VĂN QUANG * THƯƠNG PHẾ BINH
Tin quan trọng gửi đến các anh em Thương Phế Binh ở Việt Nam – Văn Quang
Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự
Văn Quang – Viết Từ Sài Gòn
Trong tuần này tôi nhận được lá thư của một anh bạn ở Mỹ thông báo một tin quan trọng về chuyện anh em Thương Phế Binh VNCH đang bị bọn vô lương tâm lừa gạt vì một tin đồn không hề có thật. Đó là cái tin vịt anh em Thương Phế Binh VNCH sẽ được định cư tại Mỹ như kiểu các sĩ quan được đi theo diện H.O. Bọn lừa gạt đã lợi dụng tin này đã và đang lừa anh em để kiếm tiền.
1. Lá thư từ San Jose, Hoa Kỳ
Tôi xin tóm tắt nội dung lá thư đó:
Thưa anh Văn Quang,
“Tôi là cư dân hiện ở San Jose, California, cũng là một thân hữu của cựu Trung Tá Nguyễn Mộng Hùng. Nay xin gửi anh những thông tin về dự luật Thương Phế Binh VNCH do bà nghị sĩ tiểu bang California đệ nạp.
“Dự luật này mới chỉ được quốc hội tiểu bang chấp thuận, còn phải được Quốc Hội Liên Bang cứu xét. Vụ này còn phải chờ rất lâu, rất khó khăn mới được đem ra bàn cãi, thảo luận ở Quốc Hội Liên Bang.
“Nhưng vì, hiện nay ở Việt Nam đã có một số người xấu lợi dụng tin này và làm tiền các thương phế binh khiến cho các anh em Thương Phế Binh ở bên nhà bị lợi dụng và lường gạt.
“Vì vậy , sau khi hội ý với cựu Trung Tá Nguyễn Mộng Hùng, tôi xin gửi đến anh những tin tức rất chính xác ở bên này để anh nếu được xin viết một bài lên tiếng nói rõ sự việc để các Thương Phế Binh biết rõ sự thật.”
Chính vì lá thư này tôi thấy có bổn phận phải có thông báo này đến anh em Thương Phế Binh tại Việt Nam.
Trước hết, xin đọc ý kiến của nhà báo Lê Bình là chủ Tịch Câu Lạc Bộ Báo Chí San Jose và nghe buổi phỏng vấn của nhạc sĩ Nam Lộc để biết rõ sự thật.
2. Thư của nhà báo Lê Bình, chủ Tịch Câu Lạc Bộ Báo Chí San Jose
Gửi bà Janet
“Khi bà Janet đem chuyện này ra công cộng thì hút gió, gõ cây các gia đình Thương Phế Binh bị ngay một quả lừa… mừng hụt, hy vọng ảo… kẻ gian thì cùng trời cuối đất chỗ nào cũng có, chúng ra tay liền. Tội nghiệp cho anh em đã nghèo mà còn gặp cái eo”.
“Tôi không lên án hành động của bà Janet, nhưng tôi trách bà quá nhanh nhẩu đoảng, bà chưa chắc làm được, thế sao chuyện còn trong vòng vận động đã phổ biến ra ngoài. Bà có biết như vậy là quá ác không? Ở Việt Nam không phải ai cũng có Internet, ai cũng nghe được “la-dô” cho nên tin đồn Thương Phế Binh sẽ được Mỹ đưa qua Mỹ… dịch vụ bán đơn, điền đơn, nộp đơn đã có liền phục vụ đồng hương”.
“Mong rằng bà làm cho tới nơi tới chốn. Hoặc nếu bà thấy lỡ lời nói ẩu đề kiếm phiếu thì xin bà nói cho một lời rằng bà sẽ cố gắng và chuyện nầy chưa thành luật để kẻ gian đừng lường gạt”.
“Kẻ nào đeo chuông, kẻ ấy phải gỡ chuông”.
“Cảm ơn
“Lê Bình”
3. Nhạc sĩ Nam Lộc trả lời nhà báo Nguyễn Xuân Nam
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà báo Nguyễn Xuân Nam đã hỏi ông Nam Lộc, nguyên văn như sau:
Hỏi:
“Gần đây chúng tôi được biết là có một nghị quyết của Bà Janet Nguyễn, nghị sĩ tiểu bang đề ra tại Thượng Viện về việc Thương Phế Binh VNCH. Nghị quyết này có những điều rất tốt, rất là quý, vì bà Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã đứng ra bênh vực Thương Phế Binh VNCH được đi qua Mỹ”.
“Nhưng có những người cho rằng nghị quyết này đang bị lợi dụng ở Việt Nam, để làm khổ các Thương Phế Binh VNCH. Có người còn cho rằng nghị quyết này là hoang tưởng bởi vì không có cơ sở thực tế, về tính cách luật pháp, lập pháp và tài chánh của Hoa Kỳ”.
“Anh có theo dõi cái này không?”
Với kinh nghiệm 40 năm trong ngành di trú và vận động các cơ quan lập pháp, hành pháp Hoa Kỳ, nhạc sĩ Nam Lộc đã đưa tất cả những vấn đề phức tạp, khó khăn trong việc vận động dự thảo luận định cư Thương Phế Binh VNCH này.
Ông Nam Lộc nói nguyên văn như sau:
“Hay nhất là chúng ta, giới truyền thông, các hội đoàn nên tự động thông báo với thân nhân ở bên nhà rõ ràng rằng: Hiện nay chưa có bất cứ một dự luật nào ở Quốc Hội Liên Bang, chưa có một đề nghị nào. Cho nên tất cả những chương trình, những lá đơn hay những tổ chức nào kêu gọi quý vị đóng tiền đều là vấn đề lợi dụng, không đứng đắn hoặc hoàn toàn không có thật. Hiện giờ phút này là không có gì hết, tất cả những gì đưa ra (tức là ở Việt Nam) đều là giả dối hết, đều là lợi dụng”.
“Khi nào ở bên này có tin tức gì, chúng tôi sẽ loan báo về Việt Nam.”
4. Tình hình ở Việt Nam hiện nay
Theo nguồn tin trên là đã quá rõ ràng, cho đến nay đó chỉ là một nguồi tin vô căn cứ, coi như chưa thể thực hiện được. Để tin này nhanh chóng có hiệu quả, tôi gặp mặt một số anh em TPB hoặc gọi điện thoại cho anh em mà tôi quen biết. Trong đó có anh Trần Văn Giáo, thường gọi là trưởng làng Thương Phế Binh Thủ Đức. Bởi trước đây anh đã từng là sĩ quan Quân Đội Viẹt Nam Cộng Hòa tại Sư Đoàn 9 và cũng là thương binh được giải ngũ sớm. Hiện anh đang ở trong làng Thương Phế Binh Thủ Đức. Anh em Thương Phế Binh hay lui tới trò chuyện cùng anh, kể cả những anh em ở các tỉnh thành xa xôi cũng hay gặp anh.
Hiện nay ở VN có khoảng 12,000 Thương Phế Binh VNCH, nếu tính cả gia đình của họ, có thể lên đến gần 40,000 người nếu cho đi định cư. Con số không hề nhỏ.
Tôi đã hỏi anh về những tin tức này. Thật đau lòng khi anh cho biết tin đồn kia là có thật và khiến nhiều anh em hoang mang. Có anh đã bán nhà đi thuê phòng trọ sống để chờ ngày ra đi định cư.
Tôi đã giải thích rõ để anh có thể thông báo ngay đến các anh em khác, đồng thời tôi cũng hỏi anh em mình có nhiều người biết vào internet không. Anh cho biết lúc này đã có một số anh em hoặc con cái có khả năng vào internet, nhưng cũng không biết tin bị lừa. Tôi hứa cuối tuần này vào khoảng ngày Chủ Nhật 13 tháng 9, 2015, tôi sẽ có bài viết về vấn đế này trên các báo hàng ngày tôi thường cộng tác ở Mỹ và báo hàng tuần ở Úc và Gia Nã Đại. Bất cứ khi nào có tin tức chính xác về vấn đề này tôi cũng sẽ thông báo đến các anh em nhanh nhất cùng những gì cần phải làm mà không mất tiền giao dịch cho bất cứ ai.
Tôi cũng mong rằng những bạn ở nước ngoài có bà con thân nhân là Thương Phế Binh VNCH sẽ tiếp tay gửi bài này đến các anh em đó.
5. Tố cáo kẻ lường gạt
Vậy anh em Thương Phế Binh VNCH hãy bình tĩnh, không giao dịch với bất cứ kẻ nào có mưu toan lừa gạt anh em, tất cả những giấy tờ hoặc thông báo của chúng đều là giả mạo. Các anh em đã từng bị lừa đến nỗi phải bán nhà hoặc vay công mượn nợ có thể tố cáo chúng với các nhà chức trách địa phương để tóm cổ những tên vô lương tâm này ra ánh sáng.
Tôi tin rằng nhà chức trách VN sẽ can thiệp, ngăn chặn và trừng trị những tên vô lại lường gạt để bảo vệ cuộc sống của người dân lương thiện.
Văn Quang
Văn Quang – Viết Từ Sài Gòn
Trong tuần này tôi nhận được lá thư của một anh bạn ở Mỹ thông báo một tin quan trọng về chuyện anh em Thương Phế Binh VNCH đang bị bọn vô lương tâm lừa gạt vì một tin đồn không hề có thật. Đó là cái tin vịt anh em Thương Phế Binh VNCH sẽ được định cư tại Mỹ như kiểu các sĩ quan được đi theo diện H.O. Bọn lừa gạt đã lợi dụng tin này đã và đang lừa anh em để kiếm tiền.
1. Lá thư từ San Jose, Hoa Kỳ
Tôi xin tóm tắt nội dung lá thư đó:
Thưa anh Văn Quang,
“Tôi là cư dân hiện ở San Jose, California, cũng là một thân hữu của cựu Trung Tá Nguyễn Mộng Hùng. Nay xin gửi anh những thông tin về dự luật Thương Phế Binh VNCH do bà nghị sĩ tiểu bang California đệ nạp.
“Dự luật này mới chỉ được quốc hội tiểu bang chấp thuận, còn phải được Quốc Hội Liên Bang cứu xét. Vụ này còn phải chờ rất lâu, rất khó khăn mới được đem ra bàn cãi, thảo luận ở Quốc Hội Liên Bang.
“Nhưng vì, hiện nay ở Việt Nam đã có một số người xấu lợi dụng tin này và làm tiền các thương phế binh khiến cho các anh em Thương Phế Binh ở bên nhà bị lợi dụng và lường gạt.
“Vì vậy , sau khi hội ý với cựu Trung Tá Nguyễn Mộng Hùng, tôi xin gửi đến anh những tin tức rất chính xác ở bên này để anh nếu được xin viết một bài lên tiếng nói rõ sự việc để các Thương Phế Binh biết rõ sự thật.”
Chính vì lá thư này tôi thấy có bổn phận phải có thông báo này đến anh em Thương Phế Binh tại Việt Nam.
Trước hết, xin đọc ý kiến của nhà báo Lê Bình là chủ Tịch Câu Lạc Bộ Báo Chí San Jose và nghe buổi phỏng vấn của nhạc sĩ Nam Lộc để biết rõ sự thật.
2. Thư của nhà báo Lê Bình, chủ Tịch Câu Lạc Bộ Báo Chí San Jose
Gửi bà Janet
“Khi bà Janet đem chuyện này ra công cộng thì hút gió, gõ cây các gia đình Thương Phế Binh bị ngay một quả lừa… mừng hụt, hy vọng ảo… kẻ gian thì cùng trời cuối đất chỗ nào cũng có, chúng ra tay liền. Tội nghiệp cho anh em đã nghèo mà còn gặp cái eo”.
“Tôi không lên án hành động của bà Janet, nhưng tôi trách bà quá nhanh nhẩu đoảng, bà chưa chắc làm được, thế sao chuyện còn trong vòng vận động đã phổ biến ra ngoài. Bà có biết như vậy là quá ác không? Ở Việt Nam không phải ai cũng có Internet, ai cũng nghe được “la-dô” cho nên tin đồn Thương Phế Binh sẽ được Mỹ đưa qua Mỹ… dịch vụ bán đơn, điền đơn, nộp đơn đã có liền phục vụ đồng hương”.
“Mong rằng bà làm cho tới nơi tới chốn. Hoặc nếu bà thấy lỡ lời nói ẩu đề kiếm phiếu thì xin bà nói cho một lời rằng bà sẽ cố gắng và chuyện nầy chưa thành luật để kẻ gian đừng lường gạt”.
“Kẻ nào đeo chuông, kẻ ấy phải gỡ chuông”.
“Cảm ơn
“Lê Bình”
3. Nhạc sĩ Nam Lộc trả lời nhà báo Nguyễn Xuân Nam
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà báo Nguyễn Xuân Nam đã hỏi ông Nam Lộc, nguyên văn như sau:
Hỏi:
“Gần đây chúng tôi được biết là có một nghị quyết của Bà Janet Nguyễn, nghị sĩ tiểu bang đề ra tại Thượng Viện về việc Thương Phế Binh VNCH. Nghị quyết này có những điều rất tốt, rất là quý, vì bà Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã đứng ra bênh vực Thương Phế Binh VNCH được đi qua Mỹ”.
“Nhưng có những người cho rằng nghị quyết này đang bị lợi dụng ở Việt Nam, để làm khổ các Thương Phế Binh VNCH. Có người còn cho rằng nghị quyết này là hoang tưởng bởi vì không có cơ sở thực tế, về tính cách luật pháp, lập pháp và tài chánh của Hoa Kỳ”.
“Anh có theo dõi cái này không?”
Với kinh nghiệm 40 năm trong ngành di trú và vận động các cơ quan lập pháp, hành pháp Hoa Kỳ, nhạc sĩ Nam Lộc đã đưa tất cả những vấn đề phức tạp, khó khăn trong việc vận động dự thảo luận định cư Thương Phế Binh VNCH này.
Ông Nam Lộc nói nguyên văn như sau:
“Hay nhất là chúng ta, giới truyền thông, các hội đoàn nên tự động thông báo với thân nhân ở bên nhà rõ ràng rằng: Hiện nay chưa có bất cứ một dự luật nào ở Quốc Hội Liên Bang, chưa có một đề nghị nào. Cho nên tất cả những chương trình, những lá đơn hay những tổ chức nào kêu gọi quý vị đóng tiền đều là vấn đề lợi dụng, không đứng đắn hoặc hoàn toàn không có thật. Hiện giờ phút này là không có gì hết, tất cả những gì đưa ra (tức là ở Việt Nam) đều là giả dối hết, đều là lợi dụng”.
“Khi nào ở bên này có tin tức gì, chúng tôi sẽ loan báo về Việt Nam.”
4. Tình hình ở Việt Nam hiện nay
Theo nguồn tin trên là đã quá rõ ràng, cho đến nay đó chỉ là một nguồi tin vô căn cứ, coi như chưa thể thực hiện được. Để tin này nhanh chóng có hiệu quả, tôi gặp mặt một số anh em TPB hoặc gọi điện thoại cho anh em mà tôi quen biết. Trong đó có anh Trần Văn Giáo, thường gọi là trưởng làng Thương Phế Binh Thủ Đức. Bởi trước đây anh đã từng là sĩ quan Quân Đội Viẹt Nam Cộng Hòa tại Sư Đoàn 9 và cũng là thương binh được giải ngũ sớm. Hiện anh đang ở trong làng Thương Phế Binh Thủ Đức. Anh em Thương Phế Binh hay lui tới trò chuyện cùng anh, kể cả những anh em ở các tỉnh thành xa xôi cũng hay gặp anh.
Hiện nay ở VN có khoảng 12,000 Thương Phế Binh VNCH, nếu tính cả gia đình của họ, có thể lên đến gần 40,000 người nếu cho đi định cư. Con số không hề nhỏ.
Tôi đã hỏi anh về những tin tức này. Thật đau lòng khi anh cho biết tin đồn kia là có thật và khiến nhiều anh em hoang mang. Có anh đã bán nhà đi thuê phòng trọ sống để chờ ngày ra đi định cư.
Tôi đã giải thích rõ để anh có thể thông báo ngay đến các anh em khác, đồng thời tôi cũng hỏi anh em mình có nhiều người biết vào internet không. Anh cho biết lúc này đã có một số anh em hoặc con cái có khả năng vào internet, nhưng cũng không biết tin bị lừa. Tôi hứa cuối tuần này vào khoảng ngày Chủ Nhật 13 tháng 9, 2015, tôi sẽ có bài viết về vấn đế này trên các báo hàng ngày tôi thường cộng tác ở Mỹ và báo hàng tuần ở Úc và Gia Nã Đại. Bất cứ khi nào có tin tức chính xác về vấn đề này tôi cũng sẽ thông báo đến các anh em nhanh nhất cùng những gì cần phải làm mà không mất tiền giao dịch cho bất cứ ai.
Tôi cũng mong rằng những bạn ở nước ngoài có bà con thân nhân là Thương Phế Binh VNCH sẽ tiếp tay gửi bài này đến các anh em đó.
5. Tố cáo kẻ lường gạt
Vậy anh em Thương Phế Binh VNCH hãy bình tĩnh, không giao dịch với bất cứ kẻ nào có mưu toan lừa gạt anh em, tất cả những giấy tờ hoặc thông báo của chúng đều là giả mạo. Các anh em đã từng bị lừa đến nỗi phải bán nhà hoặc vay công mượn nợ có thể tố cáo chúng với các nhà chức trách địa phương để tóm cổ những tên vô lương tâm này ra ánh sáng.
Tôi tin rằng nhà chức trách VN sẽ can thiệp, ngăn chặn và trừng trị những tên vô lại lường gạt để bảo vệ cuộc sống của người dân lương thiện.
Văn Quang
KINH TẾ TRUNG QUÔC
Thế giới vỡ mộng vì kinh tế TQ
- Ngày đăng 10-09-2015
- (theo Thanhnien)
- Lượt xem: 70
Vào tháng 6, Tổng thống Angola José Eduardo dos Santos lên đường đến Bắc Kinh, ôm hy vọng sẽ đạt được những khoản vay và đầu tư mới từ đối tác thương mại hàng đầu của nước này. Sau chuyến thăm kéo dài 1 tuần, ông ký kết một thỏa thuận với Trung Quốc về việc xây dựng đập thủy điện có kinh phí lên đến 4,5 tỉ USD và một loạt dự án khác. “Trung Quốc và Angola luôn là anh em tốt và là những đối tác chiến lược bền vững”, theo Tân Hoa xã dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình.
Giờ đây, các mối liên hệ kinh tế của Angola với Trung Quốc lại trở thành
một vấn đề nhức nhối và tình trạng tương tự đang lan rộng khắp châu lục
đen lẫn các châu lục khác: các nước gắn kết vận mệnh của họ với Trung
Quốc đang trở thành con tin của sự hỗn loạn kinh tế xảy ra tại quốc gia
Đông Á.
Châu Phi tỉnh giấc
Giới lãnh đạo Trung Quốc đang gồng mình ngăn trở sự lao dốc kinh tế của
đất nước và tình hình này đang gây thêm khó khăn cho quốc gia giàu dầu
mỏ như Angola. Các nhà nhập khẩu Angola đang chật vật xoay xở để chi trả
cho những nhu yếu phẩm như ngũ cốc, thuốc men.
Hãng Moody’s hồi tuần trước cho hay nợ công gia tăng đang đẩy Angola đến
nguy cơ bị hạ bậc tín dụng. Kể từ tháng 1, nội tệ kwanza đã mất ngót
1/4 giá trị so với USD. “Không có Trung Quốc, không có tiền”, theo
tờ The Wall Street Journal dẫn lời một chuyên gia tài chính tại Angola.
Ông nói thêm rằng nước này không hề chuẩn bị phát triển những lĩnh vực
kinh tế khác, ngoài khai thác dầu thô và khoáng sản.
Tại Zimbabwe, Tổng thống Robert Mugabe, 91 tuổi, tuyên bố nhân dân tệ là
tiền pháp định như với USD. Trong 5 năm qua, ông đã liên tục ký kết với
Trung Quốc các thỏa thuận phát triển đường sá, mạng lưới viễn thông và
nông nghiệp, với tổng trị giá khoảng 4 tỉ USD.
Đến tuần rồi, trong bài phát biểu trước toàn quốc đầu tiên trong 8 năm,
ông Mugabe nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách củng cố trở lại các
mối quan hệ với cộng đồng quốc tế, quay ngoắt 180o với chính sách “Hướng
đông” mà ông theo đuổi lâu nay. Nước láng giềng phía bắc của Zimbabwe
là Zambia cũng trong trạng thái “yêu - hận” đan xen với những nhà khai
thác mỏ đồng đến từ Trung Quốc. Giữa lúc nhu cầu về khoáng sản của Bắc
Kinh đang nguội dần, các công ty ở Zambia loan tin họ có thể cắt giảm
hàng ngàn công nhân và từ bỏ các kế hoạch phát triển. Còn tại Nam Phi,
các nhà điều hành thú nhận đang phải trả giá cho sự dựa dẫm quá mức vào
Trung Quốc. Hiện nền kinh tế nước này suy giảm 1,3% trong quý 2.
Cơn bão Nam Mỹ
Tình hình đang diễn ra tương tự ở châu Mỹ Latin, nơi tập trung các đối
tác cung cấp tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô của Trung Quốc.
\
\
Theo tờ The Miami Herald, Argentina, Bolivia, Venezuela và các nước Nam
Mỹ khác đang đối mặt với cơn bão kinh hoàng: sự suy thoái kinh tế ở
Trung Quốc, giá cả tiêu dùng giảm, các nhà đầu tư quốc tế đang rút khỏi
khu vực, và nguy cơ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất (khiến các
nước khó khăn hơn trong việc vay hoặc trả nợ nước ngoài). Tệ hơn nữa,
các số liệu mới từ Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe của LHQ (ECLAC) cho
thấy tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp của khu vực đã giảm từ
72,3% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2000 xuống còn 58,6% vào năm
2014. Nếu loại bỏ Mexico, công xưởng sản xuất hàng hóa của khu vực, thì
sự sụt giảm này còn tệ hơn nữa.
Nói tóm lại, các nền kinh tế lớn nhất châu Phi và Nam Mỹ phụ thuộc lớn
vào nhu cầu của Trung Quốc về dầu mỏ, kim cương và các loại khoáng sản
khác. Do vậy, sự suy sụp kinh tế sâu hơn ở phương Đông có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chiều hướng tăng trưởng kinh tế ở những nơi này.
Chuyên gia John Ashbourne của Hãng Capital Economics dự đoán tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế ở vùng hạ Sahara của châu Phi vào khoảng 3,3% trong năm
2015, sau khi liên tục duy trì tỷ lệ trung bình 5,4% trong cả thập niên.
“Năm sau sẽ vô cùng chật vật”, chuyên gia này kết luận.
Sunday, September 13, 2015
DAVID THIÊN NGỌC * THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN
Những chuyện ly kỳ xứ “Thần Tiên”
David Thiên Ngọc (Danlambao) - Hôm
nay trong lúc lu bu sửa soạn, chuẩn bị cho chuyến vacation một tuần lễ.
Bỗng điện thoại réo liên hồi… bực bội vì đang bộn bề công việc cho
chuyến đi mà thời gian thì không có nhiều. Tuy vậy vẫn ghé mắt vào chiếc
phone xem cuộc gọi của ai, từ đâu? Nhìn thấy số phone trong lòng cảm
thấy nhẹ đi, cơn bực bội tan biến, tay vội bật máy nghe.
-A lô em gái! Ai, việc gì xui em gọi cho anh vậy? -bởi hàng 4, 5 tháng
trời nếu không có việc gì quan trọng thì chả bao giờ cô em bỏ ra năm ba
phút để gọi cho tôi. Ngược lại trong những dịp họa hoằn lắm mới được gặp
thăm nhau, thời gian không có để hàn huyên mà cô em cứ mãi ôm điện
thoại hết nói lại cười rồi im lặng nghe, mắt nhìn xa xăm… như không có
tôi ở đó.
Cô em này với tôi là chỗ cousin, nay đã hơn 20 tuổi. Cô sinh ra và lớn
lên tại Mỹ và cũng chưa lần nào được về thăm quê Cha đất Tổ. Mặc dù bà
con cô dì chú bác nội ngoại còn ở quê nhà rất đông. Gia đình chú tôi
được cái dạy dỗ con cái rất nề nếp. Sống ở xứ lạ quê người các em tôi
hằng ngày sinh hoạt ở trường lớp, thư viện, bạn bè hay ở bất cứ nơi đâu
với nét văn hóa, phong tục nơi này nhưng khi về nhà, nhất là trong những
bữa ăn cùng các sinh hoạt khác trong gia đình thì hoàn toàn sử dụng
ngôn ngữ và văn hóa thuần Việt với ý nghĩ sợ con cháu sau này mất gốc,
quên đi cội nguồn…Do đó nếu một ai là người Việt lần đầu tiếp xúc với
các em tôi đều không nghĩ rằng chúng được sinh ra và lớn lên trên đất
Mỹ.
Vừa rồi được tin bà cụ (mẹ của thím tôi, là bà ngoại của cô em) mới mãn
phần. Do đó gia đình chú tôi sắp xếp cho thím cùng cô em về VN thọ tang
cụ. Lần đầu về quê hương cô em rất hồi hộp… phần là thọ tang bà ngoại
phần được thăm quê Cha đất Tổ và cũng có dịp để cô tận mục sở thị cái
đất nước anh hùng mà đâu đó cô đọc được và ngầm hãnh diện rằng đó là
“Thiên Đường Xã Nghĩa” thế mà không hiểu sao cha mẹ cô và cộng đồng
người Việt khắp nơi lại chịu cảnh ly hương???
A lô anh! Em đang ở VN, không biết có phải là thiên đường hay không mà
tất cả mọi việc nơi đây đều khác bên mình (bên Mỹ). Bây giờ VN là buổi
tối-bên anh là buổi sáng-sau nhiều ngày tiếp xúc với nhiều điều lạ, vui
buồn mệt nhọc và nhất là những việc thật ngỡ ngàng không tưởng… Sau buổi
cơm chiều, mọi việc cá nhân xong bây giờ tâm sự với anh đây.
Cô em thì ôi thôi huyên thuyên dắt tôi đi hết chỗ này đến chỗ khác, hết
việc nọ đến việc kia và còn đòi tôi giải thích những điều cô ngạc nhiên
và xem là quá lạ. Tóm tắt một vài chuyện như sau:
Hôm nọ cô và một người chị họ ở VN đi chuyến xe từ Sài Gòn lên Dalat.
Nhà của chị họ ở Dalat nên đưa cô lên thăm chơi và du lịch cho biết Tp
sương mù với ngàn hoa… Xe vừa đỗ xuống bến thì có một đám đông người hầu
như toàn là đàn ông bu quanh chiếc xe khách giống như người nhà đi đón
thân nhân. Nhưng đây không phải, một anh thanh niên chỉ thẳng vào cô nói
“con bé đó của tao” rồi người khác thì nói “bà phía trước mặc áo đỏ là
của tao”, bà mang cái bầu (mang thai) là của tui, rồi ông mang túi xách
là của tớ v.v… tất cả hành khách trên xe ai cũng có phần cả. Cô em nói
lạ một điều là người thanh niên đó với cô chưa hề quen mà sao anh ta
khẳng định cô là của anh ấy??? nhưng sau đó cô được người chị giải thích
đó là đám “xe ôm”!- Xe ôm! Cũng là cái lạ, sao lại xe ôm? Mà phải ôm
sao? Được giải thích một lúc cô mới hiểu ra- À ra là thế! Sau đó chị họ
dắt cô đi ra ngoài và bấm bấm tay ra hiệu, cô không hiểu gì cả và cứ đi
theo. Chị họ nói đừng đi xe tụi này rắc rối lắm, ra ngoài gọi taxi. Thế
là có sự mặc cả giữa tay xe ôm và anh lái taxi rồi anh taxi đưa cho hắn
một tờ giấy bạc và hai chúng tôi lên xe về nhà. Đó là một việc cô thấy
được khi lần đầu tiên tiếp xúc với thiên đường… cô lẩm bẩm và cười thầm
“con bé đó là của tao!” hihi…
Tại thủ đô thiên đường xã nghĩa. Cô em kể cô rong ruổi mọi nơi… hết Hàng
Ngang ra Hàng Bạc lại Hàng Đào rồi vòng ra Hồ Gươm. Trưa đó cô ghé vào
một công viên dừng chân nghỉ mát. Cô thấy một đám người đông hình như là
dân tộc miền núi, ăn nằm la liệt, nhếch nhát rất là khổ cực nơi công
viên giống như những người homeless thật tội nghiệp. Động lòng trắc ẩn,
cảm thương đồng loại và thấy đau nhói trong lòng trước sự bất hạnh, kém
may mắn của những người khốn khổ kia. Thế là trái tim sai bảo đôi chân
cô đi mua một số thực phẩm, nhu yếu dùng ngay và mang đến ủy lạo, an ủi
đồng thời gởi tặng cho họ một ít tiền nhỏ nhoi…. công việc đang tiến
hành dở dang thì bỗng cô nghe vai cô bị vỗ nhẹ. Quay mặt lại thì thấy có
2, 3 anh thanh niên ăn mặc sắc phục giống như Police vậy và một trong
các anh ấy nói “Mời cô về phường làm việc!” - Ối! em đâu có làm việc gì ở
đây! Nơi đây đâu có job của em!- Cô cứ về phường làm việc, cô đi theo
chúng tôi. Nhìn chung quanh những người homeless trên gương mặt, ánh mắt
họ hiện rõ sự sợ hãi và có ý lo ngại cho cô. Cô đành bước theo các anh
ấy một cách ngoan ngoãn như một con cừu lạc vào rừng sói và phải đi về
bên “lề phải”. Đến nơi cô biết đây là đồn cảnh sát. Sau các thủ tục xét
hỏi ID và Passport, biết cô là người nước ngoài và được giải thích rằng
cô không được làm những việc vừa qua! Nghĩa là những việc từ thiện, việc
giúp người khốn khổ, kém may mắn nơi xứ sở này là không được phép và
nhất là ở nơi đây là Thủ Đô. Đồng thời cô được cho biết thêm rằng những
người homeless đó là “thế lực thù địch”. Cô kể lúc đó cô không hiểu gì,
chắc có lẽ những kẻ đó là giặc ngoại xâm? Cô nghĩ thế và mơ hồ rằng
những người miền núi kia là thế lực thù địch là giặc từ bên kia biên
giới phía Bắc nước ta, là giặc Tàu Bắc phương tràn qua xâm lược nên bị
Police VN bắt, đánh đập, ngược đãi, cô lập cho phơi nắng dầm sương, màn
trời chiếu đất, ngăn cản mọi người không cho cứu giúp cho dù là một gói
mì hay đồng bạc lẻ cho đáng cái tội bành trướng xâm lăng. Ra khỏi đồn
côn an cô còn nghe chính quyền thủ đô rất ưu ái người dân và còn cho xe
xúc đất xúc cả dân thường, phụ nữ cụ già đưa đi du lịch đâu đó và tối
cho về nhà đá, một loại khách sạn đặc biệt của côn an để chăm sóc cho
người dân trong thời gian dài lạnh lùng thiếu đói. Nghe nói đây là người
dân ở Dương Nội, thuộc Hà Đông, thủ đô. Ở đoạn này cô kể tiếp là cô
liên tưởng đến hôm tuần trước, khi cô đi thăm bệnh viện ung bứu Sài Gòn.
Cám cảnh đau thương của người bệnh lẫn thân nhân nuôi bệnh la liệt từ
gầm giường ra đến hành lang, xuống hóc cầu thang thật thê thảm… nhiều
người thiếu thốn đói khát không bút giấy nào tả xiết… một chai nước sạch
cũng quý hiếm chứ đừng nói chi đến chén cơm, tô cháo! Thế là cô em ra
ngoài mua cả một xe đẩy nào nhu yếu phẩm, nước uống, cháo gói, mì gói ăn
liền… đẩy vào phân phát cho những người bịnh nghèo khổ thiếu hụt, neo
đơn khốn đốn nơi đây. Nhưng than ôi, ngay tức khắc tại cổng vào BV cô em
bị các anh mang băng đỏ trên tay áo ngăn cản lại và cho biết rằng cô
không được phép làm như thế vì chưa có lệnh… mà cái lệnh nơi đây hãy đợi
đấy cho hết mùa thu!!! Thế là xe hàng của cô em đành quay về bến cũ. Và
những người đáng ra được nhận nó đành nhìn theo với ánh mắt thật u
buồn. Ra bên ngoài cô được mách bảo rằng cô làm như thế có bao giờ được
vì cái căn-tin bên trong BV là của gia đình ông giám đốc BV cho nên cái
việc từ thiện của cô có bao giờ được lệnh, được phép??? Cô chép miệng
nhìn trời nói “Lạ thật! đúng là xứ sở thiên đường, làm từ thiện, giúp
người bệnh tật khó khăn mà cũng phải được phép và phải được lệnh từ cấp
trên”. Nơi đây cô còn nghe rằng bà bộ trưởng y-tế xã nghĩa là cốt
con hồ ly thoát ra từ “Liêu trai Chí Dị” của Bồ Tùng Linh bên Sở bên Tề…
nào đó nên đám thủ hạ của cáo hồ mới có cách hành xử “nhân đạo” với
người dân như thê! Sau đó cô phải thương lượng với cửa hàng đã mua để
trả lại và chịu mất một phần tiền. Nghĩ lại bên Mỹ sau khi mua hàng mà
Return rất dễ dàng như khi mua mà không mất một xu nào và còn nhận được
lời chúc Have a nice day!
Ở tại Thủ Đô Hà Nội cô tận mắt chứng kiến không biết bao niêu là việc
trái ngược với trần gian mà cả đời cô không thể nào quên… nhưng kể ra
đây thì không bút mực nào cho xiết! chỉ đơn cử một vài việc mà thôi.
Quay về miền Trung nghèo khó quanh năm nắng gió, đông thời thiếu áo, hè
thời thiếu ăn. Nơi đây là quê nội của cô mà cũng là của tôi - Thành phố
Quy Nhơn - Bình Định. Nhà ông Bác họ ở cạnh tòa án nhân dân tỉnh Bình
Định. Hôm nay cô tò mò mon men qua quang lãm “Tòa Án Nhân Dân” cho biết
và xem có gì lạ vì trước nay cô thường nghe các vị thẩm phán đỉnh cao
trí tuệ xứ thần tiên xử “án bỏ túi” là như thế nào cô không được rõ lắm.
Thoạt đầu cô trố mắt nhìn vào tấm bảng ghi lịch xử án thấy dòng “Hôm nay ngày 25/11/2013 xử vụ “làm nhục người khác”*
thế là cô chen vào bên trong phòng xử công khai. Tuy nhiên sau khi hội
đồng xét xử làm các thủ tục ban đầu rồi tuyên bố phiên tòa được hoãn vì
lý do người bị hại và một số nhân chứng vắng mặt. Qua tìm hiểu thì người
bị hại chính là ông Trương quốc Dũng “chánh án” tòa án nhân dân thành
phố Quy Nhơn. Bị cáo là bà Nguyễn thị Xuân Đào với hành vi “Trùm quần đàn bà lên đầu chánh án”
tức ông Trương quốc Dũng nói trên. Ô hô!!! Trên trời dưới đất, địa ngục
thiên đàng, tự cổ chí kim nay mới có ở xứ thần tiên thiên đường xã
nghĩa này một “Kỳ Án” vô tiền khoáng hậu. Một người đàn bà thấp cổ bé
miệng chắc phải có nỗi oan khuất gì đó ghê gớm lắm mà không nói được nên
lời… mà vị chánh án kia là một trong những tên đã gây ra nông nỗi…nên
“chiếc quần đàn bà màu đen” phải trùm lên đầu một vị quan gọi là cầm cân
nẩy mực ngay tại công đường. Nghe cô kể đến đây tôi lại nhớ đến hình
ảnh những chiếc bao cao su được chụp lên đầu 14 con cáo Ba Đình trong vụ
án Ls Cù huy hà Vũ đã truyền tải rộng rãi khắp hành tinh. Trong lời kể
thao thao cô vừa nuốt nước bọt vừa cười khúc khích…không biết ai đó ở VN
đã giải thích thế nào mà cô nói với tôi rằng em cố gắng sắp xếp công
việc để ở lại VN một thời gian nữa để xem chắc chắn còn rất nhiều chiếc
quần đàn bà màu đen khác sẽ trùm lên đầu không những nhiều quan tòa mà
nhiều vị quan lớn nhỏ khác ở cái xứ thần tiên xã nghĩa này.
Hiện nay tại VN, nơi các công viên và trước các trụ sở tiếp dân mà ai đi
qua cũng nhìn thấy những chiếc quần đàn bà màu đen rách nát của dân oan
đã treo chờ chực sẵn. Có lẽ văn hóa nơi đây đã đổi thay rồi chăng? Thay
vì che nắng, che sương người ta đội nón mà ở xứ thần tiên xã nghĩa các
quan lại “đội quần đàn bà”???
Tôi không biết phải nói gì hơn vì lúc này cô em tôi hạnh phúc hơn tôi
nhiều vì được mục sở thị những cảnh cười ra nước mắt, ngàn năm có một
này.
Đó là những chuyện của 2 năm về trước mà cô em lần đầu về thăm Đất Tổ
Quê Cha. Năm nay khi lửa hạ bắt đầu tỏa ra những luồng hơi râm ran, hừng
hực… ông mặt trời nheo mắt vàng chói chan… đâu đó hoa lựu lại chớm đơm
bông… các cánh cửa trường từ từ khép lại để báo hiệu cho mùa chia tay đã
đến. Cô em lại nảy ra ý về lại cố hương để săn tìm chuyện lạ. Cũng tại
quê nhà Tp Quy Nhơn, Quê Nội cô điện về Mỹ báo cho tôi biết thêm một
chuyệt kỳ thú ở quê mình. Cũng chuyện nơi công đường cầm cân nảy mực…
năm đó thì quần đàn bà rong ruổi khắp công đường lôi đầu quan chánh án
lòng vòng khắp phòng nọ sảnh kia… với thời gian không ngắn. Lần này thì
ngược lại cũng tại Bình Định quê tôi, mà là huyện Phù Mỹ. Quan tòa dùng
luật rừng mạo chữ ký nạn nhân tạo ra biên bản giả để xử ép nạn nhân với
động cơ vì “tiền” mà là thứ tiền nhơ bẩn. Quá bức xúc, nạn nhân đã xông
vào văn phòng quan tòa lôi cổ “quan anh” ra mà xé nát te tua quần áo,
đập vở kính văn phòng cho đã cơn tức giận vì bị hàm oan. Nội vụ như sau:
Huyện Phù Mỹ, Bình Định: Dân nắm cổ, xé áo “Quan Tòa” tại tòa…
Theo bà Hạnh thì hai Thẩm phán Châu Văn Minh và Nguyễn Thanh Tuấn
đã làm giả Biên bản hòa giải đưa vào Hồ sơ vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”
để căn cứ vào đó mà xử bà thua kiện. Khi phát hiện điều này bà Đặng
Thị Hạnh đã nhiều lần đến Tòa án Nhân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định kêu oan, tố cáo hành vi vi phạm của hai Thẩm phán. Bức
xúc, bà Hạnh đã nắm cổ, xé áo, đập bể kính cửa phòng làm
việc của Thẩm phán Châu Văn Minh… Vì đâu đến nông nổi này ?! **
Kể xong cô em cười khúc khích… mỗi năm một “kỳ án” nhưng hình thức khác
nhau. Năm đó “quan anh” được tặng thêm quần và tròng lên đầu làm quà kỷ
niệm. Năm nay “quan anh” lại bị xé nát te tua áo quần… không biết hôm đó
“quan anh” lấy gì che thân để về với vợ? nói đến đây tôi lại liên tưởng
đến “quan anh” trong “ngao sò ốc hến” bị lột hết áo quần giữa đêm
trường giá lạnh… nhưng 2 hoàn cảnh khác nhau và tất cả đều cười ra nước
đá…i!
Kể xong câu chuyện trên cô em còn hẹn ngày mai sẽ kể chuyện ly kỳ… an
ninh, chính quyền xã nghĩa “tặng mắm tôm” vào nhà các nhân vật đấu tranh
cho nhân quyền dân chủ. Vì quá khuya nên cô ngáp dài vì suốt ngay rong
ruổi đó đây săn tin lạ.
Hẹn các bạn tôi sẽ hầu chuyện sau, khi nhận được tin từ thiên đường xã nghĩa.
Kính-
Ngày 12.9.2015
ĐẠI HỘI BỌ HUNG
Muộn Đại hội Đảng ở VN vì còn bất đồng?
- 9 tháng 9 2015
Một chuyên gia nước ngoài vừa cho rằng Đại hội Đảng toàn quốc tại Việt
Nam có thể tổ chức muộn hơn vì Đảng Cộng sản chưa đạt được đồng thuận về
một số vấn đề.
Trong bài viết mới trên Policy Forum, Giáo sư Carl Thayer, người Úc nghiên cứu lâu năm về chính trị Việt Nam, nêu quan điểm:
"Có những dấu hiệu cho thấy Đảng chưa đạt được đồng thuận về một số vấn
đề, trong đó có vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và việc lựa
chọn lãnh đạo tương lai của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc hoãn
tổ chức Đại hội sang một thời điểm muộn hơn."
Bài viết, được trang Nghiên cứu Quốc tế dịch sang tiếng Việt, cho rằng:
"Theo Điều lệ Đảng, Ban chấp hành Trung ương phải họp ít nhất hai lần
một năm, nhưng đôi khi Ban chấp hành họp thường xuyên hơn. Tuy nhiên,
trong năm 2014, Ban chấp hành Trung ương chỉ họp một lần. Đây có thể là
dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ sâu sắc về chính sách Biển Đông và quan hệ
với Trung Quốc theo sau cuộc khủng hoảng xuất phát từ việc Bắc Kinh
triển khai một giàn khoan khổng lồ tại vùng biển tranh chấp từ tháng 5
tới tháng 7."
Diễn ra lặng lẽ
Giáo sư Thayer nhận xét thêm về cách thức nhà nước và đảng cộng sản
chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 12 dự kiến được nhóm vào đầu năm 2016
từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.
"Việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 12 cũng diễn ra rất lặng lẽ so
với 8 đại hội trước được tổ chức kể từ khi thống nhất đất nước. Các
phương tiện truyền thông Việt Nam đã vô cùng yên lặng, và chỉ xuất hiện
các báo cáo xác nhận rằng các khâu chuẩn bị cho Đại hội đang được tiến
hành. Đảng cũng chưa công bố chính thức ngày tổ chức Đại hội.
"Thông thường các tài liệu dự thảo chính sách như Báo cáo Chính trị và
Báo cáo Phát triển Kinh tế-xã hội sẽ được lặng lẽ chuyển cho các nhóm
thảo luận tập trung để bàn thảo và cho ý kiến.
"Sau khi được chỉnh sửa, các văn bản dự thảo chính sách sau đó sẽ được
công khai cho công chúng nhận xét. Ví dụ, dự thảo Báo cáo chính trị và
Báo cáo kinh tế-xã hội mười năm cho Đại hội Đảng lần thứ 11 tổ chức vào
tháng Giêng năm 2011 đã được công bố vào ngày 20 tháng 4 năm 2010, tức
chín tháng trước khi diễn ra đại hội. Nếu Đại hội lần thứ 12 sẽ họp vào
đầu năm tới thì Việt Nam chỉ còn bốn tháng để hoàn tất quá trình này."
Cho rằng việc 'chậm trễ' và 'lặng lẽ' trong chuẩn bị đại hội của Đảng
cộng sản Việt Nam cùng việc đưa ra các chính sách có mối 'quan hệ' với
nhân tố được gọi là 'Trung Quốc' của Việt Nam, bài báo viết tiếp:
"Lời giải thích khả dĩ nhất là sự trùng hợp của hai vấn đề gây tranh cãi – yếu tố Trung Quốc (Chủ tịch/ Tổng Bí thư Tập Cận Bình được cho là sẽ thăm Hà Nội vào tháng 10 hoặc tháng 11) và việc lựa chọn ban lãnh đạo mới của Việt Nam."
Có một ngoại lệ
Bài viết của Giáo sư Thayer cũng đặt vấn đề với nhấn mạnh về người mà nhà quan sát này cho là một ứng cử viên vào chức vụ Tổng Bí thư trong Đại hội lần thứ 12 vào sang năm, ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng Việt Nam, cũng như đưa ra nhận định về một số điều được cho là 'lợi thế' của ứng viên này."Quy tắc hiện tại của Đảng không cho phép một người nắm quyền quá hai nhiệm kỳ. Quy tắc của Đảng cũng yêu cầu các quan chức nghỉ hưu ở tuổi 65. Nếu tính tới cả hai quy định thì 9 trong số 16 thành viên Bộ Chính trị hiện nay sẽ nghỉ hưu ở đại hội năm tới.
"Điều này có nghĩa là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm trong số những người sẽ phải nghỉ hưu," tác giả nhận định.
"Tuy nhiên, có một ngoại lệ về tuổi hưu bắt buộc trong những trường hợp đặc biệt.
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam.
"Ông Dũng sẽ mang lại các kinh nghiệm kinh tế và quốc tế chưa từng có cho vị trí Tổng Bí thư Đảng nhờ vào hai nhiệm kỳ thủ tướng của mình.
"Ông Dũng cũng ít khả năng sẽ để cho ý thức hệ ràng buộc tay chân của mình trong việc đối phó với Trung Quốc.
"Ông đã thẳng thắn bảo vệ chủ quyền Việt Nam trong cuộc khủng hoảng giàn khoan năm ngoái và nêu lên khả năng sẽ thực hiện các hành động pháp lý quốc tế chống lại Trung Quốc.
"Ông Dũng nhận được sự hỗ trợ rộng rãi của các Ủy viên Trung ương nhưng Bộ Chính trị hiện nay lại đang chia rẽ sâu sắc. Không chỉ có sự ganh đua cá nhân mà còn có sự khác biệt về việc làm thế nào để quản lý mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ."
Chuyển đổi lãnh đạo
Hồi tháng 8/2015, một nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế của Việt Nam, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, đang là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nêu quan điểm ở một bài viết trên trang Nghiên cứu Quốc tế do ông chủ biên.
Bài viết với tựa đề "Tam giác Chiến lược Việt - Mỹ - Trung" của Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp phần liên quan tới chính trị nội bộ của Việt Nam, có đoạn:
"Về vấn đề chuyển đổi lãnh đạo, nếu Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm Tổng Bí thư mới của Đảng thì mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ có thể trải qua một bước tiến mới. Ông Dũng, người thường xuyên thể hiện mình như một nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa, đã nhiều lần công khai lên tiếng phản đối sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có tuyên bố nổi tiếng rằng Việt Nam sẽ không đánh đổi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước để lấy “hữu nghị viển vông” [với Trung Quốc].
Chương trình nghị sự... của ông Dũng cũng gần gũi với Washington hơn là Bắc Kinh. Hơn nữa, mối quan hệ cá nhân của các thành viên trong gia đình ông với phương Tây nói chung và với Mỹ nói riêng cũng có thể có ảnh hưởng tích cực lên cách nhìn của ông về Mỹ
"Chương trình nghị sự tương đối tự do trong nước dưới sự lãnh đạo của
ông Dũng cũng gần gũi với Washington hơn là Bắc Kinh. Hơn nữa, mối quan
hệ cá nhân của các thành viên trong gia đình ông với phương Tây nói
chung và với Mỹ nói riêng cũng có thể có ảnh hưởng tích cực lên cách
nhìn của ông về Mỹ cũng như về mối quan hệ giữa Hà Nội với Washington.
"Trong trường hợp một người khác lên lãnh đạo Đảng Cộng sản thì các yếu
tố đã được phân tích ở trên cũng có thể khiến vị Tổng Bí thư mới có một
thái độ ít nhiều nghiêng về phía Mỹ hơn."
Còn về liên hệ giữa tam giác quan hệ kể trên, trong đó có nhân tố Trung Quốc bên cạnh Hoa Kỳ, TS. Lê Hồng Hiệp bình luận:
"Một diễn biến trong nước khác có thể có ý nghĩa quan trọng đối với quan
hệ tương lai của Việt Nam với cả Trung Quốc và Mỹ là Đại hội toàn quốc
lần thứ 12 của Đảng Cộng sản và cuộc bầu cử thế hệ lãnh đạo mới của Đảng
diễn ra vào năm sau.
"Trong các tài liệu chuẩn bị cho đại hội được lưu hành cho các đảng viên
đọc và nhận xét, các tranh chấp trên Biển Đông được mô tả cụ thể là
“phức tạp, gay gắt và rất khó lường," bài viết của nhà phân tích này
nhận định.
BÙI VĂN PHÚ * ALAN PHAN
Tiến sỹ Alan Phan và làm ăn ở Việt Nam
- 13 tháng 9 2015
Không ít người Mỹ gốc Việt đã về Việt Nam làm ăn. Có người thành
công, nhưng đa số thất bại. Thất bại không nói ra, nhưng thành công
cũng không ai khoe vì không biết có bền lâu.
Tiến sĩ Alan Phan thì khác. Ông đã trải nghiệm mấy chục năm trên thương
trường quốc tế, từ châu Mỹ, châu Phi sang châu Á với thất bại cũng như
thành công và những kinh nghiệm làm ăn đã được ông ghi lại qua mười một
đầu sách.Hai tác phẩm mới nhất là “Doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu” (600 trang, Nxb Người Việt) và “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc” (316 trang, Nxb Người Việt) – gồm nhiều bài đã đăng trên Blog gocnhinalan.com – được ra mắt tại hội quán báo Thằng Mõ ở San Jose vào trưa Chủ nhật 23/8.
Trên 100 khách đã đến tham dự, trong đó có nhiều doanh nhân vùng Vịnh San Francisco như ông David Dương, Tổng giám đốc California Waste Solution; ông Trần Hồng Phúc Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Nam Oakland; ông Đỗ Vẫn Trọn của Truyền hình Viên Thao; ông Nguyễn Xuân Nam của TV và báo Calitoday; ông Huỳnh Lương Thiện của Tuần báo Mõ SF.
Ngoài ra còn có cựu phó thị trưởng Madison Nguyễn, kĩ sư Đỗ Thành Công và ủy viên giáo dục Vân Lê, là ba ứng viên cho chức Dân biểu Tiểu bang Địa hạt 27 vào năm tới.
Còn lại đa số là các bạn trẻ, trong đó có những sinh viên du học đến từ Việt Nam.
Tình hình còn mù mờ
Bài nói chuyện của Tiến sĩ Alan Phan xoay quanh thương trường Việt Nam và những cơ hội. Theo ông, đầu tư đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kế hoạch và tùy thuộc nhiều vào nhà nước, trong khi kinh doanh là môi trường hoạt động thoáng hơn và dễ thành công hơn.Ông mô tả: “Việt Nam là một môi trường giới hạn, không phải muốn gì thì làm nấy. Tình hình còn mù mờ. Xã hội Việt Nam so với Mỹ thì thật là bát nháo và hỉ nộ ái ố hơn. Không ở đâu buồn cười như ở Việt Nam. Mở tờ báo ra đọc là thấy đính chính tôi không bị bắt. Như mới đây ông Trần Phương Bình của Đông Á Ngân hàng phải lên tiếng. Rồi ông Đặng Thành Tâm cũng lên tiếng đính chính là chưa bị bắt.”
Câu nói vui đùa của Tiến sĩ Alan: “Tôi cũng đính chính với các bạn đây là tôi không bị bắt” đã đem đến cho khách dự một tràng tiếng cười.
Theo ông, nhiều người Việt hải ngoại về Việt Nam có những lí do riêng, gái gú cũng có, kỉ niệm ngày xưa cũng có, thắng cảnh đẹp cũng có. Quê hương cũ có một sự quyến rũ nào đó.
Nếu đó là một nơi có thể sống được, kiếm được tiền thì rất thoải mái. Ở đó có những niềm vui và những điều tiêu cực. Nhưng nói chuyện làm ăn là cần có sự may mắn và phải có quan hệ.
“Nếu về làm ăn tôi khuyên là người độc thân, về đó gặp con cán bộ là kết hôn ngay vì quan hệ rất quan trọng trong làm ăn được thua ở Việt Nam. Phải có người chống lưng, có gốc rễ.”
Ở Mỹ khách hàng là số một, còn ở Việt Nam, theo quan sát của ông: “Khách hàng là quan chức nhà nước. Nếu mấy ông đó thích thì sẽ bán được nhiều hàng, làm ăn lên rất lẹ. Nếu mấy ông không thích thì ô hô ôm passport lo chạy về Mỹ.”
Nội bộ lãnh đạo với tranh giành phe nhóm cũng ảnh hưởng lớn đến kinh doanh. Mình đứng về phiá thua thì coi như không còn gì.
Tiến sĩ Alan nhắc đến sự kiện ông Hà Văn Thắm là phe của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, khi ông Hùng mất thế thì giá cổ phiếu Ocean Group của công ti do ông Thắm điều hành đang từ 100 nghìn đồng rớt xuống 1 nghìn, ngân hàng bị nhà nước mua lại với giá coi như số không.
Ông cũng tiết lộ nhà nước theo dõi một thương gia nước ngoài về làm ăn rất lâu và rất sâu vì chính bản thân bị moi ra chuyện quan hệ với một thiếu nữ Trung Quốc ông quen đã lâu, giờ không còn nhớ mà họ vẫn để ý.
Nói đến các khu vực kinh doanh có triển vọng, theo nhận định của Tiến sĩ Alan thì đó là IT và nông nghiệp.
IT không cần hạ tầng cơ sở và thành phần trẻ có đam mê và ao ước làm được cái gì đó tốt đẹp cho thương hiệu Việt Nam thay vì cứ sao chép hay ăn cắp bản quyền.
Ông nói: “Phát triển IT vì quan cán bộ ngu lắm, email không biết, software nói với mấy ông ấy như nói với vịt. Ít hạ tầng cơ sở nên mấy ông ấy không kiếm tiền được.”
IT khó kiểm soát vì tài khoản có thể đặt ngoài Việt Nam, tránh được bộ máy hành chánh chỉ đòi tiền. IT cần đột phá, sáng tạo, không cần gia truyền hay cổ truyền, tư duy luỹ tre làng bị gạt qua một bên. Đây là con đường mới cho giới trẻ, thời trang đối với Việt Nam nên họ rất hâm mộ.
Còn nông nghiệp, ngày nay không phải là sản xuất mà là tìm kiếm được thị trường. Nông phu tranh nhau đi chăn nuôi, trồng trọt nhưng tìm được thị trường rất khó vì nếu mình bán rẻ 10%, nước khác bán rẻ 20% hay 30% thì không thể cạnh tranh nổi.
Nhiều nước đã có sản xuất qui mô, công nghệ cao trong khi Việt Nam chưa đạt tới trình độ đó thì cũng khó cạnh tranh. Để tìm được thị trường cần có hàng đặc thù, trong khi nhà nước không giúp gì được vì chỉ lo “hành dân là chính”, vì thế giới trí thức có thể làm được việc này. Sau đó phải có trung gian tiếp thị, về mặt này người Việt ở hải ngoại đóng góp vai trò quan trọng.
Như người Tàu họ có chuỗi dây phân phối rất hữu hiệu. Nhưng nay với công nghệ thông tin, vai trò của người trung gian cũng đang giảm đi, thông tin về mặt hàng có thể tìm thấy trên mạng.
Đó là những lí do tại sao Tiến sĩ Alan Phan nhấn mạnh đến hai khu vực IT và nông nghiệp để Việt Nam có thể cạnh tranh và có những tiến bộ hơn về kinh tế.
Vì sao lại là hai khu vực đó. Theo ông, với dân số hơn 90 triệu, xã hội Việt Nam ngày nay gồm những nhóm sau:
1/ Những người của thế giới kỹ thuật số, họ sống xa lánh hoàn toàn với thế giới bên ngoài, biết được những thứ mà dân thường không biết, họ khao khát có tiến bộ cho đất nước. Số người này khoảng 6 triệu.
2/ Nông dân từ 30 đến 40 triệu, chỉ lo kiếm sống và mong muốn đời sống được cải thiện một chút.
3/ Quan chức cán bộ, hơn 3 triệu. Đối với những người này, cứ trả lương cho họ nằm nhà là tốt nhất cho dân.
4/ Thành phần còn lại là những người không làm mà vẫn ăn, suốt ngày đi nhậu rồi về nhà đánh vợ, ù lì đến độ không còn chút hy vọng gì vào đám người này.
Vì thế tạo cơ hội phát triển cho hai thành phần IT và nông dân sẽ là những mũi nhọn đưa kinh tế Việt Nam đi lên.
Là người với nhiều kinh nghiệm làm ăn trên thương trường quốc tế, ông cũng đã đầu tư vào Việt Nam 2 triệu đô-la và mất hết. Những năm qua Tiến sĩ Alan Phan làm tham vấn hướng dẫn cho doanh nhân Việt biết cách làm ăn theo lối Mỹ.
Tuy nhiên, trong nhiều cuộc phỏng vấn ông đã nói bạo khiến quan chức nhà nước không vui: “Mình nhìn sao nói vậy nên có hơi sốc với nhiều người nên bây giờ nhà nước không cho tôi có những phát biểu trực tuyến nữa. VTV có phỏng vấn tôi 30 phút, sau khi cắt xén đi còn chừng 5 phút.”
Ông nói:
“IT không cần nhiều cơ sở hạ tầng. Mấy ông quan chức rất khôn lanh, xây
cầu đường, tượng đài họ chia nhau được. Mức độ trù phú của miếng bánh
cắt riết mà cái bánh ngày càng nở ra. Người ta đang ăn ngon thế này thì
sao đòi được. Được cái mấy ông chỉ đi vay, rồi ăn bớt ăn xén cái đó. Dân
mình chịu nợ thôi. Mà tính quịt là muôn đời của người Việt Nam. 15 năm
sau có nước nào đòi nợ thì chỉ còn cái quần cụt thì không có gì để đòi
được nữa.”
Ông kể, một quan chức cao cấp nói thằng nào ngu cho vay thì mình cứ lấy
tiền đó mình sài. Người dân họ không biết, cứ để cho dân uống bia tự do
là thoải mái rồi, họ không thắc mắc gì.
Về những người từ Mỹ về đầu tư, nhắc đến ông David Dương, Tiến sĩ Alan Phan phát biểu:
“Tôi nghe ông về xử lí rác thì tôi thích thú lắm. Mong ông xử lí rác ở
Ba Đình thì ông lại xử lí rác ở đâu Đa Phước. Mong một ngày ông sẽ đưa
Ba Đình vào đống rác của ông ấy”. Hội trường òa lên những tiếng cười.
Tiến sĩ Alan Phan du học Mỹ từ năm 1963, năm 1968 ông về nước và đã làm
chủ nhiều công ti thời Việt Nam Cộng hòa với số công nhân lên đến 18
nghìn.
Năm 1975 ông ra nước ngoài, có lúc điều hành công ti trên sàn chứng
khoán với tài sản 700 trăm triệu đô-la. Cuộc đời nhiều thăng trầm và nay
đã 70 tuổi, với tài sản chắc cũng vài chục triệu đô-la.
Nhưng nếu gặp ông ngoài đường, qua trang phục ông mặc hôm ra mắt sách,
với áo vét quần jean thùng thình, không cà-vạt, đi giầy Ba-ta. Có ai
biết ông là một doanh nhân triệu phú.
Bài đã đăng trên trang blog riêng của tác giả và được một số trang web tiếng Việt đăng lại.
DI DÂN CHÂU PHI VÀ DI DÂN VIỆT NAM
Pháp: Vì sao di dân không được thương cảm như thuyền nhân Việt 1979 ?
Tị nạn và thuyền nhân đổ vào đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 10/09/2015REUTERS
Trước làn sóng người nhập cư đổ vào châu Âu hiện nay, người Pháp vẫn có
tâm lý e ngại, thờ ơ, cho đến khi những hình ảnh thương tâm của em bé
Syria chết đuối đánh động được dư luận. Tâm lý này tương phản với phong
trào cứu vớt thuyền nhân Việt Nam vào cuối thập niên 70.
Vào thời kỳ đó, một phong trào đầy cảm động đã nổi lên ở nước Pháp và
nhiều quốc gia phương Tây khác, nhằm cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân
chạy trốn chế độ cộng sản Việt Nam trong các điều kiện bi thảm, và cả
người Cam Bốt, người Lào.
Vô số hình ảnh những con tàu nhỏ bé trôi dạt trên Biển Đông được phổ
biến rộng rãi, đã thức tỉnh lương tâm mọi người. Những hình ảnh này
cũng giống những gì thấy được trên báo chí trong mấy tháng gần đây :
những ánh mắt hoảng loạn, những thân người kiệt sức, chen chúc trên
những con tàu thô sơ ở Địa Trung Hải.
Nhưng bối cảnh rất khác nhau. Nước Pháp vào lúc ấy với tỉ lệ thất nghiệp
thấp (chỉ 3,3%, còn nay là 10%), đã nhiệt tình đón tiếp. Hơn nữa người
Việt và người Cam Bốt đến từ Đông Dương thuộc Pháp cũ, biết được ngôn
ngữ và ít nhiều thấm đẫm văn hóa Pháp, trong khi di dân hiện nay đa số
là người Hồi giáo.
Đặc biệt là sự dấn thân ngoạn mục của giới trí thức Pháp thời ấy, cả
cánh tả lẫn cánh hữu, từ nhà văn đồng thời là nhà triết học nổi tiếng
Jean-Paul Sartre cho đến Raymond Aron – nhà báo kiêm nhà sử học, triết
gia, chính khách.
Cuối năm 1978, tàu Hải Hồng chở 2.500 người Việt Nam đã đến được
Malaysia nhưng bị đẩy ra, phải trôi dạt 45 ngày trên biển từ bến này
sang bến khác, đã gây xúc động lớn. Các nhà báo quay phim những cảnh
khốn khổ của thuyền nhân trên tàu trong đó có nhiều trẻ em: thiếu thức
ăn, nước uống, thuốc men, trốn tránh ánh nắng đổ lửa dưới những tấm bạt
rách nát. Cuối cùng, các nước châu Âu quyết định tiếp nhận những người
Việt tị nạn này.
Bị chấn động trước số phận chiếc tàu vô tổ quốc, và thảm kịch của những người mà người ta bắt đầu gọi là « boat people »,
nhiều nhân vật tiếng tăm của Pháp tập hợp xung quanh bác sĩ Bernard
Kouchner và triết gia André Glucksmann, năm 1979 đã quyết định tung ra
chiến dịch « Một con tàu cho Việt Nam ».
Họ vận động quyên góp để cải tiến một chiếc tàu mang tên « L’île de lumière »
(Đảo Ánh sáng) thành một tàu bệnh viện, đi vớt các thuyền nhân khác
trên Biển Đông, rồi thả neo ở đảo Palau Bidong (Malaysia) để các bác sĩ
Pháp tình nguyện chăm sóc cho 34.000 người Việt bị giam trên đảo.
Trên đài truyền hình TF1, người dẫn chương trình Roger Gicquel kêu gọi : « Hỗ trợ cho chiến dịch không chỉ là hào hiệp mà còn là điều cần thiết ». Người bác sĩ trẻ Kouchner từ trên boong tàu « Đảo Ánh sáng » thuyết phục nhà báo Jacques Abouchar trước ống kính đài truyền hình France 2. Vị « French doctor » muốn tuyên truyền rộng rãi trên truyền thông, trong khi những người khác lại muốn âm thầm hoạt động.
Ủy ban « Một con tàu cho Việt Nam » được thành lập, được nhiều
nhân vật lỗi lạc ủng hộ : triết gia Michel Foucault, giáo sĩ Do Thái
Josy Eisenberg, Đức Hồng y François Marty, nhà văn Đức Heinrich Boll, ca
sĩ kiêm diễn viên Yves Montand…
Ông Michel Rocard, chính khách đảng Xã hội chống lại chủ nghĩa cộng sản,
ký vào bản kiến nghị nhưng Tổng thư ký đảng là ông François Mitterrand
thì không. Một bộ phận trong cánh tả Pháp vẫn e dè vì nhiều người vẫn
coi chủ nghĩa cộng sản là một mô hình để noi theo.
Cảm động nhất là sự ủng hộ của nhà văn mác-xít Jean-Paul Sartre và nhà
trí thức lớn chủ trương tự do Raymond Aron, hai nhân vật này vốn không
nhìn mặt nhau suốt 30 năm qua. Hôm 20/09/1979, Tổng thống Valéry Giscard
d’Estaing đã hội tụ ở điện Elysée nhiều tên tuổi, trong đó hai trí thức
lừng lẫy trên đã siết chặt tay nhau. Đó là một hình ảnh gây tác động
mạnh mẽ, chứng tỏ một nước Pháp đoàn kết, ít nhất là trong chủ đề thuyền
nhân Việt.
Nhân dịp này, nhà văn nổi loạn Jean-Paul Sartre đã trở thành nhà hoạt
động nhân đạo. Ông nhắc lại những từ ngữ mà chính ông đã chỉ trích nhà
văn Albert Camus 25 năm về trước : « Tôi ủng hộ những con người mà
có lẽ không phải là bạn tôi vào thời kỳ Việt Nam đấu tranh cho tự do,
nhưng điều này có quan trọng gì, vì đó là những người đang gặp nguy hiểm
đến tính mạng ».
Tiếp bước triết gia Aron, cánh hữu Pháp trở nên thoải mái hơn trong hồ
sơ này. Đô trưởng Paris là ông Jacques Chirac đưa ra lời kêu gọi tiếp
đón boat people, và bản thân ông cũng nhận một thuyền nhân trẻ Việt Nam –
cô Anh Đào – làm con nuôi.
Năm năm sau đó, vào năm 1984, một nhóm nhạc rock Pháp mang tên Gold phát hành một album trong đó có bản nhạc « Gần bên những ngôi sao », nhằm vinh danh thuyền nhân Việt Nam, đã thành công rực rỡ với 900.000 đĩa bán ra.
Từ năm 1975 đến đầu thập niên 80, đã có trên 120.000 người Việt Nam được đón tiếp tại Pháp, được cấp giấy tờ chính thức là « người tị nạn ». Giáo sư Karine Meslin vào năm 2006 đưa ra con số « 128.000 người Đông Dương, trong đó có 47.356 người Cam Bốt đã nhập cư hợp pháp vào lãnh thổ nước Pháp ». Nhiều người khác đến Pháp nhưng không với tư cách tị nạn.
Từ năm 1975 đến 1985, trên một triệu người Việt đã bỏ trốn khỏi đất
nước, trong đó có 800.000 boat people, và theo các nhà nghiên cứu, một
phần tư những người vượt biên đã thiệt mạng.
Vì sao cuộc khủng hoảng di dân hiện nay không tạo nên được một làn sóng
tương trợ như đối với thuyền nhân Việt Nam cuối thập niên 70 ? Bên cạnh
nguyên nhân kinh tế và văn hóa như đã nói ở trên, còn có nhiều lý do
khác.
Đợt sóng thuyền nhân Việt mang tính giai đoạn, trong khi áp lực dân số ở
châu Phi, sự phức tạp của những cuộc xung đột ở lục địa đen và Syria,
quân thánh chiến đủ các phe nhóm có thể tạo nên những cuộc di dân hàng
loạt kéo dài.
Nhiều người còn nêu lên mặc cảm của cánh tả Pháp, trước đây ngưỡng mộ
chủ nghĩa mác-xít, nên giang tay cứu vớt những người tị nạn cộng sản như
một cách chuộc lỗi. Còn trước Hồi giáo cực đoan hiện nay, châu Âu không
có cùng tình cảm này, ngược lại còn là nạn nhân. Bên cạnh đó, vai trò
của trí thức Pháp cũng không còn như 36 năm về trước.
Thế nên cách đây vài tháng, khi xảy ra hàng loạt vụ chìm tàu làm chết
hàng ngàn người trên biển, cũng đã có những lời kêu gọi tương trợ. Nhưng
rốt cuộc, Địa Trung Hải năm 2015 không phải là vịnh Thái Lan năm 1979,
và « Đảo Ánh sáng» đã không xuất hiện tại đây.
VIET TỪ SAIGON * KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Chuyện gì xảy ra khi Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế?!
Thu, 09/03/2015 - 09:51 — VietTuSaiGon
Thêm phần nữa, mũi nhọn xuất khẩu gạo và dầu thô đang gặp khủng hoảng trầm trọng, giá dầu thô của thế giới giảm xuống đáng kể, điều này khiến cho Việt Nam mất đi hàng trăm tỉ đô la trong công nghiệp xuất khẩu dầu thô. Hạt gạo Việt Nam cũng bị mất uy tín trên thế giới, điều này dẫn đến hệ quả người nông dân sản xuất ra rất nhiều gạo mà bán được chẳng bao nhiêu tiền.
Câu phát biểu của ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhà
nước Cộng sản Việt Nam trong cuộc họp quốc hội gần đây khiến tôi giật
mình: “Nên kêu gọi và huy động tiền từ nhân dân để trả nợ công…”. Câu
nói này vô tình gợi nhắc đến những cuộc trưng thu tài sản nhân dân kể từ
khi chế độ Cộng sản hình thành đến nay và nó cũng dự cảm một cuộc khủng
hoảng kinh tế tại Việt Nam.
Có hai lý do để tin rằng Việt Nam sẽ bị khủng hoảng kinh tế trong thời
gian tới: Tài nguyên Việt Nam và niềm tin của nhân dân vào đảng Cộng sản
đã cạn kiệt; Nguồn vốn huy động từ nhân dân đã khan hiếm và công nghiệp
xuất khẩu/bán sức lao động với giá rẻ bèo cũng như tệ nạn tham nhũng và
giá dầu thô tuột dốc, nợ công tăng cao là tiền đề của khủng hoảng kinh
tế.
Ở vấn đề thức nhất, niềm tin của nhân dân vào đảng Cộng sản, có thể nói
hiện tại, đó là con số 0 to tướng, nếu không muốn nói là số âm tuy bề
ngoài người dân vẫn chấp nhận sự thống trị của đảng Cộng sản. Nhưng chấp
nhận không có nghĩa là tin, chuyện này không những với người dân bình
thường mà ngay với tất cả các đảng viên Cộng sản gạo cội vẫn hoàn toàn
không tin vào đảng. Sự cố chấp bảo vệ đảng cũng như ra chiều thần tượng
đảng, thần tượng Hồ Chí Minh của các đảng viên gạo cội và những doanh
nghiệp tư bản đỏ, những tay xã hội đen cộm cán được đảng chống lưng đều
mang tính diễn xuất theo nguyên tắc “bảo vệ mâm thịt chó”.
Nguyên tắc này đảm bảo đã ngồi vào mâm thì phải được ăn thịt chó cho dù
có người thờ Khổng Tử, có người thờ Bạch Mi, có kẻ thờ con dao, cũng có
kẻ thờ cái đầu chó… Thiên hình vạn trạng niềm tin và sự tôn thờ trong
một mâm thịt chó tập thể. Chính vì khác nhau về chính kiến, niềm tin nên
người ta chẳng ưa gì nhau và chẳng có ai nhất quán niềm tin về cái đầu
chó hay con dao cả. Nhưng người ta phải tôn thờ, ca ngợi thịt chó (ít
nhất là vậy!) để cùng nhau ăn một bữa ngon, đảm bảo mâm thịt không bị
hất xuống đất do tranh cãi.
Nhân dân cũng vậy, người ta có thể gớm, kinh tởm thịt chó và cho rằng ăn
thịt chó là tội lỗi nhưng người ta đủ khôn khéo để hiểu rằng nếu gặp
đám ăn thịt chó thì đừng bao giờ chê thịt chó, nếu khó quá, căng quá thì
khen vài tiếng về những anh hùng ăn thịt chó cũng chẳng chết ai, miễn
được yên thân. Nhưng chắc chắn một điều đó là những câu cửa miệng, không
xuất phát tự đáy lòng.
Nạn tham nhũng, đục khoét, thậm chí bán đứng lãnh thổ, lãnh hải và đàn
áp, chèn ép người yêu nước mà đảng Cộng sản đã gây ra cũng đủ để nhân
dân thấm nhuần triết lý ăn thịt chó khi sống dưới sự cai trị của họ.
Nhưng có một vấn đề cần nói; Hiện tại, đảng Cộng sản rất khó huy động
vốn trong nhân dân.
Những năm 1940, nhân dân đã tin vào đảng Cộng sản, đã góp từng hạt gạo
trong cái hủ mà họ đặt trong nhà mình, nhân dân đã thật thà nhịn ăn để
góp gạo để nuôi đảng, nuôi quân đánh miền Nam. Để rồi sau đó, nhân dân
tiếp tục tin tưởng trong “cải cách ruộng đất’. Đến sau 30 tháng 4 năm
1975, mọi sự vỡ òa khi đảng trưng thu (mà chính xác là lấy ngang xương,
cướp trắng) tài sản để xây dựng đất nước nhưng trong thực tế là làm giàu
cho những đảng viên quyền lực. Càng về sau, gương mặt tham lam, cướp
bóc càng lộ diện, nhân dân càng mất niềm tin.
Nhưng dù sao thì hai lần phát trái phiếu, công trái nhà nước từ những
năm 1976 đến 1989 cũng thu về một khoản tiền không nhỏ cho đảng từ đóng
góp của nhân dân. Khoản tiết kiệm nhân dân phó thác cho đảng cũng không
nhỏ. Tuy nhiên, trò chơi trượt giá đồng tiền để quỵt nợ của đảng đã
nhanh chóng đốt cháy chút niềm tin còn lại trong nhân dân. Cộng với
những trò cướp đất, gian dối trắng trợn, cảnh sát giao thông đứng đường
ăn chặn của nhân dân càng làm cho nhân dân nổi giận.
Hiện tại, nếu có một cuộc vận động nhân dân mua công trái, có lẽ kết quả
nhận được của đảng Cộng sản rất thê thảm. Bên cạnh đó, tài nguyên rừng,
đất đai và khoáng sản trong lòng đất hầu như đã cạn kiệt bởi cách khai
thác đầy rẻ rúng, thiếu khoa học và bán lúa non tư túi của giới chóp bu
trung ương Cộng sản.Thêm phần nữa, mũi nhọn xuất khẩu gạo và dầu thô đang gặp khủng hoảng trầm trọng, giá dầu thô của thế giới giảm xuống đáng kể, điều này khiến cho Việt Nam mất đi hàng trăm tỉ đô la trong công nghiệp xuất khẩu dầu thô. Hạt gạo Việt Nam cũng bị mất uy tín trên thế giới, điều này dẫn đến hệ quả người nông dân sản xuất ra rất nhiều gạo mà bán được chẳng bao nhiêu tiền.
Với ba mũi suy thoái: Niềm Tin nhân dân bị mất; Tài nguyên khô cạn; Nợ
công ngập đầu… cùng tấn công vào chế độ, chắc chắn mức độ suy thoái của
Việt Nam sẽ không ít trầm trọng và lúc này, chỉ còn một cách duy nhất để
cứu chế độ, đó là huy động tiền của nhân dân. Nhưng vấn đề là huy động
như thế nào?
Câu trả lời là không có chuyện gì là nhà nước Cộng sản không dám làm,
nếu huy động bằng “biện pháp nhẹ” như phát hành trái phiếu, kêu gọi đóng
góp mà không có hiệu quả. Một lần nữa chiêu bài trưng thu, tịch thu
sung công quĩ để xây dựng đất nước (mà trong thực tế là để cũng cố chỗ
đứng của đảng Cộng sản) hay nói khác là “biện pháp mạnh” sẽ tái xuất. Và
lần này, mức độ gay cấn cũng như sắc máu sẽ không nhỏ bởi niềm tin của
nhân dân đã mất, họ đứng trước bờ vực sinh tồn.
Nếu có khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam, chắc chắn sẽ có những cuộc bố
ráp và trưng thu tài sản nhân dân vô cùng tàn khốc. Câu nói gợi ý của
ông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Việt Nam chỉ mang tính chất gợi ý cho một
chiến lược hợp thức hóa và pháp qui hóa vấn đề trưng thu, tịch thu sau
này khi cần đến!
Bởi hình thức có thể thay đổi theo thời gian nhưng tính chất giảo hoạt
và tham lam, cố vị thì hơn sáu mươi năm nay, xâu chuỗi lịch sử, người
Cộng sản chưa có gì thay đổi, vẫn lấy của dân, cướp của dân làm sức mạnh
phe nhóm!
VIET TỪ SAIGON * NGƯỜI CẦM BÚT
Thái độ người cầm bút đối với lịch sử!
Sun, 09/06/2015 - 16:05 — VietTuSaiGon
Đây là vấn đề không đơn giản, nếu không muốn nói là rất phức tạp. Bởi
lẽ, chúng ta là người Việt, mà đã là người Việt, cảm thức về chiến
tranh, cũng như tính phân biệt thắng thua sau chiến tranh đều nhiễm
trong huyết quản, mặc dù có thể có người chưa nghe tiếng súng. Nhưng cảm
thức về mùi thuốc súng vẫn chứa đầy trong mỗi người. Đó là một bi kịch.
Và cũng chính cái bi kịch này đẩy chúng ta đến chỗ cái nhìn về lịch sử
dễ bị méo mó, thiên lệch, phiến diện hoặc đôi khi bất kính.
Mạo phạm đến lịch sử, đến người đã khuất là vi phạm đạo đức rất căn bản bởi đạo lý tôn trọng người đã khuất cũng như kính lão đắc thọ vốn là tiền đề căn bản của đạo đức người Việt nói riêng và nhân loại nói chung. Mạo phạm điều đó cũng đồng nghĩa với phá vỡ những qui chuẩn đạo đức rất căn bản của con người. Trường hợp blogger Lê Diễn Đức đã mạo phạm đến Tướng Hoàng Cơ Minh là một ví dụ.
Trong một status trên Facebook, ông Lê Diễn Đức đã viết: “Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi Thái Lan dựng "chiến khu" với mục đích "Đông Tiến","phục quốc" chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ "anh hùng" cái nổi gì. Đây đích thực là một cuộc làm "chiến khu" giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém! Niềm tin vào những "anh hùng vị quốc vong thân" ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng”.
Tôi không bàn thêm về chuyện đúng sai ở đây. Bởi lẽ, ông Đức có quyền bàn luận về chuyện đúng sai cũng như đâu là sự thật lịch sử. Vì đây là sứ mệnh, trách nhiệm của một trí thức, đặc biệt là người cầm bút. Nhưng vấn đề cần bàn ở đây là thái độ đối với người đã khuất. Hơn nữa người đã khuất này là một người “vị quốc vong thân”. Thậm chí, trong một chừng mực nào đó, ông Đức vừa giễu cợt lại vừa thóa mạ Tướng Hoàng Cơ Minh.
Tính giễu cợt biểu hiện rõ ở cách dùng từ ngữ khi nói về VNCH và biến cố 30 tháng 4 năm 1975, nói về chiến khu của Tướng Hoàng Cơ Minh cũng như nguyện vọng và chí hướng phục quốc của ông. Sự thóa mạ nằm ở chỗ ông Đức đã chỉ trích “Đây đích thực là một cuộc làm "chiến khu" giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém!”. Và không dừng ở chổ chỉ trích cá nhân, ông tiếp tục thóa mạ cộng đồng người Việt hải ngoại là “Niềm tin vào những ‘anh hùng vị quốc vong thân’ ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng”.
Ở vấn đề thức nhất, ông Đức đã hành xử không đúng mực của một trí thức, ông đã giễu nhại, cười cợt trên cái chết, sự hy sinh của không riêng gì Tướng Minh mà cả gần hai trăm vị anh hùng khác. Trước gần hai trăm sinh mạng ngã xuống mà cách dùng từ ngữ của ông nghe cứ như đùa cợt, giống như con nít đang chơi trò trận giả, chết giả. Liệu thái độ này có phải là thái độ của một trí thức? Hơn nữa, ông Đức không phải là một trí thức được tôi luyện từ lò độc tài, từ chỗ mà người ta dễ dàng thóa mạ hay giễu cợt, châm học nhau cho dù sự châm chọc, giễu cợt đó đụng chạm đến người đã khuất. Ông Đức được học hành tử tế ở một đất nước có văn minh, tiến bộ và được làm việc trong một môi trường dân chủ, tiến bộ.
Vấn đề nữa, nếu là người có thái độ làm việc nghiêm túc, ông Đức phải đưa ra những bằng chứng cụ thể và xác thực về chuyện Tướng Hoàng Cơ Minh đã làm chiến khu giả để lừa tiền bà con hải ngoại nhẹ dạ. Và nếu có bằng chứng đó, ông Đức phải có trách nhiệm kiểm chứng về độ chuẩn xác của nó, bởi lẽ, người liên quan trực tiếp đến cái “chiến khu giả” mà ông Đức nói đã tuẫn tiết, những người có liên quan đến Tướng Hoàng Cơ Minh làm điều sai không thể gọi là vì ông ta/bà ta là anh em/chị em ruột thịt với Tướng Minh mà chụp mũ cho Tướng Minh. Đây là chuyện hồ đồ và thiếu cơ sở khoa học. Vả lại, ông thử nghĩ, nếu tính chuyện lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền sao lại phải tuẫn tiết trong khi bà con đang ủng hộ, tiền còn nắm trong tay! Chỉ riêng vấn đề này, không thể nói ông Lê Diễn Đức vô ý đùa cợt mà là ngưỡng đạo đức của ông có vấn đề. Ông đã chụp mũ người không còn sống trên đời để tranh luận với ông.
Không dừng ở đó, ông còn qui chụp tướng Hoàng Cơ Minh giống như kẻ lừa đảo và bà con Việt kiều hải ngoại giống như một đám đông nhẹ dạ, cả tin (thậm chí giọng điệu giễu cợt của ông cho thấy có sự miệt thị trong status). Qui chụp người đã khuất một cái tội nào đó trong khi bản thân ông chưa đưa ra bất kì bằng chứng nào cho thấy người đó lừa đảo có phải là hành vi của một trí thức? Trong một status khác ông cũng chỉ đưa ra “bằng chứng” rằng em trai của Tướng Minh dính líu đến tiền bạc nhưng không hề có bất kì chứng cứ nào để cho thấy Tướng Minh lừa đảo.
Và, khi ông nói bà con hải ngoại nhẹ dạ, đưa tiền cho Tướng Minh, bị lừa tiền, nôm na là thế. Ông quên mất một điều là cộng đồng người Việt hải ngoại chỉ mạnh lên, đủ khả năng tài trợ cho các hoạt động dân chủ từ những năm 1990 về sau, mà cụ thể là những năm 1995 đến nay, chứ trước đó, với đời sống mới, thậm chí có người mới bước ra khỏi trại tị nạn, chưa kịp nhập quốc tịch Mỹ hay bất kì quốc tịch nào, tiền ăn còn khó khăn thì lấy đâu mà tài trợ, mà bị lừa. Nếu có “bị lừa” thì với tâm huyết phục quốc, với ước mơ và khát khao tự do, người ta sẽ nhịn ăn, giảm chi tiêu để đóng góp cho sự nghiệp lớn. Không lẽ ông cho rằng Tướng Minh đã ăn bẩn những đồng tiền khốn khó của bà con Việt Kiều khi đất nước đang lâm nguy, dân tộc đang phân ly như vậy hả ông Đức?
Liệu những năm 1985 trở về trước, Tướng Minh lừa được bà con hải ngoại bao nhiêu tiền nếu hiểu và tin theo lý luận của ông Lê Diễn Đức? Xin nhấn mạnh là ở đây tôi không hề có ý “chụp mũ” hay “qui kết” ông Lê Diễn Đức nhằm đẩy sự việc đến chỗ xấu hơn. Vì bị hủy hai hợp đồng làm việc ở Người Việt và RFA cũng là một nỗi buồn không nhỏ của người cầm bút. Ông Đức đã trả giá cho ngòi bút của ông quá nặng rồi. Nhưng như vậy không có nghĩa là huề. Ông chỉ mới trả giá cho ngòi bút của ông nhưng ông còn nợ với người đã khuất, đó là Tướng Hoàng Cơ Minh cùng những vị liệt sĩ phục quốc trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Ông bắt buộc phải trả lời và làm rõ trắng đen vấn đề ông đã nói, gồm: Tướng Hoàng Cơ Minh cùng những chiến hữu của ông đã lừa phỉnh bà con Việt Kiều nhẹ dạ để lấy tiền; Và Mặt trận Hoàng Cơ Minh là một chiến khu giả.
Mạo phạm đến lịch sử, đến người đã khuất là vi phạm đạo đức rất căn bản bởi đạo lý tôn trọng người đã khuất cũng như kính lão đắc thọ vốn là tiền đề căn bản của đạo đức người Việt nói riêng và nhân loại nói chung. Mạo phạm điều đó cũng đồng nghĩa với phá vỡ những qui chuẩn đạo đức rất căn bản của con người. Trường hợp blogger Lê Diễn Đức đã mạo phạm đến Tướng Hoàng Cơ Minh là một ví dụ.
Trong một status trên Facebook, ông Lê Diễn Đức đã viết: “Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi Thái Lan dựng "chiến khu" với mục đích "Đông Tiến","phục quốc" chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ "anh hùng" cái nổi gì. Đây đích thực là một cuộc làm "chiến khu" giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém! Niềm tin vào những "anh hùng vị quốc vong thân" ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng”.
Tôi không bàn thêm về chuyện đúng sai ở đây. Bởi lẽ, ông Đức có quyền bàn luận về chuyện đúng sai cũng như đâu là sự thật lịch sử. Vì đây là sứ mệnh, trách nhiệm của một trí thức, đặc biệt là người cầm bút. Nhưng vấn đề cần bàn ở đây là thái độ đối với người đã khuất. Hơn nữa người đã khuất này là một người “vị quốc vong thân”. Thậm chí, trong một chừng mực nào đó, ông Đức vừa giễu cợt lại vừa thóa mạ Tướng Hoàng Cơ Minh.
Tính giễu cợt biểu hiện rõ ở cách dùng từ ngữ khi nói về VNCH và biến cố 30 tháng 4 năm 1975, nói về chiến khu của Tướng Hoàng Cơ Minh cũng như nguyện vọng và chí hướng phục quốc của ông. Sự thóa mạ nằm ở chỗ ông Đức đã chỉ trích “Đây đích thực là một cuộc làm "chiến khu" giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém!”. Và không dừng ở chổ chỉ trích cá nhân, ông tiếp tục thóa mạ cộng đồng người Việt hải ngoại là “Niềm tin vào những ‘anh hùng vị quốc vong thân’ ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng”.
Ở vấn đề thức nhất, ông Đức đã hành xử không đúng mực của một trí thức, ông đã giễu nhại, cười cợt trên cái chết, sự hy sinh của không riêng gì Tướng Minh mà cả gần hai trăm vị anh hùng khác. Trước gần hai trăm sinh mạng ngã xuống mà cách dùng từ ngữ của ông nghe cứ như đùa cợt, giống như con nít đang chơi trò trận giả, chết giả. Liệu thái độ này có phải là thái độ của một trí thức? Hơn nữa, ông Đức không phải là một trí thức được tôi luyện từ lò độc tài, từ chỗ mà người ta dễ dàng thóa mạ hay giễu cợt, châm học nhau cho dù sự châm chọc, giễu cợt đó đụng chạm đến người đã khuất. Ông Đức được học hành tử tế ở một đất nước có văn minh, tiến bộ và được làm việc trong một môi trường dân chủ, tiến bộ.
Vấn đề nữa, nếu là người có thái độ làm việc nghiêm túc, ông Đức phải đưa ra những bằng chứng cụ thể và xác thực về chuyện Tướng Hoàng Cơ Minh đã làm chiến khu giả để lừa tiền bà con hải ngoại nhẹ dạ. Và nếu có bằng chứng đó, ông Đức phải có trách nhiệm kiểm chứng về độ chuẩn xác của nó, bởi lẽ, người liên quan trực tiếp đến cái “chiến khu giả” mà ông Đức nói đã tuẫn tiết, những người có liên quan đến Tướng Hoàng Cơ Minh làm điều sai không thể gọi là vì ông ta/bà ta là anh em/chị em ruột thịt với Tướng Minh mà chụp mũ cho Tướng Minh. Đây là chuyện hồ đồ và thiếu cơ sở khoa học. Vả lại, ông thử nghĩ, nếu tính chuyện lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền sao lại phải tuẫn tiết trong khi bà con đang ủng hộ, tiền còn nắm trong tay! Chỉ riêng vấn đề này, không thể nói ông Lê Diễn Đức vô ý đùa cợt mà là ngưỡng đạo đức của ông có vấn đề. Ông đã chụp mũ người không còn sống trên đời để tranh luận với ông.
Không dừng ở đó, ông còn qui chụp tướng Hoàng Cơ Minh giống như kẻ lừa đảo và bà con Việt kiều hải ngoại giống như một đám đông nhẹ dạ, cả tin (thậm chí giọng điệu giễu cợt của ông cho thấy có sự miệt thị trong status). Qui chụp người đã khuất một cái tội nào đó trong khi bản thân ông chưa đưa ra bất kì bằng chứng nào cho thấy người đó lừa đảo có phải là hành vi của một trí thức? Trong một status khác ông cũng chỉ đưa ra “bằng chứng” rằng em trai của Tướng Minh dính líu đến tiền bạc nhưng không hề có bất kì chứng cứ nào để cho thấy Tướng Minh lừa đảo.
Và, khi ông nói bà con hải ngoại nhẹ dạ, đưa tiền cho Tướng Minh, bị lừa tiền, nôm na là thế. Ông quên mất một điều là cộng đồng người Việt hải ngoại chỉ mạnh lên, đủ khả năng tài trợ cho các hoạt động dân chủ từ những năm 1990 về sau, mà cụ thể là những năm 1995 đến nay, chứ trước đó, với đời sống mới, thậm chí có người mới bước ra khỏi trại tị nạn, chưa kịp nhập quốc tịch Mỹ hay bất kì quốc tịch nào, tiền ăn còn khó khăn thì lấy đâu mà tài trợ, mà bị lừa. Nếu có “bị lừa” thì với tâm huyết phục quốc, với ước mơ và khát khao tự do, người ta sẽ nhịn ăn, giảm chi tiêu để đóng góp cho sự nghiệp lớn. Không lẽ ông cho rằng Tướng Minh đã ăn bẩn những đồng tiền khốn khó của bà con Việt Kiều khi đất nước đang lâm nguy, dân tộc đang phân ly như vậy hả ông Đức?
Liệu những năm 1985 trở về trước, Tướng Minh lừa được bà con hải ngoại bao nhiêu tiền nếu hiểu và tin theo lý luận của ông Lê Diễn Đức? Xin nhấn mạnh là ở đây tôi không hề có ý “chụp mũ” hay “qui kết” ông Lê Diễn Đức nhằm đẩy sự việc đến chỗ xấu hơn. Vì bị hủy hai hợp đồng làm việc ở Người Việt và RFA cũng là một nỗi buồn không nhỏ của người cầm bút. Ông Đức đã trả giá cho ngòi bút của ông quá nặng rồi. Nhưng như vậy không có nghĩa là huề. Ông chỉ mới trả giá cho ngòi bút của ông nhưng ông còn nợ với người đã khuất, đó là Tướng Hoàng Cơ Minh cùng những vị liệt sĩ phục quốc trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Ông bắt buộc phải trả lời và làm rõ trắng đen vấn đề ông đã nói, gồm: Tướng Hoàng Cơ Minh cùng những chiến hữu của ông đã lừa phỉnh bà con Việt Kiều nhẹ dạ để lấy tiền; Và Mặt trận Hoàng Cơ Minh là một chiến khu giả.
Bên cạnh đó, ông cũng cần phải chỉ rõ cho bà con Việt Kiều biết họ đã
nhẹ dạ như thế nào, cả tin như thế nào và bị Tướng Minh lừa tiền như thế
nào. Bởi đó là những gì ông Lê Diễn Đức đã nêu, đã phổ biến trên mạng
xã hội. Nếu không chứng minh được những gì ông nói là đúng thì ông phải
công khai xin lỗi bà con Việt Kiều và phải thành tâm sám hối trước vong
linh của Tướng Hoàng Cơ Minh cũng như nhiều vị anh hùng vị quốc vong
thân khác. Bởi đây là thái độ phải lẽ, phải đạo của một trí thức. Ngược
lại, nếu ông không xem mình là một trí thức, một nhà báo thì ông có thể
im lặng, không cần nói gì cũng được, mà cũng chẳng ai trách ông nữa đâu!
Chỉ đáng buồn thôi!
Bởi vấn đề đáng buồn ở đây chính là lịch sử, là vận mệnh dân tộc, lịch
sử quá nhiều khói lửa và vận mệnh đau thương của một dân tộc như Việt
Nam đã luôn gánh chịu những mũi đâm của sự lầm lỗi và phiến diện, thậm
chí những mũi đâm của bất kính và phi nhân tính. Có những con người sống
trong môi trường tiến bộ, được đào tạo trong môi trường tiến bộ nhưng
trong huyết quản của họ lại chứa quá nhiều khói thuốc súng và ký ức
chiến tranh, tội đồ tổ tông… Chính điều này đã làm nên những mũi đâm
lịch sử, những sự mạo phạm. Và ông Lê Diễn Đức cũng đã một lần mạo phạm,
vậy thôi!
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Những Niềm Vui Vỡ Oà & Hạnh Phúc Lâng Lâng
Sat, 09/05/2015 - 07:22 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Ông Đoàn Văn Vươn, người vừa được đặc xá nhân dịp 2/9 năm nay sau thời gian hơn 3 năm, bảy tháng bị tù giam trong vụ án chống lại cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012, nói ông 'vô tội' và 'sẽ vẫn hành động như trước' nếu một lần nữa bị 'dồn vào thế cùng.'
BBC
Cuối đời, tôi mới biết ra một điều vô cùng quan trọng và thú vị là nhân loại (không ít kẻ) chỉ ước mơ được làm ... người Việt. Vậy mà tôi lại dại dột vượt biên, rồi đi biền biệt mất tăm – suốt mấy mươi năm – và chả hề bao giờ ngoảnh lại … mãi cho tới bữa rồi!
Bữa đó, tình cờ đọc bài báo (“Hãy Về Thăm Để Được Tận Hưởng Cảm Gíac Đang Ở Nhà Mình”) của cái ông thổ tả tên Hải Âu (nào đó) khiến tôi bần thần, băn khoăn, và áy náy ... cả mấy ngày liền:
“Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói với báo giới như thế nhân 40 năm ngày thống nhất đất nước.
Người Việt Nam cho dù có những lúc ở hai chiến tuyến, cho dù mỗi bên đều mất mát người thân của mình nhưng nhớ lại lời Bác dạy đều là một gốc cả và đều có lòng yêu nước...”
Lời bộc bạch, lời mời tha thiết, chân thành của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khiến nhiều người xúc động...
Chỉ có những người tâm địa đen tối, những người đặt lợi ích cá nhân lên trên nghĩa tình, lên trên tình cảm thiêng liêng mới làm những chuyện chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ anh em cùng một nhà.
Úy trời/đất, qủi/thần ơi! Nói gì mà nghe thấy ghê vậy, cha nội? Tôi thề danh dự là mình chả hề có chút “tâm địa đen tối” nào ráo trọi. Tui bỏ đi, đi lâu (và chắc đi luôn) chỉ vì vài ba chuyện nhỏ xíu hà:
Vàng/bạc, tuy thế, không nhất thiết đã có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai – đúng không? Ôi, tưởng gì chớ hạnh phúc thì ở Việt Nam cũng thiếu mẹ gì – chỗ nào mà không có – kể cả ở những trại tù.
Báo Thanh Niên, phát hành ngày 29 tháng 8 năm 2015, vừa hớn hở đi tin: “Nụ cười đong đầy hạnh phúc của những phạm nhân trước ngày đặc xá tự do.” Trong số những người được đặc xá đợt này có hai tù nhân “nổi tiếng” là anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Họ được giới truyền thông nhắc đến với rất nhiều ưu ái:
Chiếc lán dựng ngay liền kề với ngôi nhà cũ của Đoàn Văn Vươn. Ảnh & chú thích: Vietnamnet
Niềm vui và hạnh phúc ở đâu (ra) mà “dễ ẹc” và “lảng xẹc” – vậy Trời?
Coi: Gia đình hai anh em ông Đoàn Văn Vương đang làm ăn đàng hoàng tử tế thì đất đai bị cưỡng chế. Họ chống lại bằng mìn tự chế và đạn hoa cải làm cho mấy nhân viên công lực bị thương, và khiến cho dư luận dậy sóng trong khoảng một thời gian không ngắn. Cuối cùng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khu vực 3 Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng) đã có kết luận về vụ việc như sau – theo tường thuật của Gia Minh (RFA) nghe được vào hôm 2 tháng 10 năm 2012:
Tin cho biết cuộc làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hải Phòng bắt đầu từ lúc 2 giờ chiều, và đến 5 giờ Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam có cuộc họp báo thông tin về kết luận của Thủ tướng tại Trung tâm hội nghị quốc tế.
Theo ông Vũ Đức Đam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận hai quyết định giao đất QĐ447 và QĐ220 của huyện Tiên Lãng đều không đúng pháp luật.
Đến hai quyết định thu hồi 460 và 461 cũng trái pháp luật. Vì quyết định thu hồi không đúng nên việc cưỡng chế cũng không đúng.
Còn về việc hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thủ tướng yêu cầu xử lý theo đúng qui định của pháp luật.
Huyện Tiên Lãng sai phạm trong vụ cưỡng chế đất đầm gia đình ông Đoàn Văn Vươn, tuy nhiên theo ông Nguyễn Tấn Dũng còn có nguyên nhân khách quan từ những bất cập của luật đất đai Việt Nam.
Vì những bất cập này mà có đến 70% vụ khiếu kiện là khiếu kiện đất đai, và nhiều vụ chưa xử lý dứt điểm…
Ngay sau khi được biết kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với vụ cưỡng chế buộc chồng và người thân của họ phải nổ súng hoa cải và mìn tự tạo làm cho bốn công an và hai dân quân bị thương, và họ bị buộc tội chống người thi hành công vụ, thì cảm tưởng đầu tiên của họ được bộc bạch như sau.
Trước hết của bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn:
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc CA TP HP được thăng hàm Thiếu tướng. Ảnh & thú thích: báo Pháp Luật
Sau khi ngồi bóc xong gần bốn cuốn lịch thì anh em ông Đoàn Văn Vương được đặc xá (nhân dịp ngày lễ Quốc Khánh) vì “cải tạo tốt” và “nghiêm chỉnh chấp hành nội qui trại giam.” Thế là cả hai ông đều “vỡ oà niềm vui” và hai bà vợ thì “lâng lâng hạnh phúc.”
Thiệt là quá đã, và quá đáng!
Niềm vui và hạnh phúc ở một nước độc lập/tự do không chỉ giản dị mà còn kỳ dị nữa kìa. Nó mà vỡ oà (tùm lum tùm la) ra ở đâu là nơi đó có đứa … chết dở. Cách đây chưa lâu, báo chí Việt Nam cũng đã hết sức hân hoan khi loan một tin “mừng” tương tự:
Vỡ oà hạnh phúc ngày đoàn tụ của ông Nguyễn Thanh Chấn - người phải chịu án oan ngồi tù hơn 10 năm. Ảnh & chú thích: Dân Trí
Ông Đoàn Văn Vươn, người vừa được đặc xá nhân dịp 2/9 năm nay sau thời gian hơn 3 năm, bảy tháng bị tù giam trong vụ án chống lại cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012, nói ông 'vô tội' và 'sẽ vẫn hành động như trước' nếu một lần nữa bị 'dồn vào thế cùng.'
BBC
Cuối đời, tôi mới biết ra một điều vô cùng quan trọng và thú vị là nhân loại (không ít kẻ) chỉ ước mơ được làm ... người Việt. Vậy mà tôi lại dại dột vượt biên, rồi đi biền biệt mất tăm – suốt mấy mươi năm – và chả hề bao giờ ngoảnh lại … mãi cho tới bữa rồi!
Bữa đó, tình cờ đọc bài báo (“Hãy Về Thăm Để Được Tận Hưởng Cảm Gíac Đang Ở Nhà Mình”) của cái ông thổ tả tên Hải Âu (nào đó) khiến tôi bần thần, băn khoăn, và áy náy ... cả mấy ngày liền:
“Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói với báo giới như thế nhân 40 năm ngày thống nhất đất nước.
Người Việt Nam cho dù có những lúc ở hai chiến tuyến, cho dù mỗi bên đều mất mát người thân của mình nhưng nhớ lại lời Bác dạy đều là một gốc cả và đều có lòng yêu nước...”
Lời bộc bạch, lời mời tha thiết, chân thành của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khiến nhiều người xúc động...
Chỉ có những người tâm địa đen tối, những người đặt lợi ích cá nhân lên trên nghĩa tình, lên trên tình cảm thiêng liêng mới làm những chuyện chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ anh em cùng một nhà.
Úy trời/đất, qủi/thần ơi! Nói gì mà nghe thấy ghê vậy, cha nội? Tôi thề danh dự là mình chả hề có chút “tâm địa đen tối” nào ráo trọi. Tui bỏ đi, đi lâu (và chắc đi luôn) chỉ vì vài ba chuyện nhỏ xíu hà:
- Thiệt tình là về Việt Nam tui không biết ở đâu? Nhà tui đã “hiến” hồi “cách mạng đánh tư sản” mất tiêu rồi.
- Và đâu phải “Việt Kiều” nào cũng có điều kiện dễ dàng để mà về “tham quan” đất nước, như ông Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (Nguyễn Thiện Nhân) mong đợi? Cái thứ lao động chân tay, với đồng lương tối thiểu như tui, mà phải lo đủ thứ tiền – tiền ăn, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền xe, tiền bảo hiểm – rồi phải dành dụm (chút đỉnh) để gửi giúp cho bà con, anh em, bạn bè, chòm xóm cùng khổ nữa. Còn lấy gì ra để đi/về nữa!
- Ra suối nhặt đá được cả thùng vàng đầy ắp
- Một tỷ đồng bỏ lại bên lề đường
- Sững sờ thấy 6 sổ tiết kiệm cùng két sắt vứt bên đường
- Đi lượm ve chai nhặt được 5 triệu yên Nhật
- Nhặt được vali tiền bên quốc lộ
- Đi rẫy, nhặt được cục vàng 2,1kg
- Nhặt được 11 cây vàng từ bãi rác
- Rà phế liệu bắt được gần 10kg vàng
Vàng/bạc, tuy thế, không nhất thiết đã có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai – đúng không? Ôi, tưởng gì chớ hạnh phúc thì ở Việt Nam cũng thiếu mẹ gì – chỗ nào mà không có – kể cả ở những trại tù.
Báo Thanh Niên, phát hành ngày 29 tháng 8 năm 2015, vừa hớn hở đi tin: “Nụ cười đong đầy hạnh phúc của những phạm nhân trước ngày đặc xá tự do.” Trong số những người được đặc xá đợt này có hai tù nhân “nổi tiếng” là anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Họ được giới truyền thông nhắc đến với rất nhiều ưu ái:
- Báo Pháp Luật: “Gia đình vỡ òa trong niềm vui khi nghe tin chính thức anh em ông Đoàn Văn Vươn được đặc xá trong đợt 2-9.”
- Báo Tuổi Trẻ : “Niềm vui vỡ òa của người thân khi hai anh em ông Vươn bước ra khỏi cổng trại giam.”
- Báo Người Đưa Tin: “Gia Đình Đoàn Văn Vương Vỡ Oà Hạnh Phúc.”
Báo Vietnamnet: “Chị Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Hiền, vợ của anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý mấy ngày gần đây đang lâng lâng trong niềm hạnh phúc.”
Chiếc lán dựng ngay liền kề với ngôi nhà cũ của Đoàn Văn Vươn. Ảnh & chú thích: Vietnamnet
Niềm vui và hạnh phúc ở đâu (ra) mà “dễ ẹc” và “lảng xẹc” – vậy Trời?
Coi: Gia đình hai anh em ông Đoàn Văn Vương đang làm ăn đàng hoàng tử tế thì đất đai bị cưỡng chế. Họ chống lại bằng mìn tự chế và đạn hoa cải làm cho mấy nhân viên công lực bị thương, và khiến cho dư luận dậy sóng trong khoảng một thời gian không ngắn. Cuối cùng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khu vực 3 Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng) đã có kết luận về vụ việc như sau – theo tường thuật của Gia Minh (RFA) nghe được vào hôm 2 tháng 10 năm 2012:
Tin cho biết cuộc làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hải Phòng bắt đầu từ lúc 2 giờ chiều, và đến 5 giờ Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam có cuộc họp báo thông tin về kết luận của Thủ tướng tại Trung tâm hội nghị quốc tế.
Theo ông Vũ Đức Đam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận hai quyết định giao đất QĐ447 và QĐ220 của huyện Tiên Lãng đều không đúng pháp luật.
Đến hai quyết định thu hồi 460 và 461 cũng trái pháp luật. Vì quyết định thu hồi không đúng nên việc cưỡng chế cũng không đúng.
Còn về việc hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thủ tướng yêu cầu xử lý theo đúng qui định của pháp luật.
Huyện Tiên Lãng sai phạm trong vụ cưỡng chế đất đầm gia đình ông Đoàn Văn Vươn, tuy nhiên theo ông Nguyễn Tấn Dũng còn có nguyên nhân khách quan từ những bất cập của luật đất đai Việt Nam.
Vì những bất cập này mà có đến 70% vụ khiếu kiện là khiếu kiện đất đai, và nhiều vụ chưa xử lý dứt điểm…
Ngay sau khi được biết kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với vụ cưỡng chế buộc chồng và người thân của họ phải nổ súng hoa cải và mìn tự tạo làm cho bốn công an và hai dân quân bị thương, và họ bị buộc tội chống người thi hành công vụ, thì cảm tưởng đầu tiên của họ được bộc bạch như sau.
Trước hết của bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn:
“Gia đình rất mừng. Chúng tôi nhờ Đảng, chính phủ xử lý
thích đáng đúng người đúng tội. Tôi mừng quá không nói được những điều
mong muốn.”
...
Tiếp đến là những người cùng tham gia Liên chi hội Nuôi trồng Thủy
sản Nước lợ huyện Tiên Lãng, những người suốt hơn tháng qua cũng lo lắng
nhưng cương quyết lên tiếng vì sự thật và lẽ phải cũng chờ đợi giây
phút thủ tướng ra kế luận về vấn đề liên quan đến khu đất đầm mà họ lâu
nay nuôi trồng thủy sản để sinh kế.
Ông tổng thư ký liên chi hội Vũ Văn Luân cho biết:
“Đầu tiên rất vui vì đó là chân lý mà chúng tôi đã khẳng
định từ năm 1993. Dân chúng hoan nghênh quyết định đúng lòng dân của
chính phủ.
Ông Vũ Văn Luân cũng như bà Đoàn Văn Vương đều vui/mừng ... hụt
ráo! Thằng chả nói chơi vậy thôi, chớ không phải vậy đâu.
Dù Thủ Tướng “kết luận” rằng quyết định thu hồi và cưỡng chế
đất đai ở Tiên Lãng là sai nhưng anh em ông Đoàn Văn Vươn vẫn cứ
phải vào tù, còn người chỉ huy vụ “trận đánh đẹp” phá hủy
nhà cửa của nạn nhân (Đại Tá Đỗ Hữu Ca, Giám Đốc Công An Hải
Phòng) thì được thăng cấp tướng.
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc CA TP HP được thăng hàm Thiếu tướng. Ảnh & thú thích: báo Pháp Luật
Sau khi ngồi bóc xong gần bốn cuốn lịch thì anh em ông Đoàn Văn Vương được đặc xá (nhân dịp ngày lễ Quốc Khánh) vì “cải tạo tốt” và “nghiêm chỉnh chấp hành nội qui trại giam.” Thế là cả hai ông đều “vỡ oà niềm vui” và hai bà vợ thì “lâng lâng hạnh phúc.”
Thiệt là quá đã, và quá đáng!
Niềm vui và hạnh phúc ở một nước độc lập/tự do không chỉ giản dị mà còn kỳ dị nữa kìa. Nó mà vỡ oà (tùm lum tùm la) ra ở đâu là nơi đó có đứa … chết dở. Cách đây chưa lâu, báo chí Việt Nam cũng đã hết sức hân hoan khi loan một tin “mừng” tương tự:
- Báo Dân Trí: “Người nhận án oan 10 năm vỡ oà hạnh phúc ngày đoàn tụ gia đình.”
- Báo Xã Luận: “Niềm vui vỡ òa trong gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn.”
- Báo Sức Khoẻ Đời Sống: "Niềm Vui Của Người Tù Oan 10 Năm Nguyễn Thanh Chấn."
Vỡ oà hạnh phúc ngày đoàn tụ của ông Nguyễn Thanh Chấn - người phải chịu án oan ngồi tù hơn 10 năm. Ảnh & chú thích: Dân Trí
Khi khổng khi không thì bị bắt bỏ tù năm/mười năm rồi ai cũng
cảm thấy “niềm vui” và “hạnh phúc” bỗng cùng lượt ... “vỡ oà”
khi được “tha” về lại nhà. Không hiểu là dân Việt dễ vui, hay
giới lãnh đạo (và đám truyền thông) của sứ sở này đã cưỡng
ép họ phải trở thành những người dễ tính?
Duy chỉ có mỗi nhà giáo Nguyễn Hoàng Khanh là vẫn (hơi) khó tính và xét nét:
Bắn giết cả vạn dân lành,
Vài câu nhận lỗi - tan tành nỗi oan!
Vài câu nhận lỗi - tan tành nỗi oan!
Tui cũng vậy, cũng không dễ vui và không dễ tính lắm đâu. Bời
vậy, e đành phải “phụ” tấm lòng “bao dung” của ông Chủ Tịch Ủy
Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (Nguyễn Thiện Nhân)
thôi: “Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu
trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về.” Nói gần nói xa chả
qua nói thiệt là em chả dại đâu: “Đường thì xa, vé tầu thì
đắt, thủ tục nhập cảnh thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt
luôn thì ... chết mẹ!”
SONG CHI * HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh, con người muôn mặt
Sat, 09/12/2015 - 22:26 — songchi
Song Chi.
Trong cuộc đời hoạt động “cách mạng” của mình, ông Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bút danh khác nhau. Bài “Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ” đăng trên trang báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, đã kê khai ông Hồ có khoảng 175 tên gọi, bí danh, bút danh, ngoài ra “Hiện vẫn còn khoảng 30 tên gọi, bí danh, bút danh được cho là của Hồ Chí Minh, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định chắc chắn hoặc chứng minh cụ thể Bác đã dùng vào thời gian nào, trong trường hợp nào, nên vẫn chưa thể công bố chính thức”.
Từ lâu, cũng chính nhờ đảng và nhà nước này công bố, mà người dân mới biết Trần Dân Tiên, người viết cuốn tiểu sử “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” xuất bản lần đầu tiên tại Trung Hoa năm 1948 và tại Paris năm 1949 (theo Wikipedia) chính là Bác Hồ. Trong một cuốn tiểu sử khác, “Vừa đi đường vừa kể chuyện” xuất bản lần đầu năm 1950, Hồ Chí Minh lấy bút danh là T. Lan, đóng vai một chiến sĩ trong đoàn tùy tùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi hành quân, vừa đi vừa hỏi chuyện Chủ tịch và ghi chép lại. Như vậy ông Hồ chỉ có 2 cuốn gọi là “tiểu sử” được phổ biến rộng rãi, in ra nhiều thứ tiếng, thì cả hai đều do chính ông Hồ viết ca tụng mình.
Việc ông Hồ từng làm việc cho đảng cộng sản Liên Xô và đảng cộng sản Trung Quốc, nhận tiền của Liên Xô và Trung Quốc là chuyện chả phải mới mẻ gì. Chỉ cần ngay trong bài này cũng thấy.
Chẳng hạn, làm việc cho đảng cộng sản Liên Xô:
“Chen Vang, 1923. Ngày 13 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Paris đi Liên Sô, Tổ Quốc Cách Mạng. Ngày 16 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Đức. Tại đây, Nguyễn được cơ quan đặc mệnh toàn quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Sô Viết Liên Bang tại Berlin cấp cho giấy đi đường số 1829. Trong giấy này Nguyễn Ái Quốc mang tên Chen Vang.”
Làm việc cho Trung Quốc:
“Hồ Quang, 1938. Hoạt động ở Trung Quốc cuối năm 1938. Nhờ quan hệ Liên Sô và Trung Quốc nên Nguyễn Ái Quốc qua Trung Quốc dễ dàng. Tại Lan Châu thủ phủ tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc mang phù hiệu Bát lộ quân, quân hàm thiếu tá và giấy tờ mang tên Hồ Quang.”
Lý Thụy cũng là một bí danh của ông Hồ.
“Lý Thụy, 1924. Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh Lý Thụy trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc.”
Có một dạo trên nhiều trang blog, trang mạng xã hội xôn xao trước thông tin Lý Thụy, tức ông Hồ bán Phan Bội Châu cho Pháp. Và thông tin đó từ đâu ra, từ thế lực thù địch nào? Không, từ cuốn "Thành ngữ-Điển tích-Danh nhân Từ điển" của tác giả Trịnh Vân Thanh do NXB Văn học, Hà Nội phát hành năm 2008.
Ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau:
“Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức “Toàn thể giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc”, nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:
1. Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.
2. Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong Việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.”
Tất cả những chuyện này nhiều người cũng đã biết.
Tôi nhắc lại chỉ là vì gần đây được biết thêm cái bút danh Trần Lực của ông Hồ Chí Minh khi viết cái truyện ngắn “Giấc ngủ mười năm”. Trên trang báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam đăng toàn bộ truyện ngắn này, và cho biết: “Giấc ngủ mười năm” viết năm 1949, Tổng bộ Việt Minh xuất bản tại Việt Bắc năm 1949. In trong sách “Hồ Chí Minh, Truyện và ký” của Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1985".
Trong bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” đăng trên website Viet-Studies, nhà văn, dịch giả Ngô Tự Lập tìm cách chứng minh ông Hồ Chí Minh là cha đẻ của thể loại văn học viễn tưởng VN qua hai truyện ngắn “Con người biết mùi hun khói” và “Giấc ngủ mười năm”.
Ở đây tôi không tranh cãi về văn phong, bút pháp của truyện “Giấc ngủ mười năm”, cũng không tranh cãi truyện này hay hay dở, nhưng điều làm tôi cảm thấy rờn rợn là những đọan mô tả tội ác của Pháp.
Đoạn đó như sau:
“Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.
Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng thì đoán chửa con trai. Thằng thì đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng thì được tiền hoặc thuốc lá.
Có khi chúng nó bắt đàn bà, trói chân, trói tay lại, lột truồng hết áo quần rồi cho chó con bú cụt cả đầu vú. Người đàn bà vô phúc van khóc chừng nào, thì Tây reo cười chừng ấy.
Bắt được người già và thanh niên, chúng nó chọc tiết, chôn sống, chặt đầu, phanh thây, hoặc treo thòng lòng trên cành cây, chất củi thui. Có khi chúng nó bắt ăn thuốc viên, nói là thuốc chữa bệnh. Nuốt xong chừng mấy phút đồng hồ thì trợn mắt lăn ra chết, cả mình mẩy tím bầm.
Trẻ con thì chúng nó bắt bỏ trong chum, nấu nước sôi giội vào. Hoặc trói 2, 3 em lại một bó, quấn rơm và giẻ chung quanh, rồi chúng nó tưới dầu xăng đốt.”
Tôi cảm thấy rờn rợn, không phải vì tội ác của Pháp (một người có nhận thức, hiểu biết bình thường nào cũng chẳng tin nổi những điều này là có thực) mà chính vì cái cách mô tả, cái khả năng tưởng tượng ra những tội ác kiểu như vậy và việc tuyên truyền bất chấp sự thật của những người cộng sản, như họ cũng đã từng tuyên truyền Mỹ ngụy ăn thịt người.
Cho đến nay, Hồ Chí Minh đối với rất nhiều người dân VN vẫn là thánh sống, là tượng đài không dễ gì bị lật đổ. Không chỉ trong những người còn tin tưởng vào đảng, vào chế độ, ngay nhiều người có tư tưởng chán ghét chế độ này, vẫn luôn luôn nói rằng “Nếu còn ông cụ, mọi chuyện sẽ khác, nếu còn ông cụ đất nước không thể như thế này” và mọi sai lầm, đổ đốn của đảng và nhà nước này là chỉ từ khi ông cụ mất, thậm chí mãi về sau này, chứ còn giai đoạn đầu thì không thế v.v…Nắm được điều đó, đảng và nhà nước cộng sản vẫn tiếp tục bám vào cái bóng của ông Hồ, từ việc phát động phong trào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cho tới những tượng đài Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục được xây lên ở khắp nơi…
Rồi đây lịch sử sẽ được viết lại, nhiều sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng. Tôi vẫn luôn tin rằng cuộc đời thật, chân dung thật của nhân vật Hồ Chí Minh sẽ còn có nhiều, nhiều “bất ngờ” hơn nữa, ngoài vô số những “bất ngờ” đã hé lộ dần trong thời gian qua, bất chấp việc đảng và nhà nước cộng sản VN cố công bưng bít, tô vẽ thành huyền thoại. Chỉ có điều, cho đến giờ phút này hình như vẫn chưa có người Việt nào chịu khó bỏ công ra viết những cuốn sách công phu như cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” của tác giả Tân Tử Lăng, Trung Quốc hay cuốn "Những điều chưa biết về Mao" ("Mao-an unknown story") của hai tác giả Jung Chang và Jon Halliday. Được biết, hai vợ chồng tác giả, cô Jung Chang và ông Jon Halliday đã bỏ ra gần 10 năm trời để viết, đã đi về Trung Quốc hàng mấy chục chuyến để thăm lại tất cả những vùng mà ông Mao Trạch Đông đã đi qua cũng như đã đi nhiểu nơi trên thế giới để gặp hàng trăm người từng biết, từng gặp Mao Trạch Đông khi còn sống hầu có được những tài liệu sinh động nhất, chân thực nhất, và cuối cùng họ đã hoàn tất tác phẩm đồ sộ này.
Tin rằng nếu ai đó bỏ công sức ra để viết về nhân vật Hồ Chí Minh cũng sẽ gặt hái được kết quả rất đáng công và chân dung của nhân vật Hồ Chí Minh có lẽ còn muôn mặt, muôn màu không kém, thậm chí hơn cả chân dung thật của Lenin hay Mao Trạch Đông.
http://www.rfavietnam.com/node/2790
Trong cuộc đời hoạt động “cách mạng” của mình, ông Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bút danh khác nhau. Bài “Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ” đăng trên trang báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, đã kê khai ông Hồ có khoảng 175 tên gọi, bí danh, bút danh, ngoài ra “Hiện vẫn còn khoảng 30 tên gọi, bí danh, bút danh được cho là của Hồ Chí Minh, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định chắc chắn hoặc chứng minh cụ thể Bác đã dùng vào thời gian nào, trong trường hợp nào, nên vẫn chưa thể công bố chính thức”.
Từ lâu, cũng chính nhờ đảng và nhà nước này công bố, mà người dân mới biết Trần Dân Tiên, người viết cuốn tiểu sử “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” xuất bản lần đầu tiên tại Trung Hoa năm 1948 và tại Paris năm 1949 (theo Wikipedia) chính là Bác Hồ. Trong một cuốn tiểu sử khác, “Vừa đi đường vừa kể chuyện” xuất bản lần đầu năm 1950, Hồ Chí Minh lấy bút danh là T. Lan, đóng vai một chiến sĩ trong đoàn tùy tùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi hành quân, vừa đi vừa hỏi chuyện Chủ tịch và ghi chép lại. Như vậy ông Hồ chỉ có 2 cuốn gọi là “tiểu sử” được phổ biến rộng rãi, in ra nhiều thứ tiếng, thì cả hai đều do chính ông Hồ viết ca tụng mình.
Việc ông Hồ từng làm việc cho đảng cộng sản Liên Xô và đảng cộng sản Trung Quốc, nhận tiền của Liên Xô và Trung Quốc là chuyện chả phải mới mẻ gì. Chỉ cần ngay trong bài này cũng thấy.
Chẳng hạn, làm việc cho đảng cộng sản Liên Xô:
“Chen Vang, 1923. Ngày 13 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Paris đi Liên Sô, Tổ Quốc Cách Mạng. Ngày 16 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Đức. Tại đây, Nguyễn được cơ quan đặc mệnh toàn quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Sô Viết Liên Bang tại Berlin cấp cho giấy đi đường số 1829. Trong giấy này Nguyễn Ái Quốc mang tên Chen Vang.”
Làm việc cho Trung Quốc:
“Hồ Quang, 1938. Hoạt động ở Trung Quốc cuối năm 1938. Nhờ quan hệ Liên Sô và Trung Quốc nên Nguyễn Ái Quốc qua Trung Quốc dễ dàng. Tại Lan Châu thủ phủ tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc mang phù hiệu Bát lộ quân, quân hàm thiếu tá và giấy tờ mang tên Hồ Quang.”
Lý Thụy cũng là một bí danh của ông Hồ.
“Lý Thụy, 1924. Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh Lý Thụy trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc.”
Có một dạo trên nhiều trang blog, trang mạng xã hội xôn xao trước thông tin Lý Thụy, tức ông Hồ bán Phan Bội Châu cho Pháp. Và thông tin đó từ đâu ra, từ thế lực thù địch nào? Không, từ cuốn "Thành ngữ-Điển tích-Danh nhân Từ điển" của tác giả Trịnh Vân Thanh do NXB Văn học, Hà Nội phát hành năm 2008.
Ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau:
“Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức “Toàn thể giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc”, nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:
1. Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.
2. Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong Việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.”
Tất cả những chuyện này nhiều người cũng đã biết.
Tôi nhắc lại chỉ là vì gần đây được biết thêm cái bút danh Trần Lực của ông Hồ Chí Minh khi viết cái truyện ngắn “Giấc ngủ mười năm”. Trên trang báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam đăng toàn bộ truyện ngắn này, và cho biết: “Giấc ngủ mười năm” viết năm 1949, Tổng bộ Việt Minh xuất bản tại Việt Bắc năm 1949. In trong sách “Hồ Chí Minh, Truyện và ký” của Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1985".
Trong bài “Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam” đăng trên website Viet-Studies, nhà văn, dịch giả Ngô Tự Lập tìm cách chứng minh ông Hồ Chí Minh là cha đẻ của thể loại văn học viễn tưởng VN qua hai truyện ngắn “Con người biết mùi hun khói” và “Giấc ngủ mười năm”.
Ở đây tôi không tranh cãi về văn phong, bút pháp của truyện “Giấc ngủ mười năm”, cũng không tranh cãi truyện này hay hay dở, nhưng điều làm tôi cảm thấy rờn rợn là những đọan mô tả tội ác của Pháp.
Đoạn đó như sau:
“Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà.
Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng thì đoán chửa con trai. Thằng thì đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng thì được tiền hoặc thuốc lá.
Có khi chúng nó bắt đàn bà, trói chân, trói tay lại, lột truồng hết áo quần rồi cho chó con bú cụt cả đầu vú. Người đàn bà vô phúc van khóc chừng nào, thì Tây reo cười chừng ấy.
Bắt được người già và thanh niên, chúng nó chọc tiết, chôn sống, chặt đầu, phanh thây, hoặc treo thòng lòng trên cành cây, chất củi thui. Có khi chúng nó bắt ăn thuốc viên, nói là thuốc chữa bệnh. Nuốt xong chừng mấy phút đồng hồ thì trợn mắt lăn ra chết, cả mình mẩy tím bầm.
Trẻ con thì chúng nó bắt bỏ trong chum, nấu nước sôi giội vào. Hoặc trói 2, 3 em lại một bó, quấn rơm và giẻ chung quanh, rồi chúng nó tưới dầu xăng đốt.”
Tôi cảm thấy rờn rợn, không phải vì tội ác của Pháp (một người có nhận thức, hiểu biết bình thường nào cũng chẳng tin nổi những điều này là có thực) mà chính vì cái cách mô tả, cái khả năng tưởng tượng ra những tội ác kiểu như vậy và việc tuyên truyền bất chấp sự thật của những người cộng sản, như họ cũng đã từng tuyên truyền Mỹ ngụy ăn thịt người.
Cho đến nay, Hồ Chí Minh đối với rất nhiều người dân VN vẫn là thánh sống, là tượng đài không dễ gì bị lật đổ. Không chỉ trong những người còn tin tưởng vào đảng, vào chế độ, ngay nhiều người có tư tưởng chán ghét chế độ này, vẫn luôn luôn nói rằng “Nếu còn ông cụ, mọi chuyện sẽ khác, nếu còn ông cụ đất nước không thể như thế này” và mọi sai lầm, đổ đốn của đảng và nhà nước này là chỉ từ khi ông cụ mất, thậm chí mãi về sau này, chứ còn giai đoạn đầu thì không thế v.v…Nắm được điều đó, đảng và nhà nước cộng sản vẫn tiếp tục bám vào cái bóng của ông Hồ, từ việc phát động phong trào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cho tới những tượng đài Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục được xây lên ở khắp nơi…
Rồi đây lịch sử sẽ được viết lại, nhiều sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng. Tôi vẫn luôn tin rằng cuộc đời thật, chân dung thật của nhân vật Hồ Chí Minh sẽ còn có nhiều, nhiều “bất ngờ” hơn nữa, ngoài vô số những “bất ngờ” đã hé lộ dần trong thời gian qua, bất chấp việc đảng và nhà nước cộng sản VN cố công bưng bít, tô vẽ thành huyền thoại. Chỉ có điều, cho đến giờ phút này hình như vẫn chưa có người Việt nào chịu khó bỏ công ra viết những cuốn sách công phu như cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” của tác giả Tân Tử Lăng, Trung Quốc hay cuốn "Những điều chưa biết về Mao" ("Mao-an unknown story") của hai tác giả Jung Chang và Jon Halliday. Được biết, hai vợ chồng tác giả, cô Jung Chang và ông Jon Halliday đã bỏ ra gần 10 năm trời để viết, đã đi về Trung Quốc hàng mấy chục chuyến để thăm lại tất cả những vùng mà ông Mao Trạch Đông đã đi qua cũng như đã đi nhiểu nơi trên thế giới để gặp hàng trăm người từng biết, từng gặp Mao Trạch Đông khi còn sống hầu có được những tài liệu sinh động nhất, chân thực nhất, và cuối cùng họ đã hoàn tất tác phẩm đồ sộ này.
Tin rằng nếu ai đó bỏ công sức ra để viết về nhân vật Hồ Chí Minh cũng sẽ gặt hái được kết quả rất đáng công và chân dung của nhân vật Hồ Chí Minh có lẽ còn muôn mặt, muôn màu không kém, thậm chí hơn cả chân dung thật của Lenin hay Mao Trạch Đông.
http://www.rfavietnam.com/node/2790
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * NHÀ BÁO
Nhà báo trong các chế độ xã hội khác nhau
Fri, 09/11/2015 - 18:45 — nguyenthituhuy
Hôm qua, vì nhận được email từ một người bạn của Đỗ Hùng nên tôi viết
bài « Nhà báo và sự nô lệ tự nguyện ». Hôm nay, vì bài báo ấy mà một
người bạn của tôi trách cứ tôi đã lảng tránh vụ việc Lê Diễn Đức và RFA.
Thực ra, tôi không có ý định lảng tránh, nên nhân tiện bị trách cứ tôi đưa ra đây quan điểm của mình về hai vụ việc nhìn qua tưởng như là giống nhau. Những điểm giống nhau giữa hai vụ việc nhiều người đã nói. Những điểm khác nhau cũng đã được đề cập đến.
Ở đây tôi chỉ phân tích một điểm khác biệt mang tính chất cơ bản giữa hai vụ này.
Trước khi phân tích tôi phải nói rõ rằng, cũng như mọi độc giả khác, tôi không được biết gì chính thức từ RFA, không có liên lạc với bất kỳ nhân vật nào của đài Á Châu Tự Do. Và tôi chỉ sử dụng những thông tin do chính blogger Lê Diễn Đức truyền đạt trong bài phỏng vấn trên BBC, một hãng truyền thông có uy tín quốc tế. Tôi không sử dụng các thông tin trên các phương tiện cá nhân, dù là trên chính blog của ông Lê Diễn Đức. Vì theo quan niệm của tôi, khi trả lời phỏng vấn trên các hãng thông tấn người ta buộc phải thận trọng và có trách nhiệm với phát ngôn của mình, do đó các phát ngôn ấy có thể tin cậy được.
Đồng thời, do không nắm được các chi tiết của vụ việc, tôi không bình luận về việc cắt hợp đồng giữa RFA và ông Lê Diễn Đức, và tôi cũng không hề có ý bênh vực RFA, dù rằng tôi là một cộng tác viên của RFA.
Xin nói rõ tôi là cộng tác viên thời vụ, không phải là nhân viên chính thức của RFA. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài vở của mình. Tôi viết theo thúc đẩy của cá nhân và không tuân theo bất kỳ một định hướng hay đòi hỏi nào của RFA, trừ các nguyên tắc theo quy định chung về đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp. Tôi không hưởng bất kỳ đãi ngộ nào của RFA ngoài nhuận bút cho từng bài viết, nếu tôi không viết bài thì không có nhuận bút, giống như cương vị của bất kỳ cộng tác viên tự do của bất kỳ tờ báo nào trên thế giới.
Tất cả những điều này để nói rằng tôi hoàn toàn độc lập về quan điểm và về vị thế đối với RFA. Đồng thời cũng là cơ hội để nói với các anh chị an ninh Việt Nam rằng các anh chị yên tâm vì tôi chẳng nhận tiền của thế lực nào cả. Nhuận bút là thù lao cho lao động của tôi. Nếu tôi chọn cộng tác với bất kỳ tờ báo nào thì tờ báo ấy cũng phải trả thù lao cho lao động của tôi, đấy là nguyên tắc tối thiểu về lao động. Hoàn toàn giống như việc các báo ở Việt Nam trả nhuận bút cho tôi khi tôi gửi bài cho họ. Vậy thôi.
Tôi viết bài này trong mục đích trả lời sự trách cứ của một người bạn mà tôi quý mến. Do vậy, một cách khách quan, tôi cho rằng nếu RFA giải quyết không thỏa đáng với ông Lê Diễn Đức, ông ấy có thể sử dụng quyền lao động để đòi RFA xem xét lại và quyết định lại trường hợp của mình, nếu vẫn không cảm thấy thỏa đáng ông có thể nhờ pháp luật của nước Mỹ giải quyết. RFA và ông Lê Diễn Đức, mỗi bên phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, và mỗi bên phải tự bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi không bình luận khi chưa có đủ thông tin cần thiết. Tôi cũng không biết hợp đồng của ông Đức với RFA thuộc dạng nào để có thể bình luận.
Theo tôi, điểm khác biệt căn bản giữa vụ việc Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức cho thấy Lê Diễn Đức làm việc trong một xã hội dân chủ và Đỗ Hùng làm việc trong một chế độ độc tài. Điểm khác biệt đó là : Báo Thanh niên chịu áp lực từ trên xuống, áp lực của lãnh đạo. RFA chịu áp lực từ dưới lên của người dân, áp lực của độc giả.
Đến đây phải đi vòng một chút để giải thích rõ hơn. Trong các xã hội dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Trong các xã hội « của dân, do dân, vì dân » thực sự, người dân có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội. Và luật pháp quy định các quyền về việc người dân ủy quyền cho Quốc Hội và Chính phủ giải quyết các vấn đề chung. Nhưng đồng thời luật pháp cũng quy định các quyền cho phép người dân, trong những trường hợp cần thiết, bày tỏ sự phản đối các quyết định của Quốc hội và Chính phủ, nếu họ thấy các quyết định ấy đi ngược lại với lợi ích của họ.
Vì thế, khi người dân gây áp lực lên chính phủ, và áp lực ấy đủ mạnh thì chính phủ phải nhượng bộ. Tương tự, ở các cấp độ thấp hơn, khi người lao động gây áp lực lên giới chủ hay lên bộ máy điều hành, và khi áp lực này đủ lớn thì giới chủ hoặc những người quản lý phải nhượng bộ.
Ở đây tôi đưa ra hai ví dụ (trong vô vàn ví dụ) :
Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Nghị viện Pháp thông qua đạo luật về Hợp đồng tuyển dụng đầu tiên [Contrat première embauche –CPE]. Đạo luật này gây ra những phản ứng dữ dội, công đoàn, sinh viên, học sinh trung học tổ chức những cuộc biểu tình kéo dài (cá nhân tôi đã chứng kiến và từng tham gia vào thời điểm đó). Kết quả là ngày 10 tháng 4 năm đó, chính phủ đã phải tuyên bố hủy bỏ đạo luật về CPE, sau hai tháng thông qua và sau mười ngày ban hành.
Mới gần đây, bức ảnh của cậu bé Alan Kurdi đã làm thức tỉnh lương tri của người dân châu Âu, áp lực của báo chí và các cuộc biểu tình của người dân đã khiến các chính phủ châu Âu phải họp nhau lại để giải quyết vấn đề di dân, vốn đã là một hiện tượng nhức nhối từ lâu. Chúng ta thấy rằng, những người dân hay các hiệp hội tư nhân không thể có giải pháp cho hiện tượng di dân, với một số lượng lớn như vậy chỉ có các chính phủ mới có thể giải quyết được. Áp lực của dư luận xã hội cuối cùng đã khiến cho châu Âu phải nhận trách nhiệm.
Trong các xã hội độc tài, và nhất là các xã hội toàn trị, kể cả khi các khẩu hiệu « của dân, vì dân, do dân » chăng đầy đường phố, thì người dân, trên thực tế, chẳng có quyền gì. Mọi thứ đều bị áp từ trên xuống, và luật pháp cũng trở nên vô nghĩa. Áp lực của người dân chẳng có bất kỳ tác động nào đối với chính quyền.
Có thể lấy một ví dụ, giờ đây đã trở nên quá nổi tiếng : Hiến pháp 2013. Bất chấp phản đối của một số lượng đông đảo trí thức và nhân dân đòi hủy bỏ điều 4 và một số điều khác, chính quyền vẫn giữ nguyên quyết định, đồng thời Quốc hội cương quyết không thông qua quyền trưng cầu dân ý, quyền lập hội, lập báo chí tư nhân… dù tất cả đều đã có quy định trong Hiến pháp.
Một ví dụ gần đây nhất : Công trình tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ do đích thân phó Thủ tướng ký duyệt, ngay khi đưa ra đã gặp phải cơn bão tố phản ứng của dư luận. Đến mức một người vốn rất bình tĩnh và thận trọng trong phát ngôn như ông Ngô Bảo Châu cũng phải thốt lên : « hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh ». Những người có lý trí bình thường đều đồng tình với ông Châu, vì người ta không thể hiểu được tại sao lại chi một khoản tiền khổng lồ như thế cho một việc vô bổ như thế, trong khi « trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang », như ông Châu nói. Dĩ nhiên, đối với những đầu óc bình thường thì quả là thần kinh khi ký một cái quyết định như thế trong điều kiện một đất nước nợ nần chồng chất, dân đói nghèo, ngoại bang đe dọa không có phương tiện chống trả.
Tuy nhiên, cơn bão phẫn nộ của người dân không mảy may tác động đến chính phủ Việt Nam. Mấy ngày sau, công trình 1400000000 được thông qua trong sự khốn cùng của dân chúng.
Điều cần phải so sánh ở đây là : bức ảnh chụp cậu bé Alan Kurdi làm lay động trái tim của các chính khách Châu Âu và quyết định của họ làm thay đổi số phận của những người di cư. Trong vụ tượng đài, rất nhiều bức ảnh thương tâm về trẻ em Việt Nam trong cảnh nghèo đói được lan truyền trên mạng, nhưng những người làm chính trị ở Việt Nam không mảy may động lòng. Sống chết mặc bay, thái độ của chính phủ đối với nhân dân của mình là như thế đấy. Có so sánh như vậy mới thấy được chính phủ này độc ác và tàn nhẫn đến mức nào.
Hình ảnh cậu bé nằm trên bãi biển này đã khiến trái tim của các chính trị gia Châu Âu rung động và làm thay đổi số phận của những người di cư.
Hình ảnh hai em bé ngủ trên nền đất lạnh này không gợi lên chút thương cảm nào trong lòng những người làm chính trị ở Việt Nam, trái lại còn khiến họ sắt đá hơn. Bao giờ các em mới có một chỗ ngủ của con người ?
Đi vòng vèo mãi bây giờ mới đến đích : RFA thôi hợp đồng với Lê Diễn Đức, theo đúng như lời ông Đức cho biết trên BCC, là do "bị áp lực dư luận rất nặng nề". RFA không bị áp lực từ chính phủ Mỹ hay từ Bộ Văn hóa Mỹ hay từ bất kỳ Bộ nào, cấp nào từ bên trên.
Ông Đỗ Văn Hùng bị báo Thanh niên thu hồi thẻ nhà báo theo quyết định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. Một bên là do áp lực của người dân từ dưới lên. Một bên là do quyết định của lãnh đạo đưa thẳng từ trên xuống.
Ông Lê Diễn Đức có thể lên BBC phát biểu, có thể cộng tác với bất kỳ tờ báo nào ông muốn và nếu họ cũng muốn cộng tác với ông, ông có thể lập ra một tờ báo của riêng ông, thậm chí ông có thể nhờ pháp luật can thiệp nếu cần.
Ông Đỗ Văn Hùng im lặng. Điều này có thể hiểu được, bởi chẳng có luật pháp nào bảo vệ ông. Ông chỉ có thể lên tiếng khi có một số lượng lớn các đồng nghiệp ủng hộ ông. Nhưng ông không có sự ủng hộ, ông chỉ nhận được sự lên án hoặc kết tội, một cái tội mà ông không có. Ông có thể sẽ bị mất thẻ nhà báo và suốt đời không được hành nghề một cách chính thức. Nếu muốn tiếp tục hành nghề, ông phải ngoan ngoãn « nhận lỗi », cái lỗi mà ông không có. Còn đâu phẩm giá, còn đâu tự do cho ông Hùng ?
Đây là một diễn giải mang tính chất cá nhân, một quan điểm cá nhân mà tôi cảm thấy cần phải trình bày, lần này là do « áp lực từ dưới lên » của một người bạn thân thiết.
Paris, 11/9/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Thực ra, tôi không có ý định lảng tránh, nên nhân tiện bị trách cứ tôi đưa ra đây quan điểm của mình về hai vụ việc nhìn qua tưởng như là giống nhau. Những điểm giống nhau giữa hai vụ việc nhiều người đã nói. Những điểm khác nhau cũng đã được đề cập đến.
Ở đây tôi chỉ phân tích một điểm khác biệt mang tính chất cơ bản giữa hai vụ này.
Trước khi phân tích tôi phải nói rõ rằng, cũng như mọi độc giả khác, tôi không được biết gì chính thức từ RFA, không có liên lạc với bất kỳ nhân vật nào của đài Á Châu Tự Do. Và tôi chỉ sử dụng những thông tin do chính blogger Lê Diễn Đức truyền đạt trong bài phỏng vấn trên BBC, một hãng truyền thông có uy tín quốc tế. Tôi không sử dụng các thông tin trên các phương tiện cá nhân, dù là trên chính blog của ông Lê Diễn Đức. Vì theo quan niệm của tôi, khi trả lời phỏng vấn trên các hãng thông tấn người ta buộc phải thận trọng và có trách nhiệm với phát ngôn của mình, do đó các phát ngôn ấy có thể tin cậy được.
Đồng thời, do không nắm được các chi tiết của vụ việc, tôi không bình luận về việc cắt hợp đồng giữa RFA và ông Lê Diễn Đức, và tôi cũng không hề có ý bênh vực RFA, dù rằng tôi là một cộng tác viên của RFA.
Xin nói rõ tôi là cộng tác viên thời vụ, không phải là nhân viên chính thức của RFA. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài vở của mình. Tôi viết theo thúc đẩy của cá nhân và không tuân theo bất kỳ một định hướng hay đòi hỏi nào của RFA, trừ các nguyên tắc theo quy định chung về đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp. Tôi không hưởng bất kỳ đãi ngộ nào của RFA ngoài nhuận bút cho từng bài viết, nếu tôi không viết bài thì không có nhuận bút, giống như cương vị của bất kỳ cộng tác viên tự do của bất kỳ tờ báo nào trên thế giới.
Tất cả những điều này để nói rằng tôi hoàn toàn độc lập về quan điểm và về vị thế đối với RFA. Đồng thời cũng là cơ hội để nói với các anh chị an ninh Việt Nam rằng các anh chị yên tâm vì tôi chẳng nhận tiền của thế lực nào cả. Nhuận bút là thù lao cho lao động của tôi. Nếu tôi chọn cộng tác với bất kỳ tờ báo nào thì tờ báo ấy cũng phải trả thù lao cho lao động của tôi, đấy là nguyên tắc tối thiểu về lao động. Hoàn toàn giống như việc các báo ở Việt Nam trả nhuận bút cho tôi khi tôi gửi bài cho họ. Vậy thôi.
Tôi viết bài này trong mục đích trả lời sự trách cứ của một người bạn mà tôi quý mến. Do vậy, một cách khách quan, tôi cho rằng nếu RFA giải quyết không thỏa đáng với ông Lê Diễn Đức, ông ấy có thể sử dụng quyền lao động để đòi RFA xem xét lại và quyết định lại trường hợp của mình, nếu vẫn không cảm thấy thỏa đáng ông có thể nhờ pháp luật của nước Mỹ giải quyết. RFA và ông Lê Diễn Đức, mỗi bên phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, và mỗi bên phải tự bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi không bình luận khi chưa có đủ thông tin cần thiết. Tôi cũng không biết hợp đồng của ông Đức với RFA thuộc dạng nào để có thể bình luận.
Theo tôi, điểm khác biệt căn bản giữa vụ việc Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức cho thấy Lê Diễn Đức làm việc trong một xã hội dân chủ và Đỗ Hùng làm việc trong một chế độ độc tài. Điểm khác biệt đó là : Báo Thanh niên chịu áp lực từ trên xuống, áp lực của lãnh đạo. RFA chịu áp lực từ dưới lên của người dân, áp lực của độc giả.
Đến đây phải đi vòng một chút để giải thích rõ hơn. Trong các xã hội dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Trong các xã hội « của dân, do dân, vì dân » thực sự, người dân có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội. Và luật pháp quy định các quyền về việc người dân ủy quyền cho Quốc Hội và Chính phủ giải quyết các vấn đề chung. Nhưng đồng thời luật pháp cũng quy định các quyền cho phép người dân, trong những trường hợp cần thiết, bày tỏ sự phản đối các quyết định của Quốc hội và Chính phủ, nếu họ thấy các quyết định ấy đi ngược lại với lợi ích của họ.
Vì thế, khi người dân gây áp lực lên chính phủ, và áp lực ấy đủ mạnh thì chính phủ phải nhượng bộ. Tương tự, ở các cấp độ thấp hơn, khi người lao động gây áp lực lên giới chủ hay lên bộ máy điều hành, và khi áp lực này đủ lớn thì giới chủ hoặc những người quản lý phải nhượng bộ.
Ở đây tôi đưa ra hai ví dụ (trong vô vàn ví dụ) :
Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Nghị viện Pháp thông qua đạo luật về Hợp đồng tuyển dụng đầu tiên [Contrat première embauche –CPE]. Đạo luật này gây ra những phản ứng dữ dội, công đoàn, sinh viên, học sinh trung học tổ chức những cuộc biểu tình kéo dài (cá nhân tôi đã chứng kiến và từng tham gia vào thời điểm đó). Kết quả là ngày 10 tháng 4 năm đó, chính phủ đã phải tuyên bố hủy bỏ đạo luật về CPE, sau hai tháng thông qua và sau mười ngày ban hành.
Mới gần đây, bức ảnh của cậu bé Alan Kurdi đã làm thức tỉnh lương tri của người dân châu Âu, áp lực của báo chí và các cuộc biểu tình của người dân đã khiến các chính phủ châu Âu phải họp nhau lại để giải quyết vấn đề di dân, vốn đã là một hiện tượng nhức nhối từ lâu. Chúng ta thấy rằng, những người dân hay các hiệp hội tư nhân không thể có giải pháp cho hiện tượng di dân, với một số lượng lớn như vậy chỉ có các chính phủ mới có thể giải quyết được. Áp lực của dư luận xã hội cuối cùng đã khiến cho châu Âu phải nhận trách nhiệm.
Trong các xã hội độc tài, và nhất là các xã hội toàn trị, kể cả khi các khẩu hiệu « của dân, vì dân, do dân » chăng đầy đường phố, thì người dân, trên thực tế, chẳng có quyền gì. Mọi thứ đều bị áp từ trên xuống, và luật pháp cũng trở nên vô nghĩa. Áp lực của người dân chẳng có bất kỳ tác động nào đối với chính quyền.
Có thể lấy một ví dụ, giờ đây đã trở nên quá nổi tiếng : Hiến pháp 2013. Bất chấp phản đối của một số lượng đông đảo trí thức và nhân dân đòi hủy bỏ điều 4 và một số điều khác, chính quyền vẫn giữ nguyên quyết định, đồng thời Quốc hội cương quyết không thông qua quyền trưng cầu dân ý, quyền lập hội, lập báo chí tư nhân… dù tất cả đều đã có quy định trong Hiến pháp.
Một ví dụ gần đây nhất : Công trình tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ do đích thân phó Thủ tướng ký duyệt, ngay khi đưa ra đã gặp phải cơn bão tố phản ứng của dư luận. Đến mức một người vốn rất bình tĩnh và thận trọng trong phát ngôn như ông Ngô Bảo Châu cũng phải thốt lên : « hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh ». Những người có lý trí bình thường đều đồng tình với ông Châu, vì người ta không thể hiểu được tại sao lại chi một khoản tiền khổng lồ như thế cho một việc vô bổ như thế, trong khi « trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang », như ông Châu nói. Dĩ nhiên, đối với những đầu óc bình thường thì quả là thần kinh khi ký một cái quyết định như thế trong điều kiện một đất nước nợ nần chồng chất, dân đói nghèo, ngoại bang đe dọa không có phương tiện chống trả.
Tuy nhiên, cơn bão phẫn nộ của người dân không mảy may tác động đến chính phủ Việt Nam. Mấy ngày sau, công trình 1400000000 được thông qua trong sự khốn cùng của dân chúng.
Điều cần phải so sánh ở đây là : bức ảnh chụp cậu bé Alan Kurdi làm lay động trái tim của các chính khách Châu Âu và quyết định của họ làm thay đổi số phận của những người di cư. Trong vụ tượng đài, rất nhiều bức ảnh thương tâm về trẻ em Việt Nam trong cảnh nghèo đói được lan truyền trên mạng, nhưng những người làm chính trị ở Việt Nam không mảy may động lòng. Sống chết mặc bay, thái độ của chính phủ đối với nhân dân của mình là như thế đấy. Có so sánh như vậy mới thấy được chính phủ này độc ác và tàn nhẫn đến mức nào.
Hình ảnh cậu bé nằm trên bãi biển này đã khiến trái tim của các chính trị gia Châu Âu rung động và làm thay đổi số phận của những người di cư.
Hình ảnh hai em bé ngủ trên nền đất lạnh này không gợi lên chút thương cảm nào trong lòng những người làm chính trị ở Việt Nam, trái lại còn khiến họ sắt đá hơn. Bao giờ các em mới có một chỗ ngủ của con người ?
Đi vòng vèo mãi bây giờ mới đến đích : RFA thôi hợp đồng với Lê Diễn Đức, theo đúng như lời ông Đức cho biết trên BCC, là do "bị áp lực dư luận rất nặng nề". RFA không bị áp lực từ chính phủ Mỹ hay từ Bộ Văn hóa Mỹ hay từ bất kỳ Bộ nào, cấp nào từ bên trên.
Ông Đỗ Văn Hùng bị báo Thanh niên thu hồi thẻ nhà báo theo quyết định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. Một bên là do áp lực của người dân từ dưới lên. Một bên là do quyết định của lãnh đạo đưa thẳng từ trên xuống.
Ông Lê Diễn Đức có thể lên BBC phát biểu, có thể cộng tác với bất kỳ tờ báo nào ông muốn và nếu họ cũng muốn cộng tác với ông, ông có thể lập ra một tờ báo của riêng ông, thậm chí ông có thể nhờ pháp luật can thiệp nếu cần.
Ông Đỗ Văn Hùng im lặng. Điều này có thể hiểu được, bởi chẳng có luật pháp nào bảo vệ ông. Ông chỉ có thể lên tiếng khi có một số lượng lớn các đồng nghiệp ủng hộ ông. Nhưng ông không có sự ủng hộ, ông chỉ nhận được sự lên án hoặc kết tội, một cái tội mà ông không có. Ông có thể sẽ bị mất thẻ nhà báo và suốt đời không được hành nghề một cách chính thức. Nếu muốn tiếp tục hành nghề, ông phải ngoan ngoãn « nhận lỗi », cái lỗi mà ông không có. Còn đâu phẩm giá, còn đâu tự do cho ông Hùng ?
Đây là một diễn giải mang tính chất cá nhân, một quan điểm cá nhân mà tôi cảm thấy cần phải trình bày, lần này là do « áp lực từ dưới lên » của một người bạn thân thiết.
Paris, 11/9/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
No comments:
Post a Comment