MINH TÂM * MỸ ĐI RỒI MỸ LẠI VỀ
Mỹ Đi Rồi Mỹ Lại Về... - Minh Tâm
Liên
quan tới tình hình VN: Mỹ đi rồi Mỹ lại về. Vững chân Mỹ sẽ tách bè
Cộng ra. Chuyến đi Mỹ của Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng là bước chót Mỹ
trở lại VN, chuyển hoá chánh trị VNCS, tách VN khỏi khối CS còn sót lại ở
Á châu.
Thực
vậy, trên phương diện siêu linh, có điềm ứng. Trước hay sau những biến
cố lớn của quốc gia dân tôc Việt Nam, người Việt thường hay nhớ lại
những lời tiên tri trong Sấm của Cụ Trạng Trình Nguyễn bĩnh Khiêm. Như
câu “ Cữu cữu càn không thiên dĩ định” linh ứng với biến cố quốc gia đại
sự VN mà số năm cộng lại thành số 9 thần kỳ. Nhà Nguyễn mất ngôi, Việt
Minh cướp chính quyền tại Hà Nôi, vào năm 1945 (4+5=9). Đất nước chia
đôi, miền Bắc CS, Nam Quốc gia vào năm 1954. Đệ nhứt VNCH bị đảo chánh
năm 1963; Mỹ rút quân toàn bộ khỏi VN Cộng Hoà năm 1972. Đệ nhị VNCH coi
như bị bức tử với Hiệp ước Paris ký năm 1972, cũng số 9, nhưng nhờ cái
cái đức dân chủ VNCH cố gắng kéo dài tới 30- 4- 75.
Năm
1995 Mỹ và CSVN bình thường hoá bang giao, rồi giao thương, rồi phát
triễn hợp tác toàn diện. Giai đoạn này có nhiều biến động biển đảo do TC
xấm lấn, sự trở lại của Mỹ trong chiến lược chuyển trục quân sự về Á
châu Thái bình dương, cuộc đấu đá của hai phe CS Bắc Việt và CS Nam bộ
Tổng Trọng nắm đảng quyền bảo thủ thân TC và TT Dũng nắm Nhà Nước đổi
mới, hướng về Mỹ và cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền VN, tư
do tôn của dân chúng, trí thức và người có tín ngưỡng ở VN. Nhưng biến
động này linh ứng với câu Sấm Trang Trình “ Mã đề dương cước anh hùng
tận; Thân dậu niên lai kiến thái bình.” Tức có thể hiểu năm Mùi 2015 là
năm sẽ có nhiều biến cố làm anh hùng sẽ tận số. Năm Thân 2016, năm Dậu
2017 sẽ có thái bình cho quốc gia dân tộc VN.
Trước
và khi công du Mỹ, TBT Trọng lâu nay là người cầm đầu phe bảo thủ, thâm
căn cố đế thần phục TC như bị Mỹ bỏ bùa mê “charm offensive”. Mỹ vượt
tập tục ngoại giao với nhà nước, đặc cách mời Tổng Trọng là đảng trưởng
thay vì nguyên thủ quốc gia công du Mỹ, và tiếp rước vào Toà Bạch
Ốc.Tổng Trọng trở thành một tổng bí thư CS duy nhứt được đón tiếp vô
Phòng Bầu Dục, nơi làm việc của tổng thống Mỹ. Tổng Trọng thoả mãn tự ái
cá nhân, sướng ngây người, nói như lên đồng, “ hồ hơi, phấn khởi” tuyên
bố với báo chí ngoại quốc, như hãng tin Bloomberg ngày 03/07, “ Mỹ là
một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại giao
của chúng tôi ”.
Trên
phương diện thực tế có rất nhiều hành động tiêu biểu và sự việc đã rồi
mà Mỹ đã thực hiện. Trong năm năm gần đây, có quá nhiều chuyển động
ngoại giao, quân sự, qua nhiều sự kiện, thời sự trong tương quan Hà nội
và Washington, người ta thấy Mỹ trở lại VN. Mỹ làm mà không nói. Dân
chúng VN đặc biệt từ Bến Hải vô Cà mau thuộc VNCH trước 1975 mừng khấp
khởi. Phe thân Trung Cộng của Nguyễn phú Trọng gốc CS Bắc Việt thủ cựu
bối rối, lo sợ phe đổi mới kinh tế đang nắm Nhà Nước cụ thể là phe Thủ
Tướng Chánh Nguyễn tấn Dũng người đang mạnh nhứt trong chế độ sẽ triệt
tiêu đảng quyền như Yeltsin ở Liên xô.
Nào
là Mỹ bán vũ khí, huấn luyện hải quân cảnh sát biển VN trong công tác
tuần duyên. Không bao lâu sau khi Phó Đô đốc William Lee thuộc bộ Tư
lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ nói Mỹ đến VN sẵn sàng giúp huấn luyện VN, bảo vệ
ngư dân VN đánh cá xa bờ trong hải phận trên biển Đông.
Còn
Bộ Trưởng Ngoại Giao Pham bình Minh con trai của Cố Phó Thủ Tướng kiêm
Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyển cơ Thạch là người từng móc nối và thiết lập
được bang giao giữa Washington và Hà nội. Bộ Trưởng Phạm bình Minh vô
cùng mừng đích thân ra đảo Lý Sơn thăm đồng bào để cùng đồng bào thấm
thía niềm đau và nỗi khổ trước cảnh bờ cõi giang sơn gấm vóc VN bị xâm
lấn.
Nào
là Mỹ hứa cho VN mua máy bay và tàu tuần thám biển của Mỹ.Máy bay tuần
thám biển loại P-3C Orion do hãng Lockheed Martin chế tạo. Mỹ hưa bán vũ
khí sát thương một phần cho VN, giúp tàu tuần duyên và 18 triệu cho
cảnh sát biển. Quan trọng nhứt là mời Bộ Trưởng Công an, rồi TBT Đảng
CSVN công du Mỹ.
Có
nhiều dấu chỉ cho thấy Mỹ âm thầm dàn xếp cho Nhựt liên minh với VNCS
trong vấn đề biển đảo. Trong khi Tổng Trọng công du Mỹ thì Thủ Tướng
Nguyễn tấn Dũng công du Nhựt vận động Nhật ‘tiếp tục ủng hộ’ về Biển
Đông và xin Nhựt viện trơ không hoàn lai cho VN tàu tuần duyên.
Nhiều
lãnh đạo cao cấp của Mỹ đã liên tiếp đến thăm Việt Nam, Tổng tham mưu
trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng
Quốc phòng Ashton Carter, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain, lãnh đạo
khối nghị sĩ Dân chủ Nancy Pelosi, Bộ trưởng Nội vụ Sally Jewell. Ấy là
chưa kể cựu Tổng thống Bill Clinton đang có mặt ở Việt Nam nhân ngày Lễ
Độc lập của Hoa Kỳ.
Sau cùng và quan trọng, những diển biến trên chỉ là bọt biển báo hiệu
nhiều đợt sóng ngầm lớn với nhiều tác động có thể làm thay đổi tình hình
chánh trị, thể chế VN. Vị trí của VN là một nhu cầu chiến lược của Mỹ
trong việc bảo vệ tư do hàng hải từ eo biển Mã lai lên Bắc Thái Bình
Dương. Đó là quyền lợi then chốt mà người Mỹ gọi là quyền lợi quốc gia
của Mỹ.Vị trí VN cần cho Mỹ nên trong cuộc vận động thành lập hiệp ước
Đối tác Xuyên Thái bình Dương, TPP, Hành Pháp Mỹ dành cho VN như một
thành viên duy nhứt dù còn theo chế độ CS.
Do đó, dân chủ hoá chế độ VNCS là một
nhu cầu tiên quyết để Mỹ có chánh nghĩa viện trợ quân sự cho VN, làm tiền đồn
be bờ chống TC bành trướng. Đây là một công tác tối mật của ngành an ninh tình
báo chánh trị của Mỹ, chỉ một số viên chức then chốt toà đại sứ, bộ ngoại giao,
phủ tổng thống biết mà thôi. CIA trung ương tình báo và DIA tình báo quốc phòng
là cơ quan thực hiện. Nhiều chuyển biến ít ai dè gần đây, Mỹ thẳng thắn đặt vấn
đề nhân quyền một cách mạnh mẻ, và rốt ráo. Mỹ trực tiếp vinh danh nhiều nhà ly
khai chống chủ nghĩa CS và chống đảng độc tài đảng trị CS qua nhu nhược trước
TC xâm lược.
Trong
khi đó Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng ít ai dè chẳng những thoát một cách dễ
dàng trước đòn thù quyết hạ bệ của hai đối thủ Tổng Bí Thư Nguyễn phú
Trọng trong âm mưu dùng đại hội trung ương Đảng “ kỷ luật đồng chí X”,
trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chánh Trị, kết quả trái với mưu mô của
Tổng Trọng, Thủ Tướng Dũng hạng nhứt, Trọng tới hạng 8. Nói một cách
khác, phe đổi mới do Nguyên tấn Dũng nắm Nhà Nước cầm đầu đã làm liệt
môt phần lớn đảng quyền.
TT Dũng là người có con gái, rễ là công dân có quốc tich Mỹ. Công luận lâu nay cho thấy TT Dũng đang nhắm ghế Tổng Bí Thư trong đại hội đảng vào đầu năm 2016. Với cán cân thế lực nghiêng về Ba Dũng, một cuộc đảo chánh hay chỉnh lý đảng quyền như Yeltsin đã làm đối ơ Liên xô CS, đối với Thủ Tướng Dũng không phải là chuyện khó. TT Dũng đã mào đầu rồi. Bộ Trưởng Quốc Phòng Đại Tướng Phùng Quang Thanh thân TC, thân Tổng Trọng, coi như đã thành phế nhân, liệt lão rồi. TT Dũng đã công khai cổ động Quân Đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Dân tộc, với Hiến pháp ngay trong Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX tổ chức ngày 1/7/2015 tại Hà Nội, hoàn toàn khác với thông lệ đã thành công thức là Quốc hội trung với Đảng.
Đó
cũng là điều Mỹ muốn để VN dân chủ hoá, thích hợp với truyền thống dân
chủ. Mỹ cần một một đồng minh, một chánh quyền mạnh, một chánh quyển dân
chủ.Và nhứt là sự dàn xếp cho Tổng Trọng công du Mỹ biến Ông trở thành
người ủng hộ Mỹ trở lại VN, một cách nhiệt liệt. Quan chuyến đi Mỹ của
Tổng Trọng, Mỹ đã bứng dược gốc thân TC ngay trong đảng cần quyền VNCS.
TC tức như điên. Tin VOA của Mỹ cho biết, báo Hoàn Cầu Thời Báo, một
dạng bản của của tờ Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, lên tiếng tố và hăm CSVN đang lợi dụng sự cạnh tranh
giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để hưởng lợi, mà còn đang tìm cách dùng ảnh
hưởng của bên này để chống lại bên kia; điều đó sẽ đẩy Hà Nội vào “tình
thế nguy hiểm”. Vậy thì lời tiên tri trong Sấm Trạng Trình, “ Mã đề
dương cước anh hùng tận”, tức đầu năm Ngựa 2014, cuối năm Mùi 2015, là
thời gian qua nhiều biến cố báo hiệu CSVN lâu nay độc tài đảng trị toàn
diện, tự hào là “ đội ngũ tiên phong”, “quân đội anh hùng” đã tới thời
tận số.
NGUYỄN MẠNH TRINH * CAO TẦN
Cao Tần, thơ người di tản buồn
Nguyễn Mạnh Trinh
Cao
Tần Là một thi sĩ xuất hiện một cách bất ngờ trong thời điểm vô cùng
đặc biệt. Lúc đó, là những năm đầu kế tiếp sau cuộc di tản của mấy trăm
ngàn người Việt lưu lạc sang xứ người. Trong hoàn cảnh bắt đầu của một
cuộc sống xa lạ, khởi đi từ những nỗi niềm mang theo, văn chương ở hải
ngoại đã nảy mầm từ những tâm tư thương nhà nhớ nước của người Việt tị
nạn sau một cuộc đổi đời. Cao Tần là một nhà thơ xuất hiện sớm nhất và
cũng là một nhà thơ nổi bật nhất trong thời kỳ ấy. Vốn là một nhà văn đã
thành danh ở Việt Nam và cũng là một ký giả có lối viết phiếm luận sắc
bén, thơ Cao Tần đã được để ý từ những bài thơ đầu tiên.
Năm 1977, gần hai năm sau
ngày 30 tháng tư năm 1975, trên tờ báo Bút Lửa có đăng mấy bài thơ của
một thi sĩ danh tánh lạ hoắc ký tên Cao Tần. Những bài thơ ấy mới xuất
hiện đã nổi bật ngay và gây một hiện tượng xôn xao cho độc giả. Nhiều
người liên tưởng tới như những bài thơ của T.T Kh. đã tạo thành một nghi
vấn cho văn học Việt Nam mà còn mù mờ chưa rõ ràng .Quả thực những bài
thơ trên Bút Lửa ấy đã gây kinh ngạc cho độc giả. Mãi về sau này, mới
biết Cao Tần là bút danh của nhà văn Lê Tất Điều hay nhà báo Kiều Phong,
một người đã là một cây bút quen thuộc của hai mươi năm văn học miền
Nam…
Ông sinh ngày 2 tháng 8 năm
1942 tại Hà Đông. Di cư vào Nam năm 1954 và di tản sang Mỹ năm 1975.
Trước khi di tản ông là một nhà giáo và cũng là một ký giả ở Sài Gòn. Đã
xuất bản truyện dài Đêm Dài Một Đời đã đoạt giải thưởng của Trung Tâm
Văn Bút Việt Nam, và các tập truyện ngắn Khởi Hành, Kẻ Tình Nguyện, Quay
Trong Gió Lốc, Phá Núi, Người Đi, Những Giọt Mực.
Lý do mà những bài thơ đầu
tiên mang tên Cao Tần được chú ý thật là giản dị. Bởi tâm sự của Cao Tần
khi làm thơ cũng là tâm trạng chung của những người Việt di tản lúc ấy.
Với ngôn ngữ vừa bi hùng vừa tha thiết, diễn tả lại một tình trạng tâm
lý của những người còn xa lạ với cuộc sống mới và tiếc nuối những tháng
ngày của cuộc đời xưa cũ. Lúc ấy, một nền văn học lưu vong đang dần dần
hình thành. Ở những ngoái nhìn quá khứ và băn khoăn từ những bước chân
đi đến tương lai. Ai mà chẳng cùng chung suy tư và ở những câu thơ Cao
Tần lại gợi lên từ tâm cảm yêu nước nhớ nhà và ngôn ngữ mẹ đẻ đã thành
thân yêu vô cùng trong những ngày bắt đầu tạo dựng một cuộc sống mới ở
xứ người..
Có lẽ hồi trước 1975, nhà
văn Lê Tất Điều cũng không làm thơ và sau này khi loạt thơ Cao Tần chấm
dứt ông cũng ngưng làm thơ. Tại sao ông chỉ làm thơ trong khoảng thời
gian đó?
Có lẽ chỉ có một mình tác
gỉa mới có thể trả lời câu hỏi khó này. Trong một cuộc phỏng vấn của đài
phát thanh Á Châu Tự Do RFA do Mặc Lâm thực hiện thì ông giải thích
“Tự nhiên tôi không có cảm
hứng viết truyện ngắn nữa. Thế rồi thơ nó lôi cuốn bởi vì trong bài thơ
công việc sáng tác nó ngắn hơn nó không đòi hỏi thời gian nhiều..”
Nhà văn Võ Phiến có viết
đại ý là Cao Tần làm thơ như người kể chuyện và đó chính là một yếu tố
để thơ ông gần gũi với cuộc sống hơn và tạo sự chú ý của độc giả.
Trong bài đề tựa tập thơ
Cao tần do nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành, nhà văn Võ Phiến nói rằng
thơ của Cao Tần kết cấu như truyện và là những truyện ly kỳ nữa nên gợi
được sự tò mò muốn tìm hiểu của người đọc. Và ông nêu ra vài thí dụ bài
thơ Kho tàng kể về chuyện của một anh chàng tị nạn Cù Lần..
Nội dung của bài thơ cũng
chỉ là một anh chàng tị nạn lúc nào cũng kè kè bên mình một cái túi
không một phút nào rời xa. Bạn bè tưởng là anh chàng biển lận nên đè anh
ta xuống để mở cái túi bí mật kia ra. Và cũng chẳng có gì ngoài một
lạng vàng, chiếc khăn tay và những danh thiếp cũ. Nhưng là cả một kho
tàng của một người di tản và nhắc lại người và cảnh đã xa. Vàng thì nhắc
đến người mẹ:
“.. miệng túi mở ra kho tàng rơi tung toé
một lạng vàng trong giấy gói đơn sơ
một đứa hét “vàng này thằng em bé
không mại đi mày tính để đem thờ
“Sư chúng mày, vàng đem theo bốn cục
ông bán ba, bắt gọn mấy trăm đô
còn cục này tàn đời ông cóc bán
lúc lên đường bà cụ dúi tay cho”
Còn khăn tay thì nhắc đến người vợ bây giờ đã xa cách ngàn trùng:
“ ..một chiếc khăn tay cũ xì cũ xịt
mầu nâu già thêu mấy chữ xanh xanh
“ giẻ rách gì đây hở thằng chết tiệt
“ Khăn vợ tao trao ngày khoác áo nhà binh”
và những tấm danh thiếp, ôi những tấm giấy làm nhớ lại những tên đường những tên người đã vào xa xưa:
”đáy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ
những tên người tên tỉnh đã xa xưa
những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ
những đường quen không trở lại bao giờ
…Với danh thiếp những tên đường đã đổi
những số nhà chớp mắt đã tang thương
những chốn hẹn ngàn năm không trở lại
những tên đời tơi tả khắp quê hương.”
Đọc xong bài thơ này chúng ta thấy thế nào?
Phải nói là rất xúc động
anh Trinh à! Nhưng có khi chỉ cảm thấy thôi chứ diễn tả ra cái hay thế
nào thì khó lắm. Phải có một lúc , đợi xúc cảm lắng xuống thì dễ dàng để
thất bài thơ này độc đáo ra sao..
Chúng tôi cũng như những
độc giả khác, chỉ cảm thấy rung động thôi và cũng phải loay hoay suy
nghĩ để may ra có thể tìm được những điều mà mình cho là tâm đắc và
tuyệt diệu. Bài thơ sống động quá với những ngôn ngữ đời thường mô tả
những cuộc đối thoại chuyên chở được ý tình mà tác giả muốn đề cập đến.
Có một chút diễu cợt nhưng chỉ là cảm giác thoáng qua để thay vào đó là
sự thương camû. Chỉ một túi nhỏ tầm thường của người di tản vỏn vẹn có
thế mà sao lại coi như một kho tàng vô gia được ? . Bởi vì những vật thể
này không còn đơn thuần là vật thể nữa mà nó chứa đựng cả một trời quê
hương và nhắc lại những người thân đã xa và những nơi chốn đã khuất
biệt. Câu chuyện kể bằng thơ chỉ giản dị như thế nhưng lại gây ra sự xúc
động đến vô bờ cho người đọc. Bởi nó đánh động đến tâm sự chung nên đầy
ắp những chia sẻ…
Một bài thơ khác mà nhà văn
Võ Phiến nhắc đến như một bằng chứng đơn cử cho lập luận của mình. Như
bài” Ta làm gì cho hết nửa đời sau”.Hình như đã có nhiều người lưu vong
thốt lên lời nói đó mỗi khi bị ray rứt vì chuyện nước chuyện non..
“Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
gánh sơn hà toan chất thử lên vai
chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
dọn tinh thần cưa nhẹ đỡ vài chai..”
như trong một cơn đồng thiếp, một chàng hào hùng;
“một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn
nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
nay đất khách léo lê đời rất nản
ta tính sẽ về vượt suối trèo non
sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
và cờ bay trên đất nước xinh tươi..”
Và một chàng khác,thì lại
muốn làm tượng thần tự do hỏa thiêu thân xác chính mình để làm đuốc soi
đường cho những oan hồn bị trầm luân trong đáy nước bao la:
”Một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối
thần tự do giờ đứng ở nơi nào?
Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao
Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh
Ta tiếc gì năm chục ký xương da
Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
những oan hồn ai bỏ giữa bao la”
Và kết cuộc, chỉ là một cơn say, một tỉnh dậy giữa nỗi buồn của những người thấy mình
bất lực giữa thế thời, mộng ước lớn mà bàn tay thì qúa nhỏ:
”..sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng uất hận gối lên nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới
Ta làm gì cho hết nửa đời sau.”
Thật là cảm khái. Thật là
cay đắng với những nỗi niềm của những kẻ sinh bất phùng thời lớn lên và
trưởng thành trong những nghiệt ngã của đất nước chiến tranh. Thực trạng
sao buồn quá! Câu hỏi như một tiếng than…Ta làm gì cho hết nửa đời
sau?…Những thân phận lưu vong. Những nỗi niềm nhược tiểu.
Mỗi người tị nạn đều mang
theo những kỷ niệm trong ký ức. Có những người vẫn còn vương vấn đến tận
bây giờ. Có những buồn phiền . có những ray rứt. Nhà thơ Cao Tần có bài
thơ nào diễn tả tâm trạng ấy trong nhiều bài thơ. Chúng ta thử đọc bài
thơ Chốn Tạm Dung xem. Bản thân tôi đã sống ở đây ba chục năm, thế mà có
lúc cũng có những nỗi niềm trống vắng như thế.Thơ nói lên tâm cảm của
những người nhiều khi thấy mình bơ vơ giữa cuộc sống và kỷ niệm của nơi
chốn xưa của đời sống cũ vẫn cứ bàng bạc hiện hữu:
“nhà tôi ở toòng teng đỉnh đồi
buổi mai đi làm thấy đời xuống dốc
sau lưng sương ngập cao lưng trời
trước mặt thông sầu reo đáy vực
bắt đầu ngày bằng một chút vui
hát nghêu ngao trong lòng xe rỗng tuếch
bài ca quen bỗng chợt quên lời
chút kỷ niệm còm lại mất khơi khơi
tiếng Việt trong ta ngày bỗng héo
hồn Việt trong ta ngày mỗi khô
dốc mở như đời ta trước mặt
sương kín như đời ta năm xưa..”
Một ngày qua một ngày. Ra
đi khi lúc vừa mờ sáng và trở về khi phố đã lên đèn, khúc ca sầu xứ mãi
mãi ám ảnh. Trải qua bao nhiêu cuộc đổi dời. Bao nhiêu là nỗi muộn phiền
. bao nhiêu là ray rứt. Người tị nạn có một mẫu số chung, của khởi hành
đi vào cuộc đời mới với tất cả năng lực của mình nhưng vẫn canh cánh
bên lòng nhớ mong về quê hương đất nước:
“chiều về lên dốc thân tơi tả
một quả hoàng hôn phủ kín trời
mình mới ngoi lên ngày đã ngả
đêm phờ lăn lóc ngủ thay chơi
giữa đỉnh sương mù thông đáy vực
ngược xuôi ngơ ngẩn một linh hồn
còng lưng gánh nốt đời lưu lạc
nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non.”
Cái độc đáo của thơ Cao Tần
là dùng những ngôn từ thật sống động , những ngôn ngữ tạo nhiều hình
ảnh như: kỷ niệm còm“, như “quả hoàng hôn”, như “mất khơi khơi”. Xử dụng
những ngôn từ ấy thành thơ chinh là một dụng công để thi ca có máu
huyết xương thịt của đời sống thực, của suy nghĩ thực…
Người tị nạn tuy hôi nhập
vào dòng chính nhưng vẫn còn ám ảnh bởi quê hương cũ của đất nước xưa.
Có một lúc nào thơ Cao Tần biểu lộ tâm cảm ấy .
Đọc bài thơ Cảm Khái chúng
ta nhận ra ngay lập tức.Tấm thẻ căn cước , tờ chứng chỉ tại ngũ nhắc lại
một thời xa xưa.Một cách hóm hỉnh pha lẫn đau xót,tác gỉa nhận thấy
hình như những tấm hình trên căn cước đều lam nhem xấu xí , không biết
có phải là số phận tiền định xui khiến như vậy:
“hình căn cước anh nào mà chẳng xấu
tên chụp hình như một lão tiên tri
triệu mặt ngây ngô bàng hoàng xớn xác
cùng đến một ngày gãy đổ phân ly
nhìn hình chim in trên tờ chứng chỉ
chợt nhớ câu thơ Gãy cánh đại bàng
ngàn lẫm liệt tan trong chiều rã ngũ
muôn anh hùng phút chốc hóa tang thương..”
và những câu cảm khái mà chúng ta trong những ngày lưu lạc thường hay thấm thía:
“Hỡi kẻ trong hình mặt xanh mày xám
người sắp thành tên mọi Mỹ rồi ư
hỡi thằng chiến binh một đời dũng cảm
mày lang thang đất lạ đến bao giờ
Oâi trong ví mỗi người dân mất nước
Còn một oan hồn mặt mũi ngu ngơ
Oâi trong trí mỗi anh hùng thuở trước
Còn dậy trời lên những buổi tung cờ.”
Có người nhận xét rằng mỗi
bài thơ của Cao Tần đều mang theo một thông điệp gửi gấm cho người cùng
cảnh ngộ và gửi trả lại quê hương. Trong hai mươi bài của tập Thơ Cao
Tần, hình như hầu hết các bài đều diễn tả được một tâm sự đặc thù của
người bỏ xứ ra đi.
Thư Quê Hương là “Gửi cho anh viên sỏi nhỏ bên đường
Anh sẽ đọc ra trăm nghìn lối cũ
Gửi cho anh vài nhánh cỏ quê hương
anh sẽ đọc đất trời ta đã thở..”
Chuyện Thần Tiên là:” Ta muốn điều chi cuối đời lưu lạc
Này bà tiên vừa hỏi giấc mơ ta
‘”hãy đem hết những đổi đời tan tác
gói giùm vào cơn mộng dữ đêm qua”
Chiều Bát Phố la ”Chỉ gặp toàn Tây một chiều bát phố
Tiếc sao xưa cả nước chẳng quen nhau
Quen cả nước? Ra đường chào gẫy cổ
Và chắc gì nay nghĩ lại không sầu
Nhưng quen cả nước chắc lòng sẽ nhẹ
Khi đi có chào may bớt xót xa
Ơi xóm mưa ơi có khi nào đổi kiếp
Tôi về thành chim hót trước hiên nhà.”
Mai Mốt Anh Về là: ”nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra ngàn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng”
Và còn nhiều bài thơ khác
với những ý tưởng khác, thông điệp khác. Giở từng trang thơ, để thấy
những ngôn ngữ linh hoạt, những chữ lóng, những ngôn từ dân giã, tất cả
làm nổi bật một phong vị có lúc như diễu cợt, có lúc như ngông nghênh,
mà có lúc là tình cảnh “ở ngoài cười nụ ở trong khóc thầm”. Người tị nạn
đã trải qua những đoạn đời, đã qua nhiều nghịch cảnh, sẽ thấy thấm thía
biết bao nhiêu với tâm cảm người thơ. Nếu nói thơ Cao Tần là biểu hiện
sống động một thời kỳ của người Việt di tản đầu tiên thì cũng chưa đầy
đủ mà phải nói rằng thơ Cao Tần đã làm hồi sinh lại một thời đại văn học
lưu vong ở hải ngoại.
SONG NGUYỄN * MẸ TÔI
Song Nguyễn
(Để tưởng nhớ Mẹ nhân ngày Hiền Mẫu )
Tôi xa mẹ tôi từ những ngày còn
nhỏ.Tôi trưởng thành như một đứa mồ côi mẹ. Lớn lên không có mẹ là một
sự thiệt thòi, một bất hạnh không gì có thể so sánh được. Toàn quốc
kháng chiến năm 1946 xäy ra khi tôi vừa đư®c bÓn tuổi. Gia đình tôi tan
tác, mỗi người đi về một ngả. Anh Cả tôi đã tham gia chiến đấu chống
quân Pháp tại Hà Nội trong đoàn Tự Vệ thành. Anh không theo kịp Trung
Đoàn Thủ Đô khi Trung Đoàn này rút ra khỏi Hà Nội sau gần 2 tháng đánh
vùi với quân Pháp trên các đường phố. Trung Đoàn này, gồm toàn các thanh
niên tạch tạch sè (tiểu tư sản ) của Hà thành, sau trở thành Trung Đoàn
Tây Tiến. Nhà thơ nổi tiếng Quang Dũng là một thành viên của Trung Đoàn
này : Tây tiến đoàn quân không mọc tóc Anh thứ nhì của tôi đã biền biệt
đi theo kháng chiến để vào khu.
Ở nhà chỉ còn có cha mẹ và hai chị em tôi. Tôi được cha mẹ cưng chiều hết mực. Một đêm, cha mẹ tôi đánh thức chị em tôi dậy để rời khỏi quê ngay tức khắc vì Tây sắp tràn về. Cùng đoàn người chạy loạn, chúng tôi đi, đi mãi, rÒi xuống thuyền vượt qua con sông Cáisau này tôi mới biết đó là một nhánh của sông Thái Bình, biên giới giữa làng tôi và làng Thanh Hà. Đối với tầm nhìn của một cậu bé bÓn tuổi như tôi vào lúc đó, vượt qua con sông Cái có nghĩa là đã đi xa, xa lắm. Cuộc chạy loạn , bỏ quê nhà ra đi đã kéo dài rất lâu, lâu lắm theo trí óc non nớt của tôi vì tôi còn nhớ đã hưởng môt cái Tết đơn sơ trong thời gian chạy loạn.
Cùng gia đình, tôi đã sống qua nhiều nơi mhư Cầu Ràm, Ngọc Chi…,những địa danh mà tôi hoàn toàn không biết thuộc về tỉnh nào. Trong giai đoạn chạy giặc Tây, khi tới bất kỳ chỗ nào gia đình tôi cũng như tất cả các người chạy loạn khác đều được tiếp đón, giúp đỡ đầy đủ. Chỗ cuối cùng mà gia đình tôi đến tá túc trên bước đường chạy loạn là làng Nhân Lý. Tôi cũng không biết làng này thuộc về đâu. Tại đây, gia đình tôi được gia đình ông Tuần Nhạc cho ở nhờ. Con Ông Tuần- thằng Lẫm, cái Cấm- đều trạc tuổi tôi nên chúng tôi trở thành bạn. Các cô gái làng đến tuổi cập kê, đều được gọi là cô Tý -như Cô Tý Hoa, cô Tý Phượng … cho tới ngày lÆp gia đình thì m§i hết được gọi là cô tý . Năm tôi lên 5, cha mẹ tôi quyết định đưa cả gia đình hồi cư, trở về sống ở quê nhà. Làng tôi đã trở thành một làng xôi đậu.
Ban ngày, làng do Tây với Ban Hội Tề cầm trịch, ban đêm là thời điểm của những người Bolcheviks kháng chiến về làng tuyên truyền, đoàn ngũ hóa các thanh thiếu niên. Người dân sống một cổ hai tròng nhưng ít nhứt, quê hương được im tiếng súng để người dân có thể canh tác mùa màng. Đó là những năm sung sướng hồn nhiên của tôi. Cuộc vui với lũ nhÕ hàng xóm tưởng chừng như không bao giờ hết: đánh đáo, đánh khăn, thả diều, trèo cây hái trái hay tìm các ổ chim để bắt các chim non về nuôi trong lồng… Mẹ tôi thư©ng cho tôi đi theo trong các công việc đồng áng, hoặc được theo mË tham dự các ngày giỗ, ngày lễ lạc trong họ. Mẹ dåy tôi làm cần câu, đi câu cá trong ao nhà. Mẹ d¥n tôi chỉ được giựt cÀn câu để bắt cá khi nào chiếc phao làm bằng ruột cây khoai mì bị kéo chìm xuống khỏi mặt nước. Khi cái phao đông đậy, nhấp nháy là lúc cá đang rỉa mồi, chưa cắn câu nên đừng giựt cần câu. Dù đã lớn, tôi vẫn thích được mẹ cho ngủ chung 37 để nghe mẹ hát, ru tôi đi vào giấc ngủ mỗi tối. Tiếng Mẹ, cao và thanh :
Ở nhà chỉ còn có cha mẹ và hai chị em tôi. Tôi được cha mẹ cưng chiều hết mực. Một đêm, cha mẹ tôi đánh thức chị em tôi dậy để rời khỏi quê ngay tức khắc vì Tây sắp tràn về. Cùng đoàn người chạy loạn, chúng tôi đi, đi mãi, rÒi xuống thuyền vượt qua con sông Cáisau này tôi mới biết đó là một nhánh của sông Thái Bình, biên giới giữa làng tôi và làng Thanh Hà. Đối với tầm nhìn của một cậu bé bÓn tuổi như tôi vào lúc đó, vượt qua con sông Cái có nghĩa là đã đi xa, xa lắm. Cuộc chạy loạn , bỏ quê nhà ra đi đã kéo dài rất lâu, lâu lắm theo trí óc non nớt của tôi vì tôi còn nhớ đã hưởng môt cái Tết đơn sơ trong thời gian chạy loạn.
Cùng gia đình, tôi đã sống qua nhiều nơi mhư Cầu Ràm, Ngọc Chi…,những địa danh mà tôi hoàn toàn không biết thuộc về tỉnh nào. Trong giai đoạn chạy giặc Tây, khi tới bất kỳ chỗ nào gia đình tôi cũng như tất cả các người chạy loạn khác đều được tiếp đón, giúp đỡ đầy đủ. Chỗ cuối cùng mà gia đình tôi đến tá túc trên bước đường chạy loạn là làng Nhân Lý. Tôi cũng không biết làng này thuộc về đâu. Tại đây, gia đình tôi được gia đình ông Tuần Nhạc cho ở nhờ. Con Ông Tuần- thằng Lẫm, cái Cấm- đều trạc tuổi tôi nên chúng tôi trở thành bạn. Các cô gái làng đến tuổi cập kê, đều được gọi là cô Tý -như Cô Tý Hoa, cô Tý Phượng … cho tới ngày lÆp gia đình thì m§i hết được gọi là cô tý . Năm tôi lên 5, cha mẹ tôi quyết định đưa cả gia đình hồi cư, trở về sống ở quê nhà. Làng tôi đã trở thành một làng xôi đậu.
Ban ngày, làng do Tây với Ban Hội Tề cầm trịch, ban đêm là thời điểm của những người Bolcheviks kháng chiến về làng tuyên truyền, đoàn ngũ hóa các thanh thiếu niên. Người dân sống một cổ hai tròng nhưng ít nhứt, quê hương được im tiếng súng để người dân có thể canh tác mùa màng. Đó là những năm sung sướng hồn nhiên của tôi. Cuộc vui với lũ nhÕ hàng xóm tưởng chừng như không bao giờ hết: đánh đáo, đánh khăn, thả diều, trèo cây hái trái hay tìm các ổ chim để bắt các chim non về nuôi trong lồng… Mẹ tôi thư©ng cho tôi đi theo trong các công việc đồng áng, hoặc được theo mË tham dự các ngày giỗ, ngày lễ lạc trong họ. Mẹ dåy tôi làm cần câu, đi câu cá trong ao nhà. Mẹ d¥n tôi chỉ được giựt cÀn câu để bắt cá khi nào chiếc phao làm bằng ruột cây khoai mì bị kéo chìm xuống khỏi mặt nước. Khi cái phao đông đậy, nhấp nháy là lúc cá đang rỉa mồi, chưa cắn câu nên đừng giựt cần câu. Dù đã lớn, tôi vẫn thích được mẹ cho ngủ chung 37 để nghe mẹ hát, ru tôi đi vào giấc ngủ mỗi tối. Tiếng Mẹ, cao và thanh :
Hò ơi Anh về để áo lại đây Để em khuya đắp gió Tây lạnh lùng Hò
ơi Lạnh lùng lấy mùng em đắp Mà để áo anh về đi học kẻo khuya hoặc Cái
ngủ mầy ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về Bắt được con cá rô
trê Làm thịt đem về cho cái ngủ ăn
Nhiều khi mẹ ngâm nga nhiều đoạn thơ dài nhiều lần để ru tôi ngủ, tôi gần như thuộc lòng nên hay đọc theo bà :
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một mầu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai hay
Nghĩ mình bọt nước cánh bèo Đã nhiều lưu lạc lại đầy gian truân Bằng
nay chịu tiếng công thần Thênh thang đường cái công danh hẹp gì Công tư
vẹn cả hai bề Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương Cũng ngôi mệnh phụ đường
đường Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha
Trên vì nước, dưới vì nhà Một là
đắc hiếu hai là đắc trung Chẳng như chiếc bách giữa dòng Eo sèo mặt
nước, hãi hùng cỏ hoa …. Khi học Việt văn ở Trung học, tôi mới vỡ lẽ là
Mẹ rất thích Chinh Phụ Ngâm, thích Truyện Kiều. Tôi lêu lổng nhưng sung
sướng vô bờ cho tới năm tôi được 8 tuổi. Mẹ quyết định cho tôi lên Hà
Nội ở với anh Cả của tôi để đi học. Anh tôi sau khi được Tây thả ra khỏi
trại giam, đã quyết định ở luôn tại Hà Nội, không về quê nữa. Sau này
tôi hiểu tại sao anh lại quyết định như vậy. Lý do là với cái gốc Việt
Nam Quốc Dân Đảng của anh, người Cộng Sản ở quê nhà sẽ không để anh được
sống yên ổn.
Tôi rời quê, lên Hà Nội năm 1951. Lần đầu tiên tôi thấy Hà Nội. Ôi sao cái gì cũng đẹp, cũng sang, từ người cho đến xe c¶. Tôi như một tên khờ đi lạc vào một thế giới khác. Ngày mẹ tôi rời Hà Nội để trở lại quê nhà, tôi đã khóc sướt mướt.Vũ trụ như quay cuồng. Lần đầu tiên trong đời, tôi phải sống xa mẹ.
Tôi phải làm quen với cuộc sống mới trong đó mọi thứ đều như lạ lùng. Nghe những người bán hàng rong rao lò mai phàn, chê nhì chê nào ai lốc nhì chê tôi không hiểu họ rao bán gì. Sau này tôi biết đó là xôi lạp xường và mía hấp. Anh tôi làm giấy khai sinh mới cho tôi, khai rút đi 2 tuổi để tôi kịp vào học lớp bét Trường Hàng Than. Trong thời gian chờ đợi, tôi được anh tôi xin cho vào học vỡ lòng tại trường Cát Thanh gần nhà. Ngày đầu tiên tại trường Cát Thanh, tôi được phát cho m¶t cuốn Vần Quốc Ngữ thực hành của tác giả Nguyễn Bình. Hôm đó, vì thầy giáo vắng mặt , thầy Hiệu trưởng, cũng là thầy giáo của lớp bên cạnh phụ trách luôn việc dåy lớp tôi. Thầy chỉ định một học trò ngồi cùng bàn với tôi chỉ tôi đọc: a sắc á, a huyền à, a hỏi ả, a nặng ạ. Sau này tôi mới biết tên của cậu ta là Hoàng Văn Lạng. Đang ngồi mơ màng nhớ mẹ thì đột nhiên Lạng bảo tôi « mày đi theo tao». Lạng dẫn tôi qua văn phòng thầy Hiệu Trưởng và nói «thưa thầy, đứa này nói chuyện làm mất trật tự trong lớp».
Thực là oan cho tôi, một cậu bè mới từ nhà quê ra tỉnh ! ! Thầy Hiệu trưởng không hỏi han gì cả, bắt tôi xòe bàn tay ra rồi quật mạnh cái thước kẻ vào bàn tay tôi hai cái. Tôi không khóc nhưng xón đái trong quần. Ở nhà, tôi được cha mẹ nuông chiều. Tôi chưa bao giờ bị mắng mỏ, chưa bao giờ bị đòn . Đây là lần bị đòn đầu tiên trong đời tôi. Cái thuở ban đầu này tôi không lưu luyến gì cả nhưng nhớ suốt đới. Về lớp, tôi tủi thân, khóc nức nở. Tôi thầm thì «mẹ ơi ! con mẹ xa mẹ ,đang bÎ bắt nạt, hành hạ» Độ hai tháng sau, tôi nghỉ học trường Cát Thanh 38 để bắt đầu cuộc đời mới ở trường Hàng Than.
Tôi đã rũ sạch các dấu vết của một cậu bé nhà quê. Trời run rủi làm sao, Hoàng Văn Lạng lại học chung lớp với tôi ở trường này. Nhớ trận đòn thước kẻ ngày xưa nơi trường Cát Thanh, tôi đánh Lạng một trận. Sau trận đòn, Lạng sợ tôi lắm, gọi tôi bằng anh và xưng em. Mẹ tôi vẫn đi đi về về Hà Nội. Mỗi lần chia tay đưa mẹ về quê là mỗi lần bịn rịn đầy nước mắt. Kỳ nghỉ hè nào tôi cũng về quê, sống với mẹ. Tôi đã lớn hẳn lên, không còn được mẹ ru ngủ như xưa kia nhưng sống bên mẹ trong suốt mùa hè là những ngày thần tiên.
Thực như thi sĩ Trần Trung Phương đã nói : Chín mươi ngày nhẩy nhót ở đồng quê Ôi tất cả mùa Xuân trong mùa Hạ Tháng 5 năm 1954, Quân Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ. Chiến tranh chấm dứt. Đất nước bị chia đôi với ranh giới là vï tuy‰n17. Theo Hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 thì sau 2 năm sẽ có Tổng Tuyển cử để thống nhứt đất nước. Gia đình tôi quyết định di cư vào Nam. Tôi về quê sống vài tháng trước khi xa quê. Chỉ chưa đ‰n m¶t năm mà quê hương đã hoàn toàn thay đổi. Các cán bộ công khai xuất đầu lộ diện để hoạt đ¶ng, sẵn sàng tiếp thu khi quân Pháp rút đi theo đúng hiệp Định đình chiến Genève. Tôi cảm thấy lạc lõng, đi đâu cũng thấy hát các bài ca cách mạng, các buổi nhẩy hòa bình : Đông Phương hồng mặt trời lên Trung Hoa chúng ta có Mao Trạch Đông Với muôn dân, Người là cứu tinh Tính tang tình tang… toàn dân ấm no đời đời hoặc Anh chiến sĩ ơi đánh cho nó tơi bời Diệt tan quân xâm lăng, diệt tan quân cướp nước Cuộc đời thoát ách nô vong, cuộc đời thoát ách nô vong.
Ngày 28 tháng 8 năm 1954, tôi theo người anh con ông Bác để vào Nam trước. Theo chương trình, đại gia đình của tôi sẽ vào Nam sau T‰t, khoảng đầu tháng 2 năm 1955. Sau Tết gia đình tôi vào Sàigòn ngoại trừ Mẹ tôi. Bà nhắn vào : chỉ chia đôi có 2 năm, tao vào Nam làm gì ? Không thấy mẹ, nghĩ đến thời gian dài dằng dặc 2 năm, lòng tôi như tan nát. Tôi không cầm được nước mắt thương nhớ mẹ.
Tôi chắc mẹ ở lại chờ người anh thứ nhì của tôi đi kháng chiến trở về. Trong suốt thời gian chia đôi đất nước- từ 1954 đến 1975- tôi không có tin tức của mẹ. Tôi không biết mẹ tôi hãy còn sống hay đã ra người thiên cổ. Cuộc biệt ly thay vì 2 năm, đã kéo dài như thiên thu bất tận. Tôi không ngớt cầu nguyện cho mË, nhứt là trong thời gian miền Bắc bị oanh tạc. Không lúc nào hình ảnh mẹ mờ nhạt trong trí tôi. Các bài hát ca tụng mẹ như bài Lòng mË của Y Vân, bài Mẹ tôi của Nhị Hà…được tôi ưa chuộng. Tôi đọc thuộc lòng các bài thơ về mẹ như bài thơ sau đây mà tôi quên tên tác giả: Mẹ sinh con trong đói khổ Cơm ăn, cháo trộn củ mì Xanh mồ cỏ sầu mẹ chết Khi con còn chập chững biết đi Còn nhớ gì về mẹ không?
Lung linh bóng hòm sơn đỏ Giã từ nhà hoang cửa ngõ Mẹ đã đi vào mênh mông Và người ta nói mẹ đi chợ Và con mỏi mắt chờ trông Hình hài ai thấp thoáng ngoài ngõ Dáng nào lảng vảng bên song Con đi vay tình thiên hạ Đau lòng đâu dám nói ra Có khi con quên mất mẹ Vì đời con lắm phong ba Những chiều dừng chân quán vắng 39 Chập chờn cơn tỉnh cơn mê Con thấy tường in bóng mẹ Ngoài hiên sương lạnh trăng mờ Đốt nến sang đi tìm mẹ Thoát hồn lên đến hư không Bấy giờ con yêu gặp mẹ Mẹ ơi, mẹ ở trong lòng ( thơ khuyết danh ) Chiến tranh Việt Nam chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Người Cộng Sản đã thành công trong việc áp đặt chế độ Cộng Sản lên cả dân tộc. Tôi và vợ con thoát ra khỏi Sàigòn trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975, những ngày cực kỳ mê loạn của quê hương miền Nam.
Sau khi được định cư ở Canada, tôi tìm cách liên lạc với gia đình còn ở lại Việt Nam. Lúc đó, tôi m§i bi‰t mẹ vẫn còn sống. Mẹ đã tức tốc vào Nam tìm tôi, đứa con lạc loài của mẹ. Mẹ đã khóc ngất khi biết tôi đã bỏ xứ ra đi, định cư ở một nơi cách quê hương một nửa vòng trái đất. Sau bao năm sống trong mong chờ gặp con, mẹ thấy mất hết niềm hy vọng. Tôi tìm cách liên lạc với mẹ ở miền Bắc. Đến năm 1994, tôi đã nhờ người đón mẹ sang Canada để mẹ con gặp mặt. Ngày găp mẹ ở phi trư©ng Mirabel, mẹ con tôi đã không cầm được nước mắt. Mẹ nắm tay tôi, nhìn kỹ khuôn mặt tôi như để tìm lại hình dáng đứa con đã lạc mẹ từ mấy chục năm qua. Xa mẹ từ năm 1954, sau 40 năm tôi đã g¥p lại mẹ.
\
Nhưng không gì bù lại được những mất mát, những thiếu vắng của cả một thời niên thiếu của tôi. Tôi lớn lên, trưởng thành như một đứa trẻ mồ côi mẹ. Thiếu vắng mẹ là một bất hạnh to lớn không gì bì kịp. Chiến tranh Việt Nam đã gây ra muôn vàn thảm cảnh chia lìa mẹ con, mà trường hợp của tôi là muôn một. Tôi đã khắc khoải nhớ thương mẹ trong hơn nửa đời người.
Tôi rời quê, lên Hà Nội năm 1951. Lần đầu tiên tôi thấy Hà Nội. Ôi sao cái gì cũng đẹp, cũng sang, từ người cho đến xe c¶. Tôi như một tên khờ đi lạc vào một thế giới khác. Ngày mẹ tôi rời Hà Nội để trở lại quê nhà, tôi đã khóc sướt mướt.Vũ trụ như quay cuồng. Lần đầu tiên trong đời, tôi phải sống xa mẹ.
Tôi phải làm quen với cuộc sống mới trong đó mọi thứ đều như lạ lùng. Nghe những người bán hàng rong rao lò mai phàn, chê nhì chê nào ai lốc nhì chê tôi không hiểu họ rao bán gì. Sau này tôi biết đó là xôi lạp xường và mía hấp. Anh tôi làm giấy khai sinh mới cho tôi, khai rút đi 2 tuổi để tôi kịp vào học lớp bét Trường Hàng Than. Trong thời gian chờ đợi, tôi được anh tôi xin cho vào học vỡ lòng tại trường Cát Thanh gần nhà. Ngày đầu tiên tại trường Cát Thanh, tôi được phát cho m¶t cuốn Vần Quốc Ngữ thực hành của tác giả Nguyễn Bình. Hôm đó, vì thầy giáo vắng mặt , thầy Hiệu trưởng, cũng là thầy giáo của lớp bên cạnh phụ trách luôn việc dåy lớp tôi. Thầy chỉ định một học trò ngồi cùng bàn với tôi chỉ tôi đọc: a sắc á, a huyền à, a hỏi ả, a nặng ạ. Sau này tôi mới biết tên của cậu ta là Hoàng Văn Lạng. Đang ngồi mơ màng nhớ mẹ thì đột nhiên Lạng bảo tôi « mày đi theo tao». Lạng dẫn tôi qua văn phòng thầy Hiệu Trưởng và nói «thưa thầy, đứa này nói chuyện làm mất trật tự trong lớp».
Thực là oan cho tôi, một cậu bè mới từ nhà quê ra tỉnh ! ! Thầy Hiệu trưởng không hỏi han gì cả, bắt tôi xòe bàn tay ra rồi quật mạnh cái thước kẻ vào bàn tay tôi hai cái. Tôi không khóc nhưng xón đái trong quần. Ở nhà, tôi được cha mẹ nuông chiều. Tôi chưa bao giờ bị mắng mỏ, chưa bao giờ bị đòn . Đây là lần bị đòn đầu tiên trong đời tôi. Cái thuở ban đầu này tôi không lưu luyến gì cả nhưng nhớ suốt đới. Về lớp, tôi tủi thân, khóc nức nở. Tôi thầm thì «mẹ ơi ! con mẹ xa mẹ ,đang bÎ bắt nạt, hành hạ» Độ hai tháng sau, tôi nghỉ học trường Cát Thanh 38 để bắt đầu cuộc đời mới ở trường Hàng Than.
Tôi đã rũ sạch các dấu vết của một cậu bé nhà quê. Trời run rủi làm sao, Hoàng Văn Lạng lại học chung lớp với tôi ở trường này. Nhớ trận đòn thước kẻ ngày xưa nơi trường Cát Thanh, tôi đánh Lạng một trận. Sau trận đòn, Lạng sợ tôi lắm, gọi tôi bằng anh và xưng em. Mẹ tôi vẫn đi đi về về Hà Nội. Mỗi lần chia tay đưa mẹ về quê là mỗi lần bịn rịn đầy nước mắt. Kỳ nghỉ hè nào tôi cũng về quê, sống với mẹ. Tôi đã lớn hẳn lên, không còn được mẹ ru ngủ như xưa kia nhưng sống bên mẹ trong suốt mùa hè là những ngày thần tiên.
Thực như thi sĩ Trần Trung Phương đã nói : Chín mươi ngày nhẩy nhót ở đồng quê Ôi tất cả mùa Xuân trong mùa Hạ Tháng 5 năm 1954, Quân Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ. Chiến tranh chấm dứt. Đất nước bị chia đôi với ranh giới là vï tuy‰n17. Theo Hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 thì sau 2 năm sẽ có Tổng Tuyển cử để thống nhứt đất nước. Gia đình tôi quyết định di cư vào Nam. Tôi về quê sống vài tháng trước khi xa quê. Chỉ chưa đ‰n m¶t năm mà quê hương đã hoàn toàn thay đổi. Các cán bộ công khai xuất đầu lộ diện để hoạt đ¶ng, sẵn sàng tiếp thu khi quân Pháp rút đi theo đúng hiệp Định đình chiến Genève. Tôi cảm thấy lạc lõng, đi đâu cũng thấy hát các bài ca cách mạng, các buổi nhẩy hòa bình : Đông Phương hồng mặt trời lên Trung Hoa chúng ta có Mao Trạch Đông Với muôn dân, Người là cứu tinh Tính tang tình tang… toàn dân ấm no đời đời hoặc Anh chiến sĩ ơi đánh cho nó tơi bời Diệt tan quân xâm lăng, diệt tan quân cướp nước Cuộc đời thoát ách nô vong, cuộc đời thoát ách nô vong.
Ngày 28 tháng 8 năm 1954, tôi theo người anh con ông Bác để vào Nam trước. Theo chương trình, đại gia đình của tôi sẽ vào Nam sau T‰t, khoảng đầu tháng 2 năm 1955. Sau Tết gia đình tôi vào Sàigòn ngoại trừ Mẹ tôi. Bà nhắn vào : chỉ chia đôi có 2 năm, tao vào Nam làm gì ? Không thấy mẹ, nghĩ đến thời gian dài dằng dặc 2 năm, lòng tôi như tan nát. Tôi không cầm được nước mắt thương nhớ mẹ.
Tôi chắc mẹ ở lại chờ người anh thứ nhì của tôi đi kháng chiến trở về. Trong suốt thời gian chia đôi đất nước- từ 1954 đến 1975- tôi không có tin tức của mẹ. Tôi không biết mẹ tôi hãy còn sống hay đã ra người thiên cổ. Cuộc biệt ly thay vì 2 năm, đã kéo dài như thiên thu bất tận. Tôi không ngớt cầu nguyện cho mË, nhứt là trong thời gian miền Bắc bị oanh tạc. Không lúc nào hình ảnh mẹ mờ nhạt trong trí tôi. Các bài hát ca tụng mẹ như bài Lòng mË của Y Vân, bài Mẹ tôi của Nhị Hà…được tôi ưa chuộng. Tôi đọc thuộc lòng các bài thơ về mẹ như bài thơ sau đây mà tôi quên tên tác giả: Mẹ sinh con trong đói khổ Cơm ăn, cháo trộn củ mì Xanh mồ cỏ sầu mẹ chết Khi con còn chập chững biết đi Còn nhớ gì về mẹ không?
Lung linh bóng hòm sơn đỏ Giã từ nhà hoang cửa ngõ Mẹ đã đi vào mênh mông Và người ta nói mẹ đi chợ Và con mỏi mắt chờ trông Hình hài ai thấp thoáng ngoài ngõ Dáng nào lảng vảng bên song Con đi vay tình thiên hạ Đau lòng đâu dám nói ra Có khi con quên mất mẹ Vì đời con lắm phong ba Những chiều dừng chân quán vắng 39 Chập chờn cơn tỉnh cơn mê Con thấy tường in bóng mẹ Ngoài hiên sương lạnh trăng mờ Đốt nến sang đi tìm mẹ Thoát hồn lên đến hư không Bấy giờ con yêu gặp mẹ Mẹ ơi, mẹ ở trong lòng ( thơ khuyết danh ) Chiến tranh Việt Nam chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Người Cộng Sản đã thành công trong việc áp đặt chế độ Cộng Sản lên cả dân tộc. Tôi và vợ con thoát ra khỏi Sàigòn trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975, những ngày cực kỳ mê loạn của quê hương miền Nam.
Sau khi được định cư ở Canada, tôi tìm cách liên lạc với gia đình còn ở lại Việt Nam. Lúc đó, tôi m§i bi‰t mẹ vẫn còn sống. Mẹ đã tức tốc vào Nam tìm tôi, đứa con lạc loài của mẹ. Mẹ đã khóc ngất khi biết tôi đã bỏ xứ ra đi, định cư ở một nơi cách quê hương một nửa vòng trái đất. Sau bao năm sống trong mong chờ gặp con, mẹ thấy mất hết niềm hy vọng. Tôi tìm cách liên lạc với mẹ ở miền Bắc. Đến năm 1994, tôi đã nhờ người đón mẹ sang Canada để mẹ con gặp mặt. Ngày găp mẹ ở phi trư©ng Mirabel, mẹ con tôi đã không cầm được nước mắt. Mẹ nắm tay tôi, nhìn kỹ khuôn mặt tôi như để tìm lại hình dáng đứa con đã lạc mẹ từ mấy chục năm qua. Xa mẹ từ năm 1954, sau 40 năm tôi đã g¥p lại mẹ.
\
Nhưng không gì bù lại được những mất mát, những thiếu vắng của cả một thời niên thiếu của tôi. Tôi lớn lên, trưởng thành như một đứa trẻ mồ côi mẹ. Thiếu vắng mẹ là một bất hạnh to lớn không gì bì kịp. Chiến tranh Việt Nam đã gây ra muôn vàn thảm cảnh chia lìa mẹ con, mà trường hợp của tôi là muôn một. Tôi đã khắc khoải nhớ thương mẹ trong hơn nửa đời người.
Saturday, September 26, 2015
CÁNH CÒ * GIẢ LƯƠNG THIỆN
Cái giá của lương thiện giả vờ.
Wed, 09/23/2015 - 12:48 — canhco
Đã từ lâu, cả nước biết các công bộc của dân tuy lương không đủ ăn nhưng
nhà cửa tài sản lại không chỗ chứa. Điều nghịch lý này chỉ khó hiểu đối
với người dân chất phác nhưng đối với người nhanh nhạy làm ăn hay theo
dõi thời sự thì không khó nhận ra: tất cả đều đến từ tham nhũng.
Lớn tham nhũng lớn còn nhỏ tham nhũng nhỏ. Ngay một anh dân phòng cũng
tham nhũng được thì nói chi tới công an, chủ tịch hay bí thư lớn bé?
Đọc báo thấy nhà nước cứ theo đuôi Trung Quốc, cho họ thắng thầu hết gói
này tới gói nọ, hết công trình lớn tới công trình nhỏ. Hầu như công ty
Trung Quốc có mặt khắp chốn Việt Nam. Có người thở dài cho là Hội nghị
Thành Đô vẫn còn tác dụng, có người lại nói Việt Nam sợ chiến tranh,
trót hứa hẹn rồi nên nay phải cưỡi cọp leo xuống thì bị nó vồ. Cũng có
các chuyên gia nóng mặt chỉ ra nguyên nhân tại sao các cấp lớn nhỏ đều
quỵ lụy Trung Quốc không phải bất cứ lý do nào vừa nêu nhưng chung quy
bởi Trung Quốc biết hối lộ và sự hối lộ đã thành truyền thống của bất cứ
nhà thầu nào.
Còn Việt Nam thì cũng có…nhu cầu ăn hối lộ, do đó bánh ít đi bánh quy lại là điều dễ hiểu xưa nay.
Hối lộ lớn, nghiêm trọng xảy ra phổ biến nhất là từ các gói ODA và nhà
thầu. Chính phủ toàn quyền mở thầu và hầu như gói thầu nào cũng đã biết
trước người thắng cuộc. Họa hoằn lắm mới có những gói thầu được các công
ty uy tín Nhật, Mỹ hay EU thắng và chắc chắn một điều khi người thắng
không phải là nhà thầu Trung Quốc thì người thua là …nhà nước Việt Nam.
Số tiền lại quả theo các chuyên gia uy tín tính toán thường là không
dưới 30% cho người đứng sau các gói thầu. Nhà thầu chấp nhận trả lại quả
cao như vậy vì họ biết rằng sau đó có thể điều chỉnh giá mà không gặp
trở ngại nào bởi lẽ người ký tờ giấy cho phép thầu cũng sẽ là người ký
tiếp những loại giấy tờ khác.
Vòng tròn làm ăn ấy được bảo vệ kín mít như luật im lặng của mafia. Nếu
không may lộ ra bên ngoài thì kỹ thuật che chắn thường giống nhau như hy
sinh tốt thí nào đó để một thời gian thì mọi chuyện bị chôn vào quên
lãng.
Người dân có thể trầm trồ khi thấy gia đình Thủ tướng giàu có vượt bậc
mà không cần tìm hiểu sâu hơn mặc dù manh nha biết được với số lương ơi
hỡi của ông Thủ tướng thì không cách gì giúp cho gia đình ông vượt
ngưỡng “nghèo” một cách ngoạn mục như vậy.
Các ông khác xếp hàng theo chân Thủ tướng và mọi sự như “tiền định” Bộ
chính trị đã quyết mỗi anh giàu một cách, mỗi anh hùng cứ một lĩnh vực
miễn sao cùng dắt tay nhau thật chặt, đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết
như lời bác Hồ dạy.
Cho tới ngày Mỹ chấp nhận dẫn độ một trùm tham nhũng Trung Quốc trở về
Bắc Kinh đi thì hình như đã làm sợi dây đoàn kết ràng buộc ít nhiều nới
ra, nới có nghĩa là đã rúng động tận trung tâm quyền lực của Đảng cộng
sản Việt Nam. Không có gì không thể và một lúc nào đó những cán bộ giàu
có hôm nay sẽ bị dẫn độ, trục xuất trở lại Việt Nam như Dương Tiến Quân
của Trung Quốc vào ngày 20 tháng 9 này.
Dương Tiến Quân là cựu giám đốc công ty Minghe ở Ôn Châu, tỉnh Chiết
Giang, miền đông Trung Quốc. Ông bị truy nã vì tội "đưa hối lộ" và
"tham nhũng".
Dương đã trốn sang Mỹ từ năm 2001 và sống ở đây 14 năm. Ông này đứng đầu
danh sách 100 nghi phạm tham nhũng đã bỏ trốn ra nước ngoài đang bị Bắc
Kinh truy nã.
Đừng vội cho rằng Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khác nhau vì Mỹ sẽ
không bao giờ dẫn độ một cán bộ tham nhũng trở về Việt Nam đâu mà mơ. Dĩ
nhiên rồi, Việt Nam không có vụ đả hổ diệt ruồi. Việt Nam làm ăn chia
chác chặt chẽ và rất tôn trọng luật im lặng. Trong trường hợp hiện nay
thì đúng nhưng ở thì tương lai thì lại sai hoàn toàn.
Hãy nghĩ tới kịch bản Việt Nam thay đổi chế độ (vì cộng sản chắc chắn sẽ
không vĩnh viễn làm mưa làm gió mãi tại Việt Nam) khi một thể chế mới
nắm quyền, kể cả phe này trong đảng chiến thắng phe kia, thì sẽ có cuộc
bỏ chạy của cán bộ sang nước ngoài trước đó một thời gian ngắn. Đích tới
là Mỹ và các nước EU nơi cán bộ hiện nay đã cài cắm tiền bạc, người
thân của họ từ lâu.
Tuy nhiên khác với những cuộc tị nạn chính trị trước đây 4 thập niên,
lúc ấy lo rằng không có cánh cửa nào mở ra cho họ, ngoại trừ những anh
chàng lém lỉnh thấy trước tương lai u tối của đảng mà đã núp sâu trong
những vùng đất hứa này.
Núp sâu cỡ nào rồi cũng phải chường ra, bởi FBI lúc ấy sẽ đặt hồ sơ của
những thành phần này lên bàn và biện pháp trục xuất chúng về Việt Nam
theo yêu cầu của chính quyền mới không phải là không thể.
Họ phải bị mang về Việt Nam trả lời nguồn tiền của họ đã móc được từ
đâu. Những ai là đồng bọn và tài sản nào còn che dấu. Chính quyền mới
lúc ấy đủ chính danh để làm những công việc bình thường của một quốc gia
độc lập và lúc ấy không khó lắm để thấy tương lai của những kẻ đang
nhởn nhơ tại nước ngoài với những bó đô la bất chính hiện nay.
Thấy người mà ngẫm đến ta là câu mà ông bà luôn luôn đúng. Tuy vậy chỉ
ngẫm mà không làm thì hậu quả cũng sẽ khó lòng khác với Dương Tiến Quân.
Mà làm gì được bây giờ khi tay đã trót nhúng chàm quá lâu, quá sâu. Màu
chàm đã ăn vào tới óc thì làm sao che dấu? Ngay cả khi sang tới Mỹ người
ta vẫn thấy lóng lánh màu chàm trên từng viên hột xoàn bóng lưỡng. Thói
tật con người là không thể giữ được yên lặng mà phải khoe của, cho dù
là của nả bất chính. Đồng tiền chiếm đoạt từ xương máu tiền nhân khiến
kẻ sở hữu nó mù quáng và chủ quan. Ngay cả cái chết trước mắt họ cũng
khó kềm hãm lòng hưng phấn trước những xấp đô la quá dày trong tủ.
Có bao nhiêu con cháu cán bộ mang tiền hối lộ sang Mỹ? Có bao nhiêu kẻ
lận lưng hàng triệu đô la chạy sang đây như những kẻ làm ăn lương thiện?
Sự lương thiện giả vờ ấy khó lòng che mắt được người dân, nhất là những
người Việt tha hương khắp thế giới bởi vì họ quá kinh nghiệm trên đường
chạy trốn lịch sử. Lương thiện trên đồng vốn bất lương thì làm sao tồn
tại?
VIETTUSAIGON * CHUYỆN NGẬP LỤT
Chuyện ngập úng
Tue, 09/22/2015 - 16:26 — VietTuSaiGon
Dân số thì càng ngày càng đông, nhà cửa chen chúc nhau xây dựng. Trong lúc cơ quan quản lý xây dựng của thành phố này vẫn đi soi mói từng viên gạch khi nhân dân xây nhà để đóng thuế, để phạt. Và có bao nhiêu nhà xây dựng hợp pháp ở thành phố? Đương nhiên phải là 100% nhà ở những điểm quan trọng như đầu cầu, khu san lấp ao hồ. Vậy cơ quan quản lý kiến trúc, xây dựng thành phố này tồn tại để làm gì?
Tiếp đến, đã có bao nhiêu tiền và bao nhiêu thời gian người dân chờ đợi các ngành liên quan đào dường, dựng lô cốt hằng năm trời để xây dựng hệ thống thoát nước? Và đã bao nhiêu lần các quan chức tuyên bố sau khi xây dựng hệ thống lô cốt thoát nước này thì Sài Gòn không bị ngập nước? Có thể nói rằng lời hứa nhăng hứa cuội này đã lặp đi lặp lại quá nhiều lần, nghe riết thấy đầy lỗ tai!
Ở Hà Nội, hệ thống thoát nước cũng do thời Pháp để lại, hệ thống mới hầu như không đáng kể, chỉ có ở những khu phố mới và hiệu năng của chúng thì quá thấp. Trong khi đó, chi phí xây dựng hệ thống này cũng chẳng thấp một chút nào. Sở dĩ các thành phố đều trở nên tệ hại như hiện thấy là do nạn tham nhũng, rút ruột công trình quá nặng. Nặng đến độ một tay thầu công trình thoát nước kể rằng anh ta chỉ nhận đúng 1km đường cống ở Hà Nội, tổng kinh phí là ba tỉ đồng, anh phải chung chi cho quan chức bên A, tức chủ tịch, phó chủ tịch và các nhân viên ủy ban quận hết một tỉ rưỡi đồng. Số tiền còn lại, xây dựng xong hệ thống cống dài 1km này, anh lãi được chín trăm ba chục triệu.
http://www.rfavietnam.com/node/2807
Vài năm trở lại đây, đặc biệt là vài tháng giữa năm nay, tình trạng mưa
là ngập, ngập là úng đã diễn ra ở hầu hết các thành phố trên đất nước
Việt Nam. Đặc biệt những thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn thì chuyện
ngập úng đã đến hồi cao trào. Ở Hà Nội chưa nghe nói gì chứ ở Sài Gòn,
có quan chống ngập đã tuyên bố Sài Gòn phải tốn 66,800 tỉ đồng để chống
ngập. Nhưng sau đó lại có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, 100,000 tỉ
đồng để chống ngập.
Người dân nghe đến những con số như cậy chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Có
người còn nói đùa: “Thì Sài Gòn mới là hòn ngọc Viễn Đông, chứ bây giờ
thành cái hồ rồi, hồ Chí Minh đó, thành cái hồ thì phải nhiều nước chứ!
Có gì đâu mà bàn cho mệt!”.
Mức độ ngao ngán của cư dân sài Gòn hiện nay có thể nói đã lên đến đỉnh
điểm. Nhưng cũng có cái hay là sức chịu đựng của người Việt hiếm có dân
nước nào bằng. Suốt bảy mươi năm ở miền Bắc và bốn mươi năm ở miền Nam,
đói khổ, mệt mỏi, bị chèn ép, bị coi thường, bị lừa phỉnh… Đủ các thứ
khổ nạn, vậy mà người dân vẫn cứ sống như chuyện đó rất ư bình thường,
nước ngập thì xắn quần mà lội, dân phòng, công an đổ hết trái cây thì
mai sắm cái hác mà bán lấy lãi…!
Có người lại ra chiều trầm ngâm, lắc đầu: “Chuyện ngập úng ấy à? Thường
thôi, vì cái quan trọng nhất là tâm hồn, trí tuệ, nó đã bị ngập úng mấy
mươi năm nay rồi thì nghĩa lý gì vài thành phố bị ngập! Trí tuệ ông nào
đỉnh cao kia mới không bị ngập, vì có đỉnh cao trí tuệ rồi thì sá gì ba
cái trí tuệ lèng phèng ở dưới!”.
Lời ta thán của người bạn khiến tôi giật mình, ông nói đúng, chuyện Sài
Gòn thành cái hồ gọi là hồ Chí Minh theo cách hiễu đầy chất giễu nhại
hoặc chuyện các thành phố lớn thi nhau mà ngập đều là hệ quả, cái đến
sau của sự ngập úng tư tưởng, ngập úng trí tuệ. Khi tư tưởng, trí tuệ bị
ngập úng, thối nát trong một hệ thống vốn dĩ sẽ đi đến kết cục như vậy
thì mọi thứ chẳng còn gì để bàn.
Chỉ riêng thành phố Sài Gòn và Hà Nội, hai thành phố lớn và chưa bao giờ
có “truyền thống” ngập úng như hiện nay lại trở thành tiêu điểm của
ngập úng và thiệt hại do ngập nước gây ra thì khỏi phải chê vào đâu
được! Trong khi đó, hai thành phố này nổi tiếng là có nhiều ao hồ và
kênh rạch. Nếu như Hà Nội có nhiều ao hồ thì Sài Gòn lại có rất nhiều
kênh rạch và hệ thống thoát nước ở đây cũng khá rộng lớn.
Ao hồ ở Sài Gòn trước đây cũng khá nhiều nhưng đã bị san lấp thành khu
dân cư. Mọi thứ xúm tụm vào một trung tâm chật chội, ngột ngạt, hệ thống
cấp thoát nước không có gì thay đổi mặc dù kinh phí hàng năm vẫn luôn
chiếm con số rất lớn, hệ thống cấp thoát nước đang sử dụng hiện nay tại
Sài Gòn đều dựa vào hệ thống do Pháp xây để lại.
Trong khi đó, với thiết kế của Pháp, hệ thống cống rãnh, kênh rạch và
các đầu cầu dẫn lưu là bất di bất dịch. Thời Việt Nam Cộng Hòa cũng
không có gì thay đổi về vấn đề cấp thoát nước. Khi Sài Gòn rơi vào tay
chính quyền Cộng sản Việt Nam, mọi thứ thay đổi. Ao hồ bị san lấp, kênh
rạch bị san lấp và ở các đầu cầu đều cho xây nhà kín mít, nhà gần đầu
cầu thì người dân tìm cách đắp nền cho cao ngang với dốc cầu, móng nhà
trở thành đập ngăn nước thoát từ đường xuống sông. Mọi xây dựng sau 1975
đều dẫn đến hệ quả là khi trời mưa, nước không có đường thoát (đầu cầu
dẫn lưu, kênh rạch) và cũng mất luôn chỗ tạm thoát (ao hồ).Dân số thì càng ngày càng đông, nhà cửa chen chúc nhau xây dựng. Trong lúc cơ quan quản lý xây dựng của thành phố này vẫn đi soi mói từng viên gạch khi nhân dân xây nhà để đóng thuế, để phạt. Và có bao nhiêu nhà xây dựng hợp pháp ở thành phố? Đương nhiên phải là 100% nhà ở những điểm quan trọng như đầu cầu, khu san lấp ao hồ. Vậy cơ quan quản lý kiến trúc, xây dựng thành phố này tồn tại để làm gì?
Tiếp đến, đã có bao nhiêu tiền và bao nhiêu thời gian người dân chờ đợi các ngành liên quan đào dường, dựng lô cốt hằng năm trời để xây dựng hệ thống thoát nước? Và đã bao nhiêu lần các quan chức tuyên bố sau khi xây dựng hệ thống lô cốt thoát nước này thì Sài Gòn không bị ngập nước? Có thể nói rằng lời hứa nhăng hứa cuội này đã lặp đi lặp lại quá nhiều lần, nghe riết thấy đầy lỗ tai!
Ở Hà Nội, hệ thống thoát nước cũng do thời Pháp để lại, hệ thống mới hầu như không đáng kể, chỉ có ở những khu phố mới và hiệu năng của chúng thì quá thấp. Trong khi đó, chi phí xây dựng hệ thống này cũng chẳng thấp một chút nào. Sở dĩ các thành phố đều trở nên tệ hại như hiện thấy là do nạn tham nhũng, rút ruột công trình quá nặng. Nặng đến độ một tay thầu công trình thoát nước kể rằng anh ta chỉ nhận đúng 1km đường cống ở Hà Nội, tổng kinh phí là ba tỉ đồng, anh phải chung chi cho quan chức bên A, tức chủ tịch, phó chủ tịch và các nhân viên ủy ban quận hết một tỉ rưỡi đồng. Số tiền còn lại, xây dựng xong hệ thống cống dài 1km này, anh lãi được chín trăm ba chục triệu.
Như vậy, sau khi trả hết tiền công lao động, tiền vật liệu xây dựng,
tiền chi phí cơ hội mỗi ngày của chủ thầu, anh ta chỉ mất đi năm trăm
bảy chục triệu đồng. Số tiền ngót nghét 18% so với số tiền phải trích
ngân sách bỏ ra. Thử hỏi, liệu có bao nhiêu km đường cống rãnh ở Sài Gòn
và Hà Nội đã không bị cắt xén, bòn rút như trường hợp trên? Và với mức
độ bòn rút, cắt xén kinh phí như vậy, liệu có mấy công trình có thể trụ
qua được mùa mưa?
Tôi dám chắc rằng mọi hệ thống thoát nước do nhà nước xây dựng trong
thời gian qua ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội đều đã hư hỏng.
Nhưng vì nó nằm dưới lòng đất nên không ai nhìn thấy. Và khi không ai
nhìn thấy được, người ta dễ dàng nói phét để qua chuyện. Bởi lẽ, sự ngập
úng hiện tại không còn là chuyện của mưa, chuyện của thành phố hay cống
rãnh mà là chuyện ngập úng của cả một hệ thống tư tưởng mục ruộng, thối
nát.
Khi tư tưởng, trí tuệ đã thối nát, thì mọi sự thối nát, ngập úng khách
chỉ là biểu hiện bên ngoài. Hiện trạng việt Nam đang là thảm trạng của
thối nát và ngập úng, càng ngập úng thì càng tự coi mình là đỉnh cao trí
tuệ!
VietTuSaiGon's blhttp://www.rfavietnam.com/node/2807
LS NGUYỄN VĂN ĐÀI * MỘT CỔ BA TRÒNG
Người dân Việt Nam: Một cổ ba tròng
Sun, 09/27/2015 - 00:43 — nguyenvandai
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách tại QH ngày 21/9. ĐB Trần Du Lịch nhấn mạnh “nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả ban bệ hệ thống như hiện nay thì không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này.
Tại sao lại như vậy?
Chế độ cộng sản duy trì ba hệ thống tồn tại dựa vào tiền thuế của Nhân dân, đó là: Hệ thống chính quyền và hệ thống đảng và hàng trăm các tổ chức chính trị xã hội. Cả ba hệ thống này đều được thiết lập từ trung ương đến địa phương, có tới 3 cấp địa ở địa phương: tỉnh, huyện, xã. Và có mặt ở đủ 63 tỉnh, thành. Tất cả những người làm việc cho 3 hệ thống và 4 cấp này đều được gọi là công chức, viên chức. Và được hưởng lương từ tiền thuế của Nhân dân.
Trong khi đó ở các quốc gia dân chủ văn minh, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội không được phép sử dụng tiền thuế của người dân. Các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội chỉ được sử dụng tiền từ việc đóng góp của các thành viên và sự ủng hộ tự nguyện của dân chúng.
Nước Mỹ với hơn 300 triệu dân đóng thuế, họ chỉ phải nuôi 2,7 triệu nhân viên Nhà nước. Việt Nam với 90 triệu dân, phải nuôi hơn 2,1 triệu nhân viên Nhà nước và quan chức đảng cộng sản.
Ngân sách hàng năm của đảng cộng sản chưa bao giờ được công khai cho những người dân đóng thuế được biết. Trong khi đó ở nhiều nơi trụ sở, trang thiết bị làm việc của các cơ quan đảng còn to lớn, hoành tráng hơn cả trụ sở của các cơ quan chính quyền.
Đa số người dân Việt Nam còn nghèo, chỉ đủ ăn, mặc, chưa được chăm sóc đầy đủ về y tế, văn hóa, giáo dục, xã hội,….. và càng chưa có được các điều kiện để hưởng thụ các thành quả phát triển. Trong khi đó, hàng phải nộp cả trăm loại thuế, phí, quĩ,… khác nhau.
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách tại QH ngày 21/9. ĐB Trần Du Lịch nhấn mạnh “nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả ban bệ hệ thống như hiện nay thì không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này.
Tại sao lại như vậy?
Chế độ cộng sản duy trì ba hệ thống tồn tại dựa vào tiền thuế của Nhân dân, đó là: Hệ thống chính quyền và hệ thống đảng và hàng trăm các tổ chức chính trị xã hội. Cả ba hệ thống này đều được thiết lập từ trung ương đến địa phương, có tới 3 cấp địa ở địa phương: tỉnh, huyện, xã. Và có mặt ở đủ 63 tỉnh, thành. Tất cả những người làm việc cho 3 hệ thống và 4 cấp này đều được gọi là công chức, viên chức. Và được hưởng lương từ tiền thuế của Nhân dân.
Trong khi đó ở các quốc gia dân chủ văn minh, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội không được phép sử dụng tiền thuế của người dân. Các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội chỉ được sử dụng tiền từ việc đóng góp của các thành viên và sự ủng hộ tự nguyện của dân chúng.
Nước Mỹ với hơn 300 triệu dân đóng thuế, họ chỉ phải nuôi 2,7 triệu nhân viên Nhà nước. Việt Nam với 90 triệu dân, phải nuôi hơn 2,1 triệu nhân viên Nhà nước và quan chức đảng cộng sản.
Ngân sách hàng năm của đảng cộng sản chưa bao giờ được công khai cho những người dân đóng thuế được biết. Trong khi đó ở nhiều nơi trụ sở, trang thiết bị làm việc của các cơ quan đảng còn to lớn, hoành tráng hơn cả trụ sở của các cơ quan chính quyền.
Đa số người dân Việt Nam còn nghèo, chỉ đủ ăn, mặc, chưa được chăm sóc đầy đủ về y tế, văn hóa, giáo dục, xã hội,….. và càng chưa có được các điều kiện để hưởng thụ các thành quả phát triển. Trong khi đó, hàng phải nộp cả trăm loại thuế, phí, quĩ,… khác nhau.
Ngân sách được thu từ tiền thuế, phí,… của người dân còn hạn chế, nhưng
việc quản lý, chi tiêu nguồn tiền này còn lãng phí được xếp hàng đầu của
thế giới.
Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2013 đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 102 về
chỉ số về lãng phí trong chi ngân sách. Tức là phần chi ngân sách và
lãnh phí ngân sách của Việt Nam được Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá
là nghiêm trọng rất nhiều.
Ngày 13 tháng 6 năm 2015, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá có
tới 30% cán bộ công chức không làm được việc. Tức là Nhân dân phải nuôi
tới 700,000 cán bộ công chức, viên chức một cách lãng phí.
Thời thực dân phong kiến, người dân Việt Nam phải một cổ hai tròng đã
không chịu nổi. Đất nước có độc lập, người dân lại phải một ba tròng.
Phải nuôi ba hệ thống với bốn cấp chính quyền, đảng cộng sản và các tổ
chức chính trị xã hội với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức khổng lồ,
cộng với nạn lãng phí, tham nhũng ngân sách thì đúng là KHÔNG DÂN NÀO NUÔI NỔI BỘ MÁY NÀY.
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Tiền Baht và Tiền Bác
Thu, 09/24/2015 - 09:32 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền[Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà ... (không rõ nhời) !
Lão Nông
Tôi dừng chân ở Bangkok (lần đầu) vào một buổi chiều Hè, năm 1980. Đây cũng là thời điểm tôi mới làm quen với cuộc sống tha hương nên đã ghi lại vài chục câu thơ (hơi) ướt át:
Chiều về trên xứ lạ
Cười nụ cười Anglais
Buồn qua hơi thuốc Thái
Thèm một phin cà phê
Chiều về trên xứ lạ
Xe ngược xuôi trăm đường
Trăm ngàn khuôn
Chiều về trên xứ lạ
Excuses me
I’m sorry nói mãi
Thương một câu chửi thề
Chiều về trên xứ lạ
Thoáng thấy mình trong gương
Tôi nhìn tôi bối rối mặt lạ
Mong một người đồng hương
Sao trông mình thảm thương
Chiều về trên xứ lạ
Ngỡ ngàng Chinatown.
Ðây rượu nồng thịt béo
Mà bạn bè nơi nao
Dừng chân nơi quán lạ
Thèm cơm chiều hương quê
Mẹ cha ơi đừng đợi
Chiều nay con không về
(Chị ơi thôi đừng đợi
Chiều nay em chưa về)
...
Thì cũng nói cho nó bảnh, và nghe cho có vần điệu (chơi) vậy thôi chớ tiền đâu ra mà ... “dừng chân nơi quán lạ” – hả Trời? Tui “chuồn” ra Bangkok, từ một trại tị nạn chuyển tiếp, và trong túi chỉ có vỏn vẹn mỗi một đồng đô.
Vào thời điểm này, một Mỹ Kim tương đương với 24 đồng tiền baht. Xe bus lượt đi lượt về đã mất hết 4 baht rồi, tô mì xe giá 5 baht, chai Coca Cola 3 baht nữa. Tiền còn lại chỉ đủ mua (lẻ) vài điếu thuốc lá Samit nữa thôi.
Không lẽ “dừng chân nơi quán lạ” uống (đại) dăm chai bia Singha rồi bỏ chạy sao? Mà chạy đi đâu giữa kinh đô Vọng Các xa hoa, và xa lạ này? Đ... mẹ, tui chỉ (thường) say thôi chớ có điên hồi nào đâu – mấy cha?
Tiền Baht. Ảnh: fotolibra.com
Ba mươi lăm năm sau, tôi trở lại chốn xưa (vào mùa Hè năm 2015) với cả ... đống U.S.A dollar trong túi. Tiền đã nhiều mà một Mỹ Kim hôm nay còn đổi được tới 35 đồng baht lận. Tuy vậy, mãi lực của tiền Thái không còn được như xưa nữa.
Giá xe bus đã lên hơn gấp bốn, tới 9 baht. Và đó là loại xe không máy lạnh, dành cho người nghèo. Nghe nói nay có loại xe điện mới, rất tân kỳ (lạnh ngắt và sạch bóng) đi lại trong thành phố rất tiện nhưng tôi chưa có dịp thử nên không biết giá cả ra sao.
Tô mì hôm nay đã giá gấp 7 rồi, 35 baht. Chai Coca Cola cũng vậy, 10 baht chớ không còn 3 baht như hồi năm cũ nữa. Lương bổng, lợi tức của người dân Thái – tất nhiên – cũng tăng, và chắc là tăng kịp với đà lạm phát nên không nghe thiên hạ ca cẩm gì nhiều về nạn vật giá leo thang, như ở Việt Nam. Mọi người, xem ra, có vẻ hài lòng với cuộc sống tương đối an lành và phú túc mà họ đang được hưởng.
Khác với những quốc gia láng giềng, dường như, không có cái khoảng cách hay sự tương phản nào (rõ nét) giữa mức sống giữa nông thôn và thành thị ở Thái Lan. Những người chạy taxi, và ngay cả xe tuck tuck, hay xe ôm nữa – nơi xứ sở này – trông cũng tự tin và thoải mái hơn đồng nghiệp của họ ở Cambodia, hay Lào.
E là mình chủ quan nên tôi viết thư hỏi một anh bạn, người đã sống ở Thái Lan từ năm 1992, hiện là một trong những thông tín viên thường trực của RFA ở Bangkok. Qua ngày sau, tôi nhận được hồi âm:
Anh Tư mến,
Em đọc thư anh viết từ hôm qua, song bận quá giờ mới viết trả lời anh được.
Đợt vừa rồi tìm hiểu để viết về cuộc sống của những người Việt tỵ nạn ở Thái lan, đặc biệt là những người Thượng Tây nguyên thì vượt quá sức tưởng tượng của em.
Họ khổ quá, thương họ quá dù rằng mình cũng hiểu phần nào song không hình dung trên thực tế thì nó là như thế.
Chuyện lương của cháu K. 300$/tháng (9,000 baht) là mức lương tối thiểu của một lao động phổ thông người Thái theo quy định của nhà nước. Mức lương đó mà dành cho 03 người thì khá vất vả, vì riêng tiền thuê nhà ở Bangkok một phòng 12-14 m2 có nhà vệ sinh tồi nhất cũng phải mất 2-2,500 baht. Số tiền còn lại còn trăm thứ phải tiêu: diện, nước, internet và ăn uống tiêu dùng.
- Lương của một Hạ sỹ quan CS Thái lan khoảng 18,000 baht
- Lương của một Sỹ quan CS Thái lan mới ra trường khoảng 20,000 baht.
- Lương cho giáo viên thì rất cao, bằng khoảng 130% của lương viên chức khác.
- Lương của một viên chức trung bình khoảng 23,000 baht.
Nhìn chung lương viên chức ở Thái lan thì thấp, song họ có các chế độ đãi ngộ khác kèm theo khá tốt như các vấn để an sinh xã hội dành cho người nhà của viên chức như bố, mẹ, vợ con v.v...
Mặt khác ở Thái lan có chế độ giáo dục miễn phí 12 năm, chữa trị y tế hoàn toàn free 100%, có trợ cấp cho người già, người tàn tật. Vì vậy với mức lương trung bình 23,000 baht/tháng cũng đủ sống không phải kiếm thêm. Hầu như không thấy hiện tượng viên chức người Thái phải làm thêm. Hầu như đối tượng này có nhà riêng và xe hơi.
Những người có khả năng thì họ đi làm cho các công ty tư nhân, lương cao hơn khoảng 140% so với lương viên chức.
Vật giá ở Thái lan khá rẻ. Thức ăn bán sẵn cho 03 người một bữa có 03 món thịt, cá và canh khoảng 100 baht là tạm ổn, cơm thì nấu ở nhà.
Lái xe taxi cũng là một nghề tự do kiếm tiền khá, song nếu phải thuê xe thì một ngày cũng phải trả tiền thuê khoảng 7-800 baht/ngày nên cũng chẳng thừa được bao nhiêu. Còn lại khoảng 7-800 baht/ngày sau khi trừ tiền mua gaz.
Có xe riêng thì được nhiều. Chạy xe ôm là việc dễ làm, chỉ cần có moto và trả phí hàng ngày chừng 50-60 baht cho chủ bến (Cảnh sát) thì mỗi ngày chịu khó cũng kiến được khoảng 1,000 baht.
Lạm phát ở nước Thái thì ít so với VN, em ở bên này 23 năm thì thấy vật giá mới tăng khoảng 150%, thế cũng là phù hợp với tốc độ suy thoái kinh tế toàn cầu. Tất nhiên cũng phải kể đến nguyên nhân chính là việc nâng mức lương tối thiểu của lao động phổ thong từ 6,000 baht/ tháng lên 9,000 baht/tháng.
Em viết vội cho anh như vậy, có gì cần biết anh cứ bảo em nhé.
Chúc anh khỏe.
Ở VN thì đơn vị tiền tệ không phải là tiền baht mà là tiền Bác. Đồng tiền này được lưu hành trên toàn quốc từ ngày 23 tháng 9 năm 1975. Sự kiện này được báo Sài Gòn Giải Phóng (số ra ngày 27 tháng 9 cùng năm) ghi lại thế này đây:
“Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”
Tiền Bác. Ảnh: facebook
Ba mươi tám năm sau, nhà báo Huy Đức mới có lời bàn thêm, và bàn ra, nghe như một tiếng thở dài: “Không biết ‘tủi nhục’ đã mất đi bao nhiêu … nhưng rất nhiều tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.” (Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
Thảo nào mà trong dân gian không thiếu những câu thơ (nghe) hơi thừa cay đắng:
Máu rợn mùi tanh, cuộc đổi đời
Ba lần cướp trắng lúc lên ngôi
Miền Nam "ruột thịt" âm thầm hiểu:
Cách mạng là đây: bọn giết người !
Mà đắng cay là phải vì hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong mười quốc gia có đồng tiền trị giá thấp nhất thế giới, , theo như ghi nhận của dondwest.hubpages.com/hub/Worthless-Fiat-Currency:
1. Somalia
2. VIETNAM
3. São Tomé and Príncipe
4. Iran
5. Indonesia
6. Laos
7. Guinea
8. Zambia
9. Paraguay
10. Sierra Leone
Theo thời giá thì 100 baht, nếu tiện tặn, có thể đủ tiền chợ nguyên ngày cho một gia đình ba người. Còn 1.000 ngàn đồng tiền Bác thì ngay cả đến giới ăn xin cũng không muốn nhận – như tường thuật của nhà báo Bạch Nga, trên Vietnamnet:
“Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến cảnh một bà lão ăn xin chê tiền của khách.
‘Cô tính thế nào chứ 2 nghìn bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho ‘tử tế’ nhá!’
Câu nói của bà lão ăn xin khiến nhiều người phải sốc…
Chị Hương (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ câu chuyện có thật mà như đùa: ‘Nói thật, có lần gặp hai chị em nhà này đi ăn xin, thương tâm quá tôi liền rút ví ra đưa cho chúng 3 nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 nghìn đồng lên trước mặt tôi bảo: cho chị thêm 2 nghìn cho đủ mua mớ rau nhé.”
Ảnh: vtc
Lý do khiến đồng Bác bị nhân dân, cũng như nhân loại, rẻ rúng được nhà báo Nguyễn Vũ Bình lý giải như sau:
“Nhà nước VN, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế.
Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20-50%/năm (trong khi các nền kinh tế thị trường chỉ từ 5-7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng...”
Những cái “người dân đáng ra phải được hưởng” – xem chừng – mỗi lúc một xa khỏi tầm tay, và càng ngày thì cuộc sống càng thêm “điêu đứng.” Đã đến lúc mà vấn đề được đặt ra theo một chiều hướng khác, thách thức thấy rõ:
“Liên tiếp trong một thời gian ngắn, xăng và điện tăng giá, một số thành phố sẽ thu phí đường bộ đối với xe máy từ ngày 1-7 tới... Tiền điện tăng 100%, giá xăng dầu được dự báo vẫn theo chiều hướng tăng vọt dù giá nhập giảm tới... 40%, nồi cơm của nhiều gia đình chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi thu nhập không tăng kịp theo tương xứng. Nhiều bà nội trợ chắc chắn sẽ chật vật vì phải cắt khoản chi tiêu này, giảm khoản kia để tổ ấm của mình tồn tại...
Ảnh: Pháp Luật
Trong cuộc sống sự nhẫn nại là một đức tính tốt nhưng vấn đề là nhẫn nại của chúng ta có giới hạn không?” (Benjamin Ngô. “Sự Nhẫn Nại Của Chúng Ta.” Báo Pháp Luật, số ra ngày 28 tháng 6 năm 2015).
Tôi may mắn không “phải” sống ở Việt Nam nên không dám lạm bàn chi về mức độ “giới hạn nhẫn nại” của đồng bào mình. Lêu bêu ở xứ người, đôi lúc, tôi chỉ trộm nghĩ rằng giá mà đừng có Bác (và mấy đồng bạc của Người) thì thiệt là đỡ khổ cho dân Việt biết chừng nào!
Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền[Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà ... (không rõ nhời) !
Lão Nông
Tôi dừng chân ở Bangkok (lần đầu) vào một buổi chiều Hè, năm 1980. Đây cũng là thời điểm tôi mới làm quen với cuộc sống tha hương nên đã ghi lại vài chục câu thơ (hơi) ướt át:
Chiều về trên xứ lạ
Cười nụ cười Anglais
Buồn qua hơi thuốc Thái
Thèm một phin cà phê
Chiều về trên xứ lạ
Xe ngược xuôi trăm đường
Trăm ngàn khuôn
Chiều về trên xứ lạ
Excuses me
I’m sorry nói mãi
Thương một câu chửi thề
Chiều về trên xứ lạ
Thoáng thấy mình trong gương
Tôi nhìn tôi bối rối mặt lạ
Mong một người đồng hương
Sao trông mình thảm thương
Chiều về trên xứ lạ
Ngỡ ngàng Chinatown.
Ðây rượu nồng thịt béo
Mà bạn bè nơi nao
Dừng chân nơi quán lạ
Thèm cơm chiều hương quê
Mẹ cha ơi đừng đợi
Chiều nay con không về
(Chị ơi thôi đừng đợi
Chiều nay em chưa về)
...
Thì cũng nói cho nó bảnh, và nghe cho có vần điệu (chơi) vậy thôi chớ tiền đâu ra mà ... “dừng chân nơi quán lạ” – hả Trời? Tui “chuồn” ra Bangkok, từ một trại tị nạn chuyển tiếp, và trong túi chỉ có vỏn vẹn mỗi một đồng đô.
Vào thời điểm này, một Mỹ Kim tương đương với 24 đồng tiền baht. Xe bus lượt đi lượt về đã mất hết 4 baht rồi, tô mì xe giá 5 baht, chai Coca Cola 3 baht nữa. Tiền còn lại chỉ đủ mua (lẻ) vài điếu thuốc lá Samit nữa thôi.
Không lẽ “dừng chân nơi quán lạ” uống (đại) dăm chai bia Singha rồi bỏ chạy sao? Mà chạy đi đâu giữa kinh đô Vọng Các xa hoa, và xa lạ này? Đ... mẹ, tui chỉ (thường) say thôi chớ có điên hồi nào đâu – mấy cha?
Tiền Baht. Ảnh: fotolibra.com
Ba mươi lăm năm sau, tôi trở lại chốn xưa (vào mùa Hè năm 2015) với cả ... đống U.S.A dollar trong túi. Tiền đã nhiều mà một Mỹ Kim hôm nay còn đổi được tới 35 đồng baht lận. Tuy vậy, mãi lực của tiền Thái không còn được như xưa nữa.
Giá xe bus đã lên hơn gấp bốn, tới 9 baht. Và đó là loại xe không máy lạnh, dành cho người nghèo. Nghe nói nay có loại xe điện mới, rất tân kỳ (lạnh ngắt và sạch bóng) đi lại trong thành phố rất tiện nhưng tôi chưa có dịp thử nên không biết giá cả ra sao.
Tô mì hôm nay đã giá gấp 7 rồi, 35 baht. Chai Coca Cola cũng vậy, 10 baht chớ không còn 3 baht như hồi năm cũ nữa. Lương bổng, lợi tức của người dân Thái – tất nhiên – cũng tăng, và chắc là tăng kịp với đà lạm phát nên không nghe thiên hạ ca cẩm gì nhiều về nạn vật giá leo thang, như ở Việt Nam. Mọi người, xem ra, có vẻ hài lòng với cuộc sống tương đối an lành và phú túc mà họ đang được hưởng.
Khác với những quốc gia láng giềng, dường như, không có cái khoảng cách hay sự tương phản nào (rõ nét) giữa mức sống giữa nông thôn và thành thị ở Thái Lan. Những người chạy taxi, và ngay cả xe tuck tuck, hay xe ôm nữa – nơi xứ sở này – trông cũng tự tin và thoải mái hơn đồng nghiệp của họ ở Cambodia, hay Lào.
E là mình chủ quan nên tôi viết thư hỏi một anh bạn, người đã sống ở Thái Lan từ năm 1992, hiện là một trong những thông tín viên thường trực của RFA ở Bangkok. Qua ngày sau, tôi nhận được hồi âm:
Anh Tư mến,
Em đọc thư anh viết từ hôm qua, song bận quá giờ mới viết trả lời anh được.
Đợt vừa rồi tìm hiểu để viết về cuộc sống của những người Việt tỵ nạn ở Thái lan, đặc biệt là những người Thượng Tây nguyên thì vượt quá sức tưởng tượng của em.
Họ khổ quá, thương họ quá dù rằng mình cũng hiểu phần nào song không hình dung trên thực tế thì nó là như thế.
Chuyện lương của cháu K. 300$/tháng (9,000 baht) là mức lương tối thiểu của một lao động phổ thông người Thái theo quy định của nhà nước. Mức lương đó mà dành cho 03 người thì khá vất vả, vì riêng tiền thuê nhà ở Bangkok một phòng 12-14 m2 có nhà vệ sinh tồi nhất cũng phải mất 2-2,500 baht. Số tiền còn lại còn trăm thứ phải tiêu: diện, nước, internet và ăn uống tiêu dùng.
- Lương của một Hạ sỹ quan CS Thái lan khoảng 18,000 baht
- Lương của một Sỹ quan CS Thái lan mới ra trường khoảng 20,000 baht.
- Lương cho giáo viên thì rất cao, bằng khoảng 130% của lương viên chức khác.
- Lương của một viên chức trung bình khoảng 23,000 baht.
Nhìn chung lương viên chức ở Thái lan thì thấp, song họ có các chế độ đãi ngộ khác kèm theo khá tốt như các vấn để an sinh xã hội dành cho người nhà của viên chức như bố, mẹ, vợ con v.v...
Mặt khác ở Thái lan có chế độ giáo dục miễn phí 12 năm, chữa trị y tế hoàn toàn free 100%, có trợ cấp cho người già, người tàn tật. Vì vậy với mức lương trung bình 23,000 baht/tháng cũng đủ sống không phải kiếm thêm. Hầu như không thấy hiện tượng viên chức người Thái phải làm thêm. Hầu như đối tượng này có nhà riêng và xe hơi.
Những người có khả năng thì họ đi làm cho các công ty tư nhân, lương cao hơn khoảng 140% so với lương viên chức.
Vật giá ở Thái lan khá rẻ. Thức ăn bán sẵn cho 03 người một bữa có 03 món thịt, cá và canh khoảng 100 baht là tạm ổn, cơm thì nấu ở nhà.
Lái xe taxi cũng là một nghề tự do kiếm tiền khá, song nếu phải thuê xe thì một ngày cũng phải trả tiền thuê khoảng 7-800 baht/ngày nên cũng chẳng thừa được bao nhiêu. Còn lại khoảng 7-800 baht/ngày sau khi trừ tiền mua gaz.
Có xe riêng thì được nhiều. Chạy xe ôm là việc dễ làm, chỉ cần có moto và trả phí hàng ngày chừng 50-60 baht cho chủ bến (Cảnh sát) thì mỗi ngày chịu khó cũng kiến được khoảng 1,000 baht.
Lạm phát ở nước Thái thì ít so với VN, em ở bên này 23 năm thì thấy vật giá mới tăng khoảng 150%, thế cũng là phù hợp với tốc độ suy thoái kinh tế toàn cầu. Tất nhiên cũng phải kể đến nguyên nhân chính là việc nâng mức lương tối thiểu của lao động phổ thong từ 6,000 baht/ tháng lên 9,000 baht/tháng.
Em viết vội cho anh như vậy, có gì cần biết anh cứ bảo em nhé.
Chúc anh khỏe.
Ở VN thì đơn vị tiền tệ không phải là tiền baht mà là tiền Bác. Đồng tiền này được lưu hành trên toàn quốc từ ngày 23 tháng 9 năm 1975. Sự kiện này được báo Sài Gòn Giải Phóng (số ra ngày 27 tháng 9 cùng năm) ghi lại thế này đây:
“Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”
Tiền Bác. Ảnh: facebook
Ba mươi tám năm sau, nhà báo Huy Đức mới có lời bàn thêm, và bàn ra, nghe như một tiếng thở dài: “Không biết ‘tủi nhục’ đã mất đi bao nhiêu … nhưng rất nhiều tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.” (Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
Thảo nào mà trong dân gian không thiếu những câu thơ (nghe) hơi thừa cay đắng:
Máu rợn mùi tanh, cuộc đổi đời
Ba lần cướp trắng lúc lên ngôi
Miền Nam "ruột thịt" âm thầm hiểu:
Cách mạng là đây: bọn giết người !
Mà đắng cay là phải vì hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong mười quốc gia có đồng tiền trị giá thấp nhất thế giới, , theo như ghi nhận của dondwest.hubpages.com/hub/Worthless-Fiat-Currency:
1. Somalia
2. VIETNAM
3. São Tomé and Príncipe
4. Iran
5. Indonesia
6. Laos
7. Guinea
8. Zambia
9. Paraguay
10. Sierra Leone
Theo thời giá thì 100 baht, nếu tiện tặn, có thể đủ tiền chợ nguyên ngày cho một gia đình ba người. Còn 1.000 ngàn đồng tiền Bác thì ngay cả đến giới ăn xin cũng không muốn nhận – như tường thuật của nhà báo Bạch Nga, trên Vietnamnet:
“Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến cảnh một bà lão ăn xin chê tiền của khách.
‘Cô tính thế nào chứ 2 nghìn bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho ‘tử tế’ nhá!’
Câu nói của bà lão ăn xin khiến nhiều người phải sốc…
Chị Hương (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ câu chuyện có thật mà như đùa: ‘Nói thật, có lần gặp hai chị em nhà này đi ăn xin, thương tâm quá tôi liền rút ví ra đưa cho chúng 3 nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 nghìn đồng lên trước mặt tôi bảo: cho chị thêm 2 nghìn cho đủ mua mớ rau nhé.”
Ảnh: vtc
Lý do khiến đồng Bác bị nhân dân, cũng như nhân loại, rẻ rúng được nhà báo Nguyễn Vũ Bình lý giải như sau:
“Nhà nước VN, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế.
Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20-50%/năm (trong khi các nền kinh tế thị trường chỉ từ 5-7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng...”
Những cái “người dân đáng ra phải được hưởng” – xem chừng – mỗi lúc một xa khỏi tầm tay, và càng ngày thì cuộc sống càng thêm “điêu đứng.” Đã đến lúc mà vấn đề được đặt ra theo một chiều hướng khác, thách thức thấy rõ:
“Liên tiếp trong một thời gian ngắn, xăng và điện tăng giá, một số thành phố sẽ thu phí đường bộ đối với xe máy từ ngày 1-7 tới... Tiền điện tăng 100%, giá xăng dầu được dự báo vẫn theo chiều hướng tăng vọt dù giá nhập giảm tới... 40%, nồi cơm của nhiều gia đình chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi thu nhập không tăng kịp theo tương xứng. Nhiều bà nội trợ chắc chắn sẽ chật vật vì phải cắt khoản chi tiêu này, giảm khoản kia để tổ ấm của mình tồn tại...
Ảnh: Pháp Luật
Trong cuộc sống sự nhẫn nại là một đức tính tốt nhưng vấn đề là nhẫn nại của chúng ta có giới hạn không?” (Benjamin Ngô. “Sự Nhẫn Nại Của Chúng Ta.” Báo Pháp Luật, số ra ngày 28 tháng 6 năm 2015).
Tôi may mắn không “phải” sống ở Việt Nam nên không dám lạm bàn chi về mức độ “giới hạn nhẫn nại” của đồng bào mình. Lêu bêu ở xứ người, đôi lúc, tôi chỉ trộm nghĩ rằng giá mà đừng có Bác (và mấy đồng bạc của Người) thì thiệt là đỡ khổ cho dân Việt biết chừng nào!
- tuongnangtien's blog
- http://www.rfavietnam.com/node/2812
No comments:
Post a Comment