THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
Hoa Kỳ củng cố tập trung vào khu vực châu Á Thái Bình Dương
< Tổng thống Barack Obama sẽ tham dự các cuộc họp thượng đỉnh APEC và ASEAN vào tuần tới.
14.11.2015
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự trù sẽ tập trung vào hiệp ước hợp tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP trong chuyến đi Philippines và
Malaysia vào tuần tới. Hiệp ước thương mại quan trọng này là một thành
phần chủ chốt trong chiến lược tái quân bình của chính quyền Mỹ hướng
vào khu vực châu Á Thái Bình Dương. Thông tín viên VOA Mary Alice
Salinas tại Tòa Bạch Ốc ghi nhận chi tiết.
Hiệp ước thương mại TPP bao gồm Hoa Kỳ và 11 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương chiếm gần 40% tổng sản lượng thế giới.
Ghi nhớ tính sinh động kinh tế đó, Tổng thống Obama sẽ tập trung và hiệp
ước thương mại quan trọng này tại các cuộc họp thượng đỉnh APEC và
ASEAN.
Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia nêu nhận định:
“TPP giúp nêu bật điều mà tổng thống đã xác định khi lên nhậm chức và đó
là các quyền lợi của nước Mỹ có liên hệ tự nhiên với khu vực châu Á
Thái Bình Dương. Đây chính là nơi các quyền lợi an ninh của chúng ta hòa
nhập với các quyền lợi kinh tế một cách không thể chối cãi được”.
Tổng thống Obama dự kiến sẽ gặp các nhà lãnh đạo quốc gia. Theo Tòa Bạch
Ốc, mục tiêu là xây dựng “một trật tự dựa trên quy tắc ở châu Á” giúp
các nước thịnh vượng và theo đuổi các lợi ích một cách hòa bình.
Bà Susan Rice nói tiếp: “Chúng ta đang củng cố quan hệ với các đồng minh
trong hiệp ước, chúng ta xây dựng quan hệ với các đối tác mới, và tăng
cường các cơ chế khu vực như APEC và hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong
các cuộc họp mà tổng thống sẽ tham dự vào tuần tới. Và tất cả hợp lại sẽ
giúp viết ra những luật đi đường cho khu vực”.
Các chuyên gia phân tích cho rằng cuộc họp thượng đỉnh APEC là một cách
chủ yếu để Hoa Kỳ tìm hiểu vào sự tăng trưởng trong khu vực.
Ông Murray Hiebert, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược có nhận định:
“TPP, APEC, tất cả đều là những phương cách mà Hoa Kỳ sẽ vận dụng để tìm
cách và duy trì sự giao tiếp với tính sinh động, với các nền kinh tế ở
châu Á. Tôi cho rằng chính quyền Hoa Kỳ thừa nhận rằng sự tăng trưởng
kinh tế nằm chính trong khu vực này”.
Hiệp ước thương mại vẫn còn cần được sự phê chuẩn của các nước thành
viên và đối mặt với một cuộc chiến gay go tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Biển Đông sẽ là trọng tâm cuộc thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice trong một cuộc hội thảo về quan hệ Mỹ - Trung tại Washington, D.C., ngày 21/9/2015.
Một cộng sự viên hàng đầu của Tổng thống Mỹ nói Biển Đông sẽ là vấn đề
trọng tâm của cuộc thảo luận tại cả Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lẫn hội
nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN có sự tham dự của Tổng thống Barack Obama
vào tuần tới.
Bản tin của tờ Economic Times hôm thứ Sáu dẫn lời Cố vấn An ninh Quốc
gia Mỹ Susan Rice khẳng định với báo chí như vậy, và nói thêm rằng Biển
Đông cũng sẽ được đề cập đến trong những cuộc tiếp xúc của Mỹ trong suốt
chuyến công du Châu Á sắp tới. Bà Rice nói:
“Quan điểm của chúng tôi từ trước tới giờ vẫn là các cuộc tranh chấp đó
cần được giải quyết bằng đường lối hòa bình, dựa trên luật pháp. Và
việc thiết lập cũng như thi hành một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển được sự
đồng thuận của các nhà lãnh đạo trong khu vực, các quốc gia trong khu
vực, và đặc biệt các nước đang tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này sẽ
là một bước tích cực hướng tới phía trước”.
Bà Rice nói đây không phải là một thỏa thuận của Mỹ hay một bộ quy tắc
ứng xử của Mỹ, mà là một thỏa thuận cần được tất cả các bên liên quan
thi hành. Bà Rice nói bà tin chắc là Washington và nhiều bên quan tâm
khác sẽ tiếp tục khuyến khích giải pháp hòa bình đó, nhưng bà bày tỏ
thận trọng, nói rằng bà không trông đợi sẽ có một kết quả cụ thể nào
hướng tới giải pháp đó trong chuyến công du khu vực lần này của Tổng
thống Obama.
Tuyên bố này của bà Rice tương phản với các bản tin của truyền thông
quốc tế trước đó nói rằng hiệp ước TPP sẽ là trọng tâm cuộc thảo luận
tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu - Thái Bình Dương APEC, chứ không
phải vấn đề Biển Đông.
Tham gia hội nghị APEC tổ chức tại Manila năm nay, ngoài Tổng thống Hoa
Kỳ Barack Obama, còn có Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Một bản tin của VOA trước đó khi loan tin này nói rằng trong bối cảnh
những căng thẳng quân sự ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh liên
quan tới quyền tự do hàng hải trong Biển Đông, thì lẽ ra cuộc tranh
chấp này phải là một vấn đề cần được mang ra tranh cãi tại hội nghị cấp
cao về hợp tác kinh tế khu vực.
Trong tuần này, Indonesia cũng ra dấu hiệu cho thấy nước này có thể đưa
Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế về những tranh chấp chủ quyền của
quần đảo Natuna.
Theo Economic Times, The National Interest, ABC News.
http://www.voatiengviet.com/content/bien-dong-se-la-trong-tam-cuoc-thao-luan-tai-hoi-nghi-thuong-dinh-dong-a/3056369.html
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên nền kinh tế Việt Nam
Nhân viên hải quan Việt Nam giám sát xe tải băng qua cửa khẩu Tân Thanh với Trung Quốc ở tỉnh Lạng Sơn, ngày 30/7/2014.
Hoa Kỳ phái máy bay B-52 đến gần các hòn đảo TQ nhận chủ quyền
13.11.2015
Các giới chức quốc phòng Hoa Kỳ cho hay 2 máy bay B-52 đã bay gần những
hòn đảo trong vùng Biển Đông hồi đầu tuần này, và đã nhận được lời cảnh
báo của các kiểm soát viên trên bộ của Trung Quốc. Đây là sự kiện mới
nhất cho thấy Washington thách thức những khẳng định chủ quyền ngày càng
nhiều của Bắc Kinh ở đó.
Các oanh tạc cơ, xuất phát và quay trở về một căn cứ không quân Hoa Kỳ trên đảo Guam, đã tiến hành một “phi vụ thường lệ trong không phận quốc tế ở vùng lân cận quần đảo Trường Sa” vào ngày 8 và 9 tháng 11, theo tuyên bố hôm thứ Năm của Tư lệnh Bill Urban, một người phát ngôn của Ngũ Giác Đài.
Ông Urban cho biết các máy bay đã “nhận được 2 lời cảnh báo từ một kiểm soát viên trên bộ của Trung Quốc, mặc dù không hề lại gần khu vực bên trong 15 hải lý của bất cứ hòn đảo này. Cả hai máy bay tiếp tục phi vụ mà không xảy ra sự cố nào, và lúc nào cũng hoạt động đầy đủ theo đúng luật quốc tế”.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Peter Cook cũng xác nhận phi vụ, mà ông nói là không có gì bất thường. Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, ông Cook nói: “Tôi biết chúng tôi vẫn thường xuyên thực hiện các phi vụ của B-52 trong không phận quốc tế ở vùng đó”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Sáu nói Bắc Kinh phản đối “hành động gây phương hại đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc dưới chiêu bài tự do hàng hải và bay trên không phận”.
Quân đội Hoa Kỳ đã tăng cường điều họ gọi là các hoạt động “tự do hàng hải” thường lệ ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh có những khẳng định chủ quyền đối kháng với Brunei, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Việt Nam.
Trong một hành động táo bạo nhất từ trước đến giờ, chiến hạm USS Larsen của Hoa Kỳ hồi tháng trước đã đi vào khu vực 11 kilomet cách Bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh đã khởi động một dự án xây dựng ồ ạt hồi năm ngoái để biến những bãi đá ngầm thành những hòn đảo có thể xây các phi đạo và các cơ sở khác.
Dự án xây đảo nhân tạo đã gây phẫn nộ từ phía các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các cơ sở đó một phần để đòi chủ quyền khu vực. Hoa Kỳ đã yêu cầu Trung Quốc ngưng xây đảo.
Căng thẳng biển đảo dự kiến sẽ là một chủ đề chính vào tuần tới khi Tổng thống Barack Obama đến vùng này để họp với các nhà lãnh đạo khu vực tại 2 hội nghị thượng đỉnh châu Á Thái Bình Dương.
Tuy vẫn nói là Washington không có lập trường chính thức về những tranh chấp lãnh thổ, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thường xuyên đả kích những khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và đã phát triển các quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với nhiều nước đòi chủ quyền đối kháng với Trung Quốc.
Các oanh tạc cơ, xuất phát và quay trở về một căn cứ không quân Hoa Kỳ trên đảo Guam, đã tiến hành một “phi vụ thường lệ trong không phận quốc tế ở vùng lân cận quần đảo Trường Sa” vào ngày 8 và 9 tháng 11, theo tuyên bố hôm thứ Năm của Tư lệnh Bill Urban, một người phát ngôn của Ngũ Giác Đài.
Ông Urban cho biết các máy bay đã “nhận được 2 lời cảnh báo từ một kiểm soát viên trên bộ của Trung Quốc, mặc dù không hề lại gần khu vực bên trong 15 hải lý của bất cứ hòn đảo này. Cả hai máy bay tiếp tục phi vụ mà không xảy ra sự cố nào, và lúc nào cũng hoạt động đầy đủ theo đúng luật quốc tế”.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Peter Cook cũng xác nhận phi vụ, mà ông nói là không có gì bất thường. Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, ông Cook nói: “Tôi biết chúng tôi vẫn thường xuyên thực hiện các phi vụ của B-52 trong không phận quốc tế ở vùng đó”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Sáu nói Bắc Kinh phản đối “hành động gây phương hại đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc dưới chiêu bài tự do hàng hải và bay trên không phận”.
Quân đội Hoa Kỳ đã tăng cường điều họ gọi là các hoạt động “tự do hàng hải” thường lệ ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh có những khẳng định chủ quyền đối kháng với Brunei, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Việt Nam.
Trong một hành động táo bạo nhất từ trước đến giờ, chiến hạm USS Larsen của Hoa Kỳ hồi tháng trước đã đi vào khu vực 11 kilomet cách Bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh đã khởi động một dự án xây dựng ồ ạt hồi năm ngoái để biến những bãi đá ngầm thành những hòn đảo có thể xây các phi đạo và các cơ sở khác.
Dự án xây đảo nhân tạo đã gây phẫn nộ từ phía các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các cơ sở đó một phần để đòi chủ quyền khu vực. Hoa Kỳ đã yêu cầu Trung Quốc ngưng xây đảo.
Căng thẳng biển đảo dự kiến sẽ là một chủ đề chính vào tuần tới khi Tổng thống Barack Obama đến vùng này để họp với các nhà lãnh đạo khu vực tại 2 hội nghị thượng đỉnh châu Á Thái Bình Dương.
Tuy vẫn nói là Washington không có lập trường chính thức về những tranh chấp lãnh thổ, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thường xuyên đả kích những khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và đã phát triển các quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với nhiều nước đòi chủ quyền đối kháng với Trung Quốc.
APEC sẽ tập trung vào TPP chứ không phải vấn đề Biển Đông
Cả TT Hoa Kỳ Barack Obama lẫn Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đều đi dự hội nghị có nhiều ảnh hưởng APEC ở Philippines.
13.11.2015
Sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ nổi bật tại hội nghị thượng đỉnh
của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, tức APEC, mặc dầu
căng thẳng ở Biển Đông có thể không nằm trong nghị trình thảo luận. Theo
tường trình của thông tín viên VOA Brian Padden từ Seoul, hội nghị
thượng đỉnh kinh tế chủ yếu sẽ tập trung vào hiệp ước hợp tác thương mại
xuyên Thái Bình Dương TPP.
Cả Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lẫn chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,
vừa gặp nhau tại Washington, đều đi dự hội nghị có nhiều ảnh hưởng của
diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương ở Manila.
Căng thẳng quân sự gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh có liên quan đến
các tranh chấp về hàng hải và lãnh thổ ở Biển Đông, nơi 40% giao thương
thế giới qua lại, có những ảnh hưởng kinh tế quan trọng, theo nhận định
của chuyên gia phân tích Daniel Pinkston. Ông phát biểu qua Skype:
“Nếu khu vực bị quân sự hóa và trở thành một vùng có xung đột thì tất cả mọi người sẽ gánh chịu thiệt hại nặng nề”.
Nhưng vấn đề gây tranh cãi này có thể sẽ chỉ được đề cập đến bên lề APEC
và đình lại cho đến khi hầu hết các nhà lãnh đạo họp vài ngày sau tại
Malaysia trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN về an ninh.
Tại diễn đàn APEC, thành lập vào năm 1989 để quảng bá thương mại tự do, có phần chắc TPP sẽ là đề tài thảo luận.
Ông Fred Bergsten của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nói:
“Hiệp ước hợp tác xuyên Thái Bình Dương là hành động đầu tiên thực hiện
các mục tiêu nguyên thủy của APEC đã vạch ra từ 20 năm trước”.
Ngoài Trung Quốc, gần như tất cả các thành viên APEC chưa sẵn sàng tham gia TPP đều bày tỏ ý muốn gia nhập.
Với tăng trưởng kinh tế chậm chạp, Bắc Kinh dường như không chắc chắn có
muốn tham gia hiệp ước tự do thương mại do Hoa Kỳ đứng đầu hay muốn tìm
cách hồi sinh các phương án đã bị khựng lại, bao gồm Khu vực Thương mại
Tự do châu Á Thái Bình Dương và hiệp ước Hợp tác Khu vực Toàn diện.
Ông Fred Bergsten nói: “Cách này hay cách khác, Trung Quốc cảm thấy hơi
bất lợi vì bị gạt ra ngoài và tôi cho rằng họ đang tìm cách tính toán
xem sách lược tốt nhất là gì để phục hồi”.
Năm ngoái tại hội nghị APEC, với Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở 50 tỷ
đôla, Trung Quốc đã nổi lên thành một nước lãnh đạo kinh tế quan trọng,
nhưng với TPP, thì nay Hoa Kỳ là nước lập ra nghị trình thương mại.
Tổng thống Pháp: Nhà nước Hồi giáo đã gây chiến
Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu
tại Điện Elysee sau một loạt các cuộc tấn công phối hợp trong và xung
quanh Paris, Thứ Bảy 14/11/2015.
14.11.2015
Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm nay tuyên bố rằng các vụ tấn công ở
Paris làm 127 người thiệt mạng là “một hành động chiến tranh” được tổ
chức Nhà nước Hồi giáo hoạch định ở nước ngoài và nhận được trợ giúp từ
bên trong nước Pháp.
“Đối mặt với chiến tranh, đất nước phải có hành động phù hợp”, ông Hollande nói, nhưng không giải thích rõ điều đó có nghĩa là gì.
“Đối mặt với chiến tranh, đất nước phải có hành động phù hợp”, ông Hollande nói, nhưng không giải thích rõ điều đó có nghĩa là gì.
Tổng thống Pháp cho biết ông sẽ phát biểu tại phiên họp bất thường của
Quốc hội vào thứ Hai tuần tới, và tuyên bố nước Pháp sẽ để tang ba ngày
để tưởng nhớ các nạn nhân.
Các vụ tấn công nhắm vào một sân vận động, phòng hòa nhạc, quán cà phê
và nhà hàng ở các quận phía đông và bắc Paris là “một hành động chiến
tranh của Daesh [Nhà nước Hồi giáo], được hoạch định và tổ chức bên
ngoài nước Pháp với sự trợ giúp từ bên trong nước Pháp”, ông Hollande
nói.
Tổng thống Pháp nói thêm: “Tất cả các biện pháp để bảo vệ đồng bào và
lãnh thổ của chúng ta đang được tiến hành trong khuôn khổ của tình trạng
khẩn cấp”.
Nhà nước Hồi giáo hôm nay đã công bố một đoạn video không rõ ngày tháng, kêu gọi người Hồi giáo tấn công nước Pháp.
Các cuộc tấn công có phối hợp ở Pháp tối qua xảy ra trong khi Pháp, một
quốc gia tham gia các cuộc không kích nhắm vào Nhà nước Hồi giáo do Hoa
Kỳ lãnh đạo ở Syria và Iraq, trong tình trạng cảnh giác cao trước khi
diễn ra một hội nghị toàn cầu về khí hậu dự kiến sẽ khai mạc vào cuối
tháng này.
Vụ tấn công gây nhiều thương vong nhất nhắm vào Bataclan, một địa điểm
hòa nhạc nổi tiếng, nơi ban nhạc rock từ California, Mỹ, đang biểu diễn.
Các nhân chứng tại phòng hòa nhạc cho biết họ nghe thấy các tay súng hô những khẩu hiệu lên án vai trò của Pháp ở Syria.
Theo Reuters, AP.
Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm tấn công Paris
Binh sĩ Pháp tuần tra gần tháp Eiffel một ngày sau một loạt các vụ tấn công chết người ở Paris, 14/11/2015.
14.11.2015
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm nay đã tuyên bố nhận trách
nhiệm gây ra các vụ tấn công làm hơn 100 người chết ở Paris.
Trong một tuyên bố chính thức, tổ chức này nói rằng các chiến binh được
trang bị súng máy và mang theo thuốc nổ đã thực hiện các vụ tấn công tại
nhiều địa điểm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng ở trung tâm Paris.
Theo IS, các vụ tấn công nhằm mục đích cho Pháp thấy rằng nước này vẫn
là một mục tiêu hàng đầu nếu nước này vẫn tiếp tục các chính sách hiện
thời.
Tuyên bố nhận trách nhiệm được đăng trên mạng bằng tiếng Ả-rập và tiếng
Pháp và được phổ biến bởi các ủng hộ viên của tổ chức khủng bố này.
Các tay súng và những kẻ đánh bom tự sát đã làm ít nhất 127 người chết trong các vụ tấn công tối qua ở Paris.
Tuyên bố của Nhà nước Hồi giáo không cho biết quốc tịch của những kẻ tấn
công, nhưng các hãng thông tấn dẫn lời các quan chức cảnh sát Pháp cho
biết một hộ chiếu Syria đã được tìm thấy trên thi thể của một trong
những kẻ đánh bom tự sát nhắm vào sân vận động quốc gia Pháp.
Nhà nước Hồi giáo hôm nay cũng đã công bố một đoạn video không rõ ngày tháng, đe dọa tấn công Pháp nếu các vụ đánh bom nhắm vào các chiến binh của tổ chức này vẫn tiếp diễn.
Không rõ địa điểm của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo trong video cũng như khó có thể xác định ngày quay đoạn phim đó, nhưng thông điệp đưa ra rất rõ ràng.
Đoạn video cho thấy một nhóm chiến binh dường như là công dân Pháp đốt hộ chiếu.
Các chiến binh nước ngoài gia nhập Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria được coi là hết sức nguy hiểm vì việc họ có hộ chiếu phương Tây giúp họ tới các nước Tây phương mà có thể không bị phát hiện.
Hôm nay, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố rằng các vụ tấn công
ở Paris là “một hành động chiến tranh” được tổ chức Nhà nước Hồi giáo
hoạch định ở nước ngoài và nhận được trợ giúp từ bên trong nước Pháp.
“Đối mặt với chiến tranh, đất nước phải có hành động phù hợp”, ông
Hollande nói, nhưng không giải thích rõ điều đó có nghĩa là gì.
Theo Reuters, AP.
http://www.voatiengviet.com/content/is-nhan-trach-nhiem-tan-cong-paris/3057919.htmlTấn công ở Paris: Cập nhật tin mới nhất
23:21
Một người Pháp bị bắt giữ ở sân bay Gatwick sau khi tìm thấy "súng"Cảnh sát vừa bắt giữ một người Pháp, 41 tuổi sau khi phát hiện "dường như có vũ khí" tại sân bay Gatwick.
Cảng Bắc sân bay Gatwick đã được di tản và các chuyến bay đã bị đình hoãn sau khi có báo động về an ninh.
"Người đàn ông này đang được thẩm vấn trong khi chúng tôi tìm cách xác định bối cảnh của vụ việc, nhưng vào lúc này còn quá sớm để nói rằng chủ định của ông ta là gì, nếu có.
"Tuy nhiên trong bối cảnh những diễn biến tại Paris tối hôm thứ Sáu, đang có cảnh giác cao xung quanh những vụ việc như vậy và tốt nhất là chúng tôi xem tất cả mọi vụ việc đều nghiêm trọng," ông Nick May, Trưởng Điều tra hình sự, nói.
Cảng Bắc sân bay Gatwick nay đã mở cửa hoạt động trở lại.
23:11
Tưởng nhớ nạn nhân các vụ tấn công ở Paris23:02
Phạm Cao Phong, cộng tác viên BBC Tiếng Việt từ Paris Phạm Cao Phong, cộng tác viên BBC Tiếng Việt từ Paris"Nước Pháp đã bị xúc phạm một cách hèn hạ, bạo lực bởi hành vi tàn nhẫn, nhục nhã, xấu hổ và không thể tha thứ của Nhà nước Hồi Giáo", Tổng thống Pháp François Holland nói trên truyền hình ngày 14.11.2015.
Ông cũng sử dụng cụm từ "hành động chiến tranh" và lần đầu tiên chỉ sự việc tắm máu ngày thứ Sáu 13.11 vừa qua gây ra do "quân đội khủng bố" của Tổ chức IS thực hiện.
Nguồn tin của Bộ Nội Vụ Pháp cho hay họ tìm thấy tại hiện trường gần sân vận động Stade France một hộ chiếu Syria. Việc này hoàn toàn không bình thường vì từ trước đến nay tổ chức khủng bố vẫn thường sử dụng những người được chiêu mộ có địa chỉ sinh sống tại Pháp.
Sự việc gần sân vận động hoàn toàn có thể biến thành biển máu vì nếu kẻ
đánh bom cho nổ bom trước trận đấu khi khán giả còn đông đảo bên ngoài
hay bên trong sân vận động thì sự hoảng sợ và hỗn loạn còn có thể dẫn
đến nhiều hậu quả nặng nề hơn số 5 người thiệt mạng và hàng chục người
bị thuơng tại chỗ phát nổ tại sân vận động có sức chứa 80.000 người.
Đây có thể thêm một yếu tố nữa cho vụ điều tra về hướng có sự đột nhập
từ nước ngoài của binh lính được đào tạo chuyên nghiệp vì kỹ thuật chế
tạo và đánh bom theo phương thức trên đòi hỏi phải có sự am hiểu và cũng
chưa bao giờ xảy ra trên lãnh thổ Pháp.
Đây hoàn toàn có thể được coi như lời tuyên chiến chính thức của IS,
tương tự như hành động của Nhật Bản trong trận Trân Châu Cảng.
Tổ chức này đã phát tán trên mạng bằng hai thứ tiếng Pháp và Ả rập tự
nhận là kẻ đã tổ chức cuộc tàn sát. Họ nói việc nhắm vào trận đấu trên
sân Stade de France vì đây là hai nước đi đầu chống IS tại châu Âu và
buổi hoà nhạc tại nhà hát Bataclan là một "hội hè suy đồi".
Tuy nhiên trong thông báo này có một chi tiết không chính xác. IS nói có
những vụ tấn công tại quận 10, quận 11 và quận 18. Tuy nhiên tại quận
18 không có vụ việc nào xảy ra."
22:54
Người dân tiếp tục đặt hoa tưởng nhớ những người bị nạn trong các vụ tấn công tại Paris tối thứ Sáu 13/11.22:45
Đình hoãn chuyến bay vào Pháp vì có đe dọaGiới chức trách Hà Lan đã không cho phép một chiếc phi cơ chuẩn bị bay sang Pháp được cất cánh tại sân bay Schiphol ở Amsterdam sau khi có tin trên Twitter đe dọa liên quan tới chuyến bay này.
Phát ngôn viên cảnh sát cho biết giới chức trách đã rà soát chiếc phi cơ của hãng hàng không Air France KLM, suốt một tiếng đồng hồ.
Chiếc phi cơ đáng lẽ đã cất cánh lúc khoảng 13:45.
Trước đó, thứ Bảy, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tuyên bố các biện pháp thắt chặt an ninh cho mọi di chuyển ra vào với nước Pháp.
TIN NÓNG BIỂN ĐÔNG: VIỆT NAM ĐỒNG Ý CHO HẢI QUÂN NHẬT ĐÓNG QUÂN TẠI VỊNH CAM RANH.
Ngày 29/10/2015, Việt Nam đề nghị Hải Quân Nhật đóng quân tại vịnh Cam Ranh.
Ngày 1/11/2015 Quốc Phòng Nhật họp khẩn để trả lời đề nghị của Việt Nam.
Ngày 5/11/2015 Quốc Phòng Nhật tức tốc tới vịnh Cam Ranh cùng thời gian Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình. Trong thời gian Tập Cận Bình viếng thăm VN, Trung Quốc hứa hẹn tình hữu nghị hữu hảo giữa 2 nước không xâm phạm nhau.
Ngày 6/11/2015 Tập Cận Bình sang Singapore tức tốc lẹo lưỡi tuyên bố Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc vì nó mang tên "South China Sea", cùng thời gian Tập Cận Bình tuyên bố, Việt Nam tức tốc ký kết hiệp ước để Nhật sử dụng vịnh Cam Ranh làm căn cứ Quân Sự.
Ngày 11/11/2015, Nhật nhanh chóng đưa ra kế hoạch lập căn cứ Hải Quân tại vịnh Cam Ranh vào năm 2016 để đối đầu vớiTrung Quốc.
Port Calls của Hải Quân có nghĩa là nơi "XUẤT PHÁT" và "CẬP BẾN", khác với chữ "NAVAL BASE" (Căn cứ Hải Quân) - "PORT CALLS" và "NAVAL BASE" tương đương là nơi đóng quân.
Để rõ hơn thì:
- "NAVAL BASE" (Ở nước ngoài) là nơi binh sĩ có thể xuống tàu và lên bờ, đi lại trong khu vực của nước khác là 26 miles.
- "PORT CALLS" (Ở nước ngoài) là nơi tàu chiến đóng quân và Hải Quân Nhật chỉ có thể xuống khu vực Quân Sự, căn cứ (trạm) ở Cam Ranh nhưng KHÔNG được ra đi ra khỏi khu vực quân sự.
Hai danh từ khác nhưng giống nhau ở điểm là tàu chiến của HẢI QUÂN NHẬT sẽ sử dụng CAM RANH như là một bến tàu Quân Sự với một căn cứ nằm trong khu vực quân sự.
As part of the collaboration, MSDF vessels will be allowed port calls in Cam Ranh Bay in southern Vietnam, a strategically important area facing the South China Sea. Japan and Vietnam will also conduct joint maritime exercises.
Cam Ranh Bay is located about 460 kilometers from the Spratly Islands, whose sovereignty is disputed by China, Vietnam and other nations. Vietnam is currently constructing a port for foreign vessels on Cam Ranh Bay.
The facility is scheduled to be completed in 2016, and the MSDF will make it a port of call.
nguồn: http://ajw.asahi.com/article/behind_news/politics/AJ201511070024
Nguyễn Thùy Trang
HUY PHƯƠNG * CỤC GẠCH CỦA BÁC
Chuyện cục gạch của 'Bác Hồ'
Huy Phương
Liên tưởng là nhân sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ tới sự việc, hiện tượng khác có liên quan, có khi tương đồng nhưng có khi tương phản. Mấy hôm nay trời California trở lạnh, tôi nghĩ đến những ngày tuyết giá ở miền Đông, nơi mà tôi đã sống một thời gian mấy năm, nhưng đồng thời tôi cũng nghĩ đến một cái gì nóng và ấm. Thì ra tôi đang nhớ đến chuyện cục gạch của “Bác Hồ” mà tôi đã được nghe qua ở đâu đó.
Chuyện cục gạch này không phải là huyền thoại, nó cũng không là chuyện tiểu thuyết hư cấu, mà chính là chuyện thật của đời “Bác,” do chính “Bác” kể, và chính “Bác” viết thành sách, thì đương nhiên phải là chuyện thật. Tên cuốn sách là: “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,” và tác giả là Trần Dân Tiên, không sai vào đâu, đó chính là “Bác.” Khổ nỗi, không ai nói cho bọn trẻ dưới chế độ XHCN biết Trần Dân Tiên “chính mi,” Hồ Chí Minh.
Câu chuyện Trần Dân Tiên viết ở trang 36 về “cục gạch của Bác” như sau:
“Ông trọ ở một phòng nhỏ trong một khách sạn rất rẻ tiền ở xóm lao động. Phòng chỉ vừa kê một cái giường sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế. Chỉ thế thôi, không có gì khác. Về mùa Đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.”
Câu chuyện Trần Dân Tiên viết, có thể xem qua rồi bỏ, nhưng khổ thay các con cháu của “Bác” lại cứ nhặng xị lên, làm như thật, vì cái gì của “Bác” lại không thơm tho, vĩ đại. Không rõ câu chuyện thực hư thế nào, các văn công thi sĩ cứ vung bút ca tụng lên cho có lập trường cái đã, rồi mọi chuyện tính sau.
Chế Lan Viên, chuyên viên nịnh bợ, đã viết một câu thơ chẳng ra thơ:
“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá!”
Tố Hữu không quên “nghề của chàng” nhưng câu cuối xuống “xề” quá vụng:
“Muôn nỗi đời như ảnh trắng đen
Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn
Một hòn gạch nóng nung tâm huyết
Mẩu bánh mì con nuôi chí bền.”
Sách “Bác” ghi rõ ràng là viên gạch, trước khi đi làm “Bác” bỏ vào lò bếp khách sạn, nhưng đời sau, sợ bếp khách sạn không đủ nóng, người ta lại nói “Bác” đem gửi cục gạch ở lò bánh mì. Con cháu đời sau, có người minh chứng rằng một “cục gạch hồng” không thể gói bằng tờ giấy báo đem lên lầu hai nơi “Bác” ở được, tờ báo sẽ cháy và “Bác” sẽ bị phỏng tay. Một cục gạch nếu được đốt nóng cũng không giữ nhiệt được quá một tiếng đồng hồ.
Bác ở nhà số 9 ngõ Compoint từ ngày 14 Tháng Bảy, 1921 đến 14 Tháng Ba, 1923, mãi đến 56 năm sau, hơn nửa thế kỷ, kể cũng lạ, là khi phái đoàn Cộng Sản Bắc Việt đến Paris, tìm đến thăm nơi “Bác” ở, mà tất cả hãy còn nguyên vẹn: “Một chiếc la-va-bô treo tường, có vòi nước chỉ để rửa mặt, ngay cạnh đó là một chiếc tủ quần áo làm bằng gỗ tạp. Sát tường bên trái là một chiếc giường sắt đơn vừa đủ một người nằm. Đầu giường có một chiếc tủ con để sách vở và vài đồ lặt vặt. Phía trên có một ngọn đèn nhỏ vừa đủ để thắp sáng gian buồng...”
Báo Giáo Dục và Đào Tạo còn phịa chuyện: “Ta còn phải học Bác ở tinh thần vượt gian khổ để học tập. Thời gian Bác sống ở Paris, rất cực khổ. Bác thuê phòng trọ nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền, mỗi buổi mai nấu cơm trong một cái sanh nhỏ đặt trên ngọn đèn dầu. Cơm ăn với một con cá mắm hoặc một ít thịt, ăn một nửa còn một nửa dành đến chiều. Có khi một miếng bánh mì với một miếng phó-mát là đủ ăn cả ngày.”
Ở Paris vào năm 1921, chưa có dân Việt tị nạn Cộng Sản chạy sang đông như dân Little Saigon ngày nay, mà “Bác” đã kiếm ra cá mắm để xơi nửa con, và gạo Ông Địa để nấu cơm, mà nấu cơm trên một ngọn đèn dầu, lòng tôi không thấy chút nào khâm phục “Bác” mà khâm phục người viết báo thối tha nào đã bịa chuyện kinh hoàng đến mức này.
Ông Nguyễn Trường Phú, chuyên viên Bảo Tàng Hồ Chí Minh, còn bạo gan nói rằng “hiện vật viên gạch hồng” cùng với nhiều đồ vật khác mà người thanh niên Nguyễn Ái Quốc sử dụng khi ở ngôi nhà số 9, ngõ Công-poăng, quận 17, thành phố Pa-ri (Pháp) nằm trong bộ sưu tập quý của Bảo Tàng Hồ Chí Minh.” Nhưng sau đó, thấy chuyện vô lý, ông này đã nói lại là viên gạch trưng bày ở đó hiện nay là viên gạch được phục chế trên cơ sở viên gạch đồng thời, đồng loại do ông tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn tặng viện bảo tàng!
“Năm 1974, chiếc tủ đựng quần áo, tủ con để đầu giường đã được đại sứ quán nước ta tại Pháp tổ chức lực lượng vận chuyển qua Béc-lin (Đức) bằng xe lửa, rồi gửi về nước!” Thật quá rắc rối!
Cũng không hiểu sao với chuyện nhà cửa đắt đỏ ở một thành phố lớn như Paris, mà bà chủ nhà Jammot lại để nguyên đồ đạc trong căn phòng của “anh Nguyễn” hơn nửa thế kỷ, để chờ phái đoàn Việt Cộng đi hội đàm ở Paris đến thăm và đòi mua lại. Hồ Chí Minh sinh năm 1890, hoạt động ở Paris đến năm 1921, tức là lúc ông đã 31 tuổi. Nếu bà cụ Jammot trẻ lắm thì phải trạc hay hơn tuổi “Bác,” như vậy năm 1974, bà đầm này cũng đã 84 tuổi, còn ở nguyên căn nhà ấy, còn minh mẫn để nhớ, kể chuyện vanh vách và dẫn lên tầng 2, nơi “anh Nguyễn” ở. Giá mà Bộ Chính Trị chở được bà này về Hà Nội trưng bày trong viện bảo tàng thì hay biết mấy!
“Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” “là cuốn sách kể lại những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến những năm đầu trong cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược,” của chính một người viết để đánh bóng thân thế và sự nghiệp của chính mình. Chính “Bác” trong cuốn sách này đã tự tả vẻ “đẹp lão“của mình (vào năm 1946) “Tóc người đã hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng ...”
Thế giới từng có chuyện suy tôn lãnh tụ, cũng có văn, thi sĩ đặt thêm bút hiệu để tự ca tụng mình, nhưng quả thật trên đời này, không ai vô liêm sỉ bằng “Bác!”Trở lại huyền thoại “cục gạch hồng” của “Bác” người ta kể lại một câu chuyện “tếu” như sau:
“Một phái đoàn Hà Nội được thành lập, lên đường đi Paris, quyết tâm cao tìm cục gạch. Đến Pháp, họ tới ngõ làm bánh mì ngày xưa, thăm hỏi, lục lọi nhiều nơi, nhiều ngày, nhưng không ai nghe nói đến cục gạch của 'Bác.' Cuối cùng họ gặp một bà đầm đầu tóc bạc, móm mém ở một góc phố. Kiên nhẫn, nhân viên trong phái đoàn lập lại những câu hỏi về cục gạch.
-Các ông nói là các ông đi tìm cục gạch để sưởi ấm những đêm Đông tại nhà trọ, ngõ này của ông Nguyễn?
-Vâng ạ, chúng cháu đang tìm cục gạch đó ạ.
-Thế thì: Cục gạch, mà các ông đang đi tìm chính là... tôi đây!
Đừng tin những gì “Bác” nói và những chuyện chúng ca tụng về “Bác.”
Chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Người Bắc gọi “bốc phét.”
Người Nam kêu “ba xạo!”
VIETTUSAIGON * NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ tố cáo xã hội
Wed, 11/11/2015 - 16:54 — VietTuSaiGon
Cùng một diễn ngôn, nhưng trong bối cảnh này, nó mang ý nghĩa tốt, trong
bối cảnh khác, nó mang ý nghĩa ngược lại. “Hãy cách ly người giàu ra
khỏi người nghèo” hoặc “Hãy cách ly người nghèo ra khỏi người giàu”.
Những câu đại khái như vậy, nếu xuất hiện ở những nước tiến bộ, nó không
hẳn là xấu. Bởi trọng tâm của nó không đặt duy nhất ở người giàu mà có
thể đặt vào người nghèo. Bởi trong một xã hội văn minh, tiến bộ, đương
nhiên, chẳng ai muốn để cho mặc cảm xã hội phải đè lên một ai đó, một bộ
phận nào đó… Để người nghèo sống chung với người giàu, vô hình trung
tạo ra rất nhiều cái khó cho cả người nghèo và người giàu và người nghèo
luôn được bảo vệ bằng cách không để họ phải sống chung với người giàu.
Nhưng đó là câu chuyện của những quốc gia có dân chủ, tiến bộ và tính nhân đạo. Cũng câu nói này, đặt ở bối cảnh Việt Nam, mọi sự sẽ đảo ngược. Câu nói của ông Nguyễn Văn Đực: “Hãy cách ly người nghèo ra khỏi người giàu” trong mấy ngày gần đây làm dấy lên sự bất bình của cư dân mạng. Ngay cả những người cả năm mới tiếp xúc internet đôi lần cũng thấy khó chịu, thậm chí họ cho rằng đó là câu nói vô văn hóa.
Vấn đề để bàn luận ở đây là phản ứng của người nghe có đúng không? Và nói ông Đực vô văn hóa đúng hay sai? Rất tiếc, có một câu trả lời không mong ông Đực đọc tới, đó là: Người dân nói đúng và cư dân mạng đã phản ứng đúng, họ nói ông Đực vô văn hóa là không sai. Vì sao?
Vì lẽ: Khi nói rằng phải tách người giàu ra khỏi người nghèo hoặc tách người nghèo ra khỏi người giàu, có hai vấn đề cần được đặt ra đầu tiên, đó là: Nguồn thặng dư để làm giàu của người giàu và vì sao người ta nghèo? Ở hai câu hỏi này, các nước tư bản tiến bộ có câu trả lời khá tường minh, đó là nguồn thặng dư của người giàu là do mồ hôi, nước mắt và trí não của họ bỏ ra cống hiến cho chính bản thân họ và xã hội của họ. Một kẻ lười biếng làm việc và lười biếng suy nghĩ sẽ không bao giờ trở thành người giàu trong xã hội tư bản.
Và trong xã hội nào cũng vậy, cái nghèo thì có một triệu lẻ một nguyên nhân, có thể người ta từng là giới nhà giàu, thượng lưu nhưng vì một lý do nào đó họ bị phá sản hoặc cũng có thể họ bị tàn tật, hoặc không tàn tật nhưng thiếu những điều kiện rất cơ bản để giàu, đó là thiếu tri thức, thiếu sức khỏe và thiếu sự tháo vát hoặc may mắn.
Khi phải rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, nỗi mặc cảm cũng như khả năng chi tiêu của người nghèo sẽ tỉ lệ nghịch với nhau. Nỗi mặc cảm càng lớn thì khả năng chi tiêu càng bé. Đa phần người nghèo các nước tư bản, tiến bộ đều dựa vào nguồn phúc lợi xã hội để sống và họ ý thức đuợc rằng đồng tiền mình cầm hơi qua ngày hoặc no bụng mỗi ngày là do thuế mà có, do người giàu đóng góp thông qua thuế và do vận động từ thiện.
Sở dĩ tôi dám khẳng định người nghèo xứ tư bản ý thức được đồng tiền họ đang sống từ phúc lợi, từ bảo trợ xã hội bởi vì họ có cái may mắn là muốn hay không họ vẫn có thể biết được ngân sách nhà nước có được bao nhiêu, thu chi như thế nào, bao nhiêu phần trăm dành cho những người như họ. Bởi đây là chyện công khai hằng năm, thậm chí hằng kỳ giữa nhà nước và công dân.
Và việc cách ly người nghèo ra khỏi người giàu ở các nước tư bản tiến bộ thường nhắm vào mục đích cao cả là đừng để cả hai nhóm giàu và nghèo cảm thấy ngột ngạt hoặc mặc cảm. Câu nói “hãy cách ly người nghèo ra khỏi người giàu” xuất hiện ở các nước tư bản là một câu nói nhân đạo, bởi nó xuất phát từ điều kiện và bối cảnh có văn hóa, có lòng tự trọng và có tính nhân đạo.
Ngược lại, câu nói này nếu nói ở Việt Nam hoặc Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Cu Ba và các nước độc tài còn sót lại trên thế giới thì nó hoàn toàn khác. Nó chạm đến hai vấn đề duy nhất là vấn đề nguồn thặng dư của nhà giàu và văn hóa của con người nói chung.
Vấn đề nguồn thặng dư của nhà giàu trên đất nước Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có ba nguồn cơ bản: Kiều hối từ các nước giàu có; Tham nhũng; buôn lậu và tùng xẻo tài nguyên.
Kiều hối do Việt Kiều từ các nước giàu có gởi về cho thân nhân của họ tại Việt Nam đã giúp cho rất nhiều người Việt có người thân ở nước ngoài trở nên giàu có, đầy đủ. Nhưng khoản này chưa là gì so với khoản tham ô của giới quan chức Cộng sản. Giới này có thể vung tiền như vứt lá qua cửa sổ bởi đồng tiền của họ đang cầm là tích hợp máu và nước mắt của tập thể dân tộc Việt Nam thông qua các loại thuế chứ không phải là đồng tiền của một ai cụ thể, của người thân phải bôn ba xứ người để kiếm mà gởi về.
Đồng kiều hối chứa lòng yêu thương và tính san sẻ giữa người với người và cường độ đậm nhạt tùy thuộc vào tình cảm giữa người gởi và người nhận.
Ngược lại, đồng tham nhũng chứa sự hả hê của kẻ nắm đồng tiền chung chung, trí trá và qua mặt cả triệu dân đen để ăn chơi, tiêu xài phung phí. Và đây là đồng tiền dễ kiếm nhất, nó tỉ lệ thuận với chức vụ và lòng tham. Nghĩa là càng làm lớn thì càng có cơ hội tham nhũng và con số tiền tham nhũng càng lớn.
Còn một nhóm nữa là nhóm buôn lậu và tùng xẻo tài nguyên. Nhóm này cũng có tính chất gần giống với nhóm quan chức tham nhũng, đó là thiên nhiên, tài nguyên càng bị tùng xẻo thì bọn họ càng giàu. Sức khỏe cộng động càng xuống cấp bởi hàng giả, hàng nhái thì bọn họ càng giàu.
Với những kẻ giàu bất chính nhưng tự xem mình đứng vế trên của xã hội, ở tầng lớp thượng lưu trong xã hội, đương nhiên, họ không bao giờ nghĩ được tới chuyện sợ người nghèo tự ái, mặc cảm khi sống gần họ. Mà đâu đó, trong vô thức của họ sợ mất của, sợ ăn trộm, sợ mất sang trọng và sợ cả sự quan sát.
Vì sao? Vì lẽ, bản thân những kẻ tham nhũng, gian lận và buôn lậu đều là những kẻ cắp, họ cắp tàn bạo hơn nhiều so với kẻ cắp thuần túy. Ví dụ như giới quan chức Việt Nam, nếu họ không biết ăn cắp của công với đồng lương và mức tiêu xài hiện tại, họ không có cỏ để mà gặm chứ đừng nói tới cơm để ăn. Giới quan chức tham nhũng là kẻ cắp tài sản của dân tộc nặng nề nhất.
Thứ đến, giới buôn lậu và tàn phá tài nguyên, môi trường là những kẻ (mệnh danh tư bản đỏ) ăn cắp hàng thứ nhì của dân tộc. Bây giờ, họ muốn được sống yên, không phải tiếp xúc với người nghèo. Vì tiếp xúc với người nghèo sẽ làm họ mặc cảm với quá khứ nhiều đời nhiều kiếp của họ. Và làm họ lo ngại bị ăn cắp bởi họ cũng đã và đang là kẻ cắp. Và làm họ sợ bị quan sát bởi người nghèo ở gần họ có thể quan sát thấy cái sự giàu vô lý và bất minh của họ.
Tại Việt Nam, nói “Hãy cách ly người nghèo ra khỏi người giàu” cũng đồng nghĩa hãy tách người bị ăn cắp ra khỏi kẻ cắp. Bởi người nghèo bao giờ cũng là nạn nhân chung của tính tham lam, trộm cắp của giới quan chức. Và nói cách ly người nghèo ra khỏi người giàu cũng đồng nghĩa với thỏa mãn lòng ích kỉ của kẻ cắp (cụ thể là đám quan chức tham ô, tư bản đỏ và đám đầu trộm đuôi cướp tài nguyên, buôn lậu).
Và khi nói về điều này, người ta nghĩ ngay đến nguồn thặng dư của nhà giàu Việt Nam, trừ những gia đình nhận kiều hối và làm ăn chân chính (diện này rất hiếm) thì toàn bộ đều là nguồn từ tham nhũng, móc ngoặc và đủ các thành phần trộm cướp trong kho thuế, công quĩ của nhân dân.
Khi hất người nghèo ra khỏi một khu vực nào đó để kẻ trộm cướp đến sống, câu nói này chỉ thỏa mãn tính ích kỉ và nhỏ nhen. Chung qui, câu nói của ông Đực khi phát biểu tại Việt Nam chỉ có thấy hoặc là ông ta chỉ là con vẹt, học cách nói của tư bản và phát biểu một cách sỗ sàng. Hoặc là ông ta cũng nằm trong thành phần trộm cướp tài sản nhân dân và cố gắng chạy trốn cái nghèo như trốn một quá khứ và trốn cả trách nhiệm chia sẻ trong tương lai.
Có thể nói rằng đây là câu nói vô văn hóa và phản động nhất lịch sử. Bởi chính nhân dân nghèo khổ này đã bán mặt cho đất bán lưng cho trời để nuôi lên một đám giàu có trên mồ hôi và nước mắt của mình. Để rồi sau đó, khi đủ no lưng ấm cật, bọn họ lại nghĩ cách để đẩy người ta ra khỏi tầm mắt. Có thể nói rằng câu nói này phản ảnh xã hội. Một xã hội đẩy rẫy những kẻ vong ơn và sống trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân.
Một câu nói đầy tính phản động.
Nhưng đó là câu chuyện của những quốc gia có dân chủ, tiến bộ và tính nhân đạo. Cũng câu nói này, đặt ở bối cảnh Việt Nam, mọi sự sẽ đảo ngược. Câu nói của ông Nguyễn Văn Đực: “Hãy cách ly người nghèo ra khỏi người giàu” trong mấy ngày gần đây làm dấy lên sự bất bình của cư dân mạng. Ngay cả những người cả năm mới tiếp xúc internet đôi lần cũng thấy khó chịu, thậm chí họ cho rằng đó là câu nói vô văn hóa.
Vấn đề để bàn luận ở đây là phản ứng của người nghe có đúng không? Và nói ông Đực vô văn hóa đúng hay sai? Rất tiếc, có một câu trả lời không mong ông Đực đọc tới, đó là: Người dân nói đúng và cư dân mạng đã phản ứng đúng, họ nói ông Đực vô văn hóa là không sai. Vì sao?
Vì lẽ: Khi nói rằng phải tách người giàu ra khỏi người nghèo hoặc tách người nghèo ra khỏi người giàu, có hai vấn đề cần được đặt ra đầu tiên, đó là: Nguồn thặng dư để làm giàu của người giàu và vì sao người ta nghèo? Ở hai câu hỏi này, các nước tư bản tiến bộ có câu trả lời khá tường minh, đó là nguồn thặng dư của người giàu là do mồ hôi, nước mắt và trí não của họ bỏ ra cống hiến cho chính bản thân họ và xã hội của họ. Một kẻ lười biếng làm việc và lười biếng suy nghĩ sẽ không bao giờ trở thành người giàu trong xã hội tư bản.
Và trong xã hội nào cũng vậy, cái nghèo thì có một triệu lẻ một nguyên nhân, có thể người ta từng là giới nhà giàu, thượng lưu nhưng vì một lý do nào đó họ bị phá sản hoặc cũng có thể họ bị tàn tật, hoặc không tàn tật nhưng thiếu những điều kiện rất cơ bản để giàu, đó là thiếu tri thức, thiếu sức khỏe và thiếu sự tháo vát hoặc may mắn.
Khi phải rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, nỗi mặc cảm cũng như khả năng chi tiêu của người nghèo sẽ tỉ lệ nghịch với nhau. Nỗi mặc cảm càng lớn thì khả năng chi tiêu càng bé. Đa phần người nghèo các nước tư bản, tiến bộ đều dựa vào nguồn phúc lợi xã hội để sống và họ ý thức đuợc rằng đồng tiền mình cầm hơi qua ngày hoặc no bụng mỗi ngày là do thuế mà có, do người giàu đóng góp thông qua thuế và do vận động từ thiện.
Sở dĩ tôi dám khẳng định người nghèo xứ tư bản ý thức được đồng tiền họ đang sống từ phúc lợi, từ bảo trợ xã hội bởi vì họ có cái may mắn là muốn hay không họ vẫn có thể biết được ngân sách nhà nước có được bao nhiêu, thu chi như thế nào, bao nhiêu phần trăm dành cho những người như họ. Bởi đây là chyện công khai hằng năm, thậm chí hằng kỳ giữa nhà nước và công dân.
Và việc cách ly người nghèo ra khỏi người giàu ở các nước tư bản tiến bộ thường nhắm vào mục đích cao cả là đừng để cả hai nhóm giàu và nghèo cảm thấy ngột ngạt hoặc mặc cảm. Câu nói “hãy cách ly người nghèo ra khỏi người giàu” xuất hiện ở các nước tư bản là một câu nói nhân đạo, bởi nó xuất phát từ điều kiện và bối cảnh có văn hóa, có lòng tự trọng và có tính nhân đạo.
Ngược lại, câu nói này nếu nói ở Việt Nam hoặc Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Cu Ba và các nước độc tài còn sót lại trên thế giới thì nó hoàn toàn khác. Nó chạm đến hai vấn đề duy nhất là vấn đề nguồn thặng dư của nhà giàu và văn hóa của con người nói chung.
Vấn đề nguồn thặng dư của nhà giàu trên đất nước Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có ba nguồn cơ bản: Kiều hối từ các nước giàu có; Tham nhũng; buôn lậu và tùng xẻo tài nguyên.
Kiều hối do Việt Kiều từ các nước giàu có gởi về cho thân nhân của họ tại Việt Nam đã giúp cho rất nhiều người Việt có người thân ở nước ngoài trở nên giàu có, đầy đủ. Nhưng khoản này chưa là gì so với khoản tham ô của giới quan chức Cộng sản. Giới này có thể vung tiền như vứt lá qua cửa sổ bởi đồng tiền của họ đang cầm là tích hợp máu và nước mắt của tập thể dân tộc Việt Nam thông qua các loại thuế chứ không phải là đồng tiền của một ai cụ thể, của người thân phải bôn ba xứ người để kiếm mà gởi về.
Đồng kiều hối chứa lòng yêu thương và tính san sẻ giữa người với người và cường độ đậm nhạt tùy thuộc vào tình cảm giữa người gởi và người nhận.
Ngược lại, đồng tham nhũng chứa sự hả hê của kẻ nắm đồng tiền chung chung, trí trá và qua mặt cả triệu dân đen để ăn chơi, tiêu xài phung phí. Và đây là đồng tiền dễ kiếm nhất, nó tỉ lệ thuận với chức vụ và lòng tham. Nghĩa là càng làm lớn thì càng có cơ hội tham nhũng và con số tiền tham nhũng càng lớn.
Còn một nhóm nữa là nhóm buôn lậu và tùng xẻo tài nguyên. Nhóm này cũng có tính chất gần giống với nhóm quan chức tham nhũng, đó là thiên nhiên, tài nguyên càng bị tùng xẻo thì bọn họ càng giàu. Sức khỏe cộng động càng xuống cấp bởi hàng giả, hàng nhái thì bọn họ càng giàu.
Với những kẻ giàu bất chính nhưng tự xem mình đứng vế trên của xã hội, ở tầng lớp thượng lưu trong xã hội, đương nhiên, họ không bao giờ nghĩ được tới chuyện sợ người nghèo tự ái, mặc cảm khi sống gần họ. Mà đâu đó, trong vô thức của họ sợ mất của, sợ ăn trộm, sợ mất sang trọng và sợ cả sự quan sát.
Vì sao? Vì lẽ, bản thân những kẻ tham nhũng, gian lận và buôn lậu đều là những kẻ cắp, họ cắp tàn bạo hơn nhiều so với kẻ cắp thuần túy. Ví dụ như giới quan chức Việt Nam, nếu họ không biết ăn cắp của công với đồng lương và mức tiêu xài hiện tại, họ không có cỏ để mà gặm chứ đừng nói tới cơm để ăn. Giới quan chức tham nhũng là kẻ cắp tài sản của dân tộc nặng nề nhất.
Thứ đến, giới buôn lậu và tàn phá tài nguyên, môi trường là những kẻ (mệnh danh tư bản đỏ) ăn cắp hàng thứ nhì của dân tộc. Bây giờ, họ muốn được sống yên, không phải tiếp xúc với người nghèo. Vì tiếp xúc với người nghèo sẽ làm họ mặc cảm với quá khứ nhiều đời nhiều kiếp của họ. Và làm họ lo ngại bị ăn cắp bởi họ cũng đã và đang là kẻ cắp. Và làm họ sợ bị quan sát bởi người nghèo ở gần họ có thể quan sát thấy cái sự giàu vô lý và bất minh của họ.
Tại Việt Nam, nói “Hãy cách ly người nghèo ra khỏi người giàu” cũng đồng nghĩa hãy tách người bị ăn cắp ra khỏi kẻ cắp. Bởi người nghèo bao giờ cũng là nạn nhân chung của tính tham lam, trộm cắp của giới quan chức. Và nói cách ly người nghèo ra khỏi người giàu cũng đồng nghĩa với thỏa mãn lòng ích kỉ của kẻ cắp (cụ thể là đám quan chức tham ô, tư bản đỏ và đám đầu trộm đuôi cướp tài nguyên, buôn lậu).
Và khi nói về điều này, người ta nghĩ ngay đến nguồn thặng dư của nhà giàu Việt Nam, trừ những gia đình nhận kiều hối và làm ăn chân chính (diện này rất hiếm) thì toàn bộ đều là nguồn từ tham nhũng, móc ngoặc và đủ các thành phần trộm cướp trong kho thuế, công quĩ của nhân dân.
Khi hất người nghèo ra khỏi một khu vực nào đó để kẻ trộm cướp đến sống, câu nói này chỉ thỏa mãn tính ích kỉ và nhỏ nhen. Chung qui, câu nói của ông Đực khi phát biểu tại Việt Nam chỉ có thấy hoặc là ông ta chỉ là con vẹt, học cách nói của tư bản và phát biểu một cách sỗ sàng. Hoặc là ông ta cũng nằm trong thành phần trộm cướp tài sản nhân dân và cố gắng chạy trốn cái nghèo như trốn một quá khứ và trốn cả trách nhiệm chia sẻ trong tương lai.
Có thể nói rằng đây là câu nói vô văn hóa và phản động nhất lịch sử. Bởi chính nhân dân nghèo khổ này đã bán mặt cho đất bán lưng cho trời để nuôi lên một đám giàu có trên mồ hôi và nước mắt của mình. Để rồi sau đó, khi đủ no lưng ấm cật, bọn họ lại nghĩ cách để đẩy người ta ra khỏi tầm mắt. Có thể nói rằng câu nói này phản ảnh xã hội. Một xã hội đẩy rẫy những kẻ vong ơn và sống trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân.
Một câu nói đầy tính phản động.
Comments
Thu, 11/12/2015 - 15:01 — anonymous
Giầu nghèo có nên sống chung ?
Lời lẽ và sự suy nghĩ của ô . Đực thật " nghèo nàn " kém hiểu biết . Sau
nhiều năm nghiên cứu ỏ các thành phố lớn trên thế giới , tìm hiểu về sự
phát triển của những quốc gia giầu mạnh nhất thế giới . Tôi xin lấy 1
thí dụ ỏ thành phố Vancouver , Canada ( nơi đựoc báo chí Thế giới bình
bầu là 1 trong 5 tp đáng sống nhất thế giới ) trong các khu giầu có
sang trọng và mắc mỏ nhất của thành phố như Yale town , Downtown,,,đều
có rất nhiều các dãy nhà gọi là Co- op hay Housing ( thuộc chính phủ ) ,
cho thuê giá rẻ cho người nghèo , trộn lẫn với nhóm nhà riêng giàu có .
Luật của thành phố Vancouver trong những tòa nhà cao ốc sang trọng vẫn
phải dảnh 1 , 2 tầng có phòng cho Co-op , Housing cho người nghèo thu
nhập thấp ở , vì thế trong khu nhà giầu vẫn có rất nhiều người nghèo
sinh sống . Khi vào 1 nhà hàng ăn uống bạn không thể nào phân biệt đựoc
người nào giầu , người nào nghèo vì tất cả như nhau . Khi ăn trưa với 1
người bạn Canadian , anh ta nói : " Thủ tướng Canada hay Lãnh đạo đất
nước cũng ăn trưa giống tụi mình mà thôi, trong tiêm ăn này , cạnh chúng
ta có người là TGĐ , Thứ bộ Trưởng hay là dân thường , người nghèo khó
mà nhận biết đựoc. ".
Ở 1 nước vỗ ngực là " Xã hội chủ nghĩa " mà rất phản lại chủ nghĩa xã hội ! lại có loại người vừa thoát nghèo đói hôm qua , chân còn dính đầy "Phèn bẩn " mà đã dám buông lời khinh bạc " phân ly giầu nghèo " thật đáng phỉ nhổ !
Ở 1 nước vỗ ngực là " Xã hội chủ nghĩa " mà rất phản lại chủ nghĩa xã hội ! lại có loại người vừa thoát nghèo đói hôm qua , chân còn dính đầy "Phèn bẩn " mà đã dám buông lời khinh bạc " phân ly giầu nghèo " thật đáng phỉ nhổ !
NHẠC SĨ TUẤN KHANH * LUẬT SƯ NHÂN QUYỀN
Giáo khoa về đàn áp: luật sư nhân quyền là đối tượng chính
Thu, 11/12/2015 - 16:57 — tuankhanh
Bài viết dưới đây, đăng trên tờ Business Insider, như một cách giới
thiệu về phương thức đàn áp cúa chính quyền cộng sản đối với những người
hoạt động bảo vệ luật pháp.
Sự công khai và tàn bạo của công an cộng sản Trung Quốc thật sự là kim
chỉ nam cho những hệ thống độc tài đang chịu ảnh hưởng. Bất kỳ ai quan
tâm đến thời sự cũng có thể xem qua, nhanh chóng nhận biết những gì gần
với mình.
________________________________________________________
Bắc Kinh (AFP) - Mới đây, một luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung
Quốc đã lên tiếng "thú nhận tội lỗi", sau một tuần bị giam giữ trong một
chiến dịch đàn áp quy mô lớn mà chủ đích nhắm vào các nhà hoạt động
pháp lý, tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết.
Zhou Shifeng là một trong số hơn 130 luật sư nhân quyền bị bắt giữ hoặc
bị triệu tập thẩm vấn của nhà nước Trung Quốc bảo mật tháng này, theo
thống kê các nhóm hoạt động về quyền con người.
Ông Zhou Shifeng là người trợ giúp pháp lý cho gia đình các trẻ em bị
ngộ độc vì uống sữa bột từ một công ty sản xuất lớn. Năm nay, ông Zhou
cũng đã tham gia bảo vệ một nhà văn 81 tuổi bị bắt giữ vì viết bài chỉ
trích đảng Cộng sản đang cầm quyền.
Zhou được cho biết là không có đủ điều kiện để đảm nhiệm vai trò làm
luật sư biện hộ gia đình nguyên đơn. Nhưng vào cuối tuần, hãng tin Tân
Hoa Xã thông báo rằng ông Zhou đã "nhận tội", và xin chính quyền cho một
"cơ hội thứ hai."
"Một số điều về hành động của mình tại công ty luật là bất hợp pháp ...
sai lầm của tôi là nghiêm trọng", bản tin trích dẫn lời của Zhou nói,
hết sức thành khẩn trong thời gian bị công an thẩm vấn.
Tân Hoa Xã cũng nói rằng chín luật sư khác, kết nối với công ty luật của
Zhou, đã bị bắt giam với các cáo buộc hình sự, vì có liên quan.
Chín luật sư nói trên bị bắt giam vì đã "trả lời phỏng vấn truyền thông
nước ngoài, truyền bá tư tưởng chống đảng và chính phủ, vu khống, và
trình bày những quan điểm tiêu cực về hệ thống pháp luật", bản tin nói
thêm như vậy.
Trong những người bị giam, có nữ luật sư Wang Yu. Bà là người nổi tiếng
với những trường hợp bảo vệ người nghèo khó do bị cưỡng chế - phá dỡ nhà
cửa, nạn nhân bị tấn công tình dục, bị giam giữ bất hợp pháp và lạm
quyền.
Trong một nỗ lực rõ ràng là để gây áp lực với gia đình của bà Wang, con
trai chỉ mới 16 tuổi của bà đã bị công an thành phố Thiên Tân triệu tập
thẩm vấn nhiều lần. Một người bạn của gia đình bà Wang nói với phóng
viên của AFP như vậy.
Công an canh giữ bên ngoài nhà cha mẹ của bà Wang, và "đi theo gia đình
bất cứ khi nào họ đi ra ngoài," những người bạn của gia đình cho biết,
nhưng xin không nêu tên vì sợ bị chính quyền trả thù.
Tòa án của Trung Quốc là nơi có gần 100% vụ án luôn được nhanh chóng xác
quyết là phạm tội. Phương tiện truyền thông nhà nước cho biết các số
liệu vào năm ngoái, rằng việc công an sử dụng hình thức tra tấn để lấy
lời thú tội "không phải là chuyện hiếm" trong thời gian điều tra.
Đảng cộng sản cầm quyền cho biết họ hy vọng sẽ thúc đẩy một nền "pháp
trị", thông qua việc phát triển số lượng ngày càng nhiều của giới luật
sư trong thập kỷ qua, nhằm phơi bày tình trạng lạm dụng quyền lực trước
tòa án.
Nhưng bên cạnh đó, chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng quyền quyết
định tối thượng của đảng cộng sản, vẫn nằm trên hệ thống pháp luật, và
các giới hạn quyền hoạt động tư pháp qua các văn bản ràng buộc..
Giới luật sư nhân quyền Trung Quốc trước nay luôn phải đối mặt với các
cuộc tấn công thể chất, quản chế tại gia và kết án tù, nhưng lúc này,
các nhà quan sát thời sự nhìn thấy các chiến dịch đàn áp của chính
quyền, đang ở phần cao trào dữ dội.
Hơn 200 luật sư nhân quyền đã là đối tượng triệt hạ của công an cộng
sản, kể từ tháng Sáu, theo một báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế, trụ sở
tại Anh cho biết.
Trong số những vụ bắt bớ gần đây, tối thiểu có 130 luật sư, theo ước tính các nhà hoạt động xã hội ở Trung Quốc.
Gia đình của luật sư Zhou Shifeng đã mời người bào chữa là luật sư Yang
Jinzhu, nhưng công an đã không cho phép người bào chữa gặp gỡ với thân
chủ của mình. Nhóm vận động cho nhân quyền có tên là Rights Network
Defense, trụ sở tại Hồng Kông, đã phát đi thông tin trên.
Phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc thường xuyên đưa tin về
"lời thú tội" của các nghi phạm, trong khi họ vẫn đang bị giam giữ mà
không có sự tham dự của luật sư. Thực tế này ở ngành điều tra của chế độ
cộng sản luôn bị chỉ trích là vi phạm các thủ tục pháp lý, nguyên tắc
tố tụng hình sự.
Các luật sư hợp tác với ông Zhou Shifeng bị truyền thông nhà nước gọi là
một "tổ chức tội phạm". Hoạt động hành nghề của họ bị coi là "dàn dựng"
nhằm thách thức tòa án, công khai trên Internet.
Trong một bình luận, Tân Hoa Xã cho biết Trung Quốc "phải nhốt những luật sư đã phá vỡ lời thề".
"Trong các hồ sơ của công an về hành động của các nghi phạm, có một điều
đặc biệt đáng nói: các luật sư đã bị nghi ngờ đã tài trợ và tổ chức các
cuộc biểu tình giúp cho khách hàng của họ," Tân Hoa Xã nói thêm.
Ba trong số các luật sư đang bị giam, hiện đối mặt với mức án 15 năm án
tù về tội "kích động lật đổ quyền lực nhà nước", theo thông tin từ công
an. Bạn bè của những người bị bắt trong tuần này, cho biết.
Một trong những người bị giam nói trên, luật sư Xie Yang, là người đã
tìm cách đòi đền bù cho gia đình của một người đàn ông bị công an bắn
chết vào tháng năm tại một nhà ga xe lửa ở phía đông bắc Trung Quốc. Sự
kiện đó dấy lên sự phản đối trên mạng xã hội trực tuyến về bạo lực bởi
các nhà thực thi pháp luật.
Tuấn Khanh chuyển ngữ
Theo Business Insider
Tựa gốc " Detained China human rights lawyer 'confesses': state media"
NGUYEN VŨ BÌNH * GIỚI LUẬT SƯ
Giới luật sư vào cuộc
Sat, 11/14/2015 - 02:32 — nguyenvubinh
Trong thời gian hai tuần trở lại đây, xã hội Việt Nam đã được chứng
kiến hai sự kiện chưa từng xảy ra liên quan tới hành xử của nhà cầm
quyền Việt Nam với giới luật sư. Sự việc đầu tiên, hai luật sư trần Thu
Nam và Lê Văn Luân khi đi tới nhà thân chủ ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã
bị hành hung. Sự kiện thứ hai, luật sư Trần Vũ Hải, người sẽ bảo vệ cho
hai đồng nghiệp luật sư vừa bị hành hung, đã bị nhà cầm quyền Việt Nam
bắt giữ trái pháp luật, gây ra một cuộc biểu tình đòi người lớn nhất từ
trước tới nay tại Hà Nội. Sự việc sau là hệ quả của sự việc trước, cộng
với việc giới luật sư đã đồng lòng ký một kiến nghị thư đòi hủy bỏ quy
định cấp giấy chứng nhận người bào chữa trong tố tụng hình sự và dân sự.
Nhưng sự việc có lẽ có nguyên nhân từ việc luật sư Trần Thu Nam và luật sư Trần Vũ Hải ra thông báo trên trang face book cá nhân về một cuộc tuần hành của giới luật sư tới địa điểm gửi kiến nghị. Ngoại trừ vấn đề dự kiến tuần hành, tất cả các việc làm của các luật sư đều được giới luật sư và các luật sư đoàn các cấp ủng hộ. Như vậy có thể nói, giới luật sư đã vào cuộc, trong một công cuộc đòi hỏi công lý cho các cá nhân, nhưng lại là đại diện tiêu biểu của người dân đang bị nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nghiêm trọng các quyền con người.
Trước hết, chúng ta cần nhận định rõ, việc giới luật sư vào cuộc là việc bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền con người theo các quy định pháp luật hiện hành, bằng chính các thủ tục tố tụng và các quy định luật pháp. Giới luật sư, sẽ bảo vệ công lý thông qua các vụ việc bảo vệ thân chủ, là người dân bình thường, hoặc chính các luật sư bị vi phạm, bị xâm phạm các quyền con người.
Sự việc này trở thành sự kiện quan trọng chỉ bởi vì đối tượng vi phạm, xâm phạm các quyền con người lại là bộ máy hành pháp của nhà cầm quyền Việt Nam, đặc biệt hơn, lại là lực lượng công an, quyền lực bao trùm lên tất cả và đang trở thành lực lượng kiêu binh trong xã hội. Nhận thức này cũng sẽ loại trừ ngay từ đầu những luận điệu xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ và bóp méo mục đích, mục tiêu mà những luật sư có lương tri đã và đang dấn thân. Họ không hề có ý định, hoặc thực hiện việc gây rối, hay âm mưu lật đổ chế độ, mà chỉ thực hiện quyền công dân, quyền hành nghề luật sư để bảo vệ thân chủ hoặc tự bảo vệ nhau. Sự vào cuộc của giới luật sư, và công cuộc đấu tranh sắp tới của họ sẽ rất quyết liệt và gian truân bởi nhà cầm quyền hoàn toàn ý thức được từ trước tới nay chưa có lực lượng nào phản kháng lại có tổ chức và nắm vững pháp luật như họ.
Trong công cuộc bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền con người theo hiến pháp và pháp luật hiện hành ở Việt nam hiện nay, giới luật sư có rất nhiều sự ủng hộ cũng như các điều kiện thuận lợi.
Thứ nhất, quá trình đấu tranh của giới luật sư chính là quá trình tác nghiệp của họ, được luật pháp bảo vệ, được dư luận xã hội tôn trọng và ủng hộ. Cùng họp bàn nhau để đòi lại đồ đạc bị thu giữ bất hợp pháp, hoặc viết đơn kiện vi phạm quyền con người nếu là những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ thực hiện sẽ bị theo dõi, quấy phá và ngăn chặn. Nhưng nếu là các luật sư thực hiện các việc đó, sẽ rất khó hoặc không thể ngặn chặn, quấy phá bởi lý do giản dị là họ đang tác nghiệp.
Thứ hai, giới luật sư nắm rõ luật pháp, quy trình, thủ tục tố tụng, các quy phạm pháp luật nên nhà cầm quyền không thể hành xử trái pháp luật, sai quy trình, quy định. Nếu cố tình thực hiện (như hai vụ vừa qua) thì xã hội sẽ lên án quyết liệt.
Thứ ba, công cuộc đấu tranh của các luật sư được toàn xã hội ủng hộ, cổ vũ. Sự ủng hộ nhiệt thành và tức thời là sức mạnh tinh thần động viên, nâng đỡ giới luật sư. Mạng Internet và mạng xã hội facebook đã và đang thực hiện tốt chức năng kết nối thông tin cũng như ủng hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của giới luật sư. Hơn thế nữa, phong trào dân chủ Việt Nam luôn sát cánh bên các luật sư bất kể đêm ngày hay mưa nắng. Cuộc biểu tình đòi người của người dân hôm 12/11 vừa qua đã chứng tỏ giới luật sư không hề đơn độc trong công cuộc đấu tranh hết sức ý nghĩa này.
Một xã hội mà giới luật sư bảo vệ thân chủ theo đúng pháp luật hiện hành đã gặp muôn vàn khó khăn, thách thức chỉ chứng tỏ xã hội đó không hề tôn trọng pháp luật. Tuy vậy, thói quen chà đạp lên pháp luật, vi phạm nghiêm trọng quyền con người của nhà cầm quyền Việt Nam đang gặp thách thức thật sự khi giới luật sư vào cuộc. Cuộc tranh đấu mới chỉ bắt đầu, nhưng giới luật sư sẽ có sự ủng hộ của toàn xã hội, của chính nghĩa chắc chắn sẽ cùng nhân dân giành được thắng lợi cuối cùng./.
Hà Nội, ngày 13/11/2015
N.V.B
Nhưng sự việc có lẽ có nguyên nhân từ việc luật sư Trần Thu Nam và luật sư Trần Vũ Hải ra thông báo trên trang face book cá nhân về một cuộc tuần hành của giới luật sư tới địa điểm gửi kiến nghị. Ngoại trừ vấn đề dự kiến tuần hành, tất cả các việc làm của các luật sư đều được giới luật sư và các luật sư đoàn các cấp ủng hộ. Như vậy có thể nói, giới luật sư đã vào cuộc, trong một công cuộc đòi hỏi công lý cho các cá nhân, nhưng lại là đại diện tiêu biểu của người dân đang bị nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nghiêm trọng các quyền con người.
Trước hết, chúng ta cần nhận định rõ, việc giới luật sư vào cuộc là việc bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền con người theo các quy định pháp luật hiện hành, bằng chính các thủ tục tố tụng và các quy định luật pháp. Giới luật sư, sẽ bảo vệ công lý thông qua các vụ việc bảo vệ thân chủ, là người dân bình thường, hoặc chính các luật sư bị vi phạm, bị xâm phạm các quyền con người.
Sự việc này trở thành sự kiện quan trọng chỉ bởi vì đối tượng vi phạm, xâm phạm các quyền con người lại là bộ máy hành pháp của nhà cầm quyền Việt Nam, đặc biệt hơn, lại là lực lượng công an, quyền lực bao trùm lên tất cả và đang trở thành lực lượng kiêu binh trong xã hội. Nhận thức này cũng sẽ loại trừ ngay từ đầu những luận điệu xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ và bóp méo mục đích, mục tiêu mà những luật sư có lương tri đã và đang dấn thân. Họ không hề có ý định, hoặc thực hiện việc gây rối, hay âm mưu lật đổ chế độ, mà chỉ thực hiện quyền công dân, quyền hành nghề luật sư để bảo vệ thân chủ hoặc tự bảo vệ nhau. Sự vào cuộc của giới luật sư, và công cuộc đấu tranh sắp tới của họ sẽ rất quyết liệt và gian truân bởi nhà cầm quyền hoàn toàn ý thức được từ trước tới nay chưa có lực lượng nào phản kháng lại có tổ chức và nắm vững pháp luật như họ.
Trong công cuộc bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền con người theo hiến pháp và pháp luật hiện hành ở Việt nam hiện nay, giới luật sư có rất nhiều sự ủng hộ cũng như các điều kiện thuận lợi.
Thứ nhất, quá trình đấu tranh của giới luật sư chính là quá trình tác nghiệp của họ, được luật pháp bảo vệ, được dư luận xã hội tôn trọng và ủng hộ. Cùng họp bàn nhau để đòi lại đồ đạc bị thu giữ bất hợp pháp, hoặc viết đơn kiện vi phạm quyền con người nếu là những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ thực hiện sẽ bị theo dõi, quấy phá và ngăn chặn. Nhưng nếu là các luật sư thực hiện các việc đó, sẽ rất khó hoặc không thể ngặn chặn, quấy phá bởi lý do giản dị là họ đang tác nghiệp.
Thứ hai, giới luật sư nắm rõ luật pháp, quy trình, thủ tục tố tụng, các quy phạm pháp luật nên nhà cầm quyền không thể hành xử trái pháp luật, sai quy trình, quy định. Nếu cố tình thực hiện (như hai vụ vừa qua) thì xã hội sẽ lên án quyết liệt.
Thứ ba, công cuộc đấu tranh của các luật sư được toàn xã hội ủng hộ, cổ vũ. Sự ủng hộ nhiệt thành và tức thời là sức mạnh tinh thần động viên, nâng đỡ giới luật sư. Mạng Internet và mạng xã hội facebook đã và đang thực hiện tốt chức năng kết nối thông tin cũng như ủng hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của giới luật sư. Hơn thế nữa, phong trào dân chủ Việt Nam luôn sát cánh bên các luật sư bất kể đêm ngày hay mưa nắng. Cuộc biểu tình đòi người của người dân hôm 12/11 vừa qua đã chứng tỏ giới luật sư không hề đơn độc trong công cuộc đấu tranh hết sức ý nghĩa này.
Một xã hội mà giới luật sư bảo vệ thân chủ theo đúng pháp luật hiện hành đã gặp muôn vàn khó khăn, thách thức chỉ chứng tỏ xã hội đó không hề tôn trọng pháp luật. Tuy vậy, thói quen chà đạp lên pháp luật, vi phạm nghiêm trọng quyền con người của nhà cầm quyền Việt Nam đang gặp thách thức thật sự khi giới luật sư vào cuộc. Cuộc tranh đấu mới chỉ bắt đầu, nhưng giới luật sư sẽ có sự ủng hộ của toàn xã hội, của chính nghĩa chắc chắn sẽ cùng nhân dân giành được thắng lợi cuối cùng./.
Hà Nội, ngày 13/11/2015
N.V.B
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Nhà Nước Tận Thu & Nhân Dân Tận Diệt
Wed, 11/11/2015 - 08:22 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Tỉ lệ thuế và phí dân VN phải chịu đóng/GDP cao từ 1,5 đến 3 lần các
nước trong khu vực là để nuôi tới 3 bộ máy chồng chéo chéo chức năng,
nhiệm vụ với nhau: đảng cộng sản, chính phủ, các tổ chức đoàn thể, chính
trị xã hội trong Mặt trận tổ quốc từ TW tới địa phương.
Võ Thị Hảo
Mai tôi ra đi chắc Cambodia mưa ...
Mưa thì mưa chắc tôi không bước vội
Nhưng chậm thế nào cũng phải xa nhau ..
Tui cũng thơ thẩn vài câu cho ông Nguyên Sa vui lòng (nơi chín
suối) chớ chuyến này “xa nhau” luôn cũng được, cũng không có
gì đáng tiếc.
Sau hai mùa nắng (như đổ lửa) và hai mùa mưa (như thác đổ) tui
đã ớn cái xứ Chùa Tháp này tới tận ngón chân út của mình
rồi.
Từ phòng đợi của phi trường Pochentong, nhìn Nam Vang ảm đạm
trong bầu trời xám xịt (nói thiệt) tôi cũng cảm thấy có hơi
ái ngại nhưng tiếc thương hay vương vấn thì không. Nhất định là
không.
Adieu Phnom Penh!
Tôi vừa thầm thì lời từ giã xong thì một cậu nhỏ bán báo
(bất ngờ) xuất hiện, miệng mồm liếng thoắng:
The Cambodia Daily! The Cambodia Daily! The Cambodia Daily! Còn báo chí mẹ rượt gì vào giây phút giã từ này nữa, cha nội? Nói “vĩnh biệt” rồi là kể như hết chuyện. Từ nay, đường ai nấy đi; tiền ai nấy sài; hồn ai nấy giữ. Bận lòng chi nữa lúc chia phôi ? Đã định lắc đầu nhưng cái tựa bản tin nơi trang nhất (“Hun Sen Announces Broad Cuts of Petty Taxes") khiến tôi đổi ý: “The country’s lower class will receive a series of tax breaks starting in 2016, Prime Minister Hun Sen announced Thursday, with tariffs on motorbikes, tuk-tuks and farm machinery to be waived, along with fees at stalls in state-owned markets. “From next year onward, the road tax for motorbikes, tuk-tuks and agricultural machinery such as tractors, tillers and boats will no longer be charged,” he said. “It will be cut off.”
The Cambodia Daily! The Cambodia Daily! The Cambodia Daily! Còn báo chí mẹ rượt gì vào giây phút giã từ này nữa, cha nội? Nói “vĩnh biệt” rồi là kể như hết chuyện. Từ nay, đường ai nấy đi; tiền ai nấy sài; hồn ai nấy giữ. Bận lòng chi nữa lúc chia phôi ? Đã định lắc đầu nhưng cái tựa bản tin nơi trang nhất (“Hun Sen Announces Broad Cuts of Petty Taxes") khiến tôi đổi ý: “The country’s lower class will receive a series of tax breaks starting in 2016, Prime Minister Hun Sen announced Thursday, with tariffs on motorbikes, tuk-tuks and farm machinery to be waived, along with fees at stalls in state-owned markets. “From next year onward, the road tax for motorbikes, tuk-tuks and agricultural machinery such as tractors, tillers and boats will no longer be charged,” he said. “It will be cut off.”
“Từ năm tới, xe gắn máy, xe tuk-tuk, xe máy cầy, ghe thuyền sẽ
không phải chịu thuế nữa,” ổng nói vậy đó. “Sẽ bỏ luôn.”
Trời, sao cái thằng cha Thủ Tướng Hunsen này bảnh dữ vậy cà?
Tôi chưa bao giờ nghe ông Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn
Khải “tuyên bố” một câu ngon lành (bằng một phần ngàn) cỡ đó.
Và qua tới “trào” ông Nguyễn Tấn Dũng thì chuyện thuế phí
khiến cho cả nước đều muốn “trào máu họng” luôn:
- NLĐ: Phí chồng phí.
- VOV: Ra ngõ gặp trạm thu phí.
- MTG: Kỷ lục khó phá: Gần 10 cây số có 5 trạm thu phí.
- VOVGT: Bức xúc thu phí, tài xế dàn xe chặn huyết mạch Tây
Bắc.
- TTO: Lệ phí đăng ký mới ôtô tại TP.HCM tăng lên 11 triệu
đồng/xe, gấp 5,5 lần so với trước.
- BVSC: Vận tải biển - Đang khó khăn lại còn tăng phí.
- TTO: Hầm chưa xong đã thu phí: hàng triệu lượt xe khi đi qua
đèo Cả phải chấp nhận đóng một khoản phí đường bộ hết sức vô lý khi
hầm đường bộ đèo Cả chưa đưa vào khai thác.
- BAB: Tăng phí công chứng các loại hợp đồng.
- ĐSPL: Hà Nội tăng phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô bắt
đầu từ tháng 9.
- VOV: Tăng phí tham quan các di tích lịch sử cố đô Huế.
- V.J.T : Phí tham quan Vịnh Hạ Long sắp tăng gấp đôi.
Riêng chuyện “tăng phí tham quan” khiến tôi nhớ đến sự phẫn nộ
của dân bản địa, ở khu du lịch Đambri.
Ông K’Vếu, một người K’Ho gần 70 tuổi, đến từ huyện Bảo Lâm trút bầu tâm sự: Ngọn thác Đambri hùng vĩ này đã ngàn đời nay thuộc về tổ tiên chúng tôi, thuộc về cha ông chúng tôi, thuộc về chúng tôi. Vùng đất Đambri xinh đẹp này đã ngàn đời nay là của chung các tộc người K’Ho, Châu Mạ. Trước đây, chúng tôi tự do vào ra Đambri, tự do hẹn hò ở Đambri, tự do tổ chức các ngày lễ ở đây, tự do đốt lửa rồi nhảy múa ca hát và uống rượu cần ở đây….
Thật đau xót và cay đắng. Họ đột ngột xuất hiện, và xây dựng lên ở Đambri này một khu du lịch mà không hỏi chúng tôi lấy một tiếng, không xin phép tổ tiên chúng tôi, ông cha chúng tôi và dĩ nhiên là cả chúng tôi nữa. Giờ đây, chúng tôi chỉ là những vị khách xa lạ trên mảnh đất đã từng rất thân quen và gắn bó với chúng tôi. Và, buồn đau thay, chúng tôi phải mua vé để chiêm ngưỡng và tận hưởng những vẻ đẹp đã từng thuộc về chúng tôi. Chúng tôi mất và họ được. Mất mát của chúng tôi quá lớn... (“Nỗi Buồn Đambri” – Tâm Don). Tác giả bài báo thượng dẫn cũng cho độc giả biết thêm đôi chút kinh nghiệm của ông, về chuyện thu phí, khi đi du lịch ở nước ngoài:
Quần thể di sản văn hóa của nhân loại Angkor ở tỉnh Seam Reap, Cambodia là một quần thể di tích có một không hai trên thế giới. Chính quyền vương quốc Cambodia đã giao quyền bảo quản và khai thác quần thể di sản này cho một công ty tư nhân có ông chủ là một người Cambodia gốc Việt. Vé vào tham quan quần thể di sản này rất cao. Nhưng điều lạ lùng là, trước cổng mua vé luôn có tấm bảng có dòng chữ:
MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI CAMBODIA. Người hướng dẫn viên du lịch người Cambodia gốc Việt giải thích cho những du khách Việt Nam: Miễn phí vé cho người Cambodia là một điều hoàn toàn đúng, hoàn toàn hợp tình thấu lý. Quần thể di sản Angkor là di sản của đất nước Cambodia, là thành tựu chung của người Cambodia... Những người dân Châu Mạ, K’Ho – hy vọng – sẽ bớt “buồn đau” phần nào nếu biết rằng chuyện “tận thu” không chỉ xẩy ra ở Đambri.
Ông K’Vếu, một người K’Ho gần 70 tuổi, đến từ huyện Bảo Lâm trút bầu tâm sự: Ngọn thác Đambri hùng vĩ này đã ngàn đời nay thuộc về tổ tiên chúng tôi, thuộc về cha ông chúng tôi, thuộc về chúng tôi. Vùng đất Đambri xinh đẹp này đã ngàn đời nay là của chung các tộc người K’Ho, Châu Mạ. Trước đây, chúng tôi tự do vào ra Đambri, tự do hẹn hò ở Đambri, tự do tổ chức các ngày lễ ở đây, tự do đốt lửa rồi nhảy múa ca hát và uống rượu cần ở đây….
Thật đau xót và cay đắng. Họ đột ngột xuất hiện, và xây dựng lên ở Đambri này một khu du lịch mà không hỏi chúng tôi lấy một tiếng, không xin phép tổ tiên chúng tôi, ông cha chúng tôi và dĩ nhiên là cả chúng tôi nữa. Giờ đây, chúng tôi chỉ là những vị khách xa lạ trên mảnh đất đã từng rất thân quen và gắn bó với chúng tôi. Và, buồn đau thay, chúng tôi phải mua vé để chiêm ngưỡng và tận hưởng những vẻ đẹp đã từng thuộc về chúng tôi. Chúng tôi mất và họ được. Mất mát của chúng tôi quá lớn... (“Nỗi Buồn Đambri” – Tâm Don). Tác giả bài báo thượng dẫn cũng cho độc giả biết thêm đôi chút kinh nghiệm của ông, về chuyện thu phí, khi đi du lịch ở nước ngoài:
Quần thể di sản văn hóa của nhân loại Angkor ở tỉnh Seam Reap, Cambodia là một quần thể di tích có một không hai trên thế giới. Chính quyền vương quốc Cambodia đã giao quyền bảo quản và khai thác quần thể di sản này cho một công ty tư nhân có ông chủ là một người Cambodia gốc Việt. Vé vào tham quan quần thể di sản này rất cao. Nhưng điều lạ lùng là, trước cổng mua vé luôn có tấm bảng có dòng chữ:
MIỄN PHÍ CHO NGƯỜI CAMBODIA. Người hướng dẫn viên du lịch người Cambodia gốc Việt giải thích cho những du khách Việt Nam: Miễn phí vé cho người Cambodia là một điều hoàn toàn đúng, hoàn toàn hợp tình thấu lý. Quần thể di sản Angkor là di sản của đất nước Cambodia, là thành tựu chung của người Cambodia... Những người dân Châu Mạ, K’Ho – hy vọng – sẽ bớt “buồn đau” phần nào nếu biết rằng chuyện “tận thu” không chỉ xẩy ra ở Đambri.
Đây là chủ trương xuyên suốt của Nhà Nước từ tuốt miền ngược
xuống đến miền xuôi, không sót một nơi nào.
Báo Người Lao Động, số ra ngày 11 tháng 8 năm 2015, kêu Trời:
“Đừng ‘siết’ nữa, dân khổ lắm rồi! Dự thảo với hơn 1.000 loại phí và lệ
phí về nông nghiệp vừa được trình lấy ý kiến của Quốc hội làm cho bất cứ
ai cũng phải giật mình. Nếu cứ mạnh tay thu phí như thế này thì người
dân sẽ kiệt quệ và chẳng mấy lúc chẳng còn gì để thu.”
Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo nguyên văn lời của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì chế độ
hiện hành đã chuyển hướng từ “tận thu” sang “tận diệt.” Cách
nói của bà khiến tôi liên tưởng đến chhuyện bắt cá (bằng
điện) rất phổ biến hiện nay của người dân Việt. Họ kích điện
bằng tay trong những cánh đồng hoặc sông rạch nhỏ, hay bằng ghe
có hai gọng lưới trên những dòng sông lớn.
Ghe dùng xung điện để bắt cá trên sông Sài Gòn.
Ảnh & chú thích: Tuổi Trẻ
Dù giữa Biển Hồ hay trong những sông rạch lớn/nhỏ đan xen khắp
xứ, tôi không hề thấy kiểu bắt cá “tân kỳ” như thế ở đất Chùa
Tháp. Người Khmer không kiếm sống bằng cách tận diệt nguồn
cá, và hủy hoại môi sinh. Chính phủ ở đất nước này cũng biết
khoan sức dân nên không chủ trương tận thu thuế má.
Ngày 23 tháng 10 vừa qua, Hunsen đã tuyên bố cắt những khoản
thuế lặt vặt đánh vào xe gắn máy, xe tuk-tuk, xe máy cầy, ghe
thuyền...
Ở Cambodia, ít nhiều, dân chúng (cũng như những kẻ đang nắm
quyền) vẫn còn đặt niềm tin vào tương lai của chế độ và đất
nước. Niềm tin này, rõ ràng, không có ở Việt Nam.
Cách đây chưa lâu, tôi nghe nhà báo Huy Đức bầy tỏ nỗi băn khoăn:
“Bao giờ bằng được Campuchia?”
Câu hỏi của ông e sẽ không có lời giải đáp vì dân Việt không
chung hướng đi với toàn thể nhân loại.
Việt Nam hiện có khuynh hướng bước lùi. Giới lãnh đạo đang hối
hả vơ vét hay ra sức tận thu, và dân chúng thì cố sức tận
diệt (bất chấp sự hủy hoại môi sinh) để đáp ứng nhu cầu bức
thíết cho cuộc sống hàng ngày.
Tình trạng đất nước, tuy thế, vẫn chưa lấy gì đáng lo cho lắm –
theo ý kiến của TS Vũ Minh Khương:
“Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là
làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp
nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.”
“Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài
nguyên quý giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc
chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong
các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống
xênh xang được 20-30 năm nữa.
Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ
nghề nhặt bóng và đánh giày…”
Tôi thực sự tán thưởng sự lạc quan của T/S Vũ Minh Khương, dù
tự thâm tâm vẫn lo ngại rằng người Việt khó mà “sống xênh xang
được được 20-30 năm nữa” – nếu vẫn tiếp tục phải chịu đựng
cảnh một cổ ba tròng, và tình trạng tận thu cũng như tận diệt
không chấm dứt nay mai.
.
tuongnangtien's blog
http://www.rfavietnam.com/node/2901
http://www.rfavietnam.com/node/2901
NGUYỄN THIÊN-THỤ * VỀ HỒI KÝ CỦA CỰU HOÀNG
VỀ HỒI KÝ CỦA CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI
NGUYỄN THIÊN THỤ
NGUYỄN THIÊN THỤ
Cựu hoàng đã để lại cho chúng ta quyển Hồi ký viết bằng tiếng Pháp "Le Dragon d'Annam" do Plon, Paris xuất bản 1980, 381 trang, được Nguyễn Phước tộc dich ra tiếng Việt, Xuân Thu , Hoa Kỳ xuất bản 1990, 610 trang.
Một vài người đã phê bình sách này. Chúng tôi xin góp ý về những bài phê bình đó.
1.Sách không do cựu hoàng viết
Nhiều chính khách, nhiều văn gia cũng cần người phụ tá hoặc cùng biên soạn. Hồi ký của Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Cao Văn Luận , Đỗ Mậu và các tác phẩm của Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh đều do người khác chấp bút. Do đó không thể phủ nhận hoàn toàn. Nhà phê bình có thể nêu lên những sai lầm trong tác phẩm.
2. Một vài chi tiết sai
Những nhà phê bình này một số chỉ nói vu vơ không nêu bằng chứng cụ thể. Một số đã nêu bằng chứng:
(1). Nguyễn Đắc Xuân
Nhiều chính khách, nhiều văn gia cũng cần người phụ tá hoặc cùng biên soạn. Hồi ký của Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Cao Văn Luận , Đỗ Mậu và các tác phẩm của Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh đều do người khác chấp bút. Do đó không thể phủ nhận hoàn toàn. Nhà phê bình có thể nêu lên những sai lầm trong tác phẩm.
2. Một vài chi tiết sai
Những nhà phê bình này một số chỉ nói vu vơ không nêu bằng chứng cụ thể. Một số đã nêu bằng chứng:
(1). Nguyễn Đắc Xuân
"Nhắc lại sự kiện Bảo Đại tiếp phái đoàn đại diện của Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà và lễ thoái vị tại cửa Ngọ Môn, Le Dragon d’ Annam
viết:
“Au matin du 25 aout, deux émissaires se présentent au palais. Ce sont des représentants du "Vietnam Doc Lap Dong Minh” qui me sont dépéchés par Hanoi.
... Dans l’après-midi, devant quelques milliers de personnes rassemblées hativement, en costume de Cour, debout sur la terrasse précédant le Ngo-Mon, je donne lecture du dernier rescrit impérial daté le 25 aout 1945". (Le Dragon d’ Annam, Plon 1980, p.119-120)".
"Tạm dịch: Sáng ngày 25 tháng 8 có hai phái viên đến cung điện. Đó là những người đại diện cho "Việt Nam Độc Lập Đồng Minh", do Hà Nội cử vào...
Đến chiều, trước hàng nghìn người tụ hội một cách vội vàng trước cửa Ngọ Môn, tôi bận triều phục và đọc bản Chiếu thoái vị đề ngày 25 tháng 8 năm 1945".[...].Kể lại một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa vào bậc nhất của cuộc đời chính trị của Bảo Đại, sách Le Dragon d’ Annam đã phạm phải những sai lầm sau:
a) Tư cách của đoàn đại biểu: Theo nhà thơ Cù Huy Cận “Đoàn đại biểu thay mặt cho Chính phủ lâm thời nước VNDCCH”[6] chứ không phải là đại diện cho Việt Nam Độc lập Đồng Minh (Việt Minh) như Le Dragon d’ Annam viết.
b) Ngày giờ Bảo Đại gặp phái đoàn và ngày giờ tổ chức lễ thoái vị: Theo nhà sử học Trần Huy Liệu-trưởng phái đoàn Đoàn đại biểu thay mặt cho Chính phủ lâm thời nước VNDCCH vào gặp Bảo Đại, cho biết ngày 25-8-1945 phái đoàn mới khởi hành tại Hà Nội, chiều 28-6 phái đoàn đến Huế, chiều 29-8-1945 phái đoàn vào điện Kiến Trung gặp Bảo Đại bàn việc thoái vị và đến chiều 30-8 lễ thoái vị mới được tổ chức tại cửa Ngọ Môn.[7] Ngày giờ ông Trần Huy Liệu viết khớp với ngày giờ của ông Phạm Khắc Hoè-nguyên Ngự tiền Văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại, viết trong Hồi ký Từ Triều Đình Huế đến chiến khu Việt Bắc.[8] Le Dragon d’ Annam viết Bảo Đại gặp phái đoàn buổi sáng 25-8 và lễ thoái vị tổ chức vào ngay buổi chiều 25.8 là không đúng. Ngày 30.8.1945 là ngày chính thức tuyên bố chấm dứt thời đại quân chủ hàng ngàn năm ở nước ta, không thể viết một cách tùy tiện và sai lạc như thế. (Ai viết hồi ký Con Rồng An Nam cho Cựu hoàng Bảo Đại?
http://viet-studies.info/kinhte/NguyenDacXuan_HoiKyBaoDai.htm
XIN GÓP Ý
+ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập sau cuộc Cách mạng tháng Tám (danh sách đăng trên các báo ngày 28 tháng 8), ra mắt quốc dân ngày 2 tháng 9, ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và họp phiên chính thức đầu tiên ngày hôm sau, tức ngày 3 tháng 9. còn trước đó họ dùng danh hiệu Việt Nam Độc lập Đồng Minh hội.
+ Chiếu thoái vị đề ngày 25 tháng 8 năm 1945 chứ không phải đọc bản Chiếu thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945
+Trần Huy Liệu-trưởng phái đoàn Đoàn đại biểu thay mặt cho Chính phủ lâm thời nước VNDCCH vào gặp Bảo Đại, cho biết 28-6 phái đoàn đến Huế, chiều 29-8-1945 phái đoàn vào điện Kiến Trung gặp Bảo Đại bàn việc thoái vị và đến chiều 30-8 lễ thoái vị mới được tổ chức .
+ Le Dragon d’ Annam viết Bảo Đại gặp phái đoàn buổi sáng 25-8 và lễ thoái vị tổ chức vào ngay buổi chiều 25.8 là không đúng ( Nguyễn Đắc Xuân, Ibid).
Hồi ký của cựu hoàng viết rẳng ngày 23-8-1945, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến Huế gặp ngài (CRVN,187). Ngài không nói ngày lễ thoái vị.
3. Không nêu tên dịch giả.
Điều này không cần thiết. Nhà phê bình chỉ có thể nêu lên những đoạn dịch sai.
4. Việc thề thốt
Luật sư Nguyễn văn Chức, trong sách “VN Chính Sử” đã tìm hiểu đầy đủ sự thât về vấn đề ông Diệm được cử làm thủ tướng trong thánh 6/1954. ông cũng bác bỏ sự xuyên tạc của một số tác gỉa như Hilaire du Berrier nói rằng ông Diệm thề trung thành với Bảo Đại và nhận ngân phiếu một triệu đồng. Ông Diệm chỉ thề trước thánh gía Thiên Chúa giáo bảo vệ lãnh thổ chống CS và nếu cần chống cả người Pháp nữa, và sau đấy nhận đạo chỉ dụ ban toàn quyền hành động về quân sự và dân sự.(Trich Hoàng Ngọc Thành, VẤN ĐỀ NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐƯỢC CỬ LÀM THỦ TƯỚNG.
http://ngothelinh.tripod.com/Vande_NDD_ThuTuong.html ) .
XIN BÀY TỎ
Trong Hồi ký, ông Diệm chỉ nói : xin thề:
Trong Hồi Ký, Ngài kể lại chuyện lúc đó Ngài mời ông Diệm làm thủ tướng. Ông Diệm ban đầu từ chối viện cớ thich đi tu. Sau thì ông Diệm đồng ý.Cựu hoàng kể lại như sau:
Cầm lấy ông ta tôi kéo sang một góc phòng bên cạnh trong đó có cây thánh giá Trước thánh giá, tôi bảo ông ta:
Đây chúa của ông đây, Ông hãy thề trước chân duyng chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó, để chống lại bọn cộng sản, và nếu cần chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
-Tôi xin thề (CRVN, 515)
5. ÐẶNG MINH PHƯƠNG, Báo Nhân Dân
“Au matin du 25 aout, deux émissaires se présentent au palais. Ce sont des représentants du "Vietnam Doc Lap Dong Minh” qui me sont dépéchés par Hanoi.
... Dans l’après-midi, devant quelques milliers de personnes rassemblées hativement, en costume de Cour, debout sur la terrasse précédant le Ngo-Mon, je donne lecture du dernier rescrit impérial daté le 25 aout 1945". (Le Dragon d’ Annam, Plon 1980, p.119-120)".
"Tạm dịch: Sáng ngày 25 tháng 8 có hai phái viên đến cung điện. Đó là những người đại diện cho "Việt Nam Độc Lập Đồng Minh", do Hà Nội cử vào...
Đến chiều, trước hàng nghìn người tụ hội một cách vội vàng trước cửa Ngọ Môn, tôi bận triều phục và đọc bản Chiếu thoái vị đề ngày 25 tháng 8 năm 1945".[...].Kể lại một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa vào bậc nhất của cuộc đời chính trị của Bảo Đại, sách Le Dragon d’ Annam đã phạm phải những sai lầm sau:
a) Tư cách của đoàn đại biểu: Theo nhà thơ Cù Huy Cận “Đoàn đại biểu thay mặt cho Chính phủ lâm thời nước VNDCCH”[6] chứ không phải là đại diện cho Việt Nam Độc lập Đồng Minh (Việt Minh) như Le Dragon d’ Annam viết.
b) Ngày giờ Bảo Đại gặp phái đoàn và ngày giờ tổ chức lễ thoái vị: Theo nhà sử học Trần Huy Liệu-trưởng phái đoàn Đoàn đại biểu thay mặt cho Chính phủ lâm thời nước VNDCCH vào gặp Bảo Đại, cho biết ngày 25-8-1945 phái đoàn mới khởi hành tại Hà Nội, chiều 28-6 phái đoàn đến Huế, chiều 29-8-1945 phái đoàn vào điện Kiến Trung gặp Bảo Đại bàn việc thoái vị và đến chiều 30-8 lễ thoái vị mới được tổ chức tại cửa Ngọ Môn.[7] Ngày giờ ông Trần Huy Liệu viết khớp với ngày giờ của ông Phạm Khắc Hoè-nguyên Ngự tiền Văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại, viết trong Hồi ký Từ Triều Đình Huế đến chiến khu Việt Bắc.[8] Le Dragon d’ Annam viết Bảo Đại gặp phái đoàn buổi sáng 25-8 và lễ thoái vị tổ chức vào ngay buổi chiều 25.8 là không đúng. Ngày 30.8.1945 là ngày chính thức tuyên bố chấm dứt thời đại quân chủ hàng ngàn năm ở nước ta, không thể viết một cách tùy tiện và sai lạc như thế. (Ai viết hồi ký Con Rồng An Nam cho Cựu hoàng Bảo Đại?
http://viet-studies.info/kinhte/NguyenDacXuan_HoiKyBaoDai.htm
XIN GÓP Ý
+ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập sau cuộc Cách mạng tháng Tám (danh sách đăng trên các báo ngày 28 tháng 8), ra mắt quốc dân ngày 2 tháng 9, ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và họp phiên chính thức đầu tiên ngày hôm sau, tức ngày 3 tháng 9. còn trước đó họ dùng danh hiệu Việt Nam Độc lập Đồng Minh hội.
+ Chiếu thoái vị đề ngày 25 tháng 8 năm 1945 chứ không phải đọc bản Chiếu thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945
+Trần Huy Liệu-trưởng phái đoàn Đoàn đại biểu thay mặt cho Chính phủ lâm thời nước VNDCCH vào gặp Bảo Đại, cho biết 28-6 phái đoàn đến Huế, chiều 29-8-1945 phái đoàn vào điện Kiến Trung gặp Bảo Đại bàn việc thoái vị và đến chiều 30-8 lễ thoái vị mới được tổ chức .
+ Le Dragon d’ Annam viết Bảo Đại gặp phái đoàn buổi sáng 25-8 và lễ thoái vị tổ chức vào ngay buổi chiều 25.8 là không đúng ( Nguyễn Đắc Xuân, Ibid).
Hồi ký của cựu hoàng viết rẳng ngày 23-8-1945, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến Huế gặp ngài (CRVN,187). Ngài không nói ngày lễ thoái vị.
3. Không nêu tên dịch giả.
Điều này không cần thiết. Nhà phê bình chỉ có thể nêu lên những đoạn dịch sai.
4. Việc thề thốt
Luật sư Nguyễn văn Chức, trong sách “VN Chính Sử” đã tìm hiểu đầy đủ sự thât về vấn đề ông Diệm được cử làm thủ tướng trong thánh 6/1954. ông cũng bác bỏ sự xuyên tạc của một số tác gỉa như Hilaire du Berrier nói rằng ông Diệm thề trung thành với Bảo Đại và nhận ngân phiếu một triệu đồng. Ông Diệm chỉ thề trước thánh gía Thiên Chúa giáo bảo vệ lãnh thổ chống CS và nếu cần chống cả người Pháp nữa, và sau đấy nhận đạo chỉ dụ ban toàn quyền hành động về quân sự và dân sự.(Trich Hoàng Ngọc Thành, VẤN ĐỀ NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐƯỢC CỬ LÀM THỦ TƯỚNG.
http://ngothelinh.tripod.com/Vande_NDD_ThuTuong.html ) .
XIN BÀY TỎ
Trong Hồi ký, ông Diệm chỉ nói : xin thề:
Trong Hồi Ký, Ngài kể lại chuyện lúc đó Ngài mời ông Diệm làm thủ tướng. Ông Diệm ban đầu từ chối viện cớ thich đi tu. Sau thì ông Diệm đồng ý.Cựu hoàng kể lại như sau:
Cầm lấy ông ta tôi kéo sang một góc phòng bên cạnh trong đó có cây thánh giá Trước thánh giá, tôi bảo ông ta:
Đây chúa của ông đây, Ông hãy thề trước chân duyng chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó, để chống lại bọn cộng sản, và nếu cần chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
-Tôi xin thề (CRVN, 515)
5. ÐẶNG MINH PHƯƠNG, Báo Nhân Dân
Báo Nhân Dân kết tội Cựu hoàng xuyên tãc lịch sử:
Cuốn sách đầy rẫy những câu chuyện tác
giả bịa đặt để tự tâng bốc mình và xuyên tạc các sự kiện lịch sử Việt
Nam hơn nửa thế kỷ qua. Rất tiếc có người viết báo, làm phim đã căn
cứ vào "tư liệu lịch sử" ấy đưa lên trang văn, màn ảnh, làm lẫn lộn
thật giả.
Có một tờ báo đã dẫn lại một câu của Bảo Ðại trả lời phỏng vấn một nhà làm phim Pháp rằng: "Xin đừng quên rằng Cụ Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình quan lại, và cụ đã đối xử với tôi như còn làm vua. Cụ cấm những người quanh cụ gọi tôi bằng đồng chí, bằng những tên gọi của giai cấp vô sản và luôn luôn gọi tôi là hoàng thượng". Câu nói bịa đặt lố bịch này đã bị ông Phạm Thanh Quang trên tạp chí Xưa và Nay số 248 ra tháng 11-2005 bác bỏ với nhiều chứng lý.[...].
Ðọc Hồi ký "Con rồng An-Nam", bất cứ người Việt Nam nào có hiểu biết về lịch sử Việt Nam hiện đại đều dễ dàng nhận thấy rất nhiều điều xuyên tạc sự thật.
Thí dụ, kể lại chuyện Ðại sứ Nhật Bản Yokoyama ở Huế năm 1945 nói với ông ta là "Thiên hoàng đã ra lệnh ngừng bắn và từ nay xứ Nam Kỳ được đặt dưới quyền bệ hạ". Bảo Ðại viết: "Tôi vô cùng cảm động, sự nghiệp mà cha ông tôi đã không làm được thì nay tôi đã hoàn thành"! Sự thật là sau khi thua trận, phải đầu hàng Ðồng minh, Nhật mới bày trò "trao trả xứ Nam Kỳ" để lừa bịp nhân dân ta.
("Con rồng An-nam" xuyên tạc lịch sử. http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/8183602-.html )
XIN TRÌNH BÀY:
Thiết tưởng một người đã làm vua thì đâu có cái háo danh cỏn con như thế. Hơn nữa, ông viết báo kia có luôn ở bên cạnh Hồ Chí Minh và Bảo Đại không mà dám xác quyết rằng ông Hồ không kêu cựu hoàng là hoàng thượng? Ông Hồ là cáo già, lúc tưng luc hứng thì có lạ gì? Cộng sản khoe khoang chống Pháp đuổi Nhật là nói láo vì Pháp bị Nhật đuổi, còn Nhật bị Mỹ đánh bại, Việt Cộng không là cái gì, chỉ mượn gió bẻ mặng.
Việt Cộng bỏ quên công lao của Bảo Đại cũng như của tiền nhân mà chỉ đề cao Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản.
Nhiều tài liệu nói rõ việc Nhật trao độc lập cho Việt Nam trước khi đầu hàng vào tháng 8-1945:
(1). Nghiêm Kế Tổ
Nghiêm Kế Tổ đã nói đến việc Nhật trao trả độc lập và việc vua Bảo Đại mời Trần Trọng Kim lập chánh phủ mới để xây dựng nền độc lập mới manh nha:
Có một tờ báo đã dẫn lại một câu của Bảo Ðại trả lời phỏng vấn một nhà làm phim Pháp rằng: "Xin đừng quên rằng Cụ Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình quan lại, và cụ đã đối xử với tôi như còn làm vua. Cụ cấm những người quanh cụ gọi tôi bằng đồng chí, bằng những tên gọi của giai cấp vô sản và luôn luôn gọi tôi là hoàng thượng". Câu nói bịa đặt lố bịch này đã bị ông Phạm Thanh Quang trên tạp chí Xưa và Nay số 248 ra tháng 11-2005 bác bỏ với nhiều chứng lý.[...].
Ðọc Hồi ký "Con rồng An-Nam", bất cứ người Việt Nam nào có hiểu biết về lịch sử Việt Nam hiện đại đều dễ dàng nhận thấy rất nhiều điều xuyên tạc sự thật.
Thí dụ, kể lại chuyện Ðại sứ Nhật Bản Yokoyama ở Huế năm 1945 nói với ông ta là "Thiên hoàng đã ra lệnh ngừng bắn và từ nay xứ Nam Kỳ được đặt dưới quyền bệ hạ". Bảo Ðại viết: "Tôi vô cùng cảm động, sự nghiệp mà cha ông tôi đã không làm được thì nay tôi đã hoàn thành"! Sự thật là sau khi thua trận, phải đầu hàng Ðồng minh, Nhật mới bày trò "trao trả xứ Nam Kỳ" để lừa bịp nhân dân ta.
("Con rồng An-nam" xuyên tạc lịch sử. http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/8183602-.html )
XIN TRÌNH BÀY:
Thiết tưởng một người đã làm vua thì đâu có cái háo danh cỏn con như thế. Hơn nữa, ông viết báo kia có luôn ở bên cạnh Hồ Chí Minh và Bảo Đại không mà dám xác quyết rằng ông Hồ không kêu cựu hoàng là hoàng thượng? Ông Hồ là cáo già, lúc tưng luc hứng thì có lạ gì? Cộng sản khoe khoang chống Pháp đuổi Nhật là nói láo vì Pháp bị Nhật đuổi, còn Nhật bị Mỹ đánh bại, Việt Cộng không là cái gì, chỉ mượn gió bẻ mặng.
Việt Cộng bỏ quên công lao của Bảo Đại cũng như của tiền nhân mà chỉ đề cao Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản.
Nhiều tài liệu nói rõ việc Nhật trao độc lập cho Việt Nam trước khi đầu hàng vào tháng 8-1945:
(1). Nghiêm Kế Tổ
Nghiêm Kế Tổ đã nói đến việc Nhật trao trả độc lập và việc vua Bảo Đại mời Trần Trọng Kim lập chánh phủ mới để xây dựng nền độc lập mới manh nha:
9.3.1945!
Tòa nhà của Pháp nỗ lực xây trong 80 năm đằng đẵng sụp đổ trong khoảng khắc.
Sau khi đảo chính, Tổng tư lệnh quân đội Nhật ở Đông Dương tuyên bố: ‘’Người Nhật trao trả Độc Lập cho Việt Nam để cùng nhau lập khối Đại Đông Á’’ (**)
(**) Tuyên cáo của Tổng Chỉ Huy Quân Đội Nhật ngày 10.3.1945
Ngày 11.3.1945, Vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ tất cả những hiệp ước ký với Pháp từ xưa và chánh phủ Việt Nam tin tưởng ở nhiệt thành, đẹp đẽ của Nhật: Việt Nam Độc Lập.
Đó là Nội Các đầu tiên với những tên Bộ nghe tân tiến. Chính phủ Nam triều trước ngày 9.3.1945 gồm có 6 Bộ do ông Phạm Quỳnh lãnh đạo:
Bộ Lại: Phạm Quỳnh (Nội Vụ)
Bộ Hộ: Hồ Đắc Khải (Tài Chính)
Bộ Lễ: Ưng Ủy (Tư Pháp)
Bộ Học: Trần Thanh Đạt (Giáo Dục)
Bộ Kinh Tế: Trương Như Định
Việc thành lập Nội Các mới đã giải quyết vấn đề tâm lý dân chúng một khoảng khắc. Người dân tỏ cảm tình khi nhận thấy số đông các vị Bộ Trưởng là những người tương đối có tài có đức. Cụ Trần Trọng Kim là một học giả danh tiếng, tài năng và đức hạnh của Cụ nhiều người đã biết. Lòng ái quốc từng được diễn đạt qua những tác phẩm của Cụ. Nay đứng lãnh đạo chính phủ với khẩu hiệu Dân Vi Quý của Vua Bảo Đại. Quốc dân tỏ vẻ tín nhiệm chính phủ mới cũng như Hoàng Đế tín nhiệm (***)
(***)Trẫm mong chư khanh sẽ đồng tâm hiệp lực và giúp Trẫm thế nào cho sự kiến thiết nền Độc Lập tổ quốc mau có hiệu quả cho đẹp lòng Trẫm tin cậy chư khanh. Dụ ngày 17.4.45
Ngày 3.5.1945, Hoàng Đế Bảo Đại ban bố một Bản Tuyên Chiếu lời lẽ súc tích, cứng cỏi, quảng đạt và vô cùng sáng suốt:
‘’Chư Khanh,
Nội Các này là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Độc Lập sau 80 năm thuộc quyền ngoại quốc thống trị.
Trong thời gian đó, dưới chính thể eo hẹp của người ngoài, dù có tài năng ra giúp nước cũng thể thi thố được gì.
Nay nhờ được Hoàng Quân Đại Nhật Bản, nước nhà đã được giải phóng.
Những người ra gánh vác việc nước ngày nay là được cái vinh dự tối cao, mà cũng là đảm đương một trách nhiệm rất to và chịu một sự hy sinh rất nặng.
Trẫm đã lựa chọn khắp nhân tài trong nước, kén lấy những người có học thức, có kinh nghiệm để đảm đương việc nước trong buổi bây giờ. Trẫm chắc rằng chư khanh sẽ làm chức vụ không phụ lòng Trẫm ủy thác và lòng dân kỳ vọng.
Điều cần nhất là phải gây sự đồng tâm hiệp lực trong toàn thể quốc dân. Phải đoàn kết chặt chẽ các giai tầng xã hội và luôn luôn giữ mối liên lạc mật thiết giữa Chính phủ và nhân dân.
Chính phủ ngày nay không phải phụng sự một cá nhân hay một đảng phái nào cả. Dân nô lệ nhất thiết ỷ lại ở người, dân độc lập nhất thiết trông cậy ở mình. Trông ở mình thì phải gắng sức hy sinh mới mong sinh tồn phát đạt được ở giữa cõi đời cạnh tranh kịch liệt ngày nay.
Dân một nước Độc Lập là dân biết ham tự do mà cũng trọng kỹ luật, giữ trật tự thì sự trị an được dễ dàng mà chính phủ mới lo cải tạo quốc gia được.
Muốn cải tạo quốc gia, chính phủ cần hành động cho có quy củ, nghĩa là phải có Hiến Pháp.
Hiến Pháp tương lai của Việt Nam sẽ căn cứ vào hợp nhất quốc gia, sự quân, dân cộng tác và những quyền tự do, chính trị, tôn giáo cùng nghiệp đoàn của nhân dân.
Một Hội Nghị Lập Hiến sẽ căn cứ vào những nguyên tắc kể trên mà khởi thảo một bản Hiến Pháp.
Nhưng trong lúc chiến tranh nầy, những vấn đề quốc kế dân sinh rất là phiền phức và khẩn cấp. Chính phủ phải có đủ quyền mà giải quyết những vấn đề đó mau chóng.
Còn về phương diện dân, sẽ có những cơ quan cố vấn đặt trong toàn quốc hay trong các địa phương để bầy tỏ ý kiến với chính phủ và liên lạc chính phủ với nhân dân.
Đồng thời một ủy ban sẽ nghiên cứu những sự cải cách như sự nghi lễ, quốc kỳ và quốc ca v.v…
Trẫm biết nó dễ mà khó: Trên con đường độc lập của nước nhà còn biết bao là nỗi khó khăn nhưng Trẫm tin rằng một dân tộc trên 20 triệu người như dân Việt Nam ta, đã có 2000 năm lịch sử, vẻ vang oanh liệt, chẳng kém gì người, sẽ đủ sức vượt qua mọi sự khó khăn, đủ sức gánh một phần trách nhiệm trong việc kiến thiết nền thịnh vượng chung ở Đại Đông Á và đi tới địa vị một dân tộc hùng cường trong thế giới được.’’ (Việt Nam Máu Lửa. Ch.II)
(2). TRẦN TRỌNG KIM
Trong Một Cơn Gió Bụi, Trần Trọng Kim cũng nói đến tuyên bố độc lập và lập nội các mới:
Nay nước Pháp thất bại, để người Nhật chiếm giữ mất cả quyền lợi, Vua Bảo Ðại đã đứng
lên tuyên bố độc lập thì nghĩa vụ của người Việt Nam là ai nấy đều phải cố sức làm việc giúp
nước, rồi sau tình thế thay đổi thế nào sẽ có cuộc điều đình cho đúng công lý và đúng phong
trào hiện thời.Nay nước Pháp thất bại, để người Nhật chiếm giữ mất cả quyền lợi, Vua Bảo Ðại đã đứng
lên tuyên bố độc lập thì nghĩa vụ của người Việt Nam là ai nấy đều phải cố sức làm việc giúp
nước, rồi sau tình thế thay đổi thế nào sẽ có cuộc điều đình cho đúng công lý và đúng phong
Theo lý tưởng ấy, nên ngay từ lúc đầu trong lời tuyên bố của chính phủ, tôi đã nói
những công việc quốc dân phải lo để gầy lại nền tự chủ nước nhà mà thôi, chứ không nói về
việc chiến tranh của nước Nhật với các nƣớc Ðồng Minh, chủ ý muốn tránh sự người Nhật có
thể lôi kéo người mình vào cuộc chiến tranh của họ (tr.17)
(3). Phạm Cao Dương: Trong lich sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. ( Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: Hai bản tuyên ngôn độc lập
Phạm Cao Dương9/8/2015 . http://www.vietcatholic.net/News/Html/143152.htm ).
(4). TRẦN GIA PHỤNG
Đại sứ Nhật tại thủ đô Huế là Massayuki
Yokoyama yết kiến vua Bảo Đại tại điện Thái Hòa (trong hoàng thành Huế)
sáng ngày 11-3-1945, giải thích những hành động mới nhất của Nhật tại
Việt Nam, và tuyên bố muốn đem "châu Á trả về cho người châu Á". Ông ta còn nói rằng ông ta có "nhiệm vụ dâng nền độc lập" lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật đứng đầu. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 159.) Khối nầy đã được chính phủ Nhật công bố thành lập ngày 1-8-1940, cách đó 5 năm.
Chiều ngày 11-3-1945, vua Bảo Đại triệu
tập Cơ mật viện, các thượng thư và các hoàng thân hội họp và đưa đến kết
quả là nhà vua cùng các thượng thư Phạm Quỳnh (bộ Lại), Hồ Đắc Khải (bộ
Hộ), Ưng Hy (bộ Lễ), Bùi Bằng Đoàn (bộ Hình), Trần Thanh Đạt (bộ Học),
và Trương Như Đính (bộ Công), đồng ký bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Phạm Quỳnh soạn như sau:
"Chiếu tình hình thế giới nói chung, và
tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai
tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp [năm
1884] được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.
Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường,
để xứng đáng là một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản
tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho
nền thịnh vượng chung.
Vì vậy, chính phủ nước Việt Nam đã đặt
tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật, và đã có quyết định cộng tác
với nước nầy, hầu đạt mục đích nói trên.
Khâm thử
Huế, ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại.” (Bảo Đại, sđd. tr. 162)
(Bảy chục năm (1945-2015) Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên. http://danlambaovn.blogspot.fr/2015/02/bay-chuc-nam-1945-2015-ban-tuyen-ngon.html )
Bây giờ, Nhật bản trục tiếp thống trị, và tuyên bố long trọng trao trả độc lập choViệt nam [...]. Nhật đã đầu hàng. Lịch sử Việt nam đã bước sang một trang hoàn toàn mới. Tất cả các
thế lực ở trong cũng như ở ngoài, sẽ chạm trán với nhau trên đất nước này 15 tháng 8, 1945 (Việt Nam Một Thế Kỷ Qua. Ch.XVIII - XX)
(6). Wikipedia:
Sau khi Đế quốc Nhật Bản tuyên bố "trao trả độc lập cho Việt Nam", Hoàng đế Bảo Đại ra tuyên cáo độc lập và thành lập chính quyền mới thân Nhật tại Việt Nam, với chính thể quân chủ lập hiến do Trần Trọng Kim làm thủ tướng[1], còn Bảo Đại được Nhật Bản công nhận là vua của chính thể mới theo mô hình quân chủ lập hiến - giống như mô hình ở Nhật Bản lúc bấy giờ. Tuy nhiên chính phủ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn cho tới khi bị xóa bỏ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
(7). Tô Hải
Cuộc cướp chính quyền từ trong tay Nhật, Pháp không hề có, mà đơn giản chỉ là một cuộc lật đổ một chính quyền còn non trẻ: Chính phủ Trần trọng Kim với những nhân vật nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước.{...].Mọi “mâm cỗ độc lập tự do” đã có chính phủ Trần Trọng Kim dọn sẵn, kể cả hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình suốt từ ngày Nhật đầu hàng vô điều kiện cho đến ngày 19 tháng 8…, tất cả các hoạt động thanh niên tiền tuyến, thanh niên khất thực, phụ nữ, nhi đồng, công chức… đều được “tự giác” tổ chức bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, suốt 126 ngày….[ ...]. Nói trắng ra rằng, dân Việt Nam chẳng hề biết đến cái sự lãnh đạo tài tình nào của Đảng Cộng Sản trước cái ngày 19 tháng 8 năm 1945 ấy! Vả lại lúc đó Đảng các ông có mấy người? (Không có chuyện cướp chính quyền từ tay Pháp-Nhật. Tô Hải. https://tradamdanchuvietnam.wordpress.com/2010/09/03/khong-co-chuy%E1%BB%87n-c%C6%B0%E1%BB%9Bp-chinh-quy%E1%BB%81n-t%E1%BB%AB-tay-phap-nh%E1%BA%ADt/
Như vậy là Bảo Đại tuyên bố độc lập trước Hồ Chí Minh. (Đế quốc Việt Nam )
6 . Phủ nhận việc Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về chấp chánh
(1). Cửu Long Lê Trọng Văn,
Cửu Long Lê Trọng Văn, từng là tay chân của gia đình họ Ngô biết rõ tội ác của gia đình nầy, biết rõ người Mỹ đã làm áp lực buộc ông Bảo Đại phải giao quyền cho Ngô Đình Diệm. Theo ông Văn, sự kiện quan trọng nầy không được ông Bảo Đại viết trong hồi ký (Nguyễn Đắc Xuân-ibid)
(2). Nguyễn Nam Sơn
+Từ trước đến nay, nhiều người vẫn cho rằng Hoa Kỳ đưa Ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng: Điều này, hoàn toàn sai, vì sự thật là chính Hoàng Đế Bảo đại đã chọn Ông Ngô Đình Diệm, chứ không phải ai khác. (Nguyễn Nam Sơn- Bên lề lịch sử: Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng Bảo Đại và Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm-Văn Nghệ Tiền Phong
http://hon-viet.co.uk/NguyenNamSon_BenLeLichSu_QuanhVuLienHeGiuaCuuHoangBaoDaiVaCoTTNgoDinhDiem.htm
(3).Giáo sư Tôn Thất Thiện
Tuyên truyền cộng sản và các giới phản chiến “politically correct” Tây phương đã không ngớt quả quyết rằng ông Diệm là “người của Mỹ”, được chính phủ Mỹ lựa chọn và đưa lên làm thủ tuớng và yểm trợ hết mình. Phần khác, gần đây lại có tác giả quả quyết rằng “Ngô Đình Diệm do chính phủ Pháp đưa lên cầm quyền và được Pháp hỗ trợ” (Cần thẩm định lại giá trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa. http://vuottuonglua.org/2015/10/can-tham-dinh-lai-gia-tri-cua-tong-thong-ngo-dinh-diem-va-che-do-de-nhat-viet-nam-cong-hoa/ )
(4). Tiến sĩ Hoàng Ngọc Thành
Không có một bằng chứng nào cho thấy Hồng Y Spellman, Thiên chúa giáo Mỹ, Thiên chúa giáo Pháp, đảng phái chính trị nào tại Pháp, hay tòa Thánh Vatican vận động với chính phủ Mỹ, hay với chính phủ Pháp, hay với ông Bảo Đại để ông Ngô Đình Diệm được cử làm thủ tướng cả. Chính phủ Mỹ của tổng thống Eisenhower và ngoại trưởng John Foster Dulles không đặt vấn dề gì với chính phủ Pháp, hay quốc trưởng Bảo Đai, về chức vụ thủ tướng trong khi hội nghị Geneva nhóm họp và sau đấy cả. Về phần người Pháp, họ không quan tâm đến việc ai làm thủ tướng quốc gia VN cả, họ thờ ơ với vấn đề này. Họ không ưa gì ông Diệm, nhưng họ không cần gì chống đối ông lúc ban đầu, vì tất cả quyền hành quân sự, kinh tế, chính trị tại miền Nam đều nằm trong tay họ cả mà (VẤN ĐỀ NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐƯỢC CỬ LÀM THỦ TƯỚNG.
http://ngothelinh.tripod.com/Vande_NDD_ThuTuong.html ) .
(5). Denis Warner
Ông là một trong số tác gỉa chỉ trích chế độ ông Diệm, đã viết như sau:
“Quyết định mời ông làm thủ tướng miền Nam VN trước hết về căn bản là của Bảo Đại, chứ không phải là ý kiến của cố ngaọi trưởng Foster Dulles như một vài tác gỉa đã gợi ý (Trich Hoàng Ngọc Thành. Ibid)
(6). Stanley Karnow
“Quyết định mời ông làm thủ tướng miền Nam VN trước hết về căn bản là của Bảo Đại, chứ không phải là ý kiến của cố ngaọi trưởng Foster Dulles như một vài tác gỉa đã gợi ý (Trich Hoàng Ngọc Thành. Ibid)
(6). Stanley Karnow
Trong quyển “Vietnam, a history, ông viết: trái
với chuyện hoang đường cho rằng ngoại trưởng Foster Dulles, Hồng Y
Spellman và nhiều người Mỹ khác vận động cho Diệm lên cần quyền, Hoa Kỳ
lúc ấy vẫn chưa chấp nhận Diệm. Qủa vậy các nhà ngoại giao Mỹ tại
Geneva đã từ chối khéo ông Luyện, em ông Diệm, khi ông thúc đẩy họ tiếp
kiến ông Diệm. (Trich Hoàng Ngọc Thành-ibd)”
(7). L.m. An-tôn Trần văn Kiệm.
LM. đã sang Mỹ gặp Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm. Ông Diệm đã cho LM biết nhiều tin tức.
Nhiều người muốn biết: hơn hai năm sống chung với các linh mục Maryknoll, ông Diệm đã làm những gì? Không đi học, không đi tu thì ông làm gì? {...]. Mục tiêu số một ông nhằm là tìm nhân tài trong số các sinh viên du học tại Mĩ và Canada: Mục tiêu số hai là ông nghiên cứu tại chỗ chính thể và chính trường Hoa Kỳ. Trong số các chính khách Mĩ ông gặp gỡ nhiều lần, có các ông Senator Manfield, Justice Douglas, và…J.F. Kennedy lúc ấy mới bước chân vào thượng nghị viện.[...].Tại sao hoàng đế Bảo đại kêu gọi chí sĩ Diệm sớm sủa như thế này? Được hỏi Cụ trả lời rất dứt khoát: “ Được Mĩ bật đèn xanh, không phản đối việc tôi quy cố hương là đủ.
Đoạn sau linh mục viết :
Sự thực Bạch cung không trao cho ông Diệm một công văn gì, không uỷ cho ông Diệm một nhiệm vụ gì, không bố thí cho ông Diệm một đồng Mĩ kim nào. (Có phải Hoa thịnh đốn đã đưa ông Diệm về làm Tổng thống Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam? L.m. An-tôn Trần văn Kiệm.
http://www.datviet2.com/showthread.php?165496-C%C3%B3-ph%E1%BA%A3i-Hoa-th%E1%BB%8Bnh-%C4%91%E1%BB%91n-%C4%91%C3%A3-%C4%91%C6%B0a-%C3%B4ng-Di%E1%BB%87m-v%E1%BB%81-l%C3%A0m-T%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-%C4%90%E1%BB%87-nh%E1%BA%A5t-C%E1%BB%99ng-ho%C3%A0-Vi%E1%BB%87t-Nam
(8). HUỲNH VĂN LANG
XIN TRẢ LỜI
Có nhiều tài liệu trái với các tài liệu trên.
(1). Cựu hoàng
(7). L.m. An-tôn Trần văn Kiệm.
LM. đã sang Mỹ gặp Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm. Ông Diệm đã cho LM biết nhiều tin tức.
Nhiều người muốn biết: hơn hai năm sống chung với các linh mục Maryknoll, ông Diệm đã làm những gì? Không đi học, không đi tu thì ông làm gì? {...]. Mục tiêu số một ông nhằm là tìm nhân tài trong số các sinh viên du học tại Mĩ và Canada: Mục tiêu số hai là ông nghiên cứu tại chỗ chính thể và chính trường Hoa Kỳ. Trong số các chính khách Mĩ ông gặp gỡ nhiều lần, có các ông Senator Manfield, Justice Douglas, và…J.F. Kennedy lúc ấy mới bước chân vào thượng nghị viện.[...].Tại sao hoàng đế Bảo đại kêu gọi chí sĩ Diệm sớm sủa như thế này? Được hỏi Cụ trả lời rất dứt khoát: “ Được Mĩ bật đèn xanh, không phản đối việc tôi quy cố hương là đủ.
Đoạn sau linh mục viết :
Sự thực Bạch cung không trao cho ông Diệm một công văn gì, không uỷ cho ông Diệm một nhiệm vụ gì, không bố thí cho ông Diệm một đồng Mĩ kim nào. (Có phải Hoa thịnh đốn đã đưa ông Diệm về làm Tổng thống Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam? L.m. An-tôn Trần văn Kiệm.
http://www.datviet2.com/showthread.php?165496-C%C3%B3-ph%E1%BA%A3i-Hoa-th%E1%BB%8Bnh-%C4%91%E1%BB%91n-%C4%91%C3%A3-%C4%91%C6%B0a-%C3%B4ng-Di%E1%BB%87m-v%E1%BB%81-l%C3%A0m-T%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-%C4%90%E1%BB%87-nh%E1%BA%A5t-C%E1%BB%99ng-ho%C3%A0-Vi%E1%BB%87t-Nam
(8). HUỲNH VĂN LANG
Cũng chắc chắn là chánh phủ Hoa kỳ không có liên quan trực tiếp gì đến
chuyện bổ nhiệm nầy, vì dù ông Diệm có bôn ba ở Hoa kỳ gấn 3 năm đi nữa,
ông có quen thân với nhiều nhận vật có tiếng nói trong chánh trường Hoa
kỳ, nhưng thật ra Hoa kỳ chưa nghĩ đến chuyện thay thế Pháp ở Đông
dương, cho đến khi chạm mặt với Nga/Tàu ở hội nghị Genève trong tháng 7,
1954. ( Sự Thật Lịch Sử: ĐỆ NHỨT CỘNG HÒA của Miền Nam (1955-1963) https://kbchaingoai.wordpress.com/2011/05/25/ngo-dinh-di%E1%BB%87m-co-soan-ngoi-vua-b%E1%BA%A3o-d%E1%BA%A1i/
XIN TRẢ LỜI
Có nhiều tài liệu trái với các tài liệu trên.
(1). Cựu hoàng
Trong HỒi Ký, Ngài đã nói rõ việc Ngài đưa Ngô Đình Diệm làm thủ tướng là vì sự giao hảo giữa Ngô Đình Diệm và Mỹ.(CRVN, 539).
( 2).Linh mục Cao Văn Luận
( 2).Linh mục Cao Văn Luận
Linh mục cho biết chính cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ ( Bên Giòng Lịch Sử, 22).
(3). Wikipedia.
Spellman helped Diệm to garner support among right-wing and Catholic circles [...].With the backing of the Eisenhower administration, Bảo Đại named Diệm as the Prime Minister.
(4). Tài liệu mật của Ngũ Giác đài.
Diem appointed Premier of South Vietnam
Urged by America and France, Emperor Bao Dai named Ngo Dinh Diem premier of South (Free) Vietnam. Bao Dai remained legal, constitutionally recognized Chief of State.(The Pentagon PapersGravel Edition Volume 1, Chapter 4, "U.S. and France in Indochina, 1950-56"
(Boston: Beacon Press, 1971) Section 1, pp. 179-214- https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent9.htm
(5). Avro Manhattan.
Ông viết rằng Mỹ và Vatican là đôi bạn chiến đấu trong chiến tranh châu Âu và Việt Nam.
Pope Pius XII (1939-58) was a brilliant diplomat, a cunning politician and a religious crusader. These characteristics made him one of the paramount personalities of our times. He transformed the Catholic Church into a global political instrument. He, more than anybody else outside Germany, helped Hitler to power. His pet obsession was communism and he became the main instigator of the Cold War. He was the religious pivot upon which the Catholic crusade against communism revolved. Cardinal Spellman, as his spokesman in the U.S., greatly influenced American politicians and public opinion giving an almost mystical interpretation to the anti-Russian policies of Secretary of State John Foster Dulles. Through Spellman, Pius XII attempted to steer the U.S. military power against communism in Korea and Vietnam and kept wholly "silent" when, in 1954, the U.S. military planned to use atomic weapons at the beginning of the Vietnam War. (The Shocking Story of the Catholic "Church's" Role in Starting the Vietnam War By Avro Manhattan. Chapter-3,
http://www.reformation.org/chapter3.html\
One of the first moves was the selection of a man fit for the task. This was ready at hand. His name Ngo Dinh Diem. Diem had been carefully groomed by the Catholic establishment, was an ardently religious person, a fanatical anti-Communist, and a ruthless religious and political dogmatist. He had been watched for some time, both by the Vatican and certain individuals in the U.S. When the moment for the choice came, the decision was taken, mostly by American Catholics, the best known of these being Cardinal Spellman, Joe Kennedy and his son the future President John F. Kennedy, and last but not least, by John Foster Dulles and Allen Dulles, and their secret entourage
http://www.reformation.org/chapter7.html
+When the Geneva conference took place in 1954, the United States delegation proposed Diem's name as the new ruler of South Vietnam. The French argued against this claiming that Diem was "not only incapable but mad". However, eventually it was decided that Diem presented the best opportunity to keep South Vietnam from falling under the control of communism.( Ngo Dinh Diem- http://spartacus-educational.com/VNngo.htm
(6). NGUYỄN VĂN TRẦN
Tình hình việt nam đã biến chuyển sâu xa theo chìêu hướng mới. Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ tháng 6/54, TT Eisenhower lên tiếng cảnh giác hiểm họa cộng sản nhuộm đỏ Á châu bằng thuyết ”Domino”. Vatican thấy ngăn chặn Hà Nội với sự ủng hộ hùng mạnh của khối cộng sản quốc tế không có ai bằng Huê kỳ. Ở ngay tại chỗ, Hồng Y Francis Spellman vận động cho ông Kennedy, người công giáo, đắc cử Tổng thống Mỹ và ủng hộ ông Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Việt Nam để giữ Việt Nam không rơi vào tay cộng sản. Hồng Y Spellman chọn ông Ngô Đình Diệm vì ông Diệm là người công giáo, mê say quyền lực và chống cộng quyết liệt để trả thù nhà.
( Ông Ngô Đinh Diệm : CHÍ SĨ và TỔNG THỐNG - Nguyễn Văn Trần.
http://todinhtudamhaingoai.org/vn/?15659=5&596=15&759=4054&59615=4
(7). Nguyễn Hiến Lê
Ngay trước khi ký hiệp đinh Genève Mỹ đã ép Pháp và Bảo Đại phải thay thế Bửu Lộc mà dùng Ngô Đinh Diệm làm thủ tướng (Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê, Ch.XXI)
(8). Tiến-sĩ PHẠM VĂN LƯU:
“Sau khi thảo luận với Ông Foster Dulles (Ngoại-Trưởng Hoa Kỳ), để ông ta biết ý định ấy, tôi (Bảo Đại) cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta: ... Ông cần phải lãnh đạo Chính Phủ... (trích hồi ký “Con Rồng Việt Nam” của Bảo Đại).
“Đến ngày 24 và 25 tháng 5 (năm 1954), theo chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn, Đại Sứ Mỹ tại Ba Lê là Dillon và một số viên chức khác đã đến gặp Ông Diệm để bàn về việc ông nhận chức vụ Thủ Tướng....” (trước khi ông Diệm về nước vào khoảng 25-6-1954 và nhậm-chức vào ngày 7-7-1954)
(Trích từ cuốn sách “Biến Cố Chính Trị Việt Nam Hiện Đại – Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt-Mỹ 1954-1963” của Phạm Văn Lưu, do "Centre for Vietnamese Studies" ở Melbourne, Bang Victoria, Australia, xuất-bản năm 1994 (trang 57)
(9). Thomas L. Ahern, Jr.
( Ông là tác-giả “CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963” do CIA xuất-bản):CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm (Trích từ "CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963" [Tài liệu mật của CIA về gia đình họ Ngô] của Thomas L. Ahern, Jr. do Center for the Study of Intelligence (CIA) ấn hành, Nguyễn Kỳ Phong lược dịch)
(10). NGUYỄN GIA KIỂNG
Đó là một thư của ông Ngô Đình Nhu viết cho ông Jacques Bénet ngày 20 tháng 4 năm 1955 và một thư của ông Jacques Bénet viết cho bà Ngô Đình Nhu ngày 18 tháng 10 năm 2004. Tôi xin nhắc lại một điều đã viết trong bài này là ngay từ trước, khi được ông Ngô Đình Luyện (có sinh hoạt một thời gian trong nhóm Thông Luận, tiền thân của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, trước khi qua đời) giải thích rằng ông Diệm lên cầm quyền là do ý muốn của Bảo Đại tôi đã thấy giải thích này không hợp lý.
Thư của ông Jacques Bénet gửi bà Nhu trình bày một cách chi tiết tiến trình trong đó người Pháp đưa ông Diệm lên cầm quyền và làm áp lực để buộc Bảo Đại phải chấp nhận giải pháp này. Thư của ông Nhu gửi ông Jacques Bénet cho thấy rõ là chính quyền Pháp đã có cả một kế hoạch ngầm để giúp ông Ngô Đình Diệm loại tướng Nguyễn Văn Hinh, dẹp quân Bình Xuyên và các giáo phái để thu tóm quyền lực về một mối. Thư này cũng nói đến "trận chung kết" là tổ chức bầu cử. Đó là cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10 năm 1955 lật đổ Bảo Đại. Sau đó chế độ Việt Nam Cộng Hòa được chính thức công bố ngày 26/10/1955. Ông Nhu cũng nhấn mạnh về sự cần thiết của một chính sách của Pháp tại Đông Dương.
Hai lá thư này cho phép kết luận rằng ông Ngô Đình Diệm không phải do Mỹ đưa lên cũng không phải do ông Bảo Đại chọn lựa mà là một giải pháp của chính quyền Pháp để triệt thoái một cách êm thấm khỏi Việt Nam đồng thời giữ được tối đa ảnh hưởng chính trị và văn hóa cũng như các quyền lợi kinh tế. Như vậy phải hiểu rằng chính sách hợp tác với Mỹ và chống Pháp trong những năm đâu của chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ là bề ngoài. Bên trong thực sự là đi đêm với Pháp và lợi dụng Mỹ.
Cũng theo chủ trương của Pháp mà chính quyền Ngô Đình Diệm đã ngấm ngầm tiếp xúc với phe cộng sản để tìm cách thỏa hiệp. Theo hồi ký của ông Nguyễn Phú Đức, cựu bộ truởng VNCH, việc này bị Mỹ phát giác vì đại tá Hoàng Thụy Năm đã thông báo cho tình báo Mỹ cuộc tiếp xúc giữa ông Ngô Đình Nhu và ông Phạm Hùng trên sông Sài Gòn. Ông Nhu đã ra lệnh giết ông Hoàng Thụy Năm và đổ tội cho cộng sản ám sát. Ông Nguyễn Phú Đức đã liên tục giữ những chức vụ rất quan trọng trong chế độ VNCH nên những điều ông tiết lộ có mọi khả năng là đúng. Hơn nữa tiết lộ của ông Nguyễn Phú Đức cũng rất phù hợp với một chuỗi sự kiện:
- Đầu tháng 3/1961 ông Ngô Đình Nhu thay mặt chính quyền VNCH đi Maroc dự lệ tấn phong vua Hassan II. Tại sao ông Nhu, một người không có chức vụ chính thức nào lại thay mặt cho chính quyền VNCH trong một nghi lễ chính thức và long trọng như vậy mà không phải là tổng thống Ngô Đình Diệm, hay phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ hay ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu?
- Sau đó, như một sự tình cờ, ông Ngô Đình Nhu được tiếp đón rất long trọng tại Pháp và ở lại Pháp vài ngày dù lúc đó bề ngoài Việt Nam đang rất lạnh nhạt với Pháp. Việc đi Maroc dự lễ đăng quang vua Hassan II có thể chỉ là một lý cớ để ông Nhu hội ý với chính quyền Pháp.
- Sau đó vài tháng là cuộc tiếp xúc Ngô Đình Nhu - Phạm Hùng. Người ta có thể hiểu rằng cuộc tiếp xúc này đã do Pháp dàn xếp sau khi thuyết phục ông Nhu. Nhiều tài liệu còn cho hay là ông Nhu còn gặp lại Phạm Hùng đầu năm 1963.
- Ngày 01 tháng 10 năm 1961 đại tá Hoàng Thụy Năm bị bắt cóc và bị giết. Sau này người ta được biết ông Hoàng Thụy Năm không bị cộng sản ám sát mà do ông Nhu ra lệnh giết.[...]. Sai lầm và trách nhiệm lớn nhất của chế độ Ngô Đình Diệm là đã đàn áp các đảng quốc phái quốc gia. Các đảng này đã đóng góp xương máu giành độc lập dân tộc và chống lại cộng sản. Họ có sự chính đáng hơn hẳn ông Ngô Đình Diệm. Chỉ có hợp tác với họ mới có thể tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng. [...]. Sau cùng nhân dịp này tôi thấy cần khẳng định dứt khoát một lần nữa là ông Ngô Đinh Nhu không liên quan gì tới cuốn Chính Đề Việt Nam. Tác giả cuốn sách này là ông Lê Văn Đồng một cựu công sự viên của hai ông Diệm và Nhu nhưng đã chia tay ngay từ năm 1957 vì bất đồng quan điểm. Khi tham gia Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên năm 1988 (lúc đó chưa có danh xưng chính thức THDCĐN) ông Lê Văn Đồng đã đem đến và trình bày cuốn Chính Đề Việt Nam. Chính chúng tôi đã làm photocopy và phổ biến tới một số thân hữu. Lúc đó ông Ngô Đình Luyện cũng sinh hoạt với chúng tôi và cũng có tham gia cuộc thảo luận về cuốn Chính Đề Việt Nam với ông Lê Văn Đồng, và không ai đặt nghi vấn về việc Tùng Phong là bút hiệu của Lê Văn Đồng cả. Giả thuyết ông Ngô Đình Nhu là tác giả cuốn sách này chỉ dựa trên dựa trên một sự kiện rất mỏng manh là ông Cao Xuân Vỹ nhớ lại rằng có lần ông Ngô Đình Nhu đã nhờ ông trao cho ông Lê Văn Đồng một tập tài liệu bằng tiếng Pháp mà ông không nhớ là gì. Từ đó mà suy luận rằng đó là bản tiếng Pháp của Chính Đề Việt Nam thì quả là quá phiêu lưu.[...].
Sau nhiều năm dài, tác phẩm “Chính Đề Việt Nam” đã bị các phần tử hoài Ngô (như các ông Tôn Thất Thiện, Trương Phú Thứ, …) lạm xưng rằng tác giả là “thiên tài” Ngô Đình Nhu, viết với bút hiệu Tùng Phong. Mãi đến năm 2011, bà Lê Tuyết Anh, con gái của Kỹ sư Lê Văn Đồng (đã từng từ Pháp trở về làm Bộ trưởng thời Diệm nhưng từ chức vì bất đồng quan điểm) mới cho biết Tùng Phong chính là bút hiệu của thân phụ của bà. Và tác phẩm nầy được xuất bản tại Sài Gòn lần đầu năm 1964, được tái bản tại hải ngoại năm 2009. Chứng cớ bất khả phủ bác là một hồ sơ lưu trữ ghi nhận tên tác giả/tác phẩm của CIA Mỹ vào những năm 1960. Tuy vậy, vì không biết thông tin nầy, hằng năm cứ đến tháng 11, lại vẫn có một số người tiếp tục vinh danh … thiên tài Ngô Đình Nhu.
Một sự thực đáng buồn là cho tới này phần lớn những bài viết về chế độ Ngô Đình Diệm và anh em họ Ngô đều chỉ dựa vào một số sự kiện để phát biểu lập trường có sẵn của mình. Người bênh anh em họ Ngô thì viện dẫn mọi lý do - kể cả những lý do rất vu vơ như trong câu chuyện cuốn Chính Đề Việt Nam - để ca tụng, người ghét thì cũng tìm mọi lý cớ để đả kích, trong khi thái độ phải có là cố gắng hiểu rõ một giai đoạn lịch sử để có thể rút ra những kết luận đúng cho tương lai. ( NHÌN LẠI GIAI ĐOẠN NGÔ ĐÌNH DIỆM-http://giaodiemonline.com/2015/11/ndd1.htm )
(11) .Đỗ Mậu
Cuối năm 1950, ông (Ngô Đình Diệm) xuất ngoại mãi cho đến năm 1954, nhờ thế lực của Tòa Thánh La Mã, của Hồng Y Spellman, của phong trào Cộng Hòa Bình Dân Thiên Chúa giáo Pháp (MRP), và đặc biệt là nhờ Hoa Kỳ làm áp lực với chính quyền Pháp cùng Bảo Đại, và cũng nhờ vận động ngầm của Nam Phương Hoàng Hậu, cuối cùng ông Diệm đã được Quốc trưởng chỉ định làm Thủ tướng.
(13). HOÀNG VĂN CHÍ
...ông Ngô Đình Diệm, nhờ áp lực của Mỹ mà cầm quyền ở Miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1963
(Từ Thực dân đến Cộng Sản, .Ch.III)
(14). NGÔ ĐÌNH CHÂU
Tại Hoa Kỳ, ông Diệm được gặp Đức Hồng Y Francis Spellman, Tổng Giám Mục Nữu Ước, vì Đức Hồng Y Francis Spellman là bạn thân của Giám mục Ngô Đình Thục từ lúc 2 người cùng học tại La Mã. Ông còn giao tiếp với một số nhân vật trong chính giới Mỹ như các ông Mike Mansfield, Clement J. Zablock, J. McCormack, Dân biểu Walter Judd, William Douglas...
Vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas, đã đưa ông Diệm đi ăn trưa với TNS Kennedy. Trong khi Đức Hồng Y Spellman cũng quen biết với đại sứ Joseph Kennedy (đại sứ Mỹ tại Anh Quốc).
Theo ông Robert Amory (phó giám đốc CIA) cho biết, ông đã từng nghe đến tên tuổi ông Diệm, qua thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas trong một buổi tiệc.
Trong buổi họp tiếp theo, ông Robert Amory đem chuyện ông Diệm ra nói với giám đốc Allen Dulles và phó giám đốc Frank Wisner. Sau đó, ông Diệm được Hoa Kỳ ủng hộ, khi ông về Việt Nam làm Thủ Tướng trong chính phủ Bảo Đại, sau Hiệp định Genève, rồi làm Tổng thống Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam.
Người có ảnh hưởng rất lớn trong việc đưa ông Diệm về chấp chính là Hồng Y Francis Spellman. Tác gỉa John Cooney (1985) đã viết: "Tuy rằng không có mấy người biết điều này, nhưng chính Hồng Y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị, của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam là ông Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong một người lãnh đạo: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng đến cùng." [Tiểu Sử Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM. http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NgoDinhDiem/NDChau/TieusuNDD.htm )
(15). HOÀNG XUÂN HÃN
Tây muốn lập một nội các ở trong Nam với tính cách hòa hoãn, hòa nhã, hòa bình với ngoài Bắc: không có thể làm được. Hồi ấy, họ có ý định là ông Trần Văn Hữu sẽ làm thủ tướng trong Nam, thay Bửu Lộc, vì Bửu Lộc từ chức rồi. Ông Bảo Đại chắc cũng thế. Nhưng Pháp bị Mỹ kè bên cạnh, với Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Nhu. Nhất là Ngô Đình Luyện ở bên này, chắc là nó cho tiền nhiều lắm, với lại nó xui ông Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Diệm có viết cho ông Bảo Đại một cái thư bốn năm trương nghĩa là lạy lục khú lụ không thể tưởng tượng được, để xin được làm thủ tướng ở trong ấy. Cái thư ấy tôi có được đọc. Rồi lúc đưa Ngô Đình Diệm lên thì tự nhiên Bảo Đại không về được nữa. Bị chặn ở đây. (Thụy Khuê . Nói Chuyện Với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp.
http://thuykhue.free.fr/hxh/lichsu.html )
(3). Wikipedia.
Spellman helped Diệm to garner support among right-wing and Catholic circles [...].With the backing of the Eisenhower administration, Bảo Đại named Diệm as the Prime Minister.
(4). Tài liệu mật của Ngũ Giác đài.
Diem appointed Premier of South Vietnam
Urged by America and France, Emperor Bao Dai named Ngo Dinh Diem premier of South (Free) Vietnam. Bao Dai remained legal, constitutionally recognized Chief of State.(The Pentagon PapersGravel Edition Volume 1, Chapter 4, "U.S. and France in Indochina, 1950-56"
(Boston: Beacon Press, 1971) Section 1, pp. 179-214- https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent9.htm
(5). Avro Manhattan.
Ông viết rằng Mỹ và Vatican là đôi bạn chiến đấu trong chiến tranh châu Âu và Việt Nam.
Pope Pius XII (1939-58) was a brilliant diplomat, a cunning politician and a religious crusader. These characteristics made him one of the paramount personalities of our times. He transformed the Catholic Church into a global political instrument. He, more than anybody else outside Germany, helped Hitler to power. His pet obsession was communism and he became the main instigator of the Cold War. He was the religious pivot upon which the Catholic crusade against communism revolved. Cardinal Spellman, as his spokesman in the U.S., greatly influenced American politicians and public opinion giving an almost mystical interpretation to the anti-Russian policies of Secretary of State John Foster Dulles. Through Spellman, Pius XII attempted to steer the U.S. military power against communism in Korea and Vietnam and kept wholly "silent" when, in 1954, the U.S. military planned to use atomic weapons at the beginning of the Vietnam War. (The Shocking Story of the Catholic "Church's" Role in Starting the Vietnam War By Avro Manhattan. Chapter-3,
http://www.reformation.org/chapter3.html\
One of the first moves was the selection of a man fit for the task. This was ready at hand. His name Ngo Dinh Diem. Diem had been carefully groomed by the Catholic establishment, was an ardently religious person, a fanatical anti-Communist, and a ruthless religious and political dogmatist. He had been watched for some time, both by the Vatican and certain individuals in the U.S. When the moment for the choice came, the decision was taken, mostly by American Catholics, the best known of these being Cardinal Spellman, Joe Kennedy and his son the future President John F. Kennedy, and last but not least, by John Foster Dulles and Allen Dulles, and their secret entourage
http://www.reformation.org/chapter7.html
+When the Geneva conference took place in 1954, the United States delegation proposed Diem's name as the new ruler of South Vietnam. The French argued against this claiming that Diem was "not only incapable but mad". However, eventually it was decided that Diem presented the best opportunity to keep South Vietnam from falling under the control of communism.( Ngo Dinh Diem- http://spartacus-educational.com/VNngo.htm
(6). NGUYỄN VĂN TRẦN
Tình hình việt nam đã biến chuyển sâu xa theo chìêu hướng mới. Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ tháng 6/54, TT Eisenhower lên tiếng cảnh giác hiểm họa cộng sản nhuộm đỏ Á châu bằng thuyết ”Domino”. Vatican thấy ngăn chặn Hà Nội với sự ủng hộ hùng mạnh của khối cộng sản quốc tế không có ai bằng Huê kỳ. Ở ngay tại chỗ, Hồng Y Francis Spellman vận động cho ông Kennedy, người công giáo, đắc cử Tổng thống Mỹ và ủng hộ ông Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Việt Nam để giữ Việt Nam không rơi vào tay cộng sản. Hồng Y Spellman chọn ông Ngô Đình Diệm vì ông Diệm là người công giáo, mê say quyền lực và chống cộng quyết liệt để trả thù nhà.
( Ông Ngô Đinh Diệm : CHÍ SĨ và TỔNG THỐNG - Nguyễn Văn Trần.
http://todinhtudamhaingoai.org/vn/?15659=5&596=15&759=4054&59615=4
(7). Nguyễn Hiến Lê
Ngay trước khi ký hiệp đinh Genève Mỹ đã ép Pháp và Bảo Đại phải thay thế Bửu Lộc mà dùng Ngô Đinh Diệm làm thủ tướng (Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê, Ch.XXI)
(8). Tiến-sĩ PHẠM VĂN LƯU:
“Sau khi thảo luận với Ông Foster Dulles (Ngoại-Trưởng Hoa Kỳ), để ông ta biết ý định ấy, tôi (Bảo Đại) cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta: ... Ông cần phải lãnh đạo Chính Phủ... (trích hồi ký “Con Rồng Việt Nam” của Bảo Đại).
“Đến ngày 24 và 25 tháng 5 (năm 1954), theo chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn, Đại Sứ Mỹ tại Ba Lê là Dillon và một số viên chức khác đã đến gặp Ông Diệm để bàn về việc ông nhận chức vụ Thủ Tướng....” (trước khi ông Diệm về nước vào khoảng 25-6-1954 và nhậm-chức vào ngày 7-7-1954)
(Trích từ cuốn sách “Biến Cố Chính Trị Việt Nam Hiện Đại – Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt-Mỹ 1954-1963” của Phạm Văn Lưu, do "Centre for Vietnamese Studies" ở Melbourne, Bang Victoria, Australia, xuất-bản năm 1994 (trang 57)
(9). Thomas L. Ahern, Jr.
( Ông là tác-giả “CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963” do CIA xuất-bản):CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm (Trích từ "CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963" [Tài liệu mật của CIA về gia đình họ Ngô] của Thomas L. Ahern, Jr. do Center for the Study of Intelligence (CIA) ấn hành, Nguyễn Kỳ Phong lược dịch)
(10). NGUYỄN GIA KIỂNG
Đó là một thư của ông Ngô Đình Nhu viết cho ông Jacques Bénet ngày 20 tháng 4 năm 1955 và một thư của ông Jacques Bénet viết cho bà Ngô Đình Nhu ngày 18 tháng 10 năm 2004. Tôi xin nhắc lại một điều đã viết trong bài này là ngay từ trước, khi được ông Ngô Đình Luyện (có sinh hoạt một thời gian trong nhóm Thông Luận, tiền thân của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, trước khi qua đời) giải thích rằng ông Diệm lên cầm quyền là do ý muốn của Bảo Đại tôi đã thấy giải thích này không hợp lý.
Thư của ông Jacques Bénet gửi bà Nhu trình bày một cách chi tiết tiến trình trong đó người Pháp đưa ông Diệm lên cầm quyền và làm áp lực để buộc Bảo Đại phải chấp nhận giải pháp này. Thư của ông Nhu gửi ông Jacques Bénet cho thấy rõ là chính quyền Pháp đã có cả một kế hoạch ngầm để giúp ông Ngô Đình Diệm loại tướng Nguyễn Văn Hinh, dẹp quân Bình Xuyên và các giáo phái để thu tóm quyền lực về một mối. Thư này cũng nói đến "trận chung kết" là tổ chức bầu cử. Đó là cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10 năm 1955 lật đổ Bảo Đại. Sau đó chế độ Việt Nam Cộng Hòa được chính thức công bố ngày 26/10/1955. Ông Nhu cũng nhấn mạnh về sự cần thiết của một chính sách của Pháp tại Đông Dương.
Hai lá thư này cho phép kết luận rằng ông Ngô Đình Diệm không phải do Mỹ đưa lên cũng không phải do ông Bảo Đại chọn lựa mà là một giải pháp của chính quyền Pháp để triệt thoái một cách êm thấm khỏi Việt Nam đồng thời giữ được tối đa ảnh hưởng chính trị và văn hóa cũng như các quyền lợi kinh tế. Như vậy phải hiểu rằng chính sách hợp tác với Mỹ và chống Pháp trong những năm đâu của chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ là bề ngoài. Bên trong thực sự là đi đêm với Pháp và lợi dụng Mỹ.
Cũng theo chủ trương của Pháp mà chính quyền Ngô Đình Diệm đã ngấm ngầm tiếp xúc với phe cộng sản để tìm cách thỏa hiệp. Theo hồi ký của ông Nguyễn Phú Đức, cựu bộ truởng VNCH, việc này bị Mỹ phát giác vì đại tá Hoàng Thụy Năm đã thông báo cho tình báo Mỹ cuộc tiếp xúc giữa ông Ngô Đình Nhu và ông Phạm Hùng trên sông Sài Gòn. Ông Nhu đã ra lệnh giết ông Hoàng Thụy Năm và đổ tội cho cộng sản ám sát. Ông Nguyễn Phú Đức đã liên tục giữ những chức vụ rất quan trọng trong chế độ VNCH nên những điều ông tiết lộ có mọi khả năng là đúng. Hơn nữa tiết lộ của ông Nguyễn Phú Đức cũng rất phù hợp với một chuỗi sự kiện:
- Đầu tháng 3/1961 ông Ngô Đình Nhu thay mặt chính quyền VNCH đi Maroc dự lệ tấn phong vua Hassan II. Tại sao ông Nhu, một người không có chức vụ chính thức nào lại thay mặt cho chính quyền VNCH trong một nghi lễ chính thức và long trọng như vậy mà không phải là tổng thống Ngô Đình Diệm, hay phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ hay ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu?
- Sau đó, như một sự tình cờ, ông Ngô Đình Nhu được tiếp đón rất long trọng tại Pháp và ở lại Pháp vài ngày dù lúc đó bề ngoài Việt Nam đang rất lạnh nhạt với Pháp. Việc đi Maroc dự lễ đăng quang vua Hassan II có thể chỉ là một lý cớ để ông Nhu hội ý với chính quyền Pháp.
- Sau đó vài tháng là cuộc tiếp xúc Ngô Đình Nhu - Phạm Hùng. Người ta có thể hiểu rằng cuộc tiếp xúc này đã do Pháp dàn xếp sau khi thuyết phục ông Nhu. Nhiều tài liệu còn cho hay là ông Nhu còn gặp lại Phạm Hùng đầu năm 1963.
- Ngày 01 tháng 10 năm 1961 đại tá Hoàng Thụy Năm bị bắt cóc và bị giết. Sau này người ta được biết ông Hoàng Thụy Năm không bị cộng sản ám sát mà do ông Nhu ra lệnh giết.[...]. Sai lầm và trách nhiệm lớn nhất của chế độ Ngô Đình Diệm là đã đàn áp các đảng quốc phái quốc gia. Các đảng này đã đóng góp xương máu giành độc lập dân tộc và chống lại cộng sản. Họ có sự chính đáng hơn hẳn ông Ngô Đình Diệm. Chỉ có hợp tác với họ mới có thể tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng. [...]. Sau cùng nhân dịp này tôi thấy cần khẳng định dứt khoát một lần nữa là ông Ngô Đinh Nhu không liên quan gì tới cuốn Chính Đề Việt Nam. Tác giả cuốn sách này là ông Lê Văn Đồng một cựu công sự viên của hai ông Diệm và Nhu nhưng đã chia tay ngay từ năm 1957 vì bất đồng quan điểm. Khi tham gia Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên năm 1988 (lúc đó chưa có danh xưng chính thức THDCĐN) ông Lê Văn Đồng đã đem đến và trình bày cuốn Chính Đề Việt Nam. Chính chúng tôi đã làm photocopy và phổ biến tới một số thân hữu. Lúc đó ông Ngô Đình Luyện cũng sinh hoạt với chúng tôi và cũng có tham gia cuộc thảo luận về cuốn Chính Đề Việt Nam với ông Lê Văn Đồng, và không ai đặt nghi vấn về việc Tùng Phong là bút hiệu của Lê Văn Đồng cả. Giả thuyết ông Ngô Đình Nhu là tác giả cuốn sách này chỉ dựa trên dựa trên một sự kiện rất mỏng manh là ông Cao Xuân Vỹ nhớ lại rằng có lần ông Ngô Đình Nhu đã nhờ ông trao cho ông Lê Văn Đồng một tập tài liệu bằng tiếng Pháp mà ông không nhớ là gì. Từ đó mà suy luận rằng đó là bản tiếng Pháp của Chính Đề Việt Nam thì quả là quá phiêu lưu.[...].
Sau nhiều năm dài, tác phẩm “Chính Đề Việt Nam” đã bị các phần tử hoài Ngô (như các ông Tôn Thất Thiện, Trương Phú Thứ, …) lạm xưng rằng tác giả là “thiên tài” Ngô Đình Nhu, viết với bút hiệu Tùng Phong. Mãi đến năm 2011, bà Lê Tuyết Anh, con gái của Kỹ sư Lê Văn Đồng (đã từng từ Pháp trở về làm Bộ trưởng thời Diệm nhưng từ chức vì bất đồng quan điểm) mới cho biết Tùng Phong chính là bút hiệu của thân phụ của bà. Và tác phẩm nầy được xuất bản tại Sài Gòn lần đầu năm 1964, được tái bản tại hải ngoại năm 2009. Chứng cớ bất khả phủ bác là một hồ sơ lưu trữ ghi nhận tên tác giả/tác phẩm của CIA Mỹ vào những năm 1960. Tuy vậy, vì không biết thông tin nầy, hằng năm cứ đến tháng 11, lại vẫn có một số người tiếp tục vinh danh … thiên tài Ngô Đình Nhu.
Một sự thực đáng buồn là cho tới này phần lớn những bài viết về chế độ Ngô Đình Diệm và anh em họ Ngô đều chỉ dựa vào một số sự kiện để phát biểu lập trường có sẵn của mình. Người bênh anh em họ Ngô thì viện dẫn mọi lý do - kể cả những lý do rất vu vơ như trong câu chuyện cuốn Chính Đề Việt Nam - để ca tụng, người ghét thì cũng tìm mọi lý cớ để đả kích, trong khi thái độ phải có là cố gắng hiểu rõ một giai đoạn lịch sử để có thể rút ra những kết luận đúng cho tương lai. ( NHÌN LẠI GIAI ĐOẠN NGÔ ĐÌNH DIỆM-http://giaodiemonline.com/2015/11/ndd1.htm )
(11) .Đỗ Mậu
Cuối năm 1950, ông (Ngô Đình Diệm) xuất ngoại mãi cho đến năm 1954, nhờ thế lực của Tòa Thánh La Mã, của Hồng Y Spellman, của phong trào Cộng Hòa Bình Dân Thiên Chúa giáo Pháp (MRP), và đặc biệt là nhờ Hoa Kỳ làm áp lực với chính quyền Pháp cùng Bảo Đại, và cũng nhờ vận động ngầm của Nam Phương Hoàng Hậu, cuối cùng ông Diệm đã được Quốc trưởng chỉ định làm Thủ tướng.
( VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI, Ch.VI)
(12). Ngô Tôn Long
Bên lề hội nghị Genève, Phái đoàn Mỹ và đặc sứ của Bảo Đại là Ngô Đình
Luyện ra sức đề cao Ngô Đình Diệm như một lãnh tụ chống Pháp, Nhật và
cộng sản. Người Mỹ bèn áp lực Pháp nhận
chí sĩ Ngô Đình Diệm lànm thủ tướng cho
Quốc trưởng Bảo Đại, chuẩn bị cái Việt Nam Cộng Hòa, tổng thống Ngô Đinh
Diệm cho cuộc chiến tranh chống cộng của họ. ( Ngô Tôn Long, Tuyển Tập Một Đời, Traffor, USA-Canda, 2014, 17- https://books.google.ca/books?id=ZWySAgAAQBAJ&pg=PA17&lpg=PA17&dq=B%E1%BA%A2O+D%E1%BA%A0I+v%C3%A0+ng%C3%B4+%C4%91%C3%ACnh+di%E1%BB%87m&source=bl&ots=af8uGWN_tb&sig=AGQNpr_yQlszih6MVyt-tI6MSVI&hl=en&sa=X&ved=0CEcQ6AEwBzgUahUKEwjP09i58ZLJAhWEGB4KHX_sAYE#v=onepage&q=B%E1%BA%A2O%20D%E1%BA%A0I%20v%C3%A0%20ng%C3%B4%20%C4%91%C3%ACnh%20di%E1%BB%87m&f=false
)(13). HOÀNG VĂN CHÍ
...ông Ngô Đình Diệm, nhờ áp lực của Mỹ mà cầm quyền ở Miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1963
(Từ Thực dân đến Cộng Sản, .Ch.III)
(14). NGÔ ĐÌNH CHÂU
Tại Hoa Kỳ, ông Diệm được gặp Đức Hồng Y Francis Spellman, Tổng Giám Mục Nữu Ước, vì Đức Hồng Y Francis Spellman là bạn thân của Giám mục Ngô Đình Thục từ lúc 2 người cùng học tại La Mã. Ông còn giao tiếp với một số nhân vật trong chính giới Mỹ như các ông Mike Mansfield, Clement J. Zablock, J. McCormack, Dân biểu Walter Judd, William Douglas...
Vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas, đã đưa ông Diệm đi ăn trưa với TNS Kennedy. Trong khi Đức Hồng Y Spellman cũng quen biết với đại sứ Joseph Kennedy (đại sứ Mỹ tại Anh Quốc).
Theo ông Robert Amory (phó giám đốc CIA) cho biết, ông đã từng nghe đến tên tuổi ông Diệm, qua thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas trong một buổi tiệc.
Trong buổi họp tiếp theo, ông Robert Amory đem chuyện ông Diệm ra nói với giám đốc Allen Dulles và phó giám đốc Frank Wisner. Sau đó, ông Diệm được Hoa Kỳ ủng hộ, khi ông về Việt Nam làm Thủ Tướng trong chính phủ Bảo Đại, sau Hiệp định Genève, rồi làm Tổng thống Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam.
Người có ảnh hưởng rất lớn trong việc đưa ông Diệm về chấp chính là Hồng Y Francis Spellman. Tác gỉa John Cooney (1985) đã viết: "Tuy rằng không có mấy người biết điều này, nhưng chính Hồng Y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị, của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam là ông Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong một người lãnh đạo: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng đến cùng." [Tiểu Sử Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM. http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NgoDinhDiem/NDChau/TieusuNDD.htm )
(15). HOÀNG XUÂN HÃN
Tây muốn lập một nội các ở trong Nam với tính cách hòa hoãn, hòa nhã, hòa bình với ngoài Bắc: không có thể làm được. Hồi ấy, họ có ý định là ông Trần Văn Hữu sẽ làm thủ tướng trong Nam, thay Bửu Lộc, vì Bửu Lộc từ chức rồi. Ông Bảo Đại chắc cũng thế. Nhưng Pháp bị Mỹ kè bên cạnh, với Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Nhu. Nhất là Ngô Đình Luyện ở bên này, chắc là nó cho tiền nhiều lắm, với lại nó xui ông Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Diệm có viết cho ông Bảo Đại một cái thư bốn năm trương nghĩa là lạy lục khú lụ không thể tưởng tượng được, để xin được làm thủ tướng ở trong ấy. Cái thư ấy tôi có được đọc. Rồi lúc đưa Ngô Đình Diệm lên thì tự nhiên Bảo Đại không về được nữa. Bị chặn ở đây. (Thụy Khuê . Nói Chuyện Với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp.
http://thuykhue.free.fr/hxh/lichsu.html )
Chừng ấy ý kiến cũng khá đầy đủ để độc giả suy xét.
___
CHU THICH
[1]. Dương Trung Quốc, Việt Nam..., tr. 388; Nguyễn Vỹ. Tuấn, Chàng Trai Nước Việt (Chứng Tích Thời Đại Từ 1900 đến 1970, Quyển II. Saigon, ? , 1970. Fort Smith, AR tái bản ở Hoa Kỳ, ?. tr. 512.; S.M. Bao Dai. Le Dragon d'Annam. Paris, Plon. 1990. Cameron, Allan W. Viet-Nam Crisis, A Documentary History, Volume I: 1940-1956. Ithaca, N.Y. Cornell University Press, 1971.. tr. 31-32. Hai bản tiếng Việt in trong tác phẩm của Dương Trung Quốc và tác phẩm của Nguyễn Vỹ hơi khác nhau về ngôn từ nhưng hoàn giống nhau về nội dung. David G. Marr trong Vietnam 1945, The quest for Power (Berkeley, University of California Press, 1995, tr. 71) có nói tới các bản tiéng Việt và tiếng Pháp ở văn khố Pháp và bản đăng trên tờ Dân Báo, ngày 12 tháng Ba. Vũ Ngự Chiêu cũng nói tới tờ Tin Mới, nhưng nhất thời người viết bài này chưa đến được các nơi cần đến để tìm kiếm.
___
CHU THICH
[1]. Dương Trung Quốc, Việt Nam..., tr. 388; Nguyễn Vỹ. Tuấn, Chàng Trai Nước Việt (Chứng Tích Thời Đại Từ 1900 đến 1970, Quyển II. Saigon, ? , 1970. Fort Smith, AR tái bản ở Hoa Kỳ, ?. tr. 512.; S.M. Bao Dai. Le Dragon d'Annam. Paris, Plon. 1990. Cameron, Allan W. Viet-Nam Crisis, A Documentary History, Volume I: 1940-1956. Ithaca, N.Y. Cornell University Press, 1971.. tr. 31-32. Hai bản tiếng Việt in trong tác phẩm của Dương Trung Quốc và tác phẩm của Nguyễn Vỹ hơi khác nhau về ngôn từ nhưng hoàn giống nhau về nội dung. David G. Marr trong Vietnam 1945, The quest for Power (Berkeley, University of California Press, 1995, tr. 71) có nói tới các bản tiéng Việt và tiếng Pháp ở văn khố Pháp và bản đăng trên tờ Dân Báo, ngày 12 tháng Ba. Vũ Ngự Chiêu cũng nói tới tờ Tin Mới, nhưng nhất thời người viết bài này chưa đến được các nơi cần đến để tìm kiếm.
No comments:
Post a Comment