Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 20 November 2016

TƯỞNG NĂNG TIẾN * TRUNG CỘNG * LÃO HỦ * KHỔNG TỬ

 

Friday, March 7, 2014


TƯỞNG NĂNG TIẾN * TỘI NÓI THẬT

Tội Nói Thật


 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Tư duy người cộng sản Việt Nam vẫn lạc hậu trong bối cảnh nhiều chế độ độc tài đã và đang diệt vong.
 Nguyễn Ngọc Già
Có hôm, tôi nghe Vũ Thư Hiên chép miệng:
Với người Việt ta, ở tù không phải sự lạ. Thiên hạ gặp nhau thấy ngờ ngợ thì không hỏi quê quán, họ hàng mà hỏi: mình gặp nhau ở trại nào nhỉ?
Ổng nói, rõ ràng, hơi quá. Thế mà vẫn có một nhà văn (khác) chia sẻ hết sức tận tình:
Gặp ai, ở đâu hắn cũng tưởng như gặp lại bạn tù cũ. Nhìn những người trên đường, hắn giật mình: “Quái nhỉ, ở trại nào nhỉ. Quen quá. Không biết đã gặp ở đâu rồi. Được về bao giờ nhỉ”.
Đó là một cảm giác kỳ lạ. Hắn luôn gặp những khuôn mặt tù quen quen. Những khuôn mặt tù ngờ ngợ. Không biết ở trại nào. Hẳn họ cũng như hắn. Mới được ra trại. Thoạt đầu hắn cho là hắn mắc bệnh quên. Trí nhớ hắn suy giảm, nên hắn không nhớ được những người bạn tù ấy. Nhưng rồi hắn giật mình: “Chẳng lẽ nhiều người đi tù về đến thế? Đất nước lắm người đi tù đến thế?” ...” (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).
Đoạn văn thượng dẫn được viết hồi cuối thế kỷ trước, sau khi tác giả đã trải qua nhiều năm tù vì  tội “tuyên truyền phản cách mạng” và “bôi đen chế độ” – theo như lời ông tự thuật:
 Hoá hỏi:  - Anh là cộng sản à?
- Cả nhà tôi là cộng sản. Là đảng viên. Nhưng tôi thì chưa. Tôi là quần chúng.
- Vì sao anh chưa được kết nạp?
- Đã có lúc tôi phấn đấu, nhưng chưa được vào.
Hoá nhìn hắn từ đầu đến chân. Định nghĩa cái nhìn ấy là: Anh nói thật. Tôi quí anh vì anh nói thật.
- Vì sao anh bị vào đây? Tôi có tò mò quá không?
- Tôi bị bắt với tội danh “Tuyên truyền phản cách mạng”.  - Ở đây anh em gọi là tội nói sự thực.  Đó là một lời khen. Nói sự thực là một việc khó khăn, nguy hiểm. Từ xưa đến nay vẫn thế. Bao giờ cũng là một việc nguy hiểm.(sđd, trang 58).
Tuy “nguy hiểm” đến thế nhưng người Việt vẫn có nhiều kẻ mạo hiểm đều đều. Nhân vật mới nhất, vừa bị lôi ra toà và kết án tù  vào hôm 4 tháng 3 vừa qua (vì tội danh “bôi đen chế độ” hay “nói thật”) cũng là một người cầm viết. 
Bản Bản Cáo Trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, đề ngày 17 tháng 12 năm 2013, ghi rõ nhà báo Trương Duy Nhất đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ ... bôi nhọ lãnh đạo” làm "giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và công dân" và “hạ thấp uy tín cá nhân của Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng Chính Phủ, Chủ Tịch Quốc Hội, làm đến uy tín của Đảng, Nhà Nước, Quốc Hội, Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam.”
Trước sự kiện này blogger Huỳnh Ngọc Chênh có lời bàn (ra) nghe hơi cay đắng:
Sau 7 tháng, một công dân chỉ cầm bút viết blog mà bị bắt giam biệt tích với cả người thân trong gia đình để chịu sự điều tra căng thẳng, để cuối cùng cơ quan điều tra nêu ra một số cáo buộc mà khi đọc vào ai cũng thấy rằng chẳng cần phải bắt bớ, giam cầm, điều tra gì cũng có thể nêu ra được, vì mọi thứ blogger Trương Duy Nhất viết ra đều đường đường chính chính công khai minh bạch trên blog cá nhân của mình.
Blogger Vũ Đông Hà không chỉ cay đắng mà còn ... cay nghiệt:
Blogger Trương Duy Nhất dứt khoát không phạm tội.
Cho dù ông có muốn phạm tội cũng dứt khoát ông không thể làm được.
Ông không thể làm giảm uy tín một thứ không có uy tín.
Cá nhân ông không thể làm giảm lòng tin của 90 triệu người vốn đã mất niềm tin.
Ông không thể làm một người không có chiều cao bớt lùn.
Ông chỉ vô tình đóng góp thêm một điều ngoài ý muốn của ông: bản cáo trạng "vì ông mà có" đã thêm một lần nữa chứng minh cái đảng và nhà nước hiện nay là tập hợp của những tên lùn nhưng có ảo tưởng mình rất cao và sẵn sàng tống vào tù những ai đá động đến chữ LÙN.
Cùng lúc, ở lề bên kia, lác đác cũng có vài tiếng anh vỗ tay tán thưởng. Trên Petro Times, ông Bảo Sơn (nào đó) khẳng định: 
Vụ án Trương Duy Nhất cũng là một bài học cảnh tỉnh cho một số người hiện nay đang dùng blog để xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ.
Tương tự, trong trang Người Con Yêu Nước   cũng có một vị tuy không dám nêu danh nhưng rất lớn tiếng:
Bản cáo trạng đã quá rõ ràng, những bài viết làm chứng cứ vẫn còn được lưu giữ. Chẳng có ai chống Tàu mà lại đi bôi nhọ thể chế, công kích cá nhân, bêu rếu danh dự, nhân phẩm của các cán bộ cấp cao như vậy... Vì vậy truy tố Trương Duy Nhất theo điều 258 là một quyết định đúng đắn để răn đe, trừng trị người phạm tội cũng như bảo vệ sự vững mạnh của thể chế.
Ngôn ngữ và giọng điệu của hai nhân vật (vô danh và ẩn danh) vừa kể khiến tôi nhớ đến vài vị văn nghệ sĩ (tên tuổi) khác đã từng hùng hồn lên tiếng trong chiến dịch đấu tố “nhóm phá hoại Nhân Văn – Giai Phẩm,” từ hơn năm mươi năm trước:
          - Huyền Kiêu:
Cuối năm 1956, trong lúc tình hình cách mạng gặp khó khăn, thì một số phần tử xấu trong giới trí thức văn nghệ, tưởng rằng thời cơ “làm ăn béo bở” đã đến, vội vã dương lá cờ rách Nhân văn nhảy lên võ đài, khua môi múa mỏ, với dã tâm, bóp méo, xuyên tạc những khuyết điểm của ta về văn nghệ, tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng trong văn nghệ, và từ địa hạt văn nghệ, lan sang các mặt văn hóa, xã hội, chính trị, bôi xấu, vu cáo toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng, hòng cản trở bước tiến lên xã hội chủ nghĩa của miền Bắc nước ta...để bôi đen chế độ miền Bắc, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng.         
          - Đỗ Nhuận :
Trần Dần dùng ngòi bút viết lên bao thứ bài thơ như “Nhất định thắng”, chuyện “Cò Lấm”, “Lão Rồng”, “Em bé làm văn” v.v…, để bôi đen miền Bắc và con người của chế độ ta...
Năm 1952 anh đi theo đường lối văn nghệ của Đảng và theo kinh nghiệm của đường lối văn nghệ Trung Quốc, nên anh đã có một số sáng tác dùng được; vài năm sau anh nói với tôi rằng: “Không nên theo đường lối Trung Quốc vì như thế là đi đường vòng quanh, phải đi đường thẳng”.
Đường thẳng là thế nào? Khi anh sang Trung Quốc, anh rất thích cái lý luận của tên phản động Hồ Phong ở Trung Quốc, anh nhập cái tư tưởng phản động của Hồ Phong vào người và ban phát nó cho một số người bạn của anh vì theo anh đó là con đường thẳng. Hồ Phong dùng hình ở mũi dao cắm vào lưng người văn nghệ sĩ để mạt sát và chống lại sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì trong bài thơ “Nhất định thắng” anh cũng dùng hình ảnh “Con dao dựa cùn chém trộm ngang lưng” để vu khống, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam.
Trần Dần sinh năm 1926, Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934, Trương Duy Nhất ra đời 20 năm sau nữa. Cả ba đều sống chung trong một môi trường xã hội mà  “dối trá” là “phương châm” để sinh tồn. Tuy thế, họ đã lựa chọn một thái độ sống khác:
Phải làm một người chân thật…
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
...

Người làm xiếc đi giây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Cái giá để đi trọn đời trên con đường chân thật, tất nhiên, không rẻ. Phùng Quán đã phải trả bằng cả một cuộc đời (cá trộm, rượu chịu, văn chui) cùng với vài “ba chục năm sống trong nơm nớp, nghe tiếng chó sủa lạ cũng giật mình thon thót” – theo lời của Nguyễn  Quang Lập. Dù sao, thế vẫn hơn mười lăm năm tù và mười lăm năm quản chế mà Đảng và Nhà Nước đã dành cho Thụy An cùng Nguyễn Hữu Đang – với tội danh ... gián điệp!
Những hình phạt hay những bản án khắc nghiệt mà chế độ hiện hành đã quen dùng trong mấy chục năm qua – xem ra – không “cảnh tỉnh” và cũng chả “răn đe” được người dân, như mong đợi. Thể chế cũng chả vì thế mà  “vững mạnh” hơn, nếu chưa muốn nói là hoàn toàn ngược lại: mỗi ngày một thêm lụn bại và rệu rã!
Nhà đương cuộc Hà Nội không thể bắt giam hết cả ngàn Trương Duy Nhất đang có mặt khắp nơi. Và dù họ có làm được như vậy chăng nữa thì sẽ có hàng chục ngàn Trương Duy Nhất khác sẽ xuất hiện trong những ngày tháng tới. 

Wednesday, March 5, 2014


TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN *ĐÒI QUYỀN SỐNG


THÚC ĐẨY CHO BÙNG NỔ CUỘC ĐẤU TRANH KINH TẾ ĐÒI QUYỀN SỐNG LÀ CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT CHẤM DỨT CSVN


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Attachment: Ba`i 3, trang 1, D-L 150
Hình GS TS NGUYỄN PHÚC LIÊN
 Geneva, 06.02.2014

Lực lượng chủ yếu đấu tranh là Khối 95 triệu người nằm tại Quê Hương, còn Hải ngoại chỉ là phụ thuộc hỗ trợ cho Lực lượng Quốc nội. Nếu Hải ngoại tự coi mình là Lực lượng chính yếu đấu tranh mong đem Cách Mạng về giải phóng Quê Hương, thì đó là sai lầm.

Việc DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN hiện hành là cấp bách, vì vậy chúng ta lựa chọn con đường đấu tranh ngắn nhất và cụ thể nhất cho Quần chúng Việt Nam. Chúng tôi thấy con đường đó là con đường KINH TẾ nhắm vào Tử huyệt kinh tế Mafia CSVN mà tấn công liên hồi "như thiết như tha, như trác như ma, như quốc kêu mùa hè, như mài son, như đánh giặc". Phải tập trung lực vào Tử huyệt này. Con đường đó phải được phổ biến rộng rãi trong Quần Chúng Việt Nam nguyên do về phá sản của nền Kinh tế Quốc dân để Dân Tộc NỔI DẬY DÙ VỚI BẠO ĐỘNG dứt bỏ hẳn Cơ chế CSVN.

Chúng tôi xin viết tóm tắt sau đây những điểm thuộc con đường đấu tranh ấy. Chúng tôi sẽ vào những Hội Luận Paltalk để qua những Hội Luận này truyền thông con đường đấu tranh ngắn nhất và cụ thể nhất về cho đồng bào Quốc nội.

1) Con đường đấu tranh Kinh tế: NGƯỜI DÂN ĐÒI QUYỀN SỐNG

* Quyền sống thân xác là ưu tiên trên mọi Nhân Quyền
Mọi sinh vật, từ cây cỏ, động vật, con người, không phải chỉ có cái quyền mà còn có bổn phận phải tự kiếm những phương tiện vật chất để nuôi sống thân xác mình.
* ĐÒI QUYỀN SỐNG không phải là đấu tranh chính trị
Khi người Công nhân cho thuê sức Lao động, tư hữu tuyệt đối của họ, để có được miếng cơm manh áo, họ có cái quyền thương lượng về giá cả của sức Lao động. Không ai có quyền tước đoạt một cách độc đoán sức Lao động của họ để bán đứng cho người khác. Cũng vậy, người Nông dân có cái quyền tư hữu một miếng đất để trồng cấy sinh sống. Không ai có quyền tước đoạt cái phương tiện tối thiểu đất đai trồng cấy của họ. Khi người Công nhân đòi thương lượng về cái giá của Lao động và người Nông dân đòi miếng đất tối thiểu để cầy cấy, thì đó là hoàn toàn thuộc về đấu tranh ĐÒI QUYỀN SỐNG, chứ không thể được cắt nghĩa gán ghép là họ đấu tranh Chính trị nhằm lật đổ cường quyền.
* Tổ chức Chính trị—Luật pháp chỉ là Môi trường phù hợp (Environnement Adéquat) cho phát triển Kinh tế
Thực vậy, tất cả những Tổ chức Chính trị—Luật pháp đích thực phải được hiểu như tạo một Môi trường thuận tiện nhằm nâng đỡ sự phát triển những sinh hoạt Kinh tế của Xã hội trong việc tìm phương tiện nuôi sống thân xác, chứ không được hiểu như một khuôn khổ sống phát xuất từ giới nắm quyền lực Chính trị áp đặt độc đoán lên những tác nhân Kinh tế đang tìm phương tiện nuôi thân.
* Những cuộc Cách Mạng Lịch sử lấy QUYỀN SỐNG làm động lực chính yếu NỔI DẬY
Cuộc Cách Mạng Pháp 1789. Cuộc Cách Mạng 1917 tại Nga. Những cuộc Cách Mạng chung quanh mốc 1990 lật đổ Cộng sản Nga và Đông Âu. Những cuộc Cách Mạng Hoa Nhài Bắc Phi và Trung Đông trong khoảng 2010-2012.

2) Hai Mô hình Kinh tế đối chọi:

TẬP QUYỀN CHỈ HUY và TỰ DO CẠNH TRANH
* Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường với Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico-Juridique Démocratique Adéquat)
* Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy với Môi trường Chính trị—Luật pháp Độc tài (Environnement Politico—Juridique Dictatorial)
* Mô hình Kinh tế tréo cẳng ngỗng của CSVN : Kinh tế Tự do và Thị trường định hướng XHCN với Môi trường Chính trị—Luật pháp Độc tài (Environnement Politico—Juridique Dictatorial)

3) Hậu quả của những Mô hình Kinh tế: PHÁ SẢN KINH TẾ QUỐC DÂN CỦA MÔ HÌNH TẬP QUYỀN CHỈ HUY và THỊNH VƯỢNG CỦA KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG

* Phồn thịnh của Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường và nền Xã hội Dân chủ xây dựng vững chãi từ Mô hình Kinh tế ấy.
* Thất bại của Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy: Tan rã của Đế quốc Cộng sản: Nga và Đông Âu
* Tham nhũng Lãng phí lan tràn từ Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCN.
* Tha hóa trầm trọng Giáo dục và Xã hội với Mô hình Kinh tế tréo cẳng ngỗng của CSVN.

4) Hiện tình Kinh tế và Xã hội tại Quê Hương Việt Nam

* Tha hóa trầm trọng Giáo dục và Xã hội
* Phá sản đến vỡ nợ của nền Kinh tế quốc dân
* Bất lực cải cách tận căn nguyên của Mô hình Kinh tế tréo cẳng ngỗng của CSVN
* Một tương lai đen tối của Tha hóa Giáo dục và Xã hội với sự thụt lùi Kinh tế sánh với những nước trong vùng.

5) Cấp bách cứu nước:

QUẦN CHÚNG NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN

Tình trạng Kinh tế hấp hối, Giáo dục & Xã hội sa đọa, việc tẩu thoát Tài sản và người của Lãnh đạo CSVN ra nước ngoài thúc đẩy Dân Tộc phải cấp bách NỔI DẬY DÙ VỚI BẠO ĐỘNG để dứt bỏ Cơ chế CSVN.

* Những bất công chất chồng cấp số nhân nơi Quần chúng tạo thùng thuốc súng sẵn sàng bùng nổ.

Sự BẤT MÃN đối với Cơ chế CSVN mỗi ngày mỗi tăng, nhất là trong năm 2013. Việc tố cáo nhau trong đảng Cộng sản và việc công kích chính Cơ chế đã lên tới hàng ngũ Lãnh đạo đảng. Phong trào bỏ đảng được tăng cường. Quần chúng Nông dân, Công nhân, Giới Trẻ, đến Trí thức, đã công khai bầy tỏ sự BẤT MÃN.

Ký giả Thomas FULLER, một nhân chứng nước ngoài cho sự BẤT MÃN ấy:

"Tin New York - Ký giả Thomas Fuller của New York Times đã đến tận Saigon, đã tiếp xúc với nhiều người và cho biết người dân Việt Nam nay không còn tin vào đảng Cộng sản nữa. Theo tác giả, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế, và nội bộ Đảng đang bị chia. Bài báo cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên toàn xã hội. Bài báo nhận xét Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Những người đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam."

Tình trạng BẤT MÃN của quần chúng tăng lên mỗi ngày mỗi mạnh. Trước sự đàn áp không ngừng của bạo quyền, sự BẤT MÃN ấy mau trở thành sự UẤT ỨC chất chồng như thùng thuốc nổ đợi dịp nổ tung ra.

* Những ngáng trở cho cuộc NỔI DẬY

CSVN "cướp chính quyền" bằng bạo lực và sau đó tổ chức một guồng máy cai trị dân hoàn toàn bằng một bạo lực kềm kẹp, hù dọa, khủng bố dân. Ngày nay, trước sự BẤT MÃN, UẤT ỨC của quần chúng sẵn sàng NỔI DẬY, cái bạo lực đàn áp của CSVN vẫn nằm đó. Đây là tình trạng có thể đưa đến va chạm đẫm máu.

* Ngòi nổ cho thùng thuốc súng: DÂN OAN VIỆT NAM

Như trên chúng tôi đã cắt nghĩa, sự BẤT MÃN, lòng UẤT ỨC nơi quần chúng đang được tích lũy như thùng thuốc nổ. Cần một cái ngòi nổ để thùng thuốc súng quần chúng nổ tung ra. Cái ngòi nổ lúc này dễ dàng bắt nguồn từ khối DÂN OAN VN. Những người Dân Oan đã mất hết không còn gì để thương tiếc. Họ cũng gần kề cảnh chết đói nên không sợ chết nữa. Đó là những điều kiện khách quan khiến DÂN OAN VN dễ dàng trở thành ngòi nổ cho NỔI DẬY.

* Cuộc NỔI DẬY có thể trở thành BẠO ĐỘNG

Cuộc NỔI DẬY của quần chúng chỉ là hệ quả định mệnh của tích lũy BẤT MÃN và UẤT ỨC. Cuộc NỔI DẬY có thể trở thành BẠO ĐỘNG đẫm máu khi mà CSVN vẫn duy trì sức mạnh bạo lực nhằm đàn áp.

* Những trợ lực từ Khối Người Việt Hải ngoại cho cuộc NỔI DẬY tại Quốc nội

Từ đầu bài, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng Lực lượng NỔI DẬY chủ lực là toàn dân Quốc nội, còn Hải ngoại chỉ là phụ thuộc làm công việc hỗ trợ, như:

=> Phổ biến rộng rãi về Quê Hương cho dân, nhất là dân nghèo, thấy rõ rằng cái thủ phạm chính yếu của tha hóa Xã hội và của phá sản Kinh tế là cái Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế. Cơ chế ấy tự nó làm phát sinh và lan tràn Tham nhũng, Lãng phí. THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ chính là thủ phạm phá sản Kinh tế và tha hóa Xã hội.
=> Không thể cải thiện cái Cơ chế, mà phải dứt bỏ chính cái Cơ chế, nghĩa chấm dứt đảng và guồng máy cai trị do đảng CSVN áp đặt lên Dân Tộc.
=> Tăng cường mọi hệ thống truyền thông từ Hải ngoại về Việt Nam: hệ thống thông tin Internet toàn cấu, hệ thống thảo luận Paltalk triền mên về trong nước.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế


THƯ GỬI QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN


VIETNAM - Audio messages to the UN Human Rights Council, from Thich Quang Do and Le Cong Cau

Forwarded to vietmarketing by: David Kilgour , 2/11/2014, 8.44AM.
On 11 February 2014 08:29, Vietnam Committee on Human Rights wrote:
VCHR Que Me : Action for Democracy in Vietnam
Vietnam Committee on Human Rights
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Leùger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : vietnam.committee@gmail.com, Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
For immediate release
Paris, 11 February
UBCV leader Thich Quang Do and Buddhist Youth leader Le Cong Cau: Message to the United Nations Human Rights Council


PARIS, 11 February 2014 (Vietnam Committee) – The Vietnam Committee on Human Rights is honoured to present exclusive audio messages by prominent dissident Thich Quang Do, leader of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV), and Le Cong Cau, head of the UBCV-affiliated Buddhist Youth Movement. The messages were made public at a meeting on "Banned Civil Society Voices" at the United Nations in Geneva on Tuesday 4 February 2014, organized by the VCHR and the International Federation of Human Rights (FIDH).

Thich Quang Do, Patriarch of the Unified Buddhist Church in Vietnam (UBCV) and 2014 Nobel Peace prize nominee, sent this message in English from the Thanh Minh Zen Monastery where he has been under de facto house arrest since 2003. Le Cong Cau sent this message in Vietnamese from Hue.
AUDIO MESSAGE FROM THICH QUANG DO
Video:http://www.queme.net/eng/news_detail.php?numb=2233
Message from Thich Quang Do
Ladies and Gentlemen,
It is an honour for me to address this meeting at the United Nations today. My name is Thich Quang Do, I am a Buddhist monk from Vietnam. I am sorry that I cannot be with you in person – I am under house arrest at the Thanh Minh Zen Monastery in Saigon, Vietnam. This message was recorded in secret, and it is thanks to the courage of many people that it reaches your meeting today.
Tomorrow, Vietnam will be examined at the Human Rights Council for its second Universal Periodic Review. You will hear the Vietnamese government’s report on human rights. But you will not hear the voices of the victims. I am speaking here for those whose voices are stifled in Vietnam simply because of their dissenting opinions or beliefs.
My own case is a typical example. I have spent the past three decades under different forms of detention – ten years in internal exile, seven years in prison and the rest under house arrest without charge. What is my "crime"? That of calling on Vietnam to respect its people’s rights to freedom of expression, association, peaceful assembly, religion and belief.
When I was released from prison and placed under house arrest in 1998, I said: "I have come from a small prison into a larger one". Today I am truly a prisoner in my own monastery. Police keep watch on me day and night, my communications are monitored and I cannot travel. My visitors are harassed and intercepted. I cannot even preach in my Monastery. In January 2014, my personal assistant Venerable Thich Chon Tam was assaulted by Police and ordered to leave Saigon. Vietnam’s aim is to isolate me completely, cut off my contacts with the outside world, and ultimately silence my voice.

To be deprived of one’s freedom is intolerable under any circumstances. To be under house arrest without charge, isolated and never knowing when you will be released, is a most cruel form of torture, both mental and physical. I have endured this for the past ten years. But I am not alone. In Vietnam today, hundreds of dissidents and human rights defenders are subjected to the torture of house arrest without any due process of law. Last year, Vietnam signed the UN Convention Against Torture. We hoped this was a step forward. But in reality, nothing has changed.

Why should Vietnam try so hard to silence us? Because the Communist regime can tolerate no criticism of the one-Party state. Since its last Universal Periodic Review, Vietnam promised to improve human rights. But on the contrary, it has launched a crack-down on critics and dissidents on an unprecedented scale. Young bloggers, journalists, defenders of worker rights, land rights, or the rights of women and children have suffered harassments and imprisonment as never before.

This crack-down has also targeted the religious communities. Religious freedom is important everywhere – it is enshrined in Article 18 of the Universal Bill of Rights, and also in the Vietnamese Constitution. It is a right that cannot be waived, even in times of war. But in Vietnam, religious freedom is particularly important. In the absence of opposition parties, free trade unions or independent NGOs, the religious movements are essential voices of civil society, putting forth the people’s grievances and pressing for reforms.
As head of the Unified Buddhist Church of Vietnam, which is not recognized by the authorities, I have not only called for religious freedom, but also for the right to multi-party democracy, to publish independent newspapers, to demonstrate freely, to express one’s views without fear. I have called for abolition of the death penalty, more social equity, and the end to the system of the "hoä khaåu", or family residence permit, which is used as a tool of discrimination and control. I will continue to press for human rights and democratic freedoms in Vietnam, whatever price I have to pay.
At tomorrow’s Universal Periodic Review, I call upon all governments to speak out for those whose voices are stifled in Vietnam. I urge you to press for concrete improvements, such as the recognition of the legal status of the Unified Buddhist Church of Vietnam and all other non-recognized religions, the release of religious and political prisoners, and the abolition - once and for all - of the practice of arbitrary house arrest without charge.
Thank you for your attention.
Thich Quang Do

MESSAGE FROM LE CONG CAU
Video:http://www.queme.net/eng/news_detail.php?numb=2232
Message from Le Cong Cau
Distinguished guests and Human Rights Defenders:
My name is Leâ Coâng Caàu, and I live in Hue, central Vietnam. I am a human rights defender, and head of the Buddhist Youth Movement (BYM). The BYM is an educational movement founded in the 1940s. It is modeled on the Scouts association, and is affiliated to the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV). Because the UBCV is not recognized by the Communist government, the BYM does not have an official status. However, our activities are tolerated because we provide much-needed education for young people. The BYM has some 300,000 members in Vietnam today.
Recently, we began to include human rights education as part of our activities. At a summer camp in central Vietnam this year, we held a seminar on Internet freedom to discuss the role of new technologies in expanding our knowledge. Vietnam is a signatory to United Nations instruments such as the International Covenant on Civil and Political Rights, and human rights are enshrined in our Constitution. We believe that young people should learn about human rights if they are to become good citizens of Vietnam.


Because of this, the authorities have begun to crack-down on our movement. I am particularly targeted. In March last year, I was arrested and interrogated non-stop for three days. Police accused me of writing articles calling for human rights and criticizing government policies. They threatened to imprison me on charges of "circulating anti-Socialist propaganda", a crime that carries up to 20 years in prison.

This year, on January 1st, I was arrested again at Phu Bai airport near Hue as I set off to meet members of my movement in Ho Chi Minh City. Police took me off the plane on the pretext that I was suspected of carrying "terrorist" materials in my suitcase. Of course, they found nothing, but they confiscated my laptop computer, flash-drives and cell phone and subjected me to intensive interrogations. Although I am not charged with any crime, I am now under house arrest at my home in Hue. Police are posted outside my door, and I am summoned continuously for Police interrogations. During a recent interrogation, a Security officer said he just had to sign warrant and I would be thrown into jail.
Following my arrest, several other members of the Buddhist Youth Movement in Hue were subjected to harassments. Nguyen Tat Truc was detained for questioning from 6 to 9 January and accused of "violating the law" because he signed letters on behalf of our movement. He is now under house arrest. As a result, his family is now in grave financial difficulty, because they rely on his wife’s earnings in order to survive, yet he is forbidden to drive outside his district to take her to work. Another senior BYM member, Hoang Nhu Dao, was interrogated by Police and also accused of "illegal activities". Police are now posted outside his home, frightening his wife and young children. As I speak to you today, more than one hundred members of the Buddhist Youth Movement from Hue and the central provinces are under house arrest without any justification or charge, simply for exercising their legitimate right to association and peaceful assembly.
I am launching this message at the United Nations today as a cry of alarm. This may be my last opportunity to speak out, as I am told that I may be arrested in the coming days. I do not fear imprisonment. I take full responsibility for my legitimate and peaceful acts, and I am ready to face the consequences, whatever they may be. Last week, after 20 days under house arrest without charge, I wrote to the local Security Police protesting my arbitrary detention. I demanded that they formally indict me and put me on trial – if not, they must release me immediately. But they made no reply. I am appalled that Vietnam can treat its citizens so unfairly, and I refuse to remain silent in face of such injustice.

Human rights defenders in Vietnam today face unprecedented Police brutality, harassments and arbitrary detention simply for peacefully exercising rights that are guaranteed in our Constitution. We are accused of "anti-Socialist" activities, but in reality we are simply working to protect and promote the legitimate rights of our people, as guaranteed in the UN Universal Declaration of Human Rights.

The Buddhist Youth Movement is committed to education, for we believe that knowledge and understanding form the very basis of progressive and dynamic society. The right to education is enshrined in the UN International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, to which Vietnam is a state party. By repressing my members and prohibiting our activities, Vietnam is violating its binding commitments to its citizens and to the international community.

As you meet to consider the second Universal Periodic Review of Vietnam, I call on all governmental delegations to examine the plight of human rights defenders, and press Vietnam to take concrete steps to improve our situation. Specifically, Vietnam should bring domestic legislation into line with its international treaty commitments, and respect the principle of the harmonization of laws enshrined in the Law on the Ratification and Implementation of International Treaties adopted in 2005.
Vaguely-worded "national security" provisions in the Criminal Code such as Article 88 on "spreading anti-Socialist propaganda" should be repealed, for they enable the State to imprison people at will, with total impunity. Human rights must be protected by the rule of law, otherwise, they are meaningless. Vietnamese human rights defenders should be entitled to pursue their activities freely, and not be forced to live in silence and slavery by the one-Party State.
Le Cong Cau, Hue, 25 January 2014.

Saturday, March 1, 2014


TỈNH THÀNH VIỆT NAM XƯA

Tỉnh thành xưa ở Việt Nam





Lời giới thiệu
Cuốn sách này chủ yêu gồm các bài tuyển chọn từ tuần báo INDOCHINE.
Indochine là một tờ báo bằng tiếng Pháp của Hội Alexandre de Rhodes. Báo ra từ đầu năm 1940 tới cuối năm 1944 thì đình bản.
Cộng tác viên của báo chủ yếu là người Pháp. Có người là hội viên của Học viện Pháp quốc Viễn Đông như G.Coedes, Louis Malleret, có người đúng đầu một cơ quan chuyên môn như Paul Boudet, Giám đốc Sở lưu trữ và các Thư viện, J.Y. Claeys, Giám đốc Sở Khảo cổ...

Cộng tác viên người Việt có: Trần Đăng, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Huỳnh Tôn, Nguyễn Tiên Lãng, Nguyễn Việt Nam, Trịnh Thục Oanh, Hoàng Thiếu Sơn, Dương Minh Thới, Đặng Phúc Thông, Lê Tài Trường, Nguyễn Mạnh Tường.

Các họa sĩ minh họa người Việt có: Ngô Thúc Dụng, Nguyễn Huyên, Nguyễn Tiên Lợi, Nam Sơn, Vũ văn Thu, Tô Ngọc Vân.

Về nội dung Indochine có nội dung rất đa dạng: địa chí, nhân vật phong tục, dân tộc học, ngôn ngữ, giáo dục, giao thông, xây dưng, thủy lợi... với rất nhiều tranh ảnh minh họa đúng như tiêu đề hebdomadaire illustré của báo. Thật hiếm có một tờ báo lúc đó có nội dung rộng và phong phú như Indochine.

Các bài của Indochine có chất lượng cao do được viết bởi các thành phần trí thức ưu tú Pháp và Việt lúc đó, nhất là bởi những người làm nghiệp vụ chuyên môn. Do đó đối tượng của báo chủ yếu là trí thức. Chúng tôi chọn dịch các bài của Indochine vì các bài đó mô tả khá đầy đủ diện mạo mọi mặt của nước Việt xưa.

Ngoài các bài tuyển chọn từ Indochine, chúng tôi chọn thêm, rất ít, một số bài khác ngoài nguồn Indochine, trong đó có một bài duy nhất viết bằng Việt ngữ là bài Người đầm của Thạch Lam. Các bài chọn thêm này đều được ghi rõ xuất xứ để phân biệt với các bài của Indochine.

Các bài không ghi tên tác giả xin hiểu là bài riêng của Indochine.

Để bảo đảm tính thời đại của từ ngữ và, xin thú thực, đôi khi không tra cứu được, chúng tôi để một số danh từ riêng ở dạng nguyên văn, chẳng hạn Laokay thay vì Lào Cai. Chúng tôi nghĩ rằng bạn đọc sẽ dễ dàng nhận biết những từ đó.

Về dung lượng cuốn sách, chúng tôi tạm bằng lòng với số lượng bài như bạn đọc sẽ thấy trong cuốn sách và hy vọng sẽ ra tiếp được một tập nữa.

Các tranh ảnh trong cuốn sách này là chính tranh ảnh các tác giả bài viết đã sử dụng.

Để hoàn thành cuốn sách này chúng tôi xin cám ơn ông bà Bùi Thế Kỷ, ông Vương An Lợi và cô Nguyễn Thị Phương.

Người tuyển và dịch

______________________

Nhà xuất bản Hải Phòng, 5 Nguyễn Khuyến - TP Hải Phòng.

Trung tâm VHNN Đông Tây, 8/91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

In 700 cuốn khổ 13x19 tại Công ty in Khuyến học

Giấy phép xuất bản số: 53-531/XBQLXB cấp ngày 20/5/2003

In xong và nộp lưu chiểu Quý 2, năm 2004

Tổng đại lý phát hành: Nhà sách Đông Tây Số 466 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.

Tel/fax: (04) 7733041

32 Bà Triệu, Hà Nội

Tel/fax: (04) 8251374

Tỉnh thành xưa ở Việt Nam
Louis Malleret

Trong một bài mới đây chúng tôi đã mô tả cảnh quan tỉnh thành Sài gòn vào khoảng năm 1860. Nói đúng ra Sài gòn lúc đó là một điểm dân cư gồm các làng nửa An - Nam, nửa Tầu. Sau đó có những biến đổi rất nhanh. Nhưng trước hết chúng tôi thấy cần phải dẫn độc giả tới một số tỉnh thành của Đông Dương như những gì chúng hiện ra trước mắt các du khách thăm xứ này từ 1870 tới 1880.

Khoảng tháng 7-1872, bác sĩ Morica từ Pháp tới Đông Dương sau một chuyến đi dài 45 ngày. Ông đi thăm các nơi với sự tò mò của một nhà tự nhiên học.

Thoạt tiên, ông thăm Sài gòn, sau đó là Chợ Lớn. Trong số các điểm hấp dẫn ông đi thăm có các khu vườn nuôi cá sấu, mỗi vườn có từ 200 tới 300 con để cung cấp thịt cho khách ăn. Hồi đó người ta rất thích thịt cá sấu.

Ba tháng sau, ông đi thăm Gò Công, một trong những trung tâm trồng lúa quan trọng. Lúc đó Gò Công được xem là một tỉnh đông dân với 33.000 dân tập trung trong 45 làng. Tỉnh lỵ chẳng có gì khác mấy so với các khu phố toàn nhà lá ở Sài gòn. Một số nhà lá vẫn còn ôm lấy một phần bến tầu và người ta có thể thấy vắt qua sông là một cây cầu theo kiểu Trung Hoa (hình 2). Đầu tiên, ông đi thăm Sở Thanh tra. Sở này nằm sau một con lạch và thông vào làng qua một chiếc cầu. Đó là một ngôi nhà cổ và sang trọng kiểu Tàu có một hàng hiên rất đẹp. Pháo đài liền ngay với Sở và chỉ cách nhau một hàng rào. Chỗ lượn của con lạch và nhiều đầm lầy bao lấy Sở ở các mặt còn lại.

Lúc đó tỉnh Gò Công đã là một miền dễ chịu và yên bình nhờ lãnh binh Tân. Ông này mời bác sĩ Morice ăn cơm. Tại nhà viên lãnh binh, bác sĩ được chiêm ngưỡng các loại đồ nội thất khảm xà cừ và dự một bữa tiệc thịnh soạn trong khi một người mã-tà ở phía sau nhịp nhàng kéo chiếc quạt làm bằng lông chim. Gió quạt mạnh đến nỗi làm nghiêng ngả những nến. Bác sĩ còn đi thăm một ngôi chùa trong tỉnh. Giống như nhiều chùa khác ở Nam Kỳ, ngôi chùa có rất nhiều dơi. Bác sĩ lưu lại Gò Công ba tháng; sau đó, trở lại Sài gòn để đi Hà Tiên trên chiếc tàu hơi nước Valco.

Tới Châu Đốc, bác sĩ Morice dùng thuyền tới. Giang - thanh theo kênh Vĩnh Tế. Con kênh này do viên quan Nguyễn Ngọc Thoại đào dưới triều vua Minh Mạng. Mộ của ông hiện còn ở vùng núi gần tỉnh lỵ Hà Tiên, lúc bác sĩ Monce tới, chỉ gồm một nhóm nhà lá rải rác trong các vườn cây (hình 3). Thành tỉnh ba mươi thắng cảnh được Mạc Thiên Tích Ca ngợi làm bác sĩ rất thích. Ông viết: “Tôi muốn là nhà thơ để mô tả phong cảnh tráng lệ hiện ra trước mắt. Các đồi cây xanh tươi ôm lấy bờ biển phía Tây. Dưới chân đồi, một hồ đổ nước vào vịnh Xiêm La. Trước mặt chúng tôi, về phía xa xa là Hà Tiên lờ mờ. Tỉnh thành này nửa nằm trên hồ, nửa nằm trên biển”. Từ Sở Thanh tra trên đồi, có thể phóng tầm nhìn xuống vịnh và các đồi xung quanh. Một hàng phi lao dài chạy xuyên qua chỗ xưa kia là thành men theo các bức tường của lâu đài họ Mạc ngày xưa dẫn tới thành tỉnh nằm trên đầm nước mặn có những ngôi nhà lá trát đất bùn. Tại Hà Tiên, bác sĩ Morice ở trong một cái túp xung quanh là đầm lầy. Ông viết “một trong những nét đặc trưng của Hà Tiên là nó giống nhu Vơ-ni-dơ.

Một phố thẳng và dài nối hồ với biển, hai bên phố là nhũng ngôi nhà làm bằng bùn lấy ở cửa sông. Để có thể đi bộ giữa hai hàng nhà kỳ lạ đó, người ta làm một con đường lát ván dài khoảng hai trăm mét. Đổ vào con đường lát ván này là nhiều con đường lát ván khác nhỏ hơn từ các túp đơn độc dẫn tới”. Trong cái thành phố nửa đất nửa nước này, bác sĩ Morice đã được thưởng thức tết với tiếng pháo và những trò chơi như ném lao qua một chiếc vòng đặt trên ba chân cách xa từ sáu tới tám mét, trò ném cầu và đá cầu.

Sau một tháng lưu lại Phú Quốc và một chuyến đi thăm ngắn ngủi Kampot, nơi đường điện tín nối với Hà Tiên rất khó bảo vệ khỏi sự giận dữ của voi rừng, nhà tự nhiên học của chúng ta quay về Châu Đốc và tiến hành nghiên cứu loài bò sát núi Sam. Sau đó ông tới Vĩnh Long (hình 4). Lúc đó Vĩnh Long là một quân trấn trong đó thành, giống như thành Châu Đốc và nhiều thánh khác ở Nam Kỳ, sao rập kiểu thành Van ban mà Olivier de Puymanuel và Théodore Brun truyền cách xây dựng cho người xứ này. Tuy nhiên, sự sao rập được đơn giản hoá và có những biến tấu mang tính cách châu Á. Bác sĩ Morice viết: “Phía sau các hồ bùn và tường đất cắm chông dày đặc là nhà sĩ quan và dãy nhà dành cho binh lính và bệnh viện. Tre và các bụi cỏ rậm rạp che kín một phần tường luỹ. Thỉnh thoảng người ta lại giết được những con trăn rất to trong đám cỏ đó trong khi rắn đeo kính ngủ trong các bụi cây ẩm ướt mọc lộn xộn trong các hố. Ngoài pháo đài là khu dân cư với vài dãy phố đẹp được những cây dừa cao to phủ mát. Vĩnh Long là một trung tâm nhộn nhịp, tới nay vẫn còn tiếng. Nó là lỵ sở của một tỉnh giầu có gồm 222 làng với 162.000 nhân khẩu.

Bác sĩ Morice quay lại Sài gòn qua Mỹ Tho và Tân An. Mỹ Tho lúc đó bắt đầu có bộ mặt của một thành phố lớn, còn Tân An là “một trong những nơi chán nhất của thuộc địa”.

Từ Sài gòn, bác sĩ Morice đi Tây Ninh. Được xây dựng ở chân pháo đài trên nền đất khô, Tây Ninh là một trung tâm khá vui, nhưng đêm đêm vẫn có hổ đi quanh nhà. Trong những năm đầu ở Nam Kỳ, “nhiều binh lính của chúng ta bị hổ bắt ở các vùng phụ cận Sài gòn. Con vật kinh khủng này thường vào các làng tha người đi. Ngày nay vào ban đêm, người ta vẫn nghe thấy tiếng hổ gầm ở sát các pháo đài ở miền Đông như Bà Rịa, Biên Hoà, Tây Ninh. Ơ Tây Ninh, tôi thường nghe thấy rất rõ tiếng hổ quanh nhà và nhiều lần thấy dấu chân hổ cách đồn không xa”.

Theo một tài liệu lưu trữ của Nam Kỳ, chỉ riêng ở một làng gần Gò Công từ ngày 3-5 tới ngày 11-11-1868 người ta đã bắt và giết được 64 con hổ. Sự có mặt của động vật hoang dã gần các điểm dân cư rất phong phú và vị du khách của chúng ta đã bắn hạ ngay gần Tây Ninh một con tê giác, một loài ngày nay đã biến mất. Sau một chuyến quan sát bội thu, bác sĩ Morice quay lại Sài gòn. Chỉ sau mấy tháng xa cách, Sài gòn đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Mặc dù Sài gòn duy trì sự phát triển lâu dài theo nhiều hướng, nó vẫn cung cấp những kinh nghiệm sống cho các trung tâm nhỏ ở Nam Kỳ, các ly sở của các tỉnh rộng, nơi dân cư không dày đặc lắm.

Các tỉnh thành khác ở Đông Dương cũng không khác mấy so với Sài gòn hoặc các thị tứ ở miền Tây Nam Kỳ xưa kia. Năm 1875, Brossard de Corbigny, trong chuyến đi công cán ở Huế, đã để lại cho chúng ta những hình ảnh đẹp đầy sắc màu của hoàng cung ở Huế. Tuy nhiên, khu phố buôn bán gần hoàng thành vẫn còn nghèo nàn và xấu xí. Ông viết “phố chính khá buồn. Nhà cửa nói chung bằng đá, đen thui và tối tăm, nối tiếp nhau, không có hàng lối. Mặt đường đầy rác và các vũng nước mỗi khi mưa không biết đặt chân xuống đâu nữa”. (hình) Tình trạng như trên cũng là tình trạng của Phnompenh, một thành phố hiện nay rất đáng yêu với những mài nhà dát vàng. Trung uý hải quân Da-vin mô tả thành phố này năm 1888 “có vẻ nghèo khổ, chỗ nào cũng đen đúa và tối tăm. Các cung điện hư hại, đền đài đô nát, nhà bằng sàn ghép cẩu thả hoặc đơn giản chỉ là nhà lợp rạ”. (hình). Còn các tỉnh thành ở Bắc kỳ, để biết bộ dạng xưa kia của chúng như thế nào chỉ cần giở lại tập báo illustration hoặc Tour du Monde sẽ thấy, ngoài toà thành và mấy ngôi chùa cổ rất quyến rũ, các tỉnh thành đó chẳng có gì đẹp ngoài những ngôi nhà lá buồn tẻ nằm dọc theo con đường đất (hình).

Tôi đã mô tả một số nơi những người châu Âu đầu tiên tới Đông Dương nhìn vào thấy lúng túng đối với phần châu Á ở tận cùng này, nơi từ lâu được Gérard de Nerval tô vẽ là một phương Đông lý tưởng. Là nạn nhân của trí tưởng tượng và của những mô tả sáng lạn theo con mắt lãng mạn, họ không biết rằng các thành phố châu Á chỉ là những phố xá lầy lội hoặc những túp nhà khốn khổ, tối tăm đâu phải các cung điện lộng lẫy và những đám rước long trọng họ vẫn mơ tưởng.

Tuy nhiên có cần phải bực mình không khi gợi nhắc lại các thành trấn không mấy cảm tình này, những thành trấn vẻ cổ kính của chúng trong các bức hình như dấu đi sự xấu kinh người trong thực tế các dấu tích câm lặng này mãi mãi còn xa mới thơ mộng. Người ta hiểu rằng sự buồn chán lặp đi lặp lại có thể làm thất vọng người mới tới. Thực tế, Đông Dương xưa chẳng có gì ngoài cảnh sắc quyến rũ. Cuộc sống ở đây khó khăn đối với mọi người và chính việc biến đổi cuộc sống đó từ một ý chí thống nhất đã gắn bó người Đông Dương với người Pháp.


______________________
Cảnh đẹp Bắc Kỳ
Arnaud Barthouet

Trong một lần nói đùa, có người nào đó kêu lên: “Cảnh đẹp Bắc Kỳ à? Làm gì có! Cứ đều đều, nói đúng ra là đơn điệu. Chỉ có bốn cảnh: đồng bằng, miền biển, trung du, thượng du; những cảnh như vậy đầy trong các ảnh...”.

Chúng tôi không chê bai các ảnh đó và chúng tôi không hề xem chúng là những thứ bỏ đi. Trong cỗ máy của cuộc đời thường nhật này, cảnh đẹp có khắp nơi và có lẽ chỉ những người nói liều hay tinh quái là những người khăng khăng cho rằng bản thân cảnh không chứa cái đẹp.

Cảnh đẹp có ở khắp nơi, khắp lúc. Trong những cảnh đẹp của Bắc Kỳ, trước tiên phải kể tới Hà Nội, thủ đô của toàn xứ Đông Dương. Hà Nội, đô thị kiến trúc tinh tế, cư dân chọn lọc, sức sống thanh xuân mạnh mẽ ngập tinh thần thể thao trong các trường. Nhà thờ, đền chùa, nhà bảo tàng, câu lạc bộ, các phố buôn bán, thợ thuyền và thợ thủ công, hàng trăm nghìn người hiếu kỳ lang thang qua các phố trong những ngày lễ lớn. Nét yêu kiều của những chiếc hồ, các ốc đảo xanh tươi - các công viên, những bồn cây, vườn cây ăn quả, các vùng ven đô, những mùa thu dịu hồn, những mùa đông xiết bao dịu dàng... Chúng tôi sẽ không nói thêm gì nữa về Hà Nội, người ta không thể tàn nhẫn đến nỗi vặt hết cỏ ở các thảm cỏ hay hoa ở các vườn cây.

Tiếp đến, cảnh đẹp Bắc Kỳ nằm trong thiên nhiên, trong các cánh đồng, cánh rừng mà chúng tôi hân hạnh được nêu ra ở đây một số hình ảnh và một số nét. Những cảnh đẹp đó rất đáng xem trước khi đánh giá dứt khoát hay phát biểu nhận xét. Này đây:

Biển lúa ở vùng châu thổ thật đẹp khi các hạt lúa nặng trĩu hứa hẹn một vụ thu hoạch tốt cho những người nông dân cần cù đang vội vã trong những ốc đảo xanh của vựa lúa Bắc Kỳ. Vịnh Hạ Long, quần đảo tuyệt vời và vui tươi của bờ biển Đông Dương.

Những đồi núi của miền trung du, các tầng cây vui tươi, những con suối trong cuộn nước đôi khi làm tung bọt.

Mùa xuân thần tiên ở vùng núi biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ với bạt ngàn hoa của những cánh rừng đào và mận, của phong lan, huệ; sự tương phản tinh tế giữa mầu xanh đậm của các loài cây nhiệt đới với mầu xanh của cây xuân thay lá. Mùa thu ở thượng du với bầu trời trong xanh, với những thời khắc bình minh và hoàng hôn, như một phép mầu, làm tôn giá trị những đường viền đa dạng của các chỏm núi.

Các phiên chợ thượng du ở mạn Tuyên Quang, Bắc-kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn với mầu sắc đa dạng của các bộ lạc miền núi: Thái, Mán, Mèo, Lô Lô.

Những cánh rừng ở khu vực Kép-Lang-Met-Thanh-Moi, dưới chân dẫy Cai Kinh, nguyên sơ tuyệt vời. Chúng tôi có thể kể những khu rừng khác nữa, nhưng thôi.

Những rừng hạt dẻ của xứ Cao Bằng còn phong phú hơn rừng thông bá hương ở Liban. Và vẫn tại Cao Bằng, cạnh thác Bản Giốc, một Niagara của chúng ta, trong một con sông chẩy từ dẫy núi Quay-son-chau (núi quý) ở Trung Quốc sang có một giống cá có hương thơm. Dĩ nhiên là sẽ có những người nói rằng họ không nhận ra hương thơm này ta nên trả lời họ rằng phải có một sự cảm nhận nào đó và không phải ai cũng có được cảm nhận đó ngay một lúc.

Những cây hồ đào ở Đồng Văn, điểm cực Bắc của Bắc Kỳ. Ở đây phải đi ngựa và khi ta từ phía Đông tiến vào hay khi gặp cánh đồng thuốc phiện của người Mèo, ta sẽ gặp một gam mầu phong phú bất tận và mê hoặc với những mầu sắc dịu dàng mờ mờ uốn lượn theo sự mơn trớn cua gió xuân. Trên con đường đó, ta phải leo qua một cái đèo gọi là đèo Ma-pi-leang (đèo yên con ngựa có mũi đẹp, nghĩa của từ đủ nói giá trị của đèo). Phía trên đèo khoảng vài trăm mét, trong một khu bằng phẳng như thềm nhà có một loại cải soong chỉ có ở vùng ôn đới. Bạn ơi, nếu tới được đây, bạn hãy xuống ngay ngựa, bỏ hết những thứ trong túi bên hông ngựa ra, hái cho đầy túi vì đi xa hơn sẽ không có nữa và chuyện được ăn món sa lát cải soong đó do tự tay mình hái bên đường ở vùng nhiệt đới cũng là một chuyện đáng nói.

Tại biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ, các lô cốt và các chòi canh nổi trên nền trời như những tổ chim ưng là những đồn người xưa dựng lên để theo dõi những vùng đất xung quanh và đánh thuế các băng từ Trung Quốc sang. Việc bình định xong hàn Bắc Kỳ, xứ quan trọng nhất của Liên bang Đông Dương, xuất phát từ vùng này. Chúng ta đang ở một thời kỳ khác và các lô cốt, mãi mãi là một phần của sự trang trí, giờ đây là những chứng vật; những viên đá của chúng có tiếng nói mạnh mẽ hơn những diễn văn, thậm chí hơn cả những bài viết.

Sẽ là vô ích nếu nói nhiều hơn nữa; chúng tôi chỉ lướt qua vì đề tài không bao giờ cạn; đó là tặng vật của mùa xuân bất tận. Cầm một đầu của sợi dây ba sợi sự nhạy cảm, sự yêu thích mầu sắc, sự nồng thắm - buộc chúng ta với cảnh đẹp của Bắc Kỳ, ta có thể kéo dài nó ra mãi mãi vì đó là một sợi dây mềm mại hơn lụa và dẻo hơn vàng. Không thể tìm thấy sợi dây này trong các cửa hàng hay tại nhà các thương nhản vì chính chúng ta là những người làm ra nó và kéo nó.

Thực tế, chúng ta không biết hết sự giầu có của chúng ta, một sự giầu có rõ ràng minh bạch mà không phải chịu một khoản thuế nào. Các bạn đọc các bạn hãy tin tôi. Có đầy rẫy cảnh đẹp ở Bắc Kỳ. Ta có thể thưởng thức nó với niềm hân hoan chẳng cần phải đi đâu xa, chỉ cần mở mắt nhìn.

______________________

Hà Nội 1911
Claude Bourrin

Claude Bourrin tới Đông Dương năm 1898 làm công chức ngành quan thuế nhưng rất ham mê các hoạt động văn học và kịch nghệ. Ông ở Đông Dương khá lâu, nhất là ở Bắc Kỳ, và đi lại nhiều nên đã viết các cuốn Xứ Bắc Kỳ Xưa (Le Vieux Tonkin), Người và việc ở Đông Dương (Choses & Gens en Indochine), Pháp Á (France d' Asie), Môlie và người An Nam (Molière ét Les Annammites).

Cuốn Người và việc ở Đông Dương gồm 3 tập: tập I (1898 - 1908), tập II (1908 - 1916), tập III (1917- 1927).

Đoạn dưới đây trích dịch từ cuốn Choses & Gens en Indochine (1908-1916) do nhà xuất bản IDEO ở Hà Nội in năm 1941.

... Nhân dịp Van Der Born, phi công người Hà Lan, vừa thực hiện thành công một số cuộc bay biểu diễn ở Sài gòn và Băng Cốc, tháng hai năm 1911, Besse, Chủ tịch hiệp hội Thuyền Buồm mở cuộc lạc quyên để tổ chức một tuần lễ hàng không ở Hà Nội. Bắc Kỳ phải mời cho được Van ghé qua biểu diễn trước khi anh đi Hồng Công. Trước đây đã có một số phi công đàm phán với Bắc Kỳ nhưng họ đòi ít nhất từ 30.000 tới 40.000 quan trong khi Van bằng lòng với cái giá từ 15.000 tới 20.000. Ý đồ của Besse không thành nhưng lại được thực hiện dưới hình thức khác. Số là khi đó một Uỷ ban do Trú sứ Trung Bắc Kỳ là Henn de Monpezat làm chủ tịch quyết định mua một chiếc máy bay cho Liên đoàn Hàng không. Uỷ ban gồm toàn người Pháp trong đó có dược sĩ, trưởng phòng vô tuyến điện báo, quản trị khách sạn Métropole, một kỹ sư, một ông cò phụ mãi tận cuối năm 1912 chuyến bay đầu tiên mới được thực hiện trên bầu trời sân đua ngựa ở Hải Phòng mà lại do một người Nga tên là Cuminski lái. Người Pháp tự an ủi cho rằng người Nga là bạn và đồng minh của mình; hơn nữa động cơ máy bay là động cơ Blériot của Pháp. Mỗi lần bay kéo dài khoảng 10 phút. Vài ngày sau đó, buổi biểu diễn bay được thực hiện ở Hà Nội trước một cử tọa đông đảo và nồng nhiệt. Chỉ có người Trung Quốc không có mặt vì nhận được lệnh tẩy chay. Nguyên nhân tẩy chay là quốc tịch của phi công.

Mãi năm sau, chuyến bay trên bầu trời Bắc Kỳ mới do phi công Pháp thực hiện. Phi công này tên là Marc Pourpe. Ngày 13 tháng 6 năm 1913, Marc Pourpe tụ hội bạn bè ở Hải Phòng. Ngày hôm sau, anh bay đi Hà Nội và hạ cánh thành công. Ngày 16 anh bay đi Lạng Sơn nhưng bị chói nắng khi hạ cánh nên phải quay lại Kép và hạ cánh trên một thửa ruộng ở Seno(? ND) không có hư hại gì. Vài ngày sau đó, anh lại bay đi Lạng Sơn và hạ cánh an toàn vì đã tính toán để quay lưng lại phía mặt trời khi hạ cánh.

Cũng trên bầu trời Đông Dương, bạn của Marc là Verminck đã không được may mắn: anh bị chết trong lần bay biểu diễn ở Nam Kỳ. Có lẽ đây là phi công đầu tiên chết trên bầu trời Đông Dương. Song song với hoạt động hàng không là hoạt động sân khấu. Tháng hai năm 1911, Besse mở lạc quyên thì ngày 1 tháng tư, nhóm kịch nghiệp dư của người Pháp, trong đó có Claude Bourrin, tổ chức vở Ami Fritz của Erckmann-chatrian để lấy tiền giúp Liên trách hộ tịch một thời là phi công, một nhà thầu khoán và một số nhà buôn, tất nhiên có Besse. Sau khi có máy bay, người ta triệu một phi công Pháp sang để chuyến bay đầu tiên được thực hiện bởi phi công Pháp, chứng tỏ nước Pháp đã có một bước đáng kể trên thế giới về mặt hàng không. Cuối cùng thì đoàn Hàng không Hà Nội. Buổi diễn được thực hiện ở rạp Philharnonique vì lúc đó Nhà hát lớn Hà Nội đang được hoàn thành.

Từ nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện việc xây dựng một nhà hát thành phố xứng đáng với thủ đô hành chính của Đông Dương hơn cái phòng diễn cổ lỗ ở phố Takou (Hàng Cót - ND). Mặc dù chưa hoàn thành đầy đủ do thiếu kinh phí, cuối cùng thì tòa nhà cũng dùng được. Tuy việc sơn quét các phòng, hành lang và nhiều thứ khác không bao giờ được thực hiện nhưng như thế là mừng rồi. Tòa nhà có vóc dáng to lớn với những nét thô xấu của lâu đài Garnier (có lẽ là nguyên mẫu của là Hát lớn Hà Nội - ND) và khách dạo chơi trên đường Paul Bert (tức Tràng Tiền) tự hỏi khi nào khai trương nhà hát mới. Nhóm kịch Philharmonique có tham vọng gắn tên tuổi của họ vào ngày lễ khánh thành. Nhóm quyết định diễn vở hài kịch Chuyến đi của ông Perrichon (Le voyage de M.Perrichon) trong ngày khánh thành Nhà hát lớn với mục đích lấy tiền ủng hộ trẻ em lai lang thang. Thành phố trao cho nhóm kịch một sân khấu trống trơn, không màn kéo, không thiết bị trang trí. Một diễn viên là thú y sĩ sửa chữa những khiếm khuyết đó bằng một sự năng động ghê gớm: ông đã làm màn kéo và vẽ trên đó cảnh Hồ Gươm có Tháp Rùa. Chiếc màn kéo này được cách tân vào năm 1927 và mãi tới tận năm 1932 mới được thay thế bằng chiếc màn nhung kiểu Ý.

Ngày 9-12-1911, Nhà Hát thành phố Hà Nội được khánh thành với vở hài kịch Chuyến đi của ông Perrichon.
 Hải phòng 1884
Bonnal

Trú sứ Hải Phòng

trích Au Tonkin 1872-1881-1886

Sau sáu tháng sống leo lắt ở Sơn Tây, tôi được bổ làm Trú sứ Hải Phòng, một vị trí quan trọng và thú vị hơn. Sau này tôi mới biết Thống tướng (Général en chef) nâng đỡ tôi vì ông hài lòng về việc tôi đã tuyển mộ thành công, nhưng không phải không khó khăn, 1500 phu ở Sơn Tây phục vụ quân đội hành quân đi Lạng Sơn.

... Khi bước chân lên Hải Phòng, tôi ngạc nhiên thấy tòa lãnh sự bị viên chỉ huy quân sự tỉnh thành chiếm mặc dù chỗ đó đã chính thức dành riêng cho Trú sứ để làm nhiệm vụ lãnh sự. Tố cáo chỉ vô ích vì lúc đó ở Bắc Kỳ đang thịnh hành nguyên tắc “tôi đã ở đây rồi thì anh hãy tránh ra”. Rất may, lúc đó tòa nhà của viên quan đứng đầu địa phương bỏ trống nên tôi cùng với văn phòng đóng ở đó sau khi tưởng sẽ phải thuê một cái nhà lá trong cánh đồng. Hải Phòng không thay đổi gì so với lúc tôi tới đây vào tháng 7-1883. Cũng như 18 tháng trước đây, hiện nay cái thiếu nhất của cái người ta gọi là tỉnh thành Hải Phòng là nhà ở và mặt bằng khô ráo để xây nhà. Lúc này, Hải Phòng không còn đội quân của Francis Garnier nữa và, theo hiệp ước 1874, Hải Phòng phải tạo ra một vùng đất nằm giữa con sông và sông Tam Bạc, tức là tạo ra một vùng bằng phẳng được các đê sông bảo vệ khỏi thủy triều nhưng lại hoàn toàn không bị ngập úng trong mùa mưa.

Để xây dựng tòa lãnh sự và các công trình phụ trợ, các văn phòng, trại lính và bệnh viện, các sĩ quan công binh chẳng có cách nào hơn là đào một hố rộng để lấy đất đắp nền. Để bảo đảm vệ sinh, họ cho hố thông với sông nhờ các van chuyển động. Do việc mở thương cảng ở Hải Phòng nên nhiều người châu Âu kéo tới đây. Họ xây nhà trên cánh đồng ngập nước bằng cách áp dụng quy trình như trên, tức là đào hố lấy đất để tôn nền. Các hố đào sâu và nhiều tới mức các hố xen kẽ lộn xộn với các nền nhà và ngay trong mùa khô cũng đầy nước. Những chỗ ở khiêm tốn như vậy chỉ được nối liền với khu nhượng địa hoặc đê bằng những con đường đất hay bằng các bờ ruộng lúa rải rác đây đó trong cánh đồng ngập nước.

Từ 1875, sự xuất hiện của các công trình lớn do Chính phủ Nam Kỳ (chỉ chính quyền của Thống Đốc Nam Kỳ - ND) thầu sau hiệp ước 1874 và sự có mặt của Lãnh sự Pháp, của đơn vị pháo binh hải quân bảo vệ tòa lãnh sự... đã thu hút tới đây một số lượng lớn phu khuân vác và thợ An Nam. Cho tới lúc này, các đơn vị bản xứ có mặt tại đây chỉ là một số lính ít ỏi ăn lương của các quan ở Hải Dương để trấn giữ một pháo đài nhỏ bằng đất tại cửa sông Tam Bạc đổ vào sông Cửa Cấm. Một số thương nhân Tầu nhanh chóng tới ở trong cảng mới mở. Họ xây dựng những ngôi nhà bằng gạch ở hai bên bờ sông Tam Bạc, trong đó bờ trái nhiều hơn tạo ra khu Hạ Lý.


ul 4, 2009 at 1:30pm

Post by NhiHa on Jul 4, 2009 at 1:30pm

Theo các điều khoản của hiệp ước, lãnh sự Pháp không có quyền hành bên ngoài khu nhượng địa. Các quan tỉnh Hải Dương thì làm như không biết có một trung tâm dân cư mới vì trung tâm này được tạo ra bằng đủ thứ tạp nham, đầy những kẻ lang thang và những tên bất hảo, không có sự phê chuẩn của triều đình, không có quy chế của một cộng đồng thông thường.

Không cảnh sát, phố xá và các bờ sông bẩn thỉu, các hố đào ở chân đê hôi thối và thiếu đường đi vào mùa mưa là những yếu tố làm cho Hải Phòng kém hấp dẫn người Pháp. Tuy nhiên, nếu những bất tiện này là một vấn đề lớn vào lúc cộng đồng người Pháp còn rất nhỏ bé thì nó không còn là vấn đề nữa khi đội quân chiếm đóng hàng ngày thu hút tới đây một số lượng đông đảo thương nhân châu Âu. Những người mới tới tràn đầy tin tưởng vào tương lai của tỉnh thành và cảng.

Vấn đề cảng của Bắc Kỳ đã gây ra những cuộc tranh cãi sôi nổi, đặc biệt là trong giới hàng hải. Các kỹ sư thủy văn và các sĩ quan hải quân không nhất trí được với nhau trong việc chọn một cảng mới trước khi thay thế cho cảng Hải Phòng. Một số người ca ngợi Quảng Yên, số khác ca ngợi Hòn gay trong vịnh Hạ Long, nhưng tất cả đều nhất trí yêu cầu Chính phủ Pháp bỏ Hải Phòng vì không có lối vào cho các tàu trọng tải lớn, được “xây dựng trên bùn” không bao giờ có thể nối với Hà Nội bằng đường sắt, bị các dòng chẩy rộng và xiết cắt ngang cắt dọc tạo ra ngập lụt lớn và tính kém ổn định của nền đất trong vùng châu thổ làm cho công tác xây dựng “tôn kém tới mức tất cả các nguồn tài nguyên của Bộ Thuộc Địa sẽ bị hút vào đây”. Mặc dù có những lời công kích mạnh mẽ chống lại cảng đặc biệt và có thể xây dựng được cầu cống. Nếu đất bùn nhão, có thể có sạt lở và thẩm lậu, và do đó các máy bơm sẽ không có tác dụng khi xây dựng dưới mực nước của các con sông bên cạnh. Cũng cần phải nâng cao các tường chống ít ra là ở một số điểm. Những thăm dò cho tôi biết khắp nơi là đất sét pha cát nén chặt và người ta có thể đào sâu tới 8 mét mà vẫn không có nước.

Yên tâm với vấn đề cốt tử này, tôi chuyển sang nghiên cứu kỹ chế độ sở hữu ruộng đất ở vùng lân cận khu nhượng địa. Một cuộc điều tra tiến hành kín đáo cho tôi biết rằng sẽ không có vấn đề trưng dụng ruộng đất với giá cao (à prix d'argent). Vị trí của con kênh tương lai hoàn toàn nằm ở khu vực người châu Âu không có mảnh đất nào. Thêm vào đó, ở xứ An Nam, việc trưng dụng ruộng đất vì lợi ích công cộng không được đền bù. Như vậy, tôi có thể trưng dụng những mảnh đất của người bản xứ nằm trong khu vực kênh, nhất là các quan tỉnh tôi dò ý hứa sẽ đền cho những người bị trưng dụng những mảnh đất tương đương nhưng mầu mỡ hơn thuộc nhà nước nằm bên Núi Voi cách Hải Phòng không xa. Thế là vùng đất giới hạn bởi con kênh và hai con sông hầu như hoàn toàn thuộc về người Pháp bằng cách hoặc mua lại của nhà cầm quyền địa phương, hoặc điều đình với những người bản xứ tự xưng là sở hữu chủ. Những người này thường lạm dụng sự cả tin của người mua nhưng nói chung giá cả luôn luôn rất thấp.

Tôi tham dự vào quá trình chuyển nhượng đó bằng cách coi mọi giao dịch là có giá trị và để cho tòa án lãnh sự xét xử cẩn thận các tranh chấp có thể có. Để lập dự án vạch ra các đường phố và đại lộ của thành phố tương lai, tôi giữ nguyên các con đường hiện có và tôn trọng đất của người Pháp bằng cách không chia nhỏ đất của họ ra. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chỉ tới lúc này tôi mới cho những người bị cai trị biết dự án của mình. Đồng thời, tôi ngăn cấm mọi sự giao dịch về đất đai nhằm tránh những vụ đầu cơ đất có thể có hại cho lợi ích chung. Sau khi được thông báo dự án của tôi, mọi người Pháp ở Hải Phòng tỏ ra thỏa mãn và chúc mừng sáng kiến của tôi.

Giờ đây phải tìm nhân công cần thiết cho công trình tôi sắp đảm nhiệm mà không có một khoản tín dụng nào. May thay, ở An Nam có một thiết chế mà tên của nó người châu Âu nghe khó lọt tai, mặc dù thiết chế này vẫn còn tồn tại ở châu Âu dưới cái tên cỏ vê (corvée) kém tàn nhẫn hơn cái tên đi sâu.

Ở Bắc Kỳ, trừ một số người có đặc quyền, mọi người dân đều phải đi sâu. Họ phải làm không công trong việc xây dựng và sửa sang đê điều, đường xá, kênh mương, nói chung là các công trình mang lại lợi ích chung.

Từ hai năm nay, do chiến tranh và biến động, dân trong vùng Hải Phòng thoát khỏi sự đóng góp khá nặng này, nhất là khi thời gian đi sâu quá dài hay trùng vào mùa cấy hái. Chúng tôi đang ở vào mùa khô. dân bản xứ đang nhàn rỗi. Thật là thời điểm thuận lợi cho việc tập trung về Hải Phòng những người phải đi sâu trong các tổng lân cận.

Các quan tỉnh rất sẵn sàng cho việc đó và thậm chí còn hứa cung cấp cho nhân công khẩu phần gạo và tiền trích từ ngân khố tỉnh. Họ cho tôi một viên võ quan hàm Lãnh Binh để làm nhiệm vụ cảnh sát trong các công trường do ông Bédat, phụ trách công chính, làm chỉ huy trưởng.

Công trình được khởi công ngay. Những nông dân Bắc Kỳ là những người thợ đất tuyệt vời. Việc xây dựng các con đê ở vùng châu thổ Bắc Kỳ là tác phẩm của dân tộc cần cù và kiên nhẫn này. Không có một dụng cụ gì khác ngoài chiếc mai và cái thúng đan bằng tre, họ đã dựng lên trên bờ của tất cả các dòng sông một mạng đê điều rộng lớn, kết quả của một khối lượng lao động vĩ đại, để bảo vệ vùng châu thổ khỏi những trận ngập lụt theo chu kỳ của Sông Hồng.

Ngay từ đầu, chất đất làm cho công việc tiến hành rất dễ dàng. Mai cắm sâu vào đất sét pha cát ướt sắn ra những miếng đất đều đặn để thợ bốc lên. Những người khác kém khỏe mạnh hơn hoặc có tuổi, đôi khi có cả trẻ em và phụ nữ bị lôi cuốn bởi khẩu phần gạo, làm thành dây chuyền chuyển đất tới tận chỗ san lấp. Công việc tiến hành như vậy trong khoảng hai tháng bằng các đội phu thay phiên nhau cứ tám ngày một lần mà không hề có sự phản đối nào của dân chúng bản xứ. Khi lòng kênh đã hình thành giữa các con đê được dựng lên để ngăn nước tràn vào thì một sự cố đáng buồn xảy ra làm ngưng trệ công việc và ảnh hưởng tới việc hoàn thành nó.

Trong khi áp dụng các sáng kiến để tạo ra mặt bằng cho người Pháp xây dựng nhà ở và các công trình công thương nghiệp, tôi không hề nghĩ tới sự phản đối của các quan chức ở Hà Nội. Tại Bộ tham mưu của Thống tướng, người ta lo ngại về công việc của viên Trú sứ, không tiền và, chỉ bằng một thiết chế của dân bản xứ, dám xấc xược tạo ra một thành phố. Giới quan liêu dân sự ở Hà Nội phản đối kịch liệt công trình và nóng lòng chờ đợi cơ hội để làm nó sụp đổ.

Chẳng lâu la gì, các biến cố trên chiến trường Lạng Sơn đã cung cấp cơ hội cho những chống đối đó. Để chuẩn bị cho cuộc viễn chinh tới một vùng quan trọng như Lạng Sơn, cần phải tuyển mộ phu khuân vác trong thời hạn một năm để vận chuyển lương thực và đạn dược. Giới cầm quyền quân sự đã kêu gọi các trú sứ hợp tác. Trước đây khi ở Sơn Tây, tôi đã tuyển mộ, không phải là không vất vả, được 1.500 người bản xứ tình nguyện để đưa về Hà Nội. Các tỉnh khác ở vùng châu thổ không thể tuyển được nhiều như thế. Hiện nay công việc vận chuyển rất khó khăn. Bị thuyết phục bởi những báo cáo có dụng ý của công binh Hải Phòng rằng hàng ngàn người lao động đang bị thu hút vào các công trình của thành phố, giới quân sự liền ra lệnh cho tôi bằng điện tín phải dùng dân binh bao vây công trường, sau đó dùng vũ lực tập trung số người lao động đó lại và cho người áp giải lên Lạng Sơn. Tôi đang sẵn sàng từ chức công sứ để không a tòng theo một hành động mà tôi cho là lạm quyền không thể tha thứ được thì có người báo cho tôi biết là những người khỏe mạnh đã trốn khỏi công trường từ nhiều giờ rồi, chỉ còn lại phụ nữ và trẻ em. Không còn nghi ngờ gì nữa: đã có sự bất cẩn và chắc chắn một nhân viên nào đó người bản xứ đã thông báo cho nhà cầm quyền An Nam kế hoạch mai phục và họ đã làm trống trơn các công trường.

Tôi cho Hà Nội biết và sự việc lúc này tạm gác lại. Thế là công trình bị đình lại trong sự luyến tiếc của những người Pháp ở Hải Phòng. Năm sau, công trình do tôi phụ trách lại tiếp tục và tiến hành cho tới kết quả mỹ mãn, khi chế độ dân sự bắt đầu ở Bắc Kỳ dưới chính quyền của Paul Bert.

Read more: http://mythuat.proboards.com/thread/591/7845-272-ai-vn-lich#ixzz2um57jG4J

PHẠM QUỲNH * MỘT THÁNG Ở NAM KỲ

Một tháng ở Nam kỳ-Phần I
Phạm Quỳnh





Làm trai đã đáng nền trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng.

Cứ theo lời ca dao đó thì tôi đây có lẽ cũng đã đủ tư cách làm một “nền trai” đất Nam Việt vậy. Mùa xuân năm nay đã trải qua mười ngày ở Huế, mùa thu này lại từng ở một tháng Nam Kỳ,... không kể trong ngoại hai mươi năm trời đã sinh trưởng ở chốn Thăng Long đô cũ, trong khoảng sông Nhị núi Nùng; nếu có thế mà đủ làm trai Nam Việt, thì tôi đây thật đã thập phần xứng đáng rồi. Nhưng mà đoái nghĩ: nghề làm trai ở đời, nhất là làm trai nước Nam này, há phải dung dị lắm rư? Lời ca dao kia há có thiển nghĩa thế ru? Ôi! Đương buổi Quốc Triều gây dựng cơ đồ, đánh nam dẹp bắc, thiếu gì những kẻ tang bồng hồ thỉ, chí khí nam nhi, nay tòng quân ở Thuận Hóa, mai viễn thú đất Đồng Nai, vào sinh ra tử chốn sa tràng, mong lập công danh cùng xã tắc: lời ca dao kia là tả cái chí của những bậc vô danh anh hùng đó, chớ có đâu lại hợp với cái cảnh một kẻ thư sinh nhỏ mọn như bỉ nhân đây, thừa lúc trong nước còn hiếm người mới ra lạm một phần ngôn luận với quốc dân, nghĩ mình lắm lúc đã thẹn thay, có đâu lại mê cuồng đến đem lời khen của cổ nhân mà tự gán cho mình!...
Song Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ đến ngày nào khôn. ca dao cũng lại có câu như thế, thì tuy ở Huế mười ngày, Nam Kỳ một tháng, chưa đủ làm được “nền trai” Nam Việt, mà cũng đủ học “khôn” được ít nhiều. Huống tuy khác xứ mà cũng đất nước nhà, tuy người lạ mà cùng là anh em, thời càng quen biết lại càng đậm đà cái tình máu mủ, càng đằm thắm cái nghĩa quê hương; như thế thì mấy phen du lịch cũng là mấy lần đi học cho biết cái nghề làm trai nước nhà vậy.

Lần trước đã từng thuật những sự tư tưởng cảm giác ở Trường An, lần này lại xin kể những sự kinh lịch kiến văn ở Lục Tỉnh; không phải là muốn khoe với ai cái văn chương sốc nổi, chỉ muốn đem lời thành thực mà giãi bày bàn bạc cùng quốc dân, hoặc lòng nhiệt thành có người cảm, lời bàn ngay có kẻ nghe, ấy là mãn nguyện vậy.

Nhưng trước khi kể chuyện Nam Kỳ, tưởng nên giải qua cái tính cách hai cuộc du lịch trước sau khác nhau thế nào. Lần trước là đi vãn cảnh một nơi đất cũ, còn đầy những dấu tích đời xưa, mỗi bước như động đến tấm lòng hoài cổ, chạnh những nông nỗi cố hương; nghe tiếng chim kêu trên bãi cát mà nỗi thương nước nhớ nhà không thể cầm được, ngắm bức phong cảnh chốn tôn lăng mà lòng cảm hoài về lịch sử như chan như chứa; bao nhiêu những giọng ngậm ngùi ai oán thủa bình sinh không ngờ mà lâm li trên tờ giấy, khiến người đọc cũng phải lạnh lẽo trong lòng. Đương buổi thế giới cấp tiến, người đời xô đuổi nhau vào con đường tương lai vô hạn, quay đầu lại nhìn về đời trước, còn gì buồn bằng! Lần này thì thật khác: cái khí vị lạnh lẽo kia đã đổi ra cái khí vị nồng nàn rồi. Nam Kỳ là một nơi đất mới, mới đủ đường: địa chất, lịch sử, văn hóa đều là mới cả; người ta đương hăm hở về đường tiến thủ, muốn bước cho chóng, lên cho mau, chưa từng bận lòng đến những nỗi thương cũ tiếc xưa, phiền xa buồn muộn. Đất cũng không từng có những dấu vết cũ, như tòa thành cổ, góc miếu xưa, đủ nhắc cho người ta tấm lòng nhớ cũ, mà chỉ mênh mang những đồng rộng không cùng, sức người mở mang không xuể. Lại thêm Tạo vật đãi người quá hậu, cho cái đất kia phì nhiêu có một, cách làm ăn không khó nhọc mà đường sinh hoạt được thảnh thơi; tiền bạc đã nhiều, tiêu dùng càng lắm, đời người như lấy sự khoái lạc làm cái mục đích không hai. Khoái lạc lại khoái lạc mà suốt năm như bữa tiệc một ngày! Cho nên cái cảm giác của người mới bước chân tới đây là cái cảm giác vui, vui mà tin cậy ở cái tương lai, chớ không phải buồn mà thương tiếc cho sự ký vãng.

Ấy hai cuộc du lịch khác nhau như thế, lời kỷ thuật tất cũng không in một giọng. Đó là một lẽ tự nhiên, không lấy gì làm lạ. Song sự vui sự buồn tuy gốc tự lòng người mà thực bởi cảnh vật khiến nên. Hoặc giả có kẻ nói có biết nghĩ mới biết buồn, muốn vui ắt phải vô tâm, thì lỗi ấy tác giả cũng xin nhận một phần, mà cảnh vật xứ Nam Kỳ mới thật là đáng quá nửa vậy. 
Từ Hà Nội vào Sài Gòn muốn đi đường thủy hay đường bộ cũng được. Nhưng đường bộ đi bằng xe hơi mới giao thông được ít lây nay, vừa khó nhọc và vừa có khi nguy hiểm nữa. Vì con đường quan lộ về địa phận Trung Kỳ, nhất là từ Huế trở vào, còn xấu lắm, lại lắm chỗ cách sông cách núi, thật là chưa tiện cho xe đi lại. Hoặc có những người hiếu kỳ mới đi bằng xe hơi tự Hà Nội về Sài Gòn như thế, là muốn cho mới lạ, chớ thực chưa phải là một cách tiện lợi cho hành khách Bắc Nam. Hiện bây giờ xe hơi dùng chở thơ nhiều hơn là chở khách. Sau này bao giờ đường xe lửa chạy suốt Đông Dương làm xong thì bấy giờ sự giao thông xứ Bắc với Nam bằng đường bộ mới thật là tiện lợi. Hiện nay vẫn chỉ có đường bể là hơn. Chỉ ngặt từ khi có chiến tranh, phần nhiều các tàu bể bị Nhà nước thu để dùng về việc quốc phòng bên Âu châu, ở đây thường thiếu tàu đi lại, sự giao thông có chậm trễ hơn xưa. Vài tháng mới có một chuyến tàu lớn ở Tây đáp sang, còn chạy thường chỉ có vài chiếc nhỏ, khi xuống Tân Gia Ba, khi lên Hương Cảng, đi lại không kỳ, hành khách thường phải chờ đợi đầy tuần. Bắc Kỳ ta có công ti Bạch Thái Bưởi có tàu đi bể được, nếu đủ sức mà đặt được một đường Hải Phòng - Sài Gòn thì đương buổi hiếm tàu này chắc là chóng phát đạt lắm. Các nhà buôn ta trong Nam ngoài Bắc đều ước ao như thế cả.

Hồi sửa soạn đi Nam Kỳ vừa gặp có chuyến tàu lớn ở Nhật Bản về. Tàu hiệu Porthos của công ty Hằng hải Á Đông (Cie des Messageries maritimes), vừa to, vừa mau, các chiếc khác đi Hải Phòng - Sài Gòn phải năm ngày năm đêm, chiếc này đi chỉ đầy ba đêm hai ngày.

Được tin có tàu, vội vàng đi xe lửa xuống Hải Phòng. Bữa ấy là ngày 21 tháng tám tây, tức là rằm tháng bảy ta. Sông Nhị Hà đương lên, tin báo lụt đã thấy truyền lại nhiều nơi. Ngồi trong xe lửa trông ra có chỗ mênh mang những nước. Thôi, cái nạn lớn hằng năm năm nay cũng lại không tha cho dân xứ Bắc! Trước khi tạm biệt đất Bắc Kỳ, nhìn lại cái cảnh nước bùn trời nặng kia mà thương thay cho bọn nông dân xứ Bắc mình, thật là cất đầu không nổi với ông Thủy vương cay nghiệt! Khi tới Nam Kỳ, thấy đồng bào ta trong Lục Tỉnh cách làm ăn dễ dãi như thế, nghĩ đến đường sinh nhai eo hẹp của người mình, cái lòng thương anh em nơi cố quận lại càng thiết tha lắm nữa.

Tới Hải Phòng được tin đích rằng 3 giờ trưa ngày mai là ngày 22 tàu mới cất neo ra bến. Vậy còn phải đợi một ngày nữa, muốn nhân dịp sang chơi qua bên Kiến An. Đi xe tay mất hơn một giờ, phải qua một cái đò ngang. Kiến An là một tỉnh mới, trước thuộc Hải Dương, nay gồm mấy phủ huyện quanh thành phố Hải Phòng. Tuy Kiến An đối với Hải Phòng cũng như Hà Đông đối với Hà Nội, mà tỉnh lỵ sơ sài, phố phường vắng vẻ, không có cái cơ phát đạt như Hà Đông. Lệ xưa nay, một tỉnh nhỏ ở cạnh nơi đô hội lớn thì cái sức sinh hoạt hình như bị thu rút cả vào nơi đô hội ấy: Kiến An đối với Hải Phòng cũng tức như vậy. Hà Đông có khác là vì Hà Đông ở chốn trung ương, tuy cũng bị Hà Nội át về đường buôn bán mà vẫn là nơi trung tâm của một miền quê giàu có đông đủ đệ nhất ở Bắc Kỳ. Cả Kiến An hình như núp ở dưới nhà Thiên văn đài Phù Liễn, xây trên cái đồi cao, nhìn xa như một cái thành lớn hám chế một địa phương. Khi sắp tới đã thấy đột ngột trước mắt, khi quay về còn thấy sừng sững sau lưng, mà tiếc trời đã về chiều, giời đã có hẹn, không thể lên xem tận nơi được, khiến cho đến nay cái hình ảnh nhà Thiên văn đài Kiến An vẫn còn phảng phất trong tưởng tượng vậy.

Buổi tối đi dạo chơi trong thành phố. Hải Phòng thật là đáng làm nơi đô hội thứ nhì xứ Bắc Kỳ. Về đường buôn bán hơn Hà Nội đã cố nhiên rồi, mà cái tương lai xem ra còn có thể bành trướng hơn chốn cổ đô mình nhiều. Hà Nội đã già quá, cũ quá rồi, cái sức phát đạt hình như có hạn, không thể ra ngoài được nữa. Chắc cái phong thể riêng không bao giờ mất hết được, cái nền nếp cũ rồi cũng vẫn còn, về đường học thức, về đường mỹ nghệ, về cách đàn điếm phong lưu, bao giờ cũng vẫn giữ được bậc nhất mà không đến nỗi phụ cái thanh danh cũ, cũng tức như cô con gái thế gia dù vào cảnh ngộ nào vẫn ra con người nền nếp. Nhưng về đường buôn bán, đường công nghệ, về cách làm ăn kiếm tiền, thì không sao tranh nổi với Hải Phòng được. Hải Phòng còn đương vào cái thời kỳ trai trẻ, chưa biết lớn đến đâu, thịnh đến đâu là cùng. Vả bởi cái địa thế làm nơi cửa bể chung cho cả Bắc Kỳ, hành khách đồ hàng đâu đâu cũng tất phải qua đấy, thì Hải Phòng lại hình như gồm được cả sự sinh hoạt của xứ Bắc Kỳ về đường kinh tế nữa.

Cho nên cái tương lai của Hải Phòng thật không thể lượng được vậy.

Mà đoái nghĩ cái thành phố lớn ấy, cái cửa bể to ấy, thành lập chưa đầy năm mươi năm trời. Trước kia chẳng qua là một xóm nhỏ ở gần bể, khi nước ta bắt đầu giao thông với Đại Pháp, Triều đình mới đặt một tòa Thương chánh để kiểm tra tàu bè cùng hàng hóa xuất nhập. Kế sau Đại Pháp sang bảo hộ, nhân đấy đặt nên cơ sở một nơi đô hội lớn, từ đó cứ mỗi ngày một phát đạt mãi lên, thực là bởi công Nhà nước Bảo hộ sáng tạo ra vậy. Có người làm sách đã nói: “Cửa bể Hải Phòng là tay người Đại Pháp tự không mà gây dựng nên, trên đống bùn lầy sông Cửa Cấm”, thực không phải là nói ngoa vậy.

Đường phố Hải Phòng phần nhiều rộng rãi hơn Hà Nội, nhà cửa đều đặn hơn, và thường làm theo một kiểu, không có cái cao cái thấp, cái ra cái vào như nhiều phố cũ ở tỉnh ta. Là bởi những đường phố nhà cửa ấy mới đặt mới làm cả, nên có thể nhất luật theo cách mới, coi rộng rãi thảnh thơi hơn. Buổi chiều, vào sáu giờ, nhất là ở đường Cầu Đất, là đường đi thẳng ra Đồ Sơn, xe ngựa xe hơi chạy lũ lượt không dứt, coi như cảnh tượng ngày hội: đó là xe của những nhà buôn to bán lớn trong thành phố, cả ngày làm việc nhọc mệt, kế lợi thương công, chiều đến ra hóng mát bờ bể. Các chú ở phố khách thì chiều đến cũng xô nhau vào ăn uống om sòm trong các nhà cao lâu: đó tức là cách giải trí của các chú. Mà người mình lắm người cả ngày không nhọc trí chút nào, tối đến cũng đua nhau mà giải trí như người! Bữa đó là tối ngày rầm tháng bảy, phố khách nhà nào nhà nấy đốt đèn nến, bày vàng mã ngay ngoài hè, khói hương nghi ngút, tàn lửa tơi bời, kẻ đi người lại tấp nập, tiếng hò tiếng hét om sòm. Sau này tới Nam Kỳ mỗi lần dạo chơi phố phường Chợ Lớn hay là dạo qua đường Chợ Cũ Chợ Mới Sài Gòn, lại sực nhớ đến cái cảnh tượng mấy phố khách ở Hải Phòng chiều hôm ấy. Nhưng cái “China họa” (le péril chinois) ở xứ Bắc mình tuy đã thâm lắm mà tỉ với Nam Kỳ còn chưa thấm vào đâu: Hải Phòng tức là Chợ Lớn Bắc Kỳ có 8.991 người Khách, mà Chợ Lớn Nam Kỳ có những 75.000 Khách với 4.873 người Minh Hương! Hà Nội có 3.377 người Khách với 825 người Minh Hương, mà Sài Gòn có những 22.079 người Khách với 677 người Minh Hương! Coi đó thì biết cái nguy cho xứ Nam Kỳ to là dường nào. Nhưng chưa tới Nam Kỳ đã nói chuyện Khách Nam Kỳ, thật là kỷ thuật không có thứ tự. Vậy xin để sau này sẽ nói tường hơn. Nay nhân nói về Khách Hải Phòng, chỉ muốn so sánh qua cái số người Tàu trong Nam ngoài Bắc, cho biết cái vạ China ở hai xứ hơn kém nhau thế nào . Song dù hơn, dù kém, dù ít, dù nhiều, cũng vẫn là một cái vạ lớn cho nước Nam mình, quốc dân ta nên sớm tỉnh ngộ mà mưu trừ đi, mới mong có ngày thu phục được mối thương quyền mà ra tranh đua trên thị trường thế giới.

Hai giờ trưa ngày 22 dọn đồ xuống tàu. Tàu to lớn thay! Thật như một cái thành thả trên mặt nước vậy. Bề dài ước một trăm rưởi thước tây, bề rộng ở giữa đến 25, 30 thước. Vào trong không quen như mê li, chẳng biết đường nào vào đường nào, phải có người dẫn mới tìm thấy buồng. Sau đi dạo qua một lượt các hạng các từng mới biết cách sắp đặt thật là khéo, thật là chỉnh tề, thật là có ngăn nắp mà rõ ra đâu vào đấy, nghĩ người nào vẽ ra cái qui mô ấy thật cũng tài thay. Có ba hạng, hạng tư là đi trên “boong”. Hạng nhất, nhì, ba đều có buồng ăn buồng ngủ, chỗ ngồi chơi chỉnh đốn lắm, mà hạng nhất thì thật là lịch sự: các buồng trang sức cực đẹp, đồ gỗ bóng lộn, pha lê trong suốt, mặt gương lấp loáng, màn đệm trắng bong, bồi khách ăn bận sạch sẽ, nhất loạt đầu trọc, áo trắng, quần táo tầu, hầu hạ rất có phép tắc, thật là nghiễm nhiên như một nhà khách sạn thượng hạng ở Hà Nội hay Sài Gòn vậy. Nghe nói chiếc Porthos này là vào hạng tàu lớn nhất đẹp nhất của công ty Hằng Hải Á Đông, cũng ngang với chiếc Athos bị trúng thủy lôi ở Địa Trung Hải năm trước. Nghĩ một chiếc tàu thôi ngôi vĩ đại như thế này mà không may phải đánh đắm thì thiệt hại biết bao nhiêu, bao nhiêu công mà bao nhiêu của! Từ ngày quân Đức khởi ra cái cách chiến tranh tối dã man, là dùng tàu ngầm mà đánh đắm những tàu buôn của địch quốc, các công ty hằng hải tổn hại cũng đã nhiều, mà bể Địa Trung Hải (Méditerranée) đã thành cái vực sâu nuốt mất bao nhiêu những con kềnh nghê bằng sắt bằng gỗ như chiếc Porthos này, lại thành cái mồ chung của mấy nghìn vạn kẻ vô cô chết vì tay oan nghiệt giống dã man. Cho nên đã lâu nay các tàu lớn về Tây chỉ đi đến Hồng Hải (Mer Rouge) mà thôi, tới đấy đã có tàu riêng nhận lấy đồ hàng lấy khách, rồi kèm thêm những tàu chiến, như khu trục hạm (croiseurs de chasse) ngư lô đĩnh (torpillenrs) mới dám đi vào Đại Trung Hải. Hoặc có tàu ngầm Đức thì những tàu chiến đi kèm ấy phải ra đuổi đánh. Nghe những người đi Tây thuật lại, thật cũng nguy hiểm thay. Nhưng mới rồi được tin chiếc Porthos đã đi tới Marseille trót lọt, không phải đậu ở cửa Hồng Hải, như thế thì biết gần đây cái hoạn tàu ngầm đã bớt đi nhiều và sự giao thông đã được dễ hơn mấy tháng trước. Nhưng cũng là cái triệu chứng rằng quân Đức đã kiệt lực, sắp đến ngày không còn sức đâu mà phạm ác với nhân loại được nữa.

Chuyến ấy có chở hơn hai nghìn lính mộ vẫn ở “Bãi Cháy” (Ile de la Table) chờ tàu về Tây đã mấy tháng nay. Tự sáng sớm đến quá trưa quân quan kiểm điểm cho lính xuống tàu, gần nơi bến tàu canh giữ nghiêm lắm. Đứng xa trông nhan nhản những người ăn bận đồ vàng, vai đeo chăn áo, tay sách nồi niêu, lũ lượt kéo đến dưới chân tàu, mà cái thang chỉ đi được người một, nối gót nhau trèo lên, coi xa như một cái chão lớn buộc tàu mà có người đứng trên từ từ kéo vậy. Mà cứ thế, trong mấy giờ đồng hồ, nhìn cũng vui mắt thật. Ấy có vài ba nghìn người mà thế, những khi tàu chở đến một quân đoàn mấy vạn người thì còn oai nghiêm đến thế nào! Khá khen thay là sức cái tàu kia, mạnh đến bao nhiêu mà coi vững như Thái Sơn, có bấy nhiêu người chớ giá tưởng cả bao nhiêu người trong phố phường này trút xuống cũng có thể dung được.

Đúng 3 giờ, tàu thổi hiệu cất cầu. Kẻ trên người dưới xôn xao: những bà con anh em xuống tiễn nhau, ai nấy tất tả chạy lên cho kịp, mà vừa đi vừa ngoảnh lại, nhìn mặt bắt tay một lần nữa. Những người đi gần, mươi lăm hôm, một vài tháng lại về, thì kẻ mừng nhau đi cho bình yên, người chúc nhau ở lại mạnh khỏe. Đến như những người biệt nhau mà chưa biết bao giờ lại gặp, nghĩ đến nông nỗi xa xôi, đường đi nguy hiểm, thì cái cảm tình lúc sau cùng ấy lời mừng lời chúc nào mà nói cho xiết được. Có kẻ nhịn khóc, có kẻ gượng cười, mà tưởng bấy giờ lắm người tấm lòng thổn thức khôn cầm. Lại đoái nghĩ đến mấy nghìn con người quê mùa mộc mạc kia, vị nghĩa quyên thân mà bỏ cửa bỏ nhà đi xa lần này là thứ nhất, tuy lúc bấy giờ vợ con xa, anh em vắng, không có kẻ đưa người tiễn như ai, mà trong lòng chắc cũng nao nao, cũng ngậm ngùi thương nhớ chốn quê hương.

Rồi mà phu tàu cất thang, trong tàu mở máy, kẻ ở người đi mới thật cách nhau từ đấy. Nay mới cách nhau có vài thước, mà rồi nữa cách nhau mấy nghìn mấy muôn dặm có khác gì. Cũng là không được gần nhau rồi, và chỉ trong mấy phút đây là không nhìn thấy mặt nhau nữa. Não nùng thay lúc phân kỳ! Nhân sinh thật không có cái lúc nào đáng nên thơ bằng.

Tàu từ từ quay mũi, rồi cứ xa dần mãi ra. Bẩy giờ mới đến cái lúc phất khăn mặt là đoạn tương biệt sau cùng. Trên tàu dưới bến phấp phới những mảnh vải lụa, cái xanh, cái trắng, cái hồng như đàn bươm bướm bay. Bay mà không tiến được thước nào, bay mà không tới được gần nhau, càng bay lại càng xa, cho đến lúc không trông rõ người nữa.

Tàu đã ra đến ngoài cửa Cấm, đến chỗ nước xanh nước đỏ giao nhau. Tới ngang bãi Đồ Sơn thì trời vừa tối. Gió chiều thổi lộng bốn bề, giải cơn phiền nhiệt lúc ban ngày, mà mát mẻ tấm lòng người viễn khách. Ai nấy sửa soạn buồng the, kiểm điểm hành lý, đành lòng rằng đã gửi thân vào chiếc bách vững vàng; trong mấy ngày mấy đêm phó mặc cho bể khơi sóng biếc. Chợt nghe tiếng chuông, là hiệu ăn bữa tối. Các hành khách đều ra buồng ăn, đèn điện thắp sáng choang, đĩa cốc bày la liệt. n cơm xong, ai nấy đóng cửa phòng, lên trên boong hóng mát. Bấy giờ trăng vừa mọc, - bữa đó là ngày 16 tháng 7 ta, - trước còn ngậm nửa vành dưới nước, áng chiếu một góc trời, sau từ từ cao dần lên, tuy không được sáng tỏ lắm mà cũng không mờ, đủ biến mặt bể thành một áng thủy tinh lấp loáng. Tàu thật là rẽ sóng mà đi: nước bị gạt ra hai bên xa ước vài mươi thước, rồi gặp sóng xô, lại cuốn trở lại, bắn bọt lên trắng xóa. Cứ đẩy ra xô vào như thế đều đặn, tưởng không sai một ly một tấc nào, tưởng như cái bọt mỗi lần bắn lên rơi xuống ấy lần nào cũng đúng bấy nhiêu giọt vậy. Ấy là lúc trời bể bình tĩnh, trên trăng sáng dưới sông êm, mới được thế, chớ những khi phong ba bão táp, trời tối nước đen, thì cái cảnh tượng lại khác nhiều.

Chuyến đi này thật là sóng gió êm đềm, ngồi trong tàu không biết rằng tàu có chuyển động, cũng là một sự may vậy. Chẳng bù với chuyến về, phải một ngày một đêm lắc lư điên đảo, đầu lao đao, ruột xôn xao, thật cũng khổ thay! Là vì trong tuần tháng bảy, bể còn yên lặng, từ tháng chín tháng mười trở đi mới bắt đầu có sóng gió.

Đêm đã khuya, trăng đã tà, gió đã lạnh, mới xuống phòng nằm nghỉ. Trong tàu bấy giờ đã vắng kẻ đi người lại, lắng tai nghe như có tiếng rền rĩ âm thầm tự đâu dưới đáy bể đưa lên, lại có lúc như tiếng diều sáo kêu tự đâu trên mấy từng mây vẳng xuống: vo vo ve ve, hu hu hi hi, văng vẳng xa nghe như não như nùng, như ai như oán, như mấy muôn vàn cái oan hồn vừa than vừa khóc trong khoảng trời nước mênh mông. Đêm khuya thanh vắng, nghĩ mà rùng mình, tưởng tượng như đó là oan hồn của những kẻ tử trận bên Âu châu, thừa lúc đêm đã gần tàn, trời sắp sáng, thoát li chốn chiến trường hôi hám mà bay bổng trong khoảng rộng thanh cao thân ngâm nỗi biệt ly sinh tử mà kinh hoàng giấc mộng tàn của lũ người đời say tỉnh... Nhưng nghe kỹ mới biết rằng đêm đã khuya, nằm chưa ngủ, tinh thần mệt nhọc mà cuồng tư loạn tưởng đó mà thôi: cái tiếng vo vo ve ve, hu hu hi hi kia chẳng qua là tiếng gió thổi qua những ống thông hơi thông gió ở xung quanh tàu, ban ngày tiếng người xôn xao nghe không rõ, đêm khuya thanh vắng mới như văng vẳng bên tai. Cho hay không gì vô bằng bằng cái tư tưởng của người ta! Mà cũng không gì huyền diệu bằng!...

Mấy bữa sau trời vẫn bình tĩnh như vậy. Ngày tuy có nóng mà gió bể làm ra ấm áp, đêm thì gió mát trăng thanh. Trừ buổi ngủ buổi ăn, còn các giờ khác ở luôn trên boong, hoặc đi bách bộ, hoặc bắc cái ghế dài ngồi đọc sách, hoặc đứng giờ lâu nhìn mặt trăng soi làn sóng, trước mặt là bể khơi vô hạn, sau lưng là dẫy núi Trung Kỳ. Có lúc chợt quay lại, thấy một đám đèn lửa xa xa, lốm đốm như sao sa: tàu bấy giờ vừa đi ngang tỉnh Quảng Ngãi. Nghe người ta nói nếu đi ban ngày mà đi gần bờ thì thấy cái nhà mát của quan cố quận công Nguyễn Thân, xây ngay trên núi, nhìn ra ngoài bể. Nhưng bữa đi vào đêm mà lại xa bờ, đến hồi về thì tới ngang Bình Định trời trở gió, tàu lắc lư, người lảo đảo, nằm rí trong buồng, không cất đầu nổi, còn ra ngắm phong cảnh sao được! Mới biết sự đời không cái gì là chắc, tổng thị là một mớ ngẫu nhiên: ngẫu nhiên mà biết cảnh này, ngẫu nhiên mà gặp người kia, chớ có rắp mà không được, đừng có hẹn mà sai nhau, tấm thân trong trời đất đã như chiếc bách ở giữa dòng, thời trôi dạt vào đâu là hay đó, đừng có nói tiền định, đừng có nói thiên duyên, đừng có cậy ở câu Nhân định thắng thiên mà làm. Răn thay những kẻ cơ quyền... Tàu đi cả thảy hai ngày rưỡi ba đêm, đường đi tới hơn một ngàn rưởi cây lô mét. Tang tảng sáng ngày thứ tư đã vào tới cửa Sài Gòn. Đi qua “Vũng Tàu” (Cap Saint-Jacques) vào hồi quá nửa đêm, nên không được trông rõ phong cảnh một nơi hiểm yếu có tiếng của Đông Dương ta. Đến khi trở về sẽ được hết sức ngắm kỹ. Nay thế là đã tới đất Nam Kỳ rồi. Sài Gòn cách bể những 60 cây lô mét, nên tự cửa Cần Giờ vào, đi ngược con sông Sài Gòn, còn phải mất mấy giờ đồng hồ. 7 giờ sáng thì tàu vừa ghé bến. Trông dưới bến đã thấy nhan nhản những người ra đón anh em bà con sắp ở tàu xuống. Quan cảnh sát lên kiểm giấy thông hành, ước một khắc đồng hồ thì cu li mỗi đứa cái thẻ đồng ở tay ồ vào tranh nhau khiêng đồ hành lý. Tuy vậy coi còn nghiêm hơn cu li Hải Phòng, vì bọn đó chừng có pháp luật riêng phải theo, không dám làm nhũng.

Một tháng ở Nam kỳ-Phần II
Phạm Quỳnh





Bước xuống đất, ngoảnh lại chào cái tàu lớn kia đã chở mình tới đây được an toàn trót lọt. Càng nhìn càng thấy to lớn thay! Ôi! Ta từ biệt ngươi từ đây, mong rằng có ngày lại được gặp ngươi lần nữa. Người đời đi chuyến đò còn nên nghĩa, huống chi là ngươi với ta, trong mấy đêm ngày đã cùng nhau bềnh bồng trên mặt sóng!... Ta từ biệt ngươi, ngươi có biết không, hỡi kềnh nghê bằng gỗ sắt?...

Khi đã ngồi trên xe kéo, chạy qua cầu Khánh Hội, hô hấp cái không khí mát buổi sáng, mới bắt đầu tiếp xúc cái cảnh sắc, cái khí vị đất Sài Gòn từ đấy. Ngay lúc mới đầu ấy đã biết ngay cái cảnh sắc ấy là cảnh sắc một nơi thành phố tây, cái khí vị ấy là khí vị một chốn đô hội lớn. Tạm để đồ hành lý ở nhà khách sạn, rồi đi thăm các người quen thuộc, phần nhiều là quen tên thuộc tiếng mà chưa từng tiếp mặt bao giờ. Nhân thể đi dạo chơi trong mấy đường phố lớn. Đường có tiếng nhất ở Sài Gòn là đường Catinat. Catinat nguyên là tên một quan nguyên soái nước Pháp về đời vua Louis thứ 14, sau là tên chiếc chiến thuyền sang đánh cửa Sài Gòn trước tiên cả. Nay đặt tên cho một đường lớn ở Sài Gòn là có ý muốn lưu một mối kỷ niệm cho người sau vậy. Kể to lớn thì đường Catinat chưa phải là to lớn nhất ở Sài Gòn. Nhưng cũng tức như đường Paul Bert ở Hà Nội là nơi người Tây đến lập phố trước nhất, rồi sau mỗi ngày một bành trướng mãi ra, thành nơi trung tâm, đâu đâu cũng đổ xô về đấy, các đường mở sau đều tiếp phụ xung quanh. Đông đúc phồn thịnh đến nỗi đã phải mở một con đường chạy dọc theo, to lớn rộng rãi hơn nhiều, gọi là đường Charner - tức là tên quan thủy quân phó nguyên súy coi chiếc tàu Catinat vào đánh Sài Gòn - để rút bớt cái sức bành trướng đi ít nhiều, mà vẫnhằng ngày hằng phát đạt, không giảm đi chút nào. Các cửa hàng lớn, hàng tây, hàng ta (phần nhiều người Bắc Kỳ), hàng Chà (phần nhiều người Bombay bên Ấn Độ), hàng khách, chen nhau xin xít. Lại thêm có mấy nhà khách sạn lớn, nhà chớp bóng, nhà hát tây, nên chiều chiều cứ tự năm giờ trở đi kẻ đi người lại như nước chẩy. Người sang trọng, kẻ thượng lưu, tất mỗi buổi phải dạo qua đường Catinat một lượt mới là nền. Những trai thanh gái lịch đất Sài Gòn lấy đấy làm chốn cực phẩm phong lưu. Trên đường thì xe hơi không biết mấy trăm mấy chục mà kể, tiến lên êm như ru, như vô số những làn sóng tự ngoài xa đưa lại, rạt cả bên bờ nhà “Đại lục khách sạn” (Hôtel Continental). Nhất là ngày chúa nhật, sau khi tan lễ nhà Thờ Chánh, không cảnh tượng gì đẹp bằng đường Catinat chừng hồi chín mười giờ. Đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, người Tây, người Nam, ăn bận rất lịch sự, ở nhà thờ ra đi dạo qua các cửa hàng, lũ lượt như ngày hội. Thật là nghiễm nhiên ra cái cảnh tượng một nơi đại đô hội, đương buổi quốc dân phong phú, thiên hạ thái bình. Coi đó không ngờ rằng trong thế giới hiện còn mấy nghìn vạn con người đương lầm than trong vòng máu lửa!

Người ta thường gọi Sài Gòn là cái “hạt báu của Á Đông” (la perle de l'Extrême-Orient). Tôi chưa từng được biết những nơi đô hội lớn ở Á Đông, như Hương Cảng (Hongkong), Thượng Hải (Changhai), Tân Gia Ba (Singapore), nhưng chắc rằng những nơi ấy tuy có lớn, có đông, có sầm uất phồn thịnh hơn, mà về cách sửa sang sắp đặt, về cái qui mô các đường phố, các lâu đài, về cái vẻ chỉnh đốn sạch sẽ, mĩ miều khả ái, chơn chu mà sán lạn như hạt châu mới rũa, thì còn kém Sài Gòn nhiều. Đường phố như vẽ bằng tay, kẻ bằng thước, đều đặn, thẳng thắn, rộng rãi khang trang, nhiều đường ở giữa lại để những khoảng rộng trồng cỏ, đặt những tượng đồng kỷ niệm, chiều đến hàng trăm cái đèn điện lớn chiếu sáng như một dẫy dài những quả ba lông lấp loáng thả phấp phới ngay trên giữa đường phố, coi rất là ngoạn mục. Đẹp nhất, coi trang nghiêm nhất là con đường đi thẳng vào phủ Toàn quyền (người Sài Gòn thường gọi là tòa Chánh soái). Hai bên có hai khu vườn trồng những cây lớn, tối trông như hai đám rừng nhỏ, ở giữa một con đường rộng chạy thẳng băng tự đầu tỉnh đằng kia cho tới ngang cửa phủ. Coi thật là có bề thế, có vẻ tôn nghiêm, xứng đáng với một nơi tướng phủ. Mà phủ Toàn Quyền ở đây, qui mô cũng đẹp hơn ở Hà Nội. Phủ Toàn Quyền Hà Nội tựa hồ như một đống gạch xếp vuông, trông có vững vàng bền chặt mà nặng nề biết bao nhiêu! Ở Sài Gòn thì như hình chữ đinh J, nét ngang trên là chánh dinh, nét sổ dưới là các tơ tào. Mặt trước ở gian giữa có bậc lên, hai bên hai con đường dốc quanh lại như hình bán nguyệt, trông ra cái vườn rộng thênh thang, giữa có bãi cỏ phẳng lì như một tấm thảm xanh, trên chỉ trồng hai khóm trúc in nhau như hệt. Còn xung quanh thì vườn trại mênh mông, cây cối rậm rạp. Những khi quan Toàn quyền ở Sài Gòn, tối đến trong dinh đèn điện thắp sáng choang, trông xa tưởng tượng như một tòa lâu đài bằng ngọc có trăng chiếu, chon von ở giữa khoảng rừng rậm tịch mịch u sầu, khác nào như trong truyện thần tiên vậy. Khen cho ông quan tạo tác nào kinh doanh cái phủ Toàn Quyền đó cũng khéo tay.

Sài Gòn còn nhiều những dinh thự cùng các nhà công sở đẹp lắm, như nhà dây thép, tòa án, dinh quan Thống đốc Nam Kỳ (tức trong ấy gọi là dinh Phó soái), nhà hát tây, v.v... Nhưng đẹp nhất là nhà Thị sảnh Sài Gòn (Hôtel de ville, trong ấy gọi là nhà “xã tây”, vì ông đốc lý thành phố tục kêu là ông xã tây). Kiểu đại khái cũng giống như các nhà thị sảnh bên Tây, trên có cái chòi vuông mấy từng cao chót vót. Mặt trước trông thẳng ra đường Charner vừa dài vừa rộng, đi đằng xa lại, coi cũng có cái vẻ trang nghiêm, xứng đáng làm nơi công sở của một chốn đô hội lớn như Sài Gòn. Chẳng bì với nhà Đốc lý Hà Nội ta, thật so sánh mà thẹn thay. Mà Hà Nội lại là nơi thủ đô của Đông Dương! Hà Nội có cái nhà hát to quá không biết dùng để làm gì, suốt cả năm bỏ vắng ngắt như chùa bà Đanh, mà đến cái nơi công sở để hằng ngày lo công tính việc cho ngót mười vạn con người, để phòng khi có quan sang khách quí ở nước ngoài qua lại đón tiếp cho xứng đáng, thì coi như cái nhà hầm, bốn bề kín mít, khí trời ánh sáng không lọt tới bao giờ! Xin các ông hội viên phải lưu tâm đến sự đó, thật là có quan hệ cho danh dự Hà thành ta. - Nhà thờ Sài Gòn tuy không có cái nền đá cao như nhà thờ Hà Nội, mà có hai cái tháp nhọn cao ngất trời, những khi trời sáng sủa đi tự ngoài Vũng Tàu (Cap Saint Jacques) cũng trông rõ. Lại nhà dây thép, trong gian giữa có cái tượng đồng người đàn bà ngồi trên quả địa cầu, để biểu hiện cái tin tức của người ta nhờ dây thép mà truyền được đi khắp thế giới, coi cũng mạnh mẽ và có ý tứ lắm. Chỉ hiềm chỗ đặt khí tối, giá người nào bước vào vô ý không ngửng mặt lên thì không biết! Còn Chợ Mới Sài Gòn cũng có cái nhà chòi ở cửa giữa thật là vĩ đại, vừa cao vừa vững vàng lực lưỡng, coi như một cái pháo đài vậy. Mà trong chợ thì rộng mênh mông, chợ Đồng Xuân Hà Nội chẳng thấm vào đâu.

Nói tóm lại, cái hình thức của thành phố Sài Gòn sánh với thành phố Hà Nội còn hơn nhiều. Từ cách đặt đường phố cho đến cách dựng cửa nhà, từ cách thắp đèn điện cho đến cách đặt máy nước ở các nhà, cho đến cách tuần phòng vệ sinh trong phố xá, nhất nhất đều có tiến bộ hơn Hà thành ta cả. Ở Sài Gòn thật là có cái cảm giác một nơi đô hội mới, nghĩa là một nơi đô hội theo lối tây. Vào đến Chợ Lớn thì lại ra cái cảm giác một nơi đô hội theo lối tàu. Còn các châu thành khác ở Lục tỉnh, thì những nơi quan sở là tây mà chốn phố phường là tàu, phần An Nam thật ít lắm. Xét về phương diện đó thì những đô hội Bắc kỳ tuy coi cũ kỹ mà còn có cái vẻ An Nam hơn. Người khách ngoại quốc nào sang du lịch đây, nếu không có cái chủ ý quan sát phong tục người dân thì ở Sài Gòn sướng tiện hơn, nếu muốn biết cái chân tướng sự sinh hoạt dân An Nam thì cứ đi chơi qua phố phường Hà Nội cũng đủ làm một cái kho khảo cứu không cùng. Tuy vậy, các tỉnh thành khác không nói làm gì, mà Hà Nội đã là nơi thủ đô của Đông Dương thì về phần hình thức mới cũng không kém Sài Gòn mới là phải. Nếu cái hình thức mới cũng đủ mà các đặc sắc cũ vẫn còn thì mới thật là xứng đáng vậy.

Ngay chiều bữa tới Sài Gòn, gặp ông chủ bút “Nam Kỳ tân báo” (La Tribune indigène) là một tờ báo bằng chữ Pháp của mấy ông danh giá trong Lục châu lập ra, và rất có thế lực trong các hạng tân học ta. Thường đọc báo đó, biết tiếng các ông, phục cái tài của các ông viết văn Pháp như người Pháp, khen cái chủ nghĩa của các ông muốn bênh vực cho quyền lợi dân An Nam, vẫn ước ao được tiếp mặt. Nay được gặp lấy làm mừng lắm. Chủ nhiệm “Nam Kỳ tân báo” có hai ông Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phú Khai, nhưng đứng tên quản lý chỉ có ông Nguyễn mà thôi. “Quan bác vật Bùi” thì trong Nam ngoài Bắc ai ai cũng đã biết tiếng. Nguyên ngài có chức “nông nghiệp kỹ sư”, sung giám đốc các sở canh nông Nhà nước, trong Nam kêu vắn tắt là quan “bác vật”. Ngài năm nay đã đứng tuổi, đã từng ở Bắc lâu, ở Kinh cũng nhiều, cái học vấn đã sâu, sự kiến văn lại rộng, thật là xứng đáng làm một tay lĩnh tụ (leader) cho dư luận xứ Nam Kỳ. Lại thêm người ôn nhã, điềm đạm, lễ độ, tiếp chuyện thật là vui. Ông Nguyễn Phú Khai thì người còn trai trẻ lắm, cũng đã từng đi học bên Tây và có văn bằng “Kỹ sư” (ingénieur). Người lanh lợi thông minh, cũng là một tay lỗi lạc trong bọn tây học nước ta.

Ngay khi mới gặp, hai ông có cho biết bữa đó chính là ngày kỷ niệm “Nam Kỳ tân báo” đã đầy năm và mời đến dự tiệc chiều hôm ấy. Tôi lấy làm vui mừng mà nhận lời ngay, thật cũng là một sự may mới tới Nam Kỳ đã được cái dịp tốt để biểu chút cảm tình với bạn đồng nghiệp. Tiệc dọn tại nhà cao lâu khách ở Chợ Lớn. Vậy 7 giờ chiều cùng ông Bùi và mấy người bạn nữa đi xe ngựa về Chợ Lớn. Nhân thể được ngó qua cái cảnh tượng Chợ Lớn buổi tối, thật ngày thường như ngày hội, các phố khách Hà Nội Hải Phòng chửa thấm vào đâu. Nhưng bữa đó mới đi lượt qua mà thôi, khi tiệc tan rồi thì đã khuya, không thể dạo chơi các phố phường được, định bữa khác sẽ coi kỹ hơn. Tiệc đông lắm, ước đến bốn năm chục người, phần nhiều là những bậc tai mắt ở Sài Gòn và Chợ Lớn. Cũng lại là một dịp may được gặp mặt các ông ấy để nối cái dây thân ái kẻ Bắc người Nam. Bữa tiệc thật vui, có cái vẻ đậm đà thân mật, không có những lối kiểu cách như ngoài ta. Nói chuyện toàn bằng tiếng tây, ông nào cũng nói giỏi, không những nói giỏi mà đến cái giọng nói, cái cách cử động cũng hệt như tây vậy. Trong các ông dự tiệc đấy, có nhiều ông đã vào dân tây. Coi đó thì biết các bậc thượng lưu trong Nam Kỳ tây hóa đã sâu lắm, hầu như không còn chút gì là cái phong thể An Nam nữa. Về đường đó thì ngoài Bắc Kỳ Trung Kỳ còn kém Nam Kỳ nhiều. Đến cách nghị luận cũng đường đột mãnh liệt, trực mà không có những lối khép mở xa xôi như các nhà cựu học ngoài ta. Hai cái tâm lý khác nhau biết dường nào! Cái nào là hơn? Khó mà quyết được. Song thiết tưởng nếu điều hòa được cả hai thì hơn nhất. Nhưng sự điều hòa ấy có thể thành được không? Đó là cái vấn đề rất quan trọng cho cuộc tiến hóa dân ta sau này vậy.

Khi trở về Sài Gòn, vừa ngồi xe vừa nghĩ lan man về cái tương lai nước nhà, thật có lắm sự hi vọng đáng vui mà cũng nhiều cái hiểm tượng đáng buồn. Nhưng mà cái tương lai là cái tương lai, ai là người dự đoán được bao giờ? Vả con đường tiến hóa của mỗi dân mỗi nước là bởi lịch sử, bởi thời thế khiến nên; người ta dẫu hết sức tư tưởng nghĩ ra đường này là hơn hay là đường kia là phải, cũng không thể nào đổi được lịch sử, chuyển được thời thế mà mong khuynh hướng cái cuộc tiến hóa kia về đường mình. Cho nên nghĩ xa xôi lắm mà làm chi?...

Mấy bữa sau đi thăm các bạn “đồng nghiệp”, tức là các anh em làm báo ở Sài Gòn. Gặp ông nào cũng được chuyện trò vui vẻ lắm, mới biết kẻ Nam người Bắc tuy ít dịp gần nhau thân nhau, mà mỗi lần biết nhau, thật là dễ nên cái tình thân ái vậy. Cho hay người một nước một nhà, dẫu xa cách mà cũng là anh em, miễn là đối với nhau lấy lòng thành thực, đừng có cái thói ghẻ lạnh người thường, thì khó gì mà chẳng nên thân mật được? Huống bọn mình lại cùng theo đuổi một nghề, tức là cái nghề khua chuông gõ mõ trong quốc dân, đem những lời hay lẽ phải mà bàn bạc với bạn đồng bào, mong gây lấy một mối tư tưởng cảm tình chung, mưu cho nước nhà giống nhà sau này được cường mạnh vẻ vang, có ngày mở mặt mở mày với thế giới, thì cái mục đích cao xa ấy há lại không đủ khiến cho ta đồng tâm hiệp lực mà cùng nhau đạt cho tới rư?

Ôi! Nếu hết thảy các nhà làm báo ai cũng hiểu cái nghĩa vụ của nghề làm báo thì còn nghề gì đẹp bằng, hay bằng, cao thượng bằng, đủ khiến cho người ta tận tụy một đời mà theo đuổi cho cùng? Đương buổi mới cũ giao nhau, cái tư tưởng quốc dân chưa biết lấy gì làm chuẩn đích, bọn mình nên đề xướng những chủ nghĩa hay để dìu dắt quốc dân vào con đường chánh đáng, đừng để cho xa lạc vào những ngõ ngách hiểm nghèo. Về đường giáo dục, về đường xã hội, về đường chính trị, về đường phong tục, về đường văn chương, về đường đạo đức, cái thế lực của bọn ta có thể bao gồm hết thảy. Một lời công luận của ta có thể làm cho người ta bỏ đường tà mà theo đường chánh, hay là bỏ đường chánh mà theo đường tà được. Vậy cái lời công luận đó ta chẳng nên quí báu lắm rư? Ta chẳng nên cẩn thận lắm rư? Ta há lại nên phản cái mục đích của ta mà dùng lời công luận đó làm cái khí giới để công kích lẫn nhau, bày ra một cái gương xấu cho quốc dân rư? Dám chắc rằng các anh em trong báo giới ta không có ai hiểu lầm cái nghĩa vụ đến vậy. Nếu quả được như vậy thì may cho nước nhà lắm lắm. Bây giờ cần nhất cho dân ta chỉ có sự học, nhất thiết cái gì cũng phải học cả, như đứa con nít mới đến tuổi vào trường vậy. Bọn ta phải hết sức giúp một phần vào sự học ấy, cho cái trình độ quốc dân mỗi ngày một cao thêm lên, cho cái tư tưởng quốc dân mỗi ngày một rộng thêm ra, để có ngày đủ khôn đủ lớn mà ra tranh đua với đời được. Chắc cái trách dạy dân không phải ở đâu bọn mình, mà thực thuộc quyền Nhà nước. Nhưng mình có thể giúp vào đó một phần to: Nhà nước là ông thày dạy dân, thì mình cũng có thể đương được một chân trợ giáo. Có lẽ nhiều điều mật thiết trong dân gian, Nhà nước không xét tới mà mình tường hơn, cái công giáo dục của mình có khi ích lợi hơn Nhà nước nhiều. Thiết tưởng hiện nay cái nghĩa vụ nhà báo phải như vậy mới là chánh đáng, chớ những kẻ coi báo giới như một nơi tranh ăn nói, dành lợi danh, hay là một chốn hí trường để đem những lời nghiêng ngửa, truyện dâm bôn mà mơn man, mà khêu gợi cái dục tình sằng của công chúng, thì thật là làm mất giá một cái nghề rất hay, rất cần, rất có ích lợi cho nước nhà đương buổi bây giờ.

Báo giới trong Nam Kỳ thạnh lắm, phát đạt hơn ngoài Bắc nhiều. Hiện nay có đến mười tờ báo bằng quốc ngữ. Không kể “Nam Kỳ tân báo” (La Tribune indigène) viết bằng chữ Pháp, - gần đây báo ấy cũng mới xuất bản thêm một tập phụ trương bằng quốc ngữ, mỗi tuần lễ một kỳ, đều là Quốc dân diễn đàn, - còn các báo khác thì có những tờ như sau này:Nông cổ mín đàm, chuyên chủ về nông nghiệp, thương nghiệp, mở ra đã lâu, là tờ báo có tuổi nhất ở Nam Kỳ, hiện ông Nguyễn Chánh Sắt làm quản lý và chủ bút, ông cũng là một nhà trước thuật có tiếng ở Nam Kỳ; -Nam trung nhựt báo, chủ nhân là quan huyện Nguyễn Văn Của chủ nhà in Union, là một bậc thân hào danh giá ở Sài Gòn, sinh ra quan hai Nguyễn Văn Xuân hiện tùng chinh bên Đại Pháp; chủ bút là ông Nguyễn Tử Thực, có ông Nguyễn Viên Kiều giúp; -Công luận báo, quản lý ông Nguyễn Kim Đính, chủ bút ông Lê Hoằng Mưu; - Lục tỉnh tân văn, của ông chủ nhà in Schncider, ông phủ Gilbert Trần Chánh Chiến làm chủ bút; Nữ giới chung (Femina annamite) là tờ báo riêng cho các bậc nữ lưu, chủ nhiệm là ông Trần Văn Chim và ông Lê Đức; -Nam Việt tề gia nhựt báo (Journal de la famille annamite), của một bà đầm làm báo ở Sài Gòn mở ra để riêng cho đàn bà con gái An Nam coi; -Nhựt báo tỉnh (Moniteur des provinces), là một tờ công báo, dịch những nghị định công văn của Nhà nước, đăng những tin thuyên chuyển trong quan lại; -Nam Kỳ địa phận, là một tờ báo của nhà Trung. - Lại gần đây nghe nói mới xuất bản một tờ Thời báo, một tờ đặt tên nôm là Đèn nhà Nam. Đèn nhà Nam, cái tên sáng sủa thay! Ước gì đèn được sáng tỏ mà chiếu khắp chốn kẻ chợ nhà quê, nơi hang cùng ngõ hẻm, phá được cái thành hôn mê mà soi tỏ con đường tiến bộ. Đó là cái mục đích chung của cả báo giới ta vậy. Mấy tờ báo trên đó là xuất bản ở Sài Gòn. Còn ở Long Xuyên có Đại Việt tập chí, thể tạp chí, mỗi tháng một kỳ, của hội Khuyến học Long Xuyên, cái chủ nghĩa, cái tôn chỉ cũng giống như Nam Phong vậy. Lại ở Cần Thơ, có tờ An Hà nhựt báo, ông huyện Võ Văn Thơm làm quản lý, có một phần chữ tây, một phần quốc ngữ, chuyên về nông nghiệp thương nghiệp.

Một địa hạt Nam Kỳ mà bấy nhiêu tờ báo kể cũng đã nhiều lắm vậy. Cứ lấy cái “lượng” (quantité) mà xét thì thật đủ khiến cho Bắc Kỳ Trung Kỳ phải thẹn với Nam Kỳ rằng về đường ngôn luận còn chậm kém xa quá. Nhưng cái “phẩm” (qualité) có được xứng đáng với cái “lượng” không? Điều đó thì chưa dám chắc vậy. Xưa nay phàm cái gì muốn cho nhiều tất giá phải kém, không thể vừa nhiều vừa tốt cả được. Muốn giữ cho cái “phẩm” cao, tất phải hạn cái “lượng” lại mới được. Ấy công lệ từ xưa vẫn thế: nghề làm báo, nghề làm sách, có thể ra ngoài được cái công lệ ấy không? Thiết tưởng rằng không. Cho nên xét ra các đồng bào ta trong Lục tỉnh hình như có ý trọng cái “lượng” hơn cái “phẩm” vậy. Đó cũng là một điều khuyết điểm trong học giới báo giới xứ Nam Kỳ.

Ta vừa nói nghề làm sách: nghề làm sách ở Nam Kỳ cũng thịnh lắm, có phần lại thịnh hơn nghề làm báo nhiều. Tuy vài năm gần đây đã bớt đi nhiều, mà trong khoảng năm năm mười năm về trước, cái số những sách quốc ngữ xuất bản ở Sài Gòn không biết bao nhiêu mà kể. Thứ nhất là những bản dịch các tiểu thuyết tàu cũ, như Tam quốc, Thủy hử,Chinh Đông, Chinh Tây, Phản Đường, Tùy Đường,Đông Châu, Phong thần, Đại Hồng bào, Tiểu Hồng bào, v.v... nếu sưu tập cả lại thì làm được một cái thư viện nhỏ! Những tiểu thuyết tàu tự tám mươi đời triều ấy văn chương đã chẳng ra gì mà truyện thì toàn những truyện huyền hoặc quái đản, của mấy bác cuồng nho bên tàu đời xưa ngồi không bịa đặt ra để khoái trá những bọn hạ lưu vô học. Thế mà dịch nhiều như vậy, thịnh hành như vậy, nghĩ cũng khả kinh thay! Không trách cái tư tưởng quốc dân những chìm đắm trong sự mê hoặc không cùng, có khi sinh ra những việc xuẩn động hại đến cuộc trị an trong xã hội cũng vì đó. Có người nói việc phá khám Sài Gòn năm nọ cũng là bởi cái di độc của các tiểu thuyết tàu mà ra, tưởng không phải là nói quá vậy. Cả ngày cả đêm những ca tụng cái tài ông Tiết Đinh Sơn, ông Tiết Đinh Qui, hay những ông tướng kỳ khôi từ đời hồng mang nào, trách sao trong trí không loạn lên mà muốn làm thực những việc mình thường đọc thấy trong truyện? Càng những bọn hạ lưu hung hãn lại càng dễ nhiễm hơn cả. Coi đó thì biết văn chương không phải là không có quan hệ đến nhân quần; các nhà làm sách há chẳng nên cẩn thận lắm rư? Chắc ai cầm bút viết trong bụng cũng có cái ý tốt cả, và như các nhà dịch tiểu thuyết tàu kia là chỉ chủ làm một món mua vui cho các bạn đồng bào trong khi tửu hậu trà dư, lại vừa làm một mối lợi riêng cho mình; nhưng phải nghĩ đến cái ảnh hưởng những truyện vô bằng ấy vào trong óc mộc mạc của những kẻ ít học, chưa biết suy nghĩ sâu xa, thường lấy hư làm thật, lấy giả làm chân, nó hại biết dường nào!

Ấy là cái tệ các tiểu thuyết cũ dịch của Tàu. Đến cái tệ của phần nhiều các tiểu thuyết mới ngày nay thì lại thậm hơn nữa, vì cách đặt để đủ làm cho bại hoại phong tục, điên đảo luân thường vậy. Tôi biết có bộ tiểu thuyết cực là dâm bôn mà lại rất là thịnh hành trong bọn phụ nữ. Coi đó thì biết cái hại sâu biết dường nào! Gia đình tan cũng vì đó, xã hội nát cũng vì đó, cái tương lai nước nhà nguy hiểm cũng vì đó. Các nhà làm sách có nghĩ tới không? Hay chỉ chủ bán cho chạy hàng, thâu được nhiều bạc, còn những lẽ cương thường luân lý mặc quách cho ai? Ôi! Cổ nhân đã dạy: làm người sĩ phu trong nước cái trách là phải phù cho thế đạo, giúp lấy cương thường. Nếu những nhà làm sách lại cố ý làm nghịch thế đạo, đạp đổ cương thường, thì một nước như vậy sống làm sao được? Thiết tưởng các bậc trí thức trong Lục châu ai trông thấy văn vận suy đồi như vậy, phong túc bại hoại như vậy cũng phải lo, mà tìm cách duy trì cho kịp. Nên mau mau, kẻo cái tệ đã sâu lắm rồi.

Song có một điều nên chú ý, là báo nhiều như thế, sách nhiều như thế, mà bán được chạy, có nhiều người mua, thời cũng là một cái chứng rằng dân Nam Kỳ có tính ham đọc sách và có tiền thừa mua sách. Như vậy mà nếu có những báo thiệt tốt, sách thiệt hay cho mà đọc thì ích lợi biết bao nhiêu. Chẳng bù với dân Bắc Kỳ Trung Kỳ, trăm người chưa được một người đọc thông chữ quốc ngữ, mười người đọc thông chữ quốc ngữ chưa được một người thích xem văn quốc ngữ, lại thêm dân nghèo, bỏ ra mấy đồng bạc mua báo một năm đã lấy làm một món tiền nặng; đến những bậc sĩ phu thì phần nhiều những quẩn quanh trong vòng danh lợi mà sao nhãng những việc văn chương; nghề làm báo làm sách thật không được đủ điều tiện lợi như Nam Kỳ. Cho nên khá tiếc thay cho những bậc trí thức trong Lục châu không biết khéo lợi dụng cái cơ hội tốt ấy mà đặt để ra những sách vở hay có ích cho phong hóa, nỡ để cho cái lòng ham đọc sách, ham mua sách của người dân ấy ngập vào những sách vở hoặc vô vị, hoặc tầm bậy không ra gì, thật uổng quá.

Nay nhân nói về nghề làm báo làm sách, nên xét qua cái tình trạng văn quốc ngữ ở Nam Kỳ thế nào. Chữ quốc ngữ thì đã thông dụng lắm rồi, đàn bà con trẻ thường biết đọc biết viết cả, nhưng đến văn quốc ngữ thì xem ra chưa được phát đạt lắm. Trừ mấy nhà văn sĩ có tiếng, còn thì cái trình độ quốc văn đại để hãy còn kém. Sự kém đó là bởi nhiều lẽ. Thứ nhất là Nam Kỳ bỏ nho học đã lâu, bao nhiêu cái văn điển cũ đã hầu mất hết không còn. Mà văn quốc ngữ ngày nay muốn cho thành văn chương, muốn cho phát đạt được, phi nương tựa, phi tổ thuật cái văn điển cũ ngày xưa thì không thể nào được. Lẽ đó tưởng tầm thường ai cũng hiểu, mà thật nhiều người chưa hiểu rõ, là vì nhiều người đặt sai cái vấn đề. Có người nói rằng nếu quả cần phải biết chữ nho mới làm được văn quốc ngữ thì muốn làm văn quốc ngữ tất phải học lâu năm chữ nho, tất phải trở lại những lối giáo dục hủ lậu ngày xưa, tất phải ra công rùi mài kinh sử, nghiền ngẫm một cái “tử văn” (lanque morte) vô dụng cho đời nay, như vậy thì chẳng uổng công lắm rư? Nay ta được nhờ nhà nước Đại Pháp dạy dỗ cho ta, mở mang cho ta con đường văn minh học thuật mới, đã mừng thay được thoát khỏi cái áp chế của chữ tàu trong mấy nghìn năm, có đâu ta lại mê cuồng đến nỗi lại đâm đầu vào cái chốn lao lung ấy lần nữa! Những người nào nói thế là hiểu sai. Nước Nam ta học chữ nho đã mấy nghìn năm, bất luận rằng cái cách học đời xưa hay hay là dở, phải hay là trái, có một điều hiển nhiên, ai cũng phải công nhận, là chữ nho đã tiêm nhiễm vào trong tinh thần ta sâu quá rồi, cái vết nó đã in vào trong óc ta không thể nhất đán đem mà gột rửa đi được, đến nỗi tiếng nói của ta ngoài những tiếng nhật dụng tầm thường phải dùng quá nửa chữ nho mới thành văn được, như vậy mà nếu bỏ hẳn chữ nho không học thì sao cho thuộc hết tiếng nước mình được? Đã không thuộc hết tiếng nước mình thì sao đặt cho thành văn chương được? Nhưng nói rằng cần phải biết chữ nho, không phải rằng phải học chữ nho như lối ngày xưa đâu; không phải rằng phải học cho làm được thơ, được phú, được văn sách kinh nghĩa như xưa đâu; không phải rằng lại phải trở về cái lối thi cử phiền toái, khảo cứu tỉ mỉ như xưa đâu. Xưa học chữ nho là vị chữ nho mà học chữ nho, nay học chữ nho là vị quốc văn mà học chữ nho. Cái mục đích đã khác, cái phương pháp cũng không giống. Xưa phải rùi mài kinh sử, từng trải Thiên kinh vạn quyển mới thi đậu được một chân đại khoa, mới làm nổi được một nhà văn sĩ có tiếng. Nay chỉ học cho đủ sự cần dùng về quốc văn mà thôi, chỉ học cho đủ hiểu hết một quyển Kim Vân Kiều hay một quyển Lục Vân Tiên mà thôi, thì có khó gì? Trước trăm phần nay không được một phần. Nhưng cái một phần ấy rất cần, không biết thời không thể nào cầm ngọn bút mà viết thành bài văn quốc ngữ được, dẫu tài giỏi khôn khéo đến đâu cũng không làm thế nào ra cái “hơi” văn An Nam được, vì cái “hơi” ấy là tự mấy mươi đời truyền lại cho ta, không thể tự mình mà đặt lấy ra được. Cho nên những người nào đã quyết không cho văn quốc ngữ là cần, đành bỏ vào cái địa vị yếu hèn, chỉ đợi ngày tiêu diệt cho xong, thì không nói làm chi, còn ai đã có bụng thương đến tiếng nước nhà, muốn gây dựng cho thành một nền quốc văn có thể sống được ở đời này, thì phải noi theo lấy cái văn điển cũ của ông cha, mà cái văn điển cũ của ông cha ấy ngoài chữ nho không kiếm đâu cho thấy được. Nay ở Nam Kỳ cái văn điển cũ đã xa lạc đi mất rồi. Tuy cũng có mấy nhà có chí muốn ra sức mà vãn hồi lại, nhưng cái phần phản đối với chữ nho, cái phần khảng khái một cách sai lầm, muốn thị hùng ra tay tước hết những cái văn vẻ tốt đẹp thanh tao của mấy mươi đời nho học đã di truyền lại cho tiếng An Nam mình, để bày trần cái khí vũ bỉ li nôm na ra, cái phần ấy thì nhiều lắm. Những người có chí kia thể nào mà chống lại cho nổi, thể nào mà cứu vớt lại cho toàn được. Đó là một cái nhược điểm cho hậu vận quốc văn ở Nam Kỳ vậy. Còn một cái nhược điểm to hơn nữa, là hiện nay phàm những bậc thượng lưu, những người có học thức, thông giỏi chữ Pháp, phần nhiều khinh rẻ tiếng An Nam, không thèm nhìn đến, cho là một thứ chữ đê tiện để cho hạng tầm thường dùng mà thôi. Như vậy thì quốc văn mong sao cho phát đạt được? Những người mong cho quốc văn có thể phát đạt được là thứ nhất trông cậy ở các nhà tân học ngày nay ra công giúp sức vào, đem cái tinh thần của văn minh học thuật Thái Tây mà đúc vào cái khuôn văn cũ của nước nhà, khiến cho thành được một nền văn thiết dụng với đời, không phải chịu mang cái tiếng hư văn như xưa nữa. Nếu những nhà ấy lại khảng tảng, không để bụng sốt sắng vào, không những thế, lại khinh bỉ nữa, thì quốc văn còn trông vào đâu mà sinh tồn, mà phát đạt được? Nếu cái nghề quốc văn chỉ riêng để cho những ông lão hủ ngồi mà ngâm nga đẽo gọt với nhau thì cái văn chương ấy sao cho thích hiệp với đời? Mà rồi những tay lão hủ kia một ngày một mất lần đi, một hết dần đi, sau này ai kế nghiệp, ai giữ được cho cái văn An Nam kia còn chút thoi thóp ở đời? Nguy vậy thay! Hai cái nhược điểm trên kia mà không phá được thì thật khá buồn thay cho hậu vận quốc văn mình, biết bao giờ cho ra khỏi được cái địa vị kém hèn.

Cái tình trạng văn quốc ngữ ấy không những ở Nam Kỳ, mà ở Bắc Kỳ Trung Kỳ cũng có cái hiểm tượng như vậy. Duy có ở Nam kỳ là cái hiểm tượng ấy trình bày ra một cách rõ ràng hơn mà thôi. Cho nên mỗi lần nghĩ đến cái vấn đề này mà như nóng lòng sốt ruột, không biết giải quyết ra làm sao!...


Phạm Quỳnh

: http://mythuat.proboards.com/thread/591/7845-272-ai-vn-lich#ixzz2um3CRGPz

No comments:

Post a Comment