Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 17 November 2016

MỸ & VIỆT NAM * DÀN KHOAN * GENÈVE *

 

J.B. NGUYỄN HỮU VINH * PHẠM QUANG NGHỊ ĐI MỸ


Phạm Quang Nghị sang Mỹ làm gì?





Bỗng nhiên, Phạm Quang Nghị sang thăm Mỹ, làm việc với các nghị sĩ Mỹ và quan chức Bộ Ngoại giao. Điều này gây nhiều câu hỏi trong cư dân mạng vốn quen lối suy nghĩ theo quy củ, nghĩa là theo logic thông thường trên thế giới loài người hay sử dụng.


Người ta hỏi nhau nháo nhác mà không có câu trả lời chính thức, người ta đồn đoán, nhận định, rồi cả hi vọng và thất vọng. Tại sao Phạm Quang Nghị lại có chuyến đi trái khoáy này?


Lẽ thường, anh ta chỉ là Bí thư Thành ủy Hà Nội, dù có là Ủy viên Bộ Chính trị đi chăng nữa, thì cũng chỉ là một “anh đầy tớ” cấp cao trong đảng của anh ta mà thôi, chẳng có tư cách ngoại giao ngoại thớt gì hết. Hoặc cứ cho là có thể theo kiểu tay ngang đi nữa, thì anh ta cũng chỉ hoạt động cho lĩnh vực và khu vực anh ta đang làm, đang ở. Nghĩa là chỉ là về những công việc của đảng hoặc là những việc chỉ liên quan đến cái Hà Nội, nơi anh ta có chức quyền mà thôi.


Chẳng hạn, anh Nghị có thể sang thăm ĐCS Mỹ (Nghe đâu vẫn còn mấy người là thành viên), gặp các đồng chí trong Đảng bộ CS Mỹ vùng Washington DC để bàn bạc về vấn đề Quốc tế Cộng sản đã làm và đang lâm nạn mà Hồ Chí Minh đã di chúc lại là: “Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”.


Hoặc anh ta sang gặp thủ lãnh đảng Dân Chủ Mỹ, để tìm hiểu xem cái gọi là “Dân chủ Mỹ” nó khác cái dân chủ trên Quốc hiệu Cộng hòa XHCNVN nó ra sao. Trong trường hợp cần thiết, thì anh ta có thể giảng cho họ một bài học khi mà nền dân chủ của Việt Nam đã gấp vạn lần dân chủ Mỹ. Hoặc anh ta sang gặp lãnh đạo đảng Cộng Hòa, để xem cái gọi là Cộng Hòa Mỹ nó khác cái Cộng Hòa ở Việt Nam ra sao…


Còn nếu với tinh thần hỏa giải hơn, thì có thể anh ta sang Mỹ, đến gặp một Bí thư Thành ủy nào đó của Việt Tân mà hoặc thăm hỏi, hòa giải, nhân kỷ niệm 10 năm ban hành Nghị quyết 36 về vấn đề kiều bào ra đời và “đi vào cuộc sống”. Hoặc nếu không ổn mà cần thiết thì đấu tranh “chống khủng bố” tận sào huyệt của cái đảng mà đảng của anh đã nhiều lần trao tặng danh hiệu “Khủng bố”. Ngày xưa, Nguyễn Minh Triết đã chẳng từng sang tận nơi gặp Obama để “phân hóa nội bộ” nước Mỹ đấy thôi.


Nếu anh Nghị đi Mỹ với tư càch như trên thì hẳn là chẳng ai thắc mắc làm gì, hoặc cùng lắm là anh đi thăm con, cháu đang gửi sang các nước tư bản để học xem nó giãy chết ra sao như các quan chức CS khác. Đằng này anh ta lại sang Mỹ, để làm việc với Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, rồi các nghị sĩ Mỹ… Trong các cuộc làm việc, không thấy anh ta nói về vấn đề của Hà Nội, mà to hơn, anh ta nói về các vấn đề của Việt Nam, thậm chí cả quan hệ Việt – Mỹ. Thế mới trái khoáy và cũng chính vì thế mà người dân mới có cái để đồn thổi, đoán già đoán non. Và đa số người dân thấy choáng.


Người dân thấy choáng, bởi vì nhiều điều.


Trước hết, bởi người dân ta, nhất là người dân Hà Nội đều biết Phạm Quang Nghị là ai.


Về cá nhân, từ Thanh Hóa bươn bả ra Hà Nội làm công tác của đảng, Phạm Quang Nghị đã có một thời được coi là ứng cử viên vào chân Tổng Bí thư Đảng CS, một ngôi vua thật sự của chế độ Cộng sản vốn vẫn lên án chế độ phong kiến là thối nát.


Thế nhưng, sự đời vốn nhiều khi không chiều lòng người và nói theo ngôn ngữ dân gian, thì “gieo gió, ắt phải gặt bão”. Ngay sau trận đòn oanh tạc hội đồng một cách man rợ và bẩn thỉu lên đầu TGM Giuse Ngô Quang Kiệt bằng cách cắt xén câu nói của ngài tại UBND TP Hà Nội, trận lụt lịch sử đã nhấn chìm Hà Nội chỉ trong một chiều mưa. Và cơn lụt lội đó, đã thể hiện được bộ máy chính quyền Hà Nội dưới tay Phạm Quang Nghị ra sao, nó có vì dân, vì nước như báo đài ra rả dạy đạo đức những ngày đánh TGM Hà Nội? Thực tế là sau khi dân tình chết cả hàng mấy chục, thì Phạm Quang Nghị vẫn cùng đám đàn em họp để “tổng kết vấn đề tôn giáo” mà thực chất là vụ cướp hai khu đất Tòa Khâm sứ và Thái Hà.


Hai ngày sau, ngày 2 tháng 11 năm 2008, Phạm Quang Nghị lên báo chí với lời phát biểu để đời: “Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm…” và đến đây, thì sự phẫn nộ của người dân không còn có thể kìm nén hơn được nữa, buộc anh ta phải xin lỗi công khai.


Những tưởng với một con người, chỉ cần vậy thôi sẽ biết rõ tâm địa, tầm mức của mình có khả năng để lãnh đạo hay không. Và với cái đảng “quang vinh, đạo đức” mà đưa một người như vậy cầm đầu, e rằng hơi… cùn. Nên người ta cho rằng hi vọng của anh bị dập tắt bởi không biết ai đã bóp mồm bóp miệng anh để nói ra câu đó để trả món nợ vì đã dám “giơ chân đạp mũi nhọn”.


Về nghề nghiệp.


Nghề của anh ta là “nghề Đảng”. Trước khi về phụ trách việc đảng ở Hà Nội, anh ta là Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Năm 2006 anh ta về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, thì những năm sau đó anh ta nổi tiếng với những vụ Hà Nội dẫn đầu về tình trạng cướp đất tôn giáo trắng trợn để chia chác. Điển hình là vụ Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.


Có thể nói, đó là những thất bại thảm hại của chính Phạm Quang Nghị nói riêng và của Đảng CSVN nói chung những năm tháng anh ta làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.


Những hành động của Hà Nội đối với Công giáo thời gian qua, chỉ nói lên một điều: Chính sách khốc liệt, bạo lực, dối trá nhằm tiêu diệt Công giáo là điều không thể chối cãi. Nó được thực hiện bằng những biện pháp mất nhân tính và bất chấp mọi luật lệ, luật pháp và bằng mọi giá.


Tuy nhiên, quy luật tự nhiên là vậy, sức nén càng mạnh thì sức bật càng tăng. Ngay từ những năm 2007, chỉ một năm sau khi Phạm Quang Nghị cầm quyền những cuộc cướp bóc trắng trợn đất đai tôn giáo cho các tập đoàn phe nhóm để chia chác, đã làm dấy lên sự phản ứng mạnh mẽ. Và hại thay cho đảng, người công giáo đã buộc phải nhận lấy trách nhiệm đi đầu trong việc chống lại độc tài cướp bóc, bằng sự đoàn kết.


Và phong trào đấu tranh bất bạo động đã thực sự được thực hiện và “đi vào cuộc sống” như một quy luật tất yếu để tồn tại.


Dưới sự lãnh đạo của Phạm Quang Nghị với vai trò Bí thư Thành ủy, nhiều tình hình mới đã xuất hiện ở Hà Nội, thủ đô cả nước và lan rộng trong toàn quốc mấy năm qua. Nhiều sự việc lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội.





Đó là lần đầu tiên, Hà Nội đã đẩy người Công giáo kết thành một khối hàng vạn người đối diện với dùi cui, súng đạn, chó và công an cũng như các vũ khí bạo lực khác. Nhưng cũng qua đó, nhà cầm quyền Hà Nội thấy được sự dũng mãnh, sự hào hùng trong việc bảo vệ Đức tin của người Công giáo Việt Nam. Họ đã bất chấp tất cả, kể cả cái chết để bảo vệ Đức tin của mình, Giáo hội của mình.


Lần đầu tiên, người dân Hà Nội vượt qua sợ hãi của mọi trò đe dọa, chia rẽ bấy lâu nay vẫn dùng đối với người dân. Người Công giáo Hà Nội được sự đùm bọc, hiệp thông không chỉ trong cả nước mà cả thế giới. Tất cả lên án một chính quyền bạo tàn và man rợ.


Lần đầu tiên, mọi trò thô bỉ, bẩn thỉu và hèn hạ độc ác như dùng dùi cui điện đàn áp giáo dân, xịt hơi cay vào phụ nữ trẻ em… được thi thố mà không có chút tác dụng gây sự sợ hãi nào.


Lần đầu tiên, nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra lời đe dọa sắt máu “sẽ dùng biện pháp mạnh sau 17h ngày 27/1/2008” nhưng đã buộc phải dừng bàn tay bạo lực nhuốm máu của mình lại bởi sự hiệp thông trên toàn thế giới.


Lần đầu tiên, nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng con bài “Quần chúng tự phát” để dùng côn đồ bao vây tu viện, Thánh thất, nhà thơ công khai đòi giết người, giết các lãnh đạo Giáo hội. Và thực tế thì từ đó đám “quần chúng tự phát” đã xuất hiện và “phát huy hiệu quả” khắp nơi, buộc nhà cầm quyền phải ngày đêm luyện tập trong cả nước để “chống bạo loạn và lật đổ”.


Lần đầu tiên, ở Việt Nam, người dân biết dùng mạng Internet để chống lại cơn bão truyền thông đỏ bẩn thỉu vu cáo, hù dọa, trù dập, bịa đặt với cuộc đấu tranh của mình. Giáo dân Hà Nội đã dẫn đầu trong việc tận dụng tiến bộ của mạng truyền thông quốc tế và dân sự để đấu tranh với chế độ độc tài. Chỉ với vài ba trang web, một số blog, nhưng các hình ảnh, tư liệu và thực chất cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình cũng như những đòn bẩn thỉu của nhà cầm quyền được vạch rõ, kịp thời trước dư luận thế giới. Nhiều phen làm cho thế lực cầm quyền bạo lực không kịp trở tay. Điển hình là màn cắt xén lời nói của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND TP Hà Nội bị vạch trần đã cho thấy bản chất của hệ thống cầm quyền và hệ thống tuyên truyền dối trá của nó.


Lần đầu tiên dưới thời Cộng sản, ở Hà Nội có dòng người dài cả chục km đi dự Tòa án xét xử mấy giáo dân vì “tội” đã phá một hàng rào xây dựng trái phép trên đất đai của mình. Đó cũng là lần đầu tiên, người Công giáo đã thực hiện quyền được biểu tình, quyền được đi dự các phiên tòa công khai xử kín và các khẩu hiệu nói lên nguyện vọng của minh đã lần đầu tiên công khai xuất hiện trên đường phố Hà Nội.


Không chỉ ở Hà Nội mà trong cả nước, thậm chí là trên toàn thế giới, lần đầu tiên có hai vườn hoa xây dựng cấp tốc nhằm cướp đoạt bằng được đất đai của Giáo hội Công giáo khi bị bẽ gãy về luật và lý. Bất chấp bão lụt và ngày đêm, hai vườn hoa hoàn thành trong một tuần. Một kỷ lục về thời gian và là kỷ lục về sự vô liêm sỉ của một nhà cầm quyền được lãnh đạo bởi một đảng luôn tự xưng là “đạo đức, văn minh”.


Và cũng là lần đầu tiên, chế độ toàn trị đươc thực hiện bằng chính sách công an trị dựa trên sự sợ hãi vốn có của người dân đã bị thất bại thảm hại ngay giữa Thủ đô.


Có lẽ, với những “thành tích” lẫy lừng như vậy, Phạm Quang Nghị được sang Mỹ để nhân rộng mô hình này chăng?


Hà Nội, Ngày 25/7/2014
J.B Nguyễn Hữu Vinh (RFA)

Wednesday, July 23, 2014

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979



 Nhiều báo im lặng trong ngày 17-2


Tưởng niệm các liệt sỹ cuộc chiến Việt - Trung 1979 ở Hà Nội
Nhiều báo chính thức của Việt Nam đã im lặng trong ngày 17/2, ngày đánh dấu 34 năm xảy ra cuộc chiến Việt-Trung ở biên giới phía Bắc, trong khi một đoàn tưởng niệm do một cựu bộ trưởng dẫn đầu bị "ngăn chặn" và "làm khó dễ" ở Thủ đô.
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói với BBC ông và các thành viên của đoàn tưởng niệm đã bị lực lượng an ninh "cấm" dâng hương tưởng niệm và cho rằng đây là một hành động "rất không bình thường."
Bấm Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh chất vấn việc "tại sao chúng tôi không được viếng" và đặt vấn đề "lẽ ra nhà nước và chính quyền" phải là người đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm. Ông cũng phê phán việc nhiều báo chí trong nước "im lặng" trong ngày 17/2 về sự kiện lịch sử và cho rằng nhiều báo đã chịu "chỉ đạo" và sức ép của cơ quan tuyên huấn của chính quyền để không đề cập sự kiện.
Tính tới cuối giờ chiều ngày Chủ Nhật, hàng loạt các tờ báo và trang tin điện tử chính thức của Việt Nam như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (Vov online), Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam (vtv.vn) cho tới các tờ báo khác như Sài Gòn Giải Phóng, Cựu Chiến Binh v.v... chưa thấy đưa tin, bài nào về ngày tưởng niệm cuộc chiến, cũng như chưa thấy có tin lãnh đạo đảng, nhà nước, hay quân đội thăm viếng, tưởng niệm sự kiện.
Tuy nhiên, cũng có tờ báo chẳng hạn như Bấm Thanh Niên online, đã dành một bài dài trên trang chính ôn lại sự kiện. Bài báo trên tờ này dẫn lời một vị tướng ngành công an, ông Lê Văn Cương, khẳng định việc cho rằng "nhắc đến cuộc chiến" có thể "kích động tinh thần dân tộc" là "ngụy biện."
Tướng Cương cũng nói với tờ báo ông tin rằng cần đưa sự kiện cuộc chiến này vào sách giáo khoa của học sinh như một phần của "lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc" khi ông quan sát thấy rằng phần lớn học sinh phổ thông, kể cả "phần lớn 1,4 triệu sinh viên" cao đẳng, đại học "không biết gì về cuộc chiến này."
"Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược"
Băng tưởng niệm sự kiện 17/2 ở Hà Nội
Trong khi đó, một đoàn các nhân sỹ, trí thức và quần chúng có sự hiện diện của một cựu bộ trưởng và một cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh biên giới phía Bắc, đã không được phép mang vòng hoa với băng đen tưởng niệm vào hành lễ ở một đài tưởng niệm quốc gia ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn tưởng niệm có sự tham gia của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Trung, ông Trần Đức Nguyên, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà văn cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy và các thành viên khác.
Họ đã không được phép chụp hình lưu niệm ở tượng đài với băng tưởng niệm ghi dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược" và "Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược."
Tại Sài Gòn, một đoàn tưởng niệm khác với các trí thức, nhân sỹ, quần chúng, trong đó có sự hiện diện của một nguyên thứ trưởng và nhiều cựu quan chức đã tới một tượng đài anh hùng dân tộc để tưởng niệm.
Theo trang blog Basam, đoàn gồm 30 thành viên, trong đó có sự hiện diện của nguyên Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Hảo, luật gia Lê Hiếu Đằng, Luật sư Trần Quốc Thuận, Giáo sư Tương Lai và các thành viên khác, tuy "không bị lực lượng an ninh ngăn cản" như ở Hà Nội, nhưng cũng "có hành động gỡ bỏ một số băng rôn."

'Phải đăng ký trước'

Đoàn tưởng niệm 17/2 ở Sài Gòn
Đoàn tưởng niệm ngày 17/2 trước tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn
Trong một video xuất hiện trên YouTube hôm Chủ Nhật, một nhân viên an ninh đã yêu cầu đoàn nhân sỹ, quần chúng tới thắp hương tưởng niệm trước đài liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, trước Lăng Hồ Chí Minh phải "đăng ký trước" và "qua thủ tục kiểm tra vòng hoa".
Họ cũng không được phép mang vòng hoa lễ cùng các băng đen, băng tưởng niệm vào làm lễ, hoặc quay phim chụp ảnh trong địa điểm này.
Một độc giả của BBC Việt ngữ cho hay, đầu ngày Chủ nhật, một đoàn quần chúng đã bị ngăn chặn khi tới viếng và làm lễ trước Tượng đài Liệt sỹ "Quyết tử cho Tổ quốc Quyết sinh" ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, với khu khuôn viên tượng đài bị các lực lượng an ninh rào chắn lại.
Một độc giả khác nhận xét với BBC về sự "im lặng" được cho là bất thường của truyền thông chính thức trong nước, trong ngày này.
"Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?" độc giả này đặt câu hỏi.
"Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?"
Một độc giả BBC
Vài ngày trước dịp kỷ niệm nổ ra cuộc chiến tranh của Trung Quốc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc mùa Xuân năm 1979, truyền thông mạng không chính thức của người Việt Nam trong và ngoài nước cũng đã xuất hiện một thông điệp kêu gọi người dân tưởng niệm sự kiện này.
Trên trang Facebook và một số trang mạng xã hội khác, các công dân mạng truyền nhau biểu tượng "hoa sim" với "màu tím" đặc trưng mà các thành viên mạng lựa chọn như một biểu trưng cho "biên giới" và kỷ niệm "cuộc chiến biên giới."
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, với sự tham gia được cho là của gần mười quân đoàn với hơn hai mươi sư đoàn tác chiến, với tổng quân số hàng chục vạn được hàng trăm xe tăng và hỏa lực yểm trợ.
Sau khi gặp phải sự kháng trả quyết liệt của các lực lượng Việt Nam, ngày 18/3 cùng năm, Trung Quốc tuyên bố rút quân sau khi đã "dạy cho Việt Nam một bài học."
Cả hai bên đều tuyên bố giành lợi thế trong cuộc chiến đẫm máu vốn gây thêm các xung đột vũ trang trong hơn mười năm sau đó và làm hai nước gián đoạn quan hệ ngoại giao bình thường và niềm tin trong dài hạn.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130217_ky_niem_chien_tranh_bien_gioi.shtml

34 năm cuộc chiến biên giới Việt - Trung

Đúng 34 năm về trước, ngày 17 tháng Hai năm 1979 Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn biên giới phía Bắc và chiếm giữ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và một số thị trấn dọc biên giới.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-02-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
chien-tranh-bien-gioi-1979-305.jpg
Quân đội Việt Nam tại cuộc chiến biên giới Việt Trung năm 1979, ảnh chụp hôm 23-02-1979.
AFP PHOTO

Theo tướng Ngũ Tu Quyền của Trung Quốc thì Việt Nam thiệt hại 50 ngàn bộ đội còn Trung Quốc chết tại chiến trường là 20 ngàn. Trong khi đó sự thay đổi trầm trọng trong cách ứng xử của chính quyền VN đối với những chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên thùy đang gây bức xúc cho người trong cuộc và buộc họ phải lên tiếng.
Mặc Lâm phỏng vấn Thiếu tướng Lê Duy Mật nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang để biết thêm nguyện vọng của một tướng lĩnh trong vấn đề gay gắt này.
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, chúng tôi được biết là ông cùng với bốn vị nữa đã ký tên vào một kiến nghị có tên là “Kiến nghị 5 điểm” nhằm đánh động việc cuộc chiến biên giới phía Bắc có thể bị bỏ quên, xin ông cho biết kiến nghị đã được gửi tới đâu và có bất cứ phản hồi nào hay không ạ?
TT Lê Duy Mật: Tôi đã có thơ cho ông Lê Hồng Anh, cho tất cả. Thí dụ như Chủ tịch, rồi Quốc hội, Chính phủ, Ban bí thư, thường trực Ban bí thư. Tôi có biên thư riêng cho Lê Hồng Anh. Tôi mới gửi đợt 2. Cái thư mới gửi đợt 2, tháng 12 thôi.

Không hiểu ý đồ của nhà nước

duc-bo-bia-250.jpg
Bốn chữ "Trung Quốc xâm lược” đã bị đục bỏ trên tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê - Ảnh: Trường Sơn/blog Quê Choa.
Mặc Lâm: Trong thời gian gần đây nhiều gia đình liệt sĩ của cuộc chiến 1979 đã không biết hài cốt của con em mình nằm tại đâu vì sau đợt cắm mốc biên giới thì phần đất Việt Nam chôn hài cốt liệt sĩ đã thụt sâu về phía Trung Quốc. Thiếu Tướng có nghĩ rằng nhà nước phải làm một điều gì đó để mang lại công bằng cho những người này hay không? TT Lê Duy Mật: Nhà nước ta lệ thuộc không dám nói gì với Trung Quốc, nếu không phải bàn với ngoại giao Trung Quốc, quân đội Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc thì mới có thể giải quyết được.
Nói chung là có ba bốn việc phải làm. Một là liệt sĩ, hai là nhân dân của mình bao nhiêu đời ở bên đây, bây giờ về đất họ. Thứ ba là cắm mốc biên giới. Thứ tư là các chính sách. Thứ năm là viết sử cho cuộc chiến đó vì đối tượng chiến tranh với Trung Quốc là đối tượng khác, đối tượng đặc biệt không giống với thằng Pháp, thằng Mỹ đâu.
Cho nên nếu nhà nước không làm là không có quan điểm, thiếu trách nhiệm và chính sách không tốt, lòng người không tốt, đấy!
Mặc Lâm: Gần đây có những bức ảnh cho thấy bia kỷ niệm liệt sĩ chống Trung Quốc đã bị chính quyền đục bỏ hai chữ Trung Quốc, tức là gián tiếp không thừa nhận cuộc chiến tranh này là cuộc chiến xâm lược do quân đội Trung Quốc tiến hành. Chính quyền cũng không cho phép tổ chức những lễ  kỷ niệm vào các ngày có cuộc chiến xảy ra. Theo ông thì việc này xuất phát từ nguyên nhân nào ạ?
Ý đồ nhà nước thế nào thật ra tôi không rõ. Nhiều ngày lễ kỷ niệm nó cũng chẳng kỷ niệm cái gì. Sử sách không viết cái gì cả.
TT Lê Duy Mật
TT Lê Duy Mật: Đó là việc ngăn cấm mà tôi không hiểu ý đồ của nhà nước là như thế nào. Ý đồ của nhà nước chứ không phải của đảng. Ý đồ nhà nước thế nào thật ra tôi không rõ. Nhiều ngày lễ kỷ niệm nó cũng chẳng kỷ niệm cái gì. Sử sách không viết cái gì cả. Người ta quên cả việc đó cho nên người ta nói bậy. Thí dụ như tay Tổng Tham mưu trưởng nói bậy. Kẻ thù thế nào chẳng rõ, rồi chiến lược sách lược thế nào không rõ. Thế rồi ông Phùng Quang Thanh cũng nói chung chung dĩ hòa vi quý thôi.
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, có lẽ bắt đầu từ những chính sách hoàn hoãn vô giới hạn như thế cho nên nhiều người cho rằng, nếu có một cuộc chiến khác xảy ra thì Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sẽ không còn sức đề kháng vì tâm lý lệ thuộc đã ăn sâu vào trong các sĩ quan từ dưới lên trên. Là một tướng lãnh ông nghĩ gì về những lo lắng này ạ?
TT Lê Duy Mật: Vấn đề đó thì bây giờ thời bình cũng chẳng rõ được, nhưng lúc chiến tranh thì dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng cho nên lúc bấy giờ quên hết, bỏ hết tất cả quá khứ mà có lẽ phải tiến về phía trước mới hiểu được bản chất của bộ đội cụ Hồ. Đồng thời chiến đấu trước gian khổ và chịu đựng cái chết, cái khổ không phải là khó. Hai là chiến tranh biên giới nó có khác cho nên vất vả lắm. Nhưng thực ra anh em vẫn giữ tốt, vẫn giữ phòng ngự, giữ biên cương, và vẫn đánh địch, cho nên địch có đến đấy cũng không làm gì được.
Mặc Lâm: Lịch sử ghi nhận rằng Trung Quốc đã lợi dụng yếu tố bất ngờ trong cuộc chiến năm 1979, thưa Thiếu tướng, ông có nghĩ rằng lúc ấy nhiều đơn vị đã mất cảnh giác khi tin rằng phía Bắc là bạn vàng, và họ không bao giờ giở thủ đoạn tấn công Việt Nam hay không ạ?
BienGioiThangHai-LeQuangNhat-250.jpg
Ảnh cùa Lê Quang Nhật.
TT Lê Duy Mật: Vấn đề cảnh giác thì không phải mất cảnh giác mà do nhà nước ta. Rồi chiến lược, sách lược, rồi thì đường lối mọi cái là rõ đấy. Vì thằng Trung Quốc nó đánh ở đây để nó giải quyết nhằm thôn tính Campuchia. Người ta đánh Campuchia thì ở đây mình thôn tính. Hai là nó gây hấn ở Biển Đông để rồi bây giờ tiếp tục xâm lấn và muốn chiếm Biển Đông. Cũng do tình hình thực tế cụ thể trong bối cảnh lịch sử rồi ta mới có sách lược về chiến lược, chiến thuật và cách đánh ta nghiên cứu cho rõ. Vì đối tượng này là đối tượng người bạn láng giềng, người đồng chí, và người anh em, cho nên khó hiểu đối tượng này. Nhưng mà bây giờ thì ta cũng đã có hiểu cũng khá hơn đấy. Mặc Lâm: Dưới cái nhìn của một người có kinh nghiệm chiến tranh với Trung Quốc ông có nghĩ rằng đây là lúc mà Trung Quốc có thể lập lại cuộc chiến của năm 1979, rồi họ sẽ rút quân chỉ sau vài tuần lễ để đưa Việt Nam vào cái thế phải chấp nhận những gì họ đưa ra hay không, thưa ông?
TT Lê Duy Mật: Chưa, nó chưa đủ điều kiện, chưa đủ thời cơ và tình thế về chiến lược. Nó chưa thể đánh chiếm Hà Nội đâu. Khi xưa nó đánh để nó bàn thảo với ta rằng ta phải nhượng bộ và rút khỏi Campuchia để nó thôn tính Campuchia. Đây là vấn đề chiến tranh đã qua. Chiến tranh sắp tới thì đối phương, là Tàu đấy, nó dùng phương thức khác, chứ không phải là chiến tranh tiến qua biên giới đâu.

Đấu tranh cho gia đình liệt sĩ

nghia-trang-vi-xuyen-250.jpg
Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên hoang vắng, quạnh quẽ. Hình đăng trên bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị (đã bị gỡ xuống). Photo by Lê Quang Nhật.
Mặc Lâm: Xin quay lại với câu hỏi đầu tiên. Thưa Thiếu Tướng, đối với vấn đề mộ phần liệt sĩ trên đất Trung Quốc cũng như các ngày lễ kỷ niệm và quan trọng hơn hết là sách giáo khoa ghi chép lịch sử cuộc chiến Biên giới phía Bắc, ông và đồng đội cũng như gia đình họ sẽ có những đấu tranh gì đối với các chính sách lạt lẻo hiện nay, nhất là vần đề đãi ngộ gia đình liệt sĩ ạ? TT Lê Duy Mật: Bây giờ thì đã và đang làm, còn nhà nước thế nào, thái độ, quan điểm và chính sách thế nào thì hiện nay còn chờ nhà nước. Còn người cấp dưới, là tướng chỉ huy thì chúng tôi phải đòi đến cùng về vấn đề cá biệt phải đưa về nơi quê hương đất tổ, về gia đình người ta. Hai là nhân dân trên đó, phải xem xét thế nào để cho nhân dân khỏi khổ, biên giới có đúng hay không. Đấy, tôi thì tôi thấy như thế thôi.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn Thiếu tướng Lê Duy Mật đã giúp chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Cựu binh TQ bị ‘lừa dối và quên lãng’

Tù binh TQ bị bắt 1979. Ảnh: Internet
Tù binh TQ bị bắt 1979. Ảnh: Internet
Nhà báo tự do Trung Quốc Dean Peng nói nhiều cựu binh TQ trong cuộc chiến 1979 cảm thấy bị ‘lừa dối và quên lãng’.
Tuy nhiên những người lính của cuộc chiến cách đây 35 năm vẫn ngần ngại khi lên tiếng chính thức với truyền thông.
“Tôi đã nói chuyện với Hội Cựu chiến binh nhưng họ đều từ chối vì đây là vấn đề nhạy cảm và bị cấm đoán,” ông Peng nói với BBC Tiếng Việt hôm 17/2 từ Bắc Kinh.

“Sau khi giải ngũ nhiều người trong số họ làm việc cho các công ty hay cơ quan nhà nước.
“Họ tức giận vì cách chính phủ đối xử với họ, họ cảm thấy bị quên lãng, bị bỏ rơi.
“Họ tự tổ chức kỷ niệm sự kiện này và sẽ có hoạt động kỷ niệm lớn ở Vân Nam.”
“Họ rất suy tư khi tôi nói với họ rằng dù họ tham chiến vì lý do chính đáng hay không thì họ cũng có nghĩa vụ phải nói lại với thế hệ sau và với mọi người trên thế giới để tránh những thảm họa tương tự xảy ra.”

‘Tiêm sự hận thù’
Ông Peng nói chính quyền Trung Quốc cũng ngăn cấm báo chí đăng tải những câu chuyện về cuộc chiến giữa hai quốc gia cộng sản.
“Trong những ngày qua tôi đã đọc được nhiều hồi ức của những người lính [Trung Quốc] trên mạng Internet nhưng báo chí Trung Quốc từ chối đăng chuyện của họ.”
Ông Peng nói một trong những điều ông quan tâm nhất trong hồi ức của những người lính là “người ta đã tuyên truyền cho người lính những gì, họ đã tiêm sự hận thù cho những người lính ra sao chỉ trong vòng hai ngày ngắn ngủi”.
Ông nói về những gì ông được biết qua đọc ký ức trên mạng Internet của lính Trung Quốc:
“Những chính trị viên kể về chuyện Việt Nam đã đối xử tàn tệ với người Trung Quốc ở Việt Nam ra sao với những ví dụ cụ thể.
“Binh lính được kể lại rằng các chính trị viên đã tận mắt chứng kiến người Hoa bị đánh đậm thậm chí giết hại ngay trước mặt dân làng Trung Quốc ở phía bên kia biên giới.
“Khi đó [năm 1979] tôi 12 tuổi và cũng bị rơi vào bẫy [tuyên truyền đó], tôi không nghi ngờ gì.
“Nhưng bây giờ, sau 35 năm, tôi cảm thấy đó là những điều đáng ngờ.
“[Hồi năm 1979], tôi được kể rằng Trung Quốc đã làm nhiều điều tốt cho Việt Nam nhưng Việt Nam lại phản bội và đi theo Liên Xô, kẻ thù truyền thống của chúng tôi.
“Nói chung khi đó ai cũng thù hận [Việt Nam]. Chúng tôi còn đang học phổ thông nhưng đã ước ao chiến tranh xảy ra muộn hơn để đủ tuổi ra trận và đánh nhau với Việt Nam.
“Chúng tôi đã thù ghét Việt Nam quá dễ dàng với sự tuyên truyền [của Trung Quốc].”

Hải chiến Hoàng Sa
Khi được hỏi về sự tuyên truyền của Trung Quốc về lần giao chiến từ hồi năm 1974 của Trung Quốc với chế độ Việt Nam Cộng hòa ở Hoàng Sa, ông Peng nói:
“Trung Quốc có phim về chuyện đó, [một phần] của đợt tuyên truyền lớn.
“Trung Quốc làm phim với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng lúc đó [1977] nhưng giờ phim bị cấm rồi.
“Về cơ bản phim nói rằng với cảm hứng của Cách mạng Văn hóa, Hải quân Trung Quốc đã thắng Hải quân Nam Việt Nam.”
Cuộc chiến 1979 được phương Tây xem là cuộc chiến quy ước đầu tiên giữa hai nước Cộng sản.
Dù chỉ kéo dài hơn ba tuần, hai phía đã chịu mức thương vong hàng chục ngàn cho mỗi phía.
Cả Việt Nam và Trung Quốc, vì những lý do khác nhau, đều không đánh dấu sự kiện này về mặt chính thức.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/02/140217_chinese_veterans.shtml

'Lẽ ra nhà nước phải tưởng niệm 17/2'

Cập nhật: 16:32 GMT - chủ nhật, 17 tháng 2, 2013
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Tướng Vĩnh nói chính quyền đã quên những người ngã xuống chống xâm lược
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong giai đoạn 1974-1987, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phê phán nhà nước 'lảng tránh' kỷ niệm ngày Trung Quốc khởi động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc của nước này vào ngày 17/2/1979.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội hôm Chủ nhật, 17/2/2013, Bấm Tướng Vĩnh cho rằng nhà nước "lẽ ra" phải đứng ra tưởng niệm các "đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh" nhưng ngược lại đã "không hề đoái hoài" trong khi vẫn kỷ niệm các sự kiện trong chiến tranh với người Pháp và người Mỹ.
Vị cựu Đại sứ cũng bình luận về sự kiện của đa số báo chí, truyền thông chính thức trong nước tỏ ra "im lặng" và cho rằng nhiều tờ báo Việt Nam có thể đã chịu sức ép từ sự "chỉ đạo" của các cơ quan lãnh đạo báo chí, truyền thông, với các tổng biên tập báo "sợ bị mất ghế" nếu đề cập sự kiện.
Tướng Vĩnh cũng bình luận về việc sách giáo khoa ở nhà trường phổ thông Việt Nam được cho là không phản ánh và đề cập cuộc chiến giữa hai quốc gia láng giềng cộng sản trong chương trình giáo dục, cũng như nhận xét về việc phải chăng chính quyền Việt Nam quan ngại Trung Quốc "mếch lòng" và "trừng phạt" nếu nhắc lại cuộc xung đột 34 năm về trước.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ, vị tướng năm nay 98 tuổi tường thuật việc ông và một đoàn nhân sỹ, trí thức và quần chúng bị lực lượng an ninh ngăn cản khi định dâng hương ở Tượng đài Liệt sỹ ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội hôm Chủ Nhật.
"Đáng nhẽ ra việc đó nhà nước phải đứng ra viếng mới phải. Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của TQ"
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Tướng Vĩnh: Chúng tôi nhớ tới ngày 17/2/1979, Trung Quốc họ đánh chúng tôi. Họ đưa 60 vạn quân tới đánh, giết hại đồng bào tôi và tàn phá mấy tỉnh biên giới của chúng tôi. Chúng tôi nhớ ngày đó, chúng tôi thương tiếc các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh trong trận đánh đó. Chúng tôi có mấy người đến dâng hương ở Đài Liệt sỹ trên đường Hoàng Diệu. Nhưng rồi công an không cho chúng tôi vào.
Họ nói lý do này khác, rồi gọi điện thoại đi ở đâu không biết. Lúc họ nói vào cửa trước, lúc họ bảo vào cửa sau. Có lúc họ bảo vào 4 người thì được, 5 người không được. Loanh quanh, cuối cùng họ cấm không cho chúng tôi vào. Thì chúng tôi mấy người thương sót đồng bào và chiến sỹ hy sinh đó, chúng tôi đứng ở ngoài vái vái, rồi đi về thôi.
Chúng tôi rất tiếc, không hiểu tại làm sao đối với các liệt sỹ và đòng bào hy sinh mà người ta cấm chúng tôi không được viếng là thế nào. Đáng nhẽ ra việc đó nhà nước phải đứng ra viếng mới phải. Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc.
Chúng tôi lấy làm lạ lắm, mấy năm nay, đáng lẽ chính phủ phải làm việc đó. Đến bây giờ, ngày đó, chúng tôi tỏ lòng thương sót đồng bào và chiến sỹ ta hy sinh, chúng tôi đến viếng một cách hòa bình, chúng tôi không làm gì cả, chúng tôi không hiểu vì sao lại cấm chúng tôi, không được vào viếng. Tôi không hiểu cấp trên nào mà lại vô cảm đến như thế.

'Sợ TQ mếch lòng?'

BBC: Thưa ông, hay có ai đó lo ngại những cuộc tưởng niệm như vậy có thể làm "kích động tính dân tộc chủ nghĩa" và làm cho Trung Quốc mếch lòng, rồi có thể dẫn tới trừng phạt họ?
Đoàn tưởng niệm 17/2 ở Hà Nội
Đoàn tưởng niệm 17/2 ở Hà Nội đang 'vái vọng' sau khi bị an ninh ngăn cản không cho vào Đài tưởng niệm
Tướng Vĩnh: Tôi nghĩ rằng đó là việc của Việt Nam thì Việt Nam làm. Việc gì phải sợ Trung Quốc không bằng lòng. Hay việc gì phải theo ý kiến của Trung Quốc.
BBC: Tại sao ở Việt Nam vẫn có những cuộc kỷ niệm Điện Biên Phủ, hay Điện Biên Phủ trên không, và gần đây là sự kiện Tết Mậu Thân 1968, trong khi Việt Nam vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Pháp hay Mỹ, mà sự kiện 17/2/1979 chính quyền lại im lặng và không có chủ trương kỷ niệm?
Tướng Vĩnh: Tôi cho việc ấy là một việc rất không bình thường. Nhưng muốn hỏi tại sao thì đề nghị các vị hỏi các nhà cầm quyền mới được.
BBC: Việc sách vở giáo khoa ở nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay có vẻ 'vắng bóng đề cập' cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979, việc ấy nếu có, thì có đúng không?

"Nhưng tôi tin rằng những người Việt Nam có lương tri thì họ đều muốn đưa lên, để cho con cháu biết chuyện ấy"
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Tướng Vĩnh: Tôi cho là không đúng. Đáng nhẽ ra, nếu chúng ta kỷ nhiệm những ngày đánh với Mỹ, thắng Mỹ, hay ngày Mỹ ném bom B52, thì cũng đồng thời phải kỷ niệm những ngày mà nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc, xâm lược chúng ta. Thế mới là công bằng. Tôi không hiểu được các nhà cầm quyền của chúng tôi nghĩ thế nào.
BBC: Khi cuộc chiến 1979 diễn ra và trong suốt thời gian hơn 10 năm, nhiều báo đài ở Việt Nam thường xuyên đưa tin về việc Trung Quốc xâm lược VN trong giai đoạn đó, nhưng hôm 17/2 năm nay, nhiều tờ báo ở Việt Nam im lặng, ông nghĩ thế nào?
Tướng Vĩnh: Khó nhận xét lắm, đó là chuyện rất khó hiểu. Còn các báo chí mà họ không dám đưa tin chắc đã bị các cơ quan phụ trách về tuyên truyền, truyền thông cấm đoán họ thế nào đó. Cho nên họ không dám làm.
Nếu họ làm, họ sẽ mất chức tổng biên tập, cho nên họ sợ, họ không dám làm. Nhưng tôi tin rằng những người Việt Nam có lương tri thì họ đều muốn đưa lên, để cho con cháu biết chuyện ấy.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh giữ cương vị Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời gian 13 năm từ năm 1974-1987. Những năm gần đây, ông thường xuyên phát biểu, gửi thư, góp ý công khai về nhiều vấn đề chính sách, chiến lược tới chính quyền, trong đó ông lên tiếng kiến nghị về các vụ việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, cho người nước ngoài thuê rừng đầu nguồn, thay đổi Hiến pháp sao cho dân chủ và tự do thực sự  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130217_nguyentrongvinh_inv.shtml

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?
Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này?  Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.
Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là  không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979
Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ?


Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.
Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.
Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể  lờ đi vấn đề lịch sử này được.
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979 - Ảnh: Tư liệu
Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”.

Thứ hai,  trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.
Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.
Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Tù binh Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng
Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ ?
Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ng.Phong
(thực hiện


THẾ GIỚI VÀ BIỂN ĐÔNG

 

Phạm Chí Dũng: Vì sao ông Phạm Quang Nghị diện kiến chính giới Mỹ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
DR

Thụy My
Chuyến đi Mỹ của Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh theo lời mời của Hoa Kỳ, nhất là sau sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Hoàng Sa, được nhiều người chờ đợi nhưng mãi vẫn không thấy động tĩnh gì. Trong khi mới đây lại bất ngờ có tin ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội viếng thăm nước Mỹ.

Có dư luận cho rằng bên cạnh xu hướng mở rộng về phía phương Tây, chuyến đi của nhân vật này còn nhằm nâng cao uy tín trong cuộc chạy đua giành ngôi thứ tại Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi về vấn đề trên với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Anh có nhận định như thế nào về chuyến đi Mỹ khá bất ngờ của ông Phạm Quang Nghị ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Đúng ra là ông Phạm Bình Minh đã được đi Mỹ vào tháng 5/2014, sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và sau lời mời cấp tốc của ông John Kerry, Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Nhưng điều ngạc nhiên là hơn hai tháng qua, ông Phạm Bình Minh đã chẳng đi đâu cả, thay vào đó là một ủy viên Bộ Chính trị, cấp cao hơn hẳn so với ông. Chỉ có điều là người cùng họ với ông Phạm Bình Minh lại không hề đảm trách công việc ngoại giao, mà lại là người của khối Đảng.
Người ta dễ suy luận, có thể đây là quan hệ chỉ giữa các đảng chính trị với nhau thôi, mà không phải thực hiện công việc ngoại giao thường thấy như ông Phạm Bình Minh. Có lẽ là càng không phải giải quyết một vấn đề gì thuộc về mối quan hệ xung khắc ở Biển Đông, mà Hoa Kỳ là một thành tố tham gia cùng với Việt Nam.
RFI : Nếu như vậy, chuyến đi này theo anh có mục đích gì ?
Người ta đang cân nhắc về một số mục đích của ông Phạm Quang Nghị. Vì đây là một sự xuất hiện đột ngột và khá kỳ lạ - theo dư luận là như vậy. Sự xuất hiện của ông Phạm Quang Nghị trong bối cảnh này đã dấy lên hàng loạt câu hỏi, cũng như cách đây đúng một năm, vào tháng 7/2013 sự xuất hiện tương đối bất ngờ của ông Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng. Nhưng dù sao đó cũng là một cuộc gặp chính thức với Tổng thống Barack Obama.
Còn lần này thì có lẽ ông Phạm Quang Nghị đến chỉ với một tư cách ẩn giấu nào đó, vì chuyến đi của ông thực hiện từ ngày 21/7, nhưng đến hơn hai ngày sau báo chí Việt Nam mới đưa tin, và cũng chỉ đưa tin một cách dè dặt. Trong khi đó, báo chí nước ngoài gần như không thông tin về chuyến công du của ông Phạm Quang Nghị. Điều đó gợi cho người ta những câu hỏi là ông Phạm Quang Nghị với vai trò gì và với những mục tiêu như thế nào ?
Theo tôi, có lẽ chuyến đi của ông nằm trong bối cảnh ông Phạm Bình Minh chưa được đi Mỹ, và mới cách đây một tháng đã diễn ra chuyến đi đến Hà Nội của Dương Khiết Trì - ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
Điều này cho thấy có lẽ những người bên Đảng đã thấy rằng, đến lúc này họ phải nâng cao tinh thần và vai trò của họ : vai trò Đảng lãnh đạo toàn diện, chứ không phải là Chính phủ. Chính phủ chỉ đóng vai trò quản lý, và nhân dân cùng lắm chỉ là vai trò « làm chủ » mà thôi. Còn trên hết, cao hơn tất cả vẫn là Đảng.
Lý do thứ hai theo dư luận, hiện nay mối quan hệ Việt Nam và Mỹ dường như đang xích lại gần nhau. Đặc biệt là sau những vụ xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông, làm cho ngay cả những người bảo thủ ở Hà Nội cũng phải nhận ra rằng họ không thể trông chờ quá nhiều vào Trung Quốc, vào « Thiên triều ». Họ cần có một cánh tay hỗ trợ nào đó từ phía phương Tây, và Mỹ chính là một quốc gia năng nổ, tích cực nhất về việc này.
Chúng ta đã biết là vào trung tuần tháng Bảy, Thượng nghị viện Mỹ đã biểu quyết nhất trí đến 100% bản nghị quyết số 412, yêu cầu Trung Quốc trở về nguyên trạng trước thời điểm tháng 5/2014. Trước đó, phát biểu tại trường đại học quân sự West Point, Tổng thống Barack Obama cũng đã nói thẳng khả năng Mỹ có thể điều binh lực tới khu vực Biển Đông, nếu tại đây xảy ra xung đột.
Điều đó cho thấy chỉ có Mỹ mới có thể là một đối tác chiến lược hoặc một đối tác quân sự hỗ trợ cho Việt Nam trong hoàn cảnh này. Nó tác động đến tâm lý những người bảo thủ ở Hà Nội. Chính vì vậy, họ đã quyết định đi Mỹ.
Nhưng không phải ông Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ, mà là ông Phạm Quang Nghị. Tôi cũng muốn nhắc lại, trong năm 2013 ông Nguyễn Phú Trọng chưa hề đặt chân đến Mỹ mà chỉ có ông Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Barack Obama. Và ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là có một chuyến đi đàm phán về TPP tại New York với Bộ trưởng Thương mại Mỹ. Trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đến Thái Lan để thăm hỏi, làm việc với nữ Thủ tướng Yingluck – hiện nay đã bị truất quyền, và đến một trường đại học Thái Lan để nhận tấm bằng danh dự về chính trị học mà thôi.
Chính vì thế, bên Đảng có lẽ thấy cần phải nâng cao vai trò của họ, và đã quyết định để ông Phạm Quang Nghị đi – ông cũng là một người được coi là ứng cử viên sáng giá cho cương vị Tổng bí thư. Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ, cũng là ra mắt chính giới Mỹ - ít nhất là có một chút diện kiến.
RFI : Chúng ta vừa đặt giả thiết chuyến đi này có liên hệ tới vấn đề Biển Đông hay nhằm nâng tầm các nhân vật trong đảng, nhưng nếu theo dõi thì người ta thấy các chính khách Mỹ mà ông Phạm Quang Nghị tiếp xúc không phải là cao cấp lắm…
Đúng là như vậy. Có một điều đáng tiếc cho ông Phạm Quang Nghị là ông đã không được gặp chính Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến đi lần này, ít nhất là cho tới giờ phút này. Thay vào đó, chỉ có Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tới gặp ông Nghị để chào và chuyển lời thăm hỏi của ông John Kerry.
Tại Washington, ông Phạm Quang Nghị đã có những cuộc làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng John Kerry là ông Thomas Shannon, và một Phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách đối ngoại là ông Tony Blinken. Có lẽ nhân vật cao cấp nhất mà ông Phạm Quang Nghị có được cuộc tiếp xúc là Chủ tịch thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy và Thượng nghị sĩ John McCain.
Như vậy, không có người đồng cấp nào ở Mỹ gặp ông Phạm Quang Nghị, như những nhân vật mà ông đã gặp ở Bắc Kinh cách đây mười tháng.
Tôi muốn nhắc lại, tháng Chín năm ngoái tại Trung Nam Hải, ông Phạm Quang Nghị đã được tiếp thân mật bởi Trương Cao Lệ, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Phó thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Và ông Phạm Quang Nghị còn hội đàm với ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Quách Kim Long. Khi đó, cả Trương Cao Lệ lẫn Quách Kim Long đều ca tụng là « Đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam », « đánh giá cao sự phát triển mới trong quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong thời gian qua ».
Chỉ có điều, ông Phạm Quang Nghị là một người rất kín tiếng. Tất cả những vụ việc mà khi ông Chủ tịch Thượng viện Mỹ Patrick Leahy cũng như Thượng nghị sĩ John McCain nêu ra như chủ đề chính về Biển Đông, thì nghe nói là ông Phạm Quang Nghị đã không trả lời, hoặc né tránh. Và ở đây thì cũng vậy thôi.
Chúng ta biết là ở Việt Nam, những vụ tàu Trung Quốc cố tình đâm va, gây hấn với ngư dân Việt, ông Phạm Quang Nghị đã gần như không hề lên tiếng. Người ta có cảm giác ông không chỉ là một nhân vật kín tiếng, mà còn là nhân vật « nín » tiếng. Điều đó hoàn toàn không có lợi cho ông, ít nhất trong mối tương quan so sánh với ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam.
Vì dù sao ông Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 11/2011 còn ra trước Quốc hội, để gióng lên được một tiếng nói - dù là tiếng nói nhỏ nhoi và sau đó không làm gì cả. Đó là việc cần phải có một bản nghị quyết về Biển Đông về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cũng như cần có Luật Biểu tình. Và vào tháng 5/2014 tại Manila, Philippines, ông cũng đã đề cập một cách bóng gió tới điều được gọi là « tình hữu nghị viển vông » đối với Trung Quốc. Mặc dù sau đó chưa thấy hành động gì tiếp theo, nhưng dù sao vẫn còn hơn các ủy viên Bộ Chính trị khác.

RFI : Tóm lại chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị lần này có thể đưa ra một thông điệp như thế nào, theo anh ?
Có một dấu hiệu đáng chú ý như thế này. Ông Phạm Quang Nghị dù chỉ là một ủy viên Bộ Chính trị thường, và chỉ là Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhưng những vấn đề ông đề cập trong chuyến đi này với Thượng viện Mỹ, với Thượng nghị sĩ John McCain, lại mang tầm cỡ mà tôi có cảm giác như của một nguyên thủ quốc gia. Đề cập tới những vấn đề của quốc gia, chứ không phải của thành phố Hà Nội.
Chẳng hạn như mở rộng thị trường cho hàng hóa do Việt Nam sản xuất, hay là hạ rào cản thương mại, khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, và đề nghị Mỹ thừa nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Chúng ta để ý là đề nghị thừa nhận là nền kinh tế thị trường trước đây chỉ có ông Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập với giàn Bộ trưởng Thương mại Mỹ và những người đồng cấp.

Ngoài ra ông Phạm Quang Nghị trong buổi làm việc với Viện Dân chủ Quốc gia và Viện Cộng hòa Quốc tế của Hoa Kỳ, cũng được mô tả là đã « nêu bật ý nghĩa của quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, theo tinh thần Tuyên bố chung Việt Nam – Mỹ, trong đó hai nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan Đảng của hai nước ».
Báo chí Việt Nam tả khá trọng thị thế này : « Trên tinh thần đó, ông (Phạm Quang Nghị) hoan nghênh những bước đi ban đầu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu khả năng trao đổi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng tham chính ở Mỹ trong thời gian tới ».

Như vậy là khẩu khí và những vấn đề mà ông Phạm Quang Nghị đề cập là khẩu khí giống như của một nguyên thủ, và có thể còn cao hơn nữa : là một Tổng bí thư Đảng. Điều đó cũng phù hợp với dư luận hiện nay, cho rằng ông đang là một ứng cử viên sáng giá cùng với ông Nguyễn Tấn Dũng cho chức vụ Tổng bí thư tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 vào năm 2016 sắp tới.
Nếu việc này diễn ra, có lẽ mối quan hệ với giới chính khách Mỹ sẽ tạo thuận lợi cho ông Phạm Quang Nghị. Và có thể thấy chuyến đi này cho dù ông Nghị không tiếp xúc trực tiếp được Bộ trưởng Ngoại giao, và càng không được diện kiến Tổng thống hay Phó tổng thống Hoa Kỳ, nhưng ông cũng đã có buổi ra mắt đối với chính giới Mỹ. Ít nhất cũng để họ biết ông là ai, và một ứng viên cho cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là người như thế nào.
RFI : Như vậy dù không được chính thức thông báo trước, nhưng có thể coi đây là một nhân vật cao cấp đầu tiên trong đảng Cộng sản Việt Nam tiếp xúc với Hoa Kỳ, trong khi các cuộc gặp gỡ trước đây thường chỉ từ phía Chính phủ ?
Hoàn toàn đúng. Khi phân công một nhân vật trong Bộ Chính trị, tất nhiên người ta có thể tính tới cương vị Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng – cũng là những ủy viên Bộ Chính trị, tất nhiên là cao cấp hơn Bí thư Thành ủy Hà Nội. Nhưng tại sao lại là ông Phạm Quang Nghị đi, mà không phải là ông Trương Tấn Sang hay ông Nguyễn Tấn Dũng ?
Điều đó gợi ra một ý : ông Phạm Quang Nghị có thể được coi là một « thái tử đảng » trong thời gian sắp tới. Và ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn ông Phạm Quang Nghị thay vì ông Phạm Bình Minh để đi Mỹ, nhằm giới thiệu, ra mắt chính giới Mỹ.
Thứ nữa trên bình diện chung, có thể khiến chúng ta hình dung là bối cảnh đang dần chuyển biến. Thậm chí sắp tới có thể có những bước chuyển biến tương đối đột biến về mặt chính trị. Như thế càng cho thấy là Việt Nam đang dần dần âm thầm thực hiện một chính sách « xoay trục » sang phương Tây. Đặc biệt là sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, lộ rõ ý đồ thôn tính của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Vì ngay cả những người bảo thủ Việt Nam cũng đang phải tính tới việc dựa vào Mỹ. Mặc dù họ không dám tuyên bố chính thức ra, nhưng hành động của họ cho thấy điều đó. Và có một điểm thú vị thế này : chúng tôi có cảm giác như là bối cảnh Việt Nam đang gần giống những gì mà Miến Điện đã trải qua vào cuối năm 2010 bước sang năm 2011.
RFI : Anh có cho là Việt Nam cũng sẽ chuyển đổi như Miến Điện đã làm, dù chỉ một phần ?
Chúng ta biết là cuối năm 2010, ông Thein Sein đã trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên của Miến Điện. Đến năm 2011, ông đã phóng thích nữ lãnh tụ đối lập của đảng Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ, bà Aung San Suu Kyi. Và sau đó Miến Điện trải qua hàng loạt biến đổi, thậm chí được coi là những biến đổi ngoạn mục, dân chủ hóa, mở rộng.
Gần đây nhất Miến Điện vừa chính thức hủy bỏ một dự án lên tới 20 tỉ đô la của Trung Quốc - một dự án đường sắt chạy tới tận Côn Minh, bởi áp lực dư luận từ người dân trong nước quá lớn.
Có một chút hy vọng là xu hướng chính trị Việt Nam đang chuyển đổi dần như xu hướng của Miến Điện trong những năm qua. Mặc dù độ trễ chuyển đổi của Việt Nam so với Miến Điện là khoảng ba năm, nhưng bắt đầu từ bây giờ vẫn còn kịp !
Nếu chính quyền Than Shwe ở Miến Điện trước đây thấy rằng dứt khoát phải chuyển đổi - và Than Shwe đã ủy nhiệm cho Thein Sein làm việc đó, nếu không thì đất nước sẽ tan hoang, nội chiến, nền kinh tế sẽ sụp đổ - thì những người cộng sản, tôi muốn nhấn mạnh là những người cộng sản bảo thủ ở Việt Nam, có lẽ cũng đang nhận ra điều đó.
Thậm chí nhận ra một cách sâu sắc. Rằng tất cả những vấn nạn, những hệ quả của xã hội Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam và sẽ dắt dây tới nền chính trị Việt Nam, rất có thể sẽ sụp đổ trong những năm tới nếu không thay đổi. Chính vì vậy, có lẽ là họ đang nghiên cứu kịch bản Miến Điện. Làm thế nào để có một sự chuyển đổi yên bình, không đổ máu, mà họ vẫn giữ được quyền lực. Tất cả vẫn còn hầu như y nguyên, chỉ chia bớt cho dân chúng một số quyền dân chủ nào đó.
Và nếu điều đó được thực hiện – tôi giả thiết là được thực hiện với vai trò của ông Phạm Quang Nghị chẳng hạn – thì dù sao cũng có thể coi đó là một tín hiệu tích cực. Như thế, chuyến đi Mỹ lần này của ông là tiền đề cho những dấu hiệu tích cực sau này.
Mặc dù chưa thể nói là những người cộng sản bảo thủ ở Việt Nam họ đã thực sự hồi tâm hay thành tâm, trước tất cả những việc cần phải làm cho dân chủ hóa đất nước sắp tới. Nhưng dù sao theo tôi, trong giai đoạn vài năm tới với những dấu hiệu đã chuyển biến từ bây giờ, sẽ là cơ hội cho dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam.
RFI : Có lẽ khi đem giàn khoan đến Hoàng Sa, hệ quả mà Bắc Kinh không ngờ là việc Việt Nam « xoay trục » ?
Tất cả cần cô đọng ở một câu thôi : « Cám ơn giàn khoan Hải Dương 981 ! »
RFI : Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay.



 Biển Đông : Mỹ kêu gọi tránh hành động leo thang mới
Marie Harf, phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ.
Marie Harf, phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ.

Trọng Nghĩa
Ngày 24/07/2014, Washington một lần nữa ghi nhận là tình hình căng thẳng tại Biển Đông có giảm bớt « đôi chút », nhưng tiếp tục kêu gọi các bên tránh có thêm những hành động leo thang mới.

Ngay sau khi Bắc Kinh cho rút giàn khoan HD-981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tuần trước, Hoa Kỳ đã lên tiếng hoan nghênh động thái « giảm nhiệt » của Trung Quốc. Ngày 24/07/2014, một lần nữa  Washington ghi nhận nhận căng thẳng tại Biển Đông có giảm bớt « đôi chút », nhưng tiếp tục kêu gọi các bên tránh có thêm những hành động leo thang.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Washington, bà Marie Harf, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác nhận rằng Biển Đông vào thời điểm hiện nay có « hơi khác » so với lúc Trung Quốc gia tăng các hành động gây « căng thẳng » và « bất ổn định » nhằm mục tiêu « thay đổi nguyên trạng ».
Trong thời gian qua, Quốc hội cũng như chính quyền và ngành ngoại giao Mỹ đã liên tục tố cáo Trung Quốc có những hành động khiêu khích làm cho  tình hình Biển Đông mất ổn định. Theo nhiều nhà phân tích sức ép của Mỹ đã góp phần thúc đẩy Bắc Kinh cho rút giàn khoan gây rối khỏi vùng biển của Việt Nam hôm 15/07/2014.

Dù ghi nhận là tình hình căng thẳng đã giảm thiểu phần nào, Bộ Ngoại giao Mỹ  vẫn tiếp tục kêu gọi các bên dùng biện pháp ngoại giao để giải quyết các tranh chấp, và tránh « mọi hành động leo thang mới ».
Lời lưu ý của phía Mỹ không phải là không có lý do. Ngoài hành vi lộ liễu là kéo giàn khoan HD-981 xuống hạ đặt ngay bên trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, Bắc Kinh còn ngấm ngầm tiến hành việc củng cố và mở rộng cơ sở trên những khu vực mà họ đã dùng võ lực lấn chiếm từ tay Philippines hay Việt Nam.
Ví dụ mới nhất vừa bị Việt Nam tố cáo là vụ khai thông luồng lạch ở đảo Duy Mộng (Drummond) thuộc quần đảo Hoàng Sa, bị Bắc Kinh chiếm trọn từ năm 1974.
Trả lời câu hỏi của nhà báo về thông tin được truyền thông Trung Quốc đăng tải, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình ngày 24/07/2014 đã khẳng định trở lại « chủ quyền không tranh cãi » của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông cho rằng : « Mọi hoạt động của Trung Quốc ở hai quần đảo này đều là bất hợp pháp và vô giá trị ».
tags: Biển Đông - Việt Nam - Hoa Kỳ (Mỹ)
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140725-bien-dong-my-keu-goi-tranh-co-them-hanh-dong-leo-thang-moi
 

Giàn khoan Hải Dương đang ở đảo Hải Nam

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf nói Biển Đông trong tuần qua đã bớt căng thẳng
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf nói Biển Đông trong tuần qua đã bớt căng thẳng
Giàn khoan làm khơi dậy tranh cãi chủ quyền gay gắt giữa hai nước Việt-Trung cuối cùng đã được đưa về nhà.
Trang web của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc ngày 24/7 đăng tin giàn khoan Hải Dương 981 hiện đang được đặt tại vị trí cách đảo Hải Nam chừng 70 hải lý về phía Đông Nam và sẽ lưu lại đây hoạt động cho tới cuối tháng 9.
Giàn khoan này đã trở thành tâm điểm căng thẳng Việt-Trung từ đầu tháng 5 khi Bắc Kinh đưa vào khu vực Hoàng Sa mà Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam dẫn tới các cuộc biểu tình bạo động chết người bài Trung Quốc tại Việt Nam.

Trước khi cơn bão Rammasun ập vào Biển Đông, ngày 15/7, Trung Quốc đã đưa giàn khoan về sớm trước 1 tháng so với kế hoạch ban đầu với lý do ‘hoàn tất thăm dò suôn sẻ.’
Kể từ khi giàn khoan Hải Dương rút đi, tình hình có phần lắng dịu dù quan hệ Việt-Trung, theo đánh giá của giới phân tích, có lẽ khó có thể trở lại ‘bình thường’ như trước.
Hoa Kỳ nhận xét Biển Đông trong tuần qua đã bớt căng thẳng, như phát biểu của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Marie Harf tại cuộc họp báo hôm 24/7.
Bà Harf nói Mỹ khuyến khích các nước liên quan làm việc với nhau tìm cách giải quyết tranh chấp ôn hòa và cho biết Washington đánh giá cao tầm quan trọng của một Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông mang tính cưỡng hành.

Cùng ngày hôm qua, Ngoại trưởng các nước trong Liên hiệp Châu Âu nói EU cũng có cùng quan ngại sâu sắc như các nước Đông Nam Á đối với các hành động làm gia tăng căng thẳng trên biển.
Nguồn: WSJ/ China Maritime Safety Administration website/Philstar.com/State Department website
 http://www.voatiengviet.com/content/gian-khoan-hai-duong-dang-o-dao-hai-nam/1965154.html

 

 Khi người Việt thiện cảm với Mỹ hơn với Trung Quốc

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-07-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Cái bắt tay thân thiện (?) của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014.
Cái bắt tay thân thiện (?) của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014.
AFP

Kết quả mới công bố ngày 14/7 từ Trung tâm nghiên cứu Pew tại Washington, DC cho thấy đa số người Việt Nam xem Trung Quốc là mối đe dọa số một và muốn Hoa Kỳ trở thành đồng minh chủ chốt. Điều này cho thấy quan điểm của người Việt Nam đã thay đổi rất nhiều thời gian gần đây, ghi nhận ý kiến của một số người dân sinh sống trong nước, Vũ Hoàng có trình bày sau đây.
Không thiện cảm với Trung Quốc đã ăn vào máu?
Khảo sát 1.000 người có độ tuổi trên 18 từ ngày 18/4 đến 8/5, kết quả từ Trung tâm Pew cho thấy tại Việt Nam chỉ có 16% người được hỏi là có thiện cảm với Trung Quốc nhưng tỉ lệ này với Hoa Kỳ lên đến 76%. Trong khi đó, được hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất thì đến 74% người Việt chọn đó là Trung Quốc, đồng thời, với tỉ lệ 30% Mỹ trở thành quốc gia có điểm cao nhất cho câu hỏi ai là đồng minh chủ chốt của Việt Nam.
Mặc dù kết quả là thế, nhưng dường như sự thiếu thiện cảm của người VN với Trung Quốc đã “ăn vào máu,” bởi lịch sử 1.000 năm Bắc thuộc, với nhiều cuộc chiến kéo dài qua báo thế hệ, từ triều đại phong kiến cho đến hiện đại, từ đất liền đến biển đảo ngoài khơi, khiến người Việt Nam luôn nhìn nhận Trung Quốc là kẻ thù thâm độc. Sự thiếu thiện cảm “ăn vào máu” ấy được anh Phạm Hưng hiện đang sinh sống ở Hà Nội chia sẻ với chúng tôi:
Đây không phải là vấn đề cá nhân mang tính chất chủng tộc nhưng không hiểu sao có khái niệm là người Việt Nam, nếu đã là người Việt Nam thực sự thì không bao giờ có thiện cảm với người Trung Quốc cả, ở đây, nếu nói là người TQ thì hơi quá, nhưng với tư tưởng của người Tàu
anh Phạm Hưng
Ở đây tôi không có sự phân biệt vùng đất mới là Mỹ hay người Tàu như các cụ ngày xưa thường nói là Tàu lùn…đây không phải là vấn đề cá nhân mang tính chất chủng tộc nhưng không hiểu sao có khái niệm là người Việt Nam, nếu đã là người Việt Nam thực sự thì không bao giờ có thiện cảm với người Trung Quốc cả, ở đây, nếu nói là người TQ thì hơi quá, nhưng với tư tưởng của người Tàu. Có một cái gì đó vì VN quá gần Trung Quốc rồi, rất nhiều những ảnh hưởng, tức là ngay trong bản thân phong tục tập quán, chữ viết, rồi lời nói…có gì đó hao hao của văn hóa người Trung Quốc. Cho nên, nếu đã là người Việt Nam thực sự thì vẫn có một đánh giá là không thích Trung Quốc, chứ không phải là mang Trung Quốc ra để so sánh với Mỹ. 

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton được hút  đám đông khi ông đi trên đường phố tại Hà Nội ngày 6 tháng 12 năm 2006.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton được hút đám đông khi ông đi trên đường phố tại Hà Nội ngày 6 tháng 12 năm 2006.


Sự “gần giống” giữa người TQ và người VN như lời anh Hưng phân tích có thể được nhìn nhận như sự tương đồng căn bản của 2 quốc gia trong cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị xã hội, cũng như đường lối, mô hình phát triển kinh tế. Sự “gần giống” ấy có thể được hiểu như một “đồng minh ý thức hệ” đã được xây dựng giữa 2 đất nước cộng sản kéo dài nhiều thập kỷ qua. Bởi có nhiều điểm tương đồng, nên những “tẩy” của Trung Quốc được người Việt Nam hiểu rõ hơn ai cả, bạn Trần Linh sinh sống ở Sài Gòn gọi cách sống của một bộ phận người Trung Quốc mà bạn chứng kiến là “sống bẩn,” khiến người khác dễ mất lòng tin… bạn nói:
Cách sống của một vài người dân ở TQ cũng không gây được thiện cảm đối với mình, họ sống “bẩn” ý “bẩn” ở đây là họ sống không đẹp, người khác nhìn vào cảm thấy mất lòng tin, đại khái là người TQ không biết giúp đỡ, chia sẻ hoặc thấy đó rồi bỏ đó, quá sức bàng quan với những việc xung quanh. 
Nếu quí vị có lần đọc qua tác phẩm từng gây chấn động “Người Trung Quốc Xấu Xí” của Bá Dương thì ông kết luận một trong những tính xấu người dân của chính nước ông là “người TQ thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa” và “người TQ không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình.” Cũng có lẽ vì thế mà với một bộ máy tuyên truyền khổng lồ, mà không ít lần truyền thông nhà nước TQ phổ biến những điều hoàn toàn sai lệch về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải… với Việt Nam và người Việt Nam dù có thế nào đi chăng nữa cũng vẫn dễ dàng nhận ra những thâm ý mà Trung Quốc đã và đang áp dụng, khi lấn chiếm biển đảo Việt Nam, vì lẽ đó không khó để hiểu vì sao người Việt Nam ngày càng thiếu thiện cảm với TQ.
Ngay trong nội tại cuộc sống hàng ngày, từ những đồ dùng hàng ngày, những sản phẩm cụ thể, càng ngày người TQ càng tạo ra tư tưởng cảm nhận không tốt dành cho người VN. Không hiểu sao những cách sống của người TQ luôn tạo ra những điều không thoải mái cho người VN
Ngay trong nội tại cuộc sống hàng ngày, từ những đồ dùng hàng ngày, những sản phẩm cụ thể, càng ngày người TQ càng tạo ra tư tưởng cảm nhận không tốt dành cho người VN. Không hiểu sao những cách sống của người TQ luôn tạo ra những điều không thoải mái cho người VN.

Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên.

Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên.
Cảm tình với người Mỹ
Thế nhưng ở chiều ngược lại, quốc gia mà Việt Nam vốn có cuộc chiến kéo dài trong suốt thập kỷ 60, 70 là Hoa Kỳ thì giờ đây đang được đánh giá ở mức cao nhất trong câu trả lời “đồng minh tin cậy” của Việt Nam. Bởi với một Trung Quốc trỗi dậy thì chỉ có Hoa Kỳ mới đủ sức mạnh để kiềm chế sự hung hăng của quốc gia cộng sản độc tài này. Sức mạnh ấy của Mỹ không chỉ được thể hiện ở phương diện quân sự, vũ khí mà nó còn được thể hiện qua sức mạnh một nền kinh tế đứng đầu thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ và cả sức mạnh đến từ văn hóa và con người. Cảm nhận về thiện chí của người Việt đối với Hoa Kỳ được anh Minh Tuân hiện đang sinh sống ở Hà Nội chia sẻ với chúng tôi:
Quan điểm của tôi về văn hóa, phong cách sống hay trình độ công nghệ và các mặt khác của Hoa Kỳ với TQ thì tôi thấy có những điểm khác nhau và tôi thấy có những điều người Việt Nam hâm mộ, thí dụ: người Mỹ có tính cách thẳng thắn, tất cả những thiết bị máy móc công nghệ của Mỹ đều tốt, nhất là những thiết bị điện tử thì người VN rất ưa chuộng như: Iphone, máy tính… thích dùng hơn hàng của Trung Quốc. Còn về văn hóa, tất nhiên nước Mỹ có những bản sắc riêng của họ nhưng dù sao mang tính hiện đại và mang tính phổ thông thì người VN rất là hâm mộ và tiếp thu được tính văn minh của bên Hoa Kỳ.
Những mặt thiện chí đối với Hoa Kỳ còn được thể hiện khá rõ qua chính những đặc tính của một đất nước dân chủ, tự do, nhân quyền khi người Việt trong nước đánh giá và tương phản với những gì đang diễn ra ở Hoa Lục. Bạn Trần Linh tiếp lời:
Đối với bản thân mình, mình thấy người Mỹ, nước Mỹ người dân ở đó có nhân quyền và sống thoải mái, tự do, theo ý muốn của người ta mà không bị quản lý quá sát bởi chính phủ. Mình thích Mỹ hơn bởi tính cởi mở, phóng khoáng của người Mỹ, món ăn của người Mỹ, nói chung chung thì view (quang cảnh) ở Mỹ cũng gọn gàng sạch sẽ hơn so với người TQ. Còn với Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc muốn quản lý tất cả mọi thứ từ việc lớn đến việc nhỏ, mọi thứ trong đời sống của người dân. Điều này làm cho người ta cảm thấy bức bối, khó chịu và chính sách này có vẻ không hợp lý và không gây được thiện cảm với người khác.
Người Mỹ có tính cách thẳng thắn, tất cả những thiết bị máy móc công nghệ của Mỹ đều tốt, nhất là những thiết bị điện tử thì người VN rất ưa chuộng...thích dùng hơn hàng của Trung Quốc. Còn về văn hóa, tất nhiên nước Mỹ có những bản sắc riêng của họ nhưng dù sao mang tính hiện đại và mang tính phổ thông thì người VN rất là hâm mộ
anh Minh Tuân
Trong khi đó, anh Phạm Hưng lại chỉ ra những ưu việt của một xã hội Mỹ cởi mở, hiện đại, văn minh, đây chính là những điểm khiến cá nhân anh cũng như bạn bè mà anh có dịp trò chuyện đều đồng tình:
Tôi đánh giá người TQ vẫn là một dân tộc lớn, có những thành tựu nhất định trong kinh tế, xã hội và kể cả ảnh hưởng lên thế giới, nhưng với người Việt Nam, nhưng quan điểm của tôi không phải là mình thích hay không thích mà mình cần lựa chọn cho một chính thể hay xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, hiện tại, theo tôi nước Mỹ thực sự tạo ra nền dân chủ đó. Người Việt Nam cụ thể là tầng lớp lãnh đạo hiện tại cũng nên có một suy nghĩ như thế để tạo ra cho người dân những tư duy và cuộc sống thực sự. Ở đây, tôi nghĩ rằng, nếu người TQ cũng tạo ra cho đất nước chúng tôi những dân chủ, văn minh thì chúng tôi vẫn ủng hộ. Nhưng tôi cho rằng, chính thể TQ hiện tại họ không tạo ra được điều ấy, vì cũng là một nước như VN thôi, nền dân chủ và quyền con người vẫn còn tương đối kém so với thế giới. 
Có thể những con số biết nói từ điều tra của Trung tâm Pew chưa hoàn toàn phản ánh hết bản chất đa diện và phức tạp trong mối quan hệ chằng chịt cũng như ảnh hưởng của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đến Việt Nam, nhưng ít nhất qua đó, nó cũng phác họa về thực trạng và đưa ra những đánh giá sơ khởi về góc nhìn mà người Việt cảm nhận với 2 cường quốc thế giới trên cả mặt tiêu cực và tích cực.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-is-view-mor-favo-07232014065906.html

 Tranh cãi Việt Nam - Phần Lan về lô thiết bị tên lửa bị chặn giữ
Phi trường Helsinki.
Phi trường Helsinki.
DR

Trọng Nghĩa
Hải quan Phần Lan ngày 24/07/2014 chính thức xác nhận đã mở cuộc điều tra về lô linh kiện tên lửa từ Việt Nam gởi qua Ukraina bằng đường hàng không và đã quá cảnh sân bay Helsinki. Lô hàng này đã bị chặn giữ vì bị tình nghi vi phạm luật lệ Phần Lan về xuất khẩu « vật liệu » quốc phòng.

Lời xác định của Hải quan Phần Lan được đưa ra ít lâu sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định rằng lô thiết bị đó do Việt Nam gởi đi một cách « hợp pháp ».
Trong một bản thông cáo được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, Hải quan Phần Lan cho biết là đang mở cuộc điều tra về trường hợp lô hàng đã bị tịch thu nói trên, được coi như là « một vụ vi phạm quy định xuất khẩu vật liệu quốc phòng ». Bản thông cáo giải thích : « Lô hàng bao gồm thiết bị dò tìm dùng cho tên lửa không-đối-không, và phải được phân loại như vật liệu quốc phòng ».

Hải quan Phần Lan nói rõ là việc vận chuyển các thiết bị quốc phòng xuyên qua lãnh thổ Phần Lan phải được Bộ Quốc phòng nước này cho phép. Trong trường hợp lô hàng xuất xứ từ Việt Nam, Bộ Quốc phòng Phần Lan này không nhận được bất kỳ một lá đơn xin phép nào.
Lô linh kiện tên lửa nặng khoảng hơn 1 tấn, gởi đi từ Việt Nam, quá cảnh Hồng Kông, và sau đó bị chặn giữ tại sân bay Helsinki hôm 24/06/2014.

Sau nhiều ngày im lặng, vào hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã công nhận rằng lô hàng bị Phần Lan chặn giữ là thiết bị quân sự đã được gửi đến Ukraine để sửa chữa và bảo trì, « trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng truyền thống giữa Việt Nam và Ukraina ».
Theo phía Việt Nam, việc chuyển vận lô hàng đó « hoàn toàn bình thường, theo đúng luật pháp và thông lệ quốc tế », và các giới chức Việt Nam đang làm việc với các bên liên quan để « giải quyết các vấn đề nảy sinh về thủ tục hải quan trong khi quá cảnh tại Phần Lan ».
Hải quan Phần Lan xác nhận là cuộc điều tra mới ở trong giai đoạn khởi sự, và cuộc điều tra sơ bộ sẽ phải kéo dài ít ra là sáu tháng.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140725-tranh-cai-viet-nam-phan-lan-ve-lo-thiet-bi-ten-lua-bi-chan-giu-tai-helsinki 

'Vũ khí đi Ukraine để bảo dưỡng'

Cập nhật: 04:20 GMT - thứ sáu, 25 tháng 7, 2014
Hải quan Phần Lan nói lô vũ khí gửi tới Ukraine đã bị chặn hồi cuối tháng Sáu
Một tuần sau khi có tin về lô hàng từ Việt Nam đi Ukraine bị chặn ở Phần Lan, Việt Nam lên tiếng giải thích rằng đây là "thiết bị quân sự được mang đi sửa chữa".
Hải quan Phần Lan hôm 18/7 cho hay rằng họ đã chặn một lô vũ khí đang trên đường tới Ukraine.
Lô hàng này gồm "các vật liệu quân sự" từ Việt Nam đã bị chặn tại sân bay Helsinki hồi cuối tháng Sáu.
Ngày 24/7 trong cuộc họp báo ở Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết đây là lô hàng thiết bị quân sự được mang đi sửa chữa, bảo dưỡng trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng truyền thống giữa Việt Nam và Ukraine".
Ông Bình bác bỏ có gì khuất tất trong lô hàng này.
"Việc làm này là hoàn toàn bình thường theo đúng luật pháp và thông lệ quốc tế."

Thiết bị tên lửa?

Nhật báo Helsingin Sanomat, có đông thuê bao nhất tại Phần Lan và khối các nước Bắc Âu, nói rằng lô hàng vận chuyển qua đường hàng không này gồm số lượng lớn các thiết bị dùng để điều khiển tên lửa, tuy tin này không được hải quan Phần Lan xác nhận.
Hãng tin DPA của Đức trích lời ông Sami Rakshit, người đứng đầu lực lượng kiểm tra của hải quan Phần Lan nói: "Thông tin sơ bộ cho thấy đó là hàng quân sự."
"Không phải là vũ khí, đạn dược mà hầu như chắc chắn là thuộc về những loại vũ khí nhất định nào đó."

"Đó là các vật liệu quân sự đang trên đường tới Ukraine," ông Rakshit nói với Reuters. "Chúng không có các giấy phép cần thiết kèm theo."
Quân đội Phần Lan đang hỗ trợ hải quan điều tra chính xác về chức năng sử dụng của các phụ tùng thiết bị thuộc hệ thống tên lửa, Reuters nói.

Hải quan Phần Lan nói lô hàng là một trong những lô vũ khí lớn nhất mà họ từng chặn được. Trong nhiều năm qua, họ đã chặn được khoảng mười vụ nghi là thiết bị quân sự, trong đó có một số vụ nhằm gửi tới các nước đang đối diện lệnh cấm vận vũ khí.
Năm ngoái, hải quan nước này tham gia vào một vụ điều tra xuyên biên giới liên quan tới nỗ lực đưa lậu các phụ tùng xe tăng vào Syria đang có chiến sự, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí quốc tế, thông qua ngả Phần Lan.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140725_viet_reax_missile_cargo.shtml


GS.NGUYỄN VĂN TUẤN * GIÀN KHOAN RUT HAY CHƯA?

Rút hay chưa rút?

Gs Nguyễn Văn Tuấn/FB Nguyen Tuan 
NQL: Điều kì lạ là một cái tin báo cho dân biết giàn khoan TQ chưa rút lại bị rút khỏi báo Tuổi trẻ. Chưa rút thì bảo chưa rút, có gì nguy hiểm đâu nhỉ? Hay ta muốn chơi món AQ, chưa rút nhưng cứ rung đùi cho là rút rồi và hân hoan tự thưởng cho mình phép thắng lợi tin thần?
 
 Hôm nay báo Tuổi Trẻ có hẳn 2 bản tin cho biết cái giàn khoan đó nó chỉ loanh quanh, và có vẻ nằm sâu hơn trong vùng biển VN.

Hai bản tin này bị rút xuống từ website của tờ báo nhưng vẫn còn trong yahoo và cache dưới đây (1,2). Hoá ra, các tuyên bố này nọ của các quan chức và Bộ Ngoại giao VN là … hố sao?
Thật ra, trong thực tế, như tôi có lần nói họ muốn đi thì đi, muốn ở thì ở, chẳng ai ngăn chận được họ. Họ có thể đem vào vài giàn khoan thì VN cũng không ngăn chận được. Lúc nào họ cũng xem đó là vùng biển của họ. Và, vì nhìn nhận như thế, khi tàu của VN đến theo quan điểm của VN là “chấp pháp”, nhưng theo họ là “quấy nhiễu”. Tất cả những suy đoán về thắng lợi ngoại giao hay do áp lực của các lực lượng “chấp pháp” chỉ có hiệu quả như liều thuốc an thần cho vài người, chứ trong thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy.

Quay lại giàn khoan, tại sao các báo VN tự tin cho rằng nó đã được rút ra khỏi vùng biển VN, nhưng chỉ có TT là cung cấp thông tin cho thấy nó thậm chí còn ở sâu hơn trong vùng biển VN. Tôi nghĩ hải quân VN chắc có phương tiện để theo dõi vị trí của giàn khoan chứ, nhưng tại sao lại có sự lẫn lộn về thông tin như thế này? Thật là khó hiểu! 

Đọc thêm:
Giàn khoan Hải Dương 981 ngừng di chuyển
Theo Tuổi Trẻ (nhưng ai đó đã lệnh cho TT phải gỡ bỏ nên chỉ có bản lưu)/Dân Quyền 
Bình luận của Huy Đức: Trong 25 giờ qua, giàn khoan 981 không phải đã rút mà chỉ chạy “loanh quanh”, rời vị trí ban đầu 35 hải lý về hướng tây tây bắc. Hiện nó chỉ còn cách đảo Lý Sơn 112 hải lý, tức là nằm sâu hơn trong vùng biển VN 30 hải lý so với vị trí trước đây. Vậy mà sáng qua, Thủ tướng đã tuyên bố rất hào sảng. Không lẽ tình báo không báo cho Thủ tướng biết sao. Với dân, những tin như thế không tồn tại trên báo Nhà nước mà phải google mới thấy:

TTO - Sau một ngày theo dõi việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, từ 22g tối 16-7 đến 10g30 sáng 17-7, Kiểm ngư Việt Nam đã nhận thấy giàn khoan Hải Dương 981 không còn di chuyển nữa.

 Từ tàu kiểm ngư 629 của lực lượng kiểm ngư Việt Nam, PV Đông Hà của báo Tuổi Trẻ vừa cho biết sau một ngày theo dõi việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, từ 22g tối 16-7 đến 10g30 sáng 17-7, kiểm ngư VN đã nhận thấy giàn khoan Hải Dương 981 không còn di chuyển nữa.

Vị trí giàn khoan Hải Dương 981 từ 22g tối 16-7 định vị cho đến thời điểm này tại 15 độ 47 phút vĩ Bắc; 111 độ 00 phút 42 giây kinh độ Đông.

Như vậy, trong 25 giờ di chuyển, giàn khoan Hải Dương 981 chỉ chạy “loanh quanh”, rời vị trí ban đầu 35 hải lý về hướng tây tây bắc.

Đặc biệt vị trí mới của giàn khoan chỉ cách đảo Lý Sơn 112 hải lý, gần hơn khoảng 30 hải lý so với vị trí trước khi di chuyển.

Lúc 6g sáng nay 17-7, các tàu kiểm ngư Việt Nam đã triển khai đội hình tiếp cận giàn khoan từ hướng đông nam (phía tây bắc của giàn khoan Hải Dương 981).

Khi tàu Kiểm ngư 926 cách giàn khoan khoảng 9,3 hải lý, ngay lập tức phía Trung Quốc cử hai tàu bảo vệ chạy theo hai hướng, tạo gọng kìm để ngăn cản tàu kiểm ngư Việt Nam.
Đó là tàu hải cảnh số hiệu 2401 và tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 169.

Tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam đã cơ động vòng tránh ra xa nhưng tàu hộ vệ tên lửa 169 của Trung Quốc vẫn chạy ngang phía sau đuôi các tàu Việt Nam, chỉ cách chừng 200 m.

Theo quan sát của phóng viên, khẩu pháo trên tàu hộ vệ tên lửa 169 đã được Trung Quốc mở bạt. Tại thực địa, quan sát từ tàu Kiểm ngư 629, phía Trung Quốc đã bố trí 12 tàu bảo vệ vòng ngoài quanh gian khoan.

Trong đó có 2 tàu quân sự, 2  tàu hộ vệ tên lửa 168 và 169, 2 tàu kéo chưa rõ số hiệu và 2 tàu chưa rõ chủng loại.

Thời tiết tại thực địa Hoàng Sa lúc này ngày càng xấu vì ảnh hưởng của bão, gió đã mạnh lên cấp 5, cấp 6. Dù vậy các tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ để theo dõi các hoạt động giàn khoan Hải Dương và tàu Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam.

ĐÔNG HÀ (Từ Hoàng Sa, Việt Nam)

CẤN THỊ BICH NGỌC * THÂN PHẬN NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM

Đám cưới tập thể lấy chồng Đài loan - hình minh họa  

THÂN PHẬN NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM

CẤN THỊ BICH NGỌC

Có lúc trăng soi dạng lưỡi liềm, nhọn như dao, không khắc vào tim mà lòng vẫn nhói đau. Cũng có lúc trăng chênh chếch như giọt nước mắt khổng lồ thổn thức giữa bầu trời hiu quạnh đen tuyền màu u uẩn. Bao tiếng gió miên man rầm rì giữa hàng cây lá vẫn không làm trăng tươi. Trăng ủ rũ, trăng tư lự, trăng ngẩn ngơ buồn, trăng soi rọi tâm tư lũ con gái chúng tôi.

Tôi nằm bên chồng, nghe tiếng ngáy đều của anh mà thấy lẻ loi, cô độc vô cùng. Chợt thấy thương má, thương mình. Má đã bao nhiêu năm nằm một mình, hẳn má thấy lạnh lẽo, cô đơn trong đêm về tịch mịch. Nhưng còn tôi, hơi thở của chồng xoắn xít quanh đây mà sao sương đêm vẫn hoang lạnh?

Tôi phải tập yêu chồng tôi, vị cứu tinh cho đời sống chật vật của gia đình tôi. Điều này trên lý thuyết cũng không khó lắm. Nhưng trong trái tim ngoan cố của tôi, cho đến bây giờ sự biết ơn vẫn còn rõ nét hơn nỗi rạo rực yêu thương.

Tôi như hàng vạn người con gái Việt Nam về quê hương chồng Đài Bắc này để tìm một lối thoát cho cuộc sống vô vọng đã đeo đuổi chúng tôi ngay từ thuở lọt lòng. Quê mẹ nghèo quá, bàn tay mẹ gầy guộc quá, vì thế dù lòng mẹ có thật bao la cũng không giữ được lũ con gái chúng tôi ở lại vùng đất quê hương.
Một tờ rao vặt dán trên tường quảng cáo môi giới cô dâu Việt Nam tại Đài Loan. (ảnh minh hoạ)
Một tờ rao vặt dán trên tường quảng cáo môi giới cô dâu Việt Nam tại Đài Loan. (ảnh minh hoạ)

Tôi ra đời sau thời chinh chiến. Nhưng má luôn đăm chiêu thở dài, hòa bình đã về nhưng sao đất nước lại đìu hiu tiêu điều hơn lúc nào hết. Ánh mắt má ngày càng da diết nỗi sầu muộn. Sau ngày thống nhất là ngày hận thù được thăng hoa, ba phải đi vào tù cải tạo. Má là cô giáo một trường tiểu học. Đất nước thanh bình, ai cũng nghèo, người ta cần gạo cơm chứ đâu cần chữ nghĩa nữa. Má như một kẻ thua trận, gồng gánh đưa lũ con về quê ngoại. Má giã từ Sài Gòn nhốn nháo, giã từ dĩ vãng, giã từ cuộc sống an bình ngày xưa. Má tảo tần nuôi con, nuôi chồng. Rồi ba cũng về sau những tháng ngày lao tù học làm người của xã hội chủ nghĩa. Rồi tôi ra đời. Và rồi ba lại ra đi kiếm tìm tự do trên những con tàu chơi vơi. 
 
Ba đi tìm tương lai cho cả gia đình, nhưng ba đã không bao giờ trở lại. Ba đã yên nghỉ trong lòng đại dương. Đã không còn phiền não, không còn trầm tư trong đôi mắt ôn nhu ngày nào. Chỉ thương cho Ba, ra đi trước khi được về thăm quê nội ở bên kia bờ Bến Hải. (Tôi đã được nghe chuyện kể về một dòng sông nhỏ nhưng đã có một thời là lằn ranh ngăn cách lãnh thổ độc tài phía Bắc và vùng đất tự do phương Nam). Ba ghé nhân gian ngắn ngủi nhưng để lại nỗi đau dài cho người cô phụ. Nụ cười hiếm hoi trên môi má đã tắt lịm từ ngày ba vĩnh viễn ra đi. Má vượt qua nỗi chết của tâm hồn, gắng gượng sống cho đàn con.


Má tôi vẫn mặc cảm, sợ lũ con thất học, cho nên vẫn cố gắng dạy chúng tôi học. Tựa như trong thời buổi gạo châu, củi quế, má bất lực không tìm được thức ăn đưa vào miệng mồm nên để bù lại má ra sức nhồi chữ nghĩa vào đầu chị em tôi. Bây giờ đôi khi nghĩ lại tôi vẫn thầm trách má làm những việc tào lao. Chút vốn liếng sách vở đã không đem được sự no ấm cho gia đình chúng tôi, có chăng chỉ rọi sáng tâm tư khắc khoải, nỗi hoài nghi trong một xứ sở đã thống nhất thanh bình. 
 
Nỗi bâng khuâng ngày càng lan tỏa, và cái nghèo túng như những mạng lưới chằng chịt, dù đã vùng vẫy chúng tôi vẫn không tài nào thoát khỏi sự bủa vây của túng quẫn, nhọc nhằn. Chị em tôi bó gối nhìn nhau, nhìn má ngày càng võ vàng vì những cơn bệnh trầm kha không phương tiện chữa trị. Để rồi một ngày, tôi vùng mình đứng dậy, đốt hết những giấc mơ vốn dĩ rất đơn giản đến tội nghiệp của mình, nhắm mắt, khép lòng đi tìm tương lai trong những nơi chốn lạ lùng. Ở đó chúng tôi đã hết là người, đơn thuần là những món hàng, quên hết kiêu hãnh ngượng ngùng, tôi đứng trơ khoe bày tấm thân thể ngà ngọc, danh từ má gọi yêu thương ngày nhỏ. Tại nơi chốn bát nháo đó, nơi mà ranh giới người và vật đã thật mờ nhạt, tôi gặp chồng tôi.

Chồng tôi thoát chết sau một cơn cháy lúc còn bé. Tai nạn này đã để lại những vết tích không xoá được trên gương mặt nhăn nhúm của anh làm cho anh có vẻ dữ dằn, hung tợn.

Cũng may là còn đôi mắt lấp lánh tình người, đôi mắt thật đôn hậu tương phản với nét cau có gây nên bởi những vết sẹo phỏng năm xưa. Cũng may là ngày đầu gặp gỡ, giữa chốn chợ người, anh đã không sờ soạng, nắn bóp tôi cho tôi quên đi cái mặc cảm mình là món hàng biết khóc, biết nói, biết đau, biết tủi.


Mãi sau này tôi mới biết tại sao chồng tôi đã chọn ngay tôi gìữa bao nhiêu cô gái khác. Tôi đã biết tại sao anh đã chọn tôi mà không cần vạch mắt, căng miệng tôi ra khám xét như những người đàn ông khác. Tôi không đẹp nhưng tôi có cái may mắn nhang nhác giống cô láng giềng mà anh thầm yêu trộm nhớ ngày xưa. Sau này anh tâm sự, ngay khi chạm mặt tôi lần đầu anh đã giật mình tưởng được tao ngộ cùng cố nhân. Tất nhiên cố nhân đã thật xa ngoài tầm tay với của anh. Tất nhiên, người con gái ngày xưa đã chẳng bao giờ đoái hoài đến cậu thanh niên tật nguyền, dị dạng. Và bây giờ chồng tôi tìm niềm an ủi bên tôi. Đã bao nhiêu lần, tôi vẫn cám ơn thượng đế về sự trùng hợp huyền diệu này. Nó đã cho tôi cơm ăn, áo mặc, tiền thuốc men cho má và một mái gia đình với một người chồng dù dị hình, xấu xí, dù không đồng ngôn ngữ, không đồng quá khứ, dù gia đình chồng nhìn tôi bằng những ánh mắt lãnh đạm, đôi khi rõ nét miệt khinh. 

Mà có sao đâu những cuộc hôn nhân lệch lạc, má vẫn nói nghĩa vợ chồng bền chặt hơn tình yêu lãng mạn, mong rằng tôi và chồng tôi vẫn sóng bước đồng hành để trong đời sống của tôi không phải chỉ có những mất mát. Tôi nhớ ơn chồng nhưng chưa yêu anh được. Cho đến bây giờ mỗi lần ân ái, tôi vẫn phải nhắm nghiền mắt để che dấu nỗi e dè, ngại ngùng khi khuôn mặt nứt nẻ những vết thẹo dọc ngang của anh thật cận kề. Có lẻ vì chưa yêu nên tôi chẳng hề ghen tuông với người trong mộng của chồng. Hay khi người ta đã quá nghèo khổ, quá cơ cực, quá tuyệt vọng thì điều chúng ta băn khoăn nhất không phải là những yêu ghét giận hờn. Vả lại, ở xứ sở này, trong hoàn cảnh chúng tôi, cứ hãy ngu ngơ như cỏ cây, và phẳng lì như phiến đá để tâm hồn được an tịnh hơn là để những suy tư chao động cho lòng thêm chất ngất những niềm đau.

Tuy nhiên cái nghèo đói quá độ cũng có những khuyết điểm của nó. Cái nghèo đã như màn đêm dày dặc chôn kín giấc mơ tươi đẹp thời con gái. Những cánh đóm lập loè trên cánh đồng chết không có đủ sức để thắp sáng những giấc mơ đầu đời. Và những ngọn gió èo uột đã không chở nổi những suy tư của chúng tôi ra khỏi tầm hạn cơm gạo đói no. Hình như vì thế tôi đã đánh mất thói quen mơ mộng, có lẽ như thế lại hay.



Có những buổi chiều ra chợ, tôi thoáng gặp những đồng hương. Những cô gái thất thểu, mỏi mệt lạc lõng giữa rừng người. Tim tôi luôn nao nao nỗi xúc cảm, không phải vì đôi khi phát giác ra những vết tím bầm trên mí mắt vành môi của một hai chị bạn mà là nét đặc thù của nhân dáng Việt Nam trên thành phố Đài Bắc này; những chiếc bóng xiêu xiêu chịu đựng, những ánh mắt thảng thốt, hoang mang và buồn vô tận. Tôi tưởng tượng trong vô vàn cảnh vật, tôi khó mà lẫn lộn được những hình hài tang thương và lẻ loi đó. Các chị nhìn tôi ước ao thèm muốn: chị may mắn, một chồng một vợ. Còn tụi tui không hơn một món hàng hết qua tay người này lại đến tay người khác. Riết rồi không còn biết ai mới thật là chồng…
Hay là: kiếp trước tui ở ác, nên bây giờ phải chịu nghiệp quả. Mà thật, tôi đã quá may mắn, tôi không bị đánh đập, không bị chuyền tay từ người đàn ông này qua người đàn ông khác. Nhưng tim tôi vẫn khắc khoải, hồn tôi vẫn cô đơn, tâm tư tôi vẫn chia sẻ niềm tủi nhục của những chị bạn. Có nơi nào trên trái đất tuổi đôi mươi đồng nghĩa với những đường cùng ngõ hẹp như ở quê hương tôi? Tất cả chúng tôi đều ôm ấp một niềm đau, chúng tôi đã không bao giờ có tuổi thanh xuân. Hạnh phúc là một từ trừu tượng, tương lai đồng nghĩa với bấp bênh, vực bẫy. Có ai hiểu những khuấy động trong tâm hồn đã chịu nhiều thương tổn của lũ con gái chúng tôi mà xót xa tội nghiệp?? Chúng tôi thường đọc thấy những nét rẻ khinh trong mắt người bản xứ, tôi thường phân vân tự hỏi mình đã làm gì nên tội ngoài cái tội dám mơ ước thoát cảnh khốn cùng. Chỉ mong sao những người cùng tiếng nói đừng khinh miệt những cánh chim phiêu bạt đáng thương của lũ chúng tôi.


Có những chiều nhìn từng đàn chim bay về cuối trời, đôi khi nghe tiếng cánh vỗ chấp chới hai tiếng “về đâu”, “về đâu”; tim tôi rưng rưng khóc. Ở quê nhà tôi cũng nghe tiếng chim kêu trong nắng chiều chập choạng nhưng không thê lương như ở quê chồng. Về đâu, biết đâu mà về. Chúng tôi đã nhận nơi này làm quê hương nhưng tại nơi này biết bao nhiêu thân phận đàn bà Việt Nam đã bị vùi dập. Còn quê nhà tuy không xa tít mịt mờ nhưng như đã khép lối. Tôi nhớ hoài những ngày tuổi nhỏ, bên thân cầu, nhìn đám lục bình lênh đênh giữa dòng sông, lòng cứ thầm hỏi những cánh hoa tim tím này sẽ trôi về đâu. Bây giờ, bâng khuâng nhớ lại những cánh lục bình ngày xưa, tôi chợt ngậm ngùi, số phận mình đã như đám lục bình nổi trôi. Ôi những mảnh đời trôi giạt giữa dòng đời vô tình, biết sẽ ra sao ngày mai.


Thật ra tôi vẫn còn quyến luyến quê hương mình. Một quê hương đã không biết nuôi dưỡng, bảo vệ những người con gái yếu đuối, đa cảm.Để trong đêm về trên thành phố Đài Bắc, có bao tiếng khóc Việt Nam, tỉ tê nức nở, khóc cho mình, cho những giấc mơ sớm bị tàn lụi. Lỗi về ai, trách nhiệm về ai? Trên đất nước với ngọn cờ máu, không ai có can đảm nhận. Và từng đàn thiếu nữ tựa những thiêu thân vẫn cứ ào ạt ra đi như nước tràn thác lũ. Có bao nhiêu thiêu thân đã cháy rụi trong ngọn lửa hững hờ, và có bao nhiêu người được sự may mắn tình cờ như tôi.

Dẫu nhiều cay đắng, dẫu lắm oan khiên, quê hương ta đó, làm sao quên được.

Đến một ngày, tôi không có tháng, người uể oải, chếnh choáng với những cơn nôn mửa bất chợt. Rồi giật mình, mình sắp có con. Tôi nhớ mãi cái cảm giác ngất ngây trước những diệu kỳ của đời sống. Lần đầu tiên trong đời, lạc lõng nơi thành phố này, trong tôi có sự kết tạo, có nỗi chờ mong và một tình cảm tuy đang manh nha nhưng đã thật dạt dào, mãnh liệt. Đêm đã thôi âm u trầm mặc, ngày đã bớt lê thê muộn phiền. Tiếng khóc chào đời của con chưa rơi xuống trần, nhưng ước mơ hạnh phúc đã vội vã vươn cao. Ôi cái sinh linh nhỏ bé đang nhỏ từng giọt hồi sinh nhiệm mầu trên tâm hồn héo úa của tôi. Ngọn lửa đã được khơi dậy từ những tàn tro. 
Tôi đã sống dậy từ bao nỗi chết. Trong tôi bao phác họa muôn màu về một ngày mai khi đứa con bé nhỏ của tôi bước những bước thơ ngây vào đời. Tôi lại bắt đầu nuôi dưỡng những giấc mơ. Rồi từng ngày tháng trôi đi trong háo hức lẫn băn khoăn tư lự. Con chưa mở mắt, nhưng tim đã ấp ủ bao lời tâm sự của má. Quê hương Việt Nam ngàn trùng xa mà những điệu hò ru con đã rất nồng nàn quanh đây. Con sẽ được nuôi dưỡng bằng dòng sữa mẹ, bằng trái tim tha thiết tình hoài hương. Ước ao sao con sẽ yêu thương quê ngoại như má luôn trân trọng nơi chốn má chào đời.

Nếu một ngày nào, theo bước của ba, con về quê ngoại tìm người bạn đời. Con hãy nhìn bằng mắt và bằng tim. Đừng sử dụng đôi tay mà gây vỡ vụn những trái tim mảnh khảnh, nhỏ nhít, đáng thương. Tội lắm cho người con gái. Con có biết sau những nụ cười gần như vô cảm là những tiếng nỉ non, thút thít đến não nề, ai oán. Con có hay sau những thân thể toàn vẹn là những tâm hồn tơi tả với những đắn đo, sợ hãi, tủi hờn bởi quá nhiều giông bão chung quanh.

Má ao ước, một ngày con lớn khôn, má để dành được tiền, ta về quê thăm ngoại. Về quê má, con sẽ hỏi tại sao quê ngoại nghèo quá, sao quê ngoại tiêu điều, buồn bã quá. Sao những người quê ngoại mang đôi mắt xa xăm, u hoài, như mắt của má. Má cũng như con đã không bao giờ biết đến một thời trên quê ngoại, mùa giáp hạt cũng là mùa nụ cười nở trên môi mọi người.
 Tiếng sáo diều dập dìu trên khắp nẻo quê hương, tiếng cười đùa trẻ thơ đã gảy nên những tấu khúc tuyệt vời của làng quê năm cũ, những năm quê ta chưa có ngọn cờ đỏ. Ta có sẽ bao giờ nghe được giọng hò trong thanh trên những cánh đồng thênh thang trĩu nặng bông lúa vàng của những ngày đất nước thật sự thanh bình. Ngày ấy có những thanh niên thiếu nữ sẽ để giấc mơ đầu đời, giấc mộng tình yêu bay bổng vươn cao qua gió ngàn, mênh mang trải trên những cánh đồng bát ngát để thấy tình mình cũng đơm hoa như những cánh đồng ngập lúa. Ôi những giấc mơ no ấm, an hòa bao giờ ta sẽ có…

Lời ngoại kể về quê hương êm đềm của ngày xưa cũ như một chuyện cổ tích. Nhưng má vẫn nuôi niềm mơ ước về một ngày mai quê ta hết nghèo đói cho những người đàn bà Việt Nam không phải thân cò lặn lội đường xa, làm dâu xứ lạ với những ê chề như những người trong thế hệ sinh sau ngày chiến thắng của phương Bắc.

Má sẽ đặt tên con là Sinh, sự Hồi Sinh của niềm hy vọng tưởng đã lụn tắt sau bao gió bão. Má sẽ dạy cho con làm người Việt Nam thật sự, những người sanh ra từ bên này biển Thái Bình với tâm tư chất chứa hồn Quốc Toản, Bắc, Giang. Qua bao đói no thăng trầm, qua bao hệ lụy thử thách, xa quê hương, hướng về quê mẹ, má chợt thấy mình chín chắn trưởng thành, lòng yêu mến quê cha đất tổ trỗi dậy thắm thiết. Hơn bao giờ hết má thấy mình thật gắn bó với quê nhà lận đận.

Việt Nam, Việt Nam, quê hương xa xôi quá, còn có bao giờ nhớ đến chúng tôi ? Xin một ngày quê tôi thật sự an bình để những người con Việt Nam có thể trở về nơi đất mẹ. Ngày ấy những giấc mơ sẽ thật sự được trổi mầm, cho trái tim Việt Nam được xanh một màu hy vọng, cho con người Việt Nam được kết sáng những giấc mơ kiêu hãnh. Ngày ấy đêm Đài Bắc sẽ thôi không còn tiếng khóc của những thiếu nữ lạc loài. Ngày ấy chúng tôi thôi hết kiếp luân lưu nhục nhằn.

Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!
Cấn Thị Bích Ngọc

CHU TẤN * CÁCH MẠNG DÂN TỘC



CƠ HỘI NGÀN VÀNG ĐỂ TOÀN DÂN VIỆT NAM ĐỨNG LÊN LÀM CÁCH MẠNG DÂN TỘC GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN, CHỐNG XÂM LĂNG TRUNG CỘNG.
CHU TẤN

Sự kiện Ngày 2 Tháng 5 năm 2014 Trung Cộng đưa giàn khoan nước sâu HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam ….. Đứng về mặt dân tộc, đây là một nguy cơ lớn cho Việt Nam; nhưng đồng thời cũng là cơ hội ngàn vàng cho quân dân Việt Nam đứng lên giải thể chế độ cộng sản chống xâm lăngTrung Cộng Trong bài này chúng tôi xin đề cập đến các chủ điểm sau:

- Tại saoTrung Cộng chọn thời điểm hiện nay để xâm lăng Biển Đông của Việt Nam?
- Tìm hiểu ý đồ bành trướng cực kỳ nguy hiểm của Trung Cộng.
- Đảng CSVN bị bê tắc toàn diện, bắt buộc phải thay đổi chính sách ngoại giao và chế độ độc tài toàn trị:
- Cơ hội ngàn vàng để đảng CSVN trở về với Dân Tộc
- Cơ hội ngàn vàng để quân dân Việt Nam đứng lên làm cách mạng Dân Tộc giải thể chế độ cộng sản, chống xâm lăngTrung Cộng.

I-TẠI SAO TRUNG CỘNG CHỌN THỜI ĐIỂM HIỆN NAY ĐỂ XÂM LĂNG BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM?


Để trả lời câu hỏi này, chúng ta thấy có các lý do sau đây:
- Trung Cộng (TC) tuy nắm đầu được bộ chính trị Việt Nam, nhưng vẫn chưa nắm đầu được toàn diện. Cụ thể như năm 2012, Quốc Hội CSVN đã thông qua luật biển Điều này đã khiến Trung Cộng (TC) ra sức ngăn cản (nhưng không được) và hết sức tức tối, khi quốc hội CSVN tuyên bố luật biểnVN có hiệu lực từ ngày 1/01/ 2013. Do đó TC không những tạo sức ép tối đa mà còn công khai xâm phạm lãnh hải VN để buộc CSVN phải cúi đầu thần phục 100%!


- Hơn ai hết TC biết CSVN đang trên tiến trình đàm phán tham gia “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TTP) mà chủ động quyết định là Hoa Kỳ. Hiệp định này khi hoàn tất sẽ là một đối lực kinh tế, chính trị, vô cùng đáng ngại đối với Trung Cộng.

- Hiện nay TC đã nắm các yếu huyệt của CSVN từ chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, nếu không nhân dịp này xâm lăng biển Đông thì trong tương lại gần, CSVN sẽ mạnh hơn trên cả 3 mặt kinh tế quốc phòng và chính trị. Tới lúc lúc đó TC muốn xâm lăng biển Đông của VN không phải là chuyện dễ dàng.

- Cũng cần nói thêm biến cố Nga chiếm Crimé đặt Hoa Kỳ và EU trước “sự đã rồi” càng làm cho TC thêm phấn khích và noi gương khi quyết định xâm lăng biển Đông của VN… và làm tiền để hiện thực hóa “đường lưỡi bò” mà Trung Cộng đã có tham vọng từ hàng chục năm qua

- Hành động đưa giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa Việt Nam, TC muốn làm phép thử khả năng đề kháng của người dân Việt Nam đến mức nào, đồng thời là phép thử các nước ASEAN xem tổ chức này có dám bệnh vực một quốc gia hội viên khi bị TC xâm lăng hay không?Sau cùng là phép thử đối với chính quyền Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao?Hoa kỳ có vì Việt Nam tuyên chiến với hải quân Trung Cộng tại biển Đông? hay khi TC đem quân tiến chiếm nốt tất cả các đảo tại Trường Sa còn lại thuộc chủ quyền của Việt Nam? hay Hoa kỳ sẽ phản ứng ra sao khi TC tuyên bố thiết lập “vùng nhận dạng hàng không” tại Đông Nam Á?

- Theo nhận định của Nelson Report hôm mùng 6 tháng 5 cho rằng: “Khi TC gây hấn với Việt Nam là để phô trương thanh thế trong tranh chấp chủ quyền với VN, đồng thời thử thách đối với chủ trương của Mỹ sau chuyến thăm bốn nước tại Á châu mới đây của TT Obama , đồng thời họ đã đánh trúng vào hạn chế của TT Obama trong bối cảnh Mỹ đã không tạo được ảnh hưởng sâu sắc đối với khủng hoảng tại Syria và Ukraina , chớp thời cơ TC gây ra vụ Khủng hoảng tại giàn khoan để chứng tỏ cho thế giới thấy Mỹ chỉ là con cọp giấy.” (*1)

II- TÌM HIỂU Ý ĐỒ BÀNH TRƯỚNG CỰC KỲ NGUY HIỂM CỦA TRUNG CỘNG:
- Trước hết chúng ta không thể quan niệm việc TC dặt giàn khoan tại thềm lục địa VN với việc TC xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc khu vực đảo Trường Sa là hai việc riêng rẽ, không liện hệ gì với nhau mà trái lại là 2 việc tuy khác nhau nhưng cùng theo đuổi một mục tiêu nhất quán của Trung Cộng là hiện thực hóa đường Lưỡi Bò (hay con đường 9 khúc, nay tăng lên 10 khúc) chiếm trọn hơn 80% biển Đông Nam Á!

- Theo nhận định của thạc sĩ Hoàng Việt (chuyên gia vềbiển Đông của Việt Nam):
“Theo tôi thì Trung Quốc làm vậy để củng cố vị thế của Trung Quốc trên đảo .Cái quan trọng là hành động đó của Trung Quốc dẫn đến phá vỡ duy trì nguyên trạng ở Trường Sa .Cái tình hình Hoàng Sa căng thẳng rồi nhưng tình hình Trường Sa còn phức tạp hơn nữa vì nó liên quan đến 5 nuớc 6 bên.Nhưng mà Trung Quốc khuấy động ở Trường Sa bãi Gạc Ma bằng cách xây một cái cái đảo nhân tạo thì nó phá vỡ nguyên trạng và dẫn đến các kịch bản. Kịch bản thứ nhất là tất cả các quốc gia trong tranh chấp sẽ cùng làm tương tự như Trung Quốc! Và hành động giống như sự kiện giàn khoan thì sẽ lập lại trên vùng Trường Sa và sự đụng độ trên Trường Sa sẽ rất căng thẳng ,và điều đó dẫn đến đe dọa lớn cho hòa bình an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á” (*2)

- Về phương diện kinh tế: Hiện nay Trung Cộng là công xưởng sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên thế giới nên TC rất khát dầu-và nguyên liệu khoáng sản nằm dưới lòng biển Đông .Do đó TC nhất quyết chiếm Biển Đông Nam Á coi như “ao nhà” của Trung Cộng và coi đây là quyền lợi cốt lõi của T.C bất chấp luật pháp Quốc Tế!

-Về phương diện ổn định xã hội: Do vì tình trạng chênh lệch giàu nghèo quá đáng trong xã hội Trung Quốc, lại thêm tình trạng bất ổn, biểu tình, phản đối bạo quyền TC của người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, Tân Cương v.v. nên TC tạo chiến tranh bên ngoài để ổn định xã hội bên trong !


-Về phương diện chính trị: Một mặt Trung Cộng đáp ứng phe “chủ chiến” trong hàng ngũ lãnh đạo quân đội luôn chủ trương bành trướng nhằm thực hiện “Quốc Gia Đại Dương….” Và mặt khác, Trung Cộng nhằm thỏa mãn khối dân có tinh thần “dân tộc” cực đoan ước mơ thành lập “Đại Trung Hoa” bá chủ thiên hạ!

- Từ ngày lên nắm quyền tại Trung Quốc, Tập Cận Bình đã chủ trương phục hưng Dân Tộc và theo đuổi “Giấc mơ Trung Hoa” mà giấc mơ Trung Hoa thực chất chỉ là mộng bành trướng hiện thực “đường lưỡi bò”chiếm trọn Biển Đông của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nhằm làm bá chủ khu vực, thực hiện mưu đồ khống chế toàn nhân loại. (*3)


III- ĐẢNG CSVN BỊ BẾ TẮC TOÀN DIỆN, BẮT BUỘC PHẢI THAYĐỔI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VÀ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ.

A/ Đảng CSVN bị bế tắc toàn diện:
Cho tới nay thì mọi người đều rõ: Đường lối ngoại giao của CSVN chủ trương kết bạn với nhiều quốc gia, nhưng không thân một quốc gia nào, “Việt Nam không liên minh với nước này để chống nước kia” Hậu quả tai hại của đường lối ngoại giao này, là khi đất nước lâm nguy (Trung Cộng ngang nhiên đưa giàn khoan HD 981 xâm lăng biển Đông của VN) thì Việt nam hoàn toàn bị cô lập và đường lối ,chính sách ngoại giao của CSVN đã hoàn toàn bị phá sản!!!

Chiêu bài: “ 4 Tốt” và “16 chữ Vàng” kể như vất vào sọt rác!!! Không những thế, hiện nay CSVN lâm vào thế bế tắc toàn diện: “Chiến” không dám “chiến” mà “cầu Hòa”với Trung Cộng cũng không xong! Đảng cộng sản Việt Nam càng nhân nhượng thì Trung Cộng càng lấn tới….Những mâu thuẫn không chỉ gay gắt, mà mang tính “hủy hoại lẫn nhau” vô phương “hóa giải”!:

*Mâu thuẫn giữa Chủ Quyền Quốc Gia của Việt Nam và dã tâm xâm lăng chiếm trọn biễn Đông (hay biểnĐông Nam Á) của Trung Cộng.

*Mâu thuẫn giữa quyền lợi tối cao thiêng liêng của TổQuốc và chủ trương duy trì chế độ độc tài toàn trị hay chủ trương bám ghế bằng mọi giá không chịu từ bỏ quyền lực, và mọi đặc quyền đặc lợi của tập đoàn lãnhđạo CSVN!
*Mâu thuẫn giữa quan niệm “độc đảng”, “độc tôn” “độc trị” và quan niệm “tư do” “dân chủ” “tiến bộ” của thời đại.
*Mậu thuẫn giũa “Dân Quyền” Việt Nam và “Đảng quyền” Việt Cộng
*Mâu thuẫn ngay trong nội bộ- Bộ Chính Trị Đảng CSVN!

Các mẫu thuẫn chính nói trên tất yếu đưa tới tình trạng phân rã và cáo chung của đảng CSVN.

B/ Đảng CSVN bắt buộc phải thayđổi chính sách ngoại giao và chế độ độc tài đảng trị vì các lý do sau đây:

· Bao lâu còn duy trì chế độc độc tài toàn trị cộng sản, thì Việt Nam tất yếu phải mất nước về tayTrung Cộng! Số phận của VN khi đó sẽ là một tỉnh của Tầu như Tân Cương Tây Tạng không thể khác!
· Muốn chống xâm lăng Trung Cộng, thì Việt Nam không thể không Liên Minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản Úc Châu và Phi Luật Tân ….Muốn là thành viên trong Liên Minh này, CSVN không thểnào duy trì chế độ độc tài độc đảng như trước!.

· Hiện nay nền kinh tế CSVN đang lụn bại, nhất là khi Trung Cộng ra tay trừng phạt VN về kinh tế nên CSVN chỉ còn một con đường thoát là xin gia nhập Hiệp Nghị dối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP).Mà muốn gia nhập Hiệp Nghị TTP thì Việt Nam không thể nào không đi tới Dân Chủ Hóa và thực thi Nhân Quyền nhất là các quyền quan trọng và căn bản.

IV- CƠ HỘI NGÀN VÀNG ĐỂ ĐẢNG CSVN TRỞ VỀ VỚI DÂN TỘC:
Như trên chúng tôi đã nhận định, trước biến cố Trung Cộng ngang nhiên đưa giàn khoan HD 981 xâm lăng lãnh hải Việt Nam bắt buộc CSVN phải thay đổi đường lối ngoại giao và thể chế độc tài đảng trị, nhưng thay đổi như thế nào? Có 3 giả thuyết hay 3 trường hợp thay đổi sau đây:

- Trường hợp 1: Thay đổi nhanh chóng lật ngược thế cờ….từ thể chế độc tài sang Dân Chủ Tự Do

- Trường hợp 2: CSVN có thay đổi một chút ít về Nhân Quyền nhưng vẫn “Cầu hòa” với Trung Cộng và xin được hòa đàm song phương với Trung Cộng.

- Trường hợp 3: Thay đổi tiệm tiến nhưng có quyết tâm và dũng khí thay đổi thực sự.
Về trường hợp 1: Từ ngày Trung Cộng đặt giàn khoan xâm lăng lãnh hải VN tới nay đã trên 2 tháng mà từ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang hay Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chỉ tuyên bố xuông chứ không có hành động gì cụ thể mạnh bạo, thì đồng bào Việt Nam cũng như thế giới đều rõ là CSVN hoàn toàn bất lực không có khả năng và bản lãnh lật ngược thế cờ chuyển đổi chế độ từ “độc tài toàn trị” sang chế độ “Dân Chủ Tư Do”.!

Về Trường hợp 2: CSVN có thay đổi về nhân quyền: cụ thể là có thả một số tù nhân lương tâm nhưng chưa phải là toàn bộ,mặt khác CSVN tuy tuyên bố bảo toàn chủ quyền lãnh hải Việt Nam, nhưng mặt khác Nguyễn Phú Trọng vẫn xin được tiếp kiến với Tập Cận Bình và xin mở hội nghị song phương với Trung Cộng nhưng đã bị Tập Cận Bình từ chối .Tiếp đến khi Dương Khiết Trì sang Việt Nam tuyên bố rõ là 4 điều cấm kỵ Việt nam “không được làm”! Đây không phải là cuộc họp thảo luận bình đẳng giữa đại diện hai nước hai dân dân tộc mà là “mệnh lệnh” của một “Hoàng đế Thiên triều” đối với tên“quan lại thuộc quốc CSVN” .Qua “mệnh lệnh” này chúng ta thấy rõ Trung Cộng đã ép CSVN đến chân tường và bộc lộ rõ dã tâm muốn nuốt trọn Biển Đông. Trong Bài từ“4 tốt” đến “4 Không được” nhà nghiên cứu Nguyễn Trung đã viết như sau:

“Để xử lý Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh chiến lược bá chiếm biển Đông.Có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ đặt các đối sách can thiệp và lũng đoạn nội bộ nước ta là ưu tiên số một, vì nó “rẻ nhất” “sạch nhất” “đỡ tốn kém nhất” “hiệu quả nhất”- và cũng là môn võ Trung Quốc đang thực thi giỏi nhất đối với ta, nhằm khoét sâu vào chỗ yếu nhất của ta .Về phương diện này, không loại trừ tính toán của Trung Quốc có thể coi Việt Nam là một điểm nhấn cần làm suy yếu hay khuất phục, để qua đó làm lỏng lẻo cho phép sẽ bẻ tiếp cả “bó đũa” ASEAN…Mặt khác, nếu Việt Nam có dấu hiệu chịu khuất phục- Ví dụ chịu chấp nhận một thỏa hiệp tay đôi nào đó với Trung Cộng, ngay lập tức Việt Nam trở thành con tin không có đường sống cho mọi bước đi tồi tệ tiếp theo của Trung Quốc (* 4)

Về trường hợp thứ 3: CSVN thay đổi một cách tiệm tiến:

Trước hành động ngang ngược bất chấp đạo lý và pháp QuốcTế Trung Cộng vẫn ngày một leo thang xâm lăng biển Đông đương quyền CSVN buộc phải thay đổi nhưng thay đổi một cách tiệm tiến như :

Ø Từng bước thả tù nhân lương tâm
Ø Soạn luật biểu tình chấp nhận nhân dân được quyền biểu tình chống áp bức bất công cũng như thể hiện lòng yêu nước chống xâm lăngTrung Cộng.
Ø Kiện Trung Cộng ra tòa án Quốc Tế
Ø Không trực tiếp liên minh với Hoa kỳ ,nhưng tiến hành liên minh với Nhật Bản, Ấn Độ và Phi Luật Tân….để giữ gìn chủ quyền VN tại BiểnĐông
Ø Từng bước cải tiến cơ chế sang hướng Dân Chủ Hóa Việt Nam….
Ø Xin gia nhập hiệp nghị đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP)
Ø Xin Hoa Kỳ cho mua vũ khí sát thương để đối phó với hải quân xâm lăng Trung Cộng vv… Nếu CSVN thực tâm muốn thay đổi và có can đảm thay đổi cơ chế độc tài, cho dù là thay đổi một cách tiệm tiến thì đây là cơ hội ngàn vàng để đảng Cộng sản trở về với dân tộc, đồng hành với Dân Tộc trong sứ mạng chống xâm lăng Trung Cộng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải lãnh thổ của Tổ Quốc. Chúng tôi xin nhấn mạnh giải pháp thay đổi tiệm tiến này chỉ có kết quả nếu “CSVN muốn thực tâm và có can đảm thay đổi cơ chế độc tài” vì chủ quyền thiêng liêng của Dân Tộc …
.Đây vừa là lối thoát cho đất nước, đồng thời là lối thoát hay nhất choĐảng CSVN! Cứu nước và cứu nguy cho chính Đảng CSVN.Thực vậy trước đây cả thập niên nhiều bậc thức giả đã bình luận về sự chọn lựa khó khăn của Đảng CSVN “Đi theo Tầu thì mất nước, còn theo Mỹ thì mất đảng” Nhưng hôm nay, với biến cố giàn khoan HD 981, nếu Đảng CSVN biết “hồi đầu thị ngạn” cũng không phải là quá trễ , và vẫn có cơ hội tham gia vào việc lãnh đạo hay đúng hơn là chia sẻ quyền lãnh đạo đất nước, nếu đảng CSVN thực tâm chuyển đổi từ thể chế độc tài sang thể chế Đa Nguyên Đa Dảng với điều kiện Đảng CSVN phải “đồi tên đảng” thành đảng “Dân Chủ Xã Hội” chẳng hạn. Chỉ có con đường thoát hiểm này là cơ hội ngàn vàng để đảng CSVN trở về với Dân Tộc tạ tội với Quốc Dân về những tôi ác tầy trời của ĐảngCSVN đã gây nên trong gần một thế kỷ qua!

Bàn về chủ trương “3 không” (*5) trong chính sách quốc phòng của Đảng CSVN T.S Đinh Hoàng Thắng cho rằng:
“Chính sách đối ngoại của VN muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đã phá sản trong giai đoạn hiện nay vì thế giới đang có xu hướng trở về lưỡng cực giữa hai nhóm đại diện cho quyền lợi của Mỹ-EU và một nhóm đại diện cho quyền lợi của Nga- Trung”

Luận về chủ trương “Độc đảng” “Độc trị” L.S Vũ Đức Khanh quan niệm: “Độc đảng thì không có một quốc gia nào trên thế giới ủng hộ VN, cho nên giải cái bài toán VN hiện tại trước hết là giải quyết tận gốc rễ vấn đề của chế độ để giải quyết vấnđề tự do dân chủ hóa  đất nước. Nếu giải quyết vấn đề tự do dân chủ hóa đất nước, thì có thể huy động được tổng lực của toàn dân thì chúng ta không ngại gì với việc đối phó sức ép của T.Q (*6)

Chúng tôi cũng rất tâm đắc với tác giả Hoàng Mai trong bài viết “Đảng CSVN phải nên làm gì với “4 không được” của Bắc Kinh” trong dó có đoạn nguyên văn nhưsau:
“Một Việt nam dân chủ, đa đảng theo thể chế tam quyền phân lập đúng nghĩa, là điều mà Bắc Kinh lo sợ nhất hiện nay.Liên Minh quân sự với Nhật Bản,Hoa Kỳ và các nước trong khu vực … đang trở thành nhu cầu tất yếu, và chính sự hung hăng của Bắc kinh đang đưa Việt Nam đến với Liên Minh này.Lịch sử đang trao cho Việt Nam cơhội, theo đó, nếu Việt Nam đa đảng và được hưởng một nền dân chủ thực sự như Hàn Quốc, Nhật Bản,thì nhân dân China sẽ nổi dậy, và rất có thể China sẽ tan rã thành nhiều nước như nhận định của nhiều người. Và như vậy, vẫn còn cơ hội chođảng CSVN đã phần nào sửa chữa sai lầm đối với Đất nước,.Hy Vọng thời thế và vận nước sẽ đưa đến cơ hội cho các vị Bộ Chính Trị hiện nay nắm được cơ hội lịch sử này (*7)

V- CƠ HỘI NGÀNVÀNG ĐỂ TOÀN DÂN VIỆT NAM ĐỨNG LÊN LÀM CUỘC CÁCH MẠNG DÂNTỘC GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN, CHỐNG XÂM LĂNG TRUNG CỘNG.
A- Toàn dân Việt Nam đang phải đối diện với 3 vấn nạn lớn:
Vấn Nạn 1: Nếu vì quá sợ hãi Trung Cộng, hay vì chủ trương bám ghế bằng mọi giá, đảng CSVN không chịu từ bỏ quyền hành vẫn chủ trương duy trì đến cùng chế độ độc tài đảng trị, chỉ cải cách“Dân Chủ Nhân Quyền trên bề mặt” có tính hình thức, không chấp nhận những quyền căn bản của con người cũng như không chấp nhận những nguyên tắc dân chủ chủ nền tảng. ..Trước vấn nạn này, toàn dânViệt trong và ngoài nước phải làm gì?Và phải có đối sách nào?

Vấn Nạn 2:
Từ công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng 1958 đến bí mật Hội Nghị Thành Đô1990:
Hiện nay CSVN bị mắc kẹt về công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng, khi Trung Cộng đã viện dẫn công hàm này trong hồ sơ đệ trình Liên Hiệp Quốc để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của chúng! Đứng về mặt luật pháp Quốc Tế, việc “hóa giải” công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng cho Trung Cộng, không phải là điều dễ dàng! Hơn nữa bí mật “kỷ yếu Thành Đô”đến nay vẫn còn là một câu hỏi lớn? 
Gần đây nhất Wikileaks công bố một tài liệu“tuyệt mật” động trời: Năm 2020 Việt nam sẽ là một tỉnh của Trung Cộng? (*8) Những tài liệu mật do Wilikeaks tiết lộ ra đều có tầm mức nghiêm trọng không lường được.(chắc chúng ta đều biết là người sáng lập Wikileak Julian Assange, hiện đang bị truy nã vì đã tiết lộ tài liệu có thể làm nguy hại đến an ninh của Mỹ)Tin này đã được phổ biến một cách mập mờ trên mạng từ lâu,bây giờ Wikileks xác nhận thì có đến 90% là đúng sự thật? Khi Wikileaks đã tiết lộ như trên, khiến mọi người đều ngỡ ngàng hoang mang đau xót và phẫn nộ…Riêng giới trí thức các bậc thức gỉa lại càng không thể làm ngơ- coi như không biệt đến! mà phải đặt thành vấn đề….Trước vấn nạn thứ hai này,toàn dân Việt trong và ngoài nước phải làm gì?Và phải có đối sách nào?

Vấn nạn 3: Việc giàn khoan HD981 rút hay không rút và rút trước hay sau thời hạn 15/8?
Nếu sau thời hạn 15/8 Trung Cộng khoông rút giàn khoan về mà còn thực hiện chiến dịch Hải Dương Nam Tiến, chiếm nốt các đảo còn lại của trường Sa VN? thì toàn dân Việt phải làm gì?

Ngược lại vì lý do cơn bão sắp tới, vì áp lực Quốc Tế,Trung Cộng nhân ra rằng hành động ngang ngược của họ bị nhiều quôc gia lên án. Nhất là Hoa Kỳ và các quốc gia có chủ quyền tại Biển Đông, nếu Trung Cộng ngoan cố, bất chấp tất cả, cứ một mực tiến tới thì sẽ gây ra chiến tranh lớn tại Biển Đông, hoàn toàn bất lợi cho Trung Cộng ít ra trong thời điểm hiện nay!! cho nên Trung Cộng buộc phải rút giàn khoan 981 của chúng về và rút trước 15/ 8? 
Nếu giả thuyết này xảy ra, chúng ta cũng không lấy làm lạ; song sau khi Trung Cộng rút giàn khoan về Đảo Hải Nam thì hiển nhiên là chế độ CSVN vẫn còn đó, và âm mưu Bá quyền Biển Đông của Trung Cộng “chỉ chậm lại chờ một thời cơ khác”, chứ nhất định Trung Cộng không chịu từ bỏ giấc mơ “Đại Hán Bá quyền tại Biển Đông của chúng?Trong tình thế này nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước phải làm gì? Và làm cách nào đễ “Thoát Cộng” và làm cách nào để “Thoát Trung” ?.

Tới đây có người sẽ hỏi “Muốn “thoát Trung” thì phải“thoát Cộng” hay ngược lại muốn “thoát Cộng” phải “thoát Trung” trước? Để trả lời câu hỏi này nhà nghiên cứu Chu Chi Nam đã khẳng định rõ rang dứt khoát “Muốn thoát Trung phải thoát Cộng trước đã”(Xin xem bài “TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI THAY ĐỔI THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRƯỚC KHI CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM”(*9 )

Trước 3 vấn nạn lớn nêu trên, toàn dân Việt trong và ngoài nước phải làm gì?Và có đối sách nào?

B- Khai Dụng những yếu tố thuận lợi trong Thời Cơ Vàng:
Toàn dân VN tuy phải đối diện với 3 thử thách hay 3 vấn nạn lớn mà người viết đã nêu ra ở trên.Tuy nhiên mặt khác, chúng ta cần quan tâm và đặc biệt khai dụng 5 yếu tố thuận lợi trong thời cơ vàng mà lịch sử đã đưa đến cho chúng ta:

Yếu tố thuận lợi 1:

Qua biến có giàn khoan HD981,đây là thời cơ vàng cho chúng ta đấu tranh Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. (Những cá nhân và các tổ chức đấu tranh trong và ngoài nước cần phối hợp với các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền Quốc Tế tạo áp lực tối đa đối với CSVN đòi thực thi những quyền căn Bản của con người và dân chủ hóa Việt Nam.

Yếu tố thuận lợi 2:

Chiếc mặt nạ “giả nhân giả nghĩa” nào “4 tốt” “16 chữ vàng”, nào là “niềm tin chiến lược” cần duy trì bảo vệ “đại cuộc” v.v… của Trung Cộng đã rớt xuống để các tên chóp bu CS vỡ mộng nhận ra “Từ trước tới nay chúng đã bán nước cho Tầu để đổi lấy “tình hữu nghị viển vông”! và nhân dân VN cũng như nhân dân thế giới đều đã rõ bộ mặt thật phi nhân, bá quyền diệt chủng của Trung Cộng.

Yếu tố thuận lợi 3:
Trước họa ngoại xâm của Trung Cộng, tinh thần bất khuất ngàn đời của Dân TộcVN, tinh thần Hội Nghị Diên Hồng lại bừng sáng lên với tất cả hào khí của HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI (Hải ngoại và Quốc nội)

Yếu tố thuận lợi 4:

Việc Trung Cộng xâm lăng biển đảo của Việt Nam để mở đầu chiến dịch Hãi Dương Nam tiến, âm mưu chiếm trọn Biển Đông làm “ao nhà” của chúng, không chỉ vi phạm chủ quyền thiêng liêng của các dân tộc đương quyền mà còn xâm phạm quyền lợi quốc gia của Hoa kỳ đồng thời phá hỏng chính sách xoay trục về Á châu của Hoa kỳ…Do trên khi Trung Cộng xâm lăng biển Đông ,Trung Cộng không chỉ là kẻ thù của dân tộc VN mà còn là kẻ thù của các quốc gia Đông Nam Á và thế giới.

Yếu tố thuận lợi 5:

Thế giới ngày nay là thế giới phẳng - rất phẳng theoThomas L. Friedman (*10) Do trên giấc mộng độc bá biển Đông của Trung Cộng là gấc mộng ngông cuồng xuẩn động, và lạc hậu đi ngược lại chiều hướng tiến hóa của thời đại. Nếu Trung Cộng không kịp thời từ bỏ giấc mộng sai trái lạc hậu này thì Trung Cộng chắc chắn sẽ bị sa lầy và thảm bại, dẫn tới việc chế độ Trung Cộng bị sụp đổ và tương lai nước Tầu sẽ bị chia thành nhiều nước nhỏ là điều tư nhiên như nhiều chiến lược gia quốc tế đã tiên liệu. Nhằm trả lời 3 vấn nạn trên cũng như nhằm khai dụng 5 yếu tố thuận lợi….nhất là nhằm đối phó với tình huống thập phần nguy hiểm khi Trung Cộng chuyển sang giai đoạn Hải Dương NamTiến,Quân Đội Nhân Dân Việt Nam nói riêng và toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước nói chung đều phải nhất tề vùng d

dậy tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC lật nhào chế độ độc tài toàn trị cộng sản bằng chiến lược, các sách lược và hình thành các Tận Tuyến đấu Tranh căn bản như sau:

C/ Chiến lược và các sách lược:

C1- Chiến Lược:
§ Đại Đoàn kết toàn Dân (Vận động thành lập Hội Nghị Diên Hồng Thời Đại Hải Ngoại và Quốc Nội)
§ Giải thể chế độ độc tài toàn trị cộng sản…
§ Chống xâm lăngĐại Hán Bắc Kinh

C2 Các Sách Lược căn bản:

1. Sách Lược KẾT SINH DÂN TÔC
2. Sách lược đấu tranh Dân Chủ và Nhân Quyền đồng bộ khắp nơi và có nền tảng….
3. Sách Lược Tuyên Xưng Đạo Sống,và Văn Hóa Việt,khắc tinh của Chủ Nghĩa Mác Lê
4. Sách Lược đề cao lòng Yêu Nước, trọng Danh Dự và tinh thần Bất khuất của Dân Tộc Việt Nam
5. Sách Lược xây dựng Liên Minh với Hoa kỳ và các Quốc gia bạn như Nhật Bản, Phi Luật Tân, Indonésia Úc châu và Ấn Độ để bảo vệ Hòa Bình tại châu Á và Thái Bình Dương.
6. Sách Lược phát huy sức mạnh Tập Thể, sức mạnh Cộng Đồng và sức mạnh Dân Tộc
7. Sách Lược đấu tranh: “Quần Chúng Chính Trị” và “Quần Chúng Văn Hóa”
8. Sách lược kết tinh Lực lượng Cách mạng và Quần chúng
9. Sách Lược Tam Toàn: Toàn Dân Toàn Diện và Toàn Cầu.
10. Sách Lược khai dụng vũ khí Truyền Thông Hiện Đại
11. Sách Lược Ngũ Vận: Vậm Động Quốc Tế, Vận Động Cộng Đồng , Vận Động Quốc Nội ,Vận Động các Quốc Gia Đông Nam Á. Vận Động Công An và Quân Đội CS.
12. Sách Lược Công Tâm kêu gọi Đảng CSVN trở về với Dân Tộc, đồng hành với Dân Tộc.
13. Sách Lược Khai dụng 5 yếu tố thuận lợi và đánh vào 24 tử huyệt của chế độ CS
14. Sách Lược 5 Mũi giáp công, Chính Trị, Văn Hóa, Kinh Tế,Pháp Lý và Ngoại giao.
15. Sách Lược Phân Hóa đảng CSVN (Đẩy mạnh “Thế Ly trung tự hoại” bùng vỡ đảng CSVN thành nhiều mảnh)
16. Sách lược tố cáo “Mộng Bành trướng” của Đại Hán Bắc Kinh:(bất chấp Đạo Lý, và Công pháp Quốc Tế gây bất ổn chiến tranh trong vùng Đông Nam Á và trên toàn thế giới)
17. Sách lược Đoàn Kết Đại Chủng Bách Việt, Chống xâm lăng Đại Hán.
18. Sách lược kêu gọi các Quốc Gia yêu chuộng tư do dân chủ và Nhân dân thế giới chống Đại Họa Diệt Chủng của Trung Cộng.

C.3 Hình Thành Các Trận Tuyến Đấu Tranh chính:
1) Trận tuyến đấu tranh Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam.
2) Trận tuyến đấu tranh Pháp Lý và Ngoại Giao
3) Trận tuyến đấu tranh tại Biên Thùy Đông Dương
4) Trận tuyến đấu tranh Văn Hóa, Xã Hội và Kinh Tế
5) Trận tuyến đấu tranh Truyền Thông 6
6) Trận tuyến đấu tranh Tổ chức
7) Trận tuyến đấu Tranh Tình Báo và phản tình báo
8) Trận tuyến Yễm Trợ đấu tranh quốc nội và Vận động đồng bào tổng nổi dậy “thoát Cộng để thoát Trung”…
9) Trận tuyếnToàn Dân đấu tranh, diệt Việt gian CS, chống xâm lăngTrung Cộng.

D. Toàn Dân Quật Khởi, Hiện Xuất Một Yeltsin Việt Nam:
Nhiều người trong chúng ta mong ước có một Yeltsin Việt Nam xuất hiện, một số người khác e ngại khó tìm ra một Yeltsin VN! Điều e ngại này chỉ đúng một phần, vì tinh thần yêu nước của nòi giống Tiên Rồng là điều không ai có thể nghi ngờ! Nhân tài tuấn kiệt của Việt Nam trong mỗi thời đại đều không bao giờ thiếu:

Vận nước có lúc thịnh suy!
Nhưng hào kiệt thời nào cũng có

(Chiến lược gia đại tài Nguyễn Trãi )

Vấn đề của chúng ta không phải là ngồi chờ một Yeltsin VN xuất hiện, cũng không phải là vấn đề “tranh cãi xuông” là có hay không có một Yeltsin VN! Vấn đề chính yếu là chính mỗi người dân chúng ta cần tham gia HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân…Làm được công việc trọng đại bậc nhất này, là chính mỗi người dân chúng ta đã góp phần “tạo mội trường” “tạo chất xúc tác” cho một Yeltsin Việt Nam xuất hiện để cứu dân cứu nước!

Với hào khí Diên Hồng thời đại,Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng hay Chính Phủ Lâm Thời Cách Mạng Việt Nam sẽ được thành lập trong ngày quật khởi của toàn dân. Chính quyền Cách Mạng lâm thời Việt Nam sẽ giải thể, chấm dứt chế độ độc tài CS, lãnh đạo toàn dân chống xâm lăng Trung Cộng.Tân chính phủ sẽ:

§ Tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản Việt Nam
§ Giải thể Chế Độ Cộng Sản độc tài toàn trị tại Việt Nam (Lưu ý: chúng ta chỉ giải thế cơ chế cầm quyền cấp Trung Ương còn giữ nguyên cơ chế hành chánh tại hạ tầng cơ sở để tránh những xáo trôn nguy hại, đáng tiếc và xét ra có thể tránh được)
§ Triệu hồi đại sứViệt Nam ờ Bắc Kinh về nước
§ Kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế
§ Hủy các hiệp ước song phương ký kết giữa tà quyền CSVN và bạo quyền Trung Cộng.
§ Hủy hợp đồng khai thác Bauxite tại Tây Nguyên và tất cả các dự án kinh tế khác với Trung Cộng
§ Thiết lập Liên Minh với Hoa kỳ,Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc châu.và Ấn Độ ….để gìn giữ An ninh và Hòa Bình tại Biển Đông và Thái Bình Dương.
§ Tuyên bố Trung Cộng là quốc gia thù địch của Việt Nam
§ Tuyên bố Đại Đoàn Kết Toàn Dân chống xâm lăng Trung Cộng.
§ Triệu Tập Quốc Hội để soạn thảo Hiếp Pháp cho một nước Việt Nam Dân Chủ Tư Do, Nhân Bản và Pháp trị, mở ra vận Hội Mới đầy vinh quang cho Dân Tộc Việt Nam.

VI- KẾT LUẬN:

Qua sự kiện giàn khoan ĐD981, mọi người đều thấy rõ chính s

sách ngoại giao của CSVN, hoàn toàn bị phá sản! bắt buộc CS phải thay đổi cơ chế cầm quyển tiến đến Dân Chủ Hóa Việt Nam. Đây là thời cơ vàng và là cơ hội cuối cùng cho Đảng CSVN trở về với Dân Tộc, chủ động từng bước thay đổi cơ chế từ chế độ “Độc Tài toàn trị” sang “Dân Chủ Tư Do”, mở lối thoát cho Dân Tộc và cho chính đảng CSVN. Nếu đảng CSVN vì ngu muội hay đớn hèn vẫn ù lỳ bám ghế tiếp tục thần phục Trung Cộng,cam tâm bán đất dâng biển cho Trung Cộng, hoàn toàn làm theo chỉ thị của quan thày biến VN thành một Tây Tang, Tân Cương thứ hai….Trước tình thế lâm nguy này của Tổ Quốc,thì từ giới Trí Thức, Văn Nghệ Sĩ, các nhà Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo, đến lực lượng dân oan, Lưc lượng công nhân nông dân, và giới trẻ cùng quần chúng nhân dân trong và ngoài nước phải nhất tề vùng dậy tham gia HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG THỜI DẠI làm cuộc Cách Mạng Dân Tộc để “thoát Cộng” và Thoát Trung” Đây là TIẾNG GỌI DIÊN HỒNG VÀ CŨNG LÀ SỨ MỆNH CƯU QUỐC, KIẾN QUỐC HƯNG QUỐC của toàn dân Việt Nam trước thời cơ mới, thời đại mới mở ra vận hội mới…..

Với hào khí Diên Hồng Thời Đại, toàn dân Việt trong và ngoài nước kết đoàn thành MỘT SỨC MẠNH TỔNG HỢP thì chúng ta dư sức chống xâm lăngTàu, bẽ gẫy mọi mưu đồ den tối độc chiếm biển Đông của Đại Hán Bắc Kinh.! Không những thế khi Việt Nam trở thành một nước Dân Chủ Tư Do sẽ là gương sáng là tiền đề và là chất xúc tác vô cùng mạnh mẽ và kỳ diệu để hơn một tỷ 3 nhân dân Trung Quốc vùng dậy thoát ách độc tài toàn trị của Trung Cộng là điều tự nhiên và tất yếu của lịch sử.Ngày lớn của Lịch sử Việt Nam và lịch sử Nhân Loại sẽ tới, và đang tới….

San Jose ngày 10 tháng 7 Năm 2014

Chu Tấn.

Chú Thích:

(*1) Chiến lược biển Đông của Hoa Kỳ.Tác giả Lê VănXương- Diễn Đàn Người Việt Quốc Gia –Phần tài liệu.
(*2) Trung Quốc muốn gì từ giàn khoan HD981 đến đường băng từ đảo Gạc Ma (Phóng viên Việt Hà)
(*3) Giấc mơ Trung Hoa hay giấc mơ của Tập Cận Bình –Nguồn Wikipedia-Bách khoa toàn thư mở.
(*4) Từ 4 tốt đến 4 không được của Nguyễn Trung –Nguồn :BauxitVN
(*5) Chính sách quốc phòng 3 không của CSVN
Chính sách “ba không” quốc phòng Việt Nam bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.
(*6) Thoát khỏi áp lực Trung Quốc bằng cách nào? Anh Vũ,thông tín viên RFA 2014-06-18
(*7) Đảng CSVN nên làm gì với“4 không được” của Bắc Kinh? Của Hoàng Mai.
(*8) Bí mật Hội Nghị Thành Đô–Nguồn: Wikipedia Bach khoa toàn thư mở
(*9) Tại sao chúng ta phải thay đổi thể chế chính trị trước khi chống giặc ngoại xâm hay sự quan trọng của thể chế chính trị trong đời sống con người,xã hội, văn hóa và Văn Minh- Tác giả Chu Chi Nam-Nguồn Website Thân Hũu Ánh Dương
(*10) Bản tiếng Việt - Thế giới phẳng: Tóm lược Lịch sử Thế giới Thế kỷ 21 - do Nguyễn Quang A, Nguyễn Hồng Quang, Vũ Duy Thành, Lã Việt Hà, Lê Hồng Vân, Hà Thị Thanh Huyền biên dịch, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản tháng 8 năm 2008 dưới hình thức sách bìa mềm dày 820 trang.


LS. LƯU TƯỜNG QUANG * HIỆP ĐỊNH GENEVE

Kỷ Niệm 60 Năm Hiệp Định Genève (1954-2014): Bài học gì cho Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay?‏
Kỷ Niệm 60 Năm Hiệp Định Genève (1954-2014): Bài học gì cho Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay?
http://boxitvn.blogspot.com.au/2014/07/ky-niem-60-nam-hiep-inh-geneve-1954.html#more


* Ls Lưu Tường Quang
(Sydney, Australia – Tháng 3-2014)

Bài viết đánh dấu 60 năm Hiệp Định Genève được soạn thảo với một hi vọng nho nhỏ là chúng ta có thể học được kinh nghiệm của quá khứ đau buồn mà đất nước Việt Nam thân yêu đã phải trải qua. Hiệp Định này và hậu quả của nó đã được trình bày từ nhiều quan điểm khác nhau, kể cả tài liệu khá đầy đủ của Bộ Quốc Phòng Mỹ, The Pentagon Papers (1971).

Từ năm 2004, một số tài liệu do Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phổ biến giúp chúng ta hiểu thêm về quan điểm và mục tiêu chiến lược của hai cường quốc cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc, trong vấn đề Việt Nam (Đông Dương) và thân phận của Việt Minh/Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trong quan hệ với hai đồng minh bảo trợ.


Tài liệu Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh xác nhận điều mà chúng ta đã suy diễn là VNDCCH - cũng như Quốc Gia Việt Nam/Việt Nam Cộng Hòa (QGVN/VNCH) - đã bị chi phối quá nhiều bởi chính trị đại cường và do đó đã không theo đuổi được chính sách độc lập.
Bài viết này phần lớn nhìn vào sách lược của Bắc Kinh tại Hội Nghị Genève trong nỗ lực củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc như là một đại cường đang bước chân vào diễn đàn quốc tế. Có thể nói, đây là sách lược mà Bắc Kinh theo đuổi liên tục trong 60 năm qua, kể cả trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Việt Nam hiện nay.

Bối Cảnh
Hiệp Định Genève 1954 giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam thời hậu bán thế kỷ thứ 20 khi mà cuộc chiến tranh lạnh đang ở mức độ cao. Nhưng lý do dẫn đến sự chia cắt đất nước Việt Nam vào ngày 21 tháng 7 năm 1954 bắt nguồn từ những biến cố lịch sử trong và sau Thế Chiến Thứ Hai, đặc biệt là tại Hội Nghị Potsdam.
Sau khi đã đánh bại Đức Quốc Xã và trước khi Nhựt Bản đầu hàng, lãnh đạo đồng minh gồm Hoa Kỳ, Anh Quốc và Liên Xô đã họp Hội Nghị tại Potsdam từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945 để qui định việc phân chia quyền lực và vùng ảnh hưởng trong thời hậu chiến.

Việt Nam không phải là một vấn đề lớn trong chương trình nghị sự. Phe đồng minh quyết định trao quyền giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến thứ 16 trở ra Bắc cho Trung Hoa Dân Quốc (quân đội Tưởng Giới Thạch) và từ vĩ tuyến thứ 16 (từ phía nam Đà Nẳng) trở vào Nam cho Anh Quốc. Cũng tại Hội Nghị nầy, phe đồng minh đã chấp nhận lời yêu cầu của đại diện nước Pháp vừa được giải phóng, để Pháp có thể tiếp thu trở lại thuộc địa Đông Dương. Đây là một quyết định tai hại cho Việt Nam và đi ngược lại trào lưu dân tộc tự quyết trong vùng Đông Nam Á. Tướng Charles de Gaulle, được coi là anh hùng tranh đấu cho nền tự do của nước Pháp, nhưng trong vấn đề Đông Dương, Tướng de Gaulle là một tên thực dân không hơn không kém.
Mặc dầu một hiệp ước sơ bộ được ký kết ngày 06.03.1946 với chính quyền Hồ Chí Minh, cuộc chiến Việt-Pháp đã không thể tránh được và trở nên khốc liệt hơn kể từ cuối năm 1949, sau khi Mao Trạch Đông chiếm Bắc Kinh và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc). Khối cộng sản (Liên Xô và Đông Âu) - và đặc biệt là Trung Quốc đã trở thành hậu phương lớn tiếp viện ồ ạt chiến cụ, và gởi cố vấn tham chiến tại Việt Nam.

Năm 1952, Đại tướng Dwight D. Eisenhower đắc cử tổng thống Mỹ và vào giữa năm 1953, Washington ủng hộ Kế hoạch Navarre của Pháp nhằm thực hiện chiến lược mới và xúc tiến việc thành lập quân đội QGVN. Trong kế hoạch mới nầy, Điện Biên Phủ, một tỉnh lẻ tại vùng biên giới Lào-Việt được chiếm lại và tạo dựng thành một căn cứ quân sự với một lực lượng quân đội Liên Hiệp Pháp khoảng 10 ngàn người.
Cũng vào giữa năm1953, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tạm thời được ngưng bắn (armistice) chính thức vào ngày 27 tháng 7. Phương thức ngưng bắn nầy được coi là có thể áp dụng tại Đông Dương.

Có lẽ vì thế mà vào ngày 25.01.1954, tại Berlin, Hội Nghị Ngoại trưởng Tứ Cường (Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô) bày tỏ ý định triệu tập một hội nghị về Triều Tiên và Đông Dương tại Genève vào ngày 26 tháng 4 cùng năm. Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô gởi mật điện yêu cầu Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc thông báo và khuyến khích VNDCCH tham dự [1]. Cũng theo mật điện nầy, Liên Xô tin rằng QGVN, Lào và Cao Miên sẽ đồng ý tham dự. Mật điện nầy không nói lý do tại sao Liên Xô tin như vậy, nhưng một chi tiết ít khi được nhắc đến là Quốc Trưởng Bảo Đại đã cử cựu Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm tham dự Hội Nghị Berlin với tư cách quan sát viên [2].

Theo một chiến lược cố hữu ‘vừa đánh vừa đàm’ mà Chu Ân Lai đề cập trong Bản Nhận Định và Đề Nghị trình Ủy Ban Trung Ương trước khi Hội Nghị Genève bắt đầu, và để tạo thế mạnh chính trị trước hoặc trong khi Hội Nghị Genève được triệu tập, Việt Minh tập trung một lực lượng hùng hậu nhằm bao vây Điện Biên Phủ. Vào tháng 3 năm 1954, tương quan quân số đôi bên là 50 ngàn chống 10 ngàn, tức là Tướng Võ Nguyên Giáp, dưới sự cố vấn của Đại Tướng Trung Cộng Trần Canh [3], có ưu thế gấp 5 lần nhiều hơn.

Ngày 07.05.1954, Điện Biên Phủ thất thủ và tạo một ảnh hưởng chính trị lớn tại Paris vượt xa giá trị quân sự của tỉnh lẻ nầy. Bộ đội Việt Minh thiệt hại khoảng 8 000 nhân mạng so với khoảng 1500 của quân đội Liên Hiệp Pháp. Bảo Đại nói rằng sự thất thủ của Điện Biên Phủ chẳng phải là một tai họa chiến lược gì [4].
Nhưng mục tiêu của Việt Minh không phải, hoặc không chỉ là quân sự – mà là ảnh hưởng chính trị tại các thủ đô phương Tây. Mười bốn năm sau, Hà Nội đã mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại VNCH và đã thất bại nặng nề về mặt quân sự, nhưng lại chiến thắng về mặt chính trị tại Washington, dẫn đến Hòa Đàm Paris sau đó.
Một ngày sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Hội Nghị Genève được khai mạc để thảo luận vấn đề Đông Dương (Hội Nghị đã bắt đầu từ 29 tháng 4, để thảo luận vấn đề Triều Tiên)

 Sự Kiện:
Hội Nghị Genève về Đông Dương được triệu tập ngày 08.05.1954 và kết thúc vào quá nửa đêm ngày 20.07.1954 tức là ngày 21.07.1954.
Đồng Chủ tịch Hội Nghị là Anh Quốc và Liên Xô và thành phần tham dự gồm:
Anh Quốc/United Kingdom:
Anthony Eden, Bộ trưởng Ngoại Giao
Hoa Kỳ/United States:
General Walter Bedell Smith, Thứ trưởng Ngoại Giao
U. Alexis Johnson
Trung Quốc/People's Republic of China
Chu Ân Lai/Chou En-lai, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao
Chang Wen-t'ien
Li K'e-nung
Việt Minh
Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Ngoại Giao
Ai Lao/Laos
Phoui Sananikone, Bộ trưởng Ngoại Giao
Liên Xô/USSR
Vyacheslav Molotov, Bô trưởng Ngoại Giao
Pháp/France
Georges Bidault, Bộ trưởng Ngoại Giao (đến ngày 17.06.1954)
Jean Chauvel
Pierre Mendès-France, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao (từ ngày 17.06.1954)
Việt Nam
Giáo sư Nguyễn Quốc Định, Bộ trưởng Ngoại Giao (trong chính phủ Bửu Lộc) Nguyễn Đắc Khê, Bộ trưởng (trong chính phủ Bửu Lộc)
Bác sĩ Trần Văn Đỗ, Bộ trưởng Ngoại Giao (trong chính phủ Ngô Đình Diệm)
Cao Miên/Cambodia
Tep Phan, Bộ trưởng Ngoại Giao
Sam Sary
Trong thành phần này, Việt Nam là nước duy nhất có hai phái đoàn đại diện cho hai chính phủ thù địch là QGVN và VNDCCH. Pathet Lào và cộng sản Khmer, mặc dầu được phe cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc và Việt Minh) ủng hộ, nhưng vẫn không được mời tham dự Hội Nghị. Thế nhưng, không phải vì thế mà họ bị bỏ quên, vì Molotov, Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng lúc nào cũng nêu vai trò của phe cộng sản tại Ai Lao và Cao Miên với đòi hỏi là Hội Nghị phải giải quyết chung vấn đề cho cả 3 nước Đông Dương. Hai phái đoàn Ai Lao và Cao Miên lập luận rằng vấn đề Ai Lao và Cao Miên khác với vấn đề Việt Nam, nên cần có giải pháp riêng. Tuy lập trường nầy được phe phương Tây ủng hộ, sau cùng quan điểm của phe cộng sản được chấp nhận.
Việt Nam có 3 trưởng phái đoàn liên tiếp, vì các thay đổi chính phủ tại Sài Gòn. Giáo sư Nguyễn Quốc Định là Bộ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Bửu Lộc (11.01 – 16.06.1954) và Ông Nguyễn Đắc Khê cũng là Bộ trưởng (phụ trách vấn đề dân chủ hoá) trong chính phủ Bửu Lộc. Còn Bác sĩ Trần Văn Đỗ là Bộ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Ngô Đình Diệm đầu tiên và thứ nhì (16.06.1954 – 23.10.1955). Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 năm 1955, Ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống VNCH [5].
Trong thời gian Hội Nghị, Pháp cũng có thay đổi chính phủ: Chính phủ của Thủ tướng Joseph Laniel mà Bộ trưởng Ngoại Giao là Ông Georges Bidault bị phe nhóm trung tả của Ông Pierre Mendès-France đánh bại tại Quốc Hội. Ngày 17.06.1954, Ông Mendès-France trở thành Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao và thay thế Ông Bidault tại Hội Nghị Genève. Đây là biến chuyển chính trị vô cùng tai hại cho QGVN, như chúng ta sẽ phân tích ở phần sau của bài này.

Hội nghị Genève thảo luận hai vấn đề chính là Triều Tiên và Đông Dương, nhưng đã dành phần lớn thì giờ cho Đông Dương hơn, vì Triều Tiên đã được ngưng bắn trong khi chiến cuộc vẫn tiếp diễn tại Việt Nam trong suốt thời gian Hội Nghị. Bài nầy chỉ chú trọng vào vấn đề Việt Nam tại Genève mà thôi. Ngoài diễn đàn chính tại Genève, đại diện quân sự đôi bên còn nhóm họp tại Trung Giã (Tỉnh Phúc Yên), từ ngày 4 đến 27 tháng 7 để bàn thảo về những vấn đề kỹ thuật như việc hạn chế hoạt động quân sự, rút quân, tập kết, trao đổi tù binh vv…

Riêng về Việt Nam, Hội Nghị kết thúc với một Hiệp Định (Accords sur la cessation des hostilités en Indochine, Accords de Genève 1954 (20 juillet 1954) và Một Lời Tuyên Bố Sau Cùng (The Final Declaration of The Geneva Conference: On Restoring Peace in Indochina, July 21, 1954). Hiệp Định gồm 47 điều với hai bản văn chính thức bằng tiếng Pháp và tiếng Việt được ký bởi Thiếu tướng Henri Delteil, đại diện Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương và Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc Phòng của VNDCCH.

Một vấn đề còn tranh cãi

Sáu mươi năm đã trôi qua, nhưng vấn đề tồn đọng và còn được tranh cãi là hiệu lực và tính cách ràng buộc của Lời Tuyên Bố Sau Cùng. Văn kiện nầy chỉ được vị đồng Chủ tịch Anthony Eden đọc lên trước khi Hội Nghị bế mạc [6] và không ai ký tên vào bản văn cả.

Hoa Kỳ không phải là thành viên kết ước, nhưng tuyên bố tôn trọng Hiệp Định. QGVN từ chối ký tên và Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ phát biểu rõ rệt là Việt Nam chống đối hoàn toàn giải pháp chia cắt đất nước. Vì vậy, mặc dầu Lời Tuyên Bố của Trưởng Phái Đoàn Trần Văn Đỗ không được chính thức ghi vào văn bản, nhưng không ai có thể coi là QGVN/VNCH chấp nhận kết quả của Hội Nghị Genève, kể cả Lời Tuyên Bố Sau Cùng. Tại Thủ đô Sài Gòn, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên tiếng chống đối mạnh mẽ việc đặt nửa phần đất nước dưới chế độ cộng sản và cờ rủ được treo khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam từ phía nam Sông Bến Hải, như là ngày tang cho tổ quốc.

Trong cốt lõi, Lời Tuyên Bố Sau Cùng gồm hai điểm quan trọng. Thứ nhất là vĩ tuyến 17 là ‘ranh giới quân sự tạm thời’ chớ không phải là ‘một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ’(đoạn 6). Và thứ hai là tổng tuyển cử dự trù được tổ chức 2 năm sau, tức là vào tháng 7 năm 1956, để thống nhất Việt Nam (đoạn 7).

Lời Tuyên Bố Sau Cùng là một văn kiện chính trị, bày tỏ ý muốn của phe cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc và VNDCCH) và được Anh và Pháp đồng ý, nhưng ước muốn tự nó không thể có hiệu lực cưỡng hành như một hiệp ước. Phe cộng sản và một số tác giả phương Tây bằng vào các lời cam kết tôn trọng Hiệp Định Genève mà kết luận rằng Lời Tuyên Bố Sau Cùng là một phần của Hiệp Định và có tính cách ràng buộc. VNCH, thể chế chính trị kế thừa QGVN, không đồng ý với quan điểm nầy.

Trên nguyên tắc, Tổng thống Ngô Đình Diệm không chống đối một cuộc tổng tuyển cử tự do và được Liên Hiệp Quốc giám sát. Không ai – kể cả những chính phủ và các tác giả ủng hộ phe cộng sản – có thể lập luận rằng bầu cử tự do có thể được tổ chức tại Bắc Việt trong năm 1956. Đấy là một chế độ độc tài toàn trị, do guồng máy công an kiểm soát chặt chẽ từng nhà bằng phương thức hộ khẩu, mô phỏng theo chế độ Mao Trạch Đông. Trái lại, Nam Việt Nam là một chế độ tự do, tuy chưa hoàn hảo.

Người ta có khuynh hướng so sánh chế độ tự do tại VNCH với chế độ dân chủ Tây Âu và Bắc Mỹ, trong khi vì hoàn cảnh lịch sử, VNCH đáng lẽ phải được so sánh với các nước vừa được độc lập sau Thế Chiến Thứ Hai như Indonesia và Philippines – là những quốc gia non trẻ tập tễnh trên con đường dân chủ đầy chông gai. Điều trớ trêu là ông Hồ Chí Minh không bị chỉ trích vì chế độ độc tài toàn trị ở Miền Bắc, mà Ông Ngô Đình Diệm lại bị đả kích vì chế độ tự do tại Miền Nam ‘thiếu dân chủ’. Điển hình cho khuynh hướng nầy là tác giả Joseph Buttinger, thoạt đầu là một người bạn nhưng sau đó trở thành một người chỉ trích dữ dội ông Ngô Đình Diệm [7].

Người ta cũng thường trích dẫn nhận xét của Tổng thống Dwight D. Eisenhower, theo đó ông Hồ Chí Minh có thể thắng trong một cuộc bầu cử tự do. Ngoài lý do nhận xét nầy thường được trích dẫn bên ngoài văn mạch (out of context) khi Tổng thống Mỹ so sánh ông Hồ Chí Minh với cựu Hoàng Bảo Đại, nhận xét này còn phải được hiểu, trong bối cảnh thực tế của năm 1956 khi Miền Bắc đông dân hơn Miền Nam. Bởi vậy, cho dầu 100% dân chúng Miền Nam ủng hộ ông Ngô Đình Diệm – một scenario không thể xảy ra bắt cứ tại đâu bên ngoài khối cộng sản – ông Hồ Chí Minh vẫn có thể đạt được đa số [8].

Còn việc giám sát của Liên Hiệp Quốc thì sao? Lập trường xuyên suốt của QGVN/VNCH là Liên Hiệp Quốc phải có vai trò chính trong việc giám sát cuộc đình chiến cũng như trong vấn đề tổ chức bầu cử tự do. Tại sao phe cộng sản tại Hội Nghị Genève cũng như sau Hội Nghị luôn luôn từ chối sự giám sát của Liên Hiệp Quốc trong vấn đề chấm dứt chiến tranh và vãn hồi hòa bình tại Viêt Nam?

Trước kia, chúng ta có thể suy đoán, nhưng ngày nay chúng ta có thể tìm được lý do trong số 80 công điện và phúc trình mật và tối mật mà Chu Ân Lai gởi về Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và được Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phổ biến hạn chế hồi năm 2004. Bằng chứng cũng có thể tìm thấy trong các nhật ký của Molotov trong số 8 văn kiện mật mà Moscow đã phổ biến.

Phe cộng sản – cá biệt là Bắc Kinh – rất e ngại vấn đề Việt Nam được quốc tế hóa mà Bắc Kinh coi là con đường dẫn đến sự tham dự của Hoa Kỳ [9]. Liên Xô còn có thêm một lý do khác để chống đối sự tham dự của Liên Hiệp Quốc. Trong vấn đề Triều Tiên, Moscow đã không sử dụng quyền phủ quyết khi Hội Đồng Bảo An quyết nghị can thiệp, dẫn đến sự tham chiến quốc tế do Mỹ lãnh đạo trong cuộc chiến Triều Tiên (1950 - 1953). Trong vấn đề giám sát của Liên Hiệp Quốc, ông Hồ Chí Minh (mà các văn kiện mật và tối mật của Bắc Kinh và Moscow thường gọi với bí danh là “Comrade Ding/Đồng chí Ding”) tuân theo đường lối của hai đàn anh cộng sản.

Ngày nay, trong bối cảnh khác và tác nhân tranh chấp khác – tức là giữa Trung Quốc và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hoặc với Philippines, Bắc Kinh cũng chống đối việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, dầu là dưới hình thức trước Tòa Án Quốc Tế hay dưới hình thức thương thuyết đa phương, mà mục đích là để ngăn ngừa sự tham dự của Mỹ.

Một lập luận khác cũng thường được nêu lên là vì Pháp chấp nhận thi hành Hiệp Định Genève kể cả Lời Tuyên Bố Sau Cùng, nên QGVN/VNCH cũng bị ràng buộc và phải thi hành. Cơ sở của lập luận nầy là (a) QGVN chưa hoàn toàn độc lập trong Liên Hiệp Pháp, và (b) Pháp hành xử thẩm quyền ngoại giao thay cho QGVN tại Hội Nghị Genève.

Luận điệu nầy không đúng. Việt Nam là một quốc gia độc lập và thống nhất Nam Bắc Trung theo Bản Tuyên Bố Chung Việt-Pháp tại Vịnh Hạ Long ngày 05.06.1948 và được chính thức xác nhận bởi Tổng Thống Pháp Vincent Auriol ngày 08.06.1949. Trên cơ sở hai văn bản nầy, thì QGVN quả thật chưa hoàn toàn độc lập về phương diện tài chánh và ngoại giao. Thế nhưng, giới hạn cuối cùng nầy đã được tháo gỡ bởi Hiệp Ước Việt-Pháp mà Thủ tướng Bửu Lộc và Thủ tướng Joseph Laniel đã ký ngày 04.06.1954.

Tại Hội Nghị Genève, Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn độc lập và được ít nhất là 35 quốc gia khác trên thế giới công nhận từ năm 1949 đến năm 1955 so với 26 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong cùng khoảng thời gian ấy [10].

Quan điểm của Sài Gòn là VNCH không bị ràng buộc bởi Lời Tuyên Bố Sau Cùng là có cơ sở.

Phân Tích: chính trị đại cường

‘Chính trị đại cường’ hay chính trị nước lớn là một nhóm chữ đơn giản nhưng không thể hiện được sự phức tạp trong quan hệ Anh-Pháp-Mỹ từ phía ‘đồng minh’ phương Tây. Từ phía cộng sản, quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow chưa có gì gây cấn và được coi là rất đầm ấm, vào thời điểm 1954 vì Trung Quốc, chỉ sau 5 năm thành lập, còn phải học hỏi nhiều từ Liên Xô về mặt ngoại giao trên diễn đàn quốc tế. Nhưng không phải vì sự khác biệt trong nội bộ cường quốc phương Tây và trong nội bộ cường quốc cộng sản mà hai phía đối nghịch Việt Nam không phải đối diện với nhiều khó khăn tại Hội Nghị. Đáng ngạc nhiên là những khó khăn này lại giống nhau, tức là những khó khăn với chính ‘đồng minh’của mình. Dị biệt giữa Washington, London và Paris sâu đậm và phức tạp hơn, nên QGVN đã không thể vượt qua những trở lực tại Hội Nghị và sau cùng đã phải chịu thất bại nặng nề hơn là VNDCCH [11].

Khởi thủy, lập trường của hai phe đối nghịch Việt Nam đều chống đối giải pháp chia cắt đất nước. Thế nhưng trong khi QGVN nhất quán duy trì lập trường bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, thì VNDCCH đã không cưỡng lại được sức ép của Trung Quốc và Liên Xô nên phải chấp nhận giải pháp chia đôi.

Chia đôi Việt Nam là giải pháp mà Moscow và Bắc Kinh chủ trương rất sớm từ đầu tháng 3 năm 1954. Lần đầu tiên bước vào sân khấu chính trị thế giới nên Bắc Kinh đã chuẩn bị rất kỹ. Chính Thủ tướng Chu Ân Lai đã soạn thảo chính sách chỉ đạo mà Ban Bí Thư Ủy Ban Trung Ương đã cứu xét và chấp thuận ngày 02.03.1954 [12].

Theo tài liệu quan trọng nầy, Trung Quốc đánh giá cao thành công của Liên Xô trong việc vận động triệu tập Hội Nghị Genève và coi việc tham dự của Trung Quốc là một bước tiến lớn, mặc dầu các cường quốc ‘phản động’ không tin là Hội Nghị có thể đạt kết quả gì. Bởi vậy, chính sách của Trung Quốc là phải tham dự̣ để cải thiện thể đứng ngoại giao và phá vỡ âm mưu gây chiến của ‘đế quốc Mỹ’. Trung Quốc phải nỗ lực đạt kết quả, dầu là kết quả giới hạn hoặc tạm thời, để mở đường cho việc giải quyết tranh chấp bởi các đại cường. Trung Quốc đã tự coi mình là một đại cường. Đối với Đông Dương, Trung Quốc phải cố gắng để hội nghị không thất bại, và tham dự để, nếu cần, tạo ra tình trạng vừa đánh vừa đàm (“negotiating while fighting”) nhằm gây khó khăn cho Pháp và tạo mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ. Một cách cụ thể, chính sách đã nói rõ là ‘ngưng bắn tại chỗ’ không tốt bằng chia đôi Nam/Bắc có thể là tại vĩ tuyến thứ 16. Chu Ân Lai còn nói thêm là Trung Quốc phải chuẩn bị thảo luận các giải pháp hợp tác kinh tế thương mại để bẻ gẫy phong tỏa của Mỹ - và bên lề hội nghị, cải thiện bang giao song phương với Anh, Pháp và Canada. Trong bản văn này, Chu Ân Lai đã nhận xét chính xác là các cường quốc phương Tây chia rẽ và có nhiều khó khăn chính trị nội bộ.

Sự phối hợp giữa phe cộng sản chặt chẽ hơn là phe phương Tây. Ngày 22.04.1954, tại Moscow, Chu Ân Lai thảo luận với Đệ Nhất Bí Thư Nikita Khrushchev và Thủ tướng George M. Malenkov và Liên Xô đồng ý với chính sách của Chu Ân Lai. Khrushchev nói chính sách nầy phải được bảo mật. Khrushchev cho biết là đã tiếp Đồng chí Ding (bí danh của Hồ Chí Minh) và cho biết yêu cầu của Hồ Chí Minh có thể được thỏa mãn (satisfied), nhưng không nói rõ hoặc mật điện không ghi rõ là yêu cầu gì. Mật điện nói thêm là Hồ Chí Minh ghé lại Bắc Kinh để gặp Mao Trạch Đông trên đường về [13].

Một phiên họp quan trọng khác được tổ chức tại Liễu Châu / Liuzhou, Trung Quốc, ngày 04.07.1954 giữa Chu Ân Lai và các phụ tá với Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, nhưng nội dung không được tiết lộ trong mật điện [14].

Bề ngoài, Chu Ân Lai có vẻ quan tâm đến uy tín của VNDCCH. Ngoài các phiên họp đặc biệt với Hồ Chí Minh, Chu Ân Lai không bỏ lỡ cơ hội than phiền với các trưởng phái đoàn phương Tây về việc mà ông gọi là “bất bình đẳng” (inequality) trong việc phương Tây phân biệt đối xử giữa QGVN và VNDCCH.

Trong cuộc thảo luận với Ngoại trưởng Anthony Eden ngày 14.05.1954, Chu Ân Lai than phiền là Pháp đã không thèm trả lời đề nghị chính trị của Phạm Văn Đồng, vì Pháp chỉ coi QGVN là đại diện cho toàn thể Việt Nam. Theo lời Chu Ân Lai, người đòi hỏi quá nhiều không phải là Hồ Chí Minh mà là Bảo Đại, vì Bảo Đại không những coi mình là lãnh tụ duy nhất của Việt Nam mà còn đòi hỏi Liên Hiệp Quốc bảo đảm Bảo Đại là lãnh tụ duy nhất sau cuộc tổng tuyển cử – một đề nghị mà Moscow và Bắc Kinh đều không chấp nhận. Tất nhiên, Chu Ân Lai cũng không quên đòi hỏi cho chính mình là Trung Quốc xứng đáng được có qui chế của một đại cường [15]. Cũng theo Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Georges Bidault chẳng những không công nhận Việt Minh mà còn coi họ là một ‘lực lượng phản loạn’ [16].

Thật vậy, nếu chúng ta có thể chia Hội Nghị Genève làm hai giai đoạn trước và sau ngày 17.06.1954, thì vị thế của phái đoàn QGVN trên chân hẳn phái đoàn VNDCCH trong giai đoạn đầu.
Mặc dầu có sự nghi kỵ và khác biệt quan điểm giữa Anh-Pháp-Mỹ, Mỹ và đặc biệt là Pháp ủng hộ QGVN mạnh mẽ. Lập trường sơ khởi của Thủ tướng Joseph Laniel và Ngoại trưởng Georges Bidault không khác gì lập trường của QGVN. Thủ tướng Laniel đã đặt 5 điều kiện ngưng bắn là quân cộng sản phải rút khỏi Miên và Lào, thiết lập một vùng phi quân sự tại Đồng bằng Sông Hồng, di chuyển quân cộng sản tại Việt Nam vào vùng chờ đợi định trước, quân Việt Minh phải rút khỏi Nam Việt và bảo đảm ngăn cấm mọi tăng viện từ bên ngoài [17].

Thế đứng của QGVN sụp đổ cùng với sự sụp đổ của chính phủ Laniel. Ngày 17.06.1954, tân Thủ tướng thiên tả Pierre Mendès-France tuyên bố trước Quốc Hội Pháp rằng điều đình ôn hòa có thể̉ thực hiện được và ngưng bắn có thể đạt được. Tân Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Pháp tự đặt cho mình một thời hạn phải đem lại kết quả là ngày 20.07.1954. Bảo Đại coi đây là lời tuyên bố “lạ lùng” [18], nhưng quan trọng hơn là phái đoàn QGVN tại Genève bị cô lập hoàn toàn kể từ thời điểm nầy.
Vài ngày sau, Chu Ân Lai và Mendès-France gặp nhau lần đầu tiên tại Đại Sứ quán Pháp ở Bern, Thụy Sĩ. Theo phúc trình của Chu Ân Lai ngày 23.06.1954, Mendès- France đã nói rằng nhìn chung, mục tiêu của Trung Quốc và Pháp không có nhiều dị biệt về nguyên tắc. Mendès-France đồng ý với Chu Ân Lai về giải pháp 2 bước: đình chiến về quân sự và tiếp theo sau là giải pháp chính trị. Mendès-France cũng đồng ý với Chu Ân Lai là Pháp sẽ không để Mỹ lập căn cứ quân sự trong vùng [19].

Sự rạn nứt giữa Pháp và Mỹ được xác nhận. Trung Quốc rất lo ngại trước nguồn tin Mỹ thảo luận thành lập tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á SEATO mà Chu Ân Lai coi như là một đe dọa cho chính Trung Quốc. Trong cuộc thảo luận nầy, Chu Ân Lai cũng cho biết là Trung Quốc thúc giục VNDCCH tiếp xúc với phái đoàn Pháp và phái đoàn QGVN và yêu cầu Pháp cũng có đề nghị ngược lại với Bảo Đại.
Chu Ân Lai tiếp tục lo ngại về khả năng Mỹ thiết lập căn cứ quân sự tại Đông Nam Á và nêu vấn đề nầy với Anthony Eden và Mendès-France. Eden giải thích rằng SEATO, nếu được thành lập, chỉ là một liên minh phòng thủ (defensive) trong khi đó Mendès-France nhắc lại quan điểm của Pháp là không có kế hoạch thiết lập căn cứ Mỹ trong vùng [20].

Thời hạn 20.07.1954 gần kề nên Mendès-France nỗ lực thu hẹp dị biệt lập trường giữa hai bên. Các đại cường đã đồng ý là thành viên Uỷ Hội Kiểm Soát Đình Chiến bao gồm các nước Ấn Độ, Canada và Ba Lan. Vấn đề còn lại là Việt Nam sẽ bị chia cắt tại đâu và tổng tuyển cử được ấn định lúc nào? Không khác chi các chuyến ‘đi đêm’ giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ trong thời gian Hòa Đàm Paris vào đầu thập niên 1970, Pháp, Anh, Liên Xô và Trung Quốc cùng đi đêm với nhau mà phái đoàn QGVN không biết và có lẽ phái đoàn VNDCCH cũng không biết rõ [21]. Phái đoàn QGVN chỉ nhận được tin tức đã chậm mà còn không đầy đủ, do phái đoàn Mỹ chuyển lại. Tuy vậy, Trưởng phái đoàn Trần Văn Đỗ cũng gặp được Chu Ân Lai, do sự giới thiệu của phái đoàn Pháp. Một ngày trước khi Hội Nghị kết thúc, Bác sĩ Trần Văn Đỗ lên tiếng cực lực bác bỏ phát biểu của Liên Xô và của Pháp khi cả hai cường quốc nầy đề cập đến sự chia đôi lãnh thổ Việt Nam [22].

Trong khi đó, trái với lập trường nguyên thủy, VNDCCH chấp nhận giải pháp chia đôi. Họ đã từng đề nghị một nơi nào đó giữa vĩ tuyến 13 và 14, nhưng trước sức ép của Liên Xô và Trung Quốc, họ hi vọng đó là vĩ tuyến thứ 16, trong khi Pháp hãy còn đòi hỏi vĩ tuyến thứ 18. Mendès-France nói rằng Pháp không thể chấp nhận vĩ tuyến 16 vì Pháp không thể để cố đô Huế lọt vào tay cộng sản. Tài liệu Liên Xô cũng cho thấy Moscow chấp nhận vĩ tuyến16 rất sớm, từ đầu tháng 3 năm 1954. Thế nhưng Molotov vẫn bênh vực đề nghị vĩ tuyến 13/14 của VNDCCH như là một chiến thuật thương thuyết để sau nầy có cơ hội trao đổi “nhượng bộ”. Cũng theo chiến thuật thương thuyết nầy, Moscow đã ủng hộ thời hạn tổ chức tổng tuyển cử mà VNDCCH muốn đạt được là trong vòng 6 tháng sau khi ngưng chiến. Do sức ép của Liên Xô và Trung Quốc – đặc biệt là Trung Quốc vì Bắc Kinh không muốn Hội Nghị thất bại và Bắc Kinh đang lo Mỹ can thiệp - VNDCCH phải từ bỏ vĩ tuyến 13/14 và phải chấp nhận tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956 [23].
Trong phiên họp ngày 20.07.1954 giữa Chu Ân Lai, Mendès-France và Eden, Mendès-France đề nghị giải pháp dung hòa là vĩ tuyến 17. Phạm Văn Đồng không trả lời [24].
Số phận Việt Nam đã an bài.

Tạm Kết
Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng diễn tiến lịch sử tại Hội Nghị Genève 1954 có thể cho ta bài học gi?
Trái với luận điệu tuyên truyền “môi hở răng lạnh” mà cả Bắc Kinh và Hà Nội đều đã sử dụng, Trung Quốc giúp đỡ phe cộng sản tại Việt Nam trước và sau năm 1954 là vì quyền lợi của Trung Quốc. Trung Quốc coi Hội Nghị Genève là bàn đạp để Trung Quốc xác định vai trò đại cường trên diễn đàn quốc tế. Trung Quốc không muốn Hội Nghị thất bại, vì e ngại sự thất bại ấy có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Mỹ mà Trung Quốc coi là mối đe dọa cho chính Trung Quốc. Đây là một tầm nhìn chiến lược mà Bắc Kinh không thay đổi trong 60 năm qua. Trong chiến lược nầy, quyền lợi của Việt Nam là thứ yếu. Nhân cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979, Hà Nội lần đầu tiên và chỉ một lần thôi, dám lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đã phản bội VNDCCH tại Hội Nghị Genève [25].

Trên 60 năm qua, Việt Nam Thống Nhất hoặc Việt Nam chia đôi đều đã là nạn nhân của ván bài chính trị đại cường. Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẽ tiếp tục vướng mắc trong chính trị nước lớn, nếu Hà Nội tiếp tục gắn bó trong mối quan hệ đặc biệt và bất bình đẳng với Bắc Kinh như được diễn đạt dưới chiêu bài 16 chữ vàng và 4 tốt. Trong thế giới đa cực ngày nay, quyền lợi lâu dài của tổ quốc Việt Nam là bang giao độc lập và bình đẳng với tất cả các cường quốc.
L.T.Q.
Tác giả gửi BVN

Tài liệu tham khảo:
[1960] Anthony Eden, The Memoirs of the Rt. Hon. Sir Anthony Eden, Cassell, London.
[1968] Dennis J. Duncanson, Government and Revolution in Vietnam, Oxford University Press, London.
[1977] Joseph Buttinger, Vietnam the Unforgettable Tragedy, Andre Deutsch, London.
[1990] Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam – Hồi Ký Chánh Trị 1913-1987, Nguyễn Phước Tộc xuất bản, Xuân Thu Publishing phát hành, Los Alamitos, CA, USA.
Woodrow Wilson Center, Cold War International History Project No.16, The Geneva Conference of 1954 – New Evidence from the Archives of the Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China [80 documents].
Bằng chứng mới nầy gồm 80 công điện mật hoặc tối mật mà phần lớn do Chu Ân Lai tường trình về Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản. Đây chỉ là một số tài liệu của Bộ Ngoại Giao tại Bắc Kinh và một số còn bị cắt xén. Toàn bộ tài liệu của Bộ Ngoại Giao chưa được công bố. Tài liệu của Bô Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tức là cơ quan đầu não quyết định chính sách, thì hoàn toàn chưa được công bố.

(Trong phần Ghi Chú sẽ là Tài liệu PRC [Doc no…] ngày…).
Woodrow Wilson Center, Cold War International History Project No.16, The Geneva Conference of 1954 – Russian Documents on the 1954 Geneva Conference [8 documents].
Từ phía Liên Xô, có 8 tài liệu mà phần lớn là Nhật Ký mật (secret Journal) của V. M. Molotov và do các phụ tá của Molotov ghi lại dưới hình thức tóm lược.
(Trong phần Ghi Chú sẽ là Tài liệu USSR [Doc no…] ngày…).
[1971] The Pentagon Papers, Gravel Edition
Volume 1, Chapter 3, "The Geneva Conference, May-July, 1954"
(Boston: Beacon Press, 1971) Section 1, pp 108-146.
[1971] The Pentagon Papers, Gravel Edition
Volume 1, Chapter 3, "The Geneva Conference, May-July, 1954"
(Boston: Beacon Press, 1971) Section 2, pp 146-178.

Ghi Chú:
[1] Tài liệu PRC [Doc 1] - Mật Điện do Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô gởi Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc qua Đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh ngày 26.02.1954. (“Previously we already informed you that “other related countries” in Indochina, according to our understanding, should be the Democratic Republic of Vietnam and the…Chief (Quoc Truong)] Bao Dai’s [State of] Vietnam, Laos and Cambodia. We know that the Vietnamese friends are concerned about the convening of the Geneva Conference, and whether they will attend the conference. We believe that the CCP Central Committee will agree to our opinion.”).
[2] Bảo Đại, trang 499.
[3] Wikipedia Tiếng Việt: Trần Canh (Chen Geng; 1903 -1961), là một Đại tướng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và là một trong những tướng lãnh được Mao Trạch Đông tin cậy nhất. Ông đã từng giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng. Ông là Trưởng Phái bộ Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc của Việt Minh từ ngày 07.07.1950.
[4] Bảo Đại, trang 510.
[5] Bảo Đại, trang 500, 518, 527, 538-539.
[6] Eden, trang 24.
[7] Buttinger, trang 53-69 (trao đổi thư riêng giữa tác giả và Tổng thống Ngô Đình Diệm).
[8] Duncanson, trang 223-224.
[9] Tài liệu PRC:
- [Doc 3] Mật điện của Đại sứ Trung Quốc tại Moscow phúc trình về Bộ Ngoại Giao tại Bắc Kinh, ngày 06.03.1954 (“Molotov emphasized that the United Nations should not be allowed to get involved”).
- [Doc 25] Mật điện Chu Ân Lai gởi Mao Trạch Đông ngày 04.06.1964 (“Bao Dai’s delegate said at yesterday’s eleventh restricted session on the Indochina issue that only the United Nations could take charge of the task of supervising. Bidault spoke to support Bao Dai’s delegate…I made statements not only resolutely opposing the United Nations supervision…”).
– [Doc 46] Biên bản thảo luận giữa Chu Ân Lai và Thủ tướng Pháp P. Mendès-France tại Đại Sứ quán Pháp ở Bern ngày 23.06.1054 (Chu Ân Lai nói với Mendès-France: “The Bao Dai government should approach the Democratic Republic of Vietnam through discussions and negotiations, instead of opposing it. Unfortunately, his [Bao Dai’s] political proposal aims exactly at opposition, hegemony, and at inviting the United Nations to intervene. This is unacceptable…”).
[10] Wikipedia Tiếng Việt: Quốc Gia Việt Nam / État du Vietnam &
Zhang Sulin (Ministry of Foreign Affairs Archives, Beijing) – The Declassification of Chinese Foreign Ministry Archival Documents – A Brief Introduction (page 11)
Tuy nhiên, bài nầy không thảo luận chi tiết về tư cách quốc gia của Bắc Việt và Nam Việt Nam theo Công Pháp Quốc Tế.
[11] Xem The Pentagon Papers có phần tóm lược đầy đủ về lập trường và mục tiêu của các nước tham dự Hội Nghị Genève 1954.
[12] Tài liệu PRC [Doc 2] Trích dẫn nhận định và chính sách do Chu Ân Lai soạn thảo và được Ban Bí Thư Ủy Ban Trung Ương chấp thuận ngày 02.03.1954.
[13] Tài liệu PRC [Doc 6] Mật điện Chu Ân Lai gởi Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Ủy Ban Trung Ương, ngày 23.04.1954.
[14] Tài liệu PRC [Doc 64] - Mật điện Chu Ân Lai gởi Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Uỷ Ban Trung Ương tường trình phiên họp tại Liễu Châu / Liuzhou với Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ngày 04.07.1954. Phiên họp nầy quan trọng vì bao gồm chính sách và thủ tục thương thuyết tại hội nghị cũng như chính sách và chiến thuật của Đảng Lao Động Việt Nam (“The question of negotiation—including policies, procedures,
timing and supervision; the policies and tactics of the Vietnamese Workers
Party in the future and the tendencies that are in need of attention). Tuy nhiên, nội dung không được ghi trong mật điện.
Tài liệu USSR [Doc 2] Trong cuộc hội kiến với Xử Lý Thường Vụ Liên Xô tại Bắc Kinh ngày 05.07.1954, Mao Trạch Đông cũng nói về cuộc thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh tại Liễu Châu / Liuzhou nhưng báo cáo của Xử Lý Thường Vụ Liên Xô cũng không ghi nhận nội dung Liễu Châu.
[15] Tài liệu PRC [Doc 13] – Biên bản thảo luận Chu Ân Lai /Anthony Eden, ngày 14.05.1954 - Zhou Enlai:...I meant that France had not answered Mr. Pham Van Dong’s political proposal, while only recognizing Bao Dai as representing all of Vietnam and unifying Vietnam under him. This is a completely unreasonable thought.”Zhou Enlai: “China deserves the status of a great power. This is an existing fact. We are willing to work with others for world peace, particularly for peace in Asia….”Zhou Enlai: “I think that the person who is asking too much is not Ho Chi Minh but Bao Dai. In their proposal, the delegates from the State of Vietnam not only asked that Bao Dai be recognized as the only leader of Vietnam, but also that the United Nations guarantee Bao Dai’s status as Vietnam’s only leader after the elections. Ho Chi Minh has made no such demands.”...
[16] Tài liệu PRC [Doc 9] ngày 09.05.1954.
[17] Tài liệu PRC [Doc 27] 05.06.1954 Biên bản (Tối Mật) thảo luận giữa phái đoàn Trung Quốc và phái đoàn Pháp Wang/Chauvel [Editor’s Note: French Prime Minister Joseph Laniel had demanded five conditions for a ceasefire: withdrawal of all communists from Cambodia and Laos, creation of a demilitarized zone aroundthe Red River Delta, relocation of communists in Vietnam into predetermined standing zones, removal of all Viet Minh troops in south Vietnam, and guarantees against reinforcements from abroad].
[18] Bảo Đại, trang 516.
[19] Tài liệu PRC [Doc46] Thảo luận Chu Ân Lai / Mendès-France tại Đại Sứ quán Pháp, Bern, Thụy Sĩ ngày 23.06.1954 – Mendès-France: “...Generally speaking, [our] goals are not much different in principle….There is one more final point. I am glad the Premier made such a suggestion: it is the best to go through two steps. The first is a cease-fire, and the second is a political settlement…This is a practical solution, it should be reached quickly…There is another important point. The Premier raised a concern about establishing American military bases. I fully agree
on this point. I want to make it clear that we don’t intend to establish any American bases in that region. We don’t have such a plan…”.

Zhou Enlai: “…You had a very good answer to my last point. France has no intention to establish any American bases. This is very good not only for the three countries, but also good for China, France, and Southeast Asia. All of us hope for a peaceful co-existence and for building a common foundation for the future…”.
[20] Tài liệu PRC
- [Doc 68] Thảo luận Chu Ân Lai / Anthony Eden ngày 13.07.1954.
- [Doc 71] Thảo luận Chu Ân Lai / Mendès-France ngày 17.07.1954.
Và Tài liệu USSR [Doc 5] Thảo luận giữa Molotov, Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng ngày 16.07.1954 – “Zhou Enlai says that according to information available to him Britain is taking vigorous action to create an alliance of countries in Southeast Asia which would be tied to one another by a system of treaties of the Locarno type. The US is trying to counter the British plan with their own plan. They are relying on the basis of an alliance of the five powers taking part in a meeting in Singapore and creating a military bloc under their aegis including Thailand, Pakistan, Bao Dai’s Vietnam, Laos, and Cambodia, in addition to these five countries. Zhou Enlai said that we ought to oppose the creation of military blocs in Asia, taking advantage the existing differences between the US and Britain in doing this.
Molotov and Pham Van Dong express their agreement with the opinion of Zhou Enlai.”
[21] Tài liệu PRC [Doc 44] ngày 22.06.1954 – Chauval nói với Chu Ân Lai rằng Pháp và Trung Quốc làm viêc chung với nhau và cả hai phái đoàn cần duy trì sự họp tác bí mật nầy (secret co-operation).
[22] Tài liệu PRC [Doc 73] ngày 19.07.1954.
[23] Tài liệu USSR
- [Doc 1] Journal of Molotov (secret) – Thảo luận với Đại Sứ Trung Quốc tại Moscow ngày 06.03.1954.
- [Doc 3] Journal of Molotov (secret) Thảo luận tay đôi với P. Mendès-France.
[24] Tài liệu PRC [Doc 78] Mật điện ngày 20.07.1954 tường trình phiên họp ngày 19.07.1954 giữa Chu Ân Lai, Mendès-France và Anthony Eden.
[25] Socialist Republic of Vietnam, The Truth about Vietnam-China Relations over the last 30 Years, Hanoi, Ministry of Foreign Affairs, 1979.
CHXHCN Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Nhà Xuất Bản Sự Thật, Hà Nội, 1979, trang 17-21: Phần Thứ Hai - Chương III- Hiệp Định Giơnevơ Năm 1954 Về Đông Dương Và Sự Phản Bội Của Những Người Lãnh Đạo Trung Quốc. -/-
--
Hòa Bình * Tự Do * Ấm No * Tiến Bộ
QUYẾT TÂM:
* Luôn đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết.
* Luôn gắng chăm lo cho người nghèo khó, thế cô.
* Luôn sống hướng thiện, vị tha và liêm chính.

BS. NGUYỄN Ý ĐỨC* CHUYỆN THẦY LANG


Câu Chuyện Thầy Lang: Cao Niên mà Phong Độ
 Bác sĩ Nguyễn Ý Đức


Bác sĩ E. F. Schmerl, chuyên khoa bệnh tâm thần người cao tuổi, đã nêu ra nhận xét rằng:

“ Có cả ngàn cửa ngõ đưa tới sự già trước tuổi và chết yểu. Một trong những cửa ngõ đó là dáng điệu ( posture ) xấu của con người”.
Các nhân vật Dần, Tỵ, Hợi trong tác phẩm “Nhà Quê Ra Tỉnh” của nhà biên khảo Đoàn Thêm, khi nói về lớp người lớn tuổi mấy chục năm về trước, thì “đều phàn nàn rằng các cụ gắng uốn nắn con cháu, mà chính mình lại có những thái độ hoặc cử động không ngoạn mục chút nào. Đi, đứng, ngồi thì bệ vệ như quan to, hoặc co ro khúm núm, hoặc nghiêm trang trịnh trọng quá đến nỗi thành cụ non từ khi ba bốn mươi tuổi. Nhiều ông mới chừng 50 đã còng lưng, bước đi thì lê gót với đôi giầy ta lẹp kẹp”.
 Xin hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Dáng điệu con người

Hình dáng con người là tặng phẩm của tạo hóa, nhưng tư thế, điệu bộ là do mình tạo ra. Ta có thể thay đổi nó, kiểm soát nó.
Từ Hải với “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” mà nếu dáng điệu so vai rụt cổ như đệ tử Nàng Tiên Nâu thì đâu có thể “đường đường một đấng anh hào” được.
Những người mẫu thời trang đâu có phải đẻ ra là đã có dáng điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, vững chắc. Họ phải dầy công tập luyện cũng như kiên nhẫn gìn giữ cơ thể.


Người về già, dưới sữ dầy dạn của cuộc đời, cộng thêm lực kéo của trái đất, nếu không để ý thì sẽ có dáng điệu không đẹp. Mỗi ngày lưng sẽ còng thêm như chiếc sừng trâu, mắt dán xuống đất như đang đi tìm lại tuổi thanh xuân hay nhìn về ngôi mộ, đầu gối khum khum như sắp quỵ. Nom vừa không phong độ mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ chung của con người.
Một dáng điệu tốt là khi cơ thể ngay ngắn, ít nhất cũng như dấu chấm than ( ! ), người vươn cao lên, mắt nhìn thẳng ra chân trời.
Khi đi, mỗi bước đều dài, gọn, cả bàn chân chạm đất, hai tay vung vẩy nhịp nhàng, hai vai lui tới dẻo dai.


Khi ngồi thì lưng thẳng, ngực ưỡn, bụng hơi thót vào.
Ôn lại bài học về môn cơ thể, ta thấy bộ xương sống là cái đà dọc chính giữa để toàn thân treo vào đó: các bộ phận, mô, ngực, bụng …
Bẩy đốt xương cổ, 12 đốt xương ngực, 5 đốt xương lưng, 9 đốt xương hông xếp chồng chất lên nhau qua những đĩa đệm, và được giữ trong vị trí ngay thẳng bằng hệ thống cơ thịt, giây chằng và gân bền chắc, dẻo dai.

Hai bên cạnh đốt xương, có một cái nghạnh rỗng ở giữa, tất cả tạo thành một cái ống trong đó nằm dây thần kinh tuỷ sống. Từ đó, mệnh lệnh cho toàn thân được phát ra và mang cảm giác, kích thích ngoại cảnh được đưa về não.

Bẩy đốt xương cổ còn thêm nhiệm vụ che chở cho sự lưu thông của máu lên nuôi não bộ qua hai động mạch cảnh và hai động mạch xương sống.

Lợi ích của dáng điệu tốt


Khi cổ ngay thẳng, những động mạch nuôi não bộ không bị cong queo hay thu hẹp, khiến máu lưu thông không trở ngại.

Ta biết là não bộ dùng một khối khá quan trọng máu để có đủ năng lượng hoàn tất nhiệm vụ chỉ huy, phối hợp tất cả chức năng con người. Quan sát bệnh lý cho thấy khi máu lên não giảm, người ta có thể ngất xỉu hoặc bị tai biến mạch máu não nhẹ. Nhiều người thường hay bị nhức đầu, tê ngón tay, chóng mặt chỉ vì cái cổ không ngay thẳng.


Xương sống lưng và ngực ngay ngắn thì dưỡng khí ra vào phổi dễ dàng, tim mạch tuần hoàn lưu thông, tiêu hóa dạ dầy, đường ruột không co rúm gây trở ngại ăn uống, bài tiết. Tư thế xấu cũng gây đau nhức lưng, hông, rất thường thấy ở quý vị lão niên.

Vài nhà khoa học còn cho là tư thế ngay thẳng có thêm ảnh hưởng tốt tới khả năng trí tuệ, giúp ta kiểm soát, thích nghi trạng thái tinh thần hoàn hảo cho tới khi về già.


Quan sát những bệnh nhân cao niên của mình tại bệnh viện Fairmond, San Leandro, bác sĩ Schmerl thấy quý vị khoẻ mạnh đều có một tư thế tốt, còn các vị có rối loạn về thần kinh não bộ thì dáng điệu xiêu vẹo. Ông ta kết luận là dáng điệu có ảnh hưởng tới tuổi già và ngược lại.


Nguyên do sự thay đổi dáng điệu

Câu hỏi thường được nêu lên, là tại sao khi về già, tư thế, dáng điệu người ta thay đổi?

Sức hút của trái đất trên cơ thể là một yếu tố.

Rồi đến hao mòn, thoái hóa theo thời gian của hệ thống hỗ trợ giữ thăng bằng xương sống. Các mô liên kết hư hao, cơ thịt teo mềm, chất collagen của đĩa đệm mất tính đàn hồi, dẻo dai, làm xương sống lệch lạc, mặt xương mài xát vào nhau, xệ xuống.

Ngồi lâu ở cùng vị thế khiến gân thịt co lại, làm lệch người.

Sống trong tâm trạng buồn chán, dưới đe doạ thường trực của căng thẳng khiến cơ thịt ở cổ lúc nào cũng co thắt, vai xịu xuống, mắt đăm chiêu nhìn đất.


Hoặc do trời trao cho như trường hợp gù lưng của nhân vật Quasimodo trong tác phẩm The Hunchback of Notre Dame do Victor Hugo viết.Tội nghiệp anh này vì lưng quá còng nên hơi thở khó khăn, dung tích phổi giảm, tim bị nhồi ép hoạt động kém, di động một lúc đã thở hổn hển, mệt mỏi.
Để có dáng điệu tốt

Giữ cho có một dáng điệu tốt đã là niềm ưu tư của con người từ thuở xa xưa.

Người Trung Hoa với tục dùng vải bó chân từ bé cho con gái khuê các để bàn chân đừng nở lớn như chân đàn ông. Và để khi bước đi thì uyển chuyển, nhẹ nhàng.

Dân chúng bộ lạc Mayan cho là xương sọ dẹp nom đẹp hơn vì vậy họ ép xương đầu với hai mảnh ván mỏng.

Dân Padung ở Miến Điện làm dài cổ với những chiếc vòng kim loại chồng lên nhau, đè vai thấp xuống cho cổ vươn lên như cổ hươu.

Còn ta ngày nay nếu có quan tâm giữ cho có tư thế cơ thể tốt là nhắm mục đích cải thiện sức khoẻ, duy trì biểu tượng của con người tích cực hoạt động, yêu đời.


Sau đây là một vài thế để điều chỉnh dáng điệu :

1- Dáng người khi đi, đứng.
Để có dáng ngay thẳng, ta đứng dựa lưng vào tường, làm sao cho hông, vai và đầu đụng sát lên tường. Như vậy, lồng ngực và bụng không gây trở ngại cho vai trò của các bộ phận ở trong
Giữ dáng này cho mọi động tác đi đứng.
Nên nhớ là không đứng ngay đơ như kiểu đứng của “mấy thầy lính tập” ngày xưa với cổ ngửa nhìn trời, cản trở máu lưu thông lên não bộ.

2- Khi ngồi.
Ngồi hết mông vào mặt ghế cho thoải mái, vai và hông dựa sát thành ghế, đầu gối thư dãn di động tự do.
Trước khi ngồi, đứng quay lưng về ghế, hai chân hơi dạng ra và để gần gầm ghế, đầu gối hơi cong, ngả thân về phía trước, mông đưa về sau và đặt từ từ xuống ghế. Ngoài ra cũng cần đều đặn luyện tập vài cử động có tích cách làm thư dãn gân cốt, cơ thịt ở cổ, lưng, hông,vai, ngực và tứ chi. Nhiều người đã có lý khi nói: lưng yếu làm lưng đau.
Nguyên nhân gây rối loạn cuả dáng đi.
Sau đây là một số nguyên nhân đưa đến sự thay đổi dáng đi:


1- Biến chứng của bệnh tiểu đường, ghiền rượu, thiếu sinh tố B12.
2- Chấn thương cột tủy sống, não bộ.
3- Người bị bệnh Parkinson, như võ sĩ Mohamed Ali.
4- Phong thấp khớp.
5- Do tác dụng phụ của một số dược phẩm.
6- Khiếm khuyết thị giác và giảm cảm giác ngoài da.
7- Biến chứng của tai biến mạch máu não.
8- Không nguyên nhân: Đây là diễn tiến tự nhiên nhưng quá mức của người già khi đi đứng, với tốc độ di chuyển giảm, mất thăng bằng cơ thể, cử động kém nhịp nhàng. Khi đi, chân họ dạng ra, bước ngắn, thân ngả về phía sau nên dễ ngã, mặc dù chân không yếu, không có dấu hiệu nào chứng tỏ có sự rối loạn về thần kinh vận động.

Dáng đi của người bị những bệnh kể trên diễn ra theo một số kiểu, đôi khi đặc thù cho từng bệnh.

Có người khi di chuyển, các khớp xương hông, đầu gối và cổ chân duỗi thẳng, bước chân dang ra ngoài, đi khó khăn, chậm chạp, yếu, móng chân đôi khi quệt xuống đất. Đây là dáng đi thường thấy ở người bị tai biến mạch máu não.

Bệnh nhân bị Parkinson có những bước đi ngắn, cứng nhắc, kéo lê chân trên mặt đất. Họ cất bước khó khăn, bước đi nhanh, chậm bất thường khiến dễ ngã. Ở người này, khớp hông, đầu gối, cổ chân và khuỷu tay co lại, cánh tay ghìm sát vào thân, thân ngả về phía trước.


Trong bệnh tiểu đường, các biến chứng thần kinh khiến bệnh nhân đi không vững, thân ngả về phía trước, chân dạng ra, bước đi không mềm mại, ngắn dài khác nhau, bàn chân nhấc cao rồi đập mạnh xuống đất.

Nhiều người sau khi mổ mắt cườm, hoặc đổi kính hai tròng (bifocal ) cũng có dáng đi không vững này trong một thời gian ngắn.

Người bị bệnh phong thấp, nhất là ở hạ chi, khớp xương cứng, hao mòn, giảm mức độ cử động, cơ thịt teo yếu. Họ đi không vững, thân ngả về phía bình thường để bớt đau.

Dáng đi bắt đầu thay đổi từ tuổi ngoài 30. Khi tới tuổi cao, bước đi sẽ ngắn, bàn chân không nhấc cao lại giữ lâu trên mặt đất, nhịp đi lạch bạch, cánh tay ít đu đưa, vung vẩy, khớp vai ít nhúc nhích, thân ngả về phía trước để giữ thế thăng bằng.

Người cao tuổi thường đứng không vững khi muốn xỏ một chân vào ống quần, và vì sợ ngã, nên phải kiếm vật gì để vịn.


Hậu quả thay đổi dáng đi.


Rối loạn dáng đi là một trong những nguy cơ khiến người cao tuổi hay bị ngã, tạo ra thương tích như gẫy xương chân tay, chấn thương não bộ, đưa đến tàn tật.

Ngoài việc điều trị căn nguyên bệnh, sự phục hồi khả năng di động của bệnh nhân rất quan trọng. Có những chương trình y khoa phục hồi, làm tăng khẩu độ cử động các khớp, cũng như huấn luyện điều chỉnh dáng đi cho thăng bằng trở lại, hướng dẫn cách xử dụng xe lăn, gậy, nạng .

Ngoài ra cũng cần khuyến khích, nâng cao tinh thần của người cao tuổi hay sợ ngã, để họ tự tin hơn và đè nén sự sợ ngã khi di chuyển.


Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

TRÀM CÀ MÂU * CHUYỆN ÔNG TƯ CHẾT MÀ VUI


CHUYỆN ÔNG TƯ CHẾT MÀ VUI

TRÀM CÀ MÂU


Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tỉnh chờ cái chết, và
vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông.

Nếu có ai biết ông Tư đang cận kề cái chết mà ái ngại cho ông, thì ông cười vui mà an ủi họ - chứ không phải là họ an ủi ông - rằng, nếu tin theo đạo Chúa, thì khi chết được về thiên đàng, ngồi dưới chân Chúa, sung sướng thế sao mà ai cũng sợ chết ?

Nếu theo đạo Phật, thì khi chết cũng sẽ về Tây Phương Cực Lạc, vĩnh cửu an bình, thì mừng vui chứ sao lại bi ai ? Và nếu nói theo đức Đạt Lai Lạt Ma, thì cái xác thân ở trần gian, có thể ví như bộ áo quần ta mang, khi nó đã sờn cũ, xấu xí, rách rưới mục nát rồi, thì nên bỏ đi, mà mang bộ áo quần khác, đại ý nói đi đầu thai kiếp khác, mang thân xác mới hơn.

Ông Tư nói với bạn rằng, thân xác ông bây giờ như cái quần đã mục mông, rách đáy, không còn che được cái muốn che, thì phải bỏ đi, không xài nữa là hơn.


Bởi vậy, ông bình tỉnh đón chờ cái chết cận kề. Khi biết ông bị ung thư sắp chết, thì phút đầu tiên, ông lặng người đi. Nhưng rất mau sau đó, ông nghĩ ra rằng bây giờ chỉ còn hai con đường để lựa chọn.


Một là rầu rĩ bi ai, than thân trách phận, oán thán trời đất, làm cho những ngày ngắn ngủi còn lại trở thành u ám, khổ sở, muộn phiền. Hai là bình tỉnh chấp nhận điều không thể tránh được với thái độ tích cực, lạc quan, vui vẻ. Làm cho những ngày còn lại thành tươi vui, tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Khi ra đi sẽ không có chút tiếc thương vướng bận.

Ông chọn con đường sau, nên không buồn bả, không hoang mang, không bi ai. Ông thấy cuộc đời bỗng đáng yêu hơn, đẹp hơn. Ông mở lòng vui vẻ đón nhận từng thời khắc, từng ngày còn lại.

Mỗi sáng dậy, ông ca hát nhạc vui, và nói chuyện khôi hài cùng vợ con. Ông cố làm đẹp lòng mọi người, vì ông nghĩ rằng, sau khi nhắm mắt nằm xuống, thì dù có muốn tử tế với những người thân thương, cũng không còn làm được nữa.


Ông Tư dặn thêm vợ rằng đừng đăng báo, không đăng cáo phó gì cả. Đừng làm rộn, bận trí bà con gần xa, buộc họ phải thăm viếng. Không nên để phiền ai phúng điếu chia buồn. Ông đưa tờ báo cho bà, và nói:


Em nhìn vào mấy cái cáo phó nầy đây, đọc thấy buồn cười : Chúng tôi đau đớn báo tin cho thân bằng quyến thuộc: Ông Nguyễn Văn Mỗ đã được Chúa gọi về vào ngày, tháng, năm, hưởng thọ 82 tuổi... Được Chúa gọi thì phải vui mừng, sung sướng, chứ sao lại đau đớn báo tin ? Về với Chúa là khổ lắm sao ? Có đi tù cải tạo đâu mà đau buồn ?


Đáng ra phải cáo phó bằng câu : " Chúng tôi hoan hỉ báo tin cùng thân bằng quyến thuộc rằng, Ông Nguyễn văn Mỗ đã được Chúa gọi về vào ngày, tháng, năm,..". Và đây, một cáo phó khác, cũng " khóc báo " với thân bằng quyến thuộc là thân nhân chúng tôi đã về cõi Phật. Về cõi ma vương quỷ sứ mới khóc báo, chứ về cõi Phật, sướng quá, mà khóc cái nỗi gì ?


Mất cái gì mới ngại, chứ mất cái khổ đau hành hạ, thì cầu cho mất sớm, mất đi càng nhiều càng mau, càng tốt. Anh nghe nói người Lào có quan niệm rất hay về lẽ sống sự chết. Khi trong gia đình có người chết, họ không bao giờ khóc lóc rầu rĩ, mà bình tỉnh an nhiên, chắc rằng họ đã thấm nhuần cái lẽ thâm sâu của Phật giáo, biết chết là giải thoát, rũ sạch nợ đời.


Cuộc đời, có thể ví như một đêm, không đi ngủ lúc chín mười giờ, thì mười hai giờ, một giờ sáng cũng phải đi ngủ. Nếu đêm không vui, thì tội gì không đi ngủ sớm cho khỏe, mà phải thức để nỗi buồn gặm nhấm.


Nếu đêm nay đau răng thì cố thức làm gì, ngủ sớm đi mà quên đau. Nhiều người sống với thái độ như sẽ không bao giờ chết, cho nên tích tụ của cải, bao nhiêu cũng không vừa, làm nhiều điều không đúng, không phải. Bỡi vậy , khi biết mình sắp chết, thì hốt hoảng khóc lóc, bi ai, mà vẫn không tránh được. Nhiều vị vua chúa đời xưa cũng muốn sống đời, nên uống thuốc trường sinh, mà ngộ độc chết sớm.


Thấy ông tươi vui, người biết ông có bệnh sắp chết, cũng quên mất là ông đang bệnh, người không biết bệnh trạng của ông, thì ông cũng không muốn nói ra làm gì. Ông đưa bà và hai con đi chơi một chuyến trên du thuyền. Ông tham gia các cuộc chơi tập thể trên du thuyền như hát hò, nhảy múa ca hát, tham gia các buổi hòa nhạc, uống rượu, cho đến khi mãn cuộc. Ông vui vẻ, bình tĩnh đến nỗi nhiều khi bà quên mất là vợ chồng không còn bên nhau bao lâu nữa.

Ông Tư chuẩn bị tinh thần cho vợ, cho con, để chấp nhận một sự thực không tránh được. Chấp nhận với sự bình tỉnh, sáng suốt, không vui vẻ nhưng không bi ai. Có người nói cho ông Tư nghe về kinh nghiệm của những kẽ đã chết thật rồi, mà sống lại nhờ sự mầu nhiệm nào đó. Rằng khi chết, thì thấy mình đi vào một vùng ánh sáng lạ, rất hân hoan sung sướng, khoái cảm tràn trề. Bỡi vậy, nên người đã trãi qua cận tử, thì không cón sợ chết nữa, mà đón nhận như là một ân huệ của trời đất.

Về việc đóng tiền cho người khác để mua hòm và mai táng
Kêu gọi thì tôi đóng tiền, chứ thực tình trong lòng tôi nghĩ khác. Chết thì hỏa thiêu là đẹp nhất, tốt nhất và lại vệ sinh. Chôn xuống đất cho dòi bọ nó rúc rỉa, cho sình thối chứ có được gì. Một vạn cái xác, mới có được một cái không thối rữa, mà cũng khô đét nằm nhăn răng ra, hôi hám xấu xí. Nằm chật chội trong tối tăm âm u, dưới đất lạnh lẽo, chứ có sung sướng gì đâu.

Rồi lâu ngày, thịt da cũng rữa, xương cũng mục. Được bao nhiêu năm ? Mà cứ nghĩ kỹ xem, nếu mỗi người chết phải có một nấm mồ chừng hai thước vuông, thì trên thế giới nầy từ triệu năm trước đến nay, và nhiều triệu năm sau nữa, tỉ tỉ người đã chết và sẽ chết, lấy đâu ra đất mà chôn.

Không lẽ cả thế giới nầy chẵng còn một tấc đất mà trồng trọt, nhịn đói chết hết sao? Nhiều xứ văn minh hiện nay, người ta thiêu xác. Bên Nhật, bên Tàu, Ấn Độ và nhiều xứ khác nữa, người chết được hỏa thiêu. Đạo Phật chính tông, thì các tăng ni đều được hỏa táng, nhưng những người theo đạo Phật nửa vời, thì lại chôn cất. Bày đặt ma chay linh đình cho thêm tốn kém.


Bạn ông Tư hỏi : - Có phải người theo đạo Chúa không dám hỏa táng ? Nghe đâu họ tin có ngày phán xét cuối cùng, và được sống lại. Bỡi vậy nên phải giữ thân thể, không muốn thiêu tan thành tro bụi.

Ông Tư cười lớn nói :
- Chờ đến ngày phán xét cuối cùng, thì sắt đá cũng đã mũn ra tro bụi, nói chi đến cái thân xác mong manh? Có lẽ những kẽ mê tín, kém hiểu biết, diễn dịch sai ý nghĩa của kinh Thánh chăng ? Mà dù cho xương cốt có còn, thì cũng chỉ là bộ xương cũ mục, làm sao mà sống lại trên bộ xương đó được ? Bỡi thế, nên tôi cho hỏa thiêu là sạch sẽ và tiện lợi nhất.

Câu chuyện bàn rộng đến phong trào Việt Kiều về quê xây lăng mộ cho thân nhân, cho tổ tiên, đến nỗi có nhiều làng thi đua xây cất cho nguy nga, cho to lớn. Thấy lăng mộ người khác lớn hơn, thì đập cái cũ ra, xây lại cho lớn, cho đồ sộ hơn. Có nơi người ta đặt tên là Làng Ma, vì toàn cả lăng mộ.

Ông Tư cho rằng, xây lại mồ mả cho tổ tiên để báo hiếu, cũng là một hành động tốt, không có chi sai trái. Nhưng thi đua nhau xây và xây cất có tính cách phô trương thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Liệu những phần mộ kia đứng vững được bao nhiêu năm, và còn được con cháu chăm sóc đến bao giờ ?

Rồi cũng có ngày trở thành hoang phế, chẵng ai đoái hoài đến, mà mục rữa với thời gian. May ra, những nơi thiêng liêng như đền quốc tỗ Hùng Vương, lăng mộ các bậc anh hùng giữ nước, dựng nước, mới được con cháu tiếp tục tu sửa chăm nom. Thế mà cũng có còn tả tơi, tàn tạ, không ai chăm nom.

Huống chi mình, là thứ thường dân, vô danh tiểu tốt, chưa làm được gì. Chưa kể những kẽ là tội đồ của dân tộc, bày đặt xây lăng ướp xác, như các ông lảnh tụ cọng sản từ Âu sang Á, từ từ rồi mồ mã cũng bị phá bỏ , san bằng. Bỡi thế, ông Tư dặn vợ con đừng xây mộ, tạc bia cho ông làm chi.

Ông Tư mượn bài thơ của ông bạn về đánh máy và sắp xếp lại cho đẹp, in ra nhiều bản, phóng ra một bản lớn, để dành khi ông chết sẽ sử dụng.

Chỉ bốn tháng, sau khi được báo tin ung thư, ông Tư qua đời mà không đau đớn nhiều, không dùng hóa học trị liệu trước khi chết. Có người mách cho ông nhiều loại thuốc ngoại khoa, ông cũng dùng thử.

Trong giới bạn bè thân tình, có người nói là ông Tư đã tự chọn lấy con đường ra đi nhẹ nhàng, không để bệnh hoạn hành hạ trước khi chết. Ông Tư thường đùa rằng, còn nước thì còn tát, biết là dù có tát thì thuyền cũng chìm, thì quẳng gàu đi cho đở mệt trước khi thuyền chìm.

Bà con bạn bè đến viếng tang ông Tư tại nhà, khi bước vào cỗng, họ cố sửa soạn lại bộ mặt cho có vẽ buồn rầu, nghiêm nghị, để hợp với cảnh tang ma, dù trong lòng họ không có chút bi ai nào.

Nhưng họ nghe có tiếng nhạc vui đang rộn rã vẵng ra từ bên trong, hòa với tiếng nhạc là tiếng cười vui vang vang, tiếng ồn ào. Người nào cũng giật mình, vội vả xem kỹ lại số nhà, sợ đi lầm.
Vào nhà, mỗi khách viếng tang được phát một tờ giấy màu hồng, bên trên ghi bài thơ Khi Tôi Chết . Bài thơ cũng được chụp phóng lớn, dán trên tấm bảng che kín cả một bức tường. Khách và chủ đang vui vẻ chuyện trò, cười đùa.

Không thấy quan tài ông Tư đâu cả. Trên bệ thờ có cái ảnh ông Tư phóng lớn, miệng cười toe toét, tóc bù gió lộng. Trước tấm ảnh có cái hộp vuông chứa tro xương của ông Tư. Tiếng nhạc vui vang vang từ máy hát. Bài thơ in đậm nét:

Khi Tôi Chết
Nếu làm biếng, cứ nằm nhà thoải mái
Viếng thăm chi, vài phút có thêm gì ?
Mắt đã nhắm. Lạnh thân. Da bầm tái .
Dẫu bôi son, trát phấn cũng thâm chì.
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó,
Ai thay da mãi mãi sống trăm đời .
Kẽ trước người sau, xếp hàng xuống mộ
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi.
Nếu có khóc, khóc cho người còn lại,
Bỡi từ nay thiếu vắng nỗi đầy vơi .
Cũng mất mát, dáng hình , lời thân ái
Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời.
Đừng đăng báo, phân ưu lời cáo phó
Chuyện thường tình, phí giấy có ích chi ?
Gởi mua gạo, giúp người nghèo đói khó
Dịu đau buồn những kiếp sống hàn vi,
Trỗi nhạc vui cho người người ý thức,
Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng,
Khi nằm xuống, xuôi tay và nhắm mắt
Thì đau buồn hạnh phúc cũng hư không.
Đừng xây mộ, khắc bia ghi tên tuổi
Vài trăm năm hoang vắng, chẳng ai hoài .
Vũ trụ vô cùng, thời gian tiếp nối,
Tỉ tỉ người đã chết tự sơ khai.
Khi tôi chết đừng ma chay đình đám,
Hỏa thiêu tàn, tro xác gởi về quê
Dẫu bốn biển, cũng là nhà, bầu bạn
Trong tôi còn tha thiết chút tình mê.
Thì cũng C, H, Ô, N kết lại,
Nắm tro xương hài cốt khác nhau gì,
Nhưng đất mẹ chan hòa niềm thân ái,
Cho tôi về, dù cát bụi vô tri.

Khi đọc xong bài thơ, có người thì mĩm cười, có người vui hẵn, và nói chuyện oang oang. Họ cho rằng bài thơ đã nói hết ý nguyện của người chết. Người chết không muốn bạn bè buồn rầu, thương tiếc, thì việc chi mà lại làm bộ, gượng gạo tạo ra nét buồn khổ trên mặt.

Vợ con người chết cũng không tỏ vẽ buồn rầu, mà cũng không hớn hở. Không một tiếng khóc lóc, thở than. Nhạc vui vẫn dồn dập phát ra từ máy vang dội. Khi khách đã đến chật nhà, và đúng giờ cử hành tang lễ, bà vợ ông Tư và đứa con trai mang áo quần trắng đứng chắp tay bên bàn thờ, cô con gái đứng bên tấm ảnh ông, cầm máy vi âm nhoẻn miệng cười và nói :


-Thưa các cụ, cô bác chú dì, bà con bạn bè thân thiết xa gần, chúng tôi xin cám ơn quý vị đã có lòng đến viếng tang Ba chúng tôi. Tang lễ nầy làm theo ý nguyện của người quá cố. Không làm tang lễ theo tục lệ bình thường, vì sợ trái với ước vọng cuối cùng của Ba chúng tôi. Chúng tôi xin nhận lấy mọi lời trách móc nếu có từ bà con bạn bè.

Ba chúng tôi đã bình tĩnh và vui vẻ đón cái chết như một sự trở về không tránh được . Trong những ngày cuối của cuộc đời, Ba chúng tôi rất vui, chuẩn bị kỹ cho gia đình và cho chính ông. Ông đã dặn dò chúng tôi, không nên khóc lóc, không nên buồn rầu, vì sự thực không có chi đáng buồn cả. Ông dặn chúng tôi vặn cuốn băng sau đây cho bà con cô bác nghe.

( Ông Tư đọc bài thơ trên )

Giọng Huế của ông Tư đọc chậm và ngân dài những đoạn ông đắc ý : Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó . Ai thay da mãi mãi sống muôn đời, Kẽ trước người sau xếp hàng xuống mộ, biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi. Cuối cùng, có một tràng cười ha ha của ông Tư để chấm dứt bài thơ.


Sau bài thơ, có ba ông người Mỹ, hai ông da đen, một ông da trắng, cầm đàn và kèn trỗi lên mấy khúc nhạc vui, các ông nhún nhẫy uốn éo, nhiều lúc dậm chân xuống sàn. Ba ông cùng lúc lắc, làm hàng một, đi quanh phòng khách, như múa lượn trước bàn thờ ông Tư. Những ông nầy, là bạn chơi nhạc với ông Tư tại các quán ca nhạc ban đêm.

Một bạn thân của ông Tư, quen nhau từ thuỡ trung học, đại diện bà con, đến trước bàn thờ, vỗ vào hộp tro xương, cười ha hả và nói:

- Tư ơi, ông là số một rồi đó, chả có ai bằng ông. Ông hiểu tận tường lẽ huyền vi của tạo hóa. Sống cũng vui, mà chết cũng vui. Sống cũng dám làm, mà chết rồi cũng dám làm, và làm được. Tôi cũng ước mong rằng, sau khi chết, vợ con làm cho tôi một đám tang như thế nầy, thì vô cùng sung sướng. Tưởng ông nói đùa chơi, ai ngờ làm thật.

Một vị mục sư là bạn thân của gia đình, cũng đến trước bàn thờ, và đoan chắc rằng bây giờ ông Tư đã được về với Thiên Chúa. Ông cho rằng thái độ của ông Tư trước cái chết rất sáng suốt, đáng khâm phục, và đáng được mọi người noi theo.

Một vị sư già, có bà con họ hàng với ông Tư, đã từng viết nhiều sách Phật và rao giảng đạo từ bi, nói trước linh vị :

- Bần đạo không cần đọc kinh cầu siêu cho thí chủ. Bởi linh hồn thí chủ đã thực sự siêu thoát trước khi chết. Thí chủ không vướng bận cõi trần, không hệ lụy vào cái thân xác tạm bợ. Thanh thản ra đi như kẽ đi chơi, thong dong, dễ dàng. Thí chủ đã hiểu thấu đáo cái lẽ vô thường trong đạo pháp.

Mọi người ra về, lòng nhẹ nhàng, tưởng như đi trong mơ. Từ phía nhà ông Tư, còn vang vọng nhạc vui đưa tiển đám tang khách.

Khi tôi chết, viếng tang đừng buồn bã
Cười cho to, kể chuyện tếu vui đùa ,
Trong sáu tấm biết chắc tôi hả dạ,
Lên tinh thần, ấm áp buổi tiễn đưa.

Cuộc đời này chỉ là 1 giấc mơ. Có nhiều người đang sống, nhưng vẫn còn mơ...
Đến khi bịnh hoạn lên giường nằm rồi, mới nhìn lại được quãng đời mình.
Như 1 cuốn phim, quay chậm...

Cuộc vui nào rồi cũng tàn, họp mặt nào rồi cũng chia xa, hạnh phúc nào rồi cũng ly tan.
Và con người nào rồi cũng trở thành cát bụi. Đây là luật Vô Thường - không ai thoát được.
Có quán niệm được điều này (không qua nói miệng) trong mổi ngày, trong hành động, và từng hơi thở..

Thì sẽ tìm được hạnh phúc không xa...

ÔI, CÁI XƯƠNG SƯỜN CỦA CHÚNG TA!



Đàn bà là gì nhỉ?


Hồng Thủy



Đàn bà là món quà quí giá đặc biệt mà Thượng Đế tặng cho trái đất . Từ ngày có đàn bà, trái đất sống động vui vẻ hẳn lên. Ngày xưa lúc chưa có đàn bà, người đàn ông cám thấy tâm hồn cằn cỗi chả có đối tượng nào đế mà mơ, mà mộng. Cuộc đời chán nản, "boring". Ăn rồi chỉ muốn nằm chèo queo ở nhà. Có bóng hồng xuất hiện, mắt các chàng bỗng sáng lên, tâm hồn bỗng phơi phới, yêu đời, đầu óc đâm ra mơ mộng, nghĩ toàn những danh từ thật bóng bấy ướt át đế tán tỉnh các nàng. Người ngợm các chàng cũng đẹp trai sáng sủa hẳn ra, vì tối ngày được trau chuốt . Không đi tán đào ăn diện làm gì cho mất công, phải không quí vị liền ông?

Quên nữa, điều này mới là quan trọng. Có đàn bà các ông sạch sẽ hẳn ra. Ông nào lười biếng không chịu tắm gội, sửa soạn đi gặp đào cũng phải tắm rửa sạch sẽ, đánh răng đánh lợi kỹ càng. Để chắc ăn các ông còn súc miệng thêm bằng Listerine nữa chứ. Tóm lại là nhờ có đàn bà, đàn ông lúc nào cũng phải cố gắng ăn ở hợp vệ sinh thơm tho sạch sẽ.


Các ông hà tiện không chịu chi tiêu cũng trở nên rộng rãi hào hoa hơn. Đi tán đào thì phải bao các nàng ăn uống. Lâu lâu cũng phải quà cáp đế lấy lòng người đẹp. Thành ra, dù kẹo cách mấy, các ông cũng phải mở bóp chi tiêu. Chi mãi thành quen, tính kẹo đỡ đi được một chút .

Trên đây chỉ là ba cái "công dụng" lẻ tẻ . Cái công dụng có chưởng lực mạnh nhất là đàn bà đã mang lại sự trường tồn cho nhân loại. Không có đàn bà trái đất sẽ vắng hoe. Làm sao loài người có thể sinh sôi, nẩy nở nếu đàn bà không mang nặng đẻ đau? Không có đàn bà chắc chắn loài người sẽ tuyệt chủng. Như vậy đàn bà xứng đáng được tôn vinh là người quan trọng nhất trên trái đất (VIP đấy).


Dù là VIP, người đàn bà vẫn bị xếp đặt ở một vị trí thật khiêm tốn. Xã hội Việt Nam đặt ra những phong tục tập quán thật bất công với đàn bà. Chắng hạn như "Xuất giá tòng phu. Phu tử tòng tử ". Về phương diện mê tín dị đoan cũng trọng nam khinh nữ. Hễ ra ngõ gặp trai là hên, gặp gái là xui. Sau khi lập gia đình, người đàn bà phải mang tên của chồng. Tên của mình bị chìm vào quên lãng.


Lớn lên con gái bị lép vế đủ thứ. Trong gia đình, bao giờ người con gái cũng phải làm việc nhiều hơn con trai và không được cưng chiều bằng con trai. Trong việc "bồ bịch"con gái chỉ là người bị động, nghĩa là bị dụ dỗ tán tỉnh. Con trai mới là chủ động, tự mình đi bắt bồ tán gái. Vậy mà nếu con gái có nhiều bồ vẫn bị coi là đồ gái hư, lăng loàn, trắc nết. Con trai có nhiều bồ lại được khen là "anh chàng đó nhiều bồ, hào hoa phong nhã".


Khi lập gia đình, ông nào cũng muốn cô dâu phải còn mới toanh trong trắng nguyên vẹn trong khi các ông đã cũ xì cũ xịt xài không biết bao nhiêu lần. Lấy nhau rồi, đàn ông vẫn có quyền "trai năm thê bảy thiếp", nhưng đàn bà ngược lại "gái chính chuyên chỉ có một chồng".

Đến lúc có con, đàn bà là người mang nặng, đẻ đau. Thức khuya, dậy sớm, lo cho con cho đến ngày chúng khôn lớn. Người mẹ bao giờ cũng vất vả với con nhiều hơn là bố . Vậy mà hễ cái gì dính dáng đến mẹ thì bị gọi là họ ngoại . Có nghĩa là vòng ngoài, ngoại tộc . Cái gì dính dáng đến bố được gọi là họ nội. Nội là bên trong, gần gũi thân thiết. Bị đối xử bất công như vậy mà người đàn bà vẫn chấp nhận vui vẻ, thử hỏi có tội nghiệp hay không?


Dù có ghen ghét và kỳ thị đàn bà tới đâu đi nữa, cũng không ai có thế chối cãi đàn bà đáng yêu vô cùng. Đọc đến đây, nhiều đấng mày râu bị vợ đì hay bị đào hành hạ sẽ mắng mỏ tôi tới tấp "nhờ chị tí nhé! mấy điều chị nói về đàn bà ớ trên chúng tôi nghe đã ngứa tai lắm rồi, nhưng không cãi được vì chị nói có lý quá. Nhưng còn cái câu chị khen đàn bà đáng yêu vô cùng thì phải xét lại. Chả hiểu mấy mụ bà chằng đang hành hạ chúng tôi, nó đáng yêu cái chỗ nào".

Bình tĩnh suy nghĩ lại đi các ông ơi! Khởi thủy đàn bà bao giờ cũng đáng yêu. Không đáng yêu các ông dại gì mà theo đuổi, o bế, tán tỉnh. Hứa nhăng hứa cuội đủ điều, rồi mang xe bông rước về làm vợ. Có ai đi tán một con mẹ đáng ghét để mong được làm người yêu hay làm vợ đâu. Bằng chứng cụ thể là thơ tình gửi cho đàn bà bao giờ các ông cũng viết "Em yêu","Em yêu quí", "Em yêu dấu". Cuối thơ bao giờ cũng không quên "yêu em nhiều lắm" v.v .. và v.v ...


Vậy nếu em không đáng yêu, mắc chứng mắc toi gì mà yêu em lắm thế? Vậy thì đàn bà đáng yêu là cái chắc chứ còn phải xét đi xét lại gì nữa. Lấy các ông rồi những người đàn bà đáng yêu nếu có thể trở thành bà chằng đáng ghét cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên. Đàn bà vốn thông minh "Nhập gia" phải "tùy tục" chứ làm sao hơn được. Ông chồng "qúa trời", cực chẳng đã, bà vợ mới phải ra tay. Lý do thật đơn giản, đàn bà vốn mềm dẻo "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Ông chồng "quá xá quà xa" mà vợ hiền khô thì coi "hổng hợp". Đàn bà phải tập thay đổi cho nó "xứng đôi vừa lứa" với chồng. Như vậy các ông phải khen đàn bà mới phải. Nỡ lòng nào các ông lại gọi đàn bà bằng những cái tên chẳng êm ái tí nào "cọp cái", "bà chằng", "sư tử Hà Đông" v.v...Ăn ở kiểu đó là hổng có "phe"(fair) đâu à nghe. Trời phạt chết đó. Muốn lên thiên đàng hay niết bàn, các ông nên ăn ở có trước có sau. Nghĩ đến đàn bà, các ông nên nghĩ đến những hình ảnh đẹp đầy mộng mị mà các ông mê mẩn ở những giây phút của thuở ban đầu.


Hãy nhớ đến căn nhà các ông sống hồi độc thân nó lạnh lẽo, im vắng, chán nản như thế nào. Đến khi có nàng xuất hiện, tất cả đều biến đổi một cách nhiệm mầu. Trong nhà đầy tiếng cười nói ríu rít của tré thơ. Căn bếp lúc nào cũng ấm cúng với cơm dẻo canh ngọt, chiếc giường xưa kia lạnh lẽo vì chăn đơn gối chiếc, nay đã được sưởi ấm bằng ái ân nồng thắm của tình nghĩa vợ chồng.



Nghĩ như vậy các ông sẽ thấy đàn bà không chỉ đơn thuần là những người vợ. Đàn bà là những chiếc đũa thần, đã mang sự sống, niềm vui, hạnh phúc đến cho nhân loại. Tưởng tượng thế giới toàn đàn ông sẽ buồn nản đến thế nào. Tim các ông sẽ không có đối tượng để mà rung động. Hồn các ông sẽ không bao giờ có cơ hội nhung nhớ mộng mơ. Các ông sẽ chẳng bao giờ được hưởng niềm vui nhìn đàn trẻ thơ tung tăng đùa giỡn. Và cuối cùng các ông sẽ chắng bao giờ hiểu được ý nghĩa của tình yêu.

Tôi nhớ mỗi năm khi ngày "Mother's Day" đến, các ông thường kiếm cớ "em là vợ anh chứ có phải là má anh đâu mà anh phải mua quà."(Câu này tôi nghe quen quen quí vị ạ ! )

Dù những người vợ không phải là má cúa các ông, nhưng các nàng đã cho các ông những đứa con xinh đẹp ngoan ngoãn. Những người vợ xứng đáng được tặng một món quà trong ngày Mother's Day, dù nhỏ bé cũng được, nhưng thế hiện cái tình nồng thắm của nghĩa vợ chồng . Đàn bà dù là chiếc đũa thần nhưng vẫn thèm được chồng yêu, chồng chiều và nhất là "chồng cho quà."
Các ông đừng bao giờ quên điều đó nhé!
Hồng Thủy



ĐỪNG BAO GIỜ LẤY GÁI BẮC LÀM VỢ

image
Cái chuyện đi nhậu với bạn bè, cả tháng một lần cũng bị lên án, quy vào tội.

 
Có thể tất cả những ai khi đọc những dòng tâm sự dưới đây cũng sẽ chửi rủa tôi là kẻ ngu đần, chối bỏ nơi chôn rau cắt rốn. Nhưng dù có bị dư luận lên án đến cỡ nào, tôi vẫn không thể thay đổi những định kiến xấu về gái Bắc.

Vợ tôi là gái gốc Hà Thành chính hiệu. 3 đời nhà cô ấy đều sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Đó cũng là niềm tự hào nhất mà mỗi khi cô ấy đay nghiến chồng, nhà chồng thì đều đưa ra để đặt lên bàn cân so sánh.



Mới đây, trong một buổi chiều lang thang trên diễn đàn mạng, tôi đọc được một bài thơ rất tâm đắc tả về "Tính tình con gái 3 miền". Phải công nhận những gì tác giả viết cực đúng về con gái Bắc:

Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
Nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng, ngây thơ... mà xảo quyệt..".

Tôi sinh ra tại một vùng miền núi Trung Du phía Bắc và xuống Hà Nội học, lập nghiệp rồi kết hôn với một cô vợ Bắc. Nhưng thú thật sau 5 năm chịu đựng tôi mới thấy thấm thía với những gì mà tác giả những câu thơ trên đã viết.




Note: Những hình trong bài này là hình minh họa

Cho đến thời điểm này, khi tôi và vợ đã có với nhau 2 đứa con và cũng có của ăn của để nhưng tôi vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Tôi vẫn ước gì được làm lại từ đầu. Nếu được lựa chọn lại, tôi sẽ không bao giờ lấy một cô vợ Bắc làm vợ, nhất là những cô gái gốc 3 đời Hà Nội.

Đừng bảo tôi phiến diện khi thốt lên nhưng câu khó nghe, bảo thủ về con gái Bắc như thế. Có ai sống trong hoàn cảnh của tôi mới hiểu vì sao tôi có định kiến như vậy.

Làm dâu 5 năm, thời gian vợ tôi về thăm nhà chồng, về làm dâu chỉ tính được bằng ngày. Trừ thời gian bầu bí, sinh nở 2 đứa con tính ra cô ấy chỉ mới đặt chân về nhà chồng đúng 4 lần (2 lần vào dịp Tết và 2 lần vào dịp giỗ bố tôi). Về phương tiện đi lại thì nhà tôi có xe riêng và khoảng cách từ Hà Nội về nhà tôi cũng chỉ tầm 150km.


image


Mẹ tôi, anh em họ hàng ở quê rất quý dâu, quý cháu thế nhưng vợ tôi rất ghét về quê chồng. Nhà ở quê, anh em tôi góp nhau sửa sang nên khá khang trang, sạch đẹp và còn lắp điều hòa hai chiều. Xét về mặt tiện nghi sinh hoạt thì cũng chẳng thua kém gì ở thành phố. Thế nhưng mỗi lần tính chuyện về quê là vợ tôi chối đây đẩy, viện đủ lí do. Nào là ốm đau, con nhỏ, say xe, ăn uống không hợp, sinh hoạt mất vệ sinh rồi phải tiếp chuyện nhiều người....





Nhiều khi nhìn cảnh nhà hàng xóm cứ dịp lễ, tết, cuối tuần lại rồng rắn kéo nhau về thăm bố mẹ dù quê họ ở tít miền Trung xa xôi mà tôi thấy chạnh lòng.

Không những ghét về quê chồng mà vợ tôi còn ghét cay ghét đắng khách quê. Mỗi lần mẹ tôi hay anh em họ hàng lên thăm là cô ấy cũng lên kế hoạch để trốn. Hoặc cô ấy sẽ đi du lịch đâu đó vài ngày, hoặc viện cớ mệt nên về nhà ngoại nghỉ ngơi. Nếu phải ở nhà tiếp khách thì cô ấy sẽ mặt nặng mày nhẹ, đá thúng đụng nia để đuổi khách về sớm.

Có lần mẹ tôi mang cho các cháu con gà quê để tẩm bổ. Vừa đi làm về, cô ấy nhìn thấy 2 con gà đặt ở ngoài sân thì gào toáng lên và bắt tôi phải xách ngay ra chợ bán rẻ hoặc muốn cho ai đó thì cho. Cô ấy còn bảo với mẹ chồng: "Ăn gà quê không được kiểm dịch nguy hiểm lắm, nhà con chỉ ăn gà siêu thị thôi".




Tất cả nhưng người anh em, bạn bè của tôi ở quê hay có gốc ở quê là cô ấy đều nhìn với ánh mắt miệt thị. Cứ mở miệng là cô ấy bảo tôi là "Đồ nhà quê".

Tôi rất xấu hổ với người thân và thấy mình thật hèn nhát, chẳng đáng mặt đàn ông vì không biết cách dạy vợ. Nói thật, với một người vợ ghê gớm, thủ đoạn như cô ấy tôi cũng đành bó tay.

Trong tất cả các cuộc cãi vã tôi luôn luôn là người phải xuống nước vì sự đanh đá của cô ấy. Cô ấy chửi con, chửi chồng như hát hay. Đụng vào đâu không vừa ý là vợ tôi lại lên "cơn điên", văng đủ thứ ngôn từ tục tĩu.


image


Về nhà đã thế, ra ngoài đường vợ tôi cũng khiến các bà hàng tôm hàng cá sợ chết khiếp. Chẳng có ai dám cân sai cho cô ấy dù chỉ một li. Đơn giản nếu biết mình bị cân điêu, cô ấy sẽ làm ầm ĩ ngay giữa chợ. Đi đường có ai đó vô tình đụng xe và dù họ biết sai và xin lỗi thì cô ấy vẫn chửi chẳng ra gì. Hàng xóm, láng giềng ai cũng phải kiêng dè, sợ đụng chạm đến vợ tôi. Nói thật, tuy là chồng nhưng tôi không bao giờ muốn sánh bước cùng vợ ra chốn đông người.





Người ta thường bảo con gái Hà thành thì khéo léo, đảm đang nhưng tôi thấy sai hoàn toàn. Vợ tôi được chiều chuộng từ nhỏ nên cô ấy chẳng biết làm gì ngoài việc tô vẽ, làm đẹp cho cơ thể. Cô ấy bảo tôi: "Anh có phúc lớn lắm mới lấy được gái Hà Nội như em vì thế lo mà phục tùng cho tử tế không là em "đá" đấy. Anh mà nhả em ra thì hàng tá đàn ông lao vào ngay".

Sống với vợ, mỗi ngày trôi qua đối với tôi không khác gì địa ngục. Có lẽ thời gian sung sướng nhất là 8g vàng nơi sở làm. Về nhà, tôi như một o sin chính hiệu. Từ việc chăm sóc, dạy dỗ con cái, cơm nước, lau dọn nhà cửa vợ khoán trắng cho tôi. Đơn giản vì cô ấy không thích làm việc nhà. Vì rửa bát sợ hỏng móng tay, cho con bú sợ hỏng ngực, đi ra nắng sợ đen da....


image


Tôi tuy không phải đại gia nhưng mỗi tháng cũng kiếm được 30 triệu đưa về nộp cho vợ. Thế nhưng cứ đầu tháng đưa tiền thì giữa tháng cần việc hỏi thì ví cô ấy không còn một xu nào. Tôi góp ý và bảo cô ấy nên chi tiêu tiết kiệm và vun vén cho gia đình thì vợ tôi khóc lu loa lên bảo tôi là thằng đàn ông tồi, mỗi việc kiếm tiền nuôi vợ mà cũng không xong. Thậm chí cô ấy còn hét vào mặt tôi: "Anh không lo nổi cho con này thì để cho thằng khác nó lo. Anh không sợ đầu bị cắm sừng à...".

Tôi ngán vợ đến tận cổ nhưng vì con, vì cái sĩ diện của một thằng đàn ông nên đánh nín nhịn cho qua ngày.




Tính giả dối, thực dụng của vợ khiến tôi thấy sợ. Tuy là chồng, nhưng nhiều khi tôi không nắm bắt được con người thật của cô ấy, cũng không biết trong lòng cô ấy suy nghĩ thật sự như thế nào. Vừa thấy cô ấy buôn chuyện nói xấu một cô bạn thân nhưng khi gặp cô bạn kia thì vợ tôi ngọt nhạt, khen cô ấy hết lời, tâng lên tận mây xanh.
Tôi chỉ ngồi đó với nụ cười mỉa mai, cay đắng và hơn trên hết thấy sợ bộ mặt thật của người mà tôi gọi là vợ. Tôi chợt thầm nghĩ không hiểu đối với tôi cô ấy có diễn hay không? Với cô ấy, ai có lợi và giàu có thì cô ấy xun xoe, xu nịnh. Những người nghèo hèn thì vợ tôi nhìn bằng nửa con mắt.

Chả hiểu sắp đặt thế nào mà hàng xóm nhà tôi mấy anh chồng Bắc lại toàn lấy vợ miền Trung, miền Nam. Nhìn cảnh nhà họ ấm êm, vợ khi nào cũng răm rắp tuân lệnh chồng, cơm bưng nước rót cho chồng mà tôi thấy thèm, thấy ghen tị với hạnh phúc của họ.




Tôi thèm được như anh hàng xóm, chiều chiều được vợ chào đón với nụ cươi tươi rói. Sáng nào cũng thấy cô vợ xách làn thức ăn đủ món ngon là tôi biết anh chồng kia sung sướng đến cỡ nào. Không như tôi thèm bát canh cua với cà muối cũng phải ra quán ngồi ăn.

Hỏi những thằng bạn thân, đứa nào cũng bảo rằng chỉ ao ước được lấy vợ miền Trung, miền Nam làm vợ. Vì họ cũng như tôi, thấy sợ con gái Bắc, sợ sự ghê gớm, chua ngoa của các bà vợ gốc Bắc.

Tôi chưa bao giờ thấy cô vợ to tiếng hay lời qua, tiếng lại với bất cứ ai. Đi đâu gặp ai cô ấy cũng chào hỏi niềm nở. Tết nhất cô ấy còn sang chúc mừng và lì xì cho mấy đứa trẻ nhà tôi. Về quê có món gì đặc sản là cô ấy cũng mang sang cho nhà tôi một ít. Nhìn lại vợ tôi, cô ấy không biết hàng xóm của mình tên gì, quê ở đâu. Gặp ngoài đường thì mặt vợ tôi vênh váo, chẳng thèm chào hỏi bất cứ ai. Vì với cô ấy thì chẳng việc gì rỗi hơi để tiếp chuyện với mấy đứa nhà quê lên phố.




Xét về nhan sắc đúng là vợ tôi xứng đáng là "hoa hậu" của cả khu phố này. Nhưng xét về đức hạnh, phẩm chất của một người phụ nữ, một người vợ, người mẹ thì cô ấy chẳng được điểm gì. Vậy mà cứ mở mồm ra là cô ấy tự đắc mình là gái Hà Nội.

Tôi còn muốn kể lể rất nhiều nhưng có lẽ chừng đấy thôi cũng đã đủ để mọi người có cái nhìn nhận đúng nhất về con gái Bắc. Đời tôi coi như bỏ đi rồi, chỉ mong cánh đàn ông chưa vợ hãy sáng suốt, tỉnh táo và tránh xa gái Bắc. Họ đanh đá, ghê gớm, thủ đoạn và sống giả dối lắm. Đừng bao giờ tin vào miệng lưỡi của họ nếu không bạn sẽ cũng như tôi và thậm chí còn bi đát hơn đấy.

(Phụ nữ)

BÌNH CHÚ:

Bài này thuộc loại chuyện vui, không phải có ý chỉ trích phụ nữ Bắc kỳ.  ""Của ba loài,  người ba đứng ", Bắc Nam Trung đều có người tốt kẻ xấu.  Thành thực mà nói, Bác kỳ 54 dễ thương lắm, còn Bắc kỳ 75 thì kinh khủng khiếp. Cứ xem mấy cô bán hàng XHCN hoặc cán bộ sứ quán Việt cộng thì năm rõ mười.  Phụ nữ ngày xưa là hoa hồng, phụ nữ Việt Nam dưới giáo dục cộng sản thì là trái sầu riêng rụng rơi, phần lớn đều là " dũng sĩ diệt Mỹ"  " tay không bóp nát xe tăng Mỹ" mà rùng rợn  nhất là Bắc kỳ 75! Xem văn phong vài cô văn sĩ  Bắc Kỳ hải ngoại thương ca thì đủ biết, cho cùng là đồng chí anh em  mà Nguyễn Đăng Mạnh phải chào thua! Ai không tin cứ thử thì biết liền ! 

 

No comments:

Post a Comment