TIN VIỆT NAM
Việt Nam: 'Ngân sách hết tiền đúng kịch bản'
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh được báo VnEconomy
dẫn lời khẳng định diễn biến của ngân sách cuối 2015 “hoàn toàn không
ngoài dự tính vì các kịch bản đã được tính toán từ đầu năm”.
Đề cập về việc Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội đề nghị cho phép phát hành 3 tỷ đôla trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế để đảo nợ trong nước giai đoạn 2015-2016, ông Ninh được báo này dẫn lời:
“Luật cho phép cơ cấu lại nợ cho có lợi nhất chứ không phải vì không trả
được phải đảo nợ. Trước đây mình vay cao, dù chưa đến hạn, nhưng khi mà
được vay khoản thấp hơn để trả nợ, thì mình làm, luật cho phép, trên
nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia lên trên hết”.
Lý giải nguyên nhân khiến ngân sách cạn kiệt, ông Ninh nói là do giá dầu giảm quá mạnh so với dự kiến, khiến tổng các khoản thu liên quan đến dầu thô trong năm 2015 giảm 63.000 tỷ đồng.
"Bên cạnh đó là lộ trình hạ thuế để trợ giúp doanh nghiệp. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2015-2020 thuế suất giảm từ 25% xuống 22% rồi 20%, nhưng vì khó khăn nên phải hạ nhanh hơn," ông Ninh, từng ngồi ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính 5 năm (2006-2011) và là Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, cho biết.
Báo trong nước dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh mới đây tiết lộ “ngân sách đang rất căng thẳng”.
“Ngân sách trung ương hiện chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả”.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng hôm 12/10 đề xuất phương án phát hành trái phiếu quốc tế khoảng 3 tỷ USD để giải quyết hàng loạt khó khăn trong nước.
Luật Ngân sách không cho phép phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển thừa nhận điều này mặc dù nói việc phát hành trái phiếu mới "gần như là cách khả thi nhất".
“Chính phủ đang đề nghị phát hành trái phiếu quốc tế, tất cả đều dành cho đảo nợ. Nếu Quốc hội bảo không thì Chính phủ phải chấp hành, nhưng khi đó tình hình sẽ hết sức khó khăn,” ông Hiển nói.
Trong khi đó, Thời báo Kinh tế Sài Gòn hôm 21/10 ghi nhận ý kiến của ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội rằng “việc phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ vì tình hình tài chính quá cấp bách”.
Ông Thụ cho biết kế hoạch vay nợ của Chính phủ là năm 2015 phải huy động 436.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi (226.000 tỷ), đầu tư (85.000 tỷ ) và vay để đảo nợ (khoảng 125.000 tỷ).
Ông trấn an rằng “nợ quốc gia vẫn ở ngưỡng an toàn” nhưng tăng nhanh và tiến sát đến trần nợ công.
Ông cũng đề cập chuyện công luận có lý do để quan ngại về sức ép của nợ công với nền kinh tế sau một loạt động thái gần đây của chính phủ Việt Nam: vay thêm 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước, tiếp đó vay thêm 1 tỷ đôla của ngân hàng Vietcombank, rồi bán trái phiếu, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn.
Ông nhấn mạnh: “Mỗi người Việt Nam hiện đang gánh hơn 1.000 đôla nợ công và tôi hy vọng chính phủ sẽ giải trình rõ về vấn đề nợ công trước quốc hội. Theo tôi, nợ công là điều bình thường, vấn đề đáng chú ý là việc vay nợ đem lại hiệu quả gì trong đầu tư kinh tế”.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 23/10, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định: “Một quốc gia đã không trả được nợ mà còn phải đi vay để trả nợ cũ thì có vấn đề lớn về quản lý ngân sách nhà nước rồi. Nhưng đây chỉ là một trong những nguyên do khiến ngân sách cạn kiệt như hiện nay”.
Theo ông Thành, việc ngân sách cạn kiệt là chỉ dấu sau một quá trình quản lý nhà nước không hiệu quả. Ông diễn giải thêm: “Kinh tế không đủ thu để nuôi ngân sách trong lúc ngân sách bội chi từ năm này qua năm nọ mà không kiềm lại được”.
Một nhà quan sát muốn ẩn danh tại Hà Nội nói với BBC rằng gần như cái gì ở Việt Nam mà chính phủ của Thủ tướng Dũng làm bây giờ cũng dùng tiền đi vay.
/www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/10/151025_vn_bond_budge
Kỳ họp cuối Quốc hội khóa 13: Nhiều sự thật được bật mí
- 25 tháng 10 2015
Một Phó thủ tướng nói ngân sách cuối năm 'hoàn toàn không ngoài dự tính
theo kịch bản' và biện hộ quyết định vay 3 tỷ USD qua trái phiếu quốc
tế.
Đề cập về việc Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội đề nghị cho phép phát hành 3 tỷ đôla trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế để đảo nợ trong nước giai đoạn 2015-2016, ông Ninh được báo này dẫn lời:
Lý giải nguyên nhân khiến ngân sách cạn kiệt, ông Ninh nói là do giá dầu giảm quá mạnh so với dự kiến, khiến tổng các khoản thu liên quan đến dầu thô trong năm 2015 giảm 63.000 tỷ đồng.
"Bên cạnh đó là lộ trình hạ thuế để trợ giúp doanh nghiệp. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2015-2020 thuế suất giảm từ 25% xuống 22% rồi 20%, nhưng vì khó khăn nên phải hạ nhanh hơn," ông Ninh, từng ngồi ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính 5 năm (2006-2011) và là Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, cho biết.
Báo trong nước dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh mới đây tiết lộ “ngân sách đang rất căng thẳng”.
“Ngân sách trung ương hiện chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả”.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng hôm 12/10 đề xuất phương án phát hành trái phiếu quốc tế khoảng 3 tỷ USD để giải quyết hàng loạt khó khăn trong nước.
Luật Ngân sách không cho phép phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển thừa nhận điều này mặc dù nói việc phát hành trái phiếu mới "gần như là cách khả thi nhất".
“Chính phủ đang đề nghị phát hành trái phiếu quốc tế, tất cả đều dành cho đảo nợ. Nếu Quốc hội bảo không thì Chính phủ phải chấp hành, nhưng khi đó tình hình sẽ hết sức khó khăn,” ông Hiển nói.
Trong khi đó, Thời báo Kinh tế Sài Gòn hôm 21/10 ghi nhận ý kiến của ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội rằng “việc phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ vì tình hình tài chính quá cấp bách”.
Ông Thụ cho biết kế hoạch vay nợ của Chính phủ là năm 2015 phải huy động 436.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi (226.000 tỷ), đầu tư (85.000 tỷ ) và vay để đảo nợ (khoảng 125.000 tỷ).
Ông trấn an rằng “nợ quốc gia vẫn ở ngưỡng an toàn” nhưng tăng nhanh và tiến sát đến trần nợ công.
'Hết tiền'
Hôm 16/10, trả lời phỏng vấn của BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói về quan ngại đối với hai con số khác nhau về nợ công: một của Viện Nghiên cứu chính sách thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 66,4% GDP, một của Bộ Tài chính là 59,4% GDP. Đáng lưu ý là con số đầu vượt mức trần mà Ngân hàng Thế giới (WB) công bố là 65%”.Ông cũng đề cập chuyện công luận có lý do để quan ngại về sức ép của nợ công với nền kinh tế sau một loạt động thái gần đây của chính phủ Việt Nam: vay thêm 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước, tiếp đó vay thêm 1 tỷ đôla của ngân hàng Vietcombank, rồi bán trái phiếu, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn.
Ông nhấn mạnh: “Mỗi người Việt Nam hiện đang gánh hơn 1.000 đôla nợ công và tôi hy vọng chính phủ sẽ giải trình rõ về vấn đề nợ công trước quốc hội. Theo tôi, nợ công là điều bình thường, vấn đề đáng chú ý là việc vay nợ đem lại hiệu quả gì trong đầu tư kinh tế”.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 23/10, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định: “Một quốc gia đã không trả được nợ mà còn phải đi vay để trả nợ cũ thì có vấn đề lớn về quản lý ngân sách nhà nước rồi. Nhưng đây chỉ là một trong những nguyên do khiến ngân sách cạn kiệt như hiện nay”.
Theo ông Thành, việc ngân sách cạn kiệt là chỉ dấu sau một quá trình quản lý nhà nước không hiệu quả. Ông diễn giải thêm: “Kinh tế không đủ thu để nuôi ngân sách trong lúc ngân sách bội chi từ năm này qua năm nọ mà không kiềm lại được”.
Một nhà quan sát muốn ẩn danh tại Hà Nội nói với BBC rằng gần như cái gì ở Việt Nam mà chính phủ của Thủ tướng Dũng làm bây giờ cũng dùng tiền đi vay.
Kỳ họp cuối Quốc hội khóa 13: Nhiều sự thật được bật mí
Nhiều vấn đề rất nóng
Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ vì quá cấp bách; số tiền thật của ngân sách trung ương là rất mỏng; không thể tăng lương công chức vì không có tiền hoặc vì sao phải bán hết cổ phần nhà nước ở 10 đại công ty.Đây là những vấn đề rất nóng được bàn cãi ở kỳ họp cuối cùng, trước khi Quốc hội khóa 13 mãn nhiệm. Đáng chú ý chỉ trong vòng ba ngày từ buổi khai mạc 20/10/2015, báo chí có cơ hội tường thuật, giật tít những sự thật gây sốc được bật mí từ một số đại biểu.
Nhận xét về tình hình chung, TS kinh tế Phạm Chí Dũng một nhà hoạt động xã hội dân sự từ Saigon phát biểu:
Tình hình rối tung rồi, rối tung trước Đại hội 12 ngân sách bây giờ eo hẹp quá. Chính phủ muốn phát hành mấy tỷ đô la trái phiếu quốc tế thì tôi nghĩ tình hình rất khó khăn rồi.“Tình hình rối tung rồi, rối tung trước Đại hội 12 ngân sách bây giờ eo hẹp quá. Chính phủ muốn phát hành mấy tỷ đô la trái phiếu quốc tế thì tôi nghĩ tình hình rất khó khăn rồi.”
-TS Phạm Chí Dũng
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa 13 từng nổi tiếng với lời phát biểu thẳng thắn đáng ghi nhớ, đại ý ông cho rằng, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một mô hình không có thật, vậy mà Việt Nam cứ mất công đi tìm. Ông Bùi Quang Vinh có phát biểu để đời ngay giữa nhiệm kỳ Ủy viên Trung ương khóa 11.
Giờ đây trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội trước khi mãn nhiệm, ông Bùi Quang Vinh lại bật mí một sự thật làm nhiều đại biểu vốn say sưa với thành tích của chính phủ phải cụt hứng, từ này chúng tôi trích từ tường thuật của báo chí. Theo SaigonTimes Online ngày 22/10/2015, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói với phóng viên của báo là, số tiền thật của trung ương, tức ngân sách trung ương năm 2016 còn lại rất mỏng, vậy mà còn phải chi rất nhiều khoản để đầu tư, trả nợ xây dựng cơ bản của các bộ, ngành và địa phương.
Trước đó trong phiên họp tổ sáng 22/10, ông Bùi Quang Vinh cho biết Bộ Tài chính báo cáo thu ngân sách nhà nước 2016 sẽ tăng 60.750 tỉ đồng so với dự toán năm 2015. Phần tăng này chỉ đúng về mặt nghiệp vụ, lý do là Bộ Tài chính đã cộng vào đó những khoản mà các năm trước không cộng vào như vốn viện trợ phát triển ODA, tiền giao đất và thu từ sổ số kiến thiết. Trên thực tế tất cả những khoản cộng thêm này Ngân sách Trung ương không được phép sử dụng.
Vẫn theo SaigonTimes Online, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh xác định trên thực tế Ngân sách Trung ương chỉ còn vỏn vẹn 45.000 tỷ đồng. Con số 45.000 tỷ đồng này không biết phải làm gì, chưa nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả. Ông Vinh nói số tiền đó quá nhỏ để có thể điều tiết.
Những sự thật về nguồn ngân sách trung ương cạn kiệt và phần nhận xét về nợ công của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh ở cuối phiên thảo luận làm cụt hứng nhiều đại biểu. Xem những gì tờ Thời báo Kinh tế Saigon Online tường thuật, người đọc báo cảm nhận, người bị chưng hửng nhất có lẽ là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Bởi vì trước khi ông Vinh bật mí các sự thật về nợ công, báo chí ghi nhận ông Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu say sưa, tâm huyết về những việc mà Chính phủ phải làm để xây dựng nông thôn, chăm lo cho người dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được SaigonTimes Online trích lời nguyên văn:“Ngân sách như vậy thì phát triển bền vững như mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 thế nào? Đấy là chưa nói năm nay chúng ta chưa có đồng nào tăng lương. Nói hay thế mà một đồng lương không có là như thế nào.”
Các báo cáo cũng như phát biểu tại kỳ họp thứ 10, cũng là kỳ họp cuối cùng trước khi Quốc hội khóa 13 mãn nhiệm, có vẻ như cứu vãn tình hình thông tin trầm lắng của báo chí chính thức. VnExpress ngày 20/10 có bài “Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn,” tờ báo trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trấn an Quốc hội là nợ công vẫn dưới mức cho phép 65% GDP. Ông Thủ tướng tự hào vì mức tăng trưởng GDP năm 2015 ước đạt trên 6,5%. Tuy nhiên Thủ tướng nhìn nhận nợ công tăng nhanh, cân đối ngân sách nhà nước khó khăn. Đây cũng là lý do Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép phát hành thêm 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để đảo nợ.
Thời báo kinh tế Saigon Online ngày 21/10/2015 trích lời ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhìn nhận là Chính phủ xin phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ vì quá cấp bách. Ông Thụ hàm ý rằng, kế hoạch vay nợ của chính phủ năm 2015 khoảng 436.000 tỷ đồng nhưng đã không huy động được tiền như ý muốn. Do vậy cần phải phát hành trái phiếu quốc tế vì không còn cách nào khác.
Trong tổng số 436.000 tỉ cần phải vay nợ năm 2015, thì vay nợ mới để trả nợ cũ là 125.000 tỷ, bù đặp bội chi ngân sách 226.000 tỷ và vay để đầu tư 85.000 tỷ. Những con số này cho thấy chính phủ vẫn chi tiêu bừa bãi và khả năng trả nợ là rất thấp.
Nợ công của Việt Nam được Bộ Tài chính tính toán đến hết 2014 là 59,6% GDP theo qui định nhà nước là chỉ bao gồm nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Mới đây Bộ Kế hoạch Đầu tư đã tính toán lại, theo qui tắc quốc tế thì nợ công của Việt Nam lên tới 66,4%, phần tính bổ sung bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước và nợ bảo hiểm an sinh xã hội. Khả năng trả nợ thực tế của Việt Nam rõ ràng có nhiều dấu hỏi.
TS Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Tài khoản Thống kê Liên Hiệp Quốc nhận định:
“Hiện nay Việt nam chưa gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ, hầu hết các khoản nợ đó là nợ chính phủ, nợ các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp. Nhưng nếu tính thêm nợ của doanh nghiệp nhà nước thì vấn đề sẽ gặp khó khăn mà đã từng khó khăn rồi như Vinashin đã không trả nợ được và nếu nợ ngày càng tăng là vấn đề khó. Thứ hai nữa như hiện tại giá trị của đồng tiền Việt và đặc biệt Việt Nam muốn phá giá lớn để có thể xuất khẩu được. Phá giá như vậy khả năng trả nợ sẽ giảm hẳn đi, vì phải trả nhiều hơn bằng đồng VN và như vậy họ có thể không có khả năng trả nợ nữa. Số nợ hàng năm phải trả có thể hơn 20% ngân sách quốc gia, nợ càng tăng lại phá giá đồng bạc nữa thì mất khả năng trả nợ là có.”
Ẩn chứa nhiều rủi ro
Hiện nay Việt nam chưa gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ, hầu hết các khoản nợ đó là nợ chính phủ, nợ các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp. Nhưng nếu tính thêm nợ của doanh nghiệp nhà nước thì vấn đề sẽ gặp khó khăn mà đã từng khó khăn rồi như Vinashin đã không trả nợ được và nếu nợ ngày càng tăng là vấn đề khó.Liên quan tới đề xuất của chính phủ xin phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để đảo nợ. Báo điện tử VnExpress ngày 22/10 trích lời Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn bày tỏ lo ngại, nếu phát hành trái phiếu thêm nữa sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro và sợ rằng con cháu sẽ oán giận. Ông Sơn nhấn mạnh trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm thì đời con phải trả nợ. Kỳ hạn 30 năm thì đến đời cháu.
-TS Vũ Quang Việt
Ông Huỳnh Ngọc Sơn đã lật lại hồ sơ việc chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế hàng trăm triệu USD rồi cho Vinashin dùng, điều mà ông gọi là những bài học đắt giá.
Trong bối cảnh ngân sách hết tiền, bội chi lớn, thông tin báo chí đề cập nhiều đến quyết định thoái vốn nhà nước ở 10 đại doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Việc dứt khoát bán hết cổ phần nhà nước ở 10 công ty có thể mang lại cho ngân sách khoảng 4 tỷ USD, trong đó riêng Vinamilk số cổ phần của nhà nước theo giá đóng cửa ngày 13/10 trị giá 2,47 tỷ USD. Danh sách thoái vốn này gồm các đại gia làm ăn tốt như Vinamilk, FPT, Bảo Minh, Nhựa Bình Minh và một số công ty khác.
Mặc dù chính phủ cải chính việc bán hết vốn nhà nước ở 10 đại công ty là để lấy tiền bù đắp thiếu hụt ngân sách. Nhưng trên một phương diện khác thì việc này có thể xem như một tín hiệu ban đầu về việc tư nhân hóa nền kinh tế. Tuy rằng có những lo ngại việc thực hiện dễ bị thất thoát tiền nhà nước, cũng như những hậu quả gây tác dụng ngược trên thị trường. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long ở Hà Nội nhận định:
“Việt nam khác với các nước nếu mà nói tư nhân hóa thì dị ứng, có
nghĩa là trái với xã hội chủ nghĩa. Cách tư duy như vậy cũng là lỗi thời
không đúng, cho nên hiện nay yêu cầu thoái vốn nhà nước đối với những
lĩnh vực mà nhà nước không cần đầu tư, mà tư nhân có thể đầu tư vào thì
cần phải thoái. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng với cơ chế thị trường.
Điều này thể hiện việc chú ý tới động lực phát triển khu vực tư nhân.
Nhưng việc thực thi có đúng hay không thì hãy chờ đợi, nghe thì biết ở
đó thôi. Chứ còn thực thi có hiệu quả thì theo tôi nghĩ rất khó như lời
nói.”
Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long nhấn mạnh tới việc Thủ tưóng có kế
hoạch đến hết năm 2015 sẽ cổ phần hóa hơn 400 doanh nghiệp nhà nước,
nhưng đến nay thực hiện được rất ít. Việc này, theo ông gây ra nhiều hậu
quả mà vấn đề trách nhiệm cần phải đặt ra.
Quốc hội Việt Nam khóa 13 bước vào kỳ họp thứ 10 cũng là kỳ họp cuối
cùng, kéo dài 31 ngày bắt đầu từ 20/10. Đây là khoảng thời gian sau cùng
trước khi rất nhiều đại biểu nắm chức vụ cao cấp trong chính phủ, trong
Đảng sẽ kết thúc cuộc đời chính trị của mình vì không đủ điều kiện về
độ tuổi được tái cử, thí dụ Ủy viên Trung ương Đảng không quá 60 và Bộ
Chính trị không quá 65.
Người dân Việt Nam hiếm khi được nghe những lời nói thật về thực
trạng đất nước mình. Nhưng trong những ngày vừa qua, nhiều đại biểu đã
bật mí những sự kiện rất thật về tình hình kinh tế tài chánh quốc gia.
Báo chí tỏ ý tiếc nuối nếu như Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh
không được tái cử vào Trung ương Đảng khóa 12, lý do ông Vinh sẽ ở tuổi
63 vào sang năm. Như thế báo chí và người dân sẽ thiếu vắng một ông dám
nói thật trong khi đang còn tại chức.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/more-truth-to-be-disclosed-nn-10232015102337.html
Ngân sách Việt Nam đang 'rất căng'
Báo này dẫn lời của ông Vinh: “Ngân sách trung ương hiện chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả”.
Báo cáo của Chính phủ về dự toán ngân sách năm 2016 tăng cao hơn 60.750 tỷ đồng so với năm 2015, chi ngân sách năm ngoái là 17% nhưng năm nay là 20,1%.
Nhưng theo ông Vinh, “những con số nghe rất vui, nhưng bản chất số tuyệt đối năm nay hụt so với năm ngoái. Các địa phương không có tiền, con số tăng chỉ mang tính nghiệp vụ thôi”.
Đáp lại, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng bình luận rằng nếu ngân sách như vậy thì không thể nào “phát triển bền vững” được.
Theo ông Thành, việc ngân sách cạn kiệt là chỉ dấu sau một quá trình quản lý nhà nước không hiệu quả. Ông diễn giải thêm: “Kinh tế không đủ thu để nuôi ngân sách trong lúc ngân sách bội chi từ năm này qua năm nọ mà không kiềm lại được. Một quốc gia không trả được nợ mà còn phải đi vay để trả nợ cũ thì có vấn đề lớn về quản lý ngân sách nhà nước rồi”.
Ông bày tỏ hy vọng Đại hội 12 sẽ đề cử được lãnh đạo “có biện pháp cứng rắn, khẩn trương và công tâm hơn trong điều hành kinh tế và kiểm soát nợ công, cũng như minh bạch về đầu tư công để tránh lãng phí”.
Trong khi đó, lên tiếng trên báo Một Thế Giới cùng ngày, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận: “Ngân sách không còn tiền để đầu tư là điều nguy hiểm. Ngân sách khó khăn hiện nay đã đến mức ‘tận diệt’ doanh nghiệp chứ không còn là tận thu nữa, nhiều doanh nghiệp không còn sức để làm ăn. Hội nhập đến cửa nhưng các cơ quan quản lý vẫn bình chân như vại.
Nhà nước tận thu như thế này thì làm sao có được tăng trưởng bền vững bởi vì nguồn thu của ngân sách là các doanh nghiệp lại không được chăm sóc, tạo điều kiện phát triển.
Trong bối cảnh thế này đáng ra nhà nước phải giảm thuế, phí cho doanh nghiệp, người dân thuận lợi hơn thì lại thắt chặt và tăng thu".
Năm 2016, xét về tỉ trọng bội chi ngân sách có giảm so với 2015 nhưng số tuyệt đối lại tăng từ 226.000 tỷ đồng năm lên 254.000 tỷ đồng. Thêm vào đó, năm 2015 trả nợ chỉ được 150.000 tỷ đồng nhưng lại vay bội chi ngân sách 226.000 tỷ đồng và vay trái phiếu chính phủ 85.000 tỷ đồng. Như vậy, khối lượng vay lớn gấp đôi so với khối lượng trả được. Tình trạng này sẽ khó khắc phục trong năm 2016”.
Ông Thụ cũng đề xuất “phát hành sớm trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với khối lượng 3 tỷ đôla trong bối cảnh lãi suất còn thấp, nếu chần chừ lãi suất sẽ tăng cao hơn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ”.
Trong một diễn biến khác, Thời báo Kinh tế Sài Gòn hôm 23/10 bình luận rằng việc Chính phủ Việt Nam quyết định thoái toàn bộ vốn nhà nước khỏi 10 doanh nghiệp lớn rơi vào đúng lúc ngân sách đang khó khăn cả về nguồn thu lẫn huy động thông qua phát hành trái phiếu.
“Thị trường không khỏi nghi ngờ liệu có phải đó chỉ là quyết định ‘cực chẳng đã’ để giải quyết bài toán ngân sách trước mắt hay không. Lý lẽ đằng sau quyết định này khi đó sẽ là: bởi không có nguồn thu khả dĩ nào trong thời gian tới để bù đắp cho thâm hụt ngân sách nên Nhà nước buộc phải bán đi những tài sản có giá trị và thanh khoản nhất”, báo này viết.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/10/151023_vietnam_budget
Tàu Mỹ áp sát đảo nhân tạo TQ: Việt Nam lấp lửng
Diễn biến về vấn đề Biển Đông tuần này được xem là thời sự nóng trên báo chí Việt Nam. Dư luận Việt Nam phấn khởi với sự kiện Hoa Kỳ sẵn sàng đưa tàu tuần tra áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa trong thời gian qua. Tuy nhiên, phản ứng của Việt Nam qua lời ông Lê Hải Bình phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, làm cho những người dân bình thường hoài nghi về quan điểm của Việt Nam.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tổ chức ở Hà Nội sáng 15/10/2015 ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khi trả lời câu hỏi của phóng viên VnExpress về thông tin “Mỹ sắp điều tàu tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép” đã phát biểu nguyên văn: “Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Các quốc gia trong và ngoài khu vực đều có trách nhiệm đóng góp vào việc duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực này.”
Ông Lê Hải Bình cũng nhấn mạnh rằng, những đóng góp của các nước phải dựa trên cơ sở nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc ( UNCLOS) cũng như Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC).
Người đọc báo cho rằng, ông Lê Hải Bình đã sử dụng ngôn ngữ ngoại giao đầy cân nhắc và thận trọng.
“Cách nói của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tôi nghĩ ông ta ủng hộ quan điểm là mọi hoạt động trong khu vực này phải tuân thủ các qui định của luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật biển năm 1982. Đấy là nội dung cơ bản, như vậy có thể nói, tuyên bố của Hoa Kỳ đưa tàu chiến tuần tra vào vùng biển dưới 12 hải lý chung quanh các bãi cạn mà Trung Quốc đang bồi lấp để xây dựng biến các bãi cạn thành đá nhân tạo, là đúng với các qui định của công ước. Việt Nam hoàn toàn ủng hộ quan điểm đó, thông tin đó của Mỹ, theo tôi hiểu là như vậy.”
Được biết, theo luật pháp quốc tế, những đảo nhân tạo do con người tạo ra trên biển thì không được nhìn nhận về chủ quyền. Trong trường hợp ở Trường Sa, không những Trung Quốc lấn chiếm một số vùng của Việt Nam, mà nay còn bồi đắp mở rộng diện tích các bãi cạn, nửa nổi nửa chìm trở thành những đảo nhân tạo. Trung Quốc đã gấp rút thiết lập ba phi đạo cho máy bay, cũng như xây dựng hải đăng ở đó.
Theo VietnamNet, cũng trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 15/10/2015 tại Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã bác bỏ cái gọi là thành phố Tam Sa do Trung Quốc thiết lập tại một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đã đánh chiếm của Việt Nam. Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh, những hoạt động của cái gọi là thành phố Tam Sa không có bất cứ cơ sở pháp lý nào và cũng không thay đổi được thực tế quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền Việt Nam.
Liên quan đến kế hoạch của Đài Loan triển khai hoạt động cảnh sát biển trên các đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xây cảng và hải đăng trên đảo Ba Bình. Vẫn theo VietnamNet, ông Lê Hải Bình một lần nữa nhấn mạnh Việt Nam khẳng định có đầy đủ các căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của mình với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi việc làm của các bên khác tại quần đảo Trường Sa mà không có sự đồng ý của Việt Nam thì đều không có giá trị pháp lý.”
Ngoài ra theo tường thuật của báo chí, ông Lê Hải Bình cũng cho biết phía Việt Nam đang xác minh về việc một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc cướp tài sản và đâm chìm hôm 29/9/2015.
Cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 9/10/2015 đưa lên mạng bài viết của TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Chủ đề bài viết nằm trên tựa bài ‘Càng gần Đại hội Đảng, càng phải đề phòng cảnh giác sinh biến ở Biển Đông.
TS Trần Công Trục giải thích thêm:
“Khi gần đến Đại hội Đảng hay gần đến các cuộc bầu cử thay đổi các thế hệ lãnh đạo, một số thế lực thường lợi dụng tình hình đó để thực hiện bước đi tiếp tục gây áp lực lớn trong khu vực. Vấn đề bây giờ không chỉ Việt Nam và các nước khác cũng thế cần phải cảnh giác, đặc biệt đối với Trung Quốc sau các hoạt động ngoại giao như chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc đến Hoa Kỳ và các tuyên bố của họ, thì thấy rõ họ không bao giờ dừng lại mà còn tỏ ra mạnh mẽ hơn.
Trong những thời điểm giao thời đó, thời cơ để họ tính toán làm quyết liệt hơn và có thể có chuyện xảy ra. Tôi muốn nói, Việt Nam và các nước sắp chuyển giao thế hệ lãnh đạo, cần nâng cao cảnh giác và không bao giờ quên rằng chủ quyền, các quyền và lợi ích của nhân dân ta trong khu vực Biển Đông này luôn luôn bị đe dọa trước hoạt động bành trướng bất chấp luật pháp của Trung Quốc. Hơn nữa họ luôn luôn gợi lên các tình thế chính trị khu vực, tình hình chính trị quốc gia nội bộ các nước để họ thực hiện âm mưu của họ.”
Việt Nam kể từ sau Hội nghị Thành Đô 1990 đã dần dần chịu ảnh hưởng nặng cả về chính trị lẫn kinh tế đối với Trung Quốc. Mặc dù người Việt Nam chưa quên cuộc chiến thảm khốc 1979 khi Trung Quốc xua 600.000 quân tàn phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc; sau đó là xâm chiếm đảo Gạc Ma 1988… Trong mấy năm vừa qua Trung Quốc không cần che dấu tham vọng nước lớn lấn chiếm biển đảo, bách hại ngư dân Việt Nam… sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 hồi năm ngoái và nay là xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa và quân sự hóa những nơi này có vẻ thức tỉnh một số nhân vật cao cấp trong Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và việc Tổng thống Barack Obama nhận lời thăm Việt Nam trong bối cảnh Hoa Kỳ thực hiện chính sách xoay trục về Châu Á, đã tạo cơ hội cho Việt Nam về điều gọi là tạo được thế cân bằng trong chính sách đi dây của mình. Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Trần Công Trục đưa ra nhận định về hai chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama. Ông bày tỏ hy vọng những cuộc tiếp xúc đó tạo ra những cơ hội thuận lợi để các bên đưa được các thỏa thuận có thể làm giảm bớt tranh chấp phức tạp, gây bất ổn an ninh khu vực và có thể đưa thế giới vào những cuộc xung đột không cần thiết. TS Trần Công Trục tiếp lời:
“Trước tất cả những hoạt động phi pháp của Trung Quốc, lúc đó chắc chắn Việt Nam muốn cùng với họ giải quyết một cách hòa bình, tạo ra được thỏa thuận như văn bản COC qui tắc ứng xử trên biển Đông chẳng hạn, để có thể kềm chế, kiểm soát tránh xung đột xảy ra. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ nói rõ những chuyện đó. Người Việt Nam mong muốn và hy vọng như vậy, nhưng có làm được hay không lại là vấn đề khác.
Bài học lịch sử theo kinh nghiệm người Việt nam là không bao giờ mất đi cảnh giác. Không bao giờ lơ là trước các hiểm họa rình rập hàng ngày đối với chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt trên Biển Đông.”
Tiến sĩ Trần Công Trục cho là cần theo dõi sát về việc Hoa kỳ có thể tiến hành tuần tra vùng biển quốc tế áp sát 7 đảo nhân tạo, nơi Trung Quốc thiết lập các pháo đài quân sự, đài radar kiểm soát không lưu và cả những phi đạo cho máy bay.
Báo chí quốc tế cho rằng, thông tin về việc tàu chiến, máy bay Hoa Kỳ tuần tra trực diện các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa có thể là để thăm dò phản ứng Bắc Kinh. Nhưng nếu Hoa Kỳ không quyết tâm thể hiện khả năng bảo vệ tự do đường biển và đường không ở Trường Sa, thì chính sách xoay trục về Châu Á của họ sẽ bị mất rất nhiều ý nghĩa với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
- 23 tháng 10 2015
Báo trong
nước dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tiết lộ “ngân
sách đang rất căng thẳng” và chỉ còn 45.000 tỷ đồng.
Hôm 23/10,
website CafeF tường thuật phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội và thực hiện ngân sách năm 2015 và kế hoạch năm 2016.Báo này dẫn lời của ông Vinh: “Ngân sách trung ương hiện chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả”.
Báo cáo của Chính phủ về dự toán ngân sách năm 2016 tăng cao hơn 60.750 tỷ đồng so với năm 2015, chi ngân sách năm ngoái là 17% nhưng năm nay là 20,1%.
Nhưng theo ông Vinh, “những con số nghe rất vui, nhưng bản chất số tuyệt đối năm nay hụt so với năm ngoái. Các địa phương không có tiền, con số tăng chỉ mang tính nghiệp vụ thôi”.
Đáp lại, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng bình luận rằng nếu ngân sách như vậy thì không thể nào “phát triển bền vững” được.
‘Bội chi năm này qua năm nọ’
Hôm 23/10, trả lời phỏng vấn của BBC, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định: “Tình hình tài chính của Việt Nam đang rất khẩn trương với đầy những vấn đề không được giải quyết: ngân sách cạn kiệt, chi tiêu không được quản lý chặt, lãng phí đầu tư công và rút ruột công trình và nợ công không được xử lý ổn thỏa”.Theo ông Thành, việc ngân sách cạn kiệt là chỉ dấu sau một quá trình quản lý nhà nước không hiệu quả. Ông diễn giải thêm: “Kinh tế không đủ thu để nuôi ngân sách trong lúc ngân sách bội chi từ năm này qua năm nọ mà không kiềm lại được. Một quốc gia không trả được nợ mà còn phải đi vay để trả nợ cũ thì có vấn đề lớn về quản lý ngân sách nhà nước rồi”.
Ông bày tỏ hy vọng Đại hội 12 sẽ đề cử được lãnh đạo “có biện pháp cứng rắn, khẩn trương và công tâm hơn trong điều hành kinh tế và kiểm soát nợ công, cũng như minh bạch về đầu tư công để tránh lãng phí”.
Trong khi đó, lên tiếng trên báo Một Thế Giới cùng ngày, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận: “Ngân sách không còn tiền để đầu tư là điều nguy hiểm. Ngân sách khó khăn hiện nay đã đến mức ‘tận diệt’ doanh nghiệp chứ không còn là tận thu nữa, nhiều doanh nghiệp không còn sức để làm ăn. Hội nhập đến cửa nhưng các cơ quan quản lý vẫn bình chân như vại.
Nhà nước tận thu như thế này thì làm sao có được tăng trưởng bền vững bởi vì nguồn thu của ngân sách là các doanh nghiệp lại không được chăm sóc, tạo điều kiện phát triển.
Trong bối cảnh thế này đáng ra nhà nước phải giảm thuế, phí cho doanh nghiệp, người dân thuận lợi hơn thì lại thắt chặt và tăng thu".
‘Cực chẳng đã’
Báo Dân Trí hôm 22/10 ghi nhận ý kiến của ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, đại biểu đoàn Lai Châu: “Dù tỷ lệ nợ công vẫn trong giới hạn an toàn nhưng bội chi đang có xu hướng tăng dẫn đến áp lực tăng nợ công.Năm 2016, xét về tỉ trọng bội chi ngân sách có giảm so với 2015 nhưng số tuyệt đối lại tăng từ 226.000 tỷ đồng năm lên 254.000 tỷ đồng. Thêm vào đó, năm 2015 trả nợ chỉ được 150.000 tỷ đồng nhưng lại vay bội chi ngân sách 226.000 tỷ đồng và vay trái phiếu chính phủ 85.000 tỷ đồng. Như vậy, khối lượng vay lớn gấp đôi so với khối lượng trả được. Tình trạng này sẽ khó khắc phục trong năm 2016”.
Ông Thụ cũng đề xuất “phát hành sớm trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với khối lượng 3 tỷ đôla trong bối cảnh lãi suất còn thấp, nếu chần chừ lãi suất sẽ tăng cao hơn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ”.
Trong một diễn biến khác, Thời báo Kinh tế Sài Gòn hôm 23/10 bình luận rằng việc Chính phủ Việt Nam quyết định thoái toàn bộ vốn nhà nước khỏi 10 doanh nghiệp lớn rơi vào đúng lúc ngân sách đang khó khăn cả về nguồn thu lẫn huy động thông qua phát hành trái phiếu.
“Thị trường không khỏi nghi ngờ liệu có phải đó chỉ là quyết định ‘cực chẳng đã’ để giải quyết bài toán ngân sách trước mắt hay không. Lý lẽ đằng sau quyết định này khi đó sẽ là: bởi không có nguồn thu khả dĩ nào trong thời gian tới để bù đắp cho thâm hụt ngân sách nên Nhà nước buộc phải bán đi những tài sản có giá trị và thanh khoản nhất”, báo này viết.
Tàu Mỹ áp sát đảo nhân tạo TQ: Việt Nam lấp lửng
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-10-16
2015-10-16
Diễn biến về vấn đề Biển Đông tuần này được xem là thời sự nóng trên báo chí Việt Nam. Dư luận Việt Nam phấn khởi với sự kiện Hoa Kỳ sẵn sàng đưa tàu tuần tra áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa trong thời gian qua. Tuy nhiên, phản ứng của Việt Nam qua lời ông Lê Hải Bình phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, làm cho những người dân bình thường hoài nghi về quan điểm của Việt Nam.
Cân nhắc và thận trọng
VnExpress đã chạy tít lớn ‘Việt Nam lên tiếng về tin Mỹ sắp điều tàu áp sát đảo nhân tạo”. Có lẽ các nhà báo cũng không dám chắc để đặt tựa bài hấp dẫn hơn, như Việt Nam tán thành hoặc hoan nghênh hoạt động này chẳng hạn.Trong cuộc họp báo thường kỳ tổ chức ở Hà Nội sáng 15/10/2015 ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khi trả lời câu hỏi của phóng viên VnExpress về thông tin “Mỹ sắp điều tàu tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép” đã phát biểu nguyên văn: “Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Các quốc gia trong và ngoài khu vực đều có trách nhiệm đóng góp vào việc duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực này.”
Ông Lê Hải Bình cũng nhấn mạnh rằng, những đóng góp của các nước phải dựa trên cơ sở nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc ( UNCLOS) cũng như Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC).
Người đọc báo cho rằng, ông Lê Hải Bình đã sử dụng ngôn ngữ ngoại giao đầy cân nhắc và thận trọng.
Cách nói của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tôi nghĩ ông ta ủng hộ quan điểm là mọi hoạt động trong khu vực này phải tuân thủ các qui định của luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật biển năm 1982.Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại của Nam Nguyên vào tối 15/10, đáp câu hỏi, phải chăng Việt Nam không thể hiện rõ rệt quan điểm ủng hộ kế hoạch của Hoa Kỳ tuần tra áp sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái pháp luật ở Trường Sa, Tiến sĩ Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
-TS Trần Công Trục
“Cách nói của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tôi nghĩ ông ta ủng hộ quan điểm là mọi hoạt động trong khu vực này phải tuân thủ các qui định của luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật biển năm 1982. Đấy là nội dung cơ bản, như vậy có thể nói, tuyên bố của Hoa Kỳ đưa tàu chiến tuần tra vào vùng biển dưới 12 hải lý chung quanh các bãi cạn mà Trung Quốc đang bồi lấp để xây dựng biến các bãi cạn thành đá nhân tạo, là đúng với các qui định của công ước. Việt Nam hoàn toàn ủng hộ quan điểm đó, thông tin đó của Mỹ, theo tôi hiểu là như vậy.”
Được biết, theo luật pháp quốc tế, những đảo nhân tạo do con người tạo ra trên biển thì không được nhìn nhận về chủ quyền. Trong trường hợp ở Trường Sa, không những Trung Quốc lấn chiếm một số vùng của Việt Nam, mà nay còn bồi đắp mở rộng diện tích các bãi cạn, nửa nổi nửa chìm trở thành những đảo nhân tạo. Trung Quốc đã gấp rút thiết lập ba phi đạo cho máy bay, cũng như xây dựng hải đăng ở đó.
Theo VietnamNet, cũng trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 15/10/2015 tại Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã bác bỏ cái gọi là thành phố Tam Sa do Trung Quốc thiết lập tại một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đã đánh chiếm của Việt Nam. Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh, những hoạt động của cái gọi là thành phố Tam Sa không có bất cứ cơ sở pháp lý nào và cũng không thay đổi được thực tế quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền Việt Nam.
Liên quan đến kế hoạch của Đài Loan triển khai hoạt động cảnh sát biển trên các đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xây cảng và hải đăng trên đảo Ba Bình. Vẫn theo VietnamNet, ông Lê Hải Bình một lần nữa nhấn mạnh Việt Nam khẳng định có đầy đủ các căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của mình với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi việc làm của các bên khác tại quần đảo Trường Sa mà không có sự đồng ý của Việt Nam thì đều không có giá trị pháp lý.”
Ngoài ra theo tường thuật của báo chí, ông Lê Hải Bình cũng cho biết phía Việt Nam đang xác minh về việc một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc cướp tài sản và đâm chìm hôm 29/9/2015.
Cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 9/10/2015 đưa lên mạng bài viết của TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Chủ đề bài viết nằm trên tựa bài ‘Càng gần Đại hội Đảng, càng phải đề phòng cảnh giác sinh biến ở Biển Đông.
Bài học lịch sử theo kinh nghiệm người Việt nam là không bao giờ mất đi cảnh giác. Không bao giờ lơ là trước các hiểm họa rình rập hàng ngày đối với chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt trên Biển Đông.TS Trần Công Trục cho rằng, mặc dù đường lưỡi bò áp đặt ảnh hưởng chung cho khu vực Đông Nam Á, nhưng chỉ có Việt Nam và Philippines là phản ứng mạnh mẽ về việc chủ quyền biển đảo bị đe dọa. Trong bối cảnh Việt Nam và Philippines là 2 quốc gia sẽ có lãnh đạo mới vào năm 2016, ông Trần Công Trục nhắc lại các bài học lịch sử Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, Vành Khăn 1990-1995, Tam Sa 2007 và Scarborough 2012, đây là các mốc thời gian Trung Quốc lấn chiếm biển đảo của Việt Nam và Philippines.
-TS Trần Công Trục
TS Trần Công Trục giải thích thêm:
“Khi gần đến Đại hội Đảng hay gần đến các cuộc bầu cử thay đổi các thế hệ lãnh đạo, một số thế lực thường lợi dụng tình hình đó để thực hiện bước đi tiếp tục gây áp lực lớn trong khu vực. Vấn đề bây giờ không chỉ Việt Nam và các nước khác cũng thế cần phải cảnh giác, đặc biệt đối với Trung Quốc sau các hoạt động ngoại giao như chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc đến Hoa Kỳ và các tuyên bố của họ, thì thấy rõ họ không bao giờ dừng lại mà còn tỏ ra mạnh mẽ hơn.
Trong những thời điểm giao thời đó, thời cơ để họ tính toán làm quyết liệt hơn và có thể có chuyện xảy ra. Tôi muốn nói, Việt Nam và các nước sắp chuyển giao thế hệ lãnh đạo, cần nâng cao cảnh giác và không bao giờ quên rằng chủ quyền, các quyền và lợi ích của nhân dân ta trong khu vực Biển Đông này luôn luôn bị đe dọa trước hoạt động bành trướng bất chấp luật pháp của Trung Quốc. Hơn nữa họ luôn luôn gợi lên các tình thế chính trị khu vực, tình hình chính trị quốc gia nội bộ các nước để họ thực hiện âm mưu của họ.”
Tạo được thế cân bằng
Báo chí Việt Nam trong những ngày qua cũng đưa tin Việt Nam chuẩn bị đón tiếp hai quốc khách là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Thời điểm các cuộc viếng thăm chính thức của hai nhân vật này chưa được công bố, nhưng có khả năng diễn ra trong 2 tháng cuối năm.Việt Nam kể từ sau Hội nghị Thành Đô 1990 đã dần dần chịu ảnh hưởng nặng cả về chính trị lẫn kinh tế đối với Trung Quốc. Mặc dù người Việt Nam chưa quên cuộc chiến thảm khốc 1979 khi Trung Quốc xua 600.000 quân tàn phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc; sau đó là xâm chiếm đảo Gạc Ma 1988… Trong mấy năm vừa qua Trung Quốc không cần che dấu tham vọng nước lớn lấn chiếm biển đảo, bách hại ngư dân Việt Nam… sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 hồi năm ngoái và nay là xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa và quân sự hóa những nơi này có vẻ thức tỉnh một số nhân vật cao cấp trong Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và việc Tổng thống Barack Obama nhận lời thăm Việt Nam trong bối cảnh Hoa Kỳ thực hiện chính sách xoay trục về Châu Á, đã tạo cơ hội cho Việt Nam về điều gọi là tạo được thế cân bằng trong chính sách đi dây của mình. Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Trần Công Trục đưa ra nhận định về hai chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama. Ông bày tỏ hy vọng những cuộc tiếp xúc đó tạo ra những cơ hội thuận lợi để các bên đưa được các thỏa thuận có thể làm giảm bớt tranh chấp phức tạp, gây bất ổn an ninh khu vực và có thể đưa thế giới vào những cuộc xung đột không cần thiết. TS Trần Công Trục tiếp lời:
“Trước tất cả những hoạt động phi pháp của Trung Quốc, lúc đó chắc chắn Việt Nam muốn cùng với họ giải quyết một cách hòa bình, tạo ra được thỏa thuận như văn bản COC qui tắc ứng xử trên biển Đông chẳng hạn, để có thể kềm chế, kiểm soát tránh xung đột xảy ra. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ nói rõ những chuyện đó. Người Việt Nam mong muốn và hy vọng như vậy, nhưng có làm được hay không lại là vấn đề khác.
Bài học lịch sử theo kinh nghiệm người Việt nam là không bao giờ mất đi cảnh giác. Không bao giờ lơ là trước các hiểm họa rình rập hàng ngày đối với chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt trên Biển Đông.”
Tiến sĩ Trần Công Trục cho là cần theo dõi sát về việc Hoa kỳ có thể tiến hành tuần tra vùng biển quốc tế áp sát 7 đảo nhân tạo, nơi Trung Quốc thiết lập các pháo đài quân sự, đài radar kiểm soát không lưu và cả những phi đạo cho máy bay.
Báo chí quốc tế cho rằng, thông tin về việc tàu chiến, máy bay Hoa Kỳ tuần tra trực diện các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa có thể là để thăm dò phản ứng Bắc Kinh. Nhưng nếu Hoa Kỳ không quyết tâm thể hiện khả năng bảo vệ tự do đường biển và đường không ở Trường Sa, thì chính sách xoay trục về Châu Á của họ sẽ bị mất rất nhiều ý nghĩa với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/domestic-press-online-101615-nn-10162015084105.html
VIẾTTỪSAIGON * ĐẢNG THỊT CHÓ
Thịt chó, lý lịch, và thái tử đảng
Tue, 10/20/2015 - 10:07 — VietTuSaiGon
Triết lý của dân ăn thịt chó rất nhất quán ở điểm: Thịt chó thì
rất ngon, nhiều đạm, nó đòi hỏi phải có riềng, sả, lá mơ, mắm tôm và ớt
cay. Đương nhiên nhậu thịt chó thì phải nhậu với rượu, rươụ càng ngon
thì thịt chó càng có ý nghĩa. Và bạn nhậu phải hiểu nhau, phải giữ hòa
khí trong bàn nhậu. Muốn hiểu nhau, trước khi vào bàn nhậu, tốt nhất
phải là bạn bè, biết thân thế của nhau. Và muốn ăn ngon thì đừng sợ mình
man rợ, không man rợ thì làm sao ăn thịt chó được!
Đương nhiên là một khi đã có triết lý và nguyên tắc hẳn hoi, cũng sẽ có những sắp xếp hợp lý để ăn trọn vẹn một con chó. Ví dụ như trong một con chó, cái đầu chó, dù không ngon nhưng phải dành cho người có số có má bởi nó thể hiện quyền lực trong mâm. Thứ đến là những bộ phận khác. Đương nhiên cái đầu chỉ đóng vai trò tượng trưng thôi chứ đùi chó, dồi chó, chó xáo măng, chó nhựa mận, chó nướng, chó hấp, chó chiên mè, chó hầm đậu đen… kính thưa các loại chó đều có trong mâm của đàn anh.
Cách sắp xếp như vậy thể hiện một trật tự có trên có dưới, có ngon có dở và ai cũng có phần. Ví dụ như hạng đàn anh dư dả, thừ mứa thì chỉ cần ngon, cần thể hiện quyền lực chứ không cần nhiều, bàn phải có cái đầu chó, rồi các món ngon, xắt đẹp, múc đẹp. Nó khác với bàn dưới một chút chỉ có các món cũng giống với đàn anh nhưng thiếu cái đầu chó và xắt, múc không đẹp bằng, miễn là ăn đủ no, rượu đủ say chứ không cần đẹp.
Và bàn dưới nữa thì có thể không ngon so với các bàn trên nhưng lại nhiều, cũng không cần xắt đẹp, múc đẹp mà miễn sao bổ dưỡng, đầy bụng và rượu thịt ê hề là tốt. Có thể là dồi thật nhiều để lót bụng, sau đó là bầy nhầy bạn nhạn và gặm xương cũng tốt, miễn là no say.
Chính nhờ vào sự sắp xếp theo kiểu vàng chơi với vàng, bạc chơi với bạc, đồng ngồi với đồng này mà những mâm thịt chó ngon, bổ, vui phải là những mâm không bị phô hay bị lạc điệu, ngưỡng nào chơi với ngưỡng đó. Và trên hết là phải biết lý lịch của nhau, bởi một khi biết nhau thì tránh tình trạng đang ngồi nhậu, lại nhớ đến chuyện thù hận từ thời ông bà, cha mẹ mà mang ra mắng nhiếc nhau, thậm chí đập nhau. Lý lịch, nghe đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong triết lý thịt chó.
Cái triết lý thịt chó nghe đơn giản đến vô cùng nhưng lại có tính phổ quát trong xã hội mà nó tồn tại. Nó đi từ mâm thịt chó sang chiếu chính trị, từ chỗ đầu đường xó chợ đến sảnh đường nhà nước và thậm chí từ chỗ xóm nghèo đến tận trời Tây khi mang chuông đi đánh xứ người. Cái triết lý thịt chó tuy đơn giản nhưng lại bền vững, nó bền vững vì nó là những qui tắc thịt chó, còn thịt chó thì nó còn tồn tại và nó còn tồn tại thì vấn đề lý lịch vẫn phải được đưa lên hàng đầu nếu như không muốn mâm thịt chó bị hất xuống đất, mắm tôm, lá mơ, riềng, sả, ớt, rượu, dồi, xương… văng tung tóe.
Chính trị cũng vậy, đảng Cộng sản Việt Nam đã rất khôn khéo vận dụng triết lý thịt chó vào tư tưởng lãnh đạo của họ. Yếu tố lý lịch được xếp lên hàng đầu, sau đó là quyền lợi hưởng thụ và sau cùng mới là cống hiến cho xã hội. Điều này hoàn toàn khác so với các quốc gia tư bản dân chủ, lấy pháp trị làm nền tảng phát triển xã hội.
Bởi nếu như không xét lý lịch mà xét trên sự cống hiến thì mâm thịt chó trong nội bộ đảng Cộng sản sẽ nhanh chóng bị hất văng xuống đất, thậm chí nguy cơ chống ăn thịt chó sẽ nhanh chóng phát triển, làm cho triết lý ăn thịt chó trở nên thừa thải và lạc hậu.
Bởi một khi lấy sự cống hiến xã hội làm nền tảng phát triển tài năng và địa vị trong hệ thống chính trị thì khái niệm “thái tử đảng” sẽ bị triệt tiêu, người ta sẽ dựa trên năng lực và thành tựu đóng góp cho xã hội để bầu cử, đề cử hay ứng cử. Chuyện này quá xa lạ trong cơ chế độc tài. Chính vì vậy, yếu tố xét lý lịch và vẫn luôn là tiêu chí đầu tiên trong vấn đề thăng tiến, nắm quyền lực trong bộ máy nhà nước Cộng sản.
Cho đến thời điểm hiện nay, các thái tử đảng vẫn chưa làm được một việc gì cho ra hồn, họ chưa mang lại bất kì sự thay đổi hoặc giả cũng có những đóng góp nhằm làm thay đổi xã hội, để xã hội tốt đẹp hơn nếu không muốn nói là họ lặp lại y vết xe đổ của cha anh họ, nghĩa là tiếp tục độc tài, độc đoán và chuyên quyền. Khi nắm quyền, việc đầu tiên của họ là củng cố địa vị, thế lực, tiếp theo là đe nẹt tôn giáo, bóp nghẹt và dập tắt mọi trào lưu tiến bộ trong xã hội để giữ thế độc tài cho đảng.
Vì sao họ phải làm vậy? Vì lẽ, họ không muốn chia mối lợi lộc với bất kì thế lực nào, cho dù thế lực đó có tiến bộ hay không, họ không quan tâm. Thậm chí, thế lực đó nổi lên không phải là để hưởng lợi mà để làm thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt hơn thì với đảng Cộng sản, đó vẫn là thế lực thù địch.
Bởi lẽ, một khi tài nguyên, ngân sách quốc gia và quĩ đất quốc gia cũng như mọi thứ có được trên quê hương này đã được chuyển hóa thành mâm thịt chó của đảng, để từ đó đảng sẽ phân chia chỗ ngồi, mâm ngồi rồi thứ tự bàn từ trên xuống dưới… Vấn đề cần phải làm là làm sao để bữa thịt chó thật ngon miệng, vui vẻ và có ý nghĩa chứ không phải bàn luận có nên hay không nên ăn thịt chó trong lúc này.
Nhưng, nếu ăn thịt chó mà chỉ toàn những người thích ăn ngon, thích thịt thì xương xẩu, dồi diết bỏ cho ai? Đương nhiên, muốn ăn hết một con chó và muốn trong lúc ăn thấy mình sang hơn người, thậm chí lỡ trong lúc ăn có kẻ đến phá rối thì cũng có đứa đứng ra mà chống đỡ thì cách tốt nhất là phải đông vui. Nghĩa là có thái thượng hoàng, có nhà vua, có thái tử, có lính lác và có cả lưu manh. Thái thượng hoàng ngồi chiếu trên cùng với mâm đầu chó và vài món ngon, đẹp, quí phái như ngọc cẩu thì nhà vua phải có đùi chó xắt mỏng và những món khác ngon hơn thái tử một chút. Đến các món còn lại nhưng dồi chó, xương chó, thịt bầy nhầy bạn nhạn lại dành cho đám lưu manh, lính lác bên dưới.
Chung qui, ai cũng có được thịt chó để ăn, để say, khỏi phải thấy mình bị đối xử bất công, phần mình thì mình hưởng, đừng ai đụng đến quyền lợi của mình là được tất. Cái thứ triết lý này tuy đơn giản, man rợ nhưng lại rất hợp thời đối với Việt Nam Cộng sản xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam thứ 12 sắp diễn ra. Nói là đại hội nhưng trên thực tế, bản chất sâu xa của nó lại là một cuộc chia chác, phân chia quyền lực hay nói khác đi là chuẩn bị chia phần, chia mâm thịt chó cho ổn định và lâu dài. Mặc dù thịt chó bây giờ đã hiếm, người phản đối ăn thịt chó cũng nhiều, chuyện này tương ứng với tài nguyên cạn kiệt, ngân sách trống rỗng, nhân dân oán thán… Nhưng thịt chó thì vẫn phải ăn, quyền lực thì vẫn phải chia, thời loạn lạc, thế lực đối lập nổi lên quá nhiều mà phường lưu manh cũng nhiều vô kể. Cách tốt nhất là cho phường lưu manh được ngồi các chiếu dưới để cùng ăn thịt chó, có như vậy phường này mới đứng ra dẹp những ai phản đối ăn thịt chó.
Cái triết lý nghe rất đơn giản về ăn thịt chó lại rất phù hợp với đại hội đảng sắp tới. Nếu không tin thì nhìn vào cách sắp xếp nhân sự từ trung ương đảng đến các tỉnh, các huyện thì sẽ rõ!
Đương nhiên là một khi đã có triết lý và nguyên tắc hẳn hoi, cũng sẽ có những sắp xếp hợp lý để ăn trọn vẹn một con chó. Ví dụ như trong một con chó, cái đầu chó, dù không ngon nhưng phải dành cho người có số có má bởi nó thể hiện quyền lực trong mâm. Thứ đến là những bộ phận khác. Đương nhiên cái đầu chỉ đóng vai trò tượng trưng thôi chứ đùi chó, dồi chó, chó xáo măng, chó nhựa mận, chó nướng, chó hấp, chó chiên mè, chó hầm đậu đen… kính thưa các loại chó đều có trong mâm của đàn anh.
Cách sắp xếp như vậy thể hiện một trật tự có trên có dưới, có ngon có dở và ai cũng có phần. Ví dụ như hạng đàn anh dư dả, thừ mứa thì chỉ cần ngon, cần thể hiện quyền lực chứ không cần nhiều, bàn phải có cái đầu chó, rồi các món ngon, xắt đẹp, múc đẹp. Nó khác với bàn dưới một chút chỉ có các món cũng giống với đàn anh nhưng thiếu cái đầu chó và xắt, múc không đẹp bằng, miễn là ăn đủ no, rượu đủ say chứ không cần đẹp.
Và bàn dưới nữa thì có thể không ngon so với các bàn trên nhưng lại nhiều, cũng không cần xắt đẹp, múc đẹp mà miễn sao bổ dưỡng, đầy bụng và rượu thịt ê hề là tốt. Có thể là dồi thật nhiều để lót bụng, sau đó là bầy nhầy bạn nhạn và gặm xương cũng tốt, miễn là no say.
Chính nhờ vào sự sắp xếp theo kiểu vàng chơi với vàng, bạc chơi với bạc, đồng ngồi với đồng này mà những mâm thịt chó ngon, bổ, vui phải là những mâm không bị phô hay bị lạc điệu, ngưỡng nào chơi với ngưỡng đó. Và trên hết là phải biết lý lịch của nhau, bởi một khi biết nhau thì tránh tình trạng đang ngồi nhậu, lại nhớ đến chuyện thù hận từ thời ông bà, cha mẹ mà mang ra mắng nhiếc nhau, thậm chí đập nhau. Lý lịch, nghe đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong triết lý thịt chó.
Cái triết lý thịt chó nghe đơn giản đến vô cùng nhưng lại có tính phổ quát trong xã hội mà nó tồn tại. Nó đi từ mâm thịt chó sang chiếu chính trị, từ chỗ đầu đường xó chợ đến sảnh đường nhà nước và thậm chí từ chỗ xóm nghèo đến tận trời Tây khi mang chuông đi đánh xứ người. Cái triết lý thịt chó tuy đơn giản nhưng lại bền vững, nó bền vững vì nó là những qui tắc thịt chó, còn thịt chó thì nó còn tồn tại và nó còn tồn tại thì vấn đề lý lịch vẫn phải được đưa lên hàng đầu nếu như không muốn mâm thịt chó bị hất xuống đất, mắm tôm, lá mơ, riềng, sả, ớt, rượu, dồi, xương… văng tung tóe.
Chính trị cũng vậy, đảng Cộng sản Việt Nam đã rất khôn khéo vận dụng triết lý thịt chó vào tư tưởng lãnh đạo của họ. Yếu tố lý lịch được xếp lên hàng đầu, sau đó là quyền lợi hưởng thụ và sau cùng mới là cống hiến cho xã hội. Điều này hoàn toàn khác so với các quốc gia tư bản dân chủ, lấy pháp trị làm nền tảng phát triển xã hội.
Bởi nếu như không xét lý lịch mà xét trên sự cống hiến thì mâm thịt chó trong nội bộ đảng Cộng sản sẽ nhanh chóng bị hất văng xuống đất, thậm chí nguy cơ chống ăn thịt chó sẽ nhanh chóng phát triển, làm cho triết lý ăn thịt chó trở nên thừa thải và lạc hậu.
Bởi một khi lấy sự cống hiến xã hội làm nền tảng phát triển tài năng và địa vị trong hệ thống chính trị thì khái niệm “thái tử đảng” sẽ bị triệt tiêu, người ta sẽ dựa trên năng lực và thành tựu đóng góp cho xã hội để bầu cử, đề cử hay ứng cử. Chuyện này quá xa lạ trong cơ chế độc tài. Chính vì vậy, yếu tố xét lý lịch và vẫn luôn là tiêu chí đầu tiên trong vấn đề thăng tiến, nắm quyền lực trong bộ máy nhà nước Cộng sản.
Cho đến thời điểm hiện nay, các thái tử đảng vẫn chưa làm được một việc gì cho ra hồn, họ chưa mang lại bất kì sự thay đổi hoặc giả cũng có những đóng góp nhằm làm thay đổi xã hội, để xã hội tốt đẹp hơn nếu không muốn nói là họ lặp lại y vết xe đổ của cha anh họ, nghĩa là tiếp tục độc tài, độc đoán và chuyên quyền. Khi nắm quyền, việc đầu tiên của họ là củng cố địa vị, thế lực, tiếp theo là đe nẹt tôn giáo, bóp nghẹt và dập tắt mọi trào lưu tiến bộ trong xã hội để giữ thế độc tài cho đảng.
Vì sao họ phải làm vậy? Vì lẽ, họ không muốn chia mối lợi lộc với bất kì thế lực nào, cho dù thế lực đó có tiến bộ hay không, họ không quan tâm. Thậm chí, thế lực đó nổi lên không phải là để hưởng lợi mà để làm thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt hơn thì với đảng Cộng sản, đó vẫn là thế lực thù địch.
Bởi lẽ, một khi tài nguyên, ngân sách quốc gia và quĩ đất quốc gia cũng như mọi thứ có được trên quê hương này đã được chuyển hóa thành mâm thịt chó của đảng, để từ đó đảng sẽ phân chia chỗ ngồi, mâm ngồi rồi thứ tự bàn từ trên xuống dưới… Vấn đề cần phải làm là làm sao để bữa thịt chó thật ngon miệng, vui vẻ và có ý nghĩa chứ không phải bàn luận có nên hay không nên ăn thịt chó trong lúc này.
Nhưng, nếu ăn thịt chó mà chỉ toàn những người thích ăn ngon, thích thịt thì xương xẩu, dồi diết bỏ cho ai? Đương nhiên, muốn ăn hết một con chó và muốn trong lúc ăn thấy mình sang hơn người, thậm chí lỡ trong lúc ăn có kẻ đến phá rối thì cũng có đứa đứng ra mà chống đỡ thì cách tốt nhất là phải đông vui. Nghĩa là có thái thượng hoàng, có nhà vua, có thái tử, có lính lác và có cả lưu manh. Thái thượng hoàng ngồi chiếu trên cùng với mâm đầu chó và vài món ngon, đẹp, quí phái như ngọc cẩu thì nhà vua phải có đùi chó xắt mỏng và những món khác ngon hơn thái tử một chút. Đến các món còn lại nhưng dồi chó, xương chó, thịt bầy nhầy bạn nhạn lại dành cho đám lưu manh, lính lác bên dưới.
Chung qui, ai cũng có được thịt chó để ăn, để say, khỏi phải thấy mình bị đối xử bất công, phần mình thì mình hưởng, đừng ai đụng đến quyền lợi của mình là được tất. Cái thứ triết lý này tuy đơn giản, man rợ nhưng lại rất hợp thời đối với Việt Nam Cộng sản xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam thứ 12 sắp diễn ra. Nói là đại hội nhưng trên thực tế, bản chất sâu xa của nó lại là một cuộc chia chác, phân chia quyền lực hay nói khác đi là chuẩn bị chia phần, chia mâm thịt chó cho ổn định và lâu dài. Mặc dù thịt chó bây giờ đã hiếm, người phản đối ăn thịt chó cũng nhiều, chuyện này tương ứng với tài nguyên cạn kiệt, ngân sách trống rỗng, nhân dân oán thán… Nhưng thịt chó thì vẫn phải ăn, quyền lực thì vẫn phải chia, thời loạn lạc, thế lực đối lập nổi lên quá nhiều mà phường lưu manh cũng nhiều vô kể. Cách tốt nhất là cho phường lưu manh được ngồi các chiếu dưới để cùng ăn thịt chó, có như vậy phường này mới đứng ra dẹp những ai phản đối ăn thịt chó.
Cái triết lý nghe rất đơn giản về ăn thịt chó lại rất phù hợp với đại hội đảng sắp tới. Nếu không tin thì nhìn vào cách sắp xếp nhân sự từ trung ương đảng đến các tỉnh, các huyện thì sẽ rõ!
NGUYÊN VŨ BÌNH * ĐẠI HỘI XII
Một vài nhận xét về quá trình chuẩn bị đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam
Sun, 10/18/2015 - 10:46 — nguyenvubinh
Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Việt nam lần thứ XII sắp
tới sẽ diễn ra vào quý I năm 2016. Quá trình chuẩn bị cho đại hội là
thời kỳ mà đảng cộng sản được sự quan tâm nhiều nhất của truyền thông,
dư luận và của quốc tế. Thông thường, đó cũng là dịp các cơ quan truyền
thông của nhà nước ra sức tuyên truyền, đánh bóng những thành tích cũng
như cổ động cho đường lối, chính sách trong dự thảo văn kiện trình đại
hội.
Bối cảnh diễn ra đại hội XII lần này có nhiểu điều đặc biệt. Vấn
đề quan trọng nhất, sau 30 năm đổi mới, những sai lệch và khác biệt về
nguyên lý, cơ chế, cấu trúc cũng như các chính sách kinh tế của nền kinh
tế Việt Nam so với nền kinh tế thị trường lành mạnh, bình thường đã bộc
lộ toàn diện và đưa tới sự cạn kiệt, cùng cực của nền kinh tế. Để diễn
đạt một cách ngắn gọn và dễ hiểu, tổng giá trị sản phẩm của nền kinh tế
hiện nay làm ra không đủ cho chi tiêu của quốc gia trong cùng một thời
gian (ví dụ một năm). Trong khi đó, số nợ (nợ nước ngoài và nợ dân) đang
ở con số gấp đôi GDP, và hoàn toàn không có khả năng thanh toán. Các
doanh nghiệp phá sản hàng loạt, số còn lại chỉ tồn tại ngắc ngoải. Điều
quan trọng hơn, các chuyên gia kinh tế, những người có tìm hiểu và
nghiên cứu đều thống nhất một nhận định: nền kinh tế phải cải tổ ở mức
cao nhất, về thể chế. Tất cả những giải pháp chắp vá đều không thể giải
quyết được vấn đề và không đưa được nền kinh tế ra khỏi đại khủng hoảng.
Về mặt xã hội và chính trị, những dồn nén cùng cực của người dân
khắp mọi miền đất nước vì mất đất, vì oan khuất, vì sự chèn ép của các
cơ quan và nhân viên công quyền đã và đang ở mức báo động. Quá trình đàn
áp các tôn giáo không hề có dấu hiệu thuyên giảm...thanh niên, sinh
viên ra trường không có công ăn việc làm, không có thu nhập...tất cả đều
đang ở trạng thái tuyệt vọng và giận dữ. Trong khi đó, việc Trung quốc
tiếp tục các hoạt động xâm lấn và xây dựng ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng
như dồn ép, tấn công ngư dân trên biển, ngư trường của Việt Nam càng làm
cho người dân phẫn uất. Sự trở mặt của đồng minh Trung quốc cũng đã
biến tranh chấp trên biển Đông thành tranh chấp địa chiến lược khu vực
và toàn cầu. Một lần nữa, Việt Nam lại ở trọng tâm tranh chấp giữa các
nước lớn, một vị thế đầy rủi ro và không nên có.
Trong bối cảnh đặc biệt như vậy, sự chuẩn bị của Đảng cộng sản
Việt Nam là gì? trước hết, Đảng cộng sản Việt nam vẫn thống nhất tuyệt
đối trong việc duy trì sự độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,
kiên quyết không nhượng bộ về nguyên tắc, trong khi có những nới lỏng
về mặt truyền thông và xã hội dân sự. Những cam kết quốc tế nói chung,
cũng như cam kết để tham gia TPP chỉ là những thủ đoạn qua cầu quen
thuộc. Việc xử lý vấn đề xâm lấn của Trung Quốc bằng cách kéo các cường
quốc làm đối trọng để đu dây vẫn tỏ ra có hiệu quả mặc dù vẫn có những
vấn đề đối ngoại lệ thuộc Trung quốc khiến người dân bất bình.
Có hai vấn đề nổi bật trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII của
Đảng cộng sản Việt nam. Thứ nhất, xem nhẹ và bỏ qua những khuyết tật cấu
trúc, thể chế của nền kinh tế. Như trên đã đề cập, nền kinh tế hiện nay
đang trong quá trình khủng hoảng về nguyên lý, cơ chế và cấu trúc.
Những cải cách nửa vời trước đây, chỉ có tác dụng cởi trói nhất định cho
người dân đã hết hiệu nghiệm. Toàn bộ sự bế tắc, khủng hoảng của nền
kinh tế đều do những lệch lạc về nguyên lý, về cơ chế và cấu trúc gây
ra. Sự cải tổ nền kinh tế là không thể tránh được, và quan trọng hơn,
cần thực hiện triệt để về nguyên lý, cơ chế và cấu trúc của nền kinh tế.
Tức là cải tổ toàn diện thể chế kinh tế. Tuy nhiên, Đảng cộng sản lại
một lần nữa bỏ qua cơ hội để cải tổ thực sự nền kinh tế. Có lẽ, việc
vượt qua các thời điểm khủng hoảng trước đây cộng với ảo tưởng khi Việt
Nam tham gia vào TPP khiến cho người ta thực sự bỏ qua vấn đề nghiêm
trọng này. Việc xem nhẹ và bỏ qua cải cách thể chế kinh tế chính là
nguyên nhân gốc rễ của quá trình sụp đổ chế độ trong tương lai gần.
Thứ hai, nét đậm trong sự chuẩn bị Đại hội XII Đảng cộng sản
Việt Nam lần này chính là sự chuẩn bị về nhân sự, tức là đấu đá phe
cánh. Phe cánh ở đây chỉ đơn thuần kết hợp bằng lợi ích, chứ không phải
về quan điểm, lý tưởng. Quá trình đấu đá giữa một bên sử dụng các nguyên
tắc tổ chức của Đảng và một bên sử dụng quyền lực hành pháp có lẽ sẽ đi
tới một sự thỏa hiệp nào đó. Những hi vọng đột phá về chính trị rất khó
xảy ra khi cả hai phía đều chuẩn bị những phương án tấn công ngay khi
đối phương có dấu hiệu “chệch hướng” nào đó. Dường như họ vẫn ý thức
được, mặc dù đang là đối thủ một mất một còn, nhưng cả hai bên đều đang
trên cùng một con thuyền.
Những may mắn đã từng liên tiếp xuất hiện khiến cho niềm tin
chung vào sự phục hồi về kinh tế, hoặc sự ổn vững của chế độ vẫn đang
chi phối phần lớn những đánh giá hiện nay. Đặc điểm chung của sự sụp đổ
hoặc thay đổi chế độ mà chúng ta chứng kiến gần đây là sự bất ngờ. Việc
bỏ qua cải tổ triệt để thể chế kinh tế trong quá trình chuẩn bị Đại hội
XII của Đảng cộng sản chính là thách thức lớn nhất cho sự tồn vong của
chế độ trong tương lai gần./.
Hà Nội, ngày 18/10/2015
N.V.B
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Đảng, Nhà Nước & Nhà Ngoại Cảm
Tue, 10/20/2015 - 10:36 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc...
Nguyễn Khoa Điềm
Tuy không biết làm thơ nhưng tôi cũng có tật xấu (“Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt. Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành”) y như cái ông thi sĩ vậy. Đất nước, chả may, lại chỉ toàn tin buồn và tin dữ. Tuổi Trẻ Online, số ra ngày 16 tháng 10 năm 2015, cho hay:
“TAND tỉnh Quảng Trị tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong đường dây lừa đảo tìm hài cốt liệt sĩ do Nguyễn Văn Thúy (tức ‘cậu Thủy’) cầm đầu.
Sau khi nghị án, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã công bố ... ‘cậu Thủy’ Nguyễn Văn Thúy phải chấp hành hình phạt chung là tù chung thân cho hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và xâm phạm mồ mả hài cốt.
Mẫn Thị Duyên (vợ Thúy) 25 năm tù, Mẫn Đức Phương (em vợ Thúy) 18 năm tù, Nguyễn Anh Chiều 5 năm tù, Nguyễn Trường Sơn 15 năm tù cùng về hai tội lừa đảo và xâm phạm mồ mả hài cốt. Nguyễn Văn Hoành 23 năm tù về 3 tội lừa đảo, xâm phạm mồ mả hài cốt và trộm cắp tài sản.”
Ở Việt Nam việc “xâm phạm mồ mả hài cốt” vẫn xẩy ra thường xuyên (ở khắp mọi nơi) nhưng chưa bao giờ bị coi là phạm pháp cả – theo như lời của một nhà văn:
“Sáng hôm ấy, con gái và con trai, cuốc và xẻng, thuổng và bàn vét, ngổn ngang ồ ạt xông ra đồng. Hai cánh đồng Ruộng Quan và Cồn Rộng nhiều mồ nhất, phải mở hai mũi quân mạnh nhất xung phong vào hai cứ điểm này.
Không biết từ bao giờ ông cha mình chọn nơi đây làm nghĩa địa cho người nghèo. Hầu hết những nhà giàu có, người ta táng vào thửa ruộng riêng, ngôi mộ to hơn và thế đất thịnh vượng hơn. Chỉ có nhà nghèo, hiếm ruộng hoặc không có ruộng, mới táng nhờ vào mảnh đất công này...
Vốn lúc đầu đám thanh niên cũng còn giữ được lễ nghĩa: mỗi bộ hài cốt để riêng một nơi. Nhưng mộ nhiều quá, nếu cứ cẩn thận như vậy, tiến trình chiến dịch sẽ kéo dài, họ xô bồ đào xới và xô bồ bốc tất cả hài cốt vào một tấm ni lông. Hàng chục cái sọ dừa, hàng chục cái xương tay xương chân, hàng chục bộ răng đổ ào vào một đống.
Mọi người thở dài, bó tay, đành chịu vậy. Thời buổi thế thì phải chịu thế, chứ biết làm sao.” (Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. California: Tạp Chí Văn Học, 2006).
Đây không phải là “chuyện làng ngày ấy” của riêng địa phương nào mà là chính sách xuyên suốt, từ gần ¾ thế kỷ qua, của chính quyền cách mạng. Ông Nguyễn Văn Thúy và đồng sự (dám) là những người đầu tiên bị xử án tù, vì tội “xâm phạm hài cốt”, trong chế độ hiện hành.
Trước khi tiếp chuyện “đường dây lừa đảo tìm hài cốt liệt sĩ,” tưởng cũng nên nói qua – đôi điều – về cách lường gạt (hay cưỡng ép) khiến hàng triệu lương dân “phải” trở thành liệt sĩ, ở miền Bắc Việt Nam. Họ bị tuyên truyền, nhồi nhét về những kẻ thù “mang đầu ác thú,” và một “cuộc chiến tranh xâm lược” nên không ít người đã hăng hái lên đường tòng quân (giải phóng quê hương) rồi trở thành ... liệt sĩ. Phần còn lại thì không có cách lựa chọn nào khác – theo như lời của một nhân vật trong cuộc, nhà báo Bùi Tín:
“Tôi từng tham dự nhiều buổi tiễn đưa một số đơn vị vào Nam, khi qua binh trạm cuối ‘làng HO’ thuộc đất Vĩnh Linh là anh em vĩnh biệt miền Bắc trong cảnh tượng xé lòng mà vẫn phải làm ra vẻ bình thản. Ai nấy đều giống nhau, hiểu nhau, cùng nhau đóng kịch.
Lúc ấy không còn đường rút lui. Cứ như qua cầu bắc ngang sông là cầu bị cắt. Đã có một số anh em mất tinh thần, liều mạng, muốn quay lui, vào tù cũng được, nhưng không sao lọt.
Vì trách nhiệm của các chính ủy đoàn, các chính trị viên, của các chi bộ là ngăn chặn hiện tượng ‘B tụt’, ‘B tạt’, ‘B quay’, nghĩa là tìm cách lẩn vào rừng, tụt lại sau, tạt ra các bản người dân tộc, rồi tìm cách quay về nhà. Rất ít ai thoát được.”
Ông Nguyễn Văn Thúy và những người đồng vụ sẽ không có cơ hội lường gạt bất cứ ai, nếu nhà nước V.N có quan tâm đôi chút đến những người đã bỏ mạng (nhưng không tìm được xác) trong cuộc chiến vừa qua. Tuy không phải là nhà ngoại cảm nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tiên cảm (gần đúng) về sự vô tâm này: “Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xuơng con mình...’’
Tiếp theo là một câu chuyện cảm động về tình đồng đội: “Mỗi tuần một lần, ông Ban thức dậy lúc 5 giờ sáng, leo lên chiếc xe gắn máy màu xanh lá cây đã cũ, đi đến những nơi mà ông còn nhớ khi còn là một y tá trong quân đội. Trí nhớ của ông quả tốt; mười năm qua, ông tuyên bố, đã đào được 2.000 xác chết và đã nhận diện được một nửa trong số này...’’ Vẫn theo lời ông Ban: “Là kẻ sống sót, tôi tự thấy mình phải có bổn phận với những nguời đã chết (Being still alive, I feel responsible for the dead people).
Quan niệm tử tế của ông Ban, tiếc thay, không được chia sẻ bởi những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam – dù họ đều là những kẻ sống sót, và được hưởng mọi thứ quyền lợi, sau cuộc chiến. Khi bị chất vấn về thái độ vô trách nhiệm này, một giới chức có thẩm quyền của Hà Nội, ông tướng Dang (nào đó) đã giải thích như sau: “...tìm kiếm những binh sĩ quá tốn kém mà tiền thì phải dùng vào việc chăm lo cho cho những kẻ còn sống sót.’’ (Dang said the cost of searching for missing soldiers must be weighed against the need to care for the survivors of the war).
Thực sự thì những kẻ sống sót chả được “chăm lo” gì ráo. Có chăng thì cũng chỉ là những loạt pháo hoa hào phóng (“rực sáng bầu trời”) vào những dịp kỷ niệm chiến thắng mà thôi.
Sự vô tâm (hay vô ơn) của Nhà Nước VN đã tạo điều kiện để phát sinh ra ... những nhà ngoại cảm, và thái độ “đồng cảm” của mọi giới quan chức của đất nước – cùng những cơ quan truyền thông – đã biến xứ sở này trở thành một nơi lý tưởng để ...lên đồng:
Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc...
Nguyễn Khoa Điềm
Tuy không biết làm thơ nhưng tôi cũng có tật xấu (“Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt. Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành”) y như cái ông thi sĩ vậy. Đất nước, chả may, lại chỉ toàn tin buồn và tin dữ. Tuổi Trẻ Online, số ra ngày 16 tháng 10 năm 2015, cho hay:
“TAND tỉnh Quảng Trị tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong đường dây lừa đảo tìm hài cốt liệt sĩ do Nguyễn Văn Thúy (tức ‘cậu Thủy’) cầm đầu.
Sau khi nghị án, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã công bố ... ‘cậu Thủy’ Nguyễn Văn Thúy phải chấp hành hình phạt chung là tù chung thân cho hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và xâm phạm mồ mả hài cốt.
Mẫn Thị Duyên (vợ Thúy) 25 năm tù, Mẫn Đức Phương (em vợ Thúy) 18 năm tù, Nguyễn Anh Chiều 5 năm tù, Nguyễn Trường Sơn 15 năm tù cùng về hai tội lừa đảo và xâm phạm mồ mả hài cốt. Nguyễn Văn Hoành 23 năm tù về 3 tội lừa đảo, xâm phạm mồ mả hài cốt và trộm cắp tài sản.”
Ở Việt Nam việc “xâm phạm mồ mả hài cốt” vẫn xẩy ra thường xuyên (ở khắp mọi nơi) nhưng chưa bao giờ bị coi là phạm pháp cả – theo như lời của một nhà văn:
“Sáng hôm ấy, con gái và con trai, cuốc và xẻng, thuổng và bàn vét, ngổn ngang ồ ạt xông ra đồng. Hai cánh đồng Ruộng Quan và Cồn Rộng nhiều mồ nhất, phải mở hai mũi quân mạnh nhất xung phong vào hai cứ điểm này.
Không biết từ bao giờ ông cha mình chọn nơi đây làm nghĩa địa cho người nghèo. Hầu hết những nhà giàu có, người ta táng vào thửa ruộng riêng, ngôi mộ to hơn và thế đất thịnh vượng hơn. Chỉ có nhà nghèo, hiếm ruộng hoặc không có ruộng, mới táng nhờ vào mảnh đất công này...
Vốn lúc đầu đám thanh niên cũng còn giữ được lễ nghĩa: mỗi bộ hài cốt để riêng một nơi. Nhưng mộ nhiều quá, nếu cứ cẩn thận như vậy, tiến trình chiến dịch sẽ kéo dài, họ xô bồ đào xới và xô bồ bốc tất cả hài cốt vào một tấm ni lông. Hàng chục cái sọ dừa, hàng chục cái xương tay xương chân, hàng chục bộ răng đổ ào vào một đống.
Mọi người thở dài, bó tay, đành chịu vậy. Thời buổi thế thì phải chịu thế, chứ biết làm sao.” (Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. California: Tạp Chí Văn Học, 2006).
Đây không phải là “chuyện làng ngày ấy” của riêng địa phương nào mà là chính sách xuyên suốt, từ gần ¾ thế kỷ qua, của chính quyền cách mạng. Ông Nguyễn Văn Thúy và đồng sự (dám) là những người đầu tiên bị xử án tù, vì tội “xâm phạm hài cốt”, trong chế độ hiện hành.
Trước khi tiếp chuyện “đường dây lừa đảo tìm hài cốt liệt sĩ,” tưởng cũng nên nói qua – đôi điều – về cách lường gạt (hay cưỡng ép) khiến hàng triệu lương dân “phải” trở thành liệt sĩ, ở miền Bắc Việt Nam. Họ bị tuyên truyền, nhồi nhét về những kẻ thù “mang đầu ác thú,” và một “cuộc chiến tranh xâm lược” nên không ít người đã hăng hái lên đường tòng quân (giải phóng quê hương) rồi trở thành ... liệt sĩ. Phần còn lại thì không có cách lựa chọn nào khác – theo như lời của một nhân vật trong cuộc, nhà báo Bùi Tín:
“Tôi từng tham dự nhiều buổi tiễn đưa một số đơn vị vào Nam, khi qua binh trạm cuối ‘làng HO’ thuộc đất Vĩnh Linh là anh em vĩnh biệt miền Bắc trong cảnh tượng xé lòng mà vẫn phải làm ra vẻ bình thản. Ai nấy đều giống nhau, hiểu nhau, cùng nhau đóng kịch.
Lúc ấy không còn đường rút lui. Cứ như qua cầu bắc ngang sông là cầu bị cắt. Đã có một số anh em mất tinh thần, liều mạng, muốn quay lui, vào tù cũng được, nhưng không sao lọt.
Vì trách nhiệm của các chính ủy đoàn, các chính trị viên, của các chi bộ là ngăn chặn hiện tượng ‘B tụt’, ‘B tạt’, ‘B quay’, nghĩa là tìm cách lẩn vào rừng, tụt lại sau, tạt ra các bản người dân tộc, rồi tìm cách quay về nhà. Rất ít ai thoát được.”
Ông Nguyễn Văn Thúy và những người đồng vụ sẽ không có cơ hội lường gạt bất cứ ai, nếu nhà nước V.N có quan tâm đôi chút đến những người đã bỏ mạng (nhưng không tìm được xác) trong cuộc chiến vừa qua. Tuy không phải là nhà ngoại cảm nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tiên cảm (gần đúng) về sự vô tâm này: “Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xuơng con mình...’’
Sở dĩ nói là “gần đúng” thôi vì cuộc chiến kéo dài quá lâu nên đến khi tàn thì cũng không còn được bao nhiêu bà mẹ (sống sót) để “lên núi tìm xuơng con mình’’ nữa. Việc đào bới hài cốt (tuy thế) vẫn được tiếp tục bởi anh chị em, hay bạn đồng đội của những người đã khuất – như tuờng thuật của nhà báo Rajiv Chandrasekaran trên The Washington Post: “Vietnamese Families Seek Their MIAs; Few Resources Available In Search for Thousands.”
Bài báo mở đầu bằng một câu chuyện thương tâm. Ông Nguyễn Dinh Duy tử trận ngày 29 tháng 3 năm 1975. Suốt mấy muơi năm qua, chị của ông ta (bà Thắm) vẫn không ngừng đi tìm kiếm xác em trong... vô vọng. Ông Duy chỉ là một trong 300.000 lính Bắc Việt chết trận mất xác – và kể như là mất luôn (Duy is one of about 300,000 North Vietnamese soldiers killed in the war whose remains have not been located - and likely never will be).Tiếp theo là một câu chuyện cảm động về tình đồng đội: “Mỗi tuần một lần, ông Ban thức dậy lúc 5 giờ sáng, leo lên chiếc xe gắn máy màu xanh lá cây đã cũ, đi đến những nơi mà ông còn nhớ khi còn là một y tá trong quân đội. Trí nhớ của ông quả tốt; mười năm qua, ông tuyên bố, đã đào được 2.000 xác chết và đã nhận diện được một nửa trong số này...’’ Vẫn theo lời ông Ban: “Là kẻ sống sót, tôi tự thấy mình phải có bổn phận với những nguời đã chết (Being still alive, I feel responsible for the dead people).
Quan niệm tử tế của ông Ban, tiếc thay, không được chia sẻ bởi những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam – dù họ đều là những kẻ sống sót, và được hưởng mọi thứ quyền lợi, sau cuộc chiến. Khi bị chất vấn về thái độ vô trách nhiệm này, một giới chức có thẩm quyền của Hà Nội, ông tướng Dang (nào đó) đã giải thích như sau: “...tìm kiếm những binh sĩ quá tốn kém mà tiền thì phải dùng vào việc chăm lo cho cho những kẻ còn sống sót.’’ (Dang said the cost of searching for missing soldiers must be weighed against the need to care for the survivors of the war).
Thực sự thì những kẻ sống sót chả được “chăm lo” gì ráo. Có chăng thì cũng chỉ là những loạt pháo hoa hào phóng (“rực sáng bầu trời”) vào những dịp kỷ niệm chiến thắng mà thôi.
Sự vô tâm (hay vô ơn) của Nhà Nước VN đã tạo điều kiện để phát sinh ra ... những nhà ngoại cảm, và thái độ “đồng cảm” của mọi giới quan chức của đất nước – cùng những cơ quan truyền thông – đã biến xứ sở này trở thành một nơi lý tưởng để ...lên đồng:
- Ngày 7 tháng 11 năm 2011, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ Trưởng Bộ Thương Binh & Xã Hội, đã ký quyết định tặng bằng khen cho 38 nhà ngoại cảm “có nhiều đóng góp trong công tác tìm kiếm qui tập hài cốt liệt sỹ.”
- Ngày 30 tháng 9 năm 2013, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết Định (1237) phê duyệt “Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo...”
- Ngày 4 tháng 11 năm 2013, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
- Ảnh:btv
- Ngày 6 tháng 11 năm 2013, Liên Hội Các Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam đã tổ chức Hội Thảo Khoa Học Việc Tìm Kiếm Hài Cốt Liệt Sỹ Bằng Khả Năng Đặc Biệt ...
-
Sách vở
liên quan đến những “phương cách tìm mộ liệt sĩ bằng khả năng
đặc biệt” của các nhà ngoại cảm được Viện Khoa Học Hình Sự –
Bộ Công An, Liên Hiệp Khoa Học Công Nghệ UIA – VUSTA, Trung Tâm
Bảo Trợ Văn Hoá Kỹ Thuật Truyền Thống liên kết bảo trợ và
xuất bản...
-
-
Cả nước đều “nhập đồng” hết ráo nhưng đến khi “đồng off”
thì chỉ còn trơ trọi vài mạng bị kết án tù thôi. Ông Nguyễn
Văn Thúy (và những bạn đồng sự) bị kết án quá nặng chỉ vì
họ là nạn nhân của một thời đại nhiễu nhương nên phải gánh
tội thay cho mọi người, kể luôn cái ông Thủ Tướng.
BIỂN ĐÔNG
Mỹ sẽ 'thực hiện tới cùng' kế hoạch đưa tàu chiến tới gần các đảo ở Biển Đông?
Khẩu
chiến Mỹ-Trung khuấy động Biển Đông sau khi Hoa Kỳ trong tháng này loan
báo kế hoạch đưa tàu chiến vào phạm vi 12 hải lý quanh khu vực Trung
Quốc nói thuộc lãnh hải của họ trong nỗ lực thực thi quyền tự do hàng
hải, không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo nhân
tạo Bắc Kinh mới bồi đắp ở Trường Sa.
Trung
Quốc đe dọa sẽ đáp trả ‘quyết liệt.’ Tờ Hoàn Cầu Thời báo của nhà nước
Trung Quốc nói nếu Mỹ xâm phạm ‘các quyền lợi cốt lõi thì quân đội Trung
Quốc sẽ phản ứng và dùng võ lực để ngăn lại’.
Trước
tình thế căng thẳng, liệu Mỹ sẽ thực hiện kế hoạch đến cùng? Ai sẽ cùng
tham gia với Mỹ trong hoạt động này? Và Trung Quốc sẽ đối phó thế nào?
VOA
Việt ngữ đi tìm lời giải đáp qua cuộc thảo luận với ba chuyên gia am
hiểu tình hình Biển Đông: Luật sư Lưu Tường Quang tại Úc, từng là một
nhà ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa, cựu Tổng Giám đốc hệ thống truyền
thanh đa ngữ SBS Radio của liên bang Úc; luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada
chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp
quốc tế; và học giả Ngô Vĩnh Long ở Mỹ chuyên nghiên cứu lịch sử Đông
Nam Á, Đông Á, quan hệ Châu Á – Hoa Kỳ, hiện là Giáo sư khoa lịch sử của
đại học Maine, Hoa Kỳ.
Luật
sư Khanh: Tôi thấy chính quyền của Tổng thống Obama tỏ ra rất yếu kém
trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang
ngày càng tăng cường sức mạnh trong khu vực. Tuy nhiên, tôi nghĩ Mỹ cuối
cùng cũng sẽ quyết định đưa tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh các
đảo nhân tạo Trung Quốc xây vì về luật pháp quốc tế, các đảo này không
có quyền 12 hải lý đó.
VOA: Nếu kế hoạch này Mỹ quyết tâm thực hiện tới cùng, liệu họ có thể đơn phương thực hiện hay cần đồng minh?
Giáo
sư Long: Trước hết, Mỹ phải chứng minh không những cho Trung Quốc mà
cho toàn thế giới rằng Mỹ có bổn phận phải bảo vệ an ninh trên biển.
Cuối tháng 8 vừa qua, Lầu 5 Góc đưa ra tài liệu về chiến lược an ninh
biển ở Châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó nói nếu Trung Quốc sử dụng các
căn cứ trên đảo nhân tạo để cản trở thông thương hàng hải hay tự do của
các phi vụ trên không gây nguy hiểm cho lợi ích thế giới, Mỹ sẽ có những
hành động cụ thể. Việc này, theo tôi, không phải là chuyện nói suông.
Tuy nhiên, Mỹ đã chờ xem vận động Trung Quốc thế nào. Tôi nghĩ trong vài
tuần tới, các chiến thuyền của Mỹ sẽ đi vào 12 hải lý của các đảo nhân
tạo. Luật Biển không cho phép Trung Quốc đòi hỏi 12 hải lý xung quanh
các đảo nhân tạo hay những hòn đá chìm mà Trung Quốc biến thành đảo.
Luật
sư Quang: Ông Obama không phải là một Tổng thống mạnh, ông đã để lỡ rất
nhiều cơ hội. Trong nhiệm kỳ đầu của ông với Ngoại trưởng Hillary
Clinton, lập trường Mỹ rất rõ rệt. Bây giờ thì ông Obama nói rất nhiều
nhưng không làm gì cả. Nếu Hoa Kỳ không chứng minh làm được những gì đã
nói thì những cố gắng của Mỹ trong việc thu hút các nước nhỏ như Việt
Nam, Philippines sẽ không đem lại kết quả như mong muốn.
Giáo sư Long: Tôi không phải bênh vực cho ông Obama, nhưng xin lý giải rằng Mỹ trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn khi xoay trục trở lại Thái Bình Dương, giải quyết vấn đề Trung Đông và những nơi khác.
Giáo sư Long: Tôi không phải bênh vực cho ông Obama, nhưng xin lý giải rằng Mỹ trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn khi xoay trục trở lại Thái Bình Dương, giải quyết vấn đề Trung Đông và những nơi khác.
Ngay
ở Mỹ có rất nhiều tranh cãi trong nội bộ, khác với một Trung Quốc mà
quyền lực thu gom vào Tập Cận Bình cùng phe nhóm của ông ta. Tại Mỹ, ông
Obama phải vận động các cơ quan ngay trong chính quyền ủng hộ chính
sách của ông, chứ đừng nói là quần chúng ở ngoài. Một trong những lý do
Mỹ chần chờ là để cho quần chúng Mỹ và nhân dân thế giới thấy rằng càng
uyển chuyển, nhẫn nại thì Trung Quốc càng thách thức và quá lố. Đến lúc
này, Trung Quốc đã đẩy Mỹ tới chỗ không còn chọn lựa nào khác, phải đưa
chiến thuyền đi vào các vùng dưới 12 hải lý mà Trung Quốc gọi là lãnh
hải của họ. Mỹ không thể giúp Trung Quốc chứng minh rằng Mỹ là ‘hổ
giấy’. Khi Mỹ có hành động cụ thể, nhiều nước trong khu vực sẽ ủng hộ.
Luật sư Khanh: Các đồng minh trong khu vực sẽ tham gia với Mỹ ở mức độ tối thiểu và cần thiết, đặc biệt là Nhật Bản.
VOA:
Cho tới nay, dường như các cường quốc như Nhật và Ấn Độ chưa tỏ rõ ý
định thế nào, nhưng Úc có dấu hiệu rằng ‘không’. Vì sao Úc không cân
nhắc việc này?
Luật
sư Quang: Bộ trưởng Thương mại Úc nói rằng không vì ông là người phụ
trách việc thương thuyết Hiệp định Tự do Thương mại FTA với Trung Quốc.
Cho nên, ông quan tâm nhiều về phương diện giữ cho quan hệ kinh tế
Úc-Trung Quốc tốt đẹp. Ngày 20/10, Ngoại trưởng Úc, Julie Bishop trả lời
rằng vấn đề này còn đang giả thuyết, chưa có quyết định nên Úc chưa có
câu trả lời.
VOA:
Vậy có thể dự kiến quyết định của Úc sẽ thiêng về phía thương mại sợ
ảnh hưởng mậu dịch với Trung Quốc hay về phía các quyền lợi an ninh lớn
hơn với Mỹ?
Luật
sư Quang: Đây là vấn đề tế nhị cho Úc vì 1/3 hàng xuất cảng của Úc đi
vào Trung Quốc. Trung Quốc rất quan trọng cho nền kinh tế Úc. Nhưng nếu
phải chọn lựa giữa Mỹ với Trung Quốc, tôi nghĩ nước Úc và dân chúng Úc
sẽ chọn Mỹ chứ không chọn Trung Quốc.
Luật
sư Khanh: Úc có gần 100 tỷ đô la trao đổi thương mại với Trung Quốc.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng của Úc trong vấn đề này sẽ là vấn đề
chính trị-an ninh của đất nước. Tôi nghĩ Úc cuối cùng cũng sẽ đứng trong
liên minh của Mỹ mà thôi.
Luật
sư Quang: Cựu Ngoại trưởng Úc rất có kinh nghiệm trong việc giải quyết
các vấn đề quốc tế, ông Gareth Evan, đã lên tiếng kêu gọi Úc hoặc phối
hợp với Mỹ, hoặc một mình phải tuần tra đi vào vùng 12 hải lý Trung Quốc
gọi là ‘lãnh hải của họ’ ở Biển Đông.
VOA:
Ngoài Úc, Nhật, còn một cường quốc khác trong khu vực là Ấn. Liệu có
thể trông chờ phản ứng-hành xử của Ấn thế nào đối với kế hoạch của Hoa
Kỳ?
Giáo
sư Long: Ấn nói nhiều, làm ít. Cho nên , Ấn sẽ đánh võ mồm. Quan trọng
không phải Ấn mà là Nhật. Nhật ở gần Trung Quốc và bị Trung Quốc đe dọa.
Bao nhiêu năm nay Nhật chưa phản ứng một phần để chờ xem thái độ Mỹ thế
nào. Bây giờ thái độ Mỹ rõ ràng sẽ giúp cho Nhật có thái độ rõ ràng
hơn.
Luật
sư Quang: Nhật, Úc, Mỹ đều nói rất rõ là họ trung lập về vấn đề tranh
chấp chủ quyền. Vấn đề họ tranh đấu là tự do lưu thông hàng hải-hàng
không. Ông Obama còn hơn 1 năm nữa sẽ hết nhiệm kỳ, cho nên, tôi nghĩ
ông sẽ thực hiện kế hoạch đó, để lại di sản.
Giáo
sư Long: Việc này đối với ông Obama rất dễ vì hiện nay ông đã tạo được
đồng thuận trong Quốc hội. Nếu Mỹ bị khinh thường, mất sức mạnh trên
biển thì sức mạnh lâu dài và vị thế của Mỹ sẽ rất lung lay. Cho nên, lợi
ích rất lớn của Mỹ trong thế kỷ tới là phải duy trì sức mạnh trên biển
và được các nước khác ủng hộ.
VOA:
Dự kiến sự ủng hộ của các nước trong khu vực và quốc tế đối với kế
hoạch của Mỹ ở mức nào: khuyến khích ngoại giao hay cùng tham gia tuần
tra trên thực tế, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại đây?
Luật
sư Khanh: Kế hoạch này có tầm quan trọng rất lớn với các nước trong khu
vực. Việt Nam đã lên tiếng thông qua người đại diện trong Quốc hội về
vấn đề an ninh. Các nước khác, chẳng hạn như Philippines, chắc chắn sẽ
đồng ý. Nhưng trước mắt, tôi nghĩ Mỹ chỉ cần có sự ủng hộ của Nhật Bản.
Mỹ và Nhật sẽ là hai nước đầu tiên đi tuần tra trong khu vực đó để chứng
minh cho Trung Quốc thấy quyết tâm của lực lượng đồng minh tại khu vực.
VOA:
Việt Nam nên tận dụng cơ hội này thế nào để vừa bảo vệ chủ quyền quốc
gia vừa thoát được sự ảnh hưởng o ép của Trung Quốc lâu nay? Mời quý vị
đón theo dõi phần tiếp theo của cuộc hội luận trong chương trình phát
thanh tối mai.
Cuộc
đối đầu Mỹ-Trung
Tác giả: Jeff Smith
Người dịch: Trần Văn Minh
21-10-2015
Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ, chụp bởi chuyên gia truyền thông Jay
C. Pugh
Hoạt động tự do hàng
hải của Mỹ có thể đưa mối quan hệ Mỹ – Trung tới chỗ không thể quay đầu trở
lại.
Hoa Kỳ và Trung Quốc
đang lao tới một cuộc đối đầu về tự do Hàng hải ở Biển Đông. Hải quân Mỹ đã sẵn sàng đi tuần sát
gần 7 hòn đảo nhân tạo, do Trung Quốc xây dựng
ở quần đảo Trường Sa trong vòng 2 năm qua, như là phương cách để thách thức bất
kỳ tuyên bố chủ quyền quá mức hoặc bất hợp pháp nào của Trung Quốc ở đó. Trong
khi đó tại Bắc Kinh, những tiếng nói phản đối Hoạt động Tự do Hàng hải của Mỹ
(FONOPs) xung quanh các hòn đảo nhân tạo đang trở nên cứng rắn hơn, như được
chứng tỏ qua lời đe dọa mà Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc đã đăng tải tuần trước:
“Những dự tính khiêu
khích [của Mỹ] để xâm phạm chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc đang phá hoại hòa
bình và ổn định khu vực và quân sự hóa vùng biển… Trung Quốc sẽ không bao giờ
chấp nhận bất cứ hành động khiêu khích quân sự hay xâm phạm chủ quyền nào của
Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, cũng giống như Hoa Kỳ đã không chấp nhận
53 năm trước đây [trong cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba]”.
Bài bình luận này gây
rắc rối vì một số lý do. Đầu tiên, nó tiếp tục với xu hướng ngôn từ đối đầu và
gia tăng cường độ. Vào tháng 5, Bắc Kinh mô tả FONOPS của Mỹ xung quanh các hòn
đảo nhân tạo là “nguy hiểm và vô trách nhiệm”; bây giờ lên thành một sự khiêu
khích không thể dung thứ và xâm phạm chủ quyền. Thứ hai, vì được viết bởi một
cơ quan ngôn luận của nhà nước, bài viết có trọng lượng hơn so với những lời đe
dọa thông thường có tính đả kích từ một vị tướng quân đội hồi hưu. Thứ ba, bài
viết có nhiệm vụ lôi kéo các nhà lãnh đạo Trung Quốc quy về quan điểm cứng rắn
hơn, ngăn cản không cho họ xuống thang và thỏa hiệp. Cuối cùng, bài viết cho
thấy mức độ Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần tới cuộc khủng hoảng mà đáng lẽ nên
và có thể tránh.
Không phải cuộc so tài
đầu tiên
Mặc dù đa phần bị lãng
quên, đây không phải là lần đối mặt đầu tiên giữa Trung Quốc và chính quyền
Obama và cũng không phải là lần đầu tiên mà chính quyền Obama giải quyết sai
lệch vấn đề. Ngày 26 tháng 3 năm 2010, khi mới bước vào nhiệm kỳ đầu của Tổng
thống Obama, một tàu ngầm nhỏ của Bắc Triều Tiên đã chủ động một cuộc tấn công bất ngờ và vô cớ vào tàu hộ
tống Cheonon của hải quân Nam Triều Tiên ở biển Hoàng Hải, đánh chìm chiếc tàu
và giết chết 46 thủy thủ.
Trong khi Trung Quốc
từ chối lên án cuộc tấn công, sau sự kiện Washington và Seoul công bố một loạt
các cuộc tập trận hải quân để chứng tỏ quyết tâm trước sự xâm lấn của Bắc Triều
Tiên. Ngày 1 tháng 6, tin tức báo chí loan báo Mỹ – Hàn sẽ tiến hành tập trận
hải quân ở biển Hoàng Hải, dẫn đầu bởi hàng không mẫu hạm (HKMH) của Mỹ, George
Washington.
HKMH George Washington
đã đi qua vùng biển Hoàng Hải lần gần nhất là vào tháng 10 năm ngoái mà không
có sự phản đối của Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc phản ứng với thông báo bằng “kiên
quyết phản đối” đi kèm với lời bình luận hiếu chiến của các tướng lãnh hồi hưu
của Quân đội Trung Quốc. Một trò chơi ngoại giao đối đầu xảy ra sau đó. Khởi
đầu, Obama đã cố gắng phân tách sự khác biệt, tổ chức các cuộc tập trận do HKMH
George Washington dẫn đầu ở vùng Biển Nhật Bản ít tranh cãi. Tuy nhiên, hành
động này được hiểu như là một dấu hiệu về sự yếu kém của Mỹ và sự mất mặt cho Nam
Hàn, vốn đã công khai tuyên bố HKMH George Washington sẽ trụ với họ trong vùng
biển Hoàng Hải.
Vào đầu tháng 8, Ngũ
Giác Đài thông báo, “trong những tháng tới” George Washington sẽ thực sự tham
gia cuộc tập trận trong vùng biển Hoàng Hải. Thứ trưởng Ngoại giao James
Steinberg giải thích: “Trung Quốc đang phải chịu đựng sự sỉ nhục trước các cuộc
tập trận gần bờ biển của họ, và cho dù không nhắm vào Trung Quốc, các cuộc tập
trận là kết quả trực tiếp của sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên
và sự không sẵn lòng tố cáo hành động xâm lược của họ”.
Tuy nhiên, vài tuần
sau đó chính quyền Obama một lần nữa lại thay đổi hướng đi khi phát ngôn viên
Ngũ Giác Đài tuyên bố George Washington sẽ không tham gia vào các cuộc tập trận
sắp tới tại vùng biển Hoàng Hải. Tình trạng bế tắc được khai thông chỉ sau một
hành động hiếu chiến khác của Bắc Triều Tiên trong tháng 11. Chỉ vài tháng sau
cuộc tấn công vào Cheonon, Bắc Triều Tiên tung ra một loạt đạn pháo vô tội vạ
lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, giết chết 4 người và làm bị thương 18 người.
Vài ngày sau, George Washington được điều tới vùng biển Hoàng Hải để tập trận
và kể từ đó hàng không mẫu hạm Mỹ đã tập trận nhiều đợt trong vùng biển Hoàng
Hải mà không có sự phản đối lớn nào của Bắc Kinh.
Một thử nghiệm mới ở Biển Đông
Trong 2 năm qua, Trung
Quốc đã bồi đắp gần 3.000 mẫu đất lên mặt của 7 thực thể và bãi đá chìm mà họ
chiếm đóng trong vùng Biển Đông tranh chấp, tạo nên các “hòn đảo nhân tạo” mới,
trên đó họ đã xây dựng phi đạo và các cơ sở với mục tiêu quân sự. Nhịp độ xây
dựng nhanh đã gây bất ngờ cho chính phủ Hoa Kỳ và giới phân tích, gây sự chú ý
cho dòng chính chỉ trong năm nay sau khi các viện nghiên cứu chiến lược của Mỹ
như viện nghiên cứu Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu bắt đầu đăng tải hình ảnh vệ tinh sinh động, chứng
minh tầm mức và quy mô chưa từng có trong việc bồi đắp đảo của Trung Quốc.
(Công ước Liên Hợp
Quốc về Luật Biển (UNCLOS) không cấm khai hoang đất, nhưng Điều 60 cấm các nước
không được đòi hỏi chủ quyền mở rộng các đảo nhân tạo được xây dựng trên những
gì mà trước đây chỉ là đá và thực thể chìm (Low-tide elevations). Thay vì vùng
lãnh hải rộng 12 hải lý và vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 200 hải lý dành cho các
hòn đảo “thiên nhiên”, UNCLOS quy định rằng các đảo nhân tạo chỉ được hưởng
quyền của các thực thể biển ban đầu trước khi được bồi đắp – một lãnh hải 12
hải lý cho những tảng đá nhô khỏi mặt nước khi thủy triều lên cao [tác giả ghi
nhầm là “xuống thấp”], và một vùng an toàn 500 mét cho thực thể chỉ nhô khỏi
mặt nước khi thủy triều thấp).
Lo sợ Trung Quốc có
thể đòi hỏi chủ quyền mở rộng đối với các đảo nhân tạo mới, gần như ngay lập
tức các nhà phân tích Mỹ khởi sự kêu gọi “Hoạt động Tự do Hàng hải” (FONOPS)
xung quanh các đảo nhân tạo. Chương trình FONOP, được thi hành từ năm 1979, chỉ
đơn giản bao gồm đi thuyền và bay máy bay ngang qua vùng biển và vùng trời để
thách thức (và cho thấy rõ Mỹ không công nhận) những yêu sách lãnh thổ quá đáng
hoặc bất hợp pháp.
Tháng 5 vừa qua, vấn
đề FONOPS thu hút sự chú ý và tầm quan trọng hơn khi Tư lệnh Thái Bình dương
Hoa Kỳ mời một đội phóng viên CNN
lên một máy bay do thám hàng hải P-8 để tuần tra Biển Đông (nhưng không phải
trong vòng 12 hải lý) gần các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc. Phát sóng trên
CNN sau đó, đoàn phóng viên ghi lại một nhân viên kiểm lưu Trung Quốc tự nhận
là “Hải quân Trung Quốc” yêu cầu máy bay P-8 – mà ông nói là xâm phạm “vùng
cảnh báo quân sự” của Trung Quốc” – “phải rời khỏi ngay lập tức”.
Mặc dù Trung Quốc vẫn
từ chối làm rõ những loại yêu sách mà họ tuyên bố cho các đảo nhân tạo, sự cảnh
báo đó dấy lên lo ngại vì UNCLOS không thừa nhận một “khu vực cảnh báo quân sự”
đối với bất kỳ thực thể biển nào với bất kỳ khoảng cách nào, chứ đừng nói đến
xa hơn 12 hải lý. Sự kiện dấy lên những lời kêu gọi mới đối với chính quyền
Obama để khởi động FONOPS trong vòng 12 hải lý của ít nhất các thực thể được
biết đến là thực thể chìm (low tide elevations) trước khi được bồi đắp, cụ thể
là Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Subi (Subi Reef) (những cái khác có thể có
tính hợp pháp cho một lãnh hải 12 hải lý, nhưng không phải một vùng Đặc quyền
Kinh tế 200 hải lý).
Một thời gian ngắn sau
sự kiện P-8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhiều lần khẳng định (tôi
đếm được ba lần trong một tuần) rằng quân đội Mỹ sẽ “bay, hải tuần, và hoạt
động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”. Tuy nhiên, vẫn không có lệnh
cho phép FONOPS trong khi các tuyên bố của Trung Quốc càng ngày càng có tính
thách thức hơn. Vào ngày 25 tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo
rằng FONOPS: “rất có khả năng gây ra tính toán sai lầm và tai nạn bất ngờ trên
biển và vùng trời” và “vô cùng nguy hiểm và vô trách nhiệm”. Trong cùng ngày,
báo Global Times bảo thủ
hơn, lên tiếng: “Nếu điều kiện tiên quyết của Hoa Kỳ là Trung Quốc phải ngừng
các hoạt động [bồi đắp đảo], thì một cuộc chiến tranh Mỹ – Trung sẽ không thể
tránh khỏi ở Biển Đông”.
Với trái banh đang ở
bên sân Mỹ, phản ứng của chính quyền Obama hời hợt đến ngạc nhiên. Vào ngày 18
tháng 6, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á – Thái Bình Dương, Daniel Russel đưa ra một thông báo công khai,
trong đó, ông nói: “Dù Biển Đông là quan trọng… về cơ bản nó không phải là một
vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc”. Bị bối rối bởi lời tuyên bố này, người viết đã
đáp trả bằng một bài viết trên tờ The Diplomat, “Hãy đối diện sự thật: biển Đông là vấn đề Mỹ-Trung“,
lập luận rằng sự chậm trễ của chính quyền trong hoạt động FONOPS tiêu biểu cho một
tính toán sai lầm chiến lược lớn. Bài viết khẩn cầu Obama “nhanh chóng và trực
tiếp thách thức bất kỳ tuyên bố chủ quyền mở rộng đối với các đảo nhân tạo nào,
bằng cách ra lệnh cho quân đội Mỹ bay và hải tuần trong giới hạn pháp lý theo
Công ước UNCLOS”. Lập luận này rất đơn giản:
Hoa Kỳ càng trì hoãn
đương đầu với bất kỳ tiền lệ mới nào, thì sự kiện càng chắc chắn hơn để trở
thành một tiền lệ. Trì hoãn thêm nữa có thể làm gia tăng triển vọng xung đột và
cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội để đổ lỗi cho Washington đối với bất kỳ cuộc
đối đầu nào trong tương lai do phá hoại những gì xuất hiện như một trạng thái
hòa bình.
Đây không phải là một
quan điểm đặc biệt gây tranh cãi. Vấn đề FONOPS cung cấp một trường hợp hiếm có
trong chính sách đối ngoại, nơi mà “vùng xám” bị che phủ bởi sự phong phú của
vùng đen và trắng; nơi có một lựa chọn chính sách rõ ràng và hiển nhiên mang
tính chất chính trị, hợp pháp, chiến lược, và có đạo đức, và được hỗ trợ bởi
Quốc hội, Bộ Quốc phòng, quân đội Mỹ, các đối tác khu vực của Mỹ, và phần lớn
các học giả pháp lý quốc tế và các nhà phân tích khu vực.
Dưới sự tra hỏi của Ủy
ban Quân vụ Thượng viện, ngày 17 tháng 9, ngay cả người đứng đầu Bộ Tư Lệnh
Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, thừa nhận rằng ông ủng hộ FONOPs xung
quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Tại cùng buổi điều trần, Trợ lý Bộ
trưởng Quốc phòng đặc trách an ninh châu Á – Thái Bình Dương, ông David Shear
tiết lộ rằng, các hoạt động vẫn còn chờ đợi đèn xanh từ Tòa Bạch Ốc, nơi vẫn
chưa chấp thuận cho một FONOP trong vòng 12 hải lý của các thực thể biển của
Trung Quốc từ năm 2012.
Trò chơi đối đầu nguy
hiểm
Điều mà Tòa Bạch Ốc đã
thất bại trong việc đánh giá đúng trong suốt kịch bản này là khi càng nói nhiều
về FONOPS mà không có hành động thực tế thì càng làm cho tình hình trở nên nguy
hiểm hơn và càng khuyến khích lãnh đạo Trung Quốc công khai bày tỏ phản đối một
cách gay gắt và cứng rắn hơn. Những tuyên bố do Bắc Kinh đưa ra chỉ trong tháng
qua đã vượt quá những gì được chứng kiến trong suốt vụ đối đầu ở biển Hoàng
Hải. Hãy thử nhìn lại:
– Ngày 15 tháng 9, Phó
Đô đốc Yuan Yubai, tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc, nói tại một
hội nghị quốc tế rằng “Biển Nam Trung Hoa, như tên cho thấy, là một vùng biển
thuộc về Trung Quốc” và đã từng như thế kể từ thời nhà Hán vào năm 206 trước
Công Nguyên.
– Ngày 16 tháng 9, Đại
tá Quân đội TQ Li Jie bào chữa công trình xây dựng phi đạo cho mục tiêu quân sự
trên các đảo nhân tạo: “Đây là sân sau của chúng tôi, chúng tôi có thể quyết
định những loại rau hoặc hoa gì chúng tôi muốn trồng”.
– Ngày 2 tháng 10, báo
New York Times đăng tải một cuộc phỏng vấn với đại tá Lưu Minh Phúc nổi tiếng
quá khích, trong đó ông ta cảnh báo: “Lửa đang cháy trên khắp châu Á, và mỗi
nơi có thể là một chiến trường trong tương lai.”
– Ngày 08 tháng 10,
báo New York Times công bố thêm ý kiến của đại tá Lưu Minh Phúc, gồm: “[Hoa Kỳ
và Nhật Bản] đã kích động các nước láng giềng để khiêu khích chúng tôi… chúng
tôi đã sẵn sàng cho chiến tranh”; “Trung Quốc đã làm tất cả những gì có thể để
ngăn chặn một cuộc chiến tranh như vậy, nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ chuẩn bị”;
“Mỹ đã đấm và đâm người khác bằng nắm đấm và dao” và; “Quan hệ Trung-Mỹ đã bước
vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chơi. Đây là giai đoạn nguy hiểm. Sẽ có một
trận đấu cuối cùng giữa hai quốc gia”.
– Ngày 10 tháng 10 một
“viên chức quân sự cao cấp Trung Quốc” nói với Newsweek: “Có 209 thực thể đất
vẫn chưa được chiếm đóng ở Biển Đông và chúng tôi có thể chiếm tất cả”.
– Ngày 11 tháng 10,
một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không bao
giờ cho phép bất cứ nước nào xâm phạm lãnh hải và không phận của Trung Quốc tại
quần đảo Trường Sa với danh nghĩa bảo vệ tự do hàng hải”.
– Ngày 15 tháng 10,
Hoàn Cầu Thời báo có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa được dẫn lời nói rằng: Quân
đội Trung Quốc “nên sẵn sàng để khởi động các biện pháp đáp trả dựa trên mức độ
khiêu khích của Washington… nếu Mỹ sử dụng phương pháp tiếp cận hung hăng là họ
phạm đến mức giới hạn của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ không ngồi yên”.
– Ngày 15 tháng 10, Đô
đốc Dương Nghị cảnh báo Quân đội Trung Quốc sẽ đáp trả “thẳng mặt” bất kỳ lực
lượng nước ngoài nào “vi phạm” chủ quyền của Trung Quốc.
– Ngày 16 tháng 10,
Tân Hoa Xã cảnh báo FONOPS “sẽ làm cho Trung Quốc không còn lựa chọn nào ngoài
việc tăng cường khả năng phòng thủ”. FONOPS sẽ là một “sai lầm nghiêm trọng cho
[Mỹ] khi sử dụng các phương tiện quân sự để thách thức Trung Quốc” và “có thể
dẫn đến sự hiểu lầm nguy hiểm giữa quân đội hai nước”. Trung Quốc “sẽ đáp trả
bất kỳ hành động khiêu khích nào một cách thích đáng và dứt khoát”.
Không chỉ là ngôn từ
hiếu chiến mà Bắc Kinh sử dụng, ngày 4 tháng 9, lần đầu tiên, Trung Quốc đã
phái tàu hải quân vào bên trong vùng 12 hải lý của quần đảo Aleutian ở Alaska.
Điều đáng chú ý là sự hiện diện của họ trong vùng lãnh hải của Hoa Kỳ rơi vào
thời điểm với một chuyến thăm cao cấp của ông Obama tới Alaska. (Hành vi tiêu
chuẩn kép – cho tàu chiến đi qua lãnh hải của Hoa Kỳ trong khi đe dọa Hoa Kỳ
không được làm điều tương tự với Trung Quốc – là điều Bắc Kinh ít quan tâm. Vào
năm 2013, Hải quân Trung Quốc bắt đầu tuần tra bên trong vùng Đặc quyền Kinh tế
(EEZ) xung quanh Hawaii và Guam, nhưng họ chủ trương rằng tàu hải quân của Mỹ
phải được Bắc Kinh chấp thuận để hoạt động trong vùng EEZ của Trung Quốc). Chưa
đầy hai tuần sau sự kiện ở Alaska, một chiến đấu cơ Xian JH-7 của Trung Quốc đã
bay “chặn” máy bay RC-135 của không quân Mỹ trong một “cuộc chạm trán không an
toàn” trên vùng biển quốc tế ở biển Hoàng Hải, ngang qua đầu máy bay Mỹ trong
khoảng cách 500 bộ (khoảng 152 mét).
Có lẽ Mỹ đã không bị
tổn thất do ngập ngừng trong vụ biển Hoàng Hải năm 2010, và các hoạt động
FONOPS xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc cũng có thể tiến hành trong
những ngày tháng tới mà không có tai nạn. Tuy nhiên, Mỹ đang chơi một trò chơi
đối đầu vô cùng nguy hiểm với một đối tượng ngày càng trở nên nguy hiểm. Đây
không phải là Trung Quốc của năm 2010. Đây là một Trung Quốc có khả năng, tự
tin, dân tộc chủ nghĩa và nguy hiểm hơn. Xác suất để tránh tai nạn đang nhỏ dần
và bài học mà chính quyền hiện nay (và những chính quyền tiếp theo) phải rút ra
từ chương này là: nếu có sự thách thức đối với tự do hàng hải, thì phải được
giải quyết trong yên lặng và – quan trọng nhất – cấp thời.
Jeff M. Smith là Giám đốc Chương
trình An ninh châu Á tại Hội đồng Chính sách đối ngoại của Mỹ ở Washington DC
và là tác giả của sách Cold
Peace: China-India Rivalry in the 21st Century (tạm dịch:
Hòa bình lạnh: sự cạnh tranh Trung-Ấn trong thế kỷ 21)
http://www.voatiengviet.com/content/do-doc-my-tuan-tra-o-bien-dong-tuy-thuoc-vao-gioi-lanh-dao-washington/3020547.html
Tin tức / Hoa Kỳ
Đô đốc Mỹ: Tuần tra ở Biển Đông tùy thuộc vào giới lãnh đạo Washington
24.10.2015
Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết việc đưa tàu tuần
tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển
Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift nói rằng thủy thủ của ông có năng lực tiến vào những vùng biển này, nhưng ông nhấn mạnh các cuộc tuần tra sẽ củng cố luật pháp quốc tế và sẽ không nhắm vào một quốc gia cụ thể nào.
"Chúng tôi đã sẵn sàng," ông Swift nói tại văn phòng của ông tại Trân Châu Cảng ở Hawaii. "Chúng tôi có những nguồn lực để hỗ trợ bất cứ quyết định chính sách nào và bất cứ điều gì mà các nhà hoạch định chính sách có thể yêu cầu chúng tôi làm để tỏ rõ quyết tâm của Mỹ liên quan đến những hoạt động mà chúng tôi tiến hành ở Biển Đông."
Ông Swift cho biết theo luật pháp quốc tế, việc xây cất trên một hòn đảo chỉ phát lộ lúc thủy triều xuống thấp nhưng không lộ ra lúc thủy triều lên cao không củng cố tuyên bố chủ quyền đối với nơi đó.
Ông nhắc lại Mỹ không ủng hộ những nỗ lực bồi đắp cải tạo đất, bất kể ở quy mô nào.
Tuần trước Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter cho biết trong một cuộc họp báo ở thành phố Boston rằng Mỹ sẽ bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép, bao gồm ở Biển Đông.
Báo US Navy Times đầu tháng này loan tin Hải quân Mỹ có thể sớm nhận được sự chấp thuận cho một sứ mệnh đưa tàu đến gần một hòn đảo mà Trung Quốc xây cất ở quần đảo Trường Sa.
Ông Swift nói việc Trung Quốc xây cất những hòn đảo đã không làm thay đổi cách thức mà Hạm đội Thái Bình Dương hoạt động trong khu vực và sẽ không làm thay đổi cách thức hoạt động trong tương lai.
(AP)
Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift nói rằng thủy thủ của ông có năng lực tiến vào những vùng biển này, nhưng ông nhấn mạnh các cuộc tuần tra sẽ củng cố luật pháp quốc tế và sẽ không nhắm vào một quốc gia cụ thể nào.
"Chúng tôi đã sẵn sàng," ông Swift nói tại văn phòng của ông tại Trân Châu Cảng ở Hawaii. "Chúng tôi có những nguồn lực để hỗ trợ bất cứ quyết định chính sách nào và bất cứ điều gì mà các nhà hoạch định chính sách có thể yêu cầu chúng tôi làm để tỏ rõ quyết tâm của Mỹ liên quan đến những hoạt động mà chúng tôi tiến hành ở Biển Đông."
Ông Swift cho biết theo luật pháp quốc tế, việc xây cất trên một hòn đảo chỉ phát lộ lúc thủy triều xuống thấp nhưng không lộ ra lúc thủy triều lên cao không củng cố tuyên bố chủ quyền đối với nơi đó.
Ông nhắc lại Mỹ không ủng hộ những nỗ lực bồi đắp cải tạo đất, bất kể ở quy mô nào.
Tuần trước Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter cho biết trong một cuộc họp báo ở thành phố Boston rằng Mỹ sẽ bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép, bao gồm ở Biển Đông.
Báo US Navy Times đầu tháng này loan tin Hải quân Mỹ có thể sớm nhận được sự chấp thuận cho một sứ mệnh đưa tàu đến gần một hòn đảo mà Trung Quốc xây cất ở quần đảo Trường Sa.
Ông Swift nói việc Trung Quốc xây cất những hòn đảo đã không làm thay đổi cách thức mà Hạm đội Thái Bình Dương hoạt động trong khu vực và sẽ không làm thay đổi cách thức hoạt động trong tương lai.
(AP)
No comments:
Post a Comment