Monday, January 11, 2016
TIN TỨC VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆT CỘNG
Đã chốt xong thành phần nhân sự lãnh đạo VN?
RFA 11.01.2016
Những nguồn tin phát xuất từ Hà Nội cho biết Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã giải quyết xong danh sách các ứng viên chính thức cho 4 chức
vụ hàng đầu, là chức tổng bí thư, chức Chủ Tịch Nước, thủ tướng và chủ
tịch quốc hội.
Nguồn tin riêng chưa thể kiểm chứng được cho đài chúng tôi biết đương
kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại thêm nửa nhiệm kỳ trong lúc
chờ đợi Đại Hội XII chọn người thay thế. Chức Chủ Tịch Nước được trao
cho người đang nắm giữ Bộ Công An Đại Tường Trần Đại Quang. Vai trò thủ
tướng sẽ do ông Nguyễn Xuân Phúc đảm nhiệm, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân
lãnh trách nhiệm của chủ tịch quốc hội.
Một nguồn tin khác nói rằng ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là người
được nhiều phiếu ủng hộ nhất, trong khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lại là
người được ít phiếu nhất. Điều này trái ngược với dư luận Đài Á Châu Tự
Do chúng tôi ghi nhận được trong những tuần lễ vừa qua, cho rằng trong 4
nhân vật lãnh đạo chủ chốt hiện nay, Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn
Dũng nhận được phần lớn sự ủng hộ của người dân, nếu ông Dũng được đề cử
trong danh sách nhân sự ra tái cử trong khóa XII.
Ngay chính các nhà quan sát chính trị Việt Nam cũng đưa ra nhận định
tương tự, cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ứng viên sáng giá nhất
cho vai trò Tổng Bí thư.
Hội nghị thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khai mạc ngày hôm
nay tại Hà Nội, sẽ kéo dài đến ngày 13 tháng 1 năm 2016.
Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng thời
gian họp tuy không dài nhưng Hội nghị lần thứ 14 đặc biệt quan trọng với
2 nội dung chính cần được thảo luận bao gồm Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương-TPP và đề cử danh sách nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa
XII.
Về việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP,
Hội nghị thứ 14 tập trung thảo luận thời cơ và thuận lợi cũng như khó
khăn và thách thức khi Việt Nam gia nhập TPP, những tác động chính trị
và an ninh quốc gia, đồng thời xem xét điều chỉnh chính sách theo đúng
quy định pháp luật cho việc chính thức ký kết Hiệp định này.
Về việc chuẩn bị danh sách nhân sự chủ chốt khóa XII, ông Nguyễn Phú
Trọng có nhấn mạnh đến việc xem xét và đề cử các trường hợp Ủy viên
Trung ương “đặc biệt” khóa XI tái cử trong khóa XII.
Ý kiến đa chiều về Đại hội Đảng 12
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-01-11
2016-01-11
Cuộc đua tranh quyền lực trước Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, bước
vào giai đoạn cuối với Hội nghị Trung ương 14 khai mạc sáng 11/1 và kéo
dài 3 ngày, sau đó là Hội nghị Trù bị ngày 20 và qua ngày 21 thì khai
mạc Đại hội Đảng.
Phe thân Trung Quốc thắng thế
Đến chiều tối ngày thứ hai 11/1/2016 thì những tin tức được bật mí từ Hà
Nội đã nhanh chóng loan truyền trên mạng cả trong và ngoài nước. Theo
đó Bộ Chính trị đã chốt danh sách đề cử Tứ Trụ và Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng sẽ ngồi lại nửa nhiệm kỳ, hoặc ít nhất 1 năm. Đại tướng Trần Đại
Quang Bộ trưởng Công an vào chức vụ Chủ tịch Nước, Phó Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc giữ chức Thủ tướng và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân được đôn lên làm Chủ tịch Quốc hội.
Mặc dù tin rò rỉ như vừa nêu khó thể kiểm chứng, nhưng nó có vẻ khớp với
những lời đồn đoán là phe bảo thủ thân Trung Quốc đã thắng thế vào giai
đoạn cuối.
Mặc dù không muốn bình luận về một danh sách tứ trụ chưa được loan báo
chính thức, nhưng TS Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Phát triển IDS, nhà hoạt động xã hội dân sự cổ vũ thực thi dân quyền đã
từ Hà Nội phát biểu với Đài Á châu Tự do:
“Thực sự là không muốn nhận xét gì, tôi cũng có nghe phỏng đoán như
anh vừa nói không phải ngày hôm nay (11/1) mà mấy hôm trước rồi. Tôi
nghĩ rằng, nếu mà nó như thế thì có thể chẳng có thay đổi gì cả. Bởi vì
cũng vẫn là những gương mặt ấy, vẫn là cái ông đảng trưởng ấy, một cái
ông vô cùng trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Ông ấy vẫn nói là
cương lĩnh của Đảng ông ấy là còn trên cả Hiến pháp thì tôi nghĩ là
không có kỳ vọng gì cả. Chỉ có cách là người dân phải quên các ông ấy
đi, phải quyền của mình thì mình cứ thế mình làm, bất luận ông ấy muốn
làm gì hay muốn áp đặt gì.”
Và đường lối của Đại hội 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là không đi với một nước này để chống một nước khác...thì sẽ giữ được môi trường hòa bình và ổn định của khu vực này...
- Học giả Đinh Kim Phúc
Cùng ngày 11/1/2016 Hội nghị Trung ương 14 khai mạc, TS Nguyễn Quang có
bài viết trên trang Facebook, khuyên thành phần dân chúng không phải
đảng viên cộng sản, hay cảm tình viên của đảng, không nên bị cuốn vào
vòng tranh chấp phe đảng ủng hộ ông này người kia và thậm chí còn mạt
sát nhau.
Theo TS Nguyễn Quang A, thái độ mà người dân có thể bày tỏ là không thể
ủng hộ những thành phần thể hiện thái độ và việc làm nhằm duy trì chế độ
độc tài, làm tay sai bán nước; đồng thời cũng không thể ủng hộ thành
phần tham nhũng, trục lợi.
TS Nguyễn Quang A khuyên người dân nên làm những việc có thể làm, trong
khả năng của mình để tiến tới dân chủ hóa một cách hòa bình. Mục đích
tối thượng là chuyển đổi chế độ mà ông gọi là độc tài và ngày càng cảnh
sát hóa sang chế độ dân chủ thực sự một cách ôn hòa. TS Nguyễn Quang A
giải thích:
"Thí dụ Hiến pháp của Việt Nam qui định là người dân có quyền lập
hội, thế thì người dân cứ thế mà lập hội, không phải đợi ông nào cho
phép cả. Việc nhà nước chưa có luật để tạo điều kiện cho người dân thực
hiện quyền lập hội của mình một cách văn mình, thì đấy là lỗi của các
ông ấy, lỗi của Quốc hội, không phải lỗi của dân và người dân cứ thế mà
thực thi. Hiến pháp qui định người dân có quyền bầu cử ứng cử, thế thì
người dân cứ ra ứng cử và phản đối kịch liệt việc ông ấy nhân danh Tổng
Bí thư Đàng Cộng sản để bảo phải chọn như thế này, thế kia, thế là ông
ấy cướp quyền của dân, phải phản đối kịch liệt điều này.
Đấy là những việc lớn, còn những nhỏ hàng ngày ở ngoài đường ở Tổ dân
phố và trong công việc làm ăn, bao nhiêu quyền nữa mà người dân chứ
biết và cứ thế mà thực hiện. Người ta bảo có quyền xuất bản, tôi có tác
phẩm thì tôi cứ xuất bản còn luật kiểm duyệt của ông là một chuyện
khác…”
Liệu có thay đổi chính sách?
Trước khi Hội nghị Trung ương 14 diễn ra, chúng tôi có nêu câu hỏi với
học giả Đinh Kim Phúc, một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm
việc tại Saigon về kỳ vọng một Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản sắp tới có khả
năng thiết lập lập quan hệ cân bằng với Trung Quốc, thay vì bị lép vế
như hiện nay. Học giả Đinh Kim Phúc phát biểu:
“Tôi không phải đảng viên, không phải thành phần đại biểu đi dự Đại
hội Đảng nên rất khó trả lời. Nhưng có thể nói là đối với những người
trong nước theo dõi tình hình chính trị trong nước cũng như những mối
quan hệ quốc tế, tôi có thể nói thẳng khi Việt Nam năm 1986 thực hiện
chính sách đổi mới, tôi đánh giá rất cao vấn đề đổi mới tư duy chính
trị, nhìn mối quan hệ quốc tế nó khác với thời kỳ chiến tranh lạnh.
Và đường lối của Đại hội 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là không
đi với một nước này để chống một nước khác, mà không bao giờ để các siêu
cường trên thế giới mất quyền lợi ở Đông Nam Á thì sẽ giữ được môi
trường hòa bình và ổn định của khu vực này, trong đó có phần của Việt
Nam. Tôi mong Ban Lãnh đạo mới của Việt Nam đừng nêu ra cái gì mới chỉ
thực hiện đổi mới tư duy chính trị quốc tế như Đại hội 6 của Đảng Cộng
sản Việt Nam đề ra, thì tôi nghĩ rằng sẽ có biện pháp để đối phó với
Trung Quốc.”
Nếu như những người ngoài Đảng như TS Nguyễn Quang A, Học giả Đinh Kim
Phúc có cách nhìn của những nhà quan sát thời cuộc, thì TS Trần Công
Trục, Đảng viên Đảng Cộng sản nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ
Việt Nam, lại vẫn đặt kỳ vọng vào Ban Lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản sau
Đại hội 12 sẽ bảo vệ được chủ quyền biển đảo của Việt Nam, dù theo lời
ông người láng giềng phương Bắc lúc này lúc khác đẩy Việt Nam vào thực
tế khó khăn. TS Trần Công Trục phát biểu:
Chỉ có cách là người dân phải quên các ông ấy đi, phải quyền của mình thì mình cứ thế mình làm, bất luận ông ấy muốn làm gì hay muốn áp đặt gì.
- TS Nguyễn Quang A
“Tôi rất kỳ vọng tin tưởng rằng sau Đại hội này, Việt nam chúng tôi
sẽ có một đội ngũ lãnh đạo mới và đội ngũ đó vẫn phải phát huy được
truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của
ông cha người Việt Nam chúng tôi từ trước đến nay, đặc biệt trong việc
giữ vững chủ quyền thiêng liêng và sự toàn vẹn lãnh thổ mà các thế hệ
Việt Nam chúng tôi đã đổ máu, đổ mồ hôi nước mắt để giữ gìn. Tôi vẫn kỳ
vọng điều đó, những thế hệ của chúng tôi và thế hệ tiếp nối sau này nữa
có thể tiếp tục con đường đó.”
Được biết Việt Nam có trên 3 triệu đảng viên cộng sản, gia đình họ hàng
bạn bè của họ có thể chịu ảnh hưởng nhất định về quyền lợi của chế độ.
Như thế số lượng cảm tình viên Đảng Cộng sản không nhỏ so với dân số.
Mặc dù khuynh hướng tích cực hiện nay cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam
khó thay đổi đường lối chính trị của mình, nhưng trên thế giới cũng đã
có những nhà lãnh đạo đảng Cộng sản có ảnh hưởng nhất định về cải cách
dân chủ và vô hình chung giúp vào tiến trình thay đổi thể chế độc đảng ở
nước họ. Đại hội Đảng Cộng sản VN lần thứ 12 bầu chọn thế hệ lãnh đạo
tương lai như thế nào, là câu hỏi sẽ sớm có câu trả lời.
Sẽ không có đột phá sau Đại hội Đảng 12
2016-01-11
Những diễn tiến gần đây trên thế giới ảnh hưởng tới đại hội lần này ra sao và chuyên gia nước ngoài đánh giá thế nào về những dự đoán cho các chức vụ chủ chốt của đảng cộng sản Việt Nam 5 năm tới? Việt Hà có bài phỏng vấn Giáo sư Zachary Abuza thuộc trường đại học chiến tranh của Hoa Kỳ, chuyên gia về Việt Nam.
Trước hết nói về những trông đợi liên quan đến những thay đổi có thể trong đường lối chính sách của Việt Nam sau đại hội đảng lần này, giáo sư Abuza cho biết:
Tôi không trông đợi những thay đổi lớn dù lãnh đạo mới là ai đi chăng
nữa đơn giản là vì lãnh đạo Việt Nam thường rất thận trọng và họ không
muốn có những thay đổi lớn đột ngột trong chính sách. Nhưng quan trọng
hơn cả là trong những năm qua, họ rõ ràng đã đặt mình vào con đường đổi
mới và khó có thể quay lại. Họ đã cam kết vào TPP. Khi Tổng Bí thư Đảng
cộng sản sang thăm Hoa Kỳ vào tháng 7 năm ngoái, đến Nhà Trắng, thuyết
phục Tổng thống Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường thì
điều này rõ ràng cho thấy là tranh luận xung quanh chính sách kinh tế
trong suốt hai thập kỷ qua nhìn chung là đã kết thúc.
Việt Hà: Theo ông thì những căng thẳng gần đây trên
biển Đông có ảnh hưởng thế nào tới đại hội lần này, đặc biệt là việc
chọn nhân sự lãnh đạo?
Gs. Zachary Abuza: Không chỉ trong một vài ngày gần đây mà vài
năm gần đây chúng ta đã thấy Trung Quốc trở nên khá hung hăng trên biển
Đông, từ việc đặt giàn khoan dầu vào vùng thềm lục địa của Việt Nam, đến
việc xây lấp đảo nhân tạo, rồi đâm chìm tàu cá Việt Nam…. Cho nên những
hành động này đã trở thành sức ép toàn diện lên Việt Nam và người ta có
thể trông đợi là Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ muốn có những lãnh
đạo sẵn sàng kháng cự lại các sức ép từ Trung Quốc. Nhưng điều này không
hẳn đã diễn ra như mong muốn.
Trương Tấn Sang đã luôn là một chủ tịch nước tốt, theo tôi nhận xét. Ông ta là người thận trọng. Việc ông ta ra đi là một tổn thất cho Việt Nam.
-Gs. Zachary Abuza
Việt Hà: Vậy quan hệ với Hoa Kỳ có ảnh hưởng ra sao tới đại hội lần này?
Gs. Zachary Abuza: Quan hệ của Việt nam với Hoa Kỳ đang rất tốt
đẹp. Trong vòng 1 năm rưỡi qua, 8 trong số 16 ủy viên bộ chính trị đã
sang thăm Mỹ. Mối quan hệ đã khăng khít hơn ở mức độ làm việc, và hai
nước không còn cần phải có sự can thiệp cao hơn về chính trị để có thể
khiến công việc được thực hiện. Hoa Kỳ đánh giá cao lãnh đạo Việt Nam
trong khối ASEAN và hiệp định TPP chỉ khiến quan hệ kinh tế hai nước sâu
thêm. Tôi không nhìn thấy những thay đổi cơ bản trong quan hệ hai nước
sau đại hội này.
Chúng ta sẽ tiếp tục thấy sự phát triển trong quan hệ quân sự giữa hai
nước, quan hệ kinh tế sâu thêm. Đặc biệt quan hệ kinh tế với Trung Quốc
đang rất bất lợi cho Việt Nam. Năm ngoái, thâm hụt thương mại giữa Việt
nam với Trung Quốc tăng thêm 12,5%, tức là hơn 32 tỷ đô la một năm, cho
nên thương mại với Trung Quốc không chỉ là không cân bằng, dẫn đến thâm
hụt cán cân thương mại mà xu hướng là các sản phẩm của Trung Quốc được
đổ sang Việt nam và đổi lại thì Việt Nam xuất những sản phẩm nguyên liệu
thô sang Trung Quốc. Thực tế là đầu tư của Mỹ vào Việt Nam trở nên quan
trọng hơn cho tương lai kinh tế của Việt Nam. Chúng ta nói đến công
nghệ, sản phẩm chế tạo công nghiệp….
Việt Hà: Ông có dự đoán gì vào lãnh đạo đảng sau đại hội đảng lần này?
Gs. Zachary Abuza: Khi nhìn vào bộ chính trị hiện tại, chỉ có 6
ủy viên là có đủ điều kiện để được tái ứng cử cho nhiệm kỳ mới. Điều này
khá là bất thường đối với Việt Nam vì thường thì họ không muốn có quá
nhiều người ra đi và vào mới trong hàng ngũ lãnh đạo. Cho nên khi nhìn
vào danh sách các ủy viên thì chúng ta có thể trông đợi là sẽ có một số
trường hợp được bỏ qua về quy định độ tuổi. Nhưng sẽ có nhiều cuộc đấu
tranh nội bộ, sẽ có nhiều những quyền lợi đến từ những áp lực từ các
tỉnh thành đòi hỏi các đổi mới về kinh tế và tránh tập trung hóa trong
cuộc đấu nội bộ, rồi những người bảo thủ thì lo ngại là đảng đã đi quá
xa và đã trao quá nhiều quyền lực cho các nhóm kỹ trị. Tôi đã có trông
đợi nhiều là Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình đổi mới kinh tế tiếp theo
sau đại hội lần này nhưng bây giờ tôi không còn nhiều lạc quan như thế
nữa sau khi biết được về sự lựa chọn nhân sự mới.
Việt Hà: Theo tin mà đài Á châu tự do có được sau ngày
đầu tiên của hội nghị trung ương 14 thì dường như Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng sẽ ở lại chức thêm 2,5 nữa. Ông đánh giá thế nào về điều này nếu
đúng là ông Trọng sẽ tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới?
Gs. Zachary Abuza: Đây là một bước lùi. Ông ta sẽ không thúc đẩy
việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước hoặc tư hữu hóa. Nhưng mặt khác ông
ta đã đi một đoạn đường khá xa sau khi được bầu là Tổng Bí thư vào đại
hội đảng thứ 11. Nhưng rõ ràng đây là một bước lùi cho những người đang
trông đợi một sự đổi mới về kinh tế sâu hơn.
Vấn đề chống tham nhũng
Việt Hà: Trong nhiệm kỳ vừa qua thì Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng luôn kêu gọi phải đấu tranh chống tham nhũng, theo ông thì khi
ở lại thêm nhiệm kỳ nữa, công cuộc đấu tranh này của ông Trọng sẽ có
hiệu quả hay không?
Việt Hà: Cũng theo tin của đài Á châu tự do có được thì Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm Thủ tướng nhiệm kỳ tới. Trong dự đoán mà ông đưa ra vào tháng 10 năm ngoái ông cũng nói tới điều này. Ông nhận xét gì về vai trò của ông Nguyễn xuân Phúc?
Gs. Zachary Abuza: Ông ta đã làm tốt việc điều hành nền kinh tế. Ông ta là người thuộc giới kỹ trị. Ông ta ít nổi tiếng hơn đối với mọi người nếu so với những lãnh đạo khác và ông ta theo tôi đánh giá là người thuộc giới kỹ trị có khả năng. Ông ta sẽ tiếp tục việc lãnh đạo nền kinh tế. Tôi rất chú ý đến việc những ai sẽ là các phó thủ tướng trong chỉnh phủ của ông.
Việt Hà: Về phần bộ quốc phòng, ông đã có những thông tin gì và đánh giá thế nào về những thay đổi sau đại hội lần này?
Theo tôi nhìn chung, cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam sẽ tiếp tục rất yếu kém dưới quyền lãnh đạo của ông Trọng.Gs. Zachary Abuza: Những gì tôi đọc được vào sáng nay về hội nghị trung ương 14 thì Bộ trưởng Quốc phòng sắp tới sẽ là Ngô Xuân Lịch, người hiện là Chủ nhiệm tổng cục chính trị. Đây rõ rang là một bước lùi. Đã rất lâu rồi từ thời Lê Khả Phiêu, giờ Việt Nam lại có một người thuộc chính trị viên quân đội nằm trong bộ chính trị. Quốc phòng Việt Nam đã được hiện đại hóa rất nhiều trong thập niên qua. Không một nước nào ở khu vực Đông Nam Á đã mua nhiều hơn các vũ khí hiện đại so với Việt Nam. Bây giờ họ đặt một người có xu hướng chính trị viên theo truyền thống làm lãnh đạo một tổ chức đang có những đổi mới thay vì chọn một người có kinh nghiệm về điều hành quân đội, đối với tôi là đáng ngại.
- Gs. Zachary Abuza
Việt Hà: Theo ông, việc bổ nhiệm này nói lên điều gì?
Gs. Zachary Abuza: Nếu đi ngược lại quá khứ thời chiến tranh thì
chúng ta có thể nói là họ chọn người đỏ hơn là một chuyên gia, tức là họ
chọn người có lý luận chính trị hơn là một người có kinh nghiệm và kiến
thức quân sự. Khi quân đội Việt Nam trải qua một giai đoạn hiện đại hóa
mạnh trong suốt một thập niên qua, mà bây giờ lại chứng kiến một người
cả cuộc đời là một một chính trị viên thì điều này nói lên rất nhiều. Sẽ
có ý kiến cho là đây là do áp lực từ Trung Quốc, rằng họ không muốn
người có kinh nghiệm chiến đấu mà thay vào đó là một người chú trọng đến
quan hệ xã hội chủ nghĩa, tình đoàn kết. Điều này sẽ nhanh chóng xuất
hiện trên các trang blog.
Việt Hà: Đã có nhiều đồn đoán về việc Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng sẽ là Tổng Bí thư sắp tới. Ông đánh giá thế nào về ông Dũng khi
còn làm Thủ tướng?
Gs. Zachary Abuza: Ông ta luôn là một nhân vật gây nhiều tranh
cãi đơn giản là vì những cáo buộc tham nhũng liên quan đến cá nhân ông,
việc lạm dụng quyền lực để làm lợi cho gia đình người thân của mình. Ông
ta đã không có được số phiếu tín nhiệm cao ở quốc hội trước kia. Tuy
nhiên ông ta lại có số phiếu tín nhiệm khá trong quốc hội vào năm
ngoái. Điều này theo tôi không nhất thiết là do ông làm tốt công việc
của mình hay vì ông ta là người duy nhất trong Bộ chính trị dám lên
tiếng phản đối Trung Quốc sau vụ giàn khoan dầu. Theo tôi ông đã nhận
được nhiều ủng hộ sau những việc đó. Nhưng ông luôn là một nhân vật gây
chia rẽ bởi một phần ông đã lobby rất mạnh để trở thành Tổng Bí Thư và
điều này là điều chúng ta chưa thấy ở Việt Nam.
Việt Hà: Theo ông thì Chủ tịch Trương Tấn Sang đã làm được gì khi ông là Chủ tịch nước?
Gs. Zachary Abuza: Trương Tấn Sang đã luôn là một chủ tịch nước
tốt, theo tôi nhận xét. Ông ta là người thận trọng. Ông tham gia giám
sát quá trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam. Mặc dù ông ta không
được xem là người đổi mới cho nền kinh tế nhưng ông ta ủng hộ những đổi
mới quan trọng trong nền kinh tế trong 5 năm qua. Ông ta đóng vai trò
quan trọng trong đàm phán TPP. Ông ta khác hẳn Nguyễn Tấn Dũng và không
có những cáo buộc tham nhũng như tương tự. Ông ta luôn được xem là một
nhân vật khá là chính trực. Việc ông ta ra đi là một tổn thất cho Việt
Nam.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.'Đại hội lần này chuẩn bị rất vất vả'
10 tháng 1 2016 Cập nhật lúc 21:44 ICT
Đại tá quân đội VN, ông Bùi Văn Bồng, nguyên Trưởng Đại diện Báo Quân
đội Nhân dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, bình luận về chuẩn bị cho kỳ Đại
hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuesday, November 10, 2015
NỮ SINH NHẬT BẢN
Nhật đòi chuyên gia LHQ rút lời về nữ sinh
- 10 tháng 11 2015
Chính phủ Nhật Bản muốn một chuyên gia Liên Hiệp Quốc phải rút lại lời
nói cho rằng 13% nữ sinh Nhật Bản dính đến 'hẹn họ có bù đắp', là mối
quan hệ có thể kèm cả quan hệ tình dục.
Bộ Ngoại giao Nhật nói rằng lời nhận xét của Maud de Boer-Buquicchio là "không thích hợp" và "đáng tiếc".
Nhưng đặc phái viên lập báo cáo về tình trạng mại dâm vị thành niên
nói rằng bà đề cập tới các ước tính được nêu trên các nguồn tin ngỏ,
nhằm làm rõ một hiện tượng cần phải được xử lý.
Trong quan hệ 'hẹn hò có bù đắp', người đàn ông cho tiền, quà để đổi lấy việc các cô gái cặp kè cùng mình.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hồi năm ngoái cảnh báo rằng mối quan hệ kiểu này,
được gọi là "enjo kosai" trong tiếng Nhật, "tiếp tục tạo môi trường
cho hoạt động mại dâm ở trẻ em Nhật Bản".
'Khuynh hướng đáng lo'
'Khuynh hướng đáng lo'
Vào cuối chuyến thăm Nhật Bản hôm 26/10, bà de Boer-Buquicchio nói rằng
bà đã phát hiện ra "các hình thức khác nhau trong đó việc khai thác
tình dục ở trẻ em đã được phát triển và thể hiện rõ rệt" ở nước này.
"Tôi nhắc tới cụ thể là hiện tượng 'enjo kosai', chuyện đang trở thành
khuynh hướng trong các nữ sinh. Chừng 13% nữ sinh tại Nhật có dính tới
kiểu hoạt động này," bà được trích lời khi nói tại một cuộc họp báo
do Bộ Ngoại giao Nhật tổ chức.
Bộ Ngoại giao đã yêu cầu LHQ cho biết nguồn gốc con số thống kê trên,
và hôm 2/11 bà de Boer-Buquicchio ra văn bản giải thích trong đó nói bà
đã "nhận được số thống kê không chính thức" về phạm vi hoạt động của
loại hình quan hệ 'hẹn hò có bù đắp'.
Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao đòi bà phải rút lại tuyên bố của mình, và
nói việc một chuyên gia LHQ dẫn chứng "thông tin không đáng tin cậy"
mà không nêu nguồn trích dẫn là điều "không thể chấp nhận".
Nhật Bản phản bác cáo buộc 13% nữ sinh Nhật bán dâm
Bà Maud de Boer-Buquicchio, báo cáo viên của LHQ : « Khoảng 13%
nữ sinh Nhật tham gia loại hoạt động "enjo kosai", có thể là lúc bắt đầu
thì tương đối chưa ý thức »Wikipedia
Chính phủ Nhật Bản hôm nay 10/11/2015 yêu cầu một đại diện Liên Hiệp
Quốc phải rút lại rời tuyên bố là 13% nữ sinh trung học Nhật chấp nhận
các cuộc hẹn hò có thù lao, trong đó có cả quan hệ tình dục.
Bộ Ngoại giao Nhật cho biết đã nói với văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng các phát biểu tại Tokyo tháng trước là « không thích hợp và vô cùng đáng tiếc ». Trong thông cáo tối qua, Bộ này cho rằng « không thể chấp nhận được » việc một đại diện Liên Hiệp Quốc lại nêu ra « các thông tin không đáng tin cậy », không dẫn nguồn.
Bà tuyên bố : « Khoảng 13% nữ sinh Nhật tham gia loại hoạt động này, có thể là lúc bắt đầu thì tương đối chưa ý thức ».
Hồi tháng 10, bà Maud De Boer-Buquicchio, báo cáo viên đặc biệt của Liên
Hiệp Quốc về nạn buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và khiêu dâm có liên
quan đến trẻ vị thành niên, đã đề cập đến thói tục "enjo kosai", đó là
việc các em gái đi chơi với những người đàn ông và nhận thù lao.
Bà tuyên bố : « Khoảng 13% nữ sinh Nhật tham gia loại hoạt động này, có thể là lúc bắt đầu thì tương đối chưa ý thức ».
Vụ tranh cãi này đã đưa ra ánh sáng một hiện tượng xuất hiện từ thập
niên 90 ở Nhật Bản, đất nước mà hình ảnh các thiếu nữ trên báo chí
thường được đưa một cách rất khêu gợi.
Với "enjo kosai", những người đàn ông trả tiền cho các em gái cùng đi chơi, có thể dẫn đến quan hệ tình dục. Từ viết tắt "JK" tức "nữ sinh" liên quan đến các hoạt động có tổ chức hơn, qua đó các nữ« "enjo kosai" tiếp tục tạo điều kiện cho mại dâm trẻ em ở Nhật ».
sinh nhỏ tuổi có thể mát-xa, nằm bên cạnh một người đàn ông hoặc đi dạo với ông ta. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong một báo cáo năm ngoái khẳng định
Với "enjo kosai", những người đàn ông trả tiền cho các em gái cùng đi chơi, có thể dẫn đến quan hệ tình dục. Từ viết tắt "JK" tức "nữ sinh" liên quan đến các hoạt động có tổ chức hơn, qua đó các nữ« "enjo kosai" tiếp tục tạo điều kiện cho mại dâm trẻ em ở Nhật ».
sinh nhỏ tuổi có thể mát-xa, nằm bên cạnh một người đàn ông hoặc đi dạo với ông ta. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong một báo cáo năm ngoái khẳng định
Đáp lại phản đối của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, bà De Boer-Buquicchio tuyên bố « không nhận được các số thống kê chính thức về tầm cỡ của thị trường JK tại Nhật » trong lúc bà đến đây. «
Tuy nhiên, nhiều người đã cho chúng tôi biết đây là một xu hướng đáng
lo ngại, có thể dễ dàng dẫn đến nạn bóc lột tình dục nơi trẻ vị thành
niên liên quan đến thị trường làm ăn béo bở này. Trong cuộc họp báo, tôi
đã nêu ra những ước đoán nhằm đưa ra ánh sáng một hiện tượng cần phải
khẩn cấp xử lý ».
TRIẾT GIA PHÁP ANDRÉ GLUCKSMANN QUA ĐỜI
Triết gia chống chủ nghĩa cộng sản người Pháp André Glucksmann qua đời
Nhà văn, nhà bất đồng chính kiến người Nga
Alexander Solzhenitsyn ký tên lên cuốn sách "Quần đảo Ngục tù" của ông,
ngày 30/5/1994. Ông là người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến triết gia
người Pháp André Glucksmann.
11.11.2015
Triết gia người Pháp André Glucksmann, người trở nên nổi tiếng trong
thập niên 1970 sau khi hỗ trợ thuyền nhân Việt Nam chạy trốn chế độ cộng
sản, đã qua đời, thọ 78 tuổi.
Nhà tư tưởng chính trị nổi lên trong những năm thập niên 70 cùng với
Bernard-Henri Levy là hai trong những “triết gia mới” của Pháp, người đã
cắt đứt với chủ nghĩa Mác sau các cuộc biểu tình đưa đất nước đến bờ
vực của cuộc cách mạng năm 1968.
Ông Glucksmann chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhà bất đồng chính kiến người
Nga Alexander Solzhenitsyn khi ông này kể về thời gian làm tù nhân chính
trị, bị giam ở Quần đảo Ngục tù (The Gulag Archipelago) năm 1975. Ông
chống lại chế độ độc tài Xô Viết trong cuốn sách "The Cook and the
Cannibal", đưa ông đến xung đột với phe trí thức cánh tả hiện sinh do
Jean-Paul Sartre dẫn đầu.
Một người bạn của triết gia André Glucksmann, nhà văn và nhà triết học
Pascal Bruckner, người cũng đã đi theo con đường chính trị từ cánh tả
sang cánh hữu, nói với đài phát thanh Pháp rằng, ông Glucksmann sẽ được
ghi nhớ vì đã “giáng cú đánh mạnh vào tư tưởng cộng sản ở Pháp”.
Nhà trí thức người Pháp Bernard-Henri Lévy cho biết ông bị chấn động bởi
tin tức triết gia Glucksmann qua đời. Ông Lévy nói: “Ông ấy là người
duy nhất trong số những người đương thời mà tôi cảm thấy có thể chia sẻ
nỗi sợ hãi chung về thế giới”.
Cái chết của triết gia André Glucksmann được con trai của ông, Raphael,
loan báo trên Facebook: “Người bạn đầu tiên và tốt nhất của tôi đã không
còn nữa”. Raphael mô tả bố của anh là “một người đàn ông tốt và tuyệt
vời”.
Theo The Guardian, The Malaymail Online
http://www.voatiengviet.com/content/triet-gia-chong-chu-nghia-cong-san-nguoi-phap-andre-glucksmann-qua-doi/3052269.html
http://www.voatiengviet.com/content/triet-gia-chong-chu-nghia-cong-san-nguoi-phap-andre-glucksmann-qua-doi/3052269.html
Monday, November 9, 2015
LÀNGPHƯỚC TICH
Phước Tích
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Làng Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam. Phước Tích được nhà nước công nhận và trao bằng xếp hạng "Di tích quốc gia" làng cổ vào ngày 13 tháng 6 năm 2009. Đây là làng cổ thứ 2 được nhà nước Việt Nam công nhận và cấp bằng "Di tích quốc gia" sau làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng Phúc Giang bên bờ sông Ô Lâu thuộc tỉnh Hương Trà[2]. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước). Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu.
Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã tiếp nối truyền thống ông cha lao động sáng tạo xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa cổ kính, như cảnh quan kiến trúc của làng mang đậm triết lí phương Đông, như văn hóa làng nghề, dòng họ, xóm, phe và đặc biệt là hệ thống đình, chùa, đền, miếu, nhà rường cổ.
Theo sử sách và gia phả các dòng họ còn lưu lại, làng Phước Tích được thành lập từ năm 1470 vào những năm đầu trong đợt di dân thứ 2 vào vùng Thuận Quảng, sau cuộc bình Chiêm năm 1471 dưới triều vua Lê Thánh Tông. Cách đây khoảng trên 500 năm, vùng nay được gọi là xứ Cồn Dương, được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu uốn cong hình móng ngựa.
Làng Phước Tích đến nay vẫn còn lưu giữ những di sản vật thể vô giá vừa cổ kính, vừa đồ sộ. Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có giá trị đặc biệt.
Điều lí thú là các ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau một khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng.
Theo nhận xét của KTS Hoàng Đạo Kính thì: "Cấu trúc và tổ chức không gian làng Phước Tích có thể được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn, nhà vườn. Ở Phước Tích, quỹ kiến trúc cổ và cũ, song cảnh quan và vườn được bao quanh thì lại rất trẻ và tràn đầy sức sống".
Lịch sử làng cổ
Làng cổ Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, gần với thời gian mở mang bờ cõi về phương Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt. Trong gia phả của họ Hoàng - dòng họ khai canh ở Phước Tích có đoạn chép: "Đến đời Lê Thánh Tôn, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất và hai (1470 - 1471), ngài thủy tổ họ Hoàng lúc bấy giờ là Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi, nguyên người làng Cẩm Quyết, tỉnh Nghệ An, đã thân chinh đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau chiến thắng trở về ngài đi xem xét đến nguồn Ô Lâu, bao chiến địa phận từ Khe Trăn, Khe Trái đến xứ Cồn Dương, sau khi xem bói, đoán biết được chỗ đất tươi tốt, ngài liền chiêu tập nhân dân thành lập làng"[1].Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng Phúc Giang bên bờ sông Ô Lâu thuộc tỉnh Hương Trà[2]. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước). Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu.
Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã tiếp nối truyền thống ông cha lao động sáng tạo xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa cổ kính, như cảnh quan kiến trúc của làng mang đậm triết lí phương Đông, như văn hóa làng nghề, dòng họ, xóm, phe và đặc biệt là hệ thống đình, chùa, đền, miếu, nhà rường cổ.
Theo sử sách và gia phả các dòng họ còn lưu lại, làng Phước Tích được thành lập từ năm 1470 vào những năm đầu trong đợt di dân thứ 2 vào vùng Thuận Quảng, sau cuộc bình Chiêm năm 1471 dưới triều vua Lê Thánh Tông. Cách đây khoảng trên 500 năm, vùng nay được gọi là xứ Cồn Dương, được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu uốn cong hình móng ngựa.
Làng Phước Tích đến nay vẫn còn lưu giữ những di sản vật thể vô giá vừa cổ kính, vừa đồ sộ. Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có giá trị đặc biệt.
Điều lí thú là các ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau một khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng.
Theo nhận xét của KTS Hoàng Đạo Kính thì: "Cấu trúc và tổ chức không gian làng Phước Tích có thể được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn, nhà vườn. Ở Phước Tích, quỹ kiến trúc cổ và cũ, song cảnh quan và vườn được bao quanh thì lại rất trẻ và tràn đầy sức sống".
Nghề gốm
Gốm Phước Tích được gây dựng và phát triển hơn 500 năm qua và đã trở lại vào festival Huế năm 2006 qua tour Hương xưa làng cổ. Xét một cách tổng thể, các làng nghề thủ công truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn bởi sự xâm nhập ồ ạt của các mặt hàng sản xuất hàng loạt và nghề gốm Phước Tích đã không còn hoạt động gần 20 năm nay. Sức sống của nghề gốm, do vậy, chủ yếu tồn tại trong ký ức của người già. Dĩ nhiên, từ ngữ nghề nghiệp chính là phương tiện để họ hệ thống hoá từng mảng tri thức đó. Nói cách khác, từ ngữ nghề gốm Phước Tích là một hệ thống ký hiệu, một "bản mã" tường thuật tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp và những khía cạnh thuộc về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Gốm Phước Tích là một trong những di sản văn hoá cần được gìn giữ.[3]Chú thích
- ^ Gia phả họ Hoàng lưu tại nhà bác Hoàng Bang ở Làng Phước Tích.
- ^ Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Nxb. KHXH, H.1964, tr. 79.
- ^ ““Độc Phước Tích”: gốm cổ hồi sinh”. Việt Báo. Truy cập 3 tháng 10 năm 2015.
-
Nét đẹp rất Huế ở làng cổ Phước Tích
Nằm bên bờ Ô Lâu hiền hòa, cách quốc lộ 1A chỉ 1 km, ngôi làng nhỏ yên bình này xưa kia từng nổi tiếng với làng nghề gốm cổ truyền.
No comments:
Post a Comment