TRẦN QUANG THÀNH * HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ
Về Hội nghị cấp cao Việt- Trung tại Thành Đô Trung Quốc
Hồi ký "Hồi Ức và Suy Nghĩ" của Trần Quang Cơ
Nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu / Dân Quyền
Nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu / Dân Quyền
Ảnh bên: Cuộc gặp Thành Đô giữa lãnh đạo Trung-Việt (3-9-1990).
Hàng trước từ trái sang: Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư.(1), Phạm Văn Đồng, cố vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9)
Hàng trước từ trái sang: Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư.(1), Phạm Văn Đồng, cố vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9)
Bài thứ nhất
LỜI GIỚI THIỆU: Từ đầu năm 2004, giới cán bộ ngoại giao rồi giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao. Tập hồi ký 82 trang (khổ A4, viết xong lần thứ nhất năm 2001, hoàn thành tháng 5-2003) chưa được xuất bản công khai. Với nội dung phong phú, chính xác và trung thực, tác giả cung cấp những thông tin quý hiếm về những vấn đề Việt Nam đương đại.
Tác giả làm việc ở Bộ ngoại giao từ năm 1954. Năm 1968 ông tham gia Hội nghị Paris (1968-1973), cuộc đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ (1975-1978) và các cuộc thương lượng giải quyết vấn đề Campuchia (thập niên 80-90 thé ký 20). Năm 1991, được đề nghị làm Bộ trưởng Ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch, ông viện lý do “sức khoẻ” để từ chối. Cuối năm 1993, ông xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Những tư liệu dưới đây trích trong cuốn hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ là những thông tin rất quan trọng nói lên sự thật về quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong một giai đoạn khó khăn, đồng thời về những bất đồng trong nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ sau sự kiện ngày 30-04-1975 đến hôm nay, sự kiện hội nghị bí mật Thành Đô tháng 9-1990 giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt – Trung để bình thường hóa quan hệ là một thất bại nhục nhã của Việt Nam chuyển con đường phát triển của nước dẫn đến tình hình một lần nữa Trung Quốc lại trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của Việt Nam.
Nội dung các tư liệu này nêu bật trách nhiệm nặng nề của hai ông Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh vào đầu thập niên 1990 (lúc đó là Tổng bí thư và Bộ trưởng Quốc phòng) trong quan hệ với Bắc Kinh về việc giải quyết vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ Việt Trung.
Vể cuộc gặp cấp cao Việt – Trung ở Thành Đô diễn ra hai ngày 3
và 4/9/1990, trong hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ, ông Trần Quang Cơ viết :
“Cuộc gặp cấp cao Việt – Trung tại Thành Đô : Ngày 29.8.90, đại
sứ Trương Đức Duy xin gặp gấp Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười
chuyển thông điệp của Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời Tổng
bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô
, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc ngày 3.9.90 để hội đàm bí mật về vấn
đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước. Trương nói mập mờ là
Đặng Tiểu Bình có thể gặp anh Tô (Cố vấn Phạm Văn Đồng). Trung Quốc còn lấy cớ
ở Bắc Kinh đang bận chuẩn bị tổ chức ASIAD (Á Vận hội) nên không gặp cấp cao
Việt Nam ở thủ đô Bắc Kinh được vì khó giữ được bí mật, mà gặp ở Thành
Đô."
Theo ông Trần Quang Cơ :
"Đây quả là một sự chuyển biến đột ngột của phía Trung
Quốc. Trước đây Trung Quốc nói không chỉ sau khi giải quyết xong vấn đề
Campuchia mới gặp cấp cao ta và mới bàn vấn đề bình thường hoá quan hệ. Năm
ngày trước – ngày 24.8.90 – Trung Quốc còn bác bỏ việc gặp cấp cao, nay lại mời
ta gặp cấp cao trong một thời hạn rất gấp và đồng ý cấp cao sẽ nói chuyện về cả
hai vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ".
Thái độ “ thiện chí ” gấp gáp như vậy của Bắc Kinh không phải tự
nhiên mà có. Nó có những nguyên nhân sâu xa và nhân tố bức bách :
a. Tất cả những hoạt động đối ngoại và đối nội của Trung Quốc
trong hơn 10 năm qua khẳng định chiến lược nhất quán của họ là kiên quyết thực
hiện “ 4 hiện đại ”, biến Trung Quốc thành một cường quốc hàng đầu
trên thế giới, đồng thời xác định vị trí nước lớn của mình trước hết ở Đông Nam
Á và châu Á - Thái Bình Dương. Vì lợi ích chiến lược đó, Trung Quốc kiên trì
tranh thủ Mỹ, Nhật, phương Tây, đồng thời bình thường hoá quan hệ với Liên
Xô.
Nhưng sau hơn 10 năm cải cách và mở cửa, tình hình chính trị, xã
hội và kinh tế của Trung Quốc rất khó khăn. Sau sự kiện Thiên An Môn, mục tiêu
chiến lược đó đang bị đe doạ nghiêm trọng. Về đối ngoại, bị Mỹ, Nhật và phương
Tây thi hành cấm vận. Trong khi đó, quá trình cải thiện quan hệ Mỹ-Xô tiến
triển rất nhanh. Xô-Mỹ hợp tác chặt chẽ giải quyết các vấn đề thế giới và khu
vực không kể đến vai trò của Trung Quốc. Ngay trong vấn đề Campuchia, vai trò
Trung Quốc cũng bị lấn át (Xô-Mỹ tiếp xúc trao đổi chặt chẽ về vấn đề
Campuchia, cuộc gặp Sihanouk – Hun Xen ở Tokyo là do sự dàn xếp của Mỹ, Nhật và
Thái, ngoài ý muốn của Trung Quốc). Phương Tây tiếp tục đòi Trung Quốc thực
hiện dân chủ và giải quyết vấn đề Campuchia trên cơ sở kiềm chế Khmer Đỏ.
b. Chuyến đi Đông Nam Á của Lý Bằng (6-13.8.90) nằm trong yêu
cầu chiến lược của Trung Quốc tranh thủ hoàn cảnh quốc tế hoà bình để thực hiện
“ 4 hiện đại ”, diễn ra trong bối cảnh liên minh Trung Quốc xây dựng
ở Đông Nam Á trong 10 năm qua để chống Việt Nam đang tan vỡ sau khi Việt Nam
rút quân khỏi Campuchia và sau khi Mỹ đã điều chỉnh chính sách. Cuộc đi thăm
của Lý đã bộc lộ những điểm đồng và bất đồng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Các nước ASEAN vẫn rất lo ngại lý do bành trướng của Trung Quốc. Trung Quốc
buộc phải cam kết nội bộ các nước trong khu vực, ủng hộ các đảng cộng sản và
vấn đề Hoa kiều, tuyên bố sẵn sàng thương lượng và hợp tác về vấn đề Trường Sa.
Tiếp tục đối đầu với Việt Nam không còn phù hợp với chính sách Đông Nam Á của
Trung Quốc lúc này nữa.
c. Sau khi Việt Nam đã hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia,
các nước phương Tây, Mỹ, Nhật, ASEAN đi vào cải thiện quan hệ với ta theo hướng
không có lợi cho tính toán của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trước tình hình đó,
Trung Quốc không muốn chậm chân.
d. Về thời điểm : trong cuộc họp ngày 27 và 28.8.90 tại Nữu
Ước, P5 đã thoả thuận văn kiện khung về giải pháp toàn bộ cho vấn đề Campuchia
(gồm các vấn đề : các lực lượng vũ trang Campuchia, tổng tuyển cử dưới sự
bảo trợ của LHQ, nhân quyền và bảo đảm quốc tế đối với thể chế tương lai của
Campuchia). Văn kiện về nhân quyền không đề cập trực tiếp đến vấn đề diệt
chủng, chỉ nói Campuchia sẽ “ không trở lại chính sách và hành động trong
quá khứ ”.
Còn Trung Quốc buộc phải nhân nhượng không còn đòi lập chính phủ
liên hiệp 4 bên ngang nhau, phải chấp nhận vai trò lớn của LHQ. P5 thoả thuận
lịch giải quyết vấn đề Campuchia : trong tuần từ 3.9 đến 9.9 họp các bên
Campuchia ở Jakarta để lập SNC trước phiên họp Đại hội đồng LHQ, tiếp đó họp mở
rộng với các nước trong khu vực (có Trung Quốc), đến khoảng tháng 10-11.90 họp
uỷ ban Phối hợp Hội nghị Paris về Campuchia để soạn thảo Hiệp định trên cơ sở
văn kiện khung do P5 vạch ra, các ngoại trưởng ký Hiệp định ; 15 nước
trong Hội đồng Bảo An thông qua.
Trung Quốc đặt cuộc gặp cấp cao Trung-Việt trong cái khung thời
gian này. Tuy nhiên Bắc Kinh giấu không cho ta biết gì về những thoả thuận giữa
họ và các nước lớn trong Hội đồng bảo an, mặt khác cũng giữ kín cuộc hẹn gặp
ta ở Thành Đô vì không muốn làm cho phương Tây và ASEAN lo ngại khả năng đoàn
kết hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Ngày 30.8.90, Bộ Chính trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo Trung
Quốc. Anh Linh nêu ý kiến là sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ
chủ nghĩa xã hội chống đế quốc, và hợp tác giữa Phnom Penh và Khmer Đỏ để
giải quyết vấn đề Campuchia, mặc dù trước đó Bộ Ngoại Giao đã trình bày đề án
nêu rõ là rất ít khả năng thực hiện phương án này vì phương hướng chiến lược
của Trung Quốc vẫn là tranh thủ phương Tây phục vụ “ 4 hiện
đại ”.
Anh Lê Đức Anh bổ sung ý anh Linh : “ Phải nói về hoà
hợp dân tộc thực sự ở Campuchia. Nếu không có Pol Pot thì vẫn tiếp tục chiến
tranh ”. Anh Võ Chí Công không đồng ý, nói : “ Trung Quốc sẽ không
nghe ta về hợp tác bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc muốn tranh thủ phương
Tây ”.
Anh Thạch cảnh giác : “ Vẫn có 3 khả năng về quan hệ giữa ta và
Trung Quốc, không phải chỉ là khả năng tốt cả. Dự kiến Trung Quốc sẽ nêu công
thức “ SNC 6+2+2+2 ” để nhấn rõ là có 4 bên Campuchia (trong đó Khmer
đỏ là 1 bên), xoá vấn đề diệt chủng...” Sự thực sau này cho thấy Trung Quốc còn
đòi cao hơn thế !
Ngày 2.9.90, ba đồng chí lãnh đạo cao cấp của ta đến Thành Đô
đúng hẹn. Tháp tùng có Hồng Hà - Chánh Văn phòng Trung ương, Hoàng Bích Sơn -
Trưởng ban Đối ngoại, và Đinh Nho Liêm – Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao. Đáng chú ý
là trong đoàn không có bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.
Sau 2 ngày nói chuyện (3-4.9.90), kết quả được ghi lại trong một
văn bản gọi là“ Biên bản tóm tắt ” gồm 8 điểm. Khi nghiên cứu biên bản
8 điểm đó, chúng tôi nhận thấy có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1
điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập
trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá
quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong 7 điểm về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất
chung về mặt quốc tế mà 2 bên đang còn tranh cãi (giải pháp chính trị toàn diện
cho vấn đề Campuchia ; rút hết quân Việt Nam ở Campuchia có dẫn chứng),
còn 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Không có điểm nào
theo yêu cầu của ta cả. Trong bản thoả thuận, vấn đề nổi cộm nhất là điểm 5 về
việc thành lập SNC.
Lãnh đạo ta đã thoả thuận dễ dàng, không do dự (!), công thức
“ 6+2+2+2+1 ” (phía Phnom Penh 6 người ; phía “ 3 phái ” 7 người ; 2
của Khmer đỏ, 2 của phái Son San, 2 của phái Sihanouk và bản thân Sihanouk) mà
Từ Đôn Tín vừa đưa ra ở Hà Nội và bị tôi bác. Công thức này bất lợi cho Phnom
Penh, với công thức “6+6” hay “6+2+2+2”, tức là hai bên có số người ngang nhau
mà Sihanouk và Hun Xen đã thoả thuận ở Tokyo.
Về sáng kiến “ giải pháp Đỏ ” cho vấn đề Campuchia mà lãnh đạo
ta đưa ra, tưởng như phía Trung Quốc sẽ nhiệt liệt hoan ngênh, song Lý Bằng đã
bác đi: “Các đồng chí nói cần thực hiện 2 đảng cộng sản hợp tác với nhau để
phát huy hơn nữa. Tôi đồng ý một phần và không đồng ý một phần. Bốn bên
Campuchia, xét về lực lượng quân sự và chính quyền, mạnh nhất là hai đảng cộng
sản, có vai trò nhiều hơn. Nhưng phần tôi không đồng ý là ở Campuchia không chỉ
có hai đảng cộng sản mà còn có các thế lực khác là lực lượng của Sihanouk và
lực lượng của Son San. Lực lượng của họ không lớn lắm nhưng họ được quốc tế ủng
hộ. Bài xích họ thì cô lập SNC, không thể đoàn kết Campuchia. Cần phải để cho
hai bên kia phát huy tác dụng ở Campuchia ”.
Và Giang Trạch Dân cùng nói thêm : “ Các nước phương Tây
rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí đến đây, cho đến nay các nước
không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn
đề này. Họ cho rằng Việt nam XHCN, Trung Quốc XHCN đều do Đảng Cộng sản lãnh
đạo, họp với nhau bàn cái gì đây ? Vì vậy chúng tôi giữ kín chuyến đi này. Tình
hình quốc tế hiện nay nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách lược không
lợi cho chúng ta ”.
Thành Đô là thành công hay là thất bại của ta ?
Ngay say khi ở Thành Đô về, ngày 5.9.90 anh Linh và anh Mười, có
thêm anh Thạch và Lê Đức Anh, đã bay sang Phnom Penh thông báo lại với Bộ Chính
trị Campuchia nội dung cuộc gặp gỡ cấp cao Việt-Trung.
Để thêm sức thuyết phục Phnom Penh nhận Thoả thuận Thành Đô, anh
Linh nói với lãnh đạo Campuchia : “Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng
có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn
này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế
quốc”.
Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây
muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng
sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải
tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.”
Nhưng câu trả lời của Heng Somrin, thay mặt cho lãnh đạo
Campuchia, vẫn là : “ Phải giữ nguyên tắc không can thiệp vào công
việc nội bộ của chúng ta. Những vấn đề nội bộ liên quan đến chủ quyền CPC phải
do các bên CPC giải quyết ”.
Về “ giải pháp Đỏ ”, Phnom Penh nhận định : “ Trung
Quốc không muốn hai phái cộng sản ở Campuchia hợp tác với nhau gây phức tạp cho
quan hệ của họ với Sihanouk và với phương Tây. Vì vậy chúng tôi thấy rằng khó
có thể thực hiện “ giải pháp Đỏ ” vì “ giải pháp Đỏ ” trái với lợi ích của
Trung Quốc ”.
Mặc dù ban lãnh đạo Campuchia đã xác định rõ thái độ như vậy,
song Lê Đức Anh vẫn cứ cố thuyết phục Bạn : “ Ta nói “giải pháp Đỏ”
nhưng đó là “ giải pháp Hồng ”, vừa xanh vừa đỏ. Trước mắt không làm được nhưng
phải kiên trì. Ta làm bằng nhiều con đường, làm bằng thực tế. Các đồng chí cần
tìm nhiều con đường tiếp xúc với Khmer Đỏ. Vấn đề tranh thủ Khmer Đỏ là vấn đề
sách lược mang tính chiến lược… Nên kiên trì tìm cách liên minh với Trung Quốc,
kéo Khmer Đỏ trở về… Ta đừng nói với Trung Quốc là làm “ giải pháp
Đỏ ”, nhưng ta thực hiện “ giải pháp Đỏ ” ; có đỏ có xanh…nhưng
thực tế là hợp tác hai lực lượng cộng sản ”.
Nguyễn văn Linh bồi thêm : “ Xin các đồng chí chú ý lợi dụng mâu thuẫn, đừng bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc muốn đi với Mỹ, nhưng Mỹ ép Trung Quốc nên Trung Quốc cũng muốn có quan hệ tốt với Lào, Việt Nam và Campuchia. Nếu ta có sách lược tốt thì ta có giải pháp Đỏ."
Theo báo cáo của đại sứ Ngô Điền, thái độ của bạn Campuchia đối
với ta từ sau Thành Đô có đổi khác. Về công khai, bạn cố tránh tỏ ra bị lệ thuộc
vào Việt Nam. Trên cơ sở tính toán về lợi ích của mình, bạn tự quyết định lấy
đối sách, không trao đổi trước với ta, hoặc quyết định trái với sự gợi ý của ta
trên nhiều việc.Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã mắc lỡm với Trung Quốc
ít nhất trên 3 điểm :
* Trung Quốc nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề
Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn vấn đề
Campuchia, còn vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại
lập trường cũ là có giải quyết vấn đề Campuchia mới nói đến chuyện bình thường
hoá quan hệ hai nước ;
* Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp cố vấn Phạm
Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “ mồi ” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao.
* Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng
ngay sau cuộc gặp hầu như tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay
gián tiếp thông báo nội dung chi tiết bản thoả thuận Thành Đô theo hướng bất
lợi cho ta.
Ngày 7.9.90 Bộ chính trị đã họp thảo luận về kết quả cuộc gặp
cấp cao Việt-Trung và cuộc gặp cấp cao Việt- Campuchia sau đó, và quyết định
ngay hôm sau Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc thông báo lại lập trường của
Campuchia ; đồng thời thông báo với Liên Xô, Lào như đã thông báo với
Campuchia.
Nếu có ai hỏi về công thức “ 6+2+2+2+1 ”, nói không biết. Nhưng
Báo Bangkok Post ngày 19.9.90 trong bài của Chuchart Kangwaan đã công khai hoá
bản Thoả thuận Thành Đô, viết rõ Việt Nam đã đồng ý với Trung Quốc về thành
phần SNC của Campuchia sẽ gồm 6 người của Nhà nước Campuchia, 2 của
Khmer đỏ, 2 của phái Son San, 2 của phái Sihanouk, thành viên thứ 13 là Hoàng
thân Sihanouk giữ chức Chủ tịch Hội đồng.
Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (FEER) số 4/10 (10.10.90) đăng bài Củ
cà-rốt và cái gậy viết về cuộc gặp gỡ cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô giữa Tổng
Bí Thư Đảng và Thủ tướng hai nước, cho biết hai bên đã thoả thuân công thức “
6+6+1 ” về việc lập SNC.
Phía Việt Nam có nhượng bộ nhiều hơn. Việc Ngoại trưởng hai nước
không dự họp cấp cao là đáng chú ý. Bên trong, Trung Quốc nói họ coi ông Thạch
là người có quan điểm cứng rắn về vấn đề Campuchia cũng như đối với Trung
Quốc.
Ngày 12.10.90, nhà báo Nayan Chanda nói với anh Thạch : “ Trung
Quốc đang tuyên truyền rộng rãi là lãnh đạo Việt Nam đánh lừa mọi người, họ ký
kết với lãnh đạo Trung Quốc về thành phần SNC nhưng đã không thực hiện thoả
thuận cấp cao Việt-Trung. Việt Nam lại còn xúi dục chính quyền Phnom Penh chống
việc bầu Sihanouk làm chủ tịch SNC và đưa ra hết điều kiện này đến điều kiện
khác.”
Ngày 5.10.90, anh Nguyễn Cơ Thạch gặp Ngoại trưởng Mỹ
Baker.
Baker cho biết là sau khi cuộc họp các bên Campuchia ở Bangkok
vừa qua thất bại, Trung Quốc rất bất bình với lãnh đạo Việt Nam. Trung Quốc cho
rằng lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã hoàn toàn đồng ý với đề nghị của Trung
Quốc về con số 13 thành viên của SNC nhưng lại nói với Phnom Penh là công thức
đó là ý kiến riêng của Trung Quốc, đã không làm gì để thúc đẩy Phnom Penh thực
hiện thoả thuận giữa cấp cao hai nước. Không thể tin được ngay cả lãnh đạo cấp
cao nhất của Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Baker còn nói rằng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của lãnh đạo cấp
cao nhất của Việt Nam là Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ CNXH chống âm
mưu của đế quốc Mỹ xoá bỏ CNXH cũng như đề nghị của Việt Nam về giải pháp dựa
trên liên minh giữa Phnom Penh và Pol Pot.
Còn Lý Bằng trong khi trả lời phỏng vấn của Paisai
Sricharatchang, phóng viên tờ Bangkok Post tại Bắc Kinh, ngày 24.10.90, đã xác
nhận có một cuộc gặp bí mật giữa lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam hồi đầu tháng
9 và cho biết kết quả cuộc gặp đã được phản ảnh qua cuộc họp giữa các bên
Campuchia ngày 10.9.90 tại Jakarta. Trong khi nói không biết chắc phía Việt Nam
đã cố gắng thuyết phục Phnom Penh đến đâu, Lý nhận định là Hà Nội chắc chưa làm
đủ mức. Điều đó có thể thấy được qua việc Phnom Penh đã có “ một thái độ thiếu
hợp tác ”.
Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì
chính ta đã tự lừa ta.
Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ
CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ
nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm hoạ “ diễn biễn hoà bình ” của chủ nghĩa
đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai
lầm “ giải pháp Đỏ ”.
Sau Thành Đô, trong Bộ Chính trị đã có nhiều ý kiến bàn cãi về
chuyến đi này. Song mãi đến trước Đại hội VII, khi Bộ Chính trị họp
(15-17.5.91) thảo luận bản dự thảo Báo cáo về tình hình thế giới và việc thực
hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới, cuộc gặp cấp cao
Việt Nam - Trung Quốc ở Thành Đô mới lại được đề cập tới khi bản dự thảo báo
cáo của Bộ Ngoại Giao có câu “ có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết
của Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia ”.
Cuộc họp này đầy đủ Tổng Bí Thư Nguyễn văn Linh, các cố vấn Phạm
văn Đồng, Võ Chí Công, các uỷ viên BCT Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch,
Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên, Đoàn
Khuê, Nguyễn Thanh Bình.
Anh Tô nói :
“ Có thời giờ và có cơ hội đem ra kiểm điểm
những việc vừa qua để nhận định sâu sắc thì tốt thôi. Sau chuyến đi Thành Đô,
tôi vẫn ân hận về thái độ của mình. Nói là tự kiểm điểm thì tự kiểm điểm. Tôi
ân hận là ở hai chỗ.
Lúc ở Thành Đô, khi bàn đến vấn đề Campuchia,
người nói là anh Linh. Anh Linh nói đến phương án hoà giải dân tộc Campuchia.
Sau đó Lý Bằng trình bày phương án “ 6+2+2+2+1 ” mà Từ Đôn Tín khi đàm phán với
anh Cơ ở Hà Nội đã ép ta nhận song ta bác. Anh Linh đã đồng ý (nói không có vấn
đề). Lúc đó có lẽ do thấy thái độ của tôi, Giang mời tôi nói. Tôi nói : tôi
không nghĩ phương án 13 này là hay, ý tôi nói là không công bằng... Tôi ân hận
là lẽ ra sau đó đoàn ta nên hội ý lại sau bữa tiệc buổi tối.
Nhưng tôi không nghĩ ra, chỉ phân vân. Sáng
sớm hôm sau, mấy anh bên Ban Đối Ngoại và anh Hồng Hà nói nhỏ với tôi là cốt
sao tranh thủ được nguyên tắc “ consensus ” (nhất trí), còn con số không quan
trọng. Tôi nghe hơi yên tâm nhưng vẫn nghĩ có hội ý vẫn hơn. Sau đó, Trung Quốc
đưa ký bản thoả thuận có nói đến con số 13… Tôi phân vân muốn được biết nội
dung trước khi ta hạ bút ký. Nếu như đoàn ta trao đổi với nhau sau phiên họp
đầu, sau khi Lý Bằng đưa ra công thức 6+2+2+2+1 thì ta có thể có cách bàn thêm
với họ.
Hai là trước khi ký văn bản do chuyên viên hai
bên thoả thuận, các đồng chí lãnh đạo cần xem lại và bàn bạc xem có thể thêm
bớt gì trước khi ký. Nghĩ lại, khi họ mời Tổng Bí Thư, Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng ta sang gặp Tổng Bí Thư, Chủ tịch Quốc vụ viện, lại mời thêm tôi. Tôi
khá bất ngờ, không chuẩn bị kỹ. Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng, cơ hội
lớn, nên đi. Nhưng đi để rồi ký một văn bản mà ta không lường trước hậu quả về
phản ứng của Bạn Campuchia, rất gay gắt. Tôi hiểu là Bạn khá bất bình, thậm chí
là uất nhau. Cho ta là làm sau lưng, có hại cho người ta.”
Anh Linh : “ Anh Tô nhớ lại xem. Không phải tôi đồng ý,
tôi chỉ nói ta nghiên cứu xem xét và cuối cùng đặt vấn đề thông báo lại
Campuchia… Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình
chấp nhận phương án 13… Vấn đề Campuchia dính đến Trung Quốc và Mỹ. Phải tính
đến chiến lược và sách lược. Phải tiếp tục làm việc với Campuchia về chiến
lược, phải có nhiều biện pháp làm cho bạn thấy âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá
chủ nghĩa xã hội ở châu Á, cả ở Cuba. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn
rồi, nay chuyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khmer Đỏ nắm Campuchia.
Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.”
Anh Thạch : “ Về chuyện Thành Đô, Trung Quốc đã đưa cả
băng ghi âm cuộc nói chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Đô cho Phnom Penh. Hun Xen
nói là trong biên bản viết là “ hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương
án 6+2+2+2+1” nhưng băng ghi âm lại ghi rõ anh Linh nói là “ không có vấn đề gì
”.
Tôi xin trình bày để các anh hiểu nguyên do
con số 13 là từ đâu. Tại Tokyo tháng 6.90, Sihanouk và Hun Xen đã thoả thuận
thành phần SNC gồm hai bên ngang nhau = 6+6. Từ Đôn Tín sang Hà Nội, ép ta nhận
công thức 6+2+2+2+1 không được. Đến cuộc gặp Thành Đô, Trung Quốc lại đưa ra.
Khi ta sang Phnom Penh để thuyết phục bạn nhận con số 13 với nguyên tắc làm
việc consensus trong SNC, anh Hun Xen nói riêng với tôi : chúng tôi thắng mà
phải nhận số người ít hơn bên kia (bên ta 6, bên kia 7) thì mang tiếng
Campuchia bị Việt nam và Trung Quốc ép. Như vậy, dù là consensus cũng không thể
thuyết phục nhân dân Campuchia được. Chỉ có thể nhận 12 hoặc 14 thành viên
trong Hội đồng Dân tộc Tối cao. Phải nói là Phnom Penh thắc mắc nhiều với ta.
Liên Xô, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ đều cho ta biết là Trung Quốc đã thông báo cho họ
đầy đủ về Thoả thuận Thành Đô và nói với họ là lãnh đạo Việt Nam không đáng tin
cậy. Trung Quốc đã sử dụng Thành Đô để phá quan hệ của ta với các nước và chia
rẽ nội bộ ta…”
Hôm sau, Bộ Chính trị họp tiếp,
anh Mười nói : “ Ta tán thành Sihanouk làm chủ tịch Hội
đồng Dân tộc Tối cao, Hun Xen làm phó chủ tịch, lấy nhất trí trong Hội đồng Dân
tộc Tối cao làm nguyên tắc. Đây không phải là một nhân nhượng… Nếu có anh Thạch
đi Thanh Đô thì tốt hơn…”
Anh Tô : “ Vấn đề chủ yếu không phải là thái độ của ta ở
Thành Đô như anh Mười nói, mà là kết quả và tác động đến bạn Campuchia đánh giá
ta như thế nào ? Ở Thành Đô, điều ta làm có thể chứng minh được nhưng
Cam-puchia cho là ta giải quyết trên lưng họ. Vì vậy mà tôi ân hận. Tôi ân hận
là về sau này sẽ để lại hậu quả.”
Anh Mười : “ Với tinh thần một người cộng sản, tôi cho
là ta không sai. Ban Campuchia nghĩ gì về ta là quyền của họ. Với tinh thần một
người cộng sản, ta không bao giờ vi phạm chủ quyền của bạn.”
Anh Thạch : “ Họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, tôi xin
được nói thẳng. Có phải khi đi Thành Đô về, anh Đỗ Mười có nói với tôi là hai
ông anh nhận hơi sớm. Anh Linh nhận công thức 13 và anh Tô nhận consensus
(nguyên tắc nhất trí) ” .
Anh Võ Văn Kiệt : “ Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý
có anh Tô trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp anh Đặng thì anh Tô đi là đúng.
Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để
gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung
Quốc chuyên là cạm bẫy.”
Vốn là người điềm đạm, song anh Tô có lúc đã phải phát biểu :
“ Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn
được hay không thì không sao. Cùng lắm là nói cái đó, nhưng tôi không nghĩ như
vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy.”
Thoả thuận Việt Nam - Trung Quốc ở Thành Đô đúng như anh Tô lo
ngại đã để lại một ấn tượng không dễ quên đối với Phnom Penh. Trong phiên họp
Quốc hội Campuchia ngày 28.2.91, Hun Xen phát biểu :
“ Như các đại biểu đã biết, vấn đề SNC này rất phức tạp.
Chúng ta phải đấu tranh khắc phục và làm thất bại âm mưu của kẻ thù nhưng bọn
ủng hộ chúng không đâu. Mặc dù Hội đồng đã được thành lập trên cơ sở 2 bên bình
đẳng nhưng người ta vẫn muốn biến thành 4 bên theo công thức 6+2+2+2+1, và vấn
đề chủ tịch làm cho Hội đồng không hoạt động được ”.
Tôi còn nhớ khi tiếp tôi ở Phnom Penh, ngày 28.9.90, Hun Xen đã
có những ý khá mạnh về thoả thuận Thành Đô : “ Khi gặp Sok An ở Bangkok
hôm 17.9, Trung Quốc doạ và đòi SOC phải công nhận công thức mà Việt Nam và
Trung Quốc đã thoả thuận. Nhưng Phnom Penh độc lập. Sok An đã nói rất đúng khi
trả lời Trung Quốc là ý này là của Việt Nam không phải của Phnom Penh.”
Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9.90 hoàn toàn không phải là một
thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối
ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động
một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh
nhưng trái lại thoả thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia
và do đó làm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta
bị hoen ố.
Việc ta đề nghị hợp tác với Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội
chống đế quốc Mỹ, thực hiện “ giải pháp Đỏ ” ở Campuchia là không phù hợp với
Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị mà còn gây khó khăn với ta trong việc đa dạng
hoá quan hệ với các đối tượng khác như Mỹ, phương Tây, ASEAN, và tác động không
thuận lợi đến quan hệ giữa ta và đồng minh, nhất là quan hệ với Liên Xô và
Campuchia.
Trung Quốc một mặt bác bỏ những đề nghị đó của ta, nhưng mặt
khác lại dùng ngay những đề nghị đó chơi xấu ta với các nước khác nhằm tiếp tục
cô lập ta, gây sức ép với ta và Campuchia.
Cùng với việc ta thúc ép Phnom Penh đi vào “ giải pháp Đỏ ”,
việc ta thoả thuận với Trung Quốc công thức SNC tại Thành Đô là không phù hợp
với nguyên tắc nhất quán của Đảng ta là không can thiệp và không quyết định các
vấn đề nội bộ của Campuchia, làm tăng mối nghi ngờ vốn có của Campuchia đối với
ta, đi ngược lại chủ trương tăng cường và củng cố mối quan hệ với ta với
Campuchia và Lào.”
Trần Quang Cơ
Hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” (Trích)
THIÊN ĐƯC * TỘI PHẠM HỒ CHÍ MINH
Thursday, July 31, 2014
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
Ðiều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. (…)
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
Ðảng CSVN đã từng sai lầm khi làm công việc trái với di chúc Hồ Chí Minh là thiêu xác, nhằm lợi dụng thân xác này làm bình phong cho chế độ. Thì cũng chính thân xác sẽ làm bằng chứng để chứng minh sự thật Nguyễn Tất Trung có phải là con ruột của dòng họ Hồ hay không. Cuộc thử nghiệm DNA tất yếu phải xảy ra nếu muốn giải quyết chính xác vụ kiện. Kết quả sẽ ra sao, đó là chuyện của ngày mai.
Nếu sự thật chứng minh như lời đồn đoán, thì đảng CSVN không còn đường chối cãi và ngụy biện, phải đối diện với sự thật và chịu trách nhiệm về những việc làm đã xảy ra trong quá khứ, đã bất công đối với dòng họ Nguyễn Tất.
Trong thời gian vụ kiện xảy ra, sẽ còn bao nhiêu Nguyễn Tất Trung khác xuất hiện?
Ðiều cuối cùng, người viết không đồng quan điểm với tác giả Bùi Tín trong bài viết “Không thể để bất công đến vậy” (đã thượng dẫn) là:
“Anh rất ham tin tức trên đời, hằng ngày đọc các bản tin trên mạng. Anh thông minh, tư duy đã hồi phục, tự mình biết cách “ra công khai” như thế nào và từ đó làm chủ đời mình, không cần ai chỉ vẽ, o ép”.
Nếu hiểu theo đoạn văn này, Nguyễn Tất Trung hiện nay là một con người trong bóng tối, với sự nhắc khéo của tác giả là tự mình biết cách “ra công khai”. Ðiều này hoàn toàn không đúng sự thật.
Vì rằng, Nguyễn Tất Trung tức là Vũ Trung đã là một con người thực tế, công khai trên báo chí Việt Nam qua 4 bài báo Việt Nam đã trình bày ở trên. Việc phong hàm cho cấp tá Nguyễn Tất Trung là Vũ Trung để từ đó cấp căn nhà của Vũ Kỳ cho Trung theo nghị định 61/NÐ - CP là một hình thức gián tiếp chấp nhận công khai, hồ sơ lý lịch, nhân thân của Nguyễn Tất Trung tức là Vũ Trung còn lưu trữ đầy đủ tại hội Phụ Nữ Cứu Quốc trung ương, trường Nguyễn Văn Trỗi, Phòng hộ tịch và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng như những nơi khác.
Nguyễn Tất Trung đã thật sự hiện diện giữa ánh sáng mặt trời trong cuộc đời này.
Tác giả Bùi Tín có thể lo sợ trách nhiệm về bài viết của mình qua câu: “Không cần ai chỉ vẽ, o ép” hay “Có kẻ sẽ lại vu cáo tôi là nói xấu chế độ, có âm mưu lật đổ và phá hoại”. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cha lú thì có chú khôn”, sự việc chỉ vẽ giúp nhau chọn con đường sáng là chuyện thường tình ở huyện, không cần phải áy náy, phân bua.
Hiện nay, Nguyễn Tất Trung là một công dân Việt Nam, thực sự không còn là con người của bóng tối hay huyền thoại, cũng có nghĩa là Nguyễn Tất Trung được luật pháp bảo vệ để hưởng quyền lợi theo luật định là quyền tìm lại cha ruột của mình, Nguyễn Tất Trung không phải là đảng viên đảng cộng sản, cũng không còn là cán bộ công nhân viên nhà nước, vì thế không cần phải nhờ ai ban ân huệ và cũng không cần phải xin phép ai để ra công khai, đi thưa kiện.
Việc làm của Nguyễn Tất Trung hôm nay không những cho quyền lợi chính đáng luật định của mình mà còn là quyền lợi của con cháu trong gia đình sau này.
Người cộng sản có câu: “Ở đâu có áp bức là có đấu tranh”, tác giả Bùi Tín cũng đã xác nhận:
Ðã 51 năm nay, hơn nửa thế kỷ, anh Trung sống lay lắt về mặt pháp lý, không có giấy khai sinh thật, không được nhận cha đẻ của mình, không được nhận mẹ đẻ của mình,chưa được một lần thăm mộ và thắp hương trên mộ mẹ; anh không được về quê hương bản quán quê nội cũng như quê ngoại để nhận bà con họ hàng, không được biết, và dù biết cũng không được nhận ai là ông bà, chú bác, anh chị em, con cháu ruột thịt của mình.
Ðó là một sự áp bức, bất công, vì thế đã đến lúc Nguyễn Tất Trung phải tranh đấu, tự mình công khai đi đòi lại nhân thân của mình qua vụ kiện tìm cha như đã trình bày trên.
Vụ án này sẽ mang tính lịch sử, chính trị, nhân bản, đạo lý, lương tâm, tình người, và cũng là thách thức nhức nhối đối với những ai còn mang danh là người cộng sản từng là học trò, đồng chí, đồng đội, hưởng ân huệ hay tôn vinh, ăn theo thần tượng Hồ Chí Minh, còn chút lương tri thì nên trả lại sự thật cho vụ án.
Vụ án xảy ra cho dù hậu quả chính trị ra sao chăng nữa, cũng không thể ngăn trở công lý trả lại nhân thân không chỉ một con người, một giọt máu hiếm hoi còn sót lại mà là cả một dòng họ Nguyễn Tất được quyền tồn tại công khai và công bằng với những dòng họ khác lại trên cõi đời này.
Nói một cách sòng phẳng hơn, những dòng họ Nông Ðức, Nguyễn Minh, Nguyễn Tấn và những dòng họ khác như Lê, Trường, Phan, Võ… thành công được ngày hôm nay, đều núp bóng hay nhờ vào tên tuổi của Hồ Chí Minh tức là Nguyễn Tất Thành, thì chí ít cũng nên có một chút đạo nghĩa tối thiểu là trả lại quyền tìm cha, ông nội, ông ngoại cho dòng họ Nguyễn Tất. Nếu thật sự Nguyễn Tất Trung chính là con ngoại hôn của Nguyễn Tất Thành.
Ông Hồ Chí Minh có công hay tội hãy để lịch sử phán xét.
Giọt máu rơi của ông Hồ hoàn toàn vô tội, Nguyễn Tất Trung đã không được lựa chọn dòng họ để sinh ra, thế mà đã bị chịu trấn áp, trù dập đau thương hơn 51 năm nay phải chăng là một thời gian quá dài so với một đời người. Ðã đến lúc phải trả lại công bằng và đạo lý cho số phận oan khiên này.
(Còn tiếp)
Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần II) Thiên Ðức
III/- Vụ án đòi xác mẹ và quyền lợi liên quan
Ðây là vụ kiện dân sự xuất phát từ hậu quả của vụ án hình sự chưa được xét xử công khai theo những thông tin ở phần 1.
Vì lý do vụ án hình sự còn nhiều tranh cãi phức tạp (sẽ được đề cập sau) phiên tòa (nếu có?) có thể kéo dài, trong khi nhu cầu tìm lại xác mẹ với tình thương, chia ly khắc khoải của con cháu là cấp thiết. Ðó là lý do chánh đáng để Nguyễn Tất Trung có thể xin tách vụ án này ra khỏi vụ án hình sự , nhằm xét xử nhanh chóng, trả lại xác người mẹ cho gia đình hương khói. Ðây cũng là việc làm nhân nghĩa hợp đạo lý vậy.
Năm 1955 Nông Thị Xuân được Ban bảo vệ sức khỏe Trung Ương tuyển chọn đưa về hầu hạ, phục vụ Hồ Chí Minh. Cuối năm 1956 sinh ra một đứa con trai được ông Hồ Chí Minh đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Ðầu năm 1957, Nông Thị Xuân bị chết, theo công an Hà Nội đây là một tai nạn xe hơi (?) xảy ra tại dốc Cổ Ngư lên Chèm. Tử thi được công an đưa về bệnh viện Việt Ðức mổ và khám nghiệm, hồ sơ đóng lại, không được xét xử. Ðiều đặc biệt là công an đã không trả cái xác lại cho thân nhân theo thông lệ một tai nạn bình thường, để làm lễ ma chay an táng. Mồ mả của nạn nhân trên nữa thế kỷ nay không được nhang khói hay phúng điếu.
Câu hỏi đặt ra tại sao Nông Thị Xuân bị tai nạn giao thông chết mà không được xét xử đền bù. Tại sao công an Hà Nội, vội vàng chôn xác biệt lập phi tang dấu vết không cho ai biết, kể cả thân nhân ruột thịt của cô Vàng?
Từ khi Nông Thị Xuân về Hà Nội cho đến ngày chết, chưa hề vi phạm một tội lỗi nào đối với luật pháp cũng như đối với đảng CSVN. Như vậy cho đến ngày chết Nông Thị Xuân vẫn còn mang tư cách là một cán bộ, đảng viên, hay công nhân viên chính thức của đảng và nhà nước.
Nguyễn Tất Trung là con ruột duy nhất của Nông Thị Xuân, là người thờ tự chính thức cho cha mẹ ông bà theo tập quán văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Trước cái chết không được xét xử, và mất luôn xác đã gây thiệt hại nghiêm trọng về thể xác và tinh thần cho Nguyễn Tất Trung. Hơn nữa, hành vi của công an không trả lại xác nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông cho gia đình là đã vi phạm luật pháp, vì không có điều luật nào từ trước cho đến nay cho phép công an làm sự việc này.
Do đó theo bộ luật dân sự, điều 13, căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự:
Quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây: (…)
6. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
Dựa trên điều luật này, Nguyễn Tất Trung có quyền khởi kiện trước tòa án dân sự để đòi lại xác mẹ từ công an cũng như đòi những quyền lợi chính đáng khác liên quan đến sự việc này.
Ðiểm kế tiếp Nông Thị Xuân là cán bộ, còn là người tình của Hồ Chí Minh mà khi chết, bị vất thây nơi hoang lạnh, điều này đã gây hại đến uy tín và phẩm giá của người chết. Nông Thị Xuân chưa hề được làm đám tang, hưởng một nén nhang của gia đình. Vì thế , Nguyễn Tất Trung có quyền đòi hỏi theo bộ luật dân sự điều 25:
Bảo vệ quyền nhân thân
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ vào những lý lẽ, và các điều luật ở trên, Nguyễn Tất Trung có thể khởi kiện bộ công an ra tòa án nhân dân Hà Nội, theo luật dân sự tố tụng:
Ðiều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;
Trong đơn khởi kiện, Nguyễn Tất Trung có thể đòi hỏi một trong những quyền lợi chính đáng như sau:
- Yêu cầu tòa án buộc công an Việt Nam phải hoàn trả xác Nông Thị Xuân lại cho gia đình. Yêu cầu được quyền làm đám tang công khai lại cho mẹ theo ý nguyện của gia đình, trong một tuần chay siêu độ, để linh hồn được siêu thoát… Bộ trưởng công an hay người đại diện tương đương phải đội khăn tang và đọc điếu văn xin lỗi trước linh vị người quá cố. Ðiếu văn này phải được phổ biến công khai trên tất cả báo chí Việt Nam ở trang nhất nơi trang trọng trong suốt tuần chay để bạn bè, đồng chí, bạn hữu, bà con xa gần có thời gian phúng điếu và an ủi cho người chết khỏi tủi thân lạnh lẽo suốt 50 năm dài.
- Ngoài ra trong lúc di quan cải táng, nếu có thể xin được đưa xác nạn nhân ngang qua lăng Hồ Chí Minh để được gặp mặt người tình (?) lần cuối trước khi xa cách vĩnh viễn. Lúc sống Nông Thị Xuân đã phó thác linh hồn, tuổi trẻ, tình yêu, và niềm tin tưởng tuyệt đối vào ông Hồ, bỗng phút chốc lại ngăn cách không được nói lời cuối cùng, thì giờ đây có cơ hội hiện diện trong lòng thủ đô Hà Nội, để linh hồn nạn nhân trong tư cách là người vợ, người tình có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chồng là ông Hồ cũng là chủ tịch đảng CSVN “tại sao phải chịu cái chết như vậy? Ai là thủ phạm? Ai chịu trách nhiệm chính trong cái chết này? Ai ra lệnh vùi thây không nhang khói 50 năm nay?”. Chỉ cần hỏi một lần, dù không có ai trả lời, linh hồn người chết cũng vơi bớt uất ức, và nhẹ nhàng siêu thoát.
Ðến đây có người nêu nghi vấn tại sao không yêu cầu làm quốc tang cho vị “hoàng hậu” bóng tối, bất hạnh dưới chế độ XHCN? Người viết chỉ đề ra những nguyện vọng tối thiểu của nguyên đơn có thể đạt được trước tòa, như là việc làm đám tang, việc thăm lăng ông Hồ, việc đăng báo công khai xin lỗi cũng là việc bình thường chưa thấm vào đâu so với sự đau khổ, đọa đày chịu đựng của một gia tộc trong nữa thế kỷ qua. Còn việc quốc tang hay không là tùy thuộc vào lương tâm và đạo nghĩa của đảng CSVN đối với người sáng lập.
Ðể bảo vệ thành công đơn kiện, một trong những lý cớ có thể nêu ra như sau:
Tại sao những kẻ thù giai cấp như “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rể” sau khi bị bản án gia hình man rợ như chôn sống, cho trâu cày, hay bắt vợ con phải đấu tố cha mẹ ông bà, xác kẻ thù vẫn được đảng cho gia đình nhận lại đem về ma chay an táng?
Tại sao những tên giặc lái của đế quốc Mỹ, kẻ thù số một của nhân dân ta, đã từng bị ghép tội ác diệt chủng là ném bom trên đầu Hà Nội, thân xác vẫn được đảng nâng niu quí trọng, bao gói kỹ càng trả lại cho thân nhân?
Tại sao, một người công khai chống đảng, bị án tù phản bội tổ quốc như ông Hoàng Minh Chính lại được đảng cho làm đám tang công khai giữa dàn chào trân trọng của công an?
Vậy Nông Thị Xuân có tội gì? lớn hơn các tội trạng kể trên để trở thành người tử tù không án, với hình phạt bổ sung là thân xác phải biệt giam lưu đày vĩnh viễn nơi vùng đất nào đó không ai được quyền thăm viếng hay nhang khói.
Có thể trả lời chăng? Tại vì chưa có lệnh của bác và đảng CSVN, mà Nông Thị Xuân đã dám sinh ra cho ông Hồ Chí Minh một đứa con tên là Nguyễn Tất Trung theo qui luật truyền giống tự nhiên của con người. Ðó là cái tội? tại sao? và tại sao?
Ðây là một bất công nghiệt ngã ngay trong lòng đảng CSVN và ngay cả trong một đất nước hòa bình từng reo rẻo tự hào “xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”, đó là chế độ ưu việt của Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Công an Việt Nam khó tránh né được câu trả lời đối với hành vi táng tận lương tâm như trên. Công an Việt Nam có thể đổ lỗi cho người chết, vì đã làm theo lịnh trên, để phủi sạch trách nhiệm, thì xin hãy bạch hóa hồ sơ để cho lịch sử phán xét.
Qua hai vụ kiện đã trình bày cho thấy:
Vụ án tìm cha: nhằm xác định nhân thân cho người sống, bảo tồn quyền lợi cho dòng họ Nguyễn Tất.
Vụ án tìm xác mẹ: nhằm làm tròn hiếu đạo, phục hồi giá trị nhân phẩm cho người chết.
Cả hai vụ án tuy cùng một nguyên đơn, cùng tòa án dân sự Hà Nội, nhưng nội dung và đối tượng, hậu quả của hai vụ án hoàn toàn khác nhau, vì thế không thể nhập chung với nhau. Nguyễn Tất Trung đã hành sử đúng quyền lợi chính đáng của mình. Phiên tòa công lý sẽ phải được xét xử công khai trong thời gian luật định, không thể rơi vào im lặng mãi mãi được.
Hỡi những ai đã từng phê phán ông Hồ Chí Minh !
Hỡi những ai đã từng tôn vinh, ca ngợi ông Hồ Chí Minh !
Hỡi những ai hô hào, cổ xúy toàn dân học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh !
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với một người đã nằm xuống, trong khi chính quí vị lại là những người quay lưng với số phận bất công, nghiệt ngã đau thương của một dòng họ Nguyễn Tất trải dài hơn nữa thế kỷ qua.
Một phiên tòa lịch sử, rất nhân bản, thế nhưng lại xung đột quyền lợi giữa luật pháp và chính trị. Thắng hay bại trong vụ án chưa hẳn là điều đáng bàn. Mà điều đáng bàn nhất là một chút đạo nghĩa và lương tri con người có còn hay không trong lòng giữa những người cọng sản với nhau , được thể hiện qua những người có trách nhiệm trong vụ kiện vậy. Âu đành chờ xem vậy.
Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần III & Phần Kết)
Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần III)
Thiên Ðức
IV/- Vụ án kêu oan cho mẹ
Ðây là vụ án bi thảm thời đại, xảy ra từ năm 1957, chưa được soi rọi ra ánh sáng. Người còn sống sót duy nhất về phía nạn nhân chính là Nguyễn Tất Trung có thể coi là người có năng lực duy nhất để xin mở lại hồ sơ vụ án.
Ðiều trước tiên, cần phải nhận biết, qua hai vụ kiện trên Nguyễn Tất Trung có thể hành xử quyền của mình theo luật định một cách dễ dàng không nhiều trở ngại. Thế nhưng khi vào vụ án hình sự này, ắt rằng Nguyễn Tấn Trung sẽ phải đối diện với những khó khăn từ chủ quan đến khách quan, không dễ dàng vượt qua.
Một quyết định thiếu sáng suốt, sai lầm sẽ đem lại nhiều ân hận không những cho chính mình mà cho cả con cháu trong mai hậu. Bây giờ, Nguyễn Tất Trung chưa biết chính xác người cha ruột của mình là ai. Qua kết quả vụ án tìm cha sẽ cho câu trả lời đó.
Trường hợp cha ruột không phải là ông Hồ Chí Minh thì điều đó dễ dàng cho Trung tiến hành vụ án kêu oan cho mẹ, không chút cắn rứt lương tâm. Thế nhưng nếu ông Hồ Chí Minh thật sự là cha ruột của Nguyễn Tất Trung thì sự việc sẽ ra sao?
Chưa cần đi sâu phân tích vụ án, chỉ cần biết rằng vào thời điểm 1957 ông Hồ Chí Minh là người tình, người chồng chưa cưới, người cha, ông chủ tịch nước, cũng là chủ tịch đảng CSVN, và là chủ căn nhà sàn nơi xảy ra án mạng (sẽ trình bày ở phần dưới). Thì chắc chắn một điều ông phải chịu trách nhiệm về vụ án đó dù ít hay nhiều, cho dù phát hiện ra hung thủ giết người là ai?
Trong lịch sử nhân loại, chưa có gia đình nào, một quốc gia nào, một chế độ nào như tại đất nước CHXHCNVN, con của một ông vua, trong suốt nữa thế kỷ không được quyền kêu một tiếng “cha” từ lúc ông đang còn tại vị, hưng thịnh cho đến lúc chết. Ðến lúc kêu được tiếng cha đầu đời cũng là lúc quàng khăn tang trên đầu với di ảnh của mẹ, đi lật mồ cha lên, đưa ra vành móng ngựa để trả lời những câu hỏi lịch sử, lương tâm, trách nhiệm và đạo nghĩa. Còn ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết nổi bi thương và uất nghẹn này chăng?
Kết quả vụ án dù ra sao chăng nữa cũng ảnh hưởng sâu đậm chẳng những vào quãng đời còn lại của Trung vốn đã chồng chất quá nhiều uất ức và khổ nạn lại càng đau thương thê thảm hơn nữa. Mà kết quả này còn có thể tổn thương tinh thần (?) đến các đời con cháu sau này. Vì thế trước khi có quyết định sáng suốt về vụ án, phải chăng cần phải có thời gian tỉnh táo suy nghĩ sau khi đã hoàn tất hai vụ kiện nói trên chăng?
Nói như vậy, không có nghĩa bỏ qua vụ án, mà thật ra vụ án cần phải được phân tích một cách khoa học đúng vào thời điểm lịch sử, để có thể đem lại bài học xương máu nào cho dân tộc chăng?
1)- Vụ án có khả năng mở lại không ?
Trước khi trả lời cần phải nhận rõ những điểm pháp lý có thể tranh luận kéo dài như sau:
Ðiều trở ngại pháp lý đầu tiên mà vụ án vấp phải đó là thời hiệu. Thật vậy vụ án xảy ra năm 1957 tức là 51 năm. Theo bộ luật hình sự, điều 23.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra vụ án còn gặp phải một trở ngại nữa đó là nguyên tắc “bất hồi tố của các đạo luật hình”. Bộ luật hình sự hiện nay có thể xét xử những tội phạm xảy ra 50 năm về trước hay không?
• Vụ án xảy ra dưới thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nay đã đổi thay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Vậy tòa án nhân dân hiện nay có đủ thẩm quyền xét xử hay không, dựa trên căn bản luật pháp nào? Cho dù được biện luận cả hai chế độ đều đặt dưới sự cai trị của đảng CSVN. Hệ thống luật pháp hoàn toàn được tiếp nối liên tục.
• Nhân vật chính Hồ Chí Minh đã chết, cũng là người tình, người cha, chủ tịch nước, chủ tịch đảng, có trách nhiệm trả lời chính thức những vấn đề liên quan đến vụ án. Theo tập quán, phong tục Việt Nam, người chết là hết, mọi chuyện liên quan nên đóng lại.
• Ðây là vụ án lịch sử lại mang tính chính trị, có thể làm rung chuyển tận gốc rễ mọi giá trị đạo đức, lý tưởng, thần tượng… vì thế chịu rất nhiều áp lực vô hình kể từ nhiều phía, nhất là trong thời điểm lịch sử XHCN chưa sang trang.
Tất cả những điều này sẽ gây nhiều tranh cãi, không dễ dàng để có câu kết luận thống nhất. Rất tiếc những nội dung tranh cãi trên đây, lại không nằm trong chủ đích của bài viết. Vì thế, khả năng để mở lại hồ sơ của vụ án để xét xử rất mong manh.
2)- Vụ án xe cán thật hay giả?
Theo thông báo của công an đây là vụ án xe cán. Theo lời người kể lại là có dị nghị là giả xe cán. Hiện nay không còn chứng cứ cụ thể nào để khẳng định đây là vụ xe cán giả hay thật. Thế nhưng có những luận điểm khả tín sau đây chứng minh nạn nhân không thể tự mình đến hiện trương để bị xe cán, cho nên đây là một vụ xe cán giả.
• Theo kết quả khám nghiệm tử thi: Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị trùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. (Nguồn:
http://www.lmvntd. org )
• Vị trí xảy ra hung án, theo lời kể của ông Vũ Thư Hiên trong “Ðêm giữa ban ngày”, tr.605:
“Tôi nhớ một buổi chiều thu 1964, cha tôi đột nhiên bảo tôi:
- Con lấy xe đưa bố đi một lát.
Hôm ấy tôi có một cái hẹn, nhưng đành phải bỏ - trong gia đình tôi sự không tuân lời người trên là lỗi nặng. Ðành phải dịch cái hẹn sang ngày khác để đưa cha tôi đi. Ông ngồi sau chiếc Jawa 05 thấp tè, vốn không được thiết kế để chở hai người, hai chân khuỳnh khuỳnh. Nhưng ông chịu khó ngồi lắm, không kêu ca. ….
Cha tôi sai tôi chở ông lên đường Cổ Ngư cũ về phía Chèm. Tới dốc lên đê, ông bảo tôi dừng xe. Châm một điếu thuốc, ông chọn chỗ cỏ sạch để ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên ông…
- Con nhớ lấy chỗ này, quãng gốc cây thứ tư và thứ năm từ trên đê đổ xuống - cha tôi chỉ tay về phía trước - Nơi này đã xảy ra một tấn thảm kịch mà rồi đây con phải tìm hiểu để mà viết. Nó là tấn thảm kịch có tính chất tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nền đạo đức và rộng ra, của một thời đại…”
Ðịa điểm xe cán là đường Cổ Ngư cũ, (nay đổi tên là đường Thanh Niên), cách nơi ở của ông Hồ Chí Minh cũng như nhà của Nông Thị Xuân đang ở khoảng vài cây số. Thời tiết Hà Nội đầu tháng 2 vẫn còn rét lạnh. Vậy Nông Thị Xuân là người đàn bà sinh đẻ mới mấy tháng, lại trước đó theo lời kể của anh thương binh (người đã viết đơn tố cáo tới chủ tịch quốc hội Nguyễn Hữu Thọ) là đã bị hiếp dâm (?) tàn tệ, nếu không bị ê ẩm mình mảy và thương tích thì cũng rất yếu. Với một người đàn bà trong tình trạng sức khỏe kém như vậy, không ai giúp đỡ, có khả năng đi bộ một mình, từ nơi ở đến nơi đường Cổ Ngư để bị xe cán hay không?
• Nông Thị Xuân là người tình của Hồ Chí Minh, được hưởng qui chế đặc biệt về bảo vệ an ninh và an toàn yếu nhân, mọi sinh hoạt và hành động của Nông Thị Xuân đều có người giám sát cũng như theo bảo vệ. Ði đâu có xe hơi đón rước. Vậy Nông Thị Xuân không thể nào có cơ hội thoát ra hoàn cảnh đó để đi bộ một mình, đến nơi hiện trường để bị xe cán.
• Nơi ở của ông Hồ Chí Minh là căn nhà sàn nằm trong phạm vi an ninh của phủ chủ tịch là yếu nhân số 1 chắc chắn xung quanh có rất nhiều vòng rào canh gác, công khai hay bí mật, vậy nếu không có lệnh thì Nông Thị Xuân có thể đi bộ vượt ra khỏi những rào cản này không?
• Nếu đây là một vụ xe cán bình thường tại sao công an không trả xác lại cho thân nhân sau khi xét nghiệm?
Tóm lại với những lý cớ đầy thuyết phục trên, có thể kết luận rằng đây không phải là một vụ xe cán, mà chỉ là một hiện trường giả. Vậy hiện trường thật là ở đâu?
Một chi tiết quan trọng là theo lời ông Nguyễn Minh Cần ở trên: chiếc xe cán chết người chạy ra từ hướng phủ chủ tịch. Trong phần ghi chú tr. 607 của “Ðêm giữa ban ngày” xác nhận chiếc xe mang số phủ chủ tịch.
Cũng theo lời kể của anh thương binh:
“Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi”.
Ðêm trước khi chết cô Xuân đã được xe rước vào phủ chủ tịch, tai nạn chết người xảy ra vào buổi sáng hôm sau. Như vậy có thể kết luận rằng: cô Nông Thị Xuân ở tại căn nhà sàn của ông Hồ Chí Minh và đã nhận lãnh cái chết tại đây. Sau đó cái xác được đưa ra hiện trường giả theo một kịch bản soạn sẵn.
3)- Nông Thị Xuân có bị hiếp dâm hay không? và bị mấy lần?
Ðây chính là điểm đã gây ngộ nhận cho nhiều tác giả từng viết về đề tài này, vô tình rơi vào hỏa mù của một kịch bản đã bày sẵn nhằm che đậy một sự thật. Toàn bộ câu chuyện hiếp dâm chỉ dựa trên lời tố cáo duy nhất của anh thương binh mà không có một bằng chứng cụ thể nào cả. Thế nhưng trong lời tố cáo này tự thân của nó đã có nhiều mâu thuẫn, đầy nghịch lý như sau:
• Từ sau khi sinh Nguyễn Tất Trung vào cuối 1956 đến ngày chết là 12 tháng 2 - 1957 là một thời gian ngắn trên dưới 3 tháng, vụ hiếp dâm lại có thể xảy ra cho Nông Thị Xuân vừa mới sinh đẻ lại là vợ một ông chủ tịch nước cũng là chủ tịch đảng CSVN, người có quyền lực nhất nước?
• Theo lời tố cáo của anh thương binh:
Buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rồi nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. “Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn“.
Một vụ hiếp dâm thông thường xảy ra chỉ có một tội phạm và nạn nhân, nếu hiếp dâm tập thể, thì có nhiều tội phạm với nạn nhân, hiếm khi có nhân chứng mục kích. Tại sao Trần Quốc Hoàn lại cố tình hiếp dâm Nông Thị Xuân trước mắt cô Vàng, cô Nguyệt tại nơi do công an bảo vệ có rất nhiều tai mắt? Là một vụ hiếp dâm hụt lần đầu?
• Hiếp lần thứ hai (?): “Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xỏ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị. … Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt“.
Có gì bí ẩn? khiến Trần Quốc Hoàn phải hiếp dâm Nông Thị Xuân cho bằng được trong thời gian chỉ có vài ngày mà đã xảy ra hai lần. Ðộng cơ nào đưa đến sự kiện phải xảy ra như vậy? Ðiểm chú ý là Trần Quốc Hoàn là bộ trưởng bộ công an, có dư điều kiện và không thiếu gì gái để thỏa mãn nhu cầu sinh lý (nếu có?).
• Từ ngày 7/02/1957 là lần đầu tiên ông Trần Quốc Hoàn hiếp dâm hụt (?) đến ngày Thị Xuân bị chết là ngày 12/02/1957 chỉ vỏn vẹn có 5 ngày, vậy Trần Quốc Hoàn đã thật sự hiếp dâm thêm bao nhiêu lần nữa? có đúng như lời kêu oan của người thương binh chồng chưa cưới của cô vàng hay không?:
“Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác…. Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị… Rồi nó nằm đè lên hiếp chị… Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó… Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó“.
Với lời tố cáo này, trong vòng 5 ngày Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm bao nhiêu lần để Nông Thị Xuân trở thành “một thứ trò chơi của nó”. Tại sao trong vòng 5 ngày lại là “Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh”… Vậy đâu là sự thật?
• Kết quả khám nghiệm tử thi có câu: “Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì.Dạ dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm
Với kết quả khám nghiệm tử thi này đã trả lời những câu hỏi trên là Nông Thị Xuân chưa hề bị hiếp dâm thật sự, vì rằng một người bị hiếp dâm phải có thương tích, không thể được lành lặn trong vòng mấy ngày, mà bác sĩ không khám nghiệm ra.
• Nhân gian có câu nói: “Làm đĩ bốn phương phải chừa một phương để lấy chồng”, hay là câu “đánh chó cũng phải nể mặt chủ nhà”. Nếu Trần Quốc Hoàn gian dâm có muốn hiếp Nông Thị Xuân thì cũng phải nể mặt Hồ Chí Minh. Với cương vị một người học trò, một đệ tử, một người dưới quyền , Trần Quốc Hoàn có bao nhiêu lá gan để làm công việc hiếp dâm, và giết người tình của Hồ Chí Minh mà không có lệnh của cấp thẩm quyền?
• Lên một phòng chờ, em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên. Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe.
Tại sao khi mổ tử thi Nông Thị Xuân lại có mặt nhân viên Viện kiểm sát và tòa án. Những người này đóng vai trò gì? Trong khi vụ án chưa khởi tố, tại sao họ lại nhanh chóng có mặt kịp thời chứng kiến mổ tử thi khi vụ án vừa xảy ra, ngoài nhiệm vụ của họ? Phải chăng họ chứng kiến để nhằm chứng minh rằng biên bản khám nghiệm tử thi là thật, không phải là một báo cáo láo. Như vậy Trần Quốc Hoàn đã không thật sự hiếp dâm Nông Thị Xuân.
Tóm lại qua sự việc này có thể kết luận rằng, sự việc hiếp dâm chẳng qua là một động tác giả của một kịch bản đã soạn sẵn, mà kết quả khám nghiệm tử thi đã chứng minh là Trần Quốc Hoàn đã hoàn thành vai trò hiếp dâm giả một cách xuất sắc là biết dừng chân lại ở một mức độ đã được cho phép mà thôi. Từ đó Trần Quốc Hoàn mới có thể giữ nguyên chức vụ và thăng cấp sau này, cũng không hề bị truy cứu trách nhiệm hình sự về sự việc này.
Có thể nói một cách khác là Nông Thị Xuân không thật sự bị hiếp dâm, mà là bị khủng bố tinh thần bằng những hành động uy hiếp, xâm phạm thân thể chỉ nhằm mục đích làm cho nạn nhân khủng hoảng tinh thần, bị ép vào con đường là tự hủy diệt. Thế nhưng kịch bản đã không thành, cô Xuân đã không rơi vào con đường đó. Do vậy cô Xuân phải rơi vào cái chết do người khác làm, theo kịch bản hai. Ðến đây đã lộ ra bản chất tàn độc của những người trong cuộc là “khủng bố tinh thần nạn nhân trước khi giết”.
Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần Kết)
Thiên Ðức
4)- Hồ Chí Minh có biết Nông Thị Xuân bị giết không ?
Biết rất rõ bởi những lý cớ sau:
Ðêm ngày 11/2/1957 tài xế Ninh Xồm đưa Nông Thị Xuân vào căn nhà sàn trong phủ chủ tịch. Qua đêm này, Nông thị Xuân chết do đập đầu, thì không thể nào nói rằng Hồ Chí Minh không biết. Vì không ai có thể ra vào nơi ở này ngoài những người dưới quyền của ông Hồ Chí Minh.
Chiếc xe cán người mang số phủ chủ tịch lại chạy ra từ hướng phủ chủ tịch.
Ai có khả năng ra lệnh cho bộ công an, viện kiểm sát , tòa án đình chỉ điều tra vụ án liên quan đến vụ án giết người? Ai chỉ thị công an tịch thu xác một cách bất bình thường?
Ai ra lệnh cho công an cướp lấy đứa trẻ trong tay Nguyễn Thị Vàng? Sau đó gởi gấm cho Nguyễn Lương Bằng, kế đến là gia đình Chu Văn Tấn nuôi Nguyễn Tất Trung lúc còn sơ sinh vừa hơn 3 tháng tuổi? Nếu không có người ra lệnh thì Nguyễn Lương Bằng và Chu Văn Tấn có dám nuôi hay không? Trong khi họ biết rõ đứa bé sơ sinh này là con do Hồ Chí Minh đặt tên.
Tóm lại Hồ Chí Minh biết rõ Nông thị Xuân đã bị giết, đã đồng tình trước sự việc xảy ra bằng thái độ hoàn toàn im lặng và giải quyết hậu sự là sắp xếp người nuôi dưỡng đứa con ngoại hôn của mình.
5)- Câu chuyện cần được viết lại
Qua những luận chứng trên, thiết nghĩ câu chuyện vụ án cần viết lại như sau:
Ðầu năm 1955, Nông Thị Xuân được ban bảo vệ sức khỏe trung ương đưa về phục vụ sức khỏe cho ông Hồ Chí Minh. Ngoài thời gian phục vụ, cô Xuân về ở tại số 66 Hàng Bông Nhuộm Hà Nội dưới sự bảo vệ của công an Hà Nội. Ðầu năm 1956, Nông Thị Xuân có thai, ông Hồ biết rõ sự việc này. Ðể mua thời gian, ông Hồ đã hứa hẹn sẽ giải quyết nguyện vọng bình thường của một người đàn bà là xin ra công khai chung sống với chồng vì đã có con.
Ông Hồ Chí Minh đã đưa sự việc này ra lấy ý kiến chung của Bộ Chính Trị hoặc là ý kiến của riêng ông để đi đến kết luận là: “Ra công khai không có lợi cho chính trị, và đưa đến quyết định là phải thanh toán sạch sẽ để bảo vệ uy tín lãnh đạo”.
Cuối năm 1956 Nguyễn Tất Trung chào đời, ông Hồ Chí Minh chính thức đặt tên cho con, lấy họ của mình là một hình thức công nhận con ruột mặc dù không đăng ký kết hôn.
Ðầu năm 1957 Nông Thị Xuân nhắc lại nguyện vọng ra công khai, Hồ Chí Minh đã công nhận nguyện vọng này là hợp lý, thế nhưng vì sự nghiệp chính trị, Hồ Chí Minh trực tiếp hay gián tiếp thông qua Trần Quốc Hoàn thanh toán nội vụ. Trong một giới hạn nào đó Trần Quốc Hoàn đã khủng bố tinh thần Nông Thị Xuân, bằng vũ lực, bằng những hành động có tính cách sỉ nhục trinh tiết của người đàn bà, nhằm o ép Nông thị Xuân đi vào con đường bế tắc, tuyệt vọng tự hủy diệt. Thế nhưng Nông thị Xuân vẫn chịu đựng không rơi vào bẫy Trần Quốc Hoàn. Nếu trường hợp Nông thị Xuân tự tử do tủi hổ, tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh đã giải quyết xong một lo toan. Và Trần Quốc Hoàn khỏi phải ra tay.
Vì thế , 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác.
Sáng ngày 12/2/1957 một hiện trường giả bày ra tại đường Cổ Ngư về hướng Chèm.
Hiện trường thật là căn nhà sàn nơi ở của ông HCM trong phạm vi an ninh của Phủ Chủ Tịch, trong đêm xảy vụ án, giữa Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân xảy ra sự việc gì? Phải chăng đã lặp lại kịch bản ghen tuông hay tình báo giả qua câu nói của Hồ Chí Minh:
Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”. Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu.” Bác nói: “ Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối”
Vào những năm 1956- 1957 ông Hồ Chí Minh là người nắm quyền lực nhất nước, đang thời kỳ hưng thịnh, vậy ai là người có thể có quyền lực cao hơn ông Hồ để có thể ra lệnh, công khai hiếp dâm rồi giết Nông thị Xuân, thủ tiêu thân xác mà không có sự đồng ý của ông Hồ?
Một vài câu hỏi sau cùng có thể đặt ra, tại sao Nông thị Xuân phải nhận lãnh cái chết mà không thể trở thành người tình trong bóng tối. Tại sao ra công khai, không có lợi cho chính trị?
Ðể lý giải vấn đề này, người viết đặt ngược vấn đề này với giả thuyết như sau:
6)- Nếu ông Hồ Chí Minh muốn cưới vợ có được hay không ?
Trai lớn lên có vợ, gái lớn lên có chồng là chuyện bình thường của thế gian, bất chấp người đó có địa vị như thế nào trong xã hội. Thế nhưng đối riêng Hồ Chí Minh một người từng bỏ rơi người tình, bỏ vợ qua nhiều quốc gia, nên sự việc cưới vợ sẽ gặp rất nhiều trở ngại.
Về đối ngoại, vào thời điểm đầu thập niên 50s. nếu Hồ Chí Minh muốn công khai cưới vợ, nước đầu tiên phản đối là Trung Quốc.
Theo cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Hu Zhiming Yu Zhangguo) xuất bản 1990 của tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng) nhà sử học, Phó viện Khoa học Xã Hội Quảng Tây thì tháng 10 năm 1926, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) khi đó lấy tên là Lý Thụy, tổ chức hôn lễ tại nhà hàng Thái Bình (với Tăng Tuyết Minh) với sự sự chứng kiến của Thái Sương Ðặng Dĩnh Siêu là vợ của Chu Ân Lai là bộ trưởng ngoại giao đương thời tại Trung Quốc. (Xem:
http://vi.wikipedia .org
Như vậy Hồ Chí Minh đã là con rể của Trung Quốc có hôn thú đầy đủ, nếu Hồ Chí Minh công khai cưới vợ khác mà chưa giải quyết dứt điểm pháp lý về tờ hôn thú nêu trên, thì vì sự bảo vệ quyền lợi cho công dân bản địa ông bộ trưởng ngoại giao Chu Ân Lai sẽ phản kháng, với chứng cớ là tờ hôn thú và nhân chứng đáng tin cậy là bà Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của mình (cũng là người có liên lạc mật thiết với Tăng Tuyết Minh). Sự phản đối này tất yếu sẽ mạnh mẽ, sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến chính trị Việt Nam vì vào thời điểm này chính sách ngoại giao Việt Nam còn lệ thuộc nặng nề của cả Liên Xô và Trung Quốc. Bằng chứng là Việt Nam thực hiện cải cách ruộng đất dưới sự quan sát của cố vấn Trung Quốc.
• Về chính trị đối nội trong đất nước Việt Nam. Vào thời điểm 1956, thời gian Nông thị Xuân mang thai, cũng là giai đoạn đấu tranh hòa bình, đảng CSVN cũng như ông Hồ Chí Minh đang cố gắng dồn hết thời gian, xây dựng thần tượng, hình ảnh một con người độc thân (?) suốt đời đấu tranh cho dân tộc, nhằm hy vọng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử với Ngô Ðình Diệm theo hiệp định Geneve vào cuối năm 1956. Cuộc bầu cử này đã không trở thành hiện thực do sự bác bỏ của ông Ngô Ðình Diệm.
Hồ Chí Minh - Tự phong là cha già của cả dân tộc khi tuổi mới ngoài 50
- Nguồn: facade.com
• Thành kiến xã hội: vào thời điểm này, quan niệm hôn nhân giữa trai và gái vẫn còn ảnh hưởng nhiều về định kiến tuổi tác là: “Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một”. Thực tế ông Hồ Chí Minh đã 65 tuổi trong khi Nông Thị Xuân chỉ mới 25 tuổi, với một cuộc hôn nhân chênh lệch đến 40 tuổi là một sự việc không bình thường. Trong một đất nước vừa thoát ra khỏi chế độ phong kiến, tất nhiên dư luận xã hội chưa sẵn sàng tiếp nhận, họ Hồ sẽ chịu nhiều tiếng thị phi: “Trâu già ham gặm cỏ non”. Hồ Chí Minh đang là “Cha già dân tộc” nếu cưới Nông Thị Xuân sẽ trở thành “Mẹ già dân tộc” mới có 25 tuổi. Ðây là điều báng bổ, bất kính đối với những người có tuổi, không thể chấp nhận được, sẽ là một đề tài chế riễu trong nhân gian, khó tránh được sự tấn công chính trị của chế độ miền nam Việt Nam.
• Khó khăn về mặt luật pháp: Nếu Hồ Chí Minh tuyên bố công khai cưới vợ, tin này sẽ đến tai Tăng Tuyết Minh, chắc chắn Tuyết Minh sẽ lộ diện để đòi quyền lợi chính đáng. Hồ Chí Minh sẽ đối diện với vấn đề pháp luật: tội song hôn. Ðó là chưa kể những người tình trong bóng tối khác nữa sẽ xuất hiện để đòi quyền lợi của mình.
Theo bài “ Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh ”, đã đăng trên tạp chí “Ðông Nam Á tung hoành” (Dọc ngang Ðông Nam Á), số tháng 11-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh, thì tháng 5 năm 1950 bà Tăng Tuyết Minh, nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là chồng mình. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành. Hồ Chí Minh cũng từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu và Ðào Chú, Bí thư Trung Nam cục dò tìm tung tích của Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả
Câu hỏi cuối cùng cần phải giải đáp, tại sao những người tình khác của Hồ Chí Minh lại không bị chết, trái lại Nông Thị Xuân lại phải nhận lãnh cái chết mất thây?
Trong thời gian chiến tranh, những người tình của Hồ Chí Minh (nếu có?) dễ dàng chấp nhận ở trong bóng tối, với hy vọng “một mai hòa bình…”
Trường hợp Nông Thị Xuân rơi vào trong thời điểm của một đất nước hòa bình, và đã có con, nên sự việc muốn hợp thức hóa vợ chồng là chính đáng. Hồ Chí Minh, kể cả Bộ Chính Trị đảng CSVN khó có thể tìm một lý do chánh đáng nào để từ chối. Vì thế, giải pháp lạnh lùng và tàn nhẫn được chọn lựa là Nông thị Xuân phải biến mất trên cõi đời này bằng mọi giá, chỉ có người chết mới im lặng vĩnh viễn, sẽ không còn đòi ra công khai nữa. Là phương cách thích hợp nhất để bảo vệ thần tượng mà đảng CSVN đã bỏ công ra gầy dựng. Ðấy cũng là động cơ giết người trong nội vụ.
Như vậy Nguyễn Tất Trung có thể kêu oan cho mẹ hay không? Một khi biết rõ cha ruột của mình:
Hồ Chí Minh không hề yêu thương Nông Thị Xuân, chưa bao giờ có ý định cưới Xuân làm vợ, ông Hồ chỉ xem Xuân như là một đồ chơi, một phương tiện giải quyết tình dục nhất thời mà thôi.
Quyết định thủ tiêu Nông Thị Xuân đã hình thành từ lúc mang thai, khi Xuân tỏ rõ ước mơ bình thường một cuộc sống công khai hạnh phúc vợ chồng và con cái.
Vào thời điểm lịch sử thập niên 50s. Hồ Chí Minh quyết định giết vợ, bỏ con, là đã thực hiện đúng vai trò một tín đồ theo chủ nghĩa cộng sản “tam vô” (vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo).
Ðảng Cộng Sản Việt Nam/ Hồ Chí Minh (?) giết Nông Thị Xuân, giết người bịt miệng như là Nguyễn Thị Vàng, cô Nguyệt và xóa sạch mọi dấu vết, những tưởng câu chuyện sẽ vĩnh viễn đi vào bóng tối. Một câu hỏi đặt ra tại sao đảng CSVN/Hồ Chí Minh (?) không giết luôn Nguyễn Tất Trung lúc còn một đứa bé sơ sinh mới có 3 tháng tuổi như là một cách “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”?
Phải chăng vì thế cuộc đời mới có câu:
“Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”
(Lưới trời tuy thưa nhưng mà khó lọt).
Giờ đây, hoàng hậu không vương miện của Việt Nam đã thật sự ra công khai theo ý nguyện cho dù chỉ còn một nắm xương tàn trong chiếc áo quan phủ lá cờ đỏ sao vàng, cũng đủ nói lên tất cả mọi điều cần nói.
Thiết nghĩ , toàn bộ câu chuyện “Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất” có thể tạm đóng lại với phần kết còn bỏ ngỏ, để dành cho những người trong cuộc, bạn đọc, nhất là bạn đọc ở trong nước viết tiếp đoạn cuối vậy.
Thiên Ðức
=====================
Hồ Tập Chương
TẠI SAO TÊN BỘ TRƯỞNG CÔNG AN HOANG DÂM VÔ ĐỘ VÀ CỰC KỲ TÀN ÁC TRẦN-QUỐC-HOÀN DÁM HỖN VỚI VỢ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ??!!
Tại sao tên Trần Quốc Hoàn dám lộng hành như vậy ? Hiếp vợ Chủ tịch nước đầy uy quyền, trước đó còn nói mỉa mai và cho biết “tính mạng bà nằm trong tay tôi.” Tại sao hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến dám giết vợ Chú tịch nước ? Ông Hồ có thuộc hạng người nhẹ dạ, cả tin, để sử dụng những quân phản phúc làm cận vệ, giao sinh mạng mình cho chúng?
Vậy thì câu trả lời là: ba tên này dám lộng hành như vậy, mà còn tỏ ra tự tin khi ra tay hành động, chẳng hạn như lời lẽ của tên Hoàn, và sự kiện chúng không cần che dấu hành tung mà ngang nhiên dùng xe của Phủ Chủ tịch đem vứt xác cô Xuân để cho người ta trông thấy. Như thế rõ ràng chúng đã nhận được tín hiệu từ chủ nhân của chúng, để mà hành động. Dĩ nhiên một người thủ đoạn, khôn ngoan, thâm hiểm như ông Hồ, ông không dại gì mà ra lệnh – dù là khẩu lệnh – cho chúng. Nhưng ông thiếu gì cách? Chỉ cần một vài thái độ, một vài lời nói, cũng đủ cho lũ côn đồ này hiểu là chủ của chúng đã “bật đèn xanh” rồi, chủ của chúng muốn chúng làm gì, nên chúng thản nhiên hành động mà không sợ bị trừng trị.
Ông Hồ không chỉ tàn nhẫn bất nhân đối với cô Xuân, một phụ nữ ngây thơ hết lòng tôn thờ phục vụ ông. Ông tàn nhẫn, vô lương tâm đối với cả đứa con nhỏ của ông. Cô Xuân bị giết một cách man rợ, ông lờ đi không cần biết, coi như không có chuyện gì xảy ra cả. Ông còn lờ luôn giọt máu của ông. Nguyễn Tất Trung sau khi ra đời được mấy tháng thì mất mẹ. Cha là ông Chủ tịch nước đầy quyền uy – một ông vua đang trên ngôi – còn sờ sờ ra đấy, nhưng không hề hỏi han tới. Mãi ít lâu sau mới có một tên công an đến đem đứa bé giao cho ông Nguyễn Lương Bằng nuôi. Vài tháng sau cậu bé lại được chuyển cho vợ chồng tướng Chu Văn Tấn nuôi mấy năm trên Thái Nguyên. Rồi sau đó các bà trong hội Phụ nữ cứu quốc trung ương đưa Trung vào trại mồ côi của hội, rồi vào trường Nguyễn Văn Trỗi dành cho con liệt sĩ. Và sau khi ông Hồ chết (1969) thì Trung được ông Vũ Kỳ, cựu thư ký riêng của ông Hồ, đem về nuôi và đặt tên là Vũ Trung (xem bài Không Thể Bất Công Kéo Dài Đến Vậy, Bùi Tín, Đàn Chim Việt Online).
Nếu ông Hồ còn một chút lương tâm tối thiểu, còn nghĩ tới giọt máu rơi, hoặc ít nhất còn biết rủ lòng thương đối với một đứa trẻ thơ mất mẹ trong hoàn cảnh thật thê thảm, thì ông chỉ cần ra một lệnh, tất nhiên cậu Trung đã được nuôi nấng rất đàng hoàng. Nếu ông chỉ cần làm một chuyện nhỏ đó, Nguyễn Tất Trung hẳn đã được học hành nên người, chứ đâu có phải sống lây lất, khốn khổ, nay ở với người này, mai ở với người khác, rồi vào viện mồ côi, không được học hành đến nơi đến chốn. Nếu ông còn có tình thương cha con mà nhìn nhận Trung – dù là ngấm ngầm – thì đâu đến nỗi khi trưởng thành Trung phải làm công việc coi kho để kiếm sống? Ở đời này, may mắn là không có nhiều người cha tàn nhẫn như vậy.
Một con người vô lương tâm, vô nhân đạo, tàn ác đối với người mình đã từng ăn nằm, đầu gối tay ôm ấp, người đã từng tôn thờ phục vụ mình, tàn nhẫn với cả đứa trẻ thơ vô tội mồ côi mẹ lại là con của mình – một con người lòng lang dạ thú như vậy mà vẫn vỗ ngực tự nhận là “đạo đức, nhân ái, thương người” … thì liệu có thể tin được không ?.
-----------------
VỤ THẢM SÁT CÔ NÔNG THỊ XUÂN (người Vợ không bao giờ được cưới của Hồ chí Minh) và BÈ LŨ BỘ HẠ CỰC KỲ DÃ MAN và TÀN ÁC ĐÃ GIẾT BÀ XUÂN ĐẾN 2 LẦN !
Văn Tuyển
Tác giả Bùi Tín đã nhắc lại vụ thảm sát cô Xuân ở Hà Nội vào đầu năm 1957, do tên Trần Quốc Hoàn chủ mưu, mà trực tiếp thực hiện là hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến, bảo vệ và lái xe cho ông Hồ. Ngược giòng thời gian, được biết rằng sau hiệp định Geneva 1954, khi ông Hồ đã về ở trong Bắc Bộ Phủ, theo ý kiến của Ban Lãnh Đạo đảng (?), cái-gọi-là Ủy Ban Bảo Vệ Sức Khỏe trung ương – mà nôm na là toán ma-cô chuyên đi tìm gái về để thỏa mãn dục vọng của bọn lãnh tụ cao cấp trong đảng cộng sản – được lệnh tìm một cô gái đẹp về để cho ông Hồ hành lạc. Sự thật bỉ ổi này được che phủ bằng lớp sơn hào nhoáng lý luận là “Bác cần phải giải quyết sinh lý điều hòa để tốt cho sức khỏe và công việc hoạt động của Bác được hiệu quả”.
Thoạt đầu một phụ nữ nhan sắc mặn mà tên là Nguyễn Thị Phương Mai, được đưa từ Thanh Hóa về Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ. Cô này là Ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa. Nhưng cô đòi rằng phải tổ chức hôn nhân hẳn hòi. Dĩ nhiên, làm sao ông Hồ có thể chấp nhận chuyện ông công khai lấy vợ được, vì như thế thì còn chi là hình ảnh linh thiêng của vị lãnh tụ thần thánh suốt đời chỉ biết xả thân hy sinh phục vụ nhân dân, không phút nào nghĩ tới cá nhân mình! Chính ông lập luận rằng nếu ông không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị của ông hơn. “Bác và các anh (ý nói Bộ chính trị) cho rằng Bác không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị hơn” (Trần Danh Tuyên, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói với Nguyễn Minh Cần. Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chánh TP Hà Nội (Xem "CÔNG LÝ ĐÒI HỎI" Tác gỉa Nguyễn Minh Cần, Văn Nghệ xuất bản 1997, tr. 321 ). Đây là một lập luận hoàn toàn sai lầm và đầy tính chất đạo đức giả. Thế cho nên chuyện tiến cử cô Nguyễn Thị Phương Mai đã không thành.
Đầu năm 1955, tên Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần tìm được cô Nguyễn Thị Xuân (còn tên là Nông Thị Xuân) mới ngoài 20 tuổi, đang làm hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Ninh đưa cô Xuân về Hà Nội để phục vụ ông Hồ. Có lẽ vì là người miền núi vốn thực thà chân chất, không khôn lanh được như cô Nguyễn Thị Phương Mai, nên cô Xuân tin là được về làm vợ ông Hồ, ông Chủ tịch nước, thì còn gì danh giá và hân hạnh cho bằng (dù năm đó ông Hồ đã 65 tuổi, tức là hơn cô Xuân trên 40 tuổi – nếu lấy vợ sớm, ông Hồ có thể có cháu nội lớn bằng cô Xuân).
Cô Xuân còn xin cho hai cô em họ là cô Nguyễn Thị Vàng và cô Nguyệt về ở cùng cho vui. Họ được bố trí cho ở trên lầu căn nhà số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm Hà Nội. Nhà này thuộc Bộ Công An, và Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được ông Hồ giao cho nhiệm vụ quản lý cô Xuân và hai cô em họ kia. Mỗi tuần lễ, tên Trần Quốc Hoàn cho xe đến chở cô Xuân vào Phủ Chủ tịch, có lần ở lại qua đêm, có lần ở lại hai – ba ngày. Và ông Hồ tỏ ra hài lòng về cô lắm.
Đến cuối năm 1956, cô Xuân sinh cho ông Hồ được một bé trai và ông đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Như đã nói ở trên, cô Xuân vốn ngây thơ, dễ tin người, nên cứ tưởng rằng cô được ông Hồ coi là vợ chính thức. Bởi vậy sau khi sinh con trai rồi, một hôm cô nói với ông Hồ đại khái là “nay đã có con trai rồi, xin cho ra công khai” — nghĩa là cô đinh ninh tin rằng mình đã có công sinh cho ông Hồ một mụn con trai để “nối ngôi” thì hẳn công trạng của cô phải lớn lắm, và ông Hồ vui lắm.
Nhưng cô có ngờ đâu rằng lời xin “được ra công khai”, tức là xin ông Hồ chính thức hóa chuyện hôn nhân với cô, công khai nhận cô là vợ, và nhận cậu con trai mà cô mới sinh, là một hành động vô cùng nguy hiểm: chính là cô vừa mới dại dột xin chịu bản án tử hình! Nghe cô Xuân xin như vậy, ông Hồ đã ngọt ngào trả lời: “Cô xin như vậy là hợp tình hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được.
Do đó, cô đành phải chờ một thời gian nữa.” (Trích lá thư tố cáo của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng, đề ngày 24/07/1983 gửi ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Quốc Hội -- Sách Công Lý Đòi Hỏi, Văn Nghệ xb 1997, Nguyễn Minh Cần).
Sau đó, vẫn theo lời tố cáo của lá thư viết bằng máu hòa nước mắt 25 năm sau, tên Trần Quốc Hoàn đã cưỡng hiếp cô Xuân ở ngay số 66 Hàng Bông Nhuộm. Rồi tối 11/02/1957, tên Ninh xồm, bảo vệ của ông Hồ, cùng tên Tạ Quang Chiến, lái xe cho ông Hồ, đem xe đến chở cô Xuân, bảo là lên gặp ông Hồ. Sáng hôm sau, 12 / 2 / 1957, người ta phát giác xác cô Xuân bị xe cán ở dốc Cổ Ngư lên Chèm Công an báo cáo là nạn nhân đã chết trước khi bị xe cán . Nói khác đi, đây là vụ ngụy tạo ra một tai nạn xe hơi. Bác sĩ khám nghiệm tử thi xác nhận nạn nhân bị chùm chăn và đập vỡ sọ bằng búa. Nhưng Trần Quốc Hoàn ra lệnh đem chôn gấp, không cho mổ tử thi giảo nghiệm. Vẫn theo báo cáo của công an, chiếc xe gây tai nạn chạy từ Phủ Chủ tịch ra.
Và sau đó vụ án mạng man rợ này đã được cho “chìm xuồng “, không ai dám nhắc nhở đến nữa! Tất nhiên dân chúng không ai biết, vì báo chí có được phép loan tin đâu. Chỉ có một vài cán bộ cao cấp thuộc hàng trung ương mới biết, nhưng cũng chỉ dám xì xào trong chỗ rất riêng tư thôi. Không ai dám hé răng vì nếu lỡ biết mà không kín miệng thì dễ mất mạng lắm. Theo lá thư tố cáo của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng, sau đó cả cô Vàng, cô Nguyệt và những người họ hàng, bạn bè các cô biết được chuyện rùng rợn này nhưng không kín miệng, đều bị giết chết hết, bằng cách này hay cách khác.
http://quanlambao.blogspot.ca/2014/07/bac-ho-va-nhung-truyen-ben-le.html"Bác Hồ" và những truyện bên lề
QLB
Thiên Ðức / Ức Trai Sưu tầm
Sơ lược vụ án
Vào năm 1997 nhân vật Nguyễn Tất Trung tức Vũ Trung là con ruột của ông Hồ Chí Minh (?) được phổ biến bắt đầu từ một đoạn văn trong cuốn
“Ðêm Giữa Ban ngày ”, (tr. 605- 609), tác giả Vũ Thư Hiên, qua lời kể của ông Nguyễn Tạo
Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa, được Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương tuyển vào trông nom sức khỏe cho Bác Hồ… khoảng năm 1955…
- Cùng được Trần Ðăng Ninh tuyển một lúc với cô Xuân còn có hai người em gái cô ta, một em ruột, một em họ, cũng là con cái gia đình gốc gác cách mạng cả. Họ được bố trí ở trong một ngôi nhà ở phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát đường Quang Trung. Thông thường, Trần Quốc Hoàn tự thân đưa cô Xuân vào gặp Bác rồi đưa về…
- Mỗi lần như vậy bà ta ở lại bao lâu?
Không chừng, có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm… Cô Xuân rất được lòng Bác. Họ có với nhau một con trai, được đặt tên là Trung, Nguyễn Tất Trung. Về sau trước khi Bác mất Bác ủy thác thằng Trung cho Vũ Kỳ chăm sóc, coi như con nuôi…
Vợ chồng Nguyễn Tất Trung - Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung (bên phải) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998 (người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ) - Nguồn: Đối thoại
- Ai đã giết bà Xuân
- Ðừng vội, ta hãy ghi nhận sự việc này: vào một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm (14). Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Ðức, được nhận dạng. Ðó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn. (…)
- Chưa hết, sau, em ruột của cô Xuân bị điều đi học một lớp y tá ở Thái Nguyên, rồi bị đưa về Cao Bằng điều trị bệnh… thần kinh. Ít lâu sau xác cô nổi lên ở một cây cầu trên sông Bằng Giang… Cô em gái họ cũng biến mất. Như vậy là cùng một thời gian, cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng.
- Những đầu mối đều bị bịt ?
- Tất nhiên.
- Tại vì thủ phạm là một nhân vật quá to để có thể đụng tới.
- Trần Quốc Hoàn?
- Phải - ông thở dài…
- Và Trung ương im lặng?
Nhân chứng Nguyễn Minh Cần, cựu Phó Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Tp. Hà Nội cũng đã xác nhận trong bài viết: “
Vài mẩu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh ”. Có một chi tiết đáng chú ý là:
Nhưng sáng hôm đó, tôi nhớ là vào đầu xuân, tôi phải đến thường trực tại Ủy ban, thì anh Nguyễn Quốc Hùng, ủy viên trong Ủy ban, phụ trách văn phòng, bước vào phòng tôi, hồi hộp nói: “Báo cáo anh có một việc xảy ra, có một người đàn bà bị xe ô tô cán ở đoạn đường Nhật Tân phía đi lên Chèm…”. Tôi đưa mắt nhìn Quốc Hùng, có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Ngạc nhiên vì trong óc tôi thoáng một ý nghĩ, xe ô tô cán người ở Hà Nội chẳng phải là chuyện gì hiếm, sao anh ấy lại báo cáo với mình. Tôi im lặng chờ đợi. Quốc Hùng nói tiếp: “Nhưng mà, anh à, theo sự điều tra thì không phải là xe cán người, mà làm ra vẻ xe cán người…”. Dừng lại một lúc, anh nói thêm: “Mà… theo báo cáo thì chiếc xe ấy lái chạy từ Chủ tịch phủ ra…”. Mấy tiếng cuối cùng “từ Chủ tịch phủ ra” đã gây cho tôi một cảm giác thật mạnh.
Hôm sau, gặp lại, tôi hỏi thì Quốc Hùng cho biết: đã báo cáo rồi và anh Tuyên bảo anh sẽ trực tiếp làm việc với anh Thân (Lê Quốc Thân, hồi đó là giám đốc Sở công an Hà Nội, về sau được thăng chức thứ trưởng Bộ công an). Khoảng một tuần sau, nhân gặp Trần Danh Tuyên, bí thư Thành ủy kiêm phó chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố, tôi tranh thủ hỏi về vấn đề đó, thì anh ta lạnh lùng gạt đi: “Thôi, việc đó xong rồi”.
Ðến năm 1983, xuất hiện
một lá thư của một thương binh kêu oan cho cái chết của người yêu là Nguyễn Thị Vàng có quan hệ gắn bó với cái chết của Nông Thị Xuân:
Ðầu năm 1955 cô Xuân được về gặp Bác Hồ. Bác Hồ định lấy cô Xuân làm vợ chính thức. Mấy tháng sau chị Xuân xin cho em cùng về ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội. Còn tầng dưới thì cho ông Nguyễn Quý Kiên, Chánh văn phòng Thủ tướng phủ ở.
Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu.
Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rô i nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn.
Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. …
Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xỏ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Chị xô nó ra nói: “Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”. Nó cười một cách nhạo báng: “Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”. Rồi nó lại nói: “Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tùy ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi.”
Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị. …
Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay chị nói: “Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già mà còn vờ làm gái”.
Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó. Thấy bóng dáng nó chị như một con mèo nhìn thấy con cọp, hồn vía lên mây. Nó muốn làm gì thì tùy ý nó. Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó. Nhớ lại lời nói của bà già, chị liền xin bác cho hai em về đây, mong tránh được mặt nó.
Chị Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai”. Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Ðức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa”.
Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”. Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu.” Bác nói: “Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối”.
Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, ra lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi. Lên một phòng chờ em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên. Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì. Dạ dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm.
Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị trùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu.
Trước sự kiện này, báo chí quốc nội, và nhất là nhà cầm quyền cộng sản hoàn toàn im lặng. Câu chuyện rơi vào huyền thoại (?) cho đến:
Ngày 24/12/2007 báo Ðại Ðoàn Kết trong bài “ Chính quyền xử lý chưa nghiêm ” của Lưu Tiến Ðạt”.
Ngày 8/01/2008 báo đời sống và pháp luật viết: Phòng xây đựng đô thị quận Ðống Da (Hà Nội): “ Sao không làm theo luật ”, tác giả L.N.
Ngày 16/01/2008 Báo Kinh Tế và Ðô Thị có bài viết: “ Không dược xây dựng trên… chính đất của mình ”, tác giả Phương Lâm.
Ngày 18/01/2008 báo Hà Nội Mới viết: “ Ðất hợp pháp muốn xây dựng: Ðợi xem xét ”, tác giả Trần Văn. Nhân vật Vũ Trung đã thật sự xuất hiện trong tất cả các bài báo trên đều có nội dung liên quan đến một tranh chấp nhỏ về quyền sử dụng đất của phần lô gia có diện tích 4,2 m2 với ông Lưu Tiến Ðạt. Một vụ tranh chấp bình thường không có gì đáng để ầm ỹ.
Những người quan tâm đến thời sự Việt Nam đặt câu hỏi: Tại sao hàng ngàn dân oan mất đất, mất cả cuộc đời thanh xuân để đi khiếu kiện về tranh chấp đất xảy ra công khai giữa lòng thủ đô Hà Nội từ năm này đến năm khác, mà báo chí Việt Nam chẳng hề quan tâm đến. Vậy mà, chỉ có 4 mét vuông đất tranh chấp giữa hai gia đình tư nhân trong một thời gian ngắn lại được 4 tờ báo đầu ngành quan trọng tại thủ đô Hà nội với 4 tác giả khác nhau chiếu cố rất tận tình, các cơ quan nhà nước cũng sốt sắng trả lời nội vụ trong thời gian kỷ lục chưa đến 3 tuần lễ - là một điều bất thường đáng suy gẫm.
Vụ tranh chấp này có giá trị kinh tế rất nhỏ, vậy không thể nói vì tiền, vì tham nhũng hối lộ mà các phóng viên báo hay cán bộ nhà nước hăng say giải quyết nội vụ. Tại sao có nghịch lý như vậy?
Ðó là vì nhân vật chính trong vụ kiện là Vũ Trung tức là Nguyễn Tất Trung là người còn sống sót trong vụ án chưa được xét xử nói trên. Ngoài ra cũng còn những yếu tố khác như là:
Ðịa chỉ tranh chấp chính là ngôi nhà cũ của ông Vũ Kỳ cựu thư ký riêng lâu năm của ông Hồ Chí Minh, cũng là cha nuôi của Nguyễn Tất Trung. số 102 khu tập thể Ủy Ban Khoa học Nhà Nước, trong ngõ Trịnh Hào 1 (thuộc phường Hàng Bột, quận Ðống Da, Hà Nội).
Nếu Nguyễn Tất Trung không phải là con ông Hồ Chí Minh. Vậy Trung là ai? mà với lý lịch là con mồ côi liệt sĩ, thất học làm bảo vệ kho bãi, chưa một ngày đi lính mà lại được phong hàm cấp tá, đủ tiêu chuẩn cấp nhà theo nghị đinh 61/NÐ-CP (Chú ý là nghị định này thuộc vào loại phổ biến hạn chế, không được công bố trên trang web chính thức của chính phủ CS).
Những nghi vấn đó đã được làm sáng tỏ qua bài báo: “
Không thể để bất công kéo dài đến vậy ” của tác giả Bùi Tín.
Tác giả đã đưa ra những hình ảnh cụ thể thuyết phục đây là một câu chuyện có thực, cần được xử lý, trả lại thân phận chính thức cho Nguyễn Tất Trung.
Ðiều quan tâm đầu tiên là tất cả tình tiết vụ án Nông Thị Xuân đều được thuật lại của người ngoài cuộc như ông Nguyễn Tạo hay người thương binh. Do đó cần phải phân định rõ ràng điều nào là sự thật, và điều nào là nghi vấn, hư cấu cần tranh luận.
Những sự thật trong vụ án:
Nông Thị Xuân, Nguyễn Thị Vàng, cô Nguyệt là những nhân vật có thật chứ không phải hư cấu, là nạn nhân chết oan chưa được điều tra xa xử theo luật pháp Việt Nam hiện hành.
Xác Nông Thị Xuân được Công An cho mổ khám nghiệm, sau đó đã không trả lại cho thân nhân mai táng bình thường.
Vũ Trung tức là Nguyễn Tất Trung, hiện nay đã lộ diện công khai trên báo chí Việt Nam, với hình ảnh đính kèm rõ ràng. Chưa được xác định rõ cha là ai?
Nguyễn Tất Trung là con ruột của Nông Thị Xuân. Chỉ cần với 4 điều sự thật trên đây, theo hiến pháp và luật pháp Việt Nam, nhằm giải tỏa oan khiên cho cả dòng họ mình, Nguyễn Tất Trung có đủ tư cách và có quyền khởi kiện ba vụ án riêng biệt, cùng một lúc tại các nơi khác nhau như sau:
Vụ kiện tìm cha
Vụ kiện đòi xác mẹ
Vụ kiện kêu oan cho mẹ. II/- Vụ án “tìm cha”
Nói theo ngôn ngữ luật học của miền Nam trước ngày 30/4/1975 là “Truy tìm phụ hệ”.
Trước khi vào chi tiết, cần đánh tan một ngộ nhận trong nhiều người từng quan tâm đến tình hình chính trị Việt Nam. Ðó là những gì liên quan đến cuộc đời ông Hồ Chí Minh, phải có đảng CSVN chính thức công nhận mới có giá trị. Ðiều này không hoàn toàn đúng. Vì rằng:
• Trường hợp tờ hôn thú của
Tăng Tuyết Minh và Lý Thụy (biệt danh của Hồ Chí Minh). Có nhân chứng vật chứng đầy đủ, thế mà đảng CSVN bưng bít sự thật và im lặng không tỏ một thái độ nào cả. Ðiều này không có nghĩa là bác bỏ, tờ hôn thú này tự nó đã có giá trị pháp lý và mang tính lịch sử gắn liền với cuộc đời Hồ Chí Minh, không tùy thuộc vào ý chí của đảng CSVN.
Theo luật pháp Việt Nam, về mặt chính thức Hồ Chí Minh không có vợ vì chưa hề đăng ký kết hôn. Nhưng điều này không có nghĩa là không thể có con ngoài hôn thú. Con chính thức hay con ngoài hôn thú đều được luật pháp Việt Nam bảo vệ quyền lợi ngang nhau, theo
Luật hôn nhân và gia đình :
Ðiều 2.
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
…5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
Cho dù đảng CSVN im lặng hay bác bỏ, điều này không có giá trị gì để tước đoạt đi nhân thân chính thức của Nguyễn Tất Trung.
Ðảng CSVN cũng không thể lấy cớ là ông Hồ Chí Minh đã chết, cũng như lúc còn sống Hồ Chí Minh đã không nuôi dưỡng Nguyễn Tất Trung là một hình thức không công nhận con ruột của mình. Ðiều này hoàn toàn sai. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã qui định rõ ràng theo:
Điều 65: Quyền nhận cha, mẹ
Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
Con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha.
Vấn đề còn lại được đặt ra, ông Hồ Chí Minh đã chết vậy ai là người có quyền thừa kết chính thức theo luật pháp và hiến pháp Việt Nam?
Hồ Chí Minh chết đi để lại di chúc, nhưng không nói đến tài sản của mình (từ tinh thần lẫn vật chất), vậy những tài sản này có phải đương nhiên thuộc về đảng CSVN hay không?
Theo Bộ luật dân sự , điều 675: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Ðiều 676:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Như vậy đảng CSVN không có quyền thừa kế những tài sản của Hồ Chí Minh không đề cập trong di chúc mà phải trả lại cho con cháu, dòng họ Hồ Chí Minh (nếu phát hiện ra sau này). Vì thế vụ án “tìm cha” của Nguyễn Tất Trung không hề mang tính chính trị, nói xấu chế độ mà là vụ án nhân thân có liên quan đến quyền thừa kế quan trọng không những cho Nguyễn Tất Trung mà còn cho cả mấy đời con cháu dòng họ Nguyễn Tất sau này theo luật định nữa.
Ðảng CSVN đã công nhận điều này qua sự việc các ông tổng bí thư Lê Duẩn, cũng như Trường Chinh chết thì tài sản của họ thuộc về thân nhân gia đình của họ, chứ không đương nhiên trở thành tài sản của đảng hay nhà nước.
Ông Hồ Chí Minh cả một đời công hiến cho đảng CSVN, và đảng đã tồn tại, ăn theo thần tượng, đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy tại sao ông Hồ Chí Minh chết đi, di sản để lại không được truy tìm trả lại cho người thừa kế chính thức của ông? Ðó chính là một sự bất công trong nội bộ đảng CSVN, cũng là sự bất công trong lòng chế độ.
Ðảng CSVN không có quyền xét xử vụ án này, vì thẩm quyền xét xử vụ án này là của tòa án nhân dân Hà Nội theo luật tố tụng dân sự:
Ðiều 34. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này.
Ðiều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án…
Thiên Ðức / Ức Trai Sưu tầm
Sơ lược vụ án
Vào năm 1997 nhân vật Nguyễn Tất Trung tức Vũ Trung là con ruột của ông Hồ Chí Minh (?) được phổ biến bắt đầu từ một đoạn văn trong cuốn
“Ðêm Giữa Ban ngày ”, (tr. 605- 609), tác giả Vũ Thư Hiên, qua lời kể của ông Nguyễn Tạo
Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa, được Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương tuyển vào trông nom sức khỏe cho Bác Hồ… khoảng năm 1955…
- Cùng được Trần Ðăng Ninh tuyển một lúc với cô Xuân còn có hai người em gái cô ta, một em ruột, một em họ, cũng là con cái gia đình gốc gác cách mạng cả. Họ được bố trí ở trong một ngôi nhà ở phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát đường Quang Trung. Thông thường, Trần Quốc Hoàn tự thân đưa cô Xuân vào gặp Bác rồi đưa về…
- Mỗi lần như vậy bà ta ở lại bao lâu?
Không chừng, có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm… Cô Xuân rất được lòng Bác. Họ có với nhau một con trai, được đặt tên là Trung, Nguyễn Tất Trung. Về sau trước khi Bác mất Bác ủy thác thằng Trung cho Vũ Kỳ chăm sóc, coi như con nuôi…
Vợ chồng Nguyễn Tất Trung - Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung (bên phải) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998 (người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ) - Nguồn: Đối thoại
- Ai đã giết bà Xuân
- Ðừng vội, ta hãy ghi nhận sự việc này: vào một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm (14). Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Ðức, được nhận dạng. Ðó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn. (…)
- Chưa hết, sau, em ruột của cô Xuân bị điều đi học một lớp y tá ở Thái Nguyên, rồi bị đưa về Cao Bằng điều trị bệnh… thần kinh. Ít lâu sau xác cô nổi lên ở một cây cầu trên sông Bằng Giang… Cô em gái họ cũng biến mất. Như vậy là cùng một thời gian, cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng.
- Những đầu mối đều bị bịt ?
- Tất nhiên.
- Tại vì thủ phạm là một nhân vật quá to để có thể đụng tới.
- Trần Quốc Hoàn?
- Phải - ông thở dài…
- Và Trung ương im lặng?
Nhân chứng Nguyễn Minh Cần, cựu Phó Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Tp. Hà Nội cũng đã xác nhận trong bài viết: “
Vài mẩu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh ”. Có một chi tiết đáng chú ý là:
Nhưng sáng hôm đó, tôi nhớ là vào đầu xuân, tôi phải đến thường trực tại Ủy ban, thì anh Nguyễn Quốc Hùng, ủy viên trong Ủy ban, phụ trách văn phòng, bước vào phòng tôi, hồi hộp nói: “Báo cáo anh có một việc xảy ra, có một người đàn bà bị xe ô tô cán ở đoạn đường Nhật Tân phía đi lên Chèm…”. Tôi đưa mắt nhìn Quốc Hùng, có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Ngạc nhiên vì trong óc tôi thoáng một ý nghĩ, xe ô tô cán người ở Hà Nội chẳng phải là chuyện gì hiếm, sao anh ấy lại báo cáo với mình. Tôi im lặng chờ đợi. Quốc Hùng nói tiếp: “Nhưng mà, anh à, theo sự điều tra thì không phải là xe cán người, mà làm ra vẻ xe cán người…”. Dừng lại một lúc, anh nói thêm: “Mà… theo báo cáo thì chiếc xe ấy lái chạy từ Chủ tịch phủ ra…”. Mấy tiếng cuối cùng “từ Chủ tịch phủ ra” đã gây cho tôi một cảm giác thật mạnh.
Hôm sau, gặp lại, tôi hỏi thì Quốc Hùng cho biết: đã báo cáo rồi và anh Tuyên bảo anh sẽ trực tiếp làm việc với anh Thân (Lê Quốc Thân, hồi đó là giám đốc Sở công an Hà Nội, về sau được thăng chức thứ trưởng Bộ công an). Khoảng một tuần sau, nhân gặp Trần Danh Tuyên, bí thư Thành ủy kiêm phó chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố, tôi tranh thủ hỏi về vấn đề đó, thì anh ta lạnh lùng gạt đi: “Thôi, việc đó xong rồi”.
Ðến năm 1983, xuất hiện
một lá thư của một thương binh kêu oan cho cái chết của người yêu là Nguyễn Thị Vàng có quan hệ gắn bó với cái chết của Nông Thị Xuân:
Ðầu năm 1955 cô Xuân được về gặp Bác Hồ. Bác Hồ định lấy cô Xuân làm vợ chính thức. Mấy tháng sau chị Xuân xin cho em cùng về ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội. Còn tầng dưới thì cho ông Nguyễn Quý Kiên, Chánh văn phòng Thủ tướng phủ ở.
Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu.
Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rô i nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn.
Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. …
Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xỏ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Chị xô nó ra nói: “Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”. Nó cười một cách nhạo báng: “Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”. Rồi nó lại nói: “Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tùy ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi.”
Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị. …
Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay chị nói: “Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già mà còn vờ làm gái”.
Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó. Thấy bóng dáng nó chị như một con mèo nhìn thấy con cọp, hồn vía lên mây. Nó muốn làm gì thì tùy ý nó. Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó. Nhớ lại lời nói của bà già, chị liền xin bác cho hai em về đây, mong tránh được mặt nó.
Chị Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai”. Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Ðức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa”.
Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”. Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu.” Bác nói: “Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối”.
Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, ra lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi. Lên một phòng chờ em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên. Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì. Dạ dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm.
Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị trùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu.
Trước sự kiện này, báo chí quốc nội, và nhất là nhà cầm quyền cộng sản hoàn toàn im lặng. Câu chuyện rơi vào huyền thoại (?) cho đến:
Ngày 24/12/2007 báo Ðại Ðoàn Kết trong bài “ Chính quyền xử lý chưa nghiêm ” của Lưu Tiến Ðạt”.
Ngày 8/01/2008 báo đời sống và pháp luật viết: Phòng xây đựng đô thị quận Ðống Da (Hà Nội): “ Sao không làm theo luật ”, tác giả L.N.
Ngày 16/01/2008 Báo Kinh Tế và Ðô Thị có bài viết: “ Không dược xây dựng trên… chính đất của mình ”, tác giả Phương Lâm.
Ngày 18/01/2008 báo Hà Nội Mới viết: “ Ðất hợp pháp muốn xây dựng: Ðợi xem xét ”, tác giả Trần Văn. Nhân vật Vũ Trung đã thật sự xuất hiện trong tất cả các bài báo trên đều có nội dung liên quan đến một tranh chấp nhỏ về quyền sử dụng đất của phần lô gia có diện tích 4,2 m2 với ông Lưu Tiến Ðạt. Một vụ tranh chấp bình thường không có gì đáng để ầm ỹ.
Những người quan tâm đến thời sự Việt Nam đặt câu hỏi: Tại sao hàng ngàn dân oan mất đất, mất cả cuộc đời thanh xuân để đi khiếu kiện về tranh chấp đất xảy ra công khai giữa lòng thủ đô Hà Nội từ năm này đến năm khác, mà báo chí Việt Nam chẳng hề quan tâm đến. Vậy mà, chỉ có 4 mét vuông đất tranh chấp giữa hai gia đình tư nhân trong một thời gian ngắn lại được 4 tờ báo đầu ngành quan trọng tại thủ đô Hà nội với 4 tác giả khác nhau chiếu cố rất tận tình, các cơ quan nhà nước cũng sốt sắng trả lời nội vụ trong thời gian kỷ lục chưa đến 3 tuần lễ - là một điều bất thường đáng suy gẫm.
Vụ tranh chấp này có giá trị kinh tế rất nhỏ, vậy không thể nói vì tiền, vì tham nhũng hối lộ mà các phóng viên báo hay cán bộ nhà nước hăng say giải quyết nội vụ. Tại sao có nghịch lý như vậy?
Ðó là vì nhân vật chính trong vụ kiện là Vũ Trung tức là Nguyễn Tất Trung là người còn sống sót trong vụ án chưa được xét xử nói trên. Ngoài ra cũng còn những yếu tố khác như là:
Ðịa chỉ tranh chấp chính là ngôi nhà cũ của ông Vũ Kỳ cựu thư ký riêng lâu năm của ông Hồ Chí Minh, cũng là cha nuôi của Nguyễn Tất Trung. số 102 khu tập thể Ủy Ban Khoa học Nhà Nước, trong ngõ Trịnh Hào 1 (thuộc phường Hàng Bột, quận Ðống Da, Hà Nội).
Nếu Nguyễn Tất Trung không phải là con ông Hồ Chí Minh. Vậy Trung là ai? mà với lý lịch là con mồ côi liệt sĩ, thất học làm bảo vệ kho bãi, chưa một ngày đi lính mà lại được phong hàm cấp tá, đủ tiêu chuẩn cấp nhà theo nghị đinh 61/NÐ-CP (Chú ý là nghị định này thuộc vào loại phổ biến hạn chế, không được công bố trên trang web chính thức của chính phủ CS).
Những nghi vấn đó đã được làm sáng tỏ qua bài báo: “
Không thể để bất công kéo dài đến vậy ” của tác giả Bùi Tín.
Tác giả đã đưa ra những hình ảnh cụ thể thuyết phục đây là một câu chuyện có thực, cần được xử lý, trả lại thân phận chính thức cho Nguyễn Tất Trung.
Ðiều quan tâm đầu tiên là tất cả tình tiết vụ án Nông Thị Xuân đều được thuật lại của người ngoài cuộc như ông Nguyễn Tạo hay người thương binh. Do đó cần phải phân định rõ ràng điều nào là sự thật, và điều nào là nghi vấn, hư cấu cần tranh luận.
Những sự thật trong vụ án:
Nông Thị Xuân, Nguyễn Thị Vàng, cô Nguyệt là những nhân vật có thật chứ không phải hư cấu, là nạn nhân chết oan chưa được điều tra xa xử theo luật pháp Việt Nam hiện hành.
Xác Nông Thị Xuân được Công An cho mổ khám nghiệm, sau đó đã không trả lại cho thân nhân mai táng bình thường.
Vũ Trung tức là Nguyễn Tất Trung, hiện nay đã lộ diện công khai trên báo chí Việt Nam, với hình ảnh đính kèm rõ ràng. Chưa được xác định rõ cha là ai?
Nguyễn Tất Trung là con ruột của Nông Thị Xuân. Chỉ cần với 4 điều sự thật trên đây, theo hiến pháp và luật pháp Việt Nam, nhằm giải tỏa oan khiên cho cả dòng họ mình, Nguyễn Tất Trung có đủ tư cách và có quyền khởi kiện ba vụ án riêng biệt, cùng một lúc tại các nơi khác nhau như sau:
Vụ kiện tìm cha
Vụ kiện đòi xác mẹ
Vụ kiện kêu oan cho mẹ. II/- Vụ án “tìm cha”
Nói theo ngôn ngữ luật học của miền Nam trước ngày 30/4/1975 là “Truy tìm phụ hệ”.
Trước khi vào chi tiết, cần đánh tan một ngộ nhận trong nhiều người từng quan tâm đến tình hình chính trị Việt Nam. Ðó là những gì liên quan đến cuộc đời ông Hồ Chí Minh, phải có đảng CSVN chính thức công nhận mới có giá trị. Ðiều này không hoàn toàn đúng. Vì rằng:
• Trường hợp tờ hôn thú của
Tăng Tuyết Minh và Lý Thụy (biệt danh của Hồ Chí Minh). Có nhân chứng vật chứng đầy đủ, thế mà đảng CSVN bưng bít sự thật và im lặng không tỏ một thái độ nào cả. Ðiều này không có nghĩa là bác bỏ, tờ hôn thú này tự nó đã có giá trị pháp lý và mang tính lịch sử gắn liền với cuộc đời Hồ Chí Minh, không tùy thuộc vào ý chí của đảng CSVN.
Theo luật pháp Việt Nam, về mặt chính thức Hồ Chí Minh không có vợ vì chưa hề đăng ký kết hôn. Nhưng điều này không có nghĩa là không thể có con ngoài hôn thú. Con chính thức hay con ngoài hôn thú đều được luật pháp Việt Nam bảo vệ quyền lợi ngang nhau, theo
Luật hôn nhân và gia đình :
Ðiều 2.
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
…5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
Cho dù đảng CSVN im lặng hay bác bỏ, điều này không có giá trị gì để tước đoạt đi nhân thân chính thức của Nguyễn Tất Trung.
Ðảng CSVN cũng không thể lấy cớ là ông Hồ Chí Minh đã chết, cũng như lúc còn sống Hồ Chí Minh đã không nuôi dưỡng Nguyễn Tất Trung là một hình thức không công nhận con ruột của mình. Ðiều này hoàn toàn sai. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã qui định rõ ràng theo:
Điều 65: Quyền nhận cha, mẹ
Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
Con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha.
Vấn đề còn lại được đặt ra, ông Hồ Chí Minh đã chết vậy ai là người có quyền thừa kết chính thức theo luật pháp và hiến pháp Việt Nam?
Hồ Chí Minh chết đi để lại di chúc, nhưng không nói đến tài sản của mình (từ tinh thần lẫn vật chất), vậy những tài sản này có phải đương nhiên thuộc về đảng CSVN hay không?
Theo Bộ luật dân sự , điều 675: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Ðiều 676:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Như vậy đảng CSVN không có quyền thừa kế những tài sản của Hồ Chí Minh không đề cập trong di chúc mà phải trả lại cho con cháu, dòng họ Hồ Chí Minh (nếu phát hiện ra sau này). Vì thế vụ án “tìm cha” của Nguyễn Tất Trung không hề mang tính chính trị, nói xấu chế độ mà là vụ án nhân thân có liên quan đến quyền thừa kế quan trọng không những cho Nguyễn Tất Trung mà còn cho cả mấy đời con cháu dòng họ Nguyễn Tất sau này theo luật định nữa.
Ðảng CSVN đã công nhận điều này qua sự việc các ông tổng bí thư Lê Duẩn, cũng như Trường Chinh chết thì tài sản của họ thuộc về thân nhân gia đình của họ, chứ không đương nhiên trở thành tài sản của đảng hay nhà nước.
Ông Hồ Chí Minh cả một đời công hiến cho đảng CSVN, và đảng đã tồn tại, ăn theo thần tượng, đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy tại sao ông Hồ Chí Minh chết đi, di sản để lại không được truy tìm trả lại cho người thừa kế chính thức của ông? Ðó chính là một sự bất công trong nội bộ đảng CSVN, cũng là sự bất công trong lòng chế độ.
Ðảng CSVN không có quyền xét xử vụ án này, vì thẩm quyền xét xử vụ án này là của tòa án nhân dân Hà Nội theo luật tố tụng dân sự:
Ðiều 34. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này.
Ðiều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án…
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
Ðiều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. (…)
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
Ðảng CSVN đã từng sai lầm khi làm công việc trái với di chúc Hồ Chí Minh là thiêu xác, nhằm lợi dụng thân xác này làm bình phong cho chế độ. Thì cũng chính thân xác sẽ làm bằng chứng để chứng minh sự thật Nguyễn Tất Trung có phải là con ruột của dòng họ Hồ hay không. Cuộc thử nghiệm DNA tất yếu phải xảy ra nếu muốn giải quyết chính xác vụ kiện. Kết quả sẽ ra sao, đó là chuyện của ngày mai.
Nếu sự thật chứng minh như lời đồn đoán, thì đảng CSVN không còn đường chối cãi và ngụy biện, phải đối diện với sự thật và chịu trách nhiệm về những việc làm đã xảy ra trong quá khứ, đã bất công đối với dòng họ Nguyễn Tất.
Trong thời gian vụ kiện xảy ra, sẽ còn bao nhiêu Nguyễn Tất Trung khác xuất hiện?
Ðiều cuối cùng, người viết không đồng quan điểm với tác giả Bùi Tín trong bài viết “Không thể để bất công đến vậy” (đã thượng dẫn) là:
“Anh rất ham tin tức trên đời, hằng ngày đọc các bản tin trên mạng. Anh thông minh, tư duy đã hồi phục, tự mình biết cách “ra công khai” như thế nào và từ đó làm chủ đời mình, không cần ai chỉ vẽ, o ép”.
Nếu hiểu theo đoạn văn này, Nguyễn Tất Trung hiện nay là một con người trong bóng tối, với sự nhắc khéo của tác giả là tự mình biết cách “ra công khai”. Ðiều này hoàn toàn không đúng sự thật.
Vì rằng, Nguyễn Tất Trung tức là Vũ Trung đã là một con người thực tế, công khai trên báo chí Việt Nam qua 4 bài báo Việt Nam đã trình bày ở trên. Việc phong hàm cho cấp tá Nguyễn Tất Trung là Vũ Trung để từ đó cấp căn nhà của Vũ Kỳ cho Trung theo nghị định 61/NÐ - CP là một hình thức gián tiếp chấp nhận công khai, hồ sơ lý lịch, nhân thân của Nguyễn Tất Trung tức là Vũ Trung còn lưu trữ đầy đủ tại hội Phụ Nữ Cứu Quốc trung ương, trường Nguyễn Văn Trỗi, Phòng hộ tịch và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng như những nơi khác.
Nguyễn Tất Trung đã thật sự hiện diện giữa ánh sáng mặt trời trong cuộc đời này.
Tác giả Bùi Tín có thể lo sợ trách nhiệm về bài viết của mình qua câu: “Không cần ai chỉ vẽ, o ép” hay “Có kẻ sẽ lại vu cáo tôi là nói xấu chế độ, có âm mưu lật đổ và phá hoại”. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cha lú thì có chú khôn”, sự việc chỉ vẽ giúp nhau chọn con đường sáng là chuyện thường tình ở huyện, không cần phải áy náy, phân bua.
Hiện nay, Nguyễn Tất Trung là một công dân Việt Nam, thực sự không còn là con người của bóng tối hay huyền thoại, cũng có nghĩa là Nguyễn Tất Trung được luật pháp bảo vệ để hưởng quyền lợi theo luật định là quyền tìm lại cha ruột của mình, Nguyễn Tất Trung không phải là đảng viên đảng cộng sản, cũng không còn là cán bộ công nhân viên nhà nước, vì thế không cần phải nhờ ai ban ân huệ và cũng không cần phải xin phép ai để ra công khai, đi thưa kiện.
Việc làm của Nguyễn Tất Trung hôm nay không những cho quyền lợi chính đáng luật định của mình mà còn là quyền lợi của con cháu trong gia đình sau này.
Người cộng sản có câu: “Ở đâu có áp bức là có đấu tranh”, tác giả Bùi Tín cũng đã xác nhận:
Ðã 51 năm nay, hơn nửa thế kỷ, anh Trung sống lay lắt về mặt pháp lý, không có giấy khai sinh thật, không được nhận cha đẻ của mình, không được nhận mẹ đẻ của mình,chưa được một lần thăm mộ và thắp hương trên mộ mẹ; anh không được về quê hương bản quán quê nội cũng như quê ngoại để nhận bà con họ hàng, không được biết, và dù biết cũng không được nhận ai là ông bà, chú bác, anh chị em, con cháu ruột thịt của mình.
Ðó là một sự áp bức, bất công, vì thế đã đến lúc Nguyễn Tất Trung phải tranh đấu, tự mình công khai đi đòi lại nhân thân của mình qua vụ kiện tìm cha như đã trình bày trên.
Vụ án này sẽ mang tính lịch sử, chính trị, nhân bản, đạo lý, lương tâm, tình người, và cũng là thách thức nhức nhối đối với những ai còn mang danh là người cộng sản từng là học trò, đồng chí, đồng đội, hưởng ân huệ hay tôn vinh, ăn theo thần tượng Hồ Chí Minh, còn chút lương tri thì nên trả lại sự thật cho vụ án.
Vụ án xảy ra cho dù hậu quả chính trị ra sao chăng nữa, cũng không thể ngăn trở công lý trả lại nhân thân không chỉ một con người, một giọt máu hiếm hoi còn sót lại mà là cả một dòng họ Nguyễn Tất được quyền tồn tại công khai và công bằng với những dòng họ khác lại trên cõi đời này.
Nói một cách sòng phẳng hơn, những dòng họ Nông Ðức, Nguyễn Minh, Nguyễn Tấn và những dòng họ khác như Lê, Trường, Phan, Võ… thành công được ngày hôm nay, đều núp bóng hay nhờ vào tên tuổi của Hồ Chí Minh tức là Nguyễn Tất Thành, thì chí ít cũng nên có một chút đạo nghĩa tối thiểu là trả lại quyền tìm cha, ông nội, ông ngoại cho dòng họ Nguyễn Tất. Nếu thật sự Nguyễn Tất Trung chính là con ngoại hôn của Nguyễn Tất Thành.
Ông Hồ Chí Minh có công hay tội hãy để lịch sử phán xét.
Giọt máu rơi của ông Hồ hoàn toàn vô tội, Nguyễn Tất Trung đã không được lựa chọn dòng họ để sinh ra, thế mà đã bị chịu trấn áp, trù dập đau thương hơn 51 năm nay phải chăng là một thời gian quá dài so với một đời người. Ðã đến lúc phải trả lại công bằng và đạo lý cho số phận oan khiên này.
(Còn tiếp)
Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần II) Thiên Ðức
III/- Vụ án đòi xác mẹ và quyền lợi liên quan
Ðây là vụ kiện dân sự xuất phát từ hậu quả của vụ án hình sự chưa được xét xử công khai theo những thông tin ở phần 1.
Vì lý do vụ án hình sự còn nhiều tranh cãi phức tạp (sẽ được đề cập sau) phiên tòa (nếu có?) có thể kéo dài, trong khi nhu cầu tìm lại xác mẹ với tình thương, chia ly khắc khoải của con cháu là cấp thiết. Ðó là lý do chánh đáng để Nguyễn Tất Trung có thể xin tách vụ án này ra khỏi vụ án hình sự , nhằm xét xử nhanh chóng, trả lại xác người mẹ cho gia đình hương khói. Ðây cũng là việc làm nhân nghĩa hợp đạo lý vậy.
Năm 1955 Nông Thị Xuân được Ban bảo vệ sức khỏe Trung Ương tuyển chọn đưa về hầu hạ, phục vụ Hồ Chí Minh. Cuối năm 1956 sinh ra một đứa con trai được ông Hồ Chí Minh đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Ðầu năm 1957, Nông Thị Xuân bị chết, theo công an Hà Nội đây là một tai nạn xe hơi (?) xảy ra tại dốc Cổ Ngư lên Chèm. Tử thi được công an đưa về bệnh viện Việt Ðức mổ và khám nghiệm, hồ sơ đóng lại, không được xét xử. Ðiều đặc biệt là công an đã không trả cái xác lại cho thân nhân theo thông lệ một tai nạn bình thường, để làm lễ ma chay an táng. Mồ mả của nạn nhân trên nữa thế kỷ nay không được nhang khói hay phúng điếu.
Câu hỏi đặt ra tại sao Nông Thị Xuân bị tai nạn giao thông chết mà không được xét xử đền bù. Tại sao công an Hà Nội, vội vàng chôn xác biệt lập phi tang dấu vết không cho ai biết, kể cả thân nhân ruột thịt của cô Vàng?
Từ khi Nông Thị Xuân về Hà Nội cho đến ngày chết, chưa hề vi phạm một tội lỗi nào đối với luật pháp cũng như đối với đảng CSVN. Như vậy cho đến ngày chết Nông Thị Xuân vẫn còn mang tư cách là một cán bộ, đảng viên, hay công nhân viên chính thức của đảng và nhà nước.
Nguyễn Tất Trung là con ruột duy nhất của Nông Thị Xuân, là người thờ tự chính thức cho cha mẹ ông bà theo tập quán văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Trước cái chết không được xét xử, và mất luôn xác đã gây thiệt hại nghiêm trọng về thể xác và tinh thần cho Nguyễn Tất Trung. Hơn nữa, hành vi của công an không trả lại xác nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông cho gia đình là đã vi phạm luật pháp, vì không có điều luật nào từ trước cho đến nay cho phép công an làm sự việc này.
Do đó theo bộ luật dân sự, điều 13, căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự:
Quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây: (…)
6. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
Dựa trên điều luật này, Nguyễn Tất Trung có quyền khởi kiện trước tòa án dân sự để đòi lại xác mẹ từ công an cũng như đòi những quyền lợi chính đáng khác liên quan đến sự việc này.
Ðiểm kế tiếp Nông Thị Xuân là cán bộ, còn là người tình của Hồ Chí Minh mà khi chết, bị vất thây nơi hoang lạnh, điều này đã gây hại đến uy tín và phẩm giá của người chết. Nông Thị Xuân chưa hề được làm đám tang, hưởng một nén nhang của gia đình. Vì thế , Nguyễn Tất Trung có quyền đòi hỏi theo bộ luật dân sự điều 25:
Bảo vệ quyền nhân thân
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ vào những lý lẽ, và các điều luật ở trên, Nguyễn Tất Trung có thể khởi kiện bộ công an ra tòa án nhân dân Hà Nội, theo luật dân sự tố tụng:
Ðiều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;
Trong đơn khởi kiện, Nguyễn Tất Trung có thể đòi hỏi một trong những quyền lợi chính đáng như sau:
- Yêu cầu tòa án buộc công an Việt Nam phải hoàn trả xác Nông Thị Xuân lại cho gia đình. Yêu cầu được quyền làm đám tang công khai lại cho mẹ theo ý nguyện của gia đình, trong một tuần chay siêu độ, để linh hồn được siêu thoát… Bộ trưởng công an hay người đại diện tương đương phải đội khăn tang và đọc điếu văn xin lỗi trước linh vị người quá cố. Ðiếu văn này phải được phổ biến công khai trên tất cả báo chí Việt Nam ở trang nhất nơi trang trọng trong suốt tuần chay để bạn bè, đồng chí, bạn hữu, bà con xa gần có thời gian phúng điếu và an ủi cho người chết khỏi tủi thân lạnh lẽo suốt 50 năm dài.
- Ngoài ra trong lúc di quan cải táng, nếu có thể xin được đưa xác nạn nhân ngang qua lăng Hồ Chí Minh để được gặp mặt người tình (?) lần cuối trước khi xa cách vĩnh viễn. Lúc sống Nông Thị Xuân đã phó thác linh hồn, tuổi trẻ, tình yêu, và niềm tin tưởng tuyệt đối vào ông Hồ, bỗng phút chốc lại ngăn cách không được nói lời cuối cùng, thì giờ đây có cơ hội hiện diện trong lòng thủ đô Hà Nội, để linh hồn nạn nhân trong tư cách là người vợ, người tình có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chồng là ông Hồ cũng là chủ tịch đảng CSVN “tại sao phải chịu cái chết như vậy? Ai là thủ phạm? Ai chịu trách nhiệm chính trong cái chết này? Ai ra lệnh vùi thây không nhang khói 50 năm nay?”. Chỉ cần hỏi một lần, dù không có ai trả lời, linh hồn người chết cũng vơi bớt uất ức, và nhẹ nhàng siêu thoát.
Ðến đây có người nêu nghi vấn tại sao không yêu cầu làm quốc tang cho vị “hoàng hậu” bóng tối, bất hạnh dưới chế độ XHCN? Người viết chỉ đề ra những nguyện vọng tối thiểu của nguyên đơn có thể đạt được trước tòa, như là việc làm đám tang, việc thăm lăng ông Hồ, việc đăng báo công khai xin lỗi cũng là việc bình thường chưa thấm vào đâu so với sự đau khổ, đọa đày chịu đựng của một gia tộc trong nữa thế kỷ qua. Còn việc quốc tang hay không là tùy thuộc vào lương tâm và đạo nghĩa của đảng CSVN đối với người sáng lập.
Ðể bảo vệ thành công đơn kiện, một trong những lý cớ có thể nêu ra như sau:
Tại sao những kẻ thù giai cấp như “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rể” sau khi bị bản án gia hình man rợ như chôn sống, cho trâu cày, hay bắt vợ con phải đấu tố cha mẹ ông bà, xác kẻ thù vẫn được đảng cho gia đình nhận lại đem về ma chay an táng?
Tại sao những tên giặc lái của đế quốc Mỹ, kẻ thù số một của nhân dân ta, đã từng bị ghép tội ác diệt chủng là ném bom trên đầu Hà Nội, thân xác vẫn được đảng nâng niu quí trọng, bao gói kỹ càng trả lại cho thân nhân?
Tại sao, một người công khai chống đảng, bị án tù phản bội tổ quốc như ông Hoàng Minh Chính lại được đảng cho làm đám tang công khai giữa dàn chào trân trọng của công an?
Vậy Nông Thị Xuân có tội gì? lớn hơn các tội trạng kể trên để trở thành người tử tù không án, với hình phạt bổ sung là thân xác phải biệt giam lưu đày vĩnh viễn nơi vùng đất nào đó không ai được quyền thăm viếng hay nhang khói.
Có thể trả lời chăng? Tại vì chưa có lệnh của bác và đảng CSVN, mà Nông Thị Xuân đã dám sinh ra cho ông Hồ Chí Minh một đứa con tên là Nguyễn Tất Trung theo qui luật truyền giống tự nhiên của con người. Ðó là cái tội? tại sao? và tại sao?
Ðây là một bất công nghiệt ngã ngay trong lòng đảng CSVN và ngay cả trong một đất nước hòa bình từng reo rẻo tự hào “xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”, đó là chế độ ưu việt của Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Công an Việt Nam khó tránh né được câu trả lời đối với hành vi táng tận lương tâm như trên. Công an Việt Nam có thể đổ lỗi cho người chết, vì đã làm theo lịnh trên, để phủi sạch trách nhiệm, thì xin hãy bạch hóa hồ sơ để cho lịch sử phán xét.
Qua hai vụ kiện đã trình bày cho thấy:
Vụ án tìm cha: nhằm xác định nhân thân cho người sống, bảo tồn quyền lợi cho dòng họ Nguyễn Tất.
Vụ án tìm xác mẹ: nhằm làm tròn hiếu đạo, phục hồi giá trị nhân phẩm cho người chết.
Cả hai vụ án tuy cùng một nguyên đơn, cùng tòa án dân sự Hà Nội, nhưng nội dung và đối tượng, hậu quả của hai vụ án hoàn toàn khác nhau, vì thế không thể nhập chung với nhau. Nguyễn Tất Trung đã hành sử đúng quyền lợi chính đáng của mình. Phiên tòa công lý sẽ phải được xét xử công khai trong thời gian luật định, không thể rơi vào im lặng mãi mãi được.
Hỡi những ai đã từng phê phán ông Hồ Chí Minh !
Hỡi những ai đã từng tôn vinh, ca ngợi ông Hồ Chí Minh !
Hỡi những ai hô hào, cổ xúy toàn dân học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh !
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với một người đã nằm xuống, trong khi chính quí vị lại là những người quay lưng với số phận bất công, nghiệt ngã đau thương của một dòng họ Nguyễn Tất trải dài hơn nữa thế kỷ qua.
Một phiên tòa lịch sử, rất nhân bản, thế nhưng lại xung đột quyền lợi giữa luật pháp và chính trị. Thắng hay bại trong vụ án chưa hẳn là điều đáng bàn. Mà điều đáng bàn nhất là một chút đạo nghĩa và lương tri con người có còn hay không trong lòng giữa những người cọng sản với nhau , được thể hiện qua những người có trách nhiệm trong vụ kiện vậy. Âu đành chờ xem vậy.
Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần III & Phần Kết)
Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần III)
Thiên Ðức
IV/- Vụ án kêu oan cho mẹ
Ðây là vụ án bi thảm thời đại, xảy ra từ năm 1957, chưa được soi rọi ra ánh sáng. Người còn sống sót duy nhất về phía nạn nhân chính là Nguyễn Tất Trung có thể coi là người có năng lực duy nhất để xin mở lại hồ sơ vụ án.
Ðiều trước tiên, cần phải nhận biết, qua hai vụ kiện trên Nguyễn Tất Trung có thể hành xử quyền của mình theo luật định một cách dễ dàng không nhiều trở ngại. Thế nhưng khi vào vụ án hình sự này, ắt rằng Nguyễn Tấn Trung sẽ phải đối diện với những khó khăn từ chủ quan đến khách quan, không dễ dàng vượt qua.
Một quyết định thiếu sáng suốt, sai lầm sẽ đem lại nhiều ân hận không những cho chính mình mà cho cả con cháu trong mai hậu. Bây giờ, Nguyễn Tất Trung chưa biết chính xác người cha ruột của mình là ai. Qua kết quả vụ án tìm cha sẽ cho câu trả lời đó.
Trường hợp cha ruột không phải là ông Hồ Chí Minh thì điều đó dễ dàng cho Trung tiến hành vụ án kêu oan cho mẹ, không chút cắn rứt lương tâm. Thế nhưng nếu ông Hồ Chí Minh thật sự là cha ruột của Nguyễn Tất Trung thì sự việc sẽ ra sao?
Chưa cần đi sâu phân tích vụ án, chỉ cần biết rằng vào thời điểm 1957 ông Hồ Chí Minh là người tình, người chồng chưa cưới, người cha, ông chủ tịch nước, cũng là chủ tịch đảng CSVN, và là chủ căn nhà sàn nơi xảy ra án mạng (sẽ trình bày ở phần dưới). Thì chắc chắn một điều ông phải chịu trách nhiệm về vụ án đó dù ít hay nhiều, cho dù phát hiện ra hung thủ giết người là ai?
Trong lịch sử nhân loại, chưa có gia đình nào, một quốc gia nào, một chế độ nào như tại đất nước CHXHCNVN, con của một ông vua, trong suốt nữa thế kỷ không được quyền kêu một tiếng “cha” từ lúc ông đang còn tại vị, hưng thịnh cho đến lúc chết. Ðến lúc kêu được tiếng cha đầu đời cũng là lúc quàng khăn tang trên đầu với di ảnh của mẹ, đi lật mồ cha lên, đưa ra vành móng ngựa để trả lời những câu hỏi lịch sử, lương tâm, trách nhiệm và đạo nghĩa. Còn ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết nổi bi thương và uất nghẹn này chăng?
Kết quả vụ án dù ra sao chăng nữa cũng ảnh hưởng sâu đậm chẳng những vào quãng đời còn lại của Trung vốn đã chồng chất quá nhiều uất ức và khổ nạn lại càng đau thương thê thảm hơn nữa. Mà kết quả này còn có thể tổn thương tinh thần (?) đến các đời con cháu sau này. Vì thế trước khi có quyết định sáng suốt về vụ án, phải chăng cần phải có thời gian tỉnh táo suy nghĩ sau khi đã hoàn tất hai vụ kiện nói trên chăng?
Nói như vậy, không có nghĩa bỏ qua vụ án, mà thật ra vụ án cần phải được phân tích một cách khoa học đúng vào thời điểm lịch sử, để có thể đem lại bài học xương máu nào cho dân tộc chăng?
1)- Vụ án có khả năng mở lại không ?
Trước khi trả lời cần phải nhận rõ những điểm pháp lý có thể tranh luận kéo dài như sau:
Ðiều trở ngại pháp lý đầu tiên mà vụ án vấp phải đó là thời hiệu. Thật vậy vụ án xảy ra năm 1957 tức là 51 năm. Theo bộ luật hình sự, điều 23.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra vụ án còn gặp phải một trở ngại nữa đó là nguyên tắc “bất hồi tố của các đạo luật hình”. Bộ luật hình sự hiện nay có thể xét xử những tội phạm xảy ra 50 năm về trước hay không?
• Vụ án xảy ra dưới thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nay đã đổi thay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Vậy tòa án nhân dân hiện nay có đủ thẩm quyền xét xử hay không, dựa trên căn bản luật pháp nào? Cho dù được biện luận cả hai chế độ đều đặt dưới sự cai trị của đảng CSVN. Hệ thống luật pháp hoàn toàn được tiếp nối liên tục.
• Nhân vật chính Hồ Chí Minh đã chết, cũng là người tình, người cha, chủ tịch nước, chủ tịch đảng, có trách nhiệm trả lời chính thức những vấn đề liên quan đến vụ án. Theo tập quán, phong tục Việt Nam, người chết là hết, mọi chuyện liên quan nên đóng lại.
• Ðây là vụ án lịch sử lại mang tính chính trị, có thể làm rung chuyển tận gốc rễ mọi giá trị đạo đức, lý tưởng, thần tượng… vì thế chịu rất nhiều áp lực vô hình kể từ nhiều phía, nhất là trong thời điểm lịch sử XHCN chưa sang trang.
Tất cả những điều này sẽ gây nhiều tranh cãi, không dễ dàng để có câu kết luận thống nhất. Rất tiếc những nội dung tranh cãi trên đây, lại không nằm trong chủ đích của bài viết. Vì thế, khả năng để mở lại hồ sơ của vụ án để xét xử rất mong manh.
2)- Vụ án xe cán thật hay giả?
Theo thông báo của công an đây là vụ án xe cán. Theo lời người kể lại là có dị nghị là giả xe cán. Hiện nay không còn chứng cứ cụ thể nào để khẳng định đây là vụ xe cán giả hay thật. Thế nhưng có những luận điểm khả tín sau đây chứng minh nạn nhân không thể tự mình đến hiện trương để bị xe cán, cho nên đây là một vụ xe cán giả.
• Theo kết quả khám nghiệm tử thi: Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị trùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. (Nguồn:
http://www.lmvntd. org )
• Vị trí xảy ra hung án, theo lời kể của ông Vũ Thư Hiên trong “Ðêm giữa ban ngày”, tr.605:
“Tôi nhớ một buổi chiều thu 1964, cha tôi đột nhiên bảo tôi:
- Con lấy xe đưa bố đi một lát.
Hôm ấy tôi có một cái hẹn, nhưng đành phải bỏ - trong gia đình tôi sự không tuân lời người trên là lỗi nặng. Ðành phải dịch cái hẹn sang ngày khác để đưa cha tôi đi. Ông ngồi sau chiếc Jawa 05 thấp tè, vốn không được thiết kế để chở hai người, hai chân khuỳnh khuỳnh. Nhưng ông chịu khó ngồi lắm, không kêu ca. ….
Cha tôi sai tôi chở ông lên đường Cổ Ngư cũ về phía Chèm. Tới dốc lên đê, ông bảo tôi dừng xe. Châm một điếu thuốc, ông chọn chỗ cỏ sạch để ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên ông…
- Con nhớ lấy chỗ này, quãng gốc cây thứ tư và thứ năm từ trên đê đổ xuống - cha tôi chỉ tay về phía trước - Nơi này đã xảy ra một tấn thảm kịch mà rồi đây con phải tìm hiểu để mà viết. Nó là tấn thảm kịch có tính chất tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nền đạo đức và rộng ra, của một thời đại…”
Ðịa điểm xe cán là đường Cổ Ngư cũ, (nay đổi tên là đường Thanh Niên), cách nơi ở của ông Hồ Chí Minh cũng như nhà của Nông Thị Xuân đang ở khoảng vài cây số. Thời tiết Hà Nội đầu tháng 2 vẫn còn rét lạnh. Vậy Nông Thị Xuân là người đàn bà sinh đẻ mới mấy tháng, lại trước đó theo lời kể của anh thương binh (người đã viết đơn tố cáo tới chủ tịch quốc hội Nguyễn Hữu Thọ) là đã bị hiếp dâm (?) tàn tệ, nếu không bị ê ẩm mình mảy và thương tích thì cũng rất yếu. Với một người đàn bà trong tình trạng sức khỏe kém như vậy, không ai giúp đỡ, có khả năng đi bộ một mình, từ nơi ở đến nơi đường Cổ Ngư để bị xe cán hay không?
• Nông Thị Xuân là người tình của Hồ Chí Minh, được hưởng qui chế đặc biệt về bảo vệ an ninh và an toàn yếu nhân, mọi sinh hoạt và hành động của Nông Thị Xuân đều có người giám sát cũng như theo bảo vệ. Ði đâu có xe hơi đón rước. Vậy Nông Thị Xuân không thể nào có cơ hội thoát ra hoàn cảnh đó để đi bộ một mình, đến nơi hiện trường để bị xe cán.
• Nơi ở của ông Hồ Chí Minh là căn nhà sàn nằm trong phạm vi an ninh của phủ chủ tịch là yếu nhân số 1 chắc chắn xung quanh có rất nhiều vòng rào canh gác, công khai hay bí mật, vậy nếu không có lệnh thì Nông Thị Xuân có thể đi bộ vượt ra khỏi những rào cản này không?
• Nếu đây là một vụ xe cán bình thường tại sao công an không trả xác lại cho thân nhân sau khi xét nghiệm?
Tóm lại với những lý cớ đầy thuyết phục trên, có thể kết luận rằng đây không phải là một vụ xe cán, mà chỉ là một hiện trường giả. Vậy hiện trường thật là ở đâu?
Một chi tiết quan trọng là theo lời ông Nguyễn Minh Cần ở trên: chiếc xe cán chết người chạy ra từ hướng phủ chủ tịch. Trong phần ghi chú tr. 607 của “Ðêm giữa ban ngày” xác nhận chiếc xe mang số phủ chủ tịch.
Cũng theo lời kể của anh thương binh:
“Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi”.
Ðêm trước khi chết cô Xuân đã được xe rước vào phủ chủ tịch, tai nạn chết người xảy ra vào buổi sáng hôm sau. Như vậy có thể kết luận rằng: cô Nông Thị Xuân ở tại căn nhà sàn của ông Hồ Chí Minh và đã nhận lãnh cái chết tại đây. Sau đó cái xác được đưa ra hiện trường giả theo một kịch bản soạn sẵn.
3)- Nông Thị Xuân có bị hiếp dâm hay không? và bị mấy lần?
Ðây chính là điểm đã gây ngộ nhận cho nhiều tác giả từng viết về đề tài này, vô tình rơi vào hỏa mù của một kịch bản đã bày sẵn nhằm che đậy một sự thật. Toàn bộ câu chuyện hiếp dâm chỉ dựa trên lời tố cáo duy nhất của anh thương binh mà không có một bằng chứng cụ thể nào cả. Thế nhưng trong lời tố cáo này tự thân của nó đã có nhiều mâu thuẫn, đầy nghịch lý như sau:
• Từ sau khi sinh Nguyễn Tất Trung vào cuối 1956 đến ngày chết là 12 tháng 2 - 1957 là một thời gian ngắn trên dưới 3 tháng, vụ hiếp dâm lại có thể xảy ra cho Nông Thị Xuân vừa mới sinh đẻ lại là vợ một ông chủ tịch nước cũng là chủ tịch đảng CSVN, người có quyền lực nhất nước?
• Theo lời tố cáo của anh thương binh:
Buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rồi nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. “Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn“.
Một vụ hiếp dâm thông thường xảy ra chỉ có một tội phạm và nạn nhân, nếu hiếp dâm tập thể, thì có nhiều tội phạm với nạn nhân, hiếm khi có nhân chứng mục kích. Tại sao Trần Quốc Hoàn lại cố tình hiếp dâm Nông Thị Xuân trước mắt cô Vàng, cô Nguyệt tại nơi do công an bảo vệ có rất nhiều tai mắt? Là một vụ hiếp dâm hụt lần đầu?
• Hiếp lần thứ hai (?): “Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xỏ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị. … Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt“.
Có gì bí ẩn? khiến Trần Quốc Hoàn phải hiếp dâm Nông Thị Xuân cho bằng được trong thời gian chỉ có vài ngày mà đã xảy ra hai lần. Ðộng cơ nào đưa đến sự kiện phải xảy ra như vậy? Ðiểm chú ý là Trần Quốc Hoàn là bộ trưởng bộ công an, có dư điều kiện và không thiếu gì gái để thỏa mãn nhu cầu sinh lý (nếu có?).
• Từ ngày 7/02/1957 là lần đầu tiên ông Trần Quốc Hoàn hiếp dâm hụt (?) đến ngày Thị Xuân bị chết là ngày 12/02/1957 chỉ vỏn vẹn có 5 ngày, vậy Trần Quốc Hoàn đã thật sự hiếp dâm thêm bao nhiêu lần nữa? có đúng như lời kêu oan của người thương binh chồng chưa cưới của cô vàng hay không?:
“Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác…. Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị… Rồi nó nằm đè lên hiếp chị… Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó… Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó“.
Với lời tố cáo này, trong vòng 5 ngày Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm bao nhiêu lần để Nông Thị Xuân trở thành “một thứ trò chơi của nó”. Tại sao trong vòng 5 ngày lại là “Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh”… Vậy đâu là sự thật?
• Kết quả khám nghiệm tử thi có câu: “Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì.Dạ dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm
Với kết quả khám nghiệm tử thi này đã trả lời những câu hỏi trên là Nông Thị Xuân chưa hề bị hiếp dâm thật sự, vì rằng một người bị hiếp dâm phải có thương tích, không thể được lành lặn trong vòng mấy ngày, mà bác sĩ không khám nghiệm ra.
• Nhân gian có câu nói: “Làm đĩ bốn phương phải chừa một phương để lấy chồng”, hay là câu “đánh chó cũng phải nể mặt chủ nhà”. Nếu Trần Quốc Hoàn gian dâm có muốn hiếp Nông Thị Xuân thì cũng phải nể mặt Hồ Chí Minh. Với cương vị một người học trò, một đệ tử, một người dưới quyền , Trần Quốc Hoàn có bao nhiêu lá gan để làm công việc hiếp dâm, và giết người tình của Hồ Chí Minh mà không có lệnh của cấp thẩm quyền?
• Lên một phòng chờ, em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên. Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe.
Tại sao khi mổ tử thi Nông Thị Xuân lại có mặt nhân viên Viện kiểm sát và tòa án. Những người này đóng vai trò gì? Trong khi vụ án chưa khởi tố, tại sao họ lại nhanh chóng có mặt kịp thời chứng kiến mổ tử thi khi vụ án vừa xảy ra, ngoài nhiệm vụ của họ? Phải chăng họ chứng kiến để nhằm chứng minh rằng biên bản khám nghiệm tử thi là thật, không phải là một báo cáo láo. Như vậy Trần Quốc Hoàn đã không thật sự hiếp dâm Nông Thị Xuân.
Tóm lại qua sự việc này có thể kết luận rằng, sự việc hiếp dâm chẳng qua là một động tác giả của một kịch bản đã soạn sẵn, mà kết quả khám nghiệm tử thi đã chứng minh là Trần Quốc Hoàn đã hoàn thành vai trò hiếp dâm giả một cách xuất sắc là biết dừng chân lại ở một mức độ đã được cho phép mà thôi. Từ đó Trần Quốc Hoàn mới có thể giữ nguyên chức vụ và thăng cấp sau này, cũng không hề bị truy cứu trách nhiệm hình sự về sự việc này.
Có thể nói một cách khác là Nông Thị Xuân không thật sự bị hiếp dâm, mà là bị khủng bố tinh thần bằng những hành động uy hiếp, xâm phạm thân thể chỉ nhằm mục đích làm cho nạn nhân khủng hoảng tinh thần, bị ép vào con đường là tự hủy diệt. Thế nhưng kịch bản đã không thành, cô Xuân đã không rơi vào con đường đó. Do vậy cô Xuân phải rơi vào cái chết do người khác làm, theo kịch bản hai. Ðến đây đã lộ ra bản chất tàn độc của những người trong cuộc là “khủng bố tinh thần nạn nhân trước khi giết”.
Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần Kết)
Thiên Ðức
4)- Hồ Chí Minh có biết Nông Thị Xuân bị giết không ?
Biết rất rõ bởi những lý cớ sau:
Ðêm ngày 11/2/1957 tài xế Ninh Xồm đưa Nông Thị Xuân vào căn nhà sàn trong phủ chủ tịch. Qua đêm này, Nông thị Xuân chết do đập đầu, thì không thể nào nói rằng Hồ Chí Minh không biết. Vì không ai có thể ra vào nơi ở này ngoài những người dưới quyền của ông Hồ Chí Minh.
Chiếc xe cán người mang số phủ chủ tịch lại chạy ra từ hướng phủ chủ tịch.
Ai có khả năng ra lệnh cho bộ công an, viện kiểm sát , tòa án đình chỉ điều tra vụ án liên quan đến vụ án giết người? Ai chỉ thị công an tịch thu xác một cách bất bình thường?
Ai ra lệnh cho công an cướp lấy đứa trẻ trong tay Nguyễn Thị Vàng? Sau đó gởi gấm cho Nguyễn Lương Bằng, kế đến là gia đình Chu Văn Tấn nuôi Nguyễn Tất Trung lúc còn sơ sinh vừa hơn 3 tháng tuổi? Nếu không có người ra lệnh thì Nguyễn Lương Bằng và Chu Văn Tấn có dám nuôi hay không? Trong khi họ biết rõ đứa bé sơ sinh này là con do Hồ Chí Minh đặt tên.
Tóm lại Hồ Chí Minh biết rõ Nông thị Xuân đã bị giết, đã đồng tình trước sự việc xảy ra bằng thái độ hoàn toàn im lặng và giải quyết hậu sự là sắp xếp người nuôi dưỡng đứa con ngoại hôn của mình.
5)- Câu chuyện cần được viết lại
Qua những luận chứng trên, thiết nghĩ câu chuyện vụ án cần viết lại như sau:
Ðầu năm 1955, Nông Thị Xuân được ban bảo vệ sức khỏe trung ương đưa về phục vụ sức khỏe cho ông Hồ Chí Minh. Ngoài thời gian phục vụ, cô Xuân về ở tại số 66 Hàng Bông Nhuộm Hà Nội dưới sự bảo vệ của công an Hà Nội. Ðầu năm 1956, Nông Thị Xuân có thai, ông Hồ biết rõ sự việc này. Ðể mua thời gian, ông Hồ đã hứa hẹn sẽ giải quyết nguyện vọng bình thường của một người đàn bà là xin ra công khai chung sống với chồng vì đã có con.
Ông Hồ Chí Minh đã đưa sự việc này ra lấy ý kiến chung của Bộ Chính Trị hoặc là ý kiến của riêng ông để đi đến kết luận là: “Ra công khai không có lợi cho chính trị, và đưa đến quyết định là phải thanh toán sạch sẽ để bảo vệ uy tín lãnh đạo”.
Cuối năm 1956 Nguyễn Tất Trung chào đời, ông Hồ Chí Minh chính thức đặt tên cho con, lấy họ của mình là một hình thức công nhận con ruột mặc dù không đăng ký kết hôn.
Ðầu năm 1957 Nông Thị Xuân nhắc lại nguyện vọng ra công khai, Hồ Chí Minh đã công nhận nguyện vọng này là hợp lý, thế nhưng vì sự nghiệp chính trị, Hồ Chí Minh trực tiếp hay gián tiếp thông qua Trần Quốc Hoàn thanh toán nội vụ. Trong một giới hạn nào đó Trần Quốc Hoàn đã khủng bố tinh thần Nông Thị Xuân, bằng vũ lực, bằng những hành động có tính cách sỉ nhục trinh tiết của người đàn bà, nhằm o ép Nông thị Xuân đi vào con đường bế tắc, tuyệt vọng tự hủy diệt. Thế nhưng Nông thị Xuân vẫn chịu đựng không rơi vào bẫy Trần Quốc Hoàn. Nếu trường hợp Nông thị Xuân tự tử do tủi hổ, tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh đã giải quyết xong một lo toan. Và Trần Quốc Hoàn khỏi phải ra tay.
Vì thế , 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác.
Sáng ngày 12/2/1957 một hiện trường giả bày ra tại đường Cổ Ngư về hướng Chèm.
Hiện trường thật là căn nhà sàn nơi ở của ông HCM trong phạm vi an ninh của Phủ Chủ Tịch, trong đêm xảy vụ án, giữa Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân xảy ra sự việc gì? Phải chăng đã lặp lại kịch bản ghen tuông hay tình báo giả qua câu nói của Hồ Chí Minh:
Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”. Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu.” Bác nói: “ Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối”
Vào những năm 1956- 1957 ông Hồ Chí Minh là người nắm quyền lực nhất nước, đang thời kỳ hưng thịnh, vậy ai là người có thể có quyền lực cao hơn ông Hồ để có thể ra lệnh, công khai hiếp dâm rồi giết Nông thị Xuân, thủ tiêu thân xác mà không có sự đồng ý của ông Hồ?
Một vài câu hỏi sau cùng có thể đặt ra, tại sao Nông thị Xuân phải nhận lãnh cái chết mà không thể trở thành người tình trong bóng tối. Tại sao ra công khai, không có lợi cho chính trị?
Ðể lý giải vấn đề này, người viết đặt ngược vấn đề này với giả thuyết như sau:
6)- Nếu ông Hồ Chí Minh muốn cưới vợ có được hay không ?
Trai lớn lên có vợ, gái lớn lên có chồng là chuyện bình thường của thế gian, bất chấp người đó có địa vị như thế nào trong xã hội. Thế nhưng đối riêng Hồ Chí Minh một người từng bỏ rơi người tình, bỏ vợ qua nhiều quốc gia, nên sự việc cưới vợ sẽ gặp rất nhiều trở ngại.
Về đối ngoại, vào thời điểm đầu thập niên 50s. nếu Hồ Chí Minh muốn công khai cưới vợ, nước đầu tiên phản đối là Trung Quốc.
Theo cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Hu Zhiming Yu Zhangguo) xuất bản 1990 của tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng) nhà sử học, Phó viện Khoa học Xã Hội Quảng Tây thì tháng 10 năm 1926, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) khi đó lấy tên là Lý Thụy, tổ chức hôn lễ tại nhà hàng Thái Bình (với Tăng Tuyết Minh) với sự sự chứng kiến của Thái Sương Ðặng Dĩnh Siêu là vợ của Chu Ân Lai là bộ trưởng ngoại giao đương thời tại Trung Quốc. (Xem:
http://vi.wikipedia .org
Như vậy Hồ Chí Minh đã là con rể của Trung Quốc có hôn thú đầy đủ, nếu Hồ Chí Minh công khai cưới vợ khác mà chưa giải quyết dứt điểm pháp lý về tờ hôn thú nêu trên, thì vì sự bảo vệ quyền lợi cho công dân bản địa ông bộ trưởng ngoại giao Chu Ân Lai sẽ phản kháng, với chứng cớ là tờ hôn thú và nhân chứng đáng tin cậy là bà Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của mình (cũng là người có liên lạc mật thiết với Tăng Tuyết Minh). Sự phản đối này tất yếu sẽ mạnh mẽ, sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến chính trị Việt Nam vì vào thời điểm này chính sách ngoại giao Việt Nam còn lệ thuộc nặng nề của cả Liên Xô và Trung Quốc. Bằng chứng là Việt Nam thực hiện cải cách ruộng đất dưới sự quan sát của cố vấn Trung Quốc.
• Về chính trị đối nội trong đất nước Việt Nam. Vào thời điểm 1956, thời gian Nông thị Xuân mang thai, cũng là giai đoạn đấu tranh hòa bình, đảng CSVN cũng như ông Hồ Chí Minh đang cố gắng dồn hết thời gian, xây dựng thần tượng, hình ảnh một con người độc thân (?) suốt đời đấu tranh cho dân tộc, nhằm hy vọng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử với Ngô Ðình Diệm theo hiệp định Geneve vào cuối năm 1956. Cuộc bầu cử này đã không trở thành hiện thực do sự bác bỏ của ông Ngô Ðình Diệm.
Hồ Chí Minh - Tự phong là cha già của cả dân tộc khi tuổi mới ngoài 50
- Nguồn: facade.com
• Thành kiến xã hội: vào thời điểm này, quan niệm hôn nhân giữa trai và gái vẫn còn ảnh hưởng nhiều về định kiến tuổi tác là: “Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một”. Thực tế ông Hồ Chí Minh đã 65 tuổi trong khi Nông Thị Xuân chỉ mới 25 tuổi, với một cuộc hôn nhân chênh lệch đến 40 tuổi là một sự việc không bình thường. Trong một đất nước vừa thoát ra khỏi chế độ phong kiến, tất nhiên dư luận xã hội chưa sẵn sàng tiếp nhận, họ Hồ sẽ chịu nhiều tiếng thị phi: “Trâu già ham gặm cỏ non”. Hồ Chí Minh đang là “Cha già dân tộc” nếu cưới Nông Thị Xuân sẽ trở thành “Mẹ già dân tộc” mới có 25 tuổi. Ðây là điều báng bổ, bất kính đối với những người có tuổi, không thể chấp nhận được, sẽ là một đề tài chế riễu trong nhân gian, khó tránh được sự tấn công chính trị của chế độ miền nam Việt Nam.
• Khó khăn về mặt luật pháp: Nếu Hồ Chí Minh tuyên bố công khai cưới vợ, tin này sẽ đến tai Tăng Tuyết Minh, chắc chắn Tuyết Minh sẽ lộ diện để đòi quyền lợi chính đáng. Hồ Chí Minh sẽ đối diện với vấn đề pháp luật: tội song hôn. Ðó là chưa kể những người tình trong bóng tối khác nữa sẽ xuất hiện để đòi quyền lợi của mình.
Theo bài “ Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh ”, đã đăng trên tạp chí “Ðông Nam Á tung hoành” (Dọc ngang Ðông Nam Á), số tháng 11-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh, thì tháng 5 năm 1950 bà Tăng Tuyết Minh, nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là chồng mình. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành. Hồ Chí Minh cũng từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu và Ðào Chú, Bí thư Trung Nam cục dò tìm tung tích của Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả
Câu hỏi cuối cùng cần phải giải đáp, tại sao những người tình khác của Hồ Chí Minh lại không bị chết, trái lại Nông Thị Xuân lại phải nhận lãnh cái chết mất thây?
Trong thời gian chiến tranh, những người tình của Hồ Chí Minh (nếu có?) dễ dàng chấp nhận ở trong bóng tối, với hy vọng “một mai hòa bình…”
Trường hợp Nông Thị Xuân rơi vào trong thời điểm của một đất nước hòa bình, và đã có con, nên sự việc muốn hợp thức hóa vợ chồng là chính đáng. Hồ Chí Minh, kể cả Bộ Chính Trị đảng CSVN khó có thể tìm một lý do chánh đáng nào để từ chối. Vì thế, giải pháp lạnh lùng và tàn nhẫn được chọn lựa là Nông thị Xuân phải biến mất trên cõi đời này bằng mọi giá, chỉ có người chết mới im lặng vĩnh viễn, sẽ không còn đòi ra công khai nữa. Là phương cách thích hợp nhất để bảo vệ thần tượng mà đảng CSVN đã bỏ công ra gầy dựng. Ðấy cũng là động cơ giết người trong nội vụ.
Như vậy Nguyễn Tất Trung có thể kêu oan cho mẹ hay không? Một khi biết rõ cha ruột của mình:
Hồ Chí Minh không hề yêu thương Nông Thị Xuân, chưa bao giờ có ý định cưới Xuân làm vợ, ông Hồ chỉ xem Xuân như là một đồ chơi, một phương tiện giải quyết tình dục nhất thời mà thôi.
Quyết định thủ tiêu Nông Thị Xuân đã hình thành từ lúc mang thai, khi Xuân tỏ rõ ước mơ bình thường một cuộc sống công khai hạnh phúc vợ chồng và con cái.
Vào thời điểm lịch sử thập niên 50s. Hồ Chí Minh quyết định giết vợ, bỏ con, là đã thực hiện đúng vai trò một tín đồ theo chủ nghĩa cộng sản “tam vô” (vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo).
Ðảng Cộng Sản Việt Nam/ Hồ Chí Minh (?) giết Nông Thị Xuân, giết người bịt miệng như là Nguyễn Thị Vàng, cô Nguyệt và xóa sạch mọi dấu vết, những tưởng câu chuyện sẽ vĩnh viễn đi vào bóng tối. Một câu hỏi đặt ra tại sao đảng CSVN/Hồ Chí Minh (?) không giết luôn Nguyễn Tất Trung lúc còn một đứa bé sơ sinh mới có 3 tháng tuổi như là một cách “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”?
Phải chăng vì thế cuộc đời mới có câu:
“Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”
(Lưới trời tuy thưa nhưng mà khó lọt).
Giờ đây, hoàng hậu không vương miện của Việt Nam đã thật sự ra công khai theo ý nguyện cho dù chỉ còn một nắm xương tàn trong chiếc áo quan phủ lá cờ đỏ sao vàng, cũng đủ nói lên tất cả mọi điều cần nói.
Thiết nghĩ , toàn bộ câu chuyện “Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất” có thể tạm đóng lại với phần kết còn bỏ ngỏ, để dành cho những người trong cuộc, bạn đọc, nhất là bạn đọc ở trong nước viết tiếp đoạn cuối vậy.
Thiên Ðức
=====================
Hồ Tập Chương
TẠI SAO TÊN BỘ TRƯỞNG CÔNG AN HOANG DÂM VÔ ĐỘ VÀ CỰC KỲ TÀN ÁC TRẦN-QUỐC-HOÀN DÁM HỖN VỚI VỢ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ??!!
Tại sao tên Trần Quốc Hoàn dám lộng hành như vậy ? Hiếp vợ Chủ tịch nước đầy uy quyền, trước đó còn nói mỉa mai và cho biết “tính mạng bà nằm trong tay tôi.” Tại sao hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến dám giết vợ Chú tịch nước ? Ông Hồ có thuộc hạng người nhẹ dạ, cả tin, để sử dụng những quân phản phúc làm cận vệ, giao sinh mạng mình cho chúng?
Vậy thì câu trả lời là: ba tên này dám lộng hành như vậy, mà còn tỏ ra tự tin khi ra tay hành động, chẳng hạn như lời lẽ của tên Hoàn, và sự kiện chúng không cần che dấu hành tung mà ngang nhiên dùng xe của Phủ Chủ tịch đem vứt xác cô Xuân để cho người ta trông thấy. Như thế rõ ràng chúng đã nhận được tín hiệu từ chủ nhân của chúng, để mà hành động. Dĩ nhiên một người thủ đoạn, khôn ngoan, thâm hiểm như ông Hồ, ông không dại gì mà ra lệnh – dù là khẩu lệnh – cho chúng. Nhưng ông thiếu gì cách? Chỉ cần một vài thái độ, một vài lời nói, cũng đủ cho lũ côn đồ này hiểu là chủ của chúng đã “bật đèn xanh” rồi, chủ của chúng muốn chúng làm gì, nên chúng thản nhiên hành động mà không sợ bị trừng trị.
Ông Hồ không chỉ tàn nhẫn bất nhân đối với cô Xuân, một phụ nữ ngây thơ hết lòng tôn thờ phục vụ ông. Ông tàn nhẫn, vô lương tâm đối với cả đứa con nhỏ của ông. Cô Xuân bị giết một cách man rợ, ông lờ đi không cần biết, coi như không có chuyện gì xảy ra cả. Ông còn lờ luôn giọt máu của ông. Nguyễn Tất Trung sau khi ra đời được mấy tháng thì mất mẹ. Cha là ông Chủ tịch nước đầy quyền uy – một ông vua đang trên ngôi – còn sờ sờ ra đấy, nhưng không hề hỏi han tới. Mãi ít lâu sau mới có một tên công an đến đem đứa bé giao cho ông Nguyễn Lương Bằng nuôi. Vài tháng sau cậu bé lại được chuyển cho vợ chồng tướng Chu Văn Tấn nuôi mấy năm trên Thái Nguyên. Rồi sau đó các bà trong hội Phụ nữ cứu quốc trung ương đưa Trung vào trại mồ côi của hội, rồi vào trường Nguyễn Văn Trỗi dành cho con liệt sĩ. Và sau khi ông Hồ chết (1969) thì Trung được ông Vũ Kỳ, cựu thư ký riêng của ông Hồ, đem về nuôi và đặt tên là Vũ Trung (xem bài Không Thể Bất Công Kéo Dài Đến Vậy, Bùi Tín, Đàn Chim Việt Online).
Nếu ông Hồ còn một chút lương tâm tối thiểu, còn nghĩ tới giọt máu rơi, hoặc ít nhất còn biết rủ lòng thương đối với một đứa trẻ thơ mất mẹ trong hoàn cảnh thật thê thảm, thì ông chỉ cần ra một lệnh, tất nhiên cậu Trung đã được nuôi nấng rất đàng hoàng. Nếu ông chỉ cần làm một chuyện nhỏ đó, Nguyễn Tất Trung hẳn đã được học hành nên người, chứ đâu có phải sống lây lất, khốn khổ, nay ở với người này, mai ở với người khác, rồi vào viện mồ côi, không được học hành đến nơi đến chốn. Nếu ông còn có tình thương cha con mà nhìn nhận Trung – dù là ngấm ngầm – thì đâu đến nỗi khi trưởng thành Trung phải làm công việc coi kho để kiếm sống? Ở đời này, may mắn là không có nhiều người cha tàn nhẫn như vậy.
Một con người vô lương tâm, vô nhân đạo, tàn ác đối với người mình đã từng ăn nằm, đầu gối tay ôm ấp, người đã từng tôn thờ phục vụ mình, tàn nhẫn với cả đứa trẻ thơ vô tội mồ côi mẹ lại là con của mình – một con người lòng lang dạ thú như vậy mà vẫn vỗ ngực tự nhận là “đạo đức, nhân ái, thương người” … thì liệu có thể tin được không ?.
-----------------
VỤ THẢM SÁT CÔ NÔNG THỊ XUÂN (người Vợ không bao giờ được cưới của Hồ chí Minh) và BÈ LŨ BỘ HẠ CỰC KỲ DÃ MAN và TÀN ÁC ĐÃ GIẾT BÀ XUÂN ĐẾN 2 LẦN !
Văn Tuyển
Tác giả Bùi Tín đã nhắc lại vụ thảm sát cô Xuân ở Hà Nội vào đầu năm 1957, do tên Trần Quốc Hoàn chủ mưu, mà trực tiếp thực hiện là hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến, bảo vệ và lái xe cho ông Hồ. Ngược giòng thời gian, được biết rằng sau hiệp định Geneva 1954, khi ông Hồ đã về ở trong Bắc Bộ Phủ, theo ý kiến của Ban Lãnh Đạo đảng (?), cái-gọi-là Ủy Ban Bảo Vệ Sức Khỏe trung ương – mà nôm na là toán ma-cô chuyên đi tìm gái về để thỏa mãn dục vọng của bọn lãnh tụ cao cấp trong đảng cộng sản – được lệnh tìm một cô gái đẹp về để cho ông Hồ hành lạc. Sự thật bỉ ổi này được che phủ bằng lớp sơn hào nhoáng lý luận là “Bác cần phải giải quyết sinh lý điều hòa để tốt cho sức khỏe và công việc hoạt động của Bác được hiệu quả”.
Thoạt đầu một phụ nữ nhan sắc mặn mà tên là Nguyễn Thị Phương Mai, được đưa từ Thanh Hóa về Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ. Cô này là Ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa. Nhưng cô đòi rằng phải tổ chức hôn nhân hẳn hòi. Dĩ nhiên, làm sao ông Hồ có thể chấp nhận chuyện ông công khai lấy vợ được, vì như thế thì còn chi là hình ảnh linh thiêng của vị lãnh tụ thần thánh suốt đời chỉ biết xả thân hy sinh phục vụ nhân dân, không phút nào nghĩ tới cá nhân mình! Chính ông lập luận rằng nếu ông không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị của ông hơn. “Bác và các anh (ý nói Bộ chính trị) cho rằng Bác không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị hơn” (Trần Danh Tuyên, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói với Nguyễn Minh Cần. Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chánh TP Hà Nội (Xem "CÔNG LÝ ĐÒI HỎI" Tác gỉa Nguyễn Minh Cần, Văn Nghệ xuất bản 1997, tr. 321 ). Đây là một lập luận hoàn toàn sai lầm và đầy tính chất đạo đức giả. Thế cho nên chuyện tiến cử cô Nguyễn Thị Phương Mai đã không thành.
Đầu năm 1955, tên Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần tìm được cô Nguyễn Thị Xuân (còn tên là Nông Thị Xuân) mới ngoài 20 tuổi, đang làm hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Ninh đưa cô Xuân về Hà Nội để phục vụ ông Hồ. Có lẽ vì là người miền núi vốn thực thà chân chất, không khôn lanh được như cô Nguyễn Thị Phương Mai, nên cô Xuân tin là được về làm vợ ông Hồ, ông Chủ tịch nước, thì còn gì danh giá và hân hạnh cho bằng (dù năm đó ông Hồ đã 65 tuổi, tức là hơn cô Xuân trên 40 tuổi – nếu lấy vợ sớm, ông Hồ có thể có cháu nội lớn bằng cô Xuân).
Cô Xuân còn xin cho hai cô em họ là cô Nguyễn Thị Vàng và cô Nguyệt về ở cùng cho vui. Họ được bố trí cho ở trên lầu căn nhà số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm Hà Nội. Nhà này thuộc Bộ Công An, và Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được ông Hồ giao cho nhiệm vụ quản lý cô Xuân và hai cô em họ kia. Mỗi tuần lễ, tên Trần Quốc Hoàn cho xe đến chở cô Xuân vào Phủ Chủ tịch, có lần ở lại qua đêm, có lần ở lại hai – ba ngày. Và ông Hồ tỏ ra hài lòng về cô lắm.
Đến cuối năm 1956, cô Xuân sinh cho ông Hồ được một bé trai và ông đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Như đã nói ở trên, cô Xuân vốn ngây thơ, dễ tin người, nên cứ tưởng rằng cô được ông Hồ coi là vợ chính thức. Bởi vậy sau khi sinh con trai rồi, một hôm cô nói với ông Hồ đại khái là “nay đã có con trai rồi, xin cho ra công khai” — nghĩa là cô đinh ninh tin rằng mình đã có công sinh cho ông Hồ một mụn con trai để “nối ngôi” thì hẳn công trạng của cô phải lớn lắm, và ông Hồ vui lắm.
Nhưng cô có ngờ đâu rằng lời xin “được ra công khai”, tức là xin ông Hồ chính thức hóa chuyện hôn nhân với cô, công khai nhận cô là vợ, và nhận cậu con trai mà cô mới sinh, là một hành động vô cùng nguy hiểm: chính là cô vừa mới dại dột xin chịu bản án tử hình! Nghe cô Xuân xin như vậy, ông Hồ đã ngọt ngào trả lời: “Cô xin như vậy là hợp tình hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được.
Do đó, cô đành phải chờ một thời gian nữa.” (Trích lá thư tố cáo của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng, đề ngày 24/07/1983 gửi ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Quốc Hội -- Sách Công Lý Đòi Hỏi, Văn Nghệ xb 1997, Nguyễn Minh Cần).
Sau đó, vẫn theo lời tố cáo của lá thư viết bằng máu hòa nước mắt 25 năm sau, tên Trần Quốc Hoàn đã cưỡng hiếp cô Xuân ở ngay số 66 Hàng Bông Nhuộm. Rồi tối 11/02/1957, tên Ninh xồm, bảo vệ của ông Hồ, cùng tên Tạ Quang Chiến, lái xe cho ông Hồ, đem xe đến chở cô Xuân, bảo là lên gặp ông Hồ. Sáng hôm sau, 12 / 2 / 1957, người ta phát giác xác cô Xuân bị xe cán ở dốc Cổ Ngư lên Chèm Công an báo cáo là nạn nhân đã chết trước khi bị xe cán . Nói khác đi, đây là vụ ngụy tạo ra một tai nạn xe hơi. Bác sĩ khám nghiệm tử thi xác nhận nạn nhân bị chùm chăn và đập vỡ sọ bằng búa. Nhưng Trần Quốc Hoàn ra lệnh đem chôn gấp, không cho mổ tử thi giảo nghiệm. Vẫn theo báo cáo của công an, chiếc xe gây tai nạn chạy từ Phủ Chủ tịch ra.
Và sau đó vụ án mạng man rợ này đã được cho “chìm xuồng “, không ai dám nhắc nhở đến nữa! Tất nhiên dân chúng không ai biết, vì báo chí có được phép loan tin đâu. Chỉ có một vài cán bộ cao cấp thuộc hàng trung ương mới biết, nhưng cũng chỉ dám xì xào trong chỗ rất riêng tư thôi. Không ai dám hé răng vì nếu lỡ biết mà không kín miệng thì dễ mất mạng lắm. Theo lá thư tố cáo của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng, sau đó cả cô Vàng, cô Nguyệt và những người họ hàng, bạn bè các cô biết được chuyện rùng rợn này nhưng không kín miệng, đều bị giết chết hết, bằng cách này hay cách khác.
HUỲNH TÂM * GIẶC HÁN ĐỐT PHÁ NHÀ NAM I
GIẶC HÁN ĐỐT PHÁ NHÀ NAM KỲ I
HUỲNH TÂM
Cập nhật lần cuối ngày Thứ sáu, 07 Tháng 2 2014 12:22
Chọn cỡ chữ
“…tại thời điểm của tôi bị đông viên vào Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là điều không cần thiết, bởi lúc đó họ huy động toàn lực lượng trẻ học đường, chúng tôi mặc quân phục, đội mũ không biết làm cách nào cho tiện, người ta gọi quân "con tin". Mục đích của Mao đốt hết tuổi thanh xuân, ...”
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6
Chúng ta cùng nhau khám phá một tài liệu hiếm có về việc "Trăm năm trồng người" của Mao Trạch Đông chỉ thị cho Hồ Chí Minh thực hiện tại Việt Nam. Nhờ bộ máy tuyên truyền của Hoa Nam khuếch đại, Hồ Chí Minh hăng hái thôi thúc, đẩy mạnh việc giáo dục thiếu nhi lên hàng đầu, xem đó là một chân lý hoàn hảo, một chiến lược dài hơi trong việc Hán hóa Việt Nam, và từ đó âm thầm đưa đất nước Việt Nam mỗi lúc một xa dần đặc tính dân tộc của mình. Ngày nay Việt Nam đã đi vào hệ lụy phá sản dân trí khôn lường. Hồ Chí Minh thừa biết sự kiện này vì chính đương sự đã cố ý đong đưa ý tưởng đẩy dân tộc Việt vào tử huyệt vô vọng.
Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông
đầu tháng 10 năm 1965.
Nguồn: Tân Hoa Xã.
Khẩu hiệu “Vì lợi ích mười năm trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người” xuất hiện theo hướng dẫn của Cộng Sản họ Mao. Cùng lúc lấy thời gian che khuất dân trí Việt Nam, bằng cách đẩy mạnh chiến tranh. Một lần nữa họ Hồ hối hả mở cửaẢi Chi Lăng, và các cửa biên giới khác,mời đảng Cộng sản Trung Quốc tràn vào lãnh thổ bằng đường bộ, đường biển v.v… hầu động thủ hỗ trợ cho Hồ Chí Minh thực hiện tốt mệnh lệnh "Tiêu diệt kẻ không đồng chủng" (杀死人不一样的应变– Sát tử nhân phi nhất dạng đích ứng biến) do nhà kiến trúc Mao Trạch Đông phát động, từ Trung Quốc sang đến Việt Nam.
Vào đầu tháng 10 năm 1965, Hồ Chí Minh đứng đầu Đảng Cộng Sản, dẫn dắt
chính phủ Việt Nam đến Bắc Kinh, tiếp nhận chỉ thị và đề nghị Trung Quốc
viện trợ khẩn cho Việt Nam. Liên Xô theo dõi giải mã tập tin: "Thực sự
Trung Quốc và Việt Nam hai kẻ thù vô lý cớ - 美苏档案解密:中越两国反目成仇的真正原因" (mĩ
tô đương án giải mật: Trung Việt lưỡng quốc phân mục thành cừu địch chân
chánh nguyên nhân), chính Liên Xô cũng để mắt tìm hiểu nguyên nhân nào
Trung Quốc tổ chức viện trợ toàn lực cho Việt Nam, gồm một lực lượng lớn
quân đội tham chiến, phương tiện chiến tranh, đạn dược, tên lửa, phòng
không, pháo binh, kỹ thuật, máy rà phá bom mìn, và cả hậu cần quân dụng,
tất cả đi qua đường sắt Ải Chi Lăng, theo ký kết chương trình viện trợ
"3 năm" và kết thúc vào tháng 3 năm 1968. Trung Quốc cho biết tổng cộng
32 triệu binh sĩ tham chiến ! Thời ấy miền Bắc Viện Nam với dân số 25
triệu. Chi phí chiến tranh trị giá 42 tỷ USD, một con số vay nợ khổng
lồ, cao vòi vọi hơn trăm lần viện trợ từ 1940-1965, kể cả Điện Biên Phủ.
[1]
Trung Quốc có mặt trên đất nước Việt Nam muốn tránh tiếng với quốc tế,
thu mình tham chiến sau lưng quân đội Việt Nam, nhưng thực sự bên trong
quân đội Trung Quốc tung hoành tại chiến trường Việt Nam, một chủ lực
chưa từng thấy trong lịch sử viện trợ của thế giới. Quân đội Trung Quốc
bảo vệ vùng trờivà biển Bắc, xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh và đường
giao thông vận tải từ Vân Nam, Quảng Tây Trung Quốc đến miền Bắc Việt
Nam. Quân đội Trung Quốc lấy máu cứu mạng sống Cộng Sản của Hồ Chí Minh
và giữ tiếng cho họ Mao. Quân đội Trung Quốc tử vong lên đến 123 nghìn
người, bị thương 180 nghìn người. Việt Nam phải trả mọi chi phí bồi
thường theo quân hàm cho mỗi chiến binh Trung Quốc, tử vong từ 20-400
ngàn USD, chiến binh bị thương tàn phế bồi thường từ 30-500 ngàn USD,
tình hình chiến trang leo thang con số tỷ USD cũng theo chiều gió tăng
bổ nhanh chóng. Mọi thanh toán theo qui định ký kết giữa Hồ và Mao tại
Bắc Kinh, vào ngày 12 tháng 10 năm 1965. [2]
Trung Quốc trúng thầu bao cấp nguồn viện trợ, từ trái sáng đến đạn cốt,
tên lửa và bao cả chủ lực tác chiến cho chiến trường Việt Nam, với sự
viện trợ của các nước trong khối Cộng Sản Quốc Tế. Nhờ có Trung Quốc,
đảng Công Sản Việt Nam gỡ được những khó khăn đưa quân miền Bắc xâm nhập
vào miền Nam Việt Nam. Hồ Chí Minh chấp nhận bỏ ngỏ hậu phương miền
Bắc, huy động quân đội Trung Quốc làm lực lượng bảo vệ xã hội Chủ Nghĩa
của Hồ, chỉ vì muốn cướp chính quyền miền Nam Việt Nam giả hiệu dùng
chiêu bài "đánh xâm lược Mỹ".Ngôn ngữ của đảng Cộng Sản lắm phương mị
dân với bộ máy tuyên truyền dối trá, và sử dụng kỹ thuật bạo lực để che
átvà ngăntrở suy nghĩ của người dân.
Tuy nhiên ở thời điểm này Hồ Chí Minh cũng có những nguy khốn riêng về
nhân lực và gặp nhiều trở ngại, ít có hy vọng sớm chiến thắng. Do đó Hồ
vay nợ chiến tranh cao ngất trời, phải nhượng những phấn đất cho Trung
Quốc với tổng số trên 14 làng xã từ Tây Bắc qua Đông Bắc. Trung Quốc rất
hài lòng với phương cách trả nợ của người vay nợ, đổ quân ào ạt vào
Việt Nam, theo công bố tháng 11 năm 1968 của nhà nước Trung Quốc.
Trung Quốc lại có tham vọng cao xa hơn nữa là làm ông chủ nhà tại Việt
Nam, lấy dân tộc Việt Nam làm nhân cho cái bánh Cộng Sản để rồi bọc bên
ngoài một vỏ sáp ngăn chặn Mỹ đánh bom miền Bắc Việt Nam. Trung Quốc lên
tiếng trước sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Tháng 7
năm 1970, Trung Quốc hứa với Hoa Kỳ sẽ lui binh hồi quốc. [3]
Việt Nam, đêm 21 tháng 10năm 1965. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Đêm 21 tháng 10 năm 1965, trời vừa rạng sáng, màn sương còn đen phủ
xuống biên giới, bên bờ sông Hà Khẩu, Lào Cai Việt Nam-Trung Quốc nổi
lên những tiếng xec hạy, tiếng chân người rảo bước, tiếng xích sắt của
xe thiết giáp, ầm ì đi qua thôn làng Việt Nam, vang động khắp nơi làm
rung chuyển dậy đất, tiếng ồn ào của đoàn quận Trung Quốc tiến vào Việt
Nam, như nước lũ phá vỡ đê điều, không có một biên phòng nào lên tiếng
bảo vệ đất nước.
Người dân biên giới càng ngỡ ngàng hơn, trong buổi sáng sương còn tỏa mờ
mờ, trước sân nhà đã có hàng trăm nghìn tấm gỗ lót đường rày, hàng chục
nghìn đường rày thép lạnh lùng, chịu đựng bức xạ khí hậu của mặt trời
phía Nam. Đoàn quân Trung Quốc đang nối thêm đường rày để tiến sâu vào
lãnh thổ của Việt Nam. Thấy toàn cảnh quân đội Trung Quốc hoạt động
không khác nào một bức tranh rừng người khổng lồ, từ xa với đường nét
trải dài quanh co, đang làm cho đôi mắt người Việt choáng váng, gây nên
cảm giác thất vọng về Hồ Chí Minh giữ trong lòng không thốt nên lời. Con
tàu vận chuyển vũ khí, quân dụng, binh lính nối đuôi nhau trên tuyến
đường sắt dài vô tận, một nửa số binh lính di chuyển bằng đường bộ,
đường thủy, họ hăng hái có vẻ đang khởi đầu sở hữu đất nước Việt Nam.
Ba mươi bốn (34) quân đoàn Trung Quốc đến từ Hoàng Phố, phần lớn trang
bị quân phục áo giáp cỏ xanh, một số quân khác mặc đồng phục màu xanh
hải quân, còn lại mặc đồng phục cỏ xanh, không cần phải nói họ là những
lực lượng không quân, tất cả đều giả trang quân phục theo Cộng Sản Việt
Namcủa Hồ Chí Minh. Nói chung quân phục phù hợp với quân đội Việt Nam,
khó phát hiện linh Hán hay Việt, bởi trên mũ, áo không đeo huy hiệu
(pin). Kỷ luật của trại lính có vẻ lộn xộn, điều này cho thấy đây là một
lực lượng tân binh. Thật vậy, tất cả đơn vị khác nhau của quân đội giải
phóng Trung Quốc (PLA) được tuyển tại Vũ Hán. Thực chất thanh niên nhập
ngũ theo chỉ thị hơn là tình nguyện hay nghĩa vụ. Họ ra chiến trường để
lại những người thân yêu, rời bỏ quê hương trong ý tưởng bất phục.
Trung Quốc hối hả thiết lập những đường sắt tại biên giới Lào Cai,
Cao Bằng, Mông Cái, đến khi Việt-Trung chiến tranh vào
ngày 17 tháng 2 năm 1979, đồng bào mình chạy giặc qua cầu biên giới
còn thấy vết tích xưa của 3 năm (1965-1968) "môi hở răng lạnh".
Nguồn: Tân Hoa Xã.
Trung Quốc xua quân đợt hai, vào ngày 16 tháng 3 năm 1968. Hạ trại, đóng
quân tại Lào Cai, Cao Bằng, với một số quân 1,2 triệu quân, chuẩn bị
lao vào đường mòn Hồ Chí Minh.
Trại binh Trung Quốc tại Lào Cai Việt Nam. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Phong Kinh Nam (峰京南), một cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam năm 1965 tâm sự:
‒ Nóichính xác hơn, chúng tôi không còn con đường nào chọn lựa cho hạnh
phúc cá nhân, tất cả đều xalạ đối với chúng tôi, vì vậy Bắc Kinh tuyển
binh lần này có dấu hiệu bí ẩn, để mọi người không trở tay kịp hay kiểm
tra những cám dỗ binh nghiệp, ngoài ra còn có, những nhóm tân binh,học
sinh Vũ Xương (武昌), Thủy Quả Hồ (水果湖). Cùng trên đoàn tàu quá tải, sườn
xe làm bằng thép nặng, sườn che mưa gió làm bằng ván thô, cấu trúc không
phù hợp với đường sắt Tây phương, đoàn tàu hỏa kéo nhau di chuyển như
con voi ỳ ạch.
Trung Quốc mượn đất và người Việt để ra quân theo kế hoạch làm giá với
Hoa Kỳ thay vì Đài Loan, cho nên dưới sự chỉ huy của cán bộ có mật khẩu
(Thính khởi lãi ngận cơ quái - 听起来很奇怪) ám chỉ đường dài chiến trường
chia từng phần, phân phối cho các cửa khẩu ngăn chận đào thoát. Đôi khi
tân binh diễu hành để trương thanh thế trật tự, làm trò khỉ cho phía
trước đoàn quân học tập làm theo, đúng là bọn thích thú tìm mùi phân
ngựa.
Tại thời điểm này quân luật không được trật tự bởi tân binh quá đông,
tất cả họ thường náo động do tinh thần bất ổn, họ đứng ngồi không yên.
Trong tuần lễ đầu sau khi chuyển binh lính vào lãnh thổ Việt Nam, bộ chỉ
huy khởi đầu huyến luyện binh mã, lập một vành đai trong vùng hoang dã,
ngay cả những người tân binh cũng không nhận diện được đồng hương gốc
Vũ Hán. Vì có hai mật khẩu, bất kỳ trường hợp nào cũng chỉ hỏi và đáp:
"Đến những nơi bạn không biết" , "Chúng ta sẽ tới nơi tốt nhất".
Đường sắt khổ hẹp của Việt Nam và Trung Quốc từ Bằng Tường
thành phố Quảng Tây xuyên qua Ải Chi Lăng, và Lạng Sơn đến Hà Nội
Việt Nam. Ảnh: Phóng viên Southern Weekend Zhang Tao.
Về đêm, chúng tôi rất sợ cái đèn lồng mờ trên trần trại nó biết trêu
ngươi, làm tâm trí lính Trung Quốc yếu lòng chiến đấu, nó lắc lư theo
chiều gió, đưa qua khuôn mặt tạo ra ảo ảnh mơ hồ, chập chờn nhập vào ý
niệm ma quái đang vềthực tại. Bọn họ thường xuyên mất ngủ, thường thì
thầm với nhau, trò chuyện như một bản giao hưởng, âm thanh đi đôi với
tiếng côn trùng hoang dã, lâu lâu phảng phất mùi phân bò làng Việt từ xa
đưa đến.
Hứa Minh (华明) cùng với chiến hữu Phong Kinh Nam (峰京南) nguyên sinh viên Bách Khoa Vũ Hán, kể rằng:
‒ Trước khi đi chiến đấu tại Việt Nam, chúng nó nói: "Bảo vệ con đường
cách mạng vô sản của Mao Chủ Tịch cho đến hơi thở cuối cùng"
(誓死捍卫毛主席的无产阶级革命路线– Thệtử hãn vệ Mao chủ tịch đích vô sản giai cấp cách
mệnh lộ tuyến), "Thề chết bảo vệtư tưởngMao Trạch Đông"(誓死捍卫毛泽东思想), tất
cả mọi người đồng nêu cao tinh thần cách mạng, dù tôi đã học năm thứ tư
cũng phải lên đường vào đầu mùa Thu năm ấy. Sau này tôi mới biết đảng
Cộng Sản là con quái vật "Ngưu quỷ Xà thần"(牛鬼蛇神). Những chánh trị viên
thường phun lời chỉ trích và chụp mũ "phản động (反动)"những ai tỏ ra
chống đối. Trong trường học, nơi nhà xí hay tại chuồng phân đều nêu cao
cách mạng, các lãnh đạo già miệng thi nhau dối trá cho rằng "tình hình
cách mạng trong chiều sâu"(革命形势的深- Cách mạng hình thế đích thâm nhập),
"Trung thành hàng ngũ cách mạng"(中国到革命的行列– Trung Quốc đáo cách mệnh đích
hành liệt). Tôi không thể chấp nhận được những từ ngữ cách mạng ấy. Một
khi người Cộng Sản rao giảng, ta thường thấy dã tâm của họ muốn quản lý
con người kể cả đời sống bình thường. Đương nhiên, cán bộ, quan chức
của đảng cộng sản đều che khuất đáy tham nhũng, họ sống khác biệt với
nhân dân, do đó, có một số nông dân, lao động, và sinh viên đã đi về
phía nam Bắc Kinh nổi loạn.
Ngày nay, Trung Quốc có hai phe, một bảo vệ lãnh đạo đảng chính quyền,
và đã có dấu hiệu hứa hẹn ngày tàn Cộng Sản. Thứ hai, thành phần lao
động, sinh viên phản kháng... Tôi có một người bạn học cùng lớp hiện nay
thuộc phe phái giáo viên phản kháng chế độ, họ đã trở thành tổ chức và
kết thân thành tình "đồng chí - 战友".
Xã hội mỗi ngày đều có pha trộn lẫn nhau, sự việc nào không tốt sẽ bị sa
thải, nếu chế độ gay gắt tự nó biến thành thù hận, ăn miếng trả miếng,
họ đang suy nghĩ, âu lo mỗi ngày, hoặc thậm chí một khi họ sợ bản thân
bị đe dọa họ cũng có thể sử dụng vũ lực.
Đến cuối năm 1967, Mao Trạch Đông chỉ thị các tỉnh, thành phố và các cơ
quan dẫn đầu đánh phá những cơ sở "tư tưởng dân chủ - 民主思想", họ chụp cái
mũ gọi là "tư bản chủ nghĩa - 走资派", nói chung cho đến nay các cấp lãnh
đạo Cộng Sản "ủy ban cách mạng - 革命委员会" chưa tìm được lý cớ của thành
phần đối kháng, dù đã thành hình nhiều năm qua với cái tên "tình hình
cách mạng - 革命形势" tạm thời được ổn định trong thời điểm này, họ sẽ "tiếp
tục chiến đấu - 继续战斗" và đã tìm thấy mục tiêu, đảng Cộng Sản lên án "tư
bản chủ nghĩa", cộng sản càng quan tâm "sơ yếu lý lịch cách mạng -
复课闹革命" bởi họ không yên tĩnh trái tim, do đó chúng ta xem "sơ yếu lý
lịch cách mạng" đã lỗi thời. Cũng ở thời điểm này đảng Cộng Sản đẩy
"thiếu niên cách mạng - 革命小将" vào "chiến đấu cách mạng - 革命斗志" để thu
hoạch một số tình cảm mới! Đảng cộng sản đã bí lối, suy nghĩ nông cạn
cho rằng Mao Trạch Đông là tư tưởng thần thánh của Trung Quốc. Mỗi ngày
đảng Cộng Sản còn bám trụ quốc gia, xã hội vẫn hỗn loạn và ngột ngạt.
Thậm chí những sinh viên trước đây hăng hái thi đua đấu tố cha mẹ, khi
kết thúc Cách mạng Văn hóa, họ mường tượng những nhà máy, chính quyền
thuộc về họ, thì ra họ quá ảo tưởng cho nên hôm nay thất vọng, rất nhiều
thanh niên gieo mình xuống vực thẩm quyên sinh, cuối cùng chính họ cũng
không được làm thành viên giai cấp công nhân, cái vinh quang ấy đã bị
Mao Trạch Đông lừa gạt và lợi dụng. Nhưng tôi không nghĩ như họ, ở đại
học, trung học, học sinh phải là chất xám của tương lai cần phải phát
triễn giáo dục, còn vị trí của công nhân lúc nào cũng thừa, về nhiệm vụ
sản xuất nếu nhà máy bỏ hoang không có điều gì nghiêm trọng.
Hơn nữa, tại thời điểm của tôi bị đông viên vào Quân đội Giải phóng Nhân
dân Trung Quốc là điều không cần thiết, bởi lúc đó họ huy động toàn lực
lượng trẻ học đường, chúng tôi mặc quân phục, đội mũ không biết làm
cách nào cho tiện, người ta gọi quân "con tin". Mục đích của Mao đốt hết
tuổi thanh xuân, "ăn chửa no lo chửa đến".
Kế hoạch Trung Quốc tiến vào Việt Nam bằng lộ trình thứ nhất
Ải Chi Lăng, và Lạng Sơn. Nguồn: Hoa Nam
Kết quả nghĩa vụ quân sự, trong lớp chúng tôi tổng cộng có 60 người nhập
ngũ, điều này hoàn toàn trái với mong đợi của tôi. Thực chất nghĩa vụ
quân sự một rào cản tương lai. Khi tôi nhìn lại, có lẽ đảng Cộng Sản
Trung Quốc bị bệnh tâm thần, hoạt động theo chỉ bảo của tên bạo chúa, dù
sao, vào thời gian đó và ngay cả bây giờ, tôi rất trân trọng những ai
có tư tưởng "Dân Chủ Đa Nguyên" nó sẽ là động lực phía trước, thay đổi
quốc gia đến gần với thế giới tự do.
Nhiều lúc, suy nghĩ của tôi quay trở về thực tế, bắt đều viết vào trang
nhật ký trước khiđi ngủ, nói về một ngày thông qua gánh nặng trên vai,
giòng mực xanh thay cho giòng nước mắt, những trang giấy biết rung động
cho hương thơm dễ chịu, và thậm chí cảm thấy mùi của mực trộn lẫn trong
số những bạn gái, đặc biệt nhớ mùi lúa gieo hương thơm,hoa trắng ngào
ngạt, tôi chia tay với cha mẹ, hẹn ngày về bình an, thế nhưng bây giờ
tôi là một phế binh trần trụi.
Trong những ngày hành trình đi đến Việt Nam, tàu hoả đưa chúng tôi vào
miền đất xa lạ. Buổi trưa hôm ấy, tàu hỏa dừng lại tại một trạm không
tên, cách sân ga 500 mét, chúng tôi không thể biết nó là ga nào, chứng
tỏ có bí ẩn bên trong quân sự. Các cán bộ quân đội nói với chúng tôi:
‒ Đã đến trạm Hành Dương (衡阳), dừng lại một thời gian ngắn, quý đồng chí
cần phải đi đầu tiên sự kiện (tiểu tiện), hãy nhớ đi đừng xa để nghe
tiếng còi báo hiệu bữa ăn chiều". Sau đó tàu hỏa đưa chúng tôi vào nhà
ga, tạm nghỉ quân để ăn cơm. Ấn tượng đầu tiên đó là một nhà máy, hay
trường học bỏ hoang, khi vào phòng căng tin có diện tích lớn, thế nhưng
trống rỗng, phải nói toàn bộ phòng ăn trống rỗng, ngoại trừ hai hàng trụ
cột bê tông, không có bàn ghế, không có cửa sổ, khi chúng tôi chuẩn bị
ăn, các nhân viên sắp xếp một bữa ăn tồi tệ, cứ ba hoặc bốn mét vuông là
một nhóm, trên sàn nhà chỉ có một thùng lớn chứa cơm hấp, hơi có múi
hôi, mọi người đều bất chấp tranh nhau ăn dù cơm đang nóng, bởi một ngày
đói khát rã rượi. Sau nhiều năm trong quân đội, chúng tôi vẫn luôn luôn
ở vị trí ngồi xổm trên mặt đất để ăn cơm, đã thành thói quen, đến nay
ngồi trên bàn ăn cơm thực sự không dễ dàng.
Sau khi ăn tối trở lại nhà ga, tiếp tục nốt hành trình, tôi nhìn thấy
một con đường phía Nam tàu hỏa, có một đội quân xa, đoàn xe của những
người lính mặc đồng phục màu xanh lá cây thay vì cỏ, và những đồng phục
màu xám ánh sáng đồng bằng, không đeo phù hiệu trên ve nắp áo. Ở đây
đồng phục rõ ràng in "Quân đội nhân dân Việt Nam-越南人民军", quả nhiên chúng
tôi không còn ở trên đất Trung Quốc nữa, dĩ nhiên là đường sắt Việt Nam
nhưng công binh lại là"Quân đoàn đường sắt Trung Quốc - 中国人民解放军铁道兵!"
Xem ra, cách cư xử của đảng Cộng sản Trung Quốc quá khác thường, họ nói
cho chúng tôi biết: Đây là một nhóm các cựu chiến binh chuẩn bị xuất
ngũ, và một số người bên trái mặc áo "Viện trợ cho Việt Nam - 援越抗美".
Theo suy nghĩ của chúng tôi, họ đã trở lại từ chiến trường Việt Nam.
Chúng tôi đứng không xa họ, nhìn vàolòng xe,cuối cùng tìm hiểu đặt câu hỏi:
‒Này, quý bạn đang quay trở về quê hương à?
Họ không trả lời, tuy nhiên hỏi lại:
‒Bạn đến Việt Nam à?
‒Đó là Việt Nam ư?
‒Tất nhiên rồi!
‒Có thể bạn trả lời sai không?
Mặc dù thời tiết không nóng, chỉ cần vài câu đối đáp, không khí tự
nónâng lên sức nóng, mồ hôi tuôn trào ước cả áo khoác để lộ ký tự in
"Việt Nam" trên ve áo màu cỏ xanh.
Một đồng đội khác hỏi:
‒ Bạn là những lực lượng nào?
‒ Quân đoàn…
Một cán bộ xía vào:
‒ À, thông minh, bạn là tân binh trong quân đoàn của chúng tôi"
‒ Thật không?
‒ Không thể phiếm luận!
‒ Điều đó cho rằng chúng tôi đang đến Việt Nam?
‒ Thế à !
Trùng hợp ngẫu nhiên chúng tôi có một chút hoài nghi, y nói tiếp :
‒ Này, điều đó còn tin hay không tùy ý.
Ngay sau đó, một số cán bộ quân đội đến từ phía tàu hỏa đối diện, với
một cái nhìn trang nghiêm, chính là chiến binh khi nãy, vừa đi qua đứng
trước mặt điểm danh chúng tôi:
‒ Chào.
‒ Chào Huấn luyện viên!
‒ Chào cấp chỉ huy, em có mặt!
Cán bộ mỉm cười và gật đầu, nhưng lập tức, ngay lại đổi vẻ mặt cau có, nói nghiêm khắc:
‒ Quý đồng chí cũ, và mới không thể tự do tiết lộ bí mật quân sự ở nơi công cộng này, và những nơi khác!
Có một cựu chiến binh, nói quá nhiều, vừa dớ dẩn lại vừa dai dẳng, chỉ
quanh quẩn qui luật chiến trường và nghĩa vụ quân nhân.Lúc này chúng tôi
càng hoài nghi nhiều hơn bởi hai tiếng rõ ràng "Việt Nam". Chúng tôi
lặng lẽ theo thân phận con tàu hòa, đã bắt đầu khởi hành lao về phía
trước nghiệt ngã.[4]
Huỳnh Tâm
(Còn tiếp kỳ 2)
Tham khảo:
[1] "越南共产党以价$22十亿 - Đảng Cộng Sản Việt Nam tinh theo trị giá 22 tỷ USD".
[2] Mã số hồ sơ lưu trữ: BK1965-12ZIM-PLA(Bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
[3] Trích từ nguồn: "编年史,中华人民共和国参战越南 - Niên sử, Cộng hòa nhân dân Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam".
[4]- Trích từ "的中国史馆纪事援助越南人民共和国 - Historica China Cộng hòa Nhân dân Giải phóng Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam".
GIẶC HÁN ĐỐT PHÁ NHÀ NAM KỲ II
"…Đảng
khuyến khích hãy theo kịp thời lúc, đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành anh
hùng cách mạng. Họ thôi thúc mỗi cá nhân đấu tranh, nhảy vào cuộc, nhân
dịp Việt Nam chống lại sức mạnh của Mỹ, và chủ nghĩa đế quốc thế giới…”
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6
Đảng Cộng Sản Trung Quốc xưa nay vẫn dùng quân sự để giải quyết mọi vấn
đề. Vũ khí được xem là một pháo đài kiên cố nhất họ Mao không thể
thiếu. Ngày nay bành trướng đến Việt Nam, họ Mao dùng mỹ từ "bảo vệ họ
Hồ". Sự thật Trung Quốc chuyển động quân binh vào Việt Nam chỉ vì mục
tiêu bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc, được chỉ định bằng cụm từ "thành
trì Cộng sản phía Nam".
Hồ Chí Minh xuất thân từ lò huấn luyện Hoàng Phố, thề trung thành với
bản quốc, cúc cung phụng sự Quốc tế Cộng sản, chấp nhận chiến dịch liên
quân với Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử thành lập đảng csvn, bắt đầu từ
lúc xây dựng lực lượng quân sự, Hồ Chí Minh là ai mà tự dưng có quân
đội, vũ khí, tài chính, hệ thống tuyên truyền v .v… nếu không phải do
người Hán. Không có Trung Quốc thì lấy đâu ra người và vũ khí vì thuở ấy
người Việt Nam theo cộng sản chẳng có mấy ai. Quân binh của Hồ Chí Minh
hầu như là con số không, do đó, tất cả mạng sống đều được Trung Quốc
bảo đảm cung cấp và nuôi dưỡng. [1]
Tuyến đường sắt Côn Minh-Hải Phòng là một điển hình. Con đường này được
xem cột xương sống của đảng Cộng Sản. Tất cả những cung cấp vũ khí,
quân giới, quân nhu, đều chuyển qua lộ trình này, bởivì mọi dự trữ, hay
viện trợ đều phát xuất từ bên kia biên giới Trung Quốc.
Cho nên Mao Trạch Đông mạnh miệng lấy quyết định thay cho người chủ nhà tuyên bố, vì họ Hồ chỉ có hai bàn tay trắng:
‒ 美军在越南,对我来说,被视为入侵和攻击中国- Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam, đối với tôi được
coi như cuộc xâm lược và tấn công biên thùy Trung Quốc.
Điều này cho thấy Việt Nam đã mất chủ quyền từ lời tuyên bố của Mao Trạch Đông vào ngày 1/10/1965.
Tân binh Mậu Vi Phi (懋为非), sinh viên Kỹ thuật Nam Ninh bị cưỡng bách
nghĩa vụ quân sự, muốn tìm hiểu mọi sự thật của cuộc chiến này, đã thuật
lại những gì ông ta biết trên đường đi đến Việt Nam, và gợi chuyện quân
sự bên lề với cán bộ đường sắt:
‒ Thưa đồng chí, phía trước Việt Nam xa xăm lắm, có điều gì bất trắc không?
Cán bộ đường sắt đáp:
‒ Viện trợ cho Việt Nam, đó là điều vinh hạnh, tại sao lại có bất trắc.
Hãy nhận thức đây là nghĩa vụ Quốc tế vô sản, đồng chí phải vinh dự mới
đúng hay là đồng chí muốn phản đối?
‒ Hỏi để biết, tôi đã lên yên ngựa thì không có ý gì để phản đối.
Mậu Vi Phi (懋为非), suy ngẫm hỏi:
‒ Tôi xin hỏi thẳng, thì ra, mỗi khi Trung Quốc tập kết quân đội vào
mùa Đông tại biên giới của quốc gia nào, tức nhiên nơi đó sẽ có chiến
tranh vào mùa Xuân, hầu như qui luật xưa nay bất biến của Trung Quốc,
lần này cũng mùa Xuân đưa quân vào chiến trường Việt Nam.
Cán bộ đường sắt đáp:
‒ Phải! Tân binh nhập ngũ thường vào mùa Đông, nhưng năm nay đã trễ nãi
nửa tháng, bởi Nam Ninh vừa có bạo lực của nhân dân, phản đối động
viên, cho nên tắc nghẽn giao thông, còn những chuyện khác chúng tôi
không biết, chúc bạn chiến thắng.
- Câu nói bất cẩn của gã, giống như một lời chân thực, nó trút vào đầu
tôi, liền thu hút một câu đáp nhanh chóng: Nhân dân Nam Ninh đã nỗi dậy.
Bởi thế chúng tôi bị đưa đến một nơi đóng quân ở phía Nam tỉnh Nam
Ninh! Hoặc Việt Nam? Nếu thế này, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa
quá chặt chẽ không phải tầm thường, bởi thế việntrợ cho Việt Nam là đều
hiển nhiên, ngoài ra mình đếch biết, chiến lược bí mật của Bắc Kinh.
Đương nhiên cả hai đồng đảng đều có ảnh hưởng với nhau sâu đậm,hầu hết
đã in vào tâm trí của người lãnh đạo Cộng sản. Do đó, viện trợ cho "Việt
Nam" vào thời điểm "cách mạng văn hóa", hai cụm từ này có khả năng hiển
thị giống nhau. Nếu Trung Quốc có "cuộc cách mạng văn hóa", còn Việt
Nam có "viện trợ chiến tranh". Cả hai đều là những sự kiện lịch sử quan
trọng nhất của Trung Quốc.
Ngày 1/10/1959 Quốc khách Trung Quốc được tổ chức
tại Thiên An Môn, Mao Trạch Đông mời Hồ Chí Minh tham dự.
Nguồn: Tân Hoa Xã.
Thế nhưng tình trạng vô chính phủ của Cộng hòa Giải phóng Nhân dân
Trung Hoa diễn ra từ năm 1966 cho đến nay. Xã hội hỗn loạn, gây tác động
rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội.
Ngoài ra, "cách mạng văn hoá"làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và
đạo đức của Trung Quốc một cách toàn diện, và "chiến tranh Việt Nam"
cũng không hơn "cách mạng văn hóa" cho đến nay vẫn liên tục nghèo đói,
tụt hậu,kéo dài nhiều thập kỷ sau!
Trung Quốc luôn luôn đi tìm lý cớ để tiến hành chiến tranh. Sự kiện
"Vịnh Bắc Bộ" đã minh chứng điều này. Vịnh Bắc Bộ còn được gọi là Vịnh
Bắc là phần lãnh hải của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vị trí phía Tây
của bờ biển, phía Đông Bắc của đảo Hải Nam, Quảng Tây và bờ biển phía
Nam của Trung Quốc giữa bán đảo Lôi Châu.
Ngày 02 tháng 8 năm 1964, Trung Quốc cho tàu khu trục xâm chiếm vùng
biển Vịnh Bắc Bộ, hành động vũ trang của bá quyền khiêu khích. Nhân dân
Việt Nam muốnphản kháng mạnh mẽ nhưng bị Hồ Chí Minh cản trở. Tồi tệ hơn
nữa là việc quân đội nhân dân Việt Nam của họ Hồ làm ngơ bỏ mặc Vịnh
Bắc Bộ. Nói cho đúng hơn đây là một hình thức trừ nợ chiến tranh cho
Trung Quốc.
Ngày hôm
sau, Tổng thống Johnson đe dọa cho tàu Mỹ tuần tra Vịnh Bắc Bộ, đồng
thời, có một số lượng lớn tàu Hải quân Hoa Kỳ chuyển đến vùng biển phía
Bắc Vịnh. Buổi tối ngày 04 tháng 8, Trung Quốc tạo ra sự kiện Việt Nam
mất chủ quyền "Vịnh Bắc Bộ"! Cùng ngày Hoa Kỳ lấy cớ đưa 64 máy bay thực
hiện các phi vụ đánh bom Vịnh Bắc Bộ cảnh cáo Trung Quốc.
Ngày 05 tháng 2 năm 1965, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố, nhắc lại
hành vi Hoa Kỳ xâm phạm Việt Nam, Trung Quốc cho đây một sự vi phạm của
Hoa Kỳ muốn đối đầu với Trung Quốc. Trung Quốc đã từng một tay ký kết
vào nghị định thư Genève 1954, nay lại muốn gào thét. Chẳng qua vì quyền
lợi cả, Trung Quốc viện cớ láng giềng gần với Việt Nam, cần hỗ trợ lẫn
nhau, "người dân Trung Quốc và người Việt như anh em". Nếu Hoa Kỳ
tiếptục vi phạm nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam.Sáu trăm năm mươi (650)
triệu nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ bỏ qua (1965).
Trung Quốc di chuyển quân binh và vũ khi qua tuyến đường sắt
Côn Minh - Hải Phòng, đường sắt cũ của Pháp để lại. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Ngày 10 tháng 2 năm 1965, thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc đã tổ chức cuộc
biểu tình có đến 150 nghìn người tham dự. Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ,
Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình, và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, nhà
nước Trung Quốc cùng tham gia tại quảng trường Thiên An Môn. Bắc Kinh tố
cáo tội ác quân sự, xâm lược Mỹ, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ nhân dân Việt
Nam chống Mỹ. Thái độ quá khích bất thường này của Trung Quốc cho thấy
Trung Quốc đã vượt quá quyền hạn của mình để đứng trên đầu chỉ đạo đảng
Cộng sản Việt Nam.
Tại quảng trường Thiên An Môn và Đại lộ Trường An cờ đỏ đẩm máu phất
phới bay, biểu ngữ tràn ngập khắp mọi nơi, người người di chuyển theo
tiếng gầm thét của bầy quỉ đỏ cò mồi. Hơn một chục quả bóng màu đỏ khổng
lồ bay lên bầu trời của hai mặt quảng trường, treo theo một khẩu hiệu
rất lớn, trước cửa Thiên An Môn, một tấm biển ngữ bay cao lên đến hàng
chục mét, có dòng chữ: "Chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ, vi phạm Cộng hòa
Dân chủ Việt Nam". Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức biểu tình thành
công, từ ngày 8-12 tháng 2, đã có 11 triệu người xuống đường tham gia
tố cáo tội ác của Mỹ, xâm phạm Cộng hòa Dân chủ Việt Nam.
Chúng tôi ở trong luồn sống này, quả nhiên thấy hổ thẹn về tinh thần
hiếu chiến của Cộng sản Trung Quốc. Việt Nam đã trở thành miếng mồi ý
thức hệ của Cộng Sản thế giới, bởi hai phe chiến đấu trong một lỗ đen,
bao quanh lợi ích của đảng hơn tình đồng loại, và họ kéo mọi liên quan
hoặc không liên quan trở thành điểm nóng. Từ đó vũ khí của Trung Quốc
đưa vào chiến trường Việt Nam, trút xuống dữ dội trên đầu dân tộc Việt
Nam. Tôi chỉ thấy quân đội Trung Quốc vi phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt
Nam.
Chính thể Cộng
Sản Trung Quốc đưa đất nước tôi đến cửa bần cùng khốn nạn. Thanh niên
trong chúng tôi, lớn lên bởigiáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cho
nên cả nước đều ngậm ngùi, chấp nhận và xem trọng bánh vẽ anh hùng, như
Lưu Hồ Lan (刘胡兰), Đồng Tồn Thụy (董存瑞), Khâu Thiểu Vân (邱少云), và Hoàng Kế
Quang (黄继光), nhà nước buộc chúng tôi luôn luôn học hỏi từ nơi họ, như
một gia tài cách mạng cá nhân!
Đảng khuyến khích hãy theo kịp thời lúc, đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành
anh hùng cách mạng. Họ thôi thúc mỗi cá nhân đấu tranh, nhảy vào cuộc,
nhân dịp Việt Nam chống lại sức mạnh của Mỹ, và chủ nghĩa đế quốc thế
giới. Đảng buộc sinh viên phải có thái độ đầu tiên, hỗ trợ, và thứ đến
đảng hy vọng chúng tôi tham gia vào "cuộc đấu tranh giai cấp vô sản quốc
tế". Vào thời điểm này, đảng tung ra bộ phim "Hồng vệ binh địa phương",
nội dung một Hồng Vệ Binh lẻn vào lãnh thổ Việt Nam bị máy bay chiến
đấu chủ nghĩa quốc tế kết thúc số phận của họ. Đoạn kết được giải thích
đây là "anh hùng hy sinh vì nghĩa vụ quốc tế". Trong thực tế phim này
phản tuyên truyền, vì rõ ràng kẻ ăn trộm đào ngạch thế mà đảng cho rằng
anh hùng. Anh hùng của đảng chỉ có trong văn nghệ, báo chí, tuyên
truyền, nói chung bộ máy truyên truyền của đảng, bao thầu cho ra đời
những anh hùng trên giấy và những thước phim, ngoài ra đời bình thường
người dân rất sợ làm anh hùng.
Ngay sau đó đời sinh viên của tôi chỉ thấy quân sự trong sân nhà
trường, văn phòng tuyển quân đặt tại trường, được biết có những bạn sinh
viên lên đường đi về hướng Việt Nam. Họ vượt qua đường sắt Ải Nam
Quang, mà chúng tôi gọi đùa là "Cổng Bạn bè", họ lao vào chiến trường
Việt Nam, mà lòng đầy tuyệt vọng. Lúc này trái tim của chúng tôi đã bí
mật không vui, đã thủng đáy không chưa được những gì đảng muốn. Tôi lo
âu nhất về vận mệnh ngày mai phải trả qua bước ngoặt lớn. Tất nhiên,
cũng có những cá nhân chuyển bánh lái, bỏ cuộc làm anh hùng. Tôi suy
nghĩ điều này bình thường, tất cả mọi người có thể lựa chọn tương lai
riêng cho mình.
Mặc
dù chúng tôi nhận được nhiều tin nhanh "Việt Nam có đến, không về", cho
thấy bộ mặt tráo trở của đảng Cộng sản Trung Quốc, quá hình ảnh tại ga
Hành Dương. Họ bắt buộc chúng tôi phải thay đổi quân phục bằng nhãnmác
in Việt Nam, rõ ràng trong chiến trường cũng có lừa đối đối phương, xem
ra đảng Cộng sản không lương thiện chút nào! Bấy nhiêu đó cũng để báo
hiệu sự khôn lành sẽ đến với chúng tôi, có thể trên chiến trường Việt
Nam đang diễn ra quyết liệt và tàn phá khôn lường, nơi mà chúng tôi phải
đối diện với bom đạn!
Đầu tháng 4 năm 1965, Hải quân, Không quân Mỹ tập trung chiến đấu, mở
rộng phạm vi phi vụ đánh bom miền Bắc Việt Nam, chủ yếu đánh những căn
cứ quân sự của Trung Quốc, cắt đứt đường sắt, đường bộ, những cây cầu
phía Nam dẫn vào bên trong lãnh thổ Việt Nam.
Tháng 6 năm 1966, quân đội Mỹ mở rộng không kích Hà Nội cho đến Lào
Cai, trên đường vĩ tuyến 20, và cắt đứt đường sắt Hữu Nghị Quan (老街关)cho
đến Hà Nội, Hải Phòng. Mỹ tăng cường phi vụ không kích tối đa 750 phi
vụ một ngày, tại những khu vực xung quanh biên giới Trung- Việt.
Ngày 19 tháng 5 năm 1967. Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tuyên bố
viện trợ tên lửa phòng không sẽ chuyển đến Việt Nam vào ngày 13-14 tháng
8. Trung Quốcliên tiếp gửi đạn bom đến Lạng Sơn bằngđường sắt. Tiếp
theo Không quân Hoa Kỳ cắt đứt con đường huyết mạch chuyển vũ khí này,
liềnmở nhiều phi vụ ném bomđánh sậpcầu-đường tại khu vực 25 dặm biên
giới Trung-Việt.
Cuộc
chiến tranh chưa đến cửa Trung Quốc, thế nhưng họ phản ứng mạnh mẽ,
không ai có thểtưởng tượng rằng Trung Quốc đã chọn chiêu bài kêu gọi
"Nhân dân Việt Nam chống Mỹ cứu nước". Thế mới biết chủ quyền Việt Nam
trong tay Trung Quốc từ lúc 1940 ! Trung Quốc tỏ thái độ nhất quyết viện
trợ tối đa không ngừng bước.
Lúc ấy toàn trường Đại học, thường được đăng bài xã luận kích động tâm
lý anh hùng của tờ nhật báo Nhân dân, kêu gọi nhập ngũ tham gia chiến
trường Việt Nam. Đảng tổ chức sinh viên biểu tình, và khuyến khích một
số thành phố lớn tham gia, thậm chí trên toàn quốc.
Trương Chu Bằng (章周鹏) tân binh chiến trường Việt Nam, sau khi nghe Mậu
Vi Phi (懋为非) phát biểuthẳng thắn, anh ta tĩnh ngộ kể lại thân phận của
mình:
‒ Buổi trưa
ngày 17 tháng 7 năm 1967, đoàn tàu hỏa vừa đến ga Bích Sơn nay thuộc
tỉnh Vân Nam, chuẩn bị vào biên giới Việt Nam, nhà ga kiến trúc đậm nét
phong cách của Pháp, mái nhà màu đỏ bức tường màu vàng, gạch ngói đã bị
năm tháng xoáy mòn.
Trước năm 1940, nhà ga Bích Sơn thuộc lãnh thổ của Việt Nam,
chính Hồ Chí Minh đã nhượng phần đất này cho Trung Quốc để đổi
lấy viện trợ. Chế độ Cộng sản Việt Nam chuyên tạo chiến tranh
không biết sản xuất, không biết tài chính, kinh tế, ngoại tệ,
do đó đem bán lãnh thổ đổi lấy viện trợ. Nguồn: Hải Âu GF2.
Tôi thấy một cán bộ đột nhiên xuất hiện trước mặt, trên vai ông mang theo một túi vải, một giọng nói ồ ề tuyên bố:
‒ Các đồng chí đã đến đích.
Lập tức chúng tôi thi nhau lấy ba lô sẵn sàng lên vai, chúng tôi ngơ
ngác đi qua một thị trấn nhỏ, danh lam thắng cảnh ở đây lạ mắt, cho
chúng tôi nhiều bất ngờ, trên trời cao có đám mây nhiều lớp lót bạc,
đúng là biên giới tuyệt vời. Trong khu vực này, có những cửa hàng do
lính biên phòng làm chủ, họ nói ngôn ngữ Việt, gọi là dịch vụ dân sự,
bên kia cây cầu là khu phi quân sự, do doanh trại gần đây quản lý, hoặc
thậm chí ở đó là một chiến trường, xa xa vọng lại cánh bay lên xuống,
tiếng gầm rú của xe tăng với tốc độ cao đang chạy trên những con đường
đất, có súng cao xạ, được biết ở đây là trung tâm chuyển quân vào lãnh
thổ Việt Nam.
Thì ra
quân đoàn chúng tôi tạm thời nhập vào doanh trại biên giới, khi vào bên
trong doanh trại, có những hạ sĩ quan tiếp đón, chúng tôi được xem là
nguồn cung cấp nhân sự cho chiến trường. Tất nhiên sống tạm ở đây hay
chuyển quân đi nơi khác chỉ biết vào giờ chót, doanh trại ở đây rất
nhiều nhưng lụp xụp, đơn vị chúng tôi hơn một trăm binh sĩ tự dựng lên
lều vải, dọc theo trục dài của những ngôi nhà bộ chỉ huy, thậm chí dọc
dài theo từ bộ phận quân nhu quân trường, tiểu đội tôi lập lều thô sơ ở
tạm, chờ ngày lên đường vào lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi cảm nhận được
vai trò thực sự của nghĩa vụ quân sự, nó mở màn vào 0 giờ đêm 18 tháng 3
năm 1968. Ngày đó, những bạn cùng trường đại học Vũ Hán có một mục tiêu
cách mạng phổ biến cho nhau, phương cách sống mới, gián tiếp nhắc nhở
"bắt đầu từ ngày hôm nay, chúng ta không còn suy nghĩ vòng tròn đời sinh
viên, mà phải sống theo tính cách đồng chí, hãy nhớ học tập điều này".
Hôm sau đột nhiên, tôi được giao nhiệm vụ tiểu đội trưởng tân binh,
dưới sự chỉ huy của một cựu chiến binh đã từng tham chiến tại Việt Nam,
năm 1963. Chúng tôi được lệnh không hỏi bất cứ điều gì, hầu hết các vấn
đề được đặt ra đều nghiêm cấm, dù những câu hỏi thân thiện, hầu như
không có người trả lời! Điều này quá khó, giống như có miệng mà không
nói, tuy nhiên dần dà cũng học được thái đô á khẩu với một số qui luật
chiến trường.
Tình
trang cô độc khó tả, nếu những ai biết bí mật của trái tim tôi, quả
nhiên thoải mái vô cùng như ăn được mật ong, tất nhiên hưng phấn được
một lúc, đời lính bị bỏ rơi thì không thể nào có mối quan tâm đặc biệt
cảm tưởng này, bởi thế chúng tôi chỉ ước mơ một thứ hạnh phúc bình
thường thôi cũng không bao giờ có.
Hai ngày sau toàn bộ tân binh mới đến, được trung tâm nhập ngũ tổ chức
tập kết làm lễ toàn quân chuẩn bị theo lệnh thép, bao gồm cả binh sĩ đã
tham gia mặt trận Việt Nam, do đó, người đứng đầu của cán bộ tân binh
được phân cấp trách nhiệm. Chúng tôi thấy tinh thần của họ thiếu hiệu
suất mạnh mẽ, cái hùng vĩ của người lính hầu như không có.
Dù bài hát hùng mạnh đến đâu nhưng trong lòng binh sĩ đã chán ngán không còn hứng thú để hát bài thúc quân:
"Đồng chí Yeah! chỉ hướng chúng ta đi [2]
Chúng ta đến nơi đất nước cần nhất.
Dù đường Thiên Sơn hàng ngàn dặm tuyết,
Như Yeah đã đến vạn khoành sóng biển Đông Trung Quốc,
Vượt ra ngoài vạn lý nghe đồng nội gọi mùi thơm hoa lúa miền Nam.
Ừ đồng chí hãy thực hiện bước tiến đáng kể trên vai,
Quân đoàn thiện chiến hãy đối diện mặt trời …"
Chúng tôi bình tĩnh cho đến khi lời ca hát cuối cùng, người người phải
đứng chờ Đại tá chỉ huy trưởng trung tâm, chính thức truyền lệnh:
‒ Bắt đầu từ ngày hôm nay, các đồng chí là người lính của Quân đội Giải
phóng Nhân dân, tôi thay mặt cho toàn bộ lực lượng của chiến trường,
chào đón các đồng chí nồng nhiệt.
Tiếp theo, tiếng vỗ tay và âm thanh khẩu hiệu của Quân đoàn bí mật hổ
trợ Việt Nam, đó là một trong những lực lượng đặc biệt thời chiến của
Quân đội Giải phóng Nhân dân, họ cam kết xây dựng Tổ quốc, và chịu trách
nhiệm bảo vệ đường sắt để đảm bảo lưu thông con đường vận chuyển quân
vụ ...
Chúng tôi được
biết trung tâm nhập ngũ này thành lập vào năm 1948, để chuyển tiếp quân
viện cho mặt trận Điện Biên Phủ, những người lính năm xưa đã đến chiến
trường từ con đường Hà Khẩu.
Một cán bộ người đứng đầu tiếp tục nói:
‒ Một khi đã là người lính, phải có trách nhiệm trước nhân dân, chuẩn
bị tinh thần, đánh đâu thắng đó, chịu đựng mọi khó khăn, sẵn sàng đổ mồ
hôi, khi cần thiết, và thậm chí phải trả máu, lấy máu dâng cho Đảng.
Gần 1 triệu khán giả tân binh lắng nghe, và im lặng, để kẻ đứng trên cao phát biểu:
‒ Trong giai đoạn này, tôi hy vọng các đồng chí nỗ lực để trở thành
chiến sĩ ưu tú, tạo sự nghiệp cách mạng, danh dự nhất do chủ tịch Mao
Trạch Đông giao phó, học tập ý thức trau dồi cách mạng, hy vọng các đồng
chí trở thành một chiến sĩ cách mạng có trình độ.
Tiếp theo, chúng tôi được cấp chỉ huy trao tặng pin huy hiệu màu đỏ,
cài lên mũ và trên ve áo, mác in Việt Nam. Được biết qui chế hệ thống
cấp bậc quân đội thay đổi từ năm 1959, sau khi Thống soái Bành Đức Hoài
được thay thế bởi Bộ trưởng Quốc phòng Lâm Bưu, các cán bộ quân đội
Trung Quốc và binh sĩ lực lượng vũ trang, bất kể mới hay cũ, bất kể cấp
bậc quân hàm, đều đeo huy hiệu đỏ trên mũ, và cổ áo màu đỏ, theo lời hát
của bản giao hưởng "…một ngôi sao màu đỏ/một lá cờ đỏ trên cả hai mặt
cách mạng…".
Đám tân
binh chúng tôi, lập tức đeo huy hiệu đỏ lên mũ, và trên nắp ve cổ áo, ở
mặt sau viết tên họ, số quân, đơn vị, binh chủng, nhóm máu, và sau đó
may khâu cẩn thận đính vào cổ áo. Họ cho rằng những phù hiệu màu đỏ là
sứ mệnh thiêng liêng, ngự trị trong trái tim của người lính, quả nhiên
đây không khác nào một vô hình ràng buộc vào trò chơi của người Cộng
sản.
Bây giờ, chúng tôi xuất hiện bất cứ ở đâu, đều là hình ảnh người lính
của quân đội Trung Quốc, vì vậy bất cứ lúc nào chúng tôi đều bị trói
buộc vào trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ danh dự cho Quân đội Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc. Tôi khó lấy quyết định để thể hiện sự nhiệt tình
đối với đảng cộng sản, bất khả kháng chấp nhận chiến đấu dưới lá cờ Công
Sản, vì nó không phải lý tưởng của tôi.
Khi tôi mặc đồng phục tân binh, tự nó đã rời khỏi mái ấm gia đình, và
không ai muốn đeo phù hiệu trên mũ hay ve cổ áo, đó là thời điểm u uất
nhất, mãi mãi lưu lại trong ký ức buồn phiền. Tôi gửi một số photo chân
dung tân binh cho bạn bè và gia đình, ngay sau đó tiếp nhận một cái nhìn
xa lạ, tất nhiên nhật ký cô bạn gái của tôi không có dòng chữ nào nói
về đời tân binh này. Thật không may cho tuổi thanh xuân bị che khuất bởi
chủ nghĩa Cộng Sản.
Kể từ đây, tôi phải chấp nhận dịch vụ quân sự, và nếu mai này có đóng
gói một đời tân binh bằng cỗ quan tài, tôi xin họ đừng ca ngợi anh hùng
ngoài mặt trận Việt Nam.
http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=5568
Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 3 (Huỳnh Tâm)
Giặc Hán đốt phá nhà Nam
Thủ bút của Hồ Chí Minh. Nguồn: Quân Ủy (CPC) Trung Quốc.
“…muốn thành công lấy tàn bạo sử lý tàn bạo", đến khi tân
binh trưởng thành trong quân trường tự nó có thói quen tàn bạo với địch, trong
việc đào tạo những lớp người dâng hiến vì đảng cần có quyết tâm không đầu hàng
địch, cầm gươm ôm súng xông tới, hy sinh vì lãnh tụ bởi đã thề triệt để trung
thành với chân lý…"
Điện văn bí mật với thủ bút của Hồ Chí Minh gửi cho Mao Trạch Đông
viết:
"Chúng tôi rất thiếu người và phương tiện vật chất về quân sự
và rất khó đảm nhiệm nhiệm vụ chỉ huy tác chiến. Rất mong quý Đảng có thể cung
cấp cho chúng tôi 03 đồng chí cán bộ quân sự. Hồ Chí Minh".
Căn cứ nội dung trên không cần giải mã cũng biết được tương lai đất
nước Việt Nam ra sao. Chính Hồ Chí Minh muốn Trung Quốc viện trợ khẩn cấp về
quân sự, vũ khí, và điều động 3 tướng lĩnh cao cấp đến Việt Nam. Trung Quốc tức
tốc phái Thống soái Diệp Kiếm Anh đứng đầu đoàn quân sự Trung Quốc, bay đến Hà
Nội vào tháng 12 năm 1961. Một lần nữa trao viện trợ cho Hồ Chí Minh, trong tay
Diệp Kiếm Anh đã có kế hoạch "Thúc khỉ đu dây-结束猴子摆动-Kết thúc hầu tử bãi động" của Mạo Trạch
Đông. Nội dung tiếp nhận viện trợ theo đơn đặt hàng thuốc súng, đổi lại Việt
Nam hứa thực hiện đúng kế hoạch đã qui định "Thanh toán vũ khí"
(付款武器-Phó khoản vũ khí).
Đúng hơn, Việt Nam phải phục tùng Bắc Kinh cho nên Hồ Chí Minh được
ký vào "Thúc khỉ đu dây". Ông thừa biết từ xưa nay Bắc Kinh chưa bao
giờ vô tư giúp Việt Nam. Mao Trạch Đông đã từng tuyên bố: "Việt Nam là một
thị trường tốt, nay ta viện trợ đầu tư vào hàng hóa cho mai sau, đó chẳng qua
trung giới trao đổi-越南是一个很好的市场,这帮助我们投资于大宗商品的未来,而不是介导的交流过去".
Hồ Chí Minh và Thống soái Diệp Kiếm Anh thắm thiết tại Hà Nội nhân dịp Đoàn đại biểu quân sự hữu nghị Trung
Quốc sang thăm Việt Nam, tháng 12 năm 1961. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Tuy nhiên hai đảng Cộng sản vẫn tuyên truyền chủ nghĩa anh em, nhằm
phủ kín mục đích trục lợi từ người trao cho đến người nhận. Mao chưa bao giờ
"vô tư"cho không Việt Nam một hạt gạo, đừng nói chi một viên đạn, mỗi
viên đạn mà Hồ Chí Minh nhận được của Bắc Kinh đều có tính toán theo "mưu
đồ", đã là bản chất cướp, tất nhiên không bao giờ giúp đỡ Việt Nam theo
tình thần "bất vụ lợi", đừng mong đợi sự chân thành của Mao Trạch
Đông, vốn tình bạn Cộng Sản dã tâm sâu mọt, đã nhận viện trợ của Bắc Kinh, đất
nước Việt Nam không ở yên!
Sau khi thăm Hà Nội, Diệp Kiếm Anh, liên hệ chặt chẽ với Hồ Chí Minh, thậm chí có một bài hát về chuyến viếng thăm này. Trên đường trở về Bắc Kinh, Diệp Kiếm Anh dừng chân tại biên giới Bách Sắc Việt Nam, xem địa lý dựng mưu đồ, hổ trợ đồng hương (HCMinh) thực hiện sứ mạng cướp chính quyền miền Nam Việt Nam, mà Việt Cộng thường rêu rao "giải phóng". Nguồn: Quân Ủy Trung Ương (CPC).
Năm 1962, căn cứ biên phòng Bách Sắc chính thức được Mao Trạch
Đông và nhà nước Trung Quốc (PLA) chấp nhận nâng cấp thành Trung tâm huấn luyện
quân sự Bách Sắc, viện binh cho Hồ Chí Minh, có khả năng chứa 1 triệu tân binh,
quân Trường hoạt động tuyệt mật, dưới một hình thức khu phi quân sự, hầu cách
ly người dân địa phương, đến năm 1965 quân trường trở thành lò đào tạo tình
báo, quân báo, biệt kích gồm tân binh người Hán và người Việt, do Thiếu tướng
Lý Dật Dân (李逸民) biệt danh Di Tinh (怡菁), ông được đảng Cộng Sản Trung Quốc đào tạo tại Học viện Quân sự
Hoàng Phố (黄埔军校), cùng khóa với Hồ Chí Minh và Nguyễn Sơn. Ông đã từng tham gia
chiến trường Điện Biên Phủ, nay phụ trách phân bộ Trung tâm huấn luyện quân sự Bách
Sắc tại biên giới Trung-Việt.
Thiếu tướng Lý Dật Dân (李逸民) Giám đốc Quân trường Bách Sắc tại biên giới Trung-Việt.
Nguồn: Quân Ủy Trung ương CPC.
Họ Trịnh cho biết đương sự nguyên là sĩ quan tình báo quân hàm
Trung Tá đã từng hoạt động tại Chợ Lớn và Hà Nội Việt Nam, đến năm 1962 biệt
phái về Trung tâm huyến luyện Bách Sắc với nhiệm vụ đào tạo tân binh Tình báo
Việt Nam, ông cũng là giảng viên Trung tâm huấn luyện Trần Quốc Tuấn của Việt
Nam Quốc Dân Đảng về sau bị Hồ Chí Minh cướp lấy trung tâm huấn luyện này, khi
họ Trịnh về hưu quân hàm Thượng Tá, lập bản tường trình trước Quân Ủy Vân Nam:
Họ Trịnh tiết lộ:
‒ Quân đội Giải phóng Nhân dân thành lập quân trường huấn luyện,
đào tạo chiến binh hoàn toàn mới theo phương pháp ba giai đoạn. Sau khi tân
binh thành lập thủ thục và khám tổng quát, mỗi quân nhân được huấn luyện theo từng
giai đoạn, đầu tiên đào tạo lý thuyết, lập đội hình tác chiến, tân binh thông
thuộc một số kỷ thuật chiến đấu mới, tại hiện trường tập luyện đến mức độ cao,
đưa đến tâm lý có ý tưởng căng thẳng.
Huấn luyện giai đoạn một: Có ba qui trình đào tạo kỷ thuật, mỗi
quân nhân nắm vững phong cách sát thủ, thoát khỏi những thói quen dân sự hay
bán quân sự, nỗ lực trong mọi tình huống, đứng trước địch tinh thần chiếu đâu
không băn khoăn, tất cả quân nhân phải chấp nhận quen lề lối tập luyện kỷ luật
chặt chẽ của huấn luyện viên quân trường.
Những ngày đầu tiên tân binh chịu mọi thử thách, tự ứng phó chiến
trường, xâm nhập mục tiêu, tiếp nhận mật mã bằng nhiều hình thức, ví tiếng huýt
sáo vào thời điểm nào của mỗi dây đồng hồ, đúc kết mọi dữ liệu. Mỗi quân nhân
xuất sắc phải kết thúc một giai đoạn tập luyện, khó nhất là hoán đổi cá tính và
sinh hoạt riêng tư để trở thảnh chiến sĩ ưu tú.
Giai đoạn hai: Những việc đầu tiên cần làm, khi nghe mật mã, nhanh
chóng nhảy ra khỏi giường, thiết lập một loạt các hoạt động phù hợp với công tác
tình báo, tổng cộng thời gian ăn mặc, vai ba lô tranh thủ chỉ vài phút lên đường.
Trước khi xuất hành công tác, đứng nghiêm trang, trước chân dung Chủ tịch Mao,
tay vẫy chào trân trọng chúc tụng "Chủ tịch thọ vô biên, luôn luôn khỏe mạnh",
"Chúng tôi thành phần dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, trung thành với
tổ chức, dâng hiến đời riêng tư cho đảng".
Giai đoạn ba: Đào tạo quân nhân khắc phục mọi môi trường cho dù phức
tạp mấy cũng hoàn thành, nắm địa hình trong lòng bàn tay trước khi rời khỏi chiến
trường. Ở giai đoạn cuối cùng này, quan trọng nhất của mỗi cá nhân phải giữ bí
mật cho đến khi nào hết hoạt động tại Việt Nam hay ngày về hưu.
Trong ngày vào lúc 19 giờ 30, tập thể đứng trước chân dung Chủ tịch
Mao, mỗi cá nhân báo cáo, và trân trọng tay vẫy chào, chúc "Chủ tịch Mao
thọ vô biên, luôn luôn khỏe mạnh". Nguồn: Quân Ủy Trung Ương (CPC).
Sau khi tốt nghiệp, mỗi sĩ quan tự tay cầm thẻ đảng đưa lên cao,
tuyên thệ trung thành với Chủ tịch Mao và đảng cộng sản Trung Quốc, sĩ quan Việt Nam được đào tạo ở đây
cũng không ngoại lệ. Nguồn: Quân Ủy Trung Ương (CPC).
Sau khi qua ba giai đoạn huấn luyện, mới đến tổng quát: Mỗi buổi
sáng chạy bộ một vòng tròn lớn xung quanh quân trường hơn 16 km, cho đến khi thấm mồ hôi, xử lý vệ sinh cá nhân, ăn sáng trước
khi chào cờ, chính thức luyện tập mỗi ngày 8 giờ, ở đây không có vấn đề đơn vị,
và sau khi tốt nghiệp cũng thế, tuy nhiên mỗi quân nhân không tách rời qui luật
của tổ chức.
Luyện tập khắc nghiệt, trường hợp người tân binh rơi vào giấc ngủ
đêm, sẽ có một tiếng còi khẩn cấp, họ phải thức dậy từ giấc mơ, mặc dù chưa
hoàn toàn mở mắt ra, nhưng thực sự đầu ốc đã làm việc theo tư thế tỉnh táo, thời
điểm này mỗi tân binh phải nhanh chóng trả lời: "bộ sưu tập khẩn cấp",
y phục chỉnh tề, tiếp theo họ làm việc dưới ánh sáng mờ nhạt, có thể trong bóng
đen, xem xét lại ba lô, báo cáo sức nặng và hình thể "hai chiều dọc và ba
chiều ngang", ba lô trở thành yếu tố cần thiết, bởi nó chứa cả gia tài sử
lý đời chiến binh. Ba lô đính liền tên tuổi của người lính, không chứa đựng hay
đem theo những tình cờ nào để rắc rối cho chính mình, đôi khi bận rộn cũng
không rời khỏi ba lô. Trường hợp khẩn cấp với tiếng còi khắc nghiệt hai hoặc ba
lần mỗi đêm, cuối cùng người lính âm thầm trở lại giường cá nhân, đi vào giấc
ngủ mùa xuân.
Những huấn luyện viên quân trường thường ít phát biểu, họ lầm lì
sinh hoạt theo mật ngữ "chạy trốn" của nhóm nghiên cứu lệnh. Họ cho tân
binh chạy quanh những bải tập, cho đến khi nào thân thể bắt đầu tan rã. Tuy rằng
ba lô trên vai đã nhẹ nhưng vào lúc dã dượi hóa ra gánh nặng nghìn cân. Khí hậu
nóng, có lúc họ cần đôi khắc nhắm mắt vì buồn ngủ, ba lô gối đầu, nhưng lại có
tiếng còi nhanh chóng đánh thức người lính thức dậy, từ một giấc mơ của buổi
trưa, ngay lập tức đứng dậy, đầu còn lảo đảo, biến việc học tập lúc nào cũng
căng thẳng.
Thật sự sống trong quân đội không vì ngẫu nhiên, tân binh ít thời
gian cho mình, hoàn toàn không có nhận được bất cứ bảo đảm nào. Đây là quy luật
nhà binh đã định. Trừ khi bị bệnh, người lính ở thời gian này không làm bài tập,
nằm trên giường cả ngày, thưởng thức một bữa ăn đặc biệt, tiến lên chủ nghĩa cộng
sản (nhưng bữa cơm lại thua chó ăn).
Quân nhân thường ngày, ngồi dưới mặt đất, học tập kỹ thuật đấu
tranh của Đảng, họ ít khi được trao đổi cái nhìn qua khoé mắt đối diện là nữ giới.
Họ rao giảng chủ nghĩa Mao, tổ chức từng trung đội thảo luận, thời gian học tập
quá lâu. Cho nên người huấn luyện viên phải thét lên lời ca, xua đuổi phiền muộn:
"Hãy nhớ rằng các lớp học cay đắng, không quên hận thù giai cấp!
"
Ngay lập tức tân binh đồng hô khẩu hiệu:
" Hãy nhớ rằng các lớp học cay đắng, không quên hận thù giai
cấp! "
" Đả đảo bọn cơ hội! "
" Đả đảo bọn xét lại! "
" Quyết tâm không cho phép mọi người ăn hai lần cay đắng,
không tha thứ tội phạm! ", vân vân …
Tân binh thi nhau ngâm nga, nâng cao lời ca, phát âm từ cổ họng để
tiếng ca tạo nên âm hưởng hết mệt mỏi.
Đến quân trường đối với họ mọi thứ đều mới. Não bộ mỗi ngày thêm sự
phấn khích, tuy một nửa tân binh căng thẳng giờ tập luyện, mệt mỏi thể chất, cộng
với sự trống rỗng tâm hồn. Gần như tất cả các tân binh đang bắt đầu cảm thấy nhớ
nhà, nhớ người thân, kể cả tân binh người Việt Nam cùng hoàn cảnh, trước đây vì
gian nan họ thường khóc trong giấc ngủ của mình, và để lại sau lưng nhiều kỷ
nhiệm tuổi trẻ. Chúng ta lấy của họ quá nhiều, và bây giờ họ già trước tuổi, quả
thực họ lớn hơn một chút. Người lính không được hưởng quyền bảo vệ, không ai hiểu
được sự thật này, vì vậy, có một vài người dí dỏm nói rằng Miên Dương (沔阳) "Mặt trời" lên kế hoạch. Ý trách Mao Trạch Đông tàn bạo.
Theo thời gian, bí mật của cây kim đồng hồ không thể để lâu và kế
hoạch phải được tiết lộ. Chúng tôi hướng dẫn tân binh và cựu chiến binh Việt
Nam hát ba bài, "Việt Nam và Trung Quốc", "Tiến Quân Ca" và
"Giải phóng miền Nam", phổ biến rộng rãi tại Trung tâm huấn luyện, mỗi
tân binh phải thuộc ba bài hát giai điệu mạnh với sức chiến đấu, họ hát bằng lời
Việt, truyền đến đồng bào Việt Nam hiểu thấu chân lý "Mặt Trời Hồng"
(Mao Trạch Đông).
Lò thép này đúc ra những con người chỉ biết tấn công, trong nay
mai họ xâm nhập vào chiến trường Việt Nam áp dụng kỹ thuật bí mật hiện đại.
Chính họ được huấn luyện ngoài sức tưởng tượng của con người, luôn luôn đặt họ
vào con số giải mật và những bí quyết hành động, muốn trở thành chiến sĩ xuất sắc
của Cộng sản Quốc tế Vô sản, phải bước vào thử lửa trong một giai đoạn đẳng cấp
gay go nhất. Nếu họ sẵn sàng phục vụ cho tổ chức đặc nhiệm Cộng sản Quốc tế Vô
sản do Trung Quốc làm chủ. Tất nhiên mọi kế hoạch tuyệt mật không bại lộ ở bất
cứ vào trường hợp nào. Họ tin tưởng vào điều mà họ chắc chắn đạt được mục đích.
Mục tiêu huấn luyện của Trung tâm Bách Sắc là biến họ trở thành những
con người phục vụ và thực hiện theo hướng dẫn công tác của tổ chức. Len lỏi vào
những cơ quan quân sự, hành chính, công quyền của đảng Cộng sản và nhà nước Việt
Nam Dân Chủ Công Hòa, và đi xa hơn nữa là cướp chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Trung Quốc và Hồ Chí Minh đã có những thoả ước ngầm, lấy quyết định
lên kế hoạch viện trợ lớn lần này, cho mục đích cuối cùng cướp miền Nam, nếu cần
thiết ám sát tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Quân đội Giải Phóng Miền Nam Việt
Nam trở thành nhân tố kích hoạt cho cuộc nổi dậy thôn tính miền Nam, chống quân
đội Hoa Kỳ đồn trú tại miền Nam Việt Nam, nhân cơ hội đó, Quân đội Giải Phóng từ
bưng biền, đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập đồng bằng, đánh vào thành phố, quân Cộng
Sản Bắc Việt tràn qua sông Bến Hải cướp (giải phóng) miền Nam Việt Nam thống nhất
đất nước, do đó, Trung Quốc và Hà Nội đang từng bước cấp bách tiến hành.
Trung Quốc, theo kế hoạch đã thành lập một Quân đoàn đặc nhiệm,
tình báo, quân báo, biệt kích, quân số (25.000-45.000 lính) những binh đoàn đặc
nhiệm được tung vào chiến trường Việt Nam. Cho nên Trung Quốc đã tuyển hơn 500
nghìn tân binh, sau 3 năm huấn luyện về lý thuyết Cộng sản, học tiếng Việt,
tình báo chiến lược, kỹ thuật xâm nhập, tấn công, ám sát, lấy tin tức v.v... những
tân binh xuất sắc nhất được chọn đưa vào quân số tương đương Quân đoàn.
Từ lúc này mỗi thành viên của đặc nhiệm tự vận dụng hay được cơ sở
giới thiệu tiếp cận địch, tự phối trí cách sống với nhân dân địa phương, tự lập
kế hoạch theo mô hình thích hợp để họ quen thuộc đường đi nước buớc, xâm nhập
theo hệ thống và chức năng, lấy năng lực luyện tập tại quân trường để cho sinh
hoạt cá nhân được vượt trội, còn một việc không thể thiếu trang bị những thứ cấn
thiết, như vũ khí tấn công, thuốc nổ TNT, súng ngắn SR-1, K-54, tiểu liên
PPS-43, và ngụy trang quân phục Việt Nam, nếu là dân sự sẽ cung cấp mọi thủ tục
pháp nhân.
Một bản phúc trình khác của Thiếu tướng Lý Dật Dân (李逸民) gửi cho Quân Ủy Trung Quốc:
"Kế hoạch huấn luyện được cơ quan tình báo Hoa Nam, trực thuộc
Quân Ủy trung ương (CPC) chấp thuận thành lập những đơn vị cấp Sư đoàn vô danh
1962, hổ trợ cho đảng Cộng sản Việt Nam của Hồ Chí Minh.
Quân trường đã đào tạo được nhiều khóa, nay đang tiến hành tuyển
tân binh, theo kế hoạch mới, tuyển những thành phần bất hợp thời, xã hội xấu, rỗi
nghề, đã từng vào tù ra khám, đưa vào qui chế biệt kích. Huấn luyện kỹ thuật
xâm nhập, sử dụng nhiều loại vũ khí, tấn công, ám sát, thám tử, có khả năng mưu
sinh ngắn hạng, phản ứng thoái lui khi hiểm nguy.
Ngoài ra còn tuyển dụng thành phần ưu tú gồm cựu quân nhân hết
nghĩa vụ quân sự, sinh viên, học sinh, và hợp đồng với đảng Cộng sản Việt Nam
cung cấp cho quân trường những binh sĩ ưu tú, bổ túc huấn luyện thành tình
báo, quân báo cấp sĩ quan. Đặc biệt sĩ quan cao cấp của đảng Cộng sản VN gửi đến
Học Viện Quân Sự Vân Nam (Hoàng Phố).
Hiện tình của quân trường, khi huấn luyện, tân binh không tuân thủ
qui luật đã hành hình 131 người, trước đơn vị để làm gương. 47 người vượt khu
quân sự bị bắn chết, 17 người chết vì không chịu được sức nặng huấn luyện của
quân trường, 342 người đào ngũ, tất cả những hệ lụy trên, trong số này có cả
người Việt Nam.
Chương trình huấn luyện khắc nghiệt như một lò đúc thép đỏ, tân
binh tập luyện bắn đạn thật, có khả năng chịu đựng những pha gây chiến, tra tấn
cực mạnh không nương tay, tập luyện khổ nhục hình hay bị hành hạ thể chất lẫn
tinh thần.
Quân trường hoạt động bí mật với châm ngôn "muốn thành công lấy
tàn bạo sử lý tàn bạo", đến khi tân binh trưởng thành trong quân trương tự
nó có thói quen tàn bạo với địch, trong việc đào tạo những lớp người dâng hiến
vì đảng cần có quyết tâm không đầu hàng địch, cầm gươm ôm súng xông tới, hy
sinh vì lãnh tụ bởi đã thề triệt để trung thành với chân lý Chủ tịch Mao".
Quân trường Bách Sắc làm lễ mãn khóa tốt nghiệp cho tân sĩ quan.
Quân đội Trung Quốc không ngần ngại trang bị quân phục, giả mạo quân đội Cộng Sản
Việt Nam. Đoàn quân không số 124 nghìn quân, lên đường qua cửa khẩu hữu nghị, Hồ
Chí Minh chính thức cho mở cửa biên giới để quân tình báo Trung Quốc tiến vào
Việt Nam. Nguồn: Quân Ủy Trung Ương
(CPC).
Trung tâm huấn luyện làm lễ xuất quân, gồm tình báo, quân báo, biệt
kích, tất cả đều xâm nhập vào Việt Nam chia thành 4 đơn vị miền Bắc, miền Nam
Việt Nam, Campuchia và Lào. Ngày 13 tháng 12 năm 1965 có một đơn vị hơn Sư đoàn
tình báo rời quân trường lên đường thi hành nhiệm vụ tại Việt Nam. Ngày 20
tháng 7 năm 1966, gửi thêm một Sư đoàn tình báo xâm nhập Đông Dương. Ngày 10
tháng 2 năm 1967, gửi Sư đoàn biệt kích và đặc công vào lãnh thổ Việt Nam. Ngày
23 tháng 10 năm 1967, gửi một Sư đoàn tình báo dân sự xâm nhập Việt Nam.
Những sự việc trên cho thấy Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh không từ
khước bất cứ thủ đoạn nào, miễn là đạt được mục đích cướp quốc gia Việt Nam.
Trong mục đích này, đảng cộng sản Trung Quốc và đàn em cộng sản Việt Nam đã
phát động một cách quy mô và toàn diện bộ máy tuyên truyền để lừa dối thiên hạ.
Huỳnh Tâm
Nhãn:
Giặc Hán đốt phá nhà Nam
Thursday, August 7, 2014
TRUNG CỘNG SAI LẦM & THẤT BẠI
KIỀU TĨNH
Trung Quốc đang đối mặt với 9 nguy cơ
Dư luận của các học giả Trung Quốc và mộ số học giả thế giới cho rằng sau 20 năm nữa, về mặt kinh tế Trung Quốc có thể thay thế Mỹ trở thành siêu cường kinh tế bá chủ thế giới. Tuy nhiên, không ít học giả Trung Quốc
"Đúng là Trung Quốc ! “có mới nới cũ”">
"Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo">
Ngày 1/7/2011, nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập ĐCS Trung Quốc (1/7/1921 -1/7/2011), Tổng bí thư Đảng khi đó là Hồ Cẩm Đào có đưa ra “4 nguy cơ lớn trong Đảng”, bao gồm: 1-Tinh thần rệu rã. 2-Năng lực không đủ. 3-Thoát ly quần chúng. 4-Tiêu cực tham nhũng”. Sau khi lên làm Tổng bí thư được 7 tháng, ông Tập Cận Bình đã phát động cuộc “chỉnh Đảng chỉnh Phong” sâu rộng trong toàn đảng. Phát biểu trong “Hội nghị giáo dục đường lối quần chúng” tại Bắc Kinh ngày 18/6/2013, ông Tập Cận Bình đã nhắc lại “4 nguy cơ lớn” trong Đảng của ông Hồ Cẩm Đào, đồng thời đưa ra “ 4 tác phong xấu” trong Đảng hiện cần phải chấn chỉnh lại. “Bốn tác phong xấu” bao gồm: 1- Chủ nghĩa hình thức. 2- Chủ nghĩa quan liêu. 3-Chủ nghĩa hưởng lạc. 4-Chủ nghĩa xa xỉ”.
Tờ “Đại Kỷ Nguyên” của Hồng Công ngày 15/5/2013 dẫn phát biểu của ông Thang Mẫn, chuyên viên kinh tế của Chính phủ Trung Quốc, cho rằng về kinh tế Trung Quốc đang đứng trước “4 nguy cơ lớn”, bao gồm: 1-Khủng hoảng nhà đất từ đó dẫn tới các khủng hoảng khác. 2-Nguy cơ tái cơ cấu doanh nghiệp không thành công dẫn tới khủng doanh nghiệp. 3- Nợ xấu của Ngân hàng không đòi được dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. 4-Nợ công của địa phương dẫn tới khủng hoảng nợ công trong cả nước.
Khủng bố ở Tân Cương
Ngày 27/5/2014, Ông Howard Fineman, Tổng biên tập của tờ “The Huffington Post” Mỹ cho rằng hiện Trung Quốc đứng trước “9 nguy cơ” bao gồm:
- Một là, ngạo mạn, kiêu căng.
Lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn lên mặt dạy các nhà lãnh đạo Mỹ phải “khiêm tốn”, không nên vu cáo các nước khác về các vấn đề đạo đức, dân chủ và nhân quyền. Nhưng cùng với thực lực kinh tế tăng lên và ảnh hưởng chính trị sâu rộng, thì bản thân họ đã không làm được như vậy, trái lại luôn lăm le đe dọa, lên mặt dạy lãnh đạo các nước khác và xâm lấn nước khác.
Hai là, luôn dấy lên các cuộc khẩu chiến với Mỹ.
Trong lịch sử Trung Quốc, các triều vua chúa ngày trước thường có thái độ khiêm nhường của bậc vương giả, nhưng lãnh đạo hiện nay ngày càng tỏ ra kiêu ngạo, mặt trái mặt phải, lật lọng, và luôn đặt điều vu cáo người khác, thường xuyên phát động các cuộc khẩu chiến với Mỹ.
- Ba là, thô bạo với láng giềng.
Nguy cơ lớn về đối ngoại của Trung Quốc hiện nay là làm thế nào để duy trì được một môi trường đầu tư buôn bán với các nước láng giềng Châu Á, chứ không phải gây ra hận thù và đối đầu như hiện nay. Nhưng thực tế vừa qua cho thấy Trung Quốc đã trắng trợn thô bạo xâm lấn và tấn công các tàu của Việt Nam. Trước đây, Trung Quốc từng đứng sau bợ đỡ cho bè lũ diệt chủng ở Campuchia mà giờ đây lòng người vẫn ai oán, nay lại dùng họ gây chia rẽ các nước. Tại Biển Hoa Đông, Trung Quốc khiêu khích quân sự đối với Nhật Bản làm cho khu vực Đông Bắc Á căng thẳng.
- Bốn là, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.
- Năm là, Tham nhũng nghiêm trọng và hố ngăn cách về chênh lệch giàu – nghèo ngày càng sâu rộng hơn, từ đó dẫn tới xã hội mất ổn định.
- Sáu là, lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn muốn duy trì tăng trưởng kinh tế cao, nhưng cùng với thực lực kinh tế tăng lên, Trung Quốc đang tìm cách bành trướng ra ngoài, dùng mọi thủ đoạn để thao túng, tranh cướp thị trường với các nước khác, từ đó làm các nước khác oán hận và hình tượng quốc tế giảm sút.
- Bảy là, chủ nghĩa khủng bố Tân Cương và các phần tử li khai khác ngày càng tăng lên, từ đó làm cho xã hội mất ổn định và dân chúng hoang mang lo sợ.
- Tám là, vấn đề tự do dân chủ nhân quyền.
Trung Quốc luôn lên án quan niệm giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền của Mỹ, nhưng ngay các học giả Trung Quốc cho biết tự do dân chủ và nhân quyền ở Trung Quốc chưa có đầy đủ, vì vậy các cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền thường xuyên diễn ra ở Trung Quốc. Các cuộc cải cách dân chủ đều bị lãnh đạo Trung Quốc ách lại vì sợ dân chủ làm suy yếu Đảng, Nhà nước.
- Chín là, Người Trung Quốc không cởi mở với các dân tộc khác.
Họ không bao giờ thẳng thắn, bộc bạch tâm tư từ đáy lòng mình với dân tộc khác mà luôn giứ kín bản thân, làm các dân tộc khác cảm thấy khó hiểu đối với người Trung Quốc. Trung Quốc muốn làm bá chủ thế giới, nhưng thế giới không hiểu Trung Quốc. Đó là nguy cơ làm các dân tộc khác xa lánh Trung Quốc./.
Kiều Tỉnh
http://www.viethaingoai.net/trung-quoc-dang-doi-ma%CC%A3t-voi-9-nguy-co.1.html
Trung Quốc đang đối mặt với 9 nguy cơ
Dư luận của các học giả Trung Quốc và mộ số học giả thế giới cho rằng sau 20 năm nữa, về mặt kinh tế Trung Quốc có thể thay thế Mỹ trở thành siêu cường kinh tế bá chủ thế giới. Tuy nhiên, không ít học giả Trung Quốc
"Đúng là Trung Quốc ! “có mới nới cũ”">
"Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo">
Ngày 1/7/2011, nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập ĐCS Trung Quốc (1/7/1921 -1/7/2011), Tổng bí thư Đảng khi đó là Hồ Cẩm Đào có đưa ra “4 nguy cơ lớn trong Đảng”, bao gồm: 1-Tinh thần rệu rã. 2-Năng lực không đủ. 3-Thoát ly quần chúng. 4-Tiêu cực tham nhũng”. Sau khi lên làm Tổng bí thư được 7 tháng, ông Tập Cận Bình đã phát động cuộc “chỉnh Đảng chỉnh Phong” sâu rộng trong toàn đảng. Phát biểu trong “Hội nghị giáo dục đường lối quần chúng” tại Bắc Kinh ngày 18/6/2013, ông Tập Cận Bình đã nhắc lại “4 nguy cơ lớn” trong Đảng của ông Hồ Cẩm Đào, đồng thời đưa ra “ 4 tác phong xấu” trong Đảng hiện cần phải chấn chỉnh lại. “Bốn tác phong xấu” bao gồm: 1- Chủ nghĩa hình thức. 2- Chủ nghĩa quan liêu. 3-Chủ nghĩa hưởng lạc. 4-Chủ nghĩa xa xỉ”.
Tờ “Đại Kỷ Nguyên” của Hồng Công ngày 15/5/2013 dẫn phát biểu của ông Thang Mẫn, chuyên viên kinh tế của Chính phủ Trung Quốc, cho rằng về kinh tế Trung Quốc đang đứng trước “4 nguy cơ lớn”, bao gồm: 1-Khủng hoảng nhà đất từ đó dẫn tới các khủng hoảng khác. 2-Nguy cơ tái cơ cấu doanh nghiệp không thành công dẫn tới khủng doanh nghiệp. 3- Nợ xấu của Ngân hàng không đòi được dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. 4-Nợ công của địa phương dẫn tới khủng hoảng nợ công trong cả nước.
Khủng bố ở Tân Cương
Ngày 27/5/2014, Ông Howard Fineman, Tổng biên tập của tờ “The Huffington Post” Mỹ cho rằng hiện Trung Quốc đứng trước “9 nguy cơ” bao gồm:
- Một là, ngạo mạn, kiêu căng.
Lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn lên mặt dạy các nhà lãnh đạo Mỹ phải “khiêm tốn”, không nên vu cáo các nước khác về các vấn đề đạo đức, dân chủ và nhân quyền. Nhưng cùng với thực lực kinh tế tăng lên và ảnh hưởng chính trị sâu rộng, thì bản thân họ đã không làm được như vậy, trái lại luôn lăm le đe dọa, lên mặt dạy lãnh đạo các nước khác và xâm lấn nước khác.
Hai là, luôn dấy lên các cuộc khẩu chiến với Mỹ.
Trong lịch sử Trung Quốc, các triều vua chúa ngày trước thường có thái độ khiêm nhường của bậc vương giả, nhưng lãnh đạo hiện nay ngày càng tỏ ra kiêu ngạo, mặt trái mặt phải, lật lọng, và luôn đặt điều vu cáo người khác, thường xuyên phát động các cuộc khẩu chiến với Mỹ.
- Ba là, thô bạo với láng giềng.
Nguy cơ lớn về đối ngoại của Trung Quốc hiện nay là làm thế nào để duy trì được một môi trường đầu tư buôn bán với các nước láng giềng Châu Á, chứ không phải gây ra hận thù và đối đầu như hiện nay. Nhưng thực tế vừa qua cho thấy Trung Quốc đã trắng trợn thô bạo xâm lấn và tấn công các tàu của Việt Nam. Trước đây, Trung Quốc từng đứng sau bợ đỡ cho bè lũ diệt chủng ở Campuchia mà giờ đây lòng người vẫn ai oán, nay lại dùng họ gây chia rẽ các nước. Tại Biển Hoa Đông, Trung Quốc khiêu khích quân sự đối với Nhật Bản làm cho khu vực Đông Bắc Á căng thẳng.
- Bốn là, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.
- Năm là, Tham nhũng nghiêm trọng và hố ngăn cách về chênh lệch giàu – nghèo ngày càng sâu rộng hơn, từ đó dẫn tới xã hội mất ổn định.
- Sáu là, lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn muốn duy trì tăng trưởng kinh tế cao, nhưng cùng với thực lực kinh tế tăng lên, Trung Quốc đang tìm cách bành trướng ra ngoài, dùng mọi thủ đoạn để thao túng, tranh cướp thị trường với các nước khác, từ đó làm các nước khác oán hận và hình tượng quốc tế giảm sút.
- Bảy là, chủ nghĩa khủng bố Tân Cương và các phần tử li khai khác ngày càng tăng lên, từ đó làm cho xã hội mất ổn định và dân chúng hoang mang lo sợ.
- Tám là, vấn đề tự do dân chủ nhân quyền.
Trung Quốc luôn lên án quan niệm giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền của Mỹ, nhưng ngay các học giả Trung Quốc cho biết tự do dân chủ và nhân quyền ở Trung Quốc chưa có đầy đủ, vì vậy các cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền thường xuyên diễn ra ở Trung Quốc. Các cuộc cải cách dân chủ đều bị lãnh đạo Trung Quốc ách lại vì sợ dân chủ làm suy yếu Đảng, Nhà nước.
- Chín là, Người Trung Quốc không cởi mở với các dân tộc khác.
Họ không bao giờ thẳng thắn, bộc bạch tâm tư từ đáy lòng mình với dân tộc khác mà luôn giứ kín bản thân, làm các dân tộc khác cảm thấy khó hiểu đối với người Trung Quốc. Trung Quốc muốn làm bá chủ thế giới, nhưng thế giới không hiểu Trung Quốc. Đó là nguy cơ làm các dân tộc khác xa lánh Trung Quốc./.
Kiều Tỉnh
http://www.viethaingoai.net/trung-quoc-dang-doi-ma%CC%A3t-voi-9-nguy-co.1.html
Báo mạng Trung Quốc: Gây sự trên Biển Đông là sai lầm chiến lược
BienDong.Net: Mới đây, cổng thông tin điện tử Hexun của Trung Quốc có bài viết nêu ra 7 yếu tố lợi thế và lẽ phải của Việt Nam trước Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Hexun.com được thành lập năm 1996 là một trong những cổng thông tin tài chính điện tử lớn nhất của Trung Quốc, thuộc hãng ChinaWeb. Tháng 3/2008, hãng tin Reuters (Anh) đã mua lại một lượng cổ phần nhỏ của Hexun.
Bài báo của Hexun ngày 9/7 nhắc nhở giới lãnh đạo Trung Quốc không được phép đánh giá thấp khả năng huy động sức mạnh tổng lực của Việt Nam nếu chủ quyền quốc gia bị đe dọa và bài báo đã khẳng định rằng việc gây sự trên Biển Đông của Trung Quốc là nước cờ sai lầm chiến lược.
Mở đầu, tờ Hexun đã điểm qua những phát ngôn và hành động mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và còn “cẩn thận” trích dẫn những phát ngôn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri hôm 1/7 vừa qua. “Điều này cho thấy lập trường của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề chủ quyền đối với Biển Đông và đặc biệt là với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là rất cứng rắn”, tờ Hexun bình luận.
Hexun nêu ý kiến cho rằng, hành động cố tình tạo ra căng thẳng và gây rối ở Biển Đông hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Bên cạnh các “đối thủ của Trung Quốc” như Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác thì các nước Đông Nam Á cũng đã có nhiều hành động biểu thị sự đoàn kết và ủng hộ Việt Nam kể từ sau sự kiện ngày 2/5 (Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam). Thậm chí, ngay cả Campuchia - quốc gia thường thể hiện lập trường “trung lập”, gần đây cũng đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam.
Bài báo đã nêu ra 7 luận điểm để chứng minh rằng hành động gây sự trên Biển Đông sẽ chỉ mang lại sự thiệt hại to lớn đối với Trung Quốc.
Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố rằng, chủ quyền của Việt Nam không có chỗ cho sự thỏa hiệp với Trung Quốc. Cho đến nay Trung Quốc là nước có tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, các nước như Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia tuyên bố chủ quyền đối với một số phần trên Biển Đông, còn Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ hai, Việt Nam thông qua việc hợp tác khai thác dầu khí với Nga và các nước phương Tây để nỗ lực thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông. Sản lượng khai thác dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam khoảng 18 triệu tấn mỗi năm, một số lượng lớn khí đốt cũng như việc phát triển và sử dụng các sản phẩm từ dầu khí cùng với việc trong những thập kỷ gần đây Việt Nam có sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, điều đó đã cho phép Việt Nam có khả năng mua một số lượng lớn các loại trang thiết bị vũ khí tiên tiến từ Nga và Pháp, liệu Trung Quốc có thể còn coi thường Việt Nam?
Thứ ba, trong ba hoặc bốn thập kỷ qua, thông qua việc hợp tác khai thác dầu khí với các nước khác, Việt Nam đã biến tình hình Biển Đông thành một khối vững chắc cùng chung lợi ích - "cộng đồng kinh tế". Các cường quốc thế giới như Nga, Mỹ, khối các nước Châu Âu, Nhật Bản, Australia và thậm chí cả Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, cùng với Việt Nam đã hình thành nên một cộng đồng cùng chung lợi ích và khi có bất ổn sẽ cũng mất đi lợi ích. Như vậy, Việt Nam đã tạo nên một luật chơi, do đó đối với tình hình Biển Đông, Việt Nam không có gì phải lo sợ cả.
Thứ tư, Hoa Kỳ đang thực hiện những nỗ lực một cách mạnh mẽ của chính sách tái cân bằng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây cũng là lúc mà vai trò và vị trí của Việt Nam được coi là hết sức quan trọng và Việt Nam sẽ hết sức khéo léo tận dụng thời cơ này.
Thứ năm, trên Biển Đông, Việt Nam là nước có sự kiểm soát quần đảo Trường Sa một cách lâu đời và gần như đầy đủ nhất, Việt Nam đã tích cực khẳng định chủ quyền đối với không chỉ quần đảo Hoàng Sa mà ở Trường Sa, Việt Nam đã đề phòng sự tấn công của Trung Quốc và gia cố các hệ thống phòng thủ đảo, nhằm củng cố một cách vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia Việt Nam. Thậm chí trong tương lai Việt Nam sẽ yêu cầu Trung Quốc từ bỏ những tuyên bố của họ tại đây.
Thứ sáu, trong nhiều năm qua Việt Nam còn nhập khẩu từ Nga và Pháp một số lượng lớn các trang thiết bị vũ khí tiên tiến, như việc đặt mua của Nga sáu tàu ngầm lớp Kilo 636, nhờ Ấn Độ đào tạo các kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm. Ngay sau khi có tàu ngầm, Việt Nam có thể hình thành ngay một lực lượng chiến đấu. Đây là một quyết định sáng suốt của các lãnh đạo Việt Nam vì họ đã nhận định được điểm yếu hiện nay của hải quân Trung Quốc là khả năng chống ngầm yếu. Khả năng chẩn đoán chính xác giúp Hà Nội đưa ra được những kế hoạch chiến lược phù hợp.
Thứ bảy, Việt Nam là một quốc gia có khả năng huy động được một cách triệt để nguồn lực sức mạnh của toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân một khi đất nước có chiến tranh. Hơn nữa Việt Nam là đất nước có một lịch sử hùng tráng trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược, gần đây nhất là đánh Pháp, Nhật, Mỹ và Trung Quốc.
Đó là những yếu tố mà Trung Quốc không thể đánh giá thấp.
Bài báo viết tiếp: Điều đáng chú ý, trong tranh chấp Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì Trung Quốc không có được "thiên thời" khi tình hình quốc tế không có lợi cho các hành động của Trung Quốc. Ngoài Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác phản đối, có một số báo nước ngoài đã cho rằng Nga đang đứng cạnh Việt Nam và điều đó là không thể nhầm lẫn.
Không những thế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước Châu Á khác đang chuẩn bị có những phản ứng cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, không chỉ Myanmar và ngay cả Campuchia, một đồng minh lâu đời của Trung Quốc, cũng đã lên tiếng thể hiện lập trường phản đối Trung Quốc và hỗ trợ Việt Nam.
Tóm lại, nếu Trung Quốc tập trung cuộc chơi chiến lược trên Biển Đông với Việt Nam thì sẽ không chỉ không được gì mà còn thiệt hại nặng nề.
BDN (theo Chinhphu.vn)
Ông Lý Hiể̀n Long nhận xét về Trung Quốc: “Không nên cứ mạnh là đúng”
BizLive - 26/06/2014 21:02
BizLIVE - Thủ tướng Singapore vừa phát biểu khi đến thăm Hoa Kỳ rằng tại Biển Đông, các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết “dựa trên luật quốc tế chứ không phải ý tưởng cứ mạnh là đúng”, theo tin từ BBC News.
Ông Lý Hiển Long thăm Hoa Kỳ và trả lời cử tọa tại một viện nghiên cứu quốc tế. Ảnh Reuters
Vẫn
theo BBC News, trong cuộc đối thoại có cả sự tham gia của Phó Tổng
thống Hoa Kỳ, ông Joe Biden hôm 25/6/2014 ở Washington DC, ông Lý Hiển
Long đã trả lời câu hỏi về vai trò của Trung Quốc trong tranh chấp ở
vùng biển Đông Nam Á.
Nói trước cử tọa tại cơ quan nghiên cứu
Council on Foreign Policy ở Hoa Kỳ, ông Lý Hiển Long nói Singapore
không liên quan trực tiếp đến cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các
nước trong vùng về biển đảo.
Nhưng ông cho rằng Trung Quốc
“sẽ làm tốt cho mình nếu đi theo ví dụ của Hoa Kỳ để được nhìn nhận như
một quốc gia hùng mạnh nhưng tuân thủ quy tắc pháp quyền”, theo Bấm báo
chí quốc tế tường thuật chuyện này.
"Sức mạnh không là lẽ phải"
Ông
cũng nói một số tuyên bố chủ quyền lịch sử Bắc Kinh đưa ra có từ trước
khi Công ước Luật Biển được thông qua (1982) nên Trung Quốc phần nào có
lý của họ.
Ông nói: "Tôi không phải là luật sư nhưng tôi nghĩ
có thể có điều khả dĩ nào đó trong tuyên bố [chủ quyền của Trung Quốc],
nhưng nhìn từ góc độ một nước phải tồn tại trong hệ thống quốc tế có cả
các nước lớn và các nước nhỏ, kết cục không thể được quyết định chỉ
bằng ý tưởng cứ mạnh là có lý."
Điều này đã thu hút bình luận từ một số báo chí Trung Quốc trong ngày 26/6/2014.
Tuy
nhiên, bài của Tân Hoa Xã mà trang Bấm Hoàn cầu Thời báo đăng lại đã
không nhắc gì đến đoạn ông Lý Hiển Long bác bỏ quan điểm 'might is
right' (mạnh là đúng) và rằng luật pháp quốc tế cần 'có trọng lượng lớn'
trong giải quyết tranh chấp.
Dù thuộc ASEAN, Singapore không
có tranh chấp gì ở vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải nhưng
bốn nước ASEAN khác: Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều có
tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Ngoài ra, Đài Loan đã chiếm đảo ở quần đảo Trường Sa và cũng tuyên bố chủ quyền ở cả vùng biển.
Cùng
tham gia thảo luận với ông Lý Hiển Long có Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Joe
Biden và toàn bộ cuộc đàm thoại được cựu sứ Mỹ tại Singapore, Stapleton
Roy chủ trì.
Sau đó, Tòa Bạch Ốc cho ra thông báo nói về quan điểm của hai lãnh đạo Singapore và Mỹ:
“Hai
nhà lãnh đạo đã thảo luận những lo ngại về mô thức gây hành vi bất ổn ở
Biển Nam Trung Hoa và nhấn mạnh lại quyền lợi chung trong việc duy trì
luật quốc tế, tự do hàng hải, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp
lãnh thổ và lãnh hải."
Được biết đây là cuộc gặp thứ ba giữa hai ông Biden và Lý Hiển Long tính từ tháng 4/2013.
Hoa Kỳ và Singapore có đối tác chiến lược và quan hệ kinh tế sâu rộng.
http://www.baomoi.com/Ong-Ly-Hien-Long-nhan-xet-ve-Trung-Quoc-Khong-nen-cu-manh-la-dung/119/14165578.epi
“TRỖI DẬY HÒA BÌNH” CỦA TRUNG QUỐC: LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
BienDong.Net: Thế kỉ XVIII, Châu Âu cho rằng Trung Hoa là nước văn minh nhất thế giới, thế kỷ sau họ gọi Trung Hoa là con sư tử ngủ, chính Napoléon cũng cho rằng “Khi Trung Hoa cựa mình thức dậy thì thế giới sẽ rung động”.
Khi ngủ thì họ ngủ cả ngàn năm mà khi thức dậy thì họ tiến rất mau, từ một nước quân chủ chuyên chế sang một nước XHCN. Chỉ sau gần 40 năm trỗi dậy, Trung Quốc đến nay đã trở thành quốc gia có tầm ảnh hưởng mang tính toàn cầu chỉ sau Mỹ một số phương diện. Lịch sử đã chứng minh, khi Trung Hoa ngủ thì “thiên hạ” được yên ổn và khi Trung Hoa thức dậy thì thiên hạ lo lắng.
Ngày nay, khi Trung Quốc trỗi dậy, các nước một mặt cảm thấy thán phục, nhưng mặt khác cảm thấy bất an. Và, để nhằm trấn an các nước, nhất là những quốc gia láng giềng Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ “trỗi dậy hòa bình” (Peaceful Rise), sau này họ chuyển thành “phát triển hòa bình” (Peaceful Development). Tuy nhiên, trên thực tế Trung Quốc đã chuyển từ “trỗi dậy hòa bình” hay “phát triển hòa bình” sang “cứng rắn”, và theo đó “thuyết đe dọa từ Trung Quốc” (China Threat Theory) ngày càng có chỗ đứng hiện nay.
Khái niệm “trỗi dậy hòa bình” đã được giới tham mưu của Trung Quốc sử dụng đến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, việc sử dụng chính thức thuật ngữ này lần đầu tiên trong Diễn đàn về Châu Á Bác Ngao (Boao Forum for Asia) năm 2003 do Phó Hiệu trưởng trường Đảng của Trung Quốc là ông Trịnh Tất Kiên (Zheng Bijian) đưa ra. Sau đó, nhân dịp lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của của Mao Trạch Đông và tháng 12/2003, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh trung thành với con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc là trung thành “con đường phát triển trỗi dậy hòa bình”. Từ đó trở đi, thuật ngữ này được Thủ tưởng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhiều lần nhắc lại trong các Hội nghị ASEAN và các chuyến thăm Mỹ. Ông Ôn Gia Bảo đã cố biện hộ cho sự trỗi dậy của Trung Quốc và trấn an thế giới khi ông cho rằng, “con đường phát triển của Trung Quốc đã trải qua khác với các cường quốc lớn khác đã trải qua, và con đường phát triển của Trung Quốc là con đường trỗi dậy hòa bình”.[1] Sau đó, thuật ngữ “trỗi dậy hòa bình” được đổi thành “phát triển hòa bình” (Peaceful Development) khi nước này cho xuất bản sách trắng có tiêu đề “Sự phát triển hòa bình của Trung Quốc” vào năm 2006.
09/08/2014
Một thất bại hoàn toàn và trái khuấy của Trung Quốc tại Biển Đông
Bill Hayton, National Interest, ngày 5/8/2014
Trần Ngọc Cư dịch
“Bất
cứ điều gì mà Bắc Kinh hi vọng đạt được trong việc triển khai giàn
khoan Hải Dương 981 đều không thành công – dù đó là dầu lửa, lợi thế
lãnh thổ, hay thắng lợi chiến lược dài hạn.”
Dù
bằng bất cứ thước đo nào mà ta lựa chọn, cuộc phiêu lưu giàn khoan gần
đây của Trung Quốc là một thất bại thê thảm. Bắc Kinh đã không đem về
thêm một giọt dầu nào cho giới tiêu thụ Trung Quốc, không lấy thêm được
một tấc lãnh hải nào, mà chỉ dâng hiến cho Mỹ một lợi thế chiến lược
trong khu vực. Sự đoàn kết của khối ASEAN vẫn được duy trì vững vàng và
địa vị của các thế lực “thân Bắc Kinh” tại các nước có tranh chấp tại
Biển Đông, đặc biệt tại Việt Nam, đã bị suy yếu nghiêm trọng. Trung Quốc
đã phơi bày sự kém cỏi của mình trong việc thực hiện chính sách đối
ngoại. Vì sao mọi việc đã diễn ra trái khuấy như vậy?
Chúng
ta không biết được giới lãnh đạo Trung Quốc hi vọng sẽ đạt được điều gì
khi họ phê chuẩn việc hạ đặt giàn khoan lớn nhất của Trung Quốc và
triển khai một đội hạm thuyền hộ vệ vào vùng nước cũng được Việt Nam
tuyên bố chủ quyền. Không có dấu hiệu gì cho thấy chiến dịch này chỉ là
một nỗ lực tìm kiếm dầu khí. Có nhiều địa điểm thuận lợi hơn để Trung
quốc đầu tư thăm dò. Ngày 19 tháng Ba, Tổng công ty Dầu khí Hải dương
Trung Quốc (CNOOC) công bố đã phát hiện một khu vực dầu khí có kích cỡ
trung bình tại một vùng nước không tranh chấp gần Đảo Hải Nam. Việc khai
thác khu vực này đã bị đình hoãn trong trong thời gian cuộc phiêu lưu
Hoàng Sa đang diễn ra ở một vùng nước xa xôi về phía nam.
Hai
vùng đáy biển được giàn khoan khủng Hải Dương 981 thăm dò không có viễn
ảnh tốt về trữ lượng dầu khí. Một báo cáo năm 2013 do Cơ quan Quản lý
Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ đưa ra cho thấy rằng tiềm năng dầu khí của
khu vực Hoàng Sa được coi là thấp. Một dấu hiệu có ý nghĩa là Tổng công
ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc [CNOOC], một công ty có kinh nghiệm nhất
của Trung Quốc về khai thác dầu khí ngoài khơi, đã không tham dự vào
cuộc viễn chinh này. Mặc dù một chi nhánh của Tổng công ty Dầu khí Hải
dương Trung Quốc là Công ty Hữu hạn Cung cấp Dịch vụ Khai thác Dầu khí
Trung Quốc (COSL) điều hành giàn khoan Hải Dương 981, nhưng toàn bộ hoạt
động tìm kiếm này lại do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC)
điều khiển – đây là một công ty rất thiếu kinh nghiệm thăm dò tại Biển
Đông.
Giàn khoan Hải Dương 981 đã chấm dứt nhiệm
vụ một tháng trước hạn kỳ, khi đối diện với trận siêu bão Rammasun đang
lù lù ập đến. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc tuyên bố rằng giàn
khoan này đã tìm thấy dầu khí tại Hoàng Sa, nhưng lại rất mập mờ về chi
tiết và số lượng. Gần như chắc chắn rằng các trữ lượng dầu ở đây sẽ
không bao giờ được khai thác để bán ra, vì lý do kỹ thuật lẫn lý do
chính trị. Hoạt động tìm kiếm này không thực sự liên quan đến dầu khí.
Ta
có thể an tâm loại bỏ một động cơ chính ở đây. Mọi người đều biết rằng
sứ mệnh của giàn khoan không phải là một âm mưu sách động tình tự yêu
nước của người dân Trung Quốc vì, như nhà nghiên cứu Úc Andrew Chubb cho
thấy, tin tức liên quan đến các đụng độ giữa hạm đội bảo vệ giàn khoan
Trung Quốc và Cảnh sát biển Việt Nam được bưng bít trên truyền thông
Trung Quốc cả một tuần sau đó.
Tuy nhiên, rất có
thể Trung Quốc đã theo đuổi một mục đích chính trị khác. Một chiến dịch
với tầm cỡ này chắc hẳn phải được lên kế hoạch trước và được thông qua ở
cấp cao nhất của giới lãnh đạo. Nhà cầm quyền Trung Quốc thông báo rằng
giàn khoan đã đến vị trí thăm dò vào ngày 3 tháng Năm, đúng một tuần
trước khi hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) diễn ra tại Myanmar. Có lẽ Bắc Kinh đã nuôi hi vọng lặp lại
thắng lợi mà họ đã gặt hái tại cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao của các
nước ASEAN tại Phnom Penh tháng Bảy 2012. Vào dịp đó, khối ASEAN đã chia
rẽ: Campuchia phủ quyết bản tuyên bố chung, đẩy Philippines và Việt Nam
vào thế cô lập trong cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Nếu
Trung Quốc nuôi hi vọng đạt được một điều tương tự liên quan đến cuộc
tranh chấp Hoàng Sa, thì kết quả đã hoàn toàn ngược lại. Các nước ASEAN
đã xích lại gần nhau trong việc bày tỏ tình đoàn kết rất rõ nét và đã ra
một tuyên bố chung, mà trên thực tế là yêu cầu Bắc Kinh rút lui. Đây là
lần đầu tiên tổ chức này đã bày tỏ lập trường về quần đảo Hoàng Sa –
vốn nằm trong một tranh chấp song phương thuần túy giữa Trung Quốc và
Việt Nam (khác hẳn với các tranh chấp tại quần đảo Trường Sa liên quan
tới năm nước thành viên ASEAN kể cả Indonesia). Andrew Chubb lý luận
rằng sự bày tỏ tình đoàn kết thầm lặng này có tác động mạnh mẽ tại Bắc
Kinh hơn hơn cả các tuyên bố ồn ào từ Washington.
Một
số nhà bình luận cho rằng màn kịch giàn khoan là một ví dụ điển hình về
thủ thuật “thái mỏng đòn chả (salami slicing)” – một tiến trình liên
tục chiếm cứ Biển Đông bằng từng bước nhỏ, không thu hút quá nhiều chú ý
của thế giới. Nhưng nếu đó là mục tiêu, thì kịch bản này đã thất bại
vì, với việc rút lui giàn khoan, vùng lãnh hải này lại trở về tình trạng
không có ai chiếm đóng. “Lát chả” đã tái hợp với đòn chả. Bộ Chính trị
ĐCSTQ có thể đã cho rằng chỉ cần một tuyên bố quả quyết về quyền kiểm
soát lãnh hải [maritime control] là có thể củng cố tuyên bố chủ quyền
lãnh thổ đối với các hòn đảo, nhưng phản ứng cứng rắn của Việt Nam cũng
là một bằng chứng hùng hồn không kém nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền này
của Trung Quốc.
Hugh White, một nhà nghiên cứu
Úc, đã tranh luận rằng mục đích của Trung Quốc trong việc gây ra các
cuộc đối đầu như thế là cố tình phân tán mỏng và làm suy yếu các khâu
nối kết an ninh ràng buộc Hoa Kỳ với Đông Nam Á. “Bằng cách đối đầu với
các nước bạn của Mỹ bằng vũ lực”, ông nói, “Trung Quốc đặt Mỹ trước lựa
chọn hoặc là phải bỏ rơi bạn bè của mình hoặc là đánh nhau với Trung
Quốc. Bắc Kinh đang đánh cược rằng, đứng trước lựa chọn này, Mỹ sẽ xuống
nước và bỏ mặc đồng minh và bạn bè của mình không có chỗ nương tựa.
Việc này sẽ làm suy yếu các liên minh quân sự và đối tác của Mỹ, xói mòn
quyền lực của Mỹ tại châu Á, và tăng cường quyền lực của Trung Quốc.”
Nhưng
Việt Nam không phải là một đồng minh của Hoa Kỳ, vì thế màn kịch giàn
khoan cho thấy rõ ràng hơn các vấn đề của việc một mình đơn độc đương
đầu Trung Quốc. Tuy nhiên, khi gây ra cuộc đối đầu này, Bắc Kinh đã gặt
hái một hậu quả ngược với dự kiến của White: đẩy Hà Nội tới gần
Washington hơn. Như cuốn sách gần đây của David Elliott giải thích (mời
đọc bài điểm sách của tôi ở ĐÂY),
định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung là thân Trung
Quốc kể từ khi nước này chấm dứt việc thân Liên Xô. Trong hai thập kỷ
vừa qua, chỉ khi nào những tiếng nói “thân Trung Quốc” bị suy yếu do các
thất bại chính sách và do thái độ thù nghịch của Trung Quốc – thì những
thành phần muốn tự do hóa thể chế mới có thể tái định hướng chính sách
đối ngoại của Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Zachary Abuza đã cung cấp chúng ta một bản tường trình sâu sắc cho
thấy cán cân lực lượng bên trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã thay đổi do hậu quả của cuộc đối đầu tại giàn
khoan. “Một hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào
tháng Sáu 2014 đã nhất trí lên án Trung Quốc về hành động hung hăng và
xâm phạm lãnh thổ Việt Nam,” Abuza cho biết. Cuối tháng Bảy, Ủy viên Bộ
Chính trị Phạm Quang Nghị thực hiện một chuyến công du Hoa Kỳ theo lời
mời của Bộ Ngoại giao Mỹ, gây chú ý cho nhiều người.
Nói
tóm lại, bất cứ điều gì mà Trung Quốc hi vọng đạt được bằng cách triển
khai giàn khoan Hải Dương 981 đều không thành tựu – dù đó là dầu lửa,
lợi thế lãnh thổ, hay thắng lợi chiến lược dài hạn. Liệu ta có thể giải
thích thế nào về thất bại này trong chính sách đối ngoại Trung Quốc? Tôi
nghĩ rằng màn kịch giàn khoan cho thấy chính sách biển Hoa Nam [Biển
Đông] của Trung Quốc chỉ là một phản ánh của các ưu tiên trong nước hơn
là một chính sách đối ngoại được cân nhắc cẩn thận. Nói tóm lại, Biển
Đông đã trở thành một cái máng heo khổng lồ [a giant pork barrel] cho
một số tỉnh của Trung Quốc, các cơ quan nhà nước và các công ty quốc
doanh.
Cách đây hai thập kỷ, John Garver đã
tranh luận rằng việc hải quân Trung Quốc đẩy mạnh sự hiện diện của mình
vào Biển Đông tiêu biểu cho "tác động qua lại của các lợi ích quốc gia và các lợi ích của bộ máy quan liêu".
Những lợi ích này vẫn còn đang tương tác. Hải quân Trung Quốc đang trở
nên lớn mạnh cùng với những ngân sách ngày một phình ra. Uy tín, sự
thăng quan tiến chức và các phần thưởng tiền bạc cũng do sự tương tác
này mà ra. Thực tế này cũng được áp dụng cho Lực lượng Tuần duyên Trung
Quốc mới được thành lập – một năm sau khi một số cơ quan thẩm quyền về
biển đảo được nhập chung thành một khối. Lực lượng Tuần duyên cần phải
tập trung vào một cái gì khác hơn các tranh chấp nội bộ diễn ra trong
quá trình hoàn tất sự hợp nhất nói trên. Cả Lực lượng Tuần duyên lẫn Hải
quân Trung Quốc đang theo đuổi các sứ mệnh nhằm chứng tỏ sự hữu dụng và
biện minh cho ngân sách của mình.
Và [trên Biển
Đông] những gì phù hợp với quân đội cũng phù hợp với các tỉnh phía Nam.
Hải Nam là tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc và tương đối nghèo, với một nền
kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong những năm gần đây, tỉnh này
đã đầu tư nhiều nỗ lực to lớn vào việc phát triển các công nghiệp thủy
sản và trở thành chuyên gia trong việc gặt hái các trợ cấp nhà nước để
trang bị cho các tàu đánh cá mới. Một bản tường trình xuất sắc do hãng
tin Reuters thực hiện ngay tại hiện trường vào tháng trước đã cho chúng
ta biết đến hàng trăm, có lẽ hàng ngàn tàu đánh cả, đã nhận được trợ cấp
từ 300 USD đến 500 USD mỗi ngày để đánh bắt cá trong các vùng biển có
tranh chấp. Khi một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc nhận xét rằng “nhà
cầm quyền hậu thuẫn việc đánh bắt cá trong biển Hoa Nam [Biển Đông] để
bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”, nếu ta nói rằng nhà cầm quyền đã lợi
dụng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc để biện minh cho việc hậu thuẫn
nghề cá, thì cũng chính xác không kém. Reuters khám phá ra rằng tám tàu
kéo lưới được hạ thủy từ cảng Dongfang trên đảo Hải Nam mỗi chiếc sẽ
được hưởng 322.500 USD tiền trợ cấp “đóng mới”.
Các
công ty dầu khí cũng có thể chơi lá bài chủ quyền để hậu thuẫn cho các
dự án bán thương mại [semi-commercial ventures] của mình tại Biển Đông.
Vào tháng Năm 2012, khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc hạ
thủy giàn khoan nước sâu do Nhà nước tài trợ, một giàn khoan từng nằm ở
vị trí trung tâm của cuộc đối đầu tại Hoàng Sa, tức giàn khoan Hải Dương
981, vị Chủ tịch của tập đoàn này đã có lối mô tả nổi tiếng khi ông gọi
nó là “lãnh thổ quốc gia di động và là một vũ khí chiến lược.”
Do
đó, người ta lấy làm lạ là Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc
[CNOOC] đã không chỉ huy cuộc viễn chinh tại Hoàng Sa. Vì sao có sự kiện
này? Chúng tôi không trực tiếp biết được các âm mưu trong tập đoàn
nhưng một vài lý giải đã gợi ý về điều này. Có thể Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Trung Quốc [CNPC] đã tự nguyện chấp nhận những rủi ro mà Tổng Công
ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc không dám làm – cả rủi ro kỹ thuật lẫn
rủi ro chính trị. Đây là lần đầu tiên mà giàn khoan Hải Dương 981 được
sử dụng trong vùng nước sâu và trong lãnh hải có tranh chấp. Có thể Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã nhanh chân hơn Tổng công ty Dầu khí
Hải dương Trung Quốc bằng cách đi cắm dùi để giành chủ quyền tại một
vùng chưa được thăm dò. Hoặc có thể ban quản lý cao cấp của Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Trung Quốc đang tìm cách thoát ra khỏi những vấn đề chính
trị nghiêm trọng. Những cáo buộc tham nhũng ngày một chồng chất lên công
ty này, đang trở thành một tai tiếng chính trị quốc gia. Ban quản lý
của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia có thể đã coi cái sứ mệnh cắm lá cờ tổ
quốc lên vùng lãnh hải có tranh chấp như một cách để cầu cạnh ân huệ từ
Bộ Chính trị và mong cứu lấy sinh mạng chính trị của mình.
Nói
thế không có nghĩa là để phủ nhận sự kiện là các lực lượng Trung Quốc
tham dự vào cuộc đối đầu tại giàn khoan Hải Dương 981 đã hết lòng tin
tưởng vào chính nghĩa của đòi hỏi chủ quyền mà nước họ đã tuyên bố trên
Biển Đông. Huyền thoại về “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc”
đã được gieo vào đầu óc của nhiều thế hệ con em Trung Quốc. Trong một
bài viết khác, tôi đã tranh luận rằng sự tin tưởng này đặt cơ sở trên
những giải thích lệch lạc về lịch sử Đông Nam Á do các học giả Trung Hoa
Dân Quốc gây ra vào đầu thế kỷ 20, nhưng tôi tin chắc rằng các lãnh đạo
hiện nay của Trung Quốc cũng thật lòng tin tưởng vào tính chính xác của
huyền thoại nói trên.
Tuy nhiên, đối với các
nhóm lợi ích đặc biệt bên trong bộ máy quan liêu của Đảng và Nhà nước
Trung Quốc, Biển Đông đã trở thành một bịch quà chính trị khổng lồ.
Thỉnh thoảng, các nhóm lợi ích chỉ việc đánh vào vấn đề Biển Đông là có
thể khởi động thêm một dòng chảy trợ cấp được ban phát từ trên. Chính
sách của Trung Quốc đối với Biển Đông hiếm khi là kết quả của các lý
luận chín chắn được cân nhắc và đúc kết thành một mối, mà thường là hậu
quả khó lường của một sự tích tụ các cuộc vận động hành lang. Khi các
nhóm lợi ích này cấu kết với nhau, họ sẽ tạo thành sức mạnh vô song: họ
có thể khuynh đảo chính sách của Đảng Cộng sản theo chiều hướng có lợi
cho minh. Dù vì tinh thần dân tộc chủ nghĩa, vì an ninh quốc gia, vì lợi
nhuận hoặc vì công ăn việc làm, có một điều mà tất cả các nhóm lợi ích
có thể đồng ý với nhau là, Trung Quốc cần phải tiếp cận các tài nguyên
của Biển Đông.
Vô số nhà bình luận đã bị các nỗ
lực tuyên truyền của Trung Quốc lừa bịp. Huyền thoại về khả năng bách
chiến bách thắng rất khó lường của Bắc Kinh có gốc rễ từ những trang xã
luận của rất nhiều tờ báo. Do đó, thậm chí cả khi Trung Quốc phạm phải
một sai lầm, nhiều người vẫn cho rằng đó chỉ là một cách ngụy trang cho
một âm mưu tinh vi và thâm độc hơn. Đã đến lúc cần phải xua tan cái
huyền thoại đó đi và nhìn tận mặt các sai lầm của Bắc Kinh. Hiện nay, từ
“bừa bãi” [cockup] giúp ta hiểu dễ dàng các động thái của Trung Quốc
trong Biển Đông hơn là hai chữ “âm mưu”.
Bill Hayton là tác giả cuốn The South China Sea: the struggle for power in Asia [Biển Đông: cuộc tranh giành quyền lực tại châu Á] sắp được Yale University Press xuất bản.
B. H.
Dịch giả gửi BVN.
BienDong.Net: Thế kỉ XVIII, Châu Âu cho rằng Trung Hoa là nước văn minh nhất thế giới, thế kỷ sau họ gọi Trung Hoa là con sư tử ngủ, chính Napoléon cũng cho rằng “Khi Trung Hoa cựa mình thức dậy thì thế giới sẽ rung động”.
Khi ngủ thì họ ngủ cả ngàn năm mà khi thức dậy thì họ tiến rất mau, từ một nước quân chủ chuyên chế sang một nước XHCN. Chỉ sau gần 40 năm trỗi dậy, Trung Quốc đến nay đã trở thành quốc gia có tầm ảnh hưởng mang tính toàn cầu chỉ sau Mỹ một số phương diện. Lịch sử đã chứng minh, khi Trung Hoa ngủ thì “thiên hạ” được yên ổn và khi Trung Hoa thức dậy thì thiên hạ lo lắng.
Ngày nay, khi Trung Quốc trỗi dậy, các nước một mặt cảm thấy thán phục, nhưng mặt khác cảm thấy bất an. Và, để nhằm trấn an các nước, nhất là những quốc gia láng giềng Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ “trỗi dậy hòa bình” (Peaceful Rise), sau này họ chuyển thành “phát triển hòa bình” (Peaceful Development). Tuy nhiên, trên thực tế Trung Quốc đã chuyển từ “trỗi dậy hòa bình” hay “phát triển hòa bình” sang “cứng rắn”, và theo đó “thuyết đe dọa từ Trung Quốc” (China Threat Theory) ngày càng có chỗ đứng hiện nay.
Khái niệm “trỗi dậy hòa bình” đã được giới tham mưu của Trung Quốc sử dụng đến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, việc sử dụng chính thức thuật ngữ này lần đầu tiên trong Diễn đàn về Châu Á Bác Ngao (Boao Forum for Asia) năm 2003 do Phó Hiệu trưởng trường Đảng của Trung Quốc là ông Trịnh Tất Kiên (Zheng Bijian) đưa ra. Sau đó, nhân dịp lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của của Mao Trạch Đông và tháng 12/2003, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh trung thành với con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc là trung thành “con đường phát triển trỗi dậy hòa bình”. Từ đó trở đi, thuật ngữ này được Thủ tưởng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhiều lần nhắc lại trong các Hội nghị ASEAN và các chuyến thăm Mỹ. Ông Ôn Gia Bảo đã cố biện hộ cho sự trỗi dậy của Trung Quốc và trấn an thế giới khi ông cho rằng, “con đường phát triển của Trung Quốc đã trải qua khác với các cường quốc lớn khác đã trải qua, và con đường phát triển của Trung Quốc là con đường trỗi dậy hòa bình”.[1] Sau đó, thuật ngữ “trỗi dậy hòa bình” được đổi thành “phát triển hòa bình” (Peaceful Development) khi nước này cho xuất bản sách trắng có tiêu đề “Sự phát triển hòa bình của Trung Quốc” vào năm 2006.
Trước đây, Trung Quốc còn tương đối yếu về kinh tế và quốc phòng, hiện nay trước sự suy yếu tương đối vị thế của Mỹ và Châu Âu, Trung Quốc một mặt đưa ra những lời lẽ ngoại giao nhằm “ru ngủ” cộng đồng tế, nhất là những quốc gia quan hệ “đồng minh” với Bắc Kinh, và Trung Quốc thực hiện chính sách “ngoại giao kinh tế” hay “ngoại giao tiền bạc”; và Trung Quốc nỗ lực gia tăng phát triển mô hình “Đồng thuận Bắc Kinh”, hay “Mô hình Trung Quốc” (Beijing Consensus) lôi kéo nhiều quốc gia về phía mình chẳng hạn như ở khu vực Trung Quốc gia sức phổ biến mô hình “đồng thuận Bắc Kinh” đối với các nước như Campuchia, Lào, trước đây là Myanamr, v.v. Nhằm cạnh tranh với “Đồng thuận Washington” (Washington Consensus). Đặc biệt trong bối cảnh thế giới bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế, nhất là Mỹ và phương Tây vốn được coi là trung tâm kinh tế của toàn cầu thế kỷ XIX và XX thì nay đang phải vật lộn với những thách thức kinh tế và xã hội, trong khi đó bất chấp cơn bão khủng hoảng tài chính quét qua, kinh tế Trung Quốc vẫn trụ vững và vẫn tiếp tục tăng trưởng ở con số cao, và là niềm mơ ước của nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, trong bài phát biểu kỷ niệm 50 năm kỷ niệm thành lập Hiệp hội Hữu nghị Đối ngoại nhân dân Trung Quốc (CPAFFC), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, “nhân dân Trung Quốc sẽ không tiếp nhận logic ‘nước mạnh tất sẽ bá quyền, muốn chung sống hòa bình, phát triển hài hòa, cùng tìm kiếm hòa bình, cùng bảo vệ hòa bình, cùng hưởng hòa bình”.[2] Và, “Trung Quốc sẽ kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, đồng thời cũng sẽ thúc đẩy các nước cùng kiên trì phát triển hòa bình. […] Trung Quốc sẽ tiếp tục thông qua bình đẳng hiệp thương xử lý các mâu thuẫn và tranh chấp; kiên trì đối thoại giải quyết bất đồng với thành ý và sự nhẫn nại lớn nhất”.[3]
Tuy nhiên, trong cùng một ngày, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Thượng tướng Phong Phong Huy trong bài phát biểu tại Washington DC ngày 15/5/2014, liên quan đến vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông ông ta lại nhấn mạnh rằng, “chúng tôi không gây chuyện, nhưng chúng tôi không sợ bị gây chuyện, chúng tôi kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.[4] Và, “đất đai của tổ tiên để lại một tấc cũng không bỏ”.[5] Theo như Michael Forsythe đã đánh giá trên tờ New York Times bài viết nhan đề “một ngày, một Trung Quốc, thấy hai chính sách ngoại giao” (One Day, One China, 2 Foreign Policy Views) rằng, đây là một cam kết rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động thăm dò dầu mỏ ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ ở Việt Nam. Quan điểm ngoại giao của Phòng Phong Huy khác hẳn với Tập Cận Bình.[6] Biểu hiện bề ngoài, ông Tập Cận Bình phát biểu trong một cuộc họp kỷ niệm “hữu nghị với nước ngoài”, dĩ nhiên ông sẽ nhấn mạnh đến ý muốn hòa bình của Trung Quốc. Trong khi đó, tướng Phòng Phong Huy, với tư cách là một nhà đãnh đạo quân sự của Trung Quốc đang đứng ở nước ngoài, có trách nhiệm bảo vệ các chính sách của Trung Quốc trong khi đối mặt trực tiếp với các câu hỏi từ phóng viên. Những bối cảnh khác nhau đó rõ ràng đã tạo ra những sự nhấn mạnh khác nhau về chính sách.
Sẽ là sai lầm khi kết luận đó là hai chính sách ngoại giao khác nhau. Trên thực tế, tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Hoa Phòng Phong Huy chỉ là hai mặt của cùng một đồng tiền: Sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa bình, nhưng Trung Quốc sẽ không ngần ngại sử dụng bất kỳ phương thức cần thiết nào để bảo vệ chính mình.[7] Trong các tuyên bố chính thức của Trung Quốc, chúng ta dễ dàng nhận ra mâu thuẫn giữa tuyên bố về “trỗi dậy hòa bình” hay “phát triển hòa bình” với các hành động manh tính khiêu khích của Trung Quốc ở cả Biển Hoa Đông và Biển Đông. Tất cả các tranh chấp ở cả vùng biển phía Đông và phía Nam được Trung Quốc miêu tả bằng ống kính là: tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là không thể phủ nhận và tuyệt đối, và các nước khác là nguyên nhân tạo ra rắc rối bằng việc cố xâm phạm vào lãnh thổ của Trung Quốc.[8]
Những động thái ngày càng tỏ ra cứng rắn của Trung Quốc trong mấy năm gần đây cũng phản ánh sự thay đổi trong chiến lược ngoại giao của nước này, hay nói theo một cách khác, bản chất chiến lược đối ngoại của Trung Quốc giống như đồng tiền có hai mặt, một mặt được giới chính trị và ngoại giao nước này miêu tả bằng cụm từ “phát triển hòa bình”, và mặt kia được giới quân sự và được thể hiện trên thực tế bằng cụm từ cứng rắn là “quyết bảo vệ chủ quyền bằng mọi cách”. Trung Quốc đã bắn hàng loạt súng đi tất cả các hướng, khẳng định chủ quyền và quyền lực đối với Biển Đông, Biển Hoa Đông, Hoảng Hải, và xa tận châu Nam Cực. Theo như đánh giá của Ngụy Văn Lương, người đứng đầu chương trình Châu Nam Cực của Trung Quốc cho rằng, với sự gia tăng của nghiên cứu khoa học và năng lực hàng hải của Trung Quốc, thì đây là lúc chuẩn bị để “gánh trách nhiệm” về việc quản lý khu vực này.[9] Để hiểu hơn với sự biểu hiện vẻ “hiếu chiến” được bọc ngoài bởi màn che “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc trong mấy năm gần đây, chúng ta có thể xem xét từ những khía cạnh sau:
Thứ nhất, sự “hưng thịnh” hay nói cách khác là trỗi dậy của Trung Quốc song hành với nó là sự “bành trướng” dường như là một quy luật vận động của lịch sử phát triển của Trung Hoa trải qua các triều đại đến nay và cho cả tương lai. Rõ ràng, sự phát triển về mặt kinh tế và sự lớn mạnh về mặt quốc phòng của nước này khiến Trung Quốc muốn thay đổi quan điểm ngoại giao, nhất việc ông Tập Cận Bình thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” được hiện thực hóa bằng đại chiến lược “con đường tơ lụa mới thế kỷ 21”, nhằm phục vụ cho mục tiêu khống chế Châu Á, và thúc đẩy Trung Hoa trở thành cường quốc toàn cầu. Chỉ trong vòng hơn 30 năm cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc. Trung Quốc là nến kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) với GDP hơn 10.000 tỷ USD của nước này chỉ xếp sau GDP trị giá 17.000 tỷ USD của Mỹ. Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu lớn nhất, thay thế Đức trong vai trò này vài năm trước. Trung Quốc đứng đầu ở Châu Á – TBD (và cả trên thế giới) về dự trữ ngoại hối với gần 3.800 tỷ USD vào năm 2013. Trung Quốc cũng là nhà nhập khẩu tài nguyên lớn nhất ở Châu Á – TBD thế chỗ cho Nhật Bản trong thời gian gần đây. Nước này đã nhập khẩu hơn 300 triệu tấn dầu mỏ trong năm 2013 mà phần lớn bắt nguồn từ Tây Á và Châu Phi và đi qua eo biển Malacca. Điều này cho thấy sự phụ thuộc ngày càng tăng của Trung Quốc vào các vùng biển này để kích thích tốc độ tăng trưởng kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của nước này. Phản ứng của Trung Quốc trong lĩnh vực này cũng có thể định đoạt bối cảnh an ninh Châu Á – TBD trong tương lai. Những điểm trên cho thấy rằng Trung Quốc rõ ràng là một trong những tiếng nói quyết định ở Châu Á – TBD.[10] Rõ ràng là Trung Quốc đang thấy mình dẫn trở thành trung tâm của kinh tế thế giới, thậm chí theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ vào năm 2019, thậm chí có giả thuyết đưa ra là vào năm 2018.[11]
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ về mặt quốc phòng trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ngày càng gia tăng càng khiến cho các nước, nhất là các nước láng giềng cảm thấy lo ngại. Ngân sách quốc phòng không ngừng gia tăng qua các năm. Hiện nay, Trung Quốc cũng chỉ xếp sau Mỹ về phân bổ ngân sách quốc phòng, và năm 2014, Trung Quốc đã tuyên bố rằng nước này sẽ chi một khoản theo ước tính chính thức trị giá 132 tỷ USD. Trung Quốc có lực lượng vũ trang thường trực lớn nhất Châu Á – TBD với các hệ thống vũ khí hạt nhân chiến lược và tên lửa đạn đạo được tính có thể nhắm tới bất kỳ quốc gia Châu Á – TBD nào.
Thứ hai, Mỹ thực hiện chiến lược “xoay trục” sang Châu Á đang đe dọa môi trường an ninh xung quanh của Trung Quốc, và ủng hộ các quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cạnh tranh nhau “không gian sinh tồn” ở khu vực, khiến cho Trung Quốc tỏ ra cứng rắn hơn. Đây là một sự phản ứng mang tính “tự nhiên” bởi bản thân người Trung Quốc cho rằng mình đã mạnh lên và cần phải giành lấy những gì thuộc về một cường quốc như Trung Quốc. Theo như John J. Mearsheimer dự đoán từ 10 năm về trước (2004), Trung Quốc sẽ không trỗi dậy hòa bình, và câu trả lời rất rõ ràng là nếu Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng kinh tế thần kỳ trong mấy thập niên tới, Mỹ và Trung Quốc có khả năng sẽ cạnh tranh an ninh mạnh mẽ ẩn chứa đầy nguy cơ chiến tranh. Hầu như các quốc gia láng giềng của của Trung Quốc, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Nga, và Việt Nam sẽ tham gia với Mỹ trong việc kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc.[12] Và theo lý thuyết về chính trị quốc tế của John J. Mearsheimer thì những quốc gia lớn mạnh nhất bao giờ cũng có ý đồ thiết lập sự bá quyền trong khu vực của họ trên thế giới mà không muốn đối thủ lớn khác cạnh tranh. Do vậy, Trung Quốc dường như muốn kiểm soát Châu Á giống như cách mà Mỹ kiểm soát Tây Âu. Đặc biệt là, Trung Quốc sẽ tìm cách làm gia tăng khoảng cách lớn nhất giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nhất là với Nhật Bản và Nga. Trung Quốc muốn đảm bảo rằng họ là cường quốc mà không quốc gia nào ở Châu Á có thể đe dọa được họ.[13] Đương nhiên, Mỹ sẽ không chấp nhận một đối thủ cạnh tranh đồng đẳng, bởi từ trong lịch sử đã chứng minh, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ thường phải tìm cách ứng phó như thế nào nếu như Trung Quốc có ý đồ khống chế Châu Á.
Giới lãnh đạo Mỹ cảm thấy thực sự lo lắng trước nguy cơ từ phía Trung Quốc khiến cho Washington thúc đẩy chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” nhằm gia tăng kiềm chế Trung Quốc, nhưng xem ra Trung Quốc có vẻ như “nắm gân” thành công Mỹ và tiếp tục có những thái độ hiếu chiến và ẩn ý bá quyền qua một loạt các hành động có tính khiêu khích cao. Trong bối cảnh đó, Washington tiếp tục cho thế giới thấy được tiếng lách cách của vũ khí ở khu vực Châu Á nhưng nước này dĩ nhiên rất quyết tâm không để bị lôi vào một hành động khiêu khích có thể buộc Mỹ phải tiến hành chiến tranh chống Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, nước này một phần vì lý do uy tín trong nước, bày tỏ ý muốn bá quyền của mình ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông một cách rất hung hãn và quá trớn, tính toán rằng đến lúc này mình đã có ảnh hưởng ở trong vùng và về lâu dài sẽ không phải gánh chịu hậu quả từ những khinh suất của mình trong vấn đề lãnh thổ.[14]
Và, giàn khoan HD - 981 trị giá 1 tỷ USD của nước này cắm ở Biển Đông trong vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam được coi là đã khoan một lỗ hổng lớn trong “chiến lược xoay trục” của Washington, trong chừng mực nó phá hoại uy tín của Washington với tư cách là chiếc neo an ninh hoăc người đảm bảo an ninh khu vực. < Về bản chất, điều này nhằm nhạo báng đối với sự đảm bảo an ninh của ông Obama đối với các quốc gia trong khu vực nhằm đối phó với chiến lược cưỡng ép của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng. Bắc Kinh tính toán rằng, nước Mỹ hùng mạnh cũng như các quốc gia láng giềng nhỏ yếu của Trung Quốc sẽ không đáp trả bằng vũ lực để chống lại những nỗ lực gia tăng đối với việc biến Biển Đông thành “cái ao của Trung Quốc”.[15]
Tuy nhiên, những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc láng giềng, trong đó có vấn đề Biển Đông, và “hội chứng quốc gia trung tâm” (Middle Kingdom syndrome) khiến cho Bắc Kinh bất lợi và để lại lợi thế cho Mỹ.Thứ ba, mặc dù ngay từ khi giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra thuật ngữ “trỗi dậy hòa bình” thì cũng không ai coi đó là một sự trỗi dậy trong hòa bình mà không đe dọa đến nước khác theo đúng nghĩa đen của cụm từ này. Giới chuyên gia và các nhà chính trị thế giới đều hiểu rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc tất sẽ kèm theo đó là sự “bành trướng” về mặt “không gian sinh tồn”. Nhưng, tại sao trong những năm gần đây Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng hơn trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ liên quan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông? đó việc Trung Quốc cho rằng đây là thời cơ để nước này giành giật được ưu thế trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nhưng sẽ không gặp phải sự “trừng phạt” nào. Trung Quốc cũng hiểu rằng mình yếu về lý lẽ pháp lý trong các vấn đề tranh chấp biển đảo. Tuy nhiên có sự bào chữa yếu nhưng hợp lý còn tốt hơn không có sự bào chữa nào, đặc biệt là quan điểm đó được chống lưng bởi các thế lực mạnh trong nước và sẵn sàng sử dụng quan điểm này. Đồng thời, Trung Quốc cũng thừa hiểu sự mâu thuẫn giữa “đường chín khúc” của nước này với Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, nên họ đầu tư khá nhiều vào việc nghiên cứu về chứng cứ pháp lý nhằm minh chứng cho “quyền vùng nước lịch sử”.[16] Cho nên, nếu tiếp tục để cho các nước xung quanh sử dụng biện pháp pháp lý giải quyết các tranh chấp thì không hề có lợi cho Trung Quốc. Bởi vậy, Bắc Kinh gia tăng các hành động thực tế nhằm thay đổi hiện trạng nhằm kiểm soát các vùng biển trước khi có bất kỳ một phán quyền của tòa án quốc tế nào.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã quan sát rất kỹ đối với các sự kiện như ở Syria, và Ukraine và Bắc Kinh nhận thấy rằng, chính quyền ông Obama dường như không muốn Mỹ dính líu vào các cuộc xung đột quân sự. Và, theo như Bắc Kinh thì Mỹ sẽ càng không muốn can thiệp quân sự ở khu vực Đông Á nếu có xung đột xảy ra. Theo đánh giá của Hugh White, tác giả cuốn sách mới mang tựa đề Sự lựa chọn của Trung Quốc: Tại sao Mỹ nên chia sẻ quyền lực? (The China Choice: Why America Should Share Power) cho rằng, sự lưỡng lự trong chính sách của Mỹ ở Ukraine như một sự ám chỉ cho Trung Quốc khuếch đại những nỗ lực của họ ở Biển Đông.[17] Điều này càng khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc “tự tin” hơn trong các hành động cứng rắn với các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với mình. Mặt khác, Bắc Kinh cũng nhận thấy rằng, tương quan lực lượng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng tương đối lớn, trong khi đó ở khu vực chưa có cơ chế kiểm soát an ninh nào đáng kể.
Lý giải về các hành động đơn phương gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là vụ giàn khoan Hải Dương – 981, học giả Yun Sun, thuộc Trung tâm Stimson giải thích thì, hành động nhằm cải thiện vị thế của Trung Quốc trong cuộc chơi và trong các cuộc đàm phán tương lai. Trung Quốc thích sử dụng lợi dụng lực lượng dân sự và bán quân sự để tiếp cận [các vùng biển –TG] nhưng cũng không từ chối sử dụng quân sự để cưỡng chế nếu cần thiết. [18] Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Thường Vạn Toàn nói với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong tháng 4/2014 rằng, liên quan đến vấn đề mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền lãnh thổ” thì Bắc Kinh sẽ “không thỏa hiệp, không nhượng bộ, không thương lượng”. Ông cho biết thêm, “quân đội Trung Quốc có thể tập hợp ngay sau khi có lệnh, chống lại bất kỳ cuộc chiến tranh nào và giành chiến thắng”.[19] Trung Quốc thật sự kinh ngạc trước thách thức và xấc xược của các nước láng giềng nhỏ và yếu hơn.[20] Điều này càng kích “phái diều hâu” trong giới lãnh đạo Trung Quốc có những hành động hiếu chiến hơn với láng giềng hiện nay.
Tóm lại, cụm từ “trỗi dậy hòa bình” với nội hàm dường như không giống với tên gọi của nó, và sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc không phải là một tín hiệu vui mà trong đó ẩn chứa nhiều rủi ro đối với chính trị an ninh khu vực. Mối đe dọa về nguy cơ xung đột vũ trang từ Trung Quốc luôn thường trực, chẳng hạn như việc Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng dùng vũ lực đối với Đài Loan, và cũng bao gồm cả với khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông. Các hành động của Trung Quốc gia tăng khiêu khích ở Biển Hoa Đông và Biển Đông không có gì lạ so với mấy chục năm “trỗi dậy hòa bình” của quốc gia này, bởi Trung Quốc là quốc gia luôn có sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động thực tế. Tuy nhiên, trong cách suy nghĩ của Trung Quốc thì không có sự mâu thuẫn giữa khuynh hướng hòa bình của Bắc Kinh và một sự phòng vệ mạnh mẽ đối với lãnh thổ của mình./.
BDN
[1] Guo Wanchao (2004), “The Rise of China: Developmental Path of an Oriental Nation”, Jiangxi People’s Publishing House, Nanchang.
[2] http://news.xinhuanet.com/politics/2014-05/15/c_1110712488.htm ngày 15/5/2014
[3] http://news.xinhuanet.com/politics/2014-05/15/c_1110712488.htm ngày 15/5/2014
[4] http://mil.news.sina.com.cn/2014-05-16/0916779591.html ngày 16/5/2014
[5] http://mil.news.sina.com.cn/2014-05-16/0916779591.html ngày 16/5/2014
[6] http://sinosphere.blogs.nytimes.com/2014/05/16/one-day-one-china-2-foreign-policy-views/?_php=true&_type=blogs&_r=0 ngày 16/5/2014
[7] http://thediplomat.com/2014/05/chinas-peaceful-rise-and-the-south-china-sea/ ngày 17/5/2014
3 hình tội của Trung Cộng China´s massacre in Spratly islands [real footage 1988]
Play video
Created by ottovonstierlitz (Wehrmacht) in Germany, May 2009 Full video HD: http://www.mediafire.com/?h9ei5ofd66q7jp6 On the occasion of celebrating the Chinese Navy 60th anniversary, a short video…
Bài viết của LS.Trần Đình Hoành,người thành lập UNCLOSforum.com
Bài "China's 3 crimes of war of aggression against the Vietnamese people" ở đây:
http://unclosforum.com/2014/08/05/chinas-3-crimes-of-war-of-aggression-against-the-vietnamese-people/
và bản tiếng Việt ở đây.
http://unclosforum.com/2014/08/06/3-hinh-toi-chien-tranh-xam-luoc-cua-trung-quoc-doi-voi-nhan-dan-viet-nam/
Tuyên cáo về các Nguyên tắc Luật Quốc tế về Liên hệ Hữu nghị và Hợp tác giữa các Quốc gia theo đúng Hiến chương Liên hợp quốc (“Tuyên cáo”) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 17 tháng 10 năm 1970 quy định “Nguyên tắc rằng mọi Quốc gia, trong các liên hệ quốc tế, tự kiềm chế không dùng hăm dọa hay sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn chủ quyền hoặc độc lập chính trị của bất kỳ Quốc gia nào hoặc dưới bất kỳ hình thức nào trái ngược với các mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc.”
Bản Tuyên cáo tuyên bố:
“Chiến tranh xâm lược cấu thành hình tội chống hòa bình, do đó phải chịu trách nhiệm trước luật pháp quốc tế.”
“Mỗi Quốc gia đều có nhiệm vụ tự kiềm chế không dùng hăm dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các ranh giới quốc tế đang hiện hữu của một Quốc gia khác hoặc như là một phương pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề liên hệ đến các vùng biên giới của các Quốc gia.”
Bản tuyên cáo “tuyên bố thêm rằng: Các nguyên tắc của Hiến chương bao gồm trong Tuyên cáo này cấu thành các nguyên tắc căn bản của luật quốc tế.”
(Hình tội chiến tranh xâm lược được Đại hội đồng Liên hợp quốc điều chỉnh thêm với định nghĩa “xâm lược” trong Nghị quyết 3314 ngày 14 tháng 12 năm 1974, và Tu chính án cho Đạo luật Rome của Tòa Hình sự Quốc tế ngày 11 tháng 6 năm 2010 thêm “hình tội xâm lược” vào Đạo luật Rome).
Tuy nhiên, hoàn toàn gạt bỏ hình luật quốc tế ra ngoài, Trung quốc trắng trợn vi phạm 3 hình tội chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam năm 1974, 1979 và 1988.
1. Hình tội xâm lược đầu tiên của Trung quốc: Chiến tranh Hoàng Sa 1974
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hải quân của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (“Hải quân Trung quốc”) tấn công Hải Quân của Việt Nam Cộng hòa (“Hải quân VNCH”), lực lượng đang nắm giữ Hoàng sa cho nước Việt Nam thể theo các thỏa thuận tại Hội nghị Geneva 1954. Phần nửa của quần đảo Hoàng Sa phía tây nam dưới sự kiểm soát của Việt Nam có tên là nhóm Nguyệt Thiềm. Nửa đông bắc là nhóm An Vĩnh, trên đó Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền, nhưng bị Trung quốc chiếm đóng từ năm 1956.
Hải quân Trung quốc thắng Hải quân VNCH, giết 74 chiến sĩ VNCH và chiếm nhóm Nguyệt Thiềm, với hậu quả là Trung quốc chiếm đóng toàn quần đảo Hoàng Sa từ đó cho đến nay.
Dù cho mỗi bên có những tuyên bố chủ quyền như thế nào, sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, giết người và chiếm lãnh thổ của một Quốc gia khác, là hình tội xâm lược đối với hình luật quốc tế.
Bản Tuyên cáo quy định:
“Lãnh thổ của một Quốc gia không thể là đối tượng của chiếm đóng quân sự, hậu quả của sử dụng vũ lực ngược với các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ của một Quốc gia không thể là đối tượng chiếm giữ của một Quốc gia khác, hậu quả của hăm dọa hay sử dụng vũ lực. Không việc chiếm giữ lãnh thổ nào bằng hăm dọa hay sử dụng vũ lực được thừa nhận là hợp pháp.”
Không việc chiếm giữ lãnh thổ nào, hậu quả của việc sử dụng vũ lực của Trung quốc, được thừa nhận là hợp pháp bởi bất kỳ tòa án nào của thế giới, bất kỳ tổ chức quốc tế nào của thế giới, hoặc bất kỳ Quốc gia nào của thế giới. Sẽ không bao giờ có được sự thừa nhận quốc tế nào đối với tuyên bố chủ quyền của Trung quốc trên nhóm Nguyệt Thiềm của quần đảo Hoàng Sa, nếu không là trên toàn quần đảo Hoàng Sa.
2. Hình tội Chiến tranh xâm lược thứ hai của Trung quốc: Xâm lược biên giới 1979 và các tấn công biên giới trong thập niên sau đó Ngay sau khi quân đội Việt Nam vào Campuchia ngày 23 tháng 12 năm 1978 để giải cứu dân số đã bị tàn sát cực độ của Campuchia khỏi bàn tay của chế độ giệt chủng Khmer Đỏ, Trung quốc quyết định “dạy Việt Nam một bài học” (chỉ vì Trung quốc ủng hộ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ), bằng cách chuyển 120 nghìn quân và hàng trăm xe tăng và máy bay vượt qua biên giới phía bắc tiến vào Việt Nam. Cho đến ngày 6 tháng 3 năm 1979 khi Trung quốc rút quân khỏi Việt Nam, khoảng 10 nghìn người Việt Nam đã bị các lực lượng xâm lăng của Trung quốc giết.
Dù đã rút về, các lực lượng quân sự Trung quốc tiếp tục tấn công vào biên giới phía bắc Việt Nam trong suốt thập niên sau đó, gây ra hàng trăm cái chết mỗi năm, cho đến sau cuộc thảm sát Trường Sa năm 1988 và đến tận đầu thập niên 1990.
Năm năm trước cuộc chiến xâm lược 1979, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã điều chỉnh thêm định nghĩa của hình tội xâm lược bằng Nghị quyết 3314, ngày 14 tháng 12 năm 1974, quy định:
“Xâm lược là việc sử dụng vũ lực quân sự bởi một Quốc gia chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của một Quốc gia khác, hoặc dưới bất kỳ hình thức nào ngược lại với Hiến chương Liên hợp quốc”
“Hành vi xâm lược là việc xâm lấn hay tấn công bằng các lực lượng vũ trang của một Quốc gia đối với lãnh thổ của một Quốc gia khác, hay bất kỳ chiếm đóng quân sự nào, dù tạm thời đến đâu, mà là hậu quả của việc xâm lấn hay tấn công đó, hoặc bất kỳ việc sát nhập lãnh thổ nào của một Quốc gia khác bằng cách sử dụng vũ lực.”
Cuộc chiến xâm lược của Trung quốc năm 1979 để hỗ trợ một trong những chế độ diệt chủng hàng đầu của thế kỷ 20, và để tấn công Việt Nam trong khi Việt Nam đang làm nhiệm vụ nhân đạo quốc tế để giải cứu dân số đã bị tàn sát cực độ của Campuchia khỏi những cánh đồng giết người của Khmer Đỏ, thật là kinh hoàng cho lương tâm con người và cho ý thức về công lý và nhân phẩm của mọi công dân và mọi quốc gia của thế giới đến nỗi từ ngữ không thể diễn tả đủ. Cuộc chiến xâm lược 1979 của Trung quốc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam là một hành động hình tội vào mức độ cao nhất.
Trung quốc phải chịu trách nhiệm cho cái chết của mười nghìn người Việt trong cuộc chiến xâm lược 1979 và trong những cuộc tấn công biên giới trong thập niên sau đó.
3. Hình tội Chiến tranh xâm lược thứ ba của Trung quốc: Cuộc thảm sát Trường Sa 1988
Đây không là một cuộc chiến, mà là một cuộc thảm sát của một tổ chức tội phạm giết người cao cấp nhất. Một video ghi lại các sự kiện thật tại Johnson South Reaf, trong vùng Trường Sa, vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, do Hải quân Trung quốc ghi lại ngày đó, cho thấy một lực lượng lớn của Hải quân Trung quốc với hỏa lực rất mạnh đơn giản là bắn và làm chìm hai tàu vận tài không súng ống, và làm hư hại một tàu vận tải khác không súng ống, và thảm sát những chiến sĩ mang vũ khí nhẹ bảo vệ các tàu này, giết chết 64 chiến sĩ và chiếm 6 nơi đầu tiên ở Trường Sa.
Đây không phải là chiến tranh hay chiến trận. Đây đơn giản là thảm sát. Các bạn vui lòng dành vài phút xem video này để thấy sự thật tận mắt.
China´s massacre in Spratly islands [real footage 1988]
https://www.youtube.com/watch?v=Uy2ZrFphSmc
“Không việc chiếm giữ lãnh thổ nào bằng hăm dọa hay sử dụng vũ lực được thừa nhận là hợp pháp.”
Tất cả những nơi chiếm đóng của Trung quốc ở Trường Sa là của cướp từ hành động hình tội và không thể được thừa nhận bởi Liên hợp quốc, bất kỳ tổ chức quốc tế nào, hoặc bất kỳ Quốc gia nào.
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố: “Chiến tranh xâm lược cấu thành hình tội chống hòa bình, do đó phải chịu trách nhiệm trước luật pháp quốc tế.”
Trung quốc đã thường xuyên thực hiện các hành động hình tội như thế, và ngày nay vẫn tiếp tục dùng vũ lực quân sự để giành đất ở Biển Đông, thường xuyên đặt hòa bình thế giới vào tình trạng có thể vỡ vụn.
Qua tất cả mọi chuyện này, thế giới hình như quên mất là có hình luật trong sách luật của thế giới và không ai bắt Trung quốc phải trả giá cho tác phong tội phạm của họ.
Tuy nhiên, thế giới không nên là nơi phi pháp và trật tự tốt của thế giới mà nhiều công dân và Quốc gia của thế giới đã làm việc cực khổ để xây đựng qua nhiều thập niên khó khăn không nên để bị mất theo ý muốn của một người điên kiêu căng.
Chúng tôi đang yêu cầu mọi công dân và chính phủ của thế giới bắt buộc Trung quốc phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại mà các hoạt động hình tội của họ đã tạo ra cho nhân dân Việt Nam vì 3 hình tội chiến tranh xâm lược này.
Chúng tôi cũng sẽ nói đến những hình tội xâm lược của Trung quốc đối với những dân tộc khác trên thế giới.
Chúng tôi sẽ làm chắc rằng hình luật quốc tế hoạt động để bắt Trung quốc chịu trách nhiệm, trả giá cho các hình tội của họ, và có tác phong của một công dân tuân thủ luật pháp của thế giới.
Chúng tôi tuyệt đối chắc chắn mọi công dân và chính phủ của thế giới sẽ hỗ trợ lời chúng tôi kêu gọi gìn giữ luật lệ và trật tự thế giới.
Trần Đình Hoành
Washington DC, Mỹ
Ngày 5 tháng 8 năm 2014
(Tác giả là luật sư tranh tụng tại Washington DC. Tác giả tư vấn cho một số chính phủ về các vấn đề pháp lý và chính trị quốc tế, và là người thành lậpUNCLOSforum.com)
China’s 3 Crimes of War of Aggression against the Vietnamese People
The UN General Assembly’s Declaration on Principles of International Law concerning Friendly Relations and Co-operation among States in accordance with the Charter of the United Nations (Oct. 17, 1970) (hereinafter “the Declaration”) provided, inter alia, “The principle that States shall refrain in their international relations from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of any State or in any other manner inconsistent with the purposes of the United Nations”.
The Declaration announced:
“A war of aggression constitutes a crime against the peace, for which there is responsibility under international law.”
“Every State has the duty to refrain from the threat or use of force to violate the existing international boundaries of another State or as a means of solving international disputes, including territorial disputes and problems concerning frontiers of States.”
The Declaration “declares further that: The principles of the Charter which are embodied in this Declaration constitute basic principles of international law”.
(The crime of war of aggression was refined further by General Assembly resolution 3314 (XXIX) of 14 December 1974 defining “aggression”, and the Amendment to the Rome Statute of The International Criminal Court on June 11, 2010 adding the “crime of aggression” to the Rome Statute. )
However, in complete disregard of the international criminal law, China blatantly committed 3 crimes of war of aggression against Vietnam in 1974, 1979, and 1988.
1. China’s First Crime of Aggression: The Paracel War 1974
On January 19th, 1974, the Navy of the People’s Republic of China (“China Navy”) attacked the Navy of the Republic of Vietnam (“ROV Navy”), who was temporarily holding the Paracel islands on behalf of Vietnam in accordance with the Geneva Accords of 1954. The southwest half of the Paracel group under Vietnam’s control was called the Crescent Group. The Northeast half was the Amphitrite Group, over which Vietnam also claimed sovereignty, was occupied by China since 1956.
China Navy defeated ROV Navy in this war, killed 74 ROV Navy soldiers and took over the Crescent group of islands, effectively occupying the entire Paracel group of islands until today.
Regardless of the status of sovereignty claims by each side over the islands, using military force to resolve territorial disputes, killing people and taking territory of another State, was a crime of aggression under the international criminal law.
The Declaration provided:
“The territory of a State shall not be the object of military occupation resulting from the use of force in contravention of the provisions of the Charter. The territory of a State shall not be the object of acquisition by another State resulting from the threat or use of force. No territorial acquisition resulting from the threat or use of force shall be recognized as legal.”
No territorial acquisition resulting from China’s use of force shall be recognized as legal by any court of the world, by any international organization of the world, or by any State of the world. There shall never be any international recognition of China’s claim of sovereignty over the Crescent Group of the Paracel group, if not over the entire Paracel group.
2. China’s Second Crime of War of Aggression: the Border Invasion of 1979 and the next decade of border attacks
Soon after Vietnam’s armed forces entered Cambodia to rescue the decimated Cambodian population from the genocidal Khmer Rouge on December 23, 1978, China decided to “teach Vietnam a lesson” (because China happened to support the genocidal Khmer Rouge), by moving 120 thousand soldiers and hundreds of tanks and airplanes penetrating Vietnam across Vietnam’s northern border. By March 16, 1979 when China withdrew its forces from Vietnam, about ten thousand Vietnamese had been killed by Chinese invading forces.
Though withdrawing, China’s armed forced continued to attack across the Vietnamese northern border constantly over the next decade, resulting in hundreds of deaths each year, until well after the Spratly massacre in 1988 and into the early 1990’s.
Five years before the war of aggression of 1979, the General Assembly had further refined the definition of the crime of aggression by Resolution No. 3314 (XXIX), Dec. 14, 1974, providing:
“Aggression is the use of armed force by a State against the sovereignty, territorial integrity or political independence of another State, or in any other manner inconsistent with the Charter of the United Nations,”
“An act of aggression is the invasion or attack by the armed forces of a State of the territory of another State, or any military occupation, however temporary, resulting from such invasion or attack, or any annexation by the use of force of the territory of another State or part thereof.”
China’s war of aggression in 1979 to support one of the worst genocidal regimes of the 20th century, and to attack Vietnam while Vietnam was performing its international humanitarian duty of rescuing the decimated Cambodian people from the Khmer Rouge’s killing fields, was so appalling to human conscience and to the sense of justice and dignity of the world citizens that words cannot describe sufficiently. China’s 1979 war of aggression against Vietnam was a criminal activity of the highest degree.
China must be responsible for the death of ten thousand Vietnamese in the 1979 war of aggression and the next decade of border attacks.
3. China’s Third Crime of War of Aggression: The Spratly Massacre on March 14, 1988
This was not even a war, this was a massacre of the highest criminal killing order. A video footage of the actual event at Johnson South Reef, in the Spratly group, on March 14, 1988, taken by China Navy at the time, showed that a large force of China Navy with very high firepower simply shot and sank two unarmed transport ships, severely damaged another unarmed transport ship, and murdered their light-armed defenders, killing 64 soldiers and taking its first six holdings in the Spratly group of islands.
This was neither a war nor a battle. This was simply a massacre. Please take several minutes to watch the video so that you see with your own eyes.
https://www.youtube.com/watch?v=Uy2ZrFphSmc
China´s massacre in Spratly islands [real footage 1988]
“No territorial acquisition resulting from the threat or use of force shall be recognized as legal.”
All the current holdings of China in the Spratly group are ill-gotten spoils from a criminal activity and cannot have any recognition from the United Nations, any international organization or any State.
The UN General Assembly has declared: “A war of aggression constitutes a crime against the peace, for which there is responsibility under international law.”
China has constantly engaged in such criminal activities, and today still continues using military force to grab lands in South China Sea, time and time again putting the world peace at the brim of shattering.
Through all these, the world seems to forget that there is criminal law in the world’s law book and no one forces China to pay for its criminal behavior.
However, the world should not be a lawless place and the good international order that so many world citizens and States have worked hard to build over many trial decades should not be lost to the will of an arrogant fool.
We are asking the citizens and governments of the world to force China to take responsibilities for the damages its criminal activities have created against the citizens of Vietnam through these three crimes of war of aggression.
We shall also address China’s crimes of aggression against other peoples of the world.
We shall make sure that international criminal law operates to force China to take its responsibilities, pay for its crimes, and behave like a law abiding citizen of the world.
We are absolutely sure that the citizens and governments of the world will respond to our call to preserve the world’s law and order.
Trần Đình Hoành
Washington DC
August 5, 2014
(The author is a trial attorney in Washington DC. He advises various governments on international legal and political issues, and is the founder ofUNCLOSforum.com)
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 323
Nhân tròn 46 năm Biến Cố Tết Mậu Thân, tôi có một bài khai bút như là
một nén tâm nhang để thắp viếng oan hồn của bảy ngàn nạn nhân Huế đã bị
chết một cách tức tưởi trong Tết Mậu Thân trước cuộc tấn công man rợ vào
ngày Tết của VC!
BỞI CÒN ĐÂY NỖI ĐAU TẾT MẬU THÂN!
(Kính viếng những oan hồn Tết Mậu Thân tại Huế)
Sáng hôm nay ngày mùng một đầu xuân
Nắng trải vàng dải đất hình chữ S
Trời đẹp thế mà lòng buồn da diết
Bởi còn đây nỗi đau Tết Mậu Thân!
Kìa Bãi Dâu nơi chôn sống xác dân
Của VC vào đêm mùng hai Tết
Cả xác mẹ ôm con còn chưa chết
Đều bị vùi trong những hố đào chung!
Là thành tích để phong tặng “anh hùng”
Đã lập công giết bảy ngàn dân Huế
Được chôn vội trong những mồ tập thể
Vài chục ngày vừa qua Tết Mậu Thân!
Có nhà thơ kiêm luôn cả sát nhân
Kiêm chỉ điểm giết thầy bên Gia Hội
Thơ ông viết từ trái tim nóng hổi
Vẫn còn tươi màu máu của người thân!
Có nhà văn xem giết người là lý tưởng
Giết thầy cô bầu bạn thuở sinh viên
Giết, giết nữa lấy thành tích khen thưởng
Lấy xác người xây hoạn lộ đi lên!
Vào cái đêm tàn sát tại Đá Mài
Bốn trăm người bị trói vào dây thép
VC chối họ hoàn toàn không biết
Nói rằng đây là do Mỹ ném bom! Những ca từ của nhạc Trịnh Công Sơn
Đã đi vào trong trái tim nhân loại
Tội diệt chủng mang danh “người vĩ đại”
Ngàn năm sau còn truyền mãi sử xanh!
Ôi buồn sao tội ác đã rành rành!
Các nhân chứng nay vẫn còn sống đó
Mà chúng đổi trắng thay đen lịch sử
Còn làm phim dối trá để lưu danh!
Người dân kêu ma khắp nẻo đô thành
Dưới nền nhà vẫn còn mồ tập thể
Đêm mơ ngủ thấy hồn ma lên kể
Thiếu áo quần, không tiền, đói quanh năm!
Thôi đủ rồi! “Thắng lợi Tết Mậu Thân”
Là “chiến thắng” dìm dân trong biển máu
Những hồn oan đang kêu gào con cháu
Mau đứng lên để giữ lấy non sông!
Khỏi giặc Tàu đang xâm lấn Biển Đông
Và chiếm giữ Hoàng Sa bất hợp pháp
Chúng nuôi béo Việt gian bằng tiền bạc
Để âm mưu xâm lược cả núi sông!
Thôi đủ rồi! Lừa dân gần thế kỷ
Nay hãy trao chính quyền lại cho dân
Lãnh đạo dân đâu phải là cai trị
Mà thương yêu, chia sẻ với nhân quần!
Thôi đủ rồi! Lũ buôn dân bán nước
Dù trong ray, có gần nửa triệu quân
Cũng không thể tàn sát dân như trước
Bởi nhân dân nay đã biết kết đoàn!
Nếu các người biết yêu dân thì sống
Còn giết dân, thì địa ngục đang chờ
Giết một triệu dân hãy còn hy vọng
Bởi chín mươi triệu còn đó thời cơ!
Để tiêu diệt lũ tham quyền cố vị
Áp bức dân và tham nhũng khắp nơi
Sẽ đến ngày dân vùng lên trừng trị
Trần Ích Tắc thoát sao được lưới trời?
Mùng 1 Tết Giáp Ngọ
Ts. Đặng Huy Văn
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không
Phú quý vinh hoa như mộng ảo
Sắc tài danh lợi tựa phù du
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui
Đêm qua mộng lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong manh
Ta về giữ mộng trinh nguyên
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành (Mãn Giác Thiền Sư)
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Quá thương cảm với người mẹ của mình, Mục Kiền Liên vội tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ. Phật đáp, dù rằng công lực của ông có thần thông đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ mình. Chỉ có một cách là hợp lực chư tăng mười phương mới mong giải cứu mẹ ông thoát khỏi ngạ quỷ.
Đức Phật chỉ dạy rằng, rằm tháng bảy mời chư tăng cúng dường tam bảo thì sẽ được vô lượng công đức, cứu được cha mẹ bảy đời quá vãng.
Quả nhiên, làm theo Phật dạy, vong mẫu của Mục Kiền Liên đã thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sinh về cảnh giới lành.
Ở Ấn Độ từ xưa đã thực hiện lời dạy này mà thực hành pháp Vu Lan bồn. Ở Trung Quốc, từ năm 538, sau khi nhà vua Lương Võ Đế lần đầu tiên thiết cúng Vu Lan, ngày lễ này đã trở thành một phong tục để các bậc đế vương cũng như thần dân nhiều đời tổ chức báo đáp ân đức cha mẹ, tổ tiên. Ở Nhật Bản, tương truyền lễ cúng tế đầu tiên bắt đầu vào năm 657 thời Thiên hoàng Tề Minh và còn mãi đến ngày nay.
Ở Việt Nam không rõ tài liệu nào ghi chép việc cúng Vu Lan bồn xuất phát từ năm nào, chỉ biết rằng trong một số văn bản của Lê Quý Đôn đã xuất hiện ngày lễ này. Và thế là hằng năm, những người phụ nữ trong gia đình lại bận rộn với việc cúng rằm, nhớ ơn tổ tiên, lên chùa lễ Phật phù hộ cho gia đình được phước lộc, bình an. Rằm tháng bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, bởi vậy nhiều gia đình đốt
Lễ Vu-lan tại chùa Quảng Hóa, Bắc Kinh
Cử hành bởi
phật tử, Đạo giáo
Ngày
Sáng 15 tháng 7 Âm lịch
Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vào ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG * THỦY TÁNG BIỂN ĐÔNG
Thuỷ Táng Biển ĐôngNguyễn Thị Hồng Nhung, C/N 2010/12
LTS : Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào
năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương
Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, hòn đá ... của
quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người
Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do
người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định
Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30/04/1975, CSVN đã thực
hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ ... dã man
trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của
người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những
người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt
biên tìm tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn 2 thập niên kể từ sau
1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em,
ông bà già ... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang
đảo ... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn
vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót,
những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh,
giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi
đến bất cứ chân trời góc biển nào ... Để có thể tái tạo một trong muôn
vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sài
Gòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích
trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông". Hy vọng, qua những dòng chữ
được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc
giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người
tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN
đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng
ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc
VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một
chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã
vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc
đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu ...
Chiếc nắp hầm được mở toang, ánh sáng cùng gió biển mát rượi lùa vào
chiếc hầm ghe đánh cá, xua đuổi bầu không khí ngột ngạt làm số người nằm
xếp lớp như cá mòi dưới khoang ghe cảm thấy dễ chịu. Một cái đầu thò
xuống cất tiếng :
- Tới hải phận quốc tế rồi nghe bà con !
Những
tiếng reo vui, thở phào nhẹ nhõm đồng loạt phát ra từ bẩy chục cái
miệng, phá tan bầu không khí nặng nề bao trùm trong hầm từ tối hôm qua.
Mọi người như vừa được hồi sinh sau lời báo tin ấy. Những nụ cười tươi
chợt nở trên môi từng khuôn mặt mệt mỏi phờ phạc vì say sóng. Có người
làm dấu thánh giá, có người niệm Phật. Niềm hy vọng trên từng ánh mắt.
Một chặng khởi đầu của một cuộc hành trình định mệnh đã vượt qua một
cách dễ dàng.
Đám thuyền nhân, đa số tỉnh táo. Họ đang ngồi nói
chuyện với nhau về tương lai. Bà Lời, chủ tiệm cầm đồ ở chợ Vườn Chuối,
len đến ngồi cạnh bà Thiện tâm sự :
- Chị biết không, nếu muốn mần ăn
lớn thì nghe người ta nói phải qua bên Mỹ mới được. Nếu trời phù hộ tui
qua đó bình an, tui sẽ ăn chay 3 tháng rồi mở tiệm cầm đồ lấy lời chừng
5 phân thôi.
Bà Thiện chưa kịp góp lời thì bà Lời đã nói tiếp :
-
Chị biết không, ở bển nghe đâu người ta cho vay lời tới mười mấy, hai
chục phân lận. Mình cho vay lấy ít thôi còn để lại phước cho con cháu.
Phải không chị ?
Bà Thiện gật đầu, thật ra lòng bà vẫn còn nơm
nớp lo lắng khi chiếc ghe còn lênh đênh nơi biển cả. Nhưng khi nghe bà
Lời phác hoạ một tương lai, bà cũng cảm thấy nguôi ngoai nỗi lo. Bà
chạnh nghĩ đến mười mấy cây vàng đã gởi cho ông em rể hiện còn kẹt lại
quê nhà giữ giùm mà đâm ra tiếc. Nếu biết trước là ra khỏi nước một cách
quá dễ dàng như thế này thì cần chi phải lo xa chuyện bị bắt sẽ phải
nhờ ông em đút lót vàng cho công an để chuộc tự do cho gia đình bà.
Bên
kia, ông Thiện cũng đang quay sang nói chuyện với một người đàn ông
đứng tuổi, dáng dấp bệ vệ, gương mặt có vẻ trí thức. Hai người nói
chuyện có vẻ say sưa lắm. Người đàn ông khoa tay, rồi nói với một giọng
quyết liệt :
- Ra ngoại quốc, mình phải làm một cái gì cho đất nước.
Đúng vậy, phải làm một cái gì để cứu 60 triệu đồng bào đang lầm than đói
khổ từng ngày. Nhất định mình phải làm một cái gì, phải thực hiện một
cái gì, phải ráo riết xây dựng một cái gì. Anh biết không, ước vọng của
tôi sau khi thoát ra khỏi tầm tay của Việt Cộng, tôi phải tổ chức một
cái gì ra trò, để đập vào mặt chúng nó.
Ông Thiện cất tiếng hỏi :
- Nói như vậy, chắc anh cũng đã có một kế hoạch để hoạt động khi ra ngoại quốc phải không ?
Người đàn ông giơ ngón tay, chỉ vào đầu mình :
-
Tôi có cả trăm kế hoạch chứa trong này, nhưng sẽ tuỳ cơ ứng biến. Tôi
sẽ đi chu du khắp thế giới để vận động một cuộc tranh đấu cho lý tưởng
tự do. Đúng thế, phải biểu dương một cái gì ...
Ông ta ngưng lại một lúc như để lời phát biểu của mình ngấm vào tâm can người nghe, rồi hỏi ông Thiện :
- Còn anh dự tính gì khi ra ngoại quốc không ?
- Tôi muốn tiếp tục làm nghề sinh nhai cũ của tôi, đó là nghề thầu khoán.
Người đàn ông trợn mắt, lắc đầu :
-
Không được đâu, ra ngoại quốc muốn hành nghề gì cũng phải có bằng cấp
đấy anh ơi ! Rất tiếc anh không phải là quân nhân hay công chức quan
trọng của chính quyền cũ nên không thuộc thành phần ưu tiên nâng đỡ của
Mỹ.
- Vậy anh thuộc thành phần nào ?
Người đàn ông tạo một nụ cười có vẻ bí mật :
- Nói nhỏ anh nghe, tôi là nhân viên tình báo CIA của Mỹ đấy ! Mai mốt nếu anh cần làm một cái gì, tôi sẽ sẵn lòng giúp đỡ.
Bà vợ ông ta nằm mệt lả bên cạnh, trở mình ngồi dậy càu nhàu :
- Làm cái gì ! Hở ra là làm cái gì, cái gì ! Muốn làm cái gì thì bây giờ ông đi lấy giùm tôi miếng nước uống coi.
Người
đàn ông liếc bà vợ, rồi vội vã đứng dậy, đi xin nước cho bà. Ở cuối
khoang, một đám con gái đang nói chuyện về thời trang và son phấn ở
ngoại quốc. Các bà thì đang tụm lại về đề tài gia chánh và vòng vàng,
chuỗi hột. Không khí trong chiếc khoang chật hẹp trở nên vui như ngày
hội. Họ chuyện trò thân mật. Niềm tin và hy vọng hiện lên trên nét mặt
mọi người.
Đêm hôm đó, mọi người đang ngủ ngon, chợt thức giấc vì
chiếc ghe lắc quá mạnh. Tiếng sóng đập vào lườn nghe ình ình như tiếng
trống. Nữ, cô gái con ông Thiện ngồi bật dậy, quay sang phía mẹ, nói :
- Hình như có bão má à !
Bà Thiện cũng lật đật ngồi nhỏm lên :
- Làm gì có chuyện đó con.
Như
để trả lời bà Thiện, một cơn gió mạnh hất tung chiếc nắp hầm qua một
bên rồi mưa tạt xuống khoang nghe xối xả. Mọi người nghe nhốn nháo.
Tiếng sét nổ xé trời làm lũ trẻ con khóc ré lên. Hai đứa em của Nữ cũng
ôm chặt lấy bà Thiện mếu máo làm ông Thiện cũng mất bình tĩnh. Ông qua
sang bên ông bạn CIA hỏi :
- Tại sao có bão mùa này vậy anh ?
Ông CIA lắc đầu, tay bám chặt lấy mấy thanh gỗ bên sườn ghe cho khỏi bị té :
- Tôi đâu có rành về cái vụ đi biển. Có thể là một cơn bão bất ngờ.
Bà vợ ông ta ôm chặt lấy thân chồng :
- Mình phải làm sao bây giờ hả ông ?
Người đàn ông lắc đầu :
- Tôi cũng như bà, ngồi chịu chết trong ghe chứ biết làm cái gì bây giờ !
Chỗ
gia đình Nữ ngồi ngay dưới nắp hầm nên lãnh trọn số nước mưa tạt vào.
Gió mạnh rít lên từng hồi. Nữ vội nhoi đầu lên khỏi miệng hầm, đưa tay
cố kéo chiếc nắp đậy lại, nhưng sức gió mạnh quá, đè chiếc nắp hầm dính
sát sàn ghe. Chớp loé lên sáng rực cả bầu trời tối đen như mực. Mưa ướt
sũng cả đầu tóc, mình mẩy nàng. Những hạt nước cứ thi nhau tạt vào mặt
nàng đau rát. Bà Thiện thấy con gái đang lúng túng, vội quát chồng :
- Trời ơi ! Ông không đứng lên phụ nó một tay mà còn ngồi ngó chi không biết nữa !
Ông
Thiện chợt lấy lại tinh thần.Ông đứng lên toan đến bên Nữ để phụ nàng
thì ghe lắc mạnh làm ông mất thăng bằng tè nhào xuống, đau điếng. Ông
CIA bên cạnh ông Thiện cũng muốn đứng dậy để phụ cô gái, nhưng bà vợ vẫn
nắm cứng lấy chân ông chồng nên không xoay sở được. Nữ cố bặm môi, cố
sức dở chiếc nắp hầm, may lúc ấy, Vũ, người con trai của ông Tư tài
công, cũng đã lòn xuống từ phòng lái, tới phụ nàng đậy chiếc nắp hầm rồi
cài then lại. Vũ nói lớn :
- Bão lớn quá !
Nữ lo ngại hỏi :
- Liệu ghe mình chịu nổi không hả anh ?
- Không biết nữa. Nhưng chắc là không sao đâu.
Chiếc
ghe lại lắc lư mạnh, nghiêng bên này, ngả bên kia kêu răng rắc làm đám
hành khách thi nhau ói mửa. Thỉnh thoảng nó bị nhấc lên cao rồi lại rơi
nhanh xuống khiến mọi người thót bụng. Mưa bão gào thét điên cuồng. Sấm
sét nổ như xé trời. Từng khối nước biển thi nhau phóng lên không trung,
rơi quật xuống chiếc ghe bé nhỏ.
Đoàn người vượt biển trong
khoang bị nhồi nhừ tử, đè cả lên nhau. Nhiều người bị lả đi vì bị ói quá
nhiều. Tiếng mưa bão ngoài trời pha lẫn tiếng khóc của trẻ con, tiếng
la hét của người yếu bóng vía, tiếng cầu kinh, niệm Phật, tiếng khóc,
tiếng quát tháo của mấy người đàn ông trấn an vợ, náo loạn cả lên. Tất
cả trong khoang ghe trở nên hỗn độn, kinh hoàng.
Trên phòng lái,
trời tối đen như mực, những ánh chớp nổ vang trời như muốn xé tan màn
đêm. Từng đợt sóng cao dâng lên rồi đổ xuống chiếc ghe với một sức mạnh
kinh hồn, làm như muốn đập tan nó ra thành từng mảnh vụn. Ông Tư tài
công cột chặt thân người vào chiếc bục gỗ ngồi. Ông cố ghìm vững tay lái
cho ghe lướt dọc theo triền sóng. Những cơn sóng cả và lôc đã làm chiếc
ghe quay mòng mòng, ngụm lặn như muốn chìm. Vợ ông Tư tài công lo lắng
cho chồng nên mò lên phòng lái. Bà ôm chặt lấy cây cột chống. Ông Tư tài
công quát tháo, đuổi vợ xuống khoang, nhưng bà Tư vẫn đứng ì tại chỗ.
Đã mấy lần bà suýt bị sóng cuốn đi. Dù không làm được gì trong phòng
lái, nhưng bà cần có mặt bên chồng để chia xẻ nỗi nguy hiểm và yểm trợ
tinh thần người lèo lái con thuyền.
Một tiếng sấm nổ vang trời,
tiếp theo là một cột nước khổng lồ dâng lên cao ập xuống phòng lái, nhổ
phăng đi chiếc cột chỗ bà Tư tài công đang nắm. Người đàn bà kêu thất
thanh, rồi ngã nhào, bị khối nước kéo tượt ra khỏi phòng lái. Những ngón
tay của người đàn bà cố bấu mạnh xuống sàn ghe để níu lại nhưng cũng
không cưỡng lại nổi sức nước cuốn. Ông Tư vội buông tay lái, nhào ra
chụp lấy cánh tay vợ, thân người bà Tư đã bị tụt xuống dưới bên hông
ghe, đong đưa. Chiếc ghe không người lái quay tròn, nghiêng ngả như muốn
lật úp trong tiếng gầm thét của phong ba.
Ông Tư một tay nắm lấy
tay vợ, một tay níu lấy cái bệ cửa, cố ghì lại, nhưng một ngọn sóng
khác kế tiếp quật lên sàn ghe, kéo người đàn bà tuột khỏi tay chồng. Ông
Tư hét thất thanh :
- Trời ơi ! Vợ tôi !
Nhưng tiếng sóng bão
đã át đi tiếng thét thảm não của ông Tư tài công. Vũ chạy lên phòng
lái. Kịp thấy cha mình sắp lọt xuống biển, chàng vội nằm rạp xuống, gắng
sức kéo ông vào phòng lái. Ông Tư gào lên :
- Vũ, má mày bị nước cuốn đi rồi !
Vũ
nghe nói hoảng hồn, nằm rạp xuống sàn, cố trườn tới lườn ghe nhìn xuống
nước để tìm mẹ, nhưng dưới ánh chớp, bóng bà Tư mất dạng trong sóng
biển. Tim Vũ se thắt lại. Chàng gào to :
- Má ơi ! Má ơi !
Chiếc
ghe bị sóng đẩy nghiêng hẳn về một bên như muốn lật khiến Vũ phải vội
vàng bò lại phòng lái, điều khiển cho chiếc ghe nương theo sóng. Ông Tư
tài công khuỵu xuống, ôm chặt lấy thành cửa ghe, lặng người đi. Ông chỉ
muốn buông tay ra để chìm theo vợ.
Mưa bão vẫn gào thét điên
cuồng. Sấm sét nổ như muốn phá tan bầu trời đen kịt. Từng khối nước biển
dâng cao vẫn tiếp tục thi nhau quật mạnh xuống chiếc ghe bé nhỏ, dưới
khoang ghe, bà Quốc ôm chặt lấy chồng. Cái bào thai 6 tháng trong bụng
hành hạ bà dữ dội. Bà cảm thấy bụng đau nhói lên như có ai cầm dao nhọn
đâm vào. Bà quằn quại đau đớn, thét lên. Ông Quốc quýnh quáng quay sang
ông bác sĩ quân y Tường nằm bên cạnh toan cầu cứu, nhưng ông bác sĩ duy
nhất trong ghe cũng đang ôm bụng gập người xuống, mửa tháo ra.
Tình
cảnh trong ghe thật là bi đát, hỗn loạn. Chợt chiếc ghe bị hất tung lên
cao rồi rơi mạnh xuống như trời giáng. Lườn ghe lại kêu rắc rắc, rồi
phía hông bên trái bị một kẽ nứt, nước rỉ vào khiến mọi người hốt
hoảng,ré lên :
- Ghe nứt rồi ! Nước tràn vô bà con ơi !
Đám
người mất tinh thần vội dồn sang một bên để tránh chỗ nước rỉ. Tiếng kêu
khóc lại vang lên dữ dội. Một thanh niên bò tới chân thang hét vọng lên
phòng lái báo động. Vũ phải giao tay lái cho ông Tư tài công, chạy
xuống, tay cầm một bịch dầu trét ghe. Vũ hét to :
- Đừng có dồn hết sang một bên, coi chừng ghe lật đó !
Mặc
chàng nói, chẳng ai thèm để ý. Vũ tới bên lườn ghe, móc dầu trét vào kẽ
nứt. Mấy người đàn ông nữa tới nữa trét phụ với Vũ. Kẽ nứt ngưng rỉ
nước. Đám người bấy giờ mới chia đều ra 2 bên. Người nào cũng ráng bấu
lấy những thanh gỗ nơi lườn ghe để khỏi bị xô vào nhau.
Trên
phòng lái, ông Tư cố nén đau thương đang cố gắng điều khiển chiếc ghe
lướt trên triền sóng. Từng đợt sóng cả nhô cao rồi đổ xuống đập mạnh vào
lườn ghe nghe ầm ầm làm thân ghe chuyển mình kêu răng rắc. Vũ cố gắng
bò trên sàn ghe ra chỗ để thăm chừng những chiếc can nhựa 20 lít, chứa
nước ngọt, nhưng xui xẻo, sợi giây thừng cột chúng lại với nhau bị đứt
từ lúc nào, những can nước mất hết, chỉ còn xót lại 3 can, nằm chênh
vênh trên sàn ghe đang chờ sức sóng hất chúng xuống biển.
Vũ hốt
hoảng chụp lấy 3 can nhựa đựng nước ngọt kéo vào trong, rồi chuyển chúng
xuống miệng hầm cho đám thanh niên ở dưới khoang chất vào một góc. Dù
sao thì trên biển cả, nước ngọt là mạng sống của con người. Nước mưa tạt
xuống khoang làm những người bị ướt la ré lên, dồn tránh qua một bên,
Vũ đậy nắp hầm lại. Một khối nước khổng lồ quật xuống thân Vũ khiến lồng
ngực chàng tức như búa bổ. Vũ níu lấy đám lưới trên sàn ghe bò dần về
phòng lái. Chàng thấy ông Tư tài công một tay đang ôm mặt, một tay lái
ghe. Vũ hốt hoảng hỏi :
- Ba bị sao thế ?
- Đầu tao bị đập trúng cái tay lái, hơi ê ẩm, nhưng không sao cả.
- Liệu cơn bão này có kéo dài không hả ba ?
- Không biết nữa Trong ánh chớp, Vũ thoáng thấy trán ông Tư tài công rỉ máu. Chàng vội nói :
- Ba xuống dưới kiếm cái gì mà băng đầu đi, để con cầm lái cho.
Cơn bão vẫn nhồi chiếc ghe đáng thương cho đến khi mọi người đều nằm rạp vì say sóng, và họ thiếp đi trong mệt mỏi, rã rời ...
Cơn
thịnh nộ của đại dương dịu dần cho đến tờ mờ sáng thì dứt hẳn. Bầu trời
quang đãng. Trong ánh sáng của hừng đông, mặt biển lại phẳng lặng, hiền
hoà như chẳng có chuyện gì đã xảy ra trong đêm qua.
Nắng ban mai
rực rỡ, chan hoà trên vùng nước màu xanh thẫm. Nữ lần lên trên sàn ghe
để cho thoáng khí. Tiếng máy ghe đã im bặt từ lúc nào, chỉ còn tiếng
sóng rì rào. Ông Tư tài công, ông Thiện và mấy người đàn ông nữa đang
lui cui nơi phía sau đuôi ghe. Một người đàn ông hỏi :
- Bánh lái bị trục trặc có sửa được không hả chú Tư ?
- Chưa biết rõ, còn coi cái đã.
Mấy
gương mặt chăm chú nhìn xuống vùng nước xanh. Nơi bánh lái, một cái đầu
chợt trồi lên khỏi mặt nước. Mọi người nhận ra là Vũ. Ông Thiện nóng
ruột hỏi :
- Bị sao vậy ?
Vũ đạp cho người nổi lên, rồi đưa tay vuốt nước trên mặt :
- Bánh lái gãy mất tiêu rồi !
Câu trả lời như tiếng sét đánh ngang đầu mọi người. Ông Tư tài công hỏi vọng xuống :
- Mày có coi kỹ chưa ?
Vũ bơi sát lại hông ghe rồi leo lên :
- Coi kỹ rồi, vô phương !
Nữ cảm thấy tim mình se thắt lại. Một người đàn ông lên tiếng hỏi với giọng lo sợ :
- Còn cách nào cứu vãn không ông Tư ?
Ông
Tư tài công lặng yên không nói. Nhìn nét mặt nghiêm trọng của ông tài
công, người ta đoán được câu trả lời. Ông CIA nói lớn :
- Bây giờ chúng ta phải làm một cái gì đi chứ ?
Ông Thiện quay qua hỏi ông ta :
- Vậy chứ ông muốn làm cái gì bây giờ ?
Ông CIA giơ tay phác hoạ vào không khí :
- Chẳng hạn như làm một cái bánh lái khác !
- Lấy gỗ, sắt, cưa, bào đục đâu mà làm ?
Ông CIA nhún vai :
- Cái đó là lỗi của các ông tổ chức không dự phòng trường họp này có thể xảy ra để mà đem theo một cái bánh lái sơ cua.
Ông Tư khoát tay :
-
Bây giờ không phải là lúc chúng ta tranh luận nữa. Trận bão vừa qua đã
làm gãy cái bánh lái, sóng biển còn cuốn hết cả nước uống và mấy thùng
đồ ăn của chúng ta rồi. Chỉ còn 3 can đựng nước duy nhất may mắn sót lại
đang để dưới khoang. Tất cả chúng ta sẽ phải sống cầm hơi bằng 3 can
nước đó cho tới khi được tầu buôn cứu. Tôi đề nghị tất cả ưu tiên cho
con nít và đàn bà.
Mọi người nghe nói đều lo sợ. Cảnh biển thật đẹp, vậy mà lòng họ đang héo hon, u ám như bầu trời có giông bão. Nữ hỏi Vũ :
- Tôi cảm thấy lo quá. Anh có nghĩ là tình trạng ghe mình trở nên nguy ngập không ?
Vũ thở dài :
- Người ta có thể nhịn đói vài ngày không sao, nhưng thiếu nước chừng vài giờ thôi thì mọi người trên ghe đều xỉu cả.
Câu
trả lời tuyệt vọng của Vũ khiến Nữ thật buồn. Nàng đưa mắt nhìn đại
dương bao la, không bờ bến. Màu xanh thẫm của biển sao lạnh lẽo quá.
Hình bóng tử thần như lảng vảng quang đây. Không ngờ chuyến đi tìm một
sinh lộ cho đoàn người lại là con đường chết.
Sóng vỗ nhè nhẹ vào lườn ghe trong tiếng gió biển vi vu, âm thanh buồn thảm. Nữ quay sang hỏi Vũ :
- Tại sao mình không đốt khói lên để làm hiệu kêu cứ những chiếc tầu đi qua đây ?
Vũ trầm ngâm một chút rồi trả lời :
-
Tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng chỉ sợ lỡ mấy thằng hải tặc Thái Lan nó
kéo tới đây thì mình lại chết sớm nữa. Cứ thủng thẳng rồi tính.
Nữ
im lặng ngao ngán. Lại thêm một mối lo sợ nữa mà nàng quên, không nghĩ
tới. Trên chiếc ghe này, phần lớn là đàn bà, con gái, chắc chắn họ sẽ là
mồi ngon cho bọn hải tặc vô lương tâm.
Ông Tư tài công bỏ ra mũi
ghe đứng im lặng, nhìn xuống mặt nước, nét mặt buồn rười rượi. Cũng
khung trời xanh, cũng nắng đẹp, cũng sóng biển hiền hoà này, ngày hôm
qua ông và vợ con còn ngồi trong phòng lái bàn chuyện tương lai. Vợ ông
mơ ước nếu gia đình ông được đến bất cứ một quốc gia nào thì ông nên
tiếp tục làm nghề đánh cá như ngày xưa. Bà sẽ cố gắng cuốc xới một mảnh
vườn nho nhỏ đằng sau nhà để trồng thêm những loại hoa mầu và nuôi vài
con gà để lũ con và ông có thức ăn tươi. Bây giờ, người đàn bà hiền
lành, chất phác đó đã nằm yên dưới lòng biển lạnh. Ông Tư tài công nấc
lên, hai giọt lệ lăn dài trên đôi má nhăn nheo.
Vũ đến bên ông lên tiếng an ủi :
-
Thôi ba cũng đừng buồn nữa. Trong hoàn cảnh khốn khổ này ai đi trước
thì người đó yên phận. Những kẻ còn lại như chúng mình, nếu không có tầu
vớt thì cũng chết dần mòn vì đói khát mà thôi.
Ông Tư vẫn lặng
im, đôi mắt rưng rưng nhìn biển khơi. Vũ thở dài. Chợt có tiếng la khóc
dưới khoang rồi tiếng người ồn áo vọng lên làm Vũ hốt hoảng. Chàng nói
với ông Tư :
- Để con xuống dưới xem chuyện gì vậy.
Nói xong
Vũ tuột xuống mấy nấc thang. Chàng thấy một đám người bu quanh lấy bà
Quốc. Người đàn bà mặt xám ngắt, nằm nghẻo đầu sang một bên. Ông Quốc
nắm tay vợ khóc sướt mướt. Hai đứa nhỏ cũng gào thét bên mẹ. Bên cạnh,
bác sĩ Tường buông cổ tay bắt mạch cho bà Quốc rồi lắc đầu :
- Tim bà ấy ngừng đập rồi !
Ông Quốc mếu máo, nhìn bác sĩ Tường với ánh mắt van lơn :
- Bác sĩ làm ơn làm phước ráng cứu vợ tôi.
Bác sĩ Tường thở dài :
-
Trong hoàn cảnh không có dụng cụ, không thuốc men, một chứng bệnh bình
thường tôi cũng đành bó tay, huống chi bà ấy đang có thai, bị sóng biển
hành đuối sức.
Một bà lên tiếng hỏi :
- Bác sĩ coi kỹ lại đi. Có thể bà ta chỉ ngất xỉu một lúc thôi ?
Bác
sĩ Tường im lặng. Trong hoàn cảnh này ông cũng chẳng biết phải trả lời
làm sao. Một linh mục mặc áo dòng đen, vẹt mọi người ra hai bên rồi chen
vào ngồi bên xác người đàn bà xem xét. Đó là cha Tự. Ông Quốc nắm bàn
tay lạnh giá của vợ, nhìn cha Tự sụt sùi nói :
- Xin cha làm phép xác cho nhà con !
Cha
Tự quỳ gối làm dấu thánh giá rồi cất giọng đọc mấy câu kinh. Những
người đi đạo cũng lên tiếng đọc kinh theo cha. Mọi người trong khoang
đều cúi đầu mặc niệm.
Buổi chiều hôm ấy, khi những tia nắng cuối
cùng của mặt trời còn le lói phía chân trời Tây. Mọi người lên trên sàn
ghe dự đám thuỷ táng bà Quốc. Thi thể người đàn bà được đặt nằm ngay
ngắn trên sàn, không quan tài, không vải liệm. Chiếc ghe tắt máy, bềnh
bồng trôi. Giọng cầu kinh trầm buồn của mọi người vang lên. Xong bài
kinh, cha Tự ngước mắt lên trời, cất giọng buồn thảm :
- Lạy Chúa !
Xin Chúa hãy đón nhận linh hồn của bà Quốc và đứa hài nhi chưa chào đời ,
và yên nghỉ nơi nước trời. Người chết đã yên phận, nhưng còn đám thuyền
nhân khốn khổ chúng con đây, đang tiếp tục một cuộc hành trình không bờ
bến, đầy gian khổ. Xin Chúa hãy đưa chúng con thoát khỏi hiểm nguy mà
bình yên đến được bến bờ tự do. A men !
Lời cầu nguyện trầm buồn
của cha Tự khiến nhiều người rơi nước mắt. Cái xác bà Quốc được mấy
người đàn ông khiêng lên, đi tới sườn ghe. Ông Quốc và 2 đứa con khóc oà
lên. Một tiếng "ùm" khô khan. Thân thể người đàn bà bất hạnh nổi dật dờ
một lúc như gởi lời vĩnh biệt, rồi chìm sâu dưới làn nước xanh biếc.
Nét mặt buồn thảm hiện trên gương mặt của mọi người. Bác sĩ Tường nói
vài lời an ủi ông Quốc. Mấy người đàn bà dỗ dành hai đứa trẻ cho chúng
nín khóc. Sau đó mọi người lại lục đục kéo nhau xuống khoang ghe với tâm
trạng buồn nản.
Hai ngày nữa trôi qua trong lo âu thấp thỏm. Đám
thuyền nhân trên ghe bắt đầu nếm mùi cực khổ. Ba can nước trên ghe đã
được hạn chế sử dụng đến mức tối đa, chỉ được dùng để nấu cháo vì họ
không thể ăn gạo sống được, và ưu tiên cho những đứa bé. Người lớn phải
cố chịu đựng và chỉ được thấm môi khi quá khát. Người ta cầu mong có
được một trận bão như hôm nào để có nước uống, nhưng quái ác thay trời
cứ nóng như thiêu như đốt. Ban ngày mặt trời chói chang hừng hực lửa.
Ban đêm những cơn gió hầm hập mang luồng không khí nực nội thổi luồn
xuống khoang khiến da thịt mọi người như bị sấy khô đi. Ai nấy đều mang
một giấc mơ ước được gặp chiếc tầu buôn nào đó đi ngang vùng biển này,
cứu vớt họ.
Bốn ngày nữa lại nặng nề trôi qua. Mưa vẫn không đổ
xuống, và ca nước cuối cùng cũng vừa hết, khoang ghe bao trùm bầu không
khí nặng nề khó thở. Người ta nằm bẹp trong khoang ghe mệt mỏi, những
cặp mắt lo sợ nhìn nhau. Dường như bóng dáng Tử Thần đang lảng vảng
quanh đây.
Hưng Sâm, ông thương gia vùng Chợ Lớn, lả người gối
đầu lên chiếc túi da đựng 200 cây vàng, và một túi nữ trang, tài sản
của vợ chồng ông mang theo trong chuyến vượt biển này. Ông nuốt nước
bọt. Chiếc lưỡi khô queo, đắng ngắt của ông không còn một chút nước. Trí
óc ông lúc mê, lúc tỉnh. Ông đang tưởng tượng những ly nước đá lạnh
trong vắt mà hằng ngày ông vẫn hắt đổ đi sau khi uống thừa. Bây giờ nếu
có được, ông sẵn lòng đổi 200 cây vàng này để lấy một ly nước lạnh đó
cho gia đình ông. Đời thật trớ trêu. Trong cuộc sống thường nhật, ông
đâu có ngờ có ngày ông lại lâm vào tình trạng đói khát trong lúc ông
đang nắm trong tay bao nhiêu tiền bạc như hôm nay đâu. Hối hận chợt dâng
lên trong lòng ông, nếu biết như thế này thì ông không dàm bước chân
xuống ghe để mạo hiểm.
Màn đêm lại buông xuống. Đại dương lại bao
trùm một màn đen ghê rợn. Những đứa trẻ con bắt đầu khóc đòi uống nước.
Một đứa bé chừng một tuổi khóc ré lên trong lòng mẹ vì nó khát. Người
đàn bà cố nhét vú của mình vào miệng con, nhưng vú chị không còn sữa.
Đứa bé nhả vú mẹ ra, khóc lặng người đi. Người đàn bà ràn rụa nước mắt
vỗ về con. Tiếng khóc của đứa bé yếu dần, chìm trong những tiếng khóc
của những đứa trẻ lớn hơn. Đám cha mẹ của chúng ôm lấy con nghẹn ngào.
Rồi những đứa trẻ lại lả người đi.
Đêm dài lại nặng nề trôi qua.
Chiếc ghe lâm nạn bồng bềnh trôi. Dưới khoang ghe, cơn đói khát đã bắt
đầu hành hạ mọi người. Không còn ai đủ sức ngồi dậy vì mệt lả. Một thanh
niên leo lên miệng hầm, lảo đảo đi tới lườn ghe. Vũ ngồi trên sàn ghe,
thấy thế vội chạy ra la lớn :
- Anh kia làm gì vậy ?
Thanh niên quay lại, mặt thất thần :
- Tôi khát nước quá, muốn lấy nước biển uống.
Vũ trợn mắt :
- Bộ anh điên hả ? Nước biển mặn chát, làm sao mà uống ?
- Tôi phải uống chứ không còn chịu nổi nữa rồi.
Gã
thanh niên nói xong lao mình xuống nước. Vũ nhào tới toan giữ tay anh
ta nhưng không còn kịp nữa. Gã thanh niên chới với trong nước. Vũ vội
vàng chạy đến đống lưới lấy một sợi dây thừng, quay lại hông ghe để tiếp
cứu, nhưng thân hình gã thanh niên biến mất trên mặt biển.
Vũ
buồn bã đưa mắt nhìn xuống những đợt sóng biển nhấp nhô đập vào mạn ghe.
Mắt anh rưng rưng khi nhớ đến mẹ mình. Chợt vũ đưa mắt nhìn ra khơi. Xa
thật xa, có bóng dáng của 2 chiếc ống khói tầu nhô lên khỏi mặt nước,
với đám khói đang bay lên cao. Vũ mừng rỡ, chạy vào trong phòng lái lấy
cái ống nhòm của lính, nhìn về phía hai chấm đen đang nhả những sợi khói
mỏng. Ông Tư tài công đang nằm trên chiếc phản gỗ nơi phòng lái, vội
ngồi nhỏm dậy hỏi dồn :
- Có chuyện gì đấy Vũ ?
Vũ quan sát thật kỹ, rồi nói :
- Có một chiềc tầu buôn mang cờ Pháp, nhưng nó ở quá xa.
Ông Tư tài công mừng rỡ nói :
- Vậy mình cầu cứu nó đi.
Vũ trả chiếc ống nhòm cho ông Tư tài công rồi nói nhanh :
- Để con đốt lửa làm hiệu.
Vũ
cởi phăng chiếc áo thun đang mặc tới chỗ phuy dầu chạy máy được hàn
dính trên sàn ghe, mở nắp nhúng chiếc áo thung vào. Một người thanh niên
vừa dưới khoang chui lên, cũng cởi chiếc áo mình ra đưa cho Vũ. Hai
chiếc áo được bỏ trong chiếc thau nhôm méo mó, đốt lên, nhưng ngọn lửa
quá yếu, và bị gió thổi bạt nên khói không bốc nổi lên cao. Gã thanh
niên chạy lại nắp hầm khom người nói vọng xuống :
- Mình gặp tàu lớn rồi bà con ơi. Tôi cần thêm một ít quần áo để đốt lửa cầu cứu họ tới vớt mình.
Đám
người nằm trong khoang nghe có tầu vớt như được uống thuốc hồi sinh. Họ
ngồi nhổm cả dậy. Đám đàn ông vội cởi hết những cái áo đang mặc đưa cho
gã thanh niên. Vài người còn sức lực vội leo lên khỏi miệng hầm để xem.
Ngọn lửa nhờ có thêm quần áo bùng cháy cao hơn. Khói bay lên trời cuồn
cuộn. Vũ hỏi ông Tư tài công :
- Nó tới gần mình chút nào chưa ?
Ông Tư tài công nhìn xong, đưa ống nhòm cho Vũ lắc đầu buồn bã :
- Nó quẹo mũi chạy hướng khác rồi.
Vũ
dán mắt vào chiếc ống nhòm. Tim chàng bỗng nhói lên khi thấy 2 chiếc
ống khói tầu mỗi lúc một nhỏ dần rồi khuất dưới mặt biển. Chàng thở dài
nói với cha :
- Nếu mình nhìn thấy họ thì chắc chắn họ cũng phải nhìn
thấy mình đốt khói chớ. Như vậy có thể là họ bỏ rơi mình rồi. Đám đàn
ông trên sàn ghe đang cố tẩm thêm dầu vào những chiếc áo đốt tiếp tục
với hy vọng được các tầu khác cứu. Ngọn lửa cháy với ngọn khói đen lại
bị gió thổi tạt nằm rạp xuống. Thêm một vài chiếc đầu nữa với gương mặt
phờ phạc ló lên khỏi miệng hầm :
- Tầu vớt đâu ? Tầu vớt đâu ?
Đám
người đốt lửa không buồn trả lời. Niềm thất vọng hiện rõ trong ánh mắt
họ khi bóng dáng chiếc tầu đã biến mất nơi chân trời xa. Ông Tư tài
công, Vũ và đám đàn ông, mặt buồn xo nhìn ngọn lửa bập bùng trên sàn
ghe, tàn dần niềm hy vọng mong manh của họ vừa bừng lên đã lịm tắt đi.
Đám đàn ông đứng ngó mông lung ngoài mặt biển một lúc, rồi lại chui
xuống khoang với nỗi thất vọng. Chợt Vũ nghe có tiếng người la hoảng bên
dưới khoang vọng lên :
- Trời ơi ! sao miệng đứa bé toàn máu không vậy nè ?
Vũ
tụt xuống khoang. Một đám người bu quanh chị đàn bà có đứa con 1 tuổi,
đứa bé nhỏ nhất trong ghe. Chị ta đang cho con bú. Thằng bé mút lấy mút
để vú mẹ. Một dòng máu đỏ tràn qua mép đứa bé. Người đàn bà dựa thành
khoang ghe, ôm con, đôi mắt nhắm nghiền, khuôn mặt lợt lạt. Bà Thiện vội
lay mạnh chị đàn bà :
- Nè chị ! Tỉnh dậy mà coi con chị nó sao rồi.
Chị
đàn bà không mở mắt. Bà Thiện vội vàng kéo đứa bé ra khỏi lòng mẹ. Mũi
và miệng đứa bé ngoe ngoe máu. Mọi người trợn to mắt kinh hãi khi thấy
đầu vú người đàn bà có một vết cắn sâu vào thịt. Một cô gái sợ hãi quá
la lên :
- Trời ơi ! Bà cắn vú cho con uống máu mình nè trời !
Bác
sĩ Tường vạch đám đông, chen tới, đặt người đàn bà ngay ngắn, rồi làm
động tác hô hấp để cứu tỉnh người đàn bà. Máu ở đầu vú chị ta vẫn ứa ra.
Người đàn bà khẽ mở đôi tròng mắt lạc thần nhìn những khuôn mặt lờ mờ
đang vây quanh chị. Bác Sĩ Tường cúi mặt hỏi chị :
- Tại sao chị làm chuyện dại dột vậy ?
Chị đàn bà thều thào :
- Con ... tôi nó khát ... Tôi ... muốn nó còn sống ... Để gặp tầu vớt.
Chị
đàn bà nói xong nhắm nghiền đôi mắt lại. Bàn tay chị lạnh giá từ từ.
Dòng máu đỏ trên núm vú chị đã ngưng chảy. Bác sĩ Tường bắt mạch cho nạn
nhân rồi lắc đầu thở dài :
- Tim chị ấy ngừng đập rồi !
Có
tiếng khóc đâu đây của vài cô gái. Cha Tự cũng có mặt. Cha vội quỳ
xuống, làm dấu thánh giá đọc kinh cầu nguyện cho người qua đời. Bà Thiện
bế đứa nhỏ, ngơ ngác hỏi chồng :
- Sinh mạng những người trên ghe
này đành phó thác cho Trời. Bây giờ mẹ đứa bé đã chết thì trong ghe
chúng mình đành phải trông coi nó, chứ biết tính sao bây giờ Thằng bé
con thấy người lạ bu quanh mình, nó khóc oà lên rồi bò tới bên xác mẹ.
Bà Thiện phải kéo đứa bé ra, lau gương mặt dính ngoe ngoét máu của nó.
Vài
người đàn ông khiêng xác người mẹ xấu số ra hông ghe. Thêm một thây
người nữa được trả về lòng biển. Đám thuỷ táng chỉ có Vũ, cha Tự, Bác sĩ
Tường, ông Quốc và vài người đàn ông còn sức tham dự. Tất cả những
người còn lại không đủ sức leo lên miệng hầm nữa. Hết nước, không thể
nấu cơm, những nắm gạo sống được phân phát cho mọi người nhấm nháp cầm
hơi, nhưng người ta cũng nuốt không nổi khi miệng ai nấy đều khô queo vì
không còn nước.
Chiều xuống thật mau. Không gian chuyển sang một
mầu tối ám. Mặt trời đỏ ối như máu, tròn to như cái mâm, chìm một nửa
xuống lòng biển xám. Những giải ánh sáng vàng cam, tím sẫm và xanh biếc
còn bịn rịn, le lói ở cuối trời như muốn gởi lời chào từ biệt đám người
bất hạnh. Chiếc ghe vẫn bập bềnh nhấp nhô như chiếc lá khô trôi giữa
dòng sông. Biển sao lặng lẽ quá. Từng đợt sóng con vỗ nhẹ vào lườn gỗ
róc rách.
Trời nóng như một cái lò lửa. Những cơn gió oi ả vẫn
lùa xuống khoang, hâm nóng mọi người. Ai nấy đều vã mồ hôi và khát xé cả
họng. Vài đứa bé con đã ngất xỉu đi trên tay mẹ chúng. Lại thêm những
tiếng khóc thảm thiết của mấy người đàn bà.
Màn đêm buông xuống
bao phủ mặt biển bao la. Vài đứa trẻ con co giật thân người, chờ chết
bên những cái thân rũ liệt của cha mẹ chúng. Đứa bé mất mẹ lại khóc thét
lên vì đói khát, Bà Thiện cố nhai miếng gạo sống để mớm cho thằng bé,
nhưng miệng bà cũng chẳng còn tí nước bọt nào. Đêm hôm đó đứa bé lả đi,
nằm bất động bên cạnh thân xác rã rời của bà Thiện. Mọi người đã quá
đuối sức. Chẳng ai trong ghe còn sức lực và tỉnh táo để quan tâm tới đứa
bé còn sống hay đã chết. Lác đác trong khoang ghe, những người già
không còn sức chịu đựng cũng đang nằm bẹp trên sàn thoi thóp. Nếu không
có những lồng ngực còn nhấp nhô thở nhẹ thì người ta tưởng như trong ghe
toàn là xác chết, và chiếc ghe trở thành một quan tài nổi đang bồng
bềnh trên biển.
Trên sàn ghe, ông Tư tài công đã kiệt sức, nằm lả
người trên chiếc phản trong phòng lái. Vũ cố gượng ngồi trên đám lưới
canh chừng mặt biển. Dù sao, còn là thanh niên, Vũ vẫn còn sức chịu đựng
hơn là mọi người trên ghe. Chàng đưa đôi mắt mệt mỏi nhìn lên bầu trời
đen thẫm với hàng triệu vì tinh tú. Ánh sao sáng lấp lánh khi mờ khi tỏ.
Chàng không hiểu ngôi sao bản mệnh của chàng và những người khốn khổ
trên ghe này nằm ở góc trời nào. Chúng còn sáng hay lu mờ sắp tắt. Đầu
óc Vũ như nặng trĩu bởi cơn buồn ngủ dữ dội đang kéo tới. Mắt chàng mờ
dần đi và cứ phải chớp liên hồi mới có thể nhìn được cảnh vật. Vũ biết
rằng bộ óc chàng thiếu nước. Có chịu đựng giỏi lắm cho tới bình minh ló
rạng là chàng sẽ gục chết ở đây.
Vũ đưa lưỡi liếm bờ môi khô, nứt
nẻ của chàng. Lưỡi chàng cũng không đủ ướt để làm mềm bờ môi. Cơn gió
nóng hầm hập của biển thổi qua khiến Vũ cảm thấy như muốn ngộp thở.
Tiếng lao xao của sóng biển đêm như tiếng thì thào than khóc của hàng
vạn oan hồn thuyền nhân cũng chỉ vì muốn xa lánh Cộng Sản để tìm một
sinh lộ cho gia đình, cho đàn con nhỏ của họ sống trong no ấm và có
tương lai mà họ đã ra đi tìm tự do để rồi phải chết chìm vì bão tố hay
chết lần mòn giữa biển khơi vì cạn hết lương thực nước uống như chiếc
ghe này. Vũ không hiểu thế giới bên kia như thế nào ? Thế giới bên kia
có những đau khổ, bất hạnh, chiến tranh, chết chóc, và hận thù như thế
giới của những người đang sống này hay không ? Tự nhiên Vũ cảm thấy tinh
thần mình than thản lạ thường, một sự bình tĩnh để đón nhận giờ phút
cuối cuộc đời. Thôi, nếu không tìm thấy được một mảnh đất tự do để có
một hạnh phúc nhỏ nhoi, thì chết nơi lòng biển, Chúa, Phật cũng sẽ dẫn
dắt linh hồn đám thuyền nhân bất hạnh này tới vùng đất thiên đàng của
các ngài, thế cũng được an ủi lắm rồi.
Chiếc ghe bất hạnh vẫn nổi
bồng bềnh trong màn đêm dầy đặc. Gió rít từng hồi. Mặt đại dương đen
sẫm như tương lai của biết bao thuyền nhân trong những chuyến hải hành
khốn khổ, đi tìm tự do trong lòng biển đêm đầy giông tố, hãi hùng.
Nguyễn Thị Hồng Nhung, C/N 2010/12
ĐẶNG HUY VÂN * NỖI ĐAU TẾT MẬU THÂN!
NỖI ĐAU TẾT MẬU THÂN!
Đặng Huy Văn: Thật bất ngờ vì mấy ngày Tết Giáp Ngọ trên cả nước trời
rất đẹp. Thời nay, Tết không còn là dịp để ăn nữa mà ở nhiều vùng, Tết
là để đi chơi bà con bạn bè, đi thắp hương trên mộ những người đã khuất.
Vì vậy hôm nay tại Huế, sau 46 năm Tết Mậu Thân 68, có lẽ nhiều bà má
đã khóc các con mình, chồng mình bên những ngôi mộ tập thể! Nghĩ đến
đây, tôi đã không cầm được nước mắt khi vừa xem xong bộ phim “Tết Mậu
Thân 68” của đạo diễn Lê Phong Lan trên mạng. Trời ơi! Có lẽ trên thế
giới không còn có nơi nào lại xem giết người là một “thắng lợi to lớn”
như trong bộ phim của đạo diễn Lê Phong Lan đó! Đặc biệt, ở những đoạn
thanh minh che dấu tội ác lại quá lộ liễu và vụng về!
BỞI CÒN ĐÂY NỖI ĐAU TẾT MẬU THÂN!
(Kính viếng những oan hồn Tết Mậu Thân tại Huế)
Sáng hôm nay ngày mùng một đầu xuân
Nắng trải vàng dải đất hình chữ S
Trời đẹp thế mà lòng buồn da diết
Bởi còn đây nỗi đau Tết Mậu Thân!
Kìa Bãi Dâu nơi chôn sống xác dân
Của VC vào đêm mùng hai Tết
Cả xác mẹ ôm con còn chưa chết
Đều bị vùi trong những hố đào chung!
Là thành tích để phong tặng “anh hùng”
Đã lập công giết bảy ngàn dân Huế
Được chôn vội trong những mồ tập thể
Vài chục ngày vừa qua Tết Mậu Thân!
Có nhà thơ kiêm luôn cả sát nhân
Kiêm chỉ điểm giết thầy bên Gia Hội
Thơ ông viết từ trái tim nóng hổi
Vẫn còn tươi màu máu của người thân!
Có nhà văn xem giết người là lý tưởng
Giết thầy cô bầu bạn thuở sinh viên
Giết, giết nữa lấy thành tích khen thưởng
Lấy xác người xây hoạn lộ đi lên!
Vào cái đêm tàn sát tại Đá Mài
Bốn trăm người bị trói vào dây thép
VC chối họ hoàn toàn không biết
Nói rằng đây là do Mỹ ném bom! Những ca từ của nhạc Trịnh Công Sơn
Đã đi vào trong trái tim nhân loại
Tội diệt chủng mang danh “người vĩ đại”
Ngàn năm sau còn truyền mãi sử xanh!
Ôi buồn sao tội ác đã rành rành!
Các nhân chứng nay vẫn còn sống đó
Mà chúng đổi trắng thay đen lịch sử
Còn làm phim dối trá để lưu danh!
Người dân kêu ma khắp nẻo đô thành
Dưới nền nhà vẫn còn mồ tập thể
Đêm mơ ngủ thấy hồn ma lên kể
Thiếu áo quần, không tiền, đói quanh năm!
Thôi đủ rồi! “Thắng lợi Tết Mậu Thân”
Là “chiến thắng” dìm dân trong biển máu
Những hồn oan đang kêu gào con cháu
Mau đứng lên để giữ lấy non sông!
Khỏi giặc Tàu đang xâm lấn Biển Đông
Và chiếm giữ Hoàng Sa bất hợp pháp
Chúng nuôi béo Việt gian bằng tiền bạc
Để âm mưu xâm lược cả núi sông!
Thôi đủ rồi! Lừa dân gần thế kỷ
Nay hãy trao chính quyền lại cho dân
Lãnh đạo dân đâu phải là cai trị
Mà thương yêu, chia sẻ với nhân quần!
Thôi đủ rồi! Lũ buôn dân bán nước
Dù trong ray, có gần nửa triệu quân
Cũng không thể tàn sát dân như trước
Bởi nhân dân nay đã biết kết đoàn!
Nếu các người biết yêu dân thì sống
Còn giết dân, thì địa ngục đang chờ
Giết một triệu dân hãy còn hy vọng
Bởi chín mươi triệu còn đó thời cơ!
Để tiêu diệt lũ tham quyền cố vị
Áp bức dân và tham nhũng khắp nơi
Sẽ đến ngày dân vùng lên trừng trị
Trần Ích Tắc thoát sao được lưới trời?
Mùng 1 Tết Giáp Ngọ
Ts. Đặng Huy Văn
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI SAN JOSE
Võ Văn Tường
Vào lúc 10g ngày 03-8-2014 (mùng 8 tháng 7 năm Giáp Ngọ), chùa Phật
Quang tại thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã long trọng
tổ chức Đại lễ Vu Lan năm 2014, Phật lịch 2.558.
Đến dự lễ có Thượng tọa Thích Phổ Hòa (chùa Tuệ Viên), Thượng tọa
Thích Quảng Hạnh (chùa Tam Bảo), Đại đức Thích Quảng Thường (chùa Hồng
Danh), Sư cô Thích Nữ Hương Thủy và Sư cô Thích Nữ Viên Thành (chùa Đức
Viên) cùng Ni sư Thích Nữ Quảng Tịnh và ni chúng chùa Phật Quang.
Mở đầu chương trình, Thượng tọa Thích Quảng Hạnh, trụ trì chùa Tam
Bảo (Fresno, California) thuyết giảng ý nghĩa ngày lễ Vu Lan - báo hiếu
mẹ cha. Tiếp theo, đại chúng cung thỉnh chư Tôn đức Tăng, Ni quang lâm
chánh điện cử hành nghi lễ tụng sám Vu Lan. Bài “Cảm niệm Vu Lan” của Sa
di ni Nhuận Phương gây niềm cảm xúc vô hạn cho đại chúng, bồi hồi nhớ
thương cha mẹ với công ơn sinh thành dưỡng dục muôn vàn gian khổ ! Đến
bài cảm niệm “Vu Lan nhớ mẹ” của Phật tử Diệu Hương thì nhiều Phật tử và
chư ni không cầm được những giọt nước mắt lăn trên má, khóc nức nở !
Tiếp theo là phần phát biểu của Ni sư trụ trì Thích Nữ Quảng Tịnh,
tặng quà cho những cụ cao niên và nghi thức cúng dường trai tăng. Nhóm
Tuệ Đăng (San Jose) gồm nhiều ca sĩ, nhạc sĩ Phật tử: Quảng Linh, Quảng
Hoa, Phương Thúy, Đông Phương, Quảng Anh, Quân Nguyễn, Bảo Trân, Thiên
Nghi, Vân Nghi …đã phục vụ nhiều tiết mục văn nghệ chủ đề Vu Lan báo
hiếu đến đông đảo Phật tử về chùa dự lễ.
Buổi lễ khép lại trong niềm cảm xúc, sự an lạc và tình đạo vô biên.MÃN GIÁC THIỀN SƯ
Cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về
Đường về khép bóng trần gian
Lợi danh gói một hành trang vô thường
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không
Phú quý vinh hoa như mộng ảo
Sắc tài danh lợi tựa phù du
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui
Đêm qua mộng lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong manh
Ta về giữ mộng trinh nguyên
Bờ hun hút lạnh nắng xuyên hình hài
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành (Mãn Giác Thiền Sư)
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ
Tranh của Họa sĩ Koukei Kojima (Japanese)
LÒNG MẸ
Câu chuyện về một bà mẹ già ở Miền Tây vùng đồng bằng Sông Cửu
Long. Chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con được 25 năm. Lúc đứa con gái lớn
khôn thành danh ở Mỹ, tháng nào cũng gửi về cho bà một lá thư và 200$
tiêu xài.
Hết xuân này đến xuân kia, cô con gái luôn viện cớ này cớ nọ, không
chịu về thăm người mẹ thương yêu. Khi người mẹ mất, cô về làm đáng tang
rất to nhưng tuyệt nhiên cô không rơi một giọt nước mắt.
Đến khi mở chiếc rương mà bà cụ luôn để ở đầu giường bỗng cô òa lên
khóc nức nở, ôm lấy quan tài mẹ mình hét lên như điên dại: "Mẹ...Mẹ
ơi..."
Mọi người vây nhau xem trong chiếc rương có gì. À ! thì ra là những
tờ đô-la mới toanh còn buộc dây. Và còn một mảnh giấy đã úa vàng viết
nguệch ngoạc được dán dính lại với tấm hình cô con gái lúc mới lọt lòng:
"Tiền nhiều quá mẹ xài không hết con à. Mẹ nhớ con lắm mỗi khi nghe
tiếng xe ông-đa (honda) là mẹ chạy ra. Lần nào cũng không phải là con
hết. Số tiền này mẹ để lại cho con CON ĐỂ DÀNH PHÒNG KHI ĐAU ỐM nghe
con."
PHẬT Ở ĐÂU ?
PHẬT Ở ĐÂU
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định
đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi
trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy
hiểm trở... Chàng vẫn chưa gặp được Phật giống như hình dạng trong Kinh
đã diễn tả.
"Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chói sáng. "
Một hôm tại một sườn non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cốt cách siêu phàm, mừng quá, chàng khẩn khoản:
- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không... Xin chỉ dùm cho con với.
Ông lão mĩm cười:
- Ồ! Chỗ nào mà không có Phật... Trên quãng đường vừa qua, chả lẽ con không gặp được Ngài ư...
- Thưa cụ, trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu tục tử cả. Con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô tả về Phật cả.
Ông cụ cười ha hả:
- Cháu ngốc nghếch thật, cháu không biết rằng cái thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp đó người Ấn Độ đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ cúng cả rồi ư...
- Thưa, thế thì Phật chết rồi sao...
- Hiện giờ Đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tốt và xấu như chúng sinh vậy. Con có còn muốn gặp Ngài nữa không...
- Thưa, dù bất cứ với hình dáng nào, nếu đích thật là Ngài thì con vẫn vô cùng khát ngưỡng.
- Vậy thì, để ta mách nước cho con nhé... Con hãy quay về, trên đường về nếu con gặp người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì người đó chính là một hóa thân của Phật. Hãy thừa sự và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã dạy.
Chàng trai hối hả quay về. Suốt quãng đường dài, chàng không gặp Đức Phật nào mà hình dạng như cụ già diễn tả. Chán nản, chàng đi luôn về nhà. Trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, quờ quạng tìm đôi guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa.
Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân phải, guốc phải sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào: "Ôi Đức Phật yêu quí của con. "
"Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chói sáng. "
Một hôm tại một sườn non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cốt cách siêu phàm, mừng quá, chàng khẩn khoản:
- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không... Xin chỉ dùm cho con với.
Ông lão mĩm cười:
- Ồ! Chỗ nào mà không có Phật... Trên quãng đường vừa qua, chả lẽ con không gặp được Ngài ư...
- Thưa cụ, trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu tục tử cả. Con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô tả về Phật cả.
Ông cụ cười ha hả:
- Cháu ngốc nghếch thật, cháu không biết rằng cái thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp đó người Ấn Độ đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ cúng cả rồi ư...
- Thưa, thế thì Phật chết rồi sao...
- Hiện giờ Đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tốt và xấu như chúng sinh vậy. Con có còn muốn gặp Ngài nữa không...
- Thưa, dù bất cứ với hình dáng nào, nếu đích thật là Ngài thì con vẫn vô cùng khát ngưỡng.
- Vậy thì, để ta mách nước cho con nhé... Con hãy quay về, trên đường về nếu con gặp người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì người đó chính là một hóa thân của Phật. Hãy thừa sự và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã dạy.
Chàng trai hối hả quay về. Suốt quãng đường dài, chàng không gặp Đức Phật nào mà hình dạng như cụ già diễn tả. Chán nản, chàng đi luôn về nhà. Trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, quờ quạng tìm đôi guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa.
Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân phải, guốc phải sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào: "Ôi Đức Phật yêu quí của con. "
Sunday, August 3, 2014
Ý NGHĨA NGÀY LỄ VU LAN
Vu Lan, tên gọi tắt của Vu Lan bồn, được phiên âm từ tiếng Phạn là
“Ulambana”, nghĩa là “Cứu đảo huyền”, tức cứu người bị tội treo ngược.
Lễ Vu Lan có duyên khởi từ Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi ngạ quỷ. Cho nên, hàng năm, ngày lễ Vu Lan nhắc nhớ con người ta tưởng nhớ công ơn cha mẹ, ở kiếp này và các kiếp trước.
Sau
khi chứng quả A La Hán, Bồ tát Mục Kiền Liên thần thông quảng đại, muốn
biết người mẹ đã khuất giờ ra sao nên đã dùng huệ nhãn đi tìm. Bằng khả
năng của mình, ông đã biết mẹ mình vì còn sống gây nhiều nghiệp ác nên
thác xuống rơi vào ngục A Tỳ làm quỷ, chịu sự đói rách hành hạ nên ông
đã mang cơm xuống dâng mẹ.
Do đói lâu ngày không có cơm ăn, bà
mẹ bèn bưng vội bát cơm, một tay che không cho các cô hồn khác đến tranh
cướp. Lập tức, bát cơm trắng biến thành lửa đỏ khiến mẹ Mục Kiền Liên
phải buông vội chiếc bát xuống.
Quá thương cảm với người mẹ của mình, Mục Kiền Liên vội tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ. Phật đáp, dù rằng công lực của ông có thần thông đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ mình. Chỉ có một cách là hợp lực chư tăng mười phương mới mong giải cứu mẹ ông thoát khỏi ngạ quỷ.
Đức Phật chỉ dạy rằng, rằm tháng bảy mời chư tăng cúng dường tam bảo thì sẽ được vô lượng công đức, cứu được cha mẹ bảy đời quá vãng.
Quả nhiên, làm theo Phật dạy, vong mẫu của Mục Kiền Liên đã thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sinh về cảnh giới lành.
Ở Ấn Độ từ xưa đã thực hiện lời dạy này mà thực hành pháp Vu Lan bồn. Ở Trung Quốc, từ năm 538, sau khi nhà vua Lương Võ Đế lần đầu tiên thiết cúng Vu Lan, ngày lễ này đã trở thành một phong tục để các bậc đế vương cũng như thần dân nhiều đời tổ chức báo đáp ân đức cha mẹ, tổ tiên. Ở Nhật Bản, tương truyền lễ cúng tế đầu tiên bắt đầu vào năm 657 thời Thiên hoàng Tề Minh và còn mãi đến ngày nay.
Ở Việt Nam không rõ tài liệu nào ghi chép việc cúng Vu Lan bồn xuất phát từ năm nào, chỉ biết rằng trong một số văn bản của Lê Quý Đôn đã xuất hiện ngày lễ này. Và thế là hằng năm, những người phụ nữ trong gia đình lại bận rộn với việc cúng rằm, nhớ ơn tổ tiên, lên chùa lễ Phật phù hộ cho gia đình được phước lộc, bình an. Rằm tháng bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, bởi vậy nhiều gia đình đốt
Một mùa Vu Lan nữa lại về, nhắc nhở mỗi con người chúng ta bài học sâu sắc về chữ Hiếu thiêng liêng
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù
ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ
có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu
được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy
sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy
rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này
(Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời
Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15
tháng 7 (Âm lịch), để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ
những linh hồn đói khát. Ở Nhật Bản
ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 7, hay là ngày 15 tháng 8
(tính theo Âm lịch) để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước
nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện
thực.
Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ
Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban
ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn.
Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: Cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ
tiên và cúng chúng sinh ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường
rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều. Trên mâm
cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những
vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật
truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép...
Gần đây có tệ nạn rất lãng phí và vô lý là làm đồ mã gồm cả tivi, tủ
lạnh, máy giặt, ngựa, phương tiện giao thông, mũ kepi, người giúp việc,
thậm chí cả nhà cao tầng, quạt điện, điều hòa, di động, IPhone... để cho
người cõi âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người dương
trần.
Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều
màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè
lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu
(có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với
muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng
sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật
khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa. ở chùa khi cúng
chúng sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho
chúng cùng nhảy vào tranh cướp những vật cúng: như bỏng, oản...Tượng
trưng cho những cô hồn...
Lễ Vu Lan ở Việt Nam không những nhắc nhớ việc báo hiếu cha mẹ mà còn
bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn để biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn
toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam: “Uống
nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Bông hồng cài áo
Tháng Bảy, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân. Ngày nay
trong lễ này, người Việt ta có một "quy ước": nếu ai đó còn mẹ sẽ được
cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Người
cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên
ơn cha mẹ. Người được hoa hồng sẽ sung sướng vì biết rằng mình còn có
mẹ.
>> Mùa Vu lan, cài hoa hồng lên áo
Bông hồng cài áo thực ra là tên một đoạn văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.
Vào ngày này, mỗi người thường được cài lên áo một chiếc hoa hồng: màu đỏ cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ.
Theo Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của
người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu
thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện của tình yêu thương
của loài người. Chính vì thế Hòa thượng đã chọn bông hoa hồng làm biểu
tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài
Áo” vào tháng 8 năm 1962.
Để làm mọi người hiểu hơn về điều này, chính bản thân Hòa thượng đã làm
lễ cài Bông hồng đầu tiên cho tăng ni và phật tử ở chùa Pháp Hội, Sài
Gòn. Từ đó các chùa và các tổ chức gia đình phật tử đã nhân rộng thành
lễ cài Bông hồng trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu như hiện nay.
Vu lan hay còn gọi là Tết Trung nguyên còn được gọi là lễ xá tội vong
nhân. Vào ngày này, mọi tù nhân ở địa ngục đều được xá tội, được lên
dương gian. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, các vong nhân
được xá tội nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh
không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế
thờ cúng.
Từ
đó về sau theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ cũng cử
hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục
cho những vong hồn. Dân gian còn gọi tháng bảy là “tháng cô hồn” không
đem lại may mắn, người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây nhà
trong thời gian này.
LỄ VU LAN
Kính chuyển đến quý Anh Chị thưởng thức nhạc phẩm
ĐẠO LÀM CON
Nhạc Quách Beem -(15p)- 300 Ca sĩ trình bàyĐẠI LỄ VU LAN
ĐẠI LỄ VU LAN
Cử hành bởi
phật tử, Đạo giáo
Ngày
Sáng 15 tháng 7 Âm lịch
Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vào ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.
Từ nguyên
Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-√lamb, nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên các đại sư Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), "treo ngược lên" cho từ Vu-lan, hoặc dùng từ Giải đảo huyền(解倒懸) là dịch ý theo mục đích của Kinh Vu-lan-bồn. Thật ra, từ Giải đảo huyền được các đại sư Trung Quốc lấy ý từ câu: Dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã trong Mạnh Tử, chương 3 Công Tôn Sửu Thượng. Chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở cảnh giới Địa ngục[1].
Sự Tích
Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước[1].
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm[1]. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ
để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng
một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh
cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ[1].
Mục Liên quay về tìm Phật
để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu
cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư
tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày
thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời[1].
Truyền thống lễ nghi
Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Âm lịch), để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Ở Nhật Bản
ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 7, hay là ngày 15 tháng 8
(tính theo Âm lịch) để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước
nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện
thực.
Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia[2]. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn[2][3].
Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều[2].
Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo[4][5], giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức...[5], mũ kepi, người giúp việc [6]... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại...[4][5][7] để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.[3]
Những đồ lễ đó thường được làm tại các cơ sở sản xuất (nổi tiếng là khu
phố vàng mã ở chợ lớn TP.HCM" được vận chuyển đi khắp các tỉnh thành[5][7].
Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với
nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô,
chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc
rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối
(cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau
khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác
dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa. ở chùa khi cúng chúng
sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho
chúng cùng nhảy vào tranh cướp những vật cúng: như bỏng, oản...Tượng
trưng cho những cô hồn...[3]