Tuesday, October 13, 2015
VĂN QUANG * CÔNG NHÂN VIỆT NAM
Công nhân Việt Nam sống dưới mức nghèo khổ
VĂN QUANG
(VienDongDaily.Com
- 09/10/2015)
Tại hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để
hội nhập và phát triển giai đoạn 2015 -2035” do Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức
sáng 28/8, bao trùm bầu không khí là những quan ngại về nguy cơ tụt hậu của đất
nước so với khu vực và trên thế giới, những vấn đề của mô hình tăng trưởng hiện
nay, nút thắt của thể chế…
Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Nam Hàn năm 1982.
VĂN QUANG
Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Nam Hàn năm 1982.
VĂN QUANG
Rất nhiều hội nghị đến “hội thảo” ở đủ các cấp bàn về lương tối thiểu (LTT) của công nhân VN
hiện nay, nhưng kết quả là gì? Người công nhân vẫn sống dưới mức nghèo
khổ, mòn mỏi theo năm tháng. Trong khi các ông chủ vẫn cứ ngày một giàu
lên, khi cầnthì “chạy làng” quỵt lương thợ, mặc cho cả gia đình họ chết
đói. Gần đây nhất, ông Koo Sun Heau, Giám đốc Công ty Keo Hwa Vina (100%
vốn Hàn Quốc; xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP Sài Gòn), đã bỏ về
nước khi đang nợ hơn 6,2 tỉ đồng tiền lương của 1.073 công nhân (CN) và
hơn 13 tỉ đồng tiền Bảo hiểm xã hội (BHXH). Tổng giá trị tài sản bao gồm
tiền cho thuê nhà xưởng, máy móc, nguyên phụ liệu, hàng hóa… ông Koo
Sun Heau để lại ước khoảng hơn 10 tỉ đồng.
Các cơ quan chức năng địa phương đang hướng dẫn CN khởi kiện đòi quyền lợi song CN lo lắng không biết khi tòa án xét xử, liệu số tiền đến tay CN còn được mấy đồng?Các cơ quan đá đi đá lại, công nhân trắng tayĐiều CN lo lắng không phải không có cơ sở khi chứng kiến CN Công ty Kyung Sung Vina (cũng đóng trên địa bàn huyện Hóc Môn) lâm vào cảnh tương tự. Tròn 2 năm kể từ khi xảy ra vụ việc, hơn 180 CN Công ty Kyung Sung Vina vẫn chưa nhận được đồng nào! Ông Huỳnh Văn Tuấn, Chủ tịchLĐLĐ huyện Hóc Môn, cho biết vào thời điểm giám đốc Công ty Kyung Sung Vina bỏ trốn, công ty nợ CN gần 1 tỉ đồng tiền lương, BHXH. Lúc đó, số tài sản của công ty ước tính giá trị cũng xấp xỉ 1 tỉ đồng. Thế nhưng, do thủ tục, quy trình khởi kiện mất quá nhiều thời gian, nay tòa xử xong mà số tài sản vẫn chưa được thanh lý (tức là bán đi để trả nợ lương công nhân) khiến máy móc xuống cấp, giá trị cũng giảm; chưa kể chính quyền địa phương phải chi khoản tiền không nhỏ để thuê chỗ chứa số máy móc này. “Cách đây 1 năm, trong lần định giá đợt 1 của cơ quan thi hành án, số máy móc có giá 875 triệu đồng.
Nhưng trong lần định giá mới đây, số tài sản này chỉ còn hơn 600 triệu đồng. Không biết đến khi thanh lý xong, số tiền thu về còn được bao nhiêu?” Cũng vì chứng kiến thực tế nêu trên nên khi sự việc xảy ra tại Công ty Keo Hwa Vina, các cơ quan chức năng địa phương đã đề nghị một số giải pháp giải quyết linh động nhằm bảo đảm quyền lợi cho CN nhưng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Sài Gòn không đồng ý mà yêu cầu phải làm đúng quy trình như vụ việc tại Công ty Kyung Sung Vina. Anh Phạm Văn Châu, CN Công ty Keo Hwa Vina, buồn rầu: “Giám đốc bỏ trốn, tôi vừa mất lương vừa không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, vợ tôi sinh con cũng không được hưởng chế độ thai sản”. Thế là trắng tay. Các quan đá đi đá lại với cái cơ sở đã rống tuyếch đó, nào là quy trình, nào là chờ đợi lệnh thi hành án, cho đến khi cái cơ sở đó chẳng còn giá trị nữa. Công nhân đành bó tay. Có mà kiện củ khoai.
Các cơ quan chức năng địa phương đang hướng dẫn CN khởi kiện đòi quyền lợi song CN lo lắng không biết khi tòa án xét xử, liệu số tiền đến tay CN còn được mấy đồng?Các cơ quan đá đi đá lại, công nhân trắng tayĐiều CN lo lắng không phải không có cơ sở khi chứng kiến CN Công ty Kyung Sung Vina (cũng đóng trên địa bàn huyện Hóc Môn) lâm vào cảnh tương tự. Tròn 2 năm kể từ khi xảy ra vụ việc, hơn 180 CN Công ty Kyung Sung Vina vẫn chưa nhận được đồng nào! Ông Huỳnh Văn Tuấn, Chủ tịchLĐLĐ huyện Hóc Môn, cho biết vào thời điểm giám đốc Công ty Kyung Sung Vina bỏ trốn, công ty nợ CN gần 1 tỉ đồng tiền lương, BHXH. Lúc đó, số tài sản của công ty ước tính giá trị cũng xấp xỉ 1 tỉ đồng. Thế nhưng, do thủ tục, quy trình khởi kiện mất quá nhiều thời gian, nay tòa xử xong mà số tài sản vẫn chưa được thanh lý (tức là bán đi để trả nợ lương công nhân) khiến máy móc xuống cấp, giá trị cũng giảm; chưa kể chính quyền địa phương phải chi khoản tiền không nhỏ để thuê chỗ chứa số máy móc này. “Cách đây 1 năm, trong lần định giá đợt 1 của cơ quan thi hành án, số máy móc có giá 875 triệu đồng.
Nhưng trong lần định giá mới đây, số tài sản này chỉ còn hơn 600 triệu đồng. Không biết đến khi thanh lý xong, số tiền thu về còn được bao nhiêu?” Cũng vì chứng kiến thực tế nêu trên nên khi sự việc xảy ra tại Công ty Keo Hwa Vina, các cơ quan chức năng địa phương đã đề nghị một số giải pháp giải quyết linh động nhằm bảo đảm quyền lợi cho CN nhưng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Sài Gòn không đồng ý mà yêu cầu phải làm đúng quy trình như vụ việc tại Công ty Kyung Sung Vina. Anh Phạm Văn Châu, CN Công ty Keo Hwa Vina, buồn rầu: “Giám đốc bỏ trốn, tôi vừa mất lương vừa không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, vợ tôi sinh con cũng không được hưởng chế độ thai sản”. Thế là trắng tay. Các quan đá đi đá lại với cái cơ sở đã rống tuyếch đó, nào là quy trình, nào là chờ đợi lệnh thi hành án, cho đến khi cái cơ sở đó chẳng còn giá trị nữa. Công nhân đành bó tay. Có mà kiện củ khoai.
Nguy cơ tụt hậu của
VNTại hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát
triển giai đoạn 2015 -2035” do Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức sáng
28/8, bao trùm bầu không khí là những quan ngại về nguy cơ tụt hậu hậu
của đất nước so với khu vực và trên thế giới, những vấn đề của mô hình
tăng trưởng hiện nay, nút thắt của thể chế…Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm
nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mứcGDP bình quân đầu
người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm2008,
Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.Ông Nguyễn Đình Cung – Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định nền
kinh tế Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu lớn.
Phải thay đổi về
chính trịTiến sĩ Võ Đại Lược cho hay tình hình kinh tế đang phức tạp.
Ông nói: “Ở thời điểm hiện nay, muốn giải quyết thực sự vấn đề thì
chuyện không phải là kinh tế mà phải chính trị, phải có sự đổi mới về tư
duy quan điểm phát triển, từ đó đổi mới thể chế”. Đồng quan điểm, ông
Trương Đình Tuyển khẳng định để thể chế kinh tế tốt lên, phải cảicách
chính trị, từ đó xây dựng xã hội hiện đại dựa trên ba nội dung: kinh tế
thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng cho rằng tuy kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhưng có sự thật là năng lực cạnh tranh đang kém hơn các nước, gây nên mối nguy trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. “Hội nhập là cạnh tranh, nếu không cạnh tranh được thì chúng ta thất bại”. Rõ ràng sự đổi mới về thể chế là tiền đề chính trong phát triển kinh tế. Sự đổi mới về chính trị, về quan điểm ở tất cả mọi mặt mới mang lại bộ mặt mới cho cuộc sống của toàn dân. Còn nếu cứ khư khư ôm lấy cái tư duy cũ xì, cái quan niệm đã quá lạc hậu trên toàn thế giới thì chỉ làm khổ nhân dân mà thôi.Hãy nhìn vào cuộc sống thực tế của những người có công ăn việc l cơ tụt hậu lớn.Phải thay đổi về chính trịTiến sĩ Võ Đại Lược cho hay tình hình kinh tế đang phức tạp.
Ông nói: “Ở thời điểm hiện nay, muốn giải quyết thực sự vấn đề thì chuyện không phải là kinh tế mà phải chính trị, phải có sự đổi mới về tư duy quan điểm phát triển, từ đó đổi mới thể chế”. Đồng quan điểm, ông Trương Đình Tuyển khẳng định để thể chế kinh tế tốt lên, phải cảicách chính trị, từ đó xây dựng xã hội hiện đại dựa trên ba nội dung: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng cho rằng tuy kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhưng có sự thật là năng lực cạnh tranh đang kém hơn các nước, gây nên mối nguy trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. “Hội nhập là cạnh tranh, nếu không cạnh tranh được thì chúng ta thất bại”. Rõ ràng sự đổi mới về thể chế là tiền đề chính trong phát triển kinh tế. Sự đổi mới về chính trị, về quan điểm ở tất cả mọi mặt mới mang lại bộ mặt mới cho cuộc sống của toàn dân. Còn nếu cứ khư khư ôm lấy cái tư duy cũ xì, cái quan niệm đã quá lạc hậu trên toàn thế giới thì chỉ làm khổ nhân dân mà thôi.Hãy nhìn vào cuộc sống thực tế của những người có công ăn việc lchứ chưa nói đến người thất nghiệp.Sống dưới mức tối thiểu, bữa sáng chỉ là 1 trái bắp luộc
Công nhân Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận TP Sài Gòn và khu công nghiệp (KCN) Tân Tạo, mua thức ăn sáng trước giờ làm việc sẽ cho chúng ta một góc nhìn chân thực về đời sống công nhân ở thành phố lớn nhất nước hiện nay (theo báo Người Lao Động)Bắp luộc với giá 3.000 đồng/trái là món ăn sáng quen thuộc của nhiều công nhân (CN). Chị Nguyễn Thị Thu Thủy, CN một doanh nghiệp vốn nước ngoài tại KCX Tân Thuận cho biết, giá một trái bắp như vậy là vừa với túi tiền vốn đã eo hẹp của số đông CN. - Chị Thủy nói: “Lót dạ từ 1 trái bắp, tụi em có thể cầm cự đến giờ cơm trưa. Biết là không đủ dinh dưỡng nhưng tụi em không có sự lựa chọn nào khác”, Khoai lang, khoai mì và chuối cũng là “lựa chọn hàng đầu” của số đông công nhân trước khi vào ca. Giá cả khá rẻ, chỉ từ 3.000 đến 5.000 đồng/bịch (3-4 củ khoai).Anh Tuấn một người bán khoai lang ở KCX Tân Thuận cho biết, dù bán rất rẻ nhưng vẫn có công nhân “kỳ kèo trả giá".
Anh Tuấn cho biết: “Thu nhập bấp bênh khiến họ ddè sẻn đủ thứ. Nói thật, ăn vài ba củ khoai lang thì làm sao có sức làm việc, chưa nói còn rất hại cho sức khỏe về lâu dài”.Chuối chiên với giá từ 3.000 đến 5.000 đồng/miếng cũng nằm trong menu sáng của công nhân. Chị Thảo, một nữ công nhân cho biết ăn đồ mỡ dầu vào buổi sáng là khôngnên nhưng ăn khoai lang, khoai mì hoài cũng ngán. Thảo chua chát nói: “Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác”!Phải làm thêm mới đủ sốngHãy nhìn cuộc sống thật của người công nhân.
Anh Nguyễn Văn Hải, công nhân (CN) Công ty TNHH Xây dựng Đức Khải (quận Thủ Đức, TP Sài Gòn), vội vàng ch vội vàng chạy về nhà trọ. Anh Hải và 2 người bạn thân lại hấp tấp ra đi nhận làm phụ hồ để có thêm chút tiền mới đủ sống.Công việc phụ hồ kéo dài từ 17 đến 21 giờ mỗi ngày, giúp Hải và 2 người bạn kiếm được 250.000 đồng/người/mỗi lần. Hải nói anh may mắn khi có việc làm thêm bởi rất nhiều đồng nghiệp khác cùng công ty rất muốn cải thiện thu nhập sau giờ làm nhưng không có cơ hội. - Hải thở dài: “Đồng lương CN của tôi chưa đến 5 triệu đồng trong khi lương CN may của vợ chỉ hơn 4 triệu đồng/tháng, dù dè sẻn hết mức nhưng cuộc sống hết sức chật vật.
Chi phí thuê nhà trọ, điện nước, kể cả khoản tiền gửi về quê phụ giúp ba mẹ nuôi 2 con ngốn hết thu nhập nên tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Nếu không làm thêm, nói thật vợ chồng em khó trụ lại TP”.Cách nhà vợ chồng Hải ở không xa, cuộc sống gia đình anh Ngô Văn Nam và chị Nguyễn Thị Hương cũng chẳng khá hơn. Chị Hương là CN Công ty Liêm Trinh (thị xThuận An, tỉnh Bình Dương), còn anh Nam là CN của một doanh nghiệp nhà nước. Hương cho biết tổng thu nhập của vợ chồng chị hơn 9 triệu đồng và dù đã chi tiêu tằn tiện nhưng vẫn không có dư. Tiền nhà, điện, nước, tiền học của 2 đứa con nhỏ... gần như nuốt trọn tiền lương hằng tháng của anh chị. Thương vợ con phải sống trong cảnh thiếu thốn nên ngoài giờ làm việc, anh Nam bươn chải đủ nghề để kiếm thêm tiền. Làm bốc vác và chạy xe ôm là lựa chọn của anh.
Anh Nam kể: “Nhiều hôm phải vác bao hàng nặng cả trăm ký trên vai khiến tôi rất đau nhức, cả đêm không ngủ được. Làm bốcvác tuy cực khổ, có hôm đến 2 giờ mới về nhưng bù lại tôi kiếm được 150.000-200.000 đồng. Số tiền này cũng đủ chi tiêu lặt vặt cho gia đình. Mình là trụ cột trong nhà thì phải chịu khó cáng đáng, chỉ mong vợ con bớt khổ”. Những ngày không có hàng, anh Nam chạy xe ôm lòng vòng quanh KCN Sóng Thần để kiếm khách.Chỉ nhìn sơ qua đời sống quá cực nhọc củ hai gia đình CN thôi, bạn đã thấy cuộc sống của họ chẳng có gì bảo đảm cho con quyền con người được sống. Chắng có một giờ nghỉ ngơi. Chỉ cắm đầu cắm cổ làm và làm đú thứ việc nặng nhọc nhất.Vì thế tranh chấp lao động tập thể có chiều hướng ngày càng tăng.Ngừng việc tập thể để phản đđốiGần đây nhất, khoảng 13 chiều ngày 2-10, tại công ty Freewell – Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) đã xảy ra việc đình công của khoảng 4-5 ngàn công nhân của công ty. Nhiều công nhân cho biết, thời gian qua, không chỉ yêu cầu làm tăng ca và sắp xếp ra làm việc ở những xưởng độc hại, mànhững phụ nữ mang thai gần tới ngày sinh còn không được gia hạn hợp đồng làm việc.
Tại hội nghị sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm tổ chức sáng 30-9 vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Sài Gòn cho biết từ đầu năm đến nay, tại TP đã xảy ra 69 vụ tranh chấp lao động tập thể với 23.812 người tham gia.Ngoài ra, còn có 26 vụ ngừng việc tập thể với 105.781 người tham gia để phản đối điều60 Luật BHXH.Trong 2 lần đàm phán về lương tối thiểu (LTT), Tổng LĐLĐ Việt Nam kiên quyết “bảo lưu” mức đề xuất tăng 16,8%. Trưng ra kết quả khảo sát trung thực về đời sống CN, thông điệp mà tổ chức CĐ muốn gửi đến là đừng bao giờ để NLĐ tiếp tục sống mòn vớiLTT.Kết quả khảo sát thực tiễn cuộc sống NLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho thấy tiềnLTT mới đáp ứng 74%-75% mức sống tối thiểu. Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, khẳng định: “Việc LTT còn chênh lệch 25%-26% so với mức sống tối thiểu là không đúng với quy định của Bộ Luật Lao động. Tổ chức Công đoàn sẽ đấu tranh mạnh mẽ để NLĐ được bảo đảm quyền lợi theo quy định của Hiến pháp và pháp luật lao động”.
Tranh đấu với ai?Nhưng tranh đấu với ai, với nhà nước hay với doanh nghiệp? Khi DN kiên quyết bảo thủ “”Chúng tôi chỉ có thể trả số lương đó, trả thêm thì công ty lỗ vốn, phải đóng cửa,. công nhân lại thất nghiệp”. Từ thất nghiệp sẽ nẩy sinh vô số hậu quả tai hại. Trộm cướp, làm gái, không từ một thứ tệ nạn nào mà người ta không dám làm khi vợ đói, conđau và cũng vì các ông bà chủ vá đám quan tham quá giàu sang nghênh ngang trước mắt thiên hạ. Chính phủ cũng “thua”, chẳng làm gì được. Thế là những hội thảo, hội nghị và những lời hứa hẹn cũng bay theo gió. Chỉ còn anh công nhân ở lại với nỗi lo muôn thuở, nỗi đắng muôn đời. Văn Quang – 09-10-2015Hình: 01- Hơn 1.000 CN khốn đốn vì bị nợ gần 20 tỉ đồng tiền lương và bảo hiểm xã hội02- Hai nữ công nhân mua khoai mì trước lúc vào làm việc03- Chuối chiên cũng nằm trong menu sáng của công nhân04- Một bữa cơm của công nhân KCN Thăng Long05- Hàng ngàn công nhân tại công ty Freewell đình công 06- Công nhân ngừng việc tập thể để phản đối điều 60 Luật bảo hiểm xã hội07- Cụ già lặn lội mưu sinh trên đườường phố
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng cho rằng tuy kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhưng có sự thật là năng lực cạnh tranh đang kém hơn các nước, gây nên mối nguy trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. “Hội nhập là cạnh tranh, nếu không cạnh tranh được thì chúng ta thất bại”. Rõ ràng sự đổi mới về thể chế là tiền đề chính trong phát triển kinh tế. Sự đổi mới về chính trị, về quan điểm ở tất cả mọi mặt mới mang lại bộ mặt mới cho cuộc sống của toàn dân. Còn nếu cứ khư khư ôm lấy cái tư duy cũ xì, cái quan niệm đã quá lạc hậu trên toàn thế giới thì chỉ làm khổ nhân dân mà thôi.Hãy nhìn vào cuộc sống thực tế của những người có công ăn việc l cơ tụt hậu lớn.Phải thay đổi về chính trịTiến sĩ Võ Đại Lược cho hay tình hình kinh tế đang phức tạp.
Ông nói: “Ở thời điểm hiện nay, muốn giải quyết thực sự vấn đề thì chuyện không phải là kinh tế mà phải chính trị, phải có sự đổi mới về tư duy quan điểm phát triển, từ đó đổi mới thể chế”. Đồng quan điểm, ông Trương Đình Tuyển khẳng định để thể chế kinh tế tốt lên, phải cảicách chính trị, từ đó xây dựng xã hội hiện đại dựa trên ba nội dung: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng cho rằng tuy kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhưng có sự thật là năng lực cạnh tranh đang kém hơn các nước, gây nên mối nguy trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. “Hội nhập là cạnh tranh, nếu không cạnh tranh được thì chúng ta thất bại”. Rõ ràng sự đổi mới về thể chế là tiền đề chính trong phát triển kinh tế. Sự đổi mới về chính trị, về quan điểm ở tất cả mọi mặt mới mang lại bộ mặt mới cho cuộc sống của toàn dân. Còn nếu cứ khư khư ôm lấy cái tư duy cũ xì, cái quan niệm đã quá lạc hậu trên toàn thế giới thì chỉ làm khổ nhân dân mà thôi.Hãy nhìn vào cuộc sống thực tế của những người có công ăn việc lchứ chưa nói đến người thất nghiệp.Sống dưới mức tối thiểu, bữa sáng chỉ là 1 trái bắp luộc
Công nhân Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận TP Sài Gòn và khu công nghiệp (KCN) Tân Tạo, mua thức ăn sáng trước giờ làm việc sẽ cho chúng ta một góc nhìn chân thực về đời sống công nhân ở thành phố lớn nhất nước hiện nay (theo báo Người Lao Động)Bắp luộc với giá 3.000 đồng/trái là món ăn sáng quen thuộc của nhiều công nhân (CN). Chị Nguyễn Thị Thu Thủy, CN một doanh nghiệp vốn nước ngoài tại KCX Tân Thuận cho biết, giá một trái bắp như vậy là vừa với túi tiền vốn đã eo hẹp của số đông CN. - Chị Thủy nói: “Lót dạ từ 1 trái bắp, tụi em có thể cầm cự đến giờ cơm trưa. Biết là không đủ dinh dưỡng nhưng tụi em không có sự lựa chọn nào khác”, Khoai lang, khoai mì và chuối cũng là “lựa chọn hàng đầu” của số đông công nhân trước khi vào ca. Giá cả khá rẻ, chỉ từ 3.000 đến 5.000 đồng/bịch (3-4 củ khoai).Anh Tuấn một người bán khoai lang ở KCX Tân Thuận cho biết, dù bán rất rẻ nhưng vẫn có công nhân “kỳ kèo trả giá".
Anh Tuấn cho biết: “Thu nhập bấp bênh khiến họ ddè sẻn đủ thứ. Nói thật, ăn vài ba củ khoai lang thì làm sao có sức làm việc, chưa nói còn rất hại cho sức khỏe về lâu dài”.Chuối chiên với giá từ 3.000 đến 5.000 đồng/miếng cũng nằm trong menu sáng của công nhân. Chị Thảo, một nữ công nhân cho biết ăn đồ mỡ dầu vào buổi sáng là khôngnên nhưng ăn khoai lang, khoai mì hoài cũng ngán. Thảo chua chát nói: “Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác”!Phải làm thêm mới đủ sốngHãy nhìn cuộc sống thật của người công nhân.
Anh Nguyễn Văn Hải, công nhân (CN) Công ty TNHH Xây dựng Đức Khải (quận Thủ Đức, TP Sài Gòn), vội vàng ch vội vàng chạy về nhà trọ. Anh Hải và 2 người bạn thân lại hấp tấp ra đi nhận làm phụ hồ để có thêm chút tiền mới đủ sống.Công việc phụ hồ kéo dài từ 17 đến 21 giờ mỗi ngày, giúp Hải và 2 người bạn kiếm được 250.000 đồng/người/mỗi lần. Hải nói anh may mắn khi có việc làm thêm bởi rất nhiều đồng nghiệp khác cùng công ty rất muốn cải thiện thu nhập sau giờ làm nhưng không có cơ hội. - Hải thở dài: “Đồng lương CN của tôi chưa đến 5 triệu đồng trong khi lương CN may của vợ chỉ hơn 4 triệu đồng/tháng, dù dè sẻn hết mức nhưng cuộc sống hết sức chật vật.
Chi phí thuê nhà trọ, điện nước, kể cả khoản tiền gửi về quê phụ giúp ba mẹ nuôi 2 con ngốn hết thu nhập nên tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Nếu không làm thêm, nói thật vợ chồng em khó trụ lại TP”.Cách nhà vợ chồng Hải ở không xa, cuộc sống gia đình anh Ngô Văn Nam và chị Nguyễn Thị Hương cũng chẳng khá hơn. Chị Hương là CN Công ty Liêm Trinh (thị xThuận An, tỉnh Bình Dương), còn anh Nam là CN của một doanh nghiệp nhà nước. Hương cho biết tổng thu nhập của vợ chồng chị hơn 9 triệu đồng và dù đã chi tiêu tằn tiện nhưng vẫn không có dư. Tiền nhà, điện, nước, tiền học của 2 đứa con nhỏ... gần như nuốt trọn tiền lương hằng tháng của anh chị. Thương vợ con phải sống trong cảnh thiếu thốn nên ngoài giờ làm việc, anh Nam bươn chải đủ nghề để kiếm thêm tiền. Làm bốc vác và chạy xe ôm là lựa chọn của anh.
Anh Nam kể: “Nhiều hôm phải vác bao hàng nặng cả trăm ký trên vai khiến tôi rất đau nhức, cả đêm không ngủ được. Làm bốcvác tuy cực khổ, có hôm đến 2 giờ mới về nhưng bù lại tôi kiếm được 150.000-200.000 đồng. Số tiền này cũng đủ chi tiêu lặt vặt cho gia đình. Mình là trụ cột trong nhà thì phải chịu khó cáng đáng, chỉ mong vợ con bớt khổ”. Những ngày không có hàng, anh Nam chạy xe ôm lòng vòng quanh KCN Sóng Thần để kiếm khách.Chỉ nhìn sơ qua đời sống quá cực nhọc củ hai gia đình CN thôi, bạn đã thấy cuộc sống của họ chẳng có gì bảo đảm cho con quyền con người được sống. Chắng có một giờ nghỉ ngơi. Chỉ cắm đầu cắm cổ làm và làm đú thứ việc nặng nhọc nhất.Vì thế tranh chấp lao động tập thể có chiều hướng ngày càng tăng.Ngừng việc tập thể để phản đđốiGần đây nhất, khoảng 13 chiều ngày 2-10, tại công ty Freewell – Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) đã xảy ra việc đình công của khoảng 4-5 ngàn công nhân của công ty. Nhiều công nhân cho biết, thời gian qua, không chỉ yêu cầu làm tăng ca và sắp xếp ra làm việc ở những xưởng độc hại, mànhững phụ nữ mang thai gần tới ngày sinh còn không được gia hạn hợp đồng làm việc.
Tại hội nghị sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm tổ chức sáng 30-9 vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Sài Gòn cho biết từ đầu năm đến nay, tại TP đã xảy ra 69 vụ tranh chấp lao động tập thể với 23.812 người tham gia.Ngoài ra, còn có 26 vụ ngừng việc tập thể với 105.781 người tham gia để phản đối điều60 Luật BHXH.Trong 2 lần đàm phán về lương tối thiểu (LTT), Tổng LĐLĐ Việt Nam kiên quyết “bảo lưu” mức đề xuất tăng 16,8%. Trưng ra kết quả khảo sát trung thực về đời sống CN, thông điệp mà tổ chức CĐ muốn gửi đến là đừng bao giờ để NLĐ tiếp tục sống mòn vớiLTT.Kết quả khảo sát thực tiễn cuộc sống NLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho thấy tiềnLTT mới đáp ứng 74%-75% mức sống tối thiểu. Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, khẳng định: “Việc LTT còn chênh lệch 25%-26% so với mức sống tối thiểu là không đúng với quy định của Bộ Luật Lao động. Tổ chức Công đoàn sẽ đấu tranh mạnh mẽ để NLĐ được bảo đảm quyền lợi theo quy định của Hiến pháp và pháp luật lao động”.
Tranh đấu với ai?Nhưng tranh đấu với ai, với nhà nước hay với doanh nghiệp? Khi DN kiên quyết bảo thủ “”Chúng tôi chỉ có thể trả số lương đó, trả thêm thì công ty lỗ vốn, phải đóng cửa,. công nhân lại thất nghiệp”. Từ thất nghiệp sẽ nẩy sinh vô số hậu quả tai hại. Trộm cướp, làm gái, không từ một thứ tệ nạn nào mà người ta không dám làm khi vợ đói, conđau và cũng vì các ông bà chủ vá đám quan tham quá giàu sang nghênh ngang trước mắt thiên hạ. Chính phủ cũng “thua”, chẳng làm gì được. Thế là những hội thảo, hội nghị và những lời hứa hẹn cũng bay theo gió. Chỉ còn anh công nhân ở lại với nỗi lo muôn thuở, nỗi đắng muôn đời. Văn Quang – 09-10-2015Hình: 01- Hơn 1.000 CN khốn đốn vì bị nợ gần 20 tỉ đồng tiền lương và bảo hiểm xã hội02- Hai nữ công nhân mua khoai mì trước lúc vào làm việc03- Chuối chiên cũng nằm trong menu sáng của công nhân04- Một bữa cơm của công nhân KCN Thăng Long05- Hàng ngàn công nhân tại công ty Freewell đình công 06- Công nhân ngừng việc tập thể để phản đối điều 60 Luật bảo hiểm xã hội07- Cụ già lặn lội mưu sinh trên đườường phố
LÊ QUANG VINH * THẦY ĐẶNG NAM CƯỜNG
LTS
Tác giả bài này là Lê Quang Vinh, một nhà giáo hưu trí, kể lại những điều ông nghe trong thời sinh viên Đại Học Sư Phạm, Hà Nội, trong đó có vài chuyện về sự ngu dốt của mấy ông thầy dạy đại học miền Bắc. Đây là chi tiết có thực, rất thực "Đương thời, Cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã nổi tiếng với câu gán của người đời: "Giỏi tiếng Pháp để lừa người Pháp; giỏi tiếng An Nam để lừa người An nam" nên mới làm được sách này - Cụ Tập nói với tôi vậy đấy. Thế mà, các thầy dạy tôi hồi đại học thì lại dẫn câu ngược lại: “Giỏi tiếng Pháp để lừa người An nam; giỏi tiếng An Nam để lừa người Pháp". Tôi tin câu của cụ Tập, bởi có lý hơn; như thế học giả Nguyễn Văn Vĩnh mới thực sự tài hoa hơn người chứ (?).".
Tác giả bài này là Lê Quang Vinh, một nhà giáo hưu trí, kể lại những điều ông nghe trong thời sinh viên Đại Học Sư Phạm, Hà Nội, trong đó có vài chuyện về sự ngu dốt của mấy ông thầy dạy đại học miền Bắc. Đây là chi tiết có thực, rất thực "Đương thời, Cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã nổi tiếng với câu gán của người đời: "Giỏi tiếng Pháp để lừa người Pháp; giỏi tiếng An Nam để lừa người An nam" nên mới làm được sách này - Cụ Tập nói với tôi vậy đấy. Thế mà, các thầy dạy tôi hồi đại học thì lại dẫn câu ngược lại: “Giỏi tiếng Pháp để lừa người An nam; giỏi tiếng An Nam để lừa người Pháp". Tôi tin câu của cụ Tập, bởi có lý hơn; như thế học giả Nguyễn Văn Vĩnh mới thực sự tài hoa hơn người chứ (?).".
THẦY GIÁO ĐẶNG NAM CƯỜNG, CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI …
Nhà báo Lê Quang Vinh
Anh Đặng Nam Cường chúc mừng LQV tại đám cưới – Hà Nội, năm 1976.
Nền
giáo dục nước nhà vốn có sẵn những thầy giáo rất tài năng – nhất là
những người được học hành tử tế dưới “chế độ cũ”, như trường Bưởi trước
năm 1954 ở Hà Nội. Thầy giáo Đặng Nam Cường là trong số đó. Nhưng rất
không may cho Thầy Cường là do “thành phần tư sản” ở phố cổ Hà Nội, nên
suốt cả cuộc đời,người thầy tài năng ấy không được chế độ trọng
dụng, thầy thành “của bỏ đi”. Giỏi 3 ngoại ngữ Anh - Pháp - Nga, dạy Hóa
học xuất sắc từ vùng bom đạn ác liệt ở Hà Tĩnh những năm chiến tranh
phá hoại của Mỹ, rồi Ninh Giang – Hải Dương…thầy âm thầm, lặng lẽ bên
đồng nghiệp như một người “dị biệt”! Nhà báo Lê Quang Vinh kể với ta
về một người thầy như vậy...
Trường Cấp III Ninh Giang (tỉnh Hải Dương) hồi những năm tháng sơ tán
tại xã Hồng Dụ, có mấy gian nhà tập thể khung gỗ nhưng lại lợp lá cọ
hoặc cói. Đa phần vách đất trộn rơm rạ, chỉ ba dãy nhà hình chữ U ở khu
Văn phòng trước “vườn cam các cụ” là bằng “toóc xi” (vôi vữa trát lên
phên tre). Khi chuyển về nơi mới thị trấn Ninh Giang, năm đầu tiên thầy
cô giáo vẫn ở trong các gian nhà lợp nứa. Không biết những năm sau còn
thế nữa hay không, vì tôi đã chuyển đi rồi.
Vui nhất ở nơi trường mới là việc phân các cặp thầy cô “chưa có gia
đình” ở chung với nhau, mỗi gian phải ghép hai người, nam theo nam nữ
theo nữ. Nguyên tắc là tổ nào ghép tổ đấy. Các tổ trưởng chuyên môn thì
mỗi người một phòng, bởi còn là nơi “sinh hoạt tổ” hằng tuần. Oái oăm
cho năm đó là tổ Lý - Hóa (hình như cả môn Sinh vật nữa ?), không ghép
được ai vào ở chung với anh Đặng Nam Cường – giáo viên dạy môn Hóa học.
Ai cũng đều “sợ” tính anh ấy quá “cẩn thận” (thực ra họ sợ anh “khó
tính” đấy thôi). Trước đây, hồi còn ở Hồng Dụ, anh Cường rất sướng là
luôn ở “thừa tiêu chuẩn”, cũng vì không điều được ai vào cùng phòng với
anh. Nhưng nếu “bí” là gửi được (giáo viên) vào ở nhà dân, còn nay về
thị trấn Ninh Giang, không thể thế được. Nên chả hiểu thế nào, người ta
lại “điều” tôi từ tổ Văn sang ở chung với anh Đặng Nam Cường, rất chi là
trái… "nguyên tắc” đề ra (?). Có lẽ hồi ấy hình như tôi luôn được coi
là “giáo viên cá biệt” thì phải (trong giảng dạy cả trong sinh hoạt),
nên "thừa", "thiếu" chỗ nào là nhét bừa vào chỗ đó cho gọn việc là
được. Nhưng hóa ra “may hơn khôn”, năm đó tôi lại được ở với một
người…"dễ tính nhất hành tinh"!
Ngày đầu tiên ở chung, anh Đặng Nam Cường còn mời tôi cùng ăn "cơn
chung” với anh ấy – tức là ăn “cá thể” với nhau. Lãnh đạo và Công đoàn
nhà trường không khuyến khích kiểu này, vì như vậy là “không có tinh
thần xây dựng bếp ăn tập thể”. Nếu một mình, đương nhiên là tôi “hổng
dám” rồi! Thế nên riêng được ăn uống theo anh Cường, tôi đã sướng rơn
lên. Chỉ mấy tháng sau về nhà, mẹ tôi nói là dạo này con… “béo ra”.
Chẳng biết có phải thế không.
Phòng anh Cường ở, chỗ nào cũng chất ngất sách vở, báo chí, họa báo –
rặt của nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh tiếng Pháp và tiếng Nga. Để
trên giá sách bằng tre nơi vách cao là một dãy các cuốn Đại tự điển - Tự
vị (Grand Larousse), Tiểu tự điển (Petit Larousse); Bách khoa toàn thư
(Encyclope'die); các loại Từ điển: Anh, Anh – Việt, Anh – Pháp; Pháp,
Pháp – Việt; Nga, Nga – Việt; Nga – Anh, Nga - Pháp…Cuốn nào cũng được
bọc giấy báo hoặc nylon bảo quản trông như của… “hồi môn”. Hồi ấy, mỗi
lần về Hà Nội, anh Cường thường tới hàng một bà đồng nát (lâu ngày đã
thành "khách quen") để mua sách báo cũ. Nguồn “cung” là do các tòa đại
sứ quán tuồn ra bằng con đường “giấy lộn”. Mỗi chuyến lên xuống Hà Nội –
Ninh Giang, lúc nào anh cũng mang cả túi du lịch sách báo cũ, bánh mỳ.
Bánh mỳ của Nhà máy bánh mỳ Tân Mai (Nhà nước) to và ngon lắm. Ở các
điểm bán bánh mỳ Tân Mai, bà con sắp hàng mua theo tem phiếu rất đông.
Một hôm, từ Hà Nội về; vừa đặt chiếc túi du lịch lên
giường, anh Cường đã lôi một cuốn sách bằng tiếng Pháp ra đọc ngấu
nghiến. Tôi đang nấu cơn, nồi rau cùng mấy quả trứng vịt đã chín, đến
khi bày ra ăn rồi, anh vẫn chưa chịu gập cuốn sách. Tôi hỏi: “cuốn gì
thế” ? Anh trả lời: “Faust”! Tôi dừng đôi đũa, quay sang bên anh và đưa
mắt vào trang sách anh Cường đang đọc, với vẻ tò mò. Vì hồi học trong
trường (Khoa Ngữ văn – ĐH Sư phạm Hà Nội), tôi từng học tới tác phẩm này
nhưng chưa bao giờ được nhìn hoặc sờ mó tới tác phẩm văn học vĩ đại đó.
Đang chưa hiểu “chi mô” thì cụ Tập ở bến xe vào chơi. Cụ Tập đến đúng
bữa, nên anh Cường liền mở chai rượu nút “lá chuối” ra mời cụ. Thế là
“cuộc rượu” giữa ba ông con diễn ra không hẹn trước mà thật chan chứa
tình thân. Rượu vào, anh Cường được tiếp thêm "men hứng" nên vừa đọc vừa
phân tích rành rọt về vở kịch thơ Faust của Goethe.
Anh cao giọng: “Faust là tác phẩm kịch của của thi sĩ - nhà soạn kịch -
tiểu thuyết gia - nhà khoa học - chính khách - nhà tiết học Đức lỗi
lạc Johann Wolfgang Goethe (1749-1832). Tác phẩm gồm hai phần, phần I
được xuất bản vào năm 1806, phần II được Goethe nhận sắc và hoàn thành
vào năm 1832, trước khi tác giả từ giã cõi đời.
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Faust, một học giả thông minh, tài
giỏi trong chế độ phong kiến, là một người luôn miệt mài nghiên cứu khoa
học. Phòng làm việc của chàng là hàng lô những dụng cụ nghiên cứu và
sách vở chất đến trần nhà. Faust đã học qua tất cả các khoa của trường
đại học, đỗ tiến sĩ và làm giáo sư mười năm liền. Danh tiếng lừng lẫy,
song kiểm điểm lại chàng thú nhận mình vẫn "thông minh như cũ" và những
hiểu biết của chàng quá hữu hạn so với bao điều bí mật chưa tìm ra được
trong vũ trụ. Sách vở nhà trường không giúp chàng hiểu được cội nguồn
của vạn vật và những mối quan hệ bên trong của chúng. Chàng chán ngấy
lối học kinh viện trong trường đại học với những "lý thuyết màu xám
ngắt", muốn rời bỏ nó để tìm về "cây vàng của cuộc đời tươi xanh". Đã có
lúc chàng định uống thuốc độc tự tử”...
Tôi rất muốn anh Cường tìm đọc cho nghe lại “Màn độc thoại” của Faust.
Cụ Tập “tớp” cạn ly rượu, liền giành lấy cuốn sách chiều tôi. Rồi với
giọng “cực khan”, Cụ đọc như “ngâm” với âm điệu của “thơ Tây” lúc trầm
lúc bổng, thật giống cha xứ trong nhà thờ giảng kinh. Tôi nghe khoái
lắm.
Cuối Thu năm 1976, biết tôi cưới vợ là Bác sĩ Phan Thị Xuân Hương; anh
Đặng Nam Cường đến dự “tiệc trà” (bánh kẹo chứ không ăn uống như bây
giờ) tại nhà riêng ở số 3 phố Hàng Chuối – Hà Nội. Anh tặng tôi một món
quà cưới đựng trong chiếc phong bì viền vạch xanh đỏ. Ngày ấy, không ai
người ta tặng “phong bì” (tiền), nên tôi không đoán được gì. Anh dặn:
“Tặng Vinh – Hương cái này, trước khi đi ngủ, mới mở nhé”. (Anh tránh
dùng thêm từ “đọc” nên tôi càng không biết). Nghe lời anh, khi vợ chồng
tôi mở bì thư ra thì thấy có một trang giấy trắng kẻ dòng, loại giấy học
trò “năm hào hai”, chữ chép tay bằng mực “Cửu Long”. Nội dung là “Màn độc thoại của Faust”. Trong đó có câu nổi tiếng thành triết lý xưa nay tầm nhân loại: “Lý thuyết thì xám xịt, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”.Thật
quý và độc đáo. Đêm tân hôn, đôi vợ chồng trẻ còn được thưởng thức lời
hay ý đẹp của một nhân tài kiệt xuất - Johann Wolfgang Goethe. Chúng tôi
chìm vào thế giới của bao ước mơ và dự định đang chờ sẵn, cùng lời nhắn
nhủ của người anh thân thương: xây dựng một cuộc sống thực sự hạnh phúc
(có thật) trên đời…
Nhớ lại hình ảnh của cụ Tập làm “bảo vệ” và “giữ trậ tự” ở
bến xe Ninh Giang xưa, bây giờ có thể gọi là “Lá lành” của “VTV24”.
Ông làm thế nhưng chả lương hướng gì (“ăn cơn nhà, vác tù và hàng
tổng”). Ông cụ gầy đét, áo quần rách rưới, ai ngồi gần cũng sợ; bởi họ
đồn là đang bị “ho lao” nặng nên giọng lúc nào cũng khản đặc. Cụ đã
ngoài 70 tuổi, vào thời đó là già lắm rồi thế mà tá túc ở bến xe cả đêm
lẫn ngày để làm việc “không công”. Tôi và cả anh Cường nữa, không biết
Cụ có vợ con không, vì chẳng bao giờ Cụ nói tới. Thầy cô giáo ở Hà Nội
và các tỉnh xa, mỗi lần về thăm nhà là phải ra nhờ cụ Tập xếp hàng để
mua vé cho. Xe mỗi ngày lên xuống Hà Nội – Ninh Giang hai chuyến nhưng
đông khách lắm, toàn là người buôn chuyến thôi nên lúc nào cũng phải
chen chúc rất khổ sở. Cụ Tập giỏi tiếng Pháp, thuộc nhiều thơ ngụ ngôn
của La-Phông-Ten. Tôi chết mê chết mệt khi cụ Tập uống rượu vào rồi đọc
liền mạch chuyện thơ “Chó sói và cừu” của Văn hào này.
Trước khi tôi chia tay Ninh Giang chuyền công tác, cụ Tập tặng tôi cuốn
sách “Truyện Kiều” song ngữ Pháp – Việt, do học giả Nguyễn Văn Vĩnh
biên soạn. Đương thời, Cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã nổi tiếng với câu gán của
người đời: "Giỏi tiếng Pháp để lừa người Pháp; giỏi tiếng An Nam để lừa người An nam" nên mới làm được sách này - Cụ Tập nói với tôi vậy đấy. Thế mà, các thầy dạy tôi hồi đại học thì lại dẫn câu ngược lại: “Giỏi tiếng Pháp để lừa người An nam; giỏi tiếng An Nam để lừa người Pháp".
Tôi tin câu của cụ Tập, bởi có lý hơn; như thế học giả Nguyễn Văn Vĩnh
mới thực sự tài hoa hơn người chứ (?). Cuốn Kiều song ngữ cũ này in hồi
“Pháp thuộc”. Rất tiếc nay nó đã thất lạc, nhưng không bao giờ tôi quên
được hình ảnh cụ Tập ở bến xe Ninh Giang những năm đầu thập kỷ 70 của
thế kỷ trước – thời xuân xanh của thầy giáo trẻ Lê Vinh…
Từ ngày ở chung cùng anh Cường, tôi hay “lục sự” anh đủ thứ mà rằn. Mỗi
lần thế, anh hay dở mấy cuốn “Tự vị” - Grand Laroussera (là dạng đại
“Bách khoa toàn thư” tiếng Pháp ấy), giảng giải cho tôi nghe. Lúc đầu
tôi cũng có hơi ái ngại, nhưng như thế anh Cường lại thích. Có lẽ tôi đã
“gãi đúng chỗ ngứa” của anh là luôn luôn tìm tòi, học hỏi mọi điều qua
sách báo. Thế nên, dần dà anh đâm ra quý chú em hay “vặn vẹo” này. Nhờ
anh Cường, tôi được “mở mắt” ra không biết bao nhiêu thứ ở nhiều nền văn
hóa (đông tây – kim cổ); nhiều kiến thức về địa lý, lịch sử, tự nhiên,
văn chương, âm nhạc, hội họa…trên hành tinh này. Tôi là "thầy Văn" nhưng
được ông "thầy Hóa"... “khai hóa” văn chương ra cho rất nhiều thứ
lắm…Thật nhớ ơn ông anh “khó tính” này.
Anh Đặng Nam Cường là học sinh Trường Bưởi thời Hà Nội còn bị Pháp
“tạm chiếm” trước năm 1954. Không biết hồi xa xưa dĩ vãng ấy, họ dạy dỗ
thế nào mà có được người học trò giỏi đều cả “tự nhiên” lẫn “xã hội”;
giỏi cả mấy sinh ngữ đến mức… “kỳ khôi” vậy?
Vào một buổi đã sang chiều rồi, nhưng còn oi bức lắm. Từ trưa đã không
ngủ ngáy gì được. Làm gì có điện đóm mà chạy quạt máy như bây giờ (tôi
nhớ là hè năm 1974). Anh Cường rủ tôi đi tắm sông. Tắm sông là “sở
trường” hồi nhỏ, nên tôi hào hứng nhảy dậy theo liền. Anh Cường có chiếc
xe đạp “Vĩnh Cửu” (Trung Quốc) sơn màu đen (hàng “kém phẩm chất” bởi bị
ngâm nước lâu ngày do trận lụt hồi năm 1971, mới được mua giá rẻ qua
“bắt thăm” do Công ty Thương nghiệp cấp 3 Ninh Giang của bà Hoàn bán
cho). Chiếc xe tuy “kém phẩm chất” nhưng còn tốt lắm, thế là anh đèo tôi
ngược một mạch từ Cống Sao (đoạn đê trước cửa bệnh viện huyện Ninh
Giang) lên tận bờ sông Luộc mạn xã Văn Giang, cách chừng mươi cây số
(đường đê), để tắm. Anh nói phải lên xa vậy nhằm tránh dầu mỡ luôn lềnh
phềnh ở phà Tranh cùng bến thuyền của Nhà máy xay Ninh Giang cạnh đấy
loang ra. Dọc đường, anh cứ thắc thỏm, tại sao (nhánh sông Hồng chảy qua
đây) tên là “Luộc” ? Bởi “Sông Luộc” nên ta cứ bị “luộc” mãi đất này
sao?... Anh luôn buồn bực, vì xin chuyển về Hà Nội mãi, nhưng chẳng bao
giờ đến phiên mình.
Ngụp lặn sông Luộc quánh đặc phù sa xong, hai anh em còn đi
lòng vòng mãi tận chiều tối. Vào đền "Mẫu Thỏa" (tức đền "Cây Sanh",
trên đường Trần Hưng Đạo - thị trấn Ninh Giang), gặp ông “thủ đền” tên
là Dậu, thân xác gầy tong teo. Ông thủ đền nằm trên phản gỗ, đang co
chân lấy hết sức bình sinh rít thuốc phiện khói bay nghi ngút. Cạnh mép
phản ông nằm là cô con gái bưng chiếc khay, trên đặt ấm nước trà nóng
đến "xé lưỡi", đứng đó chờ sẵn cho ông nhả khói xong là ngậm luôn vòi
uống. Nghe nói phải uống (liền vòi) nóng như thế mới "đã phê" (sướng
lắm). Cô con gái “rượu” của người cha (chắc là) “bất đắc chí” kia, tên
Phương (có một tên ở nhà nữa là Tường). Cô gái có nước da trắng trẻo nõn
nà, khuôn mặ bầu bĩnh xinh xắn; đã làm "chết đứng" hồn tôi. Trong đền,
trên tường phía cửa ra vào gian chính điện, treo một bức tranh có gam
màu trầm tối, “thâm u”; lại nổi rõ hình một người con gái áo trắng với
suối tóc buông dài trên lưng. Cô gái ở tư thế ngồi, khuôn mặt thẫn thờ,
dõi mắt nhìn ra phía hồ nước tĩnh lặng, xa xăm. Bức tranh mang vẻ đượm
buồn nhưng rất đẹp. Tôi đoán người trong tranh chính là hình mẫu của
chính cô Phương ngoài đời kia chăng? Tôi và anh Đặng Nam Cường lân la
hồi lâu, hỏi ra mới biết người đàn ông tiều tụy kia là tác giả của bức
họa. Được gặp người tài hoa trong hoàn cảnh này, lòng tôi trào dâng bao
cảm xúc (vui, buồn lẫn lộn). Bài thơ “Một chiều sông Luộc”, cứ thế tuôn trào ngay buổi hoàng hôn hôm “dã ngoại” đó...
Chỉ vài tháng sau, tôi chuyển về Hà Nội. Thế là bài thơ thành một ức
niệm dành tặng người anh, người đồng nghiệp rất đỗi thân thương - Thầy
giáo Đặng Nam Cường tài hoa mà như "ẩn dật" ở một chốn quê đang rất khát
thèm tri thức. Một chút “Hương chùa bay theo gió phân vân” này, chắc sẽ mãi trong lòng... Phải không người anh,người bạn tri âm yêu dấu?
MỘT CHIỀU SÔNG LUỘC
“Một buổi trưa không biết ở thời nào,
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao” (“Đi Giữa Đường Thơm” – Huy Cận)
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao” (“Đi Giữa Đường Thơm” – Huy Cận)
Anh với em hai ngọn sóng một dòng sông
Trưa lao xao nghe rõ tiếng lòng
Cơn gió chở hồn ta bao tâm sự.
Sông Luộc(*) ơi, với muôn điều xưa cũ
Dòng thời gian nặng đỏ nỗi lòng anh
Và màu xanh rất xanh
Làm biếc tim ta một chiều say động.
Ta lại đến đài sen, tìm về cõi mộng
Những Đức Phật Thích Ca, Bồ Tát giữa trần
Hương chùa bay theo gió phân vân
Ôi chốn liêu cô chạnh niềm tơ tưởng.
Gặp lại nơi đây cuộc đời vất vưởng
Tài hoa quá khứ nên bặc giai nhân
Ta ngắm em qua dáng bộ phong trần
Với đôi mắt xa xăm nhìn về hiện tại.
Giã từ nhau khi lòng còn vương vãi
Biết bao nhiêu ý nghĩ những ngày qua
Ta uống hồn sông thơm thảo đậm đà
Như thể ngày xưa một thời sữa mẹ...
Ninh Giang hè 1974
(*) Sông
Luộc: Một nhánh của sông Hồng chảy qua 3 huyện: Ninh Giang tỉnh Hải
Dương, Quỳnh Côi tỉnh Thái Bình và Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng.
LQV
Hà Nội, 20 giờ 36’ ngày 11/10/201
Anh Cường bắt tay chúc mừng cô dâu Xuân Hương (1976).
Về thăm trường vào dịp 20/11/2013, các học sinh tặng hoa Thầy Đặng Nam Cường.
Sunday, October 11, 2015
LÊ THÀNH LÂM * HOA KỲ-TRUNG CỘNG
TQ làm gì nếu Mỹ điều tàu tới các đảo?
- 11 tháng 10 2015
Hôm 8/10, một số tờ báo quốc tế dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ cho
biết Mỹ có thể sắp triển khai tàu chiến vào trong phạm vi 12 hải lý
quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Có bốn lý do được đưa ra để có thể nhận định rằng Mỹ sẽ điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Cụ thể vào tháng 5/2015, Mỹ đã điều phi cơ trinh sát P8-A Poseidon tới đá Chữ Thập làm nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông.
Thứ hai, Tổng thống Obama dường như đang phải chịu sức ép từ phía cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa về việc cần phải có những hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trên Biển Đông.
Hồi tháng Chín, 29 nghị sỹ Mỹ của cả hai đảng trên đã cùng ký vào một bức thư kêu gọi điều máy bay và tàu hải quân tới các đảo nhân tạo của Trung Quốc nhằm phản đối các hành động gây đe dọa tới tự do hàng hải và an ninh quốc tế của Trung Quốc.
Thứ ba, việc Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp các đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo này dường như đang thách thức chính sách xoay trục của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Nếu Mỹ không có hành động cứng rắn với Trung Quốc, vai trò và vị thế của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thế sẽ bị suy giảm đáng kể.
Ngoài ra, giới quan sát cho rằng quan Hoa Kỳ và Trung Quốc đã không đạt
được giải pháp cho vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm mới đây của Chủ
tịch Tập Cận Bình.
Do đó, sẽ không có nhiều rào cản buộc Mỹ phải tuân theo trong việc điều tàu chiến tới khu vực đang có tranh chấp trên Biển Đông.
Đáp trả thế nào?
Vậy Trung Quốc sẽ đáp trả như thế nào nếu Mỹ triển khai kế hoạch điều
tàu chiến tới Biển Đông mà Trung Quốc cho rằng thuộc phạm vi lãnh hải
của mình?
Nhìn lại sự kiện phi cơ trinh sát P8-A Poseidon của hải quân Mỹ bay qua
đá Chữ Thập hồi tháng Năm, Trung Quốc lúc đó được cho rằng đã 8 lần gửi
yêu cầu phi cơ Mỹ phải rời khỏi không phận của nước này thông qua sóng
radio mà không hề có bất cứ hành động quân sự nào đáp trả.
Trước đó, vào hồi tháng 4/2012 hai tàu hải giám của Trung Quốc đã chạm
mặt với soái hạm BRP Gregorio Del Pilar của hải quân Philippines trên
vùng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Tình trạng đối đầu giữa hai bên được duy trì trong suốt gần một tháng
bằng việc hai bên liên tục có những sự điều động tại khu vực này.
Tuy vậy, cả Trung Quốc và Philippines dường như đều tránh đối đầu quân
sự và tìm cách giải quyết vấn đề thông qua con đường ngoại giao.
Có thể thấy, có lẽ giải quyết xung đột tranh chấp bằng hành động quân sự
không phải là lựa chọn tự động và tối ưu của chính quyền Tập Cận Bình,
ngay cả khi Manila còn thua xa Bắc Kinh về tiềm lực quân sự (mà có thể
là Bắc Kinh e ngại sự hậu thuẫn của Washington với Minala).
Nếu phải đối đầu với một Hoa Kỳ được cho là có tiềm lực quân sự mạnh
nhất thế giới, Trung Quốc cũng sẽ đủ tỉnh táo để tránh đối đầu quân sự.
Giải quyết xung đột thông qua con đường ngoại giao có lẽ vẫn là giải pháp được cả hai bên ưu tiên
Với tiềm lực vũ khi hạt nhân như hiện nay, cả Trung Quốc và Mỹ đều hiểu
rằng xung đột quân sự giữa hai bên có thể dẫn tới những hậu quả khôn
lường, lớn hơn.
Hơn nữa, khu vực tranh chấp trên Biển Đông mà Trung Quốc cho rằng thuộc
lãnh hải của nước này lại không được Mỹ và quốc tế công nhận.
Trong khi đó, Mỹ lại cho rằng hành động điều tàu chiến tới khu vực này nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải quốc tế.
Do đó, sẽ khó cho Trung Quốc có được sự ủng hộ của quốc tế nếu Bắc Kinh muốn có hành động quân sự đáp trả.
Vì vậy, kịch bản đưa ra nếu Mỹ điều tàu quân sự tới khu vực 12 hải lý
quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông là Trung Quốc cũng sẽ
triển khai lực lượng hải quân của mình vừa nhằm uy hiếp vừa nhằm thể
hiện sức mạnh quân sự với Mỹ.
Và giải quyết xung đột thông qua con đường ngoại giao có lẽ vẫn là giải pháp được cả hai bên ưu tiên.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Trưởng Bộ môn
Chính trị Ngoại giao, Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh .http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/10/151011_lethanhlam_china_us_scenarios
VƯỜN THƠ
Khi tôi về, rừng thu xưa chưa rụng lá
Vàng thu treo trong nắng buổi về chiều
Vùng kỷ niệm một thời ôm ước vọng
Ðọng trong hồn nỗi hoang vắng tịch liêu
Người đi thuở ấy trong giông bão
Không nói mà sao nhớ thiết tha
Chưa dám cầm tay rưng nước mắt
Ngày vui tao ngộ phải chia xa
Sóng tình chưa gợn trong dòng mực
Nét bút chưa quen để tỏ nhiều
Thoảng nhẹ hương thơm hoa nhớ bướm
Bâng khuâng vừa gợn chút tin yêu
Người đi biền biệt không quay lại
Hằn dấu tim đau những sớm chiều
Từ ấy hồn thu thêm nặng trĩu
Rừng thu in dấu những đìu hiu
Tôi về đánh thức mùa thu cũ
Gởi gió rừng xưa tuổi xế chiều
Chiếc bóng đơn côi ôm kỷ niệm
Người ơi … hoa vẫn mãi cô liêu …
nguyễn phan ngọc an - 2015
MỘT CHÚT NỖI NIỀM
RIÊNG VỚI THU
Sông hồ bạt gió cánh chim bay
Về với trời mây bỏ tháng ngày
Chân bước nhịp buồn theo hải điểu
Giữa không gian lạnh giá heo may
Một chút nỗi niềm riêng với thu
Hương đêm phảng phất giọt sương mù
Thinh không vang vọng lời ru gọi
Tiếc nhớ làm sao ... thu hỡi thu
Từ nay ta gọi cố nhân thôi
Trôi dạt về đâu giữa đất trời
Biết thuở nào tình ta hội ngộ
Xa rồi, thương nhớ chẳng phai phôi
Ðây nỗi niềm riêng ta với thu
Vẳng nghe tiếng sóng vỗ xa bờ
Dư âm ngày cũ còn thao thức
Thu nhớ, thu buồn, thu ước mơ…
Thương ai tro bụi chốn sơn khê
Mỗi độ thu về dạ tái tê
Nhìn chiếc lá rơi mà chạnh nghĩ
Ðời người ngắn ngủi tựa cơn mê
Thu này người đã bỏ ta đi
Thì những thu sau có nghĩa gì
Lặng lẽ mình ta nhìn lá đổ
Nhớ tình … tình đã bỏ ta đi !
nguyễn phan ngọc an - 2015
VÕ KỲ ĐIỀN * CÂY SẦU RIÊNG
Cây Sầu Riêng Vườn Cũ - Võ-Kỳ-Điền
Tôi
rề lại cái băng cây, ngồi xuống ở đằng đầu. Cái băng được làm bằng
tấm ván dầy, các chưn được đóng dính luôn xuống đất. Tấm ván được
cưa cắt rất thô nhưng vì nhiều người ngồi tới ngồi lui nên nó trở
thành trơn láng. Ở trại chuyển tiếp để đi định cư, ai cũng thích đến
đây, vì ít ra tại vị trí nầy, người ta có thể nhìn ra ngoài thấy
được một khoảng trời nhỏ và ở dưới kia, cái sườn đồi thoai thoải có
vài mãnh vườn, cây cối xanh mát.
Ngồi
kế bên tôi là chú hai thợ bạc, quê ở Sóc Trăng. Mỗi lần ra đây, tôi
đều gặp chú. Khí hậu Mã Lai thiệt là kỳ cục. Ban đêm, trời lạnh teo
ruột teo gan, ngủ phải đắp mền. Ban ngày trời nóng như đổ lửa, hơi
nóng hừng hực từ sáng tới chiều, mồ hôi tươm ra đầy người. Ở tại lều
không cách gì chịu nổi nên ai cũng tìm nơi để trốn nóng. Còn chỗ nào
lý tưởng hơn chỗ nầy. Cái băng núp dưới bóng mát một bụi tre um tùm,
ngoài kia dưới sườn đồi là phong cảnh kỳ thú. Thiệt ra ở vùng nầy
còn nhiều nơi cảnh vật đẹp hơn nhiều nhưng dân tỵ nạn bị giới hạn
trong vòng rào kẽm gai nên đâu có được ra ngoài mà đi đó đi đây. Có
mấy người đi chữa bịnh về kể lại rằng ở ngoài kia, thành phố đẹp đẽ,
sang trọng, sạch sẽ, tiện nghi. Riêng tôi và chú hai thợ bạc thì chỉ
biết xứ Mã Lai qua cái khung trời nhỏ xíu nầy.
Tôi
ngồi ở đây mà đầu óc ở đâu đâu. Cái vùng đất mới mà tôi sẽ đến thì
xa lạ quá, nơi đó có vẽ hấp dẫn lắm. Có nhà lầu chọc trời, có xa lộ
thênh thang, có tuyết rơi trắng xoá, có đủ mọi thứ vui. Tôi tưởng
tượng ra bao cảnh kỳ lạ mà tôi sẽ được mắt thấp, tai nghe trong một
ngày rất gần. Nhưng có anh bạn đi trước, gởi thơ về trại, trong có
đoạn viết " ...vừa bước ra khỏi máy bay như đi vào cái tủ lạnh, mũi
thở ra khói, tay chưn tê cóng..", tôi chợt thấy ghê quá, quay qua chú
hai thợ bạc:
-Mai mốt qua bển, chú sợ lạnh hông chú hai?
-Sợ chớ thầy tư, Ở nhà tôi lúc nào cũng tắm bằng nước nóng như mấy
ông ghiền thuốc phiện. Tại không nước nào nhận nên tôi đành phải chịu
đi Canada. Tuổi già xương cốt chịu lạnh dở lắm. Người ta nói ở bển,
xin lỗi thầy tư nghen, đi tiểu ngoài đường, nó đóng lại thành cây
nước đá. Nghe nói sợ quá. Mấy đứa nhỏ thì khoái chí. Tối tối tụi nó
rủ nhau đi đến hội trường coi chiếu phim. Thấy tây tà trượt tuyết với
nhảy đầm, coi bộ tụi nhỏ chịu dữ.
Tôi nhìn chú hai thợ bạc. Chú ốm người, da xanh mét, mặt xương xương, dáng khắc khổ. Muốn gợi chuyện cho vui, tôi nói:
-Thì lần hồi rồi cũng quen. Người ta chịu được thì mình chịu được, có
gì mà lo. Tôi với chú qua bển, mình học một khoá nhảy đầm với tập
trượt tuyết là xong hết. Người ta tới đâu mình tới đó. Vượt biên nguy
hiểm, chết sống vầy mà mình còn làm được, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ
đó!
-Ý thôi thầy tư, thầy tuổi trẻ thì còn được, tôi trên năm mươi rồi,
tiếng Tây tiếng Mỹ một chữ cũng không biết, nói chi tới việc ôm đầm
mà nhảy nhót.
-Vậy chú chịu cực, chịu khổ lặn lội qua đây để làm chi?
Chú hai nhìn ra xa trả lời ngập ngừng:
-Tại bên mình khó sống quá, vừa nhức đầu, vừa nghẹt thở, nên phải
đi. Chớ vui vẻ gì. Tôi đâu có muốn nhưng hoàn cảnh bắt buộc. Thầy tư
nghĩ coi, cái tiệm thợ bạc nhỏ xíu cũng bị tịch thâu. Thôi đành dẹp
kềm, dẹp búa. Tôi làm đơn xin về quê làm ruộng. Nhà nước cũng không
cho, bắt phải đi xây dựng kinh tế mới. Cái chế độ gì có mắt không
được nhìn, có tai không được nghe, có miệng không được nói, thì ở
lại làm gì. Nói thiệt với thầy tư, tôi ngồi đây mà đầu óc vẫn nhớ
Bãi Xàu. Trước nhà tôi có cái rạch nhỏ, chiều chiều ra đằng trước câu
cá, cũng đủ vui. Lớn tuổi rồi, đâu còn ham muốn gì nữa!
Nói xong, chú ngó mênh ngó mông. Chợt chú đưa tay chỉ xuống phía dưới sườn đồi, hỏi:
-Cái vườn ở dưới đó trồng cây gì mà cành lá xanh um?
Tôi nhìn theo, trả lời ngay:
-Cây sầu riêng đó. Mấy cây nầy mới trồng chừng ba bốn năm, còn nhỏ
chưa có trái. Nếu lớn hơn một chút thì mùa nầy đã có bông rồi.
Tôi nhìn cây sầu riêng Mã Lai lá nhỏ nhưng tàn rậm hơn sầu riêng ở
Việt Nam. Thấy khu vườn nầy lòng tôi đâm ngẩn ngơ. Quê tôi là xứ của
sầu riêng, măng cụt, bây giờ nó ra sao?
Tôi quay qua hỏi chú hai:
-Ủa, chú chưa bao giờ thấy cây sầu riêng sao? Chú có ăn được sầu
riêng không? Có nhiều người hễ nghe tới mùi là chạy mất, họ nói hôi
không chịu nổi.
-Tôi khoái lắm chớ. Cứ tới mùa trái cây là mua mỗi lần cả chục kí,
ăn tới mờ con mắt... Nhưng tiếc quá, tôi chưa có dịp đi vườn để thấy
cây của nó...
Tôi bèn mô tả cây sầu riêng cho chú hai biết:
-Thông thường thì ở bên mình, cây trung bình có thân lớn cỡ cột nhà,
cao hơn cột đèn đường chút xíu, tàn thưa mà rộng, mùa có trái nhìn
thấy mê lắm. Trái nó treo lủng lẳng đầy cành, gai đâm tua tủa. Những
trái còn non nhỏ cở trái cau, trái quít, thường bị rụng rải rác quanh
gốc. Hồi nhỏ tụi tôi lượm lấy, bẻ mấy cái gai nhọn, cắm lên càm...
để làm ông già râu!
-Trái nó to quá mà đầy gai, rủi nó rụng trúng đầu thì chắc chết!
-Vậy mà hình như chưa có ai bị rớt bể đầu vì sầu riêng. Chỉ có mấy
anh đi ăn trộm mới sợ thôi vì trái nó chỉ rụng vào nửa đêm về sáng.
Trái sầu riêng chín rụng ăn mới ngon. Nếu cắt cuống sớm, còn non ăn
lạt nhách, nhiều khi bị sượng. Người sành điệu họ lựa chọn kỹ càng
khi mua. Phải là thứ vỏ mỏng, nhỏ hột, cơm dầy màu mỡ gà, ăn cái vị
nó beo béo, đăng đắng mới đã. Chớ ăn sầu riêng mà lựa thứ cơm ngọt
ngay, thì ăn chừng vài múi là ngán ngược. Ăn buổi sáng, buổi chiều
còn nghe mùi thơm.
-Mà chú hai ơi, ăn sầu riêng mà ăn một mình cũng chưa đủ ngon. Phải
đi vào vườn với một cô bạn gái dễ thương, lựa một nơi im mát, gom cỏ
khô lại làm đệm, khui trái sầu riêng chín thơm nực nồng, cầm từng
múi bằng năm ngón tay, ăn hết rồi còn liếm cơm còn dính trên các ngón
tay, mút chùn chụt, nhìn nhau mà cười... mới đã thèm.
-Sao tả cảnh nghe mê quá vậy. Chắc thầy tư ăn sầu riêng kiểu đó hoài?
-Phải được như chú nói, cũng đỡ. Nhiều khi tôi nghĩ tới còn tức mình.
Hồi đó tới giờ, ngồi dưới gốc cây sầu riêng thì nhiều, còn ăn như
vậy thì chưa bao nhiêu. Bây giờ ngồi đây, nhớ tới kỷ niệm mà trong
lòng nao nao. Lúc đó tôi vừa được hai mươi tuổi...
°°°°°°°°°°°°°°
Tôi gặp lại Phương do một sự tình cờ. buổi chiều hôm đó, trời vừa sẩm
tối. tôi ở lớp học ra, đi ngay đến ngả tư đầu đường, để đón xe về
tỉnh nhà. Chiếc xe lô ngừng lại. Tôi nhìn vào xe, thất vọng, trong
khoang không còn một chỗ trống. Người ta ngồi đen nghẹt, chen chúc
nhau. Anh lơ xe mở cửa, nhảy xuống kéo tay tôi, đẩy vào. Tôi cố chen
vào trong. Có vài tiếng cằn nhằn nho nhỏ:
-Xe chật cứng, chỗ đâu mà chứa nữa!
Tôi vừa ngồi xuống vừa nghe bác tài xế trả lời:
-Bà con cô bác thông cảm. Chuyến chót hổng rước, người ta phải ngủ
lại Sài Gòn sao? Thế là đâu vào đó. Ai nấy đành chịu chật. Tôi bị
kẹt cứng tư bề. Phía trước, phía trong, phía sau là người ta, còn bên
phải là cánh cửa xe bằng sắt. Tôi không có cách gì để đặt chưn cho
gọn. day qua, trở lại, sửa tới, sửa lui, cũng không ổn thoả chút nào.
Nhờ xe chạy có được chút ít gió mát. Ánh sáng về đêm của thành phó
lấp loáng qua cửa xe. Đèn quảng cáo xanh xanh, đỏ đỏ. Đèn đường sáng
trắng nhợt nhạt. Bầu trời lấp lánh đầy sao. Chiếc xe còn chạy loanh
quanh chưa ra khỏi thành phố. Tôi yên chí nó sẽ chạy một mạch về tới
tỉnh. Chật quá rồi làm sao chứa được nữa. Nào ngờ, qua một góc phố,
chiếc xe từ từ ngừng lại. Có tiếng ồn ào:
- Trời đất ơi, cái xe nhỏ xíu như vậy, bác tài tính chứa bao nhiêu mạng ?
Tôi thất vọng. Nếu có thêm người, tôi sẽ bị dồn vào trong. Còn đâu mà
nhìn thấy phong cảnh bên đường với gió mát trăng sáng. Chưa kịp phản
ứng gì, thì cửa xe đã mở, anh lơ nhảy xuống, đẩy người khách mới lên
chỗ tôi. Tôi bắt buộc ở cái thế phải ép sát vào bên trong để nhường
chỗ. Đúng là hộp cá mòi. Hành khách bị ép như mấy con cá nằm sắp
lớp, hết cục cựa. Bác tài vừa cho xe chạy, vừa cam kết:
-Thôi đủ rồi, không rước nữa. Bây giờ thì xe hơi chật. Xe chạy một hồi, nó lắc xuống đâu vào đó. Bà con cô bác thông cảm!
Không thông cảm với bác tài cũng không được. Trời tối rồi, không lẽ
bước xuống xe để ở lại Sài gòn đêm nay. Mà bây giờ thì tôi đâu còn
muốn bước xuống nữa. Người hành khách vừa mới lên là một cô gái còn
trẻ, trong ánh sáng mờ mờ, tôi không thấy rõ nhưng có lẽ nàng đẹp
lắm. Tà aó vàng được vén khéo qua bên, nàng cố thu mình cho nhỏ gọn
lại, dáng khép nép. Riêng tôi vì đụng chạm bên người nàng nên loay
hoay, xoay ngang người lại cho thư thả. Ở cái thế nầy tôi thấy thoải
mái hơn nhưng đồng thời cánh tay phải như ôm lấy người nàng. Tôi mắc
cỡ quá, đâu có dám đụng, đành phải vói tay qua gác trên cửa xe cho
đỡ mõi. Trọn nửa người bên phải tôi ép sát nửa người bên trái của
nàng. Tôi nghe một cảm giác êm ái bềnh bồng. Tôi đâu có ngờ hoàn cảnh
trái ngang như vậy. Lần đầu tiên ngồi gần một cô gái lạ, tôi bối rối
quá. Tôi thử nghĩ hằng chục câu hỏi để mong làm quen với nàng, nhưng
thấy câu nào cũng vô duyên. Thôi đành ngồi im, làm ra vẻ đứng đắn
nghiêm nghị. Bỗng chiếc xe quẹo gắt ở một khúc quanh, người nàng đè
hẳn lên tôi. Như để đỡ mắc cở, nói nói bâng quơ:
-Chiều thứ bảy nào xe cũng chật nứt!
Tôi bèn bắt chuyện:
-Dạ, dạ, cũng hơi đông.
-Chút xíu nữa là tôi đón hụt rồi. Từ trường ra tới đây kẹt xe quá!
-Chắc cô học trường Luật?
Cô ta hơi nghiêng đầu qua tôi, hỏi lại:
-Sao anh biết?
Tôi thấy vui trong bụng, có dịp để nàng thấy tôi thông minh:
-Đa số sinh viên luật thường đón xe chỗ cô vừa lên.
Nàng cười nhẹ nhàng, hàm răng trắng bóng đều đặn:
-Dạ không phải, tôi học ở Văn Khoa.
Tôi đoán trật lất. Nhưng không hề gì. Miễn nói chuyện được với nàng
là vui rồi. Tôi tuy không học ở đó, nhưng cũng biết chút ít:
- Xin lỗi, tôi hơi tò mò, cô đang theo chứng chỉ nào ?
-Dạ, tôi học lớp dự bị…
-Vậy là cô được học với ông giáo sư Vương Hồng Sển. Tôi khoái được
nghe ổng nói chuyện. Hễ sách nào có bài ổng viết, tôi đều kiếm mua.
Ổng rành về đồ cổ... Chắc cô cũng thích các giờ ông ấy dạy?
Lại một lần nữa tôi bị hố:
-Dạ, tôi sợ các giờ đó lắm. Kỳ rồi, tôi bị rớt vì môn Văn Chương Quốc Âm, nên kỳ nhì phải thi lại môn nầy.
Tôi không dám hỏi thêm. Tôi suy nghĩ hoài cũng không hiểu tại sao cô
ta lại rớt môn Quốc Âm, cái môn được coi là dễ hơn các môn khác. Vốn
ít nói và hay rụt rè, tôi lại đành ngồi im. Thoang thoảng, tôi ngửi
thấy tóc nàng có mùi thơm nhè nhẹ. Tự nhiên tôi cảm thấy trong lòng
một xúc động bất ngờ. Trời đất nào xui khiến cho tôi gặp nàng như
vậy. Bây giờ tôi phải nói câu nào nữa ?
-Chắc cô về tới bến xe ?
-Dạ không, tôi xuống Cầu Ngang.
Tôi lại tìm được câu đối đáp:
-Cô ở gần cái nhà ngói đỏ, có cổng sắt sơn xanh không? đằng trước có bụi tre ngà ?
Cô ta nghiêng đầu qua nhìn tôi:
-Chắc anh là bạn học của anh Bình! căn nhà đó của tôi.
Đoạn nàng chăm chú nhìn tôi, thoáng do dự, nàng tiếp:
-Phải anh là anh Hưng không, em là Phương đây !
Tôi vừa xác nhận thì nàng líu lo:
-Trời ơi, sao lâu quá không thấy anh xuống nhà chơi. Ba má em với anh Bình thường nhắc tới anh hoài.
Tôi ngạc nhiên sung sướng. Không dè con nhỏ Phương ngày nào nhỏ xíu,
đen thui, mới có mấy năm mà lớn đẹp như vậy. Những chuyện năm trước
bây giờ được tôi và Phương nhắc lại. Nàng nói chuyện lanh lợi, duyên
dáng. Tôi lần lần bình tĩnh hơn. Tôi hỏi thăm tin tức Bình, sau cùng
tôi thắc mắc:
-Ông Sển dễ lắm má! Tại sao Phương lại bị kẹt môn Quốc Âm?
Phương phân trần:
-Anh Hưng thử nghĩ coi, em vào vấn đáp, ổng đưa em quyển " Truyện
Đời Xưa " của Trương Vĩnh Ký, biểu em đọc bài " Anh chàng sợ vợ ".
Cái chuyện anh chàng lùi khoai lang trong tro nóng cho chín để ăn
vụng, nào ngờ chị vợ về nửa chừng, anh ta sợ quá bèn cột túm ống quần
lại, bỏ củ khoai lang vào trong đó để dấu, nóng quá bèn nhẩy cà
tưng. Đọc đến đây, ổng bảo ngừng lại và hỏi em:
-Nhẩy cà tưng là nhảy làm sao
Em còn đang suy nghĩ chưa kịp trả lời, thì ổng hỏi tiếp:
- Đâu cô nhảy cà tưng cho tôi coi!
-Anh Hưng thử nghĩ cả cái phòng thi rộng mênh mông. Ở dưới cả mấy
chục người ngó lên, em mắc cở quá, làm sao dám nhảy. Chờ hồi lâu
không được, ổng nghĩ là em không biết, nên cho dưới điểm trung bình.
Em đành phải thi lại kỳ hai.
Tôi an ủi nàng:
-Gặp tôi mà ổng biểu nhảy thì cũng rớt. Ai lại nhảy cà tưng trước mắt mọi người, kỳ thấy mồ.
Phương cười nhẹ:
-Lạy trời cho mai mốt đừng gặp cái "Anh chàng sợ vợ " nữa.
Tôi chớp ngay lấy cái câu nói hớ đó, hỏi lại:
-Vậy chớ Phương muốn gặp anh chàng như thế nào, cho tôi biết các điều kiện đòi hỏi.... để kiếm cái đầu heo.
Phương chống chế:
-Ơ Anh Hưng, không phải vậy ! Mấy năm rồi gặp lại, anh vẫn y như hồi xưa, cứ phá em hoài.
Từ đó tôi thường xuống Cầu Ngang thăm gia đình nàng. Bình thì đã vào
quân đội, ít khi có nhà. Má nàng lần nào thấy tôi, cũng nói:
-Khi nào rảnh rỗi cháu xuống đây chơi, đừng ngại gì hết, thằng Bình đi lính, hai Bác nhớ nó quá. Nhà đơn chiếc không có ai.!
Còn Ba nàng thì ít nói, thường dẫn tôi ra sau vườn, bẻ trái cây cả
đống bắt ăn. Phương xinh xắn, dễ thương, lăng xăng làm các món ngon
để đãi khách. Chúng tôi thường ăn dưới gốc cây sầu riêng lớn. Vườn
nhà Phương rất rộng, các mương nước nhỏ đầy rong. Nước trong vắt,
thấy được những con cá bãi trầu, cá lia thia, cá lìm kìm, lội nhởn
nhơ dưới đó. Đất đen mầu mỡ, cây dâu, cây măng cụt, cây sầu riêng, có
những tàn lá xanh um, mát rượi...
Tôi ngồi mà nghe lòng khoan khoái, mắt nhìn ánh nắng lấp lánh qua các
khoảng lá thưa. Đâu đây có con chim hót trên cành, tiếng nghe trong
trẻo quá. Phương cũng như chim líu lo:
-Trên nhà anh Hưng có vườn không? có trồng nhiều bông không? đôi khi
lên tỉnh, em muốn ghé chơi cho biết mà sợ... anh Hưng không thèm
tiếp.
Má Phương mắng yêu con gái:
-Cái con nhỏ nầy, mầy làm như cậu Hưng là người dưng!
Phương vừa ngó xéo tôi, vừa trả lời mẹ:
-Thì má thấy đó, hôm con gặp anh Hưng trên xe, ngồi gần cả giờ đồng hồ, ảnh đâu có thèm nhìn... bà con!
Tôi không biết trả lời ra sao, đành cười trừ! Ôi! những buổi trưa ấm
cúng, lòng vui như mở hội. Tôi vẫn đắn đo, rụt rè, chưa dám ngỏ ý với
Phương. Học hành chưa thành, công danh chưa toại, bây giờ còn quá
sớm để nói chuyện yêu đương....
Những ngày tháng kế tiếp qua mau. Ba má Phương sẵn có vốn, mở thêm
căn tiệm cầm đồ ngoài chợ. Ngoài những giờ học, Phương còn phụ mẹ
buôn bán, trông nom công việc sổ sách. Tôi lại có dịp gặp gỡ nàng
nhiều hơn. Chúng tôi trao đổi chuyện trời mưa, trời nắng, chuyện học
hành, thi cử. Toàn là chuyện đâu đâu, vậy mà cũng có để nói hoài,
không chán. Có lần Phương hỏi tôi:
-Anh Hưng ơi, hiện thời anh thương ai nhứt ?
Tôi trả lời, cười cười:
-Thì Phương biết rồi, tôi nói hoài! Đời tôi chỉ thương có chú lùn bán hủ tiếu dưới gốc me...
Mặt Phương hơi phụng phịu:
-Vậy chớ mấy người đẹp của anh, không ai bằng chú lùn sao ?
Tôi giảng nghiã:
-Đẹp đâu có ăn được. Còn hủ tiếu cây me ăn ngon, cho nên tôi thương... chú lùn.
Phương nín thinh, bậm môi tức tối. Tôi muốn giải hoà cho khuây khoả:
-Phương ơi, mấy ngày ở nhà không có buôn bán, em làm gì ?
-Em đi chợ, mua cá mua cua.
-Rồi sau đó Phương làm gì nữa ?
Nàng trả thù tôi, trả lời tỉnh rụi:
-Thì em làm cá làm cua.
-Vậy chớ không lúc nào Phương nhớ tới bạn bè chút xíu nào sao ?
Phương bật cười, tươi như đoá hoa buổi sáng:
-Có chớ, lúc ghé ăn hủ tiếu cây me thì nhớ tới anh!
Tôi vừa làm điệu bộ thất vọng, vừa nhìn sững mặt nàng. Phương cười,
khuôn mặt vuông vuông, rạng rỡ, làn da trắng mịn màng. Tóc cắt ngắn
gọn, cái mũi thẳng cao, xinh xắn. Cặp môi trề trề. Hèn chi nàng nói
chuyện tía lia. Ông trời sao thiệt bất công. Mặt Phương không một
khuyết điểm. Tất cả đường nét đều hoà hợp, thêm vào đó là cái duyên
dáng nữa. Còn tôi thì vừa xấu, vừa đen, được quen với nàng, đời tôi
còn hạnh phúc nào hơn. Do câu chuyện đẩy đưa, bất chợt tôi thấy
Phương dễ thương làm sao. Trong một thoáng ngẩn ngơ, tôi nói đại:
-Cô chủ tiệm cầm đồ ơi, sao cô đẹp quá vậy ? Tiệm cô cầm vàng bạc, châu báu ngọc ngà mà có cầm "người ta" không ?
Phương trố mắt nhìn tôi. Hình như nàng chưa hiểu câu nói. Cặp mắt nàng tròn to, đen bóng, ngây thơ. Tôi nói tiếp:
-Có một sinh viên nghèo, học hành dang dở, hoàn cảnh túng bấn, cần
cầm tạm để đủ tiền ăn học, miễn có cơm canh ngày hai bữa, mai sau có
nghề nghiệp vững chắc, nguyện sẽ làm "tôi mọi" để trả công lẫn lời.
Phương hiểu ra, cười nho nhỏ, thủ thỉ bên tai tôi;
-Anh Hưng muốn cầm thiệt không đó ? Tiệm của em không khó khăn như
mấy tiệm khác đâu. Miễn là sòng phẳng, siêng năng, trả nợ suốt
đời...
°°°°°°°°°°°°°°
Từ đó, tôi và Phương thương nhau. Rồi chiến tranh ngày một tàn khốc.
Tôi phải vào quân ngũ, trôi nổi ngược xuôi. Những cánh thơ nồng nàn
thay thế những lần gặp gỡ. Phương thường viết cho tôi biết, nàng đã
phải nhiều lần từ chối những mối mai xung quanh. Tôi run trong bụng.
Làm sao nàng có thể chờ đợi và nếu chờ thì đến bao giờ. Thân tôi, tôi
còn lo chưa xong. Cưới Phương bây giờ, chỉ làm khổ cho nàng, điều
mà tôi không muốn. Yêu Phương, tôi muốn nàng được hoàn toàn sung
sướng. Phương xinh xắn và dễ thương quá, nàng đâu thể vì tôi mà chịu
khổ cực. Rốt cuộc rồi thì tôi cũng phải chịu thua định mạng. Một buổi
sáng mùa thu, tôi nhận được thơ cuối cùng của Phương. Vào phòng
riêng, tôi xé thơ ra đọc. Nét chữ quen thuộc dễ thương ngày nào, quay
cuồng trước mắt tôi:
" ...ba má bắt em phải lập gia đình với một người không quen. Giữa
tình yêu và gia đình, em phải chọn một. Gởi đến anh bức ảnh cuối cùng
em chụp bên gốc sầu riêng ngày nào... như nỗi lòng em.."
Nước mắt tôi tự nhiên ứa ra, ràn rụa. Những chữ còn lại, mờ nhạt.
Cuối thơ Phương không ký tên, tôi đọc được câu ca dao ở hàng dưới
cùng:
Đêm khuya thắp chút dầu dư
Tim loang cháy lụn, sầu tư một mình.
°°°°°°°°°°°°°°
Câu chuyện đã trên hai mươi năm rồi, bây giờ tôi còn nhớ lại như in.
Cái kỷ niệm ngày xưa sao mà êm ái nhẹ nhàng quá. Tôi với chú hai thợ
bạc, ngồi im lặng bên nhau. Mỗi người một ý nghĩ vụn vặt, tản mác.
Xa quê hương là xa hết những cảnh, những vật, những người thân yêu.
Trước mắt tôi, bây giờ cũng có cây sầu riêng. Nhưng đâu phải là cây
sầu riêng vườn cũ. Phương bây giờ đã có chồng, có con. biết được nàng
hạnh phúc, tôi mừng lắm. Nhưng rồi vận nước đổi thay. Hiện giờ vợ
chồng con cái nàng vẫn còn ở nguyên nơi quê xưa. Liệu nàng có đủ sức
khoẻ và nghị lực để vượt qua những khổ nhục mà chế độ mới đưa tới
hay không ?
Nhớ tới giờ phút nầy hình ảnh của hằng triệu người đang phải lam lũ,
chân lấm tay bùn, cuốc xới trên vùng đất khô cằn miền kinh tế mới để
phục vụ một thứ chủ nghiã ngoại lai, tim tôi như muốn nghẹn lại:
-Chú hai ơi! mấy người còn ở lại làm sao mà sống nổi với tụi nó ?
-Rồi cũng phải sống chớ thầy tư, hổng lẽ... tự tử chết ! Con ngựa đua bắt đem đi kéo cày thì cũng như con bò, con trâu vậy !
Nghe chú hai thợ bạc nói, tôi nghĩ ngay đến Phương ngày nào. Trời
đất ơi! cái sự thật sao mà chua xót. Tôi đứng dậy hết muốn nổi:
- Vậy thì chừng nào dân mình hết khổ, chú hai ? Hổng lẽ phải chịu như vậy hoài !
Chú hai thợ bạc vừa đi vừa trả lời:
- Thầy tư đừng có lo! Luật tạo hoá tuần hoàn hết bĩ cực rối tới thới
lai. Như trái sầu riêng chín thì phải rụng. Ngày đó tôi với thầy tư
trở về, gầy dựng lại quê hương cũ. Cầu trời cho nó đừng quá tang
thương, đổ nát...
Võ Kỳ Điền
Võ Kỳ Điền
No comments:
Post a Comment