PHẠM THÀNH CHÂU * HÀM RĂNG GIẢ
Tôi xin kể bạn nghe "một chuyện tình". Đương nhiên, chuyện tình bao giờ
cũng phải dang dở, chia lìa, cho đúng kiểu của tiểu thuyết, vì nếu là
chuyện đời thường, yêu nhau, cưới nhau, sống với nhau đến đầu bạc răng
long thì đã thành "ác mộng" rồi, tình tang gì nữa! Vì mấy mươi năm sống
với nhau, dung nhan ai cũng xuống cấp thê thảm. Tình yêu cũng xuống đến
số không. Bạn thử liếc nhìn người phối ngẫu của mình mà không thở dài
mới là giỏi. Dù xưa kia, anh, chị (còn xinh đẹp), có mê nhau, ham nhau
đến cỡ nào đi nữa thì giờ đây cũng chẳng buồn nhìn nhau. "Bi kịch của
tình yêu là sự lãnh đạm" (Somerset Maugham). Tâm trạng ông nào cũng não
nề nhưng vẫn làm như rất hạnh phúc để sống cho qua những ngày cuối đời.
Chết là thoát. Bởi vậy mới có chuyện "thật" sau đây: Một ông hấp hối,
đang thở những hơi thở cuối cùng để tị nạn qua bên kia thế giới. Bà vợ
khóc lóc "Ông ơi! Ông đừng chết. Ông mà chết thì tôi chết theo ông". Ông
chồng hoảng kinh vùng dậy la lên "Tôi lạy bà, để tôi đi một mình" rồi
lăn ra chết thiệt.
Thời gian rất công bình. Vua chúa hay ăn mày đều phải già lão. Quý bà có
đem tiền nộp cho các mỹ viện thì cũng chống cự ít lâu rồi già vẫn hoàn
già! Vì chuyện tôi kể sau đây là chuyện thật của hai người lớn tuổi, có
thể khiến bạn, đọc đến hết chuyện, sẽ lắc đầu chán nản "Chẳng hay ho gì!
Tình yêu đâu? Dở dang, chia lìa đâu? Mà cũng chẳng thấy vận tải, chuyên
chở triết lý, ẩn dụ gì để người đọc suy tư! Cha nầy (tác giả) đánh lừa
mình. Mất thì giờ !" Nhưng tôi biết, mấy ông bà tìm đọc tôi để "giết thì
giờ" mà! Cứ đọc đi. Cuối chuyện sẽ có một câu "trích dẫn" rất thâm
thúy.
*
Chuyện như thế nầy. Sau năm 1975, mấy ông bà quân, cán chính Việt Nam
Cộng Hòa bị đi tù cải tạo. Nghĩa là khổ sai biệt xứ (đày ra vùng núi
rừng Tây Bắc Việt Nam) hàng chục năm, chết như rạ vì lao động quá sức,
vì đói lạnh, vì bịnh tật mà không thuốc men. Nhưng quân, cán, chính Việt
Nam Cộng Hòa, còn may mắn, vì sau hàng chục năm tù, ai sống sót, ra tù
thì được chính phủ Mỹ đón qua Mỹ sinh sống. Khoảng đầu năm 1990, chương
trình HO bắt đầu. Người tù trẻ nhất cũng trên bốn mươi, nhưng trông đã
hom hem, ốm yếu vì ở tù Cộng Sản đâu phải đi nghỉ hè. Qua đến xứ Mỹ, ai
cũng lăn lưng vào việc kiếm sống cho bản thân và vợ con. Ông bà nào tha
một lũ con qua thì khổ. Làm bao nhiêu cũng không đủ bỏ vào mấy cái tàu
há mồm chờ sẵn. Nhưng đáng sợ nhất là mấy cái bills. Cuối tháng ký check
mệt nghỉ. Mấy ông bà HO chỉ làm được những nghề chân tay, tiền công rất
thấp. Có người làm 70, 80 giờ một tuần. Sáng tinh mơ đi, khuya mới về.
Vậy mà không đủ trả cho các chi phí. Riêng tiền nhà đã trên nghìn đô
rồi! Có mấy ông độc thân là hạnh phúc nhất. Chỉ cần kiếm đủ bỏ mồm, trả
tiền thuê phòng trọ là có quyền thảnh thơi, cà phê cà pháo với bạn bè.
Chuyện nầy kể về một ông HO độc thân như vầy.
Anh ta tên Tư được gọi là Tư Móm, vì lúc còn trong tù Cộng Sản, bị vệ
binh dộng báng súng vô miệng. Cả hàm răng rụng ráo trọi. Bạn sẽ hỏi "Tại
sao bị dộng báng súng?". Tù ngụy thì "cách (cái) mạng" muốn bắn bỏ lúc
nào chẳng được. Dĩ nhiên phải có lý do.
Tù đi lao động ngoài rừng. Vệ binh kêu một tên tù mà mình không ưa "Ê.
Anh kia đến đây bảo" Tù đến. Vệ binh bảo "Lại đằng kia bẻ cho tôi nhánh
cây" Tù quay lưng đi một quãng thì được tặng nguyên một băng AK. Vệ binh
bình thản giải thích "Tù trốn, bỏ chạy, kêu không chịu đứng lại".
Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đang thanh bình, người dân miền Nam lo làm ăn
sinh sống, không đụng chạm, gây thù chuốc oán gì với miền Bắc, vậy mà
đảng Cộng Sản kích động dân miền Bắc căm thù dân miền Nam "Ôi xương tan
máu rơi, lòng hận thù ngất trời ... (bài hát Giải Phóng Miền Nam). Từ
năm 1961, với súng đạn Nga, Tàu, họ kéo rốc vào miền Nam bắn giết, chôn
sống đồng bào vô tội, pháo kích vào trường học, giật mìn xe đò... Đảng
bảo căm thù thì căm thù? Nay thấy "kẻ thù” (tù) trước mặt mà không giết
được, bộ đội, công an tức lắm! Nhân chuyện Tư Móm mất răng, tôi xin lang
bang qua chuyện răng cỏ của tù cải tạo. Trong tù, chết nhiều nhất là bị
kiết lỵ, một thứ bịnh lây lan rất nhanh mà không có trụ sinh. Năm ba
bữa là "đi". Đau răng, sưng răng không chết nhưng khủng khiếp lắm. Mấy
ông nhà binh, đạn bắn thủng bụng mà vẫn bình tĩnh điều động đồng đội
chiến đấu, nhưng đau răng thì mất tinh thần, chân tay bủn rủn. Thuốc
giảm đau không có, trụ sinh cũng không. Chỉ còn biết kêu lên "Ai nhổ
giùm tôi cái răng đau?". Có ngay! Lúc còn ở trại tù Xuyên Mộc có ông tù
cựu thiếu tá, bác sĩ Thạch, sẵn sàng giúp cho. Người đau răng hả họng ra
cho ông ta dòm ngó để xác định cái nào sưng, xong đem đồ nghề ra. Đơn
giản thôi. Một cái kềm nhổ đinh, một đoạn kẽm gai đập dẹp, mài bén, một
chút bông gòn với chút muối. Trước hết ông ta đốt đầu kẽm gai để sát
trùng rồi dùng nó "xỉa" thịt dính vào chân răng cho tách ra, sau đó dùng
kềm nhổ đinh vặn trái chiếc răng đau, trong lúc đó "nạn nhân" miệng kêu
á, á ! Cả thân hình vặn vẹo, tay bắt chuồn chuồn vì đau. Máu mủ đầy
mồm. Chúng tôi đứng nhìn mà cũng "tê tái" cả người. Răng được lôi ra,
đưa cho đương sự giữ làm kỷ niệm, lỗ trống chân răng được nhét vào chút
muối, "đậy" lên bằng bông gòn. Ngậm miệng lại. Hết đau. Ông bác sĩ Thạch
nầy chữa bịnh lao cũng tài. Một ông tù bị ho sao đó, người chỉ còn bộ
xương. Ông bác sĩ phán "Ho lao, bảo người nhà gửi trụ sinh với ống chích
vào ngay". Thời gian sau, thuốc được gửi vô. Ông ta bảo bịnh nhân "Xây
lưng lại, kéo áo lên" Ông ta mằn mằn mấy cái xương sườn sau lưng rồi đẩy
mũi kim vào giữa hai xương sườn, đâm lút kim, bơm thẳng thuốc vào ngay
trong phổi bịnh nhân. Chích thuốc vào thịt xưa rồi. Thuốc đâu mà chích
cho xuể? Tôi thấy sao nói vậy chứ chẳng biết ông ho lao có sống được
không? Lịch sử đi tù của ông Thiếu tá bác sĩ nầy cũng không giống ai.
Năm 1975, Dương Văn Minh lên làm tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa, chỉ
làm một việc duy nhất là giơ hai tay lên trời và hát bài Biệt Kinh Kỳ
"Giữa đoàn hùng binh có tôi đi ... Đầu hàng!". Cổ kim, Đông Tây, chưa có
ông tổng thống nào quái đản như Dương Văn Minh! Mất nước! Quân đội tan
rã. Quân, cán, chính, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, thậm chí nhà buôn, nhà
thầu, nhà tu ... đều được đảng và nhà nước ta lùa vô một "nhà” duy nhất
có tên là "nhà tù cải tạo". Trong nhà tù, ông bà nào chịu đựng không nổi
thì thành "quá cố”, đưa qua "nhà xác"... Ông Thiếu tá bác sĩ Thạch trốn
đi tù, mò xuống miền Tây, giả dạng thường dân, đổi tên họ, làm tên khờ,
thất nghiệp, đi bưng tô, chùi bàn cho một tiệm hủ tiếu ở một xó chợ nhỏ
nghèo nàn, heo hút. Được ít lâu, tưởng yên thân, không ngờ một buổi
sáng, đang bưng hủ tiếu cho khách thì một cậu khách mừng rỡ kêu lên
"Thiếu tá mạnh giỏi ? Thiếu tá không đi tù cải tạo sao còn ở đây ?"
Trong quân đội, tất cả binh lính thuộc đơn vị đều là thân chủ của ông
bác sĩ quân y nên gặp là nhận ra ngay. Thế là ông ta bị hốt vô trại tù
Vườn Đào(miền Tây), rồi được đưa lên trại tù Xuyên Mộc.
Trở lại hàm răng giả của Tư Móm. Qua Mỹ, tiểu bang California, anh ta
làm việc tà tà, buổi sáng cà phê, tán láo với bạn bè, trưa đi làm đến
tối. Anh ta làm đủ nghề. Bạn ra đường, vào quán cà phê mà thấy một ông
tuổi khoảng năm mươi ốm nhom, đầu tóc bờm xờm, mặc quần jeans, áo lính
rằn ri (mua ở chợ trời, quân đội Mỹ thải ra) hai mắt láo liên như mắt
khỉ, mồm miệng tía lia, vẻ bất cần đời. Đó là một ông HO Việt Nam độc
thân tiêu biểu ở hải ngoại. Riêng ông bạn tôi có cái miệng móm nên dễ
nhận ra. Bạn bè bảo "Đi làm hàm răng giả đi cha nội. Em nào thấy cái
miệng ông cũng phát nản" Anh ta cười như ông lão "Vậy mà có bà khoái cái
miệng móm của tôi mới kỳ. Bả không cho đi trồng răng, bảo là "cản trở
lưu thông" (?) lại sợ các bà khác thấy đẹp trai, dụ dỗ mất".
Nhưng đó là nói về vật chất, còn về tinh thần, tình cảm không đơn giản
như thế. Làm người mất nước làm sao quên được "cố quốc" rồi những kỷ
niệm về đồng đội, về mấy cô hàng xóm, bạn học, bạn tù... Bây giờ họ ở
đâu, ra sao? Anh chàng Tư của tôi cảm thấy cô đơn, nhất là khi cô bồ của
anh ta bỏ đi lấy chồng vì anh ta có lần tuyên bố "Anh chỉ sống qua
ngày, chờ qua đời. Anh sợ bị ràng buộc. Lấy vợ, sinh con, đẻ cái. Trách
nhiệm phiền phức" Từ khi bị người tình cho "de" chàng Tư rất buồn. Chàng
làm thơ. Đề tài, nội dung cũng giống như những cô, cậu thất tình khác
là cảnh cũ, người xưa. Thơ chàng hay đến độ chàng thành "thi sĩ”, được
các báo đăng, được ngâm trên đài phát thanh địa phương. Đang vô danh
bỗng nổi danh, chàng sướng tê người lại được mấy ông bạn xúi in những
bài thơ của chàng thành "Thi Phẩm". Chàng làm ngay. Vài nghìn đô. "Nhằm
nhò gì, như Tề Thiên mới rụng cái lông" Phét lác là bản tính mấy cậu độc
thân. Tập thơ rất đẹp, được gửi bán ở các tiệm sách (nhưng mấy tháng
sau vẫn còn nguyên!). Chàng tặng mỗi người bạn mươi tập "Để ông muốn
tặng ai thì tặng. Nếu cần thêm, cứ cho biết". Bạn bè còn xúi tổ chức ra
mắt thơ. Chàng "Tới luôn!". Có ăn uống, ca nhạc và tặng thơ miễn phí.
Khách đến khoảng vài trăm người, vì thân tình chứ không phải vì mến mộ
nhà thơ. Vậy mà vẫn không "tiêu thụ” hết năm trăm tập thơ! Sau đó thì
tất cả rơi vào yên lặng. Chẳng ai hỏi han đến chàng Tư Móm, thi sĩ nhà
ta! Chỉ một lần duy nhất, có người gọi đến nhà thơ. Đó là một phụ nữ.
Chị ta gọi đến không phải để khen thơ Tư Móm mà để tìm người quen.
Chuyện nầy khiến cho nhà thơ Tư Móm và chị ta dính nhau như cục sắt và
thỏi nam châm.
Tôi xin kể tiếp.
"A lô. Xin cho tôi được gặp anh Lê Văn Tư ạ !" Đó là vào một buổi tối,
chàng Tư Móm đang nằm xem Video "Dạ, Tư tôi nghe đây!" "Phải anh Tư
trước bảy lăm, nhà ở trước chợ Phan Thiết không?" "Dạ. Đúng rồi. Có việc
gì không cô?" "Vậy là sau mấy mươi năm, anh em mình mới tìm thấy nhau.
Anh bây giờ ra sao? Có mạnh khỏe không?" "Dạ. Tôi vẫn như xưa. Dung nhan
phong nhã, cốt cách phi phàm, tinh thông kinh sử, xuất khẩu thành
thơ..." "Em biết rồi. Nhờ tập thơ của anh mà em tìm thấy anh. Anh còn
nhớ em không?" "Có trời mới biết được cô là ai!" "Em là con Tâm hàng xóm
với anh. Nhà sát vách. Tâm khóc nhè đây. Ngày xưa anh xưng mi, tao với
em..." Chàng Tư "A !" lên một tiếng muốn bể cái điện thoại "Tâm đó hả
mi? Xin lỗi, quen miệng. Bây giờ phải gọi là cô, xưng tôi mới đúng" Bên
kia đầu dây có tiếng cười thân ái "Anh em mình... Gọi sao cũng được".
Tình thân như anh em, cả hai mừng rỡ. "Tha hương ngộ cố tri" (nơi xứ
người gặp bạn cũ). Chuyện trò, chàng mới biết nàng đã lập gia đình, được
hai con thì chồng chết, sau khi qua Mỹ được năm năm. Chàng độc thân,
nàng gái góa. Họ chẳng có gì phải e ngại khi chuyện trò thân mật. Tối
nào hai người cũng ôm điện thoại nói cười đến khuya mà không muốn rời.
Ai cũng vậy, đã là bạn thì phải gặp mặt. Nàng chờ chàng hẹn nhau đi điểm
tâm, ăn trưa hoặc mời nàng đi xem ca nhạc. Có gợi ý mánh mánh nhưng
chàng cứ phe lờ. Vì chàng kẹt cái miệng móm, rất khó coi. Nàng càng khen
chàng thời học sinh đẹp trai, mong gặp để xem có thay đổi gì không?
khiến chàng càng mất tinh thần, vì trước mình đẹp trai mà bây giờ thành
ông già móm sọm, nên đành tìm cách hoãn binh "Anh bận tối ngày. Sáng sớm
đã dậy đi làm, tối mịt mới về. Hay là, để tháng sau, có Hội Xuân hội Sĩ
Quan Thủ Đức, anh mời em đến dự. Có con, cháu thì dẫn theo cho đông
vui. Em cho anh địa chỉ, anh gửi vé đến" "Nhưng đến đó làm sao anh em
mình nhận ra nhau, mấy mươi năm, ai cũng đổi khác" "Phải tìm nhau mới
hồi hộp và vui" "Hay quá! Anh làm cho em hồi hộp ngay giờ phút nầy rồi.
Bữa đó, đố anh nhận ra em!"
Một buổi sáng đi uống cà phê, chàng Tư Móm kể cho tôi nghe chuyện hai
anh chị gặp nhau trên điện thoại "Bây giờ cô ta còn đòi gặp mặt tôi thì
kẹt quá!" "Kẹt cái miệng móm chứ gì? Đi làm hàm răng giả thì trẻ đẹp lại
ngay. Em thấy là mê tít thò lò” Anh ta sáng mắt lên "Có chừng đó mà
không nghĩ ra. Mai tôi đi nha sĩ”. Bạn cũng biết, nhổ răng thì nhanh
nhưng trồng răng, lại trồng cả hàm phải cần thời gian. Không hiểu Tư Móm
trồng răng cách nào mà tuần sau hết móm, thành đẹp trai. Trong tiệm cà
phê, anh ta vẫn không bỏ tính phét lác "Mấy ông thấy thằng nầy ngon
chưa? Cần tân trang chỗ nào nữa?" Rồi anh ta đứng lên xoay một vòng như
mấy em trình diễn thời trang. Người thì bảo nên hớt tóc cho gọn gàng,
người thì nói "Áo quần thụng thịnh quá! Ông nên mặc quần jeans bó ống,
cứ phô trương cặp đùi "cò hương" ra là các em mất ngủ ngay". Từ đó, thay
vì gọi là Tư Móm, nay đổi biệt danh anh ta là người "vừa đánh răng vừa
huýt sáo". Vì tối đi ngủ, tháo hàm răng giả bỏ vô ly nước ngâm cho sạch,
sáng dậy vừa chà hàm răng (giả) vừa có thể huýt sáo hay hát hò. Không
rõ tình cảm giữa anh ta với cô láng giềng "thăng hoa" đến cỡ nào mà anh
ta có vẻ bồn chồn, mong chờ ngày Hội Xuân đến nhanh. Và nhờ hàm răng
giả, làn hơi được kềm chế, không phì phèo nữa, Tư Móm hát ca-ra-ô-kê.
Một lần uống cà phê, anh ta cao hứng hát mấy câu nhạc tình lại còn hỏi ý
kiến, hôm Hội Xuân nên hát tặng cô bạn bài gì? Giọng hát của anh ta,
nếu hát đại nhạc hội có thu tiền, thu hình thì không được nhưng trong
các dịp họp mặt, cưới hỏi, hội xuân ... cũng không đến nỗi. "Giọng hát
trầm buồn và ngọt ngào". Vì thương bạn và để anh ta yêu đời mà khen thế
thôi.
Trước đêm Hội Xuân, Tư Móm dặn chúng tôi để ý xem trong đám khách mời
thấy cô, bà nào cầm đóa hoa hồng thì báo cho anh ta biết để anh ta đến
chào, vì anh ta có chân trong ban tổ chức, phải lo đặt máy phóng thanh,
thử máy, theo dõi chương trình nên kẹt sau hậu trường. Tôi và mấy ông
bạn trong ban tiếp tân, lo đưa khách đến đúng số bàn ghi trong vé, nhưng
tối đó có khoảng mươi bà khách cầm trên tay một đóa hoa hồng có bán
trước cửa nên chẳng biết cô, bà nào? Khi đến giữa chương trình thì người
giới thiệu trân trọng mời nhà thơ kiêm ca sĩ Hoài Hương (tức Tư Móm)
lên cống hiến một bản nhạc. Chàng bước lên sân khấu với cây đàn guitar.
"Tôi xin hát bản "Bài Tình Ca Mùa Đông" để xin phép quý vị được thân
tặng cô bạn hàng xóm của tôi, đã mấy mươi năm chưa gặp lại. Tôi tin
rằng, cô cũng đang hiện diện tại đây. Thú thật, tôi có mời cô đến dự
nhưng chỉ gửi giấy mời chứ chúng tôi chưa hề gặp nhau". Rồi anh ta cất
tiếng hát. Chúng tôi cũng tò mò, theo dõi mấy cô, bà có hoa hồng để biết
đó là ai. Nhờ bản nhạc hay và nhờ cao hứng, nên giọng anh ta hết sức
truyền cảm. Thế rồi, có một người đứng lên, tay cầm đóa hoa hồng, yểu
điệu tiến về hướng sân khấu. Đó là một chị, tuổi trên năm mươi, không
đẹp lắm nhưng ăn mặc trang nhã và sang trọng. Chị ta không cao, mặt trái
xoan, trang điểm cẩn thận. Chiếc áo dài nhung màu tím sẫm ôm lấy thân
hình tròn trịa, gọn gàng. Tóc ngang vai, kiểu nữ sinh với chuỗi ngọc
trai ở cổ và đôi hoa tai lóng lánh ánh đèn. Chúng tôi chờ chị ta tặng
hoa thì sẽ vỗ tay hoan hô. Anh bạn tôi có lẽ đã thấy chị ta, nhưng vẫn
làm như mãi say sưa trong tiếng nhạc, lời ca.
Nhưng, một việc bất ngờ xảy ra. Khi cô ta sắp bước lên sân khấu để tặng
hoa là lúc anh chàng hát đến câu "Êm êm ... Ngoài kia nhạc đêm đông..."
Chàng cao giọng, miệng há ra, gân cổ nổi lên. Đột nhiên, hàm răng giả
quái ác vọt ra khỏi miệng chàng, bay vút như một UFO (dĩa bay) rồi rơi
xuống, nằm tênh hênh trên sàn gỗ, khoảng trống trước sân khấu, nơi dùng
để khiêu vũ. Miệng chàng móm sọm, môi trên thụt vô, môi dưới trề ra.
Chàng buông tay đàn, bụm lấy miệng. Chúng tôi lặng người, bất động, quên
cả thở!
Trong khi mọi người bàng hoàng thì cô bạn của chàng Tư Móm bình tĩnh
quay lại, cúi xuống, lượm hàm răng giả, lấy khăn đang cầm trong tay lau
hàm răng rồi bước lên sân khấu, ra dấu cho anh ta há miệng ra, nhét hàm
răng giả đó vào, "chàng" trở lại đẹp trai như cũ. Tiếp theo, cô trao đóa
hoa hồng và nhón gót, hôn đánh chụt một cái lên má anh ta, rồi hai
người nắm tay nhau cúi chào khán giả và bước xuống sân khấu. Tiếng vỗ
tay, cười nói lúc đó mới rộ lên.
Rồi sao nữa?
Cả tuần sau đó, không thấy anh bạn Tư Móm của chúng tôi ra tiệm cà phê.
Tôi gọi điện thoại "Mấy bữa nay ông đi đâu?" "Bà xã pha cà phê, làm điểm
tâm ở nhà…" "Ủa! Bà xã nào? Sao không mời tụi nầy đi ăn đám cưới?"
"Cưới hỏi gì. Rổ rá cạp lại. Bà bữa hôm Hội Xuân đó. Mấy đứa con xúi bả
rủ tôi đến ở chung. Chúng có gia đình, ở xa, sợ mẹ sống một mình buồn,
sau nầy già cả, bịnh hoạn không ai săn sóc" "Có gia đình rồi, phải lo
làm ăn mà trả mấy cái bills. Ăn uống đầy đủ vô…" "Khỏi lo. Cơm ngày ba
bữa, tắm rửa một lần, áo quần mặc cả ngày. Tiền mua nhà trả hết rồi.
Điện nước … mấy đứa con trả. Bà xã tôi biểu tôi mời mấy ông, bữa nào đến
ăn bún cá. Dân Phan Thiết nấu món nầy ngon lắm" "Muốn mấy người đến
dự?" "Nhiêu cũng được, miễn báo trước để tụi nầy chuẩn bị”
Bọn tôi, khoảng mươi ông hẹn nhau đến thăm nhà thơ kiêm ca sĩ Tư Móm để
chúc mừng anh ta, nhờ chỉ một bài hát mà vớ được một chị đàn bà ngon
lành.
Chúng tôi kéo đến. Đó là một ngôi nhà tiêu biểu của dân trung lưu. Vợ
chồng bạn tôi mừng rỡ đón chào. Có lẽ nhờ hơi trai nên chị ta trông như
hoa tươi. Miệng cười toe toét. Chúng tôi ăn nhậu, nức nở khen chị ta nấu
quá khéo, quá ngon. Mà ngon thiệt! Ăn muốn nứt bụng. Khi sắp sửa tan
hàng, chỉ còn một mình Tư Móm ở nhà trên, tôi hỏi "Cho biết cảm tưởng
sau khi thành gia thất?" Bạn tôi lắc đầu "Mất tự do! Tôi quen sống một
mình, cơm hàng cháo chợ, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm, bây giờ có
bả, kẹt thiệt! Khổ nỗi là tôi rất thương bả. Từ thuở bé, hai đứa tôi đã
thân thiết nhau, nay gặp lại, không phải tình yêu mà là tình bạn với
nhiều thông cảm. Tôi nghĩ, các ông có những điều không thể nói cho vợ
nghe. Hai đứa tôi thì khác. Chuyện gì cũng kể cho nhau nghe. Từ chuyện
xưa đến chuyện nay, cứ "thủ thỉ” hoài không chán. Nhưng trước đây, tôi
như con ngựa rừng, bây giờ bị khớp mỏ, lại có dây cương, quay phải, quay
trái không theo ý mình…" Đang tâm tình thì bà vợ anh ta dưới bếp đi lên
"Mấy ông tâm sự gì đó? Cho nghe với! Chuyện bồ bịch phải không?" Bạn
tôi ngồi xích ra cho vợ ngồi ké bên ghế và nói với chị ta "Anh nói, có
vợ cũng hay. Nhất là khi mình ân hận, thất vọng thì đã có người vợ bên
cạnh an ủi" Tôi hỏi "Thế khi ông chưa có vợ thì ai an ủi ông?" Tư Móm
lớn tiếng "Chưa có vợ thì làm gì có chuyện ân hận, thất vọng" Chị vợ thò
tay ngắt hông chồng "Ông nói xấu tôi!" Anh ta "Ối!" lên một tiếng rồi
nói tiếp "Nhưng bà xã tôi còn có biệt tài mà bà xã các ông không làm
được. Đó là lúc tôi đi ngủ và lúc tôi thức dậy, bà xã tôi đánh răng cho
tôi. Đánh sạch bóc". Chúng tôi cười "Trong lúc bả đánh răng cho ông thì
ông vẫn có thể hát hò bình thường. Thế mới tài". Khi sắp ra về, một ông
bạn tôi đứng lên, có đôi lời long trọng "Thay mặt các bạn, chúng tôi cám
ơn anh chị đã cho thưởng thức mấy món ăn truyền thống của Phan Thiết.
Cũng cám ơn riêng với chị là từ nay bạn tôi sẽ không còn cô đơn, sẽ được
ăn uống tử tế, được chị săn sóc với sự thương yêu. Chúng tôi chỉ xin
chị, vì nhân đạo mà lưu ý một điều: là, trước đây, các cháu còn sống
trong gia đình, chị thường nấu nhiều món, nồi lớn, nay chúng là lũ chim
đã bay khỏi tổ, chỉ còn hai anh chị. Xin chị nấu ít lại, đủ chỉ một bữa
thôi, bữa sau nấu món khác. Chúng tôi hiện đang ở trong hoàn cảnh đau
khổ đó mà không dám hé môi với vợ. Bà nào cũng nấu một nồi bự (cho bầy
con), như thói quen trước đây. Thế là ông chồng phải ăn ngày nầy qua
ngày khác những món hâm đi, hâm lại. Đau khổ lắm. Ngậm đắng nuốt
cay!..." Bạn tôi làm bộ mếu máo cho chúng tôi cười. Chị chủ nhà thì "Dạ!
Dạ! Tôi nhớ" Còn Tư Móm thì ngơ ngác như con nai vàng. Có trải qua cảnh
"bổn cũ soạn lại" bao giờ đâu!
Chúng tôi ra về mà ngậm ngùi cho thân phận mình và cảm thương cho người
bạn đã làm một việc thiếu suy nghĩ là đã lấy vợ. Vở kịch mới diễn màn
một, các màn sau mới bi thảm. Tôi nhớ đến lời dạy của đấng chí tôn của
tôi "Này, tên đàn ông xấu số kia. Ngươi sẽ phải bì bõm trong bể khổ cho
đến chết … kể từ khi ngươi lấy vợ".
Phạm Thành Châu
TIỂU TỬ * BIẾM VĂN
Nói Ngược Nói Xuôi - Biếm Văn Tiểu Tử
NÓI NGƯỢC NÓI XUÔI
‘‘Nói’’, không phải dễ. Thật vậy ! Những gì mình nói, gặp ông Mít nghe xuôi tai , ổng gật gù : ‘‘ Thằng !…Nói nghe được à ! ’’. Còn gặp ông Xoài , những gì mình nói đó , ổng lại nghe không…lọt lỗ tai , nên thấy ổng nhăn mặt lắc đầu : ‘‘ Mẹ !…Thằng ăn nói ngược ngạo , nghe vô duyên thấy mụ nội !’’. Rồi, theo…thói quen xưa nay, người ‘‘chịu’’ mình nói chỉ biết làm thinh , còn người không chịu thì tiếp tục chỉ trích phê bình dài dài…Đó ! Để thấy ‘‘ Nói’’, không phải dễ ! Phải tùy đối tượng mà nói , nghĩa là phải…‘‘ bắt gân mặt’’ người nghe , để nói làm sao cho nó xuôi…
Các nhà lãnh đạo chắc đã rành cái ‘‘mánh’’ nầy cho nên họ nói trước công chúng nghe xuôi rót ! Có người xấu miệng nói họ mị dân. Suy cho cùng , họ nói mà dân nghe bùi tai dân khoái cũng là điều tốt thôi !
Nhưng , cũng có những nhà lãnh đạo bước lên diễn đàn cứ tưởng mình là một…‘‘siêu sao’’ trước vô số máy quay của các đài truyền hình thế giới , nên phát ngôn bừa bãi , nói xuôi nói ngược mà không hay. Tỉ dụ như chủ tịch nước VNXHCN đã nói : ‘‘ Cu-ba thức thì VN nghĩ , Cu-ba ngủ thì VN thức. Chúng ta cùng giữ gìn hoà bình cho thế giới…’’. Nghe…nghịch nhĩ ở chỗ là không thấy lúc nào ‘‘ hai đứa ’’ cùng thức thì lấy gì ‘‘ cùng giữ hoà bình cho thế giới ’’ ? Một tỉ dụ nữa là thủ tướng VNXHCN tuyên bố một cách sung sướng : ‘‘ Toàn dân bước ra biển lớn’’. Chết cha ! Hồi năm 1975 , cả triệu người VN đã ‘‘ bước ra biển lớn’’, bộ ổng thấy chưa đủ sao mà bây giờ ồng biểu toàn dân ra đi nữa ? Rồi đất liền để lại cho ai ? Cho Tàu chắc !
Có lẽ ‘‘ thấu triệt ’’những sơ hở nầy nên các nhà lãnh đạo…‘‘ siêu cấp’’ ở các xứ cộng sản dùng một ‘‘ mánh ’’ khác : đó là nói…tràng giang đại hải để những người nghe không tài nào ‘‘ nắm bắt ’’ những gì họ muốn nói – dĩ nhiên , họ không quên lâu lâu ngừng nói để vỗ tay cho hội trường…giật mình vỗ tay theo kẻo mọi người…ngủ hết còn gì ! – Còn những người nghe cứ ngồi đừ ra đó, lâu lâu được tự do…ngáp !
Đã nói : ‘‘ NÓI ’’, không phải dễ mà !
Nói về “NÓI”
Nói về “NÓI”, ông bà mình ngày xưa dạy con cháu: ” Biết thì thưa thốt , không biết thì dựa cột mà nghe “. Hay quá ! Cái gì mình biết thì mình hãy nói – dĩ nhiên là mình nói những gì mình biết tường tận , có gốc có ngọn , loại hiểu biết có…đóng dấu kiểm chứng đàng hoàng, có… phắc-tuya o-ri-gin chớ không phải đồ dỏm . Còn cái gì mình không biết thì…thọc miệng xía vô làm chi cho nó lòi cái quê cái dốt của mình ra ! Thà là mình làm thinh , lựa…cây cột nào gần chỗ người ta đang nói để “ăn chắc” là nghe cho rõ, rồi chú tâm lắng nghe mà học hỏi thêm , hầu mở mang hiểu biết. Dĩ nhiên , mình không nên “nhắm mắt nghe”, bởi vì mấy…”nói sĩ ” hay có tật “nổ ” để chứng tỏ sự hiểu biết “minh mông thiên địa” của họ , cho nên lắm khi mấy chả cũng nói…”trật bàn đạp” mà không hay ( Mắc lo “nổ” thì làm sao… “nghe” rõ những gì họ nói ?) Nếu mình “nhắm mắt nghe”, nghĩa là mình hoàn toàn tin tưởng vào những gì “nói sĩ” nói, là mình tiếp thâu…”hàm-bà-lằng” cái đúng cái sai , cái hay cái dở , mà trong đầu cứ đinh ninh tất cả là…số dách hết ! Có lẽ tại vì ngày nay có quá nhiều người “dựa cột mà nghe ” theo kiểu đó nên thấy có “nói sĩ ” đầu hôm sớm mai “biến” thành “Thầy” ngon lành!
Ở các xứ cộng sản , “nói sĩ ” không biến thành “Thầy”, mà biến thành “Lãnh Tụ”. Họ không cần “Biết thì thưa thốt”, bởi vì “Nói” là đặc quyền của họ , cho nên “Biết”, họ nói đã đành , mà “Không biết”, họ cũng…nói tuốt ! ” Tiên sư thằng nào dám nói lãnh tụ nói sai !”. Còn về sự “Dựa cột mà nghe” để mở mang kiến thức thì…”đếch có cần”, bởi vì “Ta đã là đỉnh cao trí tuệ thì còn thứ gì mà ta phải học hỏi thêm? Rõ khỉ ! “.
Nói về “Nói”, đến đây bỗng đụng “lý luận Mác Lê” thành ra…”hết nước nói”. Thôi! Ngừng vậy!
Nói có sách
Mấy cha có tật hay nói thường gặp người khác…nói :” Coi chừng ! Cái gì nó nói , mình phải…xin keo rồi hãy tin ! “. Vì vậy mà những vị nào đã…lỡ mang nghề nói đều huênh hoang rằng mình ” nói có sách ” và trong người lúc nào cũng lận lưng quyển sách…” nghề ” của mình để khi cần thì rút xoạch ra chứng minh ! Hà…Đến đây mới thấy cái quyển sách nó…làm nên con người , chớ không phải giỡn ! Nó…bịt miệng ngay thằng cha bạo phổi đã dám hỏi : ” Thầy nói có sách không mà nói nghe ngon vậy ? “. Cũng giống như tên công an , chỉ cần rút cây súng lục ra đặt lên bàn nghe cái cốp là đối tượng của hắn đang bô bô ” cãi cối cãi chày ” bỗng tịt ngòi ngang xương , chỉ còn nghe tiếng…nuốt nước miếng cái ực thôi !
Để mình ” nói cũng có sách “, hãy nhìn xem : hễ là thầy giáo thì phải ôm sách giáo khoa vào lớp , ông cha nhà thờ giảng đạo luôn luôn cầm quyển thánh kinh , hòa thượng thuyết pháp làm gì mà không mở quyển kinh Phật , ông đạo trưởng hồi giáo nào mà không lận lưng…hai ba quyển Coran ( Kinh hồi giáo ) , ông quan toà ngồi trong phòng xử án tay luôn đặt lên cuốn luật pháp to cỡ bốn viên gạch , mấy lãnh tụ cộng sản cha nào cũng…đội trên đầu quyển ” Tư tưởng Mác Lê “…
Nhân nói đến cộng sản ” nói có sách “, để kể cho nghe chuyện ” Cán bộ VC lên lớp trong một trại tù cải tạo “. Như thông lệ , cán bộ vào trại để lên lớp lúc nào trong tay cũng cầm một quyển sách . Hắn trịnh trọng đặt sách lên bàn rồi nói , nói thao thao bất tuyệt , rằng là ” Đồng chí Sáu Lê Ninh nói thế nầy…”, rằng là ” Đồng chí Sáu Lê Ninh nói thế kia…”, rằng là “Đồng chí Sáu Lê Ninh…”…vân vân … rằng là…vân vân…Bỗng , một anh tù chắc có…học gồng nên dám đưa tay chận ngang để phát biểu :” Làm sao cán bộ biết Lê Ninh thứ sáu mà gọi ngon lành là đồng chí Sáu Lê Ninh ? “. Tên cán bộ trợn mắt ngạc nhiên nhưng rồi mỉm cười khinh khỉnh :” Các anh dốt , không đọc sách nên không biết đấy thôi ! “. Rồi hắn cầm quyển sách đưa lên , tay chỉ chỉ tên tác giả , nói :” Đây này , in rõ ràng đây này ! “. Đó là quyển “Quốc Gia và Cuộc Cách Mạng ” của Vladimir Ilitch Lénine , tên tác giả được rút ngắn lại như sau :” VI Lénine “, cán bộ đọc ra là số 6 La mã ! Đúng là ” Nói Có Sách ” !
Học ăn học nói
Ông bà mình ngày xưa dạy con dạy cháu rằng: lúc nào cũng phải học, từ “học ăn học nói” đến ” học gói học mở ” ( Xin lỗi ! Tôi hay đem ” ông bà ngày xưa ” ra … dẫn chứng mà không một lời nhắc nhở đến ” ông bà ngày nay “, bởi vì ở cái thời ” ngày xưa ” đó , con cháu còn biết ngồi nghe ông bà kể chuyện … đời xưa hay dạy dỗ điều hay lẽ phải … v v . Còn ở cái thời bây giờ, ông bà có … ráng gân cổ lên để nói – gọi là để ” giảng mo-ran ” – đã chắc gì con cháu nó nghe ! Nhiều lắm là tụi nó … ” ậm à ậm ừ ” cho lấy có vì đang bận coi télé, gõ PC, gọi điện thoại cầm tay cho bạn bè hay đấu đá nhau trong mấy trò chơi điện tử rộn rã ! Thành ra, ông bà ngày nay chẳng thấy có ” những lời vàng ngọc ” để mình … dựa vào đó mà viết … biếm văn nói ngược nói xuôi ! Xin ông bà ngày nay thông cảm ! )
” Học Ăn ” ! Chắc có người sẽ nói : ” Ăn thì có … khỉ gì mà học ? Cứ ton vô miệng rồi nhai rồi nuốt, ai mà không biết ! “. Ậy ! ” Ăn ” , không phải chỉ vỏn vẹn có nhai rồi nuốt, bởi vì còn phải biết chọn thứ gì để ăn, thứ gì ăn với thứ gì, rồi ăn làm sao, ăn sống hay ăn chín, ăn nướng hay ăn luộc, rồi ăn lúc nào, sáng trưa chiều tối, đợi đói mới ăn hay cứ … lu bù xín-xái, rồi ăn … ngồi hay ăn đứng hay … ăn nằm ( Đừng cười ! Ngày xưa, dân La-mã vẫn nằm mà ăn. Và ngày nay, ở Việt Nam đã có nhà hàng … nằm rất ăn khách ! ) rồi ăn bóc hay ăn bằng đũa bằng nĩa bằng dao ? … Mới kể sơ sơ thôi mà đã thấy …chóng mặt vì rõ ràng là ” Ăn, phải học ” !
Đúng vậy ! Mới vào bàn ăn đã phải học ” ăn coi nồi ngồi coi hướng “. Nhằm chỗ dành cho ông cả mà ” thằng nhỏ ” tót vô ngồi là bậy, là thiếu giáo dục, nghĩa là phường ” thất học ” ! Rồi, chưa ai cầm đũa hết mà mình đã ” đớp ” lia như ” quân chết đói ” … là không được ! Phải đợi người lớn gắp trước rồi mình mới … thọc đũa vô và phải từ tốn chớ không được gắp ào ào như … múa đũa ! Đó ! Ông bà dạy kỹ như vậy ! Vậy mà bây giờ không biết người ta – những người đã tự hào … được ” học ăn ” ở các xứ cộng sản vĩ đại anh em – đã học ăn làm sao mà sau năm 1975 họ vào miền nam Việt Nam áp dụng cái học …” siêu đẳng ” đến nỗi cái ” Ăn ” – gọn lõn dễ … thương ! – đã biến thể, kéo theo một lô ” phụ chú ” đầy … gút mắt : ăn quịt, ăn gian, ăn cướp, ăn trộm, ăn hối lộ, ăn …! Sau nầy, hỏi ra mới biết họ đã học ăn ở những xứ … không có gì để ăn nên cái ” Ăn ” mà họ học hoàn toàn là cái ” Ăn ” … ảo, cái ” Ăn ” không có thật ! Cho nên khi vào nam, họ thấy cái gì cũng ăn được hết – kể cả nhà cửa đất đai ruộng vườn – vậy là họ cứ … nhắm mắt đớp như điên ! Cái ăn ” không bài bản ” đó, người ta gọi theo … chữ nghĩa là ” cái ăn của bọn vô học “. Điều lạ là chẳng thấy cha nào ngã ra chết vì … bội thực hết ! Dầu sao, thiên hạ vẫn luôn đề cao cái ” Học Ăn ” mà ông bà mình ngày xưa đã dạy. Để thấy : nó vẫn chưa phải là … quá đát !
Bây giờ, nói đến ” Học Nói “. Xưa nay, người ta hay coi thường sự ” Học nói “, cứ nghĩ là ọ ẹ từ nhỏ riết rồi lớn lên tự nhiên biết nói. Vì không học nói cho nên hễ mở miệng là nói bậy nói bạ, nói trên trời dưới đất, nói … trật đường rầy, nói trây nói tục, nói như ” dùi đục chấm mắm nêm “, nói ” phang ngang bửa củi “, … nói …v v . Vậy, để tránh tình trạng nói như … chó bươi thùng rác, ta phải ” Học Nói ” !
Thông thường, người ta dạy nói cho có lễ độ, biết nói ” dạ thưa “, biết nói ” cám ơn “, biết ” khoanh tay cúi đầu ” ( đây cũng là một cách nói, tuy nó không có lời nhưng nó nói lên sự kính trọng người trưởng thượng ) Rồi còn học nói cho văn vẻ thanh tao, không dùng những từ ngữ … đầu đường xó chợ ( có bực lắm thì cũng biết … xổ nho cho đúng điệu con người có … văn hóa, ví dụ : thay vì ” Đ.Mẹ ! Đ. Bà ! ” thì chỉ nên … khạc ra vài tiếng ” Thằng khốn nạn ! Mầy không biết tao là ai à ? ” rồi đưa tay vào lưng quần làm như sắp rút cái gì ra, vậy là đối tượng … xếp ve ngay ! ) Tiếp theo là học nói làm sao để nói đúng nơi đúng lúc, đúng chủ đề … v v . Và còn nữa ! ” Học Nói “, không phải chỉ vài câu là … hết bài ! Cho nên đừng ngạc nhiên sao có những người tuổi đời đã … nặng ký mà vẫn lui cui đi học nói !
Ở những nước cộng sản, các lãnh tụ đều thấu triệt cái triết lý vĩ đại của ” Học Nói “, cho nên họ học rất kỹ, thuộc nằm lòng bài bản đến độ khi họ nói – họ gọi là ” phát biểu ” – họ nói … y chang như nhau, cung cách y chang như nhau, từ ngữ y chang như nhau ! Có điều là những gì họ học để nói hoàn toàn không … ” dây mơ rễ má ” gì với những gì ông bà mình day ! Thành ra, sau năm 1975, ở miền nam VN có hai … trường phái ” Học Nói ” : trường phái ” cổ điển ” của ông bà để lại và trường phái ” cách mạng ” du nhập từ các nước ” đồng chí anh em ” ! Dĩ nhiên, hai trường phái không … ăn rơ với nhau cho nên phe nào nói phe nấy nghe ! Mấy cha cán bộ nói – luôn luôn nói tràng giang đại hải – để họ nghe, còn mình nói là để cho mình nghe. Chỉ có … vỗ tay là vỗ tay chung, bởi vì bây giờ cái vỗ tay không còn ý nghĩa gì ráo thì khi nào thấy cán bộ đang nói bỗng ngừng ngang rồi vỗ tay, ta cứ … nhắm mắt vỗ tay ! Cho …nó rồi !
Sau 1975, dân miền nam già trẻ bé lớn gì cũng phải đi ” Học Nói ” hết, bởi vì chánh quyền không muốn thấy dân miền nam … câm !
Học hỏi và học hành
Nói đến,” Học “, người ta nghĩ đến ” Vô nhà trường “. Thật ra, cái ” Học ” không phải chỉ có ở nhà trường, bởi vì một khi mình muốn biết thêm một vấn đề gì đó, một cái nghề gì đó, một lãnh vực nào đó … để đừng bị người khác nhìn mình có ” nửa con mắt ” rồi trề môi chê mình không biết gì hết, mình có thể học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Cái ” Học ” nó … tràn đồng chớ không phải chỉ ” đóng khung ” trong nhà trường và con người lúc nào cũng dính với cái ” Học ” mà không để ý bởi vì xưa nay vẫn quen nói ” Dốt là không biết chữ ” !
Vậy, ngoài sự không biết chữ, ” Dốt ” là gì ? Một anh nhà quê lên thành phố hiện đại không biết sử dụng bàn ngồi trong cầu tiêu … người ta nói thằng chả dốt. Còn ông tiến sĩ từ thành phố xuống dưới quê chơi, đi tát nước ruộng với người chú, chỉ dụng cụ hỏi là cái gì ? Người chú cười khinh : ” Mầy dốt quá đi ! Cái đó gọi là cái gàu ! Không có gàu thì lấy khỉ gì mà tát ? “. Hai nhân vật vừa kể đều được coi là dốt bởi vì họ kém hiểu biết trong một lãnh vực nào đó. Nếu họ được chỉ dạy, họ học thêm cách sử dụng bàn ngồi trong wc và cái gàu tát nước ngoài đồng, họ sẽ không còn dốt ở hai nơi nầy nữa. Vậy, để khỏi dốt, mình phải chịu khó học, trong cái nghĩa ” học ” là đem thêm những hiểu biết mới vào … kho hiểu biết ở trong đầu mình ( Dĩ nhiên là trong kho chứa loại hiểu biết thật chớ không phải loại dỏm, loại … giả mạo trốn thuế … hay loại mà ở Việt Nam bây giờ người ta gọi là ” ma túy xì ke ” ! )
” Học ” không, chưa đủ ! Trong khi học, phải biết hỏi. ” Hỏi ” để hiểu cho rõ cái mình học. Nếu không biết hỏi hay không chịu hỏi, thì cái học của mình bị gọi là ” học như con két ” nghĩa là nghe sao nói vậy chớ không cần hiểu. Hà ! … Đến đây mới thấy các lãnh tụ công sản rất … ” đỉnh cao trí tụê ” trong đường lối dạy đàn em và quần chúng học : họ bắt học nhưng không cho hỏi, bởi vì hỏi là … ” đặt vấn đề “, mà ” đặt vấn đề ” là ” chưa hoàn toàn tin tưởng và triệt để nhất trí ” với lập trường của đảng ! Học viên phải im lặng nghe, không cần hiểu, chỉ cần biết nói lại đúng những gì cán bộ nói. Vậy là … ” ăn tiền ” ! Nếu có tay nào ” xâm mình, bạo phổi ” nhứt định hỏi thì … ” ta ” chụp cho nó cái mũ ” phản động ” là … xong ngay thôi !
Để tránh … lòi cái manh tâm dạy ” học không được hỏi “, nghĩa là muốn xóa cụm từ ” Học Hỏi ” trong tiếng nói của miền nam, các lãnh tụ còn ” siêu ” hơn nữa :họ đặt ra một cụm từ mới có tên ” Học Tập “, được dùng … xả láng nên rất phổ thông, ở đâu cũng thấy học tập, làm thứ gì cũng phải học tập, đến nỗi ở tù cũng gọi là học tập nữa ! … Người ta nghĩ đơn giản : học làm sao thì cứ tập làm y chang như vậy. Vậy là … yên thân !
Bây giờ, nói tới ” Học Hành “. Nếu học rồi … lặn luôn thì cái học đó uổng quá ! Phải đem cái học ra ” hành “, nghĩa là thực hiện cái gì mình đã học. Và nhờ ở ” hành ” mà mình biết mình làm đúng hay sai. Càng ” hành “, mình càng có nhiều kinh nghiệm để cái gì mình thực hiện càng ngày càng hay hơn, có giá trị hơn. Và như vậy, con người mới tiến bộ, xứ sở mới phát triển. Ở các xứ tự do, cái ” học ” nó … thiên hình vạn trạng nên cái ” hành ” cũng vô số kể … chớ không bị đóng khung trong ” đường lối chỉ đạo đầy sáng tạo ” của đảng X hay đảng Y gì gì …” Đóng khung ” có nghĩa là đảng dạy ” Hình vuông ” nhưng lại đưa lên ” Hình tròn ” mình vẫn … nhắm mắt hô to ” Vuông “, tiếp theo là mình chỉ biết … cắm đầu tạo hình vuông rồi hình vuông rồi hình vuông … suốt đời !
Ở Việt Nam , cái ” Học Hành ” cũng bị đóng khung như kể ở trên, nhưng là một loại khung chưa từng được kiểm nghiệm, cho nên mặc dầu đã qua mấy chục năm độc lập tự do mà dân chưa giàu nước chưa mạnh như thấy ghi đầy trên đường phố, và khi muốn thực hiện một công trình to to cỡ … mười tấm chiếu, vẩn phải nhờ công ty ngoại quốc …
Ông bà mình dạy con dạy cháu luôn luôn nhắc nhở phải ” Học Hỏi và Học Hành “. Không biết, ở Việt Nam bây giờ, có ai ” biết cất giấu ” hai cụm từ đó trong một … kẹt tủ nào không ? Cất giấu với hy vọng một ngày nào đó sẽ có quyền đem ra áp dụng để thấy quê hương mình vẫn còn có ” một ngày mai tươi sang ” … Hỏi, mà sao tôi nghe ứa nước mắt !
Nói về “Hành”
Nhân nói về ” Học Hành “, tôi nhớ cách đây mấy năm, nước Pháp gởi một phái đoàn chuyên viên qua Nhựt để nghiên cứu cách làm xe hơi, mặc dầu xe hơi Pháp đã đạt vị trí khá tốt trên thị trường quốc tế. Tôi đã … lột nón chào phục mấy nhà sản xuất xe hơi Pháp bởi vì họ đã biết … nhét cái ” tự tôn mặc cảm ” vô túi quần để sáng suốt nhận thấy xe hơi Pháp vẫn chưa đứng ngang hàng với xe Nhựt, và họ chịu khó đi Nhựt ” Học Hỏi ” thêm để về ” Hành ” với những kinh nghiệm mới.
Chuyến qua Nhựt của các kỹ sư Pháp được trực tiếp truyền hình nên tôi đã theo dõi dây chuyền lắp ráp xe hơi, từng khâu từng khâu, một cách thích thú. Nhưng, chuyện đã làm tôi thật ngạc nhiên là ở cuối dây chuyền sản xuất có một người Nhựt kiểm soát từ trong ra ngoài của chiếc xe, mở cửa đóng cửa nghiêng tai nghe tiếng cửa đóng, rồi ông ta đi tới đi lui rờ chiếc xe, không phải chỉ rờ ở một vài chỗ mà là rờ toàn thể chiếc xe ! Một kỹ sư Pháp, chắc cũng ngạc nhiên như tôi, nên nghe hỏi : ” Ông làm gì vậy ? “. Người Nhựt trả lời : ” Tôi rờ ! Ông không thấy sao ? “. Hỏi : ” Rờ chi vậy ? “. Trả lời : ” Rờ để coi còn chỗ nào chưa vừa ý, ví dụ như chỗ có hơi trầy sơn mắt không nhìn thấy nhưng rờ thì thấy, phải cho làm lại “. Trong khi nói, người Nhựt đó không ngừng rờ, mắt vẫn theo sát hai bàn tay, chứng tỏ sự chú tâm đặc biệt. Một lúc sau, ông ta vừa gật gù vừa nói : ” Tốt ! “. Rồi lấy trong túi trước ngực một cuốn sổ rút ra một miếng nhựa nhỏ bằng ba ngón tay mang chữ ” OK ” và hàng mã số, đem dán phía trong kiếng sau của chiếc xe. Ông vừa bấm nút cho dây chuyền đưa xe ra khu ” OK ” vừa nói : ” Tôi làm nghề rờ nầy đã gần mười năm. Tôi rất hãnh diện vì chưa thấy một chiếc xe nào bị trả về, chứng tỏ rằng sản phẩm của nước Nhựt chúng tôi vẫn giữ đúng tiêu chuẩn quốc tế “. Ông mỉm cười, đầu gật gật ra vẻ hài lòng. Đến đây, tôi nhận thấy rằng ngoài cái đầu óc và tay nghề người Nhựt để hết vào công trình chế tạo chiếc xe hơi, họ còn đặt vào đó lòng yêu nước vô biên của họ nữa. Đó là yếu tố chánh đã đưa nước Nhựt lên vị trí ngày hôm nay.
Xin nhắc lại, vào những năm 50, mặc dầu Nhựt đã đóng máy bay tàu chiến rất có giá trị kỹ thuật, nhưng sản phẩm thực dụng khác đều bị coi là đồ dỏm không cạnh tranh nổi trên thị trường quốc tế. Vì vậy, người Nhựt đã phải đi học hỏi mọi ngành nghề ở các xứ tiên tiến, để sau đó về nước thực hành với ý chí ” Mỗi ngày phải hay hơn, hoàn hảo hơn “, làm cho món hàng mang dấu ấn ” Made In Japan ” phải được thế giới mến chuộng. Và, như mình thấy, hôm nay họ đã thành công ! Cái ” Hành ” thực tiễn nghĩa là không tiểu xảo ngụy tạo và lòng yêu nước của người Nhựt là một bài học lớn …
Bây giờ, thử nhìn lại Việt Nam coi … ra sao ? Xin phép chỉ nhìn ở ” chóp bu ” thôi, bởi vì mọi quyền hành đều tập trung … mút chỉ ở trên đó hết, còn cái khối bần dân thiên hạ thấp lè tè dưới đất tuy mang mỹ từ ” Nhân dân làm chủ ” nhưng lại là hạng … tay trắng thân trần thì có khỉ gì để nhìn !
Nói về ” Học ” – đừng có giỡn – mấy cha lãnh đạo Việt Nam ngày nay đều là dân có học hết ! Không biết họ học ở đâu mà ai cũng có học vị và văn phòng của họ toàn sách là sách. Nhìn số sách trám đầy bốn vách tường là phải biết ngay họ ” học cao hiểu rộng “, dầu không tốt nghiệp cao học thì vẫn là … học cao, bởi vì họ đã … giựt được cái bằng mà họ cho là cao quí nhứt, bằng ” Đỉnh Cao Trí Tuệ Của Loài Người ” ! Bởi cái ” Học ” của họ … ngất ngưởng như vậy nên cái ” Hành ” của họ cũng ” phiêu hốt ở bốn từng mây “, nghĩa là … hai chân không chấm đất ! Nhìn coi : họ đem công ty ngoại quốc vô xây cất cả đống công trình vĩ đại như nhà cao tầng ( 68 tầng ! Hôm nào thang máy ăn-banh, trèo lên là … ná thở ! ) đường cao tốc ( cho xe chạy 50 km/giờ ! ) cầu vượt đồ sộ có đường dành riêng cho người đi bộ ( dân đi bộ vượt được qua cầu cũng … hộc gạch ! ) …v v , trong lúc hệ thống cống rãnh bị nghẹt ứ từ mấy chục năm nên thành phố cứ bị ngập lụt tới rún sau mỗi cơn mưa lớn ! Người dân lội trong nước để đi lại … sinh hoạt hay … chăng lưới bắt cá ngay trên lòng đường như đang ” tham gia lưu thông “, phía trên đầu là biểu ngữ ” Có nước sạch là có sức khỏe ” và ” Quyết tâm thực hiện tốt khu phố văn hóa mới ” ! Người dân chỉ biết than là bị Ông Trời hành chớ không nghe ai dám lớn tiếng : ” Tại mấy cha nội đó không biết … hành ! “
Với cái kiểu ” Hành ” nầy, với cái đà ” Tiến nhanh tiến mạnh ” nầy, và với cái lòng ái quốc … đóng khung ” Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa ” nầy … còn lâu ” ta ” mới chế tạo nổi chiếc … ” Xe Trâu Made In Việt Nam ” để … xuất cảng … góp mặt với thế giới, chớ đừng nói sản xuất ra xe hơi như nước Nhựt !
Tiểu Tử
CHUYỆN VUI CƯỜI
NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ OBAMA
Nguyễn phú Trọng sang Mỹ gặp Obama và hỏi
"ông làm sao mà điều hành được một chính phủ hiệu quả như thế?"
Obama trả lời
"Rất đơn giản, ngài chỉ cần được vây quanh bởi những người thông minh".
Nguyễn phú Trọng lại hỏi
"Thế làm sao ông biết được ai là người thật sự thông minh?"
Obama trả lời
"cũng dễ thôi, ông chỉ cần đố họ câu hỏi thông minh",
nói xong đoạn nhấn nút yêu cầu tiếp tân mời John McCain vô...
Hai phút sau John McCain vô và nói
"Thưa Tổng thống, ngài gọi tôi".
Obama hỏi
"Hãy cho tôi biết, John McCain, ba mẹ của ông có đứa con, nó không phải anh em của ông, không phải chị em của ông, vậy nó là ai?"
John McCain trả lời
"Thưa ngài, đó là tôi".
Obama trả lời
"Chính xác! Rất tốt".
-Nguyễn phú Trọng trở về nước và kêu Nguyễn Tấn Dũng vào hỏi
"Chú Dũng, cha mẹ chú có đứa con, nó không phải anh em của chú, cũng không phải chị em của chú, nó là ai?
Nguyễn tấn Dũng trả lời
"Em cũng chưa chắc, em sẽ trả lời sau".
Nguyễn tấn Dũng họp hết nội các lại và hỏi câu hỏi đó mà không ai trả lời được... Hỏi vòng vòng không xong, cuối cùng ở nhà vệ sinh Nguyễn tấn Dũng gặp Ngô Bảo Châu và hỏi
"Thầy Châu, có thể trả lời tôi, cha mẹ thầy có đứa con mà nó không phải anh em thầy, nó cũng không phải chị em thầy, thế nó là ai?"
Ngô Bảo Châu trả lời
"Dễ mà! đó là tôi".
Trở lại gặp Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng nói hớn hở
"đó là Ngô Bảo Châu",
Nguyễn phú Trọng tức giận chòm tới vố vào đầu Nguyễn tấn Dũng và thét to
"đồ ngu! là John McCain!"
OBAMA BÁI PHỤC VIỆT NAM ANH HÙNG
Obama rất hâm mộ Khổng Tử, do đó ông quyết định đến thăm 4 nước trong hệ thống Đạo Khổng. Ngay khi về nước, Obama phải gặp ngay ông anh để kể lể về chuyến thăm này.
Bush: Chú công tác thế nào? Có gì hay không kể anh nghe?
Obama: Dạ em đến Nhật Bản trước tiên ạ.
Bush: Ừ, nước này phát triển lắm đấy, chú thấy sao?
Obama: Dạ, nó bắt em đi bộ gần chết vì nó bảo con Cadillac One của em tốn xăng và có lượng khí thải vượt mức cho phép ạ.
Bush: Ờ, chuyện thường, anh bị rồi. Sau đó đi đâu?
Obama: Dạ em qua Hàn Quốc, định vừa thăm vừa mua ít sâm về biếu anh.
Bush: Ờ, chuyện thường, anh bị rồi. Sau đó đi đâu?
Obama: Dạ em qua Hàn Quốc, định vừa thăm vừa mua ít sâm về biếu anh.
Bush: Ừ, hàng họ ở đó cũng hay phết, anh có mấy con bồ bên đó. Chú thấy sao?
Obama: Dạ, em cũng đi bộ gần chết ạ.
Bush: Ơ, bọn này nó đâu có sợ chết như mấy thằng Nhật???
Obama: Vâng, nhưng dân nó thấy xe em đẹp, nó chặn mẹ nó lại, gắn hoa vào và thi nhau chụp ảnh cưới các kiểu.
Bush: Ừ, anh quên bảo chú bọn Hàn nó sến lắm. Mà sao không tranh thủ bị nó chặn xe, chú không đi nhuộm tóc và làm lại mầu da cho nó giống sao Hàn?
Obama: Dạ tại em bận qua Trung Quốc ạ.
Bush: Sang đó có gì hay không, nó đang tranh chấp hằm hè quyền kiểm soát biển Đông với mình đấy, bọn này nó đông dân nên tinh vi lắm.
Obama: Dạ, em cũng đi bộ gần chết ạ.
Bush: Ơ, bọn này nó đâu có sợ chết như mấy thằng Nhật???
Obama: Vâng, nhưng dân nó thấy xe em đẹp, nó chặn mẹ nó lại, gắn hoa vào và thi nhau chụp ảnh cưới các kiểu.
Bush: Ừ, anh quên bảo chú bọn Hàn nó sến lắm. Mà sao không tranh thủ bị nó chặn xe, chú không đi nhuộm tóc và làm lại mầu da cho nó giống sao Hàn?
Obama: Dạ tại em bận qua Trung Quốc ạ.
Bush: Sang đó có gì hay không, nó đang tranh chấp hằm hè quyền kiểm soát biển Đông với mình đấy, bọn này nó đông dân nên tinh vi lắm.
Obama:
Dạ em không biết, em nghe bọn đàn em tấu là xe Cadillac One của em vừa
đến đầu phố, cuối phố mấy thằng Tầu đã làm ra ra bốn cái Cadillac One
giống hệt, sửa tên thành Dielac One và còn khuyến mại thêm còi 30 bản
nhạc và đèn nháy ạ.
Bush: Ôi, thế chú là may đấy, anh đến chỗ này có tí mà 9 tháng sau chúng nó còn làm ra mấy thằng Bush giống hệt anh thì sao. Thế còn nước cuối cùng?
Obama: Rời Trung Quốc em sang Việt Nam luôn, xưa em có mấy ông chú đi lính nên cũng có vài chỗ quen biết ở đây, sang thăm tiện thể hỏi thăm họ hàng luôn.
Bush: Thế vui vẻ chứ? Nước này thân thiện lắm, không thù hằn mình nữa.
Obama: Vâng, em lái con Cadillac One đi một đoạn nhưng...
Bush: Nhưng sao, nó cấm vì khí thải cao à?
Obama: Dạ không, xe em còn ngon gấp vạn lần xe bus của bọn nó, đi sau xe bus của bọn nó còn chẳng nhìn thấy đường, em phải dùng định vị toàn cầu mà lái đó.
Bush: Ôi, thế chú là may đấy, anh đến chỗ này có tí mà 9 tháng sau chúng nó còn làm ra mấy thằng Bush giống hệt anh thì sao. Thế còn nước cuối cùng?
Obama: Rời Trung Quốc em sang Việt Nam luôn, xưa em có mấy ông chú đi lính nên cũng có vài chỗ quen biết ở đây, sang thăm tiện thể hỏi thăm họ hàng luôn.
Bush: Thế vui vẻ chứ? Nước này thân thiện lắm, không thù hằn mình nữa.
Obama: Vâng, em lái con Cadillac One đi một đoạn nhưng...
Bush: Nhưng sao, nó cấm vì khí thải cao à?
Obama: Dạ không, xe em còn ngon gấp vạn lần xe bus của bọn nó, đi sau xe bus của bọn nó còn chẳng nhìn thấy đường, em phải dùng định vị toàn cầu mà lái đó.
Chiếc Cadillac One chở tổng thống Mỹ rời khách sạn Sheraton. Ảnh: AP.
Bush: Thế nó lại chặn lại chụp ảnh cưới à?Obama: Không ạ, dân ở đây vội lắm, em dừng lại đèn đỏ họ còn chửi em là thằng ngu. Nói gì dừng lại chụp ảnh.
Bush: Thế nó lại làm Cadillac One giả à?
Obama: Không ạ, lúc em sang đến nơi thì bọn Trung Quốc đã mang Dielac One sang bán tràn ngập giá rẻ như xe công nông. Dân tình chạy tưng bừng đầy phố làm mấy thằng mật vụ của em chẳng biết em đi xe nào, lạc mẹ nó mất.Bush: Thế túm lại là chú bị làm sao?
Bush: Thế nó lại làm Cadillac One giả à?
Obama: Không ạ, lúc em sang đến nơi thì bọn Trung Quốc đã mang Dielac One sang bán tràn ngập giá rẻ như xe công nông. Dân tình chạy tưng bừng đầy phố làm mấy thằng mật vụ của em chẳng biết em đi xe nào, lạc mẹ nó mất.Bush: Thế túm lại là chú bị làm sao?
Mất đôi gương Cadillac One!
Obama: Dạ em vừa dừng xe vào mua bao thuốc, quay ra đã mất mẹ nó đôi gương ạ.
Bush: Ôi giời, ra chợ Giời mà kiếm lại, đúng đôi của mình luôn, giá rẻ, có số chưa ? cần anh cho số mấy thằng em không ?
Obama: Vâng, và em quyết định sẽ chọn Việt Nam để chơi lâu dài ạ.
Bush: Tại sao? Chú vẫn chưa tìm được đôi gương của con Cadillac One à?
Bush: Ôi giời, ra chợ Giời mà kiếm lại, đúng đôi của mình luôn, giá rẻ, có số chưa ? cần anh cho số mấy thằng em không ?
Obama: Vâng, và em quyết định sẽ chọn Việt Nam để chơi lâu dài ạ.
Bush: Tại sao? Chú vẫn chưa tìm được đôi gương của con Cadillac One à?
Cuối cùng ông Obama đã chọn Việt Nam làm đối tác để "chơi" lâu dài.
Obama: Dạ không, so sánh cả 4 nước em thấy người Việt rất tuyệt. Khả năng lần mò tốt, đi đường bụi thế mà vẫn đi được. Thứ hai là rất năng động, đèn đỏ còn không dám dừng vì sợ muộn. Thứ nữa là hành động rất thẳng thắn và anh hùng. Bẻ gương giữa thanh thiên bạch nhật, không sợ chết như bọn Nhật, không sến như bọn Hàn Quốc và cũng không gian dối như bọn Tầu.
Trang Trần sắp ra tòa về tội “chống người thi hành công vụ“
Theo dự kiến, trong tháng 8 tới, TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ đưa vụ án người mẫu, diễn viên Trang Trần chống người thi hành công vụ ra xét xử.Viện KSND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trần Thị Trang (30 tuổi, quê Hải Phòng, nghệ danh Trang Trần) tội "chống người thi hành công vụ".
Trước đó, Công an quận Hoàn Kiếm đã khởi tố bị can đối với Trang Trần, đến cuối tháng 6.2015 cơ quan điều tra hoàn tất kết luận đề nghị truy tố Trần Thị Trang tội danh trên.
Người mẫu Trang Trần |
Cáo trạng truy tố Trần Thị Trang theo khoản 1, điều 257, Bộ luật Hình sự với mức án cao nhất 3 năm tù giam.
Theo
nội dung vụ án, rạng sáng 27.2, xe taxi chở Trần Thị Trang và bạn đi
ngược chiều trên phố Tạ Hiện và bị lực lượng chức năng phát hiện và yêu
cầu kiểm tra.
Dù
không liên quan đến mình, nhưng Trần Thị Trang đã có hành vi ngăn cản
lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, đồng thời có những lời lẽ lăng mạ, tấn
công cán bộ Công an phường Hàng Buồm.
Ngày 1.3, Trang đã có thư
xin lỗi đến lực lượng công an quận Hoàn Kiếm. Mẹ của Trần Thị Trang cũng
đã có thư xin lỗi gửi Ban Giám đốc Công an Hà Nội, Công an quận Hoàn
Kiếm và Công an phường Hàng Buồm.
Hiện hồ sơ vụ án đang được TAND
quận Hoàn Kiếm thụ lý. Dự kiến trong tháng 8 tới, TAND quận Hoàn Kiếm sẽ
đưa vụ án ra xét xử. Trang Trần là người mẫu tự do và diễn viên. Cô ít
khi trình diễn catwalk mà chỉ tham gia một vài show diễn của nhà thiết
kế có mối quan hệ thân thiết.
Năm qua, Trang Trần khá nổi với vai
nữ phụ Mỹ "chột" trong phim Hương ga. Trang Trần cũng sở hữu một vài
quán ăn khá đông khách TP.HCM.
LUẬN VỀ "ĂN "
Người ta đã thống kê được rằng, cuộc đời một người đàn ông hầu hết gắn bó với chữ “ăn”.
Nghiên cứu 1
===========
1. Khi còn bé thì “ăn học”.
2. Lớn thêm chút nữa thì “ăn chơi”.
3. Lúc có bạn gái thì chăm chăm tìm cách “ăn thịt”.
4. Ăn thịt xong thì phải “ăn hỏi” rồi “ăn cưới”, cưới về phải tiến hành “ăn nằm”.
5. Khi vợ đến kỳ sinh đành phải “ăn chay” hoặc "ăn vụng",sau khi vợ sinh em bé thì phải “ăn kiêng”,về già rụng răng phải “ăn cháo”, xa thêm tí nữa thì theo các cụ mà “ăn xôi nghe kèn”.
Nghiên cứu 2
===========
1- Hồi nhỏ thì "ăn vóc học hay", không được ba mẹ chiều thì "ăn vạ".
2- Lớn lên học đòi thì bắt đầu "ăn diện" để tán gái, nhưng "ăn nói bậy bạ" thì có khi "ăn bạt tai".
3- Khi đã có vợ, sau một thời gian "ăn nằm" thì có khi "ăn năn đã muộn" và nghĩ rằng mình phải "ăn đời ở kiếp" với người này thì xem như "ăn khế trả vàng" hay đúng là số "ăn mày".
4- Khi "ăn nên làm ra" thì "ăn sung mặc sướng", rồi sanh tật "ăn gian", nói dối vợ là đi "ăn cơm khách" nhưng thực ra là đi "ăn vụng" hay gọi là "ăn bánh trả tiền" với các cô gái "ăn sương". Về nhà với vợ thì "ăn đàng sóng, nói đàng gió"; trót lọt thì không sao, rủi đổ bể thì có mà "ăn cám" hoặc "ăn đòn".
5- Ngược lại, khi "làm ăn thất bại" thì đành "ăn mắm mút dòi"; thậm chí tán gia bại sản, buộc phải "ăn bờ ở bụi".
6- Khi nắm quyền hành trong tay thì "ăn hiếp" kẻ thuộc hạ. Cậy thế "ăn trên ngồi trốc", quen thói "ăn to xài lớn" mà không có tài năng, tránh sao khỏi "ăn hối lộ" hay "ăn chặn". Bị phanh phui, không chịu "ăn ngay nói thẳng" mà cứ "ăn thừa nói thiếu" để chạy tội.
7- Khi thất nghiệp thì sẽ có lắm điều tệ hại :
a. hơi tệ: "ăn không ngồi rồi", "ăn theo", "ăn bám". "ăn hại" vợ.
b. khá tệ: "ăn quỵt", "ăn bẻo", "ăn bòn".
c. quá tệ: "ăn trộm", "ăn cắp", "ăn cướp".
8- Khi cờ bạc (đánh cờ, đánh bạc), đang thắng lớn (xem như là vét sòng) bỗng đứng dậy ra về gọi là "ăn non", không cho người ta cơ hội gỡ gạc. Thế nhưng, "ăn non" mà còn vênh váo, cười ngạo nghễ thì có khi "ăn đấm", "ăn đá".
9- Nhưng tệ nhất là loại "ăn cháo đá bát".
Saigon. Marchand de Soupe Chinoise. Xe hủ tíu của người Hoa.
CHUYỆN BỐN PHƯƠNG
MƯỜI QUỐC GIA CÓ HỌC THỨC CAO NHẤT THẾ GIỚI
Thủ đô Ottawa của Canada
(Theo 24/7 Wall Street)Tổ
chức Phát Triển và Hỗ Tương Kinh Tế (OECD) vừa công bố một bản khảo cứu
cho biết là trong vòng 50 năm qua, số sinh viên đại học ở các quốc gia
phát triển gia tăng gần 200 phần trăm. Bản công bố này cũng liệt kê
danh sách 10 quốc gia trên thế giới có cư dân học thức nhất trên thế
giới.
Đứng hàng thứ 10 là Phần Lan với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 37 phần trăm. Sản lượng quốc gia (GDP) tính theo đầu người là 36,585 Mỹ kim.
Úc Đại Lợi là quốc gia có cư dân học thức đứng hàng thứ 9 trên thế giới, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học cũng 37 phần trăm. Sản lượng GDP tính theo đầu người là 40, 719 Mỹ kim.
Anh là quốc gia đứng hàng thứ 8
về số dân học thức, với tỷ lệ cư dân có bằng cấp cũng ở mức 37 phần
trăm, và sản lượng GDP tính theo đầu người là 35, 504 Mỹ kim.
Na Uy là quốc gia đứng hàng thứ 7 trong bảng sắp hạng, với sản lượng GDP ở mức 56,617 Mỹ kim một đầu người.
Nam Hàn là quốc gia đứng hàng thứ 6, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 39 phần trăm, trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 29,101 Mỹ kim.
Quốc gia đứng hàng thứ 5 là Tân Tây Lan, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 40 phần trăm. Sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 29,871 Mỹ kim.
Hoa Kỳ là quốc gia đứng hàng thứ 4, với số dân có bằng cấp đại học ở mức 41 phần trăm. Trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người là 46,588 Mỹ kim.
Quốc gia đứng hàng thứ 3 trong bảng danh sách là Nhật, với 44 phần trăm dần số có bằng cấp đại học. Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 33,751 Mỹ kim.
Do Thái là quốc gia đứng hàng thứ 2 trong
bảng danh sách với 45 phần trăm dân chúng có bằng cấp đại học, trong
khi sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 28,596 Mỹ kim.
John Warner - tàu ngầm uy lực nhất hải quân Mỹ / F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới
Tàu USS Jimmy Carter. Ảnh: AP
|
Theo Real Clear Defense, trước khi Edward Snowden tiết lộ chương trình theo dõi điện thoại và Internet của NSA nhằm vào công dân Mỹ và châu Âu, truyền thông không mấy để ý đến đến hoạt động của tàu ngầm. Tuy nhiên, từ sau công bố của Snowden, nhiều báo và hãng tin, trong đó có Huffington Post và Der Spiegel cho rằng tàu Jimmy Carter đã giúp NSA giám sát liên lạc của công dân Mỹ và châu Âu.
"Dường như chính chiếc tàu ngầm này đã được dùng vào nhiệm vụ tình báo, để theo dõi châu Âu", Huffington Post viết.
Tàu USS Jimmy Carter có trọng tải 12.150 tấn, là một trong ba tàu ngầm lớp Seawolf từng được đóng. Tàu lớp Seawolf là chứng tích của thời kỳ Chiến tranh lạnh và vẫn là những tàu ngầm tấn công uy lực nhất của hải quân Mỹ, được ví như chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của đại dương. Tàu có khả năng lặn rất sâu, di chuyển với tốc độ đến 40 hải lý/h. Đây cũng là một trong những tàu ngầm hạt nhân di chuyển yên lặng nhất trên thế giới, được trang bị nhiều vũ khí và ống phóng ngư lôi 660mm.
Theo yêu cầu của hải quân, hãng sản xuất đã thêm một phần mở rộng vào khoảng giữa thân Jimmy Carter, nâng độ dài thân tàu thêm hơn 30 m thành tổng cộng hơn 106 m. Owen Cote, chuyên gia về tàu ngầm của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), cho rằng phần mở rộng này có thể nhằm chứa một khoang chuyển điều chỉnh nước, cho phép thợ lặn, người máy hoặc máy móc di chuyển từ bên trong tàu ra ngoài lòng đại dương, thu nhặt đồ ở đáy biển hoặc mang các thiết bị giám sát khác.
Vì vậy, về lý thuyết, Jimmy Carter có thể câu móc vào cáp dưới đáy biển. "Tàu móc một thiết bị vào sợi cáp, một tháng sau quay lại gỡ nó ra và đem đi phân tích dữ liệu", Norman Polmar, chuyên gia phân tích từng cố vấn cho chính phủ về tàu ngầm cho biết.
Không chỉ có thể "nghe lén" dữ liệu truyền đi dưới lòng biển, tàu Jimmy Carter còn có thể phá hỏng các nút giao viễn thông bằng cách trực tiếp cắt cáp, hoặc thiết lập cơ chế để thực hiện nhiệm vụ trong tương lai khi có nhu cầu. Khả năng đó có thể phần nào "làm mù mắt" kẻ thù, hạn chế khả năng nhận biết tình hình, khả năng chỉ huy và kiểm soát của đối phương trong thời gian xung đột, mà không cần thực sự tấn công mục tiêu trên bộ theo kiểu truyền thống.
Mặc dù mọi tàu ngầm tấn công nhanh và tàu ngầm tên lửa dẫn đường đều có thể tiến hành những nhiệm vụ đó ở các mức độ khác nhau nhưng riêng Jimmy Carter có trung tâm tác vụ và các hệ thống có thể thích ứng nhanh chóng để cho phép lắp đặt cảm biến thử nghiệm, giao diện chỉ huy và điều hành mới, mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tàu, hoặc cần thời gian dài nằm ở cảng để điều chỉnh tính năng.
Việc Jimmy Carter có khả năng không có nghĩa là tàu thật sự đảm đương nhiệm vụ này. "Tôi không nghĩ là hải quân phải dùng đến tàu Jimmy Carter để làm việc đó. Như thế là lãng phí con tàu", Cote nhận xét và nói thêm rằng "với NSA, sẽ dễ hơn nhiều nếu theo dõi liên lạc của người dân ngay trên đất liền, khi có thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại và Internet".
Tàu Jimmy Carter. Ảnh: US Navy |
Nhiệm vụ tuyệt mật
Những chiếc tàu tiền nhiệm của Jimmy Carter đã tham gia nghe lén dưới biển để đối phó các đối thủ thời Chiến tranh lạnh. Những năm 1970, tàu Seawolf và Parche nhận nhiệm vụ thâm nhập vào căn cứ hải quân của Liên Xô ở Bắc Đại Tây dương để câu móc vào cáp liên lạc quân sự. Hai tàu này lặn dưới biển với tốc độ chỉ vài hải lý/h nhằm tránh băng trôi cùng hải cẩu và sư tử biển.
Các tàu ngầm đặc nhiệm này lắp những thiết bị giống như những chiếc kẹp vào dây cáp để ghi lại tín hiệu, nhờ đó giúp Washington có thông tin đáng giá về hoạt động hải quân của Liên Xô. Năm 1980, một nhân viên của NSA có tên là Ronald Pelton đã phản bội và bán thông tin về hoạt động tàu ngầm Mỹ cho Liên Xô để đổi lấy khoảng 35.000 USD. Năm 1986, Pelton bị bắt và kết án tù.
Tiết lộ này cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đã dẫn đến sự chuyển đổi trong chiến thuật của tàu ngầm do thám. Khi Triều Tiên bắn pháo vào căn cứ trên đảo của Hàn Quốc năm 2010, tàu Jimmy Carter được cho là đã nổi lên gần đó và phóng một máy bay do thám không người lái cỡ nhỏ để chụp ảnh thiệt hại. Từ thời điểm đó, tàu Jimmy Carter luôn bận rộn với sứ mệnh giám sát cho đến năm 2013, khi được bảo dưỡng tại xưởng đóng tàu ở bang Washington.
Tàu Jimmy Carter hiện đã quay trở lại phục vụ hải quân và chắc chắn nó sẽ đảm nhận các nhiệm vụ bí mật như hoạt động tình báo dưới biển của Mỹ. Theo Tyler Rogoway, một nhà báo chuyên về quốc phòng, với nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự, Mỹ có thể sẽ cần tàu USS Jimmy Carter hơn bất cứ lúc nào. Giống như CIA có đặc nhiệm SEAL để thực hiện những hoạt động bí mật khó khăn nhất trong lịch sử, NSA cũng sẽ nhờ đến chiếc tàu khổng lồ đa nhiệm của hải quân để làm như vậy. Và con tàu đó sẽ là USS
Jimmy Carter.
Đá "Thịt Lợn" – “Pork” Stone
***
Theo website của tờ Nhân dân nhật báo, các công nhân khai thác quặng sắt ở Zhongwei Beishan tây bắc Trung Quốc, đã phát hiện một số viên đá cổ đại, trông giống như những miếng thịt lợn đáng kinh ngạc. Những viên đá đặc biệt mà họ tìm thấy được xác định có niên đại từ kỷ Jura, cách đây hơn 100 triệu năm.
Các lớp riêng rẽ của những viên đá cứng và trơn nhẵn này được tạo ra nhờ một chu kỳ đá với các giai đoạn biến chất, lắng động trầm tích và silic. Điều kỳ lạ là, các lớp của đá trông rất giống các lớp da, mỡ và nạc ở thịt lợn. Trung Quốc là nơi có nhiều vùng xuất hiện nhiều đá thịt lợn, chủ yếu ở Nội Mông Cổ, Sơn Đông, Hà Bắc và Quảng Tây…
Đá
thịt lợn quý giá ở chỗ nó có cả bì, các loại đá với màu đỏ và trắng đan
xen có rất nhiều, nhưng chỉ có đá có cả bì mới được gọi là đá thịt lợn.
Theo thời gian, do chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài khác nhau,
viên đá dần dần có hoa văn đặc biệt, thậm chí có màu đậm nhạt sinh động
như thật, có thể nói là thế gian hiếm thấy.
Một
mẫu đá thịt tương tự đang được cất giữ ở Đài Loan. Tuy nhiên, trong khi
các viên đá mới tìm thấy đều tự nhiên, "báu vật" của Đài Loan có cấu
tạo từ ngọc thạch anh và được chạm khắc, rồi nhuộm màu cho giống thịt
hầm.
Viên
đá thịt lợn Dongpo nằm ở viện bảo tàng Đài Bắc, bắt nguồn từ Nội Mông
Cổ, năm Khang Hy thời Thanh được dâng vào trong cung, đến thời kì cuối
nhà Thanh trở thành đồ vật yêu thích của Từ Hy thái hậu, sau đó Tưởng
Giới Thạch đem về Đài Loan.
Chạm khắc đá là một môn nghệ thuật có từ xa xưa của Trung Quốc và sản phẩm cũng rất được người dân nước này ưa chuộng. Các nhà sưu tập sẽ trả cho các nghệ nhân những khoản tiền lớn để tạo ra các bữa tiệc gồm toàn đá trầm tích.
Mới
đây, một bữa tiệc với hơn 100 món ăn bằng đá đã được trưng bày ở Hội
chợ du lịch quốc tế Bắc Kinh. Các báo cáo cho biết, những viên đá được
dùng để trưng bày có giá trị lên tới gần 32.000 USD/viên. Tuy nhiên,
những viên đá tự nhiên giống miếng thịt hiện vẫn chưa được định giá.
Đá thịt lợn còn được gọi là đá phú quý, với mong muốn sẽ có được cuộc sống sung túc.
Tuấn Anh (Theo Daily Mail)
Saturday, August 22, 2015
TIN MẠT
WIKILEAKS -VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC
Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời về VN
Những tài liệu tối mật do Wilikeaks tiết lộ ra đều có tầm mức nghiêm trọng không lường được.
(Chắc chúng ta đều biết là người sáng lập Wikileaks: Julian Assange, hiện đang bị truy nã vì đã tiết lộ tài liệu có thể làm nguy hại đến an ninh của Mỹ)
Tin này đã được phổ biến một cách mập mờ trên mạng từ lâu, bây giờ Wikileaks xác nhận thì có đến hơn 90% là đúng sự thật.
Đây quả là 1 tin buồn cho đất nước, dân tộc Việt Nam với 4 ngàn năm văn hiến, nay đã được đảng Cộng Sản bán sĩ cho Trung Cộng với cái giá không thể rẽ hơn: FREE ...Nếu chúng ta duyệt lại những gì đã xảy ra trong thời gian gần đây:
Giao Hoàng Sa Trường Sa cho TC Giao Tây Nguyên cho TC
Cắt thêm đất biên giới cho TC
Nhường thêm biển vùng vịnh Bắc Việt cho TC
Cho dân TC ra vào biên giới không cần giấy tờ nhập cảnh
Luật lệ VN không dám đụng đến dân TC đang sống ở VN
Cấm dân chúng không được tưởng niệm các tử sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến 1979 với TC.
In sách giáo khoa cấp tiểu học với đường lưỡi bò và hình cờ TC thay vì cờ VN.
Truyền hình nhà nước CSVN dùng cờ TC có thêm 1 ngôi sao nhỏ (tượng trưng cho xứ tự trị mới VN) .....
· ....
tất cả những điều này đều ăn khớp với tài liệu mật này.
Xin quý vị đọc và phổ biến cho mọi thân hữu.
DL
ĐÂY LÀ BẰNG CHỨNG BÁN NƯỚC CỦA ĐẢNG CSVN DO WIKILEAKS TIẾT LỘ.TIN NẦY ĐÃ ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU LẦN, LẠY TRỜI VIỆC NẦY SẼ KHÔNG LÀ CHUYỆN THẬTNẾU CÓ MỘT NGÀY...THẾ-GIỚI NẦY KHÔNG CÒN VIỆT-NAM ???
Năm 2020 Việt Nam sẽ là một tỉnh của Trung Cộng?
Tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.
Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt Nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.
Thôi rồi ! .... Thế là xong ...
Chúng ta có quyền phỏng đoán và chuẩn bị tinh thần cho mọi người và cá nhân mình trước sự thật không mấy tốt đẹp, mà nó liên quan tới sự tồn tại của đảng CSVN trong vai trò lãnh đạo xã hội và nhà nước. Vì nếu khi ta đối chiếu với các tin tức liên quan đến việc phía Việt nam đã cho Trung quốc thuê nhiều chục ngàn hecta rừng đầu nguồn biên giới, lá cờ Trung quốc có 6 ngôi sao (thay vì cờ Trung quốc chỉ có 5 ngôi sao) xuất hiện tại một nhà hàng Trung quốc tại Vũng tàu, hay Dự án boxit Tây nguyên và gần đây nhất là tin Trung quốc tiến hành thu hồi hàng loạt cột mốc biên giới với Việt nam có từ thời Hiệp định Pháp - Thanh (1887) … Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận thì giả thiết trên là hoàn toàn có cơ sở xảy ra.
GIANG TRẠCH DÂN BỊ BẮT VÌ ÂM MƯU ÁM SÁT TẬP CẬN BÌNH.
Theo nguồn tin dân mạng TQ thì vụ nổ ở Thiên Tân là nổ kho đạn chứ không phải kho hóa chất như báo chí TQ đã đưa tin.
Phe phái của Giang Trạch Dân dự trù sẽ nỗi loạn và bắt giam Tập Cận
Bình tại Thượng Hải, tuy nhiên mưu kế không thành, do đó Giang Trạch Dân
đã ra lệnh cho nổ kho thuốc súng tại Thiên Tân để xóa bỏ dấu vết.
Ngay sau khi vụ nổ ở Thiên Tân thì Công An TQ đã bao vây Khách Sạn Xijiao Guesthouse ở Thượng Hải để bắt sống Giang Trạch Dân.
Theo nguồn tin từ dân địa phương thì Giang Trạch Dân đã đái và ỉa ra quần.
Hiện nay Tập Cận Bình đã bắt giam Giang Trạch Dân cùng 2 con trai tại một nơi bí mật.
Tấm hình Giang Trạch Dân bị bắt đã bị TQ ra lệnh lấy xuống khỏi trang
Xã Hội Weibo, tuy nhiên vẫn còn lưu ở nhiều diễn đàn tiếng Hoa dưới đây:
TRUNG QUỐC , HOA KỲ VÀ BIỂN ĐÔNG
Tin cho hay, 9 người đã bị thương trong vụ nổ nằm cách khu dân cư khoảng 1 km.
23.08.2015
Lửa bùng lên dữ dội sau khi xảy ra nổ lớn ở nhà máy hóa chất ở thành phố
Truy Bác tại tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc hôm nay, 22/8.
Tin cho hay, 9 người đã bị thương trong vụ nổ nằm cách khu dân cư khoảng 1 km.
Vụ việc xảy ra hơn một tuần sau khi bùng ra các vụ nổ tại thành phố Thiên Tân ở miền bắc làm ít nhất 121 người chết, hàng trăm người bị thương và hơn 50 người mất tích.
Báo chí địa phương dẫn lời một dân làng cho biết đã trông thấy một quả cầu lửa lớn rồi nghe thấy hai tiếng nổ.
Ngọn lửa đã được hàng chục lính cứu hỏa khống chế vào cuối ngày thứ Bảy.
Chưa rõ là các ngôi nhà trong khu vực có bị hư hại hay không, nhưng chấn động từ vụ nổ có thể cảm nhận được ở nơi nằm cách xa hiện trường 2km.
Truyền thông địa phương đưa tin, nhà máy gặp nạn ở Sơn Đông có chứa một hóa chất dùng để sản xuất nylon và có thể gây hại cho da.
Các nhà quan sát nói rằng hai vụ nổ xảy ra cách nhau vài ngày ở Sơn Đông và Thiên Tân còn gây tác động về mặt chính trị, và có thể làm lu mờ buổi lễ kỷ niệm rầm rộ 70 năm chiến thắng của Trung Quốc trước Nhật Bản trong Thế Chiến II.
Trong khi đó, những người quản lý nơi xảy ra vụ nổ ở Thiên Tân đang bị điều tra vì để hóa chất ngay sát nhà dân.
Theo People’s Daily, SCMP, Xinhua
Tin cho hay, 9 người đã bị thương trong vụ nổ nằm cách khu dân cư khoảng 1 km.
Vụ việc xảy ra hơn một tuần sau khi bùng ra các vụ nổ tại thành phố Thiên Tân ở miền bắc làm ít nhất 121 người chết, hàng trăm người bị thương và hơn 50 người mất tích.
Báo chí địa phương dẫn lời một dân làng cho biết đã trông thấy một quả cầu lửa lớn rồi nghe thấy hai tiếng nổ.
Ngọn lửa đã được hàng chục lính cứu hỏa khống chế vào cuối ngày thứ Bảy.
Chưa rõ là các ngôi nhà trong khu vực có bị hư hại hay không, nhưng chấn động từ vụ nổ có thể cảm nhận được ở nơi nằm cách xa hiện trường 2km.
Truyền thông địa phương đưa tin, nhà máy gặp nạn ở Sơn Đông có chứa một hóa chất dùng để sản xuất nylon và có thể gây hại cho da.
Các nhà quan sát nói rằng hai vụ nổ xảy ra cách nhau vài ngày ở Sơn Đông và Thiên Tân còn gây tác động về mặt chính trị, và có thể làm lu mờ buổi lễ kỷ niệm rầm rộ 70 năm chiến thắng của Trung Quốc trước Nhật Bản trong Thế Chiến II.
Trong khi đó, những người quản lý nơi xảy ra vụ nổ ở Thiên Tân đang bị điều tra vì để hóa chất ngay sát nhà dân.
Theo People’s Daily, SCMP, Xinhua
Trung Quốc: Cá chết hàng loạt sau vụ nổ lớn ở Thiên Tân
22.08.2015
Một số lượng lớn cá chết được phát hiện gần khu vực xảy ra vụ nổ Thiên
Tân. Tuy nhiên, chính quyền thành phố Thiên Tân cho biết đã xét nghiệm
và không có hợp chất xyanua trong cá.
Mặc dù vậy, mức độ xyanua trong vùng tâm vụ nổ cao gấp 356 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc gia.
Các khu vực bên ngoài được giám sát chất lượng không khí và nước nhưng cũng không tìm thấy dấu hiệu ô nhiễm tăng bất thường.
Chính quyền cũng đã gia tăng giám sát ô nhiễm đất.
Hình ảnh cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà lan truyền trên mạng trực tuyến và có suy đoán rằng chất độc từ vụ nổ đã gây ô nhiễm nguồn nước.
Ngày 21/08/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố tài liệu mang tựa đề Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương, phác họa những đường nét quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh tại vùng biển Châu Á. Dù cũng đề cập đến Biển Hoa Đông, nhưng rõ ràng là chiến lược biển mới của Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Mặc dù vậy, mức độ xyanua trong vùng tâm vụ nổ cao gấp 356 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc gia.
Các khu vực bên ngoài được giám sát chất lượng không khí và nước nhưng cũng không tìm thấy dấu hiệu ô nhiễm tăng bất thường.
Chính quyền cũng đã gia tăng giám sát ô nhiễm đất.
Hình ảnh cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà lan truyền trên mạng trực tuyến và có suy đoán rằng chất độc từ vụ nổ đã gây ô nhiễm nguồn nước.
"Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì giống như vậy", ông Vương
Lôi, 47 tuổi, một người quản lý công ty vận chuyển hàng hóa đeo một
chiếc mặt nạ khảo sát cá chết làm tắc nghẽn vùng nước nông của con sông
nói. "Phải có một mối liên hệ giữa việc cá chết và vụ nổ. Có lý do nào
khác để giải thích cho việc cá chết hàng loạt này? "
Ông Nhan Siêu, một người dân sống ở Thiên Tân 15 năm, nói trước khi kết
quả xét nghiệm nước được công bố, rằng ông thấy cá chết hàng năm nhưng
không nhiều như năm nay. “Cũng dễ hiểu khi chúng tôi lo lắng về sự ô
nhiễm sau vụ nổ. Tôi tin sẽ sớm có kết quả chính thức”, ông nói.
Ông Đặng Tiểu Văn, người đứng đầu bộ phận giám sát môi trường của Cục
Bảo vệ Môi trường Thiên Tân, cho biết trong buổi họp báo hôm 20/8 rằng
các chuyên gia đã đến khu vực trên thu thập mẫu nước để xét nghiệm.
8 giờ tối cùng ngày, chính quyền thành phố cho biết không có chất độc xyanua trong mẫu nước.
Ông Đặng nói các chuyên gia giám sát môi trường đã phát hiện một số hợp
chất xyanua trong nước biển từ năm trạm quan trắc ở gần khu vực vụ nổ,
nhưng vẫn trong giới hạn bình thường so với mức trung bình những năm
qua.
Nhà chức trách đã thừa nhận rằng ít nhất 700 tấn natri xyanua được lưu
trữ ở các kho trong vụ nổ ngày 12/8 ở Thiên Tân, giết chết hơn 100 người
và làm bị thương hàng trăm người khác.
Ít nhất 65 người vẫn mất tích và được cho là đã chết. Hầu hết trong số họ là nhân viên cứu hỏa.
Theo China Daily, NYTimes
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-ca-chet-hang-loat-sau-vu-no-lon-o-thien-
tan/2928234.html
tan/2928234.html
Trọng tâm Biển Đông nổi bật trong chiến lược biển mới của Mỹ
Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)
Ngày 21/08/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố tài liệu mang tựa đề Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương, phác họa những đường nét quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh tại vùng biển Châu Á. Dù cũng đề cập đến Biển Hoa Đông, nhưng rõ ràng là chiến lược biển mới của Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong một cuộc họp báo tại Washington, ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương đã xác định ba trục
chính trong chiến lược mới đó : (1) kiên trì dấn thân và tiếp tục sử
dụng ngoại giao và các định chế đa phương để bảo vệ quyền tự do lưu
thông và tiếp cận các vùng biển Châu Á ; (2) tập trung bảo vệ quyền tự
do sử dụng các vùng biển, ngăn chặn xung đột và các hành vi cưỡng bức ;
(3) phát huy việc tuân thủ pháp luật và chuẩn mực quốc tế.
Sau khi nhắc lại quan điểm từng được tuyên bố của Washington, theo đó Mỹ không thiên vị ai trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa khẳng định là Hoa Kỳ « có lợi ích trong việc đảm bảo sao cho tranh chấp chủ quyền được giải quyết một cách hòa bình, không thông qua xung đột hay cưỡng chế ». Mối lo ngại của Hoa Kỳ tuy nhiên đang tập trung ở Biển Đông, khi ông David Shear nêu bật mối quan ngại của Mỹ về sự kiện Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa và quân sự hóa các nơi này.
Trong bối cảnh đó, theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Washington sẽ duy trì một sự hiện diện quân sự cần thiết, đủ khả năng bảo vệ lợi ích của Mỹ cũng như của đồng minh và đối tác trong khu vực, chống lại các mối đe dọa tiềm tàng. Trên tinh thần đó, Hoa Kỳ đang tăng cường lực lượng quân sự trong vùng để trở thành một lực lượng răn đe, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Theo ông David Shear, Bộ Quốc phòng Mỹ không chỉ chuyển qua Châu Á các phương tiện tối tân nhất, mà lại còn trải đều các phương tiện đó trên toàn khu vực.
Con chủ bài trong các phương tiện tối tân đó là hạm đội tàu chiến tuần duyên LCS (Littoral Combat Ship), loại chiến hạm nhỏ nhưng linh hoạt, với hỏa lực hùng hậu, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven bờ, đặc thù của Biển Đông : 4 chiếc sẽ được triển khai ngay tại Singapore, phụ trách trực tiếp Biển Đông, 4 chiếc khác sẽ được dùng làm lực lượng dự bị, sẵn sàng tung ra khi cần thiết.
Một hàng không mẫu hạm mới, chiếc USS Ronald Reagan sẽ qua thay thế chiếc George Washington, và trong vòng năm năm sắp tới, Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ có thêm một chiếc tàu đổ bộ tấn công mới, USS America, trong lúc thêm hai tàu khu trục Aegis được gửi đến túc trực tại Nhật Bản. Không quân cũng sẽ được tăng viện bằng loại chiến đấu cơ F-22 và F-35 tối tân hơn, không kể đến loại oanh tạc cơ chiến lược B-2 và B-52, và 47 chiếc phi cơ tuần thám đời mới P8 A Poseidon, có gắn thủy lôi. Lực lượng Thủy quân lục chiến túc trực trong vùng cũng sẽ được trang bị loại máy bay lên thẳng V-22.
Sau cùng, khu vực cũng sẽ có thêm các loại tên lửa hiện đại phóng đi từ chiến hạm hoặc phi cơ, cùng với các hỏa tiễn tầm xa có độ chính xác cao, trong đó có loại JASSM-ER và một loại tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới. Với các phương tiện răn đe đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vai trò người bảo vệ ổn định và quyền tự do hàng không và hàng hải, đặc biệt là ở Biển Đông.
Hôm thứ Năm, 20/08/2015, như để nhắc nhở Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã khẳng định trở lại là Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự bên trong và chung quanh Biển Đông : « Phi cơ và chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như vẫn làm ở mọi nơi khác trên thế giới ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150822-bd-hk-tq-tbd
Sau khi nhắc lại quan điểm từng được tuyên bố của Washington, theo đó Mỹ không thiên vị ai trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa khẳng định là Hoa Kỳ « có lợi ích trong việc đảm bảo sao cho tranh chấp chủ quyền được giải quyết một cách hòa bình, không thông qua xung đột hay cưỡng chế ». Mối lo ngại của Hoa Kỳ tuy nhiên đang tập trung ở Biển Đông, khi ông David Shear nêu bật mối quan ngại của Mỹ về sự kiện Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa và quân sự hóa các nơi này.
Trong bối cảnh đó, theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Washington sẽ duy trì một sự hiện diện quân sự cần thiết, đủ khả năng bảo vệ lợi ích của Mỹ cũng như của đồng minh và đối tác trong khu vực, chống lại các mối đe dọa tiềm tàng. Trên tinh thần đó, Hoa Kỳ đang tăng cường lực lượng quân sự trong vùng để trở thành một lực lượng răn đe, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Theo ông David Shear, Bộ Quốc phòng Mỹ không chỉ chuyển qua Châu Á các phương tiện tối tân nhất, mà lại còn trải đều các phương tiện đó trên toàn khu vực.
Con chủ bài trong các phương tiện tối tân đó là hạm đội tàu chiến tuần duyên LCS (Littoral Combat Ship), loại chiến hạm nhỏ nhưng linh hoạt, với hỏa lực hùng hậu, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven bờ, đặc thù của Biển Đông : 4 chiếc sẽ được triển khai ngay tại Singapore, phụ trách trực tiếp Biển Đông, 4 chiếc khác sẽ được dùng làm lực lượng dự bị, sẵn sàng tung ra khi cần thiết.
Một hàng không mẫu hạm mới, chiếc USS Ronald Reagan sẽ qua thay thế chiếc George Washington, và trong vòng năm năm sắp tới, Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ có thêm một chiếc tàu đổ bộ tấn công mới, USS America, trong lúc thêm hai tàu khu trục Aegis được gửi đến túc trực tại Nhật Bản. Không quân cũng sẽ được tăng viện bằng loại chiến đấu cơ F-22 và F-35 tối tân hơn, không kể đến loại oanh tạc cơ chiến lược B-2 và B-52, và 47 chiếc phi cơ tuần thám đời mới P8 A Poseidon, có gắn thủy lôi. Lực lượng Thủy quân lục chiến túc trực trong vùng cũng sẽ được trang bị loại máy bay lên thẳng V-22.
Sau cùng, khu vực cũng sẽ có thêm các loại tên lửa hiện đại phóng đi từ chiến hạm hoặc phi cơ, cùng với các hỏa tiễn tầm xa có độ chính xác cao, trong đó có loại JASSM-ER và một loại tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới. Với các phương tiện răn đe đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vai trò người bảo vệ ổn định và quyền tự do hàng không và hàng hải, đặc biệt là ở Biển Đông.
Hôm thứ Năm, 20/08/2015, như để nhắc nhở Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã khẳng định trở lại là Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự bên trong và chung quanh Biển Đông : « Phi cơ và chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như vẫn làm ở mọi nơi khác trên thế giới ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150822-bd-hk-tq-tbd
Lo ngại về Trung Quốc nhấn chìm thị trường chứng khoán Wall Street
Chỉ số sản xuất Trung Quốc xuống thấp làm chao đảo thị trường chứng khoán thế giới.REUTERS/Brendan McDermid
Thị trường chứng khoán Wall Street ngày 21/08/2015 đã xuống dốc rất
mạnh, do chỉ số tệ hại về sản xuất của Trung Quốc gây lo ngại rằng nền
kinh tế thế giới sẽ khựng lại.
Cả ba chỉ số quan trọng đã bị sụt giảm trên 3%. Chỉ số Dow Jones còn
16.459, 75 điểm, bị sụt đến 10,1% so với mức đỉnh ngày 19/05, mất đến
530,94 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 lần đầu tiên kể từ ngày
02/02 xuống dưới mức 2.000 điểm, còn 1.970, 89 điểm, sụt 3,19%. Chỉ số
Nasdaq phức hợp giảm 3,52%, dừng ở mức 4.726,04 điểm. Nếu tính cả tuần,
Standard & Poor đã mất 5,8%, tỉ lệ sụt giảm cao nhất kể từ tháng
9/2011 đến nay. Chỉ số Dow Jones bị sụt 5,8% và Nasdaq « bốc hơi » 6,8%.
Cổ phiếu tất cả các lãnh vực đều xuống giá. Các công ty trong lãnh vực năng lượng mất 3,48% với việc dầu nhẹ Mỹ sụt giá, lần đầu tiên ở dưới mức 40 đô la một thùng kể từ năm 2009. Sự kiện mới nhất trong một loạt các dấu hiệu tiêu cực về kinh tế vĩ mô, là chỉ số PMI về sản xuất công nghiệp vừa công bố hôm qua của Trung Quốc cho thấy trong tháng Tám hoạt động sản xuất đã sụt giảm mạnh nhất, càng tăng thêm lo sợ về một sự hạ cánh thô bạo của kinh tế Trung Quốc.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu đều bị xuống dốc, sau khi đã bị ảnh hưởng từ sự sụp đổ chứng khoán Trung Quốc vào đầu mùa hè, tiếp đó là việc Bắc Kinh bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ hôm 11/08. Tổng giám đốc của Vere Group nhận định, xu hướng này có thể tiếp tục cho đến cuối năm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150822-tq-wall-street-ck Cổ phiếu tất cả các lãnh vực đều xuống giá. Các công ty trong lãnh vực năng lượng mất 3,48% với việc dầu nhẹ Mỹ sụt giá, lần đầu tiên ở dưới mức 40 đô la một thùng kể từ năm 2009. Sự kiện mới nhất trong một loạt các dấu hiệu tiêu cực về kinh tế vĩ mô, là chỉ số PMI về sản xuất công nghiệp vừa công bố hôm qua của Trung Quốc cho thấy trong tháng Tám hoạt động sản xuất đã sụt giảm mạnh nhất, càng tăng thêm lo sợ về một sự hạ cánh thô bạo của kinh tế Trung Quốc.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu đều bị xuống dốc, sau khi đã bị ảnh hưởng từ sự sụp đổ chứng khoán Trung Quốc vào đầu mùa hè, tiếp đó là việc Bắc Kinh bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ hôm 11/08. Tổng giám đốc của Vere Group nhận định, xu hướng này có thể tiếp tục cho đến cuối năm.
Bắc Kinh lên án Mỹ phá hoại chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc
Một cán bộ cấp cao đào tẩu, tại sân bay thủ đô Bắc Kinh, ngày 22/12/2014, sau khi tự nộp mình cho cảnh sát.. [Photo/Website of Central Committee for Discipline Inspection]
Một hôm sau khi báo chí Mỹ phanh phui việc Chính quyền Obama đã cảnh cáo
Bắc Kinh là không được phái nhân viên an ninh Trung Quốc qua Mỹ lén lút
gây sức ép để buộc các « tội phạm kinh tế » trở về nước, Bắc
Kinh đã có phản ứng tức tối và cho báo chí của mình tố ngược lại
Washington là đã nuốt lời cam kết và phá hoại chiến dịch bài trừ tham
nhũng mà Trung Quốc đang tiến hành.
Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ « thực tâm »
hơn trong việc đối phó với chiến dịch truy bắt các quan chức tham nhũng
Trung Quốc đã trốn qua Mỹ, cho rằng Hoa Kỳ không nên biến mình thành
đất lành dung dưỡng các tội phạm hình sự.
Trong bài xã luận, Tân Hoa Xã không ngần ngại cáo buộc Washington là đang phá hoại chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh, khi đơn phương vi phạm các thỏa thuận giữa đôi bên về thực thi pháp luật.
Theo hãng tin Trung Quốc, hoạt động của Trung Quốc trong khuôn khổ chiến dịch có tên gọi « săn cáo », tức là truy bắt quan chức trốn ra ngoại quốc, hoàn toàn hợp pháp và đã được phê duyệt trong các hiệp định song phương đạt vào đầu năm nay với Hoa Kỳ.
Cáo buộc của Bắc Kinh dĩ nhiên đã bị phía Mỹ bác bỏ. Theo đài truyền hình Mỹ CNN, nhiều quan chức ngoại giao Mỹ đã thừa nhận rằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc quả là đã có thỏa thuận về hợp tác pháp lý, nhưng nội dung hiệp định này đòi hỏi Trung Quốc phải chia sẻ bằng chứng với Mỹ, và làm việc thông qua các hệ thống pháp luật của Mỹ.
Khi Trung Quốc cử nhân viên thực thi pháp luật qua hoạt động ở Mỹ dưới danh nghĩa du lịch hay kinh doanh mà không thông báo cho chính quyền Mỹ, thì điều đó là những hành vi sai trái.
Giải thích của các quan chức Mỹ với đài CNN cũng trùng hợp với thông tin được nhật báo New York Times tiết lộ, theo đó Washington đã tỏ thái độ bất bình trước việc Bắc Kinh cho đặc vụ qua Mỹ gây sức ép để buộc những người bị tình nghi là tội phạm kinh tế phải trở về nước.
Bản thân việc gây sức ép là một hành vi khó chấp nhận về mặt đạo đức, cũng như pháp luật, nhất là khi các đặc vụ Trung Quốc còn có những hành vi cưỡng chế đối với bản thân các đối tượng bị truy nã, thậm chí còn dọa các đối tượng này là sẽ « đánh » vào thân nhân, gia đình họ còn ở lại Trung Quốc.
Không những thế, riêng việc phái đặc vụ đội lốt du khách hay thương nhân vào Mỹ hoạt động là một điều vi phạm luật lệ hiện hành tại Mỹ, theo đó cần phải được Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho phép trước.
Cho đến lúc này, chưa thấy Bắc Kinh đưa ra phản ứng chính thức nào về vụ này, mà chỉ để cho truyền thông lên tiếng.
Theo giới phân tích, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc chỉ vài tuần trước lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du nước Mỹ, mà ông Tập Cận Bình lại chính là người đã đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, trong đó có chiến dịch « săn cáo ».
Lời cảnh cáo của Mỹ do đó có thể là được coi là một biện pháp gia tăng sức ép lên phía Trung Quốc, trong bối cảnh giữa hai bên còn rất nhiều bất đồng cần giải quyết, từ vụ phá giá đồng Yuan, tin tặc Trung Quốc, cho đến vấn đề Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150818-bac-kinh-len-an-my-pha-hoai-chien-dich-chong-tham-nhung-tai-trung-quoc
Trung Quốc lại vỡ mộng trong âm mưu thao túng Sri Lanka
Trong bài xã luận, Tân Hoa Xã không ngần ngại cáo buộc Washington là đang phá hoại chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh, khi đơn phương vi phạm các thỏa thuận giữa đôi bên về thực thi pháp luật.
Theo hãng tin Trung Quốc, hoạt động của Trung Quốc trong khuôn khổ chiến dịch có tên gọi « săn cáo », tức là truy bắt quan chức trốn ra ngoại quốc, hoàn toàn hợp pháp và đã được phê duyệt trong các hiệp định song phương đạt vào đầu năm nay với Hoa Kỳ.
Cáo buộc của Bắc Kinh dĩ nhiên đã bị phía Mỹ bác bỏ. Theo đài truyền hình Mỹ CNN, nhiều quan chức ngoại giao Mỹ đã thừa nhận rằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc quả là đã có thỏa thuận về hợp tác pháp lý, nhưng nội dung hiệp định này đòi hỏi Trung Quốc phải chia sẻ bằng chứng với Mỹ, và làm việc thông qua các hệ thống pháp luật của Mỹ.
Khi Trung Quốc cử nhân viên thực thi pháp luật qua hoạt động ở Mỹ dưới danh nghĩa du lịch hay kinh doanh mà không thông báo cho chính quyền Mỹ, thì điều đó là những hành vi sai trái.
Giải thích của các quan chức Mỹ với đài CNN cũng trùng hợp với thông tin được nhật báo New York Times tiết lộ, theo đó Washington đã tỏ thái độ bất bình trước việc Bắc Kinh cho đặc vụ qua Mỹ gây sức ép để buộc những người bị tình nghi là tội phạm kinh tế phải trở về nước.
Bản thân việc gây sức ép là một hành vi khó chấp nhận về mặt đạo đức, cũng như pháp luật, nhất là khi các đặc vụ Trung Quốc còn có những hành vi cưỡng chế đối với bản thân các đối tượng bị truy nã, thậm chí còn dọa các đối tượng này là sẽ « đánh » vào thân nhân, gia đình họ còn ở lại Trung Quốc.
Không những thế, riêng việc phái đặc vụ đội lốt du khách hay thương nhân vào Mỹ hoạt động là một điều vi phạm luật lệ hiện hành tại Mỹ, theo đó cần phải được Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho phép trước.
Cho đến lúc này, chưa thấy Bắc Kinh đưa ra phản ứng chính thức nào về vụ này, mà chỉ để cho truyền thông lên tiếng.
Theo giới phân tích, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc chỉ vài tuần trước lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du nước Mỹ, mà ông Tập Cận Bình lại chính là người đã đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, trong đó có chiến dịch « săn cáo ».
Lời cảnh cáo của Mỹ do đó có thể là được coi là một biện pháp gia tăng sức ép lên phía Trung Quốc, trong bối cảnh giữa hai bên còn rất nhiều bất đồng cần giải quyết, từ vụ phá giá đồng Yuan, tin tặc Trung Quốc, cho đến vấn đề Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150818-bac-kinh-len-an-my-pha-hoai-chien-dich-chong-tham-nhung-tai-trung-quoc
Cựu Tổng thống Rajapaksa đã thất bại trong cuộc bầu cử.REUTERS/Dinuka Liyanawatte
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/08/2015 vừa qua, cử tri Sri Lanka,
một quốc gia vùng Nam Á láng giềng của Ấn Độ đã lại từ chối không cho
cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa trở lại nắm quyền trong cương vị Thủ
tướng. Đây là lần thứ hai trong không đầy một năm mà nhân vật này bị
người dân Sri Lanka chối bỏ, lần trước đây là nhân cuộc bầu cử Tổng
thống vào Tháng Giêng.
Theo giới phân tích, nước bị đau nhất trong vụ này chính là Trung Quốc,
vốn đã đầu tư mạnh mẽ vào ông Rajapaksa, với hy vọng là nhân vật độc
đoán thân Bắc Kinh này sẽ nắm quyền lâu dài tại Sri Lanka, cho phép
Trung Quốc biến quốc gia này thành tiền đồn tấn công vào vùng ảnh hướng
của Ấn Độ, giúp Trung Quốc thao túng cả vùng Nam Á và Ấn Độ Đương.
Vào thời ông Mahinda làm Tổng thống Sri Lanka, Trung Quốc hầu như đã có thể tự do tung hoành tại quốc gia Nam Á này, dùng đó làm địa bàn mở rộng thanh thế, kể cả về quân sự.
Giới quan sát đã ghi nhận con số 5 tỉ đô la mà Bắc Kinh đã bơm vào Sri Lanka nhằm biến nước này thành một trục quan trọng trong chiến lược xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển, mà các chuyên gia Ấn Độ cho là biến thể mới của chiến lược « Chuỗi ngọc trai », một hệ thống cảng mở cửa cho Hải quân Trung Quốc quanh vùng Ấn Độ Dương.
Nhờ hậu thuẫn của cựu Tổng thống Rajapaksa, Bắc Kinh chẳng hạn, đã xây dựng xong cảng Hambantota tại Sri Lanka. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn được trao cho nhiều hợp đồng béo bở nhằm thực hiện những công trình phục vụ cho Con đường Tơ lụa trên biển đó.
Dưới thời ông Rajapaksa chẳng hạn, Trung Quốc hầu như đã được toàn quyền sử dụng các cơ sở dân sự mà họ xây dựng tại Sri Lanka vào mục tiêu quân sự. Một ví dụ điển hình là hải cảng thương mại mới thuộc quyền sở hữu của Bắc Kinh tại thủ đô Colombo của Sri Lanka, vào năm ngoái, đã ngang nhiên mở cửa cho hai chiếc tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc vào neo đậu.
Thời kỳ tự do tung hoành của Trung Quốc tại Sri Lanka như đã cáo chung từ tháng Giêng vừa qua, sau khi ông Rajapaksa bị cử tri phủ nhận. Ngay sau đó, Tân Tổng thống Sirisena đã ra lệnh tạm hoãn nhiều đề án quan trọng Trung Quốc để chờ kết quả điều tra về các nghi vấn tham nhũng trong việc cấp phát hợp đồng, và về các tác hại môi trường bị cho là đã không được quan tâm đứng mực.
Dĩ nhiên là đặc quyền sử dụng « kép » các cơ sở dân sự vào mục tiêu quân sự cũng đã bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có nguy cơ bị vạch mặt chỉ tên trong một cuộc điều tra tham nhũng trực tiếp nhắm vào cựu Tổng thống Rajapaksa. Các thanh tra đang tìm hiểu thực hư trong lời cáo buộc theo đó một tập đoàn Nhà nước Trung Quốc đã hối lộ 1,1 triệu đô la cho chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống của ông Rajapaksa hồi tháng Giêng vừa qua.
Với thất bại lần thứ nhì trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa rồi, giới quan sát cho rằng rất có nhiều khả năng cựu Tổng thống Sri Lanka thân Trung Quốc bị truy tố, cũng như người vợ và hai người anh em của ông, bị tình nghi biển thủ công quỹ.
Theo giới phân tích, triển vọng làm ăn của Trung Quốc tại Sri Lanka không phải là đã hoàn toàn tiêu tan. Hai lãnh đạo hiện thời của quốc gia này là Tổng thống Sirisena và Thủ tướng Wickremesinghe đã từng cam kết duy trì các đầu tư của Trung Quốc vào Sri Lanka, nhưng theo các điều kiện của Chính quyền Colombo.
Trung Quốc đã từng hy vọng là tình hình Sri Lanka sẽ đảo ngược lại nhân cuộc bầu cử đầu tuần này. Thế nhưng phán quyết lần hai của cử tri quốc gia Nam Á này đã làm cho Bắc Kinh vỡ mộng thêm một lần nữa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150820-trung-quoc-lai-vo-mong-trong-am-muu-thao-tung-sri-lanka
Vào thời ông Mahinda làm Tổng thống Sri Lanka, Trung Quốc hầu như đã có thể tự do tung hoành tại quốc gia Nam Á này, dùng đó làm địa bàn mở rộng thanh thế, kể cả về quân sự.
Giới quan sát đã ghi nhận con số 5 tỉ đô la mà Bắc Kinh đã bơm vào Sri Lanka nhằm biến nước này thành một trục quan trọng trong chiến lược xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển, mà các chuyên gia Ấn Độ cho là biến thể mới của chiến lược « Chuỗi ngọc trai », một hệ thống cảng mở cửa cho Hải quân Trung Quốc quanh vùng Ấn Độ Dương.
Nhờ hậu thuẫn của cựu Tổng thống Rajapaksa, Bắc Kinh chẳng hạn, đã xây dựng xong cảng Hambantota tại Sri Lanka. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn được trao cho nhiều hợp đồng béo bở nhằm thực hiện những công trình phục vụ cho Con đường Tơ lụa trên biển đó.
Dưới thời ông Rajapaksa chẳng hạn, Trung Quốc hầu như đã được toàn quyền sử dụng các cơ sở dân sự mà họ xây dựng tại Sri Lanka vào mục tiêu quân sự. Một ví dụ điển hình là hải cảng thương mại mới thuộc quyền sở hữu của Bắc Kinh tại thủ đô Colombo của Sri Lanka, vào năm ngoái, đã ngang nhiên mở cửa cho hai chiếc tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc vào neo đậu.
Thời kỳ tự do tung hoành của Trung Quốc tại Sri Lanka như đã cáo chung từ tháng Giêng vừa qua, sau khi ông Rajapaksa bị cử tri phủ nhận. Ngay sau đó, Tân Tổng thống Sirisena đã ra lệnh tạm hoãn nhiều đề án quan trọng Trung Quốc để chờ kết quả điều tra về các nghi vấn tham nhũng trong việc cấp phát hợp đồng, và về các tác hại môi trường bị cho là đã không được quan tâm đứng mực.
Dĩ nhiên là đặc quyền sử dụng « kép » các cơ sở dân sự vào mục tiêu quân sự cũng đã bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có nguy cơ bị vạch mặt chỉ tên trong một cuộc điều tra tham nhũng trực tiếp nhắm vào cựu Tổng thống Rajapaksa. Các thanh tra đang tìm hiểu thực hư trong lời cáo buộc theo đó một tập đoàn Nhà nước Trung Quốc đã hối lộ 1,1 triệu đô la cho chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống của ông Rajapaksa hồi tháng Giêng vừa qua.
Với thất bại lần thứ nhì trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa rồi, giới quan sát cho rằng rất có nhiều khả năng cựu Tổng thống Sri Lanka thân Trung Quốc bị truy tố, cũng như người vợ và hai người anh em của ông, bị tình nghi biển thủ công quỹ.
Theo giới phân tích, triển vọng làm ăn của Trung Quốc tại Sri Lanka không phải là đã hoàn toàn tiêu tan. Hai lãnh đạo hiện thời của quốc gia này là Tổng thống Sirisena và Thủ tướng Wickremesinghe đã từng cam kết duy trì các đầu tư của Trung Quốc vào Sri Lanka, nhưng theo các điều kiện của Chính quyền Colombo.
Trung Quốc đã từng hy vọng là tình hình Sri Lanka sẽ đảo ngược lại nhân cuộc bầu cử đầu tuần này. Thế nhưng phán quyết lần hai của cử tri quốc gia Nam Á này đã làm cho Bắc Kinh vỡ mộng thêm một lần nữa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150820-trung-quoc-lai-vo-mong-trong-am-muu-thao-tung-sri-lanka
No comments:
Post a Comment