Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 20 November 2016

VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ * NGA * SƠN TRUNG

Saturday, March 22, 2014

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN + KINH TẾ NGA SUY TRẦM

KINH TẾ NGA SUY TRẦM &
TÂY PHƯƠNG TRỪNG PHẠT
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.03.2014
Cuộc khủng hoảng Chính trị của Ukraine đứng trước hai chủ trương giải quyết : (i) một phía, Nga sử dụng biện pháp quân sự trấn át ; (ii) phía kia, Tây phương Hoa kỳ và Liên Au tấn công Nga bằng những biện pháp Ngoại giao, Tài chánh, Kinh tế.
Hãng Thông Tấn AFP, ngày 17.03.2014, nhận định tổng quát về tình hình Kinh tế Nga như sau :
«MOSCOU,  17 mars 2014 (AFP) - Quelles que soient les sanctions mises enplace par les occidentaux, la Russie se prépare au pire pour son économie, qui souffre déjà des conséquences de la crise ukrainienne et risque désormais la récession.
            Avec le risque de sanctions et de fuite de capitaux étrangers, les économistes craignent désormais un choc difficile à supporter pour l'économie russe.
            "Une récession est difficilement évitable", ont résumé lundi les analystes de la banque publique VTB Capital «
            (MẠC TƯ KHOA, 17.03.2014 (AFP) – Dù với những trừng phạt nào Tây phương đưa ra áp dụng, Nga phải sửa soạn một trường hợp bi đát cho Kinh tế của họ đã đang phải chịu đựng những hệ quả từ cuộc khủng hoảng Ukraine và từ đấy đang đi vào nguy hiểm suy trầm nặng nề.
Với nguy hiểm của những trừng phạt và của việc thoát vốn ra của nuớc ngoài, những kinh tế gia lo sợ từ đây đang có cú « sốc «  khó lòng chịu đựng nổi cho kinh tế Nga.
« Một cuộc suy trầm Kinh tế như rất khó lòng tránh nổi « , đó là lời tóm lại của những nhà phân tích của Ngân Hàng công VTB Capital.
            Thứ Hai 17/03/2014, Đài Phát thanh RFI (Radio France Internationale) phỏng vấn chúng tôi về tình trạng nguy ngập của Kinh tế Nga. Chúng tôi xin đăng lại bài Phỏng vấn của Ký giả TÚ ANH. Bài trả lời bằng tiếng nói, vì vậy chúng tôi muốn viết ra đây những nhận định trích dẫn từ những Bản Văn của Báo Chí Quốc tế để quý vị đọc và theo rõi phần trả lời bằng tiếng nói của chúng tôi.
Trích dẫn những nhận định
từ Báo chí quốc tế
            Chúng tôi tuần tự theo những câu hỏi mà Ký giả TÚ ANH đặt ra :
Putin thẩm định quá cao về biện pháp quân sự và
khinh thường những phản ứng của Tây phương
Hai Tác giả Frédéric LILIEVRE và Pierre-Alexandre  SALLIER, trong nhật báo LE TEMPS Thụy sĩ ngày 14.03.2014, viết về sự quá thẩm định sức mình của Putin như sau:
“Venons-en aux sanctions. C’est avant tout ceux qui veulent les imposer qui doivent en mesurer les conséquences”, prévenait Vladimir Poutine lors de sa conférence de presse du 4 mars, après l’irruption de troupes russes en Crimée. “Dans un monde interconnecté et interdépendant, causer des dommages à un pays reste [certes] possible, mais d’autres pays seront affectés par des dégâts mutuels”, ajoutait alors le président russe.”
(Chúng ta trở lại những trừng phạt. Trước tiên những người muốn đặt để những trừng phạt phải biết đo lường những hậu quả đến cho mình, ông Vladimir PUTIN đã báo trước như vậy trong một cuộc họp báo ngày 4.03.2014, sau khi đã cho quân đội vào bán đảo Crimea. Trong một thế giới nối kết với nhau và tùy thuộc lẫn nhau, việc gây thiệt hại cho một nước có thể làm được, tuy nhiên những nước khia có thể bị ảnh hưởng bởi những thiệt hại tương đồng, Tổng thống Nga thêm câu này vào)
Phục hồi Kinh tế Nga và đà xuống dốc
On ressemble à la crise de la fin des années 1990. La situation se prépare au pire pour son économie.
Or, le manque d'investissements a été désigné par les économistes comme la principale raison de l'essoufflement de la croissance en Russie (1,3% en 2013 contre 3,4% en 2012 et 4,3% en 2011). Le pays avait profité au début des années 2000 de la remise en marche de capacités de production datant de l'URSS.”
(Dường như nó giống như cuộc khủng hoảng vào cuối những năm 1990. Tình trạng sửa soạn cho một sự tàn tệ của Kinh tế.
Vậy, sự thiếu thốn những đầu tư được nhìn nhận bởi những nhà Kinh tế như lý do chính cho sự đi xuống của đà tăng trưởng của Nga (1,3% năm 2013, 3.4% năm 2012 và 4.3% năm 2011). Nước Nga đã lợi dụng ở đầu những năm 2000 để cho hoạt động lại những khả năng sản xuất thuộc về thời Liên Xô.)
Trừng phạt Tài chánh và hệ quả lên Kinh tế Nga
           
"Les crédits contractés par nos entreprises à l'étranger s'élèvent à 700 milliards de dollars actuellement. Aujourd'hui, cela commence à se réduire du fait que de nombreuses lignes de crédit seront supprimées, certains projets communs vont être stoppés, et cela a même déjà commencé"
(Những tín dụng đã cam kết bởi những công ty phía chúng ta hiện giờ lên tới 700 tỉ đola. Ngày nay, những cam kết này bắt đầu giảm vì nhiều những đường tín dụng sẽ phải hủy bỏ, những dự án chung sẽ bị ngừng, và việc này đã bắt đầu.)
Dầu lửa và Khí đốt
La balance pétrolière mondiale ne représente qu’un à deux millions de barils. Ce qui signifie que les pays du cartel de l’OPEP pourraient compenser l’absence de la Russie grâce à leur capacité de production excédentaire. En clair, le monde peut se passer du pétrole russe.
Même constat. L’Ukraine est le principal acheteur international de gaz russe, historiquement à parité avec l’Allemagne. Interrompre le flux de Gazprom reviendrait pour la Russie à scier la branche sur laquelle elle est assise. Alors même que les recettes gazières sont le principal stabilisateur social du pays.
(Bảng cân bằng dầu lửa thế giới cho thấy khoảng cách từ một tới hai triệu barils mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là những nước thuộc OPEP có thể thay thế sự vắng mặt của Nga nhờ khả năng sản xuất thặng dư. Như vậy rõ ràng là vấn đề dầu lửa hoàn toàn được giải quyết.
Cùng một nhận định. Ukraine là nước mua dầu chính yếu của Nga giống như Đức. Cắt đứt dòng cung cấp của Gazprom sẽ trở ngược lại Nga như cưa đứt nhành cây mà mình đang ngồi trên đó. Đồng thời Nga cũng phải biết rằng những thu nhập về khí đốt chính là yếu tố chính cân bằng xã hội của Nga
Biện pháp CẤM VẬN THƯƠNG MẠI:
Scénario làm Putin sợ hãi nhất
           
"Nous sommes entrés dans un jeu qui n'est plus seulement politique, mais aussi économique. Cela montre que la Russie est prête aux sanctions les plus sévères: le scénario à l'iranienne" avec gel des avoirs et embargo commercial entraỵnant pénuries et inflation, a commenté le quotidien économique Vedomosti.
(Chúng ta đi vào lãnh vực mà không phải chỉ nguyên là chính trị, nhưng còn là kinh tế nữa. Điều đó chứng tỏ rằng Nga sẵn sàng cho những trừng phạt khắc nghiệt hơn nữa: Đó là Scénarion theo kiểu Iran với việc phong tỏa những tài sản và CẤM VẬN THƯƠNG MẠI kéo theo việc khan hiếm hàng hóa và vật giá tăng vọt, Nhật báo Kinh tế VEDOMOSTI bình luận như vậy.)
           
Khi vật giá tăng vọt, điều này là nguồn nổi dậy của quần chúng chống lại Putin
Kinh tế, tài chính Nga
trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng
Tú Anh
Kinh tế Nga đang trả giá vì cuộc khủng hoảng tại Ukraina sẽ không tránh được suy thoái vì các biện pháp trừng phạt của Tây phương. Mỗi ngày nhà nước phải chi ra 10 tỷ đô la để trợ giá cho đồng rúp, doanh nghiệp nợ vốn nước ngoài 700 tỷ đô la, trong khi trữ lượng ngoại tệ Nga chỉ có 500 tỷ. Ngân hàng nhà nước VTB Capital nhận định kinh tế Nga không chịu đựng nổi cú « sốc » trừng phạt.
AFP cho rằng kinh tế Nga đứng trước tình hình tồi tệ nhất trong khi nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ , nơi mà các đại gia Nga cất giấu 60% tài sản dự báo một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Nga. Từ Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên phân tích :
« Ông Putin xem thường Tây phương và thẩm định quá cao khả năng trả đũa của ông ấy….»

NGA & PHƯƠNG TÂY

 

Putin khai mở một thời kỳ đối đầu mới giữa Nga và phương Tây

Tổng thống Putin (G) và các lãnh đạo Crimée sau lễ ký kết văn kiện sáp nhập bán đảo này vào Liên bang Nga tại Matxcơva, 18/03/2014
Tổng thống Putin (G) và các lãnh đạo Crimée sau lễ ký kết văn kiện sáp nhập bán đảo này vào Liên bang Nga tại Matxcơva, 18/03/2014
REUTERS

Trọng Nghĩa
Hơn 20 năm sau khi Liên Xô bị phân rã, nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin có dấu hiệu bước vào một cuộc đối đầu trở lại với phương Tây sau khi nhanh chóng thôn tính vùng Crimée của Ukraina, bất chấp sự phản đối của phương Tây. Theo giới phân tích, với xu hướng không chấp nhận trật tự thời hậu Xô Viết được ông Putin bộc lộ rõ ràng, khả năng một kỷ nguyên đối đầu mới giữa phương Tây và Nga không thể loại trừ.

Cách nay gần một phần tư thế kỷ, ngày 08/12/1991, lãnh đạo các nước Nga, Ukraina và Belarus đã phê chuẩn trong một hiệp ước sự phân rã của Liên Xô thành nhiều quốc gia độc lập. Thế nhưng gần đây, bằng cách lấy lại vùng Crimée từ tay Ukraina, Tổng thống Nga Putin đã biểu thị quyết tâm sẵn sàng thay đổi biên giới hiện tại của nước Nga.
Theo nhận định của hãng tin Pháp AFP, hiện chưa thể biết được là ông Putin sẽ bằng lòng với vùng Crimée, hay là ông sẽ tiếp tục tìm cách sát nhập vào Nga những khu vực nói tiếng Nga khác ở Ukraina, Moldavia hay tại Belarus và Kazakhstan.
Khả năng thứ hai là một điều rất hiện thực nếu căn cứ vào các tuyên bố đanh thép gần đây của chủ nhân Điện Kremly, tự nhận là ông có nhiệm vụ khôi phục lại sức mạnh của nước Nga.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, Giáo sư Nikolai Petrov, thuộc Học viện Kinh tế Cao cấp Mátxcơva cảnh báo : « Chúng ta mới ở bước đầu, chứ chưa phải là bước cuối của một tiến trình đầy sóng gió ». Đối với chuyên gia phân tích này : « Diễn văn của ông Putin hôm thứ Ba 18/03 vừa qua chỉ mới kết thúc giai đoạn thôn tính Crimée, câu hỏi đặt ra là : Điều gì sẽ xảy ra trong thời gian sắp đến ? »
Quan điểm « phục hận » của ông Putin thể hiện rõ qua một số yếu tố được ông nêu bật : Nước Nga không còn muốn bị phương Tây « bỏ xó », phải tiếp tục chịu đựng chính sách « kiềm chế » có từ thế kỷ 18 và 19 để chống lại chế độ Sa hoàng và trong thế kỷ 20 để chống lại Liên Xô. Tổng thống Nga còn cho rằng Châu Âu và Mỹ đã « quá đáng » khi góp phần dựng lên chính phủ thân phương Tây ở Kiev sau vụ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị truất phế.
Theo Giáo sư Petrov, với vụ thôn tính Crimée, cục diện đã chuyển qua một thời kỳ mới với nước Nga của ông Putin trực diện đối đầu với phương Tây : « Tổng thống Putin đã tuyên chiến với phương Tây và không thể có sự hòa giải… (và) bây giờ phương Tây sẽ phải cố gắng hạ bệ chế độ Putin. »
Đối với ông Dmitri Trenin, Giám đốc chi nhánh tại Mátxcơva của Trung tâm nghiên cứu Carnegie, sự sáp nhập Crimée vào Nga là một « bước ngoặt » trong chính sách đối ngoại của Mátxcơva.
Theo ông Putin, trật tự thế giới hình thành sau sự sụp đổ của Liên Xô đã cho phép Hoa Kỳ coi thường luật pháp quốc tế tại Nam Tư, Irak và Libya. Sự kiện Mátxcơva tung lực lượng thân Nga đến Crimée để kiểm soát vùng này đã cho thấy là nước Nga không còn tôn trọng các biên giới được thiết lập vào năm 1991.
Câu hỏi đang được giới phân tích đặt ra là liệu ông Vladimir Putin có chịu dừng lại ở việc sáp nhập của Crimée hay không ? Hay là ông sẽ tiếp tục tiến bước trên con đường đối đầu với phương Tây.
Trên vấn đề này, Tổng thư ký khối NATO Anders Fogh Rasmusssen không che giấu nỗi lo ngại. Phát biểu tại Mỹ vào hôm qua, 19/03, ông cho rằng Tổng thống Nga rất có thể sẽ không tự bằng lòng với việc sáp nhập Crimée : « Crimée chỉ là một ví dụ... là một phần trong một tổng thể lớn hơn, một chiến lược dài hạn hơn của Nga hoặc ít ra là của ông Putin ».
Đối với ông Rasmussen, vụ Crimée là tín hiệu cảnh báo cho các nước phương Tây, do đó, các thành viên của NATO cần phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quốc phòng.
tags: Châu Âu - Crimée - Hoa Kỳ - Nga - Phân tích - Phương Tây - Quan hệ - Ukraina - Vladimir Putin
 http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140320-putin-khai-mo-mot-thoi-ky-doi-dau-moi-giua-nga-va-phuong-tay

 

Trừng phạt Nga, Tây phương nhắm vào giới tỷ phú thân cận của Putin

Các tỷ phú Nga thân cận với Putin là những nạn nhân đầu tiên của lệnh trừng phạt Tây phương.
Các tỷ phú Nga thân cận với Putin là những nạn nhân đầu tiên của lệnh trừng phạt Tây phương.
REUTERS

Tú Anh
Danh sách hơn 30 nhân vật Nga và Ukraina thân Nga (31 trong danh sách Mỹ và 31 trong danh sách Liên Hiệp Châu Âu) bị trừng phạt đã được các cường quốc Tây phương cân nhắc lợi hại : vừa đánh thẳng vào các tỷ phú thân cận của chủ nhân điện Kremli vừa bảo toàn được quyền lợi kinh tế của Tây phương.

Ngay trước khi tổng thống Putin sắp ký sắc lệnh sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina vào Nga, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu công bố danh sách trừng phạt thứ hai nhắm vào các đối tượng được xem là có vai trò trong chiến lược gây khủng hoảng tại Ukraina.
Tổng thống Barack Obama ra lệnh phong tỏa tài sản 20 công dân Nga trong đó có nhiều tỷ phú, cấm doanh nghiệp Mỹ buôn bán với những đại gia này và ngân hàng Rossiya trong đó phần hùn của Iouri Kovalchouk, được xem là kinh tài của Putin từ năm 1990.


Khi tấn công vào ngân hàng Rossiya, Washington muốn gửi thông điệp cảnh cáo Putin là lãnh vực tài chính của Nga không an toàn. Thêm vào đó, trong số khách hàng và thành phần lãnh đạo ngân hàng này là những nhân vật thân cận của Putin.
Một nạn nhân khác bị Mỹ cấm visa, cấm làm ăn buôn bán và bị phong tỏa tài sản là tỷ phú Gennadi Timtchenko mà theo tạp chí Forbes, tài sản lên đến 15,3 tỷ đôla, đại gia đứng hàng thứ 6 của Nga và cũng là nhà kinh tài của Putin.

Công ty Gunvor của nhà tài phiệt này là cơ quan trung gian buôn bán dầu hỏa đứng hàng thứ tư thế giới, đăng ký tại đảo Virgo.Theo Reuters, các biện pháp mới của Washington cứng rắn hơn nhiều so với danh sách thứ nhất nhưng Hoa Kỳ không đụng vào lãnh vực kinh tế « sinh tử » của Nga như dầu hỏa và kim loại vì e rằng nếu Nga trả đũa trên hai lãnh vực này thì kinh tế toàn cầu sẽ bị thiệt hại. Ba tập đoàn lớn của Nga là Gazprom, khí đốt, Rosneft, dầu hỏa và tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport không bị đụng tới.


Tuy nhiên, hiệu năng của biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã gây ra hệ quả thấy được. Trước tiên là tỷ phú Gennadi Timtchenko, đã vội vã bán đi hết cổ phần của ông trong công ty Gunvor do ông sáng lập, tương đương với 43% số vốn cất giấu tại Genève cho Torbjorn Tornqvist, một công dân Thụy Điển và cũng là người hùn hạp. Theo nhận định của báo Le Monde, sự kiện nhà kinh tài của chính tổng thống Nga đã phải bán tháo cổ phần đã làm giới tài phiệt Nga đổ mồ hôi lạnh.
Mặc khác, do cấm vận, khách hàng của các ngân hàng Nga và chi nhánh không thể sử dụng thẻ tín dụng loại Mastercard và Visa.


Khác với Mỹ, theo AFP, Châu Âu không tấn công vào ngân hàng Rossiya mà chỉ tập trung vào giới cố vấn thân cận của Putin trong đó có phó thủ tướng Dmitri Rogozin, một số lãnh đạo chính trị và tư lệnh trong quân đội. 31 nhân vật bị phong tỏa tài sản và bị cấm thị thực nhập cảnh, hết đường sang những nơi mua sắm và nghỉ mát ở Châu Âu như: Luân Đôn, Paris, Nice, Luxembourg, Chypre, gây tác động tâm lý rất mạnh.

Luật sư Nga Alexei Navalny, một trong những đối lập khắc tinh của Putin hiện đang bị quản thúc, tuyên bố với New York Times : Tây phương có thể đánh một đòn chí tử vào đám cờ hiệu của điện Kremli thường xuyên du lịch sang Tây phương ».
Một nhà ngoại giao Châu Âu nhân định là Châu Âu để cho Hoa Kỳ đánh mạnh vì dễ hơn và đủ để « cô lập chính trị và ngoại giao » Nga, tạo điều kiện thuận lợi cho tình thế « đã bất ổn » tại Nga.
tags: Nga - Phương Tây - Quốc tế - Theo dòng thời sự - Trừng phạt
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140322-trung-phat-nga-tay-phuong-nham-vao-gioi-ty-phu-than-can-cua-putin 

LỆ PHƯỚC * UT BẠCH LAN

Út Bạch Lan : Tiếng ca nức nở tự đáy lòng
Sầu nữ Út Bạch Lan và Vua viết lời vọng cổ Viễn Châu ảnh/ DR
Sầu nữ Út Bạch Lan và Vua viết lời vọng cổ Viễn Châu ảnh/ DR
Lê Phước
Trong lịch sử cải lương gần 100 năm nay, người mộ điệu đã nhiều giọng ca nữ mùi mẫn, điêu luyện. Thế nhưng, nếu phải xếp thứ hạn, thì đứng hàng số một phải là nữ nghệ sỹ Út Bạch Lan, một giọng ca đã thành danh hơn 60 năm, một giọng ca điêu luyện và như tiếng nức nở tự đáy lòng, một giọng ca được mệnh danh là “Nữ vương sầu nữ”.
Đời sương gió
Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sanh năm 1935, tại Đức Hòa-Long An. Tuổi mới lên mười, bé Hai đã phải theo mẹ rời quê hương lên Sài Gòn sống cảnh tha phương cầu thực. Số phận đưa đẩy cho những người khốn khổ gặp nhau để đùm bọc lẫn nhau. Số là, trong cuộc sống lang thang ở đất Sài Thành, mẹ bé Hai đã kết nghĩa chị em với một người phụ nữ cùng cảnh ngộ. Người phụ nữ này có một đứa con trai lớn hơn bé Hai vài tuổi. Cậu con trai đờn ghi ta phím lõm rất giỏi, và cũng chẳng ai khác mà chính là danh cầm Văn Vĩ sau này. Bốn con người, hai già hai trẻ, chia sẻ cuộc sống “ngủ thớt thịt” giữa đất Sài Gòn đô hội.
Nếu Văn Vĩ giữ vị trí thống trị đến hiện tại trong tiếng đờn ghi ta phím lõm, thì bé Hai cũng thống trị làng cổ nhạc với giọng ca điêu luyện thần sầu được mệnh danh là “Nữ hoàng vọng cổ”. Văn Vĩ đã dạy cho bé Hai ca cổ nhạc. Và giữa giọng ca bé Hai và tiếng đờn Văn Vĩ có một sự tương đồng đặc biệt. Nếu tiếng đờn của Văn Vĩ thuộc loại nỉ non, mùi mẫn và điêu luyện nhất trong làng đờn cổ nhạc, thì giọng ca bé Hai cũng thuộc hàng số một trong độ mùi mẫn, nỉ non và điêu luyện.
Hai anh em, một đờn một ca, đã bắt chước những người hát rong để đi hát dạo ở các khu chợ sầm uất ở Sài Gòn để kiếm tiền nuôi mẹ. Một ngày kia, vào cuối những năm 1940, giọng ca Út Bạch Lan và tiếng đờn Văn Vĩ đã được nghệ sỹ Thành Công, trưởng ban cổ nhạc của Đài phát thanh Pháp-Á lúc bấy giờ phát hiện và mời về đài thu thanh. Khi ấy, giọng ca nhí đang ăn khách trên Đài phát thanh Sài Gòn là Bạch Huệ, nên nghệ sỹ Thành Công mới tính đối lại mà đặt cho bé Hai nghệ danh là Bạch Lan. Nhưng do bé Hai thường được mẹ gọi là “Út”, nên mới xin giữ lại chữ “Út”.
Mở đường cho nửa đời hương phấn
Từ sau khi được phát hiện, Út Bạch Lan đi ca cho đài phát thanh và cho quán Họa Mi của nữ danh ca Cô Năm Cần Thơ. Đến đầu những năm 1950, Út Bạch Lan mới chính thức đi theo đoàn hát chuyên nghiệp và bắt đầu cuộc đời gạo chợ nước sông.
Người đóng cặp ăn khách nhất hồi thời trẻ của Út Bạch Lan là nam nghệ sỹ Thành Được. Cả hai đều vừa có sắc vừa có giọng ca. Thành Được ca chân phương và sang trọng. Đôi đào kép chánh này từng một thời “làm mưa làm gió” trong làng sân khấu cải lương. Đến đầu năm 1962, hai người thành lập đoàn hát riêng mang tên Thành Được-Út Bạch Lan. Ngay cả sau này khi về đầu quân cho đoàn Thanh Minh-Thanh Nga, thì cặp đào kép chánh Thành Được-Út Bạch Lan vẫn luôn ăn khách.
Hai người đã để lại nhiều vai diễn ấn tượng. Tuy nhiên, nhắc đến Thành Được-Út Bạch Lan, thì người mộ điệu trước tiên nhớ đến vở tuồng tình cảm xã hội "Nửa đời hương phấn" của liên danh soạn giả Hà Triều-Hoa Phượng. Bàn riêng về Út Bạch Lan, khi trình diễn vở tuồng này vào giữa những năm 1960, tên tuổi Út Bạch Lan mới thật sự trở nên lừng lẫy. Và vai Hương trong Nửa đời hương phấn của Út Bạch Lan đã tạo một cái bóng quá lớn cho thế hệ sau.
Quả thật như vậy, vì trong vai cô đào chánh tên Hương, Út Bạch Lan đã thật sự đạt được trình độ “bước ra sân khấu thì phải diễn, nhưng đừng diễn”. Tức là, ở vai tuồng này, sân khấu cuộc đời và cuộc đời sân khấu ở Út Bạch Lan đã quyện vào nhau. Út Bạch Lan diễn rất tự nhiên, rất nhập vai và rất mùi mẫn.
Vở tuồng xoay quanh số phận của cô gái quê ở Lái Thiêu tên Hương, phải lên Sài Gòn làm ăn để kiếm tiền phụ giúp cho cha mẹ. Thế nhưng, cạm bẫy cuộc đời đã xô đẩy Hương vào con đường buôn hương bán phấn. Bị gia đình người yêu không chấp nhận vì chê Hương thân phận gái làng chơi. Rồi khi về quê, Hương bị cha đuổi ra khỏi nhà sau khi phát hiện việc cô làm ở Sài Gòn. Khi người yêu đi cưới vợ, thì người vợ đó lại chính là em gái ruột của Hương. Nỗi đau chồng chất nỗi đau như vậy, nhìn lại nửa cuộc đời hương phấn của mình thấy quá ư là bất hạnh, cuối cùng Hương đã vào chùa quy y thí phát.
Màn ca diễn mùi mẫn nhất của Út Bạch Lan trong tuồng này là màn chót, cảnh mẹ, em gái và chồng của em gái (tức người yêu cũ của Hương) cùng gặp Hương tại cổng chùa. Mọi chuyện được phơi bày, Hương quyết lòng theo tiếng mõ chuông.
Út Bạch Lan đã để đời khi ca ba câu vọng cổ từ biệt mẹ và dặn dò vợ chồng em gái quên đi chuyện cũ mà sống cho hạnh phúc. Lúc này, Hương phải ra sức dằn nén đau khổ trước mặt mẹ và em gái để cho mọi người an tâm về mình. Thế nhưng, trong tận cùng sâu thẳm tâm hồn, nỗi đau cuộc đời vẫn đang dằn xé. Út Bạch Lan đã xử lý giọng ca một cách tinh vi khi mà trong từng lời nói, lời ca, người nghe cảm nhận được những tiếng nấc, nhưng tiếng nức nở tự đáy lòng.
Và khi nói lối tới đoạn: “Má ơi! mái tóc dài óng ả, con đã từng ve vuốt ấp yêu. Rồi nơi phồn hoa trong một buổi chiều, người ta đã cắt đi của con phân nửa. Rồi trong một đêm vừa đau vừa tủi, con lại cắt đi mái tóc sau cùng. Con đau lòng ngất lịm. Khi tỉnh dậy, sờ lên đầu thì tóc đâu không còn nữa, con hoảng hốt la lên, trời ơi, ai đã cắt tóc của tôi rồi! Má ơi, chừng nhớ ra chính tay con đã cắt tóc của con rồi...”. Út Bạch Lan đang nói chợt thét lên “trời ơi, ai đã cắt tóc của tôi rồi », khiến cho người nghe chợt thấy con tim sao mà nhói đau đến thế. Cách diễn này cho thấy sự nhập vai phi thường của Út Bạch Lan. Ba câu vọng cổ đó, đến hiện tại dù đã nhiều ngôi sao cải lương diễn lại vai Hương, nhưng chưa có ai thể hiện đạt được trình độ bi thiết như vậy.
Bất tử trong Tuyệt tình ca
Một vai để đời nữa trong nhiều vai để đời của Út Bạch Lan là vai cô giáo Lê Thị Lan trong vở Tuyệt Tình Ca (Ông cò quận 9) cũng của liên danh soạn giả Hà Triều-Hoa Phượng.
Cốt truyện xoay quanh cuộc tình dang dở của ông giáo Hương và cô giáo Lan. Số là ông giáo Hương từ Mỹ Tho được đổi về dạy học tại Vĩnh Long. Dù đã có vợ con ở tại nguyên quán, ông vẫn sống cùng với một bạn đồng nghiệp là cô giáo Lê Thị Lan và có hai con: Lê Thị Trường An và Lê Long Hồ. Sau đó vì việc nhà ông phải trở lại Mỹ Tho. Chiến tranh đã làm ông mất liên lạc với gia đình người vợ thứ. Hai mươi năm sau, ông Hương trở thành cảnh sát trưởng quận 9 tại Sài Gòn. Một hôm Ông Cò bắt được một cô gái mại dâm tên là Trường An, mà trớ trêu thay cô gái đó lại chính là đứa con gái của ông với cô giáo Lan ngày trước.
Thủ vai Ông Cò là nghệ sỹ Út Trà Ôn. Màn hay nhất là cảnh hai người gặp lại trong ngôi nhà nghèo túng của ba mẹ con. Út Trà Ôn-Út Bạch Lan đã ca diễn xuất thần đoạn hội ngộ đầy thống thiết này. Chỉ với ba câu vọng cổ 4, 5, 6, Út Trà Ôn và Út Bạch Lan đã đủ làm bất tử hai vai diễn. Hai người ca điêu luyện, trữ tình, làm quặn thắt con tim người mộ điệu.
Út Trà Ôn là bậc tiền bối của Út Bạch Lan. Khi Út Bạch Lan bước chân vào nghề, thì cái tên Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn đã vang dội. Nhưng có lẽ tổ nghiệp cố tình sắp đặt cho đôi nghệ sỹ có nghệ danh bắt đầu bằng chữ “Út”, nên mới tạo ra cặp liên danh Út Trà Ôn-Út Bạch Lan cho sân khấu cải lương. Và đến hiện tại, đối với người mộ điệu cải lương, hễ nhắc đến Út Trà Ôn là nhắc đến Út Bạch Lan và ngược lại. Có thể nói, đây là hai nghệ sỹ tương xứng về cách diễn và sự điêu luyện, mùi mẫn trong giọng ca.
Ngoài hai vai kể trên, Út Bạch Lan còn để đời trong Sơn nữ Phà Ca, Con gái chị Hằng, và rất nhiều vở tuồng khác nữa, như: Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Nửa bản tình ca, Khi rừng mới sang thu, Khi hoa Anh Đào nở, Trăng sương cầu Trúc, Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, Thanh Xà Bạch Xà.…
Tiếng ca nức nở tự đáy lòng
Nhìn lại sự nghiệp ca diễn của Út Bạch Lan, ta thấy Út Bạch Lan chuyên trị các vai đào thương có số phận đau khổ. Thế nhưng, hai chữ “Sầu nữ” có một phần lớn xuất phát từ giọng ca của Út Bạch Lan.
Nổi danh cùng thời với Út Bạch Lan là nữ danh ca Thanh Hương. Đây là hai giọng ca nữ « oanh liệt” của những năm 1960 và vẫn còn ngự trị đến hiện tại. Mỗi người có một nét riêng. Giọng của Thanh Hương là giọng đồng pha thổ nhưng thổ nhiều hơn đồng nên ca hơi trầm. Giọng Út Bạch Lan cũng là đồng pha thổ nhưng thổ ít hơn đồng nên ca trong trẻo hơn và lảnh lót hơn. Thanh Hương thì ca thuần túy mộc mạc chân phương, và mạnh mẽ. Còn Út Bạch Lan thì ca có chút hoa lá cành, giọng ca mềm hơn, lả lướt hơn, nữ tính hơn. Hai giọng ca, một nhu một cương, đã chinh phục không biết bao nhiêu con tim người mộ điệu. Tuy nhiên giữa hai người lại có một điểm chung, đó là có bộ nhịp thượng thừa. Cách sắp chữ của hai người cùng vô cùng tinh diệu.
Bàn riêng về giọng ca Út Bạch Lan, đây là một giọng ca chưa có người thay thế tính đến hiện tại. Út Bạch Lan có cách nhấn dấu sắc lửng rất hay, vút lên rồi nhẹ nhàng rơi xuống như chiếc lá mùa thu bay trong cơn gió nhẹ. Giọng ca Út Bạch Lan nghe “ngọt như mía lùi”. Bộ nhịp của Út Bạch Lan thì khỏi chê. Cách hành văn sắp chữ rất điêu luyện. Út Bạch Lan ca luyến láy một cách thần tình: luyến láy đúng nơi đúng chỗ và vừa đủ, không bị thô, luyến láy theo kiểu « đứt dây đờn ». Cách điều hơi của Út Bạch Lan cũng đáng nể : Nghe Út Bạch Lan ca, người nghe không thấy cô phải ráng hơi, cô ca như nói, ca rất tự nhiên.
Tuy nhiên, hai nét đặc trưng lớn nhất trong giọng ca Út Bạch Lan là cách xuống xề và độ sầu trong tiếng ca. Út Bạch Lan xuống xề ở câu 5 và câu 6 rất thấp, rất trầm, cô phát huy hết chất đồng trong giọng ca của mình và cô đã tạo ra cách xuống xề hay đến mức mà người nghe chữ cô xuống xề như hòa tan vào tiếng đàn. Nói chung là nghe là biết ngay đó là cách xuống xề thần sầu của Út Bạch Lan. Đến hiện tại, trong làng cải lương, đây vẫn là một cách xuống xề độc nhất vô nhị.
Còn về độ sầu, chất giọng của Út Bạch Lan có một độ sầu không thể tưởng. Út Bạch Lan ca nghe giống như tiếng đờn ghi ta phím lõm của danh cầm Văn Vĩ: nỉ non như tiếng lòng thổn thức, mang đến một cảm giác man mác chơi vơi. Giọng ca đó không ồn ào, mà nó rỉ rả, rồi dần len lõi vào mọi ngóc ngách của tâm hồn, làm quặn thắt con tim người mộ điệu. Từ đó, giọng ca Út Bạch Lan có độ thẩm thấu rất cao. Đến hiện tại, chưa thấy có giọng ca nữ nào trong làng sân khấu cải lương có độ “sầu” đến như vậy.
Út Bạch Lan đã thành công với rất nhiều bài vọng cổ. Út Bạch Lan được xem là người đã cùng với Út Trà Ôn mở đường đưa bản vọng cổ nhịp 32 lên tới đỉnh cao trong hệ thống bài bản cải lương. Trong vô số các bài ca cổ do Út Bạch Lan thể hiện thành công, có thể kể đến một số bài tiêu biểu: Lan và Điệp, Liễu rũ hoa sầu (Phàn Lê Huê), Xuân đất khách, Tiếng ve sầu, Đào Tam Xuân, Hoa Lan Trắng, Mẹ dạy con, Nước mắt nàng dâu, Đèn khuya, Trái tim cò trắng, Tình người cung nữ, Tâm sự Mai Đình…


Trong đó, nổi tiếng nhất có lẽ là bài Lan Và Điệp. Bài ca này đã gắn liền với tên tuổi Út Bạch Lan. Và đến hiện tại, có nhiều giọng ca nổi tiếng thể hiện, nhưng chưa ai qua được bà. Tuy nhiên, để thưởng thức được sự điêu luyện và cái chất “Sầu nữ” trong giọng ca Út Bạch Lan thì không thể nào bỏ qua hai bài Tiếng Ve Sầu và Đào Tam Xuân.

Thường khi dứt vọng cổ câu hai, từ nhịp Tư, nghệ sỹ canh chừa đủ 4 chữ để ca vô khuôn cho ngọt, nếu trên bốn chữ thì phải ca dồn chữ. Trong bài Đào Tam Xuân, Út Bạch Lan canh xuống chữ dấu huyền ở nhịp Tư câu Hai một cách rất tự nhiên, người nghe không thấy cô phải dừng lại để canh nhịp. Tức là Út Bạch Lan hành văn liên tục trên dây đờn một cách rất điêu luyện và rất tự nhiên, nghe mà “”đã cái lỗ tai”. Cách sắp nhịp này nói thì dễ chứ chưa thấy ai ca theo kiểu đó được tự nhiên và hay như Út Bạch Lan. Cách ca này được thể hiện rất rõ trong bài Đào Tam Xuân của soạn giả Viễn Châu.
Hay như trong bài Tiếng Ve Sầu, khi dứt vọng cổ câu Bốn, Út Bạch Lan ca chồng chữ ở năm chữ cuối một cách rất hay, rất ngọt, rất điêu luyện, thể hiện một trình độ ca thượng thừa chỉ có ở Út Bạch Lan. Còn bài Hoa Lan Trắng, đây là một bài hát đặc biệt với Út Bạch Lan. Đầu những năm 1960, soạn giả Viễn Châu đã viết bài này theo kiểu đo ni đóng giày, kể về chính cuộc đời ba chìm bảy nổi về tình duyên của Út Bạch Lan. Út Bạch Lan ca rất hay Hoa Lan trắng. Trong những năm gần đây, khi ở cái tuổi bát tuần, Út Bạch Lan vẫn ru hồn khán giả bằng bài Hoa Lan trắng.


Một điều đáng quý nữa là, dù đã là bậc thầy trong ca diễn, nhưng mỗi khi xuất hiện trên sân khấu ca mấy câu vọng cổ, mà là những bài vọng cổ « ruột », thì người xem vẫn thấy Út Bạch Lan ca rất tập trung, rất nghiêm túc, chứ không bao giờ uốn éo hay chạy nhảy quá đà như một số nghệ sỹ thành danh khác. Đây là một điều đáng quý ở một nghệ sỹ cải lương lão làng, thể hiện sự tôn trọng nghề và tôn trọng khán giả của người nghệ sỹ.
Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày Út Bạch Lan bước chân vào nghề, đến hiện tại, cái vương hiệu “Sầu nữ” vẫn thuộc về cô. Nếu như Thanh Hương được mệnh danh là “Đệ nhất danh ca”, thì Út Bạch Lan vẫn xứng đáng với danh hiệu “Nữ hoàng vọng cổ”. Cái bóng Sơn nữ Phà ca, Nửa đời hương phấn, Cô giáo Lan, Lan và Điệp của Út Bạch Lan hiện vẫn còn rất lớn.
Ở cái tuổi 80, Út Bạch Lan vẫn còn tham gia ca hát, giọng ca cô vẫn nỉ non, vẫn là tiếng ca nức nở tự đáy lòng, có thể làm tan chảy bất kì con tim sắt đá nào. Giọng ca Út Bạch Lan là một chuẩn mực, một đỉnh cao chưa có người thay thế. Tên tuổi Út Bạch Lan gắn với nhiều mỹ danh nhất trong số các nữ nghệ sỹ cải lương: Vương nữ Sương chiều, Nữ hoàng Vọng cổ, Nữ vương Sầu nữ, Sầu nữ liêu trai, Đệ nhất đào thương…Đó là phần thưởng lớn nhất và quý giá nhất mà tổ nghiệp và người mộ điệu dành tặng cho một người nghệ sỹ.

TRỌNG THÀNH * VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ

Việt Nam đầu thế kỷ XX qua "ống kính" Viễn Đông Bác Cổ
Trọng Thành
Nhân dịp năm Việt-Pháp 2014, tại Paris đang diễn ra cuộc triển lãm ảnh đặc biệt mang tên « Objectif Việt Nam. Ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ ». Triển lãm được đặt tại Viện bảo tàng Cernuschi (bảo tàng ảnh Á châu của thành phố Paris), khai mạc ngày 14/03 và sẽ kéo dài đến ngày 29/06. Những bức ảnh trưng bày tại bảo tàng Cernuschi, rất hiếm khi được công chúng biết tới, ghi lại không chỉ hành trình khoa học và sứ mạng bảo tồn hơn nửa thế kỷ của EFEO tại Việt Nam, mà còn cả cuộc sống đời thường của xã hội Việt Nam cách đây cả thế kỷ qua ống kính của các nhà khoa học và nhiều tác giả vô danh khác. 
Trường Viễn Đông Bác cổ, một tên tuổi hết sức quen thuộc với giới nghiên cứu về Việt Nam, một điểm đến bắt buộc đối với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam, về những cộng đồng người trên báo đảo Đông Dương, và rộng hơn là ở Châu Á, có thể vẫn còn xa lạ với nhiều người không thuộc giới chuyên môn. « Objectif Việt Nam. Photographies de l’Ecole Français d’Extrême-Orient » (Objectif Việt Nam. Ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ) (Objectif trong tiếng Pháp có nghĩa là "ống kính", đồng thời cũng có nghĩa là "mục tiêu") có mục tiêu giới thiệu với công chúng rộng rãi, cũng như giới khoa học, về lịch sử hơn nửa thế kỷ hoạt động của một cơ sở nghiên cứu khoa học và bảo tồn hết sức đặc biệt, qua một loạt các bức ảnh đa dạng về thể loại, được lựa chọn hết sức công phu trong số kho lưu trữ cả trăm ngàn bức trong bảo tàng ảnh của EFEO.
Được thành lập cuối thế kỷ XIX (năm 1898) theo sáng kiến của Viện Hàn lâm văn khắc và văn chương Pháp, được đặt dưới sự quản lý của Toàn quyền Đông Dương vào thời đó, EFEO - Trường Viễn Đông Bác cổ - đã tạo ra các cơ sở đầu tiên mang tính quyết định cho sự hình thành của nhiều chuyên ngành nghiên cứu về Việt Nam nói riêng, và khu vực Đông Dương thuộc Pháp (còn được biết đến với tên gọi « bán đảo Trung - Ấn ») nói chung, trước hết trong lĩnh vực khảo cổ học và ngữ văn học, thoạt tiên với sự thúc đẩy của các nhà Ấn Độ học nổi tiếng.

Triển lãm Objectif Vietnam (DR)
Trải qua hơn nửa thế kỷ, với những biến động dữ dội của quá trình thực dân hóa, hiện đại hóa, cùng nhiều xung đột, chiến tranh khốc liệt, Trường Viễn Đông Bác cổ kiên trì theo đuổi các sứ mạng ban đầu với sự cộng tác chặt chẽ và hiệu quả của nhiều trí thức Việt Nam, mà phần lớn vốn trưởng thành trong nền giáo dục Nho học truyền thống. Sau khi rời khỏi Hà Nội năm 1959, EFEO quay trở lại mở cơ sở thường trực tại Việt Nam vào năm 1993, theo lời mời của chính quyền Việt Nam, từ đó mở ra các hợp tác với Viện khoa học Xã hội Việt Nam trong các lĩnh vực vốn là thế mạnh của Trường Viễn Đông Bác cổ, như khảo cổ, lịch sử hay nhân học. Cùng với nhiều cơ sở khoa học Pháp và quốc tế khác, Trường Viễn Đông Bác cổ « tham gia vào giúp cho những nghiên cứu về Việt Nam mang một tầm cỡ thế giới, tương xứng với tầm quan trọng và giá trị của nền văn hóa Việt Nam », như lời ghi nhận của nhà Hán học Léon Vandermeersch, nguyên giám đốc EFEO (1989-1993), nguyên quản thủ (1951-1958) Bảo tàng Louis Finot (Hà Nội), sau này là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Về một số thông tin chính để hiểu cuộc triển lãm lần này, xin mời quý thính giả theo dõi cuộc trò chuyện với bà Isabelle Poujol, phụ trách thư viện ảnh của Trường Viễn Đông Bác cổ, người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập cuộc trưng bày này, cùng với bà Christine Shimizu, quản thủ, kiêm giám đốc Bảo tàng Cernuschi.

Phỏng vấn bà Isabelle Poujol (Paris)
21/03/2014
Isabelle Poujol : Cuộc triển lãm này được lập ra dựa trên sứ mạng mà EFEO (Trường Viễn Đông Bác cổ), được xác định vào thời điểm thành lập năm 1898. EFEO có nhiệm vụ tiến hành các nghiên cứu khảo cổ và ngữ văn học tại bán đảo Đông Dương. Trường cũng đồng thời có nhiệm vụ, bằng tất cả mọi biện pháp có thể huy động được, tạo điều kiện cho việc hiểu biết về lịch sử, về các công trình kiến trúc, lời ăn tiếng nói của các cộng đồng… và đồng thời tiến hành các nghiên cứu khoa học về các đất nước, các nền văn minh xung quanh.
Sứ mạng của Viễn Đông Bác cổ bắt đầu bằng công việc bảo vệ, bảo tồn và tìm hiểu các di sản Việt Nam. Ở đây chúng ta có các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau tương ứng với các mục tiêu lớn khác nhau. Có nghiên cứu khảo cổ học, với hoạt động khai quật tại các khu di tích của người Chàm ở miền Trung, các di chỉ Óc Eo ở đồng bằng Cửu Long hay kinh thành nhà Hồ ở Bắc Trung Bộ… Ta cũng có một chuyên ngành liên quan đến việc bảo tồn kiến trúc, các công trình kiến trúc như các đình, đền, chùa… Và chúng ta cũng có một bộ phận làm công việc in rập lại các văn tự cổ, bởi vì rõ ràng là rất cần biết được nội dung của các văn bia, và việc in rập sẽ cho phải giải mã được chúng một cách dễ dàng hơn và cho phép lưu lại các dấu vết của các văn tự đó.
Chúng ta cũng có các bảo tàng, Trường Viễn Đông Bác cổ đã thành lập ra 5 bảo tàng tại Việt Nam, như Bảo tàng Lịch sử tại Hà Nội, tức bảo tàng Louis Finot trước đây, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Blanchard-de-la-Brosse, tức Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh… Tiếp theo đó là một phân khoa thiên về dân tộc học, liên quan đến các truyền thống lớn ở Việt Nam, ví dụ như việc thờ cúng các linh hồn với trung gian là những ông bà đồng ; nghi thức Nam Giao mà vua Bảo Đại thực hành lần cuối cùng ; hay việc đúc các tượng Phật lớn, trong triển lãm này có các bức ảnh mô tả lại việc đúc một bức tượng đồng cao ba thước nặng nhiều tấn tại Hà Nội vào đầu những năm 1950…. Có rất nhiều thứ liên quan đến cuộc sống hàng ngày, các truyền thống lớn của Việt Nam.
Phần cuối cùng trong triển lãm này là các bức tranh màu nước của René Mercier, đào tạo theo ngành khắc chạm, giảng viên Mỹ thuật đại học Đông Dương, đồng thời từng là quản thủ bảo tàng, phụ trách khai quật của Trường Viễn Đông Bác cổ. René Mercier đã vẽ về những di chỉ nơi ông làm việc. Chính vì thế trong triển lãm này, chúng ta có các bức họa về các di tích Chăm Mỹ Sơn, di tích Phật giáo của người Chăm ở Đồng Dương (cũng ở tỉnh Quảng Nam), hay các đền chùa lớn ở Hà Nội.
(...) Chúng tôi chưa dự kiến có một cuộc triển lãm nào tiếp theo. Nhưng chúng tôi đang hoàn thiện một cơ sở dữ liệu, sắp sửa được đưa lên mạng. Tôi hy vọng trong ít tháng nữa. Trong đó sẽ có tất cả các bức ảnh trong « kho lịch sử » chung của Viễn Đông Bác cổ. Các kho của các cá nhân thì sẽ được đưa lên sau. Trước hết cần phải số hóa các bức ảnh, để sau đó đưa vào một kho dữ liệu. Trong khi chờ đợi, những người quan tâm có thể tới Trường Viễn Đông Bác cổ tại Paris để xem các ảnh lưu trữ tại Trung tâm Châu Á. Nhưng sắp tới các ảnh đều sẽ được đưa lên mạng. 
***
Những bức ảnh đang được trưng bày tại Bảo tàng Cernuschi nhìn chung rất hiếm được công chúng rộng rãi biết tới. Trong phần cuối của cuốn catalogue, giới thiệu về triển lãm « Objectif Vietnam », có một lời tựa của nhà khảo cổ học Henri Marchal cho một bộ sưu tập ảnh vào năm 1937 tại Siem Reap (Cam Bốt). Henri Marchal từng làm việc nhiều tại Việt Nam.
« Xin đừng cho ai thấy những bức ảnh này ! » là lời mở đầu album. Nhà khảo cổ học cho biết đã nhiều lần ông nhận thấy nỗi buồn chán, sự thờ ơ hoàn toàn của những người xem khi lật giở các bức ảnh. Nhà khảo cổ khẳng định chắc chắn là ảnh chỉ sống động đối với những ai hiểu biết, sẽ là vô ích khi trưng ra cho những người không biết đến Đông Dương. « Đối với tôi - ông thốt lên - các bức ảnh này là những gì gợi lên những ấn tượng và tình cảm sâu xa, làm thức dậy những giờ phút hạnh phúc trong cuộc đời, mà tôi muốn được chìm đắm trở lại »...
Quý vị quan tâm có thêm tham khảo các thông tin về triển lãm và các hoạt động có liên quan trên trang mạng của bảo tàng Cernuschi, như các buổi nói chuyện về các nhà nhiếp ảnh Pháp ở Đông Dương (1850-1930), đời sống  hàng ngày ở Việt Nam qua tranh dân gian, hay các bài giảng của chuyên gia về văn hóa Việt Nam.
Tin bài liên quan

Friday, March 21, 2014

SƠN TRUNG * BA ĐIỀU BỐN CHUYỆN

 


BA ĐIỀU BỐN CHUYỆN

Sơn Trung


CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC CẦU

Người ta đang toan tính phá cầu Long Biên để xây cầu mới. Cầu là di tich Thăng Long đã trên trăm năm tuổi. Ở nước người, phá cái cũ, xây cái mới là chuyện thường nhưng ở nước ta cái gì cũng có vấn đề. Ở nước ta một số người muốn bảo tồn cái cũ, muốn giữ cầu làm di tich lịch sử. Một số người muốn phá đi, không phải vì muốn xây dựng nhưng thực tế là muốn làm tiền, muốn dành lấy độc quyền xây dựng rồi làm qua loa có thể vài ba bữa cầu sập. Ai chết mặc ai miễn là ta có tiền. Nhưng ai có thể lãnh đấu thầu? Có hai loại, loại làm trung gian, loại đứng ra thực hiện công tác. Dưới chế độ XHCN, chỉ có con người XHCN mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghĩa là phải là cộng sản, là anh em, con cháu của bọn cộng sản gộc.

Cũng là câu chuyện cái cầu: cầu sập Lai Châu.

Cầu treo Chu Va 6 là công trình do Đan Mạch đầu tư và cấp vốn xây dựng. Công trình được khởi công xây dựng tháng 8/2012 và được hoàn thành đưa vào khai thác tháng 12/2012. Chủ đầu tư dự án là UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; Công ty TNHH tư vấn công nghiệp Lào Cai là Tư vấn thiết kế; Nhà thầu thi công là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Ký Hoa; Tư vấn giám sát là Ban QLDA huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về GTVT trên địa bàn là sở GTVT tỉnh Lai Châu. Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã xác nhận quỹ Dadina của Đan Mạch đã tài trợ vốn để xây cầu Chu Va 6, nhưng các thông số kỹ thuật và đơn vị thi công, giám sát đều do phía Việt Nam tự tiến hành. Đấy, giao tiền cho Việt Cộng là chúng nó ăn thôi, chúng nó đâu cần quốc gia, nhân đạo, xã hội, thành thử tiền cứu trợ, tiền đầu tư tất nhiên lọt vào tay Việt cộng. Những tên mang danh nghĩa nhân đạo cứu tế Việt Nam là linh mục, hòa thượng, mục sư thật và giả đều có, chẳng qua là một lũ cộng sản hoặc tay sai cộng sản, hoặc bọn lưu manh. Cầu Cần Thơ do Nhật viện trợ chưa xây xong đã sập, ai chịu trách nhiệm? Bắc thang lên hỏi ông Trời!

Toàn dân ta ai cũng biết Việt cộng gian trá, tàn ác và tham nhũng. Những chiếc cầu kia đầu do phe phái của tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội phá hoại. Chưa có kết luận điều tra của nhà nước, nhưng nếu có thì cũng chỉ là những kết luận vu vơ, chống đỡ, che đậy cho bọn gian ác. Ngay cả cán bộ xã Sơn Bình cũng nhận định, để làm rõ kích thước của trụ bê tông cầu treo và việc xây bằng gạch nung có nằm trong bản vẽ thiết kế hay không, phải căn cứ theo hồ sơ xây dựng cây cầu. "Rất có thể đơn vị thi công đã đúc cột trụ bê tông nhỏ hơn rồi cho xây gạch nung bao quanh cho đủ kích thước. Trước đó, các cơ quan có thẩm quyền đã thành lập tổ công tác điều tra độc lập để đến hiện trường xem xét và khám nghiệm, bước đầu xác định nguyên nhân vụ sập cầu treo là do đứt ốc neo tăng đơ khiến cho cây cầu treo Chu Va 6 bị lật, hất toàn bộ người đi trên cầu rơi xuống suối. phải rồi đứt ốc nhưng tại sao đứt ốc? Ai lãnh thầu? Ai xây dựng? Nhân dân ta cần biết những vấn đề này.


CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC MÁY BAY


Đầu tháng ba cho đến nay, thiên hạ trong và ngoài nước đều xôn xao về vụ chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã biến mất từ mấy tuần nay.Máy bay này trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh vào lúc 0h41 ngày 8.3 (giờ địa phương) và dự kiến tới Bắc Kinh khoảng 6h30 cùng ngày thì sáng 8-3 bị mất liên lạc hoàn toàn. Có thông tin cho rằng, máy bay đã rơi cách đảo Thổ Chu của Việt Nam khoảng 300km. Trên máy bay có 227 hành khách từ nhiều quốc gia khác nhau và 12 người trong phi hành đoàn. Cả thế giới xôn xao bàn tán và đổ xô đi tìm kiếm.

Ngày nay, chuyện máy bay biến mất bí ẩn hiếm khi xảy ra nhưng trước đây, có khá nhiều trường hợp như vậy, trong đó vụ mất tích nổi tiếng nhất mọi thời đại hẳn thuộc về nữ phi công Amelia Earhart với chiếc phi cơ mất tích hồi năm 1937 hay những vụ máy bay, tàu thuyền mất tích bí ẩn ở khu vực tam giác quỷ Bermuda. Một chiếc máy bay quân sự Argentine chở 69 người cũng mất tích từ năm 1965 và vẫn chưa được tìm thấy.

“Khi những sự việc như vậy xảy ra, chúng ta cảm thấy bối rối và lo sợ. Một chiếc máy bay lại có thể thực sự biến mất. Không ai muốn nghe về điều đó”, Ric Gillespie, một cựu nhân viên điều tra tai nạn hàng không Mỹ viết trong một cuốn sách nói về sự biến mất của phi công Earhart cùng chiếc phi cơ khi bay qua Thái Bình Dương năm 1937.
Theo Andrew Thomas, Tổng biên tập tờ báo An ninh Vận tải, một phần của vấn đề đó là các hệ thống máy bay không tinh vi như nhiều người nghĩ. Ví dụ trong trường hợp này, các sân bay và máy bay trên thế giới sử dụng hệ thống theo dõi radar đã lỗi thời vốn được phát triển từ những năm 1950 thay vì hệ thống định vị GPS.


Một hệ thống GPS có thể không tháo gỡ bí ẩn về sự biến mất của chuyến bay MH370 khi đang bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh vào ngày 8/3. Tuy nhiên, nó có thể cung cấp thêm thông tin cho các nhà điều tra về vị trí cuối cùng của chiếc máy bay. Ông Thomas nói:“Có nhiều lý do tại sao họ chưa thay đổi nhưng nguyên nhân chủ yếu là về kinh phí. Việc lắp đặt công nghệ mới có thể tốn từ 70 đến 80 tỷ USD ở Mỹ”.



Dĩ nhiên, thân nhân của những hành khách trên chuyến bay MH370 cũng sẽ phải đối mặt với những hậu quả đáng tiếc nhất nếu cuộc tìm kiếm thất bại.
Ngày 20/3, tờ The Sun đăng tải thông tin cho biết cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah của chuyến bay MH370 đã thực hiện một cuộc gọi điện thoại bí ẩn chỉ vài phút trước khi máy bay cất cánh rời sân bay Kuala Lumpur.

Theo The Sun, hiện các điều tra viên Malaysia đang tìm cách làm rõ ai là người đã nói chuyện qua điện thoại với cơ trưởng Shah, và họ hy vọng nhân vật này sẽ là một đầu mối để làm sáng tỏ sự mất tích đầy bí ẩn của chiếc máy bay.


Mặc dù đây có thể là một cuộc điện thoại chóng vánh cho gia đình để chào tạm biệt trước khi cất cánh, tuy nhiên các điều tra viên cũng không loại trừ khả năng cuộc gọi này ẩn chứa điều gì đó bí ẩn hơn, và có thể giúp họ hiểu tại sao chiếc máy bay lại chuyển hướng đột ngột như vậy.
Hiện nhà chức trách Malaysia vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về cuộc gọi cuối cùng của cơ trưởng Shah trước khi cất cánh.

Thông tin này được đưa ra sau khi cảnh sát Malaysia tiết lộ rằng nhiều dữ liệu trong thiết bị giả lập bay tại nhà của cơ trưởng Shah đã bị xóa khoảng một tháng trước đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết họ đang nỗ lực hết mình để khôi phục các dữ liệu bị xóa này nhằm tìm thêm manh mối điều tra.

Ngày hôm qua, Thủ tướng Úc Tonny Abbott thông báo rằng cách đây 4 ngày vệ tinh của Úc đã chụp được ảnh hai vật thể lớn đang trôi nổi trên vùng biển nam Ấn Độ Dương ở phía tây nước Úc. Kích thước lớn tới 24 mét của một vật thể khiến họ nghi ngờ rằng đây chính là mảnh vỡ của MH370.
3 máy bay P3-C Orion của không quân Úc và một máy bay Hercules của Mỹ đã quần thảo suốt buổi chiều qua tại khu vực này nhưng không tìm được manh mối nào thêm và buộc phải quay về khi trời tối.

Theo các chuyên gia, vùng biển nam Ấn Độ Dương này có độ sâu hơn 3.000 mét, với những luồng hải lưu rất mạnh có thể cuốn các vật thể trôi nổi đi xa hàng trăm km từ nơi phát hiện ban đầu. Điều đó khiến cho công tác tìm kiếm máy bay MH370 càng thêm khó khăn và có thể sẽ kéo dài trong nhiều ngày. Tân Hoa Xã ngày 21/3 đưa tin Trung Quốc đã cử thêm ít nhất 7 tàu chiến tới khu vực Nam Ấn Độ Dương, nơi đã xác định các mảnh vỡ nghi của chiếc máy bay Malaysia mất tích. Trong số 239 hành khách trên khoang chiếc máy bay Boeing 777 mất tích từ hôm 8/3 trong chuyến bay từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh, có 153 người Trung Quốc. Nhân vụ này, Trung Quốc muốn chiếm biển đông bằng toan tính xây đài kiểm soát không lưu tại Trường sa, Hoàng Sa. Trung Quốc cũng nhân vụ này điều tàu vào Ấn Độ dương nhưng Ấn Độ phản đối.
Báo Anh loan tin nhóm không tặc ẩn danh đã ép chiếc MH370 hạ cánh 'tại khu vực chưa xác định tọa độ' giữa biên giới Trung Quốc và Kyrgyzstan.

Báo Anh The Guardian dẫn nguồn tin từ giới chức Malaysia nói chiếc MH370 đã bị ép hạ cánh xuống khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Kyrgyzstan, nhưng tọa độ chính xác chưa được tiết lộ.Trong khi đó, hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã phát đi bản tin nói Bắc Kinh vẫn đang thúc giục Malaysia cung cấp thông tin "toàn diện và chính xác" về số phận MH370.

Sau nhiều lần đưa tin mập mờ trong những ngày qua, ông Datuk Seri Najib Razak thừa nhận MH370 bị ép bay chệch đường bay dự kiến và hệ thống thông tin liên lạc bị tắt.

Ông này cũng thừa nhận thông tin về việc các tín hiệu vệ tinh của MH370 vẫn hoạt động 7 tiếng rưỡi sau khi bị không tặc. Điều này từng bị chính quan chức Bộ Giao thông Malaysia phủ nhận hôm qua.

Cho dù Thủ tướng Malaysia đã thừa nhận việc MH370 bị không tặc, nhưng động cơ của nhóm khủng bố hoặc cá nhân nào đó thực hiện vụ việc vẫn còn là điều bí ẩn.
Trong những ngày qua, Trung Quốc là nước lớn tiếng nhất trong việc công kích Malaysia, bị cho là thiếu minh bạch trong vụ chuyến bay MH370 từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh bị mất tích hôm 08/03/014. Tuy nhiên, giới phân tích được hãng tin Pháp AFP trích dẫn đều thấy rằng Bắc Kinh đòi Kuala Lumpur minh bạch trong lúc bản thân Trung Quốc lại là nước nổi tiếng trong lãnh vực bưng bít thông tin, kể cả đối với vụ việc hiện nay là chiếc máy bay bị mất tích.

Thái độ thiếu minh bạch của Bắc Kinh, theo hãng AFP, đã bộc lộ rõ ràng nhân cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Hai, 17/03 vừa qua của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo này, giới báo chí ngoại quốc đã đặt ra một loạt câu hỏi cụ thể liên quan đến Trung Quốc trong vụ chiếc Boeing bị mất tích, chẳng hạn như Trung Quốc có loại trừ khả năng chiếc phi cơ đã bay vào không phận của mình hay không ? Cuộc điều tra có đặt vấn đề trên các hành khách Trung Quốc hay không ? Bắc Kinh có tìm kiếm trên đất liền hay không ? Ví dụ như tại các vùng phía ây Trung Quốc như Tây Tạng, Tân Cương, vốn nằm trong đường bay có thể của chiếc phi cơ bị mất tích.

Trước các câu hỏi dồn dập kể trên, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, đã kiên quyết từ chối trả lời, chỉ nhắc lại rằng Bắc Kinh « đang tích cực phối hợp với Malaysia. »

Phải chờ đến hôm qua, thứ ba, mới có một bản tin ngắn gọn của Tân Hoa Xã cho biết là công cuộc tìm kiếm trên lãnh thổ Trung Quốc đã « khởi sự », và các hành khách Trung Quốc không bị điều tra. Tuy nhiên, một lần nữa, Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia được Tân Hoa Xã trích dẫn, đã từ chối cung cấp thêm chi tiết, viện lẽ rằng : « Không thể để cho một cuộc điều tra (hình sự) được thực hiện dưới ánh sáng ban ngày ».

Và bổn cũ soạn lại. Trong cuộc họp báo hôm qua, thứ Ba, ông Hồng Lỗi chỉ xác nhận các thông tin nghèo nàn của Tân Hoa Xã, và không nói gì thêm. Về phần các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng vậy. Nhiều nguồn tin trong giới báo chí đã xác nhận với hãng AFP rằng họ được yêu cầu chỉ sử dụng tin của Tân Hoa Xã, một chế độ hạn chế mà chính Liên đoàn Quốc tế các Nhà báo cho rằng « vô cùng đáng tiếc ».

Theo giới phân tích, xu hướng dè dặt của Trung Quốc trong việc cung cấp thông tin dù mâu thuẫn hoàn toàn với những đòi hỏi lớn tiếng muốn Malaysia phải minh bạch hơn, nhưng không đáng ngạc nhiên, vì Bắc Kinh nổi tiếng từ trước đến nay trong việc bưng bít các thông tin, nhất là khi liên quan đến Trung Quốc.
Ba ví dụ được nêu bật. Trước hết là trận động đất năm 2008 tại Tứ Xuyên, khi có hàng ngàn trẻ em bị chết do những vụ trường học bị sụp đổ. Nhiều người đã đặt câu hỏi về chất lượng xây dựng các ngôi trường. Hệ quả là những công dân quá tò mò đã bị bắt giữ hay đánh đập.

Ví dụ thứ hai là tai nạn xe lửa tàu hỏa chết người vào năm 2011 gần Ôn Châu. Vụ việc đã bị ém nhẹm gần như là tức thời nhân danh việc « bảo vệ bí mật công nghệ của đất nước ».
Gần đây hơn là vào tháng Mười năm ngoái, khi các phương tiện truyền thông được lệnh không công bố các thông tin độc lập về một vụ khủng bố trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, hay là vụ 170 người bị đâm ở Vân Nam vào đầu tháng Ba.

Cuộc tranh cãi ai minh bạch hơn ai trong cuộc điều tra về vụ chiếc phi cơ Malaysia mất tích đã không thoát khỏi sự giám sát của các cư dân mạng Trung Quốc. trên mạng Vi Bác, một người đã mỉa mai : « Cả Malaysia lẫn Trung Quốc đều bộc lộ một guồng máy quan liêu vô trách nhiệm, cung cấp các thông tin không chính xác và rời rạc », còn các phương tiện truyền thông nhà nước thì « tụt hậu so với truyền thông ngoại quốc ».



Việt cộng cũng tỏ ra nhân đạo, cho máy bay và tàu thủy tìm kiếm. Việt Cộng đã điều động toàn bộ, toàn cơ quan tham gia cứu trợ nào là Phòng không, Không quân, Hải quân, Bộ binh, Cảnh sát biển hay Cục Viễn thám và rồi có luôn cả Bộ giao thông vận tải, cái bộ chuyên môn làm cầu sụp, đường hư, tàu chìm liên tiếp. Có tất cả 31 tàu tham gia tìm kiếm, trong đó, Việt Nam 9 tàu, Malaysia 9 tàu, Trung Quốc 6 tàu, Mỹ 3 tàu, Singapore 3 tàu, Thái Lan 1 tàu. về số lượng, Việt Cộng tỏ ra hăng hái, hơn cả Mỹ! Về nhân sự ta thấy cả một lực lượng khổng lồ hơn cả thời chống Mỹ. Nào làThượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Trung tướng Võ Quốc Tuấn – phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam,Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Thiếu tướng Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân, Đại tá Trần Văn Lâm - Sư đoàn Phó Sư đoàn 370, Chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát, Chính ủy hải quân vùng 5, Đại tá Lê Văn Minh, chỉ huy trưởng cảnh sát biển vùng 4, Thượng tá Nguyễn Hữu Nhịp, hải đoàn phó, tham mưu trưởng hải đoàn 28 biên phòng , Trung tá Phạm Hồng Soi, Trưởng ban tuyên huấn Vùng 5 Hải quân, Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Cảnh sát biển vùng 4, Thượng tá Nguyễn Trí Thức Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918.Kể cả Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải người chủ trì cuộc họp tại Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn VN về các phương án tìm kiếm, cứu nạn máy bay mất tích và ông Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu. Trong sự kiện này các quan chức cộng sản tập họp đầy đủ, thế khi Bắc kinh tấn công 1979-1909 vào biên giới miền bắc và các hải đảo, thì các anh hùng này ở đâu? chui gậm giường hay đang ôm ấp các em chân dài?

Gần như toàn bộ nhân sự cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam đều khẩn trương, hết lòng hết sức tập trung vào công tác tìm kiếm và có thể vì vậy mà sự tốn kém lên tới 20 tỷ mỗi ngày tức là 1 triệu Mỹ kim, thật không thể nói là không cố gắng.Đây là sự thiệt thành vượt lên trên mức bình thường, phải chăng bọn họ có âm mưu gì đây? Việt Cộng không bao giờ thành tâm. Mỗi hành động là có tính toán, là có mưu gian. Để lấy lòng Trung Cộng? Để che đậy cái hèn nhát với giặc mà tàn ác với nhân dân? Hay muốn làm le với Đông nam Á?Hay muốn cười cầu tài cho cái TPP? hay để tính tiền cho đảng và nhà nước?


Cổ nhân nói:" Thùng rỗng kêu to", " Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ". Việt cộng mở miệng là tự tố cáo cái dốt nát và khoe mẽ của họ. Trong khi Việt cộng đưa ra 9 tàu thì Mỹ chỉ có ba, và họ  im miệng như thóc. Người Mỹ đang chơi trò " giả đui nhòm l...". Họ biết hết, thấy hết nhưng cứ làm như ngu si, không nghe, không biết, không thấy vì nói ra  sợ lộ bí mật. Theo trang iFeng, website của Đài Phượng Hoàng (Hong Kong, Mỹ đã cố ý lùi lại đằng sau trong cuộc điều tra về vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 bởi những lo ngại rằng mình có thể sẽ phô bày ra sức mạnh quân sự và công nghệ với các đối thủ Trung Quốc. Song trên thực tế, Mỹ được cho là sở hữu lượng dữ liệu lớn nhất về vị trí của chiếc máy bay mất tích, bởi nước này có căn cứ quân sự ở Singapore, Ấn Độ Dương, Thái Lan. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang sử dụng các radar quân sự ở Afghanistan, Pakistan và là một đồng minh của Úc ở phía Nam. Đó là chưa kể tới các vệ tinh thời tiết, vệ tinh hàng hải và vệ tinh gián điệp mà Mỹ có trong tay.

Trong cuộc cứu trợ này, Việt Cộng đã triển lãm trước quốc tế cái khoa học kỹ thuật của xuyên tâm liên, bèo hoa dâu, của thành tích Lê văn Tám cháy toàn thân mà vẫn chạy tới đốt kho xăng Pháp, nào tay không  hạ máy bay Mỹ, nào đập mìn Claymore làm nổ xe tăng Mỹ. ..Nhiều người chỉ trích khoa học kỹ thuật của Việt Nam quá tệ hại, đến nỗi khó mà tin nỗi trong thế kỷ 21 mà bộ phận tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của Việt Nam không khác gì vào đầu thể kỷ 20 lúc người ta mơ ước hệ thống định vị toàn cầu qua những máy móc hiện đại của không quân và hải quân, hai cơ quan xung yếu nhất trong việc bảo vệ quốc gia cũng như cứu hộ cứu nạn.


Việt Nam sử dụng những chiếc phi cơ già cỗi từ thời Liên Xô để lại và không được trang bị những phương tiện tối tân để điều tra trên chặng đường dài. Từ việc phát hiện ra vết khói tưởng là …dầu cho tới sự nghi ngở một cánh cửa máy bay rơi gần đảo Thổ Chu đã hại mình. Malaysia chính thức nói với tờ Wahington Post hôm nay rằng Việt Nam đã quá vội vã khi tung ra những tin tức chưa được kiểm chứng làm cho dư luận bất lợi cho cuộc điều tra.

Báo chí đăng tin: “Khi bay ở tầm thấp, thủy phi cơ của Việt Nam đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích. Mảnh vỡ được xác định là composite, nghi là miếng ốp bên trong cửa sổ máy bay. Phi công lái chiếc thủy phi cơ có chụp được ảnh nhưng không rõ.”


Cái máy dùng để chụp vật thể này là một chiếc máy ảnh Nikon S300 bình thường ai cũng có như chiếc I-pad vậy. Chiếc máy ảnh được báo chí cố tình ghi nhận trên người các cán bộ ngồi trên chuyên cơ đã làm công dân mạng khắp nơi, nhất là Trung Quốc dè bỉu. Những chiếc máy ảnh ấy không thể chụp xa quá 800 mét thì đem theo làm gì trong một hành trình dài hàng trăm cây số với chiều cao lớn gấp chục lần khả năng của một chiếc máy ảnh không chuyên?


Cuối cùng thì cuộc chơi bịt mắt bắt…máy bay thời hiện đại cũng phải kết thúc. Sáng 12-3, Việt Nam chính thức tuyên bố tạm dừng toàn bộ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chiếc máy bay Malaysia MH370.

Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn khi được tờ báo Soha hỏi ý kiến của ông về nhận định này thì ngay lập tức ông phản ứng rất…từ bi hỉ xả hơn cả một ông sư cụ chánh tông: "Việc họ đánh giá thế nào là quyền của họ. Thậm chí, dù chúng ta chỉ có một cái thuyền cứu hộ thôi thì chúng ta cũng vẫn quyết tâm tìm kiếm, cứu hộ..Vấn đề ở đây là trách nhiệm của chúng ta thế nào. Họ có thể giàu có, đó là việc của họ nhưng chúng ta bằng cái tâm của mình thì chúng ta vẫn quyết tâm tìm kiếm, cứu hộ. Và thực tế, chúng ta đang thực hiện rất tốt việc đó.”


Việt cộng mà cũng nói cái tâm ư? Tâm nào?Tâm bán nước hại dân, tâm tham ô nhũng lạm, tâm lưu manh xão trá, tâm cướp của giết người ư? Nếu có tâm thiện thương đồng bào nhân loại, yêu tổ quốc giang sơn thì sao bọn chúng đánh đập , bỏ tù những người yêu nước chống Trung cộng xâm lược, và cướp nhà, đất của nhân dân? Buồn cười nhất là khi quốc tế đổ xô ra biển tìm máy bay bị nạn thì Việt Cộng cũng nhảy ra làm anh hùng nhưng họ nói sao khi Trung cộng chiếm đảo, cấm ngư dân đánh cá và đánh hư, đánh chìm tàu Việt Nam mà Việt cộng vẫn im lặng?Phải chăng dân Trung Cộng trên chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines là người,  còn ngư dân Việt nam là giống gì?

nay có thêm vài giả thuyết về chiếc máy bay thất lạc. Giáo sư Anthony Glees, giám đốc Trung tâm nghiên cứu tình báo và an ninh thuộc Đại học Buckingham (Anh), cho hay viễn cảnh về một âm mưu của Hồi giáo cực đoan đã lý giải tại sao giới chức Malaysia "đã không nói với chúng ta toàn bộ sự thật"."Tôi tin rằng đây là một vụ không tặc ngay khi được cho biết rằng máy bay đã chuyển hướng", giáo sư Glees nói. "Bằng chứng máy bay đã quay trở lại Malaysia có nghĩa rằng đây có thể dễ dàng là một âm mưu của các phần tử cực đoan Malaysia nhằm biến máy bay thành một quả bom kiểu 11/9 để đâm nó vào một tòa nhà ở Kuala Lumpur". "Giờ đây chúng ta biết có bằng chứng về một nhóm khủng bố của Malaysia có ý đồ tiến hành một vụ tấn công như vậy, vì thế điều này khiến giả thuyết đó càng trở nên đáng tin", ông Glees nhận định.


Trong cuộc họp báo chiều ngày 15/3, Thủ tướng Malaysia Mohd Najib bin Abdul Razak cho biết có một người nào đó đã chủ đích tắt các hệ thống thông tin liên lạc và đổi hướng chiếc máy bay Boeing 777-200 mất tích của hãng Hàng không Malaysia.
Cuộc họp báo được tổ chức tại khách sạn Sama- Sama ở Kuala Lumpur sau khi các nhà điều tra nước này khẳng định rằng chiếc máy bay mang số hiệu MH370 này bị một trong số các viên phi công, hoặc ai đó có kinh nghiệm bay không tặc.

Theo các dữ liệu thu thập được, chiếc Boeing 777 đã quay đầu lại, hướng về phía tây rồi di chuyển về hướng tây bắc. Thông tin cuối cùng vệ tinh nhận được từ máy bay vào lúc 8h11 hôm 8/3 ở một trong hai vành đai: một là vành đai phía Bắc trải dài theo biên giới từ Kazakhstan và Turkmenistan tới phía bắc Thái Lan, hai là vành đai phía Nam, kéo dài từ Indonesa tới phía Nam của Ấn Độ Dương.
Hiện các cuộc tìm kiếm đã dừng lại ở biển Đông và tập trung vào 2 vành đai này. Ngoài ra, toàn bộ phi hành đoàn và phi công của chuyến bay MH370 cũng đang được điều tra.
Vì nghi ngờ phi hành đoàn có âm mưu cướp máy bay, Vietnam nay cấm các phi công mang xách túi to lớn, nặng nề.
Cho đến nay gần hai tuần lễ nhưng vẫn không có tin về chiếc máy bay này. Một khả năng có thể xảy ra mà không thấy ai nói đến, đó là chính Trung Cộng đã  bắn hạ máy bay này hoặc cưỡng bách hạ cánh  tại Trung Cộng khi  nó bay vào khu vực cấm của Trung Cộng? Hoặc máy bay đã hạ cánh an toàn ở một chiến khu nào đó trong rừng rậm?

LÊ PHÚ KHÃI * CẦU LONG BIÊN

Có nên phá dỡ cầu Long Biên?

Cập nhật: 11:49 GMT - chủ nhật, 16 tháng 3, 2014
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên là ký ức tập thể, ăn sâu vào tâm thức, theo tác giả.
Với những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội như tôi thì cầu Long Biên là một bản đàn trong yên lặng nhưng luôn réo rắt trong tâm hồn.

Nó là ký ức tập thể của cộng đồng người Hà Nội. Không có gì khắc sâu trong tâm trí người Hà Nội suốt 100 năm qua bằng hình ảnh cây cầu dài nhấp nhô như con rồng thép khổng lồ bay qua sông Hồng suốt bốn mùa xuân hạ thu đông.

Hỏi một người Hà Nội đi xa xem anh ta nhớ nhất cái gì ở Hà Nội, câu trả lời là hình 'ảnh cây cầu Long Biên'. Hỏi một nhà nghiên cứu lịch sử xem vật chứng của các biến cố của Hà Nội suốt trăm năm qua là gì, câu trả lời sẽ là 'cây cầu Long Biên'.
"Người Hà Nội không bao giờ quên câu chuyện đau thương về một người mẹ trẻ, để bảo vệ Trung đoàn Thủ đô vượt sông trong đêm đã phải bịt mồm đứa con của mình. Em bé đã hy sinh để đoàn quân trong đêm vượt sông an toàn ngay dưới chân cầu trước mũi súng của giặc… "

Hỏi một anh cán bộ Miền Nam, nói đúng hơn là cậu học sinh Miền Nam theo cha mẹ đi tập kết ra Bắc sau năm 1954, bây giờ đã là một ông già ngoài 70 tuổi sống ở Sài Gòn: "Ông nhớ nhất cái gì ở Hà Nội?", câu trả lời sẽ là: "Cầu Long Biên".

Ông già này kể: tháng ngày đi học cuốc bộ từ Gia Lâm qua cầu Long Biên sang Hà Nội rồi lại về, ông đã đếm được mấy vạn cái đinh bù –loong trên cây cầu sắt này. Đếm để quên quãng cầu dài, quên bụng đói… Và con số mấy vạn cái đinh bù-loong ấy đã theo ông suốt cả đời

Chỉ sau hai tháng nhận chức (tháng 02/1897) toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã đặt bút phê chuẩn dự án cầu Doumer tức cầu Long Biên ngày nay.

Ngày 13-09-1898 hãng thiết kế thi công Daydé – Pillé khởi công xây cầu. Theo thiết kế, cầu có chiều dài 3500m, trừ hai trụ cầu bờ Bắc và Nam, cầu có 17 trụ cầu chôn sâu dưới lòng sông 30 mét, móng nổi từ mặt nước đến mặt cầu là 44m, đảm bảo tàu bè qua lại khi nước sông lên đến 13,5m.

Chín khung dầm sắt khổng lồ nối 19 nhịp lớn với nhau, mỗi khung dài 61m. Cầu rộng 30,6m có một đường tàu hỏa ở giữa và hai đường bộ hai bên. Đến năm 1921 cầu được mở rộng thêm 2,6m cho các loại ô tô và 0,8m cho người đi bộ hai bên.
Cầu Long Biên
Cây cầu Long Biên là vật chứng lịch sử của Hà Nội thời Pháp thuộc, theo tác giả.

Sau 4 năm thi công, 8 giờ 35 phút ngày 28/2/1902, cầu được khánh thành.

Sáng hôm đó, chuyến tàu hỏa khởi hành từ ga Hàng Cỏ có 8 toa, có hai toa dành riêng cho vua Thành Thái và toàn quyền Doumer , 6 toa còn lại trở các quan khách trong đó có cả vua Malaixia, đại diện triều đình Mãn Thanh… từ từ vượt sông Hồng.

Thời điểm đó, Long Biên được cho là một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới.

'Vật chứng lịch sử'


Từ thời khắc đó cầu Long Biên trở thành ‘’vật chứng’’ lịch sử của Hà Nội.

Ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 ở chân cầu Long Biên tự vệ bãi Phúc Xá đã cho nổ bom chặn đường tiếp tế của địch từ phía Gia Lâm.

Dưới chân cầu, trong đêm tối những đoàn quân cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội để bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Người Hà Nội không bao giờ quên câu chuyện đau thương về một người mẹ trẻ, để bảo vệ Trung đoàn Thủ đô vượt song trong đêm
đã phải bịt mồm đứa con của mình. Em bé đã hy sinh để đoàn quân trong đêm vượt sông an toàn ngay dưới chân cầu trước mũi súng của giặc…
"Chưa có cây cầu nào trên trái đất này mang nhiều thương tích trên mình nó như thế. Và cũng chưa có cây cầu nào chuyên trở trên mình nó nhiều trọng trách, mang vác trên mình nó nhiều hàng hóa, vật tư hữu dụng cho con người như thế. "

Ngày 9/10/1954 cầu Long Biên chứng kiến những người lính Pháp bại trận cuối cùng rút khỏi Hà Nội. Nó còn chứng kiến những phi công tù binh Mỹ qua cầu năm 1973 để sang sân bay Gia Lâm trao trả về Mỹ.

Cả một thời gian dài cầu Long Biên là mục tiêu quan trọng trong chiến tranh phá hoại của Mỹ với Hà Nội với 14 lần cầu bị ném bom.

Ngày 11/08/1967 cầu bị phá hỏng nặng ở 5 nhịp, riêng nhịp 15 rơi hẳn xuống sông. Sau hai tháng sửa chữa cầu được khôi phục. Ngày 25/10/1967 cầu lại bị "chém’’ ngang thân tại nhịp số 10, một nửa nhịp rơi xuống sông, nửa còn lại ghếch lên trời. Phải đánh mìn định hướng mới cắt bỏ được phần hỏng.

Sau hai lần chỉ trong bốn ngày vào tháng 12/1967 máy bay Mỹ lại đã dội bom trúng cầu và lần này cầu bị thiệt hại nặng nề, 6 trụ bị tiện đút, bẩy nhịp bị phá hủy. Nửa năm sau cầu mới được phục hồi.

Chưa có cây cầu nào trên trái đất này mang nhiều thương tích trên mình nó như thế. Và cũng chưa có cây cầu nào chuyên trở trên mình nó nhiều trọng trách, mang vác trên mình nó nhiều hàng hóa, vật tư hữu dụng cho con người như thế.
Cầu Long biên
Người dân lao động dưới bóng cây cầu ghi dấu ấn lịch sử ở Hà Nội.

Nó đã mang vác lịch sử đau thương và anh dũng của người Hà Nội trên lưng mình cả 100 năm từ lúc nó chào đời.

Những năm chiến tranh phá hoại của Mỹ với Hà Nội, những người lính trực chiến trên nóc cầu Long Biên đã biên thư, gọi điện đề nghị với Đài tiếng nói Việt Nam phải sửa lại nội dung, sửa lại trật tự các cụm từ trong thông báo: "Báo động có máy bay xâm phạm bầu trời Hà Nội’’.

Số là, khi nhận được lệnh báo động, đài phát: "Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý! Có một tốp máy bay địch xuất hiện ở phía (Tây Nam hoặc Đông Nam) thành phố’’, các chiến sỹ cao xạ pháo trực chiến trên các ụ súng bố trí trên các nóc cầu Long Biên đã rất sốt ruột khi phải nghe các âm thanh "Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý! Có một tốp…".

Mà họ nóng lòng chỉ muốn nghe từ hướng nào tốp máy bay xâm phạm vùng trời Hà Nội… để kịp quay mũi súng về hướng đó, đón chờ chúng đến.

Một giây với người lính canh gác trên nóc cầu lúc đó là sinh mệnh của chính mình và sinh mệnh của cây cầu. Vì thế các chiến sỹ trực chiến đã đề nghị đài sẽ phát "Từ hướng (Tây Nam hay Đông Nam ) có một tốp máy bay… đang xâm phạm bầu trời Hà Nội… Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý…’’

'Sống những giờ sinh tử'

"Mẹ em kêu lên thảng thốt: "Khói bốc lên phía cầu Long Biên rồi cả nhà ơi!. Bao nhiêu bom đạn Mỹ mà không phá được. Vậy mà bây giờ người ta không cần vũ khí vẫn phải phá cây cầu như chơi. Dễ dàng vậy sao? Vũ khí gì mà ghê gớm thế? "

Cầu Long Biên đã sống những giây phút sinh tử với Hà Nội như thế. Người viết bài này có lần đã sang bãi. Giữa tức bãi Phúc xá ngay sau khi khói bom đánh cầu Long Biên vừa tan để thămmột người trong dòng tộc và chứng kiến tận mắt một thanh đường ray xe lửa dài đến hai mét đã bay hơn một cây số vì sức ép của đạn rốc – két lao cắm xuống sân một gia đình nông dân trên bãi Phúc xá.

Những hình ảnh như thế không bao giờ phai lạt trong lòng một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội như tôi. Một cô gái quê Hà Nội nay là một phụ nữ đã ngoài 50 tuổi đang sống ở Sài Gòn đã nói với tôi:

"Cây cầu là kỉ niệm tuổi thơ của chúng em. Thời gian 12 ngày đêm Mỹ dội bom Hà Nội cầu bị đánh phá tơi bời sập nhiều loại, chúng em từ nơi sơ tán đi về phải qua cầu phao trong mưa phùn giá rét cả nữa ngày mới qua được song Hồng,

"Lúc đó mới thấy khát khao được đi trên cầu Long Biên sau mỗi lần bom dãi thảm Hà Nội cả nhà em ở nơi sơ tán lại ngóng về trời Thủ Đô, mẹ em kêu lên thảng thốt: Khói bốc lên phía cầu Long Biên rồi cả nhà ơi!. Bao nhiêu bom đạn Mỹ mà không phá được,

"Vậy mà bây giờ người ta không cần vũ khí vẫn phải phá cây cầu như chơi. Dễ dàng vậy sao? Vũ khí gì mà ghê gớm thế?
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên ở Bắc Bộ Việt Nam, trên bưu thiếp của người Pháp đầu thế kỷ 20.

Cầu Long Biên được làm cùng thời với Tháp Eiffel ở Pari, Eiffel được khánh thành năm 1889 để kỷ niệm 100 năm cách mạng Pháp (1789–1889). Eiffel nặng 9.700 tấn, trong đó có 7.000 tấn kim khí, nhiều hơn 1.000 tấn so với cầu Long Biên 6.000 tấn. 225 công nhân làm việc cật lực trong 3 năm thì tháp được hoàn thành, cao 300m, đó là cái tháp cao nhất thế giới thời đó.
Nhưng không một công nhân nào chết trong khi dựng tháp.

'Tính hai mặt của khai hóa'

Còn cầu Long Biên thì hầu như ngày nào cũng có người Việt Nam chết vì tai nạn lao động, do chết ngạt khi phải làm việc dưới hố móng sâu, do tế ngã từ trên cao v.v…
Chỉ riêng sự việc này cũng cho thấy tính chất hai mặt của công cuộc "khai hóa’’ của thực dân Pháp ở nước ta.
Doumer làm cầu Long Biên nhằm khai thác, vận chuyển hàng hóa cướp bóc bóc của dân ta, nhưng khách quan nó lại tạo ra nền tảng cơ sở hạ tầng cho Hà Nội và vào thời đó, chỉ có một cường quốc như Pháp mới làm nổi. Hơn nữa Long Biên còn là một cây cầu đẹp trong những cây cầu trên thế gian này.
Nó hùng tráng mà thanh tú, đến bây giờ nó vẫn đẹp, không hề tàn phai sắc đẹp với thời gian. Nhân nói về vẻ đẹp của cây cầu, tôi lại nhớ đến cầu Hàm Rồng, cũng do Pháp xây dựng ở Thanh Hóa.
"Doumer làm cầu Long Biên nhằm khai thác, vận chuyển hàng hóa cướp bóc bóc của dân ta, nhưng khách quan nó lại tạo ra nền tảng cơ sở hạ tầng cho Hà Nội và vào thời đó, chỉ có một cường quốc như Pháp mới làm nổi."
Sau khi cầu bị bom Mĩ đánh sập ta xây lại. Ngày khánh thành cầu mới, các nhà văn, nhà báo được mời đi dự. Nghe có giai thoại nói trong đoàn còn có nhà văn Nguyễn Tuân cùng đi nên ai cũng phấn khởi. Nhưng khi đến đón cụ Nguyễn thì cụ lắc đầu không đi. Gặng hỏi mãi cụ nói: "Cái cầu Hàm Rồng xưa có nhịp trông nó đẹp lắm. Nay cầu mới thẳng đuỗn như cái con... chán lắm, không đi..!!!"
Những nhịp cầu lên xuông nhấp nhô của Long Biên như con rồng đang bay qua sông Hồng đã in bóng vào chân trời Hà Nội những chiều hè, những đêm sao, những bình minh… bất tận.
Vì lẽ đó mà người Pháp muốn "giữ gìn những ký ức của mình’’ ở Việt Nam trong đó có cây cầu Long Biên đã hơn 100 tuổi, như họ đã tuyên bố. Còn người Hà Nội thì xem Long Biên là một "mảng’’ tâm hồn mình, một "vật chứng’’của lịch sử, văn hóa.
Vậy có nên gỡ bỏ cầu Long Biên đi như mấy ông quan ở Hà Nội đã bàn?
Và nếu xây một cây cầu mới qua sông Hồng chỉ cách Long Biên có 30m thì khác nào xếp một hoa hậu đứng cạnh một anh lính dù Lê Dương để chụp hình lưu niệm!
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, người sinh ra ở Hà Nội, hiện đang sinh sống ở Sài Gòn.

Friday, March 21, 2014

VIETNAM VƯỢT SUỐI

Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN

Hình ảnh học sinh vượt suối trong túi nylon đã khiến cư dân mạng xúc động lẫn phẫn nộ


Cảnh cô giáo và học sinh xã bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên phải băng qua suối để đến trường trong túi nylon đã xuất hiện trên báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận, trong lúc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam thông báo sẽ sớm xây cầu treo.

THANH PHƯƠNG * UKRAINE

Khủng hoảng Ukraina làm thay đổi cục diện thế giới

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama : Khủng hoảng Ukraina, Nga-Mỹ trong thế đối đầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama : Khủng hoảng Ukraina, Nga-Mỹ trong thế đối đầu.
Reuters

Thanh Phương
Khủng hoảng Ukraina đang làm thay đổi cục diện thế giới, làm nổi rõ sự yếu kém về mặt chính trị của Liên hiệp châu Âu và sức nặng về mặt địa chiến lược của Nga. Khủng hoảng này cũng đánh dấu sự trở lại của Hoa Kỳ trên sân khấu châu Âu. Đó là nhận định chung của các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay.

Theo nhận định của ông Thomas Gomart, chuyên gia Viện quan hệ quốc tế của Pháp ( IFRI ), khi sát nhập vùng Crimée vào Nga một cách nhanh chóng như thế, tổng thống Putin đã khiến phương Tây « sững sờ ». Liên hiệp châu Âu đã thi hành các biện pháp trừng phạt nhắm vào những nhân vật của Nga và thân Nga ở Ukraina, nhưng chuyên gia Gomart cho rằng, những biện pháp trừng phạt đó « không tương xứng với tầm mức của vấn đề ».
Có thể nói Liên hiệp châu Âu hiện nay đang là nạn nhân của tình trạng phụ thuộc về mặt năng lượng và kinh tế vào Nga. Nhiều tập đoàn như Total của Pháp đã đầu tư rất nhiều vào Nga. Vốn của các doanh nghiệp Nga cũng đang góp phần quan trọng vào thị trường chứng khoán Luân Đôn. Liên hiệp châu Âu đã dự tính sẽ đa dạng hoá nguồn cung cấp năng lượng để bớt phụ thuộc vào Nga, nhưng đó chỉ mới là mục tiêu dài hạn. Cái khó nhất đối với Liên hiệp châu Âu hiện nay đó là trừng phạt Matxcơva một cách hiệu quả, nhưng không làm suy yếu nền kinh tế Nga, mà hiện vẫn đang hồi phục.
Châu Âu đang ở thế yếu, rốt cuộc chính Hoa Kỳ đã vượt lên tuyến đầu để đáp lại những lo ngại của các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Trong những năm gần đây, Washington đã phần nào bỏ rơi châu Âu để « xoay trục » sang châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng khủng hoảng Ukraina buộc Hoa Kỳ phải quay lại châu Âu, cụ thể qua việc gởi 6 chiến đấu cơ F-16 đến Ba Lan và qua chuyến công du của phó tổng thống Joe Biden đến Ba Lan và 3 nước vùng Baltic, tất cả đều là thành viên khối NATO. Cũng giống như vào thời chiến tranh lạnh, Nga và Mỹ quay trở lại thế đối đầu.
Do các lãnh đạo Âu-Mỹ hiện giờ loại trừ khả năng sử dụng biện pháp quân sự đối với Matxcơva, cho nên, qua việc sát nhập Crimée vào Nga, tổng thống Putin muốn thử xem ông có thể « nắn gân » phương Tây đến mức độ nào.
Trong khi ngân sách quân sự của nhiều nước thành viên khối NATO bị cắt giảm, thì Nga lại loan báo tăng 44% ngân sách quốc phòng trong 3 năm tới. Theo dự báo của các chuyên gia, tổng thống Putin sẽ không dừng ở việc sát nhập Crimée, vì ông vẫn không từ bỏ giấc mơ xây dựng một « Liên hiệp Âu Á », một thứ Liên Xô tái sinh.
Matxcơva đã ký các hiệp định thuế quan với Belarus, Kazakhstan và Armenia, nhưng giấc mơ nói trên sẽ không thành nếu không có sự tham gia của Ukraina. Được mời tham gia « Liên minh Âu Á », Gruzia, mà một phần lãnh thổ đang bị quân Nga chiếm đóng từ năm 2008 và Moldavia đã từ chối, và đã chọn ký hiệp định liên kết với Liên hiệp châu Âu.
Tuy Nga hiện là nước sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới và sản xuất khí đốt đứng hàng thứ hai, nhưng ngoài hai nguồn tài nguyên đó, kinh tế Nga còn rất yếu, trong khi đó nước này còn gặp phải tình trạng dân số sụt giảm. Ấy là chưa kể, trong cuộc biểu quyết vừa qua về nghị quyết lên án việc sát nhập Crimée vào Nga, Trung Quốc đã không bỏ phiếu, tức là không sử dụng quyền phủ quyết. Đây là một dấu hiệu cho thấy Nga đang bị cô lập hơn. Cuộc đối đầu với Trung Quốc, nếu sau này có xảy ra, sẽ gay go hơn nhiều đối với Nga.
Tuy vậy, trong cuộc đọ sức hiện nay với phương Tây, với tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, Nga vẫn còn nắm một số con chủ bài. Không có Matxcơva thì sẽ không thể nào giải quyết được vấn đề Syria, cũng như vấn đề hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên.
 http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140321-khung-hoang-ukraina-lam-thay-doi-cuc-dien-the-gioi

TƯỞNG NĂNG TIẾN * TUỔI RỒNG

Tuổi Rồng


 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Tôi đề xuất: Hay các ông lập ra một trang mạng tạo cơ chế cho một diện hẹp nào đó được đọc, các ông quản lý để chúng tôi viết trình bày chính kiến của mình: Điều nào sai các ông phản bác, điều nào đúng để những người có trách nhiệm tiếp thu; chúng tôi cũng chỉ mong có thế, vì không có nơi vui vẻ tiếp nhận nên chúng tôi phải tung lên mạng, lên trời…
 Phạm Viết Đào
Tết năm kia, năm con rồng, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam's parents want a dragon son.” Thì cả Tầu lẫn ta ai mà không muốn có con trai tuổi thìn. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ qúi thì sang mà lị.
Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Nói vậy nhưng chưa chắc đã đúng vậy đâu. Nhà văn Phạm Viết Đào, một người tuổi nhâm thìn nhưng  hậu vận (rõ ràng) có phần hơi lận đận chứ không được may mắn hay “tốt đẹp” gì cho lắm.
Thụy My (RFI) vào hôm 14 tháng 3 năm 2014 cho hay: “Ngày 19/03/2014 sắp tới, tòa án Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm ông Phạm Viết Đào, một blogger có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị bắt từ tháng Sáu năm ngoái vì tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 Luật Hình sự Việt Nam.”
Uả, bộ thiệt vậy sao? Mà cái ông nhà văn này đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức Nhà Nước” hay “công dân” nào vậy cà?
Phạm Viết Đào trong phiêm sơ thẩm - TTXVN
Tôi nhào vô trang http://phamvietdaonv.blogspot.com/ nhưng cửa đóng then cài (rồi) nên chạy qua bên Dân Luận thì quả nhiên thấy rằng đương sự đã nhiều lần “xâm phạm lợi ích của tổ chức doanh nghiệp Vinashin” và “tổ chức khai thác bauxite” ở  Tây Nguyên.”
  
Xin trích dẫn vài đoạn ngắn, làm bằng, về Vinashin:
 Những người trực tiếp cầm lái con tàu Vinashin không phải là những nhà doanh nghiệp thực sự, nhà doanh nghiệp có căn cốt làm ăn; họ chỉ đám người biết lợi dụng sự trao quyền tự quyết quá to của Luật Doanh nghiệp, sự lơ ngơ hoặc cố tình ngậm miệng ăn tiền của khâu quản lý nhà nước để vận hành guồng máy sản kinh doanh theo kiểu cách làm ăn của dân con phe đầu cơ, chạy mánh dự án để bán kiếm lời...
 Một chính phủ với những bộ được giao quản lý về đầu tư kinh doanh nhưng không biết kinh doanh như thế nào để ra hiệu quả, không biết đầu tư như thế nào là an toàn, không biết việc mình đang đem trứng gửi cho quạ nhưng lại tưởng mình là người đang đầu tư phát triển đất nước... Khi vụ việc đổ bể lại tìm cách đổ cho Luật, cho thời vận; khủng hoảng kinh tế thế giới ?
....
Đối với vụ Vinashin chỉ một cơn lốc của thị trường đã làm cho toàn bộ cơ đồ của tập đoàn này trở thành đống sắt vụn... Hiện nay, không chỉ một mình Vinashin mà rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đang rơi vào tình cảnh này. Họ đang nắm một phần vốn nhà vay của nhà nước lớn gấp nhiều lấn vốn điều lệ mà họ có. Do chính sách đầu tư phiêu lưu này nên chỉ một cú hích nhẹ là lăn kềnh ra. Tức là họ tồn tại trên mồ hôi, xương máu của người khác?
Ơ, cái ông Phạm Viết Đào này hay nhỉ?  “Xương máu của người khác” thì việc gì đến mình mà lo lắng (cuống cuồng) lên như thế? Như thế là (rành rành) “đã xâm phạm đến quyền và lợi ích công dân” của những người chủ trương và điều hành Vinashin rồi, chớ còn gì nữa?
Tương tự, Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương (lớn) về chuyện khai thác bauxite rồi mà Phạm Viết Đào vẫn cũng cứ nằng nặc bàn ra và bàn lùi cho bằng được –  chỉ vì e ngại sự mơ hồ của hiệu quả kinh tế, và tác động tai hại đến môi sinh:
Chỉ xin nói một điều hết sức đơn giản: về hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế chứng minh Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên không mang lại hiệu quả kinh tế; điều này đã được chứng minh cộng trừ về con số chứ không bằng các lập luận chung chung?
Xin lấy số liệu của Tập đoàn Than Khoáng sản do ông Đoàn Văn Kiển đã phát biểu: mỗi năm lãi 250 triệu USD; ông Kiếm cho biết 13 năm đầu đủ thu hồi vốn, sau đó bắt đầu có lãi với đời dự án là 40-50 năm. Cứ cho ông Đoàn Văn Kiển đúng đi thì dự án này sau 50 năm thu được bao nhiêu tiền: 10 đến 15 tỷ USD là cùng? Và như ông Đoàn Văn Kiển bộc bạch thì kết quả dự án này là 50/50, có nghĩa lợi nhuận trong năm mươi năm cũng chỉ được dăm, bảy tỷ là cùng theo cách tính của Ông Kiến, còn các nhà khoa học khác thì tính là âm?! Nếu theo tính toán của ông Kiên số tiền này có quá lớn không so với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam để đem đi đánh đổi tất cả mọi thứ để làm cho bằng được? Còn nếu âm, xảy ra thảm hoạ môi trường, an ninh quốc gia thì ai chịu?
Và điều đáng trách (cũng như đáng tội) hơn hết là Phạm Viết Đào cũng đã (rất) nhiều lần lợi dụng các quyền tự do dân chủ để làm phương hại đến mối giao hảo giữa nước bạn láng giềng. Trên trang Dân Luận, đọc được vào hôm 7 tháng 1 năm 2010, đương sự công khai bầy tỏ mối nghi ngại trước thông điệp ngoại giao “tạm gác lại những tranh chấp” của Đại sứ Trung Quốc (Tôn Quốc Cường) tại Việt Nam:
Vấn đề ngoại giao mà Đại sứ quán Trung Quốc đề xuất hai bên cần gác lại đó là vấn đề Trung Quốc đang lấn chiếm nhiều vùng lãnh hải của Việt Nam trên biển Đông trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa ? Gác lại khác gì thừa nhận và để yên cho Trung Quốc lấn chiếm biên giới lành hải của quốc gia mình?
...
Nếu cứ tin vào lời ông Đại sứ: Liệu ngư dân Quảng Ngãi thôi cất thuyền đi, khi nào hai bên đàm phán phân vùng biển xong rồi hãy ra khơi đánh cá. Trong khi đó thì tàu đánh cá Trung Quốc lại cứ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hải quân Trung Quốc ra sức hiện đại hóa và thường xuyên tập trận, đe dọa...Ngư dân Việt Nam ra khơi chỗ nào cũng bị coi là xâm phạm lãnh hải Trung Quốc c...
Thành ra Ngài Đại sứ đề nghị cứ gác lại, trong khi Trung Quốc lại không gác, cứ lấn lướt hết việc này đến việc khác, nói thế mà nghe lọt tai được ư? Có mà lừa trẻ con!
Phạm Viết Đào, rõ ràng, đi quá xa trong thân phận của một người dân ở một đất nước mà giới lãnh đạo (đã) cam phận chư hầu nên dù ông ấy tuổi con gì thì cũng phải vào tù thôi, kể cả con rồng! Nói như thế không nhất thiết là tôi hoàn toàn phủ nhận những điều may mắn và tốt đẹp dành của tuổi Nhâm Thìn. Vì ngoài năm sinh, tính tình của mỗi người cũng góp phần không nhỏ trong trung vận hay hậu vận của họ.
Xin đơn cử một thí dụ (để làm rõ câu chuyện) về một nhân vật khác, cũng tuổi Nhâm Thìn: ông Nguyễn Thế Thảo.
Theo Wikipedia:
Nguyễn Thế Thảo (1952-) là đương kim Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIXII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa khóa IX, XXI.
Dù là đại biểu quốc hội (hết khoá này qua khóa khác) ông Thảo vẫn chưa bao giờ có ý kiến ý cò gì ráo trọi về tổ chức kinh doanh Vinashin,  hay khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ông chỉ lên tiếng “phê phán hoạt động biểu tình chống Trung Quốc” và cho rằng “các thế lực thù địch và số cơ hội chính trị đã kích động người dân, nhất là số người đi khiếu kiện ở các địa phương biểu tình để gây áp lực với chính quyền phải giải quyết những khiếu nại, yêu sách" – theo như tin loan của BBC, nghe được vào hôm 13 tháng  năm 2012.
 Ảnh: Dân Làm Báo
Về chuyện này, tôi có nghe ông Thái Bá Tân phàn nàn:
Khi nhà ông bị cướp.
Vợ con ông kêu lên,
Mà ông ngồi im lặng
Thì ông là thằng hèn.
Tôi không nghĩ Nguyễn Thế Thảo là một “thằng hèn.” Ông ta, chả qua, chỉ  là một người  “kín tiếng” thôi. Tuy “kín” như thế nhưng ông vẫn được mọi người nhắc đến sau vụ “cắt đá” và “múa đôi” (hôm 19 tháng 1 và 17 tháng 2) vừa qua, trước tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội – nơi mà ông đang giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố.
Khi mà dân Việt hễ cứ ra biển là gặo ngay “tầu lạ,” và cứ “ra ngõ là thấy người Trung Quốc” thì ông Nguyễn Thế Thảo (trong tương lai gần) còn có triển vọng giữ những chức vụ cao hơn nữa – nếu vẫn tiếp tục thái độ phù thịnh như hiện tại. 
 Và đó chỉ là chuyện của  “tương lai gần” thôi, chứ tình trạng Việt Nam (cũng như nước bạn Trung Hoa) đã muốn suy (và nguy) đến nơi rồi. Hậu vận của ông Nguyễn Thế Thảo, rồi ra, chắc cũng chả đã tốt lành gì.
Tuổi rồng, xem chừng, và nghĩ cho cùng, không khá – bất kẻ rồng ta hay rồng (chạy theo) Tầu.  Đó cũng là kinh nghiệm của riêng  tôi, một thằng cũng tuổi Thìn và đã sống (gần) hết đời như một kẻ tha phương cầu thực!

KAMI * TẦM NHÌN XA

Cần có tầm nhìn xa cho những cây cầu vùng sâu

Mấy ngày vừa qua, tin "Chui vào túi nilông để... qua suối"  mùa lũ ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trên báo Tuổi trẻ đã một lần nữa gây xôn xao trong dư luận. Bài báo cho biết về mùa lũ, khi nước suối dâng cao thì các cô giáo ở đây phải chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô bơi vượt qua suối.
Đây là chuyện xảy ra ở một vùng sâu ở tỉnh biên giới Điện biên, còn nhớ trước đây nhiều năm cũng có một câu chuyện tương tự như thế. Đó là chuyện hàng chục hộ dân trú bên kia sông thuộc làng Nông Nội, xã Đăk Nông và nhân dân thuộc tiểu khu 154 xã Đăk Ang khi qua sông PôKô phải đu mình trên dây thép để qua sông cũng đã từng gây sốc trong dư luận. Rồi người ta cũng quên đi vì đấy là những chuyện nhỏ trong câu chuyện dài mang tên "Chuyện thường ngày ở Huyện". Song trong trường hợp ngồi trong túi ni lông để nhờ người khác mang theo khi bơi qua suối là chuyện đối mặt với tử thần, vì tính nguy hiểm cao hơn và điều gì sẽ xảy ra khi người ta tuột tay bỏ rơi chiến túi ni lông trên dòng lũ chảy xiết cuồn cuộn trong mùa mưa lũ ấy? Những ai từng sống ở miền núi mùa mưa lũ đều biết, do địa hình dốc nên các cơn lũ về rất nhanh và nước chảy xiết, chỉ một sơ ý nhỏ cũng có thể gây thảm họa cho người qua suối trong trường hợp này. Vây mà những vụ việc như thế đã diễn ra từ rất lâu và chắc chắn đây không phải là trường hợp duy nhất. Có lẽ sẽ còn có nhiều địa phương đã và đang diễn ra các tình trạng tương tự. Và người ta còn vượt sông, suối bằng các hình thức khác có lẽ sẽ còn "ngoạn mục" hơn.
Trong vụ việc nóng đang thu hút dư luận này có một sự kiện đáng chú ý, đó là chỉ sau vài tiếng đồng hồ sau khi báo Tuổi Trẻ đưa tin vụ “chui vào túi nilông để... qua suối” thì chiều 17-3, dù đang công tác ở Nhật Bản nhưng Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vẫn điện thoại trực tiếp về chỉ đạo Sở GTVTĐiện biên phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ GTVT để, khẩn trương khảo sát để nhanh chóng xây dựng một cây cầu treo tại địa điểm này. Thông tin ban đầu cho biết Bộ GTVT quyết định sẽ giao việc xây cầu cho một đơn vị của bộ là Xí nghiệp cơ khí Quang Trung. Phương án sẽ là cầu treo dân sinh, thiết kế khung thép, ván thép và việc xây dựng phải hoàn tất, đưa vào sử dụng trước mùa mưa lũ năm nay với giá ước tính khoảng 3,5 tỷ đồng. Tuy nhiên cũng có ý kiến phê phán cung cách làm ăn theo kiểu lệnh miệng của ông Bộ trưởng Bộ GTVT. Người ta không hiểu ông Bộ trưởng dựa vào đâu hay căn cứ vào cái gì để quyết định xây một cây cầu treo dân sinh trị giá khoảng 3,5 tỷ ở địa điểm đó. Điều mà đáng lẽ phải dùng các kỹ sư để tiến hành khảo sát trực tiếp tại hiện trường trước khi đi đến một quyết định như thế. Đòi hỏi này hoàn toàn không liên quan đến việc có người không đồng tình với việc ông Bộ trưởng nhắn tin nhắn tới cô giáo qua suối bằng túi ni lông có nội dung “Cảm ơn em, anh sẽ cho anh em nghiên cứu để làm sớm 1 cây cầu treo". Đây là những việc cũng cần rút kinh nghiệm của một vị Bộ trưởng, song việc "Có  hành động nhanh, dứt khoát ở tư cách một vị đứng đầu ngành giao thông có phải là việc làm đáng hoan nghênh hay không?" thì còn là vấn đề phải bàn.
Chỉ một cái lệnh miệng của ông Bộ trưởng Bộ GTVT ban xuống thì lập tức các cơ quan liên quan cấp dưới hối hả thực hiện và (có lẽ) cũng sẽ bất chấp các quy định, các thủ tục điều tra, thiết kế và xét duyệt v.v... cần phải có cho các hạng mục xây dựng cơ bản. Chỉ biết rằng một chiếc cầu treo trị giá 3,5 tỷ sẽ được gấp rút hoàn thành trong thời hạn khoảng 2 tháng trước mùa mưa (giữa tháng 5 là mùa mưa). Trong việc này có người đặt câu hỏi về cái nhu cầu cần một cây cầu bắc qua khúc suối rộng khoảng 5m dòng chảy về mùa mưa lũ đã ai dám chắc cái đó không mang sự cảm tính? Và ai cũng biết cái khoảng thời gian ngắn ngủi để có được cái cầu đó không phải vì để bà con được qua suối bằng chiếc cầu mới, hay là để chứng tỏ sự chấp hành vô điều kiện của các cơ quan, ban ngành cấp dưới trước lệnh của Bộ trưởng theo kiểu "Tiền hô hậu ủng". Để tiếp theo đó là hàng loạt các lý do để vin vào trong quá trình lập các luận chứng kinh tế kỹ thuật, khảo sát thiết kế, xét duyệt dự toán thiết kế, tổ chức đấu thầu và thi công công trình v.v.... Nếu xem xét kỹ thì thấy, cung cách làm ăn tùy tiện bất chấp quy định phải chăng cũng là kết quả của một vài câu chuyện mà người ta thường thấy của ngành GTVT. Đó là chính là sự lãng phí và vô nguyên tắc trong quản lý cần phải chấn chỉnh.
Một vài ngày gần đây, cũng liên quan đến Bộ GTVT của ông Bộ trưởng Đinh La Thăng mà báo chí nhắc đến tương đối nhiều. Đó là việc chuyện ăn xén, ăn bớt khiến cho đường cao tốc trở thành đường thấp chất lượng, đường sụt lún, hư hỏng ngay khi mới đưa vào sử dụng với bằng chứng cụ thể. Đó là dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1) đã được kiểm toán và kết quả là có bớt xén từ khâu khảo sát thiết kế đến bớt luôn cả cao độ mặt đường. Các nhà “ảo thuật” đã phối hợp để biến con đường từ 3.734 tỉ đồng thành 8.974 tỉ đồng. Nâng chi phí đầu tư thêm 5.000 tỉ đồng, “đội giá” công trình lên hàng trăm tỉ đồng. Cũng cần phải nhắc thêm, hiện nay một sự vô lý là giá xây dựng 1km đường cao tốc Việt Nam cao gấp 3 lần so với Mỹ và điều này đã được các quan chức nhà nước và các vị ở Bộ GTVT công nhận là đúng. Đây là một vụ việc tham nhũng trong hàng nghìn, hàng vạn các vụ tham nhũng lớn nhỏ trong đầu tư xây dựng của Bộ GTVT. Từ câu chuyện tham nhũng trong thi công đoạn đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với chiều dài 54 km đã đội giá thêm 5.000 tỷ đồng, cho dù chất lượng quá thấp và chuyện một cây cầu treo ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên với giá ước chừng 3,5 tỷ đồng. Có người cho rằng chỉ trong một phần công việc rất nhỏ của Bộ GTVT nếu người ta thực hiện một cách nghiêm ngặt các quy trình của nhà nước quy định thì sẽ tiết kiệm được số tiền lớn, mà nó có thể làm được 150 cây cầu treo cho các bản làng vùng sâu, vùng xã trên khắp mọi miền của đất nước.
Song vấn đề không phải chỉ đơn giản là như vậy, đây là vấn đề của nhà quản lý trong việc giải quyết tổng thể vấn đề giao thông miền núi trên toàn quốc chứ không phải là chỉ ở một điểm nóng là bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Vấn đề là người đứng đầu Bộ GTVT và các cơ quan liên quan bây giờ có biết chính xác trên toàn quốc có bao nhiêu điểm tương tự như ở bản Sam lang và họ đã có những giải pháp cụ thể gì để giải quyết? Người đứng đầu ngành GTVT không thể giải quyết công việc theo lối giải quyết mang tính tình thế như vậy. Việc đảm bảo giao thông thuận lợi cho các làng bản ở vùng sâu, vùng xa không thể giải quyết bằng cách chỉ thị lệnh bằng miệng làm chỗ nọ chỗ kia. Mà cần có một sự quy hoạch giải quyết vấn đề mang tính chiều sâu nhằm giải quyết triệt để vấn đề còn tồn tại.
pontoon.jpg
Một mảng kéo bằng cáp qua suối, rất đơn giản và chi phí cũng không cao?
Khi báo Tuổi trẻ đưa tin về việc "Chui vào túi nilông để... qua suối", thì cũng có một số người thay vì lên đồng cùng với dư luận, họ đã âm thầm tìm hiểu và mổ xẻ đoạn video clip của cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang tặng cho báo Tuổi trẻ. Qua đoạn video clip đó họ muốn chứng minh rằng khúc suối đó về mùa mưa lũ chỉ rộng chừng 5m, sâu không quá 1,45-1,50 m và người ta lội vượt khúc suối đó cùng với cái túi ni lông chứa người chỉ mất vẻn vẹn 24'' (giây). Quan trọng hơn, những người này đã đề xuất vấn để giải quyết việc vượt con suối đó vào mùa mưa lũ, mà theo họ chỉ cần dùng các giải pháp đơn giản mà từ xưa đến nay ở miền núi người ta vẫn làm, ở đây đó là dùng mảng vượt suối. Theo mô tả đó chỉ là một cái mảng ghép to rộng (hoặc nhỏ) vừa vài người, vài chiếc xe, tùy cỡ. Họ buộc một sợi dây thép lớn ngang qua sông hoặc suối, người chở mảng bám dọc sợi dây đó lần qua sông. Ít người hoặc sông êm thì một người kéo. Đông người, nước xiết thì hai người kéo, hành khách cũng kéo giùm. Mảng nhỏ, suối cạn thì dùng sào chống hoặc chèo. Thế là ổn, chứ đâu cần một mệnh lệnh từ ông Bộ trưởng với số vốn 3,5 tỷ đồng để gấp rút vừa thiết kế vừa thi công một chiếc cầu treo với những sự ưu đãi đặc biệt dưới danh nghĩa công trình theo lệnh Bộ trưởng. Hẳn việc này cũng làm người ta nhớ tới công trình cầu treo Chu va 6 vừa bị sập cũng vì do “thi công không đúng thiết kế, khâu giám sát và nghiệm thu công trình không đảm bảo”.
Thực ra vấn đề "Chui vào túi nilông để... qua suối" chỉ là vấn đề nhỏ, hết sức đơn giản không đáng bị thổi phồng và bị ai đó lợi dụng để tạo thành một dư luận xã hội ghê gớm không đáng có. Hơn nữa đây là vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của phòng giao thông huyện Nậm Pồ, đáng lẽ họ phải chủ động lên phương án vượt suối mùa lũ theo cách nhà nước và nhân dân cùng làm. Trên cơ sở nhà nước hỗ trợ tiền hoặc một số hạng mục vật tư có giá trị lớn và đóng vai trò chính, còn người dân và các đơn vị trên địa bàn sẽ hỗ trợ một phần nào đó. Nếu làm được như vậy thì sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí xây dựng của nhà nước, chi phí làm một hệ thống mảng vượt suối có độ rộng lòng chảy khoảng 5m thì chỉ bằng vài chiếc thùng phuy, một số sắt thép gỗ ván v.v.. giá trị một vài chục triệu đồng khi so với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng theo dự kiến ban đầu (chưa kể phát sinh). Trong việc này, một vấn đề cần phải nhắc tới đó là vai trò của các cấp chính quyền địa phương ở những khu vực này như thế nào? Nếu như trong trường hợp ở bản Sam Lang không được báo chí nêu lên thì các cấp chính quyền xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ và tỉnh Điện Biên cũng hầu như không quan tâm đến việc tính mạng của người dân bị đe dọa khi vượt suối vào mùa lũ. Một cau hỏi lớn đặt ra là đại biểu nhân dân của khu vực này trong Hội đồng Nhân dân xã, huyện, tỉnh Điện biên và trong Quốc hội là ai? Họ có biết được những vấn đề này hay không và trách nhiệm giải quyết của họ đến đâu?
Về mặt quản lý nhà nước, Bộ GTVT cần tiến hành tổng điều tra vấn đề giao thông miền núi để tập hợp các vấn đề nhu cầu phát triển giao thông nông thôn cỡ vừa và nhỏ để có kế hoạch tập trung giải quyết xóa bỏ các điểm giao thông mang tính nguy hiểm như việc chui vào túi ni lông để qua suối còn đang tồn tại ở các địa phương vùng sâu vùng xa trên phạm vi toàn quốc. Tránh hiện tượng ra lệnh miệng cho ra vẻ của các quan chức lãnh đạo, hình như trong trường hợp này ông Bộ trưởng GTVT đã quá sốt sắng khi ra lệnh làm ngay một chiếc cầu treo là việc chỉ nhằm chạy theo trào lưu dư luận xã hội để tạo ấn tượng cho hình ảnh một vị Bộ trưởng năng động (!)?. Làm quản lý thì phải biết tiết kiệm và sử dụng đồng tiền cho hiệu quả, và cái tư tưởng nước sông công lính là thứ suy nghĩ hủ lậu cần phải bãi bỏ.
Cái quan trọng là phải có một tầm nhìn đủ xa để giải quyết vấn đề phục vụ cho cuộc sống của người dân.
 Ngày 21 tháng 03 năm 2014
 © Kami

UKRAINE VÀ THẾ GIỚI

  Tư lệnh hải quân Mỹ: Châu Á có thể rơi vào khủng hoảng như Crimea

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Ðô đốc Harry Harris.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Ðô đốc Harry Harris.
CỠ CHỮ
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ trích các khuynh hướng của Trung Quốc muốn giành lại đất đai. Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
Báo Financial Times hôm qua tường trình rằng tại hội nghị an ninh ở Jakarta hôm thứ Tư, Đô Đốc Harris cảnh báo rằng 'sự thịnh vượng của tất cả mọi quốc gia chúng ta' sẽ tùy thuộc vào việc liệu các nước có giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo nan giải hiện nay qua các cuộc đàm phán đa phương hay không.
Tờ The Financial Times dẫn lời Đô Đốc Harris, nói với các đại biểu tại hội nghị, trong đó các giới chức quân sự cấp cao đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, rằng 'điều cấp thiết là mọi quốc gia có đại diện tại cuộc đối thoại này hôm nay phải làm thế nào để tình huống đó không bao giờ xảy ra tại khu vực này'.
Lập trường ngày càng hung hãn của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, đã đào sâu các cuộc tranh chấp với các nước khác cùng đòi chủ quyền tại một phần các vùng biển này, trong đó có Việt Nam và các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines.
Giới phân tích nói chính sách xoay trục sang Châu Á của chính phủ của Tổng Thống Obama một phần là để đáp ứng trước sức mạnh hải quân ngày càng hùng hậu của Trung Quốc, và mối lo sợ rằng lập trường bất khoan nhượng của Bắc Kinh có thể phương hại tới các tuyến hàng hải chủ yếu của thế giới.

Tin của Skalanews tường trình Bộ Quốc phòng Indonesia một lần nữa lại tổ chức cuộc Đối thoại Quốc phòng Quốc tế Jakarta (gọi tắt là JIDD), lần này kéo dài 2 ngày, từ ngày 19 tới ngày 20 tháng Ba.
Nguồn tin cho hay, cuộc đối thoại thường niên này do Phó Tổng Thống Indonesia Boediono chủ trì, và có sự tham dự của 6 Bộ trưởng Quốc phòng đến từ Indonesia, Australia, Bangladesh, Hà Lan, Papua New Guinea, và Đông Timor.
Các vị Tư Lệnh Lực lượng Quốc phòng Indonesia,  Australia, Papua New Guinea, Sri Lanka và Đông Timor cũng tham dự hội nghị. Chủ đề của hội nghị là 'xây dựng cơ chế hợp tác hàng hải vì an ninh và ổn định'.
Hợp tác để duy trì và củng cố an ninh hàng hải đã trở nên quan trọng trong mấy năm gần đây vì những căng thẳng do các tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên các vùng biển trong khu vực trong mấy năm gần đây.
Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tái khẳng định lập trường của Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực nhằm đi đến một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt tiếng Anh là COC, tại Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN. Ông còn bày tỏ sự hậu thuẫn cho Philippine trong cố gắng của nước này nhằm giải quyết cuộc tranh chấp qua Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Haye.
Đô đốc Harry Harris, có mẹ là người Nhật. Ông trở thành Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 10 năm 2013. Ðô đốc Harris là giới chức Mỹ gốc Á cao cấp nhất trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ.

Nguồn: JIDD.org, The Financial Times
 http://www.voatiengviet.com/content/chau-a-co-the-lam-vao-khung-hoang-nhu-crimea/1875325.html

Mỹ chuẩn bị thêm biện pháp chế tài Nga về vấn đề Ukraina

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, 20/3/14
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, 20/3/14

CỠ CHỮ
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố Hoa Kỳ sẵn sàng áp đặt thêm các biện pháp chế tài Nga vì việc sáp nhập bán đảo Crinea. Lực lượng Nga thực ra đã chiếm quyền kiểm soát khu vực sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ tiếp theo nhiều tháng biểu tình và bạo động tại thủ đô Kyiv của Ukraina. Thông tín viên Amanda Scott tường thuật trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho ban tiếng Ba Tư của đài VOA ông Kerry tuyên bố rằng các hành động của Nga có nguy cơ gây bất ổn cho Ukraina.

Các nhận định của Ngoại trưởng Kerry được đưa ra hôm thứ Năm, cùng ngày Tổng thống Hoa Kỳ mở rộng các biện pháp chế tài kinh tế nhắm vào 20 nhà lập pháp và giới chức cấp cao của Nga.

Ngoại trưởng Kerry cho biết Hoa Kỳ sẽ không cho phép các hành động của một nước phá hủy điều ông gọi là “trật tự hậu Thế chiến 2” và “cơ cấu quốc tế”. Ông cũng nói thêm rằng quyết định cách thức tiến tới là tuỳ thuộc vào Tổng thống Nga Vladimir Putin:

“Chúng tôi sẵn sàng đáp lại một cách rất kiên cường bằng cách áp dụng thêm những biện pháp chế tài nghiêm khắc nhắm vào các khu vực nếu như họ tiếp tục tham gia vào các hoạt động khiêu khích và bất hợp pháp.”

Ông Kerry nói ông không tin rằng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga về vấn đề Ukraina sẽ ảnh hưởng đến công tác của họ về những vấn đề quốc tế khác như Afghanistan, Syria hay chương trình hạt nhân Iran. Ông nói:

“Tôi nghĩ các cuộc hội đàm quá quan trọng đối với thế giới, đối với tương lai của người dân Iran, đối với tương lai của mối quan hệ của chúng ta. Tôi nghĩ Nga có mối quan tâm sâu xa trong việc muốn giải quyết vấn đề, các thắc mắc về chương trình – đó là lý do vì sao Nga là một phần trong nỗ lực của nhóm P5+1, nơi mọi người đều thống nhất và đồng ý rằng Iran, giống như mọi nước khác, cần phải chứng tỏ mục đích của chương trình, và theo tôi Nga rất có cam kết với việc đó.”

Các quốc gia Tây phương lên án Iran là sử dụng chương trình tinh chế uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân, và Tehran luôn phủ nhận cáo buộc này. Ngoại trưởng Kerry tỏ ý hy vọng rằng các vấn đề có liên quan đến Iran, đến Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế có thể được giải quyết mà không có sự đối đầu. Ông cho biết:

“Chúng tôi không mong muốn gì hơn là nhìn thấy các vấn đề đang ngăn trở khả năng tiến tới của chúng ta được giải quyết – sẽ thật là tuyệt vời cho tất cả mọi người – và những thách thức là các nhà lãnh đạo phải cố gắng tìm ra một con đường để đi tới. Tổng thống Obama có cam kết với đường lối ngoại giao và đối thoại trong bước đầu, nhưng quý vị biết mọi sự thực ra là tùy thuộc vào chế độ.”

Ông Kerry nói một thỏa thuận có thể đạt được, và Iran có quyền có một chương trình hạt nhân hòa bình, nhưng Iran phải hội đủ các tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm, về tính minh bạch và tự chế hiện hữu trong các chương trình khác trên thế giới. Ông nói:

“Iran biết rằng cơ bản tuyệt đối là sẽ không có, không thể có một vũ khí hạt nhân. Đó là điều cơ bản. Và nếu đó là một chương trình hòa bình, thì ắt hẳn phải rất dễ dàng để chứng tỏ cho mọi người thấy là đó là một chương trình hòa bình; điều ấy không khó khăn gì nếu ta nghiêm túc.”

Trong thông điệp dịp lễ mừng năm mới Ba Tư, Tổng thống Obama tuyên bố đạt được một thỏa thuận chung cuộc cho vấn đề hạt nhân sẽ khó khăn, nhưng ông quyết tâm tìm ra một giải pháp thực tiễn.

Hôm thứ tư, các nhà thương thuyết của Iran và 6 cường quốc thế giới đã hoãn điều họ gọi là các cuộc đàm phán “có thực chất và hữu ích” về chương trình hạt nhân của Iran. Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào tháng tới ở Vienna.

Đại sứ Ukraina tại LHQ: Nhân dân Ukraina sẵn sàng bảo vệ tổ quốc

Đại sứ Ukraina tại Liên hiệp quốc Yurii Klymenko nói Ukraina đang trong tình trạng cảnh giác cao độ nhất để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá
Đại sứ Ukraina tại Liên hiệp quốc Yurii Klymenko nói Ukraina đang trong tình trạng cảnh giác cao độ nhất để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá

CỠ CHỮ
Một nhà ngoại giao cao cấp của Ukraina nói rằng nước ông mưu tìm mục tiêu hòa bình với Nga, mặc dầu có những dấu hiệu đáng lo ngại về những kế hoạch của điện Kremlin. Đại sứ Yurii Klymenko nói rằng, Ukraina sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ mình nếu sự can thiệp của Nga vào Ukraina trở thành một cuộc xâm lăng toàn diện. Thông tín viên Lisa Schlein tường thuật cho đài VOA từ trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại Geneve.

Ông Klymenko, đại sứ của Ukraina tại Liên Hiệp Quốc ở Geneve, cảnh báo rằng không nên đánh giá thấp mưu đồ bành trướng của Nga. Ông nhắc lại việc Nga nuốt chững những phần đất của Gruzia năm 2008, và nói rằng giờ đây họ đạt được một kết quả tương tự trên bán đảo Crimea.

Đại sứ Klymenko nói rằng việc Nga sáp nhập Crimea gây bất ổn cho miền nam và miền đông Ukraina. Ông nêu lên những bằng chứng để dẫn chứng cái gọi là những cuộc mít tinh đòi ly khai được khởi xướng bởi các phần tử cực đoan của Nga đã xâm nhập vào Ukraina. Ông nói:

“Cũng có các dấu hiệu khác nữa là Nga đang trên đường phát động một vụ can thiệp quân sự toàn bộ tại miền đông và miền nam Ukraina. Ukraina đang ở trong tình trạng cảnh giác cao độ nhất để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá, mặc dầu chúng tôi vẫn còn có một hy vọng mới rằng an ninh phối hợp của Liên Hiệp Quốc vẫn còn khả năng đạt được mục tiêu chính của họ bằng cách bắc các nhịp cầu hòa bình và an ninh.”

Đại sứ Ukraina nói rằng sự hiện diện quân sự của Nga không giới hạn tại Crimea. Ông nói rằng các binh sĩ nhảy dù của Nga đang được triển khai tại vùng Kerson ở miền nam Ukraina, và ông cho biết có tin là quân đội Nga đã gài mìn tại một số khu vực.

Ông Klymenko nói với đài VOA rằng Ukraina và nhân dân Ukraina sẵn sàng bảo vệ tổ quốc của mình:

“Nhưng trong giai đoạn này, chúng tôi vẫn theo đuổi giải pháp hòa bình. Đã có một quyết định cho binh sĩ Ukraina ở Crimea sử dụng võ khí. Nhưng như tôi đã nêu lên trước đây, chỉ để bảo vệ cho họ. Nhưng rất nhiều thứ tùy thuộc vào những diễn biến của tình hình. Và lại một lần nữa, việc sử dụng quyền tự vệ - sẽ là biện pháp sau cùng của Ukraina.

Đại sứ Ukraina đã lựa chọn ngôn từ một cách cẩn thận. Rõ ràng là ông không muốn khiêu khích trước bất cứ kết quả nào không định trước từ phía Nga.

Ông có bày tỏ tức giận đối với việc tấn công nước ông và chính phủ nước ông. Và ông hài lòng khi nói rằng Nga đã bị cô lập tại phiên họp hiện nay của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nơi không không có đại biểu nước nào lên tiếng để ủng hộ Nga.

Ông Klymenko nói rằng Nga đang đặt toàn thế giới vào tình trạng nguy hiểm, nhưng Ukraina đang làm việc với Liên Hiệp Quốc, cũng như Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, và Ủy hội Châu Âu để tìm một giải pháp hòa bình hầu ra khỏi cuộc khủng hoảng này.
http://www.voatiengviet.com/content/dai-su-ukrain-tai-lhq-nhan-dan-ukraina-san-sang-bao-ve-to-quoc/1875905.html

Ukraina ký thỏa thuận chính trị với Liên Hiệp Châu Âu

Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk (trái) và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy tại Bruxelles ngày 06/03/2014
Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk (trái) và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy tại Bruxelles ngày 06/03/2014
REUTERS/Yves Herman

Thanh Phương
Ukraina xích gần lại Liên hiệp châu Âu qua việc ký kết vế chính trị của hiệp định liên kết, đúng vào ngày mà Hội đồng Liên bang ( Thượng viện ) Nga phê chuẩn việc sát nhập vùng Crimée vào Nga.

Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniuk đã đại diện Ukraina ký thỏa thuận này với các lãnh đạo Liên hiệp châu Âu tại cuộc họp thượng đỉnh ở Bruxelles hôm nay, 21/03/2014. Thỏa thuận ký hôm nay chỉ liên quan đến vế chính trị của hiệp định liên kết Ukraina với Liên hiệp châu Âu. Việc ký kết vế kinh tế của hiệp định, tức việc thiết lập vùng tự do trao đổi mậu dịch, sẽ chờ đến khi thành lập chính phủ mới của Ukraina sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/05 và đến khi Ukraina tiến hành các cải tổ theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế.
Qua việc ký kết thoả thuận này, các lãnh đạo châu Âu muốn bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraina, sau khi loan báo các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.
Hôm qua, Quốc hội Ukraina đã thông qua một nghị quyết khẳng định là nước này sẽ không bao giờ công nhận việc sát nhập Crimée vào Nga và « sẽ không ngừng đấu tranh để giải phóng vùng đất này ». Trước đó, hôm thứ tư, chính quyền Kiev đã loan báo nhiều biện pháp đối với Matxcơva, trong đó có việc thiết lập visa nhập cảnh đối với công dân Nga. Về phía Matxcơva cũng đã bắt đầu phát hộ chiếu Nga cho người dân vùng Crimée.
Hôm qua, Viện Duma ( Hạ viện ) Nga đã phê chuẩn hiệp ước sát nhập vùng này vào Nga. Hôm nay, đến lượt Hội đồng Liên bang ( Thượng viện ) Nga phê chuẩn hiệp ước này. Ngay sau đó, tổng thống Putin đã ký các đạo luật hoàn tất việc sát nhập Crimée vào Nga.
Thủ tướng Iatseniuok hôm qua đã tuyên bố là Ukraina sẽ đáp trả về mặt quân sự mọi mưu toan của Nga sát nhập các vùng thân Nga ở miền Đông nước này. Tuy vậy, bộ trưởng Quốc phòng Nga Serguei Choigu đã bảo đảm với đồng nhiệm Hoa Kỳ là Matxcơva sẽ không xâm chiếm miền Đông Ukraina.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140321-ukraina-ky-thoa-thuan-chinh-tri-voi-chau-au-thuong-vien-nga-phe-chuan-viec-sat-nhap

Các nước Liên Xô cũ run rẩy trước việc Nga sáp nhập Crimée

Bản đồ các nước thuộc khối Đông Âu và Liên Xô cũ
Bản đồ các nước thuộc khối Đông Âu và Liên Xô cũ
DR

Thụy My
Sự kiện Nga sáp nhập Crimée làm lãnh thổ của mình đã dội một gáo nước lạnh vào các nước Liên Xô cũ, nơi mà Tổng thống Nga nhận được rất ít sự ủng hộ chính thức. Những quốc gia có vấn đề với các phe ly khai được Nga hỗ trợ thì lên án, còn những nước khác giữ thái độ im lặng quan sát một cách thận trọng.

Hôm thứ Tư 19/03/2014, ông Guiorgui Margvelachvili, Tổng thống Gruzia - quốc gia thuộc Liên Xô cũ nằm ở phía nam Kapkaz và thân phương Tây – đã tuyên bố : « Các sự kiện ở Ukraina là mối đe dọa không chỉ cho sự ổn định trong khu vực, mà còn cho mọi trật tự thế giới ».
Tháng 8/2008, Gruzia đã nếm mùi trận chiến năm ngày với Nga, sau đó điện Kremli công nhận Nam Ossetia độc lập cùng với một lãnh thổ ly khai khác là Abkhazia, và triển khai hàng ngàn binh lính. Tbilissi và các nước phương Tây tố cáo một sự chiếm đóng trên thực tế.
Về phần chính quyền của hai lãnh thổ ly khai này, được Matxcơva chống lưng và không được cộng đồng quốc tế nhìn nhận, đã vỗ tay hoan nghênh việc Nga sáp nhập Crimée, sau khi kiểm soát được bán đảo này bằng các lực lượng thân Nga và tổ chức cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3.
Moldova, quốc gia thuộc Liên Xô cũ với đa số dân nói tiếng Rumani, nằm giữa Rumani và Ukraina, cho biết rất quan ngại kịch bản Ukraina sẽ lặp lại trên lãnh thổ nước mình. Tại phần đất phương Đông của Moldova là Transnistria, cư dân hầu hết là người Nga và Ukraina. Vùng này đã ly khai, với sự ủng hộ của Nga, sau cuộc chiến tranh năm 1992 - một năm sau khi Liên Xô sụp đổ, nhưng không được bất kỳ một quốc gia nào công nhận.
Tổng thống Moldova, Nicolae Timofti tuyên bố: « Có quá nhiều cái chung giữa các sự kiện tại Crimée và tình hình ở Transnistria. Chúng tôi có những thông tin, theo đó có những sự việc cụ thể được tiến hành nhằm gây bất ổn tình hình ».
Chính quyền Nga hôm thứ Năm 20/3 họp về vấn đề « hỗ trợ cho Transnistria ». Cuộc hội nghị này đã được Phó thủ tướng Nga Dimitri Rogozine loan báo từ hôm thứ Ba, Phó thủ tướng Nga lên án nước Ukraina láng giềng đã « quyết định phong tỏa Transnistria trên thực tế ».
Hôm qua tại Washington, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng việc Matxcơva can thiệp vào Crimée nằm trong một « chiến lược toàn cầu » của Nga.
Tổng thống Noursoultan Nazarbaiev của Kazakhstan - đất nước Trung Á giàu tài nguyên dầu khí và là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nga, mà vùng thảo nguyên là nơi đặt sân bay vũ trụ Baikonour và 26% dân số là người Nga - đã giữ im lặng hoàn toàn.
Nhà phân tích Konstantin Kalatchev, trưởng nhóm chuyên gia chính trị khẳng định : « Kazakhstan tỏ ra ngoan ngoãn, chứng tỏ mình vẫn là một đối tác của Nga nhưng tại các vùng mà dân cư người Nga và người Kazakhstan tương đương nhau, hay dân Nga chiếm đa số, các tiến trình nhằm đảo ngược tỉ lệ này đang được tiến hành ».
Một đối tác tầm cỡ khác là Belarus, đất nước có chế độ độc tài nằm kề Liên hiệp châu Âu, tỏ ra hết sức thận trọng. Trong thông báo hôm qua, Minsk cho biết chỉ muốn tạo « mọi nỗ lực cần thiết để cho quan hệ giữa Ukraina và Nga lại trở nên quan hệ anh em và láng giềng tốt đẹp ».
« Làm thế nào thoát khỏi được một ‘người bạn’ như thế ? » - nhà phân tích chính trị Andrei Klimov tự hỏi. Theo dự đoán của ông, một cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Belarus vào Nga sẽ diễn ra trước năm 2015.
Nga, Belarus và Kazakhstan vào năm 2010 đã thành lập Liên hiệp Thuế quan, mà đến năm 2015 sẽ chuyển thành Liên minh Kinh tế Âu-Á. Đến tháng 9/2013 có thêm Armenia tham gia. Theo ông Klimov : « Nếu Nga cứ tiếp tục chính sách hiện nay, thì coi như đặt dấu chấm hết cho Liên minh Âu-Á ».
Rốt cuộc, sự ủng hộ lại đến từ Tổng thống Armenia Serge Sarkissian. Ông này cho rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimée là « một ví dụ mới về quyền tự quyết của một dân tộc ».
Láng giềng của Armenia là Azerbaijan cũng đang có tranh chấp lãnh thổ, và cũng muốn giữ hòa khí với Nga nên tỏ ra kín tiếng. Tại Trung Á, các nước Tuskmenistan, Uzbekistan và Tadjikistan đều giữ im lặng. Còn Kirghistan, ban đầu không thừa nhận tổng thống thân Nga bị lật đổ ở Ukraina, đã đợi mất bốn ngày cho đến hôm nay mới chịu nhìn nhận cuộc trưng cầu dân ý ở Crimée là một « thực tế khách quan ».

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * TỰ VỆ VÀ HÀNH ĐỘNG



TỰ VỆ VÀ HÀNH ĐỘNG
THEO BỔN PHẬN ĐUỔI XÂM LĂNG
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.03.2014
Không phải chỉ có Hoàng Sa và Trường Sa ngoài khơi Biển Đông, nhưng chính trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam, cuộc xâm lăng của Trung quốc lan tràn như vết dầu loang  thành hình da báo từ Bắc tới Nam. CSVN cai trị Dân Tộc, không những không thi hành trách nhiệm bảo vệ giang sơn, mà còn vì quyền lợi chính trị cho đảng và vì tham nhũng hối lộ của từng đảng viên lãnh đạo, đã để người Trung quốc vào hoành hành trên lãnh thổ như chỗ không người, cho thiết lập những khu thương mại Chệt như tự trị, nhường dài hạn những tài nguyên quốc gia cho Tầu khai thác, trao những khu đất cho Tầu thuê để trồng trọt lâu năm, dành những khu ven biển cho Chệt nuôi tôm cá... để họ mang người sang lập những làng mạc xung quanh.
Đảng CSVN không những không thi hành trách nhiệm bảo vệ non sông, mà còn nối giáo cho giặc làm cho cuộc xâm lăng tiệm tiến của Trung quốc lan tràn trên đất Tổ. Dân Tộc nhắc cho đảng CSVN lời dậy của Tiền Nhân:
*          Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn :
“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Tàu Hán. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: 
"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". 
Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.“
(Trần Nhân Tôn)
*          Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết :
“Nay các ngươi... trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức,...Chẳng những ta chịu nhục bây giờ, mà trăm năm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mải.“
(Trần Hưng Đạo)
*          Lời của vua Lê Thánh Tôn đã nói như sau:
“... một thước núi, một tấc đất của ta lẽ nào lại tự liệu vất bỏ được !  Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của Tổ Tiên giống nòi để làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị nặng !.”
(Lê Thánh Tôn)
            Khi mà đảng CSVN không những không làm trách nhiệm bảo vệ Nước, mà còn phạm vào cái tội Trời không tha và Đất không dung là tội bán Lãnh Hải, Lãnh Thổ, thì Dân Tộc phải đứng lên làm BỔN PHẬN mà Tiền Nhân trao phó trong suốt chiều dài của Lịch sử: ĐỨNG LÊN TỰ VỆ LẤY MÌNH VÀ KHÁNG CHIẾN ĐUỔI QUÂN XÂM LĂNG ra khỏi bờ cõi !
            Chúng tôi xin trình bầy những khía cạnh sau đây:
=>        Bài học TỰ VỆ VÀ KHÁNG CHIẾN của Ukraine
=>        Xâm lăng Trung quốc đến hồi trầm trọng do chính đảng CSVN làm môi giới
=>        Dân Tộc phải đứng lên TỰ VỆ và Làm BỔN PHẬN Kháng Chiến đuổi xâm lăng
Bài học TỰ VỆ VÀ KHÁNG CHIẾN của Ukraine
Nga và Tầu cùng nguồn gian xảo Cộng sản và bất chấp luật pháp Quốc tế. Nga và Tầu hiện nay thường liên kết với nhau để chống đối lại phía Tây phương Hoa kỳ và Liên Au. Cuộc NỔI DẬY của Ukraine cho Việt Nam những bài học :
*          Dân Ukraine đã cương quyết đứng lên để thoát ảnh hưởng của Nga. Đó là bài học đầu tiên cho Dân Tộc Việt Nam NỔI DẬY để tự cứu mình.
*          Bài học thứ hai là về lựa chọn về Kinh tế. Ukraine chọn Nga là đi vào bế tắc trong phát triển Kinh tế lâu dài. Họ nhất quyết đấu tranh để lựa chọn những Thị trường Tây phương Hoa kỳ và Liên Au. Dân tộc Việt Nam cũng không thể chọn Tầu , mà phải đi với Thị trương Tây phương Hoa kỳ và Liên để phát triển Kinh tế.
*          Bài học thứ ba là việc Putin sử dụng những gian xảo tuyên truyền để đem quân đội vào Crimea và nhằm phía miền Tây của Ukraine với cái cớ là để bảo vệ an ninh và tài sản của dân Nga và dân nói tiếng Nga. Sư hiện diên của quân đội trên lãnh thổ Ukraine nhằm ngăn chặn cái quyết định đi với Tây phương của nước Ukraine.
            Trong những ngày cuối tuần vừa rồi và đầu tuần này, Putin đã cấp bách sát nhập bán đảo Crimea vào Nga. Liên Hiệp Quốc bất lực. Tây phương phản ứng yếu ớt. Người Ukraine tự tin ở sức mình với ý chí nhất định TỰ VỆ & KHÁNG CHIẾN chống lại xâm lăng của Nga.
Xâm lăng Trung quốc đến hồi trầm trọng
do chính đảng CSVN làm môi giới
Tại Việt Nam, đảng Cộng sản, vì tham nhũng và vì muốn Trung quốc bảo vệ quyền độc tài cai trị của đảng, nên đã hoàn toàn thả lỏng cho người Tầu vào Việt Nam:
=>        Người Tầu tự do vào Việt Nam không cần Visa
=>        Hầu hết những Dự án do những Công ty Tầu thầu được và đã “xuất cảng“ nhân công Trung quốc sang làm việc. Người Tầu lập những làng cạnh Dự án.
=>        Nhường những Tài nguyên hầm mỏ cho Tầu khai thác dài hạn. Cạnh những hầm mỏ ấy là những làng Tầu
=>        CSVN cũng đã cho thuê dài hạn những khu đồi rộng để Tầu trồng cấy. Nhân công Tầu cũng di dân sang những khu nhượng địa ấy
=>        CSVN đã cho cho Tầu thuê những vùng ven biển dài hạn để nuôi tôm cá.
=>        Các hãng xưởng Tầu cũng đã được xây dựng tại Việt Nam
=>        Những Thương gia Tầu đã dễ dàng chuyển vào Việt Nam tràn đầy hàng hóa Trung quốc để giết hàng Việt Nam tại sân nhà. Phần lớn những hàng hóa Tầu là những hàng tồn kho, hết hạn tại Trung quốc và bán với giá rất rẻ. Hàng Trung quốc mang nhiều chất độc và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe dân Việt Nam, nhất là quần chúng dân nghèo. Việc lan tràn hàng Trung quốc chính là cuộc xâm lăng Kinh tế của Trung quốc.
=>        Những Thương gia Tầu lập những khu phố, những khu thương mại riêng. Đó là những tiểu “Chợ Lớn “ sau này.
=>        Những lái buôn của Tầu sang Việt Nam để mua hàng, làm đầu cơ và gây xáo trộn việc làm ăn của dân chúng.
=>        Những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Tầu hay Đài Loan (cũng là Tầu), rồi con cháu lai Tầu và những con cháu này có thể trở lại Việt Nam ở.
=>        Vì gia đình Tầu chỉ có một con, nên tuổi trẻ Tầu hầu hết là con trai. Những thanh niên Tầu không cần Visa khi qua Việt Nam, nên họ có thể sang lấy Vợ Việt Nam và ở luôn tại đây. Con cái sinh ra cũng mang một nửa máu Tầu phía người Cha
Tất cả những xâm nhập trên đây vào nội địa Việt Nam làm thành “da báo“ của Tầu từ Bắc chí Nam, nghĩa là khắp nước mình đầy những khu Tầu.
Dân Tộc phải đứng lên TỰ VỆ và
Làm BỔN PHẬN Kháng Chiến đuổi xâm lăng
Bài học từ Urkraine khiến chúng ta nghĩ rằng Tầu cũng có thể làm giống như Putin, nghĩa là trước mặt Quốc tế, Tầu lấy cớ BẢO VỆ AN NINH VÀ TÀI SẢN của công dân Tầu ở Việt Nam để họ đưa QUÂN ĐỘI TẦU VÀO VIỆT NAM mà Quốc tế cũng đành bó tay như trường hợp Ukraine lúc này.
Dân Tộc Việt Nam phải tự mình đề phòng trường hợp Tầu lấy cớ để xâm nhập quân đội vào Việt Nam. Việc đề phòng phải đặt cơ sở chống lại ngay từ bây giờ chứ đừng đợi sau cuộc NỔI DẬY như Ukraine vì những lý do sau đây:
*          Thái độ yếu ớt của Tây phương trước việc xâm nhập quân đội của Putin vào Urkaine, một nước trực tiếp động chạm đến anh ninh Liên Au, cho chúng ta nghĩ rằng khi Tầu cho quân đội vào Việt Nam, thì Tây phương càng phản ứng yếu ớt hơn vì chúng ta ở xa xôi với Tây phương.
*          Dân Tộc Việt Nam phải đặt những cơ sở TỰ VỆ & KHÁNG CHIẾN chống Tầu ngay từ lúc này trước khi Tầu xâm nhập bằng quân đội.
*          Bắt đầu thực hiện TỰ VỆ & KHÁNG CHIẾN thực sự chống Tầu lúc này để báo động cho Quốc tế về nạn xâm nhập quân sự Trung quốc để, trước khi Tầu làm ẩu, Tây phương và Mỹ dễ dàng hỗ trợ chúng ta hơn là lúc Tầu đã cho quân đội vào Việt Nam như việc đã rồi.
*          Việc TỰ VỆ & KHÁNG CHIẾN ngay từ lúc này khiến dân Tầu ở Việt Nam phải ngại sợ và có thể vì đó mà giảm cường độ tăng trưởng những mảnh “da báo “
            Quyền TỰ VỆ là quyền tự nhiên của tất cả mọi sinh vật. Quyền KHÁNG CHIẾN chống ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ là BỔN PHẬN mà Tổ Tiên trao phó cho con cháu trong suốt chiều dài Lịch sử.
  
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.03.2014

Thursday, March 20, 2014

SƠN TRUNG * VUA SỞ MẤT CUNG

 
 VUA SỞ MẤT CUNG

 SƠN TRUNG
 
Cung Vương nước Sở đi săn, giữa đường đánh mất cung. Các quan theo hầu cố xin tìm cho được. Cung Vương nói: Thôi tìm làm gì nữa! Người nước Sở đánh mất cung, lại người nước Sở bắt được cung, đi đâu mà thiệt.

Như thường tình, khi vua bị mất một món đồ, thì vua giận dữ, quát thét quan quân đi tìm kiếm, và trừng trị những kẻ có trách nhiệm giữ gìn đồ đạc của vua. Thế mà vua Sở không giận dữ, lại có thái độ ôn hòa, bình tĩnh. Con người như vậy rất hiếm có ở trong cõi đời này.Khi nghe truyện trên, chúng ta quả thật kinh phục tấm lòng bác ái của vua nước Sở.
             Sách Cổ Học Tinh Hoa có ghi lời bàn như sau: Vua đánh mất cung, không nghe lời các quan bắt tìm cung, thế là có lòng thương dân, không muốn làm phiền đến dân. Vua lại nói một người nước Sở mất cung chịu thiệt, thì có một người nước Sở được cung có lợi, thế là đã có lòng muốn lợi cho dân cả một nước.
              Tuy nhiên, đức Khổng Tử thì lại có ý chê bai. Khi nghe chuyện trên, Ngài bảo: Đáng tiếc cho cái chí vua nước Sở không làm to hơn được nữa! Hà tất phải nói : “ Người nước Sở? ” Giá nói: “ người đánh mất cung, lại người nhặt được cung thì chẳng hơn ư?” (Thuyết Uyển). Khổng Tử chê là hẹp, là vì vua Sở chỉ biết có người nước Sở lấy bờ cõi nước Sở mà làm giới hạn cho cái lòng nhân ái của mình. Cứ như ngài nói, mời thực rõ cái nghĩa bác ái, tức là cái lòng rộng yêu hết cả nhân loại, không phân di chủng hay ngoại quốc gì nữa. 
Cùng một ý với câu thầy Hạ Tử nhắc lời ngài mà đáp Tư Mã Ngưu rằng: “Người bốn bể đều là anh em cả”. Nói rộng ra: chỉ có lý vô phân biệt, trí vô phân biệt, vật ngã nhất thể thì mới hết sạch chướng ngại mà hoan hỉ vô cùng! Theo thiển kiến, lời phê bình của đức Khổng là hơi quá đáng. Mỗi người trong đời đều có một vị trí, một vai trò, một địa vị. Cung vương là vua nước Sở cho nên Ngài quan tâm đến nước Sở, và đề cập đến nước Sở là đúng vai, trò, vị trí và giới hạn của Ngài. Còn Khổng tử là ông thầy của thiên hạ, lo việc thiên hạ ( tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) cho nên Ngài có thể nói đến thiên hạ mà không bị ai chê cười là vu khoát. Trái lại, nếu chúng ta chỉ là thường dân, chỉ là cha của mấy đứa trẻ thì chỉ nên lo chuyện gia đình, đừng đại ngôn, mặc dầu ta có quyền tự do ngôn luận, bàn chuyện năm châu bốn bể! 


Con người ở đời dù là thường dân hay vua chúa đa số tham lam, muốn tăng gia tài sản, muốn chiếm đoạt của cải của người khác. Tuy nhiên, bảo vệ tài sản của mình là một quyền lợi chính đáng. Luật pháp của nhà nước công minh là phải bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trong nước.
Tư tưởng của vua Sở là mang tính chất triết lý công bằng bác ái của Nho gia , Lão gia và Phật gia.
Phật giáo đề cập đến vô phân biệt tâm. Ta nên có cái tâm rộng rãi, yêu hết chúng sinh, không phân biệt ta với người. Ông vua nước Sở phát biểu như vậy là ông không phân biệt vua và dân, coi mọi người trong nước Sở là bình đẳng, không có vua tôi, không có kẻ mất người được. Và chinh ông là bậc thánh , đã nhập Khổng Phật Lão vì ông được không vui, mất không buồn, luôn luôn an nhiên tự tại.
Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Ta cày cấy suốt năm, ta dệt vải suốt mùa, khi thâu hoạch, ta mang ra chợ bán nhưng bị  quân gian móc túi, ta không thể thản nhiên mà bảo: "Người Sở mất của , người Sở được của ; người Việt mất tiền thì người Việt đưọc tiền, cùng là anh em một nhà. Ta làm sao nói được như thế khi bản thân ta, gia đình ta đau khổ vì bất công và gian ác của cuộc đời?
Nay tại Việt Nam, cộng sản cướp đất nhân dân mà bán lấy tiền, ta có thể nào ung dung mà bảo:
" Người Việt mất đất thì người Việt khác được đất, không có sao hết"!
Nếu lý luận như vậy là ta đã đi theo bọn bán nước hại dân!
Người yêu nước, thương dân phải biết tranh đấu cho tổ quốc và nhân dân, không thể để cho nhân dân bị mất tự do dân chủ và bị tước đoạt đời sống. E rằng Khổng tử cũng là một Nhạc Bất Quần bởi vì khi  thấy vua không coi trọng , tức mình mà từ quan, Ngài không an phận -- -- an bần lạc đạo---mà chạy đôn chạy đáo, qua nhiều nước cầu cạnh, thậm chí còn đến bái kiến bà  Nam Tử là một cung phi dâm đãng ở nuớc Vệ! Như vậy, Khổng tử cũng còn vướng bận về cái mất cái còn, và ngài vẫn đặt cá nhân lên trên mọi sự! Ngài chưa thật sự là bậc thánh.
Tuy nhiên, trường hợp kể trên là phạm vi nhỏ, là trường hợp đặc biệt. Cây cung chỉ là vật tầm thường cho nên vua Sở có thể bình tâm mà nói như thế. Nếu như nhà vua mất cây Thái A kiếm, hay viên ngọc Biện Hòa, hay vợ con của vua bị người khác chiếm đoạt, giang san của Ngài bị người nước Sở chiếm mất và bản thân ngài phải lưu vong hay bi giam cầm, chắc ngài đã không bình thản mà nói về lẽ được mất như vậy!

No comments:

Post a Comment