DÂU BỂ TANG THƯƠNG * VIỆT CỘNG
Tôi đã giải độc cộng sản Việt Nam bằng tài liệu của cộng sản Việt Nam
Dâu Bể Tang Thương (Danlambao) - Tương tự Đặng Chí Hùng, tác giả của những "Sự thật cần phải biết",
người đã vạch rõ sự bất lương của những tên cộng sản cầm đầu bằng chính
những tư liệu do đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) công bố. Tôi cũng là
người tự giải độc cộng sản cho mình bằng chính những câu chữ của chúng.
Tôi viết lại những kinh nghiệm bản thân với mong muốn có thể giúp ích
cho những bạn trẻ vì bị nhồi sọ, tuyên truyền mà "trao duyên nhầm tướng
cướp". Với những kẻ vì tiền mà bán rẻ linh hồn cho quỷ dữ như bọn dư
luận viên thì xin miễn nhắc đến.
Tôi sinh ra trong một gia đình có dính dáng đến ĐCSVN. Bố tôi là bộ đội
đi B sau 1968 còn mẹ là văn công thuộc bộ tư lệnh 559 Trường Sơn. Tuy
nhiên tôi có hai điều may mắn: thứ nhất, bố mẹ không bao giờ nhồi sọ tôi
về ĐCSVN, thứ hai, gia đình tôi sống trong một con hẻm nhỏ mà láng
giềng đều là những người dân từng sống dưới chính thể Việt Nam cộng hòa
(VNCH) trước đây. Nhìn vào cách sống của họ, đến ngày đủ lớn khôn để
nhận thức, tôi đã hiểu được văn hóa VNCH là như thế nào khi hàng ngày
phải đối diện với văn hóa xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Mặc dù có được hai điều may mắn trên, tôi cùng bao bạn bè đồng trang lứa
vẫn bị nhiễm độc cộng sản kể từ khi cắp sách đến trường. Ở đó, chúng
tôi bắt đầu phải làm quen với hình ảnh của tên Hồ Chí Minh (HCM) trong
sách tập đọc:
- ...Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây... (1)
Chúng tôi phải chào lá cờ đỏ sao vàng của cộng sản, phải hát bài Tiến
quân ca của Văn Cao mỗi sáng thứ hai hàng tuần và nhất là sau khi kết
thúc bài hát phải gào lên "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, hãy sẵn sàng (3 lần)".
Chúng tôi cũng phải tham gia những cuộc thi như hái hoa dân chủ, làm
thành viên của đội sao đỏ... Phần thưởng cho những học sinh giỏi lúc bấy
giờ là giấy khen cháu ngoan bác Hồ mỗi cuối năm, là được kết nạp vào
đội thiếu niên tiền phong HCM. Bị nhồi sọ từ thơ ấu một cách có chủ đích
và liên tục như thế, không thần tượng HCM, coi hắn như một vĩ nhân, một
vị thánh sống mới là chuyện lạ. Tuy nhiên, trớ trêu thay tôi lại tự
thoát khỏi thòng lọng CSVN cũng bởi một sự kiện tương tự.
Tôi vẫn còn nhớ vào năm 1995, khi đó tôi được mười bốn tuổi, đang học
năm cuối bậc trung học cơ sở tại trường Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh (tên
cũ là trường Chi Lăng) thì được chọn cùng một số ít học sinh khác để
kết nạp vào đoàn thanh niên cộng sản HCM. Ngày nay tôi không biết nhưng
lúc đó kết nạp đoàn là một chuyện rất khó: phải liên tục đạt danh hiệu
học sinh giỏi, đạo đức tốt, lí lịch gia đình trong sạch (là cộng sản
càng hay). Lễ kết nạp được tổ chức tại đình Bến Dược. Trước đó nhà
trường tổ chức cho chúng tôi tham quan địa đạo Củ Chi. Mỗi người được
phát một mẩu khoai mì nhỏ xíu và lạnh tanh, nghe một cô gái quấn khăn
rằn, đeo súng nhựa giả làm nữ du kích kể về cuộc sống của việt cộng dưới
hầm. Sau đó tiếp tục nghe bài hát "Miền Nam nhớ mãi ơn người"
của nhạc sĩ cộng sản Lưu Cầu. Kết thúc chương trình là phần ngợi ca phẩm
chất của người lính cộng sản được rèn luyện theo tấm gương HCM. Khi
tham quan đình Bến Dược, mỗi đoàn viên mới được nhận huy hiệu đoàn, sổ
đoàn viên và tuyên thệ trung thành với đoàn, với đảng, với HCM. Lúc ấy,
chúng tôi ai cũng sung sướng và xúc động lắm, đeo ngay huy hiệu lên áo
như thể vừa được một báu vật. Suốt chặng đường ngồi xe buýt trở về
trường, anh chàng hướng dẫn viên tiếp tục ba hoa chích chòe về HCM khiến
cho bọn chúng tôi tròn mắt ra, tin sái cổ.
A. Văn HCM
Về nhà trong tâm trạng lâng lâng và kính phục HCM quá, thế là ngay ngày
hôm sau tôi đạp xe ra khu vực mua bán sách cũ đường Nguyễn Thị Minh Khai
(tên cũ là Hồng Thập Tự) tìm mua những tác phẩm của HCM. Không bao lâu
tôi đã kiếm được một quyển sách có tựa đề là "Văn Hồ chủ tịch". Vừa về
đến nhà, tôi đã nhảy lên giường nằm xem ngay. Tiếc thay, càng đọc càng
vỡ mộng khi nhận ra vị vĩ nhân hôm qua mình còn tôn sùng, hôm nay đã biến thành tiểu nhân, tiện nhân, ác nhân:
- ...Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần "vị quốc"
của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế... (2)
⇨ Một định nghĩa mới mẻ và siêu việt của HCM về tinh thần yêu nước là
đây! "Vị quốc" nghĩa là "vì nước", "vì nước" là phản động? Những người
Việt Nam nào "vì nước" đều là phản động? (Không trách được khi ĐCSVN
liên tục gọi đồng bào hải ngoại và những tổ chức tranh đấu quốc nội là
bọn phản động. HCM đã công khai nói rõ "vì nước" là phản động rồi còn
gì.). Tinh thần yêu nước chân chính là một bộ phận của tinh thần quốc
tế? Nói cách khác, tinh thần yêu nước không chân chính không là một bộ
phận của tinh thần quốc tế? Từ đó suy ra tất cả các anh hùng dân tộc của
Việt Nam đều không yêu nước chân chính vì không có tinh thần quốc tế?
Chỉ có HCM và ĐCSVN yêu nước chân chính mà thôi? Chỉ có hai câu văn ngắn
ngủi đã bộc lộ ra bản chất của HCM: ngu dốt, giáo điều, kiêu ngạo, hỗn
láo!
- ...Thưa các đồng chí, với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách
mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Ðảng ta thật là vĩ đại... (3)
⇨ Tinh thần khiêm tốn của người cách mạng là tự ca tụng đảng ta vĩ đại?
Khiêm tốn kiểu người cách mạng xem ra khác hẳn với tính cách khiêm tốn ở
người bình thường.
- ...Ðảng ta vĩ đại thật. Một ví dụ: Trong lịch sử ta có ghi chuyện
vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại
xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Ðảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn,
hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân
Pháp... (3)
⇨ Sức học ngang hàng với bác học, biết nhiều ngoại ngữ mà văn phạm tiếng
Việt thì không rành, câu văn lủng củng, dấu chấm câu bừa bãi. Thánh
Gióng là nhân vật hư cấu trong truyện cổ tích, không phải là anh hùng
dân tộc, cũng không hề được ghi lại trong lịch sử. Người Việt mà không
biết điều này thì thật đáng ngờ, xem ra khả năng là người Tàu rất cao.
- ...Ðảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình.
Ðảng ta là đạo đức, là văn minh,
Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no.
Công ơn Ðảng thật là to,
Ba mươi năm lịch sử Ðảng là cả một pho lịch sử bằng vàng... (3)
⇨ Ca dao Việt Nam dùng hình ảnh biển và núi để so sánh công lao đấng sinh thành:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông
Công cha, nghĩa mẹ ghi lòng con ơi.
Nay so sanh đảng với núi, biển có khác gì nói đảng là cha mẹ dân? Đảng
là đạo đức, văn minh, thống nhất, độc lập, hòa bình, ấm no. Vậy không
phải đảng thì không đạo đức, không văn minh, không thống nhất, không độc
lập, không hòa bình, không ấm no? Đây đúng là lời lẽ của một kẻ ngông
cuồng, coi trời bằng vung.
- ...Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng hòa bình dân
chủ, xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
một thành viên trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô
vĩ đại. Chúng ta có nhiệm vụ giữ vững vị trí tiền đồn của chủ nghĩa xã
hội ở Đông - Nam châu Á, ra sức góp phần tǎng cường lực lượng của phe xã
hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và trên thế giới... (4)
⇨ Ai giao nhiệm vụ và tại sao Việt Nam dân chủ cộng hòa phải giữ vững vị
trí tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á? Nhiệm vụ quan trọng
nhất lẽ ra phải là thống nhất hai miền Nam Bắc, xây dựng một nước Việt
Nam giàu mạnh. Tại sao không làm như vậy lại lo giữ vị trí tiền đồn của
chủ nghĩa xã hội? Đây chẳng phải là chuyện "khôn nhà dại chợ", "ăn cơm nhà vác ngà voi" hay sao? Lãnh đạo một đất nước phát biểu như vậy thật quá ấu trĩ, chỉ xứng đáng về quê chăn trâu, cày ruộng mà thôi.
- ...Bọn xâm lược Mỹ và tay sai còn vu khống miền Bắc cung cấp vũ khí
cho lực lượng yêu nước ở miền Nam. Nhưng mọi người đều biết rằng vũ khí
của các chiến sĩ yêu nước miền Nam chính là vũ khí của Mỹ làm ra mà
chính quân đội miền Nam là người tiếp tế cho họ... (5)
⇨ Đây là báo cáo mà HCM đọc trong hội nghị chính trị đặc biệt của ĐCSVN
năm 1964. Điều đáng nói, vào năm 1959 tức là 5 năm trước đó, HCM đã đích
thân căn dặn thiếu tướng Võ Bẩm, người trực tiếp chỉ huy các binh đoàn
cộng sản mở đường Trường Sơn: "Chúng ta phải tận dụng thiên thời, địa
lợi, nhân hòa, khẩn trương mở núi kéo dài giữa Đông Trường Sơn, thống
nhất với bạn Lào sớm mở đường vận tải biên giới Tây Trường Sơn. Quân và
dân miền Nam cũng như hai nước bạn Lào, Campuchia phải chuẩn bị cho các
trận đánh lớn nên cần nhiều binh lực, vũ khí..." (6). Như vậy "bọn
xâm lược Mỹ và tay sai" vu khống hay nói sự thật? Những gì HCM đã nói có
đáng tin hay không? Hắn quả là một kẻ gắp lửa bỏ tay người, nói dối mà
mặt không đổi sắc.
B. Phim tài liệu HCM
Cảm giác bàng hoàng, tê tái là những gì tôi có được sau khi biết HCM là
một người ngu dốt, kiêu ngạo, hỗn láo, giáo điều và xảo quyệt nhờ đọc và
phân tích những dòng chữ trong quyển sách "Văn Hồ chủ tịch". Có lẽ
ĐCSVN tốt bụng muốn giúp tôi xổ lãi HCM trọn vẹn nên không lâu sau đó đã
trình chiếu một bộ phim tài liệu được dàn dựng nhằm kỉ niệm 100 năm
ngày sinh "giả" của hắn (19/05/1890-19/05/1990) (7). Coi xong bộ phim
này, tôi bổ sung thêm vào kết luận của mình: HCM là một tên bất hiếu,
bất đễ và bất nghĩa. Anh ruột mất thì không về chịu tang, chỉ đánh một
bức điện chia buồn, ngụy biện do bận việc nước. Chị ruột mất thì lờ tịt
khỏi nhắc đến. Sau nửa thế kỉ xa quê, ngày trở về chỉ đi lòng vòng quanh
nhà, không thèm viếng mộ mẹ, anh, chị. Phủ chủ tịch (nhà sàn) rộng rãi,
thoải mái mà không có được một bàn thờ dù nhỏ bé. Mỗi buổi sáng có thời
gian vừa hút thuốc vừa ra ao cho cá ăn, ngược lại không có thời gian
thắp một nén nhang cho người thân. Con người như vậy làm sao có thể là
người tốt, làm sao có thể làm việc ích nước lợi nhà?
Vấn đề đáng nói ở đây chính là: tôi, một cậu bé 14 tuổi, đã có thể phát
hiện ra những điểm giả dối, tồi tệ ở con người HCM. Như vậy tại sao
ĐCSVN với hàng triệu đảng viên lại không nhận thấy, vẫn tiếp tục tung
hô, ca tụng hắn và bắt toàn dân Việt Nam làm theo? Chỉ có 2 cách trả
lời: một là ĐCSVN toàn là những kẻ còn ngu hơn cả một đứa trẻ 14 tuổi
nên không biết phân biệt tốt xấu, hai là ĐCSVN toàn những kẻ "theo đóm
ăn tàn", vô lại giống hệt HCM nên bao che cho hắn theo kiểu "ngưu tầm
ngưu, mã tầm mã". Dù câu trả lời nào đúng thì cũng chỉ có một cách hành
động là không tin vào HCM và ĐCSVN nữa, nếu được thì kết liễu bọn chúng
đi càng tốt. Đó cũng là cách mà tôi đã, đang và sẽ làm.
C. Kết luận
Các bạn trẻ thân mến! Ngày ấy tôi cũng ở lứa tuổi thiếu niên, cũng từng
ngưỡng mộ HCM và tin tưởng một cách ngây thơ vào ĐCSVN. Thế nhưng, chỉ
dựa vào một quyển sách và một bộ phim tài liệu (tất cả đều do ĐCSVN cho
phép lưu hành, không phải là công trình của "thế lực thù địch, phản
động" nào cả), tôi đã tự vén đi áng mây mù trước mắt để nhận thức được
bộ mặt thật của HCM và ĐCSVN bằng cách nghiền ngẫm và suy luận. Ngày
nay, các bạn có điều kiện hơn chúng tôi khi xưa rất nhiều, lẽ nào lại
tiếp tục ngây ngô, bịt mắt bưng tai để cho bọn vô lại này lừa gạt, xỏ
mũi? Tổ quốc Việt Nam là của chúng ta, không phải là của HCM và ĐCSVN.
Chúng ta có trách nhiệm gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước cho
xứng đáng với tổ tiên. Cần phải đập tan luận điệu ru ngủ theo kiểu lo
học đi, mọi chuyện đã có đảng lo. Hiện nay, thông tin HCM là Tàu đội lốt
Việt càng lúc càng trở nên rõ ràng. Nếu quả thật như vậy, chúng ta sắp
bị giặc Tàu đô hộ thêm 1000 năm nữa là điều khó tránh khỏi. Là con Lạc,
cháu Hồng thì hãy noi gương Trần Quốc Toản tuổi trẻ chí cao. Chúng ta
trẻ cũng như già, dù nam hay nữ, đồng bằng hay rừng núi, quốc nội hay
hải ngoại… cũng phải một lòng diệt nội xâm, đuổi ngoại xâm. "Có chí thì
nên"!!!
Ngày 17/10/2015
__________________________________________
Tài liệu tham khảo:
(1) Theo chân Bác - Tố Hữu
(6) http://tcdulichtphcm.vn/home/su-kien-du-lich/truyen-thong/2638-ng-trng-sn-ng-h-chi-minh-huyn-thoi
KHẢO CỔ * NGƯỜI CHÂU PHI
Nghiên cứu: Những người đầu tiên rời Châu Phi tới Châu Á trước Châu Âu
Hộp sọ 28.000 năm tuổi của người hiện đại
Homo sapien tìm thấy ở Dordogne, Pháp tại viện bảo tàng ở Paris, Pháp,
ngày 14/10/2015.
15.10.2015
47 chiếc răng người được khai quật tại một hang động ở miền nam Trung
Quốc cho thấy loài người chúng ta có thể đã tới Trung Quốc cách nay
80.000 đến 120.000 năm trước, sớm hơn nhiều so với những kết luận của
các học thuyết được nhiều người tin tưởng.
Cuộc nghiên cứu mà kết quả được đăng tải hôm thứ tư trên tạp chí khoa học Nature cho thấy những chiếc răng tại động Phúc Nham ở tỉnh Hồ Nam chứng tỏ người hiện đại đã có mặt ở miền nam Trung Quốc sớm hơn ở Địa Trung Hải hoặc Châu Âu từ 30.000 đến 70.000 năm.
Bà Maria Martinon-Torres, một nhà nghiên cứu của trường University College London và là đồng tác giả của cuộc khảo cứu, cho biết giới khoa học lâu nay vẫn tin là người hiện đại rời Phi Châu cách nay chỉ 50.000 năm, nhưng cuộc khảo cứu này cho thấy sự di chuyển đó xảy ra sớm hơn nhiều.
Hiện chưa rõ tại sao người hiện đại tới Đông Á sớm hơn nhiều như vậy trước khi tới Châu Âu. Bà Martinon-Torres cho rằng loài người hiện đại có thể đã không thể chiếm được một chỗ đứng ở Châu Âu cho tới khi người Neanderthals ở đó sắp bị tuyệt chủng.
Thời tiết ở Châu Âu thời Băng giá có lẽ cũng dựng lên một chướng ngại đối với những người đã thích nghi với thời tilết ở Phi Châu.
http://www.voatiengviet.com/content/loai-nguoi-roi-chau-phi-toi-chau-a-truoc-chau-au/3007533.htm
Cuộc nghiên cứu mà kết quả được đăng tải hôm thứ tư trên tạp chí khoa học Nature cho thấy những chiếc răng tại động Phúc Nham ở tỉnh Hồ Nam chứng tỏ người hiện đại đã có mặt ở miền nam Trung Quốc sớm hơn ở Địa Trung Hải hoặc Châu Âu từ 30.000 đến 70.000 năm.
Bà Maria Martinon-Torres, một nhà nghiên cứu của trường University College London và là đồng tác giả của cuộc khảo cứu, cho biết giới khoa học lâu nay vẫn tin là người hiện đại rời Phi Châu cách nay chỉ 50.000 năm, nhưng cuộc khảo cứu này cho thấy sự di chuyển đó xảy ra sớm hơn nhiều.
Hiện chưa rõ tại sao người hiện đại tới Đông Á sớm hơn nhiều như vậy trước khi tới Châu Âu. Bà Martinon-Torres cho rằng loài người hiện đại có thể đã không thể chiếm được một chỗ đứng ở Châu Âu cho tới khi người Neanderthals ở đó sắp bị tuyệt chủng.
Thời tiết ở Châu Âu thời Băng giá có lẽ cũng dựng lên một chướng ngại đối với những người đã thích nghi với thời tilết ở Phi Châu.
http://www.voatiengviet.com/content/loai-nguoi-roi-chau-phi-toi-chau-a-truoc-chau-au/3007533.htm
THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
ASEAN - Trung Quốc họp giữa căng thẳng Biển Đông
Trung Quốc nói muốn hợp tác và đối thoại với
bộ quốc phòng các nước ASEAN để cùng bảo đảm hòa bình, ổn định khu vực,
nhưng né tránh đề cập đến vấn đề Biển Đông.
16.10.2015
Trung Quốc kêu gọi vực dậy các nỗ lực bảo đảm hòa bình, ổn định khu vực
nhưng né tránh thảo luận về tranh chấp chủ quyền Biển Đông trong cuộc
họp với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN do Bắc Kinh chủ trì hôm thứ
Sáu.
Giới lãnh đạo Trung Quốc theo dự kiến sẽ không công khai nhắc tới các tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn giữa Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á tại cuộc họp không chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN.
Một số nước trong khối, tiêu biểu là Việt Nam và Philippines, có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Bắc Kinh ở Biển Đông nhưng Trung Quốc thường tránh dùng các diễn đàn khu vực để thảo luận về vấn đề này.
Trong bài diễn văn khai mạc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn không hề đề cập tới các tranh chấp lãnh hải. Thay vào đó, ông kêu gọi các nước ASEAN cùng thúc đẩy cho các mối quan hệ tốt đẹp hơn và nỗ lực hơn nữa để giải quyết những thách thức về an ninh trong khu vực bao gồm khủng bố.
Ông Thường nói Trung Quốc mong muốn hợp tác và đối thoại với bộ quốc phòng các nước ASEAN để cùng bảo đảm hòa bình, ổn định khu vực và bắt tay tạo một môi trường an ninh lành mạnh
Giới lãnh đạo Trung Quốc theo dự kiến sẽ không công khai nhắc tới các tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn giữa Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á tại cuộc họp không chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN.
Một số nước trong khối, tiêu biểu là Việt Nam và Philippines, có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Bắc Kinh ở Biển Đông nhưng Trung Quốc thường tránh dùng các diễn đàn khu vực để thảo luận về vấn đề này.
Trong bài diễn văn khai mạc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn không hề đề cập tới các tranh chấp lãnh hải. Thay vào đó, ông kêu gọi các nước ASEAN cùng thúc đẩy cho các mối quan hệ tốt đẹp hơn và nỗ lực hơn nữa để giải quyết những thách thức về an ninh trong khu vực bao gồm khủng bố.
Ông Thường nói Trung Quốc mong muốn hợp tác và đối thoại với bộ quốc phòng các nước ASEAN để cùng bảo đảm hòa bình, ổn định khu vực và bắt tay tạo một môi trường an ninh lành mạnh
http://www.voatiengviet.com/content/asean-trung-quoc-hop-giua-cang-thang-bien-dong/3010088.html
Mỹ-Biển Đông: Tuần tra sát đảo nhân tạo không phải là khiêu khích
Đô đốc John Richardson, tham mưu trưởng hải quân Mỹ, khẳng định,
ngày 15/10/2015, Hoa Kỳ tuần tra tại những vùng này là hoàn toàn phù hợp
với luật pháp quốc tế.REUTERS/Yoshikazu Tsuno/Pool
Một chỉ huy của Hải quân Hoa Kỳ, ngày hôm qua, 15/10/2015, tuyên bố,
việc đưa tàu chiến Mỹ tới gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây là một
hoạt động bình thường, theo thông lệ và không nên coi đây là một hành
động khiêu khích.
Theo tuần báo Navy Times, trong chặng dừng chân ở Nhật Bản, nhân
chuyến công du nhiều nước trên thế giới, Đô đốc John Richarson, Chỉ huy
các hoạt động tác chiến của Hải quân Hoa Kỳ, tuyên bố : Hải quân Mỹ coi
tự do lưu thông hàng hải là một hoạt động duy trì tôn trọng luật pháp
quốc tế.
Đô đốc Richarson nói : « Hoa Kỳ là một cuờng quốc và có lực lượng hải
quân trên toàn thế giới. Và không ai nên ngạc nhiên về việc chúng tôi
sẽ thực hiện quyền tự do lưu thông ở bất kể nơi nào mà luật pháp quốc tế
cho phép ». Chỉ huy Hải quân Mỹ nói tiếp : « Chúng tôi vẫn làm
việc này như thông lệ trên khắp thế giới. Chúng tôi có mặt tại Biển Đông
như thông lệ. Và chúng tôi coi đây là một phần trong việc thực hiện các
quyền quốc tế tại các vùng biển quốc tế ».
Tuần báo Navy Times nhận định, trong thời gian qua, Trung Quốc đã
ồ ạt bồi đắp, xây đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa và coi đây
là phương cách để thực hiện các đòi hỏi chủ quyền nhằm tiến tới kiểm
soát toàn khu vực Biển Đông.
Khi được đề nghị bình luận về việc báo chí Trung Quốc tố cáo Bộ Quốc
phòng Mỹ khiêu khích Bắc Kinh và có kế hoạch gia tăng sự hiện diện tại
vùng biển được coi là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, đô đốc Richarson
nhấn mạnh : « Tôi nghĩ rằng chúng tôi cần tiếp tục các hoạt động phù
hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đây là một phần trong các hoạt động thông
thường, theo thông lệ tại các vùng biển quốc tế, phù hợp với các quy
định của luật pháp quốc tế. Trong mọi trường hợp, tôi không thấy làm thế
nào lại diễn giải đó là một hành động mang tính khiêu khích ».
Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho Navy Times biết, việc tiến
hành tuần tra sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa,
còn phải đợi được chính quyền Washington cho phép.Từ năm 2012, máy bay và tàu chiến của Hải quân Mỹ không xâm nhập vào không phận và lãnh hải 12 hải lý xung quanh các hòn đảo, bãi đá mà sau này Trung Quốc bồi đắp, xây dựng thành các đảo nhân tạo.
Thêm một tháng sút giảm đối với nhập khẩu của Trung Quốc
Các ống thép xuất khẩu được nhìn thấy ở phía trước cần cẩu tại một cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, ngày 7/3/2015.
13.10.2015
Trung Quốc nói nhập khẩu của nước này đã có mức tụt sâu 2 con số trong
tháng 9, và điều này cho thấy sự yếu kém trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế
giới này.
Tổng cục Hải Quan Trung Quốc nói hôm thứ ba rằng giá trị nhập khẩu giảm hơn 20% vào tháng trước so với cùng kỳ thời gian này cách đây 1 năm, và đánh dấu sự sút giảm trong 11 tháng liên tiếp.
Giá trị xuất khẩu giảm gần 4% vào tháng trước, với mức thặng dư toàn cầu của Trung Quốc đạt mức 60,34 tỷ đôla trong tháng 9.
Các nhà phân tích đã dự đoán một sự sụt giảm khoảng 15% về nhập khẩu.
Những con số này làm nổi bật thêm những thách thức cho các nhà làm chính sách ở Bắc Kinh khi họ tìm cách biến đổi nền kinh tế Trung Quốc sang một nền kinh tế thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước thay vì bởi xuất khẩu.
Nền kinh tế của Trung Quốc đang phát triển ở mức thấp nhất trong vòng 25 năm nay mặc dù đã có 5 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 11 và tăng chi tiêu vào hạ tầng cơ sơ.
Sự giảm tốc này đã dẫn đến một sự trượt dốc toàn cầu trong giá cả nông khoáng sản như dầu, đồng và quặng sắt.
Những con số thương mại mới nhất cũng cho thấy Trung Quốc dường như không thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế ở mức 7%.
http://www.voatiengviet.com/content/them-mot-thang-giam-sut-doi-voi-nhap-khau-trung-quoc/3003927.html
Tổng cục Hải Quan Trung Quốc nói hôm thứ ba rằng giá trị nhập khẩu giảm hơn 20% vào tháng trước so với cùng kỳ thời gian này cách đây 1 năm, và đánh dấu sự sút giảm trong 11 tháng liên tiếp.
Giá trị xuất khẩu giảm gần 4% vào tháng trước, với mức thặng dư toàn cầu của Trung Quốc đạt mức 60,34 tỷ đôla trong tháng 9.
Các nhà phân tích đã dự đoán một sự sụt giảm khoảng 15% về nhập khẩu.
Những con số này làm nổi bật thêm những thách thức cho các nhà làm chính sách ở Bắc Kinh khi họ tìm cách biến đổi nền kinh tế Trung Quốc sang một nền kinh tế thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước thay vì bởi xuất khẩu.
Nền kinh tế của Trung Quốc đang phát triển ở mức thấp nhất trong vòng 25 năm nay mặc dù đã có 5 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 11 và tăng chi tiêu vào hạ tầng cơ sơ.
Sự giảm tốc này đã dẫn đến một sự trượt dốc toàn cầu trong giá cả nông khoáng sản như dầu, đồng và quặng sắt.
Những con số thương mại mới nhất cũng cho thấy Trung Quốc dường như không thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế ở mức 7%.
http://www.voatiengviet.com/content/them-mot-thang-giam-sut-doi-voi-nhap-khau-trung-quoc/3003927.html
Thặng dư dầu của thế giới sẽ tiếp tục trong năm 2016
14.10.2015
Lượng dầu dư thừa trên thị trường thế giới đã đẩy giá dầu thô xuống thấp
và có thể sẽ tiếp tục trong năm 2016, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)
cho biết hôm thứ Ba.
Tổ chức có trụ sở ở Paris của 29 quốc gia nhập khẩu dầu mỏ dự báo một sự "suy giảm rõ rệt" nhu cầu tiêu thụ nhiều dầu hơn, tương tự như dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự nói rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ khiêm tốn trong năm tiếp theo. IEA cho biết họ dự kiến tăng trưởng nhu cầu toàn cầu giảm từ mức cao nhất trong năm năm là 1,8 triệu thùng một ngày trong năm nay xuống mức tăng trưởng bình thường hơn là 1,2 triệu thùng vào năm sau.
Họ dự đoán tiêu thụ của thế giới sẽ đạt mức trung bình 95,7 triệu thùng một ngày vào năm sau, giảm 100.000 thùng so với ước tính vào tháng trước.
"Dự báo sự sụt giảm rõ rệt ở mức tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ vào năm sau và thêm dầu của Iran sẽ đổ tới - nếu chế tài của quốc tế được nới lỏng - có thể sẽ khiến thị trường dư thừa nguồn cung đến hết năm 2016," IEA cho biết.
Một số nhà phân tích kinh tế cho rằng việc kinh tế Trung Quốc chậm lại cũng sẽ cắt giảm nhu cầu tiêu thụ tổng thể của thế giới vào năm sau, mặc dù IEA nói rằng tiêu thụ dầu của Bắc Kinh tiếp tục tăng trong những tháng gần đây.
Giá dầu thế giới đã liên tục ở mức dưới 50 đôla một thùng trong những tháng gần đây, ít hơn phân nửa mức giá cách đây 15 tháng. Do đó chi phí xăng dầu cho người lái xe ở một số nước đã được hạ xuống, nhưng cũng dẫn đến việc sa thải người lao động trong một số lĩnh vực của ngành dầu khí khi nhu cầu dầu của thế giới chậm lại.
http://www.voatiengviet.com/content/thang-du-dau-cua-the-gioi-se-tiep-tuc-trong-nam-2016/3004560.html
Tổ chức có trụ sở ở Paris của 29 quốc gia nhập khẩu dầu mỏ dự báo một sự "suy giảm rõ rệt" nhu cầu tiêu thụ nhiều dầu hơn, tương tự như dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự nói rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ khiêm tốn trong năm tiếp theo. IEA cho biết họ dự kiến tăng trưởng nhu cầu toàn cầu giảm từ mức cao nhất trong năm năm là 1,8 triệu thùng một ngày trong năm nay xuống mức tăng trưởng bình thường hơn là 1,2 triệu thùng vào năm sau.
Họ dự đoán tiêu thụ của thế giới sẽ đạt mức trung bình 95,7 triệu thùng một ngày vào năm sau, giảm 100.000 thùng so với ước tính vào tháng trước.
"Dự báo sự sụt giảm rõ rệt ở mức tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ vào năm sau và thêm dầu của Iran sẽ đổ tới - nếu chế tài của quốc tế được nới lỏng - có thể sẽ khiến thị trường dư thừa nguồn cung đến hết năm 2016," IEA cho biết.
Một số nhà phân tích kinh tế cho rằng việc kinh tế Trung Quốc chậm lại cũng sẽ cắt giảm nhu cầu tiêu thụ tổng thể của thế giới vào năm sau, mặc dù IEA nói rằng tiêu thụ dầu của Bắc Kinh tiếp tục tăng trong những tháng gần đây.
Giá dầu thế giới đã liên tục ở mức dưới 50 đôla một thùng trong những tháng gần đây, ít hơn phân nửa mức giá cách đây 15 tháng. Do đó chi phí xăng dầu cho người lái xe ở một số nước đã được hạ xuống, nhưng cũng dẫn đến việc sa thải người lao động trong một số lĩnh vực của ngành dầu khí khi nhu cầu dầu của thế giới chậm lại.
http://www.voatiengviet.com/content/thang-du-dau-cua-the-gioi-se-tiep-tuc-trong-nam-2016/3004560.html
Nghi ngờ về hình ảnh lạc quan trong chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập
17.10.2015
Vào lúc Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc chuẩn bị du hành sang Anh
quốc trong tuần tới, các giới chức ở cả Bắc Kinh lẫn London đang tô vẽ
một hình ảnh lạc quan về bang giao và đưa ra những dự kiến vĩ đại về tác
động của chuyến thăm vượt ra khỏi quan hệ song phương.
Nhưng chuyến thăm sẽ đi vượt qua việc tăng cường quan hệ đến mức nào là điều chưa rõ, theo nhận xét của các chuyên gia phân tích ngoại giao, và không phải tất cả mọi người đều phấn khởi về chuyến thăm.
Chỉ trích về nhân quyền
Trung Quốc đang rất thẳng thừng về ý muốn dùng Anh Quốc như một cửa ngõ quan trọng giúp mở rộng đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Âu.
Ông Phương Vĩnh Bình, Phó chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, nói: “Nếu chúng ta có thể tham gia dự án xây dựng năng lượng hạt nhân ở Vương quốc Anh, tôi nghĩ sẽ không có giới hạn cho Trung Quốc trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở thế giới Tây phương”.
Ông Phương nói đầu tư Trung Quốc về cơ sở hạ tầng sẽ có tác dụng như một nhu cầu quan trọng về chính trị của chính phủ Anh. Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp chính phủ giao tiếp với một bộ phận các chính trị gia đòi nước này rút ra khỏi Liên hiệp châu Âu.
Trong khi đang chật vật để đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 7% và chống lại một loạt tin xấu về mặt trận kinh tế, Trung Quốc cũng cần phải có một số hợp đồng kinh doanh quan trọng ở nước ngoài để củng cố hình ảnh của mình, theo ông David Kelly của viện Chính sách Trung Quốc.
Ông nói: “Chuyến thăm sẽ tăng thêm uy tín về chính sách đối ngoại của ông ta và cũng củng cố sự tin tưởng vào các triển vọng ổn định kinh tế, đã bị nêu nghi vấn bởi những chấn động trong thị trường chứng khoán và tỷ giá hối đoái hồi hè vừa qua”.
Nhưng chuyến thăm sẽ đi vượt qua việc tăng cường quan hệ đến mức nào là điều chưa rõ, theo nhận xét của các chuyên gia phân tích ngoại giao, và không phải tất cả mọi người đều phấn khởi về chuyến thăm.
Bang giao giữa hai nước đã có nhiều phức tạp vì vấn đề lịch sử và quá
khứ đô hộ của Anh. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho chuyến thăm, các chuyên
gia Trung Quốc đã nói rằng chuyến đi sẽ đánh dấu sự xuất hiện của một
“thời vàng son” trong đó Vương quốc Anh sẽ có tác dụng như một cửa ngõ
để bành trướng việc đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc ở phương Tây.
Ngay cả các vị bộ trưởng của Anh cũng gợi ý rằng chuyến thăm sắp tới sẽ
có tác dụng xoay chuyển tình thế, với Bộ trưởng tài chính Anh George
Osborne nói rằng Vương quốc Anh có thể trở thành “đối tác tốt nhất của
Trung Quốc ở phương Tây”.
London bày tỏ sự sốt sắng muốn trở thành đối tác được ưa chuộng của
Trung Quốc ở châu Âu trong những tháng gần đây, khi Anh trở thành quốc
gia Tây phương đầu tiên thành lập một trung tâm kiểm soát đồng nguyên và
sau đó gia nhập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu do Trung Quốc
lãnh đạo, bất chấp những dè dặt của các giới chức ở Washington.
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair dự kiến “một thập kỷ vàng” trong quan hệ
giữa Anh và Trung Quốc. Ông nói Trung Quốc và Pháp có thể là những đối
tác quan trọng đối với Anh trong lãnh vực năng lượng hạt nhân và Bắc
Kinh có thể giúp phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt.
Nhưng một số nhà phân tích coi tình hình một cách khác và nêu ra mức độ
cực kỳ thấp của các giao dịch tài chính giữa hai nước. Trung Quốc chỉ
chiếm có 0,1% số đầu tư vào Vương quốc Anh trong năm 2014, và gợi ý rằng
London sẽ tiếp tục lệ thuộc nặng vào các thị trường Tây phương ngay cả
sau khi số tiền mà Trung Quốc hứa hẹn đến nơi.
"Khi các lập trường rõ ràng ‘thân Trung Quốc’ như thế được quảng bá
trong công chúng, kết quả trớ trêu là phân cực công luận", theo nhận
định của ông David Kelly, một chuyên gia làm việc cho công ty nghiên cứu
Chính sách Trung Quốc. Ông nói: “Một chính đảng đương quyền thúc đẩy
một chính sách thân Trung Quốc cuối cúng sẽ bị thách thức bởi một đảng
đối lập có thể bằng nhiều cách dùng những tín hiệu để rêu rao một chính
sách chống Trung Quốc cho khối cử tri".Chỉ trích về nhân quyền
Một thành phần trong giới truyền thông ở London đã chỉ trích các bộ
trưởng Anh bị cho là khai thác tình cảm Trung Quốc và thậm chí nêu ra
những quan ngại về việc đặt phát triển thương mại lên trên vấn đề nhân
quyền khi giao dịch với Trung Quốc.
Chính phủ Anh nêu ra trong tuần này rằng họ đã trưng bày một biểu tượng
của bản hiến pháp Anh ở Bắc Kinh tại tư thất của đại sứ và sau đó ở
trường Đại học Nhân dân.
Đây được coi như một hành động để chứng tỏ rằng không có sự đi lệch ra
khỏi niềm tin Anh quốc vẫn đặt vào pháp trị, ngay cả khi giao dịch với
Trung Quốc.
Nhưng hiến chương bị bất chợt lấy ra khỏi nơi trưng bày ở trường Đại học
Nhân dân, nêu ra những nghi vấn về việc liệu Ban chấp hành Đảng Cộng
sản có bất bình về hành động dạy bảo cho sinh viên Trung Quốc về khái
niệm dân chủ của Anh hay không.
Ông Kelly nói: “Chúng ta chưa thấy có cuộc thảo luận công khai về việc
trưng bày bị gỡ bỏ ở trường Đại học Nhân dân. Cuối cùng chúng ta có thể
biết được chẳng hạn là họ đã quyết định tránh né những sự hiểu lầm, và
rằng không có sự can dự nào của Bộ Chính trị, Ủy ban An ninh Quốc gia
hay cục tuyên truyền nào về quyết định gỡ bỏ ấy. Nhưng cũng có thể có
tình trạng ngược lại như thế”.
Một số quan sát viên lo ngại các bộ trưởng Anh sẽ giữ im lặng về các vấn
đề có liên quan đến nhân quyền và Tây Tạng trong thời gian ông Tập đến
thăm để khỏi gây xáo trộn cho các kế hoạch đầu tư đang được thảo luận.
Ông Kerry Brown, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại trường Đại
học Sydney nêu nhận định: “Về mặt nhân quyền và pháp trị, Vương quốc
Anh không cần phải đứng cùng với các đối tác Âu châu khác, Hoa Kỳ,
Australia và các đối tác khác trong việc duy trì một đường lối nhất quán
về việc đối xử với các ký giả và các luật sư nhân quyền ở Trung Quốc
chống lại những luật lệ và pháp trị mà bản thân chính phủ Trung Quốc nói
là họ tôn trọng”.
Cửa ngõ AnhTrung Quốc đang rất thẳng thừng về ý muốn dùng Anh Quốc như một cửa ngõ quan trọng giúp mở rộng đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Âu.
Ông Phương Vĩnh Bình, Phó chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, nói: “Nếu chúng ta có thể tham gia dự án xây dựng năng lượng hạt nhân ở Vương quốc Anh, tôi nghĩ sẽ không có giới hạn cho Trung Quốc trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở thế giới Tây phương”.
Ông Phương nói đầu tư Trung Quốc về cơ sở hạ tầng sẽ có tác dụng như một nhu cầu quan trọng về chính trị của chính phủ Anh. Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp chính phủ giao tiếp với một bộ phận các chính trị gia đòi nước này rút ra khỏi Liên hiệp châu Âu.
Trong khi đang chật vật để đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 7% và chống lại một loạt tin xấu về mặt trận kinh tế, Trung Quốc cũng cần phải có một số hợp đồng kinh doanh quan trọng ở nước ngoài để củng cố hình ảnh của mình, theo ông David Kelly của viện Chính sách Trung Quốc.
Ông nói: “Chuyến thăm sẽ tăng thêm uy tín về chính sách đối ngoại của ông ta và cũng củng cố sự tin tưởng vào các triển vọng ổn định kinh tế, đã bị nêu nghi vấn bởi những chấn động trong thị trường chứng khoán và tỷ giá hối đoái hồi hè vừa qua”.
http://www.voatiengviet.com/content/nghi-ngo-ve-hinh-anh-lac-quan-trong-chuyen-tham-anh-cua-chu-tich-tap/3010626.html
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20151016-muc-tieu-chien-luoc-cua-putin-o-trung-dong-la-phuong-tay
Mục tiêu chiến lược của Putin ở Trung Đông là phương Tây ?
Tổng thống Putin và Tổng thống Obama gặp gỡ bên lề cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Los Cabos, ngày 18/06/2015.AFP PHOTO/Jewel Samad
Những ngày qua, chiến dịch can thiệp quân sự của Nga tại Syria tiếp tục
khiến thế giới phương Tây sững sờ bởi quy mô và hiệu quả của nó. Lãnh
đạo điện Kremlin dường như đã đạt được mục tiêu đưa nước Nga trở lại
trường quốc tế với vị thế mới.
Trang "Ý tưởng và Tranh luận" của nhật báo kinh tế Les Echos ra ngày 16/10/2015 có bài phân tích mang tiêu đều : «Trung Đông : Điều mà Putin đang tìm kiếm thực sự » của tác giả Benjamin Quenelle, thông tín viên của tờ báo tại Matxcơva.
Mở đầu bài viết tác giả trích dẫn câu trả lời điện thoại năm 2003 của ông Vladimir Putin, khi được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, George W. Bush, thông báo Hoa Kỳ tấn công Irak. Theo lời kể lại của một nhân vật gần gũi với Tổng thống Nga khi đó, ông Putin nói : « Cảm ơn George đã báo cho tôi. Nhưng các vị đang mắc phải một sai lầm lịch sử ở Irak, điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy trong khu vực về lâu về dài ».
Mười hai năm sau, Nga mở chiến dịch quân sự lớn vào khu vực Trung Đông. Lần này, Matxcơva biện minh cho cuộc can thiệp vào Syria là do tính cấp thiết phải lập lại trật tự tại Trung Đông đang bị tàn phá do chính sách tai hại của các nước phương Tây. Ông Putin đã không tiếc tay tung vào cuộc chiến ở Trung Đông những phương tiện vũ khí hiện đại nhất để biểu dương sức mạnh của nước Nga và dường như là để đưa ra cho phương Tây một bài học.
Theo tác giả bài viết, thì hành động quân sự đó hoàn toàn mâu thuẫn với các phát ngôn ngoại giao của Nga, vẫn luôn chỉ trích mọi sự can thiệp của phương tây vào Trung Đông. Nhưng lúc này điều cấp bách nhất đối với Matxcơva là cứu Bachar al-Assad, cứu chế độ Damas đang có nguy cơ bị tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) và các nhóm nổi dậy tiêu diệt.
Ngoài ra, theo Les Echos, Matxcơva có thể cũng lo ngại khả năng hàng ngàn chiến binh thánh chiến trở về nước Nga. Theo nhật báo kinh tế, có khoảng từ 2.000 đến 7.000 thanh niên Nga đã đến Syria tham gia các nhóm thánh chiến. Đây quả thực là một mối đe dọa không nhỏ đối với nước Nga vốn vẫn phải đối phó thường trực với các lực lượng ly khai Hồi giáo ở Kavkaz, Tchernia. Đúng là mối đe dọa đối với an ninh của Nga là có thật. Nhưng với việc triển khai quân sự lớn như vậy, Kremlin hy vọng sẽ thành công ở khu vực mà liên minh phương Tây, cho đến giờ, vẫn tỏ ra bất lực, nếu không muốn nói là thất bại.
Tác giả bài viết phân tích, chiến thuật mà Putin đang tiến hành tại Syria, cũng như thành công mà ông đạt được trong vụ sáp nhập Crimée hồi đầu năm 2014, khiến phương Tây ngã ngửa vì bất ngờ. Ban đầu Kremlin phủ nhận gia tăng hiện diện quân sự, cùng lúc vẫn chuẩn bị tham chiến, để rồi đi đến khẳng định, đặt phương Tây vào sự đã rồi.
Tác giả nhận định, vẫn ám ảnh với cái chết của Kadhafi tại Libya, Vladimir Putin đặt sự sống còn của Bachar al-Assad là vấn đề quan trọng. Kremlin luôn kêu gọi một liên minh quốc tế rộng rãi dưới sự điều phối của Liên Hiệp Quốc, nhưng đó là liên minh với quân đội của Damas. Song phương Tây không chấp nhận đề xuất này.
Những người lạc quan trong giới ngoại giao châu Âu giờ chỉ còn hy vọng là sau chiến dịch can thiệp quân sự, ông Putin sẽ là người duy nhất có thể điều khiển sự ra đi của Bachar al-Assad. Bài báo kết luận, Kremlin đưa ra mục tiêu rõ ràng là : Nước Nga trở lại Trung Đông và chấm dứt bị cô lập với quốc tế từ khi khủng hoảng Ukraina nổ ra.
Biển Đông : Căng thẳng tập trung vào Mỹ-Trung
Chuyển qua với thời sự châu Á. Le Figaro chú ý tình hình ở Biển Đông với sự kiện Hoa Kỳ tuyên bố sẽ đưa tầu chiến tuần tra vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp trong các khu vực đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Minh họa cho bài viết « Bắc Kinh-Washington : Cái bẫy ngoài khơi Biển Trung Hoa (Biển Đông) », Le Figaro đăng tấm bản đồ toàn vùng Biển Đông với các đường ranh giới đòi hỏi chủ quyền của 6 nước liên quan. Trong đó độc giả có thể thấy rõ là toàn bộ các đường chủ quyền của 5 nước nhỏ đều nằm lọt trong khu vực đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, được bao bằng đường ranh giới vẫn được gọi là « đường lưỡi bò ».
Tờ báo cho biết, có 3,5 triệu km biển đang nằm trong tranh chấp giữa : Trung Quốc, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Các tranh chấp chủ quyền này vốn dĩ đã rắc rồi lại càng trở nên phức tạp khi khu vực này nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng của thế giới gắn liền lợi ích của nhiều cường quốc.
Chính vì thế mà Hoa Kỳ không thể làm ngơ trước việc làm của Trung Quốc, ỷ thế mạnh ngang nhiên lấn biển, án ngữ con đường thông thương quốc tế. Le Figaro ghi nhận với việc thông báo cho tầu đi tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh các đảo tranh chấp do Trung Quốc chiếm giữ và cải tạo, Hoa Kỳ đang thách thức Trung Quốc ngay tại sân sau.
Le Figaro trích dẫn lại tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi thông báo hải quân Mỹ chuẩn bị tuần tra trong vùng hải phận quốc tế tại Biển Đông, tức là áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp.
Ông Carter tuyên bố : « Không một ai được phép nhầm lẫn, Hoa Kỳ sẽ cho máy bay và tàu bè đi lại ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi đã làm ở khắp nơi trên thế giới. Biển Đông không phải là ngoại lệ ». Theo Le Figaro thì lời cảnh báo này rõ ràng là nhắm tới Bắc Kinh, hiện vẫn đòi chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, nơi có 30% lượng hàng hóa buôn bán của cả thế giới đi qua.
Sau khi nhắc lại sự việc các hình ảnh vệ tinh gần đây liên tục tố cáo Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa nhằm biến thành tiền đồn quân sự, Le Figaro nhận định, Washington và các nước trong vùng đang lo ngại Trung Quốc sử dụng vũ lực để kiểm soát con đường hàng hải tấp nập nhất thế giới.
Tất nhiên Bắc Kinh không thể bỏ qua động thái của Washington. Trong những ngày qua, phát ngôn viên Ngoại giao Trung Quốc liên tục đưa ra những tuyên bố phản ứng mạnh mẽ trước thông báo của bộ Quốc phòng Mỹ, tố cáo Washington đang làm dấy lên căng thẳng. Thậm chí, báo chí chính thức còn kêu gọi Bắc Kinh phải đáp trả mạnh mẽ nếu hải quân Mỹ tuần tra như thông báo.
Miến Điện : Ngừng bắn nhưng không dập tắt được xung đột sắc tộc
Tiếp tục với đề tài châu Á, nhật báo Le Monde dành trang báo lớn nói về Miến Điện sau sự kiện ngày hôm qua, chính phủ nước này đã ký được thỏa thuận ngừng bắn với thủ lĩnh của tám nhóm nổi dậy người sắc tộc thiểu số.
Như vậy là sau hàng chục năm xung đột nội chiến chính phủ Miến Điện mới đạt được một thỏa thuận ngừng chiến với các phe nổi dậy vũ trang, nhất là khi Miến Điện đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội cực kỳ quan trọng vào ngày 8/11 tới đây.
Tuy nhiên, theo nhận định của Le Monde, bản thỏa thuận mang ý nghĩa lịch sử vừa ký được vẫn mang dáng dấp thất bại, không thể giải quyết được các cuộc xung đột ở miền bắc Miến Điện. Le Monde cho biết, thỏa thuận đã được ký ngày hôm qua tại thủ đô hành chính Naypyidaw trong một buổi lễ long trọng trước sự chứng kiến của đại diện các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Quốc.
Thế nhưng, vẫn còn 13 nhóm sắc tộc thiểu số nổi dậy không tham gia vào thỏa thuận. Trong đó có những nhóm không chịu bắt tay với chính phủ, hay những nhóm bị chính phủ gạt ra ngoài tiến trình hòa bình, thí dụ như nhóm sắc tộc có gốc gác người Hoa trong vùng Kokang. Trong khi đó, các nhóm sắc tộc nổi dậy lại có những mối liên hệ phức tạp, đan chéo nhau ; Miến Điện là nước có tới 135 dân tộc thiểu số, chiếm 1/3 dân số đất nước.
Vẫn liên quan tới sự kiện trên với ghi nhận tương tự, Le Figaro quan tâm nhiều đến cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới ở Miến Điện. Theo nhật báo, chiến dịch tranh cử đang diễn ra trong bầu không khí căng thẳng. Người Hồi giáo, đặc biệt là những người thiểu số Rohingya, không được phép ra ứng cử và là mục tiêu tấn công của nhiều phong trào Phật giáo cực đoan. Nhà dân chủ đối lập Aung San Suu Kyi thì bị tố cáo đã quay lưng lại với người Hồi giáo do sợ bị ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội thắng cử.
Bảo tàng về Con Người tại Paris mở cửa trở lại
Kết thúc mục điểm báo hôm nay là thông tin Viện bảo tàng về Con Người (Musée de l’Homme) tại Paris bắt đầu mở cửa trở lại, sau hơn bốn năm trùng tu. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng đối với người Pháp được hầu hết các báo quan tâm thông tin.
La Croix cho biết : Được lập nên từ năm 1938, sau một thời gian dài 6 năm đóng cửa và thậm chí suýt nữa bị đóng cửa vĩnh viễn, bắt đầu từ ngay 17/10/15, Bảo tàng về Con Người mở cửa đón khách tham quan trở lại. Trên diện tích 2.500 m2, Bảo tàng về Con Người nằm ngay trung tâm du lịch của thủ đô Paris, trên quảng trường Trocadeo, cách Tháp Eiffel chỉ vài trăm mét. Khách tới thăm bảo tàng sẽ được tham gia vào cuộc du hành ngược thời gian, từ điểm khởi thủy của loài người cho tới hiện tại để thấy được sự đa dạng, tính thích ứng của con người trong quá trình tiến hóa hàng nghìn năm.
Khách thăm quan sẽ được giải đáp một phần cho những câu hỏi muôn thuở : « Chúng ta từ đâu tới ? » và « Chúng ta sẽ đi về đâu ? » hay với hơn 7 tỷ con người sống trên Trái Đất, làm sao có thể duy trì được nguồn tài nguyên của chúng ta ?
Mở đầu bài viết tác giả trích dẫn câu trả lời điện thoại năm 2003 của ông Vladimir Putin, khi được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, George W. Bush, thông báo Hoa Kỳ tấn công Irak. Theo lời kể lại của một nhân vật gần gũi với Tổng thống Nga khi đó, ông Putin nói : « Cảm ơn George đã báo cho tôi. Nhưng các vị đang mắc phải một sai lầm lịch sử ở Irak, điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy trong khu vực về lâu về dài ».
Mười hai năm sau, Nga mở chiến dịch quân sự lớn vào khu vực Trung Đông. Lần này, Matxcơva biện minh cho cuộc can thiệp vào Syria là do tính cấp thiết phải lập lại trật tự tại Trung Đông đang bị tàn phá do chính sách tai hại của các nước phương Tây. Ông Putin đã không tiếc tay tung vào cuộc chiến ở Trung Đông những phương tiện vũ khí hiện đại nhất để biểu dương sức mạnh của nước Nga và dường như là để đưa ra cho phương Tây một bài học.
Theo tác giả bài viết, thì hành động quân sự đó hoàn toàn mâu thuẫn với các phát ngôn ngoại giao của Nga, vẫn luôn chỉ trích mọi sự can thiệp của phương tây vào Trung Đông. Nhưng lúc này điều cấp bách nhất đối với Matxcơva là cứu Bachar al-Assad, cứu chế độ Damas đang có nguy cơ bị tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) và các nhóm nổi dậy tiêu diệt.
Ngoài ra, theo Les Echos, Matxcơva có thể cũng lo ngại khả năng hàng ngàn chiến binh thánh chiến trở về nước Nga. Theo nhật báo kinh tế, có khoảng từ 2.000 đến 7.000 thanh niên Nga đã đến Syria tham gia các nhóm thánh chiến. Đây quả thực là một mối đe dọa không nhỏ đối với nước Nga vốn vẫn phải đối phó thường trực với các lực lượng ly khai Hồi giáo ở Kavkaz, Tchernia. Đúng là mối đe dọa đối với an ninh của Nga là có thật. Nhưng với việc triển khai quân sự lớn như vậy, Kremlin hy vọng sẽ thành công ở khu vực mà liên minh phương Tây, cho đến giờ, vẫn tỏ ra bất lực, nếu không muốn nói là thất bại.
Tác giả bài viết phân tích, chiến thuật mà Putin đang tiến hành tại Syria, cũng như thành công mà ông đạt được trong vụ sáp nhập Crimée hồi đầu năm 2014, khiến phương Tây ngã ngửa vì bất ngờ. Ban đầu Kremlin phủ nhận gia tăng hiện diện quân sự, cùng lúc vẫn chuẩn bị tham chiến, để rồi đi đến khẳng định, đặt phương Tây vào sự đã rồi.
Tác giả nhận định, vẫn ám ảnh với cái chết của Kadhafi tại Libya, Vladimir Putin đặt sự sống còn của Bachar al-Assad là vấn đề quan trọng. Kremlin luôn kêu gọi một liên minh quốc tế rộng rãi dưới sự điều phối của Liên Hiệp Quốc, nhưng đó là liên minh với quân đội của Damas. Song phương Tây không chấp nhận đề xuất này.
Những người lạc quan trong giới ngoại giao châu Âu giờ chỉ còn hy vọng là sau chiến dịch can thiệp quân sự, ông Putin sẽ là người duy nhất có thể điều khiển sự ra đi của Bachar al-Assad. Bài báo kết luận, Kremlin đưa ra mục tiêu rõ ràng là : Nước Nga trở lại Trung Đông và chấm dứt bị cô lập với quốc tế từ khi khủng hoảng Ukraina nổ ra.
Biển Đông : Căng thẳng tập trung vào Mỹ-Trung
Chuyển qua với thời sự châu Á. Le Figaro chú ý tình hình ở Biển Đông với sự kiện Hoa Kỳ tuyên bố sẽ đưa tầu chiến tuần tra vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp trong các khu vực đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Minh họa cho bài viết « Bắc Kinh-Washington : Cái bẫy ngoài khơi Biển Trung Hoa (Biển Đông) », Le Figaro đăng tấm bản đồ toàn vùng Biển Đông với các đường ranh giới đòi hỏi chủ quyền của 6 nước liên quan. Trong đó độc giả có thể thấy rõ là toàn bộ các đường chủ quyền của 5 nước nhỏ đều nằm lọt trong khu vực đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, được bao bằng đường ranh giới vẫn được gọi là « đường lưỡi bò ».
Tờ báo cho biết, có 3,5 triệu km biển đang nằm trong tranh chấp giữa : Trung Quốc, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Các tranh chấp chủ quyền này vốn dĩ đã rắc rồi lại càng trở nên phức tạp khi khu vực này nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng của thế giới gắn liền lợi ích của nhiều cường quốc.
Chính vì thế mà Hoa Kỳ không thể làm ngơ trước việc làm của Trung Quốc, ỷ thế mạnh ngang nhiên lấn biển, án ngữ con đường thông thương quốc tế. Le Figaro ghi nhận với việc thông báo cho tầu đi tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh các đảo tranh chấp do Trung Quốc chiếm giữ và cải tạo, Hoa Kỳ đang thách thức Trung Quốc ngay tại sân sau.
Le Figaro trích dẫn lại tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi thông báo hải quân Mỹ chuẩn bị tuần tra trong vùng hải phận quốc tế tại Biển Đông, tức là áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp.
Ông Carter tuyên bố : « Không một ai được phép nhầm lẫn, Hoa Kỳ sẽ cho máy bay và tàu bè đi lại ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi đã làm ở khắp nơi trên thế giới. Biển Đông không phải là ngoại lệ ». Theo Le Figaro thì lời cảnh báo này rõ ràng là nhắm tới Bắc Kinh, hiện vẫn đòi chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, nơi có 30% lượng hàng hóa buôn bán của cả thế giới đi qua.
Sau khi nhắc lại sự việc các hình ảnh vệ tinh gần đây liên tục tố cáo Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa nhằm biến thành tiền đồn quân sự, Le Figaro nhận định, Washington và các nước trong vùng đang lo ngại Trung Quốc sử dụng vũ lực để kiểm soát con đường hàng hải tấp nập nhất thế giới.
Tất nhiên Bắc Kinh không thể bỏ qua động thái của Washington. Trong những ngày qua, phát ngôn viên Ngoại giao Trung Quốc liên tục đưa ra những tuyên bố phản ứng mạnh mẽ trước thông báo của bộ Quốc phòng Mỹ, tố cáo Washington đang làm dấy lên căng thẳng. Thậm chí, báo chí chính thức còn kêu gọi Bắc Kinh phải đáp trả mạnh mẽ nếu hải quân Mỹ tuần tra như thông báo.
Miến Điện : Ngừng bắn nhưng không dập tắt được xung đột sắc tộc
Tiếp tục với đề tài châu Á, nhật báo Le Monde dành trang báo lớn nói về Miến Điện sau sự kiện ngày hôm qua, chính phủ nước này đã ký được thỏa thuận ngừng bắn với thủ lĩnh của tám nhóm nổi dậy người sắc tộc thiểu số.
Như vậy là sau hàng chục năm xung đột nội chiến chính phủ Miến Điện mới đạt được một thỏa thuận ngừng chiến với các phe nổi dậy vũ trang, nhất là khi Miến Điện đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội cực kỳ quan trọng vào ngày 8/11 tới đây.
Tuy nhiên, theo nhận định của Le Monde, bản thỏa thuận mang ý nghĩa lịch sử vừa ký được vẫn mang dáng dấp thất bại, không thể giải quyết được các cuộc xung đột ở miền bắc Miến Điện. Le Monde cho biết, thỏa thuận đã được ký ngày hôm qua tại thủ đô hành chính Naypyidaw trong một buổi lễ long trọng trước sự chứng kiến của đại diện các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Quốc.
Thế nhưng, vẫn còn 13 nhóm sắc tộc thiểu số nổi dậy không tham gia vào thỏa thuận. Trong đó có những nhóm không chịu bắt tay với chính phủ, hay những nhóm bị chính phủ gạt ra ngoài tiến trình hòa bình, thí dụ như nhóm sắc tộc có gốc gác người Hoa trong vùng Kokang. Trong khi đó, các nhóm sắc tộc nổi dậy lại có những mối liên hệ phức tạp, đan chéo nhau ; Miến Điện là nước có tới 135 dân tộc thiểu số, chiếm 1/3 dân số đất nước.
Vẫn liên quan tới sự kiện trên với ghi nhận tương tự, Le Figaro quan tâm nhiều đến cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới ở Miến Điện. Theo nhật báo, chiến dịch tranh cử đang diễn ra trong bầu không khí căng thẳng. Người Hồi giáo, đặc biệt là những người thiểu số Rohingya, không được phép ra ứng cử và là mục tiêu tấn công của nhiều phong trào Phật giáo cực đoan. Nhà dân chủ đối lập Aung San Suu Kyi thì bị tố cáo đã quay lưng lại với người Hồi giáo do sợ bị ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội thắng cử.
Bảo tàng về Con Người tại Paris mở cửa trở lại
Kết thúc mục điểm báo hôm nay là thông tin Viện bảo tàng về Con Người (Musée de l’Homme) tại Paris bắt đầu mở cửa trở lại, sau hơn bốn năm trùng tu. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng đối với người Pháp được hầu hết các báo quan tâm thông tin.
La Croix cho biết : Được lập nên từ năm 1938, sau một thời gian dài 6 năm đóng cửa và thậm chí suýt nữa bị đóng cửa vĩnh viễn, bắt đầu từ ngay 17/10/15, Bảo tàng về Con Người mở cửa đón khách tham quan trở lại. Trên diện tích 2.500 m2, Bảo tàng về Con Người nằm ngay trung tâm du lịch của thủ đô Paris, trên quảng trường Trocadeo, cách Tháp Eiffel chỉ vài trăm mét. Khách tới thăm bảo tàng sẽ được tham gia vào cuộc du hành ngược thời gian, từ điểm khởi thủy của loài người cho tới hiện tại để thấy được sự đa dạng, tính thích ứng của con người trong quá trình tiến hóa hàng nghìn năm.
Khách thăm quan sẽ được giải đáp một phần cho những câu hỏi muôn thuở : « Chúng ta từ đâu tới ? » và « Chúng ta sẽ đi về đâu ? » hay với hơn 7 tỷ con người sống trên Trái Đất, làm sao có thể duy trì được nguồn tài nguyên của chúng ta ?
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20151016-muc-tieu-chien-luoc-cua-putin-o-trung-dong-la-phuong-tay
DƯƠNG THU HƯƠNG * VIỆT KIỀU
Nữ cán bộ đã sáng mắt tố khổ đám VK Yêu Nước ở Pháp:
"Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân"...
Tác giả: Dương Thu Hương
Tái đăng tải ngày: 2015-10-15
Vốn thích nhạc không lời nhưng đôi khi tôi vẫn nhớ về một câu hát cũ, “Anh ở đầu sông, em cuối sông. Chung nhau dòng nước Vàm Cỏ Đông…” Lãng mạn sao, những cặp tình nhân cùng uống chung một dòng nước. Và hạnh phúc thay những kẻ có thể sống cả đời bên một con sông êm đềm, qua những mùa lúa chín không tiếng súng, những trưa hè có thể nép mình dưới bóng các rặng cây. Nhưng đó là chuyện cổ tích.
Lịch sử cận đại của người Việt Nam đã diễn ra trong khói bom và tiếng nổ của đạn pháo. Cuộc chiến tranh Việt-Mỹ chia cắt đến tận lòng sâu của mỗi gia đình. Sự nhầm lẫn, cự bất khả tri không chỉ xẩy ra giữa hai nền văn hoá Đông-Tây mà còn xẩy ra ngay giữa lòng dân tộc Việt, giữa các thành viên trong một gia đình, một dòng họ, giữa miền Bắc và miền Nam, giữa bên thắng cuộc và bên thua cuộc, giữa người trong nước và những người sống ngoài biên giới… Tóm lại, những người Việt cũng bị chia cách bởi những con sông. Những con sông thiếu vắng những cây cầu.
"Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân"...
Tác giả: Dương Thu Hương
Tái đăng tải ngày: 2015-10-15
Vốn thích nhạc không lời nhưng đôi khi tôi vẫn nhớ về một câu hát cũ, “Anh ở đầu sông, em cuối sông. Chung nhau dòng nước Vàm Cỏ Đông…” Lãng mạn sao, những cặp tình nhân cùng uống chung một dòng nước. Và hạnh phúc thay những kẻ có thể sống cả đời bên một con sông êm đềm, qua những mùa lúa chín không tiếng súng, những trưa hè có thể nép mình dưới bóng các rặng cây. Nhưng đó là chuyện cổ tích.
Lịch sử cận đại của người Việt Nam đã diễn ra trong khói bom và tiếng nổ của đạn pháo. Cuộc chiến tranh Việt-Mỹ chia cắt đến tận lòng sâu của mỗi gia đình. Sự nhầm lẫn, cự bất khả tri không chỉ xẩy ra giữa hai nền văn hoá Đông-Tây mà còn xẩy ra ngay giữa lòng dân tộc Việt, giữa các thành viên trong một gia đình, một dòng họ, giữa miền Bắc và miền Nam, giữa bên thắng cuộc và bên thua cuộc, giữa người trong nước và những người sống ngoài biên giới… Tóm lại, những người Việt cũng bị chia cách bởi những con sông. Những con sông thiếu vắng những cây cầu.
NV. Dương Thu Hương
Khoảng cách giữa người với người có thể còn dài rộng hơn sông, sâu hơn vực thẳm, thế nên, dù trên địa hạt văn chương, tôi coi Albert Camus cao hơn hẳn Jean Paul Sartre, tôi vẫn phải công nhận câu nói nổi tiếng của Sartre là một nghiệm sinh có tính nhân loại, “Tha nhân là địa ngục của ta.”
Đây là kinh nghiệm của chính tôi.
Năm 1994, tôi sang Pháp lần đầu, được một nhóm “Việt kiều yêu nước” đón tiếp. Có lẽ tên ấy được đặt ra khi nhóm này tham gia vào phong trào chống chiến tranh và người cầm đầu nhóm ấy đã từng là phiên dịch cho ông Lê Đức Thọ trong các hội nghị đàm phán hưu chiến ở Paris. Khoảng năm 1990, cũng nhóm này đứng lên lấy chữ ký của Việt kiều trí thức ở Mỹ, Đức, Úc và Pháp trong bản kiến nghị yêu cầu nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam mở rộng dân chủ. Sau bản kiến nghị ấy, họ bị cấm về nước một thời gian khá dài, thậm chí còn bị gọi là “các phần tử phản động”.
Như thế, phải hiểu là giữa nhóm Việt kiều này với tôi có chung mục đích tranh đấu cho quyền sống của người dân Việt Nam. Có lẽ cũng vì lý do ấy, họ đón tôi, ít nhất đấy là điều tôi nghĩ. Cuộc đón tiếp diễn ra nồng nhiệt, dường như mang mầu sắc bạn hữu. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, tôi nhận thấy giữa họ với tôi có rất nhiều điểm bất đồng, đặc biệt là sự nhìn nhận về cuộc chiến tranh Việt-Mỹ.
Tôi tự nhủ,
“Người ta sống trên đời, thường tụ thành bè, còn bạn là thứ quý hiếm, nó còn quý hiếm hơn tình yêu vì không có bệ đỡ tình dục. Tình bạn đòi hỏi một sự cảm thông sâu sắc, những phẩm chất tương đồng, và cơ duyên để có thể cùng nhìn về một hướng, cùng đi theo một ngả. Vì lẽ đó, tình bạn không thể có được một cách dễ dãi. Không có thứ tình cảm nào không cần thử thách, cho dù là tình yêu, tình bạn hay tình đồng đội, tất thảy đều cần phải nung qua lửa mới biết vàng thau”
Nghĩ thế, tôi chọn thái độ im lặng, lảng tránh các cuộc tranh cãi, vì nếu không là bạn, hà tất phí nước bọt để đôi co?
Tôi biết rõ rằng, đối với nhóm Việt kiều này cuộc chiến tranh chống Mỹ là cần thiết, là niềm kiêu hãnh, là đài vinh quang của dân tộc Việt Nam. Đối với tôi, đó là sự nhầm lẫn lớn nhất trong lịch sử, là cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhất, tàn khốc nhất đã xảy ra trong một tình thế đen trắng lẫn lộn, các khái niệm bị đánh tráo, kẻ tham gia cuộc chiến ở phía Bắc nhầm lẫn do trói buộc bởi ngôn từ, kẻ tham chiến ở phương Nam bị cuốn vào dòng chảy của cuộc Chiến tranh Lạnh, và cả hai bên đều bị đặt vào thế đã rồi.
Cuộc chiến tranh Việt-Mỹ là bài học đau đớn nhất, nhục nhã nhất cho dân tộc Việt Nam, mà kẻ chịu trách nhiệm không chỉ là người Mỹ mà còn là chính những người lãnh đạo cộng sản phía Bắc. Trong cuộc chiến tranh ấy, dân tộc Việt tự biến mình thành vật đệm giữa hai toa tầu, là đám lính đánh thuê cho hai hệ thống tư tưởng trái chiều đang tiến hành cuộc chiến tranh Lạnh. Trong suốt một thập kỷ, nước Việt Nam đã thực sự biến thành cái cối xay thịt khổng lồ nhất trong lịch sử của toàn thể loài người. Vì lẽ ấy, theo tôi, cả người thắng lẫn người thua phải biết sám hối, và nếu muốn lật trang cho lịch sử đất nước, trước hết kẻ thắng phải biết câm mồm lại đừng huyênh hoang nữa; còn kẻ thua cũng phải biết câm mồm lại, thôi chửi rủa, cả hai phía không nên tiếp tục đào bới cái thây ma lên mà ngửi. Nếu không đủ can đảm nhìn nhận vấn đề như nó vốn thế, họ chỉ còn là đám thú rừng bị lọt xuống một cái bẫy của lịch sử và không bao giờ có thể nhẩy lên khỏi hố sâu.
Năm 2005, tôi trở lại Pháp.
Nhóm “Việt kiều yêu nước” chủ động mời tôi đến ăn cơm tối với họ để trao đổi tình hình. Tôi nhận lời. Bữa cơm ấy diễn ra ở một quán ăn thuộc quận 13. Trước khi đến Paris, tôi đã ở Turin (Ý) một tuần. Trong tuần lễ đó, khá nhiều báo Ý đã phỏng vấn tôi và đã đăng bài tức khắc. Một trong số các bài báo ấy, có đề tựa “Mười triệu người chết trong cuộc chiến Việt Nam”.
Trong các cuộc phỏng vấn tại Turin, tôi đã kể lại hai điều:
- Thứ nhất, khi làm người viết thuê cho các ông tướng, tôi được nghe họ nói với nhau: Chúng ta chỉ công bố con số thật sự khi người Mỹ bồi thường chiến tranh. Như thế, con số phía Mỹ đưa ra (khoảng 5 triệu tử vong) lẫn con số chính quyền Việt Nam đưa ra (hai triệu rưỡi) đều là số sai sự thật
- Thứ hai, chỉ khi đến Turin tôi mới biết lính các nước chết ra sao và nhờ có sự so sánh ấy, tôi mới biết thân phận người lính và người dân Việt Nam đau khổ đến mức nào. Năm 2005, cuộc chiến tranh đang xảy ra ở Iraq. Báo mỗi ngày đều đăng tin bao nhiêu lính Mỹ, bao nhiêu lính Iraq tử vong. Nếu con số đó chạm tới năm chục đã khiến các nhà báo làm rộn lên, chất vấn tổng thống. Khi số tử vong chạm đến số 100 thì sự căng thẳng trong chính trường đã khiến Nhà Trắng điên đầu. Trong chiến tranh Việt-Mỹ, mỗi lần B52 bay qua, chỉ hai ba phút, dân thường, thanh niên xung phong chết hai trăm, ba bốn trăm, thậm chí nơi đông hơn sáu trăm người nhưng không có một dòng trên báo, không một câu trên đài phát thanh. Không ai hay biết, kể cả người Việt lẫn người nước ngoài.
Tôi nói với các nhà báo Ý:
“Tới tận năm nay, gần sáu mươi tuổi tôi mới thấm thía sự khác biệt giữa kiếp người. Nhờ đọc báo phương Tây, tôi mới biết là người Mỹ và người Iraq chết như người, chết theo kiểu người. Chúng tôi, những người Việt Nam, chúng tôi chết như kiến, chúng tôi chết như ruồi, chúng tôi chết như lá khô rụng, cái chết của chúng tôi hoà lẫn bùn đen, và tan trong câm lặng.”
Vì ở Turin có những Việt kiều liên hệ chặt chẽ với nhóm “Việt kiều yêu nước” ở Paris và gửi báo cho họ nên trong bữa cơm tối hôm ấy, tôi bắt buộc phải bàn cãi với họ về chủ đề chiến tranh Việt-Mỹ. Tôi đã thuật lại cho họ nghe sự tổn thất to lớn của dân tộc khi những người lãnh đạo mắc chứng vĩ cuồng. Rất nhiều trận xảy ra khi lực lượng trinh sát thăm dò địa hình địa vật không kỹ, bộ phận hậu cần chuẩn bị khí tài chưa đủ nhưng cấp chỉ huy ham lập thành tích nên cứ đẩy lính ra chiến trường, kết quả là đại bại. Trong khi ở chiến trường xác lính chết ngập suối, nước không chảy được, chim cắt chim kền kền ăn thịt no đến mức không bay lên nổi, lệnh ở Hà Nội vẫn tiếp tục giục tấn công. May mắn là còn có những vị tướng biết thương dân, thương lính, khóc đỏ mắt, quyết định rút quân và làm báo cáo giả để gỡ tội.
Hồi ấy, tổng tư lệnh của cuộc chiến là Lê Duẩn, đã đưa ra khẩu hiệu:
“Dân tộc chúng ta là dân tộc anh hùng, chỉ có thắng không có thua.
Quân đội chúng ta là quân đội anh hùng, chỉ có tiến không có lùi.”
Điều đó có nghĩa: Chỉ tiến công, không phòng thủ!
Xưa nay, trong lịch sử ngàn năm chống ngoại xâm của dân tộc, bao giờ chúng ta cũng lùi về rừng núi để chờ thời gian mài mòn lòng kiêu ngạo lẫn ý chí quân địch, cũng là để khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt quật ngã chúng, cũng là để củng cố quân đội rồi chờ thời cơ thuận lợi mới huy động binh lính và dân chúng tổng tấn công. Khẩu hiệu của ông Lê Duẩn đưa ra là một sự sáng tạo thuần tuý, một ý thơ bay bổng, xuất phát từ tham vọng và lòng kiêu mạn cộng sản. Nhưng thơ phú là thứ chỉ để ngâm ngợi khi gió mát trăng thanh, thơ mà trà trộn với chiến tranh nó biến thành núi xương sông máu.
Đám tướng lĩnh không dám tuyên bố thẳng thừng, nhưng đều hiểu ngầm rằng lãnh tụ của họ là một kẻ vĩ cuồng.
Nhóm “Việt kiều yêu nước” ở Paris nghe tôi nói xong thì hai nhân vật chủ chốt phản ứng dữ dội. Ông X bảo:
- Mục tiêu biện minh cho phương pháp. Muốn thắng cuộc trong chiến tranh thì phải chấp nhận tất cả.
Ông Y phản ứng với con số Mười triệu:
- Con số đó không thật. Ở nước Pháp chúng tôi có các biện pháp khoa học về dân số để chứng mình là con số ấy sai. Làm sao chị có thể nghe theo mấy thằng tướng ngu ấy được?
Tôi im lặng không đáp. Nhưng hôm sau, tôi có nhờ ông Phan Huy Đường, lúc đó còn dịch sách của tôi, nói lại với ông Y:
Đấy là phản ứng duy nhất của tôi. Trong thâm tâm, tôi quyết định chia tay.
- Nhờ Đường nói với ông bạn của Đường là về Việt Nam chớ mở mồm mà bảo mấy ông tướng là ngu. Bởi vì, rất nhiều hạ sĩ quan thời đó (trung uý, đại uý, thiếu tá…) biết rõ rằng sinh mạng họ được bảo tồn là nhờ những ông tướng thực sự thương lính và không ham thành tích như tướng Vũ Lăng. Bây giờ, nếu không giải ngũ họ cũng đã leo lên đại tá hoặc thiếu tướng. Nếu ông Y mở mồm bảo tướng của họ là thằng ngu hẳn họ sẽ cho một báng súng vào đầu, hiền hoà nhất họ cũng khạc vào mặt.
Tôi nghĩ, đám người này cần cuộc chiến tranh chống Mỹ như người đàn bà cần son phấn. Giữa họ với ta chẳng còn điều gì đáng nói. Một cuộc chia tay vĩnh viễn là điều hợp lý hơn cả. Không cần kiệt xuất thông minh, chỉ cần chịu khó quan sát sẽ thấy ngay rằng cộng đồng người Việt ở nước Pháp là một cộng đồng không bản sắc, sống co cụm, một bầy thỏ ngoan ngoãn đối với chính quyền. Họ không gây ra các vụ lộn xộn như người da đen và người Arab theo đạo Hồi, nhưng họ cũng chẳng có tiếng nói, chẳng có một gương mặt nào trên các diễn đàn quyền lực. Vì bản chất nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó nên họ thành công ở mức trung bình, trở thành kỹ sư, bác sĩ, nha sĩ, giáo viên đã là giấc mơ tột đỉnh. Hội nhập vào xã hội Pháp chưa lâu, sự tự tin vào bản thân chưa đủ, họ lại bị ám ảnh bởi thân phận lớp người Việt Nam nhập cư trước họ, những người lính thợ bị thực dân cưỡng bức rời quê hương sang Pháp phục vụ tại một số nhà máy làm thuốc súng để thay thế cho các công nhân Pháp ra chiến trường.
Năm 1937, để dự phòng chiến tranh, bộ trưởng Bộ Thuộc Địa và Quân Đội (ministre de la Colonie et de la Défense) Georges Mandel dự tính tuyển 80.000 người Đông Dương. Tháng 6 năm 1940 đám thanh niên Việt Nam được dẫn đến hải cảng Pháp gồm: 10.750 người trung kỳ, 7.000 người miền Bắc, 2.000 người miền nam. Đám lính thợ này đã bị đối xử như những con vật, bị dồn vào sống trong những khu nhà tồi tàn, không điện và thiếu nước, không nơi vệ sinh, không lò sưởi và thức ăn không đủ nửa khẩu phần. Mùa đông, những kẻ khốn khổ ngủ trên sàn, đại tiểu tiện ngay bên ngoài cửa, người nọ dẫm vào phân người kia. Đói khát, họ phải đào rễ củ và hái rau dại về ăn. Cái sự thật tàn nhẫn này bị vùi trong câm lặng. Cho đến đầu thế kỷ XXI, mới có vài nhà báo Pháp lên tiếng. Sau đó, Bernard Kouchner, vốn là một ngôi sao cánh tả nhưng sau thất bại của Ségolen Royal trong cuộc tranh cử 2007, đã nhận lời làm bộ trưởng bộ ngoại giao cho chính phủ Sarkozy mới chính thức lên tiếng xin lỗi vì: “Nước Pháp đã đối xử với những người lính thợ Việt Nam như đối với súc vật.”
Trong thực tiễn, nước Pháp đã đối xử với đám lính thợ Việt Nam còn tệ hơn súc vật bởi khi cưỡng chế thanh niên Việt Nam sang Pháp, họ dồn đám người này xuống hầm tầu còn tầng trên, thoáng mát hơn thì để dành cho… những con bò. Cái kinh nghiệm tồi tệ ấy được cấy trong tim như một quá khứ sầu thảm, cộng đồng người Việt không thể tránh khỏi mặc cảm của những kẻ vừa là dân nhập cư, vừa mang nhãn hiệu “Được lôi ra từ vùng đất thuộc địa”. Thế nên, cuộc sống tinh thần của họ dường như đột ngột khởi sắc, bừng bừng ánh sáng khi cuộc chiến tranh Việt-Mỹ xẩy ra. Tại sao?
Dễ hiểu thôi, tinh thần “Bài Mỹ“ là chất xi-măng gắn kết một số đông quốc gia trên thế giới, không chỉ các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa nhưng ngay cả các nước phương Tây. Hành vi của nước Mỹ không chỉ gợi lên lòng căm thù nhưng kèm theo đó cả sự sợ hãi. Nếu có tiền lệ một nước nhược tiểu bị Mỹ chà nát thì sẽ đến lượt các nước khác theo thành ngữ, “Không bao giờ có lần thứ nhất, lần thứ hai mà lại không có lần thứ ba”.
Vả chăng, về mặt lý, cuộc chiến này không thể biện minh, “Không một người Việt Nam nào mang bom sang giết người Mỹ.”
Dù cộng sản hay không cộng sản thì sự thực là không có một người Việt Nam nào cầm dao hoặc cầm súng sang tận nước Mỹ để giết một người Mỹ, hoặc ngay đến một con bò trong trang trại Mỹ cũng không.
Vì thế, lương tâm nước Mỹ phải thức tỉnh. Các vụ biểu tình phản đối chiến tranh trước toà Nhà Trắng của Mỹ điệp với các cuộc biểu tình trước sứ quán Mỹ tại các nước khác. Tiếng hát và ngọn lửa tự thiêu của trí thức Mỹ đốt nóng cả châu Mỹ La-tinh và châu Âu.
Vào thời điểm ấy, người Việt Nam nhập cư chống chiến tranh được hưởng một sự ưu đãi vô tiền khoáng hậu. Đi đến đâu họ cũng được thăm hỏi, giúp đỡ, được coi là người của “một dân tộc anh hùng”. Và, trên các diễn đàn chống chiến tranh, đại diện của “tổ chức Việt kiều yêu nước” được xuất hiện bên cạnh những nhân vật quan trọng bản xứ mà nếu không nhờ ân sủng của cuộc chiến này, không bao giờ họ có cơ hội và có tư thế tiếp xúc. Để ví von, có thể nói rằng: Những con chim vốn nép mình trong bóng tối nhờ ánh đạn lửa mà được nhô đầu ra và há mỏ cất tiếng kêu.
Thế nên, họ cần cuộc chiến tranh Việt-Mỹ.
Lòng ích kỷ, cái kiêu ngã của con người quả là vô giới hạn. Những kẻ sống ở một phương trời, cần máu đồng bào phải đổ ở một phương trời khác để tô điểm cho cuộc sống tinh thần của chính mình.
Chiến tranh thật đẹp khi nó được tạo bằng máu xương kẻ khác!
Từ đây, tôi nghi ngờ hai từ “yêu nước”. Phía sau danh từ này có vô vàn tâm trạng, có vô số động cơ, hoặc xác thực, hoặc ngầm ẩn, hoặc có ý thức, hoặc vô thức.
Danh từ nào cũng lập lờ và cũng có khả năng phản lại nghĩa chính thống.
Như thế, giữa người Việt với người Việt cũng bị chia cách bởi những con sông vô hình. Chắc chắn cũng còn khá lâu mới bắc được cầu qua những con sông ấy.
Chiến tranh Việt-Mỹ đã qua, nhưng sau đó không lâu cái tên Việt Nam lại dội lên trên các kênh thông tin quốc tế. Lần này, là một thứ ồn ào dơ dáy. Chẳng còn là người anh hùng bé nhỏ dám đương đầu với đế quốc Mỹ mà là tác giả của Khổ nạn Thuyền nhân. Ở châu Âu, phái đoàn Việt Nam không còn được chào đón bằng cờ và hoa mà bằng cà chua và trứng thối. Tôi nhớ rằng lần đi châu Âu, ông Võ Văn Kiệt đã hứng trọn một quả trứng thối vào giữa mặt còn đến lượt ông Phan Văn Khải thì thoát nạn nhờ sự bố trí, dàn cảnh công phu của cảnh sát Pháp. Sự đời vốn đổi thay như các lớp tuồng. Điều khốn khổ cho người Việt Nam là dường như họ chỉ được biết đến trong các tình huống đau khổ. Kể từ khi làn sóng “Thuyền nhân” dịu đi, Việt Nam gần như chẳng còn gì để nhớ. Cứ nghe đài phương Tây thì biết, người ta chỉ nhắc tới hai từ Việt Nam khi nhắc tới cuộc chiến tranh Việt-Mỹ, bởi rất nhiều trí thức phương Tây, đặc biệt là các văn nghệ sĩ đã tham gia vào phong trào chống chiến tranh và tuổi trẻ của họ gắn bó với những kỷ niệm của một thời sôi động. Tuy nhiên, ngay cả những người kiên nhẫn nhất và hiểu biết Việt Nam nhiều nhất cũng chưa dám quả quyết rằng họ nắm được sự thực về cuộc chiến tranh này. Điều đó, quá khó khăn.
Một lần, một nhà văn Pháp hỏi tôi:
- Cái gì tạo nên sức mạnh của chúng mày trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ?
Tôi đáp:
- Một nửa là thói quen của hàng ngàn năm chống xâm lược. Nửa kia là sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân.
Anh bạn chưng hửng:
- Mày không đùa đấy chứ? Ai có thể tin nổi một thứ lý thuyết quái gở như thế.
Tôi cười:
- Rất nhiều thứ quái gở ở phương Tây lại là sự thực đơn giản ở phương Đông. Và ngược lại.
Bây giờ, tôi xin giải thích “thứ lý thuyết quái gở” này.
Cuộc chiến tranh Việt-Mỹ được đảng cộng sản phát động với lời tuyên bố: Đánh đuổi quân xâm lược Mỹ.
Năm 1964, tôi mười bẩy tuổi. Vào tuổi ấy, tất thảy thanh niên ở miền Bắc không có quyền nghe đài nước ngoài, không có ti-vi, không có máy quay đĩa, không có bất cứ nguồn thông tin nào ngoài báo chí cộng sản và đài phát thanh trung ương. Lần đầu tiên, tôi được nghe những bài hát nước ngoài là năm tôi mười sáu tuổi. Mùa hè năm 1963, anh họ tôi là phiên dịch tiếng Nga dẫn tôi cùng đứa em trai đến nhà ông chuyên gia mỏ thiếc Tĩnh Túc ở Hà Nội. Ông bà ấy đón tiếp rất tử tế, ngoài việc chiêu đãi bánh ngọt và nước trà chanh, còn mở máy quay đĩa cho chúng tôi nghe. Cảm giác của tôi lúc đó là choáng váng, như muốn chết. Đó là cảm giác thật sự khi con người lạc vào một thế giới mà họ vừa cảm thấy ngây ngất vừa cảm thấy như ngạt thở. Đĩa nhạc đó là của Roberto… (không nhớ họ), một giọng ca Ý tuyệt diệu nhưng chết trẻ. Những bài hát tôi nghe là các bài nổi tiếng cổ truyền: Ave Maria, Santa Lucia, Paloma, Sérénade, Histoire d’amour, Besame Mucho…
Ra khỏi cửa nhà ông chuyên gia Nga nọ, tôi bước đi loạng choạng. Lần đầu tiên, tôi hiểu rằng cuộc sống của chúng tôi là cuộc sống của những kẻ bị nhốt dưới hầm.
Những bài hát kia là một thứ ánh sáng mà lần đầu tiên tôi được thấy. Ánh sáng đó rọi từ một thế giới khác, hoàn toàn ở bên ngoài chúng tôi. Kể lại chuyện này, để hậu thế nhớ rằng, thời đại của chúng tôi là thời đại của một thứ chủ nghĩa ngu dân triệt để. Một thứ chủ nghĩa ngu dân tàn bạo, nó buộc con người sống như bầy súc vật trong một hàng rào được xây nên bằng đói khát, hà hiếp và tối tăm.
Khi con người bị điều khiển cùng một lần bằng tiếng gào réo của dạ dầy và cái bỏng rát của roi vọt thì họ không thể là người theo nghĩa thực sự. Chủ nghĩa ngu dân là thứ lá chắn mắt ngựa, để con vật chỉ được quyền chạy theo chiều mà ông chủ ra lệnh. Khi tất cả những con ngựa đều chạy theo một hướng, ắt chúng tạo ra sức mạnh của “bầy chiến mã”, nhất là khi, trong máu chúng đã cấy sẵn chất kích thích cổ truyền “chống xâm lăng”.
Với lũ trẻ là chúng tôi thời ấy, danh từ Xâm lăng dùng để chỉ: quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh, và bây giờ là quân Mỹ. Danh từ ấy đồng nghĩa với Tô Định, Mã Viện, Thoát Hoan… Tóm lại, Mỹ là lũ giặc phương Bắc nhưng mũi lõ, mắt xanh, tóc vàng.
Ngôn ngữ vốn là một nhà tù, mà chúng tôi không có điều kiện để tiếp cận với các nguồn thông tin khác, các ngôn ngữ khác, nên hiển nhiên chúng tôi là đám tù binh ngoan ngoãn sống trong nhà tù ấy, đinh ninh rằng mình ra đi là để bảo vệ non sông.
Bởi vì, tổ tiên chúng tôi đã quen chết hàng ngàn năm để chống lại những kẻ thù mạnh hơn họ bội phần, chúng tôi cũng sẵn sàng ra chiến trường chống quân xâm lược Mỹ theo đúng cách thức ấy.
Đó là lý do tôi nói, “sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân”.
Dương Thu Hương
PHÙNG QUÁN * THẰNG KHÙNG
THẰNG KHÙNG
(Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá)
PHÙNG QUÁN
Một buổi vào giữa trưa, tôi đang ngồi đun bếp, thì cửa liếp xịch mở. Tôi ngẩnglên, ngồi lặng đi một lúc khá lâu. Tôi bật gọi, cổ nghẹn tắc:– Trời… Tuân!Phải, người đang đứng trước mặt tôi là Nguyễn Tuân. Da mặt vàng úa và hơiphù nề. Cặp kính cận vành đồng rỉ xanh và hai gọng được thay bằng hai vòngdây gai xe. Cái miệng vẫn rộng nhưng không còn tươi nữa. Cặp môi nhợt nhạt vìthiếu máu. Như bừng tỉnh, tôi loạng choạng đứng dậy. Và hai chúng tôi ôm chặtlấy nhau lúc nào không biết. Phút chốc hai gương mặt dãi dầu, bầm dập khổ nạntrần gian, đẫm lệ. Tôi thì thầm qua nước mắt– Thế mà đã gần mười năm rồi…
Mười năm tốt đẹp nhất của một đời người…Tuân cười buồn:– Chắc cậu không tin mình còn có ngày trở về?– Ừ…, cậu gầy yếu quá… Người của sách vở, của mộng mơ… Cậu đâu đượcchuẩn bị để nhận một đòn chí mạng như vậy…Tuân ngồi xuống cạnh bếp lửa, hơ hơ hai bàn tay gầy guộc, nói:– Sức thích nghi vô tận cũng là một điều bí ẩn của con người, cậu ạ.Tôi thổi cơm, rán cá, nấu canh chua. Hai đứa ngồi ăn ngay bên bếp.– Nghĩ cho cùng, không có cái rủi nào lại không chứa sẵn ít nhiều cái may. –Tuân nói – Có lẽ nhờ vậy mà con người mới có thể tồn tại trong những hoàncảnh nghiệt ngã nhất.– Cậu thử nói cái may cậu tìm thấy trong mười năm qua xem nào – tôi hỏi.– Trước hết, mình có dịp suy gẫm thêm về cuốn tiểu thuyết mình định viết, vìđã viết được hai chương đầu như cậu biết. Thực tế mười năm đã chỉ cho mìnhthấy nội dung cuốn tiểu thuyết của mình quá hiền lành, quá nông cạn.
Theo mình,nếu không có mười năm lưu đày ở Sibir, tài năng của Dostoievsky không đạt đếnđộ viên mãn như vậy. Mình tin, nếu viết lại, cuốn tiểu thuyết của mình sẽ hay hơn,sâu sắc hơn rất nhiều. Nó sẽ là Kỷ niệm ngôi nhà những người chết của mình.Hai nữa, nhờ mười năm qua mình đã tự học được tiếng Nga. Bây giờ mình có thểđọc được Dostoievsky từ nguyên bản. Nhưng điều may mắn này mới là quantrọng hơn cả : trong mười năm qua, mình đã sống giữa những con người vôcùng phong phú và phức tạp, chất liệu sống vàng ròng cho các nhà văn. Mình chỉđơn cử với cậu một người…“…
Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ.Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cảhai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sátnhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngungơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trậnlũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào củatrại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, màcũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cáibị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳngđuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo.
Lúc đầu mình cứ tưởnganh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mépcười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáolẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bấtcứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặcbiệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh tanhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính. Hầunhư tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta.Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo,miếng bánh, người cho điếu thuốc. Ở trại, anh ta có một đặc quyền không aitranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tùchết, giám thị trại đều cho gọi “thằng khùng” (tên họ đặt cho anh ta) và giao choviệc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánhđập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau.
Anh ta nấu nước lá rừng,tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với haibàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ.Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu ngườichết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹnhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta cuộnnhững bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết.
Nếungười tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàntất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tùchết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều cócảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Vớibất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh talên:– Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậyAnh ta chấp tay khúm núm thưa:– Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tốngtiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúchắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộmuốn xích cổ, cũng không xích được.Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thìkhóc.
Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa,nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta runrẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc
Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót
khôntả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai
sạn, “đầu chày, đítthớt, mặt bù loong” cũng phải rơm rớm nước. Chỉ có
nỗi đau đớn chân thật mớicó khả năng xuyên thẳng vào trái tim người.
Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều vềanh ta. Con người này là ai vậy? Một
thằng khùng hay người có mối từ tâm lớnlao của bậc đại hiền?…
Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại chodầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng nhưthan đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trảimột mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gácngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mìnhphải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vìmảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau.Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:– Anh Tuân này – không rõ anh ta biết tên mình lúc nào – sống ở đây anh thèmcái gì nhất?– Thèm được đọc sách – mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh tachưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết–
Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? – anh ta hỏi.– Voltaire! – một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta vềVoltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựalưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn nhưnhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểumình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladovbất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớvẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong Tội ác và trừngphạt.Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:– Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: mộtngười nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậulàm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọctên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:– Tôi thích nhất là Candide.– Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:– Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phátâm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trườngProvidence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anhta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởngchừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặtsông…Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờlùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: “Hai đứa xuống lùatrâu, nhanh lên!”.– Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! – anh nói.Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:–
Anh là ai vậy?Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trảlời:– Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.Rồi anh ta tiếp:– Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn – ngu ngơ, đần độn nhưthường ngày. Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháonhau mình mới biết.Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ khôngcòn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… – nhữngngười tù nói, giọng buồn.Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.Giám thị hỏi:–
Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?Mình nói:– Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly tronggian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp, hai hốcmắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giậtMìnnh cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chămchăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mìnhtự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nướcmắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:– Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu.
Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoáctrên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Vớimột sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mìnhmột chữ nho. Chữ NHẪN.Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửara. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.Giám thị hỏi:– Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn kh khaibáo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.Mình nói:– Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ.
Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạobùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…Phùng Quán ghi theo lời kể của Nguyễn Tuân
** * Thằng Khùng trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục GioanLasan Nguyễn Văn Vinh (1912-1971) của Nhà thờ lớn Hà Nội.)
** Nguyễn Tuân có bút hiệu là Tuân Nguyễn. Anh vẫn muốn giữ tênmình làm bút hiệu nhưng vì đã có nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả“Vang Bóng Một Thời” nên anh đành đổi ngược là Tuân Nguyễn.Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912 – 1971)Cha chính Hà NộiTấm gương can trườngCha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làngNgọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩmsinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũngquý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên làDépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu họcTiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà TâyCha chính Hà NộiTấm gương can trườngCha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làngNgọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩmsinh về âm nhạc, ca hát.
Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũngquý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên làDépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu họcTiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây của Trần Văn Hữu, Thủ tướngViệt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia,cha Vinh cương quyết không chịu. Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới,đập bàn quát tháo, đe dọa.
Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết khôngnhượng bộ, nhưng Thủ tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránhcăng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng ViệnPiô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời.Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An.Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưachủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dùbiết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm ChaChính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh,đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, chaPhạm Hân Quynh.
Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòngkhách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học đượcchuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, nhữngtín hữu khô khan trở thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinhviên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lện lệnhngừng hoạt động vì lý do an ninh.Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treoảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thịcũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức ChaKhuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Mộthôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếcáo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: “Đến giờ này mà còn cólinh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?”.
Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mờicha dạy nữa.Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm chaVinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết.Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và làmột nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, chính ngài làngười Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội. Ngài có năng khiếu đặc biệt về âmnhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm thánhca tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu ‘Ở Dưới Vực Sâu’ nhân cuộc đóntiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội NghịFontainebleau năm 1946.
Ngài cộng tác với Hùng Lân sáng tác ‘Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít’. Sáng tácnhiều nhạc phẩm lớn: ‘Mở Đường Phúc Thật’, ‘Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi’, ‘ÔiGiaVi’, ‘Lạy Mừng Thánh Tử Đạo’. Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8 , Ca vịnh 16,Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm,Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổnhạc bài ‘Bước Tới Đèo Ngang’ của Bà Huyện Thcủa Bà Huyện Thanh Quan.Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. ChaVinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn.Ngài tổ chức và chỉ huy dàn đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn nhưcuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thờ Lớn Hà Nội.Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ởViệt Nam đạo Công giáo vẫn được tự do hành đạo và tổ chức được những lễnghi long trọng, tưng bừng.
Dịp Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đếnchăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phảithanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công. Năm 1958 cũng thế,gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngangnhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điệnmàu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là chaTrịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo,không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhàthờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, haibên to tiếng. Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kếtquả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống,rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, haicườm tay đặt lên nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn: “Tự do thế này à!”
Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành.Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem raxét xử. Tòa án Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn,người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo. ChaChính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập hợpquần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chiarẽ trong nhân dân” (!).Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trạigiam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi dành riêngcho các tù nhân tử tội.Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhânkhác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật,phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại banphép giải tội.
Cán bộ hỏi: “Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạmquy?” Ngài đáp: “Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngàynào, tôi phải làm bổn phận mình!”.Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắnđộn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chútmột… Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý NhàChung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân,ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung,dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là ‘bố’.Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần mộttổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng nàyxông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại cótiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chínhphủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mụcNguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo).
Nếu anh đồng ý, anh cóthể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lốicủa ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.Vì không khuất phục được ngài, nên bản án từ 18 tháng tù giam, không quamột thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim, biệtgiam và án tử. Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chínhquyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinhđã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!”.Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm tròn trách vụ củamình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuậntiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phụctrước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội.Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, mộtlinh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.
TGP Hà Nội
Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại chodầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng nhưthan đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trảimột mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gácngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mìnhphải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vìmảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau.Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:– Anh Tuân này – không rõ anh ta biết tên mình lúc nào – sống ở đây anh thèmcái gì nhất?– Thèm được đọc sách – mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh tachưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết–
Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? – anh ta hỏi.– Voltaire! – một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta vềVoltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựalưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn nhưnhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểumình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladovbất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớvẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong Tội ác và trừngphạt.Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:– Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: mộtngười nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậulàm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọctên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.
Mình trả lời anh ta:– Tôi thích nhất là Candide.– Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:– Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phátâm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trườngProvidence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anhta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởngchừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặtsông…Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờlùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: “Hai đứa xuống lùatrâu, nhanh lên!”.– Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! – anh nói.Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:–
Anh là ai vậy?Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trảlời:– Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.Rồi anh ta tiếp:– Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn – ngu ngơ, đần độn nhưthường ngày. Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháonhau mình mới biết.Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ khôngcòn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… – nhữngngười tù nói, giọng buồn.Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.Giám thị hỏi:–
Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?Mình nói:– Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly tronggian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp, hai hốcmắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giậtMìnnh cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chămchăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mìnhtự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nướcmắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:– Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu.
Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoáctrên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Vớimột sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mìnhmột chữ nho. Chữ NHẪN.Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửara. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.Giám thị hỏi:– Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn kh khaibáo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.Mình nói:– Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ.
Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạobùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…Phùng Quán ghi theo lời kể của Nguyễn Tuân
** * Thằng Khùng trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục GioanLasan Nguyễn Văn Vinh (1912-1971) của Nhà thờ lớn Hà Nội.)
** Nguyễn Tuân có bút hiệu là Tuân Nguyễn. Anh vẫn muốn giữ tênmình làm bút hiệu nhưng vì đã có nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả“Vang Bóng Một Thời” nên anh đành đổi ngược là Tuân Nguyễn.Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912 – 1971)Cha chính Hà NộiTấm gương can trườngCha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làngNgọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩmsinh về âm nhạc, ca hát. Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũngquý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên làDépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu họcTiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà TâyCha chính Hà NộiTấm gương can trườngCha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại làngNgọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.Cậu Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, có năng khiếu nghệ thuật bẩmsinh về âm nhạc, ca hát.
Cậu biết kính trên, nhường dưới, trong xứ đạo, ai cũngquý yêu. Cha xứ Ngọc Lũ thời đó là Cố Hương, một cha người Pháp tên làDépaulis giới thiệu cậu lên học tại trường Puginier Hà Nội. Năm 1928, cậu họcTiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Tây của Trần Văn Hữu, Thủ tướngViệt Nam xuống dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc, danh dự quốc gia,cha Vinh cương quyết không chịu. Tướng De Lattre rất tức giận, gọi cha Vinh tới,đập bàn quát tháo, đe dọa.
Cha Vinh cũng đập bàn, lớn tiếng đáp lại, quyết khôngnhượng bộ, nhưng Thủ tướng ngại khó nên tự nguyện rút lui. Sau vụ đó, để tránhcăng thẳng, Đức Cha Khuê đã chuyển cha Vinh làm giáo sư của Tiểu Chủng ViệnPiô XII, phụ trách Anh văn, Pháp văn, âm nhạc, triết học; ngài khiêm tốn vâng lời.Ngài cũng giảng dạy Văn Triết ở trường Chu Văn An.Năm 1954, Đức cha Trịnh Như Khuê cho phép cha Vinh và cha Nhân đưachủng sinh đi Nam, nhưng cả hai đều xin ở lại sống chết với giáo phận Hà Nội, dùbiết hoàn cảnh đầy khó khăn, nguy hiểm. Đức Cha Khuê bổ nhiệm ngài làm ChaChính, kiêm Hiệu Trưởng trường Dũng Lạc.Ngài tổ chức lớp học giáo lý cho các giới, có những linh mục trẻ thông minh,đạo đức cộng tác, như cha Nguyễn Ngọc Oánh, cha Nguyễn Minh Thông, chaPhạm Hân Quynh.
Lúc đầu, lớp học được tổ chức thành nhóm nhỏ tại phòngkhách Tòa Giám Mục, về sau, con số người tham dự tăng dần, lớp học đượcchuyển tới nhà préau, và ngồi ra cả ngoài sân. Lớp học hiệu quả rất lớn, nhữngtín hữu khô khan trở thành đạo đức nhiệt thành, ảnh hưởng lan tới cả giới sinhviên và giáo sư đại học, nhiều người gia nhập đạo. Sau chính quyền ra lện lệnhngừng hoạt động vì lý do an ninh.Khi cha Vinh đang làm Hiệu Trưởng Dũng Lạc, Chính phủ ra chỉ thị phải treoảnh lãnh tụ thay vào ảnh Thánh Giá ở các lớp học. Ngài không tuyên đọc chỉ thịcũng không tháo bỏ Thánh giá, nên năm 1957, trường bị đóng cửa.Thời bấy giờ, Đại học Y khoa Hà Nội thiếu giáo sư, nên đã đề nghị Đức ChaKhuê cử cha Vinh đến trường dạy La tinh. Nhiều sinh viên cảm phục ngài. Mộthôm, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc đến thăm trường, thấy bóng dáng chiếcáo chùng thâm linh mục, ông nói với đoàn tháp tùng: “Đến giờ này mà còn cólinh mục dạy ở Đại Học quốc gia ư?”.
Ít lâu sau trường Đại học Y khoa không mờicha dạy nữa.Biết tài năng và kiến thức âm nhạc của ngài, nhiều nhạc sĩ ở Hà Nội tìm chaVinh tham khảo ý kiến và nhờ xem lại những bản nhạc, bài ca họ mới viết.Cha Vinh, một trong những nhạc sĩ tiên phong của Thánh nhạc Việt Nam, và làmột nhạc sĩ toàn tài. Ngài chơi vĩ cầm và dương cầm thật tuyệt, chính ngài làngười Việt Nam đầu tiên chơi vĩ cầm ở Hà Nội. Ngài có năng khiếu đặc biệt về âmnhạc, lại được học tập chu đáo nên đã sáng tác và để lại nhiều nhạc phẩm thánhca tuyệt vời. Cha Vinh trình bày bản hợp tấu ‘Ở Dưới Vực Sâu’ nhân cuộc đóntiếp phái đoàn Việt Nam do ông Hồ Chí Minh dẫn đầu sang dự Hội NghịFontainebleau năm 1946.
Ngài cộng tác với Hùng Lân sáng tác ‘Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa-Vít’. Sáng tácnhiều nhạc phẩm lớn: ‘Mở Đường Phúc Thật’, ‘Tôn Vinh Thiên Chúa Ba Ngôi’, ‘ÔiGiaVi’, ‘Lạy Mừng Thánh Tử Đạo’. Ngài phổ nhạc cho các Ca Vịnh 8 , Ca vịnh 16,Ca vịnh 23, Ca vịnh 41, Ca vịnh 115 và nhiều bài hát khác như Đức Mẹ Vô Nhiễm,Thánh Tâm Giêsu. Ngài còn viết những bài ca sinh hoạt: Sao Mai, Đời Người, phổnhạc bài ‘Bước Tới Đèo Ngang’ của Bà Huyện Thcủa Bà Huyện Thanh Quan.Hằng tuần ngài đến dạy nhạc, xướng âm và tập hát bên chủng viện Gioan. ChaVinh có giọng nam cao, âm hưởng thanh thoát, lôi cuốn.Ngài tổ chức và chỉ huy dàn đồng ca trong nhiều cuộc lễ và rước kiệu lớn nhưcuộc Cung Nghinh Thánh Thể từ Hàm Long về Nhà Thờ Lớn Hà Nội.Năm 1957, Nhà nước muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là ởViệt Nam đạo Công giáo vẫn được tự do hành đạo và tổ chức được những lễnghi long trọng, tưng bừng.
Dịp Lễ Noel, chính quyền tự động cho người đếnchăng dây, kết đèn quanh Nhà Thờ Lớn, sau lễ họ vào đòi nhà xứ Hà Nội phảithanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công. Năm 1958 cũng thế,gần đến lễ Noel, không hề hỏi han, xin phép, một số người của Nhà nước ngangnhiên đưa xe ô tô chuyển vật liệu, tự động bắc thang, chăng dây treo bóng điệnmàu trang trí ở mặt tiền và trên hai tháp Nhà Thờ Lớn. Cha xứ thời đó là chaTrịnh Văn Căn bảo vệ chủ quyền Giáo Hội trong khuôn viên cơ sở tôn giáo,không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Để phản đối, cha Căn liền cho kéo chuông nhàthờ cấp báo, giáo dân kéo đến quảng trường nhà thờ rất đông ủng hộ cha xứ, haibên to tiếng. Cha Căn gọi Cha Vinh ra can thiệp, sau một hồi tranh luận không kếtquả, cha Vinh kéo những người của Nhà nước đang leo thang chăng đèn xuống,rồi chính ngài leo lên thang, hai tay đưa cao trước mặt, hai bàn tay nắm lại, haicườm tay đặt lên nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn: “Tự do thế này à!”
Vụ giằng co lộn xộn kéo dài suốt buổi sáng, công cuộc trang trí không thành.Cha Căn, cha Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem raxét xử. Tòa án Hà Nội tuyên án: Cha Trịnh Văn Căn, Chính xứ Nhà Thờ Lớn,người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Noel năm 1958 chịu án 12 tháng tù treo. ChaChính Nguyễn Văn Vinh chịu án 18 tháng tù giam, với tội danh: “Vô cớ tập hợpquần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chiarẽ trong nhân dân” (!).Sau phiên tòa, cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau bị chuyển đi nhiều trạigiam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại “Cổng Trời”, nơi dành riêngcho các tù nhân tử tội.Khi cha Vinh mới đến trại Yên Bái, ngài còn được ở chung với các tù nhânkhác, nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế ngài bị kỷ luật,phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau được ra, ngài lại banphép giải tội.
Cán bộ hỏi: “Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạmquy?” Ngài đáp: “Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngàynào, tôi phải làm bổn phận mình!”.Ở tù đói rét là đương nhiên, lúc nào cũng đói, hằng ngày mỗi bữa một bát sắnđộn cơm, ăn với lá bắp cải già nấu muối, khi chia cơm phải cân đong từng chútmột… Một lần cha Vinh nhận được gói bưu kiện do cha Cương, quản lý NhàChung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân,ngài đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân, ăn chung,dùng chung. Anh em tù hình sự thân thương gọi ngài là ‘bố’.Ngay trong nhà tù, cha Vinh vẫn can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần mộttổ trưởng đánh đập tù nhân, ngài lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng nàyxông đến giang tay đánh, ngài đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại cótiếng đồn cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chínhphủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mụcNguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo).
Nếu anh đồng ý, anh cóthể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lốicủa ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.Vì không khuất phục được ngài, nên bản án từ 18 tháng tù giam, không quamột thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim, biệtgiam và án tử. Năm 1971, khi ngài từ trần không ai được biết, một năm sau, chínhquyền mới báo cho Đức Cha Khuê và cha Cương quản lý Nhà Chung: “Ông Vinhđã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh!”.Suốt đời mình, trong mọi tình huống cha Chính Vinh làm tròn trách vụ củamình. Ngài đã mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho đức tin, khi thuậntiện cũng như khó khăn. Vượt mọi thử thách gian khó, không chịu khuất phụctrước cường quyền, luôn trung kiên với Thiên Chúa và Giáo Hội.Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, mộtlinh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.
TGP Hà Nội
No comments:
Post a Comment