Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 17 November 2016

VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶXX * TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN

HÌNH ẢNH VIỆT NAM

HÌNH ẢNH VIỆT NAM

  PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX


Bức ảnh chụp năm 1906 khắc họa một phụ nữ Việt Nam mặc áo dài, đeo kiềng   vàng, vấn tóc cao.
Bức ảnh chụp năm 1906 khắc họa một phụ nữ Việt Nam mặc áo dài, đeo kiềng vàng, vấn tóc cao.

Một phụ nữ Sài Gòn.
Một phụ nữ Sài Gòn.

Hai người vợ của vua Thành Thái. Ảnh chụp năm 1907 ở Huế.
Hai người vợ của vua Thành Thái. Ảnh chụp năm 1907 ở Huế.

Phụ nữ đi gánh cát.
Phụ nữ đi gánh cát.

Áo dài nâu sồng phổ biến trong cuộc sống thường nhật.
Áo dài nâu sồng phổ biến trong cuộc sống thường nhật.

Áo yếm - váy đụp
Áo yếm - váy đụp
Một phụ nữ xuất thân thượng lưu.
Một phụ nữ xuất thân thượng lưu.

Một phụ nữ mặc áo mớ ba mớ bảy, quấn ruột tượng quanh thắt lưng.
Một phụ nữ mặc áo mớ ba mớ bảy, quấn ruột tượng quanh thắt lưng.

Một nữ diễn viên tuồng ở Sài Gòn. Ảnh chụp năm 1900.
Một nữ diễn viên tuồng ở Sài Gòn. Ảnh chụp năm 1900.

Hai người phụ nữ nhà giàu. Ảnh chụp năm 1910.
Hai người phụ nữ nhà giàu. Ảnh chụp năm 1910.

Chân dung những người phụ nữ thuộc tầng lớp lao động.


Chân dung những người phụ nữ thuộc tầng lớp lao động.
Chân dung những người phụ nữ thuộc tầng lớp lao động.

Áo dài, khăn đóng, đi hài.
Áo dài, khăn đóng, đi hài.

Một phụ nữ nhà giàu ở Hà Nội.
Một phụ nữ nhà giàu ở Hà Nội.

Trang phục trong lao động thường ngày của phụ nữ - áo yếm, váy đụp.
Trang phục trong lao động thường ngày của phụ nữ - áo yếm, váy đụp.

Phụ nữ đi chơi Tết.
Phụ nữ đi chơi Tết.

Nón quai thao được cả phụ nữ nhà giàu lẫn phụ nữ thuộc tầng lớp lao động sử dụng.
Nón quai thao được cả phụ nữ nhà giàu lẫn phụ nữ thuộc tầng lớp lao động sử dụng.

Trang phục phụ nữ trong lao động thường ngày.
Trang phục phụ nữ trong lao động thường ngày.

Một phụ nữ người Hải Phòng.
Một phụ nữ người Hải Phòng.

Một phụ nữ Sài Gòn với chiếc khăn đội đầu đã bắt đầu thể hiện xu hướng “Tây hóa”.
Một phụ nữ Sài Gòn với chiếc khăn đội đầu đã bắt đầu thể hiện xu hướng “Tây hóa”.

Phụ nữ nhà giàu.

Phụ nữ nhà giàu.

Phụ nữ nhà giàu.
Phụ nữ nhà giàu.

Vẻ đẹp thiếu nữ.

Vẻ đẹp thiếu nữ.

Vẻ đẹp thiếu nữ.
Vẻ đẹp thiếu nữ.

Người phụ nữ với chiếc áo dài đã bắt đầu mang nét hiện đại, may bó sát, khoe ra đường nét cơ thể.
Người phụ nữ với chiếc áo dài đã bắt đầu mang nét hiện đại, may bó sát, khoe ra đường nét cơ thể.

Một phụ nữ đang têm trầu. Ảnh chụp tại Hà Nội năm 1916.
Một phụ nữ đang têm trầu. Ảnh chụp tại Hà Nội năm 1916.

Áo yếm, nón ba tầm.
Áo yếm, nón ba tầm.

Thiếu nữ đứng hong tóc bên vịnh Hạ Long.
Thiếu nữ đứng hong tóc bên vịnh Hạ Long.

Cô gái nhuộm răng đen.
Cô gái nhuộm răng đen.

ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC

Những hình ảnh đầu tiên của Phú Quốc là cảnh vật hoang sơ, dung dị nhưng tạo cảm giác vô cùng thư thái khi được trở về với thiên nhiên khác hẳn không khí ngột ngạt nơi thành thị.
Chúng tôi đã trải nghiệm chuyến đi du lịch hè 2014 trên Đảo Ngọc Phú Quốc. Những hình ảnh bãi biển xanh biếc, những bờ cát trắng mịn và nét hoang sơ đẹp đến ngỡ ngàng của Đảo Ngọc Phú Quốc đã đọng lại nhiều kỷ niệm đẹp. Đặc biệt, chuyến du lịch còn được sắp xếp với những trò chơi team building cực kỳ vui nhộn nhưng không kém phần cạnh tranh của 2 đội.


 Nam đảo

Trải qua 7 giờ đồng hồ cùng nhau đi xe từ Bến xe Miền Tây (TPHCM) đến Rạch Giá (Kiên Giang) và trải nghiệm 2h lênh đênh trên biển với tàu cao tốc Super Dong (ai cũng dịch Super Dong là siêu đông đúc). Sau hơn 9 giờ di chuyển, vào lúc 11h (sáng) cả đoàn chúng tôi mới đặt chân đến biển đảo Phú Quốc.

 
Bắc Đảo

Trên đường đến khách sạn, những hình ảnh đầu tiên của Phú Quốc là cảnh vật hoang sơ, dung dị nhưng tạo cảm giác vô cùng thư thái khi được trở về với thiên nhiên khác hẳn không khí ngột ngạt nơi thành thị. Con người Phú Quốc cũng rất bình dị, thân thiện và vui vẻ đón chào nồng nhiệt cả đoàn.


Hành trình khám phá đảo ngọc Phú Quốc
Hành trình khám phá đảo ngọc Phú Quốc

Khung ảnh khách sạn nơi cả đoàn nghỉ dưỡng với nhà tranh, nhà sàn, vườn cây. Điểm đến đầu tiên của đoàn là ghé thăm chùa Hùng Long Tự, nơi tôn nghiêm thanh tịnh của chùa cũng thu hút rất đông



 khách du lịch đến tham quan. Vào cổng chùa, mọi người được mời gọi tham khảo nhiều loại thảo dược quý hiếm và các hình tượng khắc bằng gỗ, bằng đồng rất độc đáo, thích nhất là được thưởng thức nước sâm miễn phí ngay tại cổng chùa.

Mọi người cùng chụp ảnh tại khu tham quan của chùa Hùng Long Tự.

Mọi người cùng chụp ảnh tại khu tham quan của chùa Hùng Long Tự. Lần đầu gặp gỡ các cô gái thích "nuôi trai" lấy ngọc
Tiếp nối chuyến khám phá biển đảo Phú Quốc, cả đoàn đến khu nuôi cấy Ngọc Trai - một trong những nét đặc trưng mà bất kỳ ai cũng không thể bỏ qua khi đến với Phú Quốc. Cả đoàn được tìm hiểu về quy trình nuôi cấy ngọc trai và đặc biệt được tận mắt chứng kiến quá trình mổ trai lấy ngọc. Các anh chàng trong đoàn thể hiện sự vui tính và dí dỏm của mình khi chọc ghẹo các cô gái xinh đẹp Phú Quốc là chuyên “nuôi con trai”.

Mọi người rất thích thú với lần đầu xem cách mổ lấy ngọc trai.

Hành trình khám phá đảo ngọc Phú Quốc 
Thành quả sau 3 năm nuôi trai là một viên ngọc quý hiếm. 

Sau khi khám phá quy trình mổ trai lạ mắt và thú vị, cả đoàn thay đồ bơi và cùng nhau kéo xuống biển để chuẩn bị cho các trò chơi team building được các Leadership của cả đoàn và 2 leader của 2 đội sắp đặt sẵn tại bãi biển.

Con Nhum (cầu gai) ăn sống. 

Con nhum (cầu gai) ăn sống.

Rời xa cảnh nhà tù thời xưa, cả đoàn di chuyển ra biển và mọi người đều rất thích thú vui đùa trong nước biển trong xanh tại Bãi Sao - một trong những bãi biển với làn nước xanh biếc, bờ cát trắng mịn nổi tiếng tại Phú Quốc. Dừng chân tại Bãi Sao cũng vào lúc gần giờ ăn trưa, mọi người tự do nghỉ ngơi, vui chơi, tắm biển và cũng tranh thủ điệu đà, làm dáng với vài tấm hình vui tươi.

Hành trình khám phá đảo ngọc Phú Quốc 
Hành trình khám phá đảo ngọc Phú Quốc" src="http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/lce_gjqxr/2014_06_16/bai_da.jpg" />Vùng biển thật trong xanh và tuyệt đẹp.



Ghé thăm dinh thự vua Gia Long và tắm “giếng tiên”
Sau giờ nghỉ trưa mọi người cùng nhau đi ca nô ra các quần đảo thăm dinh thự thời xưa của vua Gia Long. Điểm đặc biệt gần đền thờ vua Gia Long có một “giếng tiên”.  Người ta gọi là giếng tiên vì giữa vùng nước biển trên đảo lại có dòng nước ngọt chảy mãi không bao giờ ngừng vào một giếng nhỏ. Mọi người ai cũng tắm và cầu nguyện những ước vọng của mình với mong muốn trở thành hiện thực.

Đi tàu ra đảo tham quan giếng Tiên.

Đi tàu ra đảo tham quan giếng Tiên.

Hành trình khám phá đảo ngọc Phú Quốc 

Cảm giác lênh đênh trên biển thật thư thái và sảng khoái làm sao. Khung cảnh thiên nhiên hoang dại, dòng nước xanh biếc được soi dưới ánh nắng buổi chiều dịu nhẹ tạo nên khung cảnh hữu tình, thơ mộng. Mọi người đều được tận hưởng cảm giác hòa quyện với thiên nhiên, từng phút từng giây lắng vào hồn khi đắm mình trong dòng nước mát, tận hưởng cảm giác bồng bềnh, lênh đênh trên biển cả, đem lại niềm thư giãn, khoan khoái và xua tan đi những lo toan, mệt nhọc của đời thường.
Kết thúc chuyến đi vui vẻ, sáng hôm sau trên đường ra bến tàu cao tốc, đoàn có ghé thăm đồi sim và thưởng thức rượu sim, mật sim – một trong những đặc sản độc đáo của Phú Quốc. Chỉ tiếc rằng thời điểm này sim chưa đến mùa nên vườn sim không được đẹp như trong những bài hát về đồi sim. Mọi người cùng nghỉ ngơi tại Dinh Cậu rồi lên xe đến bến tàu đi về.

Dinh Cậu Phú Quốc.

Vườn Tiêu Phú Quốc.
Vườn Tiêu Phú Quốc. Sau chuyến đi nhiều niềm vui và kỷ niệm đã đọng lại trong từng thành viên đoàn chúng tôi những trải nghiệm thú vị, khó quên về thiên đường biển đảo Phú Quốc.

  Cầu Ba Cẳng của Sài Gòn xưa

“Ở vùng Quận 6 Chợ lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt có hình dạng rất lạ có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận... nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức cầu Ba Cẳng” – trích lời nhà văn Trương Đạm Thủy.



Cầu Ba Cẳng ở Chợ Lớn, gần phía sau chợ Kim Biên nay không còn nữa. Cầu ở đầu đoạn rạch Bãi Sậy, nay lấp thành đường Bãi Sậy và Phạm Văn Khoẻ quận 6. Cầu Ba cẳng nằm ở khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ, hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành và chân kia ở bến Vạn Tượng. Đoạn cuối rạch này vẫn chưa lấp, và cầu tồn tại đến năm 1990 thì bị sập.





Rạch Bãi Sậy hay kênh Hàng Bàng ngày này đã lấp đến 90% trở thành đường Bãi Sậy và đường Phạm Văn Khoẻ, Quận 6, chạy từ rạch Lò Gốm (phía bên trái) ngang qua chợ Bình Tây, tới chỗ cầu Ba Cẳng rẽ phải một đoạn ngắn chảy ra rạch Tàu Hủ. Đây là con đường chính để đưa hàng hóa đến chợ và hàng hóa từ chợ sau đó lại tỏa đi khắp nơi khi vận tải đường bộ còn chưa phát triển trong nửa đầu thế kỷ 20. Ảnh. J.-C. Curtet.




Cầu Ba Cẳng (phía sau chợ Kim Biên, nối 2 bờ rạch Hàng Bàng). Gần cầu Ba Cẳng, ở ngã ba rạch Bãi Sậy từ kênh Tàu Hủ và rạch chạy đến đường Kim Biên (tiếng Quảng Đông nghĩa là Cao Miên, vì trước đây gọi là đường Cao Miên hay rue de Cambodge) là đường Gò Công, đây là đường từ Chợ Lớn đi xuống Gò Công (cầu Ba Cẳng có bậc đi xuống đường Gò Công). Trụ sở và xưởng sản xuất “xà bông Việt Nam” nổi tiếng của ông Trương Văn Bền trong những thập niên giữa thế kỷ 20 nằm ngay trên đường Kim Biên.




Ngày nay rạch bãi Sậy đã hầu như bị lấp hoàn toàn. Phía sau chợ Kim Biên vẫn còn một đoạn rạch rất ngắn khoảng 30m rộng 3m, trước đổ ra thẳng kênh Tàu Hủ. Cầu Palikao trở thành đường Ngô Nhân Tịnh. Cầu Ba Cẳng đã sập, không còn và rạch phía sau chợ Kim Biên đã bị lấp. Cầu Palikao được người Pháp đặt tên theo một câu gần Bắc Kinh, gọi là Bát lí kiều (cầu tám dặm), nơi liên quân Anh-Pháp vào năm 1860 đánh với quân nhà Thanh





Cầu Ba Cẳng bắc qua rạch Bãi Sậy, gần Chợ Bình Tây, và gần phía sau chợ Kim Biên (chợ Kim Biên chỉ mới có sau 1975, trước đó vị trí chợ là một công viên). Chân cầu bên phải là đường Gò Công ngày nay.




Đây là tấm hình hiếm hoi còn sót lại của cầu Ba Cẳng, một cây cầu chẳng có mấy quan trọng, nhưng nó đã trở thành một phần của lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn xưa, với cái tên nghe thật dân dã và cũng có lắm chuyện xưa liên quan đến nó, như chuyện "Dân chơi cầu Ba Cẳng" của nhà văn Trương Đạm Thủy...




Kênh Bonard, tức rạch Bãi Sậy, Chợ Lớn, cũng được gọi là kênh các lò gốm. Cái cẳng thứ 3 của Cầu 3 cẳng là hướng thẳng vào trục đường Trịnh Hoài Đức. Và đúng là rạch Lò Gốm và Bãi Sậy là 2 rạch khác nhau. Nhiều rạch xưa nay đã bị lấp, nên trên các bản đồ Sài Gòn mới sau này không còn tìm thấy chúng. Trong phần chú thích tiếng Pháp có ghi rõ: "Đường nhà buôn (tức là đường Nguyễn Văn Thành). Kênh Bonard, cũng được gọi là kinh các lò gốm, là một huyết mạch thương mại chính của Chợ Lớn".




Đoạn cuối rạch Bãi Sậy gần Cầu Ba Cẳng, nhìn từ cầu Palikao. Cầu Palikao là cầu qua rạch Bãi Sậy trên đường Ngô Nhân Tịnh. Gần cầu Palikao và chợ Kim Biên hồi xưa có ngôi nhà lớn của một trong bốn người giàu nhất Sài Gòn, đó là ông Trần Hữu Định, cũng được gọi là Bá hộ Định, người được xếp thứ tư trong "Tứ đại Phú Gia Sài Gòn": Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.


Cầu Ba Cẳng nhìn từ đường Trịnh Hoài Đức (là con đường chạy thẳng ở cuối rạch Bãi Sậy). Đi về phía phải của Cầu Ba Cẳng trong hình này vài chục mét là tới chợ Kim Biên ngày nay, còn về phía trái khoảng 200m là tới Đại lộ Đông Tây và kênh Tàu Hủ. Hình này chụp khoảng đầu thập niên 1950, ngày nay cầu này không còn nữa. Cái cẳng trong hình này là cẳng đi xuống đường Yunnan, tức Vân Nam (sau 1955 là đường Vạn Tượng), còn hai cẳng kia thì bắc qua hai con đường hai bên rạch Bãi Sậy: bên trái xuống bến Bãi Sậy, bên phải xuống bến Nguyễn Văn Thành nơi đầu đường Cambodge (sau 1955 là đường Kim Biên).



3 cẳng đều giống nhau nên khó phân biệt được cẳng nào với cẳng nào.


10 nhà thờ đẹp của tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định nổi tiếng là nơi có nhiều nhà thờ có kiến trúc độc đáo và lâu đời. Ở nhiều huyện như Xuân Trường, Hải Hậu, bạn chỉ cần đi vài km là sẽ tìm thấy một nhà thờ lớn.
Cách không xa Hà Nội, tham quan các nhà thờ độc đáo của Nam Định có thể là một ý tưởng hay cho những ngày nghỉ cuối tuần. Dưới đây là 10 nhà thờ có kiến trúc đẹp của Nam Định.
1. Nhà thờ Giáo xứ Hưng Nghĩa thuộc xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu Nhà thờ cũ của giáo xứ được xây dựng năm 1927, nhưng do thời tiết mưa bão hàng năm nên nhà thờ đã bị xuống cấp không còn đảm bảo an toàn để sử dụng. Nhà thờ mới đã được dựng lên từ năm 2000 và hoàn thành năm 2007. Hiện nay giáo xứ có khoảng 4000 giáo dân.
alt 

2. Nhà thờ họ Thánh Danh, xã Xuân Trung, Xuân Trường. Không chỉ có những nhà thờ lớn của giáo phận, người dân Nam Định còn xây dựng nhiều nhà thờ nhỏ của mỗi Giáo họ.
alt 

3. Nhà thờ Thủy Nhai thuộc giáo phận Bùi Chu.
 alt

4. Nhà thờ Lục Thuỷ, xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường. Hiện giáo sứ có hơn 1.600 giáo dân.
 alt

5. Đền thánh Kiên Lao nằm tại xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, thuộc giáo phận Bùi Chu. Đền thánh Kiên Lao có chiều dài 75m, rộng 26m với tháp chuông cao 46m.
alt 

6. Nhà thờ Khoái Đồng nằm tại đường Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định. Đây là một trong hai nhà thờ thánh Nicolas tại Việt Nam.
alt 

7. Nhà thờ Vinh Phú thuộc thôn Phú Vinh, Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng.
alt 

8. Nhà thờ đổ nằm tại xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, thuộc giáo phận Xương Điền. Nhà thờ là công trình hoang tàn, chỉ còn lại khung xương bên ngoài và một số bức tường gạch đã cũ nát. Nhưng vẻ điêu tàn của nó lại chính là một nơi thu hút khách du lịch tới bãi biển Hải Lý.
 alt 

9. Nhà thờ Trang Hậu
alt 

10. Thánh đường Quần Liêu, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, thuộc giáo phận Bùi Chu. Vật liệu chủ yếu được dùng trong thánh đường là gỗ lim. Tổng diện tính thánh đường rộng gần 1.000m2. Thánh đường được xây dựng từ 1880 - 1884.
alt
 

unday, July 13, 2014


K.VĨNH * TRẠI CỔNG TRỜI

Ở Trại Cổng Trời - Hồi ký của K.Vĩnh


Đã có nhiều cuốn hồi ký về chế độ lao tù ở miền Bắc . Nhưng hầu như chưa có ai viết về Trại Cổng Trời. Đọc hồi ký của K. Vĩnh chúng ta biết Nguyễn Hữu Đang đã bị giam ở Cổng Trời, nhưng trong bài viết của cố Thi sĩ Phùng Quán về Nguyễn Hữu Đang không hề nhắc đến chi tiết đó. Trong cuốn hồi ký của Vũ Thư Hiên, ông nhắc đến Nguyễn Hữu Đang, nhưng cũng không kể chuyện cụ Đang đã bị giam ở Cổng Trời.
Trong cuốn “Đêm Giữa Ban Ngày" Vũ Thư Hiên viết về Trại Cổng Trời như sau: Cổng Trời là một trại giam ở xa tít mù tắp mãi tận Hà Giang, bên kia Mù Cang Chải, giáp giới Trung Quốc. Cổng Trời đi vào huyền thoại, là nỗi kinh hoàng của tù. Những người đã từng sống ở Cổng Trời thậm chí không muốn kể về nó, không phải vì sợ bị công an trừng phạt (nghiêm cấm nói đến bí mật của các trại), mà còn vì sợ người nghe nghĩ mình bịa đặt. Hình như Tôn Thất Tần đã ở cái trại kinh khủng đó, nhưng ông ngậm tăm.

Những người tù nói rằng ai đã lên Cổng Trời mà còn về được coi như sống lần thứ hai....Chế độ giam giữ ở đây rất khe khắt. Hơi một tí là bị khóa cánh tiên, bị hạ huyệt, còn nếu bị cùm hộp thì coi như đời đi tong. Vũ Thư Hiên đã mô tả ba lối hành hạ Khóa cánh tiên, Hạ huyệt và Cùm hộp trong cuốn hồi ký của ông, mà thú nhận chỉ mới được thấy cảnh người bị "khóa cánh tiên" (có người chỉ chịu được vài phút là ngất xỉu, có người chịu được hàng giờ trong đó có thi sĩ Nguyễn Chí Thiện,) còn hai lối giết người kinh khủng kia ông chưa được thấy chỉ nghe kể lại.

***


Tôi xin nhắc lại: Tôi không theo đạo Thiên Chúa, và điều ấy có thể đã làm cho tôi sống được đến hôm nay, năm 1994. Vì những người Cộng Sản căm những người theo đạo Thiên Chúa nhất nên tất cả mũi nhọn của nền chuyên chính đều chĩa vào họ. Thứ nhất là các đấng bậc trong Giáo Hội, rồi đến các tu sĩ cả nam lẫn nữ. (Tôi đã gặp hai bà sơ bị bắt vào xà lim), rồi đến các chánh trương, trùm trưởng, cả đến hội trống hội kèn cũng bị bắt đi tù hàng loạt.
Tôi trông họ hiền lành, ngơ ngơ nói năng chẳng rõ họ mắc tội gì mà bị hành hạ đến như vậy: Họ có mỗi một tội là tin vào Chúa Jêsus .Thế thôi.

Còn tôi, chả hiểu làm sao, tôi thiếu đức tin đó, và điều đó đã cứu tôi sống. Nói thế không có nghĩa là tất cả mọi người công giáo đi tù đều chết hết đâu. Còn chứ, còn anh Thi, anh Thọ, chị Diệp, những người trong vụ nổi loạn ở Ba Làng Thanh Hóa năm 1954, còn Nguyễn Công "Cửa" tức Môn, ngư dân vượt biển, còn Nguyễn Hữu Bổn người thôn Vạn Lộc Nam Lộc Nam Đàn...

Tôi có nghe nói lại là khi đọc lệnh tha anh Thi, anh không chịu ra khỏi tù, họ phải lôi anh ra, anh mới chịu ra.
Ngay cả giáo dân họ cũng kiên cường như vậy, thảo nào mà những người Cộng Sản đặt họ lại hàng đầu để tàn sát họ, tiêu diệt họ.
Cho đến hôm nay năm 1994, tôi vẫn mong mỏi gặp lại vài người còn sót lại trong số 72 người đầu tiên lên Cổng Trời mà vẫn chưa gặp lại ai, ngoài một người Cộng Sản là anh Nguyễn Hữu Đang.

Khi ở khu A còn thưa thớt người thì tù ở các trại dưới được dồn lên để lấp vào các chỗ trống, nên có sự sắp xếp lại. Tôi được chuyển sang khu B dưới quyền quản giáo mới tên là Duật người Nam Hà
Khu B nhẹ hơn khu A, chế độ ăn uống có hơn đôi chút, được đi lao động nhẹ ở sân trại. Ba tháng được viết thư một lần và được phép nhận thư .
Tôi vừa chuyển sang khu B, chưa được viết thư về nhà thì đã nhận được thư của mẹ tôi gửi lên với địa chỉ:

Công trường 75A Hà Nội C65 HE.
Mọi người đều ngạc nhiên, cả tôi nữa. Lúc đó nhà tôi ở số nhà 7 phố Thi Sách gần ngay đằng sau Chợ Hôm-Hà Nội
Tính từ khi lên Cổng Trời , đã được hơn 3 năm có lẽ tôi chưa được viết thư về nhà lần nào, thế mà tại sao mẹ tôi lại biết được địa chỉ này mà viết thơ cho tôi và mẹ tôi có biết là tôi đang ở Cổng Trời Hà Giang không?

Mãi đến khi được tha tù lần thứ nhất (1970) tôi về gặp lại mẹ tôi, tôi mới rõ. Thì ra sau khi tôi được chuyển lên Cổng Trời -1960- thế là mất hết tin tức về tôi. Tất nhiên là mẹ tôi không chịu để mất. Mẹ tôi lên trại cũ ở Bất Bạt Sơn Tây để hỏi. Chánh giám thị trại là thiếu tá Thanh trả lời là ông ta không rõ!

Quay về Hà Nội mẹ tôi đến bộ Công An ở Phố Trần Bình Trọng hỏi. Họ không cho vào gặp. Nhưng từ nhà tôi ở chợ hôm ra đến hồ Thiền Quang chưa đến 1Km nên hầu như liên tục khi nào mẹ tôi dắt cháu đi chơi là mẹ tôi lại tạt vào quấy rầy họ. Đến nỗi người thường trực cứ trông thấy mẹ tôi là tránh mặt không tiếp.
Mẹ tôi cứ đi. Kiên trì dắt cháu đi hỏi. Hỏi mãi. Riết rồi họ đành phải trả lời. Nhưng cũng mất 1 quãng thời gian là hơn 3 năm họ mới cho mẹ tôi cái địa chỉ đó:

"Công Trường 75A Hà Nội."
Mẹ tôi lại hỏi tiếp:
"Thế cái Công trường này nó ở chỗ nào ở cái đất Hà Nội này".
Họ bảo họ cũng không biết. Mẹ tôi đời nào chịu. Và cuối cùng họ đành phải trả lời là tôi đang ở Cổng Trời Hà Giang.
Thế là mẹ tôi đi Hà Giang.
Đi với 2 bàn tay trắng: Không có mảnh giấy đi tiếp tế cho tù.

Quy định đi thăm tù phải có giấy giới thiệu của địa phương cấp, mà địa phương được lệnh không cấp giấy cho mẹ tôi vì thành phần gia đình tôi là địa chủ cường hào đại gian đại ác. Bố thì bị bắn chết trong cải cách ruộng đất, còn tôi thì đi tù nên gia đình tôi là đối tượng của cách mạng cần phải chuyên chính. Mặc, không có giấy giới thiệu mẹ tôi vẫn cứ đi.

Nhưng lên được đến Hà Giang, chưa qua được đèo Quyết Tiến thì bị Công An theo dõi và bắt quay về Hà Nội. Mẹ tôi đành viết thơ cho tôi theo địa chỉ trên. Thế là tôi nhận được thư. Thế ra mẹ tôi vẫn còn sống và tôi, tôi vẫn còn sống.
Cũng có 1 phần do mẹ tôi không chịu mất dấu vết của tôi, làm phiền họ, quấy rầy họ, mà trên bộ Công An chưa bật đèn xanh cho Ban giám thị trại xóa tên tôi trong danh sách tù nhân ở Cổng Trời này.

Đã có lần họ cho người giả làm tù ở cùng trại với tôi về báo tin là tôi đã chết. Nhưng mẹ tôi khăng khăng không tin. Mẹ tôi cứ làm tới, sấn tới, và điều đó phần nào đã cứu sống tôi.
Vả lại ở trên Cổng Trời này, đối với các bậc như Cha Vinh, cha Quế, tu sĩ Đỗ Bá Lang, tu sĩ Nguyễn Trung Chính tức Nhẫn, tôi là hạng bét so với các đấng bậc ấy nên mũi nhọn của cuộc tàn sát không chĩa vào tôi. Ban giám thị trại đem so tôi với các bậc thánh đó thấy rằng tôi là một phần tử tiến bộ trong số này.

Này nhé: Tôi không cầu kinh, không làm dấu thánh, không ăn chay trước lễ phục sinh. Không cần nghi lễ Giáng Sinh, thế là tôi chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của Ban Giám thị rồi còn gì nữa.

Còn với các đấng bậc kia.
Cấm cầu kinh, cứ cầu
Cấm làm dấu thánh trước khi ăn, cứ làm.
Ngày lễ Giáng Sinh cứ nghỉ không chịu đi làm.

Và nhất là chuyện tôi cứ ăn không chịu tuyệt thực cùng các vị đó khi có lệnh cấm làm dấu thánh trước khi ăn.
Câu chuyện tuyệt thực xảy ra như sau:

"...Đây là nhà tù, chứ không phải là nhà thờ của các anh, nên cấm mọi hành vi tôn giáo và tịch thu mọi thứ: thánh giá, kinh bổn, tràng hạt".
Tịch thu thì được. Còn cấm thì hơi khó hơn, nếu không nói là không cấm được.
Cấm cầu kinh các vị ấy cứ cầu, vì làm thế nào mà biết các vị đang cầu kinh?
Ăn xong, rồi ngồi chơi nhìn nhau. Im lặng không nói chuyện, không đi lại, thế là cầu kinh đấy.
Chỉ có đêm đến, lệnh cấm ngồi là có hiệu lực, chứ ban ngày chả nhẽ lại cấm ngồi bắt nằm mãi sao?

Ban Giam Thị uất lắm!
Sau chuyện tu sĩ Đỗ Bá Lang, Chánh giám thị Nguyễn Quang Sáng tỏ ra quyết liệt hơn, cứng rắn hơn, dấn tới một bước nữa.
Cấm triệt để làm dấu thánh trước khi ăn cơm. Nhưng lần này thì Nguyễn Quang Sáng phải chịu thua.

"Ai cho các anh ăn?" chúng tôi. Chúng tôi cho các anh ăn chứ không có Chúa nào cho các anh ăn cả."
"Cấm cầu kinh, các anh vẫn lén lút cầu kinh vậy bây giờ trước khi ăn, tôi cấm các anh làm dấu. Các anh phải cảm ơn người cho các anh ăn. Đúng lắm, nhưng đó là chúng tôi đây chứ không có chúa nào hết.
Không có con mẹ Maria, thằng Jêsus nào cả. Biết chưa?"

(Nguyên văn như vậy, tôi xin lỗi các vị phải viết đúng, không dám xuyên tạc, bịa đặt, báng bổ gì).

Và đến bữa ăn. Quản giáo đứng đó. Mọi lần thì cửa mở, chúng tôi bê cơm vào trong phòng. Đóng cửa lại. Chúng tôi chia nhỏ từng xuất một và ăn. Không có sự hiện diện của ai cả.
Nhưng hôm ấy, bê cơm vào, cửa vẫn mở, Quản Giáo đứng đó kiểm soát và nhắc lại lệnh cấm của Ban Giám Thị.
Tất cả, cả tôi, không ai phải bảo ai, không chia cơm ra ăn. Đứng mãi chán, Quản Giáo đóng cửa lại đi về.

Đến chiều, tù nhà bếp đến lấy thùng. Cơm canh vẫn nguyên. Cơm canh đều chia vào hai cái thùng gỗ to, chứ không chia thành một phần như ở xà lim.
Buổi chiều, đích thân Chánh Giám Thị xuống, mọi việc lại diễn ra đúng như buổi sáng. Mặt tái vì giận dữ. Nhưng làm thế nào mà bắt họ ăn cho được?
Không có khí thế hừng hực đấu tranh như những người Cộng Sản ở Sơn La, Côn Đảo tuyệt thực, không có hô khẩu hiệu, tất cả đều lặng lẽ ngồi im.

Không thể dùng lưỡi lê và sức mạnh để nhét cơm vào mồm họ được.
Họ không ăn, thế thôi. Không hò reo, không gõ bát, gõ đĩa, không ai diễn thuyết, kích động, yêu sách điều gì.
Im lặng, ai ngồi chỗ ấy. Giám thị Sáng đứng đó, không một ai thèm nhìn vào mặt ông ta cả. Tất cả đều quay mặt đi chỗ khác.
Giám thị Sáng đành phải ra về.

Đêm đến: Tôi đói không thể nào ngủ được. Đã một ngày trôi qua, và hai bữa không ăn. Suốt mười năm tù đầu tiên, tôi không bỏ một bữa cơm nào, ngoài hai bữa hôm ấy.
Chỉ có khi nào đến ngày giỗ người sinh ra tôi bị bắn chết, là tôi lặng lẽ khai ốm và báo cháo, vì tôi nghĩ: Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết.

Dạ dầy tôi là dạ dày thép, nó ngốn và nghiền nát tất cả mọi thứ mà đối với người khác bình thường, cùng tù với tôi cũng không kham nổi.
Sắn sống, khoai sống, ngô sống, om on sống, cả cây ngô non tôi cũng ăn được, khoai hà chỉ có ngỗng mới ăn, tôi cũng ăn được, khoai sọ tôi ăn cả vỏ, rong diềng ăn cả vỏ, có lần đi làm tôi lẩn vào ruộng trồng đỗ Mèo ních một bụng quả đỗ sống, chiều về say gần chết.

Ra suối tắm, quả vả mọc hoang tôi bứt ăn, cũng say gần chết.
Chỉ gần chết thôi chứ chưa chết hẳn. Ngất ngư lảo đảo thôi.
Sắn ăn say, ngày nào mà tôi chả say sắn, mà theo cái đầu óc ngu dốt của tôi chính có lẽ do say sắn triền miên mà tôi vẫn còn sống đến hôm nay.

Chả là rét quá, tôi bị sưng phổi. Cứ thấy ho, sốt, rồi tôi không dám nói láo cứ cúi xuống ngẩng lên là nghe trong phổi có tiếng óc ách...
Ở Cổng Trời không phải khai ốm, vì có còn khai với ai được. Ốm mặc, không có thuốc men gì hết.

Quản Giáo trực thấy tôi nằm ốm, hỏi làm sao. Hỏi để mà hỏi. Rồi thôi. Để đấy. Tôi cứ ăn sắn, say sắn. Và rồi khỏi. Mọi người: đều coi chuyện đó là chuyện thường tình.
Mãi đến khi về, năm 1970 tôi đi khám ở Bệnh viện A để kiểm tra phổi. Sau khi chụp X quang, kết luận: dầy dính màng phổi. Bác sĩ Kim hỏi tôi là tôi bị sưng phổi bao giờ và ở đâu hút cho.
Tôi trả lời là quên mất thời gian và chưa ai hút ra bao giờ. Bác sĩ Kim rất ngạc nhiên.

Qua chuyện trên, tôi đi đến kết luận là Acide Cyavidrique nghĩ thế, theo đầu óc ngu dốt của tôi thôi.
Ở Cổng Trời, khu nọ cách biệt với khu kia bằng một hàng rào bao quanh khu. Cấm liên lạc nhưng khi trả thùng cơm canh, thì đem đến một cái sân chung để nhà bếp tiện lên lấy. Có lần khu C: họ được mua sắn cải thiện để ăn thêm. Chả hiểu sao cả khu say, và chết đâu mất năm người.

Sáng ra, quản giáo trực vào thấy chết vì say sắn bèn ra lệnh tịch thu số sắn còn lại, cấm không cho ăn, và đem ra tập trung ở chỗ trả thùng cơm.
Hôm ấy đến lượt tôi bưng thùng ra trả. Tôi thủ ngay gối một thùng sắn luộc rồi dấu vào bụng đem về buồng ăn.
Các vị tu sĩ bảo tôi: Họ ăn chết hàng loạt kia kìa, lấy về làm gì?
Tôi bảo: Họ có nhiều họ ăn mới chết! Chứ mình cứ củ một ăn, chết thế nào được. Và tôi ăn. Ăn củ một, thấy đắng quá thì thôi.

Hơi say một chút chẳng sao cả. Và những chất say ở sắn đã làm tôi khỏi bệnh phổi, làm tôi no, và có thêm một hiện tượng là hai bên quai hàm tôi to bạnh ra. Say sắn có khổ nhưng không khổ bằng đói: tôi chọn cái ít khổ hơn.
Điều này là sự thật 100%, cứ ăn sắn nhiều là hai bên quai hàm to bạnh ra. Xin các nhà khoa học giải thích hộ cho. Kể lại với quý vị như thế, để quý vị biết tôi đói đến thế nào. Tôi đói lắm ấy!

12kg cả gạo cả sắn một tháng, với sức tôi cao 1m76 nặng 78kg và ba mươi tuổi thì các vị chắc cũng hiểu cho được.
Lại quay trở về với câu chuyện tuyệt thực. Thế là qua một ngày và hai bữa không ăn.
Tôi xin phép được nhắc lại, mười năm tù đầu tôi không nhịn bữa nào ngoài hai bữa cơm tuyệt thực đó, và tất nhiên là tôi đói lắm.
Ở trong Mein Kamp (Cuộc Chiến Đấu Của Tôi) Hitler viết: "Cái đói nó theo tôi như một cái bóng..." tôi xin thêm: Nó hành hạ tôi khổ sở nữa.

Tối hôm đó, đã hơn chín giờ mà tôi không thể nào ngủ được, cứ dở mình trằn trọc. Tu sĩ Chính tức Nhẫn ở xứ Trung đồng Thái Bình, nằm cạnh tôi khỏi khẽ:
"Đói không ngủ được à."
"Vâng, đói lắm không ngủ được."

Vậy, có lẽ mai Vĩnh cứ ăn đi. Tôi sẽ đứng ra chia cơm để Vĩnh ăn nhé."
"Tôi, xin thưa rằng, phần xác tôi nặng, nặng lắm nhưng cơ thể tôi lúc đó thì rất nhẹ. Tôi cân nặng 49kg.
Tôi gầy đến "lõ đít" ra. Tôi xin phép được dùng từ này, vì đúng là tôi gầy đến như vậy. Những lúc ngồi chơi, hoặc luyện yoga tôi nhìn xuống đùi, đầu gối ống chân đều trơ xương ra khẳng khiu khô khắc.

Trước đó ít hôm ra khênh cơm vào, có một anh bạn ở nhà bếp nhìn thấy tôi ra hiệu bằng cách lấy hai bàn tay vuốt vào hai má, chúm cái miệng lại ra cái điều là gầy quá má hóp, vêu miệng.

Tôi cũng biết vậy, tôi yếu lắm rồi, tay nắm không chặt, hai bàn tay xoa vào nhau như sự cọ sát của hai thanh củi khô, không có cái mềm mại của da thịt. Ở Cổng Trời này không có gương để soi, xem mặt mũi hình hài của mình nó ra sao. Mỗi lần cắt tóc, quản giáo đưa cho một cái tông đơ, cắt cả tóc lẫn râu thế thôi không có gương lược, dao kéo gì. Có lần muốn nhìn cái bản mặt mình, tôi đã bắt chước Nguyễn Tuân đái một bãi xuống đất rồi soi mặt mình vào đó. Nào có thấy rõ chó gì đâu mà cái nhà ông Nguyễn chỉ nói ngoa ngôn, phóng đại xui dại anh em thôi.

Vì gầy thế, nên hai cái mông teo lại, cái xương cùng nó thò dài ra, khi đi ngoài, chùi nó chạm đâm vào tay mình.
Chính lúc ấy tôi mới cảm nhận thấy hết cái từ gầy lõ đít.

Mười năm tù, lúc nào tôi cũng ước ao có một bữa no, thèm muốn làm sao mà được ngồi trước nồi cơm nóng bốc hơi nghi ngút, muốn ăn bao nhiêu thì đơm bấy nhiêu, và có đầy một bát muối để ăn cho mặn. Cả muối tôi cũng thèm. Chỉ có một ước muốn đơn sơ ấy, thế mà suốt trong 10 năm tù lần thứ nhất ngay cả ở các trại dưới tôi cũng không đạt được nói chi nữa là ở trại Cổng Trời này.

Tất cả các nhà tù của Cộng Sản miền Bắc mà tôi đã đi qua và sống ở đó đều đói và có thể chết đói được.
Khi còn ở trại Bất Bạt Sơn Tây, tôi ở toán kiên giam, biệt lập: phải xay lúa giã gạo ở khu biệt lập kiên giam này, tôi nhớ tới phim "Samson và Dalila" anh chàng Samson mù quay cối xay. Chúng tôi cũng vậy. Rào kín và hẹp chả nhìn thấy gì ở ngoài cả. Chế độ ở kiên giam Bất Bạt cũng học đòi cách quản lý và đối xử với tù của Cổng Trời, nhưng mà là học trò hạng bét.

"Cũng tù hình sự đem cơm đến để đấy rồi chạy."
"Cũng không được ra khỏi khu cấm!"
Nhưng vẫn còn được viết thư về nhà và còn được gặp và nhận đồ tiếp tế của người nhà đi thăm nuôi.

Chứ ở trại Cổng Trời Cắn Tỷ không một ai được thăm nuôi.
Không một ai trong suốt thời gian bảy năm tôi ở đó.
Khi đói, tôi kêu. Tôi kêu đến nỗi Quản Giáo phụ trách Giáo dục tên là Kích người liên khu năm Bình Định đi tua nghe thấy, gọi tôi ra ngoài lục vấn, lên lớp và đe dọa tôi:

"Anh Vĩnh, anh định kích động mọi người, phải không. Cẩn thận. Không có lại đi suốt đấy."
"Thưa ông, tôi đói thật, ông ạ. Phàm cái gì uất ức, đau khổ quá cũng phát ra thành tiếng. Có thế thôi.
Thứ tôi mà đi kích động hở ông. Vả lại tôi là một sĩ quan chiến đấu, võ biền. Ông xét xem, tôi sẽ kích động được ai trong số những tu sĩ ở cùng với tôi trong buồng. Tôi nói rất thật, để chứng minh điều đó ông làm ơn xúc cho tôi một bát cám lợn kia tôi sẽ ăn hết ngay trước mặt ông cho ông xem (Chả là chỗ nói chuyện gần chỗ nuôi lợn của nhà bếp mà)."

Chừng quản giáo Kích cũng hiểu ra, nên không trấn áp tôi thêm nữa cho tôi trở về buồng.
Trên đường về đi qua dàn su su, quả mới bé bằng ngón tay cái, tôi vốn cao, nên với tay vặt ngay lấy dăm bẩy quả đút túi về ăn sống.
Trần Liệu bảo tôi:

"Được ra khỏi buồng, bất cứ cái gì động đậy đều vồ lấy ăn hết, chỉ trừ khi vồ nó mà nó kêu "Ối giời ôi" thì chịu không ăn mà thôi".
Hắn ăn dun, ăn dế, ăn gián, ăn cả trứng con bọ hung nữa...
Chúng tôi cười với nhau.

Trần Liệu cũng đói lắm? Hắn to con gần bằng tôi và vốn là đồ tể Quỳnh Lưu Cầu Giát, rất thích ăn tiết canh "me" (bê non). Nhưng tôi cũng phải phục hắn; thế mà hắn cũng chịu được hai ngày liền theo các đấng bậc tu sĩ đấy.

Hắn là con chiên cực kỳ ngoan đạo. Ông Chính bảo tôi:
"Mai tôi sẽ chia cơm để Vĩnh ăn. Vĩnh cứ ăn đi. Không sao cả. Có gì tôi sẽ nói với anh em trong phòng để họ cảm thông trường hợp của Vĩnh."
Tu sĩ Chính là người có uy tín nhất ở trong số tu sĩ còn lại đó.
Tôi im lặng. Đối với ông, tôi có một món nợ lớn lắm! Lớn lắm mà không bao giờ có thể trả được. Tôi vốn có duyên nợ nhiều với đất Thái Bình và ông, ông là người sinh ra ở đó và tu ở đó. Tôi và ông có rất nhiều điểm tương đồng. Ông hay nói chuyện với tôi lắm.

Tôi ở với ông từ ngày đầu đi tù, từ trại Bất Bạt Sơn Tây lên ở khu A Cổng Trời, ở cho đến lúc ông bị gọi đi chết.
Những năm 50, ở Thái Bình tôi có may mắn gặp Đức Giám mục nguời Tây Ban Nha coi sóc địa phận, cha Chính, cha Trụ ở thị xã, rồi các cha ở Sa Cát, Phương Xá, Bái Bồ Trung, Phù Lưu (ngã ba Đọ) Cao Mái. Tôi hành quân giải vây cho các nhà thờ bị vây hãm.

Tóm lại tôi có nhiều kỷ niệm đẹp về các xứ đạo ở đó lắm. Tôi nói chuyện vói tu sĩ Chính về các kỷ niệm xưa đó, hai ngươi rất tâm đầu ý hợp.
Thấy tôi kêu la nhiều. Có một hôm, tu sĩ Chính ốm, ốm ở đây ít ai bỏ ăn. Ở Cổng Trời, ốm phải không? Tốt. Tốt lăm! Nếu ốm chết thì hay quá: Khỏi phải giết! Đỡ mệt hơn.

Hôm ấy tu sĩ Chính bỏ ăn. Ông rất ít khi ốm, từ Bất Bạt tôi thấy ông không ốm bao giờ tuy rằng ông rất gầy và xanh. Nhưng sự chịu đựng gian khổ, đầy đọa của ông thì tôi phải ngã mũ kính cẩn vái chào. Lúc nào cũng ôn tồn, nhỏ nhẹ, điềm tĩnh cười nói như không cho dù có điều gì xảy ra.
Tôi còn mấy viên thuốc cảm, đưa ông dùng ông bảo không sao đâu. Chỉ có miệng ông đắng và bụng ông nó không ổn, thế thôi. Buổi chiều qua đi ông cũng bỏ cơm. Chúng tôi thường ăn vào độ ba, bốn giờ chiều. Cám mọi hình thức nấu nước đun lại. Với chúng tôi chín giờ đêm là khuya rôi. Tu sĩ Chính lay tôi dậy và bảo:

"Vĩnh ăn hộ tôi đi, chứ để mai thiu, bỏ đi. Phí của lắm."
Tại sao tôi lại có thể ăn xuất cơm của tu sĩ Chính như thế được chứ. Tôi từ chối:
"Tu sĩ cố ăn đi chứ?"
"Thật tình tôi đắng miệng lắm, và bụng tôi nó nóng như lửa, quặn đau lắm, không thể ăn được. Vĩnh ăn hộ tôi đi.
Không để đến mai thì phải đổ đi mất! Họ có cho đun đâu mà bảo nấu lại được. Ăn đi. Ăn hộ tôi, khỏi phí. Vĩnh ạ.
Nếu Vĩnh không ăn, sáng mai nhà bếp nó lên nó lấy đồ cho lợn thì uổng lắm Vĩnh ạ."

Tôi nghĩ thấy đúng như ông nói. Ở các trại duới, cơm có thể phơi khô để dành. Chứ còn ở đây, thì chỉ còn có đổ xuống nhà bếp cho lợn ăn mà thôi.
Thế thì tại sao lại cho lợn ăn nhỉ? Trong khi ấy tôi đói, tôi đói lắm, tôi thèm lắm. Tôi thấy thế và nghĩ đúng như thế.
Lúc đó đã là 10 giờ đêm rồi:

Thế là tôi ăn hai xuất cơm đó, các vị đọc tới đây, tất có vị sẽ chửi rủa tôi. Xin các vị cố hiểu mà đánh chữ đại xá cho.
Tôi ăn, ăn cả hai xuất cơm canh trong nháy mắt và nằm ngủ. Ngủ yên và say cho đến sáng. Lâu lắm tôi mới được "sínđề" và được một bữa tương đối. Cám ơn tu sĩ Chính tức Nhẫn. Cám ơn nhiều.
Sáng hôm sau, như thường lệ, mọi người và cả tu sĩ Chính dậy sớm cầu kinh và ông bảo tôi ông thấy đỡ nhiều. Chỉ đến chiều hôm ấy, tôi đã hiểu ra là tu sĩ đã nhịn cho tôi ăn

Cám ơn ông. Cho đến tận hôm nay ba mươi năm trôi qua tôi vẫn còn món nợ đối với ông mà không thể nào trả được.
Chỉ còn biết cầu Chúa, để Chúa biết đến sự hy sinh cao cả của ông, đến sự vất vả nhọc nhằn của ông khi ông vác cây thánh giá của Chúa theo Chúa đến chết.
Cầu sao cho linh hồn ông được tới thiên đàng.

Sáng hôm thứ hai của sự tuyệt thực, tù lại khênh cơm lên. Quản giáo lại đứng đấy để giám sát. Không ai nhúc nhích gì. Không ai ăn cả, kể cả tôi. Lúc ấy tu sĩ Chính đứng dậy cầm bát chia cơm canh của tôi ra cái thùng gỗ của nhóm năm người (tôi vẫn ăn cùng với tu sĩ). Tu sĩ Chính xúc vào bát của tôi, cơm canh đầy đặn và lặng lẽ bê đến trước mặt tôi.
"Đây phần của anh, anh ăn đi và về ngồi lại ở chỗ mình."

Một lần nữa tôi lại xin các vị cố hiểu cho tôi và bỏ qua cho tôi. Tôi không theo đạo Thiên Chúa và không làm dấu thánh bao giờ. Tôi ăn. Hà tất gì tôi lại nhịn không ăn. Không có điều gì thúc đẩy buộc tôi bắt tôi không ăn cả. Tôi nghĩ đúng như vậy.
Nhân cơ hội ấy. Quản Giáo bèn lên tiếng:

"Đấy các anh thấy không? Anh Vĩnh, anh ấy ăn cơm không cần làm dấu thánh. Có sao đâu nào. Anh ấy vẫn ăn được một cách ngon lành, thế thì tại sao các anh lại không ăn? Các anh là đồ ngu dốt, cuồng trí, dại dột dám chống lại Đảng và Chính phủ. Rồi các anh sẽ biết."
Không một tu sĩ nào trả lời đáp lại. Có tôi lên tiếng:
"Xin lỗi ông, chắc ông đọc lý lịch của tôi thì ông đã rõ, tôi không theo đạo nào cả? Phật không, Chúa cũng không, mà lệnh của các ông thì chỉ có cấm làm dấu thánh trước khi ăn mà thôi. Tôi, tôi từ thuở cha sinh mẹ đẻ chưa làm dấu thánh bao giờ. Vì vậy tôi ăn có thế thôi."

Đứng cho đến lúc tôi ăn xong. Quản giáo thấy trơ trẽn quá, quay gót khóa cửa ra về. Đến buổi chiều không thấy mặt ai cả. Cả Giám thị, cả Quản giáo cả lính coi tù. Tu sĩ Chính đứng dậy chia cơm cho một mình tôi. Tôi ăn. Các đấng bậc và kể cả T.H Liệu cũng không ăn.
Hai ngày trôi qua....
Sáng hôm thứ ba tù khênh các thùng cơm canh nguội lạnh còn nguyên xuống nhà bếp và rồi lại khênh lên với cơm canh mới hãy còn nóng.

Không có ai đi kèm.
Ban Giám thị không.
Quản giáo không.
Khênh cơm canh vào buồng. Khóa cửa lại. Chia đều.

Và các đấng bậc tu sĩ lại làm dấu thánh trước khi ăn.
Chẳng ai cười cợt, nói năng, hát hò, reo vui gì trước cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi lẫy lừng và vang dội đó (như các bài báo của Cộng Sản mà tôi đã đọc riết về các cuộc tuyệt thực của họ cả)
Và cuộc sống của chúng tôi lại lặng lẽ trôi như thế cho đến khi tôi được về và "các vị còn lại chết hết ".

1/8 Âm lịch năm 1994
K. Vĩnh


(TK21 #98, Tháng 6 1997)

NGUYỄN TRỌNG VĨNH * TRUNG CỘNG TRỊCH THƯỢNG

2763. Vượt quyền hạn, trịch thượng và tự hạ

Posted by Admin on July 14th, 2014
Bauxite Việt Nam
Nguyễn Trọng Vĩnh
Như lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có dự đoán rất chuẩn trong một bài trước, rằng người dám ngang nhiên vượt cấp gởi thông báo đến các bộ ngành trong cả nước, kể cả đến những uỷ viên Bộ Chính trị như Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải yêu cầu thực thi công văn của tỉnh Quảng Đông (thực tế là thực thi chỉ thị của Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đông Hồ Xuân Hoa), trong tim đen chỉ cốt để ve vãn con sói già đứng đầu đảng cộng sản Trung Hoa, may chi nó mở cái mõm sói đỏ lòm của nó mà có vài lời với đồ đệ trung thành Việt Nam thì mình sẽ đắc lợi trong kỳ đại hội đảng lần thứ XII sắp tới.
Nhưng Bauxite Việt Nam chính thức cảnh cáo kẻ có cùng họ Hồ Xuân với tên thái thú tỉnh Quảng Đông hãy nên biết thân phận của mình. Hãy nhớ rằng dù nay được giữ một chân thuộc hàng cấp phó trong một cơ quan thuộc lục bộ, thì trong con mắt toàn dân tộc đó vẫn chỉ là khanh tướng của một phe đảng, được phe đảng ấy gật đầu hoặc nhờ cống nạp bẫm mà có chút mũ áo xênh xang đấy thôi.
Há chẳng thấy kẻ “buôn vua” ghê gớm trong lịch sử Trung Quốc là Lã Bất Vi rốt cuộc cũng bị phanh thây xé xác đấy sao? Tấm gương Nguyễn hữu Chỉnh “Bao nả công trình tạch cái thôi” có biết? Hãy nhớ ghim vào lòng đừng có động vào cốt cách độc lập “các đế nhất phương” của cái dân tộc đã từng có hàng ngàn năm bền bỉ chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm này.
Bauxite Việt Nam

Đọc tin biết từ 13 đến 17-4-2014, UVBCH Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông sang thăm Việt Nam. Tìm hiểu thì được biết ông ta làm việc với Bí thư TP Hồ Chí Minh.
Đọc bản “Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa”, trước hết tôi cảm thấy “sốc” về câu “Thúc đẩy UVBCT Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và UVBCT Bí thư thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông”.
Đọc vào nội dung “bản danh mục…” tôi thấy có những điểm vô lý và phi pháp.
Trong quan hệ quốc tế, nước nhỏ, nước lớn đều bình đẳng. Lãnh đạo đi thăm và hội đàm với lãnh đạo nước đối tác và quyết định công việc của hai nước, ngành, bộ với ngành, bộ; tỉnh, thành với tỉnh, thành. Các thỏa thuận đạt được phải là ngang cấp. Tại sao Quảng Đông và TP Hồ Chí Minh chỉ là cấp tỉnh, thành phố lại được thỏa thuận những vấn đề thuộc hai nước? Thí dụ điểm 4: “Khuyến khích doanh nghiệp Quảng Đông vào Việt Nam (lẽ ra chỉ được vào TP Hồ Chí Minh); điểm 6: “Tiếp tục thúc đẩy xây dựng khu hợp tác kinh tế, thương mại Thẩm Quyến – Hải Phòng…”; điểm 7: “…tích cực dẫn dắt các doanh nghiệp điện lực, giao thông vận tải của Quảng Đông tham gia vào dự án hợp tác quốc tế như tàu hỏa cao tốc… đẩy nhanh tiến trình kết nối hạ tầng với Việt Nam”; điểm 9: “…hội nghị kiểm điểm tình hình hợp tác thường niên giữa các bộ ngành, địa phương Việt Nam với tỉnh Quảng Đông…”; điểm 11: “…tăng cường trao đổi thông tin giữa hai nước…”; vân vân.
Như vậy là Bí thư TP Hồ Chí Minh và Bí thư tỉnh Quảng Đông đã vượt quá quyền hạn. Ông Hồ Xuân Hoa đề xuất những vấn đề hai nước và 16 điểm trong bản “danh mục” là có vẻ trịch thượng, bề trên. Mặc dầu ông là UVBCT của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng chỉ là người lãnh đạo của một tỉnh.
Tại sao tỉnh Quảng Đông được phép gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam bản “Danh mục 16 điểm” và để làm gì?
Sao Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn lại phải phục vụ không công cho tỉnh Quảng Đông bằng việc gửi công văn cho các Bộ Công thương, Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải, Giáo dục và đào tạo, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ, Văn hóa thể thao, du lịch, UBND các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam, Đà Nẵng chuyển đạt “Bản danh mục 16 điểm” để triển khai …? Việc này có liên quan gì đến Bộ Ngoại giao và trách nhiệm của Bộ phải chuyển đạt cho các bộ, tỉnh, thành?!
Qua những việc trên cho thấy thái độ trịch thượng, bề trên của UVBCT Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Xuân Hoa, mặc dầu ông chỉ có tư cách đại diện cho tỉnh Quảng Đông của ông thôi và cũng nói lên thái độ tự hạ của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn như là người cấp dưới phải chấp hành yêu cầu của cấp trên (Cấp Bộ sao lại phải phục vụ lãnh đạo của một tỉnh???).
Hơn nữa, từ đầu tháng 5-2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta, đưa hơn 100 tàu, kể cả tàu chiến tấn công tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và tàu cá của ngư dân ta, đương là kẻ thù lấn, cướp chủ quyền của chúng ta, thái độ rất hung hăng, bạo ngược, nhân dân ta phẫn nộ phản đối, thế mà ngày 3-6-2014, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn vẫn ra công văn phục vụ tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, là đạo lý gì? Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn không đồng hành với nhân dân và trong người của Thứ trưởng không còn giòng máu của dân tộc Việt Nam nữa sao?
N.T.V.
Tác giả gửi BVN

DAVID AXE * TRUNG CỘNG

Trung Cộng nghĩ rằng họ có thể đánh bại Hoa Kỳ trong trận chiến. Nhưng họ bỏ sót một yếu tố quyết định 

David Axe 
Chiến Tranh thật là chán ngấy
7/07/2014 *

 Nguyễn Hùng (Danlambao) chuyển ngữ
Trước tiên là tin xấu. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) bây giờ tin rằng họ có thể ngăn chặn thành công Hoa Kỳ can thiệp trong trường hợp một cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc, hoặc một số cuộc tấn công quân sự khác của Bắc Kinh. 
Bây giờ là tin tốt. Trung Cộng sai - và vì một lý do chính. Họ dường như không quan tâm đến sức mạnh quyết định của tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.

Hơn nữa, vì lý do kinh tế và nhân chủng học Bắc Kinh có một cửa sổ lịch sử hẹp, trong đó là việc sử dụng quân sự để thay đổi cơ cấu quyền lực của thế giới. Nếu Trung Cộng không có một động thái quân sự lớn trong vài thập niên tới, họ có thể sẽ không bao giờ thực hiện được ý đồ.
Tàu ngầm của Hải quân Mỹ - lực lương chính yếu bảo vệ trong im lặng của trật tự thế giới hiện tại - phải đứng ra tuyến đầu chống lại Trung Quốc thêm 20 năm nữa. Sau đó, Mỹ sẽ có thể tuyên bố một sự chiến thắng thầm lặng trong cuộc chiến tranh lạnh ngày càng lạnh với Trung Quốc.
Xin chia buồn cùng Trung Cộng. Mỹ vẫn đang ở thế thượng phong.


Làm thế nào Trung Cộng thắng 
Tin xấu đến từ ông Lee Fuell, từ Trung tâm Tình báo Không gian Quốc gia Không quân Hoa Kỳ, trong buổi điều trần của ông Fuell trước Ủy ban Kinh tế và An ninh ở Washington DC, về quan hệ Mỹ-Trung vào ngày 30/01/2014.
Trong nhiều năm, các nhà lập kế hoạch quân sự của Trung Cộng cho rằng bất kỳ cuộc tấn công của Quân đội Trung Cộng vào Đài Loan hoặc một hòn đảo tranh chấp sẽ phải bắt đầu với một đánh theo phương cách trận đánh Trân Châu Cảng - tấn công bằng tên lửa trước tiên của Trung Quốc chống lại lực lượng Mỹ tại Nhật Bản và Guam. Quân đội Trung cộng đã rất sợ sự can thiệp áp đảo của Mỹ mà họ thực sự tin rằng họ không thể giành chiến thắng trừ khi người Mỹ được loại khỏi chiến trường trước khi chiến dịch chính bắt đầu.
Một cuộc tấn công phủ đầu không cần phải nói là một đề nghị rất nguy hiểm. Nếu thực hiện được, quân đội Trung Cộng may ra chỉ có thể bảo đảm có đủ không gian và thời gian để đánh bại đội quân bảo vệ, chiếm đóng lãnh thổ, và đặt họ vào vị thế thuận lợi trong việc giải quyết sau chiến tranh.
Nhưng nếu Trung Cộng thất bại trong việc vô hiệu hóa lực lượng Mỹ với một cuộc tấn công bất ngờ, Bắc Kinh có thể tìm thấy chính họ sẽ chiến đấu một cuộc chiến tranh toàn diện trên ít nhất hai mặt trận: chống lại các quốc gia bị xâm lược cộng với sự huy động toàn bộ sức mạnh to lớn của lực lượng Thái Bình Dương Hoa Kỳ, và có thể cả việc hậu thuẫn mạnh mẽ của những nước còn lại của thế giới. 
Đó là chuyện của những thập niên năm trước. Nhưng sau hai thập niên liên tục hiện đại hóa quân sự, quân đội Trung Cộng đã cơ bản thay đổi chiến lược của mình chỉ trong năm qua. Theo ông Fuell, những bài viết gần đây của các sĩ quan Trung Cộng nêu ra "một sự tự tin ngày càng tăng trong QĐTC rằng họ có thể chống lại dễ dàng hơn sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc chiến." 
Cuộc tấn công phủ đầu thì khỏi bàn - và cùng với nó là nguy cơ một pha phản công toàn diện của Mỹ. Thay vào đó, Bắc Kinh tin rằng họ có thể tấn công Đài Loan hoặc nước láng giềng khác (ý nói đến Việt Nam) cùng ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ không cần đổ máu. Họ sẽ làm như vậy bằng cách triển khai lực lượng quân sự mạnh áp đảo - tên lửa đạn đạo, tàu sân bay, chiến đấu cơ, và như thế - để Washington không dám tham gia.
Cú đánh - nhằm răn đe Mỹ có thể thay đổi thế giới. "Hành động rút lại cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ Đài Loan, Nhật Bản, Philippines sẽ tương đương với việc nhượng Đông Á để Trung Cộng thống trị", Roger Cliff, một nhà nghiên cứu tại Hội đồng Đại Tây Dương, cũng cho biết tại buổi điều trần trước Ủy ban Kinh tế và An ninh vào ngày 30/01/2014
Tệ hơn nữa, trật tự kinh tế tự do của thế giới - và thực sự, toàn bộ khái niệm về dân chủ - có thể bị tác hại không thể khắc phục được. "Hoa Kỳ có cả đạo đức và lợi ích quan trọng trong một thế giới mà các quốc gia dân chủ có thể tồn tại và phát triển", ông Cliff khẳng định. 
May mắn thay cho thế giới tự do, cho đến nay nước Mỹ có một lực lượng tàu ngầm mạnh nhất thế giới - một tư thế sẵn sàng để nhanh chóng đánh chìm bất kỳ hạm đội Trung Cộng. Trong tuyên bố của Trung cộng sẵn sàng cầm chân quân đội Mỹ, quân đội Trung Cộng dường như đã bỏ qua lợi thế rất lớn dưới đáy biển của Washington.


Im lặng phục vụ 


Không ngạc nhiên khi Bắc Kinh không quan tâm đến lực lượng tàu ngầm của Mỹ. Hầu hết người Mỹ xem không ra gì về hạm đội tàu ngầm của nước mình - và đó không phải hoàn toàn do lỗi của chính họ. Lực lượng tàu ngẩm của Hải quân Mỹ làm hết sức mình né tránh giới truyền thông để giữ bí mật tối đa về khả năng chiến đấu và tàng hình của chúng. "Các tàu ngầm di chuyển vô hình trên các vùng biển đại dương của thế giới" Hải quân Mỹ tuyên bố trên Website của mình. 
Không nhìn thấy và không nghe được. Đó là lý do mà lực lượng tàu ngầm mang danh hiệu là "Im lặng phục vụ."
Hải quân có 74 tàu ngầm, 60 trong số đó là tàu ngầm tấn công tên lửa hay tàu ngầm tối ưu hóa cho việc tìm kiếm và đánh chìm tàu khác hoặc phá hủy mục tiêu trên đất liền. Số còn lại là các tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang tên lửa hạt nhân và sẽ không thường xuyên tham gia vào các chiến dịch quân sự chưa phải là của một thế chiến nguyên tử thứ III. 
Có ba mươi ba chiến hạm tấn công và tên lửa thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, với căn cứ chính tại tiểu bang Washington, California, Hawaii và Guam. Các tàu ngầm nguyên tử thuộc Hạm đội Thái Bình Dương được triển khai công tác kéo dài 6 tháng hoặc dài hơn trong mỗi chu kỳ một năm hay một năm rưỡi, thường xuyên dừng chân tại Nhật Bản và Hàn Quốc và đôi khi thậm chí mạo hiểm dưới lớp băng Bắc Cực.
Theo Đô đốc Cecil Haney, cựu chỉ huy của Hạm đội tàu ngầm Thái Bình Dương, vào bất kỳ một ngày nào đầu có 17 tàu ngầm đang làm nhiệm vụ và 8 được "chuyển tiếp-triển khai," có nghĩa là họ đang hiện diện và hoạt động trong vùng có tiềm năng chiến tranh. Đối với Hạm đội Thái Bình Dương, có nghĩa là chúng chắc chắn đang có mặt trong vùng biển gần Trung Quốc.
Mỹ có một số loại tàu ngầm. Rất nhiều tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles - là thành viên tích cực trong thời kỷ Chiến tranh Lạnh - đang được thay thế dần bằng loại tàu ngầm lớp mới được cải thiện khả năng tàng hình và hệ thống cảm biến. Các tàu ngầm bí mật Seawolfs, số lượng chỉ có ba - tất cả đang công tác tại vùng biển Thái Bình Dương - là loại tàu ngầm lớn, chạy nhanh, và trang bị nhiều vũ khí hơn các loại tàu ngầm khác. Các tàu ngầm tên lửa lớp Ohio là tàu ngầm tên lửa đạn đạo trước đây, nay được trang bị 154 tên lửa hành trình.
Nói chung, Tàu ngầm Mỹ thì lớn hơn, nhanh hơn, yên tĩnh hơn, và mạnh mẽ hơn so với tàu ngầm của tất cả các nước khác trên thế giới. Và Mỹ có nhiều tàu ngầm hơn. Anh đang xây dựng chỉ 7 tàu tấn công Astute mới. Nga đặt mục tiêu duy trì khoảng 12 tàu ngầm tấn công hiện đại. Trung Cộng đang gặp khó khăn để triển khai một vài tàu hạt nhân thô sơ của họ.
Có thể ẩn nấp âm thầm dưới những làn sóng và tấn công bất ngờ với ngư lôi và tên lửa, tàu ngầm có hiệu lực thi hành chiến thuật và chiến lược rất không cân xứng với số lượng khá nhỏ của họ. Trong cuộc chiến tranh Falklands năm 1982, tàu ngầm Conqueror của Anh đã phóng ngư lôi đành chìm tàu tuần dương Argentina General Belgrano, giết chết 323 người. Việc đánh chìm này làm cho số tàu còn lại của Hạm đội Argentina buộc phải đậu tại căn cứ trong suốt thời gian của cuộc xung đột.
Tám chiếc tàu ngầm của Mỹ luôn thay phiên hiện diện chắn giữ trong hoặc gần vùng biển Trung Quốc có thể được xem tương đương như là phá hỏng kế hoạch quân sự của Trung Quốc, đặc biệt với kỹ năng chống tàu ngầm rất hạn chế của quân đội Trung Cộng. "Mặc dù Trung Cộng có thể kiểm soát bề mặt của vùng biển xung quanh Đài Loan, khả năng tìm kiếm và đánh chìm tàu ngầm Mỹ sẽ là rất hạn chế trong tương lai gần", ông Cliff nói. "Những tàu ngầm của Mỹ có khả năng sẽ có thể đánh chặn và chìm tàu đổ bộ Trung Công khi chúng chạy về hướng Đài Loan." 
Vì vậy, gần như là không có gì cần quan tâm khi một nhân vật trong quân đội Trung cộng được hiên đại hóa nghĩ rằng họ có các phương tiện để chống lại Mỹ trên biển, trên đất liền, và trong không trung. Nếu họ không thể di chuyển an toàn một hạm đội tàu chiến như một phần của tham vọng xâm lược lãnh thổ của họ, họ không thể đạt được mục tiêu chiến lược của họ - đánh chiếm Đài Loan và một số đảo hoặc tuyên bố chủ quyền biển đảo của một quốc gia láng giềng (ý nói Việt Nam)- thông qua phương cách chiến tranh công khai.
Washington nên ghi nhận thực tế này cho chiến lược của mình. Hoa Kỳ đã đạt được phần lớn về trật tự thế giới trong việc đấu tranh của họ trong thế kỷ qua, Mỹ chỉ cần giữ gìn và bảo vệ trật tự này. Nói cách khác, Mỹ ở thế thượng phong về mặt chiến lược đối với Trung Cộng, đo đó Trung Cộng phải tấn công thay đổi thế giới để có được những gì họ muốn. 
Về mặt thực tế quân sự, có nghĩa là Lầu Năm Góc ít nhiều có thể bỏ qua hầu hết các khả năng quân sự của Trung Cộng, bao gồm cả những cái gọi là sức mạnh của quân đội Trung Cộng xem ra có thể đe dọa lợi thế của Mỹ trong vấn đề vũ khí hạt nhân, chiến tranh trên không trung, hoạt động cơ giới trên mặt đất, và hoạt động hải quân trên biển.
"Chúng tôi sẽ không xâm lược Trung Cộng, vì vậy không cần đến lực lượng bộ binh," ông Wayne Hughes, một giáo sư tại Trường Hải quân Cấp cao Mỹ, nêu ra. "Chúng ta sẽ không tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên. Chúng ta không nên áp dụng một kế hoạch chiến tranh không-hải chiến với đất liền, bởi vì đó là một cách chắc chắn sẽ gây ra chiến tranh thế giới IV."
Thay vào đó, Mỹ phải ngăn chặn sư di chuyển tự do của Trung Quốc gần vùng biển của họ. "Chúng tôi chỉ cần có đủ phương tiện để đe dọa một cuộc chiến tranh trên biển", ông Hughes. Theo ông, một hạm đội tối ưu hóa cho việc chống lại Trung Quốc sẽ có một số lượng lớn các tàu chiến nhỏ cho việc thực hiện phong tỏa thương mại. Nhưng các cuộc chiến đấu chính sẽ do lực lượng tàu ngầm đảm trách, "đe dọa phá hủy tất cả các tàu chiến Trung cộng và tàu thương mại trong vùng biển Trung Quốc."
Ước tính rằng trong thời kỳ chiến tranh, mỗi tàu ngầm Mỹ sẽ có thể phóng"một vài trái ngư lôi" trước khi cần phải " rút để tự bảo vệ." Nhưng giả sử 8 tàu ngầm mỗi chiếc phóng được ba ngư lôi, và chỉ một nửa những ngư lôi bắn trúng mục tiêu, tàu chiến của Mỹ có thể phá hủy tất cả các tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc - và việc này sẽ kéo theo sự triệt hại khả năng của Bắc Kinh xâm lược Đài Loan hoặc chiếm đóng một hòn đảo đang tranh chấp.


Chờ đợi sự suy thoái của Trung Cộng 
Nếu tàu ngầm Mỹ có thể giữ thế thượng phong thêm 20 năm nữa, Trung Quốc có thể thành “người lớn” so với hiện tại, có tư thế mạnh mà không bao giờ có ý đồ tấn công xâm chiếm bất cứ nước nào. Đó là vì xu hướng kinh tế và nhân chủng ở Trung Quốc sẽ nhanh chóng hướng tới một dân số già đi, mức tăng trưởng kinh tế ổn định, và có ít nguồn lực có sẵn cho hiện đại hóa quân sự.
Để công bằng, hầu hết các nước phát triển cũng đang trải qua quá trình lão hóa này, làm chậm lại ý đồ dùng bạo lực và tăng quan niệm sống chung hòa bình an lạc. Nhưng xu hướng này của Trung Quốc được thúc đẩy nhanh hơn do việc giảm đặc biệt nhanh tỷ lệ sinh đẻ bắt nguồn từ chính sách một con của đảng Cộng sản Tàu.
Một yếu tố khác là tốc độ gia tăng bất thường mà nền kinh tế Trung cộng đã mở rộng tiềm năng thực sự của nước này, nhờ vào sự đầu tư tập trung có thể được thực hiện bởi một chính phủ độc tài... và cũng nhờ việc bỏ qua hoàn toàn của chính phủ đối với môi trường tự nhiên và cho quyền lợi hàng ngày của người dân Trung Cộng. 
"Mô hình kinh tế đưa Trung Cộng qua ba thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng có vẻ xuất hiện sự không bền vững", ông Andrew Erickson, một nhà phân tích Naval War College, nói với Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung.
Những gì ông Erickson mô tả gọi là "bị dồn nén tiềm năng quốc gia" của Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu hết hiệu lực vào đầu năm 2030, theo đó thời điểm "Trung Quốc sẽ có tỷ lệ của người trên 65 tuổi trên cả nước vượt cao nhất thế giới", ông dự đoán. "Một xã hội lão hóa với kỳ vọng tăng, gánh nặng với tỷ lệ bệnh mãn tính trầm trọng thêm và đó lối sống ít vận động, có thể sẽ chuyển hướng chi tiêu của cả hai hướng phát triển quân sự và tăng trưởng kinh tế để duy trì chúng." 
Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Mỹ đã khôn ngoan thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để duy trì sức mạnh dưới mặt nước của Hoa Kỳ trong thời gian dài. Sau một đợt giảm đáng lo ngại trong việc sản xuất tàu ngầm, bắt đầu từ năm 2012, Lầu Năm Góc yêu cầu - và Quốc hội tài trợ - việc mua sắm hai chiếc tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm trị giá khoảng 2,5 Tỷ USD mỗi chiếc, một số lượng đủ để duy trì hạm đội tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới vô thời hạn. 
Lầu Năm Góc cũng đang cải thiện thiết kế tàu ngầm lớp Virginia, thêm khà nặng phóng máy bay không người lái, thêm khả năng chứa nhiều tên lửa hơn, và khả năng có thêm tên lửa chống tàu loại mới.
Với chổ đứng của Trung cộng trên thế giới, xu hướng quốc gia cơ bản và lợi thế mủi nhọn của Mỹ chỉ trong khía cạnh của sức mạnh quân sự thực sự đặc biệt gây tổn hại cho các kế hoạch bành trướng của Trung Cộng. Có vẻ sự lạc quan của các sĩ quan quân đội Trung Cộng là hoang tưởng khi cho rằng họ có thể khởi động một cuộc tấn công vào nước láng giềng của Trung Quốc mà không cần tiêu diệt trước lực lượng quân đội Mỹ. 
Không chỉ là một cuộc tấn công phủ đầu sẽ làm khác đi thế trận, vì chỉ các lực lượng Mỹ là lực lương duy nhất thực sự thực hiện được hành động kềm chế Trung Cộng, mà còn là lực lượng mà Trung Cộng không thể tiếp cận được.
Bởi vì chúng ở sau dưới lòng biển.
Ngày 11/07/2014
Bài viết tiếng Anh:
China thinks it can defeat America in battle 
But it overlooks one decisive factor 
By David Axe, War is Boring | July 7, 2014
Chuyển ngữ:

HOÀNG NHẤT PHƯƠNG * TRẦN ĐỨC THẢO


Hoàng Nhất Phương - Điểm sách "Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối " của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê

Hoàng Nhất Phương
Chia sẻ bài viết này

Mặc dù chỉ là quyển sách ghi chép lại từ những cuộc đàm thoại được thu âm, nhưng "Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối" được xem là tài liệu đặc biệt của Giáo Sư Trần Đức Thảo nói về con người của Hồ Chí Minh "một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời," [1] và "là một con khủng long ba đầu, chín đuôi." [1] Giáo Sư Trần Đức Thảo khẳng định:
"Nếu không dám khui ra những sai trái lịch sử của 'ông cụ,' không dám đưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra được tình trạng bế tắc chính trị độc hại như hiện nay ở nước ta." [1]
Dưới cái nhìn của Giáo Sư Trần Đức Thảo, Mao Trạch Đông và Trung Cộng trực tiếp điều khiển "ông cụ" [2] vì muốn nhuộm đỏ Việt Nam. Cộng Sản Việt Nam tôn sùng Trung Quốc, chọn lý thuyết của Marx xây dựng chế độ, chọn chiến tranh xóa hiệp định hòa bình, để phát triển xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước. Khi bị Đệ Tam Quốc Tế là Liên Xô đuổi về Viễn Đông, "ông cụ" đã vào làm việc cho Bát Lộ Quân, tuyên thệ gia nhập đảng Cộng Sản Trung Quốc, được Mao Trạch Đông ưu ái. "Ông cụ" dùng mọi thủ đoạn loại bỏ các đối thủ như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ…, trở thành Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nước vào năm 1945.
Theo đánh giá của Giáo Sư Trần Đức Thảo, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về Hồ Chí Minh đã bị hào quang huyền thoại của bộ máy tuyên truyền làm chói mắt, không thể nhận biết mặt thật của ông ta. "Chương 12: Giải Mã Lãnh Tụ" [từ trang 258 đến trang 328] trong quyển "Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối" ghi chép lại ba lần Giáo Sư Trần Đức Thảo trực tiếp gặp "ông cụ." Những lần gặp gỡ này giúp Giáo Sư Trần Đức Thảo nhận biết "ông cụ" là người có "cuồng vọng làm lãnh tụ." [1] Di chuyển và sinh sống khắp mọi nơi ở hải ngoại, "ông cụ" có hàng trăm tên và bí danh khác nhau. Đây chính là điểm then chốt để nhận ra tham vọng của "ông cụ" - người không từ bỏ bất cứ một thủ đoạn nào, miễn là đạt được mục đích riêng.
Giáo Sư Trần Đức Thảo nhận xét:
"Ông cụ" là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối… "Ông cụ" còn có tính đa nghi như Tào Tháo ấy… Anh phải biết là cho tới nay, những ai đã từng coi thường "Người," từng tỏ ra ngang hàng với "Người," thì sau đều đã vĩnh viễn bị loại ra khỏi tầm nhìn của "Người." Không ít người đã mất mạng, mất cả xác vì dám có ứng xử tay ngang như thế đấy… Người ta ưa kể cho nhau nghe rằng: Tạ Thu Thâu đã chết mất xác vì câu nói: "Ngoài Bắc có Cụ, trong Nam có… tôi" …!"[3]
Vì thần phục thiên triều phương Bắc,"ông cụ" sao y bổn chánh chủ trương khủng bố tàn bạo của Trung Cộng vào Việt Nam, điển hình là chiến dịch Chỉnh Huấn, Cải Cách Ruộng Đất…Đảng Cộng Sản Việt Nam của "ông cụ" đã có rất nhiều hành động sai lầm. Lỗi lầm kinh hoàng đẫm máu nhất là cuộc Cải Cách Ruộng Đất; đây không không chỉ là cuộc thảm sát hàng chục ngàn người dân vô tội, mà còn khiến luân thường đạo lý trong xã hội sụp đổ, bởi vì Việt Cộng dùng chính sách đấu tố buộc người thân quen phải đứng ra chỉ chứng, vu cáo những người vô tội trong thân tộc, trong xóm làng.
Giáo Sư Trần Đức Thảo tìm cách thuyết phục giới lãnh đạo cộng sản "không nên chọn chiến tranh, mà phải dồn mọi năng lực vào việc xây dựng hòa bình…," [3] nhưng không thành, bởi vì từ Hồ Chí Minh đến Trường Chinh, Lê Duẫn…đều hiếu chiến, khát máu. Chính vì thế họ đã phát động chiến dịch xâm chiếm Miền Nam, không hề nghĩ đến cái giá phải trả. Hậu quả trước mắt cho thấy, dù chiến tranh đã kết thúc, xã hội Việt Nam vẫn không thể nào khôi phục được truyền thống đạo đức và nhân bản của tiền nhân - những giá trị tinh thần này đã bị vùi chôn trong biển lửa, trong màu cờ đỏ nhuộm máu hằng muôn ngàn người vô tội.

Giáo Sư Triết Học Trần Đức Thảo [1917 – 1993] đậu Thủ Khoa bằng Thạc Sĩ Triết Học (Arégation de Philosopie) tại Pháp năm 1942 lúc mới 26 tuổi. Ông từng thay mặt sinh viên và trí thức Việt Nam du học tại Pháp viết thư gửi về Tổ Quốc, bày tỏ tình yêu nước khi Việt Nam giành độc lập vào tháng 8 năm 1945.
*. Năm 1952: Trần Đức Thảo về chiến khu Việt Bắc. Tham gia kháng chiến chống Pháp năm1952.
*. Năm 1955: Trần Đức Thảo trở thành Giáo Sư Triết Học, và là Phó Giám Đốc Đại Học Sư Phạm Văn Khoa, Chủ Nhiệm Khoa Lịch Sử Đại Học Tổng Hợp Hà Nội - nay là Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.
Giáo Sư Trần Đức Thảo bị kết tội dính líu đến phong trào Nhân Văn Giai Phẩm khi công bố hai bài báo liên quan đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ông bị mất chức Phó Giám Đốc Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, bị cấm giảng dạy, bị chặt đứt mọi liên hệ với thế giới bên ngoài, bị cô lập ngay giữa đồng bào của ông. Giáo Sư Trần Đức Thảo phải dịch thuật để mưu sinh, phải bán những bộ tự điển để có tiền chi dùng, cuộc sống vô cùng khốn khó. Năm 1991 ông sang Pháp chữa bệnh, qua đời tại Paris. Thi hài được đưa về nước, an táng tại Nghĩa Trang Văn Điển, Hà Nội.
Khác với Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường - tác giả quyển hồi ký viết bằng Tiếng Pháp "Un Excommunie," bản dịch Việt Ngữ "Kẻ Bị Khai Trừ" của Nguyễn Quốc Vĩ, do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương phát hành năm 2011 - Giáo Sư Trần Đức Thảo không để lại một quyển sách nào kể về cuộc đời đau khổ đầy sóng gió của ông, trong suốt 40 năm sống dưới chế độ Cộng Sản. Quyển sách "Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối" dày 427 trang gồm 16 phần, và một phần Phụ Lục, do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ phát hành năm 2014, là công trình ghi chép của ký giả Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, từ những cuốn băng ghi âm lời nói chuyện của Giáo Sư Trần Đức Thảo với những người bạn thân, trong thời gian ông ở Pháp năm 1991. "Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối" là tiếng nói duy nhất của Giáo Sư Trần Đức Thảo, nhờ đó người đọc có thể hiểu và cảm thương quãng đời bị cô lập của ông. "Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối" còn là di ngôn trung thực của người trí thức Trần Đức Thảo kể về "ông cụ," - một kẻ đầy tham vọng làm lãnh tụ, hiếu chiến, khát máu, đáng bị lịch sử lên án.
Hoàng Nhất Phương
8:24pm Chủ Nhật ngày 6 tháng 7 năm 2014
[1]. Trích từ "Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối."
[2]. Chữ dùng của Giáo Sư Trần Đức Thảo.
[3]. Chương 12: Giải Mã Lãnh Tụ.

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG 1979

Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?

TP - Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.
Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa  
Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa


Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.


Tiền Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ý kiến ấy…
“Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”
Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều. 
Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa
 
Quân đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…
Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”. 
Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:
“1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.
2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.
3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh. 
4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.
5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn vào chân mình.
6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”. 
“Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”
Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.
Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…
Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…
Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…
Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Họ đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….
Theo tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt.
Ngày 25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân tình nguyện Việt Nam đã phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác giả Trung Quốc còn chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 - TP). Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam. 
Chỉ mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm. 
Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.
Một cựu binh viết trên báo điện tử thiết huyết
Sự nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lãnh đạo Campuchia đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam.
Những lời cảm tạ Việt Nam của người Campuchia nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó.
“Một cuộc chiến thảm bại”
Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12. 
Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn.
Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.
Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu.
Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.
Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/du-luan-trung-quoc-noi-gi-ve-chien-tranh-1979-678891.tpo 
 1979 - Cuộc chiến không thể lãng quên
(PetroTimes) - Cách đây 35 năm, vào ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã đưa hàng chục vạn quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, tiến hành cuộc chiến đấu ngoan cường bảo vệ biên giới phía Bắc.

Cuộc chiến tranh diễn ra trong vòng 1 tháng nhưng đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho cả hai nước, đặc biệt là hậu quả lâu dài đối với quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Để làm rõ bản chất, sự thật lịch sử, tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc; đấu tranh bác bỏ những luận điệu tuyên truyền sai trái, xuyên tạc sự thật của các thế lực thù địch, chúng tôi chuyển đến bạn đọc những nét chính về cuộc chiến tranh này. Qua đó để tôn vinh công lao, sự hy sinh to lớn của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc; cổ vũ tinh thần yêu nước, truyền thống hào hùng của dân tộc, ý chí tự lực tự cường, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời, giữ gìn và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị láng giềng Việt – Trung với phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt; không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, lợi ích lâu dài giữa hai dân tộc.
Thông qua sách báo, tài liệu của Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác xuất bản từ năm 1979 đến 2009, bạn đọc sẽ thấy được diễn biến và hậu quả của cuộc chiến tranh 1979:
5 giờ sáng ngày 17/2/1979, lực lượng Trung Quốc khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh. Cánh phía đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái.
Cánh phía tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh từ vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu. Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.
Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.
Tiến đánh nhanh lúc khởi đầu nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần lạc hậu phải dùng lừa, ngựa và người thồ hàng. Hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới khá mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn. Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của Trung Quốc đã có kết quả, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở tây bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), Thông Nông (Cao Bằng) ở đông bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh thẳng vào Lào Cai.
Sang ngày 18 và 19/2, chiến sự lan rộng hơn. Việt Nam kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương (Hoàng Liên Sơn), Trùng Khánh (Cao Bằng), và Đồng Đăng (Lạng Sơn). Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao, có ít nhất 4.000 lính Trung Quốc chết trong hai ngày đầu này. Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt.
Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận đánh ác liệt nhất. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc. Cụm điểm tựa Thâm Mô, Pháo đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía tây nam thị xã Đồng Đăng, do lực lượng của 2 Tiểu đoàn 4 và 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn.
Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22/2. Ngày cuối cùng tại Pháo đài Đồng Đăng, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa học vào các lỗ thông hơi, làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.
Đến 21/2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng.
Ngày 26/2, thêm nhiều quân Trung Quốc tập kết quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này. Sau khi thị sát chiến trường, Bộ tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đề xuất điều động một quân đoàn từ Campuchia cùng một tiểu đoàn pháo phản lực BM-21 vừa được Liên Xô viện trợ về Lạng Sơn. Đồng thời tổ chức và huy động lại các đơn vị và các phân đội, biên chế lại một sư đoàn vừa rút lui từ chiến trường, tiến hành các hoạt động tác chiến vào sâu trong hậu phương địch.
Phi đoàn máy bay vận tải An-12 của Liên Xô đã lập cầu hàng không, chở Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Campuchia về Lạng Sơn.
Ngày 25/2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 (Binh đoàn Chi Lăng) thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các Sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ Quân khu 4 ra) và sau này có thêm Sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.
Trong giai đoạn đầu đến ngày 28/2/1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng. Quân đội Việt Nam còn phản kích, đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Trung Quốc, nhưng chỉ có ý nghĩa cảnh cáo Trung Quốc.
Lạng Sơn - những trận chiến quyết tử
Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27/2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía đông nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện.
Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3 và 337 của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Từ ngày 2/3, Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Sư đoàn 3 chống trả lại 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129 cùng nhiều xe tăng, pháo của Trung Quốc, tiến công trên một chiều dài 20 km từ xã Hồng Phong, huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc.
Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng tây bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng.
Chiếm được điểm cao 800 và ga Tam Lung nhưng trong suốt các ngày từ 28/2 đến 2/3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, tuy chúng đã dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh. Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn mà có trận, quân phòng thủ Việt Nam chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn ngày 2 tháng 3, sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng. Chiều ngày 4/3, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã.
Đến đây, phía Việt Nam đã điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14.
Trung Quốc buộc phải rút quân
Ngày 5/3/1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Lúc đó, tại mặt trận Lạng Sơn, phía Việt Nam đã bày binh bố trận rất bài bản, chuẩn bị phản công trên quy mô lớn, đánh hiệp đồng quân binh chủng. Nếu không rút quân đúng thời điểm này thì quân Trung Quốc sẽ thiệt hại rất lớn, nhận hậu quả rất nặng nề, bị tiêu diệt gọn. Bởi lúc đó, Sư đoàn 337 của Việt Nam lên tham chiến từ ngày 2/3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Nhưng 337 đến hơi muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn. Tuy nhiên, Sư đoàn 337 đã cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích, đánh duổi quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Ma.
Ngày 7/3, Việt Nam tuyên bố thể hiện "thiện chí hòa bình", sẽ cho phép Trung Quốc rút quân.
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân nhưng chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi dọc biên giới 6 tỉnh phía Bắc.
Ngày 18/3/1979, Trung Quốc rút hết quân khỏi biên giới Việt Nam.
http://petrotimes.vn/news/vn/chinh-tri/1979-cuoc-chien-khong-the-lang-quen.html


CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG 1979

      Hình chụp “Binh Thư Tôn Tử”

Bài Đọc Suy Gẫm: Trận Chiến 1979, Giải Pháp Nửa Vời hay Quân Đội Việt Nam – 1979, Cơ hội đánh mất, nhận định của tác giả Trần Vũ. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.




Đặng Tiểu Bình sang Mỹ chuẩn bị dư luận cho trận đánh 1979 với mục đích là dạy cho bọn phản phúc cộng sản Việt Nam một bài học. Hình họ Đặng đọc diễn văn tại New-York và Tổng Thống Jimmy Carter (phải). Hình dưới: Giao trả tù binh Trung cộng 1979.






Quân đội Việt Nam — 1979, Cơ hội đánh mất

Sau chiến tranh biên giới 1979, quân đội Việt Nam rơi vào tình trạng xác ướp. Đến mức ngày nay khi nhắc đến tranh chấp Biển Đông, tuyệt đại bộ phận dân chúng cùng các phân tích gia thế giới đều tin quân đội này không đủ sức đương đầu với Hồng quân Trung Quốc. Đánh giá trái ngược hẳn với danh tiếng của một đạo quân từng chiến thắng ba đế quốc Pháp, Mỹ, Hoa.


Ba mươi năm sau các trận đánh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, quân đội Việt Nam dường như thiếp ngủ. Câu hỏi đặt ra: Có thật trong trận chiến 1979 chúng ta đã chiến thắng? Hệ thống tuyên truyền một thời của nhà nước khiến dân Việt tin Đặng Tiểu Bình thất bại. Có thật như vậy? Có thể trả lời: Đứng trên mặt chiến thuật, quân đội Việt Nam tiêu hao quân Tàu trong giao chiến. Đứng trên mặt chiến lược, quân đội này đánh mất cơ hội xác lập vị thế độc lập bất khả xâm phạm của quốc gia — khi không tiêu diệt các đại binh đoàn Trung Quốc. Kết thúc trận đánh là một thế thủ hòa, nhưng ‘‘hòa’’ vô cùng bất lợi.

Trong quá khứ, sau mỗi cuộc chiến các vương triều Đại Việt rồi Đại Nam thường xuyên triều cống, nhưng gần như chỉ chấp thuận triều cống một cách tượng trưng sau khi đã đánh tan sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Kết quả mập mờ của trận chiến biên giới đã không đặt Việt Nam vào thế mạnh cho phép chính phủ đương quyền thương thuyết bình đẳng, ngược lại, phải chấp nhận triều cống thực sự một phần lãnh hải và lãnh thổ. Quốc gia rơi vào thế yếu đánh mất dần độc lập chính trị hay một cách khiêm tốn, đánh mất dần quyền hành xử nền độc lập này. Chiến tranh biên giới, thực tế là một thất bại chiến lược.

Thất bại không hiển nhiên

Quân đội Việt Nam đủ sức và đã có thể chiến thắng oanh liệt, đánh gẫy mộng bành trướng về phương Nam của Bắc Kinh, tái lập một lịch sử: sau mỗi chiến thắng lớn, quốc gia thụ hưởng hòa bình lâu dài, vì sau mỗi chiến thắng lớn, Bắc triều kinh hoảng mỗi khi nghĩ đến Nam chinh.

Lịch sử cũng chứng minh: Mỗi khi dân tộc Việt ngang bằng vũ khí với đối phương, dân tộc này chiến thắng. Tất cả những chiến thắng của Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ đều xây dựng trên sự cân bằng vũ khí, bất kể số lượng quân phương Bắc. Thảm bại của Hồ Quý Ly nằm trong nguyên nhân thiếu đồng thuận dân tộc nhiều hơn quân sự. Trong chiến tranh Việt-Pháp, ngay từ 1950, ngay khi có thể trang bị súng cối nặng 120 ly, đại bác không giật 75 ly, Việt Minh giành lại thế chủ động chiến trường từ tay quân viễn chinh. Ở vào thời điểm 1979, quân Việt Nam ngang sức với quân Tàu, ở cả ba mặt vũ khí, quân số và chiến thuật. Mạnh hơn rất nhiều, nếu tính đến kinh nghiệm chiến trường, khả năng thích ứng đã qua thử thách, khả năng đối đầu với các đạo quân đế quốc, cùng ưu thế đánh trên đất nhà. Tổng bí thư Lê Duẩn, cùng các đại tướng của Quân đội Nhân dân đã đánh mất cơ hội dạy ngược lại cho Đặng Tiểu Bình một bài học, nhắc lại cho dân Hán quá khứ thảm bại trên đất Việt. Với một chiến thắng sấm sét như đã từng xảy ra ở Đống Đa, tổ quốc sẽ mua được sự bình yên trong suốt thế kỷ 21. Trận chiến 1979, là một cơ hội đánh mất.


Trách nhiệm trước tiên nằm ở Quân ủy Trung ương. Trách nhiệm thứ nhì ở Bộ Tổng tham mưu. Cả hai cơ quan này đã không triển khai tối đa binh lực do không đặt mục tiêu: Tiêu diệt toàn bộ quân Tàu đã vượt biên giới; khiến hôm nay dân Việt bất lực chứng kiến mất đất, mất biển.


Tôn Tử, trong Binh pháp, bày ra ba đối sách: ‘‘Cao nhất là phá thế chiến lược đối phương. Thứ đến: Bằng ngoại giao phá thế liên hoàn giữa đối phương với các chư hầu và đồng minh. Đối sách thứ ba: Tấn công trên trận địa. Đánh thành là hạ sách.’’ [1]

Trong Cẩm nang chiến tranh, Clausewitz phân tích: ‘‘Trường hợp bị gây hấn, các dân tộc bị xâm chiếm phải hiểu có những thứ không thể đạt được bằng ngoại giao. Tấn công là hình thái phòng ngự tuyệt đối. Càng bất ngờ khi đối phương tự tin dũng mãnh. Nếu trận chiến ban đầu thường đem đến đoàn kết giúp một dân tộc từ tiểu khối trở thành một khối rắn, trận đánh đầu tiên phải đặt mục tiêu khiến đối phương từ nan.’’ [2] Cách nhìn của Gneiseau, Scharnhorst, Moltke, Schlieffen, các bậc thầy suy nghĩ quân sự Phổ, không khác.




Clausewitz, vị tướng người Đức, soạn “Cẩm nang chiến tranh” và Tôn Tử, tác giả “Binh Thư Yếu Lược” (phải)


Quân đội Nhân dân trong chiến tranh Việt-Pháp đã chứng minh am tường binh pháp, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp [3] thừa nhận suy nghiệm Clausewitz. Đứng trước khó khăn địa lý không cho phép đánh vào đầu não Phương diện quân Vân Nam hay Quảng Châu, Quân đội Nhân dân đã nhìn thấy thế liên hoàn Khmer-Trung Quốc và quyết định phá vây. Tiến đánh Kampuchia nằm trong động thái này. Nhưng đến đây Bộ Tổng tham mưu không có phương án nào khác để kháng Tàu, đánh chiếm Kampuchia với các quân đoàn chủ lực khiến bỏ trống biên giới phía Bắc là một lỗi lầm chiến lược.

*

Kể từ quý nhì 1978, chuyển biến mâu thuẫn Hoa-Việt gay gắt đến mức quân đội đứng trước tình thế phải chuẩn bị lâm chiến. Trong quá khứ tổ tiên luôn phải chọn lựa: Giao chiến ngay trên tuyến biên giới hay lui về châu thổ sông Hồng đánh vận động chiến. Trong đa số các trận chiến, vua quan Việt Nam phải bỏ biên giới, thậm chí bỏ Thăng Long để lui về Nghệ An. Đôi khi chặn đánh ngay trên ải Chi Lăng, như trường hợp Lê Sát chặn Liễu Thăng, nhưng những trường hợp này không nhiều.


Đối với Bộ Tổng tham mưu, vấn đề đặt ra càng thêm phức tạp: Lần đầu tiên, kể từ khi thành lập, Quân đội Nhân dân không sở đắc yếu tố thời gian. Trong chiến tranh Việt-Pháp, thời gian thuộc về Việt-Minh, càng kéo dài quân viễn chinh càng mệt mỏi. Trong nội chiến Nam-Bắc, thời gian vẫn thuộc về Bắc-Việt. Càng kéo dài, Quân lực Nam-Việt càng cô thế, khi đồng minh Hoa Kỳ giảm viện trợ và quân viện. Ngược lại, trong chiến tranh Hoa-Việt, thời điểm tấn công và thời gian tấn công, do Đặng Tiểu Bình quyết định. Nhìn rộng ra nữa, thời gian càng dài, Trung Hoa càng có thể huy động sức người, sức của, vượt xa khả năng của Việt Nam, từ hiện đại hóa quân đội đến trưng binh, áp lực quốc tế, phong tỏa hay yểm trợ quân Khmer, trong tất cả các lĩnh vực thời gian trở thành ưu thế của Bắc Kinh.

Để phá ưu thế này, đòi hỏi một kế sách rõ rệt và một chiến pháp quyết liệt, cấp kỳ, mà ba mươi năm sau nhìn lại, dân Việt chỉ có thể phê phán Quân ủy Trung ương và cả Bộ Tổng tham mưu đã hoàn toàn thụ động.


Khi quyết định khởi binh tiêu diệt quân Khmer, việc củng cố biên giới phía Bắc là bắt buộc. Cao Bằng với thành lũy, hầm ngầm của pháo đài cũ, trên nền địa thế hiểm trở vây bọc bởi hai sông Hiểm và sông Bằng Giang, đã có thể trở thành một ‘‘phá lam’’, tấm khiên làm gẫy mũi giáo phương Bắc. Hồng quân Trung Quốc có thể luồn qua Trà Lĩnh, Đông Khê, Thất Khê, nhưng các trục lộ chính vẫn bị Cao Bằng kiểm soát, và đường rừng không cho phép quân Hán vận tải vũ khí nặng. Giữ Cao Bằng bằng quân chủ lực, cùng những bãi mìn dầy đặc, Quân đội Nhân dân có thể làm chậm sức tiến của quân Hán xuống trục Cao Bằng – Bắc Cạn – Thái Nguyên, cho phép tập trung binh lực để giàn trận địa pháo giao tranh trực diện tại Lạng Sơn. Đối với mặt trận Lào Cai, lui về Sa Pa dựa vào địa thế miền núi để phòng thủ, rồi từ hai tỉnh lỵ Lai Châu và Hà Giang tấn công gọng kềm đánh xuyên qua Mường Khương và Bát Xát vào hai bên cạnh sườn quân Hán ở Hà Khẩu. Giữ diện, đánh điểm, đã có thể áp dụng ở biên giới.

Lý do: Lợi thế địa lý vô cùng thuận lợi. Không ngẫu nhiên tổ tiên dân Việt đã dựng biên giới trong khu vực này. Và không ngẫu nhiên mà các binh đoàn tác chiến Le Page [4] và Charton [5] với tám tiểu đoàn Lê dương, Nhảy dù, Tabors Bắc Phi, đã tan xác dưới những chân núi này.

Vào thời điểm 1979, Hồng quân Trung Quốc không có một sư đoàn nào kinh nghiệm chiến trận như Sư đoàn 308 Quân Tiên phong. Mà Quân ủy Trung ương đã có thể dàn trận nhiều mươi sư đoàn như vậy: Các sư đoàn lừng danh 302, 304, 312, 316, 320, 324, 325, 390 (320B) và 351 Công pháo. Những đại đơn vị thông thuộc địa hình biên giới, thượng du, trung du và đồng bằng Bắc-Việt. Chưa kể 10 sư đoàn của Mặt trận Giải phóng miền Nam đã chuyển biên chế, bên cạnh 3 sư đoàn phòng không 367, 375, 377, vận tải 411, công binh 334, bên cạnh các đại đoàn pháo binh 675, 349, bên cạnh các sư đoàn miền Nam tập kết cũ 330, 337, 338, 339, và các sư đoàn tân lập 311, 317, 318, 319, 327, 328, 329, 337, 341, 345, 346, 374, cùng các sư đoàn ngoại biên 711, 968 đóng tại Lào. Một cách khách quan, với tiềm năng triển khai trên dưới 40 sư đoàn chính quy ngang bằng vũ khí, với giàn tướng lãnh dầy dạn trận mạc Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Hữu An, Hoàng Cầm, Phùng Thế Tài, Nguyễn Đôn, Đồng Sĩ Nguyên, Đặng Vũ Hiệp, Phạm Ngọc Mậu… Quân đội Nhân dân đủ sức phạt Hán ngay trên tuyến Phong Thổ – Lào Cai – Hà Giang – Cao-Lạng.

Thực tế chiến trường diễn ra sau đó, với sức nặng của trận chiến gần như trên vai các tiểu đoàn địa phương và các trung đoàn độc lập của Tỉnh/Miền, là bằng chứng cho thấy chỉ với bộ đội địa phương, quân Việt Nam đã gây tổn thất lớn cho quân chính quy Trung Quốc.


Sự tham chiến của chủ lực quân Việt Nam, nếu đã diễn ra, trên tuyến biên giới, sẽ đem đến chiến quả lớn với tất cả thuận lợi về sau: Bài học của Đặng Tiểu Bình thất bại ngay ban đầu khi Bắc triều không đánh thủng được phòng tuyến Nam triều. Quân đội Việt Nam chứng minh với thế giới nền độc lập của dân tộc này bất khả xâm phạm. Hồng quân Trung Quốc thảm bại không thể xâm nhập vào đất Việt Nam, sẽ khiến Bắc Kinh phải nhìn lại đối sách ngoại giao với phương Nam. Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, và các cột mốc biên giới sẽ ở nguyên vị trí từ hiệp ước Pháp-Thanh. Điểm quan trọng là chọn lựa này vẫn cho phép bình Tây, triệt phá quân Khmer, như thực tế đã diễn ra, khi Quân ủy cấp tốc rút các sư đoàn chính quy Bắc-Việt từ mặt trận Kampuchia trở về để cứu ứng Hà Nội lúc quân Tàu tràn sang, các sư đoàn cũ của Mặt trận Giải phóng miền Nam vẫn có thể chiếm đóng và đánh bật quân Miên sang đất Thái.

Tung chủ lực đánh ngay trên biên giới còn phá hủy ưu thế thời gian của Bắc Kinh. Nếu Đặng Tiểu Bình vẫn có thể rút quân tức khắc ngay khi gặp khó khăn, việc lui bình tức thì là một thú nhận thảm bại. Tiếp tục duy trì tiến công, cho dù gặp đề kháng mạnh, đồng nghĩa phải gánh lấy tổn thất cao giữa vùng núi non trùng điệp với nguy cơ lâm vào nguy khốn trước phản công cạnh sườn của quân Việt Nam. Yếu tố thời gian của trận chiến, như vậy, rời khỏi bàn tay của Đặng Tiểu Bình.


Có thể biện luận: Khi bỏ trống tuyến biên giới, lui về châu thổ sông Hồng, Bộ Tổng tham mưu đã chọn giải pháp truyền thống của tiền nhân. Hưng Đạo đại vương đã bỏ Lạng Sơn lui về Vạn Kiếp, bỏ Vạn Kiếp lui về Thăng Long, rồi bỏ Thăng Long lui về phủ Xuân Trường (Nam Định). Khi không chấp nhận đánh trên biên giới, vì phải dàn mỏng lực lượng theo chiều dài của biên giới mà nỗ lực chính của quân Hán chưa được xác định, bộ Tổng tham mưu đã hành xử đúng binh pháp: Tinh gọn, tập trung và định hướng. Lập luận này chỉ đúng một phần: Phần cần thời gian để xác quyết hướng tấn công chính của quân Tàu, cần bảo vệ thủ đô Hà Nội với vùng châu thổ đông dân, và cần không gian đồng bằng để đánh vận động chiến. Lập luận trên sẽ đúng — nếu — Quân ủy Trung ương xây dựng sẵn một khối cơ động dự bị hùng hậu, theo kế hoạch sắp sẵn, một khi quân Hán đã vào đủ sâu sẽ tổng phản công để hủy diệt.


Vẫn có thể biện luận: Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị tổng phản công thì Đặng Tiểu Bình lui quân. Lập luận như vậy là đã không tính đến yếu tố thời gian và có nghĩa quân đội Việt Nam đã không tước đoạt được ưu thế thời gian của Đặng Tiểu Bình. Trong lúc đánh ngay trên biên giới, làm giảm ưu thế này. Chấp nhận giao chiến vào sâu trong nội địa quốc gia, còn có nghĩa chấp nhận để quân Hán sát hại dân lành như đã xảy ra ở xã Đề Thám, xã Hưng Đạo ở huyện Hòa An thuộc tỉnh Cao Bằng. Chấp nhận cho quân Hán tàn phá ruộng vườn, nhà cửa, đô thị và hầm mỏ Việt Nam trong chiều sâu 50 cây số [6] . Với hy sinh lớn lao như vậy, chiến quả của một chọn lựa chiến lược phải tương xứng với sự hy sinh. Hủy diệt đại bộ phận các tập đoàn quân Hán đã vào sâu trong đất Việt phải là mục tiêu, ý chí, và quyết tâm của đảng ủy, quân ủy và quân đội — nếu chọn đánh ở đồng bằng.





Khó lượng định trước một cách chính xác hướng tấn công chính của quân Hán, vẫn có thể tiên đoán phần lớn nỗ lực sẽ diễn ra trong khu vực Lạng Sơn – An Châu – Bình Liêu – Tiên Yên. Vì Lạng Sơn là cửa ngõ của xâm lược, con đường xâm lăng truyền thống của phương Bắc. Chiếm Lạng Sơn, tiến về Lục Nam, Đặng Tiểu Bình uy hiếp tức khắc Hà Nội. Địa hình trống trải càng cho phép quân Hán tập trung đánh biển người, thực hiện Schwerpunkt, một trọng điểm làm vỡ mặt trận, như Clausewitz định nghĩa.

Với một Moltke [7] hay Schlieffen [8] hay Manstein [9] , có thể kế hoạch phản công sẽ phát xuất từ Thái Nguyên, triển khai với quân chủ lực để trở thành một lưỡi hái quét từ Tây sang Đông, từ Bắc Sơn xuyên qua Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, xuống đến Quảng Hà, đẩy quân Hán vào chiếc rọ biển Đông. Với một Joukov [10] hay Eremenko [11] , chiến lược phản công có thể cũng sẽ không khác, như Joukov đã lui binh từ sông Donetz về sông Don, rồi từ sông Don về sông Volga, trước khi cắt Liên Lộ quân Caucase và áp Liên Lộ quân Nam Đức Quốc xã vào biển Hắc Hải trên mặt trận Nam Nga [12] .

Trong thực tế đã không có gì diễn ra như trong các giả thuyết kể trên.

Không dồn quân quyết chiến ở Tây Bắc biên giới, cũng không kịp bao vây ở Đông Bắc biên giới, Quân ủy Trung ương đã để quân Hán chủ động chiến trường. Có thể giải thích Trung ương chọn lui về thế thủ để chuẩn bị trường kỳ kháng chiến, hoặc hãy còn thận trọng phân tích tình hình, hay đợi các sư đoàn tân lập từ lệnh tổng động viên tăng cường sức mạnh cho các quân khu… Chọn lựa này không viên mãn, và không thỏa đáng, vì sẽ đẩy dân tộc vào một cuộc chiến dài lâu kiệt quệ khi yếu tố thời gian làm việc cho Trung Hoa. Và một khi trao quyền chủ động cho quân Hán, Quân ủy Trung ương đã mặc nhiên trao quyền tiến thối cho Đặng Tiểu Bình, tức quyền chấm dứt chiến trường.

Giai đoạn hai, các cuộc phản kích của quân đội Việt Nam bắt đầu liên tục, tuy mang tính chất địa phương, không tổng thể, và chưa quyết định. Trong suốt bốn tuần lễ, từ 17 tháng 2-1979 đến 16 tháng 3-1979, Quân ủy Trung ương đã không có một động thái chiến lược nào tầm cỡ. Chỉ có thể hiểu: bộ Tổng tham mưu đã không có sẵn một kế hoạch tổng phản công vì chưa tập trung kịp một khối cơ động mạnh. Thất bại chiến lược của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu là đã xem chiến trường Kampuchia là chính diện. Điều mà Molkte đã cảnh cáo: ‘‘Một khi đã bày binh bố trận, bất kỳ một lỗi lầm nào cũng không thể sửa chữa kịp về sau. Vì đối phương cùng chuyển quân, tất cả các chuyển hoán, thay đổi thế trận sẽ không còn bắt kịp được nữa thời gian đã lũy thừa. Trừ phi đối phương yên vị, nhưng điều này đồng nghĩa xin ở kẻ thù một ân huệ.’’ [13]
*

Ba mươi năm sau chiến tranh biên giới, vô cùng khó khăn tìm hiểu một giai đoạn khốc liệt, vì hồ sơ không bạch hóa. Chỉ có thể suy diễn, phỏng đoán. Với kho vũ khí hiện đại cùng đạn dược dồi dào của cả hai miền Nam-Bắc vừa chấm dứt nội chiến, với địa thế biên giới hiểm trở, với lòng ái quốc cao độ của một dân tộc mà lịch sử đồng nghĩa chống Tàu, với quân đội dày dạn chiến trận, ở vào thời điểm 1979 quốc gia có tất cả ưu thế để chiến thắng.



Xe tăng trung cộng bị việt cộng bắn đứt xích nằm phơi xác.

Nhưng cơ hội đánh mất.
Nhìn lại, bộ Tổng tham mưu có hai giải pháp phải chọn lựa: Tập trung quân quyết chiến trên biên giới hay tập trung quân hủy diệt Phương diện quân Quảng Châu ở đồng bằng. Nếu là giải pháp đầu, phải tung toàn lực lên biên giới. Nếu là giải pháp sau, phải lùi binh tránh tổn thất cùng chiêu dụ quân Hán vào sâu trong lãnh thổ; tuy với một Đặng Tiểu Bình vô cùng thận trọng, tiến chậm, chắc, và giới hạn thời gian chiến trận, giải pháp Đồng bằng ít khả thi.


Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu đã chọn một giải pháp nửa vời lưng chừng: Đánh trên biên giới nhưng không hết sức lực, không lui quân hẳn mà tăng viện từng đợt, cầm chừng. Sư đoàn 345 lên Lào Cai, 326 lên Phong Thổ, với hai sư đoàn 311 và 346 tăng phái cho mặt trận Cao Bằng, cùng hai sư đoàn 327 và 337, rồi về sau 338, 347 tăng cường cho sư đoàn 3 Sao Vàng tại mặt trận Lạng Sơn, đã không thay đổi được tình thế [14] . Cả 5 thị xã biên giới cùng 17 quận lỵ đều lần lượt thất thủ. Quân đội đã chịu tổn thất mà không đạt được chiến thắng quyết định. Chỉ có thể giải thích thất bại quân báo đã khiến bộ Tổng tham mưu phán đoán sai nên vận dụng 3 trên 4 quân đoàn tổng trừ bị cho mặt trận Kampuchia, duy nhất quân đoàn 1 bảo vệ vành đai Hà Nội. Phải đến ngày 25 tháng 2, quân đoàn 14 cùng bộ chỉ huy thống nhất đặc khu biên giới Lạng Sơn mới thành hình. Khi quân đoàn 2 và 3 trở về, hai tư lệnh Nam chinh Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí lập tức lui binh. Sự hiện diện ngay từ đầu của hai quân đoàn chủ công này, ngay trên tuyến biên giới, đã có thể thay đổi cục diện.

Cơ hội đánh mất trên cả bình diện chính trị.

Với một quốc sách thật tâm hòa giải, không phân biệt, không đày ải, mà công nhận quyền công dân cho từng binh sĩ Cộng hòa vừa buông súng, chính phủ đương quyền đã có khả năng động viên một triệu quân nhân miền Nam vừa rả ngũ, gây lại đồng thuận dân tộc đã không thực hiện sau năm 75.

Trong từng người Việt, đất đai của tổ tiên đã luôn được xem thiêng liêng, khả năng cùng chống giặc là có thật, với tất cả kinh nghiệm tác chiến, không yểm, điều không, trực thăng vận, sửa chữa khí cụ Hoa Kỳ còn lại, mà tập thể quân nhân miền Nam có được trong suốt nội chiến dằng dặc. Sự hưởng ứng của những người lính miền Nam, vì tìm lại vị trí trong xã hội, sẽ kéo theo sự hưởng ứng đông đảo của gia đình binh sĩ, làm nên sức bật kháng Tàu mà Đặng Tiểu Bình phải suy nghĩ.

Vì sao Đặng Tiểu Bình phải suy nghĩ? Vì biết rõ tuy sở hữu tiềm năng triển khai 40 sư đoàn chính quy, Quân ủy Trung ương chỉ có thể giàn tối đa phân nửa phía Bắc, vì ¼ đã sang Kampuchia, và ¼ còn lại dùng trấn đóng canh chừng trong Nam. Trên chiến trường thật sự, duy nhất 11 sư đoàn Việt Nam tham chiến [15] , có nghĩa ¾ quân chính quy không hiện diện ở Bắc Việt, trong lúc 2 Phương diện quân Hán đã tung vào chiến trường tối thiểu 32 sư đoàn Giải Phóng quân Trung Quốc [16] . Quân ủy quên bài học thất bại của Hồ Quý Ly vì thiếu đồng thuận dân tộc, Đặng Tiểu Bình không quên. Thêm một triệu quân miền Nam, với nhân vật lực của miền Nam cùng sát cánh với miền Bắc, quốc gia đã có thể lập lại chiến thắng Đống Đa vang dội của Nguyễn Huệ hai trăm năm trước, đánh tan 20 vạn quân Thanh, khiến Đại Thanh quốc cho đến khi cáo chung chấm dứt mộng Nam chinh. Thời điểm 1978-1979 đã có thể là thời điểm của một vận hội mới.




Chiếntrường Kampuchia – lính trinh sát miên cộng (Pôn pốt) bị việt cộng bắt.

Có thể các giả thuyết kể trên không cơ sở, khó đứng vững, khi tìm hiểu sâu xa các chi tiết quân sự. Điều chắc chắn, trận biên giới không đem đến thuận lợi cho Việt Nam. Hôm nay đứng trước quân Tàu đã hiện đại hóa khí cụ và chiến thuật, lấy kinh nghiệm từ bài học đẫm máu, người lính Việt Nam nghĩ gì? Bên ngoài quân đội, dân chúng nhìn thấy rất rõ: Lòng yêu nước vẫn còn đó, nhưng quân đội này dường như ngủ quên sau thập niên 70. Thực trạng tụt hậu kỹ thuật, vũ khí, phương pháp và cả trình độ khoa học quá hiển nhiên khi thế giới bước vào thế kỷ 21 mà quân đội hãy còn giữ trang bị của thời kỳ nội chiến. Nửa thế kỷ vật chất khó khăn, khiến tập thể quân nhân chịu ám ảnh kinh tế nhiều hơn quân sự, các tướng lãnh hùm xám đã chết, lớp sĩ quan trưởng thành trong khói lửa đã về hưu, gần như hiện nay là một đạo quân thuần tân binh. Bên cạnh bất lực biển cả, quân đội còn mang những chứng bệnh bất lực nào khác nữa?


Đã đến lúc tập thể quân nhân cần yêu sách giới chức chính trị canh tân tức khắc đất nước. Vì quốc gia khó trông cậy vào phường tuồng Liên Hiệp Quốc, như các tiểu quốc Lituanie, Lettonie, Ettonie đã không thể trông cậy vào Hội Quốc Liên khi Hồng quân Sô Viết nhất quyết sát nhập. Quân đội không thể quên bài học Munich, khi liên quân Anh-Pháp ký văn kiện nhượng Tiệp Khắc cho Adolf Hitler, không thể quên cái chết của nền Cộng hòa Pháp và lá thư khẩn thiết của chủ tịch hội đồng các bộ trưởng Paul Reynaud [17] van xin Hoa Kỳ gửi máy bay và quân cụ chống các xa đoàn thiết giáp của lục quân Wehrmacht, trước sự dửng dưng của Franklin Roosevelt. Paul Reynaud từ nhiệm và thống chế Pétain quyết định đầu hàng sau khi nhận thư hòa nhã từ chối của tổng thống Hoa Kỳ không thể cứu các nền dân chủ Âu châu. Hoa Kỳ chỉ động binh một khi lãnh thổ thực sự của họ bị Nhật Bản xâm phạm. Tập thể quân nhân cũng không thể quên quân đội Nhật Bản từ kiếm sắt, thuyền buồm đến thủy lôi, thiết giáp hạm, hiện đại hóa trong vòng 25 năm.

Các nước Đông Nam Á trong vùng đang tận lực võ trang. Ngày mai, nếu Thái Lan khẳng định đảo Phú Quốc thuộc về vương quốc Thái vì nằm sâu trong vịnh Xiêm La, gần biên giới Thái hơn biên giới Việt, và Mã Lai khẳng định Côn Đảo thuộc về Mã Lai vì gốc Poulo Condo mang âm tự Mã, quân đội sẽ phản ứng cách nào, khi mắc bệnh bất lực biển cả ? Phát ngôn viên Lê Dũng sẽ tuyên bố Việt Nam có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền Phú Quốc và Côn Đảo, rồi thế giới sẽ ‘‘quan ngại’’. Quan ngại, một thuật ngữ ngoại giao đồng nghĩa Không động đậy.

Canh tân là con đường duy nhất giúp giành lại Hoàng Sa và Trường Sa. Canh tân đất nước để có thể canh tân quân đội. Tiếng nói của tổ quốc trên bàn đàm phán sẽ mạnh mẽ với một quân đội hùng cường. Không còn con đường nào khác.

Dân Việt muốn quân đội Việt Nam ngẩng cao đầu trong thế kỷ 21.
Trần Vũ
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.



CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG 1979

Cuộc chiến biên giới 1979

Cập nhật: 05:17 GMT - chủ nhật, 17 tháng 2, 2013
Dân quân Việt Nam

Ba mươi bốn năm về trước, lúc 5 giờ 25 phút sáng ngày 17/2/1979, tiếng đại pháo của quân Trung Quốc đồng loạt khai hỏa trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Phong Thổ, Lai Châu đến địa đầu Móng Cái, mở đầu một cuộc chiến, mà đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh là “dạy cho quân côn đồ Việt Nam một bài học” như lời của Đặng Tiểu Bình.
Đối với giới lãnh đạo của CS Việt Nam là “trận đánh xâm lược của bọn bá quyền Trung Quốc”, như lời của Tổng bí thư Lê Duẩn.
Còn đối với quốc tế thì đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba.
Dù gọi dưới danh xưng gì đi nữa thì cuộc chiến này vẫn là một trong những trận chiến thảm khốc nhất dưới góc độ hủy diệt và dã man trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Không có bất cứ số liệu nào chính thức và đáng tin cậy về con số thương vong của quân dân hai bên tham chiến, tuy nhiên con số mà người ta ước lượng là trên 100 ngàn người cho cả hai phía sau gần 30 ngày giao tranh đẫm máu sau khi Trung Quốc chính thức rút quân vào ngày 16/3/1979.

Thảm khốc

Trên đường tấn công, quân Trung Cộng nã súng không thương tiếc đối với bất kỳ ai, bất kỳ vật gì mà họ gặp trên đường tiến quân.
Sư đoàn 163 của họ nhận được lệnh từ cấp trên là “sát cách vô luận” tức“ giết người không bi buộc tội” do vậy lính Trung Cộng đã thẳng tay sử dụng đại bác, hỏa tiển, súng phun lửa, mìn và kể cả xăng để tiêu diệt từ làng này sang làng khác, hết chục người này đến trăm, đến ngàn người khác.
Nếu như, ở Bát Xát, thuộc Lào Cai, hàng trăm phụ nữ bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9/3/1979, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người gồm 23 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai.
Tất cả đều bị giết bằng dao. 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.
Bộ đội Việt Nam
Việt Nam đã ra lệnh tổng động viên thanh niên vào quân ngũ
Kết quả đó đã được Đặng Tiểu Bình hả hê xác nhận chủ tâm dã man này trong một bài nói chuyện đúng vào ngày rút quân của Trung Quốc, nguyên văn: “Mười một ngày này trên đường trở về đã quét dọn một số hang, có một số vật tư giấu ở hang này hang nọ, một số thôn trang, cũng quét dọn mấy ngàn người, trên vạn người.”
Ngày này, ba mươi bốn năm sau, dường như không còn chút vết tích gì về cuộc chiến đó trên quê hương Việt Nam.
Đối với mỗi người Việt Nam yêu nước câu hỏi lớn và đau đớn nhất trong ngày này là - đây là một sự lãng quên vô tình hay phản bội?
Bởi toàn bộ hệ thống truyền thông, báo chí chính thống của nhà nước không hề nêu lên một chữ dù chỉ để nhắc nhớ như đã từng nhắc nhớ về những cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ? (Báo Thanh Niên số 17/2/2013 có bài Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979, bài duy nhất trên phương tiện truyền thông Việt Nam trực tiếp nhắc đến cuộc chiến chống quân Trung Quốc - BTV)
Trong hàng loạt những hoạt động tưởng nhớ, đền ơn những người có công với đất nước người ta không hề nghe đến những người đã hy sinh cho Tổ quốc trong trận chiến với “quân Trung Quốc xâm lược” vào tháng 2 năm 1979.
Trên các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, những tấm bia nào có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” đều bị xóa sạch.
Cũng có những nghĩa trang chôn cất những người đã hy sinh trong trận chiến nhưng lại đìu hiu đến ngậm ngùi.
Nghĩa trang Duyên Hải, Lào Cai là một điển hình chua xót. Cũng từ cái chủ nghĩa ấy các anh đã cầm súng và hy sinh, và sự hy sinh của các anh ngày hôm nay đã biến vào hư không, âm thầm như nhũng cái chết vô danh. Những nấm mộ này vẫn đang nằm trong lãng quên của nhiều người, ngoại trừ nỗi buồn đau của người thân các anh.
Biên giới Việt Nam-Trung Quốc

Lãng quên hay phản bội?

Đáng lẽ ngày này phải có lễ kỷ niệm, bởi vì đó là ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam, tàn phá biên giới giết hại nhân dân Việt Nam.
Đó là một dấu mốc mà nhân dân Việt Nam đời đời khắc cốt, ghi xương.
Đáng ra phải có lễ kỷ niệm, nhưng vì sao vậy?
Đó là do sức ép của nhà cầm quyền Trung Cộng đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Trung Quốc vừa ăn cướp vừa bịt miệng nạn nhân với những mỹ từ nào là “16 chữ vàng” nào là “4 tốt”.
Liệu pháp “16 chữ vàng” và “4 tốt” xuất hiện trong bối cảnh nào mà đã xóa sạch mọi vết tích của trận chiến ngày 17/2/1979? Thậm chí nó còn muốn hủy diệt sức đề kháng trước ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?
Vì sao hình ảnh “16 chữ vàng” và “4 tốt” đã thay chỗ cho những khuôn mặt đau thương, những thân hình tàn phế cùng những hy sinh không đếm được của hàng chục vạn chiến sĩ, đồng bào trong cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979>
Hàng ngàn năm sống bên cạnh Trung Quốc đã cho người Việt Nam quá nhiều kinh nghiệm và bài học.
Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay vì luôn luôn đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi của dân tộc nên mới nhận kẻ thù truyền kiếp của dân tộc làm bạn, rồi bây giờ cũng vì quyền lợi riêng, nên cúi đầu cam tâm thần phục Bắc Kinh, và ép buộc nhân dân phải đớn hèn theo họ!
Cuộc chiến biên giới tháng 2 năm 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược rõ ràng là một cuộc chiến cố tình bị lãng quên. Tôi cho đó là một sự phản bội của Đảng Cộng sản Việt Nam!
Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn của người viết, nhà báo hiện sống ở Bratislava, Slovakia.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/02/130217_1979_war.shtml


Vì sao Đặng Tiểu Bình đánh VN năm 1979?

Họp mặt Đặng - Carter 31/1/1979
Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ và họp báo với Tổng thống Jimmy Carter ngày 31/1/1979
Nhắc lại Chiến tranh Trung - Việt 32 năm về trước, một số nguồn sử liệu gần đây nhấn mạnh hơn đến vai trò riêng của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình trong cuộc tấn công Trung Quốc gọi là 'phản kích tự vệ'.
Trong phần gửi cho BBC hôm 16/2 vừa qua, ông Dương Danh Dy, nhà ngoại giao Việt Nam từng làm việc tại Trung Quốc, có nói đến cách nhìn cuộc chiến từ hai phía.
Tuy nhiên, văn bản này còn cho biết thêm về vai trò quan trọng của ông Đặng Tiểu Bình trong quyết định đánh Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có cả quan hệ với Washington và Moscow.
Nay BBC Tiếng Việt khai thác thêm các góc độ trong tài liệu này và so sánh với một số đánh giá đã nêu từ trước về cuộc chiến 1979, sự kiện vẫn chưa được thảo luận công khai ở cả Việt Nam và Trung Quốc.

'Hoa Kỳ không tán thành'
Đặng Tiểu Bình được trích lời nói rằng ông đã tuyên bố dạy cho Việt Nam 'một bài học' trước đó, khi thăm Hoa Kỳ, mở đầu chiến lược kiên kết với chính quyền Carter, nhằm chống lại Moscow và các đồng minh, trong đó có Hà Nội.
Ông Đặng nói với các tướng lĩnh Quân Giải phóng rằng Hoa Kỳ không tán thành việc Bắc Kinh trừng phạt Hà Nội nhưng cũng giúp một ít tin tình báo.
Cuộc đưa quân sang Campuchia của Việt Nam khi đó cũng là chủ đề đáng được nhắc lại vì phía TQ cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để 'dạy cho VN một bài học' vì 'xâm lăng Campuchia', nước khi đó là đồng minh, và hiện nay cũng đang gần lại với Trung Quốc trong chiến lược Đông Nam Á của Bắc Kinh.
Trong bản dịch của học giả Dương Danh Dy nhân kỷ niệm 32 năm Chiến tranh Biên giới, ông Đặng tiết lộ:

"Khi thăm Mỹ tôi nói cho Việt Nam bài học, nước Mỹ không tán thành. Chúng ta sử dụng hành động tương đối lớn sợ dẫn tới phản ứng lớn của Liên Xô, nước Mỹ một mặt phản đối chúng ta trừng phạt, nhưng mặt khác cũng thông báo cho chúng ta chút tình báo, nói quân đội Liên Xô về căn bản không động đậy, trên mấy ngàn cấy số biên giới( Trung Xô) chỉ có 54 sư đoàn không đầy đủ quân số,"
Có vẻ như chi tiết này khiến TQ tiến hành cuộc chiến họ gọi là 'Đối Việt tự vệ phản kích chiến' nhanh chóng và sau khi tàn phá sáu tỉnh biên giới của VN thì rút quân về:
"Ba phần tư binh lực Liên Xô bố trí tại châu Âu, nên muốn tấn công Trung Quốc qui mô lớn thì phải chuyển dời trọng điểm chiến lược, ít nhất phải điều 1 triệu quân từ châu Âu về, việc này không kịp vì thời gian hành động của chúng ta không dài."


Những người lính Trung Quốc hành quân 
trong cuộc chiến
Trong bài nói chuyện đó, ông Đặng Tiểu Bình cũng gọi Việt Nam là 'Cuba Phương Đông', hàm ý nước này là 'tay sai Liên Xô', và gọi các lãnh đạo Hà Nội là 'điên cuồng'.
Với giới trí thức bên ngoài, kể cả ở Phương Tây, cuộc chiến ngắn ngày nhưng dữ dội là một cột mốc quan trọng để đánh giá Trung Quốc trong quá trình tìm con đường mới, thoát khỏi thời kỳ tự cô lập của Mao Trạch Đông, và xác định vị trí trên trường quốc tế.

Vai trò quyết định
Trong một nghiên cứu hồi 2010, tác giả Trương Tiểu Minh từ U.S. Air War College, Hoa Kỳ cho rằng ông Đặng có vai trò cá nhân nổi bật trong quyết định đánh Việt Nam.
Theo ông, nhìn từ quan điểm của ban lãnh đạo TQ khi đó thì có ba yếu tố khiến bối cảnh xảy ra cuộc chiến trở nên khả thi.
Đó là quan hệ đặc biệt giữa Moscow và Hà Nội sau hiệp định 1978; vai trò thống trị của Việt Nam ở Đông Dương và quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Còn về nội bộ, theo TS Trương, chính việc thăng chức của ông Đặng Tiểu Bình, từ vị trí phó thủ tướng khi Mao chết năm 1976, lên chức vụ cao nhất, nắm Quân uỷ Trung ương tại Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là yếu tố quyết định cho việc đánh VN.

Trong bài dịch của học giả Dương Danh Dy, ông Đặng tỏ ra có quan điểm thù ghét Việt Nam một cách khác thường.
Trong phát biểu ngày 16/3/1979, ông được trích lời nói:
"Đồng thời khi kinh doanh chuyện chống đối Trung Quốc, Việt Nam đã đánh nhau nhiều năm, ngay lúc chúng ta tăng cưòng viện trợ cho chúng, có công sự đã xây bẩy năm, có cái đã được ba năm, chỗ nào cũng thấy công sự, tích trữ rất nhiều vật tư, rất nhiều vật tư là do chúng ta viện trợ, gạo, đạn, vũ khí, lần này lấy về một loạt, Việt Nam cậy có hiệp ước Xô Việt mới dám như thế."
Một số nhà quan sát đã từng cho rằng ông Đặng phụ trách chuyện viện trợ của TQ cho Hà Nội thời chiến tranh Mỹ - Việt nên cảm thấy bị 'phản bội' bởi thái độ quay sang Liên Xô của nước Việt Nam cộng sản sau chiến tranh.

Vì thế, quyết định trừng phạt của ông được nói rõ:
"Nó cũng nghĩ là cậy hiệp ước này kéo Liên Xô xuống nuớc, cũng cậy có hiệp ước này cho rằng chúng ta không dám áp dụng trừng phạt qui mô tưong đối lớn. Ngay trước khi chúng ta ra quân mấy ngày nó còn dự đoán rằng chúng ta chỉ có hành động phạm vi nhỏ hai sư đoàn. Chúng ta hạ quyết tâm này đúng là đã tỉnh táo đánh giá phản ứng của phía bắc lớn đến đâu."
Các nguồn tin của phía Việt Nam, chẳng hạn như lời kể của cựu đại tá Bùi Tín, cho rằng mâu thuẫn giữa ông Lê Duẩn và Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình lên cao trước khi xảy ra cuộc chiến năm 1979.
Một số giới tại Việt Nam tin rằng ban lãnh đạo Bắc Kinh không thực sự muốn hai miền Nam Bắc VN thống nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Nội.
Ngoài ra, trong dư luận Việt Nam có niềm tin rằng Trung Quốc chỉ lợi dụng tình thế để kiếm lợi về địa chính trị và cả lãnh thổ, với bằng chứng là vụ đưa quân chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa.


Cố vấn an ninh Brzezinski đưa ra chiến lược lôi kéo Trung Quốc

Hệ quả lâu dài
Về vai trò của Mỹ, các bình luận cho tới nay phần nhiều đồng ý rằng chiến lược lôi kéo Trung Quốc để bao vây Liên Xô của cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski là yếu tố cơ bản để Washington liên kết với Bắc Kinh trong vấn đề Đông Dương.
Điều này cũng được chính giáo sư Brzezinski, người gần đây lại một lần nữa kêu gọi chính quyền Obama xây đắp trở lại quan hệ với Trung Quốc, xác nhận trong nhiều bài viết và sách của ông.
Đổi lại, Trung Quốc được mở lối vào lại với Phương Tây để hiện đại hóa nền kinh tế nhờ các thí điểm về đầu tư tư bản và công nghệ.

Về phía Hoa Kỳ, chiến lược Brzezinski tạo liên minh không tên với Trung Quốc khiến Washington phá vỡ khối xã hội chủ nghĩa châu Á mà không phải tham chiến.
Chiến tranh Biên giới 1979 và cuộc chiến Việt Nam - Campuchia đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế này, xung đột quân sự nổ ra giữa các nước cùng ý thức hệ.
Kế hoạch Bốn Hiện Đại hóa của Trung Quốc cuối thập niên 1970, đầu 1980 có cả phần về quân sự.
Và dù thiệt hại nặng trong cuộc chiến biên giới, Quân Giải phóng Trung Quốc đã rút kinh nghiệm trong việc tổ chức và tiến đến hiện đại hóa.

Việc tăng cường quân bị theo mô hình dùng không quân, hải quân và tên lửa nhiều hơn bộ binh, lực lượng chịu nhiều thiệt hại năm 1979, khiến Trung Quốc ngày nay trở thành một cường quốc khu vực với tham vọng toàn cầu.
Còn với Việt Nam, ngoài thiệt hại nghiêm trọng về vật chất ở các tỉnh biên giới phía Bắc, xung đột vẫn kéo dài, gây chảy máu nền kinh tế.
Cuộc chiến và việc đóng quân lại Campuchia cũng khiến Hà Nội bị cô lập nhiều năm về chính trị và kinh tế.

10 năm sau, cùng thời gian cách mạng dân chủ rung chuyển Đông Âu, ban lãnh đạo Việt Nam đã lại ngả sang Bắc Kinh qua cuộc gặp Thành Đô, tạo ra một loạt hệ luỵ mới cho quan hệ song phương tới ngày nay.
Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển dần dần được giải quyết nhưng hòa bình qua đường biên giới, giao thương tăng nhanh với phần lợi nghiêng về Trung Quốc, vẫn chưa thực sự đem lại hòa giải giữa hai nước.
Việc các trang mạng cá nhân và blog ở Việt Nam nhắc lại nhiều về cuộc chiến 1979 cho thấy giới trí thức e ngại Trung Quốc vẫn muốn lên tiếng, trong khi truyền thông chính thức không đả động gì đến chủ đề lịch sử này.
     

Trung Quốc im lặng về cuộc chiến 1979

Cập nhật: 06:02 GMT - thứ sáu, 14 tháng 2, 2014
Bia tưởng niệm chiến sỹ Việt Nam trong chiến tranh biên giới
Truyền thông Trung Quốc tỏ ra im ắng trước đợt kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới với Việt Nam, mà Bắc Kinh gọi là "chiến tranh tự vệ" còn Việt Nam gọi là "chiến tranh xâm lược".
Ngày 17/2/1979, quân đội Trung Quốc tấn công nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học", theo lời cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
Tuy nhiên đúng dịp kỷ niệm 35 cuộc chiến tranh này, báo chí chính thống Trung Quốc chưa có một dòng nhắc nhở sự kiện.
Thậm chí, các trang mạng xưa nay vẫn bị coi là dân tộc chủ nghĩa và hiếu chiến như Hoàn Cầu hay mạng quân sự Thiết Huyết cũng chưa đưa tin.
Một nguồn tin nói với BBC rằng đây "có lẽ là quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc".
Trong khi đó, một báo điện tử Việt Nam - VnExpress, sáng thứ Sáu 14/2 đăng bài tựa đề 'Bấm 35 cuộc chiến biên giới phía Bắc'. Báo PetroTimes cùng ngày cũng có bài 'Bấm 1979 - Cuộc chiến không thể lãng quên'.
Một hôm trước đó, báo mạng Một thế gới cũng đăng loạt bài nói về chiến tranh biên giới 1979 nhưng gỡ bỏ sau vài tiếng đồng hồ.
Quan chức tuyên giáo Việt Nam đã bác bỏ liên quan.

'Mời Tập Cận Bình đi thăm'

Phóng viên Diệp Tĩnh Tư của BBC tiếng Trung nói cho tới giữa trưa ngày thứ Sáu 14/2, chỉ có tờ Minh Báo xuất bản bằng Trung văn, vốn được coi là của Đảng CS ở Hong Kong, là có bài đề cập tới cuộc chiến 1979.
Bài viết phản ánh việc Hội cựu chiến binh của những người từng tham chiến ở Việt Nam đang dự định tổ chức kỷ niệm 35 năm "chiến tranh tự vệ" ở Bằng Tường, thuộc Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Hội này kêu gọi các cựu chiến binh mặc quân phục có mặt trong lễ tưởng niệm sẽ diễn ra gần Hữu nghị quan trên biên giới Trung-Việt.
Theo Minh Báo, thông tin này đã khiến chính quyền lo lắng và đã có hành động ngăn chặn.
Chưa rõ sự kiện này có thể diễn ra hay không. Năm ngoái các cựu chiến binh Trung Quốc đã có lễ kỷ niệm khá hoành tráng.

Hội cựu chiến binh Trung Quốc nói tuy nhiều lính Trung Quốc đã thiệt mạng trong cuộc chiến với Việt Nam, "Trung Quốc chưa bao giờ tổ chức một lễ tưởng niệm chính thức". Lời kêu gọi cũng nói đây là hoạt động "phát huy tinh thần yêu nước" và "ghi nhớ sự hy sinh" của bộ đội Trung Quốc.


Cựu chiến binh Trung Quốc nhiều lần tuần hành đòi quyền lợi
Những người tổ chức bày tỏ nguyện vọng muốn mời Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân tới tham dự. Trong thời kỳ xảy ra cuộc chiến, ông Tập làm thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương và được nói đã tới thị sát trận địa, trong khi vợ ông, ca sỹ Bành Lệ Viện, đã từng biểu diễn úy lạo các chiế́n sỹ.
Cuộc chiến biên giới 1979 kéo dài tới 18/3 thì quân Trung Quốc mới rút đi.
Phía Việt Nam nói tổng cộng 60 vạn lính Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến biên giới, trong khi phía Trung Quốc nói con số 30-40 vạn.
Phía Trung Quốc nói quân lính Việt Nam chết và bị thương vào khoảng 50.000 - 70.000, lính Trung Quốc khoảng 20.000.
Phía Việt Nam thì trong một số bản tin hiếm hoi nói tiêu diệt hơn 30.000 lính Trung Quốc.
Tạp chí Time của Mỹ lại đưa ra con số khá khác biệt: ít nhất 20.000 lính Trung Quốc thiệt mạng, trong khi số bộ đội Việt Nam chết chưa tới 10.000 .
Các cựu chiến binh Trung Quốc đã nhiều lần tụ tập tuần hành để đòi cải thiện chế độ đãi ngộ đối với họ.

Báo Việt lại đưa tin

Hàng nghìn dân thường Việt Nam cũng thiệt mạng và thương vong trong cuộc chiến 1979, tuy không có con số thống kê chính thức.
Một ngày sau khi báo điện tử Một thế giới phải gỡ loạt bài về chiến tranh biên giới, tờ báo điện tử lớn khác là VnExpress chạy bài về sự kiện này.
Bài viết lược lại tiến trình cuộc chiến 30 ngày, bắt đầu từ bối cảnh rạn nứt trong quan hệ Việt-Trung những năm 1970.
Báo này nói dù từng nghe tuyên bố về ý định trừng phạt từ Trung Quốc trước đó "cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới".
Bài viết cho hay: "Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố".
Các báo lớn khác ở Việt Nam như Tuổi Trẻ hay Thanh Niên vẫn không thấy có bài nói về cuộc chiến 1979 dù lãnh đạo ngành Tuyên giáo khẳng định "tổng biên tập toàn quyền quyết định".
     

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG 1979

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3
Chiến tranh biên giới Việt-Trung.png
.
Thời gian 17 tháng 216 tháng 3 năm 1979
Địa điểm Toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam.
Nguyên nhân bùng nổ Căng thẳng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thập niên 1970
Kết quả Cả hai phía tuyên bố chiến thắng
Thay đổi lãnh thổ Không thay đổi đáng kể
Tham chiến
Flag of the People's Republic of China.svg Giải phóng quân Trung Quốc Flag of Vietnam.svg Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chỉ huy
Flag of the People's Republic of China.svg Dương Đắc Chí
Flag of the People's Republic of China.svg Hứa Thế Hữu
Flag of Vietnam.svg Võ Nguyên Giáp
Flag of Vietnam.svg Văn Tiến Dũng
Flag of Vietnam.svg Đàm Quang Trung
Flag of Vietnam.svg Vũ Lập


Lực lượng
300.000-400.000+ bộ binh và 400 xe tăng, hàng chục vạn dân công hỗ trợ vận tải (theo Việt Nam có hơn 600.000 lính Trung Quốc tham chiến)[1]
(lực lượng của 7 quân đoàn với 21 sư đoàn tác chiến, 9 sư đoàn dự bị)[2]
60.000-100.000
(7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập, biên phòng và dân quân tự vệ)[2]
Tổn thất
Tranh cãi, 20.000+ bị giết [3] Việt Nam tuyên bố 26.000 chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng bị phá hủy.[3]
Nguồn 2: ~13.000 chết[4]
Trung Quốc tuyên bố 6.900 chết, 15.000 bị thương[1]
Tranh cãi, 20.000 chết hoặc bị thương.[1]
Nguồn 2: ~8.000 chết[4]
Trung Quốc tuyên bố 30.000 chết.[3] Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng[1]
.
Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung HoaCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.[5].

Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Tên gọi

Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc, 1979 hay Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương bắc. Phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (对越自卫还击战 Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) (trên nghĩa rộng là chỉ xung đột biên giới Việt-Trung trong gần mười năm từ năm 1979 đến năm 1989), bởi vì cho đến bây giờ họ vẫn cho là chỉ chống trả cuộc tấn công của Việt Nam.[6],[5]
Nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3.[7]

Bối cảnh

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - Liên Xô

Tuy được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh Đông DươngChiến tranh Việt Nam, các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968. Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao. Bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt. Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất đất nước của họ.[8] Và hơn thế nữa, họ muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian.[9] Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối.[8]
Năm 1972, chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xem là một sự phản bội.[10] Từ năm 1973, Ban lãnh đạo Trung Quốc đã có chỉ thị: "Bề ngoài ta đối xử tốt với họ (Việt Nam) như đối xử với đồng chí mình, nhưng trên tinh thần phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta". Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩn thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á. Ông rút ngắn thời gian thăm Trung Quốc và rời nước này mà không tổ chức tiệc đáp lễ Trung Quốc theo truyền thống, cũng không ký thỏa thuận chung, không đưa ra bất cứ một phát biểu hoặc thông cáo nào về cuộc viếng thăm.[11] Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973.[12] Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược".[10] Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.[13]
Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam[14] và việc bị Liên Xô bao vây từ phía bắc. Một nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Quốc.

Nam Quan, hay Hữu Nghị Quan năm 2007, cửa ải nằm tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc
Ngày 1/11/1977, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc, trong một bài xã luận đã gọi Liên Xô như một kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc, đồng thời coi Mỹ như là một đồng minh.[15] Ngày 30/7/1977, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hoàng Hoa phát biểu: "Chúng tôi ủng hộ lập trường chống đế quốc xét lại Liên Xô của Campuchia... và sẽ không thể ngồi nhìn bất cứ sự can thiệp nào đối với chủ quyền Campuchia hoặc thèm khát lãnh thổ nào bởi đế quốc xã hội. Chúng tôi sẽ ủng hộ Campuchia trong cuộc đấu tranh và có các hành động nhằm bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia Campuchia bằng mọi sự giúp đỡ có thể".[11]
Trung Quốc đòi quân đội Liên Xô phải hoàn toàn triệt thoái khỏi Mông Cổ, đồng thời giảm số lượng các lực lượng vũ trang trên suốt tuyến biên giới Trung-Xô. Sau đó, vào đầu tháng 4/1978, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev khi đi thăm Siberia và Hạm đội Thái Bình Dương, tuyên bố rằng sẽ triển khai trên tuyến biên giới các hệ thống vũ khí mới, ngoài những hệ thống vũ khí trang bị hiện đại đã có sẵn trên biên giới Trung-Xô. Ngày 12/4/1978, chính phủ Mông Cổ cũng công khai bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc, tuyên bố rằng lực lượng quân đội Liên Xô được tăng cường và triển khai dọc biên giới Mông Cổ - Trung Quốc là theo yêu cầu của Mông Cổ nhằm đáp trả việc tăng cường lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trên biên giới. Ngày 26/4/1978. Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu bổ sung thêm vào điều kiện công nhận sự tồn tại các vấn đề tranh chấp khu vực trên biên giới Trung-Xô.[15]
Với lý do cần kinh phí để hỗ trợ Hoa kiều hồi hương, tháng 5 năm 1978, lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ (72 trong số 111 công trình viện trợ) không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút bớt chuyên gia về nước.[11][16] Ngày 29/6/1978 Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế[15]. Tháng 7, Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.[16] Ngày 3/11/1978, Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô. Ngoài các điều khoản về hợp tác thương mại và văn hóa, hiệp ước có những thoả thuận về quốc phòng như một hiệp ước về "phòng thủ chung" có nghĩa là "tham khảo ý kiến ​​chung và hành động hiệu quả để đảm bảo an ninh quốc phòng của cả hai nước".[15] Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam.[11] Đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh - Hà Nội cũng bị cắt.[16]
Theo các nguồn tin chính thức của Mỹ vào tháng 8/1978, Việt Nam có 4.000 cố vấn và chuyên gia Liên Xô và đến giữa năm 1979 con số đã tăng lên đến 5.000-8.000. Tháng 9/1978, Liên Xô bắt đầu cung cấp vũ khí mới (máy bay, tên lửa phòng không, xe tăng và vũ khí, đạn dược, cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh) cho Việt Nam bằng đường hàng không và đường biển.[15]
Liên bang Xô Viết cũng tăng cường áp lực lên Trung Quốc với mục đích đạt được sự kéo dài Hiệp định Xô – Trung có giới hạn 30 năm về quan hệ Liên minh, Hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau, được ký vào ngày 14/2/1950 (hết hạn vào ngày 15/2/1979)[15]. Ngày 16/2/1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố khả năng một cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên Xô. Dọc tuyến biên giới Xô - Trung đã tập trung khoảng 1,5 triệu quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trên tổng số quân thường trực chiến đấu là 3,6 triệu người, phía Liên Xô đã triển khai hơn 40 sư đoàn Hồng quân[15].
Tháng 5/1979 trên biên giới Liên Xô - Trung Quốc xảy ra một xung đột quân sự nghiêm trọng có sự tham gia của cả máy bay trực thăng chiến đấu. Cũng trong tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Ít lâu sau, các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh xuống Cam Ranh.[15]
Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn với Việt Nam để thăm dò khả năng tương trợ của Liên Xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978) có giá trị trong 25 năm, trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự. Nếu thỏa ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.[17]
Về phía Liên Xô, nguy cơ bị cô lập về ngoại giao sau khi quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ trở nên nồng ấm khiến Moskva buộc phải tìm cách tăng cường quan hệ đối với Việt Nam. Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm 1975 đến 1979 từ 450 triệu USD lên 1,1 tỷ USD, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh do sự kiện xung đột Việt Nam Campuchia (từ 125 triệu USD năm 1977 lên 600 triệu năm 1978 và 890 triệu năm 1979).[18]

Quan hệ Việt Nam - Campuchia - Trung Quốc

Cùng lúc căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc lên cao thì ở biên giới phía tây nam của Việt Nam, chính quyền Khmer Đỏ, với sự bảo trợ của Trung Quốc, cũng bắt đầu leo thang hoạt động quân sự xâm lấn miền Nam Việt Nam. Các xung đột lẻ tẻ ở khu vực này đã nhanh chóng bùng nổ thành Chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia với hệ quả là Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ.[19] Đứng trước tình hình đó, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ[20].
Quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú QuốcThổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục nghìn dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự. Chính phủ Việt Nam nhiều lần đề nghị Trung Quốc giúp đỡ dàn xếp quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, song Trung Quốc im lặng.[11] Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao không thành nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Campuchia,[21] Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang sử dụng Campuchia để tấn công Việt Nam.[14]
Tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng SaTrường Sa; cách ứng xử của Việt Nam đối với người Việt gốc Hoa; và cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được Bắc Kinh xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và là ví dụ về sự hỗn xược của Việt Nam.[22] 
Từ tháng 8 năm 1975, Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh viện trợ kinh tế cho Việt Nam, cắt hoàn toàn vào tháng 6 năm 1978.[23] Cũng năm 1975, Trung Quốc cho Campuchia vay không lấy lãi 1 tỷ USD và kí kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976. Tháng 2 năm 1976, trong dịp Vương Thượng Vĩnh, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đến Phnôm Pênh đàm phán với Son Sen, Trung Quốc đã đồng ý viện trợ quân sự cho Campuchia 226 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỷ USD) trong ba năm (1976-1978).[11][24] Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ với khối ASEAN vốn ở thế đối đầu với các chính quyền cộng sản Đông Dương đồng thời cắt bỏ viện trợ của nước này đối với các đảng cộng sản ở đông nam Á.[25] Tháng 2 năm 1977, Trung Quốc nói với Việt Nam rằng, không sẵn sàng cung cấp viện trợ cho Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh.[11]
Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1977, Polpot có chuyến thăm tới Trung Quốc, nhằm thắt chặt quan hệ đồng minh giữa hai nước.[11]
Ngày 20/11/1977, Lê Duẩn sang thăm Trung Quốc. Trong cuộc hội đàm giữa Lê Duẩn và Hoa Quốc Phong, mặc dù hai bên đều tránh nói đến những tranh chấp về Hoàng Sa, Trường Sa, song sự khác biệt về quan điểm đối với việc nhìn nhận thế giới, chiến tranh và hòa bình bộc lộ ngày càng rõ. Lê Duẩn bày tỏ quan điểm không tham gia vào cuộc tranh cãi Trung - Xô thông qua việc "chân thành cảm ơn Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác về sự nhiệt tình, giúp đỡ to lớn đối với Việt Nam". Lê Duẩn cũng đề nghị những nhà lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu Campuchia Dân chủ chấp nhận một giải pháp cho cuộc xung đột trên tuyến biên giới Tây Nam, nhưng Trung Quốc không quan tâm. Cuối cùng, giống như chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9 năm 1975, Lê Duẩn cũng đã ra về mà không mở tiệc đáp lễ Trung Quốc.[11]
Tháng 12 năm 1977, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Đông Hưng tới thăm Campuchia và đi thị sát những vùng gần biên giới Việt Nam. Trong chuyến thăm này, Phó Thủ tướng Uông Đông Hưng tuyên bố: "Không một lực lượng nào có thể đứng cản trở quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Campuchia, hai nước sẽ là đồng chí với nhau mãi mãi".[11]
Cuối năm 1977, các văn kiện của Quân khu Quảng Châu luôn nhấn mạnh tinh thần "phải chuẩn bị các mặt để đánh Việt Nam", tuyên truyền: "Việt Nam là tay sai của Liên Xô, có tham vọng xâm lược Campuchia, Lào, chiếm Đông Nam Á, thực hiện bá quyền khu vực, phải đánh cho bọn xét lại Việt Nam, không đánh là không thể được và phải đánh lớn. Việt Nam là tiểu bá ở châu Á, xâm lược Campuchia, xua đuổi người Hoa".[11]
Tháng 1 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ giải quyết cuộc xung đột Việt Nam - Campuchia. Một lần nữa Trung Quốc không đáp ứng. Cũng trong tháng 1 năm 1978, Bà Đặng Dĩnh Siêu, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc sang thăm Phnompenh và ký một hiệp định xúc tiến viện trợ quân sự cho Campuchia Dân chủ, bắt đầu chuyển vũ khí đến Campuchia. Trong chuyến thăm, bà Đặng Dĩnh Siêu cũng tuyên bố, Trung Quốc sẽ không tha thứ cho một cuộc tấn công nào vào đồng minh của họ. Trung Quốc cũng hủy bỏ hiệp ước về lãnh sự với Việt Nam. Ngày 17/6/1978, Trung Quốc yêu cầu các lãnh sự quán Việt Nam ở Côn Minh, Quảng Châu và Nam Ninh phải dời về nước. Ngày 12/7/1978, lần đầu tiên, tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, công khai buộc tội Việt Nam "tìm cách sáp nhập Campuchia vào một Liên bang Đông Dương dưới sự thống trị của Việt Nam". Ngày 4/11/1978 (một ngày sau khi Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác), Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Đông Hưng sang Campuchia để bày tỏ sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Campuchia.[11]
Theo tính toán của nhà nghiên cứu D.R.SarDesai, từ năm 1975-1978, Trung Quốc cung cấp cho Campuchia súng đại bác, súng cối, súng bazoca, súng đại liên, súng trung liên, vũ khí các loại, xe cộ và xăng đầu đầy đủ để trang bị cho đội quân 200.000 người, Trung Quốc cũng gửi khoảng 10.000 cố vấn và chuyên gia quân sự sang Campuchia để hỗ trợ và huấn luyện quân đội Polpot". Theo Marish Chandona, tháng 7 năm 1977, Campuchia chỉ có 6 sư đoàn, nhưng đến tháng 1 năm 1978, Campuchia có 25 sư đoàn.[11] Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với cả Campuchia cũng như Trung Quốc đều lên một đỉnh mới.
Ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc có được lý do để tuyên bố về cuộc chiến chống Việt Nam sắp tiến hành. Sau khi Phnompenh thất thủ, ngày 27/1/1979 tờ Nhân dân Nhật báo có bài viết, trong đó có đoạn: "Sự thất thủ của Phnompenh không có nghĩa là chiến tranh chấm dứt mà chỉ là khởi đầu" và "vấn đề Campuchia đóng vai trò vật xúc tác để đẩy các quan hệ với Việt Nam vượt quá một điểm không thể nào quay trở lại được nữa".[11]
Trong khi đó, Đặng Tiểu Bình nổi lên trở thành người lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc. Đặng nhìn thấy cả rắc rối lẫn cơ hội trong mối quan hệ khó khăn với Việt Nam và cho rằng cách tốt nhất để nắm lấy những cơ hội này là một hành động quân sự.[13] Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12 năm 1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của Trung Quốc cắt ngắn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học".[16]
Tháng 1 năm 1979, Đặng Tiểu Bình bí mật cử Uỷ viên Bộ Chính trị Gừng Giao cùng Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Niệm Long khẩn cấp sang Bangkok, hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Kriangsak tại căn cứ không quân Utapao. Thái Lan đồng ý để Trung Quốc sử dụng lãnh thổ của mình làm nơi tiếp tế cho Khmer Đỏ. Đồng thời, sau hơn mười năm vắng bóng trên chính trường, Hoàng thân Sihanouk đại diện cho Campuchia đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, yêu cầu Đại hội đồng ra nghị quyết buộc Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia.[11]
Việc Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công Việt Nam cũng hết sức thuận lợi cho Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình vừa kết thúc chuyến công du sang Mỹ, cùng với việc ông ta lớn tiếng đe dọa "dạy cho Việt Nam một bài học", Trung Quốc tỏ ra họ có được hậu thuẫn từ Hoa Kỳ, hoặc ít nhất là Mỹ cũng im lặng tán thành. Ngoài ra việc Trung Quốc cắt nguồn viện trợ dầu cho Việt Nam vào cuối năm 1978, vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.[26] Thêm vào đó, việc Trưởng Ngân khố Mỹ Blumenthal của chính quyền Carter viếng thăm Trung Quốc vào 24 tháng 2 cũng có tác dụng như một lời khuyến khích ngầm Trung Quốc, và có tác dụng phụ đảm bảo với Trung Quốc tình hình tại vùng duyên hải Phúc Kiến đối diện với Đài Loan sẽ yên tĩnh trong thời gian đầu năm 1979, khiến Trung Quốc có thể yên tâm tái bố trí các lực lượng tại Phúc Kiến về hướng biên giới phía nam với Việt Nam.[27]

Vấn đề biên giới và hải đảo

Biên giới

Cuộc đàm phán đầu tiên về biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam - Trung Quốc được tiến hành từ ngày 15/8/1974 đến ngày 2/11/1974 ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao.[28] Từ giữa năm 1975, tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng do những hoạt động vũ trang từ phía Trung Quốc. Những xung đột ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại khu vực Cao Bằng - Lạng Sơn vào cuối năm 1976 làm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng xấu đi. Tháng 3 năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán lần thứ hai về vấn đề biên giới Cao Lạng - Quảng Tây. Đoàn Việt Nam yêu cầu bàn biện pháp chấm dứt các vụ vi phạm biên giới quốc gia và trở lại đường biên giới lịch sử, trong khi đó đoàn Trung Quốc muốn giữ nguyên trạng để bàn về các biện pháp ngăn ngừa xung đột, trong khi chờ Chính phủ hai nước đàm phán giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Từ năm 1978 đến đầu năm 1979, mức độ xâm phạm lãnh thổ, hoạt động vũ trang mang tính khiêu khích tại biên giới Việt Nam của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Theo thống kê của Việt Nam, công bố trong Bị vong lục của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 15/2/1979, số vụ xâm phạm vũ trang của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam năm 1978 là 583 vụ, trong tháng 1 và những tuần lễ đầu tháng 2 năm 1979 là 230 vụ. Không những vậy, Trung Quốc còn cho trên 100 lượt máy bay xâm phạm vùng trời và 481 lượt tàu thuyền hoạt động khiêu khích trên vùng biển Việt Nam. Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần ra tuyên bố và gửi công hàm phản đối hành động xâm phạm biên giới Việt Nam tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc.[11]

Hải đảo

Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng SaTrường Sa dựa theo hiệp ước Pháp-Thanh kí kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 nước này đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, một hành động mà theo Việt Nam là chiến lược bao vây đất nước họ.[19] Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này.[29]
Ngày 10/9/1975, phía Trung Quốc gửi công hàm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa). Tháng 9 năm 1975, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam do Lê Duẩn dẫn đầu, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn nêu vấn đề Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa trong chuyến thăm Trung Quốc, phía Việt Nam nêu vấn đề chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này. Trong cuộc gặp ngày 24/9/1975, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố phía Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ để khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc, nhưng cần theo nguyên tắc hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng. Đặng Tiểu Bình cũng bày tỏ hai bên có thể thương lượng để giải quyết vấn đề.[11] Phản ứng không nhượng bộ của Trung Quốc làm lãnh đạo Việt Nam khó chịu.[30]
Ngày 10/11/1975, Bộ ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm nhắc lại tuyên bố ngày 24/9 của Đặng Tiểu Bình và đề nghị ngưng tuyên truyền liên quan đến tranh chấp về các quần đảo nhằm tạo không khí thuận lợi cho việc thương thảo. Tuy nhiên trong công hàm trả lời ngày 24/12/1975, Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ đề nghị này.[31]
Ngày 3/12/1975, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bắc Kinh khẳng định với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[31]
Ngày 5/6/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố Việt Nam sẽ giành quyền bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[31]
Ngày 12/5/1977, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ với tuyên bố này.[11]
Ngày 30/7/1977, Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa tuyên bố: "Khi thời cơ đến chúng ta sẽ thu hồi toàn bộ quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa) mà không cần phải thương lượng gì hết".[11]
Ngày 7/10/1977, Việt Nam và Trung Quốc có cuộc họp đàm phán về biên giới. Trưởng đoàn Việt Nam Phan Hiền đề nghị đăng ký thảo luận về quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Hàn Niệm Long từ chối.[31]
Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt -Trung, trong đó lên án việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.[32]
Ngày 28/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng, giới thiệu 19 tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa[32].

Vấn đề Hoa Kiều

Một lý do nữa khiến căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc leo thang đó là vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam. Trước năm 1975, có khoảng 1,5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, 15% sống ở phía bắc vĩ tuyến 17 và 85% còn lại sinh sống ở miền Nam Việt Nam. Người Hoa đặc biệt có ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam, nơi họ hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Năm 1955, ở miền Bắc Việt Nam, theo thỏa thuận của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, "người Hoa cư trú ở miền Bắc Việt Nam phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam" và dần dần chuyển thành công dân Việt Nam, được hưởng những quyền lợi như người Việt Nam và tự nguyện nhập quốc tịch Việt Nam.[11] Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách buộc người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc họ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ, ngược lại, Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý trên nguyên tắc về việc cho phép Hoa kiều tự chọn lựa quốc tịch của mình. Cho đến năm 1975, giữa Việt Nam - Trung Quốc không có bất cứ một bất đồng nào trong vấn đề người Hoa ở miền Bắc Việt Nam.[11]
Tháng 4 năm 1978, Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam. Trung Quốc coi việc Việt Nam trong quá trình tiến hành cải tạo công thương nghiệp, tịch thu tài sản của giới công thương người Hoa ở miền Nam Việt Nam là một sự thách thức chính sách bảo vệ Hoa kiều của Trung Quốc. Phản ứng lại chính sách cải tạo công thương của nhà nước Việt Nam, một phong trào đòi lấy quốc tịch Trung Quốc trong người Hoa ở Việt Nam nổi lên. Trung Quốc đưa ra chính sách "đoàn kết với giai cấp tư sản Hoa kiều", kêu gọi chống lại chính sách "bài Hoa" của Việt Nam; đồng thời, loan truyền trong cộng đồng người Việt gốc Hoa về một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa Việt Nam - Trung Quốc khiến cộng đồng người Hoa hoảng hốt.[11]
Chính sách của Việt Nam từ năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần.[33][34] Chính sách một quốc tịch bắt đầu, Hoa kiều nếu không nhập quốc tịch Việt Nam sẽ bị cho thôi việc,[33] các báo và cơ sở giáo dục tiếng Hoa cũng bị đóng cửa.[35]
Do ảnh hưởng của những yếu tố trên, trong năm 1978 cộng đồng người Hoa ở Việt Nam ồ ạt kéo về Trung Quốc.[11] Từ năm 1977 đã có 70.000 Hoa kiều từ Việt Nam quay về Trung Quốc.[35] Cho đến thời điểm xảy ra cuộc chiến đã có chừng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua Cửa khẩu Hữu Nghị.[36] Ngày 30/4/1978, Chủ nhiệm Văn phòng Hoa kiều vụ đã phát biểu bày tỏ "sự quan tâm đối với hiện tượng Hoa kiều ở Việt Nam về nước hàng loạt", hứa hẹn "sẽ sắp xếp thích đáng cho những Hoa kiều đã trở về một cách vội vàng". Trung Quốc lập ra các trạm đón tiếp dọc theo biên giới hai nước. Sau đó, tháng 5 năm 1978, Trung Quốc đưa tàu sang đón người Hoa về Trung Quốc. Ngày 12 tháng 7 năm 1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới Việt Nam – Trung Quốc, làm cho hàng vạn người Hoa muốn đi Trung Quốc bị kẹt lại tại biên giới. Do có quá nhiều người Hoa xin nhập cảnh vào Trung Quốc, nước này đưa ra điều kiện là người Hoa muốn về Trung Quốc phải chính thức xin giấy phép hồi hương do Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội cấp, cần có hộ chiếu xuất cảnh của chính quyền Việt Nam. Trung Quốc chỉ đón nhận những "nạn kiều người Hoa" đang bị Chính quyền Việt Nam ngược đãi, chứ không nhận về "người Việt gốc Hoa", hay người Hoa có quốc tịch Việt Nam. Việc ra đi ồ ạt của người Hoa chuyên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp làm tăng thêm tình trạng khan hiếm hàng hoá tiêu dùng một cách gay gắt, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam.[11]

Mục đích và mục tiêu của Trung Quốc

Theo hồi ký của tướng Zhou Deli, tham mưu trưởng quân khu Quảng Châu, tháng 9 năm 1978, tại văn phòng Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc diễn ra một cuộc họp về "cách giải quyết vấn đề lãnh thổ bị quân Việt Nam chiếm đóng". Mối quan tâm ban đầu là nhắm vào cuộc xung đột biên giới. Đề xuất đầu tiên tại cuộc họp muốn có một cuộc tấn công nhỏ vào một trung đoàn Việt Nam tại Trùng Khánh, Việt Nam giáp với Quảng Tây, Trung Quốc. Sau khi nhận được tin tình báo cho biết Việt Nam sẽ tấn công Campuchia, đa số người dự họp cho rằng một cần có một cuộc tấn công tác động lớn đến Hà Nội và tình hình Đông Nam Á. Họ đề nghị tấn công vào một đơn vị quân chính quy Việt Nam ở một khu vực địa lý rộng hơn. Cuộc họp kết thúc mà không đưa ra quyết định nào.[37]
Tháng 11 năm 1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, MalaysiaSingapore. Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình nói với lãnh đạo các nước này rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia.[37]
Ngày 7 tháng 12 năm 1978, Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa họp và ra quyết định mở một cuộc chiến hạn chế ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc chiến này sẽ được tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi 50 cây số từ biên giới và kéo dài hai tuần. Ngày 8 tháng 12 năm 1978, Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra chỉ thị cho các Quân khu Quảng ChâuCôn Minh chuẩn bị đầy đủ lực lượng trước ngày 10 tháng 1 năm 1979 để thực hiện chiến dịch tấn công Việt Nam.[37]
Tuyên bố chiến tranh của Bắc Kinh nói rằng đây là cuộc chiến để quân Trung Quốc "phản công" chống lại các khiêu khích của Việt Nam. Phát ngôn viên của Tân Hoa xã nói: "Các lực lượng biên phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được và không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam. Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và hòa bình. Sau khi đánh trả các thế lực hiếu chiến đủ mức cần thiết, các lực lượng biên phòng của chúng tôi sẽ quay lại bảo vệ chặt chẽ biên giới của tổ quốc."[36]
Nhiều nhà sử học phương Tây cho rằng cuộc chiến có những mục đích không rõ ràng, trong đó dễ thấy nhất là mục đích trừng phạt Việt Nam vì đã lật đổ chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia - một đồng minh của Trung Quốc và là một trong những chế độ tàn bạo nhất của thế kỉ 20. Về sau, một số nhà sử học suy đoán rằng cuộc chiến có vẻ là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Đặng Tiểu Bình khi nó thể hiện rõ các khiếm khuyết của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Những người khác cho rằng Đặng Tiểu Bình gây ra chiến tranh để giữ cho quân đội bận rộn trong khi ông củng cố quyền lực và loại bỏ các đối thủ cánh tả từ thời Mao Trạch Đông.[38]
Theo Carl Thayer, trong mắt Trung Quốc, Hà Nội đã vô ơn với Bắc Kinh: sau khi được giúp đỡ trong cuộc chiến chống Mỹ thì quay sang bạc đãi cộng đồng người Hoa, quan hệ nồng ấm với Liên Xô mà khi đó Trung Quốc coi là kẻ thù, rồi lại tấn công quân sự lật đổ đồng minh Khmer Đỏ của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã thách thức uy quyền và ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng Đông Dương. Bên cạnh việc xâm lấn Việt Nam để "bình định vùng biên giới" sau nhiều năm căng thẳng với các xung đột ngày càng nhiều, Trung Quốc phải hành động để chứng tỏ uy tín của mình trong việc bảo vệ đồng minh Khmer Đỏ.[39]
Đối với Việt Nam, cuộc chiến là một phần trong kế hoạch bành trướng về phía nam của Trung Quốc.[40][41] Trước khi có xung đột, Việt Nam đã đề phòng những kế hoạch tiến xuống Đông Dương (bao gồm biển Đông). Trung Quốc đã viện trợ vũ khí, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho Campuchia và xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, đồng thời xúi giục Khmer Đỏ tấn công Việt Nam. Sau khi khống chế Campuchia rồi sẽ dùng bàn đạp để phối hợp với quân Trung Quốc ở phía bắc làm thế gọng kìm bao vây, nếu cần sẽ tấn công để buộc Việt Nam khuất phục. Theo phân tích của phía Việt Nam, mục tiêu chính của Trung Quốc trong hành động quân sự lần này gồm:[42]
  • Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt-Trung, đặc biệt là các thị xã trọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1A của Việt Nam với Trung Quốc), Cao BằngLào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam.
  • Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía Việt Nam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địa phương và các đơn vị quân độc lập khác của Việt Nam.
  • Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ sụp đổ.

Tương quan lực lượng tham chiến


Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến.
Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[43] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng SơnCao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài lực lượng quân chính qui, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính qui phục vụ cho chiến dịch.[44], chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động.[1] Về phân phối lực lượng của Trung Quốc: hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55; hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50; hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14; hướng Lai Châu có quân đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.
Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu III cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện.[45] Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.[42] Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu. Ngày 27 tháng 2, Quân đoàn 2 là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày 5 tháng 3 bắt đầu triển khai trên hướng Lạng Sơn, nhưng chưa kịp tham chiến thì Trung Quốc tuyên bố rút quân.

Diễn biến

Chuẩn bị

Quân sự

Theo nguồn tin từ Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA, thì từ giữa năm 1978, Trung Quốc đã hoàn chỉnh các phương án tác chiến, các đơn vị quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn chống Việt Nam, chỉ cần thời cơ đến là phát động chiến tranh. Trong những buổi họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ giữa năm 1978 đến cuối năm 1978, nhiều biện pháp trừng phạt Việt Nam bằng quân sự được đưa ra bàn thảo. Từ giữa tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đã chọn lực lượng quân đội từ năm quân khu và đưa áp sát biên giới Trung - Việt.[11]
Từ tháng 10 năm 1978 cho đến 15 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc thực hiện hàng loạt các vụ tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của Việt Nam tại biên giới, với mục đích thu thập thông tin tình báo, đe dọa quân Việt Nam, và đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của chiến dịch sắp tới. Các cuộc tấn công nhỏ này tăng dần về quy mô và tần số khi lực lượng Trung Quốc tập trung tại biên giới ngày càng đông. Không có tài liệu gì về các cuộc tấn công thăm dò của quân Việt Nam.[46] Dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh là việc Trung Quốc cắt đứt tuyến đường sắt Hữu Nghị nối liền hai nước vào ngày 22 tháng 12 năm 1978.[47] Đến cuối tháng 1 năm 1979, khoảng 17 sư đoàn chính quy Trung Quốc (khoảng 225.000 quân), đã tập trung gần biên giới với Việt Nam. Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom - 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc - đã được đưa đến các sân bay gần biên giới.[48] Các động thái leo thang này của Trung Quốc đã được phía Việt Nam đề cập tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 2 năm 1979.[17]
Từ ngày 9 đến ngày 12/2/1979, Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp hội nghị để nghe báo cáo của Đặng Tiểu Bình và đánh giá tình hình. Hội nghị quyết định tấn công Việt Nam và thành lập Bộ Chỉ huy chung. Ngày 16/2/1979, Trung Quốc tổ chức cuộc họp phổ biến ý nghĩa của cuộc chiến tranh sắp tới chống Việt Nam cho cán bộ cao cấp nước này. Trong cuộc họp này, Đặng Tiểu Bình nêu mục tiêu, cái lợi, hại của cuộc chiến tranh chống Việt Nam, nhấn mạnh đây là cuộc phản kích tự vệ, hạn chế về thời gian và không gian.[11]
Để cảnh báo Liên Xô và cũng nhằm ngăn chặn bị tấn công từ hai mặt, Trung Quốc đặt toàn bộ quân đội đóng dọc biên giới Trung-Xô vào tình trạng báo động đồng thời thiết lập một sở chỉ huy quân đội mới ở Tân Cương và di tản 300.000 dân khỏi vùng biên giới với Liên Xô.[49]
Để đối phó lại việc Trung Quốc tập trung bộ binh và vũ khí hạng nặng tại biên giới, cũng như việc các cuộc đột kích vũ trang ngày càng gia tăng, Việt Nam tiến hành chuẩn bị các vị trí phòng ngự, chuẩn bị tinh thần dân chúng sẵn sàng một khi chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên Việt Nam tại thời điểm đó vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ không tấn công, vì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa anh em. Thêm nữa, Việt Nam tin rằng đa phần nhân dân Trung Quốc không ủng hộ chiến tranh và sẽ phản đối chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, tuyên bố của Đặng Tiểu Bình chỉ một tuần trước khi chiến tranh nổ ra, rằng chiến dịch quân sự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ không dài hơn cuộc chiến 1962 với Ấn Độ, cộng với các tuyên bố của Đặng trước đó rằng chiến dịch quân sự này "giới hạn về không gian và thời gian", khiến Hà Nội tin tưởng họ có khả năng cầm chân quân Trung Quốc tại các tỉnh biên giới.[50]
Lực lượng Việt Nam đương đầu với cuộc tấn công của Trung Quốc chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương. Từ vài tháng trước khi chiến tranh nổ ra, Hà Nội đã tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân tại các tỉnh biên giới. Chỉ có một số đơn vị quân chính qui tham gia chiến trận, nhất là các đơn vị phòng thủ Lạng Sơn, nhưng ngay cả tại đây, lực lượng chủ yếu vẫn là dân quân và quân địa phương. Hà Nội giữ lại 5 sư đoàn chủ lực ở tuyến sau đề phòng Trung Quốc tiến sâu về đồng bằng, và đồng thời cũng để giới hạn việc cuộc chiến leo thang.[51]

Ngoại giao

Ngày 12/8/1978, trước khi tấn công Việt Nam, Trung Quốc ký với Nhật Bản Hiệp ước hoà bình, hữu nghị có giá trị trong mười năm và sẽ tái ký sau đó nhằm tạo sự ổn định tại khu vực Đông Bắc Á có lợi cho Trung Quốc.
Ngày 5/11/1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN. Trong chuyến đi ngày Đặng nói rằng, việc Việt Nam ký Hiệp ước Việt - Xô ngày 3/11/1978 là mối de dọa đối với các nước ASEAN, Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam, bao gồm Trung Quốc, khối nước ASEAN để cân bằng lại quyền lợi của các nước Đông Nam Á và nói rõ quyết tâm của Trung Quốc không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Việt Nam. Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình công khai ý định dùng biện pháp quân sự đối phó với Việt Nam. Các nước ASEAN đều cho rằng cuộc xung đột Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Trung Quốc là "nhân tố không ổn định đối với hoà bình khu vực". Tuy nhiên, vì Việt Nam nghiêng về phía Liên Xô nên các nước ASEAN nhận thấy cần phải nhích lại gần Trung Quốc hơn nữa. Tại Bangkok, theo yêu cầu của Đặng Tiểu Bình, Thái Lan đồng ý cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh qua vùng trời Thái Lan để đi Campuchia và trở về.[11] Theo Nayan Chanda, liên minh giữa Bắc Kinh và Bangkok đã mở ra con đường mòn Đặng Tiểu Bình xuyên qua Thái Lan và biến Thái Lan thành một cái khoen chặn chiến lược an toàn của Trung Hoa tại Campuchia.[52]
Sau đó, tháng 1 năm 1979, Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ rồi tới thăm Nhật. Về mặt ngoại giao, sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ tháng 12 năm 1978, trong chuyến thăm Washington từ 28 đến 30 tháng 1, Đặng Tiểu Bình nhận được sự ủng hộ cần thiết của đồng minh mới Hoa Kỳ trong kế hoạch tấn công Việt Nam, tuy nhiên tổng thống Jimmy Carter cũng cảnh báo Đặng rằng vụ tấn công của Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ không thể nhận được sự ủng hộ về mặt ngoại giao hoặc quân sự quốc tế.[53][54] Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình đã thông báo về ý định chuẩn bị tấn công Việt Nam với mong muốn có được sự hỗ trợ về tinh thần từ phía Mỹ. Khi tiếp xúc bí mật với Brzezinski, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Đối với Việt Nam, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối phó" và nhấn mạnh: "Các ngài nhớ kỹ một điều là những lời phát biểu của tôi trong chuyến thăm nước Mỹ sẽ hoàn toàn được chứng thực bằng những hành động". Đặng Tiểu Bình cũng bảo đảm rằng, cuộc tấn công Việt Nam sẽ giới hạn và nhanh chóng. Trong chuyến đi của Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, Đặng đã chuẩn bị tinh thần cho các đồng minh một cách chắc chắn rằng sẽ thực hiện sự trừng phạt như đã loan báo.[11]
Hai tuần sau chuyến thăm, ngay trước khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, Đại sứ Mỹ Malcolm kín đáo khuyến cáo Ngoại trưởng Gromutko là Liên Xô nên tự kiềm chế trong trường hợp Trung Quốc tấn công Việt Nam, để khỏi ảnh hưởng đến việc Quốc hội Mỹ sẽ thông qua Hiệp ước SALT mà Liên Xô rất mong muốn.[11]
Từ ngày 1 đến ngày 13 tháng 1 năm 1979, phía Trung Quốc liên tiếp có nhiều phát biểu và bình luận mà nội dung là tố cáo Việt Nam xâm lược, lên án Việt Nam chiếm đóng Phnôm Pênh. Trung Quốc kêu gọi Campuchia Dân chủ đánh lâu dài và hứa sẽ ủng hộ toàn diện. Trung Quốc đưa ra Hội đồng Bảo an Dự thảo nghị quyết đòi Việt Nam rút quân, kêu gọi các nước chấm dứt viện trợ cho Việt Nam. Trước dư luận trong nước và quốc tế, Trung Quốc công khai tuyên bố: "Việt Nam là tiểu bá theo đại bá Liên Xô", "Trung Quốc quyết không để cho ai làm nhục", cuộc tiến công của Trung Quốc vào Việt Nam sắp tới là nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học". Trước thái độ đó, báo chí và chính giới Mỹ không có phản ứng công khai, còn Thủ tướng Liên Xô A.Kosygin thì nhận định: Tuyên bố của Đặng Tiểu Bình là một bản "tuyên bố chiến tranh với Việt Nam".[11]
Ngày 7 tháng 2, Bắc Kinh báo trước về một chiến dịch tấn công Việt Nam với thông cáo chính thức của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phản đối việc quân đội Việt Nam tiến vào lãnh thổ Campuchia và đề nghị tất cả các quốc gia yêu hòa bình "dùng mọi biện pháp có thể để chấm dứt cuộc xâm lược dã man này".[55]
Ngày 15 tháng 2 năm 1979, nhân dịp 29 năm hiệp ước Trung-Xô về vấn đề Mông Cổ và thời điểm kết thúc chính thức Hiệp ước hợp tác Trung-Xô, Đặng Tiểu Bình tuyên bố Trung Quốc chuẩn bị tấn công giới hạn Việt Nam.[49]

Giai đoạn 1


Mặt trận Lạng Sơn

Mặt trận Cao Bằng
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng Trung Quốc khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh.[36][53] Cánh phía đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao BằngĐông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái. Cánh phía tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh từ vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu.[56] Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.[36]
Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.[57]
Tiến nhanh lúc khởi đầu, nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần lạc hậu phải dùng lừa, ngựa và người thồ hàng.[56] Hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn.[58] Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của Trung Quốc đã có kết quả tốt, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở tây bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở đông bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh mạnh về phía Lào Cai.[58]
Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Việt Nam kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh, và Đồng Đăng. Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao,[59] có ít nhất 4.000 lính Trung Quốc chết trong hai ngày đầu này.[60] Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt.[36]

Quân Trung Quốc đang di chuyển tại Cao Bằng. Đi đầu là xe bọc thép Kiểu 63 (K63).
Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất.[59] Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc.[57] Cụm điểm tựa Thâm Mô, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía tây nam thị xã Đồng Đăng, do lực lượng của hai Tiểu đoàn 4 và 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22. Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.[61]
Ngày 19 tháng 2, Đặng Tiểu Bình trong cuộc gặp với giới ngoại giao Argentina tuyên bố đây là cuộc chiến tranh hạn chế và Trung Quốc sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn.[62]
Cùng ngày, một đoàn cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô do đại tướng G.Obaturovym đứng đầu tới Hà Nội hỗ trợ cho các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Nhóm chuyên gia của Trung tướng M.Vorobevy có trách nhiệm cố vấn cho bộ tư lệnh lực lượng Phòng không – Không quân còn Đại tướng G.Obaturovym làm cố vấn cho Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Việt Nam Lê Trọng Tấn và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Văn Tiến Dũng.[15] Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng.

Mặt trận Lào Cai
Đến 21 tháng 2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà NộiHải Phòng.[36]
Ngày 23 tháng 2, Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến tranh hạn chế" và nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn. Đây được xem là thông điệp nhằm ngăn Liên Xô can thiệp quân sự, đáp lại kêu gọi rút quân của Mỹ, xoa dịu các nước đang lo ngại về một cuộc chiến lớn hơn, và gây khó hiểu cho Việt Nam[62] Trong khi đó, một tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã rời cảng từ ngày 21 tiến về phía vùng biển Việt Nam. Liên Xô cũng đã bắt đầu dùng máy bay giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria chở vũ khí, khí tài bay tới Hà Nội.[62]
Ngày 26 tháng 2, thêm nhiều quân Trung Quốc tập kết quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này.[59] Sau khi thị sát chiến trường, Bộ tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đề xuất điều động một quân đoàn từ Campuchia cùng một tiểu đoàn pháo phản lực BM-21 vừa được Liên Xô viện trợ về Lạng Sơn. Đồng thời tổ chức và huy động lại các đơn vị và các phân đội, biên chế lại một sư đoàn vừa rút lui từ chiến trường, tiến hành các hoạt động tác chiến vào sâu trong hậu phương địch.
Phi đoàn máy bay vận tải An-12 của Liên Xô đã tiến hành không vận Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Campuchia về Lạng Sơn.[15]
Ngày 25 tháng 2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các Sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ Quân khu 4 ra) và sau này có thêm Sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.[63]
Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.[60] Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Trung Quốc, nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.[64]

Giai đoạn 2

Bài chi tiết: Trận Lạng Sơn
Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía đông nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện.[64] Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3, 337, của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Từ ngày 2 tháng 3, Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Sư đoàn 3 chống trả 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129, cùng nhiều tăng, pháo, tiến công trên một chiều dài 20 km từ xã Hồng Phong huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu huyện Cao Lộc. Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng tây bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng.[63] Chiếm được điểm cao 800 và Tam Lung, nhưng trong suốt các ngày từ 28 tháng 2 đến 2 tháng 3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, tuy đã dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh.[63] Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, mà có trận quân phòng thủ Việt Nam đánh đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn ngày 2 tháng 3[64] sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng.[63] Chiều ngày 4, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã.
Đến đây, phía Việt Nam đã điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14.[63]

Trung Quốc rút quân


Những tù binh Trung Quốc bị canh giữ bởi nữ dân quân Việt Nam.

Một tù binh Trung Quốc bị trói giật cánh khuỷu.
Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc.[65] Cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân.
Ngày 6 tháng 3 năm 1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Chỉ thị số 69, nhận định về tình hình và đưa ra chủ trương trong điều kiện Trung Quốc rút quân. Chỉ thị này khẳng định: "Trong khi chấp nhận cho địch rút quân, chúng ta luôn luôn phải nâng cao cảnh giác, tăng cường quốc phòng, sẵn sàng giáng trả địch đích đáng, nếu chúng lật lọng, trở lại xâm lược nước ta lần nữa (...) Không được một chút mơ hồ nào đối với âm mưu cơ bản của bọn phản động Trung Quốc là thôn tính nước ta, khuất phục nhân dân ta (...) luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đập tan bọn xâm lược (...) cần giương cao chính nghĩa của ta, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc và bảo vệ hòa bình, xúc tiến việc hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ, bảo vệ Việt Nam".[11] Ngày 7 tháng 3, Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân.[66]
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối.[67] Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn,...[67]
Sư đoàn 337 của Việt Nam, lên tham chiến từ ngày 2 tháng 3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Sư đoàn này đến nơi quá muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn, nhưng đã cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích đánh vào quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Mã.[68]
Ngày 16 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam.[69]

Việt Nam phản kích

Phía Việt Nam cũng phản kích đánh vào hai thành phố biên giới của Trung Quốc là Malipo và Ninh Minh.[11]

Diễn biến liên quan

Chiến dịch dân vận của Trung Quốc

Theo truyền thống, Trung Quốc đề cao việc tuyên truyền chính trị cho binh sỹ và dân chúng của mình về chính nghĩa của họ trong việc cần thiết tiến hành cuộc chiến trừng phạt Việt Nam. Ngay từ trước khi quân Trung Quốc vượt biên giới đánh vào Việt Nam, cả hai bên đã lớn tiếng cáo buộc nhau có các hành vi gây hấn trên tuyến biên giới. Theo phía Trung Quốc, quân Việt Nam đã tiến hành hơn 1100 vụ xâm nhập trên biên giới. Đối lại, Việt Nam cho biết việc quân Trung Quốc tiến hành khiêu khích diễn ra hàng ngày.[36] Cùng với việc quan hệ chính trị trở nên căng thẳng, số vụ xung đột vũ trang tại biên giới cũng tăng lên, từ khoảng 100 vụ năm 1974 lên tới hơn 900 vụ năm 1976.[70] Việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng như việc Việt Nam đưa quân tiếp quản Trường Sa cũng góp phần khiến nguyên nhân bất đồng giữa hai phía trở nên sâu sắc.[70]
Trung Quốc tuyên truyền trong nhân dân rằng đây là cuộc chiến phản công chống Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ quốc gia; tuyên truyền với quân đội rằng chiến dịch quân sự này được tiến hành để trừng phạt nhà cầm quyền Việt Nam, cụ thể là "bè lũ Lê Duẩn", và rằng quân đội cần giành được sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam.[71] Chiến dịch vận động quần chúng của Trung Quốc tỏ ra có kết quả với dân chúng và cán bộ Trung Quốc tại vùng biên, khiến họ có thể huy động hàng chục vạn dân công tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh và tiếp tế cho quân đội. Hiện tại sau 34 năm vẫn có tới trên 90% người dân Trung Quốc quan niệm rằng, năm 1979 Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt biên giới sang tấn công Trung Quốc và bắt buộc Trung Quốc phải tự vệ đánh trả, cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của Việt Nam[72].
Đối với dân thường Việt Nam, Trung Quốc bỏ ra nhiều công sức tuyên truyền lôi kéo người dân vùng biên, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số sống vắt qua biên giới hai nước như Tày, Nùng (ở Trung Quốc gọi là dân tộc Choang), Dao, Hmong và các nhóm người thiểu số gốc Hoa. Kết quả là trong ngày đầu của cuộc chiến, có nơi, quân Trung Quốc đã được dẫn vòng qua đồn biên phòng tiến sâu vào đất Việt Nam mà không bị phát hiện. Phục vụ công tác dân vận tại các khu vực chiến sự, Trung Quốc còn thành lập các đơn vị đặc biệt mà nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cũng như kiểm tra hoạt động của các đội vận động quần chúng trong tất cả các đơn vị quân. Theo đó, quân Trung Quốc tiến sang Việt Nam phải giảm tối thiểu những hành động gây xáo trộn, phiền hà đến dân chúng, tôn trọng phong tục tập quán, tài sản, cung cấp gạo, muối, dầu thắp, thuốc chữa bệnh... cho dân cư bản địa. Chính sách này được một số đơn vị Trung Quốc ở vùng Lào Cai thực hiện.[73]
Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã thực hiện nhiều hành động như giết chóc, đốt phá, ngay cả sau khi đã tuyên bố rút quân. Hầu hết các thị xã thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống.[74] Tại thị xã Cao Bằng, quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công trình gì từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu.[74] Tại Đồng Đăng, quân Trung Quốc lấy đi tất cả những gì có thể mang theo, từ xe đạp cho đến thanh ray tàu hỏa, những gì không mang được đều bị đập phá. Tại thị xã Cam Đường trên bờ sông Hồng, cách biên giới khoảng 10 km, ngoài việc phá hủy thị xã, quân Trung Quốc còn cho đốt cả mỏ apatit.[75]
O'Dowd tổng kết là chính sách dân vận của quân Trung Quốc tỏ ra không thành công đối với người dân Việt Nam. Ông lí giải rằng "người Việt Nam rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,...".[76]. Ngoài ra, những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đãi tù binh của quân Trung Quốc đã gây hại cho nỗ lực dân vận của họ.[76] Những hoạt động này một phần là do binh lính Trung Quốc sang Việt Nam bị sốc vì sự khốc liệt, sức kháng cự của quân Việt Nam cũng như của dân bản địa,[77] một phần nằm trong các phá hoại có kế hoạch và tổ chức, ví dụ như tại thị xã Lạng Sơn.[78] Hoạt động lôi kéo người thiểu số tại biên giới của Trung Quốc cũng không đạt được kết quả mong đợi. Khi quân Trung Quốc từ quân khu Vân Nam rút về nước, tất cả những điệp viên và quân du kích người thiểu số mà họ gây dựng được khi chiếm đóng các khu vực biên giới trong thời gian chiến dịch đều bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và xử tử.[79]
Chiến tranh tâm lý của Trung Quốc với các lực lượng phòng thủ của Việt Nam cũng thất bại. Trong suốt cuộc chiến, hiếm có đơn vị nào của Việt Nam không đánh trả quyết liệt quân Trung Quốc. Quân Trung Quốc cuối cùng cũng hiểu rằng ngoài việc sử dụng sức mạnh quân sự, họ không có hy vọng giành thắng lợi trong chiến tranh tuyên truyền chính trị.[80]

Chiến dịch hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam

Vào năm 1979, trước việc Trung Quốc tấn công Việt Nam, Liên Xô đã khẳng định kiên quyết: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam.[81]
Từ ngày 12 đến 26/3, với mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc, theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên biển Thái bình dương tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật. Trong cuộc diễn tập lớn nhất lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng của 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân với 200 nghìn quân nhân, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Kế hoạch diễn tập đã tiến hành tổ chức các cụm chủ lực không quân công kích trên các quân khu gần biên giới Trung Quốc.[81]
Một bộ phận không quân đảm bảo vận tải trên lãnh thổ Việt Nam. Trong không đầy một tháng, Liên Xô đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân của Việt Nam, hơn 1.000 đơn vị trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh từ Campuchia trở về miền Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột đến tháng 3/1979, theo đường vận tải biển, Liên Xô đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích.[81]

Phản ứng quốc tế


Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter trong một buổi lễ ngày 31 tháng 1 năm 1979.
Ngay khi cuộc chiến nổ ra, Hoa Kỳ tuyên bố giữ vị trí trung lập và kêu gọi "sự rút quân lập tức của Việt Nam khỏi Campuchia và Trung Quốc khỏi Việt Nam",[58] nói rằng "việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam là sự tiếp nối của việc Việt Nam xâm lược Campuchia".[59] Nhưng theo đánh giá của Nayan Chanda, Hoa Kỳ đã là quốc gia phương Tây duy nhất gần như ủng hộ cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc; trái với lời lên án việc Việt Nam tiến đánh Khmer Đỏ là "một mối đe dọa cho hòa bình và ổn định trong khu vực", tuyên bố của Mỹ về cuộc tấn công của Trung Quốc có hàm ý bào chữa rằng "việc Trung Quốc thâm nhập biên giới Việt Nam là kết quả của việc Việt Nam xâm lược Campuchia".[82] Ngoài Hoa Kỳ thì đa số các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của phía Trung Quốc, sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao bước đầu mở cửa của Bắc Kinh khi đó.[17]
Ngày 18 tháng 2, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam: "Việc Trung Quốc tiến công xâm lược Việt Nam chứng tỏ một lần nữa rằng, Bắc Kinh có thái độ vô trách nhiệm biết nhường nào đối với vận mệnh của hoà bình và Ban lãnh đạo Trung Quốc sử dụng vũ khí một cách tuỳ tiện, đầy tội ác biết nhường nào!.. Những hành động xâm lược đó trái với những nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế, càng vạch trần trước toàn thế giới thế giới thực chất chính sách bá quyền của Bắc Kinh ở Đông Nam Á".[11] Liên Xô viện dẫn hiệp định ký với Việt Nam, thúc giục Trung Quốc "ngừng trước khi quá muộn" và đòi Trung Quốc rút quân lập tức và toàn bộ. Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, Liên Xô đã lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là "hành động man rợ bất chấp đạo lý của kẻ cướp", đòi Trung Quốc lập tức chấm dứt "cuộc chiến tranh xâm lược", và cảnh báo Trung Quốc về lòng trung thành của Liên Xô đối với Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Liên Xô - Việt Nam. Ngoài ra, Liên Xô không có hành động can thiệp quân sự mà chỉ hỗ trợ vận chuyển bằng hàng không, triển khai hải quân ngoài bờ biển Việt Nam[66] và tăng cường gửi cố vấn và chuyên gia quân sự sang Việt Nam[15] nhằm tránh đổ vỡ quan hệ vốn đã căng thẳng với Trung Quốc.[17] Liên Xô cũng cảnh báo Trung Quốc về việc đặt các lực lượng vũ trang Xô Viết ở Siberi vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu số 1 đồng thời cung cấp cho Việt Nam các thông tin quân sự thu được từ vệ tinh do thám. Bản thân chính quyền Hà Nội, vốn giữ chiến thuật phòng thủ trong cuộc chiến, cũng từ chối sự tham gia của các phi công Liên Xô vào các trận đánh.[65] Do không tham gia về quân sự, ngày 10 tháng 3, Liên Xô hứa sẽ tăng viện trợ quân sự cho Việt Nam.[66]
Đêm hôm Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cuba cảnh báo Trung Quốc là nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam, kể cả việc đưa quân đến nếu cần.[66] Sau khi biết tin Trung Quốc rút quân, nhật báo Pravda của Liên Xô cũng đưa ra bình luận rằng "Liên Xô hiểu được dã tâm của Bắc Kinh vì vậy đã không đáp lại những khiêu khích quân sự của Trung Quốc với mục đích duy nhất là làm leo thang căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ".[17]
Tại Liên Hiệp Quốc, tranh cãi kịch liệt xảy ra xung quanh vấn đề an ninh ở Đông Nam Á. Hai sự kiện Việt Nam đánh vào Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ và Trung Quốc đánh vào Việt Nam cùng được đưa ra bàn luận. Hội đồng Bảo An bị chia rẽ sâu sắc sau các cuộc họp vào các ngày cuối tháng 2.[83] Các nước ASEAN muốn tất cả các lực lượng quân sự nước ngoài rút quân về nước. Mỹ ủng hộ lập trường này. Liên Xô tuyên bố không ủng hộ bất cứ nghị quyết nào không lên án Trung Quốc và đòi Trung Quốc rút quân. Ngày 23 tháng 2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án Trung Quốc xâm lược, đòi Trung Quốc rút quân và bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, và kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì chỉ trích Liên Xô "khuyến khích Việt Nam tấn công Trung Quốc và xâm lược Campuchia". Ngày 24 tháng 2, Trung Quốc đưa dự thảo nghị quyết đòi Việt Nam "lập tức rút quân hoàn toàn khỏi Campuchia". Cuối cùng, Liên Hợp Quốc không đi đến được một nghị quyết nào.[83]
Lên án Trung Quốc, hỗ trợ Việt Nam:
Lấy làm tiếc và yêu cầu Trung Quốc rút quân:
Phản đối hành động quân sự của Việt Nam và Trung Quốc:
Yêu cầu Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia:
Lấy làm tiếc với Việt Nam và Trung Quốc, hy vọng Việt Nam và Campuchia có thể được tự quyết định vận mệnh của mình:
Kêu gọi thương lượng:
Không tuyên bố công khai:
Hỗ trợ Trung Quốc:

Kết quả cuộc chiến

Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của.[60] Cuộc chiến đặc biệt để lại nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,...

Thương vong và thiệt hại

Theo tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.[84] Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.[85][86] Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000,[87] một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc.[17][88] Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc.[84] Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người.[89] Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000).[60] Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.[90]
Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau:
  • Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
  • Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
  • Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
  • Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.
Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.[85] Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để được Liên Xô tăng cường viện trợ, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh.[65] Về phía bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.[91]
Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

Đánh giá

Cả Việt NamTrung Quốc đều tuyên bố chiến thắng.
Phía Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình khẳng định mặc dù có nhiều thất bại về quân sự nhưng Trung Quốc "đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc". Ông còn khẳng định quân Trung Quốc "đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn". Quan điểm ít phổ biến hơn là của Trần Vân (Phó Thủ tướng, một trong 5 nhân vật quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân LaiChu Đức) rằng việc chiếm được Hà Nội không phục vụ được mục đích gì, cuộc chiến sẽ có chi phí nặng nề quá sức chịu đựng nếu kéo dài thêm 6 tháng nữa, và vì lý do tài chính không nên lặp lại một cuộc chiến không phân thắng bại như vậy.[84]
H. Kissinger đánh giá về cuộc chiến tranh này: "Yếu tố ý thức hệ đã biến mất khỏi xung đột. Các trung tâm quyền lực của cộng sản cuối cùng đã tiến hành chiến tranh giành thế cân bằng quyền lực không phải căn cứ vào ý thức hệ mà hoàn toàn xuất phát từ lợi ích dân tộc".[11]
Theo đánh giá của tác giả King C. Chen,[84] quân Trung Quốc có lẽ đã đạt được 50-55% các mục tiêu có giới hạn của mình.[92] Bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân,[92] quân Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu đã công bố: họ đã không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam; không chấm dứt được xung đột có vũ trang tại vùng biên giới; không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia;[93] không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều.[94] Điểm yếu của quân Trung Quốc là vũ khí và phương tiện lạc hậu. Ngoài ra, họ đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Việt Nam.[95] Sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần kém cũng nằm trong các điểm yếu của quân Trung Quốc.[93]
Về quân sự, tác giả Edward C. O'Dowd[96] đánh giá rằng quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một quân đoàn khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2800 của trung đoàn này. Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận và đem lại ít hiệu quả. Quân Trung Quốc đã không sử dụng được số quân đông một cách hiệu quả bằng các chiến thuật thích hợp và do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" (速战速决 tốc chiến tốc quyết). Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật biển người ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Thất bại về mặt chiến thuật đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nước này.[65]
Trên phương diện quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt-Trung cho thấy rằng Trung Quốc, với sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt Nam - một quốc gia cộng sản từng là đồng minh trong nhiều năm, kết quả chiến tranh cũng cho thấy Việt Nam đủ sức chống lại sự can thiệp quân sự đó mà không phải điều động quân chủ lực từ biên giới Tây Nam và miền Nam Việt Nam. Những sự kiện từ cuộc chiến cho thấy mối quan hệ ngoại giao phức tạp Liên Xô - Trung Quốc - Việt Nam với kết quả là Trung Quốc không thể tung toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học" vì chịu sức ép từ phía Liên Xô, đồng thời Liên Xô cũng không sẵn sàng tung quân đội vào tham chiến bảo vệ đồng minh mà chỉ tập trung viện trợ kinh tế, quân sự. Điều này đã khiến cho rất nhiều người Việt Nam sau đó nghi ngờ về đồng minh Liên Xô cũng như đối với Liên Xô thật sự là một sự thất bại về uy tín.[97] Kết quả cuộc chiến cũng cho thấy Trung Quốc bất lực trong việc hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ trong cuộc chiến với Việt Nam và thất bại trong việc điều chỉnh quan hệ ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.[17][88]
Nhiều quan điểm khác cho rằng Trung Quốc đã thất bại về quân sự nhưng lại đạt được một số thành công về chiến lược, trong đó có việc chứng tỏ cho các nước Đông Nam Á rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức.[39]

Hậu chiến

Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam".[98] Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60 km2 lãnh thổ[99] có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam.[100]
Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam và Trung Quốc nối lại đàm phán về vấn đề biên giới. Cuộc đàm phán Việt – Trung lần ba diễn ra vào năm 1979 với hai vòng đàm phán. Trong vòng đàm phán thứ nhất phía Việt Nam cho rằng, trước hết cần vãn hồi hòa bình, tạo không khí thuận lợi để giải quyết những vấn đề khác. Đoàn Việt Nam đưa ra phương án ba điểm để giải quyết vấn đề biên giới: chấm dứt chiến sự, phi quân sự hóa biên giới; khôi phục giao thông, vận tải bình thường trên "cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử mà các Hiệp định Trung - Pháp năm 1887 và 1895 đã thiết lập". Phía Trung Quốc kiên quyết từ chối những đề nghị của Việt Nam, đưa ra đề nghị tám điểm của mình, bác bỏ việc phi quân sự hóa biên giới, đề nghị giải quyết các vấn đề lãnh thổ trên "cơ sở những công ước Trung - Pháp" chứ không phải trên cơ sở đường ranh giới thực tế do các Hiệp định đó đưa lại. Trung Quốc cũng đòi Việt Nam thừa nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc"; Việt Nam phải rút quân ra khỏi Trường Sa, thay đổi chính sách với Lào và Campuchia, giải quyết vấn đề Campuchia. Trung Quốc cũng yêu cầu Việt Nam nhận lại những người Hoa đã ra đi. Trong quan hệ với các nước khác: "Không bên nào sẽ tham gia bất cứ khối quân sự nào chống bên kia, cung cấp căn cứ quân sự hoặc dùng lãnh thổ và các căn cứ các nước khác chống lại phía bên kia"; "Việt Nam không tìm kiếm bá quyền ở Đông Dương hay ở bất cứ nơi nào" làm điều kiện để tiến hành thương lượng.[28]


Vòng đàm phán thứ hai được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 8/6/1979. Đoàn đại biểu Việt Nam đề nghị hai bên cam kết không tiến hành các hoạt động thám báo và trinh sát dưới mọi hình thức trên lãnh thổ của nhau; không tiến hành bất cứ hoạt động tiến công, khiêu khích vũ trang nào, không nổ súng từ lãnh thổ bên này sang bên kia, cả trên bộ, trên không, trên biển; không có bất cứ hành động gì uy hiếp an ninh của nhau. Việt Nam cũng đưa ra những quan điểm của mình về "chống bá quyền" với ba nội dung chính: Không bành trướng lãnh thổ dưới bất cứ hình thức nào, chấm dứt ngay việc chiếm đoạt đất đai của nước kia, không xâm lược, không dùng vũ lực để "trừng phạt" hoặc để "dạy bài học"; không can thiệp vào quan hệ của một nước với nước khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, không áp đặt tư tưởng, quan điểm, đường lối của mình cho nước khác; không liên minh với các thế lực phản động khác chống lại hòa bình, độc lập dân tộc. Trong vòng đàm phán này, Trung Quốc chủ yếu chỉ trích Việt Nam về việc "buộc" Trung Quốc phải thực hiện "chiến tranh tự vệ", đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước và lập trường tại khu vực, không tập trung giải quyết thực chất vấn đề biên giới. Đầu năm 1980, Trung Quốc đơn phương đình chỉ vòng ba, không nối lại đàm phán. Việt Nam liên tiếp gửi công hàm yêu cầu họp tiếp vòng ba, nhưng Trung Quốc làm ngơ. Trong những năm 1979-1982, Việt Nam nhiều lần đề nghị nối lại các cuộc đàm phán đã bị Trung Quốc đơn phương bỏ dở, nhưng Trung Quốc vẫn một mực khước từ.[28]
Từ tháng 3/1979 đến hết tháng 9/1983, Trung Quốc đã cho lực lượng vũ trang xâm nhập biên giới Việt Nam 48.974 vụ, trong đó xâm nhập biên giới trên bộ 7.322 vụ có nổ súng, khiêu khích; xâm nhập vùng biển 28.967 vụ; xâm nhập vùng trời biên giới 12.705 vụ (với hơn 2.000 tốp máy bay).[28]
Trung Quốc bắn pháo thường xuyên vào các vùng dân cư, tiếp tục lấn chiếm đất đai, xâm canh, xâm cư, di chuyển, đập phá cột mốc, dựng bia, chôn mộ trong đất Việt Nam. Tính đến tháng 3/1983, Trung Quốc còn chiếm giữ 89 điểm của Việt Nam.[28] Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, lên cao vào các năm 1984-1985.[101] Trong tháng 5 - tháng 6 năm 1981, quân Trung Quốc mở cuộc tấn công vào đồi 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn - 法卡山) ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn,[102] xa hơn về phía tây, quân Trung Quốc cũng vượt biên giới đánh vào các vị trí quanh đồi 1688 ở tỉnh Hà Tuyên. Giao tranh diễn ra hết sức đẫm máu với hàng trăm người thuộc cả hai bên thiệt mạng.[103] Ngày 1/2/1984, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang cùng đoàn cán bộ cao cấp đã đến thăm cao điểm 400 (mà Trung Quốc đặt tên là Pakhason) để động viên quân đội.[28] Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Đặc biệt tại Hà Tuyên, trong tháng 4 - tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Quân Trung Quốc chiếm một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơ
 nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5 km, dù quân đông hơn nhiều.[104] Các nhà quan sát nước ngoài ghi nhận từ tháng 7/1980 đến tháng 8/1987, dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã xảy ra 6 cuộc xung đột vũ trang lớn vào các tháng 7/1980, tháng 5/1981, tháng 4/1983, tháng 6/1985, tháng 12/1986 và tháng 1/1987. Theo tuyên bố của Ngoại Trưởng Trung Quốc Ngô Ngọc Khiêm trong buổi họp báo ở Singapore ngày 29/1/1985, trong năm 1985, Trung Quốc đã điều thêm 8 sư đoàn bộ binh cùng gần 20 sư đoàn tại chỗ áp sát biên giới Việt – Trung; đồng thời, triển khai hơn 650 máy bay chiến đấu, ném bom các sân bay gần biên giới. Còn theo Báo Nhật Bản Sankei Shimbun ra ngày 14/1/1985, Trung Quốc đã đưa số máy bay đến gần biên giới Việt - Trung lên gần 1.000 chiếc. Đài BBC ngày 6/2/1985 cho biết: Trung Quốc có 400.000 quân đóng dọc biên giới Việt – Trung. Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế của Trung Quốc số 2/1982 lý giải mục đích của việc bố trí một lực lượng lớn quân đội ở sát biên giới với Việt Nam "là để kìm giữ một phần binh lực của Việt Nam ở tuyến biên giới phía Bắc, do đó làm lợi cho cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân Campuchia". Trung Quốc cũng thường xuyên khiêu khích vũ trang, lấn chiếm, phá hoại phòng tuyến bảo vệ biên giới, tung gián điệp, thám báo, biệt kích vào nội địa, kích động các dân tộc thiểu số dọc biên giới Việt Trung ly khai, xây dựng cơ sở vũ trang, gây phỉ. Từ cuối năm 1980, Trung Quốc hỗ trợ Fulro và tàn quân Polpot, lập căn cứ ở Đông Bắc Campuchia, lập hành lang Tây Nguyên- Campuchia –Thái Lan.[28]
Trong các ngày 22/2/1980, 27/2/1980 và 2/3/1980 tại vùng biển Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, Hải quân Trung Quốc bắt giữ một số thuyền đánh cá của ngư dân hai tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và Nghĩa Bình. Từ năm 1979 đến năm 1982, diễn ra các sự kiện đáng chú ý như Tổng cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định "bốn vùng nguy hiểm" ở Tây Nam đảo Hải Nam, trong đó có vùng trời của quần đảo Hoàng Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước khác phải bay qua đây vào những giờ do Trung Quốc quy định; thành lập lữ đoàn Hải quân đầu tiên ở đảo Hải Nam (12/1979); cho máy bay ném bom H-6 của Hải quân Trung Quốc thực hiện cuộc tuần tra trên không đầu tiên ở quần đảo Trường Sa (1/1980); năm 1982, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Trung Quốc Dương Đắc Chí viếng thăm quần đảo Hoàng Sa và tàu hải quân của Trung Quốc, Việt Nam đã đụng độ ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa.[28]
Ngày 15/4/1987, Trung Quốc đã ra tuyên bố lên án quân đội Việt Nam chiếm đóng đảo đá Ba Tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cho rằng mục đích của Việt Nam khi triển khai quân đội một cách bất hợp pháp ở đảo Ba Tiêu là để chiếm hữu thềm lục địa gần đó và mở đường cho việc khai thác dầu trong tương lai. Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút khỏi Ba Tiêu và 9 hòn đảo khác, bảo lưu quyền thu hồi các đảo này vào một thời điểm thích hợp. Từ ngày 15/5 đến ngày 6/6/1987, Hải quân Trung Quốc diễn tập lớn và tổ chức các cuộc nghiên cứu hải dương học ở khu vực quần đảo Trường Sa. Tháng 1/1988, một lực lượng lớn tàu chiến của Trung Quốc hoạt động xâm chiếm tại bãi đá Chữ Thập và Châu Viên, xây nhà, cắm cờ Trung Quốc trên hai đảo này. Ngày 26/2/1987, lực lượng của Trung Quốc đã đổ bộ lên hai đảo san hô trong quần đảo Trường Sa. Ngày 14 tháng 3 năm 1988 xảy ra Hải chiến Trường Sa giữ Việt Nam và Trung Quốc gần cụm đảo Sinh Tồn, khiến 3 tàu vận tải của Việt Nam bị bắn chìm, 20 người chết và 74 người khác bị mất tích. Trong năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 điểm trên quần đảo Trường Sa, xây dựng hệ thống nhà giàn. Tháng 5/1988, tờ Nhật báo Quân đội Nhân dân thuộc quân đội Trung Quốc có bài viết, trong đó tuyên bố: Hiện nay Hải quân Trung Quốc có thể bảo vệ lãnh hải gần bờ Trung Quốc, cả chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và biển khơi xa lục địa hàng trăm hải lý.[28]
Các ngày 17 và 23, 26 tháng 3 năm 1988, Chính phủ Việt Nam đã liên tục gửi công hàm phản đối đến Bắc Kinh, đề nghị Trung Quốc cử đại diện đàm phán, thương lượng để giải quyết những bất đồng liên quan đến quần đảo Trường Sa, cũng như những vấn đề tranh chấp khác về biên giới và quần đảo Hoàng Sa; đề nghị hai bên không dùng vũ lực và tránh mọi đụng độ để không làm tình hình xấu thêm. Việt Nam cũng thông báo cho Liên Hợp Quốc về tình trạng tranh chấp giữa hai bên song phía Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm giữ các nơi đã chiếm được và khước từ thương lượng, giữ quan điểm về "chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với quần đảo Nam Sa" (Trường Sa).[28]
Ngày 13/4/1988, Quốc hội Trung Quốc khóa VI đã phê chuẩn thành lập Khu hành chính Hải Nam, có địa giới hành chính rộng lớn trên biển Đông, bao trùm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tháng 4/1988, Trung Quốc đặt lại tên cho các đảo, đá, bãi cạn thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và sáp nhập hai quần đảo vào địa phận Hải Nam - Trung Quốc. Từ tháng 1/1989 đến tháng 9/1990, Trung Quốc liên tục có các hành động như: đặt bia chủ quyền trên các đảo đã chiếm được; tập trận, khảo sát khoa học trong lãnh hải quần đảo Trường Sa.[28]
Những năm 1982, 1983 và 1984, tại diễn đàn đàm phán bình thường hóa quan hệ Xô – Trung ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Trung Quốc nêu vấn đề quân đội Việt Nam ở Campuchia, đề nghị Liên Xô phải thúc đẩy Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia, coi việc Liên Xô tiếp tục ủng hộ quân đội Việt Nam tại Campuchia là trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hóa quan hệ Trung - Xô.[28]
Cuộc chiến năm 1979 cho Trung Quốc thấy sự lạc hậu của vũ khí cũng như chiến thuật mà quân đội nước này sử dụng, do đó, sau cuộc chiến là bắt đầu của một cuộc cải cách và hiện đại hóa mạnh đối với Quân giải phóng Trung Quốc, ngày nay công cuộc hiện đại hóa này vẫn tiếp tục.[105] Ảnh hưởng trực tiếp có thể thấy là ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc tăng từ 15% năm 1978 lên 18% năm 1979.[106]
Quan hệ xấu với Trung Quốc đã làm Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt.[39] Việc Trung Quốc duy trì áp lực quân sự tại vùng biên giới trong suốt mười năm sau đó buộc Việt Nam cũng phải duy trì lực lượng phòng thủ lớn ở biên giới và miền Bắc.[39] Cùng với việc bị sa lầy với chiến sự dai dẳng ở Campuchia mà Trung Quốc muốn kéo dài,[107] Việt Nam bị cô lập trong mười năm đó trên trường quốc tế.[39] Nền kinh tế yếu kém và bị Mỹ cấm vận phải căng ra duy trì một lực lượng quân đội lớn, và phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau năm 1979, tình hình kinh tế miền Bắc Việt Nam tệ hại đi rất nhiều so với thời kỳ trước đó.[39] Trong khi đó, Trung Quốc phát triển mạnh từ năm 1978 do công cuộc cải tổ kinh tế của Đặng Tiểu Bình. 7 năm sau chiến tranh biên giới, Việt Nam bắt đầu thời kì Đổi Mới. Sau khi Liên Xô tan rã và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước chính thức được bình thường hóa.
Từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được cải thiện, cuộc chiến hầu như không còn được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, không được nói đến trong sách giáo khoa lịch sử ở Trung Quốc[38] và một cách hạn chế tại sách giáo khoa của Việt Nam. Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông gần như lãng quên nó, các tuyển tập bài hát không còn in các ca khúc nói về cuộc chiến, sách nghiên cứu viết về cuộc chiến bị từ chối xuất bản, đa số cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến không muốn nhắc đến nó.[38] Ở Việt Nam, một số ca khúc có nội dung về cuộc chiến, ví dụ "Chiến đấu vì độc lập tự do" của Phạm Tuyên, không còn được lưu hành trên các phương tiện truyền thông chính thống, đó là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.[108] Chính phủ Việt Nam để ý chặt chẽ các nội dung báo chí liên quan đến quan hệ Việt - Trung,[109] và báo chí hầu như không nhắc đến cuộc chiến. Theo giải thích của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, thì Việt Nam "không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên".[16] Khi được hỏi về cuộc chiến từ 30 năm trước, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng từ nhiều năm trước lãnh đạo hai nước đã "thỏa thuận gác lại quá khứ và mở ra tương lai".[110] Năm 2014, nhân kỷ niệm 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung, nhiều báo tại Việt Nam có bài viết về đề tài này.[111][112][113][114]
Năm 2009, 30 năm sau cuộc chiến, Việt Nam và Trung Quốc hoàn thành việc cắm 1971 mốc phân định biên giới[115] sau khi hai chính phủ kí kết hiệp định biên giới, kết thúc đàm phán về các khu vực tranh chấp dọc biên giới.

Phản ánh trong văn nghệ

Việt Nam

Chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979 đã được nhắc tới trong hai bộ phim Đất mẹ (1980) của đạo diễn Hải NinhThị xã trong tầm tay (1982) của đạo diễn Đặng Nhật Minh.[116][117][118] Với câu chuyện về chuyến đi của một phóng viên lên Lạng Sơn tìm người yêu trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra, Thị xã trong tầm tay - tác phẩm đầu tay của đạo diễn Đặng Nhật Minh đã giành giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6, và nằm trong cụm tác phẩm của ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III năm 2005.[118][119] Năm 1982, một bộ phim tài liệu với tựa đề Hoa đưa hương nơi đất anh nằm do Trường Thanh thực hiện để nói về một nhà báo người Nhật chết trong thời gian đưa tin chiến tranh biên giới, bộ phim này sau đó đã được đánh giá cao ở Nhật Bản.[120] Trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra và những năm sau đó, hàng loạt bài hát Việt Nam về đề tài chiến tranh và bảo vệ tổ quốc cũng ra đời như Chiến đấu vì độc lập tự do của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Lời tạm biệt lúc lên đường của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận của nhạc sĩ Hồng Đăng, Những đôi mắt mang hình viên đạn của nhạc sĩ Trần TiếnHát về anh của nhạc sĩ Thế Hiển.[108] Về văn học có tiểu thuyết Đêm tháng Hai (1979) của Chu LaiChân dung người hàng xóm (1979) của Dương Thu Hương.
Tuy nhiên, sau đó khi quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Việt Nam bình thường trở lại, các tác phẩm trên thường không được phép lưu hành nữa. Các chiến binh cũ cũng như truyền thông tại Việt Nam hầu như không còn nhắc đến cuộc chiến này nữa, cũng không nhắc đến những người đã hy sinh trong cuộc chiến này [121][122]. Tuy thế, Ma chiến hữu, một tác phẩm đề cập đến lính Trung Quốc hy sinh trong cuộc chiến này của nhà văn Mạc Ngôn, do Trần Trung Hỷ dịch, lại được in và phát hành tại Việt Nam năm 2009 [123].

Trung Quốc

Trung Quốc đại lục

Hồng Kông

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a ă â b c Zhang Xiaoming, "China's 1979 War with Vietnam: A Reassessment", China Quarterly, Issue no. 184 (December 2005), trang 851-874. Zhang cho biết: "Các tài liệu hiện hữu ước tính khoảng 25.000 quân Trung Quốc bị chết và 37.000 bị thương. Các nguồn gần đây từ Trung Quốc đánh giá có khoảng 6.900 chết và 15.000 bị thương, tổng số là 21.900 thương vong trên tổng số 300.000 quân tham chiến."
  2. ^ a ă Bùi Xuân Quang, tr. 429
  3. ^ a ă â Clodfelter, Michael. Vietnam in Military Statistics: A History of the Indochina Wars, 1772–1991 (McFarland & Co., Jefferson, NC, 1995) ISBN 0-7864-0027-7. Clodfelter cho rằng 20.000 quân Trung Quốc chết trận là con số "khả dĩ".
  4. ^ a ă M.Small & J.D.Singer, Resort to Arms: International and Civil Wars 1816-1980 (1982), trang 82 và 95
  5. ^ a ă Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm, Lao Động, 11 tháng 2, 2014
  6. ^ tiếng Trung: {{{1}}} “中越战争三十周年之际 两国关系发展令人关注”. Radio France Internationale. 17 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2009.
  7. ^ Xem các nguồn Edward C. O'Dowd, Bùi Xuân Quang, Laurent Cesari, Gilles Férier.
  8. ^ a ă Edward C. O'Dowd, tr. 40
  9. ^ Lưu Văn Lợi. Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ-Kissinger tại Paris. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2002. trang 312
  10. ^ a ă Nayan Chanda, tr. 134
  11. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y aa ab ac Mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ Việt - Trung và chiến tranh biên giới tháng 2 - 1979, Nguyễn Thị Mai Hoa, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, ngày 15 tháng 2 năm 2014
  12. ^ Edward C. O'Dowd, tr. 41
  13. ^ a ă Edward C. O'Dowd, tr. 44
  14. ^ a ă Nayan Chanda, tr. 212
  15. ^ a ă â b c d đ e ê g h Liên Xô "chia lửa" với Việt Nam trong chiến tranh biên giới thế nào?, Báo điện tử Dân trí,
  16. ^ a ă â b c “Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979”. BBC. 16 tháng 2 năm 1999.
  17. ^ a ă â b c d đ François Joyaux, tr. 240
  18. ^ Laurent Cesari, tr. 262
  19. ^ a ă Laurent Cesari, tr. 256
  20. ^ “A Country Study: Vietnam - Foreign Relations - China”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Tháng 12 năm 1987. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2009.
  21. ^ Ví dụ các chuyến thăm của Võ Nguyên Giáp (Nayan Chanda, tr. 92), Phạm Văn Đồng năm 1977 (Nayan Chanda, tr. 93) nhằm xoa dịu quan hệ với Trung Quốc, các chuyến đi của Phan Hiền đề nghị Trung Quốc giúp đỡ trong đàm phán với Campuchia
  22. ^ Nayan Chanda, tr. 134-135
  23. ^ Edward C. O'dowd, tr. 43
  24. ^ Laurent Cesari, tr. 251
  25. ^ François Joyaux, tr. 282
  26. ^ D. Rancic, Politika (Belgrade), 8 tháng 3 1979, trang 1, FBIS, Số 51, trang A17- A1
  27. ^ China's "Punitive" War on Vietnam: A Military Assessment, Harlan W. Jencks, Asian Survey, Vol. 19, No. 8 (Aug., 1979), trang 801-815
  28. ^ a ă â b c d đ e ê g h i Chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của Trung Quốc đối với Việt Nam sau tháng 2 - 1979, Nguyễn Thị Mai Hoa, Thứ hai, 17 Tháng 2 2014, Tạp chí Văn hóa Nghệ An
  29. ^ Nayan Chanda, tr. 88.
  30. ^ Im lặng nhưng không đồng tình , Balazs Szalontai, 24 tháng 3, 2009, BBC online
  31. ^ a ă â b Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma, Báo VietNamNet, 16/06/2014
  32. ^ a ă Bộ ngoại giao Việt Nam (xuất bản tháng 10, năm 1979). Văn kiện: Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua (bằng tiếng Việt). Việt Nam: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. tr. 72.
  33. ^ a ă Evans và Rowley, tr. 51
  34. ^ Nguyễn Khắc Viện (1999). Vietnam, une longue histoire. Harmattan. tr. 424. ISBN 2-7384-8503-0.
  35. ^ a ă Laurent Cesari, tr. 255
  36. ^ a ă â b c d đ “A War of Angry Cousins”. Tạp chí Time. 5 tháng 3 năm 1979. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2009.
  37. ^ a ă â Tiết lộ mới về cuộc chiến 1979, BBC online, 17 Tháng 2 2006
  38. ^ a ă â Howard W. French, Malipo Journal; Was the War Pointless? China Shows How to Bury It, The New York Times, 1 tháng 3 năm 2005, truy nhập ngày 3/11/2008.
    Howard W. French, In China, a war's memories are buried, International Herald Tribute, 2 tháng 3 năm 2005
  39. ^ a ă â b c d Trọng Nghĩa (16 tháng 2 năm 2009). “30 năm sau cuộc chiến tranh biên giới, hai chính quyền muốn xòa nhòa quá khứ”. RFI. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2009.
  40. ^ Christopher Goscha (13/12/2001). “Comrade B on the Plot of the Reactionary Chinese Clique Against Vietnam” (PDF) (bằng Tiếng Anh). Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1979. Ngọc Thu dịch ngược từ bản tiếng Anh do Christopher Goscha dịch cho CWIHP, Woodrow Wilson International Center for Scholars This document is a translation of a copy of the extracts of the original. It was copied by hand in the Library of the People.s Army, Hanoi. tr. 7. Bản gốc lưu trữ 10 tháng 7, 2011, 12:50 sáng. “Lời của Lê Duẩn năm 1979: Bản dịch tiếng Anh: Vietnam is resolved not to allow the Chinese to carry out their expansionist scheme. The recent battle [with China] was one round only... The Chinese now have a plot to attack [us] in order to expand southwards (Dịch ngược: Việt Nam quyết tâm không cho phép Trung Quốc thực hiện kế hoạch bành trướng. Trận chiến vừa rồi [với Trung Quốc] mới chỉ là hiệp đầu... Hiện Trung Quốc có một âm mưu tấn công [chúng ta] để bành trướng về phía nam)”
  41. ^ Tài liệu: Lê Duẩn nói về Trung Quốc, Nguyễn Trọng Tạo, 2:56 chiều ngày 31/10/2010, Bùi Xuân Bách dịch
  42. ^ a ă Bùi Xuân Quang, tr. 424
  43. ^ Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2001). Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, 1945-2000. Hà Nội: NXB Giáo dục.
  44. ^ Edward C. O'dowd, có khoảng 80 ngàn dân quân các huyện phía nam Vân Nam và Quảng Tây được huy động, hàng vạn dân công cũng được huy động, trang 131-133
  45. ^ Lê Xuân Khoạ (2004). Việt Nam 1945-1995. Bethesda, MD: Tiên Rồng. tr. 211.
  46. ^ Edward C. O'Dowd, tr. 54
  47. ^ Bùi Xuân Quang, tr. 421
  48. ^ Nayan Chanda, tr. 350
  49. ^ a ă Bruce Elleman (20 tháng 4 năm 1996). “Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict”. 1996 Vietnam Symposium - Vietnam Center and Archive, Texas Tech University. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2007.
  50. ^ Mark A. Ryan, tr. 226-228
  51. ^ Mark A. Ryan, tr. 230
  52. ^ Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, 1988, page 394
  53. ^ a ă Laurent Cesari, tr. 265
  54. ^ François Joyaux, tr. 239
  55. ^ Laurent Cesari, tr. 264
  56. ^ a ă King C. Chen, tr. 106
  57. ^ a ă Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 2: Ngày 17 tháng 2.
  58. ^ a ă â King C. Chen, tr. 107
  59. ^ a ă â b King C. Chen, tr. 108
  60. ^ a ă â b “30 Yrs. After the China-Vietnam Border War”. Tạp chí Time. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2009.
  61. ^ Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 3: Những điểm cao bất tử.
  62. ^ a ă â King C. Chen, tr. 109
  63. ^ a ă â b c Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 4: Trước cửa ngõ thị xã Lạng Sơn.
  64. ^ a ă â King C. Chen, tr. 110
  65. ^ a ă â b Laurent Cesari, tr. 266
  66. ^ a ă â b King C. Chen, tr. 111
  67. ^ a ă Huy Đức (9 tháng 2 năm 2009). Biên Giới Tháng Hai (2009-1979). Báo Sài Gòn Tiếp Thị. tr. 6.
  68. ^ Edward O'dowd, trang 65
  69. ^ “Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng”. Vietnamnet. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2014.
  70. ^ a ă Nayan Chanda, trang 93
  71. ^ Edward C. O’Dowd, trang 134
  72. ^ “Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979”. Thanhnien. 8 tháng 1 năm 2013.
  73. ^ Edward C. O’Dowd, trang 134-135, 137: Theo tài liệu của Trung Quốc: đơn vị 56041 (một trung đoàn bộ binh của Sư đoàn 149, Quân đoàn 13, Quân khu Thành Đô) tại Lào Cai và đơn vị 33762 (một trung đoàn thuộc quân khu Vũ Hán) đã thực hiện tốt chính sách dân vận.
  74. ^ a ă Nayan Chanda, trang 358
  75. ^ Edward C. O’Dowd, trang 137
  76. ^ a ă Edward C. O’Dowd, trang 138
  77. ^ Edward C. O’Dowd, trang 140-141
  78. ^ Edward C. O’Dowd, trang 141-142
  79. ^ Edward C. O’Dowd, trang 69
  80. ^ Edward C. O’Dowd, trang 142
  81. ^ a ă â Giải mật sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam năm 1979
  82. ^ Nayan Chanda, tr. 359
  83. ^ a ă King C. Chen, tr. 112
  84. ^ a ă â b King C. Chen, tr. 113
  85. ^ a ă Gilles Férier, tr. 148
  86. ^ Theo "Lịch sử pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam" - Tập 2, NXB Quân đội Nhân dân, 1999, khoảng 19% số pháo Việt Nam tham chiến bị quân Trung Quốc chiếm
  87. ^ Russell D. Howard (tháng 9 năm 1999). “THE CHINESE PEOPLE’S LIBERATION ARMY: "SHORT ARMS AND SLOW LEGS"”. Học Viện An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở Colorado. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2009.
  88. ^ a ă Pierre Gentelle biên tập (1989). l'Etat de la Chine. Paris: Editions la décoverte. tr. 411. ISBN 2-7071-1877-X.
  89. ^ Edward O'Dowd, tr. 45.
  90. ^ Edward C. O’Dowd, trang 103
  91. ^ Marie-Claire Bergère (2000). La Chine de 1949 à nos jours. Paris: Armand Colin. tr. 244. ISBN 2-200-25123-8.
  92. ^ a ă King C. Chen, tr. 114
  93. ^ a ă King C. Chen, tr. 115
  94. ^ King C. Chen, tr. 116
  95. ^ Cuối tháng 12 năm 1978, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ (粟裕) báo cáo tại Kì họp thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng chỉ cần dùng một phần lực lượng của các quân khu Quảng Châu và Côn Minh là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần. Trong thực tế, quân Trung Quốc đã cần 16 ngày với 10 sư đoàn từ 6 quân khu (lực lượng bằng tổng hai quân khu Quảng Châu và Côn Minh) để đánh chiếm thị xã Lạng Sơn cách Hà Nội 85 dặm. Nguồn: Chen, tr. 114
  96. ^ Edward C. O'Dowd (2007). Chinese Military Strategy in the Third Indochina War: The Last Maoist War. Routledge., tr. 46
  97. ^ Gilles Férier, tr. 149
  98. ^ Nayan Chanda (16 tháng 3 năm 1979). End of the Battle but Not of the War. Far Eastern Economic Review. tr. 10.. Chanda trích lời quan chức Trung Quốc tuyên bố rút lui ngày 5 tháng 3 năm 1979
  99. ^ O’Dowd, trang 91
  100. ^ Nayan Chanda (16 tháng 3 năm 1979). End of the Battle but Not of the War. Far Eastern Economic Review. tr. 10.. trang 10. Khu vực có giá trị tượng trưng tinh thần nhất là khoảng 300m đường xe lửa giữa Hữu Nghị Quan và trạm kiểm soát biên giới Việt Nam.
  101. ^ François Joyaux, tr. 242
  102. ^ Associated Press. “AROUND THE NATION; China Reports Repelling Vietnamese 'Invaders'”. New York Times.
  103. ^ Carlyle A. Thayer, tr. 6–7.
  104. ^ O’Dowd, trang 100
  105. ^ Terry McCarthy (27 tháng 9 năm 1999). “PINGXIANG: Border War, 1979. A Nervous China Invades Vietnam”. TIME Asia.
  106. ^ "Contending Explanations of the 1979 Sino-Vietnamese War", Bruce Burton, International Journal, Vol. 34, No. 4, China: Thirty Years On (Autumn, 1979), trang 699-722
  107. ^ Trong khi Trung Quốc công khai đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, tháng 12 năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã nói với Thủ tướng Nhật Bản Masayoshi Ohira rằng "Trung Quốc nên giữ chân Việt Nam ở Campuchia vì như vậy họ sẽ phải chịu đựng khổ sở ngày càng nhiều và sẽ không thể với tay tới Thái Lan, Malaysia, và Singapore. Đó là hành động khôn ngoan." Nayan Chanda, tr. 379.
  108. ^ a ă Đoan Trang (15/02/2009 06:00 GMT+7). “Những bài ca biên giới không thể nào quên”. Tuần ViệtNamNet. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  109. ^ Nga Pham (16 tháng 2 năm 2009). “Vietnam tense as China war is marked”. BBC News. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2009.
  110. ^ “Foreign Ministry Spokesperson Jiang Yu's Regular Press Conference on 17 tháng 2 năm 2009”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc. 18 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2009.
  111. ^ 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: "Không thể bỏ qua một giai đoạn đau thương", BÁO ĐIỆN TỬ MỘT THẾ GIỚI, 16-02-2014
  112. ^ Ký ức về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979, Bùi Đức Toàn, Báo điện tử Petrotimes, 14/02/2014
  113. ^ 35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc, VnExpress.net, 14/2/2014
  114. ^ Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979, Thanh Niên Online, 17/02/2013
  115. ^ Nguyễn Trường Giang, Tạp chí Cộng sản: Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc, cập nhật: 19:15' 27/2/2009
  116. ^ Nam Nguyễn (24 tháng 12 năm 2005). “Cha - con và chiến tranh”. Tạp chí Tia sáng. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2009.
  117. ^ “Dũng "6 trong 1": Ai xin đồ cổ tôi cho”. VTC. 25 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2009.
  118. ^ a ă Ngọc Trần. “Đặng Nhật Minh vui buồn với bình chọn của CNN”. VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2009.
  119. ^ “Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Nhật Minh giản dị mà bí ẩn”. VnExpress. 7 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2009.
  120. ^ Nguyễn Duy Chiến (23 tháng 6 năm 2008). “Thăm một nhà văn vừa... mãn hạn tù treo”. Tiền Phong Online. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2009.
  121. ^ Quân nhân VN ‘chưa muốn nói về 1979’
  122. ^ Đã có những hy sinh không được thừa nhận
  123. ^ "Ma Chiến Hữu" trong cuộc chiến biên giới 1979
  124. ^ “Bloodstained Glory sung by Helena Hung”. Ân xá Quốc tế tại Anh. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.
  125. ^ Mạc Ngôn (2008). Ma Chiến hữu. Dịch bởi Trần Trung Hỷ. Phương Nam/NXB Văn học. tr. 200. ISBN 7105061596.

Tham khảo

Tiếng Việt
  • Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân (1980), Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng
Tiếng Anh
Tiếng Pháp

GS. NGUYỄN VĂN TUẤN * PHIM HOÀNG SA

Hoàng Sa – nỗi đau mất mát, một vị lãnh đạo nhận xét rằng “bộ phim này không có tính đảng”!

Gs Nguyễn Văn Tuấn/Fb Nguyen Tuan
Ảnh lấy từ Ba Sàm
Tôi mới xem xong bộ phim “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát” (1) do André Menras Hồ Cương Quyết thực hiện. André không phải là người xa lạ trong “cộng đồng” những người quan tâm đến Hoàng Sa – Trường Sa. Ông là người có mặt trong các cuộc biểu tình chống Tàu ở Sài Gòn. Ông còn là một người nói tiếng Việt thông thạo, và viết báo rất hay. Bộ phim “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát” được thực hiện từ năm 2011, nhưng bị lực lượng an ninh Sài Gòn ngăn cản không cho trình chiếu. Tuy nhiên, nay thì bộ phim được cho trình chiếu! 

André dẫn dắt người xem từ vị trí của Biển Đông và bản đồ lưỡi bò của Tàu cộng, đến một buổi sáng an lành ở một làng chài Sa Kỳ (Quảng Ngãi). Chúng ta sẽ ghé thăm những ngôi mộ gió ở Sa Kỳ. Mộ gió là mộ không có hài cốt phía dưới, chỉ là những cấu trúc mộ để tưởng nhớ những người đã qua đời trên biển. Sau đó, André phỏng vấn hàng loạt các gia đình có người thân đã từng đi đánh cá và từng bị Tàu cộng giết chết ở Hoàng Sa. Một số người còn sống sót kể lại những giây phút kinh hoàng dưới tay bọn cướp biển Tàu cộng. Có những đoạn tôi nghĩ bất cứ người bình thường nào cũng có thể rơi nước mắt.
Sau Sa Kỳ, André dẫn chúng ta ra đảo Lý Sơn. Ở đây, chúng ta sẽ thấy bia chủ quyền được dựng từ thời Triều Nguyễn. Một lần nữa, chúng ta nghe qua những câu chuyện đau lòng của vợ mất chồng, mẹ mất con, em mất anh, tất cả đều xảy ra ở các quần đảo Hoàng Sa. Rất nhiều gia đình rơi vào cảnh túng quẩn, khánh kiệt. Nhưng dù biết hiểm nguy trực chờ, ngư dân vẫn ra biển đánh cá, bởi vì họ không có lựa chọn nào khác. André gọi họ là những anh hùng đời thường.
Cuốn phim được quay khá chuyên nghiệp (vì có sự hỗ trợ của Đài truyền hình TPHCM) và có nhiều cảnh cùng những câu nói [của người được phỏng vấn] rất “chiến lược”. Có đoạn, ông André Menras hỏi “Có nhớ Hoàng Sa không?” Một anh ngư dân đã từng bị Tàu cộng bắt và hành hạ 4 lần cười buồn nói nhớ chứ, Hoàng Sa là quê hương gần của mình mà. Lại có câu hò “Hoàng Sa trời đất mênh mông... người đi thì có mà không thấy về..." Nghe mà ứa nước mắt trong lòng. Thật ra, phim có nhiều nước mắt hơn là nụ cười.
Một mẫu số chung trong tất cả các câu chuyện là các ngư dân bị Tàu cộng bắt và đánh đập, nhưng không rõ vai trò của các lực lượng như hải quân và cảnh sát biển. Qua những câu chuyện này, chúng ta có thể nói rằng ngư dân ra biển và họ không được yểm trợ từ Nhà nước. Ngay cả khi bị Tàu cộng bắt và chúng đòi tiền chuộc, thì người dân cũng tự xoay xở để trả tiền cho Tàu cộng. Có đoạn, đạo điễn cho thấy hoá đơn trả tiền cho Tàu cộng qua ngân hàng VietinBank. Hầu hết gia đình nào cũng thiếu nợ từ 100 triệu đồng đến 400 trăm triệu đồng, một số tiền rất lớn.
André cho biết khi phim này được chiếu ở Sài Gòn, một vị lãnh đạo nhận xét rằng “bộ phim này không có tính đảng”! Rất khó hiểu “tính đảng” là gì, có lẽ vì phim không đề cập đến chính quyền và đảng chăng. Bộ phim rất thực tế vì phản ảnh đời sống cơ cực của những người ngư dân và gia đình phải đối phó với những tai ương từ Tàu cộng. Đúng như lời nói đầu của phim viết “Bộ phim là tiếng nói chân thật của các ngư dân miền Trung bị tàu Trung Quốc cướp bóc, đánh đập, hành hạ tại vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam. […] Trong phim … còn là một thông điệp cho bất cứ kẻ xâm lược nào rằng: họ không bao giờ chịu bị cướp đoạt những điều họ quí nhất, đó là linh hồn của người thân, vùng biển truyền thống của tổ tiến, niềm tự hào của họ quyền sống còn của mình và của con cháu mình.” Một bộ phim như thế quả thật mang tính nhân văn và thiết thực. Tính nhân văn của bộ phim chắc chắn cao hơn tính chính trị gấp ngàn năm ánh sáng.
Người ta ngạc nhiên một bộ phim giàu nhân văn tính như thế mà bị cấm trình chiếu ở Sài Gòn! Không ai biết ai là người ra lệnh cấm chiếu, nhưng có lẽ điều đó không còn quan trọng nữa (nếu có nó cho chúng ta biết có người không thích sự thật). Nhưng ở VN, quyết định cứ thay đổi xoành xoạch, và có khi nhằm phục vụ cho ý đồ chính trị nào đó, nên bây giờ bộ phim lại được cho trình chiếu. Trong bối cảnh Tàu cộng cấm giàn khoan trong vùng biển VN, dùng tàu đâm húc vào tàu VN hầu như hàng ngày, việc xuất hiện của bộ phim này rất có ý nghĩa.
Hình như chưa có một đạo diễn VN nào làm phim như thế này hay về Hoàng Sa ở góc độ nhân văn. Có thể xem những lời nói trong phim như là những chứng từ lịch sử. Do đó, đóng góp của André Menras rất quan trọng. Xin có lời cám ơn và ngưỡng phục gửi đến André Menras Hồ Cương Quyết. 
Nếu bạn chưa xem, nên tìm xem bộ phim này để biết về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và ngư trường Hoàng Sa. 
-----
(1) Bộ phim được upload lên youtube ở địa chỉ sau đây:
https://www.youtube.com/watch?v=yEoAgT7lMMI

DUY HƯNG * ĐỐI THOẠI MỸ TRUNG THẤT BẠI

Đối thoại Trung - Mỹ thất bại toàn tập

Duy Hưng/ Petrotimes
Ảnh bên:Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Bắc Kinh ngày 9/7

Cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung đã kết thúc ngày 10/7 tại Bắc Kinh mà không đạt được kết quả đáng kể nào. Bất đồng giữa hai nước về vấn đề Biển Đông và tin tặc là không thể khỏa lấp.

Chủ đề chính của cuộc đối thoại lần thứ 6 này là an ninh mạng, tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông, chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Kết quả duy nhất đạt được sau hai ngày đàm phán là việc Trung Quốc đồng ý bớt can thiệp vào thị trường tiền tệ của mình. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên phát biểu: “Chúng tôi sẽ để liên hệ cung-cầu của thị trường đóng vai trò lớn hơn trong việc ấn định tỷ giá hối đoái, mở rộng biên độ thả nổi và tăng tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái”. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu Mỹ kêu gọi Trung Quốc thả nổi tỉ giá đồng tiền và cũng chả phải lần đầu Bắc Kinh hứa sẽ bớt can thiệp.
Trên các chủ đề chính còn lại, hai bên chỉ còn biết ngồi tố cáo nhau.
Trong ngày thứ hai của cuộc đối thoại, Ngoại trưởng John Kerry lên án các cuộc tấn công tin học từ Trung Quốc nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ, đe dọa khả năng cạnh tranh của kinh tế Mỹ. Trong phát biểu sau một phiên họp với đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, ông Kerry khẳng định “việc đánh cắp sở hữu trí tuệ do tin tặc giống như dội nước lạnh vào khả năng cách tân và đầu tư. Các hoạt động tin tặc gây thiệt hại cho nền kinh tế chúng tôi và đe dọa khả năng cạnh tranh của Mỹ”.

Quan hệ Mỹ-Trung xấu đi hồi tháng 5/2014, sau khi tư pháp Mỹ truy tố năm sĩ quan Trung Quốc vì tội tin tặc và gián điệp kinh tế. Bắc Kinh trả đũa bằng cách rút khỏi nhóm làm việc chung về an toàn tin học. Chính quyền Bắc Kinh liên tục chỉ trích Washington “đạo đức giả” và khẳng định bản thân Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc, đồng thời lên án mạng lưới gián điệp mạng rộng lớn của tình báo Mỹ.
Vấn đề chủ quyền tại Biển Đông gây chia rẽ nhất trong cuộc đối thoại lần này giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc thường xuyên cảnh báo Mỹ không nên tìm cách ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong các lĩnh vực kinh tế và ngoại giao và họ xem chính sách xoay trục châu Á của Mỹ là một phần của chiến lược ngăn chặn đó. Các giới chức Mỹ nhiều lần bác bỏ tố cáo đó và khẳng định là Mỹ hoàn toàn ủng hộ cho sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng.
Phát biểu khai mạc cuộc đối thoại lần này, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Washington và Bắc Kinh đang cố gắng tránh một cuộc đối đầu mà ông cho là sẽ đem lại “tai họa”. Ông Tập nói: “Ðối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, đối với hai quốc gia và đối với cả thế giới, sẽ dứt khoát là một thảm họa. Trong các tình huống này, chúng ta ở cả hai bên phải nhìn xa, củng cố và tiếp tục hợp tác, và tránh đối đầu”.
Tuy nhiên, tuyên bố đó đã không ngăn cản Mỹ nêu bật quan điểm bất đồng tình của mình trước hành động của Bắc Kinh trên nhiều vấn đề trong đó có Biển Đông. Theo hãng AFP, trong buổi họp kín với phía Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã mạnh mẽ gây sức ép trên Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp biển đảo khi cảnh báo đối tác Trung Quốc là Washington không thể chấp nhận các mưu toan tạo ra một hiện trạng mới ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đây là hai nơi mà Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Theo một quan chức ngoại giao Mỹ, ông Kerry đã nói thẳng với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc phụ trách ngoại giao Dương Khiết Trì rằng bất kỳ quốc gia nào cũng đều không có quyền “hành động đơn phương để đẩy mạnh các đòi hỏi chủ quyền hay lợi ích của mình”. Theo nguồn tin trên, thì phía Mỹ đã tái khẳng định sự cần thiết của “một trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, và yêu cầu Trung Quốc “đóng góp và tham gia vào trật tự đó, thay vì chống lại các chuẩn mực khu vực và toàn cầu”. Quan chức cao cấp Mỹ tiết lộ tiếp là phía Mỹ đã nói rõ với đối tác Trung Quốc rằng: “Tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra một hiện trạng mới bất kể sự ổn định của khu vực, sự hài hòa của khu vực, là điều không thể chấp nhận được”.
Trung Quốc đang dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và Philippines. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh có hành động hung hăng hơn trong mưu toan bành trướng tại Biển Đông, làm tình hình căng thẳng hẳn lên khi đưa giàn khoan xuống hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho tàu Trung Quốc đâm vào các tàu công vụ và tàu cá Việt Nam đến gần giàn khoan, dùng vòi rồng xua đuổi tàu Việt Nam, thậm chí bắt giữ ngư dân Việt Nam.
Ngay khi bước chân lên máy bay sang Trung Quốc tham dự đàm phán, Ngoại trưởng Kerry ngày 8/7 tuyên bố rằng Mỹ "hết sức quan ngại" về "sự sẵn sàng của các bên tranh chấp trong việc sử dụng các lực lượng quân sự, bán quân sự, tuần duyên nhằm thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền của mình. Mỹ đặc biệt tố cáo tính chất mập mờ của tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà Bắc Kinh dùng làm cơ sở để đòi thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước khác, trong đó có Việt Nam và Philippines. Ngoại trưởng Kerry xác định: "Sự mơ hồ gắn với đường chín đoạn quả là có vấn đề".
Trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng thường xuyên cho tàu thuyền và máy bay quân sự tiến vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang được đặt dưới quyền kiểm soát của Tokyo, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Như vậy có thể thấy cuộc đối thoại Mỹ-Trung về chiến lược và kinh tế ngày càng mang tính hình thức hơn là thực chất. Sau 6 lần đàm phán, hai bên vẫn chưa đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá nào. Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Stapleton Roy nói: “Đối thoại kiểu này không phải là hình thức mà chúng ta mong muốn. Và vì thế, điều hết sức quan trọng đối với chúng ta là phải có các cơ chế có tác dụng và tìm cách giải quyết các loại vấn đề nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc”.

LS.LÊ NGUYÊN HÀ * CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

Giá trị pháp lý công hàm Phạm Văn Đồng theo luật pháp quốc tế và cơ hội ngàn vàng để Việt Nam xác quyết chủ quyền trên hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa  


Luật sư Le- Nguyen- Ha/BVN

Từ nhiều tuần nay, các học giả, nhà nghiên cứu, chính trị gia, luật gia nói viết nhiều về công điện Phạm Văn Đồng ký và gửi ngày 14/9/1958 cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai liên quan tới lời tuyên bố của Trung Quốc ngày 4/9/1958 về bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nới rộng là 12 hải lý bao gồm lãnh thổ trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Xisha tức Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Nansha tức Trường Sa).

Điều tuyên bố trên của Trung Quốc về việc nới rộng biển đảo ra 12 hải lý hoàn toàn phù hợp với đề nghị của Hội Nghị Quốc Tế về luật biển họp tại Genève từ ngày 24-2 đến 29-4-1958.
Bức công điện Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nội dung như sau:
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.

 Chính công điện hay công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng này đã gây nên những tranh cãi bất tận và đối nghịch nhau đưa đến những giải thích và kết luận có nhiều điểm hoàn toàn trái với luật thông lệ quốc tế, công pháp quốc tế và luật quốc tế về hiệp ước. 
Chúng tôi nhận thấy có sự nhầm lẫn căn bản là: sự lẫn lộn Luật quốc nội (droit interne) và Luật công pháp quốc tế (droit publique international), và Luật quốc tế về hiệp ước (droit international des traités), đặt biệt Công Ước Vienne về Hiệp Ước (Convention de Vienne sur le droit des traités).
Chúng tôi sẽ giải thích sự lầm lẫn trên có thể đưa đến các kết luận tai hại qua việc đánh giá không chính xác công điện Phạm Văn Đồng đồng thời với những lời giải thích này hy vọng sẽ soi sáng các quyết định của các nhà lãnh đạo Chính quyền Việt Nam can đảm nắm bắt cơ may bằng cách sử dụng cơ quan tài phán quốc tế thích hợp để Việt Nam chiến thắng trên trường quốc tế liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa (1).
I- TÌM HIỂU NỘI DUNG CÔNG ĐIỆN VÀ Ý ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG
1)- Đọc lại từng câu, từng chữ Công điện, chúng tôi nhận thấy mạch lạc rõ ràng (sans équivoque): “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố…, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Đoạn tiếp: Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định… hải phận 12 hải lý và còn nhấn mạnh ba chữ cuối câu trên mặt bể.
2)- Công điện Phạm Văn Đồng không hề nhắc đến, hay ám chỉ các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền và quản lý của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà (Việt Nam Cộng Hòa), một quốc gia độc lập (indépendance) có chủ quyền (souveraineté) và được quốc tế thừa nhận tương tự như Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) với thủ đô là Hà Nội.
Sự giải thích trên đúng với qui định căn cứ theo điều 29 Công Ước Vienne về Hiệp Ứơc: thoả ước chỉ áp dụng trên toàn lãnh thổ của bên kết ước (2).
3)- Nhìn kỹ lại lời tuyên bố của Trung Quốc 4/9/1958, trong thời điểm Hội Nghị Quốc Tế về luật biển họp tại Genève, chỉ cốt yếu về việc nới rộng biển đảo ra 12 hải lý, không phải là lời tuyên bố vể chủ quyền các đảo mặc dù lời tuyên bố có chồng chéo lên chủ quyền các đảo thuộc các nước khác như Việt Nam Cộng Hoà (Hoàng Sa và Trường Sa) và các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan (Trường Sa).
Đằng khác, Công Pháp Quốc tế cũng chỉ cho phép tuyên bố đơn phương một đối tượng duy nhất chỉ định rõ ràng như như việc việc nới rộng biển đảo ra 12 hải lý của Trung Quốc
Chính vì lý do đó, các quốc gia này đã không thấy cần thiết phải lên tiếng về lời tuyên bố của Trung Quốc ngoại trừ Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Chính Phủ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là một quốc gia độc lập với Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà (theo Hiệp Định Genève 1954 phân định) lên tiếng ủng hộ thông qua Công điện nói trên.
Điều 31 Công Ước Vienne về hiệp ước cho biết việc giải thích thỏa ước phải thiện ý theo ý nghĩa bình thường trong bối cảnh thoả ước phát sinh và theo đối tượng và mục đích rõ ràng trong thỏa ước.
Như vậy Công điện Phạm Văn Đồng được phát sinh gửi đi trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố nới rộng biển đảo ra 12 hải lý vào thời điểm Hội Nghị Quốc Tế về luật biển họp tại Genève từ ngày 24-2 đến 29-4-1958.
Đàng khác, đối tượng và mục đích rõ ràng ghi trong Công điện chỉ rõ việc thừa nhận 12 hải lý mở rộng, không có một chữ, một câu nào trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.
Điều 32 Công Ước Vienne cũng qui định, trong trường hợp văn kiện mù mờ, không rõ ràng, có nguy cơ đưa tới kết luận kỳ quái (absurde) vô lý thì phải xem xét những công việc sửa soạn trước đó và những tình huống đưa tới việc ký kết văn kiện.
Thực vậy cho đến nay, trước thời điểm ký văn kiện, cũng như từ ngày Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi công điện 14/9/1958 tán thành việc nới rộng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, cho đến khi mất đã không hề tìm thấy một tài liệu nào công nhận hay mặc nhiên công nhận các đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.
Đàng khác, chúng tôi cũng không thấy có một sự kiện nào, bằng các cuộc thảo luận thương thuyết hay văn bản trao đổi giữa Trong Quốc và Việt Nam liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa trước và sau công điện do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958.
Trái lại, thực tế cho thấy:
- Ngay khi Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975, quân đội của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản đảo Trường Sa rối giao lại cho Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà khi thống nhất đất nước 1976.
- Trận hải chiến ngày 19/1/1974 do Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa thuộc chủ quyền và quản lý của Việt Nam Cộng Hoà đã làm thiệt mạng 75 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa anh dũng chiến đấu. Ngay tức thì, ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa ra tuyên cáo phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc. Tương tự, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam cũng đã phản đối hành động của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
- Ngày 14/3/1988, Trung Quốc đem quân xâm chiếm các bãi đá Gạc Ma, Colin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và giết hại 64 hải quân Việt Nam ra bảo vệ.
Các sự kiện nêu trên, sau khi Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa không tồn tại, các Chính quyền kế tiếp từ Chính quyền Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đến Chính quyền Dân Chủ Cộng Hoà và nay là Chính quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không có một sự nhượng bộ hay thỏa ước nào được biết đến cho tới nay liên quan tới các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tất cả các giải thích trên cho thấy, Công điện hay Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi ngày 14/9/1958 cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyến bố về lãnh hải 12 hải lý, chỉ là một sự tuyên bố ngoại giao không giá trị pháp lý, không có tác dụng công nhận chủ quyền liên quan tới đảo Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam.
Theo chúng tôi, Công điện này chỉ có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu một thời kỳ thắm thiết “môi hở răng lạnh giữ hai nước anh em đồng chí cùng chung một giường” và dưới ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc đồng thời chứng tỏ người lãnh đạo đất nước thiếu cảnh giác và không có tầm nhìn xa.
 
II- NHỮNG LẦM LẪN TAI HẠI
Sai lầm: lẫn lộn về tư cách pháp lý trong hiệp ước quốc tế và cách giải thích Công điện Phạm Văn Đồng tùy tiện theo cảm tính hay theo lăng kính chính trị không căn cứ vào căn bản pháp luật.
Chúng ta đều biết Hiến Pháp quốc gia là luật quốc nội thường ghi nhận và bảo đảm những quyền căn bản của công dân đồng thời qui định cách tổ chức và điều hành quốc gia làm sao phát triển bền vững và mang phúc lợi tối đa cho mỗi người dân.
Trong Hiến Pháp, có những điều khoản qui định về về tư cách pháp lý (qualité juridique) của người dân, của viên chức chính quyền hay của các tổ chức dân sự hay thương mại, được gọi là pháp nhân (personne juridique).
Trong Công Pháp Quốc Tế, cũng có những điều khoản qui định về người đại diện quốc gia hay người có thẩm quyền, không nói người có tư cách pháp lý bởi vì nó thuộc luật quốc nội qui định các điều kiện khác nhau tùy theo mỗi quốc gia.
Bởi vậy không thể áp dụng tư cách pháp lý (luật quốc nội) vào các hiệp ước quốc tế để yêu cầu hủy bỏ thỏa ước đã ký do ngươi ký không có tư cách pháp lý hay vựợt quyền (ultra vires) theo luật quốc nội như trường hợp nêu ra bởi một số học giả và luật gia liên quan tới câu hỏi làm sao giải thoát hoặc vô hiệu hóa Công Hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký.
Có người lại còn yêu cầu Quốc Hội Việt Nam ra nghị quyết hủy bỏ Công Hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký cách đây 56 năm, hoăc xa hơn đòi xoá bỏ chính thể hiện nay và lập lại Việt Nam Cộng Hòa. Thật là ngộ nghĩnh tức cười.
Luận cứ của họ cho rằng công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng thực sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tương tự lập luận của Trung Quốc nhưng, theo họ, là vô giá trị vì những lý do sau đây:
- Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có tư cách pháp lý để ký công hàm; hoặc
- Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã vượt quyền hạn (ultra vires); hoặc 
- Công hàm ký bởi Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã không đưa ra Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn, nên thiếu sự đồng thuận (vice de consentement), hoặc vi hiến.
Các lập luận trên hoàn toàn trái với Thông Tục Quốc Tế, đặc biệt các qui định của Luật Quốc tế về hiệp ước.
Thật vậy, nếu đã coi Công hàm ký bởi Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một văn bản (hiệp ước) công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì giải pháp vô hiệu hóa Công Hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký của các học giả và luật gia trên hoàn toàn lầm lạc bởi các lý do sau đây:
- Điều 27 và 46 Công Ước Vienne về hiệp ước không cho phép viện dẫn luật quốc nội như là tì vết (vice) của sự thỏa thuận (consentement) để hủy hiệp ước đã ký, hay không muốn thi hành viện dẫn lý do Công Hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã không được đưa ra Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn.
- Điều 7 Công Ước trên ghi rất rõ những ai là đại diện của quốc gia kết ước có đầy đủ quyền lực (pleins pouvoirs) ký, chuẩn nhận, đồng ý một hiệp ước và quốc gia đó bị trói buộc vào hiệp ước. 
- Điều 7.2.a): chỉ rõ người đứng đầu quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao là những người đại diện quốc gia.
- Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công Hàm là người đứng đầu chính phủ Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà có đầy đủ quyền lực ký và nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phải bị ràng buộc.
 
- Nói khác đi, Nhà Nước Việt Nam phải tôn trọng và thi hành hiệp ước được ký bởi người đại diện là Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Giả sử nội vụ được đưa ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế với những dữ kiện và lập luận sai lầm trên, kết quả sẽ hết sức tai hại mà độc giả đã thấy trước.
III- CƠ HỘI NGÀN VÀNG ĐỂ VIỆT NAM XÁC QUYẾT CHỦ QUYỀN TRÊN HAI NHÓM ĐẢO HOÀNG SA và TRƯỜNG SA
1- Cơ hội ngàn vàng
Từ ngày Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công Hàm đã 56 năm, môt số không nhỏ các nhà lãnh đạo đất nước vẫn còn mê mẩn với các khẩu hiệu loè bịp như “các nước xã hội chủ nghiã đều là anh em”, rồi “16 chữ vàng và 4 tốt” do Trung Quốc ban tặng, mặc dù chính họ đã kinh qua nhiều trận chiến tàn phá khủng khiếp 6 tỉnh biên giới Việt-Trung năm 1979, xâm chiếm biển đảo Hoàng Sa năm 1974 và đảo đá Gạc Ma thuộc Trường Sa năm 1988.
Sự việc giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc đặt trái phép vào thềm lục địa Việt Nam từ hai tháng nay cùng kéo theo hơn 100 các tàu đủ loại, đủ cỡ để bảo vệ các hoạt động của họ cộng với thái độ ngang ngược bất nhân đối với các tàu kiểm ngư và tàu cá của Việt Nam đã là một giọt nước làm tràn ly.
Sự kiện này có lẽ đang thức tỉnh một số quan chức còn mơ màng chỉ nhìn thấy Tàu lạ mà không thấy TÀU thiệt đã và đang giết hại ngư dân Việt từ nhiều năm nay.
Trong khi đó nhân dân cả nước đã tỉnh ngộ từ lâu, họ biết tàu lạ là ai. Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy Ban Công Lý Hoà Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã quả quyết rằng: “Tàu lớn, tàu nhỏ, tàu lạ, tất cả đều là TÀU cả”.
Ngày nay phải bổ túc câu nói trên: “… tàu lặn, tàu ngầm, tàu bay, tất cả đều là TÀU cả”.
Ý dân là Ý Trời: các cuộc xuống đường hàng chục ngàn người, các cuộc hội thảo công khai về biển đảo, các kiến nghị của trí thức, các hội đoàn đủ mọi tầng lớp trong xã hội tố cáo Trung Quốc chiếm đoạt và vi phạm biển đảo Việt Nam dâng cao chưa từng có phải chăng là dấu chỉ báo trước cơn đại địa chấn Tsumani?
Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc đang bị kết án không tuân theo luật lệ quốc tế và muốn dùng vũ lực thay đổi đơn phương nguyên trạng tại biển Hoa Đông và Biển Đông. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vài vị lãnh đạo cao cấp mới đây, đã tố cáo đích danh Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam và đe doạ đưa vụ việc ra Toà Án Quốc Tế giải quyết.
Đó là tín hiệu đáng mừng! Nhưng quan trọng là phải hành động ngay! Không phải truyền lại trách nghiệm cho các thế hệ con cháu 1000 năm sau mới đòi lại như tuyên bố của một quan chức quyền thế.
Theo thiển ý, chúng tôi nghĩ rằng Chính quyền Việt Nam không còn chọn lựa nào khác hơn là khiếu kiện Trung Quốc ra Toà Án Công Lý Quốc Tế La Haye thay vì Toà Án Trọng Tài Quốc Tế như Philippines đang tiến hành.
Việc đưa các tranh chấp ra Tòa Án Quốc Tế là một phương cách giải quyết hòa bình, bình đẳngkhách quan. Các quốc gia văn minh dân chủ coi đó là cách giải quyết rất bình thường giữa các quốc gia khi có bất đồng tranh chấp và không hề làm suy giảm tình hữu nghị.
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc tại Điều 73 khuyến nghị các thành viên Liên Hiệp Quốc sử dụng Tòa Án Công Lý Quốc Tế giải quyết các tranh phương chấp như là biện pháp hoà bình.
 
2- Tòa Án Công Lý QuốcTế La Haye 
Chúng tôi đề nghị vụ khiếu kiện Trung Quốc ra Tòa Án Công Lý QuốcTế La Haye và nội dung khiếu kiện phải bao gồm các tranh chấp liên quan tới các nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa bởi các lý do sau đây:
a)- Toà Án Trọng Tài Quốc Tế đang thụ lý vụ Chính quyền Philippines khiếu nại đường lưỡi bò 9 đoạn do Trung Quốc tự nhận chủ quyền chiếm đến 90% toàn bộ Biển Đông, vi phạm quyền, chủ quyền và quyền tài phán các biển đảo của họ đang chiếm giữ.
- Mục đích và đối tượng khiếu tố của họ đơn giảndễ dàng giải quyết: Trung Quốc chỉ cần có chút thiện chí công nhận các quyền đó bằng một thỏa ước riêng rẽ giữa hai nước và được phê chuẩn bởi Toà Án Trọng Tài Quốc Tế đang thụ lý mà không tổn hại nhiều tới đường lưỡi bò 9 đoạn của họ.
Chúng tôi cũng cần lưu ý quý độc giả rằng, nếu thỏa ước đó thành hình thì nó chỉ có giá trị giữa hai nước ký kết mà không ảnh hưởng gì tới các nước khác về đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc.
- Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, như tên gọi, cốt yếu nhằm giảng hoà, tìm đồng thuận giữa các bên để đạt tới một thỏa hiệp (compromis) mà không bắt buộc phải căn cứ vào các luật lệ quốc tế. Án lệ quốc tế đã nhiều lần minh tỏ điều đó.
Giải pháp đó gọi là ex aequo et bono (công bình và hữu ích).
Bởi vậy, Chính quyền Việt Nam, nếu muốn giải quyết toàn bộ và dứt khoát các tranh chấp liên quan tới các nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nên khiếu tố trước Tòa Án Công Lý QuốcTế La Haye, theo chúng tôi là chọn lựa thích hợp và tốt nhất bởi các lý do trình bày dưới đây.
b)- Tòa Án Công Lý QuốcTế La Haye
- Vụ việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa phức tạp hơn nhiều vì theo chúng tôi hiểu, thứ nhất là cả hai nước đều đòi chủ quyền trên toàn thể hai nhóm đảo này và thứ hai là các chủ quyền đòi hỏi chồng chéo nhau liên quan tới nhiều quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei đối quần đảo Trường Sa và Việt Nam, Trung Quốc đối với nhóm đảo Hoàng Sa.
- Tòa Án Công Lý Quốc Tế (3) là cơ quan cơ quan tài phán chính yếu của Liên Hiệp Quốc có thẩm quyền bao quát các tranh chấp quốc tế tương tự như các Toà Án Trên (Cour Supérieure), còn được gọi là Toà Án Luật Chung (tribunal de droit comun) tại các nước có truyền thống pháp quyền.
- Tòa Án Công Lý Quốc Tế, qua thủ tục có thể giúp Việt Nam thông đạt tới tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, các luận cứ và chứng cứ liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là một phương cách hữu hiệu nhất để các nước trên toàn thế giới biết quyền lợi chính đáng về biển đảo của Việt Nam.
- Tòa Án Công Lý Quốc Tế, cũng có thể cho mở điều tra hay lấy ý kiến chuyên môn của các cá nhân, tổ chức, cơ quan khi thấy cần thiết do Tòa chỉ định.
 - Tòa Án cũng có thể ra án lệnh yêu cầu các bên cung cấp tài liệu cần thiết (pertinents) nhằm giải quyết vụ việc.
Đó là tính cách đặc thù về thẩm quyền bao quát (globale, universelle) của Tòa Án Công Lý Quốc Tế La Haye.
- Hơn nữa, trong vụ khiếu kiện trước Tòa Án Công Lý Quốc Tế các nước có chủ quyền chồng chéo có thể tham dự với tư cách quốc gia đệ tam (intervenant) một khi phán quyết của Toà Án có thể tổn hại tới chủ quyển của họ, như trường hợp quần đảo Trường Sa nói ở trên giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei. 
Một khi đã tham dự thì phán quyết có giá trị cho tất cả. 
Hy vọng những trình bày các sự kiện và giải thích (4) trên giúp độc giả có cái nhìn đứng đắn về một vấn đề cực kỳ quan trọng có nguy cơ tổn hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ biển đảo và chủ quyền độc lập Việt Nam. 
N. L. H.
....................
 Ghi chú:
 (1): Theo đánh giá các chứng cứ hiện có của Trung Quốc và Việt Nam, theo chúng tôi, khả năng thắng kiện gần như chắc chắn. Tuy nhiên vấn đề còn tuỳ thuộc cách trình bày vấn đề, chọn lựa các chứng cứ (pertinents), toà án thụ lý, chiến thuật trình bày vấn đề, để làm sao bắt buộc Trung Quốc có nhiệm vụ phải chứng minh các chứng cứ về chủ quyền (charges de preuves) không phải phía Việt Nam vì các hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam, v.v. Các chứng cứ về lịch sử, chiếm hữu thực sự hòa bình, liên tục của Việt Nam rất rõ ràng, điều mà Trung Quốc không có, nên luận cứ chính của họ là Công Hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 mặc nhiên công nhận chủ quyền của họ trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Chiến thuật hiện nay của họ là thương thảo đơn phương, không chấp nhận phân xử của Toà Án Quốc Tế, và từ từ tạo ra các chứng cứ mới qui định bởi Công Ứơc Quốc Tế về luật biển 1982, bằng cách ru ngủ các nhà lãnh đạo Việt Nam bất động trong một thời gian dài với mỹ từ “chuyện trong gia đình, đời sau sẽ đòi, ngàn năm sau sẽ đòi…”. 
(2): Công Ước Vienne về Hiệp Ước (Convention de Vienne sur le droit des traités) thông qua ngày 23/5/1969 và có hiệu lực ngày 27/01/1980.
(3): Tòa Án Công Lý Quốc Tế được thông qua ngày 26/6/1945 và có hiệu lực ngày 24/10/1946.
(4): Chúng tôi chỉ đưa ra vài sự kiện với lời giải thích ngắn gọn nhằm giúp độc giả dễ hiểu một điểm pháp lý quan trọng về Công điện hay Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958. Đàng khác, ý thức được tầm quan trọng này, chúng tôi để đồng bào, các cơ quan truyền thông (medias) trong và ngoài nước Việt Nam tùy ý sử dụng, chỉ với một điều kiện duy nhất là không được thay đổi, cắt xén thêm bớt nội dung.
Là một luật sư chuyên nghiệp, có ba con luật sư, hai trong ba hiện với hơn 12 năm kinh nghiệm các hồ sơ quốc tế và các toà án quốc tế, hiện một con làm việc với tư cách luật sư cố vấn, luật sư biện hộ (co-counsel, defense lawyer) tại Tòa Án Quốc Tế tại La Haye, mong đóng góp phần chuyên môn liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa. Trân trọng.

GS.NGUYỄN VĂN TUẤN * AI THEO TRUNG CỘNG?

Ai xem Tàu là bạn?

Gs Nguyễn Văn Tuấn/FB Nguyen Tuan
Đến lúc này thì tôi nghĩ bất cứ người dân Việt bình thường nào cũng thấy Tàu không phải và không thể là bạn. Thật ra, đối với rất rất nhiều người Việt, Tàu là một mối đe doạ truyền kiếp đến sự tồn tại của VN. Thế nhưng tôi vẫn nghĩ trong giới cầm quyền, vẫn có người -- có thể là số nhiều -- vẫn xem Tàu là bạn. 

Quan điểm “Tàu là bạn” trong giới cầm quyền đã được phát biểu trong vài diễn đàn. Chúng ta còn nhớ trước đây, một ông cựu đại tá Cục trưởng cục Đông Bắc Á (Bộ Công An) phát biểu rằng “Trong trường hợp nhất định nào đó, mình vẫn có thể giữ nguyên giàn khoan Trung Quốc như một đơn vị nước ngoài vào đầu tư, nhưng phải có nguyên tắc và lợi ích của ta là phải thật đảm bảo” (1).

 Đối với ông, Tàu là bạn, nên chúng đem giàn khoan vào vùng biển VN thì cũng như là một … đầu tư. Nhưng ông quên rằng chúng đâu muốn khai thác dầu, chúng muốn hiện thức hoá bản đồ 9 đoạn (hay 10 đoạn) và muốn dằn mặt VN. 
Trong Đối thoại Shangri-La, trong khi tình hình rất căng thẳng ngoài Biển Đông, thì một quan chức cao cấp bình thản tuyên bố rằng quan hệ giữa Tàu và VN vẫn tốt đẹp, và những va chạm ngoài Biển Đông được ví von như … chuyện trong gia đình. Phát biểu này làm không ít người định ủng hộ VN cảm thấy ngạc nhiên và lặng lẽ rút lui. Còn người Việt có điều kiện theo dõi Đối thoại Shangri-La thì phẫn nộ và hoàn toàn thất vọng, vì tuyên bố đó làm vô hiệu hoá tất cả những gì được chuẩn bị để kiện Tàu ra một toà án quốc tế.
Khi tiếp Dương Khiết Trì vào tháng qua, ngài tổng bí thư cũng khẳng định “chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc”. Thật ra, câu này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần ở nhiều dịp bởi nhiều nhân vật cao cấp. 
Chẳng những coi trọng mà còn mang ơn. Hầu như trong bất cứ cuộc tiếp xúc đoàn Tàu nào, giới lãnh đạo đều phát biểu đại khái rằng đảng, Nhà nước, quân đội mãi mãi ghi nhớ và biết ơn sự giúp đỡ Tàu đã giúp đỡ VN trong thời đánh Pháp và đánh Mĩ Nguỵ. Năm ngoái ông đại tá phó giáo sư tiến sĩ nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh gây sóng gió qua “bài giảng sổ hưu” mà trong đó ông cũng nhắc lại rằng “Việt Nam phải mang ơn Trung Quốc” và đồng thời rao giảng sự căm thù Mĩ (“Mĩ là một nước gian ác, sự giúp đỡ trong giáo dục đối với Việt Nam là hành động “Diễn biến hòa bình” cần phải cảnh giác”).
Qua những phát biểu trên (và còn rất rất nhiều phát ngôn khác), chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng nhà cầm quyền VN vẫn xem Tàu cộng là bạn, có khi là bạn thân thiết. Đối với nhiều người trong đảng, có lẽ họ theo quan điểm của ông Đỗ Mười, rằng “tuy Trung Quốc nó đánh ta nhưng nó cùng là cộng sản” (2). Nó là cộng sản, ta cũng là cộng sản, suy ra ta với nó là bạn.
Nhưng Tàu có xem VN là bạn? Trước mặt các quan chức VN thì phía Tàu lúc nào cũng nói rằng Tàu coi trọng “và luôn mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với Việt Nam”. Họ dĩ nhiên lúc nào cũng lặp lại 16 chữ vàng + 4 tốt. Những chữ này dù chẳng có ý nghĩa gì và do chúng sáng chế ra nhưng cũng thuyết phục được khối người nhẹ dạ ở VN. Có những người tin và phát biểu về những chữ này một cách mê sảng.
Nhưng Tàu cộng nổi tiếng là kẻ sống 2 mặt. Do đó, trong thực tế thì họ làm ngược lại 180 độ so với những gì họ nói. Họ không bao giờ coi trọng VN; ngược lại họ rất khinh VN. Họ cho báo chí tấn công thủ tướng VN và xuyên tạc tổng bí thư VN. Mới hôm nay, họ còn cho báo chí bêu rếu Chủ tịch Nước VN. Họ bật đèn xanh cho vài tướng diều hâu lên báo đài ngông nghênh tuyên bố doạ đánh VN. Dương Khiết Trì khi ở VN thì cười cười, nhưng vừa về đến Tàu là đổi thái độ ngay, y nói y đến VN là để lên lớp chứ không có đàm phán. Khó kể hết những hành động và phát ngôn “mất dạy” của các quan chức Tàu đối với VN. Nói chung, thái độ trịch thượng và khinh bỉ VN của các quan chức cho thấy Tàu cộng xem VN như một loại “thuộc quốc” chứ không phải là bạn. Và, họ có lí do khinh VN, bởi vì họ nói gì VN cũng chẳng có phản ứng. Sự im lặng của giới lãnh đạo VN trước những tấn công của Tàu phải nói là lạ lùng, chưa từng có trong lịch sử bang giao quốc tế. Hiếm thấy một quốc gia nào chịu nhẫn nhục đến độ đó.
Càng hiếm thấy một quốc gia nào xem kẻ xâm lược mình là bạn. Có lẽ VN là nước duy nhất trên thế giới gọi kẻ tấn công mình, xâm lấn lãnh hải mình, hành hạ và giết ngư dân mình là bạn. Quả thật, bạn mà như thế thì chắc chẳng ai cần thêm kẻ thù. 
Điều lạ lùng là lãnh đạo VN không lên tiếng phản đối Tàu, nhưng lại có quan chức yêu cầu nước khác lên tiếng phản đối. Bà Thị Ninh trong một phỏng vấn với báo chí Âu châu cho rằng EU nên can thiệp vụ giàn khoan HD-981! Trước đó, còn có trò kí tên để kiến nghị Mĩ yêu cầu Tàu rút giàn khoan. Cũng lạ, xem Mĩ là kẻ thì mà lại trông chờ vào kẻ thù giúp mình! Toàn những trò chẳng đâu vào đâu. Chuyện của mình, mình không lo, mà suốt ngày cứ trông chờ vào người khác. Mới đây, khi Mĩ ra nghị quyết về Biển Đông, phía VN hí hửng ra tuyên bố ủng hộ, trong khi Quốc hội VN thì không dám ra nghị quyết về Biển Đông. Nhưng Mĩ ra nghị quyết là vì quyền lợi của họ chứ có phải vì VN đâu. Có thể xem đó là một kiểu ăn mày ngoại giao vậy.
Quan điểm (hay chính sách?) xem Tàu là bạn đã đẩy VN vào một tình thế nguy hiểm. Hiện nay, VN không có đồng minh. Tàu không bao giờ xem VN là đồng minh. VN cũng chẳng có bạn thân. ASEAN hầu như vô dụng vì chẳng giải quyết được vấn đề gì, và vẫn còn nghi ngờ thái độ tiền hậu bất nhất của VN. Với cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” và chủ trương theo đuổi chủ nghĩa cộng sản làm cho nhiều nước muốn chơi với VN cũng ngần ngại suy nghĩ lại. (Ở nước ngoài, chỉ cần nghe đến chữ communist là người ta đã nhăn mặt và xem như là một cái gì kinh tởm lắm, nhưng ở VN thì có người tự hào là communist). Do đó, cho đến nay, có thể nói là VN rất cô đơn trên trường quốc tế. Từ khi sự việc giàn khoan HD981 xảy ra cho đến nay, chưa có nước nào lên tiếng ủng hộ VN, và cũng chẳng có nước nào quan tâm đến VN. Nếu chiến tranh với Tàu xảy ra, VN sẽ chẳng được ai giúp đỡ.
Bất cứ người VN nào nhìn vào tình hình hiện nay cũng thấy lo ngại cho VN. Về lâu dài, việc chọn một kẻ thù nguy hiểm như Tàu là bạn cũng có nghĩa là VN tự biến mình thành một thuộc quốc của Tàu như Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch từng nói “một thời kì Bắc thuộc nguy hiểm đã bắt đầu” (từ năm 1990).
Rồi đây VN sẽ còn chìm đắm trong tăm tối. Sẽ không có ngày “hoá rồng” như nhiều người mong đợi. Đừng bao giờ nghĩ VN sẽ như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore nếu VN vẫn xem Mĩ là kẻ thù. Ông Lý Quang Diệu đã lắc đầu khi đề cập đến VN và nói “Nên quên đi, tôi đã nói hết với họ rồi, vô ích!” Và đó chính là thái độ của thế giới: quên VN. Nhưng mình là người VN thì làm sao quên được VN. 
-----
(1) Xem bài ‘Có thể coi giàn khoan Trung Quốc là 1 đơn vị đầu tư nước ngoài’ trên MTG (đã bị rút xuống) nhưng còn ở đây http://archive.today/IdZM9.

BÙI BẢO TRÚC * NGƯỜI NHẬT NÓI TIẾNG VIỆT



Người Nhật nói tiếng Việt
Bùi Bảo Trúc.



Người Việt trong ngoài nước nên đọc, nhất
là người Việt đang ở Nhật...còn những người
Viêt Cộng không cần phải đọc.


vt


Ngày 2 tháng 4 năm 2014

Bạn ta,

Đáng lẽ ra, việc này phải làm cho các cụ Tản Đà, Phạm Quỳnh vui lắm mới phải.
Cụ Tản Đà thì cho rằng "Chữ quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà, đều phải học..." Cụ Phạm Quỳnh thì yêu truyện Kiều đến nỗi quả quyết chừng nào còn truyện Kiều thì tiếng Việt của chúng ta sẽ còn và đất nước của chúng ta cũng còn theo...

Việc đem tiếng Việt dậy cho người nước ngoài đã được thực hiện từ mấy chục năm trước. Nhờ đó, một số người đã học được tiếng Việt để nghiên cứu các vấn đề Việt Nam trong nhiều lãnh vực như văn chương, chính trị lịch sử và văn hóa. Giáo sư Patrick Honey, giáo sư Douglas Pike ... là những trường hợp như thế.

Mới đây, theo một nguồn tin từ Nhật Bản, tiếng Việt cũng được cấp tốc đem dậy ở Nhật. Và những người được dậy tiếng Việt thì lại không phải là những thành phần như các giáo sư Honey và Pike, mà là một số cảnh sát Nhật. Tiếng Việt mà họ học cũng không phải là thứ tiếng Việtacademic, kiểu trường ốc như thứ tiếng Việt mà các giáo sư Nguyễn Đình Hòa của đại học Southern Illinois University, và khách viên giáo thụ Nguyễn Khắc Kham của đại học Ngoại Ngữ Đông Kinh dậy cho các sinh viên của các ông.


Cảnh sát Nhật được cho học tiếng Việt để giải quyết những vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở Nhật mà cảnh sát Nhật đang càng ngày càng gặp phải nhiều hơn.


Như vậy, rõ ràng là những tấm bảng cảnh cáo tệ nạn ăn cắp viết bằng tiếng Việt ở một số siêu thị ở Nhật đã không làm được việc, tức là đã không ngăn chặn được những vụ ăn cắp vặt của người Việt tại các cửa hàng của người Nhật. Không lẽ mỗi khi có chuyện thì lại phải lôi tấm bảng viết bằng tiếng Việt ra dí vào mặt các đồng bào của chúng ta. Vậy nên người ta phải huấn luyện cho cảnh sát ở những nơi có nhiều người Việt một ít câu tiếng Việt để dùng khi hữu sự. Một cơ quan ngôn luận của Nhật, Jiji Press, cho biết người Việt đứng đầu danh sách các vụ trộm cắp ở các cơ sở thương mại của Nhật. Trong năm qua , năm 2013, con số những vụ trộm cắp của người Việt ở Nhật đã tăng khoảng 60%. Con số chính xác là 1.118 vụ.

Thế nên, nhu cầu biết dăm ba "câu tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi" là một nhu cầu của cảnh sát Nhật. Không lẽ khi bị bắt, lại cứ ú ớ nói là không biết nói tiếng của quốc gia sở tại như Lê Văn Bàng, đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc khi bị bắt quả tang đang mò sò bất hợp pháp tại New Jersey dạo nào.


Vừa mới tuần trước, một cô tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines đã bị bắt về tội mang đồ ăn cắp về Việt Nam tiêu thụ và báo chí Nhật đang làm ầm lên về vụ này khiến nhu cầu biết tiếng Việt của cảnh sát Nhật lại càng cấp bách hơn. Thứ tiếng Việt này đâu phải thứ được dậy ở Tokyo Gaigo Daigaku hay Osaka Gaigo Daigaku... mà chỉ là thứ tiếng Việt đầu đường xó chợ dậy đại cho cảnh sát Nhật.


Tưởng tượng những đoạn đối thoại được dậy cho cảnh sát Nhật để thẩm vấn các nghi can người Việt sẽ có những câu ngô nghê như thế này và mong tiếng Việt của các cảnh sát viên Nhật sẽ không là thứ tiếng Việt quái đản như vậy:


Mày là người Việt Nam phải không?
Tao là cảnh sát Nhật đây.
Tại sao người Việt chúng mày hay ăn cắp thế?
Hồi xưa bọn sinh viên đi sang đây du học đâu có như chúng mày.
Mày mà cũng nhận là con cháu cụ Phan Bội Châu à? Hồi ấy các ông Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi) , Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) của chúng tao kể lại là người Việt đâu có thứ ăn cắp vặt như chúng mày bây giờ.
Hồi ấy, các cụ Đông Du Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính ... là những ngươi đàng hoàng lắm chứ.

Nói thật đi, mày ăn cắp bao nhiêu lần rồi?
Mày lấy những thứ mỹ phẩm này đem đi đâu? Đem gửi cho con mẹ ở Tokyo rồi chuyển về Hà Nội phải không?
Luật nước tao sẽ xử nặng những vụ như mày.
Tao cũng muốn biết tại sao "bệt tơ nam sàn" hay xả rác như vậy? Sao chúng mày ở dơ thế. Tokyo đâu có phải như cái nhà mồ của thằng già chết khô ở Ba Đình đâu mà phóng uế bừa bãi?
Chúng tao sẽ đuổi cổ mày về nước nghe chửa...



Chỉ tưởng tượng ra mấy câu như trên là đã thấy uất lên rồi. Nếu được có ý kiến về tài liệu dậy Việt ngữ cho cảnh sát Nhật, tôi nghĩ tôi chỉ xin bỏ những chữ xưng hô "mày tao" như trong bài học mà thôi. Còn tất cả cứ để nguyên mà dậy cũng được.

Cũng may, người Nhật sau thời Minh Trị không biết ăn nói thô tục, chi dùng toàn kính ngữ với nhau nên mới còn được như thế.

Nhưng mà vẫn đau cho tiếng Việt của chúng ta biết là chừng nào!

TS. MAI THANH TRUYẾT * BÃI RÁC ĐA PHƯỚC

Lại Câu Chuyện Bãi Rác Đa Phước
TS Mai Thanh Truye^'t
 
Lịch sử Khu Liên Hợp Đa Phước
Ngày 28 tháng 10 năm 2007, ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND Sài Gòn đã đi khảo sát dưới sự hướng dẫn của Ông David Dương, chủ công trình Khu Liên hợp Đa Phước, Bình Chánh. Sau khi được biết khu xử lý rác sẽ tiếp nhận rác bắt đầu vào ngày 1-11-2007, Ông Hải có nhận xét sau:”Thành phố đã có thể chủ động trong công tác thu gom, xử lý một cách hợp vệ sinh”.
Qua phát biểu trên, với tư cách của một chuyên viên trong ngành xử lý phế thải rắn, lỏng, và không khí, đặc biệt là xử lý nước rỉ của các bãi rác gia cư và rác kỹ nghệ trong hơn 20 năm qua tại Hoa Kỳ, chúng tôi nhận thấy nhận xét của Ông Hải quá lạc quan. Do đó, một số suy nghĩ sau đây sẽ giải thích lý do tại sao chúng tôi rất lo ngại cho một công trình vốn đã được “hô hào rùm beng” từ hơn hai năm qua do một người Mỹ gốc Việt là David Dương đầu tư vào kỹ nghệ xử lý rác tại Việt Nam .
Cũng giống như tuyệt đại đa số công trình xây dựng và phát triển khác, hầu như trong hạng mục công trình đều không có nghiên cứu tác động môi trường, điều mà cả Luật Môi trường Việt Nam và Luật Đầu tư đòi hỏi trước khi duyệt xét và chấp thuận công trình. Điều nầy không hề xảy ra cho Cty Liên hợp Đa Phước cũng như Công ty Giấy Hậu Giang mới vừa khởi công trong tháng tám, 2007 với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ Mỹ kim.
Trên nguyên tắc, theo văn bản của Dự án, Cty LH Đa Phước sẽ được khánh thành vào tháng 3-2007 vừa qua, gồm một bãi rác có lớp lót HDPE, có khả năng thu nhận 3.100 tấn rác/ngày, một nhà máy xử lý, một nhà máy sàn lọc để tách rời rác hữu cơ và các phần tử khác của rác có thể tái chế (recycling), và một nhà máy làm phân compost để sản xuất phân hữu cơ xuất cảng…
Nhưng trên thực tế, mặc dù cơ sở hiện tại của Cty chưa có gì là hoàn chỉnh như đã ghi trong dự án cả, nhưng ông Đào Anh Kiệt, Quyền Giám Đốc Sở Tài nguyên-Môi trường cho biết lộ trình tiếp nhận rác từ ngày đầu tiên (1/11) cho đến ngày 26/11, bãi rác Đa Phước sẽ tiếp nhận 3.100 tấn rác từ Tp Sài Gòn. Trong lúc đó, đối với nhà máy xử lý nước rỉ, ông cũng cho biết tiếp là một số hạng mục của hệ thống xử lý nước rỉ mới vừa về đến cảng (28/10) và tuần sau có thể lấp ráp(?) được.  Và sau cùng nước rỉ rác sẽ được dẫn ra nhà máy xử lý có công suất 300 lít/ngày.
Tiếp theo, TS Nguyễn Trung Việt, Trưởng Phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên-Môi trường còn cho biết với công nghệ xử lý rác tiên tiến như vậy, bãi rác Đa Phước rộng 78 hecta có thể tiếp nhận rác trong thời gian 21 năm. Và thành phố không còn phải lo chỗ xử lý rác nữa, ông khẳng định như vậy!
Qua những thông tin nêu trên trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 29/10/2007, quả thật, từ ông Trưởng công trình cho đến những người trách nhiệm chuyên môn và trách nhiệm quản lý chung của thành phố Sài Gòn tỏ rõ nét vui mừng sau khi đi “tham quan” khu Liên hiệp Đa Phước.
Xin thưa, thành phố Sài Gòn hiện tại thải ra khoảng 6.000 tấn rác/ngày (năm 2007). Cty Đa Phước chia xẻ với Cty Phước Hiệp thu nhận mổi ngày khoàng 3.000 tấn (trong dự án, Cty Đa Phước, trên một diện tích 78 hecta, xử lý 3.100 tấn rác/ngày). Giả sử trong vòng 21 năm tới dân Sài Gòn thải ra cùng một lượng rác (mặc dù dự kiến dân số nơi đây sẽ tăng lên đến trên 12 triệu dân trong vòng 15 năm nữa và lượng rác phát thải sẽ tăng lên 60% so với hiện tại), số lượng rác cần phải xử lý là 23,8 triệu tấn. Trong lúc đó nhà máy xử lý chỉ có khả năng giải quyết 300 lít nước rỉ/ngày.  Và trong thời gian chờ đợi xây nhà máy biến khí methane thành điện năng, thử hỏi lượng khí bốc ra hàng ngày sẽ đi về đâu?
The landfill will take in a minimum of 3000 tons per day, the MRF will be capable of recovering at least 500 tons of recyclables per day and the composting operation will handle up to an additional 1000 tons per day of material that would otherwise be sent to the landfill. The total project cost is over $400 million, including $107 million in capital costs.
The temporary leachate plant - delivered by Wehrle Umwelt GmbH Germany - consists of a two step reverse osmosis installed in a container. This preliminary plant will treat the leachate for one year, the commissioning is in November 2007. Autor / Quelle: Matthias Berg / Hubert Wienands. (Đây là “Nhà máy xử lý nước rỉ” ở thời điểm 2007).
Nhiều hạng mục ở dự án khu xử lý rác Đa Phước chưa hoàn thành nhưng giá xử lý rác vẫn được ngân sách TP.HCM thanh toán đầy đủ. Đây là một trong những nội dung tiếp tục được đặt ra tại buổi giám sát của Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP.HCM ngày 23-9-2010 đối với dự án này.
Báo cáo với đoàn giám sát, Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn VN (VWS) - chủ đầu tư  - cho biết dự án đã hoàn thành một số hạng mục như bãi chôn lấp rác 30ha, cầu dẫn vào khu xử lý rác, nhà máy xử lý nước rỉ rác công suất 280m3/ngày, nhà máy xử lý nước mưa có lẫn nước rỉ rác 3.000m3/ngày, hồ chứa nước rỉ rác...
Giá xử lý rác khởi điểm mà ngân sách TP trả cho VWS là 16,4 USD/tấn, nay đã được tăng thêm 3%. Công suất tiếp nhận rác ở bãi này thấp nhất là 3.000 tấn/ngày, không được thấp hơn mức này theo hợp đồng đã ký kết.
Chưa làm vẫn được trả tiền
Nhiều ý kiến đại biểu (ĐB) thắc mắc vì sao dự án chưa hoàn thành nhiều hạng mục nhưng giá xử lý rác vẫn được ngân sách TP trảđủ 16,4 USD/tấn và nay được tăng thêm 3%? Thậm chí có ý kiến ĐB cho rằng việc trả tiền xử lý rác với hiện trạng dự án như vậy là trả dư tiền so với những gì chủ đầu tư đã làm, đồng thời đề nghị thu lại khoản tiền trả dư đó.
Các ĐB đơn cử: như nhà máy sản xuất phân compost chưathấy nhưng hiện vẫn được thanh toán chi phí hoạt động qua việc đưa vào đơn giá xử lý rác. Tương tự, nhà máy  phân loại tái chế cũng chưa thấy đâu nhưng vẫn được thanh toán một số chi phí liên quan.
ĐB Nguyễn Minh Hoàng - nguyên trưởng Ban kinh tế -ngân sách HĐND TP - chất vấn: báo cáo của VWS gửi các ĐB cho thấy có 25 hạng mục ở dự án khu xử lý rác Đa Phước mà công ty phải làm, nhưng trong số này mới hoàn thành 15 hạng mục, còn 10 hạng mục chưa hoàn thành, “đề nghị cho biết nguyên nhân”.
Giám đốc Sở Tài nguyên  - môi trường  TP Đào Anh Kiệt giải trình rằng giá xử lý rác tại bãi Đa Phước đang trả cho VWS là giá trọn gói để xử lý 1 tấn rác, còn việc “nhà đầu tư  xử lý rác như thế nào là quyền của nhà đầu tư”(?). Ông Kiệt cho rằng nếu các ĐB nói chưa có hạng mục này, hạng mục kia mà vẫn trả giá xử lý rác cho VWS 16,4 USD/tấn “là không đúng”.
Và dĩ nhiên (!?), năm 2009 qua đi, năm 2010 bước vào tháng 6, nghĩa là 9 tháng sau buổi điều trần, mọi sự việc vẫn “vũ như cẩn” và người dân sống chung quanh khu liên hợp phải hứng chịu mùi thúi tha do những xe rác chở đến hàng ngày không bao che, đổ rải rác theo dọc con đường dẫn vào bãi rác vì xe di chuyển rác không được che phủ lên trên. Nước rỉ được xe bồn chở qua khu bãi rác Gò Cát và hồ chứa ở bãi rác Đông Thạnh vì hồ chứa nơi đây đã quá tải và chưa có nhà máy xử lý nước rỉ theo đúng họp đồng. Và một nghi vấn khác khác là nước rỉ có thể đã được đổ lén ra sông rạch như nhà máy Sedan ở gần sông Thị Vải đã làm hàng chục năm qua…(nhà máy Sedan đã được thành phố Sài Gòn cho giấy ban khen vì thành tích bảo vệ môi trường trong sản xuất).
Biết đến bao giờ người dân đen chất phác mới được đèn trời soi thấu đây?
**
Câu chuyện Bãi rác Đa Phước năm 2014
Tình cờ xem được video Trung tâm Vân Sơn ở Việt Nam trong đó có chiếu cuộc viếng thăm của “danh hài” Vân Sơn đến Bãi rác Đa Phước ở Bình Chánh, do Ông Dương là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Đoạn phim chiếu khoảng 30 phút do Ông Dương hướng dẫn trong suốt buổi “tham quan”.
Phải công nhận ô. Dương ăn nói rất lưu loát và có tính cách chuyên môn căn bản trong vấn đề “xử lý” rác sinh hoạt trong nhà. Theo “thuyết minh” trong cuốn video, Ô Dương nói đây là một công nghệ cao do các chuyên viên, kỹ sư Hoa Kỳ nghiên cứu và lấp đặt quy trình biến chế đáp ứng được tiêu chuẩn của USEPA và an toàn lao động cao. Ông Dương đã lập đi lập lại chữ “công nghệ cao” trên 40 lần…
Theo dõi đoạn phim được thực hiện vào khoảng Tết 2014, và nhìn những hình ảnh được chiếu trên video cùng các lời “thuyết minh” của ô. Dương, chúng tôi thấy cần phải nêu lên những nhận xét và các câu hỏi liên quan đến việc xây dựng bãi rác, cung cách “xử lý” nước rỉ (leachate) của rác cùng việc giải quyết khí đốt methane trong quá trình sinh hủy (biodegradation) của rác.
Bài viết nhằm mục đích chuyển tải các thông tin trong cuốn video trên và phản hồi của người viết hầu đánh động dư luận đại chúng. Các thông tin, dữ kiện và hình ảnh trong bài được trích qua những lời “thuyết minh” của Ô Dương và hình ảnh trên video của Vân Sơn:
 
Việc thiết kế bãi rác
Bãi rác hiện tại chiếm một diện tích 28 hecta (1hecta = 2,2 acre, tức tương đượng 61,6 acre). Đây là giai đoạn I của dự án. Sắp tới sẽ khai triển giai đoạn II là 20 hecta.
Bãi rác được che phủ bằng một lớp plastic đen, nằm cạnh một rạch nước, do đó phải làm một con đê chắn không cho nước rỉ thấm vào nước ngầm (lời người thuyết minh). Con đê hiện nay (thời điểm quây phim) đang được “nén” chặt…dù bãi rác chứa 7.000.000 triệu tấn rác đã hiện diện từ hơn 5 năm nay rồi!
Theo lời Ô Dương, sở dĩ phải xây dựng một con đê vì bãi rác được xây dựng trên một vùng trũng nước, bị ngập lụt thường xuyên, do đó cần phải có con đê nén để bảo vệ và ngăn nước lụt bảo đảm trong vòng 100 năm.
Hiện tại, hàng ngày, bãi rác thu nhận 300 xe rác, tương đương với 3.000 tấn rác (Thành phố phải trả cho 3000 tấn rác mỗi ngày là 17,3$/tấn x 3.000 = 51.900$/ngày). Và khi khai triển giai đoạn II, sẽ có 1000 xe tải rác hàng ngày nâng số lượng rác nhập bãi là 10.000 tấn.
       Con đê nén ngăn bãi rác và rạch Mỏ Cạy
Người viết xin đặt vấn đề là, tại Hoa Kỳ, không hề có một bãi rác nào được xây dựng ở một vùng thấp và bao bọc trên mặt rác bằng một lớp plastic như thế nầy cả; mà là, bãi rác được xây dựng trên một vùng cao, không thể gần sông ngòi, và có mạch nước ngầm sâu trên 300 feet (1 foot = 25 cm). Mỗi ngày, sau khi tiếp nhận rác, rác sẽ được nén chặt dưới 3 feet đất. Chính vì vậy mà bãi rác không tỏa mùi hôi ra khu dân cư bên cạnh.  Điều nầy không thấy có ở bãi rác Đa Phước hiện tại (xin xem hình bên cạnh).
Vùng Bình Chánh, nơi cư trú của bãi rác là một vùng trũng thấp và người dân nơi đây thường xử dụng nước giếng sâu trên dưới 10 mét là có nước xài rồi. Như vậy có thể nói mạch nước ngầm rất cạn!
Nhìn bãi rác, chúng tôi không thấy các đường ống “run off”, là nơi dẫn nước mưa ra khỏi phạm vi bãi rác, nhằm mục đích ngăn nước mưa thấm vào, vì đó sẽ làm tăng lượng nước rỉ do quá trình phân hóa rác diễn ra liên tục. Thiết nghĩ, diện tích bao phủ bãi rác chiếm 28 hecta, trực diện với nước mưa, làm sao ngăn được sự thẩm thấu một lượng không nhỏ nước mưa ngấm vào (vũ lượng mưa vùng Sài Gòn là khoảng 2.000 mm/mùa/năm). Nhìn hình trên chúng ta thấy ngay tất cả nước mưa sẽ rút vào bãi rác, và nếu tràn đầy sẽ đổ vào con rạch bên cạnh. Như vậy, cả nước mưa và nước rỉ sẽ hòa nhập làm một bản hợp tấu vào môi trường nước của rạch!
C:\Documents and Settings\truyet mai\Local Settings\Temporary Internet Files\Content.Word\P1030137.jpg
Hình bên cạnh là một bãi rác chứa khoảng 5 triệu tấn rác mà người viết đã làm việc trong suốt 20 năm. Bãi rác đã được nén chặt, sau đó được trồng cây bao phủ. Hàng trăm giếng quan trắc vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay (2014) trong suốt 30 năm qua để tiếp tục bơm nước rỉ vào nhà máy xử lý và khí methane được chuyển qua nhà máy điện với công suất 5MW.
 
Lò đốt khí methane
Cũng theo thuyết minh, một lò đốt khí methane như hình bên cạnh đã được thiết kế để đốt khí thoát ra từ bãi rác trong quá trình phân hủy. Và vào tháng 3 năm 2014, sẽ lấp đặt hai nhà máy biến khí methane thành điện năng có khả năng cung cấp điện trong giai đoạn I nầy, đủ cung ứng cho nhu cầu điện của nhà máy và nhân viên với 2MW. Hy vọng, từ giờ phút nầy (5/2014) nhà máy điện đang được khởi công.
Nhìn hình, chúng tôi cũng không thấy các giếng quan trắc cần phải có khắp nơi của bãi rác, nhằm mục đích thu hồi nước rỉ và khí methane đi vào bồn chứa nước rỉ và khí sẽ chuyển qua nhà máy để biến thành điện… Chúng tôi cũng không thấy ngọn lửa trong ống khói của lò đốt. Như vậy khí methane được sản xuất liên tục bên trong bãi rác làm sao có thể thoát ra ngoài? Nếu không sẽ có hỏa hoạn bên trong bãi rác và làm bung bãi rác ngay.
 Qua kinh nghiệm của một bãi rác ở West Covina , CA mà người viết đã từng làm việc trong hơn 20 năm qua, trường hợp cháy một phần bãi rác do đường ống dẫn nước rỉ và khí methane bể, mặc dù đường ống nầy nằm sâu trong bãi rác hơn 70 feet. Không biết bao giờ nhà máy phát điện từ khí methane hoàn thành và hệ thống thu gom khí được …hoàn chỉnh? Trong thời gian chờ đợi, hy vọng không có hỏa
  Đây là bãi rác nào nằm bên cạnh bãi rác chánh?          
                                                                     hoạn xảy ra. Nhà máy biến khí methane thành điện năng trên nguyên tắc đã hoạt động từ năm 2010, cũng như tình trạng hỏa hoãn do khí methane thoát ra từ bãi rác đã xảy ra vào tháng 2, 2014. (xem bài đọc thêm 1 và 2)
 
Nhà máy “xử lý” nước rỉ
 
Hình bên cạnh là bồn chứa nước rỉ trước khi được xử lý. Theo ước tính, với 7 triệu tấn rác hiện có, hàng ngày 1 tấn rác có thể phân hủy và sinh ra khoảng 10 lít nước rỉ. Vậy với dung lượng trên, bãi rác sẽ thải hồi 70.000.000 (70 triệu) lít nước rỉ. Nhìn bồn chứa, khó có thể hình dung được dung tích của bồn có khả năng dung chứa một số lượng nước rỉ lớn như vậy!
Nhìn các máy bơm trong hình ước tính không quá 5 HP, cũng như không thấy được các ống dẫn nước rỉ từ bãi rác vào bồn chứa, thiết nghĩ, số lượng nước rỉ được bơm vào không thể nào đạt được yêu cầu.
 
Trong ba hình trên tính từ trái sang phải: 1- Một góc trong nhà máy xử lý; 2- Nước rỉ được tinh lọc giai đoạn I; 3- Nước rỉ được tinh lọc giai đoạn 3.
Theo thuyết minh, nhà máy xử lý nầy giá trên 10 triệu Mỹ kim mua từ Hoa Kỳ, lắp đặt do kỹ sư và chuyên viên Mỹ gồm 3 giai đoạn xử lý theo công nghệ nano. Giai đoạn 3 là giai đoạn sau cùng cho ra nước “được xử lý” đạt tiêu chuẩn Việt Nam loại I nghĩa là uống được.
Hai hình bên dưới cho thấy sự khác biệt của nước rỉ trước và sau khi được xử lý cũng như hình Ô TGĐ uống nước rỉ đã được xử lý. Theo thuyết minh, nước rỉ uống được, tuy nhiên có vị mằn mặn, nhưng nếu để lắng độ 30 phút, vị mặn sẽ biến mất(?). Chúng tôi tự hỏi, vị mặc sẽ biến đi đâu và bằng cách nào?
Ô TGĐ cũng có nói, nước rỉ nầy được nhân viên dùng làm nước sinh hoạt và dùng để tưới tiêu cây cối trong phạm vi nhà máy. Nhưng  không thấy bồn chứa nước rỉ đã được xử lý mà chỉ thấy nước rỉ thoát vào một ống cống và “vô tư” róc rách chảy vào con rạch bên cạnh như trong hình dưới đây. Không biết 70 triệu lít nước rỉ có chảy tất cả vào con rạch nầy hay không?
 
Vấn đề an toàn lao động
Theo luật OSHA và USEPA, tất cả nhân viên làm việc trong bãi rác hay trong nhà máy xử lý đều phải trang bị: - Tyvek (áo kín một mảnh bằng plastic phủ từ đầu đến chân) – Giày đế cứng và đầu giày bện thép (steel toe shoe) – Đội nón an toàn – Mang bao tay – Và mang kiếng an toàn (goggle). Nhưng khi nhìn hình bên dưới, chúng tôi thật e ngại cho sức khỏe của Ô TGĐ và những người “tham quan” khi mang giày không đúng tiêu chuẩn dẫm lên trên bãi rác cũng như các hình ảnh trên khi đi vào bên trong nhà máy xử lý nước rỉ!
Kết luận
Bài viết nầy không nhằm mục đích đả kích cá nhân mà chỉ mong gióng lên tiếng chuông về tình trạng làm ăn tắc trách, nhứt là trong lãnh vực môi trường. Người viết đã từng theo dõi bãi rác Đa Phước và góp ý rất nhiều ý kiến từ năm 2007 đến nay.
Hôm nay thêm một lần nữa, vẫn còn quá nhiều điều trong việc xây dựng và quản trị nước rỉ và khí thải từ một bãi rác sinh hoạt.
Việc thiết lập một bãi rác ở vùng thấp, gần sông ngòi, và vùng có mực nước ngầm không sâu…là một việc làm không đáp ứng được tiêu chuẩn căn bản và cần thiết của một bãi rác.
Nước rỉ dù được “xử lý” bằng bất cứ công nghệ cao nào cũng không đủ tiêu chuẩn để uống cả.
 Khu Liên Hợp Đa Phước thể hiện thêm một kế hoạch phát triển hay chỉnh trang thành phố đang bị “bể” giữa chừng trong việc giải quyết vấn nạn rác và nước rỉ ở các thành phố lớn Việt Nam nói chung và ở Sài Gòn nói riêng. Kinh nghiêm nhà máy xử lý nước rỉ ở bãi rác Đông Thạnh, Hốc Môn, khánh thành vào tháng 6, 2002 với kinh phí hơn 32 triệu Mỹ kim mà chỉ vận hành chưa đầy một tháng rồi bỏ lững còn đó. Tình trạng cũng không khá gì hơn ở bãi rác Biên Hoà hay Gò Cát v.v…
Việt Nam cho đến nay, vẫn chưa thực hiện hoàn chỉnh được công tác xây dựng một nhà máy xử lý nước rỉ của bãi rác; việc nầy không đòi hỏi một công nghệ cao cấp, nhưng Việt Nam vẫn liên tục thất bại trong xây dựng.
Điều nầy nói lên cung cách quản lý cứng chắc của chế độ, cũng như cung cách đấu thầu không theo đúng quy định hiện nay không thể nào đáp ứng được nhu cầu phát triển ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hoá trên thế giới.
Điều nầy cũng nói lên tính cách toàn trị của một thiểu số cầm quyền, do đó không thuyết phục hay thu hút được sự tham gia của những nhà làm khoa học chân chính trong việc đóng góp vào công cuộc phát triển quốc gia ở Việt Nam.
Mai Thanh Truyết
Người “sống chung” với rác trong 25 năm
22/5/2014
 
Bài đọc thêm:
Bài 1: Da Phuoc garbage complex says to generate power next year
 
on Dec 2, 2010
http://static.dzmind.com/upload/6/2010/12/9f47f_vws-1_200.jpg
HCMC vice chairman Nguyen Trung Tin (2nd, R) talks to VWS chief operation officer Kevin Moore (C) while he is visiting Da Phuoc Solid Waste Treatment Complex on Tuesday - Photo: Kinh Luan
HCMC – Da Phuoc Solid Waste Treatment Complex plans to install two gas turbines and other equipment so that it can begin electricity generation next year, said Kevin Moore, chief operation officer of Vietnam Waste Solutions (VWS).
Speaking to HCMC vice chairman Nguyen Trung Tin who was touring the complex on Tuesday, Moore said the capacity of the power facility was a mere 2MW, so output would be initially used for the complex and surrounding areas.
VWS will use methane to be obtained from the garbage decomposition process to fuel the power generation facility.
Tin’s field trip was intended to check the performance of the complex that receives and treats half of the city’s total garbage volume, at about 3,100 tons per day, as well as 20 tons from neighboring Long An Province.
Tin and Moore also discussed other matters such as pollution that might result from garbage-water holes, odor and flies.
Moore said the landfill is located in an isolated area and that the garbage-water holes are safe. If the worst happens, such as an overflow on rainy days, the company will pump the garbage water back to huge garbage-burying holes, he said.
However, he asked the city government for help to control the emergence of new residential areas around the area.
VWS deputy general director Lan Phuong said the city government has yet to allocate the remaining three hectares of land in the 40-hectare buffer zone that will be developed in the second stage.
She proposed the city use better trucks to transport garbage due to complaints by local residents about garbage water leaks along the road to the site. “Many people think VWS owns those trucks,” said a VWS official.
Covering 127 hectares, Da Phuoc Solid Waste Treatment Complex has total investment capital of US$90 million in the first phase and US$60 million in the second phase.
Bài 2: Cháy ở bãi rác Đa Phước, khói len vào khu dân cư
 
Chiều 25/2/2014, lửa bùng lên ở bãi rác trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP HCM. Khói bốc mùi khét theo gió len lỏi vào khu dân cư.
Trao đổi với VnExpress, trung tá Đỗ Văn Kháng, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC Huyện Bình Chánh cho biết, khoảng 14h, hỏa hoạn bùng lên tại bãi rác thải của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.
Tại hiện trường, khu vực cháy là núi rác được ủ ở ngoài. Bãi rác nằm tách biệt khu dân cư, tuy nhiên khói trắng kèm theo mùi khét theo gió lan xa, hướng về các quận ở nội ô trung tâm thành phố.
Phòng cháy chữa cháy huyện Bình Chánh kết hợp với lực lượng chữa cháy tại chỗ cô lập không cho lửa cháy lan. Đến hơn 17h, đám cháy được dập tắt. Không có thiệt hại về tài sản, nhưng hỏa hoạn thiêu rụi 250 m2 diện tích bãi rác.
Đa Phước là một trong những khu xử lý rác hiện đại nhất Việt Nam , với tổng vốn đầu tư trên 120 triệu USD, hoạt động năm 2007. Tính đến nay, đã có 7 triệu tấn rác thải được tiếp nhận và xử lý ở khu vực này.
Theo trung tá Kháng, hiện nay TP HCM đang vào mùa khô, việc cháy rác, cháy bãi cỏ gây ảnh hưởng đến khu dân cư diễn ra thường xuyên ở các quận quận 9, quận 2, Nhà Bè, Bình Chánh...Nguyên nhân do người dân còn thiếu ý thức khi tự đốt rác, đốt cỏ, vứt tàn thuốc...
An Nhơn
 
Bài 3: Vài suy nghĩ vể xử lý rác
Xử lý rác tại Việt Nam hiện nay đang là một bài toán lớn rất khó giải, bao nhiêu năm qua các thành phố lớn như Hà Nội, Sàigòn và các thành phố khác đang gánh chịu sự ô nhiễm khủng khiếp từ rác phế thải, sự ô nhiễm này cũng không tha các địa phương khác, các khu du lịch, các vùng thiên nhiên cũng đang oằn mình gánh… rác !
Thói quen dùng những vật liệu mang tính ô nhiễm cao ( bao xốp, chai nước nhựa, … ), tật xấu vứt rác bừa bãi, cộng thêm chưa có tập tính phân loại rác đầu nguồn, đẩy tình trạng ô nhiễm từ rác ngày cáng lên cao.
Đầu tư nhà máy xử lý rác cho các thành phố là một việc làm hợp lý, nếu vận hành tốt, chúng ta có những sản phẩm hữu ích từ rác, trước hết là phân bón từ các chất hữu cơ, các vật liệu từ rác vô cơ tái chế… Vậy vấn đề hệ trọng ở chỗ phân loại rác đầu nguồn, nếu tổ chức phân loại rác đầu nguồn tốt, chúng ta có thể giải được bài toán rác.
Hiện nay, ít là tại ba thành phố lớn, một số lượng lớn lao động đổ về từ các miền quê vào thành phố hành nghề “ve chai”, họ đi đến tận hang cùng ngõ hẻm thu mua các phế liệu rồi bán lại cho các vựa ve chai ( Hà Nội gọi là “đồng nát”, Huế gọi là “chai bao” Sàigòn gọi là “ve chai” ), chắc chắn thu nhập của họ tương đối ( cho dẫu có vất vả nhọc nhằn, vẫn còn hơn thu nhập của họ ở miền quê ) nên lượng người hành nghề này rất đông và ngày một tăng, họ hình thành từng nhóm từng “đồng hương” phân chia nhau từng khu vực, thuê nhà trú ngụ thành từng hội từng phường.
Chỉ cần những người có trách nhiệm trong xã hội quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách về y tế, xã hội, nhà ở, tổ chức,…cuộc sống của họ được cải thiện, gia đình họ được an tâm, họ sẽ đóng góp rất lớn cho bài toán về rác của chúng ta.
Nói về những người có trách nhiệm, cũng là nói về vai trò xã hội của Giáo Hội, giữa một thành phố phồn vinh hoành tráng và tiêu thụ như hai thành phố lớn Hà Nội, Sàigòn, cũng như các thành phố khác, Giáo Hội được mời gọi hướng về người nghèo, đồng hành sẻ chia với người nghèo, ở các thành phố đó, bản chất Giáo Hội không phải là chè chén với người giầu, tung hô, thăm viếng, chụp hình với những đại gia, càng không phải là tham dự những chuyến du lịch sang trọng với các đại gia, bỏ rơi những người ngày đêm kêu cứu ngay trước cửa nhà.
Nếu ngày hôm nay (Chúa Nhật thứ 18 mùa thường niên A), “Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương” (Mt 14, 14) thì những người có trách nhiệm trong Giáo Hội có thấy chạnh lòng thương đoàn người Ve Chai Đồng Nát đông đảo đang vất vưởng ở các thành phố sa hoa lộng lẫy này không ? Hãy có những hoạt động để nâng đỡ họ. Có khó không khi chúng ta có một sự can thiệp về y tế cho họ ? Tổ chức các đoàn y nha dược đi giúp các miền quê, rất tốt, nhưng sao không tổ chức các phòng Y Tế cho cánh Ve Chai Đồng Nát ở ngay giữa thành phố, tại sao không hợp đồng với các phòng khám Đa Khoa để có những can thiệp giúp đỡ tài chánh cho những Ve Chai Đồng Nát có thẻ “Bảo Hiểm Y Tế của Nhà Thờ” ?
Tại sao không có những sáng kiến mục vụ cho “Di Dân – Xa Quê” (ca đoàn, nhóm đồng hương, Thánh Lễ cho Người Xa Quê, các lớp Giáo Lý bỏ túi và “Nhà Nguyện về đêm”, thẻ theo dõi mục vụ – được cấp và cập nhật liên tục khi họ di chuyển đến địa phương khác ) để nâng đỡ những Người Xa Quê?
Một hoạt động khác đang phát triển ở nhiều nơi, các “nhóm Ve Chai”, những nhóm này đã và đang hoạt động rất hiệu quả, nhóm thu hút rất đông các thanh niên nam nữ, họ sinh hoạt đều đặn và liên tục, số tiền họ kiếm được từ thu nhặt ve chai đã đóng góp không nhỏ vào các hoạt động từ thiện bác ái xã hội, hành động của họ là lời rao giảng về tình thương, hình ảnh của họ là tấm gương cho các bạn trẻ khác soi rọi. Chúng ta cần quan tâm, nâng đỡ và khích lệ các bạn trẻ Ve Chai. ( Ảnh chụp các bạn Nhóm Ve Chai giúp dựng nhà cho người nghèo sau bão lụt tại Quảng Ngãi).
Bảo vệ môi trường là sứ mạng của Giáo Hội ( Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, chương 10, về Môi Trường ). Bảo vệ môi trường là con đường dẫn đến hòa bình (Sứ điệp nhân ngày hòa bình thế giới 1.1.2010 của Đức Thánh Cha Benedicto 16), Chạnh lòng thương là phẩm chất của người Kitô hữu. Hãy làm một cái gì đó cho anh em, cho xã hội, cho nhân loại, đừng lý thuyết và cáng không nên làm “tư tế, biệt phái”.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 31.7.2011 (Ephata 470)
Bài 4: Các bài viết về Hồ sơ bãi rác Đa Phước
 
Bài a: Bãi rác Đa Phước bí mật như khu quân sự
Đăng Bởi Một Thế Giới - 07:01 06-12-2013
 
Trong vai một người làm nghề xe ôm chở một khách lạ đi vãn cảnh ven khu Rạch Chiếu cạnh Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM), chúng tôi luôn bị ngăn chặn từ xa. Bãi rác này hoàn toàn được bảo vệ nghiêm ngặt 24/24 giờ bởi lực lượng bảo vệ vòng ngoài với những chòi canh từ trước đến sau bãi rác. Người dân ở đây nói ví von chỉ có ruồi và mùi hôi từ bãi rác bay ra, còn đến con kiến cũng không lọt vào trong được. 
 
Kiểm soát và ngăn chặn gắt gao người ngoài tiếp cận
Chúng tôi bị chặn ngay chốt bảo vệ đi vào Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước (sau đây gọi tắt là bãi rác Đa Phước) của Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS). Thấy chiếc máy ảnh giơ lên, bảo vệ nhảy ra khỏi chốt gác đầu cầu chỉ tay lên cây trụ có gắn camera van lơn: “Đi đi. Ở trong đó thấy hết. Mấy ông lỳ vừa phải thôi. Tôi bị đuổi việc liền”.
Chúng tôi đành lùi lại vài chục mét, tấp vô một quán nước ngay trước nghĩa trang Đa Phước. Đang giữa trưa, không phải là giờ cao điểm nhưng không khí bốc mùi thối nồng nặc. Trên những chiếc bàn nhựa, ruồi bu như xôi đậu. “Bây giờ đã giảm bớt rồi đó. Trước đây ruồi bay đen đặc” – ông chủ quán nằm trên võng nói.
Tỏ ra thông cảm khi thấy chúng tôi vừa bị xua đuổi ở cổng bãi rác, anh ta an ủi: “Nhà báo mà không được mời làm sao vào được. Công nhân đi làm còn không được sử dụng điện thoại di động có camera huống gì các anh”.
Chủ quán nước nằm sát đường vào bãi rác Đa Phước thuộc diện bị di dời nhưng chưa đi. Các hộ dân ở đây đều có hoàn cảnh tương tự, họ dựng chòi bán nước, bán hương đèn cho người đi viếng nghĩa trang, cuối giờ chiều thì bán cho cánh lái xe chở rác và đóng cửa quán sớm trước khi các xe đi vào bãi đổ rác.
Hàng đêm đoàn xe dài dằng dặc cả cây số chở rác xếp hàng từ ngã ba quốc lộ 50 đến bót gác đầu cầu. Trước đây, nhà điều hành nằm phía ngoài nên Công ty VWS có xịt nước rửa đường, nhưng khi dọn vào bên trong cầu thì không còn rửa đường nữa. Nước rỉ ra từ xe chở rác ban đêm hôi tanh không chịu nổi.
Do người dân mách nước, chúng tôi ngược ra quốc lộ 50 đi tiếp vài trăm mét và rẽ vào một con đường nhỏ để tiếp cận bãi rác từ phía sau. Khu vực dân cư này nằm ven rạch Mỏ Cạy thuộc ấp 2 xã Đa Phước, huyện Bình Chánh. Từ đây nhìn thấy bãi rác Đa Phước như một ngọn núi rác đen sì, xám xịt, cao ngất ngưỡng nằm bên rạch Chiếu.
Người dân chịu hết nổi
Ông Hồ Hoàng Anh: Hôi thối và tanh tưởi dân không chịu nổi
Phía bên trái con đường chạy ven ấp 2, Công ty VWS đang cho san ủi tiếp một bãi rộng lớn chuẩn bị tiếp nhận rác. Không có hàng rào ngăn giữa dân cư với bãi rác nhưng công ty này lập chòi gác nghiêm ngặt 24/24 giờ. Nhờ đám cỏ cao trên bãi đất đã được san lấp nên chúng tôi "qua mặt" được bảo vệ chòi gác tiếp cận một lán trại của công nhân nhưng không thể đi xa hơn nữa. Chúng tôi đã bị phát hiện và từ xa một nhóm người đang chạy bộ hết tốc lực về phía chúng tôi. Cuối cùng đành phải rút lui.
Ông Hồ Hoàng Anh (55 tuổi) nhà ở số B1/32 ấp 2, xã Đa Phước, cách bãi rác một đám ruộng nói: “Trời đất ơi! Hôi, thối, tanh… tanh lắm! Không chịu thấu. Mưa xuống là thôi rồi. Đóng kín cửa, trùm mền cũng không trốn được. Nhất là cái giờ khoảng 6 – 7 giờ tối. Hình như nó dở lên để chôn rác xuống là bốc mùi kinh khủng”.
Ông Hồ Hoàng Anh cũng như những người dân ở ấp 2 làm đơn thưa gửi trường kỳ nhưng một năm trở lại đây không còn thưa gửi nữa vì quá mệt mỏi. Năm 2009, chính quyền kiểm định và nói với người dân họ sẽ được giải tỏa lên xã Phong Phú gần đó nhưng đến nay vẫn không thấy động tĩnh gì.
Ông Anh tỏ ra nghi ngờ: “Tôi sợ nó đếm (kiểm định) để mình đừng thưa nó nữa. Nay có thấy gì đâu. Phải sống trong cảnh hôi thối này ghê quá nhưng không biết làm sao".
Những hộ nông dân ở đây còn chút ít may mắn nhưng những hộ làm nghề đánh bắt gần như giải nghệ. Tôm, cua dưới rạch Chiếu, rạch Mỏ Cạy không còn một con. Nước dưới rạch lội xuống là ngứa ngáy không chịu nổi.
Không chỉ nhà báo, khách vãng lai mà người dân ở đây đều bị cấm cửa không được bén mảng đến khu vực của bãi rác Đa Phước. 
“Chúng tôi không có cách gì tìm được chứng cứ nhưng tôi nghi là ban đêm nó xả nước ra rạch quá. Không thì mắc gì tôm cá chết, nước hôi thối và ngứa ngáy?” – ông Hồ Hoàng Anh nói như vậy. Câu hỏi lớn này chắc chắn khó tìm ra lời đáp vì hoạt động trong bãi rác Đa Phước hoàn toàn bí mật, kiểm soát bên ngoài rất nghiêm ngặt như chúng tôi đã chứng kiến.
 
Bài b: Ông chủ Đa Phước ngồi trên rác ăn bát vàng
Đăng Bởi Nguyễn Minh Sơn - 07:36 06-12-2013
 
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước có diện tích 124 ha tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 120 triệu USD, được cho là sử dụng công nghệ tiên tiến nhất Hoa  Kỳ.
 
Phía sau bãi rác Đa Phước. Công nghệ chôn lấp biến nơi đây thành
một núi rác khổng lồ kỳ dị. 
Chôn lấp hợp vệ sinh
Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (sau đây gọi tắt là bãi rác Đa Phước) do Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solution - viết tắt là VWS) đầu tư dưới hình thức xã hội hóa đi vào hoạt động từ ngày 1-11-2007. Mỗi ngày bãi rác Đa Phước tiếp nhận trên 3.000 tấn rác của TP HCM.
VWS được “đẻ” ra từ California Waste Solution tại Mỹ do ông David Dương làm chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Ông David Dương thường được gọi là “ông hoàng ve chai”, “ông vua rác” đi lên từ Công ty quản lý và tái chế Cadigo được thành lập năm 1981 tại Mỹ đến năm 1992 mới thắng thầu đầu tiên ở Oakland sau đó là xử lý rác và tái chế ở San Jose.
Sau khi đầu tư vào Việt Nam, năm 2009 VWS dính ngay tới vụ lùm xùm 9 triệu USD do TP HCM ưu ái ứng cho công ty này từ quỹ sự nghiệp môi trường. Việc TP HCM cho VWS là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ứng trước 9 triệu USD được Kiểm toán Nhà nước khẳng định là trái nguyên tắc tài chính.
Bãi rác Đa Phước có các hạng mục đầu tư như nhà máy phân loại tái chế rác, nhà máy chế biến phân compost và mới đây thêm dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện từ khí gas thu được từ bãi “chôn lấp rác hợp vệ sinh” với công suất 12MW…
Phân compost được cho là sản xuất từ bãi rác Đa Phước cho đến nay vẫn là một loại phân bón hoàn toàn xa lạ đối với những người nông dân ở gần nhất khu vực bãi rác Đa Phước.
Gọi là dự án xử lý chất thải rắn nhưng thực chất công nghệ của bãi rác Đa Phước chủ yếu là chôn lấp rác. Công nghệ “chôn lấp rác hợp vệ sinh” chính là việc sử dụng chất phụ gia keo trộn chung với xi-măng và vôi bột phun lên bề mặt rác.
Kết quả của công nghệ phun xịt này đã tạo nên một núi rác khổng lồ kỳ dị tại bãi rác Đa Phước hiện nay và mùi hôi thối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu dân cư gần đó.                                                                &nb

 

No comments:

Post a Comment