Tuesday, November 8, 2016
Thursday, March 20, 2014
TRẦN MỘNG LÂM * ANH BA HOANH
Anh Ba Hoanh
Trần Mộng Lâm.
Một truyện ngắn của nhà văn Vũ Thư Hiên mà tôi đọc được mới đây, do một người bạn gửi tới, làm tôi suy nghĩ mung lung. Câu truyện kể về cuộc tình duyên của 2 đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Chúng yêu nhau và muốn nên vợ, nên chồng. Một câu truyện tầm thường, như trăm ngàn truyện tình khác. Câu truyện chỉ trở nên éo le khi hai ông bố gặp nhau và phát giác về dĩ vãng của nhau. Ông bố của người con trai nhận ra được ông bố của cô gái chính là người Công an Việt cộng ngày trước đã ác ôn hành hạ mình khi còn ở Việt Nam, và ông Công an cũng nhận ra được người Cựu tù nhân của mình. Dĩ nhiên là họ không thể chấp nhận nhau nhưng tình cảm của 2 đứa trẻ quá lớn, nên phe nhà trai đành phải chọn giải pháp là cho ông bố vắng mặt, để cho ông Vũ Thư Hiên, trong ngôi Thứ nhất trong truyện, thay mặt phụ thân của Tân lang, đứng ra cử hành hôn lễ cho hai trẻ. Sau khi chúng đã nên vợ, nên chồng, 2 ông bố vẫn không chịu nhìn nhau. Một năm trôi qua, rồi ba năm, bốn năm, họ gan lỳ trong quyết định của mình. Rồi một cậu bé ra đời, lớn lên trên quê hương mới, Tổ quốc mới. Tác giả cho câu truyện chấm dứt ở chỗ một ngày kia, đứa nhỏ chập chững biết đi, trên một vỉa hè nước Đức. hai bên có 2 ông già nắm tay. Hai ông già này chính là ông Nội và ông Ngoại của cậu bé, hai oan gia của một thời dĩ vãng xa xôi.
Đoạn kết của câu truyện làm tôi nhớ tới đoạn kết của phim Bác Sỹ Jivago, thực hiện dựa theo cuốn Tiểu thuyết mà nhà văn Nga Boris Pasternak. Trong bộ phim nổi tiếng đã đoạt giải Oscar này, khi Yevgraf, anh hay em của Jivago, đi tìm cô cháu,con của Jivago và Lara, đã thất lạc và không biết cha mẹ ruột của mình là ai. Cô bé ngày nay đã mang tên Tonya Komarov. Khi gặp cô, Yevgraf cũng còn hoài nghi không biết mình có tìm đúng người hay không. Sự hoài nghi của ông ta biến khi ông nhìn thấy Tonya khoác trên vai cây đàn Bolalanka, cây đàn mà Jivago say mê. Niềm say mê của ông được tiếp diễn bởi đứa con Tonya. Cuộc đời sau bao sóng gió vẫn tiếp tục, và bao nhiêu oan nghiệt của cả một thế hệ đã tan biến với thời gian. Phải chăng đó là thông điệp mà Boris Pasternak ngày trước, và Vũ Thư Hiên sau này muốn gữi gấm qua các tác phẩm của mình ?
Cuộc chiến tranh xâm lấn Miền Nam Việt Nam chấm dứt năm 1975. Cuộc chiến này đã đem lại cho chúng ta biết bao oan khiên. Thời gian qua đi, nhưng chúng có thể xoá mờ những vết lỡ loét trong lòng những nạn nhân như chúng ta dễ dàng như sóng biển xóa nhòa trên cát trắng những vết chân hay không ? Tôi suy nghĩ miên man, và tôi nghĩ tới một nhân vật, anh Ba Hoanh…
Anh ta là Cán bộ Quản giáo của tôi, khi tôi bị Việt Cộng bắt đi cải tạo, những năm sau 1975. Viết về những cán bộ Việt Cộng trong trại học tập, những năm tù tội của tôi, tôi cũng muốn viết cường độ một chút, mô tả họ như các hung thần, ác ôn, hành hạ chúng tôi, nhưng rất tiếc, tôi không thể viết như vậy được, chỉ vì một lý do, tôi không thể viết sai sự thực. Đây chỉ là một trường hợp cá biệt, của riêng tôi. Xin đừng ai suy rộng ra để kết luận này nọ, gán cho tôi những điều này, ý kia, mà tôi không hề có, xin làm ơn. Lòng tự trọng và sự lương thiện mà cha mẹ đã dạy cho tôi từ nhỏ khiến cho tôi chỉ có thể có sao viết vậy mà thôi. Những năm tháng đó, quả có khó khăn cho tôi, ăn uống thiếu thốn, lại hoảng sợ vì không biết tương lai sẽ ra sao, khi nào được thả, và rồi đây sẽ làm gì để sinh sống, toàn là những câu hỏi làm mình mất ngủ, nhưng bị đánh đập, hành hạ, thì không. Có lẽ cũng vì lũ chúng tôi có may mắn, là được Quân đội, chứ không phải bọn Công an, quản trị, lại ở miền Tây, nơi Chiến trường tương đối nhẹ những năm cuối cuộc chiến, nên dễ thở một chút.
Tôi còn nhớ, khi đó, bọn chúng tôi được chia ra thành từng nhóm. Mỗi nhóm khoảng 100 người, chia thành 10 Tiểu đội, mỗi Tiểu đội là 10 người. Mỗi nhóm như vậy gọi theo Việt Cộng là một C. Mỗi Sĩ quan Việt Cộng, hình như cấp bậc Thiếu úy, phụ trách một C.
Ba Hoanh là Sĩ quan Chính trị viên, cho 5 C, nghĩa là cho 500 tù nhân, quân số tương đương cho 1 Tiểu đoàn, nếu tôi nhớ không lầm. Khi đó, chúng tôi được tập trung về Trà Nóc, doanh trại cũ của hậu cứ Tiểu đoàn 33 Bộ binh Quân đoàn 4 trước khi được đưa đi lao động tại rừng U Minh sau này. Việc ăn uống dĩ nhiên là thiếu thốn, chỉ có cơm trắng và một chút cá ôi thối, nên nhiều người trong chúng tôi sau vài tháng, trở thành gầy, xanh, như thiếu máu trầm trọng. Cũng may, nhiều người được gia đình, ở Cần Thơ, thăm nuôi, gửi đồ ăn vào, đường, bánh tét, dưa mắm. v.v..., nên sau mỗi kỳ thăm nuôi, không khí nhộn nhịp hẳn lên. Những khi đó, ba Hoanh hay lê la xuống các tổ, chuyện gẫu với chúng tôi.
Về ngoại hình, thì cũng như những cán bộ Việt Công khác, ba Hoanh chẳng ra dáng Sĩ quan tí nào. Anh ta người gầy gò, mặt mũi nghêu ngao, lại mặc bộ Quân phục nhầu nát của Việt cộng, chân lê đôi dép râu, có thể nói là bệ rạc, tuy không đến nỗi như người ta nói, 3 thằng đeo một cọng đu đủ không rớt. Sau một vài lần tiếp xúc, cả C biết được là Thị giác của ba Hoanh rất kém, và Thính lực cũng suy giảm nhiều. Anh ta nói đó là hậu quả của những lần ăn bom của B 52, trên đường xâm nhập Miền Nam, qua đường mòn HCM.
Tuy vậy, khi nói chuyện với chúng tôi, anh ta không tỏ ra dữ dằn gì, có lẽ anh ta bản tính hiền lành, và anh ta cũng biết là chẳng bao lâu nữa, sau công tác này , anh sẽ bị phục viên, trở thành thường dân thôi.
Khi đó chúng tôi vào tù đã được gầm một năm. Tại hậu cứ Trung đoàn 33, chúng tôi chẳng có việc gì làm, suốt ngày lỏng nhỏng, ra tắm ở hồ sen, tìm các miếng nhôm còn sót lại trong doanh trại, làm thành các chiếc lược, gửi về cho vợ, người yêu. Các bạn tôi khéo tay lắm. Sản phẩm của họ tạo ra rất đẹp, lại trạm trổ công phu, trông rất bắt mắt Dĩ nhiên không phải ai cũng làm được như vậy, những người tay chân vụng về như tôi, chỉ biết nhìn ngắm các tác phẩm của các bạn, hay cùng lắm là đi theo các người không có thân nhân thăm nuôi, lục lạo các xó xỉnh, tìm bắt tất cả những gì «nhúc nhích» được, là bắt để ăn cho đỡ cái thèm thịt, thèm chất béo.
Không giống mấy tên Quân Y chúng tôi, các cựu Sĩ quan các Binh chủng khác rất tháo vát, giỏi xoay sở. Chẳng bao lâu thì một anh bạn, trước là Đại úy Công Binh, tên là Lý, trở thành người thân tín của Ba Hoanh. Anh Lý có gia đình vợ ở Cần Thơ, là người buôn bán giỏi. Sau mỗi lần thăm nuôi, Lý nhận được rất nhiều quà, và những lần như vậy, khi ba Hoanh xuống thăm, là có cà phê, kẹo, bánh đầy đủ.
Một hôm, không biết vì lý do gì, Lý kêu tôi ra một góc, nói nhỏ :
- Tôi biết anh còn một cái xe Honda, hiện để tại nhà anh, do thằng nhỏ ở của anh giữ, tại lộ 20.
Thật tài tình, không hiểu tại sao anh ta biết rõ đến như vậy. Tôi quả có mua được một cái nhà tại cuối lộ 20. Độc thân, gia đình ở Sài Gòn, tôi nuôi một đứa nhỏ, là con một người Y tá cũ, chết vì bệnh sưng màng óc, khi bị kêu lính, tập trung về Trung Tâm 4 Tuyển Mộ Nhập Ngũ, để lại đứa con côi cút. Thương tình, tôi đem đứa nhỏ về nuôi. Khi tôi đi trình diện học tập, bị bắt nhốt luôn, không cho về nhà, thằng nhỏ ở lại giữ nhà, và quản thủ luôn của cải của tôi còn sót lại, trong đó có tiền bạc và chiếc xe Honda đàn bà, 50 phân khối tôi mới mua năm 1974. Lý nói với tôi :
- Anh làm giấy cho anh Ba Hoanh chiếc xe này đi, sẽ được về sớm .
Tôi nghĩ là Lý đang tìm cách lường gạt tôi. Trong đầu óc của tôi, lúc ấy, là Lý chỉ nói ba xạo. Ba Hoanh tài cán gì mà làm cho tôi được về sớm. Chính sách phải ở các cấp cao hơn quyết định, vả lại, người lính CS, chiến đấu vì lý tưởng, chắc họ đâu có tham nhũng.
Tôi từ chối. Lý nhìn tôi một cách lạ lùng :
- Việc đó tùy anh, anh không tin tôi thì thôi.
Những sự việc diễn ra sau đó khiến tôi nhận ra được là mình đã sai lầm trầm trọng khi nghĩ rằng người bộ đội CS chiến đấu vì lý tưởng. Không hiểu ngoài Bắc ra sao, chứ ở Miền Tây, vào thời điểm đó, chạy chọt bằng hối lộ rất có hiệu quả. Có rất nhiều ông lớn mang đến lon Trung tá, Đại tá, Đơn vị trưởng các cơ quan lớn, nhờ vàng bạc đút lót, được cấp cho một giấy gọi là «Cơ sở của Cách Mạng», được miễn học tập, không ở tù ngày nào. Dĩ nhiên số vàng họ nhả ra phải rất lớn.
Chỉ ít lâu sau, độ vài tháng, bọn chúng tôi được tin là một số các cải tạo viên học tập tốt sẽ được đưa đi lao động. Lý và những người thân cận của anh ta có tên trong danh sách. Sau này, tôi được biết là bọn họ được đưa xuống Năm Căn, lao động vài tháng rồi được thả về với gia đình tại Cần Thơ. Tôi không có tên trong danh sách kỳ đó, trong khi nhiều người bạn, là Sĩ quan hiện dịch, lại được đi. Thành ra, điều tôi tưởng, là người Sĩ quan bị động viên, nhẹ hơn Sĩ quan tình nguyện, và ở đơn vị không chiến đấu, nhẹ hơn người cầm súng, là trật lất.
Sau cuộc đưa một số người đi lao động đó, bọn chúng tôi còn lại tại trại giam Trà Nóc ít đi phân nửa. Các Cán bộ quản giáo ít việc hơn nên họ được đi phép về Bắc thăm quê nhà. Ba Hoanh ở trong số đó. Anh ta vui ra mặt vì bị đưa vào Nam quá lâu. Anh ta vẫn lê la xuống nói chuyện với chúng tôi. Khi đó tôi lo việc Y tế cho C của chúng tôi, giử tủ thuốc. Một hôm Ba Hoanh nói với tôi : Tôi về thăm quê nhà kỳ này, không có quà gì, anh xem xem có thứ thuốc nào tốt, chia cho tôi một ít. Gia đình tôi có tiếp tế cho tôi mấy chục viên trụ sinh, tôi đưa hết cho Ba Hoanh, vì kinh nghiệm cho tôi biết, là trong hoàn cảnh này, phải lấy của che thân.
Ba Hoanh hồ hởi ra Bắc thăm quê độ một tháng thì về, nhưng vẻ vui tươi ngày trước, không hiểu vì sao, tan biến. Chỉ thấy anh ta mặt mày bí xị. Không ai dám hỏi vì sao.
Sáu tháng sau, đến lượt cả trại còn lại được đưa vào U Minh lao động. Chúng tôi phải sửa soạn bằng cách mỗi người tự làm cho mình một tấm phản, có thể đặt trên mặt đất, làm chỗ nằm trong rừng U Minh.
Ngày khởi hành sau cùng cũng đến, và không hiểu vì lý do nào, các người vợ của các người cải tạo cũng có được tin. Chúng tôi được đưa xuống, như một bầy heo, vào một chiếc tàu cũ kỹ, bẩn thỉu, chạy trên sông từ Cần Thơ xuống Cà Mau. Không thể tả nổi kỷ niệm về chuyến di chuyển này, khi bọn tù phóng uế trên con tàu, trong một chuyến hải hành kéo dài vất vả.
Vào tới U Minh, chúng tôi lại tiếp tục kiếp tù.
Ba Hoanh, Sĩ quan Chính trị viên, và các Sĩ quan trưởng mỗi C, đóng tại một khu riêng, dành cho các Quản giáo. Khu này là mật khu của Việt Công ngày trước (Kim Quy, Hòn Đá Bạc), dân chúng theo Việt Cộng 100%, nên họ không lo tù trốn trại. Bẩy Xuân là người Sĩ quan lo về C 3 của tôi, trong khi Ba Hoanh là Sĩ quan Chính trị viên .
Một hôm, Ba Hoanh gọi tôi lên căn nhà lá dành riêng cho anh ta. Bọn Sĩ quan VC Quản giáo ở mỗi người trong một căn nhà, không dính liền nhau, nên có thể nói chuyện riêng, không sợ người khác nghe được. Anh ta lấy lý do là muốn nhờ tôi châm cứu cho việc anh ta đau lưng gì đó, vì khi đó, tôi có nhờ gia đình gửi vào một bộ kim, và đang học hành châm cứu cho qua ngày, với bộ sách của Thượng tọa Tâm Ấn.
Việc ngạc nhiên là khi tôi vào gặp Ba Hoanh, chẳng thấy anh ta nói chuyện bệnh tật, hay chuyện Chính trị, tuyên truyền chủ thuyết CS gì hết. Sau khi rót cho tôi một ly nước trà nguội, anh ta nói với tôi, không do tôi hỏi, mà hình như anh cần người tâm sự :
- Về Bắc thăm nhà kỳ rồi, tôi buồn quá.
Tôi hỏi, cho có chuyện :
- Chắc anh có gặp chị nhà.
Ba Hoanh như bị gãi trúng chỗ ngứa, nói một hơi :
- Vợ chồng gì đâu, người yêu cũ thôi.
Rồi anh ta mơ màng, như nhớ về một dĩ vãng xa xôi :
- Ngày ấy, khi tôi vào Nam, nàng đã ra tiễn tôi tại nơi xuất phát. Tôi còn nhớ hình ảnh của nàng, xinh đẹp. dịu dàng trong chiếc áo nâu. Khi xe chuyển bánh, tôi còn thấy nàng đứng bên cái xe đạp, đưa tay vẫy vẫy
- Khi anh về thăm làng, có gặp lại chị không ?
- Không, nàng lánh mặt.
- Tại sao vậy.
- Trong chiến tranh này, có nhiều mất mát. Những năm ấy, bọn trai trẻ chúng tôi đi rồi, trong làng chỉ còn những người già. Chiến tranh kéo dài, đời người ngắn, và những đòi hỏi về vật chất cũng rất bức bách. Nàng xa vào tay tên chủ nhiệm Hợp Tác Xã làng tôi, tên này đã có vợ, và đáng tuổi cha, tuổi chú nàng. Khi tôi về, thì nàng đã có 2 con với tên này…!
Nghe lời tâm sự của Ba Hoanh, tôi không biết nói sao. Im lặng một lát, Ba Hoanh nói tiếp :
- Tôi sẽ không bao giờ trở lại Miền Bắc, tôi sẽ ở lại đây, sẽ lấy vợ ở đây.
- Thế anh Ba đã tìm ra ai ưng ý chưa.
- Tìm được rồi, nhưng còn phải cố gắng. Tôi gọi anh lên đây chính vì việc này. Cô ta người ở đây, không đẹp, nhưng hiền. Mẹ cô ta đang đau nặng, tôi nói tôi có thể nhờ người đến khám bệnh cho bà. Ngày mai anh theo tôi đến nhà cô ta. Tôi nghe nói các anh giỏi trị bệnh. Anh ráng giúp tôi, nếu bà ta khỏi bệnh, người ta sẽ có cảm tình với tôi.
Sáng hôm sau, Ba Hoanh đến kiếm tôi. Bẩy Xuân, có lẽ là bạn thân của Ba Hoanh, và cũng có lẽ hiểu chuyện, nói với tôi :
- Anh theo anh Ba đi công tác.
Ba Hoanh dẫn tôi đi trên một con đê, Anh ta quoàng quanh cổ một chiếc khan rằn, và ăn mặc tươm tất, khác hẳn ngày thường. Trên đường đi, anh ta tâm sự tiếp với tôi :
- Tôi dành dụm cũng được một chút tiền. Tôi hiện đang có được ba chỉ vàng, mua được một chiếc xe đạp. một cái đồng hồ, và một cái đài nghe khá tốt. Các anh rồi sẽ dời đi chỗ khác, nhưng tôi sẽ ở lại đây nếu cô ta chịu. Sau khi các anh đi, tôi sẽ phục viên, sẽ phải tìm cách để sống thôi.
Điều tôi ngạc nhiên, là sau bao nhiêu lần nói chuyện với tôi, Ba Hoanh không bao giờ nói tới chuyện Chính Trị, tới lý tưởng CS gì hết. Anh ta cũng không nói gì về Chiến tranh, trừ một lần anh ta nói về B52 :
- Anh không thể hiểu nổi khi B52 nó «trãi thảm», kinh khiếp đến thế nào đâu. Máu nó chào ra khỏi lỗ tai. Tôi điếc là vì vậy đó.
Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện, chẳng bao lâu chúng tôi đến nhà cô Tư. Đây là một gia đình người Nam điển hình của miền quê. Không giầu có gì nhưng cũng không đến nỗi xơ xác. Cô Tư bán nước đá ở chợ. Hôm đó cô ta nghỉ bán vì mẹ đau. Bà ta bị sưng phổi, ho và khó thở, khọt khẹt. Không cần là Bác sĩ giỏi, tôi cũng biết mình phải làm gì. Tôi hỏi Ba Hoanh :
- Số thuốc trụ sinh tôi đưa cho anh trước khi về Bắc, anh còn giữ không ?
Rất may Ba Hoanh vẫn còn giữ được. Anh chỉ định đem về tặng người yêu cũ, nay không còn ai để tặng nên lại đem về miền Nam. Hồi đó, kiếm được trụ sinh khó lắm.
Tôi nói với cô Tư :
- Bác bệnh, nhưng anh Ba có thuốc, sẽ đem đến cho bác sau, cô đừng lo.
Tôi thấy cô Tư, một cô gái tròn trĩnh, hơi mập, nhưng không đẹp, cũng không xấu, nhìn ba Hoanh với ánh mắt long lanh, cảm ơn, pha lẫn một chút kiêu hãnh với mấy bà Dì đến thăm. Không hiểu họ có tình ý gì với nhau trước hay không.
Ra khỏi nhà cô Tư, tôi còn nghe mấy bà dì nói với nhau, giọng oang oang, không biết vô tình hay cố ý :
- Thời buổi gì kỳ quá, ngày xưa thời Thiệu Kỳ, mua gì cũng có, nay mua đinh, cũng phải xin phép !!!
Ba Hoanh chắc phải nghe rõ, cũng như tôi, vì chúng tôi đi bên nhau, nhưng tôi không thấy anh có phản ứng gì.
Xin đừng ai nghĩ là tôi đang viết để tuyên truyền hay đả kích ai. Tôi chỉ ghi lại ở đây câu chuyện thực, của ngày hôm đó, tuy rằng nghe ra như có vẻ hoang đường, bịa đặt.
Thời gian cứ trôi đi, tôi được thả về Cần Thơ sớm nhất trong bọn những người tù của thời đó, sau khi tốn mất 2 chỉ vàng và một chiếc đồng hồ Seiko. Ngày được trả tự do, tôi tiến cử với Ba Hoanh người bạn của tôi lên thế tôi lo về Y Tế. Người đó là anh Hoàng Cơ B, hiện nay đang ở Caroline du Sud. Một hôm, nhận được tin, tôi gọi anh hỏi :
- Anh được thả cho về sau tôi có lâu không.
- Tôi được thả ngay đợt sau. Đó là nhờ anh đã cho biết về Ba Hoanh. Một hôm vắng vẻ, tôi vờ nắm lấy tay hắn nói : Anh Ba để tôi xem mạch xem có bệnh gì không. Thế là tôi để nhẹ một cái nhẫn trong tay hắn, hắn cũng nhẹ nhàng nắm tay lại, tỉnh bơ.
Bọn chúng tôi cười xặc với nhau trong điện thoại. Nếu CS không tham nhũng, thì chúng ta còn nhiều khổ đau. Tôi còn nhớ bác sỹ Lê Văn Thuấn, em ông Lê Văn Hoạch, ngày nào khuyên chúng tôi tại Cần Thơ tháng 5 năm 1975 : Hãy theo thời mà sống, hãy trôi theo dòng đời !!!
Trôi theo dòng đời là điều tôi đã học được của đàn anh. Nay chắc BS Thuấn không còn nữa, nhưng xin ghi lại ở đây lời khuyên quý báu đó.
Rất nhiều bạn tù của tôi hiện nay đang sống tại Mỹ, trong số đó có anh Nhơn. Người gốc gác Cà Mau. Anh Nhơn mới đây cho tôi biết anh có về thăm Cà Mau. Anh nói với tôi :
- Tôi có gặp tại chợ Cà Mau một cố nhân, anh có biết là ai không ?
- Làm sao biết được cha nội. Ai đó, nói đi.
- Đó là Ba Hoanh, vợ đang bán nước đá ở chợ Cà Mau.
- Sao kỳ vậy, tôi tưởng anh ta ở lại Kim Qui, hòn Đá Bạc mà.
- Thế mới nói, gia đình vợ hắn trước kia theo CS, giúp đỡ CS hết mức mà cũng không giữ nổi căn nhà, bị quy hoạch hóa cho một Công trình du lịch gì đó. Họ phải dọn ra chợ Cà Mau. Bà mẹ vợ của hắn ra đến tận Hà Nội khiếu oan, nhưng cũng chẳng đi đến đâu
Lời của bạn khiến tôi nhớ lại hình ảnh một ngày nào, trên một con đê, một anh CS XHCH với chiếc khăn rằn, đi bên một anh tù cựu Đại úy Quân y Quân đội VNCH. Họ đi để tìm cách trị liệu cho một bà mẹ Việt Nam đau yếu.
Bà mẹ Việt Nam khi ấy thoát được một cơn sưng phổi, nhưng cuộc đời của bà sau đó cũng không khá gì, khi trở thành dân oan, một trong hàng ngàn, hàng vạn dân oan
Tôi không phải là Văn sĩ, tôi chỉ là một người đã có một chút kinh nghiệm sống dưới thời Cộng Sản. Tôi không thể viết được như ông Vũ Thư Hiên, càng thua xa lắc lơ ông Pasternak nên không thể dùng Văn chương để ẩn dụ một điều gì. Tôi chỉ muốn nói rằng, với những người như Ba Hoanh, tôi không thấy một khó khăn nào khi phải bắt tay anh ta, nếu có thể gặp lại nhau thêm một lần trong đời. Với cuộc chiến vừa qua, có lẽ anh ta cũng như tôi, chỉ là những nạn nhân. Anh ta đã mất mối tình đầu, đã hao mòn thân xác, còn tôi, mất cả quê hương. Nhưng mà cái nguyên ủy của thảm trạng Việt Nam ngày nay, hình như không phải do những cá nhân như chúng tôi, tuy cả hai chúng tôi, mỗi người một con đường, một lối đi khác biệt. Giải pháp cho quê hương, xin đành trao cho các thế hệ mai sau.
Trần Mộng Lâm.
ĐẶNG THỊ TUYẾT NHƯ * CÂU CHUYỆN VƯỢT BIÊN
ĐẶNG THỊ TUYẾT NHƯ
CÂU CHUYỆN VƯỢT BIÊN
Khi đi chùa, vợ chồng tôi có thói quen ngồi cuối cùng nơi chánh điện phía bên trong dù rằng phía trên còn nhiều chỗ trống. Hôm ấy có một đạo hữu cùng chí hướng với tụi tôi, ông ta tươi cười chào hỏi chúng tôi rồi ngồi xuống bên cạnh nhà tôi. Ông tự giới thiệu tên ông là Thọ. Nhìn ông, tôi ngờ ngợ, chợt nhớ ra ông ta giống hệt cậu trai vừa bưng gíúp tôi nồi xôi vò từ xe vào chùa.
Tôi hỏi ngay : Có phải anh đi với con trai anh không?
- Vâng, sao chị biết? Ông đáp.
Tôi cười nói : vì hai cha con anh giống nhau quá.
Ông Thọ cười lớn : Chính vì thế mà suýt nữa tôi mang họa đấy.
- Sao vậy anh ? Tôi hỏi.
Bỗng có tiếng trên máy vi âm :
- Xin mời quý vị đứng dậy cùng nghinh hòa thượng giáng lâm.
Chúng tôi ngừng nói chuyện, tất cả đứng dậy chắp tay cuối đầu. Hồi chuông niệm hương, buổi lễ bắt đầu. Lễ chấm dứt lúc một giờ trưa, chúng tôi xuống nhà dưới dùng cơm chay, không quên rủ ông Thọ ngồi cùng bàn. Vừa ăn vừa nói chuyện nho nhỏ.
Ông Thọ kể tiếp chuyện. Ông nói : Anh Chị biết không, gia đình tôi đến được Mỹ cũng trầy da tróc vảy. Chẳng khác gì Mạnh Hoạch bị cụ Khổng Minh bắt bảy lần, tôi cũng vượt biên tất cả bảy lần mới thoát. Cái họa vì hai cha con chúng tôi giống nhau xảy ra ở lần vượt biên thứ sáu.
-'' Chà, bảy lần đi trốn chắc ly kỳ lắm ''. Chồng tôi nói.
- Nhiều chuyện lắm, lúc đó sợ thấy mồ nhưng đến bây giờnghĩ lại thì thấy tức cười .
Tôi tò mò, nài nỉ ông Thọ kể thêm chuyện.
Thế là chủ nhật nào, khi dùng cơm chay ở chùa là tuị tôi rủ ông Thọ và
vài người nữa ngồi cùng bàn để nghe chuyện. Ông Thọ lần lượt kể bảy lần
vượt biên của ông.
Lần thứ nhất : Vừa ra khỏi trại học tập cải tạo, ăn Tết xong, tôi có mối đi. Nơi khởi hành là Nha Trang. Em tôi ở thị xã này. Lấy cớ thăm em để rồi trốn đi luôn. Ngay cả vợ chồng nó, tôi cũng dấu, nói dối chúng nó là có việc làm ở Nha Trang, nhân thể ghé thăm, hôm sau đi nhận việc. Để che mắt công an, buổi họp tổ khu phố tối hôm đó, tôi theo bà già vợ nó đi họp. Các buổi họp Tổ thường toàn là ông bà già đại diện gia đình. Đa số ít học, đi cho có mặt, các ông bà ngủ gật là thường. Công an khu phố phải chỉ từng người bắt phát biểu ý kiến.
Bà Năm phải phát biểu. Bà nói :'' Chế độ cũ chó đẻ, chế độ mới chó chết ''. Mọi người cắn răng nín cười.
Công an khu vực cũng kiên nhẫn hỏi : '' Xin Bác giải thích rõ hơn cho Tổ nắm được ý kiến ''. Bà thản nhiên đáp :
'' Chế độ cũ chó no chó đẻ, chế độ mới chó đói chó chết ''.
Mọi người cười ngất. Bà Năm phải học tập bảy ngày vì chưa thông đường lối của nhà nước.Lần thứ nhất : Vừa ra khỏi trại học tập cải tạo, ăn Tết xong, tôi có mối đi. Nơi khởi hành là Nha Trang. Em tôi ở thị xã này. Lấy cớ thăm em để rồi trốn đi luôn. Ngay cả vợ chồng nó, tôi cũng dấu, nói dối chúng nó là có việc làm ở Nha Trang, nhân thể ghé thăm, hôm sau đi nhận việc. Để che mắt công an, buổi họp tổ khu phố tối hôm đó, tôi theo bà già vợ nó đi họp. Các buổi họp Tổ thường toàn là ông bà già đại diện gia đình. Đa số ít học, đi cho có mặt, các ông bà ngủ gật là thường. Công an khu phố phải chỉ từng người bắt phát biểu ý kiến.
Bà Năm phải phát biểu. Bà nói :'' Chế độ cũ chó đẻ, chế độ mới chó chết ''. Mọi người cắn răng nín cười.
Công an khu vực cũng kiên nhẫn hỏi : '' Xin Bác giải thích rõ hơn cho Tổ nắm được ý kiến ''. Bà thản nhiên đáp :
'' Chế độ cũ chó no chó đẻ, chế độ mới chó đói chó chết ''.
Đến lượt bà Lành phải phát biểu, bà hồ hởi nói : chúng tôi rất biết ơn
cách mạng vì nhờ ơn cách mạng mà chúng tôi ngày nay chúng tôi không ăn
đạn pháo kích của Việt cộng. Vài người ngơ ngác, vài người làm mặt tỉnh.
Quả tình bà Lành chẳng biết Việt cộng là ai chứ bà không có ý xỏ xiên,
nhưng bà cũng phải học tập bảy ngày vì tội phát biểu ''linh tinh''. Lúc
đó Việt Nam đang đụng độ vói Trung quốc, thấy các bà phát biểu không có
lợi, anh công an chỉ đại tôi và nói:
- ''Xin Anh cho biết cảm nghĩ trước sự xâm lăng của địch''. Tôi đáp ngay bằng cách nói lại lịch sử đời Trần và kết luận rằng nhân dân ta đã ba lần đánh thắng quân Nguyên, tất nhiên ngày nay chắc chắn sẽ thắng nữa; rồi để cứu nguy cho chính mình, anh xin hát bài '' Hội nghị Diên hồng'' để tặng cả Tổ. Nhờ giọng ca hùng tráng, tôi được vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Sở dĩ tôi làm vậy, vì thấy nếu nói thêm vừa lòng anh công an thì chết với các bà như bà Năm mà nói vừa lòng cả Tổ thì có ngày đi học tập mút chỉ.
Ngay đêm đó, mười hai giờ khuya, tôi đi bằng ghe đánh cá. Biển sóng lớn quá, cấp sáu, cấp bảy gì đó, ghe đi không nổi. Mọi người đề nghị quay về . Có người nói : '' bị bắt cũng đươc, khi thả ra đi nữa, chứ chết thì hết đi''. Người đạo Phật, người đạ0 Chúa cầu chúa, có anh thanh niên kia cứ vái '' lạy ông cá bà cá đừng bắt con''. Cuối cùng ghe phải quay trở lại bờ. May quá, chuyến đi này không có đứa con nít nào, khi công an xét hỏi, tụi tôi nói láo là đi đánh cá, gặp sóng lớn phải quay về. Lúc hỏi giấy tờ, tôi cầm chừng như chết đến nơi, tôi chí thành cầu Phật bà Quan Âm cưú khổ, cưú nạn cho tôi. Thật là linh ứng, tôi không hiểu sao, tôi đứng áp chót không bị xét mà tên công an lại hỏi ông đứng đằng sau tôi, là người cuối cùng. Thế là tôi thoát nạn và tôi trở về Sài Gòn ngay chiều hôm đó.
Lần thứ hai : Lần thứ hai vợ tôi lo cho tôi đi bằng đường bán chính thức. Đường dây này dành cho người Hoa nhưng có nhiều người Việt giả vờ làm người Hoa cũng đi. Tôi lấy tên là Lý Thiên. Hồi còn đi học tôi đứng sau quỷ và ma, thường nhái những Ông Tàu nói tiếng Việt nên bây giờ tôi nói tiếng Việt kiểu người Tàu nói giống lắm. Chuyến đó tàu khẩm (400 người). Tàu lại chết máy phải quay trở lại. Má tôi la tôi: '' Tại bay lấy cái tên ngỗ nghịch quá, trời phạt đấy''. Tôi đuối lý, lặng thinh. Ngày 29/6/79, bán chính thức đóng cửa. Thế là tôi mất toi mười cây.
- ''Xin Anh cho biết cảm nghĩ trước sự xâm lăng của địch''. Tôi đáp ngay bằng cách nói lại lịch sử đời Trần và kết luận rằng nhân dân ta đã ba lần đánh thắng quân Nguyên, tất nhiên ngày nay chắc chắn sẽ thắng nữa; rồi để cứu nguy cho chính mình, anh xin hát bài '' Hội nghị Diên hồng'' để tặng cả Tổ. Nhờ giọng ca hùng tráng, tôi được vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Sở dĩ tôi làm vậy, vì thấy nếu nói thêm vừa lòng anh công an thì chết với các bà như bà Năm mà nói vừa lòng cả Tổ thì có ngày đi học tập mút chỉ.
Ngay đêm đó, mười hai giờ khuya, tôi đi bằng ghe đánh cá. Biển sóng lớn quá, cấp sáu, cấp bảy gì đó, ghe đi không nổi. Mọi người đề nghị quay về . Có người nói : '' bị bắt cũng đươc, khi thả ra đi nữa, chứ chết thì hết đi''. Người đạo Phật, người đạ0 Chúa cầu chúa, có anh thanh niên kia cứ vái '' lạy ông cá bà cá đừng bắt con''. Cuối cùng ghe phải quay trở lại bờ. May quá, chuyến đi này không có đứa con nít nào, khi công an xét hỏi, tụi tôi nói láo là đi đánh cá, gặp sóng lớn phải quay về. Lúc hỏi giấy tờ, tôi cầm chừng như chết đến nơi, tôi chí thành cầu Phật bà Quan Âm cưú khổ, cưú nạn cho tôi. Thật là linh ứng, tôi không hiểu sao, tôi đứng áp chót không bị xét mà tên công an lại hỏi ông đứng đằng sau tôi, là người cuối cùng. Thế là tôi thoát nạn và tôi trở về Sài Gòn ngay chiều hôm đó.
Lần thứ hai : Lần thứ hai vợ tôi lo cho tôi đi bằng đường bán chính thức. Đường dây này dành cho người Hoa nhưng có nhiều người Việt giả vờ làm người Hoa cũng đi. Tôi lấy tên là Lý Thiên. Hồi còn đi học tôi đứng sau quỷ và ma, thường nhái những Ông Tàu nói tiếng Việt nên bây giờ tôi nói tiếng Việt kiểu người Tàu nói giống lắm. Chuyến đó tàu khẩm (400 người). Tàu lại chết máy phải quay trở lại. Má tôi la tôi: '' Tại bay lấy cái tên ngỗ nghịch quá, trời phạt đấy''. Tôi đuối lý, lặng thinh. Ngày 29/6/79, bán chính thức đóng cửa. Thế là tôi mất toi mười cây.
Lần thứ ba: Lần này đi chui hoàn toàn không mua bến, mua bãi, không mua
công an. Thằng cha kết chủ ghe là Miên lai, vợ Việt, nó móc nối với bạn
tôi, sẽ đi ở Rạch Giá. Bạn tôi rủ tôi, tôi bằng lòng. Chủ ghe nói sẽ bóc
nhiều chuyến từ cá nhỏ ra cá lớn Cá lớn, lớn lắm phải đậu ở cửa biển.
Cá nhỏ chở tôi, hai ông nữa, hai bà và thằng chèo ghe. Bạn tôi không đi
vì chết nhát, vợ hắn, chị Nga gan hơn thế chỗ hắn. Tôi nói với Chị:
''Chị Nga à, tôi thấy tướng thằng cha kết gian hùng liệu nó có lừa mình
không ?
Chị đáp: ''Nó có gian hùng mới làm nghề này, đi thì cứ đi, đừng thắc mắc. Tôi thấy chị nói cũng có lý. Mười hai giờ khuya, cá nhỏ khởi hành, trời tối đen như mực, đi lâu lắm, trời tang tảng sáng, thằng chèo ghe tắp vào một đảo nhỏ và chỉ một hang đá bảo tụi tôi tạm trú ở đó, đến chín giờ tối sẽ ra cá lớn là tới Thái lan liền. Tôi đói, ăn ổ bánh mì phết mật ong mà vợ tôi đã bọc cho tôi. Bỗng có tiếng lạ: Jésus, lạy chúa tôi''. Ông ngồi bên cạnh vội bịt mồm bà lại. Thì ra trước mặt Bà Thoa là con rắn đen phun phì phì. Tôi vội liệng hòn đá đuổi rắn đi. Mọi người, ai có gì ăn nấy để cầm hơi. Tôi ngậm thêm miếng sâm. Suốt tối hôm đó, chúng tôi chờ dài cổ chẳng ma nào đón.Bà Thoa chửi đổng:
'' Cha tiên nhân mày, mày lừa bà rồi, quân trời đánh thánh vật, mày ăn không của bà cây rưỡi ''. Quả đúng, chúng tôi đã bị lừa. Chúng tôi lo lắng ngồi trong hang nơi hòn đảo hoang vắng, chung quanh là nước mênh mông. Xế trưa, may quá có một ghe nhỏ đi qua, chúng tôi cầu cưú, năm người gom được mười một ngàn đồng Việt Nam đưa cho chủ ghe để được vào đất liền. Chủ ghe còn dặn tụi tôi rằng :'' nếu có gặp công an thì bà con nói là đi ăn cưới ở ngoài hòn về nhé ''. Tôi nghĩ thầm : '' đi ăn cưới mà lem luốc như một lũ ăn mày, liệu công an có tin không ? ''. Nhưng hên quá không gặp công an, mọi người mừng húm. Tới Sài Gòn, tôi không dám về nhà, đi cùng chị Nga về nhà bạn. Dọc đường, chúng tôi đóng kịch cứ như vợ chồng đi làm lao động về. Khi thấy chúng tôi, thay vì lo sợ, bạn tôi lại cười tươi rói nói với vợ rằng : '' Thấy em về, anh mừng quá ''. Vợ nó tức lắm, la chồng :'' Tiền mất, không đi được mà anh mừng à? ''. Nó lặng thinh. Sau này nó tâm sự với tôi rằng: hôm vợ nó đi, nó chỉ cầu cho vợ nó đừng đi được để về với nó.
Vợ chồng nó hiện giờ đang ở Cali, đi theo diện H.O.
Chị đáp: ''Nó có gian hùng mới làm nghề này, đi thì cứ đi, đừng thắc mắc. Tôi thấy chị nói cũng có lý. Mười hai giờ khuya, cá nhỏ khởi hành, trời tối đen như mực, đi lâu lắm, trời tang tảng sáng, thằng chèo ghe tắp vào một đảo nhỏ và chỉ một hang đá bảo tụi tôi tạm trú ở đó, đến chín giờ tối sẽ ra cá lớn là tới Thái lan liền. Tôi đói, ăn ổ bánh mì phết mật ong mà vợ tôi đã bọc cho tôi. Bỗng có tiếng lạ: Jésus, lạy chúa tôi''. Ông ngồi bên cạnh vội bịt mồm bà lại. Thì ra trước mặt Bà Thoa là con rắn đen phun phì phì. Tôi vội liệng hòn đá đuổi rắn đi. Mọi người, ai có gì ăn nấy để cầm hơi. Tôi ngậm thêm miếng sâm. Suốt tối hôm đó, chúng tôi chờ dài cổ chẳng ma nào đón.Bà Thoa chửi đổng:
'' Cha tiên nhân mày, mày lừa bà rồi, quân trời đánh thánh vật, mày ăn không của bà cây rưỡi ''. Quả đúng, chúng tôi đã bị lừa. Chúng tôi lo lắng ngồi trong hang nơi hòn đảo hoang vắng, chung quanh là nước mênh mông. Xế trưa, may quá có một ghe nhỏ đi qua, chúng tôi cầu cưú, năm người gom được mười một ngàn đồng Việt Nam đưa cho chủ ghe để được vào đất liền. Chủ ghe còn dặn tụi tôi rằng :'' nếu có gặp công an thì bà con nói là đi ăn cưới ở ngoài hòn về nhé ''. Tôi nghĩ thầm : '' đi ăn cưới mà lem luốc như một lũ ăn mày, liệu công an có tin không ? ''. Nhưng hên quá không gặp công an, mọi người mừng húm. Tới Sài Gòn, tôi không dám về nhà, đi cùng chị Nga về nhà bạn. Dọc đường, chúng tôi đóng kịch cứ như vợ chồng đi làm lao động về. Khi thấy chúng tôi, thay vì lo sợ, bạn tôi lại cười tươi rói nói với vợ rằng : '' Thấy em về, anh mừng quá ''. Vợ nó tức lắm, la chồng :'' Tiền mất, không đi được mà anh mừng à? ''. Nó lặng thinh. Sau này nó tâm sự với tôi rằng: hôm vợ nó đi, nó chỉ cầu cho vợ nó đừng đi được để về với nó.
Vợ chồng nó hiện giờ đang ở Cali, đi theo diện H.O.
Lần thứ tư : Nghỉ xả hơi hai tháng, vợ tôi lại tìm mối cho tôi đi nữa, nơi khởi hành là Bến Tre. Tụi tổ chức tham quá. Số lượng là năm mươi người, chúng lại còn nhận thêm người do công an gởi.
Tài công không chịu lái, sợ chết chìm hết. Cải lộn rùm trời. Chuyến đi bể. Cả ghe bị bắt trọn. Tôi bị giam ở Bà Bèo ( K.20), làm lao động.
Ai đã từng bị tù ở k.20 mới thấy hãi hùng. Con trâu bừa rơm làm việc đến nỗi sau khi tháo ách ra nó nằm chổng bốn vó lên trời, thế mà tuị tôi, '' những sĩ quan Cộng hòa '' chịu nổi đấy. Nơi đây tôi gặp con trai Hồ Hữu Tường là Hồ Sỹ Tú. Lý lịch anh Tú khi khai chắc tức cười lắm. Tôi khai tôi là thợ sửa xe đạp. Thằng cha công an hù tôi : '' mặt mày anh sáng sủa thế kia chắc là sĩ quan ngụy nói láo là thợ sửa xe chứ gì ? '' Tôi bình tĩnh đáp : '' Mặt mày tôi là trời sinh ra, tôi dốt nát, anh không tin thì nhìn chữ viết của tôi anh sẽ biết tôi học đến đâu ''. Tên này thấy tôi nói có lý, không hỏi thêm nữa. Số là chữ tôi rất xấu. Hồi còn đi học, tôi thường bị Ba tôi đánh, thầy giáo la vì chữ tôi nguệch ngoạc. Nay điều này lại giúp tôi để nói dối.
'' Họa chi vì phúc là vậy ''. Khi bị thẩm vấn, lời khai của mọi người nhiều khi tức cười lắm. Có một ông Tàu già khi bị hỏi: Động cơ nào thúc đẩy anh đi ? Ông đáp gọn lỏn: '' Sáu lốc''.'' Thế là hồ sơ của ông có câu '' Đi vì ngu ''. Một bà khác bị hỏi : Tại sao chị bỏ nước ra đi ? Bà đáp :'' Tôi đi vì thấy người nhà bà hàng xóm nhà tôi ở Mỹ gởi kẹo chocola về, ăn ngon quá ''. Thế là hồ sơ bà có câu :''Đi vì tham ăn''.
Đôi lần ở k.20 tôi có ý vượt ngục, nhưng quanh trại tù là dòng sông lớn, bơi không giỏi khó thoát nên tôi vội bỏ ý định đó. Sau này bạn tôi kể có một Luật sư tên Trung bơi qua sông và thoát. Hiện nay anh ta định cư ở Úc.
Nhờ chịu cực giỏi, lao động tốt, sau bảy tháng tôi được tha. Về nhà,
đã bị xóa hộ khẩu, tôi sang ở nhà ông bà nhạc bên Gia định. Đi hoài
không được, tôi cũng nản, nhưng không sợ. Cứ như người ghiền xì ke, hễ
đâu có mối là tôi đi.
Lần thứ năm : Tôi đi cùng cậu Thanh, em vợ tôi, khởi hành ở Rạch
Giá. Người tổ chức quyết định đi Thái Lan cho gần. Ghe chở ba mươi
người, đi chui một trăm phần trăm. Tám giờ tối khởi hành, chờ hoài tài
công không đến. Chủ ghe nói ông Ngọc, một khách hàng có kinh nghiệm lái
tàu cả ba mươi năm, đề nghị ông Ngọc lái thay tài công.
Nhiều người ngần ngừ, ai cũng sợ bị bắt, cuối cùng đều đồng ý để ông Ngọc lái. Gần mười giờ tối, ghe khởi hành, trời tối đen như mực, sóng vỗ vào mạn ghe nghe ràm rầm. Trời mờ mờ sáng, một hòn đảo xuất hiện, mọi người vỗ tay reo tưởng đã đến bờ vinh quang. Gần tới bờ ai nấy té ngửa : công an đứng lố nhố đang chờ chúng tôi. Té ra là đảo Phú Quốc. Thế là trọn ghe bị bắt. Chúng tôi bị áp tải vào đất liền.
Đây là lần đầu tiên cậu Thanh đi, vợ cậu đưa cho cậu năm chỉ vàng để khi nào tới đảo có tiền đánh điện tín và chi tiêu.Sau này mới vỡ lẽ ra như sau: Số là ông Ngọc vô tình kể chuyện với chủ ghe rằng trước khi di cư vào Nam(1954), cha ông có tàu buôn chạy đường Nam Định Hải Phòng, lúc đó ông ngọc mười tám tuổi, người lái tàu dạy cho tập lái và có lần chính ông lái một mình suốt đường đi Nam Định Hải Phòng. Chủ ghe biết vậy không mướn tài công nữa để tiết kiệm được bốn người (tài công, vợ, hai con), lại vừa được tiền ông Ngọc.Thế là hắn có một tài công '' có trên ba mươi năm kinh nghiệm lái tàu ! '' Lúc tới đất liền, khi đi đường, cậu Thanh dúi cho tên công an áp tải năm chỉ vàng và thế là hai anh em tôi trốn thoát. Tôi lại lang thang nơi này nơi kia, bạn bè rủ tôi về Hóc Môn gặt lúa. Tôi làm việc rất siêng năng và luôn luôn hát những bài ca cách mạng. Mọi người xung quanh đều nghĩ rằng tôi đã là một con người mới hoàn toàn. Rời Hóc Môn về Saigòn để chữa bệnh sốt rét : tôi lại có mối đi. Đi đường Vũng Tàu, lần này tôi đi cùng hai mẹ con Dì Hên, em vợ tôi. Vợ tôi đi xem bói, thầy bói nói: đi ba xui, nên cho thêm thằng Phước, con tôi đi cùng ( bốn người: mười cây). Thầy bói còn tán rằng thằng Phước mạng thủy tương sinh với mạng mộc của tôi, có Phước, được Hên, phen này thế nào cũng tới nơi. Tôi thì lại nghĩ khác, tôi dặn dì Hên và thằng Phước rằng, nếu chẳng may bị bắt thì dì Hên nhận thằng Phước là con để nó được về sớm, thằng Phước đừng nhận tôi là bố nó. Nghe tôi nói, vợ tôi vội '' phủi phủi '' và lườm tôi. Ghe khá lớn, đã ăn thua với chủ ghe rồi, công an còn gởi thêm người nữa, chủ ghe không chịu vì vợ con hắn cũng ở trong chuyến này. Công an phản phé, gài bắt khi thấy người cuối cùng đã lên tàu. Khi khai lý lịch dì Hên nhận Phước là con. Ba mẹ con dì bị giam ở khu A. Tôi bị giam ở khu B. Tôi khai tôi là thợ hớt tóc (khi học tập cải tạo tôi có được nghề này) tôi đi hôi, tình cờ đi qua gặp chuyến nên nhảy đại lên ghe, không mất tiền bạc gì cả và cũng chẳng biết chủ ghe là ai Các anh cai tù, tóc anh nào cũng dài. Tôi được lệnh hớt tóc cho mọi người. Họ đưa cho tôi một cái tông đơ rất cùn. Khi hớt có lúc đứt cả da đầu người đương hớt, kêu oai oái. Khổ cho tôi, hễ thấy tôi làm việc thì thằng Phước đứng ngoài cửa sổ ngó vô. Tôi lườm nó, có ý đuổi nó đi nhưng nó không biết. Có lần tôi giả vờ nói :'' con nít đi chơi chỗ khác, kẻo tóc bay vô miệng '', nhưng nó cũng không hiểu. Rồi một hôm, tên công an đang hớt tóc chợt nhìn nó la lên : '' Nó là con anh phải không? '' Không, tôi đáp. Hắn tiếp : anh mũi tẹt, mặt phèn phẹt, mặt nó giống anh như đúc.
Nhiều người ngần ngừ, ai cũng sợ bị bắt, cuối cùng đều đồng ý để ông Ngọc lái. Gần mười giờ tối, ghe khởi hành, trời tối đen như mực, sóng vỗ vào mạn ghe nghe ràm rầm. Trời mờ mờ sáng, một hòn đảo xuất hiện, mọi người vỗ tay reo tưởng đã đến bờ vinh quang. Gần tới bờ ai nấy té ngửa : công an đứng lố nhố đang chờ chúng tôi. Té ra là đảo Phú Quốc. Thế là trọn ghe bị bắt. Chúng tôi bị áp tải vào đất liền.
Đây là lần đầu tiên cậu Thanh đi, vợ cậu đưa cho cậu năm chỉ vàng để khi nào tới đảo có tiền đánh điện tín và chi tiêu.Sau này mới vỡ lẽ ra như sau: Số là ông Ngọc vô tình kể chuyện với chủ ghe rằng trước khi di cư vào Nam(1954), cha ông có tàu buôn chạy đường Nam Định Hải Phòng, lúc đó ông ngọc mười tám tuổi, người lái tàu dạy cho tập lái và có lần chính ông lái một mình suốt đường đi Nam Định Hải Phòng. Chủ ghe biết vậy không mướn tài công nữa để tiết kiệm được bốn người (tài công, vợ, hai con), lại vừa được tiền ông Ngọc.Thế là hắn có một tài công '' có trên ba mươi năm kinh nghiệm lái tàu ! '' Lúc tới đất liền, khi đi đường, cậu Thanh dúi cho tên công an áp tải năm chỉ vàng và thế là hai anh em tôi trốn thoát. Tôi lại lang thang nơi này nơi kia, bạn bè rủ tôi về Hóc Môn gặt lúa. Tôi làm việc rất siêng năng và luôn luôn hát những bài ca cách mạng. Mọi người xung quanh đều nghĩ rằng tôi đã là một con người mới hoàn toàn. Rời Hóc Môn về Saigòn để chữa bệnh sốt rét : tôi lại có mối đi. Đi đường Vũng Tàu, lần này tôi đi cùng hai mẹ con Dì Hên, em vợ tôi. Vợ tôi đi xem bói, thầy bói nói: đi ba xui, nên cho thêm thằng Phước, con tôi đi cùng ( bốn người: mười cây). Thầy bói còn tán rằng thằng Phước mạng thủy tương sinh với mạng mộc của tôi, có Phước, được Hên, phen này thế nào cũng tới nơi. Tôi thì lại nghĩ khác, tôi dặn dì Hên và thằng Phước rằng, nếu chẳng may bị bắt thì dì Hên nhận thằng Phước là con để nó được về sớm, thằng Phước đừng nhận tôi là bố nó. Nghe tôi nói, vợ tôi vội '' phủi phủi '' và lườm tôi. Ghe khá lớn, đã ăn thua với chủ ghe rồi, công an còn gởi thêm người nữa, chủ ghe không chịu vì vợ con hắn cũng ở trong chuyến này. Công an phản phé, gài bắt khi thấy người cuối cùng đã lên tàu. Khi khai lý lịch dì Hên nhận Phước là con. Ba mẹ con dì bị giam ở khu A. Tôi bị giam ở khu B. Tôi khai tôi là thợ hớt tóc (khi học tập cải tạo tôi có được nghề này) tôi đi hôi, tình cờ đi qua gặp chuyến nên nhảy đại lên ghe, không mất tiền bạc gì cả và cũng chẳng biết chủ ghe là ai Các anh cai tù, tóc anh nào cũng dài. Tôi được lệnh hớt tóc cho mọi người. Họ đưa cho tôi một cái tông đơ rất cùn. Khi hớt có lúc đứt cả da đầu người đương hớt, kêu oai oái. Khổ cho tôi, hễ thấy tôi làm việc thì thằng Phước đứng ngoài cửa sổ ngó vô. Tôi lườm nó, có ý đuổi nó đi nhưng nó không biết. Có lần tôi giả vờ nói :'' con nít đi chơi chỗ khác, kẻo tóc bay vô miệng '', nhưng nó cũng không hiểu. Rồi một hôm, tên công an đang hớt tóc chợt nhìn nó la lên : '' Nó là con anh phải không? '' Không, tôi đáp. Hắn tiếp : anh mũi tẹt, mặt phèn phẹt, mặt nó giống anh như đúc.
Có đúng thì nhận đi, tụi tôi đỡ phải '' làm việc ''. Tôi thản nhiên chỉ một ông Tàu cũng có gương mặt như tôi đang đi tới chỗ chúng tôi mà nói : mặt ai mà chẳng phèn phẹt, mặt ông kia cũng phèn phẹt như tôi, người giống người là thường, không tin anh thử hỏi nó thì biết.
Tên công an gọi Phước lại, nạt nó :
_ Ba mày đây phải không?
_ Dạ, không phải. Nó đáp.
_ Tại sao mày hay đến đây ?
Thằng nhỏ cũng lanh trí nói : '' Cháu thấy hớt tóc cũng ngồ ngộ, tóc cháu dài muốn nhờ bác ấy hớt dùm nhưng chưa dám nói ''.
Tên công an hơi khờ nhưng còn chút lòng nhân không hỏi thêm nữa và bảo tôi hớt tóc cho thằng nhỏ. Tôi mừng hết lớn, vừa hớt tóc vừa nói :'' Tao hớt cho bay xong, bay không được đến đây nữa nghe không.
Xém tao chết oan vì mày ''. Thực ra, dì Hên sai thằng Phước dò la xem tôi thế nào và đã dặn nó nếu có bị công an hỏi thì cứ nói muốn hớt tóc. Ba mẹ con dì Hên bị tù một tháng thì được về. Tôi lại ở tù lần nữa. Cái nghề hớt tóc đã hại tôi, hồ sơ tôi không được xét xử, họ giữ tôi có lợi cho họ ; hớt tóc khỏi tốn tiền. Vợ tôi phải chuộc tôi ra một cây, cho người môi giới ba chỉ nữa. Tù lần thứ sáu vượt biên này mười tháng.
Về nhà, tôi chán đời lắm, lại đi lang thang.
Một hôm đang đi trên đuờng Trương Minh Ký, chợt có tiếng la :
'' Trời, Thầy Thọ, em nhìn mãi mới ra, trông thầy tệ quá! '' Đó là Minh, một học trò cũ của tôi hồi tôi còn là sinh viên đi dạy giờ ở Gò Công.
Hàn huyên một đổi, hắn hỏi nhỏ tôi :'' Thầy muốn đi không? '' Tôi giả vờ trợn mắt : '' bộ bay muốn gài bẫy tao hả? ''
Hắn thành thực: '' Không, em nói thật đấy, em đang đi tìm người, nhà em có ghe, thầy đi em lấy rẻ thôi.''
Tôi hẹn hắn đến nhà tôi nói chuyện kín đáo hơn. Tôi nhận lời đi với gia đình Minh.
Lần thứ bảy này khởi hành ở Cà Mâu. Ghe đi sông dài mười mét .
Anh Ba của Minh lái ghe, có Điệp, chị Minh là người chỉ huy, thu tiền, lo việc bốc người . Minh là thợ sửa máy. Tôi và anh Tốn, bạn cô Điệp, trước làm ở hàng không Việt Nam, là người tính tọa độ. Có hải bàn, máy bơm nước. Lần này tôi đem theo hai đứa trai, thằng Phước và thằng Lộc. Ba cha con mất bốn cây '' kiềng vàng, vòng vàng lưỡng long chầu nguyệt '' của vợ tôi đều dùng vào chuyến đi này cho hai thằng con. Anh chị Tốn cùng ba đứa con cộng chung với bà con họ hàng nhà Minh tất cả là hai mươi lăm người lớn nhỏ.
Chúng tôi để ra sáu tháng để '' điều nghiên ''. Khi đi bán muối, lúc bán củi, lúc bán chuối, lúc bán dừa, bán khoai.
Thời gian này là thời gian tôi giang hồ nhất. Cuộc đời bềnh bồng
trên sông nước. Đêm rằm, neo ghe trên sông, trăng sáng vằng vặc, sóng
nước mênh mông, hồn tôi nở ức tới vô biên, tình tôi bao trùm vũ trụ, tôi
thấy cô đơn hơn bao giờ hết và chợt hiểu tại sao Lý Bạch ôm bóng trăng
mà chết! Đêm không trăng, muôn ngàn vì sao lấp lánh trên bầu trời, hàng
trăm con đom đóm lập loè trên hàng cây bần hai bên bờ sông. Tôi nghĩ đến
thân phận mình, không biết tôi sẽ đi về đâu?
Có thể sẽ sống huy hoàng nơi đất khách quê người, cũng có thể sẽ chìm sâu dưới lòng đại dương; tôi nghĩ đến Má tôi, nghĩ đến vợ con tôi, nước mắt tự nhiên trào ra không sao cản lại được.
Đi theo ghe thường xuyên, da tôi dễ bắt nắng, có hai tháng tôi đen như củ súng, lúc về nhà Má tôi không nhận ra tôi, như vậy càng tốt.
Người xấu xí ít ai để ý. Minh có lần nói với tôi : vượt biên nhận những người đẹp trai, nghệ sĩ dễ bị lộ và nó đã từ chối không nhận bác sĩ Lân, một bạn tôi vì anh Lân khá đẹp trai!
Có thể sẽ sống huy hoàng nơi đất khách quê người, cũng có thể sẽ chìm sâu dưới lòng đại dương; tôi nghĩ đến Má tôi, nghĩ đến vợ con tôi, nước mắt tự nhiên trào ra không sao cản lại được.
Đi theo ghe thường xuyên, da tôi dễ bắt nắng, có hai tháng tôi đen như củ súng, lúc về nhà Má tôi không nhận ra tôi, như vậy càng tốt.
Người xấu xí ít ai để ý. Minh có lần nói với tôi : vượt biên nhận những người đẹp trai, nghệ sĩ dễ bị lộ và nó đã từ chối không nhận bác sĩ Lân, một bạn tôi vì anh Lân khá đẹp trai!
Tụi tôi chở hàng đi qua các đồn công an biên phòng, la cà vào làm
quen, rủ công an đi ăn nhậu. Anh Ba là một bợm nhậu, tính tình hời hợt,
vui đâu chầu đấy nên sau có hai tháng anh đã quen rất nhiều công an. Anh
Tốn mách kế : nên chơi với tụi công an trẻ dể dễ lừa nó.
Một hôm, sau khi '' đánh chén '', một công an trẻ mở lời: '' các anh có quen ai muốn vượt biên mách mối cho em với, tụi bên sông ông Đốc làm ăn mập lắm, ở đây em đói dài ''. Thật là '' buồn ngủ lại gặp chiếu manh ''. Anh Ba đưa mắt nhìn tôi, tôi hiểu ý, liền nói :'' những người vượt biên bị gài nhiều, thành ra họ dè dặt lắm ''.Dũng đáp :'' Em không như vậy đâu, anh cứ tìm đi, rồi anh cũng có phần ''.
Tôi ỡm ờ :'' Chia tư nhé, chú ba, tôi một ''. Dũng bắt tay tôi liền.
Về nhà, chúng tôi bàn tính. Những chuyến đi buôn sau có thêm ông Thái là cậu của Anh Ba. Hôm đó đang nhậu cua rang muối, tôi làm ra vẻ hớn hở nói với Dũng: '' Dũng à, anh tìm đưọc một chỗ, họ hẹn rằng nếu thoát, họ đưa Dũng bốn cây, vàng họ sẽ giao cho anh và cậu Thái giữ, họ yêu cầu ngày họ '' đổ quân ''thì Dũng đừng xét các ghe nhỏ,
'' Dũng có chịu không? '' Dũng đồng ý liền.
Một tuần sau, tôi đưa cho Dũng một radio cassette, nói dối là của '' khách hàng ''biếu, cứ mười ngày hoặc hai tuần lại cho Dũng quà, khi thì tiền, khi thì vải vóc, quần áo, khi thì rượu mạnh, bánh kẹo ngoại quốc.
Tháng ba âm lịch đã đến. (Tháng ba bà già đi biển !) Ngày 9 tháng 3 Tân
Dậu (1981), tụi tôi '' xuất quân ''. Trên ghe lớn có tôi, anh Ba, Minh
đến đồn Dũng chơi, cũng là ngày Dũng không xét ghe nhỏ. Khi ăn trưa, anh
Ba '' phá mồi ''nhiều hơn là uống. Hai giờ chiều, vô tình Dũng cho tôi
mượn cái ống nhòm nhìn thử, ống nhòm tốt thật.
Hắn hỏi:
- '' Anh thấy các thứ rõ không?''
- ''Rõ lắm, tốt quá.
'' Và tôi đã thấy bốn ghe nhỏ phe ta. 3giờ 30 tụi tôi chào Dũng về và ra thẳng cửa biển, nơi các ghe nhỏ đợi. Mọi người lên ghe lớn, còn thiếu cô Điệp, hai mẹ con chị Tốn, hai đứa cháu cô Điệp. Đúng tám giờ tối, tụi tôi ''đề'' như ước hẹn, bỏ lại năm người. Máy vừa nổ, bỗng có người quảy một gánh tiến gần đến ghe tôi đậu, có ý kiếm ai. Hắn lẩm nhẩm một mình:'' bảo là đặt bánh tét cho đám cưới, mang ra hòn hay là mang đi vượt biên thì có. Chuyến đi chắc bị bể nên không đến lấy thì chết cha Tư Lé này, gần ba trăm đòn bánh làm sao bây giờ! '' Nghe vậy chúng tôi sợ quá, tôi la lớn : ''Anh Tư Lé đấy hả, đợi anh muốn chết, sao tới trễ thế, đưa bánh xuống đây ''. Tư Lé đáp giọng vui mừng:
Hắn hỏi:
- '' Anh thấy các thứ rõ không?''
- ''Rõ lắm, tốt quá.
'' Và tôi đã thấy bốn ghe nhỏ phe ta. 3giờ 30 tụi tôi chào Dũng về và ra thẳng cửa biển, nơi các ghe nhỏ đợi. Mọi người lên ghe lớn, còn thiếu cô Điệp, hai mẹ con chị Tốn, hai đứa cháu cô Điệp. Đúng tám giờ tối, tụi tôi ''đề'' như ước hẹn, bỏ lại năm người. Máy vừa nổ, bỗng có người quảy một gánh tiến gần đến ghe tôi đậu, có ý kiếm ai. Hắn lẩm nhẩm một mình:'' bảo là đặt bánh tét cho đám cưới, mang ra hòn hay là mang đi vượt biên thì có. Chuyến đi chắc bị bể nên không đến lấy thì chết cha Tư Lé này, gần ba trăm đòn bánh làm sao bây giờ! '' Nghe vậy chúng tôi sợ quá, tôi la lớn : ''Anh Tư Lé đấy hả, đợi anh muốn chết, sao tới trễ thế, đưa bánh xuống đây ''. Tư Lé đáp giọng vui mừng:
'' Ừa, để tôi quẩy xuống''. Tôi nói khẽ với anh Tốn: '' mang đại hắn đi, để hắn trở về có khi mình chết ''. Anh Tốn đồng ý. Tôi nói tiếp : '' Anh Tư nằm tạm chỗ này, ngủ một giấc đi tới hòn lấy tiền nhé ''.
- '' Ừa, mà có xa không? ''
- Độ hơn một tiếng.
- '' Vậy được, tôi cũng buồn ngủ lắm, đêm qua thức cả đêm để kịp giao hàng bữa nay ''.
Nói rồi, Tư Lé nằm xuống sàn ghe có lót tấm ni lông, vài phút sau hắn đã ngáy khò khò. Đi suốt đêm ghe tôi có gặp vài ghe đánh cá nhưng vẫn bình yên.
Trời sáng rõ, Tư Lé tỉnh giấc, ngơ ngác. Tụi tôi đành nói sự thật. Tư la làng và khóc quá. Cô Lý an ủi Tư : lỡ rồi, tụi tôi sẽ mang anh đi Mỹ, anh sẽ bảo lãnh vợ con sau, em tôi nói :''nghề anh ở Cali làm ăn khấm khá lắm ''. Tư cũng phải chịu trận thôi.
Ra tới hải phận, gặp cướp lần thứ nhất, có lẽ là tụi đánh cá Thái Lan, '' mỡ để miệng mèo ''thì nó đớp. Sáu thằng phóng sang ghe tôi, tụi tôi gom góp cả ghe được tám chiếc cà rá vàng y đưa cho chúng. Chúng lại phóng về thuyền của chúng quăng cho tụi tôi một bịch mì gói và hai thùng ni lông nước uống.
Tụi tôi trực chỉ Mã Lai, xế trưa gặp tụi cướp Mã lai, chúng đen như cột nhà cháy, hung dữ lắm. Chúng lục lội hết cả ghe, lấy tất cả quần áo tốt, lột cả cái áo len của cô Lý đang mặc. Chúng tôi lạy nó như tế sao. Lần này tụi tôi dâng chúng một dây chuyền vàng và hai đôi xuyến. Chúng phóng về ghe của chúng, không hãm hiếp ai và cho lại tụi tôi cái hải bàn. Thật là phúc đức !
Nói rồi, Tư Lé nằm xuống sàn ghe có lót tấm ni lông, vài phút sau hắn đã ngáy khò khò. Đi suốt đêm ghe tôi có gặp vài ghe đánh cá nhưng vẫn bình yên.
Trời sáng rõ, Tư Lé tỉnh giấc, ngơ ngác. Tụi tôi đành nói sự thật. Tư la làng và khóc quá. Cô Lý an ủi Tư : lỡ rồi, tụi tôi sẽ mang anh đi Mỹ, anh sẽ bảo lãnh vợ con sau, em tôi nói :''nghề anh ở Cali làm ăn khấm khá lắm ''. Tư cũng phải chịu trận thôi.
Ra tới hải phận, gặp cướp lần thứ nhất, có lẽ là tụi đánh cá Thái Lan, '' mỡ để miệng mèo ''thì nó đớp. Sáu thằng phóng sang ghe tôi, tụi tôi gom góp cả ghe được tám chiếc cà rá vàng y đưa cho chúng. Chúng lại phóng về thuyền của chúng quăng cho tụi tôi một bịch mì gói và hai thùng ni lông nước uống.
Tụi tôi trực chỉ Mã Lai, xế trưa gặp tụi cướp Mã lai, chúng đen như cột nhà cháy, hung dữ lắm. Chúng lục lội hết cả ghe, lấy tất cả quần áo tốt, lột cả cái áo len của cô Lý đang mặc. Chúng tôi lạy nó như tế sao. Lần này tụi tôi dâng chúng một dây chuyền vàng và hai đôi xuyến. Chúng phóng về ghe của chúng, không hãm hiếp ai và cho lại tụi tôi cái hải bàn. Thật là phúc đức !
Một đỗi sau bỗng ghe chòng chành, Minh nhảy xuống xem xét gầm
ghe thấy mất một con ốc nơi bánh lái, nó vội lấy dây thép cột chặt.
Xa tít có một điểm đen, chúng tôi bảo nhau, mọi người đều nhìn vào điểm ấy, nếu thấy bất động là núi, nếu di chuyển là mây. Cuối cùng xác định là núi tức là sắp tới đất liền. Ghe tôi cứ thẳng tiến, con nít mệt nhoài. Thằng Phước thoa dầu cù là cho thằng Lộc vì nó lạnh quá. Tôi thì tát nước ở ghe ra biển vì máy bơm nước đã hư.
Một rặng dừa nơi bãi biển hiện rõ dần, lúc đó là tám giờ tối. Ghe không vào được, lúc đó cách bờ khoảng năm trăm mét. Chúng tôi xuống ghe, lội vào, nước có chỗ nông, chỗ sâu. Chỗ sâu nhất đến ngực tôi. Hai đứa con tôi ngồi trên hai vai tôi. Hai mươi mốt người đều lên được bờ. Đó là một làng đánh cá Mã Lai. Dân làng báo tin cho cảnh sát. Chúng tôi được đưa đến một đồn Mã Lai. Ai cũng chỉ còn vài bộ quần áo cũ. Đồ ăn bỏ lại hết trên ghe, nhiều nhất là bánh tét. Chúng tôi chỉ trải qua có năm mươi ba giờ lênh đênh trên biển cả. Lúc đi, vợ tôi đã khâu vào cửa quần của tôi một cái nhẫn một chỉ.
Xa tít có một điểm đen, chúng tôi bảo nhau, mọi người đều nhìn vào điểm ấy, nếu thấy bất động là núi, nếu di chuyển là mây. Cuối cùng xác định là núi tức là sắp tới đất liền. Ghe tôi cứ thẳng tiến, con nít mệt nhoài. Thằng Phước thoa dầu cù là cho thằng Lộc vì nó lạnh quá. Tôi thì tát nước ở ghe ra biển vì máy bơm nước đã hư.
Một rặng dừa nơi bãi biển hiện rõ dần, lúc đó là tám giờ tối. Ghe không vào được, lúc đó cách bờ khoảng năm trăm mét. Chúng tôi xuống ghe, lội vào, nước có chỗ nông, chỗ sâu. Chỗ sâu nhất đến ngực tôi. Hai đứa con tôi ngồi trên hai vai tôi. Hai mươi mốt người đều lên được bờ. Đó là một làng đánh cá Mã Lai. Dân làng báo tin cho cảnh sát. Chúng tôi được đưa đến một đồn Mã Lai. Ai cũng chỉ còn vài bộ quần áo cũ. Đồ ăn bỏ lại hết trên ghe, nhiều nhất là bánh tét. Chúng tôi chỉ trải qua có năm mươi ba giờ lênh đênh trên biển cả. Lúc đi, vợ tôi đã khâu vào cửa quần của tôi một cái nhẫn một chỉ.
Tôi đeo vào tay cái nhẫn năm phân (đều là vàng y) để '' biếu'' cướp nếu gặp. Vợ tôi bảo để chỗ đó kín đệm vải dày, ít khi nắn tới, nếu nắn thấy cồm cộm nó cũng không nghi. Vợ tôi mưu cao quá, bà ấy là cựu học sinh Trưng Vương. Thật là con cháu hai Bà có khác! Cái nhẫn năm phân tôi đã ''tặng'' cướp Thái Lan, còn hai cái khâu ở quần, tôi đã chi tiêu trong năm tháng ở đảo Bi-đông.
Tới Bi-đông, tôi đánh ngay điện tín cho vợ tôi. Nội dung bức điện tín do vợ tôi thảo ra, bắt tôi học thuộc lòng như sau: '' Phước, Lộc, Thọ đang ở nhà cô Mai, đám cưới hai mươi người đến dự, bảo cậu Thái cho Dũng bốn cây colgate ''.
Chúng tôi đã gửi đúng lời hứa, nhờ cậu Thái trao cho Dũng bốn cây vàng. Dũng còn nói, nếu biết vậy Dũng cũng đi theo tụi tôi luôn. Tôi cũng gửi gấm Tư Lé cho ông trưởng trại Rớt, bạn tôi, nhờ anh Rớt giúp đỡ Tư Lé cho hắn đi Úc để dễ bảo lãnh vợ con.
Ba cha con tôi vào Mỹ. Cô Lý có chồng bảo lãnh cũng vô Mỹ. Còn lại tất cả đều đi Úc trong đó có Tư Lé.
Sau năm năm xa cách, vợ chồng con cái chúng tôi được đoàn tụ theo diện ODP.
Trải qua nhiều gian khổ, tôi thấy cuộc đời quả vô thường, được còn, mất mát như không.
Vì vậy, nay tôi tìm đến chốn Thiền môn để di dưỡng tính tình lúc '' dòng đời trôi đã về chiều ! ''. Nói rồi, ông Thọ ngâm vang:
Trần gian chẳng phải nơi ta ở,
Về, chỉ về cung Đầu xuất Thiên.
Ông Thọ thật là một người vừa có tính nghệ sĩ, vừa có tâm đạo. Hai câu thơ trên đã được ông sửa theo ý ông trong bài thơ của Bạch cư Dị :
Đã mến không mồn, chẳng thích tiên
Truyện ni e cũng việc hư truyền
Bồng lai chẳng phải nơi ta ở
Về, chỉ về cung Đầu xuất thiên.
Wednesday, March 19, 2014
VĨNH KHANH * LÃO NĂM ĐẠO TỲ
Lão Năm Đạo Tỳ.
Hiếm
khi người ta thấy lão tỉnh táo hoàn toàn. Gần như lúc nào người lão
cũng phảng phất mùi rượu. Bất cứ ai nhìn thấy bộ dạng khập khiễng chân
thấp chân cao từ xa của lão, cũng biết ngay là tướng đi của một người
đang trong trạng thái là đà say. Hình như rượu là một cái gì gắn liền
với đời sống lão. Thiếu nó không được. Mới sáng sớm, đã thấy lão xuất
hiện ở quán hủ tiếu mì con Dùng đầu ngõ để làm một cái "xây chừng" rượu
đế. Có người ái ngại nói với lão:
- Ông uống kiểu nầy hoài có ngày chết đó.
Lão chỉ ngước mắt nhìn xéo lên người vừa nói câu đó:
- Không uống còn chết lẹ hơn nữa, nhờ uống như vầy mà còn sống tới giờ này đây.
Nói xong lão nốc một hơi cạn sạch ly "xây chừng", rồi khập khiễng bước ra khỏi quán, trông có vẻ phấn chấn hơn trước. Mà quả thật, khi chưa có rượu người lão thấy uể oải, điệu bộ giống như con bệnh mới vừa hồi phục. Ấy thế mà sau khi đổ hết cái chất cay xè đó vào cổ họng, trông lão có phần linh hoạt hẳn lên. Lão uống rượu không khề khà năm điều mười chuyện bên dĩa đồ mồi thơm phức như những dân nhậu khác, mà chỉ ực gọn một cái là xong, khỏi tốn mồi miếc gì hết! Giống như người nghiện á phiện, hể tới cử là phải có thuốc hút hoặc chích vào cơ thể! Hay nói một cách khác cho có vẻ khá hơn: Rượu đối với lão giống như một phương thuốc thần diệu giúp ngăn chận sự hành hạ đau đớn mỗi khi bệnh nhân sắp lên cơn.
Từ
khi còn rất nhỏ, ký ức tôi đã in đậm hình ảnh của lão trong đó rồi. Cả
vùng Nguyễn Huỳnh Đức, cổng xe lửa số 6 Trương Minh Giảng vô tuốt
trong khu lò heo, xóm Kiến Thiết Ngói Đỏ… ăn luồn từ đường Thiệu Trị ra
thấu tới trường học Quốc Anh ngoài Công Lý… gần như ai cũng biết lão.
Không rỏ lão sống ở đây từ hồi nào, vợ con thân nhân là ai… ngay cả tên
thật của lão cũng không ai biết! Có mấy ông bà già kỳ cựu ở vùng này
nhớ mang máng lão thứ Năm, nên người ta ai cũng quen gọi là lão Năm,
kèm theo cái biệt danh rất ư là nghề nghiệp: "Năm Đạo Tỳ". Bởi vì những
chuyện dính dáng tới mai táng, tẩn liệm người chết, hốt cốt, đào huyệt
mả… ngay cả xây mồ, dựng bia… lão đều làm tuốt luốt.
Lão
Năm Đạo Tỳ ở có một mình trong một căn nhà lụp xụp ngay mé ngoài nghĩa
địa Phong Thần. Bất cứ ai có việc liên quan tới người chết nhờ tới lão
là xong hết. Bề ngoài lão có vẻ say xỉn tối ngày như vậy, nhưng khi
làm việc, lão làm rất nhiệt tình. Hể lão đã nhận lời làm cho ai việc gì
rồi thì người đó cứ yên tâm. Mọi việc được giao phó đều hoàn thành
suông sẻ đúng hẹn, dù trước đó không lâu người ta còn thấy lão lè nhè,
hơi thở sặc mùi rượu. Nhưng đừng thấy bề ngoài và tướng đi khật khưỡng
của lão mà lầm. Lão rất khoẻ và dai sức. Một mình lão đào một huyệt mả
nhanh không thua gì một thanh niên đang thời sung sức và lão có thể làm
một hơi không nghỉ cho đến khi xong xuôi rồi mới khật khưỡng ra trước
quán hủ tiếu mì con Dùng làm một cái "xây chừng" nước trắng lấy lại
sức.
Không
ai thấy lão nấu nướng bao giờ! Thức ăn thì đa số là đồ cúng người chết
đặt trước các ngôi mộ. Thân nhân cúng xong đi về thì lão hưởng trọn.
Cũng chẳng có ai phàn nàn về việc đó cả, vì hầu như mọi người đều cho đó
là một việc tất nhiên. Cúng kiến ngoài nghĩa địa xong rồi thì là của
lão Năm Đạo Tỳ chứ đâu có ai mang trở về nhà bao giờ. Quanh năm hầu như
lúc nào cũng có người thuê lão trộn hồ, xây mộ bia, đắp mộ, hốt cốt…
nói chung ít nhiều gì cũng có việc lai rai để lão sống và có tiền uống
rượu hoài. Vào những dịp Thanh Minh, hoặc cận Tết là lúc lão huy hoàng.
Bánh trái, gà, vịt, heo quay… dư thừa đối với một mình lão vào những
dịp này. Nhưng kể ra lão cũng rất tốt bụng. Những khi dư giả như vậy,
chiều chiều người ta thường thấy lão mang thức ăn ra chia xẻ bớt cho
những người ăn xin tụ tập trước ngôi chùa gần đó.
Tôi
vẫn còn nhớ có một lần tôi và mấy đứa bạn trong xóm xem lão tẩn liệm
một người chết được đưa từ nhà xác về nhà chôn cất. Chân tay người chết
cứng đơ ở một tư thế khuỳnh ra, cong cong trông rất quái dị… Trước đó
có mấy tay nhà quàn do chủ nhà mời đến nhưng không ai làm cách nào đặt
người chết vào quan tài nằm ngay ngắn được… Có ai đó nhắc tới lão Năm
Đạo Tỳ. Thế là người ta túa ra khắp nơi tìm thỉnh lão về. Đến nơi, dù
trong người còn bốc mùi rượu, nhưng lão vẫn lè nhè hỏi gia chủ đưa thêm
rượu cho lão uống tiếp mấy ngụm. Sau đó lão đứng cúi đầu trước người
chết, điệu bộ chợt trở nên nghiêm trang một cách khác thường rồi thành
khẩn khấn vái lầm rầm gì đó… Kế tiếp lão phun rượu phèo phèo lên tay
chân người chết, xong xuôi nhảy lên bộ ván người chết đang nằm, xoa nắn
một hồi rồi duỗi được tay chân người chết ngay ngắn như một người đang
nằm chấp tay trên ngực ngủ. Lạ một điều là trước đó, mấy tay nhà quàn
kia cũng khấn vái, cũng phun rượu ì xèo mà làm không được. Việc tẩn liệm
cho người chết sau đó không còn trở ngại nữa. Một lần khác, có một người đàn bà buồn tình chuyện gì không biết, đâm đầu vào xe lửa đang chạy ngang qua khu cổng xe lửa số 6, khúc đường Nguyễn Huỳnh Đức tự tử. Ôi thôi! Máu thịt tung toé khắp nơi. Ai trông thấy cảnh đó cũng hãi hùng! Dân chúng và người đi đường đứng coi đông nghẹt. Bọn nhóc chúng tôi cũng dễ gì bỏ qua dịp này. Ngay sau khi có người loan truyền tin ra, chúng tôi đứa này chạy kiếm đứa kia rủ nhau kéo đến chỗ xảy ra tai nạn, len lỏi vào tận nơi coi cho bằng được. Người đứng coi thì đông nhưng không thấy ai dám thu nhặt đống máu thịt bầy nhầy vương vãi đó.
Dân
chúng bàn tán lung tung, gần như ai nấy cũng đều nhắc đến lão Năm Đạo
Tỳ và đồng ý chỉ có một mình lão là có thể cáng đáng chuyện này mà
thôi. Người ta chạy đi kiếm lão khắp nơi nhưng không thấy lão đâu cả.
Kiếm ở những nơi quen thuộc mà lão thường hay lui tới cũng đều không
gặp. Cảnh sát phong tỏa nguyên khu Nguyễn Huỳnh Đức và đã báo cho nhà
xác bệnh viện thành phố nhưng mãi vẫn không thấy ai tới. Cảnh sát cũng
có cho tìm những tay nhà quàn khác tới, nhưng mấy tay đó sau khi nghe
chuyện đều thối thoát né tránh hết. Trời đã chiều lắm rồi, trong khi
mọi người còn đang bối rối, thì lão Năm Đạo Tỳ bỗng từ đâu khật khưỡng
đi tới.
Mọi
người reo lên khi thấy dáng lão xuất hiện từ xa và mừng rỡ chạy tới
săn đón lão như thể đang đón mời một nhân vật quan trọng nào đó không
thể thiếu được. Thế rồi, mặc cho bà con chung quanh chỉ trỏ bàn tán xí
xô xí xào, lão vẫn ung dung như không có chuyện gì xảy ra, lên tiếng
kêu ai đó chạy đi mua cho lão một lít rượu đế và dặn dò những người
khác đi kiếm ngay cho lão một vài thứ lão cần, sau đó lão cứ việc ngồi
đốt thuốc hút chờ người ta mang những vật cần thiết tới.
Trước
khi bắt tay vào việc, gương mặt lão bỗng đổi sang nghiêm trang, thành
khẩn vô cùng. Nét khật-khà khật-khưỡng cố hữu của lão chợt biến mất.
Lão đốt mấy nén hương, chấp tay khấn vái 4 phương 8 hướng một cách thật
trịnh trọng, sau đó phun rượu vào hai cánh tay ướt nhẹp, rồi phun rượu
vào một thùng gỗ dài có lót sẵn giấy tiền vàng bạc và giấy súc mà
người ta đã mang đến cho lão… Sau đó lão bắt đầu nhặt nhạnh các mảnh
thịt xương vương vãi chung quanh hiện trường, cứ hể nhặt một mảnh xương
thịt nào lên, lão lại ngắm nghía, cẩn thận chùi đất cát dính trên đó
trước rồi mới đặt nhẹ nhàng vào thùng gỗ, như có ý muốn lắp đặt lại
đúng vị trí phần xương thịt đó cho phù hợp với những bộ phận trong cơ
thể. Lão làm chuyện này một cách tỉ mỉ, thành thạo như một đồ tể chuyên
nghiệp đang sắp xếp bày biện lại các bộ phận của con vật sau khi đã rã
thịt nó ra vậy.
Kể
từ khi chứng kiến hai cảnh đó, mặc dù là một bọn chuyên môn phá phách,
nghịch ngợm như quỉ sứ, chúng tôi đứa nào đứa nấy cảm thấy sợ lão Năm
Đạo Tỳ lắm. Không đứa nào dám đến gần lão. Ngay cả bẵng đi mấy năm sau,
khi chúng tôi được mười mấy tuổi, bọn tôi cũng vẫn còn e dè lão… cho
dù thỉnh thoảng có a dua theo mấy tay lớn hơn chọc ghẹo khi thấy lão
say, nhưng gặp lúc chỉ có một mình tôi nhìn thấy lão từ đàng xa, không
khi nào tôi dám lại gần. Hình như trong người lão toát ra một cái gì
đó, gây cho tôi một cảm giác bất an rờn rợn không diễn tả được.***************
Đám
trẻ chúng tôi hồi đó chiều chiều hay vào khu nghĩa địa Phong Thần
chơi. Một mặt vì khu này gần nhà chúng tôi ở và có một khoảng đất trống
phía trước đủ rộng để chúng tôi chạy nhảy chơi đùa thoải mái, mặt khác
chơi đùa ở đây không động chạm đến ai nên không bị đuổi hoặc bị la
rầy, trừ một người: Đó là lão Năm Đạo Tỳ. Thỉnh thoảng trong khi chúng
tôi chạy nhảy la hét ồn ào quá, lão từ trong căn nhà lụp xụp bước ra
hoặc đi đâu về thấy, lão quơ tay xua đuổi, giọng lè nhè khàn đặc:
- Tụi bay đi chổ khác chơi hết đi. Cứ la ó ầm ỉ hoài. Đến mấy người chết rồi cũng nằm không yên với tụi bây nữa.
Những
lần như vậy, chúng tôi lại ù té chạy. Chỉ có lão mới có thể khiến
chúng tôi đang chơi phải dẹp bỏ đi chổ khác ngay mà thôi. Tuy không nói
ra nhưng cả bọn, đứa nào đứa nấy cũng ngán lão Năm Đạo Tỳ này, dù ông
ta không có làm gì chúng tôi cả.
Khu
nghĩa địa Phong Thần này là giang sơn của người đã chết, ngoài ra còn
là giang sơn của lão Năm Đạo Tỳ và của cả bọn trẻ chúng tôi nữa. Ngay
góc ngả ba Trương Minh Giảng, Nguyễn Huỳnh Đức rẽ vào đường Thiệu Trị,
đi tới một chút về phía tay trái là thấy khu nghĩa địa, nơi chúng tôi
đến chơi thả diều, chạy nhảy hầu như mỗi chiều. Đây là một nghĩa địa
nhỏ cũ kỷ có từ lâu đời rồi. Bên trong có một cái tháp được xây bằng xi
măng gọi là tháp Phong Thần. Cái tên nghĩa địa Phong Thần cũng từ đó
mà ra. Cái tháp này theo tháng năm đã bị bể tróc, gãy sụp nhiều nơi...
trông không còn hình thù nguyên vẹn của một cái tháp nữa.
Tương
truyền vào thời vua Tự Đức, có một vị quan lại địa phương rất thanh
liêm, được dân chúng thương yêu, kính nể vô cùng… sau khi ông quan này
chết, đã được chôn cất tại đây và được vua Tự Đức tuyên dương công trạng
phong làm thần, cho lập tháp để dân chúng địa phương lể bái thờ
phượng. Truyền thuyết đó không biết có đúng hay không? Nhưng kể từ khi
có sự hiểu biết đến nay thì ấn tượng của tôi về tháp phong thần này,
chỉ là một nơi hoang tàn đổ nát, u ám, chẳng thấy có một ai đến tưởng
nhớ cúng kiến, hương khói thờ phượng… như lời của mấy ông già bà cả kể
về vị quan thanh liêm xa xưa nào đó… Ngoại trừ vào những dịp Thanh
Minh, Tết nhất… người ta đi dẩy mả, thăm mộ thân nhân còn dư nhang,
theo phong tục ai nấy đều cắm nhang khắp chung quanh, kể cả các ngôi mộ
vô thừa nhận và nhờ thế dưới chân tháp phong thần này mới thấy được
chút hương khói ăn theo.
Tôi không nhớ ai là người đã đề xướng và chỉ cho chúng tôi biết cách cầu cơ. Lại còn nói là muốn cơ giáng lên nhanh thì ra nghĩa địa cầu vào lúc đêm khuya, sẽ linh hiển hơn lúc cầu cơ ở nhà. Dù sợ hải nhưng cuối cùng bọn tôi cũng bàn với nhau và nhất định thực hiện điều đó cho bằng được. Thế là đợi đến đêm khuya, cả đám rủ nhau vào dưới tháp Phong Thần cầu cơ. Quả nhiên cơ giáng về nhanh hơn khi chúng tôi cầu cơ ở nhà thật! Tôi còn nhớ cái cảm giác rờn rợn khi cơ giáng về di động mảnh ván hòm mài thành hình quả tim hoặc những lúc cả bọn thay phiên nhau đọc bài kệ bắt đầu bằng câu:
"Hồn nay ở chốn non bồng,
Qua đây hồn cũng vui lòng ghé chơi
…………………………………....."
Chúng
tôi tiếp tục đọc hoài cho đến khi do ngẩu nhiên hay sao đó, bỗng cảm
thấy gió mát lạnh giữa đêm khuya phát ra những tiếng rít nghe quái lạ…
rồi thình lình cơ giáng về… gây cho chúng tôi cảm giác vừa sợ, vừa kích
thích. Đôi khi chỉ mới bắt đầu đọc là cơ giáng về liền. Riết rồi chúng
tôi hết cái cảm giác sợ hải của những lần đầu và trò chơi cầu cơ từ từ
không còn làm chúng tôi thích thú nữa.
Cho
đến một đêm, trong lúc cơ đang lên, thằng Phước bạn tôi bỗng nhiên la
lên một tiếng rồi buông ngón tay khỏi con cơ ù té chạy, mấy đứa còn lại
không biết chuyện gì xảy ra, cũng hoảng hồn la lớn lên rồi bương chạy
theo thằng Phước, bỏ luôn bàn cầu cơ và cây đèn bão mà thằng Trí lén
lấy của ba nó đem theo. Trong bụng chúng tôi nghĩ thằng Phước chắc thấy
ma nên sợ quá la lớn và bỏ chạy như vậy, nhưng sau khi đuổi kịp nó ra
tới miếng đất trống trước nghĩa địa thì nó vừa cười vừa cho biết là nó
chỉ muốn hù cho tụi tôi sợ chơi thôi chứ không có gì hết. Mấy đứa chúng
tôi "giũa" thằng Phước quá trời, sau đó bắt nó phải đi vào lấy lại cây
đèn bão cho thằng Trí đem về trả cho ba nó… lần này không đứa nào còn
can đảm đi trở vào lấy lại cây đèn và bộ đồ nghề cầu cơ cả.
Trong
lúc chúng tôi còn đang cãi nhau thì bỗng lão Năm Đạo Tỳ từ đâu xuất
hiện, trên tay cầm cây đèn bão của thằng Trí và bàn cầu cơ. Sự xuất hiện
thình lình của lão làm chúng tôi sợ điếng hồn vì tưởng là ma. Ngay cả
sau khi nhận ra lão, chúng tôi cũng vẫn chưa hết sợ. Thoạt tiên chúng
tôi thấy có một ngọn đèn di động từ phía trong nghĩa địa đi ra, sau đó
xuất hiện dáng đi khật khưỡng của lão Năm. Đang cãi cọ, cả bọn điếng
người lại như bị á khẩu. Sự xuất hiện của lão Năm Đạo Tỳ vào lúc này quả
y như một bóng ma, làm sao mà không sợ cho được! Chúng tôi đã dợm bỏ
chạy, nhưng lão cất tiếng gọi lại và la mắng chúng tôi:
-
Tụi bây chạy bỏ lại đèn đuốc và cái này phải không? Nửa đêm không ở
nhà ngủ, ra đây la lối om xòm không cho ai ngủ nghê gì hết. Tao nói tụi
bây nhiều lần rồi, kiếm chổ khác chơi, cứ nhè chổ này mà ra phá hoài,
đúng là tụi bây còn phá hơn quỉ sứ nữa. Người chết rồi nằm cũng không
yên với tụi bây. Bữa nào tao phải tới mắng vốn ba má tụi bây đập cho
một trận mới được. Con cái nhà ai mà phá quá…
-
Ông Năm ơi, tụi cháu còn nhỏ ham vui, có làm phiền ông Năm thì ông Năm
bỏ lỗi cho đi nha. Chứ hồi nào tới giờ, ông Năm thấy tụi cháu cũng đâu
có làm mích lòng ai trong khu này đâu.
-
Tụi bây phá như quỉ vậy, ban ngày la lối om xòm còn châm chước đi,
ngay cả ban đêm tụi bây cũng cãi nhau rùm trời không cho ai ngủ nghê gì
hết, ai mà chịu được tụi bây chứ?
Sau
khi la mắng tụi tôi một hồi, hình như lão cũng nguôi ngoai dần. Thằng
Trí xin lại ngọn đèn bão lão còn cầm trên tay. Ánh sánh vàng vọt yếu ớt
của cột đèn đường xa xa, cộng với ánh sáng lung linh của ngọn đèn bão
soi bóng lão Năm và bọn chúng tôi thành những nền đen lay động trên mặt
đất, giữa đêm khuya trông thật quái dị. Cuối cùng lão cũng trả lại cho
chúng tôi ngọn đèn bão và bộ bàn cầu cơ, sau khi không quên răn đe
chúng tôi thêm một lần nữa. Sau đó, vẫn dáng đi khập khiễng quen thuộc,
lão chầm chậm trở về hướng căn nhà lụp xụp bên ngoài nghĩa địa. Trên
đường về nhà chúng tôi còn cự nự thằng Phước không ngừng.
Hai
hôm sau trong khi đang chơi đá cầu trước bãi đất trống, lão Năm Đạo Tỳ
từ trong nhà bước ra giơ tay ngoắc chúng tôi lại gần. Chúng tôi ngỡ
lão sắp sửa la mắng như những lần trước, nên định bỏ đi chổ khác. Nhưng
lão vẫn ngoắc tay ra dấu bảo chúng tôi tới với một vẻ thân thiện hơn
mọi hôm. Cuối cùng chúng tôi bảo nhau tới gần xem lão ta nói gì. Thằng
Trí lên tiếng thăm dò:- Có gì không ông Năm?
- Mấy đứa bây làm gì mà nửa đêm còn đi vào nghĩa địa? Bộ không sợ ma sao? –Lão nhắc lại chuyện đêm hôm trước.
-Tụi cháu cầu cơ thôi chớ đâu có làm gì đâu.
-Tụi bây gan quá há? Có đứa nào thấy ma chưa?
Cả bọn lắc đầu.
Lão ngúc ngoắc cái đầu, nhấp nháy mắt rồi hỏi chúng tôi bằng một giọng lè nhè, pha một chút hóm hỉnh hiếm khi thấy:
-Vậy tụi bây có muốn thấy ma không?
Cả đám chúng tôi nhìn nhau một lúc chưa đứa nào dám lên tiếng. Cuối cùng thấy không đứa nào trả lời, tôi rụt rè hỏi:
-Làm sao mà thấy ma được, ông Năm?
Lão nheo nheo đôi mắt nhìn tôi một cách bí mật:
-Mà
tụi bây có sợ không cái đã? Nếu không sợ thì tao chỉ cho cách thấy ma.
Nhưng mà tao nói trước… khi thấy rồi là không được la đó nghe chưa?
Nhìn cả bọn chúng tôi còn đang ngơ ngác, lão cười cười nói thêm:
-Tụi bây phá quá, đến mấy người chết ở đây cũng chịu hết nổi với tụi bây luôn.
Chúng
tôi nhìn nhau, cảm thấy dạn dỉ hơn với lão Năm Đạo Tỳ, vì đây là lần
đầu tiên lão nói chuyện với chúng tôi nhiều và thân thiện như vậy. Lại
còn cười nữa chứ! Thằng Phước hỏi tới:
-
Có ma thiệt không dzậy ông Năm? Cháu nghe nhiều người kể, cũng tin
lắm, nhưng chưa bao giờ thấy ma cả. Mấy lần cầu cơ lên. Cháu biết là có
ma thiệt. Tụi cháu tuy cũng sợ, nhưng má cháu thường nói: Mình không
có làm gì động chạm tới "người ta" thì "người ta" phá mình làm chi!
Cháu nghĩ cũng đúng. Tụi cháu chỉ chơi đùa, chứ đâu dám chọc ghẹo ai.
-
Vậy chứ tại sao tụi bây không rủ nhau đi chơi chổ nào khác mà cứ nhè
chổ này chạy nhảy la hét um sùm vậy, làm sao mấy người chết nằm yên cho
được?
- Tụi cháu chơi đùa vậy thôi chứ đâu có phá mồ mả gì của "họ" đâu?
Tôi bỗng hỏi trớ:
- Vậy chớ ông Năm có thấy ma lần nào chưa?
Lão Năm nhìn tôi cười cười:
- Tao sống nhờ ma, mà không thấy ma sao được mậy?
Thằng Thành nôn nóng hỏi tiếp liền:
- Vậy ma có làm gì ông không? Ông không sợ sao?
- Tao đâu có làm gì mà phải sợ. Tụi bây phá người ta hoài thì liệu hồn đó, tụi bây "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" mà.
Rồi ông hỏi lại câu hỏi lúc nảy:
- Tụi bây muốn thấy ma không? Tao chỉ cho một cách là thấy liền chứ gì.
Cả đám chúng tôi nhìn nhau thăm dò, tôi rụt rè hỏi:
- Ông có thể chỉ cho tất cả tụi cháu thấy cùng một lúc được không?
-
Được chứ, tụi bây muốn thấy phải không? Khi thấy rồi là không được la
lớn nghe chưa? Cũng không được nói cho ba má tụi bây biết để họ mắng
vốn tao là không được đó nghen.
Cả đám tụi tôi nhao nhao lên:
- Không có đâu ông Năm, tụi cháu không nói cho ai biết đâu. Bây giờ ông chỉ cho tụi cháu đi
Lão Năm Đạo Tỳ nheo mắt, im lặng nhìn chúng tôi một lúc lâu, như để thu hút hết sự chú ý của chúng tôi trước khi lão bật mí:
-
Tụi bây đứa nào muốn thấy ma thì lấy vôi ăn trầu thoa lên hết mấy đầu
ngón tay ngón chân, đợi nửa đêm ra ngồi canh ngoài nghĩa địa này thì sẽ
thấy ma liền.
Chúng tôi ngạc nhiên ra mặt. Như vậy thì đâu có gì là khó. Thằng Phước hỏi lại cho chắc chắn:
- Thoa vôi ăn trầu lên tất cả mười đầu ngón tay, mười đầu ngón chân luôn hả ông Năm?
- Ừ! Ngón nào cũng thoa lên hết.
Nói xong không nói thêm tiếng nào, lão khật khưỡng đi ra hướng Nguyễn Huỳnh Đức, chắc là lại đi mua rượu uống.
Còn
lại 6 thằng: Thành, Trí, Phước, Sơn, Bảo và tôi. Chúng tôi không còn
tha thiết chơi đùa gì nữa. Lời lão Năm Đạo Tỳ nói làm chúng tôi nửa
hoang mang, nửa khơi dậy lòng tò mò. Trước đây, chúng tôi đã mấy lần
giữa đêm khuya vào nghĩa địa cầu cơ, tuy đứa nào cũng sợ… cả bọn cũng
nghĩ là mình có thể sẽ gặp ma, nhưng cuối cùng cũng chẳng thấy con ma
nào hết, ngoài việc cơ giáng lên và cơ chạy, nên từ từ chúng tôi cũng
bớt thấy sợ. Nhưng lần này, lời nói có vẻ chắc chắn của lão Năm là
chúng tôi sẽ thấy ma, nếu làm đúng theo như lão đã chỉ dẫn ... Điều này
làm cả bọn có cảm giác sợ thiệt sự, chứ không như mấy lúc trước. Sau
một hồi bàn tán, chúng tôi quyết định làm thử theo lời lão Năm đã nói.
Vả lại chúng tôi nghĩ đi cả bọn thì cũng không có gì phải sợ, cùng lắm
là bỏ chạy thôi. Thế là cả bọn 6 đứa đi về, nôn nóng chờ tới giờ đã hẹn sẵn. Chúng tôi kiếm vôi ăn trầu không khó khăn chút nào cả. Bà Ngoại của thằng Trí ăn trầu cho nên nó lấy dễ dàng. Khuya đêm đó, cả bọn hẹn nhau ở trước nhà tôi trên đường Trương Minh Giảng. Gần 12 giờ khuya, nhưng lai rai cũng còn một vài quán xá mở cửa, trên đường vẫn còn xe cộ qua lại… Chúng tôi cùng nhau đi băng qua đường Nguyễn Huỳnh Đức, rẽ vào ngỏ Thiệu Trị, rồi đi tới ngọn đèn đường gần khu nghĩa địa. Chúng tôi dừng ở đây, chia vôi ăn trầu ra thoa lên khắp mấy đầu ngón tay ngón chân. Xong xuôi cả bọn hồi hộp bước vào khu nghĩa địa, mới chợt nhớ là lần này không đứa nào mang theo đèn đóm gì hết, ngay cả khi bàn bạc hồi chiều cũng không đứa nào nhớ ra vấn đề này.
Nghĩa
địa này chỉ là một nghĩa địa nhỏ của đa số dân nghèo vì thế các mồ mả ở
đây cũng không được xây cất khang trang gì cho lắm. Phần nhiều là các
ngôi mộ được đắp bằng đất, lâu ngày bị mưa nắng làm sạt lở. Phải đợi
vào những dịp Thanh Minh hoặc ngày giổ của người chết, thân nhân hoặc
tự mình làm, hoặc mướn lão Năm Đạo Tỳ đắp thêm đất lên cao ráo trở lại.
Một số mả xưa xây bằng đá vôi, chỉ một số ít được xây bằng xi măng
đàng hoàng. Bọn 6 đứa chúng tôi ban đầu định vào dưới chân tháp Phong
Thần núp chờ nhưng lại thấy sợ, rủi có gì xảy ra thì từ đó chạy ra bên
ngoài xa quá. Cuối cùng chúng tôi quyết định rủ nhau đi đến một ngôi mộ
xây bằng xi măng khá lớn nằm bên tay phải, cách lối vào nghĩa địa độ
15, 20 thước gì đó. Chúng tôi ngồi chùm nhum trước mộ bia hồi hộp chờ
đợi. Đêm hôm đó không có trăng, nhưng sao đầy trời nên chúng tôi vẫn
thấy lờ mờ cảnh vật bên trong nghĩa địa. Từ những bụi cỏ chung quanh
các ngôi mộ, đom đóm bay chập chờn khiến cho cảnh vật thêm phần kỳ bí
và làm cho chúng tôi càng hồi hộp thêm… Chổ chúng tôi núp nhìn ra đường
Thiệu Trị không xa lắm nhưng tôi có cảm tưởng như nó quá xa đối với
chúng tôi lúc bấy giờ. Mấy lần trước đêm khuya vào nơi này, tôi chưa
từng có cảm giác bất an như lần này. Tôi nhìn xéo qua phía căn nhà lụp
xụp của lão Năm Đạo Tỳ chỉ thấy tối thui, có lẽ ông ta đã ngủ rồi.
Chúng tôi ngồi đợi như thế một hồi, đứa nào đứa nấy thấy sao quá lâu,
thằng Sơn thì thào vào tai tôi, giọng run run:
- Mày có thấy gì không? Sao lâu quá vậy, chắc là không có gì đâu. Thôi bỏ về cho rồi.
Trong bụng tôi sự thật muốn đi về lắm, nhưng cũng làm bộ cứng:
- Ráng chờ chút nữa đi. Công trình chuẩn bị ra tới đây, không lẽ về lẹ vậy sao.
Ngồi
thêm được chừng khoảng 5,10 phút nữa, bỗng nghe có tiếng con nít cười
khúc khích rất rõ ràng ở phía trước làm tất cả chúng tôi giật mình. Gai
ốc mọc cùng người. Tôi cảm thấy ớn lạnh chạy dọc theo xương sống. Theo
một phản ứng tự nhiên, đứa nào đứa nấy bỗng tự động rụt người lại nép
sát xuống. Đợi một chút không nghe thấy gì nữa, chúng tôi rón rén nhìn
quanh quất xem tiếng con nít cười từ đâu tới. Nhưng không thấy gì cả,
ngoài mấy con đom đóm chập chờn chung quanh trên mấy bụi cỏ. Thình lình
tiếng cười khúc khích lại cất lên, lần này hình như ở một hướng khác.
Thằng Phước bỗng níu lấy cánh tay tôi giật giật. Tôi quay về phía sau
ngôi mộ nơi chúng tôi đang núp. Qua ánh sáng lờ mờ tôi thấy dáng một đứa
bé đang đi lững thững, thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt một vật gì đó
dưới đất ném đi, rồi lại cười khúc khích… hình như nó thích thú với trò
chơi này lắm vậy.
Cả bọn vẫn còn bàng hoàng chưa bình tĩnh lại được, thì thằng Phước bỗng níu chặt cánh tay tôi. Nó là thằng nổi tiếng gan dạ nhất trong bọn, vậy mà giờ này tôi cảm nhận được cánh tay nó run lên không ngớt. Nó chỉ về phía trước mặt thằng bé. Không biết từ hồi nào đã xuất hiện một dáng người đàn bà đang đứng. Trông dáng thì quả đúng là đàn bà rồi, có điều tôi không thể thấy mặt được. Người đàn bà đứng ở phía trước đứa con nít đang giơ tay vẩy vẩy nó. Đứa bé vừa cười khúc khích vừa đi tới phía người đàn bà rồi thình lình ném mạnh vật gì vào bà ta, sau đó quay ngược trở lại vừa chạy vừa cười khúc khích như trước. Tôi nép sát vào người thằng Trí, hình như muốn tựa hết vào nó để được an toàn hơn. Đứa bé bỗng dưng biến đâu mất tiêu sau chòm mả không nhìn thấy nữa. Tôi len lén nhìn lại phía người đàn bà đang đứng khi nảy, thì cũng không thấy bà ta đâu. Chúng tôi sợ đến ríu cả người, phát giác cả bọn đang ôm choàng vào lẩn nhau hồi nào không hay. Không đứa nào dám hó hé một tiếng. Một lúc lâu sau, không thấy gì lạ xảy ra nữa, từ từ hoàn hồn lại, chúng tôi bấm tay nhau ra hiệu đi về.
Ngay khi chúng tôi vừa đứng lên, quay mình lại định bước ra con đường đất trước ngôi mộ xi măng đang núp nảy giờ, bỗng thấy hình dáng một người đang đứng lù lù ngay sau lưng chúng tôi hồi nào không biết. Dù đêm tối, tôi vẫn thấy đó là dáng một người đàn ông đội khăn đống, mặc áo thụng dài kiểu của mấy người già mặc vào những dịp quan trọng hoặc lễ lạc, đang đứng nhìn chúng tôi với một dáng vẻ hết sức kỳ quái. Thằng Phước là thằng đứng gần như sát vào ông ta, còn tôi và mấy đứa còn lại thì cũng đang chùm nhum ngay đó, nên tất cả đều thấy rất rõ ràng.
Trong
một trạng thái bất thình lình như vậy, tất cả đều khựng lại khoảng mấy
giây chưa kịp có phản ứng gì. Bỗng người đó giơ tay lên mặt thằng
Phước, nói lắp bắp mấy tiếng nghe rất yếu ớt, trong đêm yên vắng giọng
nói nghe thật quái lạ:
- Đi đi… đi đi.
Thằng
Phước hét lên một tiếng thất thanh. Nó lùi ngược lại xô nhào chúng tôi
ra và bương chạy bọc lại phía sau bất kể gì nữa. Diễn tả thì lâu,
nhưng sự việc lúc đó xảy ra rất là nhanh. Mấy đứa còn lại đang sợ đến
cứng người, chưa kịp có phản ứng gì, bỗng nghe thằng Phước la thất
thanh như vậy rồi ngay sau đó nó quay lùi lại xô chúng tôi để thoát
chạy, làm chúng tôi té ngã bổ nhào lên ngôi mộ đắp bằng đất nằm ngay
cạnh đó. Cả bọn không còn chút hồn vía nào nữa, mạnh đứa nào đứa nấy
choàng dậy bương lên mả mồ, gai góc, vấp té lên té xuống… vừa la vừa
chạy trối chết ra hướng ngoài đường Thiệu Trị. Thằng Trí đang chạy ngay
trước tôi, bỗng dưng đứng khựng lại làm tôi mất đà va ngay vào nó, hai
đứa té chúi nhủi về phía trước. Tôi lồm cồm ngồi dậy thì thằng Trí níu
vai tôi lại, lấy tay chỉ về phía trước mặt. Giọng nó như muốn khóc,
lắp bắp những gì nghe không rõ còn người thì run lẩy bẩy, nó cứ níu lấy
vai tôi cứng ngắc không chịu buông. Tôi ngước nhìn lên, thì thấy phía
trước chúng tôi, đứa bé lúc nảy đang đứng lẩn trong chòm mả bên tay
trái, tay phe phẩy vật gì bay bay giống như một miếng vải dài…
Khi
ra tới đường Trương Minh Giảng, xe cộ vẫn còn lai rai và vẫn còn người
ta đi lại trên đường, lúc bấy giờ tôi mới hoàng hồn được đôi chút,
nhìn quanh thì thấy Thành, Sơn, Bảo đã chạy ra trước đây rồi, Trí cũng
vừa tới ngay sau tôi. Chúng tôi ngó dáo dát kiếm thằng Phước nhưng
không thấy nó đâu nữa. Kiểm điểm lại quần áo thì mới phát giác chúng
tôi bị gai góc móc rách toạc mấy chổ. Riêng hai đầu gối tôi bị trầy
trụa, rướm máu rát rạt. Chúng tôi chia tay nhau đi về nhà. Đêm đó tôi
thức sáng đêm không tài nào ngủ được, đầu óc cứ bị ám ảnh hoài chuyện
vừa qua ở nghĩa địa, hể nhắm mắt lại là thấy dáng của đứa bé ma đang
cười khúc khích và dáng con ma mặc áo dài thụng, khăn đống đang đứng
nhìn tôi với dáng vẻ kỳ quái!
Qua
hôm sau chúng tôi nghe tin thằng Phước bị bệnh nằm liệt giường, chúng
tôi có tới thăm nó, nhưng không đứa nào dám kể cho gia đình nó nghe
chuyện gì đã xảy ra đêm hôm trước. Tôi còn nhớ lần đó thằng Phước bệnh
thật lâu mới hồi phục được. Riêng tôi cũng bị ám ảnh chuyện này một thời
gian dài. Từ đó chúng tôi không dám bén mảng tới khu nghĩa địa Phong
Thần chơi đùa nữa. Thỉnh thoảng nhìn thấy lão Năm Đạo Tỳ khật khưỡng từ
xa đi tới, nhưng lần nào chúng tôi cũng tự động tránh ra chỗ khác không
dám chạm mặt lão.
********
Trải
qua những năm tháng tuổi thơ, nhiều điều bây giờ tôi không còn nhớ rõ
được nữa. Nhưng khu đất trống nghĩa địa Phong Thần này và lão Năm Đạo
Tỳ vẫn còn để lại trong ký ức tôi nhiều ấn tượng rất đậm nét, nhất là
chuyện gặp ma do lão Năm Đạo Tỳ chỉ cách. Chúng tôi lớn dần theo thời
gian, vì điều kiện học hành hoặc hoàn cảnh gia đình nên tản mác khắp
nơi. Bọn 6 thằng chúng tôi ngày xưa nay chỉ còn lại 4, thỉnh thoảng gặp
lại hoặc nói chuyện trên điện thoại, đôi lúc chúng tôi có nhắc qua
chuyện cũ, đứa nào đứa nấy cũng sôi nổi kể lại vanh vách như chuyện vừa
mới xảy ra hôm qua, đủ biết ấn tượng đó ăn sâu vào tâm trí mỗi đứa
chúng tôi như thế nào!!
Sau
1975 khu nghĩa địa Phong Thần đã bị san bằng, thay vào đó là một ngôi
chợ nhỏ, ngôi chợ ở phía trong khu Kiến Thiết cũng đã được dời ra và
nhập chung vào khu chợ mới này luôn.
Còn lão Năm Đạo Tỳ??
Trong
một dịp ghé lại quán hủ tiếu mì con Dùng, tôi có hỏi thăm thì không ai
rỏ lão đã chết hay bỏ đi đâu mất kể từ khi khu nghĩa địa không còn
nữa. Lần cuối cùng có người gặp, thì lão đã già lắm rồi, trí nhớ đã bị
lú lẫn, cứ lảm nhảm một mình những gì không ai rõ, chân đi vẫn khập
khiễng nhưng yếu ớt lắm và đặc biệt người lão vẫn còn phảng phất mùi
rượu.
Về chuyện gặp ma mà tôi vừa kể?? Đôi lúc có người hỏi:
- Có ma thiệt không?
Tôi
liên tưởng ngay tới dáng lão Năm Đạo Tỳ đang ngúc ngoắc cái đầu, nheo
nheo mắt nhìn chúng tôi ngày trước. Sau đó tôi hỏi lại người đã hỏi câu
đó, giống y như trước đây lão Năm đã hỏi chúng tôi:
-
Có muốn thấy ma không? Tôi chỉ cho một cách là thấy ma liền chứ gì!
Nhưng mà tôi nói trước, khi thấy rồi thì đừng có la đó nghe chưa.
Nếu thấy người đó khích động lên:
- Thiệt không? Làm sao thấy được ma?
Tôi sẽ trả lời y như lão Năm Đạo Tỳ đã chỉ cho chúng tôi ngày xưa:
- Lấy vôi ăn trầu thoa lên hết mấy đầu ngón tay, ngón chân rồi canh nửa đêm ra nghĩa địa ngồi chờ thì sẽ thấy ma ngay…
…Và nếu như người đó còn nghi ngờ hỏi tiếp... Tôi sẽ nghẹo nghẹo cổ, nheo nheo mắt, vừa cười vừa bí mật trả lời:
- Cứ thử đi rồi biết liền chớ gì!
- Cứ thử đi rồi biết liền chớ gì!
Vĩnh Khanh
Phố Đá Tròn, tháng 9 năm 2005
VŨ HOÀNG * UKRAINE
Hiệu ứng kinh tế của vụ Ukraine
Ngay trong giả thuyết lạc quan là chiến tranh không bùng nổ tại Ukraine thì hậu quả của việc Liên bang Nga can thiệp vào Ukraine sau ba tháng biến động chính trị tại đây cũng có nguy cơ dẫn đến chấn động kinh tế qua các biện pháp trừng phạt đang được Hoa Kỳ và Âu Châu trù tính. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hiệu ứng kinh tế của vụ khủng hoảng Ukraine qua cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Sau một ngày Thứ Hai u ám khi các thị trường tài chính trên thế giới đều sụt giá và bị nặng nhất là thị trường Nga vì mất 11%, thế giới thở ra nhẹ nhõm và các thị trường theo nhau lên giá vào ngày Thứ Ba khi Liên bang Nga loan báo đã hoàn tất cuộc tập trận như dự tính và các đơn vị thao dượt sẽ trở lại căn cứ vào ngày mùng bảy này.
Tuy nhiên, dư luận thế giới chưa yên tâm vì hai lẽ. Thứ nhất, Tổng thống Vladimir Putin cho biết trong cuộc họp báo tại Moscow ngày Thứ Ba, rằng nước Nga chưa tính dùng võ lực tại Ukraine dù có quyền chính đáng, và ông vẫn duy trì quân đội tại bán đảo Crimea. Thứ hai là Hoa Kỳ và Âu Châu trù tính nhiều biện pháp trừng phạt Liên bang Nga về tội can thiệp vào Ukraine. Thưa ông, trong giả thuyết có xác suất cao là đôi bên chưa đạt được đồng thuận về Ukraine thì các biện pháp thi hành sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế toàn cầu?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là vụ khủng hoảng tại Ukraine biến chuyển hàng ngày cho nên ta khó lượng định hậu quả nếu chỉ theo dõi động thái của các thị trường tài chính, vốn dĩ lạc quan rồi hốt hoảng mỗi khi có tin tức gì được loan tải. Tuy nhiên, mình vẫn có thể nhìn vào cái nhân sâu xa để dự đoán hậu quả lâu dài và từ đó mà suy ra hiệu ứng kinh tế của vụ khủng hoảng này.
Vũ Hoàng: Nếu vậy ta phải đi lại từ bối cảnh về cái lẽ nhân quả như ông vừa nói. Đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nước Nga có lãnh thổ bát ngát mà trống trải nên khó phòng ngự và đã bị tấn công nhiều lần trong lịch sử, nhất là từ hướng Tây tiếp cận với Âu Châu. Vì vậy, bản năng xưa nay của lãnh đạo xứ này là phải kiểm soát được khu vực ngoại biên, xây dựng thành vùng trái độn quân sự. Với họ, các nước gọi là Đông Âu hay Trung Âu, từ biển Baltic phía Bắc xuống tới Hắc hải ở phía Nam, đều phải là chư hầu, là vùng trái độn bảo vệ khu vực trung tâm của họ.
Thứ hai, và đây là đặc tính khác, giữa nhu cầu dân sinh, hay kinh tế như ta nói, và yêu cầu an ninh để phòng thủ, thì an ninh vẫn là ưu tiên. Điều ấy cũng giải thích tính chất tập quyền hay độc tài của chế độ. Định đề ấy lên tới cực điểm thời Liên bang Xô viết khiến xứ này tan rã và sụp đổ vào cuối năm 1991, không vì ngoại xâm mà vì sự phá sản của hệ thống kinh tế cộng sản. Hậu quả là nước Nga bị khủng hoảng mất 10 năm và mất gần hết những nước xưa kia là chư hầu.
Thứ ba, từ khi lên cầm quyền 14 năm trước, ông Vladimir Putin ra sức chấn chỉnh tình hình và tập trung quyền lực. Gần 10 năm sau thì thấy có đủ sức mạnh để chinh phục lại thế lực mà nước Nga đã mất từ thời Xô viết thì ông ta khởi sự. Một trong các yếu tố kinh tế góp phần tạo ra sức mạnh đó chính là giá năng lượng vì về thực chất, kinh tế Nga vẫn thuộc loại lạc hậu sống nhờ xuất khẩu dầu thô và khí đốt. Ông Putin càng thấy ra nhu cầu chinh phục hay bành trướng vì các nước Đông Âu trong khối Xô viết cũ đều ngả theo Âu Châu, đi tìm dân chủ và độc lập. Vì vậy mà năm 2008 ông ta cho quân vào hai khu vực tự trị là Abkhazia và Nam Ossetia của Cộng hoà Georgia và cho đến nay vẫn còn kiểm soát hai vùng này để khống chế Georgia.
Mối nguy cho chế độ ông Putin
Vũ Hoàng: Ông nhắc lại bối cảnh địa dư và lịch sử ấy thì thính giả của chúng ta hiểu rõ hơn vụ Ukraine, xưa kia có tên là Cộng hòa Nhân dân Xô viết Ukraina ở trong Liên bang Xô viết.Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đã nói đến cái nhân từ phía Nga thì ta nên nhìn qua cái nhân từ Ukraine.
Xưa nay, xứ này có số phận hẩm hiu là vùng "biên địa" của các lân bang Đông-Tây, với biên giới đổi qua vạch lại nhiều lần trong một đời người, và qua thế kỷ 20, cư dân không bị Stalin bỏ đói thì bị Hitler tàn sát. Ngày nay, dù nói tiếng Nga hay tiếng Ukraine, họ phải có quyền chọn lựa mà về tình thì ta cho là chính đáng, nhưng về lý thì lại đáng lo cho nước Nga.
Về tình thì dân Ukraine so với một xứ có quan hệ lâu đời là Ba Lan, với diện tích bằng nửa và ít tài nguyên hơn. Năm 1992, khi cùng thoát khỏi chế độ Xô viết thì hai nước có sản lượng bằng nhau. Hai chục năm sau, nếu tính theo tỷ giá mãi lực của đồng bạc thì Ba Lan giàu hơn gấp đôi, bình quân một đầu người thì giàu gấp ba dân Ukraine, trong một xứ dân chủ và lành mạnh hơn, chứ không bị nạn độc tài hay thối nát cai trị ở trên. Cái khác biệt là Ba Lan đã hội nhập vào Âu Châu, là thành viên của Liên hiệp Âu châu và Minh ước Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương NATO. Vì vậy, nếu mà có người Ukraine muốn theo mô hình Âu Châu thì đấy là điều chính đáng.
Nếu Ukraine có độc lập và dân chủ trong khối Âu Châu thì đấy là mối nguy sinh tử cho chế độ độc tài của ông Putin về cả mặt an ninh đối ngoại lẫn chính trị nội bộ.Nhưng mà sau các nước Đông Âu, nếu Ukraine cũng theo Âu Châu thì đấy là nỗi sợ của Putin. Chỉ vì hệ thống kinh tế Liên Âu và an ninh NATO lại tiếp cận với lãnh thổ Nga và trở thành sự cám dỗ cho dân Nga khi mà nhiều người Nga cũng muốn có cuộc sống sung túc và tự do. Nếu Ukraine có độc lập và dân chủ trong khối Âu Châu thì đấy là mối nguy sinh tử cho chế độ độc tài của ông Putin về cả mặt an ninh đối ngoại lẫn chính trị nội bộ.
- Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Nếu sự tình lại như vậy thì ta nên e rằng Liên bang Nga của ông Putin không dễ gì trả lại bán đảo Crimea cho xứ Ukraine mà sẽ tiếp tục kiểm soát như đã làm tại Georgia. Ngoài ra, thưa ông, liệu còn có nguy cơ là Nga sẽ can thiệp vào các tỉnh miền Đông và miền Nam của Ukraine có đa số thân Nga, hoặc xứ này sẽ lâm vào nội chiến, hay bị chia hai không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chưa ai có thể biết được tình hình sẽ xoay chuyển ra sao và tôi cho là sự thể còn tùy thuộc ở hai việc.
Thứ nhất là bên trong Ukraine, sau vụ thay đổi chế độ ngày 22 vừa qua, dân Ukraine có thể hoàn thành việc chuyển tiếp để tổ chức bầu cử vào ngày 25 Tháng Năm tới, với sự tham dự của các đảng phái và nhân vật thuộc cả hai xu hướng là muốn Ukraine tiến gần với Âu Châu hoặc muốn Ukraine vẫn nằm trong quỹ đạo của Nga. Cho đến nay, khi đảng thân Nga của Tổng thống Viktor Yanukovich đã tan rã với gần phân nửa ra khỏi Quốc hội và nhiều người còn bỏ thủ đô, phe thân Âu của ba đảng đối lập thực tế cầm quyền. Nhưng sau vài sai lầm, kể cả việc hủy bỏ tiếng Nga tại các địa phương, họ biết sửa sai và mời nhiều người thân Nga vào chính quyền. Nhờ đó, và nếu Ukraine không bị khủng hoảng kinh tế mà vỡ nợ trong thời gian tới, cuộc bầu cử vẫn có thể thành hình và đẩy lui rủi ro nội chiến. Tôi nghĩ là điều này có xác suất cao. Nhưng việc thứ hai là phản ứng các nước ở bên ngoài, là Liên bang Nga và Tây phương.
Đầu tiên, các nước Tây phương là Mỹ và Âu Châu phải rút tỉa kinh nghiệm của ba tháng biến động và một tuần khủng hoảng vừa qua để có thái độ thích hợp hơn với cả Ukraine và Nga. Với Ukraine là chương trình cứu nguy và viện trợ kinh tế thiết thực, cấp bách với điều kiện đừng quá khắt khe về cải cách trong buổi giao thời. Với Nga là việc gây áp lực một cách thống nhất và hiệu quả để ông Putin không dám làm mạnh hơn, kể cả dùng võ lực, tại Ukraine. Các biện pháp trừng phạt của Tây phương nằm trong chiều hướng gây áp lực với Putin và hiệu ứng kinh tế của vụ Ukraine có thể xuất phát từ đó.
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày thì tình hình còn tùy vào nhiều điều kiện cho tới nay vẫn là bất định. Khi theo dõi sự thể, ông ước đoán thế nào về chiều hướng tác động của các nước?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi không mấy lạc quan về khả năng can gián hay gián chỉ của các nước Tây phương, gồm có Hoa Kỳ và các cường quốc Liên Âu, trước ý chí của ông Putin. Các nước Tây phương đều thiếu thống nhất và phối hợp kém trong ba tháng biến động và hình như bị bất ngờ khi ông Putin lấy quyết định can thiệp. Phần mình, ông Putin biết khai thác nhược điểm ấy của Tây phương để chủ động tiến thoái mà thâm tâm thì không muốn Ukraine theo Âu Châu. Cùng lắm thì là một nước thân Nga theo thể chế liên bang để dung hòa những dị biệt bên trong. Ngoài ra, nếu ông Putin tỏ vẻ yếu thế trước áp lực của Tây phương thì chế độ thật ra vẫn độc tài của ông ta sẽ bị rúng động ở nhà, ở bên trong nước Nga.
Vì vậy, tôi e rằng ông Putin sẽ khó xuống thang sau khi đã gây ra một vụ khủng hoảng và tình hình có thể suy đồi rất nhanh với những biện pháp trừng phạt rồi trả đủa của đôi bên. Và chính là sự bất nhất của các nước Tây phương - thí dụ như lập trường có vẻ hòa giải của Đức, hoặc việc Anh không muốn áp dụng biện pháp cấm vận với các tài phiệt Nga đang làm ăn tại Anh quốc – càng khiến ông Putin nghĩ là cuối cùng thì mình sẽ thắng. Vì vậy tôi không lạc quan.
Ảnh hưởng kinh tế dây chuyền
Vũ Hoàng: Thưa ông, trong giả thuyết bi quan đó thì những gì có thể xảy ra về mặt kinh tế?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi trộm nghĩ là trong kinh tế, ta nên dự
trù kịch bản xấu để phòng ngừa trước và không bị bất ngờ. Nếu việc đối
thoại giữa Tây phương, kể cả tổ chức NATO, với Nga mà không đẩy lui được
không khí đối đầu thì mâu thuẫn sẽ chuyển qua mặt trận kinh tế và đôi
bên đều bị thiệt hại. Nhưng thiệt hại nặng nhất là kinh tế Ukraine và
kinh tế Nga, với hậu quả lây lan qua Âu Châu và toàn cầu, kể cả Trung
Quốc. Tương đối có lợi nhất vẫn là Hoa Kỳ vì ở xa!
Vũ Hoàng: Xin ông lần lượt giải thích cho dự đoán này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ukraine đang bị nguy cơ vỡ nợ và là bạn
hàng với cả Âu Châu và Nga. Kim ngạch ngoại thương của họ là vài chục tỷ
với Nga và vài chục tỷ với Âu Châu và được các ngân hàng Nga cho vay
gần 30 tỷ và các ngân hàng Âu Châu cho vay 23 tỷ. Nếu Ukraine vỡ nợ, cả
hai khối Nga-Âu đều bị thiệt hại. Với Âu Châu chưa ra khỏi vụ khủng
hoảng Euro thì một tổn thất nặng của các ngân hàng Âu Châu sẽ là điều
cực bất lợi. Nước Nga cũng chẳng khá hơn gì và tổn thất của các tài
phiệt ngân hàng Nga sẽ dội ngược vào thế lực chính trị của ông Putin.
Khác với thời Liên Xô, Liên bang Nga ngày nay đã mở cửa buôn bán ra
ngoài, chủ yếu là với Âu Châu nhờ nguồn năng lượng của mình. Khi đôi bên
leo thang trả đũa nhau, thí dụ như Nga phong tỏa khí đốt bán qua Âu
Châu, thì cả hai cùng bị thiệt, nhất là Nga vì năng lượng đem lại hơn
phân nửa số thu cho ngân sách quốc gia, là 75% của xuất khẩu và 3/4 là
bán qua Âu Châu. Ngân sách này đang bị nguy khốn vì 63 tỉnh trong tổng
số 83 tỉnh, thành hay các nước Cộng hoà trong Liên bang lại mắc nợ và có
thể vỡ nợ. Nếu tình hình trở thành nguy ngập thì Nga bị nạn tẩu tán tài
sản, làm đồng Rúp càng mất giá, và vì kinh tế đang bị suy trầm với đà
tăng trưởng giảm mạnh, nạn lạm phát và khủng hoảng ngân hàng sẽ bùng nổ.
... Nhưng thiệt hại nặng nhất là kinh tế Ukraine và kinh tế Nga, với hậu quả lây lan qua Âu Châu và toàn cầu, kể cả Trung Quốc.
- Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khi đó, nhiều ngân hàng Âu Châu, nhất là Đức, sẽ bị vạ! Các ngân hàng
Trung Quốc đã trút tiền vào Âu Châu làm ăn cũng bị mất vốn. Trong
trường hợp này, không chỉ kinh tế Nga mà cả khối Tây Âu và Đông Âu đều
suy trầm, kéo theo nạn suy trầm toàn cầu. Nước Nga từng bị như vậy vào
năm 1998 sau vụ khủng hoảng Đông Á năm 1997 nên ông Putin mới có cơ hội
lãnh đạo từ năm 1999. Lần này thì ngược lại, có khi sẽ khỏi ra tái tranh
cử.
Vũ Hoàng: Hồi nãy ông có nói một câu là Hoa Kỳ tương đối lại có lợi nhất, vì sao như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Liên bang Nga có một võ khí kinh tế là năng
lượng và từ năm năm nay, các nước Âu Châu đã muốn đa diện hóa nguồn
cung cấp để ít lệ thuộc hơn vào khí đốt của Nga. Với vụ khủng hoảng
Ukraine, Âu Châu có thể bớt sợ về môi sinh và sử dụng công nghệ gạn cát
ra dầu và khí nên tạo cơ hội cho Hoa Kỳ phát triển loại kỹ thuật này.
Yêu cầu và cơ hội tại Âu Châu cũng khiến Hoa Kỳ mau chóng cải sửa luật
lệ để xuất khẩu khí lỏng và cả xăng dầu.
Nói vắn tắt thì nước Mỹ đang có tiềm lực rất lớn về năng lượng, khi
tranh chấp kinh tế bùng nổ vì vụ Ukraine, nước Mỹ sẽ thay đổi chính sách
rất nhanh để khai thác tiềm lực đó và giá dầu càng giảm thì Nga càng
điêu đứng! Dưới 90 đô la một thùng là Putin hết xưng hùng xưng bá!
Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông Nghĩa về cuộc trao đổi lý thú này!Wednesday, March 19, 2014
RFA * XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Tiền xóa đói giảm nghèo biến thành tiền cho vay nóng
Ngày 28 tháng hai vừa qua, thủ tướng chính phủ Việt Nam thông qua đề xuất của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình và hứa sẽ rót cho nông nghiệp một số tiền lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. Vấn đề ông thủ tướng hứa không biết có làm cho người nông dân vui hơn và nhiều hy vọng hơn hay không. Nhưng có một thực tế mà nông dân nghèo đang bị những thứ chính sách thiếu trách nhiệm đè đầu cưỡi cổ và nỗi bất bình trong người nông dân ngày càng cao. Gói cho vay xóa đói giảm nghèo của nông dân nghèo đã bị hô biến thành tiền cho vay nặng lãi, tiền vay nóng đang là ung nhọt rất lớn đối với nông nghiệp Việt Nam.
Cán bộ hô biến tiền nông dân
Ông Nguyễn Hải Trung, người huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình chia sẻ: “Thì với ngân hàng chính sách đó, tụi hắn làm trong tổ vay vốn đó, con tổ trưởng nó vay vốn ra rồi nó cho vay nóng lại chứ dân đâu vay được đâu. Một số nó làm hồ sơ giả đem vô ngân hàng rồi nó lấy tiền ra. Tụi nó cho vay nóng một triệu lấy tới một trăm mấy, hai trăm ngàn, tức là một trăm mấy mươi phần trăm ấy. Toàn bộ những gói vay ví dụ gói xóa đói giảm nghèo này, lãi suất là 0%, đâu có lãi đâu. Còn những gói kia, ví dụ như gói vay sửa nhà của người nghèo chỉ có 0.04% thôi, một triệu một tháng chỉ nộp lãi bốn ngàn hoặc năm ngàn đồng thôi. Tụi nó vay hết rồi đâu còn người dân nào được vay đâu. Đi hỏi quanh đây, không có ai được vay cả. Thế tụi nó mới có tiền để ung dung chứ lấy tiền đâu. Bí thủ bí dĩ phải đi vay nóng của tụi nó, lãi suất tới một trăm mấy phần trăm ấy chứ!”
Ông Trung bức xúc nói rằng theo chỗ ông tìm hiểu, hiện tại có rất nhiều hộ nông dân nghèo ở quê ông chưa hề biết đồng tiền xóa đói giảm nghèo là gì và họ cũng chưa nghe ai nói cho họ biết cái tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo này. Thế nhưng tên tuổi của họ lại bị gom về thành một danh sách và họ bị lợi dụng trắng trợn.
Tụi nó vay hết rồi đâu còn người dân nào được vay đâu. Đi hỏi quanh đây, không có ai được vay cả. Thế tụi nó mới có tiền để ung dung chứ lấy tiền đâu.Nghĩa là có rất nhiều người bị giả mạo chữ ký trong những cuốn sổ vay xóa đói giảm nghèo khống, sau đó chính cán bộ ngân hàng toa rập với những đầu nậu cấp thôn mà trên danh nghĩa là tổ trưởng tổ phụ nữ hoặc chi hội trưởng chi hội phụ nữ xã để cho vay khống. Khoản tiền vay này lên đến vài tỉ đồng, có nơi ba tỉ, có nơi năm tỉ. Và khoản tiền này được vay với lãi suất rất thấp là 0,05% trên mỗi tháng. Sau đó, các cán bộ này dùng nó để cho vay nặng lãi chừng một đến hai tỉ, số tiền còn lại thì gởi ngân hàng lấy lãi với mức lãi từ 0,5% đến 2% mỗi tháng. Như vậy, chỉ riêng tiền lãi ngân hàng, họ đã kiếm được từ gấp mười cho đến gấp bốn mươi lần tiền lãi gốc.
- Ông Nguyễn Hải Trung
Và trong nhiều trường hợp, người nông dân nghèo vì gặp phải thiên tai, bệnh tật, lại đi vay nặng lãi với lãi suất rất cao, có khi lên đến 10% mỗi tháng của chính những kẻ đã hô biến tiền xóa đói giảm nghèo. Riêng về những kẻ đã hô biến tiền của nông dân nghèo, họ chỉ việc hằng tháng đi rút lãi và đóng một ít rất nhỏ vào tiền lãi của quĩ xóa đói giảm nghèo, đóng đều đặn, đóng đủ hằng tháng và ngân hàng lại báo cáo về cấp trên về thành tích đóng lãi suất cũng như hoàn vốn đúng kì hạn của cán bộ cấp xã. Lúc này, chính phủ lại gửi bằng khen về thành tích xuất sắc trong việc điều động của loại cán bộ vừa nêu.
Kết cục của việc này là người nông dân hoàn toàn không hay biết về chuyện người ta đã dùng tên của mình trong danh sách vay nợ và người ta đã dùng chính quyền lợi của mình để cho mình vay nóng. Hay nói cách khác là người nông dân đã phải vay với lãi suất rất cao trên chính khoản tiền xóa đói giảm nghèo và khoản hỗ trợ các dự án nông nghiệp của mình.
Gói tiền cho nông dân sẽ về đâu?
Một người dân khác ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa, bức xúc nói: “Nếu nói về mặt pháp luật thì họ sai, nếu nói về mặt tình cảm thì họ không được tốt, đạo đức họ không tốt. Họ đặt lợi ích cá nhân của họ lên trên, trong khi những người nghèo, đang cần tiền thì họ không cho vay mà họ sử dụng vào việc khác. Hơi cục bộ, vì có thể họ biết nhưng mà họ bao che, hoặc họ nới lỏng công tác quản lý, họ cố tình làm vậy!”
Theo người nông dân này, vấn đề ông thủ tướng chính phủ đưa ra là hoàn toàn tốt. Nhưng chính cái nền đạo đức mạt hạng của giới cán bộ Việt Nam đã làm cho những chính sách tưởng là tốt cho nông dân lại trở thành cái bẫy sập người nông dân trong thế cù cum, hết đường cựa quậy.
Ví dụ như khoản tiền xóa đói giảm nghèo hoặc những gói tiền rót xuống
để mở rộng qui mô nông nghiệp, xây dựng những dự án nông nghiệp cho
tương lai thì nó không được đến tay người nông dân mà nó trở thành một
gói tiền cho vay nặng lãi hoặc thành vốn của các loại ngân hàng cấp
tỉnh, cấp huyện. Lúc này, kẻ được lợi là cán bộ ngân hàng cùng một số
cán bộ thôn, xã chứ người nông dân không được bất kì quyền lợi nào.
Và nguy hiểm hơn nữa là khi có gói tiền này về, nó làm đảo lộn văn
hóa cũng như đẩy đạo đức con người xuống mức thấp nhất. Ví dụ như các
cán bộ ngân hàng và các loại cán bộ thôn, xã thì không cần bàn về tư
cách cũng như đạo đức của họ nữa. Nhưng với người dân nghèo, tư cách,
phẩm hạnh của họ cũng sẽ bị liên lụy.
Diễn giải vấn đề này, ông nói thêm về vấn để cá độ, chơi hụi cũng như
số đề. Người nông dân vốn chân lấm tay bùn, chân chất làm ăn và không
dám nghĩ đến chuyện liều lĩnh. Nhưng chính những tay cán bộ đang cầm vốn
của nông dân lại nghĩ ra những chiêu trò để bẫy người nông dân, càng
nhiều nông dân sập bẫy, họ càng kiếm lãi được nhiều.
Ngược lại, với người nông dân, một khi gặp thiên tai hoặc mùa màng
thất bát, đời sống trở nên bấp bênh, khó khăn vô cùng. Những lúc như
thế, người ta dễ dẫn đến nghĩ quẩn và mong cầu vào những thứ vô hình.
Đánh vào tâm lý này, đám cầm cái số đề và cá độ bóng đá bắt đầu quần
thảo các xóm làng và thả mồi chài để cho vay vốn đánh lô đề. Đây cũng là
lúc các thanh niên trở nên hư hỏng, liều lĩnh, lao đầu vào cờ bạc như
một con thiêu thân.
Đa phần thanh niên khi chơi số đề và cá độ bóng đá bị thua lại tìm
cách vay nóng để gở gạt. Và đây cũng là lúc bọn ăn trên đầu nhân dân tha
hồ hưởng lợi, những gói tiền rót cho nông dân được bọn chúng tung ra
cho vay và tổ chức những đường dây đòi nợ thuê nhằm giữ đồng vốn không
bị hao hụt. Nhiều nông dân đã nghèo còn phải rơi vào cảnh mất trắng nhà
cửa vì con cái của họ lỡ vay nóng, cầm sổ đỏ và bị xã hội đen đến nhà
hăm dọa, hành hung.
Cuối cùng, khoản tiền ưu tiên cho dân nghèo vay lãi suất thấp để xóa
đói giảm nghèo lại thành cái bẫy sập người nông dân vào chỗ trắng tay.
Trong chuyện này, một phần do uy tín cũng như năng lực quản lý của nhà
nước cấp trung ương quá kém, không thể điều tiết và quán xuyến được
những dự án. Phần khác, do đạo đức cán bộ đã xuống cấp trầm trọng và các
cán bộ địa phương đang dần đổi màu thành xã hội đen để hưởng lạc ngay
trên nỗi nghèo khổ của người nông dân.
Đến bao giờ người nông dân bớt khổ. E rằng phải nhắc đến mấy câu ca
dao: Con vua thì được làm vua/ Con sãi ở chùa thì quét lá đa/ Bao giờ
dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại ra quét chùa.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
THANH QUANG * PHÔ DIỄN LẠC HẬU
Cứu hộ, cứu nạn hay phô diễn sự lạc hậu?
Sau khi chiếc Boeing 777-200 mã hiệu MH370 của hãng Hàng không Malaysia biến mất khi trên đường bay từ thủ đô Kuala Lumpur đến Bắc Kinh hôm mùng 8 tháng Ba vừa rồi, thì, cho tới giờ, tin tức nóng sốt nhiều kiểu cùng các giả thuyết khác nhau tiếp tục dồn dập liên quan chuyến bay định mệnh với 239 nhân mạng này.
Sự ngoan cố không còn giới hạn?
Theo blogger Cánh Cò, nếu trong một quán cà phê cóc nhỏ xíu ven đường từ vùng Đất Mũi ở tận Cà Mau của quê hương, “những chàng trai chất phác trở thành những quan sát viên đói tin nơi cái xã cuối cùng của đất nước”, thì tất cả quán cà phê Saigòn “thừa mứa” tin này “một cách tội nghiệp”. Nhưng “sự thừa thải” ấy lại thể hiện khả năng chuyên môn hạn chế của báo chí cùng sự thiếu chuyên nghiệp của các cơ quan cứu hộ VN, từ Phòng không, Không quân, Hải quân, Bộ binh, Cảnh sát biển, Cục Viễn thám cho tới cả Bộ Giao thông-Vận tải; và, blogger Cánh Cò nhân tiện lưu ý, không ai hiểu vai trò của “cái bộ cầu sụp, đường hư, tàu chìm liên tiếp này như thế nào”. Qua bài “Bịt mắt bắt… máy bay”, blogger Cánh Cò nhận xét:“Qua sự kiện máy bay Malaysia, người dân Sài Gòn học được nhiều bài học, mà bài học thứ nhất là cái điều gọi là khoa học kỹ thuật của Việt Nam quá tệ hại, đến nỗi khó mà tin nỗi trong thế kỷ 21 mà bộ phận tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của Việt Nam không khác gì vào đầu thế kỷ 20 lúc người ta mơ ước hệ thống định vị toàn cầu qua những máy móc hiện đại của không quân và hải quân - hai cơ quan xung yếu nhất trong việc bảo vệ quốc gia cũng như cứu hộ cứu nạn.”
Trích dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, kiêm phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cựu nạn, khi khẳng định với báo Soha một cách “dễ thương rằng phía VN chỉ có một cái thuyền cứu hộ thôi thì chúng ta cũng vẫn quyết tâm tìm kiếm, cứu hộ”, hay “chúng ta (tìm) bằng cái tâm của mình”, blogger Cánh Cò nhận xét:
Khó mà tin nỗi trong thế kỷ 21 mà bộ phận tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của Việt Nam không khác gì vào đầu thế kỷ 20.“Một cái thuyền cứu hộ thôi” nói lên mức độ duy ý chí không có điểm dừng. “Bằng cái tâm của mình” phô diễn sự ngoan cố không còn giới hạn. Một chiếc thuyền có đại diện cho tự hào Việt Nam hay không? Mặc dù đất nước vẫn còn nghèo nhưng lòng tự trọng dân tộc không cho phép một cán bộ cấp cao nắm trong tay nguồn khí tài quan trọng chống xâm lăng lại “hờn dỗi” một cách dễ thương như vậy. Không ai giận ông khi nói lên sự thực, người ta chỉ cười cho cái sự so sánh khá … cộng sản của ông… Chiếc máy bay bị nạn của Malaysia cần kết quả của sự tìm kiếm và do đó mọi cái được gọi là “tâm” xem ra không mấy phù hợp với xã hội chuộng sự thật...”
-Blogger Cánh Cò
Thật vậy, có lẽ chính vì việc VN giúp tìm chiếc máy bay lâm nạn ấy dù chỉ “ một cái thuyền cứu hộ thôi” hay “bằng cái tâm của mình” khiến, theo tờ Washington Post, “ Malaysia chỉ trích VN quá hấp tấp tung ra những hình ảnh về mảnh vỡ” (cho là có thể từ chiếc phi cơ này). Vẫn theo tờ báo, thì những tin tức chưa được kiểm chứng như vậy tạo nên dư luận bất lợi cho cuộc điều tra. Đó là chưa kể, blogger Cánh Cò lưu ý, một bà xẩm đã “lớn tiếng” trước ông kính truyền hình quốc tế rằng bà ta “không tin tưởng chút nào vào khả năng tìm kiếm của VN”, và “chiếc máy ảnh (không chuyên) được báo chí cố tình ghi nhận trên người các cán bộ (VN) ngồi trên chuyên cơ đã làm công dân mạng khắp nơi, nhất là TQ, dè bỉu”. Cuối cùng rồi, vào sáng 12 tháng Ba vừa rồi, blogger Cánh Cò kết luận, “cuộc chơi bịt mắt bắt… máy bay thời hiện đại cũng phải kết thúc” do VN “có thể tự ái, cũng có thể hết tiền (vì mỗi ngày tốn 1 triệu mỹ kim), và cái có thể nhất là không lẽ cứ bay vòng vòng hết ngày này sang ngày khác như kẻ mù trên vòm trời bao la của biển cả để đổi lấy lời chì chiết nhức xương…”.
Cuộc trình diễn không hề rẻ?
Qua bài ‘Thấy gì trong họat động cứu hộ máy bay Mã Lai của VN”, blogger Nguyễn Tấn Thành đề cập tới tình trạng “Biểu diễn là chính, lại có cả quan chức cấp cao là thứ trưởng bộ GTVT đi theo không biết để làm gì”. Tác giả nhận xét rằng sự tham gia cứu cứu hộ này của VN quả là cơ hội để Hải quân, không quân, Cảnh sát biển VN “thể hiện năng lực với các nước” khi VN “thừa kinh nghiệm về sự cẩn trọng các nguồn tin quân sự cũng như việc cung cấp thông tin cho báo chí”. Nhưng, tác giả lưu ý, “nhìn cuộc cứu hộ này chúng ta làm như một cái chợ vỡ. Các báo cứ nhao nhao đăng bài, tường thuật lung tung, để rồi ta liên tục bị muối mặt”. Blogger Nguyễn Tấn Thành không quên nhắc tới “nổi nhục lớn nhất” của phía VN là khi máy bay “lộn bãi cạn với dấu dầu tràn”. Như vậy là cả một đội bay VN mà không nhận ra một bãi cạn hay dòng cát chảy trong lãnh hải thì đây, theo blogger Nguyễn Tấn Thành, đã là “một điều thậm tệ” rồi, nhưng thông tin đó vẫn được truyền về mà “bao nhiêu cơ quan ban ngành cấp trên vẫn không phát hiện, lại để cho lên mặt báo”. Tác giả xem chừng như không dằn được bực tức qua một loạt câu hỏi:- Hải quân của chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng?
- Bộ đội biên phòng chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng?
- Không quân chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng?
- Cảnh sát biển chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng?
Chúng ta kém về năng lực, thiết bị, không kinh nghiệm, chúng ta có thể sai. Nhưng chúng ta không chấp nhận các hoạt động sai lầm đó của mình bị phơi bày trên báo như một cái chợ. Không những đó là tử huyệt, là an ninh Quốc gia mà kẻ thù đang phân tích, mà đó là một sự huênh hoang, chạy theo thành tích là đội tìm kiếm đầu tiên khi nước ngoài nhìn vào ta.
Qua sự tham dự cứu hộ vừa qua của VN, nhiều bloggers nhận thấy đông đảo viên chức quân sự cao cấp của VN “chạy đôn chạy đáo” cho công tác này khi VN huy động cả chục phi cơ đủ lọai cũng như các tàu hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư với sự tham dự của lực lượng hùng hậu, từ hải, lục, không quân, phòng không, cục hàng không cho tới Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn…Và lập cả trụ sở chỉ huy trực tiếp công tác cứu hộ này tại đảo Phú Quốc.
Nhưng, theo blogger Song Chi qua bài “Chuyện một chiếc máy bay mất tích và sinh mạng con người ở VN!”, thì mọi người vẫn biết rằng VN có trách nhiệm tham gia công tác này với các nước láng giềng, nhất là khi chiếc máy bay Malaysia bị cho là lâm nạn trong không phận và hải phận VN, trong khi hành động góp phần cứu nạn của VN có tích cực hay không hẳn được cả thế giới theo dõi. Nhưng, blogger Song Chi chua xót:
“Là người VN, chứng kiến sự nhiệt tình, không tiếc công tiếc sức, huy động lực lượng tối đa của nhà cầm quyền trong chuyện này, rồi nhìn lại mới đây, ngày 8.3, một tàu cá của ngư dân VN lại bị “tàu lạ” (hai chữ “tàu lạ” hèn hạ quen dùng) tấn công, khống chế, cướp tài sản vì không được bất cứ lực lượng nào bảo vệ khi ra khơi, mà chạnh lòng.”
Tại sao ngư nhân Việt Nam gặp nạn, mất tích trên biển nhiều lần chẳng có ma nào tìm kiếm, chỉ tuyên bố là bị “tàu lạ” uy hiếp?Trong khi những chiếc “tàu lạ” ấy ngày càng xâm lấn lãnh hải, biển đảo VN, bắt bớ đòi tiền chuộc, đánh đập, thậm chí bắn giết như dân VN bằng hành động chẳng khác nào hải tặc, thì blogger Song Chi nêu lên câu hỏi rằng “có mấy khi ngư dân Việt được các lực lượng hải quân, cảnh sát biển, tàu chiến VN hỗ trợ hoặc cứu hộ không? Hay như báo Thanh Niên từng đưa tin “ngư dân phải tự thuê tàu đi cứu nạn?”, hoặc khi ngư dân cầu cứu chính quyền thì “mọi chuyện vẫn như cũ? ”. Trong khi đó, “ Hàng ngày hàng giờ, trên khắp mọi lĩnh vực, mọi miền đất nước, chúng ta đều có thể nghe, xem, đọc, hoặc tận mắt chứng kiến, hoặc từ trải nghiệm của chính bản thân, về tình trạng tính mạng người VN đang bị rẻ rúng như thế nào”. Và tác giả kết luận:
-Blogger Viết Từ Saigon
“Khi nhà cầm quyền VN tỏ ra tích cực, thậm chí “ồn ào” trong việc
tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích, nhiều người dân, thông qua các
trang blog, trang mạng xã hội, đã lên tiếng chỉ trích. Trong mắt họ,
hành động của nhà cầm quyền có cái gì đó như phô diễn, muốn chứng tỏ với
các nước, thậm chí, muốn “lấy điểm” với Trung Quốc, quốc gia có nhiều
người nhất đi trên chuyến bay định mệnh. Và đáng nói nhất, cuộc trình
diễn này lại không hề rẻ!”
Trong khi đó, blogger Viết Từ Saigon “càng ngẫm càng thấy lố bịch và
máy móc”, rồi xem chừng như bực tức nêu lên câu hỏi với giới hữu trách
VN, rằng:
“Tại sao phải tuyên bố lung tung cà cuống lên nào là “tìm
kiếm bằng cả trái tim, tấm lòng…”, “một cái thúng rái vẫn bơi đi tìm…”
trong khi phô diễn những trò cũ rích, lạc hậu ra trước mắt thế giới? Tại
sao ngư nhân Việt Nam gặp nạn, mất tích trên biển nhiều lần chẳng có ma
nào tìm kiếm, chỉ tuyên bố là bị “tàu lạ” uy hiếp? Phải chăng bên trong
trò tìm kiếm, cứu nạn này tiềm tàng một âm mưu?”
Cái “âm mưu” ấy xem chừng như đáng ngại lắm khi blogger Viết Từ
Saigòn báo động rằng tàu chiến của TQ đã “chính thức vào cuộc”; và tác
giả nêu lên câu hỏi, “nếu chỉ tìm kiếm, cứu nạn, tại sao Trung Quốc
không đưa tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn đến mà lại đưa tàu hải quân
hạng nặng đến? Song hành với việc này là một ông tướng hải quân Trung
Quốc đưa ra đề xuất cần xây sân bay trên quần đảo Trường Sa, như vậy là ý
đồ gì?”. Và “tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại chấp nhận cho tàu chiến
Trung Quốc tiến vào vùng biển Việt Nam, lại lăng xăng đủ các trò không
đâu vào đâu, diễn không ra diễn, thật cũng không ra thật, gọi là phối
hợp tìm kiếm cứu nạn?”.
Qua bài “Đỉnh cao của múa lửa lắc vòng”, blogger Viết Từ Saigòn nhắc
đến biến cố hồi năm 1945 khi Hitler cho máy bay quân sự ngụy trang cờ
nước Áo đến dội bom các khu cư xá của nước Đức gây tử vong cho hàng ngàn
sinh viên để rồi Hitler tuyên chiến với nước Áo. Và, trong hiện tình
Trung Quốc đầy bất ổn, người dân đã mất hết niềm tin vào nhà cầm quyền
Cộng sản Trung Quốc, bạo lực đã nổ ra, đặc biệt có liên quan đến người
Duy Ngô Nhĩ (Uighur), tác giả hình dung ra rằng:
“Bây giờ, nhà cầm quyền Trung Quốc chỉ cần thí tốt bằng 239 mạng
người, sau đó tập trung mũi dùi vào người Duy Ngô Nhĩ gọi là trừng phạt
để duy trì quyền lực trong nước bằng bạo lực, và bên ngoài, mượn cớ tìm
kiếm cứu nạn, họ bắt tay với chính quyền Cộng sản Việt Nam cắm luôn tàu
chiến ở vùng biển phía Đông Nam Việt Nam. Như vậy, mọi vấn đề về Biển
Đông coi như tạm giải quyết xong, Việt Nam cúi đầu dâng biển cho Trung
Quốc vì tinh thần Cộng sản anh em!”
Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi Tạp chí Điểm Blog hôm nay, và mong gặp lại tất cả quý vị kỳ tới.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/vn-participation-in-missing-malaysian-jetliner-tq-03162014170025.html
VŨ HOÀNG * THANH LAN
Nghệ sĩ Thanh Lan
Từ những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, nghệ sĩ Thanh Lan đã trở
thành hiện tượng trong làng văn nghệ Việt Nam, cô nổi danh không chỉ bởi
tiếng hát ngọt ngào, vẻ đẹp mặn mà, quyến rũ mà còn bởi cô là nghệ sĩ
hiếm hoi thực hiện thành công trên cả lĩnh vực điện ảnh, kịch trường và
âm nhạc. Sang định cư tại Hoa Kỳ từ cuối năm 1993, nghệ sĩ Thanh Lan vẫn
nổi tiếng với những ca khúc nhẹ nhàng, tình tứ, êm ái thuở nào. Trong
chương trình âm nhạc kỳ này, cô dành cho Vũ Hoàng cuộc trò chuyện thân
mật, mời quí vị cùng theo dõi.
Quãng đường đã qua
Vũ Hoàng: Trước hết, Vũ Hoàng cám ơn nghệ sĩ Thanh Lan đã
dành thời gian cho chương trình âm nhạc hôm nay, thưa chị, chị đã quá
nổi danh hơn nửa thế kỷ nay rồi, khi nhìn lại quãng đường vừa qua, một
Thanh Lan của hiện tại và một Thanh Lan của ngày xưa, điểm gì giống điểm
gì khác, thưa nghệ sĩ Thanh Lan?
Thanh Lan: Trước hết cho Thanh Lan gửi lời chào thân thương
đến độc giả đài ACTD và chúc Vũ Hoàng một ngày tươi đẹp. Trả lời câu hỏi
của Vũ Hoàng, phải nói rằng ngày xưa lúc mới lên truyền hình, hình ảnh
của Thanh Lan nhí nhảnh với những bài hát nũng nịu, nhõng nhẽo… đến bây
giờ vẫn nhiều khán giả còn nhắc đến hình ảnh của Thanh Lan ngày xưa nũng
nịu, dễ thương, vì lúc đó, khi Thanh Lan lên truyền hình còn bé lắm,
mới 15 – 16 tuổi đã lên truyền hình hát rồi.
Thường thì nghệ sĩ trên sân khấu lúc nào cũng thấy huy hoàng, khán giả khi đi xem chỉ thấy những lúc người ca sĩ vui tươi nhất, nhưng biết đâu sau nụ cười đó là cả một tâm sự.
-Nghệ sĩ Thanh Lan
Dĩ nhiên, hình ảnh của cô bé Thanh Lan ngày xưa khi còn trẻ và Thanh
Lan hiện nay dĩ nhiên phải khác rất nhiều. Nhưng có một điều là cho đến
hiện nay, dù là đi bất cứ nơi nào, hát bất cứ nơi nào… thì khán giả vẫn
yêu cầu hát lại những bài hát ngày xưa, cho nên, Thanh Lan luôn phải giữ
tâm hồn thật trẻ trung để thể hiện lại những bài hát mà mình đã hát từ
hồi mình mới lớn rất là trong sáng.
Vũ Hoàng: Cám ơn nghệ sĩ Thanh Lan, Vũ Hoàng cũng muốn hỏi
chị là tiếng hát của chị và của ca nhạc sĩ Nhật Trường đã gắn bó với
nhau rất lâu rồi, nhiều người ví giọng hát của 2 người sinh ra là cho
nhau. Một lần nữa, chị có thể chia sẻ về quãng đường rất quan trọng
trong sự nghiệp âm nhạc của mình được không ạ?
Thanh Lan: Dạ vâng, trong tất cả những gì mà Thanh Lan làm từ
trước tới giờ thật ra là do sự đam mê âm nhạc, chứ cũng không dám nghĩ
tới mình đi đến với bao nhiêu triệu người hay bao nhiêu triệu người sẽ
thích mình, Thanh Lan không bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Chỉ biết rằng,
ngày xưa trước khi diễn chung với anh Nhật Trường, Thanh Lan cũng diễn
nhiều vở kịch trên đài truyền hình số 9 của Sài Gòn, anh Nhật Trường
thấy Thanh Lan ngoài giọng hát cũng diễn xuất được nên mới mời hát chung
với anh ấy. Điều quan trọng trong những chương trình của anh Nhật
Trường mời không phải là hát mà đòi hỏi diễn xuất rất nhiều. Sau khi
diễn với anh rồi, Thanh Lan mới khám phá ra rằng anh có tài viết kịch
bản và dàn dựng và cũng diễn rất nhuyễn. Cho nên nhiều khi 2 anh em diễn
với nhau mà chẳng cần phải dặn dò gì hết, vui lắm, anh cứ đưa những lời
đối thoại cho Thanh Lan học, xong rồi đến cứ bảo bắt đầu quay thế là
quay… Nói rằng “sinh ra để hát với nhau” cũng đúng vì chẳng cần dặn dò,
tập dượt gì cả, giống như 2 người tự nhiên ăn ý.
Vũ Hoàng: Dạ thưa nghệ sĩ Thanh Lan, chị không chỉ nổi
tiếng bởi tiếng hát rất ngọt ngào, truyền cảm mà còn bởi vẻ đẹp mặn mà,
quyến rũ. Các cụ mình thường nói người phụ nữ đẹp bao giờ cũng truân
truyên, chị có nghĩ là sự truân truyên đã “vận” vào lời ca của mình
không ạ?
Thanh Lan: Thường thì nghệ sĩ trên sân khấu lúc nào cũng thấy
huy hoàng, khán giả khi đi xem chỉ thấy những lúc người ca sĩ vui tươi
nhất, nhưng biết đâu sau nụ cười đó là cả một tâm sự.
Thanh Lan cũng giống như những phụ nữ khác mà thôi, một nghề để làm
việc, một nghề để đến với khán giả khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên đôi
khi nghĩ lại cũng thấy buồn chứ! Nghĩ tới chữ truân truyên đó, có thể
có tới hàng triệu người thích mình đi, nhưng mà cũng chưa tìm được một
tâm hồn nào 100% hợp với lòng mình, hợp với tâm tính mình, hợp với cách
suy nghĩ của mình để có những chuỗi ngày êm đềm bên nhau. Tại vì cuộc
đời, khi mình ra xã hội đã phải tranh đấu với biết bao nhiêu chuyện khác
rồi, khi về nhà, chỉ muốn có một mái ấm gia đình, một sự êm ái để cho
mình quên đi những khó khăn, mệt nhọc ngoài đường, ai cũng vậy mà, đúng
không?
Nỗi Lòng
Vũ Hoàng: Khi chị sang đến Hoa Kỳ định cư đến nay cũng hơn 20 năm rồi, từ năm 1993, sự nghiệp điện ảnh và sân khấu của chị đã thay đổi như thế nào ạ?
Thanh Lan: Dạ vâng, khi nhắc đến điện ảnh lại khiến Thanh Lan
nhớ đến chuyện vui vừa qua cuối năm 2013, đầu năm 2014 này. Một cuốn
phim mà Thanh Lan đóng vai chính trong cuốn phim của Nhật và được hãng
phim của Nhật mời qua dự 2 festival, bộ phim Number 10 Blues đã được
giải Audience Award (cuốn phim được khán giả yêu thích nhất) tại
Hiroshima. Đầu năm 2014, đoàn phim Nhật lại gửi cuốn phim qua California
để dự Viet Film Fest của người Việt mình ở đây và Viet Film Fest cũng
tặng cho bộ phim này giải thưởng Spotlight Award vì bộ phim có giá trị
lịch sử trong đó, bởi vì bộ phim được quay hồi tháng 3 năm 1975, trong
đó có rất nhiều hình ảnh bây giờ mình thấy lại mình rất bùi ngùi, xúc
động. Đầu tháng 4 này, ngày 12/4 sẽ được trình chiếu tại thành phố
Anaheim, miền Nam California.
Từ khi qua tới giờ, Thanh Lan cũng đóng vai chính trên 10 vở kịch trên sân khấu kịch, nên cũng đỡ nhớ diễn xuất.
-Nghệ sĩ Thanh Lan
Từ khi Thanh Lan qua đến hải ngoại, Thanh Lan rất nhớ ống kính quay
phim, vì người Việt mình không sản xuất nhiều phim ở California, nên
không có dịp để đóng phim. Nhưng ngược lại, từ khi qua tới giờ, Thanh
Lan cũng đóng vai chính trên 10 vở kịch trên sân khấu kịch, nên cũng đỡ
nhớ diễn xuất.
Vũ Hoàng: Cám ơn nghệ sĩ Thanh Lan đã chia sẻ một giải
thưởng rất là cao quý và Vũ Hoàng nghĩ là trong những ngày tháng 4 sắp
tới, người Việt ở hải ngoại sẽ có cơ hội trải nghiệm lại những gì xảy ra
trong quá khứ. Thưa nghệ sĩ Thanh Lan, Vũ Hoàng đã dành thời gian của
chị nhiều rồi, trước khi chia tay với thính giả RFA, một điều gì chị có
thể chia sẻ để mọi người có thể hình dung ra một Thanh Lan rất năng động
trong thời điểm hiện nay?
Thanh Lan: Trong thời gian này, ngoài việc đi hát hay diễn
kịch, đôi khi buồn buồn thì Thanh Lan làm thơ, Thanh Lan cũng đã ra mắt
một tập thơ từ năm 2002 cơ nhưng không biết bao giờ mới có một đêm để ra
mắt tập thơ khác, bởi vì sau này quá bận không có thơ thẩn nhiều như
ngày xưa.
Ngoài ra, Thanh Lan cũng có dịch lời Việt một số bài hát Pháp, có một
điều thú vị là mới đây nhạc sĩ Hoàng Sa có nhờ Thanh Lan viết một số
lời Tiếng Anh cho những bài hát Tiếng Việt của ông, nên Thanh Lan cũng
có thời gian để tập dượt lại Tiếng Anh mà mình đã học hồi đại học, vì
ngành học của Thanh Lan hồi đó là cử nhân văn chương Anh, cho nên Thanh
Lan rất thích thơ và văn chương. Do vậy, mỗi khi diễn kịch, đóng phim
hay học một bài hát thì Thanh Lan phân tích rất kỹ càng từng lời, từng
chữ trong bài để diễn cho hết ý của tác giả.
Vũ Hoàng: Một lần nữa, Vũ Hoàng xin cám ơn chị rất nhiều và chúc chị thành công hơn nữa trên con đường nghệ thuật!
Thanh Lan: Dạ vâng xin gửi lời chào tất cả và hi vọng rằng một
ngày rất gần Thanh Lan lại có tiếng nói trên đài ACTD và đến thủ đô Hoa
Thịnh Đốn để gặp lại các khán giả thân thương từ mấy mươi năm qua.
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * Ý THỨC VĂN CHƯƠNG
Ý THỨC VĂN CHƯƠNGĐặng Phùng Quân |
||
Nhập thế hữu văn chương... Câu thơ quen thuộc của Cao bá
Quát không chỉ giới hạn ý nghĩa trong trường văn trận bút của nho sĩ
dưới thời đại quân chủ, song để xác định hiện hữu của văn chương trong
quan hệ thế giới và đời sống. Cũng như ý thức và ngôn ngữ, những toan
tính đi tìm nguồn gốc của văn chương dẫu hấp dẫn và đầy thử thách nhưng
chỉ dẫn đến thất bại, tuy nhiên, đóng góp vào công trình nghiên cứu của
con người, mỗi ngày một phong phú. Văn chương tồn tại xây dựng trên
những vận động sáng tạo của con người, biểu hiện quyền năng tinh thần
trong thế giới sống. Nhưng, thế giới nào?
Sáng tạo văn chương gắn liền với mô phỏng. Hiểu theo nghĩa từ hy lạp μίμησις là nguyên lý của mọi nghệ thuật từ thời cổ đại [1] cho đến giữa thế kỷ 17; nhà triết học lớn và là người phê bình nghiêm khắc đối với sáng tạo thơ như Platon nhìn mô phỏng dưới một góc cạnh khác khi quan niệm mô phỏng trụ trong những thói quen và trở nên bản tính thứ hai ở con người. Trong Πολιτεια/Politeia Platon đã phân tích sự khác biệt giữa sáng tạo sự vật thật với mô phỏng sự vật: những nhà thơ và những người làm ra những ngụ ngôn [những người viết văn xuôi] phạm phải những sai lầm to lớn nhất về vấn đề con người, khi họ cho rằng đa số con người bất chính lại sung sướng, trong khi những người công chính lại khốn khổ (392b); con người bề ngoài do sự khéo léo đó có khả năng dùng mọi hình thức và mô phỏng đến đô thị chúng ta, mang theo những bài thơ mà y muốn phô diễn, thì dầu chúng ta có hạ mình tôn thờ y như một con người thần thánh, phi thường và khả ái, song cũng phải nói với y là không chứa chấp loại người đó trong đô thị chúng ta và không thể để loại người đó trong đô thị chúng ta (398a); phải có quy định không thừa nhận trong bất kỳ hoàn cảnh nào loại thơ mô phỏng, vì những công trình thuộc loại này làm bại hoại tinh thần người nghe là những người không có thuốc giải độc, nghĩa là nhận thức được những gì là thực. [Đối những nhà thơ lớn cổ đại Hy lạp như Hesiode, Homer, Platon khẳng định dầu ông có quý mến, kính trọng ngay từ thuở niên thiếu song cũng như những thi sĩ bị kịch khác, ông cũng phải nói ra sự thực này, vì 'không thể vinh danh một con người mà dẫm lên trên chân lý' (595c).[2] Quan niệm mô phỏng về mặt văn chương được xác định trong tác phẩm Περί ποιητικής/Luận về thi pháp của Aristote: nghệ thuật mô phỏng thiên nhiên [3]- khu biệt giữa Platon và Aristote ở đây chỉ ra xung đột tranh biện giữa hai xu hướng duy tâm và duy thực [thật sự chỉ mới có khái niệm này từ thế kỷ 17] một đằng thế giới thực của con người là một lặp lại của nguyên mẫu lý tưởng, nghĩa là một thế giới mô phỏng, một đằng thế giới của thực tại, thế giới hành động thể hiện ba đối tượng thực của mô phỏng là έθη (những phẩm chất đạo đức), πάθη (những cảm tính), và πράξείς (những tác động nội tại). Sự khác biệt này biểu hiện triết học thiên nhiên nơi Platon và Aristote qua phê phán của Aristote là Platon đã dẫm bước sai lầm theo Parménide khi lẫn lộn tiềm thể với vô hữu, cơ bản tự quan niệm kinh nghiệm đối với Platon chỉ đóng vai trò thứ yếu, trái lại theo Aristote, kinh nghiệm là chủ chốt trong việc khám phá ra những nguyên lý. Những triết gia thời khai nguyên Hy lạp quan niệm thiên nhiên là bản thể thuộc về vật chất, khả xúc là nguyên nhân thứ nhất của mọi hiện tượng trời đất, trái lại từ Platon thiên nhiên là linh hồn, mô thức nội tại duy nhất có trước và diều khiển thế giới khả xúc. Aristote chấp nhận một phần chân lý của mỗi quan niệm trên khi xác định 'thiên nhiên là một nguyên lý và là nguyên nhân của chuyển động và ngưng nghỉ của mọi sự vật, hiện hữu tiên khởi tự bản chất, không phải phụ thuộc vào tùy thể'[4]. Cho nên, lý luận của Aristote phản ảnh thực tiễn sáng tạo thơ văn, âm nhạc, nghệ thuật cổ đại Hy lạp, xem ngoại giới chỉ như sân chơi phía sau của hành động [để giải thích cụ thể khái niệm nêu trên trong Lý học/Physica, Aristote lấy một ví dụ dễ hiểu: 'chẳng hạn một người là thầy thuốc tất tự chữa bệnh cho chính mình, tuy nhiên không phải vì ông là bệnh nhân mà ông sở hữu thuật y học; chỉ đơn thuần xẩy ra là cùng một người vừa là thầy thuốc vừa là bệnh nhân, đó là lý do tại sao những tùy thể này không luôn luôn có cùng với nhau, điều đó áp dụng với mọi sản phẩm con người tạo ra, không sự vật nào tự nó có nguồn từ chính sáng tạo của nó.] Nguồn nguyên ủy chung của mọi nghệ thuật có thể nói từ đời sống con người. Mở đầu tác phẩm Luận về Sáng tạo thi pháp/Peri poietikes [5] Aristote xác định công trình tìm hiểu này không những chỉ nhằm tìm hiểu nghệ thuật nói chung, song tìm hiểu mọi loại cũng như mọi khả năng nghệ thuật, cấu trúc tình tiết tạo nên bài thơ, bản văn, số lượng và bản tính những thành phần khác nhau cấu tạo ra tác phẩm như sử thi, bi kịch, hài kịch, tụng ca, âm nhạc đàn sáo trong mọi hình thái đều là những phương thức mô phỏng trong quan niệm khái quát của mô phỏng, tuy nhiên khác nhau ở phương tiện (như màu sắc, hình thức), những đối tượng khác nhau và lối mô phỏng (1447a). Ý nghĩa của mô phỏng thì đa dạng: tác phẩm nghệ thuật có thể giống/ όμοίωμα hay sao lại nguyên bản, không phải là một biểu tượng/ σημείον của nó (ký hiệu hay tượng trưng cơ bản không giống với sự vật được biểu thị; những từ nói ra là tượng trưng của tình trạng tinh thần còn những từ viết ra là tượng trưng cho những từ nói ra; mối liên lạc giữa chúng mang tính quy ước); mặt khác những ấn tượng tinh thần không là ký hiệu hay tượng trưng mà là bản sao của thực tại bên ngoài, giống như chính sự vật, như hình tượng/phantasma hay eikon; tác phẩm nghệ thuật sao lại nguyên bản, không phải tự nội nhưng biểu hiện ra với những giác quan, không phải với lý trừu tượng nhưng với quan năng cảm xúc, những ảo tượng, thế giới nghệ thuật không phải ỏ tư tưởng thuần túy, nhìn chân lý ở những biêu hiện cụ thể, không phải ý niệm trừu tượng. Cho nên Aristote nhận xét: nhà thơ ưa thích 'những bất khả cái nhiên/có thể xảy ra hơn là những khả hữu không thể xảy ra'(1460a). Khi nói đến chức năng của nhà thơ, Ariste xác định mô tả không phải những sự đã xảy ra, như một loại sự phải xảy ra, khác biệt giữa nhà thơ và nhà viết sử ở chỗ đó, cho nên ông đánh giá văn chương là nghệ thuật mô phỏng ở hình thái cao nhất là cái gì có tính triết lý hơn và cao hơn sử, vì nhằm biểu tỏ cái phổ quát/ τά καθόλον (1451b), nghĩa là biểu hiện yếu tố phổ biến trong đời sống con người. Mô phỏng là một hành vi sáng tạo, theo một ý niệm thực/ είδος. Tranh biện với quan niệm phủ bác thi ca văn chương là không thực/ ούκ άληθή, bất khả/ άδύνατα Aristote xác định văn chương không thực, song ở một thực tại cao hơn/ άλλά βέλτιον , lấy lại lời Sophocle nói 'những sự như chúng phải là/ ώς δεί, không phải cái đang có' (1460b), nghĩa là cái chuyển biến/sinh thành hơn là cái hiện hữu. Khu biệt giữa Platon về văn chương (xem nơi trên) với Aristote tương phản ở ngay quan niệm về giả tượng, như Platon gọi những người như Homère, Hésiode là nói những điều dối trá/ ψεύδεσθαι trong khi Aristote viết như Homère dạy cho những nhà thơ khác cách nói những điều dối một cách tài tình [6], nghĩa là sử dụng võng luận/ παραλογισμός/paralogisme. Cái bất khả của văn chương trong lý luận Aristote thể hiện khả hữu của văn chương, nghệ thuật chân thực của giả tưởng, như nhiều quan niệm hiện đại. Có thể nói chân lý của văn chương về bản chất khác với chân lý của sự kiện. Hành trạng của Goethe thể hiện trong tự truyện của ông, có nhan đề Dichtung und Wahrheit (là tiểu đề trong Italienische Reise/Hành trình qua Ý) như nhà thơ giải thích dùng đến một hình thức giả tưởng: Vì nó chính là nỗ lực đúng đắn nhất của tôi để miêu tả sinh động và diễn đạt có thể tốt nhất chân lý sơ đẳng và thực, như tôi có thể thấy, đã hướng dẫn đời sống của tôi. Tuy nhiên, nếu về những năm sau này, không thể làm điều đó mà không dùng tới hồi ức, và như thế là phải nại tới quan năng tri tưởng, và nếu cứ bắt buộc làm mãi như thế, có thể nói, phải sử dụng khả năng văn chương, rõ ràng là rốt cuộc sẽ có những kết quả mục đích hơn là những sự biến cá nhân xảy ra đã lâu được tâm trí gọi tới và khoa đại... Tất cả những sự vật đó thuộc về nhà thuyết thoại mà tôi gộp vào dưới từ Dichtung ngõ hầu có thể dùng cho những mục đích của tôi cái chân lý có trong tâm trí. Quế Đường Lê Quí Đôn (1724-1784) trong Văn nghệ loại thuộc bộ Toàn thư Vân đài loại ngữ [7] xác định 'văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là việc lớn của sự kinh thế', dẫn lờI Chu Hy 'trong bốn điều văn, hạnh, trung, tín, văn đứng đầu.. . lấy lễ tất phải biết rộng Văn trước' để suy ra văn là việc gốc không phải việc ngọn. Ông phê phán người đời cho văn chương là ngọn, ví như cành lá, chỉ vì không hiểu được cái nguyên lý trên đây. Về thi pháp, ông dẫn cách thức làm thơ theo Thích Hiệu Nhiên có bốn điều không nên/tứ bất, bốn điểm sâu sắc/tứ thâm, hai điều phải bỏ/nhị phế, bốn điều phải tránh/tứ ly, sáu cái mê lầm/lục mê, sáu điều rất nên/lục chí và bảy đức tính như lý lẽ của sự vật, cao siêu cổ kính, đẹp trang nhã, phong lưu, có tinh thần, chất phác, đúng mực, Tư Không Đồ còn liệt kê hai mươi bốn phẩm chất của thơ, Hứa Ngạn Chu phân chia năm phép (thể chế, cách lực, khí tượng, hứng thú, âm tiết). Tuy nhiên, Lê Quí Đôn nhận xét: bàn về thơ đến thế tưởng không còn sót gì nữa, song ông xét lại trong quan niệm 'thơ phát khởi tự lòng người ra'. Như thơ trong Kinh Thi của người bình dân mà có những bài văn gia đời sau không theo kịp vì nó chân thật. Khi phân tích ba điểm chính 'tình cảm, cảnh động vào ý, dựa cổ chứng kim thu hút tinh thần', theo ông, còn thể thức, ý tưởng, âm tiết, cách điệu đều là phụ thuộc, bàn thêm thôi. Nguyên lý ấy diễn ra: 'tình là người, cảnh là trời, sự là hợp lẽ thông suốt cả trời đất' phân tích cho đến cùng, giống như Goethe quan niệm về văn chương và chân lý nói đến ở trên. Ý thức văn chương về mặt hiện tượng luận là định hướng ý thức đối tượng/bản văn, song về mặt hữu thể luận chính là nguyên lý của sự vật văn chương. Trong một cuộc mạn đàm, tôi có nói đến ngôn ngữ/hữu thể như một vấn đề triết học cơ bản ở thế kỷ hai mươi vừa qua và Heidegger nói đến ngôn ngữ qua bài thơ Một chiều đông của Georg Trakl: bài thơ nói lên điều gì, không phải bất kỳ chiều đông nào, nhưng ở đây là những sự vật gợi lên tứ tượng/geviert trời/đất/thần/nhân tụ hội trong cái thường gọi là thế giới (bài thơ Ein Winterabend không vẽ lên một buổi chiều đông xảy ra ơ nơi nào, thời nào..Ai cũng biết bài thơ là văn chương. Nó chỉ là văn chương [nghĩa là giả tưởng] ngay cả xem như miêu tả [8]. Thật sự, ngay từ thế kỷ 19, Nguyễn Du trong thơ Hán Dương Văn Diểu ngắm cảnh chiều Hán Dương ở Hồ Bắc, nhớ đến thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hạo đã nhận ra chân lý của thơ thâu tóm trong câu 'Thi thành thảo thụ giai thiên cổ' để chỉ ý nghĩa bản chất của thơ như Heidegger quan niệm nói trên [9]. Trích trong Đường Vào Văn Chương – Phê bình lý trí văn chương (phát hành vào tháng 8 năm 2012) ________________________________________ Chú Thích [1] Như quan niệm ở thời đại La mã với Sénèque: Omnis ars naturæ imitatio est. [2] Như Aristote nhắc lại trong thiên Đạo lý: άμφοίν γάρ όντοιν φίλοιν όσιον προτιμάν τήν άλήθειαν (dầu là bạn thân, song công chính vẫn là tôn trọng chân lý trước đã). [3] Thâu tóm trong phát biểu ή τέχνη μιμείται τήν φύσιν không chỉ tìm thấy ở thi pháp mà ở những tác phẩm khác của Aristote như Lý học/Physica, Khí tượng học/Meteorologica, Thế giới luận/De Mundo. Nghệ thuật ở đây chỉ chung những sự vật thuộc về mỹ thuật và công nghệ, thiên nhiên ở đây chỉ thị nguyên lý nội tại, lực sản xuất của vũ trụ. [4] Physica I, 192b. Xem: Triết học Aristote 1972 (ĐPQ). [5] Trong ngôn ngữ Hy lạp, những từ ποίησις, ποιητική đều dùng dể chỉ sáng tạo, thi pháp, thi ca như từ Dichtung trong ngôn ngữ Đức sau này. Nhan đề tác phẩm Dichtung und Wahrheit của Goethe mang ý nghĩa sáng tạo và chân lý là một hành trạng đời sống của tác giả, một tự truyện phản ảnh sáng tạo từ đời sống con người như quan niệm Aristote nêu trên. Nhan đề thiên khảo luận quan trọng của Dilthey Die Einbildungskraft des Dichters. Bausteine für eine Poetik 1887 (in GS VI) cũng chỉ ra ý nghĩa của Dichtung, Dichter và Poetik mà Dilthey dùng để chỉ nghệ thuật văn chương (thơ/văn vần và văn xuôi),nhà thơ và nhà văn, sáng tạo/thi pháp. [6] Ψευδή λέγειν ώς δεί (1460a). [7] Bản dịch của Phạm Vũ, Lê Hiền 1972. [8] Allein das Gedicht stellt nicht einen irgendwo und irgenwann anwesenden Winterabend vor.. Alle Welt weiβ, daβ ein Gedicht Dichtung ist. Es dichtet sogar dort, wo es zu beschreiben scheint. Die Sprache (in Unterwegs zur Sprache 1959). Cuộc mạn đàm nói trên in trong Cơ sở tư tưởng thời quá độ 2007. [9] Thơ làm cho cây cỏ trở thành bất hủ, hàm ý nghĩa nhờ bài thơ của Thôi Hộ mà cây Hán Dương, cỏ Anh Vũ hiện diện muôn đời, như buổi chiều đông của Trakl là buổi chiều hiện hữu bất tử. |
||
HUY PHƯƠNG * CON TRAI CỦA VUA BẢO ĐẠI
Con trai út của vua Bảo Đại – Bảo Ân
Huy Phương biên soạn
Theo Văn học nguồn cội
Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này.
Theo Văn học nguồn cội
“Hoàng tử” Bảo Ân |
Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này.
Ðó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai
của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở
Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc
Phương Minh sinh năm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo
Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.
Chúng tôi không gọi ông Bảo Ân bằng
hoàng tử như trong văn bản triều đình mà gọi bằng “Mệ” theo lối xưng hô
trong hoàng tộc: Con gái, con trai của vua được gọi bằng Mệ, hàng cháu
là “Mụ” chứ không phải ai là Tôn Thất, Bửu, Vĩnh… đều được gọi bằng Mệ
như nhiều người đã lầm tưởng (1).
Ðiều đặc biệt không phải vì ông là một
hoàng tử lưu lạc, mà vì chính ông là người con nối dõi nhà Nguyễn. Cựu
hoàng có tất cả 5 người con trai: Con Hoàng Hậu Nam Phương là Bảo Long
không có vợ chính thức, Bảo Thăng không có con; con của Thứ Phi Mộng
Ðiệp là Bảo Hoàng chết khi mới 1 tuổi, Bảo Sơn mất khi ông 30 tuổi không
có con.
Bảo Ân có hai con, gái là Nguyễn Phước
Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phước Quý Khang sinh năm 1977.
Như vậy, Nguyễn Phước Quý Khang là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại
và chắt của ngài là một cặp trai song sinh có tên là Nguyễn Phước Ðịnh
Lai, Nguyễn Phước Ðịnh Luân ra đời năm 2012.
“Mệ” Bảo Ân sinh năm 1951 tại Ðà Lạt.
Năm 1953, khi cựu hoàng sang Pháp, bà Phi Ánh đem hai con về sinh sống
trong một biệt thự trên đường Phùng Khắc Khoan tại Sài Gòn. Ông theo học
trường Saint Paul rồi Taberd.
Ngày 4 tháng 10 năm 1955, Thủ Tướng Ngô
Ðình Diệm lập ủy ban trưng cầu dân ý truất phế Quốc Trưởng Bảo Ðại, và
trở thành quốc trưởng. Theo lời kể của ông Bảo Ân, sau ngày đó, nhiều
biệt thự ở Sài Gòn, Ðà Lạt và Pháp của bà Phi Ánh đều bị tịch thu, bà và
người nhà được lệnh ra khỏi nhà trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nhiều
người đã đến đục tường ngôi nhà vì nghi có của cải cải cất giấu. Tài sản
này là của tư hữu của bà Phi Ánh, vì chúng ta cũng biết bà Phi Ánh là
em vợ của Thủ Hiến Trung Phần Phan Văn Giáo, sinh ra trong một gia đình
giàu có, trong khi Cựu Hoàng Bảo Ðại rất nghèo, trong thời gian sống rất
khó khăn ở Pháp, phải nhờ sự yểm trợ của thân mẫu là bà Từ Cung. Ðức Từ
Cung đã phải bán nhiều cổ vật của Vua Khải Ðịnh để lấy tiền gửi sang
cho cựu hoàng.
Sau ngày cựu hoàng bị truất phế, bà con,
ngay cả bên gia đình của bà Phi Ánh cũng không ai muốn chứa chấp mẹ con
bà, ba mẹ con phải ở nhà thuê, rày đây mai đó.
Trong hoàn cảnh này, bà Phi Ánh đành phải bước thêm bước nữa.
Khi nghe bà Phi Ánh đi lấy chồng, theo đề nghị của nhiều người thân thuộc trong Hoàng Tộc, bà Từ Cung đem Bảo Ân về Huế ăn học.
Chúng ta cũng biết thêm rằng, ngày 25
tháng 8 năm 1945, khi thoái vị làm dân, Cựu Hoàng Bảo Ðại đã giao tất cả
cung điện như là tài sản của quốc gia, trừ Cung An Ðịnh tại làng An
Cựu, nơi bà Từ Cung sinh sống, là tài sản riêng, do lương bổng của Vua
Khải Ðịnh xây dựng nên. Sau đó, chính “công dân” Vĩnh Thụy, bà Nam
Phương và các con đã về ở đó một thời gian, trước gia đình tan rã, mỗi
người một phương.
Cũng theo lời ông Bảo Ân, sau khi truất
phế Bảo Ðại, Cung An Ðịnh bị chính quyền tịch thu, bà Từ Cung trong lúc
đó đang đau yếu phải dọn ra một ngôi nhà nhỏ trong khuôn viên của cung.
Tuy vậy trong cuốn hồi ký của Vua Bảo Ðại, ông không hề có một lời trách
móc oán hận về chuyện bị đối xử tệ bạc này.
Tại Huế, ông Bảo Ân theo học tại trường Thiên Hựu (Providence) do các linh mục quản nhiệm. Ông tâm sự rằng, tuy sống trong một gia đình Phật Giáo thuần thành, ông lại phải theo học từ nhỏ đến lớn tại các trường nhà dòng, nên ông còn thông thuộc kinh Thiên Chúa Giáo hơn một người theo đạo Chúa khác.
Bà Phi Ánh thời xuân sắc. (Hình: Tài liệu của ông Bảo Ân)
Sau thời gian ở Huế, Bảo Ân trở lên Ðà Lạt rồi về Sài Gòn. Tới tuổi quân dịch, năm 1970, chỉ mới có bằng trung học, ông vào quân trường Quang Trung, rồi phục vụ tại Trung Tâm 3-Tuyển Mộ Nhập Ngũ Sài Gòn. Không hiểu vì lý do gì, năm 1972, ông Bảo Ân bị thuyên chuyển ra SÐ3 tại Quảng Trị, nhưng khi ra đến nơi, sư đoàn đã tan hàng nên ông được trở về đơn vị gốc.
Cố gắng đến trường, và cuối cùng, trước
khi Sài Gòn thất thủ, ông Bảo Ân là sinh viên năm thứ hai phân khoa
Thương Mại tại Ðại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
Sau năm 1975, bà Phi Ánh sống trong cô
đơn tại Sài Gòn và qua đời vào năm 1984, ở tuổi 62. Cô Phương Minh, chị
ruột của ông Bảo Ân, lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, ly dị, trước tháng 4
năm 1975 về Sài Gòn thăm thân mẫu và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo
lãnh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời vào năm 2012. Phần ông Bảo Ân,
lúc đó đã có gia đình nên phải sống dưới chế độ cộng sản thêm nhiều năm
nữa, cho đến 1992 mới được gia đình bên vợ bảo lãnh sang Mỹ.
Hai
nhân vật cuối cùng của giòng Vua Bảo Ðại: Nguyễn Phước Ðịnh Lai và Ðịnh
Luân (cháu nội của Bảo Ân). (Hình: Tài liệu của ông Bảo Ân)
Cựu Hoàng Bảo Ðại có gồm cả vợ và tình nhân là 8 người với 13 người con (tài liệu đã được ông Bảo Ân hiệu đính):
Vợ:
1. Nam Phương Hoàng Hậu. Có hôn thú, 5 con.
2. Bùi Mộng Ðiệp. Không hôn thú, 3 con.
3. Lý Lệ Hà. Không hôn thú, không con.
4. Hoàng Tiểu Lan. Không hôn thú, 1 con gái.
5. Lê Thị Phi Ánh. Không hôn thú, 2 con.
6. Vicky (Pháp). Không hôn thú, 1 con gái.
7. Clément. Không hôn thú.
8. Monique Marie Eugene Baudot. Có hôn thú, không con.
Con:
* Với Nam Phương Hoàng Hậu:
1. Thái Tử Nguyễn Phúc Bảo Long (4-1-1936/28-7-2007)
2. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Mai (1-8-1937).
3. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Liên (3-11-1938).
4. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Dung (5-2-1942).
5. Hoàng Tử Nguyễn Phúc Bảo Thăng (9-12-1943).
(Bốn người con còn lại của Bà Nam Phương hiện sống ở Pháp.)
*Với Thứ Phi Mộng Ðiệp, hai người con đầu hiện ở Pháp:
1. Nguyễn Phúc Phương Thảo (1946).
2. Nguyễn Phúc Bảo Hoàng (1954-1955).
3. Nguyễn Phúc Bảo Sơn (1957-1987), tử nạn tại Nhật.
*Với Hoàng Tiểu Lan:
1. Nguyễn Phúc Phương Anh, hiện sống ở Hawaii.
* Với Lê Thị Phi Ánh:
1. Nguyễn Phúc Phương Minh (1950-2012).
2. Nguyễn Phúc Bảo Ân (1951).
* Với bà Vicky
1. Nguyễn Phúc Phương Từ (Pháp).
“Họa vô đơn chí!”
Bảo Ân đã trao cho chúng tôi những trang nhật ký viết về cuộc sống của ông sau ngày 30 Tháng Tư 1975:
Ngày 30 Tháng Tư, nóng lòng vì không có
tin tức gì của Ðức Bà Từ Cung ở Huế, tôi ở lại Sài Gòn để ngóng tin nên
đã bỏ lỡ chuyến bay ra Hạm Ðội 7. Sau vài tuần đi ‘học tập cải tạo’ trở
về, Ủy Ban Quân Quản đến nhà tôi ở 213 Công Lý Q.1 yêu cầu chị Phương
Minh và tôi phải dọn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ vì họ nói nhà này
của tướng cảnh sát ‘ngụy’ Nguyễn Ngọc Loan.
Bức hình giống phụ hoàng nhất của “Mệ Bửu Ân”. (Hình: Tư liệu của gia đình)
Tôi không biết Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan có ở đây không? Thật ra biệt thự này ngày xưa là của Ðức Bà Từ Cung (mẹ Vua Bảo Ðại), ngài mua để khi vào Sài Gòn có nơi trú ngụ. Năm 1957 sau khi truất phế Vua Bảo Ðại, chánh quyền Ðệ Nhất Cộng Hòa đã tịch thu và sau này được Quốc Hội Ðệ Nhị Cộng Hòa với sự vận động tích cực của Trung Tướng TNS. Tôn Thất Ðính, chính quyền đã giao trả lại cho Ðức Bà Từ Cung và ngài ra lệnh lấy căn nhà trước lập bàn thờ Ðức Gia Long và văn phòng liên lạc bà con Nguyễn Phước Tộc, còn căn phía sau thì cho chị em chúng tôi ở.
Giấy tờ nhà đất chưa hoàn tất thì biến
cố 1975 xảy ra nên không có cái gì để chứng minh là nhà này của gia đình
chúng tôi. Vậy là hai chị em mau mau thu xếp đồ đạc, những gì có thể
mang được gì thì mang, còn những gì nặng nề không thể mang được thì bỏ
lại như tủ lạnh, bàn ghế tủ giường và nhiều thứ khác. Chị em chúng tôi
về nhà Me chúng tôi ở nhờ.
Vào một buổi sáng thức dậy xuống nhà lấy
vài vật dụng để xài, tôi không thấy cái vali quần áo mà tôi đã đem ra
được khỏi nhà 213 Công Lý để về đây, đó là cái vali độc nhất của tôi còn
lại, nay không cánh mà bay. Cuối cùng tôi tìm thấy một cái thư của chị
giúp việc cho Me tôi để lại, đại ý trong thư chị ta viết, trong hoàn
cảnh này, chị cần một số vốn để buôn bán nuôi con nên đã lấy cái vali
trốn đi, và mong tôi tha thứ cho chị. Thế là tay trắng hoàn trắng tay,
đành phải đi mua thêm quần áo để mặc.
Sống ở nhà Me tôi cho đến năm 1978 thì
Me tôi bị quy vào diện tư sản, bị cưỡng chế ra khỏi nhà và buộc phải đi
kinh tế mới trên cao nguyên. Vì không thể sống ở nơi rừng thiêng nước
độc nên cả nhà đều bỏ trốn về Sài Gòn, mỗi người đi mỗi nơi, trốn chui
trốn nhủi, không hộ khẩu, không chứng minh nhân dân, sống như những kẻ
bất hợp pháp. Me và chị Phương Minh thì sống lén lút trong nhà dì Phi
Hoa (vợ ông cựu Thủ Hiến Phan Văn Giáo), còn tôi thì ở nhờ nhà mẹ vợ,
mỗi tháng đều phải chi tiền cho công an khu vực nhưng vẫn lo sợ bị bắt,
nên ban ngày thì ngủ còn ban đêm thì mở mắt trao tráo để canh chừng công
an gõ cửa xét hộ khẩu thì lo leo sang nhà bên cạnh trốn cho mau.
Me tôi rất lo lắng sợ tôi bị bắt, bà nói
“Me và chị Phương Minh là đàn bà con gái, chắc không ai bắt đâu, còn
con là con trai, mà là con Vua Bảo Ðại nữa, ở đây nguy hiểm lắm.” (Lúc
đó chánh quyền đang tuyên truyền nói xấu nhà Nguyễn.) Me tôi ép tôi phải
ra đi, bà gom góp, vay mượn cho chúng tôi vàng để tìm đường vượt biên.
Tôi đi vượt biên tổng cộng ba lần, cả ba
lần đều bị lừa, hai lần vợ chồng con cái cùng đi, sau cùng hết tiền, Me
tôi chỉ còn đủ cho một mình tôi đi thôi, nhưng cũng bị lừa luôn, tuy
nhiên cũng còn may mắn vì chỉ bị mất vàng chứ không bị bắt vào tù.
Hết tiền, bà và chị Phương Minh đem nhẫn
kim cương đi bán thì bị cướp lấy mất, chúng còn xô chị Minh té trầy cả
mình mẩy. Tôi không dám làm phiền Me tôi nữa, vợ chồng tôi bàn với nhau
coi ra chợ trời xem thử có thể buôn bán gì được không? Thế là tôi bán
luôn hai chiếc nhẫn vàng, đó là quà kỷ niệm của Me tôi tặng khi tôi tốt
nghiệp trung học và một chiếc khi tôi vào đại học.
Gian nan chốn chợ Trời
Vợ chồng tôi bắt đầu ra chợ trời kiếm
sống bằng cách mua đi bán lại, các bạn hàng ngoài chợ trời thấy hai
khuôn mặt ngơ ngơ ngác ngác, họ biết hai con nai này mới ra giàn, nên họ
có những món hàng mua cả năm rồi mà không bán được, dân Chợ Trời gọi là
“hàng ngậm,” họ giả dạng cho người khác đem đến bán cho chúng tôi, ham
rẻ chúng tôi mua vô và sau đó có những món hàng chúng tôi “ngậm” cho đến
ngày đi Mỹ vẫn còn trong nhà.
Gia đình “Mệ” Bảo Ân trong thời gian lăn lóc Chợ Trời. (Hình: Tư liệu của gia đình)
Thấy coi bộ bán Chợ Trời không khá, một dịp đi thăm người bà con ở Q.11, được biết người bà con này có phần hùn trong một xưởng sản xuất nước tương, vợ tôi mới bàn với tôi đổi cách làm bằng nghề đi bỏ mối ở chợ Bến Thành. Thế là vợ chồng tôi lại chuyển qua nghề bỏ mối nước tương, chúng tôi mua nước tương rồi thuê xe ba bánh chở từ Phú Thọ Hòa đến chợ Bến Thành.
Tôi đứng ở ngoài giữ hàng, còn vợ tôi
thì đẩy hàng vào chợ giao cho khách hàng, cô ấy không cho tôi vô chợ vì
sợ gặp người quen. Bỏ mối nước tương một thời gian, chính quyền không
cho xe ba bánh lưu thông những con đường chính trong trung tâm thành
phố, vả lại tôi thấy vợ tôi khiêng nặng và cực nhọc quá mà chẳng kiếm
được bao nhiêu nên vợ chồng tôi bàn nhau đổi nghề một lần nữa.
Số là khi đi lấy nước tương bỏ mối,
chúng tôi thấy trong khu vực này có vài xưởng làm dép cao su, bỏ mối dép
cao su nhẹ nhàng hơn, thế là vợ chồng tôi đến nói chuyện và xin mua về
để bán. Lúc đầu họ bảo chúng tôi phải đợi đến khi nào họ giao cho khách
hàng cũ của họ xong, nếu còn dư họ sẽ bán cho chúng tôi. Cả tháng trời,
mỗi ngày chúng tôi phải chờ đợi 3-4 tiếng đồng hồ mà chỉ lấy được vài lố
(12 đôi) dép, rồi chúng tôi đem những lố dép đó giao lại cho các tiệm
bán dép ở chợ Ðại Quang Minh, Chợ lớn.
Sau một thời gian quen rồi, chủ hãng
giao cho chúng tôi nhiều hơn và bạn hàng ở chợ, họ cũng đặt hàng nhiều
hơn. Có hôm chúng tôi bán được hơn năm mươi lố dép. Những người lấy mối
dép như chúng tôi thấy chúng tôi được chủ hãng giao cho một số lớn, họ
ganh tỵ, kiếm chuyện gây sự và dọa đánh chúng tôi, bọn họ thì đông, còn
chúng tôi chỉ có hai vợ chồng. Bán dép thì nhẹ nhàng hơn nước tương,
cũng kiếm tiền khá hơn nhưng bây giờ chúng tôi cảm thấy không còn an
toàn nữa, mỗi lần đi lấy hàng phải nhìn trước ngó sau xem có ai phục
kích mình không?
Tôi thì lo cho vợ tôi, nhưng ngược lại
nàng nói nàng không sợ mà chỉ sợ cho tôi. Cô ấy nói nếu tôi có mệnh hệ
nào thì Me tôi sẽ oán trách cô ấy, vì ngay cả chuyện đi bán Chợ Trời, bỏ
mối nước tương hay dép chúng tôi đều giấu mẹ tôi. Nghĩ mình đang sống
bất hợp pháp, không có một tờ giấy lận lưng, nay đi gây chuyện với người
ta, công an mà bắt được thì đi tù là cái chắc, nên vẫn trông có dịp
kiếm cách khác làm ăn.
Trong một dịp tình cờ đi ngang qua đường
Nguyễn Thái Bình, Q.1, tôi gặp lại anh bạn thương phế binh tên Quân,
con Ðại Úy Hải, trưởng ban an ninh trong Quân Trấn, mà chúng tôi quen
nhau trước 1975. Nhà anh ở trong Quân Trấn, Sài Gòn-Chợ Lớn, nơi trước
kia tôi làm việc. Hiện nay, anh đang mua bán đĩa nhạc trên lề đường
Nguyễn Thái Bình. Kỳ này tôi nói vợ tôi ở nhà chăm sóc con cái, để tôi
ra gặp và hùn vốn với Quân.
Sáng chúng tôi đứng ở Nguyễn Thái Bình
để thu mua đĩa, chúng tôi chỉ mua nhạc hòa tấu thôi, buổi chiều thì
chúng tôi đi xe bus đến các quán cafe nhạc ở Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh để
bán. Thời gian này, nhà nước chỉ cho phép các quán cafe mở nhạc không
lời mà thôi, nên các đĩa nhạc hòa tấu càng ngày càng khan hiếm khó mua.
Chúng tôi lại xoay qua buôn bán đủ thứ, cái gì có lời là chúng tôi mua
vào.
“Công Chúa” Phương Minh và “Hoàng Tử” Bảo Ân bên cạnh mẹ trong thời gian thơ ấu ở Ðà Lạt. (Hình: Gia đình cung cấp)
Tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên được là, có một lần con trai tôi là Quý Khang đòi theo cha ra chợ Trời chơi, lúc đó Quý Khang mới ba tuổi, đến trưa Quý Khang buồn ngủ, tôi đang bận coi hàng nên không thể chở Khang về, nên trải tạm tờ báo ra lề đường cạnh chỗ tôi ngồi bán hàng để cháu nằm ngủ. Nhưng xui xẻo làm sao, đúng lúc đó công an và quản lý thị trường đem xe đến hốt những người chiếm lòng lề đường để buôn bán, thương binh Quân thì tàn tật không chạy nhanh được nên tôi phải phụ Quân gom hàng chạy cho nhanh, nếu họ bắt được thì hàng mất, còn tôi chắc cuộc sống của tôi cũng bi đát luôn, quýnh quáng quá lo chạy, nên bỏ quên thằng con đang nằm ngủ ngon lành trên lề đường. Lúc đó đường Nguyễn Thái Bình vắng tanh không còn một bóng người, chỉ còn Quý Khang đang nằm ngủ trên tờ báo, đúng như thành ngữ “đem con bỏ chợ!”
Quân theo gia đình đi Mỹ theo diện H.O.
trước chúng tôi. Sau này qua Mỹ gặp lại anh ở Garden Grove, Quân nhỏ
tuổi hơn tôi, chưa lập gia đình vẫn ở với cha mẹ, anh bị tàn tật nên
cũng khó lấy vợ, còn gia đình tôi ở Westminster, lâu lâu Quân đến nhà
tôi ăn cơm, ngồi ôn lại những ngày tháng vui buồn chợ Trời. Tiếc là ngày
nay Quân đã ra người thiên cổ.
Gian nan những chuyến đi
Khoảng cuối năm 1975, bà Phi Ánh vào Tòa
Ðại Sứ Pháp tại Sài Gòn, yêu cầu xin cho toàn gia đình (gồm cả chồng,
con riêng và con của cựu hoàng) được đi Pháp. Ít lâu sau, qua ông đại sứ
Pháp, Cựu Hoàng Bảo Ðại chỉ chấp thuận cho bà Phi Ánh và hai con sang
đoàn tụ và tòa đại sứ đã nhanh chóng cấp Laissez-Passer cho bà Phi Ánh,
Phương Minh và Bảo Ân. Tuy nhiên, Phương Minh đã có thời gian sống ở
Pháp, nói rằng đời sống ở Pháp rất khó khăn, và tuy vì tình thương con,
cựu hoàng thật ra không đủ khả năng bảo trợ nuôi dưỡng ba người. Mặt
khác gia đình của bà Phi Ánh không thể chia cắt như thế, và Bảo Ân cũng
không thể bỏ vợ con ở lại, nên chuyện ra đi không thành.
Ông Bảo Ân và Thứ Phi Mộng Ðiệp trước tranh vẽ Cựu Hoàng Bảo Ðại (Paris 2004)
Năm 1978, người chồng sau của bà Phi Ánh vượt biên sang Mỹ thành công, gửi giấy bảo lãnh về, nhưng lúc ấy Bảo Ân đã có gia đình, không đủ điều kiện ra đi. Trong khi chờ đợi đi Mỹ, bà Phi Ánh mắc bệnh ung thư và qua đời năm 1984. Năm 1985, bà Phương Minh và các con riêng của bà Phi Ánh đi định cư ở Mỹ.
Mãi đến năm 1992, gia đình ông Bảo Ân
được gia đình bên vợ bảo lãnh, sang Mỹ và định cư tại quận Cam từ đó đến
nay. Những năm đầu tiên, cũng như bao nhiêu người mới sang khác, bà Bảo
Ân phải ngồi shop may suốt ngày, ông làm trong một hãng in áo T-shirt
và về sau sang làm cho một hãng Nhật chuyên sản xuất CD tại Garden
Grove.
Con trai ông Bảo Ân, cháu đích tôn của
Cựu Hoàng Bảo Ðại, Nguyễn Phước Quý Khang tốt nghiệp UCI về ngành thương
mãi và hiện làm cho một công ty ngoại quốc ở Sài Gòn.
Xây mộ cho phụ hoàng
Gia đình Bảo Ân đến Mỹ năm 1992 nhưng vì
thất lạc hồ sơ nên đến năm 2005 gia đình mới có quyền công dân. Cầm
passport trong tay, quốc gia đầu tiên mà ông muốn đến là Pháp, để thăm
mộ cha, điều mà ông mơ ước từ lâu, nhưng chưa có cơ hội thực hiện. Ông
Bảo Ân đã liên lạc với một người bạn ở Paris là Ðặng Văn Phụng, nhờ vợ
chồng người này đi xem thử tình trạng ngôi mộ của Vua Bảo Ðại hiện nay
tại nghĩa trang Passy thuộc hạt Trocadero Paris 16e ra sao. Theo lời kể
của ông Bảo Ân, người bạn này suốt một ngày đi tìm, đọc hết các tấm bia
mộ mà không không thấy, nghi ngờ rằng cựu hoàng không được chôn cất tại
đây. Ông Bảo Ân gợi ý cho người bạn là nên đi tìm người gác nghĩa trang
để hỏi, mặc dầu với bản sơ đồ trong tay, cuộc tìm kiếm cũng không kết
quả. Một lần khác, trong khi đang đứng gần ngôi mộ của cựu hoàng, người
bạn này tình cờ gặp và hỏi một người cảnh sát già về ngôi mộ của “Sa
Majesté Bảo Ðại,” thì ông này chỉ ngay vào ngôi mộ gần đó. Ðó là một
ngôi mộ không có bia, không khắc tên, chỉ trơ trọi hai tấm “đan” xi măng
sần sùi, với mấy chậu hoa đã quá cũ kỹ qua thời gian. Người bạn của anh
nhìn xuống ngôi mộ mà bật khóc. Nơi yên nghỉ của một ông vua mà như thế
này sao?
Ông Bảo Ân hồi tưởng: “Nghe anh kể mà
tôi khóc nức nở, thật là tội nghiệp cho cha tôi, cha nằm đó lạnh lẽo như
một kẻ vô danh đã 8 năm rồi, không ai biết để thắp một nén nhang cho
cha ấm lòng.”
Ông Bảo Ân ngậm ngùi trước ngôi mộ đơn sơ của cha
Nghĩa trang Passy ở Paris là một nghĩa trang nổi tiếng được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, nơi chôn cất nhiều nhân vật lừng danh của thế giới như tài tử phim hài Fernandel (1903-1971,) nhà văn Virgil Gheorghiu (1916-1992,) họa sĩ Edouard Manet (1832-1883,) người sáng lập công ty xe hơi Marcel Renault (1872-1903,) Tổng Thống Pháp Alexandria Millerand (1859-1943)… Cũng theo lời kể của ông Bảo Ân, Vua Bảo Ðại không tiền và cũng không có thế lực để được chôn cất tại đây, đây là phần mộ của một thương gia giàu có ở Paris, rất kính trọng cựu hoàng, khi nghe ông qua đời đã hiến phần đất này cho ngài. Về việc xây mộ cho Cựu Hoàng Bảo Ðại, khi ông từ trần ở Paris, chỉ có người vợ cuối cùng của ông là bà Monique Baudot, người Pháp ở bên cạnh, và trên pháp lý, chỉ có bà Monique, người vợ có hôn thú còn sống mới có quyền xây mộ cho ngài. Theo sự hiểu biết của ông Bảo Ân, bà Thứ Phi Mộng Ðiệp và các con tuy có tiền nhưng lại không muốn giao cho bà Monique xây mộ.
Lúc sinh thời, Thái Tử Bảo Long không làm được, gia đình bên các công
chúa không làm được, phía Nguyễn Phước Tộc cũng không làm được vì không
có sự đồng ý của bà Monique, thậm chí hội này có quyên góp và giao lại
cho bà Monique một số tiền để xây mộ nhưng không có kết quả… Nhiều người
giàu có muốn xây mộ cho Vua Bảo Ðại để lấy tiếng cũng bị bà Monique cản
trở.
Ông Bảo Ân rất xúc động và đau lòng khi
nghe người bạn từ Paris mô tả những gì về ngôi mộ này, nên muốn nhờ
người bạn đi kiếm người làm một tấm plaque khắc tên Vua Bảo Ðại đặt trên
ngôi mộ và sau này có thể xúc tiến việc xây mộ cho ngài. Người bạn tìm
đến ông Nguyễn Duy Hiệp, một người Việt, có dịch vụ chuyên lo về thủ tục
mai táng của thành phố Paris. Ông này khi nghe nói đến có một người con
cựu hoàng hiện ở Mỹ có quan tâm đến ngôi mộ, ông rất cảm kích và ngỏ ý
ông sẽ liên lạc với bà Monique để có thể tiến hành việc xây mộ. Ông
Nguyễn Duy Hiệp giải thích là bà Monique có nhờ ông quyên tiền để xây mộ
cho cựu hoàng, nhưng trong ba năm, ông chỉ nới quyên được 1,200 Euros,
vậy nếu “Mệ” Bảo Ân có khả năng làm được, “thì mời sang Paris, chúng ta
sẽ bàn tiếp”.
Một chủ công ty mộ bia ở Paris là ông
Cridel thấy hoàn cảnh của Cựu Hoàng Bảo Ðại đáng thương nên đã gặp bà
Monique, và điều đình với bà, nếu bà bằng lòng thì ông sẽ thực hiện bản
vẽ và ông sẽ giúp 50% phí tổn xây cất. Ông Nguyễn Duy Hiệp cũng góp lời
thuyết phục, cuối cùng bà Monique đồng ý và giao cho ông Hiệp gây quỹ
trong bà con cộng đồng Việt Nam.
Ông Bảo Ân và con trai, Quý Khang, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại bên ngôi mộ mới vừa hoàn thành.
Gây quỹ
Tốn phí cho công trình xây mộ ước tính
ban đầu là khoảng 25,000 Euros. Công ty Cridel chịu 50%, ông Nguyễn Duy
Hiệp quyên được 3,000 và cá nhân ông đóng thêm 1,000, chùa Tịnh Ðộ đóng
góp 1,000, các vị đạo hữu Cao Ðài cho được 400. Số tiền còn lại do các
vị trong cộng đồng Việt Nam đóng góp. Xúc động nhất là có 1 cháu gái gởi
tới 5 Euros kèm theo bức thư đại ý là cháu còn đi học không có nhiều
tiền nhưng thấy thương ông vua của mình quá nên xin được đóng góp để xây
mộ cho ngài. Như vậy còn thiếu khoảng 9,000 Euros cho nên việc xây mộ
đã chờ đợi hơn 3 năm nay rồi mà không thực hiện được. Sau sự tường trình
của ông Nguyễn Duy Hiệp, ông Bảo Ân hứa sẽ cung cấp số tiền còn lại.
Ông Bảo Ân cũng cho chúng tôi biết, qua Mỹ phải làm ăn vất vả, không có
tiền, tuy vậy ông đã “cà” tất cả thẻ “credit” ông có mới có đủ tiền xây
mộ cũng như trang trải tốn phí cho những chuyến đi sang Pháp.
Năm 2005, ông Bảo Ân qua đến Pháp, việc
đầu tiên là đến gặp ông Cridel để xem bản vẽ, để xem có cần sửa chữa gì
không? Ghi khắc tên tuổi của cựu hoàng trên bia đá như thế nào? Ðể khắc
chữ bằng vàng trên bia mộ, phải tốn thêm 2,200 Euros. Sau khi bà Monique
chấp thuận, ông Cridel sẽ cho xúc tiến xây mộ ngay lập tức, và khi nào
hoàn tất, ông sẽ báo cho ông Bảo Ân trở qua Pháp để tổ chức lễ tưởng
niệm và cầu siêu cho cựu hoàng.
Khi được thông báo công việc êm xuôi,
cuối năm 2006, ông Bảo Ân trở lại Paris. Ông “chạm trán” bà Monique tại
phần mộ của cựu hoàng. Bà Monique nổi tiếng là khó khăn, câu nói đầu
tiên của bà Monique khi nhận ra Bảo Ân là “mắng” ông sao sang Paris mà
không đến thăm viếng bà theo phép lịch sự, trong khi đó lại đến thăm bà
Mộng Ðiệp. Ông Bảo Ân đành lấy lý do ông không rành tiếng Pháp và không
biết đường sá.
Bà Monique cũng than phiền là các con Vua Bảo Ðại “làm phiền bà quá nhiều!”
Việc ông Bảo Ân xây được mộ cho cựu
hoàng cũng là do duyên định, hình như vua cha dành cho ông vinh dự này
vì gần 10 năm nay, không ai có thể thuyết phục được bà Monique để cho họ
xây mộ của Vua Bảo Ðại, trong khi chính bà lại không có tiền hay không
muốn xây mộ.
Bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” được khắc trên đầu bia mộ.
Ngoài các dòng chữ do ông Bảo Ân soạn khắc trên bia mộ, bà Monique đã quyết định là khắc thêm hình ảnh kim khánh bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ”(*) khắc trên tấm bia, mà có lẽ những người làm bia mộ, không ai biết ý nghĩa của nó. Trước ngày khánh thành, ông Bảo Ân cho bà Monique hay là ông sẽ đem lá cờ vàng ba sọc đỏ vào treo trước ngôi mộ, vì đây là lá cờ ngày 2 Tháng Sáu năm 1948, chính phủ của Quốc Trưởng Bảo Ðại (với Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân) đã chính thức dùng làm quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Cuộc thương thảo bất thành vì bà Monique không bằng lòng và de dọa sẽ gọi cảnh sát can thiệp nếu ông Bảo Ân đem lá cờ VNCH vào lễ khánh thành.
Con trai của cựu hoàng phản đối bằng
cách không đến tham dự lễ khánh thành ngôi mộ của cha, và bài diễn văn
soạn sẵn, với tư cách là đại diện của gia đình Vua Bảo Ðại, để cám ơn
các quan khách và hội đoàn người Việt tại Paris, sẽ không bao giờ còn cơ
hội để đọc nữa.
Ngày khánh thành mộ cựu hoàng có đủ các
chức sắc thành phố, các hội đoàn người Việt ở Paris, nhưng lại vắng bóng
các “Mệ” con của Vua Bảo Ðại, ngoài lý do trên của Bảo Ân, không ai
muốn gặp mặt bà Monique. Ông Bảo Ân cho biết lý do, nếu ai đến, tức là
đã công nhận bà Monique trong vai trò người vợ chính thức của nhà vua,
đó lại là điều tất cả mọi người không ai muốn.
Ghi chú:
(*) Theo nhà biên khảo Võ Hương An, 4
chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” khắc trong kim khánh trên bia của lăng Vua Bảo Ðại
tại nghĩa trang ở Paris, nhìn thì đẹp nhưng không có nghĩa. Hai chữ sắc
tứ (hay có khi là ân tứ) được dùng khi vua ban thưởng một vật gì đó cho
bầy tôi; ở đây, Vua Bảo Ðại đã là vua rồi thì không viết “Bảo Ðại Sắc
Tứ” được. Nếu muốn trang trí thì nên ghi “Bảo Ðại Hoàng Ðế”.
Trong bài báo này chúng tôi dùng tiếng
“mộ” để chỉ nơi an nghỉ của Cựu Hoàng Bảo Ðại. Nhưng theo sách vở triều
Nguyễn, mộ của Hoàng Ðế, Hoàng Hậu, Thái Hậu được gọi là “lăng,” còn
ngoài ra, dân thường và quan lại, dù đến nhất phẩm triều đình cũng chỉ
được gọi là “mộ.”
Những đoạn đời gian truân
Ông Bảo Ân nhớ lại: Nếu không có chuyện
tịch thu tài sản và nhà cửa của bà Phi Ánh, mẹ ông, thì không có cảnh
gia đình tan tác, mẹ con mỗi người mỗi ngả và lâm cảnh túng bấn.
“Cuộc đời đôi khi giống như một vở
kịch.” Ông Bảo Ân tâm sự: “Ngày hôm đó thật là một ngày buồn thảm đáng
ghi nhớ, trời đã tối rồi mà ba mẹ con chúng tôi vẫn chưa tìm ra chỗ để
dung thân, đi tới đâu ai cũng khéo léo từ chối, không ai còn muốn dính
dáng tới chúng tôi nữa. Ông ngoại nói với dì Phi Hoa để cho chúng tôi
tạm trú, mặc dầu gia đình bà cũng đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì có
liên hệ đến Quốc Trưởng Bảo Ðại như chúng tôi.
Một thời gian khi thấy tình hình bên
ngoài tạm yên, Me tôi quyết định cho chúng tôi đi học lại. Me tôi nhờ
ông ngoại đến trường ghi danh cho chúng tôi, nhưng ông ngoại tới đâu,
sau khi xem ‘lý lịch’ họ đều khéo léo từ chối, mà không nói lý do. Chị
em chúng tôi đành phải ở nhà chơi một năm không đến trường. Sau đó chúng
tôi phải tìm giải pháp là làm lại giấy khai sinh, lấy họ mẹ, từ dòng
dõi nhà Nguyễn đổi thành con cháu họ Lê. Chúng tôi đã trở thành con
người mới, không còn dính líu gì đến chế độ cũ nữa, có thể gọi là ‘chối
bỏ nguồn gốc để tồn tại!’”
Trong thời gian này, bà Phi Ánh cũng
không dám liên lạc với Ðức Từ Cung vì sợ bị lộ tung tích, vì dầu sao Bảo
Ân cũng là giọt máu của cựu Hoàng Bảo Ðại duy nhất đang sống tại Việt
Nam.
Ông Bảo Ân tiết lộ, tên thật của ông do
bà Từ Cung đặt cho ông khi mới sinh ra đời là Bảo Khương. Khi làm lại
giấy khai sinh, ông đã đổi tên Bảo Ân và lấy họ mẹ. Sau này khi bà Từ
Cung và cựu Hoàng Bảo Ðại biết chuyện này, cũng đã rất thông cảm.
Năm 1964, bà Từ Cung đem Bảo Ân ra Huế ở
với bà để đi học, cho đến năm 1968, khi biến cố Mậu Thân xảy ra, sau
khi Việt Cộng rút ra khỏi Huế, bà Phi Ánh lo sợ cho con, nên đã nhờ một
người trong Nguyễn Phước Tộc là ông Bửu Nghi, xin với Thiếu Tướng Nguyễn
Cao Kỳ một chiếc trực thăng để đưa Bảo Ân từ sân Phú Văn Lâu lên phi
trường Phú Bài, và từ đây ông đi theo máy bay C.130 chở tử sĩ và thương
binh về Sài Gòn. Mười hai năm sau, 1980, “Mệ” Bảo Ân và chị là Phương
Minh đã trở lại Huế để thọ tang bà nội là Ðoan Huy Hoàng Thái Hậu, tức
là Ðức Bà Từ Cung.
Việc tịch thu tài sản của gia đình Quốc Trưởng Bảo Ðại
Nhiều người biết chuyện Quốc Trưởng Bảo
Ðại bị ông Ngô Ðình Diệm truất phế trong cuộc “trưng cầu dân ý” vào ngày
23 Tháng Mười năm 1955, nhưng ít ai biết đến việc tài sản của toàn gia
đình những người liên hệ với Quốc Trưởng Bảo Ðại (kể cả vợ không hôn
thú) và của các ông Vĩnh Cẩn, Nguyễn Ðệ đều bị tịch thu. Thân mẫu của
Quốc Trưởng Bảo Ðại, Ðức Từ Cung phải dọn ra khỏi Cung An Ðịnh.
Câu hỏi của chúng tôi đối với ông Bảo Ân
là, phải chăng việc tịch thu tài sản này là do cấp dưới, tùy tiện, “lấy
điểm” mà không phải do chủ trương, chính sách của cấp trên?
Công báo VNCH ngày 22 Tháng Ba 1958.
Ông Bảo Ân đã cho chúng tôi xem một tài liệu cũ mà ông đã lưu giữ từ 56 năm qua, tờ Công Báo Việt Nam Cộng Hòa ngày Thứ Bảy 22 Tháng Ba 1958, ấn hành bởi tòa tổng thư ký Phủ Tổng Thống, “bảng phụ đính vào quyết định số 400.BTC/DC ngày 14 Tháng Ba 1958 của ông bộ trưởng tài chánh chỉ định những tài sản của Bảo Ðại và bộ-hạ đặt dưới đạo luật số 17/57 và 16-2-1957 và sắc lệnh số 122-TC ngày 27-02-1958 chỉ định tài sản tịch thu” của:
- Vĩnh Thụy tức Bảo Ðại.
- Marie Jean Nguyễn Hữu Hào, tức Nguyễn
Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu, vợ chính thức của Bảo Ðại. – Bùi Thị
Mông Ðiệp hay Bùi Mộng Ðiệp, vợ không chính thức của Bảo Ðại.
- Lê Thị Phi Ánh hay Lê Phi Ánh, vợ không chính thức của Bảo Ðại.
- Hoàng Thị Lang (hay Lan) tức Wong Y Lang, tức Jenny, vợ không chính thức của Bảo Ðại.
- Vĩnh Cẩn (anh em chú bác và là người
thân cận với cựu hoàng, thường được gọi là Hoàng Tùng Ðệ) và vợ chính
thức là Nguyễn Hữu Thị Bích Tiên.
- Nguyễn Ðệ (đổng lý văn phòng quốc trưởng ở Paris) và vợ là Bùi Thị Mão.
Tài sản bị chỉ định tịch thu gồm có bất
động sản như nhà cửa, lâu đài, biệt điện, đồn điền, các sở đất, các kho
chứa hàng, tất cả khí mãnh, dụng cụ trang bị cho các cơ sở trên, số tồn
khoản tại các nhà băng, các cổ phần trong các công ty, các số nợ cho
người khác vay, các loại xe hơi…
Chúng ta cũng biết là sau khi Quốc
Trưởng Bảo Ðại bị truất phế, An Ðịnh Cung, diện tích 16,584 m2, tọa lạc
tại bờ sông An Cựu Huế, tư sản của Vua Khải Ðịnh, không phải của triều
đình nhà Nguyễn, đã bị chỉ định là tài sản tịch thu của “Vĩnh Thụy tức
Bảo Ðại”. Thoạt đầu Ðức Từ Cung phải dọn qua tạm trú tại nhà thờ Kiên
Thái Vương, trong khuôn viên Cung An Ðịnh Cung, và sau đó ra ở tại ngôi
nhà ở địa chỉ 79D Phan Ðình Phùng, gần chợ An Cựu cho đến khi bà qua
đời.
Sống lưu vong, chết nghèo khó
Theo lời kể của thứ phi Mộng Ðiệp với
ông Bảo Ân, cuối năm 1955, sau khi bị truất phế, bề ngoài không ai biết
cựu hoàng nghĩ gì, nhưng theo bà, ông đã có một thời gian bị trầm uất,
mất ngủ và phải dùng thuốc an thần. Ông nói là ông rất lo cho Ðức Từ
Cung. Sau này nghe tin Ðức Từ Cung bị đuổi ra khỏi Cung An Ðịnh, cựu
Hoàng Bảo Ðại lại càng lo hơn, tối không ngủ được. Cựu hoàng hút thuốc
lá liên miên, và thường bỏ nhà đi “bụi đời” (nguyên văn), không biết đi
đâu, chỉ những lúc đau ốm hay cạn tiền mới trở về với bà Mộng Ðiệp.
Cũng theo lời tường thuật của ông Bảo
Ân: “Sau cú ‘sốc’ đó cựu hoàng không muốn tin ai nữa, không muốn tiếp
xúc với ai, ông bảo bà Mộng Ðiệp đưa tiền rồi đeo cái túi xách lên vai
đi 3-4 ngày, đôi khi đi cả tuần đến khi đau ốm hoặc hết tiền mới trở về.
Khi hết bệnh ông lại đi tiếp, hỏi ông đi đâu thì ông nói đi loanh quanh
đây thôi. Có khi bà Mộng Ðiệp phải bảo Hoàng Tử Bảo Sơn và anh Jean Bui
(con riêng của bà) theo dõi cựu hoàng, thì ông giận bà suốt hai tuần.
Có lần cựu hoàng lên cơn sốt rét nằm trên băng ghế, dưới hầm metro, cảnh
sát đem ông về đồn và gọi điện thoại cho Hoàng Tử Bảo Long đến bảo lãnh
ông về, rồi khi hết bệnh ông lại đi nữa.”
Thứ Phi Mộng Ðiệp nói với Bảo Ân: “Nhà
dì giống như cái trạm, hết tiền hay đau bệnh thì ngài mới về. Vì vậy khi
Hoàng Hậu Nam Phương qua đời năm 1963, ở Chabrignac, không ai biết ngài
ở đâu để thông báo. Ðiều này làm ngài rất buồn và cứ băn khoăn trách
móc dì mãi!”
Nghèo khổ và cô đơn
Năm 1967, Công Chúa Phương Minh sang
Pháp theo sự sắp xếp hôn nhân của gia đình nhưng không thành, thấy hoàn
cảnh của vua cha cô đơn và tội nghiệp, nên cô tình nguyện ở lại để săn
sóc cha.
Lúc này cựu hoàng đã dùng thuốc ngủ rất
nặng, có lần uống thuốc xong, nằm vắt tay lên trán, vừa suy nghĩ vừa hút
thuốc. Khi thuốc ngấm, ông ngủ hồi nào không biết, điếu thuốc trên tay
rơi xuống áo cháy phỏng cả ngực, nên lần sau mỗi lần ông dùng thuốc ngủ,
cô Phương Minh đứng đó canh chừng đến khi ông ngủ rồi mới dám đi làm
công việc. Tuy ở Paris, Phương Minh cũng chỉ gặp Hoàng Tử Bảo Long một
lần và chưa hề giáp mặt Bảo Thăng và các công chúa Phương Mai, Phương
Liên và Phương Dung. Quốc Trưởng Bảo Ðại có nhiều vợ và nhiều dòng con,
khi Nam Phương Hoàng Hậu qua đời, ông cũng không hay biết, điều đó đã
tạo thêm sứt mẻ trong gia đình.
Từ trái sang phải: Bà Ưng Thi, cựu Hoàng Bảo Ðại, bà Monique Baudot, ông Ưng Thi (Paris 1995). (Hình: Tài liệu của gia đình ông Bảo Ân)
Ðời sống ở Paris cũng khó khăn, vất vả,
cô con gái của cựu hoàng, phải đi làm tiếp viên trong một nhà hàng Trung
Hoa để có phương tiện để sống gần cha và chính cô, cũng phải nhận sự
trợ giúp từ mẹ ở Sài Gòn. Trong thời gian này, hầu hết sự chi dùng của
ngài là do tiền của Ðức Bà Từ Cung gởi qua. Mặc dầu các con cũng thường
hay lui tới thăm ngài, nhưng ngài không bao giờ đề cập đến vấn đề tiền
bạc, và cũng không ai nghĩ đến chuyện giúp đỡ ngài. Theo lời cô Phương
Minh kể lại, khi có tiền thì hai cha con rủ nhau đi nhà hàng, khi hết
tiền thì nhiều ngày chỉ có một bữa ăn.
Nhiều khi cạn tiền, túng thế, cựu hoàng phải bảo Phương Minh chạy đi “vay mượn” những người quen biết.
Cho mãi đến năm 1971, Phương Minh hay
tin mẹ đau nặng, cô trở về Sài Gòn và bị kẹt lại sau khi cộng sản chiếm
miền Nam. Cũng năm này, Bảo Ðại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ
Pháp kém hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946.) Bảo Ðại vào đạo
Thiên Chúa, có tên thánh là Jean-Robert.
Ở Paris, cựu Hoàng Bảo Ðại không có nổi
một căn nhà, nơi mà cựu hoàng ở với bà Monique trong những ngày cuối đời
là do một người Pháp yêu mến để cho cựu hoàng ở không lấy tiền. Có lần,
theo lời kể của bà Mộng Ðiệp, bà Monique đã xúi nhà vua kiện ra tòa án
để lấy các tài sản của bà thứ phi, nhưng nhà vua đã không bằng lòng.
Cuộc hôn nhân cuối cùng với bà Monique đã đưa đến chia rẽ trong gia đình
cựu hoàng, từ đó không ai đến thăm viếng ông nữa và gần như vị vua cuối
cùng của triều Nguyễn sống trong cảnh nghèo khó và cô đơn. Năm 1982,
nhân khai trương Hội Hoàng Tộc ở hải ngoại, Bảo Ðại lần đầu tiên sang
thăm Mỹ với tư cách cá nhân, cùng đi với cựu hoàng có bà Monique.
Sau khi cựu Hoàng Bảo Ðại kết hôn với bà
Monique thì các con đều xa lánh không lui tới, thăm viếng. Ông mất ngày
31 Tháng Bảy 1997 tại Quân Y Viện Val-de-Grâce, Paris, hưởng thọ 85
tuổi. Ðám tang Bảo Ðại được tổ chức một cách lặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày
6 Tháng Tám năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot số 35 đại lộ
Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy
trên đồi Trocadero, không hề thấy sự hiện diện của thân thích gia đình,
trừ bà Monique, người vợ cuối cùng ở bên cạnh, với cờ tam tài của Pháp
Quốc và Hội Cựu Quân Nhân Pháp.
‘Hoàng Tử’ Bảo Ân xin hai chữ ‘công bình’
Ðể kết thúc 5 kỳ báo viết về cựu Hoàng
Bảo Ðại và tấm lòng của đứa con trai lưu lạc Bảo Ân, không có gì hơn là
mời bạn đọc hiểu nỗi lòng của ông, được ghi lại trong bài diễn văn thay
mặt gia đình, dự định đọc trong lễ khánh thành lăng mộ cựu Hoàng Bảo Ðại
năm 2006 không thành.
Hoàng Tử Bảo Ân đã biện bạch nỗi lòng
của một đứa con “bất hiếu” và xin hai chữ “công bình” cho phụ hoàng:
“Năm 1980 tại Huế, tôi đã từng khóc để tiễn biệt Ðức Bà Nội tôn kính của
chúng tôi là Ðoan Huy Hoàng Thái Hậu Từ Cung về với tổ tiên, liệt thánh
nhà Nguyễn. Một lần nữa, 1986, tôi lại khóc để vĩnh biệt mẹ thân yêu
của chúng tôi là bà thứ phi Lê Phi Ánh, và bây giờ, mặc dầu trễ chín năm
do hoàn cảnh, cuối cùng tôi cũng đến được nơi đây để mong một phần nào
làm tròn bổn phận của một đứa con hơn 50 năm qua, ao ước được gặp lại
cha mình, nhưng rồi mãi mãi niềm ao ước đó chẳng bao giờ thành hiện
thực. Ngày nay đứng bên mộ phần của cha, xin cúi đầu kính cẩn dâng lên
ngài lời cầu xin được tha tội!”
“Nói về cuộc đời của Cha tôi, lâu nay có
nhiều dư luận trái ngược nhau. Ngày hôm nay, bên mộ phần ngài, tôi
không muốn biện minh những gì ngài đã làm cho dân tộc của ngài, mà chỉ
xin quý vị, cùng tất cả những người Việt Nam khác, hãy bỏ qua những khác
biệt chính trị mà chỉ xét vấn đề trên từng bối cảnh lịch sử của đất
nước, xin vui lòng nhìn vào lương tâm mình, không phải để tìm trong đó
lòng bác ái hay một tình cảm riêng tư, bởi vì cha tôi, không muốn và
cũng không chờ đợi sự rộng lượng đó của quý vị, mà chỉ xin quý vị tìm
trong đó một đức tính cao thượng và lòng trung thực để trả lại cho ngài
hai chữ ‘công bình’ trong lịch sử.” (Bảo Ân)
Tuesday, March 18, 2014
TIN KHÔNG TẶC
Không tặc ép MH370 hạ cánh gần Trung Quốc
NQL: Thế này là thế nào nhỉ? Bây giờ đến
lượt mấy ông Tàu lại mập mờ. Cứu nạn mà ú ớ mập mờ như đi ăn cắp, chả
hiểu làm sao! Ôi, chỉ mong sao hơn hai trăm hành khách hãy còn sống!
Báo Anh loan tin nhóm không tặc ẩn danh đã ép chiếc MH370 hạ cánh 'tại
khu vực chưa xác định tọa độ' giữa biên giới Trung Quốc và Kyrgyzstan.
Báo Anh The Guardian dẫn nguồn tin từ giới chức Malaysia nói chiếc MH370 đã bị ép hạ cánh xuống khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Kyrgyzstan, nhưng tọa độ chính xác chưa được tiết lộ.
rong khi đó, hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã phát đi bản tin nói Bắc Kinh vẫn đang thúc giục Malaysia cung cấp thông tin "toàn diện và chính xác" về số phận MH370.
Ấn Độ, một trong những nước tham gia tìm kiếm MH370 hôm nay bị cho là đã không bật radar quân sự thường xuyên, điều này góp phần lý giải vì sao MH370 'tàng hình' bí ẩn, theo tờ Indian Express.
Báo chí Trung Quốc hôm nay nói thân nhân của hơn 150 hành khách nước này trên MH370 tỏ ý lo sợ sau khi Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak thừa nhận vụ không tặc bắt cóc máy bay.
Sau nhiều lần đưa tin mập mờ trong những ngày qua, ông Datuk Seri Najib Razak thừa nhận MH370 bị ép bay chệch đường bay dự kiến và hệ thống thông tin liên lạc bị tắt.
Ông này cũng thừa nhận thông tin về việc các tín hiệu vệ tinh của MH370 vẫn hoạt động 7 tiếng rưỡi sau khi bị không tặc. Điều này từng bị chính quan chức Bộ Giao thông Malaysia phủ nhận hôm qua.
Sự hoài nghi xuất hiện từ phía thân nhân Trung Quốc sau khi Thủ tướng Malaysia công bố thời điểm MH370 chính thức mất tích là 8h11 ngày 8/3 thay vì 01h21 như trước đó.
"Tôi cho rằng Malaysia Airlines và chính quyền của họ có trách nhiệm trong vụ này. Rõ ràng có gì đó bất thường ở đây", Wan Wencheng, một người có con trai trên MH370 nói.
Cho dù Thủ tướng Malaysia đã thừa nhận việc MH370 bị không tặc, nhưng động cơ của nhóm khủng bố hoặc cá nhân nào đó thực hiện vụ việc vẫn còn là điều bí ẩn.
Tờ Beijing Times đưa tin, một phụ nữ giấu tên nói cô nhận được cuộc gọi lỡ của cha mình từ máy bay nhưng sau đó đã không thể liên lạc lại.
Trước khi Thủ tướng Malaysia thừa nhận vụ không tặc, gần một tuần qua, các lực lượng cứu hộ của nhiều nước như Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ đã phải huy động tàu thuyền, máy bay, radar dò tìm khắp nơi trên Biển Đông và thậm chí cả Ấn Độ Dương theo các thông tin mập mờ do Malaysia cung cấp
NGUYỄN HƯNG ĐẠT * DÂN CHÚNG LÀ NẠN NHÂN
Dân chúng là nạn nhân khốn khổ
Nguyễn Hưng Đạt
Tình hình Ucraina đang hết sức phức tạp, rối ren. Nga chính thức công
nhận Crưm độc lập và ông Putin cũng thông qua dự thảo cho phép khu vực
này trở thành một phần của Nga hôm nay 18/03/2014. Mặt khác Thủ tướng
Ucraina Arseniy Yatsenyuk đi lại như con thoi từ trụ sở EU và NATO tại
Bỉ rồi sang Mỹ gặp ông Obama. Nga trắng trợn thu hồi Crưm bằng bạo lực,
còn Mỹ và EU hứa giúp đỡ, nhưng chỉ bằng số vốn ít ỏi ban đầu có 1 tỷ đô
la, mà chưa được gửi khẩn cấp,trong khi Ucraina cần gấp 35 tỷ. Người
dân địa phương và cộng đồng người Việt sống trong mệt mỏi lo âu cả về
chính trị, kinh tế và an ninh .
1.Tình hình kinh tế ra sao?
Tình hình kinh tế là rất đáng lo ngại. Lạm phát phi mã. Đồng Hryvnia mới tháng 11/2013 còn mua được đô la Mỹ với tỷ giá 8/1 thì nay 12 /1 không có mà mua. Hàng hóa bắt đầu khan hiếm. Những nhà nhập khẩu đang không biết xoay xở ra sao để bán hay giữ hàng. Cộng đồng Việt nam ở Kharkov, Kiev, Donesk gặp khó khăn rất lớn vì quần áo,giày dép Trung quốc mua bằng đô la Mỹ, về bán ngay thu bằng tiền địa phương, rồi lại đổi ra đô, tính ra lỗ nặng. Tuy vậy, bán được hàng còn đỡ hơn so với việc kìm lại, vì dân Ucraina chuộng mốt và chỉ sau thời gian ngắn lỗi mốt, có bán đổ tháo cũng không có người mua. Tình hình khó khăn kéo dài suốt từ năm 2008 đến nay. Các trung tâm thương mại và chợ có nhiều người Việt như chợ Barasonova, trung tâm Sun … đều rất ế ẩm vì bà con địa phương phương không còn tiền mua như trước. Nhiều người Việt quá khó khăn đã bán hoặc cho thuê cửa hàng,một số người không có cái Tết vừa qua. Nhiều người đã hồi hương, nhưng tại Việt nam họ cũng không biết sống bằng gì. Người dân địa phương đang rất khó khăn. Họ không còn biết tin ai.Nhà lãnh đạo nào cứu cuộc sống ra khỏi khủng hoảng?
2. Tin vào ông Turchynov và Yatsenyuk được chăng?
Một anh bạn tôi vừa từ Kharkov lên cho biết, những người U quen anh chẳng ai tin vào hai ông này. Báo chí Ucraina cũng phản ánh thái độ hoài nghi của dân chúng như thế. Ai cũng bảo,thằng Mỹ với thằng EU đưa nó lên,chứ đi Maidan bao nhiêu đảng phái, đảng Đất Tổ («Батькивщина») nó chiếm có một góc, lại chẳng hăng hái xông lên đối đầu cho lắm, thế mà nó nhảy phắt lên tranh thủ cướp ghế Tổng thống, Thủ tướng.
Ngay trong quốc hội,Liên minh của nó có 90 ghế,ít gấp 2 lần rưỡi so với
Đảng các vùng, mà nó chiếm hết chức vụ trong chính phủ,Quốc hội. Vậy cho
nên dân chúng cứ trụ lại Maidan mà biểu tình. Bọn mới vừa lên lại xua
công an vào dẹp, có khác gì thằng ăn cắp-Tổng thống Yanukovich- đâu cơ
chứ.
Bọn chúng dựa vào bà Victoria Nuland, Phụ Tá Ngoại giao Mỹ công khai
ủng hộ khi bà này đi phát đồ ăn nhẹ cho người biểu tình. Rồi ông Mc Cain
(cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ,thượng nghị sỹ rất có thế lực,cựu tù
binh Mỹ tại Hỏa lò) đến tận nơi hô hào ủng hộ họ tại quảng trường đó.
Dựa thế Mỹ ,anh hề Turchynov đang là Chủ tịch Rada vơ luôn chức Tổng
thống. Mà ai lại tin một người phủ nhận Đức Mẹ như lão ta lên quyết định
cuộc sống của dân theo Chính thống giáo và Công giáo Đông phương chiếm
số lớn dân chúng,ngàn đời thờ kính Người ?
Về kinh tế thì cái chính phủ mới này lúng túng,Tây Âu-Mỹ cũng có khó
khăn, đã cho đồng nào đâu, mà có cho 1 tỷ như Mỹ hứa, thà đừng cho,
chẳng bõ. Cái bánh vẽ mà Mỹ và Tây Âu giơ ra làm dân chúng chán quá rồi.
Vì giơ quá nhiều lần rồi, từ năm 1994 kia. Từ hồi đó, cô gái đẹp
Ucraina đã ngây thơ tin lời hai anh công tử đó, còn rất tốn kém cử cả
quân đội tham chiến ở Iraq với hy vọng nó cho nhập NATO, rồi dần dần gia
nhập EU. Thế mà hai thằng Don Juan (như Sở Khanh bên ta) đó nó lừa, gia
nhập cũng không mà tiền cũng chẳng trả hợp nhẽ.
Cái mà Ucraina cần ngay chính là tiền. Nhưng Mỹ-Tây Âu đổ ra hàng núi
của cho Hy lạp, Ai-len, Tây ban nha..mà vẫn chưa thành tựu, họ cũng có
khó khăn tài chính vì mấy vụ này,lấy đâu tiền đổ vào Ucraina nữa. Nền
dân chủ thực sự ,sự công bình xã hội là thứ mà dân chúng rất mong mỏi.
Nhưng hoa hồng (trên giấy) mà họ thấy không làm đỡ sự réo gào của cái dạ
dày thiếu bánh mỳ. Bà Elena Bondachuk, một giáo sư kinh tế Ucraina
nói,nếu bây giờ 30 nước Mỹ-Tây Âu hứa thanh toán gấp giúp chúng tôi có 6
tỷ tiền nợ,giúp dân còn mua được bánh mỳ,chúng tôi tin các ông ngay.
Nhưng các ngài không cần lắm một Ucraina dân chủ, các ngài chẳng cho
chúng tôi vào EU để các định chế tài chính quốc tế giúp mà không bóp
nghẹt chúng tôi, giúp thật lòng như giúp Hy lạp, Ai-len,Tây ban nha. Các
Ngài chỉ cần nơi đặt tên lửa kìm giữ Nga thôi, do đó các ngài cần là
một tên vua bù nhìn, thứ đó bỏ ít tiền nuôi nó rẻ hơn rất nhiều so với
cứu một dân tộc đang khủng hoảng, muốn dân chủ và đủ sống như dân các
ngài. Những bằng chứng trên cho thấy, tính chính danh mà chế độ hiện tại
vừa cướp chính quyền là không có. Giá như cứ để Tổng thống Yanukovich
nắm quyền rồi từ từ nhận tiếp 13 tỷ đô (sau khi đã nhận 2 tỷ) của Nga có
hay hơn không?
3.Dân chúng Ucraina có tiếc Tổng thống Yanukovich không?
Kể cả đa số dân nói tiếng Nga, chẳng ai tiếc ông bạn ăn cắp này cả. Ông ta có nhận 2 tỷ, chứ 20 tỷ thì cũng ăn cắp hết mà thôi.Giống như bộ sậu của ông anh Putin, quân thần của hắn cũng tham nhũng kinh khủng, tới mức mấy năm nay số quan chức và giới tư sản mới giàu có mọc như nấm. Đã tham nhũng,thì phải làm khó dân, dân mới xì tiền ra hối lộ. Thế là chính quyền đang có mức dân chủ cao hơn Nga nhiều,dần dần bắt chước sự độc tài của nhà tài trợ. Công an học thói bóp nghẹt tự do, nhất là vấn đề cư trú, làm ăn để kiếm chác giống y như công an Nga không được ông chủ tăng lương khá nhưng cho dễ thở để quậy dân ,sách nhiễu vòi tiền. Con đường tiến tới EU xa hơn,khi mà các tiêu chuẩn về quyền con người, đặc biệt về kinh tế là quá cao. Ông Tổng thống cũ chạy trốn,Nga lại trơ trẽn giữ làm bù nhìn, xem ra cũng chẳng khác ngài –con rối Turchynov bù nhìn Mỹ-Tây Âu.
4. Tại sao Nga lại trơ trẽn như thế
Giữ người chối bỏ vị trí công tác mà đào thoát Yanukovich,Nga đang dựng lên cái màn kịch chính danh, mặc dù biết không ai, kể cả người Nga tin. Và còn tệ hơn nữa,Nga đưa quân thâm nhập Crưm.Sự kiện này làm một số người bất ngờ,nhiều người Nga đã phản ứng. Các nhà khoa học,các nhà kinh tế, vẫn đi lại giữa hai nước gần như trong một nhà. Vì hai nước là hai anh em ruột có mối quan hệ thân thiết bậc nhất thế giới,nay anh lớn lợi dụng nhà em rối ren,mang quân xâm chiếm.
Nhưng những người nhớ dai, không ai lạ tính ông Putin. Lão ta giỏi vật,
nhưng sẵn sàng đấm thẳng hạ bộ đối phương khi thi đấu vật Judo. Sự kiện
năm 1999, tổng thống Elxin bị Tổng chưởng lý Liên bang Popov đề nghị
Quốc hội bãi chức và sẽ công bố bằng chứng dung túng cho con rể tham
nhũng trên 30 triệu đô la. Theo báo Tin mật (Nga) năm 1999, ông Popov
chậm một bước.Mùa hè năm đó,ngoài chợ bán nhan nhản băng video ông này
đang kiệu một cô gái điếm lên cổ,và khoác tay cô khác trong một bể bơi.
Tất cả không mặc gì. Popov nói đó là băng giả. Một tuần sau,khi vừa nhận
được kiểm chứng từ Thụy sỹ là băng thật, ông Putin dẫn công an đến gí
súng vào đầu bắt giữ Popov với lý do vi phạm tư cách người nhân viên
công quyền. Theo báo đó, ông Popov bị người ta dụ uống rượu, tắm hơi và
lúc vào tắm thì có gái đẹp lành nghề kích dục làm bậy, đúng như giáo
trình bọn ‘’Chéc-ky’’ ( K G B ) dạy từ hồi mồ ma Dzeczinsky. Ông này bị
giam, mối lo của Tổng thống hết, ông Putin được tin dùng.
Là một võ sỹ, ông Putin giỏi chịu đòn và áp dụng sự chịu đựng đó từ việc
Syria đến việc chi 51 tỷ đô la vào Sô chi là bước lùi chịu đựng để tung
đòn hạ gục. Lần này,ai cũng tưởng ông ta sợ cấm vận kinh tế chính trị
mà dừng bước. Hơn nữa,làn sóng tỵ nạn tràn vào Nga rất lớn. Mới mấy ngày
mà hàng trăm ngàn người đã xin vào Nga. Không ngờ Putin cố chịu mà xua
quân vào Crưm. Và chắc rằng, ông ta tin rằng, không có đòn nặng, vì nếu
cấm vận Nga,phương Tây sẽ chịu thiệt hại lớn về kinh tế, tính ra có thể
lên tới trên 1,000 tỷ euro(theo báo Tin tức Moscva) và cũng không có
tiền trợ giúp cho Ucraina. Báo chí Nga nói rõ,sẽ không có chiến dịch cấm
vận kinh tế-chính trị toàn diện,hay nói một cách khác,chiến tranh lạnh
sẽ không nổ ra. Và chớp thời cơ, ông Putin ra đòn dưới thắt lưng đối
thủ.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Saturday, March 15, 2014
TIN QUỐC TẾ
Tổng thống Putin ký Hiệp định sáp nhập Crimée vào Liên bang Nga
Tổng thống V.Putin (G) và các lãnh đạo Crimée sau lễ ký kết sáp nhập bán đảo này vào Liên bang Nga, Matxcơva, 18/03/2014
REUTERS
Hôm nay, 18/03/2014, trong cuộc gặp các tân lãnh đạo Crimée
thân Nga, tại Matxcơva, Tổng thống Vladimir Putin đã ký Hiệp định sáp
nhập bán đảo Crimée vào Liên bang Nga và Hiệp định này có hiệu lực ngay
lập tức. Việc ký kết đã diễn ra sau khi ông Putin phát biểu trước các
dân biểu Hạ viện và Thượng viện, thống đốc các vùng và thành viên chính
phủ.
Theo lời ông Putin, chính quyền Matxcơva không mong muốn phân
chia lãnh thổ Ukraina, nhưng vùng Crimée có tầm quan trọng sống còn và
lịch sử đối với nước Nga.
Điện Kremlin sau đó khẳng định « nước Cộng hòa Crimée được coi như gắn với Liên bang Nga, kể từ ngày ký Hiệp định ».
Cho dù văn bản này còn phải được sự phê chuẩn của các nghị sĩ Nga, nhưng đây chỉ là thủ tục. Ngày phê chuẩn chưa được công bố.
Như vậy, chỉ trong vòng 48 giờ, Matxcơva đã tuần tự thực hiện các quy
trình để sáp nhập Crimée vào Nga, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của
phương Tây.
Cụ thể là tối qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công
nhận nền độc lập của bán đảo Crimée. Quyết định này được đưa ra ngay sau
cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức hôm Chủ nhật, 16/03, với kết quả có
hơn 96% phiếu thuận, đồng ý sáp nhập Crimée vào Nga.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình :
« Như vậy là chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau cuộc trưng cầu dân ý,
Matxcơva đã công nhận nền độc lập của Crimée. Theo sắc lệnh của Tổng
thống Putin, chiểu theo ý nguyên của nhân dân vùng Crimée được bày tỏ
qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/03/2014, Nga quyết định công nhận nước
Cộng hòa Crimée như một Nhà nước có chủ quyền và độc lập và thành phố
Sébastopol có một quy chế đặc biệt. Sắc lệnh có hiệu lực cùng ngày ký.
Trong vòng hai tuần, Nga đã đạt được mục tiêu cắt bán đảo Crimée
ra khỏi Ukraina, qua việc gây áp lực về quân sự mà không dẫn đến đổ máu
cùng với một chiến dịch tuyên truyền nhằm thuyết phục người Nga và cư
dân vùng Crimée rằng họ cùng có tương lai chung.
Hôm qua, 17/03, Quốc hội Crimée đã nhất trí quyết định đề nghị
chính thức cho vùng Crimée được hội nhập vào Liên bang Nga. Một phái
đoàn do Thủ tướng Crimée ly khai Serguei Axionov dẫn đầu, đã tới
Matxcơva. Thứ Sáu tới, 21/03, Hạ viện – Douma – sẽ bỏ phiếu dự luật về
việc sáp nhập bán đảo Crimée vào Liên bang Nga ».
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140318-tong-thong-putin-ky-hiep-dinh-sap-nhap-crimee-vao-lien-bang-nga
Putin được Crimée nhưng đưa nước Nga vào ngõ hẹp
Từ khi trở lại điện Kremli vào năm 2013, tổng thống Nga
Vladimir Putin đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác : Từ thành
công bịt miệng đối lập trong nước đến làm thất bại Tây phương ở Syria và
chuẩn bị sáp nhập Crimée. Lãnh đạo Nga ngày càng tự tin nhưng nước
Nga có nguy cơ phải trả giá đắt.
Kinh tế Nga đang trả giá vì cuộc khủng hoảng tại Ukraina sẽ
không tránh được suy thoái vì các biện pháp trừng phạt của Tây phương.
Mỗi ngày nhà nước phải chi ra 10 tỷ đô la để trợ giá cho đồng rúp,
doanh nghiệp nợ vốn nước ngoài 700 tỷ đô la, trong khi trữ lượng ngoại
tệ Nga chỉ có 500 tỷ. Ngân hàng nhà nước VTB Capital nhận định kinh tế
Nga không chịu đựng nổi cú « sốc » trừng phạt.
AFP cho rằng kinh tế Nga đứng trước tình hình tồi tệ nhất
trong khi nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ , nơi mà các đại gia Nga cất
giấu 60% tài sản dự báo một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Nga. Từ
Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên phân tích :
« Ông Putin xem thường Tây phương và thẩm định quá cao khả năng trả đũa của ông ấy…. »
Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày hôm qua, 16/03/2014, các cử
tri vùng Crimée, với hơn 96% phiếu thuận, đã đồng ý sáp nhập vùng lãnh
thổ này vào Nga, cho dù phương Tây tuyên bố không thừa nhận cuộc bỏ
phiếu này.
Trung Quốc thừa nhận nguy cơ phá sản
Binh sĩ được cho là của Nga tại Simferopol,Crimée, ngày 3 mars 2014.
REUTERS/David Mdzinarishvili
Từ khi trở lại điện Kremli vào năm 2013, tổng thống Nga
Vladimir Putin đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác : Từ thành
công bịt miệng đối lập trong nước đến làm thất bại Tây phương ở Syria và
chuẩn bị sáp nhập Crimée. Lãnh đạo Nga ngày càng tự tin nhưng nước
Nga có nguy cơ phải trả giá đắt.
Trong cuộc đọ sức với Tây phương để khẳng định một chỗ đứng
ngang hàng với Mỹ trên bán cờ thế giới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã
thắng một ván cờ ngoạn mục. Quân đội Nga đã chiếm được một lãnh thổ của
nước ngoài tại châu Âu bất chấp phản ứng bất bình của các thủ đô Tây
phương. Khi đưa quân kiểm soát bán đảo Crimée của Ukraina nơi mà đa số
dân cư nói tiếng Nga, sau khi thay đổi chính quyền tại Kiev, nước Nga
của Vladimir Putin đã tiến thêm một bước dài trong chính sách khẳng định
sức mạnh quân sự. Trên đây là nhận định của AFP tổng hợp phân tích của
nhiều chuyên gia Nga.
Theo nhà chính trị học người Nga Gleb Pavlovski, nguyên là cố vấn chính trị của điện Kremli, thì ở Tây phương, không một nước nào sẵn sàng đổ máu vì bán đảo Crimée. Ông dự báo Tây phương sẽ phải vất vả tìm một giải pháp. Đoạt được Crimée là đỉnh điểm trong thế đang lên của ông Putin sau khi Thế vận hội mùa đông tại Sotchi kết thúc thành công, một chiến dịch phô trương uy thế cá nhân do chính tổng thống Nga trực tiếp chỉ đạo.
Cựu cố vấn chính trị của Tổng thống Nga kết luận : Putin từ nay là trung tâm của cuộc khủng hoảng này và khả năng hành động của ông gia tăng gấp bốn lần . Chính Putin chứ không phải là Tây phương định đoạt số phận của cuộc cách mạng Ukraina. Cũng trong chiều hướng này, giáo sư Nicolai Petrov, thuộc trường cao đẳng kinh tế Matxcơva thẩm định Tổng thống Nga cảm thấy hăng hái vì nghĩ rằng Tây phương đã yếu và luật chơi mới bây giờ là kẻ mạnh sẽ thắng.
Trước khi can thiệp quân sự vào Crimée với một kịch bản có lẽ được chuẩn bị chu đáo với bước kết tiếp sáp nhập bán đảo này qua trưng cầu dân ý vào chủ nhật tới, chủ nhân điện Kremli đã làm Tây phương thất bại tại Syria. Tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga liên tục dùng quyền phủ quyết bác bỏ mọi nghị quyết trừng phạt chế độ Damas rồi tung sáng kiến « hợp tác » kiểm soát vũ khí hóa học của Syria buộc Mỹ, Pháp phải từ bỏ giải pháp oanh kích, nhờ vậy mà chính quyền Bachar al-Assad, đồng minh của Nga, tồn tại đến hôm nay.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140314-putin-duoc-crimee-nhung-dua-nuoc-nga-vao-ngo-hepTheo nhà chính trị học người Nga Gleb Pavlovski, nguyên là cố vấn chính trị của điện Kremli, thì ở Tây phương, không một nước nào sẵn sàng đổ máu vì bán đảo Crimée. Ông dự báo Tây phương sẽ phải vất vả tìm một giải pháp. Đoạt được Crimée là đỉnh điểm trong thế đang lên của ông Putin sau khi Thế vận hội mùa đông tại Sotchi kết thúc thành công, một chiến dịch phô trương uy thế cá nhân do chính tổng thống Nga trực tiếp chỉ đạo.
Cựu cố vấn chính trị của Tổng thống Nga kết luận : Putin từ nay là trung tâm của cuộc khủng hoảng này và khả năng hành động của ông gia tăng gấp bốn lần . Chính Putin chứ không phải là Tây phương định đoạt số phận của cuộc cách mạng Ukraina. Cũng trong chiều hướng này, giáo sư Nicolai Petrov, thuộc trường cao đẳng kinh tế Matxcơva thẩm định Tổng thống Nga cảm thấy hăng hái vì nghĩ rằng Tây phương đã yếu và luật chơi mới bây giờ là kẻ mạnh sẽ thắng.
Trước khi can thiệp quân sự vào Crimée với một kịch bản có lẽ được chuẩn bị chu đáo với bước kết tiếp sáp nhập bán đảo này qua trưng cầu dân ý vào chủ nhật tới, chủ nhân điện Kremli đã làm Tây phương thất bại tại Syria. Tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga liên tục dùng quyền phủ quyết bác bỏ mọi nghị quyết trừng phạt chế độ Damas rồi tung sáng kiến « hợp tác » kiểm soát vũ khí hóa học của Syria buộc Mỹ, Pháp phải từ bỏ giải pháp oanh kích, nhờ vậy mà chính quyền Bachar al-Assad, đồng minh của Nga, tồn tại đến hôm nay.
Trước đó nữa, vào mùa đông năm 2012, để đối phó với một làn sóng
biểu tình có khi lến đến hàng trăm ngàn người phản đối chế độ tham nhũng
và gian lận bầu cử, Vladimir Putin đã đáp trả bằng những biện pháp trấn
áp thô bạo nhất, kiểm duyệt thông tin, bắt nhốt đối lập nhưng pha lẩn
một số động thái xoa dịu như trả tự do cho các nữ ca sĩ ban nhạc Pusy
Riot và nhà tỷ phú Mikhail Khodorkovski hồi cuối năm 2013.
Theo giáo sư Nicolai Petrov thì Putin đã bắn một mũi tên mà trúng hai
con chim : Khai thác áp lực của Tây phương để gia tăng trấn áp trong
nước, vừa cô lập được thành phần xã hội ưu tú vừa chiếm cảm tình
của thành phần quần chúng bình dân mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa cực
đoan.
Theo AFP, 14 năm tính từ khi được cố tổng thống Yelsin bổ nhiệm làm
thủ tướng trong bối cảnh nước Nga suy sụp, cựu trung tá KGB, năm nay 61
tuổi, đã củng cố được cho mình thế độc tôn và xây dựng một chế độ chính
trị độc đoán. Chuyên gia Petrov dự đoán chế độ theo mô hình « pháo đài bị vây hãm » này chỉ tồn tại trong ngắn hạn ít nhất là cho đến khi Putin hết nhiệm kỳ.
Câu hỏi đặt ra là hệ quả sẽ ra sao cho nước Nga và dân Nga ?
Giáo sư Nikolai Petrov cho rằng ông Putin thiếu tầm nhìn xa trên hồ
sơ Ukraina. Kịch bản đối đầu do ông lựa chọn sẽ đi vào ngõ cụt. Chiến
thắng hôm nay nhưng sẽ trả giá rất đắt về chiến lược và kinh tế ngày
mai. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thấp, đồng rub trượt giá mỗi
ngày, tư bản chạy ra nước ngoài thay vì đầu tư trong nước, nếu các biện
pháp trừng phạt được thi hành thì Nga bị thiệt hại nhiều hơn Tây phương.
Vì không thực hiện được lời hứa nâng cao mức sống của người dân, con
đường đấu sức với Tây phương sẽ đưa Nga vào lối mòn « liên xô cũ » với
ngân sách quốc phòng quan trọng, tiền bạc không dùng để xây trường học
và đường xá nhưng lại đổ vào sản xuất súng đạn, xe tăng. Đó là nhận định
của bà Lilia Chevtsova, nhà phân tích của viện nghiên cứu Carnegie
Center.
Hay nói như Nikolai Petrov : "Nước Nga là con tin của Putin".
Tây phương và các biện pháp trừng phạt Nga
Tổng thống Mỹ Obama trong buổi nói chuyện tại Nhà Trắng ngày 17/03/2014.
REUTERS/Kevin Lamarque
Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ, cách nhau vài phút đồng loạt
thông báo một loạt biện pháp mới trừng phạt Matxcơva và một số lãnh đạo
cũ tại Ukraina.
Biện pháp công bố chiều hôm qua 17/03/2014, cấm visa và phong
tỏa tài sản, tránh không đụng đến tổng thống Putin nhưng đánh vào giới
thân cận nhất của chủ nhân điện Kremli và bản thân cựu tổng thống
Ukraina, Victor Ianoukovitch.
Tổng cộng 13 người bị cấm visa và bị phong tỏa tài sản trong danh
sách của Mỹ gồm phó thủ tướng Dmitri Rogozin, chủ tịch Thượng viện
Valentina Matvienko, hai cố vấn của tổng thống, hai dân biểu Hạ viện.
Danh sách của châu Âu là 21 người trong đó có « thủ tướng Crimée »
Serguei Anxionov, thị trưởng Sebastopol, đô đốc Denis Berezovski, tư
lệnh hải quân tuyên bố trung thành với Nga. Trong số quan chức Nga bị
trừng phạt có ba tướng lãnh kể cả tư lệnh hạm đội Hắc hải Alexander
Vitko, có chủ tịch ủy ban an ninh và quốc phòng của Hội đồng liên bang
Nga và phó chủ tịch Hạ viện. Nhật Bản cũng thông báo ngưng đầu tư và
đàm phán miễn thị thực với Nga.
Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường thuật :
" Danh sách công dân Nga bị trừng phạt trong đợt đầu tiên là
những người thân tín nhất của ông Putin tại Matxcơva, những lãnh đạo ở
Crimée chủ trương ly khai với Ukraina và các cựu lãnh đạo Ukraina lưu
vong trong đó có tổng thống Ianoukovitch. Theo giải thích của Nhà Trắng
thì những người bị trừng phạt, phong tỏa tài sản và cấm visa là lý
thuyết gia, là chiến lược gia, là những kẻ hoạch định cuộc khủng hoảng
hiện nay.
Trong một thông điệp ngắn tiếp sau đó, tổng thống Obama nhấn mạnh
đây chỉ là giai đoạn đầu. Nếu nước Nga tiếp tục can thiệp vào
Ukraina thì sẽ bị loạt biện pháp trừng phạt mới gây tai hại cho kinh
tế Nga nhiều hơn. Tuy nhiên, một giải pháp ngoại giao vẫn khả thi nếu
tổng thống Nga lùi bước, nhưng có lẽ đây không phải là trường hợp hiện
nay.
Liên quan đến phản ứng trả đũa của Nga, Nhà Trắng giải thích là
những thiệt hại mà Putin hy vọng gây cho Tây phương không thể so sánh
với thiệt hại do các biện pháp trừng phạt của Tây phương gây cho Nga.
Còn trên các hồ sơ quốc tế có Nga tham dự như các cuộc đàm phán
hạt nhân với Iran, Nhà Trắng cõ vẻ kỳ vọng vào Teheran nhiều hơn, vào
quyết tâm của chính quyền Iran thật sự muốn thoát ra khỏi vong vây cấm
vận từ 30 năm nay, để tìm một thỏa thuận. "
Kinh tế, tài chính Nga trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng
Trước của ngân hàng Nga Sberbank tại Simferopol.
REUTERS/Vasily Fedosenko
Kinh tế Nga đang trả giá vì cuộc khủng hoảng tại Ukraina sẽ
không tránh được suy thoái vì các biện pháp trừng phạt của Tây phương.
Mỗi ngày nhà nước phải chi ra 10 tỷ đô la để trợ giá cho đồng rúp,
doanh nghiệp nợ vốn nước ngoài 700 tỷ đô la, trong khi trữ lượng ngoại
tệ Nga chỉ có 500 tỷ. Ngân hàng nhà nước VTB Capital nhận định kinh tế
Nga không chịu đựng nổi cú « sốc » trừng phạt.
AFP cho rằng kinh tế Nga đứng trước tình hình tồi tệ nhất
trong khi nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ , nơi mà các đại gia Nga cất
giấu 60% tài sản dự báo một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Nga. Từ
Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên phân tích :« Ông Putin xem thường Tây phương và thẩm định quá cao khả năng trả đũa của ông ấy…. »
Hệ lụy của việc Crimée sáp nhập vào Nga
Những người ủng hộ sáp nhập với Nga biểu tình ở quảng trường Lê Nin, Simféropol, Crimée, 17/03/2014
REUTERS
Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày hôm qua, 16/03/2014, các cử
tri vùng Crimée, với hơn 96% phiếu thuận, đã đồng ý sáp nhập vùng lãnh
thổ này vào Nga, cho dù phương Tây tuyên bố không thừa nhận cuộc bỏ
phiếu này.
Câu hỏi đặt ra là việc Crimée sáp nhập vào Nga sẽ dẫn đến
những thay đổi gì đối với người dân trên bán đảo này, đối với nước Nga,
Ukrain và phương Tây ?
Theo giới phân tích, tình hình trước và sau cuộc trưng cầu dân ý tại
Crimée không có gì thay đổi. Bà Hélène Blanc, một chuyên gia về Nga,
được trang francetvinfo trích dẫn, nhận định : Bán đảo Crimée đã bị cắt
đứt với thế giới bên ngoài và đã bị quân đội Nga chiếm đóng. Do vậy,
trong một chừng mực nào đó, vùng Crimée đã gắn với Nga và cuộc trưng cầu
dân ý chỉ nhằm chính thức hóa một tình hình đã tồn tại trên thực tế. Vả
lại, trước cuộc trưng cầu dân ý, vùng Crimée đã được hưởng quy chế tự
trị, có một sự độc lập tương đối với chính quyền Kiev.
Về mặt kinh tế, nếu sáp nhập vào Nga, thì vùng Crimée sẽ nhanh chóng
chuyển sang dùng đồng Rouble, nhưng sẽ không có thêm các lợi lộc gì vì
kinh tế Nga đang gặp khó khăn, tăng trưởng đi xuống, các nhà đầu tư lo
ngại các trừng phạt kinh tế và nước Nga bị cô lập trên trường quốc tế.
Ngoài ra, Ukraina đang cung cấp 85% nguồn nước và 82% tổng nhu cầu
điện của bán đảo Crimé. Trước mắt, Nga chưa thể thay thế nguồn cung ứng
này.
Bị thiệt thòi nhiều nhất là cộng đồng người Tatar, có nguồn gốc Thổ
Nhĩ Kỳ, chiếm từ 12 đến 15% tổng dân số vùng Crimée. Họ không nói tiếng
Nga, không nói tiếng Ukraina, theo đạo Hồi, và bắt đầu di chuyển về phía
tây Ukraina. Một số chuyên gia không loại trừ nguy cơ cộng đồng Tatar
trở thành vật tế thần trong cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraina.
Đối với Matxcơva, cuộc trưng cầu dân ý cho phép hợp thức hóa hành
động dùng vũ lực chiếm Crimée. Tổng thống Vladimir Poutine muốn chứng
mình rằng ông đã hành động một cách hợp pháp, tôn trọng các luật lệ quốc
tế. Cho đến hôm qua, trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Mỹ Barack
Obama, Tổng thống Nga vẫn khẳng định cuộc trưng cầu dân ý là phù hợp với
công pháp quốc tế. Mặt khác, một giáo sư công pháp quốc tế khẳng định
trên trang web francetvinfo rằng luật pháp quốc tế không cho phép cũng
như không cấm ly khai.
Việc sáp nhập Crimée vào Nga bảo đảm cho Matxcơva kiểm soát được căn
cứ quân sự ở Sébastopol, có lối tiếp cận trực tiếp ra biển Đen, cho dù
việc kiểm soát của Nga tại đây dựa trên một hợp đồng thuê có hiệu lực
đến năm 2042. Trong khi đó, báo Le Monde cho rằng đây là một thắng lợi
mang tính tượng trưng cao cho huyền thoại tái lập một nước Đại Nga.
Trong lĩnh vực kinh tế, có thể đây là dịp để ông Putin thúc đẩy nền
kinh tế chiến tranh. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây, như ngừng
cấp giấy nhập cảnh, phong tỏa tài sản Nga, không làm cho ông Putin lo
ngại, nhưng nếu các biện pháp trừng phạt kéo dài, thì kinh tế Nga có thể
bị suy yếu và Kremlin bị cô lập.
Thế hệ lụy đối với Ukraina sẽ ra sao ? Đất nước này bị mất đi 27 ngàn
km vuông với hai triệu dân và lối đi ra biển Đen. Cho đến nay, bán đảo
Crimée sống chủ yếu dựa vào du lịch, do vậy, Ukraina không chịu tổn thất
lớn về kinh tế. Tuy nhiên, đây là một mất mát mang tính biểu tượng cao
đối với chính quyền Kiev trong việc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia.
Đồng thời, đây cũng là một thất bại về ngoại giao của phương Tây. Cho
đến tận sát ngày tổ chức trưng cầu dân ý, các nước Châu Âu và Hoa Kỳ
vẫn cố tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraina, với nhiều
cảnh báo, đe dọa trừng phạt, cô lập Nga.
Thế nhưng, theo bà Hélène Blanc, cho đến nay, chỉ có « Hoa Kỳ và trong một chừng mực hạn hẹp nào đó là Đức, là có thể đối thoại với ông Putin
». Hơn nữa, ông Putin bỏ ngoài tai mọi lời kêu gọi của phương Tây và
tùy theo từng đối tác, ông có ứng xử khác nhau. Hậu quả là Nga là phương
Tây hoàn toàn không hiểu nhau nữa. Theo chuyên gia này, « người Nga là những kỳ thủ tuyệt vời, họ dự ứng trước tất cả các nước đi của đối thủ » và không lộ ra chiến lược của mình.
Cho đến nay, nhiều nước Châu Âu vẫn tiếp tục lo lắng về « mối đe dọa
bị cắt cung ứng khí đốt mà không báo trước », từ phía Nga. Bà Hélène
Blanc nhận định : « Sai lầm cơ bản của Châu Âu là không phát triển
một chính sách rõ ràng và có phối hợp giữa 28 thành viên, họ hài lòng
với những phản đối nhỏ nhoi thay vì cùng nhau tiến hành một cuộc đối
thoại cứng rắn » với Nga.
Dây
chuyền sản xuất tại một xí nghiệp xe máy Piaggio tại Vĩnh Phúc,
11/06/2011.Tăng trưởng của Việt Nam phần lớn là nhờ các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
REUTERS/Kham
Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam đang gây lo ngại
cho các chuyên gia về nguy cơ Việt Nam mất quyền kiểm soát kinh tế, đặc
biệt với việc các công ty Trung Quốc dần dần thâu tóm các công ty Việt
Nam.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2013, vốn
đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng đột
biến, lên đến mức hơn 2,3 tỉ đôla so với 345 triệu đôla của năm 2012,
đặc biệt là đầu tư vào hai lĩnh vực bất động sản và dệt may. Ngoài ra,
doanh nghiệp Trung Quốc còn đẩy mạnh tiếp cận các lĩnh vực: khai khoáng,
sản xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng...
Trong bối cảnh đó, vào tuần trước, Thông tấn xã Việt Nam loan tin là
Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một
công ty dệt may của Trung Quốc xây dựng một nhà máy với tổng vốn đầu tư
68 triệu đôla (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo
Minh (huyện Vụ Bản). Thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy
chứng nhận đầu tư.
Dự án này được loan báo vào lúc mà các doanh nghiệp dệt may Trung
Quốc đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam, với hy vọng sau này được hưởng
những điều kiện ưu đãi khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), với thuế suất xuất khẩu may mặc của Việt Nam sẽ
được giảm xuống đến mức có thể chỉ còn 0% khi nhập vào Mỹ, thị trường
lớn nhất của Việt Nam trong số các nước tham gia TPP.
Điều này đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam,
hiện có sức cạnh tranh còn rất yếu, vì chủ yếu vẫn là gia công và phụ
thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nhà phân tích tại
Việt Nam đã cảnh báo rằng dù sau này là thành viên của TPP, Việt Nam
cũng không thể tận hưởng toàn bộ những lợi thế của một thành viên và
phần ngon nhất của « chiếc bánh » TPP sẽ vào tay Trung Quốc.
Nhưng không chỉ trong lĩnh vực may mặc, Trung Quốc cũng đang gia tăng
đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam. Theo báo Đất Việt ngày
18/01/2014, cùng với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, một
số nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư bất động sản tại khu vực
miền Trung. Báo cáo mới nhất của Công ty dịch vụ bất động sản CBRE cho
biết, các nhà đầu tư Hồng Kông, Trung Quốc đang ngấp nghé nhiều dự án
nghỉ dưỡng kèm theo loại hình kinh doanh giải trí ở Đà Nẵng.
Cách đây không lâu, nhiều người đã lên tiếng báo động về việc Trung
Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia ở
khắp Việt Nam. Nay các công ty Trung Quốc cũng đang dần dần thâu tóm
các công ty Việt Nam.
Lợi dụng lúc nhiều công ty Việt Nam đang gặp khó khăn về mặt tài
chính, phải bán một phần vốn cho doanh nghiệp nước ngoài, công ty Trung
Quốc tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều.
Các chuyên gia trong nước lo ngại là sau một thời gian, những công ty
đó có nguy cơ biến thành công ty Trung Quốc, không còn là công ty Việt
Nam, nếu như họ mua được nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng
quản trị.
Trang mạng Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 14/02 vừa qua đã có bài báo
động về nguy cơ này với hàng tựa: « Trung Quốc “âm thầm” thâu tóm doanh
nghiệp Việt ». Tiêu biểu là vụ công ty Firstland (Trung Quốc) mới đây đã
trở thành cổ đông lớn của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI) với tỷ
lệ sở hữu 5,63%. Cuối tháng 12/2013 vừa qua, Gaoling, một quỹ của nhà
đầu tư Trung Quốc, cũng đã chi 40 triệu đôla để mua 6,2 triệu cổ phiếu
và trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty Vinacafe Biên Hòa.
Tại hội thảo "Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014" mới
đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết rằng, không chỉ doanh
nghiệp Trung Quốc, mà hiện các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng tham
gia ngày càng sâu vào nền kinh tế Việt Nam. Theo bà Phạm Chi Lan, hoạt
động của doanh nghiệp FDI có thể có lợi trước mắt, nhưng về lâu dài Việt
Nam lại đang đẩy kinh tế vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Bà Phạm Chi Lan đặc biệt lo ngại về việc ở Hà Tĩnh thời gian vừa qua,
« mức độ có mặt của người Trung Quốc nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam
làm đôi », đặt ra những thách thức không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, xã
hội.
Tuy nhiên, đối với một số chuyên gia kinh tế như tiến sĩ Nguyễn Quang
A, việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào nước láng giềng Việt nam là
chuyện bình thường. Nguy cơ ở đây chính là do bản thân nền kinh tế Việt
Nam còn quá yếu kém, doanh nghiệp tư nhân thì không được tạo điều kiện
phát triển, doanh nghiệp Nhà nước thì hoạt động thiếu hiệu quả, nên phải
dựa ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài. Sau đây mời quý vị nghe bài
phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Thủ tướng Lý Khắc Cường trong cuộc họp báo ngày 13/03/2014.
REUTERS/Barry Huang
Ngày 13/03/2014, họp báo sau khi kết thúc kỳ họp thứ 2 của Quốc
hội Trung Quốc khóa 12, thủ tướng Lý Khắc Cường đề ra những định hướng
cho chính sách kinh tế trong năm 2014. Lần đầu tiên Bắc Kinh cảnh cáo
nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tuyên bố trên được đưa ra hơn một tuần lễ
sau khi Chaori Solar, tập đoàn cung cấp trang thiết bị pin mặt trời
nhìn nhận mất khả năng thanh toán. Nền kinh tế thứ hai của thế giới đang
phát đi những tín hiệu xấu ?
Trung Quốc đang thực hiện điều đã cam kết : dành cho thị trường
một vai trò quan trọng hơn trong các hoạt động kinh tế. Phát biểu nhân
cuộc họp báo duy nhất được phát trực tiếp trên đài truyền hình trong
năm, thủ tướng Lý Khắc Cường như chứng mình điều đó khi báo trước khả
năng nhiều doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán và chính quyền sẽ
không can thiệp để cứu vớt các công ty làm ăn thua lỗ đó.
Trong ấn bản đề ngày 14/03/2014 nhật báo tài chính Mỹ The Financial
Times nêu lên câu hỏi phải chăng là Trung Quốc đứng trước thời điểm như
Hoa Kỳ vào mùa thu năm 2008 khi chính phủ Mỹ quyết định « bỏ rơi » tập
đoàn ngân hàng Lehman. Sự sụp đổ của định chế tài chính này là điểm khởi
đầu dẫn tới một trận « đại hồng thủy trên thị trường tài chính thế giới
». Phải chăng tại Trung Quốc thời kỳ các tập đoàn và doanh nghiệp ỷ lại
vào nhà nước để đi vay bừa bãi mà không hề sợ bị vỡ nợ đã đi qua ?
Trong khi đó bản thân các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đang bị bóng ma của
các khoản nợ khó đòi ám ảnh. Thủ tướng họ Lý thừa nhận Trung Quốc «
đặc biệt quan tâm đến những rủi ro tài chính và những mối đe dọa do nợ
chồng chất ». Tính chung cả nợ của nhà nước và tư nhân Trung Quốc đã lên
tới hơn 200 % GDP của nền kinh tế số 2 trên thế giới.
Nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc trong quý 4/2013 đã tăng thêm gần
5 tỷ đô la đặt ngưỡng cao nhất kể từ tháng 9/2008. Đây cũng là quý thứ 9
liên tiếp chỉ số này gia tăng. Trong khi đó công ty thẩm định tài chính
Mỹ, Standard & Poor’s ghi nhận là « chất lượng » tín dụng Trung
Quốc giảm đi trong năm nay. Vẫn theo thẩm định của Standard & Poor's
các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngồi trên một gối nợ 13.800 tỷ đô la
Mỹ, tức là một khối nợ còn cao hơn cả so với nợ của Hoa Kỳ !
|
Từ Suntech đến Chaori Solar
Theo như nhận định của nhà báo Agnieszka Kumor đài RFI, vào lúc kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tỏ ra thực tế hơn, chủ yếu là để phòng hậu họa :
« Với việc tăng trưởng của Trung Quốc đang bị chậm lại thủ tướng Lý
Khắc Cường không che giấu khả năng nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tuyên
bố nói trên diễn ra chỉ hơn một tuần lễ sau vụ tập đoàn cung cấp trang
thiết bị chế tạo pin mặt trời Siêu Nhật Thái Dương- Chaori Solar- ở
Thượng Hải thông báo vỡ nợ trái phiếu được phát hành cách nay 2 năm. Đây
là lần đầu tiên một công ty của Trung Quốc mất khả năng thanh toán ngay
trên sân nhà mà không một ngân hàng nhà nước nào hay chính quyền thành
phố Thượng Hải can thiệp để cứu giúp. Trường hợp của Chaori Solar là một
cột mốc quan trọng trong lịch sử kinh tế Trung Quốc : Trung Quốc nhanh
chóng thúc đẩy tiến trình mở cửa kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào những lĩnh vực mà tới nay vẫn do nhà nước độc quyền kiểm soát.
Bên cạnh đó Bắc Kinh còn đang nhắm tới một mục tiêu khác đó là giới
hạn tầm hoạt động của hệ thống tài chính chợ đen. Chính hệ thống này là
nguyên nhân đẩy nợ công của các chính quyền địa phương, và doanh nghiệp
của nhà nước tăng vọt trong thời gian gần đây. Chỉ trong hai năm rưỡi
vừa qua, tổng nợ công của các chính quyền địa phương trên toàn quốc đã
tăng tổng cộng là 70 % ».
Tới nay, chính quyền Trung Quốc qua trung gian hệ thống ngân hàng do
nhà nước kiểm soát, hay các chính quyền địa phương luôn can thiệp tránh
để cho các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Thế nhưng vào đầu
tháng3/2014, công ty chuyên cung cấp bản kính để tạo ra pin mặt trời
Chaori Solar –Siêu Nhật Thái Dương- trụ sở tại Thượng Hải đã thú nhận
mất khả năng huy động thêm vốn để thanh toán nợ cũ. Cụ thể là Chaori
không thể trả đúng hạn 90 triệu nhân dân tệ - khoảng 14,6 triệu đô la-
tiền lãi cho các chủ nợ.
Được thành lập cách nay hơn một chục năm Chaori đã phát triển rất
nhanh theo mô hình vay thêm nợ mới để thanh toán nợ cũ.Tất cả đã diễn ra
suông sẻ cho đến khi Trung Quốc bắt đầu bước vào gia đoạn tạm gọi là «
vỡ bong bóng pin mặt trời ». Tức là số xí nghiệp lao vào khu vực năng
lượng tái tạo này ngày càng nhiều, họ mạnh dạn đi vay để mở rộng khả
năng sản xuất trong lúc nhu cầu trên thế giới và ở ngay chính thị trường
Trung Quốc bắt đầu bão hòa.
Chaori là tập đoàn đầu tiên tại Trung Quốc bị vỡ nợ vì không bán được
hàng mà không được nhà nước Trung Quốc ra lệnh cho các trung gian xóa
nợ, như là điều mà Bắc Kinh đã làm để cứu quỹ đầu từ Trung Thành Tín –
China Credit cách vào tháng 1/2014. Tuy nhiên trong ngành năng lượng tái
tạo, trước Chaori cách nay đúng một năm, một trường hợp bị phá sản khác
được nhắc tới nhiều là tập đoàn Suntech – Thượng Đức. Tháng 3/2013 Bắc
Kinh cũng đã quyết định « không can thiệp vào chuyện nội bộ của Suntech
vào lúc mà tập đoàn sản xuất pin mặt trời này không có khả năng thanh
toán nợ đáo541 triệu đô la Mỹ cho 9 chủ nợ.
Khác với Chaori, Suntech là một trong những tập đoàn Trung Quốc hiếm
hoi tham gia sàn chứng kháon New York. Việc bỏ rơi Suntech từng là một
bài toán nan giải : ở cấp trung ương, Bắc Kinh hy sinh Suntech để chứng
minh với Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ là Trung Quốc không áp dụng chính
sách trợ giá ào lúc mà cả Washington lẫn Bruxelles đều đòi đánh thuế vào
pin mặt trời của Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ và châu Âu. Nói cách
khác, Trung Quốc hy sinh một con cờ đề cứu vãn cả ngành năng lượng pin
mặt trời của mình.
Thế nhưng ở cấp địa phương, thì việc Suntech bị phá sản là một liều
thuốc đắng : Suntech nuôi sống một đội ngũ 20.000 nhân viên, làm việc
trong các chi nhánh từ Vô Tích, Lạc Dương, Thanh Hải đến Thượng Hải.
Nói cách khác, việc đóng cửa Suntech là một tai vạ khi biết rằng, chỉ
riêng tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô có đến khoảng 10.000 nhân viên bị cho
nghỉ việc.
Bài học nào từ trường hợp của Chaori ?
Câu hỏi đặt ra là vì sao không chỉ ở Trung Quốc mà ngay cả Âu, Mỹ
cũng đang dồn mọi chý ý vào vụ Chaori phá sản ? Xét cho cùng Siêu Nhật
Thái Dương là một doanh nghiệp tương đối nhỏ và vụ vỡ nợ của họ -chưa
đầy 15 triệu đô la -không ảnh hưởng gì nhiều đến phần còn lại của nền
kinh tế Trung Quốc.
Như đã nói : thứ nhất qua trường hợp của Chaori, Trung Quốc đang thực
hiện cam kết « giảm bớt mức độ can thiệp của nhà nước vào các hoạt động
kinh tế ». Đây là tín hiệu Bắc Kinh gửi đến các tập đoàn và doanh
nghiệp Trung Quốc rằng nhà nước sẽ không còn đứng ra bảo đảm một cách tự
động cho tất cả những doanh nghiệp. Có vay, thì phải có trả. Trả không
được nợ thì bị phá sản. Mục tiêu sau cùng là giới hạn bớt rủi ro nợ khó
đòi. Tuy nhiên ai cũng biết rằng, Trung Quốc sẽ cứu xét từng trường hợp
chứ không khi nào bỏ rơi hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Thứ hai là khi mà các doanh nghiệp phải « tự lập », khi mà khả năng
vỡ nợ của không còn là « kịch bản không bao xảy tới » thì đương nhiên
các chủ nợ đòi có nhiều bảo đảm hơn. Điều đó có nghĩa là về lâu dài, lãi
suất ngân hàng sẽ tăng khi cấp vốn cho các doanh nghiệp. Đối với một
nền kinh tế như của Trung Quốc khi tỷ lệ tăng trưởng đã rơi xuống mức
thấp kỷ lục (7,5 % trong năm 2014) và đã luôn vận hành theo kiểu vay
thêm vốn mới để thanh toán nợ cũ, thì liệu rằng các doanh nghiệp Trung
Quốc có thể chống chọi với tình thế được bao lâu ? Đương nhiên là chính
quyền Trung Quốc –từ trung ương đến địa phương sẽ không dám mạnh tay bỏ
rơi các doanh nghiệp như những gì đã tuyên bố trong thời gian gần đây.
Chốt lại thì sẽ chỉ có những con cá bé, những hãng xưởng nhỏ, sẽ phải
đóng cửa … Bởi đó là những « con vịt què » mà sự tồn tại hay không,
chẳng tác động nhiều đến kinh tế chung của cả nước.
Kịch bản mà Bắc Kinh không muốn trông thấy xảy ra là trong bối cảnh
tăng trưởng kinh tế đang giảm tốc độ, sẽ có thêm nhiều công ty gặp khó
khăn và không trả nước nợ đáo hạn. Đó cũng sẽ là nguyên nhân khiến trái
phiếu phát hành của nhiều công ty Trung Quốc bị bán đổ bán tháo, tạo nên
một làn sóng khủng hoảng tài chính.
Nhưng có lẽ điều đã khiến giới tài chính quốc tế chú ý hơn cả đến vụ
vỡ nợ của Chaori do đây là tín hiệu mới về nguy cơ thị trường trái phiếu
Trung Quốc bị đe dọa. Chaori chỉ là nạn nhân đầu tiên, báo trước nhiều
vụ phá sản khác.
Chỉ riêng trong ngành năng lượng pin mặt trời, các doanh nghiệp Trung
Quốc trong năm nay phải thanh toán các trái phiếu đáo hạn lên tới
khoảng 8 tỷ đô la – một khoản nợ khá nhỏ nếu đem so sánh với nợ đã vay
hoặc qua trung gian ngân hàng, hoặc dưới hình thức trái phiếu của các
ngành như công nguyện luyện thép, ngành tàu thủy hay khai thác than đá …
Vào năm 2008 tổng số nợ dưới dạng trái phiếu của 945 tập đoàn tham gia
sàn chứng khoán Trung Quốc lên tới 1.820 tỷ nhân dân tệ. Đến năm 2014
khối lượng đó được nhân lên hơn gấp đôi, đạt tới hơn 4.700 tỷ. Cùng lúc,
tỷ lệ nợ so với tài sản của các xí nghiệp ở Trung Quốc là hơn 90 %.
Trong khi đó tỷ lệ này trung bình tại châu Á là ở vào khoảng 70 %.
Bên cạnh món nợ khổng lồ mà các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ, đang
quan ngại hơn là số tiền mà các quỹ tín dụng của Trung Quốc –trust- đã
cho vay. Thứ nhất không ai biết một cách chính xác những quỹ này đang
nắm bao nhiêu nợ của doanh nghiệp trong tay. Những khoản nợ đó có mức độ
rủi ro lớn tới cỡ nào. Chỉ biết một cách tổng quát là 1/3 tín dụng các
quỹ này đã cấp sẽ đáo hạn trong năm nay. Ngặt một nỗi là có khá nhiều
các con nợ trong số ấy đang gặp khó khăn.
Thứ hai đây là những cơ quan tài chính đã cấp vốn cho các doanh
nghiệp tư nhân khi mà những đơn vị này không thể đi vay của ngân hàng.
Điều đó cũng có nghĩa là rủi ro bị quỵt nợ là tương đối cao. Lý do thứ
ba là thể thức vận hành của bản thân các quý tín dụng « tranh tối tranh
sáng này »hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc. Những quỹ đó
có thể dế dàng huy động vốn, để rồi dùng khoản tiền đó cho vay trở lại
với lãi suất cao hơn để kiếm lời. Theo một nghiên cứu của ngân hàng JP
Morgan các quỹ tín dụng này vào năm 2012 đang làm chủ một khoản nợ lớn
gần bằng 70 % GDP của cả nước Trung Quốc !
http://www.viet.rfi.fr/kinh-te/20140318-trung-quoc-thua-nhan-nguy-co-pha-sanTrung Quốc tìm máy bay Malaysia mất tích trên lãnh thổ quốc gia
Bộ trưởng Giao thông Malaysia họp báo hôm 17/03/2014 về vụ máy bay mất tích
Reuters
Ngày 18/03/2014, một quan chức Trung Quốc cho biết Bắc Kinh
tiến hành các hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia ngay trên lãnh
thổ Trung Quốc, đồng thời, khẳng định là không có dấu hiệu cho thấy
hành khách Trung Quốc trên chuyến bay MH370 dính líu đến một vụ không
tặc.
Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia, ông Hoàng Huệ Khang (Huang
Huikang), được Tân Hoa Xã trích dẫn cho biết, Trung Quốc tiến hành tìm
kiếm chiếc máy bay mất tích tại những vùng nằm trong hành lang bay phía
bắc, cụ thể là các khu vực ở phía tây lãnh thổ Trung Quốc bao gồm Tân
Cương và Tây Tạng.Mặt khác, theo ông đại sứ, cuộc điều tra về các hành khách Trung Quốc đã không tìm thấy bất cứ yếu tố nào cho thấy những người này có thể ép buộc máy bay đổi hướng hành trình hoặc là tác giả một vụ khủng bố.
Theo AFP, một trong những giả thuyết được nêu ra là chiếc Boeing 777 có thể bay tới tận Kazakhstan, cho dù không có radar nào phát hiện ra. Chính quyền Kazakhstan và Kirghizstan cho biết sẵn sàng tham gia vào việc tìm kiếm.
Cho đến nay, đã có hơn 25 nước tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, trên các vùng lãnh thổ rộng lớn, từ phía bắc Thái Lan cho đến vùng Trung Á trong hành lang bay phía bắc, từ Indonesia cho đến phía nam Ấn Độ Dương trong hành lang bay phía nam.
Chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines rời phi trường Kuala Lumpur
lúc 0h41 ngày 08/03, với 239 hành khách và phi hành đoàn, để tới Bắc
Kinh. Chưa đầy một tiếng sau khi cất cánh, tất cả các hệ thống liên lạc
của máy bay đã bị ngắt. Theo chính quyền Malasyia, máy bay đã thay đổi
hẳn hành trình.
Theo báo New York Times, các nhà điều tra Mỹ đưa ra giả thuyết là
việc chiếc Boeing 777 thay đổi hẳn hướng bay dường như được thực hiện
qua một mã tin học được lập ra từ trước bởi một người trong khoang lái,
sử dụng phần mềm tin học quản lý bay FMS.
Việc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích bước sang ngày thứ 11,
nhưng không mang lại kết quả . Cuộc điều tra bị dậm chân tại chỗ. Chính
quyền Malaysia bị cáo buộc là che dấu thông tin.
Từ Kuala Lumpur, thông tín viên RFI Carrie Nooten tường trình :
« Không thể tưởng tượng được. Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn
Độ, thì chiếc máy bay Malaysia không thể bay vào không phận Ấn Độ mà
không bị phát hiện : Không phận khu vực biên giới chung giữa Ấn Độ và
Pakistan, được theo dõi rất chặt chẽ, đến mức là vào tháng trước, hai
tiêm kích của Ấn Độ đã xuất kích, ngay sau khi phát hiện ra một vật thể
lạ trên màn hình radar, đó là một khinh khí cầu đo đạc khí tượng.
Các nước được Malaysia kêu gọi hỗ trợ, cảm thấy kỳ lạ, thậm chí
điên rồ khi Kuala Lumpur đưa ra giả thuyết chiếc Boeing 777 có thể bay
tới tận vùng Trung Á. Theo lãnh đạo đối lập Malaysia, ông Anwar Ibrahim,
việc chính phủ thiếu minh bạch đã làm cho các nước khó chịu. Ông cho
rằng cách thức mà chính phủ và các Bộ trưởng xử lý vụ việc này thật đáng
phẫn nộ. Điều này cho thấy các quan chức trong chính quyền đã thất bại
vì họ không có năng lực. Họ không biết cách xử lý một cuộc khủng hoảng.
Lãnh đạo đối lập cũng bác bỏ giả thuyết là một trong hai phi công
là chủ mưu và cho rằng nếu quả thực điều này xảy ra, thì cần phải thấy
đây là một lời báo động đối với chính phủ. Nếu chính quyền gây bất hòa,
tham nhũng, bất công và tàn bạo, thì đôi khi người dân nghĩ rằng, họ
không còn cách nào khác là phải có những hành động rất triệt để.
Ông Ibrahim nhấn mạnh, chính Việt Nam là nước đưa ra lời cảnh báo
mạnh mẽ nhất : Nếu quý vị không cung cấp cho chúng tôi thông tin, chúng
tôi sẽ ngừng giúp đỡ quý vị. Trung Quốc tỏ ra nghiêm khắc hơn phương
Tây trong việc chỉ trích Malaysia : Chúng tôi đã mất thời gian và tốn
công sức bởi vì quý vị đã không nói cho chúng tôi biết là máy bay không
bay qua Biển Đông. Tại sao chính phủ Malaysia không minh bạch hóa, không
cởi mở ? Tại sao họ lại che dấu các thông tin này ?
Thủ tướng Malaysia Najib, người rất quan tâm đến việc tạo dựng
hình ảnh là một chính khách kiểu mới, tiến bộ, lại tỏ ra không xuất sắc
trong việc xử lý vụ này : Trong lần phát biểu duy nhất của ông, báo chí
bị cấm đặt câu hỏi. Người anh em họ của Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng
và Giao thông, chịu trách nhiệm trả lời các câu hỏi ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140318-may-bay-malaysia-mat-tich-trung-quoc-tim-kiem-tren-lanh-tho-quoc-giaNGUYỄN LIÊN HẰNG * LÊ DUẨN
Những điều chúng ta chưa biết về Lê Duẩn và chiến tranh VN...?
- Avid Liquid đã hỏi 6 tháng trước
Tờ Newyork Times có 1 bài của bà Nguyễn Liên Hằng, viết 11 tháng 8 năm 2012, trong đó có 1 đoạn như sau về chiến tranh VN :
Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam là Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo đã phản bác của Bắc Việt Nam . Trong thực tế , Hồ là một bù nhìn trong khi Lê Duẩn, một người đàn ông nằm bên lề của lịch sử, là kiến trúc sư , nhà chiến lược chính và tổng tư lệnh của nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt Nam . Yên tĩnh , nghiêm nghị ông Duẩn xa lánh ánh đèn sân khấu nhưng ông ta có ý chí sắt đá, tập trung và kỹ năng hành chính cần thiết để thống trị Đảng Cộng sản .
Cùng với cánh tay phải của mình là ông Lê Đức Thọ , người sau này sẽ chống đỡ với Henry A. Kissinger trong các cuộc đàm phán hòa bình Paris , ông Duẩn xây dựng một đế chế quân phiệt mạnh mẽ mà nó vẫn phủ bóng lên Hà Nội cho tới ngày hôm nay . Chính sách hiếu chiến của họ đã dẫn miền Bắc Việt Nam chiến tranh chống lại Sài Gòn và sau đó Washington , và hô hào rằng một nền hòa bình thương lượng sẽ không bao giờ thay thế cho sự thắng lợi hoàn toàn .
Ông Duẩn lãnh đạo với một bàn tay sắt và coi Hồ chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nổi tiếng sau khi đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ , là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền lực của mình . Ông loại ra ngoài Hồ , Tướng Giáp và những người ủng hộ của họ và giành thực hiện gần như tất cả các quyết định quan trọng .
Trong tháng 4-1963 , ông Duẩn ép Hồ vào thế im lặng trong khi các nhà lãnh đạo lão thành chống đối quyết định gây tranh cãi leo thang chiến tranh và tìm kiếm tất cả ra chiến thắng trước khi quân đội Mỹ có thể can thiệp . Và trong tháng 8-1967 , đã có một cuộc thanh trừng quy mô lớn tại Hà Nội khi Hồ , Tướng Giáp và đồng minh của họ chống lại kế hoạch của ông Duẩn cho cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Mặc dù cuộc chiến tranh miền Nam bước đầu phát triển dưới sự hỗ trợ của Bắc Việt cho các bên ( Mặt trận gp miền Nam) , nó nhanh chóng trở thành một vũng lầy . Ông Duẩn và ông Thọ đã phản ứng bằng cách tạo ra một chủ trương mà bất kỳ một khả năng nào chống chính sách chiến tranh của họ đều được gán ghép như tội phản quốc. Bằng cách tăng quyền hạn của lực lượng an ninh nội bộ và các chính trị viên và tiêu diệt các mầm mống chống đối, họ đã có thể phát động chiến tranh toàn theo ý của họ cho đến năm 1975 .
Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định quá trình chiến tranh. Chủ nghĩa cực đoan đang nổi lên của Trung Quốc và sự thiếu cam kết cuộc cách mạng thế giới thứ ba cho phép ông Duẩn nghiêng về phía Trung Quốc và thúc đẩy chiến tranh toàn diện ở miền Nam trong những năm đầu thập niên 1960 của Liên Xô . Như sự tham gia của Mỹ đã tăng trưởng trong năm 1965, viện trợ của Liên Xô đổ vào Bắc Việt Nam . Đến năm 1968, sự cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Moscow ảnh hưởng ở Hà Nội đã trở nên căng thẳng .
Ông Duẩn đã tìm cách khẳng định quyền tự chủ Việt bằng cách tung ra cả hai cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 và năm 1972 - một động thái mà Bắc Kinh và Moscow không chấp thuận . Trong năm 1972, chuyến thăm của Richard M. Nixon đến Trung Quốc và Liên Xô đánh dấu đỉnh cao của sự tắc nghẽn Trung-Xô trong nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt Nam . Cả hai đồng minh đã gây áp lực lên Hà Nội để chấm dứt chiến tranh theo các điều khoản của Nixon . Thay vì chờ đợi, ông Duẩn và các đồng chí của ông đã phát động tấn công Mùa xuân , với mục đích lật đổ chính quyền Sài Gòn và đánh một đòn quan trọng đối với sự hòa dịu của Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc .
http://www.nytimes.com/2012/08/12/opinio...
Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam là Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo đã phản bác của Bắc Việt Nam . Trong thực tế , Hồ là một bù nhìn trong khi Lê Duẩn, một người đàn ông nằm bên lề của lịch sử, là kiến trúc sư , nhà chiến lược chính và tổng tư lệnh của nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt Nam . Yên tĩnh , nghiêm nghị ông Duẩn xa lánh ánh đèn sân khấu nhưng ông ta có ý chí sắt đá, tập trung và kỹ năng hành chính cần thiết để thống trị Đảng Cộng sản .
Cùng với cánh tay phải của mình là ông Lê Đức Thọ , người sau này sẽ chống đỡ với Henry A. Kissinger trong các cuộc đàm phán hòa bình Paris , ông Duẩn xây dựng một đế chế quân phiệt mạnh mẽ mà nó vẫn phủ bóng lên Hà Nội cho tới ngày hôm nay . Chính sách hiếu chiến của họ đã dẫn miền Bắc Việt Nam chiến tranh chống lại Sài Gòn và sau đó Washington , và hô hào rằng một nền hòa bình thương lượng sẽ không bao giờ thay thế cho sự thắng lợi hoàn toàn .
Ông Duẩn lãnh đạo với một bàn tay sắt và coi Hồ chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nổi tiếng sau khi đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ , là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền lực của mình . Ông loại ra ngoài Hồ , Tướng Giáp và những người ủng hộ của họ và giành thực hiện gần như tất cả các quyết định quan trọng .
Trong tháng 4-1963 , ông Duẩn ép Hồ vào thế im lặng trong khi các nhà lãnh đạo lão thành chống đối quyết định gây tranh cãi leo thang chiến tranh và tìm kiếm tất cả ra chiến thắng trước khi quân đội Mỹ có thể can thiệp . Và trong tháng 8-1967 , đã có một cuộc thanh trừng quy mô lớn tại Hà Nội khi Hồ , Tướng Giáp và đồng minh của họ chống lại kế hoạch của ông Duẩn cho cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Mặc dù cuộc chiến tranh miền Nam bước đầu phát triển dưới sự hỗ trợ của Bắc Việt cho các bên ( Mặt trận gp miền Nam) , nó nhanh chóng trở thành một vũng lầy . Ông Duẩn và ông Thọ đã phản ứng bằng cách tạo ra một chủ trương mà bất kỳ một khả năng nào chống chính sách chiến tranh của họ đều được gán ghép như tội phản quốc. Bằng cách tăng quyền hạn của lực lượng an ninh nội bộ và các chính trị viên và tiêu diệt các mầm mống chống đối, họ đã có thể phát động chiến tranh toàn theo ý của họ cho đến năm 1975 .
Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định quá trình chiến tranh. Chủ nghĩa cực đoan đang nổi lên của Trung Quốc và sự thiếu cam kết cuộc cách mạng thế giới thứ ba cho phép ông Duẩn nghiêng về phía Trung Quốc và thúc đẩy chiến tranh toàn diện ở miền Nam trong những năm đầu thập niên 1960 của Liên Xô . Như sự tham gia của Mỹ đã tăng trưởng trong năm 1965, viện trợ của Liên Xô đổ vào Bắc Việt Nam . Đến năm 1968, sự cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Moscow ảnh hưởng ở Hà Nội đã trở nên căng thẳng .
Ông Duẩn đã tìm cách khẳng định quyền tự chủ Việt bằng cách tung ra cả hai cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 và năm 1972 - một động thái mà Bắc Kinh và Moscow không chấp thuận . Trong năm 1972, chuyến thăm của Richard M. Nixon đến Trung Quốc và Liên Xô đánh dấu đỉnh cao của sự tắc nghẽn Trung-Xô trong nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt Nam . Cả hai đồng minh đã gây áp lực lên Hà Nội để chấm dứt chiến tranh theo các điều khoản của Nixon . Thay vì chờ đợi, ông Duẩn và các đồng chí của ông đã phát động tấn công Mùa xuân , với mục đích lật đổ chính quyền Sài Gòn và đánh một đòn quan trọng đối với sự hòa dịu của Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc .
http://www.nytimes.com/2012/08/12/opinio...
ĐỖ TRỌNG + NHÌN LẠI THỜI VNCH
NHÌN LẠI THỜI VNCH QUA
CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỮ
Ở mỗi nước có các nhân vật lịch sữ liên quan đến đất nước đó, trước đây ở miền Nam Việt Nam có hai Tổng Thống, đó là: Cụ Ngô Đình Diệm (văn) đệ nhứt VNCH và Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (võ) đệ nhị VNCH đều là người quê quán miền Trung và cùng theo đạo Thiên Chúa. Nếu nhìn lại sự kiện lịch sữ thời gian đã qua, phải ngậm ngùi cho dân tộc chúng ta, bởi nước Việt Nam bị thế lực ngoại bang chi phối, kết hợp tranh giành quyền lực, danh lợi riêng tư, đưa đến huynh đệ tương tàn, cuối cùng hai Ngài không tránh khỏi luật trời Sanh, Tử luân hồi cho nên hai Ngài không còn trên quả đất này.
Để tìm hiểu, xin kính mời quý độc giả xem các
tài liệu qua sách báo trích dẫn, đặc biệt các cuộc phỏng vấn các nhân vật liên
quan đến lịch sử, do Cụ Lâm Lễ Trinh,
cựu Luật sư, Thẩm phán, Bộ Trưởng Nội Vụ đã bỏ nhiều
thời giờ quý báu và công sức để thực
hiện dưới đây :
http://www.youtube.com/watch?v=fR1vHqQmdXs
Phỏng Vấn Huỳnh Văn Cao 1.2
Phỏng Vấn Thiếu
Tướng Huỳnh Văn Cao
Thực Hiện: Luật Sư lâm Lể Trinh
Ngày 25-12-2004 tại Washington, Hoa Kỳ.
Interview Nguyen Luu Vien By Lam Le Trinh 2.
http://www.youtube.com/watch?v=MLxYyoo8-rQ
TT VNCH TRẦN VĂN HƯƠNG GIAO QUYỀN LÃNH
ĐẠO CHO TUONG DUONG VAN MINH 1975
Để tìm hiểu
thêm, xin trích dẫn từ trang 305 đến trang 306 trong tác phẩm Sáu Tháng Pháp
Nạn 1963, Minh Không Vũ Văn Mẫu viết
như sau:
Đỗ Trọng
Ở mỗi nước có các nhân vật lịch sữ liên quan đến đất nước đó, trước đây ở miền Nam Việt Nam có hai Tổng Thống, đó là: Cụ Ngô Đình Diệm (văn) đệ nhứt VNCH và Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (võ) đệ nhị VNCH đều là người quê quán miền Trung và cùng theo đạo Thiên Chúa. Nếu nhìn lại sự kiện lịch sữ thời gian đã qua, phải ngậm ngùi cho dân tộc chúng ta, bởi nước Việt Nam bị thế lực ngoại bang chi phối, kết hợp tranh giành quyền lực, danh lợi riêng tư, đưa đến huynh đệ tương tàn, cuối cùng hai Ngài không tránh khỏi luật trời Sanh, Tử luân hồi cho nên hai Ngài không còn trên quả đất này.
Mạn đàm cựu đại tá Dương Hiếu Nghĩa
http://www.youtube.com/watch?v=GN0rhFiNqCU
http://www.youtube.com/watch?v=GN0rhFiNqCU
Publiée le 25 oct. 2013
Mạn Đàm Lịch Sử với
Đại Tá Dương Hiếu Nghỉa
Thực hhiện: Luật Sư Lâm Lể Trinh
Ngày 10-07-2011 tại Huntington Beach, California
Thực hhiện: Luật Sư Lâm Lể Trinh
Ngày 10-07-2011 tại Huntington Beach, California
Cựu đại tá Dương Hiếu Nghĩa,
nay là tu sĩ : Khi đến Dinh Gia Long biết được Anh em TT
Diệm đã ra khỏi
Dinh Độc Lập đến nhà Mã Tuyên, sau cùng đến nhà thờ Cha Tam, Ông được lịnh hướng dẫn đoàn xe thiết giáp đến
nhà thờ Cha Tam đón Anh em TT Diệm, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung cận vệ Đại Tướng
Dương Văn Minh, bắn giết anh em Anh em TT Diệm trên xe thiết giáp... Theo Cụ Lâm Lễ
Trinh đã gặp cựu TT
THIỆU cho biết cánh quân của Ông (lúc đó
Đại Tá) đánh vào thành cộng hòa, cho nên không cứu TT Diệm thoát chết...
http://lexuannhuan.tripod.com/ApChienL.html
Theo
Ông Dương hiẾu Nghĩa
(cựu
đại-tá - Trong lần diện-kiến Tổng-Thống Ngô
Đình Diệm vào đầu tháng 11-1960 trước khi được bổ đi làm Quận-Trưởng Quận Bình-Minh thuộc Tỉnh Vĩnh-Long):
“... Tôi quyết định phải lợi dụng
cơ hội duy nhất và hiếm có nầy để thẳng thắn và vắn tắt trình bày những nhận
xét của cá nhân tôi về mặt chánh trị, kinh tế, và những điểm bất lợi cho cả chánh phủ lẫn nông dân ở địa
phương, đang tạo hậu quả tai hại là sự thất nhơn tâm, vì người dân gặp quá
nhiều phiền phức, mất niềm tin vào chánh quyền.
Tôi nói:
“Thưa Tổng Thống, các Khu Trù Mật thật sự không
có trù mật chút nào. Về phương diện vật chất, người nông dân bị mất đất mất ruộng,
đôi khi còn mất cả mùa màng vì phải phá đi sạch sẽ kể cả mồ mả
của tổ tiên, cho công tác xây cất Khu Trù Mật, mà không
bao giờ được bồi thường thiệt hại. Người dân địa phương còn phải đóng góp công sức và thì giờ vào
công tác, mà không bao giờ được trả thù lao (coi như làm xâu).
Có trù mật thiệt, nhưng chỉ có trù mật một buổi, vào
ngày Tổng Thống xuống khánh thành mà thôi. Trước cả ngàn người
dân quê từ các nơi trong tỉnh được huy động về để biến khu đất hoang thành Khu Trù Mật, bằng cách bứng đủ mọi loại cây ăn trái
đem về trồng, trang trí, để Tổng Thống và phái đoàn thưởng thức. Có nhiều cây
dừa, cau, mới trồng chỉ có một ngày mà đã lên cao hơn 10 thước, đầy trái... Có
nhiều cây bưởi “năm roi” của miền
Tây mới trồng có một ngày mà có đầy những trái bưởi ngọt “Biên
Hòa” vàng ánh, không phải
ghép cành mà là ghép trái! Cũng vậy, cam quít trái mùa nhờ kỹ thuật cao “gắn
trái ngoài chợ vào”, nên vẫn có
trái đỏ cây, đầy vườn, đầy khu... Khu phố chợ vừa mới xây cất xong mấy hôm
trưóc, hôm qua còn tạm dùng làm chỗ ngủ cho dân công mà hôm nay có đầy đủ các
hiệu chạp phô, tiệm thuốc tây, tiệm thuốc bắc, quán cơm, tiệm cà phê, phòng
mạch bác sĩ v.v... từ quận tỉnh mới dọn vào. Ngoài nhà lồng chợ, thì cảnh buôn
bán tấp nập. Nhà bảo sanh mới hôm qua còn là phòng họp của ban điều hành buổi
lễ khánh thành, mà hôm nay đã có vài người mẹ nằm sanh (không biết từ đâu được
đưa đến), giường nệm trắng tinh, tươm tất...
“Mới nhìn qua thì thật là trù mật, nhưng khi Tổng Thống và phái
đoàn ra về rồi, thì dân và hàng hóa đâu lại về đó. Vài ngày sau, hoang tàn trở
lại với hoang tàn. Cây không trái, lá lìa cành,... cả một màu vàng héo, không
còn thấy có một sinh khí nào ở cái khu mà vừa mấy ngày trước đây Tổng Thống và
phái đoàn chánh phủ, ngoại giao đoàn... thấy là quá trù mật... Nếu Tổng Thống
thật sự muốn thấy cảnh hoang vu vắng vẻ nầy, thì xin Tổng Thống bất thần đi
viếng thử bất cứ Khu Trù Mật nào mà Tổng Thống vừa đến khánh thành một hai ngày
trước đó.
“Tôi cũng trình bày luôn với Tổng Thống vấn đề an ninh của Khu Trù Mật. Từ ngày khởi công thành lập cho tới
ngày khánh thành (và sau đó về lâu về dài an ninh cho một khu đất bỏ hoang) là cả một gánh nặng phí phạm cho lực lượng địa phương. Chính phủ không tranh thủ được nhân tâm
của người dân, mà còn phải bị thất nhân tâm hoàn toàn. Người dân quê càng ngày càng xa chánh quyền, như thế thật là
không có lợi cho nỗ lực chống cộng....
“... Qua mẩu chuyện nhỏ nầy, cá nhân
tôi thấy Tổng Thống Ngô đình Diệm có chịu khó
nghe và tìm hiểu tình hình, nhưng lúc nào Tổng Thống cũng có vẻ như bị bưng bít, (nghe thì không nghe được sự thật, thấy
thì chỉ thấy toàn là những cảnh được thuộc cấp dàn dựng) lại còn được những người ở chung quanh Tổng Thống cố tình sơn phết cho ông
một lớp sơn phong kiến và quan liêu (mà ở bản thân Tổng Thống tôi không
thấy có), rất là tai hại cho người lãnh đạo lúc
bấy giờ. Dĩ nhiên, cũng rất có hại cho đất nước nữa. Và tôi nghĩ đó cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ra cái chết cho Tổng Thống
vào ngày 2 tháng 11 năm 1963....”
(Trích từ bài viết “VỀ CÁI CHẾT CỦA
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM” của Ông Dương Hiếu Nghĩa - Saturday, July 19, 2008 12:33 AM)
Mạn đàm
cựu Đại Tướng Cao Văn Viên 1
http://www.youtube.com/watch?v=jrUtrm_Cg14
Mạn đàm
cựu Đại Tướng Cao Văn Viên 2
Mạn đàm
cựu Đại Tướng Cao Văn Viên 3
http://www.youtube.com/watch?v=Nt9zoWlzrdI
Publiée le 16 sept. 2013
Mạn Đàm Lịch Sử với Đại Tướng Cao
Văn Viên QLVNCH
Phụ Trách: Luật Sư Lâm Lể Trinh
Ngày 9-12 2004 tại West Virginia, Hoa Kỳ
Phụ Trách: Luật Sư Lâm Lể Trinh
Ngày 9-12 2004 tại West Virginia, Hoa Kỳ
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên
chết
ngày 22 Tháng 01- 2008 tại Arlington USA
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, tham gia chỉnh lý 1964, Anh em TT Diệm ra khỏi Dinh Độc Lậ p đến
nhà Mã Tuyên, sau cùng đến nhà thờ Cha Tam kh ông ai biết, Đại Tướng Dương Văn Minh phá Ấp Chỉến Lược là
sai lầm....
Mạn
Đàm Lịch Sử Cao
Xuân Vỹ 2/1
http://www.youtube.com/watch?v=JfpbhTQn-28
Mạn Đàm Lịch Sử Cao
Xuân Vỹ 2/2
http://www.youtube.com/watch?v=pwfLp8aNEAM
Mạn Đàm Lịch Sử Cao Xuân Vỹ 2/3
http://www.youtube.com/watch?v=b1C_TgVVz_Y
Publiée le 25 sept. 2013
Mạn Đàm Lịch Sử với Ông Cao Xuân
Vỹ
Thực Hiện: Luật Sư Lâm Lể Trinh
Ngày 14-4-2005 tại Huntington Beach California
Thực Hiện: Luật Sư Lâm Lể Trinh
Ngày 14-4-2005 tại Huntington Beach California
Cụ Cao Xuân Vỹ đã
từng Tổng Ủy Viên
Thanh Niên Cộng Hòa, đã đưa Anh
em TT Diệm đến nhà Mã Tuyên, sau cùng đến nhà thờ Cha Tam, Đại Tướng Dương Văn Minh phá Ấp Chỉến Lược là
sai lầm....
Phỏng Vấn Huỳnh Văn Cao 1.2
http://www.youtube.com/watch?v=fls91apyB9E
Publiée
le 13 oct. 2013
Thực Hiện: Luật Sư lâm Lể Trinh
Ngày 25-12-2004 tại Washington, Hoa Kỳ.
Cựu
Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao chết ngáy
ngày 26
tháng 2 năm 2013 Virginia USA.
Trong cuộc bầu cử Nghị sĩ Thượng Nghị Viện VNCH ngày 2 tháng
9/1967 có 6 liên danh đắc cử là:
1. Liên danh "Bông Huệ" do Luật sư Nguyễn Văn Huyền thụ
ủy
2. Liên danh "Nông Công Binh" do Trung Tướng Trần Văn
Đôn thụ ủy
3. Liên danh "Bạch Tượng" do ông Trần Văn Lắm thụ ủy
4. Liên danh "Mặt Trời " do Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao
thụ ủy
5. Liên danh "Đại Đoàn Kết" do ông Nguyễn Gia Hiến thụ
ủy
6. Liên danh "Bông Lúa" do ông Nguyễn Ngọc Kỷ thụ ủy
(đa số Nghị sĩ trong lien danh này là đảng viên Đại Việt Cách Mạng
Đảng)
Phỏng
Vấn cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh - VNCH - HNC - V2
http://www.youtube.com/watch?v=zcsddjevSQc
Publiée le 18 janv. 2013
Phỏng Vấn Cựu Đại Tướng, Cựu Quốc
Trưởng VNCH - Nguyễn Khánh. Phỏng Vấn Viên gồm có: - Bùi Dương Liêm ( Giám đốc
của đài Truyền Hình VNCH vùng Hoa Thịnh Đốn ) - Nguyễn Vân (Cựu Quân Nhân VNCH
)
Cựu Đại Tướng, Cựu Quốc Trưởng VNCH - Nguyễn Khánh chết ngày 11 tháng 01, năm 2013 San Jose, California, Hoa Kỳ
Cựu
Đại Tướng Nguyễn Khánh cứu Anh
em TT Diệm 1960, chinh lý 1964, bắt giam Đại Úy Nguyễn Văn Nhung cận vệ Đại
Tướng Dương Văn Minh, giết anh em Anh em TT Diệm...
http://www.youtube.com/watch?v=H7NqUM4NQyE
Publiée le 15 sept. 2013
Mạn đàm Với Nguyễn Lưu Viên
RSVN VIP Interview
by Luật Sư Lâm Lể Trinh
Dr
Nguyễn Lưu Viên Phó Thủ Tướng thời Trần Thiện Khiêm, không biết kinh rút quân vùng 2, Ông Nguyễn Bá Cẩn thay thế Thủ
Tướng Trần Thiện Khiêm ...
Những
Vấn Đề Việt Nam: 40 Năm Hiệp Định Paris - (27/1/1973 - 27/1/2013) Phần 3
25/1/2013
25/1/2013
Publiée le 25 janv.
2013
Nhà Báo Phạm Trần
Ông Hoàng Đức Nhã, Cựu Tổng Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi
Cựu Bí Thư của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Ông Hoàng Đức Nhã, Cựu Tổng Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi
Cựu Bí Thư của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Ông Hoàng Đức Nhã Bí
Thư TT kiêm nhiệm TT Dân Vận cho biết thời TT Thiệu Đệ Nhị VNCH mặc
dù thời chiến nhưng vẫn thành lập 3 cơ cấu hiến định dân chủ độc lập như : Hành
Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp....
NVDVN: Ông Hoàng Đức Nhã Tường Trình về
Buổi Hội Thảo Voices
http://www.youtube.com/watch?v=8el5pGQlBJY
Publiée le 16 juin 2012
NVĐVN:
Ông Hoàng Đức Nhã Tường Trình về Buổi Hội Thảo Voices of the South - Part 1
Võ Thành Nhân và Ông Hoàng Đức Nhã - Phần 1
Võ Thành Nhân và Ông Hoàng Đức Nhã - Phần 1
NVDVN: Ông Hoàng Đức Nhã Tường Trình về
Buổi Hội Thảo Voices
http://www.youtube.com/watch?v=xZqSDZCvSlw
Publiée le 16 juin 2012
NVĐVN: Ông Hoàng Đức Nhã Tường Trình về Buổi
Hội Thảo Voices of the South - Part 2
Võ Thành Nhân và Ông Hoàng Đức Nhã - Phần 2
Võ Thành Nhân và Ông Hoàng Đức Nhã - Phần 2
Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa 19-6-1971, 19-6-1973
http://www.youtube.com/watch?v=1x8qpFy_abs
http://www.youtube.com/watch?v=XZ9E9_iSmsI
Publiée le 15 mars 2012
Big Minh replaces Huong as
President. 1. Big Minh inauguration speech. Minh, Huong and others mingle
after. Sound of thunder in BG. (22') 2. Duong Van Huong speech, cutaways
audience and Minh listening. (38') 3. Huong leaves podium. Minh to podium, with
his seal now on front of podium. (45') Note: Date on record changed from
75/04/28.
http://daovang.free.fr/NhinLaiThoiGianQuaCacNhanVatLichSu.pdf
Nhân nhắc đến Ấp Chiến Lược, xin trích dẫn để
quý thức giả xem hư thực như thế nào?
Ấp
Chiến Lược Lợi Hại như Thế Nào?
Căn cứ theo quyển 20
năm qua của Cụ Đoàn Thêm ghi,
xin trích dẫn như sau:
Ngày 03-02-1962 thiết lập Ủy Ban Trung Ương đặc trách
Ấp Chiến Lược. Ủy ban họp mỗi tuần một lần do cố vấn Ngô Đình Nhu chủ tọa, gồm
đa số các Bộ Trưởng và cao cấp quân dân chính (SL11/TTP).
Ngày 08-8-1962 sau khi Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia
phát động thành lập một Phong Trào Nhân Dân tái thiết Dinh Độc Lập hôm 10-03-1962,
nay quyên được 19 triệu, nên trích 10 triệu sẽ dành tài trợ cho Ấp Chiến Lược.
Ngày 03-12-1962 khai giảng khóa 7 Huấn Luyện Cán Bộ Ấp
Chiến Lược tại Thị Nghè. Lần này nhiều Dân Biểu và Tỉnh Trưởng theo học.
Ngày 21-01-1963 quỷ chống cộng đã thu được ngót 30
triệu, đem dùng vào việc xây dựng Ấp Chiến Lược.
Ngày 17-04-1963 Lễ kỷ niệm đệ nhất chu niên "Quốc
Sách Ấp Chiến Lược". Theo các tờ trình, đã lập xong 5.917 ấp, quy tụ 8
triệu dân.
Nhân nhắc đến việc Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn
Ngô Đình Nhu thành lập Quốc Sách Ấp Chiến
Lược, để biết rõ lợi hại như thế nào? Xin trích
dẫn...Quốc Sách Ấp Chiến Lược
do Cố Vấn Ngô Đình Nhu bắt chước Mã Lai Á để biến các ấp trong thôn quê thành
những thành trì chống Cộng. Nhưng tại nhiều nơi, quốc sách này biến thành quốc
sách chống Phật Giáo.
Những nét chính yếu của quốc sách Ấp Chiến Lược được
Ngô Đình Nhu đưa ra chương trình thực hiện vào đầu năm 1962. Các ấp chiến lược
này được thiết lập theo kế hoạch chung cho toàn quốc (Sắc lệnh số 111-TTP, ngày
3/2/1962). Trong toàn quốc có 16.123 ấp. Quốc sách của Ngô Đình Nhu dự liệu
thành lập trong một thời gian ngắn ít nhất một vạn ấp chiến lược...các quận
trưởng và tỉnh trưởng thời kỳ 1962-1963 đã đua nhau cố thực hiện thật nhiều ấp
chiến lược trong địa hạt của họ để lấy điểm với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố
Vấn Ngô Đình Nhu. Việc bắt dân cất dỡ nhà cửa vào sống tập trung trong ấp chiến
lược, việc xây đắp hàng rào và thành lũy xung quanh ấp chiến lược để canh phòng
đã gây nên rất nhiều lạm dụng của các cấp thừa hành và nhiều bất mản trong dân
chúng, khiến quốc sách ấp chiến lược đã dẫn đến chia rẽ hơn là đoàn kết dân
chúng.
Nhiều khi, người thừa hành còn dàn cảnh để khoe với
chính quyền đã thực hiện được mau chóng chương trình quốc sách ấp chiến lược.
Tôi còn nhớ một hôm, chính phủ đã mời cả đại diện ngoại giao đoàn đến dự một
buổi tiệc trưa tại ấp chiến lược trên vùng Cao nguyên. Các nhân viên ngoại giao
nức nỡ không tiếc lời khen công việc đã được thực hiện tôt đẹp trong ấp. Từ
hàng rào ấp đến trường học, chòi canh, nhất là một khu công viên tươi tốt mà
bữa tiệc đã được dọn tại đó. Nhưng lẽ dĩ nhiên khu công viên quên không trù
liệu chổ đi tiểu. Bữa tiệc xong, Đại Sứ Tây Đức là Von Wendland phải đi dạo đến
một rặng cây chuối tươi tốt để "tưới cây". Khi trở về Đại Sứ Tây Đức
mỉm cười nói chuyện với tôi : "Thiếu chút nữa tôi đã đánh đổ hết vườn
chuối của ông Quận Trưởng. Tôi ra đó tìm chổ tưới cây và mới
sờ vào một cây chuối để vịn
thì cây chuối lung lay muốn đổ. Các cây chuối chắc chắn mới được đem tới
đây đào đất trồng vội sáng nay nên chưa kịp chèn đất kỷ". Và nhà ngoại
giao tiếp tục cười sâu sắc...
Nhưng nếu ấp chiến lược nhiều khi chỉ là một màn dàn
cảnh giả dối đối với chính phủ, thì trái lại, nó đã cung hiến cho nhà chức
trách địa phương những dịp tốt để thực hiện những mưu kế sâu sắc sau đây là một
trường hợp điển hình : "Ấp chiến lược thực là chiến lược và chiến thuật vĩ
đại của cái chính sách "giáo trị một chiều". Từ sự dùng ý đến dùng
người, từ sự đặt để đến sự quản trị, từ sự bố trí đến sự tổ chức, ấp chiến lược
như những nom sắt lớn và chắc, chụp xuống tất cả tư tưởng, nhất là tín ngưỡng
của dân tộc Việt Nam. Lợi dụng danh từ "dân chủ pháp trị", người sáng
lập ấp chiến lược làm một việc thay đổi toàn diện bộ máy cai trị hạ tầng thôn
quê không bằng cuộc cải cách nào khác hơn là đưa thêm người cùng tín ngưỡng
Thiên Chúa Giáo vào, đổi bỏ những người cộng tác ngày trước, cứng rắn đến tột
độ cái chính sách giáo trị dung hòa với gia trị và đảng trị. Và dĩ nhiên, các
nạn nhân đại đa số Phật Giáo đến đây, càng là nạn nhân. Hàng rào ấp chiến lược
cố ý tìm cách bỏ ra ngoài nào Chùa Phật Giáo, nào nhà Phật Tử và dĩ nhiên ngoài
rào thì bị xem là Việt Cộng rồi. Hàng rào ấy gần như rào chùa và rào
cả sự lễ
chùa của Phật Tử, nhất là trong những ngày và những
giờ đại lễ Phật Giáo thì hàng rào ấy trong không ra, ngoài không vào được. Sống
trong chiếc nom sắt ấp chiến lược đó,
Phật tử tuy nói "liên gia tương bảo" nhưng kỳ thực đó là một hệ thống
kiểm soát của thiểu số tín ngưỡng này đối với tuyệt đối đa số tín ngưỡng khác
(14).
Cần phải ghi thêm rằng người dân quê hiền lành sống
trong các ấp chiến lược phải đóng góp khá nhiều. Trên lý thuyết, sự đóng góp
nhằm mục đích thực hiện các công trình lợi ích công cộng. Trong thực tế, các sự
đóng góp ấy được chuyển vào hai trương mục số 60.388 và số 60.410 tại Pháp Hoa
Ngân Hàng (Banque Franco Chinoise) đứng tên riêng Ngô Đình Nhu, có tồn khoản
lên tới hơn một trăm triệu đồng bạc, theo kết quả điều tra của Ủy Ban Tài Sản
do chính phủ thành lập sau cách mạng 11/11/1963[1]
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-135_4-18249/diem-sach-sau-thang-phap-nan-1963-cua-minh-khong-vu-van-mau.html
"Số
tiền tồn khoản
Ngô Đình Nhu làm của riêng là 100.397.166$. Hơn một trăm triệu
bạc, bao nhiêu mồ hôi nước mắt của đồng bào.Các dân quê sống trong các ấp chiến
lược thường phải đóng góp dưới những danh nghĩa thật là mỹ miều :
Cứu trợ nạn nhân hỏa hoạn, thủy tai.
Bảo trợ ấp chiến lược hay gia đình tiết nghĩa.
Nuôi dưỡng Thanh Niên Cộng Hòa.
Ủng hộ tái thiết Dinh Độc Lập (sau vu ném bom 1962).
Ngoài ra, họ còn phải đóng nguyệt liễm cho đoàn thể,
mua vé Tombola mà không bao giờ thấy trúng.
Trong khi ấy, Mỹ vẫn viện trợ cho chương trình ấp
chiến lược mỗi năm 100 triệu đô la. Tất cả tiền ấy đã biến đâu mất?
Ủy Ban điều tra tài sản đã tổng kết giá trị tài sản
của Ngô Đình Nhu như sau :
Trị giá căn cứ Thực lượng theo
vào tài
liệu
thời giá
Bất
động sản 7.000.000$ 10.500.000$
Động
sản
50.000$ 50.000$
Cổ
phần
100.000$
100.000$
Tiền
mặt
945.021$
945.021$
Trương
mục 100.396.618$ 100.396.618$
Tổng cộng : 108.491.639$ 111.991.639$
Xuyên qua sự trích dẫn trên, chúng ta thấy giáo sư Vũ
Văn Mẫu với tư cách cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao, đã từng học tập chánh sách Ấp
Chiến Lược do cố vấn Ngô Đình Nhu điều hành, cho nên mới biết rất am tường
đường lối hư thực của mọi khía cạnh, để rồi đưa đến thành quả thực hiện Ấp
Chiến Lược của gia đình Ngô Đình như sau :
- Băt dân vào Ấp Chiến Lược để theo đạo Thiên Chúa
Giáo, ngõ hầu cho Giám Mục Ngô Đình Thục được đủ số con chiên lên chức Hồng Y.
- Bắt dân đóng góp sức lực và tiền tài để thực hiện Ấp
Chiến Lược, trong khi đó tiền viện trợ của Hoa Kỳ cùng các quỷ đóng góp của dân
được Ngô Đình Nhu chuyển sang vào hai trương mục số 60.388 và số 60.410 tại
Pháp Hoa Ngân Hàng (Banque Franco Chinoise) đứng tên riêng Ngô Đình Nhu, có tồn
khoản lên tới hơn một trăm triệu đồng bạc.
Nếu nói thực hiện Ấp Chiến Lược để chống Cộng Sản, thì
không thể hoàn toàn đúng, xin mời quý độc giả tìm đọc quyển Một Kiếp Người của Tướng Huỳnh Văn Cao, xin trích dẫn như sau :
"...Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ hướng dẫn phái
đoàn Trung Ương đi phổ biến chương trình
Ấp Chiến Lược. Cuộc hội thảo được tổ
chức tại trụ sở Khu Bảo An Tiền Giang. Thiếu tá Trần Ngọc Châu phụ trách quy tựu
các giới chức có trách nhiệm lãnh thổ. Nhân lúc cao hứng, và cũng vì xem Trung
Tướng Lễ như anh ruột, nên tôi mới phát ngôn bừa bãi trong buổi hội thảo này,
tôi bảo Ấp Chiến Lược égale Ấp Trứng
Vịt.
Sau đó, Trung Ướng phiền trách tôi, chỉ biết ham đánh
giặc chém giết, không biết xây dựng, lo cho dân cho xã ấp. Tôi biết Tổng Thống
và ông cố vấn đã say mê chương trình Ấp Chiến Lược, phái đoàn Thompson nhiệt
liệt tán trợ, Hoa Kỳ hoan hỉ tán thành, thế mà tôi lại bảo là Ấp Trứng Vịt thì thật là đem trứng chọi với núi
đá. Bởi thế, tôi nhượng bộ và làm hoà bằng cách chịu đỡ đầu một Ấp Chiến Lược
tại Quận Hòa Đồng, có mời phái đoàn Trung Ương với sự hiện diện của ông Bộ
Trưởng Bùi Văn Lương, tướng Trần Tử Oai và đại biểu Chính Phủ. Như vậy cũng vui
vẻ ổn thỏa rồi.
Tuy nhiên, đối với chương trình Ấp Chiến Lược, với tầm
mắt của tôi thì xem ra tình thế đã quá trễ, phần quốc gia lại chưa chuẩn bị
kịp. Hơn thế, với các đơn vị chính quy lớn của Việt Cộng thì Ấp Chiến Lược sẽ
bị tiêu diệt hoặc sẽ trở cờ theo chúng. Có một số người biện minh rằng nhờ Ấp
Chiến Lược thì Việt Cộng sẽ không bắt lính được, và phá vỡ hệ thống nằm vùng
của Việt Cộng. Tôi buồn cười, vì tôi biết Cộng Sản bắt lính không như bên ta
bắt quân dịch, chúng bắt buộc thanh niên trình diện, nếu không gia đình thôn
xóm sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Trường hợp những xã quốc gia kiểm soát, Việt
Cộng điều nghiên kỹ lưỡng, đem lực lượng mạnh đến tấn công rồi lùa thanh niên
đi, cũnhg là cách bắt lính. Còn nói đến việc nằm vùng thì ngay tại Phủ Tổng
Thống, tại các cơ quan trung ương Việt Cộng còn có thể nằm vùng được huống thay
là trong Ấp Chiến Lược.
Quan niệm của tôi là phải chọn một trong hai giải pháp
:
a) thứ nhứt là phá hết xóm làng, xây dựng lại từng khu vực mới,
đưa dân đến ở đó, như là các đoàn dân Do Thái mới về xứ lập nghiệp.
b)thứ hai là để cho dân sống nguyên chỗ cũ, tách dân khỏi Cộng
Sản bằng biện pháp quân sự, tiêu diệt chủ lực địch, ngăn chặn giao liên địch từ
ngoài vào. Còn phương tiện tiền bạc có thừa thì giúp dân cải tiến xã hội, phát
triển kinh tế, tăng tiến lợi tức cho dân bằng cách chương trình chăn nuôi gia
súc, cá mú theo phương pháp mới, và trồng trọt hoa màu với nhiều phân bón để
gặt hái nhiều. Còn đang lúc
đánh nhau, quân chưa đủ để thắng địch, lại phải phân tán mỏng mà
yểm trợ
Ấp Chiến Lược thì tôi cho là thất sách[2].
Trong khi đó quyển "Công Và Tội" phát hành tại Hoa Kỳ của Nguyễn Trân, xin
trích dẫn như sau :
Khu trù mật và ấp chiến lược
Bắt đầu từ đầu năm 1959, Cộng Sản Bắc Việt tăng số
đảng viên ở miền Nam từ một lên hai phần trăm dân số, tức là gấp bội và gia
tăng hoạt động khắp nơi, nhứt là đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau và vùng biên
giới Cam Bốt.
Số đồn bót bị rút hẹp lại theo kế hoạch của Ngô Đình
Nhu, bỏ ngỏ một phần lớn các xã thôn cho Cộng Sản. Dân vệ phải nạp vũ khí tốt
để nhận vũ khí thô sơ và dao găm, nên không đủ khả năng tự vệ cho mình họ chớ chưa
nói tới việc bảo vệ dân chúng. Đây là cơ hội bằng vàng cho Cộng Sản thi hành
chính sách khủng bố, ám sát Hội Đồng Xã, tấn công các đồn bót và phục kích các đoàn quân chính quy, gây ra cảnh bất an
khắp nơi.
Ngày 19
tháng 10 năm 1961,
Tổng Thống Diệm tuyên bố tình
trạng khẩn cấp. Quốc Hội giao quyền cho Ông làm luật bằng Sắc Luật
trong thời hạn một năm để bảo vệ an ninh quốc gia và động viên nhân lực. Cũng
trong ngày đó, Tổng Thống Kennedy gởi Tướng Maxwell Taylor qua Sàigòn để thẩm
lượng cách trợ giúp Việt Nam.
Vì cho là không thể nắm dân như tôi đề nghị, ông Nhu
không còn có cách nào khác để đối phó với sự gia tăng hoạt động và đánh phá của
Cộng Sản là cưỡng bách tập trung dân chúng lại tại một số địa điểm nào đó để dễ
kiểm soát, gọi là Khu Trù Mật. Để thành lập Khu Trù Mật, Tổng Thống Diệm ra
lệnh cho dân chúng phá hoại mùa màng đương tươi tốt trên hàng trăm mẫu tây, kể
cả nhà cửa và vườn trồng cây ăn trái để tập trung gia đình lại ở Khu Trù Mật.
Lê Quý Kỵ, Quận Trưởng Cai Lậy, Tỉnh Định Tường lên Sàigòn gặp
tôi mà than thở. Kỵ nói đã lựa một chỗ không có điều kiện sinh sống vì thiếu
nước với ý mong Chính Phủ bác bỏ, nhưng không ngờ Chính Phủ đã nhắm mắt chấp
thuận và ra lệnh thực hành. Lính đến dở nhà dân chúng, bị dân chúng ngăn cản
không cho thì lính đánh dân. Kỵ muốn xin từ chức nhưng sợ bị buộc tội chống
Quốc Sách, Kỵ vừa nói vừa khóc.
Tại Cần Thơ, trong một cuộc mết tinh do Tỉnh Trưởng Đỗ Văn Phước tổ chức dưới quyền chủ tọa
của Tổng Thống Diệm, một kỳ hào đọc diễn
văn để xin hoãn việc lập Khu Trù
Mật lại một thời gian ngắn
đợi cho dân chúng gặt lúa xong rồi sẽ
làm.
"Kính thưa
Tổng Thống, Ông nói : nhờ ơn mưa móc của Tổng Thống, trong mười năm nay là lần
đầu tiên dân chúng tôi mới được mùa. Kính xin Tổng Thống cho phép dân chúng tôi
thu hoạch để lấy hên rồi dân chúng tôi sẽ làm Khu Trù Mật sau".
Không trả lời cho dân chúng, Ông Tổng Thống xoay qua
hỏi Thiếu Tá Hoàng Văn Thường, Quận
Trưởng Châu Thành :"Anh có làm được
không?". Thường trả lời :"Dạ được". Thế là, trong ngày hôm
sau có công điện của Phủ Tổng Thống chỉ định Thiếu Tá Thường làm Tỉnh Trưởng
thay thế Ông Đỗ Văn Chước bị rút về
Sài-Gòn.
Tướng Dương Văn
Minh được cử đi thanh tra công tác làm Khu Trù Mật lắc đầu khi nghe tường thuật
lại như trên, tỏ thái độ rõ ràng bất bình và có lẽ đã có ý chống đối từ đó.
Tại tỉnh Kiến Hòa, trong một buổi hội họp tại hội
trường tỉnh gồm nhiều thân hào nhân sĩ, Tỉnh Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Huỳnh, một Tỉnh Trưởng rất được
Tổng Thống ưa thích, đứng lên xin trợ cấp chút ít cho dân chúng ăn mà làm Khu
Trù Mật, trong lúc họ đương túng thiếu.
Theo lời thân phụ của Thiếu Tá Nguyễn Huỳnh là Cụ Nguyễn Hà
Hoành cựu Án Sát, tôi kêu bằng bác họ kể lại, Ông Diệm nổi
nóng cầm cây gậy đập vào cái gạt
tàn thuốc để trên bàn bể văng nhiều mảnh. Ai nấy đều khiếp sợ, nhưng bất
bình.
Bị dân chúng chống đối mạnh khắp nơi, Tổng Thống ngưng
việc làm các Khu Trù Mật, sau khi đã lập xong 26 khu để thay thế bằng chính
sách Ấp Chiến Lược. Dân chúng trên toàn quốc bị bắt buộc phải nạp tre và đi dân
công để xây hàng rào xung quanh Ấp và đào hào bên ngoài để không cho Cộng Sản
tuyên truyền cho dân và dân khỏi tiếp tế cho Cộng Sản.
Tại miền Trung, theo tài liệu chính thức, Ngô Đình Cẩn
bắt dân chúng góp mỗi người từ 1.000 đồng tới 1.500 đồng để mua tre, kẽm gai và
đi dân công từ 10 tới 15 ngày để làm hàng rào, đào hào, giăng kẽm gai.
Tại miền Nam với 80% xã thôn bị Cộng Sản kiểm soát,
các Quận Trưởng phải mở những cuộc hành quân để bắt dân phục dịch và vợ con
phải đem cơm nước cho họ.
Chính sách đó hoàn toàn thất bại trên nguyên tắc cũng
như trên thực tế. Trên nguyên tắc không có cách nào phân biệt giữa người dân
thường với Cộng Sản. Gom dân vào bên trong Ấp Chiến Lược tức gom cả cán bộ Cộng
Sản vào với họ vì môi trường hoạt động của Cộng Sản là dân. Chúng không tuyên
truyền Cộng Sản công khai, mà khai thác sự
công phẫn của dân
chúng chống Khu Trù Mật và Ấp
Chiến Lược bắt dân chúng phải phục dịch
khốn khổ.
Cưỡng bách dân chúng phá hoại mùa màng để lập Khu Trù
Mật với tánh nóng nảy phi lý của Tổng Thống Diệm như trường hợp tỉnh Cần Thơ
chỉ làm cho dân chúng thù ghét Ông như thể một Tần Thủy Hoàng.
Trên thực tế, tre cấm xuống đất không thể chịu mưa
nắng lâu quá hai hoặc ba năm thì kế hoạch là công dã tràng. Chỉ có một việc
đáng làm là lấy lòng dân bao vây Cộng Sản thì không chịu làm, lại dùng những
phương tiện chóng hư nát để bao vây dân thì quả là điều không tưởng ngông
cuồng.
Sách "A Death in November" của tiến sĩ Ellen
Hammer viết đầy thiện cãm với Tổng Thống Diệm, như sau này tôi sẽ trình bày, đã
tường thuật rằng một ngày Xuân 1963 ba Ủy Viên trong Ủy Hội Kiểm Soát Đình
Chiến là Gordon Cox người Gia Nã Đại, Ramchundur Goburdhum, người Ấn Độ và
Mieczyslaw Maneli, người Ba Lan đã đi với Đại Sứ Bửu Hội thăm một Ấp Chiến Lược
ở Cao Nguyên.
Maneli đi trên đầu nhọn các cây hàng rào của Ấp, lấy
tay lắc xem có chắc không? "Không có chắc lắm" Maneli vừa cười vừa
nói, "thằng con nhỏ của tôi ở Warsaw có thể xô ngã. Chính phủ có chắc
tin sẽ dùng hàng rào này để ngăn cản du kích
không?"
Điều đáng ngạc
nhiên là Hoa Kỳ
cho đó là một quốc sách tuyệt hảo. Khi tôi qua Hoa Thịnh Đốn tháng 10 năm 1962,
tôi có thấy tại Bộ Ngoại Giao Mỹ mô hình một Ấp Chiến Lược với lớp giải thích
kế hoạch chống Cộng đó cho những người sắp qua Việt Nam. Hơn thế nữa, các nhân
viên Ngoại Giao phái qua Việt Nam đều có theo lớp dạy về Ấp Chiến Lược.[3]
. . . "Đối với việc thực hiện các chương trình
như : Khu Trù Mật và Ấp Chiến Lược của thời Đệ Nhứt VNCH của anh Ngô Đình xem
như là đặt để việc chống Cộng lên hàng đầu. Nhưng thực ra, nó không đem lại hữu
ích cho đồng bào miền Nam, nhứt là đồng bào ở vùng nông thôn. Bởi vì, phần nhiều
đồng bào đều có đất đai, ruộng vườn nhà cửa do ông bà để lại. Nhưng, nó
chỉ hữu ích cho một số người ở phương xa ở miền Bắc mới tới hoặc một số người
không có điền sản nghèo khó. Tuy nhiên, số người nghèo khó đó cũng không muốn
rời nơi chôn nhao cắt rún, mồ mả ông bà hay những người thân tộc họ hàng và cả
những bạn bè thân quen hàng xóm nữa. Đặc biệt, người dân ở miền Nam họ đã có
truyền thống từ ông cha xa xưa để lại, họ không thể xa rời những nơi đình làng,
chùa chiền...để vào Khu
Trù Mật và Ấp
Chiến Lược lập cuộc đời mới sẽ được Chánh phủ cổ võ cung cấp vật chất
đầy đủ để sanh sống sung sướng hơn, nhưng họ bị đánh mất hết những tập quán từ
gốc cây ngọn rau đã sống từ đời này sang đời khác bấy lâu nay.
Việc thực hiện Khu Trù Mật hay Ấp Chiến Lược, chưa kể
sẽ bị đóng góp từ vật chất đến công sức để phục vụ cho Chánh Phủ không công,
xem như thực hiện Thủy Lợi sau ngày 30-04-1975, mặc dù số tiền viện trợ Mỹ đã
có cho, nhưng dân đến thực hiện thì không có nhận được thù lao. Đó là lý do
khiến anh em Ngô Đình hô hào thực hiện các chương trình kể trên, vừa bắt dân
phải vào sinh sống trong sự kềm kẹp của chánh quyền, ngõ hầu truyền bá đạo
Thiên Chúa Giáo.
Ngoài ra, anh em Ngô Đình muốn làm thế nào đồng bào miền Nam phải vô
sống trong những chương trình di dân lập ấp, lập khu càng đông càng tốt, bởi lý
do quan yếu là : Cho Chánh Phủ Hoa Kỳ thấy chánh quyền do anh em Ngô Đình lãnh
đạo được toàn dân ủng hộ hết mình, bằng chứng khoảng 1 triệu đồng bào miền Bắc
chối bỏ chế độ Cộng Sản miền Bắc theo Cụ Ngô Đình Diệm vào miền Nam, đồng thời
đồng bào miền Nam cũng nhiệt liệt hưởng ứng chánh sách lập Khu Trù Mật và Ấp
Chiến Lược do anh em Ngô Đình thực hiện. Do vậy, anh em Ngô Đình sẽ nhận được
thêm số tiền viện trợ Mỹ, để có thể làm
của riêng đã được liệt kê trong bản kiểm tra tài sản sau ngày 1-11-1963.
Căn cứ theo
quyển 20 năm qua của Cụ Đoàn Thêm
ghi ngày 9-3-1964, Giải tán Ủy Ban đặc trách Ấp Chiến Lược ở Trung Ương và Khu
do SL 103/SL/CT do Trung Tướng Thủ Tướng Nguyễn Khánh ký.
[1] S đd trang 59
và 66 tác phẩm Sáu Tháng Pháp Nạn 1963 của Minh Không VÛ
Văn Mẫu cựu BT Ngoại Giao, do Giao điểm phát hành tại Nam California Hoa Kỳ năm 2003.
No comments:
Post a Comment