Tuesday, November 8, 2016
CHUC THUẦN * NGƯỜI VỢ TÙ CẢI TẠO
Chúc Thuần
Lời BBT: Đây là kinh nghiệm sống lăn lóc, đọa đày có thật 100% của một người Mẹ Việt Nam âm thầm kiên trì nuôi con thờ chồng ở tuổi thanh xuân; một người vợ hiền, nhẫn nhục, thuỷ chung lặn lội thay chồng săn sóc Mẹ Cha, nuôi dạy các con và đã lèo lái gia đình đến bến bờ Tự Do, Hạnh Phúc tại Virginia, miến Đông Bắc Hoa Kỳ. Lần đầu tiên Chúc Thuần ghi lại tâm sự của Chị do sự thôi thúc, mời gọi của Lê Mộng Hoàng để chia sẻ cùng các chị em trang Kỷ Nguyên Mới.
Lời BBT: Đây là kinh nghiệm sống lăn lóc, đọa đày có thật 100% của một người Mẹ Việt Nam âm thầm kiên trì nuôi con thờ chồng ở tuổi thanh xuân; một người vợ hiền, nhẫn nhục, thuỷ chung lặn lội thay chồng săn sóc Mẹ Cha, nuôi dạy các con và đã lèo lái gia đình đến bến bờ Tự Do, Hạnh Phúc tại Virginia, miến Đông Bắc Hoa Kỳ. Lần đầu tiên Chúc Thuần ghi lại tâm sự của Chị do sự thôi thúc, mời gọi của Lê Mộng Hoàng để chia sẻ cùng các chị em trang Kỷ Nguyên Mới.
Tôi sinh ra ở miền Bắc, nhưng lại lớn lên tại miền Nam, tuy tôi gốc là người Bắc nhưng tôi không hiểu gì về miền Bắc cả.
Thời đó, cha tôi là một thầu khoán làm việc cho người Pháp. Mẹ tôi
thì sung sướng từ nhỏ tới lớn. Đến khi lập gia đình, bà sống trong sự
giàu sang, không biết gì về mọi việc ngoài xã hội; đùng một cái trong
một chuyến công tác, cha tôi từ trần đột ngột với tuổi đời bốn mươi
chín.
Sau biến cố đau buồn nầy, mẹ tôi vì thiếu kinh nghiệm trường đời nên
bao nhiêu tiền bạc của cải do cha tôi để lại từ từ hết sạch. Thế là mẹ
con tôi sống rất lao đao khổ sở. Người anh cả của tôi đã bỏ mẹ đi theo
cộng sản năm anh 8 tuổi, chỉ còn lại 3 chị em gái chúng tôi sống với
người mẹ góa chồng khi bà tròn 28.
Sau hiệp định Geneve (1954) nước Việt Nam phải chia đôi, thế là mẹ
con tôi bồng bế nhau di tản vào miền Nam để tìm tự do. Ôi hai chữ "tự
do" sao tôi quý nó vô vàn, tôi phải đánh đổi nó với bao sự tủi hờn cay
đắng...
Vào miền Nam, chị em chúng tôi còn rất nhỏ, chị lớn nhất 12 tuổi, chị
kế 10 tuổi và tôi 8 tuổi. Tôi lớn lên nhờ sự đùm bọc nuôi dưỡng của
người mẹ kiêm luôn người cha. Tôi rất thương yêu và quí trọng mẹ tôi. Mẹ
tôi là một kho tàng quý báu. Cho đến bây giờ tôi không còn kiếm ở đâu
ra được tình thương vô bờ bến của người mẹ đã dành cho tôi nữa.
Do sự cố gắng của mẹ tôi, tôi đã được học hết bậc trung học sắp đi
vào ngưỡng cửa đại học, nhưng vì Mẹ tôi làm ăn thua lỗ nên tôi phải bỏ
ngang sự học và rồi tôi lập gia đình, kết hôn với người bạn đời mà trong
suốt thời gian trước chúng tôi không hề tìm hiểu và biết mặt nhau. Sau
khi cưới, chúng tôi đưa mẹ về sống chung. Cuộc sống của mẹ con tôi tạm
coi như ổn định.
Chồng tôi sau khi ra trường trừ bị Thủ Đức, anh được thuyên chuyển về
miền Tây với binh chủng Biệt Động Quân. Một binh chủng đã lập được
những chiến công lừng lẫy trên khắp các địa bàn chiến lược, đã làm cho
Việt Cộng khiếp vía kinh hồn. Ai đã ở miền Tây năm 1962-1965 đều nghe
danh 2 tiểu đoàn 44 và 42 Biệt Động Quân.
Thời gian trước đó, tôi là một nữ sinh thường được bà cố vấn Ngô Đình
Nhu đến trường bốc đi thăm các chiến sĩ ngoài tiền tuyến, từng khoác
vòng hoa chiến thắng trên đại lộ Thống Nhất từ Dinh Độc Lập tới Sở Thú,
nên tôi rất yêu mến những chàng chiến sĩ oai phong lẫm liệt của chế độ
VNCH. Cho đến bây giờ những hình ảnh kiêu hùng đó khó có thể phai mờ
trong tâm khảm của tôi.
Sau 1975, chồng tôi cũng như bao nhiêu chàng trai tuấn tú mà tôi đã
ca tụng ở trên đều lần lượt bị chế độ Cộng Sản cưỡng bách đi "học tập
cải tạo"; nói là học tập cho hoa mỹ vậy thôi, chính là đưa đầu cho chúng
tóm vào tù. Tôi một mẹ 7 con với một bào thai trong bụng, không nhà,
không tiền bạc, không hộ khẩu vì chúng tôi từ miền Trung di tản nên sản
nghiệp chẳng còn gì ngoài 2 bàn tay trắng. Mẹ con tôi phải sống nương
tựa vào 2 bà chị của tôi. Mỗi gia đình cưu mang một nửa. Cuộc sống của
mẹ con tôi thật vất vả. Tôi chỉ còn một chút tiền nho nhỏ ra chợ trời
tập buôn bán. Bụng thì càng ngày càng to, sức tôi trói gà cũng không
chặt, có nghĩa là từ trước tới giờ tôi chỉ biết đi học. Sau lập gia đình
thì làm nội trợ ngoài ra tôi chẳng biết gì ở ngoài xã hội cả! Lúc đó
tôi cảm thấy cả một bầu trời sụp đổ. Chế độ tự do của miền Nam lọt vào
tay cộng sản đã 2 năm mà tôi cứ tưởng như là giấc mơ. Đến lúc tôi béo
mạnh vào bắp thịt non thấy đau mới sực tỉnh và tự nhủ lòng—thôi rồi… sự
thật đây mà!
Vì di tản không hộ khẩu, không nhà cửa nên tôi gặp rất nhiều khó khăn
với phường khóm, nhất là với tụi công an địa phương. Chúng làm khó dễ
họp hành vợ con cải tạo riêng để lên lớp mắng chửi xua đuổi đi kinh tế
mới. Có nhiều lúc chúng đòi gặp riêng để tán tỉnh, nhưng với lòng dũng
cảm khắc phục chờ chồng và nhất là ngay trước hình ảnh oai phong của
chồng tôi cũng như của các chiến sĩ VNCH vẫn còn ngự trị trong tôi, nên
với tụi cán ngố, trước mắt tôi chỉ là phường ngu ngốc không xứng đáng
sánh vai với tôi được.
Bẵng đi 4 năm sau ngày chồng tôi đi học tập, tôi mới được lá thư đầu
tiên viết về báo là anh đang ở Yên Bái, Cao Bằng chỗ gần giáp giới với
Việt Nam và Trung Quốc. Ngày đó tôi chỉ được gửi 5 kg cho người cải tạo,
nhưng nhờ lanh trí, tôi đã gói ghém được một ít tiền bỏ vào trong hộp
mắm ruốc xào sả ớt nên chồng tôi cũng đắp đổi qua ngày.
Tụi Cộng Sản chuyên ăn hối lộ nên tôi đã chạy được hộ khẩu và chính
thức là thường trú nhân của TPHCM, tuy nhiên những gia đình vợ con của
mấy người "tù cải tạo" chúng tôi vẫn bị sự kềm chế của chính quyền địa
phương. Chúng bắt đi kinh tế mới, nào là: "Các chị cứ đi, đi đến đó thì
các anh cũng đón các chị ở đấy rồi". Tôi tưởng thật, có nhiều lúc thấy
cực khổ, quá thiếu vắng chồng con với tuổi đời 32, đôi lúc tôi cũng muốn
đánh liều đi đại cho rồi để có chồng phụ lực với tôi nuôi đàn con dại;
nào ngờ chúng dùng toàn thủ đoạn dối trá. Nếu tôi không có người anh
ruột đã theo đuổi chúng bao nhiêu năm cách mạng cho biết sự xảo quyệt
của chúng, không biết chừng giờ này mẹ con tôi đã chết rục xương ở vùng
kinh tế mới rồi.
Tôi là người đạo Phật nên rất tin tưởng vào các chư Bồ Tát. Có những
lúc tận cùng của khổ đau, tôi đã âm thầm chắp tay hàng đêm cầu xin mẹ
Quan Thế Âm cứu vớt gia đình tôi qua cơn hoạn nạn. Trong thời gian đó có
rất nhiều gia đình vì quẫn trí đã uống thuốc chuột để tự tử. Tôi cũng
đã vạch ra một chương trình như thế, nếu tôi không nuôi nổi đàn con của
tôi, phút chót tôi cũng sẽ nấu một nồi cháo gà thật ngon, mẹ con ngồi
quây quần ăn một bữa cho no rồi cùng qua bên kia thế giới!
Giòng đời cứ thế trôi đi, tôi cũng không thể cưỡng lại với định mệnh,
con tằm vay nợ phải nhả tơ cho đến phút cuối. Tần tảo nuôi đàn con dại
cộng thêm 2 vị song thân của chồng tôi. Vì ông bà có 2 người con trai
đều phải đi "tù cải tạo" cuộc sống của 2 cụ gặp nhiều khó khăn. Trong
thời gian buôn bán chợ trời tôi gặp rất nhiều may mắn có quí nhân phù
trợ. Họ đã giúp vốn cho tôi mua được hai cây vàng và ra chợ vàng chồm
hổm Lê Thánh Tôn bán. Cũng mua vào bán ra; nhưng vì mới ra làm quen với
chợ vàng nên ít người biết đến. Đi không rồi lại về không, rồi lỗ vốn
tiền ăn mà chẳng té ra được đồng nào cả!
Có một hôm vì tiền cũ đổi ra tiền Hồ nhiều quá, kinh nghiệm đếm qua
đếm về không có, tôi đã thâm thủng hết năm chục ngàn. Đi thì một triệu,
về chỉ còn chín trăm năm chục ngàn mà thôi. Tôi rất lo lắng ngày đêm
không thể ăn ngủ yên được, nhưng tôi vẫn gắng kiên trì đeo đuổi mãi rồi
cũng đạt được đến đích. Nhờ buôn bán thật thà nên cũng được nhiều gia
đình tín nhiệm. Lúc đầu thì cần vốn sau chỉ cần miệng nói, họ vẫn tin
tưởng cho mình cầm vàng đi bán, sau đem tiền về cho họ.
Dòng thời gian cứ thế trôi đi, tôi cũng đã dành dụm được một số tiền
mua được căn nhà nhỏ sống với bố mẹ chồng và người mẹ ruột--suốt đời bà
đã hy sinh cho con cháu. Bà thấy tôi neo đơn nên từ chối về ở với 2
người con lớn. Mặc dầu 2 chị tôi cầu khẩn bà về để cho 2 chị tôi chăm
sóc hưởng sự an nhàn, còn ở với tôi một đàn con dại hành bà chỉ còn nắm
xương. Nhưng vì lòng mẹ thương con biển trời lai láng, nên bà không nỡ
để mẹ con tôi sống bơ vơ. Cũng nhờ vậy mà tôi yên tâm, đi từ sáng đến
tối, lặn lội kiếm sống nuôi con nuôi chồng cải tạo.
Năm 1979 chồng tôi viết thư về nhắn tôi ra Bắc thăm nuôi vì anh đã
thấy lác đác có một vài cải tạo viên được thăm nuôi rồi. Tôi vội vã lên
phường, nơi tôi cư ngụ xin ra Bắc thăm chồng. Họ từ chối bảo là: "Chưa
có lệnh của cấp trên." Tôi cãi lại và nói rằng: "Chồng tôi gửi thư bảo
trong Nam đã cho lệnh thăm nuôi." Họ trả lời: "Ở đâu không biết nhưng
địa phương này chưa có!" Tôi thất vọng ra về mà lòng buồn bã khôn nguôi.
Sau tôi nghĩ ra được một cách, vì tôi là người Bắc, dứt khoát phải còn
thân nhân, chạy giấy tờ chi ra 5 chỉ vàng lấy được tờ giấy phép là công
nhân viên ra Hà Nội thăm thân nhân. Từ đó tôi vào bộ nội vụ xin giấy
được vào trại Ba Sao tức là trại Hà Nam Ninh thăm chồng. Nhờ có thân
nhân, tôi được bà con giúp đỡ làm đủ mọi thứ nào xôi, nào cơm nắm, nào
bánh chưng, mắm, thịt, sữa, đường... trọng lượng khoảng 200 ký. Đường đi
từ Hà Nội tới Phủ Lý tương đối dễ nhưng từ Phủ Lý vào trại thì đường xá
gập gềnh. Tôi thuê một chiếc xe bò với người phu xe. Những lúc trời
mưa, ổ gà to lớn, bánh xe lọt thỏm xuống sình lầy, tôi phải tuột xuống
đi chân đất, quần áo xăn lên tận đầu gối, đẩy ì à ì ạch. Đẩy mãi mà bánh
xe cũng không làm sao lên được, mồ hôi ướt đẫm. Cuối cùng anh phu xe
phải xuống phụ lực xe mới lăn được bánh. Đi trong rừng sâu muỗi bọ thật
nhiều, chúng mà cắn phải thì sưng lên chù vù, to như hột bắp; sau cùng
chúng tôi cũng tới được trại Ba Sao.
Gần tới cổng trại tôi đã gặp được những toán đi lao động trở về. Nhìn
các anh lòng tôi quặn thắt, nước mắt đoanh tròng. Thật là tội nghiệp
cho các anh, vì đất nước đổi thay mà người ngu lên lớp dạy người khôn.
Tôi cũng cố gắng mở mắt cho thật to xem có bóng dáng người chồng của
tôi trong đó hay không, nhưng toàn là người xa lạ cả. Tôi vào trại trình
giấy tờ lên bộ chỉ huy, được họ cho xuống nhà chờ đợi để ngày mai gặp
chồng. Nhưng trớ trêu thay một ngày, rồi hai ngày, rồi ba ngày, tôi thấy
những bà vợ của cải tạo viên vào sau mà họ đã được lần lượt gọi tên để
đến phòng tiếp tân gặp thân nhân, riêng tôi thì chẳng thấy ai gọi cả.
Tôi rất bực tức liền lên ban chỉ huy của trại khiếu nại để biết lý do.
Sau cùng tôi được họ cho biết là tôi thăm 2 chồng, 1 chồng ở Hà Nội và 1
chồng là cải tạo viên. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ ra là chúng muốn kiếm
chuyện cho có lý do giữ tôi ở lại để chúng nói chuyện tào lao. Tôi thật
là thù hận bọn chúng nhưng chẳng làm thế nào được cả, đành theo lệnh của
chúng mà thôi.
Đến ngày thứ tư, tôi được chúng gọi tên để qua phòng tiếp tân thăm
chồng tôi. Lần đầu tiên sau 5 năm xa cách, tôi thật là bồn chồn chẳng
biết hình hài anh bây giờ ra sao. Cuối cùng thì tôi cũng được nhìn thấy
chồng tôi thấp thoáng xa xa, anh đang đẩy cái xe 2 bánh mà chúng gọi
bằng một từ rất hoa mỹ là "xe cải tiến" với thân hình ốm yếu gầy mòn,
quần áo rách mướp chỗ thì vá, chỗ hở da. Đau lòng thay! Nước mắt tôi
chảy ra như thác, thương cho anh, thương cho đồng đội của anh, những
chàng trai hùng dũng khi xưa nay vì vận nước đổi thay mà phải chịu nhục
nhã, bị hành hạ bởi đám quỷ đỏ. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy thương
và yêu mến những con người ấy mặc dầu hình hài của các anh đã tiều tụy
lắm rồi.
Tôi được sắp đặt ngồi ở một cái bàn lớn đối diện với chồng tôi. Ở đầu
bàn có một công an ngồi để quan sát, theo dõi chúng tôi nói gì. Chúng
tôi chỉ được 2 tiếng đồng hồ để thăm nuôi, vừa nói chuyện vừa đưa quà,
nhưng lúc đó vì quá xúc động, bao nhiêu chuyện muốn nói lại không nhớ gì
để mà nói. Loay hoay hết giờ lúc nào tôi cũng không biết. Thế là phải
đành xếp thức ăn vào xe cải tiến cho chồng tôi mang vô trại. Tôi chỉ còn
dặn dò chồng tôi: "Anh đem vào xem các anh nào không thân nhân thăm
nuôi, cần gì thì anh cho các anh ấy với nhé, và nhớ cho họ ăn một bữa
đêm nay cho thật no." Nói xong vợ chồng tôi từ giã để chia tay mà không
biết bao giờ còn có thể gặp nhau lại!
Lúc sửa soạn để gặp chồng tôi, bao nhiêu chuyện nhà, chuyện cha mẹ,
chuyện con cái, chuyện vượt biên sống chết, khi gặp thì lại quên hết.
Khi về đến nhà tạm nghỉ thì mọi chuyện lại đến với tôi sáng rõ như ban
ngày, luyến tiếc thì cũng đã muộn! Tôi đành đáp chuyến xe bò cuối cùng
của trại để ra Phủ Lý đón tàu về Hà Nội rồi mua vé xuôi Nam. Ôm trọn nỗi
buồn đau xót, đắng cay của một người vợ có chồng đi "tù cải tạo".
Năm 1980, bọn chúng sợ Mỹ giải vây cho những người tù cải tạo. Chúng
chuyển chồng tôi và một số anh em vô Nam. Về Long Khánh, cũng cái màn ăn
hối lộ, tôi đã bắt được mánh chạy cho chồng tôi ra. Năm 1982, thế là vợ
chồng tôi cùng 3 con nhỏ (5 cháu lớn tôi đã gửi bà con mang đi trước)
vượt biên. Chúng tôi đến Mỹ cuối năm 1983. Hai vợ chồng với bầy con 8
đứa, các cháu còn rất nhỏ, chúng tôi phải vất vả lắm mới thích nghi được
với cuộc sống của xứ người. Cũng may với số vốn Anh ngữ
trước kia đã là hành trang cho chúng tôi vươn lên.
Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi thật hãi hùng, bao nhiêu chuyện đắng cay
tôi đã phải trải qua, nhưng bù đắp lại là gia đình chúng tôi đã được chư
Phật mười phương cứu giúp đến được bờ bến tự do, được sống trên một
quốc gia tân tiến nhất thế giới. Tôi cảm thấy quá đầy đủ lắm rồi, không
còn ước muốn gì nữa cả. Thiên đàng là đây! Niết bàn là đây, mình còn
phải đi tìm ở đâu xa nữa. Các con tôi cũng đã thành nhân và trưởng thành
hết rồi. Con đàn cháu đống, con cháu hiếu thảo. Vợ chồng chúng tôi bây
giờ số tuổi đã cao nhưng còn sức khỏe, vẫn đi làm và có thu nhập chút
đỉnh, không còn phải lo lắng cho các con như xưa nữa. Quãng đời còn lại
vợ chồng tôi chú tâm vào con đường HÀNH THIỆN, nghĩ đến quê hương còn
rất nhiều người đang còn khổ đau, tù đày giam hãm, rất cần sự giúp đỡ
của chúng tôi, của mọi người. Tuy không được to lớn, nhưng "một miếng
khi đói bằng một gói khi no". Chúng tôi nguyện cầu ơn Tam Bảo giúp sức
và độ cho chúng tôi được sức khỏe để tiếp tục noi theo gương hạnh Bồ Tát
của đức Như Lai hàn gắn những mảnh đời bất hạnh.
Tôi cũng cảm ơn nước Mỹ đã cho gia đình chúng tôi và đồng bào của tôi được dung thân nơi đây, hít thở không khí Tự Do.
BÀ BẢY VƯỢT BIÊN
Chuyến đi vượt biển để tìm tự do của tôi rất là
may mắn, không gặp cướp biển mà chỉ bị sóng biển và mưa gió nhưng cũng
đủ để làm tôi hoảng hốt không dám vượt biển lần nữa. Dần dần tôi quen
với mọi người chung quanh, tôi mới biết được là mọi người đến đảo đều
mang theo một câu chuyện vượt biển khác nhau mà nơi dừng chân lại giống
nhau, đó là tìm tự do.
Tôi ở lại “khu C” là nơi trung tâm sinh hoạt của đảo Pulau Bidong bây giờ, gần bãi biển, chợ, trường học, thông tin văn hóa, gần cả nhà thờ, chùa v v… Buổi chiều ở đảo cuối năm sao mà mưa thật lớn, mưa ngập cả lối đi, cơn mưa kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ, có thông báo trên đài phát thanh, có tiếng nghe được có tiếng nghe không. Nhưng chúng tôi vẫn đoán được là có người mới đến đảo. Một số người cùng xóm đã mặc áo mưa đến hội trường để đi tìm người thân, nhưng lúc về họ bảo rằng chẳng thấy ai quen cả. Nghe nói đâu toàn là đàn bà con nít, điểm khởi hành là vùng miền Tây sông Hậu Giang. Chẳng có ai là dân xứ khác cả, tôi nghe đến đây thì vội mừng, lát nữa trời tạnh mưa tôi sẽ đến hội trường tìm người than hay bạn bè gì đó, biết đâu sẽ tìm được người quen, đem về ở cùng nhà cho vui. Cùng người bản xứ thì lúc nào cũng vui hơn.
Trời vừa dứt cơn mưa, tôi đang loay hoay với bữa cơm chiều nấu chưa xong, thì có một anh chàng đến tìm tôi và bảo: “Nhà chị có hai người phải không?” Tôi đáp: “Dạ, đúng như vậy!” Anh nói tiếp: “Chị đón người mới nhập trại, chỉ có nhà chị chưa đủ 15 người, ngoài ra những nhà khác đông lắm, không thể ở được, đây là một gia đình xin chị đón tiếp giùm”.
Trong đầu tôi nghe loáng thoáng 15 người. Trời ơi? Sao mà đông thế. Qui định chỉ có 10 người cho một căn, mà bây giờ lên đến 17 người, không biết làm sao bây giờ. Anh ấy quay trở về phòng làm việc, và một lúc sau anh tay xách nách mang vài thứ gì đấy cùng với bà mẹ khá lớn tuổi ngoài 50, cùng với lũ trẻ 14 nhập chung nhà với tôi.
Tôi chỉ cho bà chỗ nghỉ, rồi phụ giúp mấy đứa bé tắm rửa. Cơm chiều cũng đã xong, tôi mừng thầm, bà mẹ với 14 đứa trẻ thì vui mừng nhà lắm. Vài ngày sau, tôi mới biết bà không phải là mẹ của chúng nó, đứa gọi bằng bà nội, đứa gọi bằng bà ngoại, có đứa gọi bằng bà. Sao bà can đảm thế, dẫn cả lũ nít di vượt biển, tôi khâm phục bà lắm. Tôi và em tôi tìm cách nói chuyện với bà, nhưng bà không nói chỉ gật đầu với lắc đầu, đưa tay làm hiệu thế là xong.
Cứ mỗi lần ăn cơm với bà, bà chỉ để đôi đũa lên trên chén cơm rồi khấn nguyện điều gì khá lâu, xong bà để chén cơm xuống ngay miệng định ăn, thì nước mắt của bà cứ tuôn tràn, rồi bà ngưng không ăn được. Động tác như vậy, cứ lập đi lập lại nhiều lần. Hình như chén cơm của bà đã đầy cả nước mắt. Bà ăn được một phần chén cơm, rồi lại bỏ đi nằm. Bà luôn luôn nằm quay mặt vào vách, tiếng khóc nghe nức nở lắm. Tôi thông cảm cho bà, tình trạng những người mới tới đảo, ai cũng nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ người thân. Suốt ba tuần lễ ở chung, bà chỉ nói câu “Cám ơn cháu", vậy là xong. Những đứa trẻ đi theo bà, đứa lớn nhất 9 tuổi, còn nhỏ nhất là 2 tuổi. Tôi săn sóc hai đứa trẻ nhỏ nhất cho bà, còn những đứa khác có đứa tự lo lấy cũng được
.
Ít lâu sau, tôi mới nấu cơm đãi bà. Bà trông khoẻ hơn trước, nhưng nỗi buồn niềm tâm sự ảo não. Trong buổi cơm, chẳng có gì đặc biệt, toàn bộ thực phẩm được cấp. Nhưng tôi làm rất nhiều món, trước khi ăn cơm, tôi cẩn thận nói với bà: “Thưa bác, ngày mai hai chị em con sẽ rời trại, để trại chuyển tiếp. Bữa cơm hôm nay là bữa cơm chia tay với bác“. Tôi mới nói đến đây, bà ôm chầm lấy hai chị em tôi, lại khóc nữa, sao bà nhiều nước mắt thế! Tôi cầm tay bà, tay bà lạnh khô cứng, có lẽ vì làm việc quá nhiều.
Ăn cơm xong, hai chị em tôi bận rộn với việc rời đảo ngày mai, bà đến bên cạnh tôi ngồi xuống và nói: “Cảm ơn hai cháu nhiều lắm, nếu không có hai cháu bà không thể nào chăm sóc cho đám trẻ này được“. Và bà tự giới thiệu bà là bà Bẩy rồi nói: “Cháu cứ gọi bác như thế!” Tôi ở với bà gần một tháng mới biết được tên bà.
Xong bà nói tiếp:
“Con gái của bác, nếu nó còn sống thì nó cũng cỡ tuổi cháu, hình dáng bề ngoài và giọng nói cũng giống như cháu. Mỗi lần nhìn cháu bác lại nhớ đến nó. Nay tụi cháu đi rồi, thì nhà này buồn lắm“. Tôi an ủi bà, càng an ủi bà càng khóc, tôi không biết phải làm sao? Có lẽ bà muốn gắn chặt tôi với bà hay bà muốn nói với tôi điều gì đó. Tôi nói với bà: “Sau này bác có đến trại chuyển tiếp, bác tìm con“. Tôi đưa tên họ và địa chỉ cho bà. Bà bảo bà không biết đọc chữ. Tôi hỏi quê quán bà, mới biết bà ở ngay đầu xóm quê ngoại tôi. Bây giờ tôi nhìn rõ, bà đã đến nhà ngoại tôi vài lần, trong lúc nghỉ hè, tôi có ở đó chơi. Còn nhớ bà đem biếu ngoại tôi nhánh cau giòn mới hái. Đến thăm nhau hàng ngày, mà sao bây giờ bà đến đây rồi. Bà vui mừng ôm chầm lấy tôi, hình như bà đã tìm được an ủi và nỗi nhớ thương. Lúc này, bà mới cẩn thận kể lại chuyện vượt biển của bà cho tôi nghe. Câu chuyện chưa kết thúc, thì đêm cũng tàn, bà quá mệt mỏi và sang mai tôi lại rời đảo. Bà kể:
“Chuyến đi của tôi rất nhiều tốn kém. Tầu lớn, máy móc đem theo nhiều, vì tàu đa số là đàn bà và trẻ em, cùng với mấy đứa con của bà, rể, dâu, cháu nội và cháu ngoại gọi bà bằng cô, bằng dì. Để bảo đảm không bị công an bắt, ba đứa con của bà vừa cải tạo xong chúng nó muốn đi an toàn, chúng tôi phải tốn 10 cây vàng để che mắt tụi công an đưa chúng tôi ra khỏi hải phận.
Ra tới hải phận quốc tế trên tầu là 74 người cùng chúc mừng nhau vượt khỏi hiểm nghèo, đi biển không như mình tưởng tượng được. Trải qua một đêm rồi đến ngày hôm sau, khoảng 4 giờ chiều, tàu chúng tôi gặp một tàu mà chúng tôi tưởng là tàu cứu người ngoài khơi, mọi người đều náo nức vui mừng vì có tàu cứu giúp. Không ngờ, tầu ấy cặp vào tàu chúng tôi, một số người nhảy vọt lên, người cầm dao, người cầm cây. Tất cả 9 người, ai cũng có vũ khí đe dọa, chúng ra dấu bảo đưa tiền, vàng. Chúng tôi trên tầu ai cũng đưa cho để được thoát nạn. Xong, chúng bỏ đi, khoảng hai tiếng đồng hồ sau, lại có một nhóm khác nữa đến, cứ thế cho đến ngày thứ hai, tổng cộng bọn cướp tàu chúng tôi là năm lần. Chúng tôi bàn với nhau, tất cả tài sản mà mình mang theo hãy bỏ chung với nhau, mỗi lần gặp cướp lại chia ra một ít, như thế hay hơn để bảo đảm an toàn.
Mọi người đồng ý với nhau, thêm hai chiếc tàu cướp tới nữa, chúng tôi lại đưa tiền cho họ. Có lẽ chê ít hay sao đó, họ tách rời phụ nữ ra, dẫn sang tàu chúng, tất cả 17 cô gái, xong họ hãm hiếp, mặc cho tiếng kêu cầu cứu gào thét của phụ nữ, xong họ trả phụ nữ lại tàu. Chúng nó bàn tính với nhau rất lâu rồi quyết định đục thủng thuyền của chúng tôi, phá cho hư máy, tất cả lương thực nước uống mang theo đều bị chúng quăng xuống biển. thuyền của chúng tôi bị nước ngập tràn phân nửa, mọi người bắt đầu lo sợ, và hì hục tát nước ra. Đến nửa đêm, ai nấy đều mệt và cứ để cho thuyền trôi. Phần vì bị say sóng, phần thì đói lạnh, khát nước, nên đã ngủ thiếp đi. Vào lúc nửa đêm, sóng to bắt đầu nổi dậy, ai cũng lo sợ thuyền của mình bị chìm, phụ nữ thì lo ôm con vào lòng, thanh niên thì lo tát nước, tiếng khóc của trẻ em tiếng to tiếng nhỏ, phụ nữ bị hãm hiếp thì chỉ biết ôm gối ngồi khóc thút thít, hình như tiếng khóc đó không ngưng được. Trên tàu, trẻ em đòi mẹ cho ăn, rồi tiếng chửi thề của ai đó trên tàu “Cướp gì thì cướp, tại sao còn quăng hết đồ ăn xuống biển, bây giờ trẻ em đói lấy cái gì mà ăn“. Hình như lúc nào trên tàu cũng có tiếng phàn nàn tụi cướp quá dã man.
Mờ mờ sang hôm sau, chúng tôi lại thấy xuất hiện thêm hai tàu trước mặt, không ai đoán sai cả, đó là tàu cướp. Chúng cướp gì nữa bây giờ, trên tàu đâu còn gì để cướp, đồ quí giá, đồ ăn, đồ dụng, phương tiện vượt biên đắm chìm cả dưới lòng đại dương. Đàn bà, con gái đã bị chúng hành hạ, bây giờ còn đến làm gì? Thôi thì cứ xuôi theo định mệnh là xong. Thuyền chúng cặp hai bên thuyền của chúng tôi, sau vài phút quan sát, tất cả bọn chúng độ khoảng 20 người, đến từng người lục soát. Hỏi han la lối, mọi người trên tàu không ai trả lời. Không hiểu họ nói gì, nhưng chúng tôi cũng thừa biết rằng họ muốn vàng và đồ quí giá, tiếng trẻ con càng khóc lớn hơn nữa. Trên tầu bọn cướp không còn tìm ra thứ gì đáng giá nữa, chúng bèn kéo tất cả phụ nữ lên đằng trước mũi tàu, những đứa bé khóc la đòi mẹ, bọn cướp vẫn không màng quan tâm đến. Chúng xô đẩy chị em phụ nữ qua hai tàu của chúng, còn lại năm phụ nữ chúng lấy dây trói lại hết, lột quần áo quăng xuống biển và chúng đè họ hãm hiếp trước mũi tàu, trước bao cặp mắt của mọi người, tiếng la hét của những người bị hiếp, tiếng cầu cứu của những người bị bắt đi, nghe sao mà thê thảm quá! Trên tàu, phụ nữ chỉ còn lại có tôi, có lẽ bọn cướp chê tôi quá già, xấu xí, nhờ vậy tôi thoát được cảnh này.
Đau đớn hơn nữa là con dâu tôi, ôi sao mà tội quá! Con dâu tôi vừa mới cưới đầu năm, cuối năm tôi dẫn đi vượt biên với cái bụng đã căng tròn, hình dáng bên ngoài rất là mệt mỏi, phần vì đói, không quen đi biển lại mang thai lớn. Mà bọn cướp cũng không tha cho nó. Giờ đây nằm giống như người chết trên mũi tàu, toàn thân nó không có thứ gì để che, con trai của tôi (chồng nó) không thể chịu được cảnh vợ mình mang bầu mà lại bị hãm hiếp, nó đứng dậy chạy tới, xô tên cướp sang một bên. Tên cướp lao đao té xuống thuyền, xong nó vùng dậy và nói gì đó với đồng bọn, lập ức chúng nó xuất hiện trên tay mỗi đứa đều có một con dao mũi dài và cong, chúng nhảy sang tàu chúng tôi chém. Tất cả mọi người còn sống sót. Có một thằng đưa tay cao chém thật mạnh vào cổ thằng con trai tôi, đầu rớt xuống biển, máu phọt ra, thân thể ngã rầm xuống tàu, tôi nhào tới ôm lấy con, tay chân nó còn run, tim của nó vẫn còn đập, tôi áp mặt vào ngực nó, ôm chặt nó vào lòng. Máu của nó thêm một lần nữa hòa tan vào người tôi và lúc ấy tôi đã chết cùng với con trai tôi, mặc cho chung quanh tiếng la hét, tiếng khóc lóc, tiếng kêu của trẻ em, tất cả cùng tôi chìm vào biển sâu.”
Vừa lúc này, trời ở đảo Bidong có gió lạnh từ biển thổi vào, tôi biết đêm đã khuya, tiếng nói cùng tiếng khóc của bà thì thào bên tai tôi nhỏ dần, nhỏ dần rồi tan biến trong đêm tối. tôi nghĩ bà đã ngủ hoặc vì thương nhớ con mà không thể kể tiếp được giờ phút hãi hung ấy mà bà đã chứng kiến.
Câu chuyện của bà kể cho tôi nghe đến đây coi như kết thúc. Nhưng tại sao bà còn sống và nằm cạnh tôi như bây giờ, tôi thật có nhiều câu hỏi cho bà, nhưng lại không dám đánh thức bà dậy. Sáng mai tôi rời đảo rồi, hoàn cảnh của bà làm tôi rung động, suốt đêm tôi cứ nghĩ lung tung, gia đình bà đã tan nát, không còn nữa, phần máu thịt bà đã tan trong long đại đương, mang theo cả linh hồn và sự sống của bà. Bây giờ bà chỉ còn có cái xác gầy gò khô héo, cùng với trách nhiệm nặng nề là đám trẻ mồ côi của bà. Bây giờ tôi mới hiểu thái độ thờ ơ, lạnh lùng của bà lúc bà mới đến ở với tôi. Tôi lại thấy thương bà hơn bất cứ một ai và tôi cũng không muốn rời bà, tôi muốn ở lại thêm với bà một ít lâu nữa. Nhưng chuyện đó tôi không quyết định được.
Chúng tôi chia tay bà, thông thường mọi người rời trại vui vẻ, hăng hái ra đi mà sao trong lòng tôi còn quyến luyến sâu đậm. Tôi rời trại cứ suy nghĩ mãi …Bà đã chết cùng với con bà trên biển mà tại sao ngày hôm nay bà lại còn kể câu chuyện của bà cho tôi nghe. Thật là một sự huyền bí! chứa trong lòng tôi bao nhiêu câu hỏi mà không sao trả lời được.
Một tháng sau, tôi gặp lại bà tại trại chuyển tiếp của Mã Lai (trại Sangei Besi), bà lại ôm lấy tôi vừa cười vừa khóc, thế là bao nhiêu câu hỏi ấm ức lâu nay đều mang ra nhờ bà giải đáp.
Bà bảo rằng bà đã chết trên con thuyền đầy máu ấy. Rồi cơn mưa buổi tối ấy rất lớn, nước ngập lên cả tầu nữa, ngập đến chỗ của bà nằm, bà cố gắng ngồi dậy, nhưng không sao ngồi được, cả một khối nặng đè lên người bà, bà cố gắng hết sức cũng không lay chuyển được, đó là những người trên tàu chết và đè lên người của bà. Một lúc khá lâu, một cơn sóng biển thật mạnh đánh vào mạn thuyền, hất tung khối đè nặng trên người bà. Bà lật đật ngẩng đầu lên để mà thở trong bóng tối dày đặc của biển, bà cũng không biết được bà đang ở đâu. Bà sờ soạng trong bóng tối, bà không nhớ được chuyện gì đã xẩy ra cho bà.
Bà đưa tay mò mẫm chung
quanh để tìm phương hướng, đụng phải mạn thuyền rồi bà lần mò đến đó, để
hai tay lên mạn thuyền, hai chân bà đứng trên những xác chết nằm ngổn
ngang trên thuyền, bà nhắm mắt lại, không nghe một cử động nào hay tiếng
người nào đó chung quanh, mà chỉ còn tiếng thì thầm của sóng biển, lúc
này bà mới nhớ ra tàu đã bị cướp và tất cả đã chết. Bà nhắm mắt lại,
nguyện cầu cho những linh hồn đã ra đi, và nguyện cầu cho có một con
sóng lớn tới để mang bà đi cùng với thân nhân của bà. Đến sáng hôm sau,
mặt trời đã lên cao, bà tỉnh dậy bằng tiếng khóc của trẻ em. Không phải
một tiếng mà rất nhiều tiếng. Bà quay lại nhìn đằng sau khoang tàu, nơi
mà phần dưới để máy chạy, phần trên được che một cái mui để ngồi lái,
không to lắm, khoảng bằng một cái giường để ngủ. Bà run rẩy đi về hướng
ấy, thì ra những đứa trẻ trên tàu đều tập chung ở đó. Không có ai là
người lớn cả, toàn là trẻ em, bà nhìn lại trên tàu, khoảng ba mươi xác
chết nằm ngổn ngang, trôi bồng bềnh qua lại, nước đã vào hơn nửa thuyền,
nước mưa, nước biển và máu trộn chung với nhau. Có những xác chết không
đầu, bà biết trong đó có cả con của mình, dâu, rể và cháu của bà. Bà
không dám nhìn nữa chỉ biết ôm chặt những đứa bé còn lại trên tàu, nước
mắt của bà cứ trào ra. Bây giờ bà chỉ còn có một ước mơ duy nhất là cho
sóng biển nổi lên, mưa thật lớn để tàu bà được chìm trong biển cả, và
tất cả sẽ đoàn tụ bên kia thế giới.
Qua thêm một ngày nữa, tàu bà lênh đênh trên biển đã là ngày thứ năm. Đến trưa hôm ấy bà thấy một chiếc máy bay. Bay tới, bay lui trên đầu bà rồi họ phóng thanh nói gì bà chẳng hiểu, rồi lại bay mất. Vài tiếng đồng hồ sau, cũng chiếc máy bay đó dẫn đến hai con thuyền thật lớn, họ cặp vào tàu bà, rồi lần lượt đưa bà cùng lũ trẻ sang tàu họ. Ngày hôm sau bà đến Bidong cùng 14 đứa trẻ mồ côi, người cứu bà đã phát hiện nhiều xác chết trôi trên biển.
Khi tôi gặp lại bà trên trại chuyển tiếp, bà rất vui mừng vì đoàn tàu của bà được trực tiếp sang Mỹ trong thời gian sắp tới. Hiện nay tôi không biết bà đang ở đâu trên đất nước này. Những đứa bé đó bây giờ thực sự đã trưởng thành, không biết chúng còn nhớ lại chuyến vượt biển đau thương ngày nào không? Lúc ấy là cuối năm 1985 và đang bước vào mùa xuân năm 1986.
Tôi nhớ tàu của tôi đến Bidong trước tàu bà. Tàu của tôi là MB- 464, Nhóm tàu của bà lên đảo cách đó ba tuần...được gọi là MB–474 hay MB-477 Tôi không nhớ rõ lắm
:::Ngọc Đẹp:::
* Tên: Phan Ngọc Đẹp
* Tên thật: Nguyễn Ngọc Đẹp
* Tên thường gọi: Lê Trinh
* Sinh năm: 1961 tại Huyện Kế Sách. Thị xã Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang (lớn lên và vượt biên tại đây)
* Học lực: Tốt nghiệp lớp 12 năm 1980.
* Vượt biên: Năm 1985
* Đến Mỹ năm 1986, học College ra trường năm 1990, đi làm và lập gia đình.
* Gia cảnh: Chồng (Phan Phương) và một bé trai (Phan Khoa Jonathan)
* Cha và anh đều phục vụ cho chế độ VNCH trước 1975. Cha và mẹ hiện sống ở Mỹ. Có bốn chị em gái cũng sống ở Mỹ. Còn một người chị và một người anh kẹt lại Việt Nam sẽ định cư ở Mỹ vào mùa hè 2003. Hiện đang sống tại Portland, Oregon.
PHAN HẠNH * BỨC TRANH
Bức tranh
Truyện ngắn Phan Hạnh
Sau sáu năm xa cách, tình cờ Tuấn gặp lại một người bạn lính ở Sài
Gòn trong một lần Tuấn đi phép về thăm nhà vào năm 1970. Hôm đó là một
ngày cuối tuần, Tuấn mượn đỡ chiếc xe Mobylette cũ của cha Tuấn để đi
xem phim và đi ăn quà vặt, một thú vui Tuấn đã ghiền từ ngày còn đi học.
Con đường Nguyễn Văn Sâm của Quận Nhì thủ đô Sài Gòn có lề đường rộng
rợp bóng hàng cây me già nên nhiều xe bò viên, bò bía, gỏi đu đủ bò khô
cắm dùi ở đấy, sáng sớm xếp ghế bày hàng, đến tối khuya bán hết xong
thì thu dẹp. Đối diện bên kia đường là một ngôi biệt thự bệ vệ, tường
sơn màu xanh nổi bật. Tuấn tự hỏi tại sao trước đây Tuấn lại không để ý
đến ngôi biệt thự cho đến bây giờ, mặc dầu nhiều năm trước đó, khi còn
là một thằng nhóc, Tuấn hay đạp xe đạp rảo qua các đường trong khu vực
này để bắn me, coi hát bóng và nếu có dư tiền thì ăn bò viên hay mực
luộc. Bây giờ, các xe bò viên vẫn còn cho khách chơi trò vừa ăn bò viên
vừa hưởng thứ cảm giác hồi hộp của cờ bạc, nhưng Tuấn không tham dự nữa.
Tuấn cũng muốn cầm ba hột xí ngầu bằng nhựa gọn trong lòng bàn tay,
lắc cho chúng trộn lộn tùng phèo va chạm nhau phát ra tiếng lắc xắc rồi
buông năm ngón tay cho chúng rớt xuống cái tô sứ, mong sao chúng ngừng
yên với ba mặt sáu, số điểm tối đa, hiện ra. Dù gì bây giờ Tuấn cũng đã
trở thành một hạ sĩ quan, Tuấn cần giữ gìn tác phong quân đội. Tuấn hỏi
ông Tàu người Triều Châu bán bò viên:
“Cái nhà bên kia đường là của ai vậy chú?”
“Nhà của ông Dương Hồng Bá đó!”, ông Tiều -Tuấn gọi đại tên như vậy
cho dễ- vừa dùng cái rây làm bằng sợi đồng vớt những viên bò viên ra
khỏi thùng nước lèo và trút ra một hàng tô trẹt năm, sáu cái.
“À thì ra vậy!”, Tuấn chợt nhớ ra. Đọc qua một loạt bài phóng sự trên
báo chí Sài Gòn, Tuấn có nghe danh ông nhà giàu này. Thật ra, Tuấn có
gặp người con tên Dương Hồng Anh của ông nhà giàu đó nữa ở Trung Tâm
Huấn Luyện Quang Trung năm 1964. “Hóa ra nhà của nó đây”, Tuấn nhủ thầm.
Trong những ngày đầu bỡ ngỡ nơi quân trường, một lần cùng đi làm tạp
dịch gặp nhau, hỏi thăm quê quán của nhau, Tuấn mới biết là hai đứa cùng
ở Quận Nhì Sài Gòn. Nó có vẻ mừng rỡ hỏi dồn “Nhà mầy ở đường nào? Mầy
học trường nào?”, Tuấn đáp “Đường Đề Thám. Học trường Hưng Đạo”.
- “Biết nhà thờ Tin Lành hôn?”, nó hỏi tiếp.
- “Biết chớ! Ngay góc Đề Thám – Trần Hưng Đạo chớ đâu”, Tuấn rành rẽ sáu câu.
- “Mấy năm trước tao hát trong ca đoàn nhà thờ đó đó”, nó khoe.
- “Vậy hả? Vậy nhà mầy ở đường nào?”, Tuấn hỏi. Nhưng thằng Anh chưa
kịp trả lời thì cán bộ Thới, trung đội trưởng khóa sinh của Tuấn, nạt
lớn:
- “Ê! Hai anh điếc hả? Vào hàng tập họp!”
Thấm thoát ba tháng huấn luyện căn bản ở Quang Trung đã qua, Tuấn đáp
xe lửa đi Nha Trang theo học Khóa 20 Hạ Sĩ Quan Trừ Bị ở Trường Đồng
Đế, còn thằng Dương Hồng Anh do đâu mà được miễn dịch để trở về đời sống
dân sự, Tuấn chẳng biết. Mãi cho đến đầu năm nay, hình ảnh nó sống lại
trong trí Tuấn.
Theo báo đăng, vợ ông Bá mất vì bệnh ba năm trước. Người chồng góa
bụa hài lòng với cuộc sống bên cạnh đứa con trai duy nhất của ông ngày
nay đã trở thành một nhà sưu tầm tranh quí đầy kinh nghiệm. Năng khiếu
kinh doanh và tài nhận xét bén nhạy tinh tế của đứa con khiến cho ông
vững tin khi hai cha con đi giao thiệp và thương thảo với giới con buôn
trong nước lẫn quốc tế. Đọc bài phóng sự, Tuấn nghĩ: “Quái lạ thật!
Thằng Dương Hồng Anh Tuấn gặp ở Quang Trung năm nào chẳng lẽ là người
này? Hay chỉ là người khác trùng tên?”
Ăn xong tô bò viên, Tuấn băng qua đường và bước vào ngôi nhà bề thế đang mở cửa. Phòng khách cũng là phòng trưng bày tranh.
Tuấn nhận ra ngay thằng Anh đang nói chuyện với hai vị khách. Nó nhìn
Tuấn. Tuấn đưa tay ra hiệu chào. Anh cũng gật đầu ra hiệu chào lại. Một
phút sau, Anh đã bước đến vỗ vai Tuấn:
- “Tuấn hả?”
- “Hì hì… còn ai vô đây.”
- “Chà! Coi khỏe mạnh ghê! Mầy lên tới cấp gì rồi?”
- “Thượng sĩ. Còn mầy?”
- “Chưa cấp bậc gì hết. Nhưng tao mới nhận được lệnh động viên rồi. Lần này khó thoát.”
Thì ra do nhu cầu chiến tranh leo thang, Bộ Quốc Phòng ban lệnh tổng
động viên, nhiều thành phần dân sự chuyên môn được miễn hoãn dịch trước
đó đều nhận được lệnh gọi nhập ngũ. Thằng Anh cũng dính đợt vét quân
này. Ông Bá đành lòng nhìn người con bị động viên từ giã cha để lên
đường cầm súng bảo vệ quê hương.
Trời xui đất khiến thế nào, mười tháng sau, Tuấn lại gặp thằng Anh
khi nó mang lon chuẩn úy, mặc bộ đồ trận ủi hồ thẳng băng, cầm sự vụ
lệnh về trình diện đơn vị Tuấn. Tuấn là thượng sĩ thường vụ của tiểu
đoàn. Lúc bấy giờ Tuấn đã vẽ khá lắm nhờ ôn luyện thực tập thường xuyên
những khi rảnh rỗi. Tuấn muốn trổ nghề nên kêu nó ngồi cho Tuấn vẽ chân
dung. Chỉ khoảng một tiếng đồng hồ Tuấn đã vẽ xong. Trong tranh, mặt mày
nó trông tươi tỉnh và có hồn lắm, chắc là nhằm lúc Tuấn có hứng vẽ.
Tuấn bảo nó:
“Tranh coi được lắm! Để tao o bế thêm rồi chừng nào xong tao đưa mầy đem về nhà khoe với ba mầy.”
Nó được về đại đội chỉ huy, được giao nắm một trung đội, và hai đứa
vẫn thường gặp nhau. Chưa đầy một tháng sau, tình hình chiến sự trở nên
tồi tệ hơn, bộ chỉ huy tiểu đoàn Tuấn bị Việt Cộng tấn công và tràn ngập
vào một đêm không trăng sao. Mọi người đều phải chạy ra vị trí phòng
thủ. Tuấn chạy đến trung đội nó cho có bạn. Bị hỏa lực địch dữ quá, bọn
Tuấn được lệnh phải bỏ vị trí giao thông hào phòng thủ để rút chạy về
phía sau. Trung đội thằng Anh có một số chết và bị thương. Tuấn cũng bị
một mảnh B.40 trúng ngực gần nách bên phải, may có áo giáp nên không đến
nỗi nào. Nó bảo Tuấn chạy trước đi cùng với vài thương binh khác. Đến
khi Tuấn gặp lại nó sáng hôm sau thì lúc đó nó chỉ là một cái thây bể
lồng ngực.
Ông Dương Hồng Bá nhận được một bức điện tín báo tin con trai yêu quí
của ông đã tử trận. Con ông đã chết trong lúc anh cố gắng cứu một đồng
đội bị thương. Quẫn trí và cô đơn, ông thẫn thờ đón chờ ngày lễ Giáng
sinh sắp tới với nỗi thống khổ buồn đau. Ông không đi lễ nhà thờ Tin
Lành nữa. Niềm háo hức của hai cha con dự tính trước đó rằng sẽ vui
hưởng một Giáng sinh êm đềm cũng không còn.
Đúng buổi sáng ngày Giáng sinh, tiếng gõ cửa đã đánh thức ông già
đang trong cơn trầm cảm. Khi đi ngang qua những tấm tranh treo trên
tường để bước ra cửa, ông nhìn lên những kiệt tác nghệ thuật và biết
rằng con trai của ông không bao giờ trở về nữa. Ông mở cửa, một quân
nhân cắp trên tay một bọc lớn cúi chào. Người lính đó, chính là Tuấn, tự
giới thiệu và nói:
- “Thưa bác, cháu là một người bạn đồng đội với con trai bác. Cháu là
người mà anh ấy đã tiếp cứu khi anh bị trúng đạn tử trận. Cháu có thể
vào nhà thưa chuyện với bác một lúc được không?”
Khi hai người bắt đầu nói chuyện, Tuấn kể lại rằng con trai ông đã
nói với tất cả các bạn đồng đội về sự đam mê sưu tầm tranh mỹ thuật của
cha con mình. Tuấn nói:
- “Cháu không phải là một họa sĩ chuyên nghiệp nhưng cháu thích vẽ và cháu xin kính tặng bác bức tranh này.”
Tuấn không nói đó là tranh vẽ con ông. Tuấn muốn xem phản ứng của ông
ra sao. Vốn là người mê tranh, ông nhận lấy và mở gói ngay để xem tranh
gì. Giấy gói bóc hết ra để lộ một bức chân dung của một người quân
nhân. Mặc dù không thể xem đó là một tuyệt tác bởi một thiên tài hội họa
nhưng bức chân dung có đủ các nét đặc biệt của khuôn mặt của con ông:
đôi mày rậm, cặp mắt lúc nào cũng tập trung, đôi môi mím chặt, cái cằm
dài, hai vành tai giảo… Tuấn theo dõi nét mặt ông Bá. Tuấn thấy ông xúc
động. Ông cũng cau mày và mím môi giống như người trong bức tranh. Cố
dằn nén xúc động, ông Bá run giọng tỏ lời cảm ơn, nói ông sẽ treo bức
tranh trên lò sưởi.
Sau khi người lính đã chào từ giã ra về, người cha già đơn độc bắt
tay ngay vào việc treo tranh. Ông gỡ xuống bức tranh trị giá hàng chục
ngàn đồng trên lò sưởi và treo bức chân dung của con ông thế vào chỗ
trống. Nhiệm vụ hoàn thành, ông ngồi trong ghế bành quen thuộc của mình
và trải qua ngày Giáng Sinh chỉ nhìn đi nhìn lại món quà ông vừa được
ban cho.
Trong những ngày kế tiếp sau đó, tuy biết rằng con trai mình không
còn thực sự sống trên cõi đời này nữa nhưng ông được biết con ông sẽ
sống mãi trong tim của nhiều đồng đội. Lần lượt ông được kể cho nghe về
sự can trường của đứa con thân yêu ngoài mặt trận đã cứu được nhiều mạng
người khác trước khi anh bị một viên đạn bắn trúng ngay tim và cướp đi
mạng sống của chính anh.
Những câu chuyện về lòng dũng cảm của đứa con trai tiếp tục được
nhiều người khác kể cho ông nghe; niềm tự hào và sự hài lòng của người
cha bắt đầu có thể làm giảm bớt nỗi đau buồn. Bức tranh của con trai sớm
trở thành vật sở hữu được ông trân quý nhất và ông không còn thiết tha
quan tâm đến các bức tranh khác trong nhà mà các lái buôn tranh quý thèm
muốn. Ông tâm sự với hàng xóm rằng đó là món quà lớn nhất mà ông từng
nhận được.
Mùa xuân sau, ông Bá lâm bệnh qua đời. Giới buôn tranh mỹ thuật ở Sài
Gòn dự đoán rằng vì người con trai duy nhất của ông đã chết, những bức
tranh sẽ được bán đấu giá. Quả đúng vậy.
Ngày ấy đã đến. Giới sưu tầm nghệ thuật và các lái buôn tranh quý tụ
tập đông đảo. Ai cũng muốn là người làm chủ những bức tranh quý nhất
trong bộ sưu tầm tranh của Dương Hồng Anh.
Cuộc bán đấu giá được bắt đầu với bức tranh chân dung của một người
lính do một họa sĩ mà tên tuổi chưa hề nghe đến. Người bán đấu giá tuyên
bố mở thầu nhưng cả căn phòng đều im lặng. Ông ta hỏi:
- “Ai sẽ mua với giá năm ngàn đồng?”
Mấy phút trôi qua, không ai lên tiếng. Từ phía sau của căn phòng, một tiếng nói vang lên:
- “Ai thèm quan tâm đến bức tranh đó mà làm gì. Đó chỉ là bức tranh vẽ con trai của ông ta.”
Một giọng khác gào:
- “Thôi dẹp nó đi và hãy chuyển sang những bức tranh quý!”
Nhiều người khác đồng tình reo lên:
- “Đúng rồi! Dẹp nó qua một bên đi!”
Người chủ trì cuộc bán đấu giá nói:
- “Không, chúng tôi phải bán bức này trước đã.”
Xong ông ta hỏi tiếp:
- “Bây giờ ai là người sẽ mua bức chân dung này?”
Cuối cùng, một người quen của ông Dương Hồng Bá nói:
- “Tôi mua! Tôi quen biết cậu ta.”
Người phụ trách cuộc bán đấu giá nói:
- “Năm ngàn đồng! Có ai trả cao hơn không?”
Sau một lúc chờ đợi trong sự im lặng của gian phòng, người bán đấu giá nói:
- “Một lần! Hai lần! Xong!”
Ông gõ mạnh búa gỗ xuống bàn. Một người háo hức hối:
- “Bây giờ chúng ta có thể bắt đầu đấu giá tranh quý thứ thiệt rồi đó.”
Người bán đấu giá nhìn vào khán giả và thông báo rằng việc bán đấu
giá đã kết thúc. Sự bàng hoàng vì hoài nghi bao trùm cả phòng. Một người
nào đó lên tiếng hỏi:
- “Ông nói kết thúc như vậy là nghĩa gì? Chúng tôi không phải đến đây
chỉ vì một bức tranh của con trai ông già mà là vì những bức tranh nghệ
thuật trị giá hàng mấy chục ngàn đồng kia kìa! Tôi yêu cầu ông giải
thích.”Người bán đấu giá trả lời:
- “Đơn giản thôi. Di chúc của ông Dương Hồng Bá nói là ai mua bức tranh vẽ con trai ông ta thì nhận được tất cả những bức tranh còn lại.”
Đọc tin tức qua báo chí, Tuấn không ngờ một bức tranh vẽ của một họa sĩ quèn như Tuấn lại có giá trị bằng cả một bộ sưu tầm tranh quý.
Phan Hạnh
(Phóng tác theo một câu chuyện Anh ngữ không đề tên tác giả
TIN THẾ GIỚI
Tổng thống Ukraine cảnh báo thế chiến nếu Nga xâm lăng Ukraine
VOA – 25.03.2014
Tổng thống đầu tiên của Ukraine, ông Leonid Kravchuk, cảnh báo rằng nếu Nga xâm lăng lục địa nước ông thì đó có thể là bước khởi đầu của Thế Chiến Thứ Ba. Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho thông tín viên Steve Herman đài VOA tại Kyiv, ông Kravchuk cũng nói rằng ông không hối tiếc về việc đã ký từ bỏ võ khí hạt nhân của Ukraine.
Ông Kravchuk với tư cách là nhà lãnh đạo đầu tiên của quốc gia Ukraine độc lập cảnh báo rằng chiến tranh sẽ lan xa ra khỏi nước ông nếu binh sĩ Nga vượt qua biên giới.
Ông Leonid Kravchuk, phát biểu với đài VOA tại thủ đô Ukraine, hôm thứ Ba, rằng ông vẫn còn hy vọng là áp lực của quốc tế có thể ngăn ngừa hành động xâm lấn hơn nữa sau khi Nga chiếm quyền kiểm soát bán đảo Crinea của Ukraine.
Ông Kravchuk nói rằng Tổng thống Vladimir Putin của Nga “sẽ không thỏa mãn khi chỉ chiếm Ukraine. Đó sẽ không phải là điểm dừng lại … và hành động này có thể là bước khởi đầu của Thế Chiến Thứ Ba.”
Mặc dầu Nga phủ nhận kế hoạch hành động quân sự thêm nữa tại Ukraine, họ đã di chuyển binh sĩ tới biên giới giữa hai nước, mà Moscow nói là các cuộc tập trận.
Một số người Ukraine và các nhà phân tích an ninh đã bày tỏ lo ngại
rằng Nga có thể sẽ tìm cách nắm quyền kiểm soát các phần đất của Ukraine
hay gần Moldova là nơi có số dân sắc tộc Nga đáng kể.
Một số người trong nước và ở nước ngoài đã nêu nghi vấn là nếu ông
Kravchuk, trong cương vị tổng thống hai thập niên trước đây, đã không
đồng ý gởi tới Nga 1800 đầu đạn hạt nhân mà họ thừa hưởng sau khi tách
ra khỏi Liên Xô thì Ukraine giờ đây sẽ không phải đối diện với một cuộc
chiến tranh có thể xảy ra với đồng minh cũ của họ.
Tuy nhiên ông Kravhuk nói ông đã ủng hộ và sẽ còn ủng hộ việc loại bỏ
võ khí hạt nhân.” Và đó là lý do tại sao ông đã ký một hiệp định tại
Moscow, với Tổng thống Nga lúc đó là ông Boris Yeltsin và Tổng thống Hoa
Kỳ Bill Clinton để loại bỏ tất cả võ khí hạt nhân khỏi Ukraine.
Để đổi lại việc từ bỏ kho võ khí hạt nhân lớn hàng thứ ba trên thế
giới vào lúc đó, Ukraine, sau Biên bản Ghi nhớ Budapest, đã nhận được
bảo đảm chủ quyền từ cả Nga lẫn các cường quốc Phương Tây.
Việc Nga sáp nhập Crimea, sau một cuộc trưng cầu dân ý vội vã giữa
lúc xáo trộn chính trị xảy ra ở Kyiv, đã vi phạm thỏa thuận đó – theo
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu.
Ông Kravchuk, Tổng thống Ukraine từ năm 1991 tới 1994, kêu gọi Phương
Tây áp đặt các biện pháp chế tài cứng rắn hơn, vì hành động của Nga và
mối đe dọa quân sự mà Nga đã gây ra.
Ông nói rằng mặt khác Nga có thể “vượt quá lằn ranh” và hậu quả sẽ nguy hiểm không phải chỉ cho Ukraine, mà còn cho thế giới.”
Ông Kravchuck, một giới chức Cộng Sản hàng đầu tại Ukraine cho tới
khi Liên Xô tan rã, đã đưa ra những lời lẽ gay gắt để mô tả Tổng thống
Putin, người mà ông nhớ như một viên chức KGB xách cặp cho những người
khác.
Ông Kravchuk nói rằng ông Putin “hấp thụ những phương pháp tệ hại
nhất của KGB, mà ông nói là chịu trách nhiệm về việc đàn áp và tất cả
những hành vi tàn nhẫn khác đã xảy ra tại Liên bang Xô viết. Ông
Kravchuk nói rằng thế giới nên nhớ rằng ông Putin “được nuôi dưỡng trong
tổ chức này.”
Ông Kravchuk, hiện là Chủ tịch danh dự hội bạn của Ukraine với Trung
Quốc, nói rằng ông hiểu được việc bỏ phiếu trắng của Trung Quốc tại Hội
Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý thân Nga tại
Crimea là bất hợp pháp. Ông nói rằng quyết định của Trung Quốc không bỏ
phiếu phủ quyết cùng với Nga, đồng minh truyền thống của họ, thật sự là
một thắng lợi nhỏ cho Ukraine.
Ông Kravchuk nói rằng Trung Quốc có chung một biên giới dài với Nga
và muốn hòa thuận với một nước láng giếng ngày càng trở nên hiếu chiến –
một tình huống mà ông nói rằng nhân dân Ukraine chắc chắn có thể cảm
thông.
********
********
http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-dau-tien-ukraine-canh-bao-the-chien-neu-nga-xam-lang-ukraine/1879172.htm
Khủng hoảng Ukraina làm kẹt chiến lược « xoay trục » sang Châu Á của Mỹ
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh về an ninh nguyên tử ở La Haye, 25/03/2014.
REUTERS/Toussaint Kluiters/United Photos
Ngay từ khi bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã
coi Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên, nền tảng trong chính sách đối
ngoại của ông. Sau một thập niên ám ảnh bởi khủng bố, tập trung sức lực
vào cuộc chiến tại Irak và Afghanistan, Hoa Kỳ cho rằng cần « xoay trục »
sang khu vực được đánh giá là năng động, tương lai của thế giới trong
thế kỷ 21.
Chiến lược « xoay trục » dựa trên hai trụ cột chính là kinh tế
và quân sự. Một mặt, Hoa Kỳ thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Châu
Á, với dự án thành lập một khu vực tự do mậu dịch trong khuôn khổ Hiệp
định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mặt khác,
từ nay đến 2020, Hoa Kỳ sẽ tập trung tới 60% lực lượng hải quân trong
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Việc luân chuyển binh sĩ, tàu chiến Mỹ
tới các nước đồng minh trong khu vực Châu Á được đẩy mạnh.
Chiến lược này làm Châu Âu lo ngại. Khác hẳn với những người tiền nhiệm, Tổng thống Obama không hào hứng thúc đẩy quan hệ « liên Đại Tây Dương ». Thậm chí, ông còn không dự Thượng đỉnh Mỹ- Châu Âu, được tổ chức tại Madrid 2010.
Trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng Ukraina, việc thực hiện chiến lược « xoay trục » đã vấp phải một số khó khăn như chương trình cắt giảm ngân sách quốc phòng, quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc do vấn đề lịch sử, chính sách kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe v.v...
Giờ đây, cuộc khủng hoảng Ukraina với hậu quả là Matxcơva sáp nhập bán đảo Crimée vào Nga, đã làm cho chính quyền Obama phải bận tâm. Phản ứng của châu lục « già cỗi » không làm Tổng thống Vladimir Putin chùn bước. Châu Âu kêu gọi Mỹ tiếp tục đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, trước các tham vọng của ông Putin muốn « vẽ lại bản đồ Châu Âu sau đệ nhị thế chiến », khôi phục ảnh hưởng của Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Để trấn an Châu Âu, đồng minh truyền thống, ngày 24/03/2014, trên đường tới Hà Lan dự Hội nghị Thượng đỉnh bất thường G7 bàn về hồ sơ Ukraina và Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, Tổng thống Obama, khi trả lời phỏng vấn của nhật báo Hà Lan Volkskrant, đã khẳng định lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo ông, đó là « liên minh mạnh nhất, hiệu quả nhất trong lịch sử nhân loại ». Nguyên thủ Mỹ cũng nhắc lại điều 5 trong Hiến chương NATO về nghĩa vụ của các thành viên bảo vệ lẫn nhau và cảnh báo: « Đừng có ai thắc mắc về sự gắn bó của Hoa Kỳ đối với an ninh của Châu Âu ».
Đồng thời, Tổng thống Obama cũng mong muốn Châu Âu đừng tiếp tục nghĩ rằng Washington không quan tâm đến lục địa này khi thực hiện chiến lược « xoay trục » sang Châu Á. Nguyên thủ Mỹ giải thích : « Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Châu Âu là cội nguồn của nhiều thách thức về an ninh quốc tế. Giờ đây, NATO là cơ sở bảo đảm cho an ninh chung. Do vậy, việc Hoa Kỳ đóng một vai trò rộng lớn hơn tại Châu Á, trong mọi trường hợp, không có nghĩa là Washington quay lưng lại với các cam kết tại Châu Âu » ; quan hệ với các đồng minh và đối tác Châu Âu là hòn đá tảng trong cam kết quốc tế của Hoa Kỳ, điều này được thể hiện qua việc cùng tham gia tác chiến tại Afghanistan và các nỗ lực ngoại giao trong hồ sơ Iran, Syria.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giảm chi phí quốc phòng, Hoa Kỳ không thể dàn trải sức lực khắp nơi. Chính vì thế, Tổng thống Obama nhấn mạnh, Châu Âu phải chia sẻ gánh nặng trong lĩnh vực an ninh tập thể : « Như chúng tôi đã thường xuyên nói vơí các đồng minh Châu Âu, chúng tôi muốn thấy có thêm nhiều nước Châu Âu thực hiện cam kết của mình về chi phí quân sự ».
Một số tờ báo Mỹ khuyên chính quyền Obama nên « xoay lại trục » sang Châu Âu. Theo tờ Los Angeles Times, với cuộc khủng hoảng Ukraina, Châu Âu lại trở thành tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và trong hoàn cảnh hiện nay, Washington không thể thực hiện được chính sách « xoay trục » sang Châu Á.
Chiến lược này làm Châu Âu lo ngại. Khác hẳn với những người tiền nhiệm, Tổng thống Obama không hào hứng thúc đẩy quan hệ « liên Đại Tây Dương ». Thậm chí, ông còn không dự Thượng đỉnh Mỹ- Châu Âu, được tổ chức tại Madrid 2010.
Trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng Ukraina, việc thực hiện chiến lược « xoay trục » đã vấp phải một số khó khăn như chương trình cắt giảm ngân sách quốc phòng, quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc do vấn đề lịch sử, chính sách kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe v.v...
Giờ đây, cuộc khủng hoảng Ukraina với hậu quả là Matxcơva sáp nhập bán đảo Crimée vào Nga, đã làm cho chính quyền Obama phải bận tâm. Phản ứng của châu lục « già cỗi » không làm Tổng thống Vladimir Putin chùn bước. Châu Âu kêu gọi Mỹ tiếp tục đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, trước các tham vọng của ông Putin muốn « vẽ lại bản đồ Châu Âu sau đệ nhị thế chiến », khôi phục ảnh hưởng của Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Để trấn an Châu Âu, đồng minh truyền thống, ngày 24/03/2014, trên đường tới Hà Lan dự Hội nghị Thượng đỉnh bất thường G7 bàn về hồ sơ Ukraina và Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, Tổng thống Obama, khi trả lời phỏng vấn của nhật báo Hà Lan Volkskrant, đã khẳng định lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo ông, đó là « liên minh mạnh nhất, hiệu quả nhất trong lịch sử nhân loại ». Nguyên thủ Mỹ cũng nhắc lại điều 5 trong Hiến chương NATO về nghĩa vụ của các thành viên bảo vệ lẫn nhau và cảnh báo: « Đừng có ai thắc mắc về sự gắn bó của Hoa Kỳ đối với an ninh của Châu Âu ».
Đồng thời, Tổng thống Obama cũng mong muốn Châu Âu đừng tiếp tục nghĩ rằng Washington không quan tâm đến lục địa này khi thực hiện chiến lược « xoay trục » sang Châu Á. Nguyên thủ Mỹ giải thích : « Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Châu Âu là cội nguồn của nhiều thách thức về an ninh quốc tế. Giờ đây, NATO là cơ sở bảo đảm cho an ninh chung. Do vậy, việc Hoa Kỳ đóng một vai trò rộng lớn hơn tại Châu Á, trong mọi trường hợp, không có nghĩa là Washington quay lưng lại với các cam kết tại Châu Âu » ; quan hệ với các đồng minh và đối tác Châu Âu là hòn đá tảng trong cam kết quốc tế của Hoa Kỳ, điều này được thể hiện qua việc cùng tham gia tác chiến tại Afghanistan và các nỗ lực ngoại giao trong hồ sơ Iran, Syria.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giảm chi phí quốc phòng, Hoa Kỳ không thể dàn trải sức lực khắp nơi. Chính vì thế, Tổng thống Obama nhấn mạnh, Châu Âu phải chia sẻ gánh nặng trong lĩnh vực an ninh tập thể : « Như chúng tôi đã thường xuyên nói vơí các đồng minh Châu Âu, chúng tôi muốn thấy có thêm nhiều nước Châu Âu thực hiện cam kết của mình về chi phí quân sự ».
Một số tờ báo Mỹ khuyên chính quyền Obama nên « xoay lại trục » sang Châu Âu. Theo tờ Los Angeles Times, với cuộc khủng hoảng Ukraina, Châu Âu lại trở thành tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và trong hoàn cảnh hiện nay, Washington không thể thực hiện được chính sách « xoay trục » sang Châu Á.
Putin không dám tấn công vào vành đai của NATO
Lính Nga kiểm soát tàu Ukraina tại Khmelnitsky- Crimée. Ảnh ngày 24/03/2014.
REUTERS/Vasily Fedosenko
Sau khi hoàn toàn kiểm soát Crimée, liệu quân Nga có dừng
lại ở đây hay sẽ tiến thêm? Sự kiện quân đội Nga tập trung lực lượng ở
biên giới phía đông của Ukraina gây lo ngại cho Kiev và Nato. Hoa Kỳ và
châu Âu lên án tham vọng của Putin muốn vẽ lại bản đồ châu Âu.
RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Hoa Kỳ.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : “….Ông Putin chỉ nhân ở nước Mỹ, nội bộ chia rẽ nhau. Điểm thứ hai là chính quyền Mỹ một mặt nói như vậy (chuyển trục) nhưng lại cắt giảm ngân sách quốc phòng…cái quyết tâm và khả năng tương đối bớt đi. Còn đối với châu Âu thì cũng tính toán….”
Sáp nhập Crimea không xong đâu’
Ông nói ông cảm thấy ‘khích lệ’ trước việc các nước châu Âu sẵn sàng xem xét các biện pháp trừng phạt Nga vốn cũng sẽ gây thiệt hại cho nước họ.
Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh cấm vận nhằm vào các quan chức Nga sau khi Moscow sáp nhập khu tự trị Crimea của Ukraine.
“Tùy vào Nga có hành động có trách nhiệm và chứng tỏ rằng mình sẵn sàng tuân thủ luật lệ quốc tế hay không,” ông nói, “Nếu họ không làm được, thì họ sẽ lãnh hậu quả.”
Tổng thống Mỹ cũng bình luận rằng hành động của Nga không thể hiện sức mạnh mà là thế yếu của họ ở Ukraine.
Theo ông thì một số hành động trừng phạt đang được thảo luận có thể ‘gây đình trệ một số nền kinh tế hoặc một số ngành công nghiệp của chúng tôi’ nhưng ông cảm thấy khích lệ trước ‘quyết tâm và sự sẵn sàng của tất cả các nước để xem xét các cách mà họ có thể tham gia.”
Ông hy vọng Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ nhanh
chóng chốt lại một gói cứu trợ dành cho Ukraine để gúp nước
này tổ chức bầu cử thành công vào tháng Năm.
Hôm thứ Hai ngày 24/3, nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, đã ra thông cáo lên án Nga và tuyên bố loại nước này ra khỏi G8.
Phóng viên BBC Steve Rosenberg từ Moscow cho biết những lo ngại về những lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn đang làm gia tăng lo lắng về kinh tế Nga.
Theo thứ trưởng Kinh tế Nga, dòng tiền rời khỏi nước Nga cho đến hết tháng Ba được dự kiến vào khoảng 70 tỷ Mỹ kim. Điều này có nghĩa là chỉ trong ba tháng đầu năm Nga chảy máu một số vốn còn nhiều hơn cả năm 2013, theo Rosenberg.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài giờ đây nghĩ rằng Moscow đang xem trọng địa chính trị và tinh thần dân tộc hơn là thị trường ổn định.
Hôm 24/3, người đứng đầu ngân hàng Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga, cảnh báo rằng Nga đang đứng trước nguy cơ suy thoái.
Khả năng cấm vận xuất khẩu năng lượng của Nga cũng được nêu ra và đã có lời kêu gọi Mỹ nới lỏng hạn chế xuất khẩu khí đốt của họ.
Hôm 25/3, Bộ trưởng Năng lượng Lithuania đã kêu gọi Thượng viện Mỹ tăng cường xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.
Ông Jaroslav Neverovic nói nước ông đã phải ‘trả giá chính trị’ vì lệ thuộc hoàn toàn vào cung cấp khí đốt của Nga.
Cập nhật: 04:12 GMT - thứ tư, 26 tháng 3, 2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama
đã phát biểu rằng việc Nga sáp nhập Crimea chưa phải là ‘sự
đã rồi’ vì cộng đồng quốc tế không công nhận nhưng ông cũng
thừa nhận rằng trên thực địa ‘quân đội Nga đang kiểm soát
Crimea’.
Ông cũng bày tỏ quan ngại về việc Nga tập
trung quân tại biên giới với Ukraine nhưng thừa nhận rằng Moscow
có quyền triển khai quân đội bên trong lãnh thổ của họ.Ông nói ông cảm thấy ‘khích lệ’ trước việc các nước châu Âu sẵn sàng xem xét các biện pháp trừng phạt Nga vốn cũng sẽ gây thiệt hại cho nước họ.
Hành động của kẻ yếu?
Tổng thống Obama đưa ra phát biểu này bên lề cuộc họp G7 tại The Hague, Hà Lan.Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh cấm vận nhằm vào các quan chức Nga sau khi Moscow sáp nhập khu tự trị Crimea của Ukraine.
“Tùy vào Nga có hành động có trách nhiệm và chứng tỏ rằng mình sẵn sàng tuân thủ luật lệ quốc tế hay không,” ông nói, “Nếu họ không làm được, thì họ sẽ lãnh hậu quả.”
Tổng thống Mỹ cũng bình luận rằng hành động của Nga không thể hiện sức mạnh mà là thế yếu của họ ở Ukraine.
Theo ông thì một số hành động trừng phạt đang được thảo luận có thể ‘gây đình trệ một số nền kinh tế hoặc một số ngành công nghiệp của chúng tôi’ nhưng ông cảm thấy khích lệ trước ‘quyết tâm và sự sẵn sàng của tất cả các nước để xem xét các cách mà họ có thể tham gia.”
"Hành động của Nga không thể hiện sức mạnh mà là thế yếu của họ ở Ukraine."
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Hôm thứ Hai ngày 24/3, nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, đã ra thông cáo lên án Nga và tuyên bố loại nước này ra khỏi G8.
Phóng viên BBC Steve Rosenberg từ Moscow cho biết những lo ngại về những lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn đang làm gia tăng lo lắng về kinh tế Nga.
Theo thứ trưởng Kinh tế Nga, dòng tiền rời khỏi nước Nga cho đến hết tháng Ba được dự kiến vào khoảng 70 tỷ Mỹ kim. Điều này có nghĩa là chỉ trong ba tháng đầu năm Nga chảy máu một số vốn còn nhiều hơn cả năm 2013, theo Rosenberg.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài giờ đây nghĩ rằng Moscow đang xem trọng địa chính trị và tinh thần dân tộc hơn là thị trường ổn định.
Hôm 24/3, người đứng đầu ngân hàng Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga, cảnh báo rằng Nga đang đứng trước nguy cơ suy thoái.
Khả năng cấm vận xuất khẩu năng lượng của Nga cũng được nêu ra và đã có lời kêu gọi Mỹ nới lỏng hạn chế xuất khẩu khí đốt của họ.
Hôm 25/3, Bộ trưởng Năng lượng Lithuania đã kêu gọi Thượng viện Mỹ tăng cường xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.
Ông Jaroslav Neverovic nói nước ông đã phải ‘trả giá chính trị’ vì lệ thuộc hoàn toàn vào cung cấp khí đốt của Nga.
Singapore là quốc gia 'bất hạnh'?
Singapore vẫn có tiếng giàu có, đầy khát
vọng và công nghệ cao, thu hút được nhiều nhân tài từ nước ngoài. Vì
sao quốc gia này vẫn bị coi là một trong những nước tiêu cực nhất thế
giới?
Lúc đó là Giáng Sinh, tôi và chồng
đang đợi lấy hành lý ở sảnh đến sáng bóng tại sân bay Changi. Tôi kiểm
tra tin tức trên mạng, và thú thực là không có tin vui nào cả.
“Xem này,” một người bạn đăng đường dẫn trên Facebook của tôi tới một khảo sát về 148 quốc gia, trong đó người Singapore được cho là thiếu lạc quan nhất thế giới.
Họ đội sổ cùng với người Iraq, Armenia và Serbia. “Chúc may mắn ở thành phố bất hạnh này nhé!” anh ta viết.
Trong vài tháng tiếp đó, một chiến dịch hạnh phúc bắt đầu ở đây. Chính trị gia Singapore khẳng định cam kết về hạnh phúc và công ty cung cấp dịch vụ di động Starhub tung ra chương trình quảng cáo “hạnh phúc ở khắp nơi,” gồm đầy hình ảnh người Singapore tươi cười, nhảy múa theo nhịp guitar rộn ràng.
Mặt dù vậy trên internet, vẫn có nhiều người tỏ ý đồng tình với bản khảo sát, vì nó trùng khớp cảm giác của họ về cuộc sống khó khăn hơn, đắt đỏ hơn cùng lúc khi Singapore giàu có hơn.
Tôi chọn cách làm ngơ sự phóng đại của tâm lý quần chúng và tập trung nhiều hơn vào những trải nghiệm cá nhân. Và chắc chắn là tôi đã có nhiều trải nghiệm hạnh phúc.
Chẳng hạn như ở khu cắm trại ngoài trời tại những công viên gọn gàng của Singapore, lúc nào cũng đầy các gia đình và nhóm bạn vui vẻ, thưởng ngoạn cái nóng của đêm nhiệt đới bên thùng bia lạnh.
Và bà lão hàng ngày vẫn bán dứa tươi ngon lành cho tôi ở quầy thực phẩm gần nhà, đã ở độ tuổi 70, lúc nào cũng cười tươi rói dù không còn răng.
Ăn tối với những người bạn Singapore của tôi, không thấy họ kêu ca nhiều hơn người Anh.
Họ cũng phải vật lộn với giá nhà đất cao ngất ngưởng và phải nỗ lực tiến thân cao hơn trong công ty. Với người đến từ London, những việc đó không có gì là quá xa lạ.
Chúng tôi cũng quen dần cuộc sống trên hòn đảo
nhỏ bé này, nơi có những tòa nhà cộng đồng trông như thành phố đồ chơi,
tội phạm hầu như không có, và với chưa đầy 3 đôla Mỹ là có một tô mỳ
ngon miệng.
Nếu đây là thủ đô bất hạnh của thế giới thì rõ ràng là nó không ảnh hưởng nhiều hạnh phúc của chúng tôi.
Cho tới khi tôi mang bầu.
Mười tuần ốm nghén liên tục khiến việc đi lại hàng ngày của tôi trở thành một cuộc tra tấn dài 45 phút.
Một buổi sáng, tôi chóng mặt kinh khủng ngay khi vừa bước vào toa tàu đông chật người. Sợ mình sẽ ngất lịm đi, tôi ngồi sụp xuống sàn, ôm lấy đầu.
Và tôi cứ ngồi thế, hoàn toàn bị bỏ mặc trong suốt 15 phút cho tới khi đến bến cần xuống. Không một ai nhường ghế cho tôi hay hỏi han xem tôi có làm sao không.
Lần đầu tiên Singapore khiến tôi thấy buồn. Tôi thấy mình mong manh, hoàn toàn dựa vào lòng tốt của người lạ. Người Singapore làm tôi thất vọng.
Khi ngồi nghỉ ở sân ga, tôi tự hỏi liệu đây có phải là lý do đằng sau kết quả khảo sát tiêu cực của Gallup hay không.
Bấy giờ đã có bản cập nhật kết quả khảo sát Gallup, và theo số liệu này, Singapore đã vui lên rất nhiều.
Nhưng tất cả những gì tôi trải qua là khoảng trống khổng lồ về lòng trắc ẩn. Hay những người đi cùng toa tàu với tôi hôm đó bỗng nhiên vô cảm?
“Ôi không, tôi chẳng ngạc nhiên chút nào,” một người bạn Singapore nói với tôi sau đó. “Chị tôi mang bầu bảy tháng và bị ngã trên bậc cầu thang cuốn hôm nọ, nhưng phải bò tới chỗ tay vịn gần nhất để đứng dậy. Không ai giúp cả.”
Một người bạn khác cũng chia sẻ cảm giác đó.
“Năm trước tôi bị trượt xuống cống và bị thương ở chân,” cô nói. “Máu
chảy rất nhiều nhưng không ai dừng lại để giúp. Có lẽ họ đều đang vội.”
Người bạn Marcus của tôi đưa ra lý giải sâu sắc hơn trong bữa trưa ở một quán cà phê hiện đại. Đó không phải là tên thật của cậu ấy. Trong một xã hội dân chủ nhưng hơi hướng chuyên quyền, người ta thường ngại đưa ra ý kiến tiêu cực về đất nước.
“Chúng tôi được lập trình để chỉ nghĩ cho bản thân,” Marcus nói. “Điều quan trọng duy nhất là tiền. Không ai quan tâm đến việc giúp đỡ người khác.”
Marcus là người Singapore gốc Trung Quốc nhưng đi học ở Canada. Sau 5 năm trở về, anh lại muốn ra đi, bởi Singapore khiến anh không hạnh phúc.
“Ở Canada mọi người đều rất thân thiện, giúp đỡ và tôn trọng nhau bất kể bạn là giám đốc hay người lái xe bus.
“Vấn đề là ở đây chúng tôi dùng đồng đôla để đo đếm mọi thứ, từ bản thân mình, lòng tự tôn, niềm vui, cho đến giá trị của bản thân. Nhưng chỉ có vài phần trăm người dân kiếm được rất nhiều tiền, những người còn lại đều cảm thấy vô giá trị và trở nên vô cảm.”
Chúng tôi tiếp tục bàn về các giả thuyết khác nhau như liệu có phải chủ nghĩa vật chất khiến người Singapore thấy bất hạnh và vô tâm, hay là do hệ thống giáo dục đầy cạnh tranh, đạo Khổng, hay là vì chính quyền quá coi trọng phát triển kinh tế hơn các yếu tố khác.
Cuộc tranh luận đó rõ ràng là vẫn còn nguyên giá trị, dù cho kết quả khảo sát tích cực hơn mới được công bố.
May mắn là tôi đã khỏe lại sau buổi sáng nọ. Nhưng dù giờ đây họ có thể dễ dàng biết được là tôi mang bầu, vẫn không ai nhường ghế cho tôi trên tàu điện ngầm nếu tôi không hỏi.
Tôi không biết là liệu tôi có hạnh phúc hơn nếu ở London hay không, nhưng trong cuộc sống xô đẩy ở đây, chắc chắn tôi chỉ biết dựa vào chính mình. Một kết luận bi quan từ một thành phố bất hạnh.
Sau bài viết này, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có phản hồi trên Facebook của ông. Ông viết “không cần chấp nhận mọi điều” mà cô Ashton viết, nhưng nói bài báo “nhắc chúng ta nên tử tế và lịch sự hơn với nhau”.
Charlotte Ashton
Từ Singapore
Cập nhật: 16:29 GMT - thứ tư, 26 tháng 3, 2014
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
“Xem này,” một người bạn đăng đường dẫn trên Facebook của tôi tới một khảo sát về 148 quốc gia, trong đó người Singapore được cho là thiếu lạc quan nhất thế giới.
Họ đội sổ cùng với người Iraq, Armenia và Serbia. “Chúc may mắn ở thành phố bất hạnh này nhé!” anh ta viết.
Trong vài tháng tiếp đó, một chiến dịch hạnh phúc bắt đầu ở đây. Chính trị gia Singapore khẳng định cam kết về hạnh phúc và công ty cung cấp dịch vụ di động Starhub tung ra chương trình quảng cáo “hạnh phúc ở khắp nơi,” gồm đầy hình ảnh người Singapore tươi cười, nhảy múa theo nhịp guitar rộn ràng.
Mặt dù vậy trên internet, vẫn có nhiều người tỏ ý đồng tình với bản khảo sát, vì nó trùng khớp cảm giác của họ về cuộc sống khó khăn hơn, đắt đỏ hơn cùng lúc khi Singapore giàu có hơn.
Tôi chọn cách làm ngơ sự phóng đại của tâm lý quần chúng và tập trung nhiều hơn vào những trải nghiệm cá nhân. Và chắc chắn là tôi đã có nhiều trải nghiệm hạnh phúc.
Chẳng hạn như ở khu cắm trại ngoài trời tại những công viên gọn gàng của Singapore, lúc nào cũng đầy các gia đình và nhóm bạn vui vẻ, thưởng ngoạn cái nóng của đêm nhiệt đới bên thùng bia lạnh.
Và bà lão hàng ngày vẫn bán dứa tươi ngon lành cho tôi ở quầy thực phẩm gần nhà, đã ở độ tuổi 70, lúc nào cũng cười tươi rói dù không còn răng.
Ăn tối với những người bạn Singapore của tôi, không thấy họ kêu ca nhiều hơn người Anh.
Họ cũng phải vật lộn với giá nhà đất cao ngất ngưởng và phải nỗ lực tiến thân cao hơn trong công ty. Với người đến từ London, những việc đó không có gì là quá xa lạ.
Nếu đây là thủ đô bất hạnh của thế giới thì rõ ràng là nó không ảnh hưởng nhiều hạnh phúc của chúng tôi.
Cho tới khi tôi mang bầu.
"Một buổi sáng, tôi chóng mặt kinh khủng ngay khi vừa bước vào toa tàu đông chật người. Sợ mình sẽ ngất lịm đi, tôi ngồi sụp xuống sàn, ôm lấy đầu. Và tôi cứ ngồi thế, hoàn toàn bị bỏ mặc trong suốt 15 phút cho tới khi đến bến cần xuống."
Một buổi sáng, tôi chóng mặt kinh khủng ngay khi vừa bước vào toa tàu đông chật người. Sợ mình sẽ ngất lịm đi, tôi ngồi sụp xuống sàn, ôm lấy đầu.
Và tôi cứ ngồi thế, hoàn toàn bị bỏ mặc trong suốt 15 phút cho tới khi đến bến cần xuống. Không một ai nhường ghế cho tôi hay hỏi han xem tôi có làm sao không.
Lần đầu tiên Singapore khiến tôi thấy buồn. Tôi thấy mình mong manh, hoàn toàn dựa vào lòng tốt của người lạ. Người Singapore làm tôi thất vọng.
Khi ngồi nghỉ ở sân ga, tôi tự hỏi liệu đây có phải là lý do đằng sau kết quả khảo sát tiêu cực của Gallup hay không.
Bấy giờ đã có bản cập nhật kết quả khảo sát Gallup, và theo số liệu này, Singapore đã vui lên rất nhiều.
Nhưng tất cả những gì tôi trải qua là khoảng trống khổng lồ về lòng trắc ẩn. Hay những người đi cùng toa tàu với tôi hôm đó bỗng nhiên vô cảm?
“Ôi không, tôi chẳng ngạc nhiên chút nào,” một người bạn Singapore nói với tôi sau đó. “Chị tôi mang bầu bảy tháng và bị ngã trên bậc cầu thang cuốn hôm nọ, nhưng phải bò tới chỗ tay vịn gần nhất để đứng dậy. Không ai giúp cả.”
Người bạn Marcus của tôi đưa ra lý giải sâu sắc hơn trong bữa trưa ở một quán cà phê hiện đại. Đó không phải là tên thật của cậu ấy. Trong một xã hội dân chủ nhưng hơi hướng chuyên quyền, người ta thường ngại đưa ra ý kiến tiêu cực về đất nước.
“Chúng tôi được lập trình để chỉ nghĩ cho bản thân,” Marcus nói. “Điều quan trọng duy nhất là tiền. Không ai quan tâm đến việc giúp đỡ người khác.”
Marcus là người Singapore gốc Trung Quốc nhưng đi học ở Canada. Sau 5 năm trở về, anh lại muốn ra đi, bởi Singapore khiến anh không hạnh phúc.
"Chúng tôi được lập trình để chỉ nghĩ cho bản thân. Điều quan trọng duy nhất là tiền. Không ai quan tâm đến việc giúp đỡ người khác."
Marcus
“Vấn đề là ở đây chúng tôi dùng đồng đôla để đo đếm mọi thứ, từ bản thân mình, lòng tự tôn, niềm vui, cho đến giá trị của bản thân. Nhưng chỉ có vài phần trăm người dân kiếm được rất nhiều tiền, những người còn lại đều cảm thấy vô giá trị và trở nên vô cảm.”
Chúng tôi tiếp tục bàn về các giả thuyết khác nhau như liệu có phải chủ nghĩa vật chất khiến người Singapore thấy bất hạnh và vô tâm, hay là do hệ thống giáo dục đầy cạnh tranh, đạo Khổng, hay là vì chính quyền quá coi trọng phát triển kinh tế hơn các yếu tố khác.
Cuộc tranh luận đó rõ ràng là vẫn còn nguyên giá trị, dù cho kết quả khảo sát tích cực hơn mới được công bố.
May mắn là tôi đã khỏe lại sau buổi sáng nọ. Nhưng dù giờ đây họ có thể dễ dàng biết được là tôi mang bầu, vẫn không ai nhường ghế cho tôi trên tàu điện ngầm nếu tôi không hỏi.
Tôi không biết là liệu tôi có hạnh phúc hơn nếu ở London hay không, nhưng trong cuộc sống xô đẩy ở đây, chắc chắn tôi chỉ biết dựa vào chính mình. Một kết luận bi quan từ một thành phố bất hạnh.
Sau bài viết này, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có phản hồi trên Facebook của ông. Ông viết “không cần chấp nhận mọi điều” mà cô Ashton viết, nhưng nói bài báo “nhắc chúng ta nên tử tế và lịch sự hơn với nhau”.
LÊ DINH * VIẾT THEM
VIẾT THÊM - Lê Dinh
Tình cờ tôi nhận được một món quà của một thân hữu bên Mỹ biếu, đó là quyển “Phiên bản tình yêu” (gồm hai quyển, quyển 1 và quyển 2 - tất cả 1240 trang) của một tác giả có bút danh lạ hoắc: Vũ Biện Điền.Vũ Biện Điền là ai, người mà chúng ta có thể mới nghe tên lần đầu tiên trong làng văn, làng báo. Theo người viết lời giới thiệu ở đầu quyển sách, Vũ Biện Điền, bút danh mới của quyển “Phiên bản tình yêu”, là một cây viết cũ, được nhiều người biết với sáu, bảy quyển sách đã xuất bản trước đây. Nhưng tác giả không thể dùng bút hiệu trước được cho nên phải tạm lấy bút danh mới này, bởi một lý do rất dễ hiểu là ông còn ở trong nước. Vũ Biện Điền đã lột trần hết những sự ngu dốt, những việc xấu xa, đê tiện, những hành động dã man, những mánh lới gian manh và sức mạnh cường hào để trấn lột của cải dân chúng, những mưu mô thâm độc để giết hại dân lành của bọn chóp bu CS - hạng ngồi trên, ăn trước - trong quyển truyện này. Tác giả là một nhân chứng sống, là người trong cuộc, là người phụ trách một tổng công ty của nhà nước Cộng sản ở một thị xã miền Bắc, có nhân viên khoảng 1200 người. Những gì tác giả thuật lại trong tác phẩm “Phiên bản tình yêu” này là chuyện thật dưới mắt, trước mặt, không phải là chuyện tác giả tưởng tượng ra để bêu xấu Việt Cộng. Vậy chúng ta hãy tin tưởng Vũ Biện Điền.Trong một tác phẩm dày 1240 trang, viết về chế độ mafia này thì cũng có ít nhất hàng trăm chuyện để kể. Nhưng, với cảm nghĩ của một nhạc sĩ, tôi thích nhất đoạn tác giả kể lại chuyện tác giả đi tìm người yêu nhỏ bé, trong trắng và ngây thơ của ông, bị đưa vào động và bị bọn ăn trên ngồi trước của tỉnh đưa vào phòng riêng VIP của một khách sạn để bày trò “orgy”, qua sự cấu kết của một bà chủ nhà hàng và một bà chủ quán Karaoke mê tiền. Thôi thì có mặt hầu hết các quan lớn trong tỉnh mà tác giả đều biết rõ mặt mày, biết rõ tên tuổi như Phó Chủ tịch thị xã, Chi Cục trưởng khu nghiệp, Giám đốc Sở Thể dục Thể thao, Trưởng Phòng Vật tư, Giám đốc Cầu Đường bộ, Trưởng Phòng Thuế vụ, Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và một số phụ tá của những tai to mặt lớn này. Trò chơi cũng kỳ dị, lạ đời, với những tiếng hét “Dô! Dô! Ay da!”, “Houra, houra, hê! Houra, hê! – như Bạch Tuyết và bảy chú lùn, như Thủy thủ và các nàng tiên người cá hay sự sinh hoạt của một bộ lạc rừng rú nào đó bởi những tiếng “À um! À um” như cọp rống bên những thiếu nữ mơn mởn, hơ hớ, không một mảnh vải che thân, trong đó có người yêu trinh trắng của tác giả và nhìều cô gái khác. Thì ra bọn quỷ sa tăng này đang chia nhau uống rượu máu màng trinh đựng trong một cái bồn men trắng đặt ngay chính giữa phòng, để được cải lão hoàn đồng, sống lâu trăm tuổi, học theo sách vở quan thầy Tàu ô của chúng.
Nhưng điều chính yếu mà tôi muốn kể lại trong bài viết này là ngoài những tiếng hô, những tiếng la hét man di, như những tiếng gào thét lên đồng hay trần truồng, nhảy nhót điên cuồng như một bộ lạc bán khai ở rừng Amazone, là lúc mà một tay chơi bất ngờ nổi hứng, cất tiếng gào to lên bài hát “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” và được những tay khác đồng thanh ú ớ phụ họa theo. Tác giả sững sờ khi nghe “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng – Lời bác nay thành chiến thắng huy hoàng… Việt Nam! Hồ Chí Minh! Việt Nam! Hồ Chí Minh!” Họ hát để chi vậy? Tác giả suy đoán, họ hát để kích thích sự dâm loàn, họ dùng âm thanh bài hát này để tự kích dục, cũng như dùng tiếng kèn thúc quân nung lòng chiến sĩ khi xông pha trận mạc vậy. Trời ơi! Một bài hát được một tác giả VC say sưa mừng đại thắng mùa Xuân, được viết vội trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau ngày CS cướp miền Nam, để tỏ lòng tôn thờ, đời đời nhớ ơn, đời đời đội ơn lãnh tụ, có ba chữ Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của họ trong đó, sao lại đem ra hát lên ở chỗ ăn chơi trụy lạc, lầu hoa nhơ nhớp này? Say máu, say tình hay là say dâm? Có tên còn hăng tiết, vừa chui qua háng của một cô đứng chàng hảng, không mảnh vải che từ trên xuống dưới, vừa hau háu nhìn lên chỗ kín của thiếu nữ, miệng oang oang bài hát chiến thắng “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!” cùng với sự phụ họa của các tên khác. Ngày vui đại thắng… Chiến thắng huy hoàng là đây à? Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông, để làm chi? Có phải để có được một đêm như đêm hôm nay? Thật không uổng bao nhiêu xương máu… của người khác.Tôi nghĩ bài hát “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” là một bài hát ngắn, chỉ có mấy câu, dễ nhớ dễ thuộc, cho nên bọn uống máu màng trinh thiếu nữ này mới hát được. Rất may cho nhiều nhạc sĩ VC khác - mỗi người cũng có vài chục ca khúc ca tụng bác Hồ của họ vậy - nhưng vì bài hát của họ dài và khó nhớ, cho nên những tay chơi này không thể nhớ để mà hát ở đây, hôm nay.
Và tôi lại nghĩ thêm – không biết có phải vậy không – những kẻ này, những tên 45 hay 50 tuổi đảng này, những tên tai to mặt lớn dâm dật, trụy lạc, sa đà, trong thị xã này, trước những thiếu nữ lõa lồ, duyên dáng, quyến rũ và mời gọi như vậy, trong giờ phút đó họ coi vị lãnh tụ của họ như một mẫu thuốc lá hút dở mà họ quăng đi, hay một miếng giấy lau tay dính đầy máu trinh mà họ vứt trong thùng rác. Hồ Chí Minh - trước rượu, thuốc lá và gái - đối với họ, không có chút nghĩa lý gì cả.Một chuyện khác mà tôi kể tiếp theo đây, quý thân hữu nghe xong cũng thấy buồn cười cho tình người tị nạn. Một ông nọ cư ngụ bên Mỹ, qua e-mail làm quen với tôi, vì biết tôi là người viết nhạc và tỏ ý cho tôi biết là ông ta thích nhạc của tôi, mến mộ tôi, thường hay sưu tầm những bài nhạc của tôi để làm tài liệu. Thư từ e-mail qua lại, tôi nhận thấy ông ta có tinh thần quốc gia và ngoài ra, ông ta còn là một cựu quân nhân. Có lẽ quý thân hữu cũng còn nhớ là trước đây khá lâu, tôi có viết một bài ngắn có tựa đề “Không viết không chịu được”. Mà thật vậy, cho đến bây giờ, nếu những điều mà tôi được biết cứ để mãi ấm ức trong lòng chắc tôi phải ray rứt cho đến nay.
Đó là lúc Nguyễn Cao Kỳ qua đời, và có vài điều tôi biết về ông Kỳ, cho nên tôi phải nói ra vì thời đó, khi NCK vừa qua đời, có nhiều bài viết ca tụng ông ta một cách thái quá đến trắng trợn. Ông ta là một cựu Phó Tổng thống mà lại trở cờ, sỉ nhục quân lực VNCH và có những lời nói khó nghe đối với những người Việt tị nạn CS. Mặc dù những kẻ bênh vực NCK đã rào trước đón sau rằng “nghĩa tử là nghĩa tận”, để không ai nói về người ấy nữa. Thế mà họ khen ông Kỳ thì được, còn ai có lời nói thật về ông này thì họ chống đối. Trong bài viết của tôi, tôi kể rằng tôi được một người bạn thuở còn học Trung Học Le Myre de Vilers (Mỹ Tho) là Nguyễn Thanh Lịch, cùng học lái phi cơ ở Marrakech (Maroc) chung khóa với ông Kỳ và sau khi về nước, vì là đồng môn của ông Kỳ cho nên Joseph Lịch (tức Nguyễn Thanh Lịch) được ông Kỳ nâng đỡ, đưa qua Hàng Không VN lái phi cơ dân sự đi Hong Kong, Đài Bắc. Quen với Lịch cho nên một hôm tôi được Lịch rủ vào Câu Lạc Bộ Huỳnh Hữu Bạc để xem một màn biểu diễn có một không hai của một cô gái Đài Loan - dùng cái đó của phụ nữ để làm đủ thứ trò - do ông Kỳ mời từ Đài Bắc qua biểu diễn ở Câu Lạc Bộ Huỳnh Hữu Bạc duy nhất có một đêm và ngay sáng hôm sau, đàn em của ông Kỳ lái phi cơ quân đội đưa cô gái Đài Loan này trở về Đài Bắc. Thời kỳ đó (1964-1967), VC đã mở nhiều cuộc tấn công miền Nam chúng ta, chiến tranh đã lan rộng khắp nơi, cho nên tôi có ý nói lên sự việc đó, trong khi chiến sĩ VNCH phải lo lùng địch, diệt địch ở mọi nơi thì tại Saigon một ông Phó Tổng Thống lại bày trò ăn chơi đàng điếm, khả ố như vậy.
Bài viết của tôi được phổ biến chừng hai tuần, thì ông bạn quen biết qua Internet này của tôi nói rằng tôi không nên viết những bài như vậy. Những người viết bài loại này – lời ông ta nói - là những người chỉ muốn nổi danh mà thôi. Tôi không trả lời gì ông ta cả mà chỉ âm thầm đơn phương cắt đứt sự liên lạc vì đối với tôi, trắng cho ra trắng, đen cho ra đen. Tôi không bênh vực hay nói xấu ai cả, tôi chỉ nói ra sự thật, những điều tôi biết mà có nhiều người không được biết, nếu để trong lòng, tôi không chịu được, vậy thôi. Nếu một người làm chuyện xấu xa, khi chết rồi, không ai được đụng tới được hay sao? Vã lại tôi không nói gì quá đáng đối với thần tượng của ông bạn này, chỉ trách cứ ông NCK về việc ăn chơi hư đốn, trụy lạc không đúng lúc, đúng thời của ông ta mà thôi. Mất một người bạn hay mất mười người bạn như vậy, cũng chẳng làm sao.Một cậu khác ở bên Úc, có vẻ còn trẻ tuổi, đã có gia đình, vợ hai con, cũng quen với tôi qua Internet. Anh này cũng tập tành viết nhạc và gửi nhạc nhờ tôi sửa chữa giùm. Và tôi đã ân cần chỉ bảo anh ta – không quản ngại mất thì giờ - từ kỹ thuật viết nhạc cho đến cách viết lời ca, trong một thời gian khá lâu.
Thế mà - chỉ có một người duy nhất lội dòng nước ngược - đó là người bạn ở Úc, người học trò trên Internet của tôi, không biết có phải là người Tàu mà tên Việt hay không, chẳng những không khen ngợi, khuyến khích ông thầy nhạc của mình thì thôi mà lại còn có những lời lẽ vô lễ, khiếm nhã. Ông bạn trẻ này nói tại sao tôi chửi người Tàu quá thậm tệ như vậy, suốt cả bài nhạc cứ lập đi lập lại China, China, nghe thấy ghét. Tôi bảo với anh ta đây là một bài thơ, không có nói gì tới người dân nước Tàu, chúng tôi gọi China, chứ có đá động gì đến người Chinese đâu? E-mail trả lời tôi, anh ta cho tôi biết rằng anh ta kêu gọi bạn bè anh ta cùng thử nghe bài nhạc này để cho ý kiến, tất cả cũng đều đồng ý với anh ta là bài nhạc nghe không vô, chửi China làm họ rất khó chịu và các người bạn này của anh ta không thèm nghe tiếp nữa.Cho đến một hôm, khi tôi được đọc một bài thơ bằng tiếng Anh của cô Nguyễn P. Thúy trên Internet, tựa là “In the name of Peace”, nói lên lòng căm hận của dân Việt Nam trước sự hống hách, phách lối và ý đồ xâm lăng Việt Nam của Tàu cộng, và thấy bài thơ thích hợp với khí thế của người dân VN đang bừng bừng sôi sục, tuổi trẻ biểu tình chống Trung quốc khắp nơi, tôi mới viết nhạc với lời bài thơ này. Bài nhạc “In the name of Peace” được ca sĩ Tường Vi thu thanh. Sau khi đưa lên Youtube, tôi và cô Nguyễn P Thúy được không biết bao nhiêu người, ở hải ngoại cũng như ở trong nước, viết thư khen ngợi bài hát ra đời hợp với lòng dân chúng, đúng lúc, đúng thời.
Anh bạn ở Úc này cũng là người tị nạn như chúng ta mà lại phản đối một bài hát chống Tàu xâm lăng, kẻ thù của Việt Nam thì tôi không biết anh ta là người gì? Mất Hoàng Sa, Trường Sa, mất Bản Giốc, mất đất, mất rừng, mất biển, mất gần hết nước… anh ta không đau lòng sao? Vậy anh ta là ai? Anh ta là người Tàu, anh ta là VC, hay anh ta là Việt gian hoặc anh ta là con cháu của VC gửi qua Úc du học? Anh ta cũng có gia đình, đã có con, nghĩa là thuộc lớp người đứng tuổi mà thật sự hay giả đò không biết việc Tàu Cộng đang xâm lăng Việt Nam, rồi đi phản đối một bài nhạc chống Tàu. Thật tình tôi không hiểu nổi. Thôi thì giã từ anh học trò bướng bỉnh, khó thương và thiếu lịch sự này, cho đỡ phải nhức đầu.Một trường hợp khác cũng khá buồn cười: Tôi có thằng cháu ở Toronto, tuy kêu nó bằng “thằng” nhưng nó cũng đã 57 tuổi rồi và còn độc thân. Tôi kêu nó bằng thằng vì nó là cháu của vợ tôi, kêu vợ tôi bằng dì. Bấy lâu nay, qua những câu chuyện trao đổi, tôi nhận thấy nó cũng là một người biết điều, biết chuyện nào phải, chuyện nào trái, biết thế nào là người quốc gia, thế nào là cộng sản, cái gì thơm, cái gì thúi. Vì cũng sợ VC và oán ghét VC như chúng ta cho nên nó mới bỏ xứ, đi tị nạn.
Chắc quý thân hữu cũng thấy trong việc giao thiệp bằng e-mail, có một số người gửi e-mail cho bạn bè, hoặc nói chuyện với bằng hữu mà lập lại những chữ mà báo chí và đài phát thanh VC thường xài từ ngày chúng cướp miền Nam tới nay. Có người nói không ngượng miệng, nói một cách rất ư là tự nhiên… “từ ngày giải phóng” tới giờ… tôi thấy thật là không gì vô ý thức bằng, giải phóng con khỉ gì mà gọi là giải phóng, giải phóng để đem lại sự cùng cực, khổ sở, đói nghèo, khốn nạn cho dân miền Nam, như vậy mà gọi là “giải phóng” được hay sao? Có cướp miền Nam thì có. Chiếm đoạt đất đai, chiếm cứ ruộng vườn, nhà cửa, tài sản của người dân miền Nam thì có. Nếu anh hay chị là một bác nhà quê ruộng đồng, ít học thì không nói làm chi. Đàng này, người nói ra hai tiếng đó là những người miền Nam có học, trước 1975, cũng làm việc, ăn lương của chính phủ VNCH, thế mà bây giờ ra hải ngoại lại thốt lên hai tiếng phản nghĩa đó. Nếu anh chị là người quốc gia, tại sao không nói rõ ràng là từ ngày VC cướp miền Nam, từ ngày Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam, từ ngày VC vô, từ ngày mất nước, từ ngày đổi đời…thiếu gì cách nói. Rồi còn những thứ tiếng khó nghe mà VC xài, họ cũng bắt chước nói theo như vậy, nghe rất chói tai, không chịu được.
Thằng cháu “dễ thương” này của tôi chuyển cho tôi một e-mail trong dịp Tết với nhiều hình ảnh chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ ngày xưa (không biết ngày nay tên gì), nhưng tựa đề của bài báo VC là “Lễ hội hoa Xuân…” Tôi mới e-mail lại cho thằng cháu này, lưu ý nó trước nhất là đừng quảng cáo cho VC, thây kệ nó làm chợ hoa, chợ quả gì mặc xác nó, mình bỏ xứ đi rồi thì cần gì biết tới những cảnh chợ búa này. Hai là nó đừng xài hai chữ “lễ hội”, tiếng VC khó nghe lắm. Người ta nói Lễ Hai Bà Trưng, Lễ Hùng Vương, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan… chứ sao lại phải Lễ hội Hai Bà Trưng, Lễ hội Hùng Vương, lễ hội này, lễ hội nọ. Tôi bảo với nó rằng tiếng VC để chúng nó xài với nhau, còn tiếng của mình, mình xài, thế thôi. Tưởng đâu thằng này là người biết phải trái như từ trước đến nay, chuyện gì không nên làm thì bảo nó đừng làm, chuyện gì nó không biết thì nói cho nó biết, thế mà bỗng dưng nó trả lời một cách hỗn xược: “Không có ‘từ’ nào là ‘từ’ của Cộng sản và cũng không có ‘từ’ nào là ‘từ’ của quốc gia cả, dượng Tám ơi. Chỉ có tiếng Việt Nam thôi”. Nghe nó phản ứng như vậy, tôi đành chịu thua và cúp máy, không liên lạc với nó nữa, chứ đứng đó mà lai nhai, lải nhải để giải thích với một đứa – không biết ăn cái bả gì của VC – mà ăn nói một cách hồ đồ, vô phép và không đúng chút nào, chỉ làm mất thì giờ vô ích thôi.Trốn CS, bỏ xứ ra đi từ ngày đó, chúng ta tưởng rằng tất cả những người tị nạn CS như chúng ta đều giống chúng ta hết. Thật sai bét! Cái ý nghĩ ngây thơ này có trong đầu tôi từ ngày tôi vượt biên. Nào ngờ, đi xa cả mấy chục ngàn cây số rồi, cho đến 39 năm sau, mùi hôi thúi của VC vẫn còn nặc nồng đâu đó, quanh đây. Người Việt tị nạn CS đi đâu, CS bu theo đó, như đá nam châm, như mật với ruồi.
Đã bảo là trốn CS nhưng ra được hải ngọai rồi, được an cư lạc nghiệp rồi, anh lại quay về, nói là về thăm quê hương. Đúng, anh về thăm quê hương khi nào quê hương không còn bóng CS, nhưng anh lại về khi CS còn sờ sờ ra đó thì anh bảo về thăm quê hương là quá mâu thuẫn. Anh sợ bọn cướp giết anh khi bọn cướp vào chiếm đoạt của cải trong nhà anh, anh dẫn vợ con anh chạy trốn bên nhà hàng xóm để khỏi bị chúng nó giết, rồi anh lại mon men về, trong khi bọn cướp vẫn còn trong nhà anh mà anh nói về thăm nhà là nghĩa lý gì? Đã bảo là trốn CS, ra hải ngoại, anh vẫn làm những chuyện có lợi cho CS, có những hành động như luyến tiếc, nhớ nhung CS, làm đau lòng người tị nạn, anh có biết không? Nếu anh là CS trá hình, như mấy ông sư, mấy ông cha VC, nếu anh là Việt gian, hay anh là người quốc gia - mà vì một lý do khó nói gì đó - anh phải ”ăn cây nào rào cây nấy”, ơn đền nghĩ trả, thì chúng tôi cũng còn hiểu được đôi chút. Đằng này, anh dở dở ương ương, núp bóng quốc gia để làm lợi cho CS thì thà rằng anh trở về sống chung với CS còn hơn. Đừng làm ô nhiễm vùng đất êm ả này, trả lại không khí tươi mát, trong lành cho người tị nạn ở nơi đây.Trên đời - suy đi nghĩ lại, chúng ta thấy không sai chút nào – chỉ có 3 thứ làm cho con người dễ dàng sa ngã: đó là danh - tiền - và gái. Chưa có thì bằng mọi cách làm cho có. Và khi có một thứ rồi, lại thấy chưa đủ. Phải hai thứ, ba thứ mới đầy tham vọng của họ. Có danh thì muốn có thêm tiền, có tiền rồi thì muốn có gái. Danh dự, nghĩa lý, đạo đức không còn nữa trước cái bả vinh hoa, tiền tài và gái đẹp của VC đưa ra để nhử những kẻ háo danh, ham tiền và mê gái. VC hiểu tâm lý ấu trĩ này cho nên chúng đem ra áp dụng và áp dụng thành công đối với một số người lửng lơ, nói đó rồi quên đó, hành động không đi đôi với lời nói, lời nói không cánh mà bay. Không biết họ có thuộc thành phần “nhất trụ” (Nhất trụ, nhì tù, tam xanh, tứ kết) của VC hay không mà họ bám trụ dữ quá. Sống đục sao bằng thác trong, tội lắm các người ơi!
Danh mà chi, lợi mà chiMai kia mốt nọ, cũng thì sắc không.Lê Dinh(2014)
TS NGUYỄN THANH GIANG * KỊCH BẢN UKRAINA CHO VIỆT NAM
KỊCH BẢN UKRAINA CHO VIỆT NAM
TS NGUYỄN THANH GIANG
Tình hình chính trị Ukraina đang diễn biến phức tạp. Bài viết này mạnh dạn nêu một số nhận định, phỏng đóan và liên hệ với Việt Nam.
Những biến cố lịch sử Ukraina -
Ukraina là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu, có chung biên giới với Liên bang Nga ở phía đông. Hình thành từ thế kỷ 9 sau công nguyên, năm 1922 Ukraina trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, Ukraina tách ra thành một quốc gia độc lập gồm 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị Crimea và hai thành phố đặc biệt không thuộc trung ương: Kiev và Sevastopol.
Cách mạng Cam lẽ ra đã có thể đưa Ukraina vào buớc ngoặc lịch sử để tiến mạnh trên đường dân chủ hóa. Tiếc rằng do đấu đá tranh giành quyền lực giữa ông Viktor Yanukovych, ông Viktor Yushchenko và bà Yulia Tymoshenko, chính trường Ukraina đã trở nên rối loạn.
Năm 2004, thủ tướng Viktor Yanukovych tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử để trở thành Tổng thống. Dựa vào phán xét kết quả bầu cử là gian lận của Toà án Tối cao Ukraina, Viktor Yushchenko đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Cam và cùng bà Yulia Tymoshenko lên nắm quyền, biến Viktor Yanukovych thành phe đối lập. Cuộc đấu đá tiếp diễn, năm 2006 Yanukovych được trở lại làm Thủ tướng cho tới cuộc bầu cử đột xuất vào tháng 9 năm 2007 thì phải nhường ghế cho Tymoshenko. Đến cuộc bầu cử 2010, Viktor Yanukovych lại đánh bại Tymoshenko để trở lại ghế tổng thống.
Nắm được quyền lực, không chăm lo xây dựng chính quyền do dân, vì dân mà V. Yanukovych tha hóa biến chất rất nhanh. Bất mãn trước một chính quyền độc tài, độc đoán với nạn tham nhũng tràn lan làm cho kinh tế sa sút và chênh lệch giầu nghèo ngày càng lơn, hàng loạt cuộc biểu tình nổi lên ngày một nhiều nhưng chính quyền đã không những không biết soi vào đấy để chỉnh đốn, cải tạo mà ra tay đàn áp. Cuộc đàn áp dã man sinh viên biểu tình ở thủ đô Kiev đầu tháng 2 năm 2014 đã như đổ dầu vào lửa làm bùng phát quyết liệt tinh thần phản kháng uy hiếp mạnh đến mức Tổng thống phải bỏ dinh thự chạy trốn rồi chuồn khỏi đất nước.
Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina bỏ phiếu bãi chức tổng thống vào ngày 22 tháng 2 năm 2014 với tỷ lệ phiếu thuận là 328 trên 340.
Nguyên nhân sụp đổ chính quyền Yanukovych –
Mâu thuẫn xã hội đã âm ỷ trong nhiều tháng, nhiều năm nhưng nó chỉ bùng phát dữ dội đủ làm cho chính quyền Yanukovych sụp đổ tuồng như bất ngờ khi Tổng thống từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) để quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga.
Ukraina như tấm bản lề giữa Nga và Cộng đồng châu Âu. Nếu Ukraine tham gia vào Cộng đồng châu Âu, hoặc nghiêng hẳn về châu Âu, biên giới của châu Âu sẽ tiến sát vào cạnh sườn của Nga. Đó là điều rất kiêng cữ đối với Nga. Ukraina lại có bờ biển chung với Nga tại Bắc Hải, nơi được xem là cửa ngõ của hải quân và hàng hải Nga.
Trong bán đảo Crimea, Nga có căn cứ hải quân đóng tại Sébastopol. Lực lượng hải quân Nga có ba đường thông ra biển lớn : 1/ từ căn cứ Crimée qua eo biển Bosphore (Thổ) để vào Địa Trung Hải. 2/ Từ St Pétersbourg qua các eo biển trong vùng Baltique để ra Đại Tây Dương. 3/ Từ căn cứ Vladivostock trong biển Nhật Bản thông qua các eo biển thuộc Nhật để ra Thái Bình dương.
Nga đã gia hạn sử dụng căn cứ hải quân ở Crimea tới 2042.Hợp đồng thuê cảng Sevastopol ở Crimea của Nga đáng ra hết hạn năm 2017 nhưng dưới thời ông Yanukovych đã được gia hạn thêm 25 năm cho tới 2042 với giá chưa đến 100 triệu USD/ năm.
Để mua chuộc và "gìn giữ" Ukraina, năm 2013, tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa bỏ ra 15 tỉ Mỹ kim để mua trái phiếu của Ukraina như một cách giúp đỡ nước này vực dậy nền kinh tế đã kiệt quệ. Không chỉ "cứu đói", Nga còn ra tay "cứu rét" cho Ukraina khi tuyên bố sẽ giảm giá khí đốt 30%. Cử chỉ nghĩa hiệp - như bầy trải bữa cơm thịnh soạn trước cơn đói lòng như vậy - nhẽ ra phải được nhân dân Ukraina hồ hởi đón nhận nhưng không ngờ cánh tay người biểu tình càng giơ cao hơn, tiếng thét càng lớn hơn cả khi người dân Ukraina gia nhập vào các đoàn biểu tình chống tham nhũng từng nổ ra. Phóng viên các hãng thông tấn quốc tế nghe rất rõ ở đây những khẩu hiệu thiêng liêng đòi Tự do, Độc lập, Dân chủ.
Các nước xung quanh trước kia xem Nga như trung tâm của nền văn minh Chính Thống Giáo để rồi từ đấy họ bị Nga lôi kéo vào chủ nghĩa Mác. Hậu quả mà họ được nếm trải là một xã hội độc tài, bất công; tình trạng tham nhũng lan tràn; khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn; tài nguyên môi trường trong nước bị phung phí hủy hoại; kinh tế kém phát triển; đời sống khó khăn.
Để khống chế "con tin", một mặt Nga dùng mọi phương kế ngăn chận ảnh hưởng của Phương Tây với những giá trị tinh thần nhân bản cao cả; một mặt dùng con bài năng lượng cùng với bộ máy quân sự hùng mạnh để đe doạ lân bang.
Những diễn biến bên trong Ucraina hoàn toàn là vấn đề nội bộ. Chưa ai cầu mà tổng thống Putin đã khẩn trương ra lệnh cho 150.000 binh sĩ với khoảng 600 chiếc xe tăng áp sát biên giới Ukraina. Ông lại yêu cầu Quốc Hội thông qua nghị quyết cho phép ông được quyền sử dụng quân đội để tấn công nước láng giềng. 15.000 lính Nga đã tràn vào bán đảo Crimea. Truyền hình Ukraine vào tối 4/3 cho biết nhiều tay súng đã tìm cách chiếm một căn cứ tên lửa phòng không ở phía Bắc thành phố Sevastopol.
Liên hệ với Việt Nam -
Sau Chiến tranh Thế giới II (1939–1945), cuộc Chiến tranh Lạnh đã dấy lên chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, 1991, Chiến tranh Lạnh biến tướng và tiếp diễn trong cuộc chạy đua vươn tới bá chủ của ba đại cường quốc: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc. Ba đại cường quốc này thi nhau thành lập các liên minh liên kết và ép buộc các nước nhỏ, đặc biệt là các lân bang trở thành chư hầu để tăng cường thanh thế, mở rộng tầm ảnh hưởng, áp đảo đối phương.
Một số nước nhỏ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh này. Tại đây, việc chọn nước nào trong ba nước trên làm đối tác chiến lược ưu tiên số một có ý nghĩa trọng đại và nhiều khi trở thành mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ.
Ở Ukraina, như đã thấy, việc chọn Nga hay Phương Tây đã trở thành yếu tố quyết định để nhân dân ủng hộ hay phế truất lãnh đạo. Miếng mồi thơm 15 tỷ USD của ông Putin không xua tan được nỗi cay cực của nhân dân Ucraina vì đã ghi sâu trong tâm khảm rằng chính họ là nạn nhân của Stalin khi bị dùng làm thí nghiệm chương trình tập thể hóa nông nghiệp vào những năm 1930-34, khiến hàng chục triệu người chết đói.
Tất nhiên, yếu tố quyết định đó không phài là duy nhất. Bên cạnh đó còn nhiều nhiều yếu tố khác thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt là tham nhũng.
Việt Nam cũng đang chất chứa trong lòng nhiều yếu tố Ukraina khuếch đại.
Tuy lâm cảnh nghèo khó nhưng Ukraine có thu nhập bình quân đầu người hồi năm 2012 theo thống kê của Ngân hàng Thế giới là hơn 3.800 USD so với con số 1.800 của Việt Nam.
Cả Việt Nam và Ukraine đều nằm trong danh sách 100 nước tham nhũng nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng của Minh bạch Quốc tế tính cho năm 2013, nếu Ukraine đứng thứ 144 trên tổng số 175 nước thì thứ hạng của Việt Nam cũng đến 116.
Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh Lạnh đang diễn ra ở Việt Nam quyết liệt hơn ở Ukaina rất nhiều. Nó thường trực. Nó thiên biến văn hóa, xẩy ra mọi chốn mọi nơi. ĐCSVN gọi nó là cuộc đấu tranh "Chống Diễn biến Hòa bình" và là nỗi ám ảnh gây bệnh tâm thần, đến nỗi Đảng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.
Chọn hướng ưu tiên ở phía Hoa Kỳ hay Trung Quốc đang là mâu thuẫn dễ dẫõn đến xung đột ngày càng lớn giữa nhân dân Việt Nam, đại đa số đảng viên CSVN với một bộ phận lãnh đạo ĐCSVN. (Hy vọng rằng không phải tất cả, chỉ một bộ phận thôi, mà bộ phận này cũng đang nhỏ dần).
Rước Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác Bauxite đã là tội lỗi tầy đình thời Nông Đức Mạnh. Sao lại tiếp tục bán rừng đầu nguồn cho họ và kéo họ vào Khu kinh tế Vũng Áng-Formosa, Nhiệt điện, Xi măng Hải Phòng ... để mọc lên nhan nhản những làng Trung Quốc, những phố đèn lồng đỏ ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Dương …!
Có thể đáng chú ý việc Nguyễn Tấn Dũng hôm qua (11-3-2014), trong buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động, đã đặc biệt nhấn mạnh đến lực lượng lao động ngoài Biển Đông.
Nhưng, sao những biểu hiện dù chỉ dè dặt như vậy còn hiếm hoi quá. Nhiều nhà lãnh đạo quan trọng mà miệng như ngậm hột thị, hầu như không thấy hé răng đề cập đến vấn đề hệ trọng hàng đầu của đất nước hiện nay bao giờ.
Tệ đến mức, khi Trung Quốc đã ngang ngược thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Hoàng Sa và trên biển của ta, Quốc hộâi yêu cầu cho nghe báo cáo tình hình thì ông Chủ tịch Quốc hội dám trâng tráo tuyên bố "Biển Đông không có gì mới".
Càng tệ haị hơn khi Tổng Bí Thư ĐCSVN chủ trương mở đường cho Trung Quốc vào Việt Nam dẹp loạn.
(Văn bản ký kết giữa Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào ngày 15-10-2011 ghi: "Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh … cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình". Và tôi đã chất vấn: "Ai cho phép ông Trọng đem tài sản và xương máu của công an Việt Nam sang tăng cường phối hợp để giữ gìn ổn định trong nước Trung Quốc? Ai cho phép ông Trọng mở đường cho Trung Quốc vào Việt Nam để "tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau" trong cái gọi là "giũ gìn ổn định trong nước" của ta?).
Giữa nhân dân và một bộ phận trong lãnh đạo Đảng, những nhận định và chủ trương ứng phó với Trung Quốc dường như khác biệt nhau đến mức đối nghịch. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn đều bị ngăn trở hoặc đàn áp dã man. Dẫu sao chắc chắn sẽ không thể nào dập tắt được ý chí đấu tranh vì nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc.
So với các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi, chống tham nhũng, chống lợi ích phe nhóm, chống thu hồi ruộng đất bất minh …, đấu tranh vì nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc có sức khích động và khả năng quy tụ lớn hơn nhiều vì nó dễ đưa đấu tranh từ tự phát đến tự giác.
Hãy sẵn sàng xuống đường rầm rộ cho đến lúc có thể tóm cổ hết những "con rệp", những "con ong trong tay áo" và lật nhào bọn Lê Chiêu Thống, Trân Ích Tắc đặng hiện thực hóa kịch bản Ukraina ở Việt Nam.
Hà Nội ngày 12 tháng 3 năm 2014
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Hotline: 0984 724 185
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Hotline: 0984 724 185
TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * TÂY PHƯƠNG TRỪNG PHẠT KINH TẾ NGA
TÂY PHƯƠNG TRỪNG PHẠT KINH TẾ NGA
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.03.2014
Web: http://VietTUDAN.net
Ukraine có tính cách quan trọng quyết định đối với cả Nga và Tây Phương - đặc biệt E.U.- . Cả hai đều muốn kéo Ukraine về phiá mình. Dân Ukraine vào gần cuối tháng 2-2014 đã thắng lợi trong việc đẩy Yanukovych ra khỏi quyền lư.c. Ông ta phải trốn sang Nga. Phe chống đối Yanukovych lên nắm quyền tại Kiev. Cuộc khủng hoảng Chính trị của Ukraine sau đó đã đưa đến hai con đường giải quyết về phiá Nga và Tây Phương: (i) một đàng, Nga sử dụng biện pháp quân sự chiếm bán đảo Crimea của Ukraine và sử dụng chính quyền bù nhìn tại Crimea tổ chức Trưng Cầu Dân Ý ngày 16-3-2014 xáp nhập Crimea vào Nga ; (ii) phía kia, Tây phương Hoa kỳ và Liên Âu tấn công Nga bằng những biện pháp Ngoại giao, Tài chánh, Kinh tế.
Hãng Thông Tấn AFP, ngày 17.03.2014, nhận định tổng quát về tình hình Kinh tế Nga như sau :
«MOSCOU, 17 mars 2014 (AFP) - Quelles que soient les sanctions mises enplace par les occidentaux, la Russie se prépare au pire pour son économie, qui souffre déjà des conséquences de la crise ukrainienne et risque désormais la récession.
Avec le risque de sanctions et de fuite de capitaux étrangers, les économistes craignent désormais un choc difficile à supporter pour l'économie russe.
"Une récession est difficilement évitable", ont résumé lundi les analystes de la banque publique VTB Capital«
(MẠC TƯ KHOA, 17.03.2014 (AFP) – Dù với những trừng phạt nào Tây phương đưa ra áp dụng, Nga phải sửa soạn một trường hợp bi đát cho Kinh tế của họ đã đang phải chịu đựng những hệ quả từ cuộc khủng hoảng Ukraine và từ đấy đang đi vào nguy hiểm suy trầm nặng nề.
Với nguy hiểm của những trừng phạt và của việc thoát vốn ra của nuớc ngoài, những kinh tế gia lo sợ từ đây đang có cú « sốc « khó lòng chịu đựng nổi cho kinh tế Nga.
« Một cuộc suy trầm Kinh tế như rất khó lòng tránh nổi « , đó là lời tóm lại của những nhà phân tích của Ngân Hàng công VTB Capital.
Thứ Hai 17/03/2014, Đài Phát thanh RFI (Radio France Internationale) phỏng vấn chúng tôi về tình trạng nguy ngập của Kinh tế Nga. Chúng tôi xin đăng lại bài Phỏng vấn của Ký giả TÚ ANH. Bài trả lời bằng tiếng nói, vì vậy chúng tôi muốn viết ra đây những nhận định trích dẫn từ những Bản Văn của Báo Chí Quốc tế để quý vị đọc và theo dõi phần trả lời bằng tiếng nói của chúng tôi.
Trích dẫn những nhận định từ Báo chí quốc tế
Chúng tôi tuần tự theo những câu hỏi mà Ký giả TÚ ANH đặt ra : Putin thẩm định quá cao về biện pháp quân sự và khinh thường những phản ứng của Tây phương
Hai Tác giả Frédéric LILIEVRE và Pierre-Alexandre SALLIER, trong nhật báo LE TEMPS Thụy sĩ ngày 14.03.2014, viết về sự quá thẩm định sức mình của Putin như sau:
“Venons-en aux sanctions. C’est avant tout ceux qui veulent les imposer qui doivent en mesurer les conséquences”, prévenait Vladimir Poutine lors de sa conférence de presse du 4 mars, après l’irruption de troupes russes en Crimée. “Dans un monde interconnecté et interdépendant, causer des dommages à un pays reste [certes] possible, mais d’autres pays seront affectés par des dégâts mutuels”, ajoutait alors le président russẹ”
(Chúng ta trở lại những trừng pha.t. Trước tiên những người muốn đặt để những trừng phạt phải biết đo lường những hậu quả đến cho mình, ông Vladimir PUTIN đã báo trước như vậy trong một cuộc họp báo ngày 4.03.2014, sau khi đã cho quân đội vào bán đảo Crimea. Trong một thế giới nối kết với nhau và tùy thuộc lẫn nhau, việc gây thiệt hại cho một nước có thể làm được, tuy nhiên những nước kia có thể bị ảnh hưởng bởi những thiệt hại tương đồng, Tổng thống Nga thêm câu này vào) Phục hồi Kinh tế Nga và đà xuống dốc
On ressemble à la crise de la fin des années 1990. La situation se prépare au pire pour son économie.
Or, le manque d'investissements a été désigné par les économistes comme la principale raison de l'essoufflement de la croissance en Russie (1,3% en 2013 contre 3,4% en 2012 et 4,3% en 2011). Le pays avait profité au début des années 2000 de la remise en marche de capacités de production datant de l'URSS.”
(Dường như nó giống như cuộc khủng hoảng vào cuối những năm 1990. Tình trạng sửa soạn cho một sự tàn tệ của Kinh tế.
Vậy, sự thiếu thốn những đầu tư được nhìn nhận bởi những nhà Kinh tế như lý do chính cho sự đi xuống của đà tăng trưởng của Nga (1,3% năm 2013, 3.4% năm 2012 và 4.3% năm 2011). Nước Nga đã lợi dụng ở đầu những năm 2000 để cho hoạt động lại những khả năng sản xuất thuộc về thời Liên Xộ)
Trừng phạt Tài chánh và hệ quả lên Kinh tế Nga
"Les crédits contractés par nos entreprises à l'étranger s'élèvent à 700 milliards de dollars actuellement. Aujourd'hui, cela commence à se réduire du fait que de nombreuses lignes de crédit seront supprimées, certains projets communs vont être stoppés, et cela a même déjà commencé"
(Những tín dụng đã cam kết bởi những công ty phía chúng ta hiện giờ lên tới 700 tỉ đô la. Ngày nay, những cam kết này bắt đầu giảm vì nhiều những đường tín dụng sẽ phải hủy bỏ, những dự án chung sẽ bị ngừng, và việc này đã bắt đầụ)
Dầu lửa và Khí đốt
La balance pétrolière mondiale ne représente qu’un à deux millions de barils. Ce qui signifie que les pays du cartel de l’OPEP pourraient compenser l’absence de la Russie grâce à leur capacité de production excédentaire. En clair, le monde peut se passer du pétrole russe.
Même constat. L’Ukraine est le principal acheteur international de gaz russe, historiquement à parité avec l’Allemagne. Interrompre le flux de Gazprom reviendrait pour la Russie à scier la branche sur laquelle elle est assise. Alors même que les recettes gazières sont le principal stabilisateur social du pays.
(Bảng cân bằng dầu lửa thế giới cho thấy khoảng cách từ một tới hai triệu barils mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là những nước thuộc OPEP có thể thay thế sự vắng mặt của Nga nhờ khả năng sản xuất thặng dư. Như vậy rõ ràng là vấn đề dầu lửa hoàn toàn được giải quyết.
Cùng một nhận đi.nh. Ukraine là nước mua dầu chính yếu của Nga giống như Đức. Cắt đứt dòng cung cấp của Gazprom sẽ trở ngược lại Nga như cưa đứt nhành cây mà mình đang ngồi trên đó. Đồng thời Nga cũng phải biết rằng những thu nhập về khí đốt chính là yếu tố chính cân bằng xã hội của Nga
Biện pháp CẤM VẬN THƯƠNG MẠI:
Scénario làm Putin sợ hãi nhất
"Nous sommes entrés dans un jeu qui n'est plus seulement politique, mais aussi économique. Cela montre que la Russie est prête aux sanctions les plus sévères: le scénario à l'iranienne" avec gel des avoirs et embargo commercial entray.nant pénuries et inflation, a commenté le quotidien économique Vedomosti.
(Chúng ta đi vào lãnh vực mà không phải chỉ nguyên là chính trị, nhưng còn là kinh tế nữa. Điều đó chứng tỏ rằng Nga sẵn sàng cho những trừng phạt khắc nghiệt hơn nữa: Đó là Scénario theo kiểu Iran với việc phong tỏa những tài sản và CẤM VẬN THƯƠNG MẠI kéo theo việc khan hiếm hàng hóa và vật giá tăng vọt, Nhật báo Kinh tế VEDOMOSTI bình luận như vậỵ)
Khi vật giá tăng vọt, điều này là nguồn nổi dậy của quần chúng chống lại Putin
Kinh tế, tài chính Nga trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng
Tú Anh
Kinh tế Nga đang trả giá vì cuộc khủng hoảng tại Ukraina sẽ không tránh được suy thoái bởi các biện pháp trừng phạt của Tây phương. Mỗi ngày nhà nước phải chi ra 10 tỷ đô la để trợ giá cho đồng rúp, doanh nghiệp nợ vốn nước ngoài 700 tỷ đô la, trong khi trữ lượng ngoại tệ Nga chỉ có 500 tỷ. Ngân hàng nhà nước VTB Capital nhận định kinh tế Nga không chịu đựng nổi cú « sốc » trừng pha.t.
AFP cho rằng kinh tế Nga đứng trước tình hình tồi tệ nhất trong khi nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ , nơi mà các đại gia Nga cất giấu 60% tài sản dự báo một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Nga. Từ Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên phân tích :
« Ông Putin xem thường Tây phương và thẩm định quá cao khả năng trả đũa của ông ấy….»
XIN QUÝ ĐỌC GIẢ BẤM VÀO LINK DƯỚI ĐÂY:
www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140318-kinh-te-tai-chinh-ngađung-truoc-nguy-co-khung-hoang-nghiem-trong
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.03.2014
Web: http://VietTUDAN.net
THI CÁC
THƯƠNG
NHỚ NƠI NÀY
Ngày ra đi quê hương này để lại
Phố phương xưa in bóng dáng vai gầy
Trong chiều hoang, hoàng hôn vừa tắt
nắng
Đại lộ dài heo hút phấn hương phai
Mùa phượng vĩ, mùa chia ly mãi mãi
Tiêng ve sầu, tiếng hát tiễn người
đi
Cô học trò trao đóa hoa hàm tiếu
Nép bên thẩy để lệ ứa hàng mi
Ngày ra đi, mây nước có buồn trôi?
Chợ Rạch Ông giai nhân nhớ tiếng
cười
Cầu chữ Y đâu còn rung nhịp bước
Trời Tân Quy lưu luyến mãi không
thôi
Bạn bè ai đứng giữa đơn côi
Bỗng nghe giá buốt chảy qua đời
Nằng nặng tâm tư chiều gió đỗ
Trận mưa đầu của ngày cuối chơi vơi
Ngày ra đi lòng ai vương vấn mãi
Quán cà phê vắng bóng những tình
nhân
Cánh hoa sứ ngọt ngào hương luyến ái
Những mơ màng hội ngộ dáng người
thương
Ngày ra đi quê hương này để lại
Áo chàm xưa thương nhớ dáng vai gầy
Ân tình xưa ngàn năm còn luyến ái
Nơi phương trời niềm thương nhớ nào
phai
NHƯ HOA
THIS
PLACE
TO
MISS AND LOVE
On my departure, I left behind this native land
With old streets my thin image's imprint to bear
In the solitary evening the sun had just gone bland
And perfumes faded on the lone boulevards there.
The flamboyant bloom signaled time of separation;
The cicadas' sounds seemed to sing good-bye.
Handing me the half-opened flower in intimation
The schoolgirl nestled closer to her teacher to cry.
On my departure, did the clouds and water schlep?
The Rach Ong girl's laughter resonate whenever?
Would the Y-shaped Bridge shake under her step?
The Tan Quy scenery remained attached forever.
Which of my friends stood silent and lonely?
I suddenly felt cold through my spine and my life
With my heavy heart in the windy evening only,
The first rain in the last day made me wakerife.
On my departure, my soul was filled with dejection;
The coffeehouse young lovers would desert fain.
The red jasmine flower sweetly smelled affection;
I dreamed of meeting my loved ones soon again.
On my departure, I left this homeland behind
With the beloved and missed indigo-clad and slim.
Those old connections to me will always be a bind;
In the far-off place my memory none can ever dim.
Translation by THANH-THANH
TIẾNG
SÉT ÁI TÌNH
Anh yêu ơi! em gom hết mây trời
In vào đấy một tình yêu bất diệt!
Có những buổi nhìn mây trời xanh
biếc
Tự hỏi mình có đúng hay đang mơ
Một tình yêu chợt đến không đợi chờ
Biết có phải thoáng qua hay chắc
chắn?
Kẻ sa mạc gặp cơn mưa may mắn
Biến khô cằn thành ruộng đất phì
nhiêu
Có nên nghe theo sôi nổi thật nhiều?
Hay đó chỉ là điện trời chớp nhoáng
Chợt bừng lên, lẫy lừng trong một
thoáng
Để tắt liền, rơi vào mãi âm u
Cho con tim quằn quại trong ngục tù
Những song cửa vô hình nhưng khó
thoát!
Anh yêu ơi!
Mở cho em cả khung trời bát ngát
Để em thờ một lý tưởng tình yêu...
HOA ĐỘ
LOVE AT FIRST SIGHT
I want to amass, darling, all clouds in the sky
To imprint in it a First Love forever to reify!
Many a time I contemplate the horizon blue
And ask myself if it is truth or dreamy dew?
This love has happened without expectation;
Is it a dead certainty or a quick evaporation?
I feel like a dry desert luckily receiving rain
To turn a torrid terrain into a fertile domain.
Should I respond in full swing to my heart
Or consider it a lightning flashing like a dart
That bursts out, glorious but brief as a spark,
Then dies out and sink into the infinite dark
For my heart to writhe, in its prison to lout
To invisible railings impossible to get out.
Oh my lover!
Open up the whole immense heavens real
So that I can worship my love, the ideal!...
Cri - mê vác đá
ghè chân mình?
Trưng cầu dân ý tại Cri - mê
Là vở tuồng kệch cỡm vụng về.
Vi hiến, vi phạm luật quốc tế,
Cả thế giới phản đối, cười chê!
Trưng cầu dân ý tại Cri - mê:
Mấy thằng ngu rủ mấy tên hề
Dắt nhau chui vào ống tay áo
Trung tá tình báo KGB!?
Nếu cần phải trưng cầu dân ý,
Cả nước Ukraina đều tham gia!
Ai cho phép nước cộng hòa tự trị
Hỏi dân: theo Nga hay Ukraina?
Công dân Cri – mê nói tiếng Nga!
Tổ quốc các bạn: Ukraina!
Đi với Kiev
tương lai xán lạn,
Cri – mê nước tự trị cộng hòa!
Công dân Cri – mê nói tiếng Nga!
Từ bỏ Kiev
chạy theo Moskva
Là trò người lớn óc bã đậu
Xúi giục trẻ con ăn cứt gà!
Cả nhân loại đứng bên các bạn,
Đừng dại dột nghe lời Đại Nga!
Cri – mê mãi là viên ngọc sáng
Chừng nào còn gắn với Ukraina!
Chui vào bẫy cạn điện Kremlin
Là tự vác đá ghè chân mình!
Hồng ngọc Cri - mê thành cuội sỏi
Trong vòng tay lông lá Putin!
Đừng bỏ lỡ thiên thời, địa lợi,
Nhân hòa ba sắc tộc Cri – mê!
Theo Kiev thành công ngoài mong đợi,
Bám Moskva bại nhục ê chề!
Tháng 3/2014TS Trần Nhơn
Tuesday, March 25, 2014
TRẦN TRUNG ĐẠO * HỒ CẨM ĐÀO & OBAMA
Latest Post
Từ Hồ Cẩm Đào đến Obama, bài học về chính sách Sức mạnh mềm (Soft power)
Posted by chuyenhoavietnam ⋅
Trần Trung ĐạoSau thời kỳ Chiến tranh lạnh chủ trương Sức mạnh mềm (Soft power) trở thành một xu hướng mới trong chính trị thế giới. Hàng loạt các cường quốc theo đuổi chính sách đối ngoại này. Theo thống kê của tạp chí chuyên về quan hệ quốc tế Monocle, quốc gia đứng đầu là Đức, sau đó theo thứ tự gồm Anh, Mỹ, Pháp, Nhật, Thụy Điển, Úc, Thụy Sĩ, Canada và Ý. Nhưng theo nhiều nhà phân tích chính sách Sức mạnh mềm này cũng là cơ hội cho Trung Cộng và Nga bành trướng. Nhiều lãnh tụ Cộng hòa như Dân biểu Dan Burton còn phê bình chính sách đối ngoại của Obama về căn bản không khác nhiều so với Chính sách nhân nhượng (Appeasement policy) của cố Thủ tướng Anh Nevill Chamberlain khi cấu kết với Pháp để tặng vùng Sudetenland cho Adolf Hiter và là sai lầm đó đã dẫn đến thảm họa lớn nhất trong lịch sử nhân loại như đã được trình bày trong bài Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc.
Sức mạnh mềm là gì?
Trước hết sức mạnh là gì? Joseph Nye Jr., giáo sư chính trị học đại học Harvard và là một trong những người đầu tiên đưa ra lý thuyết chính trị chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) trong quan hệ quốc tế từ cuối thập niên 1970, định nghĩa sức mạnh là khả năng để ảnh hưởng hành vi của người khác nhằm đạt được kết quả mà bạn muốn. Ba cách căn bản để thực hiện:
- Buộc người khác phải làm bằng cách đe dọa.
- Dụ dỗ họ với thù lao.
- Hay hấp dẫn và hợp tác với họ.
Theo Giáo sư Joseph Nye Jr., sức mạnh mềm được định nghĩa như là khả năng đạt được mục tiêu bằng ảnh hưởng, hợp tác với đối phương thay vì ép buộc đối phương phải tuân hành.
Joseph Nye Jr. tóm tắt quan điểm này trong tác phẩm Sức mạnh Mềm: Phương tiện để Thành công trong Chính trị Thế giới (Soft Power: The Means to Success in World Politics): “Một quốc gia có thể đạt được kết quả mong muốn trong chính trị thế giới bởi vì các quốc gia khác – khâm phục giá trị của nó, tích cực noi gương các thành tựu nó đạt được, khát vọng để đạt đến mức độ thịnh vượng và mở rộng của nó, muốn theo chân nó. Trong ý nghĩa đó, quan trọng là đặt ra một nghị trình và thu hút các quốc gia khác trong chính trị thế giới, và không chỉ buộc họ thay đổi bằng các đe dọa quân sự hay trừng phạt kinh tế.” Cũng theo Joseph Nye Jr., Sức mạnh mềm của một quốc gia đặt trên ba nguồn gồm văn hóa, giá trị chính trị và chính sách đối ngoại. Trong tâm bài viết này nhắm vào nguồn thứ ba, chính sách đối ngoại.
TT Barack Obama và chính sách đối ngoại Sức mạnh mềm
Sau khi đắc cử tổng thống, Barack Obama từ bỏ chính sách hành động đơn phương (unilateralism) thời George W. Bush và theo đuổi chính sách đa phương (multilateralism) mềm dẻo, lôi kéo thay vì áp lực, bắt buộc. TT Obama dựa vào các định chế, cơ quan quốc tế để giải quyết các xung đột và thúc đẩy các quan hệ ngoại giao.
- Đối với Trung Quốc. Tháng 11, 2011, trong buổi tiếp đón long trọng với 21 phát súng đại bác chào mừng dành cho Chủ tịch Trung Cộng Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Barack Obama cũng phát biểu “Hợp tác giữa hai quốc gia chúng ta đem lại lợi ích cho thế giới” và cho Trung Cộng là một trong những thân hữu của Mỹ. Hồ Cẩm Đào trong buổi phỏng vấn dành cho Wall Streets và Washington Post trong những ngày sau đó, cũng phát biểu với giọng điệu tuyên truyền không khác gì Hilter đã phát biểu tại Munich “Chúng ta nên hành động dựa trên các quyền lợi căn bản của nhân dân hai nước và tôn trọng các lợi ích chung của hòa bình và phát triển thế giới.”
- Đối với Iran. Suốt thời gian vận động tranh cử cũng như diễn văn đọc tại Cairo tháng Sáu 2009, TT Obama cổ vũ cho chủ trương đa phương thông qua tham khảo, tranh luận, xây dựng các tính hợp pháp và thúc đẩy các mối quan tâm chung vốn thiếu vắng trong thời kỳ George W. Bush. Vào tháng Tư 2009, TT Obama tuyên bố tại Prague, Mỹ “tìm kiếm việc liên hệ với Iran trên cơ sở tôn trọng quyền lợi và sự kính trọng hổ tương”.
- Đối với Nga. Tháng Ba 2009, bà Hillary Clinton, lúc đó là Ngoại trưởng Mỹ tặng cho Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov một cái nút “reset” như một bày tỏ cho đại diện Nga biết đây là thời điểm bắt đầu mới trong quan hệ giữa hai nước. Thay vì tiếp tục hay từng bước thay đổi chính sách đối ngoại của tổng thống tiền nhiệm, TT Obama ngưng tức khắc chính sách đối với Nga của TT Bush và thay vào đó bằng một chính sách mới được các nhà phân tích gọi là “chính sách làm lại từ đầu” (reset policy) sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. TT Obama khuyến khích Nga để đóng vai trò cứng rắn hơn đối với Iran và cho phép phi cơ Mỹ bay ngang không phận Nga trên đường tiếp tế cho các lực lượng Mỹ và đồng minh tại Afghanistan. Đáp lại, Obama ngưng áp lực NATO để nhận Georgia và Ukraine vào tổ chức này.
Sự thất bại của chính sách Sức mạnh mềm của TT Obama
- Với Trung Cộng: Các nhà phân tích đồng ý, miệng lưỡi “hòa bình thế giới” của các lãnh đạo Trung Cộng đã không đi đôi với hành động của họ. Tổng thống Obama đã chứng tỏ quá mềm yếu trước các hành động khiêu khích và trước các vi phạm nhân quyền trầm trọng của lãnh đạo CSTQ:
1. Tiếp tục bảo vệ tới cùng chế độ độc tại dã man Bắc Hàn.
2. Cho phép vận chuyển các bộ phận hỏa tiển Bắc Hàn sang Iran qua ngã phi trường Bắc Kinh.
3. Dùng vũ lực khống chế khu vực biển Đông, độc quyền khai thác các nguồn dầu mỏ, khoáng sản và xâm phạm quyền lợi của các quốc gia vùng Đông Nam Á.
4. Vi phạm một cách trắng trợn các quyền căn bản của người dân Trung Quốc.
5. Đàn áp dã man các cuộc biểu tình đòi quyền sống của Tây Tạng và các dân tộc thiểu số.
6. Tiếp tục tăng cường quân sự, hiện đại hóa võ khi và đe dọa chủ quyền các quốc gia Á Châu.
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn dành cho New York Times, sáng thứ Ba 4 tháng 2, 2014, Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III kêu gọi các quốc gia trên thế giới làm nhiều hơn nữa để yểm trợ Philippines trong việc đương đầu với Trung Cộng đang xâm phạm lãnh hải Philippines. Tổng thống Aquino so sánh sự thất bại của Tây phương để ủng hộ Tiệp Khắc chống lại Hitler đã dẫn đến Thế Chiến II. Trong 90 phút phỏng vấn dành cho New York Times, Tổng thống Aquino nhấn mạnh “Thế giới phải làm việc này, quý vị có nhớ vùng Sudetenland đã được nhượng cho Hitler để cố tránh Thế chiến II hay không?”
- Với Iran: Theo Giáo sư Mark P. Lagon, giảng dạy môn an ninh và chính trị thế giới tại đại học Georgetown, trong tiểu luận “Giá trị của các giá trị: Sức mạnh mềm dưới thời TT Obama” (The Value of Values: Soft Power Under Obama) đăng trong tạp chí Các vấn đề thế giới phê bình TT Obama đã bỏ quên giá trị sức mạnh quần chúng khi bắt tay với lãnh đạo độc tài. Chính vì chủ trương đối thoại với lãnh đạo Iran, Mỹ đã từ chối công khai ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ của ba triệu dân Iran.
- Với Nga: Rất nhiều bài viết và phân tích về tham vọng bành trướng của Putin. Điều quan trọng nên nhớ, tham vọng của y không dừng lại ở bán đảo Crimea mà là Ukraine. Putin đã tiết lộ quan điểm “Ukraine thuộc Nga” với cựu TT George W. Bush vào năm 2008. Ngoài việc hăm dọa Nga phải chịu đựng một “hậu quả trầm trọng” cho đến nay TT Obama không có và cũng không thể có một biện pháp trừng phạt nào đáng để làm Putin lo ngại. Dĩ nhiên, hành động của Putin vi phạm các hiệp ước Nga mà đã ký kết bảo đảm chủ quyền Ukraine trong đó có Crimea được ký tại Budapest 1994 nhưng rồi đâu cũng sẽ vào đấy. Hôm nay, như cả thế giới đều biết, Putin đã lợi dụng chính sách Sức mạnh mềm của Tây Âu và Mỹ để chiếm vùng Crimea tự trị của Ukraine. Các biện pháp gọi là “trừng phạt” của Mỹ và đồng minh yếu đến mức làm cho thị trường chứng khoán Nga vụt tăng cao thay vì rơi xuống trầm trọng như một số người tiên đoán.
Chính sách Sức mạnh mềm (Soft power) của Mỹ và chính sách Nhân nhượng (Appeasement policy) của Anh
Chính sách Sức mạnh mềm (Soft power) của Mỹ và Tây Âu hiện nay được nhiều nhà phân tích so sánh với chính sách Nhân nhượng (Appeasement policy) của Anh và Pháp trước thế chiến thứ hai.
Sau thế chiến thứ nhất, dù thắng hay bại, các quốc gia đều phải chịu đựng một thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng và cần ổn định để phục hồi kinh tế. Khuynh hướng chủ hòa, do đó, chế ngự trong sinh hoạt chính trị tại các cường quốc dân chủ và lãnh tụ hàng đầu của khuynh hướng này là thủ tướng Anh, Nevill Chamberlain. Thủ tướng Nevill Chamberlain tìm cách hòa giải mối thù địch với Đức. Khi Đức sáp nhập Áo, Chamberlain không có phản ứng cụ thể nào. Hilter nắm được điểm yếu của các lãnh đạo Tây Âu, bước thêm bước khác bằng cách muốn sáp nhập vùng Sudetenlan của Tiệp Khắc đang có hơn ba triệu người gốc Đức, vào lãnh thổ Đức, nếu không sẽ dùng phương tiện vũ lực. Ngày 15 tháng Chín năm 1938, Thủ tướng Nevill Chamberlain bay sang Đức để thương thuyết với Hitler. Các cuộc thương thuyết giằng co cho đến sáng sớm 30 tháng 9 năm 1939, thỏa hiệp Munich được ký kết giữa Đức, Anh, Pháp và Ý, trong đó, cho phép Đức sáp nhập vùng Sudetenland trù phú và chiến lược vào lãnh thổ Đức.
Lịch sử dường như đang được lập lại. Trong tuần này, lần đầu tiên cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton lẫn Thượng Nghị Sĩ John McCain đều đồng ý cách hành xử của Vladimir Putin cũng chẳng khác gì Adolf Hitler trong năm 1938. Từ mấy chục năm nay, có lẽ ít khi hồn ma Hitler được lãnh đạo các cường quốc nhắc nhở nhiều hơn thời gian này. Tham vọng mở rộng biên giới Đức về hướng Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan, Romania, Hungary của Hitler trong những năm cuối của thập niên 1930 đã trở thành bài học cho các quốc gia đang đương đầu với tham vọng bành trướng của Trung Cộng ở Á Châu và Nga tại châu Âu.
Tối thứ Tư, 5 tháng 3 vừa qua, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gián tiếp so sánh việc Vladimir Putin mang quân vào Ukraine tương tự với việc Adolf Hitler xâm chiếm Tiệp Khắc và Romania. Bà Hillary Clinton phát biểu “Hitler nói ‘họ [dân nói tiếng Đức tại các quốc gia Đông Âu] không được đối xử đúng. Tôi phải đến nơi để bảo vệ dân của tôi.’ Và điều đó làm mọi người lo sợ.” Bà Clinton cũng cho rằng “đòi hỏi của Tổng thống Putin và những lãnh đạo Nga khác rằng họ phải tiến vào Crimea và có thể các khu vực miền đông Ukraine vì họ phải bảo vệ thiểu số người Nga, và điều đó nhắc lại các đòi hỏi vào những năm 1930 khi Đức dưới thời Quốc Xã lập đi lập lại rằng họ phải bảo vệ thiểu số người Đức tại Ba Lan, Tiệp Khắc và nhiều nơi khác ở châu Âu.”
TNS John McCain trả lời phóng viên Andrea Mitchell của MSNBC liệu Putin có chủ trương tái lập “đế quốc theo kiểu Soviet” trước đây hay không, đã phát biểu: “Tôi nghĩ ông ta luôn có tham vọng đó. Và khi Ukranine có vẻ đang đi lạc hướng vì các biến cố vừa qua làm cho chủ trương kiểm soát Crimea và Sebastopol của ông ta trở nên nguy hiểm… hai lần như thế nhưng đặc biệt lần nầy, quyền của dân nói tiếng Nga cần phải được bảo vệ tại Romania, tại Poland, tại các quốc gia vùng Baltic, họ đều nói tiếng Nga, và dĩ nhiên, sự kiện đã trở lại như trong thời điểm của Adolf Hitler và Joseph Stalin.”
Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa tiểu bang Florida Marco Rubio cũng đồng ý với cách so sánh của bà Hillary Clinton. Và lý do chính đã đẩy các chính khách của hai đảng về cùng một phía trong biến cố Ukraine bởi vì sách lược Sức mạnh mềm của TT Obama đã thất bại. Bà Hillary Clinton, người có khả năng cao sẽ ứng cử tổng thống vào năm 2016, muốn tránh càng xa càng tốt chính sách Sức mạnh mềm mà chính bà là người thực hiện trong suốt 5 năm làm ngoại trưởng Mỹ.
Phiên bản Trung Cộng của chính sách Sức mạnh mềm
Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị đảng CSTQ lần thứ 17 nhấn mạnh việc Trung Quốc cần đẩy mạnh chính sách Sức mạnh mềm và khi thúc đẩy chính sách này, lãnh đạo CSTQ cũng chú tâm đến các lãnh vực văn hóa, giá trị chính trị và chính sách đối ngoại, nhất là tại châu Phi. Khác với nội dung do Joseph Nye phác họa, chính sách của CSTQ thực chất là một chính sách tuyên truyền và mua chuộc, tương tự như chính sách thực dân trước đây. Người viết đã trình bày nội dung của chính sách Trung Cộng tại Phi Châu trong tiểu luận Hiểm họa Trung Quốc và bài học Congo, xin tóm tắt lại ở đây:
- Văn hóa: Kể từ sau Diễn đàn hợp tác Hoa Phi được tổ chức lần đầu vào năm 2000, lãnh đạo CSTQ xem Phi Châu là vùng cần được khai hóa. Trung Cộng không chỉ xuất cảng hàng hóa mà còn xuất cảng cả văn hóa. Viện Khổng Tử đầu tiên được xây dựng tại đại học Nairobi, Kenya năm 2005 và hiện nay có khoảng 25 viện Khổng Tử tại Phi Châu. Rất nhiều viện khác đang được dựng lên. Cơ quan Tân Hoa Xã có 20 văn phòng thường trực tại Phi Châu và đầu năm 2012, hệ thống Truyền Hình Trung Ương Trung Quốc chính thức phát hình tại thủ đô Nairobi, Kenya. Với kỹ thuật tuyên truyền tinh vi phối hợp với các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, đã làm cho người dân Phi Châu có cái nhìn tích cực về Trung Cộng hơn các cường quốc khác. Cựu Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Clinton tố cáo đó chỉ là một loại chủ nghĩa thực dân mới và nhà báo Barry Malone viết trong Reuters blog cho rằng đó là một phiên bản khác của chủ nghĩa đế quốc.
- Chính trị: Các lãnh đạo Phi châu ca ngợi hợp tác kinh tế với Trung Cộng vì hợp tác với Trung Cộng, các lãnh đạo Phi châu không phải bận tâm về các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền vì chính sách của Trung Cộng không can thiệp vào nội bộ của các nước khác. Trong khi các vấn đề nhân quyền đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi châu Phi thì Trung Cộng trở thành nước độc quyền đầu tư và khai thác kinh tế. Ngoài ra, hợp tác với Trung Cộng không phải thông qua các thủ tục, các điều kiện phức tạp như khi vay tiền của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế). Trung Cộng ưu đãi, bao che và nếu cần sẽ sẵn sàng tiếp tay cho giới lãnh đạo để đàn áp các thành phần đối lập, các tầng lớp nhân dân. Trung Cộng cung cấp cho giới lãnh đạo Phi châu tiền bạc, súng đạn, an ninh cá nhân và bảo vệ chế độ bằng sử dụng quyền phủ quyết trong các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc.
- Kinh tế: Quan hệ thương mại giữa Trung Cộng và Châu Phi đã tiến nhanh đến một mức không ngờ. Năm 2000 chỉ 10.5 tỉ đô la nhưng 2011 lên đến 166 tỉ đô la vượt qua cả Mỹ. Trung Cộng củng cố vị trí hay đúng hơn là trói buộc các quốc gia Phi Châu qua hàng loạt các đề án như tiền vay để xây dựng đường sá hay huấn luyện nhiều ngàn chuyên viên người Phi Châu trong nhiều lãnh vực khác nhau. Quan hệ mậu dịch giữa Trung Cộng và các nước châu Phi vào cuối năm ngoái, 2013, đã tăng đến 200 tỉ đô la so với 85 tỉ của Mỹ. Tổng cộng mậu dịch giữa các quốc gia châu Âu và châu Phi chỉ đạt đến 137 tỉ đô la. Trung Cộng cần nhiên liệu dầu mỏ, khí đốt và nguyên liệu như đồng, cobalt, cadmium, platinum, kim cương, vàng từ Congo, Liberia, South Africa, Zambia và Zimbabwe. Không giống Mỹ chỉ giao thương về hàng hóa, Trung Cộng giao thương cả nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ. Quan hệ mậu dịch này cho thấy Phi châu không thể phát triển nếu không có Trung Cộng.
Mục tiêu của chính sách Sức mạnh mềm của Trung Cộng tại châu Phi
- Thỏa mãn nhu cầu năng lượng và nguyên liệu: Phát triển kinh tế đòi hỏi trước hết là nguyên liệu. Sự thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất đã làm nhu cầu nguyên liệu của Trung Cộng vốn đã thiếu hụt lại càng thiếu hụt trầm trọng hơn. Để đuổi kịp các nước tư bản phát triển và vượt qua những khiếm khuyết trong sử dụng nguyên liệu, giới lãnh đạo kinh tế Trung Cộng không áp dụng các phương pháp kinh doanh truyền thống mà Mỹ và các nước Tây Âu đã và đang áp dụng. Tệ hại hơn cả các chế độ thực dân trước đây, Trung Cộng vơ vét đủ cách, đủ kiểu, chính thức qua các hợp đồng nhà nước và không chính thức qua trung gian các công ty thầu thu mua do người bản xứ điều hành.
- Giải quyết nạn thặng dư dân số tại Trung Hoa lục địa: Nội dung của chủ nghĩa bành trướng thế giới của Trung Cộng không chỉ giới hạn về kinh tế mà đồng thời để giải quyết được nạn thặng dư dân số tại nội địa Trung Cộng. Dân số Trung Cộng theo thống kê tháng 7 năm 2008 là 1 tỉ 330 triệu người. Trong 20 năm qua, việc thực thi chính sách kiểm soát dân số mỗi gia đình một con khá hữu hiệu đã giúp mức gia tăng dân số chậm lại tại mức 0.65 phần trăm mỗi năm. Nếu cứ tiếp tục duy trì chính sách hạn chế sinh đẻ như hiện nay, nghĩa là cứ hai người lớn tuổi mới có một em bé, số lượng người già trong dân số Trung Cộng theo tỉ lệ sẽ tăng nhanh hơn số lượng trẻ em. Theo các nhà phân tích dân số, nếu mức phát triển dân số không thay đổi, trong tương lai không xa Trung Cộng sẽ là một viện dưỡng lão khổng lồ.
- Xuất cảng hàng hóa tiêu dùng: Không giống các quốc gia Tây phương, viện trợ và đầu tư được tính toán một cách cân đối dựa trên nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của một quốc gia, trong đó có đầu tư về giáo dục, huấn luyện nghề nghiệp, khoa học kỹ thuật, các đầu tư của Trung Cộng nhắm nhiều nhất vào các mục đích tiêu dùng và dịch vụ như phi trường, sân vận động. Ngoài việc đánh gục hàng nội địa, các công ty Trung Cộng còn cạnh tranh với cả hàng nhập cảng. Công ty điện thoại di động Congo Chinese Telecomps (CTT) bán các điện thoại phẩm chất không thua kém các công ty lớn thế giới nhưng giá rất thấp so với các sản phẩm nhập từ Mỹ hay châu Âu.
Bài học cho Việt Nam và các nước nhỏ Á Châu
Mấy tuần nay, nhiều bài viết so sánh Việt Nam trong hiểm họa Trung Cộng không khác gì Ukraine trong nanh vuốt Putin. Rất nhiều điểm tương đồng đã được tác giả trình bày, vâng, nhưng cũng có vài điểm khác biệt quan trọng. Đối với Mỹ, Nhật và các quốc gia trong vùng biển Đông, Việt Nam nếu biết vận dung, sẽ có vai trò quan trọng trong quyền lợi kinh tế và an ninh châu Á hơn Ukraine ở Hắc Hải.
Trung Cộng mạnh hơn Nga nhưng Trung Cộng có một điểm yếu sinh tử, đó là cơ chế chính trị độc tài toàn trị CS tại Trung Cộng rất dễ tan vỡ trước một biến cố chính trị quân sự lớn. Việc TT Barack Obama tiếp đón đức Đạt Lai Lạt Ma mới đây là một cách nhắc nhở cho lãnh đạo Trung Cộng biết Tây Tạng là một quốc gia đang bị chiếm đóng và Trung Cộng là một nước lớn nhưng là một nước đang bị bao vây. New York Times bình luận, không giống như các lần trước, chính phủ Mỹ phải rào đón nhiều ngày trước khi tiếp đón hay viện dẫn lý do đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ là một lãnh đạo tinh thần tôn giáo, giải Nobel Hòa Bình v.v.., lần này, TT Obama tỏ ra dứt khoát.
Trung Cộng, một đế quốc mang mầm hư thối ngay từ trong tim của nó, đang cố gắng tồn tại và phát triển bằng bạo lực bành trướng, sẽ sụp đổ giống như tất cả đế quốc đã đi qua trong lịch sử nhân loại. Mọi người kể cả những lãnh đạo CSTQ cũng biết điều đó. Mao giữ Trung Cộng tồn tại bằng cách cô lập từ thế giới và Đặng giữ Trung Cộng tồn tại bằng hội nhập vào thế giới. Nhưng cả hai đều có giới hạn. Vượt qua giới hạn, Trung Cộng sẽ tan rã. Và tan rã như thế nào, từ mâu thuẫn bên trong, tác động do chiến tranh từ bên ngoài hay cả hai, vẫn còn là một câu hỏi lớn đang được nhiều nhà phân tích tìm câu trả lời. Chế độ CS tại Trung Quốc sống nhờ vào phát triển kinh tế và tìm mọi cách kể cả lập lại các chính sách thực dân tại Phi Châu để duy trì sự phát triển kinh tế. Lãnh đạo Trung Cộng biết một khi nền kinh tế Trung Cộng bước vào giai đoạn suy thoái, chế độ chính trị như lâu đài xây trên cát vốn không có tính chính danh và hợp luật hiện nay sẽ tan vỡ theo.
Để đương đầu với hiểm họa Trung Cộng, các quốc gia trong vùng Đông Nam Thái Bình Dương phải biết (1) chiến lược hóa quốc tế vị trí của quốc gia mình, (2) liên kết thành một khối trong xung đột với Trung Cộng và (3) khai thác tối đa các mặt yếu của Trung Cộng.
Lịch sử để lại nhiều bài học về chiến lược hóa. Đối với các cường quốc, quyền lợi đồng nghĩa với vị trí chiến lược. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, cả TT Dwight Eisenhower và kế nhiệm John F. Kennedy cương quyết giữ Tây Bá Linh, trái tim của Tây Đức, bằng mọi giá bất chấp đòi hỏi của Khrushchev. TT Kennedy ngay cả còn bắn tiếng cho Khrushchev biết Mỹ sẽ không bao giờ rút khỏi Tây Bá Linh dù phải chấp nhận chiến tranh nguyên tử với Liên Xô. Cuối cùng Khrushchev đơn phương từ bỏ đòi hỏi và cho xây bức tường Bá Linh ô nhục. Một ví dụ khác. Ngày 22 tháng 5 năm 1947, Tổng thống Truman ký quyết định viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp và gởi cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu giúp đỡ chính phủ Thổ tái trang bị và hiện đại hóa quân đội. Mỹ và Anh muốn dùng đất Thổ như một tiền đồn và quân đội Thổ như một đơn vị tiền phương để làm chậm sức tấn công của bộ binh Liên Xô một khi chiến tranh giữa hai khối bùng nổ trong lúc chờ đợi không lực Anh Mỹ mở các cuộc phản công phát xuất từ các căn cứ không quân đặt tại Ai Cập. Dĩ nhiên, chính phủ Thổ biết rõ thâm ý của Anh và Mỹ nhưng đó là cái giá phải chọn vì nền an ninh và sự thịnh vượng lâu dài của Thổ.
Trung Cộng chỉ giỏi giành một hòn đảo nhỏ như Gạc Ma, chiếm vài trăm thước đất ở Hà Giang, bắn thủng tàu ghe của ngư dân Thanh Hóa nhưng rất sợ chiến tranh toàn diện trong khu vực bùng nổ. Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế và thông tin như hiện nay, không một quốc gia nào có thể quyết định độc lập và có lợi hoàn toàn trước một biến cố kinh tế, chính trị và quân sự tầm vóc quốc tế. Trong nhiều trường hợp nước càng lớn thiệt hại càng trầm trọng và một nước nhỏ biết vận dụng vị trí của mình có thể vượt qua cơn sóng gió để trở thành một cường quốc trong tương lai gần. Không chỉ các lãnh đạo quốc gia mà từng người dân có nhận thức phải biết đất nước mình đứng ở đâu trong cuộc cờ không ngừng nghỉ của chính trị thế giới. Nếu không cùng hát đồng ca dân chủ và vươn lên cùng nhân loại mà quanh năm chỉ rên rỉ một bài ai điếu rồi ngày đại tang cho dân tộc sẽ đến không xa.
********
Nguồn:
http://www.trantrungdao.com/?p=2681
TIN THẾ GIỚI
Tổng thống Obama: Nga sẽ trả giá vì hành động ở Ukraine
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
- Dân Ukraina rầm rộ xuống đường ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ
- Lực lượng Nga xông vào căn cứ không quân Ukraine ở Crimea
- Hoa Kỳ vận chuyển thực phẩm cho quân đội Ukraine
- Hoa Kỳ gạt bỏ lệnh cấm du hành của Nga
- S&P hạ mức xếp hạng triển vọng kinh tế Nga
- Tổng thống Obama mở rộng biện pháp trừng phạt Nga
- Tổng thống Obama bắt đầu chuyến công du với mục tiêu cô lập Nga
- Vấn đề Ukraine có thể làm lu mờ hội nghị thượng đỉnh hạt nhân
- Ukraine: Đề tài tham luận khi TT Obama dự hội nghị ở châu Âu
- Tuần hành bày tỏ tinh thần đoàn kết ở thủ đô của Ukraine
- 'Không từ bỏ hạt nhân, Ukraine có thể khiến Nga suy tính lại'
- Lực lượng Nga xông vào căn cứ không quân Ukraine ở Crimea
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Mỹ và châu Âu đồng lòng trong việc
tìm cách áp đặt trừng phạt lên Nga vì hành động của nước này ở Ukraine.
Ông Obama phát biểu trước báo giới ở Hà Lan trong một cuộc họp khẩn của nhóm G-7, bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản, tập trung vào việc Nga sáp nhập Crimea.
Các nhà phân tích nói phiên họp này nhằm mục đích phối hợp những biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow kể từ khi quân đội Nga tràn vào Crimea hồi đầu tháng này.
Nhóm các cường quốc công nghiệp thế giới dự kiến cũng sẽ đánh giá thiệt hại của bất kỳ biện pháp trả đũa nào của Moscow.
Ông Obama phát biểu trước báo giới ở Hà Lan trong một cuộc họp khẩn của nhóm G-7, bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản, tập trung vào việc Nga sáp nhập Crimea.
Các nhà phân tích nói phiên họp này nhằm mục đích phối hợp những biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow kể từ khi quân đội Nga tràn vào Crimea hồi đầu tháng này.
Nhóm các cường quốc công nghiệp thế giới dự kiến cũng sẽ đánh giá thiệt hại của bất kỳ biện pháp trả đũa nào của Moscow.
Tổng thống Obama hôm thứ Hai cho biết châu Âu và Mỹ đoàn kết ủng hộ
chính phủ Ukraine và người dân Ukraine. Ông đưa ra phát biểu này sau khi
ông gặp Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ở Amsterdam.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ, Ben Rhodes, nói với phóng viên rằng Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo G-7 khác sẽ sử dụng cuộc họp để báo hiệu trước những biện pháp trừng phạt kinh tế mà Nga sẽ phải đối mặt "nếu Nga tiếp tục đường lối này."
Các nước cũng sẽ thảo luận về việc hỗ trợ cho Ukraine và làm thế nào để giao tiếp với Nga trong những tháng và năm tới. Ông Rhodes cho biết việc giao tiếp có thể xảy ra nếu Nga có những bước nhằm hạ giảm tình trạng căng thẳng.
Một hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân kéo dài 2 ngày tại The Hague, bắt đầu hôm thứ Hai, theo lịch trình là điểm nhấn trong chuyến đi kéo dài một tuần của Tổng thống Mỹ đến châu Âu và Ả-rập Saudi, trước khi bị lu mờ bởi những diễn biến ở Ukraine.
Vào thứ Ba, ông Obama sẽ tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh 3 bên với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun- Hye. :http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-nga-se-tra-gia-vi-hanh-dong-o-ukraine/1878328.html
"Bây giờ họ thắng trận Crimea và họ có thể định tiến vào phía đông
Ukraine vào ngày mai. Nhưng đây sẽ không là trận chiến ngắn ngủi mà sẽ
là một trận chiến lâu dài. Và chúng tôi chắc chắn rằng các nước láng
giềng của chúng tôi trong khối NATO và các quốc gia yêu dân chủ sẽ sát
cánh cùng nhau về lâu dài."
Tất cả những căn cứ quân sự chính của Ukraine trên bán đảo Crimea, được Moscow sáp nhập tuần trước, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga.
Quân đội Nga đang thực hiện những cuộc tập trận khác tại cửa ngõ phía đông của Ukraine. Và thủ tướng tự tuyên của Crimea đã kêu gọi người Nga trên khắp đất nước cựu Xô Viết này nổi dậy chống lại chính quyền Kiev mà Moscow coi là không chính danh.
Thượng nghị sĩ Kelly Ayotte của bang New Hampshire thuộc đảng Cộng hòa và là thành viên của Ủy ban Quân vụ cho biết, Mỹ đã thể hiện uy lực của mình. Bà cho biết Mỹ và NATO sẽ làm nhiều hơn nữa nếu xảy ra một cuộc xâm lược trên lục địa Ukraine.
"Chúng tôi đã có tàu USS Truxton đang tiến hành tập trận. Chúng tôi cũng đã điều những chiếc F-16 tới tập trận ở khu vực này. Dĩ nhiên chúng tôi và lực lượng NATO có khả năng điều động lực lượng thị uy trong khu vực. Chúng tôi đương nhiên là không muốn xung đột quân sự với Nga.”
Nhưng Thượng nghị sĩ Joe Donnelly thuộc đảng Dân chủ từ bang Indiana nói, nếu xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine, gánh nặng trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Tổng thống Vladimir Putin ở Moscow.
"Đây không phải là Crimea. Sẽ có những mất mát về nhân mạng. Sẽ có những thanh niên Nga bỏ mạng trong cuộc chiến này. Và ông Putin sẽ phải tìm thẳng vào mắt những ông bố bà mẹ của những thanh niên đó và giải thích lý do tại sao con trai, con gái của họ thiệt mạng trong cuộc xâm lược nước khác."
Căng thẳng giữa hai nước láng giềng, có chung một lịch sử lâu dài và cùng di sản Nga, đang chia cách bạn bè và người thân.
Một thư ký luật tên Zhenia Kuzmenko có cha là người Nga và mẹ là người Ukraine. Cô cho biết:
"Tôi rất lo vì cha mẹ tôi sống cách biên giới Nga chỉ 70 km. Và tôi hề vui khi một ngày kia tôi thức dậy ở một nước khác với họ. Chúng tôi muốn được độc lập. Chúng tôi không hạnh phúc với Nga."
Những quan chức quốc phòng Nga được truyền thông nhà nước dẫn lời nói rằng Moscow đang tuân thủ những thỏa thuận quốc tế hạn chế số lượng binh lính gần biên giới với Ukraine.
Nhưng Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết sau khi đi thăm Ukraine rằng ông lo ngại Nga có thể đã mở "chiếc hộp Pandora,'' ý nói gây nên những rắc rối khó giải quyết, bằng cách tìm cách vẽ lại đường biên giới quốc gia ở châu Âu
. http://www.voatiengviet.com/content/ukraine-cuong-quyet-truoc-de-doa-chu-quyen-tu-nga/1877773.html
MH370 : Máy bay rơi ngoài khơi Ấn Độ Dương
Hôm nay, 24/03/2014, công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản
(Japon Transport Consultants – JTC) thông báo đã cho mở cuộc điều tra
nội bộ về những thông tin liên quan đến việc đưa hối lộ cho các quan
chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan để giành được các hợp đồng, trong
khuôn khổ viện trợ công cho phát triển của Nhật Bản.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ, Ben Rhodes, nói với phóng viên rằng Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo G-7 khác sẽ sử dụng cuộc họp để báo hiệu trước những biện pháp trừng phạt kinh tế mà Nga sẽ phải đối mặt "nếu Nga tiếp tục đường lối này."
Các nước cũng sẽ thảo luận về việc hỗ trợ cho Ukraine và làm thế nào để giao tiếp với Nga trong những tháng và năm tới. Ông Rhodes cho biết việc giao tiếp có thể xảy ra nếu Nga có những bước nhằm hạ giảm tình trạng căng thẳng.
Một hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân kéo dài 2 ngày tại The Hague, bắt đầu hôm thứ Hai, theo lịch trình là điểm nhấn trong chuyến đi kéo dài một tuần của Tổng thống Mỹ đến châu Âu và Ả-rập Saudi, trước khi bị lu mờ bởi những diễn biến ở Ukraine.
Vào thứ Ba, ông Obama sẽ tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh 3 bên với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun- Hye. :http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-nga-se-tra-gia-vi-hanh-dong-o-ukraine/1878328.html
Ukraine cương quyết trước đe dọa chủ quyền từ Nga
Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk (phải) bắt tay với Thượng nghị sĩ Mỹ Kelly Ayotte tại Kiev, ngày 23/3/2014.
Tin liên hệ
Steve Herman
24.03.2014
KIEV — Những cảnh báo từ nhiều nguồn khác
nhau bao gồm chính phủ lâm thời Ukraine, tổng tư lệnh quân sự của NATO
và Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, rằng lực lượng Nga đã chuẩn bị
sẵn sàng tiến xa hơn Crimea, đang khơi lên những lời kêu gọi một phản
ứng mạnh mẽ hơn từ Washington và các thủ đô phương Tây khác. Thông tín
viên Steve Herman tường trình từ Kiev.
Những thành viên trong phái đoàn quốc hội lưỡng đảng của Mỹ đến thăm Kiev cho biết tất cả những người Ukraine mà họ gặp hôm Chủ Nhật nói rằng họ sẽ không nhượng "thêm một tấc đất" nào cho Nga và Ukraine sẵn sàng chiến đấu.
Hai thượng nghị sĩ và một dân biểu phát biểu trước báo giới chiều tối Chủ nhật rằng họ lạc quan rằng những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn và luật trừng phạt khác đang được xem xét bởi những đồng nghiệp của họ và một mặt trận thống nhất của các nước Tây Âu có thể ngăn Nga không có thêm những hành động khiêu khích.
Dân biểu Stephen Lynch thuộc đảng Dân chủ đại diện bang Massachusetts và là thành viên của Ủy ban An ninh Quốc gia, nói:
Những thành viên trong phái đoàn quốc hội lưỡng đảng của Mỹ đến thăm Kiev cho biết tất cả những người Ukraine mà họ gặp hôm Chủ Nhật nói rằng họ sẽ không nhượng "thêm một tấc đất" nào cho Nga và Ukraine sẵn sàng chiến đấu.
Hai thượng nghị sĩ và một dân biểu phát biểu trước báo giới chiều tối Chủ nhật rằng họ lạc quan rằng những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn và luật trừng phạt khác đang được xem xét bởi những đồng nghiệp của họ và một mặt trận thống nhất của các nước Tây Âu có thể ngăn Nga không có thêm những hành động khiêu khích.
Dân biểu Stephen Lynch thuộc đảng Dân chủ đại diện bang Massachusetts và là thành viên của Ủy ban An ninh Quốc gia, nói:
Binh sĩ Ukraine đứng gác tại một chốt kiểm soát gần thị trấn Armyansk tiếp giáp với bán đảo Crimea, ngày 23 tháng 3, 2014
Tất cả những căn cứ quân sự chính của Ukraine trên bán đảo Crimea, được Moscow sáp nhập tuần trước, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga.
Quân đội Nga đang thực hiện những cuộc tập trận khác tại cửa ngõ phía đông của Ukraine. Và thủ tướng tự tuyên của Crimea đã kêu gọi người Nga trên khắp đất nước cựu Xô Viết này nổi dậy chống lại chính quyền Kiev mà Moscow coi là không chính danh.
Thượng nghị sĩ Kelly Ayotte của bang New Hampshire thuộc đảng Cộng hòa và là thành viên của Ủy ban Quân vụ cho biết, Mỹ đã thể hiện uy lực của mình. Bà cho biết Mỹ và NATO sẽ làm nhiều hơn nữa nếu xảy ra một cuộc xâm lược trên lục địa Ukraine.
"Chúng tôi đã có tàu USS Truxton đang tiến hành tập trận. Chúng tôi cũng đã điều những chiếc F-16 tới tập trận ở khu vực này. Dĩ nhiên chúng tôi và lực lượng NATO có khả năng điều động lực lượng thị uy trong khu vực. Chúng tôi đương nhiên là không muốn xung đột quân sự với Nga.”
Nhưng Thượng nghị sĩ Joe Donnelly thuộc đảng Dân chủ từ bang Indiana nói, nếu xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine, gánh nặng trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Tổng thống Vladimir Putin ở Moscow.
"Đây không phải là Crimea. Sẽ có những mất mát về nhân mạng. Sẽ có những thanh niên Nga bỏ mạng trong cuộc chiến này. Và ông Putin sẽ phải tìm thẳng vào mắt những ông bố bà mẹ của những thanh niên đó và giải thích lý do tại sao con trai, con gái của họ thiệt mạng trong cuộc xâm lược nước khác."
Căng thẳng giữa hai nước láng giềng, có chung một lịch sử lâu dài và cùng di sản Nga, đang chia cách bạn bè và người thân.
Một thư ký luật tên Zhenia Kuzmenko có cha là người Nga và mẹ là người Ukraine. Cô cho biết:
"Tôi rất lo vì cha mẹ tôi sống cách biên giới Nga chỉ 70 km. Và tôi hề vui khi một ngày kia tôi thức dậy ở một nước khác với họ. Chúng tôi muốn được độc lập. Chúng tôi không hạnh phúc với Nga."
Những quan chức quốc phòng Nga được truyền thông nhà nước dẫn lời nói rằng Moscow đang tuân thủ những thỏa thuận quốc tế hạn chế số lượng binh lính gần biên giới với Ukraine.
Nhưng Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết sau khi đi thăm Ukraine rằng ông lo ngại Nga có thể đã mở "chiếc hộp Pandora,'' ý nói gây nên những rắc rối khó giải quyết, bằng cách tìm cách vẽ lại đường biên giới quốc gia ở châu Âu
. http://www.voatiengviet.com/content/ukraine-cuong-quyet-truoc-de-doa-chu-quyen-tu-nga/1877773.html
MH370 : Máy bay rơi ngoài khơi Ấn Độ Dương
Khu vực tìếm kiếm máy bay của Malaysia Airlines mất tích.
REUTERS/Sean Davey
Căn cứ vào ảnh vệ tinh của Anh, họp báo chiều ngày 24/03/2014
thủ tướng Najib Razak cho biết chuyến bay MH370 mất tích ngày
08/03/2014 đã rơi ở khu vực miền nam Ấn Độ Dương. Theo thông cáo của
hãng hàng không Malaysia Airlines máy bay đã rơi ở khu vực ngoài khơi
bờ biển Perth, một thành phố lớn ở miền nam nước Úc.
Theo đài truyền hình Anh BBC, gia đình các nạn nhân đã nhận được tin nhắn với nội dung không một hành khách nào còn sống sót.
Chính phủ Úc đã điều tàu và trực thăng đi vớt mảnh vỡ được nghi là
của máy bay Malaysia tại khu vực miền nam Ấn Độ Dương. Những vật thể này
được tìm thấy cách khoảng 2.500 km về phía tây nam thành phố Perth ở
miền nam nước Úc. Tàu của Úc được một chiếc máy bay Mỹ và một của Nhật
Bản hộ tống.
Cũng sáng nay, 24/03/2014 Hải quân Hoa Kỳ huy động một hệ thống radar
đi tìm hộp đen máy bay Malaysia. Theo lời phát ngôn viên Hạm đội VII
của Hải quân Mỹ, William Marks, Hoa Kỳ đưa hệ thống TPL-25 đi tìm hộp
đen chiếc máy bay bị mất tích. Hệ thống này có khả năng nhận tín hiệu từ
hộp đen của máy bay chìm sâu đến 6000 mét dưới lòng đại dương. Trên
nguyên tắc hộp đen của một chiếc máy bay bị nạn tiếp tục phát tín hiệu
trong vòng 30 ngày.
Tuy nhiên quan chức Mỹ thận trọng cho biết việc điều radar đi tìm hộp
đen không có nghĩa là các bên đã định vị được xác hay mảnh vỡ của chiếc
Boeing 777 nối liền Kuala Lumpur với Bắc Kinh mất tích từ hôm
08/03/2014 với 239 hành khách và phi hành đoàn.
Sáng sớm hôm nay máy bay Trung Quốc cung cấp cho Cơ quan An Ninh Hải
quân Úc tọa độ của nhiều vật thể nghi là mảnh vỡ của máy bay Malaysia.
Nhưng máy bay trinh sát của Hải quân Hoa Kỳ, US Navy P8 Poseidon đã «
không thể định vị được các vật thể » nói trên theo thông tin từ phía
Trung Quốc cung cấp.
Cuối tuần qua, ảnh vệ tinh của Pháp nghi ngờ đã hát hiện mảnh vỡ của
chiếc máy bay nói trên ở phía nam Ấn Độ Dương. Mọi công tác tìm kiếm
đang tập trung vào hai khu vực. Khu vực thứ nhất hướng về Trung Á còn
khu vực thứ nhì trải dài từ Indonesia đến Ấn Độ Dương.
Công ty Nhật điều tra về nghi vấn hối lộ quan chức Việt Nam
DR
Hôm nay, 24/03/2014, công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản
(Japon Transport Consultants – JTC) thông báo đã cho mở cuộc điều tra
nội bộ về những thông tin liên quan đến việc đưa hối lộ cho các quan
chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan để giành được các hợp đồng, trong
khuôn khổ viện trợ công cho phát triển của Nhật Bản.
Trong tuần trước, JTC đã mở điều tra sau khi báo chí Nhật Bản
đăng nhiều bài khẳng định là Tư pháp Nhật Bản đã thẩm vấn Chủ tịch Tổng
Giám đốc công ty, ông Tamio Kakinuma về vụ này.
Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, ông Kakinuma dường như đã thừa nhận
hối lộ các quan chức nước ngoài và đã ký vào bản thú tội. Công ty JTC
dường như đã chi tiền cho các quan chức Việt Nam, Indonesia và
Uzbekistan, nêu rõ ngày tháng và khoản tiền hối lộ.
Vẫn theo tờ báo, tư pháp Nhật có thể khởi tố vụ việc do vi phạm luật phòng ngừa cạnh tranh không lành mạnh trong thời gian tới.
Trong thời gian từ 02/2008 đến 02/2014, công ty JTC đã đưa hối lộ 40
lần, với tổng số tiền là 130 triệu yen (xấp xỉ một triệu euro).
Cụ thể, JTC dường như hối lộ các quan chức Việt Nam khoảng 80 triệu
yen, để được trúng thầu hợp đồng trị giá 4,2 tỷ yen, chi cho các quan
chức Indonesia khoảng 30 triệu yen, để có được các dự án với tổng giá
trị là 2,9 tỷ yen, và đút lót cho các giới chức Uzbekistan 20 triệu yen,
để giành được các hợp đồng trị giá 700 triệu yen.
Trong số những người nhận hối lộ có một quan chức cao cấp thuộc Ban
Quản lý các dự án đường sắt Việt Nam và một quan chức thuộc Tổng cục
đường sắt, Bộ Giao thông Indonesia.
AFP cho biết, hôm nay, văn phòng chưởng lý Tokyo từ chối bình luận về những thông tin này.
Về phản ứng của phía Việt Nam, theo báo chí trong nước, Chủ tịch Hội
đồng thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam Trần Ngọc Thành cho biết
đã tiếp nhận thông tin báo chí Nhật nói về vụ hối lộ 80 triệu yên từ
ngày 21/03. Sau cuộc họp ngày hôm qua, 23/03 với Ban Quản lý các dự án
đường sắt, lãnh đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã quyết định đình
chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban Quản lý các dự án
đường sắt trong vòng 15 ngày để xác minh vụ việc.
Cũng trong ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Việt Nam Đinh La
Thăng đã triệu tập một cuộc họp bất thường và yêu cầu một Thứ trưởng của
Bộ này, trong ngày hôm nay, làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật
Bản và Đại sứ Nhật tại Việt Nam, rà soát lại tất cả các dự án mà công ty
tư vấn Nhật JTC tham gia.
Ngoài Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt bị đình chỉ công tác,
trong ngày hôm nay, hai Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt
Nam, các ông Ngô Anh Tảo và Trần Quốc Đông, cũng bị đình chỉ công tác 10
ngày để xác minh thông tin.
Vụ hối lộ 80 triệu yen liên quan đến dự án đường sắt đô thị số 1 Yên
Viên – Ngọc Hồi. Công ty JTC đại diện cho liên danh các công ty tư vấn
Nhật Bản đã trúng thầu với giá 2,9 tỷ yen và 320 tỷ đồng Việt Nam. Hợp
đồng tư vấn này được ký ngày 09/09/2009, được thực hiện trong thời gian
từ 01/10/2009 đến 30/11/2011.
KAMI * NHỮNG CÂY CẦU
Cần có tầm nhìn xa cho những cây cầu vùng sâu
Fri, 03/21/2014 - 02:38 — Kami Mấy ngày vừa qua, tin "Chui vào túi nilông để... qua suối" mùa lũ ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trên báo Tuổi trẻ đã một lần nữa gây xôn xao trong dư luận. Bài báo cho biết về mùa lũ, khi nước suối dâng cao thì các cô giáo ở đây phải chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô bơi vượt qua suối.
Đây
là chuyện xảy ra ở một vùng sâu ở tỉnh biên giới Điện biên, còn nhớ
trước đây nhiều năm cũng có một câu chuyện tương tự như thế. Đó là
chuyện hàng chục hộ dân trú bên kia sông thuộc làng Nông Nội, xã Đăk
Nông và nhân dân thuộc tiểu khu 154 xã Đăk Ang khi qua sông PôKô phải đu
mình trên dây thép để qua sông cũng đã từng gây sốc trong dư luận. Rồi
người ta cũng quên đi vì đấy là những chuyện nhỏ trong câu chuyện dài
mang tên "Chuyện thường ngày ở Huyện". Song trong trường hợp ngồi trong
túi ni lông để nhờ người khác mang theo khi bơi qua suối là chuyện đối
mặt với tử thần, vì tính nguy hiểm cao hơn và điều gì sẽ xảy ra khi
người ta tuột tay bỏ rơi chiến túi ni lông trên dòng lũ chảy xiết cuồn
cuộn trong mùa mưa lũ ấy? Những ai từng sống ở miền núi mùa mưa lũ đều
biết, do địa hình dốc nên các cơn lũ về rất nhanh và nước chảy xiết, chỉ
một sơ ý nhỏ cũng có thể gây thảm họa cho người qua suối trong trường
hợp này. Vây mà những vụ việc như thế đã diễn ra từ rất lâu và chắc chắn
đây không phải là trường hợp duy nhất. Có lẽ sẽ còn có nhiều địa phương
đã và đang diễn ra các tình trạng tương tự. Và người ta còn vượt sông,
suối bằng các hình thức khác có lẽ sẽ còn "ngoạn mục" hơn.
Trong
vụ việc nóng đang thu hút dư luận này có một sự kiện đáng chú ý, đó là
chỉ sau vài tiếng đồng hồ sau khi báo Tuổi Trẻ đưa tin vụ “chui vào túi
nilông để... qua suối” thì chiều 17-3, dù đang công tác ở Nhật Bản nhưng
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vẫn điện thoại trực tiếp về chỉ đạo Sở
GTVTĐiện biên phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ GTVT để, khẩn
trương khảo sát để nhanh chóng xây dựng một cây cầu treo tại địa điểm
này. Thông tin ban đầu cho biết Bộ GTVT quyết định sẽ giao việc xây cầu
cho một đơn vị của bộ là Xí nghiệp cơ khí Quang Trung. Phương án sẽ là
cầu treo dân sinh, thiết kế khung thép, ván thép và việc xây dựng phải
hoàn tất, đưa vào sử dụng trước mùa mưa lũ năm nay với giá ước tính
khoảng 3,5 tỷ đồng. Tuy nhiên cũng có ý kiến phê phán cung cách làm ăn
theo kiểu lệnh miệng của ông Bộ trưởng Bộ GTVT. Người ta không hiểu ông
Bộ trưởng dựa vào đâu hay căn cứ vào cái gì để quyết định xây một cây
cầu treo dân sinh trị giá khoảng 3,5 tỷ ở địa điểm đó. Điều mà đáng lẽ
phải dùng các kỹ sư để tiến hành khảo sát trực tiếp tại hiện trường
trước khi đi đến một quyết định như thế. Đòi hỏi này hoàn toàn không
liên quan đến việc có người không đồng tình với việc ông Bộ trưởng nhắn
tin nhắn tới cô giáo qua suối bằng túi ni lông có nội dung “Cảm ơn em,
anh sẽ cho anh em nghiên cứu để làm sớm 1 cây cầu treo". Đây là những
việc cũng cần rút kinh nghiệm của một vị Bộ trưởng, song việc "Có hành
động nhanh, dứt khoát ở tư cách một vị đứng đầu ngành giao thông có phải
là việc làm đáng hoan nghênh hay không?" thì còn là vấn đề phải bàn.
Chỉ
một cái lệnh miệng của ông Bộ trưởng Bộ GTVT ban xuống thì lập tức các
cơ quan liên quan cấp dưới hối hả thực hiện và (có lẽ) cũng sẽ bất chấp
các quy định, các thủ tục điều tra, thiết kế và xét duyệt v.v... cần
phải có cho các hạng mục xây dựng cơ bản. Chỉ biết rằng một chiếc cầu
treo trị giá 3,5 tỷ sẽ được gấp rút hoàn thành trong thời hạn khoảng 2
tháng trước mùa mưa (giữa tháng 5 là mùa mưa). Trong việc này có người
đặt câu hỏi về cái nhu cầu cần một cây cầu bắc qua khúc suối rộng khoảng
5m dòng chảy về mùa mưa lũ đã ai dám chắc cái đó không mang sự cảm
tính? Và ai cũng biết cái khoảng thời gian ngắn ngủi để có được cái cầu
đó không phải vì để bà con được qua suối bằng chiếc cầu mới, hay là để
chứng tỏ sự chấp hành vô điều kiện của các cơ quan, ban ngành cấp dưới
trước lệnh của Bộ trưởng theo kiểu "Tiền hô hậu ủng". Để tiếp theo đó là
hàng loạt các lý do để vin vào trong quá trình lập các luận chứng kinh
tế kỹ thuật, khảo sát thiết kế, xét duyệt dự toán thiết kế, tổ chức đấu
thầu và thi công công trình v.v.... Nếu xem xét kỹ thì thấy, cung cách
làm ăn tùy tiện bất chấp quy định phải chăng cũng là kết quả của một vài
câu chuyện mà người ta thường thấy của ngành GTVT. Đó là chính là sự
lãng phí và vô nguyên tắc trong quản lý cần phải chấn chỉnh.
Một
vài ngày gần đây, cũng liên quan đến Bộ GTVT của ông Bộ trưởng Đinh La
Thăng mà báo chí nhắc đến tương đối nhiều. Đó là việc chuyện ăn xén, ăn
bớt khiến cho đường cao tốc trở thành đường thấp chất lượng, đường sụt
lún, hư hỏng ngay khi mới đưa vào sử dụng với bằng chứng cụ thể. Đó là
dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1) đã được kiểm toán
và kết quả là có bớt xén từ khâu khảo sát thiết kế đến bớt luôn cả cao
độ mặt đường. Các nhà “ảo thuật” đã phối hợp để biến con đường từ 3.734
tỉ đồng thành 8.974 tỉ đồng. Nâng chi phí đầu tư thêm 5.000 tỉ đồng,
“đội giá” công trình lên hàng trăm tỉ đồng. Cũng cần phải nhắc thêm,
hiện nay một sự vô lý là giá xây dựng 1km đường cao tốc Việt Nam cao gấp
3 lần so với Mỹ và điều này đã được các quan chức nhà nước và các vị ở
Bộ GTVT công nhận là đúng. Đây là một vụ việc tham nhũng trong hàng
nghìn, hàng vạn các vụ tham nhũng lớn nhỏ trong đầu tư xây dựng của Bộ
GTVT. Từ câu chuyện tham nhũng trong thi công đoạn đường cao tốc Cầu Giẽ
- Ninh Bình với chiều dài 54 km đã đội giá thêm 5.000 tỷ đồng, cho dù
chất lượng quá thấp và chuyện một cây cầu treo ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ,
huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên với giá ước chừng 3,5 tỷ đồng. Có người
cho rằng chỉ trong một phần công việc rất nhỏ của Bộ GTVT nếu người ta
thực hiện một cách nghiêm ngặt các quy trình của nhà nước quy định thì
sẽ tiết kiệm được số tiền lớn, mà nó có thể làm được 150 cây cầu treo
cho các bản làng vùng sâu, vùng xã trên khắp mọi miền của đất nước.
Song
vấn đề không phải chỉ đơn giản là như vậy, đây là vấn đề của nhà quản
lý trong việc giải quyết tổng thể vấn đề giao thông miền núi trên toàn
quốc chứ không phải là chỉ ở một điểm nóng là bản Sam Lang, xã Nà Hỳ,
huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Vấn đề là người đứng đầu Bộ GTVT và các cơ
quan liên quan bây giờ có biết chính xác trên toàn quốc có bao nhiêu
điểm tương tự như ở bản Sam lang và họ đã có những giải pháp cụ thể gì
để giải quyết? Người đứng đầu ngành GTVT không thể giải quyết công việc
theo lối giải quyết mang tính tình thế như vậy. Việc đảm bảo giao thông
thuận lợi cho các làng bản ở vùng sâu, vùng xa không thể giải quyết bằng
cách chỉ thị lệnh bằng miệng làm chỗ nọ chỗ kia. Mà cần có một sự quy
hoạch giải quyết vấn đề mang tính chiều sâu nhằm giải quyết triệt để vấn
đề còn tồn tại.
Một mảng kéo bằng cáp qua suối, rất đơn giản và chi phí cũng không cao?
|
Khi
báo Tuổi trẻ đưa tin về việc "Chui vào túi nilông để... qua suối", thì
cũng có một số người thay vì lên đồng cùng với dư luận, họ đã âm thầm
tìm hiểu và mổ xẻ đoạn video clip của cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên
mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang tặng cho báo Tuổi trẻ. Qua đoạn
video clip đó họ muốn chứng minh rằng khúc suối đó về mùa mưa lũ chỉ
rộng chừng 5m, sâu không quá 1,45-1,50 m và người ta lội vượt khúc suối
đó cùng với cái túi ni lông chứa người chỉ mất vẻn vẹn 24'' (giây). Quan
trọng hơn, những người này đã đề xuất vấn để giải quyết việc vượt con
suối đó vào mùa mưa lũ, mà theo họ chỉ cần dùng các giải pháp đơn giản
mà từ xưa đến nay ở miền núi người ta vẫn làm, ở đây đó là dùng mảng
vượt suối. Theo mô tả đó chỉ là một cái mảng ghép to rộng (hoặc nhỏ) vừa
vài người, vài chiếc xe, tùy cỡ. Họ buộc một sợi dây thép lớn ngang qua
sông hoặc suối, người chở mảng bám dọc sợi dây đó lần qua sông. Ít
người hoặc sông êm thì một người kéo. Đông người, nước xiết thì hai
người kéo, hành khách cũng kéo giùm. Mảng nhỏ, suối cạn thì dùng sào
chống hoặc chèo. Thế là ổn, chứ đâu cần một mệnh lệnh từ ông Bộ trưởng
với số vốn 3,5 tỷ đồng để gấp rút vừa thiết kế vừa thi công một chiếc
cầu treo với những sự ưu đãi đặc biệt dưới danh nghĩa công trình theo
lệnh Bộ trưởng. Hẳn việc này cũng làm người ta nhớ tới công trình cầu
treo Chu va 6 vừa bị sập cũng vì do “thi công không đúng thiết kế, khâu
giám sát và nghiệm thu công trình không đảm bảo”.
Thực
ra vấn đề "Chui vào túi nilông để... qua suối" chỉ là vấn đề nhỏ, hết
sức đơn giản không đáng bị thổi phồng và bị ai đó lợi dụng để tạo thành
một dư luận xã hội ghê gớm không đáng có. Hơn nữa đây là vấn đề thuộc
thẩm quyền và trách nhiệm của phòng giao thông huyện Nậm Pồ, đáng lẽ họ
phải chủ động lên phương án vượt suối mùa lũ theo cách nhà nước và nhân
dân cùng làm. Trên cơ sở nhà nước hỗ trợ tiền hoặc một số hạng mục vật
tư có giá trị lớn và đóng vai trò chính, còn người dân và các đơn vị
trên địa bàn sẽ hỗ trợ một phần nào đó. Nếu làm được như vậy thì sẽ tiết
kiệm rất nhiều chi phí xây dựng của nhà nước, chi phí làm một hệ thống
mảng vượt suối có độ rộng lòng chảy khoảng 5m thì chỉ bằng vài chiếc
thùng phuy, một số sắt thép gỗ ván v.v.. giá trị một vài chục triệu đồng
khi so với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng theo dự kiến ban đầu (chưa kể phát
sinh). Trong việc này, một vấn đề cần phải nhắc tới đó là vai trò của
các cấp chính quyền địa phương ở những khu vực này như thế nào? Nếu như
trong trường hợp ở bản Sam Lang không được báo chí nêu lên thì các cấp
chính quyền xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ và tỉnh Điện Biên cũng hầu như không
quan tâm đến việc tính mạng của người dân bị đe dọa khi vượt suối vào
mùa lũ. Một cau hỏi lớn đặt ra là đại biểu nhân dân của khu vực này
trong Hội đồng Nhân dân xã, huyện, tỉnh Điện biên và trong Quốc hội là
ai? Họ có biết được những vấn đề này hay không và trách nhiệm giải quyết
của họ đến đâu?
Về
mặt quản lý nhà nước, Bộ GTVT cần tiến hành tổng điều tra vấn đề giao
thông miền núi để tập hợp các vấn đề nhu cầu phát triển giao thông nông
thôn cỡ vừa và nhỏ để có kế hoạch tập trung giải quyết xóa bỏ các điểm
giao thông mang tính nguy hiểm như việc chui vào túi ni lông để qua suối
còn đang tồn tại ở các địa phương vùng sâu vùng xa trên phạm vi toàn
quốc. Tránh hiện tượng ra lệnh miệng cho ra vẻ của các quan chức lãnh
đạo, hình như trong trường hợp này ông Bộ trưởng GTVT đã quá sốt sắng
khi ra lệnh làm ngay một chiếc cầu treo là việc chỉ nhằm chạy theo trào
lưu dư luận xã hội để tạo ấn tượng cho hình ảnh một vị Bộ trưởng năng
động (!)?. Làm quản lý thì phải biết tiết kiệm và sử dụng đồng tiền cho
hiệu quả, và cái tư tưởng nước sông công lính là thứ suy nghĩ hủ lậu cần
phải bãi bỏ.
Cái quan trọng là phải có một tầm nhìn đủ xa để giải quyết vấn đề phục vụ cho cuộc sống của người dân.
Ngày 21 tháng 03 năm 2014
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
TƯỞNG NĂNG TIẾN * DƯƠNG TRUNG QUỐC
Sử Gia Và Dân Biểu Dương Trung Quốc
Mon, 02/11/2013 - 13:07 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
"Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai
(đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những
người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì … đen là
phải!"
Lúc bé, tôi vẫn thường xem phim cọp. Lý do, giản dị, chỉ vì tôi rất
ít khi có tiền mua vé. Lỡ có, tôi lại muốn dùng tiền để mua những thứ
khác: bắp nuớng, đậu phụng rang, cà rem, bánh kẹo … để nhai lai rai
trong lúc coi phim.
Nhưng làm thế nào để vào cửa cọp mới được chứ? Ít nhất cũng có hai
cách. Thứ nhất là đứng xớ rớ truớc cửa rạp, thấy một ông hay một bà
trông có vẻ bảnh bao và dễ tính là mình xà ngay đến:
-Thưa chú, thưa dì, thưa cô, thưa bác… con muốn coi cái phim này hết sức nhưng không có tiền, làm ơn dắt con vô luôn nha?
Nếu họ gật đầu là kể như … khỏe. Theo lệ, mỗi nguời lớn đi xem phim có quyền dắt theo một trẻ em - miễn phí.
Lối thứ hai rắc rối hơn một chút, kém đàng hoàng hơn một tí, và cần
một ít vốn đầu tư. Mấy đứa phải hùn hạp đủ tiền cho một thằng hay một
con nào đó mua vé (hạng nhi đồng) vào cửa. Rồi nó sẽ len lén mở cửa bên
hông rạp, cho cả lũ vào luôn!
Có lần vì giông bão, nên dù là ngày chủ nhật, rạp chiếu bóng cũng chỉ có mấy ngoe mua vé vào xem. Lũ nhi đồng chúng tôi quên chi tiết đó, vẫn tiếp tục rủ nhau vào cửa cọp. Không những thế, nhiều đứa còn “mời” cả anh chị và bố mẹ “đi” luôn. Dân trong xóm tôi đều nghèo, đều rất ham… vui; do đó, gặp ngày mưa buồn bã và rảnh rỗi – rạp hát lại gần nhà – nên mọi nguời đều vui vẻ … vô luôn!
Chủ rạp kinh ngạc khi thấy vé không bán đuợc bao nhiêu mà bên trong rộn rã tiếng cười đùa vỗ tay của trẻ con, rôm rả tiếng bàn tán nói cười của nguời lớn. Không cần phải thông minh lắm nguời ta cũng tìm được lý do, không lâu, sau đó.
Thế là bất ngờ, sau một lời xin lỗi ngắn ngủi qua hệ thống phát thanh, đèn bật sáng lên, chủ nhân cùng nhân viên ào vào xoát vé. Lần lượt từng mạng một, không phân biệt già trẻ lớn bé, không xót một mạng nào, cả xóm bị “mời” ra khỏi rạp bằng những lời lẽ - tất nhiên - hoàn toàn không nhã nhặn.
Ðã có lúc vui miệng, tôi kể cho mấy đứa con bé nhỏ của mình nghe về cái kỷ niệm ấu thơ (không mấy êm đềm) này. Chúng đều tỏ vẻ ái ngại và vô cùng thất vọng về thái độ hơi thiếu đàng hoàng của tôi:
Có lần vì giông bão, nên dù là ngày chủ nhật, rạp chiếu bóng cũng chỉ có mấy ngoe mua vé vào xem. Lũ nhi đồng chúng tôi quên chi tiết đó, vẫn tiếp tục rủ nhau vào cửa cọp. Không những thế, nhiều đứa còn “mời” cả anh chị và bố mẹ “đi” luôn. Dân trong xóm tôi đều nghèo, đều rất ham… vui; do đó, gặp ngày mưa buồn bã và rảnh rỗi – rạp hát lại gần nhà – nên mọi nguời đều vui vẻ … vô luôn!
Chủ rạp kinh ngạc khi thấy vé không bán đuợc bao nhiêu mà bên trong rộn rã tiếng cười đùa vỗ tay của trẻ con, rôm rả tiếng bàn tán nói cười của nguời lớn. Không cần phải thông minh lắm nguời ta cũng tìm được lý do, không lâu, sau đó.
Thế là bất ngờ, sau một lời xin lỗi ngắn ngủi qua hệ thống phát thanh, đèn bật sáng lên, chủ nhân cùng nhân viên ào vào xoát vé. Lần lượt từng mạng một, không phân biệt già trẻ lớn bé, không xót một mạng nào, cả xóm bị “mời” ra khỏi rạp bằng những lời lẽ - tất nhiên - hoàn toàn không nhã nhặn.
Ðã có lúc vui miệng, tôi kể cho mấy đứa con bé nhỏ của mình nghe về cái kỷ niệm ấu thơ (không mấy êm đềm) này. Chúng đều tỏ vẻ ái ngại và vô cùng thất vọng về thái độ hơi thiếu đàng hoàng của tôi:
- It’s not fun. Như vậy đâu có vui bố.
- And it’s not fair, either! Cũng không công bằng mấy bố à.
- Ờ thì bố cũng thấy là không vui gì cho lắm và có hơi kỳ kỳ một chút.
- Kỳ một chút sao được. It’s cheating, như vậy là ăn gian, đó bố!
- And it’s not fair, either! Cũng không công bằng mấy bố à.
- Ờ thì bố cũng thấy là không vui gì cho lắm và có hơi kỳ kỳ một chút.
- Kỳ một chút sao được. It’s cheating, như vậy là ăn gian, đó bố!
Tôi miễn cưỡng đồng ý với tụi nó mà bụng dạ (nói thiệt) có hơi
buồn. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã gian lận gì nhiều trong chuyện
xem phim mà vào bằng cửa cọp. Cũng như tất cả những nguời dân lớn nhỏ
khác của cả xóm mình, tôi chỉ có tội nghèo mà ham… vui, và hơi láu cá
chút đỉnh, thế thôi.
Láu cá (rõ ràng) không phải là một đức tính, dù nhìn theo quan niệm đạo
đức của bất cứ ai. Bởi vậy, càng già tôi càng đàng hoàng thấy … rõ!
Những nguời tử tế, biết phục thiện, và đàng hoàng tử tế như tôi - tiếc
thay - hơi ít.
Tạp chí Khởi Hành số 34, phát hành tháng 8 năm 99, từ
California, có bài viết “Khi Chính Trị Chi Phối Văn Hoá”, của Trần Anh
Tuấn, về những nguời … rất không đàng hoàng như thế. Những kẻ mà đến lúc
chết vẫn còn (vô cùng) láu cá!
Một phần của bài viết, ông Trần Anh Tuấn dùng để điểm cuốn Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam, Những Gương Mặt Trí Thức, tập Một, do Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân và Tạ Ngọc Liễn sưu tầm và biên tập, nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998. Nội dung cuốn sách được ông Trần Anh Tuấn ghi nhận như sau:
Một phần của bài viết, ông Trần Anh Tuấn dùng để điểm cuốn Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam, Những Gương Mặt Trí Thức, tập Một, do Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân và Tạ Ngọc Liễn sưu tầm và biên tập, nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998. Nội dung cuốn sách được ông Trần Anh Tuấn ghi nhận như sau:
“Với hơn 700 trang, các tác giả đã chọn ra 71 nhân vật mà họ vinh
danh là những trí thức Việt Nam tiêu biểu trải qua 770 năm lịch sử, với 9
thời đại và thời kỳ (Trần, Hồ, Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn, Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa V.N.)”.
“Nhưng nhìn vào danh sách là chúng ta thấy ngay sự ăn gian của
những người làm sách: trong suốt 720 năm (1225 – 1945) họ chỉ chấm có 38
nhân vật tức 53%. Ðó là Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu, Trần Quốc Tuấn,
Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Trãi,
Triệu Thái, Lê Thánh Tông, Lê Sĩ Liên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc
Khoan, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Lê Qúi Ðôn, Lê Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm,
Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ, Võ Trường Toản, Phan Huy Chú, Vũ Phạm Khải,
Nguyễn Ðình Chiểu, Phạm Thuật Duật, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Truờng Tộ,
Nguyễn Quang Bích, Lương Văn Can, Nguyễn Phạm Tuân, Phan Bội Châu,
Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường,
Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn An Ninh, và Phạm Tuấn Tài.”
“Trong 50 năm sau cùng (1945 – 1995), họ đưa ra một số lượng khổng lồ
là 33 nguời, tức 47%. Trong số 33 tên, chỉ trừ giáo sư Hoàng Xuân Hãn
sống ở Pháp, còn lại 32 tên không ai khác hơn là những đảng viên cao cấp
của Ðảng Cộng Sản Việt Nam và những nguời phục vụ chế độ cộng sản. Ðó
là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Truờng Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát,
Nguyễn Khánh Toàn, Ðặng Thái Mai, Trần Huy Liệu, Phạm Huy Thông, Tôn
Thất Tùng, Hồ Ðắc Di, Phạm Ngọc Thạch, Trần Ðại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên,
Tạ Quang Bửu, Trần Văn Giáp, Tôn Quang Phiệt, Hải Triều, Ngụy Như Kon
Tum, Dương Ðức Hiền, Ðặng Văn Ngữ, Hoài Thanh, Nam Trân, Nguyễn Khắc
Viện, Lê Văn Thiêm, Từ Chi, Nguyễn Ðổng Chi, Cao Xuân Hy, Trần Ðức Thảo,
Hoàng Thúc Trâm, Ðào Duy Anh, và Hoàng Xuân Hãn.”
Cứ theo như lời của ông Trần Anh Tuấn thì “nhìn vào danh sách là
chúng ta thấy ngay sự ăn gian của những người làm sách”. Là kẻ hậu sinh,
tôi không hề dám có nghĩ tranh luận hay bút chiến với một nguời cầm bút
vào hàng truởng thượng - và nặng ký - như ông Trần Anh Tuấn; tuy nhiên,
vì đã lỡ biện minh cho chuyện vào cửa cọp của chính mình, tôi tự thấy
có bổn phận phải lên tiếng để bênh vực cho một số những nguời vừa được
vinh danh là “trí thức Việt Nam tiêu biểu” - trong nửa thế kỷ qua.
Theo tôi thì qúi ông Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo, Hoàng Xuân Hãn… đều
dư sức dắt theo ba trự lóc nhóc cỡ như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường
Chinh… đi vào lịch sử mà khỏi cần mua vé. Như đã thưa, tuy không bằng
luật nhưng theo lệ (ít nhất cũng là lệ ở những thành phố thân miền Nam,
khi tôi còn bé) mỗi nguời đi xem phim có quyền dắt theo một nhi đồng -
miễn phí. Hồi nhỏ tụi tôi vẫn đi xem phim ké theo kiểu đó mà. Ðiều này
đâu có gì là gian lận mà ông Tuấn phải phàn nàn và nặng lời dữ vậy?
Giữa chuyện ham vui (của lũ bé con chúng tôi, ngày truớc) và chuyện ham danh (của những ông lãnh tụ cộng sản Việt Nam, bây giờ) có một điểm này chung: túng làm liều. Ðiểm chung đó, với ít nhiều chủ quan, tôi tin tưởng là thông cảm và chia sẻ được.
Nếu không, nghĩa là nếu ông Trần Anh Tuấn không đồng ý, tôi xin đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề theo cách khác - dựa vào hình ảnh, kinh nghiệm phổ cập hơn với phần lớn mọi người, và cũng vẫn với phong thái nhẹ nhàng tương tự. Hãy tưởng tượng đến cảnh quá giang.
Chiếc bè chở những “gương mặt trí thức Việt Nam tiêu biểu” của nửa thế kỷ qua đi vào lịch sử mà chỉ có vài ba ông cỡ như Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo và Hoàng Xuân Hãn … thì ngó bộ hơi neo đơn và cũng (có phần) phí phạm. Nó còn rộng chỗ nên qúi ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… xin được quá giang - vậy thôi.
Nguời ta mượn lời để diễn ý. Ðặng ý thì bỏ lời. Thiên hạ mượn bè để qua sông. Miễn sao họ qua lọt thì thôi. Câu nệ quá tôi sợ… mất lòng và, chắc chắn, cũng sẽ mất vui!
Giữa chuyện ham vui (của lũ bé con chúng tôi, ngày truớc) và chuyện ham danh (của những ông lãnh tụ cộng sản Việt Nam, bây giờ) có một điểm này chung: túng làm liều. Ðiểm chung đó, với ít nhiều chủ quan, tôi tin tưởng là thông cảm và chia sẻ được.
Nếu không, nghĩa là nếu ông Trần Anh Tuấn không đồng ý, tôi xin đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề theo cách khác - dựa vào hình ảnh, kinh nghiệm phổ cập hơn với phần lớn mọi người, và cũng vẫn với phong thái nhẹ nhàng tương tự. Hãy tưởng tượng đến cảnh quá giang.
Chiếc bè chở những “gương mặt trí thức Việt Nam tiêu biểu” của nửa thế kỷ qua đi vào lịch sử mà chỉ có vài ba ông cỡ như Ðào Duy Anh, Trần Ðức Thảo và Hoàng Xuân Hãn … thì ngó bộ hơi neo đơn và cũng (có phần) phí phạm. Nó còn rộng chỗ nên qúi ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh… xin được quá giang - vậy thôi.
Nguời ta mượn lời để diễn ý. Ðặng ý thì bỏ lời. Thiên hạ mượn bè để qua sông. Miễn sao họ qua lọt thì thôi. Câu nệ quá tôi sợ… mất lòng và, chắc chắn, cũng sẽ mất vui!
Tôi chỉ tận tình chia sẻ nỗi bất bất bình của ông Trần Anh Tuấn về
việc những vị sử quan đương đại - Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, và
Tạ Ngọc Liễn - theo chỉ thị, đã mở cửa hông cho thêm cả đống ông nữa
(tổng cộng lên đến 33 mạng) ào ạt nhào luôn vào lịch sử.
Cũng như đi coi phim cọp, đi quá giang - dù là bằng thúng, bằng mủng,
bằng bè, bằng ghe tam bản, bằng thuyền ba lá, bằng ca nô, bằng tầu, hay
bằng thủy phi cơ … chăng nữa - nên tránh chuyện đàn đúm, kéo bè, kết
đảng đông đảo quá. Xô đẩy, giành dật, chen lấn là cảnh (luôn luôn) rất
khó coi và dễ gây hiểu lầm là một vụ thủy tặc hay không tặc. Ðó là chưa
kể chuyện quá tải, rất không an toàn. Chìm xuồng, cả lũ, như chơi.
Nửa thế kỷ qua dân việt dở sống dở chết. Giữa lúc muôn họ lầm than, nhân tâm ly tán, nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm; danh nhân, trí thức, kẻ sĩ …ở đâu mà hăm hở chen lấn đi vào lịch sử đông dữ vậy - hả Trời? Chợ chưa họp mà kẻ cắp đã đến đủ mặt như thế (kể) cũng kỳ.
Nửa thế kỷ qua dân việt dở sống dở chết. Giữa lúc muôn họ lầm than, nhân tâm ly tán, nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm; danh nhân, trí thức, kẻ sĩ …ở đâu mà hăm hở chen lấn đi vào lịch sử đông dữ vậy - hả Trời? Chợ chưa họp mà kẻ cắp đã đến đủ mặt như thế (kể) cũng kỳ.
Mới đây ông Nguyễn Chính còn khám phá
ra vụ này, ngó bộ, còn kỳ dữ nữa về chuyện khai thác bauxite ở Việt
Nam: “Quốc hội chưa họp, nghĩa là chưa ai có ý kiến gì, ông dân biểu
Dương Trung Quốc đã phát ngôn trên báo Tuổi Trẻ rằng “Nhưng Bộ Chính trị đã quyết rồi thì bây giờ ta chỉ bàn làm sao cho tốt, cho an toàn thôi” khiến nhiều cử tri rất ngỡ ngàng.”
Tôi thì không ngỡ ngàng gì cho lắm vì đã được họp tập trước về việc
“Đảng chỉ tay, Quốc Hội vỗ tay, dân trắng tay” tự lâu rồi. Chỉ hơi ngờ
ngợ vì cái tên của ông Dương Trung Quốc nghe (có vẻ) quen quen. Té ra,
ông chính là một trong ba nhân vật đã sưu tầm và biên tập cuốn Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam, Những Gương Mặt Trí Thức (tập I) do nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998.
Tưởng sao chớ “đi ra, đi vô cũng cái thằng cha khi nẫy” chớ ai!
Muời năm trước ông Dương Trung Quốc tô vẽ cho nhiều kẻ bất hảo trở
thành “Những Guơng Mặt Trí Thức” của lịch sử và văn hoá Việt Nam. Bây
giờ thì ông mở đường để con cháu chúng nó mang đất nước ra băm xẻ, cho
bằng thích.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai
(đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những
người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì … đen là
phải!
NGUYỄN HỮU VINH * CỘNG SẢN LÀ TAI HỌA
Chủ trương lớn của Đảng – Tai họa khủng cho dân
Sun, 03/23/2014 - 22:40 — nguyenhuuvinh
Chừng
đó câu hỏi cần được trả lời. Những điều rút ra qua vụ Bôxit để trả lời
câu hỏi đó, đã thể hiện bản chất của những chủ trương lớn và cái Đảng
đã đẻ ra những chủ trương lớn kia đang phục vụ ai? Khi mà các chủ
trương lớn của đảng là tai họa khủng khiếp cho nhân dân mà không ai
phải chịu trách nhiệm?
Và câu trả lời vắn tắt nhất, gọn gàng nhất là bãy trả quyền tự quyết về cho nhân dân.
Và câu trả lời vắn tắt nhất, gọn gàng nhất là bãy trả quyền tự quyết về cho nhân dân.
Thông tin về việc dự án Bôxit Tây Nguyên lỗ hang ngàn tỷ đồng đến với
người dân Việt Nam đã là chuyện hiển nhiên không cần bàn cãi. Người ta
đón nhận tin đó không chút nào ngạc nhiên. Trước đó, nhà nước đã phải
dừng công trình Cảng Kê Gà đã đầu tư cả ngàn tỷ, việc phá nát đường sá,
đe dọa đời sống người dân, đặc biệt là nếp văn hóa vùng Tây Nguyên.
Thậm chí việc báo chí kêo gào rằng Bôxit lỗ nặng, lỗ hàng ngàn tỷ đồng, lỗ nhiều mặt,
lỗ hàng chục triệu đôla mỗi năm… nhưng tận cho đến khi có con số rất
cụ thể rằng: “Riêng Tân Rai năm 2013 lỗ hơn 258 tỉ đồng, Nhân Cơ dự
kiến năm 2015 sẽ lỗ hơn 671 tỉ đồng...” thì ông Tổng bí thư Đảng CS
Trọng Lú vẫn nhơn nhơn phát biểu: “Nói bô xít lỗ là chưa có cơ sở” – thật “khách quan, biện chứng” và hài hước.
Chủ trương lớn – sai lầm càng lớn
Người ta không ngạc nhiên khi nghe tin Bôxit Tây Nguyên lỗ nặng, bởi lời ông Thủ tướng vẫn còn đó: “Bôxit là chủ trương lớn của Đảng, phản đối vẫn làm”. Và đã là chủ trương lớn của Đảng, hẳn nhiên là sai lầm và thất bại.
Biết bao chủ trương của Đảng đã thất bại thảm hại. Chủ trương càng lớn,
sai lầm càng nặng. Lẽ ra, với một đảng tự xưng là trí “tuệ nhân loại”
là “khoa học của mọi khoa học” thì không được để xảy ra sai lầm, hoặc
chỉ là hãn hữu. Thử xem lại các chủ trương lớn xưa nay của đảng, được
mấy cái thắng lợi và bao cái thất bại? Cứ đụng đâu, sai đó. Ngay từ khi
mới cướp được chính quyền ít năm, cuộc Cải cách ruộng đất với những
sai lầm kinh hoàng để lại biết bao hậu quả cho dân tộc đến bao đời mới
sửa được? Sai lầm này được đổ cho là vì Trung Quốc bắt ta nhập khẩu
cách mạng của họ.
Điều buồn cười cho những giải thích này, là lúc bấy giờ Việt Nam được tuyên bố là một nước độc lập.
Thế rồi chủ trương lớn của Đảng, đưa tất cả vào HTX Nông Nghiệp, cả đất
nước, hàng chục triệu người dân biến thành đàn chuột bạch thí nghiệm
cho những chủ trương lớn chẳng ai giống ai, để cuối cùng thì muốn trở
về điểm xuất phát đã là hết sức khó khăn và nhiều khi là không thể.
Liên tiếp các chủ trương khác như mô hình pháo đài cấp huyện, chủ
trương cả nước là một chiến trường, chủ trương 16 chữ vàng và 4 tốt… cứ
cái sau đạp cái trước.
Gần
đây, các chủ trương lớn của Đảng liên tiếp được đưa ra, và liên tiếp
đất nước hứng chịu hậu quả. Từ "nắm đấm thép" là các tập đoàn mạnh của
ty nhà nước, cho đến Vinashin, Vinaline rồi Điện lực, Khoáng sản...
Về
mặt văn hóa, đời sống tinh thần, chủ trương Cách mạng văn hóa tư
tưởng… đã phá hủy biết bao nhiêu đền đài, chùa chiền, miếu mạo nhà thờ…
là những sản phẩm văn hóa ngàn năm của dân tộc để “tiêu diệt tàn dư
phong kiến, đế quốc” và “bài trừ mê tín dị đoan”. Để rồi nay lại trở
lại “phục hồi” mà nhiều cái thành những thứ hổ lốn râu ông sãi cắm cằm
bà sư cho đám qua chức cộng sản suốt ngày dẫm đạp xin ấn, hối lộ thần,
phật.
Mua ấn đền Trần
Và cướp ấn đền Trần
Kết quả là sau những chủ trương đấu tố, con đấu cha, vợ tố chồng, con
chửi bới vu cáo bố mẹ… thì văn hóa đất Việt nát như tương bần. Những
hiện tượng bất luân, bất nghĩa, nghịch tử và phản trắc du qua nhiều mô
hình xã hội không xuất hiện, thì lại nhan nhản trong chế độ Cộng sản.
Chỉ có điều, thường thì sau những thất bại to lớn dưới sự lãnh đạo
tuyệt đối và sáng suốt của đảng, thì thỉnh thoảng có người nhận trách
nhiệm. Sau thất bại bởi những tội ác gây ra với dân tộc trong Cải cách
ruộng đất, không rõ ông Hồ Chí Minh có nhỏ giọt nước mắt nào không,
nhưng động tác ông rút khăn mùi soa châm chấm khóe mắt để thay cho
những lời tạ tội với hàng ngàn người mất mạng và hàng vạn người đã chịu
hệ lụy bởi một chiến dịch do Đảng của ông tiến hành lại được ca ngợi
như một hành động anh hùng. Sau những thất bại thảm hại của chiến dịch
“Chống tham nhũng” của những chủ trương và đường lối gần đây, có kết quả
là tham nhũng từ nguy cơ, thành “Quốc nạn” từ cá nhân thành tổ chức,
thành “lợi ích nhóm” thì ông Trọng Lú – TBT Đảng CS – đã “nghẹn ngào
nhận lỗi” sau hội nghị Trung ương Đảng.
Chúng tôi đã có bài viết “Khi người cộng sản nhận lỗi” để nêu lên hiện tượng này, ở đó nói rõ: “Khi
những người cộng sản nhận lỗi, khi đó đất nước và dân tộc đã đi qua
một thảm họa và đang ở trong trạng thái kiệt quệ về tinh thần lẫn thể
chất. Khi những người cộng sản nhận lỗi là khi cả đất nước phải chuẩn
bị gồng mình, nghiến răng đau đớn để khắc phục những sai lầm của họ gây
ra. Khi những người cộng sản nhận lỗi, cũng là khi mà đất nước, dân
tộc chuẩn bị cho những cuộc phiêu lưu mới và sẵn sàng để chấp nhận những
sai lầm mới của họ.”
Nhưng, thất bại này chưa thấy ai “chịu trách nhiệm”. Bởi đơn giản là trách nhiệm nằm chủ trương của Đảng và bởi Đảng mà ra.
Chủ trương của Đảng bất chấp ý nguyện người dân?
Nhiều chứng cứ cụ thể, sờ sờ ra đó, nhiều bài báo, luận cứ khoa học
vạch rõ tương lai của Bôxit ngay từ khi nó mới hinh thành, mới manh
nha. Rồi bằng những kiến nghị của hàng ngàn nhân sĩ, trí thức, các nhà
khoa học… thậm chí cả tiếng kêu của ông Võ Nguyên Giáp, một “công thần
chế độ” - người có hàng vạn fan hâm mộ sau khi chết - đòi ngưng ngay
Dự án Bôxit Tây Nguyên vì không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn là vận
mệnh quốc gia, là an nguy của xã tắc…
Để
bỏ ngoài tai tất cả mọi lời khuyên ngăn, kiến nghị và những tiếng nói
tâm huyết với tiền đồ đất nước, của những nhà khoa học, quản lý và mọi
tầng lớp nhân dân, người đứng đầu Chính phủ chỉ cần buông một câu
“Bôxit là chủ trương lớn của Đảng”.
Thế là, tất cả đều như tiếng kêu thất thanh trước cái gọi là “Chủ
trương lớn của Đảng” hết sức quái gở kia. Ngay cả cái gọi là Quốc Hội,
một cơ quan được miêu tả là của dân, thể hiện ý nguyện của dân và quyết
định các vấn đề của dân cũng bó tay trước chủ trương này và cứ răm rắp
cúi đầu vâng lệnh. Thậm chí, ngay khi Quốc Hội còn chưa họp, người ta
đã biết tỏng vụ cá độ là “Quốc hội sẽ ủng hộ Bôxit” – Xem lại “Đã có bán độ trước diễn đàn Quốc hội”.
Câu trả lời này vừa thể hiện sự trịch thượng, hỗn láo trước những ý
kiến của người dân, vừa thể hiện bản chất của Cộng sản bất chấp tất cả
sự thật, ý kiến và những quyền của người dân trong khi thực hiện những
việc hại nước hại dân.
Thử hỏi, trên thế giới này, việc lỗ lãi do buôn bán, làm ăn, cá cược,
thương mại là chuyện bình thường. Nhưng, đào cả gia sản đi để bán, ăn
luôn cả phần con cháu vẫn lỗ mà vẫn cắm đầu cắm cổ làm bằng được, bất
chấp mọi lời khuyên can thì đó là bệnh khùng hay hành vi của những kẻ
tâm thần?
Thấy gì qua vụ Bôxit?
Qua những hậu quả nhãn tiền của “Chủ trương lớn của Đảng” nhân vụ
Bôxit, điều người ta rút ra, cảm nhận không chỉ là vấn đề kinh tế, lỗ,
lãi hay là sự phá hoại nền kinh tế, phá hoại non sông, đất nước và tài
nguyên của Tổ Quốc, mà qua đó, người ta rút ra nhiều vấn đề khác nhau.
Thầy giáo Đinh Đăng Định đi tù vì đã phản ứng Bôxit
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đang ở tù vì đã phản đối khai thác Bôxit
Trước
hết, đó là chủ trương của đảng, đi ngược ý nguyện của người dân gây bao
thảm họa nhưng không ai chịu trách nhiệm. Điều này lặp đi lặp lại hết
thời kỳ này qua thời kỳ khác và tất cả là ở “dưới sự lãnh đạo tuyệt đối
và sáng suốt” của Đảng. Vậy Đảng đang là tổ chức nào, họ làm gì cho
đất nước và chịu trách nhiệm gì với đất nước này? Liệu cái câu trong
cái gọi là Hiến pháp rằng “Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật” có
ý nghĩa gì trong thực tế?
Tiếp theo, đó là những tội ác gây ra ngay sau khi chủ trương lớn được
phát ra. Những tiếng nói trung kiên, thẳng thắn và đầy trách nhiệm, đầy
tinh thần yêu nước qua việc ngăn cản dự án đáng xấu hổ này đã phải vào
tù oan ức và trái pháp luật. Những Cù Huy Hà Vũ, Đinh Đăng Định… là
những nhân chứng về tội ác đối với nhân dân của “Chủ trương lớn” này.
Ai chịu trách nhiệm trước những đau khổ mà họ đã và phải chịu đựng khi
rõ ràng tiếng nói của họ đã được chứng minh là đúng đắn qua thực tế?
Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, tại sao không phản đối được những
chủ trương hại nước, hại dân lại hùa theo và vâng lệnh vô điều kiện
khi đã có nhiều người can ngăn việc khai thác bôxit? Cơ quan này có tác
dụng gì cho nhân dân ngoài việc tiêu tiền dân không biết xót?
Hệ
thống báo chí cộng sản cũng “dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và sáng suốt”
này đã có tác dụng gì cho nhân dân. Hay chỉ nhằm để phục vụ “chủ
trương” của Đảng mà bất chấp lợi ích của quốc gia, của dân tộc và nhân
dân? Hó có trách nhiệm gì trước những thất bại này? Nên xét xử họ như
thế nào?
Các cơ quan lập dự án, xét duyệt đề nghị, ủng hộ và bảo kê cho dự án
này, họ có trách nhiệm gì khi càng khai thác tài nguyên để bán thì càng
lỗ?
Chừng đó câu hỏi cần được trả lời. Những điều rút ra qua vụ Bôxit để
trả lời câu hỏi đó, đã thể hiện bản chất của những chủ trương lớn và
cái Đảng đã đẻ ra những chủ trương lớn kia đang phục vụ ai? Khi mà các
chủ trương lớn của đảng là tai họa khủng khiếp cho nhân dân mà không ai
phải chịu trách nhiệm?
Và câu trả lời vắn tắt nhất, gọn gàng nhất là hãy trả quyền tự quyết về cho nhân dân.
Hà Nội, ngày 24/3/2014
-
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Monday, March 24, 2014
TRẦN TRỌNG ĐƯC * OBAMACARE
Câu Chuyện Nước Mỹ - Tới Hạn Obamacare 31-3-2014
Sat, 03/22/2014 - 17:36 — trandongduc
Obamacare
Plans đang tới hạn kỳ cuối cùng của ngày điền đơn là 31-3, 2014. Sẽ có
nhiều người ở Mỹ không quan tâm nhưng sẽ có nhiều người lâm vào cảnh
nước đến chân mới nhảy. Đạo luật Affordable Care Act (ACA) do tổng thống
Obama đề xuất lúc tranh cử nay đã trở thành hiện thực có tính bắt buộc.
Người không có bảo hiểm sức khỏe thì sẽ bị phạt chẳng khác gì những
chiếc xe chạy trên xa lộ mà không mua bảo hiểm vậy. Trong tương lai,
chuyện này là không thể đùa.
Ở góc độ của sự công bằng bác ái thì nền tảng xã
hội được thiết lập như thế cũng là điều rất OK. Thực sự hiện nay, người
nghèo ở Mỹ thì thường được hưởng Medicaid, một thứ hệ thống y tế công
cộng gần như cho không. Người giàu thì bảo hiểm sức khỏe là hiển nhiên
rồi, họ thiếu gì tiền!. Do đó, nói rằng ở Hoa Kỳ chỉ có người quá giàu
hoặc quá nghèo mới có cuộc sống an nhiên tự tại nhất là rất hợp lý.
Nhưng khó khăn nhất vẫn là tầng lớp trung lưu hoặc
lớp người có lợi tức thấp. Nhất là nhóm vừa vượt qua ngưỡng cửa nghèo
khó, tài sản chưa đáng bao nhiêu lại bị bắt buộc phải mua bảo hiểm thì
cũng hơi uất ức. Tuy có vài biệt lệ nhưng tổng thể là con số lợi tức
$11,496 mỗi năm là biên giới giữa nghèo (Medicaid) và thu nhập thấp
(Low Income).
Thu Nhập Thấp, vừa trên $11,496 thì buộc lòng phải
mua bảo hiểm thị trường (Insurance Marketplace) - và tuỳ vào gia cảnh,
sẽ được chính phủ trợ giúp một phần chi phí nào đó. Chương trình
Obamacare đang được phát động rầm rộ khắp nơi và thật bất ngờ số người
tham gia vượt xa những dự tính của chính phủ.
Nhiều người Việt Nam ở Hoa Kỳ vẫn có tiền trong túi
nhưng lại nằm trong nhóm thu nhập thấp. Cũng như nhiều di dân khác,
nhiều người Việt Nam biết rõ tình huống này nhưng không nói ra được. Đa
phần giới kinh doanh nhỏ thường thu nhập bằng tiền mặt trong các dịch vụ
như móng tay, nghề tóc, nhà hàng… Giới thu nhập này rơi vào "sự quan
tâm đặc biệt" của Obamacare mà không hề biết. Trước đây, nhiều người trẻ
khỏe có đủ tự tin về sức khỏe - không cần quan tâm đến việc mua bảo
hiểm nhưng bây giờ không mua bảo hiểm thì là không được.
Giá Trị Phổ Quát
Obamcare
cũng là vấn đề cải tổ quan trọng của xã hội Hoa Kỳ tạo nên giá trị chăm
sóc phổ quát mang tính nhân văn cao độ. Người người đều được chính phủ
quan tâm sức khỏe. Sống được trong một xã hội tươi tốt như thế thì còn
gì tốt bằng!.
Tuy nhiên, có nhiều tầng lớp không thích chương
trình Obamcare với nhiều lý do thuộc về phạm vi tư duy rất thời đại. Họ
nói rằng đây là sự trói buộc tự do của con người vào một định chế. Ví dụ
những cá nhân muốn lánh đời hòa nhập vào thiên nhiên, muốn lên rừng ăn
trái cây uống nước suối cũng phải có hồ sơ sức khỏe sao?. Những quyết
định riêng tư về lựa chọn cá nhân và cách điều trị hình như đang bị xâm
phạm. Thị trường chăm sóc sức khỏe xưa nay vốn có sự cạnh tranh sinh
lợi. Mua bảo hiểm hay không mua bảo hiểm là lựa chọn mang tính rủi ro.
Bây giờ có Obamacare chế tài, họ không được quyết định vận mệnh của
chính mình khi nói không với chính phủ các công ty bảo hiểm.
Tuy tranh luận giữa hai trường phái y tế toàn dân
và quyền không mua bảo hiểm này rất kịch liệt nhưng đạo luật ACA này
được nước Mỹ chấp nhận.
Chương trình Obamacare được thực hiện khắp nước Mỹ
tạo nên một sinh hoạt mang tính cộng đồng. Nhưng càng lúc càng cận kề
ngày hết hạn (31-3-2014), nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hoặc không biết
đường nào để điền đơn gia nhập Obamacare.
Nhiều tổ chức phụng sự xã hội đều có chương trình
giúp mọi người điền đơn Obammacare mang sứ mệnh phục vụ tha nhân. Nhưng
kỳ hạn đã tới, lúc nước đến chân chính là động lực mạnh nhất để thúc đẩy
người ta nhảy.
Ba giới trong xã hội Hoa Kỳ, nghèo, trung lưu, và
giàu có đều cần phải hiểu biết chương trình Obamacarenày. Nghèo bạt mạng
cũng không được đùa được với Obamacare. Trung lưu là tầng lớp đa dạng
giữa biên giới giàu nghèo càng không được lơ là. Người giàu có thì của
cải bao la nhưng tất cả đều nằm trong chương trình y tế toàn dân do tổng
thống Obama đề xướng.
Cho dù gây nhiều tranh cãi lâu dài về chính sách
này, Obamacare đang trở thành thương hiệu quan trọng trong lịch sử an
sinh xã hội của Hoa Kỳ.
Trần Đông Đức
TIN THẾ GIỚI
Ukraine, Đề tài tham luận khi TT Obama dự hội nghị ở châu Âu
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
- Tổng thống Obama: Phụ nữ cần được trả lương bình đẳng
- Đệ nhất Phu nhân Mỹ hô hào cho tự do ở Trung Quốc
- Hoa Kỳ vận chuyển thực phẩm cho quân đội Ukraine
- Tổng thống Obama mở rộng biện pháp trừng phạt Nga
- Mỹ trấn an đồng minh Đông Âu khi căng thẳng rình rập biên giới Nga
- Học giả luật Mỹ: Cuộc trưng cầu dân ý Crimea bất hợp pháp
CỠ CHỮ
23.03.2014
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến châu Âu hôm thứ Hai để dự các cuộc
hội nghị của khối G-7 và Liên hiệp châu Âu, Thông tín viên VOA Michael
Bowman tường thuật rằng các cuộc họp được dự kiến sẽ bị lu mờ vì sự kiện
Nga sát nhập bán đảo Crimea và mối đe dọa về sự xâm lấn của Nga xa hơn
nữa vào lãnh thổ của Ukraine.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
tới Hà Lan trong chuyến viếng thăm châu Âu đầu tiên của ông trong
cương vị lãnh đạo.
Trong khi Nga siết chặt quyền lực ở Crimea và tiếp tục triển khai sức
mạnh quân sự, Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu (EU), hy vọng ngăn chận bất cứ
sự tiến quân mới nào nữa của Nga. Tổng thống Obama nói:
“Thế giới đang theo dõi với tâm trạng rất quan ngại khi Nga đóng quân theo cách thức có thể dẫn đến sự xâm nhập thêm nữa vào lãnh thổ miền nam và miền đông Ukraine. Vì lý do này, chúng tôi đang cùng các nước đối tác ở châu Âu khai triển các hoạt động quan trọng thêm nữa để có thể ứng phó nếu Nga tiếp tục làm cho tình hình leo thang.”
Cố vấn Anh ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice nói chắc chắn là chính quyền tập trung vào các cuộc tham vấn trong tuần này:
“Các phiên họp này rõ ràng diễn ra trong bối cảnh Nga can thiệp vào Ukraine. Điều sẽ làm cho toàn thế giới thấy rõ là Nga ngày càng bị cô lập.”
Với việc Nga tập trung lực lượng đông đảo dọc theo biên giới miền đông của mình, Ukraine đang chuẩn bị cho các cuộc xâm lấn thêm nữa. Bộ trưởng Ngoại giao tạm quyền Andrii Dreshchytsia nói:
“Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng. Chính phủ Ukraine đang cố gắng vận dụng mọi biện pháp ngoại giao và hòa bình để Nga dừng bước. Vào thời điểm này, khi quân Nga xâm lấn Ukraine từ hướng đông, chúng tôi sẽ khó lòng yêu cầu người dân Ukraine sống ở đó đừng đáp ứng một cuộc xâm lăng quân sự.”
Tuần trước, Hoa kỳ đã siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga. Moscow đáp ứng với các lệnh cấm du hành nhắm vào các giới chức cao cấp và các nhà ngoại giao Mỹ, trong đó có Thượng nghị sĩ McCain, nhân vật đang thúc giục Hoa Kỳ gia tăng sự trợ giúp Ukraine. Ông nói:
“Tôi không thấy có gì là sai trong việc cung cấp sự trợ giúp cả thiết bị sát thương và không sát thương cho chính phủ Ukraine, chính phủ của một nước vừa bị xâm chiếm và chia cắt.”
Cuộc khủng hoảng Ukraine chắc chắn sẽ là điểm chính của các cuộc bàn cãi tại Quốc hội Mỹ khi các nhà lập pháp trở lại họp vào thứ Hai này, sau kỳ nghỉ một tuần.
“Thế giới đang theo dõi với tâm trạng rất quan ngại khi Nga đóng quân theo cách thức có thể dẫn đến sự xâm nhập thêm nữa vào lãnh thổ miền nam và miền đông Ukraine. Vì lý do này, chúng tôi đang cùng các nước đối tác ở châu Âu khai triển các hoạt động quan trọng thêm nữa để có thể ứng phó nếu Nga tiếp tục làm cho tình hình leo thang.”
Cố vấn Anh ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice nói chắc chắn là chính quyền tập trung vào các cuộc tham vấn trong tuần này:
“Các phiên họp này rõ ràng diễn ra trong bối cảnh Nga can thiệp vào Ukraine. Điều sẽ làm cho toàn thế giới thấy rõ là Nga ngày càng bị cô lập.”
Với việc Nga tập trung lực lượng đông đảo dọc theo biên giới miền đông của mình, Ukraine đang chuẩn bị cho các cuộc xâm lấn thêm nữa. Bộ trưởng Ngoại giao tạm quyền Andrii Dreshchytsia nói:
“Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng. Chính phủ Ukraine đang cố gắng vận dụng mọi biện pháp ngoại giao và hòa bình để Nga dừng bước. Vào thời điểm này, khi quân Nga xâm lấn Ukraine từ hướng đông, chúng tôi sẽ khó lòng yêu cầu người dân Ukraine sống ở đó đừng đáp ứng một cuộc xâm lăng quân sự.”
Tuần trước, Hoa kỳ đã siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga. Moscow đáp ứng với các lệnh cấm du hành nhắm vào các giới chức cao cấp và các nhà ngoại giao Mỹ, trong đó có Thượng nghị sĩ McCain, nhân vật đang thúc giục Hoa Kỳ gia tăng sự trợ giúp Ukraine. Ông nói:
“Tôi không thấy có gì là sai trong việc cung cấp sự trợ giúp cả thiết bị sát thương và không sát thương cho chính phủ Ukraine, chính phủ của một nước vừa bị xâm chiếm và chia cắt.”
Cuộc khủng hoảng Ukraine chắc chắn sẽ là điểm chính của các cuộc bàn cãi tại Quốc hội Mỹ khi các nhà lập pháp trở lại họp vào thứ Hai này, sau kỳ nghỉ một tuần.
Nato lo ngại Nga dồn quân về biên giới
Nga thì nói quân đội của họ ở Đông Ukraine là ‘tuân theo các thỏa thuận quốc tế’.
“Lực lượng đóng ở biên giới phía đông Ukraine này hoàn toàn đủ để triển khai đến vùng Trans-Dniester nếu quyết định được đưa ra, và đây là điều hết sức đáng lo,” ông nói.
“Nga đang hành động giống như là kẻ địch hơn là bạn hữu.”
Trans-Dniester là một dải đất hẹp nằm giữa sông Dniester và biên giới tây nam Ukraine. Vùng đất này đã tuyên bố độc lập khỏi Moldova hồi năm 1990.
Cộng đồng quốc tế không công nhận quy chế độc lập của vùng đất này.
Vào lúc Crimea bị sáp nhật, chính quyền Trans-Dniester cũng đã yêu cầu được gia nhập vào Liên bang Nga.
Trong lúc này, Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia đã cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Nga đang gia tăng.
“Vấn đề với Tổng thống Nga Vladimir Putin là ông ấy không muốn nói chuyện không chỉ với Chính phủ Ukraine mà còn cả các nhà lãnh đạo phương Tây,” ông Deshchytsia nói với BBC.
“Và đây thật sự là mối nguy hiểm trong tiến trình ra quyết định. Chúng tôi chỉ có thể nghĩ là ông ấy có thể xâm lược.”
Trong lúc này, một vài khu vực của Crimea đã bị mất điện mà lý do được cho là trục trặc kỹ thuật ở một đường tải điện từ đại lục ra bán đảo nằm trên Biển Đen này.
Công ty Krymenergo, nhà cung cấp điện cho Crimea, thông báo trên trang mạng của họ rằng họ phải cắt điện một phần sau khi một đường dây do công ty điện lực quốc gia Ukraine quản lý bị trục trặc kỹ thuật và cần được sửa chữa.
Phần lớn lượng điện tiêu thụ ở Crimea, cùng với nước sạch và thực phẩm, được cung cấp từ đất liền Ukraine.
Ở Washington, ông Tony Blinken, một quan chức
an ninh, nói với Đài CNN rằng Mỹ đang xem xét tất cả các yêu
cầu giúp đỡ từ phía Ukraine.
Tuy nhiên ông cũng bày tỏ thận trọng rằng ngay cả khi Mỹ giúp đỡ thì cũng rất khó có khả năng thay đổi tính toán của người Nga cũng như ngăn chặn được bất kỳ hành động xâm lược nào.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã loại trừ khả năng đưa quân đến Ukraine.
Trong một diễn biến khác, cờ Nga đã được treo trên 189 đơn vị và cơ sở quân sự của Ukraine ở Crimea, hãng tin Nga Interfax tường thuật.
Đại sứ của Moscow ở Liên minh châu Âu nói với BBC rằng ‘sự thống nhất’ này không hề được định trước mà chỉ là kết thúc một ‘sự bất thường’ vốn đã kéo dài 60 năm qua.
Ông Vladimir Chizhov nói Moscow ‘không hề có quan điểm bành trướng’ và rằng ‘không ai phải sợ Nga cả’.
Tuy nhiên, ông Andriy Parubiy, người đứng đầu bộ máy an ninh Ukraine, phát biểu trước một cuộc tập hợp ở Kiev: “ Mục đích của Putin không phải là Crimea mà là toàn bộ Ukraine. Quân đội của ông ấy tập hợp ở biên giới và ông ấy sẵn sàng phát lệnh tấn công bất cứ lúc nào.”
Các phóng viên cho biết quân đội Nga dường như đang tăng cường nỗ lực để kiểm soát hoàn toàn Crimea về mặt quân sự.
Phóng viên BBC Ian Pannell ở Belbek cho biết quân lính Ukraine còn lại ở Crimea đang cảm thấy đối diện với nguy hiểm và bị các tư lệnh của họ bỏ rơi.
Phóng viên này đã thấy quân Nga sử dụng lựu đạn gây choáng và vũ khí tự động trong một cuộc đột kích vào căn cứ không quân Belbek ở gần Sevastopol hôm 22/3.
Một phóng viên BBC khác đã chứng kiến quân Nga giành quyền kiểm soát căn cứ hải quân Novofedorivk ở miền Tây Crimea.
Binh lính Nga và các lực lượng thân Nga đã tấn công căn cứ và buộc quân đội Ukraine phải rút lui.
Cập nhật: 04:27 GMT - thứ hai, 24 tháng 3, 2014
Tư lệnh Nato ở châu Âu đã cảnh báo về việc Nga tập trung lực lượng tại biên giới với Ukraine.
Tướng Philip Breedlove, tư lệnh tối cao đồng
minh, nói Nato đặc biệt quan ngại về mối đe dọa đối với vùng
Trans-Dniester của Moldova.Nga thì nói quân đội của họ ở Đông Ukraine là ‘tuân theo các thỏa thuận quốc tế’.
‘Hùng hậu và sẵn sàng’
Phát biểu tại một sự kiện ở Brussels, Tướng Breedlove mô tả lực lượng Nga ở biên giới với Ukraine là ‘rất, rất hùng hậu và rất sẵn sàng’.“Lực lượng đóng ở biên giới phía đông Ukraine này hoàn toàn đủ để triển khai đến vùng Trans-Dniester nếu quyết định được đưa ra, và đây là điều hết sức đáng lo,” ông nói.
“Nga đang hành động giống như là kẻ địch hơn là bạn hữu.”
Trans-Dniester là một dải đất hẹp nằm giữa sông Dniester và biên giới tây nam Ukraine. Vùng đất này đã tuyên bố độc lập khỏi Moldova hồi năm 1990.
Cộng đồng quốc tế không công nhận quy chế độc lập của vùng đất này.
"Nga đang hành động giống như là kẻ địch hơn là bạn hữu."
Tướng Philip Breedlove, tư lệnh tối cao đồng minh Nato ở châu Âu
Trong lúc này, Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia đã cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Nga đang gia tăng.
“Vấn đề với Tổng thống Nga Vladimir Putin là ông ấy không muốn nói chuyện không chỉ với Chính phủ Ukraine mà còn cả các nhà lãnh đạo phương Tây,” ông Deshchytsia nói với BBC.
“Và đây thật sự là mối nguy hiểm trong tiến trình ra quyết định. Chúng tôi chỉ có thể nghĩ là ông ấy có thể xâm lược.”
Trong lúc này, một vài khu vực của Crimea đã bị mất điện mà lý do được cho là trục trặc kỹ thuật ở một đường tải điện từ đại lục ra bán đảo nằm trên Biển Đen này.
Công ty Krymenergo, nhà cung cấp điện cho Crimea, thông báo trên trang mạng của họ rằng họ phải cắt điện một phần sau khi một đường dây do công ty điện lực quốc gia Ukraine quản lý bị trục trặc kỹ thuật và cần được sửa chữa.
Phần lớn lượng điện tiêu thụ ở Crimea, cùng với nước sạch và thực phẩm, được cung cấp từ đất liền Ukraine.
‘Không bành trướng’
Tuy nhiên ông cũng bày tỏ thận trọng rằng ngay cả khi Mỹ giúp đỡ thì cũng rất khó có khả năng thay đổi tính toán của người Nga cũng như ngăn chặn được bất kỳ hành động xâm lược nào.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã loại trừ khả năng đưa quân đến Ukraine.
Trong một diễn biến khác, cờ Nga đã được treo trên 189 đơn vị và cơ sở quân sự của Ukraine ở Crimea, hãng tin Nga Interfax tường thuật.
Đại sứ của Moscow ở Liên minh châu Âu nói với BBC rằng ‘sự thống nhất’ này không hề được định trước mà chỉ là kết thúc một ‘sự bất thường’ vốn đã kéo dài 60 năm qua.
"Mục đích của Putin không phải là Crimea mà là toàn bộ Ukraine. Quân đội của ông ấy tập hợp ở biên giới và ông ấy sẵn sàng phát lệnh tấn công bất cứ lúc nào."
Andriy Parubiy, người đứng đầu bộ máy an ninh Ukraine
Tuy nhiên, ông Andriy Parubiy, người đứng đầu bộ máy an ninh Ukraine, phát biểu trước một cuộc tập hợp ở Kiev: “ Mục đích của Putin không phải là Crimea mà là toàn bộ Ukraine. Quân đội của ông ấy tập hợp ở biên giới và ông ấy sẵn sàng phát lệnh tấn công bất cứ lúc nào.”
Các phóng viên cho biết quân đội Nga dường như đang tăng cường nỗ lực để kiểm soát hoàn toàn Crimea về mặt quân sự.
Phóng viên BBC Ian Pannell ở Belbek cho biết quân lính Ukraine còn lại ở Crimea đang cảm thấy đối diện với nguy hiểm và bị các tư lệnh của họ bỏ rơi.
Phóng viên này đã thấy quân Nga sử dụng lựu đạn gây choáng và vũ khí tự động trong một cuộc đột kích vào căn cứ không quân Belbek ở gần Sevastopol hôm 22/3.
Một phóng viên BBC khác đã chứng kiến quân Nga giành quyền kiểm soát căn cứ hải quân Novofedorivk ở miền Tây Crimea.
Binh lính Nga và các lực lượng thân Nga đã tấn công căn cứ và buộc quân đội Ukraine phải rút lui.
Obama đến châu Âu với trọng tâm tìm cách cô lập Nga
Tổng thống Mỹ Barack Obama ra tuyên bố về Ukraina, Washington, 20/03/2014
REUTERS
Kể từ thứ Hai, 24/03/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có
mặt ở Hà Lan, chặng ngừng đầu tiên trong một vòng công du cũng sẽ đưa
ông đến Bruxelles, Rôma trước khi đến Ả Rập Xê Út. Theo Nhà Trắng hôm
qua, chuyến đi châu Âu của ông Obama trước hết là nhằm thúc đẩy chiến
dịch cô lập Nga về tội xâm chiếm bán đảo Crimée. Bên cạnh đó, cũng có
hai hồ sơ quan trọng khác là bang giao Mỹ-Trung cũng như giải tỏa căng
thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về trọng tâm số một, trước hết Tổng thống Mỹ sẽ tìm cách thúc
đẩy các biện pháp trừng phạt quốc tế nhắm vào Nga sau khi nước này đã
sát nhập vùng Crimée thuộc Ukraina vào lãnh thổ của mình bất chấp sự
phản đối của quốc tế. Ông Obama sẽ nêu bật vấn đề này với các lãnh đạo
khác trong nhóm G7 tề tựu về Hà Lan, cũng như trong các cuộc trao đổi
với lãnh đạo của các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu và NATO.
Chính Tổng thống Mỹ đã đề nghị các lãnh đạo G7 họp lại tại Hà Lan vào
thứ Hai tới đây trong một động thái rõ ràng là nhắm loại trừ Nga vốn
từng được các nước công nghiệp hàng đầu thu nhận vào nhóm G8. Trong năm
nay, Nga là nước đăng cai tổ chức Hội nghi Thượng đỉnh G8, nhưng với
việc bị nhóm G7 tẩy chay, hội nghị dự trù ở Sotchi có lẽ không thể diễn
ra.
Hồ sơ Nga, Ukraina và vấn đề Crimée đã đẩy Hội nghị Thượng đỉnh An
ninh Hạt nhân ở La Haye (24-25/03), xuống hàng thứ yếu, cho dù hội nghị
này vào lúc đầu chính là trọng tâm chuyến công du Châu Âu lần này của
Tổng thống Mỹ.
Nội dung hạt nhân dự kiến sẽ không được chú ý bằng các cuộc gặp song
phương bên lề hội nghị tại La Haye của Tổng thống Mỹ trong đó hồ sơ
Crimée chắc chắn sẽ được bàn bạc. Cũng trong khuôn khổ các cuộc gặp bên
lề đó mà ông Obama sẽ đề cập đến các hồ sơ quốc tế khác cũng như các vấn
đề thiết yếu trong quan hệ Mỹ -Trung khi tiếp xúc với Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình tại La Haye.
Một trọng tâm khác sẽ được ông Obama quan tâm là kêu gọi hai đồng
minh châu Á của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản hòa giải với nhau nhân một
cuộc gặp thượng đỉnh tay ba sẽ được tổ chức ở Hà Lan dưới sức ép của Mỹ.
TQ hân hoan trước chuyến thăm của Ðệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ
CỠ CHỮ
19.03.2014
Ðệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama đến Trung Quốc hôm nay trong
chuyến thăm 6 ngày, cùng với thân mẫu và 2 cô con gái. Các giới chức Tòa
Bạch Ốc cho hay chuyến thăm sẽ tập trung phần lớn vào giáo dục, quan hệ
văn hoá và đem lại sức mạnh cho giới trẻ. Thông tín viên VOA Bill Ide
tại Bắc Kinh ghi nhận chi tiết về chuyến thăm được trông đợi tại thủ đô
Trung Quốc.
Ngay cả trước khi bà Obama đến Bắc Kinh, các bản tin của truyền thông
nhà nước Trung Quốc đã nhấn mạnh đến chuyến thăm, và gọi đó là sự tiếp
nối chuyến gặp gỡ không chính thức hồi năm ngoái ở Sunnylands,
California giữa Tổng thống Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình.
Ngày đầu của chuyến thăm sẽ được dành cho người tương nhiệm phía Trung
Quốc, phu nhân của ông Tập Cận Bình và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Văn. Hai
bà sẽ đi thăm Tử Cấm Thành và một trường học. Họ cũng sẽ dự một buổi
trình diễn văn nghệ sau bữa tối.
Tờ Tin tức Bắc Kinh được nhiều người đọc ở thủ đô đã nói về việc 'Ngoại
giao đệ nhất phu nhân' có thể đóng vai trò độc đáo như thế nào trong
bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Báo này cũng nhận định chuyến đi
này trái ngược hẳn như thế nào với điều mà báo này gọi là các “tiêu
chuẩn nước đôi” của sự hợp tác của Hoa Kỳ trong lãnh vực chống khủng bố
và sự thiếu tin tưởng về các vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Ðông và
Biển Ðông.
Bài báo nói bà Obama sẽ đi thăm khi không có những xích mích cấp thời trong các lãnh vực như nhân quyền.
Tuy nhiên, mới trong tuần trước, nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Tào
Thuận Lợi đã qua đời sau khi ngã bệnh nặng trong tù. Một báo cáo điều
tra của Liên Hiệp Quốc về thành tích nhân quyền của Trung Quốc dự trù sẽ
được tổ chức thế giới này phê chuẩn trong ngày hôm nay ở Geneva. Chuyến
thăm cũng diễn ra chỉ vài ngày sau khi có thêm 2 nhà sư Tây Tạng tự
thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc.
Mặc dù có những bất đồng, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang cố gắng xây dựng
điều được gọi là mô thức mới của quan hệ giữa các đại cường. Phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói cả hai bên coi chuyến đi của
bà Obama là góp phần vào nỗ lực đó.
“Chuyến đi này được thực hiện khi hai nước đang xây dựng một mô thức mới
của quan hệ đại cường. Nó mang tầm quan trọng rất lớn cho mối quan hệ
giữa hai nước.”
Nhật báo Thanh Niên ở Bắc Kinh nêu bật vấn đề giáo dục dự trù sẽ là trọng điểm chính của chuyến đi, với các cuộc viếng thăm 3 trường học, trong đó có trường Ðại học Bắc Kinh.
Chánh văn phòng bà Obama, bà Tina Tchen cho hay trong chuyến đi này, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ sẽ tập trung vào sức mạnh của kỹ thuật và câu chuyện của chính bà.
“Đó là điều chúng tôi cho rằng sẽ đánh động giới trẻ trên khắp thế giới. Trong tư cách là một người có nguồn gốc khiêm tốn – cha mẹ bà không theo học đại học nhưng luôn nhấn mạnh đến giáo dục với Ðệ nhất phu nhân và người em trai, khuyến khích họ dùng giáo dục như một cách để thành đạt và tiến tới.”
Bà Obama sẽ ở lại Bắc Kinh cho đến chủ nhật, đi thăm Vạn lý Trường thành và các thắng cảnh khác, và đọc một bài phát biểu tại Trung tâm Stanford của trường Ðại học Bắc Kinh, ngoài các sinh hoạt khác nữa. Thứ hai, Ðệ nhất phu nhân cùng thân mẫu và các con sẽ đi Tây An để thăm Cổ thành Tây An và Thành Ðô.
Mặc dù chuyến đi đã được sắp xếp chặt chẽ, vẫn có thể này sinh những vấn đề tế nhị.
Blogger Michael Anti cho rằng tuy Tây An là một chặng dừng lịch sử trong chuyến đi, đó cũng là một địa điểm gây tranh cãi sôi sục ở Trung Quốc về vấn đề trẻ em mẫu giáo bị cho uống thuốc theo toa mà không có sự đồng ý của cha mẹ.
“Sẽ là chuyện rất đáng chú ý khi bà Michelle đi thăm Tây An và nói về tầm quan trọng nói chung của trẻ em đối với cả hai nước và cách thức mạng Internet sẽ nối kết câu chuyện với vụ tai tiếng bởi vì các vấn đề có liên quan trực tiếp với nhau. Tôi nghĩ sẽ là một ngày rất gay go cho các nhà kiểm duyện internet của Trung Quốc.”
Blogger Anti nói chuyến đi cũng có thể giúp xoa dịu sự kiện là khi Tổng thống Obama đến châu Á vào tháng 4 ông sẽ không đi thăm Trung Quốc.
Nhật báo Thanh Niên ở Bắc Kinh nêu bật vấn đề giáo dục dự trù sẽ là trọng điểm chính của chuyến đi, với các cuộc viếng thăm 3 trường học, trong đó có trường Ðại học Bắc Kinh.
Chánh văn phòng bà Obama, bà Tina Tchen cho hay trong chuyến đi này, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ sẽ tập trung vào sức mạnh của kỹ thuật và câu chuyện của chính bà.
“Đó là điều chúng tôi cho rằng sẽ đánh động giới trẻ trên khắp thế giới. Trong tư cách là một người có nguồn gốc khiêm tốn – cha mẹ bà không theo học đại học nhưng luôn nhấn mạnh đến giáo dục với Ðệ nhất phu nhân và người em trai, khuyến khích họ dùng giáo dục như một cách để thành đạt và tiến tới.”
Bà Obama sẽ ở lại Bắc Kinh cho đến chủ nhật, đi thăm Vạn lý Trường thành và các thắng cảnh khác, và đọc một bài phát biểu tại Trung tâm Stanford của trường Ðại học Bắc Kinh, ngoài các sinh hoạt khác nữa. Thứ hai, Ðệ nhất phu nhân cùng thân mẫu và các con sẽ đi Tây An để thăm Cổ thành Tây An và Thành Ðô.
Mặc dù chuyến đi đã được sắp xếp chặt chẽ, vẫn có thể này sinh những vấn đề tế nhị.
Blogger Michael Anti cho rằng tuy Tây An là một chặng dừng lịch sử trong chuyến đi, đó cũng là một địa điểm gây tranh cãi sôi sục ở Trung Quốc về vấn đề trẻ em mẫu giáo bị cho uống thuốc theo toa mà không có sự đồng ý của cha mẹ.
“Sẽ là chuyện rất đáng chú ý khi bà Michelle đi thăm Tây An và nói về tầm quan trọng nói chung của trẻ em đối với cả hai nước và cách thức mạng Internet sẽ nối kết câu chuyện với vụ tai tiếng bởi vì các vấn đề có liên quan trực tiếp với nhau. Tôi nghĩ sẽ là một ngày rất gay go cho các nhà kiểm duyện internet của Trung Quốc.”
Blogger Anti nói chuyến đi cũng có thể giúp xoa dịu sự kiện là khi Tổng thống Obama đến châu Á vào tháng 4 ông sẽ không đi thăm Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình đi thăm châu Âu
Cập nhật: 12:41 GMT - thứ bảy, 22 tháng 3, 2014
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Ông Tập được Quốc vương
Willlem-Alexander cùng Hoàng hậu Maxima chào đón tại phi trường
Schiphol của Amsterdam, bắt đầu chuyến viếng thăm cấp nhà nước.
Chuyến công du sẽ qua cả các nước Pháp, Đức và Bỉ, cùng trụ sở chính của Liên hiệp Âu châu tại Brussels.
Một phái đoàn gồm đại diện 200 doanh
nghiệp tháp tùng ông Tập trong chuyến đi được trông đợi trọng
tâm về thương mại, mà có thể gồm cả một đơn đặt hàng 150
chiếc phi cơ Airbus.
Ông Tập cũng nhiều khả năng sẽ đối diện
với áp lực từ phía các cường quốc phương Tây, đòi phải có
thái độ cứng rắn hơn với Nga trong vấn đề Ukraine.
Trung Quốc thường ủng hộ Nga trong các vấn
đề ngoại giao, nhưng tuần trước đã không hoàn toàn hậu thuẫn
đồng minh trong chuyện Ukraine.
Bắc Kinh đã bỏ phiếu trắng trong phiên
biểu quyết tại Liên hiệp quốc với nội dung lên án việc Nga đón
nhận vùng Crimea của Ukraine.
Phóng viên BBC John Sudworth tại Thượng Hải
nói mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc thường bị sứt mẻ
bởi những cuộc va chạm.
Tranh cãi thương mại ăn miếng trả miếng,
với việc Trung Quốc nhắm vào rượu vang Pháp sau khi EU áp thuế
lên các sản phẩm tấm pin mặt trời của Trung Quốc, chỉ vừa
được giải quyết hôm thứ Sáu.
Các thảo luận bên lề
Ông tới trước khi khối G7 có kỳ họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân (NSS) tại The Hague vào tuần tới.
Ông Tập được trông đợi sẽ thảo luận về tình hình Ukraine với Tổng thống Obama bên lề kỳ họp thượng đỉnh.
Các phóng viên nói chủ tịch Trung Quốc
nhiều khả năng sẽ lặp lại lời kêu gọi của Bắc Kinh, hãy "bình
tĩnh và kiềm chế" trong cuộc khủng hoảng.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ gặp Tổng
thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong
chuyến đi theo dự kiến sẽ kết thúc tại Bỉ vào ngày 1/4.
Một vấn đề đáng chú ý là báo chí Đức
đưa tin phái đoàn Trung Quốc yêu cầu có chuyến thăm chính thức,
với sự đi cùng của Thủ tướng Merkel, tới một đài tưởng niệm
nạn nhân diệt chủng thời Phát xít.
Được biết Berlin đã khước từ, với e ngại
chuyến đi sẽ bị Trung Quốc dùng để tuyên truyền cho quan điểm
của Bắc Kinh rằng Nhật Bản chưa làm đủ mức để chuộc lỗi cho
các hành động quân phiệt trong quá khứ.
Báo Der Spiegel tường thuật rằng phái đoàn
Trung Quốc được thông báo là Chủ tịch Tập được tự mình thoải
mái đi thăm các khu đài kỷ niệm.
Securency 'chi tiền mua dâm cho đoàn VN'
Cập nhật: 15:16 GMT - thứ ba, 11 tháng 9, 2012
Một phái đoàn viên chức
chính phủ Việt Nam được trả tiền để mua vui với gái bán dâm trong bê bối
hối lộ in tiền polymer, theo lời một nhân chứng trong phiên tòa ở Úc.
Tám cựu lãnh đạo của hai công ty, Securency và
Note Printing Australia, đang hầu tòa vì cáo buộc lập quỹ đen và chi
hàng triệu đôla để có hợp đồng in tiền ở các nước châu Á, gồm cả Việt
Nam.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Ra tòa hôm 6/9, một nhân chứng kể
lại vào cuối năm 2007 và giữa năm 2008, ông gặp một đoàn gồm 10 đến 12
viên chức Việt Nam, được công ty Securency đặt cho bí danh “Beanland”.
Ông Gary Power, giám đốc kỹ thuật của Securency,
nói với cảnh sát rằng một vị trong đoàn “cho hay buổi tối hôm trước, họ
đã thăm các cô gái bán dâm, mà chi phí được ‘ông John’ trả… Tôi không
kéo cuộc trò chuyện này đi xa hơn.”
‘Ông John’ ám chỉ David John Ellery, cựu Giám
đốc Tài chính của Securency, đã thoát án tù hồi tháng Tám sau khi chấp
nhận hợp tác điều tra về vụ bê bối.
Nhân chứng Gary Power nói thêm: “Tôi còn nhớ viên chức này nói ông ta thích một cô gái bán dâm tóc vàng.”
Ông Power, đã làm cho Securency từ năm 1999, nói
đó là “khoản chi phí kỳ cục duy nhất” mà ông nghe là Securency đã trả
cho đoàn Việt Nam.
Nhưng ông cũng nói mình từng thấy “nghi ngờ và
bất thường” khi được kể về việc con trai ông Lê Đức Thúy, cựu Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được học bổng tại Đại học Durham của Anh.
Trong bản khai, ông nói một lãnh đạo của Securency, Bill Lowther, có quan hệ với Đại học Durham.
Ông cũng nói với tòa rằng phó Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam khi đó, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, được công ty Úc
đặt cho biệt danh là “Suzy mắt đen” (black-eyed Suzy).
Luật sư của một trong các bị cáo, Mitchell Anderson, nói “không có gì gian trá” về các biệt danh.
Tám người từng giữ các chức vụ lãnh đạo ở công
ty Securency và Note Printing Australia đã ra tòa hôm 14/8 để nghe chứng
cứ chống lại họ trong vụ án tiền polymer.
Phiên nghe lời khai tại tòa án Úc vẫn đang tiếp tục.
Saturday, March 22, 2014
NGHIÊM TOẢN * ĐẠI GIA VIỆT NAM
Lâu đài đại gia Việt Nam và "đẳng cấp xa hoa"
Nghiêm Toàn/ Theo Soi
Lâu đài Tổng Hải Sơn ở Phú Lý. Ảnh: Một thế giới |
Về mặt kinh tế, không thể không mừng khi ở cái xứ nghèo khó
như nước mình đã có những người có điều kiện để chứng tỏ một đẳng cấp
mới của sự xa hoa cho nơi ở.
Trong vài năm qua, ở Việt Nam phần nào xuất hiện cái gọi
là trào lưu kiến trúc theo kiểu “lâu đài” và “chuẩn Pháp” với hình thức
mang phong cách kiến trúc kiểu cổ điển châu Âu một cách khá rõ nét, được
xây dựng ở nhiều địa phương khác nhau như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam và
một số địa phương khác.
Lâu đài Tổng Hải Sơn ở Phú Lý. Ảnh: Một thế giới |
Những công trình này phần nào thu hút sự chú ý của những người trong nghề cũng như sự hiếu kỳ của người ngoài nghề.
Các ý kiến của mọi người thì cũng nhiều chiều, một phần không
nhỏ ngưỡng mộ sự xa hoa và giàu có của gia chủ, phần khác thì bỉ bôi
như thói trưởng giả học làm sang kiểu mới. Với những người làm nghề kiến
trúc thì có lẽ các ý kiến mang sự phê phán nặng nề nhiều hơn là lời
khen ngợi.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào quá khứ thì ở Việt Nam, những trào
lưu kiến trúc như thế này cũng không phải là lần đầu, với những công
trình xây dựng trong thời Pháp thuộc, mang sự pha trộn giữa kiến trúc cổ
điển châu Âu và những nét cấu trúc và trang trí bản xứ.
Đọc lại những câu chuyện xung quanh căn nhà của cô Tư Hồng,
của những căn nhà cự phú được tả trong hồi ký Chiều chiều của cụ Tô Hoài
và nhiều người khác thì chỉ cần thoáng qua cũng thấy rõ cái mỉa mai của
người mình ở thời đó cho những công trình kiểu ấy. Tây nó làm thì khen,
chứ ta mà làm, kiểu gì cũng bị xơi cái tiếng là trọc phú học đòi, ấy
mới lạ. Nói thì là vậy nhưng qua thời gian, mọi thứ quan niệm cũng có
thể thay đổi, lời chê bai rồi cũng nhạt nhòa, nhất là ở xứ mình vốn là
nơi dễ dung thông tiếp nhận. Trong danh sách mấy trăm nhà biệt thự cổ mà
UBND thành phố Hà Nội mới ra quy chế bảo tồn giữ gìn có khi cũng có ối
những căn nhà bị bỉ bôi điều tiếng ngày xưa, thời gian mà.
Quay trở lại những công trình “lâu đài” mới xây gần đây, cá
nhân mình, với tất cả sự nghiêm túc, hoàn toàn không thấy có vấn đề gì
về thẩm mỹ cũng như quan niệm, việc xây mới hoàn toàn một công trình
kiến trúc châu Âu thế kỷ 17, 18 vào thế kỷ 21 cũng không khác gì việc
xây mới chùa Bái Đính hay biết bao đình chùa miếu mạo như những năm vừa
qua. Miễn sao là chúng đẹp và được đặt ở đúng chỗ. Thêm nữa, về mặt kinh
tế, không thể không đáng mừng khi ở cái xứ nghèo khó như nước mình đã
có những người có điều kiện để chứng tỏ một đẳng cấp mới của sự xa hoa
cho nơi ở.
Những tòa nhà được gọi là “lâu đài” và “chuẩn Pháp” này có
thể thấy chúng mang “hình ảnh” của kiến trúc Baroque một cách khá rõ
nét.
Về mặt tinh thần, những chủ nhân tỉ phú của nó cũng có nhiều
sự đồng điệu với thời kỳ Baroque ở châu Âu, với những thành quả của đầu
tiên của thương mại và khai thác thuộc địa, họ cần có một địa vị mới
trong xã hội với sự xa hoa và chứng tỏ quyền lực không giới hạn, kiến
trúc cũng chỉ là vật mang cái vỏ của khát vọng đó.
Do vậy, việc người giàu xứ mình tìm đến phong cách Baroque
cũng là chuyện hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu. Tỉ phú trên thế giới cũng
vậy thôi, ngoài những người là nghệ sỹ, nhà phát triển công nghệ thì nhà
của đa phần tỉ phú nếu không phải là Baroque thì cũng là Rococo hoặc
Neo Classic. Đó là sự sang trọng và xa hoa đã được lịch sử thẩm định,
cộng thêm sự hấp dẫn của tính độc bản, cầu kỳ và những vật liệu đắt
tiền. Kiến trúc hiện đại dù đẹp đến đâu đi chăng nữa thì cũng vẫn chỉ
một sản phẩm hoàn toàn công nghiệp, ví như chuyện một chiếc Mercedes thì
vẫn chỉ là cái ô tô, còn Rolls Royce thì người ta gọi nó là Rolls
Royce. Kiến trúc, xét với tâm lý người sử dụng thì cũng vậy thôi.
Quay trở lại chủ đề kiến trúc, để phân tích sơ qua những
công trình này một cách công bằng hơn là cảm nhận và sở thích chủ quan,
mình xin tạm liệt kê những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Baroque (theo
kiến thức nhỏ bé của mình):
Về tổng thể, công trình kiến trúc đặt ở trung tâm với các đường hướng tâm mạnh mẽ, mang tính chất tôn vinh chủ thể. Có thể thấy rõ đặc trưng này ở lâu đài Versailles – Pháp |
…hay cung điện Hoàng gia La Granja – Tây Ban Nha (hình). Tùy quy mô khác nhau nhưng kiến trúc Baroque mang đặc điểm này hết sức đặc trưng. |
Mặt đứng công trình phức tạp và cầu kỳ, sử dụng mạnh mẽ sự tương phản ánh sáng tạo ra bởi các cấu trúc mặt đứng. |
Các diện mặt bằng, không gian lớn và rất phức tạp, kiến trúc kết hợp mạnh mẽ với điêu khắc, hội họa, tranh trần cho các không gian chính rất phổ biến. Sử dụng các vật liệu, chi tiết đắt tiền. Ảnh: Nhà thờ St Francis Xavier |
Với sự giao thoa qua hoạt động thương mại
và các thuộc địa, việc sử dụng các vật liệu, chi tiết trang trí du nhập
từ bên ngoài đã có từ thời kỳ đầu của Baroque. Nói điều này để lý giải
cho các công trình đang phân tích ở trên nếu có sử dụng các chi tiết
trang trí bản địa cho công trình thì cũng không có gì khác biệt. Ảnh:
trang trí tại thư viện của tu viện Admont (Áo) |
Một đặc điểm nổi bật là nghệ thuật sử dụng ánh sáng giáp tiếp. Ánh sáng phản xạ qua nhiều lớp, tạo hiệu quả thị giác độc đáo. Ảnh: Tại tu viện Admont (Áo) |
Với các đặc trưng nêu trên, các công trình mới xây ở Việt Nam, dẫu phần nào đó mang chút “hình ảnh” của kiến trúc Baroque, nhưng nếu phân tích kỹ thì cũng còn xa xôi lắm. Về tổng thể, là những công trình xây chen trong đô thị, với vài trăm m2 hoặc thậm chí là 3000m2 như ở Hà Nam thì cũng quá ư là khiêm tốn, không thể có cái gọi là vườn Baroque một cách thực sự, dù cho có trồng những cây vài trăm triệu hay vài tỉ trong chậu đi chăng nữa (ảnh), trong khi tổng thể, vườn là những cấu thành không thể thiếu được làm nên sự sang trọng, quý tộc của kiến trúc Baroque. Có lẽ các đại gia nên lên Ba Vì lập chiến khu, ít cũng phải vài chục hecta mới có thể hoành tráng lên được. |
Về công trình: Cũng như vậy, là quá bé nhỏ, với quy mô vài trăm m2 mỗi tầng thì để có những không gian lớn đặc trưng của kiến trúc Baroque là không thể. Cấu trúc mặt bằng và không gian thuần túy công năng, dấu vết Baroque chỉ nhận ra được qua các chi tiết trang trí dày đặc của nội thất và mặt đứng công trình. Ảnh: Chi tiết trang trí ở mặt tiền lâu đài ở Phủ Lý, Hà Nam |
Với sự sao chép đơn giản của hình thức bên ngoài và cấu trúc mặt bằng quá đơn giản nên yếu tố nổi bật của kiến trúc Baroque là nghệ thuật sử dụng ánh sáng giáp tiếp hoàn toàn thiếu vắng, các không gian trở thành khối tối tăm nặng nề dày đặc các chi tiết trang trí. Ảnh: Nội thất của lâu đài ở Phủ Lý. |
Việc sử dụng điêu khắc và các diện, chi tiết trang trí với mong muốn mang đặc trưng Baroque mà thiếu tiết chế và nền tảng thẩm mỹ là một sự ngộ nhận nguy hiểm. Có lẽ dùng ý của anh Phó Đức Tùng là thấu đáo nhất trong trường hợp này: Một cung điện cực kỳ xa hoa thì lại càng là tác phẩm của sự tinh giản; nếu không tinh giản, chắt lọc thì nó không thành một cung điện, mà sẽ là một đống rác. |
Còn một điều cuối cùng, thôi thì nói gần nói xa chẳng qua
nói thật, các cụ nhà mình đã dạy một câu rất thấm thía: “Y phục xứng kỳ
đức”, với chủ nhân của ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Baroque của
thế kỷ 21 này thì có lẽ cũng không nhất thiết phải đội tóc giả và nhảy
điệu Rigaudon trong phòng khiêu vũ.
Tuy nhiên, để mặc quần đùi hoa, gác chân lên chiếc ghế Đồng
Kỵ mà xơi miếng thịt chó cho nó Baroque thì cũng khó, có lẽ cũng vất vả
ngang với việc ngồi trên Rolls Royce mà cầm điếu cày cho đúng phong cách
Rococo vậy.
No comments:
Post a Comment