tại
sao lại phóng hỏa đốt nhà, anh ta hướng đôi mắt lơ ngơ về phía người hỏi
và trả lời: “Tại không cho đi theo chơi, tại bắt uống thuốc hoài à”.
Và kể từ đó, ngôi nhà luôn cửa đóng
then cài, còn hai mẹ con người đàn ông tâm thần kia thì đi đâu biệt
tích. Chính vì thế, những lời đồn đại kỳ dị về ngôi nhà số 24, đường Lý
Thái Tổ cứ thế lan ra.
Ông Trần Quốc Hưng, ngụ phường 2, quận
3, gần ngôi nhà này tỏ vẻ e dè kể lại: “Chuyện xảy ra quá lâu rồi, mà
ánh mắt của cô con gái trong nhà này vẫn làm tôi ám ảnh. Lúc xảy ra hỏa
hoạn, chúng tôi nhìn thấy cô gái mặc váy ngủ, bụng mang dạ chửa, tay
bồng đứa con trai 3 tuổi đứng ngay cửa sổ. Chúng tôi la hét bảo cô nhảy
xuống, hay ném đứa con xuống, vì ngôi nhà này chỉ có 2 tầng thôi, té
xuống thì trường hợp xấu nhất là sẽ sảy thai, chứ không đến nỗi chết.
Nhưng cô gái lại chạy vào trong
ngọn lửa, vẻ mặt hoảng loạn vô cùng. Sau đó cô lại ôm con trở ra cửa sổ,
ánh mắt bình thản nhìn xuống phía dưới, mặc cho mọi người la hét, cô
vẫn đứng yên nhìn.
Lúc này một số người cho rằng, cô
gái và cả đứa con đã chết rồi, bên cửa sổ chỉ là linh hồn của cô thôi.
Náo loạn một lúc nữa thì không thấy cả 3 mẹ con đâu hết”.
Theo ông Hưng, chính hành động lạ lùng
đó của cô gái nạn nhân vụ hỏa hoạn mà ngôi nhà bị đồn thổi là có ma.
Người dân sống gần ngôi nhà số 24 cho biết, họ thường xuyên nghe thấy
tiếng động lạ phát ra từ phía bên trong ngôi nhà.
Một số người còn khẳng định, vẫn
thường thấy một thai phụ lảng vảng trên bao lơn của ngôi nhà còn ám đen
những vệt khói của trận hỏa hoạn hơn mười mấy năm về trước.
3. Hố chôn tập thể tại công viên Lê Thị Riêng
Với hàng cây xanh mướt mắt, hồ câu cá,
khu trò chơi thiếu nhi… công viên Lê Thị Riêng vốn là trung tâm vui
chơi, giải trí quen thuộc của người dân TP.HCM. Nhưng ít ai biết, công
viên này xưa kia chính là nghĩa trang Đô Thành, sau đổi tên thành nghĩa
trang Chí Hòa.
Nghĩa trang Đô Thành rộng 25 ha, cổng
chính hướng ra đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng tháng 8) thuộc
khu Chí Hòa - Hòa Hưng của Sài Gòn - Gia Định.
Theo các cao niên cư trú tại đây nhiều
năm thì xưa kia, nghĩa trang Đô Thành vốn là vùng đất linh thiêng. Đặc
biệt là trong thời kỳ chiến tranh, hàng loạt nấm mồ không tên mọc lên
tại đây, mà đa phần là của lính chết trận không người thân nhận xác.
Nghĩa trang Đô Thành xưa giờ đã trở thành công viên Lê Thị Riêng |
Ông Phan Thành Tài, 62 tuổi, ngụ Cư
xá Bắc Hải gần công viên Lê Thị Riêng kể lại: “Nghĩa địa mà bị đồn là
có ma là chuyện thường, không có ma mới là chuyện lạ. Huống hồ chi trước
giải phóng, nghĩa trang Đô Thành còn có cái hố chôn tập thể vô cùng
lớn”.
Theo ông Thành Tài, thì sau trận chiến
Tết Mậu Thân lịch sử, xác lính chết trận la liệt mà hầu như không có ai
đến nhận về. Chính quyền chế độ cũ không biết xử lý làm sao với hàng
ngàn xác người đang đến hồi hoại tử, liền cho đào một hố to trong nghĩa
địa Đô Thành đổ xác người xuống rồi chôn tập thể.
Dù hố đào rất sâu, nhưng do vận chuyển
một số lượng xác khá lớn, nên mùi hôi thối vẫn bốc lên cả mấy ngày
liền. Người dân xứ Bắc Hải thuở ấy phải khóa kín cửa nhà, hoặc lánh đi
đâu đó chờ mùi tử khí tan bớt đi mới dám trở về.
Chính vì thế, nên dân vùng này vẫn hay
truyền miệng những câu chuyện huyền bí về những âm hồn lính chết trận,
bị chôn tập thể nên chẳng siêu sinh, thường xuyên hiện về lởn vởn khóc
than.
Các cao niên còn kể lại, nổi tiếng
nhất vẫn là chuyện ban đêm, oan hồn hiện hình thành những người bưng
thúng bánh chưng, bánh giò đứng trên đường Lê Văn Duyệt. Người âm cứ
đứng đó chờ có người mua rồi “dẫn” họ vào trong mộ ngủ qua đêm.
4. “Xoáy nước nuốt người” tại hồ Đá làng đại học Thủ Đức
Từ lâu, người dân xung quanh khu vực hồ Đá thường đồn đại rằng, vong linh người chết đuối đã quyến rũ người dương gian lao xuống lòng hồ rồi bỏ mạng dưới đáy sâu.
Càng đông dân cư, tin đồn hồn ma quyến rũ người trần xuống hồ “thế mạng” cho mình lại càng rầm rộ. Có người còn mạnh miệng kể rằng, đã từng mục sở thị “xoáy nước bí ẩn” thỉnh thoảng lại cuồn cuộn giữa lòng hồ. Sở dĩ, lời đồn trên hình thành là bởi người ta khó có thể giải thích tại sao có quá nhiều cái chết tại khu vực Hồ Đá.
Trên thực tế, một vài cụ lão niên tại Bình Dương, Thủ Đức hoàn toàn có thể giải thích được vì sao Hồ Đá lại gây ra quá nhiều cái chết thương tâm đến như vậy.
Ông Trần Quý, 52 tuổi, là thợ lặn có thâm niên, ông Quý đã từng có lần tham gia lặn mò xác người tại Hồ Đá. Ông lắc đầu nói: “Nước trong hồ lạnh vô cùng do bao quanh là tường đá cheo leo, lởm chởm, rớt xuống hồ mà may mắn không bị đập đầu vào đá thì cũng có lòng mà sống sót nổi”.
Theo ông Quý, sở dĩ vậy là do nước quá lạnh, nên khi rơi xuống hồ,
người ta khó có thể thích ứng ngay với nhiệt độ thay đổi đột ngột và dễ
dàng bị chuột rút. Ông nói thêm: “Nước ở đây là nước đứng, nghĩa là
không có dòng chảy, nên người bị chuột rút không thể nương theo dòng mà
bơi vào bờ. Mà ở vùng nước đứng, càng vùng vẫy lại càng dễ bị chìm. Bởi
vậy, người ta đoán Hồ Đá có xoáy nước ngầm, xoáy nước bí ẩn nọ kia cũng
có lý do”.
Bên cạnh đó, dưới đáy hồ không phải là bùn đất thông thường mà là đá
nhọn lởm chởm. Còn có vô số hố lớn nhỏ với độ nông sâu khác nhau. Ông
Quý tặc lưỡi nói: “Tôi làm thợ lặn biết bao nhiêu lâu mà chưa bao giờ
thấy cái hồ nước ngọt nào nguy hiểm như cái này. Nhìn nó yên ả vậy, ai
cũng tưởng an toàn mà bơi sâu sâu vô một chút là nước đột ngột thay đổi
nhiệt độ, lạnh như nước đá. Đã vậy, trong bán kính chừng 3m mà có nơi
nước chỉ đến đầu gối, ngang hông, còn có chỗ hố sâu đến hơn 20m. Bởi
vậy, mấy đứa sinh viên cứ tưởng gần bờ là cạn, nhảy xuống tắm, sập hố
một cái hụt chân là chỉ có nước chết”.
Ước tính, chỗ sâu nhất của hồ có thể hơn 50m. Hơn nữa, theo quan sát
của chúng tôi thì quanh bờ hồ có rất nhiều dốc đá lởm chởm, cheo leo,
mũi đá nhọn hoắc… Chỉ cần bất cẩn, rất dễ vấp phải đá và rơi xuống lòng
hồ.
Hiện, chính quyền đã dựng rào chắn, biển báo nguy hiểm xung quanh hồ,
nhưng không hiểu sao vẫn có rất nhiều người lao xuống Hồ Đá để tắm, bơi
thi… hay leo lên những vách đá cheo leo để ngắm cảnh, chơi đùa. Điều
này, khiến sinh viên lẫn người dân tỏ ra coi thường nơi nguy hiểm tiềm
tàng này và những án mạng thương tâm năm nào cũng diễn ra tại đây…
5. “Vật thể không xác định” ghẹo người trong căn nhà 1/5D Quang Trung
Căn nhà 1/5D Quang Trung, quận 12 là một trong những nơi “rùng rợn”
khiến cho những người hiếu kỳ không thể bỏ qua. Sở dĩ vậy là vì nơi đây
mang tin đồn về “thứ gì đó không xác định” thường xuyên trêu ghẹo chủ
nhà trong giấc ngủ.
Căn nhà này nổi tiếng bởi không ai có thể “trụ” nổi ở đây quá 2 tuần.
Người dân xung quanh kể lại rằng, hầu hết người dọn đến đây đều bị
“bóng đè” trong khi ngủ đến không thở được. Đó là chưa kể người dân còn
đồn đại, mỗi khi nửa đêm, chủ nhà lại nghe tiếng khua xoong nồi, chén
bát. Tìm xuống bếp để “đuổi” đi chỉ có cảm giác rợn người và như có “thứ
gì đó không xác định” cứ lởn vởn quanh mình.
Những tin đồn “nổi da gà” cộng với sự chuyển đến, chuyển đi trong một
thời gian quá ngắn của những người thuê trọ, nhà 1/5D trở thành một
trong những địa điểm rùng rợn nhất Sài Gòn.
Nhưng sự việc khiến ngôi nhà này nổi tiếng đó là vụ công nhân ngất
xỉu tập thể trong khi ngủ. Sau một thời gian bỏ hoang do quá nhiều người
đến rồi đi, một công ty may mặc gần khu Chợ Cầu đã thuê căn nhà cho
công nhân ở. Nhưng mới ngày đầu tiên, hàng chục công nhân đang ngủ nửa
khuya bỗng nhiên bị ngẹt thở, cứng miệng như ai bóp cổ. Sau đó, họ được
người dân xung quanh tức tốc đưa đi bệnh viện.
Vụ việc đã khiến những tin đồn rùng rợn về ngôi nhà số 1/5D lại có cơ
hội bùng phát. Người dân rầm rộ đồn rằng, những người công nhân kia đã
bị hồn ma bóp cổ, rằng, đó là nơi trú ngụ của những linh hồn chết đường,
chết chợ, không được siêu sinh nên họ thường về quấy phá những ai dám
đến ở căn nhà này.
Trước vấn đề quá nhạy cảm, cơ quan chức năng quận 12 đã vào cuộc tìm
hiểu nguyên nhân vì sao người đến ở căn nhà này đều bị ngất, bị nghẹt
thở khi ngủ. Kết quả thu được cho biết, sở dĩ vậy là bởi kiến trúc của
căn nhà này khá bí, thiếu ôxy, cùng với những lời đồn đại hoang đường,
khiến người ở luôn căng thẳng, hồi hộp nên thường xảy ra vụ việc như
trên.
Tuy lời giải thích đó của cơ quan chức năng đã tạm dẹp yên dư luận
tại xóm Chợ Cầu, nhưng ngôi nhà số 1/5D đường Quang Trung vẫn không ai
thuê mướn và bị bỏ hoang từ đó cho đến giờ.
6. Cánh đồng hoang quận 8
Cánh đồng hoang Quận 8 với ông lái đò chỉ chở khách từ 23h đêm đến 3h
sáng thật ra chỉ là sản phẩm của mê tín dị đoan, mua thần bán thánh.
Chuyện bắt đầu từ khi ngôi miếu thờ hài cốt ở cánh đồng hoang quận 8,
đoạn gần cầu Chà Và rước thêm “Cô và Cậu” về thờ. “Cô”, “Cậu” mà người
dân vẫn kiêng dè đó là hũ cốt của hai chị em, người chị tên Lan, em trai
tên Hành. Vào khoảng năm 2004, vì gia đình không hạnh phúc, chồng đánh
đập liên miên, nên chị Lan tìm đến một gốc cây già trong cánh đồng hoang
treo cổ tự vẫn.
Sau đó không lâu, người em trai tên Hành cũng đến gốc cây nơi người
chị quyên sinh để uống thuốc sâu tự tử. Hai cái chết đầy uất ức cùng một
nơi của 2 chị em đã khiến người dân tôn họ lên hàng “cô cậu”.
Và trên thực tế, lão lái đò kỳ dị hằng đêm đưa khách sang sông cũng
không có gì là kỳ dị. Bởi người dân muốn đến được ngôi miếu ở cánh đồng
hoang phải qua đò, và hầu hết người dân tìm tới đây là để “cầu cơ”, “gọi
hồn”, “xin số” nên phải đi vào 23h – 3h khuya mới … linh.
Chính quyền địa phương tại phường 7, quận 8, đã nhiều lần kiên quyết
dẹp bỏ tệ nạn mê tín dị đoan tại ngôi miếu này. Nhưng khó khăn ở chỗ
miếu thờ người đã khuất vốn thuộc về văn hóa “nghĩa tử là nghĩa tận” của
người dân, không thể đập phá hay dẹp bỏ, mà còn miếu thì còn “ma đề” về
cầu cơ, xin số … Cứ thế tệ mê tín ở cánh đồng hoang quận 8 cứ tái diễn
và khiến nơi này “lọt top” những nơi bí ẩn nhất Sài Gòn.
Ít ai biết, Bệnh viện Chợ Rẫy có một căn nhà dùng để chứa xác bệnh nhân mất đi mà không có người thân nhận về, nơi ấy gọi là “nhà Vĩnh Biệt”. Nhà Vĩnh Biệt nằm trên đường Thuận Kiều, quận 5, TP.HCM.
Trái với sự đông đúc, ồn ào của các tòa nhà thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, nhà Vĩnh Biệt lọt thỏm trong sự hoang vắng và trầm mặc hiếm hoi tồn tại ở chốn này.
Bệnh nhân mất mà không có người thân sẽ được đưa về đây rồi bảo quản trong vòng 30 ngày. Hết thời hạn mà thi hài vẫn vô thừa nhận thì bệnh viện sẽ mang đi hỏa táng. Tất cả các chi phí chi cho nhà Vĩnh Biệt do Quỹ từ thiện của bệnh viện trích ra.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà Vĩnh Biệt lại trở thành một trong những địa điểm "đáng sợ" nhất Sài Gòn. Ai cũng biết, Bệnh viện Chợ Rẫy nằm trong số các công trình tồn tại lâu nhất ở Sài Gòn, lượng bệnh nhân mắc các căn bệnh khó trị tập trung rất nhiều ở đây. Nên chuyện “tử biệt” là thường tình ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
Ít ai biết bệnh viện Chợ Rẫy cũng có 1 góc lặng lẽ gọi là nhà Vĩnh Biệt
Không những thế, người dân xung quanh vẫn thường hay kể về các “hồn
ma bệnh viện”, và hầu hết đều luẩn quẩn bên cạnh nhà Vĩnh Biệt. Sở dĩ
vậy là bởi, các xác chết được giữ trong nhà Vĩnh Biệt đều không có người
thân vuốt mặt lúc lìa đời. Tất cả họ dẫu mất đi vẫn đau đáu một nỗi
không còn ai bên cạnh, không còn ai đưa họ về với đất.
Chú Sáu – nhân viên giữ xe tại Bệnh viện Chợ Rẫy nói ngắn gọn về nhà Vĩnh Biệt: “Những linh hồn đau khổ, khó được siêu sinh”.
Có thể do “thần hồn nát thần tính”, hoặc chứng sợ xác chết mà khi mới
bước vào nhà Vĩnh Biệt, chưa thăm hỏi điều chi chúng tôi đã có cảm giác
rợn người. Dãy đèn trắng lạnh lẽo kéo dài từ cửa đến cuối hành lang như
xa hút.
Sự lặng lẽ, nét u hoài của những người đến thăm nhà xác như càng tô
đậm thêm không khí đau thương bao trùm cả nơi đây. Mùi hóa chất ướp xác
và hơi dễ khiến những người yếu sức choáng váng.
Nhưng dẫu thuộc danh sách những nơi đáng sợ nhất Sài Gòn, thì nhà
Vĩnh Biệt vẫn như một minh chứng cho chữ tình giữa người với người, minh
chứng cho câu “nghĩa tử là nghĩa tận” truyền đời của người Việt.
8. Người con gái duy nhất trong biệt thự nhà họ Hứa
Tuy giờ đây, đã trở thành Viện bảo tàng mỹ thuật TP.HCM nhưng tòa nhà
của ông chủ họ Hứa vẫn mang nhiều bí ẩn về hồn ma của cô con gái duy
nhất trong gia đình này.
Tọa lạc tại số 97, Phó Đức Chính, quận 1, dinh thự có 99 cửa này là
một trong những công trình có kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn xưa và cả ngày
nay.
Đây là ngôi nhà của đại gia Hứa Bổn Hỏa, từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại cho rằng ngôi nhà này có ma.
Rất nhiều người kể rằng nghe thấy tiếng khóc thảm thương văng vẳng từ
căn phòng khóa kín cửa trong tòa nhà, chuyện về bóng cô gái mặc đầm ngủ
trắng lướt nhanh qua các dãy hành lang, chuyện khuôn mặt người thảng
thốt bỗng đâu xuất hiện… khiến người ta trở nên khiếp sợ tòa nhà này.
Nguyên nhân của những tin đồn rùng rợn này xuất phát từ việc đứa con
gái duy nhất của ông Hứa Bổn Hỏa bỗng nhiên biến mất. Có hàng chục người
con trai nhưng chỉ được 1 mụn con gái nên đại gia Bổn Hỏa hết mực yêu
chiều.
Rồi một ngày không ai nhìn thấy cô con gái xinh đẹp xuất hiện nữa, từ
đó những đêm khuya thanh vắng, từ trong toà nhà vẳng ra tiếng kêu khóc
thảm thiết.
Rồi đến một buổi sáng, người dân Sài Gòn bất ngờ thấy chú Hỏa đăng
cáo phó thông báo con gái duy nhất của ông đã chết. Thông tin còn cho
biết, do chết bất ngờ vào ngày trùng tang nên chỉ làm lễ sơ sài và an
táng tại khu đất ở Long Hải thuộc khu nghỉ dưỡng của gia tộc.
Người ta không tin Hứa Tiểu Lan – con gái Hứa Bổn Hỏa chết, vì có vài
tên trộm đã cả gan đào mộ cô với hy vọng trộm được chút của cải chôn
theo. Nhưng bất ngờ thay, quan tài trống rỗng và đây chỉ là “mộ gió”. Sự
biến mất của Tiểu Lan, cùng tiếng khóc văng vẳng trong tòa nhà rơi vào
vòng bí ẩn.
Chuyện về Hứa Tiểu Lan trong dinh thự 99 cửa vẫn còn là bí ẩn
Cho đến khi một quyển sách có nhan đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” do tác
giả Phạm Phong Dinh viết ra mắt tại hải ngoại người ta mới tạm giải
thích được vì sao cửa phòng Hứa Tiểu Lan tuy đầy đủ tiện nghi nhưng lại
luôn luôn đóng kín, tại sao quan tài không có thi hài, và tiếng khóc, và
bóng cô gái mặc váy ngủ trắng rũ rượi lướt qua các hành lang.
Lý do Phạm Phong Dinh đưa ra là Hứa Tiểu Lan bị mắc bệnh phong, vốn là một bệnh vô phương cứu chữa thời xưa.
Vừa thương con, lại vừa sợ căn bệnh quái ác lây lan, nên ông đành phải nhốt con mình trong căn phòng kín.
Từ một cô gái xinh đẹp, nay dung nhan tàn tạ vì phong cùi, Hứa Tiểu
Lan trở nên điên loạn, hay gào thét thảm thiết trong đêm. Đó cũng giải
thích lý do tại sao ngôi mộ kia lại không có xác người. Tuy nhiên, thực
hư thế nào vẫn chưa rõ.
9. Thuận Kiều plaza vì sao hoang phế?
Cách đây 15 năm trước, Thuận Kiều plaza, với 3 tòa nhà cao chọc trời ở
vị trí đắc địa nhất đã trở thành biểu tượng cho sự thịnh vượng của Sài
Gòn.
Cứ ngỡ nơi đây sẽ là một trong những nơi giao thương, sinh sống sầm
uất, tất bật nhất thành phố, nhưng cuối cùng Thuận Kiều plaza lại rơi
vào hoang phế, vắng vẻ lạ thường.
Đến “thám hiểm” Thuận Kiều plaza, chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi
Tòa tháp A kín cổng cao tường và dường như không có dấu vết của con
người. Tòa tháp B là một khu phức hợp mua sắm nhưng cũng khá vắng vẻ,
hàng loạt ky ốt bỏ hoang, đèn tắt tối tăm, bụi phủ.
Một vài khu nhà dưới trệt vẫn rực rỡ ánh đèn, nhưng vẻ thâm u, vắng lặng của tòa nhà chọc trời vẫn khiến người ta e ngại.
Phối cảnh Thuận Kiều plaza
Có người còn cho rằng, 3 tòa tháp chọc trời rất giống hình… 3 cây nhang bốc khói giữa đất trời thì làm sao mà làm ăn nổi.
Tuy tất cả các tin đồn ma quỷ về Thuận Kiều plaza chỉ là thêu dệt… cho vui nhưng lý do vì sao tòa nhà đồ sộ này thất thu trầm trọng vẫn là điều rất khó để giải thích.
Bá Nguyễn
KHOA HỌC & XÃ HỘI
Con ông cháu cha thời phong kiến VN
Cập nhật: 13:03 GMT - thứ tư, 6 tháng 8, 2014
Nhân câu chuyện bầu
chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội
Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của
dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch
sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến
để bạn đọc tham khảo:
Ấm thọ, ấm sinh
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Xét phương pháp dụng nhân của
lịch triều thì là thấy đồng thời vẫn có hai đường: một là
theo thế tập, hai là theo nhân tài.
Các triều Lý, Trần, Lê vẫn có lệ thừa
ấm, hễ con các quan thì lại được bổ làm quan. Ở triều Lê vẫn
có lệ thừa ấm, có khoa nhiệm tử, cốt lấy con các quan mà bổ
dụng.
Triều Nguyễn cũng có lệ tập ấmm phàm
quan chính nhất phẩm thì còn được tập ấm theo hàng tùng lục,
gọi là ấm thọ, đó là bực cao nhất; còn bực thấp nhất thì
các quan tùng ngũ được một người con tập ấm gọi là ấm sinh.
Tuy nhiên, phép thế tập ở nước ta không
giống như phép thế tập của quý tộc các nước châu Âu, vì lệ
tập ấm chỉ hưởng được một hai đời...
Các chọn nhân tài thì mỗi đời một khác.
Ngoài chế độ khoa cử đặt từ triều Lý thì các triều Lý, Lê
lại có phép tiến cử và phép bảo cử, phàm các quan to ai cũng
phải cử một người có tài đức hoặc người có danh vọng để
triều đình bổ dụng.
Dân chi phụ mẫu
Các quan tại triều là những người giúp
đỡ nhà vua mà đảm đương quốc chính. Các quan ngoại chức (tỉnh,
phủ, huyện, châu) vâng mệnh thay mặt vua để cai trị nhân dân.
Bởi thế nên các quan cũng như nhà vua,
người dân thường gọi là cha mẹ dân...là hạng người có những
đặc quyền xứng đáng với tư cách 'dân chi phụ mẫu'.
Quan không phải chịu thuế thân; ngoài tiền
lương quan còn có tiền dưỡng liêm cấp cho các quan địa phương khi
họ túng thiếu để họ khỏi nhũng lạm của dân.
Quan lại tuy nhiều đặc quyền song cũng không phải là ở trên pháp luật.
"Cấm quan không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu"
Chống địa phương chủ nghĩa
Nhà vua sợ các quan lạm dụng những đặc quyền ấy mà vũ uy tác tệ cho nên đã đặt ra nhiều điều lệ để chế tài các quan.Ví dụ pháp luật cấm quan địa phương không được thụ nhiệm ở tỉnh nhà hay ở nơi cách nhà không đầy 500 dặm để cho thân thích bằng hữu khỏi cậy thế cậy thần mà làm ngang.
Cấm quan không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu.
Cấm không cho tậu ruộng vườn nhà cửa trong trị hạt vì sợ quan hiếp bách kẻ trị hạ để mua rẻ.
Cấm không được tư giao với đàn bà con gái trị hạt để đừng treo gương xấu cho nhân dân.
Cấm quan lại hồi hưu không được lui tới cửa công để thỉnh thác cầu cạnh.
Ngoài ra nhiều điều trừng trị các quan hối lộ và nịch chức, nếu thi hành cho nghiêm mật cũng có thể tránh được những tệ tham quan ô lại làm cực khổ nhân dân.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/08/140806_vn_princelings_history.shtml
Sinh con hộ : Giao dịch thương mại vô nhân đạo ?
Bé
Gammy và người mẹ Pattaramon Janbua đã đồng ý mang thai hộ một cặp vợ
chồng Úc. Ảnh chụp ngày 03/08/2014 tại bệnh viện tỉnh Chonburi (Thái
Lan).
Reuters
Bên cạnh đề tài được các nhật báo quan tâm bình luận rộng rãi
hôm nay 06/08/2014 - lệnh ngừng bắn trong vòng 72 giờ được thi hành
tạo dải Gaza kèm với thái độ của phương Tây về sự việc này - nhật báo
Libération dành một hồ sơ lớn liên quan đến Châu Á, bình luận hiện
tượng sinh con hộ qua bài viết : « Sinh con hộ : Một trường hợp khó xử
tại Thái Lan ».
Thông tín viên Libération thuật lại câu chuyện về người phụ nữ
Thái Lan mang thai hộ cho cặp vợ chồng người Úc đang gây tranh cãi trong
công chúng những ngày qua. Cô gái 21 tuổi, tên Pattharamon Janbua, được
một cặp vợ chồng người Úc hiếm muộn thuê mang thai hộ, thông qua một
công ty môi giới với cái giá là 11 000 euro. Cô đã chấp nhận vì cô nghĩ
với số tiền này, cô có thể trả nợ và nuôi 2 con ăn học.
Cô sinh được một cặp song sinh trai gái cho cặp vợ chồng Úc. Tuy
nhiên, cặp người Úc chỉ nhận đứa bé gái và bỏ rơi bé trai tên là Gammy,
do bé Gammy mắc bệnh đao (down). Khi siêu âm, bác sĩ đã phát hiện bé
Gammy bị đao, công ty môi giới bảo cô nên phá thai và có cách giữ lại
đứa bé khỏe mạnh nhưng cô đã từ chối vì đó là một hành vi tội lỗi theo
giáo lý đạo Phật.
Sau khi cặp người Úc bỏ đi, cô Pattharamon Janbua chấp nhận chăm sóc
cho đứa bé tật nguyền này. Từ đó cô không rời xa đứa bé và xem nó như
con đẻ vì cô đã mang nặng đẻ đau trong suốt 9 tháng, theo tâm sự của bà
mẹ trẻ. Một tổ chức phi chính phủ Úc đã tổ chức quyên tiền để nuôi dưỡng
và chữa bệnh cho bé Gammy chỉ trong 3 ngày đã thu được 150 000 euro.
Câu chuyện đẻ thuê trên gây ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông,
do hành vi vô đạo đức của cặp vợ chồng Úc và gây nhiều tranh cãi trên
các mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng hành động của cặp vợ chồng người
Úc là vô nhân đạo.
Ngay lập tức, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã có phản ứng. Ông gọi đây là
« một câu chuyện buồn » và ông « không muốn nghĩ đến cảnh một đứa trẻ
bị bỏ rơi như vậy ». Bộ trưởng Nhập cư Úc Scott Morrisson đã gọi bà mẹ
sinh con hộ này là « một anh hùng » và « vị thánh » và cho biết Canberra
sẽ xem xét nên can thiệp như thế nào cho thỏa đáng.
Về phía cặp vợ chồng người Úc, sau hơn một tuần im lặng, bây giờ, họ
đã lên tiếng giải thích với báo chí . Họ cho biết không hề « bỏ rơi » bé
Gammy và không hay tin trẻ này bị đao. Trái lại, cặp này muốn mang theo
bé Gammy nhưng bị các bác sĩ ngăn cản vì bé này bị dị tật về tim.
Dù gì thì sự vụ đã gây tranh luận nhiều khía cạnh của hiện tượng mang thai thuê đang có chiều hướng phát triển.
Tranh luận về vấn đề đạo đức tại Pháp
Tranh luận cũng lan sang đến Pháp. Những người phản đối việc sinh hộ
tận dụng trường hợp bé Gammy để làm nổi bật những vấn đề về đạo đức như
người ta có thể mướn một cái bụng để mang thai hộ chăng ? Điều đó có vi
phạm phẩm giá con người không ?
Trong một bức thư ngỏ gửi cho Tổng thống Hollande, những chính trị
gia cánh tả (Jacques Delors, Lionel Jospin) nhận định, việc đẻ thuê là «
sự đăng quang của ngành công nghiệp sản xuất trẻ nhỏ theo đơn đặt hàng
», « con người chứ không phải một đồ vật » và yêu cầu Tổng thống thể
hiện thái độ phản đối trước công chúng về việc cho phép sinh con hộ.
Xã luận Libération đề tựa « Đạo đức » nhận định, điều cần lên án ở
đây là việc bóc lột các bà mẹ đẻ mướn Thái Lan hay Ấn Độ. Tuy nhiên,
không nên lên án dịch vụ sinh con hộ nếu hoạt động này được các chính
quyền quản lý tốt sẽ cho phép nhiều cặp hiếm muộn có niềm vui được làm
cha mẹ mà không xâm phạm đến sức khỏe của người khác.
Theo Libération, quản lý tốt việc đẻ thuê phải đi kèm với tiêu chí
đạo đức. Vấn đề ở đây là quy định mỗi nơi mỗi khác nên gây ra nhiều bất
cập. Tại Mỹ, hình thức mang thai hộ phát triển rất nhanh : 25 000 trẻ
được sinh ra nhờ kỹ thuật này. Trong khi tại Châu Âu, nhiều nước cấm
mang thai hộ như Pháp, Tây Ban Nha và gây trở ngại cho những kiều dân
muốn trở lại nước mình với đứa bé đã nhờ đẻ hộ ở nước ngoài.
Gaza : Sư yên ắng trước cơn bão ?
Trở lại với tình hình tại dải Gaza, lệnh hưu chiến đã có hiệu lực kể
từ hôm qua. Quân đội Israel rút quân, sau 28 ngày xung đột, một sự bình
lặng đến lạ kỳ, theo Le Figaro. Người ta mơ ước chiến tranh đã kết thúc
và giờ đây phải bắt tay vào tái xây dựng đống đổ nát do chiến tranh gây
ra, như tựa trên trang nhất báo Le Figaro : « Israel-Gaza : những thách
thức sau cuộc chiến ».
Le Figaro có vẻ bi quan về việc sẽ tìm ra giải pháp cho cuộc chiến
tại Gaza, thông qua đàm phán sẽ diễn ra tại Cairo. Le Figaro lo ngại,
lệnh hưu chiến lần này chỉ là tạm thời và nhận thấy giới ngoại giao
phương Tây có vẻ mờ nhạt trong hồ sơ Cận Đông. Hoa Kỳ và Châu Âu không
thể chấm dứt được sự đối đầu giữa Irael và phe Hamas.
Cận Đông : Thái độ muộn màng của nước Pháp
Nhật báo Le Monde nhận thấy ngoại giao Pháp đã thay đổi thái độ đối
với hồ sơ Cận Đông, tuy hơi muộn màng. Phải cần đến hơn 1.800 người
Palestine thiệt mạng, trong đó đa số là thường dân và cuộc oanh kích lần
thứ 3 của Israel vào một trường học của Liên Hiệp Quốc được dùng làm
trại tỵ nạn cho người dân Gaza, mới làm cho ngành ngoại giao Pháp thay
đổi giọng điệu với Israel.
Tổng thống Pháp François Hollande đã phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm
Đại chiến thứ nhất tại Bỉ như sau : « sau 26 ngày xung đột tại dải
Gaza, chúng ta phải phản ứng ». Một sự thay đổi thái độ đột ngột, theo
Le Monde, vì từ khi nhậm chức, Tổng thống Hollande tỏ ra gần gũi nhất
với Israel trong số các vị Tổng thống của nền Đệ ngũ Cộng hòa, hơn cả
người tiền nhiệm Sarkozy, người luôn tự nhận là « bạn » của Irael vào
đầu nhiệm kỳ để rồi đến cuối nhiệm kỳ, cựu Tổng thống Sarkozy gọi Thủ
tướng Netanyahou là « kẻ dối trá » trong một cuộc hội đàm với Tổng thống
Mỹ Barack Obama.
Danh sách các quốc gia cưỡng bức lao động dài thêm
Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến tình trạng cưỡng bức lao động
ngày càng nở rộ trên thế giới. Theo đó, những quốc gia mới lọt vào danh
sách đen là Thái Lan, Malaysia và Venezuela. Cơ quan lao động quốc tế
thẩm định có 21 triệu người là nạn nhân trên thế giới.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, các đường dây buôn bán
người diễn ra khắp các châu lục. Ngành khai thác hầm mỏ, ngư nghiệp, lâm
nghiệp và nông nghiệp là những nhà khai thác thành phần nhân công bất
hợp pháp này. Tờ báo nhắc lại việc 22 000 công nhân Cam Bốt nhập cư bất
hợp pháp bỏ chạy khỏi Thái Lan vào tháng Sáu vừa qua, sau khi tập đoàn
quân sự nắm chính quyền, đã cho thấy là tình trạng của những công nhân
bất hợp pháp bấp bênh đến mức nào.
Les Echos nhận định, những lao động này góp phần quan trọng vào nền
kinh tế hoặc vào một vài lĩnh vực cho các nước thuê mướn nhân công bất
hợp pháp. Sau này, những công nhân Cam Bốt vừa bị trục xuất vào tháng
Sáu cũng có thể quay lại Thái Lan và họ lại phải chịu trả tiền môi giới
để rồi sang đến Thái Lan, họ nhận những đồng lương bèo bọt từ những công
việc vô cùng cực nhọc.
Vì sao virus Ebola bùng phát tại Tây Phi ?
Liên quan đến lĩnh vực y tế, nhật báo La Croix có bài viết : « Vì sao
virus Ebola bùng phát tại Tây Phi ». Theo tờ báo, bệnh dịch sốt xuất
huyết Ebola đã làm thiệt mạng gần 1000 người tại Tây Phi. Ba nước bị
nặng nhất là Guinée, Siera Leone, Liberia. Ba nước này tổ chức chiến
dịch chống dịch bệnh thường gây chết người này, trong khi các quốc gia
Châu Phi khác cố gắng kiểm soát vùng biên giới để tránh lây nhiễm. Hai
người Mỹ bị nhiễm virus Ebola đã quay về Mỹ điều trị. Các chuyên gia cho
rằng, bệnh dịch sẽ không phát tán nghiêm trọng ngoài Châu Phi.
Virus này được phát hiện vào năm 1976 nhưng vẫn chưa có thuốc điều trị và cho đến nay đã trở thành đại dịch.
Theo La Croix, trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên xảy ra vào cuối tháng
12/2013, đầu tháng 01/2014 tại Guinée, quốc gia chưa bao giờ thống kê
các trường hợp nhiễm Ebola cho đến lúc phát hiện ca nhiễm bệnh. Bác sĩ
Blaise nhận định, người dân địa phương cứ nghĩ là sốt xuất huyết Lassa,
vẫn thường xảy ra ở Tây Phi cho nên đất nước này mới chậm phát hiện ra
dịch bệnh Ebola. Do đó, bệnh dịch lây lan hết nhà này đến nhà nọ và đội
ngũ chuyên viên y tế khó kiểm soát hết mọi tiếp xúc của bệnh nhân với
thân nhân.
Do thiếu các biện pháp đầy đủ, bệnh dịch Ebola đã lan sang 2 nước
láng giềng Siera Leone và Liberia. Đâu là con đường lây lan bệnh Ebola ?
Ban đầu, virus được truyền từ vật sang người, đặc biệt thông qua khỉ và
dơi. Sau đó, bệnh có thể truyền từ người sang người trong trường hợp
tiếp xúc với máu hay chất lỏng sinh học như nước miếng, nước mắt, mồ
hôi, sữa mẹ, tinh trùng, phân và chất nôn mửa.
Theo bác sĩ Blaise, ít có khả năng lây nhiễm tại Pháp vì « virus này
lây lan khó hơn virus qua đường hô hấp và ít có nguy cơ bùng phát thành
dịch bệnh. Pháp đã ra lệnh cho các cơ quan y tế có chức năng kiểm tra
triệu chứng của những người trở về từ vùng nhiễm bệnh.
Thiên An Môn : Cuộc đấu tranh từ thời Mao cho đến 1989
Liên quan đến Trung Quốc, nhật báo Libération quan tâm đến quảng
trường Thiên An Môn, là nơi chứng kiến các cuộc cách mạng của dân chúng
và đặc biệt của sinh viên.
Ngày 04/05/1919, sinh viên tập hợp tại quảng truờng Thiên An Môn tiến
hành biểu tình trên các đường phố Bắc Kinh để chống lại Hiệp ước
Versailles. Sau đó, phong trào lan sang chống chính phủ Trung Hoa Dân
Quốc bấy giờ, đòi cải cách chính trị, văn hóa, xã hội.
Giữa những năm 1920, Tưởng Giới Thạch đã cho trồng các cây tại lối
vào quảng trường để dân chúng khó vào được địa điểm này. Các hàng cây
cũng không ngăn cản được dân chúng và phe cộng sản đã giành chiến thắng
trong cuộc nội chiến. Cũng tại quảng trường này, ngày 1/10/1949, Mao
Trạch Đông đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Năm 1959, kỷ niệm 10 năm thành lập đất nước, Mao Trạch Đông ra lệnh
nới rộng quảng trường thành 400 000 m2, biến nơi này thành quảng trường
lớn nhất thế giới. Mùa hè năm 1966, Thiên An Môn chứng kiến cuộc Cách
mạng văn hóa khốc liệt mà Mao đã tung ra. Người dân đổ về quảng trường
than khóc như một động thái phản đối Cách mạng văn hóa của Mao. Cuối
cùng, vào năm 1989, Thiên An Môn lại đi vào lịch sử khi chứng kiến cảnh
chính quyền Trung Quốc đàn áp đẫm máu sinh viên khi họ đấu tranh đòi dân
chủ.
Vụ án ly kỳ do con không có DNA của mẹ
Trên
cõi đời này, không có gì mà không thể xảy ra được !!!
Bà Lydia
Fairchild.
Trong các thử nghiệm DNA xác định con ruột của bố mẹ, các nhà khoa học đã phát hiện trường hợp đứa trẻ không có liên hệ sinh học với người mẹ, mà chúng mang một DNA khác.
Người mẹ trẻ ở bang Washington, Mỹ đã phải đấu tranh với tòa án để giữ đứa bé mà cô mang nặng đẻ đau, vì theo xét nghiệm nó không phải là con ruột cô.
"Cô là ai? Cô đang âm mưu gì với bọn trẻ?"
Lydia Fairchild, 26 tuổi, sinh nở ba lần. Sau khi sinh đứa thứ ba, cô bị thất nghiệp. Do không đủ điều kiện kinh tế nuôi ba con một mình, Lydia phải viết đơn xin trợ cấp hàng tháng của chính phủ tại địa phương cư trú, tiểu bang Washington. Mọi người trong gia đình cô đều được triệu tập tới Sở Dịch vụ xã hội để chứng minh một số thông tin có liên quan.
Ban đầu, Fairchild nghĩ đó đơn giản là một cuộc triệu tập như thường lệ với một nhân viên xã hội. Nhưng cô không ngờ bị thẩm vấn nghiêm khắc giống như một nghi can tội phạm. Cô chết điếng khi toà tuyên bố bạn trai cô là bố bọn trẻ. Còn cô, người đã sinh ra chúng lại không phải là mẹ, vì DNA của cô không trùng hợp với chúng.
Lydia Fairchild sẽ còn nhớ mãi cái ngày hôm ấy. Nhân viên tòa án gọi cô đến hỏi một cách đầy ngờ vực: “Cô là ai? Cô đang âm mưu gì với bọn trẻ?” Ngạc nhiên, Lydia trả lời,: "chúng là con tôi mà, sao lại có chuyện âm mưu gì ở đây?”. Người đó đáp lại lạnh lùng: “Chúng không phải là con cô. Chúng tôi đã xét nghiệm DNA. DNA của cô và bọn trẻ không giống nhau”.
Từ tòa án trở về, Lydia tưởng như sắp phát điên. Rõ ràng cô là mẹ của ba đứa trẻ. Cô đã mang thai và sinh nở bình thường. Tất cả những người thân trong gia đình, hàng xóm và bác sĩ ở nhà hộ sinh đều biết. Thậm chí, mẫu DNA bố của bọn trẻ cũng phù hợp với DNA của cả ba đứa. Nhưng tất cả những cái đó đều vô nghĩa trước tòa. Lý thuyết y học đã khẳng định DNA của mẹ và con phải tương đồng. 100% trường hợp đều như vậy. Ngược lại chỉ có thể là giả mạo.
Nghi ngờ xét nghiệm của tòa có sai sót, Lydia xin thực hiện lại xét nghiệm ở một số phòng thí nghiệm độc lập do chính cô lựa chọn. Kết quả vẫn y nguyên, không có chút sai sót nào. Cô, người sinh ra chúng lại không phải là mẹ. Mặc dù, cả ba đứa trẻ đều khăng khăng khẳng định mẹ chúng chính là Lydia Fairchild - người đang đứng trước mặt chúng.
Tuy nhiên, đó chưa phải là bằng chứng đủ sức thuyết phục. Như vậy, từ chỗ chỉ muốn xin một khoản trợ cấp xã hội hằng tháng để nuôi con, Lydia phải đối mặt với nguy cơ phạm tội: Cô có thể bị buộc tội giả mạo và lạm dụng bọn trẻ, thậm chí là bắt cóc trẻ em. Trong trường hợp đó, lũ trẻ sẽ bị đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội và Lydia sẽ không bao giờ gặp lại các con mình. “Cô biết đấy. Chúng tôi có thể đón bọn trẻ đi bất cứ lúc nào”, một nhân viên xã hội nói với Lydia trước khi cô rời khỏi phòng.
Có sự nhầm lẫn?
Sau những giờ “thẩm vấn” xót xa, đầy hoài nghi, Lydia bắt đầu hoảng loạn, cô bước đi loạng choạng. Lydia vội vã trở về nhà tìm những bức ảnh siêu âm trong quá trình cô mang thai của từng đứa con một. Vừa nỗ lực lục tìm, Lydia kể với cha mẹ mình về kết quả xét nghiệm DNA “quái dị” ấy. Cha mẹ Lydia không tin điều đó.
“Lúc đầu, tôi nghĩ rằng, con bé đang nói đùa. Chắc có sự nhầm lẫn nào đó. Chính tôi là người đưa Lydia đến bệnh viện sinh. Rồi cả ba lần sinh, chính mắt tôi nhìn thấy bọn trẻ do Lydia mang nặng đẻ đau. Tôi còn nhẹ nhàng ẵm chúng lên, khoe với mọi người trong gia đình và một số bạn bè”, bà Carol Fairchild, mẹ của Lydia kể lại trong sự ngỡ ngàng và đau khổ.
Tiến sĩ Leonard Dreisbach, bác sĩ khoa sản, người trực tiếp ba lần đỡ đẻ cho Lydia khẳng định, Lydia là mẹ của cả ba đứa trẻ. Ông còn cho rằng, trường hợp kỳ lạ của Lydia chắc chắn có sự nhầm lẫn nào đó trong kết quả xét nghiệm DNA. Ông cũng rất sẵn lòng làm chứng trong phiên tòa về “sự thật” này.
Xét về tình, các thành viên ban hội thẩm cũng tin rằng, Lydia Fairchild là mẹ của cả ba đứa trẻ. Nhưng về lý, Lydia Fairchild không có bằng chứng chứng minh, cô và các con có cùng dòng máu. Lydia có thuê luật sư biện hộ cho cô nhưng không ai nhận. Vì họ biết chắc, họ không thể thắng, kết quả DNA đã cho biết điều đó. Sau cùng, Luật sư Alan Tindell “dũng cảm” nhận lời, bởi theo linh cảm ông tin, Lydia không phải là kẻ bắt cóc chúng, mà cô chính là mẹ đẻ.
Người có DNA từ nhiều nguồn khác nhau (Genetic Chimerism)
Trong thời điểm u ám ấy, một tia hy vọng chợt lóe lên. Luật sư Alan Tindell tìm thấy một bài viết trên tạp chí New England Journal of Medicine, có nói đến một trường hợp ở Boston tương tự như của Lydia. Ông đệ đơn lên tòa xin hoãn xét xử khi các xét nghiệm này có thể thực hiện.
Karen Keegan & Lydia Fairchild
Đó là trường hợp của bà Karen Keegan, một bà mẹ 52 tuổi có hai con trai ở Boston. Xét nghiệm trước ca ghép thận của Karen cũng cho thấy DNA của bà và bọn trẻ không giống nhau. Bác sĩ ở đó, mặc dù biết chắc chắn rằng không hề có sự giả mạo nào, nhưng cũng không thể giải thích nổi điều gì đã diễn ra. Họ tiến hành những mẫu xét nghiệm ở máu, tóc, mô miệng nhưng tất cả đều không có DNA của con trai bà.
Các bác sĩ đã tìm hiểu kỹ hơn tuyến giáp của Karen. Lý do khiến các bác sĩ chọn tuyến giáp để xét nghiệm AND vì trong 100 ml máu ở người bình thường, có 2 - 2,5 mmol calcium (100 mg/l) và tồn tại dưới 3 dạng là 40% gắn với protein, 5 - 10% ở dưới dạng muối kết hợp với phosphat, bicarbonat, citrat; và 50% còn lại tồn tại dưới dạng ion hóa, để đảm bảo cho hoạt động điện sinh lý của các tế bào.
Mỗi ngày, cơ thể hấp thu vào 25 mmol canxi và thải trừ 20 mmol ra phân + 5 mmol ra nước tiểu. Hormon tuyến giáp có vai trò huy động canxi từ xương ra máu, và vitamin D giúp hấp thu canxi vào cơ thể, đưa đến xương. Karen Keegan gặp một vấn đề khá hiếm trong y học gọi là chimerism.
Hiện tượng này xảy ra ở người hay động vật khi hai trứng được thụ thai, hoặc phôi thai kết hợp cùng nhau trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Mỗi hợp tử mang một bản sao DNA của bố mẹ, vì vậy hợp tử mới có một bộ gene khác biệt. Về cơ bản, đứa trẻ sinh ra là song sinh của chính nó. Chimerism ở người rất hiếm. Trong các thử nghiệm DNA nhằm xác định con ruột của bố mẹ đã phát hiện trường hợp Chimerism khi đứa trẻ không có liên hệ sinh học với người mẹ - nó mang một DNA khác. Lydia Fairchild là trường hợp điển hình sinh ra một chimera. Người mẹ trẻ ở bang Washington đã phải đấu tranh với tòa án để giữ đứa bé mà cô mang nặng đẻ đau.
Trên thế giới có khoảng 30 trường hợp như vậy được ghi nhận. Thực chất đó là trường hợp hai cá thể song sinh tồn tại trong một cơ thể. Nguyên nhân là do có hai trứng cùng được thụ tinh, nhưng khi trong tử cung, đáng lẽ phải phát triển thành hai trẻ song sinh thì chúng lại “hòa lẫn” vào nhau, và trở thành một bào thai hoàn hảo duy nhất, nhưng có hai mã di truyền khác nhau - hai chuỗi DNA khác nhau.
Nói một cách khác, Karen là hai người trong một cơ thể và điều đó không thể quan sát bằng mắt thường, mà chỉ có thể phát hiện nếu xét nghiệm vật chất di truyền. Đó là lý do DNA trên khắp cơ thể bà lại khác với DNA của các con, nhưng DNA ở tuyến giáp lại giống.
Câu chuyện của Karen khiến Lydia có cơ sở thuyết phục quan tòa cho cô thêm thời gian. Cuối cùng, sau hàng loạt xét nghiệm, bác sĩ kết luận rằng Lydia cũng là một trường hợp chimerism. Hồ sơ vụ án được khép lại với một kết thúc có hậu: Lydia được công nhận là mẹ đẻ của các con cô và được nhận trợ cấp hàng tháng. Mỗi lần nhớ lại chuyện đã qua, Lydia vẫn thầm cảm ơn Karen: “Nếu không có bà ấy, tôi đã mất con”.
Câu chuyện của Lydia được lưu kỹ lưỡng trong hồ sơ xử án của tòa án tiểu bang Washington. Họ xem đây là “một vụ án y khoa” hiếm gặp. Còn phía y học và các nhà khoa học, đặc biệt là những nhà chuyên môn nghiên cứu về DNA cả về con người và động vật, họ xem đó là một bước tiến mới.
BM
Dữ liệu gen mới có thể giúp cải thiện phẩm chất gạo, cà chua
28.07.2014
Họ hàng của hai loài cây lương thực phổ biến đã hé lộ bí mật di
truyền của chúng. Cà chua giỏi chịu hạn và có hương vị thơm ngon hơn, và
gạo có sức sống bền bỉ hơn, đang là mục tiêu hướng tới của ngành nông
nghiệp trong tương lai.
Trong hai báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics, các nhà khoa học đã công bố bộ gen của cây lúa châu Phi và bộ gen của họ hàng hoang dã của cây cà chua.
Có nhiều lý do vì sao hai loài cây nói trên chưa bao giờ được gieo trồng phổ biến. Loài gạo châu Á cho năng suất cao hơn và dễ chế biến hơn so với gạo châu Phi. Còn cà chua hoang dã, Solanum pennellii, thì độc hại.
Nhưng các chuyên gia nói rằng chúng có những phẩm chất khác. Chẳng hạn, chúng có thể phát triển trong môi trường khắc nghiệt hơn, một đặc điểm ngày càng quan trọng vào lúc khí hậu toàn cầu đang thay đổi.
Lương thực cho hành tinh đang biến đổi
Khí hậu biến đổi đang làm phức tạp sản lượng nông nghiệp, ngay cả khi số người cần lương thực dự kiến sẽ tăng lên thêm 2 tỉ người hoặc hơn trong bốn thập kỷ nữa. Ông Rod Wing, nhà thực vật học của Đại học bang Arizona nói, "Và đó là viễn cảnh khá đáng sợ,"
Ông Wing nói các nhà khoa học khắp thế giới đang nghiên cứu phát triển những giống lúa cho năng suất cao hơn và cần ít nước, ít phân bón và thuốc trừ sâu hơn, và có thể phát triển trên đất kém năng suất.
Gạo châu Phi có thể chịu hạn hán, đất đai cằn cỗi và cỏ dại tốt hơn gạo châu Á.
Với trình tự DNA hoàn chỉnh mà ông Wing và các đồng sự công bố, các nhà khoa học giờ đây có thể cố gắng tìm kiếm những gen kiểm soát những tính trạng đó và lai tạo chúng thành các giống lúa mới nhanh hơn trước.
Cà chua thơm ngon hơn
Động cơ tương tự thúc đẩy các nhà nghiên cứu xác định trình tự bộ gen của cây cà chua hoang dã.
Loài thực vật Nam Mỹ này có thể chịu được điều kiện khô hạn tại quê hương Andes của nó tốt hơn so với cây cà chua thông thường, và có thể chịu được đất có độ mặn cao hơn.
Bản đồ gen chi tiết mới xác định những gen có khả năng quy định những tính trạng này.
Và nó có thể giúp giải cứu loài cà chua nhạt nhẽo bán ở siêu thị. Các nhà nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt giữa cà chua dại và cà chua thương mại trong những gen góp phần quy định mùi và vị của cà chua.
Bjorn Usadel, một chuyên gia về thông tin sinh học và đồng tác giả nghiên cứu, hiện tại Đại học RWTH Aachen, cho biết, "Mặc dù cà chua hoang dã chắc chắn không có vị ngon hơn, nhưng quần thể này cho chúng ta biết hương vị từ đâu có."
Ông Usadel nói thêm rằng các dữ liệu gen cũng sẽ giúp đảm bảo rằng bất kỳ giống mới nào lai tạo từ cây cà chua hoang dã sẽ không mang theo bất kỳ gen độc nào của nó. Ông nói:
"Mặc dù đây là cách hoàn toàn tự nhiên để làm, tất nhiên chúng ta phải đảm bảo rằng giống cà chua mới lai tạo thực sự lành mạnh và hữu ích cho người tiêu dùng".
Trong hai báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics, các nhà khoa học đã công bố bộ gen của cây lúa châu Phi và bộ gen của họ hàng hoang dã của cây cà chua.
Cà chua Solanum pennellii fruit, khi chín vẫn màu xanh
Có nhiều lý do vì sao hai loài cây nói trên chưa bao giờ được gieo trồng phổ biến. Loài gạo châu Á cho năng suất cao hơn và dễ chế biến hơn so với gạo châu Phi. Còn cà chua hoang dã, Solanum pennellii, thì độc hại.
Nhưng các chuyên gia nói rằng chúng có những phẩm chất khác. Chẳng hạn, chúng có thể phát triển trong môi trường khắc nghiệt hơn, một đặc điểm ngày càng quan trọng vào lúc khí hậu toàn cầu đang thay đổi.
Lương thực cho hành tinh đang biến đổi
Khí hậu biến đổi đang làm phức tạp sản lượng nông nghiệp, ngay cả khi số người cần lương thực dự kiến sẽ tăng lên thêm 2 tỉ người hoặc hơn trong bốn thập kỷ nữa. Ông Rod Wing, nhà thực vật học của Đại học bang Arizona nói, "Và đó là viễn cảnh khá đáng sợ,"
Ông Wing nói các nhà khoa học khắp thế giới đang nghiên cứu phát triển những giống lúa cho năng suất cao hơn và cần ít nước, ít phân bón và thuốc trừ sâu hơn, và có thể phát triển trên đất kém năng suất.
Gạo châu Phi có thể chịu hạn hán, đất đai cằn cỗi và cỏ dại tốt hơn gạo châu Á.
Với trình tự DNA hoàn chỉnh mà ông Wing và các đồng sự công bố, các nhà khoa học giờ đây có thể cố gắng tìm kiếm những gen kiểm soát những tính trạng đó và lai tạo chúng thành các giống lúa mới nhanh hơn trước.
Cà chua thơm ngon hơn
Động cơ tương tự thúc đẩy các nhà nghiên cứu xác định trình tự bộ gen của cây cà chua hoang dã.
Loài thực vật Nam Mỹ này có thể chịu được điều kiện khô hạn tại quê hương Andes của nó tốt hơn so với cây cà chua thông thường, và có thể chịu được đất có độ mặn cao hơn.
Bản đồ gen chi tiết mới xác định những gen có khả năng quy định những tính trạng này.
Và nó có thể giúp giải cứu loài cà chua nhạt nhẽo bán ở siêu thị. Các nhà nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt giữa cà chua dại và cà chua thương mại trong những gen góp phần quy định mùi và vị của cà chua.
Bjorn Usadel, một chuyên gia về thông tin sinh học và đồng tác giả nghiên cứu, hiện tại Đại học RWTH Aachen, cho biết, "Mặc dù cà chua hoang dã chắc chắn không có vị ngon hơn, nhưng quần thể này cho chúng ta biết hương vị từ đâu có."
Ông Usadel nói thêm rằng các dữ liệu gen cũng sẽ giúp đảm bảo rằng bất kỳ giống mới nào lai tạo từ cây cà chua hoang dã sẽ không mang theo bất kỳ gen độc nào của nó. Ông nói:
"Mặc dù đây là cách hoàn toàn tự nhiên để làm, tất nhiên chúng ta phải đảm bảo rằng giống cà chua mới lai tạo thực sự lành mạnh và hữu ích cho người tiêu dùng".
Trụ trì chùa Bồ Đề bác cáo buộc buôn trẻ
Cập nhật: 09:13 GMT - thứ tư, 6 tháng 8, 2014
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Nghi án 'buôn trẻ' tại chùa Bồ Đề đã
được báo Phụ nữ TP HCM phản ánh từ hồi cuối tháng Ba năm 2013, tuy
nhiên chỉ mới gần đây, vụ việc mới bắt đầu được báo chí trong nước đăng
tải rộng rãi sau khi có tin về việc một bé mồ côi trong chùa bị 'mất
tích'.
Bé Cù Nguyên Công được gửi vào chùa vào năm 2013
và sau đó được ông Nguyễn Thanh Long, một người tham gia hoạt động từ
thiện tại chùa, mang về nuôi hồi cuối tháng 10 cùng năm, Phụ nữ Online
cho biết.
Tuy nhiên chỉ ba tháng sau đó, bà Nguyễn Thị
Thanh Trang, bảo mẫu trong chùa Bồ Đề, đã yêu cầu ông Long mang bé Công
trả lại chùa với lý do "có đoàn kiểm tra". Ông Long đã không còn nhìn
thấy bé Công ở chùa kể từ đó, báo này cho biết thêm.
Trong tin đăng ngày 4/8, Phụ nữ đã phỏng vấn mẹ
của bé Công, người xác nhận với báo này đã được bà Trang trả 10 triệu
đồng để chuyển bé Công cho một người phụ nữ khác.
Ngày 3/8, công an Hà Nội đã tiến hành bắt bà
Nguyễn Thị Thanh Trang, 36 tuổi, và bà Phạm Thị Nguyệt, 35 tuổi cùng một
số người liên quan để điều tra việc mua bán bé Cù Nguyên Công.
Báo trong nước ngày 6/8 dẫn thông tin ban đầu từ
cơ quan điều tra cho biết bà Nguyệt đã đồng ý trả cho bà Trang 35 triệu
đồng để mang bé Công về nuôi. Bà Trang đã trả cho mẹ bé Công 10 triệu
đồng, giữ lại 25 triệu cho bản thân.
Chiều 4/8, ông Long đã tìm đến xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, nơi ở của gia đình chồng bà Nguyệt, báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Bố mẹ của chồng bà Nguyệt sau đó cho biết bé Công đã mất hôm 27/6 tại Bệnh viện nhi Trung Ương do bệnh sởi.
Nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang, phóng viên của báo
Phụ nữ TP HCM, được báo trong nước dẫn lời nói còn rất nhiều trường hợp
kinh doanh trẻ tại chùa Bồ Đề đang được làm rõ.
“Tôi nhận được đơn đề nghị điều tra của rất
nhiều bạn trẻ thường xuyên làm tình nguyện ở ngôi chùa này từ nhiều năm
trước và ai cũng có một thắc mắc rất chung là em bé mà họ đã từng cưu
mang, bỗng một thời gian lại biến mất một cách rất đáng ngờ", nhà báo
này nói.
'Chùa không buôn trẻ'
"Chính nhà chùa đã làm đơn đề nghị các ban ngành vào cuộc", bà cho biết.
Khi được hỏi về bà Nguyễn Thị Thanh Trang, sư thầy Thích Đàm Lan nói bà này đã làm việc cho chùa được gần ba năm.
"Không có ai nghi ngờ gì" về bà này, sư thầy cho hay.
"Chùa Bồ Đề không có buôn bán trẻ em bao giờ", bà khẳng định.
Vị trụ trì cho biết trong quá khứ, nhà chùa đã có một lần cho người khác nhận nuôi một trẻ, nhưng chính quyền địa phương đã được thông báo về việc này.
Bà cũng nói các phóng viên đã không phản ánh gì với người đứng đầu chùa trong thời gian điều tra.
Công an Hà Nội cũng đã triệu tập sư thầy Thích Đàm Lan để thẩm tra nhưng không tiến hành bắt giữ bà vì chưa xác định có dấu hiệu liên quan, theo báo trong nước.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/08/140806_bode_allegation.shtml
Cuộc sống đế vương của các vị "hoàng tử đỏ"
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình nhắm vào phe hoàng tử đỏ - Reuters
Tạp chí Le Nouvel Observateur số ra tuần này quan tâm đến
chiến dịch bàn tay sạch của Bắc Kinh và đặt câu hỏi : ai là đối tượng
của chiến dịch này ? Tạp chí cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình nhắm đến
những « hoàng tử đỏ » mà tài sản của những nhân vật này lên đến hàng tỷ
euro.
Tạp chí nêu lên một chuyện tình của một hướng dẫn viên chương
trình trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc với phó ban lưu trữ của
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cô gái này vừa hay tin « vị hôn phu » của
mình đã kết hôn và đã có con riêng. Ấm ức và cảm thấy bị xỉ nhục, cô ta
đã công khai chia sẻ với cộng đồng cư dân mạng vì cô bị xem là vợ bé,
tiếng Trung Quốc gọi là « ernai », một từ rất mang nghĩa tiêu cực và
miệt thị.
Điều gây xôn xao trên mạng là trong quan hệ ngoại tình, vị viên chức nhà nước này đã cung phụng cho cô vợ bé những món quà cực đắt : khăn choàng lông thú, kim cương, quần áo hàng hiệu, một chiếc xe hơi Porsche màu trắng, giá trị tổng cộng lên đến 1,2 triệu euro. Tạp chí cho rằng, với một đồng lương công chức thì không thể chi tiêu cho những món xa xỉ như vậy. Do đó, hàng triệu dân mạng đặt câu hỏi : tài sản đấy từ đâu ra ?
Từ hai hay ba năm nay, nhiều quan chức bị triệt hạ do một người tình nhân bị bỏ rơi hay vợ lớn bị lừa dối nên các bà, các cô đã tố giác trên các trang mạng xã hội. Bắc Kinh đã quyết định nhập cuộc. Một số thành phố vừa cấm các quan chức dan díu ngoại tình « kể cả ngoài giờ làm việc ». Tại một đất nước mà từ xưa đến nay, vua chúa đều năm thê bảy thiếp, các quan chức hiện nay cũng nối gót cha ông và họ cho rằng có nhiều vọ là bình thường. Một nhà báo giải thích : « có vợ trẻ đẹp là tín hiệu của sự thành đạt và phong độ ». Một nghiên cứu mới đây của trường đại học Nhân dân cho biết, 95% cán bộ bị kết án tham nhũng cung phụng cho một hoặc nhiều mối quan hệ ngoại tình.
Đối với Chủ tịch nước Tập Cận Bình, hiện tượng này là một sự suy đồi đạo đức và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự tồn vong của chế độ. Các vụ bê bối liên tục nổ ra với một nhịp độ chóng mặt cho thấy các quan chức không chỉ ngoại tình mà còn lạm dụng quyền lực, cướp của, cưỡng hiếp, biển thủ, rượu chè, cờ bạc, ma túy thậm chí giết người. Từ khi thuyết cộng sản chỉ còn ‘’hữu danh vô thực’’, xã hội Trung Quốc đang bị mất phương hướng và chính trong giới quan chức là suy đồi rõ rệt nhất.
Tạp chí dẫn nhiều ví dụ, một quan chức nhỏ cũng đã có một tài sản kếch xù với 32 chiếc vali chứa đến 12 triệu euro bị nhà nước tịch thu. Để đếm số tiền này, phải dùng đến 16 máy đếm tiền, trong đó có 4 chiếc đã bị cháy do hoạt động quá công suất. Tuy nhiên, phải nhìn sang các quan chức cấp cao thì mới thật sự thấy tầm cỡ của nạn tham nhũng đang hoành hành tại Trung Quốc.
Các lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc hiện đang rơi vào tay kiểm soát của « những gia đình lớn ». Sở hữu khối tài sản lên đến hàng trăm triệu euro thậm chí cả hàng tỷ euro, « các hoàng tử đỏ » có khuynh hướng bảo vệ lợi ích riêng của mình trước lợi ích quốc gia hay của Đảng.
Một giáo sư dạy tại đại học luật và chính trị Bắc Kinh nhận định : « Những tài năng xuất hiện trong 20 năm gần đây đã thay đổi rất nhiều. Họ thuộc một tầng lớp chỉ biết chiếm lấy tiền tài và điều khiển chính trị theo hướng có lợi cho họ ». Một người dân Bắc Kinh nhận định, « ông Tập Cận Bình biết rằng, tham nhũng là vấn đề hàng đầu. Nếu ông không làm gì cả thì hệ thống chính trị sẽ sụp đổ. Do đó, từ khi lên cầm quyền, ông đã tung ra chiến dịch bàn tay sạch. Một chiến dịch thực sự không phải để che mắt thiên hạ ».
Ngay trong giới quan sát, những người đa nghi nhất cũng thừa nhận tính hiệu quả của chiến dịch này. Từ ngày Đảng Cộng sản ra thông cáo vào năm 2012, yêu cầu đảng viên sống thanh đạm thì không còn các buổi yến tiệc đắt đỏ mà nhà nước phải chi trả, kéo theo việc giảm 90% nhập khẩu ‘’vi cá’’ (vây cá mập).
Việc cấm các quan chức nhận « quà » khiến cho lượng rượu Trung Quốc bán ra thị trường giảm 66%, nhập khẩu rượu ngoại cũng giảm, và các nhãn hiệu đắt tiền như Prada, Vuitton hay Gucci. Một cuộc điều tra được Ngân hàng Trung Quốc công bố vào năm 2011 cho biết, trong 20 năm gần đây, 18 000 quan chức đã bỏ trốn mang theo trong hành lý, một khoản tiền trị giá tương đương 90 tỷ euro.
Le Nouvel Observateur cũng bình luận về việc cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu bị triệt hạ do tham nhũng. Báo chí Hồng Kông đưa tin, để được cựu quan chức này đỡ đầu, phải tặng cả chiếc Mercedes mà trong cốp xe chứa 100 ký vàng. Con gái ông nhận được món quà cuới là một thẻ tín dụng trị giá 2,4 triệu euro. Ông Vương Kỳ Sơn, người lãnh đạo chiến dịch này tuyên bố : « Không một quan tham nào thoát khỏi vòng điều tra ».
Tuy nhiên, một số người Trung Quốc xem đây là một cuộc chiến tranh giành quyền lực cổ điển : dưới vỏ bọc thanh lọc nội bộ, Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách triệt hạ các đối thủ như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang để bổ nhiệm người thân cận của ông vào bộ máy cầm quyền. Một nhà phân tích chính trị nhận định, « không nên xem thường tham vọng của ông Tập Cận Bình. Ông ta muốn để lại dấu ấn trong lịch sử như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Đúng là ông Tập tìm cách hạ gục đối thủ và sử dụng người thân cận nhưng chính vì ông muốn Trung Quốc trở thành cường quốc số một thế giới chứ không phải tích lũy bạc tỷ ở ngân hàng Thụy Sĩ ».
Israël-Hamas : có thể xem là chiến tranh ?
Nhật báo Libération ra ngày hôm nay quan tâm tình hình nóng bỏng tại dải Gaza qua dòng tựa trên trang nhất : « Israël-Hamas : có thể xem là chiến tranh ? ». Theo tờ báo, lệnh ngừng bắn kéo dài ba ngày được đưa ra vào ngày hôm qua nhưng chỉ sau hai giờ từ khi thỏa thuận có hiệu lực, khói lửa lại bùng lên trên dải Gaza.
Libération nhận định, lệnh ngừng chiến đã bị hủy bỏ bằng một bể máu. Một quân nhân Israël 23 tuổi bị bắt cóc và các cuộc oanh kích lại tiếp diễn.
Trong một bài viết khác trên tờ Le Figaro đề tựa : « Kịch bản tệ nhất cho Israël », tờ báo cho rằng, ưu tiên hàng đầu của quân đội Israël hiện nay không chỉ là làm cách nào giải thoát cho binh sĩ bị bắt cóc mà là làm cách nào đáp trả lại phe Hamas vì vụ bắt cóc này được xem là sự xỉ nhục đối với quân đội được xem là « mạnh nhất Trung Đông ».
Giới bình luận Israël cũng không quên nhắc nhở chính phủ Israël đề phòng « cái bẫy » mà phe Hamas giăng ra vì Hamas muốn quân đội Israël « sa lầy » ở dải Gaza. Thế nhưng, giữ thái độ bình tĩnh trong tình hình này vô cùng khó, theo Le Figaro. Từ khi tung ra chiến dịch oanh kích ngày 8/7, quân đội Israël đã thận trọng tối đa không để phe Hamas bắt giữ binh sĩ Israël làm con tin để tránh lặp lại cơn ác mộng mà người Israël phải chịu đựng trong vòng 5 năm.
Đó là số phận của một binh sĩ quốc tịch Pháp- Israël Gilad Shalit bị bắt năm 2006. Để đổi lấy sự tự do của binh sĩ này, Israël đã phải thả 1000 người Palestine, trong đó 280 người bị kết án chung thân vì có liên quan đến vụ tấn công đẫm máu.
Theo các thăm dò mới nhất, đa số dân Israël ủng hộ tấn công mạnh tay đối với phe Hamas. Le Figaro kết luận, trong những điều kiện khó khăn như vậy, Thủ tướng Netanyahou khó tìm được lối thoát cho cuộc chiến tại dải Gaza mà không bị mất mặt.
Khủng hoảng nợ Achentina : Tổng thống Kirchner trấn an dân chúng
Nhìn sang thời sự tại Châu Mỹ, nhật báo Le Monde quan tâm đến phản ứng của Achentina sau khi mất khả năng thanh toán vào ngày 31/07/2014. Theo tờ báo, Tổng thống Kirchner đã xuất hiện trước công chúng. Với thái độ rất điềm tĩnh, bà phát biểu : « Mất khả năng chi trả tức là không trả nợ, nhưng bị bị ngăn cản chi trả không phải là mất khả năng, nên phải nghĩ ra một từ mới để chỉ về tình hình hiện nay của Achentina ». Ý câu nói ám chỉ các chủ nợ Hoa Kỳ đang bắt Achentina chi trả 100% khoản nợ, trong khi trước đó, các chủ nợ đã nhất trí giảm nợ cho nước này còn 93%.
Tổng thống Kirchner kêu gọi người Achentina đoàn kết và yêu nước. Bà khẳng định, chính phủ của bà sẽ tiếp tục đối thoại để bảo vệ quyền lợi dân Achentina. Nếu như tình hình này không mấy nguy kịch bằng cuộc khủng hoảng năm 2001 thì dân chúng lại rất lo ngại. Achentina đang suy yếu bởi sự suy thoái kinh tế, thâm hụt ngân sách và lạm phát tăng cao hơn so với dự báo 30%.
Bà Kirchner phát biểu : « chúng ta đang sống trong một thế giới bất công và bạo lực », ý ám chỉ các cuộc oanh kích tại dải Gaza. « Nếu có một đất nước sống được, đó chính là Achentina » và bà kể ra các thế mạnh như tài nguyên năng lượng, lương thực, sự nhân đạo và diện tích rộng rãi chỉ có 40 triệu dân sinh sống. Bà Kirchner cũng hài lòng vì nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức quốc tế, từ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong vụ tranh chấp với các chủ nợ Mỹ.
Khi thăm Achentina vào trung tuần tháng Bảy, Chủ tịch Trung Quốc Tập cận Bình hứa đầu tư vào Achentina, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Trước đó vài ngày, Tổng thống Nga Putin cũng bày tỏ quan tâm đối với trữ lượng dầu và khí đốt của quốc gia Nam Mỹ này.
Anh mở điều tra công khai về cái chết của cựu điệp viên Nga Litvinenko
Liên quan đến Châu Âu, nhật báo Le Monde quan tâm đến việc Anh chính thức mở cuộc điều tra công khai về cái chết của cựu điệp viên Nga Litvinenko. Theo đó, các tài liệu mật về việc Nga có nhúng tay trong việc sát hại nhà đối lập này sẽ được giới điều tra nghiên cứu.
Cựu điệp viên NgaLitvinenko bị sát hại ngày 23/11/2006. Cái chết nay gây sốc cho cả nước Anh. Các cuộc điều tra nhanh chóng cho biết ông Litvinenko là nhà đối lập với Tổng thống Putin. Nhân vật này đã trốn sang Anh và xin tỵ nạn tại nước này. Ông bị đầu độc khi uống tách trà tại bệnh viện có chứa chất polonium 210, một chất phóng xạ.
Sở cảnh sát Thủ đô Scotland Yard cho biết, hai nhân viên người Nga là Andreï Lougovoï và Dimitri Kovtun đã cho chất độc vào trà. Vụ ám sát này đã gây căng thẳng cho Luân Đôn và Mátxcơva. Yêu cầu đòi Nga cho dẫn độ hai nhân viên bị nghi ngờ hạ độc Litvinenko đã bị Nga bác bỏ. Ông Lougovoï còn trở thành dân biểu năm 2007.
Theo gia đình ông Litvinenko, ông Litvinenko từng hợp tác với tình báo Anh. Lúc xảy ra ám sát, ông Litvinenko đang điều tra về mối quan hệ của mafia Nga với Tây Ban Nha. Tháng 7/2013, chính phủ Anh đã bác bỏ yêu cầu của góa phụ Marina Litvinenko đòi điều tra công khai hồ sơ cái chết của chồng bà.
Vào lúc đó, quyết định của Thủ tướng David Cameron được xem là hành động ưu đãi cho Nga để tránh những tiết lộ gây khó xử cho Nga. Ngày 22/07, chính phủ Anh đã bật đèn xanh cho phép điều tra công khai vụ việc này. Anh cũng khẳng định không có liên quan gì đến các căng thẳng tại Ukraina và các biện pháp trừng phạt Nga.
Giấc mơ nói lên điều gì ?
Bạn đã bao giờ thắc mắc về ý nghĩa của các giấc mơ ? Tạp chí L’Express số ra tuần này chạy tựa trên trang nhất : « Những gì khoa học nói về giấc mơ của chúng ta ».
Từ lâu, con người vẫn tìm cách lý giải ý nghĩa của những giấc mộng với bao điều bí ẩn. Nhờ vào những tiến bộ vượt bậc của ngành khoa học nghiên cứu não bộ, chúng ta bắt đầu hiểu được giấc mơ đến từ đâu. Đối với nhiều nhà khoa học, giấc mơ có hai chức năng.
Chức năng thứ nhất là « nghiền ngẫm » lại những sự kiện đã gặp trong cuộc sống và chuyển tải chúng thành những kinh nghiệm có ích cho bước tiếp theo. Chức năng thứ hai là dự báo những tình huống sắp tới và chuẩn bị nó.
Trong bài viết đề tựa : « Người mộng du nghĩ gì ? », L’Express cho biết, 4% người lớn và 25% trẻ em rơi vào hiện tượng này và có nhiều hoang tưởng. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của bệnh mộng du là do căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày.
Một số nhà khoa học ngày nay vẫn không tán đồng kết quả nghiên cứu của nhà phân tâm học Freud. Chuyên gia Tobie Nathan nhận định, Freud đã lầm. Giấc mơ của chúng ta không thuật lại quá khứ mà chỉ nói về tương lai và dự đoán ». Chuyên gia này còn khuyến cáo không nên thuật lại giấc mộng cho bất kỳ ai vì một sự diễn giải sai lạc sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20140802-tap-can-binh-tung-don-danh-phe-hoang-tu-do
NHỮNG DỰ ĐOÁN ẤN TƯỢNG VỀ NĂM 2030
Author: Rob Rawson – Staff.com
Người dịch : Helen Ngô
***
Thật thú vị khi thử phỏng đoán những thứ đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay: chúng sẽ ra sao trong tương lai nhỉ? Dưới đây là một vài dự đoán mà người viết đang nhận thấy diễn ra hoặc ít nhất bắt đầu diễn ra cho đến năm 2030, dựa trên những suy đoán về tương lai của chính bản thân nguời viết lúc ấy.
1. 75% Các Trường Đại Học Trên Thế Giới Sẽ Đóng Cửa.
Tại sao phần lớn các trường đại học đóng cửa đến năm 2030? Trước khi bắt đầu, người viết muốn cùng các bạn “nhìn lại” mô hình các trường đại học Mỹ ở thời điểm năm 2013.
Ở thời điểm năm 2013, học phí đại học tại trường Harvard vào khoảng $54,000 / năm, và các trường đại học thông thường tại Mỹ có mức học phí trên $20,000 / năm.
Kể từ năm 2013, đã có rất nhiều trường đại học đăng tải toàn bộ chương trình học miễn phí trên mạng. Các tổ chức như Coursera, Học Viện Khan và Udacity xuất hiện tạo điều kiện cho những giảng viên hàng đầu công bố các bài giảng của mình trên mạng miễn phí đến mọi người.
Chỉ nhanh chóng một vài năm sau đó, một trong những trường đại học hàng đầu tại Mỹ đã tiên phong khi không chỉ đưa toàn bộ tài liệu học miễn phí (như họ đã làm năm 2013) mà còn mở các chương trình đào tạo chứng chỉ trên mạng cho bất kì ai tham khảo toàn bộ tài liệu và vượt qua được tất cả các bài kiểm tra của chương trình học. Phí đăng kí thi lấy các bài kiểm tra chỉ bằng 1/10 toàn bộ chi phí cho một chương trình học thông thường. Nói một cách khác, bạn hoàn toàn có thể lấy chứng chỉ đào tạo của trường Đại học Harvard chỉ dưới $5,000 / năm khi tham khảo tài liệu miễn phí trên mạng, tham dự các buổi trao đổi học tập với các học viên cùng khoá, và sau đó thi lấy tín chỉ tốt nghiêp khoá học.
Trên thế giới đã xuất hiện các tổ chức chuyên tổ chức các kì thi như vậy tại nước sở tại, mà đi đầu là Ấn Độ và Kenya .Không lâu sau đó hàng loạt các trường đại học hàng đầu tại Mỹ cũng nối gót Harvard, tạo điều kiện cho hàng triệu sinh viên trên toàn thế giới bắt đầu có thể theo học trên mạng tại các trường đại học hàng đầu này. Sinh viên từ khắp nơi ở Mỹ, Ấn Độ, Kenya, Brazil, và Phillipines nhanh chóng nắm bắt lấy cơ hội này để có thể lấy tấm bằng Harvard. Do không thể cạnh tranh được với các trường đại học đàn anh, nhiều trường đại học kém uy tín hơn dành phải bỏ cuộc và buộc đóng cửa.
Một thị truờng mới về dịch vụ dạy kèm sinh viên trên mạng định hình và nhanh chóng phát triển. Tuy nhiên, dù chỉ với 1/10 chi phí bỏ ra dể lấy được tấm tín chỉ khi học trên mạng, nhiều sinh viên có điều kiện khá giả vẫn chọn cách trả mức chi phí cao hơn để có được dịch vụ dạy kèm riêng (1 thầy : 1 trò) hay nhóm bạn học tập, bên cạnh chương trình đại học miễn phí trên mạng.
Để có thể duy trì hoạt động, 25% các trường đại học còn lại sẽ phải tự phát triển chương trình học online, hoặc liên kết với các trường đại học danh tiếng khác nhằm cung cấp các dịch vụ khảo thí, hoặc cho thuê lớp học và phương tiện thực tập cho các sinh viên đang theo học các khoá đòi hỏi sử dụng các thiết bị đặc biệt và không thể giảng dạy trực tuyến.
2. 10% Các Công Ty Giàu Nhất Thế Giới tại Mỹ Được Xếp Loại Là “Những Tập Đoàn Trực Tuyến”
Với bối cảnh hiện tại khi các sinh viên Ấn Độ có thể nhận được tấm bằng đại học Harvard, mức độ cạnh tranh về công việc cũng như nhân tài sẽ thực sự trở thành vấn đề cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, luật di trú vẫn chưa thể bắt kịp trước sự thay đổi này và do đó việc xin di trú tại nhiều quốc gia phát triển còn vấp phải nhiều khó khăn. Điều này thúc đẩy mức độ toàn cầu hoá trong phân công việc làm. Các công ty Trung Quốc sẽ tuyển dụng các nhân viên Mỹ làm việc khi họ không thể tìm được các ứng viên hội đủ năng lực tại Trung Quốc.
Các công ty ngày càng tăng cường phạm vi tổ chức hoạt động kinh doanh trên mạng trực tuyến và các “tập đoàn trực tuyến” được định nghĩa là những tập đoàn mà số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng công ty không quá 10% toàn bộ nhân viên của họ ở bất kì thời điểm nào.
3. 90% Các Công Ty Taxi Sẽ Đóng Cửa.
Đến năm 2013, đã có 3 bang tại Mỹ thông qua đạo luật cho phép sử dụng xe không người lái, đánh dấu bước khởi đầu cho thời đại xe hơi tự động. Điều này dẫn đến việc hình thành câu lạc bộ lái xe hơi của một nhóm gần 1000 hội viên chia nhau cùng nhau sử dụng 50 xe hơi tự động.
Để có thể sử dụng dịch vụ này, hội viên chỉ cần gọi hệ thống phục vụ tự động để yêu cầu giao xe. Mô hình kinh tế của dịch vụ sử dụng chung xe khiến cho các xe taxi với tài xế trở trở nên không hiệu quả trên phuơng diện tài chính. Và thật không may hầu hết các công ty kinh doanh dịch vụ taxi chậm trễ trong việc triển khai dịch vụ này vì các vấn đề trách nhiệm pháp lý. Câu lạc bộ lái xe vượt qua được các yêu cầu pháp lý khi khởi đầu từ những nhóm tự phát. 80% hội viên của các các câu lạc bộ này không có xe hơi riêng của mình.
4. Xe giao hàng tự động với các nhân viên rôbốt cung cấp dịch vụ giao hàng trong vòng 2 giờ ở khu vực ngoại ô khiến cho mô hình phân phối của hệ thống bán lẻ từng bước bị phá sản.
Một bướt đột phá khác trong việc sử dụng xe hơi tự động đó là khả năng giao hàng tốc độ khi nhận được đơn hàng online.
Một công ty tại San Francisco đã ra đời nhằm cung cấp dịch vụ giao hàng trong vòng 2 giờ cho bất kì sản phẩm ở mức giá chỉ $4 trong 2 giờ và $2 trong 24 giờ kể từ lúc đặt hàng (mức giá được tính tại thời điểm 2013).
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi kết hợp xe không người lái với nhân viên người máy (robot). Robot sẽ gọi điện thông báo người nhận khi nào có thể gặp khách hàng để giao hàng.
Với một đội xe giao hàng tự động, công ty này có thể giao hàng trong vòng 2 giờ cho hầu hết các đơn hàng mà kho hàng và người nhận ở cùng một thành phố. Toàn bộ qui trình phân phối hoàn toàn tự động mà không có sự can thiệp của con người trong việc chuyên chở hàng hoá từ kho hàng đến hộ tiêu dùng, mở ra một kỉ nguyên mới của hệ thống cung cấp và phân phối hàng hoá hiệu quả tối đa.
5. 50% các siêu thị bán lẻ sẽ biến mất khỏi thị trường.
Với mức phí giao hàng rẻ và tốc độ cho bất kì sản phẩm nào, nhu cầu lái xe đến siêu thị để mua sắm trở nên xa xỉ. Sẽ tiện lợi hơn rất nhiều khi đơn giản đặt hàng trên mạng và sau đó hàng sẽ được giao đến tận cửa chỉ trong vòng 2 giờ. Các ứng dụng thiết bị bảng ngày càng tạo điều kiện dễ dàng hơn khi cung cấp danh mục các sản phẩm mà người tiêu dùng đã đặt hàng cho lần mua sắm trước, cũng như cho phép họ lựa chọn các sản phẩm cần cho lần mua sắm này.
6. Các ứng dụng thông minh cho phép bạn tự động hoá toàn bộ quy trình.
Ứng dụng thông minh sẽ mách giúp bạn khi nào bạn nên vứt bỏ món đồ nào đó vào thùng rác và liệu rằng bạn có muốn đặt món hàng mới thay thế. Và như thế, chỉ mất 5 phút để chúng ta có thể hoàn tất việc mua sắm siêu thị cho cả nhà thay vì hơn 1 giờ như trước đây.
Tuy nhiên một vài siêu thị sẽ thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng là nơi khách hàng khám phá những sản phẩm mới. Các công ty trả tiền cho các siêu thị để trưng bày các sản phẩm cũng như phân phát hàng mẫu đến người tiêu dùng. Bất kì người tiêu dùng nào khi nhận hàng mẫu được yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân và email nhằm giúp nhà sản xuất có thể liên hệ với khách hàng của mình về sau và thuyết phục họ tiếp tục mua những sản phẩm của công ty. Đã có một số phản đối diễn ra tại một trong số những siêu thị này vì các công ty từ chối phát hàng mẫu cho những hộ gia đình có thu nhập thấp. Những người phản đối cho rằng thu nhập thấp chính là điều kiện quyết định họ đáng được nhận hàng mẫu miễn phí.
7. Mua sắm trên thực tế là để trãi nghiệm và tận hưởng dịch vụ, và mua sắm các loại hàng hoá và nhu cầu thiết yếu hầu như luôn được thực hiện online.
Mua sắm trên mạng hơn hẳn hệ thống bán lẻ ở hầu hết mọi khía cạnh: chi phí rẻ hơn, dễ dàng hơn, và trong hầu hết trường hợp nhanh hơn vì bạn không cần lái xe để mua sắm. Các cửa hàng bán lẻ thường xuyên trở thành các điểm khuyến mãi, nơi khách hàng có thể thích thú thử dùng các sản phẩm trưng bày mà sau đó được đặt hàng trên mạng và giao đến tận nhà.
8. Truyền hình Cáp sẽ biến mất.
Điều này không còn quá ngạc nhiên. Hệ thống truyền hình cab sẽ không còn tồn tại đến năm 2026 và xem truyền hình được thực hiện theo yêu cầu khách hàng qua Internet.
9. Cập nhật cuộc sống bản thân 24/7.
Một số bạn đã và đang ghi lại toàn bộ cuộc sống thường nhật của mình bằng một thiết bị ghi hình được gắn ngay sau tai với kính thông minh 3D (1 sản phẩm phát triển dựa trên mắt kiếng do Google chế tạo năm 2012).
Xu hướng ghi lại toàn bộ cuộc sống của mình bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác nhau. Một số cá nhân xem đó như là một cuốn nhật kí giúp họ có thể nhớ về quá khứ, với hy vọng rằng bằng cách nào đó họ sẽ có thể “cài đặt” lại những kỉ niệm trong trí nhớ của mình (công nghệ này chưa xuất hiện tại thời điểm hiện tại). Một số cá nhân khác làm vì sở thích cá nhân.
Cảnh sát cũng được yêu cầu sử dụng công nghệ này nhằm mục đích thu thập những bằng chứng phạm tội. Các tội phạm được trao trả tự do trước thời hạn được yêu cầu ghi nhận lại toàn bộ cuộc sống của mình để chứng minh họ không tham gia vào bất kì hành đồng phạm pháp nào (thông tin này được xử lý bảo mật mà không có sự can thiệp của con người, thay vào đó là hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích các cuộn ghi hình xem xét nếu có hành vi phạm pháp nào diễn ra.)
10. Điện thoại di động trở nên hoàn toàn lỗi thời.
Bạn sẽ thấy các thanh thiếu niên thời đại sau này không còn sống chết bên mình với chiếc điện thoại di động như trước đây, mặc dù những người luống tuổi trên 70 vẫn còn sử dung chúng.
Các công nghệ thay thế điện thoại di động có thể phân làm 2 loại như sau:
Cũng là với cặp mắt kiếng thông minh dùng để ghi hình, chúng ta có thể sử dụng cho các mục đích trao đổi tin nhắn và hình ảnh, truy cập Internet, và với nhiều người, chúng được sử dụng như một công cụ thay thế máy vi tính.
Một cách khác đem lại cảm giác chân thực hơn đó là sử dụng một thiết bị đơn giản gắn ngay sau tai và điều khiển thông qua một chương trình tự động (artificial intelligence). Thiết bị này cung cấp hướng dẫn bằng lời giúp người sử dụng có thể thực hiện các cuộc gọi, tìm kiếm thông tin người quen, hỏi đường…
11. Những thay đổi khí hậu vẫn chưa gây thảm hoạ nghiêm trọng cho con người, tuy nhiên đã một số giải pháp công nghệ từng bước hứa hẹn giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Thay đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân khiến cho châu Phi càng nhiều hạn hán, và dẫn đến nguy cơ nạn đói hoành hành tại châu lục này. Tuy nhiên nguy cơ này được khắc phục một cách hiệu quả khi tổ chức từ thiện của tỉ phú Bill Gates cùng vợ (Gates foundation) phát triển thành công các vụ mùa nông nghiệp dựa trên công nghệ biến đổi gen.
Bên cạnh đó, băng cực gần như biến mất, tuy nhiên mực nước biển vẫn chưa dâng cao một cách rõ rệt. So với năm 2013, chính phủ các nước vẫn chưa có phản ứng lo lắng hay hành động nào trước những thay đổi khí hậu này. Tuy nhiên, đã xuất hiện một số công nghệ mới ra đầy triển vọng với hy vọng giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực từ thay đổi khí hậu như các tấm thu nhận năng lượng mặt trời với chi phí thấp, cũng như ngày càng nhiều người sử dụng xe hơi điện hay hybrid (có thể chạy bằng xăng hay điện).
12. Trung Quốc tiến hành các biện pháp mạnh mẽ trong việc cải tạo chất lượng không khí.
So với năm 2013, Trung Quốc sẽ giảm 60% các phân tử độc hại trong không khí tại các thành phố lớn tại nước này.
13. Mạng lưới phân phối điện năng phát triển và thiết bị điện tử thông minh sẽ giúp việc phân phối và sử dụng năng lượng thực sự trở nên hiệu quả.
Các pin điện tử được phát triển ngày càng tiến bộ và các qui định của chính phủ khuyến khích người dân sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị tiết kiệm điện năng. Những thiết bị này giúp tiết kiệm năng lượng và phân phối điện năng một cách hiệu quả. Chẳng hạn đơn giản như tủ lạnh sẽ có thể ngừng chạy một vài phút nếu mức điện năng tải về quá cao, và các xe hơi chạy điện có thể được nạp năng lượng vào ban đêm.
14. Mỹ sẽ không còn nhâp khẩu dầu thô
Kể từ năm 2012, việc khai thác dầu thô bằng phương pháp “fracking” (phương pháp sử dụng chất lỏng nén với áp suất cao để khoang các giếng dầu) được áp dụng chủ yếu tại Mỹ. Cũng vào thời điểm này, Tổ chức năng lượng thế giới dự đoán đến năm 2017, Mỹ sẽ trở thành nước sản xuất dầu thô đứng đầu thế giới và đến năm 2030, Mỹ có thể tự cung cấp nhu cầu dầu thô trong nước. Tất cả những dự đoán này đều trở thành hiện thực ở thời điểm 2030.
15. Trí tuệ thông minh nhân tạo đang từng bước khiến nhiều ngành công nghiệp phá sản.
Năm 2012, Watson – Máy vi tính IBM do chế tạo đánh gục tất cả các đối thủ hàng đầu trong game show Jeopardy – chương trình truyền hình với trò chơi ô chữ nổi tiếng tại Mỹ. Công nghệ sử dụng trí tuệ thông minh đã phát triển vượt bậc, làm phá sản nhiểu ngành công nghiệp trên thế giới:
Hệ thống sổ sách kế toán tự động – các bạn chỉ cần cập nhật toàn bộ các hoá đơn, chứng từ vào hệ thống này, và trả lời một số câu hỏi xác minh (thật dễ dàng như bạn đang làm việc với nhân viên kế toán thực sự). Những thiết bị kế toán này thực sự hiệu quả đến mức các nhân viên kế toán không thể cạnh tranh, và nghề này trở nên hoàn toàn biến mất. Nhân viên kế toán thực thụ giờ chỉ tham gia khoảng 1% toàn bộ quá trình ghi nhận sổ sách kế toán khi hệ thống này gặp khúc mắc.
Các trung tâm tư vấn khách hàng với thiết bị trả lời tự động sẽ có thể trả lời khách hàng với chất giọng hoàn toàn tự nhiên đến nỗi khách hàng sẽ không thể phát hiện được khi nào họ nói chuyện với một nhân viên thực sự hay chỉ là thiết bị trả lời thông minh.
Các luật sư trực tuyến (ảo) – Các hãng luật lớn sử dụng chương trình này để thụ lý các hồ sơ khách hàng với mức chi phí chỉ bằng 1/10 so với các công ty luật truyền thống.
16.Phương pháp phân tích DNA cũng như những tiến bộ trong điều tra tội phạm phát triển tốc độ khiến cho các tội phạm rất khó thoát khỏi cáo trạng của mình.
Robôt điều tra tội phạm sẽ thu thập toàn bộ các chứng cứ khác nhau tại hiện trường. Hàng ngàn mẫu thử được thu thập và phân tích để có thể so sánh mẫu DNA với ngân hàng dữ liệu ngay tại hiện trường.
Ngay cả nếu ngân hàng dữ liệu không có thông tin về một cá nhân nào đó, việc phân tích DNA cũng cho phép tìm ra những manh mối dựa trên mẫu DNA của những người thân thích dựa trên những điểm tương đồng giữa họ. Sau khi mẫu DNA được xác định, các cơ sở dữ liệu khác nhau sẽ tự động thực hiện việc kiểm tra chéo giúp các nhân viên cảnh sát có được một hồ sơ tội phạm chính xác với thông tin toàn bộ các đối tượng tham gia phạm tội tại hiện trường, cũng như những hoạt động của họ trong những tuần lễ trước đó. Vì thế, tội phạm rất khó có thể thoát khỏi cáo buộc hành vi phạm pháp của mình.
17. Chính phủ thực sự biết mọi thứ về bạn.
Trước những cuộc tấn công khủng bố lớn xảy ra trong thời gian qua, Chính phủ Mỹ buộc phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong tầm kiểm soát của mình để ngăn chặn nguy cơ các cuộc khủng bố. Và cách duy nhất để ngăn chặn là thu nhập và xử lý một khối lượng thông tin đồ sộ. Thời đại của bảo mật thông tin cá nhân không còn. CIA có thể tiếp cận toàn bộ thông tin về các hoạt động trên mạng hay tài chính của tất cả mọi người.
Chính phủ các nước tiếp tục hợp tác trong việc đẩy lùi khủng bố cũng như phát triển hệ thống dữ liệu tìm kiếm dựa trên các băng ghi hình. Dữ liệu này nhanh chóng phát triển với sự tham gia của bộ phận “Warm Blanket” bao gồm 5,000 Drone (thiết bị bay tự dộng), mỗi Drone được trang bị vài chục camera, và có thể thực hiện các chuyến bay liên tục trên toàn nước Mỹ, phần lớn Tây Âu hay những khu vực khác mà bọn khủng bố có thể đang ẩn náu. Quan trọng nhất, các thiềt bị thông minh nhân tạo sẽ sàng lọc những thông tin được cung cấp để tìm ra manh mối của các tên khủng bố. CIA và các đồng minh nước ngoài sẽ đăng nhập hình ảnh nghi phạm vào hệ thống, hệ thống sẽ đưa ra mọi giả thuyết tình huống được thu thập bởi hệ thống Drone.
Các thiết bị thông minh nhân tạo còn có khả năng nhận diện một người chỉ bằng cách quan sát phần trán của họ, hay nhận biết dấu hiệu đặc trưng thông qua trang phục mà kẻ khủng bố mặc. Việc biết được toàn bộ lịch sử đi lại của một người trong vòng một vài năm trở lại là hoàn toàn có thể thực hiện được khi sừ dụng công nghệ này.
18. Số lượng phạm nhân ngồi tù giảm 30% và xu hướng này tiếp tục được duy trì.
Chi phí giam giữ phạm nhân ngồi tù tại Mỹ cao đến mức đỉnh điểm, dẫn đến một đạo luật mới được ban hành về điều kiện “tại ngoại có kiểm soát” thay vì ngồi tù. Những phạm nhân được xem là không gây nguy hiểm cho cộng đồng sẽ không phải vào vào tù, mà thay vào đó họ sẽ bị theo dõi bởi một thiết bị GPS và máy camera ghi lại toàn bộ hoạt động của họ. Ví dụ như những kẻ quấy rối tình dục trẻ em sẽ bị kiểm soát toàn bộ hoạt động của mình 24 h / 7 ngày bằng hệ thống này để xem chúng có theo dõi quá mức hình ảnh của các em bé.
Nhà tù ngày càng trở nên tự động hoá, với càng ít sự góp mặt của con người trong tổ chức hoạt động mỗi ngày. Mặc dù sự tham gia của con người ngày càng giảm đi, các nhà tù ngày càng an toàn và chặt chẽ nhờ vào hệ thống ghi hình trực tiếp phân tích mọi ngóc ngách của nhà tù, giúp dễ dàng phát hiện ra các hoạt động phạm pháp như sử dụng ma tuý hay bạo lực. Thiết bị hỗ trợ này mang tên AVDU (Automatic Violence Detection Unit – Thiết bị phát hiện bạo lực), được sử dụng để phát hiện các hành động bạo lực hoặc những dấu hiệu biểu cảm của phạm nhân dẫn đến bạo lực. Các phạm nhân bạo lực sẽ bị vô hiệu hoàn toàn bởi các súng điện do các robot trên trần nhà tù phát hoả. Chẳng mấy chốc nhà tù trở nên tẻ nhạt hơn bao giờ.
19. Robot sẽ trở thành những chiến binh trong tương lai. Nhân lực quân sự sẽ giảm 55%.
Năm 2013, lực lượng đặc nhiệm đã sử dụng các robot để theo dõi đối tượng nghi phạm trong đám đông chỉ với một bức hình được cung cấp. Trong các cuộc chiến đấu, các robot có khả năng phát hiện phát đạn được xuất phát từ hướng nào và có thể bắn trả ngay lập tức và chính xác đến từng li.
Năm 2030, các đội robot đặc nhiệm sẽ trở nên siêu việt trong khả năng chiến đấu so với con người ở bất kì góc độ nào. Chúng không chỉ bền bỉ và chính xác hơn so với chúng ta, mà còn trở nên không thể bị khuất phục bởi bất kì ai trong chúng ta nếu chỉ sử dụng các phương tiện chiến đấu thông thường.
Công việc dành cho các nhân viên quân sự thực thụ giờ sẽ là thu thập các thông tin nhạy cảm và điều khiển từ xa hoạt động của không lực cũng như bộ binh gồm các Drone. Các công việc trong lĩnh vực quân sự sẽ thiên về kĩ thuật, và ít sử dụng đến cơ bắp. Lính thủy Mỹ sẽ được tuyển dụng hoàn toàn không dựa trên điều kiện thể chất, mà dựa trên mức độ thông minh cũng như năng lực kĩ thuật. Những người bị thương tật sẽ được tuyển chọn vào đội đặc nhiệm thuỷ chiến. Tại Mỹ, việc gửi lính Mỹ tham gia chiến đấu sẽ chỉ còn là những gì bạn được biết khi đọc sách lịch sử. Robot hoàn toàn thay thế cho con người chúng ta tham gia các cuộc chiến đấu.
Năm 2025 tại Nigeria, lính robot Mỹ vô tình gây chết 2 em bé khi đang cố gắng giành lại một nhân viên chính phủ Mỹ bị bắt cóc từ tay bọn khủng bố. Sự kiện này dẫn đến phẫn nộ trên toàn thế giới và đánh dấu sự ra đời của Hiệp định phòng chống bạo lực robot. Hiệp định này qui định rằng robot chỉ được sử dụng để bắt hoặc vô hiệu hoá tôi phạm, mà không bao giờ được phép giết người.
Trong vòng 5 năm trở lại tại thời điểm 2030, robot trở nên ngày càng hiệu quả trong việc bắt giữ các tù binh chiến tranh mà không cần phải giết người, dựa trên những tiến bộ công nghệ xuất hiện từ năm 2013 chẳng hạn như “Active Denial System” – “Hệ thống vô hiệu hoạt động” của Mỹ. Hệ thống hiện đại này cho phép tạo ra bức tường ảo bao quanh kẻ thù. Nếu kẻ thù cố gắng thoát khỏi bức tường ảo này, họ sẽ bị phỏng da cũng như phải chịu đựng những cơn đau dữ dội. Một số bang tại Mỹ đã sử dung công nghệ này để trừng phạt những kẻ nổi loạn.
20. Máy bay siêu thanh cho phép hành khách bay từ Sydney đến London trong chỉ 4 giờ (thay vì 23 giờ ) hay từ New York đến Rio de Janeiro trong vòng 2 giờ.
Chẳng còn là vấn đề nếu bạn muốn trải qua kì nghỉ cuối tuần ở Rio de Janeiro, hoặc bay đến Thái Lan để đi chơi tối.
21. Các thiết bị y tế gọn nhẹ có thể kiểm tra toàn bộ cơ thể bạn và phát hiện 95% các căn bệnh trong vòng 5 phút.
Một thiết bị nhỏ bằng vali hành lí sẽ có khả năng chẩn đoán bệnh tương tự như máy siêu âm MRI (nhưng với hình ảnh không gian 3 chiều), và còn có thể thực hiện hầu hết các xét nghiệm máu cũng như chẩn đoán phát hiện ca bệnh khó như ung thư phổi với chỉ bằng cách kiểm tra hơi thở của bệnh nhân.
Một bản báo cáo sơ lược cung cấp từ máy siêu âm, sẽ qua xử lý bởi thiết bị thông minh để chẩn đoán chính xác các vấn đề của bệnh nhân trong hầu hết mọi trường hợp.Ý kiến của các chuyên gia X-quang giờ chỉ là xác nhận đồng ý các kết quả đánh giá đuợc đưa ra bởi các thiết bị thông minh này.
22. Tỉ lệ dưới mức nghèo đói giảm xuống gần như zero.
Từ năm 2000 đến 2012, tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm xuống còn 2.65 triệu ca mỗi năm. Đã có hơn 7,256 trẻ được cứu sống mỗi ngày. Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, dưới mức nghèo đói được hiểu dành cho những người có mức sống ít hơn $ 1.5 / ngày (tính theo thời giá năm 2013.)
Tỉ lệ dân số thế giới sống dưới mức nghèo đói giảm từ 43% năm 1990 xuống còn 21% năm 2010. Xu hướng giảm dần vẫn đang tiếp diễn và đến năm 2030, sẽ không còn những người sống dưới mức nghèo đói.
2. 10% of the wealthiest companies in the US are considered to be “Virtual corporations”
3. 90% of taxi companies have gone out of business
4. Automated delivery vans with delivery robots enable 2-hour delivery in urban areas and are disrupting the concept of retail stores
5. 50% of supermarkets have gone out of business
7. Shopping in real life is for experiences and services, and shopping for goods and necessities is almost always done online
8. Cable television is dead
10. Cell phones are totally out of fashion
11. Climate change effects are not yet catastrophic, but there are some technological solutions that look promising to reduce greenhouse gasses
13. The smart grid and smart devices have made energy distribution and use a whole lot more efficient
14. The U.S. is no longer importing oil
15. Intelligent systems are disrupting multiple industries
17. The government really DOES know everything about you
18. 30% reduction in prisons and the trend is likely to continue
19. Robots are the soldiers of the future –
20. Supersonic jets enable Sydney to London flights in 4 hours (rather than 23 hours) or New York to Rio de Janeiro in 2 hours
21. Simple medical devices can scan your entire body and diagnose 95% of diseases in 5 minutes
22. Extreme poverty has reduced to almost zero
Điều gây xôn xao trên mạng là trong quan hệ ngoại tình, vị viên chức nhà nước này đã cung phụng cho cô vợ bé những món quà cực đắt : khăn choàng lông thú, kim cương, quần áo hàng hiệu, một chiếc xe hơi Porsche màu trắng, giá trị tổng cộng lên đến 1,2 triệu euro. Tạp chí cho rằng, với một đồng lương công chức thì không thể chi tiêu cho những món xa xỉ như vậy. Do đó, hàng triệu dân mạng đặt câu hỏi : tài sản đấy từ đâu ra ?
Từ hai hay ba năm nay, nhiều quan chức bị triệt hạ do một người tình nhân bị bỏ rơi hay vợ lớn bị lừa dối nên các bà, các cô đã tố giác trên các trang mạng xã hội. Bắc Kinh đã quyết định nhập cuộc. Một số thành phố vừa cấm các quan chức dan díu ngoại tình « kể cả ngoài giờ làm việc ». Tại một đất nước mà từ xưa đến nay, vua chúa đều năm thê bảy thiếp, các quan chức hiện nay cũng nối gót cha ông và họ cho rằng có nhiều vọ là bình thường. Một nhà báo giải thích : « có vợ trẻ đẹp là tín hiệu của sự thành đạt và phong độ ». Một nghiên cứu mới đây của trường đại học Nhân dân cho biết, 95% cán bộ bị kết án tham nhũng cung phụng cho một hoặc nhiều mối quan hệ ngoại tình.
Đối với Chủ tịch nước Tập Cận Bình, hiện tượng này là một sự suy đồi đạo đức và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự tồn vong của chế độ. Các vụ bê bối liên tục nổ ra với một nhịp độ chóng mặt cho thấy các quan chức không chỉ ngoại tình mà còn lạm dụng quyền lực, cướp của, cưỡng hiếp, biển thủ, rượu chè, cờ bạc, ma túy thậm chí giết người. Từ khi thuyết cộng sản chỉ còn ‘’hữu danh vô thực’’, xã hội Trung Quốc đang bị mất phương hướng và chính trong giới quan chức là suy đồi rõ rệt nhất.
Tạp chí dẫn nhiều ví dụ, một quan chức nhỏ cũng đã có một tài sản kếch xù với 32 chiếc vali chứa đến 12 triệu euro bị nhà nước tịch thu. Để đếm số tiền này, phải dùng đến 16 máy đếm tiền, trong đó có 4 chiếc đã bị cháy do hoạt động quá công suất. Tuy nhiên, phải nhìn sang các quan chức cấp cao thì mới thật sự thấy tầm cỡ của nạn tham nhũng đang hoành hành tại Trung Quốc.
Các lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc hiện đang rơi vào tay kiểm soát của « những gia đình lớn ». Sở hữu khối tài sản lên đến hàng trăm triệu euro thậm chí cả hàng tỷ euro, « các hoàng tử đỏ » có khuynh hướng bảo vệ lợi ích riêng của mình trước lợi ích quốc gia hay của Đảng.
Một giáo sư dạy tại đại học luật và chính trị Bắc Kinh nhận định : « Những tài năng xuất hiện trong 20 năm gần đây đã thay đổi rất nhiều. Họ thuộc một tầng lớp chỉ biết chiếm lấy tiền tài và điều khiển chính trị theo hướng có lợi cho họ ». Một người dân Bắc Kinh nhận định, « ông Tập Cận Bình biết rằng, tham nhũng là vấn đề hàng đầu. Nếu ông không làm gì cả thì hệ thống chính trị sẽ sụp đổ. Do đó, từ khi lên cầm quyền, ông đã tung ra chiến dịch bàn tay sạch. Một chiến dịch thực sự không phải để che mắt thiên hạ ».
Ngay trong giới quan sát, những người đa nghi nhất cũng thừa nhận tính hiệu quả của chiến dịch này. Từ ngày Đảng Cộng sản ra thông cáo vào năm 2012, yêu cầu đảng viên sống thanh đạm thì không còn các buổi yến tiệc đắt đỏ mà nhà nước phải chi trả, kéo theo việc giảm 90% nhập khẩu ‘’vi cá’’ (vây cá mập).
Việc cấm các quan chức nhận « quà » khiến cho lượng rượu Trung Quốc bán ra thị trường giảm 66%, nhập khẩu rượu ngoại cũng giảm, và các nhãn hiệu đắt tiền như Prada, Vuitton hay Gucci. Một cuộc điều tra được Ngân hàng Trung Quốc công bố vào năm 2011 cho biết, trong 20 năm gần đây, 18 000 quan chức đã bỏ trốn mang theo trong hành lý, một khoản tiền trị giá tương đương 90 tỷ euro.
Le Nouvel Observateur cũng bình luận về việc cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu bị triệt hạ do tham nhũng. Báo chí Hồng Kông đưa tin, để được cựu quan chức này đỡ đầu, phải tặng cả chiếc Mercedes mà trong cốp xe chứa 100 ký vàng. Con gái ông nhận được món quà cuới là một thẻ tín dụng trị giá 2,4 triệu euro. Ông Vương Kỳ Sơn, người lãnh đạo chiến dịch này tuyên bố : « Không một quan tham nào thoát khỏi vòng điều tra ».
Tuy nhiên, một số người Trung Quốc xem đây là một cuộc chiến tranh giành quyền lực cổ điển : dưới vỏ bọc thanh lọc nội bộ, Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách triệt hạ các đối thủ như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang để bổ nhiệm người thân cận của ông vào bộ máy cầm quyền. Một nhà phân tích chính trị nhận định, « không nên xem thường tham vọng của ông Tập Cận Bình. Ông ta muốn để lại dấu ấn trong lịch sử như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Đúng là ông Tập tìm cách hạ gục đối thủ và sử dụng người thân cận nhưng chính vì ông muốn Trung Quốc trở thành cường quốc số một thế giới chứ không phải tích lũy bạc tỷ ở ngân hàng Thụy Sĩ ».
Israël-Hamas : có thể xem là chiến tranh ?
Nhật báo Libération ra ngày hôm nay quan tâm tình hình nóng bỏng tại dải Gaza qua dòng tựa trên trang nhất : « Israël-Hamas : có thể xem là chiến tranh ? ». Theo tờ báo, lệnh ngừng bắn kéo dài ba ngày được đưa ra vào ngày hôm qua nhưng chỉ sau hai giờ từ khi thỏa thuận có hiệu lực, khói lửa lại bùng lên trên dải Gaza.
Libération nhận định, lệnh ngừng chiến đã bị hủy bỏ bằng một bể máu. Một quân nhân Israël 23 tuổi bị bắt cóc và các cuộc oanh kích lại tiếp diễn.
Trong một bài viết khác trên tờ Le Figaro đề tựa : « Kịch bản tệ nhất cho Israël », tờ báo cho rằng, ưu tiên hàng đầu của quân đội Israël hiện nay không chỉ là làm cách nào giải thoát cho binh sĩ bị bắt cóc mà là làm cách nào đáp trả lại phe Hamas vì vụ bắt cóc này được xem là sự xỉ nhục đối với quân đội được xem là « mạnh nhất Trung Đông ».
Giới bình luận Israël cũng không quên nhắc nhở chính phủ Israël đề phòng « cái bẫy » mà phe Hamas giăng ra vì Hamas muốn quân đội Israël « sa lầy » ở dải Gaza. Thế nhưng, giữ thái độ bình tĩnh trong tình hình này vô cùng khó, theo Le Figaro. Từ khi tung ra chiến dịch oanh kích ngày 8/7, quân đội Israël đã thận trọng tối đa không để phe Hamas bắt giữ binh sĩ Israël làm con tin để tránh lặp lại cơn ác mộng mà người Israël phải chịu đựng trong vòng 5 năm.
Đó là số phận của một binh sĩ quốc tịch Pháp- Israël Gilad Shalit bị bắt năm 2006. Để đổi lấy sự tự do của binh sĩ này, Israël đã phải thả 1000 người Palestine, trong đó 280 người bị kết án chung thân vì có liên quan đến vụ tấn công đẫm máu.
Theo các thăm dò mới nhất, đa số dân Israël ủng hộ tấn công mạnh tay đối với phe Hamas. Le Figaro kết luận, trong những điều kiện khó khăn như vậy, Thủ tướng Netanyahou khó tìm được lối thoát cho cuộc chiến tại dải Gaza mà không bị mất mặt.
Khủng hoảng nợ Achentina : Tổng thống Kirchner trấn an dân chúng
Nhìn sang thời sự tại Châu Mỹ, nhật báo Le Monde quan tâm đến phản ứng của Achentina sau khi mất khả năng thanh toán vào ngày 31/07/2014. Theo tờ báo, Tổng thống Kirchner đã xuất hiện trước công chúng. Với thái độ rất điềm tĩnh, bà phát biểu : « Mất khả năng chi trả tức là không trả nợ, nhưng bị bị ngăn cản chi trả không phải là mất khả năng, nên phải nghĩ ra một từ mới để chỉ về tình hình hiện nay của Achentina ». Ý câu nói ám chỉ các chủ nợ Hoa Kỳ đang bắt Achentina chi trả 100% khoản nợ, trong khi trước đó, các chủ nợ đã nhất trí giảm nợ cho nước này còn 93%.
Tổng thống Kirchner kêu gọi người Achentina đoàn kết và yêu nước. Bà khẳng định, chính phủ của bà sẽ tiếp tục đối thoại để bảo vệ quyền lợi dân Achentina. Nếu như tình hình này không mấy nguy kịch bằng cuộc khủng hoảng năm 2001 thì dân chúng lại rất lo ngại. Achentina đang suy yếu bởi sự suy thoái kinh tế, thâm hụt ngân sách và lạm phát tăng cao hơn so với dự báo 30%.
Bà Kirchner phát biểu : « chúng ta đang sống trong một thế giới bất công và bạo lực », ý ám chỉ các cuộc oanh kích tại dải Gaza. « Nếu có một đất nước sống được, đó chính là Achentina » và bà kể ra các thế mạnh như tài nguyên năng lượng, lương thực, sự nhân đạo và diện tích rộng rãi chỉ có 40 triệu dân sinh sống. Bà Kirchner cũng hài lòng vì nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức quốc tế, từ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong vụ tranh chấp với các chủ nợ Mỹ.
Khi thăm Achentina vào trung tuần tháng Bảy, Chủ tịch Trung Quốc Tập cận Bình hứa đầu tư vào Achentina, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Trước đó vài ngày, Tổng thống Nga Putin cũng bày tỏ quan tâm đối với trữ lượng dầu và khí đốt của quốc gia Nam Mỹ này.
Anh mở điều tra công khai về cái chết của cựu điệp viên Nga Litvinenko
Liên quan đến Châu Âu, nhật báo Le Monde quan tâm đến việc Anh chính thức mở cuộc điều tra công khai về cái chết của cựu điệp viên Nga Litvinenko. Theo đó, các tài liệu mật về việc Nga có nhúng tay trong việc sát hại nhà đối lập này sẽ được giới điều tra nghiên cứu.
Cựu điệp viên NgaLitvinenko bị sát hại ngày 23/11/2006. Cái chết nay gây sốc cho cả nước Anh. Các cuộc điều tra nhanh chóng cho biết ông Litvinenko là nhà đối lập với Tổng thống Putin. Nhân vật này đã trốn sang Anh và xin tỵ nạn tại nước này. Ông bị đầu độc khi uống tách trà tại bệnh viện có chứa chất polonium 210, một chất phóng xạ.
Sở cảnh sát Thủ đô Scotland Yard cho biết, hai nhân viên người Nga là Andreï Lougovoï và Dimitri Kovtun đã cho chất độc vào trà. Vụ ám sát này đã gây căng thẳng cho Luân Đôn và Mátxcơva. Yêu cầu đòi Nga cho dẫn độ hai nhân viên bị nghi ngờ hạ độc Litvinenko đã bị Nga bác bỏ. Ông Lougovoï còn trở thành dân biểu năm 2007.
Theo gia đình ông Litvinenko, ông Litvinenko từng hợp tác với tình báo Anh. Lúc xảy ra ám sát, ông Litvinenko đang điều tra về mối quan hệ của mafia Nga với Tây Ban Nha. Tháng 7/2013, chính phủ Anh đã bác bỏ yêu cầu của góa phụ Marina Litvinenko đòi điều tra công khai hồ sơ cái chết của chồng bà.
Vào lúc đó, quyết định của Thủ tướng David Cameron được xem là hành động ưu đãi cho Nga để tránh những tiết lộ gây khó xử cho Nga. Ngày 22/07, chính phủ Anh đã bật đèn xanh cho phép điều tra công khai vụ việc này. Anh cũng khẳng định không có liên quan gì đến các căng thẳng tại Ukraina và các biện pháp trừng phạt Nga.
Giấc mơ nói lên điều gì ?
Bạn đã bao giờ thắc mắc về ý nghĩa của các giấc mơ ? Tạp chí L’Express số ra tuần này chạy tựa trên trang nhất : « Những gì khoa học nói về giấc mơ của chúng ta ».
Từ lâu, con người vẫn tìm cách lý giải ý nghĩa của những giấc mộng với bao điều bí ẩn. Nhờ vào những tiến bộ vượt bậc của ngành khoa học nghiên cứu não bộ, chúng ta bắt đầu hiểu được giấc mơ đến từ đâu. Đối với nhiều nhà khoa học, giấc mơ có hai chức năng.
Chức năng thứ nhất là « nghiền ngẫm » lại những sự kiện đã gặp trong cuộc sống và chuyển tải chúng thành những kinh nghiệm có ích cho bước tiếp theo. Chức năng thứ hai là dự báo những tình huống sắp tới và chuẩn bị nó.
Trong bài viết đề tựa : « Người mộng du nghĩ gì ? », L’Express cho biết, 4% người lớn và 25% trẻ em rơi vào hiện tượng này và có nhiều hoang tưởng. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của bệnh mộng du là do căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày.
Một số nhà khoa học ngày nay vẫn không tán đồng kết quả nghiên cứu của nhà phân tâm học Freud. Chuyên gia Tobie Nathan nhận định, Freud đã lầm. Giấc mơ của chúng ta không thuật lại quá khứ mà chỉ nói về tương lai và dự đoán ». Chuyên gia này còn khuyến cáo không nên thuật lại giấc mộng cho bất kỳ ai vì một sự diễn giải sai lạc sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20140802-tap-can-binh-tung-don-danh-phe-hoang-tu-do
NHỮNG DỰ ĐOÁN ẤN TƯỢNG VỀ NĂM 2030
Brave New US World:
Dramatic Predictions for 2030
Dramatic Predictions for 2030
Author: Rob Rawson – Staff.com
Người dịch : Helen Ngô
***
Thật thú vị khi thử phỏng đoán những thứ đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay: chúng sẽ ra sao trong tương lai nhỉ? Dưới đây là một vài dự đoán mà người viết đang nhận thấy diễn ra hoặc ít nhất bắt đầu diễn ra cho đến năm 2030, dựa trên những suy đoán về tương lai của chính bản thân nguời viết lúc ấy.
1. 75% Các Trường Đại Học Trên Thế Giới Sẽ Đóng Cửa.
Tại sao phần lớn các trường đại học đóng cửa đến năm 2030? Trước khi bắt đầu, người viết muốn cùng các bạn “nhìn lại” mô hình các trường đại học Mỹ ở thời điểm năm 2013.
Ở thời điểm năm 2013, học phí đại học tại trường Harvard vào khoảng $54,000 / năm, và các trường đại học thông thường tại Mỹ có mức học phí trên $20,000 / năm.
Kể từ năm 2013, đã có rất nhiều trường đại học đăng tải toàn bộ chương trình học miễn phí trên mạng. Các tổ chức như Coursera, Học Viện Khan và Udacity xuất hiện tạo điều kiện cho những giảng viên hàng đầu công bố các bài giảng của mình trên mạng miễn phí đến mọi người.
Chỉ nhanh chóng một vài năm sau đó, một trong những trường đại học hàng đầu tại Mỹ đã tiên phong khi không chỉ đưa toàn bộ tài liệu học miễn phí (như họ đã làm năm 2013) mà còn mở các chương trình đào tạo chứng chỉ trên mạng cho bất kì ai tham khảo toàn bộ tài liệu và vượt qua được tất cả các bài kiểm tra của chương trình học. Phí đăng kí thi lấy các bài kiểm tra chỉ bằng 1/10 toàn bộ chi phí cho một chương trình học thông thường. Nói một cách khác, bạn hoàn toàn có thể lấy chứng chỉ đào tạo của trường Đại học Harvard chỉ dưới $5,000 / năm khi tham khảo tài liệu miễn phí trên mạng, tham dự các buổi trao đổi học tập với các học viên cùng khoá, và sau đó thi lấy tín chỉ tốt nghiêp khoá học.
Trên thế giới đã xuất hiện các tổ chức chuyên tổ chức các kì thi như vậy tại nước sở tại, mà đi đầu là Ấn Độ và Kenya .Không lâu sau đó hàng loạt các trường đại học hàng đầu tại Mỹ cũng nối gót Harvard, tạo điều kiện cho hàng triệu sinh viên trên toàn thế giới bắt đầu có thể theo học trên mạng tại các trường đại học hàng đầu này. Sinh viên từ khắp nơi ở Mỹ, Ấn Độ, Kenya, Brazil, và Phillipines nhanh chóng nắm bắt lấy cơ hội này để có thể lấy tấm bằng Harvard. Do không thể cạnh tranh được với các trường đại học đàn anh, nhiều trường đại học kém uy tín hơn dành phải bỏ cuộc và buộc đóng cửa.
Một thị truờng mới về dịch vụ dạy kèm sinh viên trên mạng định hình và nhanh chóng phát triển. Tuy nhiên, dù chỉ với 1/10 chi phí bỏ ra dể lấy được tấm tín chỉ khi học trên mạng, nhiều sinh viên có điều kiện khá giả vẫn chọn cách trả mức chi phí cao hơn để có được dịch vụ dạy kèm riêng (1 thầy : 1 trò) hay nhóm bạn học tập, bên cạnh chương trình đại học miễn phí trên mạng.
Để có thể duy trì hoạt động, 25% các trường đại học còn lại sẽ phải tự phát triển chương trình học online, hoặc liên kết với các trường đại học danh tiếng khác nhằm cung cấp các dịch vụ khảo thí, hoặc cho thuê lớp học và phương tiện thực tập cho các sinh viên đang theo học các khoá đòi hỏi sử dụng các thiết bị đặc biệt và không thể giảng dạy trực tuyến.
2. 10% Các Công Ty Giàu Nhất Thế Giới tại Mỹ Được Xếp Loại Là “Những Tập Đoàn Trực Tuyến”
Với bối cảnh hiện tại khi các sinh viên Ấn Độ có thể nhận được tấm bằng đại học Harvard, mức độ cạnh tranh về công việc cũng như nhân tài sẽ thực sự trở thành vấn đề cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, luật di trú vẫn chưa thể bắt kịp trước sự thay đổi này và do đó việc xin di trú tại nhiều quốc gia phát triển còn vấp phải nhiều khó khăn. Điều này thúc đẩy mức độ toàn cầu hoá trong phân công việc làm. Các công ty Trung Quốc sẽ tuyển dụng các nhân viên Mỹ làm việc khi họ không thể tìm được các ứng viên hội đủ năng lực tại Trung Quốc.
Các công ty ngày càng tăng cường phạm vi tổ chức hoạt động kinh doanh trên mạng trực tuyến và các “tập đoàn trực tuyến” được định nghĩa là những tập đoàn mà số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng công ty không quá 10% toàn bộ nhân viên của họ ở bất kì thời điểm nào.
3. 90% Các Công Ty Taxi Sẽ Đóng Cửa.
Đến năm 2013, đã có 3 bang tại Mỹ thông qua đạo luật cho phép sử dụng xe không người lái, đánh dấu bước khởi đầu cho thời đại xe hơi tự động. Điều này dẫn đến việc hình thành câu lạc bộ lái xe hơi của một nhóm gần 1000 hội viên chia nhau cùng nhau sử dụng 50 xe hơi tự động.
Để có thể sử dụng dịch vụ này, hội viên chỉ cần gọi hệ thống phục vụ tự động để yêu cầu giao xe. Mô hình kinh tế của dịch vụ sử dụng chung xe khiến cho các xe taxi với tài xế trở trở nên không hiệu quả trên phuơng diện tài chính. Và thật không may hầu hết các công ty kinh doanh dịch vụ taxi chậm trễ trong việc triển khai dịch vụ này vì các vấn đề trách nhiệm pháp lý. Câu lạc bộ lái xe vượt qua được các yêu cầu pháp lý khi khởi đầu từ những nhóm tự phát. 80% hội viên của các các câu lạc bộ này không có xe hơi riêng của mình.
4. Xe giao hàng tự động với các nhân viên rôbốt cung cấp dịch vụ giao hàng trong vòng 2 giờ ở khu vực ngoại ô khiến cho mô hình phân phối của hệ thống bán lẻ từng bước bị phá sản.
Một bướt đột phá khác trong việc sử dụng xe hơi tự động đó là khả năng giao hàng tốc độ khi nhận được đơn hàng online.
Một công ty tại San Francisco đã ra đời nhằm cung cấp dịch vụ giao hàng trong vòng 2 giờ cho bất kì sản phẩm ở mức giá chỉ $4 trong 2 giờ và $2 trong 24 giờ kể từ lúc đặt hàng (mức giá được tính tại thời điểm 2013).
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi kết hợp xe không người lái với nhân viên người máy (robot). Robot sẽ gọi điện thông báo người nhận khi nào có thể gặp khách hàng để giao hàng.
Với một đội xe giao hàng tự động, công ty này có thể giao hàng trong vòng 2 giờ cho hầu hết các đơn hàng mà kho hàng và người nhận ở cùng một thành phố. Toàn bộ qui trình phân phối hoàn toàn tự động mà không có sự can thiệp của con người trong việc chuyên chở hàng hoá từ kho hàng đến hộ tiêu dùng, mở ra một kỉ nguyên mới của hệ thống cung cấp và phân phối hàng hoá hiệu quả tối đa.
5. 50% các siêu thị bán lẻ sẽ biến mất khỏi thị trường.
Với mức phí giao hàng rẻ và tốc độ cho bất kì sản phẩm nào, nhu cầu lái xe đến siêu thị để mua sắm trở nên xa xỉ. Sẽ tiện lợi hơn rất nhiều khi đơn giản đặt hàng trên mạng và sau đó hàng sẽ được giao đến tận cửa chỉ trong vòng 2 giờ. Các ứng dụng thiết bị bảng ngày càng tạo điều kiện dễ dàng hơn khi cung cấp danh mục các sản phẩm mà người tiêu dùng đã đặt hàng cho lần mua sắm trước, cũng như cho phép họ lựa chọn các sản phẩm cần cho lần mua sắm này.
6. Các ứng dụng thông minh cho phép bạn tự động hoá toàn bộ quy trình.
Ứng dụng thông minh sẽ mách giúp bạn khi nào bạn nên vứt bỏ món đồ nào đó vào thùng rác và liệu rằng bạn có muốn đặt món hàng mới thay thế. Và như thế, chỉ mất 5 phút để chúng ta có thể hoàn tất việc mua sắm siêu thị cho cả nhà thay vì hơn 1 giờ như trước đây.
Tuy nhiên một vài siêu thị sẽ thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng là nơi khách hàng khám phá những sản phẩm mới. Các công ty trả tiền cho các siêu thị để trưng bày các sản phẩm cũng như phân phát hàng mẫu đến người tiêu dùng. Bất kì người tiêu dùng nào khi nhận hàng mẫu được yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân và email nhằm giúp nhà sản xuất có thể liên hệ với khách hàng của mình về sau và thuyết phục họ tiếp tục mua những sản phẩm của công ty. Đã có một số phản đối diễn ra tại một trong số những siêu thị này vì các công ty từ chối phát hàng mẫu cho những hộ gia đình có thu nhập thấp. Những người phản đối cho rằng thu nhập thấp chính là điều kiện quyết định họ đáng được nhận hàng mẫu miễn phí.
7. Mua sắm trên thực tế là để trãi nghiệm và tận hưởng dịch vụ, và mua sắm các loại hàng hoá và nhu cầu thiết yếu hầu như luôn được thực hiện online.
Mua sắm trên mạng hơn hẳn hệ thống bán lẻ ở hầu hết mọi khía cạnh: chi phí rẻ hơn, dễ dàng hơn, và trong hầu hết trường hợp nhanh hơn vì bạn không cần lái xe để mua sắm. Các cửa hàng bán lẻ thường xuyên trở thành các điểm khuyến mãi, nơi khách hàng có thể thích thú thử dùng các sản phẩm trưng bày mà sau đó được đặt hàng trên mạng và giao đến tận nhà.
8. Truyền hình Cáp sẽ biến mất.
Điều này không còn quá ngạc nhiên. Hệ thống truyền hình cab sẽ không còn tồn tại đến năm 2026 và xem truyền hình được thực hiện theo yêu cầu khách hàng qua Internet.
9. Cập nhật cuộc sống bản thân 24/7.
Một số bạn đã và đang ghi lại toàn bộ cuộc sống thường nhật của mình bằng một thiết bị ghi hình được gắn ngay sau tai với kính thông minh 3D (1 sản phẩm phát triển dựa trên mắt kiếng do Google chế tạo năm 2012).
Xu hướng ghi lại toàn bộ cuộc sống của mình bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác nhau. Một số cá nhân xem đó như là một cuốn nhật kí giúp họ có thể nhớ về quá khứ, với hy vọng rằng bằng cách nào đó họ sẽ có thể “cài đặt” lại những kỉ niệm trong trí nhớ của mình (công nghệ này chưa xuất hiện tại thời điểm hiện tại). Một số cá nhân khác làm vì sở thích cá nhân.
Cảnh sát cũng được yêu cầu sử dụng công nghệ này nhằm mục đích thu thập những bằng chứng phạm tội. Các tội phạm được trao trả tự do trước thời hạn được yêu cầu ghi nhận lại toàn bộ cuộc sống của mình để chứng minh họ không tham gia vào bất kì hành đồng phạm pháp nào (thông tin này được xử lý bảo mật mà không có sự can thiệp của con người, thay vào đó là hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích các cuộn ghi hình xem xét nếu có hành vi phạm pháp nào diễn ra.)
10. Điện thoại di động trở nên hoàn toàn lỗi thời.
Bạn sẽ thấy các thanh thiếu niên thời đại sau này không còn sống chết bên mình với chiếc điện thoại di động như trước đây, mặc dù những người luống tuổi trên 70 vẫn còn sử dung chúng.
Các công nghệ thay thế điện thoại di động có thể phân làm 2 loại như sau:
Cũng là với cặp mắt kiếng thông minh dùng để ghi hình, chúng ta có thể sử dụng cho các mục đích trao đổi tin nhắn và hình ảnh, truy cập Internet, và với nhiều người, chúng được sử dụng như một công cụ thay thế máy vi tính.
Một cách khác đem lại cảm giác chân thực hơn đó là sử dụng một thiết bị đơn giản gắn ngay sau tai và điều khiển thông qua một chương trình tự động (artificial intelligence). Thiết bị này cung cấp hướng dẫn bằng lời giúp người sử dụng có thể thực hiện các cuộc gọi, tìm kiếm thông tin người quen, hỏi đường…
11. Những thay đổi khí hậu vẫn chưa gây thảm hoạ nghiêm trọng cho con người, tuy nhiên đã một số giải pháp công nghệ từng bước hứa hẹn giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Thay đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân khiến cho châu Phi càng nhiều hạn hán, và dẫn đến nguy cơ nạn đói hoành hành tại châu lục này. Tuy nhiên nguy cơ này được khắc phục một cách hiệu quả khi tổ chức từ thiện của tỉ phú Bill Gates cùng vợ (Gates foundation) phát triển thành công các vụ mùa nông nghiệp dựa trên công nghệ biến đổi gen.
Bên cạnh đó, băng cực gần như biến mất, tuy nhiên mực nước biển vẫn chưa dâng cao một cách rõ rệt. So với năm 2013, chính phủ các nước vẫn chưa có phản ứng lo lắng hay hành động nào trước những thay đổi khí hậu này. Tuy nhiên, đã xuất hiện một số công nghệ mới ra đầy triển vọng với hy vọng giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực từ thay đổi khí hậu như các tấm thu nhận năng lượng mặt trời với chi phí thấp, cũng như ngày càng nhiều người sử dụng xe hơi điện hay hybrid (có thể chạy bằng xăng hay điện).
12. Trung Quốc tiến hành các biện pháp mạnh mẽ trong việc cải tạo chất lượng không khí.
So với năm 2013, Trung Quốc sẽ giảm 60% các phân tử độc hại trong không khí tại các thành phố lớn tại nước này.
13. Mạng lưới phân phối điện năng phát triển và thiết bị điện tử thông minh sẽ giúp việc phân phối và sử dụng năng lượng thực sự trở nên hiệu quả.
Các pin điện tử được phát triển ngày càng tiến bộ và các qui định của chính phủ khuyến khích người dân sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị tiết kiệm điện năng. Những thiết bị này giúp tiết kiệm năng lượng và phân phối điện năng một cách hiệu quả. Chẳng hạn đơn giản như tủ lạnh sẽ có thể ngừng chạy một vài phút nếu mức điện năng tải về quá cao, và các xe hơi chạy điện có thể được nạp năng lượng vào ban đêm.
14. Mỹ sẽ không còn nhâp khẩu dầu thô
Kể từ năm 2012, việc khai thác dầu thô bằng phương pháp “fracking” (phương pháp sử dụng chất lỏng nén với áp suất cao để khoang các giếng dầu) được áp dụng chủ yếu tại Mỹ. Cũng vào thời điểm này, Tổ chức năng lượng thế giới dự đoán đến năm 2017, Mỹ sẽ trở thành nước sản xuất dầu thô đứng đầu thế giới và đến năm 2030, Mỹ có thể tự cung cấp nhu cầu dầu thô trong nước. Tất cả những dự đoán này đều trở thành hiện thực ở thời điểm 2030.
15. Trí tuệ thông minh nhân tạo đang từng bước khiến nhiều ngành công nghiệp phá sản.
Năm 2012, Watson – Máy vi tính IBM do chế tạo đánh gục tất cả các đối thủ hàng đầu trong game show Jeopardy – chương trình truyền hình với trò chơi ô chữ nổi tiếng tại Mỹ. Công nghệ sử dụng trí tuệ thông minh đã phát triển vượt bậc, làm phá sản nhiểu ngành công nghiệp trên thế giới:
Hệ thống sổ sách kế toán tự động – các bạn chỉ cần cập nhật toàn bộ các hoá đơn, chứng từ vào hệ thống này, và trả lời một số câu hỏi xác minh (thật dễ dàng như bạn đang làm việc với nhân viên kế toán thực sự). Những thiết bị kế toán này thực sự hiệu quả đến mức các nhân viên kế toán không thể cạnh tranh, và nghề này trở nên hoàn toàn biến mất. Nhân viên kế toán thực thụ giờ chỉ tham gia khoảng 1% toàn bộ quá trình ghi nhận sổ sách kế toán khi hệ thống này gặp khúc mắc.
Các trung tâm tư vấn khách hàng với thiết bị trả lời tự động sẽ có thể trả lời khách hàng với chất giọng hoàn toàn tự nhiên đến nỗi khách hàng sẽ không thể phát hiện được khi nào họ nói chuyện với một nhân viên thực sự hay chỉ là thiết bị trả lời thông minh.
Các luật sư trực tuyến (ảo) – Các hãng luật lớn sử dụng chương trình này để thụ lý các hồ sơ khách hàng với mức chi phí chỉ bằng 1/10 so với các công ty luật truyền thống.
16.Phương pháp phân tích DNA cũng như những tiến bộ trong điều tra tội phạm phát triển tốc độ khiến cho các tội phạm rất khó thoát khỏi cáo trạng của mình.
Robôt điều tra tội phạm sẽ thu thập toàn bộ các chứng cứ khác nhau tại hiện trường. Hàng ngàn mẫu thử được thu thập và phân tích để có thể so sánh mẫu DNA với ngân hàng dữ liệu ngay tại hiện trường.
Ngay cả nếu ngân hàng dữ liệu không có thông tin về một cá nhân nào đó, việc phân tích DNA cũng cho phép tìm ra những manh mối dựa trên mẫu DNA của những người thân thích dựa trên những điểm tương đồng giữa họ. Sau khi mẫu DNA được xác định, các cơ sở dữ liệu khác nhau sẽ tự động thực hiện việc kiểm tra chéo giúp các nhân viên cảnh sát có được một hồ sơ tội phạm chính xác với thông tin toàn bộ các đối tượng tham gia phạm tội tại hiện trường, cũng như những hoạt động của họ trong những tuần lễ trước đó. Vì thế, tội phạm rất khó có thể thoát khỏi cáo buộc hành vi phạm pháp của mình.
17. Chính phủ thực sự biết mọi thứ về bạn.
Trước những cuộc tấn công khủng bố lớn xảy ra trong thời gian qua, Chính phủ Mỹ buộc phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong tầm kiểm soát của mình để ngăn chặn nguy cơ các cuộc khủng bố. Và cách duy nhất để ngăn chặn là thu nhập và xử lý một khối lượng thông tin đồ sộ. Thời đại của bảo mật thông tin cá nhân không còn. CIA có thể tiếp cận toàn bộ thông tin về các hoạt động trên mạng hay tài chính của tất cả mọi người.
Chính phủ các nước tiếp tục hợp tác trong việc đẩy lùi khủng bố cũng như phát triển hệ thống dữ liệu tìm kiếm dựa trên các băng ghi hình. Dữ liệu này nhanh chóng phát triển với sự tham gia của bộ phận “Warm Blanket” bao gồm 5,000 Drone (thiết bị bay tự dộng), mỗi Drone được trang bị vài chục camera, và có thể thực hiện các chuyến bay liên tục trên toàn nước Mỹ, phần lớn Tây Âu hay những khu vực khác mà bọn khủng bố có thể đang ẩn náu. Quan trọng nhất, các thiềt bị thông minh nhân tạo sẽ sàng lọc những thông tin được cung cấp để tìm ra manh mối của các tên khủng bố. CIA và các đồng minh nước ngoài sẽ đăng nhập hình ảnh nghi phạm vào hệ thống, hệ thống sẽ đưa ra mọi giả thuyết tình huống được thu thập bởi hệ thống Drone.
Các thiết bị thông minh nhân tạo còn có khả năng nhận diện một người chỉ bằng cách quan sát phần trán của họ, hay nhận biết dấu hiệu đặc trưng thông qua trang phục mà kẻ khủng bố mặc. Việc biết được toàn bộ lịch sử đi lại của một người trong vòng một vài năm trở lại là hoàn toàn có thể thực hiện được khi sừ dụng công nghệ này.
18. Số lượng phạm nhân ngồi tù giảm 30% và xu hướng này tiếp tục được duy trì.
Chi phí giam giữ phạm nhân ngồi tù tại Mỹ cao đến mức đỉnh điểm, dẫn đến một đạo luật mới được ban hành về điều kiện “tại ngoại có kiểm soát” thay vì ngồi tù. Những phạm nhân được xem là không gây nguy hiểm cho cộng đồng sẽ không phải vào vào tù, mà thay vào đó họ sẽ bị theo dõi bởi một thiết bị GPS và máy camera ghi lại toàn bộ hoạt động của họ. Ví dụ như những kẻ quấy rối tình dục trẻ em sẽ bị kiểm soát toàn bộ hoạt động của mình 24 h / 7 ngày bằng hệ thống này để xem chúng có theo dõi quá mức hình ảnh của các em bé.
Nhà tù ngày càng trở nên tự động hoá, với càng ít sự góp mặt của con người trong tổ chức hoạt động mỗi ngày. Mặc dù sự tham gia của con người ngày càng giảm đi, các nhà tù ngày càng an toàn và chặt chẽ nhờ vào hệ thống ghi hình trực tiếp phân tích mọi ngóc ngách của nhà tù, giúp dễ dàng phát hiện ra các hoạt động phạm pháp như sử dụng ma tuý hay bạo lực. Thiết bị hỗ trợ này mang tên AVDU (Automatic Violence Detection Unit – Thiết bị phát hiện bạo lực), được sử dụng để phát hiện các hành động bạo lực hoặc những dấu hiệu biểu cảm của phạm nhân dẫn đến bạo lực. Các phạm nhân bạo lực sẽ bị vô hiệu hoàn toàn bởi các súng điện do các robot trên trần nhà tù phát hoả. Chẳng mấy chốc nhà tù trở nên tẻ nhạt hơn bao giờ.
19. Robot sẽ trở thành những chiến binh trong tương lai. Nhân lực quân sự sẽ giảm 55%.
Năm 2013, lực lượng đặc nhiệm đã sử dụng các robot để theo dõi đối tượng nghi phạm trong đám đông chỉ với một bức hình được cung cấp. Trong các cuộc chiến đấu, các robot có khả năng phát hiện phát đạn được xuất phát từ hướng nào và có thể bắn trả ngay lập tức và chính xác đến từng li.
Năm 2030, các đội robot đặc nhiệm sẽ trở nên siêu việt trong khả năng chiến đấu so với con người ở bất kì góc độ nào. Chúng không chỉ bền bỉ và chính xác hơn so với chúng ta, mà còn trở nên không thể bị khuất phục bởi bất kì ai trong chúng ta nếu chỉ sử dụng các phương tiện chiến đấu thông thường.
Công việc dành cho các nhân viên quân sự thực thụ giờ sẽ là thu thập các thông tin nhạy cảm và điều khiển từ xa hoạt động của không lực cũng như bộ binh gồm các Drone. Các công việc trong lĩnh vực quân sự sẽ thiên về kĩ thuật, và ít sử dụng đến cơ bắp. Lính thủy Mỹ sẽ được tuyển dụng hoàn toàn không dựa trên điều kiện thể chất, mà dựa trên mức độ thông minh cũng như năng lực kĩ thuật. Những người bị thương tật sẽ được tuyển chọn vào đội đặc nhiệm thuỷ chiến. Tại Mỹ, việc gửi lính Mỹ tham gia chiến đấu sẽ chỉ còn là những gì bạn được biết khi đọc sách lịch sử. Robot hoàn toàn thay thế cho con người chúng ta tham gia các cuộc chiến đấu.
Năm 2025 tại Nigeria, lính robot Mỹ vô tình gây chết 2 em bé khi đang cố gắng giành lại một nhân viên chính phủ Mỹ bị bắt cóc từ tay bọn khủng bố. Sự kiện này dẫn đến phẫn nộ trên toàn thế giới và đánh dấu sự ra đời của Hiệp định phòng chống bạo lực robot. Hiệp định này qui định rằng robot chỉ được sử dụng để bắt hoặc vô hiệu hoá tôi phạm, mà không bao giờ được phép giết người.
Trong vòng 5 năm trở lại tại thời điểm 2030, robot trở nên ngày càng hiệu quả trong việc bắt giữ các tù binh chiến tranh mà không cần phải giết người, dựa trên những tiến bộ công nghệ xuất hiện từ năm 2013 chẳng hạn như “Active Denial System” – “Hệ thống vô hiệu hoạt động” của Mỹ. Hệ thống hiện đại này cho phép tạo ra bức tường ảo bao quanh kẻ thù. Nếu kẻ thù cố gắng thoát khỏi bức tường ảo này, họ sẽ bị phỏng da cũng như phải chịu đựng những cơn đau dữ dội. Một số bang tại Mỹ đã sử dung công nghệ này để trừng phạt những kẻ nổi loạn.
20. Máy bay siêu thanh cho phép hành khách bay từ Sydney đến London trong chỉ 4 giờ (thay vì 23 giờ ) hay từ New York đến Rio de Janeiro trong vòng 2 giờ.
Chẳng còn là vấn đề nếu bạn muốn trải qua kì nghỉ cuối tuần ở Rio de Janeiro, hoặc bay đến Thái Lan để đi chơi tối.
21. Các thiết bị y tế gọn nhẹ có thể kiểm tra toàn bộ cơ thể bạn và phát hiện 95% các căn bệnh trong vòng 5 phút.
Một thiết bị nhỏ bằng vali hành lí sẽ có khả năng chẩn đoán bệnh tương tự như máy siêu âm MRI (nhưng với hình ảnh không gian 3 chiều), và còn có thể thực hiện hầu hết các xét nghiệm máu cũng như chẩn đoán phát hiện ca bệnh khó như ung thư phổi với chỉ bằng cách kiểm tra hơi thở của bệnh nhân.
Một bản báo cáo sơ lược cung cấp từ máy siêu âm, sẽ qua xử lý bởi thiết bị thông minh để chẩn đoán chính xác các vấn đề của bệnh nhân trong hầu hết mọi trường hợp.Ý kiến của các chuyên gia X-quang giờ chỉ là xác nhận đồng ý các kết quả đánh giá đuợc đưa ra bởi các thiết bị thông minh này.
22. Tỉ lệ dưới mức nghèo đói giảm xuống gần như zero.
Từ năm 2000 đến 2012, tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm xuống còn 2.65 triệu ca mỗi năm. Đã có hơn 7,256 trẻ được cứu sống mỗi ngày. Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, dưới mức nghèo đói được hiểu dành cho những người có mức sống ít hơn $ 1.5 / ngày (tính theo thời giá năm 2013.)
Tỉ lệ dân số thế giới sống dưới mức nghèo đói giảm từ 43% năm 1990 xuống còn 21% năm 2010. Xu hướng giảm dần vẫn đang tiếp diễn và đến năm 2030, sẽ không còn những người sống dưới mức nghèo đói.
Brave New US World:
Dramatic Predictions for 2030
It’s fascinating to look at trends that are beginning today and think how they might play out in future.
Here
are some dramatic predictions that I see happening or at least
beginning to happen by the year 2030, written from the perspective of my
future self in that year.
1. 75%
of universities around the world have gone out of business
Why have most universities shut down? To start let me explain what school “was” like in the year 2013…
In
2013 a university tuition at Harvard was around $54,000 per year, and
standard universities in the US cost over $20,000. Even back in 2013
many universities were putting entire courses online for free.
Organizations such as Coursera, the Khan academy and Udacity had already
appeared, enabling the world’s best lecturers to give their lectures
for free online.
A
few short years later, one of the top ranked universities took the step
of not just offering their material for free online (as they did in
2013), but actually offering degrees to anyone who reviewed the
information and passed all examinations. The cost to take the exams was
less than 10% of the cost of a traditional degree. In other words, it
became possible to get Harvard-quality degree at the cost of less than
$5,000 per year by reviewing the course materials online, participating
in online peer to peer tutoring and then
taking accredited
examinations.
Organizations were created around the world that provide these examinations locally, starting in India and Kenya. Quickly
several other top tier universities followed and millions of students
from around the world started studying at these best-in-the-world
universities. Students from across the US,
India, Kenya, Brazil, and the Philippines, when presented with the
opportunity of gaining a degree from Harvard, jumped at the chance. Many
of the lower tier, less prestigious universities simply could not
compete and were forced out of business.
An online economy evolved around tutoring and one on one mentoring for students. So
although it is possible to gain
a degree at less than 10% of the previous cost, many wealthy
students choose to pay significant amounts for one on one or group tutoring outside of their free online university education.
The
25% of universities that survived have done so by either building up
their own online course offering, by partnering with top-tier
universities to provide local testing services, or by renting facilities
and equipment to students for courses that need specialized equipment
and cannot be taught entirely virtually.
2. 10% of the wealthiest companies in the US are considered to be “Virtual corporations”
Now
that students in India can receive a degree from Harvard, the
competition for jobs and talent has
become truly global. However immigration laws have not kept up and it
is still very difficult to procure immigration visas to many rich
countries. This has accelerated the pace of the globalization of work.
Chinese companies often outsource work to US individuals when they are
unable to find someone adequately qualified in China.
Companies are now operating increasingly virtually and
the “virtual corporation” has been defined as a company that has less
than 10% of it’s workers in an office at any point in time.
3. 90% of taxi companies have gone out of business
By 2013, three US states had already passed laws permitting driverless cars. It was the
beginning of the phenomenon of autonomous vehicles. This led to the organization of
“driving clubs” where a group of 1,000 people share 50 automated cars between them.
To
order a car, members simply call an automated service and request the
delivery. The economics of this type of
shared driving group are such
that taxis driven by real people no longer make financial sense.
Unfortunately most taxi companies were too late in providing autonomous
vehicles because of legal liability concerns. The driving clubs bypassed
the legal liability issues by starting as informal groups. 80% of
members of these driving clubs
no longer have their own car.
4. Automated delivery vans with delivery robots enable 2-hour delivery in urban areas and are disrupting the concept of retail stores
Another way that autonomous vehicles are creating significant disruption is in fast delivery of items ordered on the Internet.
A company evolved in San Francisco that provides 2 hour delivery of any item at a
delivery cost as low as $4 within 2 hours and $2 within 24 hours (in 2013 dollars).
This
is possible with an autonomous vehicle that has a robot inside. The
robot calls the recipient to let them know when
they are arriving and
then gets out of the delivery van to deliver the item. With a fleet of
automated
delivery vans this company is able to deliver items within 2 hours in
most cases from a warehouse in the same city. The entire distribution
process is completely automated with no people involved in the transport
of the goods from warehouse to household. Welcome to the age of
hyper-efficient supply chains and delivery mechanisms.
5. 50% of supermarkets have gone out of business
With
such cheap and fast delivery of any item there is little need to drive
to a supermarket, pick up an item and drive home. It’s so much more
convenient to simply order the item online and then receive it at your
door 2 hours later. Tablet apps are making this process a whole lot
easier as they simply show you a list of what you’ve ordered previously
and allow you to tick whatever you want to order this time.
6. Artificial intelligence (AI) assistant apps allow you to automate the whole process.
Your
AI assistant will detect whenever you dispose something in the garbage
bin and ask you if you want a resupply of the item. The entire
supermarket purchase process for households takes 5 minutes versus more
than 1 hour previously.
Some
supermarkets however have evolved their business model to become more
of a discovery engine for new products. Companies pay supermarkets to
display their products and provide samples for consumers. Any consumer
that takes a sample is required to provide their identity and verified
email address so that the manufacturer can follow up and entice them to
purchase the item again. Protests have broken out in some of
these supermarkets as companies refused to give out samples to
households with low income levels. The protesters were incensed that
their income should be a requirement for receiving samples.
7. Shopping in real life is for experiences and services, and shopping for goods and necessities is almost always done online
Online
shopping is now better than retail shopping in most respects: it is
cheaper, easier, in most cases faster as
you do not have to drive to the shop. Retail stores are more frequently
being turned into promotional outlets, where customers can have a fun
experience sampling products that will later be ordered online and
delivered.
8. Cable television is dead
This
one is not much of a surprise. The last cable television network ceased
to exist in 2026 and now television viewing is available on demand on
the Internet.
9. 24/7 recording of your life
Some people are recording their entire life through wearable cameras that are attached
carefully behind their ear lobes and through immersive 3d reality glasses (the precursor of which was “Google Glass” in 2012).
The
trend of recording their entire lives started for a few different
reasons. Some individuals
want a record that they can go back to, in the hope that they will
somehow be able to get these memories re-installed in their brain (the
technology for this does not yet exist). Others record their life just
for fun.
Police
are also mandated to use
this technology to gather evidence for crimes. Criminals that are
released on premature parole are required to record their entire life to
prove they have not participated in any crimes (this information is
kept private from all humans, artificial intelligence agents analyze the
videos to look for any criminal activity).
10. Cell phones are totally out of fashion
Any respectable teenager wouldn’t be caught dead with a cell phone, although some people over the age of 70 still use them.
The replacement technologies fall into two categories:
The
same glasses that allow people to record their lives also provide
instant voice and video chat, Internet browsing, and have replaced
computers for many people.
Some
people who prefer a more grounded “real life” experience prefer a more
simple device that attaches behind the ear and operates via an AI agent
with audio instructions to connect phone calls, research contacts, ask
for directions etc.
11. Climate change effects are not yet catastrophic, but there are some technological solutions that look promising to reduce greenhouse gasses
Climate change is causing some increase in droughts in Africa and would have the potential of causing famine, but
this has been effectively compensated for by GMO crops developed by the Gates foundation.
The
summer arctic sea ice has diminished to almost zero but sea levels have
not yet risen significantly. There is not yet any panic or any
significant increase in concerted governmental action around climate
change compared with the year 2013. There are however some promising new
technologies such as low cost solar cells and there has been increased
use of electric and hybrid cars that offer hope that climate change can
be averted.
12. China has taken major measures to increase air quality.
Chinese
cities are not livable with a 60% decrease in dangerous particulates in
the air around major cities in China compared with 2013.
13. The smart grid and smart devices have made energy distribution and use a whole lot more efficient
The
electricity grid has become a lot
smarter and government mandates have increased the use of smart energy
devices.
These devices save energy and distribute electricity load more
effectively. Simple examples are refrigerators that turn off for a few
minutes when electricity load on the grid is too high, and electric cars
that charge at night.
14. The U.S. is no longer importing oil
In
2012 fracking for shale oil started to increase oil
production in the US significantly. That same year, the International
Energy Agency predicted that the US would become the world’s leading oil
producer by 2017 and would become self sufficient in oil in the 2030s.
They were right.
15. Intelligent systems are disrupting multiple industries
In
2012 IBM’s Watson beat the top rated player in Jeopardy. This kind of
artificial intelligence technology has evolved significantly to disrupt
multiple industries:
AI
bookkeepers – these allow you to scan a bunch of documents, upload them
to the agent, and then the agent sends you a list of questions that
they need clarified (pretty similar to a normal bookkeeper really!).
These AI bookkeepers
are so effective that real life bookkeepers cannot keep up, and the
occupation of
“bookkeeper” has died out. A real life accountant gets involved in less
than 1% of queries where the AI agent is not able to solve the issue.
Call
center agents – they now respond to your call in a lifelike voice. It’s
sometimes hard to detect if you’re speaking with a live agent or an
intelligent system.
Virtual lawyers – large law firms use intelligent agents to take on legal cases at 10% of the cost of traditional firms.
16. Very fast DNA sequencing and other crime scene investigation technologies make crimes very difficult to get away with
A crime scene robot collects a variety of evidence at the scene. Thousands of samples are
gathered and analyzed for DNA evidence and compared with databases automatically at the scene.
Even
if a person is not on the DNA database the DNA analysis is able to see
if any of their relatives are on
the database by comparing
the DNA sequence for familial similarities. After identifying the DNA,
other
databases are automatically cross-referenced giving the police force a
very accurate history of everyone who has been at the crime scene and
their historical activities for the past few weeks. Crime is becoming
very difficult to get away with.
17. The government really DOES know everything about you
Major
terrorist attacks have forced the US government to do everything in its
power to prevent terrorism. The only way they can do this is to gather
and process an incredible amount of intelligence. The age of privacy is
over. The CIA has full access to everyone’s online and financial
activities.
Governments
around the world have co-operated to eliminate terrorism and have
collaborated to create a centralized database of searchable video camera
recordings. This database has quickly expanded with operation “Warm
Blanket” which involves 5,000 drones, each with dozens cameras, in
continuous flight covering the entire US, much of western Europe and
areas around the world that harbor suspected terrorists. Most
importantly AI agents scour this data to
look for connections with suspected terrorists. The CIA and
co-operating foreign intelligence
agencies can upload photos of people to the AI agent which returns a
list of all instances that they were recorded by the drone network.
The
AI agents are able to identify individuals by looking at the tops of
their heads,
or by recognizing unique
signatures in articles of clothing worn by suspected terrorists. It’s
often possible to see a complete history of the person’s travels over
the past few years using this technology.
18. 30% reduction in prisons and the trend is likely to continue
The
costs of prisons in the US reached a crisis point leading to a new law
of “monitored
rehabilitation” instead of prison time. What this means is that people
that are not considered a severe danger to society do not go to prison,
and instead are tracked with a GPS device and a wearable video camera
that records all of their activities. Child sex offenders for example
can be monitored 24/7 to see if they are obsessively looking at pictures
of children.
The
prisons that remain are becoming increasingly automated, with less
humans involved in their day-to-day operation. Despite the decreased
human involvement, prisons are more safe and secure than ever thanks
to AI agents that
constantly analyze live videos of all prison areas, easily detecting
such violations as
drug use and violence. The AI agent named the AVDU (Automatic Violence
Detection Unit) detect violence or facial expressions that lead to
violence and then disable the violent prisoners with stun devices that
are shot from robots in the ceiling. Prisons have become rather dull
places actually.
19. Robots are the soldiers of the future –
55% reduction in armed forces personnel
In
2013 robots used by armed forces
were capable of following an individual in a crowd
based only on a photo. In warfare they were capable of detecting where a
shot was fired from and shooting back immediately with pin-point
accuracy.
In 2030 armed robots are superior in their fighting capability to humans in
almost every way. They
have more endurance and accuracy, and are essential impossible for any human to fight against with conventional firearms.
The
“job” of army personnel is intelligence gathering and remote control
operation of airborne
and ground based drone
forces. Jobs in the military are a lot more technical, and have little
to do with physical toughness. The US Marines no longer base their
recruitment effort on physical ability at all, they look only at
intelligence and technical ability. Physically disabled individuals are
deployed as active duty marines. In the US sending
people into battle is something you read about in history books.
Fighting is purely via proxy, with robot’s taking the place of people.
In
2025 in Nigeria, a US military robot accidentally killed two small
children when
it was trying to recapture
a US government official who had been captured by terrorists. This led
to an
international outcry and the introduction of the International Robot
Violence Convention. This convention mandates that robots are designed
to capture and maim but never to kill.
In
the last 5 years robots have become
increasingly proficient at
capturing enemy soldiers without killing, building on technology that
existed in
2013 such as the US “Active Denial System”. Modern systems can now
create a virtual fence around enemy combatants to contain them. If they
try to cross the barrier they experience heating of their skin and pain
that becomes unbearable. Some states have also used this technology on
their own citizens to stop rioters.
20. Supersonic jets enable Sydney to London flights in 4 hours (rather than 23 hours) or New York to Rio de Janeiro in 2 hours
The jet set think nothing of heading to Rio for the weekend, or travelling to Thailand for an evening of entertainment.
21. Simple medical devices can scan your entire body and diagnose 95% of diseases in 5 minutes
A
small device the size of a suitcase is able to provide the equivalent
of an MRI scan (but with a 3D reconstruction of the image), and also to
conduct most routine blood
tests as well as other new diagnostic advances that can detect lung
cancer from a breath test for example.
A preliminary report is generated from the scan via an AI agent that is able to accurately diagnose
the problem in most cases.
A radiologist review is used more to “rubber stamp” the AI assessment of
the scan.
22. Extreme poverty has reduced to almost zero
From
the year 2000 to 2012, the mortality rate for children under 5 dropped
by 2.65 million deaths a year. That was more than 7,256 children saved
each day. As defined by the World Bank, extreme poverty means those
living on less than $1.50 per day (2013 dollars).
The
proportion of the world population living in extreme poverty decreased
from over 43% in 1990 to 21% in 2010. The trend continued, and extreme
poverty was eliminated by 2030.
***
BIỂN ĐÔNG VÀ THẾ GIỚI
MỸ-TRUNG-BIỂN ĐÔNG -
Bài đăng : Thứ hai 04 Tháng Tám 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ hai 04 Tháng Tám 2014
CSIS: Mỹ phải cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông.
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson thăm vịnh Malina ngày 15/5/2011
REUTERS/Romeo Ranoco
Trong hai ngày, 10 – 11/07/2014, Trung tâm nghiên cứu quốc tế
và chiến lược – CSIS – đã tổ chức một cuộc hội thảo về Biển Đông và sau
đó cho công bố một tài liệu 22 trang với tựa đề : « Xu hướng gần đây tại Biển Đông và chính sách của Mỹ ».
CSIS là một tổ chức tư vấn có ảnh hưởng và đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy chính quyền Obama thực hiện chính sách xoay
trục sang Châu Á.
Sau khi nhắc lại các sự kiện trong năm qua, như các vụ đối đầu nguy
hiểm giữa tàu bè Trung Quốc và Việt Nam, Philippines, vụ Manila kiện Bắc
Kinh lên tòa án trọng tài quốc tế, việc Mỹ ký Thỏa thuận tăng cường hợp
tác quốc phòng với Philippines, các chuyên gia của CSIS cho rằng,
Washington cần phải cứng rắn hơn và tập trung vào hai việc : Thiết lập
cơ sở pháp lý để bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh và gia tăng
sự hiện diện quân sự trong vùng.
Kể từ khi Washington thông báo chính sách xoay trục sang Châu Á, Hoa
Kỳ vẫn giữ thái độ trung lập trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở
Biển Đông và nhấn mạnh đến việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Với
vụ Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc,
Washington bắt đầu hướng tới việc bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ
của Trung Quốc. Do vậy, CSIS kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ thiết lập một bản
đồ các tranh chấp trong vùng, bao gồm các vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa chồng lấn giữa các nước duyên hải, các quyền hàng hải của những
hòn đảo đang có tranh chấp.
Mặt khác, CSIS kêu gọi ngưng tất cả các hoạt động xây dựng, san lấp,
tại những khu vực đang có tranh chấp. Hoa Kỳ và Philippines lo ngại là
Trung Quốc tiến hành các hoạt động này trong quần đảo Trường Sa nhắm
biến các bãi đá thành đảo, thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ.
Trước thái độ hung hăng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, CSIS chủ
trương là Hoa Kỳ đẩy mạnh sự hiện diện về quân sự trong vùng qua việc
gia tăng hợp tác quốc phòng với Việt Nam và Philippines.
Các chuyên gia CSIS cho rằng cần phải xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí cho Hà Nội, qua đó hỗ trợ Việt Nam trở thành « một vật cản khả tín chống lại sự hung hăng của Trung Quốc
». Ngày 17/06 vừa qua, ông Ted Ossius, người vừa được Tổng thống Obama
bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam, đã phát biểu tại Tiểu ban Đối ngoại
Thượng viện Mỹ rằng không có lúc nào thuận lợi hơn năm nay do việc Việt
Nam muốn tăng cường quan hệ đối tác với Hoa Kỳ.
Theo CSIS, Hoa Kỳ cần tuyên bố rõ ràng là sẽ tự xem xét nghĩa vụ của
mình để thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung, được ký với Philippines, nếu
Trung Quốc có các hành động nhắm trực tiếp vào binh sĩ Philipines hoặc
gây tổn hại cho lực lượng này, ở Thái Bình Dương và các quần đảo trong
vùng. Tài liệu kêu gọi Mỹ dựa vào Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc
phòng với Philippines để phát triển căn cứ quân sự tại vịnh Oyster, trên
đảo Palawan, và qua đó, triển khai ngay lập tức binh sĩ Mỹ ở Biển Đông.
Cuối cùng, CSIS ủng hộ việc thiết lập thêm các cơ sở do thám trong khu vực nhằm giám sát tình hình trong toàn bộ vùng biển này.
Đối với CSIS, để răn đe có hiệu quả các hành động hung hăng của Trung
Quốc, thì cần làm cho Bắc Kinh hiểu được là họ sẽ « phải trả giá ».
Trung Quốc và một số chuyên gia thân Bắc Kinh phê phán tài liệu này
và cho rằng các khuyến cáo của CSIS có nguy cơ dẫn đến chiến tranh.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích khác nhấn mạnh là sự mềm yếu, lưỡng lự
của Hoa Kỳ càng khuyến khích Trung Quốc hung hăng và gây nghi ngờ về
cam kết của Washington trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh và
đối tác, cũng như cho tự do an toàn hàng hải trong vùng.
Tài liệu của CSIS về chính sách của Mỹ ở Biển Đông được coi là bán
chính thức. Theo một số nguồn tin, có thể Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ
nêu nội dung bản báo cáo này nhân Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), được
tổ chức vào ngày 10 tháng tại Miến Điện.
30.07.2014
Hoa Kỳ kêu gọi các nước đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nên
tạo ‘thói quen’ hợp tác và cùng nhau xây dựng những tổ chức vững mạnh để
giải quyết những tranh cãi hàng hải ‘nguy hiểm’.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel thúc giục Việt Nam,
Philippines, Nhật, và Trung Quốc nên chi phối lẫn nhau để có các bước
giải quyết tranh chấp.
Phát biểu tại Câu lạc bộ Commonwealth ở San Francisco hôm 28/7, ông
Russel nói các nước có tranh chấp phải xoay sở và giải quyết vấn đề,
phải áp lực lẫn nhau, và làm gương cho nhau.
Ông Russel cho biết Hoa Kỳ khuyến khích các bên liên quan ngồi lại, xác định, và tự nguyện ngưng các hoạt động gây hấn trong những vùng biển tranh chấp.
Ông Russel cho biết Hoa Kỳ khuyến khích các bên liên quan ngồi lại, xác định, và tự nguyện ngưng các hoạt động gây hấn trong những vùng biển tranh chấp.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel.
Vẫn theo Trợ lý Ngoại trưởng Russel, Washington đang thúc giục Bắc
Kinh và các nước cùng bàn thảo xem các hoạt động nào là có thể chấp nhận
cho mỗi bên hầu xoa dịu căng thẳng hiện nay và giải quyết những bất
đồng trong dài hạn.
Ông Russel nhấn mạnh các nước lớn và mạnh có nghĩa vụ đặc biệt là phải thể hiện tinh thần tự chế.
Nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Hoa Kỳ về Đông Á nhận xét các
căng thẳng bùng phát trong vài năm qua và tăng cao trong năm nay; và
rằng kiểu hành xử đơn phương, gây hấn của Trung Quốc đã khiến các nước
hết sức quan ngại trước các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Bắc Kinh
cũng như thiện chí của họ trong việc tuân thủ luật lệ, tiêu chuẩn quốc
tế.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng nhắc lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với kế
hoạch của Philippines theo đuổi pháp lý trong vấn đề Biển Đông.
Hồi đầu tháng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam từng tuyên
bố nhà nước đã chuẩn bị hồ sơ để kiện các động thái xâm lấn chủ quyền
của Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế.
Tuy nhiên, tới nay Hà Nội vẫn chưa xúc tiến vụ kiện. Sau khi Trung
Quốc rút giàn khoan Hải Dương hồi giữa tháng này ra khỏi khu vực Hoàng
Sa, các hy vọng về vụ kiện đó dường như bị dập tắt.
Hôm 28/7, hơn 60 thành viên của đảng cộng sản Việt Nam đã gửi thư lên
Ban Chấp hành Trung ương thúc giục kiện Trung Quốc và ngưng lệ thuộc
vào Bắc Kinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Hoa Kỳ kêu gọi hợp tác giảm căng thẳng biển Đông
Liên quan đến căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông, chính phủ Hoa Kỳ sẽ kêu gọi tất cả các quốc gia liên quan ngưng ngay những hành động có thể tạo thêm căng thẳng, trong lúc chờ đợi giải quyết tranh chấp theo đường lối ngoại giao, ôn hòa.Lời yêu cầu này sẽ được Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry đưa ra vào cuối tuần này ở Miến Điện dự Diễn Đàn An Ninh Cấp Vùng ASEAN.
Trong cuộc họp báo chiều hôm qua tại Washington, phụ tá ngoại trưởng Mỹ về Đông Á là ông Daniel Russel nói rằng yêu cầu của Washington không phải là điều mới mẻ, nhưng là điều hữu lý cần phải làm.
Trước khi cuộc họp báo của Hoa Kỳ diễn ra, Bắc Kinh đã lên tiếng nói rằng không chấp nhận đòi hỏi đến từ bất cứ đâu, nói rõ có quyền làm bất cứ những gì họ muốn làm trên các vùng đảo mà họ nói chủ quyền rằng chủ quyền thuộc về Hoa Lục.
Cũng xin nói thêm chừng 2 tuần trước đây, Ngoại Trưởng Albert del Rosario của Philippines có nói rằng tại Diễn Đàn An Ninh Cấp Vùng ASEAN, chính phủ nước ông sẽ đưa ra đề nghị 3 giai đoạn để giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa trung Quốc và một số nước ASEAN.
Giai đoạn đầu tiên cũng là tất cả các quốc gia liên quan đều án binh bất động, không hành động tạo thêm căng thẳng.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/us-to-press-scsea-free-08052014094347.html
TQ bác đề xuất ngưng mọi hành động gây căng thẳng ở Biển Đông
05.08.2014
Một giới chức cấp cao của Trung Quốc hôm qua tuyên bố Bắc Kinh có
thể xây dựng bất kỳ những gì nước này muốn trên các hòn đảo của họ ở
biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông), đồng thời phản bác đề xuất chấm dứt
mọi hoạt động có thể gây căng thẳng tại vùng biển tranh chấp này, trước
khi diễn ra cuộc họp khu vực quan trọng.
Ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á trong tuần này sẽ họp bàn về các
vấn đề an ninh với người đồng nhiệm các quốc gia, trong đó có Mỹ và
Trung Quốc, tại Myanmar, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở châu Á nhiều
khả năng sẽ là một trong các chủ đề thảo luận chính.
Tuần trước, Ngoại trưởng Philippines thông báo sẽ đề xuất tại Diễn
đàn Khu vực ASEAN một kế hoạch 3 giai đoạn, trong đó có việc kêu gọi
ngưng mọi hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng tại Biển Ðông. Hoa
Kỳ, một đồng minh thân cận của Philippines, cũng đã kêu gọi tất cả các
bên chấm dứt mọi hoạt động xây dựng tại vùng biển tranh chấp để làm dịu
căng thẳng.
Trong cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại ít nhất ba bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa.
Trong cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại ít nhất ba bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa.
Ông Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và Hải dương thuộc Bộ Ngoại
giao Trung Quốc, nói với các phóng viên rằng Trung Quốc hoàn toàn có
quyền xây dựng trên các hòn đảo để cải thiện điều kiện sống cơ bản tại
đó.
Ông này được trích lời nói: “Quần đảo Trường Sa là lãnh thổ cố hữu
của Trung Quốc, và chính phủ Trung Quốc có quyền định đoạt làm gì hay
không làm gì trên đó. Không ai có thể thay đổi quan điểm của chính phủ
Trung Quốc”.
Ông Dịch nói thêm rằng rằng việc nêu vấn đề này lên mang tính chất
tiêu chuẩn kép vì các quốc gia khác từng thực hiện các hành động tương
tự nhiều năm qua.
Giới chức này nói: “Tại sao khi các nước khác xây dựng các sân bay
một cách bừa bãi thì không ai nói một lời nào? Nhưng Trung Quốc chỉ mới
bắt đầu việc xây dựng nhỏ lẻ, và cần thiết, trong năm nay để nâng cấp
điều kiện sống trên các hòn đảo này thì lại quá nhiều người đặt nghi
vấn”.
Truyền thông Hong Kong đưa tin rằng Trung Quốc đang lập kế hoạch xây
dựng một căn cứ không quân trên Fiery Cross Reef mà Việt Nam gọi là Bãi
Chữ thập, nhưng ông Dịch nói ông không hay biết gì về kế hoạch như vậy.
Ông cũng nói thêm rằng các kế hoạch đề xuất chấm dứt hoàn toàn mọi
hoạt động gây căng thẳng là điều không có ích, và có thể bị coi một hành
động làm tổn hại tới nỗ lực lâu nay của Trung Quốc và ASEAN nhằm tìm ra
một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Ông Dịch cho hay ông không hay biết là liệu có phải Hoa Kỳ gợi ý đề
xuất này, nhưng nói rằng trong bất kỳ trường hợp nào, tranh chấp Biển
Đông là vấn đề của các bên liên quan trực tiếp, ám chỉ việc không chấp
nhận đàm phán đa phương.
Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel nói rằng đề xuất sẽ bao gồm các hành động tìm cách thay đổi nguyên trạng như chiếm đóng các hòn đảo không có người ở hay các hành động cải tạo đất đai trên các hòn đảo.
Trung Quốc bấy lâu nay vẫn miễn cưỡng thảo luận các tranh chấp lãnh hải tại các diễn đàn đa phương như ASEAN.
Bắc Kinh hồi giữa tháng Bảy đã rút giàn khoan dầu gây tranh cãi tại vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, chấm dứt nhiều tuần lễ đối đầu căng thẳng với Hà Nội.
Nguồn: Reuters, China Daily, VOA
Mỹ đề nghị ngưng xây dựng tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông
Bức
ảnh bộ Ngoại giao Philippines công bố hôm 14/5/2014 cho thấy Trung Quốc
đang hút cát để mở rộng mặt bằng bãi đá Gạc Ma (Johnson Reef) trong
quần đảo Trường Sa.
REUTERS/Armed Forces of the Philippines/Handout via Reuters
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông
ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực
này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu
trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử «
đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
Hôm qua, tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center
for Strategic and International Studies) ở Washington, đã diễn ra Hội
thảo về Biển Đông lần thứ tư. Ông Michael Fuchs, phó Trợ lý Ngoại trưởng
Mỹ đặc trách Đông Á và khu vực Thái Bình Dương bày tỏ nỗi quan ngại rất
lớn đối với « tình trạng ngày càng dễ đổ vỡ » tại Biển Đông, khi Trung
Quốc – quốc gia ngày càng có các đòi hỏi độc đoán – đối đầu với năm quốc
gia láng giềng Đông Nam Á trong các tranh chấp về chủ quyền đối với các
đảo, cũng như các khu vực giầu tài nguyên khoáng sản và hải sản tại
Biển Đông.
Giới chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra đề nghị các bên tranh
chấp ngưng mọi hoạt động xây dựng mới, nhằm thực thi Tuyên bố chung về
ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) giữa khối ASEAN và Trung
Quốc, được thông qua năm 2002. Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy đề nghị này tại cuộc
họp các Ngoại trưởng ASEAN vào tháng tới. Cụ thể là các nước tranh chấp
cần ngừng xây dựng các cơ sở mới hay mở rộng các căn cứ đã có tại « các
vị trí tiền tiêu » hiện tại.
Theo giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ, việc ngưng xây dựng các cơ sở mới
tại những vùng tranh chấp ở Biển Đông sẽ cho phép giảm căng thẳng và tạo
điều kiện cho việc đàm phán nhằm thông qua Bộ quy tắc ứng xử tại Biển
Đông (COC), để bảo đảm các mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước ASEAN
được giải quyết thông qua con đường pháp lý.
Ngày 10/07, Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết S.Res 412 kêu gọi
Trung Quốc và các quốc gia xung quanh Biển Đông không có « các hành động
gây mất ổn định » và khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo đảm
tự do hàng hải tại Châu Á-Thái Bình Dương.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140712-my-de-nghi-ngung-xay-dung-tai-cac-vung-tranh-chap-o-bien-dongtop video
Thứ Tư, 06/08/2014
Tin tức / Việt Nam
Tướng VN: Sẽ dùng tàu ngầm, máy bay để bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa
Ðường dẫn
04.08.2014
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay
và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam
nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như
vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường
sa thân yêu.
Ông Dỹ cho biết nhờ kinh tế phát triển mà Việt Nam gần đây đã mua
được tàu ngầm, máy bay và những phương tiện hiện đại khác. Ông nói thêm
rằng “nếu trong tay mình không có những vũ khí hiện đại này, khi Trung
Quốc đưa giàn khoan vào như vừa qua thì mình chỉ có việc đầu hàng thôi.”
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tuyên
bố Việt Nam sẽ không dùng các loại vũ khí hiện đại để gây chiến. Phát
biểu tại một buổi lễ của Quân chủng Hải quân ở Hải phòng ngày hôm nay
(04-08-2014), Đại tướng Phùng Quang Thanh nói rằng Việt Nam “đã được
trang bị tàu ngầm, tàu pháo, tàu tên lửa, tên lửa đất đối hải hiện đại,
nhưng cần phải xác định những vũ khí ấy là để bảo vệ Tổ quốc và không
dùng để gây chiến với ai.”
Nguồn: Wenweipo, Xinhuanet, Thanh Nien
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-se-dung-tau-ngam-may-bay-de-bao-ve-hoang-sa-truong-sa/1971103.htmlDự thảo nghị quyết Hạ viện Mỹ tán đồng bán vũ khí cho Việt Nam
Quân hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày 7/04/2014
US Navy
Các nhà lập pháp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các
hành vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa
Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết
lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều
hướng.
Một dự thảo nghị quyết về an ninh hàng hải tại Châu Á – Thái
Bình Dương đã được hai dân biểu Forbes và Hanabusa đệ trình vào hôm qua
31/07/2014 để Hạ viện thông qua. Trong nghị quyết này, đặc biệt có đề
nghị chính quyền Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.
Trong một bản thông cáo báo chí, hai dân biểu - ông Randy Forbes,
đảng Cộng Hòa, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và Triển khai lực lượng, thuộc
Ủy ban Quân lực Hạ viện và bà Colleen Hanabusa, đảng Dân Chủ, thành viên
Ủy ban Quân lực - đã xác nhận việc đệ trình một dự thảo Nghị quyết hậu
thuẫn cho quyền tự do hàng không và hàng hải và giải quyết hòa bình các
tranh chấp lãnh thổ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo dân biểu Forbes, văn kiện được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Hạ viện Mỹ, sẽ khẳng định trở lại « lợi
ích quốc gia cơ bản của Mỹ trong việc duy trì quyền tự do lưu thông
(trên biển và trên không), và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh
thổ ». Theo nhân vật này : « Cả hai điều trên đã nhiều lần bị Trung Quốc thách thức bằng những việc cố dùng sức mạnh để làm thay đổi hiện trạng trong khu vực ».
Các hành vi nói trên, theo ông Forbes, đã củng cố một sự thật quan
trọng : Đó là Hoa Kỳ phải tiếp tục tích cực dấn thân vào vùng Châu
Á-Thái Bình Dương để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của nền hòa bình và
thịnh vượng mà khu vực được thừa hưởng trong sáu thập kỷ qua.
Về phần mình, bà Hanabusa xác định rằng nghị quyết vừa được đệ trình
nói rõ ràng rằng những nước muốn phát triển thịnh vượng nhờ nền kinh tế
toàn cầu, đều phải tuân thủ và tôn trọng các quy tắc chi phối các đại
dương, và đảm bảo quyền tự do lưu thông.
Nội dung bản dự thảo nghị quyết dài 16 trang đã nêu bật gần như tất cả các hành vi « gây mất ổn định » trong cả hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, mà thủ phạm là Trung Quốc đã bị nêu đích danh.
Riêng về Biển Đông, bản dự thảo nghị quyết đặc biệt ghi nhận « rất nhiều » sự cố do Trung Quốc gây ra trong vùng biển gần Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Malaysia bị đánh giá là « nguy hiểm » và « gây mất ổn định
», từ vụ lấn chiếm trong thực tế bãi Scarborough, phong tỏa bãi Cỏ Mây –
Second Thomas, cho đến việc đòi chủ quyền tại các khu vực nằm trong
vùng đặc quyền kinh tế của nước khác mà không hề dựa trên bất kỳ luật lệ
quốc tế nào...
Gần một trang cho vụ HD-981
Vụ Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam (01/05 – 15/07/2014) dĩ nhiên đã được bản dự thảo nghị
quyết đặc biệt chú ý.
Trong gần một trang, Hạ viện Mỹ nhắc lại vụ việc khởi sự từ ngày
01/05/2014, khi Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, đưa giàn
khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981 (HD-981), được hơn 25 tàu Trung Quốc
hộ tống vào cắm tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Sau đó,
số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc đã tăng lên hơn 80, trong đó có bảy
tàu quân sự.
Các tàu Trung Quốc đã hung hãn tuần tra và đe dọa tàu Cảnh sát biển
Việt Nam, và theo bản dự thảo Nghị quyết, đã vi phạm Công ước về các Quy
định Quốc tế phòng tránh va chạm trên Biển COLREG. Hạ viện Mỹ cũng nhắc
lại, nhiều nguồn tin cho biết là tàu Trung Quốc cố tình đâm vào nhiều
chiếc tàu của Việt Nam, và sử dụng máy bay trực thăng và vòi rồng để
ngăn cản những chiếc khác.
Dự thảo nghị quyết của Hạ viện Mỹ còn tố cáo sự kiện tàu Hải cảnh
Trung Quốc, từ ngày 05/05/2014, đã thiết lập một vành đai cấm tàu bè
nước khác, với bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan HD-981.
Đối với Hạ viện Mỹ, hành động này đã phá hoại sự an toàn hàng hải
trong khu vực và vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó
có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), được toàn thế giới
công nhận.
Đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam
Trên các cơ sở đó, Hạ Viện Mỹ sẽ thông qua 17 quyết nghị mà nội dung
lên án các hành vi cưỡng bức, hù dọa hay dùng võ lực để cản trở quyền tự
do lưu thông trên không và trên biển ở các vùng biển châu Á, kêu gọi
đích danh Trung Quốc không nên áp dụng các quy định về vùng nhận dạng
phòng không trên Biển Hoa Đông, và không được thiết lập các vùng tương
tự ở nơi khác.
Đặc biệt trong các khuyến cáo về mặt chính sách đối với chính quyền
Mỹ, khuyến nghị thứ 13 liên quan đến quan hệ Mỹ-Việt, nội dung bật đèn
xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam.
Bản dự thảo cho rằng chính sách của Mỹ phải là : « Thiết lập và
thực hiện một khuôn khổ chính sách với chính phủ Việt Nam sao cho phản
ánh được cả sự tiến bộ lẫn thách thức còn tồn tại trong hồ sơ nhân quyền
của Việt Nam, cũng như là các lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu của
Hoa Kỳ, bằng cách đào sâu và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt
Nam thông qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng trong chiều
hướng thích hợp với sự phát triển và duy trì khả năng phòng thủ chống
ngoại xâm của Việt Nam… ».
Nhật tố cáo « hành động nguy hiểm » của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông
Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo. Ảnh chụp ngày 01/07/2014
REUTERS/Issei Kato
Ngày 05/08/2014, Nhật Bản cảnh cáo các « hành động nguy hiểm
» trên không và trên biển của Trung Quốc tại vùng Biển Hoa Đông, có
thể mang lại những « hậu quả không mong muốn ». Tokyo đồng thời tố cáo
các động thái quyết đoán phi pháp của Bắc Kinh trong việc giải quyết
các tranh chấp trên biển.
Trong quyển sách trắng thường niên về Quốc phòng, Tokyo « rất
quan ngại » về việc Bắc Kinh đã thiết lập một vùng nhận dạng phòng không
– vào tháng 11 năm 2013 bên trên Biển Hoa Đông. Hành động này, theo
Nhật Bản, « chỉ có thể làm căng thẳng leo thang và có thể dẫn đến những
hậu quả không mong muốn ».
Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản còn tố cáo các hành động coi
thường luật pháp trong các cuộc tranh chấp trên biển với các nước láng
giềng nói chung : « Liên quan đến các vụ tranh chấp trên biển, Trung
Quốc đã có những biện pháp quyết đoán, trong đó có cả những biện pháp
cưỡng bức nhằm phá vỡ hiện trạng, những biện pháp chỉ dựa trên sự khẳng
định duy nhất từ phía Trung Quốc, điều đi ngược lại với luật pháp quốc
tế ».
Vào tháng 11 năm 2013, Bắc Kinh đã loan báo việc thiết lập một vùng
nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm cả vùng quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang quản lý, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ
quyền. Quyết định đầy tính khiêu khích đó được đưa ra trong bối cảnh
tranh chấp chủ quyền Bắc Kinh Tokyo trên vùng Senkaku/Điếu Ngư đặc biệt
leo thang từ năm 2012.
Tàu thuyền và phi cơ Trung Quốc thường xuyên thâm nhập vào không phận
và hải phận vùng Senkaku/Điếu Ngư, buộc Tokyo phải có biện pháp theo
dõi và đối phó. Trong một cuộc đối đầu vào đầu năm nay, Tokyo cho biết
hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay sát máy bay Nhật Bản – chỉ cách
khoảng 30 mét – tại vùng phòng không chồng lấn giữa hai bên. Bắc Kinh dĩ
nhiên đã tố cáo ngược lại rằng chính máy bay quân sự Nhật Bản gây nguy
hiểm khi áp sát phi cơ Trung Quốc.
Ngoài Nhật Bản, một số quốc gia Đông Nam Á cũng là bất hòa với Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đặc biệt xấu hẳn đi sau vụ Bắc
Kinh cho đặt một giàn khoan nước sâu ngay bên trong vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam trong hơn hai tháng, từ đấu tháng Năm cho đến giữa tháng
Bảy.
Sách trắng Nhật Bản cũng nhấn mạnh trên việc ngân sách Quốc phòng Trung Quốc tăng đều đặn và đáng kể trong 10 năm qua.
Ngân sách Quốc phòng Nhật đã tăng lần đầu tiên từ 11 năm, vào đầu
2013, tăng 2,2%. Vào tháng 12 năm nay, chính quyền Abe quyết định tăng
5% chi phí quân sự cho 5 năm tới.
Thủ tướng Abe đã bật đèn xanh cho khỏan chi phí 24 700 tỷ yen – 175
tỷ euro- cho thời hạn 2014-2019. Ngoài chi phí nhân sự, Nhật mua thêm
trang thiết bị, trong đó có 3 máy bay không người lái, 17 máy báy cất
cánh thẳng đứng Osprey, 52 xe lội nước và 5 tàu ngầm.
Với trang thiết bị này, theo AFP, còn phải cộng thêm việc mua 2 khu
trục hạm được trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis, và 28 chiến đấu cơ
F35, một máy bay tàng hình đời mới nhất.
Biển Đông : Mỹ Trung 'dàn trận' trước diễn đàn an ninh ARF
Reuters
Ngày 10/08/2014, hội nghị cấp ngoại trưởng thường niên của
Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN – ARF họp lại tại Miến Điện. Biển Đông
chắc chắn sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự. Trong
những ngày gần đây, cả Bắc Kinh lẫn Washington đều có những động thái
nhằm khẳng định lập trường để gây thanh thế trước lúc hội nghị mở ra.
Vấn đề được cho là sẽ được nêu bật tại Diễn đàn ARF là các hành
động trong thời gian gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, bị tố cáo là
khiêu khích và gây mất ổn định trong vùng khi tìm cách thay đổi hiện
trạng Biển Đông theo chiều hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Các hành động đó đi từ việc đẩy mạnh các công trình xây dựng trên các
hòn đảo, bãi đá mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm từ tay các láng giềng Việt
Nam và Philippines từ nhiều năm qua, cho đến việc phong tỏa, đe dọa
phong tỏa các thực thể hiện đang do các quốc gia Đông Nam Á kiểm soát,
mà ví dụ cụ thể nhất là trường hợp bãi Cỏ Mây – Second Thomas Shoal –
nơi đang có quân đội Philippines đồn trú.
Hành động lộ liễu nhất vẫn còn gây quan ngại chính là vụ Trung Quốc
cho hạ đặt giàn khoan HD-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam (01/05/2014-15/07/2014), và không ngần ngại huy động một đội tàu
hùng hậu hơn một trăm chiếc đi theo bảo vệ, liên tục dùng các biện pháp
thô bạo như đâm va, phun vòi rồng để ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam.
Hoa Kỳ muốn mọi nước đình chỉ các hành vi khiêu khích
Tất cả những hành động thô bạo đó đã bị quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ
tố cáo. Một trong những hướng mà Hoa Kỳ vận động tại Diễn đàn an ninh
ARF lần này là hậu thuẫn cho một quyết định ngưng các công trình xây
dựng, cải tạo trên Biển Đông, tránh những hành vi khiêu khích và gây nên
tình trạng mất ổn định.
Ý tưởng này đã từng được người trực tiếp theo dõi hồ sơ Biển Đông tại
Bộ Ngoại giao Mỹ là ông Daniel Russel - Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách
Châu Á-Thái Bình Dương - nêu lên. Theo ông Russel, Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry sẽ đích thân thúc đẩy đề nghị này nhân cuộc họp của Diễn Dàn ARF
vào ngày 10/08/2014.
Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel cho biết là lệnh cấm được đề xuất
có thể bao gồm các hành động nhằm thay đổi hiện trạng, chẳng hạn như
chiếm đóng các đảo chưa có người ở, hoặc đòi lại đất đai, xây dựng công
trình…
Điểm đáng chú ý là chiến lược ngoại giao của Washington lần này đã
được hậu thuẫn gần như là tuyệt đối của Quốc hội Mỹ, với Nghị quyết tố
cáo Trung Quốc đã được Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua, trong lúc
một nghị quyết ủng hộ các nỗ lực của chính quyền đang trên đường được
thông qua tại Hạ Viện.
Giới nghiên cứu và học giả cũng đã nhập cuộc, với một loạt khuyến
nghị được Trung tâm nghiên cứu CSIS tại Washington chuyển lên cho chính
quyền Mỹ, tập hợp các ý kiến đa phần là phê phán Trung Quốc, từng được
nêu lên trong một cuộc hội thảo gần đây.
Trung Quốc khẳng định quyền tự tung tự tác tại Biển Đông
Các chuyển động trên đây từ phía Mỹ như đã đẩy Trung Quốc vào thế
thủ. Trung thành với chính sách có thể nói là « bất cần lý lẽ », Bắc
Kinh tiếp tục khẳng định rằng họ muốn làm gì thì làm tại vùng Biển Đông,
nhân danh một thứ chủ quyền bắt nguồn từ lịch sử, và ỷ vào thế nước lớn
của mình.
Theo hãng tin Anh Reuters, ngày, 04/08/2014, ông Dịch Tiên Lương (Yi
Xianlang), Vụ phó Vụ Biên giới và Ðại dương, thuộc Bộ Ngoại giao Trung
Quốc, đã công khai nói với báo chí rằng Trung Quốc có quyền xây dựng bất
cứ cái gì trên các hòn đảo tại Biển Ðông.
Lý do mà nhân vật này đưa ra không có gì mới : « Các đảo của quần
đảo Trường Sa là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, cho nên
chỉ có chính quyền Trung Quốc mới có quyền làm hay không làm cái gì ở
đó. Không ai có thể thay đổi lập trường của chính quyền (Trung Quốc). »
Ông Dịch Tiên Lương không hề chối cãi việc Bắc Kinh đang xúc tiến các
công trình trên Biển Đông, nhưng lại tố cáo điều được ông cho là bên
trọng bên khinh vì các nước khác cũng đã có những chương trình xây dựng
tương tự từ biết bao năm nay : « Tại sao chẳng ai nói một tiếng khi
các nước khác ngang nhiên xây phi trường ? Rồi chỉ mới năm nay thôi,
Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng một một vài công trình nhỏ và cần thiết,
cải thiện điều kiện sống trên các đảo thì lại có quá nhiều người nghi
ngờ. »
Vấn đề không được quan chức ngoại giao Trung Quốc này nêu lên là từ
Hoàng Sa cho đến Gạc Ma, Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập…, đó đều là những nơi
mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm, và không ngần ngại giết lính
Việt Nam như trong các trận hải chiến Hoàng Sa 1974, hay Trường Sa 1988.
Ngoài ra, việc nói rằng đó chỉ là những công trình dân sự nhỏ, mới
bắt đầu thực hiện từ một năm nay, đều sai sự thật. Bằng chứng cụ thể là
những cơ sở đồ sộ trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, hay các pháo đài, các
trạm radar ở Trường Sa, hoàn toàn không thể được xây lên trong một sớm
một chiều, và cũng không phải là những công trình dân sự.
Vấn đề đặt ra là khi nêu lên các luận điểm nói trên, Trung Quốc đang
nhắm vào các thành viên Diễn đàn ARF, vì lợi ích quốc gia hay vì không
hiểu rõ tình hình, cho nên sẵn sàng tin vào những lập luận của Bắc Kinh.
http://www.viet.rfi.fr/phan-tich/20140805-bien-dong-my-trung-dan-tran-truoc-dien-dan-an-ninh-arf
Việt Nam kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế,
đầu tư, thương mại song phương, tạo điều kiện để Việt Nam gia nhập Hiệp
định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và ủng hộ giải pháp
ôn hòa cho vấn đề Biển Đông.
Đề nghị của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được đưa ra hôm 5/8 tại Hà Nội nhân buổi tiếp Thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, sang thăm Việt Nam.
Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam trích lời ông Sang nói ‘Việt Nam quyết tâm hoàn thành đàm phán về TPP’ và mong ‘Hoa Kỳ tạo điểu kiện để Việt Nam có lộ trình phù hợp.’
Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết Việt Nam ‘sẵn sàng mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với Hoa Kỳ’, ‘trao đổi thẳng thắn’ để tránh những trở ngại trong thương mại song phương.
Chưa có thông cáo từ văn phòng Thượng nghị sĩ Corker và VOA Việt ngữ chưa liên lạc được với nhà lập pháp này để ghi nhận phản hồi của ông trước lời kêu gọi của Việt Nam.
Một tuần trước, hàng chục dân biểu thuộc lưỡng đảng trong Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 29/7 gửi thư cho Tổng thống Barack Obama phản đối cho Việt Nam gia nhập TPP nếu không có những cải thiện nhân quyền cụ thể từ chính phủ Hà Nội.
Thư do dân biểu Cộng hòa Frank Wolf khởi xướng với chữ ký của 32 dân
biểu khác nêu rõ Quốc hội Mỹ sẽ khó cho Việt Nam vào TPP nếu Hà Nội
không có những thay đổi đáng kể về mặt nhân quyền, cải tổ luật lệ đáp
ứng các tiêu chuẩn lao động quốc tế, và tỏ rõ cam kết về pháp quyền.
Trước đó hồi thượng tuần tháng 7, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí chống đối việc thương thuyết với Việt Nam về hiệp định tự do thương mại TPP viện dẫn các quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn VOA Việt ngữ, bà Sanchez nhấn mạnh:
“Tôi chắc chắn sẽ làm chậm tiến trình thương thuyết TPP với Việt Nam cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi muốn nhìn thấy những sự thay đổi thật sự. Chúng tôi muốn thấy các blogger bị tù đày vì thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước được phóng thích. Chúng tôi muốn thấy sự đàn áp nhắm vào các tín đồ Công giáo hay Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải chấm dứt, và các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia Hà Nội dùng để bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến phải được sửa đổi.”
Để TPP được thông qua, cần có sự phê chuẩn của Tổng thống và sự tán
đồng của cả lưỡng viện trong Quốc hội Hoa Kỳ. Nếu không được đa số ủng
hộ ở Hạ viện hoặc chỉ cần 1 thành viên trong Thượng viện chặn lại thì
Việt Nam cũng không vào được TPP.
Nhà vận động về vấn đề nhân quyền và TPP của Việt Nam tại Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, cho biết tiến trình vào TPP của Việt Nam khó khăn vì hai nút chặn chính tại Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ, với khoảng 260 dân biểu Mỹ đã tỏ ra không đồng ý cho Việt Nam vào TPP nếu như không có những cải thiện căn bản về nhân quyền.
Tại Thượng viện Mỹ, một số Thượng nghị sĩ trong đó có ông Ben Cardin, Chủ tịch Tiểu ban đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương, đã kêu gọi phải đưa các điều kiện về nhân quyền và quyền của người lao động vào các cuộc thương lượng TPP với Hà Nội.
Ngoài vấn đề TPP, tại buổi tiếp Thượng nghị sĩ Corker ở Hà Nội, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng cảm ơn Ủy ban Đối ngoại và Thượng viện Mỹ ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Ông Sang nói Việt Nam mong muốn một Biển Đông hòa bình, không có sự đe dọa hay dùng võ lực trong các các tranh chấp, và các tranh cãi phải được giải quyết trên luật pháp quốc tế.
Một thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ từng tuyên
bố Việt Nam có thể trông cậy vào một nước bạn Hoa Kỳ trước sự uy hiếp
ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông nếu Hà Nội cải thiện các
thành tích nhân quyền đang bị lên án gay gắt.
Dân biểu Chris Smith nói với VOA Việt ngữ:
“Với sự đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông và toàn khu vực, Việt Nam cần hết sức quan tâm về các vấn đề an ninh. Họ sẽ tìm thấy nơi Hoa Kỳ một người bạn sẵn lòng nhưng trước nhất, Mỹ cần Hà Nội chứng tỏ có cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, mà chúng tôi lại chưa thấy, chỉ thấy tồi tệ đi.”
Hai nước cựu thù Việt-Mỹ hy vọng hoàn tất đàm phán TPP trước cuối năm
nay. Đôi bên sẽ kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm
sau.
http://www.voatiengviet.com/content/ha-noi-keu-goi-quoc-hoi-my-ung-ho-vietnam-vao-tpp/1972743.html
Tin tức / Việt Nam
Hà Nội kêu gọi Quốc hội Mỹ ủng hộ Việt Nam vào TPP
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bob Corker.
Tin liên hệ
- Báo cáo viên của LHQ ‘bị giám sát chặt’ ở Việt Nam
- 'Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo'
- Dân biểu Mỹ gửi thư lên Tổng thống phản đối TPP cho VN
- 'Tình hình nhân quyền ở VN không cải thiện, thậm chí còn xấu đi'
- Dân biểu Sanchez chống đối việc thương thuyết TPP với VN
- Mỹ: Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay
06.08.2014
Đề nghị của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được đưa ra hôm 5/8 tại Hà Nội nhân buổi tiếp Thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, sang thăm Việt Nam.
Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam trích lời ông Sang nói ‘Việt Nam quyết tâm hoàn thành đàm phán về TPP’ và mong ‘Hoa Kỳ tạo điểu kiện để Việt Nam có lộ trình phù hợp.’
Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết Việt Nam ‘sẵn sàng mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với Hoa Kỳ’, ‘trao đổi thẳng thắn’ để tránh những trở ngại trong thương mại song phương.
Chưa có thông cáo từ văn phòng Thượng nghị sĩ Corker và VOA Việt ngữ chưa liên lạc được với nhà lập pháp này để ghi nhận phản hồi của ông trước lời kêu gọi của Việt Nam.
Một tuần trước, hàng chục dân biểu thuộc lưỡng đảng trong Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 29/7 gửi thư cho Tổng thống Barack Obama phản đối cho Việt Nam gia nhập TPP nếu không có những cải thiện nhân quyền cụ thể từ chính phủ Hà Nội.
Dân biểu Cộng hòa Frank Wolf trong cuộc phỏng vấn với đài VOA.
Trước đó hồi thượng tuần tháng 7, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí chống đối việc thương thuyết với Việt Nam về hiệp định tự do thương mại TPP viện dẫn các quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn VOA Việt ngữ, bà Sanchez nhấn mạnh:
“Tôi chắc chắn sẽ làm chậm tiến trình thương thuyết TPP với Việt Nam cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi muốn nhìn thấy những sự thay đổi thật sự. Chúng tôi muốn thấy các blogger bị tù đày vì thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước được phóng thích. Chúng tôi muốn thấy sự đàn áp nhắm vào các tín đồ Công giáo hay Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải chấm dứt, và các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia Hà Nội dùng để bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến phải được sửa đổi.”
Dân biểu Loretta Sanchez.
Nhà vận động về vấn đề nhân quyền và TPP của Việt Nam tại Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, cho biết tiến trình vào TPP của Việt Nam khó khăn vì hai nút chặn chính tại Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ, với khoảng 260 dân biểu Mỹ đã tỏ ra không đồng ý cho Việt Nam vào TPP nếu như không có những cải thiện căn bản về nhân quyền.
Tại Thượng viện Mỹ, một số Thượng nghị sĩ trong đó có ông Ben Cardin, Chủ tịch Tiểu ban đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương, đã kêu gọi phải đưa các điều kiện về nhân quyền và quyền của người lao động vào các cuộc thương lượng TPP với Hà Nội.
Ngoài vấn đề TPP, tại buổi tiếp Thượng nghị sĩ Corker ở Hà Nội, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng cảm ơn Ủy ban Đối ngoại và Thượng viện Mỹ ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Ông Sang nói Việt Nam mong muốn một Biển Đông hòa bình, không có sự đe dọa hay dùng võ lực trong các các tranh chấp, và các tranh cãi phải được giải quyết trên luật pháp quốc tế.
Dân biểu Chris Smith (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (giữa).
Dân biểu Chris Smith nói với VOA Việt ngữ:
“Với sự đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông và toàn khu vực, Việt Nam cần hết sức quan tâm về các vấn đề an ninh. Họ sẽ tìm thấy nơi Hoa Kỳ một người bạn sẵn lòng nhưng trước nhất, Mỹ cần Hà Nội chứng tỏ có cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, mà chúng tôi lại chưa thấy, chỉ thấy tồi tệ đi.”
Hà Nội kêu gọi Quốc hội Mỹ ủng hộ Việt Nam vào TPP
http://www.voatiengviet.com/content/ha-noi-keu-goi-quoc-hoi-my-ung-ho-vietnam-vao-tpp/1972743.html
Công ty du lịch phá sản, 27.000 du khách Nga « màn trời chiếu đất »
Du khách Nga, bị kẹt ở nước ngoài vì công ty du lịch Labirint phá sản.
DR
Theo Hiệp hội quốc gia Du lịch Nga hôm 04/08/2014, khoảng
27.000 khách du lịch Nga đang bị kẹt ở nước ngoài vì một công ty du lịch
bị phá sản. Đây là hậu quả của khủng hoảng Ukraina.
« Tất cả du khách đều bị kẹt lại, không có vé về nước » sau
khi công ty Labirint tuyên bố chấm dứt hoạt động hôm mồng 02/08/2014.
Cơ quan Touraide loan báo như trên, và hiện đang cố gắng giúp đỡ các
khách du lịch Nga tìm được chỗ trên các chuyến bay do các công ty khác
tổ chức.
Labirint là công ty du lịch thứ tư phải đóng cửa chỉ trong vòng ba
tuần qua, hậu quả của tình trạng thị trường du lịch Nga bị co lại, một
phần do cuộc khủng hoảng Ukraina. Cuộc đọ sức giữa Matxcơva và phương
Tây xung quanh hồ sơ Ukraina đã góp phần làm đồng rúp bị sụt giá do vốn
đầu tư lũ lượt ra đi, trong lúc bản thân nền kinh tế Nga suýt rơi vào
suy thoái.
Trong thông cáo giải thích việc ngưng hoạt động, công ty Labirint cho biết :
« Tình hình kinh tế và chính trị đã gây tác động tiêu cực lên số lượng
người đặt tour, và việc đồng rúp bị giảm giá đã làm sụt giảm sức mua của
người Nga ».
Phát ngôn viên Irina Shchegolkova của Cơ quan Du lịch Liên bang Nga tuyên bố trên đài phát thanh Tiếng vọng Matxcơva : «
Chúng tôi lo ngại đây chỉ là khởi đầu của một hiệu ứng dây chuyền. Từ
hôm Chủ nhật, Thổ Nhĩ Kỳ đã trục xuất các du khách của chúng tôi ra khỏi
khách sạn, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là nơi được đa số khách du lịch Nga
chọn làm nơi nghỉ mát, tổng cộng 3,5 triệu người ». Ngược lại, bà
hoan nghênh Bulgari và Hy Lạp đã quyết định không buộc du khách Nga phải
chịu đựng hậu quả của việc công ty du lịch phá sản.
Trong khi các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây đưa ra tuần
trước đang tác động dần lên nền kinh tế, đồng rúp của Nga đã bị sụt đến
11% kể từ đỉnh điểm vào tháng 9/2013. Trừng phạt của châu Âu cũng khiến
Dobroliot, chi nhánh giá rẻ của hãng hàng không quốc gia Aeroflot, phải
ngưng hoạt động từ Chủ nhật trước.
Tuesday, August 5, 2014
THẾ GIỚI QUANH TA
Đèn trời xứ Thái lung linh trong Lễ hội Hoa Đăng ở Chiangmai, Thái Lan
Lễ hội Hoa đăng, đó là tên gọi dễ hiểu của lễ hội
truyền thống Yi Peng Loi Krathong, được tổ chức hằng năm ở thành phố
Chiang Mai của “xứ sở chùa vàng”. Đây là cố đô của vương quốc Lanna, một
triều đại cổ của Thái Lan vào thế kỉ 13.
Yi Peng là một “phiên bản địa phương” của Lễ hội Đèn lồng Loy Thakrong ở miền Bắc Thái Lan, nhưng thay vì thả hoa đăng trôi theo dòng nước, người dân lại chọn cách thả đèn trời. Lựa chọn sáng tạo này mang đến nét đặc trưng văn hóa và nghệ thuật rất riêng cho Chiang Mai.
Mỗi chiếc đèn trời được gọi là ‘khom loi’, chất liệu giấy làm từ bột gạo, quấn quanh nan tre nên rất thân thiện với môi trường. Chúng giống như những khinh khí cầu mini, bay bổng trên không trung khi đã tích đủ khí đốt. Nếu là du khách, bạn có thể mua được một chiếc khom loi làm sẵn với giá chỉ 35 baht.
Tất cả gia đình ở Chiang Mai đều sắm sửa một chiếc đèn lồng trang trí cho nhà mình. Còn bên dòng sông Mae Ping, nghi lễ thả đèn trời được tiến hành trong không khí vừa trang trọng, hoành tráng nhưng không kém phần lung linh như bầu trời cổ tích.
Sau khi tụng kinh xong, các nhà sư sẽ mở đầu nghi thức thiêng liêng này. Giống như một thời khắc vỡ òa sau đó, hàng nghìn chiếc đèn cùng lúc bốc lên không trung cùng với tiếng reo hò mừng rỡ của mọi người. Chiếc đèn của người nào càng bay lên nhanh và cao thì chủ nhân càng sung sướng.
Hàng vạn chiếc đèn lồng giấy theo phong cách lanna trôi nhẹ nhàng trên trời, cho ta một cảm giác thật nhẹ nhàng, thanh thản trong tâm hồn. Người dân gửi những phiền muộn của họ vào đấy, cho chúng bay đi thật xa và tan biến vào không trung.
Đèn trời xứ Thái lung linh trong Lễ hội Hoa Đăng ở Chiangmai, Thái Lan
Đã đăng 05.06.2013
Lễ hội Hoa đăng, đó là tên gọi dễ hiểu của lễ hội
truyền thống Yi Peng Loi Krathong, được tổ chức hằng năm ở thành phố
Chiang Mai của “xứ sở chùa vàng”. Đây là cố đô của vương quốc Lanna, một
triều đại cổ của Thái Lan vào thế kỉ 13.
Yi Peng là một “phiên bản địa phương” của Lễ hội Đèn lồng Loy Thakrong ở miền Bắc Thái Lan, nhưng thay vì thả hoa đăng trôi theo dòng nước, người dân lại chọn cách thả đèn trời. Lựa chọn sáng tạo này mang đến nét đặc trưng văn hóa và nghệ thuật rất riêng cho Chiang Mai.
Mỗi chiếc đèn trời được gọi là ‘khom loi’, chất liệu giấy làm từ bột gạo, quấn quanh nan tre nên rất thân thiện với môi trường. Chúng giống như những khinh khí cầu mini, bay bổng trên không trung khi đã tích đủ khí đốt. Nếu là du khách, bạn có thể mua được một chiếc khom loi làm sẵn với giá chỉ 35 baht.
Tất cả gia đình ở Chiang Mai đều sắm sửa một chiếc đèn lồng trang trí cho nhà mình. Còn bên dòng sông Mae Ping, nghi lễ thả đèn trời được tiến hành trong không khí vừa trang trọng, hoành tráng nhưng không kém phần lung linh như bầu trời cổ tích.
Sau khi tụng kinh xong, các nhà sư sẽ mở đầu nghi thức thiêng liêng này. Giống như một thời khắc vỡ òa sau đó, hàng nghìn chiếc đèn cùng lúc bốc lên không trung cùng với tiếng reo hò mừng rỡ của mọi người. Chiếc đèn của người nào càng bay lên nhanh và cao thì chủ nhân càng sung sướng.
Hàng vạn chiếc đèn lồng giấy theo phong cách lanna trôi nhẹ nhàng trên trời, cho ta một cảm giác thật nhẹ nhàng, thanh thản trong tâm hồn. Người dân gửi những phiền muộn của họ vào đấy, cho chúng bay đi thật xa và tan biến vào không trung.
Nhìn trời đêm Chiang Mai trong lễ hội lấp lánh chẳng khác chi dải Ngân Hà đang tiến gần trước mắt phải không các ấy? Ước tính có khoảng 20 - 30 nghìn chiếc đèn trời được thả lên trời vào mỗi dịp như thế. Thật là nhiều quá đi thôi!
Không khí trang nghiêm nhưng vẫn không kém phần nhộn nhịp, đầy ắp niềm vui và hy vọng của người dân địa phương. Sau cùng là tiết mục bắn pháo hoa không kém phần đặc sắc, nhưng có lẽ ánh sáng lung linh của đèn trời vẫn cuốn hút hơn nhỉ?
Hầu như tất cả du khách tham gia đều vô cùng thích thú trước cảnh tượng ngoạn mục đẹp tuyệt vời này. Có lẽ đạo diễn của Tangled cũng cảm mến cảnh sắc này nên quyết định đưa vào làm điểm nhấn trong tác phẩm của mình chăng?
Sau nghi thức thả đèn trời, người dân sẽ cùng nhau tận hưởng khung cảnh thần tiên cả đêm. Rất nhiều hoạt động diễn ra song song trong lễ hội như màn trình diễn pháo hoa đặc sắc, cuộc thi Hoa hậu Yi Peng, hay đua thuyền…
Thời điểm dự kiến diễn ra lễ hội Hoa đăng ở Chiangmai, Thái Lan năm 2013:
Địa điểm: Chiangmai, Thái Lan
Thời gian: Thứ Sáu 15/11/2013 - Thứ hai 18/11/2013
VinaPlace sưu tầm
Nhìn trời đêm Chiang Mai trong lễ hội lấp lánh chẳng khác chi dải Ngân Hà đang tiến gần trước mắt phải không các ấy? Ước tính có khoảng 20 - 30 nghìn chiếc đèn trời được thả lên trời vào mỗi dịp như thế. Thật là nhiều quá đi thôi!
Không khí trang nghiêm nhưng vẫn không kém phần nhộn nhịp, đầy ắp niềm vui và hy vọng của người dân địa phương. Sau cùng là tiết mục bắn pháo hoa không kém phần đặc sắc, nhưng có lẽ ánh sáng lung linh của đèn trời vẫn cuốn hút hơn nhỉ?
Hầu như tất cả du khách tham gia đều vô cùng thích thú trước cảnh tượng ngoạn mục đẹp tuyệt vời này. Có lẽ đạo diễn của Tangled cũng cảm mến cảnh sắc này nên quyết định đưa vào làm điểm nhấn trong tác phẩm của mình chăng?
Sau nghi thức thả đèn trời, người dân sẽ cùng nhau tận hưởng khung cảnh thần tiên cả đêm. Rất nhiều hoạt động diễn ra song song trong lễ hội như màn trình diễn pháo hoa đặc sắc, cuộc thi Hoa hậu Yi Peng, hay đua thuyền…
Thời điểm dự kiến diễn ra lễ hội Hoa đăng ở Chiangmai, Thái Lan năm 2013:
Địa điểm: Chiangmai, Thái Lan
Lễ hội hoa đăng (lễ hội Loy Krathong) ở Thái Lan được đánh giá là lễ hội truyền thống lãng mạn nhất thế giới. Nếu tới Thái Lan đúng dịp lễ hội Songkran vào tháng tư hàng năm du khách có thể thấy người Thái đổ ra đường té nước lấy may thì vào tháng 11 bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh lãng mạn của các cặp tình nhân trong lễ hội hoa đăng Loy Krathong.
Lễ hội hoa đăng là ngày lễ có nhiều ý nghĩa và chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại nhất của người Thái. Được tổ chức vào đêm 15 tháng 12 theo lịch Thái. Từ Loy trong tiếng Thái của nghĩa là thả nổi, Krathong là có nghĩa là cây nến nhỏ hoặc cây đèn nhỏ được gắn trên những chiếc bè làm bằng lá. Loy Krathong là lễ hội truyền thống đã có lịch sử hơn 700 năm với ý nghĩa để tỏ lòng tôn kính với thần nước và cầu xin thần tha thứ cho những hành động của con người trong cuộc sống khi làm ô nhiễm nguồn nước của người.
Khi màn đêm vừa buông xuống cũng là thời điểm đẹp nhất để lễ hội Loy Krathong bắt đầu. Những đôi nam thanh nữ tú và các cặp vợ chồng dắt tay con cái tay cầm những chiếc Krathong đi chơi hội. Ở giữa mỗi chiếc Krathong là một cây nến thơm, hoa tươi và vải đủ màu sắc. Sau khi thắp đèn xong, ai nấy đều nhắm mắt lại, miệng cầu khấn cho gia đình, người thân được bình an, hạnh phúc. Ngoài ra, cũng có nhiều đôi nam nữ rủ nhau đi thả đèn để cầu cho tình yêu bền chặt, sớm nên duyên vợ chồng. Một số nơi như ở Chiang Mai, ngày lễ này còn có cả màn thả những chiếc đèn trời khổng lồ.
QUYỀN CƯỚC THÁI LAN
Lễ Hội ‘Kimono Mùa Hè’ ở Himeji, Nhật
Summer Kimono Festival In Himeji
***
Kimono – Wikipedia tiếng Việt
Kimono - Wikipedia, the free encyclopedia
VIDEO
Người dân Nhật mặc kimono mùa hè của “Yukata” tham gia cuộc diễu
hành đèn lồng phía trước lâu đài Himeji trong lễ hội truyền thống hàng năm
Yukata vào ngày 22 Tháng Sáu, 2014.
Yukata là một phiên bản mùa hè giản dị của kimono, theo truyền
thống được làm bằng bông thay vì lụa. Nguồn gốc lễ hội Himeji Yukata Bắt đầu bởi
Himeji, vị chúa Sakakibara Masamune hơn 250 năm trước đây.
Một cô bé Nhật mặc ‘Yukata’ với một chiếc đèn lồng giấy trong lễ hội.
Phụ nữ và trẻ em mặc ‘Yukata’ tham gia cuộc diễu hành đèn lồng trong ngày lễ hội.
Trẻ em Nhật cũng mặc kimono mùa hè ‘Yukata’ ăn Kakigori trong Lễ hội Himeji.
Phụ nữ và trẻ em mặc ‘Yukata’ tham gia cuộc diễu hành đèn lồng trong ngày lễ hội.
Phụ nữ Nhật mặc Yuakata cùng nhau đi bộ trong Lễ hội Himeji Yukata.
Đàn ông, phụ nữ, trẻ em Nhật Bản đều mặc ‘Yukata’ trong niềm vui sướng hãnh diện.
Cuộc diễu hành đèn lồng ở phía trước lâu đài Himeji trong ngày Lễ hội truyền thống Himeji Yukata ấm cúng trang nghiêm.
(Ảnh: Buddhika Weerasinghe / Getty Images)
KỸ NGHỆ LÀM SUSHI NHẬT BẢN
http://www.chonday.com/Videos/cojeyjapa2
Bên trong siêu du thuyền lớn gấp 5 lần Titanic
Allure of the Sea là tàu chở khách lớn nhất thế giới với sức chứa 5.400 tới 6.000 khách và kích thước gấp 5 lần Titanic.
Hãng du thuyền Royal Caribbean International sở hữu 2 du thuyền lớn nhất thế giới: Allure of the Seas và Oasis of the Sea.
Allure of the Seas có đặc điểm giống hệt Oasis of the Seas nhưng dài hơn 2 inch. Hãng sản xuất du thuyền cho biết họ không có ý định làm Allure lớn hơn Oasis. Tuy nhiên, sự khác biệt về độ dài của hai du thuyền này có thể là do nhiệt độ thép bên trong.
Allure of the Seas hoàn thành vào ngày 2/12/2008 tại xưởng đóng tàu STX Europe ở Turku, Phần Lan và hạ thủy vào tháng 11/2009. Du thuyền lớn nhất thế giới này có đầy đủ tiện nghi từ thể thao mạo hiểm, thể thao trong nhà, nhà hàng, rạp chiếu phim, bể bơi và thậm chí phố mua sắm. Allure of the Seas cần tới 2.384 người để phục vụ du khách.
Allure of the Seas di chuyển theo 3 lộ trình, một là như trong hình. Hai lộ trình còn lại là từ Ft.Lauderdale tới St. Maarten (Mỹ) và từ Barcelona (Tây Ban Nha) tới Rome (Italy).
Allure of the Seas có sân golf mini, nơi bạn tận hưởng cảm giác đánh trúng lỗ trên biển.
Không chỉ có các trò giải trí trong nhà, Allure of the Seas còn có nhiều hoạt động mạo hiểm như leo núi.
Du khách cũng có thể giải trí bằng trò lướt ván.
Trên du thuyền còn có bể bơi vô cực với mái vòm đầy phong cách.
Khu chiếu phim với những cột nước cao và màn hình lớn mang lại những trải nghiệm khó quên.
Trên du thuyền cũng có rạp chiếu phim trong nhà AmberTheater với các phim 3D mới nhất.
Du khách cũng có thể chơi thâu đêm tại sòng bạc đầy đủ tiện nghi trên du thuyền.
Màn trình diễn Oceanaria đầy màu sắc tại khu AquaTheater.
Màn chiếu phim 3D Blue Planet tại AmberTheater.
Trên du thuyền có hai khu vui chơi cho trẻ em. Tại đây cũng có nhiều nhà hàng và quán cà phê.
Ban công phòng suite hướng ra khu phố đi bộ.
Trên du thuyền cũng có khu công viên với nhiều cây xanh.Buổi tối, nơi đây trở nên rực rỡ với ánh đèn nhiều sắc màu.
Khu công viên nước mê hoặc trẻ em ở mọi lứa tuổi.
Adiago, phòng ăn chính của du thuyền.
Tại đây có 25 quán cafe, pizza và nhà hàng.
On-Air là quán bar thu hút du khách với các sự kiện thể thao trên truyền hình và karaoke.
Trên du thuyền cũng có khu spa để du khách xả stress.
Phòng xông hơi Thermal Suite.
Khu tập thể hình với đầy đủ tiện nghi.
Trên du thuyền có 4 bể bơi. Trong hình là bể bơi dành cho người lớn Solarium.
Phòng Royal Loft Suites ở hai đầu boong tàu có hướng nhìn ra biển tuyệt đẹp. Tại đây có một phòng ngủ lớn và phòng tắm hiện đại trên tầng 2.
Trên du thuyền thậm chí còn có cây ATM giúp du khách yên tâm mua sắm mà không lo hết tiền.
NHỮNG CÂY CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI
Từ những cây cầu cổ kính đến hiện đại với kết cấu từ đơn giản đến phức tạp, tinh tế đều đã có mặt trong danh sách 10 cây cầu ngoạn mục và thu hút khách du lịch nhất thế giới.
Cầu Oliveira, Brazil
Nằm ở Sao Paulo và bắc qua sông Pinheiros, Oliveira nổi tiếng là cây
cầu dây hình chữ X đầu tiên trên thế giới. Cây cầu văng dài 138m này
được khánh thành vào tháng 5 năm 2008.
Nó gồm 144 dây cáp và được thiết kế 2 nhánh cầu riêng biệt
uốn cong hình chữ X với một tháp cao ở chính giữa. Tuyến
đường bộ liên kết các huyện Sao Paulo của Brooklin và Real Parque,
kết nối Marginal
Pinheiros với Jornalista Roberto Marinho Avenue ở phía nam của thành
phố.
Với lưu lượng 6 triệu xe lưu thông, Sao Paulo là một trong những thành
phố tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng nhất trên thế giới. Thiết kế
hai nhánh cầu riêng biệt nhằm khắc phục thực trạng này. Cấu
trúc xoắn chữ X này thực sự là một thành tựu đáng kể của
kỹ thuật hiện đại.
Cầu Pearl, Nhật Bản
Từ năm 1998 cây cầu này đã được biết đến là “Cầu treo dài nhất thế giới” với chiều dài 3.911m.
Cây cầu được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 1986, và phải
mất 12 năm để hoàn thành. Cầu Pearl được thiết kế đặc biệt,
có thể chịu được tác động của những điều kiện khắc nghiệt
trên biển cũng như hiện tượng động đất thường xảy ra ở đất
nước Nhật Bản.
Năm
1995, khi vẫn còn thi
công dở dang, cây cầu đã được thử nghiệm qua trận động đất
Kobe. Nó gồm 6 làn đường, được bắc qua eo biển Akashi và nối
liền giữa Kobe và Iwaya.
Cầu Oresund, Thụy Điển-Đan Mạch
Ảnh: nexttriptourism.co
Hoàn thành vào năm 2000, cầu Oresund nối Thụy Điển và Đan Mạch và có
tổng chiều dài 8 km. Cây cầu có cấu trúc khác biệt ở chỗ nó bắt đầu như
một cây cầu dây văng ở Thụy Điển và kết thúc như một đường hầm ở Đan
Mạch, kết
nối Malmo với Copenhagen.
"Phần đường hầm" của cây cầu bắt đầu trên một hòn đảo nhân tạo nhỏ được
xây dựng ở giữa eo biển Oresund. Kỹ sư thiết kế tin rằng đường hầm
là cách tốt nhất để băng qua sông mà không gây cản trở giao
thông của các tàu thuyền.
Cầu có 4 làn xe, đường sắt đôi kéo dài. Oresund nhận được "Giải thưởng Kiến trúc xuất sắc" năm 2002.
Cầu Charles, Prague
Cầu Charles được bắt đầu xây dựng vào năm 1357, với cấu trúc
đá Gothic mang phong cách cổ điển và được hoàn thành vào những
năm đầu của thế kỷ 15.
Cho đến năm 1841 thì đây là phương tiện duy nhất để băng qua sông
Vltava ở Prague. Nó nối liền lâu đài Prague với thị trấn cổ Old
Town của thành phố. Cây cầu dài 621m, rộng 10m, và có ba tháp cầu.
Tháp
cầu nằm ở phía Old Town được coi là một trong những ví dụ điển hình
của một tòa nhà thiết kế theo phong cách Gothic. Tháp cầu được xây
dựng từ giữa năm 1683 và hoàn thiện vào năm 1714.
Có
30 bức tượng thánh
bằng cẩm thạch được tạc dựng với nghệ thuật điêu khắc mang xu
hướng ma-rốc tô điểm cho lan can của cây cầu. Ngày nay, cầu Charles
là khu vực dành riêng cho người đi bộ và trở thành địa điểm
du lịch phổ biến nhất ở Prague. Các nghệ sĩ, nhạc sĩ thường
chọn nơi này để tổ chức các sự kiện đặc biệt.
Cầu Millau Viaduct, Pháp
Được thiết kế bởi hai kỹ sư Michel Virlogeux và Norman Foster, cầu
Millau Viaduct được hoàn thành vào năm 2004.
Đây
là cây cầu cao nhất thế giới cho đến năm 2012, khi mà các quan chức
của “Kỷ lục Guinness” xác nhận cầu Baluarte ở Mexico đứng đầu bảng
xếp hạng. Millau Viaduct sở hữu một chiều cao đáng ngưỡng mộ:
343m.
Cây
cầu dây văng này bắc qua thung lũng của sông Tarn ở miền nam nước Pháp
và là một phần của xa lộ A75-A71 từ Paris đến Beziers và
Montpellier.
Tổng
chiều dài của cây cầu lên đến hơn 2.000m. Năm 2006, Hiệp hội quốc tế
về Cầu và Kết cấu Kỹ thuật đã vinh danh cầu Millau Viaduct đoạt
"Giải thưởng Kiến trúc xuất sắc".
Ngạc nhiên với 20 điều chỉ có ở nước Nhật
Summer Night, Nin
31/07/2014 16:00 PM
Xem thêm
Người Nhật thích ăn giáng sinh tại KFC; tại đây còn có khách sạn riêng với đầy đủ "đồ chơi" cho các cặp đôi sử dụng.
1. Cửa taxi mở tự động
Ở Nhật Bản, khi đi xe bạn sẽ không phải lo tới vấn đề đóng cửa xe taxi vì tài xế đã có điều khiển từ xa để điều chỉnh.
2. Máy bán hàng tự động có ở khắp mọi nơi
Do nhu cầu tiêu dùng và sự tiện ích, máy bán hàng tự động có ở mọi nơi để giảm thiểu công việc của con người. Thậm chí có những khách sạn mà người dùng vào sẽ dùng máy tự động để đặt và nhận phòng.
3. Vé xem phim ở Nhật khá mắc
Vào năm 2012, giá của một vé xem phim ở Nhật là $21.50 (tương đương khoảng 473.000 VND ngày nay)
4. Ngược lại, thuốc lá ở Nhật khá rẻ
So với giá tại Châu Âu, Châu Mỹ thì giá thuốc lá ở Nhật khá rẻ, người
Nhật cũng là một trong số những quốc gia có nhiều người hút thuốc nhất.
Một hộp Marlboro 20 điếu chỉ có giá khoảng 320 yên (tương đương khoảng
66.000 VND
5. Nước Nhật là một quốc gia vô cùng an ninh
Bạn có thể ra ngoài hóng gió vào ban đêm ở Nhật mà không sợ gặp trộm cướp vì Nhật là một đất nước rất an ninh.
6. Ở Nhật Kitkat có đến gần 20 vị khác nhau
Kitkat ở Nhật có rất nhiều vị từ các lại "phổ thông" như trà xanh, chocolate cho tới các loại chỉ ở Nhật mới có như củ cải, nước tương, giấm táo... Tha hồ cho các bạn lựa chọn những "phiên bản giới hạn" chỉ có tại nơi này.
7. Khách sạn con nhộng là đặc trưng của Nhật Bản
Khách sạn con nhộng với đầy đủ tiện nghi trong một phòng ngủ dạng hộp là đặc trưng của đất nước Nhật Bản khi có thể tiết kiệm được tối đa diện tích mà vẫn đầy đủ tiện nghi.
8. Khách sạn tình yêu, một nơi lý tưởng cho các cặp đôi
Khách sạn tình yêu là nơi mà các cặp đôi có thể đến và lựa chọn "chủ đề" mình thích cho phòng. Trong phòng có khá nhiều "đồ chơi người lớn" kèm theo từ dây xích, roi da cho đến mặt nạ... để đáp ứng nhu cầu của từng cặp đôi khác nhau.
9. Người Nhật thường ăn giáng sinh tại KFC
10. Thang máy ở Nhật luôn có người phục vụ, thường là nữ
11. Bạn sẽ được nhận những bịch khăn giấy miễn phí trên đường phố
Đây chính là cách mà người Nhật phát tờ rơi vì họ sẽ kèm theo tờ rơi những bịch khăn giấy. Ở Nhật, một ngày bạn chỉ có thể phát tối đa 300 tờ rơi mà thôi, vì người Nhật nếu không quan tâm thì sẽ không lấy vì họ không muốn xả rác hay đọc những thông tin vô ích.
12. Xe buýt, tàu ngầm hoặc xe lửa ở Nhật luôn luôn đúng giờ
Các phương tiện giao thông công cộng ở đây không bao giờ có tình trạng đón khách hay chờ người vì tính cách người Nhật rất đúng giờ, họ không đến trễ nhưng cũng không đến sớm mà chỉ đến đúng giờ mà thôi.
13. Thực đơn ở một số bar và nhà hàng tại Nhật là màn hình cảm ứng
14. Bạn có thể uống nước trực tiếp tại các vòi
Vì nguồn nước tại Nhật đã được tinh lọc ngay tại nguồn nên bạn có thể uống trực tiếp từ vòi mà không sợ bị nhiễm khuẩn.
15. Các toilet ở Nhật đa số đều có thêm những chức năng tiện dụng cho người dùng
Với hàng loạt nút bấm, bạn có thể sẽ khá bối rối khi lần đầu sử dụng bồn cầu tại Nhật Bản đấy.
16. Người Nhật rất thích dùng Yahoo để "tám" với nhau
17. Bạn có thể để túi lên ghế để giữ chỗ mà không sợ ai lấy
Như đã nói, Nhật Bản rất an ninh, hơn nữa người Nhật lại rất tôn trọng
những người xung quanh nên khi bạn đã "đánh dấu" như thế, họ sẽ đụng
chạm tới chỗ của bạn.
18. Không có thùng rác ở nơi công cộng dù vậy đường phố vẫn sạch sẽ vì người Nhật có ý thức cao
19. Những túi may mắn (Fukubukuro) được bán vào dịp Năm mới
Fukubukuro (túi may mắn) là món quà vào ngày đầu năm mới ở Nhật Bản nơi các chủ cửa hàng sẽ cho vào túi những vật phẩm ngẫu nhiên và bán với một mức giá rẻ chưa từng có, thường là 50% hoặc nhiều hơn so với giá gốc. Sản phẩm này thường được tiêu thụ rất nhanh do người dân Nhật Bản quan niệm rằng đây là một trong số những điều mang lại phúc lộc trong năm mới.
20. Đồng 5 yên và đồng 50 yên có lỗ tròn ở giữa
TIN ĐỘNG TRỜI !
TIN ĐỘNG TRỜI !!!
Ngày
19/6/2014 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Victoria/Melbourne Úc Đai Lợi đã
bác bỏ không cho công bố bản báo cáo hình sự liên quan tới các tên chóp
bu trong chính phủ CS Việt Nam đã nhận hối lộ như thế nào,trong đó có cả
Nam Dương và Mã Lai vì sợ xâm phạm nền an ninh của nước này !
Riêng phiá VN có Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng,Lê Đức Thúy và Nông Đức Mạnh, đã toa rập cùng nhau ăn hối lộ như thế nào? Té ra nạn tham nhũng đã bòn rút hết tài sản quốc gia, khiến dân sống trong cảnh nghèo đói cùng cực Và nay dẫn đến mất nước về tay bọn Tàuchệt !!!Xin quý diễn đàn phổ biến cho bà con tỏ tường.
Tòa Án Úc Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng,Lê Đức Thúy tham nhũng tiền nhựa (Bản Anh và Việt)
Riêng phiá VN có Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng,Lê Đức Thúy và Nông Đức Mạnh, đã toa rập cùng nhau ăn hối lộ như thế nào? Té ra nạn tham nhũng đã bòn rút hết tài sản quốc gia, khiến dân sống trong cảnh nghèo đói cùng cực Và nay dẫn đến mất nước về tay bọn Tàuchệt !!!Xin quý diễn đàn phổ biến cho bà con tỏ tường.
Tòa Án Úc Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng,Lê Đức Thúy tham nhũng tiền nhựa (Bản Anh và Việt)
Chi tiết đây:
https://wikileaks.org/aus-suppression-order/WikiLeaks-Australian-suppression-order.pdf
https://wikileaks.org/aus-suppression-order/WikiLeaks-Australian-suppression-order.pdf
Australia bans reporting of multi-nation corruption case involving Malaysia, Indonesia and
Vietnam
Today, 29 July 2014, WikiLeaks releases an unprecedented Australian censorship order concerning a multi-million dollar corruption case explicitly naming the current and past heads of state of Indonesia, Malaysia and Vietnam, their relatives and other senior officials. The super-injunction invokes “national security” grounds to prevent reporting about the case, by anyone, in order to “prevent damage to Australia's international relations”. The court-issued gag order follows the secret 19 June 2014 indictment of seven senior executives from subsidiaries of Australia's central bank, the Reserve Bank of Australia (RBA). The case concerns allegations of multi-million dollar inducements made by agents of the RBA subsidiaries Securency and Note Printing Australia in order to secure contracts for the supply of Australian-style polymer bank notes to the governments of Malaysia, Indonesia, Vietnam and other countries.
Read the full press release here.
Download the full Australia-wide censorship order for corruption case involving Malaysia, Indonesia and Vietnam.
Today, 29 July 2014, WikiLeaks releases an unprecedented Australian censorship order concerning a multi-million dollar corruption case explicitly naming the current and past heads of state of Indonesia, Malaysia and Vietnam, their relatives and other senior officials. The super-injunction invokes “national security” grounds to prevent reporting about the case, by anyone, in order to “prevent damage to Australia's international relations”. The court-issued gag order follows the secret 19 June 2014 indictment of seven senior executives from subsidiaries of Australia's central bank, the Reserve Bank of Australia (RBA). The case concerns allegations of multi-million dollar inducements made by agents of the RBA subsidiaries Securency and Note Printing Australia in order to secure contracts for the supply of Australian-style polymer bank notes to the governments of Malaysia, Indonesia, Vietnam and other countries.
Read the full press release here.
Download the full Australia-wide censorship order for corruption case involving Malaysia, Indonesia and Vietnam.
IN THE SUPREME COURT OF VICTORIA AT MELBOURNE CRIMINAL DIVISION
BETWEEN:
THE QUEEN
-and-
BARRY THOMAS BRADY & ORS
BETWEEN:
THE QUEEN
-and-
BARRY THOMAS BRADY & ORS
GENERAL FORM OF ORDER
JUDGE: The Honourable Justice Hollingworth
DATE MADE: 19 June 2014
ORIGINATING PROCESS: Indictment HOW OBTAINED: Oral application, following the giving of notice under s 10 of the Open Courts Act 2013 (Vic)
ATTENDANCE: Dr S Danaghue QC and Mr J Forsaith for the Commonwealth of Australia (instructed by the Department of Foreign Affairs and Trade)
Mr J Forsaith for the Commissioner of the Australian Federal Police
Mr N Robinson QC and Mr K Armstrong for the Commonwealth Director of Public Prosecutions
Mr M Cahill for Barry Thomas Brady
Mr C Mandy for Peter Sinclair Hutchinson
Mr C Thomson for John Leckenby
Mr P Tehan QC for Steven Kim Wong
Mr P Higham for Christian Boillot and Clifford John Gerathy
Ms M Fox for Myles Andrew Curtis
THE COURT ORDERS THAT:
1. Subject to further order, there be no disclosure, by publication or otherwise, of any information (whether in electronic or paper form) derived from or prepared for the purposes of these proceedings (including the terms of these orders, and the affidavit of Gillian Elizabeth Bird affirmed on 12 June 2014) that reveals, implies, suggests or alleges that any person to whom this order applies:
o received or attempted to receive a bribe or improper payment;
o acquiesced in or was wilfully blind as to any person receiving or attempting to receive a bribe or improper payment; or
o was the intended or proposed recipient of a bribe or improper payment.
2. Subject to further order, order 1 applies to the following persons:
* any current or former Prime Minister of Malaysia (including refereces to 'PM');
*any current or former Deputy Prime Minister of Malaysia (including references to 'DPM');
* any current or former Finance Minister of Malaysia (including references to 'FM');
* Mohammad Najib Abdul Razak, currently Prime Minister (since 2009) and Finance Minister (since 2008) of Malaysia;
* Abdullah Ahmad Badawi (also known as Pak Lah), a former Prime Minister (2003 - 2009) and Finance Minister (2003 - 2008) of Malaysia; o Puan Noni (also knows as Ms/Madame Noni, or Nonni), a sister-in-law of Abdullah Ahmad Badawi;
* Mahathir Mohamed, a former Prime Minister (1981 - 2003) and Finance Minister (2001 - 2003) of Malaysia;
o Daim Zainuddin, a former Finance Minister of Malaysia (1984 - 1991; 1999 - 2001);
* Rafidah Aziz, a former Trade Minister of Malaysia (1987 - 2008);
* Hamid Albar, a former Minister for Foreign Affairs (1999 - 2008)
and Minister of Home Affairs (2008 - 2009) of Malaysia;
* Susilo Bambang Yudhoyono (also known as SBY), currently President of Indonesia (since 2004);
* Megawati Sukarnoputri (also known as Mega), a former President of Indonesia (2001 - 2004) and current leader of the PDI-P political party;
* Laksamana Sukardi, a former Indonesian minister (2001 - 2004; in Megawati Sukarnoputri's goverment);
* Truong Tan San, currently President of Vietnam (since 2011);
* Nguyen Tan Dung, currently Prime Minister of Vietnam (since 2006);
*Le Duc Thuy, a Former Chairman of the National Financial Supervisory Committee (2007 - 2011) and a former Governor of the State Bank of Vietnam (1999 - 2007); and
* Nong Duc Manh, a former General Secretary of the Communist Party of Vietnam (2001 - 2011).
3. Subject to further order, order 1 does not prevent: o disclosures to and among Commonwealth officers (as defined by s 3 of Crimes Act 1914 (Cth)) or international investigators, international prosecuting authorities, and other like international entities;
* provision by the Court to registered media organisations, under cover of a notice referring to the existence of these orders, of transcript and exhibits (which, for the avoidance of doubt, must then be treated in accordance with order 1 above);
* provision of material by the Commonwealth Director of Public Prosecutions to Note Printing Australia Pty Ltd and its legal representatives, provided any such material is provided together with a copy of these orders.
4. The prohibition on publication in order 1 applies throughout Australia.
5. The purpose of these orders is to prevent damage to Australia's international relations that may be caused by the publication of material that may damage the reputations of specified individuals who are not the subject of charges in these proceedings.
6. These orders are made on the grounds that they are:
* necessary to prevent a real and substantial risk of prejudice to the proper administration of justice that cannot be prevented by other reasonably available means; and
* necessary to prevent prejudice to the interests of the Commonwealth in relation to national security.
7. These orders operate for a period of 5 years from the date of these orders, unless sooner revoked.
8. The affidavit of Gillian Elizabeth Bird affirmed on 12 June 2014 be sealed in an envelope marked "Not to be opened without an order of the Court", and not be opened without order of the Court.
9. There be liberty to apply.
DATE AUTHENTICATED: 19 June 2014
===============
Bản Việt ngữ tạm dịch:
TỐI CAO PHÁP VIỆN VICTORIA tại MELBOURNE PHÂN BỘ HÌNH SỰ
S CR 2013: 0173, 0174, 0175, 0215
S CR năm 2014: 0047, 0048, 0049, 0058, 0079, 0080
GIỮA:
THE QUEEN
-và-
BARRY THOMAS BRADY & ORS
SẮC ḶÊNH TỔNG QUÁT
NGÀY THỰC HIỆN: Tháng 6 19, 2014
TRÌNH TỰ GỐC: Cáo trạng
CÁCH LẤY: Lời khai, chiếu theo Đạo Luật 10 Về Tòa Án Mở năm 2013 (Vic)
THAM GIA: Dr S Danaghue QC và Mr J Forsaith đaị diện Khối thịnh vượng chung Úc (theo chỉ dẫn của Bộ Ngoại giao và Thương mại) Ông J Forsaith đại diện Ủy viên Cảnh Sát Liên Bang Úc
Ông N Robinson QC và ông K Armstrong đaị diện Giám đốc Các Công Tố của Khối thịnh vượng Chung Úc
Ông M Cahill cho Barry Thomas Brady
Ông C Mandy cho Peter Sinclair Hutchinson
Ông C Thomson cho John Leckenby
Ông P Tehan QC cho Steven Kim Wong
Ông P Higham cho Christian Boillot và Clifford John Gerathy
Bà M Fox cho Myles Curtis Andrew
TOÀ LỆNH RẰNG:
1. Chiếu theo lệnh sau, không được tiết lộ, bằng cách công bố hoặc cách khác, bất kỳ thông tin (dù dưới dạng điện tử hoặc giấy in) xuất phát từ hoặc chuẩn bị cho các mục đích của thủ tục tố tụng (bao gồm cả các điều khoản của ḷênh này, và bản khai của Gillian Elizabeth Bird đã khẳng định ngày 12 tháng sáu năm 2014) mà tiết lộ̣, ngụ ý, ám chỉ, hoặc cáo buộc rằng bất kỳ người nào mà lệnh này được áp dụng:
(a) nhận hoặc cố gắng để nhận hối lộ hoặc các khoản thanh toán sai trái;
(b) ngầm thuận hoặc cố tình làm ngơ về việc người nào đó nhận hoặc cố gắng để nhận hối lộ hoặc các thanh toán sai trái; hoặc
l (c) là người nhận hoặc được đề nghị nḥân hối lộ hoặc các thanh toán sai trái.
2. Chiếu theo ḷênh sau, khoản 1 áp dụng đối với những cá nhân sau:
- bất cứ đương kim hoặc cựu Thủ tướng của Malaysia (bao gồm cả việc đề cập đến 'PM');
- bất cứ đương kim hoặc cựu Phó Thủ tướng Malaysia (bao gồm cả việc đề cập đến 'DPM');
- bất cứ đương kim hoặc cựu Bộ trưởng Tài chính Malaysia (bao gồm cả việc đề cập đến 'FM');
- Mohammad Najib Abdul Razak, đương kim Thủ tướng Chính phủ (từ năm 2009) và Bộ trưởng Tài chính (từ năm 2008) của Malaysia;
- Abdullah Ahmad Badawi (còn được gọi là Pak Lah), cựu Thủ tướng (2003-2009) và Bộ trưởng Tài chính (2003 - 2008) của Malaysia;
- Puan Noni (cũng là bà/Madame Noni, hoặc Nonni), một người em dâu của Abdullah Ahmad Badawi;
- Mahathir Mohamed, cựu thủ tướng (1981 - 2003) và Bộ trưởng Tài chính (2001 - 2003) của Malaysia;
- Daim Zainuddin, cựu Bộ trưởng Tài chính Malaysia (1984 - 1991; 1999 - 2001);
- Rafidah Aziz, cựu Bộ trưởng Thương mại Malaysia (1987 - 2008);
- Hamid Albar, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1999 - 2008) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2008 - 2009) của Malaysia;
- Susilo Bambang Yudhoyono (còn gọi là SBY), đương kim Tổng thống Indonesia (từ năm 2004);
- Megawati Sukarnoputri (còn được gọi là Mega), cựu tổng thống Indonesia (2001 - 2004) và nhà lãnh đạo hiện tại của đảng chính trị PDI-P;
- Laksamana Sukardi, một cựu bộ trưởng Indonesia (2001 - 2004; trong chính phủ Megawati Sukarnoputri của);
- Trương Tấn San, Chủ tịch Nước hiện nay của Việt Nam (từ năm 2011);
- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ hiện nay của Việt Nam (từ năm 2006);
- Lê Đức Thúy, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2007 - 2011) và là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999 - 2007); và
- Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam (2001 - 2011).
3. Chiếu theo lệnh sau, khoản 1 không ngăn cản:
(a) Tiết lộ cho và giữa các viên chức của Khối Thịnh vượng Chung Úc (theo quy định của Phần 3 Đạo luật về Tội phạm 1914 (Cth)) hay các nhà điều tra quốc tế, cơ quan truy tố quốc tế, và các tổ chức quốc tế tương tự;
(b) Toà cung cấp cho các tổ chức truyền thông chính danh, qua sự che chắn của một thông báo đề cập đến sự hiện hữu của các lệnh toà, bản văn, tang vật (trong đó, để tránh sự nghi ngờ, phải tuân thủ Lệnh 1 ở trên;
(c) Cung cấp các tài liệu của Giám đốc Các Công Tố của Khối Thịnh Vượng Chung Úc cho Công ty Note Printing Australia Pty Ltd và đại diện pháp lý, miễn là bất kỳ tài liệu nào được cung cấp phải kèm theo các lệnh này.
4.Việc cấm công bố theo khoản 1 áp dụng trên toàn nước Úc.
5. Mục đích của lệnh tòa là để ngăn chặn thiệt hại cho quan hệ quốc tế của Úc có thể bị gây ra bởi việc công bố các tài liệu có thể làm hại tiếng tăm của cá nhân được đề cập mà không phải là đối tượng của cáo buôc trong các thủ tục tố tụng.
6. Các lệnh toà được thực hiện trên nền tảng là:
(a) Cần thiết để ngăn chặn một nguy cơ thiên kiến ảnh hưởng thực sự và đáng kể đến việc thực thi công lý mà không thể được ngăn ngừa bằng các phương tiện hợp lý khác; và
(b) Cần thiết để ngăn chặn ảnh hưởng đến lợi ích của Khối Thịnh vượng Chung liên quan đến an ninh quốc gia.
7. Các lệnh này có hiệu lực trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chứng, trừ khi bị thu hồi sớm hơn.
8. Bản khai của Gillian Bird Elizabeth được khẳng định vào ngày 12 tháng sáu năm 2014 phải được niêm phong trong một phong bì có ghi "Không được mở mà không có ḷênh của Tòa án", và không được mở mà không có lệnh của Toà án.
9. Tùy nghi áp dụng.
TRẦN VĂN ĐOÀN * ĐẠO HIẾU II
4. Quan điểm của Kitô giáo về hiếu :
4.1. Khái niệm về thần
học.
Từ ngữ
cũng như ý niệm “thần học” không phải là điều hoàn toàn riêng của thần học kitô
giáo. Nó thực ra đã xuất hiện trong tư tưởng Hy lạp, lần đầu tiên với Plato.
Trong ngôn ngữ Hy lạp, thuật ngữ “thần học”
được ghép từ hai thuật ngữ :
- Theos
: có nghĩa là Thiên Chúa
- và logos
: có nghĩa là lời nói hay là ý nghĩa.
Thuật ngữ này dùng để diễn tả việc tìm hiểu thần minh bằng lý trí. Còn
trước đó, người ta thường hiểu thần học theo chiều hướng duy tự nhiên. Plato
trong tác phẩm “Cộng hòa” và Aristotle trong tác phẩm “Siêu hình” đã gọi các
nhà văn Homère và Orpheus là các nhà thần học, vì họ đã cho biết gia phả và
phẩm chất của các thần minh.
Đến thời kỳ Kitô giáo, khoảng từ sau năm 325 CN, Thánh Augustine (St. Augustine 354-:-430) dựa vào
triết
học Plato đã lập ra trường phái thần học Augustine, và Thánh Thomas Aquinas
(St. Thomas Aquinas 1225-:-1274) dựa vào triết học Aristotle đã lập ra trường
phái thần học Thomas. Cả hai trường phái đều làm nồng cốt cho việc tìm hiểu,
việc lý giải sự mặc khải (E: revelation
- điều kín đáo được tiết lộ) của Thiên Chúa nơi Thánh kinh, nơi giáo lý, nơi
lịch sử, nơi mục vụ và thường được gọi là thần học kinh viện (E:
scholastic theology) với mục tiêu cho rằng cần kết hợp: chân lý Kitô giáo với
lẽ phải và lòng tin, giữa triết học và thần học, trong đó “Triết học phải là đầy tớ của Thần học”.
Đến hậu bán thế kỷ 20, thần học theo chiều hướng
mở rộng như là một khoa học về ơn cứu độ (E: salvation) và gọi là đa
nguyên thần học (E: theological
pluralism). Theo đó, văn hóa của một dân tộc sẽ góp phần định hình thần
học, như thần học Đông phương có tính huyền nghiệm nhiều hơn, thần học Tây
phương có tính cách thực tiễn hơn, thần học Địa Trung Hải có tính suy tư nhiều,
thần học Anglo-Saxon có tính khoa học. Hội Thánh không chỉ cho phép mà còn
khuyến khích sự đa dạng này, với điều kiện các nhà thần học Kitô giáo phải luôn
luôn tôn trọng quy luật đức tin và luôn luôn vâng phục huấn quyền của hàng giáo
phẩm dưới sự lãnh đạo của đức Giáo Hoàng.
Từ Điển
Công Giáo Phổ Thông – J.A. Hardon – Bản dịch tiếng Việt 2008.
Thần
học tín lý cơ bản: http://quehuonglocthuy.jimdo.com/th%C6%B0-vi%E1%BB%87n/th%E1%BA%A7n-h%E1%BB%8Dc-t%C3%ADn-l%C3%BD-c%C6%A1-b%E1%BA%A3n/
4.2. Hiếu theo học thuyết thần học kinh vi
+ Cha mẹ : mọi người đều do
cha mẹ sinh ra, nhưng kỳ thực theo Kitô giáo thì cha mẹ, ông bà… là những trung
gian trong cơ cấu tạo dựng con người ( nói chung là vạn vật, vũ trụ ) của Thiên
Chúa, mà khởi thủy là Adam và Eva. Vì thế mà người theo đạo thường gọi Thiên
Chúa là Tổ Phụ, là cha mẹ thực sự của mình đáng được tôn thờ, còn cha mẹ trung
gian kia cũng chỉ là những tạo vật như chính mình mà thôi. Đây chính là lý do
tại sao mà trước đây Kitô giáo đã không cho phép tín đồ thờ cúng cha mẹ, ông
bà. Hiện nay ý niệm gốc hướng Thần về cha mẹ, về hiếu vẫn là căn bản.
+ “ Nếu Thiên Chúa tạo dựng lên chúng ta thì chính Ngài là tổ, là
tông. Và nếu là tổ tông của chúng ta thì tại sao chúng ta không tỏ lòng hiếu
thảo với Ngài, theo lối suy tư, theo tập quán và hành vi của chúng
ta.”
Trần Văn Đoàn
Viện Triết Đạo – Washington D.C.
và Corana CA
NGUYÊN LÝ SINH CỦA
HIẾU ĐẠO TRONG ĐẠO THỜ KÍNH TỒ TIÊN:
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/TRIETHOC/Hieu%20Dao%20trong%20Nho%20Giao.htm
+ “
Kitô giáo rất chú trọng về đạo hiếu và coi đạo hiếu
như là nền tảng của mình, nên Kitô giáo rất phù hợp với tinh
thần hiếu thảo của dân tộc Việt Nam. Vì Kitô giáo coi vũ trụ như một đại gia
đình, trong đại gia đình đó Thiên Chúa là cha mẹ sinh ra tất cả, và tất cả mọi
người đều là anh em.
Như vậy Kitô giáo chính là một tôn giáo của đạo hiếu theo nghĩa chính xác nhất
của nó, và đạo hiếu này nơi từng mỗi con người phải thể hiện qua 3 bổn phận rõ
rệt theo thứ tự sau :
1/ Thiên Chúa : Thượng Phụ là cha mẹ bậc cao
( Cha trên Trời
).
2/ Giáo Hội
: Trung
Phụ là cha mẹ bậc vừa ( đại
diện Cha
).
3/ Gia
đình :
Hạ Phụ là cha
mẹ bậc thấp ( cha mẹ Đất ).
Bổn phận đối với Cha trên Trời là căn bản, hai bổn phận sau xuất
phát từ bổn phận căn bản trên. Vì thế giữa hai thứ hiếu : hiếu đối Cha trên
Trời và hiếu đối với cha mẹ Đất thì hiếu trước nặng hơn hiếu sau và là nền tảng
của hiếu sau. Người theo đạo phải tin tưởng rằng Cha trên Trời yêu thương chúng
ta gấp trăm ngàn lần so với cha mẹ dưới đất yêu thương chúng
ta.”
Theo Giáo Lý Dự Tòng (niemhyvong.net ).
+
Cựu Ước, điều thứ 5 trong 10 điều
răn:
“ Ngươi hãy hiếu kính cha mẹ ngươi để
được sống lâu trên đất mà Thiên Chúa
của ngươi sẽ ban cho ngươi.” ( Xh 20 – 12 )
*Chú thích : cha mẹ
= Cha trên Trời; đất =
Thiên Đàng (xem bài đã soạn ‘Tình’) .
+
Tân Ước :
- “ Bất cứ kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì
phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹ thì máu của nó phải đổ xuống đầu nó.”
( Lv 20.9
)
- “ Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi hết
lòng, hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn của ngươi. Đó là điều răn lớn nhất,
điều răn đứng đầu.” ( Mt. 22.34 )
4.3 Hiếu theo học thuyết đa nguyên thần học:
Đa
nguyên thần học mới hiện nay tạm tiếp nhận các hình thức văn hóa bản địa, theo
đó hiếu của trần thế được cổ vũ hơn dưới nhiều hình
thức:
- Cho
phép lập bàn thờ cha mẹ Đất, tổ tiên.
Thắp nhang trong các ngày lễ giỗ, cưới gã, tang chế. Đây là những điều mà trước
đây bị cấm tuyệt đối, vì cho là mê tín, thiếu kính tuyệt đối vào
Chúa.
- Chọn
tháng 11 hàng năm cầu nguyện cho các tín đồ quá cố. Đây là phỏng theo lễ hội
Mùa Vu Lan tháng 7 âm lịch của Phật
giáo.
- Chọn ngày mồng 2 Tết là ngày cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà. Đây là dựa vào
truyền thống văn hóa thiêng liêng của dân tộc.
5. Quan điểm của Phật giáo về hiếu .
Đức Phật thuyết
pháp lần cuối cho vua cha Suddhodana chứng đắc Thánh quả
5.1.
Hiếu theo học thuyết Duyên khởi .
5.1.1.- Cha mẹ : theo kinh
Đại Báo Phụ Mẫu
Trọng
Ân và kinh Bổn Sanh Tâm Địa Quán thì cha mẹ là người có duyên tạo dựng con cái là những chúng sinh tái sanh theo nghiệp lực.
Cha mẹ có 10 công lao lớn ( 10 ân đức ) cả
đời đối với con cái :
1/ Đại địa : khổ nhọc cưu mang chúng sinh vì nghiệp lực thác
thai.
2/ Năng sanh : gian nan, hiểm nguy tính mạng khi sanh
nở.
3/ Năng chánh : ẳm bồng, chăm sóc 5 căn (ngũ quan) và thân mạng khi ốm đau.
4/ Dưỡng dục : cực khổ nuôi ăn, bú mớm đúng
pháp.
5/ Trí giả : chịu khó tập tành giúp con phát triển trí tuệ.
6/ Trang nghiêm : chịu mọi ô uế, tô điểm sạch đẹp cho
con.
7/ An ổn : gìn giữ, che chở, hy sinh cho con, lắm khi phải làm những
điều bất thiện, lo lắng khi con đi xa.
8/ Giáo thọ : khéo léo dìu dắt, dạy dỗ con điều
lành.
9/ Giáo giới : khuyên dạy con xa
lánh điều
ác.
10/ Dữ nghiệp : thương mến trọn
đời, giao phó gia nghiệp cho con.
Về
phương diện tâm linh (=giá trị tinh thần cao nhất), đức Phật đã dạy rằng :
+ Cha mẹ là là hai vị phật sống, đang sống trong
nhà.
Tục Tạng tập 35
+ Thờ trời đất, quỉ thần không bằng có hiếu với cha mẹ, vì
cha mẹ là vị thần minh cao nhất trong các thần minh. Gặp thời không có Phật,
khéo thờ cha mẹ là thờ
Phật.
kinh Đại Tập
+ Thờ cha mẹ như thờ Phật, cho nên kẻ nào làm khổ làm hại
cha mẹ thì giống như làm hại Phật và được xem là một tội trọng ( một trong ngũ
nghịch tội ). Và khi cha mẹ được xem là Phật trong nhà, thì sự hiếu kính đúng
pháp của con cái đối với cha mẹ là một phúc lành tối
thượng.
kinh Hạnh Phúc
5.1.2.- Bất hiếu : theo kinh
Thiện Sanh - thuộc kinh Trường Bộ
- đã chỉ ra 5 điều thường gặp được xem là bất hiếu như sau :
1/ Nói năng hỗn hào
với cha mẹ, với mọi người. ( vì làm cha mẹ hổ thẹn ).
2/
Không nghe theo lời dạy lành của cha mẹ, thầy bạn và các bậc trưởng
thượng.
3/ Theo
bạn xấu gây tội lỗi cho mọi người làm buồn khổ cha
mẹ.
4/
Không lo học tập, xao lãng nghề nghiệp làm cha mẹ lo
lắng.
5/ Không chăm sóc cho cha mẹ, coi thường cha mẹ, coi trọng vợ con.
5.1.3.-
Báo hiếu ( có hiếu ) :
Ở
trong nhà là báo hiếu, ra ngoài xã hôi là giúp nước, ngồi một mình thì hoàn
chỉnh bản thân.
Mâu Tử
(tk.2)
Đức Phật chỉ dạy
ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Hiếu vốn là một loại tình cảm – tình cảm của con cái đối với cha mẹ - do đó, sự
thể hiện đúng đắn
hiếu theo quan điểm Phật giáo chính là sự thưc hành hiếu theo
quan điểm Từ Bi-Trí Tuệ:
- Từ : phát
nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng và cảm thán trước hạnh phúc cao
thượng của chúng sinh.
- Bi : phát nguyện độ sinh vượt qua
khổ đau thấp hèn và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh.
- Trí tuệ : sáng tạo hay
dung nạp có chọn lọc các quan điểm, các ứng xử cho mọi hành động, sao cho hợp
với nguyên tắc “ Lợi mình và người, không
được lợi mình mà hại người, không được lợi người mà hại mình, không được hại cả
mình và người ” (Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III,
kinh thứ 147).
Và nội dung cụ thể của Từ Bi-Trí Tuệ không đâu xa lạ, đó là hạnh
Bố thí – một đức hạnh quan trọng hàng đầu trong đạo Phật – gồm 2 yếu tố sau :
1/ Tài thí : là những gì đáp ứng cho đời sống vật chất, gồm có :
– Ngoại
tài : các vật thể đáp ứng ngũ quan ( ngũ căn : sắc, thinh,…, xúc
).
– Nội tài : các vật thể
thuộc thân mạng ( máu, nội tạng, các chi phần,… ).
Và đức Phật đã có những chỉ dẫn về tài thí cho đúng pháp như sau :
+ Phụng dưỡng cha
mẹ phải hợp pháp và đúng pháp.
k. Tiểu Bộ
+ Phụng dưỡng
cha mẹ là điều nên làm, nhưng vì cha mẹ mà làm điều ác thì không thể chấp nhận
được. Bởi làm như thế tự thân không thể nào tránh khỏi quả báo của hành vi bất
thiện và còn đem lại sự nguy hại cho cha mẹ. Vì vậy, không thể lấy lý do nuôi
dưỡng để tự cứu và bào chữa cho những hành vi bất chánh của mình.
k. Trung Bộ
Mặt khác, đức Phật cũng đã bày tỏ sự phiến diện của tài thí :
+ Nếu một bên vai
cõng mẹ, môt bên vai cõng cha, nuôi dưỡng cha mẹ đủ đầy… đến trăm tuổi cũng
chưa làm đủ việc trả ơn mẹ cha.
k. Tăng Chi B.2
+ Sữa mẹ mà mỗi người đã
uống trong suốt quá trình luân hồi nhiều hơn nước trong bốn
biển.
k. Tương Ưng
Vì thế,
đức Phật đã chỉ dạy sư trọn vẹn về hiếu với yếu tố thứ hai như sau:
2/ Pháp thí : là những gì chuyển hóa nội tâm, là chánh pháp qua thân
giáo và khẩu giáo của người con hướng cha mẹ đến giác ngộ - giải thoát, đó là
thấy được lẽ thật và từ đó đưa tới một tự do nội tâm thực sự. Chính sự giác ngộ
- giải thoát sẽ giúp cho cha mẹ vượt qua mọi nỗi lo sợ, nhất là nỗi sợ hãi về
già, về bệnh, về chết ( vô úy ).
Một
số hướng dẫn về pháp thí được đức Phật chỉ dạy như sau :
- Ai đối với cha mẹ không có lòng tin nơi
chánh pháp. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào chánh
pháp.
-
Ai đối với cha mẹ theo ác giới. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú
vào thiện giới.
- Ai đối với cha mẹ gian tham. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy
an trú vào niệm xả ly và hành bố
thí.
- Ai đối với cha mẹ theo
tà trí. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào chánh
trí.
Cho đến
như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho cha và mẹ. k. Tăng Chi B.2
Bông Hồng Cài Áo, biểu tượng cho mùa Vu
Lan báo hiếu của người theo đạo Phật
http://www.youtube.com/watch?v=3jIF0XCMwjQ (Duy
Khánh)
http://www.youtube.com/watch?v=h_F1BEPG1xI (TT
Thuận)
5.2. Hiếu xuyên suốt nhập thế và xuất thế : lộ trình của
hiếu theo Phật giáo có thể nói rằng đó là cấu trúc của nhận thức Từ Bi-Trí Tuệ
và hành động Bố Thí, nơi đây Bố Thí cần được thấy rõ hơn như sau :
Bố Thí
(P, S: dana; E: giving; Bố 布: cho khắp – Thí 施: giúp, biếu,
tặng): đây là hành động hiến tặng hoặc vật chất hoặc năng lực hoặc trí
tuệ hay đồng thời tổ hợp các yếu tố này cho một hay nhiều đối tượng khác. Bố
Thí được xem là đức hạnh quan trọng bậc nhất trong đạo Phật, tùy theo đối tượng
được bố thí mà có các tên gọi phân biệt.
+ Cúng dường
: đối tượng là người đáng tôn
kính.
+ Báo hiếu : đối tượng là cha
mẹ.
+ Báo ân :
đối tượng là người giúp đỡ
mình.
+ Từ thiện : đối tượng là người
được mình giúp
đỡ.
+ Phóng sanh : đối tượng là loài vật được cứu mạng.
Ở mục 5.1 đã
trình bày tác động từ con cái đến cha mẹ nếu được xem là nhân, thì
hiệu ứng của hành động này tác động lên chính con cái là quả,
có đặc điểm sau :
Làm
con đối với cha mẹ
:
- Khi làm điều thiện, dù nhỏ đi nữa thì phước thật vô
lượng.
- Khi
làm điều ác, dù chỉ một chút thì tội cũng vô lượng.
k. Tập
Bảo Tạng
5.2.1.- Phước
vô lượng
:
+ Theo Phật giáo, phước là những khả
năng, những động lực hữu hình hay vô hình giúp chúng ta vượt qua trở ngại, khó
khăn về mặt vật chất hay tinh thần, đặc biệt là việc tu học. Do đó theo luật
Nhân Quả, làm phước là điều cực kỳ quan trọng để tạo phước nơi từng con người,
nhằm hướng con người tới một đời sống sáng sủa hơn. Phước nơi đây hoàn toàn
trái với phước ảo tưởng do cầu
nguyện, cầu chúc ( như Phước Lộc Thọ, quỉ thần….) hay do các thuật phong thủy,
bùa ngãi… phiến diện. Phước là từ
miền Nam đồng nghĩa với phúc là từ
miền Bắc, và ý nghĩa của hạnh phúc
chính là mọi việc làm (hạnh = hành = làm) trong đời sống của mình có được sự
suông sẻ, tốt đẹp; hạnh phúc không thể hiện thực được với phúc ảo tưởng.
+ Bố thí trong việc thể hiện
hiếu - theo Phật giáo - sẽ đạt được hiệu quả cao (vô lượng) nếu thỏa các điều
kiện sau :
- Người bố thí : là con cái – phải có tâm trong sạch, không hình
thức hay tính toán vụ lợi ( nhân
duyên : hạt giống
).
- Vật bố thí : là tài thí, pháp thí – phải chân chánh dù ít
hay nhỏ ( tăng thượng duyên thuận :
nước, phân, cần
).
- Người nhận thí : là cha mẹ – phải được kính trọng tối đa,
không được xem là thương hại hay khinh miệt. Cha mẹ là đối tượng rất đặc biệt
hơn các đối tượng khác là giúp con cái thực hành pháp bố thí một cách thường
xuyên ( sở duyên duyên và đẳng vô gián duyên : thửa ruộng ).
5.2.2.- Pháp vô thượng :
1/ Có thể nói rằng việc hành trì hiếu chân chánh
theo Phật đạo sẽ giúp cho tình cảm cha mẹ-con cái được hoàn
thiện và xã hội được ổn định phát triển bởi tính cụ thể, thiết thực và không
thành kiến của đạo Phật.
2/ Bản
thân người hành trì hiếu sống an vui và được mọi người quí mến. Trên con đường tâm
linh, hành giả xem như có đủ tư lương, và chỉ với niệm tùy duyên cùng xả ly miên
mật, hành giả đã bắt đầu đặt chân một cách vững chắc nơi hạnh Bố thí Ba-la-mật. Có thể nói rằng lộ
trình hiếu là một phương tiện mà nếu khéo sẽ là lộ trình tối thắng đưa tới
thánh quả.
+ Giữa các loài hai chân, chánh giác là tối
thắng. Trong các loài con cái, hiếu
thuận là tối thắng. k. Tương Ưng 1.8
+ Hiếu kính với cha mẹ không chỉ là một loại
hạnh phúc, mà còn là một thứ hạnh phúc tốt lành nhất trong các hạnh phúc của
con người. k. Hạnh Phúc
+ Tâm hiếu
là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật. k. Đại Tập
|
Nắng ấm mùa xuân: http://www.youtube.com/watch?v=5mZNgigLtvc - SC.
T
|
Nắng ấm mùa xuân: http://www.youtube.com/watch?v=5mZNgigLtvc
- SC. TN Hương Nhũ
Bài đọc
thêm: Lễ Vu-lan
Ngày
nay, các Phật tử thường xem tháng Bảy là mùa báo hiếu và tổ chức ngày Rằm tháng
Bảy, theo truyền thống Bắc tông, là ngày chính của Lễ Vu-lan -ngày báo hiếu
công ơn của cha mẹ. Trong cùng ngày đó, chư Tăng Ni Bắc tông làm lễ Tự tứ, kết
thúc mùa an cư, theo Luật Ma-ha-tăng-kỳ. Lễ Vu-lan là dựa theo tích chuyện
trong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra, Đại Chánh Tạng, tập 16), trong
đó, Đức Phật dạy Trưởng lão Mục-kiền-liên cúng dường thức ăn đến chư Tăng trong
ngày Tự tứ và hồi hướng phước báu đến mẹ là bà Thanh-đề để giúp bà thoát khỏi
khổ cảnh của kiếp ngạ quỷ.
Trong
kinh điển nguyên thủy, không thấy đề cập đến sự tích nêu trên. Tuy nhiên, trong
quyển Ngạ quỷ sự, thuộc Tiểu bộ, có ghi lại một câu chuyện tương tự. Đó là
chuyện ngạ quỷ mẹ của Ngài Xá-lợi-phất (Chú
giải
Ngạ quỷ sự, Phẩm Ubbari, Chuyện số 2, Tỳ khưu Thiện Minh dịch). Tóm
tắt như sau:
Một
ngày nọ, các ngài Trưởng lão Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, A-nậu-lâu-đà và
Kế-tân-na ngụ tại một khu rừng hoang gần thành Vương Xá. Một nữ ngạ quỷ với
thân hình gầy ốm, hình tướng gớm ghiết, đến gặp các ngài và cho biết trong tiền
kiếp, ngạ quỷ từng là mẹ của Ngài Xá-lợi-phất. Do lòng keo kiết, bủn xỉn, bà đã
đối xử tàn tệ với các vị tu sĩ, và lại sinh ác tâm chưởi rủa mắng nhiếc các vị
ấy, nên bà phải lảnh quả báo ác, sinh làm ngạ quỷ trong kiếp này. Bà xin Trưởng
lão Xá-lợi-phất tổ chức bố thí cúng dường, rồi hồi hướng phước đến cho bà để
được thoát khỏi cảnh ngạ quỷ khổ sở.
Sáng
hôm sau, nhân khi đi khất thực trong thành Vương Xá, các ngài đến gặp vua
Bình-sa, và Ngài Mục-kiền-liên thuật lại câu chuyện ấy cho vua nghe. Nhà vua
hoan hỷ phát tâm trong sạch hứa sẽ giúp Ngài Xá-lợi-phất. Vua truyền lệnh cho
các quan dựng bốn tịnh thất trong khu rừng ngoại thành, và sửa soạn vật thực,
đồ ăn, thức uống và y phục. Sau đó, nhà vua chuyển toàn bộ những thứ ấy đến Ngài
Xá-lợi-phất. Nhân danh mẹ, Ngài Xá-lợi-phất bố thí cúng dường đến Đức Phật và
Tăng
đoàn, rồi hồi hướng công đức phước báu đến cho bà. Nhờ đó, bà được tái sinh vào
cõi Trời Phạm Thiên.
Mặc
dù vài chi tiết trong câu chuyện này không giống như chuyện ghi trong kinh
Vu-lan-bồn, việc cúng dường đến chư Tăng, rồi hồi hướng phước báu đến cha mẹ đã
qua đời, có một ý nghĩa khá rõ ràng, tương hợp trong cả hai truyền thống chính
của Phật giáo.
6.
Một số ý tưởng, tục ngữ, ca dao về hiếu :
cũng như ở bài Tình, có lẽ đây là những lời nhắc nhở đơn giản dùng để
tham khảo thêm.
+ Có cha có mẹ thì hơn + Còn cha gót đỏ như son
Không cha không mẹ như đàn đứt dây Đến khi cha mất gót con đen sì. Đàn đứt dây còn tay nối lại + Lên
non mới biết non cao
Cha mẹ mất rồi con phải mồ côi. Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
*****
+ Cha
sanh, mẹ dưỡng nên người
+ Cha mẹ ngoảnh đi thì con dại Đó là tỉ cặp như trời đất
riêng. Cha mẹ ngoảnh lại thì con khôn.
+ Mẹ đánh một trăm + Mẹ dạy thì con khéo Không bằng cha hăm một
tiếng. Cha dạy thì con khôn.
*****
+ Ai về tôi gửi buồng cau + Xuân khởi đầu bốn mùa Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính
thầy. Hiếu đứng đầu trăm nết.
Ai về tôi gửi đôi giày + Vợ hiền thì chồng ít tai họa Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi. Con hiếu thảo thì
cha mẹ an vui.
*****
+ Nếu mình hiếu thuận mẹ cha, chắc con cũng hiếu với ta khác gì;
Nếu mình ăn ở vô nghì, đừng mong con hiếu làm gì uổng công.
+ Cha mẹ nuôi con biển hồ
lai láng, con
nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.
+ Có con mà chẳng dạy răn, thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng.
*****
+ Khi cha cho con, cha con cùng cười.
Khi con cho cha, cha
con cùng khóc. J. Balde
+ Mẹ yêu bắt một nhịp cầu
Đưa con vượt khỏi nỗi
sầu thế gian. V.D.
+ Không
người cha nào ghen tị trước tài
năng của con mình. Goethe
+ Lòng mẹ là vực sâu, mà đáy của nó luôn
là sự tha thứ.
H. Balzac
*****
+ Người cha nghiêm khắc tất nặng lời khi khiển
trách,
nhưng vẫn là người
cha tốt trong mọi hành động.
Menandre
+ Người mẹ đánh đòn sửa phạt con,
nhưng chẳng mấy chốc đã bao con bằng những
nụ hôn. T.N. Armenia
+ Những điều bạn học được từ cha mình rất nhiều
hơn so với những gì mà bạn đã học ở trường.
N.N. Anh
+ Nơi ẩn náo yên ổn nhất là lòng mẹ. Florian
+ Mẹ ru tình ngập nắng vàng -- Mẹ
ru vượt cả ba ngàn đại thiên.
+ Thượng
Đế không thể ở khắp mọi nơi, nên đã sinh ra người mẹ. V.D.
+ Cha mẹ ân thâm tợ đất
trời Thương con nuôi dạy chẳng đầy vơi
Mở vòng tay lớn vì con trẻ Hướng dẫn con đi suốt cuộc đời.
*****
+ Sắc hơn răng rắn độc là đứa con vô ơn. V.D.
+ Sự vô ơn là điều đáng
khinh nhất, và kiểu vô ơn phổ biến và lâu đời nhất là sự vô ơn của con cái đối
với cha mẹ. V.D.
+ Con đóng khố, bố cỡi truồng. T.N.
+ Anh đối
xử với cha mẹ anh như thế nào, thì con cái của anh sẽ đối xử với anh như thế
ấy. V.D.
7. Bài đọc thêm về hiếu.
1./ Nghị lực và lòng hiếu thảo của cậu
bé “chim cánh cụt”
2./
Cô gái mù hiếu thảo: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/506153/Co-gai-mu-hieu-thao.html
3./ Ông Chết, Con Cháu Mang Ông Ra Ăn Thịt Ðể
Tỏ Lòng Hiếu Thảo: http://www.vantuyen.net/?view=story&subjectid=19490
4./ Bi kịch của lòng hiếu thảo: http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/giadinh.net.vn/Bi-kich-cua-long-hieu-thao/2530982.epi
5./ Cô cháu ngoại hiếu thảo: http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=882&id=52860
6./ Bài học về lòng hiếu thảo : http://www.giupconhoc.com/bai-hoc-ve-long-hieu-thao/
7./ Cội nguồn hiếu thảo: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/406569/Coi-nguon-hieu-thao.html
8./ 120 năm giáo dưỡng lòng hiếu thảo: http://tuoitre.vn/Giao-duc/56371/120-nam-giao-duong-long-hieu-thao.html
9./ Cháo Hoa Cúc - một cách thể hiện lòng hiếu
thảo: http://kenh14.vn/made-by-teens/chao-hoa-cuc-mot-cach-don-gian-de-the-hien-long-hieu-thao-201082815224195.chn
10./ Nhiều đường báo hiếu: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/396366/Nhieu-duong-bao-hieu.html
11./ Dạy bé biết hiếu thảo: http://vnexpress.net/gl/doi-song/2007/03/3b9f3ad6/
12./ Trung Quốc dạy hiếu thảo cho 1 triệu trẻ
em: http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-day-hieu-thao-cho-1-trieu-tre-em/59/7277193.epi
13./ Chuyện cảm động về cô nữ sinh rao bán
mình cứu mẹ: http://www.tinmoi.vn/Chuyen-cam-dong-ve-co-nu-sinh-rao-ban-minh-cuu-me-1154131.html
14./ Chế xe chở mẹ già du lịch xuyên Trung
Quốc http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=485338
oo0oo
Hoan
nghênh các bạn góp ý, trao đổi !
TRẦN VĂN ĐOÀN * ĐẠO HIẾU I
o0o
NỘI DUNG
1.Tổng quan về hiếu . 1.1.
Hiếu về mặt ngôn ngữ học. 1.2. Hiếu về mặt tình cảm học. 1.3. Hiếu nhìn ở phương Tây. 1.4. Hiếu nhìn ở phương Đông.
2. Quan điểm xã hội học
về hiếu. 2.1. Giáo dục có hiếu cho trẻ nhỏ. 2.2. Hình phạt bất hiếu cho người lớn. 2.3. Hình ảnh hiếu ngày nay.
3. Quan điểm của Nho giáo về hiếu. 3.1. Hiếu theo hoc thuyết Chính Danh : +
Khổng tử + Tăng tử + Mạnh tử. ( Đại
hiếu – Trung hiếu
– Hạ
hiếu ) 3.2. Các vấn nạn về hiếu của Nho giáo :
+ Nhị Thập Tứ Hiếu. + Hiểu đời.
+ Hiếu của Nho giáo tại Việt Nam.
4. Quan điểm của Ki
tô giáo về hiếu. 4.1. Khái niệm về thần học.
4.2. Hiếu theo học
thuyết thần học kinh viện . ( Thượng Phụ – Trung
Phụ – Hạ Phụ ) 4.3. Hiếu theo học thuyết đa nguyên thần học.
5. Quan điểm của Phật
giáo về hiếu. 5.1.
Hiếu theo hoc thuyết Duyên khởi. 5.2. Hiếu xuyên suốt nhập thế và xuất thế. (
con đường dẫn tới chứng ngộ lẽ thật ) + Phước vô lượng + Pháp vô thượng.
* Bài đọc thêm: Lễ Vu Lan
6. Một số ý tưởng, ca
dao, tục ngữ về hiếu.
7. Bài đọc thêm về hiếu.
NBS : Minh Tâm
01/2011 (trang, hiệu chỉnh và bổ sung 8/2013).
HIẾU
o0o
1. Tổng quan về hiếu
:
Hiếu
là từ gốc Hán 孝
thuộc về bộ tử
子, là một
vấn đề tình cảm mang tính đạo đức xã hội, mà từ xưa đến nay không ngừng được
con người quan tâm, tìm kiếm biện pháp để giải quyết thỏa đáng.
1.1. Hiếu về mặt ngôn
ngữ học : + Chữ Hán của Trung Quốc được phát triển qua các
thời kỳ sau : chữ Giáp Cốt (1600 -:- 1020) tCN, chữ Kim (1020 -:- 256) tCN thời
nhà Chu, chữ Triện, chữ Lệ (403-:- 206) tCN thuộc thời Chiến Quốc và nhà Tần (sau
Khổng Tử), chữ Khải, chữ Thư (206 tCN -:- 200 CN) thời nhà Hán. Hiếu là khái niệm
từ xa xưa – trước nhà Hán – không rõ được mô tả bằng loại chữ nào, nhưng nay
thì được viết như là một dạng chữ ghép.
+ Về mặt từ nguyên học
(etymology), căn cứ vào lục thư là sáu cách viết chữ Hán, đã có 3 cách giải
thích chữ hiếu từ sự tích hợp của nó như sau : -
Chữ lão 老 (già cả) bỏ bớt nét
và chữ tử 子 (con) bên dưới.
- Chữ khảo
考 (cha) bỏ
bớt nét và chữ tử 子 (con) bên dưới, gạch ở giữa tượng trưng cho cây gậy và được hiểu
là con chăm sóc cho cha mẹ. -
Chữ thổ 土 (chỗ,
nơi) với nét sổ xiên từ phải sang trái tượng trưng cho cây roi và chữ tử 子 (con) bên dưới, được hiểu
là con vâng lời cha mẹ. Ngoài
ra, theo học giả Thiều Chửu thì chữ hiếu còn có thêm nghĩa là :
- Con thờ cha mẹ,
- Tang phục (để tang) chỉ cho đặc điểm trong nội dung về hiếu của
Nho giáo.
Do đó, bước đầu có thể nhận thức rằng hiếu là một dạng
tình cảm thể hiện qua sự tôn trọng chân thật, sự cư xử phải lẽ trước sau của người
nhỏ bên dưới là con cháu đối với người lớn bên trên là cha mẹ, ông bà.
1.2. Hiếu về mặt tình
cảm học :
+ Tình cảm cha mẹ-con cái thường được định danh
như sau : - Ứng xử của cha mẹ đối với con cái tốt
gọi là có nhân, ngược lại không tốt gọi là bất nhân. Chiều ứng xử không tốt được
xem như một ít ngoại lệ. -
Ứng xử của con cái đối với cha mẹ tốt gọi là có hiếu, ngược lại không tốt gọi
là bất hiếu. Chiều ứng xử không tốt xưa cũng như nay, thường xảy ra và
là nỗi bức xúc của xã hội.
+ Tình cảm cha mẹ-con cái
hình thành từ lúc mới có mang và thường gắn bó mãi cho đến lúc các đối tượng đều
qua đời, nó bao gồm các mặt của đời sống vật chất và tinh thần. Tình cảm này
theo thực nghĩa là không phụ thuộc vào hoàn cảnh sống và điều kiện sống mà là
do ý thức đạo đức trong từng giai đoạn sống của con người (lúc nhỏ hay lúc lớn),
nó thật là một nét đẹp rất tự nhiên và đặc biệt nơi con người trong mọi thời đại.
+ Tình cảm cha mẹ-con cái
có một bề dày về mặt không-thời gian, khá tin cậy và an toàn, vượt hẳn các loại
tình cảm khác, có thể được thấy như sau :
Tình cảm cha mẹ-con
cái > Tình cảm vợ chồng >
Tình cảm bạn bè.
Do đó, có thể thấy rằng tình cảm cha mẹ-con
cái đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người mà chúng ta cần vun đắp,
đặc biệt là chiều ứng xử hiếu cần được phát triển tốt nhằm tạo sự ổn định cho
xã hội.
1.3. Hiếu nhìn ở
phương Tây :
>Ngày của Mẹ được biết lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập kỷ niệm nữ thần Isis hàng năm với một ngày nghỉ đặc biệt. Người ta tin rằng Isis là mẹ của những hoàng đế Ai Cập cổ, những nhà lãnh đạo của người Ai Cập. Sau đó, dân chúng ở thời kỳ Hy Lạp và La Mã cũng kỷ niệm một ngày tương tự. Lễ hội tri ân được tổ chức thường niên vào mùa xuân, người Hy Lạp dùng ngày này để cúng hiến cho các nữ thần, đặc biệt là vị thần Rhea – Mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
con còn phải tỏ lòng kính trọng người mẹ gọi là Matralia. Từ năm
204 tCN, việc kính trọng này còn được nhấn mạnh bằng lễ hội Nữ Thần Mẹ Cybele
là mẹ của các vị thần ( kể cả Zeus là vua các thần ) được tổ chức từ ngày 15 -:- 18 tháng 3 hàng năm. Lễ hội này chấm dứt
và được Kitô giáo hóa bằng lễ hội Mẹ Maria ( mẹ của đức Jesus ) bởi hoàng đế La
Mã Constantinus mà ngày nay là lễ hội Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời ( trước đây gọi là
lễ Mông Triệu ) vào ngày 15/8 hàng năm và đại diện luôn Ngày Của Mẹ thế gian (
Mother’s Day tại Bỉ, Costa Rica…).
+ Cũng có tài liệu khẳng định rằng, gốc lịch sử Ngày Của Mẹ được
tìm thấy ở Anh Quốc vào khoảng năm 1600 (do bất đồng quan điểm, Tin Lành giáo không
thừa nhận vai trò của đức Maria). Ngày này được tổ chức hàng năm, trước lễ Phục
Sinh 40 ngày để tri ân các bà mẹ. Vào ngày của mẹ, người ta thường mang hoa,
bánh nhân trái cây đến tặng và tri ân các bà mẹ của mình. Tuy nhiên, phong tục
này bị quên lãng vào thế kỷ thứ 19.
+ Tại Mỹ giá trị tôn kính cha mẹ đã được xã hội hóa bằng Ngày Của
Mẹ (Mother’s Day) từ ngày 8/5/1914, bởi quyết định ký của Tổng thống Mỹ Woodrow
Wilson, đã ấn định ngày Chủ nhật thứ hai của tháng Năm hàng năm là Ngày của Mẹ.
Vào năm 1972 Tổng thống Richard
Nixon đã ký thành luật, từ đó ở
Mỹ hàng năm lại có riêng ngày tôn vinh
người cha là Ngày Của Cha (Father’s Day) vào Chủ nhật thứ ba của tháng
6.
+ Ý niệm về sự tôn kính
cha mẹ ngày nay rất được cả thế giới quan tâm, cụ thể qua những quy định ngày lễ
cha, lễ mẹ mỗi năm được hầu hết các quốc
gia tổ chức – tùy mỗi nước – vào những ngày khác nhau.
Ngày của Mẹ:
Ngày
hiền mẫu: http://netmedia.com.vn/news/h%C6%A1n-70-qu%E1%BB%91c-gia-tren-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%ABng-ngay-c%E1%BB%A7a-m%E1%BA%B9-135/
Ngày của Cha: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y_c%E1%BB%A7a_cha
“Father’s Day” - Ngày của Cha: http://hatocquangnam.vnweblogs.com/post/24252/368988
“Father’s Day” - Ngày của Cha: http://hatocquangnam.vnweblogs.com/post/24252/368988
1.4. Hiếu nhìn ở
phương Đông :
Đàn voi giúp Thuấn công việc tồng trọt: http://www.youtube.com/watch?v=n5MR3yjIDfg
Bánh dày và Bánh chưng
của Lang Liêu.
+ Lang Liêu là một trong nhiều người con của vua Hùng thứ 6, thời kỳ
Hùng Chiêu Vương (1631 -:- 1431) tCN, đã sáng tạo ra bánh dày-bánh chưng có
hình tròn-vuông tượng trưng cho trời-đất dâng cúng tổ tiên, bày tỏ lòng tôn
kính công ơn to lớn của cha mẹ, ông bà như trời cao đất rộng. Tuy phẩm vật đơn
sơ nhưng với ý nghĩa của một tấm lòng hết sức cao cả, ông đã vượt qua các người
con khác với lễ vật quí giá hơn và được truyền ngô<!
ngôi là vua Hùng thứ 7.
Đức Phật làm lễ Trà Tỳ
cho vua cha Tịnh Phạn và giảng Vi Diệu pháp cho mẫu hậu Ma Da.
+ Đức Phật Thích Ca (634 -:- 554) tCN, đã cụ thể hóa hiếu qua học
thuyết Duyên Khởi trong hệ thống kinh điển Nam tông và hệ thống kinh điển Bắc
tông. Đặc biệt là kinh Vu Lan, mà hình ảnh của kinh này là gương hiếu thảo của
thánh giả Mục Kiền Liên và sự kiện an cư kiết hạ-tự tứ của tăng đoàn, về sau đã
biến thành lễ hội Mùa Vu Lan Báo Hiếu kéo dài trong suốt tháng 7 âm lịch hàng
năm.
+ Đức Khổng Tử (551 -:- 479) tCN, đã cụ thể hóa hiếu qua học thuyết
Chính Danh và kinh Hiếu. Về sau những người kế tục đã có những kiến giải riêng
về hiếu, nên có thể gọi chung tất cả là quan điểm hiếu theo Nho giáo. Quan điểm
này đã có nhiều ảnh hưởng lớn và lâu dài trong các triều đại phong kiến với những
cực đoan mà ngày nay tất phải đổi thay.
Đức Jesus hiếu thảo đạt
đến mức độ tối hảo trong việc làm vinh danh Cha trên Trời.
+ Đức Jesus (0 -:- 33) CN, đã không giảng giải nhiều về hiếu. Có lẽ
do thời gian truyền giảng khá ít, chỉ khoảng 3 năm và thường chú trọng tới tính
thần bí, nên về sau nhiều người đã cố gắng cụ thể hóa hiếu theo cái nhìn hướng
Thần ( # Chúa ). Do đó, có thể nói rằng hiếu của người theo đạo Chúa là những
gì được học thuyết Thần học chi phối là chính, còn việc lý giải và thể hiện hiếu
nào khác chỉ là những phương tiện tạm cho việc truyền giáo.
Huyền thọai mẹ: http://www.youtube.com/watch?v=l5wqMu4nj4A
Lòng mẹ: http://www.youtube.com/watch?v=tX-C3W7cB2Y&feature=related - Hương Lan
Ca Dao Mẹ: http://www.youtube.com/watch?v=d7ws1oAAMzs&feature=related - Khánh Ly
Lòng Mẹ: http://www.youtube.com/watch?v=Bn8bbTeKebA - Như Quỳnh
2. Quan điểm Xã Hội học về hiếu : (E: filiety : đạo làm con; filial duty : bổn phận làm con )
Đất nước nào cũng muốn cho xã hội được
ổn định và phát triển, mà xã hội là tổ hợp các thành tố gia đình, do đó việc ổn
định và phát triển gia đình chính cũng là cho xã hội. Sự kiện này thể hiện qua
sự gắn bó bền vững giữa các thành viên trong gia đình, là tình cảm cha mẹ-con
cái hay tình cảm cha mẹ, ông bà và con cháu được tốt đẹp. Thông thường trong loại
tình cảm này, yếu tố hiếu rất là bấp bênh vì người trẻ không được chỉ dạy nhiều
về thuật xử thế, vả lại dễ bị lây nhiễm những tư tưởng chấp ngã tự cao nặng nề,
khiến cho loại tình cảm này ngày càng có chiều hướng suy sụp xấu đi. Đứng trước
vấn nạn này, tuy chưa có biện pháp hoàn hảo nào nhưng xã hội cũng có những giải
pháp, những đề nghị tạm thời – mà ít
nhiều vẫn có sự ảnh hưởng của tôn giáo và triết học – đó là qua những thực tiễn
quan sát sau, thực hiện giáo dục có hiếu
cho trẻ nhỏ và hình phạt bất hiếu cho
người lớn.
– Khi còn nhỏ, trẻ có hiếu biết cố gắng
học hành và làm nhiều việc có ích thì cha mẹ an lòng. Ngược lại, cha mẹ phải buồn
phiền, lo lắng, hổ thẹn. – Khi lớn lên, người có hiếu biết chăm
sóc cha mẹ và dễ là người công dân tốt, là người chủ gia đình có trách nhiệm.
Ngược lại, dễ là kẻ bất hảo đối với mọi người.
2.1. Giáo dục có hiếu
cho trẻ nhỏ :
Uốn
cây từ thuở còn non
Dạy
con từ thuở con còn thơ ngây
1/ Dạy trẻ nhận thức : giúp trẻ thẩm thấu được
ân sinh thành, dưỡng dục qua các thể loại văn học dân gian như vè, ca dao, đồng
dao, tục ngữ…, qua các truyện kể về những tấm gương sáng hiếu thảo của con cháu
đối với cha mẹ, ông bà.
2/ Dạy
trẻ hành động : giúp trẻ ngay từ lúc 1-:-2 tuổi biết vâng lời, lễ phép
tuân theo một số khuôn phép giới hạn trong gia đình như đi, về, giao tiếp…, các
phép lịch sự cần thiết trong xã hội. Không được nuông chiều con, vì nuông chiều
con là thể hiện tình cảm mù quáng, không đúng cách, A.V. Macarenco – nhà giáo dục nổi tiếng của
Nga – đã nhận định : “ Món quà nguy hiểm nhất mà cha mẹ dành cho
con cái, đó là tình thương yêu mù quáng.”
3/ Dạy trẻ bằng thân giáo : đó là dạy
trẻ bằng chính gương sáng của cha mẹ. Bất cứ hành động nào của người lớn trước
mặt con cái đều gây ấn tượng sâu sắc, bền chặt và chỉ dạy cho chúng về cách đối
xử với mọi người. – Cha mẹ cần làm gương cho con cái bằng cách đối
xử kính trọng và chăm sóc ông bà của chúng. –
Cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con cái, là người xây dựng sự
giao tiếp tốt bằng cách thường xuyên trao đổi, lắng nghe, tâm sự với con cái
một cách vui vẻ, hòa nhã. –
Cha mẹ nên hạn chế hay tránh việc la hét, chửi rủa, đánh đập vì dễ gây
ra hố ngăn cách giữa cha mẹ và con cái. –
Cha mẹ biết khen ngợi, động viên cũng như biết phê bình, nhắc nhở con
cái đúng chỗ, đúng lúc.
2.2. Hình phạt bất hiếu
cho người lớn :
Dẫu cha mẹ chẳng hiền
đi nữa
Cũng phải lo bào chữa
cho tròn
Cạn lời can gián là con
Chẳng nên ngỗ nghịch, ỷ
khôn không màng.
***
Anh đối xử với cha mẹ
anh như thế nào,
Thì con cái của anh sẽ đối xử với anh
như thế ấy.
nuôi dưỡng chu đáo, không vâng lời và chửi mắng cha mẹ hay cha mẹ
chồng. – Tự ý bỏ nhà, tự ý phân chia tài sản. – Khai man ngày mất của cha mẹ, vui
chơi không mang đồ tang, kết hôn trong thời kỳ có tang.
Hình phạt: đồ hình (đày đọa
cực khổ), khao đinh (dâng công chiến trường)… Trước khi đi đày, người nam bị
đánh dằn mặt 80 trượng để răn đe thói hư bất hiếu.
+ Bộ Luật Gia Long ở thế kỷ
19 cũng qui định tương tự.
+ Bộ Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm
2000 có qui định như sau : –
Con có bổn phận kính trọng, lắng nghe lời khuyên đúng đắn của cha mẹ (đ.35)
– Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, nhất là lúc cha mẹ
ốm đau, già yếu, tàn tật. Trong trường hợp
gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ
(đ.36). – Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi,
hành hạ, xúc phạm danh dự, xúc phạm nhân phẩm cha mẹ-ông bà. Tùy
theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chánh (200.000 -:- 500.000)đồng và giáo dục (nhắc nhở, khuyên bảo)
hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 104 Bộ Luật Hình Sự năm 1999 có ghi –
người nào cố ý gây thương tích hay tổn hại sức khỏe mà tỉ lệ thương tật từ 11%
-:- 30% hoặc dưới 11% đối với cha mẹ, ông bà, thầy cô của mình thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2.3. Hình ảnh hiếu ngày nay :
* Nuôi con mới biết được
công ơn cha mẹ.
(Dưỡng
tử phương tri phụ mẫu ân)
***
* Không
hiếu kính vô điều kiện đối với cha mẹ thì không
thể có tình thương thật sự đối với người khác.
Xã hội ngày nay
Đông cũng như Tây ngày càng đề cao đời sống cá nhân, nên có xu hướng xem nhẹ
tình cảm cha mẹ-con cái, đặc biệt là hiếu.
+ Ở
phương Tây :
– Các ngày Mother’s Day và
Father’s Day là những hình ảnh đặc trưng nhắc nhở về hiếu, trong những ngày này
người con thường mua thiệp in sẵn và ghi vào đó “ Happy Mother’s Day “ hay “
Happy Father’s Day “, đồng thời mời cha mẹ
dự tiệc đãi là đủ. – Các ngày bình thường, khi có dịp gặp nhau cha
mẹ-con cái ôm hôn và thốt lên “ I love you - I love you Mom, Dad “ là đạt biểu
hiện sự hiếu kính cha mẹ.
Phương Tây ngày
nay rất quan tâm phát triển an sinh xã hội, thường khi cha mẹ già yếu mà thiếu
điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, trị bệnh… thì được con cái giao cho nhà dưỡng
lão (nursing home).
+ Ở phương Đông : ngày
càng du nhập khuôn mẫu của phương Tây, đôi khi nhận thức cực đoan mà quá trớn tệ
hại trở thành bất hiếu.
Phương
Đông ngày nay, tuy không còn mang mang tính áp đặt, lễ nghi hình thức thái quá,
nhưng hãy còn
xem nặng giá trị chăm sóc vật chất và lắng nghe cha mẹ làm chuẩn
mực cho lòng hiếu thảo.
Khổng Tử ( 551 -:- 479 ) tCN
3.1. Hiếu theo học thuyết
Chính Danh :
+ Cha mẹ : theo kinh Thi do Khổng
Tử san định (kinh Thi có trước ông), cha mẹ là người tạo dựng và có 9 công lao
lớn ( 9 cù lao ) đối với con cái :
1/ Sinh : sinh nở, 2/ Cúc :
chăm sóc, 3/ Súc : nuôi dưỡng ( bú,
ăn ), 4/ Dục : tập tành, 5/ Vũ : nâng niu, 6/ Cố : trông nom, 7/ Phục
: đùm bọc, 8/ Phúc : dạy dỗ, 9/ Trưởng : lo cho lớn khôn.
+ Khổng Tử (551 -:- 479) tCN : vị sáng lập Nho giáo và được xem là tác giả của
kinh Hiếu, trình bày quan điểm cơ bản về hiếu như sau : 1/ Đặc
điểm : “ Hiếu là gốc của Đức, do giáo dục mà sinh ra “. Theo Nho giáo Đức (điều tốt, điều cao thượng)
là 5 điều Nhân, Nghĩa, Lễ Trí, Tín, trong đó Nhân là tinh hoa đại diện.
Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây
số
Ảnh: Hindustan Times
Liên khúc nhạc về mẹ phần 1 : http://www.youtube.com/watch?v=Vr4Z2MAv32g&feature=watch-vrec
Liên khúc nhạc về mẹ phần 2 : http://www.youtube.com/watch?v=P_UeMHk8hsA&feature=relmfu
Mẹ Tôi : http://www.youtube.com/watch?v=lRb8CR-pzak&feature=related
Thay lời muốn nói - tháng 3 năm 2009 – Ru cho mẹ và em: http://www.youtube.com/watch?v=lncn9dpND70
Thay lời muốn nói tháng 9 năm 2012 - Chủ đề : Mẹ ơi: http://www.gotivi.com/2012/09/thay-loi-muon-noi-thang-8-nam-2012.html http://www.youtube.com/watch?v=dDRadz0AMI0
3. Quan điểm của Nho giáo về hiếu :
2/ Nhận thức và hành động
: + Đối với bản thân : – Thân thể gồm hình hài, tóc tai, da thịt
là của cha mẹ sinh ra không được gây hư hại. –
Lập thân hành đạo để lại tiếng thơm cho đời ( công danh ) + Đối
với gia đình, xã hội : – Phụng dưỡng cha mẹ làm đầu, kế đến thờ
vua, sau rốt là lập thân. – Thương cha mẹ mình và không được làm ác với cha mẹ người. Trọn niềm
thương kính cha mẹ thì cái Đức mới trải rộng ra, dạy dỗ được trăm họ.
+ Tăng Tử (505 -:- 435) tCN : vị đệ
tử xuất sắc của Khổng Tử, phát triển tư
tưởng hiếu, ông là một trong Nhị Thập Tứ Hiếu với truyền thuyết mẹ ông khi cắn
ngón tay thì ông động lòng. Ông có ý tưởng về phân cấp 3 loại có hiếu như sau
: 1/ Đại hiếu : công thành danh toại ( tôn
vinh thân ). 2/ Trung hiếu : nối dõi tông đường ( có
con mà cụ thể là con trai để khỏi làm nhục cha mẹ ).
3/ Hạ hiếu : phụng dưỡng cha mẹ.
+ Mạnh Tử (372 -:- 298) tCN : triết gia của Nho giáo, ông đã có ý tưởng
lý giải về con người như sau : “ Bẩm
sinh, trẻ thơ ngay từ lúc nhỏ đã biết
thương yêu cha mẹ , lớn lên thì biết kính trọng đàn anh của mình. Sự thương đó
gọi là Nhân, kính trọng kia là Nghĩa ”. Suy cho cùng hiếu là gốc của Nhân, là nền tảng
ban đầu tu thân của người quân tử. Ông đã đưa ra 5 điều được xem là bất hiếu
như sau : 1/ Lười nhác chẳng đoái hoài gì đến cha mẹ. 2/ Đam mê cờ bạc rượu
chè mà quên phụng dưỡng cha mẹ. 3/ Chỉ biết vợ con mà
chẳng biết đến cha mẹ. 4/ Thích đàn hát, gái đẹp mà làm nhục cha mẹ.
5/ Thích gây gỗ, phạm hình pháp làm
ưu phiền cha mẹ.
3.2. Các vấn nạn về hiếu của Nho giáo : bảng thang giá trị về hiếu
của Nho giáo tuy đã có góp phần vào việc
ổn định xã hội thời phong kiến, nhưng ngày càng cho thấy nó đã không ít gây ra trở ngại về mặt nhận thức cũng
như đời sống hiện nay của xã hội.
+ Nhị Thập Tứ Hiếu (E: The Twenty-four Filial Exemplars) : Đây là tác phẩm văn học của
Trung Hoa, do Quách Cư Nghiệp ( 1277 -:- 1367 ) thời nhà
Nguyên biên soạn sau khi cha mất, gồm 24
gương hiếu từ thời vua Thuấn cho đến thời ông và tất cả đều là người nam. Tác
phẩm được Lý Văn Phức
(1785 -:- 1849) - một vị quan thời Nguyễn - diễn ra quốc văn theo thể song thất
lục bát. Tuy nội dung của tác phẩm ngợi ca lòng hiếu thảo đáng trân trọng,
nhưng nơi đây đã đưa ra nhiều hình ảnh thái quá về hình thức cũng như những bi
kịch tệ hại đáp ứng cho sự hiếu một cách thiếu trí tuệ, thiếu tính khả thi
trong xã hội ngày nay. Mặt khác, bản thân tác giả Quách Cư Nghiệp là một người
thực hành hiếu theo Nho giáo một cách hết sức cực đoan, ông đã chôn sống đứa
con để trọn hiếu với mẹ mình (đứa cháu hỗn ăn với bà nội). Ông còn bảo rằng “Không có đứa này thì sinh đứa khác, còn mẹ
thì chỉ có một thôi ”.
Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ.
Nguồn: wikipedia.org.
+ Hiểu Đời : đây là bài viết của nguyên thủ tướng Trung Hoa là ông Chu Dung
Cơ ( 1928 -:-…) - hậu duệ của nhà Minh - nói về tình trạng hiếu hiện nay tại bản quốc.
“ Cha mẹ yêu con là vô hạn,
con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo, cha mẹ ốm con nhìn một chút và
hỏi vài câu là thấy đủ. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền con chẳng
dễ. Nhà cha mẹ là nhà con, nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là
thế, người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo
đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình. “
Lưu ý: có nhiều nghi ngờ về Chu Dung Cơ là tác giả bài viết này,
xem http://www.honvietquochoc.com.vn/bai-viet/3043-lieu-co-phai-day-la-bai-cua-thu-tuong-trung-quoc-chu-dung-co.aspx.
Chở mẹ
trên xe kéo đi khắp Trung Quốc:
Hai anh em gần 60 tuổi, tự
tạo một chiếc xe kéo bằng tay, đưa người mẹ già 81 tuổi đi du lịch qua rất nhiều
tỉnh và thành phố ở Trung Quốc.
Ảnh: CCTV.
+ Hiếu của Nho giáo tại
Việt Nam : Tuy sự ảnh hưởng của Nho giáo vào thời kỳ phong
kiến của Việt Nam rất lớn, nhưng người Việt không quá cực đoan mù quáng về hiếu,
nhất là đối với lợi ích lớn của đại cuộc, điển hình trong 2 trường hợp sau :
-- Trần Hưng Đạo (1232 -:- 1300) – thời nhà Trần – đã không hiện thực việc báo thù theo lời dặn
của cha là Trần Liễu, mà giữ hòa khí với Trần Quang Khải đánh thắng giặc Nguyên
Mông báo hiếu cho xã tắc. Ông là em ruột của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, cả
hai anh em đã cùng 3 lần đánh Nguyên Mông năm 1258, 1285 và 1288.
-- Nguyễn Trãi ( 1380 -:- 1442 ) – thời nhà Lê – con của Nguyễn Phi Khanh là quan
Hàn lâm học sĩ thời nhà Hồ bị Trương Phụ của giặc Minh bắt vào năm 1407, đã hiện thực lời dặn việc
nuôi chí diệt giặc là làm tròn đại hiếu.
4. Quan điểm của Kitô giáo về hiếu :
( XEM PHẦN II )
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 323
Cho hồn người trên biển
Bên bờ Thái Bình Dương
Này những oan hồn
Lạnh lẻo hơn ba mươi năm
Đêm nay về trên đảo của năm xưa
Nơi những người Việt Nam
Tạm nương náu
Khóc lần cuối bên đài tưởng niệm.
Đêm nay biển lặng
Như sẳn sàng đón nhận
Muôn triệu ngàn giọt lệ
Khóc cho các ngươi
Những người xấu số
Thương cho các ngươi
Sự bất hạnh của cuộc đời
Sáng mai khi mặt trời lên
Đứng tưỡng niệm
Khi bình minh dâng từ lòng đại dương
Sẽ không còn thấy nữa
Tấm bia đá ghi tên các người
Những người:
“Thà chết trong TỰ DO”
“Còn hơn sống cuối đầu”
Oan hồn ơi, các người có biết
Những con người chết cho TỰ DO
Ngươi đã cho thế giới biết
Giá trị của hai chữ thần kỳ
Ưởn ngực hô to TỰ DO
Thà chết không sống quì
Chết vinh hơn sống nhục
Chúng ta cuối đầu tưởng niệm
Chúng ta xây tượng đài
Vinh danh các ngươi
Những kẽ khinh bạo tàn
Dìu nhau đi vào biển cả
Dù biết chết nhưng vẩn đi
Trên những con thuyền mong manh
Nhưng mai đây
Tượng dài không còn nữa
Tượng Nữ Thần Tự Do phải nghiêng mình
Khải Hoàn Môn tự cuối đầu
Trước các ngươi lòng kính phục
Kẽ thực sự chết cho Tự Do
Đêm nay
Hỡi những hồn thiêng
Ta khóc cho các ngươi
Oán
Hờn
Thương
Nhớ
Cữu Long
23-04-2007
Biển Oan khiên
Trần Hồng Châu
biển vẫn biển quê hương
nối dài muôn trùng sóng
hồ khoan vẫn bắc cầu vồng nhớ nhung
lửa tiếp sức vẫn từ lòng đất mẹ...
nhưng dưới sâu
sâu nữa
vạn hồn thuyền nhân
sớm đi tối về
vẫn oan khiên
ngập tràn biển đông!
nước biển có giải oan
trắng tinh hồn nhược tiểu?
nước biển có mặn chát
vạn niềm đau ?
nước biển có rửa sạch
ý thức hệ đen
đồ thán
chất ngất trời xanh ?
sóng vật vờ
sóng thành đỉnh Hy Mã
sóng thành vực A tỳ
thuyền lá tre vút lên lời nguyện cầu
đỏ thương đau
một hạt cát trong vô cùng sa mạc
một giọt nước trong vô cùng đại dương
đoàn hải khấu
ác điểu đen
bỗng đổ sập xuống một trời bóng tối
nữ tu, thôi hết nữ đồng trinh
nghĩa phu thê, thôi lời vĩnh biệt
em gái nhỏ, thôi nhé
dẫm nát một búp hồng non!
mắt loạn thị
đầu hoang tưởng
nhãn ngư, ngư nhãn
điệu hồ khoan, ơ hờ!
ta đã đi đến tận cùng của chịu đựng
đi! cho ta nắm bàn tay tuyệt diệu
cho ta vào lòng biển sâu
vào giấc ngủ vô thường...
dưới sâu vẫn vô vàn cánh bay
dằng dặc
dây xích oan khiên
về lòng đất
ai đây tiêp dẫn
chúng sinh hồn trầm lạc ?
Trần Hồng Châu
( Nhớ Đất Thương Trời )
MẸ TÔI
Mẹ tôi trong những ngày giỗ chạp
Thường ngồi chắp tay cầu khấn giờ lâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Tôi chỉ thấy Mẹ dùng khi lễ bái
Đời của tôi nhiều khổ đau oan trái
Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi
Đứa con trai tù tội mấy phen rồi
Hàng nước mắt chảy giòng trên mắtMẹ
Ngồi bên Mẹ, tôi thấy mình nhỏ bé
Tình thương yêu của Mẹ lớn bao nhiêu!
Mẹ ơi, con lòng chỉ nguyện một điều:
Được gần sống, đừng lìa xa khỏi Mẹ!
Giờ hẳn Mẹ mỗi khi ngồi cầu lễ
Cho đứa con tù bệnh chốn rừng sâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Phải đầm ướt biết bao hàng nước lệ!
NCT, 1963
TRÊN MẢNH ĐẤT
Trên mảnh đất Đảng gieo mầm tội lỗi
Trong lành cũng phải tanh hôi
Trẻ con chưa nứt mắt đã tù rồi
Bạo lực đi về rất vội
Chết trận, chết tù, hỡi ơi xã hội
Biết bao là vợ goá, con côi
Bán trôn rồi lại bán cả mồ hôi
Mà đói rét vẫn quần cho sớm tối
Mảnh đất chờ trông và sám hối
Thức giả tiêu sầu chai nước lã đun sôi
NCT, 1964
EM BÉ VIỆT NAMTRẦN TRUNG ĐẠO
Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu
- Viên kẹo tròn nầy để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông nầy để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ nầy để qua cho chị
Viên kẹo lớn nầy để lại cho em
Còn viên kẹo thật to nầy ...là phần Bé đấy
Bên bờ biển Palawan
Có một em bé gái
Tuổi mới chừng lên sáu lên năm
Ðang ngồi đếm từng viên sỏi nhỏ
Và nói chuyện một mình
Như nói với xa xăm.
- Em đến từ Việt Nam
Câu trả lời thường xuyên và duy nhất
Hai tiếng rất đơn sơ mà nhiều người quên mất
Chỉ hai tiếng nầy thôi
Em nhớ kỹ trong lòng
Em chỉ ra ngoài Ðông Hải mênh mông
Cho tất cả những câu hỏi khác.
Mẹ em đâu?
- Ngủ ngoài biển cả.
Em của em đâu?
- Sóng cuốn đi rồi.
Chị của em đâu?
- Nghe chị thét trên mui.
Ba em đâu?
Em lắc đầu không nói.
- Bé thức dậy thì chẳng còn ai nữa
Chiếc ghe nhỏ vớt vào đây mấy bữa
Trên ghe sót lại chỉ dăm người
Lạ lùng thay một em bé mồ côi
Ðã sống sót sau sáu tuần trên biển.
Họ kể lại em từ đâu không biết
Cha mẹ em đã chết đói trên tàu
Chị của em hải tặc bắt đi đâu
Sóng cuốn mất người em trai một tuổi.
Kẻ sống sót trong sáu tuần trôi nổi
Ðã cắt thịt mình lấy máu thắm môi em
Ôi những giọt máu Việt Nam
Linh diệu vô cùng
Nuôi sống em
Một người con gái Việt.
Mai em lớn dù phương nào cách biệt
Nhớ đừng bao giờ đổi máu Việt Nam
Máu thương yêu đã chảy bốn ngàn năm
Và sẽ chảy cho muôn đời còn lại.
- Viên kẹo tròn nầy để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông nầy để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ nầy để qua cho chị
Viên kẹo lớn nầy để lại cho em
Còn viên kẹo thật to nầy...là phần Bé đấy.
Suốt tuần nay em vẫn ngồi
Một mình lẩm bẩm
Ngơ ngác nhìn ra phía biển xa xôi.
Như thuở chờ Mẹ đi chợ về
- Thật trễ làm sao
Em tiếp tục thì thầm
Những câu nói vẩn vơ
Mẹ ngày xưa vẫn thường hay trách móc.
Em cúi đầu nhưng không ai vuốt tóc
Biển ngậm ngùi mang thương nhớ ra đi
Mai nầy ai hỏi Bé yêu chi
Em sẽ nói là em yêu biển
Nơi cha chết không tiếng kèn đưa tiễn
Nơi tiếng chị rên
Nghe buốt cả thịt da
Nơi Mẹ chẳng về dù đêm tối đi qua
Nơi em trai ở lại
Với muôn trùng sóng vỗ.
Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu. Trần Trung Ðạo
A LITTLE VIETNAMESE GIRL AND A PEBBLE
- This round piece of candy is for Mom,
The square one saved for Dad,
The little one saved for sister,
A bigger one saved for brother,
And the largest candy ... is for me.
On the Palawan seashore,
there's a little girl
at the age of five or six
counting pebbles at the beach
and talking alone
talking to the loneliness.
- I have arrived from Vietnam.
Her sole and frequent answer.
Two simple words that many have forgotten.
Only these two words,
she held dear in her heart,
and pointing to the sea
where all questions are answered,
Where's Mom?
- She slept out the sea.
Where's brother?
- The waves swept him away.
Where's sister?
- I heard her scream at the boat top.
Where's Dad?
And she shook her head in reply.
- There wasn't anyone left when I awoke.
The small boat rescued a few days back.
On it survived several.
And it was a miracle that an orphan girl
was still alive after six weeks.
Six weeks on the open sea.
Those survived recounted a journey of horror
when hunger killed Dad and Mom,
pirates kidnapped sister,
and the waves swept away her year-old brother.
And those who survived the six-week ordeal
cut their flesh to feed her the blood.
Drops of Vietnamese blood
miraculously
saved the orphan girl,
a Vietnamese girl.
The loving blood that flowed for four thousand years,
and will flow for a million years more.
- This round piece of candy is for Mom,
The square one saved for Dad,
The little one saved for sister,
A bigger one saved for brother,
And the largest candy ... is for me.
A week goes by and still she sits,
mumbling to the loneliness,
gazing at the sea,
waiting for her Mom coming home from the market.
- How late,
and the little orphan girl went on mumbling
silly sentences,
those Mom used to scold.
The little orphan girl
tilted her head and there's no one to stroke her hair
for the sea has brought with it love and remembrance.
And tomorrow when one asks what the little orphan loves,
she'll reply
that she loves the sea.
Where Dad died without a funeral,
where sis's cries pierced the soul,
where nights fall and Mom's not back,
where brother lies with the thousand waves.
Little orphan girl,
Her life a pebble.
Cry once and the tears will forever flow.
Trần Trung Đạo
translated by Tuong Cat
La Petite Vietnamienne et
le galet
Ce bonbon rond est re'serve' pour Maman,
Ce bonbon carre' est pur Papa ,
Ce petit bonbon pour ma soeur,
Ce grand bonbon pour mon fre`re,
Et celui le plus gros ...est pour moi.
Sur la plage de Palawan
Il y a une petite fille
A` l'a^ge de cinq ou six ans,
Comptant un par un des galets
en parlant toute seule
Comme elle parle a` sa solitude.
Je suis venue du Viet Nam,
C'est sa re'ponse unique et habituelle.
Les deux mots tre`s simples que beaucoup de gens ont oublie's,
Ces deux seuls mots
sont reste's toujours fide`les a` sa me'moire.
Elle a montre' la mer
aux autres questions.
O`u est Maman ?
-Elle s'est couche'e a` la mer
O`u est ton fre`re?
-Il a e'te' emporte' par les vagues vers le large
O`u est ta soeur ?
-J'ai entendu son cri percant au haut de la barque
O`u est Papa?
Elle a secoue' sa te^te aulieu de re'ponse
-De`s que je me suis re'veille'e, je n'ai trouve' personne la` -bas
Sur la barque sauve'e il y a quelques jours
certains ont ve'cu.
Comme c'est e'tonnant de trouver une petite orpheline
encore vivante apre`s six semaines en pleine mer.
Les survivants ont raconte' des histoires d'e'pouvante sur lui
telles que ses parents mouraient de faim,
sa soeur e'tait kidnappe'e par les pirates
et son petit fre`re a` l'a^ge d'un an, emporte' par les flots.
Ceux ayant surve'cu a` travers les six semaines difficiles
Se coupaient leur chair pour nourrir la petite fille des gouttes de sang,
celles du sang vietnamien
qui par miracle ont sauve' la vie d'une fille vietnamienne.
Un jour tu seras grande.
Ne change jamais ton sang vietnamiem partout o`u tu iras.
Ce sang affectueux s'e'coulant pendant des quatre mille ans d'antan
Continue a` s'e'couler e'ternellement.
-Ce bonbon rond est re'serve' pour Maman,
Ce bonbon carre' est pour Papa,
Ce petit bonbon pour ma soeur,
Ce grand bonbon pour mon fre`re,
Et celui le plus gros est ...pour moi.
Toute la semaine elle s'assied toujours la`-bas
Marmonnant toute seule
En regardant avec stupe'faction le lointain de la mer.
Il semble qu'elle est entrain d'attendre sa me`re au retour du marche'.
-Comme il est tard !
La petite continue a` chuchoter des non-sens
surlesquels sa me`re avait l'habitude de lui faire une re'primande.
La petite pencha la te^te sur le co^te' mais personne ne caresse ses cheveux.
La mer a apporte' les douleurs muettes et les affections au lointain.
Un jour si quelqu'un demande a` la jeune fille pour qui elle a de l'affection
Elle re'pondra qu'elle aime la mer
Ou` son pe`re mourut sans corte`ge fune`bre
Ou` les cris de sa soeur lui transperce`rent le coeur
Ou` sa me`re ne revint pas quand la nuit de'ja` passait
Ou` son fre`re resta avec des vaques par milliers
O! Petite orpheline, ta vie est celle d'un galet pleurant une fois
Et les larmes continueront a` s'e'couler pour toujours.
CỬU LONG * CHO HỒN NGƯỜI TRÊN BIỂN
Cho hồn người trên biển
Bên bờ Thái Bình Dương
Này những oan hồn
Lạnh lẻo hơn ba mươi năm
Đêm nay về trên đảo của năm xưa
Nơi những người Việt Nam
Tạm nương náu
Khóc lần cuối bên đài tưởng niệm.
Đêm nay biển lặng
Như sẳn sàng đón nhận
Muôn triệu ngàn giọt lệ
Khóc cho các ngươi
Những người xấu số
Thương cho các ngươi
Sự bất hạnh của cuộc đời
Sáng mai khi mặt trời lên
Đứng tưỡng niệm
Khi bình minh dâng từ lòng đại dương
Sẽ không còn thấy nữa
Tấm bia đá ghi tên các người
Những người:
“Thà chết trong TỰ DO”
“Còn hơn sống cuối đầu”
Oan hồn ơi, các người có biết
Những con người chết cho TỰ DO
Ngươi đã cho thế giới biết
Giá trị của hai chữ thần kỳ
Ưởn ngực hô to TỰ DO
Thà chết không sống quì
Chết vinh hơn sống nhục
Chúng ta cuối đầu tưởng niệm
Chúng ta xây tượng đài
Vinh danh các ngươi
Những kẽ khinh bạo tàn
Dìu nhau đi vào biển cả
Dù biết chết nhưng vẩn đi
Trên những con thuyền mong manh
Nhưng mai đây
Tượng dài không còn nữa
Tượng Nữ Thần Tự Do phải nghiêng mình
Khải Hoàn Môn tự cuối đầu
Trước các ngươi lòng kính phục
Kẽ thực sự chết cho Tự Do
Đêm nay
Hỡi những hồn thiêng
Ta khóc cho các ngươi
Oán
Hờn
Thương
Nhớ
Cữu Long
23-04-2007
TRẦN HỒNG CHÂU * BIỂN OAN KHIÊN
Trần Hồng Châu
biển vẫn biển quê hương
nối dài muôn trùng sóng
hồ khoan vẫn bắc cầu vồng nhớ nhung
lửa tiếp sức vẫn từ lòng đất mẹ...
nhưng dưới sâu
sâu nữa
vạn hồn thuyền nhân
sớm đi tối về
vẫn oan khiên
ngập tràn biển đông!
nước biển có giải oan
trắng tinh hồn nhược tiểu?
nước biển có mặn chát
vạn niềm đau ?
nước biển có rửa sạch
ý thức hệ đen
đồ thán
chất ngất trời xanh ?
sóng vật vờ
sóng thành đỉnh Hy Mã
sóng thành vực A tỳ
thuyền lá tre vút lên lời nguyện cầu
đỏ thương đau
một hạt cát trong vô cùng sa mạc
một giọt nước trong vô cùng đại dương
đoàn hải khấu
ác điểu đen
bỗng đổ sập xuống một trời bóng tối
nữ tu, thôi hết nữ đồng trinh
nghĩa phu thê, thôi lời vĩnh biệt
em gái nhỏ, thôi nhé
dẫm nát một búp hồng non!
mắt loạn thị
đầu hoang tưởng
nhãn ngư, ngư nhãn
điệu hồ khoan, ơ hờ!
ta đã đi đến tận cùng của chịu đựng
đi! cho ta nắm bàn tay tuyệt diệu
cho ta vào lòng biển sâu
vào giấc ngủ vô thường...
dưới sâu vẫn vô vàn cánh bay
dằng dặc
dây xích oan khiên
về lòng đất
ai đây tiêp dẫn
chúng sinh hồn trầm lạc ?
Trần Hồng Châu
( Nhớ Đất Thương Trời )
__._,_.___
NGÔ MINH HẰNG * ĐÁM MA TÙ
ĐÁM MA TÙ
Vài tên cầm súng bước đi đầu
Tên nữa AK. tiếp phía sau
Một xác bó tròn đôi mảnh chiếu
Hai đầu buộc tréo bốn dây lau
Không kèn, không trống, không đưa tiễn
Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu
Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ
Và hồn sông núi bước theo sau !!!
Tên nữa AK. tiếp phía sau
Một xác bó tròn đôi mảnh chiếu
Hai đầu buộc tréo bốn dây lau
Không kèn, không trống, không đưa tiễn
Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu
Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ
Và hồn sông núi bước theo sau !!!
Ngô Minh Hằng
Monday, August 4, 2014
THƠ NGUYỄN CHÍ THIỆN
Thường ngồi chắp tay cầu khấn giờ lâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Tôi chỉ thấy Mẹ dùng khi lễ bái
Đời của tôi nhiều khổ đau oan trái
Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi
Đứa con trai tù tội mấy phen rồi
Hàng nước mắt chảy giòng trên mắtMẹ
Ngồi bên Mẹ, tôi thấy mình nhỏ bé
Tình thương yêu của Mẹ lớn bao nhiêu!
Mẹ ơi, con lòng chỉ nguyện một điều:
Được gần sống, đừng lìa xa khỏi Mẹ!
Giờ hẳn Mẹ mỗi khi ngồi cầu lễ
Cho đứa con tù bệnh chốn rừng sâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Phải đầm ướt biết bao hàng nước lệ!
NCT, 1963
TRÊN MẢNH ĐẤT
Trên mảnh đất Đảng gieo mầm tội lỗi
Trong lành cũng phải tanh hôi
Trẻ con chưa nứt mắt đã tù rồi
Bạo lực đi về rất vội
Chết trận, chết tù, hỡi ơi xã hội
Biết bao là vợ goá, con côi
Bán trôn rồi lại bán cả mồ hôi
Mà đói rét vẫn quần cho sớm tối
Mảnh đất chờ trông và sám hối
Thức giả tiêu sầu chai nước lã đun sôi
NCT, 1964
TRẦN TRUNG ĐẠO * EM BÉ VIỆT NAM
EM BÉ VIỆT NAMTRẦN TRUNG ĐẠO
Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu
- Viên kẹo tròn nầy để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông nầy để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ nầy để qua cho chị
Viên kẹo lớn nầy để lại cho em
Còn viên kẹo thật to nầy ...là phần Bé đấy
Bên bờ biển Palawan
Có một em bé gái
Tuổi mới chừng lên sáu lên năm
Ðang ngồi đếm từng viên sỏi nhỏ
Và nói chuyện một mình
Như nói với xa xăm.
- Em đến từ Việt Nam
Câu trả lời thường xuyên và duy nhất
Hai tiếng rất đơn sơ mà nhiều người quên mất
Chỉ hai tiếng nầy thôi
Em nhớ kỹ trong lòng
Em chỉ ra ngoài Ðông Hải mênh mông
Cho tất cả những câu hỏi khác.
Mẹ em đâu?
- Ngủ ngoài biển cả.
Em của em đâu?
- Sóng cuốn đi rồi.
Chị của em đâu?
- Nghe chị thét trên mui.
Ba em đâu?
Em lắc đầu không nói.
- Bé thức dậy thì chẳng còn ai nữa
Chiếc ghe nhỏ vớt vào đây mấy bữa
Trên ghe sót lại chỉ dăm người
Lạ lùng thay một em bé mồ côi
Ðã sống sót sau sáu tuần trên biển.
Họ kể lại em từ đâu không biết
Cha mẹ em đã chết đói trên tàu
Chị của em hải tặc bắt đi đâu
Sóng cuốn mất người em trai một tuổi.
Kẻ sống sót trong sáu tuần trôi nổi
Ðã cắt thịt mình lấy máu thắm môi em
Ôi những giọt máu Việt Nam
Linh diệu vô cùng
Nuôi sống em
Một người con gái Việt.
Mai em lớn dù phương nào cách biệt
Nhớ đừng bao giờ đổi máu Việt Nam
Máu thương yêu đã chảy bốn ngàn năm
Và sẽ chảy cho muôn đời còn lại.
- Viên kẹo tròn nầy để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông nầy để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ nầy để qua cho chị
Viên kẹo lớn nầy để lại cho em
Còn viên kẹo thật to nầy...là phần Bé đấy.
Suốt tuần nay em vẫn ngồi
Một mình lẩm bẩm
Ngơ ngác nhìn ra phía biển xa xôi.
Như thuở chờ Mẹ đi chợ về
- Thật trễ làm sao
Em tiếp tục thì thầm
Những câu nói vẩn vơ
Mẹ ngày xưa vẫn thường hay trách móc.
Em cúi đầu nhưng không ai vuốt tóc
Biển ngậm ngùi mang thương nhớ ra đi
Mai nầy ai hỏi Bé yêu chi
Em sẽ nói là em yêu biển
Nơi cha chết không tiếng kèn đưa tiễn
Nơi tiếng chị rên
Nghe buốt cả thịt da
Nơi Mẹ chẳng về dù đêm tối đi qua
Nơi em trai ở lại
Với muôn trùng sóng vỗ.
Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu. Trần Trung Ðạo
A LITTLE VIETNAMESE GIRL AND A PEBBLE
- This round piece of candy is for Mom,
The square one saved for Dad,
The little one saved for sister,
A bigger one saved for brother,
And the largest candy ... is for me.
On the Palawan seashore,
there's a little girl
at the age of five or six
counting pebbles at the beach
and talking alone
talking to the loneliness.
- I have arrived from Vietnam.
Her sole and frequent answer.
Two simple words that many have forgotten.
Only these two words,
she held dear in her heart,
and pointing to the sea
where all questions are answered,
Where's Mom?
- She slept out the sea.
Where's brother?
- The waves swept him away.
Where's sister?
- I heard her scream at the boat top.
Where's Dad?
And she shook her head in reply.
- There wasn't anyone left when I awoke.
The small boat rescued a few days back.
On it survived several.
And it was a miracle that an orphan girl
was still alive after six weeks.
Six weeks on the open sea.
Those survived recounted a journey of horror
when hunger killed Dad and Mom,
pirates kidnapped sister,
and the waves swept away her year-old brother.
And those who survived the six-week ordeal
cut their flesh to feed her the blood.
Drops of Vietnamese blood
miraculously
saved the orphan girl,
a Vietnamese girl.
The loving blood that flowed for four thousand years,
and will flow for a million years more.
- This round piece of candy is for Mom,
The square one saved for Dad,
The little one saved for sister,
A bigger one saved for brother,
And the largest candy ... is for me.
A week goes by and still she sits,
mumbling to the loneliness,
gazing at the sea,
waiting for her Mom coming home from the market.
- How late,
and the little orphan girl went on mumbling
silly sentences,
those Mom used to scold.
The little orphan girl
tilted her head and there's no one to stroke her hair
for the sea has brought with it love and remembrance.
And tomorrow when one asks what the little orphan loves,
she'll reply
that she loves the sea.
Where Dad died without a funeral,
where sis's cries pierced the soul,
where nights fall and Mom's not back,
where brother lies with the thousand waves.
Little orphan girl,
Her life a pebble.
Cry once and the tears will forever flow.
Trần Trung Đạo
translated by Tuong Cat
Ce bonbon rond est re'serve' pour Maman,
Ce bonbon carre' est pur Papa ,
Ce petit bonbon pour ma soeur,
Ce grand bonbon pour mon fre`re,
Et celui le plus gros ...est pour moi.
Sur la plage de Palawan
Il y a une petite fille
A` l'a^ge de cinq ou six ans,
Comptant un par un des galets
en parlant toute seule
Comme elle parle a` sa solitude.
Je suis venue du Viet Nam,
C'est sa re'ponse unique et habituelle.
Les deux mots tre`s simples que beaucoup de gens ont oublie's,
Ces deux seuls mots
sont reste's toujours fide`les a` sa me'moire.
Elle a montre' la mer
aux autres questions.
O`u est Maman ?
-Elle s'est couche'e a` la mer
O`u est ton fre`re?
-Il a e'te' emporte' par les vagues vers le large
O`u est ta soeur ?
-J'ai entendu son cri percant au haut de la barque
O`u est Papa?
Elle a secoue' sa te^te aulieu de re'ponse
-De`s que je me suis re'veille'e, je n'ai trouve' personne la` -bas
Sur la barque sauve'e il y a quelques jours
certains ont ve'cu.
Comme c'est e'tonnant de trouver une petite orpheline
encore vivante apre`s six semaines en pleine mer.
Les survivants ont raconte' des histoires d'e'pouvante sur lui
telles que ses parents mouraient de faim,
sa soeur e'tait kidnappe'e par les pirates
et son petit fre`re a` l'a^ge d'un an, emporte' par les flots.
Ceux ayant surve'cu a` travers les six semaines difficiles
Se coupaient leur chair pour nourrir la petite fille des gouttes de sang,
celles du sang vietnamien
qui par miracle ont sauve' la vie d'une fille vietnamienne.
Un jour tu seras grande.
Ne change jamais ton sang vietnamiem partout o`u tu iras.
Ce sang affectueux s'e'coulant pendant des quatre mille ans d'antan
Continue a` s'e'couler e'ternellement.
-Ce bonbon rond est re'serve' pour Maman,
Ce bonbon carre' est pour Papa,
Ce petit bonbon pour ma soeur,
Ce grand bonbon pour mon fre`re,
Et celui le plus gros est ...pour moi.
Toute la semaine elle s'assied toujours la`-bas
Marmonnant toute seule
En regardant avec stupe'faction le lointain de la mer.
Il semble qu'elle est entrain d'attendre sa me`re au retour du marche'.
-Comme il est tard !
La petite continue a` chuchoter des non-sens
surlesquels sa me`re avait l'habitude de lui faire une re'primande.
La petite pencha la te^te sur le co^te' mais personne ne caresse ses cheveux.
La mer a apporte' les douleurs muettes et les affections au lointain.
Un jour si quelqu'un demande a` la jeune fille pour qui elle a de l'affection
Elle re'pondra qu'elle aime la mer
Ou` son pe`re mourut sans corte`ge fune`bre
Ou` les cris de sa soeur lui transperce`rent le coeur
Ou` sa me`re ne revint pas quand la nuit de'ja` passait
Ou` son fre`re resta avec des vaques par milliers
O! Petite orpheline, ta vie est celle d'un galet pleurant une fois
Et les larmes continueront a` s'e'couler pour toujours.
LÊ QUANG VINH * ĐÁM TANG MỆ NỘI TÔI
ĐÁM TANG MỆ NỘI TÔI, NGHICH LÝ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Lê Quang Vinh
(QTXM). Bạn đọc thân mến. Nhà báo Lê Quang Vinh quê ở Quảng Trạch,
Quảng Bình, là phóng viên ảnh báo Thương Mại cũng tôi mười mấy năm liền.
Nhưng năm ấy tôi không hề nghe anh kể chuyện CCRĐ. Những ngày căn phẫn
bọn Tàu Khựa ngang nhiên đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam anh mới
nhớ lại. Thì ra cái đại họa “Cải cách ruộng đất” là từ các “đồng chí”
Trung Quốc. Bọn “Đội” CCRĐ chính là bọn Hồng vệ binh của Mao Trạch Đông
sau này đã giết hàng chục triệu người Trung Quốc. Lê Quang Vinh viết :”
Hàng vạn sinh linh, trong đó có những người con ưu tú của dân tộc bị
hành hạ, tiêu diệt. Làng tôi có ông Nghè Cơ (tên thật Nguyễn Bá Ky - Bí
danh hoạt động CM là "Vĩnh Khang") – Nhạc phụ của nguyên Ủy viên Bộ
Chính trị, Phó thủ tướng, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên bị “Cải cách ruộng
đất” quy “địa chủ”, “phản động”, “cường hào gian ác” và bị xử bắn ngay
nơi chỗ Mệ Nội tôi nằm là bãi Hói Nại. Cách đây 2 năm, Bí thư Tỉnh ủy
Quảng Bình đã có Quyết định công nhận "Cán bộ lão thành cách mạng tiền
khởi nghĩa" cho ông Nghè (Liệt sĩ, Đảng viên Đảng Lao động – nay là
ĐCS). Bi kịch trong “Cải cách ruộng đất” đã thành bi kịch toàn xã hội
miền Bắc thời đó . Mỗi gia đình vốn tử tế bị nó làm cho vô luân, hư nát,
tệ hại Tôi kể lại cái chết và đám tang Mệ Nội ( bà nội) tôi, như một
sự cảnh tỉnh: giặc Tàu đã dùng người Việt tiêu diệt người Việt, xã hội
VN vô cùng tài giỏi. Tổn hại của “Cải cách ruộng đất” lớn hơn rất nhiều
lần những tổn hại trong kháng chiến chống Pháp về người và của, đặc biệt
luân thường đạo lý và xã hội. Hậu quả bi thương của hàng triệu gia đình
còn nguyên đó cho tới hôm nay. Chúng ta không chỉ đấu tranh kiên cường
giành lại Hoàng Sa bảo vệ Trường Sa; chúng ta cần tránh xa, cảnh giác
cao hơn những âm mưu “diễn biến hòa bình” từ những người “Cộng sản” Tàu.
Đó chính là “Lực lượng thù địch” đích thực đối với dân tộc VN và những
người CSVN. Tôi thấy ở lĩnh vực này, nhân dân đã tiên phong, tĩnh táo và
cảnh giác hơn các những người lãnh đạo”. QTXM xin giới thiệu bài bài
viết của nhà báo Lê Quang Vinh về câu chuyện bi thương này để bạn đọc
cùng chia sẻ.
*
* *
Gần giữa tháng 3 ta rồi, nhưng thời tiết ở quê vẫn còn mát mẻ.
Khoảng hơn 4 giờ chiều, ngày13/3/Bính Thân (23/4/1956), tôi đon đả từ
chợ Trường về nhà Mệ Nội (Chợ Hòa Ninh khi xưa nằm bên cạnh trường học
do ông Xu Phiến xây cất từ thiện cho làng nên thường gọi là “Chợ
Trường”). Không biết trời đất xui khiến thế nào ấy, nên dường như đôi
chân tôi cứ thế vô tư rảo bước mà chả thấy mệt, dầu cả ngày bụng lép kẹp
đói đến cồn cào. Định vào đây, sẽ trèo lên tra (gác nhà) lấy trộm một
ít tiền ken của Mệ để đánh đáo (Tiền do Pháp đúc chủ yếu bằng kim loại
chì và kẽm thời Pháp thuộc, một mặt có chữ Pháp và một mặt có chữ Nam,
vào thời đó bị vô hiệu không tiêu được nữa; nhưng Mệ vẫn cất giữ cả một
dãy cót, với khối lượng ước tới hàng nghìn, chục nghìn quan). Tới nhà
Mệ, tôi bước qua kẹt cửa (bục cửa) để vào nhà. Thấy mệ Nội nằm sóng soài
trên tấm ván bổ (Tấm ván to ghép khoảng 3 - 4 tấm ván mỏng với nhau
dùng thưng che cửa). Tôi thầm nghĩ, chắc giờ này Mệ đang ngủ…
Tôi rón
rén tới nơi Mệ nằm. Ở dưới đất phía bên phải gần đầu Mệ, thấy một nửa
chiếc bánh tráng (bánh đa đã nướng) để trong chiếc nón rách ngửa mặt,
tôi định đưa tay bẻ xin Mệ một meéng (miếng - tiếng Hòa Ninh) ăn cho đỡ
đói. Nhưng linh tính thế nào, tay tôi tự nhiên rụt lại và miệng thì lạc
giọng gọi thất thanh mấy tiếng liền: “Mệ ơi! Mệ ơi! Mệ ơi!”…Lúc này, cả
người đã như tá hỏa, tôi thất thần chợt nhận ra Mệ chết mất rồi! Tôi
nhào xuống nhà ngang để gọi thím Toàn, nhưng không ai có nhà. Cứ thế,
tôi câm lặng lao nhanh về nhà và gặp Mự ngay ở sân. Tôi la lớn: “Mệ
chết! Mệ chết! Mệ chết rồi…” Thế là cả nhà gồm Mự, ả Liệu, ả Lài cùng
chạy ào ra nhà Mệ. Một chốc sau, mọi người như O Trợ Dịu (con gái duy
nhất của Mệ), ông Câu Đằng (là em trai Mệ) và mấy người nữa cũng kịp
tới.
Lúc này, tôi mới hoàn hồn để nhìn kỹ Mệ đang nằm đó. Vì bị quy “địa
chủ” nên giường, phản, mọi đồ vậy… bị “Đội cải cách” tịch thu hết, Mệ
đành phải ngả tấm cửa bổ ra trên nền đất để nằm. Hình ảnh Mệ nằm đó gầy
tong teo, mái tóc bạc trắng, hai cục xương bên hai thái dương nhô cao
vì chỉ còn da bọc, hai má hỏm sâu bởi hai hàm răng không còn chiếc nào.
Người Mệ lọt thỏm trong bộ đồ thao (vải tơ tằm) màu bàng bạc ngã vàng,
đã rách mấy chỗ, mình nằm ngửa trên tấm ván bổ trệt sát nền nhà.
Đôi mắt
Mệ nhắm nghiền, ráo hoảnh, như đang hướng lên trên trời cao… Sau này,
có mấy người ngoài chợ Trường nói lại với Mự tôi: Chiều ấy, vào đầu buổi
chợ, Mệ ra đây và được ai đó cho nửa chiếc bánh tráng. (Nay tôi không
còn nhớ tên nữa, nhưng là người trên Thành – bà con bên Công giáo, rất
nhiều người nghĩa tình lắm). Người này cũng sợ liên lụy với “địa chủ”
nên sau khi cho bánh liền ra hiệu để Mệ chạy đi, rồi hô hoán là “mụ tra
ăn cướp”, “mụ tra ăn cướp”! Cố nhiên, không có ai đuổi theo bắt “con
địa chủ già” ăn cướp. Được nửa chiếc bánh tráng trong tay,
Mệ bò nhanh về nhà. Khi tới nhà, Mệ đã kiệt sức do đói, không thể ăn
được vì không còn răng. Ở tuổi gần 80 và tình trạng Mệ hiện tại thì ăn
bánh tráng là phải ngậm từng mẩu nhỏ thật lâu trong mồm cho mềm ra mới
nuốt được. Do đó mà Mệ đã bị luội sức đi trước rồi, giờ chết tức tưởi
như vậy. Chết bên nửa chiếc bánh tráng chợ Trường!
Mệ chết đói bên cạnh nửa chiếc bánh tráng còn nguyên. Lúc này nửa chiếc
bánh ấy có thể cứu sống Mệ nhưng nó đã như nửa vầng trăng khá xa, vầng
trăng khuyết tận trên trời cao. Ôi cái bi thương khủng khiếp của kiếp
người như Mệ cả thế gian này liệu có ai không? Tai ương của “Cải cách
ruộng đất”, nó tàn ác như vậy!
* *
Một tên địa chủ chết, lập tức phải đưa chôn ngay. Phải tống khứ ra
khỏi làng càng sớm càng tốt kẻ “bóc lột” này. Sợ con ma “địa chủ” trả
thù hay sao mà lệnh của “Ủy ban hành chính xã” và “Đội Cải cách” được
thực thi ngay trong đêm 23/4/1956. Xã bắt những người bị quy “địa chủ”
và con cái họ, tới để đưa đám. Những người đàn ông mặt xác xơ do thiếu
đói thì đào huyệt mộ, những người đàn bà thì khiêng linh cữu. Theo trí
nhớ của chị Liệu (chị gái tôi), có các bà và chị sau khiêng linh cữu: Mệ
Huyên (mụ mọn của ông cụ Bản), Mự tôi, ả Liệu, hai ả Huệ và Hoe (con
ông Trợ Đản), ả Hoàn (con mệ Thông Nhít), O Trợ Dịu. Người em ruột duy
nhất của Mệ là ông Câu Đằng lo khâm liệm. Đám tang không có lấy một nén
nhang, ngọn nến để đốt, may mà có ánh trăng. Đã là “mười ba” âm, nên
trăng khá đầy và sáng. Dưới ánh trăng, Mự tôi thở hổn hển cùng những
người đàn bà già và mấy chị yếu ớt, chân mọi người như ríu lại bước thấp
bước cao, lê đi rất khó nhọc trong đám đưa thê lương...
Chừng ấy con người mà khiêng cỗ linh cữu được đóng bằng ván gỗ vàng
tâm rất dày nên khá nặng; lại phải mò mẫm khiêng đi trong đêm khiến linh
cữu nhiều lần bị vấp lên vấp xuống, ì à ì ạch suốt cả giờ mới tới nơi
chôn cất ở bãi Hói Nại (ngoài bờ sông Hòa Ninh, xế bên kia là thôn Vĩnh
Phước). Thật trớ trêu là người ta ra lệnh chỉ những tên địa chủ là phải
tới đưa tên địa chủ đã chết ra bãi đất hoang bên sông chôn chứ không
được chôn trong nội đồng. Ruộng nội đồng được chia cho nông dân cả rồi,
địa chủ không thể có một “dằm đất để cắm dùi” chứ đùng nói tới được chôn
cất. Nơi Mệ nằm thế này, ngày xưa cùng lắm chỉ chôn cất những người gọi
là “tứ cố vô thân”, những kẻ “ăn mày”, hoặc dân “Xuân Hồi” vô gia
cư…Mỗi lần thủy triều lên (khi chưa đắp đê Cửa Hác), nước mặn dâng ngập
cả bãi sình mom sông này.
Nhà thím Lai là con dâu của Mệ còn mấy đám
ruộng vốn được Mệ chia cho từ trước, tuy có liên lụy với địa chủ nhưng
vẫn được ân phước là thành phần "nông dân" – vì thế nên Mệ không được
chôn ở ruộng nhà thím ấy, nhà “nông dân”! Chị Liệu vẫn còn nhớ rành
rọt, Mự sai ra nhà thím Lai để gọi đi đưa Mệ, nhưng thím ấy “sợ” nên dứt
khoát không đi; cả nhà mấy đứa cháu nội vì thế cũng không đi. Sau này,
Mự tôi cũng nhiều lần kể lại như vậy. Thím Lai vốn tốt với mẹ chồng,
nhưng “Cải cách” nó làm cho thím ấy phải chịu tệ như vậy. Ở thời đó,
trong làng Hòa Ninh, không ít người con đấu tố cha mẹ ruột mình mà. Như
anh Mừng, chồng o Hòa con mệ hội Huyến có họ hàng nội thân với Mệ, đấu
tố cha mạnh tay quá làm rách mí mắt ông Lý Pháp (thầy dạy tôi thời “vỡ
lòng”). Ông Ngoại tôi, Cụ Ngô Nhật Tuyên ở bên Phường, cũng bị thằng
cháu ngoại là con trai người con gái cả Ngô Thị Nậy, tên là Nhuyền, đã
dơ nắm đấm dí vào mặt ông ngoại mình đấu tố. Hắn còn vặt râu ông và quát
lớn: “Mi biết tau (tao) là ai không?
Bi kịch trong Cải cách ruộng đất đã thành bi kịch toàn xã hội miền Bắc
thời đó chứ không còn là sự bất hiếu riêng rẻ trong mỗi gia đình vốn tử
tế, đã bị nó làm cho vô luân, hư nát, tệ hại đến vậy. Thật ngao
ngán. Nói thêm về chiếc áo quan của Mệ. Trước biến cố “Cải
cách ruộng đất” 1954 mấy năm, Mệ đã chuẩn bị “hậu sự” cho mình vì đã
ngoài 70 tuổi. Bởi thế nên Mệ đã thuê thợ mộc ở làng là ông Tri Cầu
chuyên buôn gỗ và có xưởng mộc, đóng cỗ quan tài bằng gỗ “vàng tâm” –
thứ gỗ quý chịu nước nằm trong đất lâu năm khó hoai, để sẵn trong nhà.
Tôi nhớ rõ cỗ quan tài đặt ngay gian giữa nhà, theo thời gian đã lên
nước vàng ươm. Cả 4 tấm là 4 phiến gỗ nuột nà; hai đầu chạm khắc hoa văn
cẩn thận, một đầu chữ “thượng”, một đầu chữ “hạ” theo lối chữ nho; ván
“thiên” dày khoảng 1 gang tay.
Cả chiếc áo quan to, bề thế hiếm thấy vào
thời đó. Đến mùa, Mệ và thím Toàn thường chứa thóc trong cỗ áo. Hôm
bốc mộ Mệ là một ngày mùa hè nắng to, khoảng năm 1960 -1961. Khi quật
lên, thấy rõ mồm một quan tài Mệ bị chôn nghiêng. Nghiêng nhiều lắm.
Nghiêng ra phía rào (bờ sông). Không thể trách ai được, vì tình thế đưa
đám Mệ diễn ra cực kỳ bất cập như vậy, quan tài không bị nghiêng lệch
mới là lạ. Mở nắp quan tài, tôi thấy nước dâng lên hơn phân nửa, rặt
một màu vàng do đất mặn nhiễm nhiều phèn. Phía trên mặt nổi lềnh phềnh
tấm áo còn nguyên sắc đỏ và vàng (áo 2 lớp, lớp ngoài là gấm màu đỏ, lớp
trong là lụa tơ tằm màu vàng). Chiếc áo gấm Mệ đã cất giấu vô cùng tài
tình, cốt cán của đội “Cải cách” không lấy được nên khi qua đời còn có
mà mặc cho Mệ. Tới bây giờ, tôi vẫn không thể nghĩ và hình dung được là
làm sao mệ cất giữ an toàn chiếc áo gấm này trước quân ăn cướp, vô lương
của Cải cách ruộng đất?
Những thằng được phong lên làm “cốt cán” là
những đứa vô học, trợn trạc, lưu manh nhất làng nên luôn ranh mãnh và
hung dữ lắm, mà nó “chịu thua” không thu được chiếc áo dài của Mệ tôi là
quá lạ kỳ. Nhưng nghĩ kỹ lại, bọn này vẫn còn "nhân đạo", chứ sao chiếc
áo quan quý nằm chềnh ềnh giữa nhà thế mà không bị "tịch thu"? Chắc áo
quan là “danh mục” bị chính quyền cấp trên cấm đụng vào vì “kiêng kỵ”
hay sao đó. Cũng có thể, chính quyền muốn tỏ ra có “văn hóa”, có “đạo
đức” nên không táng tận đến cỡ để cấp cơ sở đàn em phải đụng tay đụng
chân đến thứ mà những ông bà già nua sắp sẵn cái chết cho mình?
Mệ Nội tôi - Cụ Đoàn Thị Diệp, là con gái cả một gia đình họ Đoàn có
truyền thống học hành - đỗ đạt. Là người phụ nữ đẹp, giỏi dang, ham làm
giàu và ở phương diện này khá thành công. Cả đời Mệ luôn siêng năng tần
tảo, căn cơ và tằn tiện. Nhờ đức tính đó mà với hai bàn tay trắng đã gây
dựng nên cơ nghiệp, để lại cho mỗi người con một phần di sản của mình
làm ra. Chồng mất sớm, một tay cụ gây dựng cho 5 người con, cả trai lẫn
gái, người nào cũng nhà ngói, ruộng vườn và trở thành một trong những
gia đình giàu có bậc nhất trong làng.Ngôi nhà rường bằng gỗ gụ, với bao
đường nét chạm khắc tinh xảo, cụ mua của một ông quan từ huyện Lệ Thủy
(Quảng Bình) về dựng cho con trai Lê Duy Xinh, hiện vẫn còn nguyên vẹn ở
làng.
Thật
rất nghịch lý, một gia đình giàu có, đông con cháu, thế mà đại họa “Cải
cách ruộng đất” rước từ Tàu về, đã đẩy Mệ tôi và hàng chục vạn người
khác, trong đó có nhiều người kháng chiến cũ, có công với cách mạng tới
cái chết vô cùng bi thương như vậy. Tội nghiệp Mệ quá Mệ ơi!
Hà Nội, ngày Biển Đông dậy sóng 11/5/2014
Cháu nội Lê Quang Vinh
THANH QUANG * TÀU MT 065
Chuyến vượt biên định mệnh trên tàu MT065
Trong khi gần một triệu thuyền nhân đã đến được các trại tỵ nạn, thì cũng chừng ấy số người đã vùi thây giữa biển khơi, hay trên núi đồi rừng rậm.Văn khố Thuyền nhân VN
Những cơn ác mộng
Những
ai đã trở về các nước vùng Đông Nam Á, nhất là đến
Malaysia và Indonesia, dừng
chân tại những nghĩa trang thuyền nhân, đều cảm thấy
bùi ngùi thương cảm cho những người khước
từ một thiên đường huyển hoặc,
đành gạt lệ rời bỏ
quê hương làng
mạc, ruộng vườn, người
thân… để liều mình vượt trùng dương tìm đường sống trong cái chết.
Trong khi gần một triệu thuyền nhân
đã đến được các trại tỵ nạn, thì cũng chừng ấy số người đã vùi thây giữa biển
khơi, hay trên núi đồi rừng rậm.
Cũng trong chuyện bỏ nước ra đi đó,
ngày 26-11-1978 tàu Kim Hoàng MT065- tức Mỹ Tho 065, chở trên 300 Hoa Kiều đăng
ký bán chính thức vượt biên rời Việt Nam. Sau 5 ngày lênh đênh trên biển cả,
khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 30-11-1978 thì tàu tới bờ biển Malaysia.
Vì chính sách đẩy tàu thuyền ra
biển, lính biên phòng Mã Lai bắn ra không cho tàu cặp bến, tàu phải bỏ neo cách
bờ khoảng 200 thước chờ trời sáng tìm phương cách giải quyết. Nửa đêm bão tới.
Khoảng 5 giờ sáng thì tàu chìm khiến trên 170 người thiệt mạng. Tử thi được mai
táng trong hai ngôi mộ tập thể tại tiểu bang Kelantan ở Malaysia.
Tháng 8-2005, lần đầu tiên phái
đoàn người Việt hải ngoại, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) trụ sở ở Úc
tổ chức, đã đến thăm viếng và cúng tế ở nơi này.
Tháng 9-2008 vợ chồng tài công tàu
Kim Hoàng theo phái đoàn VKTNVN trở về thắp nén nhang cầu nguyện cho hai đứa
con, một đứa cháu và tất cả những người không may mắn đã vĩnh viễn gửi thân nơi
xứ lạ quê người ròng rã trên 30 năm qua.
Sau 5 ngày lênh đênh trên biển cả, khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 30-11-1978 thì tàu tới bờ biển Malaysia. Vì chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, lính biên phòng Mã Lai bắn ra không cho tàu cặp bến
Hồi
tháng 4 năm 2000, bài viết
của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn
về chuyến vượt biên của
mình, được đang tải và phổ biến
mọi nơi. Trong chuyến đi kinh hoàng đó, vợ và con của
anh đã thiệt mạng.
Qua bài viết, nhà văn mô tả khá chi
tiết về chuyến tàu định mệnh này, và cho thấy phe tài công, chủ tàu cùng gia
đình đã bỏ tàu lên bờ; vì không người điều khiển nên tàu chìm, khiến trên 170
người mạng vong.
Những uẩn khúc trên tàu MT065
Anh Trần Đông, Giám Đốc
Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam rất băn khoăn về
vấn đề này. Gần đây anh tìm gặp
anh Phạm Văn Hoàng, từng là tài công MT065 vừa nói, và ra sức tìm hiểu chi tiết biến cố
sáng mùng 1-12-1978 này.
Thưa quý thính giả, chúng tôi liên
lạc được với anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, cùng tài
công Phạm Văn Hoàng của tàu MT065, hiện cư ngụ tại Melbourne, nước Úc.
Qua cuộc trao đổi sau đây, câu hỏi
đầu tiên mà chúng tôi nêu lên với anh Trần Đông là làm sao anh có thể tìm ra
được ngôi mộ tập thể mai táng 123 thuyền nhân tàu Kim Hoàng MT065 ? Và làm sao
anh biết chắc đó chính là mộ của những nạn nhân này ? Anh Trần Đông giải thích:
Trần Đông: Thưa qúi
vị, tháng 8 năm 2005, trong chuyến trở về thăm Malaysia, chúng tôi được đưa đến
thăm khu nghĩa trang ngôi mộ tập thể thuyền nhân VN ở Cherang Ruku thuộc bang
Kelantan phía Bắc Malaysia.
Chúng tôi thấy trên ngôi mộ này có
5 tấm bia, ghi ngày mai táng là mùng 1 tháng 12-1978, và danh sách tên 123
người đó có ghi rõ thuộc tàu MT065. Lúc đó chúng tôi chưa biết MT065 là tàu
nào, và vấn đề đưa đến tai nạn chìm tàu xảy ra như thế nào.
Chúng tôi chỉ thắp nhang cầu nguyện
để ghi nhận bi cảnh ấy thôi. Mãi về sau chúng tôi mới được biết chi tiết nhiều
hơn.
Chúng tôi thấy trên ngôi mộ này có 5 tấm bia, ghi ngày mai táng là mùng 1 tháng 12-1978, và danh sách tên 123 người đó có ghi rõ thuộc tàu MT065. Lúc đó chúng tôi chưa biết MT065 là tàu nào, và vấn đề đưa đến tai nạn chìm tàu xảy ra như thế nào.Trần Đông
Thanh Quang: Thưa
anh, có gần 180 người thiệt mạng trên tàu MT065, nhưng tại nghĩa trang Cherang
Ruku vừa nói thì chỉ mới có 123 người. Như vậy những thi thể còn lại được mai
táng ở đâu ?
Trần Đông: Trong chuyến về thăm Malaysia hồi tháng 8 vừa nói, tại
mạn Bắc của bang Kelantan, chúng tôi có đến một nghĩa trang khác cách nghĩa
trang Cherang Ruku khoảng 30 cây số về phía Bắc, thì chúng tôi phát hiện một
ngôi mộ tập thể thuyền nhân ở đó, tên Balai Bachok, nơi mai táng 46 người, gồm
43 thuyền nhân người lớn và 3 thuyền nhân trẻ em.
Và trong những chuyến đi
Malaysia sau này, chúng tôi cũng tìm hiểu xem chiếc tàu nào bị chìm ở Balai
Bachok. Nhưng tất cả cư dân địa phương mà chúng tôi dò hỏi đều không ai biết 46
thuyền nhân mai táng ở Balai Bachok thuộc tàu nào.
Chúng tôi chỉ ghi nhận được
sự kiện là ngôi mộ này được thành lập hồi mùng 4 tháng 12-1978, tức 3 ngày sau
tai nạn chìm tàu MT065 ở Cherang Ruku.
Mãi sau này, khi đúc kết nhiều sự kiện khác nhau, thì
chúng tôi mới suy ra và chắc chắn rằng những nạn nhân được mai táng tại ngôi mộ
tập thể Balai Bachok đó thuộc tàu MT065.
chúng tôi phát hiện một ngôi mộ tập thể thuyền nhân ở đó, tên Balai Bachok, nơi mai táng 46 người, gồm 43 thuyền nhân người lớn và 3 thuyền nhân trẻ em.Trần Đông
Thanh Quang: Vừa rồi là lời anh Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân VN. Và bây
giờ, chúng tôi xin được hỏi anh Phạm Văn Hoàng, tài công chuyến tàu định mệnh
này. Thưa anh Hoàng, đầu năm 1978, anh là chủ tàu Kim Hoàng MT065 ?
Phạm Văn Hoàng: Dạ phải.
Thanh Quang: Tàu
dài bao nhiêu thước, tàu biển hay đi sông, thưa anh ?
Phạm Văn Hoàng: Dạ tàu dài 18 thước, đi biển hồi đó tới giờ.
Thanh Quang: Trang
bị máy gì ?
Phạm Văn Hoàng: Máy Rey 6 (Rey 671).
Thanh Quang: Thưa
anh, khi vượt biển thì tàu này là tàu đăng ký. Như vậy anh vẫn còn là chủ tàu,
hay đã bán tàu cho người khác ?
Phạm Văn Hoàng: Dạ đi đăng ký thì người Việt mình không đăng ký được,
phải người Tàu mới được đăng ký. Chiếc tàu này có người giới thiệu nên tôi bán
cho hai anh Tàu ở Saigòn xuống mua. Một anh tên Lu Uởn, còn anh kia người ta
kêu là Tư Lùn.
Thanh Quang: Như
vậy nhiệm vụ của anh trong chuyến đi này là gì ?
Phạm Văn Hoàng: Tài công.
Thanh Quang: Xin
anh tóm lược những gì đã xảy ra vào chiều ngày 30 tháng 11 và sáng mùng 1 tháng
12-1978.
Phạm Văn Hoàng: Chiều đó, khoảng 5 giờ thì tụi tôi tới sát bờ đất Mã
Lai thuộc tiểu bang Kelantan, bị lính biên phòng bắn, không cho tụi tôi lội vô
bờ. Lúc đó tàu tôi neo cách bờ từ 100 tới 200 thước, để chờ đợi Cao Ủy LHQ tới.
Nhưng không may, tới khoảng 1 giờ khuya thì bão tới. Đến 5 giờ sáng, tụi tôi
cho một số người lội vô bờ để thương lượng, nhưng vẫn có một đoàn xe Mã Lai pha
đèn ra, rồi nó bắn ra, không cho tụi tôi vô.
Nhưng rồi tôi thấy chiếc tàu không
thể nào chịu nỗi nữa, vì càng lúc bão càng lớn, sóng càng to, mưa gió quá chừng.
Lúc đó tôi mới nói là bây giờ mình cứ ôm phao lội vô bờ. Khi một số người lội được
vô bờ thì trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tàu bể ra, chìm. Tôi bị chết 2 đứa con.
Thanh Quang: Thưa
anh, có người cho là tài công, rồi cả chủ tàu, bỏ mặc bà con trên tàu, trong
khi họ lo tìm đường thoát thân, bất kể tình cảnh của bà con đi trên tàu, anh có
ý kiến gì về vấn đề này không ?
Nhưng rồi tôi thấy chiếc tàu không thể nào chịu nỗi nữa, vì càng lúc bão càng lớn, sóng càng to, mưa gió quá chừng. Lúc đó tôi mới nói là bây giờ mình cứ ôm phao lội vô bờ. Khi một số người lội được vô bờ thì trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tàu bể ra, chìm. Tôi bị chết 2 đứa con.Phạm Văn Hoàng
Phạm Văn Hoàng: Có một số người, đại khái như nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn,
tôi có nghe đã kể vụ này trên Internet. Nhưng thực sự những người đó là khách,
ngồi dưới hầm tàu thì không hiểu bên trên tụi tôi điều hành như thế nào. Cũng
như trong 2 người chủ tàu thì có một người chủ tàu đã chết luôn cả vợ lẫn con.
Còn chủ tàu kia – là Tư Lùn, thì một vợ và 4 đứa con gái của anh cũng chết hết,
còn lại một thằng con trai thôi. Tôi thì chết 2 đứa con. Em gái vợ tôi, là thợ
máy, chết một đứa con. Như vậy không thể nào tụi tôi bỏ tàu chạy vô bờ. Vì cố ý
chạy trước, thì tụi tôi đâu có chết người nào ?
Thanh Quang: Cám ơn anh Phạm Văn Hoàng rất nhiều.
Phạm Văn Hoàng: Dạ, cám ơn anh.
Đâu là sự thật?
Thanh Quang: Xin trở lại với anh Trần Đông, thưa anh, qua phần tìm hiểu của anh với anh Nguyễn Ngọc Ngạn, tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác nữa, thì đến hôm nay, anh có nhận xét gì về biến cố tàu Kim Hoàng MT065 ?
Trần Đông: Thưa quý thính
giả, sau khi nghiên cứu kỹ bài viết của anh Nguyễn Ngọc Ngạn, và tìm hiểu qua
tài công Phạm Văn Hoàng cùng một số người khác, thì chúng tôi rút ra được một
số kết luận.
Thứ nhất, về bài viết của anh Ngạn,
anh Ngạn có ghi là “Khi tôi tĩnh lại trên bờ thì thấy mình nằm sấp trên đống
xác chết ngổn ngang. Nước từ trong bụng ọc ra giúp cho tôi hồi sinh”.
Như vậy anh Ngạn từ lúc bị ngất xỉu
cho đến khi bị trôi dạt lên bờ thì khoảng thời gian đó không quá 5 phút, vì quá
5 phút, tế bào não sẽ chết và nạn nhân sẽ chết luôn. Do đó, kết luận thứ nhất
là từ chỗ tàu bị đắm cho tới bãi biển, khoảng cách đó cũng rất là ngắn, mà theo
anh Hoàng là không quá 200 mét, thì điều đó là đúng.
Điểm thứ hai, trong bài văn của anh
Ngạn, anh Ngạn có viết là “Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai
đang quay những người sống sót vào gốc dừa. Họ cũng như tôi là những người được
sóng đẩy vào bờ và may mắn thoát khỏi tử thần.
Nhưng họ không được phép cứu những
người ngộp nước như tôi. Nếu được cấp cứu thì tôi chắc là trong đám người kia,
ít lắm cũng có cả chục người được sống dậy”. Phần này, theo chỗ chúng tôi tìm
hiểu thì cũng không được đúng hẳn.
Theo như lời anh Hoàng thì trong số
những người sống sót, cũng có nhiều người tham gia vào việc cấp cứu những người
còn sống, thí dụ như sốc nước hay làm những động tác hồi sinh để cho nạn nhân
được sống lại.
Điểm thứ ba trong bài viết này là
“Lính Mã Lai không cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy đang lột
quần áo người chết để lấy vàng và đô-la giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt
áo .v.v…”. Vấn đề những người chết, khi xác họ dạt vào bờ thì lính Mã Lai có
lục soát, lấy giấy tờ và lấy vàng bạc thì phần này có đúng, theo ghi nhận của
những người mà chúng tôi tìm hiểu được.
Về điểm thứ tư trong bài viết của
anh Ngạn, là “Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại bãi biển, thả
bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết nữa nhưng cũng không
thấy vợ tôi”.
Khi liên kết sự kiện này cho đến sự
kiện ngôi mộ tập thể Balai Bachok, cũng như theo lời một nhân chứng nữa, thì
nhân chứng thứ hai này cho biết là 3 ngày hôm sau, cảnh sát Mã Lai có vào trại
và đưa một số người ra để giúp việc mai táng.
Vấn đề những người chết, khi xác họ dạt vào bờ thì lính Mã Lai có lục soát, lấy giấy tờ và lấy vàng bạc thì phần này có đúng, theo ghi nhận của những người mà chúng tôi tìm hiểu được.
anh Trần Đông
Riêng trong phần viết của
anh Ngạn, anh ấy đưa một
chi tiết thú vị, đó là đi bộ xuống hướng
Thái Lan. Thật ra là đi
lên, vì đi xuống là phía
Nam, còn đi lên là về hướng Bắc, giáp với
Thái Lan. Đi bộ dọc lên phía trên và tìm kiếm thêm một số xác chết
nữa.
Như vậy tức là
sóng biển nó dập hướng lên trên, và ngôi mộ tập thể Balai Bachok, nơi chôn 46
thuyền nhân, cách hướng Bắc của mộ tập thể Cherang Ruku khoảng 30 cây số, tức
cũng hướng về phía trên.
Vậy khuynh hướng
lúc xảy ra vụ chìm tàu MT065, là một số xác bị đẩy lên trên mạn Bắc. Cho nên 3
ngày hôm sau – tức ngày 4 tháng 12-1978, 46 xác chết của tàu MT065 đã trôi dạt
vào bờ Balai Bachok, và người ta vớt chôn tại ngôi mộ tập thể thứ nhì gồm 43
người lớn và 3 trẻ em như vừa nói.
Do đó, khi nối
kết các sự kiện lại với nhau, chúng ta có thể biết được chính xác là nghĩa
trang ở Balai Bachok cũng là nạn nhân của tàu MT065.
Điểm thứ 5, qua
những bài viết và qua lời kể của anh Phạm Văn Hoàng cùng nhiều người khác nữa,
thì chúng ta thấy phần lớn những người phụ nữ và con nít được ở trên boong tàu,
còn thanh niên và người lớn phần lớn ở dưới hầm. Cho nên khi tàu bị lật, thì
những người trên boong ngã xuống nước hết. Những người trong hầm khó có thể
thoát ra được.
Tính theo số
tuổi của những người đã chết thì chúng tôi sơ kết như vầy: Có 3 người không
biết tuổi là bao nhiêu. 26 người tuổi từ 30 trở lên. 43 người tuổi từ 15 tới
30. Và 51 người tuổi dưới 15. Như vậy phần lớn những người chết có tuổi từ 15
trở xuống.
Thưa quý vị,
phần kết luận chung của chúng tôi là trong tình cảnh như vậy, việc quy kết
trách nhiệm là ai - của chủ tàu hay tài công hoặc của người nào ?
Phần lớn những
người còn sống sót, sau khi vào trại, theo lời kể của một số người, thì rất
nhiều người, vì gia đình, thân nhân bị chết nên họ cũng có tố cáo với Cao Ủy và
cảnh sát Mã Lai rằng chủ tàu và tài công bỏ tàu, đưa gia đình vào bờ, khiến tàu
không người điều khiển nên bị lật và chìm.
Tính theo số tuổi của những người đã chết thì chúng tôi sơ kết như vầy: Có 3 người không biết tuổi là bao nhiêu. 26 người tuổi từ 30 trở lên. 43 người tuổi từ 15 tới 30. Và 51 người tuổi dưới 15. Như vậy phần lớn những người chết có tuổi từ 15 trở xuống.
Trần Đông
Nhưng qua lời
anh tài công Hoàng cho biết
rõ ràng thì chính phe chủ
tàu và tài công cũng đều
là nạn nhân của bi cảnh này. Hơn nữa, theo lời họ kể,
thì họ vào bờ là để thương lượng với cảnh
sát Mã Lai nhằm tìm cách
giúp đỡ cho cả tàu, chứ không phải họ vào bờ
để bỏ tàu.
Thưa quý vị, đó
là thảm cảnh đã xảy ra. Và thảm cảnh này một phần phát xuất từ lỗi lầm của nhà
cầm quyền cộng sản VN khiến rất nhiều người bỏ nước ra đi. Một phần nữa là ở
Malaysia, do chính sách đẩy tàu thuyền ra biển, và chính sách này không chỉ Mã
lai áp dụng, mà cũng ở tại Thái Lan nữa.
Chúng tôi biết
là đa phần mồ mả của thuyền nhân tại Malaysia đều là nạn nhân được mai táng
trong khoảng thời gian 1978-1979.
Thanh Quang:
Vừa rồi là lời của anh Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam.
Thưa quý vị, mới đó mà đã 30 năm
trôi qua. Câu chuyện được ghi lại, không phải cố ý khơi lại một nỗi buồn quá
khứ, không nhất thiết để hằn thêm một nét hận thù, cũng không phải nhằm nhắc
lại một tội ác, mà chủ yếu là để tìm hiểu thêm và làm sáng tỏ một uẩn khúc, để
những người vĩnh viễn nằm xuống trong 30 năm qua, biết đâu họ mòn mõi trông chờ
người thân, nay được người thân biết đến.
NGUYỄN NGỌC NGẠN * CHUYẾN TÀU ĐỊNH MỆNH
Chuyến Tàu Định Mệnh
Nguyễn Ngọc Ngạn
Ðời người, ai cũng có những kỷ niệm, đau thương hay hạnh phúc. Kỷ niệm
đôi khi chỉ thoáng qua, mờ nhạt như áng mây bay ngang bầu trời, để lại
chút hình ảnh bâng khuâng. Nhưng cũng có khi hết sức sâu đậm, đến nỗi có
thể coi là một biến cố, khả dĩ tạo thành khúc rẽ quan trọng cho cuộc
đờị Ðó là trường hợp của tôi với câu chuyện xảy ra hơn 20 năm về trước
mà giờ này ngồi ghi lại, tôi vẫn thấy hiển hiện như mới hôm qua.
Ngày ấy, miền Nam vừa đổi chủ được 3 năm, tình hình chính trị còn cực kỳ
khắt khe Ðã thế, chính sách áp dụng lại không đồng nhất, mỗi phường mỗi
tổ là một lãnh chúa, phát huy sáng kiến mà bức chế nhân dân. Tôi ở trại
cải tạo, cầm tờ giấy tha vào giữa năm 78, về trình diện Sở Giáo Dục
Thành Phố cho đúng thủ tục, dù biết trước sẽ không được thu nhận trở lại
nghề cũ . Không có nghề nghiệp biên chế, tôi chỉ được tạm trú 3 tháng
tại Sài Gòn để thu xếp đi vùng kinh tế mới . Thời gian này, miền Nam
đang lên cơn sốt về phong trào vượt biên tìm tự do . Những người ở vào
hoàn cảnh của tôi, bị công an khu vực theo dõi và hăm dọa thường xuyên
thì lại càng nôn nóng kiếm đường bỏ trốn. Những người bạn tù chúng tôi
ngày ngày đôn đáo gặp nhau, đề tài chính đem ra bàn bạc chỉ xoay quanh
một chuyện duy nhất là vượt biên.
Thời gian trôi qúa nhanh, trong nháy mắt đã hết hạn tạm trú, tôi trở
thành kẻ sống lậu không hộ khẩu tại thành phộ Giữa lúc lao đao tuyệt
vọng, không biết ngày nào bất ngờ bị bắt lại, thì một hôm em trai tôi
giới thiệu cho tôi một đầu cầu qúy giá: đó là ông Ân, một người đàn ông
trí thức, tuổi vừa 50, tính tình hiền hoà và đứng đắn. Ông là nhân viên
lâu đời của cơ quan viện trợ Hoa Kỳ trước 75, đồng thời góp phần chuyển
âm Anh-Pháp cho hãng phim Cosunam ở Sài Gòn.
Vì làm ăn chung với em tôi
từ sau 75, nên ông có lòng tốt rủ em tôi cùng đi với ông trong chuyến
vượt biển bán chính thức vốn dành riêng cho người Hoa đang rầm rộ đăng
ký lúc đọ Thông cảm hoàn cảnh bấp bênh của tôi,em tôi giới thiệu tôi với
ông, để xem ông có giúp gì được tôi chăng ? Ði bán chính thức lúc ấy
đắt tiền lắm, vì đang là những đợt đầụ Có người nộp tới 12 hoặc 14 cây
vàng, vì phải qua nhiều trung gian. Còn gía trung bình thì ít ra cũng
phải 10 lượng một ngườị Tôi mới ở tù ra, làm gì có số tiền khổng lồ ấy!
Bà xã tôi bận con nhỏ -- khi tôi đi tù thì cháu mới hơn 1 tuổi -- cho
nên chỉ buôn bán vớ vẩn, đủ nuôi con và tiếp tế cho chồng là giỏi lắm
rồị Số vốn ít ỏi của vợ tôi lại cứ vơi dần sau mấy chuyến đi chui bất
thành. Con đường bán chính thức mua vé bằng cả chục lượng vàng, là điều
vượt qúa sự kỳ vọng của tôi, trừ khi có một phép lạ! Vậy mà phép lạ
dường như đang xảy đến!
Hôm ấy, một buổi tối khoảng đầu tháng 11, gia đình em tôi đưa tôi lại
quán bò bảy món Duyên Mai bên Chi Lăng, để gặp ông Ân lần đầu tiên. Tôi
lúc này đang trốn chui trốn nhủi vì đã hết hạn nộp hộ khẩu từ lâu, phải
xoay đủ mọi thứ giấy tờ lao động để qua mặt công an khu vực, nấn ná lưu
lại thành phố được ngày nào hay ngày nấỵ Khu vực Công giáo tôi cư ngụ
lại hay xảy ra những vụ bắt bớ bí mật, vì những tin đồn về các tổ chức
Phục Quốc -- cả thật lẫn giả -- làm liên lụy đến khá nhiều người vô can.
Trước năm 75, tôi có dạy một ít giờ tại 2 trường tư thục
Công giáo là
trung học Quang Minh ở nhà thờ Vinh Sơn đường Trần Quốc Toản, và trung
học Saint Thomas trên đường Trương Minh Giảng. Nhà thờ Vinh Sơn là nơi
phát khởi vụ nổi dậy chống chính quyền đầu tiên, sau 30 tháng 4 năm 75,
và linh mục Nguyễn Quang Minh bị bắt ngay sau đọ Cha Vàng ở trường Saint
Thomas cũng đã bị bắt, vì nghe đồn bị vu cáo có giấu vũ khí trong khuôn
viên trường học. Khi tôi ở trại cải tạo về, công an có gọi tôi ra và
thẩm vấn về quan hệ của tôi với hai vị linh mục nàỵ Có thể đó chỉ là
những câu hỏi thủ tục về lý lịch, nhưng cũng làm tôi hết sức lo sợ, bởi
xã hội không có luật pháp rõ ràng. Một khi công an nghi ngờ, thì sớm
muộn gì cũng vào tù . Bởi vậy, tôi càng nôn nóng muốn trốn đi .
Tối hôm ấy, gặp ông Ân ở nhà hàng, tôi bàng hoàng xúc động khi ông cho
biết ông sẵn lòng đóng tiền cho vợ chồng tôi đi cùng chuyến với ông và
em tôị Nghĩa là ông cho tôi vay 20 lượng vàng, qua Mỹ đi làm trả lạị Vợ
chồng tôi chỉ cần góp 5 lượng cho đứa con mà thôi! Tôi như người đi trên
mây, buồn ngủ gặp chiếu manh, không ngờ đời mình có lúc gặp qúi nhân dễ
dàng như thế này! Dĩ nhiên, qua trung gian em trai tôi, ông Ân mới dám
tin là tôi sẽ trả ông sau khi đến Hoa Kỳ . Nhưng dù sao đi nữa, việc ông
giúp một người xa lạ như tôi, trong hoàn cảnh này, phải coi là một phép
lạ mà tôi không mường tượng trước được, nhất là ở thời kỳ gạo châu củi
quế năm 78. Bà Ân ngồi cạnh chồng chỉ cười hiền hoà không có ý kiến gị
Lúc đó bà 39 tuổi, thua chồng hơn 10 tuổị Sáu đứa con, đứa nào cũng xinh
xắn và ngoan hiền. Sau đó, tôi còn được biết thêm. Ông Ân cho tới 18
người vay tiền đi, tổng cộng là gần 200 lượng vàng!
Những ngày hồi hộp trôi qua rất chậm, tôi nôn nóng chỉ sợ chuyện bất
trắc xẩy ra trước khi lên đường. Tôi vẫn hăng hái tham gia công tác thủy
lợi tại địa phương, hoặc tự nguyện dạy lớp bổ túc văn hóa ban đêm trong
tổ dân phố, để tránh sự chú ý của công an khu vực. Song song với những
việc đó, tôi âm thầm mua giấy tờ, lấy tên giả, học nói dăm câu tiếng
Hoa, và cuối cùng ra đi vào một ngày cuối năm khi sóng biển đang gầm
thét dữ dội ngoài khơị
Khi những chiếc ghe nhỏ đưa người ra thuyền lớn ở Kiến Hòa, thì một
chuyện bất ngờ xảy ra: công an cùng với chủ ghe đọc danh sách lên tầu,
và quyết định bỏ lại 17 người đã đóng tiền, trong đó có toàn bộ gia đình
em trai tôi gồm 4 ngườị Em trai tôi là người giới thiệu tôi đi, vậy mà
phút ***t lại bị ở lại! Tôi lên tầu, hết sức hoang mang, ngờ ngợ linh
cảm trước là sẽ có chuyện chẳng lành trên cuộc hành trình đầy sóng gió
sắp tớị Tầu đi bán chính thức chỉ được một lợi thế là không sợ bị bắt ở
bến hẹn, nhưng luôn luôn chở qúa trọng tải, có chuyến vừa ra tới cửa
biển đã chìm. Chiếc thuyền gỗ tôi đi nom rất mong manh, mà chủ tầu và
công an chất lên tới hơn 300 người, cố nhét càng nhiều càng tốt để thu
vàng tối đạ Họ gạch tên bỏ lại 17 người, để thay vào bằng những hành
khách khác bằng lòng nộp nhiều vàng hơn.
Ðây là loại tầu đánh cá có hầm
chứa nước đá để ướp cá, bây giờ được dọn sạch để đưa người vượt biển.
Hơn 100 nguời đàn ông chúng tôi bị dồn xuống hầm, cấm không được leo
lên, và chỉ có mỗi cái cửa vuông ở giữa tầu để ngày ngày bên trên ném
thức ăn xuống. Ðàn bà con nít thì được ngồi ở tầng trên cùng với thân
nhân của chủ tầu và tài công. Có nghĩa là từ lúc bước chân xuống tầu,
tôi không được liên lạc với vợ con nữạ. Tôi không biết, trong số hơn 100
người đàn ông ngồi dưới hầm tầu, có bao nhiêu người Việt; chỉ nghe
tiếng chuyện vãn chung quanh toàn là tiếng Hoạ Ông Ân với 3 cậu con trai
tuổi từ 14 tới 18, ngồi dưới hầm bên cạnh tôị Vợ ông cùng cô con gái
đầu lòng 19 tuổi, đứa áp út 13 và đứa con út 3 tuổi ở trên boong cùng
với vợ con tôị Vì là người Việt, không dám tranh cãi với đại đa số người
Hoa, chúng tôi bị dồn vào cuối hầm tầu, ngồi chịu trận tại chỗ, nước
lúc nào cũng ngập từ thắt lưng trở xuống, và có khi lên tới ngực. Thức
ăn cũng ít khi đến lượt mình, vì những người ngồi gần cửa lấy hết, lâu
lâu mới quẳng vô phía chúng tôi cái bánh tét hay ổ bánh mì đã cứng như
thanh củị Tuy vậy, ai cũng tự an ủi là cuộc hành trình sẽ không lâu, cố
gắng chịu đựng vài ngày là tới bến, tha hồ thong dong.
Sang đến ngày thứ tư, rồi thứ năm, tất cả đều mệt mỏi vì con thuyền nhỏ
bị sóng nhồi liên tục. Nước biển rỉ vào hầm tầu mỗi lúc một nhiều hơn,
mà chẳng ai buồn múc từng thùng đổ ra ngoài như hai hôm đầụ Chỗ tôi ngồi
càng ngày càng thê thảm hơn. Nước ngập tới ngực, mà rác rến lại nổi
lềnh bềnh chung quanh, Lá bánh chưng bánh tét, vỏ quít, vỏ bưởi cùng các
thứ linh tinh không tên, trôi vật vờ, chẳng ai thèm vớt mà đem quăng
xuống biển.
Vì qúa chật chội, di chuyển rất khó khăn, nên ai cũng ngồi
lì tại chỗ, đứng lên không nổi, đi tiểu luôn chỗ mình ngồi cho tiện.
Trong hầm tầu, chúng tôi mất hết ý niệm thời gian, không ngày hay đêm,
cũng chẳng biết tầu đang chạy hay đứng tại chỗ Ðến ngày thứ năm, vì nóng
bức qúa, có người ngộp thở ngất xỉu dưới hầm, tài công mới cho khoét
một cái lỗ vuông mỗi bề hơn một gang tay ngay trên đầu tôi, nghĩa là
phía dưới tầu, để lấy không khí từ trên lùa xuống cho hơn 100 người phía
dướị Vị ân nhân của tôi, ông Ân và các con, lúc đầu còn nói chuyện với
tôi, sau mệt qúa, ai cũng nhắm mắt dựa vào nhau mà sống cho qua cuộc
hành trình dài lê thệ
Bước sang ngày thứ bảy, buổi sáng tinh mơ, chắc chưa đến 6 giờ, tôi đang thiu thiu ngủ, thì nghe có tiếng gọi nhỏ:
- Anh Ngạn, anh Ngạn ơi!
Tôi giật mình ngơ ngác ngước nhìn lên, thì thấy bà xã tôi thò mặt qua
cái lô thông hơi để tìm tôị Tôi không nhận ra mặt vợ tôi vì trời còn tối
thẳm, nhưng nhờ giọng nói tôi biết vợ tôi cần gặp tôi có chuyện khẩn
cấp. Tôi hồi hộp tìm cách đứng dậỵ Tàu chật ních, lại thêm đã gần một
tuần ngồi một chỗ, hai chân tê cứng dưới lớp nước mặn, tôi loanh quanh
khá lâu mới đứng lên được. May cho tôi là quanh tôi mọi người còn đang
ngủ cả Chứ nếu họ thức thì tôi khó lòng di chuyển, vì họ sẽ lôi lại và
dí đầu tôi bắt ngồi xuống. Bà xã tôi giục nho nhỏ:
- Lên đi anh! Lên đại đi! Chui lỗ thông hơi này lên đi!
Tôi lo lắng nhìn quanh. Lúc ấy tôi còn gầy yếu lắm. Thời gian ở trại cải
tạo bị sốt rét nặng, kéo dài 21 ngày, bước đi phải nhờ người vịn, bạn
bè cùng tổ cứ tưởng tôi là sắp phải đem tôi đi chôn trên đồi tranh ở Bù
Gia Mập. Giờ này vượt biển, tôi vẫn chưa lại sức, mới chỉ lên cân được
chút ít. Nhà tôi lại bảo:
- Ðêm qua bão lớn. Cái áo của con bị rách tung rồi bay mất. Nó phải cởi trần cả đêm lạnh tím cả ngườị Anh lên một chút đi!
Nghe nhắc đến đứa con hơn 4 tuổi, tôi vùng đứng lên, bước đại qua vào
người đang ngồi ngủ, rồi chui liền lên, Cái lỗ nhỏ, phải lách người khó
khăn, làm trầy sứt cả hai vai, nhưng tôi không có cảm giác gì lúc đó Từ
hôm lên tầu, tôi vẫn mặc cái jacket nylon của Không Quân ngày trước và
chiếc quần tây màu vàng đục. Lúc ngồi, dĩ nhiên phải cởi hết nút quần,
kéo fermeture xuống cho thoải mái. Bâygiờ đứng dậy, vội vã dùng hai tay
đu lên khỏi hầm tầu, có người nào đó đã nắm ống quần tôi kéo lại, làm
tôi chỉ còn mỗi cái quần đùi khi lên tới tầng trên. Trời mưa không nặng
hạt lắm, nhưng gió biển thổi phần phật trong không gian mờ tốị Tôi cúi
xuống ôm đứa con đang run cằm cặp. Nhà tôi ưu tư bảo:
- Tầu sắp đắm mất, anh ạ!
Tôi đảo mắt nhìn quanh sau sáu ngày bảy đêm chui trong bóng tối dưới
hầm. Chỉ một phút sau, tôi nhận ra ngay là mình sắp chết! Vợ tôi nói
đúng. Là bởi vì, khi ở dưới hầm, tôi cứ tưởng tầu đang chạỵ Hóa ra tầu
bị bỏ neo đậu tại chỗ suốt cả đêm rồi, mặc cho gió mưa và sóng dữ cuối
năm vùi dập. Tuy cùng ở trên tầu, nhưng những tin tức bên trên không
được thông báo cho người dưới hầm biết, sợ gây cảnh náo loạn, dẵm đạp
lên nhaụ Bởi vậy, tôi hoàn toàn không biết gì cả, cho đến bây giờ leo
lên mới thấy kinh hoàng, Tôi nhìn lại phía buồng máỵ Một cảnh tượng hãi
hùng và thê lương: không có tài công, không có người phụ máỵ Chiếc tầu
không người lái cứ bập bềnh nghiêng ngửa theo từng đợt sóng khổng lồ đưa
vào, đẩy ra, phó mặc sinh mạng mấy trăm người cho đại dương. Với sức
sóng như thế này, tôi biết chắc tầu sắp vợ Ðàn bà con nít, nguời đứng
người ngồi lố nhố, quên cả cái ướt lạnh, nhớn nhác hỏi nhau, không biết
phải làm gì trong hoàn cảnh tuyệt vọng nàỵ Bà xã tôi bảo:
- Tài công bỏ tầu từ nửa đêm rồi!...
Bấy giờ tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Ðêm qua, khi thuyền chúng tôi
vào còn cách bờ Mã Lai khoảng nửa cây số, thì có tầu cảnh sát Mã Lai ra
đuổị Rồi họ dựng mấy cây đại liên và đèn pha trên bờ bắn ra xối xạ Mười
mấy người tài công cùng với thân nhân chủ ghe đeo phao nhảy xuống bơi
vào, nói là để điều đình rồi sẽ ra đưa tầu vộ Nhưng rồi họ đi luôn,
không ai trở lại! Người ngoài khơi cứ đợị Người đã lên bờ thì bỏ mặc.
Ðàn bà con nít trên boong không ai biết lái tầụ Hơn 100 người ngồi dưới
hầm thì tưởng tầu vẫn đang chạy bình thường! Tôi biết mình sắp chết,
nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh bảo con tôi:
- Con ơi! Ðằng nào tầu cũng sắp chìm. Bây giờ con ôm lấy cổ ba, để ba nhảy xuống biển khơi, bơi vào ...
Tôi không biết bơị Mà có biết thì cũng không còn sức, bởi bờ ở qúa xa,
tôi cố nhướng mắt nhìn mà chỉ thấy lờ mờ trong mưạ Ðứa con trai hơn 4
tuổi , quấn chiếc khăn quanh người ướt đẫm từ đầu xuống chân, run lẩy
bẩy nhìn tôi im lặng gật đầụ Dường như nó cũng linh cảm thấy chuyện
chẳng lành sắp đến, cho nên chỉ nhìn tôi chia sẹ Quanh tôi, có vài cái
bình nylon đựng nước ngọt đã uống hết, nằm lăn lóc trên sàn. Tôi nắm bàn
tay lạnh ngắt của vợ tôi và bảo:
- Em lấy cái bình nylon, ôm vào người rồi nhảy xuống. May ra sóng đánh
vào bờ! Thà nhẩy xuống trước, chứ để tầu vỡ thì khó lòng mà sống được,
vì cả trăm người sẽ níu chặt lấy nhau và cùng chết hết!
Vợ tôi nhìn tôi bằng ánh mắt ly biệt, đưa tay làm dấu đọc kinh. Tôi và
con trai tôi cũng làm dấu Thánh giá và cầu xin Chúa che chở trong cơn
nguy khốn. Tôi vừa đưa cho vợ tôi cái bình nylon, chưa kịp nói gì thêm
thì một đợt sóng vĩ đại ấp tới, làm chiếc tầu lật ngang, vỡ tung buồng
lái ở tầng trên. Tiếng người đồng thanh kêu ru lên, bị tiếng gầm của
sóng át đị Buồng máy, kính cửa sổ, mui tầu, mái gỗ bọc tôn và bao nhiêu
thứ ngổn ngang trên tầu đều rụng hết xuống biển, kéo theo qúa nửa hành
khách gồm đàn bà và trẻ em. Tôi té lăn trên sàn tầu trong khối nước mặn
khổng lồ vừa ập tới, đôi tay quờ quạng bám víu bất cứ thứ gì để sống
còn.
Từ giây phút ấy, tôi không còn nhìn lại được vợ tôi lần nào nữa!
Ðứa con tôi cũng vuột khỏi tay tôi và văng xuống biển. Tôi níu được một
sợi giây nào đó trên tầu, nên chỉ bị văng mất đôi mắt kính cứ chưa rơi
hẳn xuống nước. Nhưng ngay sau đó, tôi chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp đứng
vững thì lớp sóng khổng lồ vừa đẩy vô bờ, lại rút ra mạnh hơn, làm tầu
lật ngang một lần nữa ra phía ngoài, và lần này trên boong tầu không còn
sót lại một aị Tất cả đều rụng xuống biển. Những lớp ván, lớp kính và
những gì chưa vỡ qua đợt sóng trước, lần này tan tành hết. Nhưng đau đớn
hơn cả là chiều tầu chìm dần xuống đáy biển mà hầm tầu lại chưa bể, cho
nên hơn 100 người đàn ông ngồi với tôi suốt tuần lễ vừa qua, đều chết
ngộp hết trong hầm, trong đó có cả cha con ông Ân, người đã đóng tiền
cho gia đình tôi đi!
Tôi rớt xuống biển, cố gắng vùng vẫy theo bản năng sinh tồn, mặc dầu
không biết bơị Trên mặt biển bao la, sóng nhồi khủng khiếp, tôi thấy
từng mảng gỗ thật lớn của ván tầu, rồi thùng phuy, va li, nồi niêu, áo
quần, thùng gạo và hàng chục thứ đồ lặt vặt khác trôi nổi theo triền
sóng, đôi khi lao vào mặt mình. Ðàn bà con nít ngụp lên lặn xuống, bán
lấy nhau mà cùng chết. Tôi uống no nước, chìm sâu xuống, đụng phải bao
nhiêu xác người còn bấu chặt không rời nhaụ Tôi nín hơi ngoi lên được
một chút để thở, rồi lại bị sóng cuốn đi không định được phương hướng.
Là người Công giáo trong lúc lâm chung, tôi cố gắng đọc kinh sám hối để
chuẩn bị lìa đờị Ðọc kinh, nhưng không cầm trí tập trung được.
Tôi uất
ức lắm, bởi thấy mình chết tức tưởi ở tuổi 32 sau khi đã kình qua bao
nhiêu năm gian khộ Ngày còn trong quân đội, mấy năm tác chiến, tôi đã kề
cận tử thần mà tại sao không chết ngay trên chiến trường cho xong? Tôi
nhớ một lần hành quân ở Cái Bè, tôi đứng dưới đường mương bên gốc xoài,
VC từ cánh đồng trước mặt bắn đạn pháo trúng ngọn xoài chỗ tôi đứng,
miểng văng tung tóe, làm bay mất cây súng Colt tôi đang đeo bên hông và
cắt đứt sợi giây ống liên hợp máy truyền tin PRC 25 tôi đang nói chuyện
với Bộ Chỉ Huy Hành Quân. Lúc ấy tôi thấy số mình còn lớn lắm, chỉ bị
trầy sát nhẹ ở bên đùi! Rồi khi ở trại cải tạo Sông Bé, tôi lại bị sốt
rét nặng nề đến kiệt sức, tưởng không còn sống nổi tới ngày được tha vệ
Vậy mà cũng không sao! tôi uất ức tự hỏi tại sao vươ biển gần đến nơi
thì lại chết ? Thế rồi tôi uống no nước, đuối sức không vùng vẫy nổi,
đành buông xuôi tay chìm xuống đáy bể, không biết gì nữa!
..........
Khi tôi tỉnh lại trên bờ, thấy mình nằm sấp trên đống xác chết ngổn
ngang. Nước ộc từ trong bụng ra giúp tôi hồi sinh. Tôi mơ màng tưởng
mình đang nằm chiêm baọ. Ðứa con trai 13 tuổi của ông Ân chạy lại lôi
tôi dậy và nói:
- Chú Ngạn ơi! Tỉnh dậy! Tỉnh dậy! Ðắm tầu, chú Ngạn ơi!
Tôi ngơ ngác nhìn nó, chưa nhận ra ai bởi qúa đuối sức và vì không có mắt kính. Thằng bé lay tôi và nhắc lại:
- Chú Ngạn ơi! Ðắm tầu! Ba cháu, chị cháu với 3 người anh của cháu chết hết rồi! Vợ chú với con chú cũng chết cả rồi!
Tôi vùng đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh. Lính Mã Lai đang quây những người
sống sót vào gốc dừạ Họ cũng như tôi là những người được sóng đẩy vào
bờ và may mắn thoát khỏi tử thần. Nhưng họ không được phép cứu những
người bị ngộp nước như tôị Nếu được cấp cứu, tôi tin chắc trong đám
người nằm kia, ít lắm cũng có cả chục người sống dậỵ Lính Mã Lai không
cho cứu là bởi vì những kẻ xa lạ và bất nhân ấy đang lột quần áo người
chết để lấy vàng và dollars giấu trong gấu quần, gấu áo, cổ áo, vạt áọ
Moi của xong, họ lôi xác chết tập trung lại một chỗ chở xe mang đi chôn
tập thệ Tôi từ gốc dừa bò tới, tìm trong đám 97 cái xác, thấy con trai
tôi đã chết hẳn. Tôi bế cháu lên và nhận ra ván tầu hoặc ghềnh đá đã
đánh vỡ trán con tôi, còn để lại một vệt dài thật rọ Còn vợ tôi thì sóng
biển đánh trôi đi mất, không tìm được xác!
Mọi chuyện diễn ra chỉ trong chớp nhoáng. Ngoài kia, biển vẫn ầm ầm gào
thét, chỉ thấy sóng xô chập chùng, không còn dấu tích gì của chiếc
thuyền định mệnh. Hôm sau, từ trại tạm cư, chúng tôi được đưa trở lại
bãi biển, thả bộ dọc xuống hướng Thái Lan, tìm thêm được một số xác chết
nữa , nhưng cũng không thấy vợ tôị Tổng số 161 người chết, chỉ vào bờ
được khoảng 100 cái xác, phần còn lại bị sóng đưa đi mất tích. Có hai
nhà sư Mã Lai gốc Hoa đem vải và nhang đến làm lễ cầu siêu trước khi
lính Mã Lai đem chôn tập thể
Trên bãi biển Mã Lai dài thăm thẳm tôi dừng chân, ngồi dưới hàng dừa
trông ra đại dương, nao nao mường tượng lại chặng đường đã quạ Nhớ những
buổi sáng Chúa Nhật vợ tôi lên thăm ở Khu Tiếp Tân trường Bộ Binh Thủ
Ðức. Rồi những lần từ thành phố xuống miền Tây chờ tôi ở hậu cứ tiểu
đoàn. Khi sinh con đầu lòng, tôi từ đơn vị hành quân, không kịp thay
quân phục, vội vã đón xe về thăm ở bảo sanh viện Ðức Chính trên đường
Cao Thắng. Nhớ hơn nữa là những lần vợ tôi gánh quả nặng trĩu đi tiếp tế
cho tôi trong trại cải tạo, băng ngang 17 cây số đường rừng từ thị xã
Phước Bình vào Bù Gia Mập. Tất cả đều đã qua đi, chỉ còn lại mặt nước
mênh mông xanh thẳm trước mặt, từng cuốn mất bao nhiêu xác người đồng
hương trên hành trình tìm tự do!
Vợ tôi mất đi ở tuổi 26, sau những tháng ngày vất vả vì chồng. Lấy tôi
khi tôi đã vào quân đội, thường xuyên xa nhà, vợ tôi cũng giống như bao
nhiêu người đàn bà khác trong thời khói lửa, chẳng mấy khi được gần
chồng. Khi tôi được biệt phái về lại Bộ Giáo Dục, dạy học tại Sài Gòn,
đã tưởng vợ chồng có thể sống đời dân sự yên ổn lâu dài, nào ngờ chỉ hơn
một năm sau thì mất nước, bắt đầu cuộc sống mới lao đao gấp bộị Ðoạn
đường trầm luân ấy, có ngờ đâu rút cuộc lại kết thúc bi thảm bằng cái
chết trên đại dương cùng với đứa con đầu lòng hơn 4 tuổi!
Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại Little Sài Gòn, Nam California, Hoa Kỳ.
Từ phương xa về đây tìm người chị đã mất trên đường vượt biển, tên được khắc trên những tảng đá xung quanh.
Thấy rồi, nhưng lại thiếu tên cháu bé gái đi chung với mẹ...
Nghẹn ngào...em chỉ biết đến đây thăm chị.
Tôi tin chắc cái chết của vợ tôi đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của tôị
Nếu nói theo niềm tin thiêng liêng, thì chính vợ tôi đã cứu tôi vào phút
***t, trước khi đắm tầụ Bằng chứng là hơn 100 người đàn ông ngồi chung
với tôi dưới hầm tầu đều chết cả vì ngộp nước. Em tôi -- người giới
thiệu tôi cho ông Ân -- nếu đi cùng tôi chuyến ấy, chắc chắn cũng đã bỏ
xác trên đại dương. Nhờ bị bỏ lại, nửa năm sau, em tôi cùng gia đình
vượt biển thành công và gặp lại tôi tại Vancouver, Canada vào giữa năm
80. Bà Ân và hai đứa con nhỏ được sóng đánh vào bờ thoát chết, đi định
cư ở Texas, tôi vẫn liên lạc cho đến khi trả xong 20 lượng vàng chồng bà
cho tôi vaỵ
Biến cố hãi hùng của chuyến tầu định mệnh làm tôi càng vững tin rằng đời
người có sự sắp đặt của định mệnh, hay nói theo đức tin Công giáo, thì
đó là sự an bài của Thiên Chúạ Còn đó rồi mất đó! Kiếp người mong manh
như chiếc bách giữa dòng, cho nên các cụ ngày xưa thường ví là cuộc phù
thế nhân sinh. Vợ con tôi chết trước mặt tôị Hơn 160 người chết ngay bên
cạnh tôị Mà một kẻ yếu đuối như tôi lại sống sót! Ðó phải là quyền năng
của Thiên Chúa chưa muốn tôi lìa trần. Lúc ngồi trên tầu, ông Ân thường
tâm sự với tôi: những ngày gần mất nước, gia đình ông đã có thể đi Mỹ
dễ dàng, bởi ông làm việc cho cơ quan viện trợ Hoa Kỳ suốt hai mươi năm.
Nhưng ông thấy mình tuổi đã lớn, muốn ở lại quê nhà khi đất nước hết
chiến chinh, nên ông từ khước quyền lợi di tản mà người Mỹ dành cho ông.
Ba năm sau, đất nước qúa lầm than, mà chiến tranh vẫn không dứt. Các
con ông chuẩn bị bước vào tuổi nghĩa vụ quân sự phục vụ cuộc xâm lăng
Kampuchia, thúc đẩy ông phải ra đị Năm 75 ông từ chối di tản bằng máy
baỵ Năm 78 ông phải trốn bằng thuyền, để rồi chính bản thân ông cùng với
4 đứa con lớn đều chết cả!
Có thể do những suy nghĩ về cuộc đời sau chuyến hải hành khủng khiếp mà
tôi thoát nạn chỉ trong đường tơ kẽ tóc, tôi bắt đầu có những thay đổi
lớn trong tâm tự Tôi trở nên dễ tính, ít chấp nhất và không nuôi lòng
thù ghét với bất cứ aị Tôi tâm nguyện rằng cuộc đời mình, hễ làm được
điều gì cho cộng đồng, cho xã hội, cho tha nhân, tôi đều cố gắng để đền
đáp lại phép lạ của Chúa đã cứu tôi trên biển.
Những ngày trống vắng ở trại tị nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ
nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản
rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là thành phần chịu
nhiều gian truân nhất, thời chiến tranh cũng như thời hậu chiến. Cảm
thông cái thực tế chua xót ấy, cùng với nỗi nhớ thương người vợ mới mất,
tôi bắt đầu viết truyện dài "Những người đàn bà còn ở lại" trong 3
tháng ở trại tạm cự Cuốn sách đầu tiên ấy, tuy kỹ thuật chưa cao, nhưng
chứa đựng nhiều cảm xúc. Nó là bậc thềm thứ nhất, là nấc thang khởi đầu,
để rồi từ đó đến nay tôi đã có được gần 30 tác phẩm xuất bản.
Hai mươi năm đã qua, trên mặt báo chí Việt ngữ, tôi chưa hề viết lại
những dòng này để mô tả tỉ mỉ cái chết của vợ tôi với đứa con đầu lòng.
Tuy vậy, từ thâm sâu, tôi vẫn tin chắc một điều rằng: chính cái chết của
vợ tôi đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới tôi chưa hề dự trù trong qúa
khự Ðó là thế giới văn chương mà tôi miệt mài theo đuổi cho đến hôm naỵ
Nguyễn Ngọc Ngạn.
No comments: